33
ĐỜI SNG CA CON NGƯỜI Tiểu Đệ sưu tm Ngày nay, thi kInternet dùng để giao thip, thông tin vi nhau, ngoài ra tôi còn thy các bài viết rất đắc dụng để hc hi rt tin li vô cùng, nhvy trí óc chúng ta được mmang và ng dng vào đời sng hu ích cho gia đình, bi mỗi người có cái nhìn cùng ssng riêng, cho nên cũng không tránh khi ưu tư bun phin, lo lng vp ngã làm cho sanh hot gia đình không được an lc. Đó chính là cái mt vui ca mỗi con người trong gia đình nhà nào đều không tránh khi ít nhiu cái căn bnh trm kha này. Nhân đây, xin trích dn ĐỜI SNG CA CON NGƯỜI qua các đề tài đã thâu góp Internet để cng hiến quý bà con đọc chơi cho vui hay tham kho suy ngm khi cn dưới đây : Dalai Lama: Học làm người Học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được! 1. Thứ nhất, “học nhận lỗi”.

Dalai Lama: Học làm người - daovang.free.frdaovang.free.fr/DoiSongCuaConNguoi.pdf · Tất cả chân lý đều ở trong cuộc sống ... Bởi chúng ta không thể thay

  • Upload
    dotruc

  • View
    217

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

ĐỜI SỐNG CỦA CON NGƯỜI

Tiểu Đệ sưu tầm

Ngày nay, thời kỳ Internet dùng để giao thiệp, thông tin

với nhau, ngoài ra tôi còn thấy các bài viết rất đắc dụng để học hỏi

rất tiện lợi vô cùng, nhờ vậy trí óc chúng ta được mở mang và ứng

dụng vào đời sống hữu ích cho gia đình, bởi mỗi người có cái nhìn

cùng sự sống riêng, cho nên cũng không tránh khỏi ưu tư buồn

phiền, lo lắng vấp ngã làm cho sanh hoạt gia đình không được an

lạc. Đó chính là cái mất vui của mỗi con người trong gia đình nhà

nào đều không tránh khỏi ít nhiều cái căn bịnh trầm kha này.

Nhân đây, xin trích dẫn ĐỜI SỐNG CỦA CON NGƯỜI

qua các đề tài đã thâu góp Internet để cống hiến quý bà con đọc

chơi cho vui hay tham khảo suy ngẫm khi cần dưới đây :

Dalai Lama: Học làm người

Học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được!

1. Thứ nhất, “học nhận lỗi”.

Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi

lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng.

Thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

2. Thứ hai, “học nhu hòa”.

Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời

răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên. Cho

nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có

thể tồn tại lâu dài được.

3. Thứ ba, " học nhẫn nhục”.

Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi

một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn

chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho

chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

4. Thứ tư, “học thấu hiểu”.

Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu

lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn

nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

5. Thứ năm, “học buông bỏ”.

Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng

nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống,

giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả.

Năm tháng cuộc đời có hạn, biết buông bỏ thì mới tự tại được!

6. Thứ sáu, “học cảm động”.

Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc

đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói

làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho

người khác cảm động.

7. Thứ bảy, “học sinh tồn”.

Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh;

thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm

cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ

với người thân.

Ra đi ta có được gì ? Ra đời hai tay trắng

Lìa đời trắng hai tay.

Sao mãi nhặt cho đầy.

Túi đời như mây bay.

Dalai Lama

Tất cả chân lý đều ở trong cuộc sống này, khi sống với tham sân si

thì đó là luân hồi đau khổ, khi đoạn tận tham sân si thì đó là Niết-

bàn tịch tịnh. Vậy bài học là thấy ra đâu là đau khổ, đâu là Niết-

bàn và nguyên nhân của nó ngay trong chính mình và cuộc sống

chứ không phải cố gắng cho những ảo tưởng ở tương lai… Lắng

nghe, quan sát lại chính mình trong tương giao với cuộc sống, sẽ

thấy ra (vipassati) mọi chân lý mà chư Phật đã chứng ngộ.

“ Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc. Sức mạnh của đàn bà là

phẩn nộ. Sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí. Sức mạnh của

vua chúa là quyền uy. Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo. Sức mạnh

của bậc hiền trí là cảm hóa. Sức mạnh của người đa văn là thẩm

sát. Sức mạnh của sa môn là nhẫn nhịn.”

Phần lớn chúng ta khổ vì muốn được thường, lạc, ngã mà không

thấy vô thường, khổ, vô ngã trong vạn pháp. Trong vô thường mà

muốn thường hằng, trong khổ đau mà muốn hạnh phúc, trong vô

ngã mà muốn đó là ta, của ta và tự ngã của ta: Đây được gọi là

những điên đảo tưởng.

Mọi sự mọi vật do duyên sinh đều có biến đổi, có thành hoại, có

sinh diêt. Do đó ai muốn chúng thường còn thì tự chuốc lấy khổ

đau. Ví dụ như hoa Mai có nở có tàn nhưng ai muốn hoa Mai nở

mãi không tàn thì sẽ khổ đau thất vọng .

Mọi sự mọi vật do ái dục + vô minh, tức tham-sân + si chi phối

trong các hành động tạo tác mà đưa đến sầu khổ. Ví dụ như đời

người có sinh, già, đau, chết nhưng ai tham sống sợ chết thì sẽ khổ

đau phiền muộn.

Mọi sự mọi vật vốn vận hành theo quy luật tự nhiên của chúng,

còn ý niệm “ta, của ta, tự ngã của ta” được gán ghép vào đó chỉ là

ảo tưởng. Và chính ảo tưởng này đem lại khổ sầu. Ví dụ như mắt

thấy mà cho là “ta thấy”, tai nghe mà cho là “ta nghe”… rồi “đây

là con ta”, “đây là tài sản của ta”… nên mới khổ.

Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới chung quanh, nên

chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng

lòng từ bi và tâm trí huệ”

“Ra đời hai tay trắng.

Lìa đời trắng hai tay.

Sao mãi nhặt cho đầy.

Túi đời như mây bay”.

Hãy thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm

mình, đừng lừa dối chính mình.

Thiên Đàng, Cực Lạc, chỉ là cách gọi tên thôi. Phật giáo, Thiên

Chúa giáo chỉ là hệ thống tổ chức Tôn giáo và Giáo lý thôi. Trên

thực tế Chân Lý vẫn là một đối với người đã giác ngộ. Giống như

người miền Trung gọi là củ sắn thì người miền Nam gọi là củ mì,

còn người nào ăn củ đó rồi thì mới thấy chỉ là một củ thôi …

Khi còn tranh cãi nhau về cách lập ngôn hay còn chấp giữ hệ

thống lý thuyết riêng của mình thì vẫn còn chưa thấy Chân Lý…

Chính ý niệm của con người chia cắt manh mún Sự Thật thành

cái của tôi và của anh mà thôi.

Sự khác biệt giữa con người là do mức tiến hóa khác nhau qua các

kiếp sống. Có khi nào ta thù ghét một kẻ kém ta? Nhận thức rằng

“ Vạn vật đồng nhất ”, ta sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác, vì họ

không hiểu biết, không ý thức hành động của mình, vả lại họ và ta

nào có khác nhau đâu. Khi ta hiểu rằng vạn vật như chính mình,

từ loài người qua loài thú, thảo mộc, kim thạch, và ý thức rằng

mọi vật đều có sự sống, đều có Thượng đế ngự ở trong, ta sẽ cởi

bỏ thành kiến, mở rộng lòng thương đến muôn loài.

Có hai cách biết: Một là cái biết thực tính (paramattha), hai là cái

biết chế định (paññatti) với khái niệm.

Khi biết thực tính thì không qua khái niệm và không phản ứng

tạo tác (không làm: vô vi, hoặc làm mà không tạo tác: duy tác).

Khi biết chế định với khái niệm thì có hai cách: Một là làm thiện

theo nhu cầu cần thiết, hai là làm bất thiện theo tà kiến và tham

ái.

Vì vậy, thấy biết chân thật là chính, còn làm hay không là một

động lực tất yếu từ sự thấy biết này.

“Sống với đạo Phật:

- Nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như chánh

pháp; đừng nói những lời ác, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm

tổn hại kẻ khác.

- Nếu không làm được những gì Phật làm, hãy im lặng và lắng

nghe, quán sát, học hỏi những thiện tri thức; đừng vọng động làm

những điều thương tổn đến tha nhân”.

Trí tuệ không để bản ngã xen vào (= chấp thủ của các tư kiến) sự

vận hành của các Pháp được gọi là Minh. Chỉ có Minh mới chấm

dứt được toàn bộ tiến trình của bản ngã trói buộc con người, làm

cho con người bị động trong vòng luân hồi sinh tử.

“Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù

người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu.

- Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô.

- Anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh”.

– Trong lành là tuyệt đỉnh của Giới.

– Tĩnh lặng là tuyệt đỉnh của Định.

– Sáng suốt là tuyệt đỉnh của Tuệ.

Thực ra, chỉ có buông xả mới đạt được tuyệt đỉnh của Giới Định

Tuệ mà thôi…

“Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình

thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.

Ví như trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống,

thì anh chỉ có mỗi thứ ấy, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới

có cơ hội chọn lựa những thứ khác.

Vì thế, nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình,

không chịu buông xuống thì trí tuệ chỉ có thể đạt đến ở một mức

độ nào đó mà thôi.”

Hãy tin vào tất cả nhưng cũng đừng tin vào điều gì cả, hay nói

chính xác hơn là đừng bám víu vào bất cứ điều gì. Tin vào mọi sự,

mọi người, mọi vật… vì tất cả điều gì đến với mình đều có nhân

duyên với mình, đều là bài học giúp mình học ra cái đúng cái sai,

cái xấu cái tốt, cái chân cái giả…

Do đó phải biết ơn và phải học cho thật nhiệt tình, tận tâm và

chuyên chú… chứ không nên chểnh mảng.

Nhưng phải cẩn thận, đừng bám víu vào điều gì, vì bám víu là

dính mắc, dính mắc là trói buộc, trói buộc là đau khổ, là không

còn thong dong tự tại…

“Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn, Nó đến từ chính hành động

của bạn...

Tín ngưỡng của tôi rất đơn giản. Không cần có các chùa chiền,

không cần các triết lý cao siêu. Tim và óc của tôi là các chùa

chiền; triết lý của tôi là lòng tốt.

DANH NGÔN CỦA ĐỨC

DALAI LAMA 14

TRIẾT LÝ SỐNG BÌNH DỊ

1- Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn. Hạnh phúc đến từ hành

động của chính ta

2- Nếu có thể, hãy giúp người khác. Nếu không có thể thì ít nhất

không nên hại ai

3- Nếu bạn muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.

Nếu bạn muốn được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi

4- Tôn giáo của tôi rất đơn giản. Tôn giáo của tôi là sự tử tế

5- Hãy nhớ rằng khi không đạt được những gì bạn muốn, đôi lúc,

lại là sự may mắn tuyệt vời

6- Thẩm quyền tuyệt đối luôn dựa vào lý trí và sự phân tích

nghiêm túc

7- Chúng ta có thể sống thiếu tôn giáo và thiền định, nhưng chúng

ta không thể tồn tại nếu không có tình người

8- Chúng ta không bao giờ đạt được hòa bình trên thế giới, ngoại

trừ chúng ta phải thực sự có hòa bình trong chính mình

9- Hãy trở nên tử tế bất cứ khi nào có thể. Trên thực tế, ai cũng có

thể trở nên tử tế

10- Nếu bạn có sợ hãi về nỗi khổ niềm đau, bạn nên quan sát xem

bạn có thể làm được gì với nó. Nếu bạn có thể, không có gì phải lo

lắng về nó. Nếu bạn không thể làm được, lại càng không nên lo

lắng về nó

LỜI VÀNG 11- Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương

người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể

phát triển lòng từ bi đối với người khác

12- Tiềm năng con người vốn bằng nhau ở mỗi người. Cảm giác:

“tôi không có giá trị” là sai lầm. Hoàn toàn sai lầm. Bạn đang lừa

dối chính mình. Chúng ta có năng lực tư duy, do vậy, thử hỏi ta

thiếu cái gì đây? Nếu ta có năng lực ý chí, bạn có thể thay đổi mọi

thứ. Bạn có thể nói rằng: “Bạn là chủ nhân của chính bạn.”

13- Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc

một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của

một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.

14- Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng

đồng thời, bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.

15- Khi con người còn sống, chúng ta phải nghĩ đến các thế hệ

tương lai: Một môi trường sạch được xem là nhân quyền giống

như bao quyền khác. Vì vậy, một phần trách nhiệm của chúng ta

về người khác là đảm bảo rằng thế giới mà ta đang sống là khỏe

mạnh, nếu không nói là khỏe mạnh hơn cái ta đã thấy

16- Danh ngôn Tây Tạng có câu: “Bi kịch nên được sử dụng như

nguồn sức mạnh”. Bất luận là khó khăn nào, kinh nghiệm đau

khổ ra sao, nếu chúng ta đánh mất hy vọng thì đó là thảm họa

đích thực

17- Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là con người hay

con vật, là để cống hiến, theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và

sự thịnh vượng của thế giới

18- Cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó chứa

đựng. Tương tự, người ngu không thể hiểu được trí tuệ của người

khôn, dù cho có thân cận bậc thánh

20. Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà

thực ra là biểu hiện của sức mạnh

HÃY TẬN HƯỞNG HẠNH PHÚC 21. Mỗi ngày, khi thức dậy, bạn hãy nghĩ rằng hôm nay tôi may

mắn còn sống, tôi có cuộc sống con người quý giá, tôi sẽ không phí

phạm cuộc sống này

26. Hãy nhớ rằng im lặng, thỉnh thoảng, là câu trả lời tốt nhất

VÌ MỘT THẾ GIỚI AN BÌNH 32. Hạnh phúc đích thực có được từ sự biết hài lòng và hòa bình

nội tại. Sự hài lòng và hòa bình nội tại chỉ có thể đạt được thông

qua sự phát triển tinh thần vị tha về tình thương, từ bi và sự diệt

trừ vô minh, ích kỷ và tham lam.

34. Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các

dấu hiệu bên ngoài, vì chúng chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc

điều trị tâm. Khi tâm trở thành sự thực tập, mỗi người mới thực

sự là một hành giả tôn giáo

TÔN GIÁO VÀ THẾ GIỚI CỦA TÔI 41. Đây là tôn giáo đơn giản của tôi. Không cần tu viện; không

cần triết học phức tạp. Bộ não và trái tim của chúng ta là chùa chiền

của chúng ta; triết học là lòng tử tế.

HẠNH PHÚC NHỜ BUÔNG XẢ!

Thích Trí Siêu

Chất chứa :

Có người nọ nghe nói về một đạo sư nổi tiếng nên tìm đến hỏi đạo.

Đến nơi, anh thấy trong nhà của vị đạo sư trống trơn, chỉ có một

cái giường, một cái bàn, một cái ghế và một cuốn sách.

Anh ngạc nhiên hỏi: "Sao nhà đạo sư trống trơn, không có đồ đạc

gì cả?"

Đạo sư hỏi lại: "Thế anh có hành lý gì không?"

Anh đáp: "Dạ có một va li".

Đạo sư hỏi: "Sao anh có ít đồ vậy?"

Anh đáp: "Vì đi du lịch nên đem ít đồ".

Đạo sư nói: "Tôi cũng là một người du lịch qua cuộc đời này nên

không mang theo đồ đạc gì nhiều".

Chúng ta thường quên mất mình chỉ là khách du lịch qua cuộc đời

này, lầm tưởng mình sẽ ở mãi nơi đây, nên tham lam, ôm đồm, tích

trữ quá nhiều đồ vật, tài sản. Đàn bà thì chất chứa quần áo, vòng

vàng, nữ trang. Đàn ông thì máy móc, xe hơi, ti vi, máy điện tử.

Tranh Chấp : Mỗi khi có sự tranh chấp, buồn phiền, chúng ta thường có khuynh

hướng đổ lỗi cho người khác. Sau đây là ba trường hợp:

a. Người chưa biết đạo thì luôn cho mình đúng và người kia lỗi

100%.

b. Người bắt đầu học đạo, biết tu thì thấy cả hai bên đều có lỗi

50%.

c. Người hiểu đạo thì thấy mình lỗi 100%.

1/ Người chưa biết đạo thì luôn cho mình đúng 100%. Do vô minh

và chấp ngã quá lớn, cho mình là người quan trọng nhất, nghĩ cái

gì cũng phải, cũng đúng, nên xảy ra chuyện gì trái ý cái ngã (cái

ta) thì tức giận bắt lỗi người khác. Thí dụ một chuyện thật xảy ra

ở Hoa Kỳ, có một bà già vào mua cà phê tại tiệm Starbucks,

không biết vì lý do gì, bà uống ly cà phê bị phỏng miệng. Thế là bà

nổi giận làm đơn kiện tiệm này đã bán cho bà ly cà phê quá nóng

khiến bà bị phỏng miệng và đòi bồi thường hai triệu đô la. Bà ta

không thấy lỗi mình là khi cầm ly cà phê lên, nếu thấy nóng thì

phải biết thổi cho nó nguội rồi mới uống, đàng này có thể vì tham

ăn, tham uống, thấy ly cà phê bốc mùi thơm phức, mờ mắt húp cái

ực nên bị phỏng miệng. Trong khi đó biết bao nhiêu người khác

uống đâu có bị phỏng? Không những không biết lỗi mình mà còn

đi kiện người ta!

Một chuyện khác có thật cũng xảy ra tại Hoa Kỳ. Một ông nọ đưa

bộ đồ vét (veste, suit) đến một tiệm giặt ủi. Khi lấy bộ đồ về thì

nhận ra cái quần không phải của mình. Ông đem trả lại tiệm và

khiếu nại. Khoảng một tuần sau, chủ tiệm đưa cho ông một quần

khác, nhưng ông vẫn không công nhận là quần của ông. Thế rồi

ông làm đơn kiện tiệm giặt ủi. Chủ tiệm đề nghị bồi thường ông

12.000 đô la nhưng ông không chịu mà đòi 54 triệu. Đương nhiên

là quan tòa đã bác đơn của ông ta.

2/ Người bắt đầu học đạo và biết tu thì thấy cả hai bên đều có lỗi

50%. Ở đây nói 50% là nói tượng trưng, vì có thể là 40% và 60%,

hoặc 30% và 70%, hoặc 20% và 80%, v.v... Khi xảy ra một sự

tranh chấp, cãi nhau thì đương nhiên phải có một người bắt đầu.

Thí dụ như ông A và bà B cãi nhau. Ông A là người bắt đầu,

nhưng nếu bà B im lặng bỏ đi, không chửi lại thì ông A không thể

đứng đó chửi mãi. Nhưng nếu ông A nói một câu và bà B nói lại

hai câu thì ông A sẽ tức lên nói ba câu hoặc năm, sáu câu liên tiếp.

Và nếu bà B không biết ngừng thì cuộc cãi nhau sẽ leo thang. Nếu

bà B biết ngừng thì cuộc khẩu chiến sẽ chấm dứt. Nhưng sau đó

cả hai bên đều mang vết thương lòng và hận nhau. Về nhà, nếu bà

B là người hiểu đạo thì sẽ nhận ra mình cũng có lỗi trong chuyện

cãi nhau, và nếu nhận ra mình có lỗi 40% thì cơn giận của bà sẽ

giảm xuống 40%. Nếu bà B nhận ra mình có lỗi 60% thì cơn giận

của bà sẽ hạ xuống 60%.

3/ Người hiểu đạo thì thấy mình lỗi 100%. Trong một cuộc tranh

chấp mà thấy mình lỗi 100% thì coi bộ lỗ quá. Nhưng nếu hiểu

đạo, đạo ở đây là luật nhân quả và nhân duyên thì biết là không

thể nào tự nhiên vô cớ mà người kia lại gây sự với mình. Có thể

mình đã nói hoặc đã làm điều gì tổn thương người ta mà mình

không nhớ. Và nếu xét cho kỹ mà vẫn không thấy mình làm gì sai

quấy thì có thể đời trước, hay nhiều kiếp trước mình đã não hại

người ta, nên bây giờ họ gặp lại mình thì gây sự, kiếm chuyện trả

thù.

Thấy mình lỗi đã là quý, nhưng nếu biết xin lỗi thì càng quý hơn

vì có thể giải tỏa ân oán và oan gia.

Hạnh phúc xả ly : Ở đời người ta thường cho hạnh phúc là có được cái này, cái kia:

Có nhà lầu, xe hơi, có vợ đẹp, con ngoan, có tài sản, quyền thế,

v.v... Khi chưa có thì muốn có, làm đủ mọi cách để cho có. Có rồi

thì sợ mất hoặc xem thường rồi lại muốn có cái khác. Nếu không

được thì buồn phiền, bất mãn, khổ sở.

Người biết tu thì thấy "không có" là một hạnh phúc. Không có ở

đây là do trí tuệ quán chiếu thấy mọi sự phiền toái đều do ham

muốn mà ra. Bởi thế người tu không muốn có, nếu đã có rồi thì

tập xả ly. Vì những thứ "có" trên thế gian này đều là ràng buộc.

Tuy nhiên đối với những người chưa có, chưa thỏa mãn được

những mong ước, thèm khát, còn mải mê chạy theo vật chất thì xả

ly là một việc thật khó làm, vì họ chưa có thì lấy gì mà xả bỏ.

Ðức Phật khi còn là thái tử đã có vợ con, vàng bạc, của cải, cung

phi mỹ nữ, đầy đủ vật chất mà trong lòng vẫn nặng trĩu âu lo,

không cảm thấy hạnh phúc. Do đó Ngài mới xả bỏ ra đi tìm chân lý,

tìm hạnh phúc chân thật. Trong khi đó có những người tu lại chạy

theo vật chất, của cải, tài sản, danh lợi bởi vì trong đời họ chưa

được thỏa mãn, chưa cảm thấy có đầy đủ. Chỉ khi nào có được rồi

và trải qua kinh nghiệm thấy những thứ mà họ đã nhọc công tìm

kiếm chỉ đem lại phiền toái và khổ đau thì lúc đó ý nghĩ xả ly mới

xuất hiện.

Trước hết có thân thì phải lo cho thân ăn, mặc, ở, sống. Phải đi

làm kiếm ăn, phải mua quần áo mặc, phải thuê nhà ở tránh mưa

nắng. Khi thân đau ốm phải lo thuốc men, chạy chữa. Nếu có gia

đình thì phải lo làm ăn buôn bán kiếm tiền nuôi vợ con. Suốt ngày

chỉ lo suy nghĩ và làm đủ mọi chuyện cho cái ta và những thứ của

ta.

Hạnh phúc xả ly tương đương với thiểu dục tri túc, có nghĩa là

tâm không ham muốn, và luôn cảm thấy đầy đủ dù trong tay

không có gì hết. Với người tu, không có sở hữu gì thật là một hạnh

phúc. Nói như vậy có vẻ ngược đời, nhưng người tu là kẻ đi ngược

dòng đời kia mà!

Xả ly giống như người đang mang gánh nặng trên vai mà đi, nay

bỏ được gánh nặng xuống thì cảm thấy nhẹ nhàng sung sướng vô

cùng. Người tu cần tập xả ly, vì xả nhiều chừng nào thì nhẹ chừng

nấy. Xả ly không có nghĩa là phải vứt bỏ hết tài sản, của cải đang

có.

Xả ly trước hết là xả bỏ sự ham muốn và buồn giận trong tâm, kế

đến là xả bỏ sự bám víu vật chất bên ngoài. Tuy sống giữa tài sản,

vật chất, nhưng tâm không còn nhớ nghĩ những thứ đó là của ta,

nếu có ai xin hoặc mất thì xem như nhẹ gánh nặng.

Tập xả ly tới mức cùng cực thì khi chết, ta xem như trút hết gánh

nặng, nhất là cái thân tứ đại già yếu, bệnh hoạn. Ta đã phải mang

nó trên vai suốt cả cuộc đời, nay bỏ được nó, há không phải là

sung sướng lắm sao? Vì thế các thiền sư đắc đạo, khi chết đều vui

vẻ an nhiên tự tại ra đi.

Khi đói thì ta thèm ăn, nhưng khi ăn thì đòi thứ này thứ kia rồi ăn

cho cố, đau bụng, nặng bụng, khó thở. Khi khát thì thèm uống,

nhưng khi uống thì thích những thứ độc hại như rượu bia, rồi say

mèm, ói mửa. Nhiều khi sinh ra ung thư hay sưng gan.

Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ

có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật

trên đời này. Như vậy hạnh phúc chính là sự giải thoát của tâm ý.

Và muốn có giải thoát thì phải tập xả ly. Hãy nhìn vào tự tâm,

xem mình còn bám víu, dính mắc, ưa ghét cái gì không? Có người

xả bỏ được vợ con nhưng lại dính mắc vào chùa chiền, xả bỏ được

tài sản nhưng lại dính mắc vào danh lợi, địa vị. Xả bỏ được cái

này nhưng rồi lại dính mắc vào cái khác!

Tờ lịch gỡ mỗi ngày Ngô Phan Lưu

Nhà tôi treo một “lốc” lịch to nơi phòng khách, mỗi sáng thức

dậy, tôi gỡ một tờ quăng đi… Khi ló tờ mới, tôi xem kỹ câu danh

ngôn nếu có, coi đấy như lời dạy dỗ đầu ngày của các bậc tiền bối

! Không biết ai sao, riêng tôi thấy tâm đắc việc này lắm !

Ví như, sáng thứ 2 tuần trước, ngủ dậy liền đến bóc tờ lịch, tờ mới

có ghi câu danh ngôn của Turenne: “Tôi có ý kiến này muốn tặng

bạn: Đó là, mỗi khi bạn muốn nói, bạn hãy làm thinh”. Xem câu ấy

xong, tôi ngẫm nghĩ… và thấy có lý, hay lắm. Quá hay đi chứ! Lời

khuyên răn này rất xác đáng, đã đúc kết một kinh nghiệm quí báu

trong cuộc sống đầy những chuyện khôn lường của lòng dạ con

người! Và, ngày hôm đó tôi cẩn ngôn hơn! Tôi chỉ thực hành nửa

câu nói ấy mà cũng thấy mình khá rồi! Còn thực hành nguyên câu

dĩ nhiên là không nổi! Xin cảm ơn ông hay bà Turenne người

nước nào tôi không rõ, đã cho tôi một chút của báu giắt lưng

phòng thân trên đường đời gian truân! Tôi không muốn coi tiếp

câu danh ngôn của ngày kế tiếp… Ừ, cứ giữ bí mật để đó, vội gì!

Đến sáng ngày thứ 3, ngủ dậy, tôi lại gỡ lịch, gặp câu nói của

Swift: “Nổi giận là tự gánh giùm lỗi của người khác!”. Chí lý ! Dại

gì mà nổi giận cơ chứ! Quả nhiên, câu ấy tác động nơi từng sâu

thẳm tâm hồn, ngày hôm đó gặp nhiều việc bực mình, mà tôi đâu

có thèm giận! Ngu gì gánh lỗi kẻ khác! Lại phải cảm ơn cái ông

Swift hay bà Swift gì đó nữa!…

Rạng đông ngày thứ 4, lại ló tờ lịch ghi câu của Montesquieu:

“Phải khóc con người lúc sinh ra, chứ đâu phải lúc chết”. Chết rồi

có phải làm gì nữa đâu mà cực với nhọc! Thế thì cũng chả nên

khóc lóc mà làm chi! Ừ nhỉ! Lạ thật! Cái chết đột nhiên giảm bộ

mặt khủng khiếp trong tâm tưởng tôi, nói chí tình cũng phải có

chút ít tác dụng của Montesquieu mới ra thế! Và, ngày hôm đó tôi

nghị lực hơn, yêu đời hơn! Lại cảm thấy mình cứng cáp lên!

Sang ngày thứ 5, tờ lịch hiện lên câu ngạn ngữ Ba Tư: “Lưỡi dài

thu ngắn đời sống”. Ôi, quá chất lượng! Dân Ba Tư kinh nghiệm

quá dày dặn! Nói lắm chỉ được cái “nguy to”, chỉ được cái “rước

họa vào thân”! Còn nhớ trong ngày ấy, lúc nhậu cùng bạn bè, vậy

mà tôi cũng ráng tịnh khẩu! Cứ sợ sa vào cái “vạ mồm”!

Đến ngày thứ 6, tờ lịch lấp lánh câu danh ngôn khác, thật cao siêu

của Villier de l’Isle Adam: “Người nhục mạ bạn, họ chỉ nhục mạ ý

nghĩ của họ có về bạn, tức là họ nhục mạ chính họ!”. Câu này

trong tầng sâu là đúng, nhưng thực hiện quả là thiên nan vạn nan!

Lên hàng thánh mới xài được! Tâm đắc lắm nhưng cứ cất yên

đấy! Công lực chưa đủ, chờ thời gian nữa hẵng hay!

Sáng ngày thứ 7, lại ló câu của Cervantes: “Ăn to thì di chúc nhỏ”.

Úi cha! Cũng có lý quá! Tôi coi tiếp luôn ngày Chủ nhật xem

sao… Đó là câu của G. Herbert: “Ai cũng có một thằng điên trong

ống tay áo”. Trời đất ! Lại cũng quá đúng! Những lúc bưng ly bia,

cốc rượu chỗ đông người, trong ống tay áo tôi thường rớt ra thằng

điên, thậm chí đôi lúc rớt ra hai thằng ! Say quá, có khi rớt tới ba

thằng!

Ôi chao! Riêng về phần danh ngôn, tờ lịch vậy mà hay! Một lần

nữa xin cảm ơn, cảm ơn… tờ lịch gỡ mỗi ngày! Việc gì phải đi thư

viện đọc sách hao thời gian, cứ lịch đấy mà học mãn đời không

hết!…

“Trần Gian Một Khúc “ Con người ta sinh ra, ai thoát khỏi: sinh, lão, bệnh, tử?

Sinh, Trụ, Hoại, Diệt là định luật của tạo hóa, không có cách chi

thay đổi được.

Cây cối đâm chồi nảy lộc vào muà xuân, xanh tốt xum xuê trong

mùa hè, lá héo vàng vào mùa thu, đến mùa đông thì lá vàng rơi

rụng, chỉ còn trơ trụi cành cây. Rồi tới mùa xuân năm sau, cây lại

đâm chồi nảy lộc. Cái chu kỳ sinh, trụ, hủy, diệt cứ tiếp nối nhau,

không ngưng nghỉ.

Ðời người là bể trầm luân, cõi thế gian đầy những ưu tư phiền

não. Vạn vật đều bị chi phối bởi luật vô thường.. Vừa mới sinh ra

cất tiếng khóc oa oa chào đời. Rồi lớn lên, bước vào đời với bao

nhiều mộng đẹp. Thoắt một cái, mái tóc đã điểm sương, mắt đã

mờ, lưng đã mỏi, 2 chân đã chậm chạp. Rồi cuối cùng, là hai tay

buông xuôi, đi vào lòng đất, bỏ lại trên thế gian tất cả các thứ mà

cả đời phải bôn ba vất vả mới làm ra được..

Ðời người như giấc mộng. Người ngoại quốc cũng có câu: Life is

too short. (cuộc đời quá ngắn) Thế mà, con người ta khi còn sức

khỏe thì mải mê kiếm tiền, lo củng cố địa vị, danh vọng, không có

thì giờ để hưởng đời đúng nghĩa.

Cũng ít ai sửa soạn tâm tư để đón nhận những cái vô thường của

tuổi gìa. Ðến khi mái tóc đã điểm sương, da đã nhăn, mắt đã mờ,

chân đã chậm thì mới giật mình, rồi buồn phiền, thất vọng, nuối

tiếc. Khi đó, bao nhiêu tiền của cũng trở thành vô dụng. Ăn uống

thì phải kiêng thứ này, cữ thứ kia vì đường lên cao, cholesterol lên

cao. Ăn đồ cứng không được vì hàm răng cái rụng, cái lung lay. Ði

chơi xa thì không dám vì sức khỏe kém, đầu gối đau nhức. Nghe

nhạc, xem phim cũng không được vì tai đã nghễng ngãng, mắt đã

kèm nhèm.

Người VN mình vốn cần kiệm, chăm làm, chắt bóp để có của ăn

của để. Làm việc thì liên miên quên cả cuối tuần, bất kể ngày lễ

hay ngày Tết. Làm thì nhiều, mà ít dám vui chơi huởng thụ như

người Âu Mỹ.. Suốt đời cặm cụi, nhịn ăn nhịn mặc, để dành, mua

cái nhà cái cửa để một mai khi chết thì để lại cho con cháu. Sống

như vậy quả là thiệt thòi.

Người xưa đã nói:

Một năm được mấy tháng xuân

Một đời phỏng được mấy lần vinh hoa

Và:

Chẳng ăn, chẳng mặc, chẳng chơi

Bo bo giữ lấy của trời làm chi

Bẩy mươi chống gậy ra đi

Than thân rằng thuở đương thời chẳng chơi

Con người có tham vọng, có nhu cầu nên mới bon chen. Suốt đời

cứ miệt mài lo tìm kiếm những thứ vô thường mà quên mất chữ

“nhàn”. Những thứ vô thường này là nguyên nhân đưa đến lo âu,

căng thẳng, mất ăn, mất ngủ. Và nếu kéo dài có thể đưa đến bệnh

tâm thần.

Ông Cả ngồi trên sập vàng

Cả ăn, cả mặc, lại càng cả lo

Ông bếp ngồi cạnh đống tro

Ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm

Ðời người sống mấy gang tay

Hơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm

Hoặc là

Ăn con cáy, đêm ngáy o..o

Còn hơn ăn con bò, mà lo mất ngủ.

Người xưa tuổi thọ kém, ngay tới vua chúa cũng chỉ sống tới

khỏang 50 tuổi. Tới 60 tuổi đã ăn mừng “lục tuần thượng thọ. Còn

tới 70 tuổi, thì thực là hiếm hoi. Bởi vậy mới có câu: “nhân sinh

thất thập cổ lai hy (tức là, người ta có mấy ai mà sống được tới

70).

Ngày nay nhờ khoa học tiến bộ. Con người được sống trong điều

kiện vật chất vệ sinh, và thoải mái hơn. Những phát minh của

ngành Y, Dược đã giúp nhân loại vượt qua được các bệnh hiểm

nghèo, mà người xưa kêu là bệnh nan y như bệnh lao, bệnh phong

cùi, bệnh suyễn. Ngày nay người ta sống tới 80, 90 tuổi không phải

là ít. Tuy nhiên sống lâu chưa phải là hạnh phúc. Hạnh phúc là

luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, biết tận hưởng cuộc sống. Muốn

vậy thì cần phải giữ cho thân tâm được an lạc.

Tâm thân an lạc là biết vui với những cái trong tầm tay của mình,

chấp nhận những điều mình không thể nào tránh khỏi. Sống hòa

hợp vui vẻ với mọi người xung quanh, không chấp nhất, tỵ hiềm.

Lớn tuổi thì không làm ra tiền, nhưng cũng may, ở những nước

tân tiến đều có khoản tiền trợ cấp cho người gìà để có thể tự lực

mà không cần nhờ cậy vào con cháu. Các cụ gìà nên mừng vì sang

được xứ này, thay vì ấm ức với số tiền quá khiêm nhượng, không

thể tiêu pha rộng rãi như bạn bè.

Già thì phải chịu đau nhức, mắt mờ, chân chậm, đừng nên than

thân trách phận, cau có, gắt gỏng, đã không làm được gì hơn mà

còn tạo sự áy náy, thương cảm cho những người xung quanh.

Ở đời mỗi người một cảnh, vui với cảnh của mình, không suy bì,

thèm muốn, ganh ghét với những người xung quanh.

Biết đủ thì đủ (Tri túc, tiện túc).

Người ta bảo trên 60 tuổi, mỗi ngày sống là một phần thưởng cho

thêm (bonus) của Thượng Đế.

Vậy thì hãy nên vui vẻ, tận hưởng những ân sủng mà không phải

ai cũng có được : Ðời sống của mình vui tươi hay buồn thảm là tùy

thuộc vào thái độ của mình đối với cuộc SỐNG __,_._,___

Những Cái Cần Gạt Nước

Hoài Nam

Bạn đã từng lái xe trong mưa, bạn có để ý đến cái cần gạt nước

không? Trời mưa như trút nước, nước phủ mờ mặt kính, che

khuất cả đường đi. May mắn thay! chúng ta có những cái cần gạt

nước: kiên trì và đều đặn, chúng xóa nhòa nước mưa trên kính,

giúp ta nhìn thấy đường để lái xe. Thật tiện dụng tuyệt vời!

Trên chuyến xe cuộc đời, có những nỗi buồn rơi rớt, những lo âu

lất phất, những cơn giận vũ bão…; chúng như cơn mưa cản trở

hành trình của chúng ta, làm chúng ta không thấy đường đi, mất

phương hướng, hoặc chán nản dừng xe lại, tự làm mất thời gian

và công sức của mình, bạn có thấy lãng phí không?

Này bạn, thay vì ngồi than thân trách phận hoặc tiêu cực chờ đợi,

sao bạn không thẳng tay gạt những nỗi buồn, những điều không

vừa ý sang một bên để tiếp tục đi, cho dù chậm thì cũng vẫn là

đang tiến tới. Một u sầu gạt bỏ là bạn sẽ được nhìn rõ hơn và xa

hơn một chút, tiến xa hơn một chút trên đường đi của mình.

Dầu vậy, cũng có những niềm đau, những nỗi buồn như cơn mưa

dai dẳng, khó có thể xóa nhòa trong chốc lát. Bạn phải đều đặn, đều

đặn gạt bỏ chúng như… những cái cần gạt nước.

Muốn vậy, bạn phải kiên trì, quyết tâm lập đi lập lại một động tác

trong tư tưởng: đẩy sang phải, đẩy sang trái, cho những gì không

vừa ý văng khỏi đời mình như những hạt mưa văng khỏi kính xe!

Hãy chiến đấu cho tương lai phía trước! để rồi những lo âu rơi rớt,

những cơn giận tung tóe, những phiền muộn đọng lại sẽ bị gạt bắn

ra đằng sau từng phần, từng phần, và nhẹ dần đi cho tới khi mất

hẳn.

Quan trọng là bạn phải biết gạt bỏ chúng một cách đều đặn, kiên

trì.

Trời sẽ lại sáng sau cơn mưa....

Người tài xế cẩn thận, dù biết rõ công dụng của chiếc cần gạt

nước, cũng không dám khinh thường trời mưa. Đường trơn, tầm

nhìn giới hạn, xe không thể chạy nhanh được; bạn cũng vậy, bạn

có thể gạt bỏ được những điều tiêu cực, phật lòng, buồn đau,

nhưng vẫn chịu những hậu quả tổn hại của chúng.

Hãy tiến lên, nhưng đừng phóng nhanh, chậm rãi chú ý xem xét

để được an toàn cho lần sau! Và nếu tránh được thì nên tránh từ

đầu, như người lái xe khi xem thời tiết, biết trời mưa thì có thể

khởi hành sớm hơn hoặc muộn đi, có thể lái xe đi vòng hướng

khác để tránh cơn bão dập vùi.

Đừng tự chuốc lấy những điều không vừa ý khi mình có thể tránh

được! Cuộc đời còn có bao việc phải làm; nếu không thật cần thiết

thì cũng chẳng nên lái xe trong mưa.

Và nếu nhỡ ra phải đi trong mưa, bạn có để ý thêm không?

Trên kính xe có tới 2 cái cần gạt nước.

Chúng làm việc chung với nhau thật hợp «rơ», lui tới đều đặn,

song song, hỗ trợ cho nhau, để đẩy nước mưa ra ngoài.

Trong cuộc đời, có những nỗi buồn, những lo âu thật khó xóa với

sức của một người. Hãy cùng chia sẻ với người thân, với bè bạn!

Gánh nặng được san sẻ thì đôi vai sẽ bớt mỏi, đường đi sẽ bớt xa

hơn, dễ đi hơn.

Khi có sự đồng tâm hiệp lực thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn, niềm vui

cũng sẽ lớn hơn, đủ để đánh bại những nỗi buồn lớn.

Và sau hết, bạn hãy là người lạc quan!

Hãy nhìn những cái cần gạt nước không chịu nằm im, chúng

chuyển động không ngừng, cố đẩy nước đến từ mọi phía!

Nếu bạn chỉ ngồi một chỗ mà lo âu thì bạn thật là người đáng lo,

nếu bạn chỉ biết cằn nhằn những phiền toái thì chúng vẫn còn đó,

nếu bạn đắm mình trong u sầu thì u sầu sẽ nhận chìm bạn.

Hãy suy nghĩ cho lạc quan và hành động tích cực!

Đối với người lạc quan, sớm hay muộn thì vấn đề cũng sẽ có giải

pháp, điều cần là phải vui sống, dù tạm thời chưa giải quyết

chúng được.

Xưa kia, có một bà cụ hay ủ rũ khi nghĩ đến 2 người con ở xa :

- trời mưa thì bà nghĩ đến người con bán dép rơm bị ế ẩm, vì

không ai mua dép rơm để đi mưa;

- trời nắng thì bà lại nghĩ tới người con bán dù, vì ai lại mua dù

mùa nắng.

Hàng xóm thấy vậy xúm vào khuyên bà hãy nghĩ ngược lại:

- trời nắng thì nghĩ tới người con bán dép rơm được đắt hàng,

- còn trời mưa thì nghĩ tới đứa con làm dù không đủ bán.

Bà cụ nghe theo và từ đó sống thật vui vẻ.

Bạn biết không, đời sống vui hay buồn nhiều khi không phải do

những việc bên ngoài, mà lại tùy thuộc vào suy nghĩ và cách sống

của chúng ta.

Nhiều việc có cả mặt tốt lẫn mặt xấu, nhưng nếu biết nhìn mặt tốt,

có lẽ chúng ta sẽ sống hạnh phúc hơn, tội gì phải làm ngược lại?

Những buồn khổ, lo âu, bất hạnh nhiều khi đến bất chợt như cơn

mưa và ai cũng gặp phải. Dù sao trời cũng đã mưa và chúng ta

cũng phải lái «chuyến xe cuộc đời»....

Hãy vui vẻ, lạc quan khi nghĩ đến… " những cái cần gạt nước " !

LỜI PHẬT DẠY VỀ THỜI GIAN - NGHIỆP BÁO

Khi con chim còn sống, nó ăn kiến.

Khi chim chết, kiến ăn nó.

Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào,

Vì vậy, đừng nhục mạ, đừng làm khổ bất cứ ai trong đời sống này.

Bạn có thế đầy quyền lực ngày hôm nay,

Nhưng đừng quên rằng,

Thời gian còn nhiều quyền lực hơn bạn.

Một cây có thể làm được hàng triệu que diêm,

Nhưng một que diêm cũng có thể thiêu hủy được hàng triệu cây.

Hãy là người tốt và làm những điều tốt.

Thử nghĩ mà xem,

Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý,

Nhưng sao chúng ta lại không sử dụng nó theo đúng ý của Ngài:

[[[[

1-Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước, vì Ngài muốn chúng ta

luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái

nhìn về những sự việc ở phía sau.

2-Ngài đặt hai tai chúng ta ở hai bên là để chúng ta nghe từ hai

phía, cả lời khen lẫn tiếng chê, chứ không phải để chúng ta chỉ

nghe từ một phía hoặc chỉ để nghe những lời tâng bốc êm tai.

3-Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái miệng và một cái lưỡi mềm

mại, vì Ngài muốn chúng ta nói ít nghe nhiều và chỉ nói những lời

khôn ngoan, chứ không phải để chúng ta nói nhiều hơn nghe và

nói những lời sâu hiểm làm tổn thương người khác.

4-Ngài đặt bộ não chúng ta trong một hộp sọ vững chãi, vì Ngài

muốn chúng ta nên tích lũy tri thức, những thứ chẳng ai có thể lấy

đi, chứ không phải chỉ chăm lo tích lũy những của cải bên ngoài,

những thứ dễ dàng bị mất mát.

5-Ngài đặt trái tim chúng ta nằm trong lồng ngực, vì Ngài muốn

những tình cảm yêu thương giữa những con người phải được xuất

phát và lưu giữ tận nơi sâu thẳm trong cõi lòng, chứ không phải ở

một nơi hời hợt bên ngoài. ,_._

Một bài kinh rất hay để mình đọc mỗi ngày ít nhất 1 lần. Không

biết mình có thể thực hành được không?

Dễ mà khó đấy. Luật tạo hoá Thuyêt nhà Phật đã dạy sắc sắc

không không. Rất ngắn gọn nhưng vô bờ vô bến

"Đừng bao giờ trách móc bất kỳ ai

trong cuộc sống của bạn cả!

Vì đơn giản...

Người Tốt sẽ cho bạn Hạnh Phúc...

Người Xấu cho bạn Kinh Nghiệm...

Người Tồi Tệ nhất cho bạn Bài Học...

Và... người Tuyệt Vời Nhất sẽ cho bạn Kỷ Niệm."

“Đừng hứa khi đang... vui !

“Đừng trả lời khi đang... nóng giận !

“Đừng quyết đinh khi đang... buồn !

“Đừng cười khi người khác... không vui !”

”Cái gì mua được bằng tiền, cái đó rẻ.”

”Ba năm học nói, một đời học cách lắng nghe”

”Chặng đường ngàn dặm luôn bắt đầu bằng 1 bước đi”

”Đừng a tòng ghen ghét ai đó, khi mà họ chẳng có lỗi gì với ta !”

BỎ XUỐNG !...

Khi Phật còn tại thế, có một vị Bà la môn tên Hắc Chỉ hai tay

mang hai chiếc bình hoa đến ra mắt.

Phật thấy vậy nói : “ Bỏ xuống !”

Hắc Chỉ đặt chiếc bình bên tay trái xuống.

Phật lại nói : “ Bỏ xuống !”

Hắc Chỉ đặt chiếc bình bên tay phải xuống, nhưng Phật vẫn nói :

"Bỏ xuống!"

Hắc Chỉ ngạc nhiên nói : “ Có hai chiếc bình hoa, tôi đã bỏ hết,

chỉ còn hai tay không, đâu còn gì để bỏ xuống nữa. Xin hỏi đức

Thế tôn bảo tôi bỏ cái gì ?”

Phật nói : “ Ta hòan tòan không bảo ngươi bỏ hai chiếc bình hoa

kia xuống. Cái ta bảo ngươi bỏ xuống là bỏ cái lòng tự đắc, cái

tâm kiêu ngạo, là lục trần lục thức của ngươi kia. Khi ngươi

buông bỏ tất cả những thứ ấy xuống, lúc ấy ngươi mới giải thóat

khỏi xiềng xích sinh tử”.

Luận :

“ Bỏ xuống” nghe đơn giản là vậy, nhưng thực sự là chuyện hết

sức khó khăn của con người. Người có công danh thì có thể bỏ

công danh không ? Người có tiền bạc thì có thể bỏ tiền bạc không

? Người có ái tình thì có thể bỏ ái tình không ? Người có sự nghiệp

thì có thể bỏ sự nghiệp không?

Gánh nặng trên vai con người, áp lực trong lòng con người nào có

khác gì hai bình hoa của Hắc Chỉ ?. Đó là nguồn gốc khiến cuộc

sống con người phiền não, đau khổ. Vậy, muốn được thanh thản

nhẹ nhàng, hãy quẳng những gánh lo ấy đi ! Hãy biết “Bỏ xuống”

để được hạnh phúc !.(Theo Chan Gushi)

Tật trời sinh

Thiền sư Bàn Khuê thuyết pháp rõ ràng dễ hiểu, trước khi kết

thúc ông thường để cho người nghe hỏi những điều còn nghi hoặc,

thắc mắc, rồi sư trả lời ngay tại chỗ. Do vậy, tín đồ phương xa đến

bái kiến rất đông.

Ngày nọ, có một tín đồ hỏi : “Tôi có tật trời sinh, tính nóng nảy,

vậy không biết làm sao sửa đổi?”

Sư Bàn Khuê : "Cái gì là Trời sinh ? Người đem nó ra đây cho ta

xem thử, ta sẽ giúp ngươi sửa đổi nó” .

Tín đồ :”Không ! Bây giờ thì không có, nhưng khi đụng chuyện

thì nó mới nhảy ra!”

Sư Bàn Khuê :”Nếu bây giờ không có, mà chỉ khi nào gặp chuyện

nó mới xuất hiện, vậy thì lúc ngươi tranh chấp với người khác

cũng chính là lúc ngươi tạo ra nó. Sao ngươi lại đổ tội ấy cho Trời

sinh là thế nào? Ngươi tự tạo ra thì chính ngươi phải tự bỏ đi!”

Luận:

Mọi vật trên thế gian này đều hình thành từ Duyên, không có cái

gì do “Trời sinh”, mà chính bởi tự tâm ta tạo nên. Bản tính con

người bao gồm cả thiện và ác, cho nên mới nói : “ Tâm sinh tắc

chủng chủng pháp sinh, tâm diệt tắc chủng chủng pháp diệt” (

Tâm sinh tất mọi pháp đều sinh, tâm diệt thì mọi pháp cũng

không còn). Vậy chỉ cần người ta hiểu được điều đó và có chí

định, thì không tất xấu nào là không thể sửa đổi được.

Ba Cái Bánh Ít (còn gọi là bánh ếch)

Xưa, có một lão thầy pháp đi hành nghề, dắt theo một chú đệ tử

nhỏ. Trong lúc đang cầu đảo cho gia chủ, lão lén lấy được ba cái

bánh ít và dúi cho thằng đệ tử đang đứng quạt hầu sau lưng. Đám

xong, hai thầy trò ra về. Trên đường về lão thầy pháp bảo đồ đệ

lấy bánh ít ra ăn lót dạ.

Thằng bé ấp úng nói:

- Khi nãy, con tưởng thầy cho con... nên con... ăn hết cả rồi!

Hai thầy trò đành tiếp tục đi, thầy trước trò sau, được một quãng,

ông thầy quay lại mắng đệ tử:

- Bộ tao là tù nhân hay sao mà mày đi tò tò phía sau như là công

an áp giải tội phạm vậy?

Trò nghe quở, lật đật chạy đi trước. Ông thầy lại nạt nộ:

- Bộ mày là thầy tao hay sao mà dám đi trước tao?

Chú bé liền đi ngang hàng với ông thầy. Bấy giờ, ông thầy liền

trợn mắt quát:

- Bộ mày là bạn bè tao sao mà dám đi ngang hàng với tao?

Chú học trò khổ sở lúng túng, đành vòng tay thưa:

- Bạch thầy, vậy thì đệ tử phải đi cách nào cho đúng lễ đây?

Đến lúc nầy, ông thầy pháp mới nói rõ ý mình:

- Mày muốn đi kiểu nào cũng được.. miễn sao có ba cái bánh ít trả

lại tao thì đúng lễ ngay.

Luận:

Ba cái độc (tham - sân - si) trong lòng thường che lấp lý trí và cả

tình cảm con người. Tham tức là lòng ham muốn, Sân là ghen

ghét, tức giận, và Si là sự mê muội. Tâm con người trở nên độc ác

khi ba cái độc đó dấy động. Nhìn thấy được và buông bỏ được

những cái độc ấy là con đường (ĐẠO) giải thoát.

Lão thầy pháp nầy quanh co mãi mà không dám nói hết sự thật.

Phải dài dòng cho tới cuối cùng mới chịu lộ ra cái tham ăn! Chỉ

một chút tham cũng đủ hại mình hại người khổ sở biết bao!

Học cách quên

Đời người không phải lúc nào cũng được như ý, muốn bản thân

vui vẻ, đôi khi việc giảm áp lực cho chính mình là điều cần thiết và

cách để giảm áp lực tốt nhất chính là học cách quên, bởi trong

cuộc sống này có những thứ cần nhặt lên và bỏ xuống đúng lúc.

Cuộc đời con người giống như một cuộc hành trình dài,

không ngừng bước đi, ven đường nhìn thấy vô vàn phong

cảnh, trải qua biết bao những gập ghềnh, nếu như đem tất cả

những nơi đã đi qua đã nhìn thấy ghi nhớ hết trong lòng thì

sẽ khiến cho bản thân mình chất chứa thêm rất nhiều gánh

nặng không cần thiết.

Sự từng trải càng phong phú, áp lực càng lớn, chẳng bằng đi

một chặng đường quên một chặng đường, mãi mãi mang một

hành trang gọn nhẹ trên đường.

Quá khứ đã qua, thời gian cũng không thể quay ngược trở

lại, ngoài việc ghi nhớ lấy những bài học kinh nghiệm, còn lại

không cần thiết để cho lòng phải vướng bận thêm.Sẵn sàng

quên đi là một cách cân bằng tâm lý, cần phải chân thành và

thản nhiên đối mặt với cuộc sống.

Có một câu nói rất hay rằng tức giận là lấy sai lầm của người

khác để trừng phạt chính mình, cứ mãi nhớ và không quên

khuyết điểm của người khác thì người bị tổn thương nhiều

nhất chính là bản thân mình, bởi lẽ đó để có được niềm vui và

cuộc sống thanh thản ta không nên truy cứu lỗi lầm cũ của

người khác.Rất nhiều người thích câu thơ : "Xuân có hoa

bách hợp, thu có trăng. Hạ có gió mát, đông có tuyết”.

Trong lòng không có việc phải phiền lo mới chính là mùa đẹp

của nhân gian.

Nhớ những cái cần nhớ, quên những cái nên quên, sống cuộc

sống cởi mở, trong lòng không vướng mắc thì cuộc sống này sẽ

thật tươi đẹp

HÃY QUÊN ĐI

Cuộc sống có cái cần quên Quên đi những thứ cồng kềnh vướng chân

Đỡ phải lo lắng phân vân Tâm hồn nhẹ nhõm, tinh thần an vui.

Quên đi những chuyện rủi xui

Đau khổ biến mất, chôn vùi khó khăn Hận thù mất ngủ mất ăn

Cho vào quên lãng, thăng bằng tâm-sinh.

Người khác khuyết điểm đừng khinh Bỏ qua vì thấy chính mình cũng sai

Hướng về viễn cảnh tương lai Chớ để quá khứ kéo dài ưu tư.

Hẹp hòi, ích kỷ khư khư Cái tôi quá lớn, loại trừ anh em

Hãy quên đi thói nhỏ nhen Và hãy tập sống đơn hèn thanh cao.

Quên-nhớ thì trái ngược nhau

Nhớ cái cần thiết, quên mau “rác đời” Tâm hồn sẽ rất thảnh thơi

Cuộc sống phong phú rạng ngời tình thương.

CÁI GIÁ CỦA SỰ TỨC GIẬN

Một bà cụ có tính tình cau có, thường xuyên nổi giận vì những sự

việc nhỏ nhặt, hơn nữa, mỗi khi tức giận hay dùng lời lẽ ác độc, vô

tình đã làm tổn thương nhiều người, vì thế bà ta giao tiếp với hàng

xóm bạn bè đều không được hài hòa.

Bà ta cũng biết khuyết điểm của mình, mong muốn sửa lại lỗi lầm

thành tật này. Nhưng mỗi khi tức lên thì chính bà ta cũng không

thể khống chế được tâm mình.

Một hôm, một người đã nói với bà : “Chùa gần đây có một vị

thiền sư, cũng là vị cao tăng, tại sao bà không đến xin lời chỉ dạy,

biết đâu thiền sư có thể giúp được cho bà.”

Bà ta cũng cảm thấy có lý, đã đến tham vấn với thiền sư.

Khi bà ta thổ lộ tâm trạng của mình, bà ta có thái độ rất thành

khẩn, rất mong muốn có được một vài lời khai thị từ vị thiền sư

đó. Vị thiền sư im lặng nghe bà kể lể, chờ cho bà ấy nói hết, mới

dẫn bà ta vào một thiền phòng, sau đó khóa cửa thiền phòng và

rời khỏi đó.

Bà ta một lòng muốn có được lời chỉ dạy của thiền sư, nhưng

không ngờ thiền sư đã nhốt bà ta vào trong một thiền phòng vừa

lạnh vừa u tối. Bà ta tức tối hét lên, cũng như ngày thường, bà ta

buông những lời nhục mạ quái ác. Nhưng cho dù bà ta có la hét

cách nào, nhưng ở ngoài vẫn im lặng, thiền sư hình như không

nghe thấy lời nào.

Khi không còn chịu đựng được nữa, thì bà ta thay đổi thái độ cầu

xin thiền sư thả mình ra, nhưng thiền sư vẫn không động lòng

thay đổi cách hành xử của mình, vẫn mặc kệ bà ta tiếp tục nói gì

thì nói.

Qua một hồi rất lâu, cuối cùng trong thiền phòng cũng không còn

tiếng la hét hay nói năng của bà ta nữa, thì lúc này, phía ngoài

thiền phòng mới có tiếng nói của thiền sư hỏi : “Bà còn giận

không ?”

Thế là bà ta giận dữ trả lời : “Tôi chỉ giận tôi, tôi hối hận sao phải

nghe lời người khác, tìm đến cái nơi quỷ quái này để xin ý kiến

của ngươi.”

Thiền sư ôn tồn nói : “Kể cả chính mình bà cũng không chịu

buông tha, thì bà làm sao có thể tha lỗi cho người khác chứ ?” Nói

xong thiền sư lại im lặng.

Sau một thời gian im lặng, thiền sư lại hỏi : “Bà còn giận không ?”

Bà ta trả lời : “Hết giận rồi !”

“Tại sao hết giận !”

“Tôi giận thì có ích gì, không phải vẫn bị ông nhốt tôi trong cái

phòng vừa u tối vừa lạnh lẽo này hay sao ?”

Thiền sư nói với vẻ lo lắng : “Bà xử sự kiểu này càng đáng sợ hơn

đấy, bà đã đè nén cơn tức giận của mình vào một chỗ, một khi nó

bộc phát ra thì càng mãnh liệt hơn.” Nói xong, thiền sư lại quay

đi.

Lần thứ 3 thiền sư quay lại hỏi bà ta, bà ta trả lời : “Tôi không

giận nữa, ông không xứng đáng để tôi giận !”

Thiền sư nói : “Cái gốc tức giận của bà vẫn còn, bà cần phải

thoáng ra khỏi vòng xoáy của tức giận trước đã.”

Sau một hồi lâu, bà ta đã chủ động hỏi thiền sư : “Bạch thiền sư,

ngài có thể nói cho con biết tức giận là cái gì không ?”

Thiền sư bước vào, vẫn không nói chuyện, chỉ có động tác như vô

tình đổ đi ly nước trong cái ly trên tay.

Lúc này thì bà ta hình như đã hiểu.

Thì ra mình không bực tức, thì làm gì có tức tối giận hờn? Tâm

địa trống không, không có một vật gì, thì làm gì có tức tối?

Trong lòng không có bực tức, thì làm sao có cơn giận?

Thật ra tức tối không những tự làm cho mình khổ đau, và những

người xung quanh cũng theo đó mà buồn lòng. Lúc tức tối tức

giận, không gì ngăn cản cái miệng, buông lời quái ác, một số lời lẽ

trong đó có thể làm đau lòng người nghe, thậm chí có cả những

người yêu thương quan tâm mình.

" Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai ", chỉ một

niệm khởi sân mà kết quả là muôn ngàn chướng ngại nẩy sanh.

Cho nên đừng nên vì sự việc nhỏ nhặt mà gây ra chuyện hại người

hại mình, tức tối la hét là hành vi của kẻ ngu muội.

Tuy chúng ta chưa thể là một người thông minh, nhưng tối thiểu

chúng ta cũng đủ trí tuệ ngăn cản mình làm một con người ngu

dại. Xem nhẹ hơn mọi sự việc không như ý, đồng thời tìm thấy ich

lợi trong im lặng, giác ngộ ý thiền trong cuộc sống. Từ đó chúng ta

sẽ cảm nhận cuộc sống không cần phải mệt mỏi như ta tưởng,

cũng không phài khốn khó như ta đã gặp.

Những sự việc nhỏ nhặt cũng giống như những hạt cát trong đôi

giày đã làm cho bạn khó chịu.

Thế thì bạn lựa chọn cách giũ bỏ hạt cát hay vứt bỏ đôi giày ?

Chúng ta không thể không mang giày, vì còn con đường dài phía

trước, thế thì tại sao chúng ta không chịu giũ bỏ hạt cát!

im lặng lại là môt điều kỳ diệu

Trịnh Huynh

Đôi khi im lặng lại là môt điều kỳ diệu dành tặng cho những ai

không muốn phân bua phải trái. Nói ra được thì tốt, nhưng có khi

im lặng lại tốt hơn.Ta nên học lắng nghe để hiểu, dừng lại để

thương. Khó đấy, bài học này chỉ dành tặng cho những ai đã biết

buông bỏ ngạo mạn, biết đời sống là vô thường bất chợt...

Vừa rồi trò chuyện với người bạn, anh ta nói trong cuộc sống rất

ít người chịu học lắng nghe và im lặng. Bởi là vì họ không muốn

thua kém, không muốn khiêm cung để nghe rõ những gì người

khác nói. Thậm chí, họ giành nói như để tận dụng hết thời gian

gặp nhau, sợ thiệt thòi khi ra về mà đối phương chưa rõ hết câu

chuyện.

Thì vậy, cuộc sống là muôn màu!

Ngày xưa, ngay chính ta cũng ham nói, vào cuộc họp cứ huyên

thuyên bất tận, ra café với bạn thì lắm nỗi niềm… lúc nào cũng

muốn nói ra, muốn trút xuống có khi quá cao trào bi đát khóc

thương. Nghĩ lại, ngày xưa ta ích kỷ thật, chỉ muốn nói cho thỏa.

Thậm chí, hay gân cổ cãi lại mỗi khi có vấn đề gì đó về quan điểm.

Người sai rồi, ta là đúng!

Rồi… ta đã được gì trong "đúng sai" đó?

Học cách im lặng... 1

Thật vậy, nhu cầu chia sẻ ai cũng có. Nhưng để làm người hứng

chịu và biết lắng nghe, đếm được mấy người? Cảm xúc con người

vô cùng phức tạp, tuổi càng cao trái tim càng thu nhỏ, dù đã được

bao bọc rất kỹ, nhưng chỉ cần một lời nói vu vơ cũng có thể như

mũi nhọn xé nát lòng người.

Thành ra, người lớn họ chỉ nghĩ mà không cần nói, còn người trẻ

thì cứ nói mà không cần nghĩ!

Người ta càng về già càng thấy cô đơn, hay hoài niệm về thời son

trẻ, rồi bới tìm, rồi thở dài… Có lẽ, họ tiếc nuối điều gì của ngày

đã qua. Người trẻ thì nôn nao mong cho ngày mau tới, sẽ vứt bỏ

nếu không thích, cần gì người khác sẽ hiểu. Và dĩ nhiên không bao

giờ chịu im lặng!

Ta ví cuộc đời như trò chơi xếp chữ. Ai cũng được phát cho 1000

miếng, ai cũng có thời gian hoàn thành giống nhau. Chỉ có điều là

con người ít khi kiên nhẫn chịu xếp cho mình đến mảnh cuối cùng

để tận hưởng vẻ đẹp thực sự nằm bên trong đâu đó. Đa phần

người ta than thở, hoặc nóng nảy và cố gắng chắp vá, chồng chéo

tất cả vào nhau. Rối tung, mệt mỏi, chán nản, trách đời bất công,

sao ông Trời khó khăn với người này, dễ dãi với người kia…?

Chỉ có những ai đi đến cuối cùng của sự tận tụy, mới nhận ra bức

tranh cuộc sống thật đẹp, thật xứng đáng. Và có khi để hoàn

thành nó người ta đã âm thầm đi tìm… Luôn kiên nhẫn và im

lặng!

Học cách im lặng... 2

Người ta phải nhẹ nhàng tìm kiếm, kể cả chẳng may ghép vài lần

mà không đúng. Thì đã sao? Ta có 1000 cơ hội kia mà. Lần này

chưa được, lần sau sẽ được… Chỉ cần bạn đủ niềm tin.

Vì… Tin sẽ thấy, tìm sẽ gặp…

Nếu ta tin chắc chắn mình sẽ hạnh phúc. Thì đã có hạnh phúc rồi

đấy!

Hạnh phúc ngay giây phút này đây, yên bình và thanh thản.

Không một chút quấy rầy, không chết chóc hay chiến tranh. Đẹp

quá phải không?

Nếu có nhiều hạnh phúc hơn thế, hãy mang chia sớt nhé. Nhưng

nhớ hãy lặng thầm và im lặng... Khẽ thôi, họ sẽ biết cảm nhận.

Yên tâm...

HÃY ĐẶT CỐC NƯỚC CỦA BẠN XUỐNG

Một giáo sư bắt đầu giờ giảng của mình với một cốc nước. Ông

giơ nó lên và hỏi các sinh viên, “Các bạn nghĩ cốc nước này nặng

bao nhiêu?”

’50 gam!’…’100 gam!’… ‘125 gam!’… các sinh viên trả lời.

“Tôi không thể biết chính xác nếu không cân,’ giáo sư nói, ‘nhưng

câu hỏi của tôi là: Điều gì sẽ xảy ra khi tôi cứ giơ cái cốc thế này

trong vài phút?’

‘Chẳng có gì cả’ các sinh viên nói.

‘OK, vậy điều gì xảy ra nếu tôi giơ trong một giờ?’ giáo sư hỏi.

‘Tay thầy sẽ bắt đầu đau ạ’, một sinh viên trả lời.

‘Đúng vậy, và nếu trong một ngày thì sao?’

‘Tay thầy có thể tê cứng, và thầy có thể bị đau cơ, tê liệt, chắc

chắn phải đến bệnh viện,’ một sinh viên khác cả gan nói. Và tất cả

lớp cười ồ.

‘Rất tốt. Nhưng trong tất cả các trường hợp đó, cân nặng của cái

cốc có thay đổi không?’, giáo sư lại hỏi.

‘Không ạ,’ các sinh viên trả lời.

“Vậy, cái gì khiến cho tay bị đau, cơ bị tê liệt? Và thay vì việc cứ

cầm mãi, tôi nên làm gì?’

Các sinh viên lúng túng. Rồi một người trả lời, ‘Đặt cốc xuống!’

’Chính xác!’ giáo sư nói, ‘Các vấn đề trong cuộc sống cũng giống

như thế này. Khi bạn giữ nó trong đâu vài phút thì không sao.

Nghĩ nhiều hơn, chúng làm bạn đau. Và nếu cố giữ thêm nữa,

chúng bắt đầu làm bạn tê liệt. Và bạn sẽ không thể làm gì được

nữa.’

Nghĩ đến những vấn đề trong cuộc sống là điều quan trọng, nhưng

điều quan trọng hơn là hãy nhớ ‘đặt chúng xuống’ vào cuối mỗi

ngày khi bạn đi ngủ.

Nhờ vậy, bạn tránh được stress để khởi đầu một ngày mới thật

tỉnh táo, khoẻ mạnh. Và đó là thứ giúp bạn có thể giải quyết mọi

vấn đề.

Lời trăn trối của một người cha

Đây là một lá thư riêng của Ông Tôn Vận Tuyền, Viện trưởng

viên Quốc Gia Hành Chánh, một chánh khách nổi tiếng Trung

Hoa Dân Quốc (Đài Loan) gởi cho các con của ông lúc ông còn

sống. Bây giờ mới thấy lưu hành trên mạng Internet, được nhiều

phụ huynh đọc và cảm xúc sâu đậm. Thật sự lá thư này nên được

phổ biến để mọi người cùng đọc và suy ngẫm. Nếu được dịch sang

tiếng Anh để thế hệ con cháu đọc thì càng hay.

"KIẾP SAU, DÙ CÓ THƯƠNG HAY KHÔNG THƯƠNG,

CŨNG KHÔNG CÒN DỊP GẶP LẠI NHAU ĐÂU "...

Tôn Vận Tuyền để lại những lời căn dặn như sau:

Các Con thân mến,

Viết những điều căn dặn nầy, cha dựa trên 3 nguyên tắc như sau:

1. Đời sống là vô thường, không ai biết trước mình sống được

bao lâu, có những việc cần nếu được nói ra sớm để hiểu thì hay

hơn.

2. Cha là cha của các con, nếu cha không nói ra thì chắc không

ai nói với các con những việc này đâu!

3. Những điều căn dặn để ghi nhớ này là kết quả bao kinh

nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời của bản thân

mà cha ghi nhận được, nó sẽ giúp các con không phạm những

nhầm lẫn có thể tránh được trên con đường trưởng thành của các

con.

Dưới đây là những điều nên

ghi nhớ trong cuộc đời :

1. Nếu có người đối xử không tốt với con, đừng thèm để tâm

cho mất thời giờ. Trong cuộc đời nầy, không ai có bổn phận phải

đối xử tốt với con cả, ngoại trừ cha và mẹ của các con. Nếu có

người đối xử tốt với con, ngoài việc các con phải biết ơn, trân quý,

các con cũng nên thận trọng một chút, vì người đời thường làm

việc gì cũng có mục đích của nó, chớ có vội vàng cho là bạn tốt của

mình ngay.

2. Kh ông có ng ười nào m à không thể thay thế được cả,

không có vật gì mà nhất thiết phải sở hữu, bám chặt lấy nó.Nếu

hiểu rõ được nguyên lý này, thì sau này trong cuộc đời, lỡ người

bạn đời không còn muốn cùng đi trọn cuộc đời, hay vì lý do gì con

bị mất đi những gì trân quý nhất trong đời con, thì cũng nên hiểu,

đó cũng không phải là chuyện trời sập.

3. Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay ta để lãng phí thời gian,

mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất

rồi! Cho nên, nếu ta càng biết trân quý sinh mạng của mình càng

sớm, thì ta được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn. Trông

mong được sống trường thọ, chi bằng mình cứ tận hưởng cuộc đời

mình ngay từ bây giờ.

4. Trên đời nầy chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Ái

tình chẳng qua chỉ là một cảm xúc nhất thời, cảm giác này, tuyệt

đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà biến thiên, thay đổi. Nếu

người yêu bất diệt rời bỏ con rồi, hãy chịu khó nhẫn nại một chút,

để thời gian dần dần trôi qua, để tâm tư mình từ từ lắng đọng, cái

đau khổ cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi.Kh ông n ên cứ ôm ấp c ái ảo

ảnh y êu th ư ơng m ại, cũng kh ông n ên qu á bi lụy vì thất tình.

5. Tuy có nhiều người trên thế giới này thành công, nổi tiếng

mà chẳng có học hành gì nhiều, chẳng có bằng cấp cao, nhưng

điều đó không có nghĩa là không cần học hành cũng sẽ thành

công.Kiến thức đạt được do việc học hành, giáo dục là vũ khí

trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp với bàn tay trắng,

nhưng không thể trong tay không có gì. Nên nhớ kỹ điều này !

6. Cha không yêu cầu các con phải phụng dưỡng cha trong

quãng đời còn lại của cha sau nầy. Ngược lại, cha cũng không thể

bảo bọc quãng đời sau này của các con. Lúc các con đã trưởng

thành, độc lập, đó cũng là lúc cha đã làm tròn bổn phận của cha.

Sau này các con có đi xe bus công cộng hay đi xe hơi nhà, các con

ăn soup vi cá hay ăn mì gói, đều là trách nhiệm của các con.

7. Các con có thể yêu cầu mình phải giữ gìn chữ TÍN, nhưng

không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình.Các con có

thể yêu cầu mình phải đối xử TỐT với người khác, nhưng không

thể k ỳ vọng người khác phải đối xử TỐT với mình.M ình đối xử

với người ta như thế nào, không có nghĩa là người ta sẽ đối xử lại

với mình như thế ấy. Nếu không hiểu rõ được điều nầy, sẽ tự

chuốc lấy buồn phiền cho mình.

8. Trong mười mấy, hai mươi năm nay, cha tuần nào cũng mua

vé số, nhưng vẫn nghèo trắng tay, điều này chứng tỏ muốn giàu

có, phải siêng năng làm ăn mới khá được. Trên thế gian này

không có cái gì miễn phí cả.

9. Sum họp gia đình, thân thích đều là duyên phận, bất luận

trong kiếp nầy chúng ta sống chung với nhau được bao lâu, như

thế nào, nên trân quý khoảng thời gian chúng ta được chung sống

với nhau. Kiếp sau, dù ta có thương hay không thương, cũng

không có dịp gặp lại nhau đâu.