70
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CHÍNH SÁCH CÔNG VIỆT NAM 2010 KINH TẾ VI MÔ CHO CHÍNH SÁCH CÔNG PGS. HUI Weng Tat

Day 2 hwt 2010 vn

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Day 2 hwt 2010 vn

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CHÍNH SÁCH CÔNG VIỆT NAM 2010

KINH TẾ VI MÔ CHO CHÍNH SÁCH CÔNG

PGS. HUI Weng Tat

Page 2: Day 2 hwt 2010 vn

Cầu và Cung

Mục đích: Các khái niệm cơ bản Các nội dung cơ bản về cầu và

cung Cơ chế vận động của thị trường Điều kiện để phân bổ các nguồn

lực một cách hiệu quả

Page 3: Day 2 hwt 2010 vn

Chìa khóa để có những quyết Chìa khóa để có những quyết định sáng suốt hơnđịnh sáng suốt hơn

Tính đến những chi phí ẩn Không tính các chi phí đã bỏ ra Sử dụng các giá trị tuyệt đối Hiểu rõ sự khác nhau giữa giá trị trung

bình và cận biên

Page 4: Day 2 hwt 2010 vn

Sự khan hiếm & Chi phí Cơ hội Sự khan hiếm đòi hỏi phải lựa chọn và đánh đổi; Việc lựa chọn và đánh đổi dẫn đến chi phí cơ hội Chi phí cơ hội là giá trị của phương án thay thế

tốt nhất đã bị bỏ lỡ Cái giá thật sự của một quyết định là chi phí cơ

hội

Cái gì tôi phải từ bỏ để đạt được cái đó?

Giá trị của phương án thay thế tốt nhất đã bị bỏ lỡ do quyết định đó là gì?

Page 5: Day 2 hwt 2010 vn

Cách xử lý chi phí đã bỏ raCách xử lý chi phí đã bỏ ra Nhầm lẫn về chi phí đã bỏ ra: tính là chi phí thực

trong khi nên tính bằng 0 Quá lệ thuộc vào số tiền đã chi ra – chi thêm tiền vô

ích

• Tiếp tục với trò chơi khi bị thương?

• Cứ níu giữ những khoản đầu tư không hiệu quả, khó kết thúc các dự án tồi

Câu hỏi đặt ra:

Cần làm gì bây giờ nếu bạn được hưởng điều đó miễn phí?

Chi phí còn lại phải bỏ ra cho dự án là bao nhiêu, và lợi ích từ giờ cho đến khi hoàn thành dự án là gì?

Page 6: Day 2 hwt 2010 vn

So sánh chi phí và lợi íchSo sánh chi phí và lợi ích

• Cân nhắc tiết kiệm chi phí từ 2 hành vi mua sắm riêng biệt

• Bạn có đến tận trung tâm thành phố để mua cái máy tính xách tay đó không?

• Chi phí và lợi ích cần được so sánh theo giá trị tuyệt đối chứ không theo tỉ lệ phần trăm

Cửa hàng địa phương

Trung tâm thành phố

8GB flashdrive $20 $10

Máy tính xách tay $2000 $1990

Page 7: Day 2 hwt 2010 vn

Các giá trị biên

Các giá trị biên có ảnh hưởng, tác động đến quá trình ra quyết định

Lợi ích biên – lợi ích tăng thêm hoặc sự hài lòng tăng thêm khi tiêu dùng thêm một đơn vị sản phẩm

Chi phí biên – chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm

Nguồn lực được phân bổ hiệu quả khi lợi ích biên = chi phí biên

Page 8: Day 2 hwt 2010 vn

Sử dụng các giá trị biênSử dụng các giá trị biên

Số thuyền

Doanh thu trung

bình

Chi phí trung bình

1 300 100

2 240 100

3 200 100

4 170 100

5 140 100

6 120 100

7 100 100

Bạn sẽ vận hành bao nhiêu thuyền để tối đa hóa lợi nhuận của mình?

Page 9: Day 2 hwt 2010 vn

Sử dụng các giá trị biênSử dụng các giá trị biên

Số thuyền Doanh thu TB

Tổng doanh thu

Doanh thu biên

Chi phí TB Tổng chi phí

1 300 300 300 100 100

2 240 480 180 100 200

3 200 600 120 100 300

4 170 680 80 100 400

5 140 700 20 100 500

6 120 720 20 100 600

7 100 700 -20 100 700

Page 10: Day 2 hwt 2010 vn

Cầu Biểu cầu cho biết số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà

người tiêu dùng sẵn lòng và có đủ khả năng mua ở các mức giá khác nhau.

Mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu trong một giai đoạn thời gian nhất định, giả định các yếu tố khác không đổi

Luật cầu – lượng cầu đối với một hàng hóa sẽ tăng lên khi giá giảm xuống

Hiệu ứng thay thế: người tiêu dùng có xu hướng tăng mua hàng hóa có giá tương đối rẻ hơn và giảm mua hàng hóa kia.

Hiệu ứng thu nhập: khiến người tiêu dùng cảm thấy giàu có hơn khi họ có thể mua nhiều hàng hóa hơn bằng tiền của mình.

Đường cầu là đường đồ thị thể hiện quan hệ cầu.

Page 11: Day 2 hwt 2010 vn

Đường cầu

0

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

12,000

14,000

16,000

18,000

0 10 20 30 40

Số lượng

Giá

Giá Lượng cầu

5.000 35

7.000 28

9.000 21

11.000 16

13.000 12

15.000 9

17.000 7

Page 12: Day 2 hwt 2010 vn

Đường CầuĐường Cầu Đường cầu biểu diễn (các) mức tiền mà người

mua sẵn sàng chi trả (WTP) để mua thêm 1 đơn vị hàng hóa. WTP thể hiện lợi ích biên từ việc tiêu dùng, WTP giảm khi số lượng tiêu dùng tăng.

Phần diện tích phía dưới đường cầu (cá nhân) mô tả tổng lợi ích đối với cá nhân

Cầu thị trường là tổng của toàn bộ cầu cá nhân. Phần diện tích phía dưới đường cầu thị trường

mô tả tổng lợi ích đối với xã hội.

Page 13: Day 2 hwt 2010 vn

Đường Cầu – Giải thíchĐường Cầu – Giải thích

• Phần diện tích phía dưới đường cầu mô tả tổng lợi ích có được từ tiêu dùng

Giá

Số lượng

P*

D

Page 14: Day 2 hwt 2010 vn

Cung Biểu cung cho biết số lượng một hàng hóa mà nhà

sản xuất sẵn sàng và có thể bán ở các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định, các yếu tố khác không đổi.

Đường cung thể hiện mối quan hệ đồ thị giữa giá và lượng cung.

Mối tương quan tỷ lệ thuận giữa giá và lượng cầu là do: Động cơ lợi nhuận: khi giá của một sản phẩm tăng

lên, nhà sản xuất sẵn sàng sản xuất ra nhiều hơn để thu được lợi nhuận cao hơn.

Chi phí tăng lên: Khi vượt qua một ngưỡng sản lượng nhất định, nhà sản xuất gặp phải tình huống: với mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất thêm thì chi phí lại cao hơn, do đó phải bán giá cao hơn khi cung cấp sản lượng lớn hơn.

Page 15: Day 2 hwt 2010 vn

Đường cung

10, 500016, 7000

21, 900025, 11000

29, 1300032, 15000

34, 17000

0

5,000

10,000

15,000

20,000

0 10 20 30 40

Số lượng

Giá

Giá Số lượng

5,000 10

7,000 16

9,000 21

11,000 25

13,000 29

15,000 32

17,000 34

Page 16: Day 2 hwt 2010 vn

CungCung

Đường cung thể hiện mức giá tối thiểu mà nhà sản xuất sẵn sàng bán thêm mỗi đơn vị hàng hóa. Trong thị trường cạnh tranh, mức giá tối thiểu đó bằng chi phí biên để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa.

Phần diện tích phía dưới đường cung mô tả tổng chi phí đối với nhà sản xuất

Chúng ta tập hợp các đường cung cá nhân để hình thành cung của toàn thị trường

Phần phía dưới đường cung thị trường mô tả tổng chi phí đối với xã hội

Page 17: Day 2 hwt 2010 vn

Đường Cung – Giải thíchĐường Cung – Giải thích

Phần diện tích phía dưới đường cung thể hiện tổng chi phí đối với nhà sản xuất

Giá

Số lượng

P*

S

Page 18: Day 2 hwt 2010 vn

Cân bằng thị trường

0

5,000

10,000

15,000

20,000

0 10 20 30 40

Số lượng

Giá

CungCung

CầuCầu

Ở trạng thái cân bằngCầu không dư thừa, cũng không thiếu hụtCung không dư thừa, cũng không thiếu hụtLượng cung bằng lượng cầu

21,9000

Page 19: Day 2 hwt 2010 vn

Giá

Lượng

P*

P1

Dư cung

Bóp méo thị Bóp méo thị trường: trường: Áp đặt giá sànÁp đặt giá sàn

Page 20: Day 2 hwt 2010 vn

Giá

Lượng

P*

P2

Dư cầu

Bóp méo thị Bóp méo thị trường: trường: Áp đặt giá trầnÁp đặt giá trần

Page 21: Day 2 hwt 2010 vn

Thặng dư tiêu dùng & thặng dư sản xuất

• Khi nhà nước áp dụng việc kiểm soát giá, một số người sẽ được lợi còn những người khác thì không

• Tác động như thế nào lên toàn xã hội?– Liệu tổng phúc lợi tăng lên hay giảm đi và ở

mức bao nhiêu?

• Cần phải có một cách thức để đo lường những lợi ích và tổn hại từ các chính sách của chính phủ

Page 22: Day 2 hwt 2010 vn

Thặng dư tiêu dùng • Thặng dư tiêu dùng (CS) là mức chênh lệch

về lợi ích hoặc giá trị mà người tiêu dùng nhận được so với mức họ chi trả để mua hàng hóa

• Thặng dư tiêu dùng có thể được đo bằng phần diện tích nằm dưới đường cầu thị trường và trên đường giá thị trường

• Thặng dư tiêu dùng thể hiện tổng lợi ích ròng đối với người tiêu dùng, tức là chênh lệch giữa mức giá tối đa mà người mua sẵn sàng trả và mức giá thị trường mà họ phải trả

• Thay đổi trong phúc lợi của người tiêu dùng có thể được đánh giá bằng thay đổi trong thặng dư tiêu dùng

Page 23: Day 2 hwt 2010 vn

Người tiêu dùng (NTD) A sẵn sàng chi trả $10 để có được hàng hóa, do vậy được hưởng mức lợi ích $5.

NTD B hưởng mức lợi ích $2.

NTD C chỉ sẵn lòng chi trả ở đúng mức giá thị trường, do vậy không được lợi ích nào.

Thặng dư tiêu dùng là phần diện tích sẫm màu nằm giữa đường cầu và giá thị trường.

Đo lường Thặng dư Tiêu dùng Đo lường Thặng dư Tiêu dùng

Giá

Lượng

Thặng dư tiêu dùng

NTD A NTD B NTD C

Page 24: Day 2 hwt 2010 vn

Thặng dư sản xuấtThặng dư sản xuất

• Thặng dư sản xuất (PS): là sự chênh lệch giữa mức giá tối thiểu mà nhà sản xuất sẵn sàng bán sản phẩm và mức giá thị trường.

• Thặng dư sản xuất có thể được đo bằng phần diện tích nằm giữa đường cung và đường giá thị trường

• Thặng dư sản xuất thể hiện tổng lợi ích ròng của nhà sản xuất, tức là chênh lệch giữa tổng giá trị mà nhà sản xuất nhận được từ việc bán hàng và tổng chi phí sản xuất hàng hóa.

• Thay đổi trong phúc lợi của nhà sản xuất có thể được đánh giá bằng thay đổi trong thặng dư sản xuất

Page 25: Day 2 hwt 2010 vn

Thặng dư sản xuấtThặng dư sản xuấtGiá

Số lượng

P*

S

PSPS

Page 26: Day 2 hwt 2010 vn

Thặng dư xã hộiThặng dư xã hội

• Hiệu quả của chính sách xã hội có thể được đánh giá bằng sự thay đổi trong thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất

• Thặng dư xã hội hay Tổng thặng dư kinh tế: là tổng của Thặng dư tiêu dùng và Thặng dư sản xuất của mọi người tiêu dùng và mọi nhà sản xuất trên thị trường Chính sách xã hội phải hướng tới mục tiêu tối đa hóa thặng dư xã hội

• Tổn thất do kém hiệu quả (DWL): là những tổn thất về thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất do việc phân bổ nguồn lực kém hiệu quả. Các chính sách tốt thường đặt mục tiêu làm giảm loại tổn thất này

Page 27: Day 2 hwt 2010 vn

Thặng dư xã hội đạt mức tối đa khi thị trường cân bằng

• Thặng dư tiêu dùng (CS)• Thặng dư sản xuất (PS)• Thặng dư xã hội = CS+PS • Khi thị trường cân bằng,

thặng dư xã hội được tối đa hóa

Giá cả

Lượng

P*

CS

PS

Page 28: Day 2 hwt 2010 vn

Giá

Lượng

P*

Pmax

Dư cầu

Tổn thất do kém hiệu quả, do áp đặt giá trần

S

D

CSCS

PSPS

DWLDWL

∆CS = A – B∆PS = – A – C∆SS = – B – C

A

B

C

Page 29: Day 2 hwt 2010 vn

Tóm tắtTóm tắt

Cơ chế thị trường quyết định giá cả như một hàm số của lượng cung và lượng cầu

Thị trường cân bằng ở mức giá mà cầu và cung bằng nhau – điểm giao nhau giữa đường cầu và đường cung

Ở điểm cân bằng, không có xu hướng mua hoặc bán nhiều hơn tại mức giá đang diễn ra

Thặng dư xã hội được tối đa hóa tại điểm thị trường cân bằng

Kiểm soát giá sẽ làm giảm thặng dư xã hội

Page 30: Day 2 hwt 2010 vn

Thuế và Chính sách thương mại Thuế và Chính sách thương mại

Mục đích Tìm hiểu các can thiệp chính sách sẽ điều chỉnh

hành vi của nhà sản xuất và người tiêu dùng cũng như điều chỉnh việc phân bổ nguồn lực như thế nào

Hiểu được các tác động của các công cụ chính mà các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng: thuế và trợ cấp

Tìm hiểu tác động của thuế nhập khẩu hay thuế quan đối với phúc lợi

Page 31: Day 2 hwt 2010 vn

Thuế gián thuThuế gián thu Thuế gián thu

- là một loại thuế bắt buộc đánh vào chi tiêu- đánh trên giá bán của sản phẩm - làm tăng chi phí của nhà sản xuất, làm dịch chuyển đường cung sản phẩm lên phía trên một khoảng cách bằng số thuế phải nộp

Hai loại thuế gián thu:• Thuế suất tuyệt đối

- là mức tiền thuế cố định trên một đơn vị sản phẩm - làm cho đường cung dịch chuyển (song song) lên trên một khoảng cách bằng số tiền thuế

• Thuế suất tương đối - là tiền thuế đánh theo tỷ lệ phần trăm trên giá bán sản phẩm - làm cho đường cung dịch lên phía trên một khoảng cách bằng số tiền thuế, nhưng không song song - ở mức giá càng cao thì khoảng cách giữa đường cung mới và đường cung cũ càng lớn

Page 32: Day 2 hwt 2010 vn

Lượng

S (Cung trước S (Cung trước thuế)thuế)

SS1 1 (Cung sau khi có (Cung sau khi có thuế)thuế)

Thuế

Giá

PB

P0

Ps

Q1 Q0

Tác động của Thuế suất Tác động của Thuế suất tuyệt đốituyệt đối

Thuế tạo ra “sự chênh lệch” giữa số tiền mà người tiêu dùng trả và số tiền mà doanh nghiệp thực sự nhận được. Người tiêu dùng và nhà sản xuất mỗi bên chịu một phần thuế. Số thuế mà người tiêu dùng phải chịu là (PB – P0).Số thuế mà nhà sản xuất phải chịu là (P0 – PS).

D

Page 33: Day 2 hwt 2010 vn

Lượng

S (Cung trước thuế)

S1 (Cung sau khi có thuế)

Thuế

Giá

PB

P0

Ps

Q1 Q0

D

Tổn thất do kém hiệu quả

Tác động của Thuế suất Tác động của Thuế suất tuyệt đốituyệt đối

Page 34: Day 2 hwt 2010 vn

Thuế và phúc lợiThuế và phúc lợi

Việc đánh thuế làm giảm sản lượng và tái phân bổ sản xuất sang các khu vực khác

Việc tái phân bổ ở đây đồng nghĩa với việc bỏ qua một số giao dịch có lợi cho cả hai bên mua và bán.

Việc đánh thuế làm giảm tổng phúc lợi kinh tế

Thuế góp phần làm tăng thu NS nhưng làm giảm phúc lợi của người tiêu dùng và nhà sản xuất.

Page 35: Day 2 hwt 2010 vn

Trợ cấpTrợ cấp

Trợ cấp – là một khoản tiền chính phủ trả cho nhà sản xuất để khuyến khích sản xuất hoặc để hạ thấp giá của một số hàng hóa nhất định

Một khoản trợ cấp có tác dụng làm giảm chi phí sản xuất - nên đây được coi là một loại thuế âm

Trợ cấp trên một đơn vị sản phẩm có tác động tương tự như thuế, nhưng theo chiều ngược lại

Chúng ta có thể nhìn nhận sự thay đổi từ góc độ người bán hoặc người mua. Từ góc độ người mua, trợ cấp làm tăng cung

Ai được lợi và ai bị thiệt hại từ trợ cấp? Tại sao? Như thế nào?

Page 36: Day 2 hwt 2010 vn

Lượng

SS22 (Cung sau khi có trợ (Cung sau khi có trợ

cấp)cấp)

SS11 (Cung )(Cung )

Trợ cấp

Giá

PP00

Q0

PPBB

Q1

Cầu

PPSS

Trợ cấp làm đường cung dịch chuyển sang phải, từ đường S1 sang đường S2 Giá cân bằng giảm từ P0 xuống PB Sản lượng tăng từ Q0 lên Q1

Tác động của trợ cấpTác động của trợ cấp

Page 37: Day 2 hwt 2010 vn

Thảo luậnThảo luận

Việt Nam phải chịu những chi phí gì do việc đánh thuế nhập khẩu? Ai được lợi từ việc đánh thuế nhập khẩu? Lợi như thế nào? Tại sao?

Tại sao các nước lại áp đặt các hàng rào (thuế quan là một ví dụ) để cản trở thương mại tự do? Ai được lợi và ai bị thiệt hại khi tháo bỏ hàng rào thuế quan theo quy định của WTO? Tại sao? Như thế nào?

Page 38: Day 2 hwt 2010 vn

Thương mại và Thuế quan nhập khẩuThương mại và Thuế quan nhập khẩu

Việc mở cửa, tự do hóa thương mại dẫn đến giá cả trong nước biến động theo giá cả thế giới

Các biện pháp hạn chế dòng lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ có tác dụng tương tự như thuế

Một biện pháp bảo hộ phổ biến là thuế quan, một loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu

Thuế quan hay hạn ngạch đều dẫn đến tổn thất phúc lợi xã hội do kém hiệu quả

Page 39: Day 2 hwt 2010 vn

Khi có thương mại tự do, giá thị trường trong nước giảm xuống PW (giá thế giới).

Lượng cầu = Q1

Lượng cung = Q2.

Lượng nhập khẩu = Q1- Q2

Giá

Lượng

PD

QD Q1Q2

PW

E0

E1E2

∆CS = PDE0E1PW

∆PS = -PDE0E2PW

∆SS = E0E1E2

Nhập khẩuSản xuất trong nước

Cân bằng thị trường trong điều Cân bằng thị trường trong điều kiện thương mại tự dokiện thương mại tự do

Page 40: Day 2 hwt 2010 vn

B D

Thuế quan làm tăng giá đối với người tiêu dùngPR= PW + t

Cung trong nước tăng tới Q3

Cầu trong nước tới Q4

Chính phủ thu được thuế=t x (Q4 – Q3) = D

Giá

LượngQ4

Q3

PW

PR

Q1Q2

A

ΔPS = AΔCS = – A – B – C – DΔSS = – B – C

C

Tác động của thuế quan Tác động của thuế quan đối với phúc lợiđối với phúc lợi

Page 41: Day 2 hwt 2010 vn

Tổng kếtTổng kết

Mô hình thị trường cạnh tranh hoàn hảo dẫn đến việc tối đa hóa thặng dư xã hội ròng

Những thay đổi trong thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu là nền tảng cho việc xác định tác động đối với phúc lợi xã hội của các chính sách công

Thuế và trợ cấp điều chỉnh hành vi của nhà sản xuất và người tiêu dùng dẫn đến tổn thất xã hội do kém hiệu quả trong việc phân bổ các nguồn lực

Thương mại tự do làm tăng thặng dư xã hội ròng trong khi đó thuế quan và hạn ngạch sẽ làm giảm tổng thặng dư kinh tế

Tuy nhiên thị trường cũng có thể thất bại trong việc tự điều tiết

Page 42: Day 2 hwt 2010 vn

Thất bại thị trườngThất bại thị trường

Mục đích Tìm hiểu về thất bại thị trường và sự dịch

chuyển/di chuyển ra khỏi vị trí cân bằng thị trường cạnh tranh do các ngoại ứng tích cực và tiêu cực, hàng hóa công cộng

Tìm hiểu các ý nghĩa chính sách từ các ví dụ thực tế

Page 43: Day 2 hwt 2010 vn

Ngoại ứngNgoại ứng

Ngoại ứng là những tác động có lợi hoặc gây hại xảy ra cho một bên thứ ba không trực tiếp tham gia vào việc sản xuất hoặc trao đổi trên thị trường đối với một sản phẩm.

Ngoại ứng có thể tích cực (có lợi) hoặc tiêu cực (có hại).

Ngoại ứng có thể nảy sinh từ sản xuất hay tiêu dùng

Page 44: Day 2 hwt 2010 vn

Các loại ngoại ứngCác loại ngoại ứng

Ngoại ứng

tích cực

Ngoại ứng

tiêu cực

Sản xuấtSản xuất • Phát triển các công nghệ sản xuất không gây ô nhiễm

• Trồng một khu vườn đẹp

• Ô nhiễm nước

• Tiếng ồn

Tiêu dùngTiêu dùng • Tiêm vắc-xin phòng cúm

• Giáo dục và đào tạo

•Hút thuốc lá

•Nghiện ma túy

Page 45: Day 2 hwt 2010 vn

Ngoại ứng tích cựcNgoại ứng tích cực

Ngoại ứng tích cực đem lại các lợi ích cho một bên thứ ba không trực tiếp tham gia vào việc sản xuất hay tiêu dùng một hàng hóa và không phải trả tiền cho các lợi ích hay hàng hóa đó

Nên tính ngoại ứng tích cực vào các phúc lợi cá nhân của nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng để phản ánh đầy đủ các ích lợi cho xã hội

Lợi ích biên của xã hội (MSB) = Lợi ích biên của cá nhân (MPB) + Lợi ích do ngoại ứng (EB)

Nếu EB > 0 MSB > MPB

Page 46: Day 2 hwt 2010 vn

Ngoại ứng tiêu cựcNgoại ứng tiêu cực Ngoại ứng tiêu cực đem lại các tác

động phụ bất lợi và làm tăng chi phí từ bên ngoài cho một bên thứ ba mà không được bồi hoàn.

Chi phí này phải được tính vào với chi phí cá nhân của nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng để thể hiện tổng chi phí cho toàn xã hội: ví dụ, ô nhiễm do xe hơi. Chi phí xã hội biên (MSC) = Chi phí cá nhân biên (MPC) + Chi phí do ngoại ứng (EC)

nếu EC > 0 MSC > MPC

Page 47: Day 2 hwt 2010 vn

Ngoại ứng và hiệu quảNgoại ứng và hiệu quả Chi phí xã hội lớn hơn chi phí cá nhân khi

các nhà sản xuất riêng lẻ không tính đến tác động của ngoại ứng tiêu cực trong các tính toán của mình.

Mức sản lượng tối ưu cá nhân do đó lớn hơn mức sản lượng tối ưu xã hội.

Nếu để thị trường tự vận động, nó sẽ có xu hướng sản xuất quá nhiều hàng hóa và dịch vụ có ngoại ứng tiêu cực

Page 48: Day 2 hwt 2010 vn

Cung: Chi phí cá nhân

Chi phí xã hội

Ngoại ứng tiêu cực làm cho đường chi phí xã hội nằm ở phía trên đường chi phí cá nhân

Cầu: lợi ích cá nhân= lợi ích xã hội

Q2 Q1 Sản lượng

Chi phíDoanh thu

Tác động của Ngoại ứng tiêu cựcTác động của Ngoại ứng tiêu cực

P1

P2

Chi phí do ngoại ứng

Sản lượng tối ưu xã hội thấp hơn sản lượng hiện thời

Page 49: Day 2 hwt 2010 vn

Đưa ngoại ứng vào các tính toán cá nhânĐưa ngoại ứng vào các tính toán cá nhân

Các cách thức tiếp cận để giải quyết vấn đề ngoại ứng:• Đàm phán, thương thuyết cá nhân• Các quy định, quy trình pháp lý• Kiểm soát trực tiếp của chính phủ• Các loại thuế và trợ cấp do chính phủ đặt ra • Tạo ra thị trường thông qua quyền sở hữu

tài sản

Page 50: Day 2 hwt 2010 vn

Ngoại ứng: các lựa chọn chính Ngoại ứng: các lựa chọn chính sáchsách

Thuế và trợ cấp: Vai trò chính của chính sách là cân bằng chi phí xã hội biên và lợi ích xã hội biên

Với những doanh nghiệp gây ra ngoại ứng tiêu cực, cần đánh thuế để hạn chế sản xuất; còn với các doanh nghiệp tạo ra ngoại ứng tích cực, cần trợ cấp để khuyến khích sản xuất

Với một hàng hóa mà chi phí xã hội biên (MSC) lớn hơn chi phí cá nhân (MC) thì thuế đánh vào sản xuất hay tiêu dùng hàng hóa đó có thể buộc doanh nghiệp phải giảm sản lượng xuống mức sản lượng xã hội tối ưu.

Vấn đề chính là việc thu thập đủ thông tin thực tế để có thể áp đúng loại thuế.

Page 51: Day 2 hwt 2010 vn

Cung: Chi phí cá nhânChi phí xã hội

Cầu: Lợi ích cá nhân= lợi ích xã hội

Q2 Q1 Sản lượng

Chi phíDoanh thu

Thuế đánh vào doanh nghiệp gây ra ngoại ứng tiêu cựcThuế đánh vào doanh nghiệp gây ra ngoại ứng tiêu cực

P1

P2

Tax

Cung: Chi phí cá nhân + Thuế

Page 52: Day 2 hwt 2010 vn

Ngoại ứng: các quyền sở hữu tài Ngoại ứng: các quyền sở hữu tài sảnsản

Quyền sở hữu tài sản: xác lập chủ sở hữu hợp pháp của một nguồn lực

Có hai loại quyền sở hữu• Tài sản chung• Tài sản riêng

Tài sản chung do toàn xã hội sở hữu trong khi tài sản riêng do các cá nhân sở hữu.

Cha chung không ai khóc: các nguồn lực là tài sản chung – không ai có động cơ nào trong việc tính toán xem việc họ sử dụng tài sản chung có thể ảnh hưởng đến những người khác như thế nào. Điều này dẫn đến tính kém hiệu quả, sử dụng quá mức và ô nhiễm, hoặc dẫn đến cạn kiệt nguồn lực. Việc sử dụng vượt quá mức độ hiệu quả.

Giải pháp: đưa chi phí do ngoại ứng gây ra vào chi phí cá nhân. Cho phép một chủ sở hữu quản lý nguồn lực thông qua các quyền sở hữu tài sản cá nhân. Chủ sở hữu sẽ phải trả mức phí cho việc sử dụng nguồn lực và mức phí này bằng với chi phí biên để đảm bảo rằng các chi phí xã hội được tính gộp vào chi phí cá nhân.

Có thể thu được hiệu quả kinh tế khi các quyền sở hữu tài sản được xác định rõ.

Page 53: Day 2 hwt 2010 vn

Việc trao quyền sở hữu tài sản và kết quảViệc trao quyền sở hữu tài sản và kết quả

Phòng khám của một bác sĩ được đặt cạnh một hiệu bánh. Giá trị thuần của công việc khám bệnh là $60. Hiệu bánh có giá trị kinh doanh là $40 và rất ồn. Công việc khám bệnh của bác sĩ không thể hoạt động được trong môi trường ồn như vậy. Kết quả sẽ thế nào nếu (i) bác sĩ có quyền được bồi thường do thiệt hại vì tiếng ồn (ii) ông thợ làm bánh có quyền được gây ồn, với điều kiệna. không mất chi phí đàm phán b. có thể lắp đặt thiết bị cách âm cho phòng khám của bác sĩ, với chi phí $20

W T Hui LKYSPP 2009

Page 54: Day 2 hwt 2010 vn

Thảo luậnThảo luận Xem xét các trường hợp sau:

a. chất lượng đào tạo nhân viên của các công ty trong lĩnh vực tài chính b. hút thuốc trong văn phòng và các tòa nhà công cộng c. y tế và các hoạt động thể chất cá nhân d. tắc nghẽn giao thông trong thành phố

Yêu cầu với người học: i. Anh/chị hãy giải thích mức sản lượng/hoạt động thực tế trong mỗi trường hợp nói trên sẽ khác với mức sản lượng/hoạt động tối ưu đối với xã hội như thế nào. ii. Anh/chị đề xuất những biện pháp chính sách gì cho từng trường hợp nêu trên để đạt được mức sản lượng tối ưu đối với xã hội?iii. Ưu và nhược điểm của những biện pháp trên ?

Page 55: Day 2 hwt 2010 vn

Hàng hóa công cộngHàng hóa công cộng

2 đặc điểm của hàng hóa công cộng: • Không cạnh tranh: Việc sử dụng hàng hóa của

một cá nhân không làm giảm lượng hàng hóa mà người khác có thể sử dụng

• Không loại trừ: Không thể loại trừ ai khỏi việc sử dụng hàng hóa.

• Ý nghĩa:- lợi ích của xã hội từ hàng hóa đó lớn hơn lợi ích mà mỗi người mua hàng riêng lẻ thu được -vấn đề “người dùng chùa”: việc sử dụng hàng hóa công cộng tạo ra động cơ không chịu trả tiền cho việc sử dụng hàng hóa đó.

• Hàng hóa công cộng: là những hàng hóa mà ngoại ứng tích cực rất lớn nhưng thị trường tự do không cung cấp các hàng hóa đó

Page 56: Day 2 hwt 2010 vn

Các loại hàng hóaCác loại hàng hóa

Tính chấtccạnh ạnh tranhtranh

TTính chất ính chất loại trừloại trừ Có Không

Xe máy, nhà cửa Hồ cá, Đất thả gia súc, không khí sạch

Không

Cầu, Vệ tinh TV, VTV kỹ thuật số, bể bơi

Quốc phòng, Luật pháp và trật tự công cộng, Kiểm soát và phòng chống muỗi, kiểm soát và phòng chống SARS

Page 57: Day 2 hwt 2010 vn

Hàng hóa công cộng và Hàng hóa công cộng và thất bại thị trườngthất bại thị trường

Sẽ đạt được tính hiệu quả khi lợi ích cận biên bằng chi phí cận biên

Vì tính không loại trừ của hàng hóa công cộng nên những người ăn theo sẽ đánh giá thấp giá trị của hàng hóa hay dịch vụ để họ có thể hưởng lợi ích của hàng hóa đó mà không phải trả tiền

Tổng giá trị của hàng hóa công sẽ bị đánh giá thấp

Nếu để cho thị trường tự do điều chỉnh, thì hàng hóa công cộng sẽ không được cung cấp đủ, dẫn đến giảm phúc lợi xã hội

Số người tiêu dùng càng nhiều thì vấn đề người ăn theo (“dùng chùa”) càng nghiêm trọng

Page 58: Day 2 hwt 2010 vn

Hàng hóa Công cộng: Hàng hóa Công cộng: Lựa chọn chính sáchLựa chọn chính sách

Có cơ sở vững chắc ủng hộ việc chính phủ đứng ra cung cấp và chi trả cho hàng hóa công cộng.

Chính phủ phải ước lượng lợi ích xã hội từ việc tiêu dùng hàng hóa công cộng.

Hệ thống bầu cử là cơ hội để biết được lựa chọn công cộng của cử tri song các cuộc bầu cử hiếm khi chỉ chiến thắng thuần túy dựa trên kế hoạch chi tiêu của chính phủ và số cử tri tham gia bầu cử có thể rất thấp.

Người dân có thể thể hiện mong muốn của mình ở mức thấp hơn mong muốn thực tế vì nỗi e ngại phải nộp thuế. Vị trí của người “dùng chùa” sẽ dẫn đến việc ước tính không chính xác nhu cầu đối với hàng hóa công cộng và việc phân bổ không đủ nguồn lực để sản xuất hay bảo trì bảo dưỡng hàng hóa công cộng.

Page 59: Day 2 hwt 2010 vn

Thảo luậnThảo luận

Y tế và giáo dục có phải là hàng hóa công cộng hay không? Tại sao hầu hết các chính phủ cung cấp dịch vụ y tế và giáo dục miễn phí hoặc ở mức giá rất thấp?

Lấy ví dụ về dịch vụ cảnh sát hoặc an ninh. Dịch vụ này có nên là một dịch vụ công cộng hoàn toàn, hay một số mảng hoạt động có thể giao cho các công ty tư nhân?

Page 60: Day 2 hwt 2010 vn

Thông tin bất cân xứng và Thông tin bất cân xứng và Vấn đề quan hệ đại lý-uVấn đề quan hệ đại lý-uỷ thácỷ thác

Mục đích: Tìm hiểu tác động của thông tin bất cân xứng

đối với việc ra quyết định của người tiêu dùng và nhà sản xuất; lý do tại sao tình huống này lại dẫn đến một thất bại của thị trường

Page 61: Day 2 hwt 2010 vn

Thông tin bất cân xứngThông tin bất cân xứng Thông tin bất cân xứng diễn ra khi một bên trong

giao dịch biết nhiều thông tin hơn hoặc nắm được những thông tin tốt hơn bên kia.

Thông tin bất cân xứng: người bán một sản phẩm biết nhiều hơn người mua về chất lượng của sản phẩm đó, người công nhân biết nhiều hơn người thuê lao động về kỹ năng và khả năng của mình.

Một ví dụ về thông tin bất cân xứng dẫn đến thất bại thị trường và sự chuyển dịch khỏi vị trí cân bằng thị trường là lựa chọn chất lượng.

Thị trường “chanh*”: người bán nắm được nhiều thông tin, thông tin đầy đủ/ chính xác hơn là người mua về chất lượng sản phẩm – hàng hóa chất lượng thấp đẩy lùi hàng hóa chất lượng cao.

(* Ghi chú của người dịch: trong tiếng Anh, từ “chanh” là từ lóng dùng để chỉ các hàng hóa kém phẩm chất hoặc bị hỏng hóc nhưng được bán như những hàng hóa có chất lượng)

Page 62: Day 2 hwt 2010 vn

Chất lượng xấu đẩy lùi chất Chất lượng xấu đẩy lùi chất lượng tốtlượng tốt

Trên thị trường xe máy cũ có 50% số xe là chất lượng xấu và 50% là chất lượng tốt.

Chỉ có người bán hàng hiện tại là biết chất lượng của xe Người mua phải tự đoán chất lượng của xe: xác suất là

50:50 để mua phải một xe chất lượng xấu hoặc mua được xe chất lượng tốt

Người mua trả mức giá trung bình của hai loại giá. Khi khách hàng trả giá thấp hơn thì người bán xe máy chất

lượng tốt thường không muốn tham gia giao dịch, và ngược lại, giá đó lại thu hút người bán xe chất lượng thấp.

Ngoại ứng: việc bán xe máy chất lượng xấu ảnh hưởng đến suy nghĩ của người mua về chất lượng xe máy trung bình trên thị trường. Điều này làm giảm mức giá mà người mua sẵn sàng trả cho một chiếc xe máy trung bình và làm ảnh hưởng đến người bán những chiếc xe máy chất lượng tốt.

Page 63: Day 2 hwt 2010 vn

Lựa chọn bất lợiLựa chọn bất lợiLựa chọn bất lợi Xảy ra trước khi một giao dịch được hoàn tất. Bên hăng hái tham gia giao dịch nhất thường là

bên có nhiều khả năng sẽ gây ra những kết quả bất lợi nhất

Ví dụ: Trong tín dụng, lựa chọn bất lợi dẫn đến tình trạng số lượng khoản vay có rủi ro cao sẽ lớn hơn số lượng khoản vay có rủi ro thấp.

Người cho vay có thể quyết định không tiến hành cho vay nữa, mặc dù trên thị trường vẫn có các khách hàng có rủi ro tín dụng thấp.

Lựa chọn bất lợi và chương trình bảo hiểm y tế tự nguyện của Việt Nam

Page 64: Day 2 hwt 2010 vn

Phí bảo hiểm y tế tự nguyện tăng(15-01-2008) Viet Nam News

HCM — Chính phủ đã công bố tăng đồng loạt mức phí bảo hiểm y tế tự nguyện hàng năm. Theo quy định mới vừa có hiệu lực ngày hôm qua do Bộ Y tế và Tài chính ban hành, những người sống ở thành thị sẽ phải nộp mức phí là 320.000đồng (US$20), và người dân nông thôn nộp mức phí là 240.000đồng ($15), tăng 120.000 đồng ($7.5) so với cùng kỳ năm ngoái. Học sinh sẽ phải nộp mức phí là 120.000đồng đối với thành thị và 100.000đồng đối với nông thôn, tăng 50.000 đồng so với mức phí cũ.

Hoàng Kiến Thiết, trưởng phòng bảo hiểm y tế tự nguyện của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, cho biết thẻ bảo hiểm mới sẽ được bán từ tháng này và vào cuối mỗi tháng trong năm nay. Ông này còn cho biết thêm mức phí sẽ không cố định mà sẽ thay đổi từng năm phụ thuộc vào tình hình tài chính của quỹ. “Mức phí sau này thậm chí có thể còn cao hơn nữa nếu như quỹ hết tiền."

Page 65: Day 2 hwt 2010 vn

Phí bảo hiểm y tế tự nguyện tăng (tiếp)(15-01-2008) Viet Nam News

Mặc dù mức phí tăng lên, nhưng ngân sách nhà nước vẫn sẽ trợ cấp cho chương trình đến mức 800 tỉ đồng ($50 triệu) cho mỗi 1 triệu thẻ bảo hiểm y tế được phát hành.

Người ta dự tính rằng số người tham gia chương trình năm nay sẽ tăng gấp đôi năm ngoái, lên con số 2,8 triệu người. Tổng cộng có 13 triệu người có bảo hiểm y tế, trong đó bao gồm người lao động của các công ty sở hữu nhà nước và các doanh nghiệp khác, là đối tượng bảo hiểm y tế bắt buộc.

BHXH Việt Nam đã tạm thời ngừng bán thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện vào năm ngoái sau khi hết tiền. Điều này xảy ra do số người cần điều trị y tế tốn kém tăng cao.

Năm 2006, số tiền phí bảo hiểm thu được ở cả hai chương trình tự nguyện và bắt buộc là 4,4 ngàn tỉ đồng (270 triệu đô la), nhưng số tiền chi trả bảo hiểm đã cao hơn con số này tới 1,5 ngàn tỉ.

BHXH Việt Nam đã đề xuất với Chính phủ tăng mức phí bảo hiểm và áp đặt các chính sách và hạn chế khắt khe hơn đối với việc chi trả bảo hiểm cho các bệnh kinh niên.

Page 66: Day 2 hwt 2010 vn

Rủi ro đạo đứcRủi ro đạo đức

Rủi ro đạo đức Nảy sinh sau khi một giao dịch xảy ra Khi bạn đã đồng ý với một giao dịch, phía bên kia sẽ

có thể có những hành vi dẫn đến các kết quả bất lợi. Ví dụ: trong bảo hiểm, một khách hàng sau khi mua

bảo hiểm sức khỏe có thể không chú ý duy trì một lối sống lành mạnh như trước khi mua bảo hiểm.

Ví dụ: khi cho vay, một khoản vay có thể có rủi ro tín dụng thấp vào thời điểm cho vay; khoản vay này có khả năng trở thành một vụ vỡ nợ sau khi đã cho vay và không thể hoàn trả lại tiền vay.

Rủi ro đạo đức và lựa chọn bất lợi thường liên quan đến nhau

Page 67: Day 2 hwt 2010 vn

Vấn đề quan hệ đại lý-uVấn đề quan hệ đại lý-uỷ thácỷ thác

Vấn đề quan hệ đại lý-uỷ thác: Người ủy thác - người thuê những người khác

làm để giúp đạt được các mục tiêu của mình. Người đại lý – được thuê để làm tiến hành các

hoạt động Vì lợi ích của người ủy thác Vấn đề làm thế nào để khuyến khích, thúc đẩy

một bên hành động vì lợi ích của bên kia được gọi là “vấn đề quan hệ đại lý-uỷ thác”

Vấn đề quan hệ đại lý-uỷ thác nảy sinh trong các điều kiện bất cân xứng thông tin và thông tin không đầy đủ trong khi các chi phí phải bỏ ra để giám sát những yếu tố làm tăng hiệu quả lại quá cao.

Page 68: Day 2 hwt 2010 vn

Quan hệ đại lý-uQuan hệ đại lý-uỷ thácỷ thác: Các vấn đề chính sách

Ý nghĩa chính sách: Một cách để tránh vấn đề nảy sinh trong quan hệ đại lý-uỷ thác là thiết kế một hợp đồng khuyến khích người đại lý hoạt động một cách hiệu quả, năng suất, ràng buộc lợi ích của người đại lý với lợi ích của người chủ ủy thác.

• Công cụ quản lý dựa trên kết quả đã được ứng dụng rộng rãi cả trong khu vực tư nhân và khu vực công

Page 69: Day 2 hwt 2010 vn

Thông tin bất cân xứng: Thông tin bất cân xứng: Các vấn đề về chính sáchCác vấn đề về chính sách

Khủng hoảng tài chính và tình trạng thông tin bất cân xứng

Để giảm thiểu thông tin bất cân xứng, cần phải:

• Tăng cường thu thập thông tin và khả năng tiếp cận thông tin

• Tăng cường sự minh bạch • Nâng cao chất lượng của việc quản lý và

thông tin ra thị trường• Cải thiện các cơ chế khuyến khích lao động

Page 70: Day 2 hwt 2010 vn

Thảo luậnThảo luận

Các ngân hàng giải quyết những vấn đề lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức như thế nào?

Liệu có nguy cơ xảy ra rủi ro đạo đức trong khu vực ngân hàng Việt Nam không?

Liệu việc Nhà nước có sở hữu trong các ngân hàng sẽ làm tăng hay giảm rủi ro đạo đức và có giải quyết được vấn đề ‘người dùng chùa’ hay không?

Vấn đề quan hệ đại lý-ủy thác sẽ tác động như thế nào đến công tác quản lý trong các cơ quan Nhà nước?