48

Đ/c Đặng Thị Ngọc Thịnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Đ/c Đặng Thị Ngọc Thịnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tỉnh

Bà Rịa-Vũng Tàu tại Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàulần thứ V (2020 - 2025)

Đ/c Nguyễn Thị Yến - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu kết luận tại hội nghị đóng góp ý kiến đối với các dự thảo luật

THÔNG TINSINH HOẠT CHI BỘ MỤC LỤC

Địa chỉ: 198 Bạch Đằng, Thành phố Bà RịaĐT: 0254.3852229 - 0254.3727449Email: [email protected]

Ảnh bìa 1: Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và đại diện các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành hàng hải chụp hình lưu niệm, phía sau là tàu container Margrethe Maersk trọng tải 214,121 DWT

In 4.000 cuốn khổ 16 x 24 cm tại Công ty in Tuấn Nam (thành phố Hồ Chí Minh).

Giấy phép xuất bản số 10/GP-XBBT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp ngày 24/4/2020.

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

Một số kết quả chủ yếu Hội nghị lần thứ 13, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Bà Rịa - Vũng Tàu với cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940 - 23/11/2020).

Quan điểm, mục tiêu phát triển của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong giai đoạn 2020 - 2025.

KINH TẾ

Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2020.

Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục xây dựng mô hình phát triển kinh tế bền vững trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Nâng cao cảnh giác, chủ động, tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn và cho người khuyết tật.

QUỐC PHÒNG - AN NINH

Tăng cường công tác phối hợp giữa Quân đội và Công an trong xây dựng và bảo vệ các tuyến cơ động quân sự khu vực biên giới Tây Bắc hiện nay.

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay.

Đồng chí Nguyễn Thị Phượng, tấm gương sáng trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Định hướng nội dung sinh hoạt Chỉ thị 05-CT/TW.

Hỏi - đáp về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

ĐỊNH HƯỚNG TUYÊN TRUYỀN

TRAO ĐỔI - HỎI ĐÁP

Chính sách cán bộ.

TIN THẾ GIỚI

Thông điệp của Việt Nam tại Tuần lễ cấp cao khóa 75 Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 75.

Một số nét đáng chú ý về tình hình kinh tế thế giới.

Việt Nam kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm vận đơn phương của Mỹ đối với Cuba.

VĂN BẢN MỚI

Chỉ thị về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020 - 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

112020

4.

8.

11.

15.

18.

21.

25.

23.

45.

29.

31.33.34.

36.

40.42.

37.

27.

HUỲNH BÁCH CHIẾN

NGUYỄN VĂN XINH

NGUYỄN VĂN THẮNG

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Chỉ đạo thực hiện

Biên tập:

4 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

Một số kết quả chủ yếuHội nghị lần thứ 13, Ban Chấp hành

Trung ương Đảng khoá XII

Từ ngày 05 - 09/10/2020, tại thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khóa XII họp Hội nghị lần thứ 13. Hội nghị đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra, trong đó tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

1. Về kinh tế-xã hội năm 2020-2021Ban Chấp hành Trung ương

thống nhất nhận định: Trong 9 tháng năm 2020, tình hình đại dịch Covid-19 trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suy thoái nặng nề, tăng trưởng âm; thương mại thế giới sụt giảm

nghiêm trọng; thị trường tài chính biến động bất thường, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Kinh tế-xã hội nước ta bị ảnh hưởng lớn, khó có thể hoàn thành được toàn bộ các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đã đề ra cho năm 2020 và 5 năm 2016-2020.

Trước nhiều khó khăn và thách thức, nhờ sự nỗ lực phấn đấu, đóng góp to lớn, bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, Việt Nam được bạn bè quốc tế coi là điểm sáng về phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp đã được ban hành kịp thời và tổ chức thực hiện tốt để duy trì các hoạt động sản xuất kinh

Toàn cảnh Bê mạc hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

5Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

doanh, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm tiếp tục được tập trung chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục được duy trì, đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; chủ quyền quốc gia, môi trường hòa bình, ổn định và thuận lợi cho phát triển đất nước được giữ vững…

Tuy nhiên, kinh tế - xã hội nước ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn: Kinh tế tăng trưởng chậm lại, ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Sản xuất kinh doanh bị suy giảm; nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động. Việc làm, thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng lớn...

Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, Hội nghị nhất trí cho rằng, trên cơ sở những kết quả, thành tích và bài học kinh nghiệm của năm 2020, tiếp tục đề cao cảnh giác, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh; đồng thời tập

trung ưu tiên triển khai thực hiện các chính sách, biện pháp phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, lấy lại đà tăng trưởng kinh tế gắn với tạo nền tảng để phát triển nhanh và bền vững...

2. Tiếp tục hoàn thiện dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng

Ban Chấp hành Trung ương ghi nhận, biểu dương các tiểu ban Văn kiện (Báo cáo chính trị, Báo cáo kinh tế - xã hội, Báo cáo về xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng) và các cơ quan có liên quan đã khẩn trương, nghiêm túc cập nhật tình hình, nhất là tác động của đại dịch Covid-19; tổng hợp, phân tích, tiếp thu các ý kiến hợp lý, hoàn thiện thêm một bước dự thảo các văn kiện trình Trung ương tại Hội nghị lần này.

Trung ương cho rằng, các dự thảo mới được chuẩn bị rất công phu, bài bản, trí tuệ, dân chủ và cầu thị; quán triệt sâu sắc nguyên tắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiên định và đổi mới, giữa kế thừa và phát triển; đã kế thừa, bổ sung phát triển đúng đắn đường lối đổi mới của Đảng ta trong 35 năm qua với nhiều nội dung đổi mới và điểm nhấn quan trọng. Nổi bật là về nhận thức, tầm nhìn, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, về phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp.

6 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, có giá trị vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, nhất là những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, cập nhật những vấn đề mới, những nội dung bổ sung, sửa đổi theo nguyên tắc: Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm, các báo cáo khác là báo cáo chuyên đề, chuyên sâu, phải đồng bộ, thống nhất.

Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị chỉ đạo các Tiểu ban và các cơ quan có liên quan khẩn trương, nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Trung ương hoàn thiện thêm một bước dự thảo các văn kiện để xin ý kiến của các đại biểu Quốc hội khóa XIV, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và Nhân dân theo đúng tiến độ đã đề ra. Sau đó, khẩn trương, nghiêm túc tổng hợp, tiếp thu, giải trình các ý kiến đóng góp của đại hội đảng bộ các cấp, các tổ chức nêu trên và Nhân dân để tiếp tục hoàn thiện các dự thảo văn kiện trình Hội nghị Trung ương 14 sắp tới xem xét, cho ý kiến hoàn chỉnh các văn kiện và hoàn tất việc chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.

3. Chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII

Ban Chấp hành Trung ương đánh giá cao Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự, kể từ sau Hội nghị Trung ương 12 (tháng 5/2020) đã bám sát Phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIII được Trung ương thông qua, chuẩn bị một cách công phu, khoa học, bài bản, kỹ lưỡng các báo cáo về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Trung ương biểu dương các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương đã chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, có chất lượng nhân sự đại hội cấp mình, đồng thời tổ chức nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao việc lấy phiếu giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, cơ bản bảo đảm tiến độ, đúng quy trình, hướng dẫn của Tiểu ban Nhân sự.

Trên cơ sở phương hướng và quy trình công tác nhân sự, kết quả giới thiệu nhân sự, Trung ương đã thảo luận dân chủ, xem xét khách quan, công tâm, toàn diện về dự kiến danh sách nhân sự tái cử và nhân sự lần đầu được giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII và các phương án lựa chọn; đồng thời phân tích, đánh giá, góp nhiều ý kiến sâu sắc, tâm huyết, bổ sung vào các báo cáo và phương án nhân sự.

Trung ương bỏ phiếu biểu

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

7Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

quyết giới thiệu nhân sự Trung ương khóa XII tái cử và nhân sự mới lần đầu được dự kiến giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII (cả Ủy viên Trung ương chính thức và dự khuyết); đồng thời bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII tái cử khóa XIII và giới thiệu nhân sự mới lần đầu tham gia Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.

Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự căn cứ Nghị quyết của Hội nghị, Báo cáo kết quả giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và các ý kiến đóng góp của Trung ương, tiếp tục xem xét, rà soát thật kỹ, bổ sung, hoàn chỉnh các phương án nhân sự theo đúng quy trình công tác nhân sự đã đề ra để báo cáo Trung ương xem xét, quyết định thông qua tại các hội nghị Trung ương tiếp theo trước khi trình Đại hội XIII của Đảng.

4. Một số vấn đề quan trọng khácBan Chấp hành Trung ương

đã xem xét, quyết định một số vấn đề sau:

- Xem xét, cho ý kiến đối với Báo cáo của Bộ Chính trị về các công việc quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị lần thứ 12 đến Hội nghị lần thứ 13, Ban Chấp hành Trung ương

khóa XII và Báo cáo công tác tài chính đảng năm 2019. Hội nghị giao Bộ Chính trị tiếp thu các ý kiến góp ý của Trung ương để có các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ và hiệu quả hơn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong thời gian tới.

- Xem xét Tờ trình của Bộ Chính trị và ghi phiếu giới thiệu nhân sự trước khi Bộ Chính trị quyết định giới thiệu để Chính phủ trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn việc bổ nhiệm các chức danh Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Tán thành với kiến nghị của Ban cán sự đảng Chính phủ về thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới kể từ ngày 01/7/2022 đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương 7, khóa XII; giao Bộ Chính trị chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chế độ tiền lương mới, bảo đảm phù hợp với tình hình kinh tế, khả năng ngân sách và theo đúng quan điểm, định hướng của Nghị quyết số 27-NQ/TW.

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương)

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

8 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

Nhân dân Nam Bộ vùng lên đấu tranh trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ(Tranh vẽ- Ảnh TLBTLSQG)

BÀ RỊA - VŨNG TÀUvới cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ(23/11/1940 - 23/11/2020)

Bối cảnh tình hình thê giới, trong nước, trên địa bàn tỉnh trước khi Xứ ủy Nam Kỳ ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang (từ năm 1939-trước tháng 7/1940)

Cách đây 80 năm, ngày 23/11/1940, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Nam Kỳ đã tiến hành cuộc khởi nghĩa tiến công vào bộ máy cai trị của thực dân Pháp và tay sai. Bà Rịa, Vũng Tàu được Xứ ủy xác định là vùng trọng điểm của công tác binh vận. Tuy nhiên, với những nguyên nhân chủ quan và khách quan, trên địa bàn tỉnh không diễn ra cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Cuộc khởi nghĩa không nổ ra tại Bà Rịa, Vũng Tàu vì phương án khởi nghĩa dựa vào cơ sở binh vận và binh lính giác ngộ không thành, chính quyền thực dân Pháp đã phát hiện kế hoạch phản chiến của binh lính người Việt. Song, những tiền đề chuẩn bị và bài học kinh nghiệm của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, chính là bài học từ thực tiễn cho cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 trên địa bàn tỉnh.

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

9Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ. Tháng 6/1940, Pháp đầu hàng phát xít Đức. Lợi dụng cơ hội này, cuối tháng 9/1940, phát xít Nhật kéo quân vào Đông Dương, từ đây nhân dân ta phải chịu 2 tầng áp bức: thực dân Pháp và phát xít Nhật.

Từ ngày 6 đến ngày 8/11/1939, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ sáu do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì, đã đánh giá một cách toàn diện tình hình, chuyển từ đấu tranh dân sinh dân chủ sang thời kỳ trực tiếp chuẩn bị lực lượng, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền khi có thời cơ.

Tại Bà Rịa, Vũng Tàu, sự thất bại của Pháp kéo theo sự phá sản của hàng loạt đồn điền, công xưởng, nhà thầu… làm hàng ngàn người thất nghiệp. Đây là nguồn nhân công rẻ mạt được bổ sung vào các đội phu làm đường, đào công sự, làm sân bay, kho tàng, doanh trại cho quân đội Nhật. Tỉnh trưởng chỉ thị cho các chánh tổng phải huy động dân phu và xe bò ở các làng cung cấp cho các công trình quân sự theo yêu cầu của quân Nhật. Sưu cao, thuế nặng, thất nghiệp tràn lan, hàng tiêu dùng khan hiếm đã làm cho đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh bần cùng, điêu đứng. Tinh thần dân tộc nêu cao, ý chí cách

mạng của nhân dân được nung nấu, chỉ chờ cơ hội để đứng lên đấu tranh, giành độc lập tự do.

Sự chuẩn bị của Bà Rịa, Vũng Tàu cho cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ

Ðến giữa tháng 11/1940, trước tinh thần đấu tranh của quần chúng, đặc biệt là tinh thần phản chiến của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp, Xứ ủy Nam Kỳ quyết định phát động toàn Nam Kỳ nổi dậy đánh đổ chính quyền thuộc địa, giành chính quyền về tay Nhân dân. Ngày 21/11/1940, Thường vụ Xứ ủy ra thông báo cho các cấp bộ Đảng nhất loạt phát động Nhân dân nổi dậy vào lúc 24 giờ ngày 22/11/1940.

Xứ ủy xác định Bà Rịa và Vũng Tàu là vùng trọng điểm của công tác binh vận và thành lập Tiểu ban. Tiểu ban binh vận vùng II của Xứ ủy đã cử đồng chí Phạm Hồng Thám (tức Thanh Phong), Xứ ủy viên Trưởng tiểu ban binh vận vùng 2 (Biên Hòa - Bà Rịa - Vũng Tàu), Bùi Thị Trường, Nguyễn Tấn Khương, Hà Thị Lan về địa bàn Bà Rịa, Vũng Tàu hoạt động, đẩy mạnh tuyên truyền giác ngộ cách mạng, xây dựng cơ sở cách mạng trong binh lính và công nhân, lao động; chú trọng nhiệm vụ thúc đẩy phát triển công tác binh vận đối với hàng ngũ binh lính yêu nước, sẵn sàng

10 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

chớp thời cơ hành động khi có điều kiện khởi nghĩa xảy ra.

Tại Vũng Tàu, các đồng chí trong tiểu ban binh vận Xứ ủy tích cực hoạt động, tuyên truyền giác ngộ cách mạng, móc nối xây dựng cơ sở trong anh em binh lính. Truyền đơn cách mạng với nội dung kêu gọi binh lính chống điều quân ra biên giới, không đi đàn áp cách mạng xuất hiện tại các trại lính. Các anh Lê Đình Y, Bùi Cửu, Nguyễn Ngoạn là cơ sở cách mạng nòng cốt trong anh em binh lính người Việt đóng tại đây, tích cực chuẩn bị hưởng ứng khởi nghĩa.

Ở các đồn điền Bình Ba, Xà Bang, Hàng Gòn, Ông Quế, Láng Lớn, công nhân bí mật tổ chức các đội tự vệ, trang bị các loại vũ khí thô sơ như gậy tầm vông, giáo, mác, luyện tập quân sự, háo hức chờ lệnh khởi nghĩa.

Những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đên cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ không diễn ra ở Bà Rịa, Vũng Tàu

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 được tổ chức tại Đình Bảng (Bắc Ninh) ngày 6 tháng 11 năm 1940, nhận định điều kiện khởi nghĩa ở Nam Kỳ và trong cả nước chưa chín muồi, đề nghị Xứ ủy Nam Kỳ chưa nên phát động khởi nghĩa. Trung ương phái đồng chí Phan

Đăng Lưu trở về truyền đạt quyết định của Trung ương cho Xứ ủy Nam Kỳ. Nhưng khi đồng chí Phan Đăng Lưu về tới Sài Gòn thì lệnh khởi nghĩa đã ban hành tới các địa phương không thể thu hồi; một số cán bộ chủ chốt của Xứ ủy đã bị địch bắt, cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra theo kế hoạch.

Cuộc khởi nghĩa không nổ ra tại Bà Rịa, Vũng Tàu vì phương án khởi nghĩa dựa vào cơ sở binh vận và binh lính giác ngộ không thành. Ở Vũng Tàu cuộc khởi nghĩa chưa kịp nổ ra chính quyền thực dân đã phát hiện được kế hoạch phản chiến của anh em binh lính người Việt, điều động một số đơn vị khả nghi chuyển đến địa bàn khác, số còn lại bị tước vũ khí giam lỏng tại các đồn bót. Trung tuần tháng 11 năm 1940, nhiều binh lính người Việt tại Vũng Tàu đã bị điều động lên Sài Gòn. Đêm 22 rạng ngày 23/11/1940, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở ngoại ô Sài Gòn. Thực dân Pháp phát hiện ý đồ phản chiến của anh em binh lính người Việt, chúng ra lệnh tước toàn bộ vũ khí và cắm trại toàn bộ những binh sĩ bản xứ ở các tỉnh Nam Bộ, trong đó có Vũng Tàu. Tuy được chuẩn bị kỹ về lực lượng, nhưng thời cơ chưa chín muồi lại không giữ được bí mật thời gian, địa điểm nên khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại. Tuy thất bại nhưng cuộc

khởi nghĩa đã nêu cao tinh thần cách mạng quật cường của nhân dân Nam Bộ, tác động mạnh mẽ đến tinh thần yêu nước, quyết giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Khởi nghĩa Nam Kỳ dù không diễn ra trên địa bàn tỉnh nhưng những kinh nghiệm về đấu tranh cách mạng như chớp thời cơ cách mạng, công tác binh vận, tuyên truyền giác ngộ quần chúng, xây dựng khối đoàn kết toàn dân... là những bài học kinh nghiệm cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 trên địa bàn tỉnh. Thức tỉnh, khích lệ tinh thần yêu nước, động viên toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân trên địa bàn tỉnh chớp thời cơ, nhất tề nổi dậy lật đổ chính quyền tay sai thân Nhật và bộ máy quan liêu phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân, góp phần cùng cả nước làm nên thắng lợi trọn vẹn của cách mạng tháng Tám năm 1945.

(Nguồn: Phòng Lý luận chính trị-Lịch sử Đảng,

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

Quan điểm, định hướng lớn phát triển của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong giai đoạn 2020 - 2025

Trước bối cảnh thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường; tác động

của dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội; tình hình chiến tranh thương mại trên Biển Đông ngày càng phức tạp...; vai trò, vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được củng cố, nâng cao; hội nhập quốc tế sâu rộng, các cam kết khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tạo thời cơ và thuận lợi mới cho thị trường Việt Nam. Trong khi đó, nền kinh tế phát triển chưa bền vững còn nhiều khó khăn thách thức, thiên tai, dịch bệnh, tình trạng tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ, an ninh phi truyền thống, an ninh trên biển, tệ nạn xã hội, âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp gây ra những khó khăn, thách thức lớn.

Đối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có đặc trưng đầy đủ của kinh tế biển Việt Nam cần được kế thừa và phát triển trong chiến lược dài hạn; hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tiếp tục được đầu tư và hoàn thiện. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông kết nối liên vùng và khu vực chưa được đầu tư đồng bộ,

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

11Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

Đ/c Nguyễn Hoà Bình - Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng dự và chỉ đạo Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025.

chưa có sản phẩm du lịch chất lượng cao, chưa hình thành khu công nghiệp công nghệ cao...

Trước tình hình thế giới, trong nước và của tỉnh đan xen cả thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức. Đảng bộ tỉnh đã đề ra 05 quan điểm, định hướng lớn:

Một là, lấy con người làm trung tâm của sự phát triển, lấy mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân là minh chứng cho sự tận tâm, trách nhiệm của cấp ủy đảng.

Hai là, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhanh và bền

vững; tiếp tục phát triển mạnh kinh tế biển với 4 trụ cột kinh tế: công nghiệp, cảng biển, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội và quốc phòng, an ninh vững chắc.

Ba là, xác định vai trò trách nhiệm và năng lực của người đứng đầu là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển.

Bốn là, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ.

Năm là, phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với việc tiếp tục củng

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

12 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

cố, nâng cao tiềm lực quốc phòng - an ninh.

Với mục tiêu “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh vững chắc; nâng cao chất lượng cuộc sống và niềm tin của Nhân dân; tiếp tục phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành tỉnh mạnh về công nghiệp, cảng biển, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao.Phấn đấu đến năm 2025 tiếp tục là tỉnh đứng trong tốp đầu cả nước về GRDP bình quân đầu người”. Đảng bộ tỉnh đề ra các chỉ tiêu chủ yếu như:

Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng (GRDP) không tính dầu khí bình quân 7,6%/năm. GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 10.370 USD. Cơ cấu kinh tế trừ dầu khí: Công nghiệp - xây dựng 61,76%, dịch vụ 29,46%, nông nghiệp 8,78%. Phấn đấu thu hút mới ít nhất 3,2 tỷ USD vốn đầu tư FDI và 100.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm khoảng 296.466 tỷ đồng. Tổng thu nội địa khoảng 209.928 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách khoảng 116.257 tỷ đồng. Đến năm 2025, tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Về văn hóa - xã hội: Tăng dân số tự nhiên 1%; tuổi thọ trung bình 76,9 tuổi. Huy động số cháu đi nhà trẻ trong độ tuổi đạt 40%, đi mẫu giáo đạt 95%. 30% học sinh lớp 9 đạt chuẩn ngoại ngữ A2; 25% học sinh lớp 12 đạt chuẩn ngoại ngữ B1. Số trường chuẩn quốc gia cấp tiểu học đạt 75%, cấp THCS đạt 80%, cấp THPT đạt 65%. Số giường bệnh đạt 30 giường/vạn dân; số bác sĩ đạt 10 bác sĩ/vạn dân; 95% dân số toàn tỉnh được quản lý sức khỏe; chất lượng các bệnh viện ở tuyến tỉnh đạt mức 4, ở tuyến huyện đạt mức 3. Người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đạt 45%. Trong 5 năm giải quyết việc làm tăng thêm cho 50.000 lao động.

Về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: Che phủ cây xanh 44,5%, che phủ rừng 14%. Chất thải sinh hoạt ở đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường 98%. Xử lý triệt để vấn đề rác sinh hoạt, rác đại dương tại Côn Đảo. Xóa bỏ 100% các điểm ô nhiễm môi trường hiện có, không để phát sinh điểm mới. Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước máy từ các hệ thống cấp nước tập trung 95%.

Về quốc phòng, an ninh, nội chính: Bộ đội thường trực, chiến sỹ mới đạt 100%; dân quân, tự vệ

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

13Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

giữ vững tỷ lệ từ 85% trở lên; dự bị động viên phấn đấu đạt 100%. Tuyển quân hàng năm đạt 100% chỉ tiêu các cấp. 100% tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố được tiếp nhận xử lý, trong đó tỷ lệ giải quyết đạt trên 90% . Điều tra làm rõ từ 75% trở lên các vụ án. Giảm các loại tội phạm đến cuối nhiệm kỳ ít nhất 5%. Tai nạn giao thông hằng năm giảm ít nhất 5-10% trên cả ba tiêu chí.Giải quyết án của viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố đạt từ 95% trở lên. Giải quyết chung các loại án đạt từ 85% trở lên. Thi hành án xong về việc là 80%, về tiền là 38%. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng hạn đạt từ 85% trở lên.

Xây dựng chính quyền, cải cách hành chính: Phấn đấu các chỉ số PAPI, PCI, POBI, PAR Index, ICT Index trong nhóm 10 tỉnh, thành cao nhất cả nước. Người dân hài lòng đạt 85%. Hồ sơ giải quyết đúng hẹn đạt 98%. Áp dụng dịch vụ công mức độ 3 đạt trên 70%, mức độ 4 đạt trên 50%.

Xây dựng Mặt trận và các đoàn thể: 100% Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thực hiện ít nhất 2 nội dung giám sát/năm và 01 nội dung phản biện xã hội/năm. 95% trở lên đơn vị, doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập công đoàn. Giới thiệu 8.000 đoàn

viên ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp; ươm tạo và hỗ trợ 50 dự án khởi nghiệp của thanh niên. Hội nông dân chủ trì phối hợp xây dựng 75 tổ hợp tác hoặc hợp tác xã tại các xã nông thôn mới. 100% chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ cấp xã, 100% chi hội trưởng phụ nữ và tối thiểu 30% người được quy hoạch chức danh chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ cấp xã được bồi dưỡng nghiệp vụ; xây dựng tổ chức hội cựu chiến binh trong các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước (khi có đủ điều kiện) đạt 100%.

Về công tác xây dựng Đảng: 100% cán bộ, đảng viên tham gia học tập, nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và tuyên truyền ra Nhân dân đạt 70% trở lên. Phấn đấu bồi dưỡng, kết nạp 7.151 đảng viên mới. Ban hành 100% kế hoạch và tổ chức thực hiện khắc phục, phòng ngừa các kết luận của đoàn kiểm tra, giám sát. 100% Tổ dân vận khu phố, thôn, ấp đăng ký xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo”. 100% xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở

(Nguồn: Nghị quyết số 09/NQ-ĐH, ngày 25/9/2020 Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu

lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 - 2025)

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

14 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

15Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

KINH TẾ

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng dương, điều đó cho thấy tính đúng đắn trong việc chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng, chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội”.

1. Tình hình phát triển kinh tế

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2020 ước tính tăng 2,62% so với cùng kỳ năm 2019, là mức tăng thấp nhất của quý III các năm trong giai đoạn từ 2011 - 2020, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy

Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội quý III

và 9 tháng năm 2020

Công nhân Công ty Alpha ECC KCN Đông Xuyên, TP. Vũng Tàu sản xuất các sản phẩm phục vụ ngành dầu khí.

sản tăng 2,93%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,95%; khu vực dịch vụ tăng 2,75%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,70%.

9 tháng năm 2020, cả nước có gần 99 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 1.428,5 nghìn tỷ đồng; 34,6 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 25,5% so với 9 tháng năm 2019. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 38,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 81,8% so với cùng kỳ năm 2019; gần 12,1 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 0,1%.

Hoạt động thương mại dịch vụ trong tháng 9 có dấu hiệu tăng trở lại, thị

16 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

KINH TẾ

trường hàng hóa và đời sống của người dân dần ổn định, các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn nhiều tỉnh/thành phố đã mở cửa trở lại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhẹ 0,7%.

9 tháng năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 388,73 tỷ USD, tăng 1,8%, trong đó xuất khẩu đạt 202,86 tỷ USD, tăng 4,2%; nhập khẩu đạt 185,87 tỷ USD, giảm 0,8%.

Khách quốc tế đến nước ta trong quý III/2020 đạt 44 nghìn lượt người, chỉ bằng 1% so với cùng kỳ năm 2019 do Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế nên lượng khách đến chủ yếu là chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam. Tính chung 9 tháng năm 2020, khách quốc tế đến nước ta đạt gần 3,8 triệu lượt người, giảm 70,6% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó hơn 97% là khách quốc tế đến trong quý I/2020.

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 9 tháng năm 2020 tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2019, mức tăng thấp nhất trong giai đoạn

2016 - 2020 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh

Bình quân 9 tháng năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,85% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ giá thương mại hàng hóa bình quân 9 tháng giảm 0,72% so với cùng kỳ năm 2019 phản ánh giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra nước ngoài không thuận lợi so với giá nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam.

Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2020 tăng 2,59% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.

2. Một số vấn đề đời sống xã hội

Đời sống người dân trong 9 tháng năm 2020 tuy chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19 nhưng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của Nhân dân nên nhìn chung vẫn giữ được ổn định. 9 tháng năm 2020, cả nước có 16,5 nghìn lượt hộ (tương ứngvới 66,5 nghìn lượt nhân khẩu) thiếu đói, giảm 75,5% về số lượt hộ thiếu đói và giảm 75,6% về số lượt nhân khẩu thiếu đói so với cùng kỳ năm 2019. Để khắc phục tình trạng thiếu đói, từ đầu năm, các cấp, các ngành, các tổ chức từ Trung ương đến địa phương đã

17Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

KINH TẾ

hỗ trợ các hộ thiếu đói trên 700 tấn gạo.

Tình hình lao động, việc làm của cả nước trong quý III/2020 có dấu hiệu phục hồi, thu nhập của người làm công hưởng lương dần được cải thiện. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị quý III mặc dù giảm so với quý II nhưng so với cùng kỳ năm trước vẫn ở mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây.

3. Một số định hướng công tác tuyên truyền về nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới

Thứ nhất, tiếp tục tuyên truyền người dân tuân thủ các quy định bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh cơ bản; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan với dịch bệnh Covid-19; tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép”: vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhất; vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh.

Thứ hai, tuyên truyền tính hiệu quả, kịp thời của các gói hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế, trong đó tập trung vào đối tượng doanh nghiệp, cải cách quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời.

Thứ ba, tuyên truyền về sự chủ động của các địa phương trong việc điều chỉnh phương án sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp từng vùng, miền, kịp thời đưa ra các giải pháp để giữ được các thị trường, giữ vững thương hiệu để duy trì hoạt động sản xuất trong bối cảnh dịch Covid-19 làm giảm nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước; kích cầu đầu tư trong khối doanh nghiệp sản xuất cho xuất khẩu để chủ động nguồn hàng khi thị trường các nước trên thế giới mở lại bình thường và tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do châu Âu - Việt Nam.

Thứ tư, nắm bắt tư tưởng, tâm trạng của người dân; làm tốt công tác tuyên truyền ổn định tâm lý, tránh gây hoang mang, lo lắng cho người dân trong việc Chính phủ điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá linh hoạt, thận trọng, phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, phối hợp hài hòa chính sách tài khóa với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thứ năm, thông tin, cập nhật tình hình thời tiết; tuyên truyền, hướng dẫn các phương án phòng chống thiên tai, cảnh báo mưa

18 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

KINH TẾ

Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục xây dựng mô hình phát triển kinh tế bền vững trong

nhiệm kỳ 2020 - 2025

Trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen, Đảng bộ,

chính quyền, dân, quân và cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn và đạt được những kết quả quan trọng về kinh tế trong giai đoạn 2015-2020: Quy

mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người tăng lên; có 09/15 chỉ tiêu kinh tế đạt và vượt Nghị quyết.GRDP trừ dầu khí tăng bình quân 6,10%/năm; GRDP trừ dầu khí bình quân đầu người đạt 6.903 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

lũ, sạt lở, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại tới sản xuất và cuộc sống của người dân. Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm. Tăng

cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và phòng, chống cháy nổ.

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương)

Xe container đưa hàng của tàu Margrethe Maersk về bãi container của cảng CMIT

19Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

KINH TẾ

Trong nhiệm kỳ 2020-2025, thực hiện mục tiêu đề ra là: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh vững chắc; nâng cao chất lượng cuộc sống và niềm tin của Nhân dân; tiếp tục phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành tỉnh mạnh về công nghiệp, cảng biển, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao. Phấn đấu đến năm 2025 trở thành địa phương đứng trong tốp đầu cả nước về GRDP bình quân đầu người. Bà Rịa-Vũng Tàu đề ra chỉ tiêu và những giải pháp trọng tâm nhằm tiếp tục xây dựng mô hình phát triển kinh tế bền vững dựa vào công nghiệp, cảng biển, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao; thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế tư nhân, hợp tác xã, trang trại; huy động và phát huy hiệu quả các nguồn lực xã hội phục vụ cho phát triển gắn với bảo vệ môi trường như sau:

Chỉ tiêu chủ yếu: Tốc độ tăng trưởng (GRDP) không tính dầu khí bình quân 7,6%/năm. GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 10.370 USD. Cơ cấu kinh tế trừ dầu khí: Công nghiệp - xây dựng 61,76%, dịch vụ 29,46%, nông nghiệp 8,78%. Phấn đấu thu hút mới ít nhất 3,2 tỷ USD vốn đầu tư FDI và 100.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm khoảng 296.466 tỷ

đồng. Tổng thu nội địa khoảng 209.928 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách khoảng 116.257 tỷ đồng. Năm 2025, tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Giải pháp trọng tâm:Thứ nhất, tập trung phát triển

công nghiệp theo chiều sâu, phát triển mạnh công nghiệp chế tạo, chế biến gắn với công nghệ thông minh, chú trọng công nghiệp xanh; thành lập mới, mở rộng các khu công nghiệp phù hợp với quy hoạch và nhu cầu; thúc đẩy triển khai đầu tư các dự án điện khí, năng lượng tái tạo quy mô lớn.

Thứ hai, tập trung đầu tư hạ tầng giao thông kết nối đa phương thức, kết nối liên vùng và khu vực, hình thành hệ sinh thái logistics để cụm cảng Cái Mép - Thị Vải thực sự trở thành cảng trung chuyển hàng hóa quốc tế. Tiếp tục cải cách các thủ tục, tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng; duy tu, nạo vét, bảo đảm an ninh, an toàn trên các tuyến luồng hàng hải và tại các bến cảng.

Thứ ba, xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển, định vị thương hiệu du lịch tỉnh theo hướng nâng cao chất lượng trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế. Ưu tiên dành quỹ đất có vị trí thuận lợi để thu hút đầu tư những

20 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

KINH TẾ

tổ hợp du lịch quy mô lớn. Tập trung giải quyết, tháo gỡ các điểm nghẽn trong triển khai các dự án du lịch; cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch.

Thứ tư, phát triển mạnh mẽ nông nghiệp công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng và thu nhập trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường. Phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo hướng bền vững. Quản lý, sử dụng bền vững, hiệu quả tài nguyên rừng và quỹ đất lâm nghiệp đã được quy hoạch. Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với quá trình đô thị hóa.

Thứ năm, thúc đẩy thương mại phát triển mạnh mẽ, phát triển các hình thức bán lẻ hiện đại, nâng cấp các chợ truyền thống; mở rộng thị trường xuất khẩu, tập trung triển khai, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội các FTA để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động.

Thứ sáu, kiên trì thu hút đầu tư có chọn lọc, thu hút các dự án quy mô lớn, có công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, không thâm dụng lao động, thân thiện với môi trường; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công

tác xúc tiến đầu tư; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án; tập trung triển khai đầu tư các công trình trọng điểm.

Thứ bảy, nâng cao hiệu quả công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc, xây dựng; quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường; hoàn thành Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Công khai, minh bạch quy hoạch, tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng. Quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai; bố trí đủ quỹ đất để xây dựng các công trình văn hóa - xã hội, phúc lợi, dịch vụ y tế, giáo dục cho Nhân dân. Triển khai mạnh mẽ các giải pháp để giải quyết dứt điểm các điểm đen môi trường.

Thứ tám, triển khai đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả, kịp thời các giải pháp để hoàn thành và vượt các chỉ tiêu thu ngân sách hàng năm và cả nhiệm kỳ; bảo đảm nuôi dưỡng nguồn thu và thúc đẩy tăng trưởng. Bố trí chi ngân sách hợp lý, tránh lãng phí; sử dụng nguồn lực đầu tư hiệu quả; ưu tiên khoảng 50% cho đầu tư phát triển và tăng chi cho mục tiêu phát triển con người.

(Nguồn: Báo cáo số 576-BC/TU, ngày 10/9/2020 của Tỉnh ủy)

21Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Nâng cao cảnh giác, chủ động, tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp phòng,

chống dịch bệnh Covid-19

Ngày 24/9/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

đã ban hành Công điện số 1300/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục đề cao cảnh giác, tuyệt đối không lơ là, chủ quan trước nguy cơ dịch bệnh; tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo

của Chính phủ. Để duy trì vững chắc thành quả phòng, chống dịch bệnh Covid-19, tạo cơ sở thúc đẩy các hoạt động phục hồi, phát triển nền kinh tế, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội quán triệt và thực hiện nghiêm túc tinh thần Công điện 1300/CĐ-TTg, trong đó chú trọng một số nội dung trong công tác tuyên truyền sau:

Cán bộ, chiên sĩ BĐBP tỉnh tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại biên giới Việt Nam – Campuchia

22 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Thứ nhất, tiếp tục tuyên truyền đề cao cảnh giác, tuyệt đối không lơ là, chủ quan trước nguy cơ dịch bệnh, tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-191,

Thứ hai, tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phù hợp đáp

1. Trong đó: (1) Thực hiện nghiêm các biện pháp: đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, tại các địa điểm và trên phương tiện giao thông công cộng; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; hạn chế tụ tập đông người tại nơi công cộng; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc; (2) Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh, bảo đảm thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch trong phạm vi quản lý, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm; (3) Chú trọng phòng, chống dịch tại các đô thị lớn, địa bàn tập trung đông dân cư, các khu vực thường xuyên có tập trung đông người, trường học, khu công nghiệp, chợ, siêu thị, cơ sở cách ly…; (4) Chủ động chuẩn bị các kịch bản, bảo đảm cơ sở vật chất, nhân lực đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch; (5) Thường xuyên rà soát, kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch theo các tiêu chí do Bộ Y tế quy định; (6) Trường hợp xuất hiện dịch bệnh, tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp khoanh vùng thật gọn, cách ly triệt để, xét nghiệm ngay ở phạm vi cần thiết, kịp thời truy vết nhanh, bảo đảm ngăn chặn, kiên quyết không để dịch lây lan trên diện rộng.

ứng yêu cầu phòng, chống dịch, đồng thời không để ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống Nhân dân. Công tác quản lý chặt chẽ các cơ sở cách ly tập trung; đảm bảo việc tổ chức cách ly tại các cơ sở lưu trú, giám sát y tế chặt chẽ đối với các trường hợp nhập cảnh, không để dịch bệnh lây chéo trong các cơ sở cách ly và lây lan ra cộng đồng. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép.

Thứ ba, tuyên truyền để người dân an tâm khi mở lại các đường bay thương mại quốc tế trên cơ sở bảo đảm an toàn tuyệt đối về công tác phòng chống dịch của Bộ Y tế. Tất cả người nhập cảnh đều phải khai báo y tế, xét nghiệm, cách ly, giám sát y tế phù hợp và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Thứ tư, tiếp tục truyền thông sâu rộng về phòng, chống dịch, chú trọng truyền thông về thực hiện thông điệp 5K, cài đặt và sử dụng các ứng dụng khai báo y tế tự nguyện, Bluezone.

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương)

VĂN HÓA - XÃ HỘI

23Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

BÀ RỊA-VŨNG TÀU: Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động

nông thôn và cho người khuyết tật

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập của lao

động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, giảm tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; gắn với xây dựng nông thôn mới, ngày 09/12/2019 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 171/KH-UBND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đào tạo nghề cho người khuyết tật năm 2020.

Kế hoạch nhấn mạnh yêu cầu học viên sau khi học xong thực hiện được kỹ năng nghề đã được đào tạo trong quá trình học và chỉ tổ chức đào tạo nghề cho người lao động khi xác định được nơi làm việc, mức thu nhập và việc làm

Giờ thực hành của học viên ngành cơ khí tại Trường cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu

sau khi học nghề xong. Cơ sở tham gia đào tạo nghề phải chuẩn bị đủ các điều kiện để phục vụ cho công tác giảng dạy, như: Có đội ngũ giáo viên hoặc người đào tạo nghề có chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm thực tế về nghề sẽ tổ chức đào tạo; có đủ cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy nghề phù hợp với nghề sẽ tổ chức đào tạo và số lượng người học; có chương trình, tài liệu dạy nghề của nghề sẽ tổ chức đào tạo được xây dựng và phê duyệt phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Các đối tượng nằm trong diện được đào tạo gồm: lao động nông thôn từ 15 tuổi đến 60 tuổi (đối với nam), 55 tuổi (đối với nữ), có trình độ học

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

24 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Ưu tiên đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất nông nghiệp, ngư dân (theo Quyết định số 3178/QĐ-UBND, ngày 25/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 3576/QĐ-UBND, ngày 31/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020”).

Thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đào tạo nghề cho người khuyết tật, trong năm 2020 tỉnh đã tổ chức khảo sát, rà soát, cập nhật thông tin nhu cầu học nghề của người lao động; nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp; năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn để từ đó xây dựng danh mục nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Tập trung xây dựng mô hình điểm để chỉ đạo, rút kinh nghiệm trong xây dựng mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, đặc biệt là đối với các mô hình đạt hiệu quả cần nhân rộng.

Theo đó, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng kế hoạch cho các thành viên ban chỉ đạo tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đề án ở các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề. Phối hợp với Sở Công thương đề xuất chương trình, nội dung đào tạo nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc huyện phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh thông tin về thị trường lao động, sàn giao dịch việc làm để người lao động biết và tham gia thị trường lao động.

Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm cho người dân; tham gia kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Đề án theo kế hoạch của UBND tỉnh.

(Nguồn: Kế hoạch số 171/KH-UBND, ngày 09/12/2019 của

UBND tỉnh về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đào tạo nghề cho người khuyết tật năm 2020)

25Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

AN NINH - QUỐC PHÒNG

Tăng cường công tác phối hợp giữaQuân đội và Công an trong xây dựngvà bảo vệ các tuyến cơ động quân sự khu vực biên giới Tây Bắc hiện nay

Công an và Bộ đội Biên phòng phối hợp tuần tra, bảo vệ an ninh trật tự biên giới.

một số tuyến đường liên thôn, bản, xa khu vực biên giới và vùng khó khăn...công tác phối hợp giữa 2 lực lượng Bộ đội và Công an với Nhân dân đã góp phần không nhỏ trong việc bảo đảm an ninh cho xây dựng và bảo vệ các tuyến đường cơ động đó là: góp phần tuyên truyền cho bà con dân tộc trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng, Chính phủ về xây dựng và bảo vệ các tuyến đường cơ động; Chung tay cùng bà con với các mô hình phù hợp xây dựng và phát triển các tuyến đường ở những địa bàn đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, sự phân công trách nhiệm, nhiệm vụ giữa hai lực lượng, cơ chế phối hợp giữa hai lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ công trình có nơi chưa đạt yêu cầu đề ra.

Thời gian qua, lực lượng Công an và Quân đội đã hiệp đồng chặt chẽ, triển khai thực hiện có hiệu quả

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế phối hợp, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh quốc gia, giữ vững sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Chủ động trao đổi, kiểm tra, xác minh nhiều thông tin có liên quan đến nhiệm vụ đảm bảo an ninh, quốc phòng; thống nhất đánh giá, báo cáo, đề xuất lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhiều chủ trương, giải pháp ứng xử trước những tác động của tình hình thế giới, khu vực có liên quan đến lợi ích và an ninh quốc gia khu vực Tây Bắc.

Từ nhiều nguồn vốn khác nhau, thời gian qua, trên địa bàn Tây Bắc đã và đang triển khai xây dựng một số tuyến cơ động quân sự: đường tuần tra biên giới, phục vụ phát triển kinh tế kết hợp quốc phòng - an ninh,

26 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

AN NINH - QUỐC PHÒNG

Thời gian tới, tình hình chính trị, kinh tế, an ninh thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; tranh chấp chủ quyền, biển, đảo trên Biển Đông sẽ tác động trực tiếp đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tây Bắc. Một số đối tượng thù địch, phản động sẽ còn thực hiện nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt chống phá quyết liệt sự nghiệp đổi mới đất nước, nhất là trong thời điểm chúng ta đang chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tiếp tục thúc đẩy chiến lược “Diễn biến hòa bình”, trong đó, tập trung phá hoại sự đoàn kết, thống nhất giữa lực lượng vũ trang với Đảng, Nhà nước và Nhân dân... Tình hình đó, đặt ra yêu cầu mới, cao hơn, đòi hỏi Quân đội và Công an cần tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, hiệp đồng, thống nhất, nhằm tăng cường sức mạnh của lực lượng vũ trang bảo vệ quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Đối với nhiệm vụ phối hợp bảo vệ các tuyến cơ động quân sự khu vực Tây Bắc cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau:

(1) Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự thống nhất quản lý của

Nhà nước đối với Công an nhân dân và Quân đội nhân dân và sự nghiệp quốc phòng - an ninh; tạo sự thống nhất giữa hai lực lượng trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ quan hệ phối hợp.

(2) Đổi mới các hình thức quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ Công an và Quân đội, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung, nguyên tắc quan hệ phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

(3) Chú trọng nâng cao chất lượng trao đổi thông tin, thống nhất đánh giá, dự báo tình hình liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

(4) Làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ.

(5) Phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng bộ đội Biên phòng với công an tại các tỉnh biên giới khu vực Tây Bắc trong quá trình xây dựng liên kết giữa các lực lượng vũ trang trong xây dựng và bảo vệ các tuyến đường cơ động quân sự. Ứng dụng các mô hình và giải pháp liên kết giữa hai lực lượng trong việc xây dựng và bảo vệ các tuyến đường cơ động quân sự cho các tỉnh biên giới khu vực Tây Bắc.

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương)

27Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Nâng cao chất lượng côngtác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay

Kết quả đạt đượcTrong công cuộc đổi mới đất nước và hội

nhập quốc tế hiện nay, công tác thi đua, khen thưởng (TĐKT) ngày càng giữ vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống lao động xã hội. Công tác TĐKT thực sự trở thành động lực thúc đẩy mọi người, mọi thành phần trong xã hội thi đua lao động sản xuất, nghiên cứu, học tập, sáng tạo; góp phần quan trọng trong xây dựng cuộc sống mới, xây dựng nền văn hóa mới, con người mới ngày càng phát triển hoàn thiện hơn.

Từ năm 2015 đến nay, Ban TĐKT Trung ương đã thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng hơn 498.000 trường hợp, trong đó, tỷ lệ khen thường cống hiến chiếm gần 7%; khen thưởng người trực tiếp lao động, sản xuất, học tập, công tác chiếm

Đ/c Nguyễn Văn Thọ - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh phát biểu phát động phong trào Thi đua yêu nước giai đoạn 2020 -2025 tại Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lần thứ V (2020 - 2025)

hơn 20%. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan làm công tác TĐKT với các cơ quan truyền thông trong việc giới thiệu, tuyên truyền các điển hình tiên tiến.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác TĐKT cũng còn nhiều hạn chế: phong trào thi đua phát triển chưa đồng đều, rộng khắp và liên tục, một số nơi còn mang tính hình thức, chạy theo thành tích. Một số phong trào thi đua tác dụng lan tỏa chưa cao... Hình thức, nội dung và phương pháp tổ chức thi đua chỉ tiêu thi đua còn chung chung, chưa cụ thể

28 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

hóa và bám sát đặc điểm, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức.Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua chưa kịp thời và thường xuyên…

Để nâng cao chất lượng công tác TĐKT trong thời gian tới, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, tiếp tục tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chính sách, pháp luật của Nhà nước về TĐKT, trong đó chú trọng tuyên truyền Luật TĐKT và các văn bản hướng dẫn thi hành thông qua các hình thức phù hợp, nhằm tạo chuyển biến về nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng như các CBCCVC và người lao động về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác TĐKT cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của chính bản thân mỗi CBCCVC đối với công tác này.

Hai là, phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phong tràoTĐKT nhằm huy động sức mạnh tổng hợp, tạo ra sự nhất trí cao về nhận thức, tư tưởng, thống nhất hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng của cáctổ chức trong thực hiện phong trào thi đua.

Ba là, tích cực, chủ động phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua. Đẩy mạnh tuyên truyền tôn vinh gương người tốt, việc tốt, các sáng kiến, mô hình mới, nhân tố mới, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả để biểu dương, nhân rộng, tạo sự lan tỏa.

Bốn là, tiếp tục củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác TĐKT các cấp theo hướng ổn định, tinh gọn, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao kiến thức, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách về công tác TĐKT, góp phần nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng.

Năm là, bảo đảm nguyên tắc chính xác, công khai, dân chủ, công bằng, kịp thời trong việc bình xét các danh hiệu thi đua và đề nghị các hình thức khen thưởng. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát và giải quyết kịp thời việc khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân về TĐKT; tiến hành sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua và công tác khen thưởng, đồng thời đúc kết kinh nghiệm, phổ biến, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong Nhân dân.

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương)

29Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Đồng chí Nguyễn Thị Phượng, tấm gương sáng trong “Học tập và làm theo tư tưởng,

đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Đ/c NguyễnThị Phượng- Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng trường tiểu học Hòa Bình, phường 5, thành phố Vũng Tàu

Trên cương vị là Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng trường tiểu học Hòa Bình, thành

phố Vũng Tàu, một trường có điều kiện đặc biệt khó khăn, có nhiều học sinh thuộc gia đình hộ nghèo và hộ khó khăn, giáo viên ở xa trường. Đồng chí Nguyễn Thị Phượng đề ra khẩu hiệu hành động và phương hướng phấn đấu của bản thân cho từng năm gắn với thực hiện chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bản

thân luôn trau dồi đạo đức cách mạng của người đảng viên, nhiệt tình, vượt khó, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, học hỏi để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đồng chí Nguyễn Thị Phượng luôn đi đầu trong việc vận dụng nhiều phương pháp mới để nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới quản lý. Đặc biệt, đồng chí vận dụng tốt các giải pháp quản lý bằng kế hoạch khoa học, các quy chế, quy định về các hoạt

30 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

động của nhà trường. Những năm công tác tại trường Tiểu học Hòa Bình, đồng chí đã xây dựng Hội đồng sư phạm nhà trường thành một tập thể “Đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, kỷ cương, tình thương và trách nhiệm”. Trong 3 năm vừa qua, đồng chí đều có sáng kiến đạt cấp tỉnh về các giải pháp chỉ đạo các hoạt động của nhà trường để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục cho giáo viên và học sinh.

Với đồng nghiệp, đồng chí luôn gần gũi, quan tâm đến hoàn cảnh, nguyện vọng từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường, cảm thông, chia sẻ, tạo điều kiện để họ công tác tốt, luôn tìm mọi giải pháp để phát triển đội ngũ nhà giáo về cả phẩm chất đạo đức lẫn nghiệp vụ chuyên môn, tay nghề. Dưới sự quản lý của đồng chí, đội ngũ nhà giáo của trường ngày càng trưởng thành, tự tin, phát huy được hết khả năng, sở trường của bản thân, đóng góp một phần công sức vào sự nghiệp giáo dục chung của thành phố.

Với học sinh, đồng chí luôn dành tình yêu thương, quan tâm tới các em học sinh; chăm lo cho những em có hoàn cảnh khó khăn làm sao có đủ điều kiện để

được đến trường mà không phải bỏ học. Vận động các mạnh thường quân trong và ngoài nhà trường ủng hộ 50 xuất học bổng trị giá 50.000.000 đồng, 2.000 quyển tập, 6 chiếc xe đạp, …

Trong suốt 14 năm làm công tác quản lý ở địa bàn khó khăn, đồng chí luôn say mê hết lòng, thầm lặng cống hiến, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, khó khăn để từng bước xây dựng nhà trường vững vàng tiến lên, đạt nhiều thành tích nổi bật. Bản thân đồng chí nhiều năm liền đạt chiến sĩ thi đua cơ sở; năm học 2015-2016; chiến sĩ thi đua cấp tỉnh năm học 2017-2018. Nhiều năm liền trường tiểu học Hòa Bình đạt danh hiệu “Tập thể lao động Tiên tiến” cấp thành phố.

Đồng chí luôn tích cực với công việc ở các địa bàn còn gặp nhiều khó khăn như trường tiểu học Long Sơn I, trường tiểu học Lam Sơn, trường tiểu học Hòa Bình. Đồng chí Nguyễn Thị Phượng là một tấm gương sáng trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Thành ủy Vũng Tàu)

31Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

ĐỊNH HƯỚNGNỘI DUNG SINH HOẠT CHỈ THỊ 05-CT/TW

Tháng 12 năm 2020 sinh hoạt về Chỉ thị 05-CT/TW, đề nghị các chi, đảng bộ quan tâm thảo luận xung quanh

nội dung “việc nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh trong tình hình hiện nay”. Nội dung trọng tâm vào một số gợi ý sau:

Trong tình hình hiện nay, để xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên, một nhiệm vụ quan trọng là cần phải nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, biểu hiện ở các mặt cơ bản:

Thứ nhất, phong cách làm việc của người cán bộ lãnh đạo, quản lý có quan hệ mật thiết với tư tưởng, đường lối chính trị và phương pháp cách mạng. Phong cách làm việc lại phụ thuộc rất lớn vào bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Do đó, xây dựng phong cách làm việc khoa học, cách mạng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý không thể không nâng

ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị:

32 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

cao tầm tư tưởng chính trị và trình độ trí tuệ của họ.

Thứ hai, Đảng ta đang tiếp tục lãnh đạo Nhân dân, tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa, hội nhập với thế giới trong điều kiện vừa có thời cơ, thuận lợi, nhưng đang đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn, càng đòi hỏi đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý phải có chất lượng cao. Bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ của người cán bộ lãnh đạo, quản lý là yếu tố trực tiếp quyết định sự thành bại trong việc giải quyết những tình huống phức tạp, khó khăn nảy sinh trong thực tiễn, nhất là những tình huống liên quan đến sự tồn vong của cách mạng.

Thứ ba, người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có bước phát triển toàn diện, nhất là đổi mới tư duy, phong cách và lề lối làm việc,

Thứ tư, cán bộ lãnh đạo, quản lý nước ta hiện nay vừa là nhà lãnh đạo chính trị, nhà tổ chức, nhà chuyên môn, vừa là nhà giáo dục. Lúc này bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ là cái trực tiếp tạo nên uy tín của người cán bộ lãnh đạo, quản lý, lòng tin và sự tín nhiệm của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.

Nguồn: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Danh ngôn tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

“Giáo dục các em là việc CHUNG của gia đình, trường học và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn

phải cùng nhau phụ trách; trước hết là phải làm gương mẫu cho các em trước mọi việc”

(Gửi các em học sinh, báo Nhân dân, ngày 24/10/1955, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr.175)

33Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

VỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINHHỎI ĐÁP

Câu hỏi: Vì sao Hồ Chủ tịch đề ra khẩu hiệu: Cần, Kiệm, Liêm, Chính?

Trả lời: Vì Cần, Kiệm, Liêm, Chính là nền tảng của Đời sống mới, nền tảng

của Thi đua ái quốc.

Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, BắcNgười có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.Thiếu một mùa, thì không thành trờiThiếu một phương, thì không thành đấtThiếu một đức, thì không thành người.

Từ ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nền Dân chủ Cộng hòa, cho đến mấy năm kháng chiến, dân ta nhờ Cần, Kiệm, Liêm, Chính, mà đánh thắng được giặc lụt, giặc dốt, giặc thực dân và giặc đói.

Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai. Muốn cho chữ Cần có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công việc. Nghĩa là phải tính toán cẩn thận, sắp đặt gọn gàng. Cần và chuyên phải đi đôi với nhau. Chuyên nghĩa là dẻo dai, bền bỉ. Nếu không chuyên, nếu một ngày cần mà mười ngày không cần, thì cũng vô ích. Cần không phải là làm xổi. Cần là luôn luôn cố gắng, luôn luôn chăm chỉ, nhưng không làm quá trớn.

Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Cần với Kiệm phải đi đôi với nhau. Cần mà không Kiệm, “thì làm chừng nào xào chừng ấy”. Kiệm mà

?

không Cần thì không tăng thêm, không phát triển được. Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, việc đáng tiêu không tiêu, là bủn xỉn chứ không phải tiết kiệm. Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ.

Liêm là trong sạch, không tham lam. Chữ Liêm phải đi đôi với Kiệm, cũng như chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần. Có Kiệm mới Liêm được. Vì xa xỉ mà sinh tham lam.

Chính là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà. Cần, Kiệm, Liêm là gốc rễ của Chính. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn.

(Nguồn: Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng)

34 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

ĐỊNH HƯỚNG TUYÊN TRUYỀN

ĐỊNH HƯỚNG TUYÊN TRUYỀN

Một là, tập trung tuyên truyền thông tin những tư tưởng, quan điểm mới trong dự thảo văn kiện và ý kiến đóng góp xác đáng, trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm của Nhân dân vào dự thảo văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Tiếp tục tuyên truyền về nội dung trọng tâm kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII nhiệm kì 2020-2025, nhấn mạnh về mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng lớn, phương hướng, khâu đột phá nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Hai là, tuyên truyền Hội nghị lần thứ 13, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Hội nghị Trung ương 13, khóa XII diễn ra từ ngày 05/10/2020 đến ngày 10/10/2020. Tại Hội nghị này, Trung ương thảo luận, cho ý kiến và xem xét quyết định những vấn đề cơ bản và hệ trọng: Tình hình kinh tế-xã hội năm 2020, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; tiếp tục hoàn thiện các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII và một số vấn đề quan trọng khác.

Tuyên truyền bài phát biểu khai mạc, bế mạc Hội nghị của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Thông

cáo báo chí của Văn phòng Trung ương Đảng và tài liệu chính thức của các cơ quan chức năng cần tập trung tuyên truyền đậm nét kết quả Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Ba là, tuyên truyền về tình hình kinh tế - xã hội

- Tuyên truyền nhấn mạnh: Từ số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, có cơ sở khẳng định, năm nay kinh tế nước ta tăng trưởng dương (GDP 9 tháng năm 2020 tăng 2,12%), đứng đầu các nước ASEAN trong bối cảnh các nước tăng trưởng âm. Xuất khẩu đạt mức kỷ lục, thu hút đầu tư nước ngoài có nhiều hình thức phù hợp, đạt mức cao. Chúng ta duy trì được tăng trưởng trong khi các đối tác, chuỗi cung ứng suy thoái nặng nề. Trong khi đó, CPI giảm; tỷ giá, thị trường ngoại tệ ổn định, thị trường chứng khoán khởi sắc trở lại mạnh mẽ. Theo nhiều chuyên gia đánh giá, nền kinh tế của nước ta phục hồi và phát triển theo hình chữ V, chúng ta đã chạm đáy (ở quý II, GDP tăng 0,39%), trong khi đó, quý I, GDP tăng 3,68%; quý III, GDP tăng 2,62%.

Tuyên truyền khẳng định: Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế

Tháng 12/2020, đề nghị các chi, đảng bộ tập trung tuyên truyền nội dung sau:

35Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

ĐỊNH HƯỚNG TUYÊN TRUYỀN

- xã hội, nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng dương cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng, chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội”.

- Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp để gỡ “thẻ vàng” của EU đối với vấn đề khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của Việt Nam được xác định là nhiệm vụ quan trọng. Đây là vấn đề không chỉ liên quan đến đời sống của ngư dân, người dân ven biển mà còn liên quan đến hình ảnh, uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam. Ban Tuyên giáo, đội ngũ báo cáo viên các cấp, tuyên truyền viên các tỉnh ủy, thành ủy có biển tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, giáo dục ngư dân thực hiện nghiêm các quy định về khai thác hải sản.

Bốn là, tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong thực hiện các khuyến cáo của cơ quan chức năng về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong trạng thái bình thường mới.

Tuyên truyền phản ánh đầy đủ về tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới để người dân đề cao cảnh giác về nguy cơ dịch bệnh vẫn tiềm ẩn; đồng thời nhận thức rõ, ủng hộ, đồng hành cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong thực hiện “mục tiêu kép”: vừa sẵn sàng phòng chống dịch, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục tuyên truyền chủ trương của Việt Nam mở lại các đường bay quốc tế trong thời gian tới phục vụ nhu cầu của người dân Việt Nam đang ở nước ngoài.

Năm là, tuyên truyền một số nội dung quan trọng khác:

- Kỉ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 22/12/2020)

- Kỉ niệm 26 năm ngày thế giới phòng chống HIV (01/12/1994 – 01/12/2020)

- Kỉ niệm 100 năm Ngày sinh nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh (01/12/1920 – 01/12/2020)

- Kỉ niệm 60 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960 - 20/12/2020)

- Kỷ niệm 41 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7/01/1979 - 7/01/2019)

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

CHÍNH SÁCH CÁN BỘ

Câu hỏi 1: Ông Nguyễn Văn A, sinh năm 1924

có Phiếu cá nhân của công nhân, viên chức về hưu khai tháng 10/1980, có chứng nhận của Thủ trưởng đơn vị, theo đó tháng 6/1945 ông được kết nạp vào tổ chức Việt Minh, là ủy viên phụ trách tài chính. Ông Nguyễn Văn A từ trần năm 1995.

Vậy trường hợp của ông Nguyễn Văn A có đủ điều kiện được công nhận là người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 hay không?

Trả lời: Theo quy định tại Điểm c, Khoản 2,

Điều 11, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ “Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng”, người được kết nạp vào tổ chức Việt Minh, sau đó phải

“được giao nhiệm vụ ở lại địa phương hoạt động phát triển cơ sở cách mạng” mới đủ điều kiện để xét, công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Trường hợp ông Nguyễn Văn A được kết nạp vào tổ chức Việt Minh nhưng không thể hiện việc “được giao nhiệm vụ ở lại địa phương hoạt động phát triển cơ sở cách mạng” nên chưa đủ điều kiện công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.

Theo quy định tại Điều 12, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, Phiếu cá nhân của ông Nguyễn Văn A không được quy định là căn cứ xác nhận đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.

(Nguồn: Tạp chí Xây dựng Đảng)

?

TRAO ĐỔI - HỎI ĐÁP

36 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

37Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

TIN THẾ GIỚI

Từ ngày 21/9 - 02/10/2020, tại trụ sở Liên Hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ đã diễn

ra Tuần lễ cấp cao, Đại hội đồng Liên Hợp quốc (ĐHĐ LHQ), bao gồm Phiên thảo luận chung cấp cao và các sự kiện cấp cao bên lề khác, được tổ chức theo hình thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp.

Trong các sự kiện diễn ra tại Tuần lễ cấp cao khóa 75, Phiên thảo luận chung cấp cao là sự kiện quốc tế quan trọng, thu hút sự quan tâm, theo dõi rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Với chủ đề “Tương lai chúng ta muốn, Liên Hợp quốc chúng ta cần: Tái khẳng định cam kết chung đối với chủ nghĩa đa phương - ứng phó Covid-19 thông qua hành động đa phương hiệu quả”, Phiên thảo luận đã nhận được hơn 170 bài thông điệp của các nhà lãnh đạo các nước gửi đến. Trong thông điệp của mình, Lãnh đạo các nước đã chia sẻ những tác động chưa từng có tiền lệ của đại dịch Covid-19; khẳng định cam kết mạnh mẽ thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, ủng hộ vai trò của LHQ, tăng cường đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong phòng chống đại dịch,

phục hồi tăng trưởng, phát triển hậu Covid-19, ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu.

Việt Nam tham gia khóa họp thứ 75, ĐHĐ LHQ khi đang đảm nhiệm những trọng trách lớn của khu vực và thế giới. Với tư cách là Ủy viên không Thường trực HĐBA LHQ và Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực trong Tuần lễ cấp cao, bao gồm Phiên thảo luận chung cấp cao và các phiên họp cấp cao khác. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đều đã gửi thông điệp tới các hội nghị.

Trong thông điệp gửi tới Phiên thảo luận chung, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Hiến chương LHQ và những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế cần phải được đề cao và thúc đẩy như những chuẩn mực hành xử của cả các nước lớn và nhỏ trong quan hệ

THÔNG ĐIỆP CỦA VIỆT NAM TẠI TUẦN LỄ CẤP CAO KHÓA 75 ĐẠI HỘI ĐỒNG

LIÊN HỢP QUỐC KHÓA 75

38 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

TIN THẾ GIỚI

quốc tế đương đại; các cơ chế đa phương toàn cầu và khu vực cần được tôn trọng và phát huy. Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng thể hiện rõ sự sẵn sàng và tinh thần chủ động của Việt Nam phối hợp cùng cộng đồng quốc tế vượt qua những thách thức chung.

Việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lần đầu tiên tham gia gửi thông điệp đến ĐHĐ LHQ, thể hiện thông điệp ở cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước ta về chủ trương, đường lối đối ngoại của Việt Nam, đã cho thấy đường lối nhất quán

của Đảng và Nhà nước ta đề cao vai trò của LHQ và chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy tôn trọng Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế, quan hệ bình đẳng, hợp tác phát triển giữa các quốc gia.

Trước đó, trong thông điệp gửi Phiên họp cấp cao kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định vai trò không thể thiếu của LHQ với tư cách là “trung tâm điều phối hành động của các quốc gia”, đặc biệt khi thế giới đang đứng trước những thách thức chưa từng có tiền lệ; nêu rõ cộng đồng quốc

Toàn cảnh một phiên họp khóa 75 Đại hội đồng LHQ.

39Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

TIN THẾ GIỚI

tế cần đoàn kết, hợp tác hơn nữa để tăng cường chủ nghĩa đa phương với trung tâm là LHQ; tuân thủ Hiến chương, luật pháp quốc tế…

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đã có thông điệp gửi tới Phiên họp cấp cao kỷ niệm 25 năm Hội nghị thế giới lần thứ 4 về phụ nữ, với chủ đề: “Thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới và trao quyền cho mọi phụ nữ và trẻ em gái”, khẳng định sự ủng hộ và những nỗ lực của Việt Nam trong bảo đảm bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ; đồng thời nhấn mạnh những cam kết của Việt Nam, trên cương vị Ủy viên không Thường trực HBBA LHQ nhiệm kỳ 2020 - 2021, Chủ tịch ASEAN 2020, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Nghị viện ASEAN lần thứ 41 nhằm hướng tới một xã hội thực sự bình đẳng và một thế giới hòa bình bền vững.

Trong thông điệp gửi đến Phiên họp cấp cao kỷ niệm Ngày Quốc tế về

xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tái khẳng định Việt Nam ủng hộ tất cả các nỗ lực giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân. Với vai trò là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam cam kết duy trì khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân và sẽ tiếp tục tham gia cùng tất cả các bên nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong quá trình triển khai Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân…

Những thông điệp mà các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam gửi tới ĐHĐ LHQ khóa 75 một lần nữa cho thấy dấu ấn Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế. Việt Nam không chỉ thể hiện đường lối đối ngoại hòa bình và độc lập với cộng đồng quốc tế, mà còn tiếp tục khẳng định vai trò xây dựng và trách nhiệm tại LHQ.

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương)

40 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

TIN THẾ GIỚI

Biểu đồ WTO dự báo thương mại toàn cầu suy giảm trong năm 2020

MỘT SỐ NÉT ĐÁNG CHÚ Ý VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI

Kinh tế thế giới vẫn đang trong giai đoạn ứng phó với diễn biến và hậu quả

của đại dịch Covid-19, trong khi các gói, biện pháp hỗ trợ chưa phát huy hiệu quả đáng kể. Trong bối cảnh làn sóng thứ hai của đại dịch bùng phát và có thêm chuyển biến về nghiên cứu vaccine ở nhiều nước, nhiều nền kinh tế đang cân nhắc thận trọng tiến hành mở cửa trở lại và dần khôi phục hoạt động kinh tế.

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho biết, tăng trưởng tổng sản phẩm GDP toàn cầu dự báo sẽ suy giảm 4,8% trong năm 2020 trước khi tăng 4,9% vào

năm 2021, nhưng “còn tùy vào các biện pháp chính sách và mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh”. WTO nhận định: “Thương mại toàn cầu đang có nhiều dấu hiệu phục hồi từ mức suy giảm sâu do đại dịch Covid-19, song các chuyên gia kinh tế của WTO thận trọng cho rằng, mọi sự phục hồi có thể bị đứt quãng bởi tác động của đại dịch hiện nay”. Việc nhanh chóng bào chế loại vaccine hiệu quả ngừa Covid-19 có thể làm tăng niềm tin và thúc đẩy tăng trưởng 1 - 2 điểm phần trăm vào năm 2021 và sẽ tăng thêm 3 điểm phần trăm cho tốc độ tăng trưởng thương mại.

41Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

TIN THẾ GIỚI

Trụ sở Tổ chức thương mại thê giới WTO tại Geneva (Thụy Sĩ)

Kinh tế Mỹ tiếp tục dấu hiệu phục hồi trở lại trong quý III/2020. Chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) sản xuất của Mỹ tháng 8/2020 tăng mạnh lên 53,1 điểm so với 50,9 điểm trong tháng 7 và đạt mức cao nhất kể từ tháng 01/2020. Tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ có xu hướng giảm mạnh từ 11,1% trong tháng 6/2020 xuống còn 10,2% trong tháng 7/2020 và 8,4% trong tháng 8/2020. Theo dự báo của The Conference Board (9/2020), kinh tế Mỹ có thể phục hồi tăng trưởng mạnh vào quý III/2020 với tốc độ tăng 32,9%. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách của Mỹ đang có chiều hướng tăng cao do các khoản chi khổng lồ để kích thích nền kinh tế.

Khu vực châu Âu cho thấy dấu hiệu phục hồi chậm hơn. Chỉ số PMI tổng hợp của khu vực Eurozone trong tháng 8/2020 tiếp tục ở mức trên 50 điểm (51,9 điểm), thấp hơn đáng kể so với mức 54,9 điểm của tháng trước đó. Chỉ số PMI của tất cả các nền kinh tế lớn thuộc khu vực này cũng cho thấy mức giảm so với cùng kỳ tháng trước, cụ thể: Pháp 51,6 điểm (tháng 7 là

57,3 điểm), Đức 54,4 điểm (tháng 7 là 55,3 điểm); Tây Ban Nha giảm xuống chỉ còn 48,4 điểm trong khi tháng 7 là 52,8 điểm...

Tại khu vực châu Á: Kinh tế Nhật Bản phục hồi nhẹ song vẫn gặp nhiều khó khăn. Chỉ số PMI sản xuất của Nhật Bản trong tháng 8/2020 đạt 47,2 điểm, tăng so với mức 45,2 điểm của tháng 7/2020 nhưng cho thấy sản xuất vẫn chịu áp lực trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn ra. Kinh tế Hàn Quốc có dấu hiệu phục hồi. Chỉ số PMI sản xuất của Hàn Quốc tăng lên 48,5 điểm trong tháng 8/2020 từ mức 46,9 điểm của tháng 7/2020. Kinh tế Trung Quốc có những tín hiệu tích cực hơn sau tác động nghiêm trọng của trận mưa lũ lịch sử. Sản lượng công nghiệp tháng 8/2020 tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2019, mức tăng mạnh nhất trong

42 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

TIN THẾ GIỚI

VIỆT NAM KÊU GỌI DỠ BỎ LỆNH CẤM VẬN ĐƠN PHƯƠNG CỦA MỸ ĐỐI VỚI CUBA

Theo thống kê của Chính phủ Cuba, trong hơn 3 năm qua, Mỹ đã ban hành

và áp dụng tổng cộng 191 biện pháp nhằm thắt chặt bao vây cấm vận kinh tế - tài chính - thương mại chống Cuba. Những biện pháp này nhằm vào các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Cuba, bao gồm: giao dịch tài chính, du lịch, năng lượng, đầu tư nước ngoài - vốn là những lĩnh vực then chốt đối với sự phát triển của nền kinh tế Cuba và các chương trình hợp tác y tế với các quốc gia khác. Đáng chú ý là, trong giai đoạn từ tháng 4/2019 tới tháng 3/2020, chính sách bao vây, cấm vận kinh tế, thương

mại và tài chính của Mỹ đã gây thiệt hại hơn 160 triệu USD cho ngành y tế của Cuba. Cuba gặp nhiều khó khăn trong việc mua sắm dược phẩm và thiết bị, máy móc y tế khi không tiếp cận được thị trường Mỹ gần gũi về mặt địa lý, cũng như bị hạn chế giao dịch ngân hàng và vận tải đường biển.

Ngoài ra, Mỹ đang áp đặt các giới hạn đối với các ngân hàng, hãng hàng không, các công ty vận chuyển, nhà hàng khách sạn, dịch vụ taxi và du lịch1. Mỹ

1. Số liệu thống kê chính thức cho thấy trong tháng 8 vừa qua, lượng khách du lịch tới Cuba đã giảm 23,6% so với cùng kỳ năm 2019, chủ yếu do tác động từ các biện pháp siết chặt trừng phạt của

8 tháng đầu năm 2020. Xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng 6% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó đáng chú ý xuất khẩu tăng 11,6% và nhập khẩu giảm 0,5%.

Thị trường tài chính tiền tệ thế giới tháng 9 đã ổn định hơn. Phần lớn các quyết định được đưa ra đều hướng tới việc phục hồi kinh tế thay vì đối phó với khủng hoảng từ đại dịch Covid-19. Cục Dự trữ liên bang quốc gia Mỹ

tuyên bố sẽ đưa ra điều chỉnh lãi suất nhẹ sau khi chấp nhận lạm phát dao động trên ngưỡng mục tiêu 2%. Điều này buộc các ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia (bao gồm cả châu Âu và Anh) có chính sách nới lỏng tương tự, tác động của đồng USD yếu hơn so với đồng nội tệ có thể đe dọa khả năng phục hồi kinh tế.

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương)

43Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

TIN THẾ GIỚI

Một nhà máy lắp ráp điện tử của Cuba tại thủ đô La Habana.

đã mở chiến dịch “săn lùng” và trừng phạt các hãng vận tải biển chuyên chở dầu thô từ Venezuela về Cuba, nhằm cắt đứt “mạch máu” kinh tế của Cuba khiến Cuba phải nhập khẩu khoảng 50% lượng xăng dầu tiêu thụ. Bên cạnh đó, hàng loạt các biện pháp chống phá khác của Mỹ như: siết chặt cấm vận tài chính và gia tăng trừng phạt các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài có giao dịch ngân hàng với Cuba, kích động chống phá từ bên trong cho tới hạn chế hoạt động của các nhà ngoại giao Cuba tại Mỹ...cũng ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của Cuba.

Đặc biệt, lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba chưa dừng lại khi ngày 23/9/2020, trong một sự kiện vận động tranh cử cho nhiệm kỳ tới, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục công bố các biện pháp trừng phạt mới liên quan tới Cuba.

Trong phát biểu tại sự kiện ở Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump cho biết: “Tôi thông báo rằng Bộ Tài chính sẽ cấm việc nhập khẩu, kể cả với mục đích phi thương Chính phủ Mỹ nhằm vào ngành kinh tế trọng điểm của Cuba.

mại, các loại rượu và xì-gà từ Cuba, cũng như cấm công dân Mỹ khi thăm Cuba lưu trú tại các khách sạn hoặc cơ sở thuộc sở hữu của Chính phủ, quan chức Nhà nước hay Đảng Cộng sản Cuba, cũng như những họ hàng gần của các quan chức này”. Theo những quy định này, các công ty lữ hành hoạt động trong phạm vi quyền hạn tư pháp Mỹ sẽ không thể thực hiện việc đặt phòng trong các cơ sở nằm trong một danh sách mới do Bộ Ngoại giao Mỹ soạn thảo. Bộ Tài chính Mỹ cũng xóa bỏ chính sách cho phép tổng thể việc tổ chức hoặc tham gia hội nghị, hội thảo, triển lãm và các sự kiện thể thao có liên quan tới Cuba và các công dân, người cư trú và các doanh nghiệp hoạt động theo luật pháp Mỹ phải xin phép theo từng trường hợp cụ thể việc tổ chức hoặc tham gia các hoạt động này.

44 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

TIN THẾ GIỚI

Trước tuyên bố của Tổng thống Mỹ, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez đã lên án các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Cuba. Trong tuyên bố đăng tải trên tài khoản Twitter cá nhân, Chủ tịch Cuba khẳng định lại điều ông đã nói trong bài phát biểu 1 ngày trước đó tại Đại hội đồng Liên Hợp quốc rằng, các biện pháp thù địch này đã và đang vi phạm những quyền lợi chính đáng của người dân Cuba cũng như công dân Mỹ. Chủ tịch Cuba cũng nhấn mạnh “chính sách tàn bạo và phi pháp này sẽ bị nhân dân Cuba đánh bại và Cuba sẽ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của mình”.

Liên quan đến Lệnh cấm vận đơn phương của Mỹ đối với Cuba, trong khuôn khổ Phiên thảo luận

chung Cấp cao Khóa 75 Đại hội đồng Liên Hợp quốc diễn ra từ ngày 22-29/9/2020 tại New York, Mỹ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có thông điệp: Chúng ta cần quyết tâm và kiên trì thực hiện hợp tác, hữu nghị thay cho xung đột và thù địch, đối thoại thay cho đối đầu, giải quyết hòa bình các tranh chấp thay cho hành động đơn phương, áp đặt. Trên tinh thần đó, Việt Nam kêu gọi dỡ bỏ các biện pháp cấm vận đơn phương ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội đất nước và đời sống của người dân ở các quốc gia, trong đó có các biện pháp đang áp đặt đối với Cuba.

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương)

ông Miguel Díaz-Canel Bermúdez

45Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

VĂN BẢN MỚI

CHỈ THỊ VỀ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP NĂM HỌC 2020 - 2021 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

Ngày 15/10/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND

về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-2021 của ngành Giáo dục. Chỉ thị gồm các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như sau:

I. Các nhóm nhiệm vụ chủ yếu

1.Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong toàn tỉnh

2. Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp

3. Phát triển và nâng cao chất

lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả của giáo dục thường xuyên, giáo dục dân tộc; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bảo đảm an toàn trường học; công tác giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên

4. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo

5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục, thực hiện

Học sinh Trường Tiểu học Hạ Long thành phố Vũng Tàu năm học 2019-2020

46 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2020

VĂN BẢN MỚI

chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

6. Đẩy mạnh phân cấp và thực hiện tự chủ đối với các cơ sở giáo dục

7. Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo

8. Tăng cường cơ sở vật chất, bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo.

9. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao

II. Các nhóm giải pháp cơ bản

1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính về giáo dục và đào tạo

2. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới công tác quản lý; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; ngăn chặn, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động giáo dục và đào tạo

3. Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo

4. Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục

5. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo.

(Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh)

Trường THPT Chuyên Lê Quy Đôn

Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức “Hội thi cán bộ giảng dạy chính trị giỏi” trong lực lượng vũ trang tỉnh năm 2020

(trong ảnh: Ban tổ chức trao Giấy khen cho các thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba tại hội thi)

Lãnh đạo tỉnh chụp hình lưu niệm cùng cán bộ Hội LHPN qua các thời kỳ tại Họp mặt truyền thống Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2020)