73
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề 1.2. Khái quát về Thành phố sinh thái 1.2.1. Các khái niệm có liên quan 1.2.2. Khái niệm Thành phố xanh 1.2.3. Thành phố sinh thái 1.2.4. Khái niệm Thành phố phát triển bền vững 1.2.5. Các tiêu chí xây dựng Thành phố sinh thái PHẦN 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI, AN NINH QUỐC PHÒNG CỦA THÀNH PHỐ HỘI AN. 2.1. Vị trí địa lý 2.2. Điều kiện tự nhiên 2.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội PHẦN 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG SINH THÁI, NHỮNG THÁCH THỨC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI 3.1. Hiện trạng môi trường sinh thái. 3.2. Những thách thức. 3.3. Sự cần thiết phải xây dựng Thành phố sinh thái. PHẦN 4 XÂY DỰNG HỘI AN TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ SINH THÁI 4.1. Định hướng. 4.2. Mục tiêu theo từng giai đoạn. 4.3. Giải pháp. 4.4: Tổ chức thực hiện. Trang: 1

De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

Embed Size (px)

DESCRIPTION

các kiến thức chuyên ngành

Citation preview

Page 1: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU1.1. Đặt vấn đề1.2. Khái quát về Thành phố sinh thái

1.2.1. Các khái niệm có liên quan1.2.2. Khái niệm Thành phố xanh1.2.3. Thành phố sinh thái1.2.4. Khái niệm Thành phố phát triển bền vững1.2.5. Các tiêu chí xây dựng Thành phố sinh thái

PHẦN 2:ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI,

AN NINH QUỐC PHÒNG CỦA THÀNH PHỐ HỘI AN.2.1. Vị trí địa lý2.2. Điều kiện tự nhiên2.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

PHẦN 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG SINH THÁI, NHỮNG THÁCH THỨC

VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI3.1. Hiện trạng môi trường sinh thái.3.2. Những thách thức.3.3. Sự cần thiết phải xây dựng Thành phố sinh thái.

PHẦN 4XÂY DỰNG HỘI AN TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ SINH THÁI4.1. Định hướng.4.2. Mục tiêu theo từng giai đoạn.4.3. Giải pháp.4.4: Tổ chức thực hiện.

PHẦN 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trang: 1

Page 2: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Bước sang thế kỹ XXI, thế giới đang phải đối mặt với một thách thức to lớn trong sự phát triển như vũ bão của nhân loại, hàng loạt các vấn đề đã nảy sinh mà nguyên nhân sâu xa là từ sự phát triển. Sự phát triển cần tài nguyên, sự phát triển làm ô nhiễm môi trường và suy giảm nhiều điều kiện sống, làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội, có nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn tại lâu dài của loài người… Chính vì thế mà đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều hội nghị đã diễn ra trên phạm vi khu vực, toàn cầu, của các tổ chức nhằm nêu ra và cảnh báo những vấn đề do sự phát triển gây ra. Và giải pháp tốt nhất được đưa ra chính là hướng tới sự phát triển bền vững, “phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được tất cả nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng cho thế hệ tương lai” ( Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới -1987 )

Đô thị cổ Hội An từ lâu đã trở thành một địa danh văn hóa lịch sử của đất nước, Hội An không chỉ được biết đến như một di sản văn hóa thế giới, mà còn được du khách trong và ngoài nước biết đến với những cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp và hấp dẫn.

Được hình thành từ cuối thế kỷ XVI, Hội An từng là một thương cảng sầm uất, quy tụ nhiều thương gia của các nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Pháp, Hà Lan, . . . Đây cũng là nơi giao lưu của 2 nền văn hóa Trung - Ấn nên đã để lại cho Hội An những nét kiến trúc hỗn hợp đặc trưng với những di tích mang đậm bản sắc văn hóa của từng dân tộc và sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc.

Kể từ khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới cho đến nay, Hội An ngày càng trở thành một khu du lịch có sức hấp dẫn lớn với du khách trong nước và quốc tế, lượng khách du lịch đến Hội An ngày càng đông hơn. Do vậy, tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hội An đã và đang có nhiều thay đổi tích cực với nhiều yếu tố thuận lợi như cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng; kinh tế tăng trưởng nhanh, đặc biệt là giá trị sản xuất kinh doanh các ngành du lịch – dịch vụ, công nghiệp; chất lượng cuộc sống của người dân, trình độ dân trí được cải thiện và nâng cao.

Đô thị hóa là một hệ quả tất yếu của phát triển, của quá trình công nghiệp hóa, Hội An cũng không nằm ngoài quy luật đó. Sự phát triển của đô thị theo hướng tự phát “vết dầu loang” là quan điểm cũ, điều này không phù hợp với sự phát triển mà nguồn tài nguyên đang dần bị cạn kiệt trong khi giải pháp tìm kiếm thay thế vẫn chưa thực sự rõ ràng, nhiều vấn đề môi trường cực đoan phát sinh.

Hướng tiếp cận “Thành phố sinh thái” sẽ là một giải pháp thích hợp.

1.2. Khái quát về đô thị sinh thái:

Trang: 2

Page 3: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

1.2.1. Các khái niệm có liên quan:

1. Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.

2. Phát triển bền vững: là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

3. Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.

4. Suy thoái môi trường: là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.

5. Hệ sinh thái: là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau.

6. Đa dạng sinh học: là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái.

7. Du lịch sinh thái: Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.

1.2.2. Khái niệm Thành phố xanh:

Thành phố xanh là vùng Thành phố được thiết kế theo quan điểm sinh thái với cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp và một bầu không khí luôn trong sạch (GS. Đoàn Cảnh)

Thành phố xanh là một tổ hợp phát triển được xây dựng để nâng cao môi trường sống của con người trong một cộng đồng (Trung tâm Môi trường California - Mỹ)

1.2.3. Thành phố sinh thái:

1. Khái niệm:

Khái niệm Thành phố sinh thái đã xuất hiện từ khoảng những năm 80 của thế kỷ XX nhưng được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây ở các nước phát triển khi đề cập đến vấn đề môi trường và phát triển bền vững trong Thành phố.

Theo định nghĩa của Tổ chức Sinh thái đô thị Úc thì “Một thành phố (hay đô thị) sinh thái là thành phố đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên”, cụ thể hơn trong Thành phố sinh thái các điều kiện sống, sản xuất được nâng cao tới mức tối đa trong việc sử dụng tối thiểu tài nguyên thiên nhiên.

Thành phố sinh thái là một Thành phố thân thiện với môi trường, với thiên nhiên, chất lượng môi trường sống trong đô thị cao, mật độ xây dựng hợp lý,

Trang: 3

Page 4: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

kiến trúc đẹp, các công trình và hạ tầng kỹ thuật đảm bảo yêu cầu sinh thái, áp dụng thành công các giải pháp về năng lượng, giao thông, đa dạng sinh học… và sự phát triển trong đó có thể được xem bền vững.

Do có nhiều đặc điểm nên việc tiếp cận Thành phố sinh thái không đơn giản, việc xây dựng phải đảm bảo hài hòa và cân bằng giữa các thành phần trong hệ, chuyển các thành phần, các hoạt động trong đó sang một mô hình, hướng mới – theo nguyên tắc sinh thái. Điều này dẫn đến phải thay đổi cả phương pháp sản xuất công nghiệp, tâm lý hành vi của người dân, và có thể là cả những nét đặc trưng của cư dân bản địa, đồng thời cũng phải nghiên cứu kỹ các giải pháp quản lý trên cơ sở nền kinh tế theo hướng sinh thái và tư duy hệ thống. Trong đó Thành phố sinh thái hướng tới mục tiêu đặt yếu tố môi trường lên hàng đầu.

Có thể định nghĩa cụ thể về Thành phố sinh thái như sau:

Một Thành phố sinh thái là một Thành phố mà trong quá trình tồn tại và phát triển của nó không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, không làm suy thoái môi trường, không gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người sống, sinh hoạt và làm việc trong Thành phố, đảm bảo mật độ cây xanh đô thị.

2. Nguyên tắc xây dựng Thành phố sinh thái

Việc xây dựng Thành phố sinh thái phải tuân theo các nguyên tắc sau:

- Xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên;

- Đa dạng hóa việc sử dụng đất, chức năng đô thị cũng như hoạt động của con người;

- Trong điều kiện có thể, cố giữ cho hệ sinh thái được khép kín và cân bằng;

- Giữ cho phát triển dân số Thành phố, tiềm năng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên được cân bằng tối ưu;

- Mọi sự thiết kế phải mang được bản sắc cho từng vùng, dân tộc đi kèm với sự tiện lợi về kinh tế, môi trường.

3. Ưu điểm và nhược điểm:

a/ Ưu điểm:

Thành phố sinh thái có rất nhiều ưu điểm. Trong đó, các ưu điểm sau đây được xem là chủ yếu nhất:

- Thành phố sinh thái là môi trường sinh sống thích hợp nhất cho con người và sinh vật;

- Ít ảnh hưởng đến môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên;

- Tạo điều kiện cho Thành phố phát triển một cách bền vững;

b/ Nhược điểm:

Trang: 4

Page 5: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

Bên cạnh những ưu điểm thì Thành phố sinh thái cũng còn nhiều vấn đề mà chúng ta cần phải bàn đến. Vấn đề trước mắt chính là kinh phí, vì khi xây dựng Thành phố sinh thái thì cần phải có quy hoạch ngay từ giai đoạn đầu và tổ chức thực hiện nó. Do đó, chi phí cho việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch này thường rất lớn.

Hơn nữa, quỹ đất của thành phố có hạn và ý thức của người dân lại là vấn đề đáng quan tâm.

1.2.4. Khái niệm Thành phố phát triển bền vững

Thành phố phát triển bền vững là Thành phố phát triển hài hòa giữa ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, ở đó các thể chế về quản lý và điều hành Thành phố được xây dựng và thực hiện một cách mềm dẻo và linh hoạt gắn kết sự phát triển đảm bảo nhu cầu hiện tại mà không xâm hại đến khả năng thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai.

Trang: 5

Page 6: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

1.3.5. Các tiêu chí xây dựng Thành phố sinh thái:C

ác t

iêu

ch

í xây

dự

ng

Th

ành

ph

ố p

hát

ph

át t

riển

bền

vữ

ng

Các

tiê

u c

hí x

ây d

ựn

g T

hàn

h p

hố

sin

h t

hái

Các

tiê

u c

hí x

ây d

ựn

g T

hàn

h p

hố

xan

h

1/ Đảm bảo không gian xanh Thành phố: Bao gồm hệ thống các mảng xanh Thành phố, vành đai xanh Thành phố và mặt nước xanh.

2/ Không ô nhiễm: Đảm bảo các chất thải trong mọi hoạt động tại Thành phố được tái sử dụng, quản lý, xử lý thích hợp đảm bảo tiêu chuẩn môi trường cho phép.

3/ Cảnh quan Thành phố đẹp.

4/ Giao thông thông suốt, không tắc nghẽn

5/ Có hệ thống thông tin môi trường

6/ Có Quy hoạch dân số đảm bảo cân bằng với tiềm lực phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

7/ Bảo tồn và phát triển được đa dạng sinh học trong Thành phố, đặc biệt là hệ sinh thái thực vật.

8/ Có hệ thống hạ tầng cơ sở để đảm bảo đáp ứng tốt nhất yêu cầu người dân

9/ Quy hoạch sử dụng đất đa dạng và phân bố hợp lý

10/ Bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên

11/ Thiết kế của các công trình gắn bó và hài hoà với môi trường tự nhiên, tiết kiệm vật liệu, năng lượng . . .

12/Kinh tế Thành phố hướng đến sự phát triển bền vững

13/ Công tác bảo vệ môi trường được xã hội hóa rộng rãi

14/ Phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững15/ Khía cạnh kinh tế(1).16/ Khía cạnh xã hội(2).17/ Khía cạnh thể chế(3).

Ghi chú:(1): Khía cạnh kinh tế bao gồm:- GDP bình quân đầu người tăng đều ở mức cao ; - Lạm phát thấp ;- Phát triển nông nghiệp sinh thái ;- Phát triển công nghiệp thân thiện môi trường ;- Ưu tiên phát triển các ngành thương mại dịch vụ bền vững.(2): Khía cạnh xã hội bao gồm :

Trang: 6

Page 7: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

- Đẩy mạnh tiến bộ và đảm bảo công bằng xã hội (chú trọng sự công bằng giữa các tầng lớp, lứa tuổi và giới), hạn chế sự gia tăng dân số quá mức ;

- 4 Không (Không nghèo đói, không thất nghiệp, không mù chữ và không tệ nạn xã hội) ;

- Xây dựng và nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội chất lượng cao cho mọi tầng lớp cư dân ;

- Duy trì và phát huy tính đa dạng và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần ;

(3): Khía cạnh thể chế bao gồm:- Đảm bảo nền tài chính lành mạnh ;- Sự tham gia của cộng đồng trong các sinh hoạt chính trị, các quy hoạch,

kế hoạch phát triển ;- Xây dựng và thực thi hệ thống thể chế, cơ chế chính sách trong quản lý

và điều hành phát triển các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường một cách bền vững.

PHẦN 2ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI,

AN NINH QUỐC PHÒNG CỦA THÀNH PHỐ HỘI AN

2.1 Vị trí địa lý

Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam.

Toạ độ địa lý: nằm ở 15015’26’’ đến 15055’15’’ vĩ Bắc và từ 108017’08” đến 108023’10’’ kinh Đông

- Phía bắc, phía tây giáp huyện Điện Bàn

- Phía đông bắc giáp biển Đông

- Phía nam giáp huyện Duy Xuyên

- Hội An cách thành phố Đà Nẵng 30 km theo đường TL 607 về phía bắc, cách Tam Kỳ 55 km, cách Thủ đô Hà Nội 835 km về phía nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 925 km về phía bắc và cách Cố đô Huế gần 80 km.

2.2 Điều kiện tự nhiên

2.2.1 Điều kiện địa hình

Thành phố Hội An có 2 dạng địa hình:

- Địa hình dạng đồng bằng: Đây là địa hình chủ yếu, có nhiều sông suối, phần lớn là dạng địa hình cồn cát và địa hình thấp trũng. Các cồn cát này thường xuyên thay đổi qua các trận lũ lớn.

Trang: 7

Page 8: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

- Địa hình hải đảo: Đặc điểm địa hình của xã Tân Hiệp chủ yếu là đồi núi thấp, hầu hết các đảo nhỏ có đỉnh hình chóp cụt, cao độ lớn nhất so với mặt biển dao động từ 70 - 517 m. Đảo lớn nhất của xã là Hòn Lao có một dãy núi xếp theo hình cánh cung từ Tây Bắc xuống Đông Nam độ cao dao động từ +167 m (Tục Cả) đến +517 m (đỉnh Hòn Điền) chia Hòn Lao thành 2 sườn có địa thế khác nhau.

- Sườn đông có độ dốc lớn, đá tảng bao quanh chân núi hiểm trở không có bãi bồi ven biển.

- Sườn tây dốc thoải ít đá tảng, nhiều bãi bồi ven biển thuận lợi cho việc định cư, phát triển dịch vụ du lịch, đây là nơi tàu thuyền có thể cập bến, trao đổi hàng hoá và trú ẩn khi có bão.

2.2.2 Điều kiện khí hậu, thuỷ văn

a/ Khí hậu:

Thành phố Hội An có chế độ khí hậu mang những tính chất và đặc điểm của khí hậu Việt Nam, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên ngoài những đặc trưng chung, Hội An là một khu vực ven biển Trung Bộ nên có những tính chất riêng, mang tính địa phương do điều kiện địa lý, địa hình đem lại.

* Nhiệt độ không khí:

- Nhiệt độ trung bình trong năm là 25,6 0 C

- Nhiệt độ cao nhất trung bình là 39,8 0 C.

- Nhiệt độ thấp nhất trung bình là 22,8 0 C.

* Độ ẩm không khí:

- Độ ẩm không khí trung bình năm: 82%

- Độ ẩm không khí cao nhất trung bình: 90%.

- Độ ẩm không khí thấp nhất trung bình: 75%.

* Chế độ mưa:

Hội An có 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt: mùa khô kéo dài trong 8 tháng (từ tháng 2 đến tháng 9), mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau.

- Lượng mưa trung bình năm là : 2066 mm.

- Số ngày có mưa trung bình năm: 147 ngày.

- Lượng mưa lớn nhất năm : 3307 mm (1974).

- Lượng mưa ngày lớn nhất: 332 mm.

Trang: 8

Page 9: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

- Tháng có ngày mưa trung bình nhiều nhất: tháng 10.

* Chế độ nắng:

- Số giờ chiếu nắng trung bình hàng năm: 2158 giờ.

- Số giờ chiếu nắng tháng lớn nhất: 248 giờ (tháng 5).

- Số giờ chiếu nắng tháng ít nhất: 12 giờ (tháng 12).

* Chế độ gió:

Hội An nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, với chế độ gió có hai mùa khá rõ, mùa mưa trùng với gió mùa Đông Bắc, mùa khô trùng với gió mùa Tây Nam. Ngoài ra, trong năm còn chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam khá mát, dễ chịu xen giữa các đợt gió Đông Bắc cũng như gió Tây Nam.

* Bão:

Bão ở Hội An thường xuất hiện vào các tháng 9, 10, 11. Các cơn bão thường kéo theo những trận mưa lớn gây lũ lụt cho toàn khu vực, theo thống kê nhiều năm thì số cơn bão đổ bộ vào Đà Nẵng, Hội An chiếm 24,4% tổng số các cơn bão đổ bộ vào đất liền từ vĩ tuyến 17 trở vào.

b/ Đặc điểm thuỷ văn:

Thành phố Hội An chịu ảnh hưởng chính của chế độ thuỷ văn của các con sông lớn.

- Sông Thu Bồn có diện tích lưu vực 10.590 km2 với tổng lưu lượng 19,9 tỷ m3/năm.

Đoạn sông Thu Bồn chảy ra biển Đông ở Cửa Đại, có các đặc trưng sau đây:

+ Chiều dài đoạn chảy qua thành phố Hội An: 8,5 km.

+ Chiều rộng: 120 - 640m, đoạn qua thành phố rộng 200 m.

+ Diện tích lưu vực: 3.510 km2.

+ Lưu lượng nước bình quân: 232 m3/giây.

+ Lưu lượng lũ bình quân: 5.430 m3/giây.

+ Lưu lượng kiệt: 40 - 60 m3/giây.

+ Mực nước ứng với lưu lượng bình quân: +0,76 m.

+ Mực nước bình quân mùa lũ: 2,48 m.

+ Mực nước ứng với lưu lượng kiệt: 0,19 m

Trang: 9

Page 10: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

- Sông Đế Võng: từ xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, chạy dọc từ Tây sang Đông ở phía Bắc thành phố Hội An.

+ Chiều dài đoạn chảy qua thành phố trên 7 km.

+ Chiều rộng: 80 - 100 m.

+ Chế độ mực nước sông Đế Võng phụ thuộc vào chế độ thuỷ triều từ Cửa Đại và cửa sông Hàn. Tại khu vực Cửa Đại, biên độ nhật triều không đều, từ 1,00 m - 1,50 m, giữa kỳ nước cường và nước kém, biên độ triều chênh lệch không đáng kể. Trong kỳ nước kém, biên độ triều khoảng 0,50 m.

+ Chế độ dòng chảy: khi triều lên từ Cửa Đại, mực nước trong sông dâng lên, khi triều xuống, dòng nước trong sông lại đổ ra biển. Nói chung dòng chảy tương đối điều hoà nhưng do lưu tốc nhỏ là nguyên nhân gây bồi cạn trong sông. Về mùa khô có những đoạn sông bị cạn, nước bị nhiễm mặn.

- Thuỷ triều: biển Hội An chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ triều của vùng biển Trung Trung Bộ, mỗi ngày thuỷ triều lên xuống 2 lần (bán nhật triều). Biên độ dao động của triều trung bình là 0,6 m. Triều cường = +1,4 m; triều kiệt = 0,00 m. Trong các cơn bão có những đợt sóng có biên độ rất lớn, cao độ lớn nhất của sóng lên đến 3,40 m ở khoảng cách 50 m so với bờ biển, gây thiệt hại lớn cho vùng ven biển. Về mùa khô, do nước sông xuống thấp, nước biển thâm nhập sâu vào lục địa gây mặn ảnh hưởng lớn cho vấn đề dân sinh kinh tế .

2.2.3 Tài nguyên nước

- Nước mặt: có các sông Thu Bồn, sông Cổ Cò, Sông Đế Võng trong đó sông Thu Bồn là một trong những nguồn cung cấp nước quan trọng với lưu lượng tới hàng tỷ mết khối nước mỗi năm.

- Nước ngầm: Vùng ven sông có nước ngầm mạch nông và thường bị nhiễm mặn. Các vùng cách xa biển thường có nước ngầm mạch sâu, không bị nhiễm mặn và không ảnh hưởng đến nền móng công trình xây dựng đến độ sâu 10 m.

2.2.4 Địa chất, thổ nhưỡng, rừng và hệ sinh thái

* Địa chất, thổ nhưỡng:

Theo kết quả điều tra địa chất thực hiện năm 1990 - 1995, thành phần địa chất gồm nhiều kiểu như sau:

- Các trầm tích tạo thành có nguồn gốc biển, tuổi cuối pleistocen.

- Các trầm tích tạo thành có nguồn gốc biển, tuổi Haloxen, sớm, giữa.

- Các trầm tích hỗn hợp sông biển Haloxen giữa, muộn.

Trang: 10

Page 11: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

Tuổi của các trầm tích tạo thành từ 2.750 đến 10.000 năm, các tạo thành tại khu vực Cẩm Kim, khu vực mới bồi tại Cửa Đại, Cẩm An, khu vực sông Đế Võng có tuổi nhỏ hơn 300 năm. Do đó, việc xây dựng công trình hoặc mở rộng không gian phát triển tuỳ thuộc vào dòng chảy, bồi tụ và việc khai thông sông Đế Võng nối liền tuyến đường sông với Đà Nẵng, có tác dụng phát triển du lịch và về lâu dài tránh được sự biến dạng của Hội An, nhất là khu vực Cửa Đại là khu vực được đánh giá có nguy cơ bị biến dạng nhiều nhất.

* Rừng và hệ sinh thái:

- Được thiên nhiên ban tặng cho Hội An một quần đảo Cù Lao Chàm với hệ sinh thái rừng ( có gần 600 ha rừng đặc dụng nguyên sinh ) và biển ( cỏ biển, san hô và các loài thủy sinh ) đa dạng sinh học; ngược lại, trong đất liền, ngoài rừng trong vùng đất ngập nước trên địa phận thành phố Hội An thuộc vùng châu thổ sông Thu Bồn có nhiều tiềm năng đa dạng sinh học, còn lại rừng chủ yếu là cây trồng chắn gió bão ven biển, các khu vực khác chủ yếu trồng các loại cây lấy gỗ, tre vườn, dừa nước, đào và một số cây lâm nghiệp khai thác để lấy củi.

2.3. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng của thành phố Hội An

2.3.1 Về kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế:

- Tổng GDP của thành phố năm 2007 (theo giá trị thực) đạt: 1.249.708 triệu đồng

- Thu nhập bình quân đầu người (GDP/ người): 14,74 triệu đồng

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (g): 11,73 %

* Cơ cấu kinh tế theo tỷ trọng sau:

- Tỷ trọng TM, DV, DL trong tổng GDP năm 2007 là 53,65 %

- Tỷ trọng CN, XD trong tổng GDP năm 2007 là 37,56 %

- Tỷ trọng NN, LN, TS trong tổng GDP năm 2007 là 8,80 %

* Về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp:

Nông nghiệp Hội An cơ bản là sản xuất lúa bắp, rau quả và tôm mực, cá, khai thác tổ yến. Hàng năm Hội An sản xuất 5.386 tấn lương thực tiêu dùng tại chỗ. Xuất khẩu 13.000 tấn thuỷ sản trong đó 4.290 tấn hải sản. Mặt hàng xuất khẩu thô sơ dạng bán nguyên liệu. Nghề nuôi trồng thuỷ sản có chiều hướng phát triển tốt có thể phục vụ phát triển du lịch. Riêng ngành thuỷ sản đạt 277.550 triệu đồng năm 2007. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên ven bờ có thể dẫn đến phá vỡ sinh thái dưới biển, ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch, thể thao và thám hiểm

Trang: 11

Page 12: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

biển. Trong sản xuất công nghiệp, trước đây, mặt hàng nổi tiếng là dệt vải, chiếu cói, mành trúc, mộc (Kim Bồng), thảm len đã một thời được khách hàng thị trường Đông Âu ưa chuộng; nay được bổ sung nhiều ngành nghề có giá trị kinh tế cao.

* Về thương mại-dịch vụ:

Hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu tập trung vào hàng thuỷ sản gồm có: Yến, cá, mực, tôm, vây cá, sản phẩm thủy sản đông lạnh, sò và các loại nhuyễn thể. Hải sản và yến sào Hội An nổi tiếng ngon và quý giá. Thương mại phát triển. Du lịch và dịch vụ du lịch tiến triển nhanh, du khách thường trú bình quân trên 21.000 người ( 600000 khách lưu trú : 2,34 ngày lưu trú :12 tháng)

2.3.2 Về xã hội

- Dân số: toàn thành phố năm 2007 có 84.801 người (19.395 hộ). Mật độ dân số là: 1.374 người/km2. Tỷ lệ tăng tự nhiên: 0,912%.

- Số hộ nghèo 885 hộ chiếm 4,67%

- Tình hình về y tế, giáo dục: 100% xã phường có trạm y tế, trường cấp I, 50% dân số được dùng nước sạch, 100% các hộ có ti vi, radio, 92,31% thôn xã có đường ô tô đến tận nơi, 100% xã có đài truyền thanh xã.

- Các hoạt động xã hội như: phong trào đền ơn đáp nghĩa, các phong trào tình nguyện ... đều được duy trì, phát triển và đặc biệt trong du lịch bảo tồn khu phố cổ hoạt động có sáng tạo.

2.3.3. Tình hình an ninh – quốc phòng:

Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc được phát động và duy trì thường xuyên. Quyết liệt trong chỉ đạo cũng như thực hiện công tác đảm bảo trật tự - an toàn xã hội, giữ gìn môi trường xã hội trong lành. Duy trì công tác huấn luyện, diễn tập và trực sẵn sàng chiến đấu. Có thể nói công tác an - qốc phòng được tăng cường vững mạnh.

PHẦN 3HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG SINH THÁI, NHỮNG THÁCH THỨC

VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

3.1. Hiện trạng môi trường, sinh thái.

3.1.1. Nguồn nước

1. Nước mặt lục địa

Trang: 12

Page 13: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

Các sông hồ, núi chính: Các sông Thu Bồn, sông Cổ Cò, Sông Đế Võng trong đó sông Thu Bồn là một trong những nguồn cung cấp nước quan trọng với lưu lượng tới hàng tỷ mét khối nước mỗi năm.

Với đặc điểm nằm ở vùng hạ lưu và gần cửa biển, nguồn nước mặt ở đây chịu sự tác động tổng hợp từ nhiều hoạt động kinh tế - xã hội và tác động của thủy triều, sự xâm nhập mặn vào sâu trong khu vực nội thị Hội An (Đặc biệt vào mua khô nước mặn có thể xâm nhập lên đến tận cầu Câu Lâu dẫn đến nguồn nước cấp bị nhiễm mặn gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân).

Môi trường nước sông nhìn chung chưa có báo động ô nhiễm, song chất lượng nước có dấu hiệu suy giảm. Đặc biệt nhánh sông Hoài chảy qua trung tâm đô thị là nơi tiếp nhận nước thải của chợ Hội An, nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nhà hàng, khách sạn... nên tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm cao.

Chất lượng nước sông của thành phố còn chịu ảnh hưởng từ các nguồn thải do các hoạt động đầu nguồn, trong đó đáng lo ngại là nước thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt.

Các hoạt động tàu thuyền trên sông Thu Bồn (Hội An) và vùng biển đều gây ô nhiễm dầu (dầu cặn, dầu nhiên liệu, nước thải có dầu) và rác thải, nước thải (tác nhân này thoát ra sông hồ, biển của thành phố).

Các thông số chất lượng nước mặt:

+ Nhiệt độ nước các sông, hồ Hội An dao động phụ thuộc vào nhiệt độ không khí cùng thời điểm, không bị chi phối bởi các nguồn thải. Tuy nhiên, biên độ nhiệt trong ngày, mùa phụ thuộc vào thời tiết và sự trao đổi nước với biển hoặc dòng chảy thượng lưu. Cho đến nay, ngoài các số liệu nhiệt độ đo đạc khảo sát tại các vị trí và một số số liệu thu thập rời rạc, chưa có bộ số liệu nào đầy đủ mô tả một cách toàn diện nhiệt độ của toàn vùng nước. Vì vậy, việc kết luận chi tiết về mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí, chế độ thuỷ văn đến nhiệt độ nước vùng Hội An còn gặp khó khăn.

+ pH của nước trong các sông thuộc thành phố Hội An ít biến động, mùa khô dao động từ 7 đến 8,23 mùa mưa dao động từ 7,1 đến 8,4; nhìn chung pH trong mùa mưa thấp hơn mùa khô và có độ biến động lớn hơn mùa khô, do bị ảnh hưởng của nước mưa chảy tràn và dòng chảy thượng lưu.

+ Giá trị chất rắn lơ lửng của các sông thuộc thành phố Hội An phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tốc độ dòng chảy, cường độ sóng, chế độ triều, tốc độ gió, bản chất trầm tích đáy, độ muối của nước độ sâu và các xáo trộn do tự nhiên hoặc do hoạt động của con người. Yếu tố xáo trộn cơ học như dòng chảy, xói lở ven bờ, đặc biệt là hiện tượng khai thác cát ở thượng nguồn cũng góp phần làm xáo trộn trầm tích đáy dẫn đến SS tương đối cao. Những vị trí trên sông ít chịu tác động trực tiếp của các hoạt động do con người thì mùa mưa lượng SS cao hơn, tuy nhiên trong mùa khô lại là mùa khai thác cát sạn, đánh bắt và nuôi trồng

Trang: 13

Page 14: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

thuỷ sản các hoạt động dịch vụ khác của con người dẫn đến một số vị trí có hàm lượng SS lại cao

Kết quả phân tích trong cả 2 mùa, mùa mưa và mùa khô có 100% vị trí khảo sát vượt TCVN5942 - 1995 loại A và 50 đến 57% vượt tiêu chuẩn loại B, chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi chất lơ lửng.

+ Oxy hoà tan thượng lưu sông Vu Gia và Thu Bồn tại Thành Mỹ, Nông Sơn khá cao dao động trung bình từ 7 đến 8mg/l. Tuy nhiên, về hạ lưu sông trong khu vực thành phố Hội An DO thấp mùa khô dao động từ 4,8 đến 7,3mg/l, mùa mưa dao động từ 3,04 - đến 5,7mg/l, có 71% vị trí khảo sát trong mùa khô không đạt TCVN 5942 - 1995 loại A, và 100% vị trí khảo sát trong mùa mưa đều không đạt TCVN loại A, nhìn chung hàm lượng oxy hoà tan trong vùng nước nghiên cứu còn thấp, một số vị trí có sự thiếu hụt oxy. Nếu so sánh với TCVN chất lượng môi trường để tổ chức một số loại hình du lịch cơ bản (>2) thì toàn bộ vùng nước mặt thuộc thành phố đều đạt tiêu chuẩn phục vụ cho các hoạt động du lịch thăm quan nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm và du lịch sinh thái.

Do chưa có điều kiện để khảo sát các vị trí tầng nước, nhưng nhìn chung các sông trong khu vực có DO tầng đáy thấp hơn tầng mặt, trừ một số vị trí có nhiều rong tảo DO thấp thường xuất hiện vào các buổi sáng, nhưng buổi trưa hoặc chiều thì giá trị lại tăng cao.

+ Nhu cầu oxy hoá học (COD) và nhu cầu oxy sinh hoá (BOD5): Các kết quả khảo sát trong 2 mùa khô, mùa mưa và số liệu thu thập cho thấy hàm lượng COD, BOD5 tăng từ thượng lưu xuống hạ lưu, và có xu hướng tăng mạnh khi đi qua thành phố, nhất là các khu vực dân cư đông đúc dọc theo sông Hội An (chợ Hội An, cầu Cẩm Nam, cầu Gia Hội, các kênh lạch thuộc xã Cẩm Thanh).

Nguyên nhân của sự gia tăng chất hữu cơ trên các sông hồ của thành phố chủ yếu do nước thải sinh hoạt trên cả lưu vực và các hoạt động kinh tế, đặc biệt trong những năm gần đây, việc nuôi trồng thuỷ sản cũng góp phần gia tăng hàm lượng hữu cơ.

Trong mùa mưa sự rửa trôi bề mặt ở khu đô thị, khu vực dân cư, các cống thải, chất thải rắn và nước rửa trôi Nông - Lâm nghiệp đã cho thấy sự tăng lượng COD và BOD5 đáng kể so với mùa khô.

So với TCVN về nước mặt thì lượng COD và BOD5 tất cả vị trí khảo sát đều vượt TCVN loại A, có 73% vị trí khảo sát có hàm COD vượt TCVN loại B từ 1 đến 5 lần, và 66 % vị trí khảo sát có lượng BOD5 vượt TCVN loại A.

Giá trị DO thấp nên chất rắn lơ lửng, COD và BOD5 cao trong cả 2 mùa cho thấy có sự ô nhiễm hữu cơ trên các sông Hội An.

Trang: 14

Page 15: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

Giá trị COD cao ở Hội An chủ yếu là do chất thải sinh hoạt, thải trực tiếp ra sông hồ, khi lượng hữu cơ tăng cao và điều kiện khí hậu nắng, ẩm tạo điều kiện cho các loài vi khuẩn phát triển gây nên mùi hôi thối làm mất vẽ mỹ quan đô thị và sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ dân chúng.

Để tạo điều kiện cho các hoạt động du lịch tham quan nghỉ dưỡng vùng nước này cần phải có giải pháp ngăn ngừa và xử lý chất hữu cơ.

+ Cho đến nay hầu hết các kim loại nặng đều rất ít được khảo sát trên sông Thu Bồn (Hội An), các số liệu thu thập được cũng không liên tục và không nhiều. Vì vậy, kết quả này chủ yếu dựa vào số liệu quan trắc trong 2 đợt của đề tài khảo sát trong năm 2005 và 3 đợt quan trắc của chi cục Bảo vệ môi trường miền trung để đánh giá.

Hầu hết các chỉ tiêu kim loại nặng, sắt tổng, đồng, chì, kẽm, asen, thuỷ ngân, mangan, cadimi được khảo sát hoặc thu thập ở khu vực thành phố Hội An đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép về nước mặt (TCVN5942 - 1995). Nhiều vị trí khảo sát không phát hiện hoặc phát hiện dưới dạng vết.

Kim loại trên sông Thu Bồn xuất hiện do nước thải từ thành phố Hội An, nước thải từ nguồn nông nghiệp và nước thải do khai thác vàng ở thượng lưu, tuy nhiên các nguồn thải này gần như chưa gây ra ô nhiễm kim loại nặng ở hạ lưu sông Thu Bồn (Hội An), kết quả trên cho thấy, nước sông Thu Bồn không có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng.

+ Tất cả vị trí khảo sát trên hệ thống sông Thu Bồn (Hội An), sông Cổ Cò, các kênh lạch trong mùa khô đều phát hiện có tổng dầu mỡ, một số vị trí đã vượt TCVN 5942 - 1995 loại B như Bến cá Hội An, Cầu Cẩm Nam, trong mùa mưa mặc dầu có phát hiện nhưng rất thấp, đa số đều nhỏ hơn loại B.

Có thể lý giải cho trường hợp trên là hiện nay: Nguồn thải hàm lượng dầu chính ra các sông Hội An Thu Bồn là do sự di chuyển của tàu thuyền trên sông, lưu lượng tàu thuyền rất đông và không đảm bảo các tiêu chuẩn cho phép, mặt khác sự xúc thải dầu cặn bừa bãi đã dẫn đến nguồn nước bị ảnh hưởng của dầu, trong mùa mưa do lưu lượng ở thượng lưu cao nên lượng dầu được đẩy ra biển.

+ Coliform: Trong 2 đợt quan trắc đều có phát hiện coliform ở tất cả các vị trí, mùa mưa tăng cao hơn mùa khô rất nhiều, nhưng không vượt tiêu chuẩn cho TCVN 5942 -1995. Tuy nhiên, các kết quả thu thập cho thấy một số khu vực ven bờ có tiềm ẩn ô nhiễm coliform, nếu sử dụng nguồn nước này phục vụ cho sinh hoạt thì 100% đều không đạt tiêu chuẩn cho phép.

2. Nước biển ven bờ

- Các bãi biển:

+ Biển Cửa Đại: Dài 250 m, vị trí: phường Cửa Đại

Trang: 15

Page 16: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

+ Biển An Bàn: 150 m, vị trí: phường Cẩm An

- Các vấn đề về môi trường đáng quan tâm: Các nguồn gây ô nhiễm ở đây có nguyên nhân chủ yếu là do thiên tai và sự cố môi trường. Nói chung, bãi biễn ở Hội An chủ yếu phục vụ cho mục đích du lịch, nên vấn đề môi trường ở khu vực này luôn được chính quyền địa phương quan tâm.

- Vấn đề rừng phòng hộ dọc bờ biển Hội An dần bị thay thế bởi các dự án du lịch ven biển đang làm giảm chức năng phòng hộ và hạn chế các tác hại thiên tai từ biển trong mùa mưa bão.

- Tình trạng ô nhiễm do lượng dầu mõ trôi dạt vào bờ xuất hiện hàng năm vào khoảng Quý I với khối lượng ít nhiều khác nhau (đột biến là vào năm 2006), làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân và chất lượng của các hoạt động du lịch biển.

Kết quả phân tích nước biển ven bờ Hội An năm 2007 của TTQTMT tỉnh Quảng Nam như sau:

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tínhKết quả

Tháng 11/2007 Tháng 5/2007

1 pH Độ 8,1 8,2

2 SS mg/l 54 30,2

3 BOD5 mg/l 4 3,2

4 Fe tổng mg/l 0,057 0,069

5 Zn mg/l 9,81 12,5

6 Hg mg/l KPH 0,64

7 Coliform MPN/100ml 150 6

8 Dầu mỡ mg/l 0,2 0,22

Kết quả đo đạc các thông số chất lượng nước biển ven bờ của thành phố Hội An đều nằm trong giới hạn cho phép của TCVN-5943 - 1995, và tiêu chuẩn nước biển phục vụ cho các loại hình du lịch. Riêng chất rắn lơ lửng trong 2 đợt khảo sát đều vượt tiêu chuẩn. Kết quả này cho thấy nước biển ven bờ của thành phố Hội An còn rất sạch, chưa có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực và dầu mỡ.

3. Nước ngầm:

Căn cứ vào đặc điểm chứa nước, tính chất tàng trữ và vận động của nước trong các thể địa chất, có thể chia nước dưới đất ở Hội An ra thành các dạng tồn tại như sau: nước lỗ hổng, nước khe nứt, thực thể không chứa nước và rất nghèo nước.

+ Tầng chứa nước Halocen:

Trang: 16

Page 17: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

Gồm các trầm tích nhiều nguồn gốc: sông, biển, phân bố rộng kháp trong vùng nghiên cứu tạo nên địa hình khá bằng phẳng kéo dài theo bờ biển và thung lũng sông Thu Bồn. Bề dày 5 đến 30m. Do tác động qua lại của biển và thủy triều nên ven cửa sông nước trong các trầm tích Holocen thường bị nhiễm mặn.

Khu vực triển vọng cung cấp nứớc nhất là nơi phân bố trầm tích sông biển khu vực Tân An, Cẩm Hà. Nguồn cung cấp nước cho các tầng chứa nước này chủ yếu là nước mưa.

+ Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích hỗn hợp sông-biển-Pleistocen giữa trên.

Chúng phân bố hầu khắp ở đáy vùng Hội An, bị phủ bởi các trầm tích holocen, mực nước thay đổi từ 1,14 đến 3,53m, đây là tầng có mức độ chứa nước giàu, song chúng hầu như bị nhiễm mặn.

- Vùng ven sông có nước ngầm mạch nông và thường bị nhiễm mặn. Các vùng cách xa biển thường có nước ngầm mạch sâu, không bị nhiễm mặn và không ảnh hưởng đến nền móng công trình xây dựng đến độ sâu 10 m.

- Với lượng mưa dồi dào , cùng với mạng lưới sông, suối, ao hồ khá dày, đã tạo ra một trữ lượng lớn nước ngầm trên địa bàn thành phố. Nhìn chung, nguồn nước ngầm tại các khu vực đô thị đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất.

- Chất lượng nước ngầm đảm bảo về đa số các chỉ tiêu: kim loại nặng, thành phần chất rắn, vô cơ... Tuy nhiên ở một số nơi chất lượng nguồn nước ngầm có dấu hiệu bị suy giảm về mặt cảm quan, nước bị nhiễm mặn, có mùi tanh phèn, nhiễm bẩn vi sinh. Nguồn gây nhiễm vi sinh ở các giếng là do thải từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt, phân và nước tiểu người, gia súc... tạo ra các nhóm vi sinh tồn tại trong môi trường đất, rồi xâm nhập vào các mạch nước ngầm ở các giếng.

- Hiện nay, nguồn nước ngầm tầng nông được khai thác chủ yếu cho mục đích phục vụ sinh hoạt của người dân. Phương thức sử dụng nước ngầm phổ biến hiện nay là dùng giếng đào hoặc giếng khoan. Các giếng này chủ yếu do nhân dân tự xây dựng, thường không tuân theo quy định: không nắm được đặc điểm địa chất thủy văn, không đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh... nên phần lớn các giếng có chất lượng chưa đảm bảo tiêu chuẩn nước sinh hoạt.

- Hiện nay, UBND thành phố đã tiến hành triển khai lập dự án quy hoạch quản lý và khai thác nguồn tài nguyên nước ngầm trên địa bàn thành phố. Sau khi hoàn thành sẽ tạo cơ sở để chính quyền thành phố có những định hướng định hướng và biện pháp bảo tồn, quản lý và khai thác một cách bền vững.

Trang: 17

Page 18: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

Kết quả phân tích nước ngầm tháng 5/2007 của TTQTMT tỉnh Quảng Nam như sau:

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tínhKết quả

Cẩm Nam Cửa Đại Cẩm Hà

1 pH Độ 6,8 6,85 5,5

2 Màu Pt-Co 1,45 0,44 2,33

3 Chất rắn tổng số

mg/l 770,2 428,3 108,1

4 Độ cứng mg/l 290 288,8 36,3

5 NO3- mg/l 16,708 21,552 36,3

6 SO42- mg/l 68,594 25,050 3,492

7 Fe tổng mg/l 0,174 0,212 0,067

8 Coliform MPN/100ml 52 90 3

9 F.coli MPN/100ml 5 7 KPH

Kết quả phân tích nước ngầm tháng 11/2007 của TTQTMT tỉnh Quảng Nam như sau:

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả

Cẩm Nam Cửa Đại Cẩm Hà

1 pH Độ 7,1 6,72 5,5

2 Màu Pt-Co 4,65 2,14 2,95

3 Chất rắn tổng số mg/l 680 364 126

4 Độ cứng mg/l 270 183,8 25

5 NO3- mg/l 10,173 19,444 6,486

6 SO42- mg/l 133,950 39,380 18,440

7 Fe tổng mg/l 0,002 0,027 0,152

8 Coliform MPN/100ml 150 10 10

9 F.coli MPN/100ml 9 KPH KPH

Trang: 18

Page 19: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

Qua kết quả phân tích chúng ta có thể thấy được hầu hết các khu vực trên địa bàn thành phố nước ngầm đã có hiện tượng bị nhiễm vi sinh. Nguyên nhân chủ yếu từ nước thải của các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất kinh doanh, bãi rác chưa được xử lý ngấm trực tiếp vào nước ngầm.

4. Nước thải

Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nước mặt là do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, dịch vụ, du lịch hoạt động giao thông vận tải và nước mưa chảy tràn, chất thải rắn.

Hiện nay, trên địa bàn của Thành phố và vùng ven của Thành phố có nhiều cơ sở sản xuất nhất là các nhà hàng khách sạn nằm đan xen trong các khu dân cư, các cơ sở này, hàng năm thải ra môi trường một lượng lớn chất thải.

Các cống thoát nước của Thành phố dùng chung cho nước mưa và nước thải. Chiều dài tổng cộng của hệ thống cống thoát nước của Thành phố khoảng 11.625m, nhìn chung hệ thống cống rãnh bị hư hỏng nhiều, kết quả khảo sát hiện trạng cho thấy chỉ có 50% các tuyến cống rãnh đáp ứng được yêu cầu. Phần lớn nước mưa và nước thải đều thoát ra sông, hồ của Thành phố và một phần ra ven biển. Tải lượng thải ra vượt quá khả năng tự xử lý của dòng sông nên gây ô nhiễm môi trường nước sông ở một số vị trí tại đầu ra. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt do nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, các điểm kinh doanh buôn bán và các khách sạn ngày càng thể hiện rõ nét đang gây nhiều bức xúc cho ngưới dân. Trong đó có khu vực mương tiêu Chùa Cầu, mặc dù Thành phố đã nổ lực thực hiện nhiều biện pháp để khử mùi hôi, tuy nhiên các biện pháp đó chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và cho những ngày tổ chức lễ hội ở vị trí Chùa Cầu và chỉ mang tính chất giảm thiểu ô nhiễm, không giải quyết triệt để vấn đề. Ngoài ra, hơn một nửa các khách sạn, nhà hàng đang hoạt động trên địa bàn Thành phố trang bị hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có công xuất không đáp ứng được nhu cầu thực tế hoặc hoạt động cầm chừng do kinh phí duy trì hoạt động lớn, nước thải không được xử lý triệt để, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường.

Các hoạt động tàu thuyền trên sông Thu Bồn (Hội An) và vùng biển đều gây ô nhiễm dầu (dầu cặn, dầu nhiên liệu, nước thải có dầu) và rác thải, nước thải (tác nhân này thoát ra sông hồ, biển của Thành phố).

Bảng 2.1: Thống kê lượng thải sinh hoạt trên đại bàn thành phố Hội An.

NĂMLượng thải (kg/ngày)

Nước thải khu vực thành phố Hội An (nước thải sinh hoạt của nhân dân)

Nước thải từ hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hội An

(1) (2) (3) (4) (5) (1) (2) (3) (4) (5)2002 8082x103 3639 5822 484,5 32,342003 8202x103 3691 5906 491,6 65,63

Trang: 19

Page 20: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

2004 8319x103 3744 5990 498,4 66,57 8586x103 3864 6182 511 68,66

Ghi chú:

(1): Tổng lượng nước thải/ngày; (2): BOD5; (3): COD; (4): Tổng N; (5): Tổng P

(*) Chưa có số liệu tính toán.

( Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường)

2.2. Không khí:

Hội An là thành phố du lịch của tỉnh Quảng Nam, trong những năm gần đây đã có những chính sách nhằm bảo vệ không gian trong sạch của thành phố, các xí nghiệp cơ sở sản xuất đều được qui hoạch để bảo vệ MT. Bao quanh thành phố là những hành lang xanh và sông nước giúp cho sự điều hoà không khí giảm thiểu sự ô nhiễm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động giao thông, san lấp mặt bằng của các tỉnh lân cận. Vì vậy, làm tăng mức sản sinh ra các chất ô nhiễm SO2, NO2, bụi và tiếng ồn... nhất là ô nhiễm bụi.

2.2.1 Từ các hoạt động công nghiệp, khai thác khoáng sản . . .

- Các hoạt động công nghiệp chính: Chủ yếu là các ngành tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ, còn lại một số cơ sở công nghiệp lớn được tập trung tại cụm CN-TTCN Thanh Hà. Tác động về môi trường không khí của các cơ sở công nghiệp này là không lớn. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường do các hoạt động công nghiệp gây ra, tiến hành di dời tất cả các cơ sở công nghiệp, kể cả quy mô nhỏ vào trong các khu, cụm công nghiệp tập trung.

- Hoạt động khai thác khoáng sản chủ yếu là khai thác cát xây dựng và cát san lấp. Do đó ảnh hưởng về chất lượng môi trường không khí của các hoạt động này nằm ở khâu vận chuyển, hậu quả là gây ra tình trạng rơi vải cát xây dựng và ô nhiễm bụi dọc theo các tuyến đường mà các phương tiện này di chuyển.

2.2.2. Từ các khu dân cư:

Nhìn chung, các vấn đề môi trường không khí từ các khu dân cư trên địa bàn thành phố Hội An là không đáng kế (chất lượng tốt), trừ một số địa điểm:

- Khu vực Chùa Cầu: Nước thải sinh của các khu dân cư tập trung lại đỗ ra mương tiêu gây mùi hôi khó chịu cho dân cư và khách du lịch tại các khu vực này.

- Một số hội chăn nuôi gia súc trong khu dân cư tại phường Cửa Đại gây mùi hôi ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

- Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm không khí đáng quan tâm nhất trong năm 2007 bắt nguồn từ các hoạt động vận chuyển vật liệu, rác thải xây dựng và hoạt động cải tạo hệ giao thông, các công trình ngầm của thành phố, đặc biệt là trong khu phố cổ.

Trang: 20

Page 21: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

Kết quả phân tích chất lượng không khí tháng 12/2007 của Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam như sau:

S

TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kết quả

K1 K2 K3 K4

1 Bụi Độ 0,21 0,7 0,4 0,028

2 CO Pt-Co 0,59 0,4 1,72 0,966

3 SO2 mg/l 0,069 0,072 0,095 0,092

4 NO2 mg/l 0,029 0,039 0,050 0,005

K1: Bãi rác Cẩm Hà

K2: Khu vực ngã ba Tin Lành

K3: Khu vực ngã tư Lê Lợi – Trần Hưng Đạo

K4: Cụm Công nghiệp Thanh Hà

Nhìn chung môi trường đô thị Hội An còn sạch các nguồn gây ô nhiễm ở khu vực hoặc từ nơi khác đưa đến đều không phát hiện, hầu hết tại các điểm quan trắc hàm lượng hơi khí độc đều nằm trong giới hạn cho phép. Một số vị trí vùng ven của thành phố như Cẩm Hà do các hoạt động xây dựng, qui hoạch nên đã có dấu hiệu ô nhiễm bụi mạnh hơn, các vị trí khác là do đất bụi cuốn lên từ mặt đất do phương tiện giao thông. Ô nhiễm này mang tính cục bộ tạm thời và có nhiều biện pháp hữu hiệu để giảm lượng bụi từ những nguyên nhân trên như tăng cường cây xanh, hoàn thiện nhanh các đoạn đường đất trong thành phố và trước mắt nên tưới nước thường xuyên trên các đoạn đường đang thi công nhiều bụi nhưng chỉ xảy ra trong những thời điểm có các hoạt động nêu trên, vì vậy khi kết thúc các hoạt động thì môi trường trở lại tốt hơn, vì nơi đây hầu như không có các nguồn gây ô nhiễm bụi.

2.2.3. Ô nhiễm tiếng ồn:

Hiện tại chưa có vấn đề lớn nào liên quan đến ô nhiễm tiếng ồn. Tuy nhiên, trong những khoảng thời gian điện bị cắt, nhất là trong khu phố cổ, tiếng ồn và độ rung do các máy phát điện đã ảnh hưởng đến chất lượng công trình cổ cũng như chất lượng du lịch trong khu vực này.

2.3. Quản lý chất thải rắn

2.3.1. Chất thải sinh hoạt

Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt chủ yếu là từ khu dân cư. Lượng rác năm 2007 thu gom bình quân trên toàn địa bàn thành phố là 82,3m3/ngày đêm, tương đương 37.04 tấn/ngày.

Trong năm, tỷ lệ khối lượng rác thu gom trong các phường nội thị: phường Minh An đạt 100%; phường Cẩm Phô đạt 100%, phường Sơn Phong đạt 90%;

Trang: 21

Page 22: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

các phường còn lại và các xã đạt 65%. Riêng đối với xã Tân Hiệp, thị xã và ban quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã có nhiều nổ lực trong công tác giảm thiểu lượng rác thải xuống biển từ các hộ dân cư. Cụ thể là tổ chức cho nhân dân phân loại rác tại nguồn, đặt các thùng rác công cộng tại bãi Hương và bãi Làng.

2.3.2. Chất thải công nghiệp:

Chủ yếu là chất thải phát sinh từ bệnh viện: chiếm 7,1% tổng lượng chất thải của thành phố. Cho đến nay,việc xử lý rác thải loại này chủ yếu bằng phương pháp đốt hoặc hợp đồng với công ty CTCC thu gom và xử lý.

Bỏ qua những việc đã làm được, thực tế về hiện trạng môi trường, sinh thái của Hội An cho thấy, Đảng và chính quyền Hội An vẫn còn rất nhiều nội dung phải hoàn thành để có thể xây dựng Hội An trở thành một Thành phố sinh thái:

- Không có không gian cho cây xanh.- Mạng lưới dây điện chằn chịt.(tạo cảm giác ngột ngạt, nhất là trong những ngày hè nắng nóng)

Tình trạng ô nhiễm bụi và tiếng ồn do các hoạt động giao thông vận tải và xây dựng đang trở nên nghiêm trọng.

Trang: 22

Page 23: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường nướcdo dước thải và rác thải sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt đang trở thành vấn đề nan giải đối với Hội An khi tăng lên cả về số lượng lẫn chủng loại, gây mất mỹ quan Thành phố và ô nhiễm môi trường.

3.2. Những thách thức

3.2.1. Chất lượng môi trường sống giảm sút.

a/ Các vấn đề liên quan đến môi trường nước:

Hiện nay, trên địa bàn của Thành phố và vùng ven của Thành phố có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ nhất là các nhà hàng khách sạn nằm đan xen trong các khu dân cư, các cơ sở này, hàng năm thải ra môi trường một lượng lớn chất thải. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nước mặt là do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, dịch vụ, du lịch hoạt động giao thông vận tải và nước mưa chảy tràn, chất thải rắn, nước thải từ các hoạt động khai thác khoáng sản như vàng, đá... từ thượng nguồn và do các nhà máy thủy

Trang: 23

Page 24: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

điện được đặt tại các vị trí đầu nguồn của hệ thống sông. Các cống thoát nước của thành phố dùng chung cho nước mưa và nước thải, phần lớn nước mưa và nước thải đều thoát ra sông, hồ của thành phố và một phần ra ven biển. Tải lượng thải ra vượt quá khả năng tự làm sạch của dòng sông nên gây ô nhiễm môi trường nước sông ở một số vị trí tại đầu ra. Một vấn đề bức xúc hiện nay là thành phố Hội An chưa có hệ thống xử lý chất thải tập trung kể cả nước thải và rác thải. Một số nhà máy, cơ sở sản xuất trên địa bàn tuy có hệ thống xử lý nước thải cục bộ nhưng các hệ thống xử lý này không đạt yêu cầu.

Một thực trạng bức xúc hiện nay là tình trạng khai thác nước ngầm hiện nay diễn ra tràn lan, tự phát, chưa được quy hoạch, quản lý chặt chẽ, điều này gây nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm các tầng nước ngầm và càng nghiêm trọng hơn khi nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng theo sự phát triển xã hội. Bãi rác lộ thiên tại xã Cẩm Hà cũng là một nguyên nhân làm suy thoái chất lượng nước ngầm tầng nông. Bãi rác tập trung này chủ yếu được dùng cho việc đổ và chôn lấp rác mà chưa áp dụng công nghệ xử lý hiện đại. Nước rỉ từ các bãi rác thấm vào các mạch nước ngầm trong lòng đất, làm ảnh hưởng đến chất lượng nước giếng.

b/ Các vấn đề môi trường đáng quan tâm liên quan đến rác thải sinh hoạt:

- Việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại một số địa phương gặp nhiều khó khăn như: xã Tân Hiệp, xã Cẩm Kim, xã Cẩm Thanh do chưa có hệ thống giao thông thuận lợi cho công tác thu gom và vận chuyển rác thải, từ đó gây ra tình trạng nhân dân xả rác bừa bãi ra ngoài khu vực công cộng gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường.

- Bãi rác hiện tại của thành phố đặt lộ thiên tại xã Cẩm Hà, diện tích hoảng 2ha, đang trong tình trạng quá tải. Các vấn đề môi trường do bãi rác này gây ra là rất nguy hiểm: Ruồi nhặng phát triển, lượng nước rĩ rác chảy ra xung quanh và thấm xuống mạch nước ngầm gây ô nhiễm cho mạch nước ngầm và ảnh hưởng đến cuộc sống của khu dân cư xung quanh.

- Rác thải phát sinh từ thượng nguồn sông Thu Bồn trôi dạt vào khu vực dọc bờ sông của Hội An gây mất cảnh quan và ô nhiễm môi trường, công tác ra quân dọn vệ sinh được triển khai định kỳ, tuy nhiên hiệu quả là không đáng kể.

- Ý thức của nhân dân về lý rác thải chưa cao, nhiều người dân còn vức rác bừa bãi, những hộ dân ơ các khu vực vùng ven có diện tích đất vườn nhưng không phân loại rác tại nguồn để chôn rác dễ phân hủy mà dồn hết lên xe rác tạo áo lực lớn cho bãi rác Thành phố vốn đã quá tải và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

c/ Chất lượng không khí đang ngày càng ô nhiễm:

Tình trạng ô nhiễm bụi và tiếng ồn do các hoạt động giao thông vận tải và xây dựng đang trở nên nghiêm trọng. Một số cơ sở sản xuất kinh doanh chưa xử lý khí thải gây ô nhiễm môi trường...

3.2.2. Tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái.

Trang: 24

Page 25: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

Việc khai thác cát lòng sông một cách tràn lan không được cấp phép, vẫn còn xảy ra tình trạng khai thác cát trái phép ở các đồi cát ven sông ven biển, các xã, phường còn chưa sâu sát trong công tác quản lý khai thác cát. Hàng năm, việc trồng và buôn bán quật cảnh làm thất thoát hàng trăm ngàn m3 đất cát tại xã Cẩm Hà nhưng hiện nay chúng ta vẫn chưa có những giải pháp để quản lý việc này.

Rừng phòng hộ ven sông, ven biển bị suy giảm nghiêm trọng do phá rừng để lấy đất nuôi trồng thủy sản.

Diện tích đất ven biển, ven sông đang bị sói lở và xâm thực nghiêm trọng do thiên tai và con người gây ra.

3.2.3. Suy giảm đa dạng sinh học.Ý thức bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản của người dân còn kém nên

vẫn thường xảy ra các hoạt động khai thác bị cấm như: châm điện, dùng thuốc nổ lưới giả cào vẫn vào đánh bắt ở các khu vực cấm. Khai thác và ăn tôm hùm vào mùa sinh sản…Vẫn còn tình trạng người dân và du khách khai thác và mua bán san hô, một số công ty tổ chức lặn biển chưa hướng dẫn cụ thể cho du khách nên một số khách du lịch thiếu thức vẫn dẫm đạp và bẻ gãy san hô, san hô là môi trường sống và trú ẩn của nhiều loài sinh vật biển nếu diện tích san hô bị suy thoái sẽ dẫn đến mất môi trường sống và nhiều loài sinh vật sẽ bị suy giảm.

Việc quản lý và khai thác rừng dừa không hợp lý cũng dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học vùng đất ngập mặn.

3.2.4 Sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế không bền vữngViệc phát triển kinh tế và gia tăng dân số đối với một đô thị có diện tích

nhỏ nhất tỉnh đang là một vấn đề nan giải đối với chính quyền Thành phố. Kinh tế phát triển cao dẫn đến nhu cầu lao động lớn, dân cư các khu vực

lân cận Hội An đổ về để kiếm sống, kiếm việc làm, chất thải phát sinh từ những hoạt động này ngày càng cao, hiện trạng cơ sở hạ tầng của Hội An cũ kỷ, không được quy hoạch một cách đồng bộ nên chưa đáp ứng được các điều kiện để phát triển một cách bền vững…

3.3. Sự cần thiết phải xây dựng Thành phố sinh thái

Năm 1999, đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di Sản Văn Hóa Thế giới. Năm 2008, Hội An trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Đây là những dấu mốc quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền địa phương thực hiện các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế có cơ cấu ổn định với ngành kinh tế mũi nhọn là thương mại - du lịch.

Rút kinh nghiệm từ các mô hình phát triển kinh tế xã hội của các địa phương khác, trong thời gian qua, Đảng và chính quyền thành phố đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm đảm bảo vừa phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nhưng đồng thời vẫn giữ được những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể cũng như bảo tồn được nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, nâng cao chất lượng môi trường sống tại địa phương.

Tuy nhiên, cho đến nay, kết quả đạt được từ các biện pháp nêu trên là chưa đáng kể, mà nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ các yếu tố sau:

Trang: 25

Page 26: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

- Việc quy hoạch các khu dân cư trong đô thị còn manh mún, chưa quan tâm đánh giá, dự báo các tác động môi trường khi các đô thị hình thành. Từ dó dẫn đến các hậu quả khó có thể tránh khỏi như suy thoái môi trường, làm suy giảm sự đa dạng sinh học.

- Cơ sở hạ tầng ở một số nơi trong đô thị đang xuống cấp trầm trọng, hệ thống cây xanh Thành phố thưa thớt và chưa được quy hoạch một cách tổng thể. Công tác cấp nước sạch cho cộng đồng tuy có chuyển biến nhưng chưa theo kịp với tốc độ phát triển đô thị và gia tăng dân số của thành phố. Đến năm 2006, số hộ được cấp nước sạch chỉ ở con số 2.419 hộ, chiếm 13,83% tổng số hộ trên toàn địa bàn thành phố, các hộ dân còn lại chủ yếu khai thác nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt. Chất lượng nước cấp còn hạn chế do các trang thiết bị xử lý còn lạc hậu. Việc xây mới hệ thống xử lý nước cấp và thoát nước được tiến hành với tốc độ rất chậm so với kế hoạch.

- Năng lực cơ quan quản lý bảo vệ môi trường của thành phố còn hạn chế; ở xã, phường đang thiếu cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường. Chưa có mô hình tự quản hoặc có nhưng hoạt động chưa hiệu quả. Từ đó dẫn đến ý thức của người dân chưa cao, một phần lớn còn ỷ lại Nhà nước. Ngoài ra, việc đưa chương trình giáo dục môi trường vào trường học chưa được chú trọng và còn mang tính lý thuyết, thiếu các đợt sinh hoạt và đi dã ngoại thực tế.

Đảng và chính quyền thành phố đã đề ra chủ trương xây dựng thành phố Hội An trở thành Thành phố sinh thái, văn hóa, du lịch. Đây là một chủ trương lớn có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến nền kinh tế, chất lượng cuộc sống và bộ mặt của thành phố Hội An cả từ hiện tại đến tương lai. Chủ trương trên nhằm giải quyết cho bằng được các vấn đề cho một Thành phố sinh thái, đó là: Đảm bảo cho Thành phố có không gian xanh; không ô nhiễm; cảnh quan đẹp; giao thông thông suốt không tắc nghẽn; hệ thống cơ sở hạ tầng tốt nhất; có hệ thông thông tin môi trường; quy hoạch dân số cân bằng sự phát triển kinh tế-xã hội theo từng giai đoạn; bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học; quy hoạch sử dụng đất đa dạng hiệu quả và phân bố hợp lý; phát triển du lịch bền vững; thiết kế các công trình gắn bó, hài hòa; kinh tế Thành phố hướng đến sự phát triển bền vững; bảo tồn và khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý; công tác bảo vệ môi trường được xã hội hóa rộng rãi.

Trang: 26

Page 27: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

PHẦN 4XÂY DỰNG HỘI AN TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ SINH THÁI

4.1. Định hướng

Có thể xem “Thành phố xanh” là bước đầu và “Thành phố phát triển bền vững” là đích đến của quá trình hình thành và phát triển Thành phố.

“Thành phố sinh thái” có nhiệm vụ trung gian và có vai trò đặc biệt trong chuỗi phát triển này.

Nguyên nhân cần tới những bước phát triển như vậy chính là do sự chênh lệch, mất cân đối giữa bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế tại các nước đang phát triển, đặc biệt là tại các khu vực đô thị hóa, trong đó có thành phố Hội An.

Chính vì thế, xanh hóa đô thị là bước khởi điểm đầu tiên nhằm đạt được môi trường sống trong lành. Bước tiếp theo là tiến đến cân bằng mối quan hệ kinh tế, xã hội và môi trường. Đây là bước tiến đặc biệt quan trọng, con người và tự nhiên cùng tồn tại, cùng phát triển phồn vinh và đây cũng là lý tưởng của “ Đô thị sinh thái”. Tiến thêm một bước đi đến bền vững chính là mối quan hệ giữa các thế hệ, thế hệ ngày nay phải có trách nhiệm với các thế hệ sau trong việc để lại những di sản và tài nguyên có giá trị.

Trang: 27

THÀNH PHỐ

XANH

THÀNH PHỐ SINH THÁI

THÀNH PHỐ

PHÁT TRIỂN

BỀN VỮNG

ĐÔTHỊ XANH

ĐÔTHỊ SINHTHÁI

ĐÔ THỊ PHÁT TRIỂN

BỀN VỮNG

ĐÔTHỊ HIỆN NAY

Page 28: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

4.2. Mục tiêu theo từng giai đoạn áp dụng đối với Hội An

Mục tiêu

Tiến độ thực hiện

2008 2010 2012 2014 2016 2018 2020 2022 2024 2026 2028 2030

Thành phố xanh

Thành phố sinh thái

Thành phố phát triển bền

vững

Trong quá trình hoàn thành các tiêu chí để xây dựng Hội An trở thành một Thành phố xanh, đồng thời chúng ta đã hoàn thành một trong các tiêu chí để xây dựng Thành phố sinh thái cũng như Thành phố phát triển bền vững. Có những chỉ tiêu của Thành phố sinh thái được thực hiện trong quá trình xây dựng Thành phố xanh, và cũng có những tiêu chí của Thành phố phát triển bền vững được tạo dựng tiền đề từ Thành phố xanh và Thành phố sinh thái.

a/ Từ năm 2008 đến năm 2020, hoàn thành việc xây dựng Hội An trở thành Thành phố xanh, để làm được điều đó phải hoàn thành các tiêu chí sau:

TTTiêu chí

Tiêu chí cụ thểHiện trạng

Mục tiêu

Thời gian hoàn thành

1 Đảm bảo không gian xanh Thành phố

1.1/ Diện tích cây xanh trên đầu người (m2/người)

Chưa có số liệu

12 - 15Năm 2015

hoặc 2020

1.2/ Hệ thống cây xanh được bố trí một cách hợp lý ( chủ lực cây xanh đường phố )

Chưa định hình

Định hình

Năm 2011( hoặc 2015)

1.3/ Diện tích (đất) công viên trên đầu người (m2/người)

Chưa có số liệu

6 - 8 Năm 2018

Trang: 28

Page 29: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

1.4/ Diện tích mặt nước trên đầu người (m2/người)

Chưa có số liệu

Chưa có tiêu

chuẩnNăm 2020

2Không ô nhiễm

2.1/ Hệ thống xử lý rác thải tập trung đạt tiêu chuẩn

không có Năm 2010

2.2/ Hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn

không Có Năm 2010

2.3/ Hệ thống xử lý chất thải nguy hại, chất thải bệnh viện đạt tiêu chuẩn

không Có Năm 2011

2.4/ Hệ thống nhà hỏa táng đạt tiêu chuẩn

không có Năm 2010

2.5/ Việc di dời các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm vào các cụm CN-TTCN của thành phố.

10% 100% Năm 2011

2.6/ Các đơn vị sản xuất kinh doanh đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường

10% 100% Năm 2011

2.7/ Các xã phường thực hiện phân phân loại rác tại nguồn theo mô hình 3R

10% 100% Năm 2015

3

Cảnh quan Thành phố đẹp

3.1/ Vỉa hè sạch sẽ và thông thoáng

10%80%

100%

Năm 2011

Năm 2015

3.2/ Mạng lưới điện ngầm tại các khu vực trọng điểm và các khu công cộng, Ngầm hóa các khu đô thị mới

Không30-50%

100%

Năm 2010

Năm 2015

3.3/ Hệ thống đèn chiếu sáng công cộng, hệ thống biển hướng dẫn, cảnh báo, quảng cáo được bố trí một cách hợp lý và thẩm mỹ

Chưa có số liệu

50%

Năm 2012

3.4/ Hệ thống nhà vệ sinh và thùng rác công cộng được phát triển hợp lý.

20% 50% Năm 2010

4 Giao thông

4.1/ Các phương tiện giao thông cá nhân được thay thay thế dần

10% 50%

70-

Năm 2015

Năm 2020

Trang: 29

Page 30: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

thông suốt, không gây ô nhiểm môi trường

bằng hệ thống giao thông công cộng

100%

4.2/ Quy hoạch và xây dựng mạng lưới giao thông cân bằng mức độ dân số, tốc độ phát triển các phương tiện giao thông.

Chưa có số liệu

có Năm 2020

4.3/ Số người sử dụng các phương tiện giao thông dùng nhiên liệu sạch hoặc xe đạp, xe chạy bằng điện.

10% 50% Năm 2020

4.4/ Hệ thống phân luồng giao thông

chưa có Năm 2012

5 Có hệ thống thông tin môi trường không có Năm 2015

b/ Từ năm 2008 đến năm 2030, hoàn thành việc xây dựng Hội An trở thành Thành phố sinh thái, ngoài các tiêu chí để trở thành Thành phố xanh, cần phải hoàn thành các tiêu chí sau:

STT Tiêu chí Tiêu chí cụ thểHiện trạng

Mục tiêu

Thời gian hoàn thành

1Xây dựng và thực hiện quy hoạch dân số

không cóNăm 2010

hoặc 2012

2

Bảo tồn và phát triển được đa dạng sinh học trong Thành phố

2.1/ Bảo tồn hệ sinh thái tại Cù Lao Chàm

CóDuy trì và phát

triển//

2.2/ Bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng dừa nước

Không có dự

án

Xây dựng và

thực hiện

Năm 2012

2.3/ Bảo tồn và phát triển hệ thống rừng đặc dụng CLC và rừng phòng hộ dọc theo bờ biển

Bảo tồn khu sinh quyển thế giới

50% 100%Năm 2015

Từ 2008- về sau

3

Có hệ thống hạ tầng cơ sở để đảm bảo

3.1/ Hệ thống đèn chiếu sáng công cộng, hệ thống biển báo hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ, hợp lý và

Chưa có số liệu

80% Năm 2015

Trang: 30

Page 31: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

đáp ứng tốt nhất yêu cầu người dân

thẩm mỹ

3.2/ Nước cấp cho sinh hoạt (lít/người/ngày)

Không đáng kể

150-200 Năm 2012

3.3/ Nước cấp cho các hoạt động sản xuất

Chưa có số liệu

Đầy đủ Năm 2012

3.4/ Hệ thống thoát nước đạt tiêu chuẩn, không gây ngập úng

10% 100% Năm 2020

3.5/ Hệ thống nhà vệ sinh và thùng rác công cộng được bố trí đầy đủ

20% 80% Năm 2014

3.6/ Hệ thống thông tin, liên lạc được trang bị đầy đủ và đa dạng.

Chưa có số liệu

có Năm 2015

4Quy hoạch sử dụng đất đa dạng và phân bố hợp lý

Chưa có số liệu

có Năm 2011

5

Bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên

5.1/ Phần lớn những vật liệu (vật liệu xây dựng) từ tự nhiên được thay thế bằng vật liệu nhân tạo.

Chưa có số liệu

50% Năm 2030

5.2/ Nhiên liệu hoá thạch được hạn chế, thay thế dần bằng những nguồn năng lượng sạch

Chưa có số liệu

50% Năm 2030

5.3/ Thay đổi cách sống Thành phố và cách sản xuất để làm cho các dòng vật chất, nguyên liệu, năng lượng diễn ra trong chu trình khép kín.

Chưa có số liệu

70% Năm 2020

5.4/ Xây dựng và thực hiện quy hoạch quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, TN nước.

Chưa có Năm 2010

Trang: 31

Page 32: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

6

Thiết kế, bố trí các công trình một cách hợp lý

6.1/ Chính sách và giải pháp bảo tồn tối đa các yếu tố nguyên gốc của kiến trúc truyền thống nhưng phải đáp ứng tối ưu các nhu cầu cuộc sống của cư dân đương đại.

Duy trì và nâng cao hiệu

quả

Duy trì và nâng cao hiệu quả

6.2/ Thiết kế của các công trình gắn bó và hài hoà với môi trường tự nhiên, tiết kiệm vật liệu, năng lượng . . .

5%50%

70%

Năm 2020

Năm 2030

7Kinh tế Thành phố hướng đến sự phát triển bền vững

Chưa có số liệu

Chưa có tiêu

chuẩnNăm 2030

8

Công tác bảo vệ môi trường được xã hội hóa rộng rãi

8.1/ Mô hình tự quản về bảo vệ môi trường ở thôn, khối phố

17% 100%Năm 2012

(hoặc 2015)

8.2/ Chương trình giáo dục môi trường được đưa vào trong các cấp học.

Cấp I,II

Các cấp Năm 2012

8.3Quy chế bảo vệ môi trường chung ( Hợp tác cùng GEF )

Quy chế BVMT trong các lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng

Chưa

Chưa

Năm 2010

Năm 2009

9Phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững

Giai đoạn đầu

Định hình

Năm 2015

4.3. Giải pháp

Để hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra, cần phải tiến hành thực hiện các giải pháp cụ thể nhằm đạt được các tiêu chí nêu trên:

4.3.1. Thành phố xanh

4.3.1.1. Đảm bảo không gian xanh Thành phố (phủ xanh Thành phố)

Trang: 32

Page 33: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

Việc phủ xanh Thành phố là một nhiệm vụ đòi hỏi một khoảng thời gian lâu dài chúng ta mới thấy được kết quả (Hội An hiện tại đang thiếu cây xanh nghiêm trọng, mục tiêu làm rợp bóng mát tất cả các tuyến đường trong thành phố trừ các khu vực đặc biệt còn rất xa vời mới đạt được). Tuy nhiên, đây là một trong số các nhiệm vụ chính đóng vai trò quyết định đối với sự thành công trong việc xây dựng Thành phố sinh thái. Do đó, cần phải triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, không thể để kéo dài thực trạng trồng và chăm sóc cây xanh của thành phố Hội An như hiện nay .

Đất nước Singapore được biết đến như là một thành phố xanh và vô cùng sạch đẹp (cho dù trong quá khứ, đây chỉ là một đảo quốc cằn cỗi ) , nhưng nhờ các chủ trương cứng rắn, quyết liệt và sự đầu tư có chiều sâu của chính quyền sở tại mà ngay nay là một trong ít quốc gia đạt chuẩn sinh thái và bền vững. Do đó, không có lý do gì khiến cho thành phố Hội An không hoàn thành mục tiêu này nếu cả hệ thống chính trị quyết tâm thực hiện.

a/ Giải pháp quy hoạch:

Để từ nay đến năm 2020 đạt được mục tiêu đảm bảo không gian Thành phố xanh, ngoài việc phê duyệt và tổ chức thực hiện khẩn trương quy hoạch cây xanh đường phố, cần phải tiếp tục quy hoạch ngay cây xanh công viên, cây xanh nơi cộng cộng khác trên toàn thành phố. Ngoài ra, vấn đề kinh phí hàng năm chi cho công tác này cũng đóng vai trò rất quan trọng, nhiệm vụ này sẽ không thực hiện được trên cơ sở một nguồn kinh phí eo hẹp.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể mạng lưới cây xanh Thành phố một cách đồng bộ, phù hợp đặc trưng văn hóa, lịch sử của Hội An.

- Trong quá trình phát triển mạng lưới cây xanh Thành phố, cần phải chia ra thành nhiều giai đoạn ngắn từ nay đến năm 2020, đồng thời đề ra mục tiêu, giải pháp cụ thể phù hợp với từng giai đoạn

- Trên cơ sở quy hoạch cây xanh công viên, cây xanh cộng cộng, cần tập trung quy hoạch và đầu tư xây dựng được từ 1 đến 2 công viên tạo điểm nhấn chính của thành phố, và nằm ở những vị trí và diện tích phù hợp để thu hút được đông đảo người dân, bên cạnh đó, phát triển nhiều khu công viên nhỏ thực hiện chức năng vệ tinh, các cụm hoa, cây xanh các nút giao thông ( đây là giải pháp đòi hỏi phải cải tạo, chỉnh trang đồng bộ các ngã ba, ngã tư . . .). Tất cả các công viên này nên được xây dựng theo hướng thoáng mở ( không có rào chắn bê tông, sắt thép, nhưng phải có chủ thể quản lý rõ ràng ) để góp phần tạo cảnh quan thông thoáng, tạo cảm giác dễ chịu cho cộng đồng dân cư và khách du lịch.

Trang: 33

Page 34: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

- Thực hiện các biện pháp bảo tồn và phát huy diện tích mặt nước tự nhiên, tránh tình trạng lấn chiếm trái phép và các hoạt động gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Xây dựng thêm các hồ ao nhân tạo (nếu có thể).

b/ Giải pháp quản lý.

- Đưa ngay vào sử dụng diện tích vườn ươm và đảm bảo kinh phí hàng năm đầy đủ để phục vụ cho công tác nhân giống, cung cấp nguồn cây xanh đáp ứng nhu cầu của thành phố.

- Để làm được việc đó, phải sắp xếp, cũng cố hoặc mạnh dạng tách bộ phận trồng cây ra khỏi Công ty CTCC và thành lập Công ty cây xanh Thành phố độc lập trực thuộc Thành phố, thực hiện các nhiệm vụ trồng mới, quản lý, chăm sóc, bảo vệ hệ thống cây xanh của Thành phố cũng như thực hiện các biện pháp hạn chế các tác hại của cây xanh gây ra trong mùa mưa bão.

- Quản lý chặt chẽ quá trình đô thị hoá - công nghiệp hoá, phải có chính sách kinh tế để bảo vệ vành đai xanh, diện tích công viên và mặt nước, mở rộng và cải thiện tốt những vành đai xanh ở những nơi thiết yếu.

- Việc giữ gìn và bảo vệ cây xanh cần phải được xã hội hóa như: Giao cây xanh cho từng hộ dân, từng tổ chức, đoàn thể quản lý, chăm sóc và có kinh phí khoán chi rõ ràng, khuyến khích người dân trồng cây xanh ở ban công hay sân thượng nhà mình . . .

c/ Giải pháp bổ sung:

- Từng bước ngầm hóa hệ thống dẫn điện, hoặc có biện pháp tốt nhất đảm bảo cây xanh đường phố phát triển bình thường, tầng táng phát triển bên trên mạng dây điện.

- Thay thế các diện tích bê tông không cần thiết bằng các thảm cỏ hoặc cây xanh trang trí.

Trang: 34

Page 35: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

- Cần phải có sự phối hợp thường xuyên, thống nhất quản lý hệ thống cây xanh giữa các ban ngành có liên quan, đồng thời cần phải thường xuyên cập nhật học hỏi các mô hình Thành phố xanh ở một số thành phố khác.

- Trong quy hoạch phát triển Thành phố, các công trình dọc theo 2 bên lề đường cần phải có các khoảng lùi cần thiết để tạo điều kiện cho cây xanh phát triển và kép tán.

- Tùy thuộc vào mặt cắt đường mà trông các loại cây thích hợp, và khi cây trưởng thành, tầng táng lá khép vòm trên đường đi.

4.3.1.2. Không ô nhiễm

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống xử lý nước thải, rác thải, chất thải bệnh viện, nhà hỏa táng tập trung của thành phố. Xây dựng các bãi chôn lấp chất thải hợp lý, vệ sinh và an toàn.

- Không ngừng nâng cao năng lực của Công ty CTCC thông qua các biện pháp nâng cao số lượng và chất lượng công nhân viên, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường công cộng trên địa bàn thành phố.

- Việc di dời các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm vào các cụm CC-TTCN của thành phố là một nội dung rất quan trọng, nội dung này đã được chính quyền thành phố triển khai thực hiện từ rất lâu thông qua việc xây dựng cụm CN-TTCN Thanh Hà. Tuy nhiên, cho đến nay việc di dời các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vào khu vực này vẫn chưa được tiến hành. Vấn đề này cần nhanh chóng giải quyết trong thời gian đến.

- Tăng cường và đẩy mạnh các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường Thành phố. Hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải hợp vệ sinh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

- Đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng và giao thông vận tải, các hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố.

- Di dời nhà máy nước đến khu công nghiệp để có đủ mặt bằng cho một nhà máy có công suất 21.000 m3. Đẩy mạnh việc xây dựng, nâng cấp hệ thống

Trang: 35

Page 36: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

cấp thoát nước Thành phố một cách hợp lý, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của người dân. Tiến hành nạo vét kênh mương định kỳ hàng năm. Xử lý triệt để nước thải trước khi thải vào sông hồ.

- Tiếp tục triển khai thực hiện sâu rộng mô hình phân loại rác tại nguồn (3R) trong hầu hết cộng đồng dân cư. Tăng cường công tác giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh chung cho toàn thể người dân.

- Loại bỏ hành vi xả rác bừa bãi ngoài đường phố và khu vực công cộng bằng những biện pháp cưỡng bức hành chính và kinh tế. Tăng cường công tác quét dọn vệ sinh đường phố, phun nước tưới cây và tưới đường.

(Thực tế là việc triển khai xây dựng các công trình trên thành phố gặp rất nhiều bất cập:

- Tiến độ triển khai bị đình trệ mà một trong những nguyên nhân quan trọng là công tác đền bù giải tỏa quá chậm, đây là một yếu kém cần phải được khắc phục. Vì lợi ích toàn cục, nhất thiết phải hy sinh quyền lợi nhỏ của một vài cá nhân.

- Công tác đầu tư quá tràn lan, không dứt điểm từng nội dung cụ thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sồng của người dân và chất lượng công trình. . .)

4.3.1.3. Cảnh quan Thành phố đẹp

Thành phố xanh hoặc Thành phố sinh thái phải đạt được một mức độ nhất định về giá trị cảnh quan thẩm mỹ, giải trí. Điều này được xem xét trong quy hoạch tổng thể bằng cách phối hợp các cảnh quan tự nhiên (đồi núi, ao hồ, sông, suối, cây xanh…) với cảnh quan nhân tạo (kiến trúc công trình, nhà cửa, đường giao thông, khu du lịch, vui chơi giải trí, khu công nghiệp, vùng sản xuất nông nghiệp…).

- Lề đường: Cần phải xác định lề đường chỉ dành cho 02 đối tượng: Người đi bộ, cây xanh. Do đó:

+ Thực hiện các biện pháp kiên quyết để chấm dứt triệt để tình trạng chiếm dụng lề đường vào các mục mục đích khác (đổ vật liệu và rác thải, đậu đỗ các phương tiện giao thông, buôn bán, kinh doanh . . .), việc kẽ vạch đỏ chỉ là biện pháp đối phó, nó chỉ làm giảm tình trạng mất trật tự, nhưng về mặt thẩm mỹ giải pháp này chưa đáp ứng được yêu cầu của một thành phố văn minh. Việc ban hành các lệnh cấm sử dụng lề đường để đậu đỗ xe, vật liệu xây dựng tuy gây khó khăn nhất dịnh cho người dân, nhưng chắc chắn có thể giải quyết được. Ở một số thành phố, để đến được nơi cần đến, việc người dân đi bộ quảng đường từ 2 đến 3 km không phải là một vấn đề lớn.

+ Đi kèm theo đó, cần phải quy hoạch các khu ẩm thực chuyên biệt, các bãi đỗ xe đạt tiêu chuẩn và thực hiện các biện pháp chấm dứt tình trạng bán hàng rong chiếm dụng lề đường. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, khi chưa có các khu quy hoạch nêu trên thì điều đó không có nghĩa là không thể ban hành lệnh cấm việc sử dụng lề đường vào các mục đích khác.

Trang: 36

Page 37: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

+ Chú trọng sự thuận lợi trong di chuyển của người khuyết tật.

- Đối với các khu vực đòi hỏi mức độ thẩm mỹ cao, điểm nhấn của thành phố, cần bố trí mạng lưới điện ngầm nhằm tăng cường độ thông thoáng và thẩm mỹ của khu vực nêu trên.

- Việc xây dựng hệ thống chiếu sáng công cộng (CSCC) Thành phố bao gồm việc “chiếu sáng đường phố, chiếu sáng công viên, chiếu sáng các công trình kiến trúc, tượng đài” phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

+ Hệ thống CSCC phải đảm bảo cung cấp điện liên tục và được đầu tư thay thế bằng các công cụ điện ít tiêu hao năng lượng.

+ Thiết kế hệ thống CSCC phải tuân thủ tiêu chuẩn 20 TCN 95-83 của Bộ xây dựng và các quy phạm chuyên ngành có liên quan.

+ Đối với các công trình quan trọng, đòi hỏi cao về mặt thẩm mỹ, Đồ án thiết kế CSCC phải được tư vấn từ một đơn vị chuyên nghiệp và có ý kiến của cơ quan quản lý quy hoạch đô thị thành phố trước khi trình duyệt ( Hiện nay tất cả các đồ án đều phải thông qua hội đồng thẩm định thành phố ).

+ Thiết kế hệ thống CSCC ngoài việc phải đảm bảo trình độ thẩm mỹ, tiết kiệm năng lượng, chế độ chiếu sáng mà kiểu dáng phải phù hợp với đặc trưng của từng khu vực và nét văn hóa, lịch sử của Hội An.

- Hệ thống biển hướng dẫn, cảnh báo, quảng cáo được bố trí một cách hợp lý và thẩm mỹ, không gây mất cảnh quan Thành phố, cần đặc biệt chú ý trong khu vực phố cổ vì các yếu tố này rất dễ làm mất đi những nét cổ kính tại khu vực này.

- Hệ thống đê, kè sông, hồ được cải tạo theo tiêu chuẩn sinh thái. Từng bước thay thế dần các hệ thống kè hiện tại ( chỉ có tác dụng chống xói lỡ ) bằng hệ thống kè vĩnh cửu, phù hợp cảnh quan.

- Hệ thống nhà vệ sinh và thùng rác công cộng được phát triển hợp lý. Đây là điều hết sức cần thiết trong điều kiện Hội An là một địa phương đang thu hút rất nhiều khách du lịch.

4.3.1.4. Giao thông thông suốt, không tắc nghẽn, không gây ô nhiễm môi trường

- Thực hiện phân luồng giao thông trong hệ thống giao thông của thành phố, trong đó cần đặc biệt chú ý các tuyến đường chủ yếu dành cho phương tiện vận tải vật liệu xây dựng nhằm tránh tình trạng gây ô nhiễm môi trường tại một số tuyến đường trọng điểm.

- Việc tăng cường các phương tiện giao thông công cộng là một nội dung rất quan trọng đối với các thành phố đang phát triển nhằm giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn giao thông. Tuy nhiên, Hội An là một thành phố có diện tích nhỏ nên việc tăng cường các phương tiện cộng cộng chỉ nên dừng ở mức độ tương đối. Thay vào đó, cần tập trung quy hoạch mạng lưới giao thông của thành phố theo

Trang: 37

Page 38: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

tiêu chuẩn của một thành phố sinh thái, đáp ứng được nhu cầu lưu thông trong điều kiện hiện tại cũng như tương lai.

- Việc khuyến khích sử dụng các phương tiện không động cơ như xe đạp hoặc các phương tiện sử dụng năng lượng sạch là một nội dung cần được coi trọng đối với một Thành phố nhỏ như Hội An nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm trên các tuyến đường, góp phần rất lớn trong việc xây dựng Hội An trở thành một Thành phố sinh thái.

4.3.1.5. Có hệ thống quản lý thông tin môi trường

Hệ thống thông tin môi trường (EIS) được biết đến rộng rãi, đặc biệt đối với các nước đang phát triển là kể từ Hội nghị Thượng định về Môi trường và phát triển Rio de Janeiro năm 1992. Tại hội nghị này, chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) có đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc sử dụng EIS để đáp ứng các nhu cầu về thông tin cho quá trình phát triển bền vững.

EIS gắn liền với khái niệm Hệ thống Quản lý Thông tin Môi trường ( EIMS ), cần hiểu rằng EIS chỉ là một hệ thống thu nhận, phân tích, xử lý và trình diễn các thông tin môi trường, còn EIMS là một hệ thống dựa trên công cụ EIS để hướng hoạt động và kết quả của EIS phục vụ cho quá trình ra quyết định, phục vụ sự kết nối hữu cơ đa chiều giữa chính quyền, cộng đồng và các tổ chức có liên quan trong phát triển bền vững.

Các thành tố cấu thành nên EIS bao gồm:

+ Nguồn thông tin (nơi cung cấp thông tin quan trắc, đo đạc, điều tra, số liệu lịch sử, số liệu tham khảo khoa học, v.v.).

+ Dạng – loại thông tin (có nhiều cách phân loại như (1) thông tin chi tiết, thông tin hệ thống, thông tin cấu trúc, thông tin thành phần, thông tin hành động, (2) thông tin cơ bản, thông tin nền, thông tin kỹ thuật).

+ Nguồn tiếp nhận thông tin (GIS, Cơ sở dữ liệu, Web).

+ Nguồn phân tích và xử lý thông tin (GIS, mô hình, thuật toán, cơ sở dữ liệu).

+ Trình bày và lưu giữ thông tin (GIS – Web Map Server, cơ sở dữ liệu, Web).

Các thành tố cấu thành nên EIMS bao gồm:

+ EIS;

+ Cơ quan quản lý cấp nhà nước;

+ Cơ quan nhà nước liên quan;

+ Tổ chức phi chính phủ ( các đoàn thể ) và quốc tế;

+ Tổ chức nghiên cứu khoa học;

+ Tổ chức cung ứng dịch vụ;

Trang: 38

Page 39: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

+ Nhà sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ);

+ Cộng đồng.

Các thành tố này được liên kết chặt chẽ bởi các mối quan hệ đa chiều và hai chiều.

Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng một hệ thống EIMS không thể thực hiện trong một sớm một chiều được là do gặp một số khó khăn sau:

- Về tình hình áp dụng, cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có được một hệ thống EIS tiêu chuẩn “được nhà sản xuất khuyên dùng”.

- Xây dựng một hệ thống EIMS đòi hỏi có sự thống nhất và tổ chức lại các hệ thống riêng lẻ hiện có. Tuy nhiên, các hệ thống này chưa được xây dựng hoặc đã xây dựng nhưng hoạt động rất cầm chừng, không được cập nhật.

- Các dạng thông tin vẫn chưa được chuẩn hoá.

- Giá trị thông tin cung cấp cho đến thời điểm này cũng là điều cần phải bàn cãi.

- Nguồn cung cấp thông tin cũng không phải đã sẵn sàng.

- Các công cụ ứng dụng để xử lý thông tin trong EIMS chưa được chuẩn hoá. Các mô hình cho đến nay vẫn còn quá nhiều tranh cãi, để đưa ra được các mô hình sử dụng thống nhất còn không chỉ vấn đề thời gian, khoa học mà còn cả vấn đề nguồn lực.

- Ngoài ra, còn có một số khó khăn khác như vấn đề tài chính, hiện trạng hệ thống thông tin, trình độ kỹ thuật, . . .

Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống EIMS cần phải được tiến hành từng bước hết sức thận trọng để tránh sự lãng phí và không có hiệu quả. Tìm kiếm một số mô hình thành công để học hỏi, áp dụng một cách phù hợp nhất vào điều kiện thực tế của Hội An.

4.3.2. Thành phố sinh thái:

Các bước hoàn chỉnh của Thành phố xanh được tiếp tục bằng các giải pháp thực hiện các mục tiêu dưới đây để trở thành một Thành phố sinh thái.

4.3.2.1. Xây dựng và thực hiện quy hoạch dân số phù hợp với điều kiện của từng địa phương

Tùy theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội, văn hóa lịch sử, chức năng khác nhau của từng xã phường, cần phải có quy hoạch dân số cụ thể và phù hợp để làm nền tảng xây dựng các chính sách phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Góp phần ngăn ngừa tình trạng mất cân đối giữa quá trình phát triển dân số với các quá trình phát triển khác cũng như công tác bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa lịch sử của địa phương.

4.3.2.2. Bảo tồn và phát triển được đa dạng sinh học trong Thành phố, xây dựng, trình duyệt công nhận và bảo tồn khu dự trữ sinh quyển

Trang: 39

Page 40: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

Sự đa dạng sinh học là phải đảm bảo hành lang cư trú tự nhiên, duy trì đa dạng sinh học và đem lại sự tiếp cận mới đối với vui chơi giải trí. Vai trò của đa dạng sinh học đối với hệ sinh thái Thành phố là rất quan trọng và đặc biệt đối với Thành phố sinh thái thì các tiêu chí về bảo tồn, duy trì độ đa dạng là điều thiết yếu. Các quần thể tự nhiên có thể là những dải cây xanh, vùng ngập nước tự nhiên hay nhân tạo, trong các khu vui chơi giải trí, khuôn viên, công viên. Đẩy nhanh việc lập và trình hồ sơ cho TW và tổ chức quốc tế công nhận khu dự trữ sinh quyển Hội An, có giải pháp cụ thể về bảo tồn vĩnh viễn.

4.3.2.3. Có hệ thống hạ tầng cơ sở để đảm bảo đáp ứng tốt nhất yêu cầu người dân

a/ Giao thông Thành phố :

Ngoài việc tiếp tục hoàn thiện phần 4.2.1.4 - Thành phố xanh, cần nhanh chóng bổ sung những giải pháp sau :

- Giao thông Thành phố được thiết kế sao cho giảm tới mức thấp nhất việc đi lại, điều này liên quan tới sự bố trí xây dựng các tuyến đường phù hợp với nhu cầu vận tải, đi lại của người dân, tránh tình trạng ùn tắc.

- Ưu tiên áp dụng các hệ thống giao thông công cộng, phương tiện vận tải có hiệu suất cao, kiểm soát chặt chẽ lượng khí thải và năng lượng tiêu thụ, hạn chế sự ô nhiễm không khí.

- Thành phố sinh thái tiến tới sử dụng xe đạp và các phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch là phương tiện giao thông quan trọng, đây là giải pháp có lợi cho môi trường, tốt cho sức khỏe, an toàn và quan trọng là chi phí không đắt.

- Hoàn thiện hệ thống giao thông liên lạc với vùng lân cận, hệ thống giao thông với các chuỗi đô thị và giao thông nông thôn.

- Công nghệ thông tin được áp dụng vào quản lý, xem như là một phương tiện giao tiếp phổ biến góp phần giảm thiểu việc đi lại bằng xe cộ những lúc không cần thiết. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, công nghệ tự động và truyền thông sẽ nâng cao hơn hiệu quả làm việc.

- Thực hiện phân luồng giao thông.

- Hệ thống giao thông thủy được sử dụng triệt để.

b/ Hệ thống điện, nước sinh hoạt.

- Đảm bảo nước cấp đủ cho sinh hoạt 150 – 200 lít/người/ngày, và đủ nước cung cấp cho sản xuất. Xây dựng, cải tạo hệ thống điện theo tiêu chuẩn một thành phố sinh thái.

4.3.2.4. Quy hoạch sử dụng đất đa dạng và phân bố hợp lý

Đây là bước đầu tiên rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định trong quá trình xây dựng Thành phố sinh thái. Việc thực hiện bước đầu tiên này sẽ cho ta có một cái nhìn tổng thể về không gian Thành phố trong tương lai.

Trang: 40

Page 41: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

Tốc độ đô thị hóa nhanh trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay đặt ra những vấn đề bức xúc về quản lý đất đai Thành phố. Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) là một trong những nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước về đất đai; gắn QHSDĐ với quy hoạch xây dựng đô thị, kết hợp chặt chẽ giữa quản lý đất đô thị với việc quản lý xây dựng theo quy hoạch tổng thể là một giải pháp quan trọng để phát triển Thành phố bền vững.

Cần xác định rõ đặc thù của QHSDĐ đô thị, từ đó xây dựng phương pháp luận và quy trình, quy phạm riêng cho QHSDĐ đô thị. Đồng thời gắn kết chặt chẽ giữa QHSDĐ đô thị với quy hoạch xây dựng đô thị trên cơ sở quy hoạch tổng thể của từng cấp đô thị theo định hướng phát triển đô thị đến năm 2020. Chú trọng xây dựng QHSDĐ đô thị chi tiết và quy hoạch xây dựng đô thị chi tiết. Xây dựng hệ thống bản đồ địa hình, địa chính tỷ lệ lớn (1/500, 1/1.000, 1/2.000) theo công nghệ bản đồ số bảo đảm cung cấp bản đồ nền thống nhất cho việc lập QHSDĐ đô thị chi tiết và quy hoạch xây dựng đô thị chi tiết.

4.3.2.5. Bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Đẩy nhanh việc xây dựng và thực hiện quy hoạch quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước.

- Có các giải pháp thay thế phần lớn những vật liệu (vật liệu xây dựng) từ tự nhiên bằng vật liệu nhân tạo. Hạn chế nhiên liệu hoá thạch, thay thế dần bằng những nguồn năng lượng sạch.

- Thay đổi cách sống Thành phố và cách sản xuất để làm cho các dòng vật chất, nguyên liệu, năng lượng diễn ra trong chu trình khép kín.

4.3.2.6. Thiết kế, bố trí các công trình một cách hợp lý

Các công trình trong Thành phố sinh thái phải đảm bảo các tiêu chí sau đây:

a/ Khai thác tối đa nguồn năng lượng từ mặt trời, gió và nước mưa để cung cấp năng lượng và đáp ứng nhu cầu của người sử dụng nhằm hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch.

Trang: 41

Page 42: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

Việc tận dụng triệt để thông gió, chiếu sáng tự nhiên, tránh dùng hệ thống điều hoà, thông thoáng tự nhiên xuyên phòng theo chiều ngang và chiều đứng sẽ giúp cho độ ẩm giảm, tránh đọng sương, các bề mặt vật liệu sẽ không bị rêu mốc, ẩm thấp và dẫn tới không bị dột…Mặt khác, cảm giác dễ chịu khi nơi ở được thông thoáng tự nhiên và được tiếp xúc với thiên nhiên sẽ nâng cao chất lượng đáng kể tiện nghi vi khí hậu trong nhà…

Có hai cách nhìn nhận về vấn đề này:

- Thứ nhất là việc tạo khoảng trống, không gian xanh cho các hoạt động khác, do đó nhà được xây theo kiến trúc cao tầng. Việc xây nhà cao tầng cũng có thể tận dụng được nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời nhờ việc áp các tấm pin vào ô cửa kính, tường nhà… song song với việc tiết kiệm đất.

- Thứ hai là, thiết kế những căn nhà có cả vườn, cây xanh, khu sản xuất… nhằm tối ưu các điều kiện về sử dụng đất, tiết kiệm năng lượng, làm giảm độ nóng, tái sinh chất thải dựa vào việc thiết kế hướng nhà, vật liệu… Các tổ hợp nhà này được thiết kế với các mục đích:

+ Xử lý chất thải trong nhà bằng phương pháp sinh học. (phân từ trong tolet có thế được đưa qua một bể xử lý sinh học).

+ Ngăn chặn sự hấp thụ độ nóng bằng tạo các luồng khí lưu động.

+ Có hệ thống thu dẫn nước mưa.

Trang: 42

Page 43: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

b/ Đối với khu phố cổ Hội An và hàng loạt các kiến trúc di tích lịch sử khác cần thực hiện các chính sách và giải pháp bảo tồn tối đa các yếu tố nguyên gốc của kiến trúc truyền thống nhưng phải đáp ứng tối ưu các nhu cầu cuộc sống của cư dân đương đại. Việc bảo tồn phải gắn với thực tế cuộc sống và từng ngôi nhà gỗ không trở thành cũ kỹ, lạc hậu, cản trở sự phát triển của xã hội, không gây khó khăn trở ngại cho sinh hoạt đời thường của đông đảo cư dân chủ nhân.

Những ngôi nhà gỗ trong khu phố cổ Hội An vừa mang những đặc trưng cơ bản của kiến trúc nhà ở Thành phố truyền thống Việt Nam, vừa đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam, nhưng vừa tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa của nước ngoài để làm cho ngôi nhà đa dạng, phong phú hơn về giá trị. Nếu xem kiến trúc là gương mặt của một nền văn hóa, thì ở Hội An, di sản kiến trúc nhà gỗ chính là gương mặt của quần thể kiến trúc khu phố cổ và do đó, nó cũng là gương mặt của bản sắc văn hóa Hội An.

4.3.2.7. Kinh tế Thành phố hướng đến sự phát triển bền vững:

Kinh tế Thành phố sinh thái tập trung vào sức lao động thay vì tập trung sử dụng tài nguyên. Sự tập trung được thực hiện nhờ những giải pháp về công nghệ, áp dụng những kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất, hiệu suất sản xuất. Theo mô hình của hệ sinh thái thì kinh tế Thành phố có khả năng cung cấp phần lớn nguyên nhiên liệu cho sản xuất, các sản phẩm cần thiết cho cuộc sống của dân cư trong vùng nhờ sự bố trí và quy hoạch hợp lý các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ du lịch . . .

Nền kinh tế công nghiệp của Thành phố sinh thái sẽ sản xuất các loại hàng hóa có khả năng tái chế, tái sử dụng cao, áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn nhằm tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, các sản phẩm thân thiện với môi trường. Quy trình công nghiệp bao gồm cả việc tái sử dụng các sản phẩm phụ và giảm sự vận chuyển. Có những giải pháp nhằm bố trí vị trí của khu sản xuất so với khu vực dân cư sinh sống, khu vui chơi giải trí.

Trang: 43

Page 44: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

Thành phố sinh thái có khu nông nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng các sản phẩm lương thực, thực phẩm cho dân cư trong khu vực bằng việc áp dụng nền nông nghiệp bền vững tuân thủ các mục tiêu:

- Khai thác nhiều hơn các quá trình tự nhiên như chu trình chất dinh dưỡng, cố định đạm và các mối quan hệ sâu hại – thiên địch và trong quá trình sản xuất.

- Giảm thiểu sự đầu tư bên ngoài và không tái tạo với tiềm ẩn lớn phá hoại môi trường hoặc gây hại đến sức khỏe của người sản xuất, tiêu thụ.

- Sử dụng hiệu quả hơn những tri thức và kỹ năng bản địa kết hợp với những sáng tạo; áp dụng các tiềm năng sinh học và di truyền học hiện đại.

-Đảm bảo sự ổn định và tính bền vững lâu dài của mức sản xuất, cải thiện những bất lợi giữa điều kiện môi trường khí hậu với các mẫu hình cây trồng, tiềm năng sản xuất.

4.3.2.8. Công tác bảo vệ môi trường được xã hội hóa rộng rãi

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền và giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho cộng đồng bằng các phương tiện giao thông đại chúng. Chuẩn mực văn minh của mỗi người và cộng đồng trong BVMT của một Thành phố sinh thái là tính tự giác và tự nguyện cao.

4.3.2.9. Phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững

“Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển các hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người.”

( Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới đưa ra tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc tại Rio de Janeiro năm 1992 ). Để đạt được các mục tiêu như trên, cần tiến hành thực hiện đồng thời nhiều biện pháp, trong đó bao gồm các nội dung cơ bản:

- Chú trọng phát triển du lịch sinh thái, trong đó phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.

+ Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái.

+ Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng.

+Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.

Trang: 44

Page 45: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

- Hạn chế tình trạng làm du lịch một cách “chụp giựt” và thiếu chuyên nghiệp của các doanh nghiệp, đồng thời tập trung xây dựng các dịch vụ đi kèm đạt chất lượng cao để giữ chân du khách cũng như kích thích mua sắm, khắc phục dần tình trạng “một đi không trở lại” do chất lượng du lịch thấp như hiện tại.

- Không cấp phép cho các hoạt động du lịch diễn ra ở các khu vực nhạy cảm về sinh thái nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và sinh cảnh quý giá của địa phương.

- Thực hiện các chính sách khuyến khích cộng đồng địa phương làm du lịch và thu nhập từ du lịch, tránh tình trạng du lịch Hội An phát triển tạo công ăn việc làm cho một số bộ phận địa phương khác trong khi dân bản địa không có việc làm.

4.3.2.10. Giải pháp nguồn vốn:

Sau khi đề án được bổ sung, thông qua, việc xác định nguồn vốn 3 chu kỳ: Thành phố xanh, Thành phố sinh thái, Thành phố phát triển bền vững sẽ được tư vấn tham mưu cụ thể theo từng mục tiêu được định dạng cho từng giai đoạn.

4.4. Tổ chức thực hiện:

4.4.1.Các đề án, dự án thành phần cần được thực hiện trong quá trình xây dựng thành phố sinh thái:

STT TÊN DỰ ÁN

1Quy hoạch không gian Thành phố và quy hoạch sử dụng đất chú trọng cân bằng sinh thái

2 Quy hoạch cây xanh Thành phố

3 Đề án quy hoạch du lịch phát triển bền vững.

4Đề án bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học Thành phố và vùng phụ cận.

5 Hệ thống thông tin môi trường.

6Đề án quy hoạch và hiện đại hóa, đa chức năng hóa cơ sở hạ tầng nói chung và ngầm.

Trang: 45

Page 46: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

7Dự án xử lý nước thải, rác thải, chất thải bệnh viện, nhà hỏa tán tập trung của thành phố.

8Xây dựng và thực hiện quy hoạch dân số phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

9Quy hoạch trữ lượng và mạng lưới cấp nước phục vụ sinh hoạt của thành phố.

10 Quy hoạch quản lý và khai thác khoáng sản.

11 Quy hoạch quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên nước.

12Đề án quy hoạch kiến trúc các công trình Thành phố thân thiện với môi trường và bảo tồn bản sắc dân tộc.

13 Quy hoạch kinh tế công nghiệp, nông nghiệp.

14 Quy hoạch hệ thống đê, kè ven sông và khơi thông luồng lạch.

15 Đề án khu dự trữ sinh quyển.

16 Đề án tiếp tục xây dựng Hội An - thành phố văn hóa.

4.4.2. Các cơ quan, ban ngành chủ trì chịu trách nhiệm tham mưu về các nội dung:

( Các cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm chính trong việc liên hệ, phối hợp với các cơ quan hữu quan và các địa phương để thu thập tài liệu, tham vấn các cấp quản lý, tham vấn cộng đồng và trình ký đề án được giao ).

1/ Phòng TN&MT:

- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch không gian Thành phố điều chỉnh, chú trọng cân bằng sinh thái đến năm 2020.

- Xây dựng hệ thống thông tin môi trường.

- Đề án bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học Thành phố và vùng phụ cận.

- Quy hoạch và quản lý khai thác khoáng sản và tài nguyên nước.

- Lập Quy hoạch cây xanh Thành phố kèm quy chế quản lý.

2/ Phòng VH-Thể thao:

Đề án tiếp tục xây dựng Hội An thành phố văn hóa.

Trang: 46

Page 47: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

3/ Phòng TM-DL:

Lập và triển khai thực hiện đề án quy hoạch thương mại và du lịch phát triển bền vững.

4/ Công ty CTCC:

- Tổ chức thực hiện Quy hoạch cây xanh Thành phố.

- Dự án xử lý nước thải, rác thải, chất thải bệnh viện, nhà hỏa táng tập trung của thành phố.

5/ Phòng Lao Động TB&XH:

Xây dựng và thực hiện quy hoạch dân số phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

6/ Phòng QLĐT:

- Đề án quy hoạch và hiện đại hóa, đa chức năng hóa cơ sở hạ tầng nói chung và ngầm.

- Đề án quy hoạch kiến trúc và xây dựng các công trình Thành phố thân thiện với môi trường và bảo tồn bản sắc dân tộc

7/ Phòng Kinh Tế:

-Quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch kinh tế công nghiệp, kinh tế nông nghiệp ( bao gồm thủy sản );

- Quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống đê, kè và khơi thông luồng lạch các sông, nhánh sông phù hợp Thành phố sinh thái.

8/Trung tâm QLBTDT, TN&MT, Ban QLKBTBiển :

-Tham mưu đề xuất, lập hồ sơ trình công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới, quản lý, bảo tồn và khai thác có hiệu quả khu dự trữ sinh quyển.

- Đề án bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học Thành phố và vùng phụ cận.

9/ Xí nghiệp XD&CTN:

Quy hoạch xây dựng nhà máy và mạng lưới cấp nước phục vụ sinh hoạt của thành phố.

Đây là một số nội dung dự án, đề án thành phần chủ đạo trong quá trình xây dựng Hội An trở thành Thành phố sinh thái. Ngoài các nội dung trên, để đạt mục tiêu đề ra cần phải có rất nhiều các giải pháp bổ sung kèm theo. Do đó, căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ chuyên môn các cơ quan, ban ngành, các tổ chức đơn vị triển khai thực hiện theo sự phân công nhiệm vụ của Đảng và chính quyền thành phố Hội An.

4.4.3. Các tổ chức và bộ máy cần được thành lập bổ sung để đảm bảo cho việc xây dựng Thành phố sinh thái thành công:

Trang: 47

Page 48: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

- Công ty cây xanh Thành phố;

- Đội cảnh sát môi trường;

- Đội Văn minh Thành phố các xã, phường;

- Hệ thống cán bộ quản lý bảo vệ môi trường từ thành phố đến xã phường đủ mạnh;

- Hệ thống các tổ tự quản về bảo vệ môi trường cấp thôn, khối phố;

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Xây dựng Hội An trở thành thành phố sinh thái là một nội dung đặc biệt quan trọng, nhưng đây cũng là nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, nếu chúng ta thực hiện thành công thì không chỉ mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế xã hội mà đây còn là một niềm tự hào lớn của thành phố Hội An. Do vậy việc triển khai thực hiện cần phải tiến hành một cách nhanh chóng.

Chúng ta cần phải hoạch định một cách kỹ lưỡng cho từng bước đi, hạn chế đến mức tối đa tình trạng vừa làm vừa sửa sai. Nên tổ chức tham vấn, học tập, rút kinh nghiệm trong việc xây dựng thành phố sinh thái trong nước và các quốc gia đã đi trước chúng ta. Ngoài ra, công tác này cần phải có sự tham gia của các cộng đồng và mọi tầng lớp nhân dân - là người chủ đích thực của thành phố sinh thái.

Về phía Đảng và chính quyền thành phố, khi triển khai thực hiện các nội dung, cần phải có sự kiên quyết ( bỏ qua các lợi ích nhỏ bé trước mắt ), chỉ đạo một cách rõ ràng, giao nhiệm vụ và ấn định thời gian hoàn thành cụ thể để các cơ quan, ban ngành, các tổ chức dễ dàng triển khai thực hiện và hậu kiểm.

Trang: 48

Page 49: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

Về phía các phòng ban, cần xác định đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, trung tâm, xuyên suốt, lâu dài, trên cơ sở đó đề cao trách nhiệm trong công tác tham mưu cho Đảng và chính quyền thành phố thực hiện các nội dung cụ thể được giao trong quá trình xây dựng Hội An trở thành một Thành phố sinh thái một cách thật sự.

Việc xây dựng một Thành phố sinh thái thành công được đánh giá Thành phố đó đã vươn đến gần Thành phố phát triển bền vững. Trong điều kiện Hội An hôm nay và tầm nhìn đến năm 2030, có thể nói chúng ta chỉ có đủ thời gian và tài lực để hoàn thành một Thành phố sinh thái, đồng thời tạo cơ sở nền tảng để thực hiện những bước tiếp cho một Thành phố phát triển bền vững.

Chủ trương xây dựng một độ thị sinh thái là một chủ trương đúng.Do đó, để chủ trương đúng trở thành hiện thực, phải đề ra được những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể và một quyết tâm cao, đoàn kết thống nhất; thông suốt, kiên định từ giai đoạn khởi điểm cho đến mốc thời gian định hình một Thành phố sinh thái, phải được định hướng từ một Nghị quyết dài lâu, qua nhiều kế hoạch 5 năm.

Trên đây là đề án xây dựng Hội An trở thành thành phố sinh thái. Do thời gian gấp rút, năng lực và tầm nhìn có hạn, nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Kính mong các cấp lãnh đạo, các ban ngành, đoàn thể và địa phương đóng góp, bổ sung để sớm hoàn thiện, phê duyệt . / .

Một số hình ảnh về Singapore – Thành phố xanh

Trang: 49

Page 50: De an Thanh Pho Sinh Thai 19-02-09

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁIĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SINH THÁI

Trang: 50