26
ĐỀ CƯƠNG ĐƯỜNG LỐI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Câu 1 : Trình bày nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên do NAQ soạn thảo và thông qua tại hội nghị hợp nhất đảng Trả lời *Hoàn cảnh lịh sử -Từ tháng 6/1929 đến 1/1930 ở VN đã xuất hiện 3 tổ chức cộng sản: đông dương cộng sản đảng (6/1929), An nam cộng sản đảng (11/1929) Đông dương cộng sản liên đoàn(1/1930). Sự ra đời của 3 tổ chức này đã chứng tỏ khuynh hướng vô sản phát triển mạnh mẽ và đang dần trở thành sự lựa chọn tất yếu của cách mạng vn. Tuy nhiên 3 tổ chức tồn tại song song sẽ dẫn tới tình trạng chia rẽ trong nội bộ phong trào cách mạng và đặt ra yêu cầu thành lập 1 đảng duy nhất -Trước tình hình đó với tu cách là phái viên của Quốc tế cộng sản NAQ đã triệu tập hội nghị hợp nhất đảng. hội nghị diễn ra từ 6/1- 7/2/1930 tại hương cảng trung quốc -Thành phần : 2 đại biểu của Đông dương cộng sản đảng, 2 đại biểu của an nam cộng sản đảng và 1 đại biểu của quốc tế cộng sản Nội dung: các đại biểu đã thống nhất xóa bỏ mọi thành kiến xung đột thành lập 1 đảng duy nhất lấy tên là đảng cộng sản vn -Hội nghị đã thông qua chính cương vắn tắt sách lược vắn tắt , chương tình tóm tắt, điều lệ tóm tắt … do NAQ soạn thảo. bầu ban chấp hành trung ương lâm thời *Nội dung của cương lĩnh chính trị đầu tiên: -Phương hướng chiến lược: chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản -Nhiệm vụ cách mạng: .trên phương tiện chính trị:3 nhiệm vụ

De Cuong Duong Loi (1)

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Citation preview

Page 1: De Cuong Duong Loi (1)

ĐỀ CƯƠNG ĐƯỜNG LỐI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Câu 1: Trình bày nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên do NAQ soạn thảo và thông qua tại hội nghị hợp nhất đảng

Trả lời

*Hoàn cảnh lịh sử

-Từ tháng 6/1929 đến 1/1930 ở VN đã xuất hiện 3 tổ chức cộng sản: đông dương cộng sản đảng (6/1929), An nam cộng sản đảng (11/1929) Đông dương cộng sản liên đoàn(1/1930). Sự ra đời của 3 tổ chức này đã chứng tỏ khuynh hướng vô sản phát triển mạnh mẽ và đang dần trở thành sự lựa chọn tất yếu của cách mạng vn. Tuy nhiên 3 tổ chức tồn tại song song sẽ dẫn tới tình trạng chia rẽ trong nội bộ phong trào cách mạng và đặt ra yêu cầu thành lập 1 đảng duy nhất

-Trước tình hình đó với tu cách là phái viên của Quốc tế cộng sản NAQ đã triệu tập hội nghị hợp nhất đảng. hội nghị diễn ra từ 6/1-7/2/1930 tại hương cảng trung quốc

-Thành phần : 2 đại biểu của Đông dương cộng sản đảng, 2 đại biểu của an nam cộng sản đảng và 1 đại biểu của quốc tế cộng sản

Nội dung: các đại biểu đã thống nhất xóa bỏ mọi thành kiến xung đột thành lập 1 đảng duy nhất lấy tên là đảng cộng sản vn

-Hội nghị đã thông qua chính cương vắn tắt sách lược vắn tắt , chương tình tóm tắt, điều lệ tóm tắt … do NAQ soạn thảo. bầu ban chấp hành trung ương lâm thời

*Nội dung của cương lĩnh chính trị đầu tiên:

-Phương hướng chiến lược: chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản

-Nhiệm vụ cách mạng:

.trên phương tiện chính trị:3 nhiệm vụ

+Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa pháp và phong kiến làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập

+Lập nên chính phủ công-nông-binh

+Tổ chức quân đội công-nông

.trên phương tiện kinh tế: 5 nhiệm vụ

+Tịch thu hết nhưng sản nghiệp lớn của tư bản đế quốc chủ nghĩa giao cho chính phủ công nông binh quản lý

+Tịch thu hết ruộng đất của tư bản đế quốc chủ nghĩa làm của công, chia cho dân cày nghèo

Page 2: De Cuong Duong Loi (1)

+Mở mang công nghiệp và nông nghiệp

+Miễn sưu thuế cho đân cầy nghèo

+Thực hiện ngày làm 8 tiếng

.Trên phương tiện văn hóa xã hội: 3 nhiệm vụ

+Dân chúng được tự do tổ chức

+Nam nữ bình quyền

+Phổ thông giáo dục theo hướng công nghiệp hóa

Những nhiệm vụ cụ thể nêu trên đều bao gồm 2 nội dung: vấn đề dân tộc và dân chủ trong đó vấn đề dân tộc đặt lên hàng đầu

-Lực lượng cách mạng: + giai cấp công nhân và nông dân là nòng cốt của cách mạng

+đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức thanh niên, trung nông, tân việt để lôi kéo họ đi về phe vô sản giai cấp. còn đối với phú nông, trung tiểu tư sản An nam bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì đánh đổ, bộ phận nào chưa ra mặt thì lôi kéo hoặc ít nhất làm cho họ trung lập

+trong khi khi liên lạc phải rất cẩn thận không khi nào được nhượng bộ 1 chút lợi ích gì của công nông dân mà đi vào con đường thỏa hiệp

-Lãnh đạo cách mạng

+giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng VN. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản phải thu phục đại bộ phận giai cấp mình và làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng

+mối quan hệ giữa cách mạng VN và cách mạng thế giới: cách mạng việt nam là 1 bộ phận của cách mạng thế giới vì vậy phải có mối liện hệ mật thiết với nhân dân các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, đặc biệt là giai cấp vô sản pháp.

*Ý nghĩa của cương lĩnh

Phân tích chủ trương tập hợp lực lượng được nêu trong cương lĩnh

-xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa mác-lenin . cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân , chủ tịch hcm trong tác phẩm đường cách mệnh cũng khẳng định :cách mạng là việc chung của dân chúng chứ không phải việc của 1,2 người, cách mạng chỉ giành được thắng lợi nếu đông đảo quần chúng nhân dân tham gia

-từ tư tưởng cốt lõi đó cương lĩnh chính trị đầu tiên NAQ đã chủ trương lập tập hợp các giai cấp và các tầng lớp tiến bộ trong xã hội như công nhân, nông dân , tư sản, tiểu tư sản dân tộc trên nên tảng là liên minh công nông

Page 3: De Cuong Duong Loi (1)

- ngoài việc đoàn kết dân tộc cương lĩnh còn chủ trương tiến hành đoàn kết quốc tế liên hiệp với dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới đặc biệt là giai cấp vô sản pháp

Câu 2: Trình bày nội dung sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng của đảng thời kì 1939-1945

Trả lời

*hoàn cảnh lịch sử

-Thế giới: + 1/9/1939 Đức tấn công Balan

+3/9/1939 Anh, Pháp tuyên chiến với đức ->cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ

+thực dân pháp lao vào vòng chiến gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống các nước thuộc địa của pháp trong đó có đông dương và VN

-Trong nước: +thực dân pháp thực hiện chính sách thời chiến phản động ở đông dương

.về chính trị quân sự: chúng thực hiện phát xít hóa bộ máy nhà nước, tiếp tục thực hiện chế độ trực trị chia cắt về lãnh thổ, nô dịch về văn hóa, thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ mà nhân dân đông dương đạt được trong giai đoạn 1936-1939. chúng cuồng tấn công đảng cộng sản và các tổ chức do đảng lãnh đạo. chúng tăng cường bắt phu bắt lính để phụ vụ cho chiến tranh đế quốc.

.về kinh tế: thực dân pháp thực hiện chính sách trưng thu trưng dụng kiểm soát mọi người xuất nhập khẩu, gia sức vơ vét sức người sức của dể phục vụ cho chiến tranh đang ngày càng ác liệt

+9/1941 nhật vào đông dương thực dân pháp với nhật đẩy nhân dân ta vào cảnh 1 cổ 2 tròng

Làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc đông dương với pháp nhật căng thẳng và gay gắt hơn bao giờ hết

*Nội dung sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng của đảng

Ngày 29/9/1939 trung ương đảng ra thông cáo nhấn mạnh hoàn cảnh đông dương sẽ tiến tới vấn đề giải phóng dân tộc vì vậy đảng phải rút vào hoạt động bí mật và chuyển trọng tâm công tác về nông thôn.

-Hội nghị trương ương đảng lần thứ 6(11/1939)

+hội nghị khẳng định: trong điều kiện lịch sử mới giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách nhất của cách mạng đông dương bước đường sinh tồn của các dân tộc đông dương k còn con đường nào khác ngoài đánh đổ đế quốc pháp chống tất cả ách ngoại xâm vô luận da trắng da vàng để giành độc lập

+hội nghị chủ chương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc, địa chủ việt gian chia cho dân cầy nghèo. Để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm ấy hội nghị chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất phản đế đông dương nhằm đoàn kết tập hợp quần chúng nhân dân.

Page 4: De Cuong Duong Loi (1)

+hội nghị nhận định: cuộc chiến tranh đế quốc sẽ làm cho mâu thuẫn nhật-pháp, mâu thuẫn giữa các dân tộc đông dương với pháp ngày càng căng thẳng dự kiến 1 cuộc cách mạng sớm nổ ra vì vậy đảng phải xúc tiến chuẩn bị mọi mặt.

Đây là hội nghị mở đầu cho quá trình chuyển hướng chỉ đạo cách mạng

-Hội nghị ban chấp hành trung ương đảng lần thứ 7 (11/1940)

+hội nghị khẳng định sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng đề ra ở hội nghị 6 là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với cách mạng việt nam

+hội nghị nhận định kẻ thù chính của cách mạng đông dương lúc này là pháp và nhật vì vậy phải thành lập mặt trận thống nhất pháp-nhật ở đông dương

+hội nghị quyết định 2 vấn đề quan trọng : duy trì đội du kích Bắc sơn làm nòng cốt xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; Hoãn cuộc khởi nghĩa nam kỳ

-Hội nghị ban chấp hành trung ương đảng lần 8 (5/1941)

+hội nghị khẳng định giải phóng dân tộc là vấn đề cần kíp của cách mạng đông dương

+hội nghị nhấn mạnh trong lúc này nếu như ta không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng thì chẳng nhưng toàn thể quốc gia ta phải chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của các giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được

+hội nghị xác định vấn đề dân tộc phải được giải quyết ở từng quốc gia trên bán đảo đông dương vì vậy mỗi nước phải thành lập 1 mặt trận riêng. Ở vn thành lập vn độc lập đồng minh, ở lào thành lập ai lao độc lập đồng minh, ở cam pu chia thành lập cao miên độc lập đồng minh

+hội nghị đưa khởi nghĩa vũ trang trở thành nhiệm vụ trọng tâm của toàn đảng toàn dân, hội nghị dự kiến con đường khởi nghĩa vũ trang sẽ tiến hành từ thấp đến cao từ khởi nghĩa từng phần giành thắng lợi bộ phận tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước khi cách mạng thành công sẽ đặt tên nước là nước vn dân chủ cộng hòa quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh

Đây là hội nghị hoàn chỉnh quá trình chuyển hướng chỉ đạo cách mạng của đảng

*Ý nghĩa: đường lối là ngọn cờ đầu dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh pháp đuổi nhật giành độc lập cho dân tộc

Câu 3: Trình bày nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp thời kỳ 1946-1954

Trả lời

*Hoàn cảnh lịch sử: - từ 9/1945-12/1946 Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta thực hiện chủ trương biện pháp xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng trên tất cả mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao… để từng bước đưa nước ta thoát khỏi tình thế ngàn cân treo sợi tóc chuẩn bị tiền đề cơ bản trước khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ

Page 5: De Cuong Duong Loi (1)

-sau khi ký hiệp định 16/3 và tạm ước 14/9 với giã tâm cướp nước ta 1 lần nữa thực dân pháp liên tục khiêu khích nhằm lấn chiếm lãnh thổ nước ta: ngày 20/11/1946 pháp đánh hải phòng, lạng sơn đổ quân lên đà nẵng. từ 7-15/12/1946 chúng đánh nam định, hải dương….

-16/12/1946 những tên trùm thực dân pháp họp mặt ở hải phòng và bàn kế hoạch đánh Hà nội

-17/12/1946 chúng gây ra vụ thảm sát ở phố yên ninh – hang bún – hà nội

-18/12/1946 thực dân pháp gửi tối hậu thư cho chính phủ nước VNDCCH. Trước tình hình đó đảng đứng đầu là chủ tịch hcm đã phát động cuộc kháng chiến trong toàn quốc vào lúc 20h đêm 19/12/1946 đồng loạt các chiển trường trên cả nước nổ sung. Cuộc chiến toàn quốc nổ ra

*nội dung đường lối: -được thể hiện qua 3 văn kiện

+chỉ thị toàn dân kháng chiến của đảng ra 12/12/1946

+lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của NAQ 19/12/1946

+tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi của trường chinh 3/1947

Hoàn thiện vào đại hội 2 (2/1951)

-mục đích: kháng chiến chống thực dân pháp giành độc lập thống nhất thực sự cho dân tộc, bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng tháng 8/1945

-tính chất: kháng chiến là kế tục sự nghiệp của cách mạng tháng 8 nhằm giải phóng dân tộc nên có tính chất dân tộc giải phóng. Trong cuộc kháng chiển chống pháp đảng từng bước kết hợp thực hiện vấn đề dân chủ trên nền tảng của chế độ dân chủ nhân dân vì vậy nó có tính chất dân chủ

-đường lối kháng chiến: là cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện ,lâu dài, dựa vào sức mình là chính

+kháng chiến toàn dân : là kháng chiến do nhân dân tiến hành. Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa mác-lenin cách mạng là sự nghiệp của quần chúng , chủ tịch hcm trong tác phẩm đường cách mệnh cũng khẳng định các mạng là việc chung của dân chúng chứ không phải việc của 1 2 người, cách mạng chỉ có thể giành thắng lợi nếu huy dộng quần chúng nhân dân tham gia. Trong thực tiễn của lịch sử dân tộc vn đã chứng minh vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân, người trở thuyền cũng là dân người lật thuyền cũng là dân vì vậy cuộc kháng chiến chống thực dân pháp phải là sự nghiệp của toàn nhân dân nhằm huy động nhân lực, vật lực tài lực cho cuộc kháng chiến. để toàn dân tham gia kháng chiến phải không ngừng củng cố mở rộng các hình thức mặt trân dân tộc thống nhất. tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc toàn dân

+kháng chiến toàn diện: là cuộc kháng chiến trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa quân sự, ngoại giao…trong đó mặt trận quân sự quan trọng nhất

.mặt trận quân sự: đây là mặt trận chính vừa đánh địch bằng mọi cách đánh phong phú linh hoạt vừa bảo vệ và phát triển lực lượng của ta. Đảng ra sức xây dựng lực lượng vũ trang đánh địch

Page 6: De Cuong Duong Loi (1)

bằng chiến tranh du kích và chính quy xây dựng lực lượng 3 thứ quân. Tự đánh địch trên 3 vùng chiến lược, kiện toàn bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Đảng không ngừng xây dựng, mở rộng các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc

.kinh tế: vừa phá hoại kinh tế địch vừa phát triển kinh tế của ta, xây dựng nền kinh tế tự lực tự túc tập trung phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, công nghiệp quốc phòng, ra sức xây dựng hậu phương vững mạnh

.văn hóa: đánh đổ nền văn hóa nô dịch, ngu dân của thực dân pháp. Xây dựng 1 nền văn hóa mới với 3 tính chất dân tộc,khoa học và đại chúng

.ngoại giao: phải làm cho nhân dân thế giới hiểu được rằng ta tiến hành cuộc kháng chiến chính nghĩa, thực dân pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa đồng thời đoàn kết với 2 dân tộc làm và cam pu chia, liên hiệp với các dân tộc yêu hòa bình trên thế giới

+kháng chiến lâu dài: do so sánh lực lượng giữa ta và pháp đảng chủ trương tiến hành kháng chiến lâu dài vừa đánh vừa xây dựng củng cố lực lượng, từng bước làm tiêu hao sinh lực địch có như vậy kháng chiến mới thành công

+kháng chiến dựa vào sức mình là chính: nhắm phát huy ý chí tự lực tự cường của dân tộc. cuộc kháng chiến chống pháp tiến hành trong thế bị bao vây cô lập vì vậy đảng chủ trương phải dựa vào sức mình là chính đồng thời tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của của nhân dân trên thế giới yêu hòa bình xong không ỷ lại vào bên ngoài

*ý nghĩa

Câu 4: Trình bày nhiệm vụ chiến lược, vị trí và mối quan hệ của 2 chiến lược cách mạng vn được đề ra tai đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 9/1960. Nêu những thành tựu cơ bản của cách mạng 2 miền trong 21 năm 1954-1975

Trả lời

a, Hoàn cảnh lịch sử

*thế giới:- 3 dòng thác cách mạng tiếp tục phát triển mạnh mẽ:

+hệ thống các nước xhcn với thành trì trụ cột là liên xô

+phong trào giải phóng dân tộc ở châu á, châu phi và khu vực mỹ la tinh có những bước tiến mới

+phong trào vì hòa bình dân chủ của giai cấp công nhân ở các nước tư bản đang diễn ra khắp mọi nơi

Page 7: De Cuong Duong Loi (1)

-đế quốc mỹ thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng. ở châu á mỹ chọn vn làm trọng điểm trong chính sách xâm lược của mình.

-những biến động trong phe xhcn đặc biệt là sự bất hòa giữa trung quốc và liên xô

*trong nước: sau 1954 nước vn tạm thời bị chia cắt làm 2 miền với chế độ chính trị khác nhau

-miền bắc: 10-10-1954 những lính pháp cuối cùng rời khỏi

+16/5/1955 toàn bộ quân viên chinh pháp rút khỏi vn

Miền bắc hoàn thành về cơ bản cuộc cách mạng dân chủ dân tộc nhân dân. Bước vào quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội

-miền nam: +7/7/1954 mỹ đưa ngô đình diệm làm thủ tướng

+17/7/1955 theo sự chỉ đạo của mỹ, diệm tuyên bố không hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước

+23/10/1955 mỹ đưa ngô đình diệm lên làm tổng thống

Sau khi lên nắm quyền đế quốc mỹ và chính quyền tay sai ngô đình diệm liên tiếp tiến hành chính sách tố cộng diệt cộng nhằm càn quét bình định miền nam, biến miền nam vn thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ địa quân sự của đế quốc mỹ thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta

b, nội dung đường lối

Được thể hiện tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 từ 5-10/9/1960 tại hà nội

-Nhiệm vụ chung: tăng cường đoàn kết toàn dân kiên quyết đấu tranh giũ vững hòa bình đẩy mạnh cách mạng xhcn ở miền bắc đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân chủ ở miền nam thực hiện thống nhất đất nước trên cơ sở độc lập dân chủ và giàu mạnh thiết thực góp phần tăng cường phe xhcn và bảo vệ hòa bình ở đông nam á và thế giới

-Nhiệm vụ chiến lược trong cách mạng việt nam trong giai đoạn mới:

+tiến hành cách mạng xhcn ở miền bắc

+giải phóng miền nam khỏi ách thống trị của đế quốc mỹ và tay sai thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước

-vai trò vị trí của 2 chiến lược:

+cuộc cách mạng xhcn ở miền bắc: giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng vn và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà.

Page 8: De Cuong Duong Loi (1)

+cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở miền nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền nam khỏi ách thống trị của mỹ và bè lũ tay sai thực hiện hòa bình thống nhất đất nước

-mối quan hệ của 2 chiến lược cách mạng:

+miền bắc đi lên xây dựng cnxh để đáp ứng yêu cầu của miền bắc đồng thời đưa miền bắc trở thành hậu phương lớn chi viện đắc lực cho chiến trường miền nam

+nhân dân miền nam đánh mỹ nhằm giải phóng miền nam đồng thời góp phần bảo vệ miền bắc.

2 chiến lược cách mạng được tiến hành đồng thời ở 2 miền nhưng có mối quan hệ mật thiết gắn bó thúc đẩy nhau cùng phát triển và hướng tới mục tiêu chung là giải phóng miền nam thống nhất đất nước

*thành tựu cơ bản của 2 miền:

Miền bắc: - xây dựng chế độ mới chế độ xhcn

+1954-1957 kế hoạch khôi phục kinh tế và hoàn thành cải cách ruộng đất

+1958-1960 kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế xã hội và cải tạo xhcn

+1961-1965 kế hoạch 5 năm lần thứ 1

+1965-1975 miền bắc liên tục tiến hành chuyển hướng kinh tế cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh miền bắc lúc bấy giờ

-đánh bại 2 cuộc chiến tranh phá hoại của mỹ

+lần 1 1964-1968

+lần 2 1958-1972

Miền bắc hoàn thành xuất sắc vai trò là hậu phương lớn chi viện cho miền nam, là căn cứ địa của cả nước và hoàn thành nghĩa vụ quốc tế

Miền nam: nhân dân miền nam đã đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc mỹ

+1954-1960 đánh bại chiến lược chiến tranh đơn phương với thắng lợi của phong trào đồng khởi 1960 đưa cách mạng việt nam từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công địch

+1961-1965 đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt

+1965-1968 đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ bằng thắng lợi của tổng tiến công và nổi dậy mậu thân 1968 buộc mỹ tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền bắc (11/1968) và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại hội nghị pari (1/1969)

Page 9: De Cuong Duong Loi (1)

+1969-1972 đánh bại chiến lược vn hóa chiến tranh bằng thắng lợi của các cuộc tổng tiến công chiến lược trên chiến trường đông nam bộ, tây nguyên, bình-trị-thiên

Thắng lợi của nhân dân 2 miền nam bắc đã buộc đế quốc mỹ ký kết hiệp định pari (1/1973) và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền nam thống nhất đất nước.

*ý nghĩa

Câu 5: Trình bày nội dung đường lối công nghiệp hóa của đảng thời kỳ 1975-1985 nêu những đặc trưng cơ bản của đường lối công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới

Trả lời

*Khái niệm công nghiệp hóa: Công nghiệp hóa là quá trình biến 1 nước có nền kinh tế lạc hậu trở thành 1 nước công nghiệp

*Hoàn cảnh lịch sử:

-Cả nước quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1 nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên cnxh bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa

-Tổ quốc đã hòa bình thống nhất với nhiều thuận lợi xong cũng không ít khó khăn

-Quốc tế: có nhiều thuận lợi sau cuộc đấu tranh ai thắng ai giữa thế lực cách mạng và thế lực phản cách mạng vẫn diễn ra quyết liệt

*Nội dung đường lối:

-Đường lối công nghiệp hóa tại đại hội 4 tháng 13/1976

+Đẩy mạnh công nghiệp hóa xhcn được coi là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ đi lên xây dựng xhcn

+Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng 1 cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công ngiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp, cả nước thành 1 cơ cấu kinh tế công nông nghiệp

+Tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng

.cách mạng quan hệ sản xuất

.cách mạng khoa học kỹ thuật

.cách mạng tư tưởng văn hóa

Trong đó chác mạng khoa học kỹ thuật là then chốt

Page 10: De Cuong Duong Loi (1)

Về cơ bản đại hội 4 vẫn tiếp tục phát triển quan diểm đường lối cách mạng công nghiệp hóa được đề ra từ đại hội đại biểu toàn quốc tháng 9//1960

-Đường lối công nghiệp hóa tại đại hội 5 tháng 3/1982

+Đại hội 5 vẫn nhất quán với đường lối công nghiệp hóa của đại hội 4 xong đại hội 5 đã nhận thức rõ được cần phải có bước đi của công nghiệp hóa cho phù hợp với mục tiêu và khả năng của mỗi chặng đường

+Đại hội chỉ ra thứ tự ưu tiên phát triển cơ cấu các ngành kinh tế: nông nghiệp là mặt trận hàng đầu cùng với nông nghiệp chú trọng phát triển công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp nặng chỉ đầu tư ở mức vừa phải phục vụ cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài của đất nước.

+Đại hội đưa ra khái niệm “chặng đường đầu tiên” của thời kỳ quá độ. Đảng nhận thấy cần phân chia thời kỳ quá độ thành nhiều chặng đường với những bước đi từ thấp đến cao trong đó chặng đường đầu tiên có vai trò tạo tiền đề cho đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

Đại hội 5 đã khắc phục quan điểm nóng vội của đại hội 4 và là tiền đề cho đổi mới ở đại hội 6 sau này. Đây được coi là sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước ta. Tuy nhiên thực tế lúc đó Đảng đã không làm được như sự điều chỉnh trên

*Đặc trưng của đường lối công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới:

-Mô hình kinh tế trong công nghiệp hóa là nền kinh tế khép kín hướng nội thiên về phát triển công nghiệp nặng là chủ yếu

-Nguồn lực công nghiệp hóa đưa vào với lợi thế sẵn có như lao động, tài nguyên và sự viện trợ của các nước xhcn

-Chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước

-Cơ chế quản lý trong quá trình công nghiệp hóa là cơ chế tập trung quan liêu bao cấp

-Bước đi của công nghiệp hóa chủ quan nóng vội ham làm nhanh làm lớn không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội

*ý nghĩa

Câu 6: Trình bày các quan điểm chỉ đạo công nghiệp hóa-hiện đại hóa được đề ra ở đại hội đại biểu toàn quốc lần 8 tháng 6/1996. Nêu những đặc trưng cơ bản của đường lối công nghiệp hóa thời kỳ đổi mới

Trả lời

Page 11: De Cuong Duong Loi (1)

*Khái niệm công nghiệp hóa hiện đại hóa: là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiên và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao

*Hoàn cảnh lịch sử:

-Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước từ năm 1986-1996 đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội

-Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ là chẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa

-Đại hội tiếp tục khẳng định quan niệm về công nghiệp hóa-hiện đại hóa ở hội nghị trung ương khóa 7 và bổ xug hoàn thành 6 quan điểm lớn chỉ đạo quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa

*Nội dung đường lối: 6 quan điểm

-Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài xây dựng 1 nền kinh tế mở. Hội nhập với khu vực và thế giới hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất

-Công nghiệp hóa-hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân của mọi thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo

-Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản sự phát triển nhanh và vền vững, động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước không ngừng tăng tích lũy cho đầu tư và phát triển, tăng trưởng kinh tế gắn chặt chẽ với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa giáo dục thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

-Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa-hiện đại hóa kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh và hiện đại ở những khâu quyết định

-Lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm chuẩn mực cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ đầu từ chiều sâu khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có, trong phát triển mới ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến tạo nhiều việc làm thu vốn nhanh, đồng thời xây dựng 1 số công trình quy mô lớn cần thiết và có hiệu quả tập trung cho các địa bàn trọng điểm. có chính sách hỗ chợ đấu tranh tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển

-Kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh đây là 2 vấn đề có mối liên hệ biện chứng với nhau, sự nghiệp an ninh quốc phòng được giữ vững sẽ thúc đẩy công nghiệp hóa-hiện đại hóa và ngược lại tiến hành công nghiệp hóa-hiện đại hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ an ninh, chủ quyền đất nước

Page 12: De Cuong Duong Loi (1)

*Đặc trưng của đường lối công nghiệp hóa thời kỳ đổi mới

-Từ công nghiệp hóa gắn với quan niệm, xây dựng quan hệ sản xuất xhcn đi trước mở đường cho sự phát triển của lực lượng sản xuất chuyển sang ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng 1 quan hệ sản xuất phù hợp

-Từ công nghiệp hóa với cách làm nóng vội bỏ qua những bước đi trung gian cần thiết đã chuyển sang thực hiện công nghiệp hóa vừa có bước đi tuần tự, giai đoạn trước tạo tiền đề cho giai đoạn sau, vừa cho phép phát triển rút ngắn đi tắt đón đầu các thành tựu nhảy vọt về khoa học và công nghệ thế giới

-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đưa nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp

-Công nghiệp hóa-hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xhcn

-Công nghiệp hóa-hiện đại hóa bằng 1 nền kinh tế mở, đa phương hóa đa dạng hóa phù hợp với thông lệ quốc tế hướng mạnh về xuất khẩu thay thế nhập khẩu

-Công nghiệp hóa là sự nghiệp của toàn dân của mọi thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo

-Công nghiệp hóa tuân thủ theo thị trường gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới thành một chỉnh thể hữu cơ có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xhcn

*Ý nghĩa

Câu 7: Trình bày mô hình kinh tế tổng quá của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên xây dựng cnxh được đề ra ở đại hội X(4/2006)

Trả lời

*Đại hội IX (4/2001)

-Đại hội xác định nền kinh tế thị trường định hướng xhcn là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên xây dựng cnxh đó là nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xhcn

-Đại hội IX xác định kinh tế trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của cnxh

-Trong nền kinh tế đó các thế mạnh của thị trường được sử dụng để phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất của cnxh nâng cao đời sống nhân dân, tính định hướng xhcn được trên cả 3 mặt của quan hệ sản xuất: sở hữu; tổ chức quản lý; phân phối nhằm thực hiện mục đích cuối cùng là dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh

Page 13: De Cuong Duong Loi (1)

*Đại hội X (4/2006)

-Về mục đích phát triển: phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xhcn là nhằm thực hiện dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống cho dân, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo. Khuyến khích giúp đỡ mọi người thoát nghèo và từng bước khá giả hơn

-Phương hướng phát triển: phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu nhiều thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi tiềm năng trong mọi thành phần kinh tế , trong đó phát triển tối đa nội lực để phát triển nhanh nền kinh tế. Trong nền kinh tế nhiều thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo là công cụ chủ yếu để nhà nước điều tiết nền kinh tế định hướng cho sự phát triển vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh

-Về định hướng xã hội và phân phối

+định hướng xã hội: thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách phát triển, tăng trưởng kinh tế gắn chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đao đạo. giải quyết tất cả các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường

+phân phối: được thể hiện qua chế dộ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội đồng thời để huy động được mọi nguồn lực kinh tế cho sự phát triển chúng ta còn thực hiện phân phối theo mức góp vốn và các nguồn lực khác

-Quản lý: phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân đảm bảo vai trò quản lý điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền xhcn dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản

*ý nghĩa

Câu 8: trình bày khái niệm hệ thống chính trị? Những bộ phận cấu thành lên hệ thông chính trị ở vn hiện nay. Mục tiêu quan điểm xây dựng hệ thống chính trị

Trả lời

*khái niệm hệ thống chính trị: là 1 chỉnh thể các tổ chức chính trị trong xã hội bao gồm các đảng phái chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội hợp pháp. Nhưng vai trò chủ đạo thuộc về các thiết chế của giai cấp cầm quyền tác động vào quá trình phát triển kinh tế xã hội nhằm củng cố duy trì và phát triển chế độ đương thời

*Những bộ phận cấu thành nên hệ thống chính trị ở vn

Hiện nay hệ thống chính trị ở vn bao gồm:

-Đảng cộng sản vn

-Nhà nước CHXHCN VN

Page 14: De Cuong Duong Loi (1)

-Mặt trận tổ quốc VN

-Các tổ chức chính trị: +Đoàn thanh niên cộng sản hcm

+tổng liên đoàn lao động vn

+hội liên hiệp phụ nữ vn

+hội nông dân

+hội cựu chiến binh

*Mục tiêu ,quan điểm

-Mục tiêu: nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân

-Quan điểm:

+Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm đồng thời từng bước đổi mới chính trị

+Đảng bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối chủ trương chính sách. Việc lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm là hoàn toàn đi đúng với quy luật khách quan tạo ta cơ sở đẩy đổi mới chính trị

+Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị không phải là hạ thấp hoặc thay đổi bản chất của nó mà là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng, hiệu lực quản lý của nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Làm cho hệ thống chính trị năng động hơn đặc biệt là phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa

+Đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp

.Đổi mới tất cả các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị tạo nên sự đổi mới toàn diện phát huy vai trò lãnh đạo của đảng, hiệu lực quản lý của nhà nước, quyền làm chủ của dân

.Đổi mới phải có lộ trình giai đoạn sau sự kế thừa giai đoạn trước

+Đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận tạo ra sự vận động cùng chiều theo hướng tác dộng thúc đẩy xã hội phát triển, phát huy quyền làm chủ của dân

.Bản chất dân chủ của hệ thống chính trị có được sư thực hiện hóa hay không liên quan phần lớn vào việc giải quyết mối quan hệ của giữa đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và dân làm chủ

Page 15: De Cuong Duong Loi (1)

.Đảng lãnh đạo nhà nước và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị không có nghĩa đảng đứng trên hoặc làm thay nhiệm vụ của các tổ chức này mà đảng phải tạo điều kiện để nhà nước và các mặt trận thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình

*Ý nghĩa

Câu 9: Trình bày quan điểm chỉ đạo xây dựng và phát triển văn hóa vn thời kỳ đổi mới. phân tích 1 quan điểm mà bạn hiểu nhất

Trả lời

*Khái niệm văn hóa vn: văn hóa vn là tổng thể giá trị tinh thần do cộng đồng dân tộc vn trong quá trình dựng nước và giữ nước

*Quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển văn hóa vn thời kỳ đổi mới:

-Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội

-Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

-Nền văn hóa vn là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc việt nam

-Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do đảng lãnh đạo, trong đó những người có trí thức giữ vai trò quan trọng

-Văn hóa là một mặt trận xa dựng và phát triển, văn hóa là một sự nghiệp lâu dài đòi hỏi có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng

*phân tích: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội

-Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội: văn hóa thể hiện 1 cách tổng quát mọi mặt về cuộc sống của mỗi dân tộc đất nước diễn ra từ quá khứ tới nay. Việc đưa văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội giúp phát huy và xây dựng truyền thống tốt đẹp từ trước tới nay và để văn hóa là nên tảng bền vững trong xã hội

-Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển: Nguồn nội sinh của sự phát triển của một dân tộc thấm trong văn hóa. Văn hóa là cội nguồn mỗi dân tộc, càng ngày con người càng muốn văn hóa phát triển đi lên thì các nền tảng cho sự phát triển văn hóa càng phải được phát triển. Văn hóa đánh thức sự sang tạo của con người tới những giá trị mới, giúp con người và xã hội phát triển

-Văn hóa là 1 mục tiêu của sự phát triển: phát triên văn hóa là mục tiêu quan trọng của nhiều quốc gia dân tộc: phát triển văn hóa phải hướng tới phát triển kinh tế xã hội, làm cho văn hóa trở thành động lực cho sự thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội

Page 16: De Cuong Duong Loi (1)

-Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng. Các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên đều có thể cạn kiệt chỉ có nguồn lực trí tuệ con người là vô hạn. con người muốn phát triển phải sống trong một nền văn hóa tốt đẹp, một xã hội lành mạnh giúp phát huy mọi khả năng của mình ->thúc đẩy con người phát triển.

*ý nghĩa

Câu 10: Trình bày mục tiêu nhiệm vụ của đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới. nêu những thành tựu và hạn chế cơ bản của nội dung đường lối

Trả lời

*Mục tiêu, nhiệm vụ:

-Thời cơ và thách thức:

+Thời cơ: xu thế toàn cầu hóa và hòa bình hợp tác phát triển tạo thuận lợi cho nước ta mở rộng quan hệ đối ngoại hợp tác phát triển kinh tế

.thắng lợi của sựu nghiệp đổi mới đã nâng cao thế và lực của nước ta trên trường quốc tế tạo tiền đề mới cho quan hệ đối ngoại hội nhập kinh tế quốc tế

+thách thức: Những vấn đề toàn cầu như phân hóa giàu nghèo, dịch bệnh môi trường đã gây những tác động bất lợi

.nền kinh tế vn phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả 3 góc độ sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia

.những biến động trên thị trường quốc tế sẽ tác dộng nhanh và mạnh hơn đến thị trường trong nước tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn thậm trí khủng hoảng kinh tế tài chính

.lợi dụng toàn cầu hóa các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài dân chủ nhân quyền nhằm chống phá chế độ chính trị và sự ổn định phát triển của nước ta

-Mục tiêu, nhiệm vụ:

+giữ vững môi trường hòa bình ổn định

+tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới để phát triển kinh tế xã hội tạo thêm nguồn lực đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước

+kết hợp nội lực với các nguồn lực bên ngoài tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa thực hiện dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh

+phát huy vai trò lãnh đạo và nâng cao vị thế vn trong quan hệ quốc tế góp phần vào công cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

*thành tựu và hạn chế

Page 17: De Cuong Duong Loi (1)

-Thành tựu:

+Phá thế bao vây cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc: bình thường hóa quan hệ với TQ(10-11-1991), tháng 11-1992 nhật quyết định nối lại oda viện trợ cho vn, 11/7/1995 bình thường hóa quan hệ với mỹ…

+giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ biển đảo với các nước liên quan: đàm phán thành công với Malaysia về giải pháp gác tranh chấp cùng khai thác ở vùng biển chống lấn giữa 2 nước. ký với TQ hiệp định phân giới trên bộ và vịnh bắc bộ và hiệp định hợp tác về nghề cá

+mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa: vn có quan hệ với tất cả những nước lớn kể cả 5 nước ủy viên hội đồng bảo an liên hợp quốc, ký hiệp định khung về hợp tác với eu 1995, 13/7/2001 ký kết hiệp định thương mại xong phương vn-mỹ, tuyên bố về quan hệ đối tác chiến lược đối với nga(2001)

+tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế: khai thông với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới, ngân hàng châu ..gia nhập tổ chức asean 7/1995, tham gia diễn đàn hợp tác á-âu, 11/1/2007 gia nhập WTO

+thu hút đầu tư nước ngoài mở rộng thị trường tiếp thu khoa học công nghệ và kỹ năng quản lý: tạo dựng được quan hệ kinh tế với trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, thu hút được khối lượng lớn đầu tư nước ngoài (năm 2007 thu hút đầu tư nước ngoài của nước ta đạt 20,3 tỉ usd ), tham gia hợp tác quốc tế giúp nước ta tiếp thu được những thành tựu khoa học kỹ thuật tao nên cơ hội và bước phát triển mới

+từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh: trong quá trình hội nhập nhiều doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao năng suất và chất lượng, không ngừng vươn lên cạnh tranh;tư duy làm ăn mới lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm thước đo và các đội ngũ nhà doanh nghiệp mới năng động sang tạo có kiến thức quản lý hình thành

-Hạn chế: +trong quan hệ với các nước nhất là nước lớn chúng ta còn lúng túng bị động. chưa xây dựng được quan hệ lợi ích đan xen, tùy thuộc lẫn nhau với các nước

+Một số chủ trương chính sách chậm được đổi mới so vơi yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại hợp nhập kinh tế quốc tế

+chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện cam kết

+Doanh nghiệp nước ta hầu hết quy mô nhỏ; yếu kém cả về quản lý và công nghệ; trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp trình độ trang thiết bị còn lạc hậu; kết cấu hạ tầng và các ngành dịch vụ cơ bản phục vụ sản xuất kinh doanh đều kém phát triển và có chi phí cao hơn so với các nước trong khu vực

Page 18: De Cuong Duong Loi (1)

+Đội ngũ cán bộ lĩnh vực đối ngoại nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng; cán bộ doanh nghiệp ít hiểu biết về pháp luật quốc tế, về kỹ thuật kinh doanh

*Ý nghĩa: quá trình thực hiện đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế mặc dù còn những hạn chế, nhưng những thành tựu là cơ bản, có ý nghĩa rất quan trọng góp phần đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế -xã hội, nền kinh tế vn có những bước phát triển mới; thế và lực của vn được nâng cao trên trường quốc tế. các thành tựu đạt được đã chứng minh đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quôc tế của đảng ta là hoàn toàn đúng đắn

___THE END___

!!!!by:LÂM KULL!!!!