15
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LỚP 11 THPT NĂM 2011 ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề gồm 2 trang, 7 câu) Môn: SINH HỌC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1,5 điểm): Axit abxixic (AAB) có ở bộ phận nào của cây? AAB có vai trò gì đối với cây? Khi một số cây bị hạn và thiếu nước, AAB còn có vai trò đặc biệt gì? Nêu cơ chế hoạt động của AAB để đạt được vai trò đặc biệt đó. Câu 2 (1,5 điểm): a) Thực vật có thể hấp thụ nitơ trong đất ở dạng nào? b) Viết sơ đồ tóm tắt về : + Sự biến đổi nitơ tạo ra các dạng mà thực vật hấp thụ được qua các quá trình vật lí - hoá học, cố định nitơ khí quyển và phân giải bởi các vi sinh vật đất. + Sự biến đổi nitơ trong cây từ NO 3 - , NH 4 + thành các axit amin. c) Vì sao nói quá trình đồng hoá NH 3 có liên quan tới chu trình Crep? Câu 3 (1,5 điểm): . Vào ban ngày, lục lạp trong tế bào mô giậu của mỗi loại cây: lúa – ngô – dứa có những chất nào được tạo ra trong số các chất sau đây: 1. CO 2 5. AM (Axit malic) 9. ATP 2. RiDP (Ribulôzơ – 1, 5 điphôtphat) 6. PEP (Phôtpho ênol piruvat) 10. NADPH. 3. APG (Axit phôtpho glixêric) 7. AP (Axit piruvic) 11. Glucôzơ 4 AlPG (Anđêhit phôtpho glixêric) 8. AOA (Axit ôxalô axêtic) 12. O 2 Kể tên các pha hoặc các con đường tạo ra các chất trên ? Câu 4 (1,0 điểm): Trong tế bào thực vật, sự trao đổi chất xảy ra ở 3 bào quan theo sơ đồ sau : Trong đó : 1, 2, 3 : là tên các bào quan; 4, 5, 6 : là vật chất và năng lượng. Hãy hoàn thành sơ đồ và cho biết đây là quá trình gì? Quá trình này có tác dụng và tác hại gì đối với cây ? Câu 5 (1,5 điểm): Giải thích sự thay đổi huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch ? Nêu ý nghĩa của sự thay đổi này ? Câu 6 (1,5 điểm): Sự truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin khác với không có bao miêlin như thế nào ? Câu 7 (1,5 điểm): Nêu những đặc điểm thích nghi về hệ hô hấp của chim giúp chúng trao đổi khí đạt hiệu quả cao. APG RiDP Axit Glicôlic Axit Glicôlic Glixin Glixin Sêrin 5 6 4 1 2 3 Trang 1

De Thi Va Dap an HSG Sinh 11

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: De Thi Va Dap an HSG Sinh 11

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LỚP 11 THPT NĂM 2011ĐỀ THI CHÍNH THỨC(Đề gồm 2 trang, 7 câu)

Môn: SINH HỌCThời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (1,5 điểm): Axit abxixic (AAB) có ở bộ phận nào của cây? AAB có vai trò gì đối với cây? Khi một số cây bị hạn và thiếu nước, AAB còn có vai trò đặc biệt gì? Nêu cơ chế hoạt động của AAB để đạt được vai trò đặc biệt đó.Câu 2 (1,5 điểm): a) Thực vật có thể hấp thụ nitơ trong đất ở dạng nào? b) Viết sơ đồ tóm tắt về : + Sự biến đổi nitơ tạo ra các dạng mà thực vật hấp thụ được qua các quá trình vật lí - hoá học, cố định nitơ khí quyển và phân giải bởi các vi sinh vật đất. + Sự biến đổi nitơ trong cây từ NO3

- , NH4+ thành các axit amin.

c) Vì sao nói quá trình đồng hoá NH3 có liên quan tới chu trình Crep?Câu 3 (1,5 điểm): . Vào ban ngày, lục lạp trong tế bào mô giậu của mỗi loại cây: lúa – ngô – dứa có những chất nào được tạo ra trong số các chất sau đây:1. CO2 5. AM (Axit malic) 9. ATP2. RiDP (Ribulôzơ – 1, 5 điphôtphat) 6. PEP (Phôtpho ênol piruvat) 10. NADPH.3. APG (Axit phôtpho glixêric) 7. AP (Axit piruvic) 11. Glucôzơ4 AlPG (Anđêhit phôtpho glixêric) 8. AOA (Axit ôxalô axêtic) 12. O2

Kể tên các pha hoặc các con đường tạo ra các chất trên ?Câu 4 (1,0 điểm): Trong tế bào thực vật, sự trao đổi chất xảy ra ở 3 bào quan theo sơ đồ sau :

Trong đó : 1, 2, 3 : là tên các bào quan; 4, 5, 6 : là vật chất và năng lượng.Hãy hoàn thành sơ đồ và cho biết đây là quá trình gì? Quá trình này có tác dụng và tác hại gì đối với cây ?Câu 5 (1,5 điểm): Giải thích sự thay đổi huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch ? Nêu ý nghĩa của sự thay đổi này ?Câu 6 (1,5 điểm): Sự truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin khác với không có bao miêlin như thế nào ?Câu 7 (1,5 điểm): Nêu những đặc điểm thích nghi về hệ hô hấp của chim giúp chúng trao đổi khí đạt hiệu quả cao.

---------- ĐÁP ÁN ----------Câu 1 (1,5 điểm): - AAB là hooc môn thực vật, có ở cơ quan đang hóa già.- AAB ức chế sự sinh trưởng của cành, lóng; gây trạng thái ngủ của chồi, của hạt; làm khí khổng đóng.- Đặc biệt một số cây bị hạn, AAB gây đóng chủ động của khí khổng khi thiếu nước, mặc dù cây vẫn ở ngoài sáng.- Cơ chế AAB làm khí khổng đóng lại khi cây vẫn ở ngoài sáng: hàm lượng AAB trong tế bào khí khổng tăng đã kích thích các bơm ion hoạt động, đồng thời các kênh ion mở dẫn đến các ion rút ra khỏi tế bào khí khổng làm cho tế bào này giảm áp suất thẩm thấu, giảm sức trương nước và khí khổng đóng.Câu 2 (1,5 điểm):- Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NH4

+ và NO3-

- Quá trình biến đổi nitơ qua 3 quá trình: + Quá trình vật lí - hoá học: N2 + 2O2 → 2NO2 4NO2 + 2H2O + O2 → 4HNO3. + Quá trình cố định nitơ khí quyển: N ≡ N HN = NH H2N - NH2 2NH3. + Quá trình phân giải bởi các vi sinh vật đất:

APGRiDP Axit Glicôlic

Axit Glicôlic Glixin

Glixin Sêrin

5 6 4

1 2 3

Trang 1

Page 2: De Thi Va Dap an HSG Sinh 11

VSV biến đổi mùn: Nitơ trong các hợp chất hữu cơ thành NH3. VSV nitrit hóa và nitrat hoá: NH3 → NO2

- → NO3-.

- Quá trình biến đổi trong cây: + Quá trình khử NO3- : NO3

- → NO2- → NH4

+

+ 3 con đương đồng hóa NH3

Amin hóa: axit xêtô + NH4+ → axit amin

Chuyền vị amin: axit amin + axit xêtô → axit amin mới + axit xêtô mới Hình thành amit: axit amin đicacboxilic + NH4

+ → amit(Nếu trình bày theo SGK vẫn cho điểm tối đa)- Tham gia vào các phản ứng amin hóa có các axit: fumaric, ôxalô axêtic được tạo ra từ chu trình CrepCâu 3 (1,5 điểm)- Pha sáng (quang phân li nước và phôtphorin hóa quang hóa): ở cả Lúa (nhóm C3); Ngô (nhóm C4) và Dứa (nhóm CAM) --> Các chất được tạo ra : NADPH , O2 , ATP

Lúa (nhóm C3) Ngô (nhóm C4) Dứa (nhóm CAM) Pha hoặc con đường xảy ra vào ban ngày, ở lục lạp trong tế bào mô giậu

Pha tối (Chu trình Canvin)

Một phần pha tối (lần cố định CO2 thứ nhất)

Một phần pha tối (lần cố định CO2 thứ 2 - chu trình Canvin)

Các chất được tạo ra RiDP, APG, AlPG, Glucôzơ

AOA, AM, AP, PEP CO2 , RiDP, APG, AlPG, Glucôzơ

Câu 4 (1,0 điểm): - Hô hấp sáng ở thức vật C3.- 1 – Lục lạp ; 2 – Perôxixôm ; 3 – Ti thể ; 4 – Ánh sáng ; 5 – O2 ; 6 – CO2 .- Tác hại : lảm giảm năng suất quang hợp của cây- Tác dụng : cung cấp axit amin cho cây để tổng hợp prôtêin.Câu 5 (1,5 điểm):

Động mạch Mao mạch Tĩnh mạchHuyết áp Cao Thấp Thấp nhấtVận tốc máu Nhanh Chậm nhất ChậmÝ nghĩa Đưa máu kịp thời đến các cơ quan, chuyển

nhanh các sản phẩm của hoạt động tế bào đến các nơi cần hoặc đến cơ quan bài tiết

Đảm bảo cho máu trao đổi chất với các tế bào của cơ thể

Câu 6 (1,5 điểm)Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần

kinh không có bao MiêlinSự lan truyền xung thần kinh trên sợi

thần kinh có bao Miêlin

Cách truyền

- Xung thần kinh xuât hiện nơi bị kích thích sẽ lan truyền dọc theo sợi thần kinh một cách liên tục

- Sự lan truyền xung thần kinh được thực hiên theo lối nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác

Cơ chế lan truyền

- Bản thân xung thần kinh không chạy trên sợi thần kinh mà nó chỉ kích thích vùng màng kế tiếp ở phía trước làm thay đổi tính thấm của màng ở vùng này làm xuất hiện xung thần kinh tiếp theo và cứ tiếp tục như vậy trên suốt dọc sợi thần kinh

-Sự lan truyền xung thần kinh được thực hiên theo lối nhảy cóc giũa các eo Ranvie, sợi thần kinh bị bao bọc bằng bao mielin cách điện. Sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo

Nhu cầu năng lượng

- Tiêu tốn năng lượng cho hoạt động của bơm Na+ /K+

- Tiêu tốn ít năng lượng cho hoạt động của bơm Na+ /K+ vì bơm cỉ hoạt động taiọ các eo Ranvie

Câu 7 (1,5 điểm): - Chim có hô hấp kép: hô hấp nhờ phổi và hệ thống túi khí Không có khí cặn ở phổi:+ Khi hít vào không khí giàu ôxi đi vào phổi và túi khí phía sau ; + Thở ra không khí từ phổi và túi khí phía trước đi ra đồng thời không khí giàu ôxi từ túi khí phía sau đi vào phổi. Vì thế hít vào hay thở ra đều có không khí giàu ôxi đi vào phổi tăng hiệu quả hấp thu O2 và thải CO2. - Chiều của dòng máu thẳng góc với chiều của dòng khí tăng hiệu quả hấp thu O2 và thải CO2.CÂU HỎI ÔN TẬP : THỰC VẬTCâu 1: Một học sinh đã dùng sơ đồ sau để ôn tập về các quá trình sinh học diễn ra trong các bào quan của

Trang 2

Page 3: De Thi Va Dap an HSG Sinh 11

ra trong các bào quan của một tế bào thực vật. Kí hiệu:

- Bào quan I:- Bào quan II: - A, B, C, D: giai đoạn/ pha - 1, 2, 3: các chất tạo ra

a. Tên gọi của bào quan I và II là gì? b. Tên gọi của A, B, C, D ?c. Tên gọi của các chất 1, 2, 3? d. Trình bày diễn biến của giai đoạn C trong sơ đồ ? Câu 2:1/ Vẽ sơ đồ tóm tắt chu trình Canvin trong Quang hợp? 2/ Cho biết năng lượng nhận từ pha sáng là loại năng lượng nào & được sử dụng vào giai đoạn nào của pha tối ?Câu 3. a) Bằng cách nào có thể chứng minh trong quá trình quang hợp nước sinh ra ở pha tối?b) Tại sao để tổng hợp một phân tử glucôzơ, thực vật C4 và thực vật CAM cần nhiều ATP hơn so với thực vật C3?Câu 4. a/ Nguyên nhân chính giúp thực vật C4 và CAM không có hiện tượng hô hấp sáng là gì? b/ Tại sao đều không có hiện tượng hô hấp sáng, nhưng thực vật C4 có năng suất cao còn thực vật CAM lại có năng suất thấp?Câu 5: Sự chuyển hóa năng lượng ở cơ thể thực vật ở 1 số giai đoạn được biểu diễn như sau: EATP E hợp chất hữu cơ EATP. a. Viết phương trình cho mỗi giai đoạn.b. Giai đoạn (1) diễn ra từ bao nhiêu con đường khác nhau? Cho biết điều kiện để dẫn đến mỗi con đường đó.Câu 6: Nêu điểm khác nhau trong quá trình tổng hợp ATP ở lục lạp và ti thể. Yếu tố cấu tạo chính nào đảm bảo hoạt động đặc trưng của hai loại bào quan này? Câu 7: Trong quá trình hút nước của thực vật, một trong những thành phần cấu tạo của tế bào lại có tác dụng hạn chế lực hút nước theo cơ chế thẩm thấu. a. Đó là thành phần nào? b. Mô tả cấu tạo của thành phần này. c. Thành phần này ảnh hưởng đến quá trình hấp thu nước của cây như thế nào?Câu 8: Hàm lượng axit abxixic thay đổi như thế nào khi cây bị hạn? Ý nghĩa và cơ chế của hiện tượng này?Câu 9: Phân biệt hai hình thức ứng động ở thực vật.Câu 10: a. Phân biệt các con đường thoát hơi nước ở lá. Ý nghĩa sự thoát hơi nước . b. Vì sao bảo quản nông sản cần khống chế cho hô hấp luôn ở mức tối thiểu ?Câu 11: Hãy trình bày sự cân bằng hoocmon trong cây?Câu 12: Hai chất Êtilen và AAB, chất nào có tác dụng đối kháng với auxin trong sự rụng của lá, quả? Sự hóa già của cơ quan dẫn đến sự rụng được điều chỉnh bằng tỉ lệ giữa những chất nào?Câu 13 : a. Tiến hành thí nghiệm với 6 ống nghiệm chứa thành phần khác nhau như sau :Ống số 1 2 3 4 5 6

Thành phần

Glucô và các tế bào đồng nhất

Gluco và ti thể

Gluco và tế bào chất không có các bào quan

A. pyruvicvà các tế bào đồng nhất

A. xít pyruvic và ti thể

A. pyruvicvà tế bào chất không có các bào quan

Hãy cho biết ống nghiệm nào có khí CO2 bay ra? Vì sao? (giải thích ngắn gọn)b. RQ là gì và ý nghĩa của nó? Xếp theo thứ tự tăng dần RQ của glucôzơ (C6H12O6), Glixêrin (C3H8O3) và Axit ôxalic (C2H2O4).c. Vì sao trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, người ta phải khống chế sao cho cường độ hô hấp luôn ở mức tối thiểu?

Trang 3

2

3

1

A

B

ATP

CD +E

ATP

Page 4: De Thi Va Dap an HSG Sinh 11

Câu 14. Nêu sự khác nhau giữa auxin và gibêrelin về nơi tổng hợp và các chức năng cơ bản của chúng trong điều hoà sinh trưởng và phát triển ở thực vậtCâu 15. - Nêu vai trò của chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm auxin trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Ứng dụng của auxin trong nuôi cấy mô thực vật.trong ba chất trên?Câu 16. Sự đồng hóa cácbon trong quang hợp ở các loài thực vật CAM thể hiện đặc điểm thích nghi với môi trường sống như thế nào?Câu 17. Dựa trên đặc điểm hô hấp ở thực vật, hãy nêu cơ sở khoa học của các phương pháp bảo quản nông sản: bảo quản lạnh, bảo quản khô và bảo quản ở nồng độ CO2 cao.Câu 18: Động lực vận chuyển các chất trong mạch gỗ (xilem) và mạch rây (phloem) ở cây thân gỗ khác nhau như thế nào? Tại sao mạch rây phải là các tế bào sống, còn mạch gỗ thì không?Câu 18: Thực vật C4 là “thực vật có hiệu suất cao”, điều này đúng hay sai? Hãy chứng minh. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI : THỰC VẬTCâu 1: a: Tên gọi của bào quan I là ti thể và bào quan II là lục lạp b: Tên gọi của các giai đoạn/pha: A: pha sáng; B : pha tối; C: đường phân; D: chu trình Crep, E: chuỗi chuyền electron . c: Tên gọi của các chất: chất 1: CO2; chất 2: O2 ; chất 3: glucôzơ. d: Trình bày diễn biến của giai đoạn C (đường phân): - Trong giai đoạn này phân tử đường glucôzơ bị biến đổi thành 2 phân tử axit piruvic. - Trong giai đoạn đường phân còn thu được 2 ATP; 2 NADH Câu 2: 1/ Vẽ sơ đồ đúng trình tự (như SGK 10 Nâng cao), có gọi tên các giai đoạn:+ Giai đoạn cố định CO2 + Giai đoạn khử APG (Axit photphoglixêric) AlPG (Anđêhit phophoglixêric) + Giai đoạn tái sinh chất nhận 2/ * NL nhận từ pha sáng: NADPH; ATP * Sử dụng vào 2 giai đoạn: - Gđ khử APG (Axit photphoglixêric) AlPG (Anđêhit phophoglixêric: sử dụng ATP, NADPH - Gđ tái sinh chất nhận (Ribulôzơ 1,5 điphôtphat ) (ATP) Câu 3. a) Chứng minh nước sinh ra từ pha tối dựa trên phản ứng quang hợp đầy đủ6 CO2 + 12 H2O → C6H12O6 + 6O2 + 6H2Obằng cách: dùng ôxy nguyên tử đánh dấu trong CO2, khi quang hợp thấy ôxy nguyên tử đánh dấu có trong glucôzơ và H2O. Như vậy, ôxy của nước (vế phải) là ôxy từ CO2. Vì CO2 chỉ tham gia ở pha tối, do đó kết luận H2O sinh ra trong quang hợp từ pha tối.b) Theo chu trình Canvin, để hình thành 1 phân tử glucozơ cần 18 ATP, nhưng ở thực vậtC4 và thực vật CAM, ngoài 18 ATP này còn cần thêm 6 ATP để hoạt hoá axit piruvic (AP) thành phospho enol piruvate (PEP). (có thể vẽ sơ đồ để giải thích)Câu 4: a/ Do ở 2 nhóm thực vật này có hệ enzim phosphoenolpyruvat cacboxylaz với khả năng cố định CO2 trong điều kiện hàm lượng CO2 thấp, tạo acid malic là nguồn dự trữ CO2 cung cấp cho các tế bào bao quanh bó mạch,giúp hoạt tính carboxyl của enzim RiDPcarboxilaz luôn thắng thế hoạt tính ôxy hóa nên ngăn chận được hiện tượng quang hô hấp.b/Thực vật CAM sử dụng sản phẩm cuối cùng của quá trình quang hợp tích lũy dưới dạng tinh bột làm nguyên liệu tái tạo chất nhận CO2 của chu trình CAM, điều này làm giảm chất hữu cơ tích lũy trong cây năng suất thấp.Câu 5: a. (1) Pha tối quang hợp: 6CO2 + 12NADPH2 + 18ATP → C6H12O6 + 6H2O + 18ADP + 12NADP (2) Quá trình hô hấp: C6H12O6 + 6CO2 → 6CO2 + 6H2O + 38ATP b. Diễn ra ở 3 con đường: - Cố định CO2 ở thực vật C3 : Trong điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và CO2 bình thường- Cố định CO2 ở thực vật C4 : Trong điều kiện nồng độ CO2 thấp, nóng ẩm.- Cố định CO2 ở thực vật CAM: Trong điều kiện khô nóng, sa mạc hoặc bán sa mạc.Câu 6: Điểm khác nhau trong tổng hợp ATP ở lục lạp và ti thể ? Yếu tố cấu tạo chính nào đảm bảo hoạt động đặc trưng của hai bào quan này ? + Điểm khác nhau trong tổng hợp ATP ở lục lạp và ti thể:

Trang 4

Page 5: De Thi Va Dap an HSG Sinh 11

Điểm khác nhau: Lục lạp Ti thểHướng tổng hợp ATP được tổng hợp ngoài màng

tilacôitATP được tổng hợp phía trong màng ti thể

Năng lượng Từ photon ánh sáng Từ quá trình oxi hóa chất hữu cơ Mục đích sử dụng ATP ATP sử dụng cho pha tối quang hợp ATP đượcsử dụng cho các hoạt động

sống của tế bào + Yếu tố cấu tạo chính đảm bảo hoạt động đặc trưng của hai bào quan này là: cấu trúc màng của lục lạp, màng trong ti thể, cùng với chuỗi vận chuyển điện tử và các enzim. Câu 7: a. Đó là thành tế bào thực vật b.Cấu tạo của thành tế bào thực vật:- Thành gồm lớp ngoài và giữa được cấu tạo từ xenlulo, lớp trong cấu tạo từ pectin. Xenlulo được sắp xếp tuỳ sự liên kết giữa các sợi xenlulo với pectin và hemixenlulo. Hàng trăm sợi xenlulo xếp song song tạo thành bó mixen. Các cầu nối hydrogen giữ khoảng cách giữa các sợi xenlulo song song trong bó.- Khoảng 20 bó mixen tạo thành sợi bé, nhiều sợi bé tạo thành sợi lớn. Các sợi bé sắp xếp theo nhiều hướng khác nhau (vách sơ cấp) hoặc xếp song song lớp này chồng lên lớp khác giao nhau (vách thứ cấp). - Cấu trúc này cho phép hình thành trên vách một hệ thống lỗ nhỏ, phù hợp với sự hấp thu và vận chuyển nước cũng như những dung dịch khác. c. Ảnh hưởng của thành tế bào đối với quá trình hấp thu nước của cây:- Tế bào thực vật là một hệ thống kín có khả năng đàn hồi có giới hạn. Nghiên cứu của Blum cho thấy khả năng xâm nhập nước vào tế bào không phụ thuộc hoàn toàn vào áp suất thẩm thấu (P) mà phụ thuộc vào sức hút nước (S) của tế bào. S = P xảy ra khi cây héo Tế bào hút nước mạnh- Khi nước vào, chất nguyên sinh và dịch bào sẽ tác dụng lên thành tế bào một lực, lực đó là áp suất căng Thành tế bào phản ứng lại bằng một phản lực (T) để chống lại sự dãn nở của tế bào. Khi đó S = P – T- Nước vào càng nhiều Thể tích tế bào càng tăng T càng tăng, P càng giảm. Đến khi T = P Tế bào không còn dãn nở được nữa và S = 0 Tế bào không hút nước nữa dù nồng độ bên trong tế bào còn cao hơn bên ngoài.- Khi nắng nhiều Sự thoát hơi nước quá nhanh Không bào co thể tích nhưng chất nguyên sinh không tách khỏi thành tế bào mà dính chặt kéo thành tế bào vào trong Thành tế bào không tạo được phản lực (T) mà còn kéo chất nguyên sinh ra Sức căng T có trị số âm => S = P - (-T) = P + T => Sức hút nước sẽ lớn hơn áp suất thẩm thấu (Hiện tượng Xitoziz theo nghiên cứu của Maxinôp)Câu 8: - Hàm lượng a.abxixic được tích luỹ và tăng lên trong các tế bào khí khổng của lá khi cây bị hạn.-Gây mất sức trương của tếbào khí khổng và đóng khí khổng hạn chế sự mất nước.+ Axit abxixic gây ức chế tổng hợp enzym amylaza ngưng sự thuỷ phân tinh bột thành đường giảm ASTT tế bào khí khổng sức trương nước giảm và lỗ khí đóng lại.+ Tăng cường bài tiết K+ qua màng tế bào khí khổng mất K+ mất sức trương nước lỗ khí đóng lại.Câu 9: Phân biệt hai hình thức ứng động ở thực vật.

Ứng động sinh trưởng Ứng động không sinh trưởngDo sự phân chia không đồng đều của các tế bào đối diện gây nên tốc độ sinh trưởng khác nhau ở 2 phía.

Phản ứng do sự thay đổi độ trương nước của tế bào.

Thường các vận động có tính chất chu kì theo sự thay đổi có tính chu kì của môi trường như vận động quấn vòng, vận động nở hoa...

Vận động không có tính chu kì và thường là các phản ứng chức năng hay tự vệ như đóng mở khí khổng, cụp lá khi va chạm...

Câu 10: a) Có 2 con đường thoát hơi nước: Thoát hơi nước qua khí khẩu, thoát hơi nước qua cutin của lá -Phân biệt :Thoát hơi nước qua khí khẩu thoát hơi nước qua cutin của láVận tốc lớn Vận tốc nhỏĐiều chỉnh được bằng sự đóng mở khí khẩu Không đều chỉnh được - Ý nghĩa của thoát hơi nước: + Tạo lực hút nước mạnh + Chống sự đốt nóng mô lá. + Tạo điều kiện cho CO2 không khí vào lá thực hiện quang hợp b) - Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ giảm số lượng, chất lượng nông sản

Trang 5

Page 6: De Thi Va Dap an HSG Sinh 11

- Hô hấp nhiệt nhiệt độ môi trường bảo quản tăng hô hấp tăng - Hô hấp H2O tăng độ ẩm nông sản hô hấp tăng - Hô hấp CO2 thành phần khí môi trường bảo quản đổi :CO2 tăng , O2 giảm. Khi O2 giảm Câu 11: Khác với động vật và người ,ở thực vật, bất cứ hoạt động sinh trưởng và phát triển nào,đặc biệt là các quá trình hình thành cơ quan (rễ, thân, lá,hoa, quả…) cũng như sự chuyển qua các giai đoạn đoạn sinh trưởng, phát triển của cây đều được điều chỉnh đồng bởi nhiều loại hoocmôn có một ý nghĩa quyết định. Chính vì vậy mà sự cân bằng giãu các hoocmôn có một ý nghĩa quyết định. Nhìn chung có thể phân thành hai loại cân bằng là :sự cân bằng chung và sự cân bằng riêng giữa các hoocmôn.a) Sự cân bằng chung: Sự cân bằng chung được thiết lập trên cơ sở hai nhóm hoocmôn thực vật có hoạt tính sinh lí trái ngược nhau, sự cân bằng được xác định trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây từ lúc bắt đầu nảy mầm cho dến khi chết .Các hoocmôn kích thích sinh trưởng được sản xuất chủ yếu trong các cơ quan còn non như chồi non, lá non ,rễ non , quả non, phôi đang sinh trưởng… và chi phối sự hình thành các cơ quan sinh dưỡng .Các tác nhân kích thích chiếm ưu thế trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển sinh dưỡng. Trong lúc đó các hoocmôn ức chế sinh trưởng được hình thành và tích lũy chủ yếu trong các cơ quan già, cơ quan sinh sản và cơ quan dự trữ. Chúng gây ảnh hưởng ức chế lên toàn cây và chuyển cây vào giai đoạn hình thành cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ, gây nên sự già hóa và sự chết. Trong quá trình phát triển cá thể từ khi sinh ra cho đến khi cây chết (chẳng hạn cây ra hoa, quả một lần) thì sự cân bằng trong chúng diễn ra theo quy luật là các ảnh hưởng kích thích giảm dần và các ảnh hưởng ức chế thì lại tăng dần.Sự cân bằng như nhau giữa hai tác nhân đó là thời điểm chuyển cây từ giai đoạn sinh sản mà biểu hiện là sự phân hóa mầm hoa. Từ thời điểm đó trở về truớc ưu thế thế biểu hiện là các cơ quan sinh dưỡng sinh trưởng mạnh. Nhưng từ sau thời điểm đó thì các tác nhân ức chế chiếm ưu thế nên sự sinh trưởng của cây bị ngừng lại,cây ra hoa kết quả, già góa và chết .b) Sự cân bằng riêng: Trong số cạy có vô số cá quá trình phát sinh hình thái và hình thành cơ quan khác nhau như sự hình thành rễ, thân, lá,hoa, quả,sự nảy mầm, sự chín, sự rụng, sự ngủ nghỉ đều được điều chỉnh bằng hai hay một vài hoocmôn đặc hiệu. Sự tái sinh rễ hoặc chồi được điều chỉnh bằng tỉ lệ giữa auxin và xitôkinin trong mô .Nếu tỉ lệ này nghiêng về auxin thì rễ được hình thành mạnh hơn và ngược lại thì chồi được hình thành. Đây là cơ sở cho việc tạo cây hoàn chỉnh trong nuôi cấy mô . Sự ngủ nghỉ và nảy mầm được điều chỉnh bằng tỉ lệ giữa AAB/GA. Tỉ lệ này nghiêng về AAB thì hạt,củ ở tình trạng ngủ nghỉ. Sự nảy mầm chỉ xảy ra khi nào trong cơ quan đó có hàm lượng GA cao hơn và ưu thế hơn AAB. Đây cũng là cơ sở để xử lí phá ngủ cho hạt,củ… Hoa qủa từ xanh chuyển sang chín được điều chỉnh bằng tỉ lệ giữa auxin / êtilen . Trong quả xanh ,auxin chiếm ưu thế, còn trong quả chín thì êtilen được hình thành rất mạnh mẽ. Hiện tượng ưu thế ngọn được điều chỉnh bằng tỉ lệ auxin/xitôkinin.Auxin làm tăng ưu thế ngọn còn xitôkinin thì lại làm giảm ưu thế ngọn. Sự trẻ hóa và già hóa trong cây có liên quan chặt chẽ đến tỉ lệ xitôkinin/AAB. AAB là tác nhân gây già hóa còn xitôkinin là tác nhân gây trẻ hóa trong cây. Tại bất cứ một thời điểm nào trong các quá trình đó cũng đều xác định được một sự cân bằng đặc hiệu giữa các hoocmôn đó. Con người cũng đều xác định được một sự cân bằng đặc hiệu giữa hoocmôn đó. Con người cũng có thể điều chỉnh các quan hệ cân bằng đó theo chiều hướng có lợi cho con người.Câu 13 : a. Ống nghiệm có khí bay ra và giải thích- Các ống nghiệm có khí CO2 bay ra là : 1, 4 và 5. - Giải thích :+ Ống 2 : Không diễn ra quá trình đường phân (không tạo được axit pyruvic để từ đó chuyển thành axêtyl CoA, tham gia vào chu trình Krebs) do không có tế bào chất. + Ống 3, 6 : Không diễn ra chu trình Krebs do không có ti thể. + Các ống 1, 4 và 5 hội đủ điều kiện để thực hiện phản ứng hô hấp. b. RQ và ý nghĩa của nó. Xếp theo thứ tự tăng dần RQ- Hệ số hô hấp (kí hiệu là RQ) : là tỷ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp. - Ý nghỉa của RQ :+ Cho biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì và qua đó có thể đánh giá tình trạng hô hấp của cây. + Trên cơ sở hệ số hô hấp, có thể quyết định các biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây trồng.

Trang 6

Page 7: De Thi Va Dap an HSG Sinh 11

- Thự tự tăng dần của RQ : Glixêrin (0,86) < Glucôzơ (1,0) < Axit ôxalic (4,0) c. Phải khống chế sao cho cường độ hô hấp luôn ở mức tối thiểu vì :- Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tương bảo quản, do đó làm giảm số lượng và chất lượng trong quá trình bảo quản. - Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.- Hô hấp làm tăng độ ẩm của đối tượng bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản. - Hô hấp làm thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản : Khi hô hấp tăng, O2 sẽ giảm, CO2 sẽ tăng và khi O2 giảm quá mức, CO2 tăng quá mức thì hô hấp ở đối tượng bảo quản sẽ chuyển sang dạng phân giải kị khí và đối tượng bảo quản sẽ bị phân hủy nhanh chóng. Câu 14: Nêu sự khác nhau giữa auxin và gibêrelin về nơi tổng hợp và các chức năng cơ bản của chúng trong điều hoà sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

Auxin GibêrelinNơi tổng

hợpĐỉnh chồi (ngọn thân) và các lá non lànơi tổng hợp chính; chóp rễ cũng tổng hợp auxin (dù rễ phụ thuộc vào chồi nhiều hơn).

Đỉnh chồi bên, rễ, lá non và hạtđang phát triển là nơi tổng hợp chính.

Chức năng cơ

bản

Thúc đẩy nguyên phân và sinh trưởnggiãn dài của tế bào; thúc đẩy hướng động; kích thích nảy mầm của hạt; thúc đẩy phát triển chồi; kích thích ra rễ phụ; thúc đẩy kéo dài thân (ở nồng độ thấp); thúc đẩy phát triển hệ mạch dẫn; làm chậm sự hoá già của lá; điều khiển phát triển quả.

Kích thích sự nảy mầm của hạt,chồi, củ; kích thích tăng trưởng chiều cao của cây, kéo dài tế bào; thúc đẩy phân giải tinh bột; phát triển hạt phấn, ống phấn; điều hoà xác định giới tính (ở một số loài) và chuyển giai đoạn non sang trưởng thành.

Câu 15: Vai trò sinh lí của auxin:- kích thích ưu thế ngọn (tính hướng sáng)- kích thích sự phát sinh và sinh trưởng của rễ (tính hướng đất)- thúc đẩy phân chia tế bào và phát triển quả.Tác động vào ATPaza, kích thích bơm proton chuyển H+ về phía trước thành tế bào tạo môi trường axit phá vỡ thành ngay giữa các sợi xelulo làm giãn thành tế bào tăng thể tích (lớn lên).- ứng dụng trong nuôi cấy mô: dùng auxin kết hợp với xitokinin và các chất kích thích sinh trưởng khác có tác dụng: tạo rễ, tạo chồi nhân giống.Câu 16: quá trình ở thực vật CAM xẩy ra trong pha tối của quá trình quang hợp, trong đó có sử dụng các sản phẩm pha sáng là ATP, NADPH2 để khử CO2 tạo thành các chất hữu cơ.- thực vật CAM là nhóm thực vật mọng nước, sống nơi hoang mạc (khô hạn). để tiết kiệm nước (giảm sự mất nước do thoát hơi nước) và dinh dưỡng khí (quang hợp) ở nhóm thực vật này có sự phân chia thời gian cố định CO2 như sau:+ giai đoạn cố đinh CO2 đầu tiên diễn ra vào ban đêm khi khí khổng mở+ giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Calvin diễn ra vào ban ngày khi khí khổng đóng.Kết luận: do đặc điểm thích nghi với điều kiện sinh thái như vậy, nên đảm bảo đủ lượng CO2 ngay cả khi thiếu nước và ban ngày lỗ khí khổng đóng lại.Câu 17. Mục đích bảo quản nông sản là giữ nông sản ít thay đổi về số lượng và chất lượng. vì vậy phải khống chế hô hấp nông sản ở mức tối thiểu.Cường độ hô hấp tăng hoặc giảm tương ứng với nhiệt độ, độ ẩm và tỉ lệ nghịch với nồng độ CO2.Trong điều kiện nhiệt độ thấp (bảo quản lạnh) và điều kiện khô (bảo quản khô) và trong điều kiện CO2 cao (bảo quản nồng độ CO2 cao, hô hấp thực vật sẽ được hạn chế ở mức tối thiểu nên thời gian bảo quản sẽ được kéo dài.Câu 18: - Mạch gỗ gồm các tế bào chết nối kế tiếp nhau tạo thành ống rỗng giúp dòng nước, ion khoáng và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ di chuyển bên trong. Động lực vận chuyển nước và muối khoáng trong mạch gỗ gồm ba lực: lực đẩy (áp suất rẽ), lực hút do thoát hơi nước ở lá (lực chủ yếu), lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ. - Mạch rây gồm các tế bào sống có vai trò vận chuyển các sản phẩm đồng hoá ở lá cũng như một số ion khoáng sử dụng lại đến nơi sử dụng hoặc nơi dự trữ. Động lực vận chuyển của dòng mạch rây theo

Trang 7

Page 8: De Thi Va Dap an HSG Sinh 11

phương thức vận chuyển tích cực. - Sự vận chuyển trong mạch rây là quá trình vận chuyển tích cực nên mạch rây phải là các tế bào sống. - Sự vận chuyển trong mạch gỗ không phải là vận chuyển tích cực. Do mạch gỗ là các tế bào chết, có tác dụng làm giảm sức cản của dòng nước được vận chuyển ngược chiều trọng lực trong cây. Đồng thời thành của những tế bào chết dày giúp cho ống dẫn không bị phá huỷ bởi áp lực âm hình thành trong ống dẫn bởi lực hút do thoát hơi nước ở lá. Câu 19: Thực vật C4 là “thực vật có hiệu suất cao”. - Chứng minh:

+ Cây C4 tế bào bao bó mạch phát triển mạnh, chứa nhiều lục lạp lớn, nhiều hạt tinh bột, trong khi ở cây C3 tế bào bao bó mạch kém phát triển, tế bào mô giậu có lục lạp nhỏ, ít hạt tinh bột.

+ Cường độ quang hợp cây C4 cao hơn cây C3. Trong điều kiện CO2 bình thường và đủ ánh sáng, cường

độ quang hợp của cây C4 là 65- 80mg CO2 /dm2 /giờ, còn ở cây C3 là 40-60mg CO2 /dm2 /giờ

+ Điểm bù CO2 của cây C4 rất thấp (nhỏ hơn 5ppm). Còn cây C3 từ 30-70ppm.

+ Điểm bão hòa ánh sáng của cây C4 cao hơn cây C3. Khi ánh sáng có cường độ gần bão hoà cây C4 vẫn quang hợp trong khi C3 ngưng quang hợp.

+ Cây C4 có thể quang hợp ở nhiệt độ từ 30 – 40o C, trong khi cây C3 giảm quang hợp khi nhiệt độ trên

25o C. + Cường độ thoát hơi nước cây C4 thấp hơn cây C3. + Cây C4 không có hô hấp sáng, trong khi cây C3 có hô hấp sáng, quá trình này tiêu hao 20 - 50% sản

phẩm quang hợp.CÂU HỎI ÔN TẬP : ĐỘNG VẬTCâu 1: Trình bày tiến hoá của hệ tuần hoàn (từ Giun đốt đến Thú). Câu 2: a. Tại sao thiếu Iod, trẻ em ngừng hoặc chậm lớn, trí tuệ chậm phát triển, thường bị lạnh?b. Tại sao nói chim hô hấp kép?c. Ở chim, các túi khí trước và sau có chức năng gì? Khi chim thở ra các túi khí thay đổi như thế nào?d. Nêu những đặc điểm thích nghi về hệ hô hấp của cá xương và của chim giúp chúng trao đổi khí đạt hiệu quả cao.Câu 3: Với 3 dạng người: người bình thường, người bé nhỏ và người khổng lồ. Các dạng người đó liên quan 1 hoocmon sinh trưởng tác động vào giai đoạn trẻ em, hoocmon đó được sản xuất tại đâu và tác động như thế nào lên 3 dạng người trên ?Câu 4: Đồ thị sau đây mô tả sự thay đổi nồng độ của 2 loại hoocmôn (A và B) có ảnh hưởng đến sự biến thái ở sâu bướm:

a. Nêu tên gọi của hoocmôn A và B? b. Nêu chức năng A và B trong sự lột xác của sâu bướm?Câu 5: Khi uống nhiều rượu thường cảm thấy khát nước và mất nhiều nước qua nước tiểu .Câu 6: a. Tại sao trong dạ dày, enzim pepsin phân giải protein của thức ăn nhưng lại không phân giải protein của chính cơ quan tiêu hóa đó?b. Vì sao pH của máu luôn duy trì: 7,4.c. Khi ra nhiều mồ hôi do lao động nặng thì nồng độ hoocmon ADH và andosteron trong máu có thay đổi không? Tại sao? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI : ĐỘNG VẬTCâu 1: Tiến hoá của hệ tuần hoàn (từ Giun đốt đến Thú) - Ở Giun đốt đã có hệ mạch kín nhưng sự vận chuyển máu vẫn nhờ các cử động của cơ thể và của ống ruột. - Ở phần đầu đã xuất hiện một số điểm đã phồng lên của hệ mạch được coi là hình ảnh của tim. - Ở chân khớp hệ mạch hở, mạch lưng có các chỗ phồng giữ vai trò của tim.

Trang 8

Nồng độ

Tuổi

AB

Page 9: De Thi Va Dap an HSG Sinh 11

- Ở thân mềm đã xuất hiện tim và phân biệt giữa động mạch, tĩnh mạch. - Ở cá, tim có hai ngăn: một tâm nhĩ nhận máu về qua một khoan tĩnh mạch, một tâm thất đẩy máu đi qua hệ động mạch lên khe mang. - Ở lưỡng cư, tim có ba ngăn: hai tâm nhĩ và một tâm thất. Cùng với sự di chuyển lên cạn, phổi xuất hiện và hình thành hai vòng tuần hoàn. Máu pha do tâm thất thông với cả hai tâm nhĩ. - Ở bò sát, sống trên cạn, hô hấp bằng phổi, tim có bốn ngăn: 2 tâm nhĩ và hai tâm thất. Vách ngăn tâm thất là vách ngăn không hoàn toàn, chính vì còn lỗ thông liên thất nên máu vẫn bị pha ít nhiều. Hai vòng tuần hoàn đã riêng biệt. - Ở chim và động vật có vú, tim có bốn ngăn riêng biệt: hai tâm nhĩ và hai tâm thất. Hai vòng tuần hoàn hoàn chỉnh và riêng biệt. Máu tĩnh mạch ở tâm nhĩ và tâm thất phải, máu động mạch ở tâm nhĩ và tâm thất trái. Câu 2: a. – Vì Iod là 1 trong 2 thành phần cấu tạo Tyrôxin => thiếu Iod => thiếu Tyrôxin - Thiếu Tyrôxin chuyển hoá giảm giảm sinh nhiệt chịu lạnh kém - Giảm chuyển hoá tế bào giảm phân chia và chậm lớn trẻ không lớn hoặc chậm lớn - Giảm chuyển hoá giảm tế bào não và tế bào não chậm phát triển trí tuệ kém.b. Chim “ Hô hấp kép “ vì: dòng khí qua phổi phải trải qua 2 chu kỳ: + Chu kỳ 1 : - hít vào: khí vào túi sau - thở ra: khí từ túi sau lên phổi. + Chu kỳ 2: - hít vào : khí từ phổi túi khí trước - Thở ra: Khí từ túi khí trước ra ngoài.c. Chức năng của các túi khí: - Thông khí ở phổi (chức năng giống như bơm hút – đẩy) - Giúp cơ thể nhẹ hơn khi bay - Điều hòa thân nhiệtSự biến đổi của các túi khí khi chim thở ra: - Túi khí trước co lại đẩy khí giàu CO2 ra ngoài. - Túi khí sau co lại để đẩy khí trong túi khí sau chứa nhiều O2 vào phổiCâu 3: * Là hoocmon sinh trưởng do tuyến yên sản xuất ra tác động vào giai đoạn trẻ em:- Nếu tiết ít hậu quả người bé nhỏ- Nếu tiết nhiều hậu quả người khổng lồ.- Nếu tiết bình thường hậu quả người phát triển bình thường.* Nguyên nhân: - Hoocmon sinh trưởng tiết quá nhiều vào giai đoạn trẻ em dẫn đến quá trình phân chia tế bào tăng -> số lượng tế bào và kích thước tế bào tăng -> phát triển thành người khổng lồ. - Nếu tiết ít -> ảnh hưởng tới phân chia lớn lên tế bào -> người bé nhỏ. Câu 4: Hoocmon A : Ecđixơn ; Hoocmon B: Juvenin Chức năng của các loại hoocmon trên:- Ecđixơn có chức năng gây lột xác và biến sâu thành nhộng và bướm - Juvenin có chức năng ức chế sự biến đổi sâu thành nhộng và bướmCâu 6: a. Pepsin của dạ dày không phân hủy protein của chính nó vì:ở người bình thường, lớp trong lớp thành dạ dày có chất nhày bảo vệ. chất nhày này có bản chất là glicoprotein và mucopolisacarit do cá tế bào cổ tuyến và tế bào niêm mạc bề mặt của dạ dày tiết ra. - Lớp chất nhày nói trên có 2 loại:+ loại hòa tan: có tác dụng trung hòa 1 phần pepsin và HCl.+ Loại không hòa tan: tạo thành 1 lớp dày 1-1,5mm bao phủ toàn bộ lớp thành dạ dày. Lớp này có độ dai, có tính kiềm có khả năng ngăn chặn sự khuyếch tán ngược của H+ →tạo thành “hàng rào” ngăn tác động của pepsin-HCl.+ ở người bình thường, sự tiết chất nhày cân bằng với sự tiết pepsin-HCl, nên protein trong dạ dày không bị phân hủy (dạ dày được bảo vệ).b. NaHCO3, Protein, photphat (H2PO4

--) có tác dụng như hệ đệm pH, chúng kết hợp tạm thời với các ion H+

được đào thải ra khỏi cơ thể bằng 2 cách qua phổi (HCO3--) và qua thận.

c. Ra mồ hôi : + Vận tốc máu giảm -> làm tăng tiết renin thông qua angiotensin làm tăng tiết andosteron.

Trang 9

Page 10: De Thi Va Dap an HSG Sinh 11

+ Áp suất thẩm thấu tăng kích thích vùng dưới đồi tăng giải phóng ADH từ tuyến yên.

Trang 10