19
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KON TUM VŨ TUẤN ANH DƯƠNG VĂN LỢI NGUYỄN DUY QUỐC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH KON TUM (Tài liệu giảng dạy trong trường THPT) MÔN ĐỊA LÍ Phần I. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỈNH KON TUM I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH 1.Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH KON TUM (Tài liệu giảng dạy …chuyenanhntt.weebly.com/uploads/1/9/1/8/19181521/... · sinh thái. - Rừng trên địa phận tỉnh Kon

  • Upload
    buinhi

  • View
    234

  • Download
    5

Embed Size (px)

Citation preview

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KON TUM

VŨ TUẤN ANH DƯƠNG VĂN LỢI NGUYỄN DUY QUỐC

ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH KON TUM

(Tài liệu giảng dạy trong trường THPT)

MÔN ĐỊA LÍ

Phần I. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỈNH KON TUM

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH

1.Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Kon Tum là một tỉnh vùng cao biên giới ở phía bắc Tây Nguyên, nằm ở khu vực ngã ba biên giới Việt Nam – Lào - Campuchia, với diện tích 9 689,61 km2, chiếm 3,l% diện tích toàn quốc.

- Tọa độ địa lý: từ 107020'15"Đ đến 108032'30 Đ, từ 13055'l0"B đến 15027'15" B. - Phía đông tiếp giáp với tỉnh Quảng Ngãi với chiều dài ranh giới 74 km. Phía bắc giáp tỉnh

Quảng Nam, với chiều dài ranh giới 142km. Phía tây giáp với hai nước Lào và Campuchia với 280 km đường biên giới. Phía nam giáp với tỉnh Gia Lai, với chiều dài ranh giới 203 km.

- Nằm ở vùng ngã ba Đông Dương và là nơi hội tụ của các quốc lộ: 40, 14 - đường Hồ Chí Minh, 24, đường Đông Trường Sơn, Kon Tum cách không xa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (200 - 300 km), là khu vực nằm trong chiến lược phát triển vùng và hệ thống cảng biển miền Trung (khu công nghiệp Liên Chiểu, Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai) được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới. Mặt khác cửa khẩu Bờ Y - Ngọc Hồi sau khi được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế, kết hợp với việc xây dựng và cải tạo các tuyến quốc lộ (40, 14, 24, đường Đông Trường Sơn) sẽ tạo cho địa bàn tỉnh trở thành khu vực khởi đầu hội nhập, một địa điểm trung chuyển quan trọng trên tuyến thương mại quốc tế, nối Mianma - Đông Bắc Thái Lan – Đông Bắc Campuchia - Nam Lào với khu vực Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung và Đông Nam Bộ.

Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Kon Tum.

2. Sự phân chia hành chính: gồm Thành phố Kon Tum (đô thị loại III) và 8 huyện: Đắk Hà, Đắk Tô, ĐắkGlei, Sa Thầy, Ngọc Hồi, Kon Plông, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông. Toàn tỉnh có 81 xã, 10 phường và 6 thị trấn.

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.

1. Địa hình: - Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía tây và bắc dãy Trường Sơn Nam; địa hình đa

dạng, bao gồm đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ với nhau rất phức tạp, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, chạy theo hướng tây bắc – đông nam.

- Phía bắc chủ yếu là núi cao, độ dốc lớn, với độ cao trung bình từ 800 – 1200 m so với mực nước biển, thuộc hệ thống dãy núi Ngọc Linh cao nhất và đồ sộ nhất Trung Trung Bộ, tiêu biểu có các đỉnh núi Ngọc Linh cao 2 598 m, Ngọc Yêu cao 1974 m, Ngọc Kring, … nối tiếp với dãy Kon Ka Kinh (tỉnh Gia Lai), và một số đỉnh núi cao khác dọc biên giới Việt - Lào.

- Phía nam độ cao từ 500 - 550m so với mực nước biển với nhiều thung lũng và đồi núi thấp tiêu biểu như thành phố Kon Tum, là một thung lũng khá bằng phẳng và rộng lớn; nhiều cánh đồng giữa các thung lũng màu mỡ và rộng lớn.

Lược đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên

Hãy phân tích sự ảnh hưởng của địa hình núi tới sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

2. Khí hậu:

Kon Tum nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Nhiệt độ trung bình năm phổ biến ở các nơi đạt 22 - 230C. Biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn, nhất là vào các tháng mùa khô. Độ ẩm bình quân hàng năm đạt 78 - 87%. Lượng mưa trung bình hàng năm 1 730 – 1 880 mm, có sự phân hóa theo thời gian và không gian.

- Vùng núi phía bắc và đông bắc tỉnh có khí hậu mát mẻ, lượng mưa trung bình hàng năm khá cao, đạt từ 2 500 - 3 000 mm, có nơi trên 3 000 mm.

- Những vùng thấp, thung lung phía nam và tây nam có khí hậu nóng hơn, lượng mưa từ 1 600-1 800 mm.

- Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 - 5 đến tháng 10 - 11, tập trung đến 85 - 90% lượng mưa hàng năm.

3. Sông ngòi

a. Nguồn nước mặt: Chủ yếu là sông suối bắt nguồn từ phía bắc của tỉnh Kon Tum, thường có lòng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết, bao gồm các hệ thống:

- Hệ thống đầu nguồn các sông chảy về phía đông đổ vào Biển Đông như sông Ba bắt nguồn từ vùng núi Kon Klang (huyện Kon Plông), qua tỉnh Gia Lai, tỉnh Phú Yên và đổ ra Biển Đông. Hệ thống này tạo nên sông Ba có công trình thuỷ lợi Ayunpa hạ, tưới cho 13 500 km2 tỉnh Gia Lai. Ngoài ra còn có sông Tranh, sông Cái bắt nguồn từ Ngọc Linh và chảy về phía Quảng Nam, Quảng Ngãi và một số sông suối nhỏ khác.

- Hệ thống đầu nguồn các sông chảy về phía tây đổ vào sông Mê Công như hệ thống sông Xê Xan, hệ thống này bao gồm các con sông:

+ Sông Đắk Bla: Bắt nguồn từ Kon Plông chảy qua thành phố Kon Tum nhập dòng với sông Pôcô.

+ Sông Đắk Pxi: bắt nguồn từ chân núi Ngọc Linh, chảy từ bắc xuống nam, khi đến Diên Bình chảy vào sông Pôcô.

+ Sông Pôcô: phát nguyên ở vùng núi Tây Bắc Ngọc Haye, ở địa đầu ranh giới Quảng Nam – Kon Tum, chảy xuống phía nam, qua Đắk Sut và gặp sông Đắk Pxi tại Diên Bình (Đắk Tô). Khi đến xã Kroong (Kon Tum) thì hợp với sông Đắk Bla từ phía đông chảy qua thành sông Xê Xan hay sông Ya Bôlah, một phụ lưu của sông Mê Công.

- Kon Tum có nhiều hồ lớn có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo như hồ Ia Chim, Đắk Ui, các hồ thuỷ điện…

b. Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở tỉnh Kon Tum có tiềm năng và trữ lượng công nghiệp cấp C2: 100 000 m3/ngày, nhất là từ độ sâu 60 m – 300m có trữ lượng tương đối lớn. Ngoài ra ở huyện Đắk Tô, Kon Plông phát hiện được 9 điểm có nước khoáng nóng có khả năng khai thác, sử dụng làm nước giải khát và chữa bệnh tốt.

Kon Tum là nơi bắt nguồn của các sông lớn, đây là địa bàn có vị trí rất quan trọng về bảo vệ môi trường, không những đối với tỉnh mà đối với cả vùng Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh thuộc Hạ Lào, Campuchia.

4. Tài nguyên đất Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Kon Tum là 968 961 ha, gồm có 7 nhóm đất, trong đó có 2

nhóm đất có chiếm diện tích lớn nhất: nhóm đất xám, chiếm tỉ lệ cao nhất, tới 93,44% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, kế đến nhóm đất đỏ badan, chiếm 3,36% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Ngoài ra, có thể kể thêm nhóm đất phù sa, chiếm 0,88% và nhóm đất mùn alit núi cao, chiếm 0,71% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh.

Đất đai Kon Tum có tầng dày, mỏng không đồng đều. Hàm lượng dinh dưỡng của các nhóm đất chính đa phần là trung bình hoặc nghèo, độ badơ thấp. Đất có khả năng phát triển nông nghiệp chủ yếu là các loại đất xám và đất phù sa.

5. Tài nguyên khoáng sản. Trên địa bàn tỉnh Kon Tum có khoảng 214 mỏ, điểm quặng và khoáng hóa, với 40 loại

khoáng sản. Một số khoáng sản đã được xác định có triển vọng và ý nghĩa đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn là: đá vôi, bô xít, đá đôlômit, felpat, sét, cát, sỏi,...

6. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

Tổng diện tích đất có rừng toàn tỉnh là: 629 942 ha, chiếm khoảng 64% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó, rừng tự nhiên chiếm 597 328 ha. Trong tổng số diện tích rừng tự nhiên có 93 226 ha rừng đặc dụng, bao gồm: Vườn Quốc gia Chư Mô Rai (50 734 ha), rừng đặc dụng Đắk Ui (700 ha), rừng Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (41 420ha); khu trồng thêm trong các rừng đặc dụng: 372,4ha. Tổng trữ lượng gỗ rừng khoảng hơn 60 triệu m3 và gần 950 triệu cây tre nứa

Kon Tum là tỉnh phong phú về hệ sinh thái rừng. Phần lớn là rừng nguyên sinh dầy nhiều tầng có nhiều loại gỗ quý, rừng thông, rừng nguyên liệu giấy, tre nứa, song mây và rừng đặc dụng, nhiều chim thú quý hiếm. Các kiểu rừng chính thường gặp tại tỉnh Kon Tum gồm: Rừng kín cây lá kim, rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới hỗn hợp cây lá rộng, rừng nửa rụng lá ẩm nhiệt đới, rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới, rừng thưa khô cây họ dầu (rừng khộp).

- Động vật rừng: Động vật rừng tỉnh Kon Tum rất phong phú, đa dạng, có nhiều loài quý hiếm như: bò tót (Bos Gaurus), bò xám (Bos sauveli), hổ (Panthera tigris), trâu rừng (Bubalus bubalis), Voọc, nai, vượn, khỉ, các loài chim Hồng hoàng, Vẹt mỏ vằn,...

- Thực vật rừng: Theo kết quả điều tra bước đầu, tỉnh Kon tum có hơn 1610 loài thuộc hơn 734 chi và 175 họ thực vật. Đặc biệt trong đó có nhiều loài quí hiếm nằm trong sách đỏ cần được bảo vệ và phát triển như: Sâm Ngọc Linh, vàng đắng, Pơmu, cây gió bầu (trầm hương), ...

Từ sau năm 1992 đến nay, hiện trạng rừng ở Kon Tum diễn biến theo xu thế tích cực do đầu tư khoanh nuôi rừng, phục hồi rừng tự nhiên và trồng lại rừng, thực hiện chủ trương "đóng cửa rừng", hạn chế mạnh chỉ tiêu khai thác gỗ hàng năm (từ trên 70 000 m3 năm 1992, còn khoảng 25 000 – 30 000 m3 và hiện nay đang thực hiện chủ trương đóng cửa rừng). Nhiều lâm trường trở thành trung tâm lâm sinh với chức năng nòng cốt là khôi phục rừng.

III. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI

1. Thế mạnh về lâm nghiệp: với diện tích rất lớn và sự đa dạng, phong phú về động thực vật, Kon Tum có điều kiện để phát triển ngành khai thác và chế biến lâm sản, khoanh nuôi bảo vệ và phát triển vốn rừng, đặc biệt các lâm dặc sản, dược liệu quí hiếm mà nhiều tỉnh khác không thể có được và mang lại nhiều giá trị hết sức to lớn về kinh tế - xã hội và môi trương sinh thái.

- Rừng trên địa phận tỉnh Kon Tum bị chiến tranh tàn phá, hủy diệt nặng nề nhất so với các tỉnh vùng Tây Nguyên, đặc biệt do các loại chất độc hóa học, nhiều nơi cho đến nay khó có khả năng phục hồi rừng (kể cả trồng lại). Việc khai thác gỗ vượt xa so với mức độ rừng tái sinh và tăng trưởng hàng năm, trong khi đó rừng trồng rất nhỏ lẻ. Bên cạnh đó tình trạng khai thác lậu cả ở những khu rừng cấm, khu bảo tồn thiên nhiên, cùng với nạn phá rừng là nương rẫy, cháy rừng vào mùa khô… đã làm suy giảm nhanh về diện tích và chất lượng rừng.

2. Tài nguyên nước: Kon Tum là đầu nguồn của nhiều hệ thống sông lớn thường có lòng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết, nhiêu hồ lớn và nhiều nguồn nước ngầm, nước khoáng nên có tiềm năng và giá trị lớn về thủy điện, thuỷ lợi, du lịch và nuôi trồng thuỷ sản. Riêng về thuỷ điện, tập trung trên hệ thống sông Xê Xan, có nhiều nhà máy thuỷ điện đã và đang được xây dựng và đi vào hoạt động với công suất lớn như Yaly, Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4, Plei Krông, Thượng Kon Tum,…

Tuy nhiên, do diện tích rừng bị suy giảm, mưa lớn tập trung theo mùa nên chế độ nước cũng tập trung theo mùa, kéo theo lượng bùn đất, cát sỏi rất lớn gây nhiều khó khăn cho công tác thiết kế xây dựng, khai thác và bảo quản các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi.

3. Thế mạnh về nông nghiệp: nhờ có nhiều cao nguyên, thung lũng, nhiều cánh đồng tương đối bằng phẳng và rộng lớn, đất trồng đa dạng, nhiều đồng cỏ tự nhiên cùng với khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên phân hoá theo độ cao mà tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều hoạt động trong nông nghiệp như trồng cây lương thực, hoa màu, cây công nghiệp, nhiều loại rau đậu có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới, chăn nuôi trâu bò, lợn.

Hạn chế lớn là do địa hình dốc, khí hậu phân hoá theo mùa, nên đất trồng dễ bị rửa trôi, bạc màu, sạt lở đất, thiên tai sâu bệnh, sương muối, mùa khô thiếu nước tưới, …

4. Tài nguyên khoáng sản: khá đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp khai thác và chế biến. Hạn chế chủ yếu là do địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, thiếu cơ sở vật chất kĩ thuật, vốn đầu tư, quản lí khai thác chưa tốt, …

5. Thế mạnh về du lịch: Kon Tum có nhiều phong cảnh đẹp, nhiều vùng có khí hậu mát mẻ, trong lành, nhiều khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học… nên có giá trị để phát triển du lịch nghĩ dưỡng, nghiên cứu khoa học, đặc biệt là du lịch sinh thái như Măng Đen, Ngọc Linh, Chư Mô Rai, Đắk Ui, …

Phần II. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG

I. DÂN CƯ Dân số toàn tỉnh là 442 113 người, trong đó dân thành thị chiếm 34%. Kon Tum là tỉnh có

mật độ dân số thấp so với cả nước. Trong những năm gần đây tỉ lệ gia tăng dân số ở tỉnh ta giảm dần. Tuy vậy, hàng năm dân số vẫn tăng lên hàng nghìn người, tỉ lệ tăng tự nhiên là 1,95 % năm 2010.

Dân số và phân bố dân cư tỉnh Kon Tum – 2010

TT Đơn vị Dân cư (người) Diện tích

(km2) Mật độ dân số (người/km2) Tổng số Thành thị Nông thôn

1 Thành phố Kon Tum

145 963 88 934 57 029 432,12 338

2 Huyện ĐắkGlei

39 899 5 726 34 173 1495,26 27

3 Huyện Đắk Tô

38 532 11 706 26 826 506,41 76

4 Huyện Tu Mơ Rông

23 154 0 23 154 857,69 27

5 Huyện Đắk Hà

63 047 17 010 46 037 845,72 75

6 Huyện Kon Rẫy

23 281 5 101 18 180 911,35 26

7 Huyện Kon Plông

21 499 0 21 499 1381,16 16

8 Huyện Ngọc Hồi

43 721 12 098 31 623 844,54 52

9 Huyện Sa Thầy

43 017 9 778 33 239 2415,36 18

TỔNG SỐ 442 113 150 353 291 760 9689,61 46

(Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum năm 2011)

Trên địa bàn Kon Tum có 25 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 46,8% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Xơ đăng chiếm 24,4%; người Bana 12,5%; người Giẻ triêng 7,4%; người Gia rai 4,8%; ...

Người Bana là một trong những dân tộc bản địa của Kon Tum. Họ không những giỏi săn bắn mà còn là dân tộc đầu tiên của Tây Nguyên biết dùng trâu, bò cày, kéo và biết chữ viết. Người Bana can đảm và trọng nghĩa tình, thể hiện trong tập tục cà răng, căng tai làm đẹp của trai gái và những vết sẹo trên ngực đàn ông do tự lấy than lửa hoặc dao rạch ngực mình để tỏ lòng thương tiếc người quá cố. Đến nay những tập tục này đã và đang bị loại bỏ vì không còn thích hợp với một xã hội văn minh, nhưng ý nghĩa của nó thì còn mãi trong dân gian. Đến với buôn làng người Bana cũng như buôn làng của các dân tộc ít người khác ở Kon Tum người ta còn được chứng kiến nét sinh hoạt văn hoá cộng đồng độc đáo được tiến hành trong nhà rông có mái nhọn cao vút.

Từ khi người Kinh đến với Kon Tum và định cư sinh sống lâu dài tại đây, sau đó là sự di cư của bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc, bức tranh phân bố dân cư giữa các thành phần dân tộc trong tỉnh có sự thay đổi lớn, có thể thấy ở nét chung sau đây:

- Người Kinh cư trú phần lớn tại thành phố, thị trấn, dọc các trục lộ giao thông lớn, một số rất ít sống xen kẽ với đồng bào các dân tộc thiểu số trong các buôn làng.

- Đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc di cư vào sống thành từng vùng tập trung bên cạnh đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa.

- Đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa tuy có sự đan xen lẫn nhau ở từng vùng cư trú nhưng nhìn chung vẫn sống tập trung thành từng khu vực như sau:

+ Người Xơ đăng chiếm trọn phần lớn phía đông và phía nam, thuộc hai huyện Đắk Tô và Kon Plông, kéo dài giáp phía đông thành phố Kon Tum.

+ Người Giẻ triêng cư trú ở phía bắc và phía tây của Quần Sơn Ngọc Linh (thuộc huyện ĐắkGlei ).

+ Người Bana cư trú tập trung thành một phần rộng lớn ở đông nam thành phố Kon Tum. + Dân tộc Gia rai sống tập trung ở phần lớn huyện Sa Thầy và một số xã ở phía tây thành

phố Kon Tum. + Hai dân tộc Brâu và Rơ mâm có số dân rất ít, cư trú gọn trong một khu vực nhỏ nhất định.

Người Brâu sống tại làng Đắk Mế xã Bờ Y huyện Ngọc Hồi. Còn dân tộc Rơ mâm sống ở làng Le xã Mô Rai huyện Sa Thầy. Đây cũng chính là địa bàn duy nhất của hai dân tộc này trên lãnh thổ Việt Nam.

II. NGUỒN LAO ĐỘNG

Số lao động năm 2010 là 237 764 người chiếm tỷ lệ 53,8 % tổng số dân, trong đó số lao động nữ chiếm tỷ lệ 49,2 % tổng lao động, lực lượng lao động hàng năm tăng chậm, cơ cấu lao động chủ yếu tập trung vào nhóm ngành nông, lâm, thuỷ sản tuy nhiên đang có xu hướng giảm.

Cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế

Năm 2005 2006 2007 2008 2010 Tổng số lao động ( người) 200 483 208 211 215 334 222 858 237 764 Nông, lâm, thuỷ sản (%) 79,4 76,6 74,4 72,3 69,6 Công nghiệp, xây dựng (%) 6,4 8,2 8,3 9,7 10,3 Dịch vụ (%) 14,2 15,2 17,3 18,0 20,1

Lao động phân theo thành phần kinh tế (Đơn vị: người)

Năm Phân theo thành phần kinh tế

Nhà nước Ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài 2005 26 769 173 594 120 2006 27 705 180 381 125 2007 28 811 186 403 120 2008 30 325 192 411 122 2010 28 807 208 812 145

Dựa vào bảng trên, hãy nêu nhận xét về lao động phân theo thành phần kinh tế của tỉnh

Kon Tum trong giai đoạn 2005 - 2010.

Phần III. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI

I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ Từ khi tái lập tỉnh đến nay nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao; công tác thu

hút đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng có nhiều tiến bộ. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá cao: Tăng trưởng GDP giai đoạn 1992-1995 đạt

9,15% năm, 1996-2000 đạt 9,85% năm, 2001-2005 đạt 11% năm, riêng năm 2006 đạt 13,83% so với năm 2005; 2006 – 2010 đạt 14,51% là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong 20 năm qua.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Kon Tum

9.159.85

11

14.51

0

2

4

6

8

10

12

14

16

1992-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2010

năm

%

- Thu nhập bình quân đầu người/năm tăng liên tục qua các năm: Năm 1992: 88,6 USD; Năm 1995: 138,3 USD; Năm 2000: 182 USD; Năm 2006: 369 USD; Năm 2010: 753 USD.

Thu nhập bình quân đầu người tỉnh Kon Tum

753

369

182138.3

88.6

0

100

200

300

400

500

600

700

800

1992 1995 1998 2001 2004 2007 2010

năm

USD

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỉ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ

và giảm dần tỉ trọng nông nghiệp: Năm 1992, tỉ trọng nông – lâm nghiệp trong GDP là 67,3%; công nghiệp - xây dựng: 7,4%; thương mại - dịch vụ: 25,3%. Năm 2006, tỷ trọng công nghiệp- xây dựng tăng lên 19,7%, dịch vụ 38%. Đến năm 2010, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp – xây dựng: đạt 23,03%.

Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

năm

%

Dịch vụ NN

Chăn nuôi

Trồng trọt

- Nông - lâm nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa: giai đoạn 1992-1995: tăng

trưởng bình quân 3,28%/năm, đến giai đoạn 2005-2010 đạt tốc độ tăng trưởng 7,45%/ năm. Từ năm 1993 trở lại đây, do được Nhà nước khuyến khích trồng cao su nhân dân, nên diện tích trồng cao su ngày càng tăng. Hình thành vùng chuyên canh cây cao su, cà phê, nguyên liệu giấy.

- Công nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khá cao: Giai đoạn 1996-2000: 14,5%; Giai đoạn 2001-2005: 16,76%; Giai đoạn 2006-2010: 25,2% (trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 6 lần so với

năm 2005). Các cơ sở chế biến nông-lâm sản và khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng không ngừng phát triển và mở rộng, các công trình thủy điện Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4, Plei Krông và một số nhà máy thủy điện nhỏ đã và đang đi vào hoạt động, nhà chế biến bột giấy và giấy Tân Mai được triển khai thi công, khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đang tiếp tục phát triển ở phía nam thành phố Kon Tum.

Cơ cấu GTSX ngành công nghiệp tỉnh Kon Tum

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2005 2006 2007 2008 2009

năm

%

CN Chế biến CN sản xuất phân phối điện nước CN Khai thác

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Kon Tum có xu hướng chuyển dịch theo

hướng chuyên môn hoá, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác và ngành công nghiệp sản xuất phân phối điện nước.

Tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong 10 năm qua phát triển với số liệu

như sau: Năm 2001 là 1 946 cơ sở, đến năm 2006 đã tăng lên 2 576 cơ sở, đến năm 2010 tiếp tục tăng lên trên 3 050 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (tăng 28,3% so với năm 2005).

832

187

1021

231

1343

223

1851

338

2407

383

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

Tỷ đồng

2005 2006 2007 2008 2009năm

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tỉnh Kon Tum

Ngoài nhà nước Nhà nước

- Dịch vụ bưu chính, viễn thông, vận tải, y tế, bảo hiểm, nhà hàng, khách sạn ... phát triển nhanh. Nhiều ngân hàng thương mại đã có chi nhánh, phòng giao dịch tại thành phố Kon Tum và một số huyện, phục vụ nhu cầu vốn cho đầu tư, sản xuất kinh doanh của nhân dân. Nhiều tuyến giao thông trọng điểm được khởi công xây dựng, nâng cấp; hệ thống đường liên xã đã thông suốt; điện lưới đã đến 96,2% thôn, làng và có trên 97% số hộ được sử dụng điện (năm 2010). Ba vùng kinh tế động lực: Thành phố Kon Tum được thành lập và phát triển nhanh, khu kinh tế cửu khẩu Quốc tế Bờ Y gắn với thị trấn Pleikần và khu Du lịch sinh thái Măng Đen có kết cấu hạ tầng đồng bộ, tiềm năng về thủy điện, khoáng sản và đất lâm nghiệp đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đến tìm hiểu và đầu tư vốn với quy mô khá lớn, đã tạo ra những khởi sắc mới cho quê hương Kon Tum.

Ba vùng kinh tế động lực (thành phố Kon Tum, huyện Kon Plông, huyện Ngọc Hồi), với tiềm năng về thuỷ điện, khoáng sản và đất lâm nghiệp đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đến tìm hiểu và đầu tư vốn với quy mô khá lớn: Tại 3 vùng động lực đã có 111 dự án đang được triển khai thực hiện (thành phố Kon Tum: 41 dự án, huyện Kon Plông: 45 dự án, huyện Ngọc Hồi: 15 dự án), với tổng vốn đăng ký là 15 736 tỉ đồng, vốn thực hiện đạt 1 457 tỉ đồng. Kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân phát triển khá về số lượng. Đến nay, toàn tỉnh có 1 000 doanh nghiệp (tăng gấp 5 lần) và 80 HTX, tăng 26 (50%) HTX so với năm 2005; Ngoài ra còn có 1 130 nhóm hộ kinh doanh và 70 tổ hợp tác kinh doanh. Năng lực cạnh tranh của tỉnh từ nhóm tương đối thấp lên nhóm khá: từ vị trí 61/64 (năm 2006) lên 51/63 (năm 2009) và vị trí 39/63 năm 2010. II. VĂN HOÁ VÀ XÃ HỘI

Năm 2000, tỉnh được công nhận phổ cập giáo dục Tiểu học và xoá mù chữ, năm 2010 tỉnh được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực tiếp tục được mở rộng; tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 21% (năm 2005) lên 33,5% (năm 2010).

Đến nay 100% số xã đã có trường THCS, có 80 trường đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2010 đã xây dựng được 5 980 phòng học. Năm 1991 mới chỉ có 60% số người trong độ tuổi được cắp sách đến trường, tỉ lệ mù chữ trong độ tuổi 15 - 25 là 46,6%, thì đến năm 2004 giảm

xuống còn 6,3%. Số học sinh có mặt đầu năm học năm 2005 là 122 841 học sinh thì đến năm 2010 là 134 037 học sinh.

Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ. Khi mới thành lập lại tỉnh, cơ sở vật chất của ngành y tế thiếu thốn nghiêm trọng; đội ngũ cán bộ y tế vừa thiếu, vừa yếu; trang thiết bị chuyên môn thiếu thốn, lạc hậu, nhiều xã “trắng” về y tế (không có trạm và cán bộ y tế). Đến nay, mạng lưới y tế được xây dựng, củng cố và kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở. Đã có 6,3 bác sĩ/vạn dân; 83,5% số trạm y tế xã có bác sĩ; 98% trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ. Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi đã hoàn thành, đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả. Tỉ lệ trạm y tế xã có bác sĩ tăng từ 40% lên 55,7%.

Bệnh viện đa khoa tỉnh, các trung tâm y tế được đầu tư nâng cấp và đưa vào sử dụng các thiết bị kỹ thuật y học tiên tiến, hiện đại. Y tế dự phòng triển khai tích cực, khống chế và đẩy lùi các dịch bệnh nguy hiểm.

Một số công trình văn hóa, phúc lợi cộng cộng được đầu tư xây dựng. Lễ hội văn hóa tiêu biểu của 6 dân tộc bản địa được phục dựng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển cả về số lượng và chất lượng, cùng với các hoạt động văn hóa, thể thao được quan tâm phát triển đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

PHẦN IV. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA TỈNH

I-NÔNG NGHIỆP: Kon Tum có diện tích đất nông nghiệp rộng với 856.646 ha, chiếm 88,4% diện tích đất

tự nhiên. Đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng như : Lúa, cao su, cà phê, tiêu, mía, rau hoa xứ lạnh,… Hiện nay nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Đất đai có nhiều tiềm năng để phát triển, mở rộng diện tích, thâm canh và chuyển đổi cây trồng. Gía trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh tăng liên tục. Năm 2000 đạt 498821 triệu đồng, năm 2005 đạt 1025971 triệu đồng, đến năm 2009 đạt 3052886 triệu đồng. Nông nghiệp của tỉnh đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch với tốc độ nhanh. Điều đó chứng tỏ những nỗ lực rất lớn của địa phương trong phát triển nông nghiệp.

Bảng 1: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum (Đơn vị: %)

Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

nông nghiệp 2005 78,49 16,63 4,88 2007 79,88 17,08 3,04 2009 81,38 14,27 4,50

Dựa vào bảng trên, hãy nêu nhận xét về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Kon Tum giai đoạn trên? 1. Ngành trồng trọt: Ngành trồng trọt của Tỉnh trong thời gian qua đạt những thành tựu to lớn. Gía trị sản xuất ngành trồng trọt và diện tích gieo trồng các loại cây không ngừng tăng.

Bảng 2: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá thực tế phân theo nhóm cây trồng (Đơn vị: triệu đồng)

Năm Tổng số Lương thực

Rau đậu Cây CN

hàng năm Cây CN lâu năm

Cây ăn quả

2000 383227 116593 22478 33927 127963 16818 2005 805310 212699 51747 28265 323009 39147 2009 2484547 476757 92217 58640 1282315 85787

a. Cây lương thực: Cây lúa có diện tích gieo trồng khá nhiều ở huyện Đăk Hà ( 3462 ha), huyện Đắk Glei (3277 ha) và Huyện Ngọc Hồi (2821 ha). Nhờ công tác khuyến nông, đưa tiến bộ kỹ thuật, giống mới... vào sản xuất, nên năng suất lúa tăng liên tục từ 28,3 tạ/ha lên 32,6 tạ/ha, năng suất

lúa cao nhất là ở Thành phố Kon Tum ( 44,8 tạ/ha ), Huyện Đắk Hà (44,3 tạ/ha). Bên cạnh cây lúa, diện tích trồng ngô, sắn, khoai lang cũng phát triển mạnh; đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến trên địa bàn Tỉnh, đồng thời còn là sản phẩm xuất đi các tỉnh khác trong nước. Bình quân sản lượng lương thực trên đầu người

tăng từ 197,95 kg/người( năm 2000) lên 244,42 kg/người ( năm 2009). b. Cây công nghiệp:

Cánh đồng lúa ở ven thành phố

Dựa vào kiến thức đã học và những hiểu biết của cá nhân, hãy nêu những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở tỉnh Kon Tum. Dựa vào bảng số liệu, nêu nhận xét về sự thay đổi diện tích gieo trồng cây công nghiệp của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2005-2009.

Bảng 3. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2005-2009 (Đơn vị: ha)

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Diện tích cây công nghiệp hàng năm

3048 3000 3092 2620 2283

Diện tích cây công nghiệp lâu năm

31657 33751 37159 42629 48547

Trong cơ cấu cây công nghiệp, cây cà phê, cây chè và cây điều là những loại cây có diện tích gieo trồng chủ yếu. Trong đó, tăng nhanh và ổn định là diện tích gieo trồng cây cao su và cây cà phê. Cùng với việc mở rộng diện tích, công tác chọn giống, đầu tư thâm canh được chú trọng. Các giống cà phê, cao su mới phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng được đưa vào trồng. Nhiều loại hình kinh tế nông – lâm trường, hộ gia đình, trang trại... được hình thành và phát triển, tạo nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, tập trung nhiều nhất ở huyện Đăk Hà, Thành phố Kon Tum, huyện Ngọc Hồi, huyện Đăk Tô. Đối với cây công nghiệp hàng năm, mía là cây có diện tích gieo trồng lớn nhất, cùng với sự hình thành và đi vào hoạt động của nhà máy đường Kon Tum, nhiều vùng quy hoạch trồng mía tập trung được hình thành, nhiều nhất là ở thành phố Kon Tum ( chiếm 1840 ha trên tổng số 2067 ha mía của toàn tỉnh năm 2009). Trong những năm qua, sản xuất cây công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao mức sống , làm thay đổi bộ mặt kinh tế- xã hội của Kon Tum. Cà phê nhân và mủ cao su thô đang là hai mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh Kon Tum hiện nay. Bảng 4. Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Kon Tum

( Đơn vị: tấn) Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Sắn lát khô 29384.9 36236 473860 67680 361657 Cà phê nhân 278 820 1026 407 481

Mủ cao su thô 0 40 3018 5804 6117 c. Một số cây trồng khác: - Cây ăn quả: hiện chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu giá trị ngành trồng trọt, chủ yếu được trồng

ở các vườn nhà với quy mô nhỏ và rải rác.Tập đoàn giống cây ăn quả phong phú nhưng chưa chọn lọc, chưa có sản phẩm hàng hóa. - Cây thực phẩm: bước đầu đã hình thành được một số vùng chuyên canh rau đậu ở ven thành phố, các thị trấn. Diện tích lớn nhất là ở thành phố Kon Tum. - Cây dược liệu: Cây sâm Ngọc Linh là loại dược liệu nổi tiếng quý hiếm, là loại cây có giá trị cao và có lợi thế so sánh tuyệt đối. Hiện đang được chú trọng phát triển ở vùng núi cao trên 2000 m thuộc huyện Tu Mơ

Rông, huyện Đăk Glei. 1. Ngành chăn nuôi:

Tỉnh Kon Tum có những lợi thế nào để phát triển ngành chăn nuôi?

Vườn sâm giống của Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh, Kon Tum.

Đồng cỏ tự nhiên của toàn tỉnh khoảng gần 9000 ha, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Sa Thầy, Kon Rẫy, Ngọc Hồi. Nhờ nguồn vốn cho vay của các chương trình quốc gia, nên đã khuyến khích các hộ nông dân mở rộng đầu tư, tăng số lượng đàn gia súc, gia cầm. Gía trị sản xuất của ngành chăn nuôi tăng nhanh, ngoại trừ gia cầm do liên tiếp bị dịch bênh nên có mức tăng bình quân không ổn định, các ngành còn lại đều có mức tăng bình quân từ 0,6% đến khoảng 3%/ năm trong giai đoạn 2000-2009.

Bảng 5. Tình hình phát triển một số vật nuôi chủ yếu của tỉnh Kon Tum

Vật nuôi (Đơn vị) Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Số lượng

Trâu ( nghìn con) 14,09 15,4 18,08 19,35 20,10 Bò ( nghìn con) 67,43 77,61 82,25 80,68 74,41 Lợn ( nghìn con) 122,89 86,43 97,96 111,05 133,24 Dê ( nghìn con) 6,20 6,72 9,06 8,61 8,26 Gia cầm (Triệu con) 0,46 0,43 0,65 0,57 0,66

Sản lượng thịt

Trâu ( Tấn) 280 307 359 375 460 Bò ( Tấn) 2257 2549 2701 2964 3549 Lợn (Tấn ) 7712 8298 9044 7489 7547 Gia cầm ( Tấn) 378 396 490 347 423

Thành phố Kon Tum là địa phương dẫn đầu cả tỉnh về số lượng đàn bò, lợn và gia cầm. Đàn trâu được nuôi nhiều ở huyện Kon Plong, Tu Mơ Rông; huyện Sa Thầy và Đăk Glei nuôi khá nhiều bò; đàn lợn phát triển ở huyện Đăk Hà, Ngọc Hồi. Hai huyện có số lượng gia cầm chỉ đứng sau thành phố Kon Tum là Đăk Hà, Ngọc Hồi.

Tuy nhiên, thực tế phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh nhìn chung vẫn chưa có sự chuyển biến rõ rệt, chăn nuôi phổ biến vẫn là nhỏ lẻ, manh mún ở các hộ gia đình; số lượng, sản lượng và chất lượng thịt chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, tình trạng chăn nuôi thả rông không có chuồng trại vẫn còn khá phổ biến ở các địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên hàng năm dịch bệnh gia súc vẫn còn xảy ra; đồng cỏ, bãi chăn thả gia súc chưa được các địa phương chú trọng quy hoạch nên ngày một thu hẹp do sự phát triển diện tích các loại cây trồng khác.

II- CÔNG NGHIỆP: Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng công nghiệp của Tỉnh đã đứng vững và vươn lên kể từ ngày tái lập lại tỉnh. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công nghiệp được tăng cường qua các thời kỳ, thu hút được nguồn vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh, bước đầu đã thu hút được đầu tư nước ngoài, góp phần quan trọng với sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa nền kinh tế của tỉnh, có vai trò to lớn với việc tạo ra hàng hóa xuất khẩu cho địa phương.

Tỉnh Kon Tum gặp những khó khăn nào khi phát triển ngành công nghiệp? Trong giai đoạn 2005-2009, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tính theo giá thực tế tăng từ 499695 triệu đồng lên 1273800 triệu đồng.

Nuôi bò thịt ở Sa Thầy

Các ngành công nghiệp có lợi thế đã được tỉnh Kon Tum chú trọng phát triển như : Đầu tư xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ với 5 công trình đã hoàn thành và hòa vào lưới điện quốc gia, đang thi công 10 công trình (tổng công suất 121,7 MW); 47 công trình đang khảo sát, lập dự án đầu tư (tổng công suất 374,4 MW); trên địa bàn tỉnh hiện có 4 nhà máy chế biến tinh bột sắn; 5 cơ sở chế biến mủ cao su... Một số cơ sở công nghiệp có quy mô vừa và lớn so với khu vực Tây Nguyên: Xí nghiệp may thêu xuất khẩu ( công suất 650.000 sản phẩm/năm), Nhà máy đường (công suất 1.500 tấn mía cây/ngày), nhà máy gạch Tuy nel ( công suất 10 triệu viên/năm), Xí nghiệp bột giấy... Bảng 6: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá

thực tế phân theo ngành (Đơn vị: triệu đồng)

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số 499695 642525 947435 1104391 1273800 Công nghiệp khai thác 18076 26838 35473 47304 76115 Công nghiệp chế biến 452184 566516 835981 964080 1041006 Công nghiệp SX và phân phối điện, khí đốt và nước

29435 49171 75981 93007 156679

Một số sản phẩm công nghiệp có mức tăng cao như: Sản phẩm từ sắn và tinh bột sắn,

đường, gỗ xẻ, hàng mộc dân dụng xuất khẩu. Đây cũng là những mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ yếu của tỉnh.

Sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở Thành phố Kon Tum, huyện Đăk Tô, Đăk Hà. Các huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông, Đăk Glei có giá trị sản xuất công nghiệp còn rất thấp.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến một số loại nông, lâm sản như cao su, cà phê, sắn, bột giấy, các sản phẩm từ gỗ, hoa quả...; đầu tư, phát triển thuỷ điện; điều tra, thăm dò trữ lượng, chất lượng các loại tài nguyên khoáng sản, khai thác và chế biến khoáng sản; phát triển các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất phân NPK, chế biến ván nhân tạo, chế biến đá granit, chế biến dolomit, diatomit; phát triển mạng lưới cơ khí; phát triển các làng nghề thủ công, truyền thống.

III-DỊCH VỤ: 1-Giao thông vận tải: Từ năm 1991 đến nay, ngành giao thông vận tải của tỉnh đã có những bước phát triển đột phá, góp phần quan trọng vào việc phá thế “chân tường” và “ ngõ cụt” cho Kon Tum. Đến nay, tỉnh đã có hệ thống đường quốc lộ khá hoàn chỉnh và đủ điều kiện cho việc lưu thông với các vùng khác trong nước bằng quốc lộ 14, 14C, 24 và với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thông qua quốc lộ 40 nối đến khu Cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Các tuyến tỉnh lộ có tổng chiều dài gần 400km, đã cơ bản đảm bảo hoạt động hiệu quả cả trong mùa khô lẫn mùa mưa. Do đặc thù của vị trí địa lý, vân tải đường bộ chiếm ưu thế gần

Nhà máy Thủy điện Pleikrông

như tuyệt đối cả trong vận chuyển hàng hóa lẫn hành khách, giai đoạn từ năm 2000 đến 2009, doanh thu từ ngành vận tải đường bộ tăng từ 97.122 triệu đồng lên 374.802 triệu đồng Hiện tỉnh đang thực hiện nhiều dự án: đường Hồ Chí Minh – quốc lộ 14, quốc lộ 24(km69 –km130), quốc lộ 14C, đường Vi-say – Măng Bút, cầu Đăk Pxi... 2- Du lịch:

Hãy chứng minh Kon Tum có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng. Trong những năm qua, ngành du lịch Kon Tum đã có những bước phát triển vững chắc.

Lượng khách du lịch ngày càng tăng, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 31% tổng số lượt khách, kéo theo doanh thu du lịch cũng tăng lên nhanh chóng. Hầu hết, khách du lịch đến Kon Tum với mục đích là tìm hiểu, nghiên cứu khoa học nhân văn, môi trường thiên nhiên và hệ sinh thái của vùng cao nguyên.

Bờ sông ĐăkBla khi đêm về Một góc khu du lịch Măng Đen Hiện nay, ngoài các tuyến du lịch nội tỉnh, tỉnh Kon Tum còn tham gia vào các tuyến du

lịch liên tỉnh và quốc tế : Tuyến du lịch: "Con đường xanh Tây Nguyên" được nối vào "Con đường di sản" Miền Trung và "Con đường huyền thoại Trường Sơn - Hồ Chí Minh" để hình thành nên một "Con đường du lịch xuyên quốc gia", tuyến “con đường di sản” Việt Nam. Tuyến du lịch quốc tế: "Con đường di sản Đông Dương", tuyến "Con đường du lịch hữu nghị" xuất phát từ Kon Tum qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y đến Lào, Thái Lan, Campuchia và về Việt Nam.

Với vị trí cách không xa khu vực trọng điểm phát triển miền Trung, nằm ở đầu mối giao thông của nhiều quốc lộ, cùng với cảnh sắc thiên nhiên đẹp và độc đáo, Kon Tum có nhiều cơ hội thu hút đầu tư phát triển du lịch. Do đó,ngành du lịch sẽ có một vị trí xứng đáng trong cơ cấu kinh tế của địa phương.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1- Chứng minh rằng nông nghiệp tỉnh Kon Tum có cơ cấu đa dạng. 2- Hãy nêu các tài nguyên du lịch có trên địa phương nơi em đang sinh sống. Các tài

nguyên đó đã được khai thác vào hoạt động du lịch như thế nào? 3- Nêu các thành tựu của hoạt động giao thông vận tải tỉnh ta. Ý nghĩa của những thành

tựu đó là gì?