134
1 ðIM TIN MY NGÀY QUA S65 PHÁT BIU VN TI HI NGHUBTƯMTTQVN LN THVI TI HÀ NI ngày 5.9.2013 Tương Lai Xin cám ơn anh Hunh ðảm vì, ri cui cùng, anh cũng cho tôi phát biu. Hết thời gian, xin ñược nói vắn về một ý có hơi khác mt chút vi mấy ý kiến va phát biu. ðó là : vn ñề không phi chvic cmt y viên BChính trsang làm chtch Mt trn. Mt y viên BChính trsang hay mười y viên BChính trsang cũng thế thôi nếu ðảng không thay ñổi nhn thc vvai trò, ñúng hơn, vê smnh ca Mt Trn. ðó là smnh tp hp và phát huy ñược sc mnh ca khi ñại ñoàn kết dân tc, to ra ñược sñồng thun xã hi, ñim ta vng chc nht ca snghip xây dng và bo vtquc. Nói ñến mt trn là nói ñến dân, là ý chí và sc mnh ca dân, là cái chân móng ca mt chế ñộ. Chân móng mà lung lay thì ctòa nhà sp ñổ. Vy mà ai cũng thy rng, hin nay lòng dân không yên, nim tin bgim sút, uy tín ca ðảng blung lay nghiêm trng. Vì sao? Chúng ta va knim 68 năm CMT8 và Quc khánh 2.9. ðể tiến ti CMT8, HChí Minh trước tiên dn sc thành lp Vit Nam ðộc lp ðồng minh hi, gi tt là Vit Minh. Không có Mt trn Vit Minh không thcó tông khi nghĩa trên toàn quc, ñừng quên rng lúc y chcó 5000 ñảng viên CS.ðể giành chính quyn, ñảng phi sng trong dân, da vào dân, phát huy sc mnh và ý chi ca mi tng lp nhân dân. Dân là nước, ñảng là cá nm trong nước, ri khi nước là cá ngc ngoi ngay. Nhưng khi ñã giành ñược chính quyn, trthành ðảng cm quyn thì ðảng quên dân, chbiết ra sc dy cho dân biết ơn ðảng mà quên dy ñiu quan trng hơn là ðảng phi biết ơn dân. Vì thế mi có chuyn mt bphn không nhngi trên ñầu trên cdân, hch sách nhũng nhiu dân, áp bc bóc lt dân. Người ta dùng dùi cui nn dân, chĩa súng vào dân vi tâm nim rng "còn ðảng là còn mình". Chính vì thế ñã có bà má Min Nam nói thng vi cán brng "Nếu biết thế này thì trước ñây tao ñâu có ñùm bc, che ch, nuôi ti bây". Chuyn này nhiu người biết bnói vi ai, chc không cn nhc li. ðã quên dân, xa dân, quay lưng li vi dân, thì làm sao coi trng smnh ca Mt Trn. Xin nhc mt câu chuyn nh: Trước ngày ðại hi Mt trn [hình như ðH 3, tôi nhkhông tht chính xác]khai mc, ti hôm y anh Năm Vn [Phm Văn Kiết] ngi ăn cơm nhà tôi, nét mt suy tư, anh trm ngâm nói : "Nếu mt gina,ông Mười Cúc [Nguyn Văn Linh] không trli dt khóat là có ñến ñọc din văn Chào mng ðại hi không thì nhân danh là Bí thư ñảng ñoàn Mt Trn tôi shoãn ðại hi Mt trn". Cũng dp này ô. Nguyn Văn Linh chtrương gii tán ðảng Xã Hi Vit Nam và ðảng Dân ChVit Nam. Va ri Nguyn Túc viết bài trên ðại ðoàn Kết phnhn chuyn này là không nói ñúng sthc ñâu, tôi sn sàng viết li, nhưng biêt chc là ððK skhông ñăng nên chng phí thì givà mt công, nay xin nói ñây. Chính vì thê mà tôi mun nhn mnh rng, vn ñề không phi chcy Viên BChính trra làm Chtch Mt trn, mà là nhn thc ca nhng người lãnh ñạo ñảng hin nay vsmnh ca Mt trn. Thì chng ñã tng có nhiu Chtch MT không là y viên BChính trñó sao? Lut sư Nguyn Hu Th,

đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

1

ðIỂM TIN M ẤY NGÀY QUA SỐ 65

PHÁT BI ỂU VẮN TẠI H ỘI NGH Ị UBTƯMTTQVN L ẦN THỨ VI T ẠI HÀ N ỘI

ngày 5.9.2013 Tương Lai

Xin cám ơn anh Huỳnh ðảm vì, rồi cuối cùng, anh cũng cho tôi phát biểu. Hết thời gian, xin ñược

nói vắn về một ý có hơi khác một chút với mấy ý kiến vừa phát biểu. ðó là : vấn ñề không phải chỉ ở việc cử một ủy viên Bộ Chính trị sang làm chủ tịch Mặt trận. Một Ủy viên Bộ Chính trị sang hay mười Ủy viên Bộ Chính trị sang cũng thế thôi nếu ðảng không thay ñổi nhận thức về vai trò, ñúng hơn, vê sứ mệnh của Mặt Trận.

ðó là sứ mệnh tập họp và phát huy ñược sức mạnh của khối ñại ñoàn kết dân tộc, tạo ra ñược sự ñồng thuận xã hội, ñiểm tựa vững chắc nhất của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nói ñến mặt trận là nói ñến dân, là ý chí và sức mạnh của dân, là cái chân móng của một chế ñộ. Chân móng mà lung lay thì cả tòa nhà sụp ñổ. Vậy mà ai cũng thấy rằng, hiện nay lòng dân không yên, niềm tin bị giảm sút, uy tín của ðảng bị lung lay nghiêm trọng.

Vì sao? Chúng ta vừa kỷ niệm 68 năm CMT8 và Quốc khánh 2.9. ðể tiến tới CMT8, Hồ Chí Minh trước tiên

dồn sức thành lập Việt Nam ðộc lập ðồng minh hội, gọi tắt là Việt Minh. Không có Mặt trận Việt Minh không thể có tông khởi nghĩa trên toàn quốc, ñừng quên rằng lúc ấy chỉ có 5000 ñảng viên CS.ðể giành chính quyền, ñảng phải sống trong dân, dựa vào dân, phát huy sức mạnh và ý chi của mọi tầng lớp nhân dân. Dân là nước, ñảng là cá nằm trong nước, rời khỏi nước là cá ngắc ngoải ngay.

Nhưng khi ñã giành ñược chính quyền, trở thành ðảng cầm quyền thì ðảng quên dân, chỉ biết ra sức dạy cho dân biết ơn ðảng mà quên dạy ñiều quan trọng hơn là ðảng phải biết ơn dân. Vì thế mới có chuyện một bộ phận không nhỏ ngồi trên ñầu trên cổ dân, hạch sách nhũng nhiễu dân, áp bức bóc lột dân. Người ta dùng dùi cui nện dân, chĩa súng vào dân với tâm niệm rằng "còn ðảng là còn mình". Chính vì thế mà ñã có bà má Miền Nam nói thẳng với cán bộ rằng "Nếu biết thế này thì trước ñây tao ñâu có ñùm bọc, che chở, nuôi tụi bây". Chuyện này nhiều người biết bả nói với ai, chắc không cần nhắc lại.

ðã quên dân, xa dân, quay lưng lại với dân, thì làm sao coi trọng sứ mệnh của Mặt Trận. Xin nhắc một câu chuyện nhỏ : Trước ngày ðại hội Mặt trận [hình như ðH 3, tôi nhớ không thật chính xác]khai mạc, tối hôm ấy anh Năm Vận [Phạm Văn Kiết] ngồi ăn cơm ở nhà tôi, nét mặt suy tư, anh trầm ngâm nói : "Nếu một giờ nữa,ông Mười Cúc [Nguyễn Văn Linh] không trả lời dứt khóat là có ñến ñọc diễn văn Chào mừng ðại hội không thì nhân danh là Bí thư ñảng ñoàn Mặt Trận tôi sẽ hoãn ðại hội Mặt trận". Cũng dịp này ô. Nguyễn Văn Linh chủ trương giải tán ðảng Xã Hội Vi ệt Nam và ðảng Dân Chủ Việt Nam. Vừa rồi Nguyễn Túc viết bài trên ðại ðoàn Kết phủ nhận chuyện này là không nói ñúng sự thực ñâu, tôi sẵn sàng viết lại, nhưng biêt chắc là ððK sẽ không ñăng nên chẳng phí thì giờ và mất công, nay xin nói ở ñây.

Chính vì thê mà tôi muốn nhấn mạnh rằng, vấn ñề không phải ở chỗ cử Ủy Viên Bộ Chính trị ra làm Chủ tịch Mặt trận, mà là nhận thức của những người lãnh ñạo ñảng hiện nay về sứ mệnh của Mặt trận. Thì chẳng ñã từng có nhiều Chủ tịch MT không là Ủy viên Bộ Chính trị ñó sao? Luật sư Nguyễn Hữu Thọ,

Page 2: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

2

Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, rồi cả anh Lê Quang ðạo, vị Chủ tịch ñể lại ấn tượng rất ñậm nét trong hoạt ñộng của Mặt trận mà tôi rất quý mến, ñâu có phải là UVBCT!

Vì thế, với việc anh Nguyễn Thiện Nhân, UVBCT, Phó Thủ tướng CP sang làm công tác MT là một ñiều rất hay. Hay ở chỗ anh ấy là một trí thức chắc sẽ biết cách quy tụ hiền tài, tập hợp trí thức, nhân sĩ và khối ñại ñoàn kết dân tộc. Khi anh Nhân ñược bầu vào Bộ Chính trị, tôi lập tức nhắn tin "chúc mừng nhận trọng trách mới với nội dung : chắc Nhân vẫn nhớ lời dặn của anh Sáu Dân".

Tôi hy vọng rằng rồi ñây, Mặt trận sẽ không tiếp tục thực hiện vai trò cây kiểng làm dáng, ăn theo nói leo với những lời tụng ca như ñang và ñã từng, mà là tiếng nói phản biện mạnh mẽ trong bối cảnh ñộc ñảng. Chính với ñặc thù này mà Mặt trận, với chức năng ñích thực của nó là nơi quy tụ ý chí nguyện vọng của mọi tầng lớp hân dân, làm nhiệm vụ giám sát ñường lối chính sách, chủ trương, giải pháp của ðảng và Nhà nước, thực hiện sứ mệnh là tổ chức phản biện có trách nhiệm và có quyền ñòi hỏi sự phản hồi nghiêm túc về nội dung phản biện ñó. Chừng nào Mặt trận thôi ñóng vai trò cây kiểng làm dáng, mà là phong trào hoạt ñộng thực sự của một tổ chức xã hội dân sự rộng lớn như nó cần phải có thì lúc ấy mới thực hiện ñược sứ mệnh ñích thực của nó. Quan tâm ñến sản xuất nông nghiệp, chuyển ñổi cơ cấu cây trồng như nhiều vị vừa phát biểu ñều cần thiết, song ñó chưa phải là nhiệm vụ chính của MT, càng không phải là sứ mệnh ñích thực của MT mà dân tộc ñang cần.

Nhân có anh Trương Tấn Sang ở ñây, tôi xin ñược nói rằng, không việc gì phải kiêng sợ mấy chữ xã hội dân sự cả. Mặt trận ñã rất nhiều lần tổ chức Hội thảo, trao ñổi về sự tất yếu phải hình thành và phát triển XÃ HỘI DÂN SỰ ñi li ền với xây dựng NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN. Bản thân tôi cũng ñã ba lần gửi bài trình bày về xã hội dân sự, nhưng rồi tất cả ñều rơi vào quyên lãng. Bài viêt của tôi cho ððK cứ có mấy từ XHDS là bị Tbt căt bỏ ngay vì sợ phạm húy! Ai kiêng sợ ñiều này?

Chừng nào còn kiêng sợ hoạt ñộng của xã hội dân sự thì chừng ấy MT chỉ còn là cánh tay nối dài rất vô duyên của bộ máy ðảng và Nhà nước, tốn tiền thuế của dân. Nhưng lịch sử sẽ vận ñộng theo quy luật của nó, chỉ có thể làm chậm bước tiến chứ không cưỡng lại ñược quy luật ñâu.

Xin dừng lại ñây. Tôi chưa có chuẩn bị trước, phải nói vội, có gì không phải mong quí vị lượng thứ.

****

Ông Nguyễn Thiện Nhân làm Chủ tịch MTTQ - Hôm nay (5/9), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ñược ðoàn Chủ tịch UB TƯ Mặt tr ận

Tổ quốc Việt Nam hiệp thương và bầu giữ chức Chủ tịch khóa VII thay ông Huỳnh ðảm nghỉ hưu theo chính sách. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân là ủy viên Bộ Chính trị từ tháng 5 vừa qua. Ông sinh năm 1953 tại tỉnh Trà Vinh, là giáo sư kinh tế, tiến sĩ, từng là Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, Bộ trưởng Giáo dục - ðào tạo.

Tân Chủ tịch UB TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân và người tiền nhiệm Huỳnh ðảm

Page 3: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

3

Báo cáo tại hội nghị của MTTQ hôm nay, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết trong hai ngày 1/8 và 30/8, Bộ Chính trị ñã thảo luận và ñồng ý ñể ông Huỳnh ðảm thôi tham gia ðảng ñoàn UB TƯ MTTQ, thôi giữ chức Chủ tịch khóa 7 ñể nghỉ hưu theo chính sách. Bộ Chính trị cũng nhất trí giới thiệu ông Nguyễn Thiện Nhân ñể UB TƯ MTTQ hiệp thương cử làm Chủ tịch mới. Ông Huỳnh ðảm chia sẻ bản thân ông ñã nhiều lần trực tiếp kiến nghị Bộ Chính trị xem xét sớm cử một ủy viên Bộ Chính trị làm Chủ tịch UB TƯ MTTQ như một sự khẳng ñịnh mối quan tâm của ðảng ñối với sự nghiệp ñại ñoàn kết dân tộc. "Nếu MTTQ có một ủy viên Bộ Chính trị làm Chủ tịch, sẽ tăng thêm vị thế chính trị của MTTQ và tăng những thuận lợi cần thiết trong việc phát huy vai trò của Mặt trận. ðó cũng là sự nêu gương của Trung ương ñối với ñịa phương và cơ sở trong việc tăng cường ñội ngũ của ðảng ở các cấp", ông Huỳnh ðảm nói. Mặt tr ận không phải là cây kiểng, bưu ñiện Tại hội nghị, GS. Nguyễn Lân Dũng bày tỏ cảm tạ ñối với nguyên Chủ tịch Huỳnh ðảm - "một người tận tụy với công việc dù sức khỏe không tốt, vóc dáng nhỏ bé nhưng có mặt ở tất cả những nơi khó khăn, lụt bão; cởi mở, nụ cười luôn trên môi, sẵn sàng lắng nghe mọi ý kiến; trong sáng, giản dị, liêm khiết".

GS. Nguyễn Lân Dũng mong tân Chủ tịch MTTQ ñưa tiếng nói MTTQ thấu ñáo ñến Trung ương ñể nguyện vọng của dân ñược xem xét một cách khách quan, dân chủ

Nhà khoa học lão thành chúc mừng Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trên cương vị mới. "Ông Nhân xuất thân trong gia ñình cách mạng, là con của GS. Nguyễn Thiện Thành, nhà trí thức cách mạng có nhiều cống hiến cho ñất nước. Lớn lên trong kháng chiến, tham gia quân ñội, ông Nhân ñược nhà nước cho ñi ñào tạo trình ñộ cao, luôn gần gũi và có nhiều ñóng góp với giới khoa học, giáo dục", GS. Nguyễn Lân Dũng nói. ðánh giá ông Nguyễn Thiện Nhân là người giản dị, khiêm tốn, trong sạch, GS. Dũng kỳ vọng tân Chủ tịch UBTƯ MTTQ góp phần tăng cường khối ñại ñoàn kết toàn dân. "ðiều ñó cực kỳ quan trọng, nhất là trong lúc nước sôi lửa bỏng hiện nay, lòng dân chưa yên, chưa phải một khối nhất trí trong và ngoài nước", ông Dũng nói. Nhà khoa học lão thành cũng mong MTTQ phát huy hơn nữa quyền làm chủ, tiếng nói của dân, tân Chủ tịch sẽ ñưa tiếng nói này thấu ñáo ñến Trung ương ñể nguyện vọng của dân ñược xem xét một cách khách quan, dân chủ. GS. Tương Lai cũng khẳng ñịnh vai trò số một của MTTQ trong xây dựng khối ñại ñoàn kết dân tộc: Mặt trận phải là nơi có tiếng nói ña dạng của xã hội dân sự.

GS. Tương Lai: Mặt tr ận không ph ải là cây ki ểng

"Sự quan tâm của ðảng không chỉ thể hiện ở việc cử một ủy viên Bộ Chính trị làm Chủ tịch UB TƯ MTTQ, mà quan trọng là ở nhận thức của ðảng ñối với vai trò thực chất và sứ mệnh của Mặt trận. Mặt trận chính là nhân dân, không có dân thì không thể có thành công của ðảng", GS. Tương Lai nói. MTTQ cũng phải tiếp tục phản biện mạnh mẽ các chủ trương, ñường lối của ðảng và Nhà nước, GS. Tương Lai khẳng ñịnh: "Mặt trận không phải là cây kiểng, chỉ làm dáng". "Mặt trận cũng không phải là bưu ñiện, chỉ xem và chuyển ñơn, mà còn phải giám sát các hoạt ñộng của ðảng và Nhà nước, góp phần giải quyết tình trạng khiếu kiện ñông người, kéo dài, vượt cấp rất bức xúc trong dân hiện nay", ông Nguyễn Trung Thực, Chủ tịch Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt - ðức nói.

Chủ tịch Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt - ðức Nguyễn Trung Thực: Mặt trận không phải là bưu ñiện, chỉ xem và chuyển ñơn

Page 4: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

4

Linh mục Nguyễn Thiện Cẩm kỳ vọng Mặt trận có tiếng nói trực tiếp, không qua trung gian. "Mặt trận không chỉ ñứng ngoài vỗ tay, mà phải tham gia tích cực thay ñổi hiện trạng ñất nước". Tân Chủ tịch MTTQ kêu gọi ñoàn kết Phát biểu sau khi ñược bầu, tân Chủ tịch UB TƯ MTTQ nói: "ðây là niềm vinh dự ñồng thời là trọng trách lớn mà ðảng và MTTQ giao cho tôi. Cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi tin tưởng sẽ luôn nhận ñược sự ủng hộ, hợp tác của các cụ, các vị, các ñồng chí trong UB TƯ MTTQ, ñể chung tay vun ñắp, phát huy sức mạnh khối ñại ñoàn kết toàn dân".

Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng "thiết tha kêu gọi các tầng lớp nhân dân ở trong nước và ñồng bào ta ở nước ngoài tiếp tục hưởng ứng, tham gia các phong trào, cuộc vận ñộng của MTTQ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu". "Bác Hồ ñã nói năm 1955: ñoàn kết là chính sách dân tộc, không phải là một thủ ñoạn chính trị. Ai có tài, có ñức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ñại ñoàn kết mới mạnh", ông Nhân chia sẻ. Chung Hoàng - Ảnh: Minh Th ăng

*

CÒN 20% MỨC SỐNG TỐI THI ỂU CÔNG NHÂN L ẤY Ở ðÂU ?

Tống văn Công

Trên các báo hôm qua ñưa nhiều tin, bài về tiền lương: Tại hội thảo về mức sống tối thiểu của NLð, Tổng LðLð VN ñề xuất phương án lương tối thiểu năm 2014; tiếp tục mổ xẻ chuyện “lương khủng” ở các công ty nhà nước; xúc ñộng lòng người là thu nhấp của phần lớn công nhân còn lâu mới ñạt mức sống tối thiểu !

Căn cứ các kết luận của BCH TƯ ðảng và các khảo sát thực tế ñời sống công nhân,Tổng LðLð ñưa ra 2 phương án ñiều chỉnh LTT năm 2014 cao hơn 2 phương án hồi tháng 4-2013 của Bộ LðTB&XH từ 8 – 16% . Tuy nhiên với mức tăng ấy, Tổng LðLðVN cho biết cũng chỉ mới ñáp ứng ñược từ 77- 84% mức sống tối thiểu! Như vậy thì chắc rằng 20% công nhân ñang nhịn một bữa ăn mỗi ngày chưa thể thôi nhịn! Có cách nào giải quyết không?

Xin mời các nhà làm chính sách ñọc ñoạn này trong Nghị quyết 20/NQ-TƯ khóa 10 năm 2008:”Xử lý ñúng ñắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và chăm lo xây dựng giai cấp công nhân; bảo ñảm hài hòa lợi ích giữa công nhân, người sử dụng lao ñộng, Nhà nước và toàn xã hội; không ngừng nâng cao ñời sống vật chất, tinh thần của công nhân”. ðã 5 năm qua, các cơ quan xây dựng chính sách luôn luôn làm ngược lại Nghị quyết hết sức quan trọng này, liên quan ñến hàng chục triệu con người ñược gọi là lực lượng tiên phong mà không ai phải kiểm ñiểm trách nhiệm cả! Và ñây là hai kết luận của BCH TƯ năm 2012 và 2013:”ðiều chỉnh mức LTT khu vực DN nhanh hơn ñể ñến năm 2015 ñạt mức nhu cầu tối thiểu” và “từng bước ñiều chỉnh tiền LTT vùng phù hợp với tình hình SXKD và nhu cầu tối thiểu của người lao ñộng”. Quan ñiểm của ðảng lãnh ñạo như vậy là ñã rõ. Thế thì cản trở chủ yếu là từ ñâu?

Page 5: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

5

Trong cuộc họp tháng 4- 2013 ñại diện Bộ LðTT& XH có hai ý kiến : “Tình hình thu cho ngân sách rất khó khăn, do ñó không bố trí nguồn chi cho cải cách tiền lương theo lộ trình năm 2013” và “ Nếu ñiều chỉnh lương tối thiểu ñảm bảo ngay nhu cầu tối thiểu của người lao ñộng trong năm 2013 thì rất nhiều doanh nghiệp, ñặc biệt là doanh nghiệp dệt may, da giày gia công sẽ phá sản”. Như vậy cái vướng thứ nhất là do “thu ngân sách rất khó khăn”, trong khi tiền lương của khu vực SXKD, ñặc biệt là doanh nghiệp ngoài nhà nước không dính tới ngân sách. Lẽ ra nên có chính sách lương phù hợp hơn: Nên chăng ở khu vực này hãy ñể cho người lao ñộng và người sử dụng lao ñộng thương thảo với nhau ñể ký kết hợp ñồng lao ñộng với mức lương hai bên có thể chấp nhận. Về ý kiến sẽ có rất nhiều doanh nghiệp phá sản nếu LTT ñảm bảo nhu cầu tối thiểu thì thực tiễn ñã hoàn toàn bác bỏ: Từ tháng 4 ñến nay có hàng chục cuộc ñình công ở các xí nghiệp may và da giày, các ông chủ ñã dễ dàng chấp nhận yêu sách tăng lương mà chẳng có ông nào phá sản cả !

Sở dĩ ý kiến của ñại diện Bộ LðTT&XH dễ dàng ñược chấp nhận là do năm nay ñã có hơn 100.000 doanh nghiệp ngừng hoạt ñộng. Tuy nhiên, nếu chịu khó tìm hiểu thì về lý thuyết cũng như về thực tiễn ý kiến ñó cũng ñều không có cơ sở, nếu quan sát kỹ các doanh nghiệp ñang hoạt ñộng. Bởi vì “giá trị sử dụng thứ hàng hóa ñặc biệt là sức lao ñộng là ở chỗ nó sinh ra một giá trị lớn hơn giá trị của chính bản thân nó”. Do ñó người sử dụng lao ñộng phải trả mức lương tối thiểu không chỉ ñủ nuôi sống bản thân người lao ñộng mà còn phải có dư ñể nuôi sống cả gia ñình anh ta” ( C.Mác và Ph Ăng ghen trang 252). Từ lâu ở khu vực sản xuất kinh doanh, các nước tiên tiến ñã không trả lương tháng mà trả lương theo kết quả lao ñộng. Các doanh nghiệp xây dựng ñịnh mức thời gian lao ñộng trung bình cho một ñơn vị sản phẩm. Trên cơ sở ñó, người lao ñộng phát huy sáng kiến, cải tiến thao tác, tăng năng suất lao ñộng và tăng thu nhập. Ở các khâu gián tiếp sản xuất, người ta tính tiền lương theo ñầu việc cho từng chức danh. Công ñoàn với chức năng là người ñại diện bảo vệ quyền, lợi ích chính ñáng, hợp pháp của người lao ñộng có vai trò ñặc biệt quan trọng hợp tác, thương lượng, ñấu tranh với chủ doanh nghiệp trong việc xây dựng ñịnh mức lao ñộng và ñơn giá của một ñơn vị sản phẩm…

ðể làm tốt việc này, công ñoàn có thể dựa vào người lao ñộng và thẳng thắn ñối thoại với giới chủ ñể nắm chắc mục tiêu lợi nhuận, doanh thu, tiềm lực cạnh tranh mở rộng thị trường… Từ ñó mà công ñoàn xác ñịnh ñúng khả năng của doanh nghiệp có thể nâng mức tiền lương, tiền thưởng cho người lao ñộng, xây dựng quan hệ hài hòa, phát triển doanh nghiệp, tránh những căng thẳng không cần thiết.

Gác mạ lỵ, hướng tới xây dựng một xã hội dân sự****

Hạ ðình Nguyên

Sự suy thoái toàn diện của xã hội Vi ệt Nam hôm nay ñang lao xuống, ầm ầm như thác ñổ. Không thể ngăn cản. Không thể biện hộ, bằng sự hồ ñồ mạ lỵ. Chân lý không thuộc về kẻ nói to, nói nhiều, nói mạnh. Không ai có thể quản lý ñược chân lý, vì

chân lý không có chủ nhân. Chân lý thẩm thấu vào kẻ biết lắng nghe với trái tim có sức chứa. Sự kiện anh Lê Hiếu ðằng – tự nó không phải là sự cố cho hệ thống cầm quyền của ðảng – ñang

lan tỏa, nhẹ nhàng và ñơn giản, ñã tạo nên sự cộng hưởng tích cực, rộng lớn cho những ai biết lắng nghe.

Page 6: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

6

ðó là một lời mời ñối thoại với tấm lòng chân thật và thiện chí. Nhưng nó ñược ñón nhận cách phản ứng rất “vật lý” từ phía công quyền, từ hệ thống Chuyên-Chính-Vô-Sản, từ não trạng ñậm quán tính, từ niềm tin có tính giáo ñiều về những tiền ñề mang màu thần thánh.

Như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, sự “suy thoái/thoái hóa về tư tưởng – chính trị” trong ðảng Cộng sản ñang diễn ra ở một “bộ phận không nhỏ”. ðúng như thế. Sự suy thoái biểu hiện bằng sự bắt ñầu căn bản nhất, nguồn cội nhất, là thái ñộ không chấp nhận ñối thoại và tâm lý không ưa thích ñối thoại. Tệ hơn thế, là thái ñộ vùi dập ñối thoại bằng ñại bác, như tiếng ñại bác của Kim Jong-un nã vào kẻ tử tội. Tiếng hô xung phong phản kích ñồng loạt nổ ra từ các phương tiện truyền thông chính thức, từ các tờ báo lớn chính thống, kế tiếp là những cuộc rì rầm trong hệ thống ngầm ở ñịa phương. Những tay xạ thủ là “Giáo sư”, “Ti ến sĩ”, “Vi ện sĩ” và cả những “khất sĩ” dư luận viên… Như một cơn mưa lớn trút xuống, nặng hạt, nhưng lại qua nhanh, chẳng ñọng lại ñiều chi ñáng suy nghĩ, ngoài việc làm rõ thêm những vết nứt loang lổ vốn có. Phài chăng ñây là biểu tượng căn cơ về suy thoái trong tư tưởng – chính trị mà Tổng Bí thư muốn nói?!

Trao ñổi, hay là ñối thoại, phải chăng là hành vi giao tiếp ñầu tiên của loài người ñể khởi ñầu sự từ bỏ thế giới mông muội, tiến tới thế giới văn minh? Vì văn minh nên có dân chủ. Dân chủ, chính là ñối thoại. ðộc tài thì không có ñối thoại, chỉ có tiếng kèn xung trận thay lời. Không ñối thoại và tự cho là mình có chân lý, thế thì lưng dựa của tư duy là quyền lực?

Mao ñưa ra phương châm “Quyền lực ở trên ñầu mũi súng”, nhưng Chân lý thì không nằm ở ñó! Người ta có thể thừa nhận “lý lẽ thuộc về kẻ mạnh”, nhưng không ai nói “chân lý là của kẻ mạnh”.

Mặt khác, những người bên kia bờ ñại dương, trong số những người yêu nước và yêu sự chống Cộng, thì có một số tạm gọi là “Chống Cộng cực ñoan” cũng ñã tích cực lên tiếng mạ lỵ Lê Hiếu ðằng, nói rất nhiểu kiểu, nhiều cách, có thể tạm gọi là những cuộc “ném ñá”. Phải chăng ném ñá ñã trở thành một nghề, hay một cách chơi, hay một loại sinh hoạt cần thiết của ñời sống tinh thần? Tất nhiên ñều ñược và ñều có quyền. Tuy nhiên, một sáng thức dậy, những cục ñá ném, phát ra từ bên kia hay bên này, nằm trơ ra ñấy mà chẳng thấy ông Lê Hiếu ðằng nằm ñâu. Vẫn chỉ là những cục ñá lớn nhỏ. Có thể một mai kia, may thay, những cục ñá ấy sẽ cựa quậy trong tâm của người ném, vì sự hổ thẹn.

Nói về mất mát ñau thương thì ai cũng rõ, là nỗi ñau chung, không bản thân thì cũng gia ñình, bà con họ hàng, người yêu… chưa chắc “Bên thắng cuộc” ñã không nhiều hơn “bên không thắng cuộc”! Bên thắng cuộc tuy ñông, nhưng người thắng thì ít lắm. Nói như vị nào ñó: Dù bên nào thắng, thì nhân dân vẫn lãnh ñủ… Phe “chống Cộng cực ñoan” và phe “Cộng sản triệt ñể” có thể ñồng dạng với nhau về mặt tính cách, họ “ñối trọng” nhau ñể sinh thành và tồn tại. Vì thế, nên thôi ñi! Cũng bởi vì, thế hệ trẻ hiện nay ñang ñánh giá khác về các giá trị của thời ñại!

Một xã hội công dân mà Lê Hiếu ðằng thay cho hàng vạn con người ñã nói lên, tuy không mới nhưng luôn cần thiết cho mọi người, là giải pháp cấp bách, cũng là giải pháp lâu dài của Việt Nam, cho phe “cực ñoan” hay phe “triệt ñể”, và cả cho con cháu họ. Chẳng lẽ con cháu họ sẽ sinh ra và lớn lên cũng ñều có máu “triệt ñể” hay máu “cực ñoan” hết cả sao? Nếu thế thì rất khó tưởng tượng về tương lai của ñất nước!

Hãy gác lại cuộc mạ lỵ, bôi bẩn, vu khống, hồ ñồ, vô bổ… ñể cùng ñối thoại, hướng tới xây dựng một xã hội công dân, bình ñẳng, hội nhập, và văn minh, mà ở ñó những ông bạn “cực ñoan” và những ñồng chí “triệt ñể” sẽ chỉ còn tồn tại, và ñược trân trọng chăm sóc, trong các bệnh viện tâm thần.

Những ngày tháng ñang trong cơn bão ñá từ các bên, Lê Hiếu ðằng vẫn ñi cà phê buổi sáng như thường lệ. Dù chỉ nhấm nháp qua loa một cách rất “không ñáng kể”, anh vẫn rất vui vẻ và hân hoan về những ñiều mình ñang nghĩ ñang làm. Có lẽ anh ñã ký một hòa ước nào ñó với Thần Chết nên rất bình yên, không có vẻ gì là “kẻ bất mãn” hay “tên âm mưu” như những ông kẹ ném ñá kết án.

Thân xác thì tạm không cần nói tới, nhưng linh hồn anh thì không ai chạm vào ñược! Anh ñã trung thành với nhiệt huyết tuổi thanh niên của mình, với tính cách “Liên minh Dân tộc Dân chủ và Hòa bình”.

Page 7: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

7

Trước và sau, anh là thống nhất. Như thế là hạnh phúc, vì còn gì ñẹp hơn! H. ð. N. 6-9-2013 *trong nguyên văn gửi ñăng trên Boxit, tác giả sử dụng thuật ngữ "xã hội công dân", tôi ñã gọi

ñiện trao ñổi và ñược tác giả ñồng là nên sửa lại thành "xã hội dân sự". TL

Có ai trả lời dùm

Võ Văn Thôn [Mười Thôn] ðiều 4 HP xác ñịnh ðảng CS lãnh ñạo nhà nước và xã hội. ðảng có mặt ở khắp nơi. Vậy tại sao 4 công ty công ích của TPHCM bóc lột công nhân ñể hưởng “l ương khủng” mấy năm mà không một tổ chức ñảng nào phát hiện. Tại sao? ðảng ủy khối Dân Chính ðảng TP hãy trả lời dùm tối câu hỏi này? VVT

Vài ý kiến về ñề xuất thành lập một ñảng chính trị mới cho Việt Nam

Diễn ñàn. 3-9-2013. Lữ Phương

Việc thành lập một ñảng chính trị mới ñang nói tới ở ñây là một ñảng giả ñịnh, mang tên “ ðảng Dân Chủ Xã hội ” do Lê Hiếu ðằng ñề xuất. Anh ðằng là một cán bộ ñã 45 tuổi ðảng, hoạt ñộng ở các ñô thị miền Nam trong thời kỳ chiến tranh “ chống Mỹ ”, sau 1975 từng ñảm nhận vai trò lãnh ñạo trong Mặt Trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh suốt một thời gian dài. ðề xuất của anh ñã làm dấy lên trong dư luận trong và ngoài nước một không khí tranh cãi sôi nổi, hào hứng, quyết liệt ít thấy. Là chỗ quen biết anh ðằng, sau khi theo dõi những cuộc tranh luận nói trên, tôi xin ñược góp thêm với công luận mấy ý kiến sau ñây :

1. ðiều tôi có thể khẳng ñịnh ñầu tiên là ñề xuất ấy chỉ là ý kiến ñột xuất của riêng Lê Hiếu ðằng khi anh ñối mặt với căn bệnh ngặt nghèo mà mình vướng phải, từ ñó nẩy ra ý ñịnh nhìn lại cả một ñời hoạt ñộng ñã qua và ñã bày tỏ những dằn vặt cá nhân của mình về những hoạt ñộng ñó trong bài Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh. Khi bài này xuất hiện trên một trang mạng lập tức ñược anh Hồ Ngọc Nhuận – một nhà báo cũng là một nhân sĩ ngoài ðảng, thuộc “ lực lượng thứ ba ” ñối lập với chính quyền Sài Gòn trước ñây, sau 1975 ñã cùng hoạt ñộng với anh ðằng trong ban lãnh ñạo Mặt trận Thành phố Hồ Chí Minh – lên tiếng tán thưởng bằng một bài viết hết sức nhiệt tình mang tên Phá Xiềng.

Sau bài viết ñó của anh Nhuận, ñây ñó ñã phát sinh dư luận cho rằng việc thành lập một ñảng mới ñối lập, ñương ñầu với ðảng Cộng sản ñã là một thực tế ñang ñược xúc tiến và xúc tiến bởi một nhóm người ñang nuôi tham vọng nào ñó về chính trị. Nhưng theo chỗ tôi biết thì trên thực tế chưa hề có một cá nhân nào hoặc một nhóm người nào ñó thực sự có ý ñịnh kết tập nhau lại ñể bắt tay vào việc hình thành ra cái ñảng chính trị này cả. Tất cả chỉ mới manh nha trong sự gợi ý từ bài viết của anh ðằng và riêng anh

Page 8: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

8

ðằng cũng cho biết, ngay cả khi có ñiều kiện ñể hiện thực hoá ý tưởng ấy thì trong tình trạng bệnh tật không biết ñi ñến ñâu hiện nay, anh cũng không thể nào ñứng ra ñảm ñương ñược. Anh ðằng không ngây thơ ñến nỗi không hiểu tính chất ñầy khó khăn và phức tạp của một dự án chính trị như vậy.

2. Qua việc tiếp xúc trực tiếp với anh và những văn bản mà anh ñã công bố, tôi có thể khẳng ñịnh thêm rằng khi gợi ra vấn ñề “ ña ñảng ” nói trên, anh ðằng không hề ñề ra mục tiêu lật ñổ hay thay thế ðảng cộng sản ñang lãnh ñạo nhà nước và xã hội Vi ệt Nam. ðộng lực thực sự của anh là muốn ñưa ra một giải pháp thiết thực, góp phần dân chủ hoá ñời sống chính trị của ñất nước, từ ñó cùng góp sức với ðảng cộng sản, tìm kiếm những giải pháp phù hợp thực tế ñể mau chóng ñưa ñất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Suy nghĩ này của anh thật ra không có gì mới mẻ vì ñã ñược nhiều nhân vật hoạt ñộng và một số nhà nghiên cứu (kể cả những người trong ðảng) nói tới từ lâu, quan trọng nhất là chỉ ra ñược nguyên nhân mọi sai lầm lặp ñi lặp lại của ðảng cộng sản cầm quyền: ñó là việc ðảng ñã coi cái ý thức hệ Mác-Lênin của riêng mình như chân lý duy nhất ñúng, ép buộc toàn xã hội phải thừa nhận, căn cứ vào ñó thiết lập quyền ñộc tôn lãnh ñạo, không màng ñến phản ứng của cuộc sống thực tiễn, nguyện vọng của ñông ñảo nhân dân.

Tất cả mọi sự phản biện dai dẳng ñưa ñến những ñề xuất tìm kiếm một giải pháp ñiều chỉnh lại hướng ñi cho ñất nước cũng xuất phát từ ñó : trong thời kỳ mới này, Việt Nam cần phải chuyển mình sang thể chế dân chủ ñể hình thành một tập hợp dân tộc ñồng thuận, trong và ngoài nước, dựa trên ñó cùng nhau tìm ra những giải pháp thoát khỏi ñược sự bế tắc bấy lâu nay. Trong ý hướng dân chủ hoá ñời sống chính trị ñó, vấn ñề kiểm soát quyền lực – cụ thể là không ñể nhà nước dùng sự ñộc tôn quyền lực triệt tiêu sự sống ñộc lập của xã hội công dân, kết quả là biến sự ñộc tôn ñó thành chỗ dựa cho các tập ñoàn lợi ích cấu kết với nhau ñể thao túng nhà nước – ñã ñược ñặt ra ngày càng gay gắt, dưới nhiều hình thức, từ việc lên tiếng của những cá nhân ñến những kiến nghị tập thể mở rộng cho nhiều người tham gia.

3. Vấn ñề “ ña ñảng ” mà Lê Hiếu ðằng nêu ra chỉ nhắc lại những suy nghĩ chung nẩy sinh từ quá trình thảo luận tìm kiếm con ñường dân chủ hoá cho Việt Nam, diễn ra cả hơn hai thập kỷ ñã qua. Và không phải chỉ như vậy vì có lúc các ý tưởng ấy ñã thể hiện trong thực tế, cụ thể qua sự xuất hiện công khai một số ñảng chính trị mà thách thức rất ñáng chú ý là việc ông Hoàng Minh Chính một cựu ñảng viên ñứng ra “ phục hồi ” một ñảng ra ñời vào thời kỳ cách mạng 1945 mệnh danh là ðảng Dân Chủ. Gọi là “ phục hồi ” một ñảng cũ (thực chất là do ðảng Cộng sản chủ ñộng lập ra) nhưng trong khi ñó ông Chính lại dời vị trí nội ñịa của nó ra hải ngoại ñể một số nhân vật bên ngoài chi phối, vì thế nỗ lực của ông ñã không giữ ñược tính chính danh cần phải có ñể có thể hoạt ñộng, nhất là không ñủ thực lực ñể vượt qua ñược sự trấn áp của ðảng cộng sản.

ðảng chính trị mang tên “ Dân chủ Xã hội ” do Lê Hiếu ðằng ñề xuất ñã ñi theo một hướng hoàn toàn khác : là kết quả của cuộc vận ñộng trong nước nhưng không ra ñời một cách tự phát từ cuộc sống xã hội mà lại bắt nguồn từ nội bộ ðảng cộng sản, cụ thể từ sáng kiến của những ñảng viên bất ñồng, xin ra khỏi ðảng với một số lượng tương ñối nào ñó ñể có thể khởi xướng và thành lập. Thực chất của cái thực thể chính trị ñược Lê Hiếu ðằng ñề xuất ñã bộc lộ rõ trong ñiều kiện giả ñịnh ñó : ðảng Dân chủ Xã hội sẽ không thể nào trở thành hiện thực nếu chưa có ñủ số ñảng viên cộng sản ly khai cần thiết. Vì thế sẽ là tất nhiên khi thấy anh ðằng chưa nói gì ñến cương lĩnh, tổ chức, ñiều lệ của ñảng, và cũng là tất nhiên nữa khi chúng ta chưa thấy có dấu hiệu nào cho biết ñã có một sự chuẩn bị tối thiểu ñể làm việc ñó. Câu hỏi về sự chín muồi hay chưa của tình hình ñể sự ñề xuất này có thể ñi vào thực tế thiết tưởng cũng không có ý nghĩa bao nhiêu.

Page 9: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

9

Vì thế, muốn nhìn ra cho rõ hình hài của cái thực thể chính trị mới này tôi thấy không dễ. Tuy vậy nếu cố gắng ñi sâu vào những gì Lê Hiếu ðằng gợi ra qua các bài viết của anh, chúng ta vẫn có thể hình dung ra ñược ñôi nét rất khái quát của nó. Khác hẳn về phương pháp hoạt ñộng với ðảng cộng sản, ñó là ñiều rõ ràng nhất : nếu một bên là chuyên chính, dựa vào ñường lối từ bên trên ñể “ cải tạo ” bên dưới, buộc bên dưới phải vâng phục (cộng sản) thì một bên sẽ là dựa vào bên dưới – Lê Hiếu ðằng nói ñến nhiều lần cái “ xã hội dân sự ” ñang lớn mạnh – ñể hoạt ñộng, lấy nguyện vọng của bên dưới hình thành ñường lối, căn cứ vào ñó tạo ra áp lực tác ñộng lên trên, buộc ðảng cộng sản phải tiến hành những cải cách căn bản và thiết thực (dân chủ xã hội).

Khác nhau về phương pháp hoạt ñộng nhưng xét về mặt mục tiêu, hai thực thể chính trị ấy vẫn có thể gặp nhau trên những ñịnh hướng lý thuyết khả dĩ về một mô hình xã hội chủ nghĩa truyền thống : hạn chế sự bóc lột mù quáng và vô ñộ của chủ nghĩa tư bản, ñề cao quyền sở hữu về sức lao ñộng của những người công nhân, bảo vệ môi trường tự nhiên, lành mạnh hoá môi trường văn hoá xã hội… Với những tương ñồng giả ñịnh ñó, nếu ra ñời ñược, ðảng Dân Chủ Xã hội sẽ ñảm nhận một chức năng ñặc biệt trong mô hình “ lưỡng ñảng ” kiểu Việt Nam, ở ñó ðảng cộng sản vẫn là chủ thể lãnh ñạo còn ðảng Dân chủ Xã hội sẽ giữ vai trò của một lực lượng “ ñối trọng hợp pháp ”, không hoàn toàn là một thứ ñảng bù nhìn vuốt ñuôi (như ở Trung quốc) nhưng cũng không phải là một ñảng chống ñối nhằm “ giải thể ” ðảng cộng sản ñể thay thế như người ta có thể tưởng tượng ra.

4. Nhìn chung lại, tôi thấy ñề xuất thành lập ðảng Dân chủ Xã hội của Lê Hiếu ðằng ñã ñặt nền trên mấy nhận ñịnh sau ñây :

• Sự lãnh ñạo của ðảng cộng sản hiện nay ñã tỏ ra hoàn toàn bất lực trong công cuộc phát triển lành mạnh của ñất nước, vì vậy ñang ñưa dân tộc vào một cuộc khủng hoảng xã hội trầm trọng, có nguy cơ ñể mất chủ quyền vào thế lực bành trướng phương Bắc.

• Tình trạng ñó ñược quy về phương thức lãnh ñạo chuyên chính của ðảng cộng sản với một ñường lối áp ñặt, xa rời thực tế, mất lòng dân, cho nên biện pháp dân chủ hoá sự lãnh ñạo của ðảng cộng sản là ñiều kiện cấp bách ñể giải quyết cuộc khủng hoảng nói trên.

• Trong tình thế cực ñoan như hiện nay, sự ra ñời của một ñảng mới gần gũi với ðảng cộng sản về mục tiêu nhưng khác về phương pháp là phương thức tốt nhất, ñể vừa dân chủ hoá thể chế chính trị ở Việt Nam, vừa tạo ra một môi trường cạnh tranh thúc ñẩy ðảng cộng sản tự dân chủ hoá và canh tân.

Qua sự tìm hiểu như trên, giả sử như tiếp cận ñược gần ñúng suy nghĩ của Lê Hiếu ðằng, nếu bỏ qua một số biểu ñạt có tính chất cảm tính vì những bức xúc ñặc biệt của anh, tôi cho rằng những suy nghĩ ấy cần ñược ñón nhận một cách thiện chí vì bản thân cái phần cốt lõi trong bài viết của anh ñã bắt nguồn từ một thiện chí không thể không ghi nhận. Những anh em quen biết anh ðằng lâu năm ñều nhận thấy anh thuộc loại ñảng viên ít chịu khoan nhượng trước những sai trái, cho nên hoạt ñộng trong một môi trường phải tận mắt chứng kiến quá nhiều những ñiều ñi ngược lại lý tưởng ban ñầu của anh, nghiêm trọng, dai dẳng ñến phi lý, anh không thể không tiếp nối những người ñi trước (như tướng Trần ðộ ñã mất), lên tiếng phê phán những sai trái ấy với tinh thần trách nhiệm cao nhất của một ñảng viên mà cũng là của một công dân. Gọi anh là kẻ “ phản bội ”, “ chuyển hệ ” hoặc theo ñuôi các “ thế lực thù ñịch ”, xuyên tạc tư tưởng ñể bôi nhọ nhân thân của anh v.v… là những quy kết ñầy ác ý.

Còn về vấn ñề “ ña ñảng ” mà anh xới lên, như ñã nói ở trên, thật sự ñó vẫn chỉ là một ñề xuất giả ñịnh, ñúng hơn là một khuyến cáo có tính chất ñịnh hướng cho ðảng cộng sản – chứ không phải cho

Page 10: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

10

những thực thể chính trị khác – mà anh vẫn còn là một thành phần, mục ñích không có gì khác hơn là thúc ñẩy sự canh tân thể chế, vì lợi ích của dân tộc mà cũng là vì ðảng của anh. Vốn là một khuyến cáo công khai ñề xuất trực tiếp, nếu không ñồng ý với anh thì ñiều quan trọng nhất ñể những nhà lãnh ñạo ðảng ứng phó là chỉ ñạo những nhà lý luận của mình, dưới hình thức một cuộc ñối thoại cũng công khai, minh bạch trả lời từng ñiểm một các vấn ñề ñã ñược nêu ra, nhân dịp này thành thật công bố ñường lối giải quyết những khó khăn hiện nay của ðảng (nhất là với chủ nghĩa bành trướng phương Bắc), không phải chỉ với riêng anh mà với cả ñông ñảo những người thuộc nhiều thế hệ khác nhau, ñã nghĩ như anh và tạo ra ñộng lực ñể anh bộc lộ. Không làm như vậy mà lại né tránh các vấn ñề ñó, trong khi ñó lại cho mở ra chiến dịch công kích anh hết sức thô bạo – cơ sở lập luận không dựa vào ñâu ngoài những công thức tuyên truyền xa rời thực tế (như tính chất “ khoa học ” của chủ nghĩa Mác-Lênin, sự chọn lựa của ðảng và của nhân dân là một, cổ vũ ña ñảng là làm rối loạn xã hội v.v…), ñương nhiên coi ñó như những chân lý quyền uy, không cần thuyết phục – những nhà lý luận của ðảng ñã không gặt hái ñược gì ngoài những chống trả quyết liệt của nhiều xu hướng phản biện khác nhau.

5. ðể giữ tính chất nghiêm túc cho ñề xuất của Lê Hiếu ðằng, thiết nghĩ chúng ta cần vượt lên cuộc tranh cãi ồn ào ñang diễn ra ñể tìm hiểu thêm vấn ñề này theo một viễn cảnh chuyển ñổi xã hội rộng lớn hơn mà ở Việt Nam hiện nay ñang ñặt ra ngày càng rõ ràng, ñặc biệt là những ý hướng canh tân mạnh mẽ xuất phát từ trong nội bộ ðảng cộng sản. Trong xu thế ấy, việc ñề xuất công khai và trực tiếp của Lê Hiếu ðằng về vấn ñề “ ña ñảng ” là một ñột biến quan trọng, có khả năng mở ra một hướng mới cho quá trình ñấu tranh trong nội bộ ðảng về sự cần thiết phải có những chuyển hoá triệt ñể về lãnh ñạo : cuộc ñấu tranh dân chủ hoá ñời sống chính trị của ñất nước từ nay trở ñi sẽ không chỉ giới hạn trong việc “ phản biện ” trên lời nói về những chính sách sai lầm của ðảng mà cần tranh ñấu tạo ra một ñịnh chế phân tán quyền lực ñể ngăn chặn những sai lầm ấy một cách có hiệu lực. Việc kiểm soát quyền lực này không ñụng chạm tới cương lĩnh của ðảng cộng sản (ñó là chuyện nội bộ của những người cộng sản) mà chỉ ñặt vấn ñề thiết lập một ñịnh chế mới ñể buộc ðảng cộng sản phải tuân thủ những quy ñịnh dân chủ về “ kiểm soát và cân bằng quyền lực ” khi ñem cương lĩnh của mình ra thực hiện.

Trước một xu thế như vậy, sự phản ứng ứng quyết liệt của một số cán bộ ðảng, quen bám víu (một cách lén lút) vào thứ lý luận giáo ñiều về “ chuyên chính vô sản ”, dứt khoát không chia quyền với bất cứ ai, là hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng nhìn vào lịch sử của phong trào cộng sản thế giới, người ta nhận thấy quan niệm ấy không phải lúc nào cũng ñược áp dụng một cách tuyệt ñối, máy móc, nhất là trong những tình thế khó khăn cần linh ñộng nhân nhượng ñể ñừng mất tất cả (“dĩ nhất biến ứng vạn biến” như Hồ Chí Minh hay nói) : việc ðảng cộng sản ðông Dương, cuối năm 1945 ra thông báo căn cứ vào “tình hình thế giới và hoàn cảnh trong nước” bấy giờ ñể tự giải tán là một thí dụ. Trong những tình hình như vậy, vấn ñề “ ña ñảng ” không còn là một khái niệm thiêng liêng, một nguyên tắc bất dịch mà là một công cụ trong ñấu tranh, cần phải ñược sử dụng ñể bảo vệ mục ñích theo ñuổi của mình. Vấn ñề thành công hay thất bại trong trong việc quyết ñịnh này hoàn toàn tuỳ thuộc vào bản lĩnh của những người có ñảm lược sử dụng công cụ ñó.

Ngay trong ñiều kiện ñã giành thắng lợi rồi mà muốn bảo vệ quyền lực một cách lâu bền, công cụ ñó vẫn không thể tiên quyết coi như một cấm kị. Thực tế cho chúng ta biết có khá nhiều hình thức “ ña ñảng ” ñã ñược những ñảng cầm quyền sử dụng có lợi cho mình. Có thể cho phép một loạt ñảng “ hiệp thương ” tồn tại ñể làm “ kiểng ” cho chế ñộ một ñảng ñộc tài. Cũng có trường hợp các ñảng gọi là “ ñối lập trung thành ” ñược luật pháp cho hoạt ñộng công khai nhưng trên thực tế ñã bị ñảng cầm quyền khống chế (một cách hợp pháp và cả bất hợp pháp) ñể duy trì quyền lãnh ñạo thống trị của mình. Cũng có trường hợp công cụ ña ñảng ñược dùng trong thể chế “ ña nguyên ña ñảng ” ở ñó các ñảng ñối lập, vì một lý do

Page 11: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

11

văn hoá, lịch sử nào ñó, luôn chiếm vị trí thiểu số, nhưng cũng có những trường hợp ñược sử dụng trong thể chế “ nhất nguyên ña ñảng ”, ở ñó chỉ có hai ñảng thay nhau cầm quyền bằng những phương pháp khác nhau nhưng có cùng mục ñích bảo vệ những giá trị chung của một chế ñộ cả hai ñều chia sẻ. Trước thực tế phức tạp của cuộc ñấu tranh quyền lực, việc tuyệt ñối hoá một quan niệm “ ñộc ñảng ” có nội dung nào ñó ñể duy trì sự ñộc tôn quyền lực cho ðảng của mình trong mọi trường hợp là một thái ñộ không thực tế. Nhất là lại thuần tuý bằng trấn áp và bạo lực thì không những không thực tế mà còn nguy hiểm : ñảng chính trị ñó chỉ tích tụ những toan tính bạo lực ngược chiều, trước sau gì cũng “ quỵ sụm ” hoặc bị ñánh ñổ bằng con ñường bạo lực do mình tạo ra.

Sẽ là một thiếu sót nếu bài này chấm dứt mà không có vài lời sau ñây xin thưa cùng những người quen hay không quen ñã bày tỏ thái ñộ ñồng tình, cổ vũ ñề xuất của Lê Hiếu ðằng :

a) ðề xuất của anh chỉ là một khuyến cáo với ðảng cộng sản. Tán thành nhưng xem ñây chỉ như một sáng kiến “ cải lương ”, “ thoả hiệp ” hoặc “ ảo tưởng ” cũng không sao, nhưng ñừng quên rằng ñây là một hình thức tranh ñấu mới nẩy sinh từ bên trong hàng ngũ những người cộng sản trước tình thế mới.

b) Thực chất của ñề xuất ñó là chuyển hoá thể chế chuyên chính sang dân chủ pháp quyền, ở ñó hình thức ña ñảng là một công cụ ñấu tranh thực hiện bằng phương pháp nội tại của những người cộng sản bất ñồng. Cần xuất hiện những suy nghĩ khác có nội dung phù hợp với những bước ñi thích hợp hơn.

c) Công việc cực kỳ khó khăn, xin ñừng quá bồng bột coi ñề xuất này như một thứ phép màu mang ñến khả năng chấm dứt ngay ñược di sản nặng nề của ñộc tài, chia rẽ, hận thù do quá khứ ñể lại. Cũng ñừng quên trong chính trị, vấn ñề “ ña ñảng ” chỉ là một công cụ ñấu tranh : viễn cảnh về một xã hội mà công cụ ñó cần vượt qua và nhắm tới mới là mục tiêu quan trọng hơn.

Xong ñúng ngày 2-9-2013. Lữ Phương. Nguồn: Diễn ñàn

Hội nghị Trung ương 8 có gì ñáng lưu ý? Cập nhật: 13:21 GMT - thứ bảy, 7 tháng 9, 2013

Dàn xếp nhân sự cao cấp của ðảng có thể tới 2015 sẽ rõ hơn, theo quan sát trong nước

Hội nghị Trung ương 8 của ðảng Cộng sản Việt Nam sắp nhóm họp trong tháng 10 có thể xem xét một số nội dung từ nhân sự tới chống tham nhũng, và lắng nghe báo cáo thực hiện kế hoạch 5 năm và chủ ñề sửa ñổi Hiến pháp, theo ý kiến quan sát từ Việt Nam.

Trao ñổi với BBC hôm 07/9 từ Hà Nội, TS Lê ðăng Doanh, nguyên thành viên Ban Tư vấn Thủ tướng Chính phủ, cho hay ñây là một hội nghị ñánh giá giữa nhiệm kỳ của BCH Trung ương ðảng khóa XI.

Page 12: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

12

Trước khi diễn ra Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ñã cử 7 ñoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, ñiều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.

Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói: "Tôi nghĩ 7 ñoàn này sẽ có báo cáo với Bộ chính trị và Bộ chính trị sẽ báo cáo ra Hội nghị Trung ương, tiếp theo những nỗ lực mà ông Tổng Bí thư ñã có về chấn chỉnh ðảng, về chống tham nhũng, tiêu cực."

Về vấn ñề nhân sự, gần ñây, ðảng ñã có ñiều ñộng nhân sự cao cấp qua việc Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân ñược ñiều nắm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và trước ñó ñã có kiện toàn bộ máy nhân sự với các Ban Nội chính Trung ương và Ban Kinh tế Trung ương.

Tiến sỹ Lê ðăng Doanh bình luận tiếp: "Tôi nghĩ Hội nghị Trung ương có lẽ sẽ có một số quyết ñịnh về mặt nhân sự, chí ít là với ông Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân ñã ñược cử sang làm Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc.

"Chắc ông không thể nào kiêm nhiệm chức Phó Thủ tướng."

Một nguồn khác giấu tên nói với BBC rằng hội nghị tháng 10 sẽ bàn khung nhân sự cấp Ban chấp hành trung ương và Bộ Chính trị khóa tới.

Khung nhân sự tại Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao cũng sẽ ñược bàn luận.

'Hi ến pháp trình ðảng'

"Thường tất cả những lần trước của Quốc hội thì bao giờ Hội nghị Trung ương của ðảng Cộng sản cũng quyết rồi, sau ñó mới bảo Quốc hội thảo luận và giơ tay ñi"

TS Nguyễn Quang A

Tin cho hay từ ngày 9-24/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Vi ệt Nam sẽ nhóm họp ñể bàn thảo, xử lý, xem xét một số dự án sửa ñổi, bổ sung luật.

Hôm thứ Bảy, Ủy ban sửa ñổi Hiến pháp, do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì, ñã họp và công bố vào tháng 10/2013, Quốc hội sẽ họp và thông qua Hiến pháp sửa ñổi, bổ sung.

Tiến sỹ Lê ðăng Doanh bình luận: "Bản sửa ñổi bổ sung ñó, như ông Nguyễn Sinh Hùng ñã nói, sẽ trình ra Hội nghị Trung ương.

"Hội nghị Trung ương sẽ có một cuộc thảo luận và sẽ có ý kiến về dự thảo Hiến pháp này."

Cũng từ Hà Nội, hôm thứ Bảy, Tiến sỹ Nguyễn Quang A cho rằng Hội nghị trung ương 8 sẽ có hai nội dung ñáng quan tâm.

Theo nhà quan sát này, ñó là chỉ ñạo thông qua Hiến pháp sửa ñổi và xử lý các vấn ñề nội bộ của ðảng, bao gồm vấn ñề nhân sự cấp cao, chống tham nhũng.

Page 13: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

13

Tiến sỹ Quang A nói: "Thứ nhất là vấn ñề Hiến pháp, vì ñến tháng 10, Quốc hội họp, dự kiến là thông qua.

"Và thường tất cả những lần trước của Quốc hội thì bao giờ Hội nghị Trung ương của ðảng Cộng sản cũng quyết, sau ñó mới bảo Quốc hội thảo luận và giơ tay ñi."

'Nhân sự nội bộ'

Hiến pháp sửa ñổi, nhân sự nội bộ ñược cho là những chủ ñề và nội dung ñược bàn tại Hội nghị TƯ8 của ðảng

Về nội dung nội bộ của Trung ương ðảng, nguyên Viện trưởng Viện Phản biện Chính sách ñộc lập (IDS ñã tự giải thể), nói:

"Có lẽ vấn ñề thứ hai là vấn ñề mà ông Tổng Bí thư ñã nói rất nhiều lần là vấn ñề nội bộ của Trung ương (ðảng) chuẩn bị cho nhân sự."

Còn một nội dung nữa là bỏ phiếu tín nhiệm trong nội bộ lãnh ñạo cao cấp của ðảng như ở Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương, nhưng theo Tiến sỹ Quang A, hiện chưa rõ vấn ñề này còn ñược nhắc lại hay ñặt ra nữa hay không ở Hội nghị 8.

Về vấn ñề nhân sự cao cấp của ðảng, TS Quang A cho rằng có thể phải ñợi ñến năm 2015 mới rõ ràng.

Ông nói: "Bây giờ mới ñang là chuẩn bị, ñến năm 2015, nó mới nổi lên. Thực sự ở Việt Nam không có một kế hoạch như bên Trung Quốc chẳng hạn. Nhiều năm trước ở Trung Quốc, người ta biết ông Tập Cận Bình sẽ lên thay. Ở Việt Nam, hầu như không có cái ñấy và ñến phút thứ 89, có khi vẫn còn bất ngờ."

Trước ñó, hồi tháng Năm ñã diễn ra Hội nghị Trung ương 7 của ðảng.

Hội nghị này bầu bổ sung vào Bộ chính trị hai tân Ủy viên là bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Thiện Nhân.

Tại Hội nghị 7, hai phương án nhân sự ñược cho là ñược ông Nguyễn Phú Trọng giới thiệu, ñề cử vào Bộ chính trị là các ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương và Vương ðình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương ðảng, ñều không hội ñủ phiếu bầu ñể trở thành Ủy viên Bộ Chính trị.

'Cân nhắc lãnh ñạo hai ban của ðảng' Cập nhật: 14:30 GMT - thứ bảy, 7 tháng 9, 2013

Page 14: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

14

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Hội nghị Trung ương 8 của ðảng Cộng sản Việt Nam có thể bàn về Hiến pháp sửa ñổi, báo cáo và xử lý các vấn ñề thanh tra tham nhũng lớn, bàn thảo và sắp xếp các vấn ñề nội bộ, theo Tiến sỹ Lê ðăng Doanh, nguyên thành viên Ban tư vấn Thủ tướng Chính phủ.

Trao ñổi với BBC hôm 07/9/2013, Tiến sỹ Doanh cho rằng về nhân sự Hội nghị sẽ có thể xem xét khả năng tân Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân thôi kiêm nhiệm chức Phó Thủ tướng Chính phủ và tập trung nắm giữ chức vụ Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.

ðặc biệt, ông Doanh nhắc tới khả năng sẽ có thống nhất về nhân sự lãnh ñạo hai ban Nội chính và Kinh tế Trung ương. ðây là khả năng ñược ñặt ra vì hai trưởng ban, ông Nguyễn Bá Thanh và Vương ðình Huệ, không hội ñủ ñiều kiện là Ủy viên Bộ Chính trị như tiêu chuẩn từng ñược ñề xuất.

"Ông Trương Hòa Bình mới ñây cũng ñược bầu vào Ban Bí thư, có thể ông ấy là nhân vật sẽ phụ trách Ban Nội chính chăng," Tiến sỹ Doanh phỏng ñoán. "Còn về Ban Kinh tế, có thể sẽ có một Ủy viên Bộ chính trị nào ñấy sẽ phụ trách Trưởng Ban kinh tế. Còn hai ông Trưởng ban ñương nhiệm, tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều nhiệm vụ quan trọng ñang chờ ñợi hai ông ấy."

GM. Nguyễn Thái Hợp lên tiếng vụ Mỹ Yên Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Nghe Âm Thanh

Công an bao vây, dùng côn ñồ tấn công giáo dân thuộc xứ Mỹ Yên, Huyện Nghi Lộc, Nghệ An ñã bước sang ngày thứ ba. Hàng chục giáo dân bị thương nặng và ít nhất 4 người có thương tích trầm trọng ñã ñược cấp cứu tại Phòng khám ða khoa Tòa Giám Mục Vinh. Mặc Lâm phỏng vấn Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa Bình của Hội ñồng Giám mục Việt Nam cũng là Giám mục chính tòa của ðịa phận Vinh nơi ñang xảy ra những vụ ñàn áp thô bạo này.

Lực lượng công an, côn ñồ ñang trấn giữ tất cả các ngã ñường khu giáo xứ Mỹ Khê Photo courtesy of thanhnienconggiao

Page 15: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

15

Mặc Lâm: Xin ðức cha cho biết hiện tình của các giáo dân ñang ñựơc chữa trị tại Phòng khám của Giáo phận cũng như giải pháp nào mà Giáo phận Vinh sẽ ñưa ra về việc công an tiếp tục ñàn áp giáo dân một cách thô bạo trong những ngày vừa qua?

GM. Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi sẽ có những phản ñối và cũng có những lá thư cho giáo dân ñể phản ñối quyết liệt hành ñộng bạo lực ñó. Giáo hội chúng tôi chủ trương ñối thoại, không chủ trương dùng bạo lực. Tuy nhiên chúng tôi vẫn can ñảm ñể bênh vực cho những nạn nhân, những người bị ñàn áp; những nạn nhân của bạo quyền cũng như là của thế lực mà dùng quyền lực của mình ñể ñàn áp dân ñen.

Mặc Lâm: Thưa ðức cha, cho tới giờ phút này, dĩ nhiên là giáo phận ñã có những lên tiếng cụ thể rồi nhưng về phía chính quyền thì họ có phản hồi nào hay nói chuyện với giáo phận chưa, thưa ðức cha?

Chúng tôi sẽ có những phản ñối và cũng có những lá thư cho giáo dân ñể phản ñối quyết liệt hành ñộng bạo lực ñó. Giáo hội chúng tôi chủ trương ñối thoại, không chủ trương dùng bạo lực. - GM. Nguyễn Thái Hợp

GM. Nguyễn Thái Hợp: Hành ñộng của họ như là tạm cắt ñứt ñối thoại, ñó là hành ñộng mà chúng tôi không thể chấp nhận. Như vậy có lẽ trong vụ kiện vừa rồi, nhiều giáo dân bị tổn thương về thể lý. Có 3 người bị nặng nhất: một em 18 tuổi, học sinh bị tụ máu não, có thể phải ñi mổ một thời gian. Gia ñình họ ñang muốn ñưa ñi Sài Gòn hay ra Hà Nội. Hai người nữa cũng bị não, sọ não. Những vết tích chứng tỏ là công an ñã dùng bạo lực một cách thô bạo ñể ñánh phá những người dân thường ñến vì tin vào lời của nhà cầm quyền sẽ có giải pháp. Trước 4 giờ họ ñến có sự ngụy tạo, dàn cảnh ñể dẫn người dân vào. Một số người ñã lấy ñá và ném công an. Những người ñó, theo giáo dân cho biết thì không phải là người công giáo. Họ nhìn ra thì không phải mà hình như là có một nhóm nào ñó ñược gài vào ñể ném, ñể tạo cơ hội cho công an trấn áp giáo dân. ðó là ñiều mà chúng tôi thấy.

Mặc Lâm: Thưa ðức cha, như ðức cha vừa nói là chính quyền ñã cắt ñứt ñối thoại với giáo phận Vinh, vậy ðức cha có ñược thông tin gì về Hội ñồng Gíam mục Việt Nam trước sự việc xảy ra cho giáo phận Vinh hay không, thưa cha?

GM. Nguyễn Thái Hợp: Các giám mục vẫn hợp thông và rất hiểu hoàn cảnh này nhưng ñây là những chuyện nhỏ thì mỗi giám mục cũng có thể giải quyết ñược, không cần ñến Hội ñồng Giám mục. Hôm qua các ðức cha ñến thì rất băn khoăn và cảm thông về những gì mà giáo phận Vinh ñang phải trải qua.

Mặc Lâm: Vâng con xin ñược hỏi ðức cha một câu cuối là trước hiện tình như vậy thì ðức cha có thấy một hướng nào ñó ñể giải quyết một cách ổn thỏa: vừa giữ an toàn cho giáo dân và chính quyền bớt ñi những chuyện ñàn áp. Có một giải pháp nào hiện nay mà ðức cha cho rằng có thể giải quyết ñược tình trạng này hay không ạ?

GM. Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi tin là một xã hội càng ngày càng văn minh hơn, một xã hội càng ngày càng tôn trọng quyền con người hơn, một xã hội mang tính cách pháp trị hơn, một xã hội dùng ñối thoại chứ không dùng ñối thủ hay dùng dùi cui ñể ñàn áp và ñể ñánh ñập những con người bị thương tích như vậy. Bài học rút ra trong vụ việc này thì tất cả những người bị thương là giáo dân của công giáo, bị thương nặng. Bây giờ có 4 người bị thương nặng và có 15-16 người bị thương vẫn còn ñang nằm ñiều trị. Gíáo dân bị nỗi ñau thể lý, nỗi thất vọng ñối với nhà cầm quyền hôm nay.

Page 16: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

16

Không hiểu câu nói “Công an là bạn dân” trong hoàn cảnh này thì công an có là bạn dân không. Trong thời gian ít lâu nay chúng ta thấy hành ñộng của công an là quá bạo tàn ñối với người dân không chỉ ở ñây mà nhiều chuyện ñã xảy ra. Con ñường mà mọi người mong ñợi là ñi ñến một nhà nước pháp trị, một nhà nước dân chủ, một nhà nước ñối thoại, một nhà nước văn minh nhân ái, có lẽ ñang bị giật lùi chăng. Tôi thấy hình ảnh của nhà nước bị mất, bị thiệt hại chứ không phải nỗi ñau về thể xác của một số nạn nhân ñó.

Mặc Lâm: Xin cảm ơn ðức cha.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/bishop-raise-voice-beaten-b-policeml-09052013114029.html

Giáo dân Mỹ Yên vẫn bàng hoàng sau vụ ñàn áp

Page 17: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

17

Gia Minh, biên tập viên RFA. 2013-09-05

Giáo dân giáo họ Tr ại Gáo và Thanh Sơn, giáo xứ Mỹ Yên tập trung tr ước UBND xã Nghi Phương hôm 4/9.

Courtesy NVCL Vụ việc ñàn áp giáo dân giáo họ Trại Gáo và Thanh Sơn, giáo xử Mỹ Yên bằng bạo lực: súng ñạn,

dùi cui, hơi cay… vẫn còn âm ỉ với những bất an, mất niềm tin trong người dân ñịa phương. Nỗ lực dàn xếp ðối với giáo dân giáo xứ Mỹ Yên nói riêng cũng như người theo ñạo Công giáo tại giáo phận Vinh

nói chung hiện còn bàng hoàng sau khi sự việc lực lượng công an vào ngày 4 tháng 9 vừa qua sử dụng súng ñạn, dùi cui, hơi cay, và cả chó nghiệp vụ ñến tại Ủy ban Nhân dân xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An ñể trấn áp số giáo dân tập trung ñể ñón hai người trong giáo họ theo như cam kết mà chủ tịch ủy ban nhân dân xã ñưa ra với họ một ngày trước ñó.

Vị linh mục quản xứ Xuân Mỹ gần với giáo xứ Mỹ Yên, sau khi nghe chuyện ñã ñến tại nơi xảy ra sự việc ñể nói chuyện với lực lượng chức năng và giáo dân cho biết lại như sau:

“Lúc ñó tôi thấy lực lượng an ninh rất ñông, người dân bị họ ñàn áp ñánh ñập, thì tôi tìm cách vào và ñề nghị rút quân và thả người. Tôi ñã gặp vị chỉ huy công an và ông ta ñồng ý thả người. Trong số những người ñược thả ra có nhiều người bị thương, một số bị thương nặng.”

Hiện còn 3 người bị thương ở bệnh viện, trong ñó có một người thì tình trạng rất nguy kịch là Anh Văn 35 tuổi, bị công an bắt và ñánh ñập ngay tại nhà. -Một giáo dân

Vào ngày 5 tháng 9, chúng tôi cũng cố gắng liên lạc với các cấp chính quyền huyện Nghi Lộc từ ủy ban huyện cho ñến ủy ban nhân dân xã nhưng ñiện thoại reo mà không ai bắt máy, hay máy bận.

Số máy của công an tỉnh Nghệ An cũng không liên lạc ñược. Hậu quả vụ việc: Một ngày sau khi xảy ra việc giáo dân không những không ñược ñáp ứng theo như lời cam kết của

chủ tịch ủy ban nhân dân xã mà còn bị ñánh ñập, bắt bớ bằng những biện pháp bạo lực như vừa nêu, một giáo dân cho biết tình hình vào trưa ngày 5 tháng 9 như sau:

“ ðến chiều tối hôm qua thì họ ñã thả hết số người bị bắt hôm 4/9. Hôm qua họ bắt 15 người sau ñó họ thả tại chỗ 5 người, còn 10 người thì ðức Cha can thiệp họ mới thả. Có 7 người bị thương rất nặng. Công an dung dùi cui ñánh, chó nghiệp vụ, rồi bắn chỉ thiên… ðến sáng 5/9 thì công an bộ ñội vẫn còn tập trung ở xã Nghi Phương rất ñông. Hiện còn 3 người bị thương ở bệnh viện, trong ñó có một người thì tình trạng rất nguy kịch là Anh Văn 35 tuổi, bị công an bắt và ñánh ñập ngay tại nhà.”

Niềm tin người giáo dân

Công an, bộ ñội tập trung tr ước UBND xã Nghi Phương hôm 4/9. Photo courtesy of DCCT.

Hai giáo dân thuộc giáo họ Trại Gáo và Thanh Sơn là hai ông Ngô văn Khởi và Nguyễn Văn Hải bị bắt hồi ngày 27 tháng 6 sau khi hai ông này cùng nhiều giáo dân tại ñó chứng kiến việc một số người

Page 18: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

18

mặc thường phục chặn một xe hành hương và ñòi lục soát hành lý của những người trên chiếc xe ñó hồi ngày 22 tháng 5. ðó là chiều trước ngày xử phúc thẩm 14 thanh niên Công giáo và Tin Lành tại tòa án thành phố Vinh.

Những người mặc thường phục bị giữ lại sau ñó ñược xác nhận ñúng là những công an và bị giáo dân giữ lại tại nhà văn hóa xã. Phía Tòa Giám mục và chính quyền tỉnh Nghệ An phải có thương lượng và giáo dân ñịa phương mới thả những người công an không mặc sắc phục mà lại chặn ñường xe khách hành hương ñến Trại Gáo ra.

Nhưng rồi hai ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn văn Hải bị bắt khi họ ñang ñi trên ñường như hình thức bắt cóc. ðến một tuần lễ sau, thân nhân mới ñược thông báo họ bị bắt với lý do gây rối trật tự công cộng.

Thân nhân và giáo dân ñịa phương nhiều lần ñến gặp cơ quan chức năng và yêu cầu thả hai ông Khởi và Hải ra vì họ không vi phạm gì theo như cáo buộc.

ðầu tiên giáo dân ñược hứa miệng hai người ñồng ñạo của họ sẽ ñược trả về trước ngày 2 tháng 9. ðến ngày 3 tháng 9, giáo dân không thấy hai ông này ñược trả về như lời hứa nên tập trung ñến ủy ban nhân dân xã Nghi Phương và yêu cầu ông chủ tịch xã Nguyễn Trọng Tạo phải có cam kết bằng văn bản. Văn bản ñã ñược lập ra với nội dung ñến 16 giờ ngày 4 tháng 9, hai người bị bắt sẽ ñược trả về.

Tuy nhiên khi ñến hẹn theo như cam kết, giáo dân ñến tại ủy ban nhân dân xã thị lại bị một lực lượng rất ñông của phía công an lên ñến cả ngàn người trấn áp bằng súng bắn chỉ thiên, ñánh ñập bằng dùi cui, và khói cay…

Người giáo dân tại Trại Gáo nói lên suy nghĩ của ông: “Chủ tịch xã lừa dân. Chúng tôi là những người Công giáo chỉ biết cầu nguyện, không hề có bạo

lực mà họ lại ñối xử như thế.” Vào sáng ngày 4 tháng 9, giáo phận Vinh tổ chức lễ phong chức cho giám mục phó Phê Rô

Nguyễn Văn Viên. ðến chiều lại xảy ra vụ trấn áp giáo dân giáo xứ Mỹ Yên như vừa nêu.

Một giáo dân Mỹ Yên bị thương ñược ñưa ñến bệnh viện Nghệ An hôm 04/09/2013. Photo courtesy of Vietnamese Redemptorists News.

Thứ trưởng Công an làm việc ở Nghệ An Cập nhật: 07:28 GMT - thứ sáu, 6 tháng 9, 2013

Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Tô Lâm, vừa thăm và làm việc với công an Nghệ An trong hai ngày 4/9 và 5/9.

Page 19: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

19

Cũng hôm thứ Tư 4/9, tại Giáo xứ Mỹ Yên thuộc xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An ñã xảy ra xô xát giữa giáo dân và công an, làm nhiều người bị thương.

Tin cho biết trong cuộc họp với giới chức Nghệ An, Trung tướng Tô Lâm khuyến cáo rằng trong thời gian tới sẽ "có nhiều diễn biến phức tạp, vì vậy Công an tỉnh Nghệ An cần chủ ñộng làm tốt hơn nữa công tác nắm tình hình... ñể chủ ñộng tham mưu có hiệu quả cho cấp uỷ, chính quyền giải quyết dứt ñiểm các vấn ñề phức tạp về an ninh trật tự, không ñể xảy ra ñột xuất, bất ngờ".Thăm Tiểu ñoàn Cảnh sát cơ ñộng số 4, ông Tô Lâm cũng kêu gọi cảnh sát cơ ñộng "luyện tập, sẵn sàng chiến ñấu cao, cơ ñộng nhanh ñể ngăn chặn, trấn áp kịp thời các vụ khủng bố, gây rối, các cuộc bạo loạn vũ trang, phối hợp truy bắt các loại tội phạm nguy hiểm, góp phần bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội trên ñịa bàn".

Không rõ chuyến thăm của ông thứ trưởng có phải là sự trùng hợp hay không, nhất là khi vụ Giáo xứ Mỹ Yên có nguồn gốc từ những bất ñồng nảy sinh từ vài tháng trước. Trong khi ñó vẫn ñang có nhiều luồng thông tin trái nhau về những gì xảy ra tại Giáo xứ Mỹ Yên.

'Gây rối trật tự'

Các kênh chính thống mấy ngày gần ñây có nhiều bài nói về vụ này, gọi ñây là "cuộc gây rối và bạo loạn tại xã Nghi Phương".Bấm Cổng thông tin ñiện tử của tỉnh Nghệ An chạy một loạt bài về sự kiện lên cao trào ngày 4/9 và cảnh báo người dân không nên "rơi vào bẫy chia rẽ lương-giáo" của các thế lực phản ñộng. Trang mạng này mô tả khá chi tiết tiến trình cuộc bạo ñộng, khi "hàng trăm giáo dân quá khích tại Giáo xứ Mỹ Yên ñã gây ra một cuộc hỗn loạn bằng gạch ñá và gậy gộc ngay trước trụ sở UBND xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, cách Tòa Giám mục Xã ðoài không xa, làm bị thương hàng chục người" hôm 4/9.

"ðám ñông này không ngừng la ó, gây ồn ào náo loạn, mất trật tự, cản trở giao thông tuyến Tỉnh lộ 34 ñoạn chạy qua ñịa bàn xã Nghi Phương và hình thành nên vòng vây uy hiếp cán bộ và người dân ñang có mặt trong trụ sở UBND xã Nghi Phương. Các loại ñá lớn, nhỏ tiếp tục ñược ném vào như mưa khiến nhiều người vỡ ñầu lõa máu, nằm, ngồi ngổn ngang khắp khuôn viên UBND xã." Nguyên do của xung ñột, theo chính quyền tỉnh Nghệ An, là vì cơ quan ñiều tra Công an tỉnh Nghệ An ñã tiến hành bắt tạm giam và khởi tố vụ án hình sự ñối với hai ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải vì các hành vi gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản công dân, bắt giữ người trái pháp luật và cố ý gây thương tích hôm 27/6. "Trước ñó, vào ngày 22/5/2013, những ñối tượng này ñã cùng một số người cực ñoan hô hoán, kích ñộng ñám ñông bao vây, ñánh ñập người gây thương tích một cách vô cớ và ñập phá nhà anh ðậu Văn Sơn, ở cùng xã Nghi Phương, gây thiệt hại tài sản hàng trăm triệu ñồng," cổng thông tin tỉnh Nghệ An cho hay.

Tòa Giám mục Xã ðoài nói chính quyền ñã dùng vũ lực trấn áp giáo dân gây thương tích

Page 20: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

20

ðặc biệt, kênh chính quyền này tập trung mũi dùi công kích vào vai trò của Giám mục Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp, người vừa trở về từ chuyến công cán nước ngoài hôm 26/8.

Giới chức nói chỉ hai ngày sau khi vị giám mục trở về "ngày 30/8/2013, khoảng gần 100 giáo dân quá khích ñã kéo lên trụ sở UBND xã Nghi Phương gây rối trật tự, có hành vi lăng mạ, xúc phạm, ñe dọa ñồng chí ðậu Văn Sơn (Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã) cực kỳ ngang ngược, ñám ñông còn ép buộc ñồng chí Sơn phải cởi bỏ trang phục".

Họ cũng cáo buộc Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp là có phát ngôn 'kích ñộng' và thái ñộ 'không hợp tác'.

Trong khi ñó, trong phỏng vấn với BBC hôm 5/9, ðức Giám mục chỉ trích chính quyền ñã không làm ñúng cam kết là thả hai ông Khởi và Hải cho dù ñã hứa.

Kêu gọi bênh vực cho công lý

Cũng hôm 5/9, Tòa Giám mục Xã ðoài quản Giáo phận Vinh ra Bấm thông cáo "về việc chính quyền Nghệ An tổ chức dùng vũ lực trấn áp giáo dân".

Thông cáo "chính thức xác nhận" sự việc nghiêm trọng xảy ra tại Giáo xứ Mỹ Yên, khi "chính quyền Nghệ An ñã tổ chức hàng trăm công an, cảnh sát cơ ñộng, dân quân tự vệ và côn ñồ, với các loại vũ khí và chó nghiệp vụ, gây hỗn loạn và ñánh ñập dã man giáo dân".

Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp nói trong phỏng vấn với BBC rằng vụ trấn áp ñã gây ra thương vong ñáng kể. "Hiện nay trong ba người bị nặng, một người thì bị tụ máu trong sọ, có thể phải ñi mổ. Những người còn lại bị thương cũng khoảng 15 người".

Tòa Giám mục Xã ðoài tuyên bố cực lực lên án việc chính quyền "dùng bạo lực ñàn áp quần chúng nhân dân, xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng của người dân, xúc phạm niềm tin tôn giáo".

"Chúng tôi mạnh mẽ phản ñối việc chính quyền không tôn trọng sự thật trong vụ việc ngày 22/5/2013, xuyên tạc và phủ nhận thiện chí ñối thoại của Tòa Giám mục giáo phận Vinh trong việc bênh vực quyền lợi người dân, bảo vệ công lý xã hội."

Thông cáo cũng "khẩn thiết kêu gọi mọi tín hữu giáo phận Vinh và những người yêu chuộng hòa bình hiệp thông cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ ñàn áp này và lên tiếng bênh vực cho công lý".

Hiện tại tình hình Giáo xứ Mỹ Yên ñược nói ñã lắng xuống.

****

Page 21: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

21

VN sẽ cắt làm ñôi nếu có sự cố hạt nhân Cập nhật: 15:22 GMT - thứ sáu, 6 tháng 9, 2013

Thảm họa hạt nhân ở Fukushima ñể lại hậu quả lâu dài cho Nhật Bản

Việt Nam có thể sẽ bị chia cắt ra làm ñôi, trong khi xuất khẩu, kinh tế bị tê liệt ngay tức khắc và toàn bộ dải ñất miền Trung sẽ bị ô nhiễm phóng xạ bao trùm trong nhiều năm nếu xảy ra một thảm họa hạt nhân như vụ Tchernobyl hay Fukushima, theo cảnh báo của một chuyên gia ñiện hạt nhân từ Pháp.

Trao ñổi với BBC Việt ngữ hôm 05/9/2013 từ Paris, Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên cố vấn chiến lược Tập ñoàn ðiện quốc gia Pháp (EDF) cũng cảnh báo Việt Nam có thể sẽ phung phí hàng chục, hàng trăm tỷ ñô-la mà không ñem lợi ích gì cho ñất nước trong khi sẽ ñể lại cho hàng chục thế hệ con cháu nguồn chất thải phóng xạ mà theo ông 'ngàn ñời vẫn còn nguy hiểm.'

Cựu Giáo sư về ñiện và năng lượng hạt nhân ở ðại học Grenoble của Pháp ñưa ra lời kêu gọi chính quyền Việt Nam khẩn trương tổ chức trưng cầu dân ý về các dự án phát triển ñiện hạt nhân và các lò phản ứng mà ông cho là quá tham vọng, lãng phí và ñầy rủi ro trong khi Chính phủ cho rằng ñây là lời giải cho khan hiếm năng lượng ñiện.

Việt Nam ñang trong lộ trình thực hiệnBấm ðịnh hướng Quy hoạch phát triển ñiện hạt nhân giai ñoạn ñến năm 2030 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt hồi tháng 6/2010, theo ñó 14 lò phản ứng hạt nhân ñược dự kiến bố trí chủ yếu ở miền Trung Việt Nam, gồm các tỉnh Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bình ðịnh, Phú Yên và Hà Tĩnh, với các khoản kinh phí khổng lồ từ nguồn vốn ngân sách và vay nợ.

Bình luận của Giáo sư Nhẫn, người có trên 30 năm nghiên cứu về ñiện hạt nhân, ñược ñưa ra sau khi Ban quản lý ñiện hạt nhân Ninh Thuận cho truyền thông Việt Nam hay họ ñã tổ chức tập huấn, tham quan một lò phản ứng hạt nhân ðà Lạt cho hơn 15 ñoàn ñến từ Ninh Thuận ñể học tập kinh nghiệm, tìm hiểu năng lượng hạt nhân và an toàn phóng xạ.

Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn: Việc tỉnh Ninh Thuận ñưa các ñoàn ñi tham quan Lò phản ứng ðà Lạt, như báo Bấm ðất Việt ñưa tin, có tính chất tuyên truyền nhiều hơn là ñể cho dân chúng hiểu rõ về mức ñộ nguy hiểm của phóng xạ. Lò nghiên cứu ðà Lạt (có công suất) 0,500 MW nhiệt, không nguy hiểm bằng lò ðiện hạt nhân ở Ninh thuận 3000 MW nhiệt.

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

BBC: Theo ông, Ninh Thuận ñang ñứng trước nguy cơ gì khi nhận ñặt 2 nhà máy ñiện hạt nhân trên ñịa bàn tỉnh của mình?

Page 22: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

22

Ninh Thuận cũng như các tỉnh Quảng Ngải, Bình ðịnh, Phú Yên, Hà Tĩnh ñều sẽ gặp nguy cơ lớn nếu có biến cố xảy ra, vì theo chương trình ðiện hạt nhân của Việt Nam, cả thảy 14 lò phản ứng (1000 MW ñến 1500 MW ñiện) sẽ ñược xây cất ở 5 tỉnh miền Trung này từ 2014-30.

Nguy cơ bất cứ năm tỉnh ñó (gặp phải) là lúc có một tai biến xảy ra, như thảm họa Fukushima chẳng hạn, phóng xạ sẽ lan toàn tỉnh và xung quanh vùng miền Trung. Vì vậy, dân chúng phải di tản. Tôi không biết chính phủ làm thế nào ñể dân phòng chất thải phóng xạ rất nguy hiểm cho tính mạng. Môi trường sẽ bị ô nhiễm trầm trọng.

'Thao túng thông tin?'

BBC:Theo ông người dân ñã ñược hỏi ý kiến ñầy ñủ chưa, hay họ thiếu cung cấp thông tin hoặc bị thao túng?

Theo tôi người dân không thể nào ñược hỏi ý kiến ñầy ñủ vì thiếu thì giờ và trình ñộ hiểu biết về hiện tượng vật lý và hạt nhân. Lẽ cố nhiên họ bị thao túng vì không ñược cung cấp thông tin chính xác và ñầy ñủ.

BBC: Một nhà khoa học Việt Kiều từ châu Âu, Tiến sỹ Bấm Trần ðại Phúc từng ñược báo Hà Nội Mới trích ý kiến nói ở Việt Nam "từ nay ñến năm 2050, không gì thay thế ñược năng lượng hạt nhân," Giáo sư bình luận gì về nhận ñịnh này?

Nói rằng từ ñây ñến 2050, không gì thay thế ñược ðiện hạt nhân thì hoàn toàn không ñúng sự thật. Các nước trên thế giới, năm 2013, ñã ñầu tư 250 tỷ ñô-la vào lĩnh vực năng lượng tái tạo nhất là ñiện gió và mặt trời. ðan Mạch ñến 2050 sẽ sử dụng 100% ñiện mặt trời, ðức ñang dẫn ñầu về ñiện gió và ñiện mặt trời. Thử hói tại sao ðức ñã hy sinh hàng trăm tỷ ñô-la, can ñảm từ bỏ ñiện hạt nhân năm 2022 tới?

"Vì sự sống còn của ñất nước, tôi thiết tha ñề nghị Chính Phủ VN cấp tốc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về chương trình ðiện hạt nhân quá tham vọng, không kinh tế và vô cùng nguy hiểm cho ñồng bào vô tội"

GS Nguyễn Khắc Nhẫn (ñứng)

Các cuộc lobby (vận ñộng hành lang) hạt nhân tuyên truyền 'láo', ñề cao ñiện hạt nhân ñã lỗi thời thay vì khuyến khích việc khai thác triệt ñể năng lượng tái tạo. Hiện nay ở Pháp và ở Âu Châu, ñiện gió trên ñất liền ñã cạnh tranh ñược với ñiện cổ ñiển và hạt nhân.

Page 23: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

23

BBC: Ý kiến chuyên gia nói các thảm họa hạt nhân từng biết ñã xảy ra ở Ukraina, Mỹ, hay Nhật Bản ñều xuất phát từ thiếu sót của con người, theo ông có khả năng nào con người sẽ kiểm soát ñược hết các sự cố?

Tất cả các biến cố ñã xảy ra như Tchernobyl, Three Miles Island và Fukushima ñều do con người mà ra, do sai lầm, do thiếu trình ñộ. Những rủi ro ấy, không phải vì thiết bị hay thiết kế, những thảm họa xảy ra hoàn toàn là do con người. Lẽ cố nhiên, có sơ suất về trang bị, về thiết kế, nhưng vấn ñề nhân sự là chính.

Nếu Việt Nam chưa có ñủ nhân tài, chưa có ñủ chuyên gia, chưa ñủ kỹ sư ñể xây cất, ñể khai thác, theo tôi, không nên làm ñiện hạt nhân, vô cùng nguy hiểm.

'Bàn tay nhóm lợi ích?'

BBC: Ông có nghĩ là có nhóm lợi ích trong và ngoài nước nào ñã thao túng quyết ñịnh ñặt "bằng ñược" các dự án hạt nhân ở Ninh Thuận? Có vấn ñề gì từ những người buôn bán lò phản ứng cho Việt Nam như từ Nhật, từ Nga?

Ta có thể ñặt câu hỏi vì lý do gì Việt Nam không chịu thay ñổi chiến lược. Áp lực từ ñâu ñến? Vấn ñề chính trị hay các tay buôn ngoại quốc lợi dụng chúng ta, một hai họ quyết tâm phải bán lò cho Viêt Nam mà sự thật là các lò phản ứng tồn kho.

BBC: Có thể biết các công ty trung gian nào có vai trò quyết ñịnh trong việc móc nối mua bán lò phản ứng cho Việt Nam?

Sự thật tôi không biết công ty ngoại quốc trung gian nào, ai có ảnh hưởng và quyền lợi lớn trong các lobby này, ai có cơ hội làm giàu trên ñầu dân ta, bất kể sự nguy hiểm cho tính mạng con người.

BBC: Ông tư vấn gì cho người dân và chính quyền Ninh Thuận hiện nay và có lời khuyên gì với Việt Nam trong vấn ñề ñiện hạt nhân nói chung và các tỉnh khác có liên quan nói riêng, nhất là trong tình huống xảy ra sự cố?

Nếu một thảm họa như Tchernobyl hay Fukushima xảy ra thì cả miền Trung sẽ bị phóng xạ bao trùm và ñất nước ta sẽ bị chia ñôi lâu dài, du lịch, xuất khẩu, kinh tế sẽ bị tê liệt trong chớp nhoáng. Ta sẽ phung phí hàng chục rồi hàng trăm tỷ ñô-la mà không ñem lợi ích gì cho ñất nước.

Ta sẽ ñể lại cho hàng chục thế hệ con cháu chất thải phóng xạ ngàn ñời vẫn còn nguy hiểm. Vì sự sống còn của ñất nước, tôi thiết tha ñề nghị Chính Phủ Việt Nam nên cấp tốc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về chương trình ðiện hạt nhân quá tham vọng, không kinh tế và vô cùng nguy hiểm cho ñồng bào vô tội.

Vì sao một hành ñộng tội ác ñược che ñậy nhiều năm?

Page 24: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

24

Thanh Trúc, phóng viên RFA.2013-09-07

Hàng chục thùng phuy chứa hoá chất bỏ lăn lóc trong khuôn viên công ty Nicotex, ảnh chụp hôm 09/2013.

Photo courtesy of laodong Sự việc một công ty cổ phần ở Thanh Hóa, ñã chôn xuống ñất hàng chục thùng phuy thuốc trừ sâu

từ năm 2005, ñang ñược chú ý trở lại vào khi mẫu hóa chất ñộc hại ñược thu thập ñể xét nghiệm lần thứ hai trong lúc người dân quyết ñịnh tiến hành một cuộc xét nghiệm ñộc lập.

Tại sao hành ñộng chôn thuốc trừ sâu xuống ñất bị người dân lên án ñến vậy, và tại sao việc vỡ lỡ bao năm mà ñến giờ chưa ngả ngũ?

Một thủ ñoạn tàn ác ðó là công ty cổ phần Nicotex Thành Thái, hoạt ñộng trên ñịa bàn xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy,

tỉnh Thanh Hóa. Từ 2005, Nicotex Thành Thái ñã chôn hàng chục thùng phuy chứa thuốc trừ sâu trong khuôn viên của xã Cẩm Vân này.

ðiều ñáng nói là khi chôn thì muối và vôi ñược phủ quanh thùng hóa chất trước khi lấp ñất lại. Mục ñích của việc rảy vôi và muối là nhằm làm cho thùng phuy bị hư thủng nhanh ñi ñể nước mưa có thể ngấm vào bên trong khiến thuốc trừ sâu tràn ra ngoài và thấm dần dần vào trong ñất.

Chôn như thế là vi phạm luật pháp, là cái dã man vô cùng, là cách giết dần mọi người. Bởi vì vôi sẽ làm bong sơn ra và muối sẽ làm thủng phuy. -TS Nguyễn Văn Khải

Hậu quả là hóa chất, tức chất thuốc trừ sâu ñộc hại ñã tan ra trong ñất, sẽ thấm vào các mạch nước ngầm rồi làm nguồn nước mặt bị ô nhiễm, hủy hoại cây cối, hoa màu và ảnh hưởng nặng nề ñến sức khỏe con người.

Dòng nước ngầm bị nhiễm ñộc chất hóa học là cách giết người âm thầm, bền bĩ vì tác hại của nó kéo dài hàng chục, thậm chí hàng trăm năm sau.

ðó là khẳng ñịnh của tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, nguyên giàm ñốc Trung Tâm Tư Vấn Tiết Kiệm ðiện Và Dung Dịch Hoạt Hóa ðiện Hóa:

“N ăm 2005 là bão rất to ở Thanh Hóa. Sau cơn bão tôi vào giúp dân xử lý nước. Khi ñi qua những vùng ấy thì thấy có mùi rất nặng. Hỏi thì có người nói rằng có lẽ ñây là do các công ty thuốc trừ sâu người ta ñang vận chuyển thuốc, vận chuyển nguyên liệu rồi bão nước ngập cho nên thuốc trừ sâu no lan ra, chắc chỉ vài hôm nữa là hết. Còn việc công ty Nicotex Thành Thái bị phát hiện ñó là dân, người ta ñã phục vào ngày 26 tháng Tám năm nay người ta ñã tóm ñược cái xe vận chuyển các thùng phuy, thì lại bị cảnh sát giải tán dân ñể cho xe ñi. Thế nhưng dân ñấu tranh kiên quyết giữ xe lại và mở ra thì trong ñó có 16 phuy chất ñộc.”

Với kinh nghiệm ba mươi năm chuyên tâm nghiên cứu về môi trường ở trong cũng như ngoài nước, tiến sĩ Nguyễn Văn Khải nhận ñịnh việc chôn thuốc trừ sâu xuống ñất rồi cho vôi và muối vào ñể làm lủng các thùng phuy ñó là thủ ñoạn tàn ác nhất mà ông chưa từng thấy trước giờ.

Thùng phuy chứa hoá chất ñộc ñược chôn xuống ñất, ảnh chụp hôm 25/08/2013. Photo courtesy of giaoduc.

Page 25: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

25

“Chôn các chất thải sau một quá trình sản xuất theo tôi là chuyện thường có, thậm chí ñấy là chất ñộc. Ở Việt Nam, ai cũng biết thuốc trừ sâu là chất ñộc hại. Khi một nông dân phun thuốc trên ñồng lúa thì phải ñeo khẩu trang, phải ñeo găng tay. Khi có dịch bệnh, thú y ñi phun Chloramine cũng phải có khẩu trang và ñeo găng tay. Công ty Nicotex Thành Thái chôn các bình chất ñộc, tôi chưa biết có phải thuốc trừ sâu hay không bởi tôi chưa tân mắt, nhưng nếu như tất cả người dân sau khi khai quật chúng lên phải bịt mũi, tất cả các phóng viên phải bịt mũi, nhìn các cái vỏ thì giống như vỏ của thuốc trừ sâu, thì tôi nghĩ ñó là thuốc trừ sâu và một số chất ñộc khác. Họ là những người rất giỏi, họ biết dùng vôi và muối chôn cùng với các thùng phuy.

Chôn như thế là vi phạm luật pháp, là cái dã man vô cùng, là cách giết dần mọi người. Bởi vì vôi sẽ làm bong sơn ra và muối sẽ làm thủng phuy. Nếu trong thùng phuy chứa chất lỏng thì chất lỏng sẽ chảy ra. Tất nhiên ñến giai ñoạn nào ñó mực chất lỏng thấp hơn, khi nước mưa ngấm vào nó sẽ chảy dần ra, làm chất ñộc lan tỏa một cách chầm chậm từ từ. Chất ñộc giết hại người ta không phải chỉ trong vài năm mà có thể hàng trăm năm. ðấy là cái tội ác.”

Trách nhiệm của chính quyền?

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, xã Cẩm Vân huyện Cẩm Thủy nằm trên vùng cao, nguồn nước bị nhiễm ñộc sẽ chảy xuống Cẩm Mỹ, Yên ðịnh là vùng thấp hơn, như vậy hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn.

Nguồn tin trên báo Lao ðộng hôm cho hay hôm 2 tháng Chín người dân sống gần trụ sở của Nicotex Thành Thái một mặt dựng lán trại quanh cơ sở sản xuất thuốc trừ sâu này nhằm ngăn chặn sự tẩu tán tang vật hoặc thay ñổi hiện trường, mặt khác tiếp tục truy tìm thêm những hố chôn thuốc trừ sâu khác trong khu vực.

Chính quyền phải xây một cái bể xi măng cực lớn, cất vào ñấy, ñây kín lại, ñể hơi ñộc không bay bốc, không lan tỏa trên mặt ñất. Phải xứ lý khoa học nhất, sao cho an toàn nhất. -TS Nguyễn Văn Khải

Bước sang ngày 4 tháng Chín, dưới sự giám sát của Phòng Cảnh Sát Môi Trường, Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường. nhân viên của Chi Cục Tiêu Chuẩn ðo Lường Chất Lượng thuộc Trung Tâm Dịch Vụ Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn ðo Lường tỉnh Thanh Hóa, tiến hành lấy mẫu chất ñộc lần thứ hai và ñưa ñi xét nghiệm, Tin nói nhiều người dân tham gia công việc lấy mẫu giúp cơ quan chức năng ñã tự ñào bới bằng tay, không ñeo khẩu trang cũng không ñược trang bị bất cứ dụng cụ bảo hộ chống ñộc nào.

“T ại những chỗ ñó người ta ñào ñược các thùng phuy, các túi ni lông ñựng rất nhiều vỏ bao thuốc hoặc là hóa chất …Tất cả những chuyện này là báo chí biết cả rồi, cái quan trọng nhất là cái số thuốc trừ sâu ñó sẽ ñược khai quật như thế nào, sẽ ñược xử lý như thế nào. Trong trường hợp này dân phát hiện ra và bước thứ hai là chính quyền phải xử lý.”

Vẫn theo nguồn tin do báo Lao ðộng thu thập ñược, từ năm 2003 lượng ñộc chất mà Nicotex Thành Thái chôn xuống ñất vào khoảng 5 tấn, nơi chôn ñến lúc này chưa ñược khai quật. Như vậy, cùng với khoảng hơn 20 thùng phuy mà người dân tìm ra sau khi tự dùng cuốc xẻng ñào xới mấy ngày, thì tổng cộng khoảng 10 tấn thuộc trừ sâu chôn dưới ñất ñã ñược tìm thấy, chưa kể 15 hay 16 thùng phuy thuốc sâu bị người dân bắt quả tang khi trên ñường tẩu tán khỏi hiện trường.

Page 26: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

26

Cảnh báo về vấn ñề nhiễm ñộc khi người dân tay tự ñào bới ñể tìm tang vật mà không ñược trang bị dụng cụ bảo hộ ñể tránh nhiễm ñộc, tiến sĩ Nguyễn Văn Khải nói ñây không phải trách nhiệm của dân mà là của chính quyền:

“B ởi vì khi máy xúc mà xúc vào cái thùng phuy hoặc khi cuốc vào thùng phuy thì hóa chất bắn tung ra, khi người ta giở những cái túi thì tất cả vỏ thuốc bắn tung ra thì ñầu tiên người ta bị hơi ñộc. Hơi ñộc ñó có thể làm người ta ngất ngay, cũng có thể vài hôm sau người ta mới bắt ñầu bị bệnh ñường hô hấp. Cho nên người dân, nếu không có chuyên môn, không nên khai quật những chỗ này mà các cơ quan chuyên môn phải có nghĩa vụ khai quật.

Thứ hai là chính quyền phải xây một cái bể xi măng cực lớn, cất vào ñấy, ñây kín lại, ñể hơi ñộc không bay bốc, không lan tỏa trên mặt ñất. Phải xứ lý khoa học nhất, sao cho an toàn nhất.”

Một câu hỏi, ñúng hơn một vấn ñề khác, mà người dân Thanh Hóa nói chung cũng như tiến sĩ Nguyễn Văn Khải nói riêng ñặt ra ở ñây, là vụ việc Nicotex Thành Thái chôn những thùng phuy thuốc trừ sâu xuống ñất ñược nghe ñến từ 2003 mà bao năm qua chưa thấy ñộng thái, phản ứng hoặc biện pháp xử lý rốt ráo từ giới chức thẩm quyền ñịa phương.

07-09-2013

Nút thắt khó gỡ Minh Di ện

Mở ñầu bản “Tuyên ngôn cộng sản” ngày 21-2-1848, của Frierid Engel và Karl Marx viết: “L ịch sử

của tất cả các xã hội tồn tại từ trước tới nay chỉ là lịch sử ñấu tranh giai cấp!”. Trong bản tuyên ngôn lịch sử chấn ñộng thế giới ñó, Marx và Enggel ñã phân tích sự hình thành

của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản cùng mâu thuẫn ñối kháng cùa hai gia cấp này, và khẳng ñịnh: “Sự sụp ñổ của của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu!”.

Page 27: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

27

Nguyên nhân thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa cộng sản, Marx- Engel ñặt vào vị trí con người cộng sản. Marx- Engel viết: “Họ là những người thuộc các dân tộc khác nhau, ñặt lợi ích hàng ñầu và bảo vệ lợi ích ñó không phụ thuộc vào dân tộc mà cho toàn thể giai cấp vô sản. Trong các giai ñoạn khác nhau của cuộc ñấu tranh, giữa tư sản và vô sản, họ luôn luôn ñại biểu cho lợi ích cho toàn bộ phong trào và quyền lợi của người nghèo!”.

Marx-Engel không quan tâm tới bất kỷ một hình thức thỏa hiệp, hòa hoãn nào, chỉ có một

biện pháp duy nhất cho cuộc ñấu tranh là: “Cộng sản chỉ ñoạt ñược mục ñích bằng việc dùng bạo lực lật ñổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành. Mặc cho các giai cấp thống trị run sợ trước một cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành ñược cả thế giới”.

Marx – Engel ñã vạch ra muc tiêu và chương trình hành ñộng của tổ chức cộng sản quốc tế gồm mười ñiểm như sau:

1-Tước ñoạt sở hữu ruộng ñất và trao nộp tô vào quỹ chi tiêu của nhà nước. 2-Xây dựng thuế lũy tiến cao. 3-Xóa bỏ quyền thừa kế. 4-Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và những kẻ phản bội. 5-Tập trung tín dụng vào tay nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của

nhà nước, và ngân hàng này sẽ nắm ñộc quyền hoàn toàn. 6-Tập trung tất cả các phương tiện vận tải vào trong tay nhà nước. 7-Tăng thên số công xưởng nhà nước và công cụ sản xuất, khai khẩn ñất ñể cày cấy và cải

tạo ruộng ñất trong một kế hoạch chung. 8- Thực hành nghĩa vụ lao ñộng ñối với tất cả mọi người, tổ chức các ñội quân công

nghiệp, ñặc biệt là nông nghiệp. 9- Kết hợp nông nghiệp, thi hành những biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt giữa

thành thị và nông thôn. 10- Giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả trẻ em. Xóa bỏ việc sử dụng trẻ em

trong các công xưởng như hiện nay. Kết hợp giáo dục với sản xuất vật chất. Hơn 160 năm trước, lãnh tụ lỗi lạc của cộng sản thế giới ñã mơ ước, và ñinh ninh sẽ xây dựng thành

công Chủ nghĩa công sản (Commũnis) trên toàn thế giới, với cấu trúc kinh tế, xã hội và hệ tư tưởng phi nhà nước dựa trên sở hưu chung. ðó là một xã hội không có giai cấp, không có nhà nước,quân ñội, không có áp bức,bóc lột, mà trong ñó, các quyết ñịnh về việc sản xuất cái gì, theo ñuổi những chính sách gì ñược lựa chọn một cách dân chủ, cho phép mọi thành viên của xã hội tham gia vào quá trình quyết ñịnh ở cả hai mặt chính trị và kinh tế . Việc sản xuất và phân phối ñược tiến hành công bằng giữa các công dân, tiến tới mọi người tự giác say mê làm việc, say mê sáng tạo,xóa bỏ hết tư hữu, năng xuất lao ñộng rất cao, của cải làm ra dồi dào tới mức phân phối theo nguyên tắc: “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, loài người trên trái ñất này hòa hợp thành một khối thống nhất trong một “Thế giới ñại ñồng!” …

Ngày ấy Marx, 30 tuổi. Con người vĩ ñại ñã kế thừa tư tưởng triết học biện chứng của

Hegel, nhưng bằng phương pháp duy vật ñã phân tích và lên án chủ nghĩa tư bản khi nó ñã ñạt thắng lợi tuyệt ñối, trước sự suy tàn của chủ nghĩa xã hội không tưởng. Tuyên ngôn cộng sản cho ra ñời chủ nghĩa xã hội khoa học, như Marx nói, là: “ ñể ñập lại câu chuyện hoang ñường về bóng ma cộng sản!”.

* * * Hơn 160 năm ñã qua, Marx và các học trò của ông ñã biến chủ nghĩa xã hội từ lý thuyết

thành thực tiễn, chứng minh cộng sản không phải là một “bóng ma” mà hiện hữu trên thế gian. Nhưng Marx ñã mâu thuẫn với chính mình, khi phủ nhận lịch sử loài người sẽ không còn ñấu tranh giai cấp, vì ảo

Page 28: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

28

tưởng chủ nghĩa cộng sản thắng lợi hoàn toàn là tất yếu. Thực tế chủ nghĩa cộng sản không nhân ñạo, nhân văn như Marx- Engel tuyên bố, và nó chỉ bắt ñẩu ở thế kỷ 19, nở rộ và suy tàn ở thế kỷ 20.

Hãy chứng minh thự tế ñó ở Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô-viết (Liên Xô). Kể từ cuộc khi Cách mạng tháng mười 1917 thành công, lật ñổ chế ñộ Sa Hoàng do Lê

Nin lãnh ñạo, Chủ nghĩa Marx-Lenin ñã trở thành kim chỉ Nam, Liên Xô chiếm 1/5 quả ñịa cầu với lá cờ ñỏ búa liềm thêu hàng chữ CCCP là niềm tin và hy vọng của loài người trên khắp thế giới. “Lê nin, ấy là nguồn ñiện lực, với Xô Viết , làm thiên ñường sáng rực!” (Tố Hữu)

Trong chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô ñã tỏ rõ sức mạnh ñoàn kết các dân tộc chống phát xít ðức, và những năm 60 thế kỷ trước, Liên Xô liên tiếp hoàn thành vượt mức chỉ tiêu các kế hoạch 5 năm, khoa học phát triển vượt bực, là nước ñầu tiên ñưa người vào vũ trụ trước Mỹ. ðảng cộng sản Liên Xô tuyên bố “Chủ nghĩa xã hội ñã hoàn toàn thắng lợi, Liên Xô bước sang thời kỳ Chủ nghĩa xã hội phát triển và bắt ñầu xây dựng Chủ nghĩa cộng sản”.

Qủa thực Liên Xô ñã là một cường quốc trên thế giới, có thời gian là ‘siêu cường’ và ðảng cộng sản Liên Xô ñã thực hiện ñược hầu như tất cả tham vọng lớn về quân sự, chính trị, ngoại giao, và cả về khoa học kỹ thuật. Về kinh tế mức tăng trưởng của Liên Xô từ năm 1981 ñến 1985 vẫn từ 1,9 ñến 2,1 %. Liên Xô chiếm gần 2/3 sản lượng dầu mỏ thế giới , nên việc tăng giá dầu năm 1973 thu lợi nhuận rất lớn.(Dù giá dầu thô năm 1986 có giảm nhưng ngay sau ñó tăng trở lại, vẫn không bị ảnh hưởng nhiều). Mức thâm hụt ngân sách của Liên Xô năm 1986 chưa tới 9 % , mức lương từ năm 1985 ñến 1990 vẫn tăng bình quân 7% . Về quân sự không ai có thể chối cãi Liên Xô là một siêu cường. Với hàng triệu binh lính hải lục không quân tinh nhuệ, làm chủ khoa học kỹ thuật và vũ khí chiến lược tối tân , toàn bộ tướng lĩnh sỹ quan cao cấp ñầu là ñảng viên cộng sản gắn bó máu thịt với chế ñộ xã hội chủ nghĩa. Liên Xô không có phong trào mít tinh biểu tình, không có những cuộc cách mạng hoa nhài, không có bất kỳ một thế lực thù ñịch nào có thể tồn tại trong lòng chế ñộ cộng sản cứng hơn sắt thép và không có bất kỳ sức ép nào từ bên ngoài...

Thế mà ngày 19-8-1991, toàn bộ cái thành trì chủ nghĩa xã hội ngạo nghễ ñã tồn tại 74 năm ấy, ñã ñổ sụp như tòa lâu ñài xây trên cát, kéo theo toàn bộ mô hình xã hội chủ nghĩa ðông Âu.

Hơn hai chục năm qua, trên thế giới ñã có rất nhiểu công trình nghiên cứu về hiện tượng lịch sử ñó, ñưa ra nhiều nguyên nhân sâu xa và trực tiếp , cà bên trong và bên ngoài, ñể cắt nghĩa và lý giải tại sao chế ñộ xã hội chủ nghĩa lại thất bại thảm hại như thế.

Có người cho rằng, vào năm ñầu thập kỷ 70, thế kỷ trước, từ việc khan hiếm dầu mỏ, giá dầu tăng ñột biến, gây khủng hoảng kinh tế, kéo theo khủng hoảng môi trường, dân số và khủng hoảng chính trị tòan cẩu, thì Liên Xô thu lợi vì có sản lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, nên ðảng cộng sản Liên Xô chủ quan, duy ý chí cho rằng: “Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không chịu tác ñộng của cuộc khủng hoảng ñó”.

* * * Sau cuộc khủng hoảng, các nước phương Tây ñã ngồi lại với nhau, mổ xẻ sai lầm, tìm

biện pháp mới, và họ ñã thay ñổi hoàn toàn tư duy ñể thích ứng. Cấu trúc kinh tế ñược chuyển sang mô hình khu vực hóa, toàn cầu hóa, cấu trúc chính trị ña phương ñưa xã hội loài người chuyển sang nền văn minh mới không ñối ñầu, xóa tan tảng băng chiến tranh lạnh. Trong khi ñó ðảng cộng sản Liên Xô vẫn bảo thủ cho rằng “Chủ nghĩa xã hội là ưu việt nhất, và bản thân họ chẳng có gì sai mà phải sửa”. Tại ðại hội ñảng cộng sản Liên Xô lần thứ 26, tháng 11-1982, Tổng bí thư Brezhev vẫn mạnh miệng tuyên bố: “Liên Xô vững mạnh hơn bao giờ hết tư tường Marx- Lenin bách thắng sẽ ñè bẹp mọi trở ngai trên con ñường tiến lên chủ nghĩa cộng sản!”.

Ngờ ñâu Liên Xô sụp ñổ, càng không thể tưởng tượng cái thảm họa lớn nhất thế kỷ 20 sảy ra nhanh như gió. Nhà sử học Adam Ulam viết: “Không một chính phủ của một quốc gia nào có quyền

Page 29: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

29

lực vũng chắc như chính quyền Liên bang Xô-viết, không có một thước ño nào trước 1985 cho thấy một thảm họa ñang lù lù xộc tới chính phủ này”.

Nhưng cái ngày 19-8-1991 ñen tồi ấy ñã sảy ra. Nó xảy ra như trong một giấc mơ. Không ầm ĩ, không một tiếng súng nổ. Tất cả lực lượng quân ñội, và hải quân không hành ñộng chống lại cuộc ñổi thay chế ñộ. Hai mươi xe tăng ñược ñiều tới chiến lũy ở phố Arbat, thủ ñô Matxcva, nhưng không bắn một viên ñạn nào.

Nguyên nhân gì dẫn tới kết cục ñó? Tạp chí cộng sản số 13, tháng 7-2003 viết: “Nguyên nhân cơ bản do ðảng cộng sản Liên

Xô và các nước ðông Âu ñã mắc sai lầm rất nghiêm trọng về ñường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức. ðó là ñường lối hữu khuynh cơ hội, xét lại, thể hiện trước hết ở những người lãnh ñạo cao nhất”. Giáo sư Nguyễn ðức Bình, nguyên Ủỷ viên Bộ chính trị, Chủ tịch Hội ñồng Lý luận Trung ương ñảng cộng sản Việt Nam viết: “Cuộc cải tổ của Gobachev ñược các nước phương Tây cổ vũ, hậu thuẫn, cải tổ như thế mà chế ñộ không sụp ñổ mới ñáng ngạc nhiên!”.

Theo Gobachev thì “Stalin ñã dạy người lãnh ñạo cách ñấm tay xuống bàn, nhưng tôi không muốn làm như thế”. Và theo nhà sử học Adam Ulan thỉ: “Gobachev muốn sửa sai nền kinh tế chính trị một cách dè dặt, không ngờ chính sự dè dặt ñó lại làm quả bóng vỡ tan ra !”. Nhưng có người kết tội Gorbachev là kẻ phản bội, ñã bán ñưng Liên Xô. Lịch sừ rồi sẽ phán xét một cách công bằng.

Có ñiều mọi người biết là không chỉ Gorbachev, Ensin mà nhiều người trong lãnh ñạo chóp bu của ñảng cộng sản Liên Xô ñã nhìn thấy sự bế tắc của mô hình kinh tế-chính trị tập trung quan liêu bao cấp dựa theo nguyên lý xóa bỏ hoàn toàn tư hữu như Tuyên ngôn cộng sản của Marx - Engel . Cơ cấu ấy hoàn toàn dựa trên sự giáo ñiều, không tôn trọng quy luật khách quan, triệt tiêu vai trò cá nhân, triệt tiêu tính sáng tạo, tính cạnh tranh lành mạnh và tính năng ñộng. ðó chính là nguyên nhân dẫn ñến tệ bè phái, ñặc quyền ñặc lợi, ñộc tài, xa rời quần chúng, tham nhũng ñặc biệt tước ñoạt quyền tự do dân chủ và nhân phẩm con người.

Ngay từ năm 1963, Khrutsop, Tổng bí thư ðảng cộng sản Liên Xô, ñã nói về nhân vật số 2, sau Lênin: “Trong ngôi nhà Stalin dựng lên, chứa ñầy sự dối trá và khủng bố!”.

Tham quyền cố vị, ñộc tài và dối trá không chỉ riêng Stalin, mà là căn bệnh nhiều lãnh ñạo

chóp bu trong ñiện Cremli mắc phải. Bregionep xuất thân từ một người thợ, từng trải qua cuộc chiến tranh vệ quốc chống phát

xít ðức, giản dị, khiêm tốn, chí công vô tư. Nhưng sau khi trở thành Tổng bí thư ñảng cộng sản Liên Xô, Chủ tịch ðoàn chủ tịch Xô Viết tối cao và Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên Xô thì dần dần biến thành một con người khác. Chính ông ñã ñưa quân ñội sang ñàn áp phong trào dân chủ ở Tiệp Khắc, và bỏ tù nhà bác học hạt nhân Nga nổi tiếng thế giới Akharop cùng hàng ngàn trí thức ñối lập. Từ từ khi thay thế Khrutsop vào tháng 11-1964, Bregionep bỏ nếp sống giàn dị, thích ñi săn, thích xe hơi sang trọng, thích phụ nữ ñẹp và thích chung quanh mình những kẻ nịnh hót. Với ñặc quền ñặc lợi ấy, Bregionep ñã cố bám chiếc ghế quyền lực cao nhất cho tới lúc chết gục ngay trên chiếc ghế ñó.

Tờ báo “Ti ếng vọng hành tinh” mô tà những năm tháng cuối ñời cùa Bregionep như sau: “Con người lực lưỡng ñẹp trai, Bregionep ñã biến thành một lão già lụ khụ, và ông ta trở thành con tin của một hệ thống chính trị mà mình tích cực tham gia”. Thật mỉa mai khi Lênnin từng lên án chế ñộ Sa Hoàng tham quyền cố vị trong khi Bregionep ñã 18 năm liên tục làm Tổng bí thư ñảng cộng sản Liên Xô, chủ tịch ðoàn chủ tịch Xô Viết tối cao và Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên Xô, mà vẫn bám riết lấy cái ghế ấy khi ñã già nua lẩm cẩm.

Tờ báo “Ti ếng vọng hành tinh” viết: “Ngày 25-9-2982, Bregionep ñến Ba Cu, thủ ñô nước cộng hòa Adecbaigian, ñể trao Huân chương Lê Nin lần thứ hai cho nước cộng hòa này. Bregionep phải chống gậy, có hai người dìu mà vẫn bị ngã chúi xuống. Mặc dù diễn văn ñã ñược bộ phận thư ký chuẩn bị

Page 30: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

30

sẵn , nhưng do tuổi già , mắt kém, lúc giở cặp ra, bài nói chuyện ở nơi này ông ñã nhầm sang nơi khác. Lợi dụng lúc ñọc hết câu và tiếng vỗ tay trong hội trường vang lên, Giaida Aliep, Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương ñảng cộng sản Adecbaigian, ñã rút bài nói chuyện khác ñặt lên trước mặt nói: “Thưa ñồng chí Bregionep, phài ñọc bài này ...”

Hai tháng trước khi chết gục trên trước ghế ngồi làm việc, Bregionep còn kịp ký lệnh ñưa thêm quân sang Afghanistan và bãi bỏ lệnh ñặc xá 8 nhà báo và 15 trí thức dân chủ sắp hết hạn tù.

Boris Ensin ñã viết trong hồi ký cùa mình: “Tôi ñã chân thành tin vào các lý tưởng về sự công bằng ño ñảng tuyên truyền, và cũng có cảm giác ấy khi gia nhập ñảng, nghiên cứu toàn bộ các hiến chương, các chương trình và các giáo ñiều, ñọc lại các tác phẩm cùa Lenin , Marx và Engel. Nhưng rồi tôi thất vọng...”

Alexsander Yakolev nói với Tổng bí thư Gorbachev sau 10 năm làm ðại sứ Liên Xô tại Canada: “ ðủ lắm rồi, chúng ta không thể sống thế này thêm nữa! Chúng ta phải xét lại ñường lối , tư duy, quan ñiểm về quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng ta. Chúng ta không thể sống mãi như chúng ta ñang sống, một cách sống nhục nhã ngoài sức tưởng tượng!”.

Eduard Shevaknadze nguyên bộ trường Ngoại giao Liên Xô: “M ọi thứ ñầu ñã thối nát. Phải thay ñổi thôi!”.

Sakharov, nhà bác học hạt nhân bị Bregionep bỏ tù ñã tổng kết trong quá trình tồn tại, cứ 12 năm Liên Xô ñàn áp các nước “anh em” một lần, cụ thể năm 1956 ñưa quân sang Hunggari, 1968 sang Tiệp Khắc, 1980 sang Ba Lan, ở trong nước chính quyền thẳng ta ñàn áp các nhà dân chủ ñối lập, trong 20 năm ñã bắt hơn 3.000 người ñi tù và ñẩy ra nước ngoài, báo chí bị cấm ñoán, những tác phẩm văn học nổi tiếng bị cấm xuất bản, và ông nói thẳng: “Mô hình của chúng ta không tổn tại ñược ví nó không tôn trọng con người. ðó chính là cốt lõi của vấn ñề!”.

Từ bản Tuyên ngôn cùa ñảng cộng sàn 21-2-1948, khái niệm chủ nghĩa xã hội ra ñời. Có rất nhiều thứ chủ nghĩa xã hội, manh mún, phát triển rồi lụi tàn. Chủ nghĩa xã hội của Marx-Lenin ñã trài qua thử thách, có thời kỳ lên ñỉnh cao chót vót, nhưng rồi tụt xuống ñáy vực. Hiện tại chỉ còn bốn nước trên thế giới theo chủ nghĩa xã hội là Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba, Triều Tiên. Bốn nước ấy có chủ nghĩa xã hội cùa riêng mình. Trung Quốc có: “Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”. Việt Nam có: “Chủ nghĩa xa hội kinh tế thị trường”...Dù là hình thức nào thì quyền lợi dân tộc cũng ñặt lên trên hết. Do ñó ñiều cốt yếu nhất trong Tuyên ngôn cộng sản có lẽ không còn giá trị: “ ðặt lợi ích hàng ñầu và bảo vệ lợi ích ñó không phụ thuộc vào dân tộc, mà cho toàn thể giai cấp vô sản!”.

ðiều còn nguyên giá trị cùa Tuyên ngôn cộng sản là: “Các quyết ñịnh về sản xuất cái gì, theo ñuổi những chính sách gì, ñược lựa chọn một cách dân chủ, cho phép mọi thành viên của xã hội tham gia trong quá trình quyết ñịnh cả hai mặt chính trị và kinh tế!”.

Nói như vậy thì không ai cãi ñể làm gì. Nếu thực hiện ñúng như thế, chứ không phải trá

hình, thì quyền con người trong chế ñộ xã hội chủ nghĩa sẽ ñược tôn trọng, và ñiều mà nhà bác học Sakharop cho là “cái cốt lõi của vấn ñề” ñược giải quyết...

Liệu có trở thành hiện thực trong quá trình cải tổ, cải cách, mở cửa và ñổi mới của ðảng cộng sản Việt Nam? Xem trong cách làm và bản lĩnh chí quyết, hầu hết ngươi ta ñều có lý do ñể băn khoăn: Liệu rằng công cuộc và những hô hào "chỉnh ñốn ñảng" vốn ñã kéo dài dây dưa nhiều năm sẽ mạng lại những gì? ði ñến ñâu?...“Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay minh” – giai cấp vô sản ñã nắm quyền lực trong tay từ rất lâu rồi, nhưng một khi vẫn ‘bảo thủ, bài cũ say làm’, bị hút theo cái ñà ‘ñâm lao” trước ñây với thứ cái gọi là vũ khí “chuyên chính vô sản” (chuyên chính trở lại với chính giai cáp mình ư!?), qua ñó phớt lờ những gíá trị chính ñáng của dân chủ -nhân quyền, thì hậu họa sẽ rất lớn, tình huống khôn lường, yếu tố bất ngờ dễ bị bung xé. Biết ñâu, cho ñến lúc này mà có ai ñó vẫn rất chủ quan và qúa tự tin nghĩ rằng: ðảng cộng sản Việt Nam vĩ ñại, 'ñạo ñức, văn minh' có tài tháo gỡ hiện tình, vượt qua thử thách

Page 31: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

31

hơn các nước ðông Âu và Liên Xô? ðể ròi nổi danh thế giới, ñi vào 'lịch sử nhân loại'? Tôi nghĩ, một thể chế ñã rơi vào thảm trạng lồ lộ trong thực tế: “M ột bộ phận không nhỏ ñảng viên có chức có quyền suy thoái, biến chất, tham nhũng” (theo HNTW4), trong ñó những biểu hiện chỉ “khoác áo cộng sản”, thực chất là thứ trá hình, là ‘tư sản ñỏ’ không phải là ít, lại bị ‘bê tông hóa tư duy’ ñến mức khô cứng, giáo ñiều, thậm chí ấu trĩ, thực dụng ñã “vàng hóa, nạm ngọc” trên các ghế quyền lực núp danh bản chất giai cấp vô sản…thì cái nút thắt ấy không dễ gỡ ra, cho dù nhiều người vẫn kiên trì nuôi hy vọng !

M D Theo blog Bùi Văn Bồng

Thứ năm, ngày 05 tháng chín năm 2013

Thành Vinh Thế Sự.

Người Buôn Gió

Giáo phận Vinh ước tính khoảng 400 ngàn giáo dân, hình như con số có thể hơn chút. Tận mắt tôi chứng kiến thánh lễ ðức Mẹ Lên Trời ở tòa giám mục Vinh, có ñến gần 200 nghìn người ñang ñộ tuổi sung sức ñến dự. Giáo phận Vinh trải dài từ Nghi Sơn ñến Quảng Bình về chiều dài. ði dọc từ trên các huyện miền núi Nghệ An từ ðô Lương, Anh Sơn, Kỳ Sơn xuống tận miền duyên hải như Nghi Lộc, Cửa Lò ñâu ñâu chúng ta cũng thấy thấp thoáng hai bên ñường những tháp chuông của nhà thờ. Xứ ñạo có khắp nơi tại Nghệ An. Chưa nơi ñâu sự nhiệt thành, sốt sắng với nhà thờ , với việc họ ñạo của giáo dân có thể so ñược với giáo dân Vinh. Ở giáo phận Vinh, ñôi khi nhà thờ họ ñạo còn lớn hơn nhà thờ giáo xứ ở giáo phận khác. Thậm chí chỉ chục nóc nhà giáo dân họ cũng ñoàn kết góp sức xây một nhà thờ tương ñối bề thế. Châm ngòi cho những bức xúc của giáo dân giáo phận Vinh bắt ñầu có từ vụ Tam Tòa. Tất nhiên trước ñó ñã có nhiều vụ khác ở giáo phận Vinh, nhưng vẫn giữ ñược mức ñộ vừa phải. ðến vụ Tam Tòa, nhà cầm quyền bắt giữ một số giáo dân, một số giáo dân khác bị những người '' dân tự phát '' dùng gậy gộc ñánh ñập. Hai linh mục ñã bị những người DTP ( dân tự phát ) truy ñuổi và ñánh ñập , linh mục Bính bị ñánh gây xương tay. Giáo phận Vinh bừng lửa giận, băng rôn có khẩu hiệu như '' phản ñối công an Quảng Bình ñánh ñập giáo dân Tam Tòa '' ñược in to, rõ, treo khắp các giáo xứ, nhà thờ. Ngay tại chính tòa giám mục giáo phận Vinh, băng rôn như vậy cũng ñược căng lên. Khí thế phản ñối sự bạo lực ở Tam Tòa tưởng như kéo dài không biết bao giờ mới dứt. Linh mục Phùng người phát ngôn của tòa giám mục Vinh luôn ñưa ra những lời lẽ ñanh thép, ñòi hỏi theo ñuổi ñến cùng tìm ra những kẻ gây tội ác tại Tam Tòa. Thời ñiểm này tại giáo phận Hà Nội cuộc ñấu tranh ñòi ñất của giáo dân giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ cũng rất rực lửa. Bỗng nhiên tòa thánh Vatican ñột ngột thay ñổi hai giám mục ở giáo phận Vinh và giáo phận Hà Nội..

Page 32: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

32

Giám mục Nguyễn Văn Nhơn 72 tuổi từ trong Nam ra với cái giá lạnh ngoài Bắc ñể thay giám mục Ngô Quang Kiệt 54 tuổi, lý do thay là sức khỏe của ñức cha Kiệt không tốt. Linh mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp từ Sài Gòn ra nhận chức giám mục Vinh thay thế giám mục Cao ðình Thuyên. Trong thời gian ñầu tiên nhậm chức của giám mục Nguyễn Thái Hợp, những việc của Tam Tòa dần dần ñi vào yên ắng. Tiếp thời gian sau, những linh mục các xứ hoán ñổi, các linh mục giữ vị trí trong tòa giám mục thời trước ñược ñiều ñi quản các xứ như linh mục Phùng, linh mục Hóa. Thậm chí cả một số giáo dân giúp việc ở tòa giám mục cũng không ñược tin dùng, trong số giáo dân mới ñược tuyển dụng vào người ta thấy một giáo dân trẻ từng chê trách các linh mục Thái Hà là rách việc, chính giáo dân trẻ này trước ñó ở Hà Nội từng ñi vận ñộng các giáo dân khác xem trang website Giao ðiểm, anh ta tên là Trần ðức Hà, tên thánh hình như là Anton, một giáo dân thuộc ñịa phận xã ðoài. Khi Giám Mục Nguyễn Thái Hợp nhậm chức, anh ta rời Hà Nội trở về quê. Sau ñó làm việc tại tòa Giám Mục, những công việc gần gũi bên giám mục Nguyễn Thái Hợp như phục vụ sinh hoạt, áo lễ, nước nôi và làm truyền thông cho website giáo phận Vinh. Trong số giáo dân cũ rời ñi khỏi tòa giám mục Vinh có chị Thủy, người phụ nữ từng kiên cường trên mảnh ñất Tam Tòa. Rời khỏi tòa giám mục ít lâu, chị Thủy bị công an bắt và xử tù vì tội chống phá nhà nước. Mở ñầu cho mười mấy số phận thanh niên bất hạnh nữa ở giáo phận Vinh cũng bị bắt vì các tội xâm phạm an ninh quốc gia. ðỉnh ñiểm là ñúng ngày lễ Noel, công an xộc vào bắt Phero Nguyễn ðình Cương ngay tại giáo xứ anh ta. Hành vi bắt người giáo dân vào thời ñiểm lễ Noel cần rất cân nhắc, trong trường hợp này công an không cần tính ñến yếu tố nghi lễ, tôn giáo mặc dù tội trạng của Nguyễn ðình Cương không cần phải cấp bách bắt giữ như vậy. ðiểm qua thay ñổi nhân sự và vài nét về một hai cá nhân, chúng ta có thể thấy chiều hướng ñi của giáo phận Vinh dưới thời giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp là ôn hòa, nhún nhường với thế quyền. Giáo phận Vinh không có những buổi thắp nến ñồng loạt cầu nguyện cho công lý, hòa bình, cho người bị bắt giữ oan khuất. Tranh chấp ñât ñai ở giáo xứ Cầu Rầm không ñược sự hiệp thông ñông ñảo của các giáo xứ khác như trước kia, mặc dù cha xứ Cầu Rầm là linh mục quản hạt ( tức bao gồm cả nhiều nhà thờ khác ). Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp uyên bác về tri thức, ôn hòa trong mọi tình huống, sẵn sàng ñối thoại mềm dẻo với chính quyền ñể tìm giải pháp êm ả. Ngài ưa thích bày tỏ chính kiến trên sách vở, kiến thức pháp luật, Ngài cũng song hành với các vụ việc cải cách ôn hòa như kiến nghị sửa ñổi hiến pháp của các nhân sĩ trí thức cũng như giáo hội. Song song với việc phát triển ủy ban Công Lý Hòa Bình của giáo hội ñể bồi dưỡng cải thiện kiến thức về quyền con người cho giáo dân. Ngoài ra ngài cũng quan tâm ñến chủ quyền biển ñảo, những vấn nạn nhức nhối của xã hội. Trong các vụ việc mâu thuẫn giữa giáo dân, giáo xứ ñịa phận ngài coi sóc với chính quyền. Giám mục Nguyễn Thái Hợp luôn giữ sự ñiềm tĩnh, chọn lối ñi ôn hòa, kể cả có thiệt thòi những miễn sao giữ ñược sự yên lành, êm ấm. Ở những vụ việc phức tạp thế này, Ngài ít khi trả lời ñài báo quốc tế, hoặc nếu có thì trả lời rất chung chung. Thiết nghĩ ở một giáo phận rộng và ñông giáo nhiệt thành như thế, mà có một vị chủ chăn ôn hòa như giám mục Nguyễn Thái Hợp, chính quyền ñịa phương của ông Hồ ðức Phoc phải thấy là may mắn. Nhất là ñã chứng kiến ngọn lửa Tam Tòa cháy rực liên miên ở thời Giám Mục Cao ðình Thuyên trước ñó. Nhất là ñã qua những vụ xử ñưa mười mấy con em giáo phận Vinh vào tù một cách êm ả , không gây xáo trộn nhiều ở giáo phận vốn dĩ nóng như lửa này.

Page 33: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

33

Tiếc thay quá ỷ lại vào bộ máy chính quyền ñịa phương ( ñược bổ sung phó cục trưởng a88 về làm phó giám ñốc công an tỉnh phụ trách ñặc biệt mảng Công Giáo ) Cùng với quân khu 4 hùng hậu ñóng tại Nghệ An, cũng như số lượng người không Công giáo áp ñảo. Thêm sự ñánh giá sai lệch về sự nhún nhường của Giám Mục Nguyễn Thái Hợp. Chính quyền Nghệ An qua các vụ bắt giữ giáo dân, vụ ñập phá giáo ñiểm Con Cuông, xúc phạm tượng Thánh... tưởng rằng mọi sự nằm trong tay họ. Trong khi Giám Mục Nguyễn Thái Hợp quỳ dưới tượng Thánh bị ñập vỡ ở giáo ñiểm Con Cuông ðức Phơc ñã nhanh chóng làm bản báo cáo gửi thủ tướng chính phủ khoe công trạng ñặt quân khu 4 ở trạng thái báo ñộng, cho xe thiết giáp chạy vòng quanh tòa giám mục Vinh, cho bộ ñội tập trận quanh tòa giám mục bắn ñạn thật, trấn áp vững ñịa bàn Con Cuông. Bản báo cáo còn nhấn mạnh UBND tỉnh Nghệ An ñã thuyết phục ñược Giám Mục Nguyễn Thái Hợp kêu gọi giáo dân giảm căng thẳng. Bản công trạng này ñưa Hồ ðức Phoc từ phó chủ tịch tinh lên làm chủ tịch tỉnh ngay sau ñó. Rất nhanh chóng Hô ðức Phoc lãnh tiếp chân Bí thư tỉnh ủy Nghệ An, vua một cõi. Từ một anh kế toán trưởng cho xí nghiệp xây dựng cấp huyện, qua vài năm làm chủ tịch ủy ban Cửa Lò kiếm chác chút ñỉnh ñể lo lót leo lên UBND tỉnh. Nhờ thao lược hay gọi chính xác là may mắn, bởi những biến cố chung của giáo hội Vi ệt Nam cũng như sự mệt mỏi vì tuổi tác của Giáo Hoàng Benedicto ñã tác ñộng lên giáo phận Vinh. Anh kế toán quèn Hồ ðức Phơc quen báo cáo láo về các con số, thành tích ñã ñem cái sở trường ấy ñể báo cáo về tình hình chính trị, an ninh trật tự, tôn giáo ngẫu nhiên yên bình của những năm 2010 ñến 2012 ấy thành công lao của riêng mình. ðể rồi leo ñến chức Bí Thư Tỉnh Ủy của một tỉnh ñông dân nhất nhì miền Bắc. Lẽ chừng khôn ngoan, phải biết sức mình, ñâu là may mắn, ñâu là sự nhún nhường. Nhưng chính quyền Nghê An Hồ ðức Phước lại say men chiến thắng nghĩ là sức mình mạnh, nghĩ là mọi chuyện do mình áp ñặt, nghĩ sự nhún nhường là tính sợ hãi. Trên cái suy luận Mác Xít ñiển hình ấy, chính quyền Nghệ An dấn tiếp bước nữa là bắt hai giáo dân Yên Mỹ. Vụ bắt hai giáo dân này nguyên nhân có từ tháng 5, lực lượng an ninh trá hình làm dân thường ñể cản trở những giáo dân ñi hành lễ, cản trở giao thông cũng như cản trở quyền tự do ñi lại dự lễ nghi tôn giáo. Xô xát xảy ra ở mức ñộ nhỏ. Thiết nghĩ chính quyền Nghệ An khôn ngoan thì nên lờ ñi. Dùng an ninh giả dạng dân thường ñánh người mãi không sao, bị người ta ñánh lại lộ cả thẻ ngành, sắc phục dấu trong cốp xe phải thấy là nhục nhã, im ñi cho yên chuyện. Giữ ñược mọi sự yên bình nếu nghĩ ñến ñại cuộc chung ñang tốt ñẹp. Thế nhưng vì cay cú ăn thua, chính quyền Nghệ An tưởng rằng sự nhún nhường của giáo phận Vinh bấy lâu là sự sợ hãi nên ñã tiếp tục bới lên sự việc, ñòi truy xét, bắt bớ, khởi tố vụ án các an ninh giả dạng dân thường bị dân ñánh lại. ( Thế mới biết lúc ñánh người thì là nhân dân tự phát, lúc bị người ñánh lại thì thành cán bộ, chiến sĩ của chính quyền ). Sai lầm nối tiếp sai lầm, khi sự việc dân chúng ñến ủy ban ñòi hỏi làm rõ nguyên nhân, lại bày binh bố trận trí trá hẹn bằng công văn hôm sau trả lời. Rồi ỷ vào sức mạnh dùng bạo lực ñể trả lời giáo dân, cứ nghĩ làm thật mạnh tay. Tòa giám mục Vinh ắt sợ hãi mà kêu gọi giáo dân phải kiềm chế, trở về nhà như mọi lần trước. Lần ñầu tiên tòa giám mục Vinh bày tỏ quan ñiểm rõ ràng về vụ việc ở giáo xứ Mỹ Yên, ñích thân Giám Mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp thẳng thắn trả lời báo chí quốc tế. Ngài không trả lời chung chung như mọi lần. Tại vụ việc này, Giám Mục Nguyễn Thái Hợp ñã vạch rõ những hành ñộng ngụy tạo, giả dạng quần chúng nhân dân tạo ra bạo ñộng, lấy cớ cho quân ñội ñàn áp, ñổ tại cho giáo dân gây ra. Giám mục Nguyễn Thái Hợp, một con người tri thức, rất cẩn trọng trong phát ngôn, cân nhắc chắc chắn khi nói, ñã

Page 34: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

34

trả lời hãng tin RFA có ñoạn '' hành ñộng của công an là quá bạo tàn với nhân dân''. Sinh năm 1963 tương lai quan lộ còn dài, lẽ ra con ñường của anh kế toán Hồ ðức Phóc ñi từ tỉnh lẻ còn tiến xa hơn mảnh ñất Nghệ An vốn dĩ ñã rộng ấy. Nhưng những gì xảy ra ở Nghệ An ngày hôm nay cho thấy may mắn của anh là có hạn, cũng như sự giới hạn về nhận thức xã hội của anh. Một kẻ cơ hội khi nhìn thấy thành tích , không thể là kẻ cảm nhận ñược hậu họa trong sự bình thường. Muốn leo cao hơn, quản lý ở cấp vĩ mô hơn, Hồ ðức Phoc thiếu ñi cái ñánh giá sự bất ổn tiềm ẩn trong cái yên bình. Một kẻ chủ quan, ngạo ngược như vậy ñể leo cao nữa, sẽ còn những cái loạn lớn hơn. Nếu như giáo dân Vinh sẵn dùng lợi thế nhà và giáo xứ mình là chiến trường. Tạo một cuộc ñấu tranh ôn hòa ñòi hỏi công lý hòa bình, khắp giáo phận trải dài hàng trăm cây số chiều dài cũng như chiều ngang. Từ tháng này sang tháng khác. Liệu quân khu 4, cảnh sát có ñặt ñược trong tình trạng báo ñộng, di chuyển quân liên tục từ ñịa bàn này sang ñịa bàn khác. Xe thiết giáp, xe chuyển quân khiên giáp súng ống chạy dọc ngang tỉnh ngày này sang tháng khác. Chúng ta thử hình dung một giáo xứ bừng bừng khí thế, quân ñội ñược ñiều tới ồ ạt, rầm rập, cấm ñường, phong tỏa. ðến nơi giáo dân lại hiền hòa kéo vào nhà thờ dự lễ, rồi ai về nhà ñó. Hôm sau giáo xứ khác lại vậy, quân ñội lại rầm rộ kéo ñến bao vây. Dân tình lại hiền hòa hát kinh, vào nhà xứ ñọc kinh cầu nguyện. Duy trì từng ấy quân ñội, công an, thiết bị, ñịa ñiểm , phương tiện rồi cả ñội ngũ chỉ ñạo, rồi cả huy ñộng truyền thông, báo chí, cán bộ ñịa phương , thậm chí cảdân ngoài thuê tiền 500 nghìn một ngày ñi uy hiếp..Chỉ cần một tháng thì ngân sách tỉnh Nghệ An khánh kiệt. Chưa nói ñến chuyện cảnh binh lính kéo ñi liên miên, ñóng chốt liên miên như thời chiến tác ñộng thế nào ñến xã hội và quốc tế. Nhất là trong lúc bộn bề khó khăn này lấy ñâu ra quân mà duy trì huy ñộng mãi, lấy ñâu ra lãnh ñạo bỏ hết các việc kinh tế, hành chính ñể ñi lo trực chỉ ñạo ñối phó với từng ấy ñiểm , bởi mỗi giáo xứ Vinh lúc ấy sẽ trở thành một ñiểm nóng. Những giáo xứ có người quản như các linh mục Phúc, Hoán, Lai, Văn, Tĩnh, Tuấn...nhiều nhan nhản ở giáo phận Vinh chẳng nề hà gì chuyện ñòi hỏi công lý ñến cùng. Giải pháp bây giờ cho chuyện Mỹ Yên chỉ có một từ ñơn giản , ñó là '' ñiều chuyển''. Tên nhân vật cần '' ñiều chuyển '' chỉ duy nhất một người, Bí thư tỉnh Ủy Nghệ An Hồ ðức Phơc

ðược ñăng bởi nguoibuongio1972

Hoãn xử Lê Quốc Quân ñã quá hạn.? Luật sư Hà Huy Sơn ñã gửi ñơn khiếu nại tòa án Hà Nội về thời gian xét xử luật sư Lê Quốc Quân

ñã quá hạn. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/09/130905_lequocquan_lawyer.shtml Phiên tòa ñịnh diễn ra xét xử Lê Quốc Quân hồi 9/7.2013 ñã bị hoãn lại vì lý do chủ tọa bị ốm. Trong luật tố tụng hình sự, bị cáo có thể ñòi thay hội ñồng xét xử ngay tại phiên tòa nếu có lý do chính ñáng. ðiều này nói lên rằng tòa án luôn có những hội ñồng xét xử , có những thẩm phán, chánh án dự bị dự phòng trong trường hợp cần thay thế theo luật ñịnh . Lý do thẩm phán ốm mà dừng xét xử phiên tòa của chính quyền Hà Nội ở vụ này nghe chừng không ñược hợp lý cho lắm.

Page 35: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

35

Mới ñây một nguồn tin cho biết thẩm phám bị ốm Lê Thị Hợp không hề bị ốm hay ñi cấp cứu trước ngày 9/7. Lý do bà Lê Thị Hợp ñược cấp trên thông báo hoãn xử, và bà chỉ biết có vậy. Thông báo xử sơ thẩm Lê Quốc Quân ñược ñưa ra trước chuyến ñi Trung Quốc của chủ tịch Trương Tấn Sang, thông báo hoãn vô thời hạn ñược ñưa ra trước chuyến ông Sang ñi Mỹ. Hiện tại gia ñình Lê Quốc Quân và bạn bè, ñồng ñạo của anh rất lo lắng anh sẽ bị xét xử không ñược công bằng. Lý do này có căn cứ, bởi ngay tại chuyện hoãn xử thời gian cũng ñã không minh bạch. Lo sợ chính quyền sẽ kéo dài thời gian xét xử, ñể chuyển vụ án kinh tế này sang vụ án chính trị.? Xin thưa, Lê Quốc Quân chắc chắn ở trong tù luôn sẵn sàng hào hứng ñón nhận một bản án chính trị do tòa tuyên hơn bất cứ ai. Cơ quan an ninh Hà Nội ñã mất bao nhiêu công sức ñể ñưa Lê Quốc Quân vào vụ án kinh tế, phải ñiều chuyển cán bộ an ninh sang bên cảnh sát kinh tế ñể chỉ ñạo vụ án Lê Quốc Quân '' trốn thuế''. Nếu có ý ñồ muốn một vụ án chính trị với Lê Quốc Quân thì chẳng phải lúc này, muốn sao thì sao họ cũng phải ñưa vụ '' trốn thuế'' ra xử trước cái ñã. Cho nên chúng ta tạm gác suy luận về ñột biến vụ án này chuyển sang án chính trị. Nếu có ,nó phải xảy ra khoảng thời gian sau này như Nguyễn Văn Hải. Còn trước mắt vẫn là vụ án '' trốn thuế''. Số tiền cáo trạng quy kết cho Lê Quốc Quân trốn thuế xấp xỉ số tiền cáo trạng của bloge ðiếu Cày Nguyễn Văn Hải. Mức án tù cho Lê Quốc Quân chắc hẳn chỉ dao ñộng từ 2 ñến 3 năm, dù xử có ép ñến ñâu thì mức án cũng không thể hơn ñược. Vì mặt bằng các vụ án trốn thuế nói chung trên cả nước ñều như vậy, có nhiều vụ trốn thuế tiền hàng chục tỷ mà chỉ án treo. Nếu xử án Quân với mức án tù vượt trội so với mặt bằng các vụ khác, chính quyền tự làm rơi bộ mặt của vụ án '' trốn thuế'' mà họ ñang biên kịch rất tự nhiên như thật. Xử 2 ñến 3 năm tù ñổ lên ñầu Lê Quốc Quân, chính quyền ñược lợi gì.? Thông ñiệp ñe dọa cho những nhà ñấu tranh khác ở Việt Nam ư.? Chả nghĩa lý quái gì, giờ ở Việt Nam chẳng mấy người sợ vài năm tù vì tội phản kháng chính quyền. Tiêu diệt ý chí của Lê Quốc Quân ư.? Nằm mơ, ai chứ thằng ñó nó còn hứng làm thơ luôn trong những ngày ở trong cảnh tù ñầy. Mà cái bọn ñã làm thơ ñược trong tù thì các bạn biết ñấy, thằng nào càng tù càng bất khuất hơn, càng có thời gian ủ mưu, tính kế hơn. Cái thằng không làm ñược thơ, còn biết cách cóp pi của người khác ñể nhận là mình ñã làm thơ trong tù. Thì những thằng làm ñược thơ thật khỏi phải nói là nó thế nào.? Xử Lê Quốc Quân án chính trị bây giờ chưa ñược. Xử về tội trốn thuế không quá ñược 3 năm. Mức án 3 năm ấy chính quyền ñược gì và mất gì, các nhà chính trị, ngoại giao và bảo vệ chính trị nội bộ hiểu rõ hơn ai hết. Vì tế nhị và ý tốt cho bạn mình, tôi không muốn phân tích nhiều về những vấn ñề này. Khiến các vị khó khăn khi ñưa ra quyết ñịnh. Trong bối cảnh quốc tế và thực trạng kinh tế Việt Nam ngày này, 3 năm tới sẽ là giai ñoạn cực khó khăn cho Việt Nam. ðừng ñánh mất nỗ lực cải thiện hình ảnh với quốc tế, cũng ñừng ñẩy sự mâu thuẫn giữa các lực lượng tổ chức trong xã hội nên cao là ñiều khôn ngoan trong bối

Page 36: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

36

cảnh lúc này. Trong những ngày tầm cuối tháng 9 này tới ñây, mang Lê Quốc Quân ra xử, mức án 30 tháng tù giam cho hưởng án treo, bị cáo ñược hủy bỏ tạm giam ngay sau phiên tòa là hợp lý về thời gian tạm giữ. Khoác cho Quân cái ách 30 tháng thử thách ñể kìm giữ. Có lẽ là ñiều hợp lý với chính quyền hơn cả. Mức án này phù hợp với các vụ án trốn thuế ñã có trước ñây, thêm 30 tháng thử thách ñể làm cái dây thít giữ Quân khi ra tù. Cũng là mức án mà các nhà ngoại giao có thể xoa tay khi ñi công vụ, những người làm an ninh tôn giáo cũng nở nụ cười khi tiếp những chức sắc tôn giáo trong và ngoài nước. Tái bút . Một số bạn sẽ gào, thằng Gió khốn nạn, Lê Quốc Quân phải ñược tuyên án vô tội, phải ñược bồi thường, phải ñược này nọ...nói như thằng Gió là muốn thằng Quân vẫn là có tội, như thế là hùa với cộng sản. Cũng như một số bạn ñã gào trong vụ Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực là thằng Gió nham hiểm xui chị Hà ñợi anh Vũ chết, xui mang quan tài ñến trước cổng trại chờ như bạn Việt Kiều Châu Xuân Nguyễn ñã nói. Chuyện này ñể cho em Hiền, chị Hà nói với các bạn ý kiến của họ, các bạn chỉ cần gọi ñiện, viết mail hỏi xem thằng Gió nói thế có phải giết chồng các chị không ? Có phải cồ mồi, mớm chuyện cho an ninh không?. Hoặc ñể cho Quân và anh Vũ nói sau này khi họ về nếu các bạn có thể chờ ñược. Còn bạn không thể chờ ñược, nóng lòng cứu các anh ấy, muốn về nước phá cổng trại, hai tay kẹp hai khẩu tiểu liên, mình khoác ñầy những băng ñạn, răng cắn chốt lựu ñạn, dao găm cắm hai bên ñùi...nhưng vì không thuộc ñường lối ñi lại. Cũng chẳng ai trách bạn không có tấm lòng, tuy nhiên nếu không làm ñược ñiều ñó, xin bạn hãy mail hoặc gọi ñiện hỏi thân nhân họ xem giúp ñỡ ñược cách gì hiệu quả.

ðược ñăng bởi nguoibuongio1972 vào lúc 02:04 2 nhận xét:

Thứ ba, ngày 03 tháng chín năm 2013

Lạy Mẹ Con ði. trích....Tôi cầm tờ giấy hủy bỏ biện pháp ngăn chặn bước qua những cánh cổng nhà tù. Người công

an gác cổng ñứng tuổi, mái tóc hoa râm trông phúc hậu, ông cầm tờ giấy ra trại nhập sổ rồi mở cửa cho tôi ra. Ông nói thân tình.

- Về mà lo làm ăn nhé. Tôi bước ra cánh cổng sắt, người xe ñi lại. Tôi nhìn một lát ñịnh hướng rồi ñi về phía bên tay trái, ñi

bộ giữa dòng người tan tầm ñang hối hả về nhà. Tôi về nhà mẹ. Mẹ tôi bắc ghế ngồi ngoài cửa, nét mặt buồn vời vợi, bà nhìn vào luồng người ñi lại mà như chả

nhìn cái gì. Tôi ñi từ trước mắt bà, trong tầm nhìn của mẹ ñến gần mà mẹ tôi cứ nhìn như thế, cái nhìn có hướng mà như ñâu ñâu. Tôi ñến cửa gọi nhẹ.

Page 37: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

37

- Mẹ à, con ñây. Mẹ tôi như người ñang mộng chợt tỉnh, mẹ cuống quýt ñi vào nhà theo tôi. Giọng mẹ lắp bắp như

không tin tôi ñang trước mặt bà. - Con sao, con sao rồi? Tôi cười nói. - Mẹ buồn cười thế, con ñang ở nhà khỏe mạnh ñây, lại cứ hỏi con sao là sao thế nào. Tôi kể tôi vừa từ trại giam về ñến thẳng ñây, ñược về vì tội không có gì phải xét xử cả. Chỉ ngăn

chặn, giáo dục thế thôi. Mẹ tôi luống cuống mở kim băng cài túi áo cánh nâu. nói ñứt ñoạn trong dòng nước mắt.

- Con cầm lấy mấy ñồng mà tiêu. Người ta bảo hôm nay con không về thì sẽ còn lâu mới về, mẹ từ sáng ñến giờ cứ ngồi ngoài cửa ñợi xem con có về không?

Tôi giữ tay mẹ, nói vẫn còn tiền trại giam cho ñi ñường về nhà ñây. Mẹ bảo tôi về nhà luôn cho Tí Hơn mừng. Tôi chào mẹ ñể ñi về nhà mình nơi có Tí Hớn ñang chờ bố. Ngoái lại thấy mẹ vẫn ñứng trân trân nhìn theo....hết trích

http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/lay-me-con-di-duy-khanh.EYGn-NJy5D.html Weimar trời lạnh, mây xám giăng ngợp trời, mưa rả rích. Cứ mỗi lần trời lạnh mẹ lại ñau khớp

xương. Giờ con lớn khôn lại ñi biền biệt xứ người. Chiều nay viết truyện, cuốn truyện ñã gần xong. Con ñược những người ở ñây, chính phủ ở ñây gọi con là nhà văn. Hai cái từ mà ở xứ sở mình con không thể nào có ñược dâng mẹ. Mỗi lần ñọc lại bài Cô Giáo Dạy Văn, con thương mẹ vô vàn, và cũng nhớ cô giáo Dung vô vàn. Nhà tù ñã giúp con trở thành nhà văn chứ không phải là trường học ! . Nhưng người gieo cho con ham muốn viết vẫn là mẹ và cô giáo dạy văn tên Dung.

Cô Giáo Dạy Văn. Cô giáo dạy văn tên là Dung, năm cô dạy tôi hình như cũng là năm cô sắp về hưu. Cô thỉnh thoảng

nói - Các em cố học giỏi cho cô mừng nhé. Cô hay ốm, thỉnh thoảng giờ văn lại có thầy , cô giáo khác dạy thay. Nhà cô ở tận Ngọc Hồi, cô ñi xe

ñạp ñến trường ñể dạy. Trường tôi học nằm trong khu phố cũ. Bọn tôi học buổi sáng, vậy cô ñi từ nhà cô ñến trường từ mấy giờ. Lúc học cô tôi chẳng ñể ý ñến ñiều ñó.

ñến ngày 20-11. Những năm ấy thì ñứa nào thích ñi thì ñi, rủ nhau theo nhóm. Góp tiền mua mấy

bông hoa, cân cam,túi ñường. Chỉ có hoa và quả thế thôi. Kéo ñến nhà cô giáo chủ nhiệm bóc tất ra ăn. Có nhóm còn lời vì ñược ăn cam của nhóm khác. Học sinh bọn tôi chỉ ñến nhà các thầy cô dạy các môn quan trong như toán, văn, ngoại ngữ.. còn các thầy cô bộ môn khác như hoạ, nhạc, thể dục, sinh, sử, ñịa gì ñấy thì chả ñứa nào ñi. Hôm trước các lớp trong nhóm rục rịch bàn nhau ñến nhà thầy chủ nhiệm dạy toán. Còn nhà cô Dung dạy văn xa quá, chả dứa nào nhắc.

Page 38: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

38

Nhà thầy chủ nhiệm dạy toán ngay ñường Trần Nhật Duật. ða số học sinh lớp tôi ñều quanh khu phố

cũ lên ñi ñến nhà thầy rất gần. Buổi sáng mang hoa và cam, ñường ñến nhà thầy. Liên hoan ăn hết cam, thầy chủ nhiệm con sai con gái ñi mua chanh về pha nước chanh vì sẵn ñường ñấy. Thành ra là chỉ có bó hoa còn lại, còn cam và ñường thì học sinh mang ñến học sinh xơi. Nhưng ngày ấy các thầy cô giáo rât vui, chả ai nghĩ chuyện quà cáp gì hết. Lúc ở nhà thây về hơn 9 giờ sáng, ra ñến ñường thấy mấy thằng nghịch nhất lớp rủ nhau ñi trèo bàng. Tôi bất chợt nảy ý nghĩ rủ chúng ñến nhà cô Dung. Kế hoạch ñược cả bọn nhất trí, chẳng phải là do hiếu lễ với cô Dung, thật ra chúng tôi kiếm cớ ñi chơi mà thôi. Bố mẹ cho tiền ñi mua quà thầy chủ nhiệm, ñứa nào cũng bớt lại một ít. Chả ñứa nào mua tất cả dù số tiền vốn bố mẹ cho ñã không nhiều. Nhưng ñứa nào cũng thăn lại một ít ñể tiêu riêng. Kiểm tra cả hội cũng ñủ tiền mua bó hoa ñồng tiền. Thế là năm thằng quay lại nhà thầy chủ nhiệm hỏi nàh cô Dung. Thầy có vẻ ái ngại. Thầy vẽ ñường ra tờ giấy rất cẩn thận rồi ñưa cho tôi. Thầy nói với năm thằng.

- các em ñi vào nhà cô Dung ñường hơi xa, ñi phải cẩn thận, ñi chờ nhau ñừng ñể lạc nhau nhé.

Thầy cho em làm tổ trưởng của nhóm. Em phải bảo các bạn lúc ñi ñường nhé. Tôi ñứng nghiêm như quân nhân nhận lệnh cấp trên. Lần ñầu tiên tôi ñược thầy tin tưởng giao nhiệm

vụ. Năm thằng chúng tôi ở lớp là một lũ ôn dịch phá hoại. Cả năm thằng ñều có cuốn sổ liên lạc riêng . Cứ sau mỗi tiết lại lần lượt vác lên xin thầy, cô bộ môn nhận xét tiết ấy kỷ luật ra sao. ðến giờ chơi thì bảo vệ trường ñến cửa lớp áp giải năm thằng ra một góc sân trường. Phải nói hôm ấy niềm vui phơi phới vì thầy cho tôi làm chỉ huy năm thằng. Cả bọn cũng vui, chúng tôi phấn khởi ñạp xe lên ñường.

Thầy chủ nhiệm vẽ ñường rất dễ hiểu, chúng tôi tìm ñến làng cô Dung. Hỏi mấy người dân ñang hái

hành trên ruộng. Họ chỉ nhà cô ở ven làng. Chúng tôi ñến lúc cô ñang hái rau bờ ao chuẩn bị bữa ăn. Cô Dung có hai con gái, một ñứa hơn chúng tôi khoảng 2 tuổi, ñứa kia kém khoảng 2 tuổi. Cả hai ñứa ñang ngòi học bài, trông chúng hiền lành và chăm chỉ. ðối với năm thằng cá biệt như bọn tôi, chúng ở thế giới khác, ở một tầng lớp khác. Tôi cứ tưởng con cô phải rất lớn cơ, về sau tôi mới biết chồng cô ñã có vợ trước. Cô là vợ hai, cô lấy chồng muộn, mà chồng cô ở nhà vợ cả ngoài Hà Nội. Thỉnh thoảng mới về nhà cô. Nhà cô Dung sạch sẽ và thoáng, có cái cửa sổ song gỗ nhìn ra cái ao mà bờ ao ñược xếp bằng gạch. Cô rất mừng thấy chúng tôi ñến, hình như cô cũng không nghĩ là có học sinh ñến nhà cô vào ngày này. Hai ñứa con gái ngỡ ngàng nhìn chúng tôi, chúng nhận thấy bọn tôi là lũ láo nháo lên lại cúi ñầu học tiếp. Cô Dung lấy nước cho chúng tôi uống, nước nhân trần có cam thảo ngọt. Cô hỏi han bọn tôi ñi thế nào rồi cô bảo cứ chơi cô xuống thổi cơm, cô bảo chúng tôi ăn cơm với nhà cô. Cô xuống bếo thổi cơm còn chúng tôi ra vườn chơi, nhìn thấy cây cối cái gì bọn tôi cũng thích. Nhất là cây cam thảo, cả bọn châu ñầu vào vặt nhành cây gặm. Rồi ñi bắt châu chấu bẻ chân ném xuống ao. Chán mấy thằng ñi tìm tổ dế, tôi xuống bếp xem cô nấu cơm. Lúc tôi ngồi xem cô ñun bếp bằng những cành cây nhỏ khô. Cô nói.

- Hiếu này. Cô thấy em rất có khả năng học, sao em không tập trung mà học. Các bạn khác họ chỉ

chăm thôi chứ không tiếp thu nhanh như em. Nếu em cố gắng học sau này em là người rất giỏi ñấy. Lúc nào chấm bài văn của lớp, cô rất thích xem bài của em. Tí nữa cô cho em mấy quyển sách. Em cầm về ñọc thêm ở nhà, ñấy là sách nâng cao học môn văn. Em ñừng nghịch ở lớp nữa. Lúc nào cô cũng nghĩ con người em khác những gì em ñã làm. Mỗi lần em mang sổ lên cho cô nhận xét, cô rất buồn. Bạn khác thì cô không buồn như thế.Nhưng em khác với các bạn cá biệt nhiều. Nếu em chịu khó sau này có thể thành nhà văn ñấy.

Tôi cúi ñầu lí nhí.

Page 39: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

39

- Vâng ạ Cô hỏi - Thế ñi học xong về nhà em làm gì ? Tôi thưa. - Em ñi bán hàng với mẹ em ạ. Cô ngạc nhiên hỏi - Thế mẹ em bán hàng gì ? Tôi thưa. - Mẹ em bán dép nhựa rong ngoài hồ Gươm. Lúc nào em ñi học về em ra trông hàng cùng mẹ, ñể mẹ

em còn ñi lấy thêm hàng hay ñi về nhà vệ sinh. Cả trông công an từ xa ñể mẹ em còn chạy nữa ạ. Cô hỏi nữa. - Bố em có ñi làm gì không ? Tôi thưa. - Bố em ốm chỉ nằm trên giường thôi, bố em bị lao, cả ngày cả ñêm ho, khạc cả ra máu cô ạ. Bố em

bảo bố em không sống ñược lâu ñâu. Cô Dung không hỏi nữa, cô ñặt tay lên gáy tôi thở dài. Chúng tôi ăn cơm ở nhà cô, bọn con gái nhà

cô rất ngoan, chúng ñi lại nhẹ nhàng. Nói chuyện với mẹ thưa gửi, vâng dạ ñâu ra ñó.Lúc về cô ñưa cho tôi hai cuốn sách bọc trong tờ báo.

Năm ấy tôi ñược cử ñi thi học sinh giỏi văn thành phố. Buổi sáng sau giờ văn cô dạy, tôi chạy lên

giơ cuốn sổ xin ý kiến nhận xét kỷ luật trong giờ. Cô ghi nhận xét xong ñưa cây bút cho tôi nói. - Cô cho em mượn bút ñi thi, bút ñầy mực ñấy. Chiều em thi xong mai trả cô. Nhớ chuẩn bị bút ñề

phòng hỏng có cái thay. Buổi trưa tôi mang cơm cho mẹ. Mẹ ra ghế vườn hoa Lý Thái Tổ bây giờ ngồi ăn. Thường thì buổi

trưa công an không ñi cho nên mẹ chủ quan ñể tôi trông. Tôi ñang ngồi thấy bóng công an ñến hét. - Mẹ ơi công an. Mẹ quăng cạp lồng cơm chạy ñến xốc gánh hàng lên vai quảy bước chạy, nhưng không kip nữa. Hai

chú công an ñã nắm ñược ñòn gánh quát. - Chạy ñâu cái con mụ này, về ñồn. Mẹ tôi chắp tay xin, mẹ nói.

Page 40: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

40

- Tôi lạy các anh làm phúc, tôi nghĩ buổi trưa vắng người không ai qua lại mới ñể ven ñường. Mọi khi tôi toàn ngổi trong chỗ Trần Nguyễn Hãn. Các anh thương mẹ con tôi. Khổ quá tôi chưa ăn gì từ sáng, cháu nó mang cơm ra ñói quá vội ăn. Không kịp gánh hàng vào trong.Tôi van các anh cho tôi nuôi cháu. Bố nó ốm nằm nhà mấy năm nay rồi.

Mặc kệ mẹ rớm nước mẳt. Hai chú công anh mặt lạnh như tiền kéo lê hai thúng dép ñi, ñể mẹ ñứng trơ trơ với cái ñòn gánh trên vai.Hai chú kéo ñược chừng mấy mét thì một chú dừng lại quát.

- Mày mà không tự giác gánh về, ñể bọn tao phải lôi về ñồn thì bọn tao thu sạch. Mẹ tôi lồng ñòn gánh vào ñôi quang, khóc nức nở gánh theo hai chú về ñồn. Tôi thu dọn cái cạp

lồng cơm mẹ vừa ăn mấy miếng vất tung toé. Bước thấp bước cao chạy theo. Về ñồn gánh hàng bị nhốt trong kho. Mẹ tôi cứ ngồi ở ghế gặp công an nào ra vào cũng trình bày, xin xỏ. Nước mắt ngắn dài. Chỉ có một chú nói nhẹ nhàng.

-Chị cứ ngồi ñấy tí nữa giải quyết. Còn các chú khác mỗi người quát một câu khác nhau - Im cái mồm ñi, ñây là nhà bà à mà bà nói lắm thế. - Thu hết cho lần sau chừa, ñừng lằng nhằng. Mãi sau có một chú gọi mẹ tôi vào kho, lấy một ñôi dép chú ấy ñi thử. Chú hỏi - ðôi này bao nhiêu tiền? Mẹ tôi rối rít. - Anh cứ lấy mà ñi, không ñáng bao nhiêu ñâu ạ. Anh cho tôi xin ñôi dép cũ tôi cân nhựa cũng gần

bằng vốn mà. Chú ấy xỏ ñôi dép mới, bỏ lại ñôi dép cũ ñi vào trong. Lát sau một chú khác ra gọi mẹ tôi bảo. - Thế bây giờ muốn thu hết hay nộp phạt. Mẹ tôi hoảng hốt xin nộp phạt. Nhìn tờ biên lai ghi tiền phạt mẹ tôi sững người. Một lúc mẹ móc

tiền ra nộp. Gánh hàng ra khỏi ñồn một quãng, mẹ tôi ngửa cổ lên trời nấc tiếng kêu. - trời cao ñất dày ơi ! Sao số tôi khổ thế này. Sáng sau tôi trả bút cho cô Dung. Cô hỏi tôi làm bài tốt không. Tôi ngập ngừng nói rằng buổi trưa

ngủ quên ñến 4 giờ chiều mới thức. Cô Dung nhìn tôi ñầy tức giận, cô nói. - Không thể giáo dục nổi nữa. Từ ñấy cô chả bao giờ nói gì với tôi. Lúc nào gặp hành lang tôi chào thì mặt cô lạnh tanh..... ðược ñăng bởi nguoibuongio ngày 30 tháng tám năm 2013

Page 41: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

41

Trích ñoạn từ Phất L ộc ñến Weimar - Hèn nhát không dám nhận.

..Ba hôm sau cơ quan an ninh triệu tập tôi lên làm việc. Tôi cầm tờ giấy triệu tập ñến nơi, gặp người phải gặp, anh ta tên T. Tôi nói. - Lần sau ông muốn tôi ñi, phải ghi rõ là lên làm việc gì nhé. Không là tôi không ñi. T nói. - Thì ghi là lên làm việc ñó còn gì.? Tôi. - Tôi ñã nói rồi, các ông phải ghi rõ làm việc gì, liên quan ñến gì. Ghi lên làm việc, giờ tôi thất nghiệp, bị các ông quấy phá chỗ làm. Không ai nhận tôi làm nữa. Việc làm của tôi giờ là ñi ñánh cờ ăn tiền. Ông ghi làm việc tôi hiểu nhầm là ñi ñánh cờ ăn tiền. Mà lúc tôi không có tiền ñặt cược ñể chơi tôi sẽ không ñi ñấy. T quát. - Ông ăn nói vớ vẩn, cơ quan anh ninh ñiều tra ñi ñùa với ông sao mà cá với cược. Tôi thản nhiên. - Không ñùa thì ghi rõ lí do vào nhé. Tôi nói nốt lần này, tôi không ñi lên ñây nữa nếu lần sau giấy triệu tập không ghi rõ lí do. Còn các ông muốn làm gì thì làm. Cán bộ ñiều tra T lấy ra giấy bút và hồ sơ. Anh ta gật ñầu. - ðược, lần sau chúng tôi sẽ ghi lí do cho. Giờ anh nghe ñây. Anh ta nói gằn giọng, nhìn thẳng vào mặt tôi rất uy nghiêm, nói . - Anh có biết cơ quan an ninh gọi anh lên ñây về việc gì không.? Tôi lắc ñầu. Anh ta nghiêm giọng nói. - Hôm nay cơ quan ñiều tra gọi anh lên làm việc về sách ðại Vệ Chí Dị và blog Người Buôn Gió. Anh có kiến gì không.? Tôi ngẩn người ngạc nhiên. - Ơ ! sách nào, bloge nào.?

Page 42: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

42

T mỉm cười, anh ta lấy ra mấy cuốn ðại Vệ Chí Dị, và tập giấy in những bài viết trên blog Người Buôn Gió ñưa cho tôi nói. - Anh xem ñi, cái này không phải của anh thì của ai.? Tôi không xem, ñẩy trả lại anh ta nói một mạch. - Tôi biết ngay mà, ñã bảo ghi rõ lí do ñể lên khỏi mất công. Tôi tưởng bị gọi lên vì vụ cờ bạc, hay trộm cắp gì. Vì trước ñây tôi có cờ bạc, có trộm cắp. Thế tôi mới lên ñây. Chứ biết về sách hay blog gì ñó thì tôi ñã không ñến. Ông xem tôi trình ñộ học vấn thấp tè, toàn làm nghề lao ñộng chân tay. Biết gì về sách hay blog cơ chứ. T lắc ñầu, cười mỉa mai. - Tưởng anh thế nào. Người ta cứ khen anh viết hay lắm, gan dạ lắm. Thế mà không dám nhận, vậy những ñiều anh viết có nghĩa gì khi anh không dám nhận. Tôi không ngờ anh vớ vẩn thế. Tôi cười. - Tôi vớ vẩn mãi quen rồi. Tôi cứ thích cái kiểu không làm thì ñừng có nhận, mà làm thì lại càng ñừng có nhận. Hoặc không làm thì không sợ, ñã làm thì càng không sợ. Thôi , tóm lại là không biết, không nhận cho lành. Chả anh hùng gì ở cơ quan an ninh ñiều tra cả. Cán bộ T ngả người ra ghế nhìn tôi, anh ta cười nhạt. - Tôi không nghĩ ông hèn thế này ñâu, làm gì mà ñến mức ông không dám nhận những gì mình viết. Ông hèn thế mà ñòi là ñấu tranh cho dân chủ, cho này nọ. Mang tiếng lắm, người khác người ta vào ñây, làm gì người ta dám nhận. Thế mới là anh hùng. Nào giờ ông nhận ñi ñể làm việc tiếp. Lằng nhằng mất thì giờ rồi chúng tôi cũng có bằng chứng ñể ông phải nhận. Tôi lắc ñầu, cười nhạt ñáp lại. - Các ông mới là vớ vẩn. Cơ quan anh ninh ñiều tra uy nghiêm, ñồ sộ, tượng trưng cho cơ quan pháp luật. ðối tượng ñến sợ rúm ró, hèn hạ ñến nhũn người. ðó là ñiều bình thường. Thế nếu ñối tượng làm mà không sợ, hiên ngang nhận việc mình làm. Có phải họ coi các ông là những thứ vớ vẩn, kể cả các ông bắt tù họ như bao nhiêu người họ vẫn không sợ, vì họ coi cả cái hệ thống pháp luật của ông và những người như các ông là vớ vẩn. ðằng này tôi sợ, hèn như ông nói. Chứng tỏ các ông còn giá trị, ông lại ñi giở giọng bảo tôi hèn. ðúng là các ông vớ vẩn. Cán bộ T mím môi, mắt giận dữ nhìn. Anh ta lôi ra cuốn ðại Vệ Chí Dị có chữ kí của tôi tặng người bạn nói. - Ông xem, ñây có phải chữ kí ông không. Chả chữ ông kí tặng người ta ñó còn gì.? Tôi cầm cuốn sách có chữ kí của mình. Tôi biết những cuốn sách này ñã ñến tay anh ta theo ñường nào.

Page 43: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

43

Một số cuốn do người cầm sách ñã ñi nhầm chiếc xe taxi giả mạo của cơ quan an ninh hay ñậu trước cổng nhà thờ, chiếc xe chở thẳng người ñó ñến cơ quan an ninh và bắt họ khai báo về số sách mang theo. Một số sách khác ñược phát hiện bởi người tôi bảo mang sách ñi ñã chủ quan ñể ở giỏ xe máy, lại còn lượn ñến những nơi an ninh ñang theo dõi rồi mới ñi ñưa sách sang Bắc Ninh.Cơ quan an ninh ñã thu sách của nơi nhận, không thu của người mang ñi ñể tôi không thấy bị ñông. Cuốn sách có chữ kí là tôi tặng người bạn khuyết tật Nguyễn Công Hùng. Hùng lập một trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật, nhiều người lành lặn ñến tham gia làm thành viên ñể giúp ñỡ trung tâm. Trong ñó có một cậu tên là Lộc. Cậu ta thấy Hùng có sách bèn mượn ñọc, mang ñến quán cà phê ñọc thì bị công an phường mời về ñồn. Cái quán cà phê ñây lại có một nhân viên là giáo dân nhà thờ làm phục vụ, anh ta chứng kiến sự việc, cũng bị mời về ñồn làm chứng. Tôi thì chả tin có việc tình cờ anh ta mượn vì muốn ñọc sách, con người anh ta tôi nhìn không phải là người ham ñọc sách. Nhất là cuốn sách biết rõ là xuất bản ngầm, anh ta lại mang ra quán cà fe công khai giữa bao người giở ra ñọc. Nhất là quán lại có người giáo dân phục vụ quán cũng biết tôi. Cái cách chọn quán ñể tôi tưởng mọi việc là tình cờ, anh phục vụ cũng tình cờ chứng kiến, nhưng thực ra họ cố cho anh ta thấy, ñể che ñậy Lộc là người của cơ quan an ninh. Ở cái ñất nước này, chỗ nào có người thành tổ chức là có người của an ninh cài vào. Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật của Nguyễn Công Hùng có an ninh bên trong là ñiều bình thường. Cứ mỗi lần trung tâm có người nước ngoài ñến ñể giúp ñỡ, cho quà, thăm hỏi thì Lộc lại mò ñến. Thường thì không thấy cậu ta ñâu. Tôi ñã báo cho Hùng và bày Hùng phương cách thử Lộc . Cuối cùng Hùng ngậm ngùi xác nhận Lộc làm việc cho cơ quan an ninh. Giờ tôi phải ñối phó với cuốn sách có chữ kí của tôi tặng Hùng. Tôi giở sách nhìn trang có chữ kí của mình nói. - Thế này ông ạ. Trước hết nếu ñây là tang vật, chứng cứ thì ông phải nói cho tôi biết nó ở ñâu ra, ñể tôi xem việc thu thập chứng cứ có hợp pháp không ñã. Thứ hai ông phải giám ñịnh chữ kí này. Có biên bản giám ñịnh xác ñịnh chữ kí ñúng của tôi. Thì trên những cơ sở pháp luật ñó chúng ta làm việc. Nhưng thôi, tôi cũng ưu ái ông bỏ qua những ñòi hỏi ñó. Tôi ngừng lại nhìn anh ta, cán bộ T cười nói. - Cám ơn ông ñã không làm mất thời gian, ông biết luật nhỉ.? Tôi nhìn thẳng vào mắt anh ta, dõng dạc nói. - ðây là chữ kí của tôi. T với người xuống bàn hồ hởi, cầm giấy bút nói. - Thì ñằng nào ông chả phải nhận. Sách của ông thì ông tặng người ta, chuyện bình thường ai viết sách, in ra mà chẳng tặng bạn bè mình vài cuốn. Tôi lắc ñầu. - Này ông, tôi nhận chữ kí của tôi, có nhận sách của tôi ñâu. Hai việc ñó là khác nhau nhé.

Page 44: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

44

T gắt. - Thì sách của ông , ông mới kí tặng người ta chứ.? Tôi cười. - Nói như ông, thế mấy thằng cầu thủ bóng ñá nó in ra áo, in ra bóng sao. Người ta ñến giơ áo xin nó chữ kí, ông bắt nó vì tội không phải áo mày làm ra mày kí à.? Cái này họ có sách, mang ñến xin tôi kí, thì tôi cứ kí ñại cho xong. Biết là sách gì ñâu. Hơn nữa ông ra hiệu sách thấy cuốn nào hay, ông mua tặng bạn, vợ, con...ông viết lời thân tặng nhân sinh nhật hay ngày gì gì ñó, rồi ông kí tên ông vào. Chuyện ñó ñầy ở các hiệu sách, ñâu phải là hiếm. T hỏi. - Thế ông giải thích sao về chữ kí của ông trên sách ñể tôi ghi. Tôi nói. - Tôi ñang ñứng ở nhà thờ, ñúng hôm lễ chủ nhật, ñông người lắm. Có người tôi không biết, không gặp bao giờ ñến ñưa tôi mấy cuốn sách. Nói là cho tôi, tôi thích sách, nên thấy sách là nhận. Về giở ra thấy cùng một loại. Thấy không cần thiết giữ tôi tặng cho bạn bè, tiện thể kí tên vào. Cán bộ an ninh ñiều tra T ghi, anh ta hỏi tiếp. - Anh có ñọc vì anh nói thấy nó giống nhau phải không. Vậy anh cho biết nội dung cuốn sách là thế nào, anh nhận xét sao về cuốn sách.? Tôi ñáp. - Tôi thấy cuốn sách nhảm nhí, viết về một nước Vệ thời xa xưa nào ñó, như dạng truyện cổ tích. Chả liên quan gì ñến ai cả. Một cuốn sách vớ vẩn, vô hại, ñọc mất thời gian. Cán bộ T giở sách ra tìm ñến một trang và ñọc. - ..nước Vệ năm ấy ñiêu tàn, ñạo ñức băng hoại, con giết cha, vợ giết chồng, thầy giáo hiếp học trò, quan lại tham nhũng, cướp bóc nổi lên khắp nơi. Anh ta ngừng lại nhìn tôi hỏi. - Anh có thấy ñoạn này nói về nước ta không.? Tôi cười ngặt nghẽo. - ðấy, tự các ông nhận là Việt Nam nhé. Tôi chỉ biết ñây là nước Vệ thời xa xưa, không có trong sử sách Việt Nam. Còn nước CHXHCNVN ta ngày nay như báo ñài nhà nước nói. Nước ta ổn ñịnh chính trị, xã hội công bằng văn minh, an ninh trật tự tốt, thế giới khen ngợi, không ngừng tin tưởng ñầu tư. Nhân

Page 45: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

45

dân ta ấm no hạnh phúc, người tốt việc tốt nhan nhản...ñâu phải như cái nước Vệ trong sách ñiêu tàn, ñạo ñức băng hoại. Tôi thấy cái người viết sách này có chủ ñịnh tốt, người ta viết thế ñể nhân dân ta so sánh. Thấy ñược xã hội ta hiện nay bây giờ ñang sống là tốt lắm rồi, không ñau thương như nước Vệ kia. Nhân dân ñọc xong sẽ cảm thấy tin yêu ñảng và chính phủ ñã cho họ cuộc sống tươi ñẹp, an bình. Phải tìm người nào viết sách này ñể khen ngợi, ñộng viên viết nhiều nữa ông ạ. Tôi vớ tay ñịnh lấy ấm nước, T ñẩy khay nước giúp lại gần. Tôi châm thuốc là hút. T hỏi. - Trên phần ñầu có lời giới thiệu của người tên là Tưởng Năng Tiến, trong ñó có nói anh là tác giả cuốn sách. ðây này, nói rõ Bùi Thanh Hiếu tức Người Buôn Gió... Tôi nói chặn lại. - Tôi nào biết ai là Tưởng Năng Tiến, Bùi Thanh Hiếu thì họ tên giống nhau ñầy, có ghi ngày tháng năm sinh, ñịa chỉ thường trú không.? Mà dù có ghi thế người ta thích người ta bảo là tôi viết, hoặc họ nghĩ nhầm là tôi viết. Ông có bản thảo viết tay không, ông có tóm ñược tôi ñang gõ truyện này ở máy tính không.? Tại sao ông ñi thu thập chứng cứ vào lời ba hoa của cái ông nào ở tận ñâu, mà tôi cả ông ñều không biết ông ta là ai, bao tuổi, chả quan hệ gì. Giờ ông ấy viết thằng Nguyễn Minh Triết thì ông ñi hỏi thằng Triết à.? Cán bộ T sừng sộ. - Anh gọi ai là thằng, anh gọi chủ tịch nước là thằng à.? Tôi cười. - ðấy nhé, ông nhầm ñấy, bảo sao người ta viết Bùi Thanh Hiếu ông suy ra tôi. Tôi gọi thằng Nguyễn Minh Triết sinh năm 8x, gọi chủ tịch nước ñâu mà ông vơ vào. Ngay cả con ông Nguyễn Tấn Dũng tên là Nguyễn Minh Triết, kém tôi cả chục tuổi, ông bảo tôi phải gọi nó bằng cụ à.? Ông ñã biết Triết nào mà ông ñã quy chụp cho tôi là gọi chủ tịch nước bằng thằng?. Cán bộ T ñứng dậy, anh ta như muốn ra ñòn quyết ñịnh. Giọng anh ta quả quyết. - Tôi sẽ chứng minh cho anh Hiếu biết, anh chính là Người Buôn Gió. Anh ta gọi một cậu an ninh trẻ mang máy tính vào, anh ta lệnh cho cậu trẻ. - Mở cái ñoạn thằng Hiếu trả lời phỏng vấn lên cho nó nghe, xem nó chối ñược không.? Một loạt các câu trả lời phỏng vấn của các ñài RFA, RFI, BBC, Chân Trời Mới, diễn ñàn Paltak...ñược mở lên. Tôi khoan khoái ngồi nghe, trong khi họ quan sát nét mặt tôi. Thấy ñủ, T tắt máy tính hỏi tôi. - Thế nào. Nghe rõ chưa.? Tôi gật ñầu vui vẻ.

Page 46: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

46

- Máy tính xịn, nghe rõ lắm. An ninh thu âm có khác. T nói. - ðấy, giọng của anh, chính anh mở miệng nhận với ñài anh là Người Buôn Gió. Anh chối nưã ñược không.? Tôi gật ñầu. - Trước tiên lại phải giám ñịnh có phải giọng tôi hay không ñã. Hà hà hà ( tôi cười khoái trá ) Gì chứ giám ñịnh lại mất 3 hôm. Thôi hôm nay tôi về, khi nào có kết quả giám ñịnh ông gửi giấy triệu tập tôi lại lên hầu ông. Hôm nay dừng thế nhé. Rồi có kết quả giám ñịnh tôi lại chơi ñòn khác, lại mấy hôm khác mới lên. Chả việc gì sốt ruột, chúng ta là Sơn Tinh, Thủy Tinh. Cuộc chiến này còn dài lắm, ông cũng không nên vội vã. Không làm việc với tôi, thì ông lại ñi làm việc với người khác. Ông có ñược nghỉ ñâu, nếu như làm việc với tôi xong,ông ñược nghỉ ngơi thì lại chuyện khác. Thế nhé, tôi về. Bao giờ có giám ñịnh ông gửi giấy triệu tập tôi ñến. Nhớ là ghi rõ lí do làm việc nhé. Tôi ñứng dậy, cán bộ T quát. - Ông ngồi ñấy. Ai cho ông về mà ông về. Tôi cãi. - A thế ông bắt tôi à.? - Không phải bắt, nhưng làm việc phải nghiêm túc, bao giờ chúng tôi cho về anh mới ñược về. - Thế là cưỡng ép làm việc. ? - Anh là công dân, anh phải có trách nhiệm hợp tác làm việc với cơ quan pháp luật. Trong luật quy ñịnh như thế, anh không ñược tùy tiện thích ñi về lúc nào là về. Có những vụ án người ta phải giữ lại nhân chứng, cái này anh thừa biết cơ quan pháp luật có quyền. Tôi ngồi xuống ghế, cười chán nản phân bua. - Hợp tác là khai báo theo sự mong muốn của an ninh ñiều tra.? An ninh hỏi anh có phạm tội không.? Nhận có. Thế là hợp tác. Bảo không. Thế là bất hợp tác. Người bị cáo ra tòa còn có quyền tranh luận bảo vệ mình, huống chi ñây mới chỉ là gọi lên công an thẩm vấn làm rõ có dấu hiệu phạm tội hay không. Chả lẽ tôi không có quyền phản bác cho các chứng cứ thiếu chắc chắn ñang buộc tội mình bằng lập luận dựa logic ? T ôn tồn, nhẹ nhàng nói. - Thì anh cũng biết, chuyện giám ñịnh ñâu khó gì, chỉ kéo dài thêm thời gian, không nên làm khó nhau những cái mà ta ñều biết là nó có. Giám ñịnh xong thì anh cũng phải nhận, giờ anh nhận ñi. Tôi ngọ nguậy trên ghế, ngẫm nghĩ, sau chặc lưỡi. - Thôi thì sợ các ông rồi , sợ cho trót luôn. ðúng là giọng tôi ñấy. Nhưng là thế này, tôi thấy nhiều

Page 47: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

47

người cứ nhầm tôi là thằng Người Buôn Gió nào. Rồi bạn tôi nó bảo thằng Gió ñấy lắm gái mê lắm, thế là tôi nhận bừa ñể lừa gái. Tôi biết nó là ai ñâu. Ông thấy ñầy vụ nhận làm ca sĩ, diễn viên, ngôi sao bóng ñá. Ở phố tôi có ông giống diễn viên Y cực, người ta nhầm ông ấy cứ kệ, vào quán mời bia uống cứ nốc ñầy. Mà ông nghe kỹ ñoạn phỏng vấn nhé. Người hỏi nói – Thưa anh Người Buôn Gió tức Bùi Thanh Hiếu anh cho biết… và ñoạn tôi trả lời nhé. Tôi không hề xác nhận hay phủ nhận tôi là Người Buôn Gió không, tôi chỉ ñi vào câu trả lời. Y hệt cái ông phố tôi, người ta gọi , ôi anh Y ñó à, dạo này ñang ñóng phim gì, em mời anh cốc bia. Thế là ông phố tôi uống tì tì luôn. Ông ấy cũng chả xác nhận hay phủ nhận. Tôi cũng thế thôi, ông kia thì vì bia, tôi thì vì gái, cứ lập lờ thế thôi....

Ông Trần Công Trục có bị oan không? Nguyễn ðình Ấm

Hôm nay lại giật mình tình cờ ñọc ñược tin ông TS Trần Công Trục nguyên trưởng ban biên giới quốc gia trả lời báo chí về việc ñàm phán biên giới giữa VN và Trung Quốc năm 1999 với tiêu ñề: “Sòng phẳng khi ñàm phán biên giới”.

Page 48: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

48

Trong bài này, ông Trục nói dư luận nghi ngờ các ông ñàm phán không sòng phẳng với Trung Quốc (chịu thiệt với TQ).Ông nói “…ngay cả nhiều người làm việc cho chính phủ VN vẫn mơ hồ, lăn tăn về các hiệp ñịnh với TQ…”, và “ Thế nhưng những tiếng nói chỉ trích ñặc biệt trong giới bất ñồng chính kiến vẫn nói rằng không tin về ñường biên giới Việt –Trung rất mờ mịt…Luồng thông tin này cũng cáo buộc ñảng CSVN dường như tìm cách che giấu tình hình ñường biên giới mới…Tôi từng bị chửi là bán ñất ông cha cho TQ”….

ðặc biệt, ông nói chỗ cụ thể về thác Bản Giốc và ải Nam Quan(Hữu nghị quan): “ Chính phủ VN nói phần thác phụ của thác Bản Giốc hoàn toàn thuộc phía VN, còn phần thác chính ñổ thẳng xuống sông Quây Sơn là sông chung biên giới, hai nước ñã tiến hành phát triển du lịch, kinh tế tại khu vực thác” và ông giaỉ thích về hiện nay một nửa thác Bản Giốc và ải Nam quan không phải của VN là: “Xu ất phát từ tài liệu lịch sử, văn học, sách giáo khoa, ñã ñi vào tiềm thức người VN rằng thác Bản Giốc là của VN, nước VN kéo dài từ ải Nam Quan ñến mũi Cà Mâu, ñó là văn chương còn về mặt pháp lý khi hai bên ñàm phán không thể quay lại văn chương những yếu tố mơ hồ ñể khẳng ñịnh…”.

Theo tôi, ông TCT cũng như nhà cầm quyền VN không thể trách “ nhóm CBNV quan tâm lo lắng chủ quyền” hay nhóm thứ hai“ những ñối tượng, thế lực muốn lật ñổ, bôi nhọ chính thể thông qua câu chuyện về chủ quyền lãnh thổ…” nghi ngờ các ông là phải, bởi vì:

- Việc liên quan ñến cương thổ quốc gia ngàn ñời cha ông ñể lại thuộc lĩnh vực thiêng liêng nhất của dân tộc nhưng việc ñàm phán, ký kết, phân ñịnh danh giới cụ thể, sự thay ñổi lãnh thổ ở từng ñịa phương như thế nào mà hầu hết người dân-chủ nhân ñất nước- có ñược biết, ñược hỏi ý kiến hay chưa? Nếu như việc này là sòng phẳng, minh bạch thì không có lý gì lại không công khai rộng rãi thậm chí nếu có sự nhường, ñổi chác với nước ngoài (là việc bình thường trong hoạch ñịnh lại biên giới) thì cần phải trưng cầu dân ý. Việc các ông ký hoạch ñịnh biên gới với nước ñã nhiều lần xâm lược nước ta, có nhiều tin ñồn năm 1979 TQ còn chiếm nhiều cao ñiểm của ta, có việc ñó hay không, nếu có, họ có trả cho ta hay không…mà hầu hết dân không ñược biết kết quả cụ thể như thế nào là chuyện không bình thường. ðặc biệt, sau khi tàu thăm dò dầu khí Bình Minh02 của VN ñang hoạt ñộng trong lãnh hải của ta bị tàu TQ quấy nhiễu, cắt cáp…ông Nguyễn Duy Chiến phó chủ nhiệm ủy ban biên giới- ñồng nghiệp của ông- nói: “Hành ñộng ñó của TQ chỉ là thương cho roi cho vọt”, tức coi TQ như bố, mẹ VN. ðặc biệt TQ liên tục quấy phá biển ðông, ñốt phá tàu thuyền, bắt bớ hành hạ dân ta, liên tục xây công trình trên ñảo Hoàng Sa, Trường Sa, làm tem, sách nhận…hai quần ñảo là của mình nhưng ta vẫn chỉ phản ứng yếu ớt, chiếu lệ, không dám gọi tên TQ mà phải “tàu lạ, tàu nước ngoài…”; các ngày lịch sử chống Pháp, Mỹ ta tuyên truyền rùm beng cả những trận ñánh nhỏ còn những trận lớn TQ xâm lược giết hại dã man bao ñồng bào, chiến sĩ ta thì không dám nhắc ñến… Vậy VN ký biên giới trong hoàn cảnh “khốn khổ” với một kẻ ñã xâm lược, luôn quấy nhiễu VN lại bị chính ñại diện người VN( trong lĩnh vực biên giới) nhận thân phận như con cái họ lại không công khai rộng rãi…thì dư luận nghi ngờ sự sòng phẳng cũng là ñiều dễ hiểu.

- ðặc biệt nữa, trong bài trả lời phỏng vấn ông lẩn tránh không nói rõ ải Nam Quan, thác Bản Giốc trước kia của ai, nay của ai mà lại lửng lơ: “Chính phủ VN nói phần thác phụ của thác Bản Giốc hoàn toàn thuộc phía VN còn phần thác chính ñổ xuống sông Quây Sơn là sông chung biên giới, nay hai nước tiến hành du lịch, kinh tế” . Cái mà dư luận ñòi hỏi thác BG trước kia và bây giờ ai sở hữu nhưng ông lại ñi mô tả trạng thái dòng sông rồi nói như hai nơi này không phải của VN mà do văn chương, sách giáo khoa “nhận vơ”…

Page 49: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

49

Tôi khẳng ñịnh với ông từ xưa không có ai nói TQ có phần ở thác Bản Giốc, nhiều người ở ñịa phương khẳng ñịnh từ trước 1999 chưa bao giờ TQ người ở hoặc có hoạt ñộng gì ở thác này ngoài người VN, chỉ sau khi ký hiệp ñịnh họ mới ồ ạt xây nhà cửa, công rình…Có thật sách giáo khoa bao nhiêu năm qua dạy các thế hệ người VN sai sự thật, “nhận vơ” thác Bản Giốc , ải Nam Quan…của “bạn 4 tốt”?

Về ải Nam Quan, trước năm 1999 cũng chưa có ai nói là của TQ, sách trắng “V ấn ñề biên giới giữa VN và TQ” do nhà xuất bản sự thật HN năm 1979 vẫn khẳng ñịnh “…ở cửa khẩu Hữu nghị quan, (ải Nam Quan) thuộc tỉnh Lạng Sơn. Vậy tỉnh Lạng Sơn là của VN hay TQ? Thực tế, ñã biết bao người qua bao thế hệ từng công tác, ñến, ñi qua ải này thì hỏi họ xem ải ñó là của ai?

Ngoài ra, còn rất nhiều ñiểm trên thực ñịa và tài liệu chưa rõ ràng gây nghi ngờ khác, ví dụ: Trong bài “Kết quả hiệp ñịnh biên giới năm 1999” bách khoa toàn thư tiếng Việt nêu rõ: “M ột nhượng bộ lớn của VN là khoảng cách 300 m cuối tuyến ñường sắt từ ðồng ðăng ñến ñường biên giới cũ ñã phải cắt cho TQ”.

Vậy ông giải thích về các ñiểm trên như thế nào?

Như thế, việc “thế lực bất ñồng chính kiến” hoặc không bất ñồng nghi ngờ các ông trong hiệp ñịnh biên giới thì có oan không?

NðA

Lại phải nhắc lần nữa vụ ông Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng từ nhiều năm trước ñã tuyên bố ngon lành là sẽ công khai toàn bộ bản ñồ chi tiết của Hiệp ñịnh Biên giới với Trung Quốc, nhưng cho tới giờ vẫn mờ mịt. Xin mời xem lại thông tin cách ñây hơn 5 năm: Hiệp ước về Biên giới ðất liền Việt Nam-Trung Quốc (RFA). Khi ñó ông thứ trưởng này vẫn lớn giọng “… không thể có chuyện “Vi ệt Nam mất ñất”, cắt ñất, cho nước này nước kia như một số mạng nước ngòai ñưa tin … chỉ có thể giải thích rằng những mạng này họặc do thiếu thông tin, họăc cố tình làm sai lệch thông tin vì những ý ñồ khác nhau.”

Còn ”nhận ñịnh của nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn, tác giả cuốn sách dầy gần 900 trang có tựa ñề “Biên giới Việt Trung, 1885-2000, lịch sử hình thành và những tranh chấp”, do nhà xuất bản Dũng Châu ấn hành tại Pháp năm 2005 thì “Cái khó khăn của những người làm nghiên cứu hiện nay là, cái bản ñồ ñính kèm hiệp ñịnh ký ngày 30/12/1999 lại chưa ñựơc công bố. Chỉ có khi nào ñựơc công bố, thì mới có thể so sánh bản ñồ ấy với bản ñồ ñã ký năm 1887 thì mới biết nó xê xích thế nào. Bản ñồ chính thức chưa công bố thì không thể nào dựa trên cái gì ñể kết luận chính thức hết.”

VẤN ðỀ LỚN NHẤT HIỆN NAY LÀ CÓ QUÁ NHIỀU VẤN ðỀ !

Thứ bảy, ngày 31 tháng tám năm 2013

KHÔNG TH Ể HÌNH DUNG N ỔI: C ỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ BIÊN PHÒNG TRUNG QU ỐC THƯỞNG NÓNG 50 TRIỆU ðỒNG (VNð) CHO ðỒN BIÊN PHÒNG

MÓNG CÁI C ỦA VI ỆT NAM!

Page 50: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

50

Một chuyện hết sức kỳ cục ñã xảy ra vào tháng 7-2013: Tướng Vũ ðông Lập, Cục trưởng Cục Quản lý biên phòng thuộc Bộ Công an Trung Quốc trong chuyến sang thăm và làm việc tại Vi ệt Nam, ñã thưởng “nóng” cho ðồn Biên phòng Móng Cái của Việt Nam 50 triệu ñồng, dĩ nhiên là ñồng Việt Nam.

Bài Kết nghĩa, chung tay xây dựng biên giới bình yên trên báo QðND thứ Sáu, 30-8-2013 ñã cho biết rõ như vậy.

Ảnh chụp màn hình lúc 8g30 ngày 31-8-2013 Cho dù việc thưởng này có “nóng” hay không nóng thì ñối với một người Vi ệt Nam có lòng tự

trọng, việc này là không thể chấp nhận! Việc thưởng “nóng” là do xếp ban thưởng ñột xuất, nhiều khi bằng tiền túi của mình, cho một số

cấp dưới khi hoàn thành tốt một số nhiệm vụ nào ñó trên cả mong ñợi của xếp. Việc thưởng nóng thường xảy ra trong khu vực tư nhân, trong ñó các nhân viên cấp dưới về bản chất ñều là những người làm thuê.

Thế thì cái cách tướng Trung Quốc thưởng nóng cho ñồn biên phòng Việt Nam nói trên là hết sức

quái ñản, cụ thể là: 1- Viên tướng Trung Quốc có tên gọi là Vũ ðông Lập này không thể có một chút mảy may tư cách

ñể làm cái việc “thưởng nóng” cho một ñơn vị quân ñội Vi ệt Nam. ðồn biên phòng Móng Cái là của Việt Nam, chứ ñâu có trực thuộc cái Cục quản lý biên phòng Trung Quốc của y?

2- Nếu ñồn biên phòng Móng Cái ñã phối hợp tốt với biên phòng Trung Quốc bắt ñược các ñối

tượng phạm tội người Trung Quốc, thì ñiều duy nhất mà viên tướng này có thể làm với ñồn biên phòng Móng Cái là nói “lời cảm ơn sâu sắc” hoặc là “lòng biết ơn sâu sắc”, chứ không phải là cách ứng xử trịch thượng ñến mức mất dạy là “thưởng nóng”!

3- Vũ ðông Lập là một viên tướng Trung Quốc. Thế thì ai cho phép y lấy tiền Việt Nam ñể thực

hiện cái gọi là “thưởng nóng” cho một ñơn vị quân ñội Vi ệt Nam?

Page 51: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

51

Ngoài Biển ðông, từng ngày từng giờ Trung Quốc ñang tìm mọi cách ñể nuốt trọn biển ñảo của ta. Ấy thế mà trên ñất liền, tướng Trung Quốc lại khệnh khạng dùng tiền của ta, ñể “thưởng nóng”

cho bộ ñội của ta. Rõ ràng, theo TSYG, không thể nào chấp nhận một sự việc quái ñản, ñã xúc phạm ñến lòng tự tôn

dân tộc của người Vi ệt Nam như cái vụ “thưởng nóng” nói trên.

Biên giới biển không thể phân ñịnh bằng quyền lực

Tác giả: Huỳnh Phan (Thực hiện)

-Nếu một nước mạnh hơn, ñịnh sử dụng sức mạnh ñể ép nước khác phải ký vào thỏa thuận nhượng bộ biên giới biển, tôi nghĩ trong thời ñại ngày nay ñiều ñó khó xảy ra.

TuanVietNam xin tiếp tục cuộc trò chuyện với Giáo sư Stein Tonnesson về xung ñột trên Biển ðông.

Chiến tranh Vi ệt - Trung: n ội bộ một nền văn minh?

Khi nào thì ông bắt ñầu quan tâm ñến xung ñột ở Biển ðông?

Vào năm 1992, tôi nhớ vậy, sau khi tôi làm xong luận án tiến sĩ về ñề tài cách mạng Việt Nam và cuộc chiến ðông Dương lần thứ nhất. Lúc ñó, tôi phát hiện ra có hai ñiều thú vị liên hệ tới Vi ệt Nam và các bên liên quan khác, ñể cho các học giả nghiên cứu, và tìm cách giải quyết chúng, về mặt học thuật.

Thứ nhất là vấn ñề sông Mekong, liên quan ñến Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Căm-pu-chia, và Việt Nam.

Thứ hai là vấn ñề Biển ðông, liên quan tới Trung Quốc, ðài Loan, Malaysia, Philippines, Brunei và Việt Nam.

ðó là hai sự kiện mà tôi thực tâm muốn nghiên cứu. Và tôi bắt ñầu tìm các nguồn tài trợ ñể nghiên cứu, và ñã tìm thấy trong một số chương trình nghiên cứu chính trị.

Tôi nhớ là vào năm 1996, hay 1997, gì ñó, khi vấn ñề Biển ðông trở nên căng thẳng do có sự cố Mischief (vào năm 1995, Philippines ñã hất cẳng quân ñội Trung Quốc khỏi ðảo Vành Khăn - Mischief Reef). Từ ñó, ñề tài Biển ðông bắt ñầu ñược quan tâm trên bình diện quốc tế.

Page 52: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

52

ðầu tiên, có một tác phẩm dạng như tiểu thuyết trinh thám, ñược viết bởi hai nhà báo, về cuộc chiến sẽ diễn ra ở Biển ðông.

Thứ hai là bộ phim của James Bond (trong loạt phim 007), về cuộc chiến ở Biển ðông giữa Trung Quốc và Việt Nam, và James Bond ñã hành ñộng ñể cứu khu vực này.

Cuốn sách thứ ba mà tôi chú ý là "Sự xung ñột giữa các nền văn minh", do nhà chính trị học Samuel P. Huntington viết, về thời kỳ hậu chiến tranh lạnh.

Trong chương nói về cuộc chiến giữa Việt Nam và Trung Quốc, ai ñã ñọc hẳn nhớ lời cảnh báo của tác giả là cuộc chiến diễn nằm nội bộ một nền văn minh, và chính vì vậy Mỹ phải ñứng bên ngoài cuộc chiến. ðơn giản bởi vì họ thuộc một nền văn minh khác, và, vì vậy, không ñược can thiệp vào công việc nội bộ của một nền văn minh khác.

Tôi nghĩ, ñấy là một quan ñiểm gây tranh cãi lớn, mà tôi hoàn toàn không ñồng ý. Thế nhưng, về một mặt khác, cùng với cuốn tiểu thuyết và nhân vật James Bond, nó lại kích thích tôi muốn nghiên cứu sâu về Biển ðông.

Trong nghiên cứu về Biển ðông, hẳn ông cũng có những người giúp ñỡ tại Việt Nam?

Một người trong ngành ngoại giao mà tôi gặp khi tham dự Hội nghị Việt Nam học năm 1998, trước ñó ñã tham dự một khóa học ở Oslo, và trở thành bạn với tôi. ðó là ông Nguyễn Vũ Tú, ðại sứ Việt Nam tại Philippines.

Còn có một vài người khác nữa, hiện ñang giữ những chức vụ quan trong tại ngành ngoại giao cũng là bạn tốt của tôi.

Giáo sư Stein Tonnesson

Biên giới biển không thể phân ñịnh bằng quyền lực

ðể tìm hiểu về quan ñiểm, và các bằng chứng của Việt Nam, về Biển ðông, ông làm cách nào ñể tiếp cận kho dữ liệu của Việt Nam?

Kho dữ liệu về Biển ðông mà tôi có thế tra khảo lại là kho dữ liệu của phương Tây, chủ yếu về thời kỳ thuộc ñịa. Bởi vì, anh phải hiểu rằng, ñối với những sự kiện phức tạp như vậy, anh không thế nào mò vào kho dữ liệu của bất cứ nước nào có liên quan, bất kể chế ñộ chính trị nào. Mọi chuyện liên quan ñến chủ quyền lãnh thổ ñều ñược coi là tuyệt mật hết.

Page 53: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

53

Chính vì vậy, tôi chỉ có thể tìm thấy những tư liệu cần thiết trong kho lưu trữ của người Pháp và người Anh thôi.

Còn tại Vi ệt Nam, tôi có quan hệ tốt với một số học giả, và họ trao ñổi với tôi những quan ñiểm của họ. Tôi thực sự ñánh giá cao trình ñộ hiểu biết và thái ñộ khách quan của một số học giả Việt Nam.

Chẳng hạn, quan chức ở Ban Biên giới (Bộ Ngoại giao), hay những người ñã trực tiếp tham gia ñàm phán về lãnh thổ, với Lào, Căm-pu-chia, và tất nhiên là Trung Quốc. Chẳng hạn như các hiệp ñịnh ký năm 1999 và 2000. Hay những người ñang ñàm phán hiệp ñịnh bên ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.

Những nhận xét của những người ñóng góp rất lớn vào những nhận ñịnh, kết luận của trong các bài viết, công trình của tôi.

Theo ông, vấn ñề gì quan trọng nhất trong giải quyết tranh chấp Biển ðông?

Càng nghiên cứu sâu về Biển ðông, tôi càng thấy tầm quan trọng vô cùng to lớn của luật quốc tế về biển, ñặc biệt là công ước năm 1982. Bởi vì phân ñịnh biên giới trên biển không thể tiến hành bằng quyền lực, tức là cử tàu chiến ñi vẽ ñường phân ñịnh, hoặc xây dựng các hàng rào phân ñịnh.

Biển nói chung là mở, ñể cho tàu ñánh cá, hay tàu nói chung, chạy qua, chạy lại. Vì vậy, muốn có lãnh hải rõ ràng, các bên liên quan phải chấp thuận ñồng ý với nhau.

Bìa cuốn sách Việt Nam năm 1946: Chiến tranh ñã bùng nổ như thế nào của Giáo sư Stein Tonnesson

ðó là chủ ñề của bài tham luận trong lần hội thảo thứ 3 của tôi (2011). Tôi sẵn sàng thảo luận về mối tương tác giữa quyền lực và luật pháp, và tôi khẳng ñịnh rằng bất cứ bên liên quan nào cũng không thể giải quyết tranh chấp chỉ bằng quyền lực, cho dù anh có quyền lực quân sự mạnh hơn nước khác.

Ông có thế giải thích rõ hơn ñược không? Rõ ràng có nước ñang sử dụng sức mạnh của mình, dưới các hình thức khác nhau, ñể ñe doạ các nước còn lại?

Page 54: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

54

Nếu một nước mạnh hơn, ñịnh sử dụng sức mạnh ñể ép nước khác phải ký vào thỏa thuận nhượng bộ biên giới biển, tôi nghĩ trong thời ñại ngày nay ñiều ñó khó xảy ra. Bởi vì sao? Các nước bây giờ hiểu rõ quyền của mình, theo Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS), và họ sẽ không chấp nhận bị chèn ép ñâu.

Nhưng bằng cách nào?

Họ sẽ duy trì yêu sách của họ, mặc dù có thể bị tấn công. Nhưng rồi họ sẽ tìm con ñường tới với cường quốc khác ñể bảo vệ quyền lợi của mình.

Cuộc tranh giành chủ quyền trước sau cũng dẫn tới việc khai thác tài nguyên, chẳng hạn dầu khí. Nhưng liệu một cường quốc có dám ñặt dàn khoan, giá trị hảng tỷ ñô la, ở vị trí nằm xa bên ngoài thềm lục ñịa và ñặc quyền kinh tế không? Tôi nghĩ là không, bởi các cường quốc bên ngoài sẽ tìm mọi cách can dự vào chuyện này, và họ ñược bảo vệ bởi UNCLOS.

ðó là lý do tôi cho rằng cách duy nhất ñể giải quyết tranh chấp về lãnh thổ là phải dựa trên UNCLOS.

Ông ñánh giá thế nào về học giả Trung Quốc qua các lần hội thảo tại Việt Nam?

Tôi nhìn thấy hai xu hướng xảy ra cùng một lúc ñối với các học giả Trung Quốc.

Xu hướng thứ nhất, họ tiếp tục truyền thống bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình. Và mỗi khi có căng thẳng trong tranh luận tại hội thảo, họ ñã nói những ñiều mà bản thân họ cũng chẳng mấy tin, nhưng vì lợi ích quốc gia họ, và họ dễ dàng ăn nói với "ở nhà" hơn. Nhưng xu hướng này có cái dở là hủy hoại mọi khả năng hiểu nhau hơn giữa các học giả các nước khác nhau.

Xu hướng thứ hai là có những người muốn hiểu biết thêm về luật biển quốc tế, sau mỗi kỳ hội thảo. Tôi cảm nhận sự tiến bộ của họ rất nhanh.

Chính vì vậy, tuy ñiều này không thể hiện công khai tại các diễn ñàn, nhưng trong các cuộc gặp giữa họ với nhau, các cuộc nói chuyện ngày càng dựa nhiều hơn vào luật pháp quốc tế.

Ông nghĩ rằng ông cảm thấy xu hướng của các học giả Trung Quốc như thế nào?

Tôi nghĩ cuộc hội thảo ñầu tiên họ tỏ ra thú vị nhất. Họ cởi mở, ñưa ra các vấn ñề hợp tác, và chúng tôi tranh luận với nhau cả trong thời gian làm việc, cả lúc ăn trưa, ăn tối, hay bên ly rượu.

Thế nhưng từ cuộc hội thảo thứ hai, khi "ñường lưỡi bò" ñược các học giả quan tâm nhiều hơn, tranh cãi tới chủ quyền nhiều hơn, thì các cuộc tranh luận trở nên căng thẳng quá mức cần thiết. Và không khí tranh luận trở nên kém tính khoa học, bởi các học giả Trung Quốc không còn ñưa ra ñược những lập luận mới, và các cuộc tranh luận trở nên kém thú vị.

Xin cám ơn ông.

Page 55: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

55

Thử chấm ñiểm buổi tọa ñàm của TS Nguyễn Nhã tại Praha

LTS: Như ñã ñưa tin, tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã có buổi nói chuyện tại Praha, Cộng hòa Séc hôm 25/8 vừa rồi. Chuyến ñi châu Âu với mục ñích thăm thân, nhưng TS Nguyễn Nhã tranh thủ nói chuyện về chủ quyền biển ñảo ở nhiều nước như ðức, Pháp, Séc…

Những buổi nói chuyện mang tính chuyên ñề thường rất khó thu hút ñược thính giả, nhưng buổi ở Praha ñã có tới gần 100 người tham dự. ðó là một thành công lớn về số lượng người nghe. Nhưng những ghi nhận tại chỗ cho hay, một số người không hài lòng, thậm chí thất vọng khi TS Nguyễn Nhã không trả lời trực diện mà có phần “vòng vo” khi ñụng chạm tới những vấn ñề nhạy cảm như công hàm 1958 hay biểu tình phản ñối Trung Quốc.v.v. Người khác lại cho rằng, ông ôm ñồm quá nhiều, quỹ nọ, quỹ kia từ ẩm thực tới ca trù, rồi “Người Việt xấu xí” khiến cho trọng tâm bị loãng ñi.

Rồi cũng có ý kiến nói, TS ăn nói y chang một cán bộ Ngoại Giao của chế ñộ và tư liệu hay bài giảng thì không có gì mới. Người nghe, nhất là những người ở nước ngoài mong ñợi ñiều gì ñó khác với truyền thông chính thống, ñiều gì chính quyền còn giấu giếm, hay những tình tiết thâm cung bí sử, ñã ít nhiều cảm thấy thất vọng.

Nguyễn Cường là một thính giả, ñồng thời cũng là thành viên của Ban tổ chức. Bài viết dưới ñây anh ñăng trên Facebook cá nhân. Chúng tôi ñưa lại với sự ñồng ý của anh ñể rộng ñường dư luận.

——————————————————-

Tr ận Siêu Cúp Chelsea – Bayern (30/8) và buổi Tọa ñàm của Tiến sĩ Nguyễn Nhã (25/8) ở Praha

Xem xong trận Siêu Cúp giữa Chelsea và Bayern tối qua mặc dù rất buồn cho Petr Cech nhưng tôi thấy sung sướng vì ñược chứng kiến tinh thần sắt truyền thống của Bayern.

Dù ñội ngũ cầu thủ không hoàn toàn ðức nhưng cái chất của người ðức ñã thấm vào từng cầu thủ Bayern cho dù họ ñến từ quốc gia nào và ngay cả ông bầu Pep Guardiola cũng không ngoại lệ.

Praha ñược vinh dự tổ chức một sự kiện thể thao tuyệt vời và ñã thành công trọn vẹn, hoàn hảo ñến từng chi tiết. Nếu chấm ñiểm, tôi chấm:

1/ Ban Tổ chức (Praha): 5/5 2/ Diễn giả (Chelsea – Bayern): 5/5 3/ Khán-Thính giả: 5/5 (ñiểm 5 = Tốt nhất)

Page 56: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

56

Trở lại với buổi Tọa ñàm tại Praha hôm 25/8 của Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã ( Ts. NN) về ñề tài Chủ quyền của Việt Nam tại quần ñảo Hoàng Sa và Trường Sa do Nhóm Văn Lang (VL) tổ chức, là một trong những người tham gia tổ chức, xin nêu mấy ý kiến cá nhân và nếu chấm ñiểm, tôi chấm như sau:

1/ Ban Tổ chức (nhóm VL): 4/5 2/ Diễn giả (Ts NN): 2/5 3/ Thính giả: 5/5

- Về Ban Tổ chức: Với một “nguồn lực” khiêm tốn, cả người lẫn tiền, chúng tôi phải cân nhắc ñến từng ñồng cho việc thuê phòng, mượn thiết bị, in tờ rơi, quảng cáo…

Sau phần 1, anh N. ñại diện Hội NVN tại Séc có nói với tôi: “Sao không mượn Micro mà ñể Ts. NN nói không như vậy?”. Tôi phải thú thật: “vốn liếng của VL (xem tài khoản công bố mở trên web VL) hạn chế lắm anh. Vụ này VL trả tiền thuê phòng, quảng cáo do Vietinfo, EICVN và các báo cộng ñồng: Tuần Tin Mới, Xa Xứ, ðàn Chim Việt…giúp miễn phí, còn lại từ in ấn tờ rơi, ñi lại, in CD, gửi giấy mời….là do các cá nhân bỏ tiền túi anh ạ. Thậm chí, lúc ñầu BTC cũng ñịnh mua nước uống nhưng suy ñi tính lại ñành phải ñể mọi người tự bấm… automat” (cũng may, Praha tối ñó mưa to nên mọi người cũng không ñến nỗi ….khát lắm).

Về chuyện tài chính, BTC quyết ñịnh ngay từ ñầu là không dùng 1 xu nào từ tiền quyên góp và ñúng vậy, toàn bộ số tiền quyên góp ñược, BTC ñã trao cho Ts. NN cuối buổi Tọa ñàm trước chứng kiến của nhiều người. Thiếu sót hay yếu kém của BTC là không kiểm chứng hay không có ñủ thông tin về Diễn giả do mình mời, ở ñây là Ts. NN.

Hy vọng sau 2 lần tổ chức (lần ñầu là buổi chiếu phim “Hoàng Sa Việt Nam – Nỗi ñau mất mát” của ông Andre Menras Hồ Cương Quyết tháng 4/2012) VL sẽ có kinh nghiệm hơn.

- Về Diễn giả (Ts. NN): Buổi Tọa ñàm có 2 phần. Phần 1 là trình bày của Ts. NN. Phần 2 là Thảo luận, Hỏi-ðáp.

Trong phần 1, từ cách trình bày ñến giá trị của các tư liệu, số liệu..do Ts. NN ñưa ra tôi thấy thiếu thuyết phục.

Những chứng cứ, số liệu Ts. ñưa dẫn chỉ là những sao chép, thống kê lại từ những tài liệu, nguồn dữ liệu ñã có sẵn. Cách trình bày của Ts. NN cũng không khoa học, có lúc tôi thấy như 1 ông thầy ñọc lại cho học sinh những gì viết sẵn trên bảng. Tôi không thấy có thông tin hay chứng cứ gì do chính bản thân Ts. tìm ra hay chứng minh. Liệu với một cơ sở lý luận và chứng cứ như vậy thì Ts. NN (nói riêng) và Việt Nam (nói

Page 57: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

57

chung) có khả năng thắng không nếu như tới ñây có 1 “trận siêu cúp” giữa VN và bên ñối thủ là TQ cùng các quốc gia ñang tranh chấp với chúng ta về chủ quyền, quyền lợi ở HS, TS?

Phần 2, ñúng ra phải là phần lôi cuốn và hứng thú nhất bởi khi nhìn vào thành phần thính giả thì ña số là những khuôn mặt quen biết trong cộng ñồng và là những người thực sự quan tâm tới chủ ñề HS-TS, tới thời sự…Chắc Ts. NN cũng nhận ra sự thất vọng của thính giả, thậm chí có những tiếng nói không ñồng ý với cách trả lời quá khéo léo, vòng vo của Ts. Một trong những thất vọng mà tôi cảm nhận rõ nhất là khi Ts. kêu gọi mỗi cá nhân hãy dũng cảm, ñoàn kết phát huy nội lực…nhưng thuyết phục sao ñược khi bản thân Ts. là một trí thức, một người làm sử học lại tránh né, không dám thẳng thắn?

Anh N. người tổ chức buổi nói chuyện thứ hai tại Plzen (cách Praha 80km) nói với tôi: “Nhiều người ñến dự (buổi ở Plzen) hy vọng ñược nghe những lời tâm huyết, ngay thẳng cuối cùng thất vọng vì cảm tưởng như nghe 1 ông cán bộ ngoại giao của chính quyền cử ñến”. Và nhiều ý kiến thất vọng nữa do Ts. NN miên man, lạc ñề khi nói quá nhiều tới chuyện ẩm thực, bếp núc…

Một chi tiết rất nhỏ, nhưng cũng không thể không nhắc tới, ñó là ñôi tất (vớ) của Ts. NN. Ngồi ngay hàng ñầu nên tôi ñể ý và giật mình khi thấy ông mặc bộ comple ñen nhưng mang ñôi tất (vớ) trắng. Một lỗi rất hay thấy của ñàn ông Việt Nam, may mà hôm ñó không có truyền hình Séc.

- Về khán-thính giả: Theo tôi, có 2 lý do ñể có con số gần 100 người tham dự buổi Tọa ñàm ở Praha. Một là do dư âm từ việc ông Pham Hữu Uyển, thành viên của nhóm VL vừa rồi trở thành ðại diện của nhóm người Séc gốc Việt tại Hội ñồng dân tộc thiểu số thuộc Chính phủ Séc và hai là do ñề tài HS-TS thật sự ñang là quan tâm của người mọi VN. Và chính nhờ thành phần thính giả như vậy nên mặc dù không thỏa mãn hay hài lòng nhưng mọi người vẫn vui vẻ, nhiệt tình ủng hộ BTC (tinh thần) và Ts. NN (tài chính cho Quỹ dịch thuật HNNN).

Thay cho cảm ơn, tôi xin chấm ñiểm 5, ñiểm tốt nhất cho những người tới tham dự buổi Tọa ñàm. ðặc biệt là sự ủng hộ và góp mặt của một số bạn bè từ Warszawa, Ba Lan.

Có câu “Người Vi ệt mình nó thế” hay “Tây mà làm thì khỏi chê”.

Tôi thấy quá ñúng trong 2 sự kiện xảy ra vừa rồi ở Praha. Có thể tôi hơi quá khi dám cho buổi Tọa ñàm do VL tổ chức là sự kiện ñể so với trận Siêu Cúp Chelsea – Bayern. Nhưng không làm thì sao biết ñược hay – dở?

L ịch sử, mắt xích yếu trong yêu sách biển của Bắc Kinh

The Diplomat. Tác giả: Mohan Malik. Người dịch: Huỳnh Phan

Page 58: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

58

30-08-2013

Yêu sách của Bắc Kinh ñối với gần như toàn bộ biển ðông hiện nay ñược tô vẽ trong các hộ chiếu mới và bản ñồ chính thức của Trung Quốc (TQ). Lãnh ñạo TQ và người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh với mức hung hăng ngày càng tăng rằng các ñảo, ñá, và các rạn san hô là “lãnh thổ từ thời xa xưa” của TQ. Thông thường, ñối với chủ quyền và ranh giới biển thì các yêu sách lãnh thổ chồng lấn phải ñược giải quyết thông qua việc vận dụng kết hợp luật tập quán quốc tế, phán quyết trước Tòa án Quốc tế hoặc Tòa án Quốc tế về Luật Biển, hoặc trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS). Trong khi TQ ñã phê chuẩn UNCLOS và Công ước này nói chung không chấp nhận bỏ các yêu sách “dựa trên lịch sử”, nhưng ñó lại ñúng là loại yêu sách mà Bắc Kinh ñưa ra lúc này lúc khác. Hôm 4 tháng 9 năm 2012, Ngoại trưởng TQ, ông Dương Khiết Trì, nói với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton rằng có “rất nhiều bằng chứng lịch sử và pháp lý cho thấy rằng TQ có chủ quyền ñối với các ñảo ở biển ðông và các vùng biển liền kề”.

Xét về mặt “bằng chứng pháp lý”, ñại ña số các chuyên gia pháp lý quốc tế ñều kết luận rằng yêu sách sở hữu (danh nghĩa) lịch sử của TQ ñối với biển ðông, bao hàm thẩm quyền chủ quyền ñầy ñủ và ñồng ý cho các nước khác ñi ngang qua là không hợp lệ và không hợp pháp. Các bằng chứng lịch sử, nếu có, thậm chí còn kém thuyết phục. Có nhiều mâu thuẫn trong việc TQ sử dụng lịch sử ñể biện minh cho yêu sách của họ ñối với các ñảo và rạn ñá ở biển ðông, không ít trong số ñó là sự khẳng ñịnh ñầy tranh cãi của họ về các tương ñồng với việc bành trướng ñế quốc chủ nghĩa của Hoa Kì và các cường quốc châu Âu trong thế kỉ XVIII và XIX. Bi ện minh cho những nỗ lực của TQ mở rộng biên giới biển của họ qua việc yêu sách các ñảo và rạn ñá xa bờ, Cổ Khánh Quốc (Jia Qingguo), giáo sư trường ðại học Quan hệ Quốc tế Bắc Kinh, cho rằng TQ chỉ ñơn thuần theo gương phương Tây. “Hoa Kỳ thì có ñảo Guam ở châu Á ở rất xa ñất Mỹ và người Pháp thì có các ñảo ở Nam Thái Bình Dương, vì vậy chẳng có ñiều gì mới cả”, Cổ Khánh Quốc nói với AFP mới ñây.

Phân tích sâu xa về các “bằng chứng lịch sử” làm cơ sở cho các yêu sách của TQ cho thấy rằng lịch sử thật ra không ñứng về phía TQ. Nếu có thì yêu sách của TQ ñối với quần ñảo Trường Sa trên cơ sở lịch sử bị mắc mứu ở chỗ là không có ñế chế nào của khu vực trước ñây ñã thực thi chủ quyền. Ở châu Á thời tiền hiện ñại, các ñế chế có ñặc ñiểm là có các ñường biên giới không xác ñịnh, không ñược bảo vệ, và thường thay ñổi. Khái niệm về quyền bá chủ (suzerainty) chiếm ưu thế. Không giống như một nhà nước – dân tộc (nation-state), biên giới của ñế chế TQ vừa không ñược vẽ cẩn thận vừa không bố phòng mà giống như các vòng tròn hay các khu vực, giảm dần từ trung tâm của nền văn minh ra ñến vùng ngoại vi của người man di xa lạ. Quan trọng hơn, trong các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng Ấn ðộ, Miến ðiện và Việt Nam, Bắc Kinh luôn luôn giữ lập trường cho rằng ranh giới trên bộ của họ chưa bao giờ ñược xác ñịnh, phân giới cắm mốc. Nhưng bây giờ, khi nói ñến các ñảo, bãi ngầm, và các rạn ñá trong vùng biển ðông, Bắc Kinh lại tuyên bố khác ñi. Nói cách khác, TQ tuyên bố rằng ranh giới trên bộ của họ chưa bao giờ ñược xác ñịnh và phân giới trong lịch sử trái ngược hẳn với lập trường rằng biên giới trên biển của TQ luôn luôn xác ñịnh và có phân giới rạch ròi. Mâu thuẫn cơ bản trong lập trường của TQ về biên giới trên bộ và biên giới trên biển nằm ở ñây, nên nó không ñứng vững ñược. Trên thực tế, chính những nỗ lực hồi giữa thế kỷ XX nhằm chuyển ñổi các ñường biên giới không xác ñịnh của các nền văn minh và vương triều xưa kia hưởng quyền bá chủ thành các ñường biên giới xác ñịnh rạch ròi, giới hạn, và có phân giới của các nhà nước – dân tộc hiện ñại thưc thi chủ quyền nằm ở trung tâm của các tranh chấp lãnh thổ và biển của TQ với các nước láng giềng. Nói một cách ñơn giản, chủ quyền là một khái niệm hậu ñế quốc gắn với nhà nước-dân tộc, không phải với các ñế chế xưa kia.

Page 59: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

59

Khái niệm về chủ quyền không phải là một khái niệm của TQ hoặc của châu Á mà là một khái niệm của châu Âu bắt nguồn với việc ký kết Hiệp ước Westphalia năm 1648. Chủ yếu là một khái niệm cho ñất liền và mãi cho tới giữa thế kỷ XX mới áp dụng cho các nhà nước – dân tộc ở châu Á và châu Phi. Hệ thống nhà nước Westphalia dựa trên khái niệm về sự bình ñẳng pháp lý hay chủ quyền quốc gia ñối với biên giới xác ñịnh rõ ràng ngoài cùng phân biệt chính nó không những với chế ñộ phong kiến cũ ở châu Âu mà còn với các hình thức quyền bá chủ khác ñã tồn tại vào thời ñiểm ñó ở châu Á – Ba Tư, TQ và Ấn ðộ. Trước khi có Hiệp ước Westphalia, các vương triều và ñế chế ở châu Âu và các nơi khác không thể tuyên bố hoặc thực thi chủ quyền.

Lịch sử, như ñược biết ñến, ñược viết bởi người chiến thắng, không phải bởi kẻ bại trận. Biên giới hiện tại của TQ phần lớn phản ánh những ranh giới ñược thiết lập trong thời hoàng kim của chủ nghĩa bành trướng nhà Thanh (Mãn Châu) thế kỷ XVIII, mà qua thời gian ñã ñược kiên cố hoá thành biên giới quốc gia cố ñịnh (ngoại trừ Ngoại Mông, chủ yếu vì Liên Xô) theo sự áp ñặt của hệ thống nhà nước – dân tộc Westphalia trên toàn châu Á trong thế kỷ XIX và XX. Tuy nhiên, lịch sử chính thống của TQ ngày nay thường bóp méo giai ñoạn lịch sử phức tạp này, tuyên bố rằng người Mông, Tạng, Mãn, và Hán ñều là người TQ, trong khi thật ra Vạn Lý Trường Thành ñược các triều ñại TQ xây lên ñể bảo vệ Trung Hoa Hán tộc trước sự xâm lấn thường xuyên của người Mông Cổ và các bộ tộc Mãn Châu phía Bắc, bức tường thành này thực sự thể hiện vòng an ninh bên ngoài của ñế chế Trung Hoa Hán tộc. Trong khi hầu hết các nhà sử học coi sự càn quét của các ñoàn quân Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn lãnh ñạo trong những năm ñầu thế kỷ XIII như một sự kiện phá hoại lớn ñe dọa sự sống còn của các nền văn minh xưa ở Ấn ðộ, Ba Tư, và các nước khác, người TQ lại cỗ võ một cách có ý thức huyền thoại cho rằng ông ta thực sự là người “TQ”, và do ñó tất cả các khu vực mà người Mông Cổ (nhà Nguyên) ñã từng chiếm ñóng hoặc chinh phục (như Tây Tạng và phần lớn Trung và Nội Á) ñều thuộc về TQ bằng cách vận dụng khái niệm về chủ quyền của phương Tây hồi thế kỷ XVI trở ngược lại cho châu Á thế kỷ XII. Các yêu sách của TQ ñối với ðài Loan và biển ðông cũng dựa trên cơ sở là cả hai ñều là bộ phận của ñế chế Mãn Châu. (Trên thực tế, trong các bản ñồ nhà Thanh hay Mãn Châu, chính ñảo Hải Nam chứ không phải là quần ñảo Hoàng Sa và Trường Sa, ñược mô tả như là ranh giới cuối cùng phía nam của TQ). Trong phiên bản lịch sử này, bất kỳ lãnh thổ nào bị “người TQ” chinh phục trong quá khứ vẫn cứ luôn là của TQ, bất chấp cuộc chinh phục xảy ra vào lúc nào.

Việc viết và viết lại l ịch sử từ góc ñộ dân tộc chủ nghĩa như thế ñể tăng cường sự ñoàn kết dân tộc và tính chính ñáng của chế ñộ ñã ñược các nhà lãnh ñạo của TQ cả phe Quốc dân ñảng lẫn Cộng sản dành ưu tiên cao nhất. Lãnh ñạo ðảng Cộng sản TQ tự xử sự một cách có ý thức như là người thừa kế di sản của ñế chế TQ, thường sử dụng các biểu tượng và lối ăn nói của ñế chế. Từ sách giáo khoa tiểu học cho ñến các bộ phim truyền hình về lịch sử, hệ thống thông tin do nhà nước kiểm soát nhồi nhét các thế hệ người TQ về sự oai phong, vĩ ñại của Trung Hoa ñế chế. Như nhà Hán học Úc Geremie Barmé chỉ ra: “Trong nhiều thập kỷ, nền giáo dục và tuyên truyền TQ ñã nhấn mạnh vai trò của lịch sử trong sự phát triển của nhà nước – dân tộc TQ … Trong khi chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao ñã bị vứt bỏ hết chỉ còn cái tên thì vai trò của lịch sử trong tương lai của TQ vẫn kiên ñịnh”. Cứ như vậy ñến nỗi l ịch sử ñã ñược các viện nghiên cứu, các phương tiện truyền thông và các cơ quan giáo dục do nhà nước ñiều khiển thêu dệt thành một công cụ lãnh ñạo nhà nước (còn ñược gọi là “xâm lược bản ñồ”).

TQ sử dụng chuyện dân gian, thần thoại, truyền thuyết, cũng như lịch sử ñể cổ suý yêu sách lãnh thổ trên bộ và trên biển lớn hơn. Sách giáo khoa TQ thuyết giáo khái niệm Vương triều Trung tâm (Trung Hoa) như là nền văn minh lâu ñời nhất và tiên tiến nhất nằm ngay tại trung tâm của vũ trụ, bao quanh bởi các nước nhỏ hơn bị Hoa hóa một phần trong khu vực ðông và ðông Nam Á, các nước này phải liên tục

Page 60: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

60

cúi ñầu thần phục họ. Phiên bản lịch sử TQ thường cố tình làm lu mờ sự phân biệt giữa những cái không gì khác hơn là ảnh hưởng bá quyền, mối quan hệ triều cống, quyền bá chủ với sự kiểm soát thực tế. Tán ñồng quan ñiểm cho rằng những ai làm chủ ñược quá khứ sẽ khống chế hiện tại và vạch hướng cho tương lai, Bắc Kinh luôn luôn ñặt cược rất cao vào “con bài lịch sử” (thường là một cách giải thích xét lại l ịch sử) trong các nỗ lực ngoại giao của mình nhằm ñạt ñược mục tiêu của chính sách ñối ngoại, nhất là ñể bắt các nước khác nhượng bộ lãnh thổ và ngoại giao. Hầu như tất cả các nước tiếp giáp, lúc này hay lúc khác, ñều bị sức mạnh vũ lực của TQ ñụng ñến – Mông Cổ, Tây Tạng, Miến ðiện, Hàn Quốc, Nga, Ấn ðộ, Việt Nam, Philippines, và ðài Loan – và ñều là ñối tượng cho lịch sử xét lại của TQ. Như Martin Jacques lưu ý trong cuốn When China Rules the World (Khi TQ thống trị thế giới) “Chủ nghĩa Hoa vi trung ñế quốc ñịnh hình và là nền tảng cho chủ nghĩa dân tộc TQ hiện ñại”. Nếu không ñược kiểm soát, sự kiêu căng ñế quốc hoặc lòng luyến tiếc quay về quá khứ có thể có những hậu quả không thể ñoán trước cho hòa bình và ổn ñịnh khu vực.

Nếu ý tưởng về chủ quyền quốc gia xuất hiện ở châu Âu thế kỷ XVII và hệ thống ñó bắt nguồn từ Hiệp ước Westphalia, thì ý tưởng về chủ quyền trên biển chủ yếu là khái niệm do Mỹ ñặt ra giữa thế kỷ XX mà TQ ñã vơ vào ñể mở rộng biên giới biển của mình. Như Jacques lưu ý, “Ý tưởng về chủ quyền trên biển là một phát minh tương ñối gần ñây, bắt ñầu từ năm 1945 khi Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ có ý ñịnh thực hiện chủ quyền ñối với lãnh hải của họ”. Trong thực tế, Công ước LHQ về Luật Biển thể hiện nỗ lực quốc tế nổi trội nhất nhằm áp dụng các khái niệm về chủ quyền trên ñất liền vào lĩnh vực biển trên toàn thế giới – tuy vậy ñiều quan trọng là nó bác bỏ ý tưởng biện minh bằng quyền lịch sử. Vì vậy, mặc dù Bắc Kinh yêu sách khoảng 80% biển ðông là “vùng nước lịch sử” (và hiện ñang tìm cách nâng yêu sách này lên thành một “l ợi ích cốt lõi” ngang với các yêu sách chủ quyền ñối với ðài Loan và Tây Tạng), nói theo lịch sử, nếu TQ có quyền yêu sách biển ðông tới mức nào thì Mexico cũng có quyền yêu sách sử dụng ñộc quyền vịnh Mexico, hoặc Iran ñòi Vịnh Ba Tư, hay Ấn ðộ ñòi Ấn ðộ Dương ñến mức ñó. Nói cách khác, chẳng có chủ quyền gì cả. Theo quan ñiểm pháp lý, “việc tên gọi ‘bi ển Nam Trung Hoa’ ñược sử dụng nhiều không [có ý] trao chủ quyền lịch sử cho TQ“. Các nước sử dụng lịch sử ñể yêu sách chủ quyền ñối với các ñảo ñều có sự ñồng ý của nước khác và có cách giải thích lịch sử ñược các bên chấp nhận – cả hai yếu tố này ñều không có ở Biển ðông.

Các ñế chế xưa hoặc giành ñược quyền kiểm soát vùng lãnh thổ thông qua xâm lược, thôn tính hay ñồng hóa hoặc ñể mất chúng vào tay ñối thủ có binh lực hoặc khả năng cai quản nhà nước ưu việt hơn. Mở rộng và thu hẹp lãnh thổ là chuẩn mực, ñược xác ñịnh bởi sự hùng mạnh hay sự suy yếu của một vương triều hay ñế chế. Ý tưởng “lãnh thổ thiêng liêng” là phi lịch sử bởi vì việc kiểm soát lãnh thổ thì dựa trên việc nước nào tóm ñược hoặc lấy cắp những gì thuộc nước khác cuối cùng. Biên giới của nhà Tần, Hán, ðường, Tống, Minh khi nở khi co suốt trong lịch sử. Một Trung Hoa ñế chế hùng mạnh, giống như nước Nga Sa hoàng, là kẻ bành trướng ở vùng Nội Á và ðông Dương mỗi khi cơ hội xuất hiện và sức mạnh cho phép. Việc bành trướng lãnh thổ dần dần qua nhiều thế kỷ dưới hai triều ñại không Trung Hoa là Mông Cổ và Mãn Châu mở rộng sự kiểm soát của triều ñình TQ ñối với Tây Tạng và nhiều vùng ñất ở Trung Á (nay là Tân Cương), ðài Loan và ðông Nam Á. Trên thực tế, TQ hiện ñại là một “nhà nước-ñế chế” ñội lốt một nhà nước-dân tộc.

Ngay cả khi người ta phải chấp nhận lập luận “yêu sách lịch sử” của Bắc Kinh cho một thời ñiểm thì vấn ñề lại là ñế chế Trung Hoa không phải là ñế chế duy nhất ở châu Á thời tiền hiện ñại và trên thế giới. Còn có các ñế chế và vương triều khác nữa. Nhiều nước có thể ñưa ra “yêu sách lịch sử” có cùng giá trị như thế ñối với những vùng ñất hiện nay không phải là phần lãnh thổ của họ mà ñang ñặt dưới sự kiểm soát của TQ (ví dụ , vùng Cam ða (Gando) ở tỉnh Cát Lâm, TQ thuộc về Triều Tiên) . Trước thế kỷ XX, ở

Page 61: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

61

châu Á không có nhà nước – dân tộc có chủ quyền với biên giới thuộc thẩm quyền và trong tầm kiểm soát ñược xác ñịnh về mặt pháp lý rõ ràng. Nếu các yêu sách của TQ biện minh ñược trên cơ sở lịch sử, thì các yêu sách lịch sử của Việt Nam và Philippines dựa trên lịch sử cũng biện minh ñược. Ví dụ, các sinh viên lịch sử châu Á ñều biết rằng dân MaLaysia có liên hệ ñến người Philippines hiện nay nên yêu sách của họ ñối với ðài Loan sẽ thuyết phục hơn nhiều so với Bắc Kinh. Bởi vì ðài Loan ban ñầu ñược ñịnh cư bởi con cháu những người Malay-Polynesian – tổ tiên của các nhóm thổ dân ngày nay – họ từng sống ở vùng ñồng bằng thấp ven biển. Nhà quan sát Châu Á nổi bật Philip Bowring lập luận rằng “[s]ự kiện TQ có những ghi chép lịch sử lâu dài không làm mất hiệu lực lịch sử các quốc gia khác thể hiện qua các hiện vật, ngôn ngữ, dòng giống và các quan hệ di truyền, các bằng chứng về giao thương và ñi lại”.

Trừ khi tán ñồng khái niệm về ngoại lệ của TQ, “yêu sách lịch sử” của TQ ñế chế có giá trị giống như những vương triều và ñế chế khác trong khu vực ðông Nam và Nam Á. Vấn ñề với l ịch sử là vạch ra lằn ranh ở ñâu, lúc nào, tại sao thế, và quan trọng hơn là phiên bản lịch sử của nước nào là chính xác. TQ ñưa ra yêu sách về quyền sở hữu ñối với thuộc ñịa của ñế chế Mông Cổ và Mãn Châu sẽ tương tự như Ấn ðộ ñưa ra yêu sách ñối với Afghanistan, Bangladesh, Miến ðiện, Malaysia (Srivijaya), Nepal, Pakistan và Sri Lanka trên cơ sở rằng tất cả các nước này ñều bộ phận hoặc của ñế chế Maurya, Chola hoặc của ñế chế Moghul và ñế quốc Ấn ðộ thuộc Anh. Suốt từ thể kỷ X tới thế kỷ XIII, một số vị vua của Pallava và Chola ở miền nam Ấn ðộ ñã tập hợp lực lượng hải quân và quân ñội lớn lật ñổ các vương triều lân cận và thực hiện các cuộc tấn công trừng phạt ñối với các nước trong khu vực vịnh Bengal . Họ cũng ñã ra biển ñể chinh phục nhiều khu vực thuộc những vùng ñất mà bây giờ là Sri Lanka, Malaysia và Indonesia. Trong nghiên cứu về văn hóa chiến lược Ấn ðộ, George Tanham nhận xét: “Trong cái thực sự là một cuộc chiến về thương mại giữa TQ, Ấn ðộ và châu Âu, người Cholas ñã khá thành công trong các can dự cả về hải quân lẫn ñất ñai và ñã cai trị nhiều phần của ðông Nam Á trong một thời gian ngắn”.

Các yêu sách của TQ ở biển ðông cũng ñánh dấu một sự chuyển ñổi lớn khỏi ñịnh hướng ñịa chính trị lâu ñời ñối với cường quốc lục ñịa. Với việc tuyên bố có một truyền thống mạnh mẽ về ñi biển, TQ ñề cập nhiều cuộc thám hiểm của Trịnh Hòa tới Ấn ðộ Dương và Châu Phi ñầu thế kỷ XV. Nhưng, như Bowring chỉ ra rằng ”Trong lĩnh vực hàng hải bên ngoài vùng nước ven biển thì người TQ thực sự là kẻ ñi sau. Trong nhiều thế kỷ, các bậc thầy của các ñại dương là dân Malay-Polynesian, những người từng thuộc ñịa hóa phần lớn thế giới, từ ðài Loan ñến New Zealand và Hawaii về phía nam và phía ñông , rồi Madagascar về phía tây. Các chum ñồng ñã ñược giao thương với Palawan, ngay phía nam của Scarborough vào thời của Khổng Tử. Khi những nhà tu Phật giáo TQ như Pháp Hiển (Faxian) ñi Sri Lanka và Ấn ðộ vào thế kỷ V, họ ñã ñi trên tàu do người MaLaysia sở hữu và ñiều khiển. Tàu từ vùng mà nay là Philippines ñã giao thương với Phù Nam, một nước hiện nay là miền Nam Việt Nam, cả ngàn năm trước nhà Nguyên”.

Và cuối cùng, cái gọi là “yêu sách lịch sử” của TQ ñối với biển ðông thực sự không phải là “hàng thế kỷ”. Các yêu sách này chỉ bắt ñầu từ năm 1947, lúc chính phủ Quốc dân ñảng của Tưởng Giới Thạch vẽ ra cái gọi là “ñường 11 ñoạn” trên bản ñồ biển ðông của TQ, bao quanh quần ñảo Trường Sa và các chuỗi ñảo khác mà Quốc Dân ðảng cầm quyền tuyên bố thuộc chủ quyền TQ. Chính Tưởng Giới Thạch, khi nói rằng ñã xem phát xít ðức như một mô hình cho TQ, ñã bị cuốn hút bởi ý tưởng Nazi (Quốc xã) về một Lebensraum (“không gian sống”) mở rộng cho dân tộc Trung Hoa. Ông ñã không có cơ hội ñể tự mình thành kẻ theo chủ nghĩa bành trướng bởi vì người Nhật buộc ông vào thế phòng thủ, nhưng những người vẽ bản ñồ của chế ñộ Quốc dân ñảng ñã vẽ ñường chữ U 11 ñoạn trong cố gắng ñể mở rộng “không gian sống” của TQ ở biển ðông chẳng bao lâu sau khi Nhật thua trận trong Thế chiến II. Rõ ràng, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc cũng ñã tức giận về các bản ñồ thời Thế chiến II của Nhật Bản cho thấy toàn bộ

Page 62: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

62

biển ðông như một cái hồ của Nhật Bản. Lần ñầu tiên chính phủ TQ cho tàu hoạt ñộng ñi vào vùng biển ðông là vào năm 1947 với chuyến ñi của các tàu Trung Hoa Dân Quốc Trung Kiện (Zhongjian), Trung Nghiệp (Zhongye) Thái Bình (Taiping và Vĩnh Hưng(Yongxing.) Mãi ñến nhiều năm sau ñó họ mới bắt ñầu việc khảo sát. Sau khi ðảng Cộng sản TQ chiến thắng trong cuộc nội chiến vào năm 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ñã tiếp nhận cú xâm lược bản ñồ này, chỉnh lại khái niệm của Tưởng Giới Thạch thành “ñường 9 ñoạn” sau khi xóa hai ñoạn ở Vịnh Bắc Bộ năm 1953 thể hiện cả những chỗ mà chính phủ THDQ chưa từng ñến. Cho mãi tới năm 2005 , bản ñồ bãi cạn Scarborough do Hải quân PLA công bố chỉ là một bản sao y từng dữ liệu một của bản ñồ Hải quân Mỹ (cảm ơn Barney Moreland ñã cung cấp cho tác giả thông tin này).

Từ khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc, TQ ñã vẽ lại bản ñồ của họ, xác ñịnh lại biên giới, tạo dựng bằng chứng lịch sử, sử dụng vũ lực ñể tạo ra các thực thể lãnh thổ mới, ñặt tên lại các ñảo, và tìm cách áp ñặt phiên bản lịch sử của mình lên các vùng biển trong khu vực. Nặm 1972 họ thông qua “Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải”, tuyên bố chủ quyền 4/5 biển ðông, tiếp sau là những cuộc ñụng ñộ vũ trang với hải quân Philippines và Việt Nam trong suốt những năm 1990. Gần ñây hơn, họ phái một số lượng lớn tàu cá và tàu hải giám ñến vùng biển tranh chấp theo cái tương tự như cuộc “chiến tranh nhân dân trên vùng biển quốc tế” ñã làm tăng căng thẳng nhiều hơn. Trích lời bình luận Sujit Dutta, “chủ thuyết phục hồi lãnh thổ không suy giảm của TQ dựa trên … lý thuyết rằng vùng ngoại vi phải ñược chiếm cứ ñể ñảm bảo an toàn cho vùng lõi. [ðiều này] là một khái niệm cơ bản thời ñế chế ñã ñược phe dân tộc chủ nghĩa TQ – cả Quốc Dân ðảng lẫn Cộng sản – quốc tế hóa. Những nỗ lực của chế ñộ [hiện nay] ñể vươn tới biên giới ñịa lý theo họ tưởng tượng thường có cơ sở lịch sử ít ỏi và tiếp tục có hậu quả chiến lược bất ổn cao”.

Rõ ràng, một lý do mà dân ðông Nam Á cảm thấy khó chấp nhận yêu sách lãnh thổ của TQ là ñiều ñó sẽ có nghĩa là chấp nhận ý niệm về sự ưu việt của chủng tộc Hán hơn các chủng tộc và ñế chế châu Á khác. Jay Batongbacal thuộc trường ðại học luật Philippines nói: “Một cách trực giác, chấp nhận ñường 9 ñoạn là một sự chối bỏ tương ứng về bản sắc và lịch sử thật sự của tổ tiên người Vi ệt Nam, Philippines, và Malaysia, thực chất ñó là việc hồi sinh trong thời hiện ñại sự phỉ báng các sắc dân không TQ là ‘man di’ không ñược hưởng sự tôn trọng và phẩm giá ngang bằng với tư cách là các dân tộc”.

Tóm lại, các ñế chế và vương triều không bao giờ thực thi chủ quyền. “Vấn ñề lịch sử” là rất phức tạp và không thừa nhận cách giải thích dễ dãi. Nếu yêu sách lịch sử có giá trị nào ñó thì Mông Cổ có thể yêu sách tất cả các khu vực của châu Á ñơn giản là vì họ ñã từng chinh phục các vùng ñất của châu lục này. Hoàn toàn không có cơ sở lịch sử ñể hậu thuẫn bất cứ yêu sách nào trong những yêu sách ñường nhiều ñoạn ñó, nhất là xét rằng các vùng lãnh thổ của ñế chế TQ chưa bao giờ ñược phân ñịnh biên giới kỹ càng như các nhà nước – dân tộc mà chỉ tồn tại như các vùng ảnh hưởng từ một trung tâm văn minh giảm dần ñi. ðây là lập trường mà TQ ñương ñại bắt ñầu xác lập vào thập niên 1960 khi ñàm phán biên giới trên trên bộ với nhiều láng giềng. Nhưng ñó không phải là lập trường của họ hiện nay trong các cuộc chạm trán về bản ñồ, ngoại giao và quân sự mức thấp ñể xác ñịnh biên giới.

Việc diễn giải lại liên tục lịch sử ñể ñẩy mạnh các yêu sách chính trị, lãnh thổ trên bộ và trên biển hiện ñại, kết hợp với khả năng của giới lãnh ñạo Cộng sản kích ñộng hay dập tắt “các cao trào dân tộc chủ nghĩa” giống như tắt mở một khoá nước trong những thời ñiểm có căng thẳng với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn ðộ, Việt Nam và Philippines, khiến Bắc Kinh khó trấn an các nước láng giềng rằng “sự trỗi dậy hòa bình” của họ là hoàn toàn hòa bình. Chấp nhận phiên bản lịch sử của TQ ñược xem như tương ñương với chối bỏ lịch sử của các nước khác và ý niệm bình ñẳng về chủ quyền của các nhà nước – dân tộc. Do

Page 63: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

63

có sáu bên yêu sách các ñảo san hô vòng, ñảo thường, ñảo ñá, và các mỏ dầu ở biển ðông, các tranh chấp ở quần ñảo Trường Sa, tự bản chất, là những tranh chấp ña phương ñòi hỏi phân xử qua trọng tài quốc tế. Nhưng việc Bắc Kinh một mực ñòi theo cách tiếp cận song phương ñể giải quyết tranh chấp chủ yếu dựa vào niềm tin rằng Bắc Kinh có thể thành công do sức mạnh tương ñối lấn lướt của TQ và sự chia rẽ của ASEAN. Tuyên bố của TQ về “chủ quyền không thể tranh cãi ñối với biển ðông” có nguồn gốc vào cuối thập niên 1940 – chứ không phải trong lịch sử xa xưa – ñặt ra một thách thức ñối với tất cả các quốc gia biển.

Mohan Malik là giáo sư thuộc Trung tâm Châu Á-Thái Bình Dương về Nghiên cứu An ninh, Honolulu. ðây là những quan ñiểm cá nhân của tác giả và không phản ánh quan ñiểm của Trung tâm Châu Á-Thái Bình Dương. Một phiên bản trước, ngắn hơn xuất hiện trong World Affairs, tháng5 / 6 năm 2013. Gửi lời cảm ơn ñặc biệt tới Carleton Cramer, Carlyle Thayer, Justin Nankivell, Denny Roy và Barney Moreland vì nhừng ý kiến và góp ý vô giá.

Nguồn: The Diplomat

Lễ ñọc Tuyên ngôn ðộc lập

Lắng nghe “Lời thề ñộc lập” của một thế hệ... Thứ hai, 02/09/2013, 00:05 (GMT+7)

“Tôi t ự hỏi phải chăng chúng ta (phương Tây) ñang nhấn mạnh những kiến giải sai lệch về hiệu ứng cách mạng Việt Nam” - Lady Borton.

LTS: Nhà văn Lady Borton (Mỹ) ñã có nhiều ngày tháng ở tại Việt Nam ñể ñi, tìm hiểu về những giai ñoạn khác nhau của lịch sử Việt Nam. Và bà khẳng ñịnh rằng: Cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 là lúc chín muồi ước vọng, quyết tâm giành và giữ ñộc lập của toàn dân Việt Nam, mà Hà Nội là một tiêu ñiểm…

Page 64: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

64

Tướng Phạm Hồng Cư khi chưa ñầy 20 tuổi, ñã tham gia bảo vệ Lễ ñài ngày Tuyên ngôn ðộc lập 2/9/1945. Ông Cư kể về sự kiện “Lời thề”, và tặng tôi bài viết cho báo Quân ñội Nhân dân. Bằng cách ñó, ông kiến tạo một thuật ngữ: thế hệ “Lời thề ðộc lập”, ñể ñịnh nghĩa một lớp người Vi ệt tranh ñấu 30 năm gìn giữ nền ñộc lập nước nhà.

“Năm 1945 - tôi hỏi - Nghi lễ thề bảo vệ nền ñộc lập trang trọng ñến mức nào?”.

“Rất trang nghiêm, nguyện trước sau như một, chết không sờn. Không có gì mạnh hơn nghĩa vụ bởi một lời thề!”.

Tên là “nữ công dân nhỏ”

Ngoài ông Hồng Cư, còn một cựu học sinh Hà Nội nữa, là bạn của tôi vài thập kỷ nay, cũng nhớ rõ “Lời thề” xảy ra gần 70 năm trước.

Hôm ấy, ñược mẹ cho hai hào ăn kem, chị của bạn tôi dắt em ra Quảng trường Ba ðình, người người, lớp lớp. Còn quá nhỏ, chị bạn tôi không hiểu gì mấy về bản Tuyên ngôn ðộc lập.

“Chị có nhớ gì về ‘Lời thề ðộc Lập’?”, tôi hỏi. Chị bạn cười vang, làm ñiệu bộ của một ñứa trẻ lên mười. ðứng thẳng, vẻ mặt sáng bừng, giọng như ngâm thơ:

… Không ñi lính cho Pháp,

Không làm việc cho Pháp,

Không bán lương thực cho Pháp,

Không ñưa ñường cho Pháp…

Chị giơ tay phải lên, giọng trang nghiêm, tha thiết: “Xin thề!”

Tôi nhận thấy chị ñọc nguyên văn lời thề. “Có phải mới ñây chị vừa ñọc lại Lời thề ðộc lập?”

“Không. Tôi chưa hề thấy văn bản viết của nó”.

Page 65: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

65

Ông Lê Hồng Hà (ñeo kính ñứng phía trước) trong Lễ ñọc Tuyên ngôn ðộc lập. Nguồn: L ưu tr ữ Hoa Kỳ.

Chị bạn kể tiếp: “Khi tôi mười một tuổi, mẹ ñưa tôi về Thanh Hóa. Chúng tôi ñi tản cư tránh chiến sự: Hà Nội ñánh quân xâm lược Pháp. Tôi cuốn thuốc lá ñể phụ thêm thu nhập cho gia ñình. Rồi mẹ nói sẽ ñưa tôi trở về Hà Nội, nơi Pháp ñã chiếm ñóng. ‘Không’, tôi ñáp. Ngày ấy trẻ con không ñược cãi cha mẹ, nhưng tôi khăng khăng ý mình. ‘Con ñã thề rồi’. M ẹ nói tôi còn ít tuổi, cần học hành, ñể góp phần tái thiết ñất nước ngày nước nhà sạch bóng xâm lăng. Bề ngoài tôi thuận theo mẹ...”.

Nhưng hồ sơ của mật thám thì vẫn lưu tên tiểu thư Hà Nội này. Một ngày cuối 1952, mẹ chị choáng người khi biết con mình bị Pháp bắt do là thành viên tổ chức bí mật của sinh viên nội thành…

Chị bạn tôi không muốn viết tên mình trên báo, chỉ muốn là một thành viên trong triệu triệu người thuộc lớp “Lời thề ðộc lập”.

Như dao chém ñá

Càng nghĩ về Lời thề ðộc lập, tôi càng nghĩ rằng Tuyên ngôn ðộc lập nhằm chính thức thông báo về sự xuất hiện của Việt Nam trên trường quốc tế. Còn Lời thề ñược viết thuần cho người Vi ệt. Lời thề chính là cội nguồn của sức mạnh tinh thần Việt bất khuất, bền bỉ trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và

Page 66: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

66

chống Mỹ. Tôi tự hỏi phải chăng chúng ta (phương Tây) ñang nhấn mạnh những kiến giải sai lệch về hiệu ứng cách mạng Việt Nam.

Mang văn bản Lời thề trong tay, tôi tới gặp gia ñình chị Lê Thi (tên khai sinh là Dương Thị Thoa). Năm 1944, mới 17 tuổi, Lê Thi ñược giác ngộ cách mạng nhờ một tờ báo Cứu quốc. Chị tiếp tục giới thiệu báo này với các bạn học khác, rồi dần dần, trở thành lãnh ñạo Phụ nữ Cứu quốc quận Hoàn Kiếm. Người chồng tương lai, Lê Hồng Hà, cũng trạc tuổi Lê Thi, là một cốt cán của Thanh niên Cứu quốc. ðều hoạt ñộng bí mật thời tiền khởi nghĩa, hai người không quen nhau cho tới khi họ ñược tổ chức giới thiệu kết hôn với nhau. Họ cho hay, khí thế của học sinh, sinh viên, tiểu tư sản chính là chất ñốt thổi bùng cuộc giành chính quyền không ñổ máu ở Hà Nội. Ngày ấy chỉ có 5 – 10 phần trăm người Vi ệt có ñiều kiện ăn học. Vậy học sinh, sinh viên khởi nghĩa - chính là giới trí thức Việt ñược ñào tạo trong trường lớp của của Pháp - ñã không khuất phục ảnh hưởng nô dịch.

Cả Lê Thi và Hồng Hà ñã có mặt tại Quảng trường Nhà hát lớn hôm 17/8, khi diễn biến sau khi cờ ñỏ sao vàng phất trên tầng hai Nhà Hát lớn làm bộc lộ triển vọng giành chính quyền bừng bừng trong dân Hà Nội. ðiều này ñược lãnh ñạo Việt Minh nhận thấy, ñể ñi tới quyết ñịnh long trời lở ñất: phát ñộng khởi nghĩa ngày 19/8/1945. Hôm nay, cả hai ông bà vẫn còn bất ngờ về ñám ñông ngày khởi ñầu cách mạng mùa Thu ấy, cho thấy kỷ luật hoạt ñộng bí mật nghiêm ñến mức họ chỉ biết mặt những người thuộc nhóm mình.

Bà ðàm Thị Loan (hàng ñầu, thứ ba từ trái sang) trong Lễ ñọc Tuyên ngôn ðộc lập. Nguồn: L ưu tr ữ Hoa Kỳ.

Ngày 2 – 9, Lê Hồng Hà là một người làm công tác an ninh tại Lễ ñọc Tuyên ngôn ñộc lập, còn Lê Thi dẫn ñầu một ñoàn phụ nữ Cứu quốc. Không chuẩn bị từ trước, chị ñược quần chúng chỉ ñịnh lên kéo cờ cùng chị ðàm Thị Loan, một chiến sĩ Giải phóng quân người thiểu số. Chưa từng gặp nhau, nhưng Lê Thi “phân công”: “Chị thấp, chị nâng cờ lên, ñể em kéo”. Trước lúc ấy, họ chưa biết bài Tiến quân ca của Văn Cao sẽ là bài Quốc ca. May mà Lê Thi ñược học ñoạn ñầu bài Tiến Quân ca qua các cuộc họp bí mật của Việt Minh, nên chị ñã tính sao cho lá cờ ñược kéo lên tới ñỉnh cột cờ, ñúng vào lời kết bài Quốc ca Việt Nam.

“Những lời ñầu tiên của Bác Hồ. Khi ñọc Tuyên Ngôn, ông Cụ hỏi: “ ‛Tôi nói ñồng bào nghe rõ không.’ Ôi, cả một rừng người ñồng thanh: ‘Rõ’”.

Lê Hồng Hà gật ñầu ñồng ý, khi Lê Thi tiếp tục: “Hồi ấy, chúng tôi chưa bao giờ nghe về Marx hay Lenin. Chúng tôi cũng chưa nghe về ðảng Cộng sản, về Hồ Chí Minh. Quần chúng tham gia Việt Minh chưa hề

Page 67: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

67

ñược nghe về những ñiều nói trên. Chúng tôi không biết rồi ñiều gì sẽ ñược Lễ ðộc lập mang lại. Chúng tôi sẽ có một ông vua khác? Nhưng diễn giả là một người ñi dép cao su. Và ngay câu nói ñầu ñã ñi thẳng vào trái tim tôi: Người gọi chúng tôi là ‘ñồng bào’. Từ câu nói ñầu ấy, Người ñã gần gũi với chúng tôi”.

“Hai bác có nhớ Lời thề?”, tôi hỏi.

“D ĩ nhiên”, Lê Thi hất mái tóc, vẻ trẻ trung, thiết tha, sôi nổi, hô: “‛Chúng tôi xin thề: Cùng chính phủ giữ nền ñộc lập hoàn toàn cho Tổ quốc’”. Bà vung tay lên: “‛Xin thề’”.

“Trong khi tuyên thệ, hai bác có quan sát cảnh quan tại Quảng trường Ba ðình?”, tôi hỏi.

“Có, Rất hùng tráng. Tất cả mọi người, hàng vạn, hàng vạn người, giơ tay, ñồng thanh: ‘Xin thề’. Quả là thời khắc quyết ñịnh. Chúng tôi ñã ñồng lòng ñấu tranh vì ñộc lập, từ thời khắc quyết ñịnh ấy.

Ông Hồng Cư nói ñúng ñấy: Khi Việt Nam xuất hiện trên bản ñồ thế giới, ñã khai sinh Thế hệ của Lời thề ðộc lập”.

Lê Thành (dịch từ nguyên bản tiếng Anh của Lady Borton)

"Nói v ới mình và các bạn": B ất tuân dân sự hay là "phản ñộng"

Dưới ñây là bài thứ 10 trong loạt bài “Nói v ới mình và các bạn: Vẻ ñẹp của chính trị”, và là

một bài viết có thể gây tranh cãi. Bài này sẽ nói với các bạn về một hình thức hoạt ñộng chính trị mà trên nguyên tắc, ai cũng

tham gia ñược, nhưng trong bối cảnh văn hoá chính trị Việt Nam, nên hay không nên ủng hộ, theo ñuổi nó, là một quyết ñịnh cực kỳ khó khăn.

* * * Kỳ 10

BẤT TUÂN DÂN SỰ HAY LÀ “PH ẢN ðỘNG” Bối cảnh của bài viết này: Ở Long An vừa diễn ra một phiên toà thu hút sự chú ý của công luận, tại

ñó, hai em Uyên và Kha bị kết án tù vì tội tuyên truyền chống phá Nhà nước. Trong cáo trạng, hành vi cấu thành tội của các em bao gồm việc dán một lá cờ vàng ba sọc ñỏ kèm khẩu hiệu kêu gọi chống cộng.

Page 68: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

68

Dưới góc ñộ luật pháp, hành vi dán cờ vàng của Uyên và Kha không vi phạm bất cứ ñiều khoản nào của Bộ luật Hình sự. Dưới góc ñộ nhân quyền, việc hai em làm hoàn toàn thuộc phạm vi của quyền tự do biểu ñạt. Dưới góc ñộ công lý, việc áp ñặt một án tù rất dài lên hai thanh niên còn rất trẻ, lại chỉ vì những hành vi hoàn toàn không gây hại cho cộng ñồng – so với việc kết án nhẹ hoặc bao che cho nhiều kẻ lạm quyền, tham nhũng, giết người v.v. – thể hiện sự tăm tối, tệ hại của công lý ở Việt Nam.

Nhưng, ñặt luật pháp, nhân quyền và công lý sang một bên, xét trong bối cảnh văn hoá chính trị Việt

Nam, hành ñộng dán cờ vàng của Uyên và Kha có thể gây phản cảm cho “một bộ phận dư luận”, bất chấp ñộng cơ yêu nước của hai em.

Ở bài trước, các bạn ñã biết rằng văn hoá chính trị hiểu ñơn giản là môi trường tâm lý-xã hội mà trên

ñó nền chính trị vận hành. Khó mà mô tả văn hoá chính trị ở Việt Nam chỉ trong vài dòng viết, nhưng có thể thấy một trong các ñặc ñiểm của nó là tâm lý nể sợ chính quyền, quan niệm rằng chính quyền luôn ñúng, và mọi hành vi phản kháng, chống ñối thì ñều là “phản ñộng”, “phản cảm”, “gây rối”, “có dụng ý xấu”, “phá hoại”. M ặc dù pháp luật không quy ñịnh cấm sử dụng cờ của chế ñộ cũ, nhưng dường như ai cũng nghĩ rằng dán cờ vàng ba sọc ñỏ là hành ñộng chống ðảng Cộng sản Việt Nam, chống ðảng thì tức là chống chính quyền, chống chính quyền thì… ñi tù!

Nếu Mahatma Gandhi ở Việt Nam… Vào những năm ñấu tranh giành ñộc lập cho Ấn ðộ, nhà hoạt ñộng nổi tiếng, người mà toàn dân Ấn

ðộ tôn xưng là “Thánh” – Mahatma Gandhi (1869-1948) – ñã phát triển một phương pháp ñấu tranh mà ông gọi là “bất tuân dân sự phi bạo lực”, “bất bạo ñộng” (tiếng Anh: nonviolent civil disobedience, tiếng Ấn: satyagraha). ðây là một hình thức hoạt ñộng chính trị theo ñó, người dân từ chối tuân thủ luật pháp của nhà cầm quyền ñể tỏ thái ñộ phản kháng và buộc chính quyền phải thay ñổi chính sách hay một ñạo luật cụ thể nào ñó; sự bất tuân này hoàn toàn ôn hoà, không sử dụng vũ lực.

Các biểu hiện của bất tuân dân sự khá ña dạng, tuỳ sự sáng tạo của người tiến hành. Như các bạn có

thể ñã thấy, nó bao gồm cả ñình công, tẩy chay, biểu tình. Còn có việc bất hợp tác với cơ quan chính quyền, chẳng hạn, bằng cách nhất ñịnh không tuân theo ñạo luật hoặc chính sách mà mình phản ñối. Rosa Parks (1913-2005), người phụ nữ nổi tiếng của phong trào ñòi quyền cho người da ñen ở Mỹ, ñã thể hiện sự bất tuân của mình ñối với chính sách phân biệt chủng tộc bằng cách từ chối ñứng dậy nhường ghế cho một người da trắng trên xe buýt – dù theo luật pháp Mỹ lúc ñó thì xe buýt có quy ñịnh chỗ ngồi riêng cho dân da ñen và dân da trắng.

Bạn thấy ñấy: Bản chất của bất tuân dân sự là chống lại những ñạo luật, chính sách mà ta cho là bất

hợp lý, bất công. Nói cách khác, ñã thực hiện bất tuân dân sự, nghĩa là phải có hành vi vi phạm pháp luật. Như ở Việt Nam, gần như chắc chắn nó sẽ ñi ngược với ñường lối-chủ trương của ðảng, Nhà nước, và sẽ ñược gọi là “phản ñộng”.

Tại Ấn ðộ trong những năm tháng giành ñộc lập, phong trào ñấu tranh bất bạo ñộng do Gandhi khởi

xướng ñược hưởng ứng nhiệt liệt: Hàng nghìn người tuần hành, biểu tình ngồi, từ chối ñóng thuế (ñể phản ñối luật muối của chính quyền thực dân)... Khi bị cảnh sát ñàn áp, họ vẫn nhất quyết giữ tinh thần phi bạo lực: Không chống cự, chấp nhận vào tù càng ñông càng tốt. Mục ñích của họ là thu hút chú ý và giành sự ủng hộ của cộng ñồng. Cảnh sát càng hành xử tàn bạo thì sự ủng hộ dành cho phong trào bất bạo ñộng càng có khả năng cao hơn.

Page 69: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

69

Tương tự, sự ñàn áp của cảnh sát ñối với những người phụ nữ ñòi quyền bỏ phiếu ñầu thế kỷ 20, với

những người da ñen chống phân biệt chủng tộc thập niên 1960, ñã khiến cho ngày càng có thêm dư luận cảm thông và ủng hộ sự nghiệp của những nhà ñấu tranh nhân quyền. Tác giả bài viết này cũng tin rằng, làn sóng phản ñối chiến tranh Việt Nam hẳn là ñã dâng cao ở Mỹ, khi các kênh truyền hình phát ñi hình ảnh cảnh sát Mỹ cầm roi vụt toé máu một người biểu tình.

Thế nhưng, nếu so với Vi ệt Nam, thì ở ñây có hai vấn ñề: Thứ nhất là vai trò của hệ thống truyền

thông (báo chí – truyền hình có ñược tuỳ ý lựa chọn thông tin, hình ảnh mà họ muốn sử dụng không?); thứ hai là… văn hoá chính trị (tâm lý xã hội có ủng hộ hoặc ít nhất là tôn trọng những người quan tâm ñến chính trị không?).

Bạn hãy thử nghĩ về một ví dụ giả tưởng: Nếu Mahatma Gandhi ở Việt Nam thời nay và tham gia

biểu tình ngồi trước cổng Quốc hội hay Toà án Nhân dân Tối cao, liệu hình ảnh ông có ñược phản ánh một cách ñẹp ñẽ trên truyền hình? Và liệu ông có ñược ñông ñảo người dân ủng hộ?

"Xin l ỗi vì ñã gây ra sự bất ti ện này. Chúng tôi ñang cố gắng thay ñổi thế giới".

(Ảnh không rõ nguồn trên Internet) Bất tuân dân sự ở Việt Nam Những năm gần ñây, ở Việt Nam, có nhiều chính sách và ñạo luật bất hợp lý hoặc gây tranh cãi, mà

nếu ở trong một không gian văn hoá chính trị khác, rất có thể bất tuân dân sự ñã xảy ra. Ví dụ như chính sách “toàn dân ñội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy”, ñược cụ thể hoá bằng Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 19/6/2007 của Chính phủ.

Không bàn ñến tính ñúng ñắn hay bất hợp lý của Nghị quyết này, ta có thể thấy ñây là một chính

sách gây tranh cãi. Ở trong một nền văn hoá chính trị khác, bất tuân dân sự hoàn toàn có thể xảy ra khi một nhóm người (ví dụ: những người kinh doanh mũ lưỡi trai, nón lá…) nhất ñịnh không ñội mũ bảo hiểm khi ra ñường, nếu bị công an bắt thì nhất ñịnh không nộp phạt, và viết bài, xuất hiện trên báo chí-truyền hình ñể tỏ thái ñộ phản ñối.

Gần ñây hơn, vào năm 2012, Bộ Công an ra Thông tư 27/2012 quy ñịnh áp dụng mẫu chứng minh

thư nhân dân mới trong ñó công dân phải khai báo cả tên cha mẹ. ðây là một chính sách không chỉ bất hợp lý mà còn thiếu nhân văn và ñe doạ xâm phạm quyền riêng tư. Nếu ở trong một nền văn hoá chính trị lành mạnh, bất tuân dân sự hoàn toàn có thể xảy ra khi các công dân (ví dụ những người là con nuôi, con

Page 70: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

70

ngoài giá thú, con của bố/mẹ ñơn thân) nhất ñịnh không làm chứng minh thư mới, hoặc nếu làm thì dán kín phần tên cha mẹ lại. ðó cũng là một hành ñộng thể hiện sự phản kháng ñối với một chính sách mà họ thấy không thể chấp nhận.

Thật may là cuối cùng, Bộ Công an ñã dừng “sáng kiến” này lại, nhưng ñó không phải là vì kết quả

của một phong trào bất tuân dân sự nào. Một ví dụ rõ hơn và ñã xảy ra trên thực tế, là câu chuyện của “sinh viên tự thú” Nguyễn Anh Tuấn.

Ngày 26/4/2011, ba tuần sau phiên sơ thẩm xét xử Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ vì tội “tuyên truyền chống phá Nhà nước”, anh Tuấn, lúc ñó là sinh viên năm thứ ba Học viện Hành chính Quốc gia, ñã gửi ñơn cho Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khẳng ñịnh anh có “tàng trữ” tài liệu mang nội dung chống ñối Nhà nước và do ñó cũng cần phải bị truy tố với cùng tội danh như ông Vũ. Trong trường hợp này, anh Tuấn thể hiện sự phản kháng ñối với một ñiều luật xâm phạm tự do ngôn luận: ðiều 88 Bộ luật Hình sự.

Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, anh Tuấn cũng nhận ñược một làn sóng lăng mạ trên mạng, cho rằng

anh “thần kinh”, “hoang tưởng”, “thích chơi trội, ñánh bóng tên tuổi” v.v. Văn hoá chính trị có thay ñổi ñược không? ðến ñây thì hẳn các bạn ñã thấy là bất tuân dân sự chỉ có thể ñạt kết quả nếu những người tham gia

thu hút ñược sự chú ý và ủng hộ từ dư luận, mà muốn như thế thì lại cần hai ñiều kiện: 1. Hệ thống truyền thông ñộc lập (tương ñối); 2. Nền văn hoá chính trị chấp nhận sự phản biện, phản kháng ñối với chính quyền.

Và từ ñó ñi ñến kết luận mà bài viết này hướng tới: Những nhà hoạt ñộng ở Việt Nam, trong mọi

lĩnh vực như tổ chức công ñoàn, bảo vệ môi trường, bảo vệ nhân quyền, chống tham nhũng v.v. ñều phải cân nhắc ñến yếu tố “văn hoá chính trị” trước khi tiến hành bất cứ công việc nào có liên quan ñến cộng ñồng. Dù ñó là biểu tình, khiếu kiện, ñình công, tẩy chay. Dù ñó là ñi bộ diễu hành, ñạp xe phản ñối tăng giá xăng, tẩy chay công cụ tìm kiếm Cốc Cốc, hay dã ngoại nhân quyền, chặn cổng Quốc hội và Toà án Nhân dân ñể gửi ñơn kiện. Suy cho cùng, làm chính trị là thực hành khả năng thuyết phục và vận ñộng người khác, khả năng thu phục số ñông.

Nhưng giả sử văn hoá chính trị hủ lậu ñến cùng cực thì sao, không lẽ vẫn phải “ ñiều chỉnh” theo nó?

Cá nhân tác giả tin rằng văn hoá chính trị là cái có thể thay ñổi, và “cân nhắc ñến yếu tố văn hoá chính trị” không hề ñồng nghĩa với chấp nhận thoả hiệp, né tránh.

Khi tiến hành ñấu tranh bất bạo ñộng, Gandhi có bao giờ bị “một bộ phận dư luận” phản ứng miệt thị

không? Chắc là có chứ, nhưng bạn hãy nhớ câu này của ông: “ðầu tiên họ phớt lờ bạn, sau ñó họ cười nhạo bạn, sau nữa họ ñánh bạn, và rồi bạn chiến thắng”.

Chúng ta ñã nghe nói nhiều về giá trị của dân chủ, nhân quyền, tự do. Nhưng, ñánh giá như thế nào là dân chủ, “chấm ñiểm” một nền dân chủ, thì lại ñòi hỏi phải có những tiêu chí nhất ñịnh, trong ñó có một tiêu chí quan trọng là bầu cử tự do tới mức nào. Và ñánh giá, “chấm ñiểm” một cuộc bầu cử, lại cũng ñòi hỏi các tiêu chí cụ thể.

Page 71: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

71

Dưới ñây là bài thứ 11 trong loạt bài “Nói với mình và các bạn: Vẻ ñẹp của chính trị”. M ục ñích mà loạt bài hướng tới là góp phần giúp ñộc giả, nhất là các bạn trẻ, hiểu hơn về chính trị. Bài này sẽ bàn về một vấn ñề hết sức cụ thể, căn bản của chính trị, nhưng lại là ñiều mà hầu như không người dân Việt Nam nào hiểu rõ (kể cả người viết bài này) vì chưa từng ñược trải nghiệm: Thế nào là bầu cử tự do?

* * * Kỳ 10

TA ðI BẦU CỬ TỰ DO… “Ta ñi bầu cử tự do

Tìm người xứng ñáng mà cho vào hòm” Câu thơ bút tre này tuy ñùa cợt nhưng về mặt chính trị thì nó ñúng: Bầu cử tự do nghĩa là người ñi

bầu (cử tri) có quyền, bằng lá phiếu của mình, ñưa người mà họ cho là xứng ñáng vào cương vị phù hợp ñể ñại diện cho họ làm một việc gì ñấy. ðồng thời, ñiều ñó cũng hàm nghĩa là họ có quyền sử dụng lá phiếu của mình ñể tống cổ người mà họ cho là không xứng ñáng, hoặc không còn xứng ñáng, khỏi cương vị nọ.

Bất kỳ nền chính trị nào trong ñó người dân có quyền bầu cử tự do – bầu và cách chức lãnh ñạo – thì

tức là ñã ñạt một trong các tiêu chí của dân chủ. Xin bạn lưu ý cụm từ “một trong các”: Chỉ bầu cử tự do mà thôi, không ñảm bảo dân chủ. Nhưng chắc chắn một nền chính trị không có bầu cử tự do thì không phải là dân chủ. Nói cách khác, bầu cử tự do là ñiều kiện cần, không phải ñiều kiện ñủ, của dân chủ.

Mở rộng ra, bạn cũng có thể thấy ñiều tương tự: ða ñảng không ñảm bảo dân chủ. Nhưng một ñảng

thì chắc chắn là ñộc tài, là không có tự do. Tuy nhiên, chúng ta sẽ bàn về chuyện ñảng phái trong một kỳ khác của loạt bài này. Còn bây giờ trở

lại với câu hỏi: Thế nào là bầu cử tự do? Bạn biết không, về cơ bản, có vài tiêu chí sau ñây ñể ñánh giá chế ñộ bầu cử nói chung ở một quốc gia, hoặc một cuộc bầu cử cụ thể nào ñó, có tự do hay không. (*)

Bầu cử phải thường xuyên Các cuộc bầu cử phải diễn ra thường xuyên, ñịnh kỳ (và có thể có cả bầu cử bất thường), trong một

khoảng thời gian nhất ñịnh – khoảng thời gian này dĩ nhiên không ñược kéo dài, chẳng hạn, nhất ñịnh là không thể tới “10 năm, 20 năm, hoặc lâu hơn nữa” và càng không thể là vô thời hạn như ở Bắc Triều Tiên.

Cử tri ph ải có sự lựa chọn Với mỗi cương vị cần nhân sự, cử tri phải có ít nhất hai lựa chọn khác biệt. Bạn hãy chú ý cụm từ “ít

nhất hai”, “khác biệt”. Bởi vì sẽ là vô nghĩa nếu cử tri chỉ có một lựa chọn duy nhất, hoặc hai lựa chọn na ná nhau.

Page 72: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

72

Nhà khoa học chính trị Austin Ranney ñưa ra một ví dụ về sự vi phạm tiêu chí thứ hai này: Suốt 72 năm (1917-1989), Liên Xô thường xuyên tổ chức bầu cử nhân sự vào rất nhiều cơ quan chính quyền, và thường là có tới hơn 90% dân số trưởng thành ñi bỏ phiếu. Tuy nhiên, cử tri không có sự lựa chọn. Trong mỗi cuộc bầu cử vào mỗi cơ quan chính quyền, danh sách ñều chỉ có một ứng viên, và cử tri chỉ có thể hoặc là chọn ứng viên ñó hoặc là không bỏ phiếu.

Sau khi Liên Xô sụp ñổ (năm 1991) thì nước Nga ñã tổ chức ñược bầu cử “hai ứng viên trở lên”.

Ông Ranney cũng viết thêm rằng, hiện “chỉ còn một vài nước vẫn còn bám lấy chủ nghĩa cộng sản kiểu Xô Viết, ñáng chú ý nhất là Cuba, Bắc Triều Tiên, và Việt Nam, là vẫn còn tổ chức bầu cử một-ứng-viên-một-ghế”.

Mở rộng ra, bạn sẽ thấy cái nguyên tắc “hai ứng viên khác nhau trở lên” này hiển nhiên áp dụng cho

tất cả các quyết ñịnh liên quan tới việc lựa chọn chứ không chỉ trong chuyện bầu cử. ðã gọi là tự do lựa chọn, ñương nhiên phải có từ hai phương án trở lên, nếu không thì còn gì là tự do. Thi hoa hậu gia ñình giữa bố, mẹ và hai con trai thì còn ai ñoạt vương miện vào ñây nữa.

Một ví dụ gần ñây về sự vi phạm nguyên tắc “hai ứng viên khác nhau trở lên”, là bản “Phiếu lấy ý

kiến nhân dân về dự thảo sửa ñổi Hiến pháp” mà Ban chỉ ñạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân ñưa ra. Nó chỉ có một dự thảo duy nhất, trong khi lẽ ra người dân phải có quyền lựa chọn từ ít nhất hai dự thảo hiến pháp trở lên, do ít nhất hai lực lượng khác nhau trong xã hội ñưa ra.

Mặt khác, cứ chấp nhận rằng ñây là phiếu lấy ý kiến nhân dân về chỉ một bản dự thảo mà thôi, do Uỷ

ban dự thảo sửa ñổi Hiến pháp 1992 (với các thành viên toàn là ñảng viên ðCSVN) lập ra, thì phiếu này cũng vẫn vi phạm nguyên tắc “hai ứng viên khác nhau trở lên”. Bởi vì nó chỉ ñưa ra hai phương án na ná nhau: 1. ðồng ý (hoàn toàn) với nội dung Dự thảo. 2. ðồng ý với những nội dung khác trong Dự thảo (ñề nghị ghi rõ…) và có ý kiến góp ý (ñề nghị ghi rõ).

Page 73: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

73

Cuối cùng, áp dụng nguyên tắc này vào nền chính trị của chúng ta, bạn có thể thấy ngay: ða ñảng không ñảm bảo dân chủ. Nhưng một ñảng thì chắc chắn là ñộc tài, là không có tự do.

Người dân phải ñược tự do tiến cử ứng viên ðây là một tiêu chí quan trọng của bầu cử tự do, và nó ñòi hỏi một ñiều kiện bắt buộc ñi trước: Mọi

công dân ñều phải có quyền thành lập và/ hoặc tham gia ñảng phái, ñể từ ñó, có quyền ñược người khác tiến cử, quyền tiến cử người khác, hoặc quyền tự mình ứng cử mà không cần thông qua ñảng phái nào.

Nhìn vào Việt Nam, bạn thấy ñiều này là bất khả thi. Cho dù bạn có quý và tin tưởng ông hàng xóm

của bạn ñến mấy ñi chăng nữa, cho dù ông ấy có tài ñức và ham hoạt ñộng xã hội ñến mấy, bạn cũng chẳng biết làm cách nào ñể ñưa ông ấy vào chính trường, làm lãnh ñạo, hoặc thấp nhất là vào Quốc hội, “cho thiên hạ nhờ”.

Và cả bạn nữa, giả sử bạn muốn tham gia chính trường Việt Nam, bạn có thể làm gì? Tranh cử ñại

biểu Quốc hội chăng? Xin bạn vui lòng lưu ý: Ngay cả khi luật pháp cho phép bạn tự ứng cử ñại biểu quốc hội, cũng có vô vàn rào cản vô hình khiến bạn không thể ñứng ra “chường mặt” với thiên hạ. Bạn có nguy cơ bị gắn nhãn “hoang tưởng”, “háo danh”, “tham vọng hão huyền”…

Các bên phải ñược tự do cạnh tranh Có nghĩa là: Các ứng viên phải ñược tự do vận ñộng tranh cử, còn các cử tri phải ñược tự do tìm

hiểu về ứng viên và tự do thể hiện quan ñiểm. Tiêu chí này ñòi hỏi một ñiều kiện bắt buộc ñi trước: tự do báo chí, tự do ngôn luận.

Nếu có bầu cử giữa ñảng Cộng sản Việt Nam, ñảng Dân chủ Xã hội của ông Lê Hiếu ðằng, ñảng

Bia của ông Từ Anh Tú (ñạt tiêu chí “hai ứng viên trở lên”), nhưng 700 tờ báo, ñặc biệt các cơ quan truyền thông quan trọng như VTV, VOV, hay các báo mà trong tên có từ “nhân dân”, ñều chỉ ñăng bài ca ngợi “ ðảng ta” và/hoặc cương lĩnh của ứng viên “ðảng ta”, thì bầu cử không còn là tự do nữa.

Bush và Al Gore trong cuộc tranh luận truy ền hình ñầu tiên, ngày 3/10/2000.

Ảnh: Don Emmert, AFP.

Tương tự, cử tri phải ñược cung cấp thông tin minh bạch, ñầy ñủ, về các ứng viên, chẳng hạn họ có quyền biết ông Nguyễn Phú Trọng – ứng viên của ñảng Cộng sản Việt Nam – có những năng lực gì, chương trình hành ñộng thế nào, gia cảnh ra sao, thu nhập bao nhiêu, v.v.

Page 74: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

74

Bên cạnh tất cả những cái ñó, nếu lực lượng công an cứ sốt sắng nhằm người nào có xu hướng ủng

hộ ñảng Bia, ñảng Dân chủ Xã hội mà ñến “thăm hỏi”, “trao ñổi”, “v ận ñộng”, thì bầu cử cũng không còn ý nghĩa.

Phổ thông ñầu phiếu Mọi công dân ñều có quyền bỏ phiếu, bất kể giới tính, khuynh hướng tình dục (ñồng/dị tính luyến

ái), sắc tộc, tôn giáo/ tín ngưỡng, thành phần xã hội, v.v. Và, bạn hãy lưu ý là công dân cũng có quyền không bỏ phiếu, không ñi bầu. Tuy nhiên, ñiều này dẫn ñến tình trạng người dân lười ñi bỏ phiếu ñến mức ở một số nước, ví dụ như Úc, chính phủ ñã phải áp luật phạt tiền người không chịu tham gia bầu cử.

Việc bỏ phiếu cũng phải xuất phát từ sự lựa chọn sáng suốt và tự nguyện của cử tri, không phải là

kết quả của việc họ bị ñe dọa, ép buộc hay lừa ñảo. Ở ta lâu nay có câu ñùa, nhưng cũng ñúng sự thật, là: “Vi ệt Nam bảo ñảm quyền tự do ngôn luận nhưng không bảo ñảm quyền tự do sau ngôn luận”.

“Rút kinh nghiệm” từ ñó, bầu cử tự do nghĩa là công dân phải có quyền tự do bỏ phiếu và cả quyền

tự do sau khi bỏ phiếu. Giả sử ñảng Bia của ông Từ Anh Tú ñược bình ñẳng với ñảng Cộng sản Việt Nam trong việc ñi vận ñộng, nhưng cử tri nào ủng hộ ñảng Bia cũng nơm nớp lo bị “xử lý” sau bầu cử và do ñó họ không dám bầu cho người của ñảng Bia, thì bầu cử mất ý nghĩa.

Mọi lá phiếu ñều quan trọng như nhau ðiều ñó tức là lá phiếu của công dân Từ Anh Tú cũng quan trọng và có ý nghĩa hệt như lá phiếu của

công dân Nguyễn Phú Trọng hay công dân Lê Hiếu ðằng. Lá phiếu của ông Trọng không thể ñược tính ngang giá với hai, ba hoặc nhiều hơn lá phiếu khác.

Chính xác, trung thực, ñộc lập, minh bạch… Một ñiều kiện quan trọng nữa ñể ñảm bảo bầu cử tự do là toàn bộ quá trình hiệp thương (tức là chốt

danh sách ứng viên, bố trí ứng viên nào về ñơn vị bầu cử nào), kiểm phiếu, công bố kết quả, phải diễn ra chính xác, trung thực. Muốn vậy, hội ñồng bầu cử phải ñộc lập, các thủ tục phân bổ ứng viên, tổ chức bầu cử, kiểm phiếu phải công khai, minh bạch.

Như ở ta, Mặt trận Tổ quốc – cánh tay nối dài của ñảng Cộng sản Việt Nam – ñứng ra ñảm nhận

công tác hiệp thương. Và kết quả là một nhà sử học sinh sống ở Hà Nội lại trở thành ñại biểu của tỉnh ðồng Nai, hay ông giáo trường Tổng hợp lại làm ñại diện của Lạng Sơn…

---- (*) Cách xác ñịnh tiêu chí này dựa theo cuốn Governing (xuất bản lần ñầu năm 1958, lần thứ 8 năm

2000, NXB Prentice Hall, Mỹ) của Austin Ranney (1920-2006)

Cục u bướu di căn từ ñời Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Page 75: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

75

01/09/2013 Cầu Nhật Tân

ðây. Khu ñô thị Nam Thăng Long – Ciputra. Dự án ñô thị lớn nhất Hà Nội ñược triển khai khu ñất vàng quanh Hồ Tây với diện tích trên 323 ha. Quyết ñịnh số 1106/TTg do Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn ký ngày 19/12/1997 xác ñịnh: “thu hồi 3.231.367m2 ñất, trong ñó 2.296.011m2 ñất thuộc quận Tây Hồ và 935.356m2 ñất thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội và giao cho Công ty ðầu tư phát triển hạ tầng ñô thị Hà Nội (UDIC) THUÊ toàn bộ diện tích ñất thu hồi trên ñể góp vốn liên doanh với công ty CIPUTRA (thời hạn thuê ñất 50 năm)”. Dự án gắn liền với bao tai tiếng và bóng dáng của các quan to. Dự án siêu quốc gia nhưng không có quyết ñịnh thu hồi ñất. Hơn chục năm sau. Siêu dự án hiện nguyên hình là các ñống sắt gỉ. Hàng vạn nông dân tay trắng do mất ñất. Hàng trăm héc-ta ñất vàng bỏ hoang. Tai tiếng nhất là chính quyền thành phố HN ñã ñắc lực giúp doanh nghiệp chiếm ñoạt hơn 4000 tỉ tiền thuế của nhà nước. Lãnh ñạo cao nhất của thành phố lúc ñó nay ñã là Tổng bí thư.

Năm 2005, Dự án Ciputra tiến hành thu hồi 92,7 ha giai ñoạn 2 ñã gây bức xúc, khiếu kiện khá lớn của hàng ngàn hộ dân ñịa phương bởi những người nông dân yêu cầu chính quyền và chủ ñầu tư xuất trình quyết ñịnh thu hồi ñất. ðã gần 10 năm qua, ñến ngày hôm nay, các cấp chính quyền thành phố vẫn chưa thể xuất trình ñược quyết ñịnh thu hồi ñất cho khu ñô thị này. Như vậy, việc thu hồi hàng trăm héc ta ñất tại dự án trên ñược tiến hành một cách phi pháp ngay từ khi ñồng chí Nguyễn Phú Trọng ñang ngồi ghế Bí thư Thành ủy Hà Nội (nhân dân hiện kiên quyết không nhận tiền “ñền bù”, ñang ñi kiện mà không cấp nào dám xử vụ này).

Trước ñó, chính quyền Hà Nội ra Quyết ñịnh số 4622/UB-NNðC (Qð 4642) ngày 14/12/2004 giúp chủ ñầu tư khu ñô thị Ciputra trốn gần 4000 tỉ tiền thuế của nhà nước. Cụ thể, chính quyền thành phố dưới sự lãnh ñạo của Bí thư Nguyễn Phú Trọng ñã tự ý “ñặc cách” cho ñất của khu ñô thị ñược ăn theo ñường Nguyễn Hoàng Tôn chỉ với mức giá 1.540.000 ñồng/m2. ðiều bất ngờ là sau Qð 4622 vẻn vẹn 16 ngày, UBND TP Hà Nội công bố giá ñất mới áp dụng từ ngày 1/1/2005 xác ñịnh giá ñất tại ñường Nguyễn Hoàng Tôn là 12.000.000 ñồng/m2, cao gấp 8 lần giá ñất mà chính quyền thành phố vừa cho Ciputra hưởng ñể nộp thuế.

Tại hội nghị chống thất thu thuế toàn quốc vừa qua, Thủ tướng CP ñã chỉ ñạo phải xét lại vụ này và yêu cầu truy thu chủ ñầu tư Ciputra 3400 tỉ. Nếu truy thu toàn bộ dự án thì con số sẽ vượt quá 4000 tỉ. ðây là vụ tham nhũng khổng lồ nhưng Ban Nội chính do ñồng chí Nguyễn Bá Thanh ñứng ñầu vẫn loay hoay, chưa dám tìm ñường vào cuộc. Sau khi Thủ tướng rung chuông, khu ñô thị có dấu hiệu tháo chạy. Trước ñây, quận Tây Hồ ñã táo tợn dám cấp sổ ñỏ cho một số biệt thự của vài quan to trên nền ñất thuê 50 năm. Sau khi Thủ tướng hô hào ñiều tra tiêu cực tại dự án này, không biết có lệnh mồm từ quan nào mà UBND quận Tây Hồ phải cất kỳ công thu hồi hết số sổ ñỏ ñã cấp trái phép. Khu mua bán Ciputra Shopping Mall ñã thi công xong phần móng hết gần 2000 tỉ cũng bị bỏ hoang ñể giữ an toàn cho sự nghiệp chính trị của các quan. Dự án hoang tạo thành một rừng chông lô nhô dọc ñường Lạc Long Quân ngay sát Hồ Tây như biểu tượng tố cáo tập ñoàn lãnh ñạo hủ lậu của Hà Nội.

Vậy Nam Thăng Long – Ciputra là ông nào mà làm ăn bậy bạ vậy?

Chủ ñầu tư: ñồng chí Nguyễn Minh Quang – Thành ủy viên – Bí thư ðảng ủy Công ty liên doanh Khu ñô thị Nam Thăng Long – Ciputra. Xuất thân từ dân chở cát của Công ty san nền Hà Nội chuyên ñi ñổ ñất, cát lấp ao hồ. Ngược với sự ñi xuống của “siêu dự án”, ñồng chí Quang liên tục ñi lên và nay là Thành ủy viên, ðại biểu quốc hội ñoàn Hà Nội.

Page 76: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

76

ðồng chí Quang chễm chệ với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

ðồng chí Quang tháp tùng Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Quang Nghị, Nguyễn Thế Thảo, ðinh La Thăng, Khôi “ngh ẹo’, Thiếu tướng Chung “con” (Giám ñốc CA Hà Nội) khi khánh thành một hạng mục dự án.

Các cây “ní nuận” trong H ội ñồng Lý luận Trung ương như Phùng Hữu Phú, Hồng Vinh (nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân) cùng thím Doan ñang tấm tắc ngợi khen dự án Ciputra.

Rừng chông giữa Hà Nội (Ciputra Shopping Mall)

Ngoài quan chức cao cấp. ðây là ñối tượng hưởng lợi tr ực tiếp dễ thấy nhất của dự án ñô thị Nam Thăng Long Ciputra

Page 77: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

77

Viết nhân sinh nhật 64 của Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị (2/9/1949 – 2/9/2013).

****

Trà Mi (VOA) – G ặp l ại ký gi ả chống tham nh ũng b ị t ạt acid 22

năm tr ước Posted on 06/07/2013by minhhieu90

Trà Mi (VOA) - Một nhà báo bị tạt acid khiến dung mạo bị dị dạng, thân thể bị hủy hoại 81%, mất

cả môi và mũi, một mắt bị mù và mắt chỉ nhìn ñược 1/10 sau khi ông có các bài viết chống tiêu cực, tệ nạn xã hội và phơi bày tham nhũng tại Vi ệt Nam. Trong cuộc trao ñổi với Trà Mi, nhà báo Trần Quang Thành hiện ñang ñịnh cư tại Slovakia thuật lại câu chuyện của mình, và chia sẻ cảm nghĩ về những hậu quả cay ñắng mà ngòi bút phơi bày sự thật ñã mang lại cho ông và về những thử thách, hiểm nguy ñối với một nhà báo chân chính ở Việt Nam.

Nhà báo Trần Quang Thành: Năm 1986 mở ñầu phong trào ñổi mới ở ñất nước Việt Nam, làm lành mạnh xã hội Vi ệt Nam, tôi ñã ñấu tranh chống tham nhũng ngay trong cơ quan tôi làm việc là Viện nghiên cứu Phát thanh-Truyền hình. Viện mua thiết bị về lắp cho các ñài phát thanh và truyền hình, thế nhưng ông Viện trưởng ñã lạm dụng tiền của ñịa phương ñể ñi làm việc khác hầu hưởng chênh lệch giá. Tôi ñấu tranh, báo cáo lên những người lãnh ñạo Việt Nam như ðỗ Mười và Phạm Hùng. Các ông ấy ñã cho công an ra kiểm tra ở chợ trời Huỳnh Thúc Kháng ở Sài Gòn và ñã bắt ñược tất cả những tang vật ñó. Sau ñó, tôi bị trả thù, tức là tôi bị mất việc làm và con tôi cũng mất việc làm luôn. Ra xã hội tôi tiếp tục

Page 78: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

78

ñấu tranh. Năm 1989, Chủ tịch Hội ñồng Bộ trưởng có chỉ thị tăng cường quản lý xã hội ñể trấn áp tội phạm, nhất là tội phạm buôn bán phụ nữ qua biên giới. Tôi có viết bài về ñường dây buôn bán phụ nữ qua Malaysia, Campuchea, Trung Quốc từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nha Trang, vào tới Sài Gòn, Cần Thơ. ðây là một ñường dây rất lớn ñưa phụ nữ ra nước ngoài làm mại dâm. Tôi dựa vào sức mạnh của người dân. Người ta nói cho mình biết, chỉ cho mình những ñịa ñiểm nó lui tới bán phụ nữ, trẻ em. Tôi có tất cả những tài liệu trong tay, tôi viết bài ñăng trên ñài Tiếng nói Việt Nam về thực chất của ñường dây ñưa phụ nữ, trẻ em qua biên giới buôn bán. Khi bài ñăng lên, cơ quan công an tới xin tôi tài liệu. Tôi không tin họ. Họ ñề nghị với ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ lúc bấy giờ là ông Mai Chí Thọ. Các ông ấy yêu cầu tôi phải cung cấp tài liệu. Thế là tôi bằng lòng và tôi cung cấp rất tỉ mỉ. Trong vòng 1 tuần lễ, họ ñi phá án tất cả từ Nam ra Bắc. Kết quả cuối cùng ñã chặn ñứng ñược ñường dây buôn bán ñó. Lúc ñó tôi ñã bị xã hội ñen ñe dọa giết. ðó là tháng 10/1989. Tới năm 1990 có chỉ thị của Chủ tịch Hội ñồng Bộ trưởng cấm buôn bán thuốc lá ngoại. Tôi lại có bài viết về ñường dây buôn bán thuốc lá ngoại qua ñường hàng không và ñường bưu ñiện. ðường dây này vướng tới rất nhiều quan chức. Họ lại ñến xin tôi tài liệu. Cuối cùng tôi lại phải cung cấp tư liệu. Chỉ hai ngày họ phá ñược án.

Journalist Tran Quang Thanh

Trà Mi: Việc ông bị tạt acid xảy ra cách hai vụ án ñó bao lâu? Nhà báo Trần Quang Thành: Vụ án cuối cùng xảy ra ngày 1/10/1990. ðến ngày 4/7/1991 tôi bị

tai họa này. Họ ñã ñe dọa trước ñó rồi và tôi ñã báo cho công an biết rồi. Trà Mi: Ông nhận ñược những lời ñe dọa thế nào? Nhà báo Trần Quang Thành: Họ gọi qua ñiện thoại. Trà Mi: Khi ông báo công an, họ có sự bảo vệ nào cụ thể không? Nhà báo Trần Quang Thành: Họ nói bảo vệ nhưng không có. ðến cả vụ án họ còn lừa nữa mà.

Khi tôi bị tạt acid, gia ñình có làm ñơn báo công an. Công an tới bảo tôi không ñược khai báo ñể báo chí ñăng lên vì nếu ñể báo chí ñăng lên thì họ không thể bảo ñảm tính mạng cho tôi. Họ nói rằng Sở Công an thành phố ñã lập ban chuyên án do ông Vũ ðình Hoành, Phó giám ñốc Sở Công an làm trưởng ban và trên Bộ Công an có ban chuyên án do ông Phạm Tâm Long, Thứ trưởng thường vụ công an làm trưởng ban. Thế mà tôi ñợi mãi cả một năm trời chả thấy rục rịch gì cả. Lúc tôi lành lặn một tí, tôi trực tiếp ra gặp ông Phạm Chuyên, Phó giám ñốc công an phụ trách an ninh. Ông ấy thề với tôi là không hề có một thông báo nào về việc có một nhà báo bị tạt acid như tôi cả. Tức là anh Vũ ðình Hoành, Phó giám ñốc công an ñã bịt ñi rồi. Tôi hỏi ông ñại tá Nguyễn Văn Tình, Phó giám ñốc phụ trách xây dựng lực lượng. Ông ấy cũng nói như vậy. Ông bảo chỉ khi ông ðỗ Mười gửi bài báo viết về tôi xuống cho công an, công an mới biết tôi bị tai nạn.

Trà Mi: Bài báo viết về ông là do ai viết và nó xuất hiện khi nào?

Page 79: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

79

Nhà báo Trần Quang Thành: Do một bạn ñồng nghiệp bên thông tấn xã viết. Họ không dám nói về tôi, mà viết về mẹ tôi. Mẹ tôi là người chuyên giáo dục các cháu thiếu nhi hư hỏng nên người. Họ không dám viết thẳng về tôi, sợ nguy hiểm cho tôi. Họ viết về nỗi ñau của người mẹ, nói lên sự ñau ñớn của mẹ tôi khi thấy tôi bị tai họa thế này. Ông ðỗ Mười ñọc bài báo ñó mới biết tôi bị tai nạn. Ông giao cho Bộ Lao ñộng-Thương binh-Xã hội ñến thăm tôi. Họ cho tôi 200 ngàn.

Trà Mi: Sau khi hoàn tất phẫu thuật, ông có tiếp tục ñi tìm công lý cho mình? Nhà báo Trần Quang Thành: Có chứ. Tôi ñã gặp cả ông Phạm Tâm Long. Ông ấy bảo vụ án của

tôi nếu phát hiện nhanh thì chỉ 10 ngày sau tìm ra ñược thủ phạm. Ông Phó giám ñốc công an Hà Nội cũng bảo thế, nhưng vụ án hoàn toàn bị bưng bít. Tôi nói công an bưng bít chứ còn ai nữa, thì ông ấy nhận. Họ có ñiều tra ñâu. Nếu ñiều tra thì lộ ra số tiền hối lộ cho công an thì công an chết trước tiên. Báo chí lúc sau mới ñăng lên, mọi người phản ứng, nhưng ngành công an lờ ñi, không ñiều tra, không gì cả.

Trà Mi: Bằng cách nào một nhà báo chỉ với một ngòi bút có thể có ñược những manh mối, thông tin mà chính lực lượng công an với ñầy ñủ nghiệp vụ cũng không có ñược, phải tìm tới ñể xin ông cung cấp?

Nhà báo Trần Quang Thành: ðấy là do dân tin tôi. Họ biết tôi là một nhà báo trung thực. Vì cũng có những nhà báo nhận thông tin rồi ñi bán lại thông tin ñể lấy tiền, cho vụ án chìm xuồng. Tôi ngược lại không làm ñiều ñó. Vụ tham nhũng ở Viện Phát thanh Truyền hình do tôi phát hiện, chính những người tham nhũng nhất lại là những người ñi kiểm tra, ông Phó chủ nhiệm Ủy ban thanh tra nhà nước, Trần Văn Soạn. Công an cũng tham nhũng vào ñấy. Tiền tang vật thu về lúc ñó trên 20 ngàn ñô la thời năm 1986 là rất lớn, thế nhưng họ cũng thủ tiêu tang chứng luôn. Họ bịt ñi. Người ta tin tôi vì tôi làm có tư liệu cụ thể và có xác minh. Sau khi tôi bị tai nạn, tôi vẫn tiếp tục ñấu tranh chống tham nhũng. Tôi ñã bị nghiền nát thế này, tôi cho nát luôn, không ngán. Người chống tiêu cực luôn luôn bị thiệt thòi. Xã hội nó như thế mà cô. Hồ sơ ñầy ñủ, tang chứng-vật chứng ñầy ñủ, nhưng họ ăn chia với nhau thế nào không biết, họ bịt ñi. Một hồ sơ mang về 400 trang, cuối cùng họ vẫn bịt ñi.

Trà Mi: Dính dáng tới những vụ liên quan tới tệ nạn xã hội như mại dâm, buôn lậu có rất nhiều nguy hiểm. Làm thế nào ông có thể tự mình tìm hiểu sự thật, ñi vào tận những ñường dây?

Nhà báo Trần Quang Thành: Tôi có tất cả những bà con họ bảo vệ tôi, cung cấp tài liệu cho tôi, ñưa cho tôi những nhân chứng-vật chứng. Nhưng tôi không bao giờ chỉ dựa vào ñấy mà phải tự ñi xác minh. Dựa vào quần chúng, quần chúng là những người cung cấp cho mình tài liệu tốt nhất.

Trà Mi: Ở Viêt Nam những nhà báo dám phanh phui sự thật và phản ánh tiêu cực xã hội cũng không phải là ít, nhưng vì sao bản thân ông lại bị những hậu quả mà có thể nói là cay nghiệt nhất?

Nhà báo Trần Quang Thành: Chính ra không nhiều cô ạ. Không ít, nhưng không nhiều ñâu vì trong nhà báo có những cái phức tạp lắm. Có nhà báo dùng tư liệu của mình ñể ñi làm giá lấy tiền.

Trà Mi: Nhưng ông có nghĩ ñến lý do vì sao bản thân mình lại gánh chịu những hậu quả cay nghiệt nhất không?

Nhà báo Trần Quang Thành: Tại vì tôi dính vào những vụ toàn có những người có mối liên hệ với cơ quan công quyền, tức ñược cơ quan công quyền bảo kê.

Trà Mi: Tới khi ra nước ngoài, rủi ro ít hơn hoặc không còn nữa, ông có tiếp tục dùng ngòi bút của mình ñể phanh phui sự thật, phơi bày sự thật, và ñấu tranh cho công lý?

Nhà báo Trần Quang Thành: Tôi vẫn làm nhưng ra nước ngoài tôi lại bị một sức ép khác. Những người lãnh ñạo hội người Vi ệt ở nước ngoài ở Slovakia cũng là tay chân của những người trong nước và của sứ quán. Họ nghe tới những bài báo tôi tố giác tội ác tham nhũng ở các cơ quan, họ lại áp lực với con tôi, bảo tôi không ñược viết những bài báo phản ñộng.

Trà Mi: Ông ra nước ngoài năm nào và trong trường hợp nào? Nhà báo Trần Quang Thành: Tôi ra nước ngoài ngày 8/8/2008. Tôi tới ñại sứ quán của Slovakia

ở Bangkok ñể làm thủ tục xin sum họp gia ñình do con tôi ñứng ra bảo lãnh.

Page 80: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

80

Trà Mi: Vì sao ông phải qua tận Bangkok làm thủ tục? Nhà báo Trần Quang Thành: Lúc ñó Slovakia chưa có sứ quán ở Hà Nội. Hơn nữa, có ở Hà Nội

chưa chắc họ ñã cho tôi ñi. Trà Mi: Chuyện ông ra nước ngoài có thể hiểu là cũng có liên quan ñến an toàn cá nhân không? Nhà báo Trần Quang Thành: Tôi không nghĩ tới an toàn cá nhân ñâu. Tôi thấy ở ñâu cũng chả

an toàn. Công an cộng sản Việt Nam có rất nhiều mối, nhiều nơi lắm. Trong nước họ cũng có thể hại mình, ngoài nước họ cũng hại ñược mình. ðã có người bị rồi.

Trà Mi: Ông nghiệm ra cho mình ñiều gì sau những gì ñã trải qua? Nhà báo Trần Quang Thành: Là nhà báo ñấu tranh chống tham nhũng, chống tiêu cực xã hội là

một nghề rất nguy hiểm. Chỉ có nhà báo nào ngồi ca ngợi ñảng cộng sản tốt ñẹp thì không làm sao thôi. Chứ còn nói ñối ngược lại thì không vào tù cũng bị tai họa như tôi. Nếu muốn làm nhà báo chân chính, phải nói sự thật. Mà nói sự thật thì dứt khoát là gặp thảm họa. Tôi không nghĩ ai ở trong nước Việt Nam này làm nhà báo chân chính mà lại ñược sống một cuộc sống an lành cả. Không bị việc này cũng bị việc khác. Nhẹ nhất là bị ñuổi việc, hoặc bị vô hiệu hóa, bị phân công công tác khác, hay bị cắt thẻ nhà báo. Rất nhiều người bị rồi. Nhưng trường hợp như tôi là hy hữu, là lần ñầu tiên, vì tôi bị cách ñây 21 năm, là vụ án mở ñầu cho thời kỳ ñổi mới. Lúc ñó chưa có nhà báo nào phanh phui chống tham nhũng cả. Hồi ñó những vụ nhà báo phanh phui chống tham nhũng bị tai nạn, báo chí cũng không công bố. Các nhà báo bây giờ như Hoàng Hùng, Hoàng Khương ñược báo chí lên tiếng, chứ còn vụ của tôi lúc bấy giờ có ñược ai lên tiếng ñâu.

Trà Mi: Vì sao một vụ việc nghiêm trọng như vậy, một nhà báo chống tham nhũng, chống tiêu cực xã hội bị trả thù dã man mà báo chí nhà nước không một tờ nào ñăng tải, thưa ông?

Nhà báo Trần Quang Thành: Ban tuyên giáo họ không cho ñưa thì làm sao ñưa ñược. Bây giờ họ mới cho ñưa, nhưng họ cho ñưa nhỏ giọt, chứ thời của tôi là không ñược ñưa. Những hiện tượng tiêu cực xã hội báo chí không ñược ñưa. Báo chí chỉ ñược ñưa màu hồng thôi, chứ không ñược ñưa những chuyện gì ảnh hưởng tới uy tín chế ñộ.

Trà Mi: Bây giờ nhìn lại những gì ñã trải qua trong nghề nghiệp của mình, có lúc nào ông chợt nghĩ rằng giá như không có những bài viết ñó, giá như không dính líu tới những vụ phanh phui tham nhũng ñó thì có lẽ số phận của ông sẽ khác ñi rất nhiều không?

Nhà báo Trần Quang Thành: Câu hỏi ñó cũng là câu hỏi của ông Nguyễn Cơ Thạch với tôi. Khi ông Thạch tới thăm tôi, ông cũng hỏi rằng: “Làm những việc ñó bây giờ chú có hối hận không?” Tôi bảo: “Em không hối hận vì em làm ñúng. ðảng kêu gọi chống tham nhũng thì em chống, thế nhưng em không ngờ. Em buồn là vì tin ñảng, tin chính phủ mà thực hiện ñúng theo ñường lối của ñảng thì cuối cùng ñảng không bảo vệ mình mà hóa ra nhũng kẻ gian manh lại ñược bảo vệ.” Ân hận thì không ân hận, nhưng mà buồn vì mình hết lòng tin vào một chế ñộ, một nơi mà mình ñã gửi gắm vào ñây tất cả những nhiệt huyết và thân phận của mình. Thất vọng.

Trà Mi: Với những người cầm bút ở Việt Nam, ông có tâm tình nào muốn chia sẻ? Nhà báo Trần Quang Thành: Tôi muốn nói với các bạn ñồng nghiệp rằng ñã là một nhà báo

chân chính thì ñừng uốn cong ngòi bút, ñừng ñể máy tính của mình bị virus. Hãy là những nhà báo của dân, do dân, và vì dân. ðừng là những nhà báo của ñảng, do ñảng, và vì ñảng. Thế nhưng ñể làm ñược ñiều ñó thì các bạn chỉ có vất vả, không có giàu sang, vinh quang mà ñảng tặng cho. Các nhà báo phản ảnh tốt các vụ như Văn Giang, Tiên Lãng ñều ñang bị ñe dọa ñấy. Một nhà báo chân chính muốn giữ vững trong sạch của mình chỉ cần dựa vào dân. Chính nhờ dựa vào dân mà tôi ñã làm ñược những việc của dân, ra ñường ngẩng cao ñầu lắm.

Trà Mi: Như ông nói, nghề báo ở Việt Nam ñầy rủi ro và nguy hiểm. Có cách nào những người cầm bút ở Việt Nam có thể tự bảo vệ mình tốt nhất không?

Page 81: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

81

Nhà báo Trần Quang Thành: Bây giờ mỗi người tự cứu mình, tự bảo vệ mình thôi. Các cơ quan bảo vệ pháp luật họ không làm vì sự thật, vì bảo vệ công lý, mà họ làm vì một cái gì khác cơ.

Trà Mi: Ra nước ngoài nhìn lại tình hình trong nước hiện nay ông thấy bối cảnh nghề nghiệp làm báo ở Việt Nam và nghề làm báo trong nước so với thời gian trước thế nào?

Nhà báo Trần Quang Thành: Bây giờ thấy buồn vì báo chí Việt Nam ñi theo một con ñường rất buồn, không còn tính nhuệ khí ñấu tranh như ngày xưa nữa. Vietnamnet chẳng hạn, bây giờ cũng không như thời kỳ tôi còn ở trong nước nữa, không còn sắc nét nữa. Bây giờ họ ñi vào những chuyện như các cô hoa hậu ñi bán dâm vv..v..tức là những chuyện vô thưởng vô phạt. Bây giờ vụ Vinalines có ai dám làm không. Vụ PMU18 mở ra sau cũng ñóng cửa luôn. Mở ra vụ Năm Cam sau cũng ñóng cửa luôn, không có vụ Năm Cam thứ hai mặc dù bây giờ có rất nhiều vụ Năm Cam, có rất nhiều vụ Vinasin. Nhà nước ta có một câu mà cuối cùng bịt mồm báo chí rất hay. ðó là chỉ thị 239, yêu cầu báo chí chỉ ñược công bố vụ án sau khi vụ án ñã kết thúc và ñưa ra tòa. Báo chí chỉ ñược ñưa tin bắt, khởi tố thế thôi, còn quá trình ñiều tra như vụ PMU18 chẳng hạn, thì không ñược ñưa. Nếu muốn ñưa thì phải ñưa luồng thông tin chính thức của cơ quan phát ngôn, ví dụ như Bộ thì phải là Chánh văn phòng Bộ phát ngôn. Chứ còn nguồn tin riêng của nhà báo thì không ñược ñưa.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn nhà báo Trần Quang Thành ñã dành thời gian cho ñài VOA trong buổi nói chuyện này.

Nhà báo Trần Quang Thành: Xin cảm ơn cô Trà Mi và các bạn nghe ñài. Qúy vị vừa nghe cuộc trao ñổi với nhà báo Trần Quang Thành, một ngòi bút ñấu tranh chống tham

nhũng và tệ nạn xã hội ở Việt Nam bị tạt acid vì những bài viết phơi bày sự thật. Các bạn nghe ñài muốn chia sẻ quan ñiểm, bình luận về câu chuyện này hay về nghề làm báo ở

Việt Nam, xin vui lòng ñóng góp trong mục Ý kiến ngay bên dưới bài ñăng trên trang nhà voatiengviet.com. Trà Mi xin chân thành cảm ơn quý vị và hẹn mang ñến quý vị một câu chuyện mới vào giờ này, tuần sau.

Tạp chí Thanh Niên mong ñược ñón tiếp tất cả quý vị và các bạn trên làn sóng của ñài VOA trong buổi phát thanh 10 giờ tối thứ sáu và chủ nhật hằng tuần. Trà Mi

Án tử hình trong vụ 'quan tài diễu phố' Cập nhật: 09:24 GMT - thứ bảy, 7 tháng 9, 2013

Các bị cáo nghe tuyên án tại Tòa án Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc hôm 6/9

Phiên tòa sơ thẩm vụ quan tài diễu phố ở tỉnh Vĩnh Phúc khép lại chiều ngày 6/9 với một án tử hình và hai án tù chung thân, trong lúc viện kiểm sát bác bỏ sự dính líu của con rể chủ tịch tỉnh.

Page 82: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

82

Trong vụ giết người gây rúng ñộng dư luận ñịa phương, nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh, 27 tuổi, bị một nhóm người hành hung sau khi cãi nhau tại một quán ăn hôm 14/3.

Theo cáo trạng, trong lúc bị truy sát, nạn nhân ngã vào một mương nước và thi thể chỉ ñược tìm thấy ngày 17/3. Giám ñịnh pháp y kết luận: “Nguyên nhân do ngạt nước, trên người có chấn thương vùng lưng và gối trái. Tổn thương ở vùng lưng và gối trái do vật tày gây nên”.

Bị cáo Phùng Mạnh Tuấn, 21 tuổi, bị tuyên án tử hình, trong lúc có án chung thân cho Phùng ðắc Tú, 19 tuổi, và ðặng Quốc Tú, 33 tuổi.

Tòa cũng tuyên án 18 năm tù với bị cáo Nguyễn Văn Tình, 20 năm với Nguyễn Văn ðịnh và 12 năm với Nguyễn Văn Bính.

Bị cáo Nguyễn Duy Hiệp nhận mức án 2 năm 6 tháng tù và Nguyễn Anh Tuấn 3 năm tù.

ðài Tiếng nói Việt Nam (VOV) trong tin ñăng tải ngày 6/9 cho biết bị cáo Phùng Mạnh Tuấn nhân án tử hình vì bị cáo buộc là người ñã ñạp vào người nạn nhân Tuấn Anh, gián tiếp gây ra cái chết cho người này.

Mức án này nặng hơn án tù chung thân mà Viện Kiểm Sát ñã ñề nghị với bị cáo này trước ñó.

Hai bị cáo Phùng ðắc Tú và ðặng Quốc Tú nhận án chung thân. ðây cũng là mức án cao hơn mức 20 năm tù giam mà Viện Kiểm sát ñề nghị trước ñó.

Ngoài các bản án trên ra, các bị cáo còn phải bồi thường cho gia ñình bị hại hơn 240 triệu ñồng phụng dưỡng mẹ của Nguyễn Tuấn Anh, nuôi hai con của bị hại ñến năm 18 tuổi, VOV cho biết.

Quan tài diễu phố

ðã xảy ra va chạm giữa người dân và lực lượng công an khi nguời nhà nạn nhân vác quan tài diễu trên phố

Hôm 17/3 hàng trăm người ñã theo gia ñình Nguyễn Tuấn Anh mang quan tài của anh diễu trên ñường phố Vĩnh Yên.

Thân nhân Tuấn Anh cho rằng có khuất tất trong kết quả khám nghiệm tử thi của công an.

Gia ñình nạn nhân cho rằng các ñối tượng gây án có liên quan ñến con rể chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Page 83: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

83

Tại phiên tòa, luật sư Lê Thị Oanh, ñại diện cho gia ñình nạn nhân, cho rằng cần phải làm rõ vai trò của ông Trần Khánh Dũng (Giám ñốc doanh nghiệp về xây dựng ở Vĩnh Phúc, ñồng thời là con rể của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc) có liên quan ñến vụ án mạng hay không.

Theo luật sư, sáu bị cáo trong vụ án là nhân viên làm việc cho ông Dũng, và trước khi xảy ra vụ án, các bị cáo này ở trong nhà của ông Dũng.

Luật sư Oanh yêu cầu làm rõ liệu ông Dũng có phạm vào tội “Không tố giác tội phạm” hay có hành vi ñồng phạm về tội "Giết người" hay không.

Theo truyền thông trong nước, kiểm sát viên cho tại phiên tòa nói: "Trong quá trình ñiều tra thể hiện ông Dũng và các bị can không liên quan gì nhau."

Dựng lại diễn biến vụ Vĩnh Phúc Cập nhật: 07:12 GMT - thứ ba, 6 tháng 8, 2013

• Facebook • Twitter • Google+ • chia sẻ • Gửi cho bạn bè • In trang này

Nguyễn Văn Hiệp ñã hai lần uống rượu chung với nhóm hung thủ gây án sau khi vụ ẩu ñả xảy ra

Trong vụ quan tài diễu phố ở Vĩnh Phúc, nhân chứng Nguyễn Văn Hiệp ñã hai lần uống rượu chung với các hung thủ sau khi chứng kiến anh họ mình bị ñánh và ném xuống kênh nước, báo trong nước dẫn cáo trạng của Viện Kiểm sát cho biết.

Cáo trạng truy tố tám bị can vì hành vi liên quan ñến cái chết của nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh ñã ñược ñưa ra từ ngày 17/6, tuy nhiên cho ñến nay, nhiều chi tiết mới về vụ án mới ñược ñăng tải hàng loạt trong nước.

Page 84: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

84

Các bị can bị truy tố vì hành vi "Giết người" bao gồm Nguyễn Văn Tình, Nguyễn Văn ðịnh, Phùng ðắc Tú, Phùng Mạnh Tuấn, ðặng Quốc Tú và Nguyễn Văn Bình.

Ngoài ra, hai bị can khác là Nguyễn Văn Hiệp bị truy tố vì tội “Không tố giác tội phạm” và Nguyễn Anh Tuấn vì tội “Che giấu tội phạm”.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Vĩnh Phúc cũng hé lộ một số chi tiết ñáng chú ý về hành ñộng của nhân chứng Nguyễn Văn Hiệp, em họ của nạn nhân, thời ñiểm xảy ra vụ án.

'Nhận rượu xin lỗi của hung thủ'

Theo ñó, Hiệp, em họ của Nguyễn Tuấn Anh, có quen biết với ðặng Quốc Tú, một trong sáu bị can bị truy tố vì tội "Giết người".

ðêm 14/3, Tuấn Anh cùng Hiệp cùng ghé vào quán ăn ñêm, nơi hai người bắt gặp nhóm sáu người của Tú.

Tại ñây, mâu thuẫn ñã xảy ra sau khi Tuấn Anh có lời qua tiếng lại với nhóm Tú vì từ chối lời mời uống rượu chung của Hiệp.

Sau ñó, ðặng Quốc Tú cùng với Phùng Mạnh Tuấn ñã lao vào ñánh Tuấn Anh và dùng dao cùng ðinh, Tình, Bình và ñuổi theo người này ra ñến bờ kênh.

Tại ñây, sau khi bị nhóm của Tú ñuổi kịp, Tuấn Anh bị nhóm này quây lại ñánh và sau ñó bị Tuấn ñạp xuống dòng kênh, theo cáo trạng. Những người khác trong nhóm Tú cũng dùng gạch ñể ném theo.

Nhân chứng Nguyễn Văn Hiệp không chỉ có mặt tại quán ăn nơi vụ ẩu ñả bắt ñầu, mà còn chạy xe ñuổi theo ra ñến bờ kênh, nơi người này chứng kiến anh họ mình bị ñánh và hất xuống dòng kênh.

ðã xảy ra ñụng ñộ giữa thân nhân của nạn nhân và lực lượng an ninh trong vụ quan tài diễu phố ở Vĩnh Phúc

Một chi tiết ñáng chú ý là trong ñêm 14/3, sau khi gây án, bốn người trong nhóm Tú quay về nhà, riêng ðặng Quốc Tú và Tuấn mời Hiệp quay lại quán ăn, mời "hai chén rượu ñể xin lỗi", cáo trạng nói thêm, Tú còn xin số ñiện thoại của nhân chứng này.

Page 85: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

85

Sau khi nhận 'rượu xin lỗi' của hai hung thủ, Hiệp dùng xe của Tuấn Anh quay lại kênh tìm kiếm những không thấy và sau ñó quay về nhà ngủ. Người này cũng không thông báo gì cho gia ñình Tuấn Anh về sự việc.

Ngày 15/3, Hiệp tiếp tục gặp mặt nhóm hung thủ và cùng uống bia, theo lời mời của ðặng Quốc Tú.

Cùng ngày, khi hai lần ñược người thân của Tuấn Anh liên lạc và hỏi về Tuấn Anh cũng như về việc có xảy ra ñánh nhau hay không, Hiệp trả lời là "không biết" và "có ñánh nhau nhưng không ai việc gì”, theo cáo trạng.

Nhân chứng quan trọng

Nguyễn Văn Hiệp ñược xem là nhân chứng quan trọng của vụ án vì ñã ñi cùng với Nguyễn Tuấn Anh ngày xảy ra án mạng.

Trước ñó, người này khai chạy thoát trước khi việc sát hại nạn nhân xảy ra. Vì quá hoảng sợ, Hiệp ñã viết bản cam kết xin ở lại cơ quan ñiều tra công an do sợ quan ngại bị trả thù.

Cũng có tin Nguyễn Văn Hiệp "bị ñám người xấu nhắn tin ñe dọa sẽ giết cả nhà nếu khai ra danh tính họ".

ðối với ñối tượng Nguyễn Anh Tuấn, cơ quan ñiều tra cho biết người này ñã ñược giao nhiệm vụ trông coi ngôi nhà tại phường Hội Hợp nơi các ñối tượng gây án cư trú.

Cũng theo cơ quan ñiều tra, các ñối tượng này ñã kể cho Tuấn nghe về việc gây án, tuy nhiên Tuấn ñã không báo lại với cơ quan công an mà còn cho vay tiền, tạo ñiều kiện cho ñối tượng Nguyễn Văn Bình chạy trốn.

Hôm 17/3 hàng trăm người ñã theo gia ñình Nguyễn Tuấn Anh mang quan tài của anh diễu trên ñường phố Vĩnh Yên.

Thân nhân Tuấn Anh cho rằng có khuất tất trong kết quả khám nghiệm tử thi của công an, theo ñó nạn nhân chết vì ngạt nước.

Thi thể Nguyễn Tuấn Anh ñược phát hiện trong mương nước trong tình trạng tím bầm, bị mất hết răng.

Trong vụ mang quan tài diễu phố, ñã xảy ra ñụng ñộ giữa người dân và nhân viên công quyền.

****

Page 86: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

86

Cuộc ñấu tay ñôi Nga – Mỹ ở G20 Bridget Kendall. Phóng viên ngoại giao, BBC News. Cập nhật: 12:10 GMT - thứ bảy, 7 tháng 9, 2013

Tổng thống Mỹ và Nga không thu hẹp khác biệt về Syria

Cả hai bên ñều tự nhận chiến thắng ở ñấu tr ường G20 về Syria, nhưng không dễ xác ñịnh ai ñi theo ñội nào.

Ai ñã ủng hộ Nga và ai ủng hộ Mỹ?

Theo Tổng thống Vladimir Putin, không có sự chia rẽ 50/50 mà dư luận ñã nghiêng về Nga.

Ông nói rằng, tại bữa tiệc tối bàn về Syria, chỉ bốn nước – Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada và Saudi Arabia (cộng một thủ tướng Anh ñã bị quốc hội bác bỏ) - ủng hộ Mỹ.

Còn ñi theo Nga, ông nói, là bảy nước: Trung Quốc, Ấn ðộ, Indonesia, Argentina, Brazil, Nam Phi và Italy.

Nhưng không phải mọi quan ñiểm của tổng thống Nga về Syria ñều ñược các lãnh ñạo G20 tán thưởng.

Tại St Petersburg, còn ai khác nữa công khai tuyên bố như Putin rằng “cái gọi là tấn công vũ khí hóa học” chỉ là “sự khiêu khích của phe nổi dậy, hy vọng nhận ñược thêm ủng hộ từ giới bảo trợ nước ngoài”?

Khi có tuyên bố quyết liệt như thế, nhà lãnh ñạo Nga không chừa chỗ cho sự nhân nhượng và có lẽ khiến ông trông như hơi bị cô lập.

Trong khi ñó, Tổng thống Barack Obama cũng tuyên bố có ủng hộ của ña số người tham dự G20.

Quả thực 11 nước ñã ủng hộ tuyên bố chung của Nhà Trắng:

• Lên án cuộc tấn công vũ khí hóa học của Syria • ðồng tình rằng bằng chứng cho thấy chính phủ Syria có tội • Kêu gọi quốc tế phản ứng mạnh mẽ

Ngoài Mỹ ra còn là hai nhà lãnh ñạo nhiệt liệt tán thưởng hành ñộng quân sự: Tổng thống Pháp và Thủ tướng Anh.

Page 87: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

87

Các nước khác ký vào là các ñồng minh của Mỹ: Úc, Canada, Nhật, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Tây Ban Nha, Italy. Hai nước cuối cùng này không hiểu sao lại ñược liệt vào cả hai quan ñiểm trái ngược.

Nhưng ñáng nói, danh sách ủng hộ Obama không có Thủ tướng ðức Angela Merkel (có lẽ bà thấy rủi ro quá khi mà bầu cử liên bang ñến gần).

Tuyên bố chung này cũng cẩn thận bỏ ñi trọng tâm tranh cãi trong kế hoạch Mỹ: không kích trừng phạt Syria, do Mỹ dẫn dắt và có thể không cần Liên Hiệp Quốc ủng hộ.

Vì thế không rõ ai ủng hộ ai.

Tổng thống Pháp Hollande nói sẽ chờ kết quả ñiều tra của LHQ

Hai lập trường của Mỹ và Nga thể hiện hai góc trái ngược, trong khi ở giữa là các quan ñiểm mơ hồ.

Ngay cả tổng thống Pháp bắt ñầu ñưa ra các ñiều kiện ñể Pháp tham dự tấn công:

• Tấn công chỉ nhắm vào cơ sở quân sự của Syria • Chỉ khi thanh tra LHQ ñã có thời gian ñể báo cáo • Nếu Hội ñồng Bảo an LHQ không chấp thuận, thì phải có sự ủng hộ rộng rãi của quốc tế

Rõ ràng Tổng thống Obama rời St Petersburg trong vị thế bị yếu ñi một chút.

Ông không mở rộng ñược liên minh quốc tế ủng hộ hành ñộng quân sự.

Nay ông ñối diện thêm vấn ñề: việc một số lãnh ñạo G20 không thích thú dùng vũ lực khi thiếu LHQ có thể tác ñộng tiêu cực ñến quần chúng Mỹ vốn ñã trong tâm trạng lung lay. Như thế nó cũng tác ñộng ñến mong muốn dùng quân sự với Syria tại Quốc hội Mỹ.

Có lẽ Obama sẽ ñược Quốc hội ủng hộ.

Có lẽ, theo thời gian, Mỹ và các ñồng minh sẽ xây dựng ñược liên minh quốc tế mà họ cần.

Nhưng cũng có thể mấy tháng nữa khi ta nhìn lại G20, ta sẽ nói ñây là khoảnh khắc khi mong muốn quốc tế can thiệp vì mục tiêu nhân ñạo ñã trở nên dao ñộng. Rằng ñây là ñiểm bước ngoặt cho thấy phần còn lại của thế giới không còn muốn Mỹ làm cảnh sát quốc tế khi các ñịnh chế khác thất bại, bất chấp khủng hoảng có lớn ñến ñâu hay sự tàn bạo có nghiêm trọng thế nào.

Page 88: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

88

Khối G20 chia rẽ về vấn ñề Syria Cập nhật: 04:17 GMT - thứ sáu, 6 tháng 9, 2013

Lãnh ñạo các nước thuộc khối G20 chia rẽ về vấn ñề Syria tại cuộc họp thượng ñỉnh ở Nga, trong khi ñại diện Hoa Kỳ chỉ trích Moscow.

ðại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Power cáo buộc Nga ñã mang Hội ñồng Bảo an ra làm con tin bằng việc liên tục ngăn chặn các nghị quyết.

Bà Power cho rằng Hội ñồng Bảo an không còn là "con ñường khả dĩ" ñể truy trách nhiệm cho chính phủ Syria về các tội ác chiến tranh.

Washington cáo buộc quân ñội của Tổng thống Bashar al-Assad là sát hại 1.429 người trong vụ tấn công bằng chất ñộc tại ngoại ô Damascus hôm 21/8.

Anh quốc cũng cho hay các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Porton Down ñã tìm thấy dấu vết của chất sarin trên các mẫu quần áo của nạn nhân và trong ñất ở hiện trường.

Thế nhưng ông Assad ñổ trách nhiệm cho phe nổi dậy. Nga và Trung Quốc thì bác bỏ yêu cầu tham gia nghị quyết LHQ chống lại Syria.

Trong số các quốc gia hiện diện tại hội nghị thượng ñỉnh G20 ở St Petersburg, chỉ có Mỹ và Pháp là thuận sử dụng vũ lực ở Syria. Nga và Trung Quốc cảnh báo rằng bất kỳ hành ñộng nào không ñược LHQ cho phép ñều là bất hợp pháp.

Xác nhận bất ñồng

ðại sứ Power nói tại một cuộc họp báo ở New York: "Ngay cả sau khi ñã có sự vi phạm trắng trợn quy ñịnh của quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học, Nga vẫn tiếp tục bắt Hội ñồng Bảo an làm con tin và chối bỏ các bổn phận quốc tế".

"Chúng tôi ñã hiểu ra, và người dân Syria cũng ñã hiểu ra, rằng Hội ñồng Bảo an hiện nay không phải là dạng Hội ñồng Bảo an mà thế giới ñang cần ñể giải quyết cuộc khủng hoảng này."

Page 89: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

89

Tổng thống Mỹ Barack Obama ñược cho là muốn thông qua hội nghị G20 ñể tạo dựng liên minh quốc tế hậu thuẫn hành ñộng tấn công vào các mục tiêu quân sự ở Syria.

Thế nhưng thủ tướng Ý cho hay trên mạng Twitter rằng "khối G20 vừa xong bữa ăn tối làm việc, và tại ñó các bên xác nhận bất ñồng về chủ ñề Syria".

"Chúng tôi ñã hiểu ra, và người dân Syria cũng ñã hiểu ra, rằng Hội ñồng Bảo an hiện nay không phải là dạng Hội ñồng Bảo an mà thế giới ñang cần ñể giải quyết cuộc khủng hoảng này."

ðại sứ Mỹ tại LHQ Samantha Power

Tuần trước ông Obama nói rằng quân ñội Mỹ có thể tiến hành một cuộc tấn công cục bộ và có giới hạn vào các mục tiêu ở Syria, nhưng ông muốn thông qua Hạ viện về quyết ñịnh này.

Phóng viên BBC Bridget Kendall ở St Petersburg nói quan ñiểm của các lãnh ñạo G20 về hành ñộng của Hoa Kỳ không phải là lo ngại chính của ông Obama mà các khó khăn thực sự của ông ñang nằm ở sân nhà.

Ông tổng thống ñã hủy chuyến ñi California vào thứ Hai ñể vận ñộng Hạ viện. Một cuộc trưng cầu ý kiến của BBC và ABC News cho thấy hơn 1/3 số thành viên Hạ viện Mỹ còn chưa quyết ñịnh có nên ủng hộ hành ñộng quân sự ñối với Syria hay không.

Phần ñông số người ñã có quyết ñịnh nói rằng họ sẽ bỏ phiếu chống.

Chủ tịch Quốc hội của Syria ñã gửi thư tới Chủ tịch Hạ viện Mỹ kêu gọi các thành viên không vội quyết ñịnh hành ñộng "thiếu trách nhiệm và liều lĩnh".

Trong khi ñó, cựu lãnh ñạo Xô viết Mikhail Gorbachev nói với BBC rằng hai ông Obama và Putin cần gặp nhau ñể tìm giải pháp cho xung ñột ở Syria.

Ông nói: "Họ phải ñối thoại ñể cải thiện quan hệ và ngăn chặn những gì ñang xảy ra".

Chính phủ Assad bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường một số lần trong suốt 30 tháng xung ñột.

Khoảng 100.000 ñã thiệt mạng trong thời gian này, và hơn hai triệu người Syria phải ñi tỵ nạn, theo thống kê của Liên Hiệp Quốc.

'Hàng ñặc biệt' Nga, pháo ñài bay Mỹ tới Syria

Page 90: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

90

Nga ñiều tàu quân sự chở 'hàng ñặc biệt', Mỹ có thể ñiều máy bay ném bom chiến lược B-52 tới Syria, khai mạc G-20 chia rẽ gay gắt tại Saint Petersburg... là những tin nóng ngày qua.

Tin nổi bật

Chiến hạm Nga Nikolai Filchenkov mang 'hàng ñặc biệt' t ới Syria

Hãng thông tấn Interfax của Nga dẫn một nguồn tin từ Bộ Chỉ huy Hải quân tại thành phố Saint Petersburg cho biết một tàu chiến chở "hàng ñặc biệt" ñang trên ñường tới Syria.

Theo ñó, tàu ñổ bộ cỡ lớn Nikolai Filchenkov của Nga vừa rời thành phố cảng Sevastopol (Ukraine) tới thành phố Novorossiisk bên bờ Biển ðen ñể ñi tới bờ biển Syria. "Tàu Nikolai Filchenkov sẽ thăm Novorossiisk - khu vực tàu này sẽ chở theo hàng hóa ñặc biệt và khởi hành tới khu vực ñã ñịnh trong sứ mệnh trực chiến ở ðông ðịa Trung Hải" - Interfax cho biết. Tuy nhiên, nguồn tin này không cho biết cụ thể ñó là loại hàng gì.

Trước ñó, Kremli ñã cho một loạt chiến hạm tới ðịa Trung Hải tăng cường hiện diện ở khu vực trước các cuộc tấn công tiềm tàng của Mỹ chống lại chính quyền Damascus.

Trong khi ñó, hãng tin CNN của Mỹ dẫn nguồn tin từ Nhà Trắng cho biết Mỹ có thể sử dụng các máy bay ném bom chiến lược B-2 và B-52 trong chiến dịch chống Syria.

“Các tên lửa hạng nhẹ có thể ñược phóng từ máy bay, tàu chiến và hoặc tàu ngầm” – CNN trích lời nguồn tin.

Các quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Obama muốn chuyển trọng tâm vào mục tiêu làm tiêu hao khả năng sử dụng vũ khí hóa học của Tổng thống Bashar al-Assad trong kế hoạch “răn ñe và làm tiêu hao” trước ñó.

ðến nay, Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố ñã có 34 quốc gia và tổ chức cho biết sẽ ủng hộ các hành ñộng chống Syria. Tuy nhiên, Nga ñã bác bỏ con số này.

Tin vắn

Tổng thống Mỹ Obama ñã phải ñối mặt với áp lực ngày càng tăng từ một loạt quốc gia phản ñối tấn công quân sự Syria tại hội nghị G20 ñang diễn ra tại Nga.

Page 91: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

91

Thêm một cuộc thảm sát nữa tại Syria vừa ñược hé lộ qua một video tung lên mạng xã hội cùng tuyên bố từ quân nổi dậy cho thấy họ ñã hành hình 51 binh sĩ. Philippines ñã triệu hồi ñại sứ nước này tại Trung Quốc về nước vì những căng thẳng trong tranh chấp biển ñảo gần ñây. Chính phủ Ai Cập ñã quyết ñịnh giải tán phi chính phủ Tổ chức Anh em Hồi giáo và cho biết quyết ñịnh sẽ ñược công bố vào tuần tới. Nga chuyển giao cho Indonesia lô Su-30MK2 cuối cùng. Triều Tiên lần ñầu cho phép kéo cờ và cử quốc ca Hàn Quốc tại Bình Nhưỡng. Bộ Nội vụ Campuchia ñã cho phép CNRP tổ chức cuộc biểu tình bất bạo ñộng, nhưng sẽ không ñược phép diễu hành hay lập trại. Mỹ vọng rằng Chính phủ Iran sẽ tham gia với cộng ñồng quốc tế nhằm ñạt ñược một giải pháp ngoại giao cho chương trình hạt nhân. Các cơ quan tình báo của Mỹ và Anh bị tố ñã bẻ khóa hệ thống mã hóa vốn bảo vệ một phạm vi rộng các thông tin liên lạc trực tuyến.

Thông tin trong ảnh

Những người biểu tình phản ñối cuộc thi Hoa hậu Thế giới tại Indonesia trong một cuộc tuần hành ở thành phố Medan.

Phát ngôn ấn tượng

Tổng thống Nga Vladimir Putin

Page 92: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

92

"Tất nhiên ông ta ñã nói dối. Và ñiều ñó không hay lắm", Tổng thống Nga Vladimir Putin bình luận về những lập luận mà Ngoại trưởng Mỹ Kerry trình bày khi thuyết phục các nhà lập pháp Mỹ thông qua việc tấn công Syria. Ngay sau ñó, phía Mỹ ñáp lại rằng bình luận này của ông Putin là 'lố bịch'.

Ủng hộ Mỹ tấn công Syria:

Nước cờ khôn ngoan của Pháp Tại sao sau một thập kỷ, người Pháp lại quyết ñịnh ñứng về phía Mỹ trong một cuộc

tấn công quân sự vào Trung ðông?

Trong tuần qua, tình hình thế giới ñang nóng lên từng giờ với những diễn biến xung quanh Syria và ñộng thái của Mỹ xung quanh vấn ñề này. Người ta ñang tự ñặt câu hỏi là liệu Mỹ có tấn công Syria hay không và nếu có thì sẽ tấn công như thế nào. Nhưng có một ñiểm khác gây chú ý không kém cả là việc ñồng minh thân cận của Mỹ là Anh lại tuyên bố sẽ không cùng Mỹ thực hiện một kế hoạch tấn công Syria sau khi Quốc hội Anh bác yêu cầu của ðảng Bảo thủ- một việc làm vô tiền khoáng hậu tron hơn 150 năm qua.

Tuy nhiên ngay sau ñó Mỹ lại có ñược sự ủng hộ của Pháp. ðích thân Tổng thống Francois Hollande tuyên bố liên minh cùng Mỹ ñể trừng phạt Syria. ðộng thái này của Paris có thể coi là khá bất ngờ vì nếu nhìn lại cách ñây 10 năm, Pháp ñã không ủng hộ và chỉ trích Mỹ trong việc ñánh Iraq. Vậy tại sao sau một thập kỷ, người Pháp lại quyết ñịnh ñứng về phía Mỹ trong một cuộc tấn công quân sự vào Trung ðông?

Có thể nói, việc ñưa ra quyết ñịnh ủng hộ Mỹ trừng phạt Syria ñã tạo cơ hội ñể Pháp tăng cường lòng tin chiến lược của Mỹ. Từ lâu, Mỹ luôn coi trọng vai trò của Anh như là ñồng minh chiến lược trong các chính sách ñối ngoại của mình, trong khi ñó, mặc dù cũng là ñồng minh của Mỹ, nhưng vai trò của Pháp ít khi ñược Washington ñánh giá cao.

Sự ủng hộ của Tổng thống Pháp ñã khiến ông Obama hài lòng?

Việc tuyên bố ủng hộ Mỹ không ñầy 24 giờ sau khi Anh tuyên bố rút lui không tiến hành tấn công Syria như là một lời nhắn của Tổng thống Hollande ñến Tổng thống Obama rằng: ðã ñến lúc Washington nên ñặt niềm tin vào Paris như là một ñồng minh thân thiết trong việc giải quyết các xung ñột quốc tế. Và ñiều này ñã ít nhiều phát huy tác dụng với Pháp khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ñã nói rằng “Pháp là

Page 93: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

93

ñồng minh lâu ñời nhất của Mỹ (chứ không phải Anh)” trong một bài phát biểu tại Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 30/8 vừa qua.

Rõ ràng, sự lùi bước của người Anh trong vấn ñề Syria lại là cơ hội ñể Pháp cải thiện vị thế của mình; ñồng thời nó cũng cho thấy nỗ lực trong việc thể hiện vai trò của nước lớn của Pháp trong EU, mặc dù hành ñộng của ông Hollande là hoàn toàn ñi ngược lại với truyền thống của Pháp khi muốn mọi việc ñều phải ñược thông qua Hội ñồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Thực ra, sau cuộc chiến tại Iraq, Pháp ñã cùng với Mỹ tấn công Libya năm 2011 và thực hiện kế hoạch tiêu diệt các phần tử Hồi giáo cực ñoan tại Mali hồi ñầu năm 2013. Tuy nhiên, trong vấn ñề Libya, Pháp không ñược Mỹ ñánh giá cao do thái ñộ chần chừ ban ñầu và chỉ ủng hộ Mỹ khi có quyết ñịnh của HðBA thông qua. Việc Pháp ñi ñầu trong việc can thiệp vào Mali là một bước ngoặt tạo uy tín cho Paris vì nó cho thấy khả năng của Pháp trong việc chỉ huy thành công một kế hoạch quân sự ñầy phức tạp ở một khu vực xa xôi. Việc ủng hộ Mỹ trong kế hoạch tấn công Syria ñược Paris coi là cơ hội tốt ñể Pháp chứng tỏ khả năng của họ trong các kế hoạch quân sự lớn của phương Tây, ñồng thời củng cố lòng tin của Mỹ vào một ñồng minh mới

Bên cạnh ñó, việc giúp ñỡ Mỹ trừng phạt Syria sẽ giúp Tổng thống Francois Hollande cải thiện hình ảnh của mình trong con mắt của chính người dân Pháp. Từ khi lên nhậm chức hồi tháng 5/2012, sự tín nhiệm của phần lớn người dân với ông Hollande là rất thấp khi ông bị ñánh giá là một nhà lãnh ñạo “mềm yếu, thiếu cứng rắn và thiếu quyết ñoán”, chủ yếu là qua các chính sách ñối nội. Tuy nhiên, một ñiểm cần lưu ý là công chúng Pháp ñánh giá lãnh ñạo của họ dựa trên khả năng ñưa ra những quyết ñịnh ñầy khó khăn, bao gồm cả việc tham chiến ở nước ngoài.

Việc chính phủ Pháp quyết ñịnh can thiệp quân sự vào Mali hay tham gia giải cứu con tin ở Somalia hồi ñầu năm 2013 ñã cho thấy một hình ảnh hoàn toàn khác của ông Hollande- quyết ñoán hơn và cứng rắn hơn trong các vấn ñề quốc tế. Quyết ñịnh của ông Hollande trong hai vấn ñề trên ñã nhận ñược sự ủng hộ rất lớn từ người dân Pháp và của cả các nước khác như Mỹ, Anh; và ngay lập tức làm thay ñổi hình ảnh của Tổng thống Hollande trong công chúng Pháp. Việc quyết ñịnh ủng hộ Mỹ trừng phạt Syria sẽ giúp cho ông Hollande một lần nữa thể hiện khả năng quyết ñịnh dứt khoát ñến những vấn ñề liên quan ñến “chiến tranh và hòa bình”.

Tuy nhiên, theo thăm dò mới ñây của tờ Le Parisien, 64% người ñược hỏi không ủng hộ việc Pháp tham gia can thiệp quân sự vào Syria và 58% không tin vào việc Tổng thống Hollande sẽ tiến hành bất cứ hành ñộng nào. Phần lớn ñều cho rằng những hành ñộng trừng phạt chính quyền Assad sẽ làm tồi tệ hơn tình hình nội chiến ở Syria, thậm chí còn khiến các phần tử Hồi giáo cực ñoan tấn công phương Tây mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, theo chuyên gia của cơ quan phân tích công chúng BVA Celine Bracq, Tổng thống Hollande không cần quá lo lắng vì thái ñộ của người dân sẽ thay ñổi khi Pháp chính thức cùng Mỹ tham gia vào một hành ñộng quân sự chống Syria.

Người Pháp tuy không ủng hộ chiến tranh, nhưng một khi kế hoạch tấn công Syria ñược “kích hoạt”, họ sẽ ủng hộ tổng thống của mình. Hơn nữa, ông Hollande cũng tự tin vào quyết ñịnh của mình vì có thể ông ñoán trước ñược rằng khó có khả năng Mỹ sẽ ñưa quân vào Syria, mà sẽ cùng Pháp tiến hành một cuộc tấn công hạn chế bằng tên lửa. Phương án này sẽ ít rủi ro hơn và thiệt hại cho Pháp cũng sẽ ít. Không như ở Anh, Tổng thống Pháp có toàn quyền quyết ñịnh trong các vấn ñề liên quan ñến chính sách ñối ngoại và quân sự, ngoại trừ việc tuyên bố chiến tranh với một quốc gia khác.

Page 94: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

94

Hiện tại dư luận thế giới vẫn ñang dõi theo những ñộng tĩnh mới ở trong vấn ñề Syria và chờ ñợi xem liệu Mỹ có tiến hành những hành ñộng trừng phạt Syria không. Có một ñiều chắc chắn là sự ủng hộ của Pháp với Mỹ trong vấn ñề Syria sẽ tiếp thêm ñộng lực cho Mỹ khi mà các ñồng minh lớn như Anh, ðức hay NATO ñều không ủng hộ họ.

ðối với Pháp, ủng hộ Mỹ trừng phạt Syria sẽ làm nâng cao vị thế của Pháp trong con mắt người Mỹ; Paris sẵn sàng trở thành ñồng minh thân cận nhất của Mỹ trong việc giải quyết các vấn ñề quốc tế. ðây cũng ñược xem là một nước cờ khôn ngoan của Tổng thống Francois Hollande khi ông ñã một lần nữa thể hiện sự dứt khoát của mình trong việc ñưa ra quyết ñịnh lớn, tạo hình ảnh tích cực hơn trong công chúng Pháp, giảm bớt những áp lực ở trong nước ñối với những chính sách ñối nội do chính ông ñề ra.

Bùi Lê Quý

TỪ NGÕ CỤT SYRIA T ỚI CHI ẾN TRANH KHU V ỰC

(Báo Le Monde diplomatique - tháng 7/2013)

Trong khi công việc chuẩn bị cho hội nghị hòa bình Geneve 2 về Syria vẫn ñang tiếp tục thì tình hình quân sự lại ñược ñánh dấu bằng chiến thắng của quân chính phủ ñược sự hỗ trợ của Hezbollah ở Qusair, và bằng quyết ñịnh của Hoa Kỳ vũ trang cho lực lượng nổi dậy. Không có gì cho phép người ta dự ñoán các cuộc ñụng ñộ sẽ chẩm dứt trong thời gian tới. Ngược lại: cuộc xung ñột chuyển sang chiều hướng mang tính tôn giáo hơn và mở rộng ra toàn khu vực.

Nhà lãnh ñạo cuộc cách mạng Iran, Giáo chủ All Khamenei, sắp hoàn thành mơ ước của mình ñứng thuyết giảng trên bục cao của ñền thờ Hồi giáo Omeyyade ở Damascus. Ông sẽ thông báo ñã thực hiện ñược sự thống nhất Hồi giáo mà ông ñã hứa hẹn từ lâu. Ông sẽ rời khỏi ghế ngồi, trong một nghi lễ linh ñình, ñể ñặt bàn tay lên ñầu một ñứa trẻ ñáng thương và như vậy biểu lộ sự khoan dung của những người có thế lực (ñối với các tín ñồ Sunni). Rồi ông ñứng cạnh một số giáo sĩ Syria dòng Sunni. Ông chìa tay cho họ và họ cùng giơ cao cánh tay trước những camêra ñang ghi lại giây phút lịch sử này.”

Một nhà viết xã luận người Saudi Arabia có uy tín ñã mô tả như vậy vào ngày hôm sau chiến thắng của quân ñội Syria ở Qusair. Theo ông, ñó là tương lai thê thảm của một thế giới Hồi giáo bị rơi vào vòng cương tỏa của những người “Ba Tư” và các tín ñồ Shiite.

Cùng lúc, tại Liban, Hassan Nasrallah, Tổng thư ký của Hezbollah, ñọc một diễn văn trong ñó ông biện bạch việc ñưa các chiến binh của ông tới Syria, ñồng thời – trái với Rashar Al-Assad – ông thừa nhận rằng “nếu như có một bộ phận lớn người Syria ủng hộ chế ñộ thì tất nhiên cũng có một bộ phận lớn khác chống lại chế ñộ.” Theo ông, vấn ñề nội bộ chỉ là thứ yếu, và “Liban, Iraq, Jordan và toàn bộ khu vực này là mục tiêu của một kế hoạch Hoa Kỳ- Israel – Takfiriste” mà cần phải chống lại bằng bất cứ giá nào, ñiều này ñòi hỏi phải cứu nguy cho chế ñộ ở Damascus.

Kể từ nay, như một quan chức Hoa Kỳ ñã giải thích trong báo cáo rất ñầy ñủ mà Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (ICG) công bố, “một cuộc chiến tranh Syria ở qui mô khu vực ñang biến thành một cuộc

Page 95: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

95

chiến tranh khu vực xung quanh Syria.” Một cuộc chiến tranh lạnh mới ñang chia rẽ Trung ðông, tương tự như cuộc chiến tranh lạnh trong những năm 1950 và 1960, ñã chứng kiến Ai Cập của Gamal Abdel Nasser, ñồng minh của Liên Xô, ñối ñầu với Saudi Arabia, ñồng minh của Hoa Kỳ. Nhưng thời thế ñã thay ñổi: chủ nghĩa dân tộc Arab ñã suy tàn, những diễn văn mang tính tôn giáo xuất hiện ở khắp nơi và người ta tự hỏi về ngay cả tính vĩnh cửu của các Nhà nước và các biên giới ra ñời từ Chiến tranh thế giới thứ Nhất.

Syria, cùng với hàng chục nghìn người thiệt mạng, hàng triệu người tị nạn, sự tàn phá các cơ sở hạ tầng công nghiệp cũng như di sản lịch sử của họ, là nạn nhân chính của cuộc ñối ñầu này. Niềm hy vọng nảy sính từ mùa Xuân 2011 biến thành cơn ác mộng. Vì lẽ gì mà ñiều ñã có thể xảy ra ở Cairo lại không thể xảy ra ở Damascus kia chứ?

Quyết tâm của Iran và Nga

Ở Ai Cập, Hosni Mubarak ñã bị lật ñổ tương ñối dễ dàng vì ít nhất là hai lý do. Giới tinh hoa và các tầng lớp xã hội gắn với phe phái cầm quyền không hề thực sự cảm thấy các ñặc quyền và tính mạng của họ bị ñe dọa. Dù là các doanh nhân, là sĩ quan cấp cao trong quân ñội hay các quan chức an ninh, tất cả ñều có thế thích hợp với hoàn cảnh mới một cách bình an sau cuộc cách mạng. Chỉ có một thiểu số rất ít ỏi bị ñưa ra xét xử – với những thủ tục rất chậm chạp và dè dặt – trước các tòa án, Mặt khác, sự ra ñi của ông Mubarak ñã không dẫn ñến một sự ñảo lộn nào trong ván bài ñịa chính trị khu vực. Hoa Kỳ và Saudi Arabia có thể thỏa hiệp với những thay ñổi mà họ ñã không mong muốn, tuy nhiên không ñe dọa ñến những lợi ích cơ bản của họ, với ñiều kiện phải quản lý ñược chúng.

Ở Syria, người ta chứng kiến một kịch bản hoàn toàn khác. Ngay từ ñầu cuộc tranh chấp, việc sử dụng bạo lực một cách không hạn chế của các cơ quan tình báo ñã cho phép chế ñộ có ñược những tháng quý báu ñể tự tổ chức. Nó ñã thúc ñẩy việc quân sự hóa phe ñối lập và sự leo thang, thậm chí việc tôn giáo hóa, ñể làm tăng thêm những nỗi lo sợ của những bộ phận lớn trong dân chúng: không chỉ những người thiểu số mà cả các tầng lớp tư sản và trung lưu ñô thị, trước những giọng ñiệu cực ñoan của một số nhóm ñối lập và sự huy ñộng ồ ạt các chiến binh nước ngoài của chính quyền.

Chừng nào số người thiệt mạng càng tăng thì mọi giải pháp không nhằm mục ñích trả thù ñều trở nên không khả thi và dù muốn hay không, các tầng lớp tương ñối ñông ñảo trong xã hội vì lo cho sự sống còn của họ trong trường hợp các “phần tử Hồi giáo” chiến thắng nên ñã liên kết với phe Al- Assad. Con ngoáo ộp Hồi giáo lại càng khiến cho người ta khiếp sợ hơn nữa khi nó ñã ñe dọa từ nhiều năm nay ở nhiều thủ ñô phương Tây và qua thông ñiệp Damascus gửi tới Pháp: “Tại sao các ngài giúp ñỡ những nhóm ở Syria mà các ngài chống lại ở Mali?”

Chế ñộ cũng ñã lợi dụng vị trí chiến lược của họ ñối với hai ñồng minh chính là Iran và Nga, những nước ñã can dự vào cuộc xung ñột một cách kiên quyết hơn các nước Arab hay các nước phương Tây – một thái ñộ khiến các ñịch thủ của họ bất ngờ.

ðối với Iran, kể từ cuộc cách mạng năm 1979, Syria là ñồng minh Arab ñáng tin cậy duy nhất, ñã ủng hộ họ trong những lúc khó khăn, nhất là trước cuộc xâm lược của Iraq năm 1980 khi tất cả các nhà cầm quyền ở vùng Vịnh ủng hộ Saddam Hussein. Khi sự cô lập của nước này càng tăng thêm trong những năm gần ñây, với những trừng phạt khắt khe của Hoa Ky và châu Âu nhằm vào họ, và trong khi không thể loại trừ nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công quân sự của Israel hay của Hoa Kỳ, thì sự dính líu của nước

Page 96: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

96

Cộng hòa Hồi giáo Iran ở Syria, bất chấp ñạo lý, là một lựa chọn chiến lược hợp lý mà việc bầu Tổng thống mới Hassan Rouhani có lẽ sẽ không làm thay ñổi. Cung cấp tín dụng cho Ngân hàng Trung ương Syria, dầu mỏ, các cố vấn quân sự: Tehran không lùi bước trước bất cứ phương tiện nào ñể cứu ñồng minh của mình.

Cam kết này ñã dẫn họ tới việc thúc ñẩy Hezbollah, với sự ủng hộ của ñiện Kremlin, dính líu trực tiếp trong các cuộc chiến ñấu. Tất nhiên, tổ chức này và thủ lĩnh của họ có thể biện bạch rằng hàng nghìn chiến binh Hồi giáo của Liban cũng như của các nước Arab khác ñã kéo ñến Syria rồi nhưng một sự can thiệp như vậy chỉ có thể làm trầm trọng thêm những căng thẳng giữa các tín ñồ Sunni và Shiite – các cuộc ñụng ñộ có vũ trang ñang gia tăng ở Liban – và cung cấp thêm các lý lẽ cho các nhà thuyết giáo Sunni cấp tiến nhất.

Hội nghị, ñược tổ chức tại Cairo ngày 13/6/2013 dưới khẩu hiệu “ủng hộ những người anh em Syria của chúng ta”, ñã kêu gọi một cuộc thánh chiến. Tổng thống Ai Cập, Mohamed Morsi ñã tham gia hội nghị. Chính ông, với sự thận trọng về hồ sơ này, ñã tuyên bố cắt ñứt quan hệ ngoại giao với Damascus. Cuộc họp này ñã ñánh dấu một sự leo thang những lời lẽ chống Shiite, kể cả ở các giáo trưởng ôn hòa. ðại diện của trường ðại học Al-Azhar, thể chế chủ yếu của ñạo Hồi Sunni ñặt tại Cairo, tự hỏi: “Sự can dự của Hezbollah khiến những người vô tội phải ñổ máu ở Qusair, có ý nghĩa gì? Tại sao họ ñến ñó? ðó là một cuộc chiến tranh chống người Sunni và là một bằng chứng về chủ nghĩa tín ngưỡng của người Shiite” .

Về phần Nga, những lý do khiến họ can thiệp vượt ra ngoài vai trò cá nhân của Vladimir Putin – ông này ñược mô tả trong một bức biếm họa trên báo chí phương Tây. Trước hết, chúng phản ánh ý chí của Moskva muốn chấm dứt sự lu mờ của mình trên trường quốc tế.

Một nhà ngoại giao Ai Cập ñã giải mã mối lo lắng này: “Các nước phương Tây ñã cố gắng gạt Moskva ra ngoài kể từ khi Liên Xô tan rã. Chẳng hạn, bất chấp thiện chí của Boris Yeltsin ñối với họ, NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc ðại Tây Dương) ñã mở rộng tới tận các ñường biên giới của Nga.” Về vấn ñề Syria, trong 2 năm qua, “các nước phương Tây chỉ ñề nghị ñiện Kremlin ủng hộ kế hoạch của họ mà thôi. ðiều này tỏ ra không thực tế”.

Cách bóp méo nghị quyết 1973 của Hội ñồng bảo an LHQ về Libya ñể hợp pháp hóa sự can thiệp quân sự cũng ñã khiến Nga thất vọng – và không phải chỉ một mình Nga: nhiều nước như Brazil, Ấn ðộ, Nam Phi hay Trung Quốc, kể từ ñó ñã tỏ ra dè dặt ñối với các nghị quyết của phương Tây về Syria ñược trình lên LHQ. ðối với ñiện Kremlin, sự sụp ñổ của chế ñộ Al-Assad có lẽ là một thất bại nghiêm trọng: nó sẽ là một thắng lợi mới của các phần tử Hồi giáo, và có nguy cơ tác ñộng ñến dân chúng Hồi giáo ngay trong Liên bang Nga với bộ phận dân chúng mà trong ñó, Kremlin tố cáo một sự tuyên truyền Wahhabite tích cực.

ðứng trước quyết tâm của Nga và Iran, những sự ủng hộ phe ñối lập Syria từ bên ngoài ñã bị chia rẽ, phân tán, không hiệu quả, khác xa hình ảnh của một âm mưu lớn “Saudi Arabia-Qatar-Hoa Kỳ-Israel và Salafi”. Từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Saudi Arabia, từ Qatar tới Pháp, mỗi nước ñều chơi bản nhạc riêng của mình, ủng hộ những người này trong khi khước từ những người kia. Cực ñiểm của sự vụng về là việc Qatar, tháng 4/2013, ñã dùng hàng triệu USD vận ñộng cho ông Ghassan Hitto, một người quốc tịch Hoa Kỳ, làm thủ tướng của một “chính phủ ma” lâm thời. Sự can dự của những thương gia giàu có ở vùng Vịnh,

Page 97: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

97

không ñáp ứng một chiến lược Nhà nước nào và thoát khỏi mọi sự kiểm soát, càng làm cho tình hình rắc rối hơn.

Tóm lại, rất khó tìm thấy trong số rất nhiều phe, nhóm, katiba (ñơn vị chiến ñấu) ñược xếp ñồng loạt dưới danh nghĩa vừa hợp thức vừa lừa gạt là “các phần tử Hồi giáo”, những khác biệt về chiến lược và chính trị của họ. Chẳng hạn, nhóm Mặt trận Al-Nusra, tự nhận là thuộc AI Qaeda, ñã gây nên biết bao mối lo lắng ở phương Tây cũng như Saudi Arabia – nước này ñã tiến hành từ 2003 ñến 2005 một cuộc tử chiến chống lại tổ chức của Osama Bin Laden. Nỗi ám ảnh này cũng tồn tại trong các tổ chức Salafi. Ông Nader Bakkar, người phát ngôn thường xuất hiện trên các phương tiện thông tin ñại chúng của ñảng Salafi chủ yếu ở Ai Cập, Al-Nour, giải thích với chúng tôi làm thế nào ñể hất cẳng AI Qaeda: “ðiều mà chúng tôi yêu cầu, ñó là một khu vực cấm bay. ðể chính những người cách mạng mang lại chiến thắng. Chúng tôi cam kết là những người ở Ai Cập không tới ñó: chiến thắng phải là chiến thắng chỉ của người Syria mà thôi.”

Trò chơi không người thắng kẻ thua

Tình trạng hỗn loạn này ñã càng có cơ hội tăng thêm do sự lánh mặt của Hoa Kỳ, nước này tuy mong chế ñộ Syria sụp ñổ nhưng không muốn lao vào một cuộc phiêu lưu ở Trung ðông sau thất bại của họ ở Iraq và Afghanistan. Hơn ai hết, Richard Haass phản ánh ñúng tâm trạng này của Washington. ðược coi là bộ óc tư duy của ban lãnh ñạo ñảng Cộng hòa về các quan hệ quốc tế và nguyên là cộng tác viên của Tổng thống George w. Bush, ông vừa ra một cuốn sách nhan ñề “Chính sách ñối ngoại bắt ñầu ngay từ nhà mình: vì sao cần phải lập lại trật tự ở Hoa Kỳ”. Lập luận của ông: Những vấn ñề nội bộ, từ sự xuống cấp của hệ thống giao thông vận tải ñến tình trạng thiếu các công nhân có tay nghề cao, ñang ngăn cản nước Hoa Kỳ thực hiện một vai trò lãnh ñạo thế giới.

Vậy giải thích thế nào quyết ñịnh của Tổng thống Barack Obama về việc cung cấp vũ khí cho các phiến quân Syria? Việc quân ñội Syria sử dụng khí sarin, gây rất nhiều tranh cãi – theo Washington, việc này gây nên cái chết cho 140 người trong số 90.000 người thiệt mạng trong cuộc xung ñột, có vẻ như là một cái cớ. Nhưng ñể làm gì?

Syria trở thành một chiến trường khu vực và quốc tế, và không một phe nào có thể chấp nhận thất bại của các quán quân của mình. Sau chiến thắng ở Qusair, Hoa Kỳ muốn ngăn cản một sự khải hoàn của chế ñộ Syria, vả lại là ñiều chưa chắc ñã xảy ra vì chính quyền bị tẩy chay bởi một bộ phận lớn dân chúng ñã trở nên quyết liệt và chẳng còn gì ñể mất. Nhưng ý muốn này không thể ñược thể hiện bằng một cuộc tấn công ồ ạt, và lại càng không thể bằng việc thiết lập những khu vực cấm bay hay ñưa quân ñội ñến thực ñịa. Sự cân bằng lực lượng ñược duy trì, tình thế không lối thoát có thể kéo dài kèm theo những sự hủy diệt và chết chóc cũng như những nguy cơ mở rộng ra toàn bộ khu vực – ñiều ñược tóm gọn bằng nhan ñề bản báo cáo của ICG: “Những di căn của cuộc xung ñột Syria”.

Iraq, Jordan và Liban lại bị kéo vào cuộc xung ñột. Các chiến binh Iraq và Liban, thuộc dòng Sunni và Shiite, ñối ñầu nhau ở Syria. Những xa lộ quốc tế từ Afghanistan ñến Sahel ñã trở nên bão hòa với các chiến binh, các vũ khí và các tư tưởng. Chừng nào những nước chủ chốt ở bên ngoài còn xem cuộc xung ñột này như một trò chơi không có người thắng kẻ thua thì nỗi thống khố của Syria vẫn còn kéo dài. Với nguy cơ kéo theo toàn bộ khu vực vào cơn xoáy lốc.

***

Page 98: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

98

TTXVN (Algiers 29/8)

“M ạng tin Trung ðông” (+) mới ñây có cuộc phỏng vấn nhà phân tích Raimundo Kabchi (-) về tình hình Trung ðông, nội dung như sau:

(+): Ngài ñánh giá như thế nào về tình hình Syria sau hơn hai năm các thế lực bên ngoài can thiệp chống lại nước này?

(-): Syria ngày nay là mục tiêu của một âm mưu quốc tế Thứ nhất, nước này ñang phải ñối mặt với các kế hoạch của chủ nghĩa ñế quốc-Zion và cánh hữu Arab. Tại Trung ðông, Syria thuộc về một hệ thống mà chúng ta gọi là trục phản kháng. Liên minh chống Syria trên muốn phá hủy nước này ñể tiếp ñó tiêu diệt các mắt xích khác của trục phản kháng, ñược Iran, Iraq (sau khi Hoa Kỳ rút quân), Liban, Palestine… thiết lập. Thứ hai, phương Tây có mục ñích không ñổi là ñảm bảo sự tồn tại, an ninh và phát triển của Nhà nước Israel. Syria cũng như Iran cho thấy là một vật cản trở phương Tây ñạt ñược mục ñích này. Thứ ba liên quan ñến việc khai thác các nguồn tài nguyên quốc gia tại thế giới Arab và Syria cũng là một vật cản trên con ñường trên. Dầu khí và những ñồng USD cũng ñược các công ty phương Tây nhào nặn trong bối cảnh thế giới ñang trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính cấu trúc. Syria cũng là một mắt xích mà Hoa Kỳ và NATO muốn xây dựng nhằm chống lại Nga và Trung Quốc. Nếu quan sát kỹ bản ñồ thế giới, chúng ta sẽ thấy một chuỗi các căn cứ quân sự trải dài từ biển Barent tới Thổ Nhĩ Kỳ, rồi vịnh Persian. Nếu nhìn về phương ðông, chúng ta thấy Philippines, Hàn Quốc, ðài Loan, Guam và Nhật Bản. Toàn bộ các mắt xích trên ñang bị gãy ở một vài nơi, như tại Syria, Libya, Iran và Iraq. Với việc phá hủy Syria, phương Tây thực tế ñang tạo ra một hệ thống các căn cứ quân sự hoàn hảo vây quanh Nga và Trung Quốc. Có lẽ không cần phải giải thích tại sao Hoa Kỳ muốn bao vây Nga và Trung Quốc, các nước ñược ñánh giá là mới nổi trên thế giới. Nga và Trung Quốc xuất hiện trong một thời ñiểm chủ nghĩa ñế quốc phương Tây, tân tự do và tư bản, ñang suy thoái. ðó là một trong những lý do cơ bản giải thích tại sao Syria lại dũng cảm, có sự thống nhất giữa tầng lớp lãnh ñạo, quân ñội và dân tộc, ñã thành công trong việc ñối ñầu với một âm mưu quốc tế của gần 30 nước trên thế giới, và một chủ nghĩa khủng bố quốc tế mà phương Tây nói muốn loại bỏ song thực chất lại khuyến khích, vũ trang và cung cấp một vỏ bọc hợp lệ tại Syria.

(+): Ngài giải thích như thế nào về sự thống nhất giữa chính phủ, dân tộc và quân ñội Syria?

(-): Tôi lên án phe ñối lập Venezuela bởi luôn sẵn sàng ngoại suy các tình huống của các nước khác, thực tế khác vào áp dụng tại nước này mặc dù các ñiều kiện là không giống nhau. ðó cũng là một trong những sự nhầm lẫn của phương Tây tại Syria. Họ ñã cho rằng Syria và Libya là giống nhau và rằng Nga và Trung Quốc sẽ có thái ñộ mềm yếu, như trường hợp của Libya. Gaddafi là nạn nhân của những nhầm lẫn riêng của ông ta, bị gây ra bởi các con ông. Những năm cuối ñời, Gaddafi sống theo ñịnh hướng chính trị do các con ông ta ñiều khiển, nhất là bởi Saif AI Islam. Saif ñã mở cửa với phương Tây, tăng cường trao ñổi thương mại với Hoa Kỳ từ 300 triệu lên tới gần 7 tỷ USD. Saif ñã mở cửa ñất nước cho NATO của châu Âu. Không chỉ cung cấp dầu lửa, Saif còn cung cấp tài chính cho các ứng cử viên tổng thống và thủ tướng châu Âu, ñiều này ñến nay toàn thế giới ñều biết. Những ñiều trên là chưa ñủ. Dầu lửa mà Gaddafi ñã quốc hữu hóa trong những năm 1960 lại ñược phục vụ cho các tập ñoàn quốc tế lớn. ðã có hai sự ñổ vỡ liên quan thực tế tại ñất nước này. Trước tiên là sự ñổ vỡ giữa Gaddafi của thế kỷ 21 với Gaddafi của thế kỷ 20. Tiếp ñó là sự ñổ vỡ trên con ñường chính trị của ông. Gaddafi theo ñường lối dân tộc chủ nghĩa, có khuynh hướng tiến bộ và tập hợp ñã nhường chỗ cho Gaddafi theo chủ nghĩa thực dụng trong chính trị quốc tế. Và chủ nghĩa ñế quốc không tha thứ, không coi ông là bạn mà chỉ coi là chư hầu hay kẻ

Page 99: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

99

thù. Chủ nghĩa ñế quốc ñã sử dụng Gaddafi như một ñồ thừa và làm tất cả ñể loại bỏ ông ta. Tại Syria, tình hình khác biệt do lập trường lịch sử của nước này, qua chặng ñường của ñảng cầm quyền, chính phủ, tổng thống, quân ñội và nhân dân. 28 tháng kháng cự lại cuộc tấn công quốc tế của các nước nguy hiểm nhất – cũng như từ các nhóm khủng bố mà lịch sử và loài người chưa từng biết ñến, ñó là bằng chứng xác ñáng nhất cho thấy tại Syria có một số ñiều khác biệt mà chúng ta không thấy ở nơi khác.

(+): Ngài giải thích như thế nào về quan ñiểm của Hoa Kỳ và ñồng minh châu Âu trước những gì ñang diễn ra tại Trung ðông?

(-): Làm thế nào ñể hiểu ñược rằng phương Tây ñang chia sẻ một số ñiều với các nước không có bản Hiến pháp xác ñịnh thực tế của họ. Các nước này không có các ñảng phái chính trị ñổi lập cũng như các tổ chức công ñoàn. Liệu có phải tại nơi này nhân quyền không ñược tôn trọng? ðó có phải là các nước ñồng minh của phương Tây và cũng chính phương Tây muốn mang lại dân chủ cho Trung ðông? Làm thế nào ñể hiểu và giải thích ñược ñiều này?

(+): Xin ngài vui lòng nói về các chế ñộ chuvên chế vùng Vịnh?

(-): Tôi ñang nói tới các chế ñộ chuyên chế hay ñộc tài mà Hoa Kỳ và NATO áp ñặt tại Trung ðông trong 50 năm qua. Liệu có thể coi Israel như một mô hình và ví dụ về dân chủ và văn minh trong khi ñó lại là một nước hoàn toàn xâm lược, hiếu chiến, phân biệt chủng tộc và cố chấp? Tuy nhiên, người Palestine ñang cố gắng quay trở lại tổ quốc mình và muốn một nghị quyết của Liên hợp quốc cho phép người Israel ñược chung sống hòa bình và cần phải thỏa thuận với người Palestine. Tuy nhiên, người Palestine ñang bị Israel ñối xử như những kẻ khủng bố và bị ám sát song lại ñược phương Tây ủng hộ. ðiều trên thật khó chấp nhận, song những giá trị và nguyên tắc ấy lại hoàn toàn biến mất, không chỉ tại các vùng lãnh thổ ở Trung ðông mà còn trên các phương tiện thông tin ñại chúng quốc tế. Liệu có khả năng các chính phủ phương Tây, như của Tổng thống Hoa Kỳ Obama, Tổng thống Pháp Sarkozy khi trước, Thủ tướng Vương quốc Anh Cameron, Thủ tướng ðức Merkel, có thể nói với một ñất nước rằng vị tổng thống của các bạn, ñược người dân bầu lên, là không hợp lệ và ông ta cần phải từ chức?

Syria ngày nay là mục tiêu của một âm mưu quốc tế, nơi người ta cần tới tất cả, trừ dân chủ, tự do và nhân quyền, bởi trong 28 tháng qua kể từ ñầu cuộc can thiệp vào Syria người ta không thấy ñất nước tại Trung ðông này có những tiến bộ về mặt hiến pháp, thay ñổi về nhân quyền và tự do như chính phủ Syria. Có ai ñã tiếp cận các thông tin trên không? Liệu có ai nói với chính phủ Syria: “Các bạn làm rất tốt. ðó là một cử chỉ mạnh mẽ cho một nền dân chủ tốt nhất”, ñiều mà các nước phương Tây quả quyết mang ñến? Không ai cả.

(+): Liệu xung ñột tại Syria có lan sang Liban?

(-): Từ những ngày ñầu các thế lực bên ngoài can thiệp vào Syria, các nhà phân tích ñã cảnh báo phương Tây: “Các ngài ñang ñùa với lửa tại Syria và có thể làm ngọn lửa lan bùng sang các nước láng giềng, nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, nước ñang sa lầy kể từ ñầu cuộc chiến tại Syria”. Phương Tây cũng cảnh báo lại chúng ta: “ðiều mà họ ñang cố gắng áp ñặt tại Syria là dựng lên một chính phủ của tổ chức Anh em Hồi giáo”. Những người Hồi giáo ngoan cố này chỉ biết ñến ñạo Hồi như một cái tên. Họ chủ yếu phục vụ mưu ñồ của phương Tây là nắm chính quyền. Liệu có phải là một kết quả tình cờ? Những người ñã cảnh báo Tổng thống Assad sẽ phải ra ñi trong vòng từ hai ñến ba tuần thì chính họ lại là người phải ra ñi ñầu tiên. Họ là Ngoại trưởng Hoa Kỳ Clinton, Tổng thống Pháp Sarkozy. Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như

Page 100: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

100

vấn ñề của nước này sẽ có thể làm gia tăng ngọn lửa chiến tranh và ñối ñầu. Một trong những mục ñích của phương Tâv tại Syria là làm suy yếu tổ chức dân tộc phản kháng tại Liban và phong trào Hồi giáo Hezbollah – một tổ chức chỉ nhằm mục ñích chống lại một Nhà nước Israel hiếu chiến xâm lược. Tuy nhiên, những nền văn hóa lớn và dân chủ phương Tây trên lại coi Hezbollah như một tổ chức khủng bố. Sai lầm của phương Tây là gì? ðó là thúc ñẩy quá trình thực dân của Israel. ðó là cái nhìn của phương Tây ñối với các dân tộc Trung ðông. Thực tế là các chính phủ mà họ áp ñặt tại Trung ðông như Ai Cập ñã bị thất bại trong vòng chưa tới một năm. Tại Libya có một nỗi kinh hoàng thực sự. Các nước vùng Vịnh có vấn ñề riêng của họ, có những thay ñổi về cấu trúc.

(+): Ngài có cho rằng Hezbollah sẽ ñóng một vai trò quyết ñịnh ñể chống lại các phần tử khủng bố tại Liban?

(-): Các vấn ñề tại Trung ðông rất phức tạp và cần làm quen với các chủ ñề trên. Tôi là một người Liban theo Công giáo và cùng với thời gian tôi ñứng về phía phong trào Hezbollah không phải như phương Tây tố cáo tổ chức này là khủng bố, mà là bởi tổ chức này chiến ñấu ñể giải phóng Liban. Sau khi giải phóng lãnh thổ của người Liban, chúng tôi sẽ có thể tiếp tục sống như ñã sống từ hàng nghìn năm qua. Nhưng cũng có một mối nguy hiểm hiện hữu ñối với Liban, ñến từ những người cho rằng họ muốn ổn ñịnh và hòa bình tại Trung ðông. ðất nước chúng tôi là một ví dụ về dân chủ tại Trung ðông và họ ñã mang ñến bất ổn. Liệu một kẻ khủng bố tại Hoa Kỳ có giống với kẻ khủng bố tại miền Nam nước Pháp hay tại Bắc Mali và bằng mọi giá phải tiêu diệt? Nhưng ngay khi những kẻ khủng bố kia ñến Liban, họ không chỉ ñe dọa Hezbollah, mà là ñất nước chúng tôi, Syria và các quốc gia khác… Tại sao phương Tây lại giúp ñỡ chúng? Nhân danh những nguyên tắc ñạo ñức, luật pháp và nhân văn nào mà phương Tây lại giúp ñỡ những kẻ khủng bố ñó? Vậy là chủ nghĩa ñế quốc lại ñối xử với chúng ta như họ luôn làm, không phải chỉ coi chúng ta với tư cách là chư hầu, mà họ còn ứng xử như những trí thức giả. Qua báo chí – trụ cột thứ năm trong xã hội chúng ta, người ta ñang ñổi trắng thành ñen. Tại Liban, có một mối nguy hiểm hiện hữu ñến từ phía những kẻ khủng bố. Bọn chúng ngày nay hoạt ñộng tại cả Ai Cập, Syria và Iraq. Chúng ñang cố gắng phá hủy Liban, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và nhiều nước khác nữa nếu phương Tây không thay ñổi chiến lược và kế hoạch tại Trung ðông. Những kẻ khủng bố trên không hoạt ñộng ñộc lập. Từ Afghanistan giai ñoạn Xô Viết ñến nay, chúng ñược bảo vệ, giúp ñỡ, vũ trang, tài trợ với mục ñích tàn sát và lật ñổ các chính phủ không trung thành với lợi ích của phương Tây dù bất kể là ở Trung ðông, Mỹ Latinh hay trên toàn thế giới.

(+): Liệu Hoa Kỳ và ñồng minh có khái niệm về mối nguy hiểm hiện hữu từ tình hình trên?

(-): Phương Tây ñã nhầm lẫn trong chính sách tại Trung ðông và nhận thấy họ ñang ñùa với lửa tại một khu vực nhiều dầu lửa, là nguồn bảo ñảm giải quyết các vấn ñề kinh tế. Ngày nay, rất ít người nói ñến sự ra ñi của Tổng thống Assad cũng như một chiến thắng của các phần tử khủng bố quốc tế ñược phương Tây bảo vệ. Chúng ta không thể ñối mặt với vấn ñề Syria chỉ bằng vũ khí, sự phá hủy và máu. Syria cần một giải pháp, trước tiên giữa những người Syria với nhau, tiếp ñến là vấn ñề chính trị và hòa bình.

(+): Ngài giải thích như thế nào về các yếu tố hiện ñang can thiệp tại Ai Cập?

(-): Tại Ai Cập, ngày nay chúng ta không thấy các yếu tố trên. Nếu phân tích một cách nghiêm túc, sâu sắc và khách quan, chúng ta cần phải nói tại Ai Cập có hai trào lưu như chúng ta thấy tại bất kỳ nước nào ở Cận ðông. Có một trào lưu mong muốn phục vụ lợi ích của phương Tây, ñó là những người tự do, dân chủ, song ñiều họ mong muốn còn lâu mới trở thành hiện thực. Tiếp ñó có những lực lượng dân tộc

Page 101: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

101

chủ nghĩa. Họ ñề cao chủ quyền, nền ñộc lập, tự do và yêu sách sự giàu có của quốc gia phục vụ lợi ích dân tộc. ðã bao lần chúng ta biết ñược rằng Chính phủ Ai Cập của cựu tổng thống Mubarak thân phương Tây ñã ñể ñất nước với hơn 50% dân chúng sống dưới mức nghèo khổ? Ai cho phép tổ chức Anh em Hồi giáo lên nắm quyền? Tổ chức này ñược thành lập tại Ai Cập năm 1928. Sau 85 năm bị trấn áp khắp nơi trong thế giới Arab, họ ñã ñạt ñược quyền lực. Tuy nhiên, họ ñã phá hủy 85 năm nỗ lực trong bóng tối ñó chỉ trong vẻn vẹn 12 tháng. Họ ñã làm tăng tỷ lệ nghèo ñói, mù chữ, nền kinh tế sụp ñổ. Họ ñã loại bỏ một trong những nguồn thu quan trọng nhất ñối với Ai Cập, ñó là ngành du lịch. Khi nghe những tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kerry, chúng ta ñã ñặt ra các câu hỏi. Ngoại trưởng Kerry ñã nói rằng quân ñội phải can thiệp ñể khôi phục nền dân chủ tại Ai Cập. Cũng cần phải nói quân ñội ngăn chặn Tổng thống Morsi do ông ñã áp dụng một chính sách hoàn toàn thiên lệch, với một bản Hiến pháp chống lại cảm nhận của ña số người dân Ai Cập. Cũng không quên trong vòng ñầu cuộc bầu cử tổng thống, ông Morsi chỉ giành ñược 5,5 triệu phiếu và vòng hai chỉ ñược 11 triệu phiếu, tức không ñại diện cho ña số ñể thông qua bản Hiến pháp phục vụ lợi ích của ñảng mình. ðó là một chủ nghĩa Hồi giáo phản tiến bộ, chỉ phục vụ lợi ích chính trị của một bộ phận dân chúng. Tại Ai Cập, có hai cách nhìn nhận chính sách ñối nội và ñối ngoại của nước này. Thứ nhất là chính sách phục vụ lợi ích của phương Tây và thứ hai là chính sách của ñại ña số người dân muốn một ñất nước có chủ quyền, ñộc lập, phục vụ lợi ích quốc gia và nhất là ñóng vai trò lịch sử ñứng ñầu tại Trung ðông và cân bằng tại một khu vực ñầy mâu thuẫn và xung ñột nội bộ.

** *

(The Economist 13/7/2013)

Bất chấp sự hỗn loạn, ñổ máu và những thoái trào dân chủ, ñây là một tiến trình lâu dài. Không nên từ bỏ hy vọng.

Gần hai năm rưỡi sau khi diễn ra các cuộc cách mạng trong thế giới Arab, không có một nước nào cho ñến nay rõ ràng bước vào tiến trình trở thành một nền dân chủ hòa bình và ổn ñịnh. Các nước có nhiều hy vọng hơn như Tunisia, Libya và Yemen ñang phải vật lộn. Một cuộc thử nghiệm ñầy hỗn loạn với nền dân chủ ở Ai Cập, nước ñông dân nhất trong những nước này, ñã ñẩy vị tổng thống ñược bầu phải ngồi tù. Syria bị cuốn vào cảnh ñổ máu của cuộc nội chiến.

Không lấy gì làm ngạc nhiên khi có một số người cho rằng Mùa Xuân Arab ñã bị thất bại. Họ lập luận rằng Trung ðông hiện chưa sẵn sàng ñể thay ñổi. Một lý do là khu vực này không có các thể chế dân chủ, vì vậy, quyền lực của người dân sẽ bị tan rã thành tình trạng vô chính phủ hoặc kích ñộng việc tái áp ñặt chế ñộ ñộc tài. Một lý do khác là một lực lượng cố kết của khu vực này chính là ñạo Hồi, một tôn giáo mà người ta lập luận là không thể mang ñến dân chủ. Họ ñi ñến kết luận là Trung ðông sẽ trở nên tốt ñẹp hơn nếu Mùa Xuân Arab không bao giờ xảy ra.

Quan ñiểm này tốt ñẹp nhất thì là quá vội vã, còn tồi tệ nhất thì là sai lầm. Các giai ñoạn quá ñộ dân chủ thường bạo lực và kéo dài. Những hậu quả tồi tệ nhất của Mùa Xuân Arab – lúc ñầu ở Libya và giờ ñây là ở Syria – là khủng khiếp. Tuy nhiên, như một bản báo cáo ñặc biệt lập luận, hầu hết những người Arab ñều không muốn quay ngược lại kim ñồng hồ.

ðặt cái cày ở tr ước con trâu

Page 102: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

102

Những người nói rằng Mùa Xuân Arab ñã thất bại không ñể ý ñến mùa ðông kéo dài trước ñó, cũng như tác ñộng của nó ñến ñời sống của người dân. Năm 1960, Ai Cập và Hàn Quốc có tuổi thọ trung bình và tỉ lệ GDP tính trên ñầu người tương tự như nhau. Ngày nay, họ sống trong những thế giới khác nhau. Mặc dù ngày càng có nhiều người Ai Cập hơn sống ở những thành phố và 3/4 số dân của nước này biết ñọc biết viết, GDP tính trên ñầu người của Ai Cập hiện chỉ bằng 1/5 của Hàn Quốc. Sự nghèo ñói và tình trạng suy dinh dưỡng hiện cũng vượt xa mức bình thường. Chính phủ bất tài và tồn tại trong một thời gian ngắn của tổ chức Anh em Hồi giáo ñã không làm gì ñể ñảo ngược tình trạng này, nhưng những vấn ñề sâu sắc hơn của Ai Cập ñã bị làm cho trầm trọng hơn bởi những người hùng trước họ. Và nhiều nước Arab khác cũng ñã lâm vào tình trạng chẳng có gì tốt ñẹp hơn.

ðiều này là quan trọng do những tiến bộ thất thường của Mùa Xuân Arab, nhiều người cho rằng câu trả lời là sự hiện ñại hóa mang tính chuyên quyền: một Augusto Pinochet, Lý Quang Diệu, hoặc ðặng Tiểu Bình ñể giữ trật tự và làm cho nền kinh tế phát triển. Không giống như các nước ðông Nam Á, các nước Arab có thể tự hào về việc không một ông vua hiền triết nào sẵn lòng nuôi dưỡng dân chủ khi nền kinh tế của ông ta phát triển. Thay vào ñó, những người anh em của nhà ñộc tài này và những người họ hàng của ñệ nhất phu nhân có tất cả các công việc kinh doanh tốt ñẹp nhất. Và những kẻ chuyên quyền này – luôn thận trọng trong việc khuấy ñộng quần chúng – có xu hướng tránh né những thách thức lớn của công cuộc cải cách, chẳng hạn như việc xóa bỏ dần các khoản trợ cấp năng lượng mà chỉ tính riêng ở Ai Cập ñã tiêu tốn mất 8% GDP. Thậm chí hiện nay, các chế ñộ quân chủ giàu dầu lửa ñang tìm cách mua hòa bình; nhưng khi giới trẻ ñược giáo dục và bị tước quyền bầu cử biết ñến tự do, cách thức hành ñộng như trước ñây sẽ ngày càng không thể chấp nhận ñược, trừ phi, như ở Syria, kẻ thống trị sẵn sàng ñể ñất nước rơi vào cảnh ñẫm máu ñể tiếp tục nắm quyền. Một vài trong số những nền quân chủ Arab có bước tiến nhanh hơn, chẳng hạn như Maroc, Jordan và Kuwait, ñang dò dẫm tiến tới các hệ thống hiến pháp ñem lại cho những người dân của họ một tiếng nói lớn hơn.

ðiều ñó thật tốt ñẹp, một vài người ñáp lại, nhưng nền dân chủ Arab chỉ dẫn ñến việc thống trị của những người Hồi giáo, những người không còn khả năng cải cách so với những người hùng, và nhờ sự không khoan dung của Hồi giáo chính trị, với xu hướng không dân chủ sâu sắc. Mohamed Morsi, một thành viên của tổ chức Anh em Hồi giáo ñã bị phế truất vào ñầu tháng 7 bởi các tướng lĩnh theo yêu cầu rõ ràng của hàng triệu người Ai Cập trên ñường phố, ñã ñược bầu một cách dân chủ, nhưng lại ra sức phỉ báng các tiêu chuẩn dân chủ trong thời gian cầm quyền ngắn của mình với tư cách là tổng thống. Nhiều người Arab thế tục và các bạn bè của họ ở phương Tây hiện lập luận rằng do những người Hồi giáo có xu hướng coi sự thống trị của họ là do Chúa mang lại, họ sẽ không bao giờ chấp nhận rằng một nền dân chủ chân chính phải bao gồm những sự kiểm soát, kể cả các tòa án ñộc lập, tự do báo chí, những quyền lực ñược chuyển giao và một hiến pháp ña nguyên ñể bảo vệ các tộc người thiểu số.

Tuy vậy, ñiều này cũng bị coi là sai lầm. Ở bên ngoài thế giới Arab, những người Hồi giáo – như ở Malaysia và Indonesia – cho thấy họ có thể học thói quen về dân chủ. Ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng vậy, các cuộc phản kháng chống thủ tướng chuyên quyền nhưng ñược bầu, Recep Tayyip Erdogan, có vẻ quen thuộc với Brazil hơn là Mùa Xuân Arab. Thổ Nhĩ Kỳ, cho dù những sai lầm của nó, hiện vẫn dân chủ hơn trước ñây khi quân ñội lẩn quất trong hậu trường.

Vấn ñề này khi ñó ñặt ra cho những người Hồi giáo Arab. ðiều hầu như không gây ngạc nhiên. Họ ñược rèn luyện bởi hàng thập kỷ bị ñàn áp, những phong trào của họ ñã tồn tại chỉ bởi vì ñược giữ bí mật và có tổ chức. Những người ủng hộ chủ yếu của họ là một tộc người thiểu số khá ñông ñảo ở hầu hết các nước Arab. Họ không thể bị phớt lờ, và thay vào ñó phải ñược lôi cuốn vào xu thế chủ ñạo.

Page 103: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

103

ðó là lý do vì sao cuộc ñảo chính ở Ai Cập lại bi thảm ñến vậy. Nếu tổ chức Anh em Hồi giáo vẫn nắm quyền, họ có thể ñã học lòng khoan dung và tính thực dụng cần thiết cho việc ñiều hành ñất nước. Thay vào ñó, những nghi ngờ của họ về hoạt ñộng chính trị dân chủ ñã ñược khẳng ñịnh. Hiện naỵ, ñiều ñó phụ thuộc vào Tunisia, nhà nước ñầu tiên trong số các nước Arab ñánh ñố ách áp bức chuyên quyền, ñể cho thấy rằng những người Hồi giáo Arab có thể ñiều hành ñất nước một cách tốt ñẹp. Nước này có thể làm ñược ñiều ñó: Tunisia ñang trên ñường có ñược một hiến pháp có thể ñược coi như nền tảng của một nền dân chủ tốt ñẹp, bao gồm nhiều thành phần. Nếu phần còn lại của thế giới Arab ñi theo hướng ñó, sẽ phải mất nhiều năm ñể làm như vậy.

ðiều ñó không có gì là ngạc nhiên, vì thay ñổi chính trị là một trò chơi kéo dài. Nhận thức muộn màng có xu hướng che giấu những hỗn ñộn của lịch sử. Chẳng hạn như hồi tưởng lại giai ñoạn quá ñộ từ chủ nghĩa cộng sản xem ra có vẻ dễ dàng. Tuy nhiên, 3 năm sau khi Bức tường Berlin sụp ñổ, các băng ñảng mafia tội phạm tràn vào châu Âu; các chính khách có quan ñiểm cực ñoan trở nên nổi bật ở Ba Lan, Slovakia và các nước Baltics; các nước Balkan dường như sắp lâm vào chiến tranh và chiến sự ñã xảy ra ở Gruzia. Hầu hết người dân ở khối Xôviết trước ñây thậm chí giờ ñây sống dưới các chế ñộ áp bức – tuy nhiên, hầu như không ai muốn quay trở lại.

ðừng ngăn chặn trào lưu

Mùa Xuân Arab luôn ñược mô tả một cách tốt ñẹp hơn như một sự thức tỉnh: cuộc cách mạng thực sự diễn ra trên ñường phố không nhiều như trong tư tưởng. Internet, các phương tiện truyền thông ñại chúng mang tính xã hội, truyền hình vệ tinh và việc khao khát ñược học hành – giữa những phụ nữ cũng nhiều như giữa những nam giới Arab – không thể cùng tồn tại với những chế ñộ ñộc tài ñang bị suy yếu trước ñây. Những người Ai Cập, trong số những người khác, ñang nhận thấy rằng dân chủ không phải chỉ là vấn ñề về các cuộc bầu cử cũng như không phải là khả năng ñưa hàng triệu người phản ñối xuống ñường phố. ðến ñược ñó chắc chắn sẽ luôn dẫn ñến tình trạng hỗn ñộn, thậm chí là ñổ máu. Hành trình này có thể mất nhiều thập kỷ. Nhưng nó vẫn ñược hoan nghênh./.

QUAN HỆ ðỐI TÁC CHI ẾN LƯỢC VI ỆT NAM-ẤN ðỘ

TTXVN (New Delhi 30/8)

Viện nghiên cứu hòa bình và xung ñột (1PCS) có trụ sở tại New Delhi, vừa ñăng bài của tác giả Rajaram Panda với tiêu ñề “ Ấn ðộ- Việt Nam: Hợp tác quốc phòng, quan hệ kinh tế và ñối tác chiến lược ”, nội dung như sau:

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh thăm Ấn ðộ hồi giữa tháng 7 ñể tham dự kỳ họp ủy ban hỗn hợp Việt-Ấn lần thứ 15 và ñánh giá lại mối quan hệ giữa hai nước. Trong những năm qua, quan hệ Việt-Ấn ñã nâng cấp từ quan hệ truyền thống lên quan hệ ñối tác chiến lược. Thực tế, các phương tiện thông tin ñại chúng Trung Quốc ñã chú ý ñến chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam bởi Trung Quốc quan ngại rằng nhiều nước châu Á ñang cố gắng vượt ra ngoài, vươn tới Ấn ðộ do lo ngại sự ñe doạ từ Trung Quốc.

Quan hệ ñối tác chiến lược

Page 104: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

104

Ngoại trường Ấn ðộ Salman Khurshid ñã tái khẳng ñịnh rằng quan hệ ñối tác chiến lược Việt-Ấn ñược xây dựng trên cơ sở những mối quan hệ nồng ấm, gần gũi với sự tin tưởng ở mức ñộ cao, có sự hiểu biết ở các cấp. Việc duy trì thường xuyên các chuyến thăm cấp cao ñã ñóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc ñẩy và tăng cường mối quan hệ giữa hai nước. Thủ tướng Ấn ðộ và Việt Nam gặp nhau thường xuyên bên lề các hội nghị thượng ñỉnh ña phương, cấu trúc mang tính thể chế của ñối tác chiến lược Việt-Ấn dựa trên tuyên bố chung và các cơ chế ñối thoại ñối tác chiến lược năm 2007. Trong ñó, Việt Nam nhắc lại một cách thường xuyên việc ủng hộ Ấn ðộ tham gia ứng cử vào ghế ủy viên thường trực Hội ñồng Bảo an Liên Hợp Quốc mở rộng. Việt Nam cũng ký vào bản dự thảo Nghị quyết nhóm G4 ñề nghị cải tò Hội ñồng bảo an. Hiện nay, hợp tác quốc phòng và an ninh Việt-Ấn ñược thúc ñẩy và ñang phát triển trên cơ sở chia sẻ lợi ích và ñảm bảo sự ổn ñịnh về an ninh.

Ấn ðộ rất coi trọng quan hệ với Vi ệt Nam và thúc ñẩy quan hệ ñối tác chiến lược bằng việc tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Năm 2012, hai nước ñã kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 5 năm thiết lập ñối tác chiến lược, 20 năm thiết lập ñối tác ñối thoại Ấn ðộ-ASEAN. Hai bên ñã tổ chức kỷ niệm những sự kiện này bằng “Năm hữu nghị Việt- Ấn”. Chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và cuộc họp của ủy ban hỗn hợp lần thứ 15 cho thấy ñối tác chiến lược bao gồm cả trao ñối các chương trình hợp tác song phương lẫn tăng cường trao ñổi hơn nữa những vấn ñề thế giới và khu vực hai bên cùng quan tâm. Ngoại trưởng Ấn ðộ Salman Khurshid khẳng ñịnh cam kết nàv với giới báo chí quốc tế. Cả hai ngoại trưởng ñã ñồng ý cũng có các hoạt ñộng và tăng cường nội dung hợp tác ñối tác chiến lược trong các lĩnh vực an ninh-quốc phòng, ñầu tư-thương mại, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp, giáo dục, văn hóa và các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm khác. Tiềm năng rất to lớn và hai nước cần phải tăng cường hợp tác hơn nữa nhằm nắm bắt nhiều cơ hội.

Hợp tác quốc phòng

Nhằm củng cố và tăng cường hơn nữa các lợi ích chiến lược, cả hai nước ñã quyết tâm ñưa hợp tác về quốc phòng ñi vào chiều sâu. Lần ñầu tiên, Ấn ðộ ñã ñồng ý cho Việt Nam vay 100 triệu USD ñể mua thiết bị quân sự. Gói tín dụng dự kiến sẽ ñược ký trong thời gian Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Ấn ðộ vào cuối năm nay. Việt Nam sẽ sử dụng số tiền này ñể mua 4 tàu tuần tra của Ấn ðộ. Việt Nam và Ấn ðộ ñà thiết lập mối quan hệ chiến lược bao gồm cả việc hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự, ñào tạo các sỹ quan trẻ cho quân ñội Vi ệt Nam và thường xuyên thăm viếng lẫn nhau. Tuy nhiên, ñây là một cơ hội hiếm có khi Ấn ðộ ñề nghị một gói tín dụng liên quan ñến thiết bị quốc phòng trong thời ñiểm hiện nay. Thông thường với các nuóc láng giềng có ảnh hưởng trực tiếp ñến lợi ích của Ấn ðộ thì nước này mới ñưa ra ñề nghị cho vay tín dụng liên quan ñến lĩnh vực quốc phòng mà Mauritius là một ví dụ ñiển hình. Chính phủ Ấn ðộ muốn coi gói tín dụng này là ñộng thái tích cực nhằm tăng cường quan hệ với các nước ðông Nam Á. Trước ñây Ấn ðộ ñã ñồng ý cấp cho Việt Nam gói tín dụng trị giá 45 triệu USD ñể xây dựng dự án ñiện (Hydel) do công ty BHEL thực hiện, ñề nghị cấp siêu máy tính Param cho Việt Nam.

Ấn ðộ ñang tăng cường quan hệ an ninh với tất cả các nước nằm ngoài sườn phía ðông như là một phần của chính sách hướng ðông. Ấn ðộ và lực lượng hải quân của một số nước ðông Nam Á ñã hợp tác với hàng loạt các cuộc tập trận chung. Hải quân Ấn ðộ cũng có các cuộc tập trận, tuần tra chung với ñối tác Thái Lan, Singapore và Nhật Bản. Bên cạch các cuộc tập trận hải quân Malabar (Mỹ-Ấn ðộ), Ấn ðộ và Nhật Bản lần ñầu tiên tham gia tập trận hải quân tháng 6/2012. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Ấn ðộ Manmohan Singh ñến Nhật Bản tháng 5/2013, hai nước ñã ñồng ý tăng cường các cuộc tập trận chung Ấn-Nhật một cách thường xuyên.

Page 105: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

105

Quan hệ kinh tế

Quan hệ kinh tế hai nước cũng ñã ñược mở rộng. Nhiều nhà ñầu tư của Ấn ðộ ñang vào Việt Nam. Thương mại song phương ñã tăng lên mức 6 tỷ USD trong năm 2012-2013. Cả hai nước mong muốn ñạt mục tiêu 7 tỷ USD vào năm 2015. Các công ty của Ấn ðộ ñầu tư vào Việt Nam khoảng 936 triệu USD trong 86 dự án thuộc các lĩnh vực khai thác dầu khí, than, xây dựng nhà máy ñường, công nghệ thông tin, nông nghiệp v.v..Việt Nam ñã có nhiều lời ñề nghị, mời gọi ñầu tư liên quan ñến lĩnh vực thương mại và ñầu tư. Việt Nam ủng hộ các doanh nghiệp Ấn ðộ tham gia ñầu tư nhiều hơn vào các lĩnh vực khai thác dầu khí, ñiện, khoa học công nghệ, nông nghiệp. Một dự an ñiên hình là tập ñoàn TATA thắng thầu xây dựng nhà máy nhiệt ñiện Long Phủ 2 với vốn ñầu tư 1,8 tỷ USD ở Sóc Trăng. Ấn ðộ ñã chuyển từ vị trí thứ 40 lên vị trí thứ 12 về các nhà ñầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Dự trữ Ấn ðộ năm 2012 sẽ cho phép Bank of India và Indian Overseas Bank nâng cấp văn phòng ñại diện của họ ở Thành phố Hồ Chí Minh ñược thành lập tháng 2/2003 và tháng 3/2008 lên thành ngân hàng chi nhánh trong tương lai…

Về phía mình, các nhà ñầu tư Việt Nam ñã trở nên mạnh mẽ trong những năm gần ñây. Trung bình giá trị mỗi dự án ñầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tính ñến ngày 28/2/2010 là khoảng 17,50 triệu USD, song chỉ có một dự án nhỏ của Việt Nam tại Ấn ðộ trong hai thập niên qua. Các nhà ñầu tư Việt Nam có lợi thế ñầu tư trong các dự án thủy ñiện nhỏ trong khi Ấn ðộ cần thêm các nguồn năng lượng, trong ñó có thủy ñiện.

Trao ñổi văn hoá

Hai nước ñã hợp tác mạnh mẽ trong việc xây dựng khả năng và phát triển nguồn nhân lực. Việt Nam ñà tham gia một cách tích cực các chương trình ñào tạo thuộc chương trình hợp tác kinh tế và kỹ thuật của Ấn ðộ. Hiện nay, có khoảng 150 suất học bổng ITEC mà Ấn ðộ dành cho Việt Nam hàng năm cùng với 16 học bổng thuộc Kế hoạch học bổng văn hóa chung (GCSS), 14 học bổng của Chương trình trao ñổi giáo dục (EEP) 10 học bổng theo Chương trình học bổng MGC. Ấn ðộ ñã thành lập trung tâm công nghệ cao Ấn-Việt giá trị 2 triệu USD (ARC-ICT) ở Hà nội và ñang cung cấp một siêu máy tính PARAM ña dụng.

Tầm quan trọng của tăng trưởng châu Á

Châu Á ñã trở thành trung tâm thu hút, là ñộng lực cho sự phục hồi kinh tế và tăng trưởng của thế giới. Bất chấp suy giảm của kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế châu Á vẫn tăng trưởng mạnh, với mức trung bình năm 2012 ñạt 7,6%. Một ñặc ñiểm cần chú ý về sự tăng trưởng của châu Á là chú nghĩa khu vực ñang nổi lên. Có tổng cộng khoảng 76 thoả thuận về thương mại tự do và châu Á-Thái Bình Dương dẫn dắt sự hội nhập kinh tế thế giới trong bối cảnh các vòng ñàm phán Doha tiến triển chậm. Trong thời gian tới, số hiệp ñịnh thương mại tự do và các loại hình kết nối kinh tế khác sè tiếp tục tăng. Ví dụ cùng với quá trình hình thành cộng ñồng ASEAN, sẽ xuất hiện ñối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), ñối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Khu vực thương mại tự do ðônng Á, sự gắn kết về kinh tế ñược thúc ñẩy giữa các nước ASEAN với Mỹ, hợp tác tiểu vùng sông Mekong. Mối quan hệ trong ASEM, APEC hiện ñã ñược mở rộng sang các lĩnh vực phi truyền thống.

Mặc dù ñã có những bước tiến dài và ấn tượng song tiềm năng của châu Á còn rất lớn và có thể nắm lấy nhiều cơ hội hơn. Những sáng kiến liên khu vực như kết nối Sáng kiến khu vực sông Mekong-sông

Page 106: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

106

Hằng với quan hệ giữa các nước ASEAN và Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) là những lĩnh vực mà trong ñó Ấn ðộ giúp ñỡ một cách có hiệu quả, như hợp tác tiểu vùng sông Mekong mà Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc là một phần của dự án, và những sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông trên biển và ñất liền. Nhận thức ñược sự can dự của Ấn ðộ ñối với các nước ASEAN cả về chính trị và kinh tế, với tư cách là một thành viên năng ñộng và có trách nhiệm trong ASEAN, Việt Nam ñang ñi ñầu trong việc hợp tác giữa Ấn ðộ với ASEAN. Quan hệ ñối tác chiến lược giữa hai nước, ñược thiết lập năm 2007, ñã xác ñịnh rất rõ các trụ cột trong hợp tác, gồm chính trị, an ninh- quốc phòng, kinh tế- thương mại, tăng cường ñầu tư và thương mại, hợp tác khoa học công nghệ, văn hóa kỹ thuật, và hợp tác tại các diễn ñàn khu vực và ña phương.

Trong chuyến thăm Ấn ðộ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2011, cả Ấn ðộ và Việt Nam ñã nhất trí những bước ñi và mục ñích cụ thể nhằm tăng cường và thúc ñẩy quan hệ trên tất cả các lĩnh vực, trong ñó có mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 7 tỷ USD vào năm 2015.

Các chuyến thăm của lãnh ñạo cấp cao hai nước ñã ñược dự kiến nhằm củng cố và mở rộng hơn nữa quan hệ song phương Việt-Ấn. Bộ trưởng Công nghệ thông tin và Truyền thông Kapil Sibal ñã thăm Việt Nam tháng 6/2013 và ñạt ñược số thoả thuận với các ñối tác Việt Nam. Trong những năm sắp tới, Việt Nam sẽ chọn lĩnh vực công nghệ thông tin (IT) làm nền tảng cơ bản cho mô hình phát triển mới. Việt Nam coi Ấn ðộ là một cường quốc về IT trên thế giới có thể giúp ñỡ và ủng hộ mình. Việt Nam và Ấn ðộ nên thành lập Dự an liên doanh về lĩnh vực IT ñể tạo ñiều kiện sử dụng những ưu thế trong lĩnh vực phần mền của Ấn ðộ và phần cứng của Việt Nam.

Kết luận

Có thể thấy Việt Nam ñang tăng cường thúc ñẩy uan hệ với các cương quốc bên ngoài khu vực một cách thận trọng và chắc chắn. Một yếu tố quan trọng nhất hiện nay, bên cạnh nhu cầu về kinh tế, nhân tố ñang ñịnh hướng cho chính sách ñối ngoại của Việt Nam, là những tính toán mang tính chiến lược.

Câu hỏi vẫn chưa có lời ñáp là: Liệu Ấn ðộ ñã sẵn sàng ñảm nhận vai trò “nhân tố cân bằng khu vực” hay vẫn thích núp dưới chiến lược “chính sách không muốn mạo hiểm” khi ñối phó với Trung Quốc? Với sự ủng hộ của Mỹ và ñáp ứng những mong ñợi từ các nước châu Á khác (trừ Trung Quốc), Ấn ðộ nên nắm vai trò lãnh ñạo trong các vấn ñề châu Á. Không ai ñề nghị Ấn ðộ phải lãnh ñạo hoặc tham gia một mặt trận chống Trung Quốc, song là một bên tham gia quan trọng, Ấ ðộ không thể né tránh trách nhiệm ñể chứng kiến hòa bình và trật tự ñược duy trì tại châu Á bởi chính sách tích cực của mình./.

TRUNG QUỐC TĂNG CƯỜNG LÔI KÉO CÁC NƯỚC NAM Á KHI ẾN ẤN ðỘ LO NGẠI

TTXVN (New York 29/8)

“T ạp chí Chính sách ðối ngoại” của Hoa Kỳ mới ñây cho biết vài thập kỷ qua Trung Quốc ñã áp dụng các biện pháp kinh tế và ngoại giao mạnh mẽ ở các nước khu vực Nam Á như ñã thực hiện ở nhiều khu vực khác trên thế giới, trong ñó có tăng cường mối quan hệ ñối tác quân sự với các quốc gia Himalaya như Nepal, Bhutan và thúc ñẩy quan hệ ñối tác cơ sở hạ tầng quân sự và kinh tế với Bangladesh – nước

Page 107: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

107

láng giềng phía ðông Ấn ðộ. Bên cạnh ñó Bắc Kinh cũng trở thành nguồn cung cấp vũ khí trang bị quân sự hàng ñầu, kể cả các lò phản ứng hạt nhân, tên lửa và máy bay chiến ñấu cho Pakistan.

Trung Quốc và các nước ñối tác Nam Á cho rằng các hoạt ñộng trao ñổi là tất yếu, cùng có lợi và một phần của mối quan hệ bình thường giữa các quốc gia có chủ quyền, nhưng Ấn ðộ không nghĩ như vậy. Ấn ðộ ngày càng nghi ngờ và hết lo ngại trước ý ñồ và hoạt ñộng của Trung Quốc ở các nước thuộc “phạm vi ảnh hưởng của Ấn ðộ”. New Delhi mô tả mối quan hệ phát triển của Trung Quốc với các nước Nam Á là chiến lược “Chuỗi ngọc trai” – một chính sách bao vây chiến lược chống Ấn ðộ bằng các nước thân thiện với Trung Quốc. Các vấn ñề biên giới chưa ñược giải quyết, vấn ñề Tây Tạng và ðạtlai Lạtma, những vết tích của cuộc xung ñột quân sự 1962, các cuộc xung ñột vũ trang năm 1967 và 1987… ñang thúc ñẩy mối quan hệ ñối tác quân sự và an ninh giữa Trung Quốc với Pakistan và hiện nay là với Bangladesh, Nepal và Sri Lanka… từ ñó khiến các mối quan hệ Trung-Ấn ngày càng trở nên mong nanh và mất lòng tin sâu sắc. Thương mại song phương Trung-Ấn dự kiến tăng hơn 100 tỷ USD trong năm 2014 vẫn không tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau nhằm giảm bớt tình trạng mất lòng tin nghiêm trọng trong quan hệ hai nước. Những mối lo ngại sâu sắc và tình trạng không chắc chắn ñang bao trùm mối quan hệ song phương Ấn-Trung. Mối quan hệ không cân xứng này ñã và ñang gây nên mức ñộ mất ổn ñịnh cao và thái ñộ quân sự quyết ñoán của cả hai bên, quân sự hóa tiểu lục ñịa Ấn ðộ và gây nên tình trạng bế tắc an ninh khu vực. Bắc Kinh ñã phát triển cơ sở hạ tầng rộng khắp trên dãy Himalaya ñể cho phép họ ñưa lực lượng quân ñội ñến khu vực biên giới Tây Tạng càng nhanh càng tốt. New Delhi rất cảnh giác trước sức mạnh mềm và cứng ngày càng tăng của Bắc Kinh và tìm cách ñối phó với các biện pháp ngoại giao, kinh tế và quân sự của Trung Quốc ở trong và ngoài khu vực. Chưa biết các biện pháp ñó của New Delhi có thành công hay không, nhưng thực tế Ấn ðộ ñang cố gắng chống lại Trung Quốc thông qua chi phí quân sự, cạnh tranh các tuyến ñường mới với Trung Quốc nhằm ñáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của nền kinh tế và tìm kiếm một ghế thường trực trong Hội ñồng Bảo an Liên hợp quốc Kỳ ñể từ ñó có thể ngăn chặn Bắc Kinh.

Cuối cuộc Chiến tranh Lạnh. Chính phủ Ấn ðộ ñã tìm cách quan hệ thân thiện hơn với Mỹ nhằm cân bằng với Trung Quốc. Mặc dù liên minh ngày càng tăng với Mỹ ñã mang lại một số kết quả tích cực, nhưng Ấn ðộ tiếp tục cảnh giác không ñể bị lôi kéo vào một cuộc xung ñột lớn hơn với Trung Quốc. Thủ tướng Ấn ðộ Manmohan Singh khẳng ñịnh, Ấn ðộ sẽ không tham gia bất cứ liên minh chính thức nào nhằm ngăn chặn Trung Quốc và New Delhi sẽ duy trì quyền tự chủ chiến lược. Thỏa thuận hạt nhân dân sự Mỹ-Ấn – lần ñầu tiên ñược công bố năm 2005 và sau ñó ñược Quốc hội Mỹ chấp thuận vào tháng 10/2008 – là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Ấn ðộ tiến gần hơn ñến quỹ ñạo của Mỹ và Chính quyền Bắc Kinh ñã lưu ý mối quan hệ ngày càng tăng ñó của Ấn ðộ. Từ năm 2008, doanh số bán vũ khí của Mỹ cho Ấn ðộ tăng từ con số không lên 8 tỷ USD. Nhung Mỹ vẫn có ý ñồ thúc ñẩy Ấn ðộ trở thành một bức tường thành chiến lược chống lại Trung Quốc vì lo ngại New Delhi có thể xa lánh Pakistan. Các giới hoạch ñịnh chính sách ở Washington D.c cũng nghi ngờ Ấn ðộ cam kết trở thành một ñồng minh thực sự và ñóng 2 vai trò ñối trọng với Trung Quốc. Ngược lại, Ấn ðộ không muốn theo ñuổi một liên minh toàn diện chính thức với Mỹ ñể tránh gây ra bất cứ hành ñộng phản kháng nào từ Bắc Kinh. Trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng ñỉnh BRICS năm 2012 tại New Delhi, Thủ tướng Ấn ðộ Manmohan Singh ñã hội ñàm với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và tái khẳng ñịnh Ấn ðộ “sẽ không tham gia bất kỳ chiến lược nào nhằm ngăn chặn Trung Quốc” hoặc cho phép bất cứ “hoạt ñộng nào của người Tây Tạng lưu vong chống Trung Quốc”. Thay vào ñó, Ấn ðộ ñã tìm cách xây dựng mối quan hệ ña phương với Trung Quốc. Tất nhiên, một mặt New Delhi tìm cách liên kết với Trung Quốc trong các diễn ñàn như BRICS, G20 và thậm chí cả Liên hợp quốc… ñể chống lại các quy ñịnh về quyền sở hữu trí tuệ và thương mại của Mỹ và châu Âu, nhưng New Delhi cũng tìm cách thách thức Trung Quốc trên một số lĩnh vực song phương và gia tăng

Page 108: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

108

chi tiêu quốc phòng ñể ngăn chặn Trung Quốc thâm nhập khu vực Nam Á bằng cách tăng cường sự hiện diện gần hơn ñến các nước khu vực Trung Á, ðông Á và ðông Nam Á. Những ñộng thái này buộc các quốc gia Nam Á cảnh giác ñể không trở thành con tốt trên bàn cờ chính trị của các nước lớn. Nhưng Nepal, Bangladesh. Pakistan và Sri Lanka có thể cân bằng với Ấn ðộ bằng cách quan hệ thân chặt chẽ hơn với Trung Quốc – nước có mối quan hệ vốn căng thẳng và không cân xứng với Ấn ðộ.

Banziadesh ñang tìm kiếm các khoản viện trợ của Trung Quốc nhằm phát triển các hệ thống cơ sở hạ tầng ñường bộ, ñường sắt, cảng Chittagong và cảng nước sâu trên ñảo Sonadia. Tất cả những phát triển cơ sở hạ tầng ñó sẽ tạo cho Trung Quốc một vị trí ñầu cầu ở phía ðông Ấn ðộ. Myanmar và Bangladesh ñang phát triển các tuyến ñường bộ và ñường sắt ñể kết nối tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với khu vực Chittagong của Bangladesh, khu vực chắc chắn sẽ thúc ñẩy các hoạt ñộng kinh tế, nhưng New Delhi lo ngại bến cảng ñó cũng sẽ cho phép Bắc Kinh ñưa lực lượng ñến phía ðông lãnh thổ của Ấn ðộ chỉ trong một giờ. Hiện nay Trung Quốc trở thành nước cung cấp các loại vũ khí chủ yếu cho các lực lượng vũ trang Bangladesh. Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Bansladesh-Trung Quốc năm 2002 ñã và ñang mở ñường cho hợp tác chiến lược và quân sự giữa hai bên. Kể từ ñó, Trung Quốc ñã cung cấp 65 khẩu pháo, 114 hệ thống tên lửa, nhiều pháo 155 mm, và số lượng lớn các loại vũ khí hạng nhẹ và ñạn cho Bangladesh. Hiện nay quân ñội Bangladesh cũng ñang ñặt mua 2.000 xe tăng của Trung Quốc với chi phí 162 triệu USD. Lực lượng Hải quân Bangladesh tăng cường hợp tác với Hải quân Trung Quốc ñể mua sắm các tàu chiến trang bị tên lửa, tàu phóng lôi, tàu săn ngầm… Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina cho biết nước này cần xây dựng lực lượng hải quân mạnh ñể làm công cụ răn ñe và chính phủ sẽ xây dựng tiến trình phát triển một lực lượng hải quân ba chiều trong thập kỷ tới. Ngoài ra, ñược sự giúp ñỡ của Trung Quốc, Bangladesh ñã xây dựng một bệ phóng tên lửa gần bến cảng Chittagong – vấn ñề mà Ấn ðộ coi là hành ñộng rất khiêu khích. Các vụ thử tên lửa của Bangladesh ñược thực hiện mà không hề báo trước cho Ấn ðộ, có nghĩa mối quan hệ hai bên bắt ñầu rạn nứt. Tất cả kế hoạch hiện ñại hóa cũng như hợp tác quân sự và chiến lược mạnh mẽ giữa Trung Quốc và Bangladesh ñã và ñang làm gia tăng mối lo ngại an ninh ở Ấn ðộ. Câu hỏi lớn ñặt ra cho các giới hoạch ñịnh chính sách ở New Delhi là: Tại sao Bangladesh cần tất cả các loại vũ khí hiện ñại, bao gồm các loại xe tăng chiến ñấu, máy bay ném bom tầm xa, các hệ thống tên lửa và vũ khí chống tàu? Việc Trung Quốc bán các loại vũ khí cho Bangladesh và tăns cường cơ sở hạ tầng chiến lược khiến Ấn ðộ lo ngại bị Trung Quốc bao vây và tạo ra một cuộc chạy ñua vũ trang mới ở Nam Á mà từ trước ñến nay chỉ xảy ra ở Ấn ðộ và Pakistan. Rõ ràng chính sách hướng về Trung Quốc của Chính phủ Bangladesh ñang gây sức ép lên Ấn ðộ. Lâu nay quan hệ Ấn ðộ-Bangladesh có một số vấn ñề nổi bật, ñặc biệt các vấn ñề liên quan ñến tranh chấp biên giới, chia sẻ nguồn nước, người tị nạn và di cư, buôn bán ma túy, khủng bố và một số nhóm nổi dậy dọc khu vực biên giới. Việc Ấn ðộ yêu cầu Bangladesh giải quyết các vấn ñề ñó trước càng ñẩy Bangladesh vào vòng tay của Bắc Kinh. Và các phương tiện truyền thông ñại chúng của Bangladesh thường coi các chính sách ñó của Ấn ðộ là cưỡng bức, bá quyền và Bangladesh không còn tin tưởng Ấn ðộ cũng như các chính sách của New Delhi ñối với người Hồi giáo. Ấn ðộ ñang rơi vào tình thể khó khăn trong việc giải quyết một số vấn ñề song phương quan trọng với Bangladesh, nhưng vẫn phải kiềm chế. Trong khi ñó Bắc Kinh và Dhaka khẳng ñịnh liên minh ngày càng khăng khít giữa hai nước ñược dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau và mong muốn phát triển quan hệ thương mại và kinh tế. Nhưng trên thực tế, Bangladesh ñã trở thành một phần trong chiến lược lớn của Trung Quốc nhằm gây sức ép lên Ấn ðộ trên tất cả các lĩnh vực và làm bộc lộ các yếu ñiểm của Ấn ðộ.

Tương tự, Trung Quốc cũng thúc ñẩy các mối quan hệ kinh tế, quân sự và kỹ thuật mạnh mẽ với Sri Lanka. ðây là một hậu quả trực tiếp sau khi Ấn ðộ rút khỏi các vấn ñề của Sri Lanka do chính sách sai lầm ñưa lực lượng gìn giữ hòa bình Ấn ðộ (IPKF) ñến Sri Lanka (1987-1990) nhằm giải quyết các cuộc

Page 109: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

109

xung ñột sắc tộc giữa người thiểu số Tamil và cộng ñồng ña số người Sinhala. Sri Lanka có quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh bằng cách ủng hộ chính sách một nước Trung Quốc, bỏ qua vấn ñề Tây Tạng và các mối quan ngại về nhân quyền khác. ðáng chú ý phái ñoàn Sri Lanka thường xuyên vận ñộng Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á (SARRC) công nhận Trung Quốc là một nước quan sát viên. Trung Quốc ñã ñáp lại thiện chí của Sri Lanka bằng cách phát triển các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng như Khu Phát triển Hambantota với tổng số tiền ñầu tư 1,5 tỷ USD, trong ñó gồm 1 bến cảng quốc tế nước sâu, 1 nhà máy lọc dầu và một sân bay. Mặc dù Sri Lanka ñánh giá cao dự án Hambantota và cho ràng chỉ Trung Quốc mới có khả năng xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng lớn như vậy, nhưng các nhà phân tích Ấn ðộ nhận thấy mục ñích lưỡng dụng của dự án này và khẳng ñịnh ñây là một dấu hiệu rõ ràng về mối quan hệ chiến lược phát triển giữa Bắc Kinh và Colombo. Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Sri Lanka khiến Ấn ðộ hết sức lo ngại và ngày càng quan tâm ñến các ý ñồ của Trung Quốc. Nỗi lo ngại lớn hơn làTrung Quốc ñang bao vây Ấn ðộ bằng một loạt liên minh chiến lược và các dự án cơ sở hạ tầng lớn như cảng Chittagong và Sonadia ở Bangladesh, cảng Sittwe ở Myanmar, cảng Hambantota ở Sri Lanka và cảng Gwadar ở Pakistan.

Hàng loạt bến cảng bao quanh Ấn ðộ từ ðông sang Tây ñã và ñang gây nên sự tức giận ở New Delhi. Bởi vì Ấn ðộ lo ngại một ngày nào ñó nước này có thể bị bóp nghẹt bởi chiến lược “Chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc. Thỏa thuận xây dựng một căn cứ hải quân Trung Quốc trên ñảo Seychelles ở Ấn ðộ Dương càng gây lo lắng cho Ấn ðộ và cơ quan an ninh Ấn ðộ khẳng ñịnh ñó là mối ñe dọa tiềm tàng ñối với nước này. Chiến lược “Chuỗi ngọc trai” không những làm tăng nỗi lo ngại ở New Delhi mà còn thu hút sự chú ý của Mỹ. Washington D.c nhận ñịnh các cảng nước sâu ñó có thể dễ dàng ñược Trung Quốc sử dụng ñể tấn công các hạm ñội tàu sân bay của Mỹ. Hơn nữa, tuyên bố chủ quyền toàn bộ Biển ðông của Bắc Kinh và sự hiện diện ngày càng tăng của hải quân Trung Quốc ở khu vực Ấn ðộ Dương buộc Ấn ðộ phải khẳng ñịnh sức mạnh trong khu vực bằng cách ñiều ñộng lực lượng hải quân tăng cường các hoạt ñộng tuần tra trên biển và ghé thăm bến cảng của các nước thân thiện ở ðông Nam Á. ðể chống lại ý ñồ và hành ñộng của Trung Quốc trong việc xâm lấn khu vực ảnh hưởng truyền thống của Ấn ðộ, New Delhi bắt ñầu tổ chức ðối thoại Quốc phòng hàng năm mới với Sri Lanka và thực hiện một số dự án cơ sở hạ tầng quan trọng ở nước này. Những sáng kiến ñó cho thấy Ấn ðộ muốn hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực riêng của họ. Nhưng New Delhi cũng ngày càng nhận thức ñược rằng Ấn ðộ ñã thất bại trên một số lĩnh vực do thiểu khả năng chống lại âm mưu và hành ñộng của Trung Quốc ở tất cả các nước Nam Á./.

Phe ñối lập Campuchia quay mũi dùi sang Trung Quốc

Page 110: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

110

Nhà ñối lập Son Chhay của ðảng Cứu quốc

Trung Quốc trở thành mục tiêu chính cho những cuộc biểu tình phản ñối ồn ào của phe ñối lập

Campuchia ñược dự trù vào thứ Bảy. Các chính trị gia có tên tuổi cảnh báo rằng chính phủ ñã nhượng bộ quá nhiều cho Bắc Kinh và họ lo ngại rồi ñây người Hoa sẽ tràn ngập Campuchia. Nhà ñối lập nặng ký Son Chhay của ðảng Cứu quốc ñã lãnh ñạo cuộc tấn công, tố cáo Trung Quốc ñã lợi dụng và lừa dối nhân dân Campuchia, trong một cuộc phỏng vấn ñược ñăng trên số mới nhất của của tờ Southeast Asia Globe. Nhiều phần trong bài phỏng vấn nghe giống như những luận ñiệu thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. “Chúng tôi cảm ơn Mỹ rất nhiều,” Ông Son Chhay ñã nói trước khi diễn ra các cuộc biểu tình ñược dự trù vào cuối tuần này, khi các giới chức bầu cử dự ñịnh loan báo kết quả chung cuộc của cuộc bầu cử hôm 28 tháng 7. Ông nói tiếp: “Nước ñã trợ giúp Campuchia tiến tới với dân chủ là Hoa Kỳ … Ngược lại, Trung Quốc hoàn toàn khác. Chúng tôi chưa bao giờ có một quan hệ tốt và hữu ích với Trung Quốc.” Ông nói người Trung Quốc không tạo ra thành quả kinh tế của Campuchia mà chỉ lợi dụng tài nguyên của nước này: “Bạn thử nhìn xem rừng của chúng tôi, họ ñã ñốn tất cả các cây của chúng tôi ra sao, và họ ñã lừa ñảo chúng tôi về tất cả những khoản nợ này.” Trung Quốc ñã biến thành nhà tài trợ lớn nhất cho Campuchia trong hai thập niên vừa qua, ñưa hơn 11 tỉ ñô la vào nước này, phần lớn là qua các khoản cho vay ưu ñãi mà họ nói là không có ràng buộc nào cả. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc ñã nhận ñược những nhượng bộ kinh tế khổng lồ về ñất ñai từ chính phủ Campuchia, một chính phủ ñã coi thường ước nguyện của các nước láng giềng của mình ñể hậu thuẫn cho Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp ở Biển ðông. Ông Son Chhay nói thêm rằng, Trung Quốc sẵn lòng cung cấp các khoản vay ñể xây ñường xá, cầu cống, ñập thủy ñiện; với ñiều kiện phải do các công ty Trung Quốc thi công, các công ty này ñã nhân chi phí thật sự lên gấp bội ñể họ có thể kiếm ñược lợi nhuận khổng lồ.

Page 111: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

111

ðó là những tố giác mà phía chính phủ Campuchia ñã nhanh chóng bênh vực một cách bất thường. Chủ tịch Hội Chữ thập ñỏ Quốc tế Campuchia, bà Bun Rany, phu nhân của Thủ tướng Hun Sen, ñã nói Campuchia và Trung Quốc là “anh em” và luôn luôn sẵn sàng giúp ñỡ lẫn nhau trong những lúc khó khăn. “Campuchia coi Trung Quốc như một người anh và Campuchia là người em,” bà nói trong một cuộc họp với bà Bốc Kiến Quốc, tân ñại sứ Trung Quốc tại Campuchia. Bà Bốc cũng ñược các nhà ngoại giao nước ngoài tại Campuchia chú ý trước cuộc bầu cử hồi tháng Bảy vì Tân Hoa Xã có vẻ giành quyền loan báo trước kết quả bầu cử khi ñưa tin rằng bà Bốc mong ñược làm việc với chính phủ của ông Hun Sen trong trường kỳ; bất chấp sự kiện có tám ñảng ra tranh cử. Quan hệ giữa Campuchia với Trung Quốc ñã nở rộ từ tháng 12 năm 2010 khi hai nước ký quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện. Quan hệ cũng ñược cải thiện với các nước phương Tây mặc dù các nước này muốn ràng buộc vấn ñề nhân quyền vào các gói viện trợ cho ông Hun Sen. Tuy nhiên, ñiều nhức nhối cho ông Hun Sen và ðảng Nhân dân của ông vẫn là Khmer ðỏ. Và quan hệ anh em với Trung Quốc không phải lúc nào cũng ñược coi như chính sách tốt. Những người Campuchia trung niên không bao giờ quên Trung Quốc là nước duy nhất tích cực ủng hộ Pol Pot từ năm 1975 tới ñầu năm 1979, trong ñó có tới 2,2 triệu người dân chết qua lao ñộng khổ sai, ñói, bệnh tật hay ñơn giản là bị tiêu diệt. (the Diplomat, UPI)

TRUNG QUỐC VÀ HAI MI ỀN TRI ỀU TIÊN: MỘT SỰ THAY ðỔI ðỐI TÁC?

TTXVN (Hồng Công 26/8)

Theo Thời báo châu Á trực tuyến, khi chứng kiến hình ảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye ñi bên nhau, nhiều người ñặt câu hỏi “li ệu họ có phải là một cặp tình nhân?”. Cả hai người ñều khoảng 60 tuổi và trông trẻ hơn so với tuổi của họ. ông Tập Cận Bình cao và trông lịch thiệp trong bộ comlê ñen cùng chiếc cà vạt ñỏ, còn bà Park Geun-hye thanh lịch trong chiếc áo khoác màu vàng chanh, khi họ cùng nhau duyệt ñội danh dự của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).

Họ cũng là một cặp ñôi quyền lực. Cả hai người ñều là những nhà lãnh ñạo mới của những ñất nước quan trọng và có lịch sử lâu ñời. ðất nước Trung Quốc của ông Tập Cận Bình là một trong hai siêu cường trên thế giới. ðất nước Hàn Quốc của bà Park Geun-hye là một cường quốc kinh tế, nhà xuất khẩu lớn thứ bảy trên thế giới. Hơn nữa, họ là láng giềng của nhau. Trung Quốc và Hàn Quốc có lịch sử và nhiều ñiểm văn hóa tương ñồng.

Page 112: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

112

Triều ñại cuối cùng của Triều Tiên, Vương triều Choson (1392- 1905), từng theo ñuổi mạnh mẽ học thuyết Khổng Tử. Sau ñó và trong nhiều thế kỷ trước ñây, giới trí thức Hàn Quốc ñã nghiên cứu Trung Quốc cổ ñiển và học viết bằng chữ Trung Quốc, Bà Park Geun-hye ñã có một bài phát biểu bằng tiếng Trung trong chuyến thăm Trung Quốc hồi cuối tháng 6. Truyền thông ñịa phương ngày hôm ñó ñã ñánh giá cao bà và ca ngợi về “cơn sot Park Geun-hye”.

ðiều gì có thể tự nhiên hơn ñể các nước láng giềng trở thành những người bạn tốt và ñến thăm lẫn nhau? Có nhiều ñiều. Một trong những ñiều mà Trung Quốc và Hàn Quốc cùng có chung là một thế kỷ 20 hỗn loạn. Kể từ năm 1945 ñã có hai nước Triều Tiên (Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên). ðó là một ý tưởng khôn ngoan của Mỹ: chia cắt tạm thời một quốc gia ñã bị xâm chiếm từ năm 1910 bởi Nhật Bản thành hai khu vực chịu ảnh hưởng của Mỹ và Liên Xô, chỉ ñể khiến người Nhật Bản phải ñầu hàng.

Khi Trung Qu ốc cứu Bắc Tri ều Tiên

Vào năm 1948, việc chia cắt Triều Tiên ñã tạo ra những chế ñộ thù ñịch nhau, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) và Cộng hòa Triều Tiên (Nam Triều Tiên – Hàn Quốc), ñúng vào thời ñiểm cuộc nội chiến ở Trung Quốc ñang chuẩn bị kết thúc, về mặt tự nhiên, ñất nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa non trẻ ñã ủng hộ chế ñộ Cộng sản Bắc Triều Tiên.

ðiều ñó ñã chứng tỏ giá trị của nó khi nhà lãnh ñạo trẻ Kim Nhật Thành của Bắc Triều Tiên xâm chiếm miền Nam vào năm 1950. Khi các lực lượng của Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn ñầu tấn công lại lực lượng Bắc Triều Tiên, Bình Nhưỡng ñã suýt bị tiêu diệt nếu như Trung Quốc không ñiều quân ñến hỗ trợ. Những người lính “tình nguyện” Trung Quốc ñã làm thay ñổi tình thế: ñã có lúc họ chiếm ñược thủ ñô Xơun của Hàn Quốc. Cả hai nước Nam và Bắc Triều Tiên ñều cùng sống sót, nhưng 4 triệu người Triều Tiên và Trung Quốc thì không. Trong số những người thiệt mạng có cả con trai cả của lãnh tụ Trung Quốc là Mao Ngạn Anh: bị thiệt mạng năm 28 tuổi bởi bom napan và ñược chôn ở một thung lũng nằm tại phía ðông Bình Nhưỡng. Ngày 29/7 vừa qua nhà lãnh ñạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và các quan chức cấp cao nước này ñã có chuyến viếng thăm hiếm hoi ñến mộ của Mao Ngạn Anh.

Trải qua 60 năm, nhiều ñiều ñã diễn ra trong mối quan hệ giữa Trung Quốc với Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Ngày 27/7 là dịp kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp ñịnh ñình chiến (chưa bao giờ có một Hiệp ước hòa bình) chấm dứt các cuộc giao tranh ở hai miền Triều Tiên sau 3 năm chiến tranh cay ñắng. Kể từ năm 1953 ñến nay thế giới ñã thay ñổi nhiều, cả Trung Quốc và Hàn Quốc, dù sao cũng là một nửa Triều Tiên, ñã thay ñổi phần lớn nhận thức về nhau.

Kể từ năm 1953, hai nước Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc ñã chiến ñấu với nhau trên những mặt trận khác nhau, chứ không chỉ trên mặt trận kinh tế. Khó có thể tin ñược nhưng công cuộc tái thiết nhanh chóng sau chiến tranh (với sự hỗ trợ lớn lao từ Trung Quốc và khối các nước Xôviết) ban ñầu ñã giúp Bắc Triều Tiên vượt lên trước Hàn Quốc. Một số quốc gia cấp tiến ở châu Phi ñã coi Bắc Triều Tiên là một hình mẫu lý tưởng. Thế nhưng ñiều ñó ñã không kéo dài. Bất chấp việc Trung Quốc nhiều lần kêu gọi cải cách sau năm 1980, Bắc Triều Tiên ñã từ chối thay ñổi hệ thống xơ cứng của họ, ngay cả sau năm 1991 khi Mátxcơva cuối cùng cũng cắt toàn bộ các nguồn viện trợ thì Bình Nhưỡng cũng không thay ñổi. Sự khoe khoang phô trương của Bắc Triều Tiên về khả năng tự lực tự cường của nước này ñã luôn là một chuyện hoang ñường, và người dân Bắc Triều Tiên ñã phải trả một cái giá khủng khiếp. Vào cuối những năm 1990 nạn ñói ñã giết chết khoảng 1 triệu người Bắc Triều Tiên. Tình trạng thiếu ñói vẫn còn diễn ra ñến tận ngày nay.

Page 113: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

113

Một ñất nước, hai thể chế

Trong khi ñó, Hàn Quốc ñã phát triển mạnh mẽ và trở nên giàu mạnh. Ngày nay, Triều Tiên có thể gọi là “một ñất nước hai thể chế,” nhưng khoảng cách giữa họ quá lớn. Chỉ cần lấy một ví dụ, Trung Quốc là ñối tác thương mại lớn nhất của cả hai nước. Nhờ có các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản, thương mại giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên ñã tăng gần gấp ba lần trong vòng 4 năm từ 2007-2011, lên mức 6 tỷ USD.

ðây không phải là kim ngạch nhập khẩu của Bắc Triều Tiên như trước ñây. Nước này ñã tăng gấp 4 lần kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc từ mức 507 triệu USD lên mức 2,46 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa thấm vào ñâu so với kim ngạch thương mại giữa Hàn Quốc và Trung Quốc, ñạt 256 tỷ USD vào năm 2012. Các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng ñã ñầu tư 56,5 tỷ USD vào Trung Quốc; ngược lại, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng ñầu tư vào Hàn Quốc 4,46 tỷ USD. Một thỏa thuận Thương mại Tự do song phương ñang ñược thương lượng giữa hai nước sẽ giúp gia tăng những con số này hơn nữa.

Kinh doanh là kinh doanh, còn chính trị là chính trị. Triều Tiên là nơi mà Chiến tranh Lạnh trở nên nóng bỏng, và nó vẫn ñược xác ñịnh bởi sự trói buộc ñó. Trong nhiều thập kỷ, ngoại giao tại bán ñảo Triều Tiên là một cấu trúc “hai tam giác”. Bắc Triều Tiên có Trung Quốc và Liên Xô, còn Hàn Quốc có Mỹ và Nhật Bản. Không bên nào vượt qua những ranh giới này cho ñến năm 1988, khi bất chấp sự phản ñối từ Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và khối các nước Xôviết (ngoại trừ Cuba) ñã cử các vận ñộng viên tới tham dự Thế Vận hội Olympic Xơun. Bất chấp ký ức năm 1950, Hàn Quốc ñã hoan nghênh Trung Quốc. Sự hòa thuận rõ ràng ñã ñược khôi phục hoàn toàn vào năm 1992 khi Trung Quốc và Hàn Quốc cuối cùng ñã mở rộng các mối quan hệ. Kể từ ñó các mối quan hệ giữa hai nước ñã phát triển mạnh. 40 triệu người Hàn Quốc (phần lớn dân số Hàn Quốc) ñã ñến thăm Trung Quốc, trong khí ñó 16 triệu khách du lịch Trung Quốc ñã vượt qua Hoàng Hải ñến thăm Hàn Quốc. 700.000 người Trung Quốc ñang sống ở Hàn Quốc. 70.000 người Hàn Quốc ñang nghiên cứu và học tập ở Trung Quốc, còn Trung Quốc cũng có 60.000 người ñang nghiên cứu và học tập ở Hàn Quốc.

Sự giận dữ từ bên lề

Tất cả những ñiều này khiến Bắc Triều Tiên bị gạt ra ngoài lề, và trở nên giận dữ, Trung Quốc ñã rất cố gắng ñể ñồng minh lâu năm của mình thích ứng với một thế giới ñang thay ñổi. Vào năm 1983, nhà lãnh ñạo Trung Quốc ðặng Tiểu Bình ñã ñích thân hộ tống Kim long-il, người sau ñó trở thành nhận vật thừa kế ngôi vị lãnh ñạo Bắc Triều Tiên từ người cha Kim Nhật Thành, trong chuyến thăm công khai ñầu tiên của ông này tới Trung Quốc. “Nhà lãnh ñạo kính yêu” của Bắc Triều Tiên ñã không thể yêu thích những gì ông ñã chứng kiến: Ông ñã bị gạt ra rìa suốt 17 năm. Bất chấp một loạt chuyến thăm của ông Kim Jong-il tới Trung Quốc trong những năm cuối ñời nhà lãnh ñạo này, Bắc Triều Tiên vẫn không chịu ñi theo Trung Quốc trên con ñường cải cách, vì thế kinh tế của nước này ñã phải chịu rất nhiều khó khăn.

Thay vào ñó, nhà lãnh ñạo Kim Jong-il ñã công bố một chính sách “tiên quân” (ưu tiên quân sự hàng ñầu), trong ñó có vũ khí hạt nhân. Vào năm 2006, Trung Quốc công khai chỉ trích ñồng minh lâu năm của mình, gọi vụ thử vũ khí hạt nhân ñầu tiên của Bắc Triều Tiên là “trơ tráo”. Từ ñó ñến nay Bắc Triều Tiên ñã tiến hành thêm hai vụ thử vũ khí hạt nhân khác. Từ năm 2003, Trung Quốc ñã chủ trì các cuộc ñàm phán sáu bên, gồm Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga về vấn ñề hạt nhân của Bắc Triều Tiên, song gần như không ñạt ñược kết quả gì. Các bên tham gia tiến trình ñàm phán này vẫn chưa gặp lại nhau kể từ năm 2008.

Page 114: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

114

Cái chết của Kim Jong-il vào cuối năm 2011 ñã làm dấy lên những hi vọng rằng người con trai Kim Jong-un của ông ta, một thanh niên ñược giáo dục ở Thụy Sĩ, cuối cùng có thể dẫn dắt Bắc Triều Tiên tiến vào thế kỷ 21. Nhà lãnh ñạo mới Kim Jong-un ñã nói rằng người dân của ông sẽ không còn phải “thắt lưng buộc bụng” nữa. Vào tháng 4 vừa qua, cựu Thủ tướng Bắc Triều Tiên Pak Pong-ju, một nhà cải cách nổi tiếng, ñã trở lại nắm chức thủ tướng nước này. Người tiền nhiệm của ông Pak Pong-ju là Choe Yong-rim ñã kết thúc báo cáo cuối cùng của mình về vấn ñề kinh tế vào ngày 1/4 bằng câu: “Liên doanh và hợp tác nên ñược thúc ñẩy tích cực và công việc thiết lập các khu phát triển kinh tế cần ñược ñẩy mạnh”.

ðó là một ý tưởng hay. Nhưng thời gian vẫn còn ở phía trước. Cách ñây chưa lâu, Bắc Triều Tiên ñã nói rằng họ ñang ở trong “tình trạng chiến tranh” với miền Nam. Một tuần sau ñó họ ñã rút toàn bộ 53.000 công nhân của mình ra khỏi khu công nghiệp chung Kaesong, liên doanh cuối cùng còn tồn tại giữa hai miền Triều Tiên. Vụ việc này vẫn ñang bế tắc kể từ ñó, khiến 123 doanh nghiệp nhỏ của Hàn Quốc bị tổn thất ít nhất 900 triệu USD ñã ñầu tư vào ñó. ðến ñầu tháng 8, khu công, nghiệp Kaesong vẫn ñóng cửa, bất chấp việc hai bên ñã tiến hành tới 6 cuộc ñàm phán về vấn ñề mở cửa trở lại khu công nghiệp này. ðáng buồn là có một nguy cơ thực tế rằng khu công nghiệp ñó có thể không bao giờ mở cửa trở lại.

Vụ ñóng cửa khu công nghiệp Kaesong là một phần của những căng thẳng gia tăng vào mùa Xuân năm nay do Bắc Triều Tiên gây ra, trong ñó có những ñe dọa về việc tấn công hạt nhân phủ ñầu nhằm vào Mỹ, một ñiều mà Bắc Triều Tiên ñến nay thực sự không thể làm ñược. Ngay cả khi Bắc Triều Tiên ñạt ñược khả năng này thì những tuyên bố khoa trương nói trên của Bình Nhưỡng cũng chỉ nhằm ñạt ñược một mục ñích riêng của họ là cùng khiến cho bạn bè và kẻ thù tức giận. Khi nhà lãnh ñạo Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố tại Diễn ñàn châu Á Bác Ngao ở Hải Nam hôm 8/4 rằng “sẽ không ai ñược phép ñẩy khu vực và toàn bộ thế giới vào tình trạng hỗn loạn vì những mưu lợi ích kỷ”, thì tất cả mọi người ñều biết rằng vị tân Chủ tịch Trung Quốc ñang ám chỉ ai.

Hành ñộng nói lên nhiều ñiều hơn lời nói. ðáng chú ý là nhà lãnh ñạo Tập Cận Bình ñã mời Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, một lời mời quá sớm sau khi cả hai nhà lãnh ñạo này nhậm chức, ñến Trung Quốc trong một chuyến thăm cấp nhà nước thể hiện quan hệ nồng ấm ñáng chú ý. Trong khi ñó thì nhà lãnh ñạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un vẫn chưa hề có ñược một lời mời như vậy từ nhà lãnh ñạo Trung Quốc. ðối với Trung Quốc, việc ñón tiếp một nhà lãnh ñạo Hàn Quốc trước khi mời lãnh ñạo của Bắc Triều Tiên sang thăm là ñiều chưa từng có tiền lệ. Về vấn ñề này, các Tổng thống Hàn Quốc trước ñây luôn luôn tới thăm Oasinhtơn trước tiên và sau ñó là thăm Tôkyô thứ hai. Tuy nhiên, bà Park Geun-hye ñã không làm như vậy. Bà ñã thăm Trung Quốc trước Nhật Bản. ðó cũng là một sự thay ñổi mạnh mẽ ñáng chú ý.

WikiLeaks: T ốt hơn hết ñừng tin họ

Mối quan hệ mới giữa Trung Quốc và Hàn Quốc có thể ñi xa ñến ñâu? Có lẽ là mối quan hệ này sẽ ñi ñến mục tiêu của hai bên. Vào ngày 29/11/2010, một bài báo ñăng trên trang nhất của báo “The Guardian” một tờ nhật báo hàng ñầu của Anh, ñã giật tít: “Những bức ñiện của Wikileaks tiết lộ Trung Quốc sẵn ‘sàng từ bỏ Bắc Triều Tiên’”. Tít phụ của bài báo ñã mở rộng hơn và giải thích: “Những thông ñiệp bị rò rỉ cho thấy Bắc Kinh nản lòng với những hành ñộng quân sự của ‘một ñứa trẻ hư’ và ngày càng ủng hộ tái thống nhất Triều Tiên”.

Thật vậy không? Không, thực ra không phải như ‘vậy. Kiểm tra kỹ hon sẽ thấy ñây chỉ là chuyện phiếm. Một quan chức ñặc biệt nổi tiếng là một nhân vật hết sức cứng rắn, Chun Yung-woo, thư ký chính

Page 115: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

115

sách ñối ngoại cấp cao của Tổng thống Hàn Quốc khi ñó là ông Lee Myung-bak, nói với ðại sứ Mỹ tại Xơun trong bữa ăn sáng về một số lời phàn nàn của các quan chức cấp thấp Trung Quốc về Bắc Triều Tiên mà ông ta ñã nghe ñược bên lề cuộc ñàm phán sáu bên vào năm 2008, tức hai năm trước khi có bài báo trên tờ “The Guardian ” Vì thế ñây không phải là vấn ñề gây xôn xao dư luận, mà là chuyện nhảm nhí.

ðiều ñó quả thực là một thông tin lệch lạc, bởi trong thực tế, lập trường của Trung Quốc rõ ràng là ngược lại. Vào tháng 5/2010, khi Hàn Quốc cáo buộc Bắc Triều Tiên phóng ngư lôi ñánh ñắm một tàu chiến của họ vào tháng 3/2010 (làm 46 thủy thủ Hàn Quốc thiệt mạng), Bắc Kinh ñã chọc giận Hàn Quốc bằng cách từ chối lên án Bắc Triều Tiên, nước phủ nhận trách nhiệm trong vụ này. Rộng hơn, từ khoảng năm 2008, khi sức khỏe của Kim Jong-il lần ñầu tiên trở thành một mối quan ngại, tất cả các dấu hiệu cho thấy rằng Trung Quốc thực hiện một quyết ñịnh chiến lược ñể củng cố và chống ñỡ cho chế ñộ Kim Jong-il. Thương mại và các chuyến thăm giữa lãnh ñạo hai nước ñã gia tăng rõ rệt.

Tại sao Trung Quốc lại muốn lựa chọn như vậy? Ít nhất cũng là do tình bạn cũ “như môi với răng”, như họ ñã từng nói. Những nhân vật kỳ cựu, những người coi trọng giá trị của tình ñồng chí thời kỳ chiến tranh, ñã không còn nắm giữ quyền lực ở Trung Quốc nữa. Những người kế nhiệm thực dụng của họ ñã mất kiên nhẫn với Bắc Triều Tiên ñang bị coi là vô ơn bạc nghĩa.

Vậy thì tại sao Trung Quốc lại ủng hộ Bắc Triều Tiên? Vì những lý do rất thuyết phục. Nhìn từ phía Bắc Kinh, nếu có một ñiều tồi tệ hơn Bắc Triều Tiên thì ñó là việc không có Bắc Triều Tiên. Cả hai quá trình và hậu quả của bất kỳ sự sụp ñổ chế ñộ nào ở Bắc Triều Tiên ñều có vẻ là những cơn ác mộng ñối với Trung Quốc. Hàng nghìn người tị nạn Bắc Triều Tiên sẽ chạy trốn sang Trung Quốc dọc theo tuyến biên giới dài 1.416km giữa hai nước. Có thể sẽ có giao tranh và Trung Quốc có thể bị lôi kéo vào.

Kịch bản ñầy ác mộng sẽ là nếu Trung Quốc can thiệp thì Mỹ cùng Hàn Quốc cũng làm như vậy. Một cuộc xung ñột giữa các siêu cường sẽ lại xảy ra ở Triều Tiên? Một cuộc chiến tranh Triều Tiên ñã là quá ñủ tồi tệ (con số thương vong của người Trung Quốc rất lớn: 145.000 người thiệt mạng, 25.000 người mất tích và 260.000 người bị thương). Còn về tác ñộng, nếu như Triều Tiên tái thống nhất giống như nước ðức và Bắc Triều Tiên biến mất, khi ñó Hàn Quốc, một ñồng minh trung thành của Mỹ, nơi có 28.000 quân Mỹ ñang ñóng quân, sẽ có chung ñường biên giới với Trung Quốc. ðây rõ ràng không phải là ñiều tốt ñẹp gì ñối với Bắc Kinh.

Tuy nhiên, kịch bản này vẫn chưa chắc chắn xảy ra. ðiều gì sẽ xảy ra nếu Bắc Triều Tiên từ chối thay ñổi và tiếp tục thử thách sự kiên nhẫn của Trung Quốc và mọi người bằng thách thức hạt nhân và những hành ñộng khiêu khích? Cũng có thể một Trung Quốc khôn lỏi cũng sẽ nuôi dưỡng Hàn Quốc và cố gắng nhử Hàn Quốc ra khỏi vòng tay khá chặt của Mỹ. Nhiều người ở Xơun ñang lo ngại rằng Hàn Quốc ñang bị dồn ép nín nhịn xuống dưới mức sức mạnh của họ trên vũ ñài toàn cầu, và mong mỏi một chính sách ñối ngoại tự chủ kiểu Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Braxin.

Cuối cùng, nếu như Bắc Triều Tiên ngu ngốc ñến mức vẫn lặp lại những hành ñộng ngoan cố, Trung Quốc có lẽ sẽ phải lựa chọn. Suy xét một cách chiến lược và dài hơi, miền Nam hay miền Bắc Triều Tiên có ñược nền kinh tế và ý thức chính trị ñể làm cho Trung Quốc coi ñó là một ñồng minh hoặc ít nhất là một người bạn tốt? Nếu như câu hỏi này ñược ñặt ra, câu trả lời là ñiều rõ ràng. Vì thế Kim Jong-un tốt hơn hết là không nên ñẩy Trung Quốc ñi quá xa.

Page 116: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

116

Nếu như Bắc Kinh quyết ñịnh rằng họ ñã chịu ñựng ñủ và cắt bỏ sợi dây quan hệ, ñiều ñó là là sự kết thúc của Bắc Triều Tiên. Nhưng nếu như Kim Jong-un nhìn thấy ánh sáng và lựa chọn hòa bình và cải cách, có thể vẫn có một khoảng thời gian ñể hai miền Triều Tiên cũng tiến bước. Tương lai của khu vực ðông Bắc Á cũng như tương lai của ñất nước Bắc Triều Tiên và bản thân Kim Jong-un, tất cả ñều phụ thuộc vào những quyết ñịnh của nhà lãnh ñạo này. Chuyến viếng thăm mộ của Mao Ngạn Anh cho thấy rằng Kim Jong-un ñã hiểu rõ tình thế./.

400 triệu người TQ không biết ti ếng Trung Cập nhật: 15:06 GMT - thứ sáu, 6 tháng 9, 2013

Tiếng Trung là một trong những ngôn ngữ ñược nói nhiều nhất trên thế giới

Bộ Giáo dục Trung Quốc nói chừng 400 triệu người, chiếm khoảng 30% dân số nước này, không nói ñược thứ ngôn ngữ chính thức của ñất nước này.

Trong số 70% dân nói ñược tiếng Trung, nhiều người chỉ nói ñược ở mức ñộ xoàng, nữ phát ngôn nhân của Bộ nói với hãng tin Tân Hoa Xã hôm thứ Năm.

Lời thừa nhận từ các quan chức ñược ñưa ra vào lúc chính phủ ñang có thêm một nỗ lực nữa trong việc thống nhất hóa ngôn ngữ tại Trung Quốc.

Trung Quốc là quốc gia có hàng ngàn loại thổ ngữ khác nhau và rất nhiều loại ngôn ngữ dân tộc.

Tiếng Quảng ðông và tiếng Phúc Kiến ñược dùng nhiều ở cấp vùng miền.

Tiếng Trung, hay còn ñược gọi bằng tên chính thức tại Trung Quốc là tiếng Phổ thông, là một trong những loại ngôn ngữ ñược nói rộng rãi nhất trên thế giới.

Nữ phát ngôn nhân của Bộ Giáo dục nói việc thúc ñẩy ngôn ngữ sẽ tập trung vào các vùng nông thôn và các khu vực có người dân tộc thiểu số.

Từ nhiều thập niên qua, ðảng Cộng sản cầm quyền ñã khuếch trương tiếng Trung nhằm nỗ lực thống nhất ngôn ngữ tại quốc gia ñông dân nhất thế giới này.

Nhưng các nỗ lực của chính phủ ñã gặp trở ngại bởi sự rộng lớn của ñất nước và sự thiếu ñầu tư vào giáo dục, nhất là ở các vùng nông thôn, phóng viên BBC Martin Patience từ Bắc Kinh nói.

Page 117: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

117

Chính sách của chính phủ từ lâu nay ñã bị coi là rắc rối, ñặc biệt là trong các nhóm sắc tộc thiểu số, phóng viên BBC nói thêm.

Hồi 2010, ñã có các cuộc biểu tình tại Tây Tạng quanh việc buộc dùng tiếng Phổ thông ở các trường học. Khi ñó, người biểu tình nói rằng việc áp dụng quy ñịnh ñó khiến cho văn hóa và ngôn ngữ dân tộc của họ bị nhạt nhòa ñi.

LI ỆU CHÍNH SÁCH TR Ở LẠI CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA NGA SẼ TRỞ THÀNH HI ỆN THỰC?

TTXVN (Niu Yoóc 22/8)

Theo “T ạp chí Các vấn ñề ðối ngoại” của Mỹ ngày 4/8, phát biểu tại Diễn ñàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg tháng 6/2013, Tổng thống Putin cho biết Nga sẽ thực hiện chính sách trở lại phía ðông. Hiện nay, Chính phủ Nga ñang chú trọng thúc ñẩy các kế hoạch quân sự cũng như kinh tế tham vọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương lớn hơn khu vực châu Âu truyền thống.

Gần ñây Lực lượng Vũ trang Nga ñã tiến hành một cuộc diễn tập quân sự lớn nhất từ trước ñến nay kể từ khi Liên Xô sụp ñổ ở Quân khu ðông. Cuộc diễn tập bao gồm các kế hoạch tái triển khai 160.000 binh sĩ và sĩ quan, 130 máy bay chiến ñấu và trực thăng các loại, 70 tàu chiến trực thuộc Hạm ñội Thái Bình Dương,.. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoygu cho biết cuộc diễn tập liên quan ñến các hoạt ñộng tẩy trừ chất bức xạ và chiến tranh hóa học, hải quân thực hành bắn tên lửa và pháo binh và cứu Hộ trên biển. Cuộc diễn tập, dưới sự theo dõi trực tiếp của Tổng thống Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Shoygu, cho thấy tầm quan trọng và rõ ràng ñây là tín hiệu gửi ñến các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mặc dù Nga cho biết cuộc diễn tập chỉ là một phần kế hoạch huấn luyện quân sự thường xuyên, nhưng quy mô diễn tập chứng tỏ Nga muốn thể hiện sức mạnh của quân ñội hiện ñại với các nước bạn bè và kẻ thù của Nga. Trong thế kỷ 19, Sa hoàng Alexander III có một tuyên bố nổi tiếng: “Nga chỉ có 2 ñồng minh: lục quân và hải quân”. Cũng như thời ñại của Alexander III, hiện nay Nga không có nhiều ñồng minh ngoài một số nước không quan trọng như Bêlarút, Êcuaño, Xyri và Vênêxuêla. Nhưng quân số và các quân binh chủng của quân ñội Nga khá hùng mạnh gồm: Lực lượng Tên lửa Chiến lược, Lực lượng Phòng thủ Không gian vũ trụ và gần ñây nhất các ñơn vị chiến tranh mạng ñã ñược thành lập. Cuộc diễn tập quân sự là dấu hiệu của cách tiếp cận chiến lược “Pháo ñài Nga” của Tống thống Putin. Theo nhận ñịnh của ông Konstantin Sivkov, cựu sĩ quan của Bộ Tổng Tham mưu Các Lực lượng Vũ trang Nga, cuộc diễn tập mô phỏng phản ứng của Nga trước một cuộc tấn công tiềm tàng của Mỹ hay Nhật Bản. Khu vực diễn tập cũng bao gồm các hòn ñảo. Sakhalin và Kurile – một chuỗi ñảo mà Nhật Bản gọi là vùng lãnh thổ phương Bắc và nơi diễn ra tranh chấp lâu nay giữa Mátxcơva và Tôkyô. Nhưng bên cạnh ñó cuộc diễn tập cũng nhằm ngăn chặn Trung Quốc mặc dù hai nước hiện ñang có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ và hợp tác quân sự sâu sắc, nhưng Nga rất lo ngại triển vọng chiến lược ở khu vực Viễn ðông. Mặc dù Bắc Kinh và Mátxcơva tiến hành cuộc tập trận chung gần ñây trên vùng biển Nhật Bản và Nga ñang có ý ñịnh bán các máy bay SU-35 và tàu ngầm lớp Lada hiện ñại cho Trung Quốc, nhưng sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc ñang là mối lo ngại cho nước láng giềng phương Bắc. Thực tế, một quân ñội Nga yếu kém sẽ thúc ñẩy Trung Quốc lấn chiếm các khu vực lãnh thổ mới cho dân số ñang tiếp tục tăng của Trung Quốc. Năm 2004, Nga và Trung Quốc ký một hiệp ước biên giới mới, theo ñó cho phép Trung Quốc kiểm

Page 118: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

118

soát ñảo Tarabarov và một nửa hòn ñảo Bolshoy Ussuriyskiy. Nhưng sau ñó Mátxcơva tuyên bố các nhượng bộ phải chấm dứt. Nhà phân tích quân sự ñộc lập Aleksandr Khramchikhin tại Mátxcơva cho biết các cuộc diễn tập là một “tín hiệu nghiêm túc” ñược gửi ñến Bắc Kinh ñể răn ñe Trung Quốc không ñược âm mưu sử dụng bất cứ hành ñộng quân sự nào chống Nga trong tương lai. Các cuộc diễn tập quân sự của Nga không những liên quan ñến kho vũ khí hạt nhân mà cả lực lượng thông thường. 160.000 binh sỹ tham gia diễn tập ñã thể hiện khả năng triển khai một lực lượng lớn của Nga dọc biên giới Trung Quốc trong vài ngày. ðây cũng có thế là cuộc diễn tập của Nga nhằm chuẩn bị cho một hành ñộng can thiệp quy mô lớn ở Trung Á sau khi NATO rút quân khỏi khu vực năm 2014.

Tại Diễn ñàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg tháng 6/2013, Tổng thống Putin khẳng ñịnh Nga sẽ chi các khoản ñầu tư lớn ñể phát triển cơ sở hạ tầng, kể cả nâng cấp tuyến ñường sắt xuyên Siberia nhằm kết nối Nga với khu vực Thái Bình Dương. Ông cũng ñánh giá cao việc công ty dầu lửa “Rosneft” trực thuộc nhà nước Nga ký một hợp ñồng xuất khẩu dầu lửa quan trọng với Trung Quốc. Bài phát biểu ñó của Tổng thống Putin diễn ra chưa ñầy một năm sau khi ông chủ trì hội nghị thường niên của các nhà lãnh ñạo Diễn ñàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại thành phố Vladivostok – nơi bị Chính phủ Nga bỏ rơi về chiến lược và kinh tế sau nhiều năm thuộc Viễn ðông Nga. Việc thay ñổi sự chú trọng quân sự và kinh tế của Nga có vẻ giống chính sách trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Chính quyền Tổng thống Barack Obama và thực tế Nga bắt ñầu tái khẳng ñịnh sự hiện diện quân sự của họ ở châu Á-Thái Bình Dương như MỸ và các cường quốc khu vực khác. Nhưng ñiều khác biệt là Mátxcơva khẳng ñịnh mục tiêu chủ yếu của Nga là hợp tác chứ không cạnh tranh với Bắc Kinh. Mátxcơva bác bỏ những tin ñồn ñoán cho rằng Nga ñang tìm cách bao vây ngăn chặn Trung Quốc bằng chính sách khu vực của họ. Thực tế, trong một cuộc họp báo có ñông ñủ các phóng viên và các nhà phân tích quốc tế tại thành phố nghỉ mát Sochi ở biển ðen của Nga tháng 9/2010, Tổng thống Putin chỉ trích “các chuyên gia nước ngoài luôn lấy Trung Quốc ñể ñe dọa chúng tôi”, ông Putin khẳng ñịnh: “Chúng tôi không sợ. Trung Quốc không làm chúng tôi lo sợ… Trung Quốc và Nga sẽ hợp tác trên nhiều lĩnh vực”, ông Putin hài lòng với thực trạng của các mối quan hệ và Bắc Kinh dường như cũng có ñường lối tương tự của Nga. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ñã thực hiện chuyến thăm chính thức ñầu tiên ñến Nga trên cương vị chủ tịch vào tháng 3/2013. Tiếp ñó, tháng 7/2013 Bắc Kinh và Mátxcơva tăng cường hợp tác bằng các cuộc diễn tập hải quân chung trên biển Nhật Bản. ðộng cơ hướng ðông của Nga tương ñối minh bạch. Cũng như Mỹ và nhiều nước khác, Nga nhận thấy sự thay ñổi sức mạnh toàn cầu về phía ðông ñang diễn ra và sự phát triển của Trung Quốc không có lợi cho Mỹ và phương Tây. Nhưng không giống Mỹ và các nước châu Âu khác, chính sách trở lại châu Á của Nga chủ yếu do lo ngại sự yếu kém ở vùng phía ðông có dân cư thưa thớt khi Nga muốn gia tăng ảnh hưởng trong khu vực. Ngoài ra, Mátxcơva cũng ñang tìm biện pháp nhằm bảo vệ vùng ñất rộng lớn của họ, tăng cường hiện diện ở Thái Bình Dương, thu hẹp khoảng cách lớn giữa chính sách của Nga với châu Á và châu Âu và tìm ra con ñường ñể hợp tác với Trung Quốc cũng như các nước khác trong khu vực.

Nhưng thật ñáng tiếc cho Tổng thống Putin, Nga có khả năng rất hạn chế ñể biến giấc mơ trở lại châu Á thành hiện thực. Chủ trì hội nghị thượng ñỉnh APEC chỉ quan trọng hơn sự kiện Olympic ñôi chút chứ không thể làm thay ñổi mô hình. Bất chấp hàng loạt hoạt ñộng gần ñây, châu Á vẫn chỉ là khu vực thứ yếu trong chính sách ñối ngoại và an ninh của Nga. Bằng tất cả nỗ lực nhằm biến Nga thành một trung tâm hợp tác và thương mại của khu vực châu Á, nhưng trọng tâm chiến lược của Mátxcơva vẫn bị kẹt ở phương Tây vì nhiều nguyên nhân như: dân số của Nga chủ yếu ở phía Tây, các mối quan hệ kinh tế phần lớn với phương Tây và học thuyết quân sự chính thức của Nga vẫn gắn liền với mối ñe dọa Mỹ và NATO. Những thực tế ñó sẽ tiếp tục ñúng với Nga trong tương lai gần. Các mô hình cũ khó có thể bị phá vỡ và những nỗ lực mới của Nga tỏ ra không thể kéo dài. Ví dụ như vấn ñề năng lượng: hơn hai thập kỷ qua,

Page 119: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

119

Nga phát triển mạnh các nguồn tài nguyên dầu khí ở khu vực ñảo Sakhalin ñể ñáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của các nước láng giềng ðông Bắc Á. Nga ñã xây dựng xong một ñường ống xuất khẩu dầu lửa lớn xuyên qua Siberia ñến bờ biển Thái Bình Dương và có thể ñến Trung Quốc. Gần ñây nhất, Nga ñồng ý xuất khẩu 365 triệu tấn dầu cho Trung Quốc trong 25 năm tới. Nhưng 20 triệu tấn dầu xuất khẩu trong năm 2011 của Nga chỉ chiếm khoảng 6% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc, kém xa Arập Xêút và Ănggôla. Mặc dù thỏa thuận mới nhất vừa ra ñời, nhưng Nga khó có thể tăng mạnh thị phần trong toàn bộ khối lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc. Thậm chí xuất khẩu khí ñốt của Nga sang thị trường Trung Quốc còn khó khăn hơn nhiều. Từ năm 2004-6/2013, hai nước ñã ký 6 thỏa thuận thương mại khí ñốt, nhưng ñến nay chưa ñạt ñược một thỏa thuận giao hàng thực sự. Nhìn chung, sức mạnh kinh tế của Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cực kỳ khiêm tốn. Khối lượng thương mại của Nga chỉ chiếm 1% tổng thương mại khu vực và chiếm hơn 2% thương mại nước ngoài của Trung Quốc. Tổng thống Putin có thể áp dụng nhiều biện pháp ñể tăng các con số ñó nhưng ñặc ñiểm thực dân chủ nghĩa kiểu mới ngày càng tăng của mối quan hệ thương mại giữa Mátxcơva với Bắc Kinh ñang là một vấn ñề nhức nhối. Hầu hết thương mại của Nga với Trung Quốc là xuất khẩu các nguồn tài nguyên thiên nhiên ñể ñổi lấy các loại hàng hóa nhập khẩu tiêu dùng và công nghiệp của Trung Quốc. Bắc -Kinh tỏ ra ít quan tâm ñến các sản phẩm công nghiệp của Nga, trừ các loại vũ khí và thậm chí nhu cầu vũ khí Nga của Trung Quốc cũng giảm trong những năm gần ñây (Hai nước không ký hợp ñồng vũ khí lớn nào từ năm 2006 ñến nay, mặc dù lĩnh vực này có thể thay ñối nếu Trung Quốc ñặt mua 24 máy bay SU-35 và 4 tàu ngầm lớp Lada). Trung Quốc cũng thất vọng vì Nga thường không cho phép các công ty Trung Quốc mua cổ phần lớn trong các dự án năng lượng của Nga. Thực tế, Kremlin dường như thường coi Bắc Kinh là nhà ñầu tư trong các lựa chọn cuối cùng và “ñối tác Trung Quốc” chỉ ñược “ưu tiên” khi tất cả các khả năng khác không còn.

Thực tế Nga không hề có ảnh hưởng rõ rệt trong việc ra các quyết ñịnh an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các quyết ñịnh như vậy chủ yếu vẫn chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ. Bất chấp chuyến thăm Nga của Thủ tướng Shinzo Abe vào tháng 4/2013, chuyến thăm ñầu tiên của một thủ tướng Nhật Bản trong một thập kỷ, nhưng các mối quan hệ của Nga với Nhật Bản vẫn tiếp tục căng thẳng. Trong cuộc diễn tập quân sự quy mô gần ñây của Nga ở khu vực Viễn ðông, Nhật Bản và Mỹ vẫn ñược coi là những kẻ thù xâm lược giả ñịnh trong các tình huống diễn tập. Mátxcơva và Tôkyô vẫn chưa ký một hiệp ước hòa bình chính thức sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai và chưa giải quyết các tranh chấp lãnh thổ về khu vực phía Nam quần ñảo Kurile. ðối với bán ñảo Triều Tiên, Nga là nước có ảnh hưởng ít nhất trong cái gọi là các cuộc ñàm phán 6 bên về Bắc Triều Tiên. Thực tế, trước ñây các nhà ngoại giao khu vực mô tả sự ñóng góp của Nga là “tiêu cực nhiều hơn tích cực”. Nga gần như hoàn toàn ñóng vai trò thứ yếu trong các nỗ lực giải quyết tình trạng bế tắc giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Mátxcơva chưa bao giờ tận dụng ñược sự yêu mến của nhà lãnh ñạo Triều Tiên Kim Jong Il trong các chuyến thăm Nga dài ngày ñể gây ảnh hưởng ñến chính sách của Bình Nhưỡng, còn ông Kim Jong Un dường như không kế thừa chút nào sự yêu mến Nga của bố ông. Tóm lại, chính sách trở lại châu Á của Nga không phải là chính sách quan trọng như ñã tuyên bố. Mátxcơva rất chậm ña dạng hóa các mối quan hệ ở châu Á. Các nhà lãnh ñạo châu Á – kể cả Trung Quốc – không coi Nga là ñối tác tin cậy trong khu vực. Họ cho rằng Nga vẫn là nước châu Âu, hoặc chỉ một phần ở Trung Á và Mátxcơva ít ñóng góp cho sự phát triển ở phương ðông ngoài các nguồn tài nguyên thiên nhiên và vũ khí. ðể giải quyết vấn ñề, Tổng thống Putin áp dụng cách tiếp cận ñặc biệt trong chính sách ñối ngoại, theo ñó ông và các nhà lãnh ñạo Nga ñang tăng cường quan hệ cá nhân với các nhà lãnh ñạo của các nước khác. Kiểu hoạt ñộng ñó khó có thể thâm nhập châu Á, bởi vì ông Putin và các cộng sự của ông có rất ít quan hệ thân thiện và ít hiểu biết cũng như kinh nghiệm hoạt ñộng ở châu Á. Không như Mỹ, Nga không có sự hiện diện, khả năng, hoặc thậm chí mức ñộ quan tâm ñể biến chính sách trở lại châu Á-Thái Bình Dương thành thực tiễn

Page 120: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

120

chiến lược và kinh tế. Trong những năm gần ñây, mối quan hệ song phương của Nga với Trung Quốc ñã gặt hái ñược nhiều lợi ích quan trọng. Nhưng những căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh và các cuộc xung ñột vũ trang dọc biên giới Trung-Xô trong quá khứ và triển vọng của một Trung Quốc quá mạnh vẫn còn mang tính chất dự ñoán. Hơn nữa, một Trung Quốc nói chung thân thiện với Nga ñã ñóng góp cho an ninh của Viễn ðông cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Nga. Trung Quốc thường ủng hộ Nga trong Hội ñồng Bảo an Liên hợp quốc. Và sự liên kết của hai nước cho phép Mátxcơva ñược hưởng ñôi chút vinh quang của Bắc Kinh. Mối quan hệ của hai nước cũng tăng cường tính hợp pháp quốc tế của chế ñộ Putin, khi Mátxcơva thúc ñẩy ý tưởng như một nước cân bằng ñịa chính trị hoặc chiếc cầu nối nền văn minh giữa ðông và Tây. Như nhà bình luận hàng ñầu của Nga Vyacheslav Nikonov phát biểu khi Mátxcơva lần ñầu tiên ñưa ra ý tưởng về chính sách trở lại châu Á-Thái Bình Dương tháng 9/2010: Nhờ ñịa lý Âu-Á ñộc ñáo và sự kết hợp của các nền văn hóa của Nga và sự gia tăng dân số cũng như kinh tế không tránh khỏi của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chính sách phát triển về phía ðông mang tính lịch sử sẽ giúp Nga trở thành một cường quốc châu Âu-Thái Bình Dương và triển vọng ñó sẽ làm cho Tổng thống Putin hài lòng. Mục tiêu hiện nay của ông Putin là bảo vệ các tuyên bố ban ñầu của Nga trong một trật tự thế giới mới – nơi sân chơi của các cường quốc ñược coi là châu Á chứ không phải châu Âu. Nhưng về lâu dài, khoảng cách kinh tế và chính trị giữa một nước Trung Quốc năng ñộng và một nước Nga không hiện ñại hóa sẽ rộng tới mức Mátxcơva khó có thể thu hẹp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Những vấn ñề mới như phát triển các nguồn tài nguyên Bắc Cực và các tuyến ñường vận chuyển có thể tăng thêm căng thẳng cho các mối quan hệ song phương giữa Nga và Trung Quốc. Cuối cùng, Nga không thích một nước Trung Quốc bá quyền giống như không thích một nước Mỹ theo chủ thuyết thế giới ñơn cực hoặc bất cứ sự liên kết nào khác có thể cô lập Nga – kể cả “mô hình quan hệ cường quốc kiểu mới” mà ông Tập Cận Bình nhắc ñến khi tới thăm Tổng thống Obama tháng 6/2013. Nhìn về triển vọng chính sách trở lại châu Á hiện nay của Nga, nếu trở thành hiện thực, nó sẽ giúp Mátxcơva không cảm thấy thất vọng một lần nữa và không bị kẹt giữa phương ðông, nơi Nga không thuộc về, và phương Tây, trong ñó Mátxcơva không dễ dàng hội nhập.

***

TTXYN (Niu ðêli 24/8)

Mạng tin của Viện nghiên cứu Nhà quan sát (ORF) Ấn ðộ, số ra ngày 3/8, ñã ñăng bài bình luận của nhà phân tích chính trị Sadhavi Chauhan về quan hệ họp tác giữa Nga và Việt Nam tại khu vực châu Á-Thái Bình Dưong, có nội dung như sau:

Trong bối cảnh sự chuyển hướng ñược tranh luận nhiều của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương (CA-TBD), cũng có nhiều cuộc tranh luận về “sự chuyển hướng” của Nga ở CA-TBD, ñặc biệt là những diễn biến rõ nét xuất hiện vào tháng 7/2013 khi những ñộng thái mới nhằm tăng cường sự can dự của Nga ở khu vực châu Á. Các cuộc tập trận bất ngờ ở phía ðông ngoài khơi của Nga ngay sau cuộc tập trận chung ngoài biển ñịnh kỳ giữa hải quân hai nước Nga-Trung. Hai sự kiện xảy ra cùng thời ñiểm thật khó hiểu. Việc tập trận chung với Trung Quốc ñược cho là “một tín hiệu” của Mátxcơva nhằm tăng cường quan hệ với Bắc Kinh còn cuộc tập trận ñầy bất ngờ sau này ñược cho là một “biếu hiện lạ”. Những chính sách bê ngoài có vẻ không rõ ràng của Nga về khu vực CA-TBD cho thấy vai trò quan trọng ñối với những lợi ích hàng hải của Nga ở khu vực này. Trong bối cảnh hiện nay, giới quan sát cho rằng những xu hướng gần ñây về sự hợp tác hàng hải giữa Nga và Việt Nam, một trong những ñồng minh lâu ñời nhất của Nga ở khu vực CA-TBD và việc Việt Nam ñón tiếp một trong những con tàu lớn của Nga ở nước ngoài, cho thấy “sự ñịnh hướng” về phía Nam của Nga ñang tăng lên. Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga,

Page 121: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

121

tướng Sergei Shoigu, ñến Hà Nội (tháng 4/2013) ñã chứng tỏ tầm quan trọng của mối quan hệ về hợp tác hải quân giữa Nga và Việt Nam, cả Nga và Việt Nam ñều chính thức ñồng ý ñể Nga giúp ñỡ Việt Nam phục hồi cảng Cam Ranh ở miền Trung Việt Nam. Mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh ñã cố gắng “giảm nhẹ” sự liên quan của Nga bằng tuyên bố:. “ðó là một vấn ñề bình thường, các nước khác cũng muốn hợp tác với hải quân Việt Nam”, nhưng tầm quan trọng mang tính chiến lược và quân sự của cảng Cam Ranh vẫn không thể bị bỏ qua. Nằm gần ñường biển trọng yếu của khu vực Biển ðông và gần khu vực giàu dầu mỏ của quần ñảo Trường Sa và Hoàng Sa, vịnh Cam Ranh có tầm quan trọng chiến lược lớn. Về mặt lịch sử, vị trí chiến lược của cảng Cam Ranh ñược ñánh giá bằng thực tế nhiều nước kể cả Nhật Bản, Pháp, Mỹ và các nước thuộc Liên Xô trước ñây từng có căn cứ quân sự ñóng tại ñây. Lợi ích ñược khôi phục của Nga ở cảng quan trọng và mang tính chiến lược này là một yếu tố quan trọng trong việc cân nhắc và tính toán nhằm khôi phục quan hệ hải quân Nga-Việt. ðể chứng minh tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam ñối với Mátxcơva, Phó ñô ñốc hải quân Nga, tướng Viktor Kravchenko, từng cho rằng: “Nếu Nga vẫn coi mình là một cường quốc hải quân, thì việc phục hồi các cảng như cảng Cam Ranh là một ñiều chắc chắn”. Cùng với một thoả thuận về việc sử dụng nhân sự Nga và các tàu hỗ trợ cho việc nâng cấp các trang bị hải quân, lãnh ñạo hai nước cũng quyết ñịnh thành lập một cơ sở sửa chữa thương mại tại cảng Cam Ranh. Theo tuyên bố chính thức, công ty Tân Cảng, thuộc Hải quân Việt Nam, sẽ xây dựng một cơ sở sửa chữa thương mại. Sự hợp tác của Nga ñối với dự án này sẽ do Tập ñoàn Vietsopetro, một tập ñoàn liên doanh giữa Zarubezhneft, Nga và PetroVietnam góp vốn. Mặc dù cơ sở này chủ yếu là phục vụ lực lượng hải quân Việt Nam song Việt Nam hy vọng rằng các dịch vụ cung cấp cho các tàu hải quân nước ngoài có thể sẽ giúp bù ñắp chi phí cho các hoạt ñộng của cơ sở này.

Bên cạnh ñó, việc ký kết một thỏa thuận về việc Nga cung cấp cho Việt Nam 6 tàu ngầm lớp Kilo vào năm 2012 ñã cho thấy “một bước ngoặt” trong sự hợp tác hải quân giữa Nga và Việt Nam. Với giá trị lên ñến 3,2 tỷ USD, ñây ñược coi là hợp ñồng lớn nhất trong lịch sử xuất khẩu quốc phòng của Nga. ðộng thái này ñược cho là quan trọng vì thỏa thuận trên ñược ký trong bối cảnh của sự tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển ðông, một trong những tuyến ñường biển huyết mạch ở khu vực CA-TBD. Thoả thuận quốc phòng này ñã có ảnh hưởng ñến những tranh chấp tại Biển ðông. Khả năng kiểm soát tài nguyên dưới ñáy biển của Việt Nam ñược tăng lên ñáng kể và tạo sự cân bằng trước hải quân Trung Quốc ñang phát triển mạnh ở khu vực Biển ðông, cần lưu ý rằng Trung Quốc ñã có tàu Kilo từ những năm 1990 và do ñó, việc sở hữu tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam sẽ không tạo ra ñược “thách thức” lớn ñối với Trung Quốc. Tuy nhiên, một sự thật không thể bác bỏ là những quan ngại hiện nay ñối với các nhà hoạch ñịnh hải quân Trung Quốc, những người mà trước ñây không tính ñến khả năng kiểm soát ñáy biển của hải quân Việt Nam.

Có thể hiểu rằng Việt Nam ñang muốn thúc ñẩy và tăng cường hợp tác quân sự với Nga và ñây là một lĩnh vực ñược ưu tiên cao ñộ. Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh từng nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục mua vũ khí, phần lớn là từ Nga. Về chính trị, Nga là một ñối tác ñáng tin cậy. Về công nghệ, vũ khí của Nga hiện ñại và chúng tôi từng sử dụng. Nga vẫn là một trong những nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Hơn nữa, vũ khí của Nga cũng rẻ hơn của các nước phương Tây”. Bắc Kinh cảm thấy “khó chịu” ñối với sự hợp tác tự nhiên giữa Mátxcơva và Hà Nội. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói: “Trung Quốc hy vọng các bên ngoài khu vực Biển ðông tôn trọng và ủng hộ những nỗ lực ñàm phán giữa các nước liên quan trực tiếp và rằng các bên nên tránh những hành ñộng can thiệp ñối với những nỗ lực trên”.

Trong chừng mực nào ñó, Nga tỏ ra rất thận trọng, không chống lại Trung Quốc, nước ñang nổi lên như một ñối tác thương mại lớn thứ hai của Mátxcơva ở khu vực CA-TBD. Năm 2011, tổng kinh ngạch

Page 122: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

122

thương mại Nga-Trung ñạt 83,5 tỷ USD. Hơn nữa, với nhu cầu năng lượng ñang gia tăng mạnh mẽ, Trung Quốc nổi lên như là một thị trường lớn ñối với l ĩnh vực xuất khẩu năng lượng của Nga. Tập ñoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc ñã ký một thoả thuận quan trọng nhập khẩu, ít nhất 743.000 thùng dầu thô/ngày, từ Tập ñoàn dầu khí Rosneft của Nga từ nay ñến năm 2018. Rõ ràng Trung Quốc ñã trở thành ñối tác rất quan trọng ñối với sự hội nhập kinh tế của Nga ở khu vực này. ðồng thời Vi ệt Nam cũng ñang nổi lên như là một ñối tác kinh tế quan trọng của Nga ở khu vực CA-TBD. Năm 2012, Nga ñứng thứ 18 trong số 101 nước và vùng lãnh thổ ñang ñầu tư vào Việt Nam, với số vốn ñăng ký trên 2 tỷ USD vào 93 dự án. ðể thúc ñẩy mạnh mối quan hệ kinh tế thương mại song phương, việc ñàm phán về Hiệp ñịnh thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với Liên minh hải quân Nga, Bêlarút và Cadắcxtan ñã ñược khởi xướng từ tháng 3/2013. Các quan chức Nga giải thích lý do của sự hợp tác hải quân Nga-Việt dựa trên cơ sở của việc Nga ủng hộ Luật quốc tế về tự do hàng hải, ñược quy ñịnh tại ñiều 87, khoản 1 của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển. Trong chuyến thăm Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Tướng Sergei Shoigu ñã “giải thích” quan ñiểm của Nga rằng: “Cũng giống như các cường quốc hải quân khác, Nga ủng hộ tự do hàng hải. Nga sẽ chống lại bất kỳ mối thách thức nào ñối với tự do hàng hải cùng như cách mà Mỹ, Nhật Bản và Ấn ðộ ñã làm nhằm thực hiện quyền của Nga ñược quy ñịnh trong luật pháp quốc tế”.

Mặc dù những giải thích và tuyên bố chính thức về quan ñiểm của Nga là ñứng ngoài các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển ðông hiện nay, nhưng mối quan hệ tự nhiên của Nga, cụ thể là sự hợp tác hải quân với Vi ệt Nam, ñã cho thấy một chiều hướng khác. Rõ ràng, Nga ñang hướng ñến khu vực CA-TBD nhằm quyết tâm hội nhập kinh tế với các cường quốc kinh tế thế giới cũng như việc tìm ñối tác mới trong khu vực ñang nối lên tranh cãi về ñịa lý này./.

TƯƠNG LAI MÀU XÁM TRONG QUAN H Ệ NGA-M Ỹ

TTXVN (Ốttaoa 23/8)

Theo Hội ñồng quốc tế Canada ngày 30/7, quan hệ Mỹ-Nga trong những tháng gần ñây ñã trở nên căng thẳng và không có dấu hiệu cho thấy sóng gió trong quan hệ hai nước sẽ sớm tiêu tan. Tuy nhiên, ñã ñến lúc nói ñến một cuộc chiến tranh lạnh hay chưa? Mức ñộ căng thẳng ñến ñâu so với trong quá khứ và khả năng xấu hơn như thế nào? Chuyên gia phân tích Matthew Rojansky, Phó giám ñốc Chương trình Nga và Á-Âu thuộc Quỹ hòa bình quốc tế Carnegie của Mỹ, sẽ trả lời những câu hỏi này.

Hỏi: Ông ñánh giá quan hệ Mỹ-Nga hiện nay như thế nào?

Trả lời: Mối quan hệ như hiện nay tuy không tốt ñẹp nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy quan hệ Mỹ-Nga sẽ tồi tệ ñến mức như từng xảy ra trong quá khứ. Về cơ bản, sự trái ngược hoàn toàn về cách giải quyết vấn ñề giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Obama cùng ñội ngũ quan chức của họ cho thấy Nga và Mỹ không phải là hai nước sinh ra ñể hòa hợp. Tuy nhiên, ñiều quan trọng là Nga không phải là kẻ thù của Mỹ. Chỉ vài năm trước ñây, bắt ñầu năm 2009, Nga và Mỹ ñã tái khởi ñộng quan hệ hợp tác trong tất cả các lĩnh vực, từ an ninh – như sự hỗ trợ hậu cần của Nga cho lực lượng NATO ở Ápganixtan nhất là ở thời ñiểm khi quan hệ giữa Mỹ với Pakixtan không tốt – cho tới các vấn ñề liên quan ñến Iran, các hoạt ñộng chống khủng bố, ma túy, buôn bán người và cướp biển. Quan trọng nhất phải kể ñến hiệp ước giải

Page 123: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

123

trừ hạt nhân mới, bước tiến lớn về mặt an ninh trong quan hệ Mỹ-Nga. Về mặt kinh tế, Mỹ ñã ủng hộ Nga gia nhập NATO và ñây cũng là một bước tiến lớn khác trong quan hệ hai nước.

Hỏi: Vậy nên cả hai nước nên bằng lòng với hiện trạng quan hệ?

Trả lời: Thực ra quan hệ Mỹ-Nga hiện nay chưa ñược phát huy hết tiềm năng. Thương mại Mỹ-Nga ñạt trị giá 40 tỷ USD/năm, ít hơn một nửa của 1% tổng giá trị thương mại Mỹ và chiếm chưa ñến 2% tổng giá trị thương mại Nga. Vì vậy, quan hệ thương mại không phải là yếu tố gây ảnh hưởng lớn ñến phát triển kinh tế của mỗi nước. Tuy nhiên ñây là lĩnh vực rất có tiềm năng vì Mỹ và Nga ñều là những nền kinh tế lớn trên thế giới, về phía Nga, kinh tế nước này ñược xếp hạng lớn thứ mười trên thế giới và tầng lớp trung lưu giàu có ngày một tăng, có xu hướng tiêu thụ hàng hóa Mỹ ngày càng nhiều như ô tô Ford, các thiết bị công nghiệp nặng và sản phẩm tiêu dùng nói chung. Nga chắc chắn mua ñược quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, từ các chương trình truyền hình ñến phần mềm máy tính. Vì vậy, Nga là một thị trường rất lớn và ñầy tiềm năng. Nhiều công ty Mỹ ñang làm ăn tốt với Nga và mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Nga thực sự có thể ñược tăng cường.

Hỏi: ðiều gì kiềm chế quan hệ kinh tế Mỹ-Nga phát triển?

Trả lời: ðó là những khủng hoảng liên tiếp trong quan hệ chính trị, từ sự việc mới nhất là người tiết lộ thông tin mật Snowden ở trong sân bay Mátxcơva và những kẻ ñánh bom ở Boston tới trước ñó là cuộc chiến tranh Nam Ôxêtia năm 2008.

Hỏi: Tại sao các cuộc khủng hoảng chính trị lại bị nhấn mạnh? Chúng có thực sự làm suy yếu mối quan hệ hay chỉ làm cho sự hợp tác khó khăn hơn?

Trả lời: Không may là cả hai. Những chuyện không hay hiện nay mà Nga ñang làm với Mỹ và ngược lại khiến cho sự hợp tác Mỹ-Nga trở nên khó khăn hơn. Khi Nga cho thấy dấu hiệu tiếp tục thực hiện chính sách sai lầm về các vấn ñề liên quan ñến dân chủ và nhân quyền, người Mỹ ñặc biệt là các chính trị gia thực sự khó chịu. Họ ñã lên tiếng và gắn Putin với nhà ñộc tài hay kẻ bạo hành nhân quyền, thông qua những luật ñịnh trả ñũa như ðạo luật Magnitsky. Tuy nhiên, những tuyên bố và hành ñộng thẳng thừng của Mỹ không nhận ñược phản ứng tích cực từ phía Nga. Thực sự, các cuộc khủng hoảng chính trị không chỉ làm giảm tiến bộ trong quan hệ Mỹ-Nga mà còn phương hại tới nền tảng quan hệ ñược xây dựng từ nhiều hình thức như trao ñổi ñoàn song phương, thỏa thuận thị thực ñể người Mỹ và người Nga có thể ñi lại giữa hai nước, thỏa thuận về nhận con nuôi, giao dịch kinh tế và thương mại… Khi khủng hoảng xảy ra như cuộc chiến Nam Ôxêtia năm 2008, sự ñối ñầu ñã ñóng băng toàn bộ các cam kết và hợp tác song phương, làm suy yếu tất cả các lĩnh vực quan hệ và nền tảng quan hệ Mỹ-Nga.

Hỏi: Chẳng phải việc hủy bỏ các cam kết trong khi muốn Nga thay ñổi hành vi là phản tác dụng hay sao?

Trả lời: Mỹ không thể và không nên bị ñánh giá là bắt tay với những người nói xấu về Nga. Mỹ cần tiếp tục nói chuyện cả với những người phản ñối Nga nếu không muốn phá hỏng nền tảng của mối quan hệ Mỹ-Nga. ðiều ñó có nghĩa là khi có vấn ñề quan trọng cần giải quyết với Nga, Mỹ không bắt ñầu ñàm phán với những gì có ñược từ sự hợp tác thành công trong quá khứ, thay vào ñó tốt nhất là bắt ñầu từ ñiểm bế tắc.

Page 124: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

124

Hỏi: Có phải nếu các cuộc khủng hoảng chính trị xảy ra ít hơn, Mỹ và Nga ñã có mối quan hệ tốt ñẹp hơn nhiều?

Trả lời: Không hẳn như vậy, bởi nếu không có vấn ñề chính trị trong quan hệ hai nước thì một chính phủ mới cũng ñã xuất hiện ở phía Mỹ. Các thành viên của chính phủ mới thường quyết ñịnh rằng tất cả những gì tổng thống trước ñó làm là sai. Kết quả là sự hợp tác lại ñược xem xét từ ñầu vấn ñề này ñã tồn tại hơn 20 năm nay.

Hỏi: Nếu từ chối hợp tác với Nga không phải là một ý tưởng tốt, vì như vậy sẽ làm suy yếu các nguyên tắc cơ bản của mối quan hệ, vậy các nhà chính trị Mỹ làm thế nào ñể khuyến khích sự tiến bộ về nhân quyền và pháp quyền ở Nga?

Trả lời: về cơ bản có hai mô hình truyền thống thể hiện lập trường về các vấn ñề ñạo ñức, tuy nhiên chúng ñều hạn chế hiệu quả và khá khắc nghiệt. Cách thứ nhất là sự liên kết, phiên bản cực ñoan vừa ñược nói ñến. Theo mô hình này, Mỹ nên giữ toàn bộ mối quan hệ với Nga như “con tin” cho tiến bộ về dân chủ và nhân quyền. ðây là ñiều mà nhiều thượng nghị sĩ ñã ủng hộ trong nhiều năm qua. Ví dụ, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho rằng vì vụ ñánh bom ở Boston và vụ Snowden, Mỹ nên tẩy chay Thế vận hội Sochi. ðó là cách tiếp cận xem xét toàn bộ mối quan hệ lại từ ñầu, khiến Mỹ phải khởi ñộng lại quan hệ từ “ñiểm chết”. Cách tiếp cận thứ hai là tỏ ra “bỏ qua ñiều xấu”. Nghĩa là Chính quyền Obama làm việc với Nga về tất cả các những gì Mỹ ñồng ý với Nga và ñể lại những vấn ñề chưa ñạt ñược sự thống nhất. Theo lý thuyết này, tổng thống Mỹ can dự vào xã hội dân sự và chính quyền Nga một cách riêng biệt. Thực tế, về cơ bản, các nhà chức trách Nga ñang chủ ñộng chi phối chương trình. Vì vậy, nếu Mỹ không làm việc với các cơ quan chính quyền Nga và tìm cách thực hiện một số ñòn bẩy về các vấn ñề nhân quyền và dân chủ, sẽ không có gì thay ñổi ở Nga. Sự phản ñối từ xã hội dân sự Nga sẽ không thay ñổi ñược tình hình.

Hỏi: Vậy Mỹ nên lựa chọn cách quan hệ với Nga như thế nào?

Trả lời: Cách tiếp cận ñúng có lẽ cần sự tinh tế hơn so với hai mô hình trên. Khẩu hiệu cho quan hệ Mỹ-Nga sẽ là “nói chuyện với các nhà lãnh ñạo Nga về nhân quyền và dân chủ”. M ỹ không nên bỏ qua hay tiếp cận gián tiếp vấn ñề này. Dân chủ nhân quyền phải là trung tâm của các cuộc bàn thảo nhưng ñược nói với ngôn ngữ mà phía Nga có thể chấp nhận. Thay vì theo cách truyền thống nói về giá trị trừu tượng của dân chủ và ñưa ra lời khuyên tuân thủ thường khiến Nga phản ứng, Mỹ nên nói chuyện trực tiếp về các vấn ñề dân chủ nhân quyền theo cách gây tiếng vang với Nga.

Hỏi: Cách thức ñó cụ thế như thế nào?

Trả lời: Có hơn 10.000 người Mỹ ñang sống và kinh doanh tại Nga. Những người này cần tiếp cận với tòa án ñể bảo vệ bản thân, tài sản và doanh nghiệp của họ. Vì vậy, Mỹ có thể chủ trương nhằm vào tính minh bạch của các quy ñịnh, vào sự hiệu quả của cơ chế tư pháp ñể bảo vệ các quy ñịnh của pháp luật và quyền con người ñối với công dân Mỹ. Bảo vệ quyền của công dân nước ngoài ở nước sở tại vừa là nghĩa vụ pháp lý quốc tế, vừa là ñiều mà người Nga có thể hiểu ñược bởi họ luôn thực hiện ñiều ñó ñối với công dân Nga ở nước ngoài, Do ñó, thay vì lên giọng rằng “vì bản thân anh, vì các công dân của anh, tốt hơn là anh nên làm ñiều X hoặc sẽ bị trừng phạt”, Mỹ nên nói rõ rằng “anh nên theo trách nhiệm pháp lý, nếu anh không thực hiện ñầy ñủ ñiều ñó, lợi ích kinh tế sẽ bị ảnh hưởng”.

Page 125: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

125

Hỏi: Có phải ñiều ñó nhắc nhở Nga rằng người Mỹ sẽ không ñầu tư và làm ăn tại nơi việc không tôn trọng các quy ñịnh của pháp luật không ñược xem xét nghiêm túc?

Trả lời: Chính xác là như vậy. ðó là ngôn ngữ mà người Nga hiểu và là ñiều kiện có ý nghĩa, trái ngược với thái ñộ cứng ñầu như “nếu anh không giao Snowden, tôi sẽ tẩy chay chơi thể thao với anh”.

Hỏi: Trong bối cảnh mối quan hệ ñang căng thẳng hiện nay, ông có nghĩ những quan ngại của Mỹ – ví dụ như phiên tòa xét xử lãnh ñạo ñối lập Nga Navalny – sẽ ñược quan tâm hay không?

Trả lời: Về phần Mỹ, những vụ việc liên quan ñến ý chí chính trị luôn ñược giới lãnh ñạo cấp cao quan tâm. Vì vậy, Tổng thống Obama có thể ñã quyết ñịnh cách thức can dự, nhưng không rõ liệu ông có còn xem Nga là một ưu tiên nữa không. Obama ñã quan tâm ñến Nga với việc giải trừ vũ khí hạt nhân, nhưng nếu chương trình nghị sự này ñi theo hướng khác, khả năng Tổng thống Mỹ tập trung cho Nga thậm chí sẽ ít hơn. Hiện Obama nói rằng ông có thể không ñến St Petersburg dự Hội nghị thượng ñỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) vào tháng 9 tới.

Hỏi: Ngoài những trở ngại cho việc cải thiện mối quan hệ Mỹ – Nga và thúc ñẩy tiến bộ về nhân quyền trong ñó có sự quan tâm hạn chế của Tổng thống Obama và các cuộc khủng hoảng chính trị, có bất kỳ chướng ngại nào khác không?

Trả lời: Một khó khăn ñáng kể khác là kể từ cuối năm 2011, khi ông Putin tuyên bố sẽ trở lại chức vụ tổng thống, tại Nga ñã diễn ra phong trào phản ñối sâu rộng và Chính phủ Nga ñã có cuộc ñàn áp ñối với các tổ chức phi chính phủ (NGO). Phản ứng của Mỹ ñối với những diễn biến này ñang tạo ra tâm lý ngày càng phổ biển, cả trong ñiện Kremlin và các tầng lớp xã hội Nga, rằng ñây là thời ñiểm quan trọng cho sự sống còn của chế ñộ và Mỹ sẽ ñược lợi nếu Chính quyền Putin sụp ñổ. Cho dù Chính phủ Nga nhận thức vấn ñề như thế nào, những vấn ñề khó khăn và nhạy cảm như dân chủ và nhân quyền không hề có sự cải thiện.

Hỏi: Quan hệ Mỹ-Nga sẽ ñi tới ñâu? Có phải ñây là trò chơi chờ ñợi?

Trả lời: Lúc này, mối quan hệ Mỹ-Nga ñang bị mắc kẹt trong cái bẫy của sự ngờ vực lẫn nhau. Cả hai bên ñều tin rằng phần sai thuộc về ñối phương. Mỹ cho rằng chỉ can Putin ra ñi, hoặc tài trợ cho một số nhân vật có thể thay thế ông, có lẽ trong một vài năm tới sẽ có một Chính phủ Nga tốt hơn mà Mỹ có thể thương lượng. Ở phía bên kia, Putin suy nghĩ: “Tôi cứng rắn hơn các anh, tại nhiệm lâu hơn những người các anh ñịnh tài trợ, tôi chỉ cần liên tục gây ra những rắc rối (cho những người Mỹ hậu thuẫn), chẳng bao lâu nữa tôi sẽ không phải ñối phó với họ”. Tuy nhiên, ngay cả trong thời gian Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Nga vẫn làm việc cùng nhau trong một số lĩnh vực và hiện nay quan hệ song phương ñã phát triển mạnh trong nhiều lĩnh vực hơn.

Hỏi: Ông ñịnh nói ñến triển vọng hợp tác Mỹ-Nga tại Bắc Cực?

Trả lời: ðúng vậy. Tuy nhiên, có hai câu hỏi lớn sẽ quyết ñịnh liệu có sự hợp tác ñó hay không. Thứ nhất, người Nga có nhìn nhận tương lai Bắc Cực về cơ bản giống như cách các nước khác thuộc Hội ñồng Bắc Cực nhìn nhận – cho rằng vấn ñề quan trọng nhất của Bắc Cực là kiểm soát môi trường – hay không? Trong một thời gian dài, Nga ñã không phải lo lắng về việc phải chịu trách nhiệm ñối với biến ñổi khí hậu, bởi khoảng thời gian thế giới thực sự quan tâm vấn ñề môi trường cũng là lúc nền kinh tế Nga sụp ñổ. Kết

Page 126: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

126

quả là Nga ñã không phải lo lắng về việc bị eoi là một phần của vấn ñề, bởi có thể chỉ ra lượng khí thải phát ra ít hơn so với các nền kinh tế khác trong những năm 1990. Hiện nay, khi biến ñổi khí hậu tại Bắc Cực có tác ñộng tích cực cho kinh tế, khả năng mở tuyến ñường biển phía Bắc và nhiệt ñộ trung bình trong tháng Giêng tại Siberia tăng lên có lợi cho ngành nông nghiệp ñã thu hút sự chú ý của Nga. Nhưng liệu họ có hợp tác trong việc chuẩn bị cho những tác ñộng to lớn của biến ñổi khí hậu ñối với cơ sở hạ tầng và y tế công cộng cũng như những vẫn ñề khác liên quan ñến Bắc Cực hay không? Thứ hai, Hội ñồng Bắc Cực không bao gồm nền kinh tế sẽ sớm trở thành lớn nhất thế giới. Trung Quốc và một số quốc gia sẽ sử dụng các tuyến ñường biển phía Bắc tiềm năng. Do ñó cách quản lý của Hội ñồng Bắc Cực cần phải ñược ñiều chỉnh ñể tránh thách thức sự hợp tác trong tương lai.

Hỏi: Quan hệ với Trung Quốc dường như trở nên ngày càng quan trọng ñối với Nga. Ông có xem mối quan hệ Nga-Trung gần gũi hơn là mối ñe dọa ñối với Mỹ không?

Trả lời: Quan ñiểm của Nga và Trung Quốc về tập hợp chống lại Mỹ là sự phóng ñại vô cùng. Lý do thứ nhất, thực sự Mỹ ñáng ngại; thứ hai, quan hệ năng ñộng Mỹ-Trung rất khác so với quan hệ năng ñộng Nga-Mỹ. Hiện Mỹ nói chuyện với người Trung Quốc về tất cả các vấn ñề, lĩnh vực. Nếu thái ñộ của Mỹ với Trung Quốc không thay ñổi và bản thân Trung Quốc không thay ñổi thái ñộ thì mọi chuyện có thể khó khăn hơn. Trung Quốc ñã tỏ ra không còn quá lo ngại về việc ñể cho Mỹ tham gia an ninh châu Á và Trung Quốc cũng có lợi ích kinh tế mạnh mẽ trong quan hệ với Mỹ. Tuy nhiên, do Nga là một ñồng minh với vòng tay luôn rộng mở với Trung Quốc nên có lý do ñể Mỹ lo ngại. Hãy xem xét lịch sử chung của hai nước Nga- Trung. Họ ñã ñánh nhau và suýt ñánh nhau vài lần khác. Phòng thủ hạt nhân của ñối với Trung Quốc Nga là quan trọng hơn (và ngược lại) so với mối quan hệ ñối tác hạt nhân với Mỹ. Mặc dù Nga và Trung Quốc có mối quan hệ thương mại ñáng kể, nhưng cả hai ñều không ngừng tìm kiếm mở rộng các thị trường cạnh tranh của nhau. Trung Quốc luôn tìm cách ñể có mối quan hệ với châu Âu mà không phụ thuộc vào Nga. Về phần mình, Nga trong những năm gần ñây ñã tiến hành khai phá thị trường cho ngành xây dựng và thúc ñẩy các mối quan hệ an ninh với các nước châu Á khác, không chỉ ở Hàn Quốc và Nhật Bản mà còn ở các quốc gia ðông Nam Á. Trung Quốc không hề dễ chịu với những việc làm của Nga. ðó ñơn giản là sự mất lòng tin to lớn và luôn là như vậy. Vì vậy, việc lấy nước Mỹ dọa Nga và Trung Quốc sẽ không làm cho hai nước quên ñi những khác biệt và tạo thành một mặt trận thống nhất.

***

TTXVN (Niu Yoóc 22/8)

“Tạp chí các vấn ñề ñối ngoại” ngày 9/8 của Hội ñồng quan hệ ðối ngoại Mỹ cho rằng trừng phạt Nga là thể hiện cơn tức giận hiện nay của chính phủ và quốc hội Mỹ.

Sau khi Mátcơva cho phép cựu nhân viên của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) Mỹ Edward Snowden tị nạn tạm thời, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain ñề nghị Chính phủ mở rộng “Danh sách Magnistky” của các quan chức Nga bị cấm nhập cảnh vào Mỹ, ñẩy nhanh tiến ñộ triển khai phòng thủ tên lửa ở châu Âu và nhanh chóng mở rộng NATO, kể cả Grudia. Nam diễn viên người Anh Stephen Fry và các hoạt ñộng ñồng tính khác ủng hộ việc tẩy chay Thế vận hội Mùa ðông Sochi 2014 của Nga nhằm phản ñối các chính sách gần ñây nhằm vào những người ñồng tính nam và nữ. Các quan rượu ñồng tính tại Mỹ bắt ñầu bán phá giá các cổ phiếu của hãng rượu Stolichnaya vodka. ðiều quan trọng nhất là ngày 7/8 Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố hủy hội nghị thượng ñỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin ñược dự kiến diễn ra trong tháng 9/2013 tại Mátcơva ñể bày tỏ sự bất bình về việc Kremlin cấp tị nạn tạm

Page 127: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

127

thời cho Snowden và nhiều vấn ñề khác. Sự thể hiện thái ñộ tức giận với hành vi của Nga về những vấn ñề trên là ñiều hoàn toàn dễ hiểu. Snowden bị kết án là tội phạm nghiêm trọng và Oasinhtơn có lợi ích chính ñáng trong việc ñưa anh tar a xét xử. Pháp luật gần ñây của Nga cấm “tuyên truyền ủng hộ ñồng tính luyến ái” ñã tạo nên bầu không khí căng thẳng, trong ñó các nhân viêc kiểm tra tấn công những người Nga ñồng tính và tung lên mạng những băng video bạo lực khủng khiếp của họ. Nhưng trước khi hành ñộng, những người mong muốn trừng phạt Nga nên xem xét hai vấn ñề: Thứ nhất, tại sao Putin hành xử bằng cách này? Thứ hai, liệu các biện pháp trừng phạt sẽ bất lợi hay có lợi cho ông ta? Ai cũng biết hiện nay Tổng thống Putin ñang ñấu tranh cho ñời sống chính trị của ông, một thách thức mà phương Tây không khéo sẽ giúp ông ta tiếp tục nổi tiếng. Do ñó, những người Mỹ và châu Âu muốn thay ñổi tiến trình của Mátxcơva nên hành ñộng thận trọng ñể không làm lợi cho Putin.

Hậu quả khôn lường: Việc ông Putin trở lại cương vị tổng thống năm 2012 cho thấy nhiều mâu thuẫn trong lòng xã hội và giới cầm quyền ở Nga. Tổng thống Putin ñánh mất sự ủng hộ của tầng lớp trí thức và văn hóa cũng như nhiều quan chức trong cộng ñồng kinh doanh ở Nga. Tỷ lệ ủng hộ ông Putin vẫn ở mức dưới 60 ñiểm trong vài tháng nay, từ ñó tạo ra ấn tượng sai lầm về sự ổn ñịnh. Nhưng tỷ lệ ủng hộ có thể sẽ giảm trong nay mai, bởi nó gắn liền với chương trình phát triển kinh tế của ñất nước mà gần ñây bắt ñầu sụt giảm. Trong bối cảnh này, chiến dịch sử dụng pháp luật ñể ñàn áp, ñiều tra và luận ñiệu chống Mỹ của Kremlin nhằm hai mục ñích: Thứ nhất, chiến dịch ñó nhằm ñe dọa các quan chức bắt ñầu có tư tưởng tự do dưới thời cựu Tổng thống Medvedev; Thứ hai, chiến dịch nhằm tăng cường chia rẽ văn hóa giữa phe ñối lập tự do chống Putin, chủ yếu ở Mátxcơva và St Petersburg, và những người ủng hộ Putin ở các tỉnh bảo thủ và truyền thống. Trên hai mặt trận, những hành ñộng của phương Tây có thể hoặc gây khó khăn hoặc tạo thuận lợi cho Putin, về quyền ñồng tính, Putin nằm trong ña số người Nga phản ñối, trong khi nhiều người trong số các nhà phê bình có tư tưởng tự do lại ủng hộ ñiều ñó. Hiện nay, khi nói ñến vấn ñề ñồng tính, công chúng Nga cảm thấy tình hình giống như của người Mỹ cách ñây 30 năm, Năm 2006, một Cuộc Khảo sát Các Giá trị của Thế giới phỏng vấn người Nga liệu vấn ñề ñồng tính có thể hợp pháp? 66% người Nga nói rằng “không”, tỷ lệ ñó tương tự của người Mỹ năm 1982. Thực tế, kể từ khi xảy ra các cuộc biểu tình chống chính phủ ở quảng trường trung tâm Mátxcơva vào tháng 12/2011, Tổng thống Putin thường xuyên nhắc ñến chủ ñề giới tính. Trong những tuyên bố công khai ñầu tiên nhằm phản ñối các cuộc biểu tình, Tổng thống Putin lên án những người biểu tình ñeo băng trắng và mặc quần áo có hình vẽ bao cao su. Mục ñích của ông Putin là nhằm tạo ra cảm giác khó chịu khi người Nga suy nghĩ về các nhà hoạt ñộng ủng hộ dân chủ. Thậm chí người phát ngôn của Kremlin còn có thể tô vẽ những người biểu tình là những người ngoại lai. Cơn ác mộng lớn nhất của Putin là Mátxcơva và các tỉnh sẽ ñoàn kết chống lại ông về các vấn ñề như chương trình kinh tế hoặc tham nhũng. Việc phương Tây tẩy chay Thế vận hội Sochi có thể phục vụ cho một số mục ñích xa hơn nước Nga. Nó sẽ khẳng ñịnh rằng những người ñồng tính ở phương Tây rằng họ ñược tôn trọng rộng rãi. Về lý thuyết, nó cũng có thể ngăn cản những người theo chủ nghĩa dân túy và ñộc tài ở các nước khác khai thác sự căm ghét ñồng tính. Nhưng hành ñộng ñó sẽ không cải thiện ñược hoàn cảnh của những người ñồng tính ở Nga. Người phát ngôn của Putin sẽ cho rằng hành ñộng tẩy chay như vậy của Mỹ và phương Tây không những là một ñòn giáng mạnh vào Kremlin mà còn vào cả nước Nga và ñây là một âm mưu của phương Tây nhằm áp ñặt các giá trị hậu hiện ñại của họ ñối với một xã hội chính thống Nga. Thực tế, sự ủng hộ như vậy từ bên ngoài có thể chấm dứt việc làm cho các công dân ñồng tính người Nga dễ chịu hơn.

Hãy xem vụ bắt giữ gần ñây liên quan ñến nhóm nữ nghệ sĩ người Nga có tên là “Pussy Riot”, họ tổ chức biểu tình bằng nhạc rốc ở Mátxcơva. Các tổ chức trong nước và quốc tế phát ñộng một chiến dịch rộng rãi nhằm gây sức ép ñòi Chính phủ Nga trả tự do cho các ca sĩ của nhóm bị bỏ tù ñã thất bại. Ngược lại, chiến dịch ñó ñã giúp Putin dễ dàng lấy lại sự cân bằng của ông. Trước khi xảy ra việc bắt giữ nhóm

Page 128: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

128

“Pussy Riot”, Mátxcơva bị dư luận công chúng phản ñối mạnh mẽ về một cuộc bầu cử mà ña số cử tri tin rằng có nhiều gian lận. Sau ñó chủ ñề của cuộc trò chuyện ñã thay ñổi từ quyền bầu cử sang quyền biểu diễn của nhóm nữ ca sĩ trong các nhà thờ Chính thống. Eduavd Snowden cũng là một trường hợp, trong ñó việc phương Tây ñe dọa áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga ñã giúp Putin nhiều hơn là làm ông bị tổn thương. Kremlin có thể cho rằng Mỹ không ñồng ý ký hiệp ước dẫn ñộ với Nga và Oasinhtơn ñang áp dụng tiêu chuẩn kép. Thật không thể tưởng tượng ñược rằng người Mỹ sẽ trục xuất một nhân viên làm việc cho cơ quan tình báo Nga sau khi tiết lộ các bí mật nghe trộm của ông chủ cũ với Mỹ. Trong bối cảnh ñó, việc lên án ông Putin vì không bàn giao một cựu nhân viên tình báo bị tố cáo có hành ñộng bật hợp pháp của các cơ quan gián ñiệp của Mỹ sẽ chỉ làm tăng thêm tính hấp dẫn của Tổng thống Putin với người Nga và làm cho những yêu cầu minh bạch của phương Tây trở thành ñạo ñức giả.

Cách gây sức ép thích hợp: Mặc dù việc trừng phạt Tổng thống Putin vì phát ñộng tình cảm chống người ñồng tính và bảo vệ một kẻ tiết lộ bí mật của Mỹ sẽ ñẩy ông vào cuộc chiến trong nước, nhưng Putin còn nhiều ñiểm yếu dễ bị tổn thương hơn. Nếu Mỹ và phương Tây muốn gây sức ép với giới lãnh ñạo Nga hiệu quả thì họ cần gây sức ép về các vấn ñề liên quan ñến các giá trị và các ưu tiên của công chúng Nga. Trước hết, các chính phủ phương Tây phải lên tiếng mạnh mẽ hơn về việc Chính phủ Nga sử dụng hệ thống tòa án của Nga với ñộng cơ chính trị và không công bằng. Hầu hết người Nga cảm thấy dễ bị tổn thương trước những ý nghĩ bất ngờ của các thẩm phán tham nhũng, những người “uốn cong” luật pháp và bỏ qua các bằng chứng ñể bỏ tù những người chỉ trích hoặc các nhà kinh doanh trung thực. Việc kết án thủ lĩnh ñối lập và là người viết blog chống tham nhũng AleXei Navalny vì tội tham ô, sau một phiên tòa xét xử bị thất bại bởi những vi phạm về thủ tục tố tụng, chỉ là ví dụ mới nhất về sự yếu kém của ngành tư pháp Nga, Trong khi ñó, người Nga trên cả nước quá quen thuộc với các thủ ñoạn trong các cuộc bầu cử dưới thời ông Putin. Các chính phủ phương Tây có thể tìm cách phân hiệt giữa những quan chức ñược bầu chọn vẫn còn trong sạch nhiều hoặc ít và những quan chức thăng tiến nhờ gian lận bầu cử. Sau ñó, phương Tây có thể lặng lẽ loại các quan chức ñược bầu chọn không công bằng khỏi các phái ñoàn ñược mời và các sự kiện do phương Tây tổ chức. Tất nhiên, ông Putin sẽ tố cáo các biện pháp như vậy là sự can thiệp nước ngoài. Nhưng do những lời tố cáo của phương Tây tạo nên niềm tin hoặc thất vọng của người Nga bình thường ở Mátxcơva cũng như các tỉnh, họ sẽ dần dần mất lòng tin vào Putin. Bên cạnh ñó, một trong những biện pháp cấm vận của Mỹ và phương Tây ñã làm mất tinh thần của Kremlin là “Danh sách Magnitsky” ngoài việc cấm một số các quan chức Nga nào ñó ñến Mỹ và phong tỏa tài sản của họ ở các ngân hàng Mỹ. Các chính phủ châu Âu phải xem xét và công bố một danh sách tương tự của mình và có thể ngăn chặn việc du lịch của người châu Âu ñến Nga hoặc sở hữu tài sản của các quan chức ñịa phương Nga liên quan ñến việc vi phạm bầu cử và luật pháp. Phương Tây không thể thúc ñẩy xã hội dân sự và thể chế chính trị dân chủ ở Nga mà chỉ người Nga mới có thể làm ñược ñiều này. Nhưng phương Tây có thể chú trọng sự chia rẽ giữa các quan chức ít tham nhũng trong chính quyền Nga ñồng thời từng bước thuyết phục ña số thường dân Nga rằng phương Tây ủng hộ họ “ñòi hỏi công tác quản lý tốt hơn. Hiệu quả của các biện pháp cấm vận của phương Tây thế nào không những phụ thuộc vào các vấn ñề trọng ñiểm mà cả vào thời gian. Một số dấu hiệu cho thấy chủ trương ñàn áp biểu tình của Kremlin năm ngoái có thể dần ñược hủy bỏ. Nỗ lực của thị trưởng Mátxcơva Sergei Sobyanin nhằm hợp pháp hóa ông ta bằng chiến thắng trong một cuộc bầu cử tương ñối trong sạch cho thấy vẫn còn một số quan chức cấp cao ở Nga mong muốn hành ñộng ñúng. Bên cạnh ñó, các chỉ tiêu kinh tế giảm ñang cải thiện môi trường kinh doanh ñể thúc ñẩy tăng trưởng trở lại.

Mặc dù chỉ trích tình trạng lạm dụng trắng trợn hệ thống tư pháp và bầu cử của Chính phủ Nga nhưng Mỹ vẫn phải tiếp tục phối hợp với Nga về các lợi ích cốt lõi liên quan ñến cả hai bên như: kiểm soát vũ khí, vấn ñề Xyri, Iran, Bắc Triều Tiên và nhiều vấn ñề khác. Bởi vì những vấn ñề ñó quá quan

Page 129: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

129

trọng với Mỹ nên không thể từ chối ñối thoại với các nhà lãnh ñạo Nga. Thực tế ñể giải quyết hầu hết các vấn ñề ñó, Oasinhtơn cần ñến rất nhiều sự giúp ñỡ của Mátxcơva. Vấn ñề cơ bản chia rẽ Mỹ và các nhà lãnh ñạo Nga hiện nay không phải họ phải thông qua ñạo luật ñồng tính, phản ñối NATO cấp tư cách thành viên cho Grudia, hoặc không trục xuất Snowden, vấn ñề chủ yếu là Chính phủ Nga ñã loại bỏ phần lớn thể chế chính trị cởi mở, cạnh tranh và lãnh ñạo một nhà nước vô trách nhiệm. Bằng cách nhắm vào các quan chức liên quan ñến những lạm dụng ñó, Mỹ và châu Âu có thể trừng phạt Tổng thống Putin một cách hiệu quả và thúc ñẩy Nga theo chiều hướng dân chủ./.

****

Vẻ ñẹp của thiên nhiên...

Những hình ảnh dưới ñây ñược chụp từ nơi ñược gọi là "Rainbow Mountain" là một phần của khu Zhangye Danxia Landform Geological Park ở Trung Quốc. Những lớp màu sắc ñược tạo nên bởi nhiều tầng ñá ñã hình thành từ

hơn 24 triệu năm và bị oằn nén tạo hình bởi những tầng kiến tạo ñịa chất.

Page 130: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

130

Page 131: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

131

Page 132: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

132

Page 133: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

133

Page 134: đIểm tin mấy ngày qua số 65 copy

134