328
1 KĨ THUẬT SỐ Ngày nay các thiết bị số, tự động đang thay thế và lấn át các thiết bị tương tự, chẳng hạn như radio, trước đây, người sử dụng phải dùng tay vặn và chỉnh các nút trên radio để dò đài, còn các thiết bị mới hiện nay, các thao tác đó được thay thế chỉ bằng một hoặc hai nút nhấn rất dễ sử dụng. Các thông tin dưới dạng số dễ dàng được xử lí và lưu trữ, mặt khác thông tin được truyền đi có khả năng chống nhiễu rất cao. 1.1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG SỐ VÀ QUI UỚC CỦA HỆ THỐNG SỐ 1.1.1 Hệ thống tương tự (Analog System) Là thiết bị thao tác các đại lượng vật lý được biểu diễn dưới dạng tương tự. Trong hệ thống tương tự các đại lượng có thể thay đổi trong một khoảng giá trị liên tục. Một vài hệ thống tương tự thường gặp như: bộ khuếch đại âm tần, thiết bị thu phát băng từ,…Tín hiệu tương tự được minh hoạ bằng hình 1.1 Hình 1.1 1.1.2 Hệ thống số (digital system) Là tập hợp các thiết bị được thiết kế để thao tác thông tin logic hay đại lương vật lý được biểu diển dưới dạng số, tức là những đại lượng chỉ có giá trị rời rạc. Đây thường là các hệ thống điện tử nhưng đôi khi cũng có hệ thống từ, cơ hay khí nén. Một vài hệ thống kỹ thuật số ta thường gặp là: máy vi tính, máy tính tay, thiết bị nghe nhìn số và hệ thống điện thoại. Tín hiệu số được minh họa như hình 1.2

DIEN TU SO

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: DIEN TU SO

1

KĨ THUẬT SỐ

Ngày nay các thiết bị số, tự động đang thay thế và lấn át các thiết bị tương tự, chẳng hạn như radio, trước đây, người sử dụng phải dùng tay vặn và chỉnh các nút trên radio để dò đài, còn các thiết bị mới hiện nay, các thao tác đó được thay thế chỉ bằng một hoặc hai nút nhấn rất dễ sử dụng. Các thông tin dưới dạng số dễ dàng được xử lí và lưu trữ, mặt khác thông tin được truyền đi có khả năng chống nhiễu rất cao.

1.1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG SỐ VÀ QUI UỚC CỦA HỆ THỐNG SỐ

1.1.1 Hệ thống tương tự (Analog System)

Là thiết bị thao tác các đại lượng vật lý được biểu diễn dưới dạng tương tự. Trong

hệ thống tương tự các đại lượng có thể thay đổi trong một khoảng giá trị liên tục.

Một vài hệ thống tương tự thường gặp như: bộ khuếch đại âm tần, thiết bị thu

phát băng từ,…Tín hiệu tương tự được minh hoạ bằng hình 1.1

Hình 1.1

1.1.2 Hệ thống số (digital system)

Là tập hợp các thiết bị được thiết kế để thao tác thông tin logic hay đại lương vật

lý được biểu diển dưới dạng số, tức là những đại lượng chỉ có giá trị rời rạc. Đây

thường là các hệ thống điện tử nhưng đôi khi cũng có hệ thống từ, cơ hay khí nén.

Một vài hệ thống kỹ thuật số ta thường gặp là: máy vi tính, máy tính tay, thiết bị

nghe nhìn số và hệ thống điện thoại. Tín hiệu số được minh họa như hình 1.2

Hình 1.2

Page 2: DIEN TU SO

2

Mạch số có nhiều ưu điểm hơn so với mạch tương tự do đó mạch số ngày càng có

nhiều ứng dụng trong ngành điện tử, cũng như trong hầu hết các lĩnh vực khác.

Một số ưu điểm của kỹ thuật số:

- Thiết bị số dễ thiết kế hơn

- Thông tin được lưu trữ và truy cập dễ dàng và nhanh chóng

- Tính chính xác và độ tin cậy cao

- Có thể lập trình hệ thống hoạt động của hệ thống kỹ thuật số.

- Mạch số ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu, có khả năng tự lọc nhiễu,tự phát hện sai và

sửa sai.

- Nhiều mạch số có thể được tích hợp trên một chíp IC.

- Độ chính xác và độ phân giải cao.

Nhược điểm của kỹ thuật số

Hầu hết các đại lượng vật lý có bản chất tương tự, và chính những đại lượng này

thường là đầu vào và đầu ra được một hệ thống theo dõi, xử lý và điều khiển. Như

vậy muốn sử dụng kỹ thuật số khi làm việc với đầu vào và đầu ra dạng tương tự ta

phải thực hiện sự chuyển đổi từ dạng tương tự sang dạng số, sau đó xử lý thông

tin số từ ngõ vào và chuyển ngược lại từ dạng số đã xử lý sang dạng tương tự, đây

là một nhược điểm lớn của kỹ thuật số.

Để sử dụng được hệ thồng kỹ thuật số đối với đầu vào và đầu ra là dạng tương

tự ta cần thực hiện các bước sau đây:

Biến đổi thông tin đầu vào dạng tương tự thành dạng số

Xử lý thông tin số

Biến đổi đầu ra dạng số về lại dạng tương tự

Để hiểu được quá trình chuyển đổi đó ta xem ví dụ minh họa hình 1.3 sau:

Page 3: DIEN TU SO

3

Theo sơ đồ khối ở hình 1.3 thì nhiệt độ dưới dạng tương tự được đo, sau đó giá trị

đo được sẽ được chuyển sang đại lượng số bằng hệ thống biến đổi tương tự sang

số (Analog to Digital Converter – ADC). Đại lượng số này được xử lý qua một mạch

số. Đầu ra số được đưa đến bộ biến đổi số sang tương tự (Digital to Analog

Converter – DAC), cuối cùng đầu ra tương tự được đưa vào bộ điều khiển để tiến

hành điều chỉnh nhiệt độ.

Một nhược điểm khác của hệ thống số đó là giá thành cao, ví dụ như truyền hình

số sẽ tốn kém hơn truyền hình tương tự.

1.1.3 Hệ thập phân

Trong các hệ thống số thì hệ thập phân gần gũi nhất vì nó được ta sử dụng hằng

ngày. Khi hiểu các đặc điểm của nó sẽ giúp hiểu hơn những hệ thống số khác.

Hệ thập phân – hay còn gọi là hệ cơ số 10. Bao gồm 10 chữ số (ký hiệu) đó là 0, 1,

2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

Hệ thập phân là một hệ thống theo vị trí vì trong đó giá trị của một chữ số phụ

thuộc vào vị trí của nó. Để hiểu rõ điều này ta xét ví dụ sau: xét số thập phân 345.

Ta biết rằng chữ số 3 biểu thị 3 trăm, 4 biểu thị 4 chục, 5 là 5 đơn vị. Xét về bản

chất, 3 mang giá trị lớn nhất trong ba chữ số, được gọi là chữ số có nghĩa lớn nhất

(MSD). Chữ số 5 mang giá trị nhỏ nhất, gọi là chữ số có nghĩa nhỏ nhất (LSD).

Để diển tả một số thập phân lẻ người ta dùng dấu chấm thập phân để chia phần

nguyên và phần phân số.

Ý nghĩa của một số thập phân được mô tả như sau:

Page 4: DIEN TU SO

4

Ví dụ 1: Số 435.568

435.568 = 4x102 + 3x101 + 5x100 + 5x10-1 + 6x10-2 + 8x10-3

Tóm lại, một số thập phân; nhị phân hay thập lục đều là là tổng của các tích giữa

các giá trị của mỗi chữ số với giá trị vị trí (còn gọi là trọng số) của nó.

1.1.4 Hệ nhị phân

Trong hệ thống nhị phân (binary system) chỉ có hai giá trị số là 0 và 1. Nhưng có

thể biểu diễn bất kỳ đại lượng nào mà hệ thập phân và hệ các hệ thống số khác có

thể biểu diễn được, tuy nhiên phải dùng nhiều số nhị phân để biểu diễn đại lượng

nhất định.

Tất cả các phát biểu về hệ thập phân đều có thể áp dụng được cho hệ nhị phân. Hệ

nhị phân cũng là hệ thống số theo vị trí. Mỗi nhị phân đều có giá trị riêng, tức

trọng số, là luỹ thừa của 2. Để biểu diễn một số nhị phân lẽ ta cũng dùng dấu

chấm thập phân để phân cánh phần nguyên và phần lẻ.

Ý nghĩa của một số nhị phân được mô tả như sau:

Page 5: DIEN TU SO

5

Để tìm giá trị thập phân tương đương ta chỉ việc tính tổng các tích giữa mỗi số (0

hay 1) với trọng số của nó.

Ví dụ2 :

1100.1012 = (1x 23) + (1x 22) + (0x21) + (0x20) + (1x2-1) + (0x2-2) + (1x 2-3 )

= 8 + 4 + 0 + 0 + 0.5 + 0 + 0.125

= 12.125

CÁCH GỌI NHỊ PHÂN

Một con số trong số nhị phân được gọi 1 bit (Binary Digital). Bit đầu (hàng tận

cùng bên trái) có giá trị cao nhất được gọi là MSB (Most Significant Bit – bit có

nghĩa lớn nhất), bit cuối (hàng tận cùng bên phải) có giá trị nhỏ nhất và được gọi

LSB (Least Significant Bit – bit có nghĩa nhỏ nhất).

Số nhị phân có 8 bit được gọi là 1 byte, số nhị phân có 4 bit gọi là nipple. Một

nhóm các bit nhị phân được gọi một word (từ) khi số đó có 16 bit, số 32 bit gọi là

doubleword, 64 bit gọi là quadword.

Lũy thừa của 210 = 1024 được gọi tắt là 1K (đọc K hay kilo), trong ngôn ngữ nhị

phân 1k là 1024 chứ không phải là 1000. Những giá trị lớn hơn tiếp theo như:

211 = 21 . 2 10 = 2K

Page 6: DIEN TU SO

6

212 = 22 . 210 = 4K

220 = 210 . 210 = 1K . 1K = 1M (Mega)

224 = 24 . 220 = 4. 1M = 4M

230 = 210 . 220 = 1K. 1M = 1G (Giga)

232 = 22 . 230 = 4.1G = 4G

Bảng trị giá của 2n

TÍN HIỆU SỐ VÀ BIỂU ĐỒ THỜI GIAN

Page 7: DIEN TU SO

7

Biểu đồ thời gian dùng để biểu diễn sự thay đổi theo thời gian của tín hiệu số, đặc

biệt là biểu diễn hai hay nhiều tín hiệu số trong cùng một mạch điện hay một hệ

thống.

CÁCH ĐẾM NHỊ PHÂN

Cách đếm một số nhị phân được trình bày theo bảng sau

Nếu sử dụng N bit có thể đếm được 2N số độc lập nhau

Page 8: DIEN TU SO

8

Ví dụ 3:

2 bit ta đếm được 22 = 4 số ( 002 đến 112 )

4 bit ta đếm được 24 = 16 số ( 00002 đến 11112 )

Ở bước đếm cuối cùng, tất cả các bit đều ở trạng thái 1 và bằng 2N – 1 tong hệ thập

phân.

Ví dụ: sử dụng 4 bit, bước đếm cuối cùng là 11112 = 24 – 1 = 1510

1.1.5 Hệ thống số bát phân (Octal Number System)

Hệ bát phân có cơ số 8 nghĩa là có 8 ký số : 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, mỗi ký số của số

bát phân có giá trị bất ký từ 0 đến 7. Mỗi vị trí ký số của hệ bát phân có trọng số

như sau:

1.1.6 Hệ thống số thập lục phân (Hexadecimal Number System)

Hệ thống số thập lục phân sử dụng cơ số 16, nghĩa là có 16 ký số. Hệ thập lục

phân dùng các ký số từ 0 đến 9 cộng thêm 6 chữ A, B, C, D, E, F. Mỗi một ký số

thập lục phân biểu diễn một nhóm 4 ký số nhị phân.

Ý nghĩa của hệ thống số thập lục phân được mô tả bằng bảng sau:

Mối quan hệ giữa các hệ thống thập lục phân, thập phân và nhị phân được trình

bày bằng bảng sau:

Page 9: DIEN TU SO

9

CÁCH ĐẾM SỐ THẬP LỤC PHÂN: khi đếm số thập lục phân, mỗi vị trí được tăng dần

1 đơn vị từ 0 cho đến F. khi đếm đến giá trị F, vòng đếm lại trở về 0 và vị trí ký số

kế tiếp tăng lên 1. Trình tự đếm được minh họa như dưới đây:0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,

8, 9, A, B, C, D, E, F, 10, 11, 12, 13,...,1A, 1B,...,20, 21,..,26, 27, 28, 29, 2A, 2B, 2D,

2E, 2F,..., 40, 41, 42 …., 6F8, 6F9, 6FA, 6FB, 6FC, 6FD, 6FE, 6FF,700,….

1.2 MÃ SỐ

1.2.1 Mã BCD

Trực tiếp liên quan đến mạch số (bao gồm các hệ thống sử dụng số) là các số nhị

phân nên mọi thông tin dữ liệu dù là số lượng, các chữ , các dấu, các mệnh lệnh

sau cùng cũng phải ở dạng nhị phân thì mạch số mới hiểu ra và xử lý được. Do đó

phải có quy định cách thức mà các số nhị phân được dùng để biểu thị các dữ liệu

khác nhau, kết quả là có nhiều mã số (gọi tắt là mã) được dùng. Trước tiên mã số

thập phân thông dụng nhất là mã BCD ( Binary Coded Decimal: mã số thập phân

được mã hóa theo nhị phân ). Sự chuyển đổi thập phân sang BCD và ngược lại gọi

là mã hoá và sự lặp mã.

1.2.1.1 Chuyển đổi thập phân sang BCD và ngược lại

Page 10: DIEN TU SO

10

Người ta biểu thị các số thập phân từ 0 đến 9 bởi số nhị phân 4 bit có giá trị như

bảng dưới đây.

Chúng ta nên chú ý rằng: mã BCD phải được viết đủ 4 bit và sự tương ứng chỉ được

áp dụng cho số thập phân từ 0 đến 9, nên số nhị phân từ 1010 (= 1010) đến 1111

(= 1510) của số nhị phân 4 bit không phải là mã BCD.

Khi chuyển đổi qua lại giữa thập phân và BCD ta làm như ví dụ minh họa sau đây:

Ví dụ 1: Ðổi 48910 sang mã BCD

Ví dụ 2: Đổi 53710 sang mã BCD

Ví dụ 23: Đổi 00110100100101012 (BCD) sang số thập phân

Page 11: DIEN TU SO

11

1.2.1.2 So sánh BCD và số nhị phân

Điều quan trọng là phải nhận ra rằng BCD không phải là hệ thống số như hệ thống

số thập phân, nhị phân, bát phân và thập lục phân. Thật ra, BCD là hệ thập phân

với từng ký số được mã hóa thành giá trị nhị phân tương đương. Cũng phải hiểu

rằng một số BCD không phải là số nhị phân quy ước. Mã nhị phân quy ước biểu

diễn số thập phân hoàn chỉnh ở dạng nhị phân; Còn mã BCD chỉ chuyển đổi từng

ký số thập phân sang số nhị phân tương ứng.

Mã BCD cần nhiều bit hơn để biểu diễn các số thập phân nhiều ký số (2 ký số trở

lên. Điều này là do mã BCD không sử dụng tất cả các nhóm 4 bit có thể có, vì vậy

có phần kém hiệu quả hơn.

Ưu điểm của mã BCD là dể dàng chuyển đổi từ thập phân sang nhị phân và ngược

lại. Chỉ cần nhớ các nhóm mã 4 bit ứng với các ký số thập phân từ 0 đến 9.

Phối hợp các hệ thống số

Các hệ thống số đã trình bày có mối tương quan như bảng sau đây:

1.2.1.3 CỘNG BCD

Khi tổng nhỏ hơn hoặc bằng 9 thì ta thực hiện phép cộng BCD như cộng nhị phân

bình thường.

Ví dụ: xét phép cộng 6 và 2, dùng mã BCD biểu diễn mối ký số

Page 12: DIEN TU SO

12

một ví dụ khác, cộng 45 với 33

Tổng lớn hơn 9

ta xét phép cộng 5 và 8 ở dạng BCD:

Tổng của phép cộng ở trên là 1101 không tồn tại trong mã BCD. Điều này xảy ra

do tổng của hai ký số vượt quá 9. Trong trường hợp này ta phải hiệu chỉnh bằng

cách cộng thêm 6 (0110) vào nhằm tính đến việc bỏ qua 6 nhóm mã không hợp lệ.

Ví dụ:

Một ví dụ khác:

Page 13: DIEN TU SO

13

1.2.2 Mã ASCII

Mã chữ số được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là mã ASCII (American Standard

Code for Information Interchange). Mã ASCII là mã 7 bit, nên có 27 = 128 nhóm

mã, đủ để biểu thị tất cả ký tự của một bàn phím chuẩn cũng như các chức năng

điều khiển. Bảng dưới đây minh họa một phần danh sách mã ASCII.

Ký tự Mã ASCII 7 bit Bát phân Thập phân

A

B

C

D

E

F

G

H

I

J

K

L

M

N

O

P

Q

100 0001`

100 0010

100 0011

100 0100

100 0101

100 0110

100 0111

100 1000

100 1001

100 1010

100 1011

100 1100

100 1101

100 1110

100 1111

101 0000

101 0001

101

102

103

104

105

106

107

110

111

112

113

114

115

116

117

120

121

41

42

43

44

45

46

47

48

49

4A

4B

4C

4D

4E

4F

50

51

Page 14: DIEN TU SO

14

R

S

T

U

V

W

X

Y

Z

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

<ký tự riêng>

.

(

+

$

*

)

_

/

,

=

<RETURN>

101 0010

101 0011

101 0100

101 0101

101 0110

101 0111

101 1000

101 1001

101 1010

011 0000

011 0001

011 0010

011 0011

011 0100

011 0101

011 0110

011 0111

011 1000

011 1001

010 0000

010 1110

010 1000

010 1011

010 0100

010 1010

010 1001

010 1101

010 1111

010 1100

010 1101

000 1101

122

123

124

125

126

127

130

131

132

060

061

062

063

064

065

066

067

070

071

040

056

050

053

044

052

051

055

057

054

075

015

52

53

54

55

56

57

58

59

5A

30

31

32

33

34

35

36

37

30

39

20

2E

28

2B

24

2A

29

2D

2F

2C

2D

0D

Page 15: DIEN TU SO

15

<LINEFEED> 000 1010 012 0A

1.2.3 MÃ THỪA 3 (Excess – 3 code)

Bảng dưới đây cho biết mã số thừa 3 ứng với số thập phân từ 0 đến 9. Để chuyển

đổi số thập phân sang mã thứa 3 trước tiên ta thêm 3 vào số thập phân đó rồi

chuyển sang nhị phân bình thường.

Ví dụ:

210 2 + 3 = 510 = 0101

510 5 + 3 = 810 = 1000

Do cách viết số thập phân ra mã thừa 3 tương tự như cách viết số thập phân ra mã

BCD đã nói ở trước, nên người ta có thể hiểu mã thừa 3 là một dạng của mã BCD.

Để dể phân biệt mã BCD đã nói đến ở phần trước được gọi là mã BCD 8421.

1.2.4 MÃ GRAY

Bảng dưới đây trình bày mã số Gray cùng với mã số nhị phân và thập phân từ 0

đến 15. Mã Gray được chọn sao cho chỉ thay đổi một vị trí bit giữa hai mã kế nhau.

Page 16: DIEN TU SO

16

1.2.5 THÊM BIT CHẴN LẺ ĐỂ PHÁT HIỆN SAI

Tín hiệu biểu thị số nhị phân truyền từ mạch này sang mạch khác, và nhất là

truyền đi xa bị méo dạng và nhiễm nhiễu khiến số nhị phân nhận được có thể sai

so với số cần truyền. Để khắc phục hiện tượng này người ta thêm vào mã ASCII 7

bit một bit chẳn lẻ (Parity bit) ở vị trí có nghĩa cao nhất (bên trái) để có dữ liệu 8

bit (1 bit chẵn lẻ, 7 bit dữ liệu gốc). Ở cách dùng lẻ (Odd parity) thì bit parity thay

đổi để làm cho tổng số bít 1 trong byte là lẻ. Ví dụ:

Ở cách dùng chẵn (Even parity) thì bit parity thay đổi để cho tổng số bit 1 trong

byte là chẵn. Ví dụ:

Page 17: DIEN TU SO

17

Bằng các thuật toán, các mạch số sẽ đếm tổng số bit cùng loại trong byte nhận

được để xử lý, nếu dữ liệu xử lý không khớp với qui ước về bit chẵn lẻ, số đó sẽ

được mạch nhận biết là số bị sai.

1.3 CHUYỂN ĐỔI GIỮA CÁC HỆ THỐNG SỐ

1.3.1 ĐỔI TỪ NHỊ PHÂN SANG THẬP PHÂN

Mỗi ký số nhị phân (bit) có một trọng số dựa trên vị trí của nó. Bất kỳ số nhị phân

nào cũng đều có thể đổi thành số thập phân tương đương bằng cách cộng các

trọng số tại những vị trí có bit 1.

Để hiểu rõ hơn ta xét một vài ví dụ sau đây:

1.3.2 ĐỔI TỪ THẬP PHÂN SANG NHỊ PHÂN

Có hai cách chuyển đổi một số thập phân sang nhị phân tương đương.

Phương pháp thứ nhất là cách đi ngược lại quá trình đổi nhị phân sang thập

phân, đó là : số thập phân được trình bày dưới dạng tổng các lũy thừa của 2, sau

đó ghi các kí số 0 và 1 vào vị trí bit tương ứng.

Page 18: DIEN TU SO

18

Cách thứ hai giúp chuyển đổi từ số thập phân nguyên sang nhị phân là dùng

phương pháp lặp lại phép chia cho 2. Ví dụ, với một số thập phân 27 ta thực hiện

phép chia số này cho 2 và ghi lại số dư sau mỗi lần chia cho đến khi thu được

thương số bằng 0, và kết quả nhị phân hình thành bằng cách viết số dư đầu tiên là

LSB và số dư cuối cùng là MSB.

Page 19: DIEN TU SO

19

Quá trình chuyển đổi bằng phương pháp này được minh họa bằng lưu đồ sau đây:

Page 20: DIEN TU SO

20

Lưu đồ trên biểu diển phương pháp lặp lại phép chia để chuyển đổi số nguyên

thập phân sang nhị phân. Phương pháp này cũng được sử dụng để chuyển đổi số

nguyên thập phân sang bất ký hệ thống số nào khác.

1.3.3 ĐỔI TỪ BÁT PHÂN SANG THẬP PHÂN

Ta dể dàng đổi số bát phân sang thập phân tương đương bằng cách nhân từng ký

số bát phân với trọng số của nó, rồi cộng kết quả với nhau.

Ví dụ 7: Đổi số bát phân 4708 thành số thập phân

4758 = 4x(82) + 7x(81) + 5x(80)

= 4x64 + 7x8 + 5x1

= 31710

Ví dụ 8: Đổi số bát phân 34.6 thành số thập phân

34.68 = 3x(81) + 4x(80) + 6x(8-1)

= 24 + 4 + 0.75

= 28.7510

Page 21: DIEN TU SO

21

1.3.4 ĐỔI TỪ THẬP PHÂN SANG BÁT PHÂN

Có thể dùng phương pháp lặp lại phép chia để đổi một số nguyên thập phân sang

bát phân tương đương, với số chia là 8.

Ví dụ 9: Đổi số thập phân 36510 thành số bát phân tương đương

Chú ý một điều là: số dư đầu tiên là số có giá trị nhỏ nhất (LSB) của số bát phân,

số dư cuối cùng là số có giá trị lớn nhất (MSB) của số bát phân.

1.3.5 ĐỔI TỪ BÁT PHÂN SANG NHỊ PHÂN

Phép đổi từ bát phân sang nhị phân đuợc thực hiện bằng cách đổi từng ký số bát

phân sang số nhị phân 3 bit tương đương. Tám ký số bát phân được đổi như bảng

sau đây:

Ví dụ 10:

Đổi số 3468 sang nhị phân

Như vậy số bát phân 3468 tương đương với số nhị phân 0111001102

Đổi số 324710 sang nhị phân

Page 22: DIEN TU SO

22

Như vậy số bát phân 32478 tương đương với số nhị phân: 0110101001112

1.3.6 ĐỔI TỪ NHỊ PHÂN SANG BÁT PHÂN

Đổi từ số nguyên nhị phân sang bát phân được thực hiêïn ngược lại với quá trình

đổi từ bát phân sang nhị phân. Các bit của số nhị phân được nhóm thành từng

nhóm 3 bit, bắt đầu từ LSB. Sau đó mỗi nhóm được đổi sang số bát phân tương

đương.

Ví dụ 11: đổi số nhị phân 1001101102 thành số bát phân

Như vậy số nhị phân 1001101102 tương đương với số bát phân 4668

khi không đủ 3 bit cho nhóm còn lại, trường hợp này ta sẽ thêm một hoặc

hai bit 0 vào bên trái MSB của số nhị phân để đủ cho nhóm sau cùng.

Ví dụ 14: đổi số 110111012 thành số bát phân

Cách đếm trong hệ bát phân: trong hệ bát phân ký số lớn nhất là 7 vì vậy trong

cách đếm bát phân, vị trí ký số tăng từ 0 đến 7, tiếp đó ta lặp lại từ 0 cho đến

vòng kế tiếp và tăng vị trí ký số lên 1.

Page 23: DIEN TU SO

23

Như vậy với N vị trí số bát phân thì ta có thể đếm từ 0 đến 8N – 1, tổng cộng có 8N

số đếm khác nhau. Ví dụ: với 4 vị trí ký số bát phân ta có thể đếm từ 00008 đến

77778.

1.3.7 ĐỔI TỪ THẬP LỤC PHÂN SANG THẬP PHÂN

Một số thập lục phân có thể được đổi thành số thập phân tương đương dựa vào dữ

liệu mỗi vị trí ký số thập lục phân có trọng số là lũy thừa 16. LSD có trọng số là

160, ký số thập lục phân ở vị trí tiếp theo có số mũ tăng lên. Quá trình chuyển đổi

như sau:

Ví dụ ta đổi một số thập lục phân 45616 sang số thập phân tương đương ta làm như

sau:

45616 = 4x162 + 5x161 + 6x160

= 4x256 + 5x16 + 6x1

= 1024 + 80 + 6

= 111010

Một ví dụ khác đổi số thập lục phân 4BE16 thành số thập phân tương đương

4BE16 = 4x162 + 11x161 + 14x160

= 1024 + 176 + 14

= 121410

Chú ý, trong ví dụ thứ 2 thay 11 vào B và 14 vào E khi đổi sang thập phân.

Theo cách chuyển đổi như 2 ví dụ trên thì ta có thể đổi bất kỳ một số thập lục

phân sang thập phân tương đương.

1.3.8 ĐỔI TỪ THẬP PHÂN SANG THẬP LỤC PHÂN

Page 24: DIEN TU SO

24

Tương tự như cách đổi từ thập phân sang nhị phân hay bát thân, khi đổi từ thập

phân sang thập lục phân ta cũng dùng cách lặp lại phép chia cho 16 và lấy số dư

như trước.

Ví dụ 15: đổi số 76510 thành số thập lục phân.

Ta thực hiện phép chia, ta được:

Ví dụ 16: Đổi 72410 thành số thập lục phân

Chúng ta nên nhớ rằng bất kỳ một số dư nào trong phép chia lớn hơn 9 đều được

biểu diễn bởi các chữ từ A đến F khi đổi sang số thập lục phân.

1.3.9 ĐỔI TỪ THẬP LỤC PHÂN SANG NHỊ PHÂN

Cách đổi từ số thập lục phân sang số nhị phân cũng giống như đổi từ bát phân

sang nhị phân, nghĩa là mỗi ký số thập lục phân được đổi sang giá trị nhị phân 4

bit tương đương.

Ví dụ17: Đổi số 8D216

Page 25: DIEN TU SO

25

1.3.10 ĐỔI TỪ NHỊ PHÂN SANG THẬP LỤC PHÂN

Để đổi từ số nhị phân sang thập lục phân ta làm ngược lại cách đổi từ thập lục

phân sang nhị phân. Nghĩa là ta nhóm thành từng nhóm 4 bit, mỗi nhóm được đổi

sang ký số thập lục phân tương đương. Số 0 có thể được thêm vào để hoàn chỉnh 4

bit cuối cùng.

Ví dụ18: Đổi số 110011011012 thành số thập lục phân

Ví dụ 19: Đổi số 10101001112 thành số thập lục phân

TÓM TẮT CÁC PHÉP CHUYỂN ĐỔI GIỮA CÁC HỆ THỐNG SỐ:

Khi thực hiện phép biến đổi từ hệ nhị phân (hoặc bát phân hay thập lục phân),

ta lấy tổng trọng số của từng vị trí ký số.

Khi đổi từ hệ thập phân sang hệ nhị phân (bát phân hay thập lục phân), ta áp

dụng phương pháp lặp lại phép chia cho 2 (8 hay 16) và kết hợp các số dư.

Khi đổi từ số nhị phân sang bát phân (hay thập lục phân), ta nhóm các bit thành

từng nhóm 3 (hoặc 4) bit và đổi từng nhóm này sang ký số bát phân (hay thập lục

phân) tương đương.

Page 26: DIEN TU SO

26

Khi đổi từ số bát phân (hay thập lục phân) sang nhị phân, ta đổi mỗi ký tự thành

số nhị phân 3 (hoặc 4) bit tương đương.

Khi đổi từ số bát phân sang thập lục phân (hay ngược lại), ta đổi sang nhị phân

trước, sau đó đổi sang hệ thống số mong muốn.

1.4 TÍNH TOÁN VỚI HỆ THỐNG SỐ

1.4.1 .CỘNG SỐ HEX (THẬP LỤC PHÂN)

Phép cộng số hex được thực hiện giống như cộng thập phân. Sau đây là cách

thức để cộng số hex:

Cộng hai ký số hex trong hệ thập phân, tính nhẫm giá trị thập phân tương đương

cho những ký số lớn hơn 9

Nếu tổng nhỏ hơn hoặc bằng 15, có thể biểu diễn trực tiếp ở dạng ký số hex

Nếu tổng lớn hơn hoặc bằng 16, trừ 16 và nhớ 1 đến vị trí ký số kế tiếp.

Sau đây là một số ví dụ cộng các số hex minh họa

Ở ví dụ 1 ta cộng các LSD (7 và 4) cho ra 11, là B ở hệ hex. Không có số nhớ, cộng

5 và 3 cho ra 8.

Ở ví dụ 2 ta bắt đầu cộng 8 và A, tính nhẫm A ra giá trị thập phân là 10 . Do đó

tổng là 18, số này lớn hơn 16 nên ta trừ cho 16 được 2, viết số 2 và nhớ 1 sang vị

trí kế tiếp. Cộng số nhớ cho 4 và 3 ta được tổng là 8.

Ở ví dụ 3 tổng của C và D xem như 12 + 13 = 2510, số này lớn hơn 16 nên ta trừ

cho 16 còn 9, và nhớ 1 sang vị trí kế tiếp. Cộng số nhớ này với B và 3 ta được 1510

đổi sang số hex là F , nhớ 1 sang vị trí kế tiếp. Cộng số nhớ này với 4 và 4 ta được

9, và kết quả cuối cùng là 9F9.

1.4.2 CỘNG NHỊ PHÂN

Phép cộng hai số nhị phân được tiến hành giống như cộng số thập phân. Các bước

của phép cộng nhị phân được áp dụng cho số nhị phân. Tuy nhiên, chỉ có bốn

trường hợp có thể xảy ra trong phép cộng hai số nhị phân (bit) tại vị trí bất kỳ. Đó

là:

Page 27: DIEN TU SO

27

Dưới đây là một vài ví dụ về cộng hai số nhị phân (số thập phân tương đương

trong dấu ngoặc):

Phép cộng là phép toán số học quan trọng nhất trong hệ thống kỹ thuật số. Như

ta sẽ thấy, các phép trừ, nhân và chia được thực hiện ở hầu hết máy vi tính và máy

tính bấm tay hiện đại nhất thực ra chỉ dùng phép cộng làm phép toán cơ bản của

chúng.

1.4.3 TRỪ NHỊ PHÂN

Trong phép trừ nếu số trừ nhỏ hơn số trừ, cụ thể là khi 0 trừ 1, thì phải mượn 1 ở

hàng cao kế và là 2 ở ở hàng đang trừ và số mượn này phải trả lại cho hàng cao kế

tương tự như phép trừ của hai số thập phân.

Ví dụ 1: trường hợp trừ hai số nhị phân 1 bit

Ví dụ 2: Trừ hai số nhị phân nhiều bit

Page 28: DIEN TU SO

28

1.4.4 BIỂU DIỄN CÁC SỐ CÓ DẤU

Do đa số máy tính xử lý cả số âm lẫn số dương nên cần có dấu hiệu nào đó để biểu

thị dấu của số ( + hay - ). Thường thì người ta thêm vào một bit phụ gọi là bit dấu.

Thông thường chấp nhận bit 0 là bit dấu biểu thị số dương, bit 1 là bit dấu biểu thị

số âm.

Dạng bù 1

Để có bù 1 của số nhị phân, ta thay mỗi bit 0 thành bit 1 và mỗi bit 1 thành bit 0.

Nói cách khác, ta thay đỗi mỗi bit trong số nhị phân đã cho thành bit bù (đảo)

tương ứng.

Ví dụ :

Dạng bù 2

Bù 2 của một số nhị phân được hình thành bằng cách lấy bù 1 của số và cộng 1

vào vị trí nhỏ nhất.

Ví dụ 3: Tìm dạng bù 2 của số 1101012 = 5310

Ví dụ 4:

Biểu diễn số có dấu bằng bù 2

Bù 2 biểu diễn những số có dấu theo cách sau đây:

Page 29: DIEN TU SO

29

Nếu là số dương, thì trị tuyệt đối được biểu diễn theo dạng nhị phân thực sự của

nó, và bit dấu là 0 được đặt vào trước MSB.

Nếu là số âm, trị tuyệt đối được biểu diễn ở dạng bù 2, và bit dấu là 1 được đặt

trước MSB.

Ví dụ minh họa:

Các phép tính trong bù 2 tương tự như phép tính số nhị phân bình thường.

1.4.5 NHÂN NHỊ PHÂN

Phép nhân số nhị phân được thực hiện tương tự như nhân số thập phân. Quá trình

thật ra đơn giản hơn vì ký số của số nhân chỉ là 0 và 1, vì vậy ta chỉ nhân cho 0

hay 1.

Ví dụ:

1.4.6 CHIA SỐ NHỊ PHÂN

Page 30: DIEN TU SO

30

Phép chia một số nhị phân (số bị chia) cho một số khác (số chia) được thực hiện

giống như phép chia số thập phân. Tiến trình thức tế còn đơn giản hơn do khi kiểm

tra xem có bao nhiêu lần số chia “ đi vào” số bị chia, chỉ có hai khả năng đó là 0

và 1. Quá trình chia được minh họa bằng ví dụ sau:

Trong ví dụ đầu tiên ta có 10012 chia cho 112, tương đương 910 chia cho 310

Thương số là 00112 = 310. Trong ví dụ thứ 2, 10102 chia cho 1002 tức là 1010 chia

cho 410 kết quả là 0010.12 = 2.510

Phép chia số có dấu được thực hiện như phép nhân. Số âm được biến thành số

dương bằng phép bù, sau đó mới thực hiện phép chia. Nếu số bị chia và số chia có

dấu ngược nhau, thương số đổi sang số âm bằng cách lấy bù 2 nó và gán bit dấu là

1. Nếu số bị chia và số chia cùng dấu, thương số sẽ là số dương và được gán bit

dấu là 0.

Bài 2:ĐẠI SỐ BOOLE VÀ ỨNG DỤNG

Trang 1

2.1 THIẾT KẾ BIỂU THỨC LOGIC

2.1.1 CÁC PHÉP TOÁN Ở ĐẠI SỐ BOOLE

Bởi vì các đại lượng chỉ có hai trạng thái nên đại số Boole rất khác đại số thường

và dễ tính toán hơn. Ở đại số Boole không có phân số, số thập phân, số ảo, số

phức, căn số… mà chỉ thực hiện chủ yếu 3 phép tính toán cơ bản sau:

Phép OR

Phép AND

Phép phủ định NOT

Các phép tính trên khi áp dụng cho logic 0 và 1:

Page 31: DIEN TU SO

31

2.1.2 THIẾT LẬP BIỂU THỨC LOGIC

Lập hàm logic cho từng cổng ta đã biết cho bất cứ kết nối nào của các cổng. Từ

biểu thức biết được ta có thể tính logic ra tương ứng với mỗt tổ hợp logic vào, và

lập bảng sự thật của các ngõ vào (biến số) và ngõ ra (hàm). Để tính logic ra tương

ứng với một tổ hợp logic và ta thường là tính thẳng trên mạch.

Ví dụ:

Ví dụ với mạch trên với 4 ngõ vào nên ta có tổng cộng 16 tổ hợp vào nên ta phải

tính 16 trạng thái ra khác nhau mới lập được bảng sự thật (Truth Table).

2.1.3 THỰC HIỆN MẠCH TỪ BIỂU THỨC LOGIC

Ngược lại với viết biểu thức từ mạch là thực hiện mạch từ biểu thức logic. Ví dụ

cho biểu thức logic cho là: nhìn vào biểu thức ta thấy ngõ ra là

OR của 3 số hạng nên ta thực hiện mỗi số hạng Y trước. Với số hạng đầu ta dùng

AND, số hạng thứ 2 ta ĐẢO C sau đó AND với B, số hạng thứ 3 ta cũng thực hiện

tương tự , sau cùng ta OR 3 ba số hạng lại.

Page 32: DIEN TU SO

32

2.2 CÁC ĐỊNH LÝ ĐẠI SỐ BOOLE

Một biến số

Giao hoán

Phối hợp

Phân phối

Page 33: DIEN TU SO

33

Một số đẳng thức hữu dụng

Định lý De Morgan

Các định lý của đại số Boole được chứng minh hay kiểm chứng bằng nhiều cách.

Các cách chứng minh hay kiểm chứng này tương đối đơn giản, người đọc có thể tự

chứng minh hay kiểm chứng.

Ví dụ 1: Thiết kế mạch dùng hai cổng logic thỏa bảng sự thật sau đây

Giải: Vì ngõ ra bằng 0 chỉ một trường hợp nên ta viết hệ thức logic ở trường hợp

này. Y= 0 khi A= 0 VÀ B = 1 nên . Để có Y ta đảo , nên . Mạch

thực hiện cổng NOT để tạo ra A đảo, tiếp theo là cổng NAND của và B (hình

1.30a)

Page 34: DIEN TU SO

34

Mặt khác ta có thể dựa vào bảng sự thật dể viết hàm logic cho Y và kết quả là:

sử dụng các định lý của đại số Boole ta biến đổi và được kết quả

cuối cùng là (hình 1.30b).

Ví dụ 2: Chứng tỏ .

Giải:

Vận dụng các công thức ta dể dang biến đổi được:

Một cách chứng minh khác là ta có thể dùng bảng sự thật để chứng minh biểu thức

trên.

2.3 SỰ CHUYỂN ĐỔI GIỮA CÁC LOẠI CỔNG LOGIC

Các cổng logic có thể chuyển dổi qua lại lẫn nhau từ cổng này thành cổng khác. Để

thuận tiện cho việc thiết kế mạch logic nên phải chuyển đổi giữa các cổng với

nhau, chủ yếu là chuyển đổi AND thành OR và ngược lại, chuyển đổi AND – OR

thành NAND – NAND. Đa số các bài toán thiết kế logic đều yêu cầu sử dụng cổng

NAND(việc chế tạo cổng NAND đơn giản hơn các cổng khác). Để thuận lợi cho việc

chuyển đổi cần phải nắm vững các định lý của đại số Boole và đặc biệt là định lý

De Morgan.

Sau đây là một số chuyển đổi giữa các cổng với nhau:

Page 35: DIEN TU SO

35

Page 36: DIEN TU SO

36

2.4 ÁP DỤNG CÁC ĐỊNH LÝ ĐẠI SỐ BOOLE ĐỂ RÚT GỌN BIỂU THỨC LOGIC

Các định lý Boole giúp đơn giản các biểu thức logic. Việc đơn giản là cần thiết để

mạch thiết kế thực hiện đơn giản và kinh tế hơn. Rút gọn biểu thức là vận dụng

các định lý từ hàm một biến cho đến hàm nhiều biến và những đẳng thức hữu

dụng. Đặt biệt là hai định lý De Morgan giúp ích cho rất nhiều trong việc rút gọn

biểu thức logic và cũng là công cụ chính để chuyển đổi các dạng mạch. Để việc rút

gọn biểu thức logic và chuyển đổi mạch dể dàng cần phải nắm vững các định lý

của đại số Boole và phải thông thạo chuyển đổi giữa các cổng logic.

Ví dụ 3: Rút gọn các biểu thức sau:

Ví dụ 4: Đơn giản hàm

Giải:

Page 37: DIEN TU SO

37

Ngoài việc rút gọn biểu thức logic bằng đại số boole, còn sử dụng đại số boole để

đơn giản mạch logic. Để đơn giản mạch logic ta làm các bước sau:

- Từ mạch logic xác định biểu thức cho ngõ ra của mạch

- Sau khi xác định được hàm ngõ ra, tiến hành rút gọn biểu thức bằng cách dùng

các định lý của đại số boole, đặc biệt là sử dụng định lý De Morgan.

- Sau khi được biểu thức mới, chúng ta có được mạch logic mới tương đương với

mạch logic đã cho.

Ví dụ 5: Đơn giản mạch ở hình 1.32 (a)

Giải:

Trước tiên ta viết biểu thức logic cho ngõ ra:

Rút gọn biểu thức ta được:

Page 38: DIEN TU SO

38

Từ biểu thức vừa rút gọn được ta thành lập được mạch logic mới như hình 1.32b.

Bài 2:ĐẠI SỐ BOOLE VÀ ỨNG DỤNG

Trang 2

2.5 THIẾT KẾ LOGIC TỔ HỢP

Khi làm một bài toán thiết kế logic tổ hợp ta cần thực hiện đúng các bước sau đây:

Bước 1: Dựa vào yêu cầu của bài toán đặt ra, chúng ta đặt các biến cho ngõ vào

và các hàm của ngõ ra tương ứng.

Bước 2: Thiết lập bảng sự thật cho ngõ ra và ngõ vào theo yêu cầu của bài toán

Bước 3: Từ bảng sự thật viết ra biểu thức mô tả sự liên hệ logic giữa ngõ ra và

các ngõ vào.

Có hai cách viết biểu thức logic cho ngõ ra, hoặc cho trường hợp logic ra bằng 1,

hoặc cho trường hợp logic bằng 0 (hai trường hợp này là tương đương nhau).

Cách viết biểu thức thường ở dạng tổng-các-tích và tích-các-tổng.

Bước 4: Áp dụng các định lý của đại số boole để rút gọn biểu thức logic ngõ ra.

Sau đó chuyển sang dạng logic khác để thuận lợi hơn cho việc thực hiện mạch

logic.

Bước 5: Từ biểu thức logic rút gọn được ta chuyển sang mạch logic tương ứng.

Ví dụ 6:

Một ngôi nhà có 3 công tắc, người chủ nhà muốn bóng đèn sáng khi cả 3 công tắc

đều hở, hoặc khi công tắc 1 và 2 đóng còn công tắc thứ 3 hở. Hãy thiết kế mạch

logic thực hiện sao cho:

a. Số cổng là ít nhất.

b. Chỉ dùng một cổng NAND 2 ngõ vào.

Giải:

Bước 1:

Gọi 3 công tắc lần lượt là A, B, C. Bóng đèn là Y.

Page 39: DIEN TU SO

39

Trạng thái công tắc đóng là logic 1, hở là 0. Trạng thái đèn sáng là logic 1 và tắt là

0.

Bước 2:

Từ yêu cầu bài toán ta có bảng sự thật:

Bước 3: Từ bảng sự thật,ta viết biểu thức ngõ ra theo trường hợp logic 1 vì ngõ ra

ở logic 1 xuất hiện ít nhất, như vậy biểu thức tính toán sẽ đơn giản hơn nhiều.

Biểu thức logic ngõ ra

Nếu không rút gọn biểu thức logic ta thực hiện mạch logic thì số cổng logic sử

dụng sẽ rất nhiều hình 1.33 (b).

Bước 4: Rút gọn biểu thức logic:

Đến đây thì ta thấy rằng biểu thức logic đã gọn và số cổng logic sử dụng là ít nhất.

Bước 5: Mạch logic tương ứng của biểu thức: hình 1.33 a

Page 40: DIEN TU SO

40

b. biến đổi mạch logic chỉ sử dụng một loại cổng NAND 2 ngõ vào.

Xuất phát từ biểu thức ban đầu, ta sử dụng định lý De Morgan để biến đổi.

Lấy đảo của Y ta được:

Không khai triển vì đã là một cổng NAND. Biểu thức còn ở dạng tổng nên ta

đảo một lần nữa, ta được:

Đến đây ta thấy rằng thừa số trong ngoặc chưa NAND được với C nên ta cần đảo

hai lần nữa để được kết quả tất cả đều là cổng NAND 2 ngõ vào:

Từ biểu thức trên ta có sơ đồ mạch logic hình 1.34

Page 41: DIEN TU SO

41

2.6 Ý NGHĨA CỦA KÝ HIỆU LOGIC.

Mạch logic (mạch số) nhận dữ liệu ở các ngõ vào và xuất dữ liệu ở ngõ ra. Dữ liệu

là tín hiệu nhị phân chỉ gồm hai mức: mức cao (logic 1) hoặc mức thấp (logic 0). Để

thuận lợi cho việc thiết kế mạch logic.

Khi không có vòng tròn nhỏ ở đường vào hay đường ra trên ký hiệu mạch logic,

đường đó gọi là kích hoạt (tích cực) ở mức cao (active-HIGH). Còn nếu có vòng tròn

nhỏ ở đường vào hay đường ra, đường đó gọi là kích hoạt ở mức thấp (active-

LOW). Sự có mặt hay vắng mặt của vòng tròn sẽ quyết định trạng thái kích hoạt ở

mức cao/kích hoạt ở mức thấp của đầu ra hay đầu vào, nó cũng được dùng để giải

thích hoạt động của mạch.

Sau đây là minh họa bằng cổng NAND (hình 1.35).

Page 42: DIEN TU SO

42

Trên ký hiệu này (hình 1.35 (a)) có vòng tròn ở đầu ra, nhưng không có vòng tròn

ở đầu vào. Vì vậy đầu ra tích cực ở mức thấp và đầu vào kích hoạt ở mức cao.

Trên ký hiệu hình 1.35 (b) có đầu ra kích hoạt ở mức cao và các đầu vào kích hoạt

ở mức thấp.

Vì sao chúng ta phải tìm hiểu ý nghĩa của ký hiệu logic? Lý do là chúng ta sẽ sử

dụng ký hiệu thay thế này để biểu vẽ và phân tích logic theo dạng tác động kích

hoạt và cách thay thế ký hiệu logic như sau:

Để có ký hiệu thay thế cho một cổng logic, ta hãy lấy ký hiệu chuẩn rồi thay đổi ký

hiệu đại số của nó (OR thành AND, hoặc AND thành OR ), và đổi vòng tròn trên cả

hai đầu vào lẫn đầu ra.

Để giải thích hoạt động của một cổng logic, ta cần chú ý trạng thái logic nào, 0

hay 1, là trạng thái kích hoạt của đầu vào và đầu ra.

Ví du 7:

Cho ngõ ra của mạch như hình 1.36 a, vẽ lại mạch để mô tả ngõ ra tác động ở mức

thấp.

Giải: Vì ngõ ra tác động mức thấp nên thêm vòng tròn phủ định. Do đó đổi OR

thành AND với các vòng tròn phủ định ở ngõ vào. Theo quy luật ta thêm vòng tròn

phủ định cho ngõ ra của cổng OR và NAND còn cổng NOT thì không vì đã có vòng

tròn phủ định. Tiếp theo chuyển đổi cổng OR và NAND để đảm bảo logic (hình 1.36

b).

Bài 3:VI MẠCH SỐ HỌ TTLTrang 1

Trước khi đi vào cấu trúc của mạch TTL cơ bản, xét một số mạch điện cũng có khả

năng thực hiện chức năng logic như các cổng logic trong vi mạch TTL:

Page 43: DIEN TU SO

43

Mạch ở hình 1.46 hoạt động như một cổng AND. Thật vậy, chỉ khi cả hai đầu A và B

đều nối với nguồn, tức là để mức cao, thì cả hai diode sẽ ngắt, do đó áp đầu ra Y

sẽ phải ở mức cao. Ngược lại, khi có bất cứ một đầu vào nào ở thấp thì sẽ có diode

dẫn, áp trên diode còn 0,6 hay 0,7V do đó ngõ ra Y sẽ ở mức thấp.

Tiếp theo là một mạch thực hiện chức năng của một cổng logic bằng cách sử dụng

trạng thái ngắt dẫn của transistor (hình 1.47).

Hai ngõ vào là A và B, ngõ ra là Y.

Phân cực từ hai đầu A, B để Q hoạt động ở trạng thái ngắt và dẫn bão hoà

Cho A = 0, B = 0 Q ngắt, Y = 1

A = 0, B = 1 Q dẫn bão hoà, Y = 0

A = 1, B = 0 Q dẫn bão hoà, Y = 0

A = 1, B = 1 Q dẫn bão hoà, Y = 0

Có thể tóm tắt lại hoạt động của mạch qua bảng dưới đây

Page 44: DIEN TU SO

44

Nghiệm lại thấy mạch thực hiện chức năng như một cổng logic NOR

Vì có cấu tạo ở ngõ vào là điện trở, ngõ ra là transistor nên mạch NOR trên được

xếp vào dạng mạch RTL

Với hình trên, nếu mạch chỉ có một ngõ vào A thì khi này sẽ có cổng NOT, còn khi

thêm một tầng transistor trước ngõ ra thì sẽ có cổng OR

Bây giờ để có cổng logic loại DTL, ta thay hai R bằng hai diode ở ngõ vào (hình

1.48)

Khi A ở thấp, B ở thấp hay cả 2 ở thấp thì diode dẫn làm transistor ngắt do đó ngõ

ra Y ở cao.

Khi A và B ở cao thì cả hai diode ngắt => Q dẫn => y ra ở thấp

Rõ ràng đây là 1 cổng NAND dạng DTL (diode ở đầu vào và transistor ở đầu ra)

Các mạch RTL, DTL ở trên đều có khả năng thực hiện chức năng logic nhưng chỉ

được sử dụng ở dạng đơn lẻ không được tích hợp thành IC chuyên dùng bởi vì

ngoài chức năng logic cần phải đảm bảo người ta còn quan tâm tới các yếu tố khác

như :

Tốc độ chuyển mạch (mạch chuyển mạch nhanh và hoạt động được ở tần số cao

không).

Tổn hao năng lượng khi mạch hoạt động (mạch nóng, tiêu tán mất năng lượng

dưới dạng nhiệt).

Khả năng giao tiếp và thúc tải, thúc mạch khác.

Khả năng chống các loại nhiễu không mong muốn xâm nhập vào mạch, làm sai

mức logic.

Chính vì thế mạch TTL đã ra đời, thay thế cho các mạch loại RTL, DTL. Mạch TTL

ngoài transistor ngõ ra như ở các mạch trước thì nó còn sử dụng cả các transistor

đầu vào, thêm một số cách nối đặc biệt khác, nhờ đó đã đảm bảo được nhiều yếu

tố đã đề ra. Hình 1.49 là cấu trúc của một mạch logic TTL cơ bản :

Page 45: DIEN TU SO

45

Mạch này hoạt động như một cổng NAND.

Hai ngõ vào là A và B được đặt ở cực phát của transistor Q1 (đây là transistor có

nhiều cực phát có cấu trúc mạch tương đương như hình bên )

Hai diode mắc ngược từ 2 ngõ vào xuống mass dùng để giới hạn xung âm ngõ vào,

nếu có, giúp bảo vệ các mối nối BE của Q1

Ngõ ra của cổng NAND được lấy ra ở giữa 2 transistor Q3 và Q4, sau diode D0

Q4 và D0 được thêm vào để hạn dòng cho Q3 khi nó dẫn bão hoà đồng thời giảm

mất mát năng lượng toả ra trên R4 (trường hợp không có Q4,D0) khi Q3 dẫn.

Điận áp cấp cho mạch này cũng như các mạch TTL khác thường luôn chuẩn là 5V

Mạch hoạt động như sau :

Khi A ở thấp, B ở thấp hay cả A và B ở thấp Q1 dẫn điện; phân cực mạch để áp sụt

trên Q1 nhỏ sao cho Q2 không đủ dẫn; kéo theo Q3 ngắt.

Như vậy nếu có tải ở ngoài thì dòng sẽ đi qua Q4, D0 ra tải xuống mass. Dòng này

gọi là dòng ra mức cao kí hiệu là IOH

Giả sử tải là một điện trở 3k9 thì dòng là:

Khi cả A và B đều ở cao, nên không thể có dòng ra A và B được, dòng từ nguồn Vcc

sẽ qua R1, mối nối BC của Q1 thúc vào cực B làm Q2 dẫn bão hòa.

Page 46: DIEN TU SO

46

Nếu mắc tải từ nguồn Vcc tới ngõ ra Y thì dòng sẽ đổ qua tải, qua Q3 làm nó dẫn

bão hoà luôn. Ngõ ra sẽ ở mức thấp vì áp ra chính là áp VCE của Q3 khoảng 0,2

đến 0,5V tuỳ dòng qua tải. Khi này ta có dòng ra mức thấp kí hiệu là IOL. Sở dĩ gọi

là dòng ra vì dòng sinh ra khi cổng logic ở mức thấp (mặc dù dòng này là dòng

chảy vào trong cổng logic)

Ví dụ nếu tải là 470 ohm thì dòng IOL khi này là:

Vậy mạch logic ở trên có chức năng hoạt động như 1 cổng NAND 2 ngõ vào

Nếu để hở hai ngõ vào A và B thì Q1 vẫn ngắt, Q2 vẫn dẫn, kéo theo Q3 dẫn khi có

tải ngoài tức là ngõ ra Y vẫn ở cao, do đó giống như trường hợp ngõ A và B nối lên

mức cao.

Nếu A và B nối chung với nhau hay Q1 chỉ có 1 cực phát thì mạch NAND chuyển

thành mạch NOT

Việc sắp xếp thứ tự Rc, Q4, D0, Q3 thành hình cột giống như hình cột chạm-totem

pole-hình tổ vật của người Mĩ da đỏ nên dạng mạch này được gọi là mạch logic ngõ

ra cột chạm, cấu trúc của các loại cổng logic khác như and, or, exor cũng giống

như vậy. Tuy vậy ta cũng sẽ gặp các mạch logic có ngõ ra kiểu khác như mạch ngõ

ra cực thu để hở, ngõ ra ba trạng thái. Những mạch này ta sẽ tìm hiểu ở phần sau.

Riêng đối với mạch loại này, khi ngõ ra chuyển tiếp trạng thái từ thấp lên cao có

thể xảy ra trường hợp cả Q3 và Q4 cùng dẫn (Q3 chưa kịp tắt). Điều này làm cho

dòng bị hút từ nguồn lớn hơn hẳn và có thể làm sụt áp nguồn trong vài ns. Vấn đề

này ta cũng sẽ nói kỹ hơn ở bài sử dụng cổng logic.

Mạch ngõ ra cột chạm thuộc loại mạch ra kéo lên tích cực (active pull up) tức là

ngõ ra được cấp nguồn thông qua Q4 (linh kiện điện tử tích cực). Còn các mạch

khác như RTL, DTL ngõ ra được cấp điện thông qua R (linh kiện điện tử thụ động)

Để tăng tốc độ chuyển mạch cao hơn hẳn loại trên, một số cải tiến mới và công

nghệ mới đã được thêm vào

Diode thường được được thay thế bởi diode schottky. Cấu trúc lớp tiếp xúc loại

này là Si_Al (chất bán dẫn loại p). Áp ngưỡng chỉ còn 0,35V. Kí hiệu của diode như

Page 47: DIEN TU SO

47

Tiếp đến, transistor được mắc thêm diode schottky giữa cực nền và cực thu như

hình. kí hiệu của transistor sẽ như hình trên.

Khi này thay vì dẫn bão hoà, transistor sẽ chỉ dẫn gần bão hoà do diode đã dẫn ở

khoảng 0,3V rồi. Điều này có nghĩa là transistor sẽ chuyển mạch nhanh hơn.

QUY MÔ TÍCH HỢP

Các mạch cổng logic như trên được tích hợp lại thành một mạch tổ hợp bán dẫn rất

rất nhỏ và được đặt vào giữa một vỏ bọc, có dây kim loại nối ra ngoài các chân.

Thường thì với mạch cổng nand như ở trên sẽ có bốn mạch như thế được tích hợp

trong một vỏ bọc, chúng thuộc loại tích hợp cỡ nhỏ: small scale integration (SSI),

một số IC đặc biệt có số cổng lớn hơn một chút hay quy mô phức tạp hơn nên

thuộc loại tích hợp cỡ vừa: medium scale integration (MSI). Khi nằm trong IC tích

hợp, sự sắp xếp mạch và các chân ra vào cho loại cổng chuẩn này (ví dụ với loại

cổng nand) sẽ là:

Page 48: DIEN TU SO

48

Có nhiều mạch khác sẽ tích hợp nhiều cổng hơn và tất nhiên thành phần chính của

những mạch này sẽ là các transistor và quy mô tích hợp có thể từ hàng trăm đến

hàng trăm triệu transistor trên một phiến bán dẫn, chỉ được đặt trong một vỏ bọc

không lớn quá vài xen ti mét vuông. Chẳng hạn

Các mạch chuyển đổi mã, dồn tách kênh, mạch logic và số học mà chúng ta sẽ tìm

hiểu ở phần sau thuộc loại tích hợp cỡ vừa, một số là loại tích hợp cỡ lớn : large

scale integration (LSI) vì cấu trúc mạch gồm khoảng từ 12 đến 100 cổng cơ bản

(MSI) hay 100 đến 1000 cổng cơ bản (LSI)

Các mạch nhớ, vi điều khiển, vi xử lí, lập trình có thể tích hợp từ hàng ngàn đến

hàng triệu cổng logic trong nó và được xếp vào loại tích hợp cỡ rất lớn (VLSI) siêu

lớn (ULSI).

Page 49: DIEN TU SO

49

Bài4: VI MẠCH SỐ HỌ CMOSCông nghệ MOS (Metal Oxide Semiconductor-kim loại oxit bán dẫn)

có tên gọi xuất xứ từ cấu trúc MOS cơ bản của một điện cực nằm

trên lớp oxit cách nhiệt, dưới lớp oxit là đế bán dẫn. Transistor trong

công nghệ MOS là transistor hiệu ứng trường, gọi là MOSFET (metal

oxide silicon field effect transistor). Có nghĩa điện trường ở phía

điện cực kim loại của lớp oxit cách nhiệt có ảnh hưởng đến điện trở

của đế. Phần nhiều IC số MOS được thiết kế hết bằng MOSFET,

không cần đến linh kiện nào khác.

Ưu điểm chính của MOSFET là dễ chế tạo, phí tổn thấp, cỡ nhỏ, tiêu

hao rất ít điện năng. Kĩ thuật làm IC MOS chỉ rắc rối bằng 1/3 kĩ

thuật làm IC lưỡng cực (TTL, ECL,...). Thêm vào đó, thiết bị MOS

chiếm ít chỗ trên chip hơn so với BJT, thông thường, mỗi MOSFET chỉ

cần 1 mi li vuông diện tích chip, trong khi BJT đòi hỏi khoảng 50 mi li

vuông. Quan trọng hơn, IC số MOS thường không dùng các thành

phần điện trở trong IC, vốn chiếm quá nhiều diện tích chip trong IC

lưỡng cực. Vì vậy, IC MOS có thể dung nạp nhiều phần tử mạch trên

1 chip đơn hơn so với IC lưỡng cực. Bằng chứng là ta sẽ thấy MOS

dùng nhiều trong vi mạch tích hợp cỡ LSI, VLSI hơn hẳn TTL. Mật độ

tích hợp cao của IC MOS làm chúng đặc biết thích hợp cho các IC

phức tạp, như chip vi xử lí và chip nhớ. Sửa đổi trong công nghệ IC

MOS đã cho ra những thiết bị nhanh hơn 74, 74LS của TTL, với đặc

điểm điều khiển dòng gần như nhau. Do vậy, thiết bị MOS đặc biệt là

CMOS đã đã được sử dụng khá rộng rãi trong mạch MSI mặc dù tốc

độ có thua các IC TTL cao cấp và dễ bị hư hỏng do bị tĩnh điện.

Mạch số dùng MOSFET được chia thành 3 nhóm là:

- PMOS dùng MOSFET kênh P

- NMOS dùng MOSFET kênh N tăng cường

- CMOS (MOS bù) dùng cả 2 thiết bị kênh P và kênh N

Page 50: DIEN TU SO

50

Các IC số PMOS và NMOS có mật độ đóng gói lớn hơn (nhiều

transistor trong 1 chip hơn) và do đó kinh tế hơn CMOS. NMOS có

mật độ đóng gói gần gấp đôi PMOS. Ngoài ra, NMOS cũng nhanh gần

gấp 2 lần PMOS, nhờ dữ kiện các điện tử tự do là những hạt tải dòng

trong NMOS, còn các lỗ trống (điện tích dương chuyển động chậm

hơn) là hạt tải dòng cho PMOS. CMOS rắc rối nhất và có mật độ đóng

gói thấp nhất trong các họ MOS, nhưng nó có điểm mạnh là tốc độ

cao hơn và công suất tiêu thụ thấp hơn. IC NMOS và CMOS được

dùng rộng rãi trong lĩnh vực kĩ thuật số, nhưng IC PMOS không còn

góp mặt trong các thiết kế mới nữa. Tuy nhiên MOSFET kênh P vẫn

rất quan trọng bởi vì chúng được dùng trong mạch CMOS.

Trước khi đi vào công nghệ CMOS ta hãy tìm hiểu qua về NMOS.

Cũng cần phải biết rằng PMOS tương ứng cũng giống hệt NMOS, chỉ

khác ở chiều điện áp.

Hình 1.64 là cấu tạo của 1 cổng NOT loại NMOS cơ bản

Mạch gồm 2 MOSFET: Q2 làm chuyển mạch còn Q1 làm tải cố định và

luôn dẫn, điện trở của Q1 khoảng 100 k

Ngõ vào mạch đặt ở cực G của Q2, còn ngõ ra lấy ở điểm chung của

cực S Q1 và cực D Q2. Nguồn phân cực cho mạch giả sử dùng 5V.

Page 51: DIEN TU SO

51

Khi Vin = 5 V, ngõ vào mức cao kích cho Q2 dẫn, trở trên Q2 còn

khoảng 1K cầu phân áp giữa RQ1 và RQ2 cho phép áp ra còn khoảng

0,05V tức là ngõ ra ở mức thấp

Khi Vin = 0V, ngõ vào ở mức thấp, Q2 ngắt, trở trên nó khá lớn

khoảng 1010 ohm. Cầu phân áp RQ1 và RQ2 sẽ đặt áp ngõ ra xấp xỉ

nguồn, tức là ngõ ra ở mức cao.

Vậy mạch hoạt động như một cổng NOT. Cổng NOT được xem là

mạch cơ bản nhất của công nghệ MOS. Nếu ta thêm Q3 mắc nối tiếp

và giống với Q2 thì sẽ được cổng NAND. Nếu ta mắc Q3 song song và

giống với Q2 thì sẽ được cổng NOR. Cổng AND và cổng OR được tạo

ra bằng cách thêm cổng NOT ở ngõ ra của cổng NAND và cổng NOR

vừa được tạo ra.

Như đã nói ở trước, NMOS không phải để tạo ra các cổng mà thường

dùng để xây dựng mạch tổ hợp, mạch tuần tự quy mô thường cỡ MSI

trở lên, nhưng tất cả những mạch đó về cơ bản vẫn chỉ là tổ hợp của

các mạch cổng logic được kể ra ở đây.

Một số đặc điểm của NMOS :

Tốc độ chuyển mạch: chậm hơn so với loại TTL do điện trở đầu vào

khá cao đồng thời bị ảnh hưởng bởi tải dung tính mà nó thúc

Giới hạn nhiễu khoảng 1,5V với nguồn 5V và sẽ tăng tỉ lệ khi nguồn

cấp tăng. Như vậy là tính kháng nhiễu kém hơn TTL

Hệ số tải: về lí thuyết là rất lớn do trở đầu vào của mạch rất lớn,

tuy nhiên, nếu tần số hoạt động càng cao (trên 100KHz) thì điện

dung sinh ra có thể làm suy giảm thời gian chuyển mạch kéo theo

giảm khả năng giao tiếp tải. So với TTL thì NMOS vẫn có hệ số tải

cao hơn hẳn trung bình là 50 cổng cùng loại.

Công suất tiêu tán: Đây là ưu điểm nổi bật của logic MOS. Thật

vậy, chẳng hạn với cổng NOT ở trên khi đầu vào thấp RQ1 = 100k, RQ2

= 1010ohm nên dòng tiêu thụ I = V/R = 0,5nA => P =U.I = 2,5nW

Page 52: DIEN TU SO

52

Khi đầu vào cao RQ1 = 100k, RQ2 1k nên dòng tiêu thụ I = V/R =

50uA 0,25mW

Vậy công suất trung bình chỉ cao hơn 0,1 mW một chút, so với TTL

thì nó quá nhỏ.

Chính nhờ ưu điểm này mà CMOS có thể tích hợp cỡ LSI và VLSI, nơi

mà nhiều cổng, nhiều flip flop, nhiều mạch khác được tích hợp trong

một chíp mà không sinh ra nhiệt lớn làm hỏng chip.

Cũng cần lưu ý là logic MOS do đều được xây dựng từ các transistor

MOSFET nên rất nhạy tĩnh điện, ở phần sau ta sẽ đề cập chi tiết đến

vấn đề này.

CMOS

2.1 Cấu tạo

CMOS (Complementary MOS) có cấu tạo kết hợp cả PMOS và NMOS

trong cùng 1 mạch nhờ đó tận dụng được các thế mạnh của cả 2 loại,

nói chung là nhanh hơn đồng thời mất mát năng lượng còn thấp hơn

so với khi dùng rời từng loại một. Cấu tạo cơ bản nhất của CMOS

cũng là một cổng NOT gồm một transistor NMOS và một transistor

PMOS như hình 1.65

Page 53: DIEN TU SO

53

Hoạt động của mạch cũng tương tự như ở NMOS

Khi ngõ vào (nối chung cực cổng 2 transistor) ở cao thì chỉ có Q1 dẫn

mạnh do đó áp ra lấy từ điểm chung của 2 cực máng của 2 transistor

sẽ xấp xỉ 0V nên ngõ ra ở thấp.

Khi ngõ vào ở thấp Q1 sẽ ngắt còn Q2 dẫn mạnh, áp ra xấp xỉ nguồn,

tức ngõ ra ở mức cao.

Để ý là khác với cổng NOT của NMOS, ở đây 2 transistor không dẫn

cùng một lúc nên không có dòng điện từ nguồn đổ qua 2 transistor

xuống mass nhờ đó công suất tiêu tán gần như bằng 0. Tuy nhiên

khi 2 transistor đang chuyển mạch và khi có tải thì sẽ có dòng điện

chảy qua một hay cả 2 transistor nên khi này công suất tiêu tán lại

tăng lên.

Trên nguyên tắc cổng đảo, cũng giống như trước bằng cách mắc

song song hay nối tiếp thêm transistor ta có thể thực hiện được các

cổng logic khác (hình 1.66). Chẳng hạn mắc chồng 2 NMOS và mắc

song song 2 PMOS ta được cổng NAND. Còn khi mắc chồng 2 PMOS

và mắc song song 2 NMOS ta được cổng NOR.

2.2 Phân loại

Page 54: DIEN TU SO

54

Có nhiều loại IC logic CMOS với cách đóng vỏ (package) và chân ra

giống như các IC loại TTL. Các IC có quy mô tích hợp nhỏ SSI vỏ DIP

(dual inline package): với hai hàng chân thẳng hàng 14 hay 16 được

dùng phổ biến.

CMOS cũ họ 4000, 4500

Hãng RCA của Mỹ đã cho ra đời loại CMOS đầu tiên lấy tên CD4000A.

Về sau RCA có cải tiến để cho ra loạt CD4000B có thêm tầng đệm ra,

sau này hãng lại bổ sung thêm loạt CD4500, CD4700.

Hãng Motorola (Mỹ) sau đó cũng cho ra loạt CMOS MC14000,

MC14000B, MC14500 tương thích với sản phẩm cũ của RCA.

Đặc điểm chung của loạt này là :

Điện áp nguồn cung cấp từ 3V đến 18V mà thường nhất là từ 5

đến 15 V.

Chúng có công suất tiêu hao nhỏ

Riêng loại 4000B do có thêm tầng đệm ra nên dòng ra lớn hơn,

kháng nhiễu tốt hơn mà tốc độ cũng nhanh hơn loại 4000A

trước đó.

Tuy nhiên các loại trên về tốc độ thì tỏ ra khá chậm chạp và

dòng cũng nhỏ hơn nhiều so với các loại TTL và CMOS khác.

Chính vì vậy chúng không được sử dụng rộng rãi ở các thiết kế

hiện đại.

Loại 74CXX

Đây là loại CMOS được sản xuất ra để tương thích với các loại TTL về

nhiều mặt như chức năng, chân ra nhưng khoản nguồn nuôi thì rộng

hơn. Các đặc tính của loại này tốt hơn loại CMOS trước đó một chút

tuy nhiên nó lại ít được sử dụng do đã có nhiều loại CMOS sau đó

thay thế loại CMOS tốc độ cao 74HCXX và 74HCTXX. Đây là 2 loại

CMOS được phát triển từ 74CXX.

Page 55: DIEN TU SO

55

74HCXX có dòng ra lớn và tốc độ nhanh hơn hẳn 74CXX, tốc độ của

nó tương đương với loại 74LSXX, nhưng công suất tiêu tán thì thấp

hơn. Nguồn cho nó là từ 2V đến 6V.

Còn 74HCTXX chính là 74HCXX nhưng tương thích với TTL nhiều hơn

như nguồn vào gần giống TTL : 4,5V đến 5,5V. Do đó 74HCTXX có

thể thay thế trực tiếp cho 74LSXX và giao tiếp với các loại TTL rất

bình thường.

Ngày nay 74HC và 74HCT trở thành loại CMOS hay dùng nhất mà lại

có thể thay thế trực tiếp cho loại TTL thông dụng.

Loại CMOS tiên tiến 74AC, 74ACT

Loại này được chế tạo ra có nhiều cải tiến cũng giống như bên TTL,

nó sẽ hơn hẳn các loại trước đó nhưng việc sử dụng còn hạn chế

cũng vẫn ở lí do giá thành còn cao.

Chẳng hạn cấu trúc mạch và chân ra được sắp xếp hợp lí giúp giảm

những ảnh hưởng giữa các đường tín hiệu vào ra do đó chân ra của 2

loại này khác với chân ra của TTL.

Kháng nhiễu, trì hoãn truyền, tốc độ đồng hồ tối đa đều hơn hẳn loại

74HC, 74HCT.

Kí hiệu của chúng hơi khác một chút như 74AC11004 là tương ứng

với 74HC04. 74ACT11293 là tương ứng với 74HCT293.

Loại CMOS tốc độ cao FACT

Đây là sản phẩm của hãng Fairchild, loại này có tính năng trội hơn

các sản phẩm tương ứng đã có.

Loại CMOS tốc độ cao tiên tiến 74AHC, 74AHCT

Đây là sản phẩm mới đã có những cải tiến từ loại 74HC và 74HCT,

chúng tận dụng được cả 2 ưu điểm lớn nhất của TTL là tốc độ cao và

của CMOS là tiêu tán thấp do đó có thể thay thế trực tiếp cho 74HC

và 74HCT.

Page 56: DIEN TU SO

56

Bảng sau cho phép so sánh công suất tiêu tán và trì hoãn truyền của

các loại TTL và CMOS ở nguồn cấp điện 5V.

Ngoài các loại trên công nghệ CMOS cũng phát triển một số loại mới

gồm:

BiCMOS

Đây là sản phẩm kết hợp công nghệ lưỡng cực TTL với công nghệ

CMOS nhờ đó tận dụng được cả 2 ưu điểm của 2 cộng nghệ là tốc độ

nhanh và công suất tiêu tán thấp. Nó giảm được 75% công suất tiêu

tán so với loại 74F trong lúc vẫn giữ được tốc độ và đặc điểm điều

khiển tương đương. Nó cũng có chân ra tương thích với TTL và hoạt

động ở áp nguồn 5V. Tuy nhiên Bi CMOS thường chỉ được tích hợp ở

quy mô vừa và lớn dùng nhiều trong giao diện vi xử lí và bộ nhớ, như

mạch chốt, bộ đệm, bộ điều khiển hay bộ thu phát.

Loại CMOS điện thế thấp

Đây là loại CMOS khá đặc biết có áp nguồn giảm xuống chỉ còn

khoảng 3V. Khi áp giảm sẽ kéo theo giảm công suất tiêu tán bên

trong mạch nhờ đó mật độ tích hợp của mạch tăng lên, rồi tốc độ

chuyển mạch cũng tăng lên điều này rất cần thiết trong các bộ vi xử

lí bộ nhớ ... với quy mô tích hợp VLSI. Cũng có khá nhiều loại CMOS

Page 57: DIEN TU SO

57

áp thấp, và đây là xu hướng của mai sau, ở đây chỉ nói qua về một số

loại của hãng Texas Instruments

74LV (low voltage) : là loạt CMOS điện thế thấp tương ứng với

các vi mạch số SSI và MSI của các công nghệ khác. Nó chỉ hoạt động

được với các vi mạch 3,3V khác

74LVC (low voltage CMOS ) : gồm rất nhiều mạch SSI và MSI

như loạt 74. Nó có thể nhận mức 5V ở các ngõ vào nên có thể dùng

để chuyển đổi các hệ thống dùng 5V sang dùng 3,3V khác. Nếu giữ

dòng điện ở ngõ ra đủ thấp để điện thế ngõ ra nằm trong 1 giới hạn

cho phép, nó cũng có thể giao tiếp với các ngõ vào TTL 5V. Tuy

nhiên áp vào cao của các CMOS 5V như 74HC hay 74AHC khiến

chúng không thể điều khiển từ các vi mạch LVC

74ALVC (advanced low voltage CMOS ) : là loạt CMOS điện thế

thấp, chủ yếu để dùng cho các mạch giao diện bus hoạt động ở 3,3V

74LVT (low voltage BiCMOS) : giống như 74LVC có thể hoạt

động ở logic 5V và có thể dùng như mạch số chuyển mức 5V sang 3V

Bảng sau so sánh một số đặc tính của các loại CMOS áp thấp

CMOS cực máng hở, CMOS ra 3 trạng thái và CMOS nảy schmitt

trigger

Tương tự như bên TTL, các cổng CMOS cũng có các loại ra hở mảng,

ra 3 trạng thái và nảy schmitt trigger, vì có nhiều loại CMOS được

sản xuất để tương thích và thay thế cho loại TTL tương ứng.

Page 58: DIEN TU SO

58

CMOS racực máng hở

Do dùng MOSFET nên ngõ ra không phải là cực thu mà là cực máng

Ở hình 1.67 trrình bày hai cổng NOT CMOS thường có ngõ ra nối

chung với nhau

Nếu 2 đầu vào ở cao thì 2P ngắt, 2N dẫn ngõ ra mức cao bình

thường.

Nếu 2 đầu vào ở thấp thì 2P dẫn, 2N ngắt ngõ ra mức thấp bình

thường.

Nhưng nếu ngõ vào cổng 1 ở thấp còn ngõ vào cổng 2 ở cao thì P1

dẫn N1 ngắt, P2 ngắt N2 dẫn áp ngõ ra sẽ là nửa áp nguồn Vdd. Áp

này rơi vào vùng bất định không thể dùng kích các tải được hơn nữa

với áp Vdd mà cao, dòng dẫn cao có thể làm tiêu 2 transistor của

cổng.

Vậy cách để cực D ra hở là hợp trong trường hợp này. Trong cấu trúc

mạch sẽ không còn MOSFET kênh P nữa, còn MOSFET kênh N sẽ để

hở cực máng D. Ta có thể nối các ngõ ra theo kiểu nối AND hay OR

Page 59: DIEN TU SO

59

và tất nhiên là cũng phải cần điện trở kéo lên để tạo mức logic cao,

giá trị của R kéo lên tính giống như bên mạch loại TTL.

CMOS ra 3 trạng thái

Tương tự mạch bên TTL, mạch có thêm ngõ điều khiển G (hay C).

G ở cao 2 cổng nand nối, nên Y = A, ta có cổng đệm không đảo

G ở thấp ngõ ra của 2 cổng nand lên cao làm PMOS và NMOS cùng

ngưng dẫn và đây là trạng thái thứ 3 hay còn gọi là trạng thái trở

kháng cao (high Z), lúc bấy giờ từ ngõ ra Y nhìn ngược vào mạch thì

mạch như không có (điện trở ngõ ra Y lên nguồn và xuống mass đều

rất lớn).

Ngõ G cũng có thể tác động ở mức thấp

Kí hiệu logic của mạch

Cổng nảy schmitt trigger tương tự nảy schmitt trigger bên mạch TTL

Cổng truyền dẫn CMOS (transmission gate :TG)

Đây là loại cổng logic mà bên công nghệ lưỡng cực không có; cổng truyền dẫn

hoạt động như một công tắc đóng mở (số) để cho phép dữ liệu (dạng số) truyền

qua lại theo cả 2 chiều.

Trước hết là cấu tạo của cổng truyền NMOS

Page 60: DIEN TU SO

60

Tín hiệu truyền có thể là tương tự hay số miễn nằm trong khoảng 0 đến Vdd.

Nhưng ở đây để dẽ minh hoạ ta giả sử lấy nguồn cấp là 10V, áp ngưỡng của NMOS

sẽ là 2V

Khi ngõ vào ở thấp, tụ sẽ không được nạp nên tất nhiên ngõ ra cũng là mức thấp

Khi ngõ vào ở cao mà đường khiển G vẫn ở thấp thì ngõ ra cũng vẫn ở thấp

Khi ngõ vào ở cao và G ở cao => NMOS dẫn với áp ngưỡng 2V nên tụ nạp đầy đến

8V thì NMOS ngắt, ngõ ra có thể hiểu là mức cao, do đó tín hiệu đã được truyền từ

trái sang phải

Khi này mà ngõ vào xuống mức thấp thì tụ sẽ xả qua NMOS do đó ngõ ra lên cao

trở lại tức là dữ liệu đã truyền từ phải sang trái

Tuy nhiên ta có nhận xét là, khi bị truyền như vậy dữ liệu đã giảm biên độ đi mất

2V. Với mạch số có thể vẫn hiểu là mức cao mức thấp, còn với mạch tương tự thì

như vậy là mất mát năng lượng nhiều rồi, và nó còn bị ảnh hướng nặng hơn khi

nhiều cổng truyền mắc nối tiếp nhau.

Cổng truyền CMOS :

Hình 1.70 cho thấy cấu trúc của 1 cổng truyền CMOS cơ bản dùng 1 NMOS và

1PMOS mắc song song, cũng với những giả sử như ở trên bạn sẽ thấy CMOS khắc

phục được điểm dở của NMOS và chính nó đã được sử dụng rộng rãi ngày nay.

Page 61: DIEN TU SO

61

Khi G ở thấp, không cho phép truyền.

Khi G ở cao, nếu ngõ vào ở thấp ngõ ra không có gì thay đổi.

Còn nếu ngõ vào ở cao thì cả 2 transistor đều dẫn dữ liệu truyền tù trái sang phải

nạp cho tụ, ngõ ra ở mức cao nhưng có 1 điểm khác ở đây là khi tụ nạp đến 8V thì

NMOS ngắt trong khi PMOS vẫn dẫn mạnh làm tụ nạp đủ 10V.

Khi ngõ ra đang ở 10V, ngõ G vẫn ở cao mà ngõ vào xuống thấp thì tụ sẽ xả ngược

trở lại qua 2 transistor làm ngõ vào lên cao trở lại.

Các kí hiệu cho cổng truyền như hình

2.3 Đặc tính kỹ thuật

Công suất tiêu tán

Page 62: DIEN TU SO

62

Khi mạch CMOS ở trạng thái tĩnh (không chuyển mạch) thì công suất

tiêu tán PD của mạch rất nhỏ. Có thể thấy điều này khi phân tích

mạch mạch cổng nand hay nor ở trước. Với nguồn 5V, PD của mỗi

cổng chỉ khoảng 2,5nW.

Tuy nhiên PD sẽ gia tăng đáng kể khi cổng CMOS phải chuyển mạch

nhanh. Chẳng hạn tần số chuyển mạch là 100KHz thì PD là 10 nW,

còn f=1MHz thì PD= 0,1mW. Đến tần số cỡ 2 hay 3 MHz là PD của

CMOS đã tương đương với PD của 74LS bên TTL, tức là mất dần đi ưu

thế của mình.

Lý do có điều này là vì khi chuyển mạch cả 2 transistor đều dẫn

khiến dòng bị hút mạnh để cấp cho phụ tải là các điện dung (sinh ra

các xung nhọn làm biên độ của dòng bị đẩy lên có khi cỡ 5mA và thời

gian tồn tại khoảng 20 đến 30 ns). Tần số chuyển mạch càng lớn thì

sinh ra nhiều xung nhọn làm I càng tăng kéo theo P tăng theo. P ở

đây chính là công suất động lưu trữ ở điện dung tải. Điện dung ở đây

bao gồm các điện dung đầu vào kết hợp của bất kỳ tải nào đang

được kích thích và điện dung đầu ra riêng của thiết bị.

Tốc độ chuyển mạch (tần số chuyển mạch)

Cũng giống như các mạch TTL, mạch CMOS cũng phải có trì hoãn

truyền để thực hiện chuyển mạch. Nếu trì hoãn này làm tPH bằng

nửa chu kì tín hiệu vào thì dạng song vuông sẽ trở thành xung tam

giác khiến mạch có thể mất tác dụng logic

Page 63: DIEN TU SO

63

Tuy nhiên tốc độ chuyển mạch của CMOS thì nhanh hơn hẳn loại TTL

do điện trở đầu ra thấp ở mỗi trạng thái. Tốc độ chuyển mạch sẽ

tăng lên khi tăng nguồn nhưng điều này cũng sẽ làm tăng công suất

tiêu tán, ngoài ra nó cũng còn ảnh hưởng bởi tải điện dung.

Giới hạn tốc độ chuyển mạch cho phép làm nên tần số chuyển mạch

tối đa được tính dựa trên tPH.

Bảng sau cho phép so sánh fmax của một số loại cổng nand loại TTL

với CMOS

Trong việc sử dụng các IC logic CMOS ta phải biết nhiều đặc tính và

giới hạn của chúng. Các đặc tính thông dụng như áp nuôi, số toả ra,

khả năng dòng ra,... thường dễ vận dụng. Tất cả các IC logic đều

dùng được ở nguồn nuôi 5V. Số toả ra với cùng loại logic ít nhất là

gần chục trong lúc thường chì cần vài. Tuy nhiên đôi khi có nghi ngờ

hay sử dụng ở trường hợp áp cấp Vmax, fmax, tải thuần dung thuần

cảm... hay giao tiếp giữa các IC khác loại, khác áp nguồn, nói chung

là các trường hợp đặc biệt. thì ta phải tham khảo tài liệu ở data

sheet hay data book. Cũng như ở bên TTL, một số đặc tính chính của

CMOS được nói đến ở đây là:

Áp nguồn nuôi ký hiệu là Vdd (khác với bên TTL ký hiệu là Vcc) rất

khác nhau do đó cần rất cẩn thận với nó, có thể dùng nguồn 5V là

tốt nhất. Bảng sau đưa ra các khoảng áp nguồn cho từng loại CMOS.

Page 64: DIEN TU SO

64

Điện áp vào và ra của các loại CMOS

Cũng giống như bên TTL về kí hiệu, tên gọi nhưng ở bên CMOS có

phức tạp hơn do nguồn nuôi cho các loại IC thì khác nhau, ta chỉ có

thể rút ra tương đối ở điều kiện nguồn Vdd = 5V. Hình và bảng ở

dưới nêu ra các thông số áp ra và vào. Riêng loại 74HCT là CMOS tốc

độ cao tương thích với TTL nên thông số cũng giống như bên TTL.

Dòng điện ngõ vào và ngõ ra

bảng so sánh dòng vào ra của một số loại CMOS với một số loại TTL

Page 65: DIEN TU SO

65

Nói chung ta quan tâm đến dòng ra nhiều hơn vì đó là dòng ra max

cho phép mà vẫn đảm bảo các mức logic ra đúng như ở phần trên.

Còn các áp ra cũng chỉ quan tâm khi tính đến việc giao tiếp cổng

khác loại khác áp nuôi.

Hệ số tải

Dòng ra của các CMOS khá lớn trong lúc điện trở vào của các CMOS

lại rất lớn (thường khoảng 1012 ohm) tức dòng vào rất rất nhỏ nên

số toả ra rất lớn. Nhưng mỗi cổng CMOS có điện dung ngõ vào

thường cũng khoảng 5pF nên khi có nhiều cổng tải mắc song song

số điện dung tăng lên làm tốc độ chuyển mạch chậm lại khiến số toả

ra ở tần số thấp (dưới 1MHz) là vài chục, còn ở tần số cao số tạo ra

giảm chỉ còn dưới 10.

Tính kháng nhiễu

Về đặc tính chuyển (trạng thái) nói chung các loại CMOS đều chuyển

trạng thái khá dứt khoát trừ loại 4000A bởi vì chúng có tầng đệm ở

trước ngõ ra

Về giới hạn nhiễu nói chung là tốt hơn các loại TTL. Tốt nhất là loại

4000A,B. Giới hạn nhiễu sẽ còn tốt hơn nếu ta tăng nguồn nuôi lớn

hơn 5V, tuy nhiên lúc này tổn hao cũng vì thế tăng theo. Cách tính lề

nhiễu mức cao và mức thấp vẫn như trước, tức là:

VNH = VOH(min) – VIH(min)

VNL = VIL(max) – VIH(max)

CÁC IC CỔNG LOGIC

Có rất nhiều IC loại CMOS có mã số và chức năng logic tương tự như

các IC TTL chẳng hạn bên TTL IC 4 cổng nand 2 ngõ vào là 7400,

Page 66: DIEN TU SO

66

74LS00, 74AS00,... thì bên CMOS cũng tương tự có 74C00,

74HC/HCT00, 74AC11000,... Tuy nhiên không phải tất cả bên TTL có

thì bên CMOS cũng có. CMOS cũng còn có những loại riêng, chẳng

hạn với cổng nảy schmitt trigger ngoài 74HC/HCT14 gồm 6 cổng đảo,

74HC/HCT132 gồm 4 cổng nand 2 ngõ vào còn có 4014, 4534 cũng

gồm 6 cổng đảo, 4093 cũng gồm 4 cổng nand 2 ngõ vào; hay 4066 là

cổng truyền 2 chiều số tương tự vv...

Hình 1.74 là sơ đồ chân ra của một số cổng logic loại 4000 cũng hay

dùng

Bài 5:SỬ DỤNG CỔNG LOGIC

Page 67: DIEN TU SO

67

1.1 Chống xung nhọn cho nguồn cấp

Hãy trở lại xem xét cấu trúc của một cổng logic loại cột chạm như

hình 1.75. Ngõ ra Y giả sử đang đổi trạng thái từ thấp lên cao do đó

Q3 sẽ chuyển trạng thái từ ngắt dẫn đang dẫn bão hoà còn Q4 thì từ

dẫn bão hoà sang ngưng dẫn. Q4 sẽ cần một khoảng thời gian vài

chục ns để ngưng chế độ dẫn bão hoà trước đó, trong thời gian này

Q3 cũng dẫn luôn như thế dòng nguồn cấp tăng lên vài mA. Giả sử

trong 1 hệ thống mạch đang sử dụng nhiều cổng logic đang chuyển

trạng thái như vậy thì rõ ràng nguồn cấp phải lớn hơn nữa, nó kéo

theo áp nguồn có thể bị giảm xuống trong chốc lát, hơn nữa điện

cảm phân tán trên đường tiếp điện có thể còn làm giảm nguồn hơn

nữa (điện cảm kí sinh). Do nguồn thay đổi dẫn đến phát sinh dòng

cảm ứng L(di/dt).

Hình 1.75 Minh họa cách chống xung nhọn của 1 cổng logic loại cột

chạm

Như vậy nguồn bị biến động nhiều vừa bị sụt giảm thất thường vừa

có xung nhọn cảm ứng dẫn đến trạng thái logic của mạch bị sai.

Hoạt động chuyển mạch nhiều thì tần số phát sinh xung nhọn càng

Page 68: DIEN TU SO

68

lớn. Để khắc phục hiện tượng này có thể mắc tụ ceramic 0,01 uF tới

0,1 uF có điện cảm thấp ở ngay tại ngõ vào cấp điện cho IC xuống

mass để nó lọc bớt xung nhọn sinh ra. Ngoài ra có thể dùng thêm tụ

tốt như tantan, mylar ... vài uF tới vài chục uF ở đầu mỗi nguồn cấp

cho khối mạch để ổn định áp nguồn.

1.2 Giải quyết ngõ vào không dùng

Ta đã được biết đến cấu trúc của nhiều cổng logic loại TTL có nhiều

ngõ vào khi không dùng thì tương đương với nối lên nguồn vì cả 2

trường hợp nối nền phát của transistor, ngõ vào đều không dẫn. Tuy

nhiên một ngõ vào nối như vậy dẽ tiếp nhận các nhiễu điện từ bên

ngoài hoặc như với cổng TTL dù ngõ không dùng để trống thì

transistor trong mạch vẫn được phân cực do đó sẽ tiêu tốn năng

lượng vô ích mà lại có thể làm nóng cổng logic vì vậy ta nên nối lên

cao hay xuống mass tuỳ loại cổng.

Giải quyết các ngõ vào không dùng cổng and, nand

Nối lên Vcc hay qua 1 điện trở 1-10K nhằm giới hạn dòng điện ngược

vào transistor nhất là khi có xung nhọn trên đường cấp như đã nói ở

phần trên khi đó biểu thức logic ngõ ra cổng and (minh hoạ như hình

1.76) sẽ là AB = AB không có gì thay đổi.

Nối ngõ vào không dùng tới một ngõ vào nào đó có dùng (chập

chung 2 ngõ vào lại với nhau). Cách nối này sẽ làm tăng điện dung

ngõ vào do đó với tần số cao sẽ sinh ra trở kháng lớn rút bớt dòng từ

cổng. Cách này không nên dùng với họ 74, 74LS,ALS, 74F.

Hình 1.76 Cách nối ngõ vào không dùng

Giải quyết các ngõ vào không dùng cổng or, nor

Page 69: DIEN TU SO

69

Thay vì nối ngõ không dùng lên Vcc ta nối nó xuống mass qua R khoảng dưới 1K, ngõ này

luôn ở mức thấp. Khi đó với cổng OR : 0 + A + B = A + B, ngõ không dùng đã không ảnh

hưởng tới hoạt động logic của cổng.

Cũng có thể nối ngõ không dùng chung với ngõ có dùng (chập chung

2 ngõ vào lại với nhau) giống như với cổng and.

1.3 Tránh tĩnh điện cho cổng CMOS

Các mạch cổng CMOS được cấu tạo bởi các transistor MOSFET, chúng

có lớp cách điện SiO2 rất mỏng (khoảng 10 um) giữa cực cổng G và

kênh dẫn nối thoát D và nguồn. Ngõ vào của mạch CMOS gồm điện

dung vài pF mắc song song với điện trở rất lớn nên khi có tính điện

tác động vào chẳng hạn do tay người chạm vào chân IC thì dòng tĩnh

điện sẽ xả theo ngõ này vào tạo nên áp cao hàng ngàn volt đánh

thủng lớp cách điện mỏng manh. Một mạch bảo vệ thường được

thêm vào nó có diode để ghim mức điện áp dương và âm đặt vào lớp

cách điện này khi xảy ra xả tĩnh điện. Thực tế do điều kiện nhiệt đới

nóng ẩm ở nước ta, IC cũng ít khi bị hư hỏng nhưng nếu được cũng

nên để ý đến một số biện pháp đảm bảo sau khi dùng cổng CMOS :

- Không để IC nơi ẩm ướt, cất giữ bằng cách cất vào xốp cách điện

hay đặt trong bao giấy nhôm

- Nên cắm luôn IC vào mạch khi dùng không nên chạm tay vào chân

IC, nếu đụng nên đeo vòng dẫn điện để xả tĩnh điện từ người xuống

mass. Để tránh trường hợp giật điện thì vòng nên có điện trở hàng

Mega ohm cách li khỏi mass.

- Nếu dùng mỏ hàn thì tốt hơn nối đất đầu mỏ hàn

- Khi IC đang dùng trong mạch không nên đụng chạm hay lấy nó ra

khỏi mạch.

- Đảm bảo nguồn nuôi IC nằm trong khoảng cho phép.

- Các ngõ vào không dùng phải nối mass hay Vdd qua điện trở.

Bài 6:GIAO TIẾP TTL VÀ CMOS

Page 70: DIEN TU SO

70

2.1 Giao tiếp giữa các cổng logic với nhau

2.1.1 Giữa TTL với TTL

Do cùng loại nên chúng đương nhiên có thể mắc nối trực tiếp với nhau. Dòng trung

bình để đảm bảo mức điện áp vào, ra ở mức cao hay thấp cho phép thì:

IOH = 400uA còn IIH = 40uA khi ra mức cao

IOL = 16mA còn IIL = 16mA khi ra mức thấp

Như vậy 1 cổng TTL có thể thúc được khoảng dưới 10 cổng logic cùng loại. Ở đây

chỉ xét tính tương đối do TTL có nhiều loại nên khả năng thúc tải (tính số toả ra)

cũng khác nhau như loại ALS có thể thúc được tới 20 cổng 74ALS khác. Để biết

chính xác hơn có thể dựa vào thông số của dòng vào và ra của IC trong số tay tra

cứu IC để tính toán

2.1.2 Giữa TTL với CMOS họ 74HC, 74HCT

Ở mức thấp TTL có thể thúc được CMOS do VOLmax(TTL)< VILmax(CMOS) và

IOLmax(TTL) > IILmax(CMOS)

Ở mức cao TTL không thể thúc được CMOS do áp mức cao của TTL có khi chỉ còn

2,5 V trong khi CMOS chỉ chấp nhận áp mức cao không dưới 3,5V. nếu nối mạch thì

hoạt động có thể sai logic.

Có 1 cách để khắc phục là dùng điện trở kéo lên ở ngõ ra của cổng TTL. Khi đó,

qua điện trở R này, dòng từ nguồn sẽ nâng dòng vào CMOS nhờ đó áp ra mức cao

TTL sẽ không quá thấp, CMOS sẽ hiểu được.

Chẳng hạn một cổng 74LS01 có IOLmax = 8mA, VOLmax = 0,3V thúc một cổng

74HC00 có VIHmin = 3,5V, IIHmin = 1uA.

Khi 74LS01 ở mức thấp 0,3V thì nó sẽ nhận dòng hết mức là 8mA được cấp thông

qua điện trở kéo lên (trong khi dòng IIHmin chỉ có dưới 1uA rất nhỏ), thế thì sẽ phải

cần điện trở kéo lên có giá trị nhỏ nhất Rmin.

Còn khi ở mức cao 3,5V 74LS01 nhận dòng 100uA và 74HC00 nhận dòng 1uA. Vậy

khi này điện trở kéo lên sẽ phải có giá trị max để hạn lại dòng cho 2 cổng

Khi Rmax thì công suất tiêu tán max sẽ nhỏ nhất

Tụ C = 15pF được thêm vào để khi đang ở mức thấp 0,3V mà chuyển lên mức cao

thì tụ sẽ nạp cho áp lên 3,5V để CMOS “hiểu”

Page 71: DIEN TU SO

71

Hình 1.77 Giao tiếp giữa TTL với CMOS

2.1.3 TTL thúc CMOS có áp nguồn cao hơn 5V

Cũng giống như ở trường hợp trên, nếu ra mức thấp thì TTL có thể thúc trực tiếp

CMOS nhưng nếu ra mức cao VOH(TTL) chỉ có 2,7V đến 5V thì chắc chắn không thể

thúc được CMOS vì khoảng áp này rơi vào vùng bất định của ngõ vào CMOS. Ta

cũng phải dùng điện trở kéo lên, có thể dùng TTL ngõ ra cực thu để hở cho trường

hợp này.

2.1.4 Giao tiếp CMOS-CMOS

Với cùng điện thế cấp, một cổng CMOS có thể thúc cho rất nhiều cổng cùng loại

CMOS vì dòng cấp khoảng 0,5 đến 5mA trong khi dòng nhận rất nhỏ (dưới 1uA)

Tuy nhiên nếu tần số hoạt động càng cao thì khả năng thúc tải sẽ càng giảm đi (có

khi chỉ còn dưới 10 cổng). Lý do là ở tần số cao, các điện dung ngõ vào của các

cổng tải sẽ làm tăng công suất tiêu tán và trì hoãn truyền của mạch.

2.1.5 CMOS thúc TTL

Khi thúc tải ở mức cao thường VOH(CMOS) > VIH(TTL) còn dòng nhận IIH(TTL) chỉ vài

chục uA nên CMOS có thể thúc nhiều tải TTL.

Khi thúc TTL ở mức thấp thì rất phức tạp tuỳ loại.

CMOS cũ (4000) không thúc được TTL.

CMOS mới (74HC) thì có thể, số cổng thúc được tuỳ thuộc VOL(CMOS) > VIL(TTL)

và dòng tổng ngõ ra (CMOS) phải lớn hơn tổng các dòng ngõ vào IIL của các tải

TTL.

Như vậy, việc giao tiếp các cổng với nhau cũng rất đa dạng tuỳ thuộc yêu cầu

người sử dụng. Một vấn đề khác cũng cần phải quan tâm là các IC giao tiếp nhau

chung nguồn cấp hay giao tiếp cùng khoảng mức áp sẽ đảm bảo hoạt động hơn. Vì

vậy có một số IC đã được sản xuất để phục vụ cho việc chuyển mức điện áp giao

tiếp giữa CMOS với TTL hay CMOS 4000 với CMOS 74HC.

2.2 Giao tiếp giữa cổng logic với các thiết bị điện

2.2.1 Giao tiếp với công tắc cơ khí

Page 72: DIEN TU SO

72

Các công tắc thường sử dụng để đóng mở nguồn cấp tạo trạng thái logic cho cổng

nhưng do làm dạng tiếp xúc cơ khí nên khi đóng mở sẽ sinh ra hiện tượng dội.

Hình 1.78 Giao tiếp với công tắc cơ khí

Với điện gia dụng như đèn quạt thì hiện tượng dội này không ảnh hưởng gì cả vì

dội xảy ra rất ngắn chỉ khoảng vài ms, đèn quạt không kịp sáng tắt hay quay dừng

hoặc nếu có đi thì mắt cũng không thể thấy được. Nhưng với các vi mạch điện tử,

rất nhạy với những thay đổi rất nhỏ và rất nhanh như vậy. Hiện tượng dội nảy sinh

là do khi ta đóng công tắc thì thật ra là đóng mở nhiều lần rồi mới đóng hẳn hay

khi mở công tắc thì thực ra cũng là công tắc cũng bị hở và đóng nhiều lần trước

khi hở hẳn.

Bạn có thể kiểm tra hiện tượng dội này của công tắc với mạch đếm bố trí như hình

1.78.

Ở đây dùng cổng schmitt trigger CMOS để chuyển mạch tín hiệu tạo bởi công tắc.

Do khi nhấn công tắc, gây ra dội, công tắc chuyển qua lại giữa mass và Vcc đưa vào

cổng logic, Schmitt trigger rất nhạy khi áp vào lớn hơn hay nhỏ hơn áp ngưỡng

của nó thì lập tức áp ra sẽ là mức cao hay mức thấp, mức này cung cấp cho mạch

đếm và mạch hiển thị nếu được nối từ mạch đếm sẽ cho số đếm là số lần dội ở

công tắc.

Hiện tượng này chỉ xảy ra vài chục ms nhưng với mạch logic đôi khi cũng là “nguy

hiểm” rồi. Để chống dội ta có thể sử dụng phần cứng hay phần mềm. Chẳng hạn ở

bàn phím máy tính đều là các công tắc cơ khí, 1 phần mềm trong máy sẽ dò đọc

công tắc đó chuyển tiếp trong một khoảng thời gian ngắn khoảng 20ms, nếu thực

sự công tắc được nhấn thì mức logic mới ấn ổn định sau khoảng thời gian dội ấy và

phần mềm mới chấp nhận được trạng thái của công tắc. Còn ở đây trình bày cách

chống dội bằng tụ và mạch chốt.

Chống dội dùng tụ lọc đầu vào

Tụ C giá trị khoảng 0,01us được nối ở ngõ vào của cổng logic như hình vẽ. Khi

nhấn công tắc, tụ C nạp qua công tắc vào tụ. Tới khi công tắc nhả ra, có hiện

Page 73: DIEN TU SO

73

tượng dội tụ sẽ xả qua R xuống mass. Thời hằng xả là 100k x 0,01uF = 1ms lớn

hơn chu kì dội tối đa của công tắc chỉ vài trăm ns. Do đó khi này cổng logic chưa

chuyển mạch, tới khi áp xả trên tụ giảm xuống tới dưới mức ngưỡng của cổng logic

thì trạng thái logic ngõ ra mới lật lại (hình 1.79).

Hình 1.79 Cách chống dội dùng tụ lọc

Cổng logic NOT được dùng có thể là loại TTL thường hay Schitt trigger

Chống dội dùng mạch chốt

Mạch chốt cơ bản dùng 2 cổng nand mỗi cổng 2 ngõ vào có hồi tiếp chéo được kết

hợp với 2 điện trở kéo lên mắc ở ngõ vào để tạo thành mạch chống dội từ công tắc

Khi công tắc bật lên vị trí 1 (như hình 1.80) ngõ vào NAND1 ở mức 0 do đó ngõ ra

Q' = 1

Hình 1.81 Cách chống dội dùng mạch chốt

Q' = 1 đưa về ngõ vào NAND2, đồng thời ngõ vào còn lại ở mức 1 đó nối qua R2 lên

Vcc nên ra Q= 0, Q= 0 đưa về ngõ vào nand1 khi này nếu dội có xảy ra đi chăng

Page 74: DIEN TU SO

74

nữa làm cho ngõ vào từ công tắc từ 1 xuống 0 thì do = 0 nên ngõ ra nand1 luôn là

1.

Như vậy chứng tỏ rằng Q và không hề bị ảnh hưởng bởi công tắc bị dội. Trạng thái

của nó chỉ chuyển mạch dứt khoát một lần khi công tắc được nhấn qua a và chỉ lật

lại trạng thái khi công tắc được nhấn qua 2.

một dạng khác cũng có thể chống dội được thể hiện như hình 1.82:

Hình 1.82 Chống dội dùng cổng NOT

Bật công tắc sang mass, ngõ ra I2 ở mức 0 đưa về qua R ngõ vào I1 nên vẫn làm I2

ra ở 0 cho dù công tắc có bị dội lên xuống nhiều lần. Do đó ngõ ra I3 luôn ở mức 1

Ngược lại nhấn công tắc qua Vcc, ngõ ra I2 mức 1 đưa về ngõ vào I1 mức 1 lại vẫn

làm I2 ra mức 1 bất chấp công tắc bị dội, kết quả ra I3 luôn ở mức 0

Cổng logic được sử dụng trong mạch chốt ở trên có thể là loại TTL hay CMOS

thường hay schmitt trigger đều được cả như cổng NOT 4069, 4040; cổng NAND

7400, 4011, 74132,…

2.2.2 Giao tiếp với tải nhỏ

Tải hiện nay được sử dụng rất phong phú, nó có thể là R hay có tính cảm kháng,

tải tuyến tính hay phi tuyến, tải ở áp thấp, dòng thấp hay là cao, xoay chiều hay

một chiều. Các cổng logic được chế tạo ra có thể giao tiếp với hầu hết các loại tải

nhưng các cổng đều có dòng thấp, áp thấp thì chúng thúc tải như thế nào? Tải có

ảnh hưởng gì trở lại cổng logic không?

Phần này sẽ trình bày một số khả năng của cổng logic khi giao tiếp với các loại tải

khác nhau :

Led đơn rất hay được sử dụng để hiển thị ở các vi mạch điện tử, áp rơi trên nó dưới

2V, dòng qua khoảng vài mA do đó nhiều cổng logic loại TTL và CMOS 74HC/HCT

có thể thúc trực tiếp led đơn

Tuy nhiên loại CMOS 4000, 14000 thì không thể do dòng vào ra mức cao và thấp

đều rất nhỏ (dưới 1uA, và dưới 0,5mA) mặc dù chúng có thể hoạt động và cho áp

lớn hơn loại 2 loại kia

Mạch giao tiếp với led như hình 1.83 :

Page 75: DIEN TU SO

75

Hình 1.83 Giao tiếp với LED

R là điện trở giới hạn dòng cho led, cũng tuỳ loại cổng logic được sử dụng mà R

cũng khác nhau thường chọn dưới 330 ohm (điện áp Vcc =5VDC) tuỳ theo việc lựa

chọn độ sáng của led.

Ngoài led ra các cổng logic cũng có thể thúc trực tiếp các loại tải nhỏ khác như loa

gốm áp điện (loa thạch anh) có dòng và áp hoạt động đều nhỏ, đây là loại loa có

khả năng phát ra tần số cao. Mạch thúc cho loa gốm như hình 1.84 dưới đây

Hình 1.84 Cổng logic thúc loa

Lưu ý là loa gốm là tải có tính cảm kháng, khi cổng chuyển mạch có thể sinh dòng

cảm ứng điện thế cao gây nguy hiểm cho transistor bên trong cổng vì vậy cần 1

diode mắc ngược với loa gốm để bảo vệ cổng.

2.2.3 Giao tiếp với tải lớn

Do không đủ dòng áp để cổng logic thúc cho tải, mặt khác những thay đổi ở tải

như khi ngắt dẫn độ ngột, khi khởi động… đều có thể gây ra áp lớn, dòng lớn đổ về

vượt quá sức chịu đựng của tải nên cần có các phần trung gian giao tiếp, nó có thể

là transistor, thyristor, triac hay opto coupler tuy theo mạch. Hãy xét một số

trường hợp cụ thể :

a. Tải cần dòng lớn:

Do dòng lớn vượt quá khả năng của cổng nên có thể dùng thêm transistor khuếch

đại lên, khi tác động mức thấp dùng transistor pnp còn khi tác động mức cao nên

dùng transistor loại npn

Page 76: DIEN TU SO

76

Hình 1.85 Giao tiếp với tải cần dòng lớn

Khi này cần tính toán các điện trở phân cực cho mạch

Giả sử tải cần dòng 100mA. Khi transistor dẫn bão hoà βs= 25

Vậy tính dòng IB = IC/25 = 4mA R1 = (Vcc - VBE - VCE)/IB ≈ 1K

R2 được thêm vào để giảm dòng rỉ khi transistor ngưng dẫn, R2 khoảng 10K

Trường hợp tải cần dòng lớn hơn nữa ta có thể dùng transistor ghép Darlington để

tăng dòng ra

b. Tải cần áp lớn

Khác với trường hợp tải cần dòng lớn, không thể dùng transistor làm tầng đệm vì

cất cổng logic cấu tạo bởi các transistor bên trong rất nhạy, áp ngược chịu đựng

của chúng không lớn lắm nên với áp tải lớn có thể làm chết chúng thậm chí làm

chết luôn cả transistor đệm ở bên ngoài. Giải pháp trong trường hợp này là phải

dùng thêm 1 transistor khác làm nhiệm vụ cách li áp cao từ tải với cổng logic,

cũng có thể dùng cổng đệm thúc chịu áp cao như 7407

Page 77: DIEN TU SO

77

Hình 1.86 Giao tiếp với tải cần áp lớn

Ở hình trên transistor cách li điện thế Q1 hoạt động ở cùng điện thế như mạch TTL

còn transistor thúc Q2 hoạt động ở điện áp theo yêu cầu của tải. Ở mức thấp Q1

dẫn để dòng vào Q2 làm nó dẫn và động cơ sẽ chạy. Trong mạch R1, R3 phân cực

cho Q1, Q3 và quyết định dòng ra tải, còn R2, R4 dùng để giảm dòng rỉ, diode D để

bảo vệ transistor Q2 không bị quá dV/dt... Còn với cổng CMOS tác động mức thấp

và cả mức cao khi thúc tải thì cũng tương tự. Transistor darlington được thay thế

(như hình 1.86) nếu thấy cần phải dòng lớn cho tải.

Riêng với cổng TTL tác động mức cao thì có thể không cần transistor cách li cũng

được nếu đủ dòng cho tải (do phân cực nghịch tiếp giáp BC). Tuy nhiên phải lưu ý

rằng điện áp phân cực nghịch không được vượt quá giới hạn điện áp chịu đựng của

mối nối BE (thông thường khoảng 60VDC).

c. Tải hoạt động ở áp xoay chiều

Áp xoay chiều ở đây là áp lưới 220V/50Hz hay dùng, với giá trị lớn như vậy nên cần

cách li cổng logic với tải, một số linh kiện hay dùng để cách li là thyristor, triac, rờ

le, ghép nối quang (opto coupler). Ở đây trình bày cách dùng thyristor và opto

coupler. Cách dùng rờ le cũng giống như ở phần trước, với hai đầu cuộn dây rờ le ở

bên transistor thúc còn chuyển mạch nằm bên tải.

Dùng triac:

Transistor dùng đệm đủ dòng cho triac, các điện trở phân cực và mắc thêm để

giảm dòng rỉ tính toán giống như trước. Triac được dùng cần quan tâm đến dòng

thuận tối đa và điện áp nghịch đỉnh luôn nằm dưới giá trị định mức

Page 78: DIEN TU SO

78

Hình 1.87 Giao tiếp với tải hoạt động ở điện áp xoay chiều

Dùng kết nối quang:

Cách này cách li hoàn toàn giữa mạch áp thấp và áp cao nhờ 1 opto couple như

hình vẽ. Cổng logic tác động ở mức thấp làm opto dẫn kéo theo SCR được kích để

mở tải. Áp 20VDC nuôi opto được chỉnh lưu từ nguồn xoay chiều, và ổn áp bởi

diode zener. Mạch tác động mức cao cũng tương tự.

Hình 1.88 Giao tiếp dùng kết nối quang

CHƯƠNG 2

BÀI 1:MẠCH CHUYỂN ĐỔI MÃ

Trang 1

Mã hóa và giải mã là như thế nào?

Mã hóa và giải mã không có gì xa lạ và là tất yếu trong đời sống chúng ta. Nó được

dùng để dễ nhớ, dễ đặt, dễ làm,…là quy ước chung cũng có thể phổ biến cũng có

thể bí mật. Chẳng hạn dùng chữ để đặt tên cho 1 con đường, cho 1con người; dùng

số trong mã số sinh viên, trong thi đấu thể thao; quy ước đèn xanh, đỏ, vàng

tương ứng là cho phép đi,đứng, dừng trong giao thông; rồi viết bức thư sử dụng

chữ viết tắt, kí hiệu riêng để giữ bí mật hay phức tạp hơn là phải mã hoá các thông

tin dùng trong tình báo, vv…

Page 79: DIEN TU SO

79

Thông tin đã được mã hoá rồi thì khi dũng cũng phải giải mã nó và ta chỉ giải được

khi chấp nhận, thực hiện theo đúng những quy ước, điều kiện có liên quan chặt

chẽ tới mã hoá. Trong mạch số, tất nhiên thông tin cũng phải được mã hoá hay

giải mã ở dạng số.Trong những mục này, ta sẽ xem xét cụ thể cách thức, cấu trúc,

ứng dụng của mã hoá giải mã số như thế nào.

Trong các hệ thống số kể cả viễn thông, máy tính; các đường điều khiển tuỳ chọn

hay dữ liệu được truyền đi hay xử lí đều phải ở dạng số hệ 2 chỉ gồm 1 và 0; có

nhiều đường tín hiệu chỉ có 1 bit như đường điều khiển mở nguồn cho mạch ở mức

1; rồi có nhiều đường địa chỉ nhiều bit chẳng hạn 110100 để CPU xác định địa chỉ

trong bộ nhớ; rồi dữ liệu dạng hex gửi xuống máy in cho in ra kí tự. Tất cả các tổ

hợp bit đó được gọi là các mã số (code) hay mã. Và mạch tạo ra các mã số gọi là

mạch mã hoá (lập mã: encoder).

1.1 MÃ HOÁ 8 ĐƯỜNG SANG 3 ĐƯỜNG

Mạch mã hoá 8 đường sang 3 đường còn

gọi là mã hoá bát phân sang nhị phân

(có 8 ngõ vào chuyển thành 3 ngõ ra

dạng số nhị phân 3 bit. Trong bất cứ lúc

nào cũng chỉ có 1 ngõ vào ở mức tích cực

tương ứng với chỉ một tổ hợp mã số 3

ngõ ra; tức là mỗi 1 ngõ vào sẽ cho ra 1

mã số 3 bit khác nhau. Với 8 ngõ vào (I0

đến I7) thì sẽ có 8 tổ hợp ngõ ra nên chỉ

cần 3 ngõ ra (Y2, Y1, Y0).

Hình 2.1.1 Khối mã hoá 8 sang 3

Bảng trạng thái mạch mã hoá 8 sang 3

Page 80: DIEN TU SO

80

Từ bảng trên, ta có :

Y0 = I1 + I3 + I5 + I7

Y1 = I2 + I3 + I6 + I7

Y2 = I4 + I5 + I6 +I7

Dựa vào 3 biểu thức trên ta có thể vẽ được mạch logic như hình dưới đây :

Hình 2.1.2 Cấu trúc mạch mã hoá 8 sang 3

1.2 MẠCH MÃ HOÁ 10 ĐƯỜNG SANG 4 ĐƯỜNG

Xét mạch hình 2.1.3

Mạch gồm bàn phím 10 phím nhấn từ SW0 đến SW9. Các phím thường hở để các

đường I0 đến I9 ở thấp do có điện trở khoảng nối xuống mass. Trong 1 thời điểm

chỉ có 1 phím được nhấn để đường đó lên cao, các đường khác đều ở thấp. Khi 1

phím nào đó được nhấn thì sẽ tạo ra 1 mã nhị phân tương ứng và sẽ làm sáng led

nào nối với bit 1 của mã số ra đó. Mã này có thể được bộ giải mã sang led 7 đoạn

để hiển thị.

Page 81: DIEN TU SO

81

Ví dụ khi nhấn phím SW2 mã sẽ tạo ra là 0010 và led hiển thị số 2. Như vậy mạch

đã sử dụng 1 bộ mã hoá 10 đường sang 4 đường hay còn gọi là mạch chuyển đổi

mã thập phân sang BCD.

Hình 2.1.3 Mạch mã hoá 10 sang 4 và đèn led hiển thị

Rõ ràng với 10 ngõ vào, 4 ngõ ra; đây là 1 bài toán thiết kế mạch logic tổ hợp đơn

giản sử dụng các cổng nand như hình dưới đây :

Hình 2.1.4 Cấu trúc mạch mã hoá 10 sang 4

Và đây là bảng sự thật của mạch mã hoá 10 đường sang 4 đường

Page 82: DIEN TU SO

82

Trong thực tế hệ thống số cần sử dụng rất nhiều loại mã khác nhau như mã

hex,nạp cho vi điều khiển, mã ASCII mã hoá từ bàn phím máy tính dạng in kí tự rồi

đến các mã phức tạp khác dùng cho truyền số liệu trên mạng máy tính, dùng

trong viễn thông, quân sự. Tất cả chúng đều tuân theo quy trình chuyển đổi bởi 1

bộ mã hoá tương đương.

1.3 MẠCH MÃ HOÁ ƯU TIÊN

Với mạch mã hoá được cấu tạo bởi các cổng logic như ở hình trên ta có nhận xét

rằng trong trường hợp nhiều phím được nhấn cùng 1 lúc thì sẽ không thể biết

được mã số sẽ ra là bao nhiêu. Do đó để đảm bảo rằng khi 2 hay nhiều phím hơn

được nhấn, mã số ra chỉ tương ứng với ngõ vào có số cao nhất được nhấn, người ta

đã sử dụng mạch mã hoá ưu tiên. Rõ ràng trong cấu tạo logic sẽ phải thêm 1 số

cổng logic phức tạp hơn, IC 74LS147 là mạch mã hoá ưu tiên 10 đường sang 4

đường, nó đã được tích hợp sẵn tất cả các cổng logic trong nó. Kí hiệu khối của

74LS147 như hình 2.1.5 ở bên dưới:

Hình 2.1.5 IC74LS147

Bảng sự thật của 74LS147

Page 83: DIEN TU SO

83

Nhìn vào bảng sự thật ta thấy thứ tự ưu tiên giảm từ ngõ vào 9 xuống ngõ vào 0.

Chẳng hạn khi ngõ vào 9 đang là 0 thì bất chấp các ngõ khác (X) số BCD ra vẫn là

1001 (qua cổng đảo nữa). Chỉ khi ngõ vào 9 ở mức 1 (mức không tích cực) thì các

ngõ vào khác mới có thể được chấp nhận, cụ thể là ngõ vào 8 sẽ ưu tiên trước nếu

nó ở mức thấp.

Với mạch mã hoá ưu tiên 8 đường sang 3 đường, cũng có IC tương ứng là 74LS148.

BÀI 1:MẠCH CHUYỂN ĐỔI MÃ

Trang 2

MẠCH GIẢI MÃ

Mạch giải mã là mạch có chức năng ngược lại với mạch mã hoá tức là nếu có 1 mã

số áp vào ngõ vào thì tương ứng sẽ có 1 ngõ ra được tác động, mã ngõ vào thường

ít hơn mã ngõ ra. Tất nhiên ngõ vào cho phép phải được bật lên cho chức năng giải

mã. Mạch giải mã được ứng dụng chính trong ghép kênh dữ liệu, hiển thị led 7

đoạn, giải mã địa chỉ bộ nhớ. Hình dưới là sơ đồ khối của mạch giải mã

2.1 Giải mã 3 sang 8

Mạch giải mã 3 đường sang 8 đường bao gồm 3 ngõ vào tạo nên 8 tổ hợp trạng

thái, ứng với mỗi tổ hợp trạng thái được áp vào sẽ có 1 ngõ ra được tác động.

Page 84: DIEN TU SO

84

Hình 2.1.6 Khối giải mã 3 sang

8

Bảng sự thật mạch giải mã 3 sang 8

Từ bảng sự thật ta có thể vẽ được sơ đồ mạch logic của mạch giải mã trên

Hình 2.1.7 Cấu trúc mạch giải mã 3 sang 8

Rút gọn hàm logic sử dụng mạch giải mã :

Nhiều hàm logic có ngõ ra là tổ hợp của nhiều ngõ vào có thể được xây dựng từ

mạch giải mã kết hợp với một số cổng logic ở ngõ ra(mạch giải mã chính là 1 mạch

tổ hợp nhiều cổng logic cỡ MSI). Mạch giải mã đặc biệt hiệu quả hơn so với việc sử

dụng các cổng logic rời trong trường hợp có nhiều tổ hợp ngõ ra.

Ví dụ sau thực hiện mạch cộng 3 số X, Y, Z cho tổng là S và số nhớ là C thực hiện

bằng mạch giải mã :

Giả sử mạch cộng thực hiện chức năng logic như bảng sau :

Page 85: DIEN TU SO

85

Từ bảng cho phép ta xác định được các

tổ hợp logic ngõ vào để S rồi C ở mức cao

S(x, y, z) = (1,2,4,7)

C(x, y, z) = (3,5,6,7)

Như vậy sẽ cần 1 cổng OR để nối chung

các tổ hợp logic thứ 1, 2, 4, 7 để đưa ra

ngõ S

Tương tự ngõ ra C cũng cần 1 cổng OR với ngõ vào là tổ hợp logic thứ 2, 5, 6, 7

Vậy mạch giải mã thực hiện bảng logic trên sẽ được mắc như sau :

Hình 2.1.11 Ứng dụng mạch giải mã làm mạch cộng

2.2 Mạch giải mã BCD sang thập phân

Hình 2.1.3 diễn tả cho hoạt động của mạch mã hoá nếu phím 2 được nhấn, đường

A2 sẽ có mức cao, mã số ra là 0010. Bây giờ ta có mã số áp ngõ vào giải mã là

0010 thì ngõ ra thứ 2 tương ứng sẽ được tác động (giả sử nối tới 1 đèn led thì sẽ

làm nó sáng).

74LS42 là IC làm nhiệm vụ giải mã 4 đường sang 10

đường. Cấu tạo logic và bảng hoạt động của nó sẽ

minh hoạ rõ hơn cho mạch giải mã này :

Hình 2.1.8 Kí hiệu khối của 74LS42

X Y Z S C

0

0

0

0

1

1

1

1

0

0

1

1

0

0

1

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

1

0

1

0

1

1

0

0

0

1

0

1

1

1

Page 86: DIEN TU SO

86

Hình 2.1.9 Cấu trúc mạch của 74LS42, giải mã 4 sang 10

Bảng sự thật của 74LS42

Để ý là vì có 4 ngõ vào nên sẽ có 16 trạng thái

logic ngõ ra. Ở đây chỉ sử dụng 10 trạng thái logic

đầu, 6 trạng thái sau không dùng. Với mạch giải

mã 4 sang 16 thì sẽ tận dụng hết số trạng thái ra.

Một điểm nữa là các ngõ ra của 7442 tác động ở

mức thấp

Về nguyên tắc ta có thể mã hoá từ n đường sang

m đường và ngược lại giải mã từ m đường sang n

đường, chức năng giữa mã hoá và giải mã không

rõ rệt lắm, chúng đều làm nhiệm vụ chuyển đổi từ

mã này sang mã khác (những mạch ở trên đều nói

đến mã hệ 2, thực ra còn nhiều loại mã khác). Cũng chỉ có một số chúng được tích

hợp sẵn trong IC như 7441, 7442 là giải mã BCD sang thập phân, 7443 là giải mã

thừa 3 sang thập phân, …

Nhiều mạch giải mã còn có thêm mạch chịu dòng hay thế cao hơn mạch logic TTL

thông thường nên còn gọi là mạch giải mã thúc

Mạch sau minh hoạ cách kết hợp mạch đếm sẽ học ở chương sau với mạch giải mã

để cung cấp các hoạt động định thời và định thứ tự, IC giải mã thúc 7445 được

dùng vì tải là động cơ có áp lớn dòng lớn ngoài sức cung cấp của các IC giải mã

thường

Page 87: DIEN TU SO

87

Hình 2.1.10 Ứng dụng 74LS45

Hình trên cho thấy, mạch đếm tạo ra 16 tổ hợp trạng thái cho mạch mã hoá. Phải

4 chu kì xung ck thì Q3 mới xuống thấp, cho phép động cơ được cấp nguồn; còn

đèn được mở chỉ sau 8 chu kì xung ck. Thời gian mở của tải là 1 chu kì xung ck. Ta

có thể điều chỉnh thời gian này từ mạch dao động tạo xung ck. Về nguyên tắc hoạt

động của mạch đếm 74LS90 ta sẽ tìm hiểu ở chương sau.

2.3 Giải mã BCD sang led 7 đoạn

Một dạng mạch giải mã khác rất hay sử dụng trong hiển thị led 7 đoạn đó là mạch

giải mã BCD sang led 7 đoạn. Mạch này phức tạp hơn nhiều so với mạch giải mã

BCD sang thập phân đã nói ở phần trước bởi vì mạch khi này phải cho ra tổ hợp có

nhiều ngõ ra lên cao xuống thấp hơn (tuỳ loại đèn led anode chung hay cathode

chung) để làm các đoạn led cần thiết sáng tạo nên các số hay kí tự.

Led 7 đoạn

Trước hết hãy xem qua cấu trúc và loại đèn led 7 đoạn của một số đèn được cấu

tạo bởi 7 đoạn led có chung anode (AC) hay cathode (KC); được sắp xếp hình số 8

vuông (như hình trên) ngoài ra còn có 1 led con được đặt làm dấu phẩy thập phân

cho số hiện thị; nó được điều khiển riêng biệt không qua mạch giải mã. Các chân

ra của led được sắp xếp thành 2 hàng chân ở giữa mỗi hàng chân là A chung hay K

chung. Thứ tự sắp xếp cho 2 loại như trình bày ở dưới đây.

Page 88: DIEN TU SO

88

Hình 2.1.12 Cấu trúc và chân ra của 1 dạng led 7 đoạn

Hình 2.1.13 Led 7 đoạn loại anode chung và cathod chung

cùng với mạch thúc giải mã

Để đèn led hiển thị 1 số nào thì các thanh led tương ứng phải sáng lên, do đó, các

thanh led đều phải được phân cực bởi các điện trở khoảng 180 đến 390 ohm với

nguồn cấp chuẩn thường là 5V. IC giải mã sẽ có nhiệm vụ nối các chân a, b,.. g của

led xuống mass hay lên nguồn (tuỳ A chung hay K chung)

Khảo sát 74LS47

Với mạch giải mã ở trên ta có thể dùng 74LS47. Đây là IC giải mã đồng thời thúc

trực tiếp led 7 đoạn loại Anode chung luôn vì nó có các ngõ ra cực thu để hở và

khả năng nhận dòng đủ lớn. Sơ đồ chân của IC như sau :

Page 89: DIEN TU SO

89

Hình 2.1.15 Kí hiệu khối và chân ra 74LS47

Trong đó

A, B, C, D là các ngõ vào mã BCD

RBI là ngõ vào xoá dợn sóng

LT là ngõ thử đèn

BI/RBO là ngõ vào xoá hay ngõ ra xoá rợn

a tới g là các ngõ ra (cực thu để hở)

Hình 2.1.16 Cấu trúc bên trong của 74LS47 và dạng số hiển thị

Hoạt động của IC được tóm tắt theo bảng dưới đây

Page 90: DIEN TU SO

90

Nhận thấy các ngõ ra mạch giải mã tác động ở mức thấp (0) thì led tương

ứng sáng

Ngoài 10 số từ 0 đến 9 được giải mã, mạch cũng còn giải mã được 6 trạng

thái khác, ở đây không dùng đến (ghi chú 2)

Để hoạt động giải mã xảy ra bình thường thì chân LT và BI/RBO phải ở mức

cao

Muốn thử đèn led để các led đều sáng hết thì kéo chân LT xuống thấp (ghi

chú 5)

Muốn xoá các số (tắt hết led) thì kéo chân BI xuống thấp (ghi chú 3)

Khi cần giải mã nhiều led 7 đoạn ta cũng có thể ghép nhiều tầng IC, muốn xoá số

0 vô nghĩa ở trước thì nối chân RBI của tầng đầu xuống thấp, khi này chân ra RBO

cũng xuống thấp và được nối tới tầng sau nếu muốn xoá tiếp số 0 vô nghĩa của

tầng đó (ghi chú 4). Riêng tầng cuối cũng thì RBI để trống hay để mức cao để vẫn

hiển thị số 0 cuối cùng

Ví dụ : Hãy xem một ứng dụng của mạch giải mã led 7 đoạn :

Page 91: DIEN TU SO

91

Hình 2.1.14 Ứng dụng mạch giải mã 74LS47

Mạch dao động tạo ra xung kích cho mạch đếm, ta có thể điều chỉnh chu kì

xung để mạch đếm nhanh hay chậm

Mạch đếm tạo ra mã số đếm BCD một cách tự động đưa tới mạch giải mã có

thể là cho đếm lên hay đếm xuống

Mạch giải mã sẽ giải mã BCD sang led 7 đoạn để hiển thị số đếm thập phân

Bây giờ ta có thể thay mạch dao động bằng 1 bộ cảm biến chẳng hạn dùng bộ thu

phát led đặt ở cửa vào nếu mỗi lần có 1 người vào thì bộ cảm biến sẽ tạo 1 xung

kích kích cho mạch đếm. Lưu ý rằng IC 7490 là IC đếm chia 10 không đồng bộ mà

ta sẽ học ở chương sau

Như vậy với ứng dụng này ta đã có hệ thống đếm số người vào cổng cũng có thể

đếm sản phẩm qua băng truyền,… tất nhiên chỉ hạn chế ở số người vào nhiều nhất

là 9.

Khi này hình trên được trình bày ở dạng mạch cụ thể như sau :

Hình 2.1.17 Minh hoạ ứng dụng 74LS47 trong mạch hiển thị led 7 đoạn

Ta cũng có thể dùng nhiều IC giải mã thúc 74LS47 để giải mã thúc nhiều led 7

đoạn.Về cấu trúc logic và các thông số của IC, có thể xem thêm trong phần

datasheet.

Những IC giải mã thúc led 7 đoạn khác

Ngoài 74LS47 ra còn có một số IC cũng làm chức năng giải mã thúc led 7 đoạn

được kể ra ở đây :

Page 92: DIEN TU SO

92

Một số IC còn có khả năng tổng hợp mạch đếm, chốt và giả mã thúc trong cùng 1

vỏ như 74142, 74143, 74144 thậm chỉ bao gồm cả led trong đó như HP5082,

TIL308.

IC giải mã thúc loại CMOS

Họ CMOS cũng có các IC giải mã thúc led 7 đoạn tương ứng, ở đây giới thiệu qua

về 4511

4511 có khả năng thúc, giải mã và

chốt dữ liệu cùng 1 lúc. Các ngõ ra

như đã thấy ở trên đều tác động mức

cao nên 4511 dùng cho giải mã led 7

đoạn loại K chung. Các chân BI, LT

cũng có chức năng tương tự như bên

74LS47. Đặc biệt chân LE cho phép

chốt dữ liệu lại khi nó ở cao. Vì cấu

trúc có sẵn mạch thúc 8421 trong nó

nên 4511 còn có thể thức trực tiếp

thúc hay thúc được tải lớn hơn như

đèn khí nóng sáng, tinh thể lỏng,

huỳnh quang chân khôngHình 2.1.18 Kí hiệu khối và chân ra của 4511

… Những ứng dụng chính của nó là mạch thúc hiển thị trong các bộ đếm, đồng hồ

DVM…, thúc hiển thị tính toán máy tính, thúc giải mã trong các bộ định thời, đồng

hồ khác nhau

Bảng hoạt động của 4511 như dưới đây, chi tiết về nó bạn có thể xem trong phần

datasheet.

Page 93: DIEN TU SO

93

BÀI 2: MẠCH ĐA HỢP & GIẢI ĐA HỢP

Trang 1

Làm sao để 8 người ở 1 đầu nói và nghe được 8 người ở đầu bên kia cùng một lúc?.

Ta không thể dùng 8 đường dây để kết nối cho 8 đường tín hiệu được vì tốn kém,

bị nhiễu giữa các đường dây hay suy giảm tín hiệu trên đường dây đặc biệt khi

khoảng cách truyền xa lên hay có nhiều hơn số đường cần truyền (16, 32, 100,…).

Có 1 cách là ghép các đường tín hiệu lại với nhau để giảm bớt số đường truyền và

rõ ràng bên nhận được cũng phải tách đường nhận được trở lại 8 đường tín hiệu

ban đầu nhưng để không lẫn lộn giữa các đường tín hiệu ghép lại thì cần phải đặt

cho mỗi đường một mã riêng. Mạch điện tử thực hiện chức năng ghép nhiều đường

lại với nhau được gọi là mạch dồn kênh còn mạch điện tử sẽ tách đường nhận được

ra nhiều đường tín hiệu ban đầu được gọi là mạch tách kênh. Mạch dồn kênh và

tách kênh ngày nay được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hiện đại liên

quan trực tiếp tới điện tử như ghép tách kênh điện thoại, kênh truyền hình, truyền

dữ liệu nối tiếp, mạng truyền internet,… Với tần số hoạt động được của các IC

mạch số hàng Mhz trở lên nên cho phép ghép truyền được rất nhiều đường tín

Page 94: DIEN TU SO

94

hiệu và dữ liệu đi coi như là đồng thời. Phần này ta sẽ tìm hiểu về các mạch dồn

kênh, tách kênh dùng IC số và những ứng dụng liên quan.

Mạch dồn kênh là gì?

Mạch dồn kênh hay còn gọi là mạch ghép kênh, đa hợp (Multiplexer-MUX) là 1

dạng mạch tổ hợp cho phép chọn 1 trong nhiều đường ngõ vào song song (các

kênh vào) để đưa tới 1 ngõ ra (gọi là kênh truyền nối tiếp). Việc chọn đường nào

trong các đường ngõ vào do các ngõ chọn quyết định. Ta thấy MUX hoạt động như

1 công tắc nhiều vị trí được điều khiển bởi mã số. Mã số này là dạng số nhị phân,

tuỳ tổ hợp số nhị phân này mà ở bất kì thời điểm nào chỉ có 1 ngõ vào được chọn

và cho phép đưa tới ngõ ra.

Các mạch dồn kênh thường gặp là 2 sang 1, 4 sang 1, 8 sang 1, …Nói chung là từ

2n sang 1. Mục dưới sẽ nói đến mạch dồn kênh 4 sang 1

1.1 Mạch dồn kênh 4 sang 1

Hình 2.2.1 Mạch dồn kênh 4 sang 1 và bảng hoạt động

Mạch trên có 2 ngõ điều khiển chọn là S0 và S1 nên chúng tạo ra 4 trạng thái

logic. Mỗi một trạng thái tại một thời điểm sẽ cho phép 1 ngõ vào I nào đó qua để

truyền tới ngõ ra Y. Như vậy tổng quát nếu có 2n ngõ vào song song thì phải cần n

ngõ điều khiển chọn.

Cũng nói thêm rằng, ngoài những ngõ như ở trên, mạch thường còn có thêm ngõ G

: được gọi là ngõ vào cho phép (enable) hay xung đánh dấu (strobe). Mạch tổ hợp

có thể có 1 hay nhiều ngõ vào cho phép và nó có thể tác động mức cao hay mức

thấp. Như mạch dồn kênh ở trên, nếu có thêm 1 ngõ cho phép G tác động ở mức

thấp, tức là chỉ khi G = 0 thì hoạt động dồn kênh mới diễn ra còn khi G = 1 thì bất

chấp các ngõ vào song song và các ngõ chọn, ngõ ra vẫn giữ cố định mức thấp (có

thể mức cao tuỳ dạng mạch)

Như vậy khi G = 0

S1S0 = 00, dữ liệu ở I0 sẽ đưa ra ở Y

Page 95: DIEN TU SO

95

S1S0 = 01, dữ liệu ở I1 sẽ đưa ra ở Y

S1S0 = 10, dữ liệu ở I2 sẽ đưa ra ở Y

S1S0 = 11, dữ liệu ở I3 sẽ đưa ra ở Y

do đó biểu thức logic của mạch khi có thêm ngõ G là

Y =G.S1S0I0 + G.S1SI1 + G.S1S0I2 + G.S1S0I3

Ta có thể kiểm chứng lại biểu thức trên bằng cách : từ bảng trạng thái ở trên, viết

biểu thức logic rồi rút gọn (có thể dùng phương pháp rút gọn dùng bìa Kạc nô.

Và sau đó bạn có thể xây dựng mạch dồn kênh trên bằng các cổng logic. Cấu tạo

logíc của mạch như sau : (lưu ý là trên hình không xét đến chân cho phép G)

Nhận thấy rằng tổ hợp 4 cổng NOT để đưa 2 đường điều khiển chọn S0, S1 vào các

cồng AND chính là 1 mạch mã hoá 2 sang 4, các ngõ ra mạch mã hoá như là xung

mở cổng AND cho 1 trong các đường I ra ngoài. Vậy mạch trên cũng có thể vẽ lại

như sau :

Hình 2.2.2 Cấu trúc mạch dồn kênh 4 sang 1 Hình 2.2.3 Dồn kênh 4 sang 1 từ giải

mã 2 sang 4

1.2 Một số IC dồn kênh hay dùng

Page 96: DIEN TU SO

96

Hình 2.2.4 Kí hiệu khối của một số IC dồn kênh hay dùng

74LS151 có 8 ngõ vào dữ liệu, 1 ngõ vào cho phép G tác động ở mức

thấp, 3 ngõ vào chọn C B A, ngõ ra Y còn có ngõ đảo của nó : Y. Khi G ở

mức thấp nó cho phép hoạt động ghép kênh mã chọn CBA sẽ quyết định

1 trong 8 đường dữ liệu được đưa ra ngõ Y. Ngược lại khi G ở mức cao,

mạch không được phép nên Y = 0 bất chấp các ngõ chọn và ngõ vào dữ

liệu.

74LS153 gồm 2 bộ ghép kênh 4:1 có 2 ngõ vào chọn chung BA mỗi bộ có

ngõ cho phép riêng, ngõ vào và ngõ ra riêng. Tương tự chỉ khi G ở mức 0

ngõ Y mới giống 1 trong các ngõ vào tuỳ mã chọn.

74LS157 gồm 4 bộ ghép kênh 2:1 có chung ngõ vào cho phép G tác động

ở mức thấp, chung ngõ chọn A. Ngõ vào dữ liệu 1I0, 1I1 có ngõ ra tương

ứng là 1Y, ngõ vào dữ liệu 2I0, 2I1 có ngõ ra tương ứng là 2Y, … Khi G ở

thấp và A ở thấp sẽ cho dữ liệu vào ở ngõ nI0 ra ở nY (n = 1,2,3,4) còn khi

A ở cao sẽ cho dữ liệu vào ở nI1 ra ở nY. Khi G = 1 thì Y = 0

Chẳng hạn với 74LS153, kí hiệu khối, chân ra, bảng trạng thái và cấu tạo logic

được minh hoạ ở những hình dưới, với những IC khác cũng tương tự, bạn có thể tìm

thấy trong tờ dữ liệu ở phần phụ lục

Hình 2.2.5 Kí hiệu khối và chân ra của 74LS153

Bảng sự thật của 74LS53

Page 97: DIEN TU SO

97

Hình 2.2.6 Cấu tạo bên trong của 74LS153

1.3 Ứng dụng

a) Mở rộng kênh ghép

Các mạch ghép kênh ít ngõ vào có thể được kết hợp với nhau để tạo mạch ghép

kênh nhiều ngõ vào. Ví dụ để tạo mạch ghép kênh 16:1 ta có thể dùng IC 74LS150

hoặc các IC tương tự, nhưng có 1 cách khác là ghép 2 IC 74LS151

Sơ đồ ghép như sau :

Page 98: DIEN TU SO

98

Hình 2.2.7 Hai cách mở rộng kênh ghép 16 sang 1 từ IC74LS151

(74LS151 là IC dồn kênh 8 sang 1)

b) Chuyển đổi song song sang nối tiếp :

Các dữ liệu nhị phân nhiều bit, chẳng hạn mã ASCII, word,... thường được xử lí

song song, tứ là tất cả chúng được làm 1 lúc. Trong máy tính, dữ liệu được di

chuyển từ nơi này đến nơi khác cùng 1 lúc trên các đường dẫn điện song song gọi

là các bus. Khi dữ liệu được truyền đi qua khoảng cách dài chẳng hạn hàng chục

mét thì cách truyền song song không còn thích hợp vì tốn nhiều đường dây, rồi

nhiễu, .... Lúc này mạch dồn kênh có thể dùng như mạch chuyển đổi song song

sang nối tiếp tương tự như mạch ghi dịch mà ta đã xét ở phần trước.

Cách nối

Page 99: DIEN TU SO

99

Hình 2.2.8 Chuyển đổi dữ liệu truyền từ song song sang nối tiếp

Mạch ở hình trên cho phép truyền dữ liệu 16 bit trên đường truyền nối tiếp thông

qua IC dồn kênh 74LS150. Tất nhiên cần 1 mạch đếm để tạo mã số nhị phân 4 bit

cho 4 ngõ chọn của mạch dồn kênh (chẳng hạn 74LS93). Mạch đếm hoạt động

khiến mã chọn thay đổi từ 0000 rồi 0001, rồi đến 1111 và lại vòng trở lại 0000

đếm lên tiếp khiến dữ liệu vào song song được chuyển đổi liên tiếp sang nối tiếp.

Cũng cần phải có một mạch dao động để tạo xung kích cho mạch đếm, nếu tần số

dao động tạo xung kích cho mạch đếm rất lớn thì dữ liệu được luân chuyển nhanh,

và với tốc độ lớn như vậy với cảm nhận của con người thì dữ liệu dường như được

truyền đồng thời. Nguyên lí này được áp dụng cho ghép kênh điện thoại và nhiều

ứng dụng khtransistor

c) Dùng dồn kênh để thiết kế tổ hợp :

Các mạch dồn kênh với hoạt động logic như đã xét ở trước ngoài cách dùng để

ghép nhiều đường ngõ vào còn có thể dùng để thiết kế mạch tổ hợp đôi khi rất dễ

dàng vì :

Không cần phải đơn giản biểu thức nhiều

Thường dùng ít IC

Dễ thiết kế

Bài toán thiết kế mạch tổ hợp như bảng dưới đây cho thấy rõ hơn điều này

Ví dụ : Thiết kế mạch tổ hợp thoả bảng sự thật sau

Page 100: DIEN TU SO

100

Từ bảng sự thật ta có biểu thức logic là

:

Y=ABC+ABC+ABC+ABC

Đây là biễu thức thuộc dạng tổng của

các tích. Như cách thiết kế ở trước ta

sẽ sử dụng các cổng logic gồm 3 cổng

NOT, 4 cổng NAND, 1 cổng OR, còn nếu

chuyển sang dùng toàn cổng NAND

không thì phải cần tới 3 cổng NAND 2

ngõ vào, 4 cổng NAND 3 ngõ vào và 1

cổng NAND 4 ngõ vào chưa kể là phải

đơn giản biểu thức nếu có thể trước

khi thực hiện.

Bây giờ ta sẽ sử dụng IC

dồn kênh 8 sang 1. 3

ngõ vào A, B, C sẽ được

nối tới 3 ngõ chọn của

IC, căn cứ vào thứ tự tổ

hợp trong bảng nếu Y là

0 thì sẽ phải nối ngõ vào

ghép kênh tương ứng

xuống mass, còn nếu Y

là 1 thì nối ngõ vào

ghép kênh tương ứng

lên nguồn (có thể qua R

giá trị 1K). Hình 2.2.9 sẽ

minh hoạ cho cách nối

trên và nếu bạn kiểm

tra lại sẽ thấy mạch

hoàn toàn thoả điều

kiện đề ra của bài toán.

Page 101: DIEN TU SO

101

Hình 2.2.9 Thiết kế tổ hợp dùng mạch dồn kênh

BÀI 2: MẠCH ĐA HỢP & GIẢI ĐA HỢP

Trang 2

MẠCH TÁCH KÊNH

Mạch tách kênh là gì?

Bộ chuyển mạch phân kênh hay còn gọi là tách kênh, giải đa hợp (demultiplexer)

có chức năng ngược lại với mạch dồn kênh tức là : tách kênh truyền thành 1 trong

các kênh dữ liệu song song tuỳ vào mã chọn ngõ vào. Có thể xem mạch tách kênh

giống như 1 công tắc cơ khí được điều khiển chuyển mạch bởi mã số. Tuỳ theo mã

số được áp vào ngõ chọn mà dữ liệu từ 1 đường sẽ được đưa ra đường nào trong số

các đường song song.

Các mạch tách kênh thường gặp là 1 sang 2, 1 sang 4, 1 sang 8, ...Nói chung từ 1

đường có thể đưa ra 2n đường, và số đường để chọn sẽ phải là n. Mục dưới sẽ nói

đến mạch tách kênh 1 sang 4

2.1 Mạch tách kênh 1 sang 4

Page 102: DIEN TU SO

102

Hình 2.2.9 Mạch tách kênh 1 sang 4

Mạch tách kênh từ 1 đường sang 4 đường nên số ngõ chọn phải là 2

Khi ngõ cho phép G ở mức 1 thì nó cấm không cho phép dữ liệu vào được truyền ra

ở bất kì ngõ nào nên tất cả các ngõ ra đều ở mức 0

Như vậy khi G = 0 BA = 00 dữ liệu S được đưa ra ngõ Y0, nếu S = 0 thì Y0 cũng

bằng 0 và nếu S = 1 thì Y0 cũng bằng 1,tức là S được đưa tới Y0; các ngõ khác

không đổi

Tương tự với các tổ hợp BA khác thì lần lượt ra ở S sẽ là Y1, Y2, Y3

Biểu thức logic của

các ngõ ra sẽ là :

Y0 = G.B.A.S

Y1 = G.B.A.S

Y2 = G.B.A.S

Y3 = G.B.A.S

Từ đây có thể dùng

cổng logic để thiết kế

mạch tách kênh

Hình 2.2.10 Cấu trúc

của mạch tách kênh 1

sang 4

Ví dụ : Khảo sát IC 74LS155

Hình 2.2.12 Kí hiệu khối và chân ra của 74LS155

Page 103: DIEN TU SO

103

Trong cấu trúc của nó gồm 2 bộ tách kênh 1 sang 4, chúng có 2 ngõ chọn A0A1

chung, ngõ cho phép cũng có thể chung khi nối chân 2 nối với chân 15). Một lưu ý

khác là bộ tách kênh đầu có ngõ ra đảo so với ngõ vào (dữ liệu vào chân 1 không

đảo) còn bộ tách kênh thứ 2 thì ngõ vào và ngõ ra như nhau khi được tác động

( dữ liệu vào chân 14 đảo).

Cấu trúc logic của mạch không khác gì so với mạch đã xét ở trên ngoài trừ mạch

có thêm ngõ cho phép

Bảng sự thật của 74LS155

Mạch tách kênh hoạt động như mạch giải mã

Nhiều mạch tách kênh còn có chức năng như 1 mạch giải mã. Thật vậy,vào dữ liệu

S không được dùng như 1 ngõ vào dữ liệu nối tiếp mà lại dùng như ngõ vào cho

phép còn các ngõ vào chọn CBA khi này lại được dùng như các ngõ vào dữ liệu và

các ngõ ra vẫn giữ nguyên chức năng thì mạch đa hợp lại hoạt động như 1 mạch

giải mã.

Tuỳ thuộc mã dữ liệu áp vào ngõ C B A mà một trong các ngõ ra sẽ lên cao hay

xuống thấp tuỳ cấu trúc mạch. Như vậy mạch tách kênh 1:4 như ở trên đã trở

thành mạch giải mã 2 sang 4 . Thực tế ngoài ngõ S khi này trở thành ngõ cho phép

giải mã, mạch trên sẽ phải cần một số ngõ điều khiển khác để cho phép mạch hoạt

động giải mã hay tách kênh; còn cấu tạo logic của chúng hoàn toàn tương thích

nhau. Hình sau cho phép dùng mạch tách kênh 1 sang 4 để giải mã 2 sang 4

Page 104: DIEN TU SO

104

Hình 2.2.13 Mạch tách kênh hoạt động như mạch giải mã

Tương tự ta cũng có các loại mạch khác như vừa tách kênh 1:8 vừa giải mã 3:8,

tách kênh 1:16/giải mã 4:16…

2.2 Một số IC giải mã tách kênh hay dùng

Khảo sát IC tách kênh/giải mã tiêu biểu 74LS138

74LS138 là IC MSI giải mã 3 đường sang 8 đường hay tách kênh 1 đường

sang 8 đường thường dùng và có hoạt động logic tiêu biểu, nó còn thường

được dùng như mạch giải mã địa chỉ trong các mạch điều khiển và trong

máy tính.

Sơ đồ chân và kí hiệu logic như hình dưới đây :

Hình 2.2.14 Kí hiệu khối và chân ra của 74LS138

Trong đó

o A0, A1, A2 là 3 đường địa chỉ ngõ vào

o E1, E2 là các ngõ vào cho phép (tác động mức thấp)

o E3 là ngõ vào cho phép tác động mức cao

o O0 đến O7 là 8 ngõ ra (tác động ở mức thấp )

Page 105: DIEN TU SO

105

Hình 2.2.15 Cấu trúc bên trong 74LS138

Hoạt động giải mã như sau :

Đưa dữ liệu nhị phân 3bit vào ở C, B, A(LSB), lấy dữ liệu ra ở các ngõ O0 đến

O7; ngõ cho phép E2 và E3 đặt mức thấp, ngõ cho phép E1 đặt ở mức cao.

Chẳng hạn khi CBA là 001 thì ngõ O1 xuống thấp còn các ngõ ra khác đều ở

cao.

Hoạt động tách kênh :

Dữ liệu vào nối tiếp vào ngõ E2, hay E3 (với ngõ còn lại đặt ở thấp). Đặt G =

1 để cho phép tách kênh. Như vậy dữ liệu ra song song vẫn lấy ra ở các ngõ

O0 đến O7. Chẳng hạn nếu mã chọn là 001thì dữ liệu nối tiếp S sẽ ra ở ngõ

O1 và không bị đảo.

Mở rộng đường giải mã : 74LS138 dùng thêm 1 cổng đảo còn cho phép giải

mã địa chỉ từ 5 sang 32 đường (đủ dùng trong giải mã địa chỉ của máy vi

tính). Hình ghép nối như sau :

Page 106: DIEN TU SO

106

Hình 2.2.16 Ghép 4 IC 74LS138 để có mạch giải mã 5 đường sang 32 đường

Các IC giải mã tách kênh khác :

o Ngoài 74LS155 và 74LS138 được nói đến ở trên ra còn một số IC cũng có

chức năng giải mã/tách kênh được kể ra ở đây là

o 74139/LS139 gồm 2 bộ giải mã 2 sang 4 hay 2 bộ tách kênh 1 sang 4, chúng

có ngõ cho phép (tác động mức thấp) và ngõ chọn riêng

o 74154/LS154 bộ giải mã 4 sang 16 đường hay tách kênh 1 sang 16 đường

o 74159/LS159 giống như 74154 nhưng có ngõ ra cực thu để hở

o 74155/LS155 như đã khảo sát ở trên : gồm 2 bộ giải mã 2 sang 4 hay 2 bộ

tách kênh 1 sang 4. Đặc biệt 74155 còn có thể hoạt động như 1 bộ giải mã 3

sang 8 hay tách kênh 1 sang 8 khi nối chung ngõ cho phép với ngõ vào dữ

liệu nối tiếp và nối chung 2 ngõ chọn lại với nhau.

o 74156/LS156 giống như 74155 nhưng có ngõ ra cực thu để hở.

o Công nghệ CMOS cũng có các IC giải mã/tách kênh tương ứng như bên TTL

chẳng hạn có 74HC/HCT138,...Hơn thế nữa nhiều IC họ CMOS còn cho phép

truyền cả dữ liệu số lẫn dữ liệu tương tự. Một số IC được kể ra ở đây là

o 74HC/HCT4051 dồn/tách kênh tương tự số 1 sang 8 và ngược lại

o 74HC/HCT4052 dồn/tách kênh tương tự số 1 sang 4 và ngược lại

o 74HC/HCT4053 dồn/tách kênh tương tự số 1 sang 2 và ngược lại

Khảo sát IC 4051

Page 107: DIEN TU SO

107

o Khi dồn kênh dữ liệu vào chân COM OUT/IN, ra ở 3 kênh CHANNEL I/O từ 0

đến 7.

o Ngược lại, khi tách kênh thì dữ liệu song song vào các chân CHANNEL I/O 0

đến 7 và ra ở chân COM OUT/IN;

o 3 ngõ chọn là A, B, C.

o Chân INH (inhibit) cho phép dữ liệu được phép truyền ra.

o Hoạt động của IC được tóm tắt như bảng sau :

Hình 2.2.17 Chân ra 4051

o Cấu trúc logic mạch khá phức tạp như hình dưới đây

Hình 2.2.18 Cấu trúc mạch của 4051

Page 108: DIEN TU SO

108

BÀI 3: MẠCH SO SÁNH

Ngày nay chúng ta đã rất quen thuộc với máy vi tính, đó là 1 hệ thống vi xử lí

hoàn hảo. Trong cấu trúc của VXL có 1 thành phần rất quan trọng là ALU

(Arithmetic logic unit : bộ logic và số học). Nó có thể tính toán hàng ngàn, triệu

phép tính trong 1s. Cấu tạo nên VXL lại gồm các mạch đếm, thanh ghi, cổng logic

và cả các mạch so sánh cộng trừ nhân chia số học gọi là các mạch làm toán. Không

những thế các mạch làm toán còn được sử dụng trong điện tử nói chung kể cả điều

khiển tự động, truyển dữ liệu chẳng hạn như khi thu nhận dữ liệu từ bên ngoài thì

cần phải có mạch tính toán, so sánh để cho tín hiệu phản hồi.

Phần này sẽ tìm hiểu về các mạch làm toán cơ bản và giới thiệu qua về ALU. Đây

không chỉ là kiến thức cần biết khi học mạch số mà còn là nền tảng để có thể tiếp

cận lĩnh vực máy tính và VXL mà ta sẽ gặp khi học hay tìm hiểu các môn VXL, vi

điều khiển, cấu trúc máy tính, truyền số liệu...

1. Mạch so sánh

Trước hết hãy xem 1 ví dụ của việc cần thiết phải dùng mạch so sánh : đó là việc

điều khiển nhiệt độ của 1 lò nhiệt như hình dưới đây :

1 bộ cảm biến sẽ chuyển đổi tình trạng nhiệt độ của lò thành tín hiệu điện tương

ứng với 1 nhiệt độ xác định. Bộ so sánh làm nhiệm vụ so sánh tín hiệu vừa đưa về

với tín hiệu đã cài đặt.Tuỳ theo tín hiệu ngõ ra, sẽ ra quyết định để cơ cấu chấp

hành gia tăng, giảm, hay giữ nguyên nhiệt độ thậm chí có thể kết hợp để báo

động hiển thị về tình trạng của lò.

Page 109: DIEN TU SO

109

Hình 2.3.1 Hệ thống điều khiển nhiệt độ lò

Để đơn giản, giả sử tín hiệu đưa về là A, chỉ có 2 mức logic là cao và thấp (tín hiệu

số 1 bit). Tín hiệu đem so sánh là B (tín hiệu cài đặt)

Sẽ có 3 trường hợp xảy ra cho ngõ ra :

A > B khi A = 1 và B = 0

A < B khi A = 0 và B = 1

A = B khi A = 1 = B hay A = 0 = B

Từ đây xây dựng bảng sự thật cho 3 trường hợp ngõ ra từ tổ hợp trạng thái 2 ngõ

vào ra như sau :

Bảng 2.3.1 So sánh 2 số 1 bit

Nhận thấy

Trường hợp A = B là ngõ ra của 1 cổng EXNOR 2 ngõ vào A và B

Page 110: DIEN TU SO

110

Trường hợp A < B là ngõ ra của 1 cổng AND 2 ngõ vào A v

Trường hợp A > B là ngõ ra của 1 cổng AND 2 ngõ vàoĠ và B

Đây được gọi là mạch so sánh độ lớn 1 bit. Cấu trúc mạch sẽ như sau :

Hình 2.2.2 Khối so sánh 1 bit Hình 2.2.3 Mạch so sánh 1 bit

Bây giờ dạng tín hiệu vào mạch so sánh không phải chỉ có mức cao hay mức thấp

(1 bit) mà là một chuỗi các xung vuông thì mạch khi này phải là mạch so sánh độ

lớn nhiều bít.

Hình thức so sánh của mạch 4 bit cũng giống như mạch 1 bit và rõ ràng là phải so

sánh bit MSB trước rồi mới lùi dần.

7485/LS85 là 1 IC tiêu biểu có chứa mạch so sánh 4 bit

Kí hiệu khối của IC như hình, còn sơ đồ chân có thể xem trong phần datasheet

Hình 2.3.4 Mạch so sánh độ lớn 4 bit

74LS85

Page 111: DIEN TU SO

111

Bảng 2.3.2 Bảng sự thật của 74LS85

Nhìn vào bảng sự thật của IC ta có thể thấy được hoạt động của mạch

Ở 8 trường hợp đầu mạch so sánh bình thường, lần lượt so sánh từ bít cao trước.

Khi tất cả các bit của 2 ngõ vào đều bằng nhau thì phải xét đến logic của các ngõ

vào nối chồng (được dùng khi ghép chồng nhiều IC để có số bit so sánh lớn hơn).

Logic ở các ngõ vào này thực ra là của các ngõ ra tầng so sánh các bit thấp (nếu

có). Trường hợp ngõ vào nối chồng nào lên cao thì ngõ ra tương ứng cũng lên

cao.Trường hợp các bít trước không so sánh được thì các ngõ ra sau cùng đều

thấp. Trường hợp không có tín hiệu ngõ vào nối chồng thì tức là dữ liệu ngõ vào A

và B khác nhau nên ngõ ra A < B và A> B đểu ở mức cao. Vậy để mạch so sánh

đúng 4 bit thì nên nối ngõ nối chống A = B ở mức cao

Hình sau đây cho cách hiểu dễ hơn với các ngõ vào nối chồng khi ghép 2 IC

74LS85.

Page 112: DIEN TU SO

112

Hình 2.3.5 Nối chồng 2 IC 74LS85 để có

mạch so sánh độ lớn 8 bit

Ví dụ sau ứng dụng mạch so sánh vào trò chơi đơn giản :

Người chơi sẽ nhấn nút SW trong chốc lát để tạo một số xung kích từ mạch dao

động; khi đó mạch đếm sẽ cho mã số B3B2B1B0 ngẫu nhiên. Một mã số được cài

sẵn (chẳng hạn dùng công tắc tạo mức logic cho A3A2A1A0 là 0110) sẽ so sánh với

số đếm ngẫu nhiên vừa vào. Nếu chúng bằng nhau đèn vàng sẽ sáng, nếu A > B

đèn đỏ sáng, còn khi A < B thì đèn xanh sáng. Như vậy có thể đặt ra quy định là

đèn vàng sáng thì người chơi thắng chẳng hạn. Mạch dao động có thể dùng IC 555

hay dùng cổng logic như ở chương trước cũng được.

Hình 2.3.6 Ứng dụng trò chơi đơn giản dùng mạch so sánh 74LS85

BÀI 4: PHÉP TÍNH SỐ HỌC

Page 113: DIEN TU SO

113

MẠCH CỘNG

2.1 Mạch cộng nửa

Gọi A là số được cộng

B là số cộng

S là tổng của A và B

C là số nhớ ra từ phép cộng

Trước hết để đơn giản, xét mạch cộng nhị phân 1 bit

Với tổ hợp 4 trạng thái logic của A và B thì trạng thái logic ngõ ra S và C như sau:

Hình 2.3.7 Cộng nửa

Rút gọn biểu thức logic ta có

S = AB + AB

C = AB

Nhận thấy S là ngõ ra của cổng EXOR 2 ngõ vào A và B; còn C là ngõ ra của cổng

AND

Từ đây vẽ được cấu trúc logic của mạch

Hình 2.3.8 Mạch cộng nửa

Đây là mạch cộng nửa hay cộng chưa đủ (haft adder : HA) vì chưa có số nhớ ban

đầu của phép cộng trước đó.

Page 114: DIEN TU SO

114

2.2 Mạch cộng đủ

Bây giờ giả sử mạch đã thực hiện phép cộng lần đầu rồi nên được tổng là S0 và số

nhớ C0, nếu tiếp tục cộng lần 2 khi trạng thái logic của A và B thay đổi thì S không

chỉ là tổng của A và B mà gồm cả C0 trước đó. Khi này ta có mạch cộng đủ: full

adder (FA)

Hình 2.3.9 Cộng đủ

Rút gọn biểu thức ta được

S = C0 Å (A Å B)

C = AB + (A Å B)

Cấu trúc của mạch logic sẽ là :

Hình 2.3.10 Mạch cộng đủ

Nhận thấy rằng : FA thực ra bao gồm trong nó 2 HA và cổng OR ở ngõ ra cho số

nhớ C

Cả 2 mạch HA và FA ở trên mới chỉ làm phép cộng 1 bit

2.3 cộng nhiều bit

Page 115: DIEN TU SO

115

Cộng song song

Bây giờ nếu 2 số cộng có nhiều bit hơn thì cách cộng cũng sẽ tương tự : trước hết

cộng 2 bit LSB để cho bit tổng (LSB). Số nhớ được đưa tới để cộng chung với 2 bit

kế tiếp bit LSB để cho bit tổng ở hàng kế tiếp cho đến phép cộng cuối cùng giữa 2

bit MSB để được bit tổng ở hàng đó, số nhớ khi này trở thành bit LSB của tổng

Hình sau sẽ minh hoạ rõ ràng hơn mạch cộng nhiều bit (4 bit)

Hình 2.3.11 Cộng 4 bit

Đây là một mạch cộng song song vì các hàng được cộng cùng một lúc tuy nhiên

như cấu trúc mạch ở trên thì các bit ra của tổng không phải là đồng thời bởi vì các

phép cộng ở các bit cao thì chậm hơn do phải chờ bit nhớ ở phép cộng trước đưa

tới. Tức là đã có trì hoãn làm giảm tính đồng bộ của mạch. Nếu thêm vào mạch cho

phép cung cấp sẵn các bit nhớ để phục vụ cho các phép cộng ở các hàng được

cùng lúc thì sẽ khắc phục được điểm này. Với công nghệ tích hợp cao, việc thêm

mạch cung cấp sẵn các bit nhớ trở nên dễ dàng hơn khi đó mạch trở thành mạch

cộng có số nhớ nhìn trước.

Một số IC làm phép cộng toàn phần được kể ra ở đây là

7480 (1bit), 7482 (2bit), 7483/LS83/283 (4bit)

Ví dụ : xét qua IC 74LS83

Hình 2.3.12 Kí hiệu khối và chân ra 74LS83

Trong đó 2 số 4 bit vào là A4A3A2A1 và B4B3B2B1

Page 116: DIEN TU SO

116

Số nhớ ban đầu là C0

Vậy tổng ra sẽ là C4S4S3S2S1, với C4 là số nhớ của phép cộng

Ta cũng có thể nối chồng IC cộng lại với nhau để cho số bit gấp đôi. Khi đó bit MSB

(C4) của tầng đầu được nối tới ngõ vào nhớ ban đầu (C0) của tầng sau.

Hình 2.3.13 Mạch logic của 74LS83

Bảng sự thật của mạch cộng 4 bit 74LS83

Cộng nối tiếp

Ngoài cách cộng song song như đã thấy ở trên, còn một dạng mạch cộng số nhiều

bit nữa gọi là mạch cộng nối tiếp. Khi này 2 bit LSB của các số được cộng trước, bit

LSB của tầng được đưa ra 1 ghi dịch còn số nhớ sẽ quay trở về cộng chung với 2

bit kế tiếp bit LSB và cứ vậy cho đến 2 bit cuối cùng được cộng. Mạch ghi dịch ngõ

ra dịch chuyển sang phải qua mỗi lần cộng sẽ cho ra kết quả cộng số nhớ cuối

cùng trở thành bit MSB của tổng ra. Rõ ràng mạch thực hiện phép tính chậm hơn

Page 117: DIEN TU SO

117

so với cộng song song, nó cũng cần 1 xung nhịp để giữ cho các mạch làm việc

động bộ

Hình 2.3.14 Mạch cộng 4 bit nối tiếp

MẠCH TRỪ

3.1 Mạch trừ nửa và trừ đủ

Cũng gồm 2 loại mạch trừ nửa hay chưa đủ : haft subtractor (HS) và trừ đủ hay

còn gọi là trừ bán phần : full subtractor (FS) (khi này cần bit mượn Bi trước tham

gia vào phép tính)

Phép trừ thực ra là phép cộng với số âm. Để có số âm của 1 số ta lấy bù 1 của số

đó, còn khi thực hiện mạch thì đó là cổng đảo

Hình 2.3.15 là mạch trừ HS và bên cạnh là bảng trạng thái

Hình 2.3.15 Mạch trừ nửa, bảng trạng thái và mạch logic

Còn hình 2.3.17 là mạch trừ FS cùng bảng trạng thái hoạt động ở bên cạnh

Page 118: DIEN TU SO

118

hình 2.3.17 Mạch trừ đủ

Về cấu trúc mạch trừ cũng tương tự mạch cộng chỉ khác là số bị trừ B cần phải qua

cổng đảo khi thực hiện AND với số trừ A để cho số mượn R. Mạch trừ FS cũng gồm

2 mạch trừ HS và cổng OR ở ngõ ra cho số mượn B0

Hình 2.3.18 Mạch trừ hết

3.2 Mạch trừ nhiều bit

Với mạch trừ nhị phân nhiều bit, cũng có thể thực hiện song song các mạch cộng

FS từng bit nhưng các bit của số bị trừ cần được đảo, số nhớ của tầng cuối cần

đem về bit nhớ ban đầu của tầng đầu. Hình minh hoạ cho mạch trừ nhị phân 4 bit

Page 119: DIEN TU SO

119

Hình 2.3.19a Mạch trừ 4 bit song

song Hình 2.3.19b Trừ 4 bit nối tiếp

3.3 Mạch cộng trừ kết hợp

Bây giờ nếu thêm vào một số cổng

logic cần thiết ta đã có 1 mạch có

thể cộng hay trừ tuỳ theo ngõ vào

điều khiển CT

Khi CT = 0, các cổng EXOR có 1 ngõ

ở thấp nên cho số B qua không bị

đảo, tức là mạch thực hiện phép

cộng

Khi CT = 1, các cổng EXOR có 1 ngõ

ở cao nên hoạt động như 1 cổng

NOT, số B bị đảo, khi này mạch thực

hiện phép cộng A + (-B) tức là phép

trừ.

Co3 là bit LSB của tổng được vòng

trở lại (qua cổng AND) về Ci0; sẽ cho

phép cộng nhiều bit. Hình 2.3.21 Mạch cộng trừ dùng bù 1

Page 120: DIEN TU SO

120

Ngoài cách dùng bù 1, ta cũng có

thể dùng bù 2 (lấy bù 1 rồi cộng

thêm 1) để thực hiện phép toán trừ

nhị phân kể cả số có dấu. Cách này

được sử dụng phổ biến ở VXL và máy

tính.

Hình 2.3.22 là mạch cộng trừ 2 số 4

bit dùng bù 2. Để ý là mạch khá

giống như nó ở cách dùng bù 1

nhưng bit nhớ ra cuối cùng không

cần đem về tầng đầu. Tổng hay hiệu

ra ở dạng bù 2, muốn lấy đúng kết

quả thì phải chuyển trở lại.

Khi đó mạch cộng trừ nhị phân 4 bit

dùng bù 2 sẽ như sau :Hình 2.3.22 Mạch cộng trừ dùng bù 2

CỘNG TRỪ BCD4.1 Cộng 2 số BCD

Số BCD thực ra cũng là số nhị phân n bit nhưng chỉ có 10

tổ hợp trạng thái từ 0000 đến 1001 (biểu thị số thập

phân tương ứng là từ 0 đến 9) nên cách cộng cũng tương

tự như cổng số nhị phân nhiều bit. Tuy nhiên khi tổng

vượt quá 1001 thì tức là tổng đó không còn là số BCD

nữa, do đó ta phải cộng tổng với 0110 (số 610) để cho

tổng mới là số BCD đồng thời số nhớ chính là hàng cao hơn của tổng.

Ví dụ như cộng 2 số BCD sau:

Page 121: DIEN TU SO

121

Hình 2.3.23 Mạch cộng 2 số BCD 1 bit

2 số cần cộng là A3A2A1A0 và B3B2B1B0 cho tổng là C3S4S3S2S1 (C3 là hàng

chục nếu có).

Nếu tổng đầu vượt quá 9 ( từ 10 đến 18) thì các cổng logic sẽ cho phép xác định

hàng chục đồng thời tổng này phải được cộng thêm 6 ở tầng 74LS83 thứ 2 để cho

tổng cuối cùng ở dạng BCD.

Nếu tổng không vượt quá 9 (vẫn là số BCD) thì tổng hàng chục không có nên

74LS83 thứ 2 sẽ cộng tổng này với 0, tổng ra không có gì thay đổi.

Ta có thể ghép nhiều mạch cộng ở trên để có mạch cộng 2 số BCD nhiều bit, khi đó

chỉ việc nối ngõ ra hàng chục của tầng đầu tới ngõ vào số nhớ Ci của tầng sau là

được.

4.2 Trừ 2 số BCD

Với phép trừ BCD, ta phải lấy bù 9 của số trừ rồi mới làm phép cộng lại với số bị

trừ. Lấy bù 9 của 1 số tức là lấy 9 trừ đi số đó. Ở chương 1 có nói rõ hơn về phép

trừ BCD

Ví dụ về phép trừ BCD : 9 – 5 và 2 – 6

Page 122: DIEN TU SO

122

Hình 2.3.24 Mạch trừ 2 số BCD 1 bit

MẠCH NHÂN CHIA5.1 Mạch nhân 2 số nhị phân

Về nguyên lí, đó là phép cộng nhiều lần. Cách nhân 2 số nhị phân xin xem lại

chương 1. Mạch ở hình 2.3.25 minh hoạ cho mạch nhân 2 số nhị phân 4 bit A và B.

Mạch gồm ghi dịch 4 bit để chứa số được nhận A, ghi dịch 5 bit để chứa số nhân B,

ghi dịch 6 bit để chứa kết quả nhân (còn gọi là bộ tích luỹ : accumulator). 5 cổng

And sẽ tạo tích từng phần của các cặp bit và 6 bộ cộng toàn phần để tạo tích cuối

và số nhớ tương ứng.

Page 123: DIEN TU SO

123

Hình 2.3.25 Cấu trúc 1 mạch nhân 2 số nhị phân

Ví dụ về phép nhân 2 số A = 1101và B = 1011:

Số nhân (A): 1101 (1310)

Số bị nhân B : 1011 (1110)

Tích 1101

từng 1101

phần 0000

1101

Tích cuối : 10001111 (14310)

5.2 Mạch chia 2 số nhị phân

Còn với mạch chia 2 số nhị phân, nguyên tắc là trừ liên tiếp để cho kết quả, bạn có

thể xem thêm ở phần mạch chia nhị phân chương 1, hình mạch khá phức tạp nên

không được trình bày ở đây.

BỘ LOGIC VÀ SỐ HỌC

Page 124: DIEN TU SO

124

ALU là thành phần quan trọng của CPU trong máy

tính, nó có thể thực hiện nhiều phép tính số học

và logic dựa trên dữ liệu thường bao gồm phép

cộng, trừ, and,or, exor, dịch chuyển, tăng giảm

dần và cả phép nhân, chia. Ngoài ra cũng có một

số ALU sản xuất ở dạng IC rời, tất nhiên chúng

không thể làm đầy đủ các chức năng như ALU

trong VXL. Sau đây, ta hãy xem qua 2 ALU rời hay

dùng.

6.1 ALU 74LS181

A0 – A3 : dữ liệu nhị phân 4 bit vào (A =

A3A2A1A0)

B0 – B3 : dữ liệu nhị phân 4 bit vào (B= B3B2B1B0)

CYN : số nhớ ban đầu vào (tác động ở mức thấp)

S0 – S3 : Mã số chọn (S = S3S2S1S0) để chọn chức năng của ALU.

M điều khiển kiểu (chế độ) hoạt động logic (M =1) hay số học (M = 0).

Q0 – Q3 : dữ liệu nhị phân 4 bit ra tác động ở thấp (Q = Q3Q2Q1Q0).

CYN + 4 số nhớ ra (tác động thấp). Ở phép trừ nó chỉ dấu của kết quả :

o Logic 0 chỉ kết quả dương.

o Logic 1 chỉ kết quả âm ở dạng số bù 2.

Ngõ số nhớ vào Cn và ngõ số nhớ ra CYN+4 cho phép nối chồng nhiều IC

74LS181.

A = B : logic 1 ở ngõ vào này chỉ A = B, logic 0 chỉ A ≠ B.

G (carry generate output) và P (carry propagate input) : hai ngõ này được

dùng khi nối chồng các IC 74LS181.

Hoạt động logic của 74181 được trình bày ở bảng chức năng dưới đây

Hình 2.3.26 Khối ALU 74LS181

Page 125: DIEN TU SO

125

6.2 ALU 74LS382

ALU 74LS/HC382 cũng là loại 4 bit nhưng có 3 ngõ chọn chức năng nên có ít chức

năng logic số học hơn 74LS181. Nó cũng có ngõ vào số nhớ CN, ngõ ra số nhớ CYN+1

như 74LS181 nhưng có thêm ngõ ra chỉ báo tràn overflow trong lúc không có một

số ngõ ra khác như 74LS181. Khi dùng số có dấu ngõ overflow sẽ lên 1 khi phép

cộng hay trừ tạo số vượt quá số có dấu 4 bit. Ngõ số nhớ vào và số nhớ ra cũng

còn dùng để nối chồng nhiều IC 74382.

Page 126: DIEN TU SO

126

Hình 2.3.27 Kí hiệu khối ALU 74LS382 và bảng hoạt động

BÀI 5: MẠCH PHÁT VÀ KIỂM TRA TÍNH CHẴN LẺ

Dữ liệu dạng số khi được lưu trữ, xử lí hay truyền từ máy này qua máy khác có thể

bị lỗi. Như khi truyền dữ liệu đi xa qua môi trường điện thoại, dây cáp, không gian

có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, nhiễu đường dây, điện từ… hay do lâu ngày các

bộ xử lí, bộ chuyển đổi có một sai sót nhỏ sẽ làm thay đổi dữ liệu.

Ví dụ : trong 1 khối dữ liệu có chữ A mã ASCII là 1000001 sẽ bị sai thành

100000 ,bit sai có thể là bất cứ 1 bít nào khác. Mặc dù xác suất làm sai chỉ 1 bít

trong cả khối dữ liệu là rất nhỏ ( trung bình khoảng 100000 bit mới có 1 bit sai)

nhưng trong nhiều trường hợp đòi hỏi phải thật chính xác hay giảm hết mức những

sai sót nhỏ này. Có nhiều mạch có thể phát hiện sai và sửa lỗi, bạn sẽ gặp lại nội

dung này kĩ hơn trong môn “Truyền số liệu”, ở đây xin nói tới mạch tạo kiểm

parity.

Có 2 dạng mạch chính là parity chẵn và parity lẻ. Cả 2 đều được sử dụng.

Với parity chẵn : dữ liệu trước khi truyền đi sẽ được đếm tổng số bit

o Nếu tổng chẵn, bit parity 0 được thêm vào trước mỗi khối dữ liệu

truyền.

o Nếu tổng lẻ thì bit parity 1 được thêm vào (để nó chẵn)

Ở đầu nhận dữ liệu, mạch sẽ kiểm tra từng khối dữ liệu nhận được xem có

tổng số bit là chẵn hay không. Nếu không thì tức là đã có 1 bit nào đó trong

khối dữ liệu bị sai. Ngược lại là mạch truyền đúng

Với parity lẻ thì ngược lại khối dữ liệu phải được làm lẻ trước khi truyền.

Ví dụ : Truyền 1 khối dữ liệu 4 bit 1101 có sử dụng mạch tạo kiểm parity để rò sai

được minh hoạ như hình dưới đây :

Page 127: DIEN TU SO

127

Hình 2.3.28 Mạch tạo kiểm Parity

Giả sử mạch parity chẵn được dùng. Nhận thấy rằng tổng số bit truyền là 3 (lẻ)

nên bit parity 1 được thêm vào cho chẵn. Như vậy, dữ liệu truyền đi sẽ có 5 bit là

11101

Mạch tạo parity trên sử dụng 3 cổng XNOR để kiểm tra số bit chẵn hay lẻ, còn bên

nhận mạch kiểm parity dùng 4 cổng XNOR để rò sai, nếu dữ liệu truyền đúng thì ra

Q = 0, nếu truyền sai thì ra Q = 1. Khi này, mạch nhận có thể truyền về tín hiệu

báo truyền sai cho máy gửi để nó truyền lại khối dữ liệu bị lỗi này.

Nhận thấy rằng nếu khối dữ liệu truyền bị sai tới 2 bit (xác suất này là rất rất nhỏ)

hay bit parity truyền sai thì mạch parity mất tác dụng.

Các mạch xử lí điều khiển hay truyền dữ liệu thường có sẵn khối tạo kiểm và thậm

chỉ có thể sửa lỗi luôn. Còn khi dùng mạch rời thì IC 74180 và họ của nó là thông

dụng nhất

Hình 2.3.29 Kí hiệu khối 74180 và bảng hoạt động

Đây là IC tạo kiểm 8 bit từ D0 đến D7, bit parity có thể dùng là chẵn hay lẻ. 2 ngõ

ra là EVEN (lẻ ra) và ODD (chẵn ra). 2 ngõ PE (lẻ vào) và PO (chẵn vào) dùng trong

trường hợp cần nối chồng nhiều IC để có mạch tạo kiểm nhiều bit hơn. Cách nối sẽ

là đưa từ ngõ ra chẵn và ngõ ra lẻ tới ngõ vào chẵn và vào lẻ. 2 ngõ vào lẻ và vào

chẵn cũng như 2 ngõ ra lẻ và ra chẵn phải không được bằng nhau khi kiểm parity.

Khi ngõ vào parity nào không dùng thì phải nối mức thấp.

Hình dưới đây là cách sử dụng 74180 làm mạch kiểm parity lẻ cho 9 bit dữ liệu vào

(gồm cả bit parity).

Page 128: DIEN TU SO

128

Hình 2.3.30 Mạch kiểm Parity 9 bit dùng 74180

1 IC phát kiểm 8 bit chẵn lẻ khác cũng hay được dùng là 74LS280

CHƯƠNG3

Bài 1: Các khái niệm cơ bản

Chương trước đã đề cập đến các mạch tổ hợp từ các cổng logic đơn giản đến các

mạch tích hợp MSI phức tạp hơn như mạch chuyển đổi mã, dồn kênh, tách kênh.

Chúng có một đặc điểm là ngõ ra sẽ thay đổi trạng thái theo trạng thái ngõ vào

mà không kể tới các trạng thái trước đó của nó, nghĩa là chúng không có tính nhớ.

Đơn giản như mạch trên hình 3.1.1, nếu A = 1 thì Y = 0

Hình 3.1.1 Cổng NOT

Ở chương này, ta sẽ nói đến một loại lớn khác của mạch số, đó là mạch tuần tự.

Khác với mạch tổ hợp, trạng thái ngõ ra của mạch tuần tự tuỳ thuộc không những

vào các trạng thái ngõ vào mà còn vào cả 2 trạng thái trước đó của ngõ ra. Không

những thế, trạng thái ngõ ra sẽ không thay đổi ngay khi ngõ vào thay đổi mà lại

còn phải đợi đến khi có xung lệnh gọi là xung đồng hồ (clock). Như vậy mạch tuần

tự vừa có tính nhớ vừa có tính đồng bộ.

Cả mạch tổ hợp và tuần tự đều được sử dụng nhiều trong các hệ thống số. Một hệ

tuần tự có thể biểu diễn một cách tổng quát như sau:

Page 129: DIEN TU SO

129

Hình 3.1.2 Hệ tuần tự

Phần tổ hợp sẽ nhận tín hiệu logic từ đầu vào bên ngoài và từ đầu ra của các phần

tử nhớ, nó tính toán dựa vào các đầu vào này để cho ra các đầu ra khác nhau,

trong đó một phần được đem sang khối các phần tử nhớ để cất giữ đi; đầu ra của

phần tử nhớ có thể đưa ra ngoài hay đưa điều khiển phần tổ hợp. Phần điều khiển

sẽ cho phép phần nhớ và tổ hợp hoạt động theo một số yêu cầu đề ra.

Như vậy, các đầu ra của hệ thống số vừa phụ thuộc vào các đầu vào vừa liên quan

đến thông tin đã lưu trữ bên trong của phần tử nhớ. Phần tử nhớ có thể là một

mạch logic nhưng có khi chỉ là một đường nối phản hồi từ ngõ ra về ngõ vào.

1.1 Mạch chốt cổng Nand

Hãy xem cấu tạo của mạch dưới đây :

Hình 3.1.3 Mạch chốt cổng Nand

Mạch gồm 2 cổng logic

Nand mắc chéo nhau, có

2 ngõ vào là S (set : có

nghĩa là đặt) và R (reset

: có nghĩa là đặt lại). 2

ngõ ra kí hiệu là Q (đầu

ra bình thường) và Q

(đầu ra đảo, tức là có

trạng thái logic ngược

lại với Q)

o Hoạt động của mạch như thế nào?

o Khi thiết lập mạch chốt đặt S = 0, R = 1

Do S = 0 nên Q = 1 bất chấp ngõ còn lại

Page 130: DIEN TU SO

130

o Vậy ngõ ra ổn định sẽ là Q = 1 và Q = 0

o Khi xoá mạch chốt S = 1 và R = 0

Do R = 0 nên Q = 1 bất chấp ngõ còn lại

o Vậy ngõ ra ổn định sẽ là Q = 0 và Q = 1

Vì lí do đối xứng nên hoạt động thiết lập và xoá mạch chốt ngược

nhau.

o Khi để ngõ vào thường nghỉ S= 1 R=1

Rõ ràng chưa thể biết ngõ ra Q và Q như thế nào

Hãy xét đến trạng thái trước đó:

o Vì vậy khi S=1 R=1 trạng thái ra không thay đổi tức là trước đó

như thế nào thì sau vẫn vậy (Qo và Qo)

o Khi thiết lập và xoá cùng lúc S=0, R=0

Rõ ràng khi nãy cả 2 cổng NAND đều có mức vào là 0 nên mức ra là 1,

đây là điều kiện không mong muốn vì đã quy ước Q và có trạng thái

logic ngược nhau. Hơn nữa khi S, R trở lại mức cao(1) thì sẽ không thể

dự đoán Q và Q thay đổi; vì vậy trạng thái này không được sử dụng

còn gọi là trạng thái cấm.

Như vậy, mạch có 2 trạng thái ra ổn định là 0 và 1; mạch có thể nhận tín hiệu số

vào (trong trường hợp đơn giản này chỉ là 0 và 1) và đưa được nó ra, và từ đây khả

năng nhớ (lưu trữ dữ liệu), đồng bộ, và một số điểm khác cũng có thể được thực

hiện được. Ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn ở những mạch sau đó. Mạch hoạt động như ở trên

được coi là 1 mạch chốt, 1dạng mạch tuần tự cơ bản nhất.

1.2 Mạch chốt là gì?

Như tên gọi của nó, mạch có thể cài lại, giữ lại trạng thái logic ngõ vào

Hình 3.1.4 Kí hiệu khối chốt SR và bảng hoạt động

1.3 Chốt cổng NOR

Page 131: DIEN TU SO

131

Mạch chốt như trên có

thể thay thế 2 cổng nand

bằng 2 cổng NOR nguyên

lí hoạt động cũng tương

tự nhưng ngõ vào S, R tác

động ở mức cao

Hình 3.1.6 Chốt cổng NOR

Hình 3.1.7 Dạng sóng minh hoạ và bảng hoạt động của mạch chốt cổng NOR

Thấy rằng các mạch tuần tự dù là mạch chốt đã khảo sát ở trên hay các mạch cao

hơn thì đều được cấu tạo bởi cổng logic cơ bản. Mặc dù tự thân cồng logic không

thể lưu trữ được dữ liệu nhưng khi biết kết hợp với nhau theo một cách thức cho

phép tuỳ theo mức độ phức tạp, quy mô kết hợp mà sẽ có mạch chốt, mạch lật, ghi

dịch hay hơn nữa là các bộ nhớ, xử lý.

1.4 Ứng dụng của mạch chốt :

Mạch chốt như tên gọi của nó được sử dụng nhiều trong các hệ thống số cần chốt

hay đệm dữ liệu trước khi được xử lý điều khiển hay truyền nhận. Ngoài ra nó còn

được sử dụng làm mạch chống dội và mạch tạo dạng sóng vuông.

a. Mạch chống dội :

o Hiện tượng dội do các thiết bị cơ khí gây nên khi đóng ngắt chuyển

mạch điện tử. Mạch chốt có thể được dùng để chống dội như đã thấy

ở chương 1

o Mạch minh hoạ

Page 132: DIEN TU SO

132

Hình 3.1.8 Chốt NAND chống dội

b. Mạch tạo dao động sóng vuông

Một mạch chốt cơ bản kết hợp với một số linh kiện R , C để tạo nên mạch

dao động sóng vuông do ngõ ra lật trạng thái qua lại giữa mức 1 và 0. Mạch

thiết lập và xoá tự động theo thời hằng nạp xả của tụ C và trở R.

o Tần số dao động tính theo giá trị R, C là

f = ½(R+R3)C

o Mạch minh hoạ

Hình 3.1.9 Ứng dụng chốt tạo dao động sóng vuông

1.5 Chốt NAND khi có xung đồng hồ

Như đã nói đến ở phần trước, các mạch tuần tự còn có một đặc tính nữa là tính

đồng bộ mà mạch chốt chưa thể hiện. Trong hệ thống mạch logic, các mạch phải

thay đổi trạng thái có trật tự hay đồng bộ nhau thì mới có thể khống chế các trạng

thái ra theo các thời điểm chọn trước. Lúc này người ta sử dụng chân Ck

(clock_đồng hồ: vì thông thường tín hiệu trên chân này có sóng dạng điện áp như

tín hiệu của đồng hồ) minh hoạ qua hình sau

Page 133: DIEN TU SO

133

o Mạch chốt được thêm vào 2 cổng nand ở trước cùng với 1 ngõ điều khiển ck

Hình 3.1.10 Chốt NAND có thêm xung

đồng hồ

Bảng sự thật của chốt

Nand khi có thêm ck

Hoạt động của mạch có thể giải thích theo bảng sự thật:

o Mạch vừa nêu còn có một tên rất thông dụng: đó là flip flop (viết tắt là FF).

Cụ thể ở đây là mạch FF RS. Các FF có 4 dạng kích hoạt từ chân Ck: kích

hoạt theo mức cao, mức thấp; cạnh lên, cạnh xuống (tại thời điểm xung Ck

có mức hoặc cạnh tương thích thì FF mới được phép chuyển trạng thái).

Do đó trong các sổ tay tra cứu IC số, các trạng thái kích hoạt này được ký hiệu như

sau

Page 134: DIEN TU SO

134

Bài 2.1: Flip-flop và các vi mạch điển hình

Trang 1

2.1 Tổng quan về flip flop (FF)

FF là mạch có khả năng lật lại trạng thái ngõ ra tuỳ theo sự tác động thích hợp của

ngõ vào, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc lưu trữ dữ liệu trong mạch và

xuất dữ liệu ra khi cần.

Có nhiều loại flip flop khác nhau, chúng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng

dụng. Các mạch FF thường được kí hiệu như sau

Hình 3.1.11 Ký hiệu FF

Nếu các ngõ vào sẽ quyết định ngõ ra là cái gì thì ngõ đồng hồ ck lại chỉ ra rằng

khi nào mới có sự thay đổi đó. Chân Ck có thể tác động mức thấp hay mức cao tuỳ

vào cấu trúc bên trong của từng IC FF, do đó với một IC FF cố định thì chỉ có một

kiểu tác động và chỉ một mà thối, ví dụ với IC 74112 chỉ có một cách tác động là

xung Ck tác động theo cạnh xuống.

2.2 Các loại FF

Hình 2.1.13 Kí hiệu khối của 4 loại FF nảy bởi cạnh lên Ck

a) FF SR (mạch lật lại đặt)

Page 135: DIEN TU SO

135

Hình 3.1.14 Dạng sóng minh hoạ cho FF RS

FF RS nảy cạnh lên khi đó sẽ kí hiệu hình tam giác ở sơ đồ khối và dấu mũi tên lên

trong bảng trạng thái.

FF RS nảy bằng cạnh xuống tương tự và có khí hiệu thêm hình tròn nhỏ hay gạch

đầu Ck để chỉ cạnh xuống ở ký hiệu khối và vẽ dấu mũi tên xuống ở bảng trạng

thái.

b) FF JK

FF JK bổ sung thêm trạng thái cho FF RS ( tránh trạng thái cấm)

Hình 3.1.15 Dạng sóng minh hoạ cho FF JK

Nhận thấy đầu vào J, K điều khiển trạng thái ngõ ra theo đúng như cách mà S R đã

làm trừ 1 điểm là khi J = K = 1 thì trạng thái cấm được chuyển thành trạng thái

ngược lại ( với J = K = 0 ). Nó còn gọi là chế độ lật của hoạt động.

Từ dạng sóng có thể thấy rằng ngõ ra FF không bị ảnh hưởng bởi sườn xuống của

xung ck các đầu vào J K cũng không có tác động trừ khi xảy ra tác động lên của Ck

FF JK có thể tạo thành từ FF SR có thêm 2 đầu and có ngõ ra đưa về như hình :

Page 136: DIEN TU SO

136

Hình 3.1.16 FF JK từ FF SR

Còn cấu tạo bên trong của FF JK kích bằng cạnh sườn sẽ như sau :

Hình 3.1.17 Cấu trúc mạch của FF JK

c) FF T

Khi nối chung 2 ngõ vào JK như hình dưới thì sẽ được FF T : chỉ có một ngõ vào T,

ngõ ra sẽ bị lật lại trạng thái ban đầu khi ngõ T tác động và mỗi khi có cạnh sườn

lên hay xuống của xung ck.

Kí hiệu khối và bảng trạng thái của FF T như sau :

=>

Hình 3.1.18 Kí hiệu khối của FF T

Page 137: DIEN TU SO

137

Hình 3.1.19 Dạng sóng minh hoạ cho hoạt động của FF T

FF T được sử dụng chính để tạo mạch đếm chia 2. Khi T nối lên mức 1 (Vcc) hay để

trống, xung kích lần lượt đưa vào ngõ Ck. Nhận thấy ngõ ra Q sẽ lật trạng thái mỗi

lần ck xuống hay lên. Tần số xung ngõ ra Q chỉ còn bằng một nửa tần số ngõ vào

ck nếu đưa Q này tới các tầng FF sau nữa thì lần lượt tần số f sẽ lại được chia đôi.

Đây là nguyên lí chính của mạch đếm sẽ được xét đến ở phần sau.

Hình 3.1.19a FF T dùng làm mạch chia tần

d) FF D

Khi nối ngõ vào của FF RS hay JK như hình thì sẽ được FF D : chỉ có 1 ngõ vào gọi

là ngõ vào data(dữ liệu) hay delay(trì hoãn). Hoạt động của FF D rất đơn giản :

ngõ ra sẽ theo ngõ vào mỗi khi xung Ck tác động cạnh lên hay xuống.

=>

Hình 3.1.20 Kí hiệu khối

Page 138: DIEN TU SO

138

Hình 3.1.21 Dạng sóng minh hoạ cho hoạt động của FF D

FF D thường là nơi để chuyển dữ liệu từ ngõ vào D đến ngõ ra Q cung cấp cho

mạch sau như mạch cộng, ghi dịch… nên hơn nữa ngõ vào D phải chờ một khoảng

thời gian khi xung ck kích thì mới đưa ra ngõ ra Q, do đó FF D còn được xem như

mạch trì hoãn, ngõ D còn gọi là delay.

e) Mạch chốt D

Các FF nảy bằng mức đều có thể trở thành mạch chốt khi chân ck cho ở mức tác

động luôn. Thông dụng nhất là chốt D. Mạch được tạo bởi FF D khi thay ngõ vào

đồng bộ bởi ngõ vào cho phép (enable : E) tác động ở mức cao.

Cấu tạo kí hiệu và bảng trạng thái như những hình sau :

Hình 3.1.22 Kí hiệu khối và bảng sự thật của chốt D

Page 139: DIEN TU SO

139

Hình 3.1.23 Cấu tạo chốt D

2.3 Flip flop khi có thêm ngõ vào trực tiếp

Như thấy các FF đã xem xét ở trên khi cấp điện sẽ

có thể xây dựng ngay trạng thái của ngõ ra vì nó

còn tuỳ thuộc vào cấu trúc của mạch và các yếu tố

ngẫu nhiên khác. Vì lí do này 2 ngõ vào mới được

thêm vào để xác định chính xác trạng thái logic ra

lúc cấp điện (mở nguồn) hay bất cứ lúc nào muốn,

nó hoàn toàn độc lập với trạng thái logic ở các ngõ

vào đồng bộ J, K, R, S, D, T và kể cả xung đồng hồ

ck, tứcl à chúng giành quyền ưu tiên trước hết

quyết định ngõ ra. Chúng được gọi là ngõ vào trực tiếp (ngõ vào không đồng bộ)

và đặt tên là Preset (Pr) có nghĩa là đặt trước và Clear (Cl) có nghĩa là xoá

Cần phải để ý rằng không được phép đặt chân Pr = Cl = 0 vì khi đó Q = Q' =1 trạng

thái cấm. Chân Pr, Cl khi này không có tác dụng gì, không xác định được trạng thái

ra. Do đó, nhiều mạch FF chỉ có 1 ngõ Clear để xoá mạch khi cần mà không có ngõ

Pr; có FF thì lại không có cả 2 ngõ này.

Về cấu trúc bên trong của FF khi này, 2 ngõ Pr và Cl sẽ được đưa vào tầng trung

gian của các FF, như trong cấu tạo của IC 74LS76.

Bài 2.2: Ứng dụng của chốt và FF

Trang 2

3.1 Mạch phát hiện tuần tự các dữ liệu.

Với 2 tín hiệu vào cùng một lúc A và B, để xác định tín hiệu nào vào trước,

tín hiệu nào vào sau (chẳng hạn ai bấm chuông trước), ta có thể dùng FF JK

(cổng NAND không thể xác định được). Mạch trên minh hoạ cho hoạt động

của mạch

Hình 3.124 Kí hiệu FF SR có

thêm ngõ Pr và Cl

Page 140: DIEN TU SO

140

Hình 3.1.27 Mạch phát hiện tuần tự dữ liệu A và B

FF JK có ngõ K để ở thấp, xoá mạch để ngõ ra Q ở thấp. Bây giờ nếu A đưa

tới ngõ J mà vào trước, thì khi B vào sau ở ngõ ck sẽ làm Q lên cao. Ngược

lại, nếu A vào sau, thì khi B vào trước (ngõ J khi này vẫn ở thấp) sẽ vẫn để

ngõ ra Q ở thấp

3.2 Mạch báo động khi tia sáng bị cắt

Hình minh hoạ

Hình 3.1.28 Mạch báo động khi tia sang bị cắt

Hoạt động :

o Bình thường công tắc SW hở để ngõ R của chốt SR ở cao. Chùm tia

sáng đến transistor quang làm điện trở giữa cực B và E của nó giảm

(tuỳ thuộc cường độ ánh sáng rọi vào). Do S, R đang ở cao nên ngõ ra

của chốt vẫn giữ nguyên trạng thái trước đó (được xác định lúc mở

điện hay các yếu tố khác).

o Để xác định trạng thái ban đầu ta đóng SW trong chốc lát cho ngõ R ở

thấp. FF đang ở chế độ reset, do đó ngõ ra Q ở thấp. Khi thiết lập lại

Page 141: DIEN TU SO

141

ngõ ra thì cần phải ngắt mạch báo động ra(tránh báo động giả). Khi

thiết lập xong mới nối lại mạch, R lúc này đã ở cao, ngõ ra Q ở thấp

o Khi tia sáng bị cắt, transistor quang có thể dẫn yếu hẳn hay ngắt

luôn do đó ngõ S ở thấp (do nối qua trở 47K), chốt ở chế độ đặt, do đó

ngõ ra Q lên cao kích thích mạch báo động hoạt động (chẳng hạn loa

đèn, khi này cũng cần thêm phần giao tiếp tải như đã nói đến ở bài sử

dụng cổng logic của chương 1)

o Nếu tia sáng chỉ bị cắt trong chốc lát thôi (chẳng hạn do có người đi

ngang qua) tức là ngõ S xuống thấp trong chốc lát rồi lên trở lại thì

ngõ ra Q vẫn ở cao tức mạch vẫn báo động kéo dài. Muốn tắt mạch

báo động đi ta đóng SW lại để R xuống thấp. Chốt ở chế độ đặt lại

nên ra Q ở 0 mạch báo động ngắt.

o Phần mạch phát quang có thể bị kích hoạt bới tiếp điểm sờ chạm ở

cửa (báo động đột nhập), cảm biến dò mực nước, nhiệt độ (báo động

quá nhiệt, quá mực nước cho phép)

3.3 Chia tần

Để 1 FF JK ở chế độ chờ lật (J = K = 1). Nếu xung vuông tần số f được

đưa tới chân Ck của FF này thì ở mỗi cạnh lên của xung Ck, ngõ ra Q

sẽ lật trạng thái và phải chờ đến cạnh xuống ck tiếp theo thì Q mới

lật trở lại. Như vậy dạng sóng ngõ ra cũng là 1 xung vuông với tần số

chỉ còn một nửa của sóng vào ngõ ck. Ta nói rằng tín hiệu đã được

chia đôi tần số. Nếu mắc thêm 1 FF thứ 2 lấy xung ck từ ngõ ra Q của

FF thứ 1 thì tương tự sóng ra sẽ có tần số còn 1 nửa của sóng ra ở

tầng FF đầu hay bằng ¼ tần số của sóng đưa vào FF thứ nhất

Page 142: DIEN TU SO

142

Hình 3.1.29 Chia tần

Với cách mắc FF như trên, nếu có n FF thì tần số của sóng ra cuối

cùng sẽ chỉ còn là 1/2n. Thực ra, cách nối FF JK như trên chính là FF T.

3.4 Lưu trữ dữ liệu song song

Trong các hệ thống số, dữ liệu (số, mã hay các dạng thông tin khác) thường

được lưu trữ thành một nhóm các bit (mã ASCII là nhóm 7 bit, số BCD là nhóm 4

bit…). Do đó các FF được mắc thích hợp sẽ cho phép dữ liệu được lưu trữ và xử lí

đồng thời trên các đường song song. Cách mắc các FF được minh hoạ như hình

dưới:

Hình 3.1.30 Lưu trữ dữ liệu song

song ( 3bit)

Mỗi nhóm dữ liệu 3 bit được đưa

tới ngõ vào của 2 FF D. Xung

đồng hồ sẽ làm cho cả 3 FF hoạt

động đồng bộ và chỉ khi ck lên

cao, dữ liệu mới được đưa ra

ngoài. Như vậy khi ck chưa tác

động cạnh lên thì dữ liệu 3 bit đã

được lưu trữ trong 3 FF D. Một

nhóm các FF D mắc theo cách này

sẽ tạo thành thanh ghi dịch cho

phép lưu trữ dữ liệu song song,

mà ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn ở phần

sau.

Page 143: DIEN TU SO

143

3.5 Đếm

Một ứng dụng rất quan trọng khác của FF

là đếm. Đếm là khả năng nhớ được số xung

đầu vào, nó là một thao tác cơ bản quan

trọng và được sử dụng rộng rãi, từ các thiết

bị đo chỉ thị số đến các máy tính điện tử số

loại lớn, gần như tất cả các hệ thống số

hiện đại đều cũng thấy có mặt nó.

Cách mắc 2 FF JK như hình bên cho phép

đếm từ 1 đến 3 (dạng mã nhị phân). Thực

ra hoạt động của mạch đếm cũng tương tự

như chia tần đã nói ở trên. Dạng sóng ở

ngõ ra sẽ đặt trở lại sau mỗi 4 chu kì xung

kích ck đầu vào. Hình 3.1.31 Ứng dụng FF làm mạch

đếm

BÀI 3: THANH GHI

1. Giới thiệu

Ở phần trước ta đã được biết đến các loại FF. Chúng đều có thể lưu trữ (nhớ 1 bit)

và chỉ khi có xung đồng bộ thì bit đó mới truyền tới ngõ ra (đảo hay không đảo).

Bây giờ nếu ta mắc nhiều FF nối tiếp lại với nhau thì sẽ nhớ được nhiều bit. Các

ngõ ra sẽ phần hoạt động theo xung nhịp ck. Có thể lấy ngõ ra ở từng tầng FF (gọi

là các ngõ ra song song) hay ở tầng cuối (ngõ ra nối tiếp). Như vậy mạch có thể

ghi lại dữ liệu (nhớ) và dịch chuyển nó (truyền) nên mạch được gọi là ghi dịch. Ghi

dịch cũng có rất nhiều ứng dụng đặc biệt trong máy tính, như chính cái tên của

nó: lưu trữ dữ liệu và dịch chuyển dữ liệu chỉ là ứng dụng nổi bật nhất

2. Cấu tạo

Ghi dịch có thể được xây dựng từ các FF khác nhau và cách mắc cũng khác nhau

nhưng thường dùng FF D, chúng được tích hợp sẵn trong 1 IC gồm nhiều FF (tạo

nên ghi dịch n bit). Hãy xem cấu tạo của 1 ghi dịch cơ bản 4 bit dùng FF D

Page 144: DIEN TU SO

144

Hình 3.2.1 Ghi dịch 4 bit cơ bản

3. Hoạt động

Thanh ghi, trước hết được xoá (áp xung CLEAR) để đặt các ngõ ra về 0. Dữ liệu cần

dịch chuyển được đưa vào ngõ D của tầng FF đầu tiên (FF0). Ở mỗi xung kích lên

của đồng hồ ck, sẽ có 1 bit được dịch chuyển từ trái sang phải, nối tiếp từ tầng

này qua tầng khác và đưa ra ở ngõ Q của tầng sau cùng (FF3). Giả sử dữ liệu đưa

vào là 1001, sau 4 xung ck thì ta lấy ra bit LSB, sau 7 xung ck ta lấy ra bit MSB.

Nếu tiếp tục có xung ck và không đưa thêm dữ liệu vào thì ngõ ra chỉ còn là 0 (các

FF đã reset : đặt lại về 0 hết. Do đó ta phải “hứng” hay ghim dữ liệu lại. Một cách

làm là sử dụng 2 cổng AND, 1 cổng OR và 1 cổng NOT như hình dưới đây.

Hình 3.2.2 Cho phép chốt dữ liệu trước khi dịch ra ngoài

Dữ liệu được đưa vào thanh ghi khi đường điều khiển R/W control ở mức cao

(Write). Dữ liệu chỉ được đưa ra ngoài khi đường điều khiển ở mức thấp (Read).

Page 145: DIEN TU SO

145

CÁC LOẠI THANH GHI DỊCH

Có nhiều cách chia loại thanh ghi dịch (SR)

- Theo số tầng FF (số bit) : SR có cấu tạo bởi bao nhiêu FF mắc nối tiếp thì có bấy

nhiêu bit (ra song song). Ta có SR 4 bit, 5 bit, 8 bit, 16 bit …

Có thể có SR nhiều bit hơn bằng cách mắc nhiều SR với nhau hay dùng công nghệ

CMOS (các máy tính sử dụng SR nhiều bit)

- Theo cách ghi dịch có

SISO vào nối tiếp ra nối tiếp

SIPO vào nối tiếp ra song song

PISO vào song song ra nối tiếp

PIPO vào song song ra song song

- Theo chiều dịch có SR trái, phải, hay cả 2 chiều

- Theo mạch ra có loại thường và 3 trạng thái

Loại vào nối tiếp ra song song và ra nối tiếp

Loại vừa khảo sát ở mục 1 thuộc loại ghi dịch vào nối tiếp ra nối tiếp. Đây cũng là

cấu trúc của mạch ghi dịch vào nối tiếp ra song song. Dữ liệu sẽ được lấy ra ở 4

ngõ Q của 4 tầng FF, vì chung nhịp đồng hồ nên dữ liệu cũng được lấy ra cùng lúc.

Hình 3.2.3 Mạch ghi dịch vào nối tiếp ra song song

Bảng dưới đây cho thấy làm như thế nào dữ liệu được đưa tới ngõ ra 4 tầng FF

Loại được nạp song song (vào song song) ra nối tiếp và song song

Page 146: DIEN TU SO

146

Bây giờ muốn đưa dữ liệu vào song song (còn gọi là nạp song song) ta có thể tận

dụng ngõ vào không đồng bộ Pr và Cl của các FF để nạp dữ liệu cùng một lúc vào

các FF. Như vậy có thể dùng thêm 2 cổng nand và một cổng not cho mỗi tầng.

Mạch mắc như sau

H3.2.4a Mạch ghi dịch nạp song song

Mạch hoạt động bình thường khi nạp song song ở thấp như đã nói. Khi nạp song

song WRITE = 1 cho phép nạp

ABCD được đưa vào Pr và Cl đặt và xoá để Q0 = A, Q1 = B, … Xung ck và ngõ vào

nổi tiếp không có tác dụng (vì sử dụng ngõ không đồng bộ Pr và Cl)

Một cách khác không sử dụng chân Pr và Cl được minh hoạ như hình dưới đây.Các

cổng nand được thêm vào để nạp các bit thấp D1, D2, D3. Ngõ WRITE/SHIFT dùng

để cho phép nạp (ở mức thấp) và cho phép dịch (ở mức cao). Dữ liệu nạp và dịch

vẫn được thực hiện đồng bộ như các mạch trước.

Page 147: DIEN TU SO

147

H3.2.4b Mạch ghi dịch nạp song song ra nối tiếp

Với mạch hình 3.2.4b ngõ ra dữ liệu là nối tiếp, ta cũng có thể lấy ra dữ liệu song

song như ở hình 3.2.5, Cấu trúc mạch không khác so với ở trên. Dữ liệu được đưa

vào cùng lúc và cũng lấy ra cùng lúc (mạch như là tầng đệm và hoạt động khi có

xung ck tác động lên.

Hình 3.2.5 Mạch ghi dịch vào song song ra song song

Ghi dịch 2 chiều

Như đã thấy, các mạch ghi dịch nói ở những phần trên đều đưa dữ liệu ra bên phải

nên chúng thuộc loại ghi dịch phải. Để có thể dịch chuyển dữ liệu ngược trở lại

(dịch trái) ta chỉ việc cho dữ liệu vào ngõ D của tầng cuối cùng, ngõ ra Q được đưa

tới tầng kế tiếp, …. Dữ liệu lấy ra ở tầng đầu.

Để dịch chuyển cả 2 chiều, có thể nối mạch như hình dưới đây :

Page 148: DIEN TU SO

148

Hình 3.2.6 Mạch ghi dịch cho phép dịch chuyển cả 2 chiều

Với mạch trên, các cổng NAND và đường cho phép dịch chuyển dữ liệu trái hay

phải. Bảng dưới đây minh hoạ cho mạch trên : dữ liệu sẽ dịch phải 4 lần rồi dịch

trái 4 lần. Để ý là thứ tự 4 bit ra bị đảo ngược lại so với chúng ở trên.

MỘT SỐ IC GHI DỊCHNhận thấy rằng các ghi dịch mô tả ở trên đều dùng các FF rời, rồi phải thêm nhiều

cổng logic phụ để tạo các loại SR khác nhau. Trong thực tế ghi dịch được tích hợp

sẵn các FF và đã nối sẵn nhiều đường mạch bên trong; người sử dụng chỉ còn phải

làm một số đường nối bên ngoài điều khiển các ngõ cho phép thôi. Các SR cũng

được tích hợp sẵn các chức năng như vừa có thể dịch trái dịch phải vừa vào nối

tiếp vừa nạp song song. Ở đây là một số ghi dịch hay được dùng :

Liệt kê

7494 : 4bit vào song song, nối tiếp; ra nối tiếp

7495/LS95 : 4 bit, vào song song/nối tiếp; ra song song; dịch chuyển trái phải

7495/LS96 : 5 bit, vào nối tiếp/song song; ra song song nối tiếp

74164/LS164 : 8 bit vào song song ra nối tiếp

74165/LS765 : 8 bit, vào song song/nối tiếp; ra nối tiếp bổ túc

74166/LS166 : 8 bit; vào song song/nối tiếp; ra nối tiếp; có thể nạp đồng bộ

74194/LS194 : 4 bit vào song song/nối tiếp; ra song song; nạp đồng bộ dịch

chuyển trái phải

Page 149: DIEN TU SO

149

74195/LS195 : 4 bit, vào song/nối tiếp; ra song song; tầng đầu vào ở JK

74295/LS295 : như 74194/LS194 nhưng ra 3 trạng thái

74395/LS295 : 4 bit vào song song; ra song song 3 trạng thái

74LS671/672 : 4 bit có thêm chốt

74LS673/674 : 16 bit

Khảo sát ghi dịch tiêu biểu 74/74LS95

Hình 3.2.7 Sơ đồ chân ra 74LS95

Hình 3.2.8 Cấu trúc bên trong ghi dịch 74LS95

Sơ đồ cấu tạo và bảng hoạt động của IC như hình trên. Các chế độ hoạt động của

nó như sau :

Nạp nối tiếp

Đưa dữ liệu vào tầng đầu Q0

Đặt điều khiển chọn ở mức thấp

Khi có ck1 hay ck2 thì dữ liệu sẽ lần lượt nạp vào ghi dịch và sẽ được đưa tới

các tầng sau

Nạp song song

Page 150: DIEN TU SO

150

Dữ liệu vào ở 4 ngõ ABCD

Đưa điều khiển kiểu lên cao

Khi có ck1 hay ck2 thì dữ liệu sẽ được nạp vào đồng thời các tầng của ghi

dịch ở cạnh lên đầu của xung ck.

ỨNG DỤNG

Thanh ghi dịch đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc lưu trữ, tính toán số học

và logic. Chẳng hạn trong các bộ vi xử lí, máy tính đều có cấu tạo các thanh ghi

dịch; trong vi điều khiển (8051) cũng có các ghi dịch làm nhiều chức năng hay như

trong nhân chia, ALU đã xét ở chương 2 ghi dịch cũng đã được đề cập đến. Ở đây

không đi vào chi tiết mà chỉ nói khái quát ngắn gọn về ứng dụng của chúng.

1. Lưu trữ và dịch chuyển dữ liệu

Đây là ứng dụng cơ bản và phổ biến nhất của chúng. Ghi dịch n bit sẽ cho phép lưu

trữ được n bit dữ liệu một thời gian mà chừng nào mạch còn được cấp điện. Hay

nói cách khác dữ liệu khi dịch chuyển đã được trì hoãn một khoảng thời gian, nó

tuỳ thuộc vào :

- Số bit có thể ghi dịch (số tầng FF cấu tạo nên ghi dịch)

- Tần số xung đồng hồ

2. Tạo kí tự hay tạo dạng song điều khiển

Ta có thể nạp vào ghi dịch, theo cách nạp nối tiếp hay song song, một mã nhị

phân của một chữ nào đó (A, B, ...) hay một dạng sóng nào đó. Sau đó nếu ta nối

ngõ ra nối tiếp của ghi dịch vòng trở lại ngõ vào nối tiếp thì khi có xung ck các bit

sẽ dịch chuyển vòng quanh theo tốc độ của đồng hồ. Cách này có thể điều khiển

sáng tắt của các đèn (sắp xếp trên vòng tròn hay cách nào khác) Như mô phỏng

sau là dạng sáng tắt của đèn led. Với tải cổng suất thì cần mạch giao tiếp công

suất như thêm trans, rờ le, SCR,... đã nói ở chương 1 cũng sẽ được dùng. Cũng có

thể tạo ra dạng sóng tín hiệu tuần hoàn cho mục đích thử mạch bằng cách này. Ta

có thể thay đổi dạng sóng bằng cách thay đổi mã số nhị phân nạp cho ghi dịch, và

thay đổi tần số xung kích ck được cấp từ mạch dao động ngoài từ 0 đến 200MHz

tuỳ loại mạch ghi dịch.

Page 151: DIEN TU SO

151

Hình 3.2.10 Tạo dạng sóng điều khiển bởi ghi dịch

3. Chuyển đổi dữ liệu nối tiếp sang song song và ngược lại

Các máy tính hay các bộ vi xử lí khi giao tiếp với nhau hay với các thiết bị ngoài

thường trao đổi dữ liệu dạng nối tiếp khi giữa chúng có một khoảng cách khá xa.

Ngoài cách dùng các bộ dồn kênh tách kênh ở 2 đầu truyền mà ta đã nói ở chương

2 thì ghi dịch cũng có thể được dùng. Các ghi dịch chuyển song song sang nối tiếp

sẽ thay thế cho mạch dồn kênh và các ghi dịch chuyển nối tiếp sang song song sẽ

thay thế cho mạch tách kênh. Bên cạnh ghi dịch, cũng cần phải có các mạch khác

để đồng bộ, chống nhiễu, rò sai… nhằm thực hiện quá trình truyền nối tiếp hiệu

quả.

hình 3.2.11 Truyền dữ liệu nối tiếp

4. Bus truyền dữ liệu

Bây giờ liệu với 8 đường dữ liệu song song vừa nhận được từ tách kênh đó (còn gọi

là 1 byte), ta có thể dùng chung cho nhiều mạch được không? Sở dĩ có yêu cầu đó

là vì trong máy vi tính có rất nhiều mạch liên kết với nhau bởi các đường dữ liệu

địa chỉ gồm nhiều bit dữ liệu 8, 16, 32… mà ta đã biết đến nó với cái tên là bus.

Page 152: DIEN TU SO

152

Vậy bus chính là các đường dữ liệu dùng chung cho nhiều mạch (chẳng hạn bus

giữa các vi xử lí, các chíp nhớ bán dẫn, các bộ chuyển đổi tương tự và số,…

Chỉ có một đường bus mà lại dùng chung cho nhiều mạch, do đó để tránh tranh

chấp giữa các mạch thì cần phải có một bộ phận điều khiển quyết định cho phép

mạch nào được thông với bus, các mạch khác bị cắt khỏi bus. Vậy ở đây thanh ghi

hay các bộ đệm 3 trạng thái được dùng

Hình dưới minh hoạ cho đường bus 8 bit nối giữa vi xử lí với bộ đếm 8 bit, bàn

phím, và bộ 8 nút nhấn

Giả sử rằng cả thiết bị đều cần giao tiếp với vi xử lí, nhưng chỉ có một đường

truyền nếu tất cả đồng loạt đưa lên thì có thể bị ảnh hưởng lẫn nhau giữa các dữ

liệu, và thông tin nhận được là không chính xác. Do đó ở đây vi xử lí sẽ quyết định:

chẳng hạn nó đặt ngõ OE1 cho phép bộ đếm cho mạch đếm đưa dữ liệu lên bus

còn chân OE2 và OE3 ngưng làm dữ liệu từ bàn phím và nút nhấn bị ngắt (chờ) tức

ngõ ra các bộ đệm hay thanh ghi 3 trạng thái ở trạng thái tổng trở cao. Tương tự

khi vi xử lí cần giao tiếp với các mạch khác. Với tốc độ xử lí hàng trăm hàng ngàn

MHz thì việc dữ liệu phải chờ là không đáng kể do đó giữa các thiết bị giao tiếp với

nhau rất nhanh và dường như đồng thời.

Page 153: DIEN TU SO

153

BÀI 4: MẠCH ĐẾM KHÔNG ĐỒNG BỘ

Trong những phần trước ta đã được biết đến 2 loại mạch tuần tự cơ bản là mạch

lật và mạch ghi dịch; và cũng biết rằng nhiều FF nối lại với nhau có thể hoạt động

như một mạch đếm hay thanh ghi (nhớ nhiều bit). Nhưng đó mới chỉ là những

mạch nhớ cơ bản, phần này sẽ đề cập đến chi tiết hơn cấu tạo, hoạt động và nhiều

ứng dụng của nhiều mạch đếm khác nhau. Phần lớn chúng ở dạng mạch tích hợp.

Hệ thống số ngày nay sử dụng khá nhiều loại mạch đếm, có thể dùng để đếm

xung, đếm sản phẩm, đếm làm đồng hồ, định thời gian … và rõ ràng chúng là các

mạch logic nên chính xác và dễ dàng thiết kế hơn nhiều so với các loại mạch tương

tự.

1.1 Đếm không đồng bộ theo hệ nhị phân (chia 2)

Mạch đếm lên

Hình dưới đây trình bày một mạch đếm gồm 4 FF T mắc nối tiếp. Các ngõ vào T

(hay J=K) của cả 4 tầng FF đều để trống hay nối lên +Vcc. Xung cần đếm được đưa

vào ngõ ck tác động cạnh xuống của tầng FF đầu tiên (nó có thể là một chuỗi xung

vuông có chu kì không cố định)

Các ngõ ra Q lần lượt được nối tới ngõ vào đếm ck của tầng sau nó (nếu có). Chúng

được đặt tên là Q0 (LSB), Q1, Q2, Q3 (MSB)

Hình 3.3.1 Bộ đếm nhị phân 4 bit không đồng bộ cơ bản

Page 154: DIEN TU SO

154

Hình 3.3.2 Giản đồ thời gian xung của ngõ vào và các ngõ ra bộ đếm :

Mạch sẽ đếm như thế nào?

Mạch đếm thường hoạt động ở trạng thái ban đầu là 0000 do đó một xung tác

động mức thấp sẽ được áp vào ngõ Cl của các tầng FF để đặt trạng thái ngõ ra là

0000.

Khi xung đếm ck tác động cạnh xuống đầu tiên thì Q0 lật trạng thái tức là Q0 = 1. Ở

cạnh xuống thứ 2 của xung ck, Q0 lại lật trạng thái một lần nữa, tức là Q0 = 0. Như

vậy cứ sau mỗi lần tác động của ck Q0 lại lật trạng thái một lần, sau 2 lần ck tác

động, Q0 lặp lại trạng thái ban đầu, do đó nếu xung ck có chu kì là T và tần số là f

thì xung ngõ ra Q0 sẽ có chu kì là 2T và tần số còn 1/2f. Như vậy xung đếm ck đã

được chia đôi tần số sau 1 tầng FF.

Do Q0 lại trở thành ngõ vào xung đếm của FF thứ 2 (FF B) nên tương tự tần như

vậy fQ1 bằng một nửa fQ0. Với 4 tầng FF thì

fQ3 = 1/2fQ2 = 1/4fQ1 = 1/8fQ0 = 1/16f

Như vậy với 4 FF ta có 16 trạng thái logic ngõ ra từ 0000(010) ở xung đếm đầu tiên

đến 1111 (1510) ở xung đếm thứ 16, tức là trị thập phân ra bằng số xung đếm vào

và vì vậy đây là mạch đếm nhị phân 4 bit (có 4 tầng FF, tần số được chia đổi sau

mỗi tầng) hay mạch đếm chia 16

Page 155: DIEN TU SO

155

Mạch được xếp vào loại mạch đếm lên vì khi số xung đếm vào tăng thì số thập

phân ra tương ứng cũng tăng. Nhưng để ý rằng chỉ có 16 trạng thái ra nên ở xung

đếm ck thứ 16 mạch được tự động xoá về 0 để đếm lại. Muốn có nhiều trạng thái

ra hơn thì phải nối thêm tầng FF. Tổng quát với hoạt động như trên nếu có n FF thì

sẽ tạo ra 2n trạng thái ngõ ra. Số trạng thái ngõ ra hay số lượng số đếm khác nhau

còn được gọi là Modulus (viết tắt : Mod) do đó, mạch đếm trình bày ở trên còn gọi

là mạch đếm mod 16

Bảng sự thật của mạch đếm nhị phân 4 bit như sau :

Số

xung

vào

Mã số ra sau khi

có xung vào

Trị thập

phân ra

Q3 Q2 Q1 Q0

Xoá

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

0

0

0

0

0

0

0

0

1

1

1

1

1

0

0

0

0

1

1

1

1

0

0

0

0

1

0

0

1

1

0

0

1

1

0

0

1

1

0

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Page 156: DIEN TU SO

156

13

14

15

16

17

1

1

1

0

0

1

1

1

0

0

0

1

1

0

0

1

0

1

0

1

13

14

15

0

1

Nhìn vào giản đồ xung và bảng trạng thái hoạt động của mạch đếm này ta thấy

rằng không phải lúc nào các trạng thái logic các ngõ ra đều thay đổi theo nhịp

xung đếm ck đầu vào nên ở đây chỉ là mạch đếm không đồng bộ.

Giải mã mạch đếm

Với bộ đếm như trên thì có thể làm được gì ?

Chắc chắn là nó có nhiều ứng dụng rồi, hãy xét qua một số ví dụ sau :

Ở phần mạch giải mã để hiển thị led 7 đoạn, mạch đếm đã được ứng dụng để tạo

số đếm cho mạch giải mã từ 0000(0) đến 1010(910)

Còn đây là 1 ứng dụng đơn giản khác : yêu cầu được đặt ra là phải biết được mạch

đếm đến một số nào đó (chẳng hạn 5) rồi hiển thị ra led.

Bạn đọc có thể dễ dàng nghĩ ngay đến việc sử dụng cổng logic để tạo trạng thái

ngõ ra làm sáng led từ tổ hợp trạng thái logic ngõ vào khi mạch đếm đến 5. Cách

mắc sẽ như sau :

Page 157: DIEN TU SO

157

Hình 3.3.3 Giải mã mạch đếm để hiển thị ra led

Vậy là ta đã có một trò chơi điện tử đơn giản theo kiểu may mắn. Cho bộ đếm hoạt

động, người chơi sẽ nhấn một nút vào một thời điểm bất kì để ngưng cấp xung

đếm ck, mạch đếm sẽ dừng lại ở con số đang đếm đến. Nếu số này làm đèn led

sáng thì người chơi sẽ thắng.

Tất nhiên để hoàn chỉnh ta cần phải có một mạch dao động để cấp xung ck cho

mạch đếm chạy (bạn có thể tạo mạch dao động từ cổng logic hay mạch chốt kết

hợp với linh kiện thụ động R, C như đã nói ở phần trước).

Một ứng dụng đơn giản khác là dùng mạch đếm này để tạo khoảng xung vuông

điều khiển tải (chẳng hạn động cơ chạy hay mở van xả) trong khoảng thời gian 3s

đếm từ số 7 đến số 10

Giải pháp để giải bài toán trên là sẽ dùng cổng logic để tạo mạch giải mã số

0111(710) để kích ngõ ra lên cao rồi giải mã số 1010(1010) để kích ngõ ra xuống

thấp trở lại. Hai đường giải mã này được đưa vào ngõ Pr và Cl của mạch chốt để

đặt ngõ ra lên mức cao khi Pr và xoá nó khi Cl. Mạch thực hiện kết nối như sau :

Page 158: DIEN TU SO

158

Hình 3.3.4 Giải mã mạch đếm điều khiển tải

Trong đó NAND1 sẽ giải mã số 7 còn Nand2 sẽ giải mã cho số 10. Ở số đếm thứ 7

của mạch đếm ngõ ra Nand1 xuống thấp preset mạch chốt đặt Q lên cao. Đến khi

đếm tới 10 thì ngõ ra nand2 khi này xuống thấp (tất nhiên Nand1 đã trở lại cao

rồi) thực hiện xoá ngõ ra Q làm Q xuống thấp. Khi mạch đếm đến 7 trở lại thì

khoảng xung vuông lại xuất hiện. Nó có tính chu kỳ. Thời gian tồn tại xung vuông

được quyết định bởi tần số (chu kì) mạch dao động cấp cho xung ck của mạch

đếm, nếu Tck = 1s thì T = 3s. Do đó ta có thể thay đổi f mạch dao động để thay

đổi khoảng thời gian điều khiển tải.

Bây giờ bạn hãy thiết kế bộ trò chơi đó chỉ cần dùng 3 FF T (tạo 8 trạng thái ra).

Khi người chơi nhấn dừng mạch đếm ở số 5 hay số 10 thì đèn led sẽ sáng.

Mạch đếm xuống

Ở trước là mạch đếm lên lần lượt chia 2 tần số, số hệ 10 ra tương ứng là từ 0 đến

15. Cũng có khi cần mạch đếm xuống từ 15 xuống 0 chẳng hạn, cách nối mạch sẽ

như thế nào?

Hình dưới trình bày cấu trúc mạch đếm xuống nhị phân 4 bit. Ngõ ra Q lần lượt của

tầng trước sẽ được nối đến ngõ vào ck của tầng sau đó. Xung đếm ck vẫn tác động

ở mức thấp

Hình 3.3.5 Mạch đếm xuống 4 bit không đồng bộ

Các ngõ ra và cách thức xoá mạch, đưa xung vào giống như ở trước. Ngõ ra Q của

tầng FF đầu dổi trạng thái ở đổi cạnh xuống của xung vào các ngõ ra khác đổi

trạng thái ở cạnh xuống của ngõ ra Q', tức là cạnh lên của ngõ ra Q0 của FF kề

trước. Dạng sóng ở ngõ vào và các ngõ ra cùng với mức logic sau mỗi xung vào và

Page 159: DIEN TU SO

159

kết quả số đếm được trình bày như hình dưới đây. Để ý rằng sau xung ck đầu tiên

thì mạch se đếm ngay lên số đếm cao nhất là 15 rồi dần dần xuống 14, … cho tới 0

tổng cộng sau 15 xung ck và tới xung ck thứ 16 mạch sẽ tự động xoá về 15 để đếm

xuống trở lại.

Hình dưới đây trình bày cả 2 dạng sóng của mạch đếm lên và xuống bạn có thể so

sánh chúng để thấy rõ hơn nguyên lí của sự đếm lên và đếm xuống.

hình 3.3.6 So sánh dạng sóng đếm lên và đếm xuống

Hãy nối dây 4 FF T để tạo ra mạch đếm lên, mạch đếm xuống chia 16, có ngõ ck

tác động mức cao.

Hãy thay FF T bằng FF JK và thiết kế tương tự

Thêm một bước nữa là cũng với từng ấy FF ta sẽ thiết kế mạch để có thể đếm lên

đếm xuống đều được.

Page 160: DIEN TU SO

160

Nhận thấy mạch đếm lên hay xuống là do nối từ ngõ raĠ của tầng trước tới ngõ

vào ck của tầng sau do đó ở đây sẽ phải dùng một cổng OR cho 2 ngõ vào. Việc

đếm lên xuống được quyết định bởi một ngõ điều khiển chọn chế độ lên hay

xuống. Cấu trúc của mạch sẽ được thiết kế như sau :

Hình 3.3.7 Mạch đếm lên hay xuống

Muốn có cả hai dạng sóng đếm lên và đếm xuống như hình ta có thể lấy ra cùng

lúc từ các ngõ đảo và không đảo của các tầng FF giống như hình sau :

Hình 3.3.8 Mạch đếm lấy ra dạng sóng đếm lên và đếm xuống

Mạch đếm tự dừng

Các mạch đếm ở trước tự động quay vòng (đếm lên hết 15 rồi reset để trở lại đếm

từ đầu hay đếm xuống đến 0 thì reset trở lại đếm từ 15 xuống) nếu tiếp tục cấp

xung Ck cho mạch đếm. Bây giờ có một yêu cầu là mạch sẽ phải dừng đếm ở một

con số nào đó định trước (chẳng hạn 10). Để thực hiện nó ta phải tìm cách dừng FF

đầu tiên. Một cách mà chúng ta đã dùng ở phần “trò chơi may mắn” đó là ngưng

cấp xung ck vào; nếu muốn mạch tự động làm, có thể dùng cổng logic tổ hợp để

Page 161: DIEN TU SO

161

khống chế ngõ vào T (chung) của tầng đầu, các ngõ vào cổng logic sẽ là các mã số

đếm của số đang đếm tới mà muốn dừng. Hình dưới đây trình bày cách thực hiện:

Hình 3.3.9 Mạch đếm tự dừng ở số đếm 10

1.2 Mạch đếm không đồng bộ không theo hệ nhị phân (chia 2)

Với mạch đếm dùng n FF mắc nối tiếp thì số mod (số trạng thái logic ra) là 2n, và

mạch sẽ đếm từ 0 đến 2n – 1 (4 FF đếm tới 16 trạng thái). Trong nhiều trường hợp ta

cần mạch đếm có số mod không theo 2n, chẳng hạn đếm mod 10 (còn gọi là mạch

đếm thập giai hay mạch đếm chia 10) rất hay dùng để hiển thị kết quả đếm ở

dạng hệ 10, hay ví dụ khác là trong đồng hồ số cần mạch đếm chia 6 và chia 12 để

hiển thị giờ và phút hay bất kì mạch đếm chia mod n nào.Thường thì trong mạch

đếm lên số đếm tăng theo thứ tự liên tục từ 0 đền 2n – 1 rồi quay về 0 để đếm trở

lại. Nhưng cũng có thể không tăng theo thứ tự hay thứ tự nhưng không liên tục

miễn là đủ số trạng thái n.

Trở lại mạch đếm tự dừng ở hình trên : khi đếm tới một số định sẵn (số 10) mạch

sẽ tự dừng, vậy ta có thể cho mạch tiếp tục chạy để đếm trở lại bằng cách đưa ngõ

đó tới chân clear thay vì đưa tới chân J, K.

Hình mạch đếm mod 10 được nối như sau :

Page 162: DIEN TU SO

162

Hình 3.3.10 Mạch đếm mod 10

Cần để ý là ở xung đếm ck thứ 10 khi số đếm vừa lên 10 thì các trạng thái logic

ngõ ra được đưa về khống chế ngõ Cl ngay do đó có thể thấy là số 10 không kịp

hiện ra đã phải chuyển về 0. Thực tế thì do thời gian trì hoãn giữa các cổng logic

khoảng vài ns nên vẫn có số đếm 10 trong khoảng thời gian này, ta chỉ quan tâm

tới ảnh hưởng này khi cần đòi hỏi mạch hoạt động với độ chính xác cao như trong

máy vi tính chẳng hạn.

Ảnh hưởng của trì hoãn được thể hiện rõ hơn qua giản đồ xung sau

Hình 3.3.11 Trì hoãn truyền của mạch đếm không đồng bộ mod 10

Thực tế thì cách thiết kế mạch đếm không theo hệ nhị phân lợi dụng ngõ clear như

ở trên không được dùng do:

+ Các ngõ ra do được nối với tải khác nhau ảnh hưởng đến ngõ đưa về, rồi trì hoãn

truyền qua các cổng logic nữa sẽ phát sinh xung nhọn, các tầng FF sẽ không được

xoá đồng thời

Page 163: DIEN TU SO

163

+ Hơn nữa ngõ clear không còn được tự do để xoá mạch lúc mong muốn.

Do vậy có một cách tạo mạch đếm trên là nghiên cứu sự liên hệ giữa các trạng thái

ở các ngõ ra rồi thử nối chúng với các ngõ vào J, K của tầng nào đó cho tới khi thoả

bảng trạng thái. Hãy xem cách nối như thế nào:

Trước hết hãy nhìn vào giản đồ xung của mạch đếm mod 16. Tới số đếm thứ 10 thì

mạch phải reset trở lại.

- Ngõ ra Q0 không thay đổi gì dù có được xoá hay không vì nó theo xung ck

- Ngõ ra Q1 tới đó phải giữ nguyên trạng thái trong 2 chu kì của xung ck nữa do đó

ngõ J, K phải ở mức 0 trong khoảng thời gian này, ta có thể nối từ chân Q3 về J1,

K1 vì lúc này Q3 đang ở mức 0 (nó cũng lên 1 sau khi bị xoá)

- Ngõ ra Q2 tới lúc xoá vẫn ở 0 nên không cần thay đổi gì tầng FF 2

- Ngõ ra Q3 khi xoá phải trở lại mức 0 ban đầu, lúc này Q1 ở cao, Q2 ở thấp đồng

thời Q0 đang đi xuống, do đó có thể nối Q0 tới ngõ ck của FF 3 và nối cổng and từ

Q1 và Q2

Kết quả nối mạch như sau:

hình 3.3.12 Mạch đếm mod 10

Cuối cùng kiểm tra lại thấy thoả hoạt động. Nhưng cách này xem ra “khá rắc rối

và như là đoán mò”. Thực ra nó lại rất hay, nó có một phương pháp thiết kế rất

đúng và bài bản ta sẽ gặp lại ở phần thiết kế mạch đếm đồng bộ ở phần sau.

Page 164: DIEN TU SO

164

Có rất nhiều IC đếm không đồng bộ cả họ TTL và CMOS. Ở đây chỉ giới thiệu một

số IC hay dùng :

74LS293

Cấu tạo gồm 4 FF JK với các đầu ra Q0 (LSB), Q1, Q2, Q3(MSB), Q0 để riêng biệt

cho phép mạch hoạt động linh hoạt. Các đầu vào J, K đều được nối mức cao ở bên

trong.

Mạch có tới 2 đầu vào xung nhịp CP (clock pulse) cũng chính là xung ck mà ta đã

biết) cho tầng 0 và tầng 1 để dễ thiết kế nhiều ứng dụng.

Hai ngõ vào không đồng bộ MR1 và MR2 (master reset) nếu cùng tác động mức

cao thì sẽ hoạt động như chân clear để xoá mạch.

Sơ đồ logic và sơ đồ khối của IC như sau :

Hình 3.3.13a Kí hiệu khối và chân ra của 74LS293

Page 165: DIEN TU SO

165

Hình 3.3.13b Cấu trúc mạch của 74LS293

74LS293 là IC đếm không đồng bộ nhiều kiểu bit ra tuỳ cách mắc dây.

Đếm mod 16 :

Xung nhịp vào sẽ vào chân CP0; chân CP1 nối tới ngõ ra Q0; MR1, MR2 nối chung

xuống mass để mạch xoá tự động

Hình 3.3.13c 74LS293 đếm mod 16

Đếm mod 10

Xung nhịp vẫn vào chân CP0; chân CP1 nối tới Q0 để cho đủ số trạng thái lên đến

10, khi đếm đến 10 Q1, Q3 lên mức cao nên được nối về MR1 và MR2 để xoá mạch

Hình 3.3.13d 74LS293 đếm mod 10

Đếm mod 14

CP0, CP1 vẫn nối dây như cũ khi đếm tới 14 thì Q3Q2Q1Q0 là 1110 do đó phải nối

Q3 tới MR1, Q2, Q1 tới MR2 qua cổng nand.

Page 166: DIEN TU SO

166

Hình 3.3.13e 74LS293 đếm mod 14

74LS90, 74LS92, 74LS93

3 IC trên cùng các loạt của nó (LS, HC, …) cũng rất hay dùng. Sơ đồ mạch và sơ đồ

chân như hình. Cũng giống như 74LS293 tầng FF đầu khá độc lập để dùng linh

hoạt hơn, muốn đếm đầy đủ số trạng thái của IC thì cần phải nối ngõ ra Q0 tới ngõ

vào B; hai ngõ reset thường nối AND đề xoá mạch đếm khi đưa lên cao. Khi đếm

lên thì cần phải cho 1 trong 2 ngõ này lên cao trong chốc lát (khoảng vài mươi ns)

rồi đưa xuống thấp trở lại. Riêng 74LS90 có thêm 2 ngõ reset 9 (R9(0) và R9(1)).

Bình thường một trong hai hoặc cả 2 ngõ này được giữ ở thấp, muốn ngõ ra có số

đếm là 9 thì phải đưa cả 2 ngõ lên cao.Như vậy ta có thể dùng 74LS93 để làm

mạch đếm mod 10, mod 12 hay mod 16 giống như 74LS293 ở trên. Cách mắc dây

bạn có thể dễ dàng làm được.

Hình 3.3.14a Chân ra IC đếm 74LS90 74LS92 74LS93

Page 167: DIEN TU SO

167

Hình 3.3.14b kí hiệu khối của 74LS90 74LS92 74LS93

Còn khi cần số mod lớn ta có thể dùng 4020 (mod 16384 tức 14 tầng FF) hay 4040

(mod 4096 tức 12 tầng FF). Do dùng nhiều tầng FF và lại thuộc loại CMOS cũ nên

tần số hoạt động khá giới hạn chỉ khoảng 2MHz.

BÀI 5: MẠCH ĐẾM ĐỒNG BỘ

Ở phần trước ta đã biết rằng những mạch đếm không đồng bộ khi có nhiều tầng FF

sẽ tích luỹ nhiều trì hoãn truyền của mỗi tầng làm cho nó lớn hơn cả chu kì đếm

xung khiến toàn mạch có thể hoạt động sai logic nhất là khi hoạt động ở tần số

cao. Như ở mạch đếm bốn bit chia 2 đã nói ở trước : khi số đếm tăng từ 1110 lên

1111 chỉ cần chờ ngõ ra của FF 0 thay đổi nên chỉ mất 1tD. Khi số đếm tăng từ

1011 lên 1100 đòi hỏi ba FF chuyển mạch liên tiếp nên sẽ phải mất 3tD. Trường

hợp nữa khi số đếm tự động reset về 0000 thì cả 4 FF đều chuyển trạng thái do đó

trì hoãn truyền sẽ là 4tD. Có thể khắc phục những giới hạn này bằng việc sử dụng

bộ đếm đồng bộ hay còn gọi là bộ đếm song song bởi vì tất cả các tầng đều được

kích bởi cùng một xung nhịp Ck đầu vào. Khi đó các FF chuyển mạch cùng một lúc

khiến thời gian trì hoãn của mạch đếm bằng trì hoãn truyền của một FF bất kể số

tầng. Để đảm bảo hoạt động đúng, một số cổng logic được thêm vào để khống chế

ngõ vào J, K (T). Trước hết là mạch đếm chia 16.

2.1 Đếm lên chia 16

Nối dây như thế nào ...?

Page 168: DIEN TU SO

168

Hình 3.3.16 Mạch đếm lên đồng bộ mod 16

Bảng trạng thái và dạng sóng đếm lên của mạch đếm đồng bộ hoàn toàn giống

như ở mạch đếm không đồng bộ do đó ta sẽ dựa vào chúng để xác định xem mạch

hoạt động như thế nào.

Cũng cần lưu ý là ở đây ta xây dựng mạch đếm lên mod 16 với 4 FF JK có xung Ck

tác động cạnh xuống. Ta cũng có thể làm mạch tương tư, với xung ck tác động

cạnh lên hay sử dụng FF T thay cho FF JK.

Để mạch đếm đúng, ở mỗi xung kích ck tác động cạnh xuống, chỉ có FF nào dự

kiến sẽ lật trạng thái mới phải để T = 1(J, K được nối chung với nhau và được coi

như là ngõ chung T). Nhìn vào bảng trạng thái hoạt động của bộ đếm lên ta sẽ

thấy được cần phải kết nối như thế nào

- Ngõ ra Q0 sẽ thay đổi trạng thái theo cạnh xuống của xung kích ck do đó ngõ T0

được để trống (mức cao).

- Ngõ ra Q1 đổi trạng thái khi có xung kích xuống Q0 do đó Q0 được đưa thẳng vào

ngõ T1

- Ngõ ra Q2 đổi trạng thái khi đếm đến số 4, 8, 12, 0, lúc này thì Q0 và Q1 đều

xuống thấp; vậy ngõ vào T2 sẽ là And của hai ngõ vào này

Page 169: DIEN TU SO

169

- Ngõ ra Q3 đảo trạng thái khi số đếm là 8 và 0 khi này Q0, Q1, Q2 đều tác dụng

cạnh xuống, vậy ngõ vào T3 sẽ là And của 2 ngõ vào này

Vậy mỗi FF đều phải có đầu vào T được nối sao cho chúng ở mức cao chỉ khi nào

đầu ra của các FF trước nó ở mức cao.

T0 = 1

T1 = Q0

T2 = Q1.Q2

T3 = Q0.Q1.Q2

và từ đây mạch được kết nối với hai cổng And được thêm vào

Hình 3.3.17 Mạch đếm lên đồng bộ mod 16

Trì hoãn truyền của mạch đếm sẽ bằng trì hoãn truyền qua một FF cộng với trì

hoãn truyền qua các cổng and. Với mạch đếm đã khảo sát ở trên số tầng là n = 4,

số cổng and phải dùng thêm là n – 2 = 2 nhưng thời gian cũng chỉ trì hoãn trên

một cổng and thôi nên trì hoãn truyền tổng cộng là :

tD = tD(FF) + tD(and)

Do trì hoãn truyền của cổng and thì nhỏ hơn nhiều so với trì hoãn truyền của FF

nên thời gian này nhỏ hơn so với thời gian tương ứng của mạch đếm không đồng

bộ. Điều này còn có ích hơn khi trong mạch có rất nhiều tầng FF và mạch phải

hoạt động ở tần số cao. Đây là điểm nổi bật của nó so với mạch đếm không đồng

bộ nhưng rõ ràng nó sẽ phải có cấu tạo phức tạp hơn

Ví dụ :

Hãy xem tần số hoạt động lớn nhất của mạch trên (fmax) khi tD(FF) = 50ns, tD(and)

= 20ns và so sánh nó với fmax của mạch đếm không đồng bộ cùng số bit

Page 170: DIEN TU SO

170

Ta có trì hoãn truyền tổng cộng của mạch là tD = 50 + 20 = 70(ns). Chu kì xung

nhịp ck đầu vào Tck phải lớn hơn 70 ns này do đó

fmax = 1/70ns = 14,3MHz

Bây giờ với bộ đếm mod 16 không đồng bộ

fmax = ¼.50ns = 5MHz

Như vậy rõ ràng bộ đếm song song hoạt động được ở tần số cao hơn hẳn

Bây giờ giả sử cần làm mạch mod 32 từ mod 16, thì ta sẽ phải mắc thêm 1 tầng FF

thứ 5. Trì hoãn truyền của đếm song song sẽ vẫn là 70ns suy ra fmax = 14,3MHz.

Còn với bộ đếm không đồng bộ thì do có thêm 1 tầng nên fmax = 1/5.50ns = 4MHz,

tần số này bị giảm hẳn đi.

2.2 Đếm đồng bộ lên xuống

Ở hình 3.3.17 ở trên là mạch đếm đồng bộ lên, ta có thể xây dựng mạch đếm đồng

bộ xuống giống như cách đã làm với mạch đếm không đồng bộ tức là dùng các đầu

ra đảo của FF để điều khiển các đầu vào T của tầng kế tiếp. Như vậy với mạch đếm

xuống mod 16 thì đầu ra Q sẽ được nối tới T1, T2, T3 và bộ đếm sẽ đếm xuống từ

15, 14, 13,… rồi về 0 để reset trở lại 15.

Bây giờ thêm 1 ngõ điều khiển chế độ đếm giống như bên mạch đếm lên xuống

không đồng bộ ta đã có mạch đếm lên xuống đồng bộ. K = 1(up) đếm lên, K =

0(down) đếm xuống. Mạch được xây dựng như hình sau (lưu ý xung ck tác động

cạnh lên)

Hình 3.3.18 Mạch đếm đồng bộ lên hay xuống

2.3 Đếm đồng bộ không theo hệ nhị phân

Để thiết kế mạch đếm mod m bất kì từ mạch đếm mod 2n (m <= 2n) ta có thể dùng

ngõ clear để xoá mạch khi đếm đến số m, cách khác là nhìn vào giản đồ xung để

Page 171: DIEN TU SO

171

thử nghiệm việc nối các đầu vào J, K. Ở đây ta sẽ xét đến mạch đếm mod 10 hay

dùng

Ngoài xung ck được đưa vào tất cả 4 tầng FF thì cần phải giải quyết các ngõ J, K

Để ý là khi mạch đếm đến số 10 thì Q0 = 0 và Q2 = 0 không đổi trạng thái khi

reset về 0 nên FF 0 và FF 2 được kích bình thường như đã nói.

Còn với FF 1, Q1 đổi trạng thái khi Q0 ở cao đồng thời Q1 phải được giữ luôn mức

thấp ở số đếm thứ 10, khi này có thể tận dụng đang ở cao cho tới khi reset, vậy J1

= K1 = Q0.

Sau cùng với FF 3 Q3 sẽ được reset về 0 khi cả 3 Q0Q1Q2 đều về 0. Vậy J3 = K3 =

Q0Q1Q2

Kiểm tra lại thấy rằng mạch đúng là hoạt động đếm chia 10. Bạn có thể xem phần

thiết kế mạch đếm đồng bộ ở sau để hiểu rõ cách nối mạch, còn đây là cấu trúc

mạch mô tả:

Hình 3.3.19 Mạch đếm mod 10 đồng bộ

2.4 Đếm đặt trước số đếm

Nhiều bộ đếm song song ở dạng IC tích hợp được thiết kế để có khả năng nạp

trước số cần đếm thay vì 0 như ta thường thấy. Số đặt trước là bất kì trong những

số có thể ra của mạch và mạch có thể đếm lên hay đếm xuống 1 cách đồng bộ hay

không đồng bộ từ số này.Việc này giống như là nạp song song ở ghi dịch vậy,

bằng cách tận dụng ngõ Cl và Pr (ngõ không đồng bộ độc lập với ck). Cấu trúc

mạch với 3 tầng FF được minh hoạ như hình và hoạt động nạp được thực hiện như

sau:

Page 172: DIEN TU SO

172

hình 3.3.20 Mạch đếm đặt trước 3 bit

Giả sử mạch đang đếm hay dừng ở 1 số đếm nào đó

Đưa sẵn số đếm có trạng thái cần nạp vào ngõ A B C

Đặt một xung mức thấp vào đầu LD (parallel load), xung này sẽ cho phép trạng

thái logic ABC qua cổng Nand để đưa vào 3 tầng FF qua 3 ngõ Pr hay Cl (tuỳ thuộc

bit mức thấp hay cao). Kết quả là Q0 = A, Q1 = B, Q2 = C

Khi LD lên cao trở lại, lúc này nếu có xung nhịp Ck thì mạch sẽ tiếp tục đếm từ số

vừa nạp (trước đó ck và các ngõ T không có tác dụng).

2.5 Một số IC đếm đồng bộ

Nhóm 74LS160/161/162/163

Cả 4 IC đều có cùng kiểu chân và các ngõ vào ra tương tự nhau; có xung ck nảy ở

cạnh xuống do trong cấu tạo có thêm mạch đệm sau ngõ đồng bộ; có khả năng

nạp song song; preset đồng bộ; có thể nối chồng nhiều IC để có số mod lớn hơn

nhiều do có

- LS160, LS161 là IC đếm chia 10 còn LS161 và LS163 là đếm chia 16

- LS160 và LS161 có chân xoá Cl không đồng bộ còn LS161, LS163 có chân xoá Cl

đồng bộ

Nhóm 74190, 74191

74LS190 là mạch đếm chia 10 còn 74LS191 là mạch đếm chia 16. Chúng có kiểu

chân ra như nhau và chức năng cũng như nhau

Page 173: DIEN TU SO

173

- Chân EnG (enable gate) là ngõ vào cho phép tác động ở thấp; chân U/D là ngõ

cho phép đếm lên hay xuống (thấp)

- Chân RC (ripple clock) xung rợn sẽ xuống thấp khi đếm hết số; được dùng cho

việc nối tầng và xác định tần số của xung max/min khi nối tới chân LD (load) của

tầng sau.

Cách nối tầng như sau : chân RC của tầng trước nối tới chân ck của tầng sau, khi

này tuy mỗi mạch là đếm đồng bộ nhưng toàn mạch là đếm bất đồng bộ. Cách

khác là chân RC của tầng trước nối tới chân EnG của tầng sau, xung ck dùng đồng

bộ tới các tầng.

Nhóm 74LS192, LS193

LS192 là mạch đếm chia 10 còn LS193 là mạch đếm chia 16

Cả 2 loại đều cấu trúc chân như nhau và đều có khả năng đếm lên hay xuống

Khi đếm lên xung ck được đưa vào chân CKU còn khi đếm xuống xung ck được đưa

vào chân CKD

Khi đếm lên hết số chân Carry xuống thấp, khi đếm xuống hết số chân Borrow

xuồng thấp. 2 chân này dùng khi cần nối tầng nhiều IC

Đặc biệt mạch có thể đặt trước số đếm ban đầu ở các chân ABCD và chân LD

xuống thấp để cho phép nạp số ban đầu.

Nhóm 74HC/HCT4518 và 74HC/HCT4520

Đây là 2 IC đếm đồng bộ họ CMOS dùng FF D về hoạt động cũng tương tự như

những IC kể trên nhưng vì cấu tạo cơ bản từ các cổng logic CMOS nên tần số hoạt

động thấp hơn so với những IC cùng loại bù lại tiêu tán công suất thấp.

4518 là IC đếm chia 10 còn 4520 là IC đếm chia 16

Cấu trúc chân và đặc tính của chúng như nhau

Chân nhận xung ck và chân cho phép E có thể chuyển đổi chức năng cho nhau do

đó mạch có thể tác động cạnh xuống hay cạnh lên

Mạch cũng cho phép nối tầng nhiều IC khi nối Q3 của tầng trước tới ngõ E của tầng

sau.

BÀI 6: MẠCH ĐẾM VÒNG

3.1 Đếm vòng

Mạch đếm vòng có cấu trúc cơ bản là thanh ghi dịch với ngõ ra tầng sau cùng được

đưa về ngõ vào tầng đầu. Hình dưới là mạch đếm vòng 4 bit dùng FF D.

Page 174: DIEN TU SO

174

Hình 3.3.22 Mạch đếm vòng 4 bit

Nhưng để ý rằng, khi mới bật nguồn cho mạch đếm chạy, ta không biết bit 1 nằm

ở ngõ ra của tầng nào. Do đó, cần phải xác lập dữ liệu dịch chuyển ban đầu cho bộ

đếm. Ta có thể dùng ngõ Pr và Cl để làm, như là đã từng dùng để đặt số đếm cho

các mạch đếm khác đã nói ở trước, giả sử trạng thái ban đầu là 1000 vậy ta có thể

reset tầng FF 3 để đặt Q3 mức 1, các tầng khác thì xoá bằng clear. Có thể dùng

mạch tạo xung để nạp dữ liệu ban đầu như sau :

Hình 3.3.23 Mạch nạp số ban đầu cho mạch đếm vòng

Giả sử ban đầu chỉ cho D0 = 1, các ngõ vào tầng FF khác là 0. Bây giờ cấp xung ck

đồng bộ khi ck lên cao, dữ liệu 1000 được dịch sang phải 1 tầng do đó Q0 = 1, các

ngõ ra khác là 0. Tiếp tục cho ck xuống thấp lần nữa, Q1 sẽ lên 1, các ngõ ra khác

là 0. Như vậy sau 4 nhịp xung ck thì Q3 lên 1 và đưa về làm D0 = 1. mạch đã thực

hiện xong 1 chu trình. Trạng thái các ngõ ra của mạch như hình sau:

Page 175: DIEN TU SO

175

Hình 3.3.24 Dạng sóng minh hoạ mạch đếm vòng

Hình trên cho thấy rằng, dạng sóng các ngõ ra là sóng vuông, dịch vòng quanh,

chu kì như nhau nhưng lệch nhau đúng 1 chu kì xung vào Ck. Số đếm ra là 1, 2, 4,

8 không phải là số xung vào (như bảng trạng thái đếm phía dưới)

Với 4 số đếm ra từ 4 tầng FF ta có

mạch đếm mod 4. Chỉ 4 trạng thái

ra trong tổng số 16 trạng thái có

thể, điều này làm giảm hiệu quả sử

dụng của mạch đếm vòng. Nhưng

nó cũng có ưu điểm nổi bật so với

mạch đếm chia hệ 2 là không cần

mạch giải mã trong cấu trúc mạch

(vì thường trong trạng thái của số

đếm ra chỉ có 1 bit 1) .

3.2 Đếm Johnson (đếm vòng xoắn)

Hình 3.3.25 Mạch đếm vòng xoắn

Mạch đếm Johnson có một chút thay đổi

so với đếm vòng ở chỗ ngõ ra đảo tầng

cuối được đưa về ngõ vào tầng đầu. Hoạt

động của mạch cũng giải thích tương tự.

Với n tầng FF thì đếm vòng xoắn cho ra 2n

số đếm do đó nó còn được coi là mạch

đếm mod 2n (đếm nhị phân cho phép đếm

với chu kỳ đếm đến 2n). Như vậy ở trên là

mạch đếm vòng xoắn 4 bit. Bảng bên cho

thấy 8 trạng thái ngõ ra và hình dưới sẽ

minh hoạ cho số đếm.

Page 176: DIEN TU SO

176

Ta có thể nạp trạng thái ban đầu cho mạch là 1000 bằng cách sử dụng ngõ Pr và

Cl giống như ở trên. Dạng sóng các ngõ ra cũng giống như trên, hơn thế nữa, nó

còn đối xứng giữa mức thấp với mức cao trong từng chu kì

Hình 3.3.26 Dạng sóng mạch đếm vòng xoắn

BÀI 7: THIẾT KẾ MẠCH ĐẾM

Tuy thiết kế không phải là nội dung chính mà tài liệu phải đề cập như ở đây sẽ nêu

một vài bài toán thiết kế điển hình giúp sinh viên có thể hiểu sâu hơn về mạch

logic tuần tự.

Trở lại hình 3.3.19 đấy là mạch đếm đồng bộ chia 10 (MOD 10). Người ta đã dùng

mạch đếm mod 16 kết hợp với một số cổng logic để tạo việc reset khi ngõ ra hiển

thị số 10. Quá trình đếm chỉ diễn ra theo thứ tự trong các trạng thái từ 0 đến 9,

như vậy mạch đến với chu kỳ đếm là 10.

Có thể thiết kế mạch đếm theo cách khác với cách ở trên theo dạng lập bảng trạng

thái kết hợp với bìa Karnaugh. Cách này rất rõ ràng trình tự, nó có thể thiết kế với

số mod bất kì, dạng FF tuỳ ý, đếm lên hay đếm xuống cũng được, thậm chí số đếm

không theo trình tự gì cả. Minh hoạ việc thiết kế qua ví dụ sau.

BÀI TOÁN 1:

Ví dụ thiết kế mạch đếm lên đồng bộ mod 8 dùng FF JK minh hoạ như hình sau:

Page 177: DIEN TU SO

177

hình 3.3.27 giản đồ mạch đếm lên mod 8

Trước hết hãy cùng tìm hiểu về sự chuyển tiếp trạng thái ở ngõ ra Q:

Giả sử ngõ ra Q đang ở 0, bây giờ ta muốn khi có xung ck thì Q lên 1. Dựa vào

bảng trạng thái của FF JK thì J = 1, K = 0 hay J = 1, K = 1 (trường hợp Qn+1 = 1 với

Qn chính là Q đang ở 0 trước đó). Tóm lại khi Q từ 0 chuyển lên 1 thì cần J = 1, K =

X (X bằng 0 hay 1). Lý luận tương tự thì :

Q từ 1 chuyển về 0 cần J = X, K = 1

Q từ 0 giữ nguyên là 0 cần J = 0, K = X

Q từ 1 giữ nguyên là 1 cần J = X, K = 0

Cả bốn trường hợp chuyển trạng thái của Q được tóm tắt như bảng dưới đây (được

gọi là bảng trạng thái kích ngõ vào của FF JK ) :

Giống như vầy, bạn có thể lập được bảng trạng thái kích ngõ vào của các FF SR, FF

D, FF T

Page 178: DIEN TU SO

178

Sau khi đã nắm vững quy tắc chuyển trạng thái của FF ở trên ta mới bắt đầu đi

vào bài toán ở ví dụ trên :

Do mạch đếm có tất cả 8 trạng thái ngõ ra nên ta cần 3 FF, chọn FF JK. Có thể tóm

lượt nội dung cần thiết kế qua mạch logic sau:

Nhiệm vụ của bài toán là tìm ra mạch logic X để mạch trên thoả mãn các yếu tố:

- Mạch có số đếm từ 000 đến 111 nên Qn+1 sẽ là 001 đến 000 (111 reset về 000)

- Từ trạng thái ra dựa vào bảng trạng thái kích ngõ vào ở phần trên ta có thể xác

định được logic cần thiết ở ngõ vào J, K của 3 tầng FF để khi có xung kích ck thì

chuyển lên trạng thái tiếp theo.

Với các ngõ vào của X là các ngõ ra của các FF và các ngõ ra của X lại là các ngõ

vào kích của các FF, ta có bảng chuyển trạng thái của X khi đếm:

Bây giờ, lập bìa K với Q0, Q1, Q2 là các biến ngõ vào trong khi các ngõ J, K của 3

tầng FF lại trở thành ngõ ra. Bìa K cho 6 ngõ ra như sau :

Page 179: DIEN TU SO

179

Từ đây, rút gọn biểu thức ta được các hàm logic diễn tả mạch logic X:

J0 = K0 = 1

J1 = K1 = Q0

J2 = K2 = Q0Q1

Nối mạch X vừa tìm được vào mạch trên cụ thể: hai ngõ vào J, K của mỗi FF được

nối chung với nhau (thành ngõ vào T), FF 0 có ngõ T nối lên cao, FF1 có ngõ vào T

nối đến ngõ ra Q0 còn FF 2 có ngõ vào T là ngõ ra cổng And mà 2 ngõ vào là Q0 và

Q1. Kết quả cuối cùng là mạch đếm như hình sau

Hình 3.3.28 mạch đếm mod 8

BÀI TOÁN 2:

Thiết kế mạch đếm lên/xuống mod 4 dùng FF JK để điều khiển động cơ bước.

Page 180: DIEN TU SO

180

Trên thực tế, người ta đã chế tạo được các vi mạch đếm rất đa dạng và có thể đáp

ứng được một cách khá đầy đủ các nhu cầu thực tiễn và làm việc rất ổn định. Do

đó, việc thiết kế mạch đếm sẽ chỉ mang yếu tố củng cố kiến thức về FF nếu như

không có các ứng dụng như ví dụ sau: Thiết kế mạch điều khiển tốc độ và đảo

chiều quay động cơ bước.

* Tìm hiểu động cơ bước (step motor)

Động cơ bước là động cơ quay từng bước thay vì chuyển động liên tục. Các cuộn

dây cảm trong động cơ sẽ cần được cấp dòng và ngắt dòng theo một trình tự cụ

thể để hình thành nên bước quay; và tín hiệu điều khiển dạng số điều khiển đóng

cắt dòng điện trong các cuộn dây của động cơ. Động cơ bước rất thông dụng và

được sử dụng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt đòi hỏi điều khiển chính xác như đầu

đọc ghi ở đĩa từ, điều khiển đầu in ở máy in, trong tay máy, người máy (có công

suất bé) …

Hình 3.3.29 Động cơ bước

Hình trên là sơ đồ một động cơ bước đặc trưng với 4 cuộn dây từ tính. Để cho

chính xác, cuộn 1 và 2 phải luôn ở trạng thái ngược nhau (tức là cuộn 1 được cấp

điện thì cuộn 2 ngắt và ngược lại như vậy ta có thể nối tới 2 đầu ra Q vào của một

FF JK. Tương tự với cuộn 3 và 4 cũng phải ngược trạng thái như giữa cuộn 1 và 2.

Để đảo chiều quay người ta dùng một ngõ điều khiển chọn chiều quay cho động cơ

và kí hiệu là C. Ngõ C độc lập với việc chuyển trạng thái hiện tại và kế tiếp của các

ngõ ra.

* Thiết kế mạch điều khiển

Như vậy có thể tóm lượt bài toán như sau:

Page 181: DIEN TU SO

181

Tín hiệu điều khiển tốc độ là fx và đảo chiều quay là C, khi thay đổi hai tín hiệu này

mạch sẽ thay đổi tốc độ và chiều quay tương ứng. Dùng 2 FF JK để thiết kế mạch

đếm lên/xuống tương ứng với đảo chiều quay nhớ vào mạch giải mã 4555/4556

(lựa chọn một trong hai IC này tuỳ thuộc vào mạch đệm lái các cuộn dây động cơ

bước). Như vậy mạch đếm cần thiết kế có thể tóm lược như sau:

Lập bảng trạng thái logic với QA = A và QB = B và C là ngõ vào chọn chiều quay,

tính toán tương tự như bài táon trước ta có:

Page 182: DIEN TU SO

182

Từ bảng trạng thái logic, bìa K được vẽ và biểu thức logic được rút gọn là: JA = C.B

+ C

KA = C + C.B

JB = C + C.A

KB = CA + C

* Kết quả

Cuối cùng ta có cấu trúc mạch với đầy đủ các ngõ vào ra

Page 183: DIEN TU SO

183

Hình 3.3.30 Giản đồ đếm cho động cơ bước

Hình 3.3.31 Mạch đếm dùng trong hệ điều khiển động cơ bước

BÀI 8: ỨNG DỤNG MẠCH ĐẾM

Mạch đếm chia 2 hay không chia 2 ( đếm chia 10, đếm chia 6, đếm chia cho 12),

không đồng bộ hay đồng bộ, được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực. Ỡ các ứng

dụng như vậy mạch đếm được dùng kết hợp với nhiều loại mạch khác như dao

động, so sánh , giải mã,.. Phần này chỉ nêu một số loại mạch ứng dụng chính của

mạch đếm và để được đơn giản, chúng sẽ được trình bày ở dạng sở đồ khối. Hơn

nữa, ngày nay có nhiều IC tích hợp quy mô lớn hay rất lớn (LSI, VLSI) kết hợp

nhiều chức năng khiến mạch trở nên đơn giản hơn, nhưng ở đây chỉ dùng các IC rời

vì dễ trình bày nguyên lí.

5.1 Đếm nhiều hàng hay chia tần số liên tiếp

Page 184: DIEN TU SO

184

Khi đếm số lượng để hiển thị ra số thập phân thường phải dùng nhiều mạch đếm

chia 10, chẳng hạn 7490. Mạch đếm đầu tiên nơi có xung đếm vào là hàng đơn vị,

mạch đếm tiếp theo là hàng chục, tiếp theo nữa là hàng trăm. Ta cũng có thể nói

mạch đếm có nhiều số, số có giá trị thấp nhất là LSD và số có giá trị cao nhất là

MSD. Ví dụ để đếm từ 0 lên đến 999 thì cần 3 mạch đếm mắc nối tiếp. Với số đếm

tối đa là 999 thì tuỳ theo dấu thập phân nằm ở đâu mà có các trị số 999, 99.9,

9.99, .. Số đếm ở các mạch đếm được đưa vào khối hiển thị gồm mạch giải mã và

các đèn hiển thị (xem chừng 9). Ở mạch hình khi mạch đếm 7490 thứ 1 đã đếm

đầy tức đạt đến số đếm 1001 = 910, thì nếu có thêm một xung vào nữa mạch đếm

sẽ tự động reset về 0 tức ngõ ra QD của nó sẽ từ 1 xuống 0 tạo cạnh xuống đến

ngõ vào CLKB của mạch đếm 7490 thứ làm ngõ ra của mạch đếm này là 0001 = 1.

Số đếm lúc bây giờ của 2 mạch đếm là 1010. Tiếp tục như thế mạch đếm lên 11 …

19 rồi 20 , 21 ….29, 30, 31…

Hình 3.3.32 Mạch đếm 2 hàng

Các chân IC đếm, sự nối mạch và các xung vào phải được thực hiện đồng bộ mạch

mới hoạt động. Ngoài ra, còn phải sắp xếp ngõ xoá để xoá mạch khi cần. Ở hình vẽ

là một cách như vậy : khi mới mở điện tụ chưa nạp điện nên ngõ xoá ở cao để xoá

các mạch 5đếm, sau thời gian ngắn (vài us), tụ nạp gần đủ điện khiến ngõ xoá

xuống thấp cho phép các mạch đêm đêm lên, mỗi khi cần xoá mạch thì ấn nút để

đưa ngõ xoá lên cao trong chốc lát.

Page 185: DIEN TU SO

185

Mặt khác mạch đếm cơ bản là mạch chia tần nên trong nhiều ứng dụng mạch

5đếm được dùng như mạch 5chia tần. Ví dụ với hai mạch đếm thập giải mắc nối

tiếp như hình trên thì tần số ngõ ra ở QD của 7490 thứ 2 là 1/100 tần số của xung

vào. Dùng các ngõ ra khác thay vì QD hay dùng các IC đếm không phải thập giai

(như 7493, 7492…) ta sẽ có sự chia tần mong muốn.

<về đầu trang>

5.2 Mạch đếm sự kiện

Các IC đếm thường được coi là trung tâm của các mạch đếm biến cố hay sự kiện

chẳng hạn đếm số xe vào bãi, số người đi qua cửa, số sản phẩm đi trên băng

truyền được đóng gói. Hình dưới minh hoạ cho một mạch đếm như vậy

Ta sẽ phải cần mạch phát hiện hay cảm biến để chuyển đổi những thay đổi của các

hiện tượng trên thành xung điện kích cho mạch đếm. Nếu cần, có thể thêm mạch

lọc nhiễu, khuếch đại và chuyển đổi để phù hợp với ngõ vào IC đếm

Khi nhận được xung kích vào chân ck, IC đếm sẽ đếm lên ,tuỳ theo giới hạn số

xung vào mà ta có thể nối chồng thêm nhiều IC đếm để cho số đếm lớn hơn.

Mạch giải mã và hiển thị như đã biết sẽ cho phép biết được số người đã đi vào

cổng

Giả sử yêu cầu đề ra là chỉ cho phép 99 người vào, như vậy cũng cần thêm 1 mạch

báo tràn để khi số người vượt quá số đếm của mạch (mạch sẽ reset) thì led sẽ

sáng và như hình vẽ ta có thể lấy mức tín hiệu tràn này để điều khiển mở nguồn

cho 1động cơ để đóng cửa lại. Ơ đây thiết kế tới số đếm là 99 bạn cũng có thể

thiết kế số đếm tuỳ ý, khi này phải dùng các mạch đếm phù hợp, các cổng logic

thêm vào cho phép báo tràn ở một số tuỳ ý (thiết kế tổ hợp ngõ ra)

Page 186: DIEN TU SO

186

Hình 3.3.33 Hình minh hoạ mạch đếm sự kiện

<về đầu trang>

5.3 Mạch đếm tần

Máy đếm sự kiện (đếm tích luỹ) ở trên có thể được thêm một số mạch điện để trở

thành máy đếm tần số (frequency counter). Máy đếm tần số đầy đủ khá phức tạp.

Ở đây chỉ trình bày nguyên lí của máy đếm tần số đơn giản. Hình dưới là sơ đồ

khối mà phần trung tâm gần giống như máy đếm sự kiện

Page 187: DIEN TU SO

187

Hình 3.3.34 Các khối mạch đếm tần

Trước tiên là mạch dao động, ví dụ dao động cổng logic mà ta đã được biết, và

chia tần số xuống để có tín hiệu TTL đối xứng ở tần số 0,5Hz. Đây là tín hiệu điều

khiển có chu kỳ là 2s với thời gian ở cao là 1w và ở thấp là 1s.

Ở đầu chu kỳ tín hiệu xung mở cổng(từ mạch dao động chia tần) lên cao mở cổng

And cho xung vào khối đếm (sau khi đã được xử lí như khuếch đại, lọc, nắn dạng ở

mạch giao tiếp) và mạch đếm đếm lên sau đúng 1s xung mở cổng xuống thấp

ngăn không cho xung vào khối đếm. Đồng thời khi xung mở cổng vừa xuống thấp

mạch tạo xung chốt sẽ tạo xung hướng dương hẹp để chốt số đếm của khối đếm

vào khối chốt (khối chốt cơ bản là các FF D), ở đây số đếm được lưu giữ cho đến

khi số đếm mới được chốt vào.

Số đếm đã chốt được giải mã và hiển thị. Vì cổng And chỉ mở đúng 1s nên nếu có n

xung vào thì số đếm là n và tần số là n Hz. Do đó mạch ở hình trên cho phép đo

tần số từ 0 Hz lên đến 9999 Hz. Trên tần số 9999 Hz (từ số xung vào khối đêm

trong 1s lớn hơn 999 xung) đèn báo tràn sẽ sáng (hoặc một cách báo tràn nào

khác ví dụ như nhảy toàn một số hay hiện lên số 1 ở hàng cao nhất tức MSD).

Khi xung mở cổng từ cao xuống thấp và số đếm được chốt vào như nói ở trên thì

cạnh xuống của xung mở cổng qua mạch dao động đa hài đơn ổn để cho xung ra

Page 188: DIEN TU SO

188

có cạnh xuống trì hoãn một thời gian ngắn so với cạnh xuống của xung vào, cạnh

cuống của xung ra đến mạch tạo xung reset để phát ra xung reset thích hợp cho

các mạch đếm và mạch báo tràn.

Sau đó xung mở cổng lại lên cao và xung vào được đếm trong đúng 1s . , sau đúng

1 s xung mở cổng xuống thấp và số đếm lần 2 được chốt vào. Trong suốt thời gian

xuống thấp và ở cao trở lại, tổng cộng 2s, máy vẫn hiển thị số đếm lấn 1. Khi số

đếm lần 2 được chốt vào máy sẽ hiển thị số đếm lần 2 mà có thể giống hay khác

trước. Mạch tiếp tục hoạt động theo chu kì ở trên.

5.4 Đồng hồ số :

Phần này trình bày về đồng hồ số dạng linh kiện rời. Thực ra giờ đây mạch dạng

này không còn được sử dụng nữa vì công nghệ tích hợp đã cho phép tạo ra các

đồng hồ số nhỏ gọn đỡ tốn điện, nhiều chức năng hay có thể dùng vi điều khiển vi

xử lí để lập trình cho đồng hồ số. Tuy nhiên đồng hồ số dạng này cho phép người

học hiểu được nguyên lí và biết được ứng dụng thực tế của mạch đếm nên vẫn

được nêu ra ở đây.

Sơ đố khối của mạch như hình dưới đây :

Hình 3.3.35 Khối đồng hồ số (kiểu cũ)

Nguồn dao động tần số 1 Hz cung cấp cho ngõ kích ck được lấy từ mạch dao động

thạch anh kết hợp cổng logic (nếu muốn chính xác), lấy từ dao động 555 (nếu

Page 189: DIEN TU SO

189

muốn tương đối chính xác) hay lấy từ lưới điện xoay chiều 220V/50Hz chia áp, lọc,

nắn dạng và chia tần cũng được.

Tần số 1Hz kích cho mạch đếm 7490 cho phép hiển thị hàng giây ở led 7 đoạn

cùng lúc chia 10 ở ngõ ra QD cung cấp xung cho mạch đếm sau, tức là tần số chia

còn 0,1Hz

Tương tự tần số 0,1Hz kích cho 7492 đếm để hiển thị hàng chục giây ở led 7 đoạn,

động thời chia 6 ở ngõ ra để tạo xung kích cho hàng phút

Cứ vậy cách chia và hiển thị ở trên cho phép chia tần số tới 1/giờ và hiển thị tới

hàng giờ.

Để hiển thị hàng chục giờ (chỉ là 0 hay 1) thì cần dùng 1 FF JK là đủ (đếm mod 2

dùng 1 nửa IC 74LS73) : khi QD của 7490 kế trước từ cao xuồng thấp (sau khi đã

đếm đủ 9) thì sẽ tạo xung kích cho FF JK này làm nó lật trạng thái ngõ ra, tức là Q

lên cao làm sáng số 1. Khi ngõ ra Q0, Q1 của 7490 và ngõ ra Q của nửa 74LS73

đầu (FF JK đầu) đều lên 1 thì khi này đồng hồ chỉ báo 12 giờ 59 phút 69 giây cộng

1 giây và ngõ ra của cổng Nand xuống thấp xoá FF và xoá mạch đếm 7490 kế đó.

Hai hiển thị gắn với 2 mạch này quay về 0. Để hiển thị chữ AM, FM ta dùng FF JK

thứ 2 của 74LS73 : khi Q của FF JK đầu xuống thấp thì Q của FF JK thứ 2 lên cao,

mức này cho phép hiển thị chữ AM, còn khi Q của FF JK đầu xuống thấp một lần

nữa thì khi nàyĠ của FF JK thứ 2 sẽ lên cao tức là chữ PM được thấy còn chữ AM

mất. Hiển thị AM/PM đơn giản chỉ là cấp mức áp cao để phân cực cho led hình

AM/PM không phải dùng mạch giải mã như ở các hàng trước.

Chương 4 BỘ NHỚ BÁN DẪN

Vi mạch nhớ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong điện tử số, đặc biệt là trong cấu trúc của máy vi tính. Đây là nơi lưu trữ thông tin giúp máy tính xử lý tình huống thực tế theo chương trình định trước. Chương này trình bày các vấn đề sau:

Bài 1: Các khái niệm cơ bảnBài 2: Cấu trúc bộ nhớ bán dẫnBài 3: Nguyên lý làm việcBài 4: Phân loại bộ nhớ bán dẫnBài 5: Giới thiệu vi mạch điển hìnhBài 6: Mở rộng dung lượng bộ nhớBài 7: Các mạch ứng dụng

BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BỘ NHỚ BÁN DẪN

Page 190: DIEN TU SO

190

Trên thực tế có rất nhiều dạng bộ nhớ, cụ thể như:

- Bộ nhớ cơ khí: hệ thống công tắc hình trống/cam…

- Bộ nhớ từ: đĩa cứng, đĩa mềm, băng từ …

- Bộ nhớ quang: đĩa CD ROM, băng giấy đục lỗ …

So với các bộ nhớ trên, bộ nhớ bán dẫn có một số ưu điểm như tốc độ xử lý,

kích thước nhỏ gọn, dễ dàng trong điều khiển việc truy xuất dữ liệu... Trong thực

tế khi sử dụng bộ nhớ bán dẫn, người ta thường lưu ý các thông số sau:

Hình 4.1: Bộ nhớ bán dẫn

Các BUS là một tập hợp các dây dẫn được sử dụng để mang tín hiệu đi trao đổi

thông tin giữa các thiết bị trong hệ vi xử lý. Điển hình một máy tính 8 bit có các

thanh ghi với độ rộng 8 bit và 8 đường trong 1 BUS dữ liệu. Một máy tính 16 bit có

các thanh ghi 16 bit, BUS dữ liệu có 16 đường … Có thể dùng hình ảnh đường giao

thông để minh hoạ các BUS (Hình 4.2): trên đường giao thông có nhiều địa điểm

như A, B, C, D … Nếu chỉ dùng dây điện để nối (nối cứng) ta phải tốn rất nhiều

đường dây để liên kết giữa các địa điểm lại với nhau nhưng khi đi trên đường, lái

xe dù không thông thạo vùng này cứ đi dọc xa lộ là có thể tìm đến địa điểm cần

đến. Rõ ràng với một BUS ta có thể liên kết nhiều thiết bị trong hệ vi xử lý lại với

nhau (mỗi thiết bị có thể xem như một địa điểm trên đường giao thông còn xe

mang thông tin trao đổi giữa các thiết bị trong hệ thống).

Page 191: DIEN TU SO

191

Hình 4.2: Minh hoạ BUS thông qua hình ảnh đường giao thông.

Dựa vào tính chất thông tin tải trên Bus, người ta phân làm ba loại chính:

o Tuyến địa chỉ: đây là bus 1 chiều, được sử dụng để xác định địa chỉ của vùng

nhớ trong bộ nhớ bán dẫn, nơi mà bộ nhớ chọn để truy xuất dữ liệu.

o Tuyến điều khiển: đây là bus 1 chiều nhưng hình vẽ tổng quan thì xem như

hai chiều. Tuyến này xác định việc đọc hay viết dữ liệu trên bộ nhớ bán dẫn.

Cụ thể, dữ liệu được viết vào vùng nhớ được chọn hay từ đó xuất đi. Ngoài

ra, cho phép bộ nhớ ngưng làm việc (treo: không dùng đến) cũng do tín

hiệu trên tuyến điều khiển này quyết định.

o Tuyến dữ liệu: đây là bus 1 chiều với ROM và là 2 chiều với các bộ nhớ khác,

được sử dụng để mang dữ liệu từ vùng nhớ được chọn bởi tuyến địa chỉ

trong bộ nhớ đến các thiết bị khác như CPU, ROM, RAM và các cổng

nhập/xuất (I/O) trong hệ thống.

Thời gian truy xuất (Access Time) là thời gian cần thiết để thực hiện hoạt động

đọc, nghĩa là thời gian từ lúc bộ nhớ nhận được địa chỉ mới ở đầu vào cho đến khi

dữ liệu đã sẵn sàng cho đầu ra. Ký hiệu at hay tACC.

Dung lượng (Capacity): Nói lên số bit tối đa có khả năng lưu trữ trong bộ nhớ. Ví

dụ có một bộ nhớ lưu trữ được 2048 từ 8 bit. Như vậy bộ nhớ có dung lượng của bộ

nhớ là 2048 x 8, trong đó đại lượng thứ nhất (2048) là tổng số từ, và đại lượng thứ

hai (8) là số bit trong mỗi từ (kích cỡ từ). Số từ trong bộ nhớ thường là bội số của

1024.

Đơn vị chuyển đổi như sau:

1 byte = 8 bit

Page 192: DIEN TU SO

192

1Kbyte = 210 = 1024 bit

1Mbyte = 2020 = 1,048,576 bit

1Gbyte = 230 = 1,073,741,824 bit

Ô nhớ (Memory Cell): là phần tử, linh kiện điện tử có khả năng lưu trữ một bit

đơn (1 hay 0). Ví dụ như flip – flop (FF), tụ tích điện, một vết trên băng từ.

Từ nhớ (Memory Word): là một nhóm bit trong bộ nhớ biểu diễn các chỉ thị hay

dữ liệu thuộc loại nào đó. Ví dụ như thanh ghi gồm 8 Flip-Flop có thể xem như là

bộ nhớ có khả năng nhớ 1 từ mã 8 bit. Kích cỡ từ trong một hệ thống điện tử số

thường biến thiên trong khoảng 4 đến 64 bit.

1.2 TỔ CHỨC BỘ NHỚ BÁN DẪN

1.2.1 Hoạt động của bộ nhớ

Để minh hoạ việc truy xuất dữ liệu trong bộ nhớ bán dẫn, có thể mượn hình

ảnh tủ đựng hồ sơ trong các công sở (hình 4.3 a). Mỗi một hộc tủ trong tủ hồ sơ

được đánh số theo nguyên tắc như sau: chữ số đầu tiên (đánh theo hệ 16) của hộc

là con số chỉ thứ tự hàng của hộc này; chữ số đầu thứ hai (cũng đánh theo hệ 16)

của hộc là con số chỉ thứ tự cột của hộc này. Do đó mỗi một hộc tủ đều có một mã

địa chỉ được ghi dưới dạng mã 16 riêng, chỉ ra vị trí của hộc trên tủ hồ sơ. Giả sử

khi muốn đưa một hồ sơ mới (dữ liệu) vào hộc tủ có mã số là 03, ta chỉ việc trùng

phùng từ hàng 0 với cột 3 là gặp hộc tủ này. Việc ghi hay nạp dữ liệu là tuỳ vào

tuyến điều khiển.

Khi số hộc tủ không đủ để giữ số hồ sơ cần lưu trữ, người ta mua thêm một

tủ cùng loại với tủ cũ và việc đánh số địa chỉ tương tự như cũ. Lúc này việc đánh

số phân biệt giữa 2 tủ giống như lập mã vùng trong thuê bao điện thoại: có thể

xem tủ thứ nhất là vùng 1 và tủ mới mua là vùng 2 (hình 4.3 b). Khi cần liên hệ dữ

liệu trong cùng một vùng thì không cần sử dụng mã vùng (giống như gọi điện

thoại nội hạt), chỉ khi liên hệ giữa hai vùng khác nhau lúc này mới sử dụng đến mã

vùng (giống như gọi điện thoại liên tỉnh). Nghĩa là hồ sơ khi trao đổi trong cùng

một tủ, ta không cần sử dụng thêm một số nào trong mã địa chỉ nhưng muốn

chuyển hồ sơ từ tủ này sang tủ kia bắt buộc phải sử dụng thêm một con số nữa

trong mã địa chỉ (tương tự như mã vùng khi gọi điện thoại). Cụ thể, tủ cũ thêm số

0 vào bên trái của mã địa chỉ còn tủ mới thêm số 1 vào bên trái của mã địa chỉ.

Page 193: DIEN TU SO

193

Như vậy 001; 011; 034; 075… là các địa chỉ của các hộc trong tủ cũ và 101; 111;

134; 175 là các địa chỉ của các hộc trong tủ mới (cùng vị trí vật lý nhưng khác tủ).

(a)

(b)

Hình 4.3: Hình ảnh minh hoạ việc truy xuất dữ liệu trong bộ nhớ bán dẫn

Minh hoạ việc đánh số trên qua hình 4.4. Bên trái là một số điện thoại thật,

tương ứng với bên phải là cách đánh số địa chỉ trong bộ nhớ bán dẫn theo mã

hexa.

Page 194: DIEN TU SO

194

Hình 4.4: Minh hoạ việc đánh số trên vùng địa chỉ của bộ nhớ bán dẫn.

Hình 4.5 minh hoạ một bộ nhớ RAM trong chương trình mô phỏng SMS

32v23 (trình bày ở chương 4) trình bày nội dung và cách đánh địa chỉ cho từng ô

nhớ chứa nội dung như cách thức ở tủ hồ sơ vừa nêu ở trên.

Hình 4.5: Bộ nhớ RAM trong chương trình mô phỏng SMS 32v23

Cho ví dụ đơn giản minh hoạ về nguyên tắc hoạt động của bộ nhớ bán dẫn:

khi bạn muốn gởi một lá thư cho bạn mình đang sống ở Pháp, bạn phải ghi địa chỉ

của bạn mình vào bì thư: đó chính là thông tin trên tuyến địa chỉ, xác định nơi mà

lá thư của bạn sẽ đến; viết vào thư những thông tin mà mình muốn gởi rồi cho vào

bì thư dán lại: đó là thông tin trên tuyến dữ liệu; đến bưu điện để xác nhận việc

mình sẽ gởi lá thư đó sang Pháp theo địa chỉ ghi trên bì thư: đó là thông tin yêu

cầu đặt trên tuyến điều khiển. Như vậy việc trao đổi thông tin trên bộ nhớ bán dẫn

cũng tương tự như việc trao đổi thư từ theo dạng truyền thống mà thôi! Sự phối

hợp nhịp nhàng giữa 3 tuyến sẽ giúp bộ nhớ hoàn thành tốt công việc của mình:

lưu trữ và trao đổi thông tin.

Page 195: DIEN TU SO

195

Hình 4.6 minh hoạ sơ đồ khối tiêu biểu cho một ROM, gồm có đầu vào địa

chỉ, đầu vào điều khiển và đầu ra dữ liệu.

Giả sử ROM đã được lập trình với dữ liệu minh hoạ như ở hình 4.7. Có thể có

16 từ dữ liệu (nhóm 8 bit) riêng biệt được ghi vào 16 địa chỉ khác nhau dưới dạng

nhị phân.

HOẠT ĐỘNG ĐỌC

Để đọc một từ dữ liệu từ ROM, ta phải làm như sau: áp đầu vào địa chỉ thích

hợp, sau đó kích hoạt đầu vào điều khiển.

Hình 4.6: Sơ đồ minh hoạ 3 tuyến: dữ liệu, địa chỉ, điều khiển

Page 196: DIEN TU SO

196

Hình 4.7: Bảng dữ liệu tương ứng với các địa chỉ trong ROM

Ví dụ muốn đọc dữ liệu tại địa chỉ 0111 của ROM (hình 4.5) ta phải đưa

A3A2A1A0 = 0111 vào các chân địa chỉ, sau đó áp dụng trạng thái thấp choCS .

Đầu vào địa chỉ được giải mã bên trong ROM để chọn được dữ liệu đúng là

11101101. Giá trị này sẽ xuất hiện tại đầu ra D7 đến D0.

BÀI 2: CẤU TRÚC BỘ NHỚ BÁN DẪN

BỘ NHỚ ROM

Bộ nhớ chỉ đọc được (ROM) là một dạng của bộ nhớ bán dẫn mà nó được thiết kế

giữ cho dữ liệu không thay đổi. Khi hoạt động dữ liệu mới không thể viết vào ROM

được mà chỉ có thể đọc được.

ROM được sử dụng để lưu trữ dữ liệu và tin tức. Nó không làm thay đổi dữ liệu

trong suốt quá trình hoạt động của hệ thống. ROM chủ yếu thực hiện chức năng

đọc là chính.

2.1 SƠ ĐỒ KHỐI CỦA ROM

Hình 4.5 minh họa sơ đồ khối tiêu biểu cho một ROM, gồm có đầu vào địa chỉ, đầu

vào điều khiển và đầu ra dữ liệu.

Page 197: DIEN TU SO

197

Giả sử ROM đã được lập trình với dữ liệu minh họa như ở hình 4.6. 16 từ dữ liệu

khác nhau được ghi vào 16 địa chỉ khác nhau dưới dạng nhị phân. Người ta còn sử

dụng số thập lục phân để biểu diễn dữ liệu đã lập trình (hình 4.7).

Page 198: DIEN TU SO

198

HOẠT ĐỘNG ĐỌC

Để đọc một từ dữ liệu từ ROM, ta phải làm như sau: áp đầu vào địa chỉ thích hợp,

sau đó kích hoạt đầu vào điều khiển.

Ví dụ muốn đọc dữ liệu tại địa chỉ 0111 của ROM (hình 4.5) ta phải áp A3A2A1A0 =

0111 cho đầu vào địa chỉ, sau đó áp dụng trạng thái thấp cho .

Đầu vào địa chỉ được giải mã bên trong ROM để chọn được dữ liệu đúng là

11101101. giá trị này sẽ xuất hiện tại đầu ra D7 đến D0.

<Về trang đầu>

2.2 CẤU TRÚC CỦA ROM

Cấu trúc bên trong của ROM rất phức tạp. Hình 4.8 là sơ đồ đơn giản mô tả cấu

trúc bên trong của một ROM có dung lượng 16x8. Gồm có 4 phần cơ bản: mảng

thanh ghi, bộ giải mã hàng, bộ giải mã cột, bộ đệm đầu ra.

Mảng thanh ghi (Resister array) lưu trữ dữ liệu được lập trình vào ROM. Mỗi

thanh ghi gồm một ô nhớ bằng số kích thước từ. Trong trường hợp này mỗi thanh

ghi chứa một từ 8 bit. Các thanh ghi được sắp xếp theo ma trận vuông, các thanh

ghi ở đây là thanh ghi “ chết ”, không ghi thêm được.

Page 199: DIEN TU SO

199

Vị trí của từng thanh ghi được định rõ qua số hàng và số cột cụ thể. 8 đầu ra dữ

liệu của mỗi thanh ghi được nối vào một đường dữ liệu bên trong chạy qua toàn

Page 200: DIEN TU SO

200

mạch. Mối thang ghi có hai đầu vào cho phép. Cả hai phải ở mức cao thì dữ liệu ở

thanh ghi mới được phép đưa vào dường truyền.

Bộ giải mã địa chỉ

Mã địa chỉ A3A2A1A0 quyết định thanh ghi nào trong dãy được phép đặt từ dữ liệu 8

bit của nó vào đường truyền. Ở đây dùng 2 bộ giải mã: bộ giải mã chọn hàng (chọn

1 trong 4) và chọn cột. Thanh ghi giao giữa hàng và cột được chọn bởi đầu vào địa

chỉ sẽ là thanh ghi được kích hoạt (cho phép).

Ví dụ: Địa chỉ vào là 1101 thì thanh ghi nào xuất dữ liệu.

Với A3A2 = 11, bộ giải mã cột sẽ kích hoạt đường chọn cột số 3

Với A1A0 = 01, bộ giải mã hàng sẽ kích hoạt đường chọn hàng số 1

Như vậy kết quả là cả hai đầu vào cho phép thanh ghi số 13 sẽ ở mức cao và dữ

liệu của thanh ghi này sẽ được đưa vào đường truyền dữ liệu.

Bộ đệm đầu ra

Thường sử dụng mạch đệm 3 trạng thái, điều khiển bằng chân . Khi ở mức

thấp, bộ đệm đầu ra chuyển dữ liệu này ra ngoài. Khi ở mức cao, bộ đệm đầu ra

sẽ ở trạng thái trở kháng cao. D7 đến D0 thả nổi.

2.3 THÔNG SỐ THỜI GIAN CỦA ROM

Sẽ có một khoảng thời gian trễ do truyền từ khi yêu cầu được đưa vào qua đầu vào

của ROM đến khi dữ liệu xuất hiện ở đầu ra trong hoạt động đọc. Thời gian này gọi

là thời gian truy xuất (tACC). Thời gian truy xuất được biểu diễn ở dạng sóng trong

hình 4.9.

Page 201: DIEN TU SO

201

Dạng sóng phía trên biểu diễn đầu vào địa chỉ; dạng sóng ở giữa là một tích cực

ở mức thấp; dạng sóng dưới cùng biểu diễn đầu ra của dữ liệu.

Một thông số thời gian khác cũng quan trọng đó là thời gian cho phép ra tOE. Đó là

thời gian trễ giữa đầu vào và đầu ra dữ liệu hợp lệ.

tACC ( TTL) : 30 – 90ns.

tACC ( NMOS) : 200 – 900ns.

tACC ( CMOS) : 20 – 60ns

tOE (TTL) : ROM 10 - 20ns

tOE ( NMOS) : ROM 25 - 100ns

tOE ( CMOS) : ROM 10 – 20ns

BỘ NHỚ RAM

RAM: Random Access Memory – bộ nhớ truy xuất bất kỳ còn gọi là bộ nhớ đọc viết

(RWM: read write memory). Nghĩa là mọi địa chỉ nhớ đều cho phép dể dàng truy

cập như nhau. Trong máy tính RAM được dùng như bộ nhớ tạm hay bộ nhớ nháp.

Ưu điểm chính của RAM đọc hay viết dữ liệu lưu trữ ở RAM bất cứ lúc nào.

Nhược điểm của RAM: do RAM là một dạng bộ nhớ bốc hơi nên khi mất điện dữ liệu

sẽ bị xóa do đó cần nguồn nuôi pin – accu dự phòng (back up batterry).

Page 202: DIEN TU SO

202

Tương tự như ROM, RAM bao gồm một số thanh ghi, mỗi thanh ghi lưu trữ một từ

dữ liệu và có địa chỉ không trùng lập. RAM thường có dung lượng 1K, 4K, 8K, 64K,

128K, 256K và 1024K với kích thước từ 1, 4 hay 8 bit (có thể mở rộng thêm).

Hình 4.16 minh họa cấu trúc của đơn giản của một RAM lưu trữ 64 từ 4 bit (bộ nhớ

64x4). Số từ này có địa chỉ trong khoảng từ 0 đến 6310. Để chọn 1 trong 64 địa chỉ

để đọc hay ghi, một mã địa chỉ nhị phân sẽ được đưa vào mạch giải mã. Vì 64=26

nên bộ giải mã cần mã vào 6 bit.

Hoạt động đọc (Read Operation)

Page 203: DIEN TU SO

203

Mã địa chỉ nhận được từ chọn thanh ghi để đọc hoặc viết. Để đọc thanh ghi được

chọn thì đầu vào đọc ghi ( ) phải là logic 1. Ngoài ra đầu vào chip select

phải ở mức logic 0. Sự kết hợp giữa = 1 và = 0 sẽ cho phép bộ đệm đầu ra,

sao cho nội dung của thanh ghi được chọn xuất hiện ở bốn đầu ra dữ liệu.

= 1 cũng cấm bộ đệm đầu vào nên đầu vào dữ liệu không tác động đến bộ

nhớ suốt hoạt động đọc.

Hoạt động ghi (Write Operation)

Để viết một từ 4 bit mới vào thanh ghi được chọn, khi đó cần phải có = 0 và

= 0. Tổ hợp này cho phép bộ đệm đầu vào, vì vậy từ 4 bit đã đặt vào dữ liệu sẽ

được nạp vào thanh ghi đã chọn. = 0 cũng cấm bộ đệm đầu ra. Bộ đệm đầu ra

là bộ đệm 3 trạng thái nên đầu ra dữ liệu sẽ ở trạng thái Hi-Z trong hoạt động ghi.

Hoạt động ghi sẽ xóa bỏ từ nào đã được lưu trữ tại địa chỉ đó.

Chọn chip (Chip Select)

Hầu hết các chip nhớ đều có một hay nhiều đầu vào CS dùng để cho phép toàn

chip hoặc cấm nó hoàn toàn. Trong chế độ cấm, tất cả đầu vào và ra dữ liệu đều bị

vô hiệu hóa (Hi-Z), chính vì vậy không hoạt động ghi đọc nào có thể xảy ra. Ngoài

tên gọi CHỌN CHIP các nhà sản xuất còn gọi là CHIP ENABLE (CE). Khi đầu vào CS

hay CE ở trạng thái tích cực thì chip nhớ đã được chọn còn ngược lại thì không

được chọn. Tác dụng của chân CS hay CE là dùng để mở rộng bộ nhớ khi kết hợp

nhiều chip nhớ với nhau.

Các chân vào ra chung (Common Input Output)

Để hạn chế số chân trong một IC, các nhà sản xuất thường kết hợp các chức năng

nhập/xuất dữ liệu, dựa vào chân vào/ra (I/O). Đầu vào điều khiển các chân

vào/ra này.

Trong hoạt động đọc, chân I/O đóng vai trò như đầu ra dữ liệu, tái tạo nội dung

của ô nhớ được chọn. Trong hoạt động ghi, chân I/O là đầu vào dữ liệu, dữ liệu cần

ghi được đưa vào đây.

Page 204: DIEN TU SO

204

BÀI 3: NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC

3.1 HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ NHỚ.

Mặc dù mỗi loại bộ nhớ đều có hoạt động nội tại khác nhau, nhưng tất cả bộ nhớ

đều có chung một số nguyên tắc hoạt động cơ bản. Mỗi bộ nhớ cần thực hiện các

chức năng sau:

Chọn đúng địa chỉ vùng nhớ cần đọc hay viết.

Chọn đúng hoạt động đọc hay viết.

Cung cấp dữ liệu nhập vào để lưu trữ trong bộ nhớ suốt hoạt động ghi.

Cho phép (hoặc không cho phép) bộ nhớ đáp ứng (hay không đáp ứng) các đầu

vào địa chỉ hay lệnh đọc ghi.

Lưu trữ dữ liệu xuất ra từ bộ nhớ suốt hoạt động đọc.

Hình 4.1 mô tả một bộ nhớ cơ bản 32x4 lưu trữ 32 từ 4 bit.

Vì mỗi từ ở đây là 4 bit nên có 4 đường dữ liệu vào từ I0 đến I3 và 4 đường dữ liệu

ra từ O0 đến O3. Các ngõ vào địa chỉ A0 đến A4 và các ngõ điều khiển đọc/ghi.

Ngõ vào các địa chỉ:

Vì bộ nhớ chứa 32 từ nên có 32 vị trí lưu trữ khác nhau và có 32 địa chỉ khác nhau

biến thiên 00000 đến 11111 ( từ 010 đến 3110). Hình 4.2 cho thấy cách bố trí các vị

trí ô nhớ và địa chỉ.

Page 205: DIEN TU SO

205

Vì ở đây có 5 đầu vào địa chỉ A0 đến A4 nên để truy cập một trong những vị trí

trong bộ nhớ cho các hoạt động đọc hay ghi thì mã địa chỉ 5 bit của vị trí cụ thể

được cấp cho đầu vào địa chỉ. Như vậy, với bộ nhớ có dung lượng 2N từ đòi hỏi N

đầu vào địa chỉ.

Ngõ vào

Đầu vào chi phối hoạt động nào sẽ xảy ra trong bộ nhớ: đọc (R) hay ghi (W).

Hoạt động đọc xảy ra khi = 1 ( R ở mức cao)

Hoạt động viết xảy ra khi = 0 ( W ở mức thấp)

Hình 4.3 minh họa đơn giản hoạt động đọc và ghi

Page 206: DIEN TU SO

206

Cho phép bộ nhớ (Memory Enable)

Cho phép hay không cho phép các ngõ vào, ra của bộ nhớ hoạt động.

Ngoài tên ME còn có một số tên khác như cho phép chip (CE) hay chọn lựa chip

(CS).

Đầu vào này tích cực ở mức cao, nghĩa là cho phép bộ nhớ hoạt động bình thường

khi nó đang ở mức cao. Nếu đầu vào này ở mức thấp thì nó không cho phép bộ nhớ

hoạt động.

Ví dụ 1:

Trình bày trạng thái tại mỗi đầu vào, ra khi dữ liệu 1110 được ghi vào địa chỉ

01101.

Giải :

Đầu vào địa chỉ: 01101

Đầu vào dữ liệu: 1110

: thấp

Đầu vào cho phép bộ nhớ: cao

Đầu ra dữ liệu: xxxx (không sử dụng)

Ví dụ 2: Một bộ nhớ có dung lượng 4Kx8. Hỏi

a. Có bao nhiêu đầu vào dữ liệu và đầu ra dữ liệu?

b. Có bao nhiêu đường địa chỉ?

Page 207: DIEN TU SO

207

c. Dung lượng của nó tính theo byte?

Giải

a. Bởi vì dung lượng 4Kx8 nên có 8 đầu vào, 8 đầu ra, kích cỡ từ là 8 bit.

b. Bộ nhớ lưu trữ 4K= 4x1024 = 4096 từ. Vì vậy có 4096 địa chỉ nhớ. Vì 4096 = 212

nên cần có mã địa chỉ 12 bit để định rõ một trong 4096 địa chỉ, cần 12 đường địa

chỉ.

c. Một byte = 8 bit nên bộ nhớ này có dung lượng 4096 bit.

3.2 CÁCH NỐI KẾT GIỮA CPU VÀ BỘ NHỚ.

Hầu hết các máy tính hiện đại ngày nay bộ nhớ chính luôn giao tiếp với CPU. Bộ

nhớ chính của máy tính cấu thành từ các IC ROM và RAM. Các IC náy giao tiếp với

CPU thông qua ba nhóm đường truyền (bus) địa chỉ, đường (bus) dữ liệu và đượng

( bus) điều khiển.

Hình 4.4 minh họa cách kết nối các nhóm truyền (bus) nối từ IC của bộ nhớ chính

với CPU.

Hoạt động ghi

CPU gởi vào đường địa chỉ (address bus) địa chỉ vùng nhớ muốn làm việc.

CPU đặt dữ liệu cần lưu lên các đường truyền của bus dữ liệu.

CPU kích hoạt các đường tín hiệu điều khiển thích hợp cho hoạt động ghi vào bộ

nhớ.

Các IC nhớ giải mã địa chỉ nhị phân nhằm xác định đâu là vị trí được chọn cho

hoạt động lưu trữ.

Dữ liệu trên bus dữ liệu được truyền đến vị trí nhớ đã chọn.

Hoạt động đọc

Page 208: DIEN TU SO

208

Bất cứ khi nào CPU muốn đọc dữ liệu tại một vị trí nhớ cụ thể đều phải diễn ra các

buớc sau:

CPU cấp địa chỉ nhị phân của vị trí nhớ chứa dữ liệu cần truy xuất. Nó đặt địa chỉ

này lên đường truyền của bus địa chỉ.

CPU kích hoạt các đường truyền tín hiệu điều khiển thích hợp cho hoạt động đọc

bộ nhớ.

Vi mạch nhớ giải mã địa chỉ nhị phân nhằm xác định đâu là vị trí nhớ được chọn

cho hoạt động đọc.

Vi mạch nhớ đặt đặt dữ liệu từ vị trí nhớ được chọn vào các đường truyền dữ liệu,

từ đó dữ liệu được chuyển đến CPU.

Qua hai hoạt động ghi và đọc ta thấy được chức năng của các đường bus như sau:

Bus địa chỉ: Đây là bus một chiều mang kết quả xuất địa chỉ nhị phân từ CPU

đến IC nhớ để chọn một vị trí nhớ.

Bus dữ liệu: Đây là bus hai chiều, chuyển tải dữ liệu qua lại giữa CPU và bộ nhớ.

Bus điều khiển: Bus này truyền tín hiệu điều khiển từ CPU đến các IC nhớ.

BÀI 4: PHÂN LOẠI BỘ NHỚ BÁN DẪN

CÁC LOẠI ROM

4.1 ROM LẬP TRÌNH BẰNG MẶT NẠ (Mask Programed ROM)

Với ROM được lập trình bằng mặt nạ, nhà sản xuất đã ghi (lập trình) các vị trí nhớ

của nó theo yêu cầu của khách hàng. Một phím âm bản, gọi là mặt nạ được sử

dụng để kiểm soát các mối nối điện trên chip.

Vì mặt nạ rắt đắt nên loại ROM này không được mang lại hiệu quả kinh tế. Nhược

điểm của loại ROM này là nó không cho phép lập trình lại, vì vậy nó là dạng ROM

đúng nghĩa. Tuy nhiên ROM được lập trình bằng mặt nạ vẫn chỉ là phương pháp

tiết kiệm nhất khi cần trang bị số lượng lớn ROM cùng loại.

Hình 4.10 trình bày cấu trúc của một MROM TTL nhỏ, gồm 16 ô nhớ được sắp xếp

thành 4 hàng x 4 cột. Mỗi ô là một transistor lưỡng cực được kết nối theo cực C

chung. Giãi mã 1 sang 4 đường được sử dụng để giải mã địa chỉ ngõ vào A1A0 khi

chọn thanh ghi hàng để đọc dữ liệu. Mạch giải mã ở trạng thái cao cung cấp cho

phép giải mã hàng của ngõ vào cực B cho giá trị của ô nhớ.

Page 209: DIEN TU SO

209

Ví dụ : Một MROM được đùng để lưu trữ bảng giá trị các hàm toán học: y = x2 + 3,

với x là ngõ vào, y là ngõ ra.

Ta có bảng giá trị sau:

Số x biểu thị qua giá trị A1A0.

Khi x = A1A0 = 102 = 210 suy ra y = 22+ 3 = 710 = 01112

4.2 ROM CHO PHÉP LẬP TRÌNH (Programmable ROM – PROM)

PROM có cấu tạo như ROM nhưng có hai đặc điểm khác biệt, đó là:

Tất cả các tế bào nhớ đều có diode hay transistor lưỡng cực hay transistor MOS,

tùy theo công nghệ chế tạo.

Phần tử bán dẫn được nối với cầu chì tích hợp. Cầu chì đứt rồi không thể nối lại

được do đó ta chỉ có thể lập trình PROM một lần thôi.

Page 210: DIEN TU SO

210

Muốn đổi từ bit 1 sang bit 0 người ta dùng một xung điện có biên độ và độ rộng

xung thích hợp (cho biết bởi nhà sản xuất) giữa đường từ và đường bit tương ứng

để làm đứt cầu chì.

Hình 4.11 minh họa hoạt động lập trình của một PROM

4.3 ROM CHO PHÉP LẬP TRÌNH GHI XOÁ ĐƯỢC (Erasable PROM – EPROM)

PROM chỉ lập trình được một lần vì cầu chì đứt không thể nối lại được từ bên

ngoài. Nên khi nạp chương trình sai hay muốn đổi chương trình thì ta phải dùng

một PROM mới. Do đó nguời ta đã chế tạo ra loại EPROM cho phép người sử dụng

có thể lập trình và xóa được.

Cách nạp như sau

Đặt mức điện áp đặt biệt (từ 25V – 50V tùy loại) vào ngõ vào (+Vpp) và cần một

thời gian (50ns cho một vùng nhớ) do đó thời gian nạp một EPROM mất vài phút.

Ô nhớ trong EPROM là những transistor MOS với cổng logic silic thả nổi. Ở trạng

thái bình thường mọi transistor đều tắt và mỗi ô nhớ lưu trữ logic 1. Xung điện áp

sẽ đẩy các electron năng lượng cao vào khu vực cổng thả nổi và chúng vẩn còn kẹt

trong lúc xung điện đã kết thúc, do không có đường phóng điện. Vì vậy transistor

cứ tiếp tục mở ngay khi ngắt điện với thiết bị và ô nhớ lúc này lưu trữ logic 0.

Khi một ô nhớ của EPROM được lập trình thì có thể xóa nó bằng cách chiếu tia

cực tím (UV) qua một của sổ trên vỏ chip. Tia UV tạo một dòng quang điện từ cổng

thả nổi trở về chân đế bằng silic, qua đó nó xóa đi các điện tích lưu trữ, tắt

transitor và phục hồi ô nhớ về trạng thái logic 1. Quá trình xóa này thường cần từ

15 đến 20 phút.

Nhược điểm của EPROM:

Phải tháo EPROM ra khỏi mạch mới để xóa rồi mới nạp trình được.

Khi cần xóa hay thay đổi một từ cũng không thể nạp chồng lên từ đó mà phải xóa

hết và nạp lại từ đầu.

Page 211: DIEN TU SO

211

4.4 ROM CHO PHÉP LẬP TRÌNH VÀ XÓA ĐƯỢC BẰNG ĐIỆN (Electrically Erasable

PROM – EEPROM)

Khuyết điểm của EPROM được khắc phục với sự ra đời của EEPROM. EEPROM giữ

lại cấu trúc cổng thả nổi của EPROM, nhưng có thêm một lớp oxit rất mỏng phía

trên cực máng của ô nhớ MOSFET. Sự bổ xung này hình thành nên đặc điểm chính

của EEPROM đó là khả năng xóa bằng điện.

Nguyên lý căn bản của EEPROM cũng giống như EPROM dùng cấu trúc tha nổi. Nhờ

thêm vào một lớp oxide mỏng gần cực thoát của tế bào MOSFET, khi áp điện cao

(21V) giữ cực G và D với một lượng điện tích có thể len vào cổng nổi lưu trữ tại đó

ngay cả khi ngưng cung cấp điện tích khỏi cổng nổi và xóa ô nhớ. Do cơ chế truyền

điện tích này chỉ đòi hỏi dòng điện rất thấp nên việc xóa và lập trình EEPROM có

thể thực hiện ngay trong mạch (không cần nguồn UV và máy lập trình PROM đặc

biệt).

Ưu điểm của EEPROM

Có khả năng nạp từng từ riêng lẽ (không giống như EPROM phải nạp cả IC).

Xóa rất nhanh (10ms trên mạch ) so với 30 phút phơi ánh sáng UV.

Nạp rất nhanh (10ms so với 50ms của EPROM).

Đặc tính nạp - xóa trên mạch

EEPROM cần có nguồn 5V(Vcc) và 21V : lấy từ 5V qua bộ chuyển đổi DC-DC.

Mạch khống chế xung 10ns để tạo cho quá trình nạp và xóa.

ỨNG DỤNG CỦA ROM

Lưu trữ chương trình chạy máy tính

Lưu trữ chương trình chởi động máy (boottrap memory).

Hoạt động như mạch tổ hợp, ROM đảm nhiệm chức năng như PLA (programmable

logic array – chuổi hàm logic)

Bảng dữ liệu: chứa các dữ liệu cần tham khảo chẳng hạn như bảng chuyển đổi

mã, bảng các giá trị lượng giác. Bộ tạo ký tự như tạo các ký mã ASCII.

Mạch tạo dạng sóng (function generator) là một mạch tạo các dạng sóng như

hình sine, sóng răng cưa, sóng tam giác, sóng vuông.

CÁC LOẠI RAM

5.1 RAM TĨNH (Static RAM) là RAM có thể lưu trữ dữ liệu đến khi nào chip vẩn còn

được cấp điện. Ngày nay RAM lưỡng cực tĩnh được chế tạo theo công nghệ TTL,

Page 212: DIEN TU SO

212

công nghệ ECL đã đạt đến dung lượng nhớ hơn 16Kbit, thời gian truy xuất dưới

10ns và công suất tiêu thụ dưới 0,1mW/bit và công nghệ NMOS, CMOS, HMOS,

MIXMOS, XMOS với dung lượng 256Kb, thờigian truy xuất thấp đến 15ns. Bảng

dưới đây là một số thông số của các loại RAM tĩnh theo các công nghệ chế tạo

khác nhau.

Từ bảng thông số trên cho thấy:

ECL có thời gian truy xuất ngắn nhất

ECL, TTL có dung lượng nhỏ hơn CMOS, NMOS

CMOS, NMOS có công suất thấp hơn ECL, TTL. ECL có công suất cao nhất

5.1.1 Giản đồ thời gian của SRAM

Các IC RAM thường được dùng làm bộ nhớ trong máy tính. Chip nhớ giao diện với

CPU phải đủ nhanh mới đáp ứng được các lệnh đọc và ghi của CPU. Không phải tất

cả các loại RAM đều có đặc điểm thời gian như nhau.

Hình 4.17 biểu diễn sơ đồ thời gian cho một chu kỳ đọc và chu kỳ ghi hoàn chỉnh

của một chip SRAM điển hình.

Page 213: DIEN TU SO

213

Hình 4.17 Sơ đồ thời gian tiêu biểu của SRAM

5.1.2 Chu kỳ đọc

Dạng sóng ở hình 4.17a minh họa hành vi của đầu vào địa chỉ , đầu vào trong

chu kỳ đọc của bộ nhớ.

Chu kỳ đọc bắt đầu tại thời điểm t0. Trước thời điểm này, đầu vào địa chỉ có thể là

bất kỳ địa chỉ nào có sẵn trên bus địa chỉ từ hoạt động ngay trước đó. Vì đầu vào

của RAM không tích cực nên nó sẽ không đáp ứng địa chỉ cũ. Tại thời điểm t0 CPU

Page 214: DIEN TU SO

214

cung cấp địa chỉ mới cho đầu vào của RAM, đây chính là địa chỉ của vị trí nhớ cần

đọc. Sau thời gian ổn định tín hiệu địa chỉ, đường được kích hoạt. RAM đáp ứng

bằng cách thay đặt dữ liệu từ vị trí nhớ có địa chỉ xác định vào đường ra dữ liệu tại

thời điểm t1. tACC là thời gian truy cập của RAM. tCO là thời gian cần thiết để đầu

vào của RAM đi từ mức Hi-Z đến mức dữ liệu hợp lệ một khi tích cực.

Tại thời điểm t2, trở về mức cao, và đầu ra của RAM trở về trạng thái Hi-Z sau

khoảng thời gian tOD. Vậy dữ liệu của RAM sẽ ở trên bus dữ liệu trong khoảng thời

gian từ t1 đến t3.

Thời gian của một chu kỳ hoàn chỉnh là tRC, kéo dài từ t0 đến t4 khi CPU thay đổi

đầu vào địa chỉ mới cho chu kỳ đọc/ghi khác diễn ra tiếp theo.

5.1.3 Chu kỳ ghi

Hình 4.17b biểu diễn hoạt động của tín hiệu cho một chu kỳ ghi bắt đầu khi CPU

cung cấp địa chỉ mới cho RAM tại thời điểm t1. CPU đưa và xuống thấp sau khi

chờ qua khoảng thời gian tAS, thời gian thiết lập địa chỉ, cho phép bộ giải mã địa

chỉ của RAM có đủ thời gian để đáp ứng địa chỉ mới. và bị giữ ở mức thấp trong

khoảng thời gian tW gọi là thời gian ghi. tDS gọi là thời gian thiết lập dữ liệu còn tDH

gọi là thời gian duy trì dữ liệu.

Trong thời gian ghi, tại thời điểm t1, CPU cung cấp dữ liệu hợp lệ cho bus dữ liệu

để ghi vào RAM. Dữ liệu này phải được duy trì tại đầu vào của RAM ít nhất một

khoảng thời gian tDH sau khi và không còn tích cực tại thời điểm t2. Tương tự,

đầu vào địa chỉ phải tiếp tục ổn định trong khoảng thời gian duy trì địa chỉ, tức

sau thời điểm t2. nếu không thỏa bất kỳ điều kiện nào về thời gian thiết lập và thời

gian duy trì thì hoạt động ghi xảy ra sẽ không đáng tin cậy.

Thời gian của một chu kỳ ghi hoàn chỉnh tWC kéo dài từ t0 đến t4 khi CPU đổi sang

địa chỉ mới cho chu kỳ đọc/ghi tiếp theo.

5.2. RAM ĐỘNG (DRAM)

Ram động có tế bào nhớ là một FF. RAM động dùng kỹ thuật MOS để lưu trữ các

bit 0 hay 1 trong các điện dung bẩm sinh giữa cửa và lớp nền cảu transistor MOS.

Dữ liệu này lưu trữ ở tụ này không được duy trì lâu vì sự rỉ của tụ cũng như của các

transistor MOS chung quanh nên cần được làm tươi (refresh) trong khoảng vào

mili giây (nếu không tụ xả điện sẽ mất dữ liệu).

Sự làm tươi tụ cần phải có bộ điều khiển (Dynamic Memory Controller) bên ngoài

và trên cùng vi mạch. Và đây cũng là nhược điểm của RAM động so với RAM tĩnh.

Nhưng ngược lại RAM tĩnh cũng có nhiều ưu điểm như: dung lượng nhớ, tốc độ,

Page 215: DIEN TU SO

215

công suất tiêu thụ, giá thành hạ. Ngày nay RAM động được chế tạo theo công

nghệ như NMOS, CMOS, CHMOS, XMOS với dung lượng nhớ trên Megabit, thời gian

thâm nhập dưới 100ns và công suất tiêu tán rất nhỏ.

Bảng dưới đây cho biết một vài thông số so sánh giữa RAM tĩnh và RAM động

5.2.1 Cấu trúc và hoạt động của DRAM.

Cấu trúc bên trong của DRAM có thể hình dung như một mảng ô nhớ bit đơn, được

minh họa như hình 4.18. Ở đây, 16384 ô nhớ được sắp xếp thành ma trận 128

x128. Mỗi ô nhớ chiếm một vị trí riêng biệt trong hàng và cột thuộc phạm vi ma

trận.

Có 14 đầu địa chỉ để chọn 1 trong 16384 ô nhớ (214 = 16384); những bit địa chỉ

thấp từ A0 đến A6 chọn hàng, còn những bit địa chỉ cao từ A7 đến A13 chọn cột. Mỗi

địa chỉ 14 bit chọn ô nhớ riêng biệt để đọc ra hay ghi vào.

Page 216: DIEN TU SO

216

Hình 4.19 là ký hiệu một ô nhớ động và mạch tương ứng của nó. Dựa vào sơ đồ

đơn giản này ta có thể hiểu được cách đọc hay ghi dữ liệu vào DRAM.

Các chuyển mạch từ SW1 đến SW4 thực chất là các transistor MOSFET được điều

khiển bằng các đầu ra khác nhau của bộ giải mã địa chỉ và bằng tín hiệu tuy

nhiên ở đây tụ điện mới là ô nhớ đích thực.

Khi ghi dữ liệu thì công tắc SW1 và SW2 đóng lại trong khi công tắc SW3 và SW4

vẫn mở, nối dữ liệu nhập vào tụ C. logic 1 tại đầu vào dữ liệu tích điện cho tụ C

Page 217: DIEN TU SO

217

còn logic 0 thì xả điện cho tụ C. Vì luôn có sự rò điện qua các chuyển mạch đóng

nên tụ C bị mất điện dần.

Để đọc dữ liệu tại ô nhớ thì chuyển mạch SW2, SW3 và SW4 đóng lại còn SW1 vẫn

mở nối điện thế lưu trữ với bộ khuếch đại. Bộ khuếch đại sẽ so sánh điện thế này

với giá trị tham khảo nào đó để quyết định là logic 1 hay logic 0, rồi đưa ra giá trị

0V hay 5V cho đầu ra dữ liệu. Đầu ra này lại được nối với tụ qua SW2 và SW4 nên

tụ điện sẽ được làm tươi. Như vậy bit dữ liệu trong ô nhớ được làm tươi mỗi khi nó

được đọc.

5.2.2 Dồn kênh địa chỉ - Address Multiplexing (ghép địa chỉ)

Hiện nay các nhà sản xuất đã sản xuất ra nhiều loại DRAM với dung lượng khá lớn.

Với các loại DRAM có dung lượng lớn thì đòi hỏi phải có nhiều chân vào địa chỉ nếu

yêu cầu một chân riêng biệt. Để khắc phục yếu điểm này các nhà sản xuất đã sử

dụng phương pháp ghép kênh địa chỉ. Bằng cách này mỗi chân vào địa chỉ có thể

dung nạp hai bit địa chỉ khác nhau, tiết kiệm được số chân giúp giảm đáng kể kích

cở của vỏ IC.

Hình 4.20 trình bày bộ nhớ có dung lượng từ 16K và trước đó cần 14 đường địa chỉ

bus tới trực tiếp từ CPU đến bộ nhớ.

Page 218: DIEN TU SO

218

Hình 4.21 minh họa địa chỉ CPU dùng mạch Multiplex để đưa địa chỉ từ CPU tới

DRAM. Ta thấy chỉ có 7 đường địa chỉ ngõ vào đến DRAM, nghĩa là 14 đường địa

chỉ từ bus địa chỉ CPU được đưa vào mạch Multiplexer sẽ truyền 7 bit địa chỉ tại

thời điểm nào đó tới ngõ vào địa chỉ ô nhớ. Khi MUX = 0 thì truyền A0 – A6 đến

DRAM, khi MUX = 1 thì truyền A7 – A13 đến DRAM.

Page 219: DIEN TU SO

219

Giản đồ thời gian của tín hiệu MUX

Thời gian của tín hiệu MUX phải đồng bộ với tín hiệu và . MUX phải ở mức

thấp khi bị kích xuống mức thấp, sao cho các đường địa chỉ A7 – A13 từ CPU sẽ

đến được đầu vào địa chỉ DRAM. Tương tự MUX phải ở mức cao khi bị kích

xuống thấp, sao cho A0 - A6 từ CPU sẽ có mặt tại đầu vào của DRAM.

Hình 4.22 minh hoạ thời gian của tín hiệu MUX.

Page 220: DIEN TU SO

220

Hình 4.23 cho thấy cấu trúc của một DRAM 16Kx1 sau khi đã dùng MUX

5.2.3. Chu kỳ đọc/ghi của DRAM

Page 221: DIEN TU SO

221

Chu trình đọc/ghi của DRAM phức tạp hơn nhiều so với SRAM bởi vì cần có bộ định

thời để khống chế làm tươi và bộ điều khiển bộ đệm của thanh ghi, bộ đa hợp

hàng cột thông qua hai chân và .

Chu kỳ đọc DRAM

Hình 4.24 biểu diễn hoạt động tiêu biểu của tín hiệu trong suốt hoạt động đọc.

Giả sử đang ở mức cao trong suốt hoạt động đọc. Sau đây là phần mô tả từng

bước hoạt động xảy ra tại những thời điểm trong sơ đồ tín hiệu.

t0 : MUX bị đưa xuống mức thấp để áp các bit địa chỉ hàng ( A0 – A6) vào đầu vào

địa chỉ của DRAM.

t1 : bị đưa xuống mức thấp để nạp địa chỉ hàng vào DRAM

t2 : MUX lên mức cao để đặt địa chỉ cột (A7 – A13 ) tại các đầu vào địa chỉ của

DRAM.

t3: xuống thấp để nạp địa chỉ cột vào DRAM.

t4 : DRAM đáp ứng lại bằng cách đặt dữ liệu hợp lệ từ vào ô nhớ được chọn lên

đường dữ liệu ra.

t5 : MUX, , và đường dữ liệu ra trở về trạng thái ban đầu.

Chu kỳ ghi của DRAM

Page 222: DIEN TU SO

222

Hình 4.25 biểu diễn hoạt động tiêu biểu của tín hiệu trong hoạt động ghi vào

DRAM.

Quá trình ghi được mô tả như sau:

t0 : MUX ở mức thấp để đặt các bit địa chỉ hàng ( A0 – A6) vào đầu vào địa chỉ của

DRAM.

t1 : = NGT nạp địa chỉ hàng vào DRAM

t2 : MUX lên mức cao để đặt địa chỉ cột (A7 – A13) tại các đầu vào địa chỉ của

DRAM.

t3: = NGT để nạp địa chỉ cột vào DRAM.

t4 : Dữ liệu cần ghi được đạt lên đường dữ liệu vào.

t5 : bị kích xuống thấp để ghi dữ liệu vào ô nhớ được chọn.

t6 : Dữ liệu vào bị loại bỏ khỏi đường dữ liệu vào.

t7 : MUX, , và đường dữ liệu vào trở về trạng thái ban đầu.

5.2.4. Làm tươi DRAM

Page 223: DIEN TU SO

223

Việc làm tươi DRAM phải được xảy ra mỗi 2ms để duy trì dữ liệu. Mỗi một trong

256 hàng phải được kích bởi chân . có thể ở mức cao trong trình tự làm

tươi để giảm công suất tiêu thụ. Dù đọc hay viết vào một tế bào nào của một hàng

đều phải làm tươi toàn bộ hàng đó. Để làm tươi DRAM cần phải có bộ đếm làm tươi

DRAM (Refresh Controler).

Phương pháp là tươi phổ biến nhất là làm tươi chỉ với , thực hiện bằng việc lựa

chọn một địa chỉ hàng với trong khi và vẩn ở mức cao.

Click vào mục dưới để xem các vi mạch nhớ điển hình

BÀI 5: GIỚI THIỆU VI MẠCH SỐ ĐIỂN HÌNH

5.1 CHIP EPROM M2732A

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại EPROM với dung lượng và thời gian truy

xuất khác nhau. IC 2732A là loại EPROM NOMS nhỏ có dung lượng 4Kx8 hoạt động

với nguồn điện +5V trong suốt tiến trình vận hành bình thường. Hình 4.12 minh

họa sơ đồ chân và các chế độ hoạt động của IC này. IC M2732A có 12 đầu vài địa

chỉ và 8 đầu ra dữ liệu. Hai đầu vào điều khiển là và . là đầu vào cho

phép của chip, được sử dụng để đặt thiết bị vào chế độ có đợi khi năng lượng tiêu

thụ giảm. Chân là đầu vào hai mục đích, có chức năng phụ thuộc vào chế độ

hoạt động của thiết bị. cho phép đầu ra và được sử dụng để kiểm soát vùng

đệm đầu ra dữ liệu của thiết bị, sao cho có thể nối thiết bị này với bus dữ liệu của

bộ vi xử lý mà không xảy ra chanh chấp bus. Vpp là điện thế lập trình đặt biệt bắt

buộc phải có trong suốt giai đoạn lập trình.

Page 224: DIEN TU SO

224

Page 225: DIEN TU SO

225

Hình 4.12 (a) Kí hiệu logic của EPROM M2732A; (b) Sơ đồ chân; (c) Vỏ EPROM với

cửa sổ tia tử ngoại; (d) Chế độ hoạt động của EPROM M2732A

5.2 Chip EPROM M27C64A

IC EPROM M27C62A là loại EPROM có dung lượng lớn 8Kx8 và thời gian truy xuất là

150ns. Đây là loại EPROM đang phổ biến trên thị trường, có hai dạng vỏ khác nhau

để người dùng có thể chọn lựa tuỳ theo nhu cầu. Hình 4.13 minh họa ký hiệu logic

và chức năng của các chân EPROM M27C64A.

Chế độ hoạt động của EPROM M27C64A như bảng hình 4.14

Page 226: DIEN TU SO

226

Page 227: DIEN TU SO

227

5.3 IC SRAM MCM6264C

Một loại IC SRAM thực tế hiện dàn có mặt trên thị trường là MCM6264C CMOS

8Kx8 với chu kỳ đọc và chu kỳ ghi là 12ns, công suất tiêu thụ ở chế độ standby chỉ

là 100mW. Sơ đồ chân và hình dạng của IC này được minh họa trong hình 4.28.

Cấu trúc bên trong của IC SRAM như hình 4.29. Ở đây có 13 đầu vào địa chỉ và 8

đường vào/ra dữ liệu. 4 đầu vào điều khiển quyết định chế độ vận hành của thiết

bị, theo như bảng các chế độ hoạt động hình 4.30.

Page 228: DIEN TU SO

228

Page 229: DIEN TU SO

229

Đầu vào cũng chính là đầu vào . ở mức thấp cho phép ghi dữ liệu vào

RAM, với điều kiện RAM này được chọn cả hai đầu vào E đều tích cực. ở mức cao

sẽ cho phép hoạt động đọc, miễn là linh kiện phải được chọn và bộ đệm đầu ra

được kích hoạt bằng = LOW. Khi không được chọn linh kiện này sẽ trở vào chế

độ năng lượng thấp, và không có đầu vào nào có hiệu lực.

5.4 IC DRAM TMS44100

Hiện năng trên thị trường đang có mặt IC DRAM TMS44100 4Mx1 của hãng Texas

Intruments. Sơ đồ chân và chức năng của các chân được minh họa ở hình 4.31.

Page 230: DIEN TU SO

230

Hình 4.32 là sơ đồ cấu trúc bên trong của IC DRAM TMS44100.

Một mảng ô nhớ sắp xếp thành 2048 hàng x 2048 cột. Bộ giải mã địa chỉ, do mỗi

lần chỉ chọn một hàng nên có thể xem đây như là bộ giải mã 1 trong 2048. Do các

đường địa chỉ được dồn kênh nên toàn bộ 22 bit địa chỉ không thể xuất hiện cùng

một lúc. Một điều lưu ý là, ở đây chỉ có 11 đường địa chỉ và chúng phải đi đến cả

thanh ghi địa chỉ hàng lẫn thanh ghi địa chỉ cột. Mỗi thanh ghi địa chỉ chứa một

nửa địa chỉ 22 bit. Thanh ghi hàng lưu trữ nửa trên, thanh ghi cột lưu trữ nửa dưới.

Hai đầu vào xung chọn (strobe) rất quan trọng chi phối thời điểm thông tin địa chỉ

Page 231: DIEN TU SO

231

được chốt lại. Đầu vào chọn địa chỉ hàng đếm nhịp thanh ghi địa chỉ hàng 11

bit. Đầu vào chọn địa chỉ cột đếm nhịp thanh ghi địa chỉ cột 11 bit.

Một địa chỉ 22 bit được áp vào DRAM này qua 2 buớc, sử dụng và . Ban

đầu cả lẩn đều ở mức cao (hình 4.33 minh họa thời gian).Tại thời điểm t0,

địa chỉ hàng 11 bit (A11 đến A22) được áp vào đầu vào địa chỉ. Sau thời gian cho

phép tRS cần thiết để đặt thanh ghi địa chỉ hàng, đầu vào bị đẩy xuống thấp

tại thời điểm t1. NGT (chuyển trạng thái trên sườn xuống của tín hiệu) nạp địa chỉ

hàng vào thanh ghi địa chỉ hàng sao cho từ A11 đến A21 lúc này xuất hiện tại đầu

vào bộ giải mã hàng. ở mức thấp còn cho phép bộ giải mã hàng, hầu có thể

giải mã địa chỉ hàng và chọn được 1 hàng trong mảng.

Tại tời điểm t2, địa chỉ cột 11 bit (từ A0 đến A10) được áp vào đầu vào địa chỉ. Tại

thời điểm t3 đầu vào xuống thấp để nạp địa chỉ cột vào thanh ghi địa chỉ cột,

vậy là có thể tiến hành hoạt động đọc hay ghi trên ô nhớ đó như trong RAM tĩnh.

BÀI 6: MỞ RỘNG DUNG LƯỢNG BỘ NHỚ BÁN DẪN

Trong thực tế nhiều ứng dụng một chip nhớ không thể đáp ứng được, do đó việc

mở rộng bộ nhớ và tăng kích cở từ là một vấn đề hết sức cần thiết.

6.1 TĂNG KÍCH CỠ TỪ

Page 232: DIEN TU SO

232

Giả sử chúng ta cần một bộ nhớ có thể lưu trữ được 16 từ 4 bit, nhưng thực tế ta

chỉ có các chip RAM 16x4 với các đường vào/ra (I/O) chung. Để giải quyết vấn đề

này ta có thể kết hợp hai chip 16x4 lại với nhau để tạo thành một bộ nhớ mong

muốn. Hình 4.26 minh họa cách kết hợp này.

Bởi vì mỗi chip chỉ có thể lưu trữ 16 từ 4 bit nên ta có thể xem như đang sử dụng

mỗi chip để lưu trữ phân nữa từ. Có nghĩa là RAM-0 chứa 4 bit cao của từng từ

trong số 16 từ, và RAM-1 chứa 4 bit thấp của từng từ trong số 16 từ. Một từ có đủ

8 bit có mặt tại các đầu ra của RAM nối với bus dữ liệu.

Page 233: DIEN TU SO

233

Như vậy thì bất cứ từ nào trong số 16 từ cũng được chọn bằng cách đưa mã địa chỉ

tương ứng vào 4 đường của bus địa chỉ. Điều này có nghĩa là, một khi được đặt lên

bus địa chỉ, mã địa chỉ sẽ được áp vào cả hai chip, sao cho mỗi chip được truy xuất

cùng vị trí đồng thời. Khi có địa chỉ được chọn, ta có thể đọc hoặc ghi tại địa chỉ

này dưới sự điều khiển của đường và đường chung.

Để đọc thì phải ở mức cao, còn ở mức thấp. Điều này làm các đường I/O

của RAM hoạt động như đầu ra. RAM-0 đặt từ 4 bit được chọn của nó lên 4 đường

trên của bus dữ liệu, RAM -1 đặt từ 4 bit được chọn của nó lên 4 đường dưới của

bus dữ liệu. Lúc này bus dữ liệu đã chứa từ 8 bit hoàn chỉnh được chọn.

Để ghi thì ở mức thấp và cũng ở mức thấp, làm cho các đường I/O của

RAM hoạt động như đầu vào. Từ 8 bit cần ghi được đặt lên bus dữ liệu, 4 bit cao sẽ

được ghi vào vị trí đã chọn của RAM-0 và 4 bit thấp sẽ được ghi vào vị trí đã chọn

của RAM-0.

6.2 MỞ RỘNG DUNG LƯỢNG

Giả sử ta cần mộ bộ nhớ có dung lượng chưa 32 từ 4 bit mà trong tay ta chỉ có các

chip 16x4. Để tạo ra bộ nhớ có dung lượng 32x4 ta sẽ kết hợp 2 chip 16x4. Cách

kết hợp được minh họa như hình 4.27.

Page 234: DIEN TU SO

234

Mỗi RAM được dùng để lưu trữ 16 từ 4 bit. 4 chân vào ra dữ liệu (I/O) của mỗi RAM

được nối chung một bus dữ liệu 4 đường. Tại một thời điểm chỉ cho phép chọn một

chip RAM để không nảy sinh vấn đề tranh chấp bus.

Vì tổng dung lượng của mô-đun nhớ này là 32x4 nên phải có 32 địa chỉ khác nhau,

đòi hỏi đến 5 đường địa chỉ. Đường địa chỉ AB4 cùng để chọn một trong hai RAM

(qua đầu vào ) được đọc ra hay ghi vào. 4 đường địa chỉ còn lại dùng để xác

định một trong 16 vị trí ô nhớ của chip RAM được chọn.

BÀI 7: CÁC MẠCH ỨNG DỤNG

1. Đèn quảng cáo

Page 235: DIEN TU SO

235

Một ứng dụng rất phổ dụng của bộ nhớ bán dẫn trong thực tế. Mạch điện cụ

thể trình bày trên hình 4.34. Mạch điện gồm ba khối chính:

- Vi mạch 555 tạo nên mạch dao động tạo xung, cung cấp xung nhịp cho hệ

thống.

- Vi mạch 4040 giữ chức năng giải mã địa chỉ, tạo địa chỉ gọi dữ liệu từ EPROM

2764 xuất ra điều khiển đèn.

- Vi mạch nhớ 2764 được nạp sẵn chương trình và chạy ở chế độ đọc dữ liệu.

Mỗi địa chỉ đưa vào các chân từ A0 đến A11 sẽ có một dữ liệu 8 bit xuất ra

theo chương trình định trước nạp trong EPROM.

2. Đèn giao thông

Page 236: DIEN TU SO

236

Nguyên lý làm việc giống như ở ứng dụng đèn quảng cáo nhưng có thêm mạch

chọn vùng nhớ khi đọc dữ liệu cho EPROM 2764. Cụ thể như sau:

- Trong vùng nhớ từ 00000B đến 00111B, EPROM 2764 lưu trữ chương trình điều

khiển đèn giao thông ở chế độ ưu tiên 1 (ví dụ đường A ưu tiên hơn đường

B). Lúc này chọn SW1=0 và SW2=0, tương ứng A3=0, A4=0. Vi mạch 4555

thúc LED1 sáng, hiển thị chế độ làm việc ưu tiên 1 cho mạch điều khiển đèn.

- Trong vùng nhớ từ 01000B đến 01111B, EPROM 2764 lưu trữ chương trình điều

khiển đèn giao thông ở chế độ ưu tiên 2 (ví dụ đường B ưu tiên hơn đường

A). Lúc này chọn SW1=0 và SW2=1, tương ứng A3=1 A4=0. Vi mạch 4555

thúc LED2 sáng, hiển thị chế độ làm việc ưu tiên 2 cho mạch điều khiển đèn.

- Trong vùng nhớ từ 10000B đến 10111B, EPROM 2764 lưu trữ chương trình điều

khiển đèn giao thông ở chế độ đồng quyền (đường A và đường B đồng cấp

ưu tiên). Lúc này chọn SW1=1 và SW2=0, tương ứng A3=0, A4=1. Vi mạch

4555 thúc LED3 sáng, hiển thị chế độ làm việc đồng quyền cho mạch điều

khiển đèn.

Page 237: DIEN TU SO

237

- Trong vùng nhớ từ 11000B đến 11111B, EPROM 2764 lưu trữ chương trình điều

khiển đèn giao thông ở chế độ về khuya (chỉ có đèn vàng nhấp nháy). Lúc

này chọn SW1=1 và SW2=1, tương ứng A3=1, A4=1. Vi mạch 4555 thúc LED4

sáng, hiển thị chế độ làm việc về khuya cho mạch điều khiển đèn.

Chương trình nạp trong mạch này chỉ mang tính giới thiệu nguyên lý làm

việc của EPROM. Để có thể mở rộng thêm các chương trình điều khiển đèn giao

thông, cần thiết phải mở rộng thêm số vùng nhớ cũng như số địa chỉ trong một

vùng nhớ, giúp mạch điện có thể ứng dụng được trong thực tiễn.

Chương 5 MẠCH KHUYẾTCH ĐẠI THUẬT TOÁN

Đây là một vi mạch tương tự. Mạch khuếch đại thuật toán (Op-Amps) có một ứng dụng rất rộng rãi trong kỹ thuật điện tử hiện đại. Có thể nói không ngoa rằng: "Nếu học vi mạch mà chưa biết Op-Amps coi như chưa học vi mạch!". Nội dung chương này được trình bày dưới các đề mục sau:

Bài 1: Khái niệm cơ bảnBài 2: Cấu tạo - Nguyên lý làm việcBài 3: Phản hồi & ổn định chế độ làm việcBài 4: Các mạch cơ bảnBài 5: Phân tích mạch sử dụng Op-AmpsBài 6: Các mạch ứng dụng

BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ

MẠCH KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN

1. Giới thiệu

Mạch khuếch đại thuật toán (Operational Amplifier: Op-Amps) có ký hiệu như hình

sau:

Page 238: DIEN TU SO

238

Đây là một vi mạch tương tự rất thông dụng do trong Op-Amps được tích hợp một

số ưu điểm sau:

- Hai ngõ vào đảo và không đảo cho phép Op-Amps khuếch đại được nguồn tín

hiệu có tính đối xứng (các nguồn phát tín hiệu biến thiên chậm như nhiệt độ, ánh

sáng, độ ẩm, mực chất lỏng, phản ứng hoá-điện, dòng điện sinh học ... thường là

nguồn có tính đối xứng)

- Ngõ ra chỉ khuếch đại sự sai lệch giữa hai tín hiệu ngõ vào nên Op-Amps có độ

miễn nhiễu rất cao vì khi tín hiệu nhiễu đến hai ngõ vào cùng lúc sẽ không thể

xuất hiện ở ngõ ra. Cũng vì lý do này Op-Amps có khả năng khuếch đại tín hiệu có

tần số rất thấp, xem như tín hiệu một chiều.

- Hệ số khuếch đại của Op-Amps rất lớn do đó cho phép Op-Amps khuếch đại cả

những tín hiệu với biên độ chỉ vài chục mico Volt.

- Do các mạch khuếch đại vi sai trong Op-Amps được chế tạo trên cùng một phiến

do đó độ ổn định nhiệt rất cao.

- Điện áp phân cực ngõ vào và ngõ ra bằng không khi không có tín hiệu, do đó dễ

dàng trong việc chuẩn hoá khi lắp ghép giữa các khối (module hoá).

- Tổng trở ngõ vào của Op-Amps rất lớn, cho phép mạch khuếch đại những nguồn

tín hiệu có công suất bé.

- Tổng trở ngõ ra thấp, cho phép Op-Amps cung cấp dòng tốt cho phụ tải.

- Băng thông rất rộng, cho phép Op-Amps làm việc tốt với nhiều dạng nguồn tín

hiệu khác nhau

. . .

Page 239: DIEN TU SO

239

Tuy nhiên cũng như các vi mạch khác, Op-Amps không thể làm việc ổn định khi

làm việc với tần số và công suất cao.

Sơ đồ chân và hình dạng một op-amps điển hình

2. Op-Amps lý tưởng - Op-Amps thực tế

Để đơn giản trong việc tính toán trên op-amps, có thể tính toán trên op-amps lý

tưởng sau đó thực hiện bổ chính các thông số trong mạch. Để có được một cái nhìn

tổng quan giữa op-amps thực tế và op-amps lý tưởng, có thể so sánh một vài

thông số giữa op-amps lý tưởng và op-amp thông dụng (general purpose) như

bảng sau

(*) Trên thực tế có những op-amps được chế tạo với mục đích chuyên dụng (trong

kỹ thuật hàng không vũ trụ, quân sự, y tế, công nghiệp ...), các đặc tính của nó rất

gần với đặc tính của op-amps lý tưởng. Ở đây chỉ so sánh với loại phổ dụng giá

thành thấp chất lượng cũng không cao.

3. Hệ số nén tín hiệu kiểu chung (CMRR: Common Mode Rejection Ratio)

Page 240: DIEN TU SO

240

Do op-amps có ngõ vào là mạch khuếch đại vi sai nên có một chỉ số rất quan trọng

khi đánh giá chất lượng của mạch khuếch đại vi sai cũng dùng được cho op-amps:

đó là hệ số CMRR. Giá trị CMRR càng cao mạch có tính triệt nhiễu đồng pha càng

tốt. Thông số này được định nghĩa như sau:

Với Avd là hệ số khuếch đại vi sai và AvCM à hệ số khuếch đại common mode.

Kết hợp với các công thức khi tính trong mạch khuếch đại vi sai, ta có:

Từ công thức này ta thấy: RE càng lớn càng tốt cho việc triệt nhiễu đồng pha

nhưng làm như vậy lại làm giảm hệ số khuếch đại áp của mạch. Do đó để được lợi

đôi đường người ta sử dụng nguồn dòng thay thế cho RE.

BÀI 2: CẤU TẠO - NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC

1. Cấu tạo

Op-Amps lý tưởng có cấu tạo như hình vẽ

Page 241: DIEN TU SO

241

- Khối 1: Đây là tầng khuếch đại vi sai (Differential Amplifier), nhiệm vụ khuếch

đại độ sai lệch tín hiệu giữa hai ngõ vào v+ và v-. Nó hội đủ các ưu điểm của mạch

khuếch đại vi sai như: độ miễn nhiễu cao; khuếch đại được tín hiệu biến thiên

chậm; tổng trở ngõ vào lớn ...

- Khối 2: Tầng khuếch đại trung gian, bao gồm nhiều tầng khuếch đại vi sai mắc

nối tiếp nhau tạo nên một mạch khuếch đại có hệ số khuếch đại rất lớn, nhằm

tăng độ nhay cho Op-Amps. Trong tẩng này còn có tầng dịch mức DC để đặt mức

phân cực DC ở ngõ ra.

- Khối 3: Đây là tầng khuếch đại đệm, tần này nhằm tăng dòng cung cấp ra tải,

giảm tổng trở ngõ ra giúp Op-Amps phối hợp dễ dàng với nhiều dạng tải khác

nhau.

Op-Amps thực tế vẫn có một số khác biệt so với Op-Amps lý tưởng. Nhưng để dễ

dàng trong việc tính toán trên Op-Amps người ta thường tính trên Op-Amps lý

tưởng, sau đó dùng các biện pháp bổ chính (bù) giúp Op-Amps thực tế tiệm cận

với Op-Amps lý tưởng. Do đó để thuận tiện cho việc trình bày nội dung trong

chương này có thể hiểu Op-Amps nói chung là Op-Amps lý tưởng sau đó sẽ thực

hiện việc bổ chính sau.

2. Nguyên lý làm việc

Dựa vào ký hiệu của Op-Amps ta có đáp ứng tín hiệu ngõ ra Vo theo các cách đưa

tín hiệu ngõ vào như sau:

Page 242: DIEN TU SO

242

- Đưa tín hiệu vào ngõ vào đảo, ngõ vào không đảo nối mass: Vout = Av0.V+

- Đưa tín hiệu vào ngõ vào không đảo, ngõ vào đảo nối mass: Vout = Av0.V-

- Đưa tín hiệu vào đổng thời trên hai ngõ vào (tín hiệu vào vi sai so với mass): Vout

= Av0.(V+-V-) = Av0.(ΔVin)

Để việc khảo sát mang tính tổng quan, xét trường hợp tín hiệu vào vi sai so với

mass (lúc này chỉ cần cho một trong hai ngõ vào nối mass ta sẽ có hai trường hợp

kia). Op-Amps có đặc tính truyền đạt như hình sau

Trên đặc tính thể hiện rõ 3 vùng:

- Vùng khuếch đại tuyến tính: trong vùng này điện áp ngõ ra Vo tỉ lệ với tín hiệu

ngõ vào theo quan hệ tuyến tính. Nếu sử dụng mạch khuếch đại điện áp vòng hở

(Open Loop) thì vùng này chỉ nằm trong một khoảng rất bé.

- Vùng bão hoà dương: bất chấp tín hiệu ngõ vào ngõ ra luôn ở +Vcc.

- Vùng bão hoà âm: bất chấp tín hiệu ngõ vào ngõ ra luôn ở -Vcc.

Trong thực tế, người ta rất ít khi sử dụng Op-Amps làm việc ở trạng thái vòng hở

vì tuy hệ số khuếch đại áp Av0 rất lớn nhưng tầm điện áp ngõ vào mà Op-Amps

khuếch đại tuyến tính là quá bé (khoảng vài chục đến vài trăm micro Volt). Chỉ cần

một tín hiệu nhiễu nhỏ hay bị trôi theo nhiệt độ cũng đủ làm điện áp ngõ ra ở ±Vcc.

Do đó mạch khuếch đại vòng hở thường chỉ dùng trong các mạch tạo xung, dao

động. Muốn làm việc ở chế độ khuếch đại tuyến tính người ta phải thực hiện việc

Page 243: DIEN TU SO

243

phản hồi âm nhằm giảm hệ số khuếch đại vòng hở Av0 xuống một mức thích hợp.

Lúc này vùng làm việc tuyến tính của Op-Amps sẽ rộng ra, Op-Amps làm việc

trong chế độ này gọi là trạng thái vòng kín (Close Loop).

3. Nguồn cung cấp

Op-Amps không phải lúc nào cũng đòi hỏi phải cung cấp một nguồn ổn áp đối xứng

±15VDC, nó có thể làm việc với một nguồn không đối xứng có giá trị thấp hơn (ví

dụ như +12VDC và -3VDC) hay thậm chí với một nguồn đơn +12VDC. Tuy nhiên

việc thay đổi về cấu trúc nguồn cung cấp cũng làm thay đổi một số tính chất ảnh

hưởng đến tính đối xứng của nguồn như Op-amps sẽ không lấy điện áp tham chiếu

(reference) là mass mà chọn như hình sau:

Mặc dù nguồn đơn có ưu điểm là đơn giản trong việc cung cấp nguồn cho op-amps

nhưng trên thực tế rất nhiều mạch op-amps được sử dụng nguồn đôi đối xứng.

4. Phân cực cho op-amps làm việc với tín hiệu ac

Cũng như mạch khuếch đại nối tầng RC, các op-amps dùng trong khuếch đại tín

hiệu ac cần có tụ liên lạc để tránh ảnh hưởng của thành phần dc giữa các tầng

khuếch đại. Dưới đây là sơ đồ một mạch khuếch đại âm tần có độ lợi 40dB Sử dụng

nguồn đơn.

Page 244: DIEN TU SO

244

5. Mạch so sánh và Schmitt Trigger

Hai dạng mạch này có một điểm chung là được phân cực để làm việc ở vùng bão

hoà. Tuy nhiên giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt.

a. Mạch so sánh

Mạch so sánh tận dụng tối đa hệ số khuếch đại vòng hở trong op-amps (tối thiểu

khoảng 100 000 lần) và được chế tạo thành những vi mạch chuyên dụng

(comparators) như LM339, LM306, LM311, LM393, NE527, TLC372 ... Các VI MẠCH

NÀY ĐƯỢC THIẾT KẾ ĐỂ ĐÁP ỨNG RẤT NHANH THEO SỰ THAY ĐỔI CỦA TÍN HIỆU

VÀO (Slew rate khoảng vài ngàn volt/microsecond). Tuy nhiên với đáp ứng cực

nhanh như vậy đôi lúc dẫn đến những phiền toái, ví dụ trong mạch điện sau

Page 245: DIEN TU SO

245

Rõ ràng tín hiệu ngõ ra bị dao động mỗi khi chuyển trạng thái, điều này rất nguy

hiểm cho các mạch phía sau. Để khắc phụ nhược điểm trên người ta sử dụng mạch

Schmitt Trigger.

b. Mạch Schmitt Trigger

Mạch Schmitt Trigger là mạch so sánh có phản hồi như hình sau

Page 246: DIEN TU SO

246

Lúc này do vin so sánh với tín hiệu ngõ vào v+ là điện thế trên mạch phân áp R4-R2,

nên theo sự biến thiên giữa hai mức điện áp của vout, mạch Schmitt Trigger cũng

có hai ngưỡng so sánh là VH và VL.

Qua hình trên ta nhận thấy, mạch Schmitt Trigger là mạch so sánh vin theo hai

ngưỡng VH và VL. Khi điện áp vin vượt qua VH thì giá trị của vout là 0V và khi vin thấp

hơn VL thì vout sẽ ở +Vcc (nghĩa là có sự đảo pha). Để minh hoạ trực quan cho dạng

mạch này người ta thường sử dụng ký hiệu

Mạch Schmitt Trigger còn có một dạng ký hiệu khác ngược chiều với ký hiệu trên

khi ta thay đổi cực tính ngõ vào vin, lúc này vin và vout sẽ đồng pha.

BÀI 3: PHẢN HỒI VÀ ỔN ĐỊNH CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

1. Phản hồi

Như đã trình bày trong phần nguyên lý làm việc, khi dùng mạch khuếch đại vòng

hở chỉ cần trôi nhiệt, nguồn cung cấp không ổn định, hay nhiễu biên độ điện áp

ngõ vào rất bé cũng đủ đưa ngõ ra ở trạng thái bão hoà. Minh họa qua mạch điện

sau

Page 247: DIEN TU SO

247

Với ±Vcc=±15 VDC, chì cần V+−V- khoảng 1 miliVolt cũng đủ đưa Vo ở bão hoà

(vùng làm việc phi tuyến). Điều này dẫn đến mạch khuếch đại sai dạng: bất ổn. Để

giảm thiểu sự bất ổn này người ta thực hiện phản hồi.

Thông thường, OP-AMP sử dụng phản hồi theo 2 dạng:

§ - Phản hồi dương§ - Phản hồi âm

• Thoạt nhìn có vẻ phản hồi dương là tốt (làm tăng độ lợi), nhưng thật ra

phản hồi âm mới thật sự làm hệ thống ổn định.

Ví dụ, ngay sau khi dùng xong một món có nhiều đường làm cho nồng độ đường

trong máu sẽ tăng lên. Để xử lý hiện tượng này người ta tiêm vào máu một liều

INSULIN kích thích sự tích tụ đường trong máu làm nồng độ đường trong máu giảm

xuống. Hiện tượng này gọi là phản hồi âmphản hồi âm?

Như vậy nhờ vào phản hồi âm ta có thể lựa chọn được hệ số khuếch đại của mạch

thông qua việc hiệu chỉnh các giá trị điện trở xung quanh Op-Amps. Tuỳ vào tính

chất mạch, người ta sẽ chỉnh định lại các thông số của các linh kiện để đưa Op-

Page 248: DIEN TU SO

248

Amps vào vùng làm việc tương ứng. Điều này tương tự như khi phân cực

transistor.

2. Bổ chính điện áp lệch

a. Điện áp lệch không

Trong Op-Amps lý tưởng khi ΔVin=0 thì Vout=0. Nhưng với Op-Amps thực tế thì

không được như vậy. Do các linh kiện bện trong mạch không hoàn toàn đối xứng,

ảnh hưởng lớn nhất trong op-amps đó là mạch khuếch đại vi sai ở ngõ vào nên lúc

này ngõ ra vẫn xuất hiện một điện áp khác 0, gọi là điện áp lệch không ngõ ra

Voffset (output offset voltage).

b. Bổ chính điện áp lệch không

Để điều chỉnh lại điện áp ngõ ra giống như Op-Amps lý tưởng, người ta đặt một

điện áp nhỏ giữa hai ngõ vào sao cho khi ΔVin=0 thì Vout=0.

Đối với một số vi mạch có sẵn chân hai chân đưa ra để hiệu chỉnh (thường là Null

hay Offset) cho phép mắc thêm vào một biến trở để hiệu chỉnh điện áp lệch ngõ

vào. Minh hoạ trên hình sau

Page 249: DIEN TU SO

249

Với các vi mạch không có hai chân trên, ta có thể mắc thêm mạch chỉnh bên ngoài

như hình

R1 phải lớn hơn nhiều lần so với R2 nhằm tránh sự phân dòng qua R1.

3. Bổ chính dòng lệch

a. Dòng phân cực ngõ vào và dòng lệch không

Trong Op-Amps lý tưởng, do tổng trở ngõ vào vô cùng lớn do đó dòng phân cực

ngõ vào bằng 0. Nhưng với Op-Amps thực tế thì không được như vậy, dòng điện

ngõ vào vẫn tồn tại khá nhỏ (hàng trăm nA). Mặt khác do các linh kiện bện trong

mạch không hoàn toàn đối xứng nên giá trị hai dòng này cũng không bằng nhau

và lượng chênh lệch giữa chúng được gọi là dòng chênh lệch ngõ vào (input offset

current). Minh hoạ qua hình sau

Page 250: DIEN TU SO

250

Hình a Hình b

Hình a trình bày áp lệch ngõ ra do Iib- gây ra và hình b đưa thêm dòng Iib

+ nhằm bù

lại áp lệch 0 do Iib- gây ra.

b. Biện pháp bổ chính

Khi lắp vào đầu vào không đảo một điện trở R, dòng phân cực Iib+ tạo ra một sụt áp

là VR=R.Iib+ . Chọn R sao cho điện áp này bù được áp lệch ngõ ra do Iib

- gây ra. Tính

toán theo điều kiện Iib- = Iib

+, ta được:

R = RF // Rin

4. Bổ chính common Mode

Với op-amps lý tưởng điện áp common mode (Vcm) bằng không do mạch chỉ khuếch

đại sự sai lệch giữa hai tín hiệu ngõ vào. Nhưng op-amps thực tế thì không như

vậy, ta có thể kiểm tra điện áp common mode qua mạch điện sau

Với nguồn Vin có biên độ 1VAC, thay đổi tần số nguồn theo tần số làm việc của

mạch khuếch đại. Do hệ số nén tín hiệu kiểu chung (CMRR) ổn định ở 80 đến 100

Page 251: DIEN TU SO

251

dB, nên với biên độ tín hiệu ngõ ra (chính là Vcm) < 10μV là đạt. Với Op-Amps

thực tế điện áp này luôn hiện hữu và không phải là hằng khi tần số làm việc thay

đổi trong khoảng rộng. Để giảm thiểu giá trị Vcm có thể thực hiện theo nhiều

cách, cách đơn giản thực hiện như hình sau

Giá trị của RCM1 và RCM2 phải đủ lớn để không ánh hưởng bởi tổng trở vào của

Op-Amps. Với một số op-amps chuyên dụng, người ta trang bị thêm các mạch triệt

giảm common mode ngay bên trong vi mạch, ví dụ với vi mạch LH0026 có thể mắc

thêm mạch triệt giảm common mode như sau

Ở đây nguồn vCM được chọn có biên độ là 1V và tần số nằm trong vùng tần số làm

việc của mạch khuếch đại, sau khi cấp nguổn chỉnh lại giá trị của R3 sao cho vout =

0V là được.

Ngoài ra còn có một số phương thức triệt giảm common mode khác triệt bỏ điện

áp này ngay từ nguồn tín hiệu vào minh hoạ qua hình

Page 252: DIEN TU SO

252

Sử dụng hai cuộn dây cảm ứng cùng thông số và mắc hỗ cảm với nhau như hình c.

Dòng tín hiệu (không đồng pha) có thể qua dễ dàng (do XL=L.ω rất nhỏ) minh hoạ

trên hình a, nhưng khi tín hiệu C.M đi qua sẽ bị dòng cảm ứng của chính nó trừ

khử hình b.

Cách lắp cuộn dây triệt giảm C.M và đặc tuyến triệt giảm như hình sau

Các dạng cuộn dây C.M được chế tạo để triệt giảm C.M hiện có trên thị trường

Page 253: DIEN TU SO

253

5. Bổ chính tần số

a. Đặc tính biên độ - tần số

Trong thực tế, khi khuếch đại tín hiệu xoay chiều độ lợi A sẽ tỉ lệ nghịch với tần số

tín hiệu cần khuếch đại, minh họa các đặc tuyến biên tần của các op-amps 741,

748, 739 khi khuếch đại vòng hở như hình sau

Điều này có nghĩa op-amps không khuếch đại được khi tần số nguồn tín hiệu ở ngõ

vào quá cao. Điều này có thể lý giải dễ dàng do điện dung ký sinh của các

transistor và các điện trở trong mạch tạo thành các mạch lọc thông thấp, minh

hoạ qua hình

Page 254: DIEN TU SO

254

Ở đây xét một op-amps lý tưởng có ngõ vào là một mạch khuếch đại vi sai (KĐVS)

có hệ số khuếch đại A=A0 (hệ số khuếch đại vòng hở); Các khâu +1 và mạch RC

đặc trưng cho điện trở và điện dung tạp tán của mạch (các khâu +1 đặc trưng cho

khâu ghép điện không phụ thuộc vào tần số và có hệ số truyền đạt bằng 1). Từ

đây có thể tính được hệ số khuếch đại:

Với fα1 , fα2 , fα3 là tần số tới hạn của 3 khâu lọc thông thấp.

Từ công thức này có thể thấy khi tần số tăng thì góc lệch pha giữa ngõ ra và ngõ

vào sẽ tăng theo, khi góc lệch pha này đạt đến 180 độ thì có thể xảy ra hiện tượng

dao động (nếu thoả thêm điều kiện về biên độ). Như vậy mạch khuếch đại sử dụng

op-amps sẽ dạo động khi tần số nguồn tín hiệu vào đạt đến một giá trị tần số nào

đó mạch bất ổn.

b. Các biện pháp bù đặc tuyến tần số (bù pha)

Độ dự trữ về biên độ và pha càng lớn thì hệ thống càng ổn định. Nhưng do hai

thông số này liên quan chặc chẽ với nhau nên trong thực tế chỉ cần xét một trong

hai tham số là đủ. Thông thường người ta sử dụng hệ số dự trữ về pha.

Page 255: DIEN TU SO

255

Với bộ khuếch đại có mạch hồi tiếp âm không phụ thuộc tần số nghĩa là mạch hồi

tiếp không gây ra một góc lệch pha nào, thì độ dự trữ chỉ cần 45 độ là đủ. Nhưng

khi mạch hồi tiếp không phải là thuần trở, nghĩa là có làm lệch pha thì yêu cầu dự

trữ về pha phải lớn hơn (thậm chí có khi người ta chọn đến 90 độ).

Về nguyên tắc, bù tần số hay còn gọi là bù pha thực chất là làm thay đổi đặc tính

tần số của hệ số khuếch đại vòng kín sao cho |Av|=|A0.Afeedback|<1 trước khi góc lệch

pha φ = −180 độ. Để thực hiện được điều này, có thể thay đổi A0 gọi là bù trong hay

Afeedback gọi là bù ngoài còn thay đổi cả A0 và Afeedback gọi là bù hổn hợp. Thông

thường người ta cho bù trong vì khi thay đổi A0 sẽ ít ảnh hưởng đến hàm truyền

chung của mạch khuếch đại có hồi tiếp.

Các mạch bù có thể mắc ở ngõ ra, ngõ vào hay giữa các tầng khuếch đại op-amps

như hình

Tuỳ vào đặc tuyến truyền đạt của các mạch bù người ta tạo ra nhiều dạng mạch

bù khác nhau, các mạch bù có tính chất chung là làm giảm độ dốc của đặc tính

biên độ theo tần số của hệ số khuếch đại xung quanh tần số cắt fc, nghĩa là giảm

góc lệch pha tại thời điểm có khả năng xảy ra dao động (|A0.Afeedback|=1). Cụ thể các

dạng mạch bù là

BÀI 4: CÁC MẠCH CƠ BẢN

Page 256: DIEN TU SO

256

Do giáo trình chỉ đặt nặng phần ứng dụng, do đó ở đây chỉ trình bày nguyên lý làm việc và công thức quan hệ giữa ngõ ra với ngõ vào.

1. Mạch khuếch đại đảo

Tín hiệu ngõ ra đảo pha so với tín hiệu ngõ vào

2. Mạch khuếch đại không đảo

Tín hiệu ngõ ra cùng pha so với tín hiệu ngõ vào

3. Mạch theo điện áp

Mạch này không khuếch đại điện áp, chỉ khuếch đại dòng

Page 257: DIEN TU SO

257

4. Mạch cộng đảo

Tín hiệu ngõ ra là tổng giữa các thành phần ngõ vào nhưng trái dấu.

5. Mạch khuếch đại vi sai (mạch trừ)

Mạch chỉ khuếch đại khi giữa hai tín hiệu ngõ vào có sự sai lệch về điện áp.

6. Mạch tích phân

Tín hiệu ngõ ra là tích phân tín hiệu ngõ vào.

Page 258: DIEN TU SO

258

7. Mạch vi phân

Tín hiệu ngõ ra là vi phân tín hiệu ngõ vào

8. Mạch tạo hàm mũ

9. Mạch tạo hàm logarith

Page 259: DIEN TU SO

259

BÀI 5: PHÂN TÍCH SỬ DỤNG OP-AMPS

1. Phương pháp phân tích

Phân tích và thiết kế là hai quá trình thuận nghịch, khi nắm vững phương pháp

phân tích sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình thiết kế. Để phân tích một mạch điện

sử dụng Op-Amps lý tưởng, đầu tiên thay thế Op-Amps lý tưởng bởi sơ đồ tương

đương

Sau đó tuần tự thực hiện ba bước sau:

- Viết phương trình Kirchhoff cho đầu vào V+.

- Viết phương trình Kirchhoff cho đầu vào V-.

- Cho V+=V-, ta tìm được mối quan hệ giữa Vin và Vo.

2. Các bài toán điển hình

a. Bài toán 1: Phân tích mạch điện sau

Page 260: DIEN TU SO

260

- Viết phương trình Kirchhoff cho đầu vào V+.

v+=0

- Viết phương trình Kirchhoff cho đầu vào V-.

0

in

in

F

out

R

vv

R

vv

- Cho v+=v- ® v+=v-= 0, ta tìm được mối quan hệ giữa vin và vout: vout = −RF/Rin .vin

b. Bài toán 2: Phân tích mạch điện sau

- Viết phương trình Kirchhoff cho đầu vào V+.

v+=0

- Viết phương trình Kirchhoff cho đầu vào V-.

- Cho v+=v- ® v+=v-= 0, ta tìm được mối quan hệ giữa Vin và Vout.

Page 261: DIEN TU SO

261

BÀI 6: CÁC MẠCH ỨNG DỤNG

Phạm vi ứng dụng của Op-Amps rất phong phú, ở đây chỉ nêu một số ứng dụng

mang tính minh hoạ nguyên lý làm việc của Op-Amps.

1. Mạch so sánh cửa sổ

Đây là mạch điện ứng dụng trong việc cảnh báo quá nhiệt hay thiếu nhiệt

của môi trường cần theo dõi. Mạch làm việc theo nguyên lý so sánh cửa sổ, một

nguyên lý rất thông dụng trong các thiết bị công nghiệp. Minh hoạ qua hình.

Khi muốn khống chế nhiệt độ lò ở 40oC, người ta tiến hành như sau: từ nhiệt

độ môi trường đang là 27oC, bắt đầu cấp nhiệt cho lò (điểm A). Nhiệt độ lò tăng

dần vượt qua 36oC (điểm B), rồi qua 40oC mạch vẫn tiếp tục cấp nhiệt cho đến khi

nhiệt độ của lò đến 44oC (điểm C), lò mới cắt điện trở gia nhiệt. Nhiệt độ lò bắt

đầu giảm dần từ 44oC (điểm D). Giảm qua 40oC vẫn tiếp tục giảm. Cho đến 36oC

(điểm E) thì lại tiếp tục cấp nhiệt cho lò (điểm B) nhiệt độ lò tăng dần lên.

Sơ đồ nguyên lý mạch báo nhiệt

Rõ ràng để giữ nhiệt độ lò nằm trong khoảng 40oC, người ta cấp nhiệt cho lò

theo chu trình B, C, D, E rồi trở lại B: hình dạng như một cửa sổ nên có tên là mạch

Page 262: DIEN TU SO

262

so sánh cửa sổ (window comparator). Nguyên lý so sánh này được ứng dụng rất

rộng rãi trong công nghiệp, dân dụng, quân sự, y tế... Tóm tắt nguyên lý làm việc

như sau:

Điện trở nhiệt PTR phối hợp với R1 và R2 tạo ra Vs là một hàm biến thiên theo nhiệt

độ môi trường đặt PTR. Cụ thể có thể tính Vs:

Rõ ràng Vs = f(To) là một hàm của nhiệt độ. Do đó, đo Vs chính là đo nhiệt

độ. Cụ thể các giá trị điện trở trong mạch được cân chỉnh để 2 OP-AMPS làm việc

như sau :

* Khi thiếu nhiệt:

Lúc này VS < VA < VB, đầu vào v+ của op-amps II nhỏ hơn đầu vào v- nên ngõ

ra op-amps II xuống thấp, LED 2 sáng. Trong khi đó đầu vào v+ của op-amps I lớn

hơn đầu vào v- nên ngõ ra op-amps I lên cao, LED 1 tắt.

* Khi đủ nhiệt:

Lúc này VA < VS < VB, đầu vào v+ của op-amps II lớn hơn đầu vào v- nên ngõ

ra op-amps II lên cao, LED 2 tắt. Trong khi đó đầu vào v+ của op-amps I lớn hơn

đầu vào v- nên ngõ ra op-amps I lên cao, LED 1 tắt.

* Khi quá nhiệt:

Lúc này VA < VB < VS, đầu vào v+ của op-amps II lớn hơn đầu vào v- nên ngõ

ra op-amps II lên cao, LED 2 tắt. Trong khi đó đầu vào v+ của op-amps I nhỏ hơn

đầu vào v- nên ngõ ra op-amps I xuống thấp, LED 1 sáng.

Rõ ràng chỉ cần nhìn vào độ sáng tối của 2 LED, ta có thể nhận biết được

nhiệt độ của môi trường cần cảnh báo nhiệt độ. Để mạch cảnh báo hiệu quả hơn có

thể thêm vào một mạch dao động, mạch này giúp khi có sự cố các LED sẽ không

sáng liên tục mà nhấp nháy.

2. Mạch chỉnh lưu chính xác

Trong thực tế, đôi lúc người ta cần mạch chỉnh lưu có điện áp ngõ ra như hình vẽ

trong điều kiện lý tưởng, nhưng trên thực tế dù diode được phân cực thuận và dẫn

dòng thì vẫn có một sụt áp đáng kể trên diode (chỉnh lưu cầu sụt áp này là 2VD).

Điều này dẫn đến sự méo dạng điện áp ngõ ra như hình vẽ.

Page 263: DIEN TU SO

263

Để khắc phục nhược điểm này, người ta sử dụng mạch chỉnh lưu chính xác sử dụng

Op-Amps như hình vẽ

Do dòng điện hai ngõ vào của Op-Amps bằng không nên trong chu kỳ phân cực

thuận của diode (chu kỳ chỉnh lưu) Vin=Vout, vì vậy sóng dạng điện áp ngõ ra bộ

chỉnh lưu như sóng dạng bộ chỉnh lưu lý tưởng.

3. Mạch lọc

Mạch lọc thụ động có ưu điểm là rất đơn giản, tuy nhiên hệ số truyền đạt nhỏ do

bị tổn hao trên RC, phụ thuộc nhiều vào tải, khó phối hợp tổng trở với các mạch

ghép. Muốn hạn chế độ suy giảm thì phải lắp nhiều mắt lọc liên tiếp, lúc này tần

số cắt của bộ lọc sẽ khác với các tần số cắt của các mắt lọc. Cách khắc phục nhược

điểm trên đó là sử dụng các mạch lọc tích cực. Cụ thể là đưa mắt lọc RC vào đường

Page 264: DIEN TU SO

264

hồi tiếp của Op-Amps để tăng hệ số truyền đạt, tăng hệ số phẩm chất, đồng thời

làm giảm ảnh hưởng của tải bằng cách dùng tầng đệm để phối hợp trở kháng.

Cũng như mạch lọc thụ động, có thể phân mạch lọc tích cực theo tần số làm việc

như: mạch lọc thông thấp, mạch lọc thông cao, mạch lọc dãy. Ở đây giới thiệu một

mạch lọc tích cực lọc thông thấp: mạch lọc mà tần số thấp được truyền qua

nguyên vẹn, cò tần số cao bị suy giảm và chậm pha với tín hiệu vào.

Có thể dùng công thức để tính toán và thành lập biểu đồ Bode về biên - tần của

mạch lọc trên như hình

Các nhận xét về mạch lọc thống thấp:

- Tại tần số cắt fc có độ lệch pha là -45o; biên độ điện áp ra giảm gần 3 dB.

- Tại tần số thấp f << fc: biên độ |A| = 1 ≈ 0dB

- Tại tần số cao f >> fc: biên độ |A| = 1/ωRC, hệ số khuếch đại tỉ lệ nghịch với tần

số theo quan hệ: tần số tăng 10 lần thì hệ số khuếch đại giảm 10 lần tức là giảm

20dB/decade hay 6dB/octave.

4. Nguồn dòng công suất lớn

Trong thực tế đôi khi nguồn dòng cung cấp năng lượng ra tải sẽ tốt hơn nguồn áp

ví dụ như khi nạp bình ắc qui, nếu sử dụng nguồn dòng bình sẽ lâu hư hơn nhiều

lần so với nạp bằng nguồn áp; đặc biệt khi nguồn áp cung cấp thường xuyên có

Page 265: DIEN TU SO

265

giá trị bất ổn định (như lấy điện từ năng lượng mặt trời, sức gió ...). Những lúc như

vậy ta có thể sử dụng nguồn dòng trình bày trên hình sau:

Có thể tăng thêm dòng cho mạch điện trên khi thay Q2 bằng các transistor

darlington (transistor được lắp ghép sẵn dạng darlington bên trong linh kiện).

Nhưng lúc này R1 cũng phải giảm theo một cách tương ứng.

5. Nguồn ổn áp

Hiện nay, ổn áp DC sử dụng vi mạch chuyên dụng đã đạt đến độ ổn định rất cao,

tuy nhiên muốn chế tạo một bộ ổn áp sử dụng Op-Amps có độ ổn định tương đối

tốt cũng không phải là điều khó! Có thể thực hiện theo mạch sau:

Page 266: DIEN TU SO

266

Khi chỉnh định tỉ số giữa R2 và R3 thay đổi hệ số khuếch đại vòng kín của mạch sẽ

làm thay đổi được điện áp ngõ ra ở mức ổn định mới. Với dòng tải tối đa là 1A

trong khi điện áp ngõ vào biến thiên trong một dãy điện áp rộng, bộ nguồn này

chắc chắn sử dụng được khá nhiều việc trong lĩnh vực điện tử vi mạch.

Chương 6 CÁC BỘ CHUYỂN ĐỔI ADC/DAC

Trong tự nhiên đa phần các nguồn tín hiệu thường là dạng tương tự (Analog) để hệ thống số có thể xử lý được các tín hiệu này cần thiết phải chuyển đổi chúng sang tín hiệu số (ADC). Sau khi tính toán, xử lý xong cần thiết phải chuyển đổi các tín hiệu này từ tín hiệu số về lại tương tự (DAC). Chương 5 sẽ giới thiệu các kỹ thuật chuyển đổi này cùng với các chip thông dụng hiện có trên thị trường. Nội dung chương 5 gồm:

BÀI 1.1: BỘ CHUYỂN ĐỔI SỐ - TƯƠNG TỰ-DAC

Trang 1

Trong kỹ thuật số, ta thấy đại lượng số có giá trị xác định là một trong hai khả

năng là 0 hoặc 1, cao hay thấp, đúng hoặc sai, vv… Trong thực tế chúng ta thấy

rằng một đại lượng số (chẳng hạn mức điện thế) thực ra có thể có một giá trị bất

kỳ nằm trong khoảng xác định và ta định rõ các giá trị trong phạm vi xác định sẽ

có chung giá trị dạng số.

Ví dụ: Với logic TTL ta có: Từ 0V đến 0,8V là mức logic 0, từ 2V đến 5V là mức logic

1

Như vậy thì bất kỳ mức điện thế nào nằm trong khoảng 0 – 0,8V đều mang giá trị

số là logic 0, còn mọi điện thế nằm trong khoảng 2 – 5V đều được gán giá trị số là

1.

Ngược lại trong kỹ thuật tương tự, đại lượng tương tự có thể lấy giá trị bất kỳ

trong một khoảng giá trị liên tục. Và điều quan trọng hơn nữa là giá trị chính xác

của đại lượng tương tự là là yếu tố quan trọng.

Hầu hết trong tự nhiên đều là các đại lượng tương tự như nhiệt độ, áp suất, cường

độ ánh sáng, … Do đó muốn xử lý trong một hệ thống kỹ thuật số, ta phải chuyển

đổi sang dạng đại lượng số mới có thể xử lý và điều khiển các hệ thống được. Và

ngược lại có những hệ thống tương tự cần được điều khiển chúng ta cũng phải

chuyển đổi từ số sang tương tự. Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về quá trình

chuyển đổi từ số sang tương tự -DAC (Digital to Analog Converter).

Page 267: DIEN TU SO

267

Chuyển đổi số sang tương tự là tiến trình lấy một giá trị được biểu diễn dưới dạng

mã số ( digital code ) và chuyển đổi nó thành mức điện thế hoặc dòng điện tỉ lệ với

giá trị số. Hình 5.1 minh họa sơ đồ khối của một bộ chuyển đổi DAC.

1.1 ÐỘ PHÂN GIẢI

Độ phân giải (resolution) của bộ biến đổi DAC được định nghĩa là thay đổi nhỏ nhất có thể xảy ra ở đầu ra

tương tự bởi kết qua của một thay đổi ở đầu vào số.

Độ phân giải của DAC phụ thuộc vào số bit, do đó các nhà chế tạo thường ấn định độ phân giải của DAC ở

dạng số bit. DAC 10 bit có độ phân giải tinh hơn DAC 8 bit. DAC có càng nhiều bit thì độ phân giải càng tinh

hơn.

Độ phân giải luôn bằng trọng số của LSB. Còn gọi là kích thước bậc thang (step size), vì đó là khoảng thay

đổi của Vout khi giá trị của đầu vào số thay đổi từ bước này sang bước khác.

Page 268: DIEN TU SO

268

Dạng sóng bậc thang (hình 5.2) có 16 mức với 16 thạng thái đầu vào nhưng chỉ có 15 bậc giữa mức 0 và mức

cực đại. Với DAC có N bit thì tổng số mức khác nhau sẽ là 2N, và tổng số bậc sẽ là 2N – 1.

Do đó độ phân giải bằng với hệ số tỷ lệ trong mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của DAC.

Đầu ra tương tự = K x đầu vào số

Với K là mức điện thế (hoặc cường độ dòng điện) ở mỗi bậc.

Như vậy ta có công thức tính độ phân giải như sau:

Với là đầu ra cực đại ( đầy thang )

N là số bit

Nếu tính theo phần trăm ta có công thức như sau:

Ví dụ như hình 5.1 ta có

Ví dụ 1: Một ADC 10 bit có kích thước bậc thang = 10mV. Hãy xác định điện thế đầu ra cực đại ( đầy thang )

và tỷ lệ % độ phân giải.

Page 269: DIEN TU SO

269

Giải:

DAC có 10 bit nên ta có

Số bậc là 210 – 1 = 1023 bậc

Với mỗi bậc là 10mV nên đầu ra cực đại sẽ là 10mVx1023 = 10.23V

Từ ví dụ trên cho thấy tỷ lệ phần trăm độ phân giải giảm đi khi số bit đầu vào tăng lên. Do đó ta còn tính

được % độ phân giải theo công thức:

Với mã đầu vào nhị phân N bit ta có tổng số bậc là 2N – 1 bậc.

1.2 ĐỘ CHÍNH XÁC

Có nhiều cách đánh giá độ chính xác. Hai cách thông dụng nhất là sai số toàn thang (full scale error) và sai số

tuyến tính (linearity error) thường được biểu biễn ở dạng phần trăm đầu ra cực đại (đầy thang) của bộ

chuyển đổi.

Sai số toàn thang là khoảng lệch tối đa ở đầu ra DAC so với giá trị dự kiến (lý tưởng), được biểu diễn ở dạng

phần trăm.

Sai số tuyến tính là khoảng lệch tối đa ở kích thước bậc thang so với kích thước bậc thang lý tưởng.

Điều quan trọng của một DAC là độ chính xác và độ phân giải phải tương thích với nhau.

1.3 SAI SỐ LỆCH

Theo lý tưởng thì đầu ra của DAC sẽ là 0V khi tất cả đầu vào nhị phân toàn là bit 0. Tuy nhiên trên thực tế

thì mức điện thế ra cho trường hợp này sẽ rất nhỏ, gọi là sai số lệch ( offset error). Sai số này nếu không điều

chỉnh thì sẽ được cộng vào đầu ra DAC dự kiến trong tất cả các trường hợp.

Nhiều DAC có tính năng điều chỉnh sai số lệch ở bên ngoài, sẽ cho phép chúng ta

triệt tiêu độ lệch này bằng cách áp mọi bit 0 ở đầu vào DAC và theo dõi đầu ra. Khi

đó ta điều chỉnh chiết áp điều chỉnh độ lệch cho đến khi nào đầu ra bằng 0V.

1.4 THỜI GIAN ỔN ĐỊNH

Thời gian ổn định (settling time) là thời gian cần thiết để đầu ra DAC đi từ zero đến bậc thang cao nhất khi

đầu vào nhị phân biến thiên từ chuỗi bit toàn 0 đến chuổi bit toàn là 1. Thực tế thời gian ổn định là thời gian

để đầu vào DAC ổn định trong phạm vi ±1/2 kích thước bậc thang (độ phân giải) của giá trị cuối cùng.

Ví dụ: Một DAC có độ phân giải 10mV thì thời gian ổn định được đo là thời gian đầu ra cần có để ổn định

trong phạm vi 5mV của giá trị đầy thang.

Page 270: DIEN TU SO

270

Thời gian ổn định có giá trị biến thiên trong khoảng 50ns đến 10ns. DAC với đầu ra dòng có thời gian ổn định

ngắn hơn thời gian ổn định của DAC có đầu ra điện thế.

1.5 TRẠNG THÁI ĐƠN ĐIỆU

DAC có tính chất đơn điệu ( monotonic) nếu đầu ra của nó tăng khi đầu vào nhị phân tăng dần từ giá trị này

lên giá trị kế tiếp. Nói cách khác là đầu ra bậc thang sẽ không có bậc đi xuống khi đầu vào nhị phân tăng dần

từ zero đến đầy thang.

Tỉ số phụ thuộc dòng:

DAC chất lượng cao yêu cầu sự ảnh hưởng của biến thiên điện áp nguồn đối với điện áp đầu ra vô cùng nhỏ.

Tỉ số phụ thuộc nguồn là tỉ số biến thiên mức điện áp đầu ra với biến thiên điện áp nguồn gây ra nó.

Ngoài các thông số trên chúng ta cần phải quan tâm đên các thông số khác của một DAC khi sử dụng như:

các mức logic cao, thấp, điện trở, điện dung, của đầu vào; dải rộng, điện trở, điện dung của đầu ra; hệ số

nhiệt, …

2.1 DAC dùng điện trở có trọng số nhị phân và bộ khuếch đại cộng.

Hình 5.3 là sơ đồ mạch của một mạch DAC 4 bit dùng điện trở và bộ khuếch đại

đảo. Bốn đầu vào A, B, C, D có giá trị giả định lần lượt là 0V và 5V.

Bộ khuếch đại thuật toán (Operational Amplifier – Op Amp) được dùng làm bộ cộng

đảo cho tổng trọng số của bốn mức điện thế vào. Ta thấy các điện trở đầu vào

giảm dần 1/2 lần điện trở trước nó. Nghĩa là đầu vào D (MSB) có RIN = 1k, vì vậy bộ

khuếch đại cộng chuyển ngay mức điện thế tại D đi mà không làm suy giảm (vì Rf

= 1k). Đầu vào C có R = 2k, suy giảm đi 1/2, tương tự đầu vào B suy giảm 1/4 và

đầu vào A giảm 1/8. Do đó đầu ra bộ khuếch đại được tính bởi biểu thức:

Page 271: DIEN TU SO

271

dấu âm (-) biểu thị bộ khuếch đại cộng ở đây là khuếch đại cộng đảo. Dấu âm này

chúng ta không cần quan tâm.

Như vậy ngõ ra của bộ khuếch đại cộng là mức điện thế tương tự, biểu thị tổng

trọng số của các đầu vào. Dựa vào biểu thức (4) ta tính được các mức điện áp ra

tương ứng với các tổ hợp của các ngõ vào (bảng 5.1).

Bảng 5.1 Đầu ra ứng với điều kiện các đầu vào thích hợp ở 0V hoặc 5V.

Độ phân giải của mạch DAC hình 5.2 bằng với trọng số của LSB, nghĩa là bằng x 5V

= 0.625V. Nhìn vào bảng 5.1 ta thấy đầu ra tương tự tăng 0.625V khi số nhị phân

ở đầu vào tăng lên một bậc.

Ví dụ 2:

a. Xác định trọng số của mỗi bit đầu vào ở hình 5.2

b. Thay đổi Rf thành 500W.Xác định đầu ra cực đại đầy thang.

Giải:

a. MSB chuyển đi với mức khuếch đại = 1 nên trọng số của nó ở đầu ra là 5V.

Tương tự như vậy ta tính được các trọng số của các bit đầu vào như sau:

Page 272: DIEN TU SO

272

MSB # 5V

MSB thứ 2 # 2.5V (giảm đi 1/2)

MSB thứ 3 # 1.25V (giảm đi 1/4)

MSB thứ 4 (LSB) # 0.625V (giảm đi 1/8)

b. Nếu Rf = 500W giảm theo thừa số 2, nên mỗi trọng số đầu vào sẽ nhỏ hơn 2

lần so với giá trị tính ở trên. Do đó đầu ra cực đại ( đầy thang) sẽ giảm theo

cùng thừa số, còn lại: -9.375/2 = -4.6875V

2.2 DAC R/2R ladder

Mạch DAC ta vừa khảo sát sử dụng điện trở có trọng số nhị phân tạo trọng số thích hợp cho từng bit vào.

Tuy nhiên có nhiều hạn chế trong thực tế. Hạn chế lớn nhất đó là khoảng cách chênh lệch đáng kể ở giá trị

điện trở giữa LSB và MSB, nhất là trong các DAC có độ phân giải cao (nhiều bit). Ví dụ nếu điện trở MSB =

1k trong DAC 12 bit, thì điện trở LSB sẽ có giá trị trên 2M. Điều này rất khó cho việc chế tạo các IC có độ

biến thiên rộng về điện trở để có thể duy trì tỷ lệ chính xác.

Để khắc phục được nhược điểm này, người ta đã tìm ra một mạch DAC đáp ứng

được yêu cầu đó là mạch DAC mạng R/2R ladder. Các điện trở trong mạch này chỉ

biến thiên trong khoảng từ 2 đến 1. Hình 5.4 là một mạch DAC R/2R ladder cơ bản.

Từ hình 5.4 ta thấy được cách sắp xếp các điện trở chỉ có hai giá trị được sử dụng

là R và 2R. Dòng IOUT phụ thuộc vào vị trí của 4 chuyển mạch, đầu vào nhị phân

B0B1B2B3 chi phối trạng thái của các chuyển mạch này. Dòng ra IOUT được phép chạy

Page 273: DIEN TU SO

273

qua bộ biến đổi dòng thành điện (Op-Amp) để biến dòng thành điện thế ra VOUT.

Điện thế ngõ ra VOUT được tính theo công thức:

Với B là giá trị đầu vào nhị phân, biến thiên từ 0000 (0) đến 1111(15)

Ví dụ 3: Giả sử VREF = 5V của DAC ở hình 5.4. Tính độ phân giải và đầu ra cực đại của DAC này?

Giải

Độ phân giải bằng với trọng số của LSB, ta xác định trọng số LSB bằng cách gán B

= 00012 = 1. Theo công thức (5), ta có:

Đầu ra cực đại xác định được khi B = 11112 = 1510. Áp dụng công thức (5) ta có:

2.3 DAC với đầu ra dòng

Trong các thiết bị kỹ thuật số đôi lúc cũng đòi hỏi quá trình điều khiển bằng dòng điện. Do đó người ta đã tạo

ra các DAC với ngõ ra dòng để đáp ứng yêu cầu đó. Hình 5.5 là một DAC với ngõ ra dòng tương tự tỷ lệ với

đầu vào nhị phân. Mạch DAC này 4 bit, có 4 đường dẫn dòng song song mỗi đường có một chuyển mạch điều

khiển. Trạng thái của mỗi chuyển mạch bị chi phối bởi mức logic đầu vào nhị phân.

Page 274: DIEN TU SO

274

Dòng chảy qua mỗi đường là do mức điện thế quy chiếu VREF và giá trị điện trở trong đường dẫn quyết định.

Giá trị điện trở có trọng số theo cơ số 2, nên cường độ dòng điện cũng có trọng số theo hệ số 2 và tổng cường

độ dòng điện ra IOUT sẽ là tổng các dòng của các nhánh.

DAC với đầu dòng ra có thể chuyển thành DAC có đầu ra điện thế bằng cách dùng

bộ khuếch đại thuật toán (Op-Amp) như hình 5.6.

Page 275: DIEN TU SO

275

Ở hình trên IOUT ra từ DAC phải nối đến đầu vào “ – ” của bộ khuếch đại thuật toán. Hồi tiếp âm của bộ

khuếch đại thuật toán buộc dòng IOUT phải chạy qua RF và tạo điện áp ngõ ra VOUT và được tính theo công

thức:

Do đó VOUT sẽ là mức điện thế tương tự, tỷ lệ với đầu vào nhị phân của DAC.

2.4 DAC điện trở hình T

Hình 5.7 là sơ đồ DAC điện trở hình T 4 bit. Trong sơ đồ có hai loại điện trở là R và

2R được mắc thành 4 cực hình T nối dây chuyền. Các S3, S2, S1, S0 là các chuyển

mạch điện tử. Mạch DAC này dùng bộ khuếch đại thuật toán (Op-Amp) khuếch đại

đảo. VREF là điện áp chuẩn làm tham khảo. B3, B2, B1, B0 là mã nhị phân 4 bit. Vo là

điện áp tương tự ngõ ra. Ta thấy các chuyển mạch chịu sự điểu khiển của số nhị

phân tương ứng với các công tắc: khi Bi = 1 thì công tắc Si đóng vào VREF, kho Bi =

0 thì Si nối đất.

Nguyên lý làm việc của DAC này cũng đơn giản. Người đọc có thể giải thích được hoạt

động của mạch dựa trên hình vẽ và những kiến thức đã học. Chúng ta chỉ cần cho lần lượt

các bit Bi bằng logic 1 và 0 ta sẽ tính được VOUT sau đó dùng nguyên xếp chồng ta sẽ tính

được điện áp ra:

Page 276: DIEN TU SO

276

Biểu thức (7) chứng tỏ rằng biên độ điện áp tương tự đầu ra tỉ lệ thuận với giá trị tín hiệu

số đầu vào. Chúng ta có thể thấy rằng đối với DAC điện trở hình T N bit thì điện áp tương

tự đầu ra VOUT sẽ là:

Sai Số Chuyển Đổi

Đối với mạch DAC điện trở hình T thì sai số chuyển đổi do các nguyên nhân sau:

K Sai lệch điện áp chuẩn tham chiếu VREF .

Từ công thức (8) ta có thể tính sai số chuyển đổi DA do riêng sai số lệch điện áp chuẩn

tham chiếu VREF gây ra như sau:

Biểu thức trên cho thấy sai số của điện áp tương tự DVOUT tỉ lệ với sai lệch DVREF và tỉ lệ

thuận với giá trị tín hiệu số đầu vào.

K Sự trôi điểm 0 của khuếch đại thuật toán.

Sự trôi điểm 0 của bộ khuếch đại thuật toán ảnh hưởng như nhau đối với mọi giá trị tín

hiệu số được biến đổi. Sai số DVOUT do trôi điểm 0 không phụ thuộc giá trị tín hiệu số.

K Điện áp rơi trên điện trở tiếp xúc của tiếp điểm chuyển mạch.

Các chuyển mạch không phải là lý tưởng, thực tế điện áp rơi khi nối thông của mạch điện

chuyển mạch không thể tuyệt đối bằng 0. Vậy điện áp rơi này đóng vai trò tín hiệu sai số

đưa đến đầu vào mạng điện trở hình T.

K Sai số của điện trở .

Sai số điện trở cũng gây ra sai số phi tuyến. Sai số của các điện trở không như nhau, tác

động gây sai số chuyển đổi DA của những điện trở khác nhau về vị trí là khác nhau.

Tốc độ chuyển đổi:

DAC điện trở hình T công tác song song (các bit tín hiệu số đầu vào được đưa vào song

song) nên có tốc độ chuyển đổi cao. Thời gian cần thiết cho một lần chuyển đổi gồm hai gai

đoạn: thời gian trể truyền đạt của bit tín hiệu vào xa nhất đến bộ khuếch đại thuật toán và

thời gian cần thiết để bộ khuếch đại thuật toán ổn định tín hiệu ra.

Page 277: DIEN TU SO

277

BÀI 1.2: CÁC DẠNG MẠCH DAC

Trang 2

Có nhiều phương pháp và sơ đồ mạch giúp tạo DAC vận hành như đã giới thiệu. Sau đây là một số dạng

mạch DAC cơ bản sẽ giúp chúng ta hiểu rõ và sâu hơn về quá trình chuyển đổi từ số sang tương tự.

2.1 DAC dùng điện trở có trọng số nhị phân và bộ khuếch đại cộng.

Hình 5.3 là sơ đồ mạch của một mạch DAC 4 bit dùng điện trở và bộ khuếch đại đảo. Bốn đầu vào A, B, C, D

có giá trị giả định lần lượt là 0V và 5V.

Bộ khuếch đại thuật toán (Operational Amplifier – Op Amp) được dùng làm bộ cộng

đảo cho tổng trọng số của bốn mức điện thế vào. Ta thấy các điện trở đầu vào

giảm dần 1/2 lần điện trở trước nó. Nghĩa là đầu vào D (MSB) có RIN = 1k, vì vậy bộ

khuếch đại cộng chuyển ngay mức điện thế tại D đi mà không làm suy giảm (vì Rf

= 1k). Đầu vào C có R = 2k, suy giảm đi 1/2, tương tự đầu vào B suy giảm 1/4 và

đầu vào A giảm 1/8. Do đó đầu ra bộ khuếch đại được tính bởi biểu thức:

dấu âm (-) biểu thị bộ khuếch đại cộng ở đây là khuếch đại cộng đảo. Dấu âm này chúng ta

không cần quan tâm.

Page 278: DIEN TU SO

278

Như vậy ngõ ra của bộ khuếch đại cộng là mức điện thế tương tự, biểu thị tổng trọng số

của các đầu vào. Dựa vào biểu thức (4) ta tính được các mức điện áp ra tương ứng với các

tổ hợp của các ngõ vào (bảng 5.1).

Bảng 5.1 Đầu ra ứng với điều kiện các đầu vào thích hợp ở 0V hoặc 5V.

Độ phân giải của mạch DAC hình 5.2 bằng với trọng số của LSB, nghĩa là bằng x 5V

= 0.625V. Nhìn vào bảng 5.1 ta thấy đầu ra tương tự tăng 0.625V khi số nhị phân

ở đầu vào tăng lên một bậc.

Ví dụ 2:

a. Xác định trọng số của mỗi bit đầu vào ở hình 5.2

b. Thay đổi Rf thành 500W.Xác định đầu ra cực đại đầy thang.

Giải:

a. MSB chuyển đi với mức khuếch đại = 1 nên trọng số của nó ở đầu ra là 5V. Tương tự như vậy ta tính

được các trọng số của các bit đầu vào như sau:

MSB # 5V

MSB thứ 2 # 2.5V (giảm đi 1/2)

MSB thứ 3 # 1.25V (giảm đi 1/4)

MSB thứ 4 (LSB) # 0.625V (giảm đi 1/8)

Page 279: DIEN TU SO

279

b. Nếu Rf = 500W giảm theo thừa số 2, nên mỗi trọng số đầu vào sẽ nhỏ hơn 2 lần so với giá trị tính ở

trên. Do đó đầu ra cực đại ( đầy thang) sẽ giảm theo cùng thừa số, còn lại: -9.375/2 = -4.6875V

2.2 DAC R/2R ladder

Mạch DAC ta vừa khảo sát sử dụng điện trở có trọng số nhị phân tạo trọng số thích hợp

cho từng bit vào. Tuy nhiên có nhiều hạn chế trong thực tế. Hạn chế lớn nhất đó là khoảng

cách chênh lệch đáng kể ở giá trị điện trở giữa LSB và MSB, nhất là trong các DAC có độ

phân giải cao (nhiều bit). Ví dụ nếu điện trở MSB = 1k trong DAC 12 bit, thì điện trở LSB

sẽ có giá trị trên 2M. Điều này rất khó cho việc chế tạo các IC có độ biến thiên rộng về điện

trở để có thể duy trì tỷ lệ chính xác.

Để khắc phục được nhược điểm này, người ta đã tìm ra một mạch DAC đáp ứng

được yêu cầu đó là mạch DAC mạng R/2R ladder. Các điện trở trong mạch này chỉ

biến thiên trong khoảng từ 2 đến 1. Hình 5.4 là một mạch DAC R/2R ladder cơ bản.

Từ hình 5.4 ta thấy được cách sắp xếp các điện trở chỉ có hai giá trị được sử dụng

là R và 2R. Dòng IOUT phụ thuộc vào vị trí của 4 chuyển mạch, đầu vào nhị phân

B0B1B2B3 chi phối trạng thái của các chuyển mạch này. Dòng ra IOUT được phép chạy

qua bộ biến đổi dòng thành điện (Op Amp) để biến dòng thành điện thế ra VOUT.

Điện thế ngõ ra VOUT được tính theo công thức:

Page 280: DIEN TU SO

280

Với B là giá trị đầu vào nhị phân, biến thiên từ 0000 (0) đến 1111(15)

Ví dụ 3: Giả sử VREF = 5V của DAC ở hình 5.4. Tính độ phân giải và đầu ra cực đại của DAC này?

Giải

Độ phân giải bằng với trọng số của LSB, ta xác định trọng số LSB bằng cách gán B

= 00012 = 1. Theo công thức (5), ta có:

Đầu ra cực đại xác định được khi B = 11112 = 1510. Áp dụng công thức (5) ta có:

2.3 DAC với đầu ra dòng

Trong các thiết bị kỹ thuật số đôi lúc cũng đòi hỏi quá trình điều khiển bằng dòng điện. Do đó người ta đã tạo

ra các DAC với ngõ ra dòng để đáp ứng yêu cầu đó. Hình 5.5 là một DAC với ngõ ra dòng tương tự tỷ lệ với

đầu vào nhị phân. Mạch DAC này 4 bit, có 4 đường dẫn dòng song song mỗi đường có một chuyển mạch điều

khiển. Trạng thái của mỗi chuyển mạch bị chi phối bởi mức logic đầu vào nhị phân.

Page 281: DIEN TU SO

281

Dòng chảy qua mỗi đường là do mức điện thế quy chiếu VREF và giá trị điện trở trong đường dẫn quyết định.

Giá trị điện trở có trọng số theo cơ số 2, nên cường độ dòng điện cũng có trọng số theo hệ số 2 và tổng cường

độ dòng điện ra IOUT sẽ là tổng các dòng của các nhánh.

DAC với đầu dòng ra có thể chuyển thành DAC có đầu ra điện thế bằng cách dùng

bộ khuếch đại thuật toán (Op Amp) như hình 5.6.

Ở hình trên IOUT ra từ DAC phải nối đến đầu vào “ – ” của bộ khuếch đại thuật toán. Hồi tiếp âm của bộ

khuếch đại thuật toán buộc dòng IOUT phải chạy qua RF và tạo điện áp ngõ ra VOUT và được tính theo công

thức:

<p class="MsoNormal"

BÀI 2.1: CHUYỂN ĐỔI TƯƠNG TỰ - SỐ

ADC

Trang 1

1.1 Sơ đồ khối

Bộ chuyển đổi tương tự sang số – ADC (Analog to Digital Converter) lấy mức điện

Page 282: DIEN TU SO

282

thế vào tương tự sau đó một thời gian sẽ sinh ra mã đầu ra dạng số biểu diễn đầu

vào tương tự. Tiến trình biến đổi A/D thường phức tạp và mất nhiều thời gian hơn

tiến trình chuyển đổi D/A. Do đó có nhiều phương pháp khác nhau để chuyển đổi

từ tương tự sang số. Hình vẽ 5.16 là sơ đồ khối của một lớp ADC đơn giản.

Hoạt động cơ bản của lớp ADC thuộc loại này như sau:

Xung lệnh START khởi đôïng sự hoạt động của hêï thống.

Xung Clock quyết định bộ điều khiển liên tục chỉnh sửa số nhị phân lưu trong

thanh ghi.

Số nhị phân trong thanh ghi được DAC chuyển đổi thành mức điện thế tương tự

VAX.

Bộ so sánh so sánh VAX với đầu vào trương tự VA. Nếu VAX < VA đầu ra của bộ so

sánh lên mức cao. Nếu VAX > VA ít nhất bằng một khoảng VT (điện thế ngưỡng),

đầu dra của bộ so sánh sẽ xuống mức thấp và ngừng tiến trình biến đổi số nhị

phân ở thanh ghi. Tại thời điểm này VAX xấp xỉ VA. giá dtrị nhị phân ở thanh ghi là

đại lượng số tương đương VAX và cũng là đại lượng số tương đương VA, trong giới

hạn độ phân giải và độ chính xác của hệ thống.

Logic điều khiển kích hoạt tín hiệu ECO khi chu kỳ chuyển đổi kết thúc.

Tiến trình này có thể có nhiều thay dổi đối với một số loại ADC khác, chủ yếu là

Page 283: DIEN TU SO

283

sự khác nhau ở cách thức bộ điều khiển sửa đổi số nhị phân trong thanh ghi.

1.2 Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của ADC

Độ phân giải

Độ phân gải của một ADC biểu thị bằng số bit của tín hiệu số đầu ra. Số lượng bit nhiều

sai số lượng tử càng nhỏ, độ chính xác càng cao.

Dải động, điện trở đầu vào.

Mức logic của tín hiệu số đầu ra và khả năng chịu tải (nối vào đầu vào).

Độ chính xác tương đối

Nếu lý tưởng hóa thì tất cả các điểm chuyển đổiphải nằm trên một đường thẳng. Độ chính

xác tương đối là sai dsố của các điểm chuyển đổi thực tế so với đặc tuyến chuyển đổi lý

tưởng. Ngoài ra còn yêu cầu ADC không bị mất bit trong toàn bộ phạm vi công tác.

Tốc độ chuyển đổi

Tốc độ chuyển đổi được xác định thời gian bởi thời gian cần thiết hoàn thành một lần

chuyển đổi A/D. Thời gian này tính từ khi xuất hiện tín hiệu điều khiển chuyển đổi đến

khi tín hiệu số đầu ra đã ổn định.

Hệ số nhiệt độ

Hệ số nhiệt độ là biến thiên tương đối tín hiệu số đầu ra khi nhiệt độ biến đổi 10C trong

phạm vi nhiệt độ công tác cho ph ép với điều kiện mức tương tự đầu vào không đổi.

Tỉ số phụ thuộc công suất

Giả sử điện áp tương tự đầu vào không đổi, nếu nguồn cung cấp cho ADC biến thiên mà

ảnh hưởng đến tín hiệu số đầu ra càng lớn thì tỉ số phụ thuộc nguồn càng lớn.

Công suất tiêu hao.

1.3 Các bước chuyển đổi AD

Quá trình chuyển đổi A/D nhìn chung được thực hiện qua 4 bước cơ bản, đó là: lấy mẫu;

nhớ mẫu; lượng tử hóa và mã hóa. Các bước đó luôn luôn kết hợp với nhau trong một quá

trình thống nhất.

1.3.1 Định lý lấy mẫu

Đối với tín hiệu tương tự VI thì tín hiệu lấy mẫu VS sau quá trình lấy mẫu có thể khôi phục

Page 284: DIEN TU SO

284

trở lại VI một cách trung thực nếu điều kiện sau đây thỏa mản:

fS ³ 2fImax (10)

Trong đó fS : tần số lấy mẫu

fImax : là giới hạn trên của giải tần số tương tự

Hình 5.17 biểu diển cách lấy mẫu tín hiệu tương tự đầu vào. Nếu biểu thức (10) được thỏa

mản thì ta có thể dùng bộ tụ lọc thông thấp để khôi phục VI từ VS.

Vì mỗi lần chuyển đổi điện áp lấy mẫu thành tín hiệu số tương ứng đều cần có một thời

gian nhất định nên phải nhớ mẫu trong một khoảng thời gian cần thiết sau mỗi lần lấy

mẫu. Điện áp tương tự đầu vào được thực hiện chuyển đổi A/D trên thực tế là giá trị VI

đại diện, giá trị này là kết quả của mỗi lần lấy mẫu.

1.3.2 Lượng tử hóa và mã hóa

Tín hiệu số không những rời rạc trong thời gian mà còn không liên tục trong biến đổi giá

trị. Một giá trị bất kỳ của tín hiệu số đều phải biểu thị bằng bội số nguyên lần giá trị đơn

vị nào đó, giá trị này là nhỏ nhất được chọn. Nghĩa là nếu dùng tín hiệu số biểu thị điện áp

lấy mẫu thì phải bắt điện áp lấy mẫu hóa thành bội số nguyên lần giá trị đơn vị. Quá trình

Page 285: DIEN TU SO

285

này gọi là lượng tử hóa. Đơn vị được chọn theo qui định này gọi là đơn vị lượng tử, kí hiệu

D. Như vậy giá trị bit 1 của LSB tín hiệu số bằng D. Việc dùng mã nhị phân biểu thị giá trị

tín hiệu số là mã hóa. Mã nhị phân có được sau quá trình trên chính là tín hiệu đầu ra của

chuyên đổi A/D.

1.3.3 Mạch lấy mẫu và nhớ mẫu

Khi nối trực tiếp điện thế tương tự với đầu vào của ADC, tiến trình biến đổi có thể bị tác

động ngược nếu điện thế tương tự thay đổi trong tiến trình biến đổi. Ta có thể cải thiện

tính ổn định của tiến trình chuyển đổi bằng cách sử dụng mạch lấy mẫu và nhớ mẫu để

ghi nhớ điện thế tương tự không đổi trong khi chu kỳ chuyển đổi diễn ra. Hình 5.18 là một

sơ đồ của mạch lấy mẫu và nhớ mẫu.

<p class="MsoNormal" ali

BÀI 3: GIỚI THIỆU CÁC VI MẠCH ĐIỂN HÌNH

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại IC có chức năng chuyển đổi từ số sacng

tương tự. Ở đây chỉ giới thiệu 2 loại IC thông dụng, các loại khác bạn đọc có thể

tham khảo trong Datasheet hay trên Internet.

3.1 IC AD7524

IC AD7524 ( IC CMOS) là IC chuyên dụng dùng để chuyển đổi từ số sang tương tự.

AD7524 là bộ chuyển đổi D/A 8 bit, dùng mạng R/2R ladder. Có sơ đồ bên trong

như hình 5.8.

Page 286: DIEN TU SO

286

AD7524 có đầu vào 8 bit, có thể bị chốt trong dưới sự điều khiển của đầu vào

CHỌN CHIP và đầu vào ghi khi cả hai đầu vào điều khiển này đều ở mức

thấp, thì 8 đầu vào dữ liệu D7 – D0 sinh ra dòng tương tự OUT1 và OUT2 (thường

OUT2 nối đất).

Nếu một trong hai đầu vào điều khiển lên cao thì lúc này dữ liệu vào bị chốt lại và

đầu ra tương tự duy trì tại mức ứng với dữ liệu số bị chốt đó. Những thay đổi kế

tiếp ở đầu vào sẽ không tác động đến ngõ ra tương tự OUT1 ở trạng thái chốt này.

Các thông số của IC được liệt kê ở bảng 5.2

Bảng 5.2 Các thông số của IC DA7524

Page 287: DIEN TU SO

287

Quan hệ ngõ vào và ngõ ra tương ứng được trình bày ở bảng 5.3

Bảng 5.3 Quan hệ ngõ vào và ngõ ra

Ứng dụng của IC AD7524 thường dùng giao tiếp với các vi xử lý và vi điều khiển để chuyển đổi tín hiệu số

sang tương tự nhằm điều khiển các đối tượng cần điều khiển. Sau đây là một số ứng dụng của IC AD7524

giao tiếp với các IC khác.

Page 288: DIEN TU SO

288

Page 289: DIEN TU SO

289

3.2 IC DAC0830

DAC 0830 là IC thuộc họ CMOS. Là bộ chuyển đổi D/A 8 bit dùng mạng R/2R ladder.

Có thể giao tiếp trực tiếp với các vi xử lý để mở rộng hoạt động chuyển đổi D/A.

Sơ đồ chân và cấu trúc bên trong của DAC0830

Page 290: DIEN TU SO

290

Hoạt động của các chân

( CHIP SELECT) là chân chọn hoạt động ở mức thấp. Được kết hợp với chân

ITL để có thể viết dữ liệu.

ITL (INPUT LACTH ENABLE) là chân cho phép chốt ngõ vào, hoạt động ở mức cao.

ITL kết hợp với để cho phép viết.

(WRITE) hoạt động ở mức thấp. Được sử dụng để nạp các bit dữ liệu ngõ vào

chốt. Dữ liệu được chốt khi ở mức cao. Để chốt được dữ liệu vào thì và phải ở

mức thấp trong khi đó ITL phải ở mức cao.

(WRITE) tác động ở mức thấp. Chân này kết hợp với chân cho phép dữ liệu chốt ở ngõ vào

mạch chốt được truyền tới thanh nghi DAC trong IC.

(TRANSFER CONTROL SIGNAL) tác động ở mức thấp. Cho phép được viết.

DI0 – DI7 là các ngõ vào số trong đó DI0 là LSB còn DI7 là MSB.

IOUT1 ngõ ra dòng DAC1. Có trị số cực đại khi tất cả các bit vào đều bằng 1, còn

bằng 0 khi tất cả các bit vào đều bằng 0.

IOUT2 ngõ ra dòng DAC2. Nếu IOUT1 tăng từ 0 cho đến cực đại thì IOUT2 sẽ giảm từ cực

đại về 0 để sao cho IOUT1 + IOUT2 = hằng số.

Rfb điện trở hồi tiếp nằm trong IC. Luôn được sử dụng để hồi tiếp cho Op Amp

mắc ở ngoài.

Vref ngõ vào điện áp tham chiếu từ -10 đến +10V.

VCC điện áp nguồn cấp cho IC hoạt động từ 5 đến 15V.

GND (mass) chung cho IOUT1 và IOUT2.

Sau đây là một số ứng dụng của DAC0830 chuyển đổi từ số sang tương tự.

Điều khiển volume bằng số

Page 291: DIEN TU SO

291

Điều khiển máy phát sóng bằng số

Page 292: DIEN TU SO

292

Bộ Điều khiển dòng bằng số

Page 293: DIEN TU SO

293

DAC8030 có thể điều khiển được dòng ra thay đổi theo dữ liệu số vào. Dòng ra

thay đổi từ 4mA (khi D = 0) đến 19.9mA (khi D = 255).

Mạch điện trên sử dụng cho các mức điện áp vào khác nhau từ 16V đến 55V.

P2 thay đổi giá trị dòng

BÀI 4: CÁC MẠCH ỨNG DỤNG

1. Điều chỉnh và ổn định vị trí của một vật

Khi yêu cầu mạch điều khiển đòi hỏi khống chế một vật dịch chuyển và cố định ở

một mức không đổi có thể thực hiện mạch điều khiển theo sơ đồ trên hình sau

Page 294: DIEN TU SO

294

Khi đặt một giá trị số nhị phân vào ngõ vào DAC, điện áp ngõ ra Va tác động mạch

Op-Amps điều khiển động cơ servo M đưa vật cần điều khiển đến một vị trí đặt

trước (vị trí này được xác lập khi Va = Vp). Như vậy tuỳ vào giá trị của số nhị phân,

vật cần điều khiển sẽ dịch chuyển trong chiều dài từ 0 đến 100mm. Vì một lý do

nào đó làm cho vật cần điều khiển lệch khỏi vị trí cân bằng (Va ≠ Vp) ví dụ như

antenna bị gió thổi lệch khỏi vị trí cân bằng ... sẽ làm thay đổi điện áp Vp so với

mass (do biến trở thay đổi vị trí), điều này sẽ tác động vào Op-Amps thay đổi điện

áp trên động cơ servo M, tác động dưa vật cần điều khiển về vị trí cân bằng.

2. Mạch khởi động êm (Ramp-Start)

Trong mạch điều khiển hệ truyền động có động cơ sử dụng kỹ thuật số, người ta

thường sử dụng các bộ khởi động êm giúp hệ thống tránh được các xung đột biến

cơ học giúp động không bị xoắn gãy trục hay hư hỏng các chi tiết cơ khí cũng như

điện từ khác. Mạch này có sơ đồ khối về nguyên lý làm việc như hình sau:

Page 295: DIEN TU SO

295

Khi hệ nhận được tín hiệu "START" từ mạch điều khiển, mạch đếm nhận xung clock

và bắt đầu đếm lên, cùng lúc này ngõ ra Op-Amps là tín hiệu EOC (End-Of-

Conversion) đang ở mức cao. Theo nhịp đếm lên của mạch đếm, DAC chuyển đổi

các số nhị phân theo giá trị lớn dần như dạng sóng điện áp VAX trên hình vẽ. Tín

hiệu này điều khiển hệ thống khởi động êm cho đến khi VA = VAX thì tín hiệu ngõ ra

Op-Amps EOC sẽ về 0 dẫn đến kết thúc quá trình khởi động êm do cổng AND 3 ngõ

vào hoạt động như một khoá điện tử.

Rõ ràng, thay vì đột biến từ 0 đến VA, tín hiệu điện áp VAX tăng dần theo từng nấc

nhỏ. Khoảng cách giữa 2 nấc chính là độ phân giải của DAC.

3. Mạch phát xung chỉnh được tần số và sóng dạng điện áp

Nguyên lý làm việc của mạch này tương tự như mạch điều khiển đèn quảng cáo

trong chương vi mạch nhớ nhưng thay vì các ngõ ra điều khiển đèn thì ở đây các

tín hiệu này đưa vào DAC 0808. Khi thay đổi chương trình xuất ra từ vi mạch nhớ

ta sẽ thay đổi được sóng dạng điện áp phát ra vout.

Page 296: DIEN TU SO

296

Nếu muốn tín hiệu ngõ ra là sóng vuông, chỉ cần nạp trình vào EPROM như sau:

Như vậy chỉ cần tính toán lại các mức điện áp tương ứng với các ngõ vào tín hiệu

số lấy từ chương trình trong EPROM, ta có thể tạo ra bất kỳ sóng dạng điện áp nào

ở ngõ ra. Khi muốn thay đổi tần số của sóng dạng điện áp vout, ta chỉ việc thay đổi

tần số của mạch phát xung dùng vi mạch 555. Do đó, tần số của điện áp vout được

chỉnh trong một khoảng rộng và trơn.