25
BỘ Y TẾ DIỀU DƯỠNG NHI KHOA SÁCH ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG ĐA KHOA TRUNG HỌC MÃ SỐ: T.10.Z5 (Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa) NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI-2016

DIỀU DƯỠNG NHI KHOA - xuatbanyhoc.vnxuatbanyhoc.vn/sites/default/files/document_preview/dau_ma_23_nen.… · BỘ Y TẾ DIỀU DƯỠNG NHI KHOA SÁCH ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ Y TẾ

DIỀU DƯỠNG NHI KHOASÁCH ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG ĐA KHOA TRUNG HỌC

MÃ SỐ: T.10.Z5

(T ái bản lần thứ nhất, có sửa chữa)

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌCHÀ N Ộ I-2016

CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN:

Vụ Khoa học và Đào tạo, Bộ Y tế

CHỦ BIÊN:

GS.TS. Trần Quỵ

NHỮNG NGƯỜI BIÊN SOẠN:

GS.TS. Trần Quỵ PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng CN. Nguyễn Thuý Mai

THAM GIA TỔ CHỨC BIÊN SOẠN:

ThS. Phí Văn ThâmVà Ban thư ký HĐTĐSGK và TLDH

© Bản quyền thuộc Bộ Y tê (Vụ Khoa học và Đào tạo)

tìtedìồál M ẩ M n g ) Irlaïfââ

LỜI GIỚI THIỆU

Thực hiện Nghị định 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn triển khai Luật Giáo dục, Bộ Y tế đã phê duyệt và ban hành các chương trình khung cho giáo dục trung học chuyên nghiệp nhóm ngành khoa học sức khoẻ. Bộ Y tế tổ chức biên soạn bộ tài liệu dạy - học các môn học cơ sở và chuyên môn theo chương trình mới nhằm từng bước xây dựng bộ sách chuẩn trong công tác đào tạo trung học của ngành Y tế.

Sách Điều dưỡng Nhi khoa được biên soạn với sự tham gia của các giáo viên thuộc Trung học Y tế Bạch Mai. Sách viết theo chương trình giáo dục của ngành điều dưỡng đa khoa hệ trung học. Sách được biên soạn với cấu trúc chung của cả bộ sách và được Hội đổng chuyên môn thẩm định sách giáo khoa và tài liệu dạy- học của Bộ Y tế đã thẩm định. Bộ Y tế đã ban hành làm tài liệu dạy - học chính thức của ngành Y tế trong giai đoạn hiện nay. Trong thời gian từ 3 đến 5 năm, sách cần được chỉnh lý, bổ sung và cập nhật. Các trường cần căn cứ vào chương trình chính thức môn học, để biên soạn bài giảng cho phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của trường và địa phương.

Vụ Khoa học và Đào tạo, Bộ Y tế xin chân thành cảm ơn Trung học Y tế Bạch Mai, các tác giả. Vì lần đầu xuất bản nên còn nhiều thiếu sót, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, các thầy cô giáo và các học sinh để cuốn sách này ngày càng hoàn thiện hơn.

BỘ Y TẾ

VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO

tìtedìồál I r ta ä ä

MỤC LỤC

Lời giới thiệu 3

Bài 1. Sự phát triển cơ thể của trẻ qua 6 thời kỳ 7Bài 2. Đặc điểm giải phẫu sinh lỷ trẻ em 13Bài 3. Sự phát triển thể chất, tinh thần, vận động ở trẻ em 27

Bài 4. Dinh dưỡng ở trẻ em (bú mẹ, ăn nhân tạo, ăn thêm) 41Bài 5. Thiếu vitamin A và bệnh khô mắt ở trẻ em 56Bài 6. Chăm sóc trẻ còi xương do thiếu vitamin D 63Bài 7. Đặc điểm và chăm sóc trẻ sơ sinh. Nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh 69

Bài 8. Chăm sóc trẻ nôn trớ và táo bón 90Bài 9. Bệnh tiêu chảy và chương trình phòng chống tiêu chảy 100Bài 10. Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy 112

Bài 11. Bệnh thấp tim và chăm sóc 122Bài 12. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em 132Bài 13. Chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 147Bài 14. Chăm sóc trẻ bệnh thận và tiết niệu 152

Bài 15. Chăm sóc trẻ co giật 166Bài 16. Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng và chương trình

phòng chống suy dinh dưỡng 174

Bài 17. Chăm sóc trẻ dị tật bẩm sinh 194Bài 18. Bệnh nhiễm giun 200Bài 19. Chương trình tiêm chủng mở rộng 204

Bài 20. Xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em 215

Đáp án 229

5

tìted ỉổá l PưàlỉsrliN íi lr Imtsís

Môn hoc 18

Đ IỂ U D U Ũ N G N H I KHOA

MỤC TIÊU BÀI HỌC■ ■

1.Trình bày được đặc điểm giải phẫu sinh lý sự phát triển cơ thể của trẻ em.2. Trình bày được nguyên nhân, triệ chứng, chứng và

pháp phòng các bệnh thường gặp ở em.3. Trình bày chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ khoẻ mạnh và trẻ4. Lập kê hoạch chăm sóc trẻ bị bệnh.

• X • • •

Tổng số tiết: 50- Lý thuyết: 44 tiết- Thực hành: 6 tiết

NỘI DUNG MÔN HỌCTT Tên bài hoc

♦STLT STTH

1 Sự phát triển cơ thể của trẻ qua 6 thời kỳ 2

2 Đặc điểm giải phẫu sinh lý trẻ em 2

3 Sự phát triển thể chất, tinh thần, vận động ở trẻ em 3

4 D inh dưỡng ở trẻ em (bú mẹ, ăn nhân tạo, ăn thêm ) 3

5 Thiếu vitam in A và bênh khô mắt ở trẻ em*

2

6 Chăm sóc trẻ còi xương do thiếu vitam in D 2

7 Đăc điểm và chăm sóc trẻ sơ sinh. Nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh % 2

8 Chăm sóc trẻ nôn trớ và táo bón 2

9 Bệnh tiêu chảy và chương trình phòng chống tiêu chảy 3

10 Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy 2

11 Bệnh thấp tim và chăm sóc 2

12 Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em 3

13 Chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 2

14 Chăm sóc trẻ bênh thân và tiết niêu% * *

2

15 Chăm sóc trẻ co giật 2

16 Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng và chương trình phòng chống suy dinh dưỡng 2

17 Chăm sóc trẻ di tât bẩm sinh* %

18 Bệnh nhiềm giun 1

19 Chương trình tiêm chủng mở rộng 2

20 Xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em 4 2

Tổng sô 1 4

44 6

tìtedìồál M ẩ M n g ) lr Imtsíâ

Bài 1

MỤC TIÊU

1. Trình bày được đặc điểm sinh lý và bệnh lý qua 6

2. ứng dụng các đặc điểm sinh lý và bệnh lý của từng thời kỳ vào công tác chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh

Cơ thể trẻ em có nhiều đặc điểm khác với người lớn. Do đó người ta thường nói‘T rẻ em không phải là người lớn thu nhỏ”.

Từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ đến khi trưởng thành, trẻ em lớn lên và phát triển qua ố thời kỳ. Mỗi thời kỳ có những đặc điểm sinh lý và bệnh lý khác nhau. Nhận biết được các đặc điểm đó giúp chúng ta đề ra các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ thích hợp.

1. THỜI KỲ PHÁT TRIỂN TRONG TỬ CUNG

- Bắt đầu lúc thụ thai đến lúc trẻ ra đời giới hạn trung bình là 270-280 ngày.Đây là thời kỳ hình thành và phát triển thai nhi (Hình 1.1).

- Sự hình thành và phát triển của thai nhi liên quan chặt chẽ với sức khỏe và bệnh tật của người mẹ.

- Cần cho mẹ ăn uống đầy đủ các chất đạm, mỡ, đường, vitamin. Không kiêng khem quá mức, lao động vừa sức và giữ cho tinh thần thoải mái.

- Đề phồng các bệnh nhiễm khuẩn. Nếu trong thời kỳ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu người mẹ mắc các bệnh nhiễm khuẩn do virus như cúm, rubella... có thể sẽ gây nên quái thai, dị dạng, sẩy thai, đẻ non... Người mẹ bị các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV, giang mai, lậu và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác rất dễ truyền sang con.

- Bảo vệ sức khỏe cho người mẹ khi có thai chính là bảo vệ sức khỏe cho con sinh ra sau này.

Hình 1.1: Thời kỳ trong tử cung

2. THỜÍ KỲ Sơ SINH

Kể từ lúc đẻ cho tới lúc được 4 tuần.

2.1. Đặc điểm sinh lý

Đó là thời kỳ thích nghi của trẻ đối với cuộc sống ngoài tử cung được thể hiện bằng các hiện tượng sau:

- Trẻ bắt đầu thở bằng phổi

- Vòng tuần hoàn chính thức hoạt động

- Bộ máy tiêu hóa bắt đầu làm việc. Trẻ biết ngậm bắt vú, mút và nuốt khi cho bú.Aỵ /

Ong tiêu hóa có nhiệm vụ tiêu hóa và hấp thụ sữa mẹ

- Hệ thần kinh chưa phát triển hoàn chỉnh nên trẻ thường ngủ nhiều trong ngày sau khi được ăn đủ.

2.2. Đặc điểm bệnh lý

Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn da, rốn, phổi, tiêu hóa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não... Bệnh diễn biến nặng lên rất nhanh, dễ gây tử vong.

2.3. Chăm sóc nuôi dưỡng

- Đảm bảo giữ ấm cho trẻ

- Đảm bảo vô khuẩn, giữ vệ sinh da.

- Tã lót và các dụng cụ nuôi dưỡng chăm sóc khác phải sạch sẽ.

- Cho trẻ ăn sữa mẹ là tốt nhất.

3. THỜI KỲ BÚ MẸ

Tiếp theo thời kỳ sơ sinh cho đến khi trẻ được 12 tháng (Hình 1.2).

3.1. Đặc điểm sinh lỷ

- Trẻ lớn nhanh, cuối năm cân nặng tăng gấp ba, chiều cao tăng gấp rưỡi.

- Bộ máy tiêu hóa hoạt động yếu so với nhu cầu dinh dưỡng cao của trẻ.

- Các chức năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào đường tiêu hóa và hô hấp kém.

Hình 1.2: Trẻ bú mẹ

tìted ỉồá l P ublishing Ir imtsiä

3.2. Đặc điểm bệnh lý

Trẻ dễ mắc các bệnh suy dinh dưỡng, còi xương, tiêu chảy, viêm phổi.

3.3. Phòng bệnh

- Cần đảm bảo sữa mẹ đủ cho trẻ.- Cho ăn bổ sung đúng phương pháp.- Tiêm chủng đầy đủ theo lịch.

4. THỜI KỲ RĂNG SỮA TỪ 1 -5 TUổl

Là thời kỳ trẻ thường được chăm sóc tại nhà trẻ mẫu giáo (Hình 1.3).

4.1. Đặc điểm sinh lý

- Trẻ phát triển nhanh về vận động và tinh thần.

- Trẻ biết đi, chạy, leo trèo.

- Có thể tự làm các việc đơn giản như: biết dùng thìa để ăn, mặc quần áo. Trẻ cũng có thể tập vẽ, tập viết...

- Trẻ thích tiếp xúc với bạn bè và người lán.

4.2. Đặc điểm bệnh lý

- Do tiếp xúc rộng rãi nên trẻ dễ mắc các bệnh như cúm, sởi, ho gà, bạch hầu,bai liêt, lao...

• • /

- Dễ mắc các bệnh miễn dịch dị ứng như hen, mẩn ngứa, viêm thận...

- vẫn bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn ở đường hô hấp và tiêu hóa.

4.3. Phòng bệnh

- Giáo dục cho trẻ có ý thức vệ sinh.

- Tổ chức các hoạt động vui chơi ngoài trời.

- Sớm cách ly các cháu bị bệnh.

- Tiêm chủng nhắc lại đúng lịch.

Hình 1.3: Thời kỳ răng sữa

tìtedìồál Publishing ttĩiUSU

5. THỜÍ KỲ THIÊU NIÊN

Từ 5-12 tuổi (Hình 1.4)

5.1. Đặc điểm sinh lỷ

- Chức năng của các bộ phận đã hoàn chỉnh, hệ thống cơ phát triển mạnh, trí tuệ phát triển nhanh, có tính khéo léo, sáng tạo.

- Giới tính bắt đầu hình thành và phát triển.

- Răng vĩnh viễn thay thế cho răng sữa.

5.2. Đặc điểm bệnh lỷ

- Dễ mắc các bệnh thấp tim, bệnh viêm thận.

- Các bệnh ở học đường như gù vẹo cột sống do tư thế ngồi học không đúng, bị cận thị do đọc sách trong môi trường không đủ ánh sáng, xem tivi nhiều, tư thế ngồi viết không đúng...

Hình 1.4: Thời kỳ thiếu niên

- Có những rối loạn hành vi do xem nhiều phim hành động hoặc chơi các trò chơi điện tử mang tính bạo lực.

5.3. Phòng bệnh

- Đề phòng và phát hiện sám bệnh thấp tim để điều trị tích cực.- Chú ý tư thế ngồi học với từng lứa tuổi.- Phòng học phải có đủ ánh sáng- Tránh cho trẻ chơi trò chơi điện tử hoặc xem phim hành động, bạo lực.

6. THỜI KỲ DẬY THÌ

Giới hạn này không cố định rõ, thường con gái dậy thì lúc 12 tuổi và kết thúc lúc 17-18 tuổi. Con trai dậy thì lúc 13 tuổi và kết thúc lúc 19-20 tuổi (Hình 1.5).

6.1. Đặc điểm sinh lý

- Trẻ lớn nhanh.- Biến đổi nhiều về tâm sinh lý.- Hoạt động tuyến nội tiết và sinh dục chiêm ưu thế.- Chức năng sinh dục dần trưởng thành.

Hình 1.5: Thời kỳ dậy thì

tìtedỉổál PUàlỉshiUíi lr Imtsís

6.2. Đặc điểm bệnh lý

- Trẻ dễ mắc bệnh rối loạn tâm thần.

- Còn các bệnh khác cũng như người lán.

6.3. Phòng bệnh

- Cần giáo dục cho trẻ biết yêu thể dục thể thao.- Giáo dục giới tính và quan hệ nam nữ lành mạnh.- Đề phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục- Đề phòng các rối loạn hành vi như nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma túy..

Tự LƯỢNG GIÁ

CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT

1. Thời kỳ sơ sinh là thời kỳ kể từ lúc trẻ mới đẻ cho tới lúc:A. Trẻ được 2 tuầnB. Trẻ được 3 tuần

c. Trẻ được 4 tuầnD. Trẻ được 5 tuầnE. Trẻ được 6 tuần

2. Đặc điểm sinh lý nào sau đây có ở trong thời kỳ sơ sinh:A. Trẻ bắt đầu thở bằng phổiB. Vòng tuần hoàn chính thức chưa hoạt động c. Bộ máy tiêu hóa chưa bắt đầu làm việc.

D. Hệ thần kinh phát triển hoàn chỉnhE. Không phải các đặc điểm trên

3. Đặc điểm sinh lý nào sau đây có ở trong thời kỳ bú mẹ:

A. Trẻ lán nhanh, cuối năm cân nặng tăng gấp 3, chiều cao tăng gấp rưỡi.B. Bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt.c. Các chức năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào đường

tiêu hóa và hô hấp tốtD. Không phải các đặc điểm trên

4. Đặc điểm sinh lý nào sau đây có ở trong thời kỳ răng sữa:A. Trẻ phát triển nhanh về vận động và tinh thần.

B. Trẻ biết đi, chạy, leo trèo.

tìtedỉổál M ẩ M n g ) lr Imtsís

c. Có thể tự làm các việc đơn giản như: biết dùng thìa để ăn, mặc quần áo. Trẻ cũng có thể tập vẽ, tập viết...

D. Trẻ thích tiếp xúc với bạn bè và người lớn.E. Tất cả các đặc điểm trên

5. Biện pháp phòng bệnh nào sau đây áp dụng cho trẻ ở thời kỳ thiếu niênA. Đề phòng và phát hiện sớm bệnh thận để điều trị tích cực.B. Chú ỷ tư thế ngồi học với từng lứa tuổi,

c . Phòng học phải có đủ ánh sángD. Tránh cho trẻ chơi trò chơi điện tử hoặc xem phim hành động, bạo lựcE. Ba biện pháp B, c , và D

ố. Biện pháp phòng bệnh nào sau đây áp dụng cho trẻ ở thời kỳ dậy thì:

A. Cần giáo dục cho trẻ biết yêu văn nghệ, ca hátB. Giáo dục giới tính và quan hệ nam nữ lành mạnh,

c. Đề phòng các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấpD. Đề phòng các rối loạn hành vi như nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện

ma túy...

E. Hai biện pháp B và D

CÂU HỎI ĐÚNG/ SAI

STT Nội dung Đ s

1 Trẻ em lớn lên và phát triển qua 6 thời kỳ

2 Thời kỳ phát triển trong tử cung được tính từ lúc bắt đầu thụ thai đến lúc trẻ ra đời giới hạn trung bình là 250-270 ngày

3 Thời kỳ sơ sinh được tình từ lúc đẻ cho tới lúc trẻ được 4 tuần.

4 Trong thời kỳ bú mẹ, bộ máy tiêu hóa hoạt động yếu so với nhu cầu dinh dưỡng cao của trẻ.

5 Trong thời kỳ răng sữa trẻ phát triển về vận động nhanh hơn là phát triển tinh thần.

CÂU HỎI NGỎ NGẮN1. Bắt đầu lúc thụ thai đến lúc trẻ ra đời giới hạn trung bình là .. .(A)...

A...............................................2. Cần cho mẹ ăn uống đầy đủ các chất (A)......... đường.. .(B)......

A........ ................................B.............................................

12

Bài 2

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Trình bày được đặc điểm cấu tạo sinh của hệ cơ,2. Nêu được các đặc điểm vê giải phẫu hệ hô3. Trình bày được các đặc điểm riềng về hệ tuần hóa

và tiêt niệu trẻ em.

1. DA TRE EM

1.1. Đặc điểm câu tạo■ ■

- Da trẻ mềm mại, mỏng, xốp, có nhiều nước, nhiều mao mạch, sờ vào mịn như nhung, các sợi cơ và đàn hồi phát triển ít, tuyến mồ hôi trong 3-4 tháng đầu phát triển nhưng chưa hoạt động.

- Sau đẻ trên da trẻ có một lớp chất gây màu trắng xám, lớp gây này có tác dụng bảo vệ da (đỡ mất nhiệt cơ thể, miễn dịch, dinh dưỡng nuôi da, do đó không nên lau sạch, chỉ cần thấm mạch máu, sau 48 giờ cần lau sạch để tránh hăm đỏ tại các nếp gấp).

- Lóp mỡ dưới da được hình thành từ tháng thứ 7-8 trong thời kỳ bào thai, vì vậy trẻ đẻ non tháng lớp mỡ dưới da mỏng, bề dày của lóp mỡ dưới da trẻ từ 3-6 tháng là 6 - 7 mm, 1 tuổi là 10-12 mm, 7-10 tuổi là 7 mm, từ 11-15 tuổi là 8 mm.

- Thành phần lớp mỡ dưới da của trẻ em gồm nhiều acid béo no (acid panmatic, stearic) ít acid béo không no (acid oleic). Khi bị lạnh trẻ dễ bị cứng bì.

- Tóc trẻ em mềm mại vì chưa có lõi tóc, tóc có thể rậm, thưa, đen hoặc hơi vàng.

1.2. Đặc điểm sinh lý

1.2.1. Chức năng bảo vệ

Da trẻ mỏng nên dễ xây xát, tổn thương và nhiễm khuẩn.

1.2.2. Chức năng bài tiết

Những tháng đầu sau đẻ chưa tiết mồ hôi, song diện tích của da so với trọnglượng cơ thể trẻ tương đối lớn do đó sự mất nước qua da lán hơn người lớn.

1.2.3. Chức năng điểu nhiệtDa trẻ điều hòa nhiệt kém dễ bị nóng quá hoặc lạnh quá.

1.2.4. Chức năng chuyển hóa dinh dưỡngDa trẻ tham gia vào chuyển hóa nước. Dưới tác dụng của tia cực tím có trong

ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm chất tiền vitamin D ở dưới da chuyển thành vitamin D.

2. HỆ cơ

2.1. Đặc điểm cấu tạo■ ■

- Hệ cơ phát triển dần đến tuổi trưởng thành chiếm 42% trọng lượng cơ thể. Trong khi đó ở trẻ mới đẻ hệ cơ chiếm 23% cân nặng cơ thể.

- Sợi cơ mảnh, thành phần cơ có nhiều nước, ít đạm và mỡ.- Vì vậy khi mắc bệnh tiêu chảy trẻ dễ mất nước nặng và nhanh sút cân.

2.2. Đặc điểm về phát triển cđ- Cơ của trẻ em phát triển không đồng đều, các cơ lớn như cơ đùi, cơ mông, cơ

cánh tay, cơ vai... phát triển trước.- Các cơ nhỏ như cơ bàn tay, cơ ngón tay ... phát triển sau.- Vì vậy trẻ dưới 15 tuổi không nên bắt trẻ lao động quá sức, cần hướng dẫn

cho trẻ luyện tập để hệ cơ phát triển.- Trong những tháng đầu sau đẻ trẻ có hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lý.

3. HỆ XƯƠNG

3.1. Đặc điểm cấu tạo■ ■

- Xương của trẻ em phát triển kém, hầu hết là sụn. Quá trình hình thành xương phát triển dần cho đến lúc 20-25 tuổi mới kết thúc. Điểm cốt hóa thường ở giữa các đầu xương và xuất hiện theo từng lứa tuổi. Dựa vào các điểm cốt hóa để xác định tuổi xương của trẻ em và đánh giá sự phát triển của cơ thể.

Ví dụ: điểm cốt hóa ở xương cổ tay: từ 3-6 tháng xuất hiện hai điểm cốt hóa ở xương cả và xương móc, lúc 3 tuổi có thêm điểm cốt hóa ở xương tháp.

- Xương của trẻ nhỏ chứa nhiều nước, ít muối khoáng, càng lớn, lượng nước càng giảm, lượng muối khoáng tăng lên. Vì vậy xương trẻ em mềm, dễ gãy xương kiểu cành cây tươi.

3.2. Đặc điểm của một số xưong3.2.1. Xương sọ

- Hộp sọ của trẻ tương đối to so với kích thước của cơ thể, hộp sọ phát triển nhanh trong những năm đầu.

- Trên xương sọ có hai thóp, thóp trước rộng hơn thóp sau, thóp trước kín vào lúc 12 tháng, muộn nhất là vào lúc 18 tháng, thóp sau nhỏ hơn, 3 tháng thì kín.

Trong bệnh não bé thóp kín nhanh, bệnh còi xương thóp chậm liền.

tìtedỉổál M ẩ M n g ) lr t&nm

3.2.2. Xương cột sống- Lúc mới đẻ, cột sống thẳng, khi trẻ biết ngẩng đầu cột sống cong về phía

trước, khi trẻ biết ngồi cột sống cong về phía sau. Đến 7 tuổi cột sống có hai đoạn cong ở cổ và ở ngực, đến tuổi dậy thì thêm một đoạn cong ở thắt lưng.

- Để trẻ ngồi sớm, bế nách, ngồi học không đúng tư thế dễ bị gù vẹo cột sống.

3.2.3. Xương chi- Trẻ mới đẻ xương chi hơi cong đến 1 -2 tháng thì hết.- Trẻ bị còi xương chi bị cong nhiều hơn.

3.2.4. Xương chậu

Gồm có hai xương cánh chậu, xương cùng và xương cụt. Dưới 6 tuổi thì khungchậu trẻ em trai và trẻ em gái giống nhau, khi lớn lên khung chậu của trẻ em gái pháttriển hơn trẻ trai.

3.2.5. Răng- Trẻ bắt đầu mọc răng vào tháng thứ 6.- Trẻ 1 tuổi mọc được 8 răng.- Trẻ 2 tuổi mọc được 20 răng sữa và kết thúc thời kỳ mọc răng sữa.Có thể tính số răng sữa của trẻ theo công thức sau:

Số răng = Sô tháng - 4- Từ 5 - 7 tuổi trẻ mọc răng hàm- Từ 6-7 tuổi trẻ bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn.

4. HỆ HÔ HẤP

4.1. Đặc điểm giải phẫu

4.1.1. Mũi- Hô hấp bằng đường mũi còn hạn chế vì mũi và khoang hầu nhỏ và ngắn, lỗ

mũi và ống mũi hẹp.- Niêm mạc mũi mỏng, mềm mại có nhiều mạch máu. Hấp thu thuốc qua niêm

mạc mũi rất mạnh đặc biệt là các thuốc co mạch nên dễ gây ngộ độc toàn thân. Chức năng hàng rào bảo vệ của niêm mạc mũi ở trẻ nhỏ kém nên trẻ dễ bị viêm mũi.

- Các xoang phát triển chưa đầy đủ chẳng hạn như các tế bào của xoang sàng chưa biệt hóa đầy đủ. Đến 2 tuổi xoang hàm mới phát triển. Do đó trẻ nhỏ ít bị viêm xoang.

4.1.2. Họng hầuỞ trẻ nhỏ dưới 1 tuổi tổ chức bạch huyết ít phát triển, thường chỉ thấy VA

(amidan vòm) mà chưa thấy amidan khẩu cái phát triển.

tìted ỉổá l M ẩ M n g ) Ir Urnas

- Từ 2 tuổi trở lên, amidan khẩu cái mới phát triển rõ và có thể nhìn thấy được.

- Vòng bạch huyết Waldayer phát triển mạnh khi trẻ được từ 4-6 tuổi cho đến tuổi dậy thì. Vì vậy ở tuổi này trẻ dễ bị viêm họng.

4.1.3. Thanh khí phế quản- Khe thanh âm ngắn, thanh đới dài nên trẻ có giọng cao.- Từ 12 tuổi thanh đới con trai dài hơn con gái nên giọng nói trầm.- Khí quản hình phễu, trẻ sơ sinh khí quản dài 4 cm- Phế quản: phế quản phải rộng hơn phế quản trái nên dị vật dễ rơi vào nhánh

bên phải.Thanh khí phế quản của trẻ em có đường kính nhỏ, tổ chức đàn hồi ít phát triển,

vòm sụn mềm, dễ biến dạng, niêm mạc có nhiều mạch máu vì vậy khi viêm nhiễm trẻdễ bị khó thở.

4. 1.4.Phối- Phổi của trẻ em lớn dần theo tuổi. Trọng lượng và thể tích phổi tăng lên rất

nhanh. Thể tích phổi của trẻ sơ sinh từ 65-67ml. Đến 12 tuổi tăng gấp 10 lần lúc đẻ.

- Tổ chức phổi có chứa nhiều mạch máu ít tổ chức đàn hồi khi viêm nhiễm dễ bị sung huyết xẹp phổi, khí phế thũng.

- Hạch bạch huyết quanh rốn phổi có 4 nhóm (nhóm cạnh khí quản, nhóm khí phế quản, nhóm phế quản - phổi, nhóm ở chỗ khí quản chia đôi).

4. 1.5.Màng phốiMàng phổi mỏng dễ bị giãn khi bị tràn dịch hoặc tràn khí màng phổi.

4.1.6. Lồng ngực- Lồng ngực trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hình trụ, xương sườn nằm ngang, cơ liên

sườn kém phát triển, cơ hoành nằm cao nên trẻ thở chủ yếu bằng cơ hoành.- Khi trẻ lớn lên các xương sườn dần nằm chếch xuống dưới. Đường kính ngang

lồng ngực tăng nhanh hơn đường kính trước sau, tạo điều kiện tốt cho trẻ xuất hiện dần kiểu thở ngực.

4.2. Đặc điểm sinh lý4.2.1. Đường thở

Không khí thở vào chủ yếu qua đường mũi để được sưởi ấm và lọc sạch trước khivào phổi.

4.2.2. Nhịp thởSố lần thở của trẻ giảm dần theo lứa tuổi:

tìtedỉồál M ẩ M n g ) lr Imtsíâ

- Sơ sinh: 40-60 lần/ phút.- 6 tháng: 40-35 lần / phút- 7-12 tháng: 35-30 lần / phút- 2-4 tuổi: 30-25 lần/ phút- 5-9 tuổi: 25 -20 lần/ phút- 10-15 tuổi: 20 - 16 lần/phút- Người lớn: 16-15 lần/ phútTrẻ sơ sinh thường thở không đều và hay có cơn ngừng thở ngắn.Thể tích khí trong một lần thở vào hay còn gọi là thể tích lưu thông (Vt) là:- Trẻ sơ sinh đủ tháng: 25ml- 1 tuổi: 70ml- 4 tu ổ i: 120ml- 8 tuổ i: 170ml- 14 tu ổ i: 300ml- Người lứn: 500ml

4.2.3. Kiểu thở- Trẻ sơ sinh và bú mẹ: thở cơ hoành (thở bụng) là chủ yếu.- Trẻ 2 tuổi: thở hỗn hợp ngực bụng.- Trẻ 10 tuổi trở lên: con trai chủ yếu thở bụng, con gái chủ yếu thở ngực.

4.2.4. Quá trình trao đổi khí

Quá trình trao đổi khí ở phổi trẻ em mạnh hơn người lán.Ví dụ: trẻ dưới 3 tuổi hít không khí trong 1 phút nhiều gấp đôi, trẻ 10 tuổi nhiều

gấp 1,5 lần so với người lớn.

4.2.5. Điểu hòa hô hấp

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong mấy tháng đầu vỏ não và trung tâm hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh nên trẻ dễ bị rối loạn nhịp thở.

5. ĐẶC ĐIỂM TUẦN HOÀN TRỄ EM

5.1. Vòng tuần hoàn rau thai và sau khi đẻ

- Khi thai ở trong bụng mẹ, từ cuối tháng thứ hai, vòng tuần hoàn rau thai được hình thành và tiếp tục phát triển. Trong bào thai, phổi chưa hoạt động, sự trao đổi oxygen được thực hiện ở rau. Vòng tuần hoàn rau thai là không phân chia được rõ đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn, do vậy máu nuôi dưỡng thai nhi là máu pha trộn giữa máu động mạch với máu tĩnh mạch.

tìtedỉổál M ẩ M n g ) lr Imtsís

- Ngay sau khi đẻ, trẻ bắt đầu thở bằng phổi. Sau khi cắt rốn, vòng tuần hoàn rau thai ngừng hoạt động, vòng tuần hoàn chính thức hoạt động, tiểu tuần hoàn tách biệt khỏi đại tuần hoàn. Lúc này lỗ bầu dục ở vách ngăn liên nhĩ và Ống động mạch mối giữa động mạch chủ và động mạch phổi đóng lại, tách biệt rõ máu động mạch với máu tĩnh mạch.

5.2. Tim5.2.1. Vị trí tim

Do cơ hoành ở cao nên tim của trẻ trong những tháng đầu nằm ngang. Đến gần 1 tuổi, lúc biết đi, tim ở tư thế chéo nghiêng và đến gần 4 tuổi do phát triển của phổi, lồng ngực, tim ở tư thế thẳng giống người lớn.

5.2.2. Hình thế và cấu trúc

- Tim trẻ sơ sinh có hình tương đối tròn. Khi trẻ lớn lên thì bề dài phát triển nhanh hơn bề ngang, đặc biệt trong 2 năm đầu và vào lúc trẻ dậy thì.

- Tỷ lệ bề dày thất trái/ thất phải:

+ Sơsinh: 1,4/1

+ 4 - 6 tháng: 2/1.

+ 15 tuổi: 2,76/1.

5.2.3. Vị trí mỏm tim và vùng đục của tim trên lồng ngực

Bảng 2.1: Diện tim theo tuổi

Tuổi

Vỉ tríDưới 1 tuổi 2 - 7 tuổi 7-12 tuổi

Mỏm tim

Liên sườn 4: 1-2cm ngoài đường vú trái

Liên sườn 5: 1cm ngoài đường vú trái

Liên sườn 5 trên đường vú hay 1cm trong đường vú trái

Vùng đục tuyệt đối

Bờ trên Xương sườn 3 Liên sườn 3 Xương sườn 4

Bờ trái Giữa đường vú trái và đường cạnh xương ức trái

Bờ phải Đường ức trái

Chiều ngang 2 - 3 cm 5,5 cm

Vùng đục tương đối Bờ trên Xương sườn 2 Xương sườn 3

Bờ trái 1-2cm ngoài đường vú trái

Bờ phải Đường cạnh xương ức phải

Giữa đường xương ức và cạnh đường xương ức phải

0,5-1cm ngoài đường xương ức phai

Chiều ngang 6 - 9 cm 8 - 12 cm 9 - 14 cm

Chỉ số X quang tim /ngực <55% 50% <50%

tìtedtóùl PưblỉshiNíi lr Imtsís

5.3. Mach máu

- Trẻ càng lán dần lên thì đường kính tĩnh mạch phát triển hon động mạch.+ Tỷ lệ đường kính tĩnh mạch/ động mạch:

Ở trẻ sơ sinh là 1/1.

Ở người lớn là 2/1.+ Tỷ lệ đường kính động mạch chủ/ động mạch phổi:

Ở trẻ <1 tuổi: >1

Ở trẻ 10-12 tuổi: = 1 Trẻ dậy thì: <1

- Hệ thống mao mạch ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phát triển mạnh trong 2 năm đầu và ở tuổi dây thì.

5.4. Các chỉ sô huyết động

5.4.1. Mạchm

Mạch trẻ em nhanh hơn người lón, càng nhỏ tuổi thì mạch càng nhanh. Mạch của trẻ rất dễ thay đổi khi trẻ khóc, sốt, sợ hãi, gắng sức..., vì vậy tốt nhất nên lấy mạch khi trẻ ngủ hoặc nằm yên tĩnh.

Mạch trẻ sơ sinh Mạch trẻ 1 tuổi: Mạch trẻ 5 tuổi: Mạch trẻ 7 tuổi: Mạch trẻ 15 tuổi

140-160 lần/phút 120-125 lần/phút 100 lẩn/phút.90 lần/phút.80 lần/phút.

5.4.2. Huyết áp động mạchHuyết áp trẻ em thấp hơn người lán, trẻ càng ít tuổi huyết áp càng thấp.

- Huyết áp trẻ sơ sinh: tối đa 75mm Hg, tối thiểu 45 mm Hg.- Huyết áp tối đa trẻ từ 3 - 12 tháng: 75-80 mm Hg.- Để tính huyết áp tối đa của trẻ trên 1 tuổi, có thể áp dụng công thức:

Huyết áp tối đa = 80 + 2n (n = sô tuổi)

5.4.3. Khối lượng máu tu ẩn hoàn

Khối lượng máu tuần hoàn cho lkg cơ thể ở trẻ em lớn hơn người lớn. Khối lượng máu tuần hoàn tính theo kg trọng lượng cơ thể.

- Sơ sinh: 110-150 ml/ kg

- Dưới 1 tuổi: 75 -lOOml/kg

Từ ltuổi trở lên: 50 -90 ml/ kg

6. ĐẶC ĐIỂM HỆ MÁU

6.1. Sự tạo máu sau đẻ■ ■

Sau khi đẻ ở trẻ đủ tháng, tủy xương là cơ quan chủ yếu sinh ra tế bào máu. Ở trẻ nhỏ tất cả tủy xương đều hoạt động sinh máu. Tủy đỏ là tổ chức sinh máu có ở đầy các khoang tủy xương. Từ 4 tuổi trở lên tủy đỏ ở các thân xương dài dần dần bị nhiễm mỡ biến thành tủy vàng. Khi đó hoạt động tạo máu chủ yếu tập trung ở đầu xương dài và các xương dẹt như xương sườn, xương chậu, xương ức, xương sọ, xương bả vai, xương đòn và xương cột sống. Sự tạo máu ở trẻ tuy mạnh nhưng chưa ổn định, vì vậy khi trẻ bị bệnh ở ngoài cơ quan tạo máu cũng có thể ảnh hưởng đến sự tạo máu. Đồng thời các cơ quan tạo máu cũng dễ bị loạn sản khi bị bệnh về máu hoặc cơ quan tạo máu. Khi đó gan lách hạch thường to lên.

6.2. Đặc điểm máu ngoại biên

6.2.1. Hồng cẩu

- Trẻ mới sinh đủ tháng, số lượng hồng cầu rất cao từ 4,5-6,0 X 1012/1.

- Từ ngày thứ 2-3 sau đẻ hồng cầu bị vỡ một số và xuất hiện vàng da sinh lý. Đến cuối thời kỳ sơ sinh hồng cầu còn khoảng 4,0-4,5 x l012/l.

- Ở trẻ dưới 1 tuổi, nhất là từ 6-12 tháng số lượng hổng cầu giảm xuống một chút do trẻ lớn nhanh nhưng sự tạo máu không đáp ứng đủ.

- Trẻ trên 1 tuổi hồng cầu ổn định dần. Từ 2 tuổi trở lên số lượng hồng cầu 4,0x 1012/1.

6.2.2. Huyết sắc tô- Trẻ mới đẻ số lượng huyết sắc tố (HST) cao 170 -190 g/1-- Trẻ dưới 1 tuổi số lượng HST giảm còn 100-120 g/L- Trẻ từ 1 tuổi trở lên lượng HST tăng dần và đến 3 tuổi thì ổn định ở mức 130-

140 g/1.

6.2.3. Bạch cẩu- Trẻ mới sinh số lượng bạch cầu cao thay đổi từ 10-30 X 109/1.- Sau 24-48 giờ số lượng bach cầu giảm dần và đến ngày thứ 7 -15 thì bạch cầu

giảm xuống còn 10-12 X 109/1.- Trẻ dưới 1 tuổi số lượng bạch cầu trung bình là l l x l 09/I- Trẻ từ 1 tuổi trở lên số lượng bạch cầu từ 6-8 X 109/1- Công thức bạch cầu thay đổi theo lứa tuổi.- Trẻ sơ sinh BC đa nhân trung tính chiếm 45-65%, dưới 1 tuổi rất thấp 30-40

%, trên 1 tuổi tăng dần, đến 6 tuổi đạt 50 -60%.

- Bạch cầu lympho khi mới đẻ 20- 30%, khi 1 tuổi cao 40- 60%, trên tuổi giảm dần còn 20-30% giống người lớn.

6.2.4. Tiểu cẩu

Tiểu cầu ít thay đổi: trẻ sơ sinh tiểu cầu từ 100-400 X 109/1. Ngoài tuổi sơ sinh số lượng tiểu cầu giống người lớn là từ 150-300 x l09/l.

7. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỘ MÁY TIÊU HÓA ở TRỀ EM

7.1. Miệng

Miệng trẻ sơ sinh nhỏ, lưỡi tương đối lớn, có nhiều nang tân và gai lưỡi. Niêm mạc mềm mại, có nhiều mạch máu. Trong mấy tháng đầu sau đẻ niêm mạc khô vì tuyến nước bọt tiết ít.

Đến tháng thứ 3-4 tuyến nước bọt mới phát triển hoàn toàn, sau 3-4 tháng số lượng nước bọt tăng dần, nước bọt của trẻ toan tính nhẹ, trong nước bọt có men amylase, ptyalin, maltase hoạt tính của men tăng dần theo lứa tuổi.

7.2. Thực quảnThành thực quản của trẻ mỏng hơn người lớn, niêm mạc thực quản có nhiều

mạch máu, chiều dài thực quản tăng theo tuổi.- Trẻ sơ sinh: 10-11 cm.- 1 tuổi: 12 cm- 5 tuổi: 16cm.- 10 tuổi: 18 cm- Người lớn: 25-32 cm.Khoảng cách từ răng đến tâm vị tính theo công thức sau:

X = 1/5 chiều cao + 6,3 cm

7.3. Dạ dày- Dạ dày của trẻ nhỏ nằm ngang. Khi trẻ lớn dần lên thì dạ dày đứng dọc như

trẻ lớn và người lớn.- Dung tích dạ dày:

Trẻ sơ sinh: 30 -35 mlTrẻ 3 tháng: lOOml.Trẻ 1 tuổi: 250ml.

- Các tuyến tiêu hóa của dạ dày chưa phát triển đầy đủ. Chức năng bài tiết của dạ dày ở trẻ sơ sinh còn yếu khoảng lml/kg/giờ. Chức năng này tăng dần theo tuổi và đạt được 2-3 ml/kg/giờ lúc trẻ 1-2 tuổi. Bài tiết acid của dạ dày thấp, ở tháng thứ 3 chỉ đạt được bằng 1/4 đến 1/2 so với người lớn. Bài tiết pepsin của dạ dày cũng còn yếu ở trẻ nhỏ.

- Khả năng hấp thu:+ Nếu trẻ bú sữa mẹ thì 25% sữa mẹ được hấp thu ở dạ dày+ Nếu trẻ ăn sữa bò thì dạ dày chỉ hấp thu được một số ít đường, muối

khoáng, một phần đạm và nước đã hòa tan. Còn lại phần lớn sữa bò phải đi vào ruột để tiêu hóa.

7.4. Ruột■

- Ruột trẻ em dài hơn (so với chiều dài cơ thể), niêm mạc ruột có nhiều nếp nhăn, nhiều lông, nhiều mạch máu, do đó dễ hấp thụ, song dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập.

- Ruột thừa của trẻ dưới 1 tuổi thường nằm sau manh tràng.- Mạc treo ruột dài nên dễ bị xoắn ruột, manh tràng di động nên vị trí ruột thừa

không cố định.- Trực tràng trẻ dưới 1 tuổi tương đối dài hơn so với người lớn.- Thức ăn tiêu hóa của một nhờ tác dụng của các men trong dịch một, dịch tụy,

mật: trypsin, amylase, lipase, maltase... thức ăn ở một tmng bình từ 12-16 giờ.- Vi khuẩn ở một trẻ em: Ruột trẻ mới đẻ không có vi khuẩn. Chỉ 8 giờ sau đẻ

ruột đã có vi khuẩn từ môi trường bên ngoài vào qua miệng, trực tràng. Ở trẻbú me vi khuẩn Bifidus có nhiều, còn ở trẻ ăn nhân tao vi khuẩn coli có nhiều.

• / •

7. 5.Phân- Phân su có từ tháng thứ 4 trong bào thai. Sau đẻ từ 36 đến 48 giờ trẻ bài tiết phân

su, phân có màu xanh thâm, không mùi gồm có tế bào thượng bì bilimbin, cholesterol, mỡ, acid béo và không có vi khuẩn.

- Phân của trẻ bú mẹ: màu vàng, mùi chua sền sệt, sau đẻ mỗi ngày trẻ ỉa từ 4-5 lần, sau đó giảm xuống 2-3 lần, cuối năm 1-2 lần.

- Phân của trẻ ăn sữa bò: phân đặc, dẻo, màu nhạt, mùi nặng hơn, số lượng nhiều hơn.

7.6. Gan- Gan trẻ sơ sinh chiếm 4,5% trọng lượng cơ thể (người lớn 2% trọng lượng

cơ thể).- Gan trẻ sơ sinh dễ di động.- Tổ chức gan có nhiều mạch máu, tổ chức gan chưa ổn định vì vậy dễ bị thoái

hóa khi bị bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc.

8. ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY TIẾT NIỆU ở TRỀ EM8.1. Đặc điểm về giải phẫu8.1.1. Thận

- Thận trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có các thùy nên nhìn ngoài thấy nhiều múi.

tìtedìổál M ẩ M n g ) irteMSS

- Thận trẻ em dễ di dộng vì tổ chức mỡ xung quanh thận chưa phát triển.- Thận trái thường lớn hơn và nằm cao hơn thận phải tương đương với 4 đốt

sống thắt lưng đầu tiên.- Kích thước và trọng lượng của thận tăng theo lứa tuổi ví dụ: (theo Trarenko 1983): + Thận trẻ sơ sinh nặng 11-12 g.+ 1 tuổi: 36-37 g + 5 tuổi: 55-56g.+ 15 tuổi: 115-120g+ Chiều dài thận: của trẻ dưới 1 tuổi (cm) = 4,98 + 0,155 X tuổi (tháng)

của trẻ từ 1 tuổi trở lên (cm)= 6,97 + 0,22 X tuổi (năm)+ Tỷ lệ giữa phần vỏ và phần tủy: ở trẻ sơ sinh là 1: 4

ở trẻ bú mẹ và người lớn là 1: 2

8.1.2. Đài b ể thậnMỗi thận có từ 10-12 đài thận xếp thành 3 nhóm: trên, giữa và dưới. Hình dáng

đài bể thận thay đổi theo lứa tuổi do nhu động co bóp để tiết nước tiểu.

8.1.3. Niệu quảnỞ trẻ sơ sinh niệu quản đi ra từ bể thận tạo thành một góc vuông, ở trẻ lón tạo thành

góc tù. Niệu quản trẻ tương đối dài nên dễ bị gấp hoặc xoắn.

8.1.4. Bàng quangBàng quang ở trẻ nhỏ nằm cao hon trẻ lớn và người lớn nên dễ sờ cầu bàng

quang hơn. Dung tích bàng quang lớn dần theo tuổi:- Trẻ sơ sinh là 30- 80ml.- Trẻ bú mẹ 60-100ml.- 6 tuổi 100-250ml- 10 tuổi: 150-350ml- 15 tuổi: 200-400ml.

8.1.5. Niệu đạoDo bàng quang nằm cao nên niệu đạo của trẻ em hơi dài. Niệu đạo dài ra dần

theo lứa tuổi, con gái từ 2-4 cm, con trai từ 6-15cm.Niệu đạo trẻ gái thẳng và ngắn hơn trẻ trai nên dễ bị nhiễm khuẩn ngược dòng hơn.

8.2. Đặc điểm sinh lý8.2.1. Chức năng thận

- Chức năng lọc của cầu thận ở trẻ sơ sinh thấp, chỉ đạt được khoảng 1/4 trị số trung bình so với trẻ lớn.

tìtedỉồál M ẩ M n g ) lr Imtsíâ

+ Khi mới sinh độ thanh thải inulin có chỉnh lỷ chỉ bằng 10-50 % so với trị số bình thường ở trẻ lán.

+ Độ thanh thải PAH (Para-aminohippurat) ở trẻ bú mẹ tính theo diện tích da còn thấp. Đến 2 tuổi mới đạt được trị số như trẻ lớn và người lớn.

- Khả năng cô đặc nước tiểu ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cũng kém. Tỷ trọng nước tiểu rất thấp. Khả năng cô đặc tối đa đạt 400-450 mosm/1 trong khi đó ở trẻ lớn là 800- 1200 mosm/1. Do vậy khi bị mất nước thì trẻ sơ sinh và trẻ còn bú không thể cô đặc được nước tiểu như trẻ lán.

8.2.2. Đặc điểm sinh lý nước tiểu- Số lần đi tiểu của trẻ em giảm dần theo lứa tuổi do tăng dần dung tích bàng

quang.

* Số lần đi tiểu- Theo Laugier và Gold. F hầu hết (92%) trẻ sơ sinh bình thường đi tiểu lần đầu

tiên trong 24 giờ đầu sau đẻ, 7% đi tiểu lần đầu ở ngày thứ hai và chỉ có 1% đi tiểu lần đầu ở ngày thứ ba.

- Trong những ngày đầu sau đẻ trẻ đi tiểu rất ít, sau đó số lần đi tiểu tăng dần theo tuổi (Bảng 2.2).

Bảng 2.2: số lần đi tiểu và số lượng nước tiểu trong ngày

Tuổi Sô' lượng nước tiểu (ml)/ 24 giờ Sô' lần đi tiểu/ 24 giờ

Ngày 1 và 2 30-60 2-6

Ngày 3 đến 10 100-300 20-25

Ngày 10 đến 2 tháng 250-450 18-20

2 tháng đến 1 tuổi 400-500 15-20

1-3 tuổi 500-600 10-14

3-5 tuổi 600-700 8-10

5-8 tuổi 650-1000 7-8

8-14 tuổi 800-1400 5-6

8.2.3. Sô lượng và thành phẩn nước tiểu

SỐ lượng và thành phần nước tiểu phụ thuộc vào chế độ ăn uống, tình trạng chức năng thận và các bệnh lý khác ngoài thận. Số lượng nước tiểu trong ngày thay đổi theo tuổi (Bảng 2.2).

* Số lượngCũng có thể tính số lượng nước tiểu trung bình của trẻ em trên 1 tuổi theo công thức:

Sô ml nước tiểu/ 24 giờ = 600+ 100 (n-1)

(n là số tuổi của trẻ tính theo năm; 100 là số lượng nước tiểu được tăng lên mỗi năm).

* Thành phần nước tiểu

- Độ toan của nước tiểu trẻ em gần giống như người lớn

- Tỷ trọng nước tiểu của trẻ nhỏ rất thấp.

- Bài tiết kali của trẻ nhỏ nhiều hơn trẻ lớn, còn bài tiết natri thì ngược lại, trẻ lổn bài tiết nhiều hơn.

- Bài tiết urê và Creatinin ở trẻ bú mẹ kém hơn trong khi đó bài tiết amoniac và acid amin lại nhiều hơn trẻ lớn.

Tự LƯỢNG GIÁ

Chọn câu trả lời đúng nhất

1. Lớp mỡ dưới da của trẻ được hình thành từ tháng:A. Tháng thứ 3-4 trong thời kỳ bào thaiB. Tháng thứ 5-6 trong thời kỳ bào thai c . Tháng thứ 7-8 trong thời kỳ bào thaiD. Tháng thứ 9 trong thời kỳ bào thaiE. Không phải các tháng kể trên

2. Bề dày của lớp mỡ dưới da trẻ từ 3-6 tháng là:A. Từ 2 - 3 mmB. Từ 4 - 5 mm c . Từ 6 - 7 mmD. Từ 8 - 9 mmE. Không phải các thồng số trên

3. Đến 12 tuổi phổi của trẻ em tăng gấp:A. 6 lần lúc đẻB. 7 lần lúc đẻc . 8 lần lúc đẻD. 9 lần lúc đẻE. 10 lần lúc đẻ

4. Nhịp thở bình thường của trẻ 6 tháng là:A. Từ 45-40 lần / phútB. Từ 40-35 lần / phút c . Từ 35-30 lần / phútD. Từ 30-25 lần / phútE. Từ 25-20 lần / phút

tìtedỉồál Pdbliäf«MSI Irtousa