174
ĐẠI HC HUTRƯỜNG ĐẠI HC Y DƯỢC ĐINH ĐẠO NGHIÊN CU THC TRNG VÀ KT QUCAN THIP PHÒNG CHNG SUY DINH DƯỠNG TREM DƯỚI 5 TUI NGƯỜI DÂN TC THIU STI HUYN BC TRÀ MY TNH QUNG NAM LUN ÁN TIN SĨ Y HC HU- 2014

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

ĐINH ĐẠO

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ

CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

TẠI HUYỆN BẮC TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HUẾ - 2014

Page 2: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

ĐINH ĐẠO

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ

CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

TẠI HUYỆN BẮC TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG

Mã số: 62 72 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. ĐỖ THỊ HÒA

2. PGS.TS. VÕ VĂN THẮNG

HUẾ - 2014

Page 3: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ

chân tình, hiệu quả của nhiều cá nhân, tập thể, của quý cô giáo, thầy giáo,

các đồng nghiệp cùng bạn bè và gia đình.

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Bộ Giáo dục và Đào

tạo, lãnh đạo Đại học Huế, Trường Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện đa

khoa Trung ương Quảng Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập,

nghiên cứu.

Tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến khoa Y tế công cộng, Trường Đại

học Y Dược Huế cùng quý cô giáo, thầy giáo đã nhiệt tình giảng dạy và tạo

môi trường học tập, nghiên cứu hiệu quả.

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đỗ Thị Hòa, nguyên Phó trưởng

bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Trường Đại học Y Hà Nội;

PGS.TS. Võ Văn Thắng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y

Dược Huế là những cô giáo, thầy giáo đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi

tận tình, chu đáo trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Đinh Thanh Huề, người thầy đầu

tiên dìu dắt, định hướng cho tôi những vấn đề trọng tâm khi nghiên cứu đề

tài này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Đào tạo Sau đại học, Đại học Huế;

Phòng Đào tạo Sau đại học, Đại học Y Dược Huế; các khoa, phòng Bệnh

viện đa khoa Trung ương Quảng Nam; lãnh đạo huyện Bắc Trà My; Trung

tâm Y tế huyện Bắc Trà My; Phòng Thống kê huyện Bắc Trà My; lãnh đạo

xã và Trạm Y tế các xã Trà Giáp, Trà Giác, Trà Đốc, Trà Tân, Trà Sơn, Trà

Kót cùng các ban ngành, đoàn thể các xã trên đã quan tâm, tạo mọi điều kiện

thuận lợi giúp tôi học tập cũng như triển khai đề tài nghiên cứu.

Page 4: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

Tôi xin cảm ơn sâu sắc đến các đồng nghiệp của Bệnh viện đa khoa

Trung ương Quảng Nam; Trung tâm Y tế huyện Bắc Trà My; đội ngũ cán

bộ y tế các xã Trà Giáp, Trà Giác, Trà Đốc, Trà Tân, Trà Sơn và Trà Kót,

cùng mạng lưới cộng tác viên dinh dưỡng; các trưởng thôn, già làng cũng

như các bà mẹ có con dưới 5 tuổi của 6 xã trên đã trực tiếp giúp đỡ tôi

trong quá trình tổ chức thu thập thông tin và triển khai các hoạt động can

thiệp tại cộng đồng.

Tôi luôn ghi nhớ công ơn của người thân, bạn bè, đặc biệt là vợ con

tôi đã chia sẻ, động viên để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành

luận án.

Một lần nữa, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã quan tâm giúp đỡ

và tạo điều kiện tốt để tôi hoàn thành bản luận án tiến sĩ này.

Ngày 22 tháng 5 năm 2014

Tác giả

Đinh Đạo

Page 5: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện,

được tiến hành công phu, nghiêm túc.

Các số liệu, kết quả trong luận án này là trung thực và chưa được ai

công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Người viết luận án

Đinh Đạo

Page 6: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

MỤC LỤC

 

 

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 Chương 1 TỔNG QUAN .................................................................................3 1.1. THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI.............3 

1.1.1. Tình hình thiếu dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi................................3 1.1.2. Nguyên nhân và hậu quả suy dinh dưỡng trẻ em ............................8 

1.2. CÁC TIẾP CẬN CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG....15 1.2.1. Tiếp cận can thiệp cải thiện bữa ăn................................................15 1.2.2. Tiếp cận can thiệp bổ sung vi chất dinh dưỡng .............................18 1.2.3. Tiếp cận can thiệp cải thiện dịch vụ y tế .......................................20 1.2.4. Xã hội hóa chăm sóc dinh dưỡng ..................................................22 1.2.5. Chăm sóc dinh dưỡng trẻ em dân tộc thiểu số Việt Nam..............23 

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................28 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................28 

2.1.1. Đối tượng .......................................................................................28 2.1.2. Địa điểm.........................................................................................28 2.1.3. Thời gian ........................................................................................28 

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................28 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................28 2.2.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu ......................................................30 2.2.3. Phương pháp đo lường các chỉ số .................................................33 2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu.....................................................41 2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu ...........................................49 2.2.6. Kỹ thuật hạn chế sai số ..................................................................49 2.2.7. Hạn chế của nghiên cứu.................................................................50 2.2.8. Đạo đức nghiên cứu .......................................................................51 

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................52 3.1. TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN BẮC TRÀ MY..................................................................................................................52 

3.1.1. Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số ....52 

Page 7: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

3.1.2. Các yếu tố liên quan suy dinh dưỡng trẻ em .................................54 3.2. KẾT QUẢ CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN BẮC TRÀ MY.............60 

3.2.1. Hoạt động can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ............60 3.2.2 Kết quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em .................64 

Chương 4 BÀN LUẬN ..................................................................................80 4.1. TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN BẮC TRÀ MY..................................................................................................................80 

4.1.1. Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số ....80 4.1.2. Các yếu tố liên quan suy dinh dưỡng trẻ em .................................83 

4.2. KẾT QUẢ CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN BẮC TRÀ MY.............94 

4.2.1. Hoạt động can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ............94 4.2.2. Kết quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em................100 

KẾT LUẬN..................................................................................................111 KIẾN NGHỊ .................................................................................................113 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

PHỤ LỤC 

Page 8: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CI Khoảng tin cậy (Confident Interval)

CSHQ Chỉ số hiệu quả

CTVDD Cộng tác viên dinh dưỡng

DTTS Dân tộc thiểu số

FAO Tổ chức Thực phẩm và Nông nghiệp thế giới

(Food and Agriculture Organization)

GDTTTC Giáo dục truyền thông tích cực

HQCT Hiệu quả can thiệp

NCT Nhóm can thiệp

NCUT Người có uy tín

NĐC Nhóm đối chứng

OR Tỷ suất chênh (Odds Ratio)

SCT Sau can thiệp

SD Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

SDD Suy dinh dưỡng

SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em

TB Trung bình

TCT Trước can thiệp

TPSC Thực phẩm sẵn có

UNICEF Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc

(United Nations Child’ Fund)

VDD Viện Dinh dưỡng

WHO Tổ chức Y tế thế giới

(World Health Organization)

Page 9: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

DANH MỤC CÁC BẢNG

 

Bảng 1.1. Phân loại suy dinh dưỡng theo mức độ của WHO-1997...............39 

Bảng 3.1. Tỷ lệ hiện mắc suy dinh dưỡng theo thể .......................................52 

Bảng 3.2. Tỷ lệ trẻ nhẹ cân theo mức độ .......................................................52 

Bảng 3.3. Tỷ lệ trẻ thấp còi theo mức độ .......................................................52 

Bảng 3.4. Tỷ lệ trẻ thấp còi theo nhóm tuổi...................................................53 

Bảng 3.5. Liên quan giữa các đặc điểm chung với trẻ nhẹ cân .....................54 

Bảng 3.6. Liên quan giữa bệnh tật trẻ với thể nhẹ cân ..................................55 

Bảng 3.7. Liên quan giữa kiến thức nuôi con của bà mẹ với trẻ nhẹ cân ......56 

Bảng 3.8. Liên quan giữa thực hành bà mẹ nuôi con với trẻ nhẹ cân............57 

Bảng 3.9. Liên quan giữa niềm tin người có uy tín của bà mẹ với SDDTE..58 

Bảng 3.10. Các yếu tố liên quan suy dinh dưỡng trẻ em qua phân tích hồi

quy logistic đa biến ........................................................................................59 

Bảng 3.11. Thống nhất kế hoạch can thiệp phòng chống SDDTE ................60 

Bảng 3.12. Các hoạt động can thiệp phòng chống SDDTE đã triển khai......62 

Bảng 3.13. Kinh nghiệm sử dụng thực phẩm sẵn có giàu đạm ở địa phương63 

Bảng 3.14. Đặc điểm các yếu tố giữa 2 nhóm trước can thiệp ......................64 

Bảng 3.15. NCT cải thiện hiểu biết về chất béo của bà mẹ ...........................65 

Bảng 3.16. NĐC cải thiện hiểu biết về chất béo của bà mẹ...........................65 

Bảng 3.17. Cải thiện hiểu biết về chất béo của bà mẹ sau can thiệp .............65 

Bảng 3.18. Cải thiện hiểu biết của bà mẹ về nhóm rau quả...........................66 

Bảng 3.19. NCT cải thiện hiểu biết nuôi con của bà mẹ ...............................67 

Bảng 3.20. NĐC cải thiện hiểu biết nuôi con của bà mẹ ...............................67 

Bảng 3.21. Cải thiện hiểu biết nuôi con của bà mẹ sau can thiệp..................67 

Bảng 3.22. NCT cải thiện thực hành nuôi con của bà mẹ .............................68 

Bảng 3.23. NĐC cải thiện thực hành nuôi con của bà mẹ .............................68 

Bảng 3.24. Cải thiện thực hành nuôi con của bà mẹ sau can thiệp................68 

Bảng 3.25. Thực hành nuôi con ăn bổ sung sai của bà mẹ ở 2 nhóm............69 

Bảng 3.26. NCT cải thiện niềm tin của bà mẹ với trưởng thôn, già làng ......71 

Bảng 3.27. NĐC cải thiện niềm tin của bà mẹ với trưởng thôn, già làng......71 

Page 10: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

Bảng 3.28. Cải thiện niềm tin của bà mẹ với trưởng thôn, già làng SCT......72 

Bảng 3.29. Niềm tin bà mẹ với lãnh đạo xã ở 2 nhóm ..................................72 

Bảng 3.30. NCT cải thiện niềm tin của bà mẹ với người có uy tín địa phương 73 

Bảng 3.31. NĐC cải thiện niềm tin của bà mẹ với người có uy tín địa

phương ............................................................................................................73 

Bảng 3.32. Cải thiện niềm tin của bà mẹ với người có uy tín địa phương ......73 

Bảng 3.33. NCT cải thiện nhiễm khuẩn hô hấp cấp so với trước can thiệp ..74 

Bảng 3.34. NĐC cải thiện nhiễm khuẩn hô hấp cấp so với ban đầu .............74 

Bảng 3.35. Cải thiện nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em sau can thiệp .............74 

Bảng 3.36. Nhóm can thiệp cải thiện trẻ nhẹ cân so với trước can thiệp ......75 

Bảng 3.37. Nhóm đối chứng cải thiện trẻ nhẹ cân so với ban đầu ................76 

Bảng 3.38. Cải thiện suy dinh dưỡng thể nhẹ cân trẻ em sau can thiệp .......76 

Bảng 3.39. Sự lên kênh suy dinh dưỡng thể nhẹ cân sau can thiệp...............76 

Bảng 3.40. Nhóm can thiệp cải thiện trẻ thấp còi so với trước can thiệp......77 

Bảng 3.41. Nhóm đối chứng cải thiện trẻ thấp còi so với ban đầu................77 

Bảng 3.42. Cải thiện suy dinh dưỡng thể thấp còi trẻ em sau can thiệp.......77 

Bảng 3.43. Sự lên kênh suy dinh dưỡng thể thấp còi sau can thiệp ..............78 

Bảng 3.44. Suy dinh dưỡng thể gầy còm của trẻ ở 2 nhóm...........................78 

Bảng 3.45. Cải thiện cân nặng trung bình của trẻ ở 2 nhóm.........................79 

Bảng 3.46. Cải thiện chiều cao trung bình của trẻ của 2 nhóm ....................79 

Page 11: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố tình trạng dinh dưỡng thể thấp còi theo giới ...............53 

Biểu đồ 3.2. Liên quan giữa nhiễm khuẩn hô hấp cấp với trẻ nhẹ cân..........55 

Biểu đồ 3.3. Liên quan giữa niềm tin bà mẹ về NCUT với trẻ nhẹ cân ........58 

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ trẻ ăn bổ sung thiếu thực phẩm sẵn có giàu đạm hàng

ngày ở 2 nhóm................................................................................................69 

Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ trẻ ăn bổ sung thiếu thực phẩm sẵn có giàu chất béo

hàng ngày .......................................................................................................70 

Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ bà mẹ có niềm tin hội phụ nữ ở 2 nhóm ..........................72 

Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ thiếu máu lâm sàng trẻ em ở 2 nhóm ...............................75 

Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ trẻ thấp còi theo nhóm tuổi trước và sau can thiệp ........78 

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu dựa vào mô hình chẩn đoán hành vi16 

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ thiết kế các bước tiến hành nghiên cứu..............................29 

Sơ đồ 3.1. Tổ chức mạng lưới hoạt động can thiệp .......................................61 

Page 12: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng bệnh lý mang tính cộng đồng ở

nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Phân bố suy dinh dưỡng

trẻ em khác biệt rõ nét giữa các châu lục, các vùng miền trên thế giới. Theo

số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tập

trung chủ yếu ở châu Á và châu Phi. Các vùng Nam Trung Á, Đông Nam Á,

Đông Phi, Tây Phi và Trung Phi có trẻ em suy dinh dưỡng luôn cao, nhất là

Ấn Độ, Bangladesk, Đông Timor, Lào, Niger, Somalia, Burnika [140].

Ở nước ta trong những năm qua nhờ triển khai Chương trình quốc

gia phòng chống suy dinh dưỡng đạt hiệu quả, tình trạng suy dinh dưỡng

chung ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể, từ 43,9% năm 1995 [2] còn

16,8% năm 2012 [69]. Tuy nhiên, mức độ giảm xuống không đồng đều

giữa các vùng, khu vực, suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn cao và

rất cao ở vùng miền núi cao, đồng bào dân tộc thiểu số [29], [59]. Các khu

vực Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ là

những nơi có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi cao hơn so với các

vùng khác trên cả nước [22], [31], [69].

Suy dinh dưỡng không chỉ làm chậm phát triển thể chất, trí tuệ, là

nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trẻ em dưới 5 tuổi [70], mà còn gây

nên hậu quả lâu dài lên tầm vóc người trưởng thành, giảm khả năng lao

động và ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân [4].

Có nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ,

không như nhau ở mỗi địa phương, cần tìm hiểu trong từng cộng đồng cụ

thể. Quảng Nam là một tỉnh ven biển miền Trung, với 8 huyện miền núi

cao, trong đó Bắc Trà My là huyện mà tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5

tuổi cao nhất tỉnh (32,2%) và điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn

so với các huyện, thị thành khác của tỉnh [66].

Page 13: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

2

Bắc Trà My có 12 xã, 1 thị trấn, trong đó có 9 xã thuộc Chương trình

135 của Chính phủ với 90 % đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống [47]. Kết

quả khảo sát năm 2009 tại các xã Chương trình 135 huyện Bắc Trà My thấy

tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi thể nhẹ cân 36,7%,

thể thấp còi 63,3%, thiếu máu lâm sàng 57,1%, nhiễm khuẩn hô hấp 47,8%

[9]. Địa phương chưa quan tâm bổ sung cho trẻ ở vùng đặc biệt khó khăn

các vi chất dinh dưỡng như sắt, axit folic [2], kẽm [81], [105] và chưa xổ

giun định kỳ cho trẻ theo khuyến cáo của Bộ Y tế [2]. Đặc biệt có rất nhiều

trẻ em hàng ngày ăn thiếu thực phẩm sẵn có giàu dinh dưỡng, như thiếu

chất đạm 74,4%, thiếu chất béo 76,8% [9]. Mặt khác, các bà mẹ gặp nhiều

rào cản trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ như: 21,3% mù chữ, 29,5%

tiểu học, 62,8% hộ nghèo và nhiều tập tục lạc hậu như không dám cho con

ăn “chất tanh”, kiêng khem khi con bị ốm. Nhưng kết quả khảo sát cho thấy

các bà mẹ rất tin tưởng vào những người có uy tín tại địa phương [9].

Từ thực trạng trên, nhằm tìm ra mô hình phù hợp huy động nguồn

lực cộng đồng phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5

tuổi dựa vào vai trò người có uy tín và bối cảnh đặc thù của nhóm đích, cải

thiện hành vi nuôi con của bà mẹ, qua đó cải thiện tình trạng suy dinh

dưỡng và bệnh tật trẻ em, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thực

trạng và kết quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5

tuổi người dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam”, với

các mục tiêu sau:

1. Mô tả tình trạng suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở trẻ dưới

5 tuổi người dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam.

2. Đánh giá kết quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số tại địa bàn nghiên cứu.

Page 14: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

3

Chương 1

TỔNG QUAN

1.1. THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI

1.1.1. Tình hình thiếu dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

1.1.1.1. Tình hình thiếu dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới

Theo kết quả điều tra suy dinh dưỡng trẻ em (SDDTE) dưới 5 tuổi tại

79 nước đang phát triển giai đoạn từ 1980-1992 của Onis M. và cộng sự thấy

có 192,5 triệu trẻ nhẹ cân (35,8%); 229,9 triệu thấp còi (42,7%) và 49,5 triệu

gầy còm (9,2%). Các nước có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (SDD) cao và rất

cao như Bangladesh có 65,8% nhẹ cân, 64,6% thấp còi và 15,5% gầy còm;

Ấn Độ có 63,9% nhẹ cân, 62,1% thấp còi và 19,2% gầy còm; Guatemala với

33,5% nhẹ cân và 57,9% thấp còi [111]. Tại hội nghị thượng đỉnh về dinh

dưỡng tổ chức tại Roma tháng 12/1992, các chuyên gia đã đưa ra chương

trình hành động, có sự cam kết của các quốc gia nhằm làm giảm SDDTE

xuống còn một nửa vào năm 2000 so với năm 1990 [88].

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy các nước

thuộc châu Á, châu Phi từ trước cho đến nay vẫn có tỷ lệ SDDTE cao so

với các châu lục khác [133], [141]. Báo cáo của WHO năm 1995 trên toàn

cầu có 169,5 triệu trẻ nhẹ cân (27,8%); 213,1 triệu thấp còi (34,9%) và 50,2

triệu gầy còm (8,4%). Trong đó, các nước đang phát triển chiếm đại đa số

với 98,2% (166,5 triệu) nhẹ cân; 86,0% (204,6 triệu) thấp còi và 81,0%

(6,8 triệu) gầy còm. Ở châu Á (35,0% nhẹ cân, 41,0% thấp còi và 10,3%

gầy còm), các vùng có tỷ lệ SDDTE rất cao là Nam Trung Á (49,3% nhẹ

cân, 49,6% thấp còi và 15,2% gầy còm) và Đông Nam Á (33,5% nhẹ cân,

39,7% thấp còi và 9,4% gầy còm). Tiếp đến, ở châu Phi (28,4% nhẹ cân,

38,6% thấp còi và 7,1% gầy còm), các vùng chiếm tỷ lệ cao là Đông Phi

Page 15: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

4

(49,3% nhẹ cân, 49,6% thấp còi và 15,2% gầy còm) và Tây Phi (49,3% nhẹ

cân, 49,6% thấp còi và 15,2% gầy còm) [135].

Trong vòng 15 năm trở lại đây, SDDTE có xu hướng giảm trên phạm

vi toàn cầu. Thống kê của Qũy Nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF), WHO

và Ngân hàng thế giới năm 2011 về SDDTE dưới 5 tuổi thấy châu Á vẫn là

châu lục đứng đầu về tỷ lệ 19,3% nhẹ cân (69,1 triệu) và tỷ lệ 10,1% gầy

còm (36,1 triệu). Riêng trẻ thấp còi, châu Phi trở thành châu lục chiếm tỷ lệ

cao nhất với 35,6% (56,3 triệu); tiếp theo là châu Á: 26,8% (98,4 triệu).

Hai châu lục này chiếm trên 90% trẻ thấp còi trên toàn cầu [130].

Hiện nay, theo kết quả nghiên cứu trẻ em dưới 5 tuổi của tổ chức Cứu

trợ trẻ em Mỹ năm 2012, trên thế giới còn hơn 100 triệu (15,7%) nhẹ cân,

171,0 triệu (27,0%) thấp còi và hơn 60 triệu (10,0%) gầy còm [120]. Các

khu vực Nam Á, cận hoang mạc Sahara có tỷ lệ SDDTE cao nhất [120].

Những quốc gia còn tỷ lệ SDDTE cao và rất cao cả 3 thể nhẹ cân, thấp còi,

gầy còm tương ứng như Timor Leste năm 2010 (44,7%, 58,1%, 18,6%);

Niger năm 2011 (38,5%, 51,0%, 12,3%); Pakistan năm 2011 (31,5%, 43,7%,

15,1%); Bangladesh năm 2011 (36,4%, 41,3%, 15,6%) [128].

Các số liệu SDDTE trên toàn cầu chủ yếu phân theo các châu lục,

vùng lãnh thổ và theo từng quốc gia; chưa chú trọng đúng mức việc xác

định SDDTE theo từng từng chủng tộc, tộc người trong các báo cáo thường

niên của WHO và UNICEF [126], [140]. Nghiên cứu của Larrea C. và

Freire W. tại các nước Nam Mỹ cho thấy tỷ lệ trẻ em thấp còi năm 1999 ở

các tộc người bản xứ liên quan chặt chẽ với điều kiện kinh tế đói nghèo và

cao hơn cách biệt so với trẻ em không thuộc tộc người bản xứ, như ở

Ecuador (58,2% so với 24,2%); ở Peru (47,0%/22,5%) và Bolivia

(50,5%/23,7%) tương ứng [103]. Tổ chức xã hội học Hoa Kỳ đã tiến hành

nghiên cứu về mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe với các yếu tố chủng

Page 16: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

5

tộc, dân tộc tại chính quốc năm 2005 thấy có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong

trẻ em ở năm đầu đời của người Mỹ gốc Phi cao gấp 2 lần trẻ em da trắng.

Trẻ em Mỹ gốc Nhật có tỷ lệ tử vong thấp hơn 8,2 lần so với tộc người

Hawaiians [77]. Tác giả Alessandra M. và cộng sự khảo sát tại Guatemala

năm 2003 thấy trẻ em tộc người bản xứ có tỷ lệ thấp còi (57,6%) và nhẹ

cân (27,8%) cao hơn tỷ lệ chung (44,2% và 22,3%) tương ứng; trong đó,

tộc người Mam (65,3% và 39,4%); người Mayan (62,5% và 31,9%) tương

ứng [75]. Nghiên cứu của Spencer N. về các tộc người châu Âu năm 2003

thấy trẻ em các tộc người bản xứ ở Trung và Đông Âu có tỷ lệ SDDTE, tỷ

lệ mắc bệnh và tử vong cao hơn nhiều lần trẻ em không thuộc tộc người

bản xứ [121]. Điều tra của Hatlekk M. năm 2012 thấy tỷ lệ thấp còi trẻ em

khác nhau giữa các tộc người vùng Nam Á: Tộc người Bà la môn

(Brahmin) 45,1%; Hill Dalits 56,1%; Yadav (70,7%); Newar 72,3% và Hồi

giáo (Muslim) 72,8% [92]. Nghiên cứu của UNICEF năm 2011 khu vực

châu Á-Thái Bình Dương cũng thấy sự chênh lệch lớn giữa các tộc người.

Tỷ lệ trẻ 18-23 tháng ở Campuchia bị thấp còi 50,0% và trẻ nhẹ cân 45,0%

chủ yếu ở trẻ em dân tộc thiểu số. Tương tự, tỷ lệ tương ứng ở Lào là

40,0% và 37,0%. Ở Phillippines, trẻ nhẹ cân sống vùng thủ đô 15,7%, thấp

hơn nhiều so với 36,1% trẻ sống ở vùng khó khăn Bitol [129].

Bên cạnh tình trạng thiếu dinh dưỡng protein-năng lượng, việc thiếu

hụt vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng hơn hai tỷ người, khoảng một phần ba dân

số thế giới hiện nay. Bất cập về thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, kẽm

đã được báo cáo ở nhiều nước đang phát triển [116], [122]. Thiếu vi chất dinh

dưỡng là một vấn đề toàn cầu lớn hơn nhiều so với nạn đói và gây phí tổn rất

lớn về xã hội, bệnh tật làm giảm năng suất lao động, chất lượng cuộc sống

kém; tạo ra vòng luẩn quẩn của suy dinh dưỡng, kém phát triển và nghèo đói.

WHO khảo sát giai đoạn 1990-1995, tỷ lệ thiếu máu trẻ em dưới 5 tuổi ở các

Page 17: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

6

nước đang phát triển là 39,0% và ở các nước phát triển 20,1% [136]. Số liệu

WHO giai đoạn 1993-2005 có 47,4% (293,1 triệu) trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn

cầu bị thiếu máu. Châu Phi có 67,6% trẻ thiếu máu, cao nhất các châu lục.

Đông Nam Á có 65,5% trẻ thiếu máu. Nhiều nước có tỷ lệ trẻ thiếu máu rất

cao như Burnica Faso 91,5% (2003); Sudan 84,6% (1995); Cộng hòa Trung

Phi 84,2% (1999); Ấn Độ 74,3% (2000), Tanzania 71,8% (2005) [139]. Theo

ước tính của các chuyên gia, khoảng 1/3 dân số thế giới thiếu kẽm, đặc biệt là

trẻ em ở các nước đang phát triển, là nguyên nhân dẫn đến 450.000 trẻ em tử

vong hàng năm [129]. Thực trạng thiếu kẽm cao nhất ở khu vực phía nam

Châu Á, châu Phi cận Sahara, Trung Mỹ và Nam Mỹ [81].

1.1.1.2. Tình hình thiếu dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam

Nước ta là một trong những nước có tỷ lệ SDDTE dưới 5 tuổi thể nhẹ

cân giảm liên tục từ mức rất cao 51,5% năm 1985 xuống 44,9% năm 1995,

mỗi năm giảm trung bình 0,66% [2]. Từ năm 1995 bắt đầu thực hiện kế

hoạch quốc gia về dinh dưỡng, SDDTE thể nhẹ cân giảm trung bình mỗi

năm 1,5%, được các tổ chức quốc tế thừa nhận và đánh giá cao: năm 2000

(33,1%) [4], đến năm 2012 còn 16,2% [69], là mức trung bình theo phân loại

của WHO-1997 [136]. Tỷ lệ trẻ thấp còi cũng đã giảm từ 59,7% năm 1985

[31] xuống 29,3% năm 2010, bình quân giảm 1,3% mỗi năm [4] và đến năm

2012 còn mức trung bình 26,7% [69]. Tỷ lệ trẻ gầy còm hiện nay là 6,7%

[69]. SDD nhẹ cân hiện nay ở nước ta chủ yếu là mức độ vừa (14,5%), còn

thể thấp còi có mức độ vừa (15,5%) và mức độ nặng (11,2%) [69].

SDDTE ở nhiều nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt theo giới

tính [9], [10], [32], nhưng lại liên quan chặt chẽ đến nhóm tuổi của trẻ. Một

vài nghiên cứu cho rằng nhóm tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất là 6-24 tháng

[29], [62]. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu lại cho thấy khuynh hướng SDDTE

tăng dần theo nhóm tuổi [13], [16], [24]. Chênh lệch rõ rệt về SDDTE theo

Page 18: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

7

vùng sinh thái: miền núi thường cao hơn đồng bằng [7], [27]; nông thôn

cao hơn thành thị [28], [40]. Những vùng có tỷ lệ trẻ nhẹ cân cao cũng là

những vùng có tỷ lệ trẻ thấp còi và gầy còm cao hơn tương ứng như Tây

Nguyên (25%, 36,8%, 8,1%); vùng miền núi phía Bắc (20,9%, 31,9%, 7,4%)

[69]. Ở các thành phố, SDDTE thấp hơn nhiều so với trung bình chung cả

nước, như tỷ lệ nhẹ cân, thấp còi và gầy còm tương ứng ở thành phố Hồ Chí

Minh (5,3%, 7,6%, 3,5%); Hà Nội (8,1%, 16,9%, 3,3%) [69]. Đến nay, các

tỉnh thuộc vùng khó khăn có tỷ lệ trẻ nhẹ cân, thấp còi và gầy còm cao tương

ứng như Kon Tum (26,3%, 40,6%, 9,2%); Hà Giang (23,1%, 35,0%, 7,9%)

[69]. Vùng miền núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, SDDTE luôn cao

hơn hẳn các vùng khác [19], [37]. Lê Danh Tuyên và cộng sự khảo sát năm

2011 tại huyện miền núi Tuyên Hóa, Quảng Bình thấy cả 3 thể đều rất cao:

nhẹ cân 57,7%, thấp còi 43,7% và gầy còm 19,2% [62]. Điều tra của

Nguyễn Hoàng Linh Chi năm 2011 ở trẻ em 12-36 tháng đồng bào dân tộc

Pakoh và Vân Kiều tại Quảng Trị thấy tỷ lệ SDD rất cao ở 3 thể: nhẹ cân

53,9%; thấp còi 67,1% và gầy còm 14,5% [5]. Khu vực duyên hải miền

Trung là một trong những vùng có tỷ lệ trẻ nhẹ cân, thấp còi và gầy còm

tương ứng còn trung bình và cao (19,5%, 31,2%, 7,5%), trong đó có Quảng

Nam (16,0%, 30,1%, 6,8%) [69]. Phân bố SDD ở Quảng Nam cũng không

đồng đều giữa các vùng: trẻ nhẹ cân (2007) ở Hội An 10,1%, Tam Kỳ 12,4

%; Nam Trà My 31,0% và Bắc Trà My cao nhất tỉnh 32,2% [66].

UNICEF khảo sát năm 2011 thấy sự thiếu hụt chăm sóc sức khỏe ở

người Kinh 31,6%; Mường 46,5%; Thái 77,6% [129]. Báo cáo năm 2011của

Tổng cục Thống kê cho thấy tỷ lệ trẻ nhẹ cân, thấp còi, gầy còm của nhóm

đồng bào Kinh và Hoa (10,0%, 19,6%, 3,8%), thấp hơn hẳn so với tỷ lệ

tương ứng của trẻ em dân tộc thiểu số (22,0%, 40,9%, 5,7%) [89].

Page 19: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

8

Sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng là một vấn đề có ý nghĩa sức khỏe

cộng đồng ở trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi [45], [109]. Nghiên cứu của

Nguyễn Văn Nhiên và cộng sự năm 2008 ở trẻ em nông thôn Việt Nam

trước tuổi đến trường thấy có 55,6% thiếu máu và 86,9% thiếu kẽm [109].

Khảo sát của Nguyễn Xuân Ninh và cộng sự năm 2008, tỷ lệ thiếu máu ở

trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc là 29,2%; thấp nhất vùng Đông Nam Bộ

(22,8%); cao nhất vùng miền núi Tây Bắc (43,0%); tỉnh Hải Dương có tỷ lệ

thấp nhất (8,7%); các tỉnh có tỷ lệ rất cao là Tây Ninh (52,7%); Lai Châu

(62,0%) và cao nhất là Quảng Nam (67,3%) [45]. Tình trạng thiếu máu

thiếu sắt thường kèm theo thiếu axit folic [4], [68]. Axit folic cần thiết cho

sự phát triển và phân chia tế bào của người, động vật, thực vật và cần thiết

cho sự hình thành của tế bào máu, đặc biệt trong cấu tạo và phát triển hệ

thống thần kinh của thai nhi. Mỗi năm trên thế giới có tới 400.000 trẻ sinh

ra có dị tật ống thần kinh. Nguyên nhân cụ thể gây ra dị tật này có liên quan

đến cả yếu tố di truyền và môi trường, đồng thời liên quan với vấn đề thiếu

hụt axit folic. Thiếu axit folic là nguyên nhân làm của khoảng 3000-4000

trẻ em Việt Nam sinh ra mắc các dị tật bẩm sinh ống thần kinh rất nghiêm

trọng như nứt đốt sống, não ủng thủy, thai vô sọ [68].

1.1.2. Nguyên nhân và hậu quả suy dinh dưỡng trẻ em

1.1.2.1. Nguyên nhân suy dinh dưỡng trẻ em

- Thiếu dinh dưỡng

Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân chiếm 60% SDDTE. Thiếu dinh

dưỡng có thể xảy ra do giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng tiêu thụ dưỡng

chất hoặc cả hai. Giảm cung cấp chủ yếu là do chế độ ăn của trẻ không đủ cả

về số lượng lẫn chất lượng, thiếu năng lượng, protein cùng các VCDD, trong

đó có sắt, axit folic, kẽm; trẻ biếng ăn, ăn không đủ nhu cầu và thức ăn chế

biến không phù hợp, năng lượng thấp. Tăng tiêu thụ khi trẻ ốm, thất thoát

Page 20: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

9

chất dinh dưỡng do bệnh lý. Trong đa số trường hợp, SDD xảy ra do sự kết

hợp của cả 2 cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào, vừa tăng năng lượng tiêu

hao [64], [88], [124]. Trong thời kỳ 6 tháng đầu, trẻ em không được bú sữa

mẹ hay sữa mẹ bị thiếu, cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, bộ máy tiêu hóa trẻ

chưa thể hấp thu tốt được. Thời kỳ khi được 6 tháng tuổi trở đi, trẻ ăn bổ

sung với chế độ ăn không đảm bảo đủ năng lượng, protein. Ăn quá kiêng

khem trong thời gian trẻ bị bệnh, nhất là khi bị ỉa chảy. Nguyên nhân sâu xa

là do bà mẹ thiếu kiến thức và hạn chế về thực hành nuôi dưỡng, chăm sóc

trẻ [1], [9], [99]. Nghiên cứu của Lê Thị Hợp, Hà Huy Khôi thấy khi thiếu ăn

tạm thời cơ thể tăng trưởng chậm lại nhưng tình trạng đó có thể được phục

hồi khi ăn đầy đủ. Tuy nhiên trong trường hợp dinh dưỡng không hợp lý kéo

dài có thể cản trở quá trình phục hồi đó. Vì thế cần quan tâm đặc biệt đến

dinh dưỡng trẻ em [22]. Theo UNICEF, khác biệt về sự phát triển của trẻ em

đến năm tuổi có nhiều ảnh hưởng bởi dinh dưỡng, cách nuôi dưỡng, môi

trường và chăm sóc sức khỏe hơn so với yếu tố di truyền hoặc dân tộc [126].

- Nhiễm trùng

Từ lâu, người ta đã thừa nhận các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng

là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến SDDTE, đặc biệt là tiêu chảy, nhiễm giun,

nhiễm khuẩn hô hấp cấp là các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhiều tác giả đã

mô tả mối tác động qua lại giữa nhiễm trùng và SDD như một vòng xoắn

bịnh lý [85], [86]. Khi các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, với sức

đề kháng còn yếu, trẻ em dễ bị SDD do nhiễm trùng làm mất các chất dinh

dưỡng và tác động gián tiếp làm trẻ em chán ăn. Mặt khác, trẻ SDD có hệ

thống miễn dịch bị giảm sút, dễ mắc bệnh nhiễm trùng và hậu quả SDD ngày

một nặng thêm [133]. SDD làm tăng khả năng nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu

chảy và kéo dài thời gian tiêu chảy ở trẻ em [72], [136]. Nghiên cứu của

Caulfield L. E.và cộng sự năm 2004 cho thấy SDDTE liên quan đến 1 triệu

Page 21: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

10

ca viêm phổi, 8 trăm nghìn ca tiêu chảy hàng năm ở các nước đang phát triển

[83]. Tình hình nhiễm giun cũng là vấn đề sức khỏe cộng đồng nổi cộm với

khoảng 2 tỷ người bị nhiễm các loại giun truyền qua đất (giun đũa, giun

móc, giun tóc, giun kim), trong đó trẻ em dưới 5 tuổi chiếm từ 10-20% theo

nghiên cứu của Albonico M. và cộng sự năm 2008 [73]. Nhiễm giun truyền

qua đất là nhiễm trùng mạn tính ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tinh thần,

thiếu máu thiếu sắt [112] và giảm đáp ứng miễn dịch ở trẻ em bị nhiễm bệnh

[33]. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun chung dao động rất lớn từ 17,0-97,0%,

tùy theo lứa tuổi và vùng sinh thái, trong đó tỷ lệ nhiễm giun ở phụ nữ và trẻ

em vùng cư dân nông nghiệp rất cao [33]. Nghiên cứu của Phạm Trung

Kiên, Hoàng Tân Dân ở trẻ em 3-60 tháng tuổi tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng,

Hà Nam năm 1994 thấy tỷ lệ trẻ nhiễm giun chung 93,4%; nhiễm giun đũa

85,3% và giun tóc 69,5% [33]. Điều tra của Nguyễn Hoàng Linh Chi ở

huyện Dakrong, Quảng Trị năm 2011 thấy tỷ lệ trẻ nhiễm giun chung

31,6%; nhiễm giun đũa 24,6%; giun móc 6,5% và giun tóc 6,2% [5].

- Các nguyên nhân khác

Trẻ bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, hẹp phì đại môn vị,

tim bẩm sinh, Langdon down, SDD bào thai, đẻ non [64]. Theo số liệu

thống kê của WHO năm 2009, nhiều nước ở khu vực châu Phi và châu Á

có tỷ lệ sơ sinh thấp cân rất cao như: Mauritania 34,0%, Yemen 32%,

Pakistan 32,0%, India 28,0%, Niger 27,0%, Haiti 25,0%, Comoros 25,0%

[141]. Tại Việt Nam, tỷ lệ sơ sinh thấp cân năm 2006 là 7% [126], cao hơn

khu vực Đông Nam Á (6%), nhưng thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung của

thế giới (15%) [126]. Nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Huy và cộng sự [26],

Trương Đức Tú [59] đều thấy ở nhóm trẻ có tình trạng dinh dưỡng tốt có

cân nặng sơ sinh cao hơn có ý nghĩa so với nhóm trẻ SDD.

Page 22: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

11

- Các yếu tố liên quan suy dinh dưỡng trẻ em

Nhờ các nghiên cứu dịch tễ học dinh dưỡng, người ta đã tìm ra hàng

loạt yếu tố liên quan đến tình trạng SDDTE ở các nước đang phát triển,

trong đó có nước ta. Đó là các yếu tố về sinh học, di truyền (chủng tộc, dân

tộc, tình trạng sức khỏe bệnh tật mẹ khi mang thai) [124]; yếu tố về hành

vi, lối sống mà ở đây chủ yếu liên quan trực tiếp đến hành vi nuôi con của

các bà mẹ như cho trẻ bú mẹ; ăn bổ sung; chăm sóc trẻ chưa đúng cách do

rào cản của các tập quán lạc hậu, đặc biệt khi trẻ bị ốm, bà mẹ thường

kiêng khem như kiêng nước, kiêng ăn lúc trẻ bị sởi [8]; cúng bái khi trẻ ốm

[9]. Các yếu tố liên quan khác như: điều kiện kinh tế xã hội thấp, đầu tư

cho y tế còn hạn chế [4]; dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh [88]; sự quan tâm

của lãnh đạo địa phương và năng lực hoạt động của các cấp, các ngành hạn

chế [4]; chất lượng dịch vụ y tế kém hiệu quả [18], [29].

+ Nuôi con bằng sữa mẹ

UNICEF coi nuôi con bằng sữa mẹ là biện pháp hàng đầu bảo vệ sức

khoẻ trẻ em, do sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ [127]. Theo khuyến cáo

của chuyên gia dinh dưỡng, đứa trẻ cần được bú mẹ trong vòng giờ đầu sau

sinh và giúp làm giảm nguy cơ SDD [64], [134]. Thống kê năm 2009 của

WHO thấy có sự khác nhau rõ rệt giữa các nước về tỷ lệ trẻ bú mẹ trong

vòng giờ đầu sau sinh: Cuba 70,0%, Mozambique 63,1%, Việt Nam 57,8%,

Bangladesh 35,6%, Lào 29,8%, Yemen 29,6%, Cameroon 19,6% [141].

Trong 6 tháng đầu, trẻ cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ mà

không cần thêm thức ăn nào khác [4]. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong

6 tháng đầu theo WHO công bố năm 2009, có sự khác biệt rất lớn ở nhiều

nước trên thế giới như Rwanda 88%, Srilanka 76%, Peru 73,0%, Triều Tiên

65%, Bolivia 60,0%; nhưng Belarus chỉ 9,0%, Nam Phi 7,0%, Thái Lan

5,0%, Djibouti 1,0%, Bỉ 1,0% [141] và ở Việt Nam, tỷ lệ này là 19,6% [4].

Page 23: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

12

Với trẻ dưới 12 tháng tuổi, sữa mẹ là thức ăn quí giá nhất mà không

một thức ăn nhân tạo nào có thể so sánh được [2]. Nhiều nghiên cứu chỉ rõ tỉ

lệ SDD và mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy cao hơn một cách có

ý nghĩa ở nhóm trẻ mẹ bị thiếu sữa mẹ [38], [98], [121]. Nhiều nghiên cứu

có nhận định là ở vùng nông thôn tình hình nuôi con bằng sữa mẹ luôn có xu

hướng tích cực hơn so với ở thành thị [29], [118], [133], nhất là vùng nông

thôn ở các nước đang phát triển [133]. Trẻ cần được bú mẹ thường xuyên,

nên bú kéo dài từ 18 đến 24 tháng tuổi và không nên quá 24 tháng [64]. Tỷ

lệ bà mẹ cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi theo UNICEF khảo sát năm 2009 có sự

khác biệt giữa các nước rất rõ: Nepal 95,0%, Benin 92,0%, Bangladesh

91,0%, Ethiopia 88,0%, Myanmar 67,0%, nhưng Jordan chỉ 11,0%, Bosnia

6,0% [126]. Việt Nam có đến 93% bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ [4]. Tỷ lệ bà

mẹ Việt Nam cho con bú từ 18-24 tháng rất cao trong những năm gần đây

[1], [8], [36] cho thấy công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cùng với thực

tiễn về lợi ích của sữa mẹ đã thay đổi căn bản thực hành nuôi con bằng sữa

mẹ ở nhiều vùng miền trên cả nước.

+ Nuôi con ăn bổ sung

Thời gian bắt đầu ăn bổ sung theo khuyến cáo chung là khi trẻ tròn 6

tháng tuổi [4]. Trong một bữa ăn bổ sung hợp lý cho trẻ, cần có sự phối hợp

đầy đủ giữa 4 nhóm thực phẩm theo một tỷ lệ cân đối: Protein/Lipit/Gluxit

=1/1/4-5 cùng rau, củ, quả và tập cho trẻ thích nghi dần với từng loại thức ăn

mới theo nguyên tắc từ ít đến nhiều; từ lỏng đến đặc [64]. Chất lượng bữa ăn có

vai trò rất quan trọng đối với phát triển thể chất trẻ em [19], [36].

Nghiên cứu của WHO cho thấy những đứa trẻ bắt đầu ăn bổ sung

thêm sữa hộp ngay trong tuần đầu, có nguy cơ bị tiêu chảy cao gấp 3 lần và

nguy cơ nhập viện cao gấp 5 lần so với trẻ chỉ bú sữa mẹ; đối với trẻ cai

sữa trong tuần đầu sau đẻ có nguy cơ bị tiêu chảy cao gấp 5 lần và nguy cơ

Page 24: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

13

phải vào viện do tiêu chảy cao gấp 12 lần so với trẻ bình thường [133].

Nguyễn Thị Hải Anh, Lê Thị Hợp và cộng sự thấy trẻ ăn bổ sung không

hợp lý có nguy cơ SDD tăng 2,7-4 lần [1]. Lê Phán nghiên cứu thấy có đến

68,8% trẻ ăn bổ sung trước 4 tháng tuổi bị SDD và 59,8% trẻ SDD do ăn

không đủ 4 nhóm thực phẩm hàng ngày [46]. Nhiều nghiên cứu khác đều

khẳng định hậu quả của ăn bổ sung sớm đến tình trạng SDD, bệnh tật trẻ

em [24], [57], [62]. Bà mẹ cho con ăn bổ sung sớm là hiện trạng chung của

nước ta [9], [13], [37].

+ Cách chăm sóc trẻ

Nếu như việc cung cấp chất dinh dưỡng đóng vai trò quyết định trong

việc phát triển thể chất trẻ em, thì cách chăm sóc trẻ quyết định sự phát triển

tinh thần và góp phần rất quan trọng vào việc đảm bảo phát triển thể chất trẻ

em toàn diện. Trẻ em cần được chăm sóc chu đáo về vệ sinh; tiêm chủng mở

rộng; theo dõi tăng trưởng; tình thương yêu; học hành và được chăm sóc dinh

dưỡng đúng khi ốm như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp... [19], [23].

1.1.2.2. Hậu quả suy dinh dưỡng trẻ em

Suy dinh dưỡng trẻ em mà chủ yếu suy dinh dưỡng protein năng

lượng đang còn là vấn đề thời sự ở các nước nghèo và đang phát triển [31],

[74]. SDDTE dưới 5 tuổi chiếm 54% trong số 11,6 triệu trẻ tử vong trên

toàn cầu hàng năm giai đoạn 1980-1995 [136] và là nguyên nhân sâu xa

của hơn 2,6 triệu trẻ em tử vong mỗi năm hiện nay [120]. Thể nhẹ cân, thấp

còi và gầy còm liên quan đến tử vong trẻ em dưới 5 tuổi lần lượt là 19%,

14,5% và 4,4% [120]. Thiếu vi chất dinh dưỡng liên quan với 10% tất cả

trường hợp tử vong trẻ em, hay khoảng một phần ba số trẻ em tử vong do

SDD [120]. Suy dinh duỡng làm cho trẻ em dễ bị cảm nhiễm với các bệnh

nhiễm trùng, nhất là các bệnh đường hô hấp, đường ruột và khi mắc thì

Page 25: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

14

diễn biến xấu hơn, gia tăng tỉ lệ tử vong. SDD là điều kiện thuận lợi để các

bệnh lý này xảy ra và kéo dài, làm cho trẻ em ăn uống kém, nhu cầu năng

lượng gia tăng nên SDD ngày càng trở nên nặng nề hơn. SDD làm trẻ em

kém phát triển về thể chất. Mức độ chậm phát triển tăng song song với thời

gian kéo dài của bệnh và nhóm tuổi của trẻ. Các bằng chứng khoa học đã

cho thấy, giai đoạn đầu tiên của cuộc đời từ trong bụng mẹ đến 2 tuổi, nếu

trẻ em bị SDD có thể để lại những hậu quả về thể chất và tinh thần không

phục hồi được và kéo sang thế hệ sau. Nếu tình trạng SDD kéo dài đến thời

gian dậy thì, chiều cao của trẻ em sẽ càng bị ảnh hưởng trầm trọng hơn

[23]. SDD làm trẻ em chậm phát triển tâm thần, nhất là ảnh hưởng đến sự

phát triển bình thường của não bộ trong giai đoạn trẻ em dưới 6 tuổi. Trí

thông minh dễ dàng bị ảnh hưởng nếu trẻ bị SDD bào thai và dưới 12 tháng

tuổi [31]. Tác hại của SDD càng nặng, nếu bệnh xuất hiện lúc cơ quan chưa

trưởng thành. Ngoài ra, SDD tác động tiêu cực về mặt xã hội: Tầm vóc của

dân tộc sẽ chậm tăng trưởng nếu tình trạng SDD không được cải thiện qua

nhiều thế hệ. Khả năng lao động về thể lực cũng như về trí lực của những

người SDD trong quá khứ hay trong hiện tại đều không thể đạt đến mức tối

ưu, là một sự lãng phí vô cùng lớn đối với các nước đang phát triển. Nguồn

nhân lực trong tương lai cũng sẽ bị ảnh hưởng vì tầm vóc và thể lực của các

lớp thanh thiếu niên liên quan đến sức khỏe sinh sản [18]. Như vậy, SDD

vừa ảnh hưởng trước mắt, trực tiếp đến phát triển của trẻ; vừa dẫn đến các

hậu quả không khắc phục được như tầm vóc người trưởng thành thấp bé,

kết quả học tập kém, giảm khả năng lao động người lớn và ảnh hưởng tới

thu nhập quốc dân [4]. Mặt khác, điều trị SDD phức tạp, tốn kém, trong khi

việc phát hiện sớm và dự phòng SDD có thể thực hiện được nhờ các biện

pháp chăm sóc sức khoẻ ban đầu [22].

Page 26: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

15

1.2. CÁC TIẾP CẬN CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

Từ trước đến nay có nhiều cách tiếp cận can thiệp hiệu quả, khả thi

được triển khai trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tùy quy mô đầu tư và

cách tác động đơn lẻ hay phối hợp các biện pháp, song đều tập trung vào

4 nhóm giải pháp chính là cải thiện bữa ăn, bổ sung vi chất dinh dưỡng,

cải thiện dịch vụ y tế và xã hội hóa chăm sóc dinh dưỡng [4], [133].

1.2.1. Tiếp cận can thiệp cải thiện bữa ăn

1.2.1.1. Giáo dục truyền thông tích cực đa dạng hóa bữa ăn

Giáo dục truyền thông tích cực (GDTTTC) nhằm thay đổi hành vi

nuôi con đúng cách, giúp bà mẹ có kiến thức, kỹ năng thực hành đa dạng

hóa bữa ăn, nhất là ở vùng điều kiện kinh tế khó khăn, biết cách tận dụng

các thực phẩm sẵn có (TPSC) ở địa phương cải thiện bữa ăn hàng ngày

[36], [123]. GDTTTC là phương pháp truyền thông có sự tham gia chủ

động, tích cực của cộng đồng dựa trên nhu cầu, đòi hỏi về các vấn đề sức

khỏe ưu tiên ở chính địa phương đó [48], [60]. Cộng đồng cùng tham gia

xác định các vấn đề sức khỏe, lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên, lập kế

hoạch can thiệp, tham gia các hoạt động nhằm giúp họ thấy được giá trị của

từng loại TPSC và sự cần thiết phải đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày, cho đến

khâu giám sát và đánh giá kết quả thực hiện [88].

Khung lý thuyết chẩn đoán và can thiệp hành vi sức khỏe được trình

bày trên sơ đồ 1.1, trên cơ sở áp dụng mô hình PRECEDE (Predisposing

Reinforcing and Enable Constructs in Educational Diagnosis and

Evaluation) của Green L.W. [91]. Nghiên cứu đi theo trình tự từ dưới lên

bắt đầu ở bước 1 đến bước 5 được gọi là quá trình chẩn đoán hành vi. Sau

đó các nhóm can thiệp được thiết kế theo cách tiếp cận đi từ trên xuống, tác

động thay đổi hành vi theo 3 nhóm nguyên nhân hành vi: yếu tố tiền đề,

yếu tố làm dễ và yếu tố tăng cường [91].

Page 27: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

16

MÔ HÌNH PRECEDE

Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

5. Chẩn đoán về quản lý, chính sách: can thiệp được đối chiếu từng mục tiêu hành vi từ bước 3,4. Lập kế hoạch hành động, cấp kinh phí, điều phối

Truyền thông trực tiếp Tổ chức cộng đồng, hỗ

trợ của dịch vụ y tếTruyền thông gián tiếp, đào

tạo, tư vấn...

Yếu tố tiền đề - Kiến thức - Thái độ - Thực hành - Niềm tin - Giá trị

Các yếu tố làm dễ - Quy định, luật pháp - Tính sẵn có - Tính tiếp cận - Điều kiện sống - Việc làm

Các yếu tố tăng cường - Hỗ trợ từ gia đình - Bạn bè - Đồng nghiệp - Cán bộ, nhân viên y tế - Người có uy tín

4.Chẩn đoán giáo dục: các yếu tố này cần phân tích cho từng hành vi

3. Chẩn đoán về hành vi: mỗi hành vi được xác định như là thời điểm, tần suất, chất lượng, sự tồn tại

2. Chẩn đoán dịch tễ học : xác định bởi nhân viên y tế như là tỷ lệ tử vong, bệnh tật, môi trường sống 1. Chẩn đoán về xã hội: xác định bởi cộng đồng như là thất nghiệp, bỏ học, chất lượng sống

Thúc đẩy Tạo điều kiện Tăng cường

Các nguyên nhân của hành vi

Vấn đề sức khỏeCác yếu tố môi trường

Vấn đề xã hộiCác yếu tố không liên quan với y tế

Sơ đồ 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu dựa vào mô hình chẩn đoán hành vi Khảo sát của Arimond và cộng sự năm 2003 ở Ethiopia [76]; của

Adelheild W. và cộng sự năm 2008 ở châu Phi [72] thấy có sự liên quan chặt

chẽ giữa đa dạng hóa bữa ăn với tình trạng dinh dưỡng trẻ. Tại Việt Nam,

Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010 đã đề ra giải pháp

Page 28: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

17

đa dạng hóa bữa ăn nhằm cải thiện tình trạng SDDTE [2]. Phong trào

“Vườn-Ao-Chuồng” theo báo cáo của Lê Thị Hợp năm 2003 đã tăng lên

đáng kể chất lượng khẩu phần ăn hàng ngày về Protein/Lipit/Gluxit của

người Việt Nam tương ứng giữa năm 1987 (12,3%/8,4%/79,3%) và năm

2000 (13,2%/12,0%/74,8%) [96]. Nguyễn Minh Tuấn đã can thiệp dinh

dưỡng 18 tháng (2006-2008) bằng bữa ăn thị phạm được tổ chức luân phiên

tại các hộ gia đình dân tộc Sán Chay đã giảm SDDTE cả 3 thể so với nhóm

chứng, p<0,05 [60]. Như vậy, TTGDTC là một phương pháp hiệu quả, được

áp dụng rộng rãi trong các chương trình, dự án can thiệp dinh dưỡng.

1.2.1.2. Tiếp thị xã hội chăm sóc sức khoẻ

Tiếp thị xã hội là việc ứng dụng các kỹ thuật tiếp thị thương mại để

phân tích, lập kế hoạch, điều hành và đánh giá các chương trình thiết kế để

tác động tới hành vi tự nguyện của đối tượng đích nhằm cải thiện lợi ích

(bao gồm sức khỏe) của cá nhân họ và của cả xã hội [84]. Đặc điểm chính

của tiếp thị xã hội là một ngành riêng biệt trong lĩnh vực tiếp thị, nhằm

mang lại lợi ích cho cả xã hội lẫn đối tượng đích [93]; với các nguyên tắc

cũng như kỹ thuật được tiếp thị thương mại xây dựng, phát triển, đặc biệt là

chiến lược hỗn hợp tiếp thị “4P”, bao gồm: sản phẩm (Product), giá cả

(Price), địa điểm (Place) và quảng bá (Promotion) [84]. Một can thiệp tại

Indonesia năm 1996 của Pee S.C. và cộng sự về tiếp thị xã hội đã làm tăng

tiêu thụ các loại rau xanh giàu hàm lượng sắt giúp cải thiện tình trạng thiếu

máu dinh dưỡng [114]. Can thiệp của nhóm Khan N.C. và cộng sự tiến

hành năm 2000 bằng tiếp thị xã hội thấy tỷ lệ mua và sử dụng viên sắt của

phụ nữ không có thai đạt từ 55% đến 92%, tỷ lệ uống viên sắt miễn phí của

phụ nữ có thai gần 100% [102]. Huỳnh Nam Phương đã tiếp thị xã hội tại

tỉnh Hòa Bình trong 6 tháng, làm tăng tỷ lệ uống viên sắt của phụ nữ có

thai ở NCT (92,4%), cao hơn so với NĐC (69,8%) [50].

Page 29: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

18

1.2.1.3. Bổ sung sữa, bột dinh dưỡng

Bổ sung sữa, bột dinh dưỡng trong nuôi dưỡng trẻ hàng ngày luôn

được các bà mẹ quan tâm và được nhiều tác giả đầu tư nghiên cứu về hiệu

quả của nó đối với việc cải thiện tình trạng SDD, bệnh tật trẻ em [49], [87],

[90]. Lê Thị Hợp và cộng sự can thiệp 4 tháng bằng PediaPlus và sữa bò

cho trẻ ở Yên Thế, Bắc Giang thấy tỷ lệ thiếu máu ở nhóm dùng PediaPlus

giảm đáng kể ở cuối can thiệp (chỉ còn 2,0% so với 19,0% ban đầu), cao

hơn so với nhóm dùng sữa bò (giảm từ 22,0% xuống 17%) [23]. Phạm Văn

Phú đã can thiệp tối thiểu ngày 2 lần trong 6 tháng bằng thức ăn bổ sung vi

chất (bột Favina) đã làm tăng cân nặng của trẻ gái (1,47±0,51 kg) so với

nhóm chứng (1,16±0,39 kg, p<0,05) và thức ăn bổ sung men (bột

gạo+Favilase) đã làm tăng thêm chiều dài ở trẻ trai (8,2±1,1 cm) so với

nhóm chứng (7,6±1,1, p<0,001) [49]. Vũ Thị Thanh Hương (2010) bổ sung

18 tháng Davin-kid, dạng gói cốm chứa đạm và vi chất dinh dưỡng đã cải

thiện chiều cao trung bình của nhóm trẻ nam hơn nhóm chứng 2,7 cm và

của trẻ nữ cao hơn nhóm chứng 1,6 cm; cũng như tăng cân nặng trung bình

được 4,5 kg, cao hơn (p<0,05) nhóm chứng [28]. Girma A. và cộng sự

(2010) cho trẻ từ 7 đến 59 tháng tuổi ở Ethiopia ăn bột ngô giàu Lyzin

đã tăng chiều cao 0,63 cm/tháng, cao hơn nhóm trẻ ăn bột ngô thông

thường tăng 0,55 cm/tháng [90]. Abiodin P.O. bổ sung sữa đậu nành ở

Nigeria [71]; Hol J. và cộng sự dùng sữa bò có prebiotic [94] cũng đã cải

thiện có ý nghĩa tình trạng SDDTE.

1.2.2. Tiếp cận can thiệp bổ sung vi chất dinh dưỡng

Bổ sung vi chất dinh dưỡng gồm vitamin, muối khoáng là một giải

pháp cấp bách hữu hiệu đối với trẻ em bị SDD cũng như góp phần kiểm

soát tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng [20], [44]. Có nhiều loại vi chất

dinh dưỡng khác nhau được các tác giả sử dụng hiệu quả vào can thiệp lên

Page 30: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

19

tình trạng sức khỏe trẻ em, trong đó có bổ sung sắt, axit folic [15], [112] và

kẽm [6], [101].

1.2.2.1. Bổ sung sắt và axit folic phòng chống thiếu máu

Bổ sung sắt và axit folic nhằm phòng và điều trị thiếu máu là biện pháp

cấp bách giúp cải thiện nhanh tình trạng thiếu máu dinh dưỡng mức cộng

đồng, nhất là ở phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi và những vùng thiếu vi chất

dinh dưỡng với tỷ lệ cao [14], [102]. Pasricha S.R. và cộng sự đã tổng hợp

kết quả của 9 báo cáo trong số 35 nghiên cứu khác nhau trên 42.306 trẻ em

4-23 tháng tuổi được bổ sung sắt bằng đường uống làm giảm tỷ lệ thiếu

máu 0,61 lần [113]. Can thiệp bổ sung đa vi chất và kẽm 6 tháng của Nguyễn

Thanh Hà tại Gia Bình, Bắc Ninh đã giảm được 23,2% trẻ em thiếu máu (từ

41,4% xuống 28,2%) [11].

1.2.2.2. Bổ sung các chế phẩm chứa kẽm

Nhiều nghiên cứu sử dụng chế phẩm có chứa kẽm bổ sung cho trẻ

em mang lại hiệu quả rõ rệt, cải thiện cân nặng, chiều cao, tăng cường miễn

dịch phòng chống các bệnh nhiễm trùng, giúp trẻ thèm ăn trở lại so với

nhóm đối chứng một cách có ý nghĩa. Sazawal S.và Black R.E. (2007) bổ

sung kẽm làm giảm SDDTE, cũng như giảm tử vong một cách có ý nghĩa

thống kê [119]. Can thiệp bổ sung kẽm của các tác giả Batool A.H. và cộng

sự năm 2007 [78], Kenneth H.B. và cộng sự năm 2007 [101] đều cho thấy

tác động tích cực của kẽm lên sự phát triển thể chất trẻ em. Bổ sung kẽm

của Nguyễn Thị Hải Hà cải thiện tốt tình trạng trẻ em thấp còi [12].

1.2.2.3. Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là một giải pháp lựa

chọn hiệu quả, an toàn, bền vững đã và đang áp dụng trên thế giới cũng như

tại Việt Nam [28], [100], [106], [115]. Nghiên cứu của Hurell R.F. và cộng sự

năm 1989 cho thấy tăng cường sắt dạng tan trong nước hoặc tan trong axit vào

Page 31: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

20

sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em vừa an toàn, vừa cải thiện tình trạng dinh

dưỡng, nâng cao khả năng miễn dịch phòng chống bệnh nhiễm trùng và giảm

đáng kể tình trạng thiếu máu trẻ em [97]. Kathryn G.D. năm 2007 bổ sung sắt

qua thức ăn cải thiện tình trạng thiếu máu trẻ em [100]. Nhóm nghiên cứu Đỗ

Thị Hoà, Hà Huy Khôi, Nguyễn Thị Hiền cho trẻ em tiểu học ăn bánh bích

qui trong 6 tháng có bổ sung sắt và vitamin A năm 1999 làm giảm tỷ lệ trẻ

thấp còi ở nhóm can thiệp nhiều hơn nhóm đối chứng 17,7% [16].

1.2.3. Tiếp cận can thiệp cải thiện dịch vụ y tế

1.2.3.1. Cải thiện chăm sóc trẻ em, giảm gánh nặng bệnh tật

Nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ của các bà mẹ, chuyển đổi

hành vi, giúp bà mẹ nuôi con theo khoa học là một trong những mục tiêu

quan trọng của các dự án, chương trình y tế đã và đang tác động tích cực,

cải thiện tốt tình trạng bệnh tật trẻ em [4]. Phạm Trung Kiên và cộng sự tẩy

giun cho trẻ 24-36 tháng làm giảm rõ rệt nhiễm giun đũa từ 85,3% xuống

62,5%; giun tóc từ 69,5% xuống 52,2% [33]. Trần Minh Hậu triển khai tại

5 xã ở Thái Bình kết hợp tẩy giun định kỳ với bổ sung viên sắt đã cải thiện

đáng kể tình trạng thiếu máu và nhiễm giun trẻ em dưới 5 tuổi [14]. Giảm

gánh nặng bệnh tật bằng cách tăng cường và bổ sung vi chất dinh dưỡng cho

trẻ là các biện pháp hữu hiệu được nhiều tác giả quan tâm khi tiến hành các

nghiên cứu can thiệp. Sazawal (2007) thấy bổ sung kẽm làm giảm thời gian

tiêu chảy cấp từ 9%-23%, số lần tiêu chảy giảm từ 22%-23% [119]. Nguyễn

Thị Cự bổ sung kẽm ở trẻ SDD đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh chung về tiêu

chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp, giảm thời gian trong đợt tiêu chảy [6].

Kenneth H. B. và cộng sự bổ sung đa vi chất làm giảm có ý nghĩa thống kê tỷ

lệ mắc viêm đường hô hấp dưới cấp tính nhiều hơn ở những trẻ thấp còi so

với nhóm chứng [101]. Canani R.B. và cộng sự sử dụng Lactobacillus thấy

Page 32: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

21

thời gian kéo dài tiêu chảy giảm khoảng 0,7 ngày [82]. Fanaro S. và cộng sự

(2008) kết hợp prebiotic và probiotic cải thiện độ lỏng của phân và ảnh

hưởng tích cực lên vi khuẩn đường tiêu hóa thông qua việc kích thích sự

phát triển của Bifidobacteria [87]. Shibani G. và cộng sự (2010) sử dụng

1000 mg lyzin/ngày trong 16 tuần cho trẻ em tại Ghana thấy tổng số ngày

mắc tiêu chảy của nhóm can thiệp (21 ngày) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so

với nhóm đối chứng (47 ngày) [120].

1.2.3.2. Tiếp cận can thiệp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế khác

Một trong những giải pháp thiết thực, được áp dụng rộng rãi là xây

dựng mạng lưới cộng tác viên dinh dưỡng (CTVDD) [29]. Tổ chức Cứu

trợ trẻ em Hoa Kỳ đánh giá rất cao vai trò của nhân viên y tế cộng đồng

[120]. Tuy nhiên, nhiều CTVDD năng lực hoạt động yếu, thường bị “hành

chính hóa” các nội dung, giải pháp triển khai phòng chống SDDTE [29],

cho nên cần hỗ trợ đào tạo kỹ năng hoạt động chăm sóc dinh dưỡng. Đỗ

Thị Hòa và cộng sự can thiệp 3 năm ở một số xã tại Bắc Kạn bằng truyền

thông giáo dục dinh dưỡng nhằm huy động sử dụng thực phẩm sẵn có; tổ

chức hội thi thực hành dinh dưỡng; hội thảo về chế độ ăn bổ sung cho trẻ

đã cải thiện tỷ lệ SDDTE thể thấp còi ở xã đã can thiệp là thấp nhất 34,7%

so với các xã đang và chưa can thiệp là 44,8% và 38,3% [17]. Các tác giả

Võ Văn Thắng, Đào Văn Dũng áp dụng mô hình can thiệp chăm sóc thai sản,

kế hoạch hóa gia đình dựa vào bối cảnh đặc trưng và nhạy cảm về giới tại

huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế trong 18 tháng, đã chú trọng đào tạo kỹ

năng truyền thông làm mẹ an toàn cho mạng lưới cộng tác viên, sử dụng hình

ảnh thực tế và ngôn ngữ địa phương mang lại hiệu quả cao, cải thiện thực

hành làm mẹ an toàn như tăng tỷ lệ bà mẹ khám thai định kỳ, ăn uống đầy đủ,

thực hành nuôi dưỡng trẻ em [53].

Page 33: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

22

1.2.4. Xã hội hóa chăm sóc dinh dưỡng

Xã hội hóa chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung, chăm sóc dinh

dưỡng nói riêng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm huy

động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, bên cạnh sự đầu tư của

Chính phủ [2], [32]. Nhiều cách tiếp cận xã hội hóa chăm sóc dinh dưỡng

đã triển khai trong thời gian qua rất hiệu quả như phối hợp liên ngành

chăm sóc dinh dưỡng; huy động cộng đồng chăm sóc dinh dưỡng và hợp

tác quốc tế về dinh dưỡng [4]. Các tác giả Phạm Văn Hoan, Doãn Đình

Chiến đã đánh giá hiệu quả hoạt động liên ngành sau 10 năm (1995-2004) can

thiệp tại huyện điểm Thường Tín, Hà Tây phát triển vườn, ao, chuồng; hướng

nghiệp dạy nghề; giáo dục dinh dưỡng cho thấy trẻ nhẹ cân dưới 5 tuổi đã

giảm từ 37,1% xuống 21,1% và trẻ thấp còi giảm từ 38,3% xuống 25,0%

[18]. Đánh giá hiệu quả can thiệp lồng ghép tại các xã thuộc tỉnh Bắc Kạn,

tác giả Đỗ Thị Hòa và cộng sự cho thấy tốc độ giảm SDD thể nhẹ cân khá

nhanh, từ 51,0% xuống 37,1% sau ba năm can thiệp tại xã Tân Lập [17]. Li

Y. và cộng sự can thiệp trong 30 tháng dựa vào cộng đồng trên 352 trẻ em

dưới 18 tháng dân tộc Dal ở Luxi, Trung Quốc đã giảm SDDTE từ 6-11

tháng tuổi từ 20,5% xuống 13,7% và ở nhóm 12-17 tháng tuổi giảm từ

39,0% xuống 26,4% [104].

Bên cạnh đó, Việt Nam đã tranh thủ tốt sự tài trợ của các tổ chức

quốc tế như của UNICEF trong chương trình viên nang vitamin A cho trẻ

em hàng năm, nuôi con bằng sữa mẹ, chương trình phòng chống bướu cổ

[2]; dự án “Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em thông qua bổ sung

vitamin A cho trẻ từ 6-60 tháng tuổi kết hợp với tẩy giun cho trẻ từ 24-60

tháng tuổi tại 18 tỉnh khó khăn của Việt Nam” do Quỹ xóa đói giảm nghèo

Nhật Bản viện trợ [4]. Các dự án này đã đóng góp thiết thực vào việc cải

thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam [2], [4].

Page 34: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

23

1.2.5. Chăm sóc dinh dưỡng trẻ em dân tộc thiểu số Việt Nam

Cho đến nay, nghiên cứu về các tiếp cận chăm sóc dinh dưỡng trẻ em

dân tộc thiểu số ở Việt Nam vẫn còn hạn chế. Hầu hết các nghiên cứu đều

đề cập đến sức khỏe đại diện chung mà chưa chú trọng đến tính đặc thù sức

khỏe trẻ em của mỗi nhóm dân tộc. Trong phạm vi nghiên cứu về SDDTE

ở nhóm dễ bị tổn thương như người dân tộc thiểu số, việc tìm hiểu sâu các

điều kiện sống trong bối cảnh văn hóa xã hội cụ thể và tình trạng dinh

dưỡng, bệnh tật của trẻ sẽ góp phần trong hoạch định chính sách địa

phương để nâng cao chất lượng sống, cải thiện tình trạng sức khỏe của các

nhóm này [9], [52].

1.2.5.1. Một số đặc điểm cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam

Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới năm 2009 thấy đặc điểm cộng

đồng cư dân Việt Nam rất đa dạng, gồm 54 dân tộc với ngôn ngữ riêng,

ngoài tiếng Việt chung; có nét văn hóa, phong tục tập quán, lối sống đặc

thù. Các dân tộc thiểu số chiếm 13,8%, gồm: Tày 1,9%, Thái 1,7%, Mường

1,5%, Khmer 1,4%, Hoa 1,1%, Nùng 1,1%, H’mông 1,0% và các dân tộc

khác 4,1%. Hầu hết dân tộc thiểu số sinh sống nghề nông, ở vùng nông

thôn. Các dân tộc Khmer, Chăm tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng bào Hoa thường sống tập trung ở các đô thị [131].

Hoạt động kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu vẫn là dựa

vào sản phẩm nông nghiệp tự cung tự cấp; chăn nuôi và một phần thu nhập

qua sản phẩm của rừng nên hộ nghèo vẫn phổ biến [89]. Với địa hình núi

rừng, sông ngòi hiểm trở và chiều dài có chung biên giới với một số nước,

lại thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt làm hư hỏng mạng lưới giao thông,

điện, nước, phát sinh dịch bệnh, ô nhiễm môi trường; miền núi Việt Nam

đang đối mặt với một khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, về đời

sống cư dân các dân tộc, về khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con

Page 35: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

24

người, đặc biệt là các dịch vụ công như y tế, giáo dục, hạ tầng cơ sở so với

đồng bằng còn quá chênh lệch [110].

1.2.5.2. Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng trẻ em dân tộc thiểu số

Tình trạng dinh dưỡng trẻ em dân tộc thiểu số Việt Nam còn nhiều

mặt hạn chế. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, hai bệnh phổ biến nhất là nhiễm

khuẩn hô hấp cấp [34], [51] và tiêu chảy cấp [43], [59] ảnh hưởng trực tiếp

đến SDDTE. Tình trạng SDD rất khác nhau theo vùng địa lý, vì sự khác

biệt trong đời sống, đặc điểm dân tộc, trình độ học vấn, môi trường sống,

khí hậu, cây trồng và an ninh lương thực. Ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc và

Tây Nguyên, tỷ lệ SDD cao hơn so với cả nước, do phần lớn đồng bào dân

tộc thiểu số sinh sống nơi đây có điều kiện kinh tế xã hội thấp hơn so với

các vùng khác [89]. Bên cạnh sự khác biệt về các điều kiện kinh tế, xã hội;

đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn những tập tục lạc hậu, ảnh hưởng không

tốt đến sức khỏe trẻ em như lao động nặng và kiêng khem ăn uống khi

mang thai, vì quan niệm rằng con trong bụng mẹ nhỏ sẽ dễ sinh [9]. Sau

sinh khoảng vài 3 tháng, bà mẹ đi làm rất sớm, ảnh hưởng không tốt cho cả

mẹ lẫn con [46], [67]. Cho con ăn bổ sung sớm là thực trạng của bà mẹ dân

tộc thiểu số Việt Nam. Bà mẹ kiêng khem, hạn chế cho trẻ ăn uống, không

dám sử dụng chất đạm, chất béo, vì sợ trẻ bị tiêu chảy [17], [37] đang là

những thách thức lớn trong nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em. Trẻ em khi ốm, ít

có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao, chủ yếu sử dụng dịch

vụ chăm sóc sức khỏe ở tuyến y tế cơ sở [10], [62]. Mạng lưới chăm sóc

sức khỏe ban đầu đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên chất lượng dịch vụ còn

hạn chế so với nhu cầu cần chăm sóc, đặc biệt là ở trẻ em vùng dân tộc

thiểu số. Kỹ năng phối hợp, giám sát, đánh giá của các cấp, các ngành ở địa

phương và kỹ năng tổ chức các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của cán bộ y tế

cơ sở còn nhiều bất cập, hạn chế [4].

Page 36: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

25

1.2.5.3. Chính sách hỗ trợ miền núi và cộng đồng các dân tộc thiểu số

Sau hơn 25 năm của sự nghiệp đổi mới, Việt Nam đã đạt được những

thành tựu trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội; bảo vệ và nâng cao sức

khỏe nhân dân [4]. Người dân trên cả nước được chăm sóc sức khỏe tốt

hơn. Hầu hết các chỉ số sức khỏe cơ bản của nhân dân Việt Nam là cao hơn

so với các quốc gia khác có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Hỗ

trợ dân số dễ bị tổn thương luôn là một mối quan tâm lớn của Đảng Cộng

sản và Nhà nước Việt Nam, thông qua nhiều chính sách ưu tiên đầu tư phát

triển kinh tế, xã hội [56], [110]; chăm sóc y tế giải quyết các vấn đề sức

khỏe phổ biến liên quan đến người nghèo như SDDTE, lao, phong, sốt rét;

đưa dịch vụ y tế đến gần dân; cấp thẻ bảo hiểm y tế [2], [4].

Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, do nhiều rào cản khác nhau, trẻ

em đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều vấn đề về y tế và cả vấn đề kinh

tế, văn hóa, xã hội phải được giải quyết trên cơ sở dựa vào tính chất đặc

trưng của cộng đồng này. Hiện nay, Đảng và Nhà nước rất quan tâm hỗ trợ

cho đồng bào dân tộc thiểu số, thể hiện nhiều chính sách rất hiệu quả, nhưng

câu hỏi đặt ra là phải làm thế nào để rút ngắn khoảng cách giữa chính sách

và thực thi tại các địa phương là một điều thực tiễn và vô cùng có ý nghĩa để

có thể cải thiện một cách bền vững tình trạng sức khỏe nói chung, tình trạng

suy dinh dưỡng nói riêng cho trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số.

1.2.5.4. Vai trò người có uy tín trong dân tộc thiểu số

Người có uy tín (NCUT) là công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú

ở vùng dân tộc thiểu số, được nhân dân nơi cư trú bầu chọn là người gương

mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và

các quy định của địa phương nơi cư trú [57]. NCUT, trước hết bằng uy tín,

sự từng trải và nắm chắc thực tiễn địa phương, trên cơ sở cùng ngôn ngữ,

phong tục tập quán, họ đã chủ động trong công tác tuyên truyền giáo dục, bắt

Page 37: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

26

đầu từ con cháu trong gia đình, dòng họ đến thôn bản. Đối với đồng bào các

dân tộc thì: "Tai nghe không bằng mắt thấy, miệng nói không bằng tay làm",

vì vậy bằng sự tự giác, đầu tàu gương mẫu thực hiện các chủ trương, chính

sách của Đảng, pháp luật Nhà nước đối với NCUT nên việc tuyên truyền đã

đem lại hiệu quả rất thiết thực [65]. Trong công tác tuyên truyền, vận động

nhân dân thực hiện và chấp hành pháp luật; giữ gìn an ninh, trật tự an toàn

xã hội ở bản làng các dân tộc thiểu số, NCUT có vị trí, vai trò hết sức quan

trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Họ thật sự là chỗ dựa tin

cậy của cấp ủy, chính quyền các cấp và là chiếc cầu nối vững chắc giữa ý

Đảng-lòng dân [65]. NCUT luôn được Đảng và Nhà nước đánh giá cao và

có chế độ ưu đãi đặc biệt, thể hiện trong Quyết định số: 18/2011/QĐ-TTg

ngày 18/3/2011 về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc

thiểu số [57].

1.2.5.5. Đặc điểm cộng đồng dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My

Bắc Trà My là một huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam, cách

thành phố Tam Kỳ 60 km về phía Tây Nam; phía Đông giáp huyện miền

núi cao Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp huyện Phước Sơn, phía

Nam giáp huyện Nam Trà My và phía Bắc giáp huyện Tiên Phước. Huyện

có 12 xã và một thị trấn; trong đó 90% đồng bào dân tộc thiểu số tập trung

ở 9 xã đặc biệt khó khăn [47] thuộc Chương trình quốc gia 135 của Chính

phủ [56]. Toàn huyện có 5690/9293 hộ nghèo, chiếm 61,2%. Dân số

40.097 người (50,0% dân tộc kinh và 50,0% dân tộc thiểu số với 20.048

người). Có 15 dân tộc thiểu số: Ca Dong 35,0%; Cor 11,0%; Mơ Nông

2,0%, khác 2,0% (Sê Đăng, Mường, Tày, Nùng, Cơ Tu, Hơ Rê, Khmer, Ba

Na, Ê Đê, Chăm, Ve, Dao) [47]. Hệ thống giao thông từ huyện đến xã gặp

nhiều khó khăn; còn 30/73 thôn ở các xã chưa có đường cấp phối từ xã đến

thôn, nên việc đi lại và vận chuyển hàng hóa chủ yếu bằng sức người. Địa

Page 38: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

27

hình đồi núi cao, dốc lớn, hệ thống sông suối chia cắt nhiều, mùa mưa dễ

gây hư hỏng đường sá, ách tắc giao thông kéo dài, thiệt hại đến đời sống

nhiều mặt của nhân dân. Điện lưới chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt là chính.

Hệ thống thông tin liên lạc vùng đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng rất hạn

chế. Đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, sản lượng

thấp; phương thức tự cung tự cấp là chủ yếu. Bà con nơi đây thường thiếu

ăn hàng năm vào thời điểm giáp hạt, từ cuối tháng 10 đến tháng 11. Các

loại ngô, sắn, khoai lang... sản xuất trên nương rẫy cũng tập trung thu

hoạch vào dịp đông xuân. Chưa có bác sĩ công tác tại các xã Chương trình

135 này. Người bệnh khi ốm đau chủ yếu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức

khỏe tại trạm y tế xã, hoặc tự tìm lá cây làm thuốc chữa bệnh. Khi bệnh

nặng mới lên tuyến huyện, ít có điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế tuyến cao

hơn. Trình độ dân trí còn nhiều hạn chế; một số tập tục lạc hậu chưa được

khắc phục. Bà mẹ mang thai có thói quen uống rượu, không dám ăn chất bổ

dưỡng, phải lao động nặng để con trong bụng mẹ nhỏ dễ sinh; sau sinh đi

làm sớm, có hại cho cả mẹ và con. Tuy nhiên đồng bào nơi đây, nhất là các

bà mẹ rất tin tưởng vào lãnh đạo xã, cán bộ y tế, CTVDD, già làng, trưởng

thôn bản, cũng như hội phụ nữ trong công tác chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ

em [9]. Các xã Chương trình 135 của Bắc Trà My gồm: Trà Ka, Trà Giáp,

Trà Giác, Trà Đốc, Trà Bui, Trà Nú, Trà Kót, Trà Tân và Trà Sơn thuộc

khu vực I của huyện, có cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp. Khu vực II còn lại gồm 3 xã và thị trấn Trà My, với cơ cấu

kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông lâm nghiệp, có điều kiện

phát triển kinh tế, xã hội cao hơn hẳn so với khu vực I [47].

Page 39: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

28

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng

Trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số và các bà mẹ của trẻ thuộc

các xã đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam thuộc

Chương trình quốc gia 135 [56].

Lãnh đạo địa phương và các ban, ngành, đoàn thể, trưởng thôn, già

làng, mạng lưới cộng tác viên dinh dưỡng thuộc các xã trên.

2.1.2. Địa điểm

Các xã đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

thuộc Chương trình quốc gia 135.

2.1.3. Thời gian

Giai đoạn 1 (Từ 01/2010 đến 02/2010): Điều tra thực trạng.

Giai đoạn 2 (Từ 02/2010 đến 01/2012): Can thiệp.

Giai đoạn 3 (02/2012): Đánh giá sau can thiệp.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp với một nghiên cứu can

thiệp cộng đồng so sánh nhóm đối chứng, được trình bày tóm tắt ở sơ đồ

2.1 dưới đây:

Page 40: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

29

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ thiết kế các bước tiến hành nghiên cứu

Đánh giá can thiệp (02/2012) So sánh 2 nhóm sau can thiệp

Nghiên cứu cắt ngang (01/2010)

Trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi và bà mẹ tại các xã Chương trình 135 huyện Bắc Trà My

Nhóm can thiệp (trước can thiệp) 3 xã Trà Giáp, Trà Đốc, Trà Tân

Nhóm đối chứng (trước can thiệp) 3 xã Trà Giác, Trà Sơn, Trà Kót

Nhóm can thiệp (sau can thiệp)

Nhóm đối chứng (sau can thiệp)

Nghiên cứu can thiệp (02/2010-01/2012) Mô hình: “Dựa vào vai trò người có uy tín

và bối cảnh đặc thù của nhóm đích” - Nâng cao năng lực cộng đồng - Truyền thông giáo dục tích cực - Hỗ trợ của dịch vụ y tế: Mebendazol, Adofex, Farzincol

Xác định tỷ lệ SDDTE và các yếu tố liên quan

So sánh trước

và sau can

thiệp ở

từng nhóm

Page 41: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

30

2.2.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu

2.2.2.1. Điều tra thực trạng ban đầu

- Cỡ mẫu: Áp dụng công thức [30]:

p(1-p) n = Z2

1-α/2

∆2

Với xác suất 95% có Z1-α/2 = 1,96;

Chọn khoảng sai lệch mong muốn ∆ = 0,04.

Theo kết quả nghiên cứu năm 2009, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dân

tộc thiểu số dưới 5 tuổi tại các xã Chương trình 135 huyện Bắc Trà My, thể

nhẹ cân 36,3%, thể thấp còi 63,7% và thể gầy còm 8,5% [9], ta có:

+ Cỡ mẫu nghiên cứu thể nhẹ cân:

n = [(1,96)2 * 36,3% * 63,7%] / (0,04)2 = 556.

+ Cỡ mẫu nghiên cứu thể thấp còi:

n = [(1,96)2 * 63,7% * 36,3%] / (0,04)2 = 556.

+ Cỡ mẫu nghiên cứu thể gầy còm:

n = [(1,96)2 * 8,5% * 91,5%] / (0,04)2 = 187.

Như vậy chọn cỡ mẫu nghiên cứu cao nhất là 556. Chọn hiệu lực thiết kế là 2

để tăng giá trị của nghiên cứu, cỡ mẫu là: 2n = 556 * 2 = 1112. Làm tròn, số mẫu

cần thu thập là 1200.

- Kỹ thuật chọn mẫu

+ Tiến hành chọn mẫu 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: dùng phương pháp ngẫu nhiên đơn chọn 6 xã từ các xã

Chương trình 135: Đó là các xã Trà Giáp, Trà Giác, Trà Đốc, Trà Tân, Trà

sơn và Trà Kót.

Giai đoạn 2: dùng phương pháp ngẫu nhiên đơn chọn đủ đối tượng

nghiên cứu vào mẫu trên chương trình Epi Info 6.04.

Page 42: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

31

+ Cách lập danh sách mẫu:

Bốc thăm số thứ tự các xã, kết quả như sau:

1. Trà Giáp; 2. Trà Kót; 3. Trà Đốc; 4. Trà Sơn; 5. Trà Tân; 6. Trà Giác.

Lập khung mẫu: Bao gồm danh sách toàn bộ trẻ em dưới 5 tuổi dân

tộc thiểu số và mẹ của trẻ theo thứ tự từng xã đã bốc thăm ở trên, dựa trên

danh sách trẻ em do trạm y tế xã cung cấp. Đánh số thứ tự bắt đầu từ xã Trà

Giáp cho đến hết xã Trà Giác.

Lập bảng số ngẫu nhiên cần thu thập gồm 1200 số trong những số có

trong khung mẫu ở trên nhờ vào chương trình Epi Info 6.04.

Lập danh sách mẫu 1200 trẻ và mẹ của trẻ dựa vào khung mẫu theo

kết quả của bảng số ngẫu nhiên đã xây dựng ở trên.

2.2.2.2. Can thiệp cộng đồng có đối chứng

- Cỡ mẫu

Dựa vào sự chênh lệch về tỷ lệ SDD thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi

của nhóm can thiệp (NCT) so với nhóm đối chứng (NĐC) vào cuối thời điểm

nghiên cứu, cỡ mẫu can thiệp được tính theo công thức sau:

P1 (1- P1) + P2 (1- P2)n = (,)

(P1 - P2)2 [30]

Trong đó: n là cỡ mẫu của mỗi nhóm.

= 0,05 tương ứng với độ tin cậy 95%.

= 0,20 tương ứng với hiệu lực mẫu 80%.

(,) = 7,9, là giá trị tương ứng với các giá trị α và β ở trên.

P1: Tỷ lệ SDDTE dưới 5 tuổi của NCT vào cuối thời điểm nghiên cứu.

P2: Tỷ lệ SDDTE dưới 5 tuổi của NĐC vào cuối thời điểm nghiên cứu.

Ước tính sau hai năm nghiên cứu, NCT sẽ giảm tỷ lệ SDDTE dưới 5

tuổi xuống 29% và NĐC sẽ giảm xuống 32%.

Page 43: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

32

Thay các giá trị vào công thức ta được cỡ mẫu cho nghiên cứu can

thiệp, áp dụng cho quần thể vô hạn với n = 3718.

Do quần thể nghiên cứu là hữu hạn, nên cỡ mẫu sẽ được hiệu chỉnh

theo công thức sau:

n * N nf = n + N

[25]

Trong đó nf là ước lượng cỡ mẫu của quần thể hữu hạn.

n = 3718 là cỡ mẫu tính cho quần thể vô hạn.

N là kích thước của quần thể hữu hạn của hai nhóm (NNCT = 672 và

NNĐC = 671).

Áp dụng công thức ta tính được cỡ mẫu của nhóm can thiệp: 569 và

cỡ mẫu của nhóm đối chứng: 568.

Thỏa mãn cho cả hai nhóm trên và làm tròn, số mẫu cần thu thập của

mỗi nhóm là 600 trẻ và bà mẹ của trẻ.

- Kỹ thuật chọn mẫu

+ Nhóm can thiệp: dùng phương pháp ngẫu nhiên đơn chọn 3 xã từ 6

xã Chương trình 135 đã bốc thăm khi khảo sát ban đầu vào NCT (gồm Trà

Giáp, Trà Tân, Trà Đốc) và cũng bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn trên

chương trình Epi Info 6.04, lựa chọn cho đủ số mẫu cần nghiên cứu từ

khung mẫu đã được lập sẵn.

+ Nhóm đối chứng: Gồm 3 xã còn lại sau khi đã chọn 3 xã can thiệp

từ 6 xã ở trên vào NĐC (Trà Giác, Trà Sơn, Trà Kót); sau đó tương tự như

trên, lựa chọn cho đủ số mẫu đưa vào nghiên cứu.

- Giả thuyết nghiên cứu

H0: Không khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ SDDTE thể nhẹ

cân giữa hai nhóm can thiệp và đối chứng vào cuối thời điểm nghiên cứu.

Page 44: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

33

H1: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về về tỷ lệ SDDTE giữa hai

nhóm can thiệp và đối chứng vào cuối thời điểm nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp đo lường các chỉ số

2.2.3.1. Các chỉ số nghiên cứu

- Các chỉ số về tình trạng dinh dưỡng trẻ-Mục tiêu 1

Tỷ lệ SDD theo thể nhẹ cân, thấp còi, gầy còm. Mức độ SDD thể nhẹ

cân (độ I, II, III) và thể thấp còi (độ I, II).

- Các chỉ số về yếu tố liên quan SDDTE-Mục tiêu 1

+ Đặc điểm chung trẻ em: Giới tính trẻ (nam; nữ). Nhóm tuổi: 0-11;

12-23; 24-35; 36-47 và 48-59 tháng. Dân tộc: Ca Dong; Cor; khác.

+ Đặc điểm chung bà mẹ: Tuổi mẹ (<26; 26-35; >35). Học vấn mẹ:

mù chữ; tiểu học; trên tiểu học. Nghề nghiệp mẹ: nông; cán bộ nhân viên;

buôn bán và khác. Địa dư: Trà Giáp, Trà Kót, Trà Đốc, Trà Sơn, Trà Tân,

Trà Giác. Kinh tế: khá giả, đủ ăn; cận nghèo, nghèo.

+ Bệnh tật trẻ em (có, không): Sơ sinh nhẹ cân; thiếu máu lâm sàng;

nhiễm khuẩn hô hấp cấp và tiêu chảy.

+ Hành vi nuôi con của bà mẹ

* Kiến thức nuôi con của bà mẹ (đúng, sai) về: Bú sữa non; thời gian

bú mẹ hoàn toàn; ăn bổ sung; cai sữa; tinh bột; thực phẩm sẵn có giàu đạm;

chất béo; rau quả; 4 nhóm dinh dưỡng và kiến thức chung (tốt, chưa tốt).

Mỗi câu hỏi được lượng hóa, cho điểm để đánh giá mức độ hiểu biết của bà

mẹ (đúng=1 điểm; sai=0 điểm). Xếp loại kiến thức bà mẹ theo phương

pháp dựa trên cách tính điểm cắt đoạn 75% của tổng số điểm, phân thành 2

nhóm: kiến thức tốt (≥0,75) và kiến thức chưa tốt (<0,75) [60], [76].

* Thực hành nuôi con của bà mẹ (đúng, sai) về: bú sữa non; bú mẹ

hoàn toàn; ăn bổ sung; cai sữa; tinh bột; thực phẩm sẵn có giàu đạm; chất

béo; rau quả; 4 nhóm dinh dưỡng; tiêm chủng mở rộng; xử trí tiêu chảy;

Page 45: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

34

tham gia thực hành dinh dưỡng mẫu và thực hành chung (tốt, chưa tốt).

Cách tính điểm thực hành chung và xếp loại tương tự như phần kiến thức

chung [60], [76].

* Niềm tin bà mẹ với người có uy tín (có, không) với: lãnh đạo địa

phương; trưởng thôn, già làng; hội phụ nữ; y tế xã; CTVDD; khác và niềm

tin chung (niềm tin, thiếu niềm tin với NCUT). Cách tính điểm niềm tin

NCUT và xếp loại cũng tương tự như trên [60], [76].

- Các chỉ số về kết quả tăng cường can thiệp-Mục tiêu 2

+ Kết quả các hoạt động can thiệp: Số lần tổ chức từng hoạt động; số

lượng NCUT và nhóm đích (bà mẹ, trẻ em) tham gia các hoạt động chăm

sóc dinh dưỡng trong 2 năm can thiệp.

+ Kết quả can thiệp: So sánh sự thay đổi của mỗi nhóm giữa hai thời

điểm trước và sau can thiệp; sự khác nhau giữa nhóm can thiệp và nhóm

đối chứng sau can thiệp về các yếu tố:

* Tình trạng SDDTE ở 3 thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm.

* Sự lên kênh suy dinh dưỡng trẻ em.

* Tình trạng thay đổi cân nặng, chiều cao trung bình (TB).

* Bệnh tật trẻ em (có, không): Cân nặng sơ sinh thấp, thiếu máu lâm

sàng, nhiễm khuẩn hô hấp cấp và tiêu chảy.

* Kiến thức chung, thực hành chung nuôi con của bà mẹ.

* Niềm tin của bà mẹ với người có uy tín.

2.2.3.2. Định nghĩa các chỉ số cần thu thập

Trẻ bú sớm sau sinh: Trẻ bú mẹ trong vòng giờ đầu sau sinh [133].

Bú mẹ hoàn toàn: Là cách thực hành trong đó trẻ chỉ được bú sữa mẹ

trực tiếp hoặc gián tiếp (vắt sữa ra), ngoài ra không được nuôi bằng bất cứ

loại thức ăn đồ uống nào khác. Các thứ ngoại lệ được chấp nhận là các

dạng dung dịch có chứa vitamin, khoáng chất hoặc thuốc chữa bệnh [138].

Page 46: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

35

Ăn bổ sung đúng: Trẻ bắt đầu ăn bổ sung khi tròn 6 tháng hay 180

ngày tuổi [138].

Thời gian cho con bú mẹ đúng: bà mẹ cho con bú ít nhất từ 12 tháng

trở lên và tốt nhất là duy trì cho trẻ bú mẹ từ 18 đến 24 tháng [4].

Thực phẩm sẵn có giàu đạm: Là các thức ăn thuộc nhóm thực phẩm

giàu đạm mà đa số người dân trong cộng đồng dễ mua với giá chấp nhận

được hoặc dễ kiếm được từ các nguồn sẵn có ở địa phương.

Sử dụng thực phẩm sẵn có giàu đạm hàng ngày: Khi bà mẹ sử dụng

đều đặn các thực phẩm sẵn có giàu đạm cho con ăn ít nhất một lần hàng ngày.

Sử dụng chất béo hàng ngày: Khi bà mẹ sử dụng đều đặn chất béo

(dầu hoặc mỡ) cho con ăn ít nhất một lần hàng ngày.

Cân nặng sơ sinh thấp: Trẻ sơ sinh nhẹ cân khi có cân nặng tại lúc

sinh dưới 2500 gram [132].

Thiếu máu lâm sàng: Một đứa trẻ bị thiếu máu lâm sàng khi khám

lòng bàn tay trẻ nhợt nhạt [3], [125].

Tiêu chảy cấp: Một đứa trẻ được xác định bị tiêu chảy cấp khi đi

ngoài phân lỏng hoặc tóe nước lớn hơn 3 lần trong 24 giờ, kéo dài không

quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày). Phân lỏng là phân không thành khuôn.

Đối với những trẻ bú mẹ đi cầu phân nhão, dựa vào tăng số lần hoặc tăng

mức độ lỏng của phân mà các bà mẹ cho là bất thường [3].

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp: Một đứa trẻ được xác định bị nhiễm khuẩn

hô hấp cấp có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau như ho, khó thở, đau

họng, chảy nước mũi, đau tai, chảy mũ tai, sốt. Nếu trẻ chỉ ho, chảy nước

mũi, không sốt thì không phải nhiễm khuẩn hô hấp cấp [3].

Tiêm chủng mở rộng đúng: Tiêm chủng mở rộng đúng khi trẻ được

tiêm chủng đầy đủ liều theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia tương ứng

với tuổi của trẻ [3].

Page 47: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

36

Thu thập thông tin kinh tế gia đình: Dựa vào ý kiến chủ quan của bà

mẹ, đối chiếu với số liệu điều tra của phòng Nội vụ, Lao động, Thương

binh xã hội huyện Bắc Trà My hàng năm [47].

2.2.3.3. Phương pháp thu thập các chỉ số

- Xác định tuổi của trẻ

Xác định tuổi trẻ em theo hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng, dựa trên

khuyến cáo của WHO năm 1995 [135].

+ Tính tuổi theo tháng:

Kể từ khi mới sinh tới trước ngày tròn một tháng (từ 1 đến 29 ngày

hay còn gọi là tháng thứ nhất) được coi là 0 tháng tuổi.

Kể từ ngày tròn 1 tháng đến trước ngày tròn 2 tháng (tức 30 ngày

đến 59 ngày, tháng thứ 2) được coi là 1 tháng tuổi.

Tương tự, kể từ ngày tròn 11 tháng đến trước ngày tròn 12 tháng (tức

là tháng 12) được coi là 11 tháng tuổi.

Trường hợp mẹ không nhớ ngày sinh thì việc tính tháng tuổi được

tiến hành như trên nhưng bớt đi một tháng. Dùng lịch âm dương để quy đổi

nếu người mẹ không nhớ ngày sinh dương lịch.

+ Tính tuổi theo năm:

Từ sơ sinh đến 11 tháng 29 ngày (tức là năm thứ nhất) được gọi là 0

tuổi hay dưới 1 tuổi.

Kể từ ngày tròn 1 năm đến trước 1 năm 11 tháng 29 ngày (tức là năm

thứ hai) được gọi là 1 tuổi, hay dưới 2 tuổi.

Như vậy theo quy ước:

0 tuổi tức là năm thứ nhất, gồm các tháng tuổi từ 0 đến 11.

1 tuổi tức là năm thứ hai, gồm các tháng tuổi từ 12 đến 23.

2 tuổi tức là năm thứ ba, gồm các tháng tuổi từ 24 đến 35.

3 tuổi tức là năm thứ tư, gồm các tháng tuổi từ 36 đến 47.

Page 48: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

37

4 tuổi tức là năm thứ năm, gồm các tháng tuổi từ 48 đến 59.

- Xác định tình trạng dinh dưỡng trẻ

+ Xác định cân nặng trẻ:

Dụng cụ: cân SECA do Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh

Quảng Nam cấp, có sai số 100gr.

Phòng cân: thoáng mát về mùa hè, ấm kín gió về mùa đông và đảm

bảo đủ sáng để xác định cân chính xác.

Vị trí đặt cân: đặt cân nơi bằng phẳng, chắc chắn.

Thao tác: chỉnh cân về vị trí “0”. Trẻ mặc quần áo mỏng. Đặt trẻ

nằm hoặc đứng ở trung tâm của cân, tránh trẻ cựa quậy và tránh nằm hoặc

đứng lệch qua một bên, trẻ dễ ngã và làm kết quả cân không chính xác.

Ngay khi cân ổn định, đọc và ghi kết quả với đơn vị là kg và một số lẻ, ví

dụ 9,6 kg. Ghi vào phiếu theo dõi tình trạng dinh dưỡng trẻ em hàng tháng

(Phụ lục 6).

+ Xác định chiều cao trẻ:

Dụng cụ: Bằng thước đo chiều dài nằm đối với trẻ dưới 2 tuổi và

thước gỗ đứng MICROTOICE của UNICEF để đo trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Vị trí đặt thước: Đặt thước ở mặt phẳng tốt, vững chắc, rộng để

tránh ngã.

Thao tác: Cần phải có 2 người hỗ trợ lẫn nhau. Bỏ mũ, tất chân, giày

dép của trẻ. Đặt trẻ nằm (dưới 2 tuổi) và trẻ đứng (từ 2 tuổi trở lên) trên

mặt phẳng nằm ngang của thước. Đối với trẻ nhỏ cho nằm ngửa, một người

giữ đầu để mắt nhìn thẳng lên trần nhà, mảnh gỗ chỉ số 0 của thước áp sát

đỉnh đầu. Một người khác ấn thẳng đầu gối và dùng êke di động áp sát lòng

bàn chân trẻ sao cho êke vuông góc với trục thước đo, lưu ý để gót chân sát

mặt phẳng nằm ngang và bàn chân thẳng đứng. Đối với trẻ đo chiều cao

đứng, chú ý gót chân, mông vai và chẩm theo một đường thẳng áp sát vào

Page 49: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

38

thước, mắt nhìn thẳng ra phía trước theo đường thẳng nằm ngang, hai tay

bỏ thỏng theo hai bên mình. Dùng êke áp sát đỉnh đầu thẳng góc với thước

đo. Đọc và ghi kết quả với đơn vị là cm và 1 số lẻ, ví dụ 78,2 cm. Ghi vào

phiếu theo dõi tình trạng dinh dưỡng trẻ em hàng tháng (Phụ lục 6).

- Cách thu thập tình trạng dinh dưỡng trẻ

+ Thu thập tình trạng dinh dưỡng trẻ em hàng tháng: CTVDD cân đo

trẻ khi tổ chức thực hành dinh dưỡng hàng tháng và ghi vào biểu đồ tăng

trưởng trẻ em được trạm y tế cấp cho từng trẻ do Viện Dinh dưỡng ban

hành theo chuẩn tăng trưởng trẻ em WHO-2006 [137]. CTVDD được cán

bộ y tế huyện Bắc Trà My tập huấn 3 ngày về kỹ thuật cân nặng, đo chiều

cao trẻ, thực hành cách ghi chép vào sổ theo dõi hàng tháng và cách ghi

vào biểu đồ tăng trưởng. Trước khi tiến hành điều tra, nghiên cứu sinh

kiểm tra CTVDD từng xã, hướng dẫn bổ sung những lưu ý khi cân, đo đối

với trẻ nhỏ, trẻ lớn và ghi chép theo giới tính khác nhau, yêu cầu CTVDD

thực hành cho đến khi làm đúng.

+ Thu thập tình trạng dinh dưỡng trẻ em trước và sau can thiệp: Do

cán bộ điều tra thực hiện. Đoàn điều tra do Bệnh viện đa khoa Trung ương

Quảng Nam (16 người) phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Bắc Trà My (8

người) thành lập, gồm các bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên. Các

cán bộ này được mời tập huấn kỹ năng về cách tính tuổi trẻ; cách cân trẻ,

đo chiều cao, đọc và ghi kết quả theo giới tính; thống nhất phương pháp thu

thập thông tin bằng phiếu phỏng vấn bà mẹ (phụ lục 1); cách phát hiện

những bệnh thường gặp; kỹ năng giao tiếp và tư vấn tại chỗ nhằm hỗ trợ

kiến thức nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ cho các bà mẹ. Trong quá trình phỏng

vấn, đoàn điều tra phối hợp chặt chẽ với cán bộ y tế và CTVDD từng xã,

thông qua kế hoạch tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho trẻ em

Page 50: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

39

dưới 5 tuổi và mẹ của trẻ đã được gửi và trao đổi thống nhất với lãnh đạo

địa phương và các ban ngành trước đó.

- Phân loại suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Có 3 thể SDD là nhẹ cân (underweight), thấp còi (stunting) và gầy

còm (wasting) [130], [132]. Các thể này được đánh giá thông qua 2 số đo

nhân trắc là cân nặng, chiều cao theo giới và độ tuổi của trẻ dưới ngưỡng

âm 2 độ lệch chuẩn (<-2 SD: Standard Deviation) so với quần thể tham khảo

WHO-2006 do WHO công bố, áp dụng thống nhất toàn cầu [137].

+ Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân:

SDD thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi) được chia thành 3 mức độ:

SDD vừa (độ I): khi cân nặng theo tuổi từ dưới -2SD đến -3SD,

SDD nặng (độ II): khi cân nặng theo tuổi từ dưới -3SD đến -4SD,

SDD rất nặng (độ III): khi cân nặng theo tuổi dưới -4SD.

+ Suy dinh dưỡng thể thấp còi:

SDD thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) được chia thành 2 mức độ:

Thấp còi độ I khi chiều cao theo tuổi từ dưới -2SD đến -3SD,

Thấp còi độ II khi chiều cao theo tuổi từ dưới -3SD.

+ Suy dinh dưỡng thể gầy còm:

SDD thể gầy còm (cân nặng theo chiều cao) khi dưới ngưỡng -2SD.

- Phân loại mức độ suy dinh dưỡng ở cộng đồng

Bảng 1.1. Phân loại suy dinh dưỡng theo mức độ của WHO-1997

Mức độ suy dinh dưỡng (%) Thể suy dinh dưỡng

Thấp Trung bình Cao Rất cao

Nhẹ cân (underweight) < 10 10 - 19 20 - 29 ≥ 30

Thấp còi (stunting) < 20 20 - 29 30 - 39 ≥ 40

Gầy còm (wasting) < 5 5 - 9 10 - 14 ≥ 15

* Nguồn:WHO-1997 [136].

Page 51: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

40

- Xác định lên kênh suy dinh dưỡng

Xác định lên kênh suy dinh dưỡng khi có sự thay đổi từ độ suy dinh

dưỡng cao hơn về độ SDD thấp hơn hoặc về tình trạng dinh dưỡng bình

thường ở thời điểm sau can thiệp so với ban đầu của mỗi nhóm.

- Cách xác định các bệnh thường gặp trẻ em

+ Thiếu máu lâm sàng: Khám lòng bàn tay trẻ nhợt nhạt.

+ Nhiễm khuẩn hô hấp cấp: Hỏi bà mẹ trong vòng nửa tháng qua kể

từ ngày điều tra trẻ có bị ho, sốt và (hoặc) khó thở, họng đỏ, chảy mũ tai;

cũng như khám hiện tại có biểu hiện của nhiễm khuẩn hô hấp cấp.

+ Tiêu chảy cấp: Hỏi bà mẹ trong vòng nửa tháng qua kể từ ngày

điều tra trẻ có bị đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước lớn hơn 3 lần trong 24

giờ, kéo dài không quá 14 ngày.

- Thu thập thông tin bà mẹ

+ Phỏng vấn bà mẹ: Bằng phiếu phỏng vấn bà mẹ (phụ lục 1).

+ Thảo luận nhóm bà mẹ nghèo nuôi con khỏe (phụ lục 2) về các

thực phẩm sẵn có giàu đạm ở địa phương (bảng 3.13).

+ Ngoài ra, thông qua hoạt động giám sát hỗ trợ hàng tháng của

nghiên cứu sinh, CTVDD báo cáo về số lượng bà mẹ tham gia các hoạt

động chăm sóc dinh dưỡng: thực hành dinh dưỡng mẫu hàng tháng (phụ

lục 13); CTVDD truyền thông bằng tiếng dân tộc thiểu số lồng ghép trong

các buổi họp thôn do trưởng thôn, già làng tổ chức (phụ lục 12); hội thi bà

mẹ nuôi con khỏe (phụ lục 4).

- Thu thập thông tin người có uy tín về chăm sóc dinh dưỡng

+ Xác định người có uy tín trong cộng đồng: Phỏng vấn bà mẹ (phụ

lục 1).

+ Số lượng người có uy tín tham gia các hoạt động chăm sóc dinh

dưỡng: Hội thảo lập kế hoạch can thiệp; dự tập huấn kỹ năng truyền thông,

Page 52: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

41

giáo dục sức khỏe, kỹ năng giám sát, đánh giá; dự hội thi CTVDD giỏi

(phụ lục 9) và hội thi bà mẹ nuôi con khỏe (phụ lục 4); dự các buổi đánh

giá hàng quý tại trạm y tế từng xã can thiệp; số lượt trưởng thôn, già làng

sắp xếp thời gian cho CTVDD truyền thông bằng tiếng dân tộc thiểu số tại

các buổi họp thôn; số lượt CTVDD tổ chức các buổi thực hành dinh dưỡng

mẫu hàng tháng (phụ lục 13) và truyền thông bằng tiếng dân tộc thiểu số

(phụ lục 12), cũng như bổ sung vi chất dinh dưỡng sắt, axit folic, kẽm (phụ

lục 7); cấp phát thuốc tẩy giun cho trẻ (phụ lục 8).

2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu

2.2.4.1. Điều tra thực trạng ban đầu

Nghiên cứu sinh xin phép lãnh đạo địa phương, lãnh đạo Bệnh viện

đa khoa Trung ương Quảng Nam và Trung tâm Y tế huyện Bắc Trà My.

Phối hợp với Trạm trưởng 6 trạm y tế xã Chương trình 135 (Trà Giáp,

Trà Giác, Trà Đốc, Trà Tân, Trà Sơn và Trà Kót) lập kế hoạch điều tra thực

trạng, tham mưu lãnh đạo xã gửi giấy mời các bà mẹ có con dân tộc thiểu số

dưới 5 tuổi trong danh sách mẫu điều tra đưa trẻ đến trạm y tế từng xã để

khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và phỏng vấn bà mẹ (các trẻ khác ngoài

danh sách mẫu khi đến được khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí).

Tập huấn cho 24 điều tra viên (16 cán bộ là các bác sĩ, điều dưỡng,

hộ sinh, dược sĩ của Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam, 8 cán bộ

của Trung tâm Y tế huyện Bắc Trà My) và lãnh đạo 6 trạm y tế xã một buổi

về phương pháp, kỹ thuật thu thập thông tin từng nội dung trong phiếu

phỏng vấn bà mẹ, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người.

Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo như xe ô tô, thuốc men,

phiếu phỏng vấn, kinh phí.

Tổ chức ba đoàn điều tra (mỗi đoàn 8 người), cùng phối hợp với cán

bộ y tế xã, CTVDD tổ chức khám, phỏng vấn, cấp phát thuốc cho trẻ, tư

Page 53: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

42

vấn cho bà mẹ. Các bà mẹ và trẻ trong danh sách mẫu vắng mặt, điều tra

viên phối hợp với CTVDD đến nhà để khám, cấp phát thuốc và thu thập

thông tin.

2.2.4.2. Tổ chức các hoạt động can thiệp

- Các hoạt động nâng cao năng lực cộng đồng

+ Hội thảo lập kế hoạch can thiệp có sự tham gia cộng đồng:

Tổ chức 3 hội thảo tại 3 xã Trà Giáp, Trà Tân, Trà Đốc; mời lãnh

đạo Đảng, chính quyền, ban ngành xã; CTVDD; già làng, trưởng thôn; mời

lãnh đạo huyện, Trung tâm Y tế và Phòng Y tế huyện Bắc Trà My. Mục

đích nhằm báo cáo kết quả điều tra thực trạng và các yếu tố liên quan

SDDTE ở địa phương; tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng SDDTE từ

phát hiện nghiên cứu do đại biểu tham dự nêu lên, làm cơ sở lập kế hoạch

can thiệp, thống nhất mô hình, giải pháp can thiệp và các hoạt động ưu tiên

cần tập trung trong công tác phòng chống SDDTE.

+ Kiện toàn tổ chức cộng đồng:

* Thành lập Ban chỉ đạo và nhóm hỗ trợ kỹ thuật, mời nghiên cứu

sinh tham gia thành viên; sao gửi các ban ngành địa phương.

* Thông báo kế hoạch hoạt động phòng chống SDDTE do Trưởng

trạm y tế phối hợp nghiên cứu sinh lập, trình lãnh đạo xã ký ban hành.

+ Tập huấn kỹ năng truyền thông:

Mời cán bộ trạm y tế, trưởng thôn, già làng, CTVDD về tại trạm y tế

từng xã can thiệp để tham dự buổi tập huấn về kỹ năng lập kế hoạch, cách viết

một bài truyền thông và kỹ năng truyền thông (phụ lục 11); gửi sổ tay hoạt

động cho từng đối tượng riêng: Sổ tay chuyên trách dinh dưỡng (bao gồm từ

phụ lục 2 đến 13); sổ tay CTVDD (từ phụ lục 2 đến 10) và sổ tay trưởng thôn,

già làng (phụ lục từ 2 đến 4 và từ 7 đến 13) và gửi poster cho CTVDD dán tại

hội trường họp thôn về “Cách nuôi dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi” (phụ lục 10).

Page 54: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

43

+ Tập huấn kỹ năng giám sát, đánh giá:

Mời cán bộ trạm y tế, trưởng thôn, già làng, CTVDD về tại trạm y tế

từng xã can thiệp để tham dự buổi tập huấn về kỹ năng giám sát và đánh giá

hoạt động y tế và cung cấp mẫu giám sát một buổi truyền thông (phụ lục

12), giám sát một buổi thực hành dinh dưỡng (phụ lục 13); cũng như trao

đổi về kỹ năng đánh giá, cung cấp biểu mẫu đánh giá một hoạt động y tế

dành cho bà mẹ (phụ lục 4) và CTVDD (phụ lục 9). Tìm hiểu những thuận

lợi, khó khăn khi triển khai thực tế ở cộng đồng và trao đổi cách khắc phục.

+ Cộng đồng tham gia các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng:

Bên cạnh việc tham gia trực tiếp các hoạt động chăm sóc dinh

dưỡng, cộng đồng mà đặc biệt là những người có uy tín - đó là lãnh đạo địa

phương, trưởng thôn, già làng, cán bộ y tế, CTVDD, hội phụ nữ - đã phát

huy vai trò tích cực trong việc giám sát và sơ kết hoạt động.

* Giám sát hoạt động chăm sóc dinh dưỡng: Mạng lưới 15 cán bộ y

tế xã, 19 trưởng thôn, 15 già làng phối hợp với nghiên cứu sinh tham gia

giám sát theo lịch thực hành dinh dưỡng mẫu hàng tháng và mạng lưới

người có uy tín giám sát hỗ trợ trong các buổi truyền thông bằng tiếng dân

tộc thiểu số tại các buổi họp thôn, thường vào ban đêm (phụ lục 12).

* Sơ kết hoạt động chăm sóc dinh dưỡng: Hàng quý, trưởng trạm y tế

từng xã can thiệp phối hợp với nghiên cứu sinh tổ chức họp sơ kết vào buổi

chiều sau khi tổ chức thực hành dinh dưỡng vào buổi sáng; thành phần gồm

Phó chủ tịch văn xã; cán bộ y tế xã; trưởng thôn, già làng và CTVDD. Các

CTVDD báo cáo tình hình hoạt động hàng quý về kết quả theo dõi tăng

trưởng trẻ em từng thôn; thuận lợi, khó khăn khi triển khai các buổi thực

hành lồng ghép truyền thông dinh dưỡng hàng tháng; sự hỗ trợ của các cấp

và sự tham gia của bà mẹ cũng như nêu các kiến nghị khắc phục khó khăn.

Chuyên trách dinh dưỡng báo cáo tổng hợp kết quả tăng trưởng và tình hình

Page 55: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

44

bệnh tật trẻ em; nhận xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các CTVDD, nêu

ý kiến đề xuất. Nghiên cứu sinh tiếp thu ý kiến, mời lãnh đạo xã phát biểu ý

kiến chỉ đạo, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu và giao nhiệm vụ cho từng đối

tượng trong tháng đến, quý đến.

- Các hoạt động giáo dục truyền thông tích cực

+ Thảo luận nhóm bà mẹ nghèo nuôi con khỏe:

Tổ chức 3 cuộc thảo luận nhóm bà mẹ nghèo nuôi con khỏe (phụ lục 2)

ở từng xã can thiệp (mỗi thôn mời 1 người), có cán bộ y tế xã; CTVDD và

trưởng thôn, già làng tham dự để chia xẻ kinh nghiệm về cách sử dụng, chế

biến các thực phẩm sẵn có giàu đạm nuôi con hàng ngày.

Sử dụng phương pháp thảo luận: "Cùng tham gia", chúng tôi nêu

từng nội dung chính, khuyến khích từng bà mẹ chủ động phát biểu về tên

các thực phẩm sẵn có giàu đạm ở địa phương; khả năng tự kiếm dễ hay

khó; có thể mua ở chợ với số lượng ít hay nhiều; cách bảo quản, thời gian

bảo quản; cách chế biến, thời gian chế biến; dễ hay khó thực hiện; nhóm

tuổi nào của trẻ em sử dụng được từng món ăn trên. Sau đó, mời bà mẹ

nghèo nuôi con khỏe giới thiệu về cách nuôi dưỡng, chăm sóc con mình

khỏe mạnh và có kiêng khem món ăn gì khi nuôi trẻ nói chung, khi trẻ bị

ốm nói riêng. Tiếp theo mời các thành viên dự họp phát biểu. Cuối cùng

mời già làng, trưởng bản cho ý kiến bổ sung và dặn dò bà con thực hiện.

Sau buổi hội thảo, nghiên cứu sinh phối hợp với cán bộ y tế xã tổng hợp, in

và gửi cho CTVDD phát tay tờ rơi về kết quả thảo luận nhóm cho các bà

mẹ, cũng như người có uy tín tại từng xã can thiệp (bảng 3.13).

+ Tổ chức thực hành dinh dưỡng hàng tháng:

Hàng tháng vào một buổi nhất định theo lịch đã lập sẵn tại từng thôn,

CTVDD mời bà mẹ đưa con từ 7 tháng đến dưới 5 tuổi đến tham dự buổi

thực hành dinh dưỡng mẫu cho trẻ ăn tại chỗ, kết hợp tư vấn bà mẹ biết

Page 56: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

45

cách sử dụng những thực phẩm sẵn có như nuôi trồng tại gia đình, hoặc dễ

kiếm được (quanh nhà, khe suối, dòng sông, bìa rừng, nương rẫy, dưới đất,

gốc cây) hoặc nếu mua ở chợ thì cần mua những thực phẩm phù hợp điều

kiện kinh tế khó khăn của bà mẹ. Mỗi bữa thực hành đều có thực phẩm sẵn

có đủ 4 nhóm dinh dưỡng. Kinh phí hỗ trợ cho mỗi trẻ một lần thực hành là

2000 đồng. Kinh phí hoạt động tháng kế tiếp sẽ gửi trước cho chuyên trách

dinh dưỡng xã ngay sau buổi thực hành để phát cho các CTVDD chủ động

tổ chức tháng kế tiếp. Địa điểm thực hành sao cho thuận tiện bà mẹ đi lại

dễ; như hội trường thôn; nhà trưởng thôn; nhà CTVDD hoặc trường học.

Các tháng đầu tiên, CTVDD mua và chế biến cho trẻ ăn. Các tháng

tiếp theo, CTVDD cử lần lượt một vài bà mẹ tham gia đi chợ mua thực

phẩm sẵn có, trực tiếp chế biến các món ăn cho trẻ dưới sự hướng dẫn của

CTVDD cũng như sự giám sát hỗ trợ của nghiên cứu sinh, cán bộ y tế xã,

trưởng thôn, già làng và cán bộ phụ nữ. Khuyến khích bà mẹ mua những

loại thức ăn phổ biến tại địa phương theo mùa và thay đổi thường xuyên

các món ăn tại các buổi thực hành mẫu. CTVDD hướng dẫn bà mẹ cách

làm món chả chiên từ thực phẩm sẵn có giàu đạm cho tất cả trẻ em từ 7

tháng tuổi trở lên đều dùng được. Sử dụng các dụng cụ có sẵn tại gia đình

như dùng nia, lá chuối lót ở dưới thớt để đảm bảo vệ sinh; dùng dao, thớt

để băm nhỏ thực phẩm; dùng chày, cối (để bà mẹ dễ bắt chước tại nhà) giã

nhuyễn thực phẩm; kiểm tra bằng tay đã nhuyễn đều chưa, trước khi trộn ít

bột ngũ cốc, rồi viên thành những viên nhỏ, cho vào soong (nồi) đã rán mỡ

(hoặc dầu) với hành, tỏi hay nén.

+ Giáo dục truyền thông bằng tiếng dân tộc thiểu số

Giáo dục truyền thông tích cực được tổ chức lồng ghép vào các buổi

họp thôn do trưởng thôn, già làng mời, bố trí thời gian thích hợp cho

Page 57: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

46

CTVDD truyền thông. Hai tháng đầu tiên năm 2010, nghiên cứu sinh phối

hợp với chuyên trách dinh dưỡng xã trực tiếp truyền thông. Những tháng

tiếp theo do CTVDD từng thôn thực hiện truyền thông bằng tiếng dân tộc

thiểu số dưới sự hỗ trợ của chuyên trách dinh dưỡng. Trước khi truyền

thông, CTVDD đã chuẩn bị bài truyền thông theo chủ đề đã thống nhất trước

bằng ngôn ngữ địa phương, với sự hỗ trợ của cán bộ y tế xã. Những chủ đề

này chính là những yếu tố liên quan SDDTE ở địa phương đã phát hiện qua

đợt điều tra và qua hội thảo trước đó, như: Tác hại của SDDTE; vì sao trẻ

em bị SDD và cách phòng chống hiệu quả; tầm quan trọng của thực phẩm

sẵn có giàu đạm đối với phát triển trẻ em; vai trò của chất béo (dầu, mỡ)

đối với sức khỏe trẻ em; cách phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp; tác hại

của việc cho trẻ ăn bổ sung không đúng lúc và không đúng cách.

+ Hội thi cộng tác viên dinh dưỡng:

Chúng tôi phối hợp với cán bộ y tế xã xây dựng kế hoạch trình lãnh

đạo xã ký để tổ chức hội thi CTVDD ở từng xã can thiệp, mời lãnh đạo

Trung tâm Y tế, Phòng Y tế huyện Bắc Trà My; cán bộ chuyên trách dinh

dưỡng huyện Bắc Trà My; lãnh đạo xã, các ban ngành, đoàn thể xã, trưởng

thôn, già làng, CTVDD, toàn thể bà mẹ có con dưới 5 tuổi và trẻ em dưới 5

tuổi. Mỗi thôn chọn 1 CTVDD giỏi đại diện dự thi. Công tác tổ chức và

triển khai hội thi do các ban ngành trong xã phụ trách, nhằm phát huy vai

trò chủ động, tích cực của họ. Nội dung thi gồm 3 phần:

* Thi thực hành dinh dưỡng giỏi: Khuyến khích tận dụng những thức

ăn sẵn có giàu dinh dưỡng ở từng thôn bản để chế biến cho trẻ ăn tại chỗ.

* Thi kiến thức: Hiểu biết chăm sóc dinh dưỡng (phụ lục 5).

* Thi chất lượng quá trình hoạt động: Kết quả giảm tỷ lệ SDDTE ở

từng thôn tại thời điểm thi so với ban đầu (01/2010).

Page 58: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

47

+ Hội thi bà mẹ nuôi con khỏe:

Tương tự như hội thi CTVDD giỏi, lãnh đạo xã ban hành kế hoạch tổ

chức hội thi bà mẹ nuôi con khỏe. Chỉ khác nhau về thời gian, nội dung và

đối tượng tham gia thi là các bà mẹ nuôi con khỏe. Nội dung gồm 2 phần:

* Thi thực hành dinh dưỡng giỏi: Khuyến khích tận dụng những thức

ăn giàu dinh dưỡng, sẵn có ở từng thôn bản để chế biến cho trẻ sử dụng

* Thi kiến thức: Hiểu biết về phòng chống SDDTE (phụ lục 3).

* Đánh giá kết quả hội thi (phụ lục 4).

- Các hoạt động hỗ trợ của dịch vụ y tế

+ Tẩy giun định kỳ hàng loạt:

Dùng Mebendazol (500 mg) của Công ty Mekophar.

Đối tượng và liều dùng: Trẻ từ 24 tháng đến 59 tháng tuổi, dùng 1

viên 500mg, tán nhỏ cho trẻ uống lúc 9 giờ sáng, cứ 6 tháng 1 lần; uống

bụng đói, khi tổ chức bữa ăn thực hành dinh dưỡng cho trẻ vào các thời

điểm 5/2010; 11/2010; 5/2011 và 11/2011. Trước khi cho trẻ uống, cần hỏi

kỹ bà mẹ đã cho trẻ dùng thuốc tẩy giun tròn trong 6 tháng qua hay chưa và

yêu cầu bà mẹ ký vào phiếu tẩy giun (phụ lục 8) cho con mình do CTVDD

trong từng thôn quản lý, theo dõi.

+ Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ:

Bổ sung sắt, axit folic (Adofex) và kẽm (Fargincol) cho trẻ em

uống hàng ngày, mỗi ngày 1 lần liên tục 1 tháng, vào tháng 11/2010 và

tháng 11/2011.

* Adofex (sắt ferrorous: 60 mg, axit folic: 1,5 mg, B12: 15 μg, B6: 3

mg). Liều dùng: trẻ em từ 7 tháng đến dưới 12 tháng tuổi: ½ viên/ngày; trẻ

em từ 1- 5 tuổi: 1 viên/ngày sau ăn sáng.

Page 59: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

48

* Farzincol (Farzincol Gluconate 70 mg, tương ứng 10 mg zinc).

Liều dùng: trẻ em từ 7 tháng đến dưới 12 tháng tuổi: ½ viên/ ngày; trẻ em

từ 1-5 tuổi: 1 viên/ngày sau ăn tối.

2.2.4.3. Đánh giá kết quả can thiệp

- Phân loại đánh giá: Đánh giá 2 giai đoạn giữa kỳ và cuối kỳ.

Đánh giá giữa kỳ đã tiến hành tháng 02/2011 với sự tham gia của cán

bộ hướng dẫn đề tài, nghiên cứu sinh và nhóm điều tra viên.

Đánh giá cuối kỳ vào tháng 02/2012 được thực hiện theo quy trình

nghiên cứu như giai đoạn 1. Lực lượng tham gia đánh giá cũng tương tự

như khi tham gia thu thập thông tin ban đầu.

- Công cụ: cùng các loại công cụ như đã sử dụng ở giai đoạn 1.

- Nội dung đánh giá: Các chỉ số về kết quả can thiệp, liên quan mục

tiêu 2 đã nêu ở trên [53].

- Hiệu quả can thiệp: Chỉ số hiệu quả (CSHQ) và hiệu quả can thiệp

(HQCT) được tính như sau:

P1 - P2 CSHQ = P1

x 100 [21]

Trong đó: P1 là tỷ lệ hiện mắc tại thời điểm trước can thiệp, P2 là tỷ

lệ hiện mắc tại thời điểm sau can thiệp.

Đo lường phần trăm (%) hiệu quả can thiệp (HQCT) nhờ chênh lệch

chỉ số hiệu quả giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng theo công thức:

HQCT (%) = CSHQNCT – CSHQNĐC [21].

Trong đó: CSHQNCT là chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp.

CSHQNĐC là chỉ số hiệu quả của nhóm đối chứng.

Page 60: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

49

2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu

Số liệu thu được từ nghiên cứu được làm sạch, soạn trường của các

biến số nghiên cứu, mã hoá biến số, thiết kế tệp nhập số liệu sử dụng phối hợp

2 phần mềm thống kê cơ bản Epi Info 6.04 và Excel để tiến hành các phân

tích đơn biến và xử lý các test thống kê khác [30].

Xếp loại kiến thức chung, thực hành chung, niềm tin bà mẹ theo

phương pháp dựa trên cách tính điểm cắt đoạn 75% của tổng số điểm, phân

loại thành 2 nhóm: tốt (≥0,75) và chưa tốt (<0,75) [60], [76].

So sánh 2 tỷ lệ, đánh giá sự khác biệt qua p-value (p*: so sánh trước

sau trong cùng nhóm, p: so sánh giữa 2 nhóm) và kiểm định sự khác biệt bằng

thuật toán -test trên chương trình Epi info 6.04 [30].

So sánh 2 trung bình, đánh giá sự khác biệt qua p-value (p*: so sánh

trước sau trong cùng nhóm, p: so sánh giữa 2 nhóm) và kiểm định sự khác biệt

bằng thuật toán T-test trên chương trình SPSS 16.0 [54].

Phân tích hồi quy logistic đa biến được áp dụng trên phần mềm SPSS

16.0, sau khi chuyển số liệu từ Excel, để xác định mối liên quan giữa các yếu

tố với nhau và kiểm soát yếu tố nhiễu, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch can

thiệp khả thi lên các yếu tố ảnh hưởng có thể tác động được [54]. Sử dụng

kiểm định χ2 Hosmer-Lemeshow để đánh giá xem mô hình có phù hợp hay

không. Mô hình phân tích hồi quy logistic là phù hợp khi xác suất kiểm

định χ2 Hosmer-Lemeshow không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nghĩa là

không bác bỏ giả thuyết về có sự khác biệt giữa các giá trị quan sát trong

mô hình phân tích [54].

2.2.6. Kỹ thuật hạn chế sai số

Để hạn chế sai số khi thu thập và xử lý số liệu, một số kỹ thuật sau

được tiến hành:

Page 61: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

50

- Chọn mẫu: Chọn mẫu 2 giai đoạn bằng phương pháp ngẫu nhiên,

dựa vào khung mẫu đã lập sẵn và bảng số ngẫu nhiên từ chương trình Epi

Info 6.04. Cỡ mẫu đảm bảo (mỗi nhóm 600).

- Điều tra viên: Tập huấn kỹ cho điều tra viên thống nhất cách thu

thập thông tin, cách cân, đo và khám bệnh trẻ; cũng như giám sát hỗ trợ kịp

thời để bổ sung những thông tin thu thập còn thiếu.

- Dụng cụ: Cân trẻ bằng cân SECA, thước gỗ MICROTOICE của

UNICEF tài trợ cho chương trình phòng chống SDDTE ở địa phương.

Chỉnh cân về vị trí “0” trước khi cân trẻ.

- Số liệu được thu thập và xử lý bằng phương pháp “mù đôi” qua đội

ngũ cán bộ độc lập, không biết đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm can thiệp

hay nhóm đối chứng. Thu thập số liệu trước và sau can thiệp đều do cán bộ

Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam và Trung tâm Y tế huyện Bắc

Trà My thực hiện. Nhập số liệu do cán bộ Phòng Công nghệ thông tin Bệnh

viện đa khoa Trung ương Quảng Nam thực hiện. Chuyển đổi số liệu từ

Excel sang SPSS 16.0 và phân tích hồi quy logistic đa biến để xác định mối

liên quan giữa các yếu tố với nhau và kiểm soát yếu tố nhiễu, do cán bộ

Phòng Công nghệ thông tin, Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược

Huế tiến hành.

2.2.7. Hạn chế của nghiên cứu

- Do điều kiện hạn chế về nguồn lực nên phạm vi nghiên cứu của đề

tài chỉ giới hạn tại các xã đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Trà My thuộc

Chương trình quốc gia 135 của Chính phủ.

- Do điều kiện kinh phí hạn chế nên chưa thể tìm hiểu thông tin bà

mẹ ở các giai đoạn trước và trong thai kỳ. Vì vậy, bộ câu hỏi thu thập thông

tin chỉ tập trung phỏng vấn các bà mẹ về hành vi nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ

em dân tộc thiểu số trong giai đoạn sau sinh.

Page 62: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

51

2.2.8. Đạo đức nghiên cứu

- Nghiên cứu tiến hành sau khi được Hội đồng Khoa học và Hội

đồng Đạo đức của Trường Đại học Y Dược Huế - Đại học Huế thông qua.

- Nội dung nghiên cứu và can thiệp được sự nhất trí của địa phương

và sự đồng tình, tự nguyện tham gia của đối tượng nghiên cứu.

- Tên của bà mẹ và trẻ em trong danh sách lập ra từ đối tượng nghiên

cứu được viết tắt, chỉ giữ chữ cái đầu chữ.

- Sẵn sàng tư vấn cho bà mẹ và gia đình, nhất là ở nhóm đối chứng

về các vấn đề liên quan đến nuôi và chăm sóc trẻ, đặc biệt khi gặp các bà

mẹ có cách thực hành nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ sai trong quá trình phỏng

vấn. Khi tổ chức khám bệnh, tất cả các cháu đều được cấp thuốc điều trị

đối với các bệnh thông thường và được kê đơn, hoặc giới thiệu nhập viện

đối với các trường hợp bị bệnh nặng [30].

- Sau khi đánh giá hiệu quả can thiệp sẽ áp dụng cho đối tượng đích

nhóm đối chứng.

- Kết quả của nghiên cứu được dùng để đưa ra các kiến nghị cho địa

phương cũng như những cộng đồng có đặc điểm tương tự.

Page 63: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

52

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN

QUAN Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN

BẮC TRÀ MY

3.1.1. Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số

Bảng 3.1. Tỷ lệ hiện mắc suy dinh dưỡng theo thể

Thể SDD Tổng số trẻ Số SDD % SDD 95% CI

Nhẹ cân 1200 438 36,5 33,8 - 39,3

Thấp còi 1200 754 62,8 60,0 - 65,6

Gầy còm 1200 101 8,4 6,9 - 10,0

Tỷ lệ hiện mắc suy dinh dưỡng trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi

của huyện Bắc Trà My thể nhẹ cân là 36,5%, với 95% khoảng tin cậy

(Confident Interval - CI): 33,8-39,3; thể thấp còi 62,8% (95% CI: 60,0-

65,6) và thể gầy còm 8,4% (95% CI: 6,9-10,0).

Bảng 3.2. Tỷ lệ trẻ nhẹ cân theo mức độ

Độ SDD Độ I Độ II Độ III Tổng số

Tần số 339 82 17 438

Tỷ lệ (%) 28,3 6,8 1,4 36,5

SDD nhẹ cân chủ yếu là độ I (28,3%) và vẫn còn 1,4% trẻ em SDD ở

độ III.

Bảng 3.3. Tỷ lệ trẻ thấp còi theo mức độ

Độ SDD Độ I Độ II Tổng số

Tần số 516 238 754

Tỷ lệ (%) 43,0 19,8 62,8

SDD thể thấp còi độ I chiếm 43%, độ II chiếm 19,8%.

Page 64: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

53

Bảng 3.4. Tỷ lệ trẻ thấp còi theo nhóm tuổi

Tháng tuổi 0 -11 12-23 24-35 36-47 48-59 p

n=1200 246 257 239 226 232

Số thấp còi 149 163 150 148 144

% thấp còi 60,6 63,4 62,8 65,5 62,1

>0,05

Bảng 3.4 thấy SDD thể thấp còi có xu hướng tăng lên theo nhóm

tuổi, trong đó nhóm 12-23 tháng tuổi (63,4%) và nhóm 36-47 tháng tuổi

(65,5%) chiếm tỷ lệ cao hơn các nhóm khác, nhưng sự khác nhau chưa có ý

nghĩa thống kê (p>0,05).

0,0

10,0

20,0

30,0

40,0

50,0

60,0

70,0

Bình thường Thấp còi

38,0

62,0

36,2

63,8

Nam

Nữ

Biểu đồ 3.1. Phân bố tình trạng dinh dưỡng thể thấp còi theo giới

Biểu đồ 3.1 thấy SDD thấp còi hiện mắc theo giới tương đương

nhau, trẻ trai 62,0% và trẻ gái 63,8%.

Page 65: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

54

3.1.2. Các yếu tố liên quan suy dinh dưỡng trẻ em

Bảng 3.5. Liên quan giữa các đặc điểm chung với trẻ nhẹ cân

Yếu tố Chỉ số n=1200 Số SDD % SDD p

Nhóm tuổi (tháng)

0 - 11 12 - 23 24 - 35 36 - 47 48 - 59

246 257 239 226 232

62 89 102 98 87

25,2 34,6 42,7 43,4 37,5

<0,001

Học vấn mẹ

Mù chữ Tiểu học

Trung học

256 354 590

113 135 190

44,1 38,1 32,2

<0,01

Nghề nghiệp mẹ

Nông Cán bộ viên chức

Buôn, khác

961 114 125

376 24 38

39,1 21,1 30,4

<0,001

Mức kinh tế gia đình

Nghèo Đủ ăn, khá

754 446

318 120

42,2 26,9

<0,001

Dân tộc

Ca Dong Cor

Khác

842 275 83

313 97 28

37,2 35,3 33,7

>0,05

SDD thể nhẹ cân tăng lên có ý nghĩa thống kê theo nhóm tuổi từ

nhóm 0-11 tháng tuổi đến nhóm 36-47 tháng tuổi (p<0,001).

Các bà mẹ mù chữ có con bị SDD cao nhất (44,1%, p<0,01).

Bà mẹ làm nông có con bị SDD cao nhất (39,1%, p<0,001).

Kinh tế gia đình nghèo ảnh hưởng rõ rệt đến suy dinh dưỡng trẻ em

(42,2% so với 26,9%, p<0,001).

Yếu tố dân tộc (bảng 3.5) và các yếu tố khác (phụ lục 15) như giới

tính trẻ, nơi cư trú, nhóm tuổi mẹ chưa liên quan có ý nghĩa thống kê đến tỷ

lệ suy dinh dưỡng trẻ em thể nhẹ cân (p>0,05).

Page 66: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

55

Bảng 3.6. Liên quan giữa bệnh tật trẻ với thể nhẹ cân

Yếu tố Chỉ số n=1200 Số SDD % SDD p

Cân nặng

lúc sinh (g)

<2500

≥2500

214

986

93

345

43,5

35,0 <0,05

Tiêu chảy cấp Có

Không

471

729

181

257

38,4

35,3 >0,05

Thiếu máu

lâm sàng

Không

685

515

259

179

37,8

34,8 >0,05

Trong số trẻ cân nặng sơ sinh thấp có 43,5% SDD nhẹ cân, cao hơn

so với 35,0% trẻ nhẹ cân ở nhóm cân nặng sơ sinh bình thường (p<0,05).

Các bệnh lý tiêu chảy cấp trong vòng 2 tuần trước thời điểm điều tra

và tình trạng thiếu máu lâm sàng chưa thấy ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê

đến tình trạng SDDTE (p>0,05).

00

20

40

60

80

Bình thường Suy dinh dưỡng

71,8

28,2

53,646,4

Không nhiễm khuẩn hô hấp cấp

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp

Biểu đồ 3.2. Liên quan giữa nhiễm khuẩn hô hấp cấp với trẻ nhẹ cân

Có 46,4% (254 trẻ) nhẹ cân ở nhóm bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp trong

vòng 2 tuần trước thời điểm điều tra, cao cách biệt với nhóm không mắc

bệnh chỉ có 28,2% (184 trẻ) bị suy dinh dưỡng (p<0,001).

Page 67: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

56

Bảng 3.7. Liên quan giữa kiến thức nuôi con của bà mẹ với trẻ nhẹ cân

Yếu tố Chỉ số n=1200 Số SDD % SDD p

Hiểu thời điểm ăn

bổ sung

Đúng

Sai

398

802

144

294

36,2

36,7 >0,05

Hiểu chất béo Đúng

Sai

307

893

103

335

33,6

37,5 >0,05

Hiểu rau quả Đúng

Sai

1057

143

384

54

36,3

37,8 >0,05

Hiểu 4 nhóm

thực phẩm sẵn có

Đúng

Sai

241

959

70

368

29,0

38,4 <0,01

Kiến thức chung Tốt

Chưa tốt

239

961

62

376

25,9

39,1 <0,001

Bảng 3.7 thấy kiến thức của bà mẹ về thời điểm cho trẻ ăn bổ sung

cũng như hiểu biết về chất béo và rau quả chưa liên quan đến tình trạng

suy dinh dưỡng trẻ em (p>0,05).

Hiểu biết của bà mẹ về 4 nhóm thực phẩm sẵn có ảnh hưởng có ý

nghĩa thống kê đến tỷ lệ trẻ nhẹ cân (29,0% so với 38,4%, p<0,01).

Có 39,1% trẻ nhẹ cân ở nhóm kiến thức chung của bà mẹ chưa tốt,

cao hơn nhiều so với nhóm kiến thức tốt chỉ 25,9% trẻ bị suy dinh dưỡng

(p<0,001).

Ngoài ra, các chỉ số khác về kiến thức nuôi con của bà mẹ chưa liên

quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng SDDTE (p>0,05) gồm: hiểu biết

về sữa non, bú mẹ hoàn toàn, cai sữa mẹ, các thực phẩm sẵn có giàu đạm

và hiểu biết bà mẹ về nhóm tinh bột (phụ lục 15).

Page 68: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

57

Bảng 3.8. Liên quan giữa thực hành bà mẹ nuôi con với trẻ nhẹ cân

Yếu tố Chỉ số n=1200 Số SDD % SDD p

Bú mẹ hoàn toàn 6

tháng đầu

Không

370

830

113

325

30,5

39,2 <0,01

Thời điểm trẻ

ăn bổ sung

Đúng

Sai

374

826

114

324

30,5

39,2 <0,01

Ăn thực phẩm sẵn có

giàu đạm hàng ngày

Không

291

909

75

363

25,7

39,9 <0,001

Ăn chất béo

hàng ngày

Không

287

913

72

366

25,1

40,1 <0,001

Ăn 4 nhóm dinh

dưỡng hàng ngày

Không

244

956

64

374

26,2

39,1 <0,001

Thực hành chung Tốt

Chưa tốt

166

1034

35

403

21,1

39,0 <0,001

Trẻ được bú mẹ hoàn toàn và ăn bổ sung đúng thời điểm liên quan có ý

nghĩa thống kê đến tỷ lệ trẻ nhẹ cân (30,5% so với 39,2%, p<0,01).

Tỷ lệ trẻ nhẹ cân liên quan chặt chẽ (p<0,001) với thực hành bà mẹ

cho con ăn hàng ngày thực phẩm sẵn có giàu đạm (25,7% so với 39,9%);

giàu chất béo (25,1% so với 40,1%); nuôi trẻ ăn đủ 4 nhóm dinh dưỡng

(26,2% so với 39,1%) và thực hành chung (21,1% so với 39,0%).

Ngoài ra, các chỉ số khác về thực hành nuôi con của bà mẹ chưa

liên quan có ý nghĩa thống kê đến tình trạng SDDTE (p>0,05) là: trẻ bú

sữa non, cai sữa mẹ, trẻ ăn nhóm tinh bột, rau quả hàng ngày, tiêm chủng

mở rộng (phụ lục 15).

Page 69: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

58

Bảng 3.9. Liên quan giữa niềm tin người có uy tín của bà mẹ với SDDTE

Yếu tố Chỉ số n=1200 Số SDD % SDD p

Niềm tin lãnh đạo

địa phương

Không

962

238

334

104

34,7

43,7 <0,01

Niềm tin trưởng

thôn, già làng

Không

1028

172

365

73

35,5

42,4 >0,05

Niềm tin cán bộ

y tế xã

Không

1007

193

358

80

35,6

41,5 >0,05

Niềm tin CTVDD Có

Không

1072

128

387

51

36,1

39,8 >0,05

Niềm tin

hội phụ nữ

Không

907

293

320

118

35,3

40,3 >0,05

Niềm tin bà mẹ đối với lãnh đạo địa phương liên quan có ý nghĩa thống

kê đến tỷ lệ trẻ nhẹ cân (34,7% so với 43,7%, p<0,01).

Các yếu tố niềm tin bà mẹ đối với trưởng thôn, già làng, cán bộ y tế

xã, CTVDD, hội phụ nữ chưa liên quan đến tỷ lệ SDDTE (p>0,05).

00

20

40

60

80

Bình thường Suy dinh dưỡng

65,7

34,3

55,844,2

Bà mẹ có niềm tin NCUT

Bà mẹ thiếu niềm tin NCUT

Biểu đồ 3.3. Liên quan giữa niềm tin bà mẹ về NCUT với trẻ nhẹ cân

Biểu đồ 3.3. thấy niềm tin bà mẹ về người có uy tín ảnh hưởng tốt

đến tỷ lệ trẻ nhẹ cân (34,3% so với 44,2%, p<0,01).

Page 70: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

59

Bảng 3.10. Các yếu tố liên quan suy dinh dưỡng trẻ em qua phân tích hồi quy logistic đa biến

95.0% C.I. for ORYếu tố p OR

Lower Upper

Nhóm tuổi trẻ em 0,032 1,123 1,010 1,248

Nghề mẹ 0,019 0,753 0,594 0,955

Kinh tế gia đình 0,000 4,502 3,169 6,396

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp 0,000 0,243 0,175 0,338

Ăn bổ sung 0,001 0,574 0,415 0,793

Ăn 4 nhóm dinh dưỡng hàng ngày 0,036 0,337 0,122 0,932

Hiểu ăn bổ sung 0,001 1,917 1,297 2,834

Hiểu chất béo 0,008 0,439 0,239 0,807

Hiểu rau quả 0,000 0,100 0,037 0,268

Kiến thức chung 0,001 0,256 0,118 0,556

Thực hành chung 0,041 0,480 0,237 0,971

Niềm tin bà mẹ với lãnh đạo xã 0,004 2,093 1,263 3,467

Niềm tin trưởng thôn, già làng 0,012 2,544 1,230 5,263

Niềm tin hội phụ nữ 0,003 2,830 1,412 5,671

Kiểm định Hosmer-Lemeshow test: χ2=7,978, p=0,436

Bảng 3.10 thấy các yếu tố liên quan đến SDDTE là: Nhóm tuổi trẻ

em, nghề nghiệp mẹ, kinh tế gia đình, nhiễm khuẩn hô hấp cấp, trẻ ăn bổ

sung đúng thời điểm, ăn đủ 4 nhóm dinh dưỡng hàng ngày, kiến thức bà mẹ

về ăn bổ sung, chất béo, rau quả, kiến thức chung, thực hành chung, niềm

tin bà mẹ với lãnh đạo xã, trưởng thôn, già làng và hội phụ nữ.

Kiểm định Hosmer-Lemeshow test với χ2=7,978, p=0,436>0,05,

chứng tỏ mô hình phân tích hồi quy logistic đa biến là phù hợp. Như vậy,

kết quả phân tích đa biến cho thấy nhiều yếu tố nhiễu, trong đó có các yếu

tố liên quan SDDTE khi phân tích đơn biến gồm: học vấn mẹ, cân nặng sơ

sinh, hiểu biết bà mẹ về 4 nhóm thực phẩm, thực hành nuôi con về bú mẹ

hoàn toàn, cho trẻ ăn thực phẩm sẵn có giàu đạm, chất béo.

Page 71: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

60

3.2. KẾT QUẢ CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN BẮC TRÀ MY

3.2.1. Hoạt động can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

3.2.1.1. Hội thảo lập kế hoạch can thiệp

Bảng 3.11. Thống nhất kế hoạch can thiệp phòng chống SDDTE

Yếu tố liên quan Can thiệp Không can thiệp

Nhóm tuổi trẻ em +

Nghề nghiệp mẹ +

Kinh tế gia đình +

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp +

Trẻ ăn bổ sung +

Ăn 4 nhóm dinh dưỡng hàng ngày +

Bà mẹ hiểu biết về ăn bổ sung +

Bà mẹ hiểu biết chất béo, rau quả +

Kiến thức chung của bà mẹ +

Thực hành chung của bà mẹ +

Niềm tin bà mẹ với lãnh đạo địa

phương, trưởng thôn, già làng và

hội phụ nữ

+

- Thống nhất mô hình can thiệp: “Phòng chống SDDTE dựa vào vai

trò người có uy tín và bối cảnh đặc thù của nhóm đích”.

- Thống nhất giải pháp can thiệp: Nâng cao năng lực cộng đồng,

giáo dục truyền thông tích cực và hỗ trợ của dịch vụ y tế.

Page 72: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

61

3.2.1.2. Tổ chức mạng lưới hoạt động can thiệp

Sơ đồ 3.1. Tổ chức mạng lưới hoạt động can thiệp

Hộ gia đình

- Bà mẹ: Thực hành dinh dưỡng mẫu; tham dự truyền thông, hội thi; bà mẹ nghèo

nuôi con khỏe phổ biến kinh nghiệm sử dụng TPSC giàu đạm (thảo luận nhóm)

- Khác: Hỗ trợ bà mẹ tham gia các hoạt động phòng chống SDDTE

Nhóm kỹ thuật

CTVDD (Y tế thôn bản)

- Thảo luận nhóm bà mẹ nghèo nuôi con

khỏe về cách dùng TPSC giàu đạm

- Truyền thông bằng ngôn ngữ địa phương

- Thực hành dinh dưỡng mẫu hàng tháng

- Tham dự hội thi cho CTVDD, và bà mẹ

- Phát thuốc tẩy giun, Adofex, Farzincol

Cân, đo, ghi biểu đồ tăng trưởng, báo cáo

số liệu SDDTE hàng tháng cho trạm y tế

- Giao ban, báo cáo hàng tháng tại trạm y tế

Tham gia của NCUT

(Trưởng thôn, già làng, hội

phụ nữ, cán bộ y tế xã)

- Chỉ đạo các hoạt động CTVDD

- Phân công giám sát, hỗ trợ kỹ

thuật cho CTVDD 3 xã

- Dự sơ kết hàng quý tại trạm y tế

- Cán bộ y tế xã dự giao ban, báo

cáo số liệu hàng tháng tại Ủy ban

nhân dân xã, và Trung tâm y tế

huyện

Ban chỉ đạo chương trình cấp xã/3 xã

- Chỉ đạo các hoạt động can thiệp của trạm y tế, và thôn bản

- Phân công giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho 3 xã các hoạt động phòng chống SDDTE

- Dự sơ kết định kỳ hàng quý với NCUT tại trạm y tế

Ban điều hành chương trình cấp huyện

- Giao ban định kỳ hàng tháng với trạm y tế tại Trung tâm y tế huyện

- Phân công giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho 3 xã các hoạt động phòng chống SDDTE

Page 73: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

62

3.2.1.3. Tổ chức các hoạt động can thiệp

Bảng 3.12. Các hoạt động can thiệp phòng chống SDDTE đã triển khai

Số lượt người tham gia Hoạt động

Số lần NCUT Bà mẹ Trẻ em

Nâng cao năng lực cộng đồng Hội thảo lập kế hoạch 3 148 Kiện toàn tổ chức: Thành lập Ban chỉ đạo Thành lập nhóm hỗ trợ kỹ thuật

6 6

74 144

Đào tạo nâng cao năng lực hoạt động Tập huấn kỹ năng TTGDTC Tập huấn kỹ năng giám sát, đánh giá hoạt động chăm sóc dinh dưỡng

3 3

55 47

Người có uy tín chủ động triển khai và tham gia các hoạt động TTGDTC

560 1685

Người có uy tín trực tiếp tham gia các hoạt động hỗ trợ của dịch vụ y tế

18 394

NCUT tham gia giám sát hàng tháng 72 3452 NCUT tham gia sơ kết hàng quý 24 1035

Giáo dục truyền thông tích cực Thảo luận nhóm bà mẹ nghèo nuôi con khỏe về TPSC giàu đạm ở địa phương

3 53 38

Thực hành dinh dưỡng hàng tháng 456 1084 4513 14657 CTVDD truyền thông giáo dục bằng tiếng dân tộc thiểu số địa phương

95 272 1748

Hội thi CTVDD giỏi 3 134 358 560 Hội thi bà mẹ nuôi con khỏe 3 142 385 568

Hỗ trợ của dịch vụ y tế Mebendazol: trẻ em 24-59 tháng tuổi 12 3264 Adofex: trẻ em 7-59 tháng tuổi 3 1384 Farzincol: trẻ em 7-59 tháng tuổi 3 1384 Biến chứng của các loại thuốc 0

Những NCUT ở địa phương và các bà mẹ đã tham gia chủ động, tích

cực các hoạt động chăm sóc trẻ em tại 3 xã can thiệp.

Page 74: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

63

Bảng 3.13. Kinh nghiệm sử dụng thực phẩm sẵn có giàu đạm ở địa phương

Loại Cách

bảo quản Thời gian Cách chế biến Khó/dễ

Trẻ ăn được

hến để dàn bếp 3 ngày xào, chả dễ tất cả

ốc nước vo gạo 1-5 ngày xào, chả khó hơn tất cả

tép rán, chả 1 ngày rán, chả dễ tất cả

tôm nhỏ rán, chả 1 ngày rán, chả dễ tất cả

cá nhỏ rán, chả 1 ngày chả dễ tất cả

cá khô cất khô 1 ngày chả dễ tất cả

cá nhét rán, chả 1 ngày chả dễ tất cả

Cá niên rán, chả 1 ngày chả dễ tất cả

lươn rộng nước 2 ngày rán, chả dễ tất cả

trứng nơi mát tháng rán, luộc dễ tất cả

cua đồng rộng nước 3 ngày chả dễ tất cả

rạm rán, chả 1 ngày chả dễ tất cả

ếch rán, chả 1 ngày rán, chả dễ tất cả

nhái rán qua 1 ngày rán, chả dễ tất cả

chuột rán qua 1 ngày rán, chả dễ tất cả

đậu tươi để nơi mát 3 ngày xào, luộc dễ tất cả

đậu khô cất khô cả năm cháo, chè, bánh dễ tất cả

Chú ý: Băm nhỏ, giả nhuyễn thực phẩm, làm chả.

Thêm một ít lá chanh, hành, nén, tỏi...khi chế biến.

Kết quả thảo luận nhóm bà mẹ nghèo nuôi con khỏe về các thực phẩm

sẵn có giàu đạm ở địa phương được in ấn thành tờ rơi phát tay cho các bà

mẹ có con dưới 5 tuổi và những người có uy tín tại từng xã can thiệp.

Page 75: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

64

3.2.2 Kết quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

3.2.2.1. So sánh các chỉ số giữa 2 nhóm trước can thiệp

Bảng 3.14. Đặc điểm các yếu tố giữa 2 nhóm trước can thiệp

NCT (n=600) NĐC (n=600) Yếu tố

SL % SL % p

Nhẹ cân 223 37,2 215 35,8 >0,05

Thấp còi 378 63,0 376 62,7 >0,05

Gầy còm 51 8,5 50 8,3 >0,05

Cân nặng TB (kg, TB±SD) 9,9±2,8 10,0±2,9 >0,05

Chiều cao TB (cm, TB±SD) 80,2±14,1 80,4±14,5 >0,05

Hộ nghèo 379 63,2 375 62,5 >0,05

Nhóm tuổi 0-11 tháng 120 20,0 126 21,0

12-23 tháng 133 22,2 124 20,6

24-35 tháng 122 20,3 117 19,5

36-47 tháng 111 18,5 115 19,2

48-59 tháng 114 19,0 118 19,7

>0,05

Nghề mẹ: Nông 480 80,0 481 80,2

Cán bộ nhân viên 59 9,8 55 9,2

Buôn bán, khác 61 10,2 64 10,6

>0,05

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp 273 45,5 275 45,8 >0,05

Hiểu ăn bổ sung sai 402 69,2 400 68,5 >0,05

Hiểu chất béo sai 440 73,3 453 75,5 >0,05

Hiểu rau quả sai 70 11,7 73 12,2 >0,05

Kiến thức chung chưa tốt 480 80,0 481 80,2 >0,05

Ăn bổ sung sai 415 69,2 411 68,5 >0,05

Ăn thiếu 4 nhóm dinh dưỡng 479 79,8 477 79,5 >0,05

Thực hành chung chưa tốt 517 86,2 517 86,2 >0,05

Thiếu niềm tin: Lãnh đạo xã 124 20,7 114 19,0 >0,05

Trưởng thôn, già làng 85 14,2 87 14,5 >0,05Hội phụ nữ 143 23,8 150 25,0 >0,05

Các yếu tố ở 2 nhóm trước can thiệp tương đương nhau (p>0,05).

Page 76: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

65

3.2.2.2. Cải thiện hành vi nuôi con của bà mẹ

- Cải thiện kiến thức nuôi con của bà mẹ

Bảng 3.15. NCT cải thiện hiểu biết về chất béo của bà mẹ

Hiểu biết đúng về chất béo

Hiểu biết sai về chất béo

Thời điểm

SL % SL %

Ý nghĩa thống kê

TCT 160 26,7 440 73,3

SCT 425 70,8 175 29,2

p*<0,001,

CSHQ=60,2%

Tỷ lệ bà mẹ hiểu biết sai về chất béo ở NCT so với trước can thiệp

đã giảm rõ rệt từ 73,3% xuống 29,2% (p*<0,001, CSHQ=60,2%).

Bảng 3.16. NĐC cải thiện hiểu biết về chất béo của bà mẹ

Hiểu biết đúng về chất béo

Hiểu biết sai về chất béo Thời

điểm SL % SL %

Ý nghĩa thống kê

02/2010 147 24,5 453 75,5

02/2012 254 42,3 346 57,7

p*<0,001,

CSHQ=23,6%

Tỷ lệ bà mẹ hiểu biết sai về chất béo ở NĐC (57,7%) thấp hơn so với

ban đầu (75,5%) có ý nghĩa thống kê (p*<0,001, CSHQ=23,6%).

Bảng 3.17. Cải thiện hiểu biết về chất béo của bà mẹ sau can thiệp

Hiểu biết đúng về chất béo

Hiểu biết sai về chất béo Phân

nhóm SL % SL %

p

NCT 425 70,8 175 29,2

NĐC 254 42,3 346 57,7 <0,001

Sau can thiệp, tỷ lệ bà mẹ hiểu biết sai về chất béo giảm xuống nhiều

hơn ở NCT (29,2%) so với NĐC (57,7%), p<0,001.

HQCT = CSHQNCT - CSHQNĐC = 60,2% - 23,6% = 36,6%.

HQCT cải thiện hiểu biết sai về chất béo của bà mẹ là 36,6%.

Page 77: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

66

00

10

20

30

40

50

60

70

Trước can thiệp Sau can thiệp

67,0

47,7

66,7 64,7

Bà mẹ NCT hiểu sai về ăn bổ sung

Bà mẹ NĐC hiểu sai về ăn bổ sung

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bà mẹ hiểu biết sai về thời điểm ăn bổ sung ở 2 nhóm

Biểu đồ 3.4 thấy tỷ lệ bà mẹ hiểu biết sai về thời điểm ăn bổ sung ở

nhóm can thiệp giảm xuống có ý nghĩa thống kê, từ 67,0% còn 47,7%

(p*<0,001, CSHQ = 28,8%); còn ở nhóm đối chứng thay đổi chưa có sự

khác biệt, từ 66,7% xuống 64,7% (p*>0,05, CSHQ = 3,0%). Sau can thiệp,

tỷ lệ bà mẹ hiểu biết sai về thời điểm ăn bổ sung ở nhóm can thiệp (47,7%)

giảm xuống nhiều hơn so với nhóm đối chứng (64,7%), p<0,001.

HQCT = CSHQNCT - CSHQNĐC = 28,8% - 3,0% = 25,8%.

Hiệu quả can thiệp cải thiện hiểu biết sai về thời điểm ăn bổ sung

của bà mẹ đạt 25,8%.

Bảng 3.18. Cải thiện hiểu biết của bà mẹ về nhóm rau quả

NCT (n = 600) NĐC (n = 600) Thời điểm Hiểu biết đúng

về rau quả %

Hiểu biết đúng về rau quả

% p

TCT 530 88,3 527 87,8

SCT 547 91,2 525 87,5 >0,05

Tỷ lệ bà mẹ hiểu biết đúng về nhóm rau quả đều rất cao ở cả nhóm

can thiệp (từ 88,3% đến 91,2%) và nhóm đối chứng (từ 87,5% đến 87,8%)

cũng như tương đương với nhau ở cả 2 nhóm và 2 thời điểm, p>0,05.

Page 78: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

67

Bảng 3.19. NCT cải thiện hiểu biết nuôi con của bà mẹ

Kiến thức nuôi con tốt

Kiến thức nuôi con chưa tốt

Thời điểm

SL % SL %

Ý nghĩa thống kê

TCT 120 20,0 480 80,0

SCT 344 57,3 256 42,7

p*<0,001,

CSHQ=46,6%

Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức nuôi con chưa tốt ở nhóm can thiệp so với

trước can thiệp đã giảm rõ rệt từ 80,0% xuống 42,7% (p*<0,001,

CSHQ=46,6%).

Bảng 3.20. NĐC cải thiện hiểu biết nuôi con của bà mẹ

Kiến thức nuôi con tốt

Kiến thức nuôi con chưa tốt Thời

điểm SL % SL %

Ý nghĩa thống kê

02/2010 119 19,8 481 80,2

02/2012 194 32,3 406 67,7

p*<0,001,

CSHQ=15,6%

Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức nuôi con chưa tốt ở NĐC (67,7%) thấp hơn

so với ban đầu (80,2%) có ý nghĩa thống kê (p*<0,001, CSHQ=15,6%).

Bảng 3.21. Cải thiện hiểu biết nuôi con của bà mẹ sau can thiệp

Kiến thức nuôi con tốt

Kiến thức nuôi con chưa tốt Phân

nhóm SL % SL %

p

NCT 344 57,3 256 42,7

NĐC 194 32,3 406 67,7 <0,001

Sau can thiệp, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức nuôi con chưa tốt ở nhóm can

thiệp (42,7%) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng

(67,7%), p<0,001.

HQCT = CSHQNCT - CSHQNĐC = 46,6% - 15,6% = 31,0%.

HQCT cải thiện hiểu biết nuôi con chưa tốt của bà mẹ đạt 31,0%.

Page 79: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

68

- Cải thiện thực hành nuôi con của bà mẹ

Bảng 3.22. NCT cải thiện thực hành nuôi con của bà mẹ

Thực hành nuôi con tốt

Thực hành nuôi con chưa tốt

Thời điểm

SL % SL %

Ý nghĩa thống kê

TCT 83 13,8 517 86,2

SCT 227 37,8 373 62,2

p*<0,001,

CSHQ=27,8%

Tỷ lệ bà mẹ thực hành nuôi con chưa tốt ở NCT so với trước can

thiệp đã giảm rõ rệt từ 86,2% xuống 62,2% (p*<0,001, CSHQ=27,8%).

Bảng 3.23. NĐC cải thiện thực hành nuôi con của bà mẹ

Thực hành nuôi con tốt

Thực hành nuôi con chưa tốt Thời

điểm SL % SL %

Ý nghĩa thống kê

02/2010 83 13,8 517 86,2

02/2012 121 20,2 479 79,8

p*<0,01,

CSHQ=7,4%

Tỷ lệ bà mẹ thực hành nuôi con chưa tốt ở NĐC (79,8%) thấp hơn so

với ban đầu (86,2%) có ý nghĩa thống kê (p*<0,01, CSHQ=7,4%).

Bảng 3.24. Cải thiện thực hành nuôi con của bà mẹ sau can thiệp

Thực hành nuôi con tốt

Thực hành nuôi con chưa tốt Phân

nhóm SL % SL %

p

NCT 227 37,8 373 62,2

NĐC 121 20,2 479 79,8 <0,001

Sau can thiệp, tỷ lệ bà mẹ thực hành nuôi con chưa tốt giảm xuống ở

cả NCT (62,2%) và NĐC (79,8%), nhưng NCT giảm rõ rệt hơn, p<0,001.

HQCT = CSHQNCT - CSHQNĐC = 27,8% - 7,4% = 20,4%.

Hiệu quả can thiệp cải thiện thực hành nuôi con chưa tốt của bà mẹ

đạt 20,4%.

Page 80: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

69

Bảng 3.25. Thực hành nuôi con ăn bổ sung sai của bà mẹ ở 2 nhóm

NCT (n = 600) NĐC (n = 600) Thời điểm Ăn bổ sung sai % Ăn bổ sung sai %

p

TCT 415 69,2 411 68,5

SCT 410 68,3 415 69,2 >0,05

Tỷ lệ bà mẹ nuôi con ăn bổ sung sai ở cả 2 nhóm đều cao (từ 68,3%

đến 69,2%) và tương đương nhau ở cả 2 thời điểm, p>0,05.

00

10

20

30

40

50

60

70

80

Trước can thiệp Sau can thiệp

75,7

36,3

75,8

67,2

Trẻ em NCT ăn thiếu TPSC giàu đạm hàng ngày

Trẻ em NĐC ăn thiếu TPSC giàu đạm hàng ngày

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ trẻ ăn bổ sung thiếu thực phẩm sẵn có giàu đạm hàng ngày ở 2 nhóm

Tỷ lệ trẻ ăn bổ sung thiếu thực phẩm sẵn có giàu đạm hàng ngày giảm

xuống rõ rệt ở nhóm can thiệp (từ 75,8% còn 36,3%) so với nhóm đối chứng

(từ 75,7% còn 67,2%), sự khác nhau giữa 2 nhóm sau can thiệp có ý nghĩa

thống kê, p<0,001.

Page 81: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

70

0.0

20.0

40.0

60.0

80.0

Trước can thiệp

Sau can thiệp

76.2

41.7

76.0

66.3 Trẻ em NCT ăn thiếu chất béo hàng ngày

Trẻ em NĐC ăn thiếu chất béo hàng ngày

Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ trẻ ăn bổ sung thiếu thực phẩm sẵn có giàu chất béo hàng ngày

Tỷ lệ trẻ ăn bổ sung thiếu thực phẩm sẵn có giàu chất béo hàng ngày

giảm xuống đáng kể ở nhóm can thiệp (từ 76,2% còn 41,7%) và nhóm đối

chứng (từ 76,0% còn 66,3%), trong đó NCT giảm có ý nghĩa thống kê so với

NĐC sau can thiệp, p<0,001.

79.8 79.5

45.8

67.7

0

10

20

30

40

50

60

70

80

Trước can thiệp Sau can thiệp

NCT ăn bổ sungkhông đủ 4 nhóm dinhdưỡng

NĐC ăn bổ sungkhông đủ 4 nhóm dinhdưỡng

Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ trẻ ăn bổ sung không đủ 4 nhóm dinh dưỡng hàng ngày

Page 82: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

71

Biểu đồ 3.7 thấy tỷ lệ trẻ ăn bổ sung không đủ 4 nhóm dinh dưỡng

hàng ngày giảm xuống có ý nghĩa thống kê ở nhóm can thiệp từ 79,8% còn

45,8% (p*<0,001, CSHQ = 42,6%); còn ở nhóm đối chứng giảm xuống từ

79,5% xuống 67,7% (p*<0,001, CSHQ = 14,8%). Sau can thiệp, tỷ lệ trẻ ăn

bổ sung không đủ 4 nhóm dinh dưỡng hàng ngày ở NCT (45,8%) giảm

xuống nhiều hơn so với NĐC (67,7%), p<0,001.

HQCT = CSHQNCT - CSHQNĐC = 42,6% - 14,8% = 27,8%.

Hiệu quả can thiệp cải thiện thực hành nuôi trẻ ăn bổ sung không đủ

4 nhóm dinh dưỡng hàng ngày của bà mẹ đạt 27,8%.

- Cải thiện niềm tin của bà mẹ với người có uy tín

Bảng 3.26. NCT cải thiện niềm tin của bà mẹ với trưởng thôn, già làng

Niềm tin trưởng thôn, già làng

Thiếu niềm tin trưởng thôn, già làng

Thời điểm

SL % SL %

Ý nghĩa thống kê

TCT 515 85,8 85 14,2

SCT 552 92,0 48 8,0

p*<0,001,

CSHQ=43,7%

Tỷ lệ bà mẹ thiếu niềm tin trưởng thôn, già làng ở NCT so với trước

can thiệp đã giảm từ 14,2% xuống 8,0% (p*<0,001, CSHQ=43,7%).

Bảng 3.27. NĐC cải thiện niềm tin của bà mẹ với trưởng thôn, già làng

Niềm tin trưởng thôn, già làng

Thiếu niềm tin trưởng thôn, già làng

Thời điểm

SL % SL %

Ý nghĩa thống kê

02/2010 513 85,5 87 14,5

02/2012 518 86,3 82 13,7

p*>0,05,

CSHQ=5,5%

Tỷ lệ bà mẹ thiếu niềm tin trưởng thôn, già làng ở NĐC tại 2 thời

điểm chưa khác nhau có ý nghĩa thống kê (p*>0,05, CSHQ=5,5%).

Page 83: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

72

Bảng 3.28. Cải thiện niềm tin của bà mẹ với trưởng thôn, già làng SCT

Niềm tin trưởng thôn, già làng

Thiếu niềm tin trưởng thôn, già làngPhân

nhóm SL % SL % p

NCT 552 92,0 48 8,0

NĐC 518 86,3 82 13,7 <0,05

Sau can thiệp, tỷ lệ bà mẹ thiếu niềm tin trưởng thôn, già làng trong

chỉ đạo, hỗ trợ các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở NCT

(8,0%), thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với NĐC (13,7%), p<0,05.

HQCT = CSHQNCT - CSHQNĐC = 43,7% - 5,5% = 38,2%.

Hiệu quả can thiệp cải thiện niềm tin của bà mẹ với trưởng thôn, già

làng đạt 38,2%.

Bảng 3.29. Niềm tin bà mẹ với lãnh đạo xã ở 2 nhóm

NCT (n = 600) NĐC (n = 600) Thời

điểm Niềm tin lãnh đạo xã

% Niềm tin lãnh đạo xã

% p

TCT 476 79,3 486 81,0

SCT 490 81,7 485 80,8 >0,05

Tỷ lệ bà mẹ có niềm tin lãnh đạo xã ở cả 2 nhóm đều cao (từ 79,3%

đến 81,7%) và tương đương nhau ở cả 2 thời điểm, p>0,05.

70

75

80

85

Trước can thiệp Sau can thiệp

76,2

84,0

75,0

81,3

Bà mẹ NCT có niềm tin hội phụ nữ

Bà mẹ NĐC có niềm tin hội phụ nữ

Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ bà mẹ có niềm tin hội phụ nữ ở 2 nhóm

Tỷ lệ bà mẹ có niềm tin hội phụ nữ ở cả 2 nhóm đều cao (từ 75,0%

đến 84,0%) và tương đương nhau ở cả 2 thời điểm, p>0,05.

Page 84: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

73

Bảng 3.30. NCT cải thiện niềm tin của bà mẹ với người có uy tín địa phương

Niềm tin người có uy tín

Thiếu niềm tin người có uy tín

Thời điểm

SL % SL %

Ý nghĩa thống kê

TCT 467 77,8 133 22,2

SCT 535 89,2 65 10,8

p*<0,001,

CSHQ=51,4%

Tỷ lệ bà mẹ thiếu niềm tin người có uy tín địa phương ở NCT so với

trước can thiệp đã giảm từ 22,2% xuống 10,8% (p*<0,001, CSHQ=51,4%).

Bảng 3.31. NĐC cải thiện niềm tin của bà mẹ với người có uy tín địa phương

Niềm tin người có uy tín

Thiếu niềm tin người có uy tín

Thời điểm

SL % SL %

Ý nghĩa thống kê

02/2010 464 77,3 136 22,7

02/2012 491 81,8 109 18,2

p*>0,05,

CSHQ=19,8%

Tỷ lệ bà mẹ thiếu niềm tin người có uy tín địa phương ở NĐC tại 2

thời điểm chưa khác nhau có ý nghĩa thống kê (p*>0,05, CSHQ=19,8%).

Bảng 3.32. Cải thiện niềm tin của bà mẹ với người có uy tín địa phương

Niềm tin người có uy tín

Thiếu niềm tin người có uy tín Phân

nhóm SL % SL % p

NCT 535 89,2 65 10,8

NĐC 491 81,8 109 18,2 <0,05

Sau can thiệp, tỷ lệ bà mẹ thiếu niềm tin người có uy tín địa phương

trong chỉ đạo, hỗ trợ các hoạt động phòng chống SDDTE ở NCT (10,8%),

thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với NĐC (18,2%), p<0,05.

HQCT = CSHQNCT - CSHQNĐC = 51,4% - 19,8% = 31,6 %.

Hiệu quả can thiệp cải thiện niềm tin của bà mẹ với người có uy tín

địa phương đạt 31,6%.

Page 85: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

74

3.2.2.3. Cải thiện tình trạng bệnh tật trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi

Bảng 3.33. NCT cải thiện nhiễm khuẩn hô hấp cấp so với trước can thiệp

Bình thường Nhiễm khuẩn hô hấp cấpThời điểm SL % SL %

Ý nghĩa thống kê

TCT 327 54,5 273 45,5

SCT 433 72,2 167 27,8

p*<0,001,

CSHQ=38,9%

Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp so với trước can thiệp đã giảm có ý

nghĩa thống kê từ 45,5% xuống 27,8% (p*<0,001, CSHQ=38,9%).

Bảng 3.34. NĐC cải thiện nhiễm khuẩn hô hấp cấp so với ban đầu

Bình thường Nhiễm khuẩn hô hấp cấpThời điểm SL % SL %

Ý nghĩa thống kê

02/2010 325 54,2 275 45,8

02/2012 376 62,7 224 37,3

p*<0,01,

CSHQ=18,6%

Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp (37,3%) ở nhóm đối chứng tại thời

điểm 02/2012 thấp hơn so với ban đầu (45,8%), sự khác nhau có ý nghĩa

thống kê (p*<0,01, CSHQ=18,6%).

Bảng 3.35. Cải thiện nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em sau can thiệp

Bình thường Nhiễm khuẩn hô hấp cấpPhân nhóm SL % SL %

p

NCT 433 72,2 167 27,8

NĐC 376 62,7 224 37,3 <0,001

Sau can thiệp, tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở NCT (27,8%) thấp

hơn so với NĐC (37,3%), sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,001).

HQCT = CSHQNCT - CSHQNĐC = 38,9% - 18,6% = 20,3%.

Hiệu quả can thiệp cải thiện nhiễm khuẩn hô hấp cấp đạt 20,3%.

Page 86: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

75

57,3

37,2

56,8

47,2

00

10

20

30

40

50

60

70

Trước can thiệp Sau can thiệp

NCT thiếu máu lâm sàng

NĐC thiếu máu lâm sàng

Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ thiếu máu lâm sàng trẻ em ở 2 nhóm

Tỷ lệ thiếu máu lâm sàng trẻ em ở NCT giảm từ 57,3% xuống 37,2%

(p*<0,001, CSHQ=35,1%), mức độ giảm nhiều hơn có ý nghĩa thống kê

(p<0,001) so với NĐC (từ 56,8% xuống 47,2%, p*<0,001, CSHQ=16,9%).

HQCT = CSHQNCT - CSHQNĐC = 35,1% - 16,9% = 18,2%.

Hiệu quả can thiệp cải thiện thiếu máu lâm sàng trẻ em đạt 18,2%.

3.2.2.4. Cải thiện suy dinh dưỡng trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi

Bảng 3.36. Nhóm can thiệp cải thiện trẻ nhẹ cân so với trước can thiệp

Bình thường Nhẹ cân Thời điểm SL % SL %

Ý nghĩa thống kê

TCT 377 62,8 223 37,2

SCT 427 71,2 173 28,8

p*<0,01,

CSHQ=22,6%

Tỷ lệ SDDTE thể nhẹ cân ở NCT so với trước can thiệp đã giảm có ý

nghĩa thống kê từ 37,2% xuống 28,8% (p*<0,01, CSHQ=22,6%).

Page 87: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

76

Bảng 3.37. Nhóm đối chứng cải thiện trẻ nhẹ cân so với ban đầu

Bình thường Nhẹ cân Thời điểm SL % SL %

Ý nghĩa thống kê

02/2010 385 64,2 215 35,8

02/2012 410 68,3 190 31,7

p*>0,05,

CSHQ=11,5%

Tỷ lệ SDDTE thể nhẹ cân ở NĐC 31,7% có giảm xuống so với ban

đầu (35,8%), nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p*>0,05, CSHQ=11,5%).

Bảng 3.38. Cải thiện suy dinh dưỡng thể nhẹ cân trẻ em sau can thiệp

Bình thường Nhẹ cân Phân nhóm SL % SL %

p

NCT 427 71,2 173 28,8

NĐC 410 68,3 190 31,7 >0,05

Sau can thiệp, trẻ nhẹ cân ở NCT (28,8%) thấp hơn chưa có ý nghĩa

thống kê so với NĐC (31,7%).

HQCT = CSHQNCT - CSHQNĐC = 22,6% - 11,5% = 11,1%.

Hiệu quả can thiệp cải thiện SDDTE thể nhẹ cân đạt 11,1%.

Bảng 3.39. Sự lên kênh suy dinh dưỡng thể nhẹ cân sau can thiệp

Nhẹ cân Lên kênh SDD Phân nhóm 2010 2012 SL %

p OR

NCT 223 173 50 22,4

NĐC 215 190 25 11,6 <0,01

2,2

(1,26-3,83)

Sau can thiệp, sự lên kênh suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở nhóm can

thiệp (22,4%) nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng

(11,6%), với khả năng lên kênh SDD gấp 2,2 lần (OR=2,2, p<0,01).

Page 88: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

77

Bảng 3.40. Nhóm can thiệp cải thiện trẻ thấp còi so với trước can thiệp

Bình thường Thấp còi Thời điểm SL % SL %

Ý nghĩa thống kê

TCT 222 37,0 378 63,0

SCT 291 48,5 309 51,5

p*<0,001,

CSHQ=18,3%

Tỷ lệ SDDTE thể thấp còi so với trước can thiệp đã giảm có ý nghĩa

thống kê từ 63,0% xuống 51,5% (p*<0,001, CSHQ=18,3%).

Bảng 3.41. Nhóm đối chứng cải thiện trẻ thấp còi so với ban đầu

Bình thường Thấp còi Thời điểm SL % SL %

Ý nghĩa thống kê

02/2010 224 37,3 376 62,7

02/2012 274 45,7 326 54,3

p*<0,01,

CSHQ=13,4%

Tỷ lệ trẻ thấp còi ở NĐC 54,3% thấp hơn so với ban đầu (62,7%) có

ý nghĩa thống kê (p*<0,01, CSHQ=13,4%).

Bảng 3.42. Cải thiện suy dinh dưỡng thể thấp còi trẻ em sau can thiệp

Bình thường Thấp còi Phân nhóm SL % SL %

p

NCT 291 48,5 309 51,5

NĐC 274 45,7 326 54,3 >0,05

Tỷ lệ trẻ thấp còi sau can thiệp ở NCT là 51,5% và NĐC là 54,3%,

sự khác nhau chưa có ý nghĩa thống kê.

HQCT = CSHQNCT - CSHQNĐC = 18,3% - 13,4% = 4,9%.

Hiệu quả can thiệp cải thiện SDDTE thể thấp còi đạt 4,9%.

Page 89: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

78

Bảng 3.43. Sự lên kênh suy dinh dưỡng thể thấp còi sau can thiệp

Thấp còi Lên kênh SDD Phân nhóm 2010 2012 SL %

p

NCT 378 309 69 18,3

NĐC 376 326 50 13,3 >0,05

Sau can thiệp, sự lên kênh suy dinh dưỡng trẻ thấp còi ở 2 nhóm

chưa khác nhau có ý nghĩa thống kê, p>0,05.

61 63 63 66 62

4754 51

56 57

0010203040506070

0-11 12-23 24-35 36-47 48-59

Tỷ

lệ

%

Nhóm tuổi

TCT

SCT

Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ trẻ thấp còi theo nhóm tuổi trước và sau can thiệp

Biểu đồ 3.10 thấy tỷ lệ trẻ thấp còi có khuynh hướng tăng lên theo

nhóm tuổi ở 2 thời điểm, chưa khác nhau có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bảng 3.44. Suy dinh dưỡng thể gầy còm của trẻ ở 2 nhóm

NCT (n = 600) NĐC (n = 600) Thời điểm Gầy còm % Gầy còm %

p

TCT 51 8,5 50 8,3

SCT 49 8,2 49 8,2 >0,05

Suy dinh dưỡng thể gầy còm tương đương giữa 2 nhóm ở cả 2 thời

điểm (p>0,05).

Page 90: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

79

Bảng 3.45. Cải thiện cân nặng trung bình của trẻ ở 2 nhóm

Các chỉ số NCT (n = 600) (kg, TB±SD)

NĐC (n = 600) (kg, TB±SD)

p

Cân nặng trước can thiệp 9,9±2,9 10,0±3,0 >0,05

Cân nặng sau can thiệp 10,6±2,8 10,3±2,9 <0,05

p* <0,001 <0,01

Sự cải thiện cân nặng trung bình sau can thiệp ở nhóm can thiệp

(10,6±2,8) cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm đối chứng

(10,3±2,9).

Bảng 3.46. Cải thiện chiều cao trung bình của trẻ của 2 nhóm

Các chỉ số NCT (n = 600)(cm, TB±SD)

NĐC (n = 600) (cm, TB±SD)

p

Chiều cao trước can thiệp 80,2±14,1 80,4±14,5 >0,05

Chiều cao sau can thiệp 83,1±13,1 81,8±13,7 <0,05

p* <0,001 <0,05

Sự cải thiện chiều cao trung bình sau can thiệp ở nhóm can thiệp

(83,1±13,1) cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm đối chứng

(81,8±13,7).

Page 91: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

80

Chương 4

BÀN LUẬN

4.1. TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN

QUAN Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN

BẮC TRÀ MY

4.1.1. Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số

4.1.1.1. Dựa vào chỉ số cân nặng theo tuổi

Trọng lượng là hình ảnh về tình trạng dinh dưỡng của đứa trẻ tại thời

điểm cân. Kết quả nghiên cứu (bảng 3.1) thấy, tỷ lệ hiện mắc SDD thể nhẹ

cân tháng 1 năm 2010 của trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi tại các xã

Chương trình 135 của huyện Bắc Trà My là 36,5% (95% CI: 33,8%-39,3%).

Dựa vào phân loại SDD theo mức độ của WHO 136 thì các xã này có tỷ lệ

SDD ở mức rất cao.

Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân trong nghiên cứu này cao hơn cách biệt tỷ lệ

15,7% trẻ nhẹ cân trên toàn cầu năm 2012 [121], cũng như cao hơn nhiều so

với châu lục có trẻ nhẹ cân cao nhất thế giới năm 2011 là châu Á (19,3%)

[130] và cao hơn so với khu vực có tỷ lệ cao nhất hiện nay là Nam Á

(33,2%) [130]. Tương tự, trẻ em dân tộc thiểu số nhẹ cân của Bắc Trà My

cao hơn so với một số quốc gia có tỷ lệ trẻ nhẹ cân rất cao như Pakistan

31,5% (2011); Chad 30,3% (2010) [130]. Khi so sánh với trẻ nhẹ cân cao

nhất nước hiện nay là vùng Tây Nguyên (25,0%) và tỉnh Kon Tum (26,3%)

[69] cũng đều cho thấy ở Bắc Trà My cao hơn. Chương trình quốc gia phòng

chống SDDTE đã tác động hiệu quả lên nhiều vùng miền trong cả nước,

giảm liên tục trẻ em nhẹ cân từ 51,5% năm 1985 [2] xuống 16,2% năm 2012

[69], nhưng có thể sự tác động đó còn hạn chế đối với các xã vùng miền núi

Page 92: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

81

cao, đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Bắc Trà My. Tỷ lệ này (36,5%) là

thước đo trung thực mức kinh tế - xã hội của địa phương nghiên cứu.

Mặt khác, nhiều quốc gia có tỷ lệ trẻ nhẹ cân tương đương như Niger

38,5% (2011); Bangladesh 36,4% (2011); Madagasca 36,0% (2009) [130].

Nhưng tỷ lệ trẻ nhẹ cân trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn thấp

hơn so với một số quốc gia cao nhất thế giới hiện nay là Timor Leste

44,7% (2010) và Ấn Độ 43,5% năm 2009 [130]. Theo kết quả nghiên cứu

của Lê Phán khảo sát trẻ em dân tộc thiểu số huyện Khánh Vĩnh, Khánh

Hòa năm 2008 là 57,8% [46] cũng như của Nguyễn Minh Tuấn tại vùng

đồng bào dân tộc Sán Chay tỉnh Thái Nguyên năm 2008 là 41,6% [60] đều

cao hơn so với kết quả của chúng tôi. Như vậy càng chứng tỏ rằng tỷ lệ

SDD hiện nay ở nước ta khác nhau ở các vùng miền cũng như cần đặc biệt

chú ý tới vùng miền núi cao, dân tộc thiểu số và vùng xa.

Phân độ SDDTE thể nhẹ cân của Bắc Trà My chủ yếu là độ I (28,3%),

độ II (6,8%) và độ III còn 1,4% (bảng 3.2); tương tự với nghiên cứu của Lê

Hữu Uyển, Nguyễn Văn Tập tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Như

Thanh tỉnh Thanh Hóa năm 2007 với SDD độ I: 28,1%; độ II: 5,5% và độ III

là 0,8% [67]; cũng như của Nguyễn Thị Hải Anh, Lê Thị Hợp và cộng sự

khảo sát tại Lào Cai với 3 độ tương ứng là 27,8%, 7,2% và 0,7% [1].

4.1.1.2. Dựa vào chỉ số chiều cao theo tuổi

Chiều cao là thước đo về tiền sử phát triển của trẻ; một đứa trẻ bị

thiếu chiều cao (so với tuổi) chứng tỏ trước đây trẻ bị thiếu dinh dưỡng

thường xuyên và thường xảy ra ở các quần thể cư dân thiếu ăn kéo dài gây

nên SDD mạn tính [22], là chỉ tiêu quan trọng nhất của chất lượng dinh

dưỡng và phát triển [31]. Tỷ lệ thấp còi của Bắc Trà My 62,8% là ở mức

rất cao theo phân loại của WHO 136, cao hơn so với các quốc gia có tỷ lệ

trẻ thấp còi rất cao như Timor Leste 58,1% (2010); Burundi 57,7% (2010);

Page 93: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

82

Ấn Độ 48,0% (2009) [130] cũng như nghiên cứu của Đỗ Thị Hòa, Trần

Xuân Bách, Trần Thị Hoàng Long tại một số xã miền núi tỉnh Bắc Kạn

năm 2006 là 52,2% [17] và của Lê Phán tại huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa

năm 2008 là 53,6% [46].

Tuy nhiên, số liệu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả thấp còi của

các tộc người Nam Á năm 2012 do Hatlekk M. khảo sát: Tộc người Newar

72,3%; Hồi giáo 72,8%; Yadav 70,7% [92]; cũng như thấp hơn tỷ lệ 67,1%

trẻ em thấp còi người dân tộc Pakoh và Vân Kiều trong nghiên cứu của

Nguyễn Hoàng Linh Chi năm 2011 tại huyện Dakrong, Quảng Trị [5].

Điều đó cho thấy, SDD thể thấp còi cao và rất cao vẫn còn là thực trạng

chung của trẻ em ở những vùng đặc biệt khó khăn.

Nhìn vào bảng 3.3 thấy SDDTE thể thấp còi độ I của Bắc Trà My

43,0% và độ II là 19,8%. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Anh, Lê Thị

Hợp và cộng sự cũng cho thấy trẻ thấp còi độ I (29,4%) cao hơn nhiều so

với tỷ lệ thấp còi độ II (14,9%) [1]. Điều đáng chú ý là tỷ lệ thấp còi ở đây

cao ngay từ nhóm tuổi còn rất nhỏ, từ 0-11 tháng tuổi tỷ lệ đã là 60,6%

(biểu đồ 3.4), điều này cần đặc biệt chú ý trong chăm sóc bà mẹ khi mang

thai và nuôi con trong năm đầu.

4.1.1.3. Dựa vào chỉ số cân nặng theo chiều cao

Chỉ số này chứng tỏ đứa trẻ bị SDD cấp tính 135; nhưng một đứa

trẻ vừa thiếu cân nặng vừa thiếu chiều cao so với tuổi thì chỉ số này có thể

bình thường. Tỷ lệ SDD thể gầy còm tháng 1 năm 2010 của trẻ em dân tộc

thiểu số dưới 5 tuổi tại các xã Chương trình 135 của huyện Bắc Trà My là

8,4% (95%CI: 6,9%-10,0%) (bảng 3.1). Dựa vào bảng phân loại của WHO

136 thì các xã này có tỷ lệ trẻ gầy còm ở mức trung bình. Tỷ lệ SDD thể

gầy còm trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn tỷ lệ 8,0% trẻ gầy còm

trên toàn cầu năm 2012 [120] và cao hơn so với khu vực Đông và Nam Phi

Page 94: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

83

hiện mắc 6,9% [130]. Tương tự, trẻ em dân tộc thiểu số gầy còm của Bắc

Trà My cao hơn so với nhiều quốc gia như Cộng hòa Trung Phi 7,0%

(2010); Oman 7,1% (2009), Philippines 6,9% năm 2008 [130] và Việt Nam

6,7% (2012); cũng như so với khu vực Tây Nguyên nước ta (8,1%) và

nhiều tỉnh miền núi năm 2012 như Hà Giang 7,9%; Đắk Lắk 7,8%, Bắc

Kạn 7,7% [69].

Bên cạnh đó, tỷ lệ SDDTE thể gầy còm của Bắc Trà My tương

đương với Cộng hòa dân chủ Công Gô 8,5% (2010); Guinea 8,3% (2008)

cũng như tỉnh Gia Lai 8,5% (2012) [130].

Nhưng tỷ lệ trẻ gầy còm ở Bắc Trà My thấp hơn so với các vùng

Nam Á 16,0%; Tây và Trung Phi 11,5% cũng như so với nhiều quốc gia

như Nam Sudan 22,7% (2010); Timor Leste 18,6% (2010); Bangladesh

15,6% (2011) [130] và so với tỉnh Kon Tum nước ta (9,2%) [69]. Hơn nữa,

tỷ lệ trẻ gầy còm theo nghiên cứu của một số tác giả khác ở vùng miền núi

đặc biệt khó khăn như của Đinh Thanh Huề tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh

năm 2003 là 22,5% [24]; của Lê Phán tại huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa

năm 2008 là 19,8% [46] cũng như của Trần Văn Tuyến, Phạm Trung Kiên,

Trịnh Hoàng Hà năm 2011 tại huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn là 9,6%

[63] đều cao hơn so với kết quả của chúng tôi. Chính vì tỷ lệ SDD thể thấp

còi 62,8% cao hơn nhiều so với tỷ lệ SDD thể nhẹ cân 36,5% cho nên tỷ lệ

SDD thể gầy còm của Bắc Trà My mới ở mức trung bình như vậy.

4.1.2. Các yếu tố liên quan suy dinh dưỡng trẻ em

4.1.2.1. Liên quan giữa đặc điểm chung với suy dinh dưỡng trẻ

- Tuổi và suy dinh dưỡng trẻ em

+ Nhóm tuổi trẻ em và suy dinh dưỡng

Số liệu bảng 3.4 cho thấy, diễn biến của tỷ lệ SDD thể thấp còi trẻ

em tăng dần từ nhóm tuổi 0-11 tháng (60,6%) đến nhóm 36-47 tháng

(65,5%) và tại bảng 3.5, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân tăng nhanh từ nhóm tuổi 0-

Page 95: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

84

11 tháng (25,2%) sang nhóm 12-23 tháng (34,6%) và đạt đỉnh ở nhóm 36-

47 tháng (43,4%). Đây là hậu quả của việc nuôi dưỡng trẻ còn nhiều hạn

chế của các bà mẹ dân tộc thiểu số Bắc Trà My. Tuổi thứ hai trở đi là giai

đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời của một đứa trẻ vì chúng dần thôi bú

mẹ, bắt đầu tập ăn các thức ăn của người lớn và bị đe dọa của các yếu tố

môi trường bên ngoài, nhất là các vi sinh vật gây bệnh đường hô hấp,

đường tiêu hóa... Tỷ lệ SDD ở các nhóm tuổi nhỏ tăng dần đã cộng dồn lên

nhóm tuổi lớn hơn, cho nên nhóm trẻ 36-47 tháng tuổi có tỷ lệ SDD cao

nhất. Sang nhóm tuổi thứ 5 (từ 48-59 tháng), tỷ lệ SDD có giảm xuống

37,5%, một phần nhờ nhóm tuổi này đã lớn hơn, tự phục vụ bản thân tốt

hơn; mặt khác có thể đây là kết quả của chương trình quốc gia phòng chống

suy dinh dưỡng trẻ em và các chương trình kinh tế xã hội của Chính phủ hỗ

trợ cho các huyện nghèo đặc biệt khó khăn trên toàn quốc, trong đó có

huyện Bắc Trà My [55]. Nghiên cứu của Hoàng Khải Lập và cộng sự tại

Thái Nguyên cho thấy kết quả tương tự như chúng tôi, bắt đầu tăng nhanh

ở nhóm 12-23 tháng tuổi và duy trì ở mức cao đến khi trẻ được 47 tháng

tuổi (33,9%-37,1%) [37]. Kết quả điều tra tại Tam Kỳ, Quảng Nam của

Đinh Đạo, Đỗ Thị Hòa năm 2007 đều nhận thấy trẻ em nhóm 0-11 tháng

tuổi thấp nhất ở cả nội thị (5,4%), ngoại thị (7,5%) và tăng dần đến nhóm

48-59 tháng tuổi là cao nhất (nội thị 15,0%, ngoại thị 21,8%) [8]. Nguyễn

Thị Như Hoa khảo sát tại Yên Thủy, Hòa Bình năm 2011 thấy tỷ lệ SDD

có xu hướng tăng theo độ tuổi, đặc biệt thể nhẹ cân và thể gầy còm [15].

Kết quả điều tra của Trần Văn Hà, Phạm Văn Phú, Phạm Duy Tường tại xã

Việt Long và Phù Ninh, Sóc Sơn, Hà Nội cũng thấy sự khác biệt SDD theo

nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê ở cả 2 thể nhẹ cân và thấp còi; trong đó trẻ

nhẹ cân cao nhất ở nhóm 48-59 tháng; còn trẻ thấp còi cao nhất ở nhóm 36-

47 tháng tuổi [13].

Page 96: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

85

+ Tuổi mẹ và suy dinh dưỡng trẻ em

Kết quả nghiên cứu chưa thấy liên quan có ý nghĩa thống kê giữa

nhóm tuổi mẹ với tình trạng dinh dưỡng trẻ em (p>0,05). Nghiên cứu của

Hoàng Khải Lập và cộng sự tại Thái Nguyên cũng cho kết quả tương tự

[37]. Khảo sát của Lê Phán tại huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa [46];

của Trương Đức Tú tại huyện Dakrong tỉnh Quảng Trị [59] thấy SDDTE ở

nhóm bà mẹ từ 35 tuổi trở lên cao hơn có ý nghĩa thống kê so với con của

nhóm bà mẹ dưới 35 tuổi.

- Giới tính và suy dinh dưỡng trẻ em

Nghiên cứu của chúng tôi thấy chưa có mối liên quan giữa giới tính

trẻ với tình trạng dinh dưỡng của trẻ (p>0,05). Đây cũng là nhận định trong

các khảo sát của Nguyễn Thị Hải Anh, Lê Thị Hợp và cộng sự tại tỉnh Lào

Cai [1]; của Lê Thị Hợp cùng Berger J. điều tra trẻ em Việt Nam [95] và

của Phạm Huy Khôi nghiên cứu tại huyện Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa [32].

Điều tra của Lê Hữu Uyển, Nguyễn Văn Tập cho thấy trẻ nam nhẹ cân

35,7% còn trẻ nữ 32,9%; ngược lại với thấp còi nữ 35,2% cao hơn so với

trẻ nam là 31,2% [67].

- Đặc điểm dân tộc và suy dinh dưỡng trẻ em

Bắc Trà My là huyện có 50% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống,

tập trung 90% ở các xã thuộc Chương trình 135 của huyện, gồm 15 dân tộc

thiểu số. Trong số đó, chủ yếu là đồng bào dân tộc Ca Dong (35,0%), Cor

(11,0%), Mơ Nông 2,0% và các dân tộc khác chỉ chiếm 2,0% [47]. SDDTE

chưa thấy bị chi phối bởi đặc điểm các dân tộc (p>0,05). Kết quả này khác

với một số nghiên cứu của các tác giả khác như Lê Hữu Uyển và cộng sự

điều tra tại Thanh Hóa, có sự khác nhau về tỷ lệ trẻ nhẹ cân theo dân tộc:

Mường 76,6%, Thái 20,2% và Thổ 3,1% [67]; cũng như khảo sát của

Trương Đức Tú có SDDTE người Kinh 19,9% so với 50,3% người dân tộc

Page 97: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

86

thiểu số [59]. Báo cáo của UNICEF năm 2009 về SDDTE Việt Nam dưới 5

tuổi ở dân tộc Kinh là 22,2% thấp hơn nhiều so với 38,4% ở các dân tộc

khác [126]. Sự khác biệt trong khảo sát của chúng tôi so với các nghiên cứu

khác là do mẫu điều tra của Bắc Trà My chỉ tiến hành trên đối tượng dân

tộc thiểu số tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính

phủ. Mặt khác, điều kiện kinh tế, xã hội, mặt bằng dân trí, cũng như một số

tập tục lạc hậu ảnh hưởng đến nuôi dưỡng trẻ ở các dân tộc Ca Dong, Cor

và các dân tộc khác cùng chung sống trên địa bàn là không có sự khác nhau

đáng kể [9], [47].

- Nơi cư trú và suy dinh dưỡng trẻ em

Nơi cư trú trẻ em chưa có mối liên quan có ý nghĩa với tình trạng

dinh dưỡng trẻ (p>0,05). Điều này cũng dễ hiểu bởi điều kiện khó khăn của

các xã Chương trình 135 của Bắc Trà My khá tương đồng với nhau cả về tỷ

lệ hộ nghèo, cơ cấu kinh tế, điều kiện hạ tầng xã hội như thông tin liên lạc,

giao thông, điện nước, mức độ ảnh hưởng của thiên tai... Huyện Bắc Trà

My trong những năm qua thường xuyên chịu tác động của lũ lụt, động đất

gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân, hư hại nhà cửa, các công

trình công cộng như điện, giao thông, thủy lợi, ô nhiễm môi trường, phát

sinh dịch bệnh, ảnh hưởng đến đời sống người dân tại nơi đây. Tác hại của

thiên tai lên tình trạng dinh dưỡng trẻ em rất rõ rệt qua khảo sát của Lê

Danh Tuyên, Lê Thị Hợp, Nguyễn Hồng Trường tại vùng bị lũ lụt nặng

năm 2011: SDDTE thể gầy còm ở Tuyên Hóa 19,2% và Minh Hóa 18,6%,

cao gấp 2,5 lần so với cả nước 7,1% (2011). SDD thể nhẹ cân quá cao so

với số liệu quốc gia (16,8%) ở Tuyên Hóa 57,7% và Minh Hóa 44,9% [62].

Nhiều nghiên cứu đều cho thấy SDDTE vùng miền núi cao hơn đồng

bằng [29], [69], [89]; nông thôn cao hơn thành thị [8], [40], [69]. Điều tra

của Nguyễn Công Khẩn và cộng sự giai đoạn 1990-2004 thấy ở cả 3 thể

Page 98: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

87

nhẹ cân, thấp còi và gầy còm khu vực thành phố đều thấp hơn khu vực

nông thôn; khu vực miền núi cao cách biệt các khu vực khác [29]. Báo cáo

kết quả nghiên cứu của Lê Danh Tuyên, Lê Thị Hợp, Nguyễn Công Khẩn,

Hà Huy Khôi thấy tỷ lệ trẻ nhẹ cân, thấp còi, gầy còm tương ứng năm 1990

ở khu vực thành phố (40,6%, 44,4%, 9,2%); vùng nông thôn (47,5%,

60,1%, 14,2%); còn vùng miền núi (54,7%, 61,8%, 16,8%) và tương tự vào

năm 2009, ở thành phố (16,5%, 23,2%, 4,8%); vùng nông thôn (23,2%,

34,4%, 7,4%) và vùng miền núi (27,9%, 36,6%, 7,9%) [61]. Ngay trên địa

bàn cùng một huyện, nhóm tác giả Trần Văn Hà, Phạm Văn Phú, Phạm

Duy Tường cho thấy SDDTE xã Việt Long cao hơn cả 3 thể nhẹ cân, thấp

còi, gầy còm tương ứng (19,3%, 36,3%, 7,8%) so với trẻ ở xã Phù Ninh

(17,5%, 23,7%, 2,6%), vì Việt Long là xã nghèo, điều kiện kinh tế xã hội

khó khăn hơn [13].

- Học vấn mẹ và suy dinh dưỡng trẻ em

Kết quả phân tích đơn biến ở bảng 3.5 có 44,1% SDDTE là con của

các bà mẹ mù chữ, cao hơn so với 38,1% SDDTE là con những bà mẹ học

vấn tiểu học và 32,2% trẻ SDD ở nhóm bà mẹ có trình độ học vấn trên tiểu

học (p<0,01). Tuy nhiên, khi phân tích hồi quy logistic đa biến (bảng 3.10)

thấy nhóm tuổi mẹ chưa ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến SDDTE

(p>0,05). Như vậy, nhóm tuổi mẹ là yếu tố nhiễu trong nghiên cứu của

chúng tôi. Nhiều tác giả khác cũng ghi nhận trình độ học vấn mẹ chưa ảnh

hưởng có ý nghĩa thống kê đến SDDTE như khảo sát của Nguyễn Thị Như

Hoa ở trẻ em dưới 5 tuổi huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình năm 2011 [15];

của Lê Hữu Uyển, Nguyễn Văn Tập ở trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số

huyện Như Thanh, Thanh Hóa năm 2007 [67] và của Nguyễn Thị Thanh

Thuấn, Phạm Văn Phú ở trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc Tày tại huyện Chiêm

Hóa, Tuyên Quang năm 2009 [58]. Tuy nhiên, ảnh hưởng của trình độ học

Page 99: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

88

vấn mẹ có ý nghĩa thống kê đến tình trạng SDDTE được ghi nhận trong các

nghiên cứu khác như của Trương Đức Tú tại huyện Đakrong, Quảng Trị

năm 2006 [59]; của Nguyễn Công Khẩn và cộng sự khảo sát tiến triển

SDDTE giai đoạn 1990-2004 [30].

- Nghề nghiệp mẹ và suy dinh dưỡng trẻ em

Bảng 3.5 và bảng 3.10 thấy nhóm bà mẹ làm nghề nông có tỷ lệ con

bị SDD (39,1%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ 21,1% trẻ SDD là

con của nhóm bà mẹ cán bộ nhân viên. Điều này là do phần lớn các bà mẹ

cán bộ nhân viên của Bắc Trà My có trình độ học vấn cao hơn, điều kiện

kinh tế gia đình và thời gian chăm sóc con tốt hơn so với các bà mẹ làm

nghề nông. Nghiên cứu của Phạm Huy Khôi tại huyện Ninh Hòa, Khánh

Hòa năm 2005 [32] và của Hoàng Thị Liên tại xã Thủy Phù, Thừa Thiên

Huế thấy chưa có mối liên quan chặt chẽ giữa nghề nghiệp mẹ với tình

trạng suy dinh dưỡng trẻ em [38].

- Kinh tế gia đình và suy dinh dưỡng trẻ em

Bảng 3.5 thấy có 42,2% trẻ SDD ở các hộ nghèo, cao hơn cách biệt

so với 26,9% trẻ SDD thuộc các hộ gia đình đủ ăn hoặc khá giả, p<0,001.

Từ trước đến nay, người ta đều thừa nhận đói nghèo là nguyên nhân gốc rễ

của SDD [2], [88], [133]. Ảnh hưởng rõ rệt của kinh tế gia đình lên tình

trạng dinh dưỡng trẻ cũng đã phản ánh trong nhiều nghiên cứu khác [38],

[46], [59]. UNICEF khảo sát thấy SDDTE dưới 5 tuổi của Việt Nam năm

2009 ở các hộ gia đình nghèo nhất nước là 35,3%, cao hơn nhiều so với tỷ

lệ 22,6% ở hộ có mức kinh tế trung bình và 14,0% ở các hộ giàu nhất

[126]. Tác giả Alessandra M. và cộng sự khảo sát tại Guatemala năm 2003

thấy tỷ lệ thấp còi trẻ em ở các hộ giàu chỉ 16,0%, trong khi ở các hộ nghèo

đến 62,0% [75]. Nghiên cứu của Spencer N. ở Uzbekistan năm 1996 thấy

tỷ lệ trẻ nhẹ cân ở gia đình nghèo khổ 25,1%, cao hơn so với 12,9% ở gia

Page 100: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

89

đình khá giả [121]. Khảo sát của Janevic T. và cộng sự năm 2010 thấy trẻ

em dân tộc thiểu số sống tập trung ở khu Roma có tỷ lệ trẻ gầy còm cao

gấp 3 lần trẻ em ở vùng nông thôn [98]. Điều tra của Tsegaye S. và cộng sự

năm 2008 thấy có 43% dân số ở vùng cận Sahara châu Phi sống dưới mức

1 đô la Mỹ một ngày [123] và đây là khu vực có tỷ lệ SDDTE rất cao

[120]. UNICEF Nghiên cứu về công bằng trong y tế cho thấy thu nhập dài

hạn của hộ gia đình đã lý giải cho đa số các khác biệt về cân nặng theo tuổi

và chiều cao theo tuổi thấp, còn dân tộc và các yếu tố khác như trình độ học

vấn có vai trò khá nhỏ trong mức chênh lệch quan sát được [127].

4.1.2.2. Liên quan giữa bệnh tật với suy dinh dưỡng trẻ

Kết quả bảng 3.6 thấy trong số 45,7% (548/1200) trẻ bị nhiễm khuẩn

hô hấp cấp trong vòng 2 tuần trước thời điểm điều tra có 46,4% SDDTE thể

nhẹ cân, cao cách biệt so với nhóm không mắc bệnh chỉ có 28,2% trẻ bị

SDD (p<0,001). Nhóm tác giả Phạm Trung Kiên, Lê Thị Nga điều tra trên

trẻ em dân tộc Sán Dìu và H’Mông tại 2 xã miền núi phía Bắc Việt Nam

với kết quả nhóm trẻ SDD có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cao hơn

3,9 lần nhóm trẻ không SDD (OR=3,91, p<0,05) [34]. Khảo sát của

Nguyễn Thị Kiều Phượng tại huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh năm 2008 thấy

tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp 57,9% ở nhóm trẻ bị SDD, cao cách biệt so

với 34,0% ở nhóm trẻ không SDD [51].

Bảng 3.6 cũng cho thấy có 43,5% SDDTE thể nhẹ cân ở nhóm trẻ sơ

sinh nhẹ cân, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm cân nặng sơ sinh

bình thường chỉ có 35,0% trẻ bị SDD (p<0,05); nhưng theo kết quả phân

tích hồi quy logistic đa biến ở bảng 3.10 thấy bệnh lý sơ sinh nhẹ cân

(214/1200=16,5%) chưa có mối liên quan chặt chẽ với trẻ nhẹ cân; như vậy

nó chỉ là yếu tố nhiễu. Nhẹ cân lúc sinh trong khảo sát của Hoàng Thị Liên

Page 101: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

90

tại xã Thủy Phù, Thừa Thiên Huế [38] và Phạm Huy Khôi tại huyện Ninh

Hòa, Khánh Hòa [32] là yếu tố liên quan đến SDDTE.

Bệnh tiêu chảy cấp (471/1200=39,3%) chưa liên quan có ý nghĩa đến

tỷ lệ trẻ nhẹ cân (bảng 3.6). Nghiên cứu của Phan Thị Bích Ngọc, Phạm

Văn Nhu tại xã Nghĩa An, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi năm 2007 cho thấy

những trẻ SDD mắc tiêu chảy 65,2% so với 26,0% ở nhóm trẻ không bị

SDD [43]. Điều tra của Trương Đức Tú thấy tiêu chảy liên quan đến 43,9%

trẻ nhẹ cân [59].

Bệnh thiếu máu lâm sàng ở bảng 3.6 cũng chưa thấy ảnh hưởng đến

tỷ lệ mắc SDDTE. Tuy nhiên, với tỷ lệ thiếu máu lâm sàng rất cao

(685/1200=57,1%) do đặc thù trẻ em dân tộc thiếu số dưới 5 tuổi sống ở

miền núi vùng xa, có điều kiện vệ sinh môi trường thấp kém, dễ bị nhiễm

các loại giun truyền qua đất, nên rất cần hỗ trợ của dịch vụ y tế như tẩy

giun định kỳ và bổ sung sắt, axit folic cho trẻ theo khuyến cáo của Viện

Dinh dưỡng-Bộ Y tế [2]. Can thiệp phối hợp tẩy giun và bổ sung đa vi chất

của Trần Thị Lan có tác dụng hiệp đồng làm giảm tỷ lệ nhẹ cân, thấp còi ở

trẻ em 12-36 tháng tuổi người dân tộc Vân Kiều và Pakoh huyện Đakrong,

tỉnh Quảng Trị [35]. Theo điều tra của Pasricha và cộng sự qua trên 42.306

trẻ em thấy tỷ lệ thiếu máu cao nhất (47,4%) ở trẻ em trước tuổi đến trường

và thiếu sắt được cho là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thiếu máu

trên toàn thế giới; cũng như đã chứng minh hiệu quả của bổ sung sắt làm

giảm tỷ lệ thiếu máu và cải thiện SDDTE có ý nghĩa thống kê [113]. Báo

cáo công tác phòng chống SDDTE dưới 5 tuổi tại huyện Thạch Thông, Bắc

Kạn năm 2011 của Trần Văn Tuyến và cộng sự đã nhận định tẩy giun cho

trẻ đạt 95,2% đã góp phần giảm SDDTE [63]. Trong số khoảng 8,8 triệu

trường hợp tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới trong năm 2008,

do sơ sinh nhẹ cân chiếm 12,0% (1,0 triệu); các bệnh truyền nhiễm gây ra

Page 102: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

91

68,0% (6,0 triệu), với tỷ lệ phần trăm lớn nhất do viêm phổi (18,0%, 1,6

triệu), tiêu chảy (15,0%, 1,3 triệu); [81]. Hơn 1,6 tỷ người trên thế giới bị

thiếu máu [110] và khoảng 2 tỷ người bị nhiễm các loại giun truyền qua đất

[73]. Những đứa trẻ nhỏ phát triển rất nhanh, đòi hỏi nhu cầu năng lượng

nhiều; nguồn dự trữ gần như không có; nó phải trải qua một giai đoạn thích

nghi dần với thức ăn của người lớn và còn chịu sự tác động thường xuyên

của nhiễm trùng, ký sinh trùng, nhất là ở các nước đang phát triển, do sự

nghèo đói, dân trí thấp, môi trường bị ô nhiễm, dẫn tới tồn tại một tỷ lệ cao

các bệnh nhiễm trùng và SDD, tạo thành một vòng xoắn khó giải quyết

[85. Điều này càng được thể hiện rõ tại địa phương nghiên cứu [9], [47].

4.1.2.3. Liên quan giữa hành vi nuôi con của bà mẹ với SDDTE

- Liên quan giữa kiến thức nuôi con của bà mẹ với SDDTE

Bảng 3.7 thấy có 2 yếu tố ảnh hưởng đến SDDTE là hiểu biết về 4

nhóm thực phẩm sẵn có và kiến thức chung về nuôi con của các bà mẹ

(p<0,001); nhưng nhìn vào bảng 3.10 khi phân tích hồi quy logistic đa biến

thì có 4 yếu tố hiểu biết của bà mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến SDDTE: hiểu

biết chung, hiểu biết về ăn bổ sung, về chất béo và về nhóm rau quả

(p<0,01). Như vậy, hiểu biết về 4 nhóm thực phẩm sẵn có của bà mẹ là yếu

tố nhiễu. Theo báo cáo tổng hợp của Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ bà mẹ có kiến

thức dinh dưỡng đúng khi trẻ ốm tăng từ 44,5% năm 2005 lên 67% vào năm

2009; tỷ lệ nữ thanh niên được huấn luyện về dinh dưỡng và kiến thức làm

mẹ đạt 28% vào năm 2005 và 44% vào năm 2010, đạt chỉ tiêu chiến lược đề

ra [4]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Thuấn, Phạm Văn Phú tại

huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang về tỷ lệ trẻ thấp còi ở nhóm bà mẹ có kiến

thức nuôi dưỡng trẻ không đúng 33,5%, cao hơn so với 24,4% ở nhóm bà

mẹ có kiến thức đúng (p<0,05) [58].

Page 103: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

92

- Liên quan giữa thực hành nuôi con của bà mẹ với SDDTE

Bảng 3.8 thấy có nhiều yếu tố thực hành nuôi con của bà mẹ liên

quan chặt chẽ với SDDTE gồm: Bú mẹ hoàn toàn; ăn bổ sung đúng; ăn

thực phẩm sẵn có giàu đạm; chất béo; 4 nhóm dinh dưỡng hàng ngày và

thực hành chung. Nhưng theo kết quả phân tích ở bảng 3.10 thì chỉ có 3

yếu tố thực hành nuôi con ăn bổ sung đúng, cho trẻ ăn đủ 4 nhóm dinh

dưỡng hàng ngày và thực hành chung của bà mẹ có ảnh hưởng đến tình

trạng dinh dưỡng trẻ em; như vậy các yếu tố còn lại là những yếu tố nhiễu.

Nghiên cứu của Đinh Thanh Huề tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh năm

2003, các yếu tố như thời điểm cho trẻ ăn bổ sung, cách chăm sóc khi trẻ bị

tiêu chảy liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ [24]. Khảo sát của

Trần Văn Hà, Phạm Văn Phú, Phạm Duy Tường tại Sóc Sơn, Hà Nội với

kết quả SDD thể gầy còm ở nhóm trẻ ăn bổ sung trước 6 tháng cao hơn so

với nhóm ăn bổ sung đúng thời điểm (p<0,05) [13]. Điều tra của Hoàng

Khải Lập, Nguyễn Minh Tuấn, Lê Ngọc Bảo tại Thái Nguyên năm 2006 có

97,2% bà mẹ Sán Chay cho con ăn trước 6 tháng [37]. Tình hình ăn bổ

sung sớm ở các khu vực của Việt Nam khoảng từ 30,0% đến 70,0% trong

báo cáo của Lê Danh Tuyên và cộng sự [61] cho thấy khác biệt vẫn còn rất

lớn về thực trạng cho trẻ ăn bổ sung sớm ở nước ta. Điều tra của Hoàng

Khải Lập và cộng sự tại Thái Nguyên thấy 62,6% bữa ăn bổ sung của trẻ

chưa đủ 4 nhóm dinh dưỡng làm tăng nguy cơ SDD gấp 2,3 lần [36]. Theo

tổ chức Cứu trợ trẻ em Mỹ thì ở các nước đang phát triển, trẻ được bú mẹ

hoàn toàn sáu tháng đầu làm tăng cơ hội sống sót ít nhất là sáu lần so với trẻ

không được bú mẹ [120]. Cho trẻ ăn bổ sung kịp thời và thích hợp là cách tốt

nhất để hạn chế tỷ lệ trẻ bị thấp còi. Kẽm và vệ sinh tốt có thể làm giảm tỷ lệ

trẻ chết vì tiêu chảy. Các giải pháp này là không tốn kém và nó là một bi

kịch mà hàng triệu bà mẹ và trẻ em không nhận được chúng [120].

Page 104: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

93

- Liên quan giữa niềm tin người có uy tín của bà mẹ với SDDTE

Nhìn vào bảng 3.9 thấy có 43,7% trẻ nhẹ cân là con các bà mẹ thiếu

niềm tin, cao hơn so với tỷ lệ 34,7% trẻ nhẹ cân, con của những bà mẹ có

niềm tin đối với lãnh đạo địa phương trong công tác chỉ đạo, điều hành các

hoạt động phòng chống SDDTE (p<0,01). Tương tự, niềm tin người có uy

tín của bà mẹ đã có ảnh hưởng tốt đến tình trạng trẻ nhẹ cân (p<0,01). Nhìn

vào bảng 3.10 thấy niềm tin của bà mẹ với trưởng thôn, già làng và hội phụ

nữ có liên quan chặt chẽ đến SDDTE (p<0,01). Đây cũng là điều dễ hiểu,

vì chính quyền địa phương từ lãnh đạo xã đến các trưởng thôn là hình ảnh

“Nhà nước thu nhỏ”, nơi chịu trách nhiệm chính trong việc điều hành mọi

hoạt động ở địa phương của mình và triển khai tất cả các chủ trương, chế

độ chính sách của Đảng, Nhà nước đến tận người dân, được cộng đồng tín

nhiệm bầu chọn. Già làng từ bao đời nay là NCUT cao trong cộng đồng

dân tộc thiểu số trong từng bản làng của họ, luôn là tấm gương để mọi

người tin tưởng noi theo [65]. Hội phụ nữ với những bà mẹ có năng lực và

sự nhiệt tình, tham gia tích cực các phong trào địa phương, được phụ nữ ở

địa phương bầu chọn, họ vừa đóng vai trò bà mẹ nuôi con tham gia các

hoạt động chăm sóc dinh dưỡng; vừa là hội viên hội phụ nữ giữ vai trò

hướng dẫn, hỗ trợ các bà mẹ khác về kiến thức, thực hành dinh dưỡng.

Chính NCUT đã tham gia tích cực, hiệu quả các hoạt động phòng chống

SDDTE tại địa phương trong thời gian qua, được người dân tin tưởng.

Thể hiện rõ rệt cho nhận định trên, sau khi phân tích tất cả yếu tố

liên quan SDDTE, yếu tố về niềm tin của bà mẹ đối với hội phụ nữ (bảng

3.10) là yếu tố có mối liên quan cao nhất, với OR=2,83 (95% CI: 1,41%-

5,67). Như vậy, việc phát huy tốt vai trò của hội phụ nữ nói riêng, NCUT nói

chung sẽ mang lại hiệu quả cao và bền vững trong hoạt động phòng chống

SDDTE người dân tộc thiểu số ở vùng núi cao.

Page 105: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

94

4.2. KẾT QUẢ CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN BẮC TRÀ MY

4.2.1. Hoạt động can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

4.2.1.1. Căn cứ xây dựng mô hình, giải pháp can thiệp

Từ kết quả nghiên cứu ban đầu đã xác định được các yếu tố liên quan

suy dinh dưỡng trẻ em gồm 3 nhóm: Đặc điểm chung (nhóm tuổi trẻ em,

nghề nghiệp mẹ, kinh tế gia đình); hành vi bà mẹ (kiến thức ăn bổ sung,

chất béo, rau quả, kiến thức chung; thực hành nuôi con ăn bổ sung, ăn 4

nhóm dinh dưỡng hàng ngày, thực hành chung; niềm tin bà mẹ với người

có uy tín) và bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ. Câu hỏi cần đặt ra là

làm cách nào để xác định được những giải pháp can thiệp khả thi lên các

yếu tố liên quan đã xác định được?. Theo Lê Thị Hợp, Hà Huy Khôi: “Để

thành quả phòng chống suy dinh dưỡng được lâu bền, những giải pháp cho

cộng đồng phải do những người dân địa phương tìm ra, dưạ trên nhu cầu và

nguồn tài nguyên sẵn có của họ bằng phương pháp cùng tham gia" [22]. Do

vậy, chúng tôi đã tổ chức các hội thảo lập kế hoạch can thiệp với lãnh đạo

địa phương cùng các ban ngành, đoàn thể ở 3 xã can thiệp để tìm ra những

nguyên nhân ảnh hưởng SDDTE từ phát hiện nghiên cứu, bao gồm những

hạn chế về năng lực của cộng đồng khi triển khai các hoạt động chăm sóc

dinh dưỡng; các rào cản về hành vi của bà mẹ (kiến thức, thực hành, niềm

tin) và bệnh tật của trẻ em; cũng như phát hiện bối cảnh đặc thù về kinh tế,

văn hóa, xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số Bắc Trà My. Hội thảo thống

nhất 3 nhóm giải pháp can thiệp, tác động vào các nguyên nhân do yếu kém

chủ quan; nhằm huy động nguồn lực từ cộng đồng, phát huy vai trò chủ

động, tích cực của họ, đặc biệt là người có uy tín, tạo ra tính hiệu quả và

tính bền vững của chương trình can thiệp: Nâng cao năng lực cộng đồng;

giáo dục truyền thông tích cực và hỗ trợ của dịch vụ y tế. Nhóm nguyên

Page 106: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

95

nhân về đặc điểm chung (nhóm tuổi trẻ em, nghề nghiệp mẹ, kinh tế gia

đình) là những yếu tố khách quan, phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện phát

triển kinh tế, xã hội, ngoài khả năng can thiệp của chúng tôi.

Vấn đề tiếp theo là cần xây dựng mô hình can thiệp như thế nào cho

phù hợp với thực tiễn địa phương?. Huy động cộng đồng tham gia chăm

sóc dinh dưỡng vừa là chủ trương, vừa là phương pháp tổ chức thực hiện,

được Viện Dinh dưỡng Việt Nam khuyến nghị [2], [4] và được nhiều tác

giả vận dụng [27], [60], [63]. Song trong một cộng đồng có rất nhiều đối

tượng, nhiều thành phần cùng chung sống, có năng lực thực tiễn và sự quan

tâm khác nhau đối với vấn đề chăm sóc dinh dưỡng trẻ em. Do vậy, nếu ta

không lựa chọn những đối tượng tiêu biểu, vừa có uy tín, vừa nhiệt tình

làm “hạt nhân của phong trào” thì rất khó đạt được hiệu quả bền vững.

Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 bên cạnh đánh giá

những thành tựu đã đạt được, đã nêu lên một trong những hạn chế sau 10

năm thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010:

“Việc phối hợp liên ngành trong một số hoạt động còn mang tính hình

thức, kinh phí dành cho hoạt động dinh dưỡng của các bộ ngành còn hạn

chế, thiếu sự điều phối thống nhất trong tổng thể chung để thực hiện các

mục tiêu của Chiến lược” [4]. Cho nên, điều quan trọng là cần phát huy

được vai trò của “người có uy tín” [65] trong việc huy động đối tượng đích,

mà cụ thể ở đề tài này là các bà mẹ cùng tham gia để “biết cách” sử dụng

những thực phẩm sẵn có ở địa phương nuôi dưỡng trẻ hàng ngày và chăm

sóc con đúng cách, từ đó cải thiện được tình trạng dinh dưỡng trẻ; mặc dù

điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, học vấn hạn chế không dễ thay đổi

ngay được. Chính vai trò then chốt của người có uy tín trong cộng đồng các

dân tộc thiểu số, là đặc trưng khác biệt với đồng bào kinh, bao đời nay đã là

chỗ dựa về hiểu biết, về thay đổi quan niệm tập tục lạc hậu và về vai trò

Page 107: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

96

“làm gương” cho mọi người “làm theo” trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn

hóa, xã hội; đã trở thành nét đẹp truyền thống, tạo dựng niềm tin vững chắc

trong tư tưởng, tình cảm, hành động của mọi người chung sống trong cùng

làng bản; hình thành nên bản sắc riêng của “văn hóa làng bản” các dân tộc

thiểu số Việt Nam [65]. UNICEF đã nhận định: “Ở cộng đồng, những người

chịu trách nhiệm về sức khoẻ trẻ em còn bao gồm trưởng làng, thôn bản và

những người láng giềng. Đây là những người thường có khả năng hỗ trợ cụ

thể trong các vấn đề về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Các đoàn thể như

đoàn thanh niên, hội phụ nữ có trách nhiệm nâng cao nhận thức, đồng thời

hỗ trợ cho những người chịu trách nhiệm trực tiếp, đặc biệt là trong trường

hợp có những khó khăn về văn hoá hoặc kinh tế” [127]. Từ cơ sở lý luận và

thực tiễn trên, các đại biểu dự hội thảo đã thống nhất mô hình can

thiệp:“Phòng chống SDDTE dựa vào vai trò người có uy tín và bối cảnh đặc

thù của nhóm đích”.

4.2.1.2. Nâng cao năng lực cộng đồng

Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, vừa đáp ứng nhu cầu chính

đáng của cộng đồng, vừa là yêu cầu cần thiết trong công tác tổ chức và

triển khai hoạt động can thiệp nhằm đảm bảo cho tính khả thi và bền vững

khi chương trình can thiệp kết thúc. Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng

giai đoạn 2001-2010 đã nêu lên định hướng chính: “Hoạt động can thiệp

cần được xây dựng với nội dung và giải pháp cụ thể phù hợp dựa trên sự

phân tích tình hình ở từng địa phương” và thể hiện rõ quan điểm của Nhà

nước Việt Nam: “Đầu tư cho dinh dưỡng là thực hiện quyền của trẻ em,

thực hiện bình đẳng về giới và tạo cơ hội cho mọi người dân, có ý nghĩa

thúc đẩy mọi người, mọi gia đình cùng tham gia” [2]. Bên cạnh đó, một

quan điểm khá quan trọng được chúng tôi vận dụng khi triển khai giải pháp

nâng cao năng lực cộng đồng: “Công tác dinh dưỡng cần được xã hội hoá

Page 108: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

97

cao và cần những nỗ lực lâu dài. Có kế hoạch đào tạo cán bộ dinh dưỡng và

xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành có hiệu quả từ trung ương đến địa

phương” [2]. Vận dụng cơ sở lý luận vào các hoạt động như kiện toàn tổ

chức Ban chỉ đạo đã có 74 người tham gia và thành lập nhóm hỗ trợ kỹ

thuật thu hút 144 người có uy tín (bảng 3.12). Những người có uy tín đã

tham dự 55 lượt tập huấn kỹ năng truyền thông; 47 lượt tập huấn kỹ năng

giám sát, đánh giá; tham gia 3.452 lượt giám sát hàng tháng; tham dự 1.035

lượt sơ kết hàng quý; tham dự 1084 lượt thực hành dinh dưỡng; 272 lượt hỗ

trợ cho CTVDD truyền thông trực tiếp tại các cuộc họp thôn bản; tham dự

hội thi CTVDD giỏi 134 lượt người và hội thi bà mẹ nghèo nuôi con khỏe

142 lượt (bảng 3.12). Chính những hoạt động trên đã nâng cao năng lực tổ

chức, triển khai hoạt động chăm sóc dinh dưỡng, cho nên khi cộng đồng

cùng tham gia tích cực, họ sẽ tự quyết định lựa chọn cách giải quyết phù

hợp với năng lực của họ và do đó tạo ra được tính khả thi, bền vững.

4.2.1.3. Truyền thông giáo dục tích cực

Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010 đã khẳng

định: “Hoạt động dinh dưỡng cần được thực hiện trên phạm vi cả nước,

lấy hoạt động giáo dục hiểu biết về dinh dưỡng và hướng dẫn kỹ năng thực

hành dinh dưỡng cho mọi người làm nội dung chính” [2]. Theo Thompson,

chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của WHO đã khuyến nghị đa dạng hóa và

thay đổi chế độ ăn uống kết hợp với giáo dục dinh dưỡng, tập trung vào sự

cải thiện việc tiếp cận và sử dụng các loại thực phẩm sẵn có trong suốt cả

năm, có lẽ là chiến lược tốt nhất để khắc phục tình trạng thiếu hụt dinh

dưỡng, cải thiện sự tăng trưởng, phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [122].

Từ thực tiễn các bà mẹ chưa biết dùng thực phẩm sẵn có giàu dinh dưỡng

(bảng 3.8) nuôi trẻ ăn bổ sung hàng ngày (thiếu thực phẩm sẵn có giàu đạm

75,8% (909/1.200); thiếu chất béo 76,1% (913/1.200) và thiếu 4 nhóm dinh

Page 109: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

98

dưỡng 79,7% (956/1.200); chúng tôi đã tổ chức 3 buổi thảo luận nhóm với

38 bà mẹ nghèo nuôi con khỏe, hình thành “tờ rơi” để phổ biến kinh

nghiệm sử dụng các thực phẩm sẵn có giàu đạm nuôi con hàng ngày cho

các bà mẹ khác (bảng 3.13). Thực hành dinh dưỡng mẫu là hoạt động

truyền thông chính, tổ chức thường xuyên hàng tháng tại từng thôn bản

được 456 lần, với 1.084 người có uy tín cùng tham dự; đã huy động 4.513

bà mẹ tham gia trực tiếp từ khâu mua sắm thực phẩm sẵn có đến chế biến

món ăn và cho 14.657 lượt trẻ em ăn (bảng 3.12). Truyền thông trực tiếp

bằng tiếng dân tộc thiểu số do CTVDD thực hiện được 95 lần tại các buổi

họp thôn bản do trưởng thôn, già làng mời, có 272 người có uy tín tham dự,

thu hút 1.748 lượt bà mẹ tham gia (bảng 3.12). Cả 3 phương pháp truyền

thông giáo dục tích cực ở trên đều phù hợp với bối cảnh đặc thù của nhóm

đích, là những bà mẹ dân tộc thiểu số, có học vấn thấp, còn nhiều hạn chế

trong nuôi dưỡng trẻ em. Tất cả bà mẹ đều nói được tiếng Kinh, nhưng khi

truyền thông bằng ngôn ngữ địa phương giúp bà mẹ chú ý lắng nghe, tham

gia phát biểu tích cực hơn, mạnh dạn đặt câu hỏi về những vấn đề truyền

thông mà bà mẹ chưa hiểu, do vậy hiệu quả đạt được tốt hơn. Bên cạnh đó,

việc tổ chức các hội thi CTVDD giỏi và bà mẹ nuôi con khỏe với sự tham

gia chủ động của cộng đồng từ công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện đã

huy động tốt nguồn lực cộng đồng, với 276 (134+142) lượt NCUT tham dự

và 1.128 (560+568) lượt bà mẹ tham gia (bảng 3.12). Những hoạt động trên

đã nâng cao hiểu biết, thực hành và niềm tin của bà mẹ trong nuôi dưỡng,

chăm sóc trẻ em, góp phần tạo ra tính hiệu quả, bền vững của can thiệp.

4.2.1.4. Hỗ trợ của dịch vụ y tế

Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010 cũng đã nêu

rõ: “Giải quyết các vấn đề sức khoẻ có liên quan đến dinh dưỡng là nội

dung quan trọng của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng 2001-2010”. Thực

Page 110: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

99

tế cho trẻ ăn bổ sung thiếu 4 nhóm dinh dưỡng rất cao; trẻ mắc các bệnh

thường gặp cao: 45,7% (548/1.200) trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp; 39,3%

(471/1200) trẻ tiêu chảy cấp và 57,1 % (685/1.200) trẻ bị thiếu máu lâm

sàng (bảng 3.6). Những lý do trên cùng với tỷ lệ trẻ thấp còi rất cao 62,8%

(bảng 3.1) là những dấu hiệu gián tiếp về thực trạng thiếu vi chất dinh

dưỡng ở trẻ em [81]. Theo kết quả nghiên cứu của Black R.E. và cộng sự

đã được WHO áp dụng để tính toán trên toàn cầu thì vùng có nguy cơ cao

thiếu kẽm là những vùng có tỷ lệ trẻ thấp còi từ 20% trở lên. Ở vùng nguy

cơ cao thiếu kẽm, tất cả trẻ em đều được coi là có nguy cơ thiếu kẽm [81].

Tác giả Lo N.B. và cộng sự trong can thiệp bổ sung kẽm cho trẻ em đã kết

luận: “Các nghiên cứu gần đây đã nhận thấy việc cung cấp kẽm cho trẻ nhỏ

trong các quần thể có nguy cơ thiếu kẽm làm tăng cân và tăng trưởng tuyến

tính cũng như giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và viêm phổi. Các can thiệp

để đảm bảo tình trạng kẽm đầy đủ có thể ngăn chặn một số lượng đáng kể

trẻ em tử vong trên toàn thế giới và góp phần đạt được các mục tiêu phát

triển thiên niên kỷ” [105]. Mặt khác, theo hướng dẫn của Bộ Y tế: “Chương

trình phòng chống thiếu máu do thiếu sắt được triển khai với 2 hoạt động là

bổ sung viên sắt-axit folic; giáo dục truyền thông kết hợp với phòng chống

nhiễm giun [2]. Tẩy giun định kỳ cho trẻ em từ 24-59 tháng tuổi theo

khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng [2], [4]. Nghiên cứu của Phạm Văn Hoan

và cộng sự cho thấy thiếu các vi chất thường xảy ra đồng thời: thiếu máu

thiếu sắt thường đi kèm với thiếu kẽm và việc bổ sung sắt đơn thuần cho

đối tượng thiếu máu do thiếu sắt sẽ kém hiệu quả [21]. Theo Hà Huy Khôi

và Nguyễn Công Khẩn thì “Với các đối tượng thiếu an ninh thực phẩm,

cùng với nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý, các chương trình bổ

sung vitamin A và kẽm là các can thiệp dinh dưỡng có hiệu quả cao nhất ở

cộng đồng để giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật về sau liên quan đến

Page 111: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

100

SDD [31]. Hơn nữa, tại địa phương chỉ mới cấp bổ sung vitamin A và

người dân biết dùng muối Iốt rộng rãi; còn các vi chất dinh dưỡng cần thiết

khác như sắt, axit folic, kẽm chưa được quan tâm [9]. Đây là các cơ sở

khoa học và thực tiễn để chúng tôi triển khai các biện pháp hỗ trợ của dịch

vụ y tế như tẩy giun định kỳ, bổ sung chế phẩm Adofex có sắt, axit folic và

Farzincol chứa kẽm.

Khi CTVDD tư vấn và cấp phát thuốc, các bà mẹ có con từ 24 tháng

tuổi trở lên đã đồng ý 100% cho 5.432 lượt trẻ trẻ uống Mebendazol 500

mg định kỳ 6 tháng 1 lần. Bên cạnh đó, trẻ em cũng đã được bà mẹ đồng ý

tiếp nhận và cho 1.384 lượt con mình uống bổ sung hàng ngày sắt, axit

folic (Adofex) và 1.384 lượt con mình uống bổ sung kẽm (Fargincol) hàng

ngày. Trẻ được dùng mỗi ngày 1 lần liên tục 1 tháng vào tháng 11/2010 và

tháng 11/2011 theo liều lượng cụ thể được ghi trong đơn thuốc dành riêng

cho từng đối tượng trẻ em. Tất cả trẻ em đều dung nạp tốt với các thuốc đã

sử dụng, không có biến chứng nào xảy ra. Tác giả Albonico M. đã khẳng

định tính an toàn cao của Mebendazol sau nhiều năm WHO triển khai can

thiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới [73]. Các tác giả Nguyễn Thị Cự [6],

Nguyễn Thanh Hà [11] bổ sung kẽm; Trần Minh Hậu tẩy giun kết hợp bổ

sung sắt trên trẻ em [14] cũng đều nhận định không thấy biến chứng xảy ra.

4.2.2. Kết quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

4.2.2.1. Cải thiện hành vi nuôi con của bà mẹ

- Cải thiện kiến thức nuôi con của bà mẹ

Sau hai năm can thiệp, nhận thức của bà mẹ về cách nuôi dưỡng,

chăm sóc trẻ đã cải thiện rõ rệt ở nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng.

Tỷ lệ bà mẹ hiểu sai cách sử dụng chất béo nuôi trẻ hàng ngày đã giảm ở

NCT từ 73,3% còn 29,2% (bảng 3.15) nhiều hơn so với NĐC chỉ giảm từ

75,5% xuống 57,7% (bảng 3.16), hiệu quả can thiệp đạt 36,6%. Tỷ lệ bà

Page 112: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

101

mẹ hiểu biết nuôi con chưa tốt giảm xuống ở NCT từ 80,0% xuống 42,7%

(bảng 3.19) nhiều hơn NĐC chỉ giảm từ 80,2% xuống 67,7% (bảng 3.20),

hiệu quả can thiệp đạt 31,0%. Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn

2001-2010 qua 10 năm triển khai, công tác truyền thông, vận động, giáo

dục phổ biến kiến thức thực hành dinh dưỡng hợp lý cho toàn dân đã đạt

được kết quả tốt, kể cả ở vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số; nhờ

đó đã tác động rõ rệt tới nhận thức của các đối tượng trong cộng đồng [4].

Từ kết quả can thiệp cộng đồng chứng tỏ rằng có thể cải thiện kiến thức bà

mẹ nuôi dưỡng trẻ em với những giải pháp tác động khác nhau phù hợp với

đặc điểm của từng địa phương nghiên cứu, góp phần tích cực chuyển đổi

hành vi có hại thành hành vi có lợi trong việc nuôi con của các bà mẹ. Điều

này càng có ý nghĩa đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số như Bắc Trà

My có mặt bằng dân trí thấp và còn tồn tại nhiều quan niệm sai lầm trong

nuôi dưỡng chăm sóc trẻ.

- Cải thiện thực hành nuôi con của bà mẹ

Tỷ lệ bà mẹ thực hành nuôi con chưa tốt đã giảm ở NCT từ 86,2%

còn 62,2% (bảng 3.22) nhiều hơn so với NĐC chỉ giảm từ 86,2% xuống

79,8% (bảng 3.23), hiệu quả can thiệp đạt 20,4%. Đây là hiệu quả tổng hợp

từ nhiều chỉ số thực hành nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ của các bà mẹ sau 2

năm can thiệp. Tuy nhiên, nhìn vào bảng 3.25 thấy các bà mẹ cho trẻ ăn bổ

sung sớm rất cao và không thay đổi tình trạng này sau can thiệp ở cả 2

nhóm: NCT (từ 69,2% xuống 68,3%); NĐC (từ 68,5% lên 69,2%). Mặc dù

tỷ lệ bà mẹ hiểu biết sai về thời điểm ăn bổ sung ở nhóm can thiệp (47,7%)

giảm xuống nhiều hơn so với nhóm đối chứng (64,7%), p<0,001 (biểu đồ

3.4). Nguyên nhân chính của tình trạng này là do hoàn cảnh kinh tế gia đình

khó khăn, hộ nghèo và cận nghèo cao nên bà mẹ thường đi làm sớm sau khi

sinh vài ba tháng. Chúng tôi cùng các CTVDD khi tiến hành truyền thông đã

Page 113: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

102

nêu rõ sự cần thiết phải cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nêu bật

tác hại khi cho trẻ ăn bổ sung sớm, nhưng kết quả đạt được rất hạn chế.

Nghiên cứu của Phạm Văn Hoan, Doãn Đình Chiến về tình trạng bà mẹ cho

con ăn bổ sung sớm trước 4 tháng là 53,0% và chỉ có 7,2% bà mẹ cho trẻ ăn

bổ sung lúc trẻ 5-6 tháng tuổi [18]. Theo số liệu của VDD đánh giá kết quả

sau 10 năm triển khai Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-

2010, tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ còn thấp (4 tháng là 29,3%; 6

tháng là 19,6%), mặc dù tỷ lệ bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ đạt 93,0% [2].

Điều này càng cho thấy việc thay đổi hành vi bà mẹ cho con ăn bổ sung

đúng thời điểm là rất khó khăn, nhất là ở những vùng miền núi cao, điều

kiện kinh tế xã hội thấp kém, hộ nghèo, cận nghèo cao, cần được tiếp tục

quan tâm trong thời gian đến.

Sự cải thiện rõ rệt nhất của bà mẹ ở NCT là các chỉ số thực hành

nuôi con ăn bổ sung các thực phẩm sẵn có địa phương. Biểu đồ 3.5 thấy tỷ

lệ trẻ ăn bổ sung thực phẩm sẵn có thiếu đạm hàng ngày giảm xuống có ý

nghĩa thống kê ở cả NCT (từ 75,8% xuống 36,3%) và NĐC (từ 75,7%

xuống 67,2%), nhưng ở NCT giảm cách biệt so với NĐC (p<0,001). Tương

tự, tỷ lệ trẻ ăn thiếu chất béo hàng ngày giảm xuống đáng kể ở NCT (từ

76,2% còn 41,7%) và NĐC (từ 76,0% còn 66,3%), trong đó NCT giảm rõ

rệt so với NĐC (biểu đồ 3.6). Tỷ lệ trẻ ăn thiếu 4 nhóm dinh dưỡng hàng

ngày giảm xuống đáng kể ở NCT (từ 79,8% còn 45,8%) và NĐC (từ 79,5%

còn 67,7%), trong đó NCT giảm rõ rệt so với NĐC (biểu đồ 3.7). Thực tiễn

khi triển khai các buổi thực hành dinh dưỡng, lúc đầu nhiều bà mẹ chưa

biết cách chế biến và bảo quản thực phẩm giàu chất béo như mỡ heo, mỡ

bò và rất ngại dùng “chất tanh” như cá rô phi, cá khô, ếch, nhái,...vì “sợ trẻ

bị mắc xương” hay “sợ trẻ bị ỉa chảy”. Nhưng khi chứng kiến CTVDD chế

biến mẫu cho trẻ ăn rất ngon miệng, hết xuất ăn của từng trẻ và an toàn,

Page 114: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

103

những tháng sau đó các bà mẹ đã phân công nhau mua và thay phiên chế

biến các món ăn phù hợp từ các thực phẩm sẵn có, giàu “chất tanh” mua ở

chợ hoặc tự bắt được như cua đồng, tép, ốc, lươn, ếch, cá lóc, cá rô, cá

trê,... và thường xuyên sử dụng đủ 4 nhóm thực phẩm khi chế biến cho trẻ

ăn. Tất cả chỉ số trên phản ánh một thực tiễn sinh động là khi triển khai

hoạt động giáo dục dinh dưỡng tại cộng đồng sẽ hiệu quả nếu như có sự

đồng tình ủng hộ và tham gia trực tiếp của người dân nói chung, các bà mẹ

là người nuôi dưỡng trẻ chủ yếu nói riêng và biết tận dụng nguồn thực

phẩm phong phú, sẵn có 4 mùa tại địa phương, vì chưa thể thoát nghèo một

cách nhanh chóng, mặc dù trong thời gian qua có nhiều chính sách ưu đãi

của Chính phủ đã giúp các xã đặc biệt khó khăn này vươn lên phát triển

kinh tế xã hội, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện an sinh xã hội [47], [56].

Tác giả Phạm Hoàng Hưng đã huy động sự tham gia tích cực của

cộng đồng vào công tác truyền thông, xúc tiến đa dạng hoá bữa ăn, cải thiện

kiến thức và thực hành dinh dưỡng bà mẹ một cách có ý nghĩa thống kê so

với trước can thiệp (p<0,01) và cao hơn xã chứng (p<0,05) [27]. Tác giả

Dương Công Minh và cộng sự tiến hành một năm can thiệp bằng truyền

thông và hướng dẫn dinh dưỡng hợp lý tại xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ

đã tăng 11,1% trẻ ăn bổ sung có thêm dầu ăn hàng ngày và cải thiện chăm

sóc trẻ tốt của các bà mẹ một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,001) so với

trước can thiệp [40]. Như vậy, trong khi vấn đề an ninh lương thực chưa thể

đảm bảo được ở những vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, việc tiếp cận

các can thiệp phù hợp sẽ tác động hiệu quả lên thực hành bà mẹ nuôi dưỡng

trẻ hàng ngày bằng thực phẩm sẵn có quanh năm ngay tại địa phương, hạn

chế được những tập tục sai lầm, nâng cao được kỹ năng chế biến các món ăn

đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ; hình thành “vết dầu loang” về những bà mẹ

nghèo nuôi con khỏe có kiến thức kỹ năng nuôi con theo khoa học ngày

Page 115: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

104

càng rộng lớn trong cộng đồng; từ đó cải thiện hành vi nuôi con của bà mẹ

một cách khả thi và bền vững.

- Cải thiện niềm tin với người có uy tín của bà mẹ

Tỷ lệ bà mẹ thiếu niềm tin trưởng thôn, già làng trong chỉ đạo và hỗ

trợ các hoạt động phòng chống SDDTE đã giảm xuống có ý nghĩa thống kê

ở NCT từ 14,2% còn 8,0% (bảng 3.26), còn NĐC thay đổi chưa có ý nghĩa

thống kê (bảng 3.27). Tương tự, tỷ lệ bà mẹ thiếu niềm tin với NCUT địa

phương ở NCT đã giảm từ 22,2% xuống 10,8% (bảng 3.30), thấp hơn có ý

nghĩa thống kê (p<0,05) so với NĐC chỉ giảm từ 22,7% xuống 18,2%

(bảng 3.31), hiệu quả can thiệp đạt 31,6%. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy

tỷ lệ bà mẹ thiếu niềm tin với NCUT đã chuyển biến tích cực sau can thiệp

và mức độ tin tưởng của bà mẹ rất cao đối với tất cả những người có uy tín

ở cả 2 thời điểm. Đánh giá tổng kết 5 năm thực hiện chủ trương của Đảng,

Nhà nước về phát huy vai trò người có uy tín trong dân tộc thiểu số, Uỷ ban

Dân tộc Trung ương đã kết luận: “Có thể khẳng định rằng, người có uy tín

trong dân tộc thiểu số là lực lượng nòng cốt, là cầu nối quan trọng giữa cấp

ủy, chính quyền với nhân dân, có nhiều đóng góp thiết thực trong các

phong trào thi đua yêu nước và vận động quần chúng, đồng bào các dân tộc

chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà

nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh

trên địa bàn” [65]. Như vậy, việc thử nghiệm mô hình can thiệp: “Phòng

chống SDDTE dựa vào vai trò NCUT và bối cảnh đặc thù của nhóm đích”

đã phát huy và nâng cao vai trò chủ động, tích cực của NCUT, tạo ra niềm

tin ngày càng cao đối với cộng đồng, trong đó chủ yếu là các bà mẹ có con

dưới 5 tuổi trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ; giúp cộng đồng cải thiện

hiểu biết, thực hành và tin tưởng về phương pháp nuôi con theo khoa học;

từ đó cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em.

Page 116: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

105

4.2.2.2. Cải thiện tình trạng bệnh tật trẻ em

Tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp cải thiện có ý nghĩa sau hai năm

ở nhóm can thiệp từ 45,5% xuống 27,8%, p*<0,001 (bảng 3.33) và ở nhóm

đối chứng từ 45,8% xuống 37,3%, p*<0,01 (bảng 3.34); nhưng ở NCT

(27,8%) thấp hơn so với NĐC (37,3%), hiệu quả can thiệp đạt 20,3%,

p<0,001. Đối với tỷ lệ thiếu máu lâm sàng giảm cũng xuống rõ rệt sau hai

năm ở NCT từ 57,3% xuống 37,2%, p*<0,001 (biểu đồ 3.8) và ở NĐC từ

56,8% xuống 47,2%, p*<0,001; nhưng NCT giảm thấp hơn có ý nghĩa

thống kê so với NĐC (p<0,001, HQCT 18,2%). Sự giảm đáng kể tỷ lệ bệnh

tật trẻ em của nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng là hiệu quả tác động

cộng lực của các giải pháp can thiệp hướng vào giải quyết các nguyên nhân

trực tiếp và làm giảm các yếu tố ảnh hưởng đến SDDTE tại địa phương

nghiên cứu. Bên cạnh việc chuyển đổi hành vi bà mẹ nuôi con theo khoa

học, giúp trẻ cải thiện được chế độ ăn uống, chăm sóc tốt hơn và nâng cao

năng lực người có uy tín; các giải pháp khác đã được triển khai như tẩy

giun định kỳ 6 tháng/lần, bổ sung sắt, axit folic, kẽm cũng đã góp phần làm

giảm tình trạng mắc bệnh thường gặp ở trẻ em.

Nhiều tác giả khác khi triển khai các biện pháp can thiệp cộng đồng

khác nhau cũng mang lại hiệu quả thiết thực như của Hồ Thu Mai, Phạm

Thị Thúy Hòa và cộng sự bằng Ferlin ở trẻ 6-23 tháng tuổi tại 4 xã thuộc

Bắc Giang (2007) đã giảm tỷ lệ thiếu máu từ 55,6% xuống 9,4% [39]. Phan

Bích Nga đã bổ sung đa vi chất trên trẻ sơ sinh nhẹ cân đã cải thiện cân

nặng và tình trạng thiếu máu trẻ em [41]. Nghiên cứu của Berger J. và

cộng sự cho thấy việc bổ sung sắt, kẽm kết hợp hàng ngày đã có tác động

tích cực đến tình trạng thiếu sắt, kẽm và tăng cân ở trẻ [79]. Dữ liệu nghiên

cứu 2451 trẻ em 4-6 tháng tuổi được bổ sung kẽm, sắt trong 6 tháng ở

Indonesia, Thái Lan, Việt Nam của Marjoleine A. và cộng sự (2008) đã làm

Page 117: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

106

giảm nguy cơ thấp còi 0,8 lần và cải thiện tình trạng thiếu máu trẻ em

[108]. Bhutta A. và cộng sự bổ sung kẽm giúp giảm tỷ lệ tiêu chảy và

nhiễm trùng đường hô hấp trẻ em [80]. Nghiên cứu của Black R. E. và

cộng sự thấy thiếu kẽm ở trẻ em dẫn đến tăng nguy cơ ở trẻ 1-59 tháng về

tiêu chảy 1,09 lần và viêm phổi 1,25 lần [81]. Lukacik M. và cộng sự bổ

sung kẽm cho trẻ em năm 2008 đã làm giảm tần suất tiêu chảy cấp và giảm

thời gian tiêu chảy kéo dài cũng như giảm độ trầm trọng của bệnh [107].

4.2.2.3. Cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em

Nhìn vào bảng 3.36 thấy tỷ lệ trẻ nhẹ cân NCT sau can thiệp đã giảm

xuống rõ rệt từ 37,2% xuống 28,8% (p*<0,01), khác với NĐC chỉ giảm từ

35,8% xuống 31,7% (bảng 3.37) chưa có sự khác biệt (p*>0,05). Sau hai

năm triển khai các hoạt động đã cải thiện được 11,1% (HQCT 11,1%) trẻ

em thoát khỏi tình trạng SDD nhẹ cân, trung bình mỗi năm giảm được

4,2% ở NCT. Nhóm đối chứng giảm trung bình mỗi năm 2,1% là nhờ hiệu

quả của chương trình phòng chống SDDTE đã triển khai trên toàn quốc

nhiều năm qua [4], tình hình phát triển kinh tế xã hội trong sự nghiệp đổi

mới của đất nước [2] và sự ưu tiên đầu tư của Chính phủ trong nhiều thập

niên qua dành cho vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu xa, vùng đồng bào

dân tộc thiểu số [55] cũng như nhờ sự phát triển kinh tế xã hội gắn với hiệu

quả hoạt động chăm sóc trẻ em tại địa phương Bắc Trà My [47]. Những lý

do trên đã giúp NĐC cải thiện tình trạng bệnh tật trẻ nhiều hơn so với thời

điểm 2010. Nhưng ở NCT có sự cải thiện rõ rệt sau 2 năm (p*<0,01) là kết

quả tổng hợp của nhiều yếu tố: Ngoài những lý do khách quan tương tự

như nhóm đối chứng, ở NCT đã tăng cường nhiều biện pháp tác động phù

hợp, khả thi, huy động được những người có uy tín chủ động tham gia tích

cực và qua đó nâng cao được kiến thức, năng lực hoạt động chăm sóc dinh

dưỡng và niềm tin của chính họ, tạo được uy tín đối với các bà mẹ, giúp

Page 118: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

107

duy trì phong trào đều đặn, bền vững [65]. Bảng 3.37 thấy tỷ lệ trẻ nhẹ cân

sau can thiệp của 2 nhóm chưa khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê,

p>0,05. Điều này có thể được giải thích là do sự chệnh lệch tỷ lệ trẻ nhẹ

cân trước can thiệp ở NCT 37,2%, còn NĐC 35,8%, dù chưa có ý nghĩa

thống kê (p>0,05). Tuy nhiên, can thiệp của chúng tôi đã giảm tỷ lệ trẻ nhẹ

cân trung bình hàng năm 4,2%, so với NĐC chỉ giảm 2,1% và tỷ lệ này ở

cả 2 nhóm đều cao hơn tỷ lệ giảm trung bình hàng năm của cả nước 1,5%

giai đoạn 2001-2010, là một thành tựu đã được các tổ chức quốc tế thừa

nhận và đánh giá cao [4]. Mặt khác, nhìn vào bảng 3.39 thấy tỷ lệ trẻ lên

kênh suy dinh dưỡng sau 2 năm nghiên cứu ở nhóm can thiệp 22,4% cao

hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng chỉ lên kênh SDD 11,6%,

p<0,01, với khả năng lên kênh SDD gấp 2,2 lần (OR=2,2), là nhờ sự cộng

dồn tất cả các đối tượng lên kênh SDD so với thời điểm ban đầu ở cả 2

nhóm nên đã thấy được sự khác nhau có ý nghĩa thống kê. Hơn nữa, khi so

sánh sự thay đổi cân nặng trung bình (bảng 3.45) và chiều cao trung bình

(bảng 3.46) cũng đều cho thấy sự tăng lên ở NCT (10,6±2,8 kg; 83,1±13,1

cm) nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với NĐC (10,3±2,9 kg; 81,8±13,8

cm), p<0,05.

Kết quả giảm SDD nhẹ cân của chúng tôi thấp hơn so với can thiệp

của một số tác giả khác như: Lê Phán sau một năm giảm 10,8% (từ 57,8%

xuống 47,0%) [46]; Hoàng Khải Lập và cộng sự sau một năm giảm 8,0% (từ

35,5% xuống 27,5%) [36]; Nguyễn Minh Tuấn sau 18 tháng giảm từ 41,6%

xuống 32,1% (p<0,05), trung bình giảm 6,3%/năm [60] cũng như Nông Văn

Ngọ và cộng sự trong 6 tháng đã giảm từ 36,6% xuống 22,3% [42].

Kết quả của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Phạm Văn

Hoan triển khai tại 2 huyện miền núi Tuyên Hóa và Minh Hóa, Quảng Bình

đã giảm tỷ lệ nhẹ cân trung bình 3,5% mỗi năm [19].

Page 119: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

108

Hiệu quả can thiệp của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của

Dương Công Minh và cộng sự tiến hành một năm can thiệp đã giảm từ

11,1% xuống 10,5% [40] cũng như của Phạm Văn Hoan, Doãn Đình Chiến

can thiệp tại Thường Tín, Hà Tây đã giảm trung bình mỗi năm 1,6% [18].

Sự khác nhau trong các can thiệp này là do sự khác nhau về đối

tượng, phạm vi tác động và sử dụng các giải pháp can thiệp khác nhau;

cũng như mức độ phổ biến của SDDTE ở vùng nghiên cứu. Khi tỷ lệ

SDDTE ở mức càng cao thì các can thiệp thường hạ thấp được nhiều và dễ

hơn so với vùng mà tỷ lệ SDDTE đã ở mức thấp [18], [36], [60]. Tuy

nhiên, tỷ lệ SDDTE dân tộc thiểu số thể nhẹ cân thời điểm sau can thiệp

của Bắc Trà My còn ở mức cao (28,8%) và rất cao (31,7%) theo phân loại

của WHO [136]. Đây là thực trạng chung đối với trẻ em dân tộc thiểu số

nước ta [19], [29], [69]. Do vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp can

thiệp hiệu quả trong thời gian tới.

Đối với thể thấp còi, tỷ lệ giảm xuống rõ rệt sau hai năm ở NCT tại

bảng 3.40 (từ 63,0% xuống 51,5%, p*<0,001) và của NĐC tại bảng 3.41

(từ 62,7% xuống 54,3%, p*<0,01); trong đó hiệu quả của NCT 18,3%, còn

của NĐC 13,4%. Như vậy, mỗi năm giảm được ở NCT là 5,8% và ở NĐC

là 4,2%. Tỷ lệ thấp còi sau can thiệp của NCT (51,5%) chưa khác nhau

(p>0,05) so với NĐC (54,3%). Sự lên kênh suy dinh dưỡng thể thấp còi ở 2

nhóm (bảng 3.43) cũng chưa có sự khác biệt, p>0,05.

Kết quả can thiệp lên tỷ lệ trẻ thấp còi của chúng tôi thấp hơn so với

nghiên cứu của Đỗ Thị Hoà, Hà Huy Khôi, Nguyễn Thị Hiền đã bổ sung

vitamin A, sắt trong 6 tháng làm giảm hơn nhóm chứng 17,7% [16]. Theo

số liệu tổng hợp của tổ chức Cứu trợ trẻ em Hoa Kỳ giai đoạn 1990-2011

trên toàn cầu thấy tốc độ giảm tỷ lệ trẻ em thấp còi hàng năm có sự khác

biệt rất lớn giữa các quốc gia: Những nước có tốc độ giảm mạnh, từ 6,3%

Page 120: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

109

đến 6,7% hàng năm như Uzbekistan, Trung Quốc; trong khi một số nước

vẫn giữ nguyên hoặc tăng hơn trước như Niger 48,0% năm 1990 đến năm

2010 là 47,0%; Somalia từ 29,0% năm 2000 lên 42,0% năm 2006 [120].

Kết quả của chúng tôi cao hơn của Dương Công Minh và cộng sự

sau một năm can thiệp giảm được 4,5%, từ 21,0% xuống 16,5% [40].

Nghiên cứu của Ramakrishnan U. và cộng sự bổ sung đa vi chất dinh

dưỡng cho trẻ em 3-24 tháng tuổi vùng nông nghiệp miền Trung Mexico

cũng đã cải thiện có ý nghĩa chiều cao trẻ em [117].

Tỷ lệ thấp còi của Bắc Trà My sau can thiệp ở nhóm can thiệp 51,5%

và nhóm đối chứng 54,3% là rất cao theo phân loại của WHO [136]. Nhưng

khảo sát của Nguyễn Hoàng Linh Chi tại huyện Dakrong, Quảng Trị năm

2011 ở trẻ em 12-36 tháng dân tộc Pakoh và Vân Kiều thấy tỷ lệ SDD thấp

còi 67,1% rất cao, có lẽ cao nhất toàn quốc [5]. Hạ tỷ lệ thấp còi trẻ em là

một trong những mục tiêu ưu tiên của nước ta trong Chiến lược quốc gia về

dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 [4].

Thể gầy còm của Bắc Trà My tương đương giữa 2 nhóm và ở 2 thời

điểm (p>0,05). Tỷ lệ hiện mắc năm 2012 là 8,2% (bảng 3.44); cao hơn tỷ lệ

gầy còm chung nước ta năm 2010 (7,1%) [127]; tương đương với nhiều

vùng trong cả nước như Cao Bằng (8,3%), Nghệ An (8,2%), Ninh Thuận

(8,4%); nhưng thấp hơn một số vùng khác như Kon Tum (9,2%), Tiền

Giang (9,5%), Hà Tĩnh (10,2%) [69]. Nghiên cứu của Lê Danh Tuyên, Lê

Thị Hợp, Nguyễn Hồng Trường năm 2011 tại huyện Tuyên Hóa, Quảng

Bình thấy tỷ lệ trẻ gầy còm rất cao (19,2%) [62]. Theo số liệu của UNICEF

năm 2011, còn nhiều quốc gia có trẻ gầy còm rất cao theo phân loại của

WHO [136] như: Ấn Độ 20,0%; Bangladesh 17,0% [128].

Như vậy, có nhiều cách tiếp cận can thiệp dinh dưỡng hiệu quả khác

nhau được các tác giả vận dụng phù hợp với bối cảnh đặc thù của đối tượng

Page 121: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

110

đích, mục tiêu đặt ra khả thi so với khả năng nguồn lực đầu tư, thời gian và

cường độ tác động của can thiệp. Nghiên cứu của chúng tôi sau 2 năm can

thiệp đã huy động cộng đồng cùng tham gia bằng chính nguồn lực của địa

phương và nâng cao năng lực của họ tự giải quyết những vấn đề tồn tại

trong chăm sóc dinh dưỡng [14], [27], [60]; biết tận dụng thực phẩm sẵn có

quanh năm nhằm góp phần vào đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng được

nhu cầu dinh dưỡng cần thiết hàng ngày [49], [60], [123]; cùng với sự phát

triển kinh tế xã hội chung, giúp cải thiện tình trạng SDDTE, đã giảm xuống

rõ rệt tỷ lệ trẻ nhẹ cân (p<0,01) và thấp còi (p<0,001) so với trước can

thiệp; đã cải thiện có ý nghĩa thống kê về sự lên kênh suy dinh dưỡng thể

nhẹ cân so với NĐC (p<0,01) cũng như sự tăng cân nặng trung bình và

chiều cao trung bình so với NĐC (p<0,05).

Bên cạnh kết quả đạt được, một số hạn chế của phương pháp nghiên

cứu liên quan đến đối tượng, địa bàn triển khai mang tính đặc thù là đồng

bào dân tộc thiểu số vùng núi cao, có điều kiện kinh tế thấp và nhiều khó

khăn của huyện Bắc Trà My.

Một là, do điều kiện hạn chế về nguồn lực nên chỉ tập trung khảo sát

ở các xã đặc biệt khó khăn, thuộc Chương trình 135 của Chính phủ, vì vậy,

phạm vi áp dụng kết quả của đề tài chủ yếu giành cho đồng bào dân tộc

thiểu số vùng miền núi cao, vùng sâu xa.

Hai là, do điều kiện hạn chế về kinh phí nên chỉ xây dựng bộ câu hỏi

phỏng vấn bà mẹ về hành vi nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em từ sau khi sinh

và khảo sát nhân trắc cũng như một số bệnh thường gặp ở trẻ em. Các yếu

tố liên quan đến giai đoạn trước và trong thai kỳ chưa được nghiên cứu cụ

thể. Do đó, các nội dung truyền thông chưa đề cập đến các nhóm phụ nữ

trước và trong thai kỳ. Vì vậy, các đề xuất từ kết quả nghiên cứu chỉ áp

dụng có hiệu quả nhất trên nhóm bà mẹ có con dưới 5 tuổi.

Page 122: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

111

KẾT LUẬN

Sau hai năm triển khai nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Tình trạng suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5

tuổi dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My

1.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 36,5%, trong đó 28,3% độ I, 6,8%

độ II, 1,4% độ III. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi: 62,8%, trong đó

43,0% độ I, 19,8% độ II. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm: 8,4%.

1.2. Các yếu tố liên quan suy dinh dưỡng trẻ em

Liên quan đến trẻ em: Nhóm tuổi; nhiễm khuẩn hô hấp cấp.

Liên quan đến bà mẹ: Kinh tế gia đình; nghề nghiệp; kiến thức về ăn

bổ sung, chất béo, rau quả và kiến thức chung; thực hành về ăn bổ sung; sử

dụng 4 nhóm dinh dưỡng hàng ngày và thực hành chung; niềm tin vào lãnh

đạo địa phương, trưởng thôn, già làng và hội phụ nữ.

2. Kết quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em trẻ em dưới 5

tuổi dân tộc thiểu số

2.1. Mô hình, giải pháp can thiệp

Thử nghiệm thành công mô hình can thiệp: “Phòng chống suy dinh

dưỡng trẻ em dựa vào vai trò người có uy tín và bối cảnh đặc thù của nhóm

đích”, với 3 nhóm giải pháp gồm nâng cao năng lực cộng đồng, giáo dục

truyền thông tích cực và hỗ trợ của dịch vụ y tế.

2.2. Kết quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Cải thiện kiến thức, thực hành nuôi con chưa tốt của bà mẹ, đạt hiệu

quả tương ứng 31,0% và 20,4% cũng như cải thiện niềm tin của bà mẹ với

trưởng thôn, già làng, người có uy tín địa phương, với hiệu quả tương ứng

38,2% và 31,6%.

Page 123: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

112

Cải thiện tình trạng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số huyện Bắc

Trà My mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp, thiếu máu lâm sàng, đạt

hiệu quả tương ứng 20,3% và 18,2%.

Cải thiện sau can thiệp so với ban đầu về tỷ lệ nhẹ cân và thấp còi trẻ

em dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My, với hiệu quả tương ứng

11,1% và 4,9%. Cải thiện khả năng lên kênh suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

cao hơn gấp 2 lần cũng như cải thiện được cân nặng và chiều cao trung

bình trẻ em.

Page 124: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

113

KIẾN NGHỊ

1. Cần áp dụng mô hình: “Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dựa

vào vai trò người có uy tín và bối cảnh đặc thù của nhóm đích” cho các cộng

đồng dân tộc thiểu số vùng miền núi cao ở khu vực Quảng Nam nói riêng

và Việt Nam nói chung.

2. Cần mở rộng đối tượng nghiên cứu trên nhóm phụ nữ trước và

trong thai kỳ để tìm hiểu toàn diện hơn các yếu tố liên quan đến suy dinh

dưỡng trẻ em dân tộc thiểu số, từ đó xây dựng kế hoạch can thiệp phù hợp

với bối cảnh đặc thù của nhóm đích.

Page 125: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Dinh Dao, Vo Van Thang, Do Thi Hoa (2010), “Malnutrition status

and related factors within ethnic minority children under 5-year-old in North

Tra My district, Quang Nam province in 2010”, Journal of sciene, Hue

University, Medicine & pharmacy issue, 27 (61), pp. 39-49.

2. Đinh Đạo, Đỗ Thị Hòa, Võ Văn Thắng (2011), “Hiệu quả bước đầu

phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số dựa vào

các chức sắc uy tín tại huyện Bắc Trà My, Quảng Nam năm 2011”, Tạp chí

Y học thực hành, số 11 (791), tr. 50-54.

3. Đinh Đạo, Đỗ Thị Hòa, Võ Văn Thắng (2013), “Hiệu quả của truyền

thông giáo dục tích cực đến sự cải thiện kiến thức, thực hành nuôi con của bà

mẹ và tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số huyện Bắc

Trà My tỉnh Quảng Nam ”, Tạp chí Y học thực hành, số 880, tr. 172-177.

Page 126: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Hải Anh, Lê Thị Hợp (2006), “Tình trạng dinh dưỡng và

một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tỉnh Lào

Cai năm 2005”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 2 (3+4), tr. 29-35.

2. Bộ Y tế (2001), Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-

2010, Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2001/QĐ-TTg, ngày

22/02/2001 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội, tr. 12-29.

3. Bộ Y tế , WHO, UNICEF (2002), Hướng dẫn xử trí lồng ghép các bệnh

thường gặp ở trẻ em, Hà Nội, tr. 02-35.

4. Bộ Y tế (2012), Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2010-

2020, tầm nhìn đến 2030, Ban hành kèm theo Quyết định số

226/QĐ/Ttg, ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội,

tr. 18-28.

5. Nguyễn Hoàng Linh Chi (2011), Tình trạng dinh dưỡng, nhiễm giun

và một số yếu tố liên quan của trẻ em 12-36 tháng tuổi tại huyện

Đakrông tỉnh Quảng Trị, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ khoa, Đại học Y

Hà Nội, tr. 68-69.

6. Nguyễn Thị Cự (2011), “Nghiên cứu tác động của bổ sung kẽm đến

tình trạng mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp và tiêu chảy của trẻ dưới

5 tuổi bị SDD tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế”,

Tạp chí Y Dược học, số 02/2011, Huế, tr. 91-98.

7. Đinh Đạo (1998), Đánh giá sự cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ

em dưới 5 tuổi qua việc cải tiến cách giáo dục dinh dưỡng cho bà mẹ ở

xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, Luận văn thạc sĩ y tế

công cộng, Trường Cán bộ quản lý y tế Hà Nội, tr. 61-62.

Page 127: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

8. Đinh Đạo, Đỗ Thị Hòa (2009), “Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới

5 tuổi và thực hành nuôi con của các bà mẹ tại huyện Tam Kỳ, tỉnh

Quảng Nam năm 2007”, Tạp chí Y học thực hành, số 6 (664), tr. 27-29.

9. Đinh Đạo, Đinh Thanh Huề (2009), “Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ

em dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng

Nam năm 2009”, Tạp chí Y học thực hành, số 6 (666), tr. 51-52.

10. Lương Thị Thu Hà, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Minh Tuấn (2008),

“Thực trạng suy dinh dưỡng thiếu calo protein ở trẻ em dưới 5 tuổi tại

hai xã của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên năm 2006”, Tạp chí Y

học thực hành, số 5 (608-609), tr. 75-77.

11. Nguyễn Thanh Hà (2011), Hiệu quả bổ sung kẽm và sprinkles đa vi

chất trên trẻ 6-36 tháng tuổi suy dinh dưỡng thấp còi tại huyện Gia

Bình, tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ dinh dưỡng cộng đồng, VDD, Hà

Nội, tr. 119-120.

12. Nguyễn Thị Hải Hà (2012), Nghiên cứu công nghệ sản xuất và đánh

giá hiệu quả của sản phẩm giàu lyzin và vi chất dinh dưỡng đến

tình trạng dinh dưỡng và bệnh tật của trẻ 6-12 tháng tuổi, Luận án

tiến sĩ dinh dưỡng cộng đồng, VDD, Hà Nội, tr. 114-115.

13. Trần Văn Hà, Phạm Văn Phú, Phạm Duy Tường (2008), “Thực trạng

suy dinh dưỡng thể thấp còi, thể gầy còm và một số yếu tố liên quan tại

xã Việt Long và Phù Ninh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội”, Tạp chí

Y học thực hành, (585), tr. 119-123.

14. Trần Minh Hậu (1995), Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi và

hiệu quả của một số biện pháp can thiệp tại 5 xã ở Thái Bình, Tóm tắt

luận án phó tiến sĩ khoa học y dược, Đại học Y Hà Nội, tr. 22-23.

15. Nguyễn Thị Như Hoa (2011), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố

liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình, Khóa

luận tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Đại học Y Hà Nội, tr. 57.

Page 128: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

16. Đỗ Thị Hòa, Hà Huy Khôi, Nguyễn Thị Hiền (2003), “Hiệu quả của bánh

bisqui đã bổ sung vitamin A, sắt trong việc cải thiện tình trạng phát triển

thể lực của học sinh tiểu học”, Tạp chí Y học thực hành, số 6 (455),

tr. 21-26.

17. Đỗ Thị Hòa, Trần Xuân Bách, Trần Thị Hoàng Long (2008), “Tình

trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở một số xã của hai huyện Chợ

Đồn và Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn năm 2006”, Tạp chí Y học thực hành,

608+609 (5), tr. 63-67.

18. Phạm Văn Hoan, Doãn Đình Chiến (2006), “Kiến thức, thực hành dinh

dưỡng của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em sau 10 năm

triển khai các hoạt động can thiệp liên ngành tại huyện điểm Thường

Tín, Hà Tây”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 2(1), tr. 65-71.

19. Phạm Văn Hoan (2008), “Cải thiện kiến thức, thực hành của người chăm

sóc và tình trạng dinh dưỡng trẻ em thông qua can thiệp khả thi tại vùng

khó khăn tỉnh Quảng Bình”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 4(2),

tr. 33-39.

20. Phạm Văn Hoan, Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Xuân Ninh (2010), “Sử

dụng Sprinkles trong phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng trẻ em”,

Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 6(2), tr. 1-9.

21. Lưu Ngọc Hoạt (2009), Một số sai sót thường gặp trong nghiên cứu y

học, Tài liệu giảng dạy Viện Y học dự phòng và Y tế công cộng, Đại

học Y Hà Nội, tr. 12-16.

22. Lê Thị Hợp, Hà Huy Khôi (2010), “Xu hướng tăng trưởng thế tục của

người Việt Nam và định hướng của Chiến lược Quốc gia về Dinh

dưỡng trong giai đoạn 2011-2020”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm,

tập 6, số 2+4, tr. 5-6.

Page 129: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

23. Lê Thị Hợp, Trần Thị Lụa, Hà Huy Tuệ, Đỗ Thị Phương Hà và cộng sự

(2011), “Hiệu quả của bổ sung sữa giàu năng lượng PediaPlus đến tình

trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em 36-72 tháng tuổi vùng

nông thôn”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 7, số 2, tr. 48-51.

24. Đinh Thanh Huề (2005), “Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng và các

yếu tố liên quan ở trẻ dưới 5 tuổi huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh năm

2003”, Tạp chí Y học thực hành, số 1 (502), tr. 33-36.

25. Đinh Thanh Huề (2005), Phương pháp dịch tễ học, Nhà xuất bản Y

học, tr. 85-92.

26. Nguyễn Đỗ Huy, Lê Thị Hợp, Lê Danh Tuyên, Nguyễn Đức Vinh

(2010), “Tình hình cân nặng sơ sinh và một số vấn đề liên quan ở Việt

Nam hiện nay”, Tạp chí Y học thực hành số 5 (715), 2010, tr. 87-90.

27. Phạm Hoàng Hưng (2008), Hiệu quả của truyền thông tích cực đến đa

dạng hóa bữa ăn và tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, Luận án tiến

sĩ dinh dưỡng cộng đồng, VDD, Hà Nội, tr. 143-145.

28. Vũ Thị Thanh Hương (2010), Đặc điểm tăng trưởng và hiệu quả bổ

sung sản phẩm giàu dinh dưỡng trên trẻ từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi tại

huyện Sóc Sơn, Hà Nội, Tóm tắt luận án tiến sĩ dinh dưỡng cộng đồng,

VDD, Hà Nội, tr. 23-25.

29. Nguyễn Công Khẩn, Lê Danh Tuyên, Hà Huy Khôi, Phạm Văn Hoan

và cs (2007), “Tiến triển suy dinh dưỡng trẻ em từ năm 1990-2004”,

Tạp chí Y học Việt Nam, (337), tr. 16-22.

30. Khoa Y tế công cộng-Trường Đại học Y Hà Nội (2004), Phương pháp

nghiên cứu khoa học trong y học và sức khỏe cộng đồng, Nhà xuất bản

Y học, tr. 18-22, 58-94.

31. Hà Huy Khôi, Nguyễn Công Khẩn (2008), “Tính thời sự của suy dinh

dưỡng thể thấp còi và hỗ trợ gia tăng tăng trưởng ở người Việt Nam”,

Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 4, số 1, tr. 03-07.

Page 130: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

32. Phạm Huy Khôi (2005), Nhận xét tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5

tuổi tại huyện Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa năm 2005, Luận án chuyên khoa

cấp II, chuyên ngành quản lý y tế, Đại học Y Dược Huế, tr. 89-90.

33. Phạm Trung Kiên, Hoàng Tân Dân (2010), “Hiệu quả một số biện pháp tác

động đến bệnh giun truyền qua đất ở trẻ em từ 3-60 tháng tuổi tại xã Hoàng

Tây, Kim Bảng, Hà Nam”, Tạp chí Y học thực hành, số 5 (715), tr. 29-31.

34. Phạm Trung Kiên, Lê Thị Nga (2010), “Nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ

em dân tộc Sán Dìu và H’Mông tại 2 xã miền núi phía Bắc Việt Nam”,

Tạp chí Y học thực hành, số 3 (708), tr. 31-33.

35. Trần Thị Lan (2013), Hiệu quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và

tẩy giun ở trẻ em 12-36 tháng tuổi suy dinh dưỡng thấp còi người dân

tộc Vân Kiều và Pakoh huyện Đakrong, tỉnh Quảng Trị, Luận án tiến sĩ

dinh dưỡng cộng đồng, VDD, Hà Nội, tr. 136-137.

36. Hoàng Khải Lập, Hà Xuân Sơn, Nguyễn Minh Tuấn (2006), “Hiệu quả

cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em bằng giáo dục dinh dưỡng cộng

đồng cho các bà mẹ tại xã Nga My, huyện Phú Bình, tỉnh Thái

Nguyên”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 2, số 3+4, tr. 36-42.

37. Hoàng Khải Lập, Nguyễn Minh Tuấn, Lê Ngọc Bảo (2008), “Tình

trạng dinh dưỡng và mối liên quan với tập quán nuôi dưỡng trẻ em dưới

5 tuổi dân tộc sán chay tại Thái Nguyên”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực

phẩm, 4(3+4), tr. 85-92.

38. Hoàng Thị Liên (2005), Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng trẻ dưới

5 tuổi sau 5 năm thực hiện chương trình phòng chống suy dinh dưỡng

tại xã Thủy Phù, Luận án chuyên khoa cấp II, chuyên ngành quản lý y

tế, Đại học Y Dược Huế, tr. 83-84.

39. Hồ Thu Mai, Phạm Thị Thúy Hòa và CS (2010), “Hiệu quả của Ferlin lên

tình trạng thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ 6-23 tháng tại một số xã huyện Yên

Thế, tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Y học thực hành, số 3 (708), tr. 58-61.

Page 131: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

40. Dương Công Minh và cộng sự (2010), “Hiệu quả của mô hình thử

nghiệm can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi tại

một xã thuộc thành phố Hồ Chí Minh (từ tháng 9/2008 đến tháng

10/2009)”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 6 (3+4), tr. 117-124.

41. Phan Bích Nga (2012), Thiếu vi chất dinh dưỡng ở mẹ và con và hiệu quả bổ

sung đa vi chất trên trẻ suy dinh dưỡng bào thai tại bệnh viện Phụ sản Trung

ương, Luận án tiến sĩ dinh dưỡng cộng đồng, VDD, Hà Nội, tr. 119-120.

42. Nông Văn Ngọ, Phạm Trung Kiên, Trịnh Hoàng Hà (2012), “Kết quả

bổ sung dinh dưỡng bằng sữa đậu nành cho trẻ em tại huyện Yên Sơn,

Tuyên Quang”, Tạp chí Y học thực hành, số 2 (806), tr. 48-50.

43. Phan Thị Bích Ngọc, Phạm Văn Nhu (2009), “Nghiên cứu tình hình tiêu

chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Nghĩa An - huyện Tư Nghĩa - tỉnh

Quảng Ngãi năm 2007”, Tạp chí Y học thực hành, số 2 (644+645),

tr. 3-4.

44. Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Anh Tuấn (2008), “Hiệu quả của bổ sung

sữa giàu prebiotic đến tình trạng tiêu hóa, vi chất dinh dưỡng ở trẻ 24-46

tháng tuổi”, Tạp chí Y học thực hành, số 1 (594+595), tr. 87-91.

45. Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Thanh Hương, Phạm Thị Ngần, Nguyễn

Anh Tuấn, Đặng Trường Duy, Lê Danh Tuyên (2010), “Thiếu vitamin

A tiền lâm sàng, thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam-năm

2008”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 6 (3+4), tr. 65-71.

46. Lê Phán (2008), Đánh giá kết quả phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số tại 4 xã đặc biệt khó khăn huyện Khánh

Vĩnh tỉnh Khánh Hòa, Luận án chuyên khoa cấp II, chuyên ngành quản

lý y tế, Đại học Y Dược Huế, tr. 93-94.

47. Phòng thống kê huyện Bắc Trà My (2012), Niên giám thống kê 2011

huyện Bắc Trà My, tr. 19, 24, 138-140.

Page 132: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

48. Phou Sophal, Phạm Văn Phú, Phạm Duy Tường, Trần Chí Liêm

(2008), “Thay đổi tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi sau can

thiệp truyền thông giáo dục nhóm nhỏ”, Tạp chí Y học thực hành, số

12 (633 + 634), tr. 17-20.

49. Phạm Văn Phú (2007), Nghiên cứu giải pháp cải thiện chất lượng thức ăn

bổ sung dựa vào nguồn nguyên liệu địa phương ở một vùng nông thôn tỉnh

Quảng Nam, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, tr. 133-134.

50. Huỳnh Nam Phương (2011), Tiếp thị xã hội với việc bổ sung sắt cho

phụ nữ có thai dân tộc Mường, Luận án tiến sĩ dinh dưỡng cộng đồng,

VDD, Hà Nội, tr. 129-130.

51. Võ Thị Kiều Phượng (2008), Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp

cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, Luận án chuyên

khoa cấp II, chuyên ngành quản lý y tế, Trường Đại học Y Dược Huế,

tr. 85-86.

52. Võ Văn Thắng, Đào Văn Dũng (2005), “Mô hình can thiệp nâng cao sử

dụng dịch vụ chăm sóc thai sản-kế hoạch hóa gia đình tại 7 xã nghèo,

huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Y học thực hành, số

8 (517), tr. 70-74.

53. Võ Văn Thắng, Đoàn Phước Thuộc (2011), Đánh giá các hoạt động y tế,

Giáo trình giảng dạy sau đại học, Trường Đại học Y-Dược Huế, tr. 56-67.

54. Võ Văn Thắng, Hoàng Đình Huề (2011), Sử dụng phần mềm thống kê

SPSS, Giáo trình đào tạo đại học và sau đại học trong ngành Y, Nhà

xuất bản Đại học Huế, tr. 85-104.

55. Nguyễn Thị Thu (2005), Khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe, Nhà

xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 24-45.

Page 133: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

56. Thủ tướng Chính phủ (2006), Phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó

khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát

triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và

miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai đoạn II), Ban

hành kèm theo Quyết định số 164/2006/QĐ/Ttg ngày 11/7/2006 của

Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội, tr. 1-5.

57. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số: 18/2011/QĐ-TTg ngày

18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy

tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, Hà Nội, tr. 1-3.

58. Nguyễn Thị Thanh Thuấn, Phạm Văn Phú (2010), “Tình trạng dinh

dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng ở trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc Tày tại

huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang”, Tạp chí Y học thực hành, số 9 (732),

tr. 105-107.

59. Trương Đức Tú (2006), Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng và các

yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi huyện Dakrong, Quảng Trị 2005.

Luận án chuyên khoa cấp II, chuyên ngành quản lý y tế, Đại học Y

Dược Huế, tr. 75-76.

60. Nguyễn Minh Tuấn (2009), Huy động nguồn lực cộng đồng chăm sóc

dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc Sán Chay tại Thái Nguyên, Luận

án tiến sĩ y học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội, tr. 48-49,

123-124.

61. Lê Danh Tuyên, Lê Thị Hợp, Nguyễn Công Khẩn, Hà Huy Khôi

(2010), “Xu hướng tiến triển suy dinh dưỡng thấp còi và các giải pháp

can thiệp trong giai đoạn mới 2011-2020”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực

phẩm, tập 6, số 3+4-2010, tr. 15-24.

Page 134: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

62. Lê Danh Tuyên, Lê Thị Hợp, Nguyễn Hồng Trường (2012), “Ảnh

hưởng của lũ lụt đến tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn trẻ em tỉnh

Quảng Bình”, Tạp chí Y học thực hành, số 4 (815), tr. 15-18.

63. Trần Văn Tuyến, Phạm Trung Kiên, Trịnh Hoàng Hà (2012), “Công tác

phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Bạch Thông,

tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Y học thực hành, số 2 (806), tr. 53-55.

64. Phạm Duy Tường (2010), Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Nhà xuất

bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 40-46, 75-82.

65. Uỷ ban dân tộc (2012), Các chuyên đề nghiên cứu và bài tham luận hội

thảo tại Hà Giang, Gia Lai. Thực hiện dự án: điều tra về vị trí, vai trò

của người có uy tín trong dân tộc thiểu số đối với công tác dân tộc và

thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa và hội nhập quốc tế, Hà Nội, tr. 65-74.

66. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2008), Báo cáo tổng kết hoạt động

dự án phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em năm 2007 và kế hoạch hoạt

động năm 2008 tỉnh Quảng Nam, Báo cáo tại hội nghị tổng kết công tác

phòng chống SDDTE năm 2007, tr. 9-10.

67. Lê Hữu Uyển, Nguyễn Văn Tập (2009), “Nghiên cứu tình hình suy

dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở TE<5T đồng bào dân tộc thiểu

số tại huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí nghiên cứu Y học,

tập 63, số 4, tr. 116-120.

68. Viện Dinh dưỡng-UNICEF (2011), Tình hình dinh dưỡng Việt Nam

năm 2009-2010, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 6-7, 15-25.

69. Viện Dinh dưỡng, Tổng cục Thống kê (2013), “Số liệu suy dinh dưỡng

trẻ em năm 2012”, http://viendinhduong.vn/, 2013, tr.1-12.

Page 135: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

Tiếng Anh

70. Abel H. I., Mwate M., Veronica M. (2011), “Diarrhea is a Major killer

of Children with Severe Acute Malnutrition Admitted to Inpatient Set-

up in Lusaka, Zambia”, Nutrition Journal, Oxford, United Kingdom,

10:110, pp. 1-2, 9-10.

71. Abiodin P.O. (2008), “Use of Soya-Beans for the dietary prevention

and management of malnutrition in Nigeria”, Acta Paediatrica, 80,

pp. 175-182.

72. Adelheild W., Onyango (2003), “Dietary diversity, child nutrition and

health in contemporary African commmunities”, Biochemistry and

Physiology, Part A 136, pp. 61-69.

73. Albonico M. (2008), “Controlling Soil-Transmitted Helminthiasis in

Pre-School-Age Children through Preventive Chemotherapy”, Journal

Plosntd, 126, pp. 1-9.

74. Alcaraz G., et al (2008), “Nutritional status and living conditions in

children in an urban area of Turbo, Antioquia, Colombia”, Biomedica,

28(1), pp. 87-88.

75. Alessandra M., Gragnolati M. (2003), “Malnutrition and Poverty in

Guatemala”, Policy Research Working Paper 2967, The World Bank,

Washington, D.C., pp. 2, 9.

76. Arimond M., Ruel M.T. (2003), Generating Indicators of Appropriate

Feeding of Children 6 through 23 months from the Knowledge,

Practices, Coverage 2000+, Food and Nutrition Technical Assistance

Project, Academy for Educational Development, pp. 31, 62.

77. American Sociological Association (2005), Race, Ethnicity, and the

Health of Americans, Sydney S. Spivack Program in Applied Social

Research and Social Policy, pp. 2-8.

Page 136: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

78. Batool A., et al (2009), “The effect of therapeutic zinc supplementation

among young children with selected infection: a review of the evidence”,

Food and nutrition bulletin, vol. 30, No 1 (supplement), pp. 41-42.

79. Berger, Ninh N.X., Khan N.C., Nhien N.V., Lien D.K., Trung N.Q.,

and Khoi H.H. (2006), “Efficacy of combined iron and zinc

supplementation on micronutrient status and growth in Vietnamese

infants”, European Journal of Clinical Nutrition, 60, pp. 443-454.

80. Bhutta A., et al (2008), “What works? Interventions for maternal and

child undernutrition and survival”, The Lancet, pp. 41-64.

81. Black R.E., et al (2008), “Maternal and child undernutrition: global and

regional exposures and health consequences”, The Lancet, pp. 5-11.

82. Canani R.B., et al (2007), “Probiotics for treatment of acute diarrhoea in

children: randomized clinical trial of five different preparations”, BMJ,

pp. 335-340.

83. Caulfield L.E., et al (2004), “Undernutrition as an underlying cause of

child deaths associated with diarrhea, pneumonia, malaria, and

measles”, The American Journal of Clinical Nutrition; 80, pp. 193-198.

84. Cheng H., et al. (2011), Social Marketing for Public Health: An

Introduction, Cheng H., Kotler P. and Lee N.R. Subbury, M.A., Jones

and Barlett Publishers, LLC., pp. 18-27.

85. Deboarch D. (2010), “The vicious cycle of malnutrition and infectious

diseases: A global challenge”, Journal of Food and Nutrition Sciences,

Volume 6, No. 3+4, pp. 12-13.

86. Ergin F., et al (2007), “Nutritional status and risk factors of chronic

malnutrition in children under five years of age in Aydin, a western city

of Turkey”, The Turkish Journal of Paediatrics, 49(3), pp. 283-285.

Page 137: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

87. Fanaro S., et al. (2008), “Galacto-oligosaccharides are bifidogenic and

safe at weaning: a double-blind randomized multicenter study”, J. Pediatr

Gastroenterol and Nutr 48, pp. 82-88.

88. FAO/WHO (1992), Final Report of the Conference, International

Conference on Nutrition, Rome, December, pp. 42, 55.

89. General Statistics Office (2011), Viet Nam Multiple Indicator Cluster

Survey 2010-2011, Final Report, 2011, Ha Noi, Viet Nam, pp. 49-64.

90. Girma A., et al (2010), “The effectiveness of quality protein maize in

improving the nutritional status of young children in the Ethiopian

highlands”, Food and Nutrition Bulletin, vol. 31, 2010, pp. 418-430.

91. Green L.W. (1999), Health education's contributions to public health in

the twentieth century: a glimpse through health promotion's rearview

mirror, Annu. Rev. Public Health, 20: 67-71 .

92. Hatlebakk M. (2012), Malnutrition in South-Asia Poverty, diet or lack

of female empowerment?, Chr. Michelsen Institute, pp. 8-13.

93. Hirose M. (2011), Integrated corporate social initiatives in Japan: from

product development to health care information. Social Marketing for Public

Health: Global Trends and Success Stories. Cheng H., Kotler P., and Lee

N.R. Subbury, M.A., Jones and Barlett Publishers, LLC., pp. 38-42.

94. Hol J., et al (2008), “The acquisition of tolerance toward cow's milk

through probiotic supplementation: a randomized, controlled trial”, J.

Allergy Clin, Immunol 121, pp. 1448-1454.

95. Hop L.T., Berger J. (2005), “Multiple Micronutrient supplementation

improves anemia, Micronutrient nutrient status, and growth of Vietnamese

Infants: Double- Blind randomized, Placebo-control trial”, American Society

For Nutritional Sciences, 0022-3166/05, pp. 660-665.

Page 138: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

96. Hop L.T. (2003), “Programs to Improve Production and Consumption

of Animal Source Foods and Malnutrition in Vietnam”, Journal of

Nutrition, 133: 4006S-4009S.

97. Hurell R.F., Furniss D.E., Cook J.D. (1989), “Iron fortified of infant

cereals: a proposal for the use of ferrous fumarate or ferrour succinate”,

Am..J..Clin..Nutr, 49, pp. 1274-1282.

98. Janevic T., et al (2010), “Risk factors for childhood malnutrition in

Roma settlements in Serbia”, BMC Public Health, 10:509, pp. 1-4.

99. Jingxu Z., et al (2009), An infant and child feeding index is

associated with child nutritional status in rural China, Early Human

Development, 85 (2009), pp. 247-252.

100. Kathryn G.D. (2007), “Increasing iron intake of children through

complementary foods”, Food and nutrition Bulletin, 28(4), pp. 595-598.

101. Kenneth H.B., et al (2007), “Preventive zinc supplementation among

infants, preschoolers and older prepubertal children”, Food and

nutrition bulletin, 28(4), pp. 12-13, 32-33.

102. Khan N.C., et al (2005), “Community mobilization and social

marketing to promote weekly iron-folic acid supplementation: a new

approach toward controlling anemia among women of reproductive

age in Vietnam”, Nutr Rev 63 (12 Pt 2), pp. 87-94.

103. Larrea C., and Freire W. (2002), “Social inequality and child

malnutrition in four Andean countries”, Rev Panam Salud

Publica/Pan Americian Journal Public Health, 11(5/6), pp. 356-359.

104. Li Y., Hotta M., Shi A, Li Z. (2007), “Malnutrition improvement

for enfants under 18 months old of Dal minority in Luxi, China”,

Paediatric International: Official of Japan Paediatric society,

49(2), pp. 273-275.

Page 139: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

105. Lo N.B., et al (2011), “Plasma zinc concentration responds to short-term

zinc supplementation, but not zinc fortification, in young children in

Senegal”, The American Journal of Clinical Nutrition, pp. 1348-1354.

106. Loechl C.U., et al (2009), Using programmed theory to assess the

feasibility of delivering micronutrient Sprinkles through a food-assisted

maternal and child health and nutrition programmed in rural Haiti,

Maternal and child nutrition, Blackwell Publishing Ltd, 5, pp. 33-48.

107. Lukacik M., et al (2008), “A meta-analysis of the effecst of oral zinc

in the treatment of acute and persistent diarrhea”, Pediatrics, Feb, 121

(2), pp. 326-336.

108. Marjoleine A., et al (2008), “Zinc Supplementation Improved Length

Growth Only in Anemic Infants in a Multi-Country Trial of Iron and Zinc

Supplementation in South-East Asia”, The Jounal of Nutrition,

pp. 1969-1974.

109. Nhien N.V, et al (2008), “Micronutrient deficiencies and anemia

among preschool children in rural Vietnam”, Asia Pac J. Clin

Nutr, 17(1), pp. 48-55.

110. Oanh Tran Thi Mai (2009), The Review of Barriers to Access Health

Services for Selected groups in Vietnam: A case- study, Ha Noi,

March, pp. 29-30.

111. Onic M., et al (1993), “The worldwide magnitude of Protein-energy

malnutrition: An overview from WHO global. Data base on child

growth”, Bulletin of the WHO, 71(5), pp. 703-712.

112. Pasricha S.R., et al (2008), “Anemia, Iron Deficiency, Meat

Consumption, and Hookworm Infection in Women of Reproductive

Age in Northwest Vietnam”, Am J Trop Med Hyg 78(3), pp. 77-84.

Page 140: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

113. Pasricha S.R, et al (2013), “Efect of daily iron supplementation on

health in children aged 4-23 months: a systematic review and meta-

analysis of randomised controlled trials”, The Lancet, 1: e77-86.

114. Pee S.C., et al (1996), “Can increased vegetable consumption improve

iron status?”, Food Nutr. Bull, 17, pp. 34-40.

115. Phu P. V., et al (2012), “A six-month intervention with two different

types of micronutrient-fortified complementary foods had distinct

short- and long-term effects on linear and ponderal growth of

Vietnamese infants”, The Journal of Nutrition 142, pp. 1735-1740.

116. Priyali P., et al (2008), “Serum zinc levels amongst pregnant women

in a rural block of Haryana state, India”, Asia Pac J Clin Nutr 2008:

17 (2), pp. 276-279.

117. Ramakrishnan U., et al (2009), “Multiple micronutrient supplementation

during early childhood increases child size at 2 year of age only among

high compliers”, Am J Clin Nutr 2009; 89: 1125-31.

118. Randa J.S., et al (1993), Global breastfeeding prevalence and trends,

In: Breastfeeding-The technical basic and recommendation for action,

WHO, Geneva, pp. 1, 19.

119. Shibani G. et al (2010), “Effect of lysine supplementation on health

and morbidity in subjects belonging to poor peri-urban households in

Accra, Ghana”, Am J. Clin Nutr, 92, pp. 928-939.

120. Save the Children (2012), Nutrition in the First 1,000 Days. State of

the World’s Mothers 2012, USA, pp. 5-8, 16-18, 54-58.

121. Spencer N. (2003), Poverty and child health in the European

Region, School of Health and Social Studies, University of

Warwick, pp. 1, 6, 19-20.

Page 141: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

122. Thompson B.và Amoroso L. (2011), Combating Micronutrient

Deficiencies: Food based Approaches, Food and Agriculture

Organization of the United Nations, Cambridge, USA, pp. 7-10, 21.

123. Tsegaye S., et al (2008), Child poverty an Africa, an review, The

African Child Policy Forum, pp. 3-34

124. UNICEF (1990), Strategy for improved nutrition of children and

women in developing countries, a UNICEF policy review, New York,

USA, pp. 22-30.

125. UNICEF, WHO (2001), Iron Deficiency Anaemia. Assessment,

Prevention, and Control, A guide for programme managers,

WHO/01-03, pp. 15-16.

126. UNICEF (2009), The state of the world’s children 2009, New York,

USA, December, pp. 122-128.

127. UNICEF (2010), Progress for children: Achieving the millenium

development goals with equity, Convention on the right of child,

Number 9, September, pp. 34-45.

128. UNICEF (2011), The state of the world’s children 2011, New York,

USA, February, pp. 92-95.

129. UNICEF (2011), Child Poverty in East Asia and the Pacific:

Deprivations and Disparities, A Study of Seven Countries, UNICEF

East Asia and Pacific, Bangkok, October, pp. 28-30.

130. UNICEF, WHO, WB (2012), Level and trends in child malnutrition,

1990-2011, New York, USA, pp. 1-12.

131. World Bank (2009), Country Social Analysis Ethnicity and

Development in Vietnam, Summary Report, Washington, D.C.,

20433, pp.18-30.

Page 142: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

132. WHO (1981), Development of indicators for monitoring progress

towards health for all by the year 2000, Geneva, pp. 32-34.

133. WHO/UNICEF (1981), Infant and young child feeding current

issue, Geneva, pp. 131-132.

134. WHO (1993), Breasfeeding-The technical basic and recommendation

for action, Geneva, pp. 10, 32-35.

135. WHO (1995), Physical status: The use and interpretation of

anthropometry, WHO technical Report Series 854, Geneva, pp. 1-16.

136. WHO (1997), WHO Global Database on Child Growth and

Malnutrition, Geneva, pp. 7-28.

137. WHO (2006), “WHO child growth standards based on height, weight

and age”, Acta paediatrica, suppl 450, pp. 76-85.

138. WHO (2008), Indicators for assessing infant and young child feeding

practices, Conclusions of a consensus meeting held 6-8 November

2007 in Washington, D.C., USA, pp. 2-10.

139. WHO (2008), Worldwide prevalence of anaemia 1993–2005. Who

Global database on anaemia , WHO, Geneva, pp. 20-24.

140. WHO (2009), Global database on child growth and malnutrition,

WHO, Geneva, pp. 5-10.

141. WHO (2009), Infant and young child nutrition: quadrennial progress

report, Report by the Secretariat, WHO, Geneva, pp. 1-5.

Page 143: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

PHỤ LỤC

Page 144: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

PHỤ LỤC 1

PHIẾU PHỎNG VẤN BÀ MẸ

Thôn:...............Xã: ...................Huyện Bắc Trà My. Mã số:………....

Họ và tên Nghề Tuổi Học vấn Dân tộc

Mẹ trẻ

Bố trẻ

1. Họ tên trẻ:...........................................

2. Ngày sinh trẻ (dương lịch): / / 20......(Từ 10/01/2005-09/01/2010)

3. Giới tính trẻ: (1) Trai (2) Gái

4. Cân nặng trẻ khi sinh: ................. Kg (lấy 1 số lẻ)

5. Cân nặng trẻ hiện tại:............... Kg (lấy 1 số lẻ)

6. Chiều cao trẻ hiện tại: ..............Cm (lấy 1 số lẻ)

7. Tình trạng thiếu máu lâm sàng của trẻ hiện tại?

(1) Thiếu máu (2) Không

8. Sau đẻ bao lâu chị cho con bú?

(1) trong giờ đầu (2) > 1 giờ (8) Không nhớ

9. Theo chị, sau đẻ bao lâu cho con bú là tốt nhất?

(1) trong giờ đầu (2) > 1 giờ (8) Không biết

10. Chị cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong bao lâu?

(1) <6 tháng (2) 6 tháng (3) > 6 tháng (8) Không nhớ

11. Theo chị, cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong bao lâu là tốt nhất?

(1) <6 tháng (2) 6 tháng (3) > 6 tháng (8) Không biết

12. Hiện tại trẻ còn bú mẹ không (1) Có (2) Không

13. Nếu trẻ không còn bú, thì chị cai sữa cho trẻ từ khi nào?

(1) Dưới 18 tháng (2) 18-24 tháng (8) Không nhớ

14. Theo chị, cai sữa cho trẻ từ khi nào là tốt nhất?

(1) Dưới 18 tháng (2) 18-24 tháng (8) Không biết

Page 145: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

15. Ngoài sữa mẹ, chị cho con ăn bổ sung (ăn dặm) từ khi nào?

(1) <6 tháng tuổi (2) 6-7 tháng (3) > 7 tháng (4) Chưa, còn bé

16. Theo chị, ngoài sữa mẹ, cho con ăn bổ sung từ khi nào là tốt nhất?

(1) <6 tháng tuổi (2) 6-7 tháng (3) > 7 tháng (9) Không biết

17. Chị vui lòng kể tên một vài thực phẩm ở từng nhóm sau đây mà chị biết?

Nhóm Tên thực phẩm Đúng Sai

Nhóm tinh bột Gạo, ngũ cốc khác

Nhóm thực

phẩm sẵn có

giàu đạm

Đậu (đỗ), nấm, cá các loại, tép, tôm,

trứng, ốc, hến, ghẹ, cua đồng, sò, nhái,

ếch, con vật tự kiếm được

Nhóm chất béo Lạc (đậu phụng), vừng (mè), dầu, mỡ

Nhóm rau, quả Rau các loại, trái cây các loại

18. Nếu cháu ăn bổ sung, chị dùng từng nhóm thực phẩm sau đây để

nấu cho trẻ ăn trong tuần qua như thế nào?

Tần suất Nhóm Tên thực phẩm

Hàng ngày Khác

Nhóm tinh bột Gạo, ngũ cốc khác

Nhóm thực

phẩm sẵn có

giàu đạm

Đậu (đỗ), nấm, cá các loại, tép, tôm,

trứng, ốc, hến, ghẹ, cua đồng, sò, nhái,

ếch, con vật tự kiếm được

Nhóm chất béo Lạc (đậu phụng), vừng (mè), dầu, mỡ

Nhóm rau, quả Rau các loại, trái cây các loại

19. Trẻ được tiêm chủng đầy đủ theo lịch không?

(1) có (2 ) không (8) Không nhớ

20. Trong nửa tháng qua, trẻ có bị ỉa chảy không

(1) có (2 ) không (8) Không nhớ

21. Khi trẻ bị ỉa chảy, chị làm gì ở nhà?

(1) Vệ sinh trẻ, cho uống nước pha ORESOL, bú mẹ và ăn bình thường

Page 146: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

(2) Cho trẻ uống kháng sinh hoặc lá cây cầm ỉa; kiêng ăn chất tanh

(9) Không biết, không trả lời

22. Chị cho biết cách pha và dùng nước cháo muối, ORESOL (hỏi;

nhận xét)

Cách pha (1) đúng (2) sai (9) không trả lời

Cách dùng (1) đúng (2) sai (9) không trả lời

23. Trong nửa tháng qua, con chị có bị sốt, ho?

(1) có (2 ) không (8) Không nhớ

24. Chị cho biết, mỗi khi cân trẻ, cộng tác viên dinh dưỡng có dặn dò chị?

(1) Cần cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm sẵn có hàng ngày

(2 ) không dặn dò (9) Không trả lời

25. Cộng tác viên dinh dưỡng sử dụng 4 nhóm thực phẩm sẵn có khi

thực hành dinh dưỡng?

(1) có (2 ) không (9) Không trả lời

28. Chị có tham gia nấu món ăn trong buổi thực hành dinh dưỡng tại thôn?

(1) có (2 ) không (9) Không trả lời

29. Trong năm qua, kinh tế gia đình chị thuộc hộ gia đình nào sau đây?

(1) Khá giả, hoặc đủ ăn (2) Hộ cận nghèo, hộ nghèo

30. Chị vui lòng kể tên các tổ chức, cá nhân có uy tín trong làng xã mình ?

(1) Lãnh đạo xã (2) Trưởng thôn, già làng (3) Phụ nữ thôn

(4) Cán bộ y tế xã (5) Cộng tác viên dinh dưỡng (6) Khác

Xin cảm ơn chị đã giúp đỡ chúng tôi!

............ngày tháng năm 201

Họ và tên người điều tra

Page 147: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

PHỤ LỤC 2

PHIẾU HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM

BÀ MẸ NGHÈO NUÔI CON KHỎE

Mời các bà mẹ nghèo nuôi con khỏe tham gia trao đổi ý kiến về vai trò

của các thực phẩm sẵn có giàu đạm tại địa phương cho trẻ ăn bổ sung

hàng ngày khi trẻ được tròn 6 tháng tuổi trở lên.

1. Tác hại của việc nuôi con ăn bổ sung hàng ngày thiếu chất đạm?.

2. Bà mẹ vui lòng kể tên các thực phẩm sẵn có giàu đạm tại địa

phương?.

3. Bà mẹ vui lòng chia xẻ kinh nghiệm về cách bảo quản và chế biến các

thực phẩm sẵn có giàu đạm tại địa phương?.

Page 148: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

PHỤ LỤC 3

BẢNG HỎI - ĐÁP DÀNH CHO BÀ MẸ

“Về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em”

1. Vì sao cần cho trẻ bú ngay trong vòng giờ đầu sau sinh, chứ không chờ

mẹ có sữa rồi mới cho con bú?

Đáp (Chú ý: từ câu 2 trở đi, khi có những dấu “.“ là phần đáp (câu trả lời).

Giúp mẹ đỡ mất máu sau đẻ; mau hồi phục.

Sữa mau xuống và duy trì thời gian có sữa dài hơn.

2. Sữa non rất quí; vì sao?

Bổ, thích hợp nhất cho trẻ khi chào đời.

Có các chất giúp trẻ chống đỡ bệnh nhiễm trùng.

3. Vì sao cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu?

Sữa mẹ bổ và thích hợp nhất cho trẻ và đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ.

Cho ăn bổ sung trước 6 tháng, trẻ dễ bị ỉa chảy, suy dinh dưỡng.

4. Khi nào cai sữa mẹ tốt nhất?

Cho bú mẹ ít nhất là 12 tháng nên cho trẻ bú mẹ kéo dài từ 18 - 24 tháng.

5. Thức ăn tốt nhất trong 2 năm đầu của trẻ?. Chị nuôi con như vậy không?

Sữa mẹ. Tôi đã cho con mình bú đến---------- tháng tuổi.

6. Vì sao khi trẻ tròn 6 tháng tuổi, cần bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung?

Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo, nhưng chỉ đủ cho sự phát triển hài hoà của

trẻ trong 6 tháng đầu.

Nhu cầu dinh dưỡng cần cho trẻ cao hơn khi trẻ tròn 6 tháng tuổi.

7. Cách cho trẻ ăn bổ sung như thế nào là hợp lý?

+ Từ lỏng đến đặc. + Từ ít đến nhiều. + Tập trẻ quen dần với thức ăn mới.

8. “Tô màu bát bột" cho trẻ là gì? .

Có thêm đầy đủ các chất khác; đó là:

Page 149: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

+ Dầu mỡ (bát bột có màu của mỡ) + Rau quả (Bát bột sẽ có màu xanh)

+ Và các chất đạm (bát bột sẽ có màu nâu của thịt ; cua, đỗ...).

9. Trẻ nhỏ hơn 2 tuổi lười ăn. Chị hãy nêu cách xử trí và nên cai sữa không?

“Đổi bữa” thường xuyên hàng ngày tạo món ăn có hương vị thơm

ngon.

Ăn bổ sung trước, bú mẹ sau và không nên cai sữa.

10. Trẻ trên 2 tuổi; để bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cần có những loại chất gì?

Cần có đủ cả 4 nhóm thức ăn; bao gồm:

+ Gạo hoặc loại ngũ cốc khác. + Mỡ hoặc dầu.

+ Chất đạm (thịt, cá...hoặc đậu (đỗ). + Rau xanh và trái cây.

11. Chị kể những chất đạm sẵn có ở thôn mình?. Lúc bận việc, không có

đỗ; chất tanh trong nhà; làm sao để có chất tanh chế biến cho con ăn ngày

hôm đó?.

Hến; trai; ốc; tép; tôm nhỏ; cá nhỏ; cua đồng; ếch ; nhái; cóc; cá khô ..

Các loại đậu: đậu đen; đậu xanh; đậu phụ; đậu đủa; đậu cô ve; lạc; vừng...

Mượn hàng xóm; hoặc luôn chuẩn bị chất tanh bảo quản ở trong nhà.

12. Chị hãy cho biết cách nấu món cá nhỏ để các cháu dưới 1 tuổi ăn được.

Sau khi rửa sạch, băm kỹ, giã nhuyễn, rồi xào với dầu hoặc mỡ cùng với

ít lá chanh băm nhỏ và gia vị rồi khuấy với bột hoặc nấu cháo. Có thể chế

biến cách khác là cho một ít bột vào và làm viên chả cho trẻ ăn.

13. Khi nấu và bảo quản thức ăn không hợp vệ sinh; chị sợ điều gì không?.

Có. Trẻ dễ bị ỉa chảy; nhiễm giun và nguy hiểm nhất là ngộ độc thức ăn,

dễ gây chết người do bị mất nước và bị nhiễm độc.

14. Khi chế biến thịt cóc cho trẻ ăn; chị cần chú ý điều gì?. Chị cho biết cách

bảo quản con tép và con hến để có thể sử dụng được cho ngày hôm sau?

Cần bỏ da, gan cóc vì rất độc, gây chết người; nhưng thịt nó thì lại rất bổ.

Tép: tốt nhất là làm chả, xào để bảo quản; phải đun lại trước khi trẻ ăn.

Page 150: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

Hến: để ở nơi khô ráo; bỏ trên dàn bếp; không bỏ vào trong nước.

15. Khi trẻ bị ỉa chảy; hoặc ho sốt, chị có kiêng cho trẻ ăn uống loại gì không?.

Khi đó, chị nên chế biến thức ăn như thế nào để trẻ ăn uống được tốt ?.

Không nên kiêng cử gì cả; vì khi ốm, trẻ lười ăn, nhưng nhu cầu chất

dinh dưỡng rất cao để giúp cháu nhanh bình phục.

Khi trẻ ốm, nên chế biến kỹ thức ăn ngon miệng; dễ tiêu, giàu dinh dưỡng;

chia nhiều bữa nhỏ trong ngày, thay đổi món ăn để kích thích trẻ ăn ngon

16. Thế nào là tận dụng các chất đạm rẻ; sẵn có và tác dụng của nó?

Bằng mọi cách, hàng ngày phải có thức ăn có chất đạm cho con mình.

Tất cả các chất dinh dưỡng đều cần cho CT; nhưng chất đạm là chất

cần thiết nhất cho sự phát triển của trẻ.

17. Cách khử chất tanh (thịt, cá) và mẹo vặt chế biến món ăn ngon miệng?

Khử: bằng lá chanh, hoặc gừng, sả, tỏi, hành, nén, nghệ thái nhỏ dập nát.

Ngon miệng: Thêm chất khử chất tanh; chế biến với dầu hoặc mỡ, hành,

tỏi, gia vị, nước chấm chua. Thay đổi món ăn thường xuyên; hợp với khẩu

vị trẻ.

18. Cách pha chế nước gạo, có muối khi trẻ bị tiêu chảy và cách sử dụng

nó?

Cách pha chế: 1 vốc ( Nắm tay) gạo cộng với 2 chai đầy nước; loại chai

650 ml đun sôi từ 20-30 phút, cộng một ít muối bột (Chụm 3 đầu ngón tay

cái, giữa và ngón trỏ) ; khuấy đều cho uống theo nhu cầu của trẻ.

Cách cho uống: Cho uống bằng cốc hoặc thìa theo nhu cầu trẻ. Nếu trẻ

bị nôn, sau 10 phút cho uống lại; uống từ từ; từng ít một; uống liên tục cho

đến khi hết bệnh. Nước còn thừa đến ngày hôm sau phải bỏ đi và pha lại

gói khác.

Kính chúc bà mẹ nuôi con tốt, dự hội thi, vận động mọi người dự đầy đủ.

Page 151: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

PHỤ LỤC 4

PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀ MẸ NUÔI CON KHỎE

“Dự hội thi phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi”

Nội dung đánh giá Điểm chuẩn

Điểmđạt

1. Thực hành 20

1.1. Chuẩn bị: dụng cụ phục vụ nấu ăn đầy đủ 6

+ Nồi, bát, đĩa, thìa, đũa, dao, thớt, chày, cối, nia, lá chuối, củi, bếp, khăn, xà phòng

1

+ Thực phẩm đủ 4 nhóm, sẵn có ở địa phương 5

1.2. Chế biến các món ăn 8

+ Thao tác nhanh, gọn, sắp xếp công việc hợp lý 1

+ Sơ chế đảm bảo kỹ thuật 1

+ Đảm bảo vệ sinh trong chế biến 2

+ 3 món trở lên, hợp khẩu vị trẻ 3

+ Thời gian chế biến không quá 60 phút 1

1.3. Tổ chức cho trẻ ăn 6

+ Vệ sinh (rửa tay, lau mặt) cho trẻ trước khi ăn 1

+ Chia đúng khẩu phần, khuyến khích trẻ ăn ngon 3

+ Thu dọn đồ dùng; vệ sinh nơi nấu ăn đảm bảo 1

+ Thời gian cho trẻ ăn không quá 30 phút 1

2. Kiến thức 10

2.1. Câu chính: trình bày chính xác, mạch lạc 7

2.2. Câu hỏi tình huống nuôi dưỡng trẻ: đạt yêu cầu 3

TỔNG CỘNG 30

Người dự thi :------------------------ ..........., ngày tháng năm 20......

Thôn : ------------------------ Cán bộ đánh giá

Xã: -------------------------

Page 152: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

PHỤ LỤC 5

BẢNG HỎI - ĐÁP DÀNH CHO CỘNG TÁC VIÊN DINH DƯỠNG

“Về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em”

1. Một phụ nữ sắp sinh, chị khuyên họ những điều gì ? ( “” là phần ĐÁP)

Nghỉ ngơi hoàn toàn hoặc chỉ làm việc nhẹ

Sinh tại trạm để đảm bảo an toàn

Cho con bú ngay trong vòng giờ đầu sau sinh

Ăn uống bồi dưỡng, không kiêng khem sau sinh.

2. Bà mẹ hay cho con ăn bổ sung trước khi trẻ tròn 6 tháng. Đúng hay sai?

Sai. Lý do: Sữa mẹ bổ và thích hợp nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu

Sữa mẹ đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ phát triển tốt trong 6 tháng đầu.

Ăn thêm trước khi tròn 6 tháng tuổi, trẻ dễ bị tiêu chảy, suy dinh dưỡng.

3. Vì sao cần cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ tròn 6 tháng tuổi?

Sữa mẹ hoàn hảo, nhưng chỉ đủ phát triển cho trẻ trong 6 tháng đầu.

Nhu cầu dinh dưỡng cần cho trẻ cao hơn khi trẻ tròn 6 tháng tuổi.

4. Gặp bà mẹ cho con bú quá 24 tháng tuổi, chị khuyên như thế nào ?

Chỉ nên cho trẻ bú kéo dài từ 18 đến 24 tháng.

Sau 24 tháng, sữa mẹ không còn đảm bảo chất dinh dưỡng cho trẻ nữa,

nên trẻ sẽ đòi bú nhiều lần, tạo cảm giác no giả, lười ăn, dẫn đến suy dinh

dưỡng.

5. Kể tên các nhóm trong ô vuông thức ăn?

Tinh bột Chất đạm Gạo, ngô, khoai,... - Các chất tanh - Các loại đỗ

Chất béo Rau, quả - Mỡ động vật các loại - Dầu, vừng, lạc

Sữa mẹ

Page 153: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

6. Nêu các nguyên tắc thay đổi món ăn vẫn đảm bảo các chất dinh dưỡng?

Sữa mẹ là thức ăn chính của trẻ khi trẻ còn bú mẹ

Ngoài sữa mẹ, bữa ăn đủ các chất dinh dưỡng khi có cả 4 nhóm chất, vì

vậy chỉ thay đổi các loại thức ăn trong cùng một nhóm với nhau mà thôi.

7. Chị hãy tuyên truyền về việc ăn bổ sung đúng cách.

Ăn bổ sung khi trẻ tròn 6 tháng tuổi cho đến khi cai sữa mẹ hoàn toàn.

Cần phải tô màu bát bột, cơm, cháo cho con đủ 4 nhóm chất dinh

dưỡng, theo nguyên tắc từ ít đến nhiều; từ lỏng đến đặc; làm quen dần với

thức ăn mới.

Đảm bảo vệ sinh từ khi chế biến đến khi cho trẻ ăn và bảo quản thức ăn.

8. Khi trẻ tiêu chảy hoặc ho, sốt, bà mẹ cho ăn kiêng. Chị cho biết ý kiến.

Không nên kiêng cữ gì cả. Vì khi ốm, trẻ lười ăn, nhưng nhu cầu dinh

dưỡng cần rất cao để giúp cháu nhanh bình phục.

Khi trẻ ốm, nên chế biến kỹ, hợp khẩu vị trẻ, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng.

Chia nhiều bữa ăn nhỏ, thay đổi món ăn để kích thích trẻ ăn ngon miệng.

9. Thế nào là tận dụng các chất đạm rẻ, sẵn có ở địa phương?

Bằng mọi cách, hàng ngày phải có thức ăn có chất đạm cho con mình.

Tất cả chất dinh dưỡng đều cần cho cơ thể, nhưng chất đạm là chất cần

thiết nhất cho sự phát triển của trẻ.

10. Có người cho rằng ăn mỡ có hại cho sức khỏe. Chị cho biết ý kiến?

Sai. Vì dầu và mỡ đều cung cấp năng lượng, giúp hấp thu các vitamin

tan trong chất béo; rất cần cho sự phát triển của trẻ.

Hàng ngày trẻ <5 tuổi cần 3-5 ml chất béo (gồm mỡ cần 60%, dầu 40%).

11. Cách pha chế và sử dụng nước cháo muối, khi trẻ bị tiêu chảy?

Cách pha chế: Lấy một vốc ( nắm tay) gạo cộng với 02 chai đầy nước,

loại chai 650 ml, đun sôi từ 20_30 phút cộng một ít muối bột (chụm 3 đầu

ngón tay cái, giữa và ngón trỏ), khuấy đều cho trẻ uống.

Page 154: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

Cách cho uống: + Cho uống bằng cốc hoặc thìa sau mỗi lần tiêu chảy, uống

theo nhu cầu của trẻ. Nếu trẻ bị nôn, sau 10 phút phải cho uống lại.

+ Uống từ từ, từng ít một và uống liên tục cho đến khi trẻ ngừng hẳn tiêu

chảy. Nước pha còn thừa đến ngày hôm sau, phải bỏ đi và pha lại nước

khác.

11. Nêu cách ghi cân nặng trẻ vào biểu đồ tăng trưởng và cách xác định

kênh dinh dưỡng trẻ ?

Trên trục dọc: Xác định điểm mốc chỉ cân nặng trẻ theo kết quả vừa cân .

Trên trục ngang: Xác định điểm mốc chỉ tháng tuổi trẻ.

Từ 2 mốc trên, gióng ngang mốc cân nặng vuông góc với trục cân nặng sẽ giao

nhau với đường vuông góc với trục tháng tuổi từ mốc tháng tuổi.

Điểm giao nhau là nơi xác định kênh dinh dưỡng trẻ, dựa vào vùng kênh

dinh dưỡng chứa điểm đó trên phiếu đã ghi sẵn.

12. Chị có các biện pháp gì để giúp các bà mẹ ở thôn mình hàng ngày chế

biến các món ăn có chất đạm sẵn có ở địa phương?

Giáo dục bà mẹ về vai trò của chất đạm đối với sự phát triển của trẻ.

Tìm hiểu lý do các bà mẹ chưa thực hiện được để tìm cách khắc phục.

Nhắc nhở cách chế biến món ăn trong các cuộc họp hàng tháng.

13. Để trẻ ra đời khoẻ mạnh, theo chị, bà mẹ mang thai cần phải làm gì?

Bà mẹ cần đảm bảo sức khoẻ và dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai .

Nuôi con bằng sữa mẹ; cho ăn bổ sung và chăm sóc con đúng cách.

Tận dụng thức ăn sẵn có, nhất là các chất tanh, các loại đỗ, dầu, mỡ.

Theo dõi phát triển cân nặng của con mình và đưa trẻ đến trạm xá để

khám khi con không tăng cân hoặc khi con bị ốm.

14. Làm gì để các bà mẹ ở thôn mình về dự hội thi đông hơn các thôn khác?

Tư vấn cho bà mẹ hiểu ý nghĩa của các cuộc thi sau mỗi lần cân trẻ hàng tháng

hoặc trong các cuộc họp chi hội phụ nữ, nhất là khi sắp đến hội thi.

Page 155: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

Phối hợp tốt với trưởng thôn để vận động các bà mẹ dự hội thi.

Tác động với gia đình động viên bà mẹ tham dự.

15. Chị cần dặn dò bà mẹ những gì sau mỗi lần cân?

Hàng ngày cố gắng cho con ăn chất đạm; dầu, mỡ bằng mọi cách.

Không kiêng ăn uống khi đang cho con bú và khi con bị tiêu chảy, ho,

sốt.

16. Nếu ở thôn mình có bà mẹ không tham gia các hoạt động phòng chống

suy dinh dưỡng thì chị có cách giải quyết gì không?

Gặp gỡ, tìm hiểu lý do bà mẹ chưa hợp tác và tìm lời khuyên thích hợp.

Tác động với người nhà để họ tạo điều kiện cho bà mẹ tham gia.

Tham mưu với hội phụ nữ giúp đỡ bà mẹ các mặt khó khăn, nếu được.

17. Chị cho biết cảm nghĩ khi tham gia hội thi lần này, có nên duy trì

không?

18. Có người cho rằng: Muốn nuôi con khoẻ cần phải giàu có. Ý kiến của

chị?

Kinh tế đóng vai trò quan trọng, nhưng nếu kinh tế đầy đủ mà không

biết nuôi con đúng cách, thì trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng.

Nếu biết tận dụng các thức ăn có sẵn ở địa phương và trong gia đình để

chế biến cho trẻ ăn thì trẻ sẽ phát triển tốt.

Thực tế, thôn nào trong xã ta cũng có nhiều bà mẹ nghèo nuôi con khỏe.

Kính chúc các anh chị sức khoẻ và tham dự hội thi thành công!.

Page 156: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

PHỤ LỤC 6

THEO DÕI TĂNG TRƯỞNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI NĂM 20........

Thôn:-----------Xã: --------------------------

Cộng tác viên dinh dưỡng: -------------------------

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Họ và tên trẻ

Ngày sinh kg cm kg Cm kg cm kg cm kg cm kg cm

Ghi chú: Những điều cần dặn dò bà mẹ sau mỗi lần cân đo:

- Hàng ngày cố gắng chế biến chất đạm, chất béo cho cháu ăn bằng mọi cách.

- Không kiêng cữ ăn, uống khi cho con bú và khi con bị tiêu chảy, ho, sốt.

- Khi trẻ ốm, cần đưa đến ngay trạm y tế để được khám, cấp thuốc miễn phí.

Xã---------------, ngày tháng năm 20....

Cộng tác viên dinh dưỡng

Page 157: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

PHỤ LỤC 6

THEO DÕI TĂNG TRƯỞNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI NĂM 20........

Thôn:--------Xã: ----------------------------

Cộng tác viên dinh dưỡng: ---------------------------

Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12Họ và tên trẻ

Ngày sinh kg cm kg Cm kg cm kg cm kg cm kg cm

Ghi chú: Những điều cần dặn dò bà mẹ sau mỗi lần cân đo:

- Hàng ngày cố gắng chế biến chất đạm, chất béo cho cháu ăn bằng mọi cách.

- Không kiêng cữ ăn, uống khi cho con bú và khi con bị tiêu chảy, ho, sốt.

- Khi trẻ ốm, cần đưa đến ngay trạm y tế để được khám, cấp thuốc miễn phí.

Xã---------------, ngày tháng năm 20....

Cộng tác viên dinh dưỡng

Page 158: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

PHỤ LỤC 7

PHIẾU NHẬN ADOFEX, FARZINCOL CHO TRẺ DƯỚI 5 TUỔI

Thôn:--------Xã: ----------------------------

Cộng tác viên dinh dưỡng: ---------------------------

BÀ MẸ KÝ TÊN Họ và tên trẻ Ngày sinh Họ tên bà mẹ

11/2010 11/2011

Ghi chú: Cần dặn dò bà mẹ sau mỗi lần cấp thuốc Adofex và Farzincol

- Cho trẻ uống thuốc đều đặn hàng ngày như hướng dẫn trong đơn thuốc,

- Khi trẻ ốm, cần đưa đến ngay trạm y tế để được khám, cấp thuốc miễn phí.

Xã---------------, ngày tháng năm 20....

Cộng tác viên dinh dưỡng

Page 159: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

PHỤ LỤC 8

PHIẾU TẨY GIUN (MEBENDAZOL) TRẺ EM 24-59 THÁNG TUỔI

Thôn:--------Xã: ----------------------------

Cộng tác viên dinh dưỡng: ---------------------------

Bà mẹ ký tên cho con uống thuốc Họ và tên trẻ

Ngày sinh

Họ tên bà mẹ 6/2010 12/2010 6/2011 12/2011

Ghi chú: Những điều cần hỏi bà mẹ, trước khi cho trẻ uống thuốc xổ giun

- Trong 6 tháng vừa qua, trẻ đã được dùng thuốc xổ giun chưa?

- Nếu chưa, chị có đồng ý dùng thuốc xổ giun bây giờ cho con chị không?

- Khi trẻ ốm, cần đưa đến ngay trạm y tế để được khám, cấp thuốc miễn phí.

Xã---------------, ngày tháng năm 20.....

Cộng tác viên dinh dưỡng

Page 160: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

PHỤ LỤC 9

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỘNG TÁC VIÊN DINH DƯỠNG

“Dự hội thi phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em”

Thôn:--------Xã: -------------------------------

Cộng tác viên dinh dưỡng: ----------------------------

Nội dung đánh giá Điểm chuẩn

Điểmđạt

1. Thực hành dinh dưỡng 15

1.1. Chuẩn bị: dụng cụ phục vụ nấu ăn đầy đủ 3

+ Nồi, bát, đĩa, thìa, đũa, dao, thớt, chày, cối, nia, lá

chuối, củi, bếp, khăn, xà phòng 1

+ Thực phẩm đủ 4 nhóm, loại rẻ, sẵn có ở địa phương 2

1.2. Chế biến các món ăn 8

+ Thao tác nhanh, gọn, sắp xếp công việc hợp lý 2

+ Sơ chế đảm bảo kỹ thuật 2

+ Đảm bảo vệ sinh trong chế biến 2

+ Món ăn đạt chất lượng, hợp khẩu vị trẻ 2

1.3. Tổ chức cho trẻ ăn 4

+ Vệ sinh (rửa tay, lau mặt) cho trẻ trước khi ăn 1

+ Chia khẩu phần, khuyến khích trẻ ăn ngon miệng 2

+ Thu dọn đồ dùng; vệ sinh nơi tổ chức nấu ăn đảm bảo 1

2. Thực hành hàng tháng trong năm 2010 28

2.1. Theo dõi tăng trưởng trẻ hàng tháng 12

+ Số liệu ghi chép đầy đủ, chính xác 5

+ Tỉ lệ suy dinh dưỡng giảm 2,5 % trở lên /một năm 7

2.2. Viết được bài truyền thông theo chủ đề phù hợp 4

+ Viết được 1 bài tiếng dân tộc đạt yêu cầu theo mẫu 1

Page 161: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

+ Viết được 2-3 bài tiếng dân tộc đạt yêu cầu theo mẫu 2

+ Viết được từ 4 bài tiếng dân tộc trở lên đạt yêu cầu 4

2.3. Tiến hành truyền thông tại thôn bản hàng tháng 6

+ Truyền thông được 1 lần bằng tiếng dân tộc thiểu số 2

+ Làm được từ 2-3 lần bằng tiếng dân tộc thiểu số 4

+ Làm được từ 4 lần trở lên bằng tiếng dân tộc thiểu số 6

2.4. Vận động bà mẹ tham dự hội thi 2

+ Vận động bà mẹ ở xa có con dưới 5 tuổi dự hội thi từ

10% trở lên 1

+ Vận động bà mẹ ở gần có con dưới 5 tuổi dự hội thi

từ 70% trở lên 2

2.5. Ghi “phiếu bà mẹ nhận thuốc cho trẻ” đầy đủ 1

2.6. Ghi “phiếu bà mẹ xổ giun cho trẻ” chính xác 1

2.7. Mời 1 bà mẹ nghèo, nuôi con khoẻ tham dự hội thi 2

3. Kiến thức 7

3.1. Câu chính: trình bày chính xác, mạch lạc 5

3.2. Câu hỏi tình huống: đạt yêu cầu 2

TỔNG CỘNG 50

............, ngày tháng năm 20......

Cán bộ đánh giá

Page 162: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

PHỤ LỤC 10

CÁCH NUÔI DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI

THÁNG TUỔI

CÁCH NUÔI DƯỠNG

Từ 1-6 tháng BÚ MẸ HOÀN TOÀN THEO NHU CẦU TRẺ.

KHÔNG ĂN THÊM BẤT CỨ THỨC ĂN GÌ KHÁC

Từ 7-8 tháng BÚ MẸ THEO NHU CẦU TRẺ; ĂN THÊM BỘT NGŨ

CỐC LOÃNG 2 BỮA/NGÀY, MỖI BỮA NỬA CHÉN

Từ 9-12 tháng

BÚ MẸ THEO NHU CẦU TRẺ VÀ ĂN THÊM BỘT

NGŨ CỐC ĐẶC 3 BỮA/NGÀY, MỖI BỮA MỘT CHÉN

Từ 13-24 tháng

BÚ MẸ THEO NHU CẦU TRẺ VÀ ĂN THÊM CHÁO

HOẶC CƠM TÁN 3 BỮA/NGÀY, MỖI BỮA MỘT CHÉN

Từ 25-60 tháng

ĂN CƠM 3 BỮA CHÍNH (2 CHÉN/BỮA) VÀ 2 BỮA

PHỤ (CÓ GÌ ĂN NẤY), ƯU TIÊN THỨC ĂN CHO TRẺ

+ NẤU BỘT NGŨ CỐC: GẠO 3 PHẦN + ĐẬU 1 PHẦN: RANG VÀ

XAY MỊN. NẤU 3-5 THÌA BỘT VỚI 1 CHÉN NƯỚC + 1 NẮM RAU

GIẢ LẤY NƯỚC + NỬA THÌA MỠ

+ ĂN CHÁO HOẶC CƠM 1 CHÉN GỒM: GẠO (1 NẮM TAY) +

DẦU HOẶC MỠ (1 THÌA NHỎ) + CHẤT TANH (BĂM NHỎ, GIẢ

NHUYỄN CẢ XƯƠNG, 2 THÌA NHỎ, LÀM VIÊN CHẢ) + 1-2 NẮM

RAU + MUỐI I-ỐT (BẰNG MỘT CHỤM 3 ĐẦU NGÓN TAY).

+ SAU MỖI BỮA ĂN, NÊN CHO TRẺ ĂN THÊM TRÁI CÂY CÓ

SẴN TRONG NHÀ.

Page 163: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

PHỤ LỤC 11

LẬP KẾ HOẠCH MỘT BUỔI TRUYỀN THÔNG

(Chuyên trách dinh dưỡng lập cho TNVDD truyền thông)

1. Lựa chọn chủ đề truyền thông

Ví dụ : Vai trò của chất tanh đối với sự phát triển trẻ em.

2. Xác định đối tượng, thời gian, địa điểm truyền thông phù hợp

Ví dụ: Đối tượng: Bà mẹ có con dưới 5 tuổi; thời gian: lúc 20h00 ngày

19/3/2010; địa điểm: nhà văn hóa thôn 4, xã Trà Tân.

3. Viết được các mục tiêu của buổi truyền thông

Ví dụ: Sau buổi này, các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tham dự có khả năng:

- Nêu lên được tác hại của việc thiếu chất tanh đối với sự phát triển của trẻ.

- Nhận thức được các chất tanh sẵn có trong thôn giúp phòng chống tốt

suy dinh dưỡng trẻ em.

- Nêu lên được sự cần thiết phải cho con ăn chất tanh hàng ngày.

4. Viết được bài truyền thông và viết được các câu hỏi cho từng mục tiêu

Ví dụ: Kính thưa anh Nguyễn T, thôn trưởng thôn 4, xã Trà Tân

Kính thưa bác Võ Văn H- già làng thôn 4.

Kính thưa chị Nguyễn Thị Vân-đại diện Trạm y tế Trà Tân cùng bà con.

Trước hết, tôi xin chào các anh chị lãnh đạo địa phương và toàn thể bà

con. Tôi tên là : Nguyễn Thị P. Cộng tác viên dinh dưỡng kiêm y tế thôn

bản thôn 4 chúng ta. Hôm nay tôi rất vui được gặp và cùng trao đổi với bà

con về chủ đề rất thiết thực trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đó là:

"Vai trò của chất tanh đối với sự phát triển trẻ em". Rất mong bà con tham

gia ý kiến đóng góp để buổi trao đổi hôm nay đạt được kết quả tốt, góp

phần giúp cho suy dinh dưỡng trẻ em của thôn ta được giảm xuống.

Như các chị đã biết ở thôn ta có cháu Huỳnh Thị T. 15 tháng tuổi (Cần

nêu chính xác) con của chị Trần Thị M. hộ nghèo bị suy dinh dưỡng nặng,

Page 164: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

chỉ nặng 7,1 kg. Khi tôi đến thăm thấy, chị M. đang cho con ăn cháo trắng

nấu với muối. Tôi hỏi mới biết chị không dám cho con ăn các chất tanh

sẵn có trong thôn, vì sợ cháu còn nhỏ, chưa ăn được. Bà con ạ! chất tanh

rất quý đối với trẻ; trẻ em từ khi tròn 6 tháng tuổi trở lên là cho ăn thêm bột

loãng có chất tanh được rồi, nhưng phải cho ăn dần từ loãng đến đặc, từ ít

đến nhiều và nấu ăn sạch sẽ.

Bây giờ, tôi xin phép hỏi các chị về tầm quan trọng của chất tanh nhé.

“Các chị vui lòng nêu lên tác hại của việc thiếu chất tanh đối với sự phát

triển của trẻ ?”; Chị nào xung phong ? Xin mời chị Hải. "không cho trẻ ăn

chất tanh, sẽ thiếu chất làm sao trẻ lớn được!". Các chị có đồng ý với chị

Hải không ?. "Đồng ý". Chị Hải và các chị thật tuyệt vời. Xin khen ngợi chị

Hải. Và bà con thấy đó, chị Hải mặc dù nhà nghèo, nhưng vợ chồng chị

chịu khó tìm chất tanh ngoài đồng và cho con ăn đều đặn hàng ngày nên

con của chị, cháu Trần Văn Tân, 20 tháng tuổi, phát triển rất tốt, được 12,5

kg. Ở thôn mình còn có các bà nghèo nuôi con khỏe, rất đáng biểu dương

như chị Lan, chị Thắm, chị Nhung…

Các chị ạ ! các chất tanh rẻ, sẵn có ở thôn mình rất nhiều như: ốc, cá

nhỏ, cua đồng, cá khô nhỏ, ếch, tép, tôm nhỏ…; tôi xin hỏi :“ Các chị cho

biết các chất tanh sẵn có trong thôn có phòng chống được suy dinh dưỡng

trẻ em không? Vì sao?”. Xin mời chị Minh. Chị Minh chưa suy nghĩ kịp,

xin mời chị Tuyết. "Các thứ đó có xương, trẻ không ăn được và khó làm

lắm" . Cám ơn chị đã mạnh dạn nêu lên một thực tế khó khăn. Mời chị

Nhung, là mẹ nghèo nuôi con rất khỏe cho ý kiến. "Theo tôi, không có gì

khó cả; trẻ con mỗi lần ăn cần một lượng ít, 1 đến 2 thìa nhỏ chất tanh, rửa

sạch, thêm ít hành cho thơm, băm nhỏ, giả nát nhuyễn, làm thành viên chả

nhỏ, phi ít mỡ vào cho trẻ ăn; nó ăn hết ngay cùng với cơm, cháo". Xin

hoan hô ý kiến quý báu của chị Nhung. Bà con mình có thống nhất không?.

Page 165: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

Chắc thống nhất cao nhỉ. Mời bác H.- già làng thôn 4 có ý kiến. "Tôi thấy

chị Nhung nói rất chí phải. Thực tế ở làng bản mình, chị nào chịu khó bắt

ốc, mò cua cho con ăn, không kiêng khem, con chị đó đều khỏe cả. Bà con

nên phát huy". Xin cám ơn ý kiến xác đáng của bác H.

Nhưng điều quan trọng là làm sao cho con mình được ăn hàng ngày thì

trẻ mới không bị suy dinh dưỡng, chứ ăn bữa có bữa không thì trẻ rất khó

phát triển. Tôi xin hỏi tiếp: “Bà mẹ cần làm gì để trẻ ăn được thức ăn giàu

chất tanh sẵn có ở địa phương hàng ngày”. Bà con có thể trả lời chung cũng

được. Họ đều nêu lên: "Chỉ cần ông bố, bà mẹ giành chút thời gian khi đi

làm đồng, khi làm nương rẫy để bắt ốc, cua đồng hay các con vật ở bìa

rừng là con có bữa ăn tốt ngay". Các chị thật giỏi và các các chị có quyết

tâm cho con mình ăn chất tanh hàng ngày đều đặn không ?. "Có ạ". Cám

ơn các chị rất nhiều.

Tôi có mang theo và xin giới thiệu vài loại chất tanh có ở địa phương

mình để bà con thấy cho trẻ ăn rất tốt như nhiều bà mẹ đã làm: Tép, cá khô,

rạm, nhái, ốc, cua đồng, đậu xanh, đậu đen, đậu nành.

Thưa bà con, nãy giờ bà con tham gia rất tích cực và tập trung. Tôi xin

tóm tắt 3 ý chính cần nhớ và mong bà con thực hiện, đó là:

- Trẻ từ khi tròn 6 tháng tuổi trở lên nếu không được ăn chất tanh hàng

ngày sẽ bị suy dinh dưỡng.

- Cho trẻ ăn hàng ngày thức ăn có chất tanh sẵn có tại thôn ta sẽ giúp

trẻ mau lớn, không bị suy dinh dưỡng nữa.

- Bố mẹ khi đi làm rẫy cần giành ít thời gian kiếm chất tanh nấu cho

con ăn.

Sau đây, tôi xin kính mời anh Trưởng thôn lên phát biểu ý kiến chỉ đạo.

"Thưa các anh chị dự họp, thưa bà con. Chị P. hôm nay truyền thông cho

bà con về ý nghĩa và tầm quan trọng của chất tanh đối với sức khỏe, không

Page 166: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

chỉ trẻ em mà cả đối với người lớn chúng ta. Bữa ăn mô mà thiếu chất tanh,

mình có nhiều cơm mấy cũng mau đói bụng, phải không bà con. Chẳng thế,

mà ngày đó làm việc dễ mệt mỏi, mất sức. Chất tanh, qua buổi nói chuyện

hôm nay là rất quý. Tôi hoan nghênh chị P. và đề nghị chị P. tiếp tục có

những buổi truyền thông khác có ý nghĩa như thế này. Đề nghị các bà mẹ

về nhà cùng vận động ông chồng kiếm chất tanh hàng ngày cho con ăn và

làm theo hướng dẫn của y tế, đã phát sẵn tờ rơi về cách nuôi dưỡng trẻ em

dưới 5 tuổi. Thay mặt địa phương, chúng tôi sẽ chỉ đạo mặt trận thôn, các

hội đoàn thể tham gia vận động các gia đình tích cực thực hiện việc cho

con ăn thức ăn có chất tanh hàng ngày. Cám ơn các anh chị".

Xin cám ơn bác Trưởng thôn và cám ơn bà con đã lắng nghe và tích

cực ủng hộ phong trào cho con ăn chất tanh để phòng chống suy dinh

dưỡng trẻ em. Tháng sau, tôi sẽ cùng bà con trao đổi về vai trò của chất

dầu, mỡ đối với sự phát triển của trẻ. Xin chào bà con.

5. Phối hợp lãnh đạo thôn lựa chọn buổi truyền thông phù hợp và

mời dự

Liên hệ thôn trưởng để gửi giấy mời hoặc mời miệng; lồng ghép

truyền thông trong buổi thực hành dinh dưỡng hay các buổi họp thôn hay

họp mặt trận hoặc cuộc họp của phụ nữ, đoàn thanh niên thôn…

6. Tổ chức buổi truyền thông đạt yêu cầu

Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

Giới thiệu CTVDD lên truyền thông, ghi vào biểu mẫu giám sát truyền thông

Rút kinh nghiệm sau buổi truyền thông: ưu, khuyết, lưu ý cần khắc phục.

Người lập kế hoạch

(Ký, ghi rõ họ tên)

Page 167: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

PHỤ LỤC 12

GIÁM SÁT BUỔI TRUYỀN THÔNG

Họ tên người giám sát:..............................................................................

Họ tên người truyền thông:.......................................................................

Chủ đề truyền thông:.................................................................................

Ngày giám sát: ..........................................................................................

Mức độ đạtNội dung giám sát

Tốt Đạt Không Chuẩn bị kế hoạch truyền thông

Chào hỏi thân mật và tạo được không khí thoải mái, gần gũi

Giới thiệu tầm quan trọng và mục tiêu của buổi truyền thông

Nêu được các câu hỏi để giải quyết tốt mục tiêu truyền thông

Khen ngợi, khuyến khích mọi người tham gia trả lời

Sử dụng từ ngữ địa phương chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu

Sử dụng phương tiện truyền thông phù hợp và dễ hiểu

Nêu gương người tốt việc tốt ở địa phương để minh họa

Động viên mọi người nêu khó khăn, thuận lợi khi thực hiện

Tóm tắt được nội dung chính của buổi truyền thông

Mời lãnh đạo thôn bản phát biểu chỉ đạo, tổ chức thực hiện

Cám ơn mọi người và hẹn gặp lại

Họp nhận xét sau buổi truyền thông:

+ ưu điểm:

+ Hạn chế:

+ Cách khắc phục:

Người giám sát

(ký và ghi họ tên)

Page 168: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

PHỤ LỤC 13

GIÁM SÁT BUỔI THỰC HÀNH DINH DƯỠNG LỒNG GHÉP

Họ tên người giám sát:

Họ tên người thực hành:

Ngày giám sát:

Nơi giám sát:

Mức độ đạt Nội dung giám sát

Tốt Đạt KhôngChuẩn bị phương tiện thực hành đầy đủ, vệ sinh

Chuẩn bị thực phẩm đủ 4 nhóm dinh dưỡng và sử dụng thức

ăn rẻ tiền, dễ kiếm ở địa phương

Bà mẹ tự giác mang theo đóng góp thức ăn sẵn có ở nhà

Các bà mẹ cùng tham gia thực hành sơ chế và nấu ăn

Các hội đoàn thể có tham gia phối hợp nấu ăn cho trẻ

Sơ chế thực phẩm đúng kỹ thuật, hợp vệ sinh

Chế biến món ăn phù hợp; vừa làm vừa hướng dẫn bà mẹ

Phối hợp tổ chức cân, đo trẻ trước ăn, ghi vào sổ theo dõi

Hướng dẫn bà mẹ khuyến khích cho trẻ ăn no và vệ sinh

Lồng ghép truyền thông một chủ đề sau khi mẹ cho trẻ ăn

bằng tiếng dân tộc thiểu số

Mời lãnh đạo thôn bản phát biểu chỉ đạo

Vệ sinh sạch sẽ sau thực hành. Cám ơn và hẹn gặp lại

Họp nhận xét sau buổi thực hành lồng ghép:

+ ưu điểm:

+ Hạn chế:

+ Cách khắc phục:

Người giám sát

(ký và ghi họ tên)

Page 169: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

PHỤ LỤC 14

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

1. Hình ảnh thu thập thông tin khảo sát thực trạng

Ảnh 1.1. Cán bộ điều tra khám bệnh trẻ em, phỏng vấn bà mẹ

Ảnh 1.2. Các bà mẹ xã Trà Giáp đưa trẻ về điểm khám bệnh tập trung

Page 170: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

2. Hình ảnh thu thập thông tin quá trình can thiệp

Ảnh 2.1. Chuyên trách dinh dưỡng Trà Đốc góp ý bài truyền thông cho TNVDD

Ảnh 2.2. Bà mẹ, ông bố thôn 2 xã Trà Giáp cho con ăn sau thực hành dinh dưỡng

Page 171: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

Ảnh 2.3. Bà mẹ xã Trà Tân tham gia chế biến tại hội thi CTVDD giỏi

Ảnh 2.4. Nghiên cứu sinh đang phỏng vấn bà mẹ nghèo nuôi con khỏe

xã Trà Giáp tham gia hội thi bà mẹ nuôi con khỏe

Page 172: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

3. Hình ảnh thu thập thông tin đánh giá kết quả can thiệp

Ảnh 3.1. Cán bộ điều tra sau can thiệp phỏng vấn bà mẹ

Ảnh 3.2. Cán bộ điều tra sau can thiệp cấp thuốc cho trẻ em mắc bệnh

Page 173: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

PHỤ LỤC 15

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM

Yếu tố Chỉ số n=1200Số

SDD % SDD p

Giới tính Trai Gái

637 563

245 193

38,5 34,3

>0,05

Nơi cư trú (xã)

Trà Giáp Trà Kót Trà Đốc Trà Sơn Trà Tân Trà Giác

243 145 237 197 120 258

105 44 81 64 37 107

43,2 30,3 34,2 32,5 30,8 41,8

>0,05

Nhóm tuổi mẹ <26 26-35 >35

329 538 333

131 191 116

39,8 28,2 34,8

>0,05

Hiểu sữa non Đúng Sai

854 346

307 131

35,9 37,9

>0,05

Hiểu bú mẹ hoàn toàn

Đúng Sai

388 812

138 300

35,6 36,9

>0,05

Hiểu thời điểm cai sữa Đúng Sai

880 320

321 117

36,5 36,6

>0,05

Hiểu thực phẩm sẵn có giàu đạm

Đúng Sai

384 816

125 313

32,6 38,4

>0,05

Hiểu tinh bột Đúng Sai

1100 100

399 39

36,3 39,0

>0,05

Bú mẹ giờ đầu sau sinh

Có Không

1083 117

393 45

36,3 38,5

>0,05

Thời điểm cai sữa (tháng)

<18 ≥18

169 1031

67 371

39,6 36,0

>0,05

Ăn tinh bột hàng ngày Đúng Sai

1078 122

393 45

36,5 36,9

>0,05

Ăn rau quả hàng ngày Đúng Sai

956 244

348 90

36,4 36,9

>0,05

Tiêm chủng mở rộng Có

Không 1116

84 403 35

36,1 41,7

>0,05

Page 174: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC...SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TB Trung bình TCT Trước can thiệp TPSC Thực phẩm sẵn có UNICEF Quỹ Nhi đồng

PHỤ

LỤ

C 1

6

BẢ

N ĐỒ

HU

YỆ

N BẮ

C T

MY