13
DÒNG THÁC LTRÌNH TÍN HIU (SIGNALING TRANSDUCTION CASCADES) Cơ chế ca ltrình tính hiu Sau khi có stìm hiu chi tiết vtng loi ththmt, bây gita scùng đặt chúng trong mi quan htng hòa ca mt sltrình tín hiệu (signaling transduction) dưới quan điểm ca hóa sinh phân t(molecular biochemistry) để có được cái nhìn hoàn chnh tphân tđến chức năng. Ltrình tín hiu hiu mc tế bào có nghĩa là sự chuyn thông tin tbên ngoài vào trong tế bào. Struyn tín hiu có thđơn giải như các quá trình liên quan đến ththca acetylcholine (nhng ththcó cu to kênh, thông qua stương tác với ligand scho phép tín hiệu đi qua dưới dng mt ion nhvào hoc ra khi tế bào. Sdi chuyn ca những ion này làm thay đổi điện thế màng và lan ta trên toàn thtế bào đó). Ltrình tín hiu phc tạp hơn liên quan đến hàng lot các đáp ứng khác nhau ktkhi ligand ni kết vi ththể. Trong đó có thể kđến sphosphoryl hóa ca tyrosine kinase hoc/và serine/threonine kinase. Sphosphoryl hóa protein thay đổi hot tính ca enzyme và shình thành ca các protein có liên quan khác, do đó thay đổi hoạt động ca tế bào và quá trình biu hin gene, gây ra sđáp ứng tế bào. Phân ttín hiu Phân ttín hiu là nhng phân thóa học được tiết ra tmt tế bào có khnăng khởi động mt chui phn ng sinh hc ni bào qua trung gian thth. Do vy có thxem nó như một phương tin liên lc ca tế bào, được gi là SM (signaling molecule). Các SM được tạo ra để tế bào kim soát hoạt động ca chính nó (autocrine) hoc lân cn (paracrine) hay phóng thích vào máu để đến kim soát hoạt động ca tế bào khác (endocrine). Skhác biệt cơ bản gia các hình thc này là thi gian, paracrine và autocrine cho đáp ứng tức thì, còn endocrine cho đáp ứng sinh hc chậm hơn nhiều. Có thxem đây như một ligand. Có 2 đặc tính cơ bản sau: - Các ligand có thgn kết vi nhiu loi ththkhác nhau để sinh ra các đáp ứng thuc các loi khác nhau. Ví d: SM như NE có thgn vi ththα1 để thc hiện phương thc cn tiết hoc α2 để thc hiện phương thức ttiết. - Nhiu ligand có thgn kết vi cùng mt loi ththđể sinh ra các đáp ứng ging nhau. Ví dligand gn vào ththα1, ET (ththendothelin) và AT1 (ththca angiotensin II) đều hot hóa PLC (Phospholipase C) qua protein Gq ri biến đổi PIP (phosphatidyl inositol biphosphate thành phosphatidyl inositol triphosphate (PI3) mt mt gii phóng Ca2+ lưới ni bào, mc khác hot hóa PKC (phospho kinase C) phosphoryl hóa kênh calcium loi L làm mkênh này. Ngoài ra còn mt hình thc khác trong phân loi vstương quan giữa các phân ttín hiu và cơ quan đích được làm rõ qua ví dsau. ddày, gastrin được phóng thích vào máu hot hóa tế

DÒNG THÁC LỘ TRÌNH TÍN HIỆU (SIGNALING ...Hình 7.3:Lượt đồ trình bày³OTR illustrating putative potential phosphorylation sites´.The putative phosphorylation targets

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

  • DÒNG THÁC LỘ TRÌNH TÍN HIỆU (SIGNALING TRANSDUCTION

    CASCADES)

    Cơ chế của lộ trình tính hiệu

    Sau khi có sự tìm hiểu chi tiết về từng loại thụ thể một, bây giờ ta sẽ cùng đặt chúng trong mối

    quan hệ tổng hòa của một số lộ trình tín hiệu (signaling transduction) dưới quan điểm của hóa

    sinh phân tử (molecular biochemistry) để có được cái nhìn hoàn chỉnh từ phân tử đến chức năng.

    Lộ trình tín hiệu hiểu ở mức tế bào có nghĩa là sự chuyển thông tin từ bên ngoài vào trong tế bào.

    Sự truyền tín hiệu có thể đơn giải như các quá trình liên quan đến thụ thể của acetylcholine

    (những thụ thể có cấu tạo kênh, thông qua sự tương tác với ligand sẽ cho phép tín hiệu đi qua

    dưới dạng một ion nhỏ vào hoặc ra khỏi tế bào. Sự di chuyển của những ion này làm thay đổi

    điện thế màng và lan tỏa trên toàn thể tế bào đó). Lộ trình tín hiệu phức tạp hơn liên quan đến

    hàng loạt các đáp ứng khác nhau kể từ khi ligand nối kết với thụ thể. Trong đó có thể kể đến sự

    phosphoryl hóa của tyrosine kinase hoặc/và serine/threonine kinase. Sự phosphoryl hóa protein

    thay đổi hoạt tính của enzyme và sự hình thành của các protein có liên quan khác, do đó thay đổi

    hoạt động của tế bào và quá trình biểu hiện gene, gây ra sự đáp ứng tế bào.

    Phân tử tín hiệu

    Phân tử tín hiệu là những phân tử hóa học được tiết ra từ một tế bào có khả năng khởi động một

    chuỗi phản ứng sinh học nội bào qua trung gian thụ thể. Do vậy có thể xem nó như một phương

    tiện liên lạc của tế bào, được gọi là SM (signaling molecule). Các SM được tạo ra để tế bào

    kiểm soát hoạt động của chính nó (autocrine) hoặc lân cận (paracrine) hay phóng thích vào máu

    để đến kiểm soát hoạt động của tế bào khác (endocrine). Sự khác biệt cơ bản giữa các hình thức

    này là thời gian, paracrine và autocrine cho đáp ứng tức thì, còn endocrine cho đáp ứng sinh học

    chậm hơn nhiều.

    Có thể xem đây như một ligand. Có 2 đặc tính cơ bản sau:

    - Các ligand có thể gắn kết với nhiều loại thụ thể khác nhau để sinh ra các đáp ứng thuộc

    các loại khác nhau. Ví dụ: SM như NE có thể gắn với thụ thể α1 để thực hiện phương

    thức cận tiết hoặc α2 để thực hiện phương thức tự tiết.

    - Nhiều ligand có thể gắn kết với cùng một loại thụ thể để sinh ra các đáp ứng giống nhau.

    Ví dụ ligand gắn vào thụ thể α1, ET (thụ thể endothelin) và AT1 (thụ thể của angiotensin

    II) đều hoạt hóa PLC (Phospholipase C) qua protein Gq rồi biến đổi PIP (phosphatidyl

    inositol biphosphate thành phosphatidyl inositol triphosphate (PI3) một mặt giải phóng

    Ca2+ ở lưới nội bào, mặc khác hoạt hóa PKC (phospho kinase C) phosphoryl hóa kênh

    calcium loại L làm mở kênh này.

    Ngoài ra còn một hình thức khác trong phân loại về sự tương quan giữa các phân tử tín hiệu và

    cơ quan đích được làm rõ qua ví dụ sau. Ở dạ dày, gastrin được phóng thích vào máu hoạt hóa tế

  • bào ECL (enterochromaphil-like cell) tiết ra histamine, sau đó histamine kích thích bơm proton ở

    thành tế bào phóng thích ion H+, như thế sự liên lạc giữa tế bào G với tế bào ECL là endocrine

    trong khi ECL với tế bào thành là paracrine.

    Phân loại thụ thể

    Các thụ thể của lộ trình tín hiệu (signal transducing receptor) được phân thành 3 nhóm cơ bản:

    - Thụ thể xuyên màng và có hoạt động sinh enzyme nội bào (intrinsic enzymatic activity).

    Nhóm này gồm có tyrosine kinase (thụ thể PDGF, insulin, EGF và FGF), tyrosine

    phosphatase (CD45 của tế bào T và đại thực bào), guanylate cylase (natriuretic peptide

    receptor) và serine/threonin kinase (thụ thể activin và TGF-β).Những thụ thể tyrosine

    kinase nội bào có khả năng tự phosphoryl hóa cũng như là phosphoryl hóa các cơ chất

    khác. Ngoài ra cũng có một vài họ thụ thể thiếu hoạt động sinh enzyme nội bào như cặp

    (coupled) thụ thể tyrosine kinase nội bào, chúng có vai trò trong sự tương tác protein-

    protein.

    - Thụ thể có dạng cặp (coupled), trong tế bào, kết nối với GTP và thủy phân protein

    (termed G-protein). Thụ thể thuộc nhóm này tương tác với G-protein và tất cả đều có cấu

    trúc 7 vòng xoắn xuyên màng. Những thụ thể này còn được gọi là thụ thể xoắn

    (serpentine receptor). Bao gồm adrenegic, odorant và các thụ thể hormone (glucagon,

    angiotensin, vasopressin và bradykinin).

    - Những thụ thể được tìm thấy ở nội bào và ligand sẽ kết nối với thụ thể tại bề mặt nhân, sự

    tương tác sẽ dẫn đến quá trình chuyển mã gene. Bởi vì các thụ thể thuộc nhóm này được

    tìm thấy ở nội bào và hoạt động chức năng ngay trong nhân nên còn được gọi là thụ thể

    nhân (nuclear receptors). Những thụ thể này bao gồm một lượng lớn thành viên thuộc các

    họ thụ thể hormone steroid và thyroid. Các thụ thể này có vùng nối kết của ligand, vùng

    nối kết DNA và vùng kích hoạt chuyển mã.

    Do giới hạn của đề tài, ở đây chỉ trình bày sự điều hòa bởi sự phosphoryl hóa, các tác động xem

    xét ở mức phân tử dòng thác tín hiệu (signal cascades) của G-protein, cAMP và một vài chất dẫn

    truyền thứ cấp khác sinh ra từ phosphatidylinositol.

    7.1 Kinase và phosphatases:

    Có nhiều enzyme được điều hòa bởi liên kết cộng hóa trị với gốc phosphate, liên kết ester, liên

    kết với gốc hydroxyl của một vài amino acid (serine, threonine hoặc tyrosine).

  • Protein kinase chuyển gốc phosphate từ phân tử ATP đến gốc hydroxyl của protein. Ngược lại,

    protein phosphatase thủy phân liên kết phosphate.

    Các enzyme được điều hòa bởi PKA

    Sự phosphoryl hóa thay đổi trực tiếp hoạt tính của enzyme bằng cách thay đổi cấu trúc cấu tạo

    của nó. Ngoài ra, sự thay đổi hoạt tính cũng xuất phát từ sự nối kết một protein vào vị trí đã

    phosphate hóa trước đó. Ví dụ, 14-3-3 protein nối kết vào vùng có serine và threonine đã

    phosphate hóa ở chuỗi RXXX[pS/pT]XP, X có thể là một amino acid nào đó. Sự liên kết với 14-

    3-3 là cơ chế thường xảy ra ở các protein có vai trò như một yếu tố chuyển mã (transcription

    factors) , chúng thường được giữ lại ở trong bào tương và không vào được trong nhân.

    Protein kinase và phosphatase có khả năng tự điều hòa thông qua một chuỗi truyền tin phức tạp.

    Ví dụ: Một vài protein kinase được kích hoạt bởi hệ thống Ca2+

    - calmodulin hay protein kinase

    A (PKA) được kích hoạt bởi cAMP.

  • Như ta đã biết, adenylate cyclase thủy phân ATP tạo thành cAMP và PPi. Sự nối kết hormone

    ngoại bào (ví dụ như epinephrine) kích hoạt adenylate cyclase để tạo thành cAMP trong bào

    tương. Do vậy, cAMP có thể gọi là chất truyền tin thứ hai hay chất truyền tin thứ phát (second

    messenger).

    Hình 7.1: Minh họa cơ chế phản ứng cAMP.

  • Hình 7.2: Minh họa sơ khởi cơ chế hoạt động của cAMP

    Phosphodiesterase thủy phân cAMP thành AMP do vậy nó không thể tiếp tục hoạt hóa thủy phân

    protein kinase A được nữa. Người ta xác định được rằng cAMP kích thích quá trình tự giáng cấp

    của mình (cAMP stimulates its own degradation) để nhanh chóng bất hoạt tín hiệu của chính nó.

    Protein kinase A (protein kinase phụ thuộc cAMP) chuyển gốc Pi từ ATP đến gốc hydroxyl của

    nhóm serine hoặc threonine, đây là phần đặc thù của trình tự 5-amino acid chuyên biệt. Protein

    kinase A tồn tại ở trạng thái tĩnh (resting state) ở cấu trúc như sau:

    - 2 tiểu đơn vị điều hòa (R).

    - 2 tiểu đơn vị thủy phân (C).

  • Hình 7.3:Lượt đồ trình bày“OTR illustrating putative potential phosphorylation sites”. The

    putative phosphorylation targets are indicated as (1) calmodulin II kinase (CaM II K), (2) protein

    kinase C (PKC), (3) cAMP-dependent protein kinase A (PKA), (4) casein kinase Ia(CK-I) and

    (5) cGMP-dependent protein kinase G (PKG).

    Bình thường, mỗi tiểu đơn vị điều hòa của protein kinase A có chứa trình tự pseudosubstrate (cơ

    chất giả) có thể so sánh được được với vùng chất nền (substrate domain) của protein đích của

    protein kinase A, nhưng trong cấu trúc của nó alanine thay thế cho serine hay threonine. Vùng

    pseudosubtrate của tiểu đơn vị điều hòa thiếu gốc hydroxyl do vậy không phosphate hóa được,

    gắn vào vùng hoạt động (active site) của tiểu đơn vị thủy phân và khóa hoạt động của nó.

    Khi mỗi tiểu đơn vị điều hòa liên kết với 2cAMP, sự thay đổi cấu trúc của vùng này sẽ dẫn đến

    việc giải phóng tiểu đơn vị thủy phân. Hai tiểu đơn vị này sau đó có thể phosphoryl hóa thủy

    phân hóa serine hoặc threonine của protein đích.

    R2C2 + 4cAMP R2CAMP4 + 2C

  • Hình 7.4: Sơ lược sự hoạt hóa PKA

    Lưu ý rằng, PKIs (protein kinase inhibitors) điều hòa hoạt động của tiểu đơn vị C.

    Hình 7.5: Bisindolylmaleimide – một protein kinase inhibitor. Cấu trúc tương tự như

    staurosporine, có tính chọn lọc cao đối với protein kinase C (PKC) và là chất ức chế cạnh tranh.

  • Hình 7.6: Minh họa cơ chế phân giải glycogen làm tăng glucose máu.

    7.2 Dòng thác tín hiệu của G-protein

    Hầu hết các phân tử tín hiệu (signal molecules) nối kết với thụ thể trên màng tế bào, chỉ có các

    phân tử tín hiệu thuộc nhóm steroid hoặc một số nhóm kém phân cực khác mới xuyên màng để

    tương tác với các thụ thể nội bào (intracellular receptors).

  • Có một họ (family) thụ thể bề mặt lớn có motif chung 7 vòng xoắn xuyên màng (7

    transmembrane a-helices), cùng xem 2 ví dụ dưới đây:

    - Rhodopsin là thụ thể đầu tiên được tìm ra bởi kĩ thuật tia X tinh thể học (X-ray

    crystallography).

    - Thụ thể β-adrenergic được kích hoạt bởi epinephrine và norepinephrine. Sự kết tinh

    (crystallization) của thụ thể này được củng cố bởi một nối kết cơ học (insertion) của

    lysozyme (enzyme tan trong nước) vào quai bào tương (cytosolic loop) xen giữa các xoắn

    xuyên màng.

    Hình 7.7: Minh họa sự nối kết của lysozyme cùng β-adrenergic.

    Tín hiệu (signal) truyền từ thụ thể trên (7-helix receptor) đến một protein nội bào được gọi là

    G-protein, do vậy nhóm thụ thể này còn được gọi là G-Protein-Coupled Receptors (GPCR).

    Có khoảng 800 GPCR được tìm thấy ở người.

  • GPCR được nhị hợp (dimerize) hoặc oligomer hóa để tạo thành một phức hợp nội màng.

    Ligand bám vào thụ thể sẽ truyền tin đi vào cấu trúc này và sinh ra các tác động tương ứng

    đặc trưng cho từng loại thụ thể.

    Có nhiều loại GPCR-interacting proteins (GIPs) điều hòa chức năng của thụ thể. Những tác

    động này bao gồm:

    - Thay đổi ái lực của ligand.

    - Điều hòa sự nhị hợp hay oligomer hóa của thụ thể.

    - Định vị vị trí của thụ thể, bao gồm cả việc vận chuyển hay loại bỏ chúng từ màng tế bào.

    - Kiểm soát sự tương giao của các protein thông tin khác.

    G-prtein là một cấu trúc gồm có 3 tiểu đơn vị, được gọi là α, β và γ.

    G-protein kích hoạt quá trình hình thành cAMP trong tế bào được gọi là stimulatory G-protein

    hay Gs với tiểu đơn vị α, gọi là Gsα. Khi Gs được hoạt hóa, như khi thụ thể đáp ứng với

    epinephrine và glucagon. Thụ thể β-adrenergic được gọi là GPCR hướng epinephrine. Tiểu đơn

    vị α của G-protein bám vào GTP và thủy phân nó thành GDP và Pi.

    Tiểu đơn vị α và γ có liên kết cộng hóa trị với neo lipid (lipid anchors), do vậy bám dính và cố

    định G-protein vào mặt trong màng tế bào. Adenylate cyclase (AC) là một protein xuyên màng,

    vùng hướng về phía bào tương được gọi là vùng thủy phân (catalytic site).

    Hình 7.8: Minh họa rút gọn quá trình hoạt động của G-protein.

    Trình tự các sự kiện xảy ra khi hormone kích hoạt tín hiệu cAMP:

  • - Lúc đầu, tiểu đơn vị α của G-protein nối kết với GDP và ba tiểu đơn vị α,β và γ thống

    nhất với nhau và 2 tiểu đơn vị β và γ ức chế Gα.

    - Khi hormone bám dính vào thụ thể GPCR, sẽ có một sự biến đổi lập thể xảy ra và thông

    tin sẽ truyền tới G-protein. Vùng kết nối nucleotide (nucleotide-binding site) ở tiểu đơn

    vị α trở nên nhạy cảm hơn với bào tương và vì nồng độ GTP của bào tương tao hơn hẳn

    GDP nên nó giải phóng GDP để nối kết với GTP. Quá trình này gọi là GDP-GTP

    exchange.

    - Sự thay đổi diễn ra ở trên dẫn đến sự biến đổi cấu trúc của Gα và nó rời phức hợp αβγ để

    liên kết với Adenylate cyclase.

    - Adenylate cyclase được hoạt hóa bởi Gα-GTP sau đó thực hiện phản ứng tổng hợp thủy

    phân để tạo ra cAMP.

    - Protein kinase A (cAMP-Dependent protein kinase) thủy phân và chuyển nhóm

    phosphate của ATP đến nhóm serine hoặc nhóm threonine của một vài protein nội bào và

    kích hoạt hoạt động của chúng.

    Sự ngắt tín hiệu (turn off of the signal):

    - Gα thủy phân GTP thành GDP và Pi (GTPase). Sự tồn tại của GDP trên Gα khiến nó tái

    nối kết với tiểu phân βγ và bất hoạt do vậy adenylate cyclase không còn hoạt động nữa.

    - Phosphodiesterase thủy phân cAMP thành AMP.

    - Thụ thể tê liệt (receptor desensitization) biến đổi cấu trúc khác với cấu hình của hormone.

    Trong một số trường hợp, receptor hoạt hóa được phosphoryl hóa thông qua G-protein

    receptor kinase. Thụ thể được phosphoryl hóa sẽ nối kết với β-arrestin. Sau đó, β-arrestn

    điều hành quá trình loại bỏ receptor từ màng tế bào vào bào tương bởi hiện tượng nhập

    bào nhờ tác động gián tiếp của clathrin (clathrin-mediated). β-arrestin cũng nối kết với

    phosphodiesterase nội bào, mang enzyme này đến gần nơi sản xuất cAMP, góp phần làm

    ngưng dòng phân tử tín hiệu.

    - Protein phosphatase thủy phân loại nhóm phosphate của nó. (trước đó nó được phosphate

    hóa bởi protein kinase A).

    Sự khuếch đại tín hiệu (signal amplification) là một công đoạn rất quan trọng trong dòng thác tín

    hiệu. Cụ thể:

    - Một phân tử hormone có thể dẫn đến quá trình tạo thành nhiều phân tử cAMP.

    - Mỗi tiểu đơn vị xúc tác của protein kinase A xúc tác phosphoryl hóa nhiều protein trong

    suốt quá trình tồn tại của cAMP.

    Các thể đồng phân khác của Gα (different isoforms of Gα) có những cách truyền tin khác nhau.

    Ví dụ như stimulatory Gsα gắn với GTP thì hoạt hóa adenylate cyclase nhưng khi inhibitory Giα

    gắn với GTP thì nó lại bất hoạt enzyme này. Do vậy có thể thấy Giα có vai trò quan trọng trong

    việc chuyển ngược lại GDP thành GTP và sau đó lại hoạt hóa Gsα.

  • Hình 7.9: Mô tả sự ADP-ribosyl hóa.

    Phức hợp Gβγ được giải phóng khi Gαnối kết với GTP dẫn đến việc hoạt hóa hay ức chế một vài

    loại protein khác. Ví dụ, Gβγ ức chế một vài thể đồng phân của adenylate cyclase (isoform) góp

    phần ngắt dòng tín hiệu vào tế bào, ngưng biểu hiện enzyme.

    Độc tố tả (cholera toxin) xúc tác đồng hóa trị sự biến thể của Gsα. ADP-ribose được chuyển từ

    NAD+ thành arginine tại vùng hoạt động của GTPase của Gsα. Sự ADP-ribosyl hóa ngăn sự thủy

    phân của GTP (prevents GTP hydrolysis) bởi Gsα. Do vậy stimulatory G-protein được hoạt hóa

    lâu dài.

    Pertussis toxin (whooping cough disease) xúc tác sự ADP-ribosyl tại cysteine của Giα làm nó

    không thể chuyển GDP thành GTP. Con đường inhibitory bị khóa (The inhibitory pathway is

    blocked).

  • Sự ADP-ribosyl là cơ chế chung để điều hòa hoạt động của protein, từ sinh vật nhân sơ

    (prokaryotes) đến sinh vật nhân thực (eukaryotes), kể cả động vật có vú.