5
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 10/2015 [30] CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC 1. Đào Duy Anh sinh ngày 26/4/1904 tại xã Trung Chính, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, quê gốc ở làng Khúc Thủy, tổng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Gia đình ông giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Em trai là Đào Duy Kỳ, nguyên Bí thư Đoàn Thanh niên dân chủ, Quyền Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, Phó Giám đốc Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh)… Em gái Đào Thị Đính nguyên là Ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Em trai út là Đào Duy Dzếnh (tức Đào Phan) nguyên Bí thư Thành ủy Huế, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ nhiệm báo Quân du kích (tiền thân báo Quân đội Nhân dân) kiêm Giám đốc Nxb Quân du kích, (nay là Nxb Quân đội Nhân dân). Thủa nhỏ, Đào Duy Anh học chữ Hán ở Thanh Hóa 6 năm, sau đó vào học ở Huế. Năm 19 tuổi (1923), ông đỗ đầu Thành chung tại Trường Quốc học Huế (tốt nghiệp Cao đẳng Tiểu học - tương đương tốt nghiệp Trung học cơ sở hiện nay). Không muốn làm công chức dưới chính quyền thực dân, ông đã chọn nghề giáo và ra dạy ở Trường Tiểu học thị xã Đồng Hới (Quảng Bình), chờ cơ hội thi Tú tài. Năm 1925, ông vào Huế gặp cụ Phan Bội Châu rồi quyết định vào Sài Gòn làm báo. Với Đào Duy Anh, nghề báo là công cụ thiết thực để đánh thức hồn nước. Trên đường Nam tiến, Đào Duy Anh đến Đà Nẵng gặp Huỳnh Thúc Kháng, được cụ mời ra Huế làm báo Tiếng dân, tờ báo tiếng Việt đầu tiên của xứ Trung Kỳ. Năm 1926, ông tham gia vào Việt Nam Cách mệnh Đảng (sau đổi là Tân Việt cách mệnh Đảng). Năm 1927-1928, ông làm thư ký báo Tiếng dân, sáng lập Quan Hải tùng thư và giữ cương vị Tổng thư ký Tân Việt cách mệnh Đảng. Năm 1929, ông bị Pháp bắt và kết án 1 năm tù. Đầu năm 1930 ra tù, ông kết duyên với người bạn tù vốn là một tiểu thư lá ngọc cành vàng Trần Thị Như Mân - con gái quan Tuần vũ Trần Tiễn Hối, cháu nội quan Phụ chánh đại thần Trần Tiễn Thành (1821- 1883). Cũng từ đó, ông từ giã con đường chính trị và “mang theo nguyên vẹn cả khối tâm huyết về đất nước, cả tinh thần cách mạng sang địa hạt học thuật” (2) . Ông vừa chuyên viết sách, viết báo và kết hợp nghiên cứu lịch sử, vừa dạy tư thục ở Huế. Sau cách mạng tháng Tám, Đào Duy Anh chuyển ra thủ đô giảng dạy môn Lịch sử tại Giáo sư Đào Duy Anh (1904-1988) Đào Duy Anh: Nhà bách khoa hàng đầu hiện đại Đào Duy Anh là học giả lớn ở Việt Nam thế kỷ XX và có uy tín quốc tế. Từ năm 1968, ông đã được ghi tên vào bộ Từ điển Bách khoa Larousse của Pháp với tư cách là “một tên tuổi lớn trong các nhà bách khoa thư hiện đại”. n Hồ Sĩ Hùy

Đào Duy Anh: Nhà bách khoa hàng đầu hiện đại CHAN DUNG.pdfNam (1954-1958). Từ 1958- 64, ô ng chuyể về Bộ Giáo dục, sau Tđó cô ng tá cạ iV ệSử họ

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đào Duy Anh: Nhà bách khoa hàng đầu hiện đại CHAN DUNG.pdfNam (1954-1958). Từ 1958- 64, ô ng chuyể về Bộ Giáo dục, sau Tđó cô ng tá cạ iV ệSử họ

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2015 [30]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

1. Đào Duy Anh sinh ngày 26/4/1904 tại xã TrungChính, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, quê gốc ởlàng Khúc Thủy, tổng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai,tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Gia đình ông giàutruyền thống yêu nước và cách mạng. Em trai là ĐàoDuy Kỳ, nguyên Bí thư Đoàn Thanh niên dân chủ,Quyền Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, Phó Giám đốc TrườngĐảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chínhtrị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh)… Em gái ĐàoThị Đính nguyên là Ủy viên Ban chấp hành Hội Liênhiệp Phụ nữ Việt Nam. Em trai út là Đào Duy Dzếnh(tức Đào Phan) nguyên Bí thư Thành ủy Huế, Bí thưThành ủy Hà Nội, Chủ nhiệm báo Quân du kích (tiềnthân báo Quân đội Nhân dân) kiêm Giám đốc NxbQuân du kích, (nay là Nxb Quân đội Nhân dân).

Thủa nhỏ, Đào Duy Anh học chữ Hán ở Thanh Hóa6 năm, sau đó vào học ở Huế. Năm 19 tuổi (1923), ôngđỗ đầu Thành chung tại Trường Quốc học Huế (tốtnghiệp Cao đẳng Tiểu học - tương đương tốt nghiệpTrung học cơ sở hiện nay). Không muốn làm côngchức dưới chính quyền thực dân, ông đã chọn nghềgiáo và ra dạy ở Trường Tiểu học thị xã Đồng Hới(Quảng Bình), chờ cơ hội thi Tú tài. Năm 1925, ôngvào Huế gặp cụ Phan Bội Châu rồi quyết định vào Sài

Gòn làm báo. Với Đào Duy Anh, nghề báo làcông cụ thiết thực để đánh thức hồn nước. Trênđường Nam tiến, Đào Duy Anh đến Đà Nẵnggặp Huỳnh Thúc Kháng, được cụ mời ra Huếlàm báo Tiếng dân, tờ báo tiếng Việt đầu tiêncủa xứ Trung Kỳ. Năm 1926, ông tham gia vàoViệt Nam Cách mệnh Đảng (sau đổi là TânViệt cách mệnh Đảng). Năm 1927-1928, ônglàm thư ký báo Tiếng dân, sáng lập Quan Hảitùng thư và giữ cương vị Tổng thư ký Tân Việtcách mệnh Đảng. Năm 1929, ông bị Pháp bắtvà kết án 1 năm tù. Đầu năm 1930 ra tù, ôngkết duyên với người bạn tù vốn là một tiểu thưlá ngọc cành vàng Trần Thị Như Mân - con gáiquan Tuần vũ Trần Tiễn Hối, cháu nội quanPhụ chánh đại thần Trần Tiễn Thành (1821-1883). Cũng từ đó, ông từ giã con đường chínhtrị và “mang theo nguyên vẹn cả khối tâmhuyết về đất nước, cả tinh thần cách mạngsang địa hạt học thuật”(2). Ông vừa chuyênviết sách, viết báo và kết hợp nghiên cứu lịchsử, vừa dạy tư thục ở Huế.

Sau cách mạng tháng Tám, Đào Duy Anhchuyển ra thủ đô giảng dạy môn Lịch sử tại

Giáo sư Đào Duy Anh (1904-1988)

Đào Duy Anh: Nhà bách khoa hàng đầu hiện đại

Đào Duy Anh là học giả lớn ở ViệtNam thế kỷ XX và có uy tín quốc tế.Từ năm 1968, ông đã được ghi tênvào bộ Từ điển Bách khoa Laroussecủa Pháp với tư cách là “một tên tuổilớn trong các nhà bách khoa thưhiện đại”.

n Hồ Sĩ Hùy

Page 2: Đào Duy Anh: Nhà bách khoa hàng đầu hiện đại CHAN DUNG.pdfNam (1954-1958). Từ 1958- 64, ô ng chuyể về Bộ Giáo dục, sau Tđó cô ng tá cạ iV ệSử họ

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2015 [31]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

Trường Đại học Văn khoa - tiền thân của Trường Đạihọc Sư phạm Hà Nội. Cuối năm 1946, ông chuyển vềThanh Hóa, gia nhập Hội Văn hóa kháng chiến và đượcbầu làm Chi hội trưởng Chi hội Thanh Hóa, tham giagiảng dạy các lớp Văn hóa kháng chiến của Liên khu IV.Năm 1950, ông lên Việt Bắc, tham gia thành lập Bannghiên cứu Văn Sử Địa, trực thuộc Ban Tuyên huấnTrung ương. Năm 1952, ông trở về Thanh Hóa, dạy mônLịch sử ở trường Dự bị Đại học và sau ngày tiếp quảnthủ đô, thì trở ra Hà Nội, giảng dạy môn Lịch sử tạiTrường Đại học Sư phạm, tham gia thành lập trường Đạihọc Tổng hợp, giữ chức Chủ nhiệm bộ môn Cổ sử ViệtNam (1954-1958). Từ 1958-1964, ông chuyển về BộGiáo dục, sau đó công tác tại Viện Sử học, chuyên hiệuđính các bản dịch Hán văn. Từ năm 1965, ông nghỉ hưuvà qua đời vào năm 1988 tại Hà Nội.

Là một người chỉ có bằng tốt nghiệp Cao đẳng tiểuhọc, với ý chí tự học mạnh mẽ, Đào Duy Anh đã khôngngừng mở rộng kiến văn, tinh thông cả chữ Pháp, chữHán cổ cũng như chữ Nôm và chữ Trung Quốc hiện đại,trên cơ sở đó thu nhận được nhiều tinh hoa của 2 nềnvăn hóa Đông Tây. Lấy hiệu là Vệ Thạch, ông giãi bàytâm sự: “Tôi xem biển học là mênh mông, bát ngát,nguyện làm con chim tinh vệ suốt đời ngậm đá lấp biểnĐông, sẽ cố gắng cắp từng hòn sỏi mà mong góp phần

làm công việc lấp bể học mênh mông bát ngátấy”(11). Ông trở thành nhà bách khoa lớn củathế kỷ XX.

2. Trước hết, Đào Duy Anh là “đệ nhất từđiển gia” theo cách nói của GS. Trần QuốcVượng. Trong quá trình hoạt động từ thờiQuan Hải tùng thư, khi mải miết viết báo, dịchvà lược thuật sách nước ngoài để truyền bá chủnghĩa Mác, nhằm mở mang dân trí, ngầmtruyền bá tinh thần yêu nước, góp phần đấutranh chính trị, văn hóa, ông nhận ra sự thiếuthốn thuật ngữ, sự khác biệt về ngôn ngữ giữalớp trí thức già theo Nho học và lớp người trẻtheo Tây học: “Riêng trong lĩnh vực khoa họcxã hội, nhiều người chỉ biết diễn đạt nhữngkhái niệm mới bằng tiếng Pháp chứ không nóiđược bằng tiếng mẹ đẻ. Nếu như vào nhữngnăm trước chiến tranh thế giới thứ nhất, cácsĩ phu yêu nước trong khi truyền bá những tưtưởng mới cho quốc dân, thường phải lấynguyên tác các từ chính trị của Trung Hoa đểphiên theo âm Hán Việt bất kể những từ đó đãcó trong tiếng Việt hay chưa, thì bây giờ ngườita nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp. Tìnhtrạng đó cũng hạn chế một phần việc phát huytruyền thống văn hóa của dân tộc. Ý định biênsoạn sách Hán - Việt từ điển, tôi còn dụng ýriêng là nhân việc giải thích từ mà phổ biếntrong nhân dân một số khái niệm chính trị theohướng chủ nghĩa Mác”(12). Từ đó ông miệt màibiên soạn Từ điển.

Năm 1932, bộ Giản yếu Hán - Việt từ điểnra đời (Tập 1, Nhà in Tiếng Dân, Huế, 600trang; Tập 2, Nhà in Lê Văn Tân, Hà Nội, 605trang). Tập sách được nhà ái quốc Phan BộiChâu - người đương thời được suy tôn là bậchay chữ nhất nước Nam hiệu đính và viết lờiĐề từ (ký bút danh Hãn Mạn Tử) rất mực trântrọng: “Rày mai quyển sách ấy lưu hành, chắcở trên vũ đài Quốc văn lại thêm vô số đặc sắcmới, há chẳng phải là một việc rất đáng mừngcho học giới ta hay sao? Bỉ nhân thấy cỗ ănngon, quá mừng sinh dạn, xin viết mấy chữ ởđầu sách, anh em bốn bể hẳn cũng nhiềungười đồng ý với bỉ nhân”(3). Tác phẩm thật sựcó sức sống lâu dài qua việc được tái bản nhiềulần. Năm 1936, bộ Pháp - Việt từ điển, 1958trang do Nhà in Lê Văn Tân, Hà Nội xuất bản,Nxb Ngoại văn Hà Nội tái bản năm 1991.Những năm 30, hai bộ từ điển này là công cụGs Đào Duy Anh và vợ - bà Trần Thị Như Mân

Page 3: Đào Duy Anh: Nhà bách khoa hàng đầu hiện đại CHAN DUNG.pdfNam (1954-1958). Từ 1958- 64, ô ng chuyể về Bộ Giáo dục, sau Tđó cô ng tá cạ iV ệSử họ

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2015 [32]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

tra cứu thiết yếu, đồng thời là cây cầu nốigiữa lớp người già theo Nho học và lớp tríthức trẻ theo Tây học.

Năm 1965, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 200ngày sinh Nguyễn Du, Đào Duy Anh hoànthành bộ Từ điển Truyện Kiều. Mãi đến năm1974, tác phẩm này mới có dịp ra mắt bạnđọc (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 557trang, gồm cả phần phụ lục văn bản TruyệnKiều do Đào Duy Anh khảo đính, từ trang453). Đây là bộ từ điển tác phẩm đầu tiên ởnước ta.

Tuy không phải là người đầu tiên biênsoạn từ điển, nhưng Đào Duy Anh rất xứngđáng là nhà Từ điển học đặt cơ sở cho nền Từđiển học hiện đại Việt Nam.

3. Lĩnh vực khoa học Đào Duy Anh tâmhuyết nhất và có nhiều đóng góp nhất là Sửhọc, đặc biệt là cổ sử Việt Nam. Trong cuốnhồi ký Nhớ nghĩ chiều hôm, ông thổ lộ: “Mỗingười đều “mang lấy nghiệp vào thân”, cáinghiệp của tôi là nghiên cứu lịch sử ViệtNam… Ngày nay đến buổi chiều tà của cuộcđời, nhìn lại quãng đời mình đã trải qua trongnửa thế kỷ nay, từ khi bước vào đời (1923-1972), tôi nhận thấy rằng người ta có biết tôicũng chỉ ở lịch sử dân tộc mà có buộc tội tôicũng chỉ ở lịch sử dân tộc”. Ông là Giáo sư Sửhọc, một phu tử hiện đại mẫu mực về học vấnvà đạo đức. Với kiến thức uyên bác, trí nhớtuyệt vời, giảng bài không cần giáo án, chấtgiọng đều đều nhưng khúc chiết và ấm áp, ôngtrở thành thần tượng của bao lớp học trò.

Tiếp tục sự nghiệp vừa nghiên cứu vừagiảng dạy, từ những năm 30 thế kỷ XX, ônglần lượt hoàn thành các bộ sử Trung Hoa sửcương (1942), 2 bộ Giáo trình Đại học: Cổ sửViệt Nam (1955), Lịch sử Việt Nam (1956);bổ sung và viết lại thành bộ Lịch sử cổ đạiViệt Nam (1957) gồm 4 tập: Nguồn gốc dântộc Việt Nam, Vấn đề An Dương và Nhà nướcÂu Lạc, Văn hóa đồ đồng và trống đồng LạcViệt, Giai đoạn quá độ sang xã hội phongkiến; tiếp đó là cuốn Vấn đề hình thành dântộc Việt Nam (1957) và viết lại giáo trình Lịchsử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIXgồm 2 tập (1958). Ngay sau đó, các cuốn nàyđã được Viện Khoa học Trung Quốc, tiếp đólà Viện Đông phương học (thuộc Viện Hànlâm khoa học Liên xô) cho dịch và xuất bản

(năm 1959 và năm 1961). Là người đầu tiên biên soạn lịch sử dân tộc theo quan

điểm mác xít, GS. Đào Duy Anh có những biện luận xácđáng, đập tan luận điệu xuyên tạc của các sử gia phươngTây. Các tác phẩm sử học của ông đều hàm chứa nộidung phong phú, có những khám phá mới mẻ và đượclý giải giàu sức thuyết phục như các vấn đề: nguồn gốcdân tộc phân kỳ lịch sử, văn hóa đồ đồng của người LạcViệt, cuộc kháng chiến chống Tần, chế độ phong kiến…Nhưng do được xuất bản trước khi ngành Khảo cổ họcViệt Nam ra đời, tác giả chưa có lợi thế về những tư liệumà Khảo cổ học mang lại nên khám phá của ông có chỗcần điều chỉnh là chuyện thường tình. Tuy vậy, ông đãđặt được nền móng vững chắc cho các bộ lịch sử dân tộcvà đã được hậu thế ghi nhận qua Giải thưởng Hồ ChíMinh mà Nhà nước truy tặng năm 2000 với tư cách làtác giả cụm công trình gồm 4 tác phẩm, trong đó có Lịchsử cổ đại Việt Nam, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đếnthế kỷ XIX. Các bộ Lịch sử Việt Nam ra đời sau đó đềuchịu ảnh hưởng sâu sắc công trình của ông.

4. GS. Đào Duy Anh cũng là người đầu tiên nghiêncứu lịch sử văn hóa Việt Nam, địa lý học lịch sử ViệtNam theo quan điểm mác xít.

Tác phẩm Việt Nam văn hóa sử cương hoàn thành vàđược Quan Hải tùng thư xuất bản năm 1938, sau đóđược tái bản rất nhiều lần(4). Đây là bộ sách đầu tiên tổngkết văn hóa Việt Nam một cách toàn diện theo quan điểmtiến bộ nhất và viết bằng phương pháp khoa học nhất bấygiờ, tuy tác giả khiêm tốn tự nhận tác phẩm chỉ nhằmcung cấp cho độc giả “một mớ tài liệu để tham khảo”.Đến nay, một vài bộ lịch sử văn hóa Việt Nam đã ra đời,có bộ dung lượng lớn như Tiến trình văn hóa Việt Namtừ khởi thủy đến thế kỷ XIX của Nguyễn Khắc Thuần,Nxb Giáo dục (2007), 1.024 trang in khổ lớn 16x24cm.Các tác phẩm này dù có cập nhật và phong phú về mặttư liệu hơn, nhưng “quan niệm về văn hóa, lịch sử vănhóa, cách trình bày và các nhận xét rút ra có phần khôngđược mạch lạc, khúc chiết và không gây được ấn tượngnhư công trình của Đào Duy Anh”(5). Việt Nam văn hóasử cương cùng với Đất nước Việt Nam qua các đời và 2bộ sử đã nói ở cuối mục 2 là 4 tác phẩm nằm trong cụmcông trình được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt IInăm 2000 trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn.

Đất nước Việt Nam qua các đời là tác phẩm địa lýhọc lịch sử Việt Nam, Nxb Khoa học xuất bản năm 1964.Trong Lời dẫn in đầu sách, Đào Duy Anh trình bày rõlịch sử vấn đề nghiên cứu. Ông đã tham khảo các bảnđồ, tài liệu địa chí Việt Nam và Trung Quốc rất công phu.Với tinh thần khiêm tốn, thận trọng, ông viết: “Phạm vinghiên cứu địa lý học lịch sử rất rộng… Sách này chủ

Page 4: Đào Duy Anh: Nhà bách khoa hàng đầu hiện đại CHAN DUNG.pdfNam (1954-1958). Từ 1958- 64, ô ng chuyể về Bộ Giáo dục, sau Tđó cô ng tá cạ iV ệSử họ

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2015 [33]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

yếu là nghiên cứu phần địa lý hành chính để nhận địnhcương vực của nhà nước và vị trí các khu vực hành chínhtrải qua các đời, rồi đến quá trình mở mang lãnh thổ…Dĩ nhiên là về nhiều vấn đề chúng tôi chỉ mới nghiêncứu bước đầu, trong chừng mực tài liệu có hạn và khảnăng khảo sát trực tiếp rất hạn chế…”(6).

Theo Đỗ Lai Thúy, với tác phẩm Đất nước Việt Namqua các đời, “Đào Duy Anh là người đầu tiên xây dựngmột khoa học giáp ranh nằm trên đường biên của nhữngngành khoa học khác, mở ra phương pháp liên ngànhvà làm tiền lệ cho một người học trò của ông, GS. TrầnQuốc Vượng, đi vào lĩnh vực địa - văn hóa”(7).

5. Trong lĩnh vực tư tưởng, triết học, Đào Duy Anhlà một trong những người đi đầu trong việc nghiên cứucác hệ tư tưởng chi phối đời sống dân tộc theo quan điểmcủa chủ nghĩa Mác. Với Khổng giáo phê bình tiểu luận(1938?), (1943?)(8), ông là người đầu tiên ở nước ta vậndụng phương pháp luận mác xít để trình bày lại một cáchcó phê phán Khổng giáo và Khổng học. Phương phápmà Đào Duy Anh tiến hành thao tác là phương pháp xãhội học lịch sử. Quan điểm duy vật biện chứng và quanđiểm duy vật lịch sử giúp tác giả soi rõ cơ sở chính trị,xã hội, kinh tế gắn liền với quá trình ra đời và tồn tại củaKhổng giáo.

Tuy tự nhận mình là người không nghiên cứu Phậtgiáo, nhưng qua bài Nói tóm tắt về Thiền tôn in tiếp theophần Lời đầu sách trong Khóa hư lục bản dịch của ĐàoDuy Anh (Nxb Khoa học Xã hội, H.1974), ông đã đánhgiá rất xác đáng ảnh hưởng của Thiền học đối với cáctác giả lớn như Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm, NguyễnDu. Qua chương XII Nghiên cứu Khổng giáo, Lão giáovà Phật giáo trong cuốn hồi ký Nhớ nghĩ chiều hôm, ôngđã có kiến giải độc đáo về mối tương quan giữa Phật giáo

Thiền tôn với dân tộc thời Trần: Với Thiền tôn“con người có thể đốn ngộ thành Phật… cáilòng tin vào con người, tin vào sức mạnh củatâm người được đề cao hơn so với tất cả cácmôn phái khác. Cái lòng tin ấy gây cho conngười cái sức năng động mạnh mẽ. Tôi tưởngrằng cái lòng tin vào con người như thế khôngphải là không có quan hệ với tính năng độngcủa xã hội ta, tính anh hùng của nhân dân tathời bấy giờ”.

Chương XII Nghiên cứu Khổng giáo, Lãogiáo và Phật giáo trong cuốn hồi ký Nhớ nghĩchiều hôm cũng cho ta biết: Đối với Đạo giáo,điều học giả này quan tâm trước hết là họcthuyết Lão Trang với tác phẩm nền tảng củanó là Đạo đức kinh. Không thỏa mãn với nhậnđịnh của các học giả phương Tây cũng như cáchọc giả Trung Quốc, cũng không tán thànhquan điểm của nhà Đạo học uy tín là GS. CaoXuân Huy (1900-1989), ông tự dịch cho mìnhmột bản Đạo đức kinh (chưa xuất bản, hiệncòn lưu 1 bản ở Viện Triết học) để nghiên cứu.Điều đáng chú ý là ông đã chỉ ra mặt tích cực“nhược chi thắng cường, nhu chi thắngcương” (yếu thắng mạnh, mềm thắng cứng)trong tư tưởng Lão Tử cũng là nét độc đáotrong tư tưởng quân sự ở nước ta xưa nay vàhoạt động thiện đàn hướng con người vào việcthiện trong Đạo giáo trước đây chưa từng đượcai nói đến.

6. Đào Duy Anh còn có một số đóng gópđặc sắc trong các lĩnh vực ngôn ngữ học, lịchsử văn học. Các bộ Từ điển, Hán - Việt từ điểncó công đầu trong việc làm phong phú tiếngViệt hiện đại. Hiểu biết sâu sắc tiếng Việt cổkim, lại tinh thông Hán Nôm nên phần giảithích từ ngữ của Đào Duy Anh trong Từ điểnTruyện Kiều thật sự góp phần làm sáng tỏ vaitrò cách tân ngôn ngữ thơ ca nói riêng và ngônngữ dân tộc nói chung của đại thi hào. Phầnphụ lục văn bản Truyện Kiều do ông khảo đínhcó độ tin cậy cao. Tất cả các câu Kiều đượctrích dẫn trong tác phẩm Tìm hiểu phong cáchNguyễn Du trong Truyện Kiều (Nxb Khoa họcXã hội, 1985; Nxb Thanh niên tái bản năm2001) của Phan Ngọc đều lấy từ văn bản này.Năm 1979, Nxb Văn học tái bản Truyện Kiều,có ghi rõ trong Lời nói đầu: văn bản do ĐàoDuy Anh khảo chứng, hiệu đính, chú giải từtrước Cách mạng Tháng Tám…Gs Đào Duy Anh bên các học trò

Page 5: Đào Duy Anh: Nhà bách khoa hàng đầu hiện đại CHAN DUNG.pdfNam (1954-1958). Từ 1958- 64, ô ng chuyể về Bộ Giáo dục, sau Tđó cô ng tá cạ iV ệSử họ

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2015 [34]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

Trong Khảo luận về Kim Vân Kiều(9), ĐàoDuy Anh là người đầu tiên ở nước ta so sánhkhá chi tiết và khoa học tác phẩm Kim VânKiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân với kiệttác của Nguyễn Du, từ đó rút ra kết luận xácđáng: “Nguyễn Du đã hoán cốt đoạt thai KimVân Kiều truyện mà tạo ra một tác phẩm hoàntoàn mới… Nguyễn Du đã lý tưởng hóa cácnhân vật thành những nhân vật điển hình”.

Ngoài ra, Đào Duy Anh còn dịch Sở từ(1974); dịch, phiên âm và chú giải Ức Trai thitập và Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi(1969); khảo đính, chú thích, giới thiệu TruyệnHoa Tiên (1978).

7. Nhà Hán học uyên thâm Đào Duy Anh cònlà người hiệu đính các tác phẩm: Lịch triều hiếnchương loại chí (1961-1962), Đại Nam thực lục(1962-1977), Thánh ông di thảo (1963), Phủbiên tạp lục (1964), Đại Việt sử ký toàn thư(1967-1968), Đại Nam nhất thống chí (1969-1971), Binh thư yếu lược (1970), biên soạn Chữnôm (nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến) (1975)…

Nhìn chung, trước tác của Đào Duy Anhthật là đồ sộ, bao quát trên nhiều lĩnh vực: từđiển học, sử học, địa lý học, triết học, văn hóahọc, ngôn ngữ học, văn học… Ở lĩnh vực nào,

ông cũng có đóng góp đặc sắc, nếu không mở đầu thìcũng là người để lại dấu ấn rõ nét. Đó là kết quả của mộtquá trình nỗ lực tự đào tạo không ngừng “học nhi bấtyếm” của một phu tử hiện đại sớm phát hiện đúng sởtrường của mình để rồi trọn đời theo đuổi nhẫn nại nhưcon chim tinh vệ gắp từng hòn đá lấp biển cả khoa học.Cũng cần nói thêm về “hậu phương” vững chắc của nhàbác học: người vợ thảo hiền tài sắc Trần Thị Như Mân.Bà vốn là nhà báo từng chủ biên tờ Phụ nữ tùng san(1929) và là tác giả cuốn hồi ký Sống với tình thương(Nxb Trẻ, 1992), nhưng luôn coi sự nghiệp của chồnglà sự nghiệp của chính mình, vừa lo việc nhà vừa làmtư liệu, chép lại bản thảo cho ông. Bà là mẹ của GS,Viện sĩ Đào Thế Tuấn, nhà sử học Đào Thế Hùng…

Đào Duy Anh trút hơi thở cuối cùng vào ngày21/4/1988 tại Hà Nội, để lại bao niềm tiếc thương chongười thân, học trò, bạn bè, đồng nghiệp, cả bao ngườiyêu quý ông mà chỉ biết ông qua tác phẩm. Nhân dânHuế đã sắm cỗ áo quan gửi ra kịp trước ngày lễ tang.Nhà báo Quang Đạm quen biết ông từ thời ở Huế có bàithơ đưa tiễn cảm động: “Anh Bửu đi rồi, lại đến Anh/Nhớ thương thao thức suốt tàn canh/ Mở trang quốc sửôn bài học/ Thắp nén tâm hương tỏ tấc thành/ Ngườitrước long lanh gương chính khí/ Thời nay rối rítchuyện hư danh/ Lắng nghe trong gió hồn Tinh vệ/Ngậm đá chim còn lấp biển xanh(10)./.

Chú thích:(1) GS. Hà Văn Tấn: Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000. GS. Trần Quốc Vượng (1934-2005): Giải thưởng Hồ Chí

Minh năm 2012. GS. Phan Huy Lê: Giải thưởng quốc tế văn hóa châu Á Fukuoka năm 1996; Giải thưởng Nhà nước năm2000; được bầu làm Thông tín viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Văn khắc và Mỹ văn - Học viện Pháp quốc năm 2011…

(2), (7) Đỗ Lai Thúy (2002): Chân trời có người bay, Nxb Văn hóa - Thông tin, tr.14, tr.20.(3) Năm 1951 nhà in Minh Tân, Paris tái bản bộ sách này gộp làm một. Tại Hà Nội, năm 1992, Nxb Khoa học Xã hội

và năm 2005, Nxb Văn hóa Thông tin tiếp tục tái bản.(4) Tác phẩm lần lượt được tái bản: Nxb Bốn Phương Sài Gòn (năm 1950); Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh (năm

1992); Nxb Đồng Tháp (1998); Nxb Văn hóa - Thông tin (2000), Nxb Hội Nhà văn (năm 2001); Nxb Văn học (2010); NxbHồng Đức (Thanh Hóa, 2013)…

(5) Ngô Đức Thịnh (2007): Tổng quan tình hình nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam, Tạp chí Văn hóa dân gian số6, tr.16.

(6) Đào Duy Anh (1997), Đất nước Việt Nam qua các đời, in lần thứ 2, Nxb Thuận Hóa, tr.15... (8) Các tài liệu ghi chép về Đào Duy Anh (Thư mục, Tiểu sử…) như: Đỗ Lai Thúy (2002): Chân trời có người bay Sđd,

tr13-32; Chương Thâu (2003): Góp phần tìm hiểu một số nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, tr.569-582;Đinh Xuân Lâm - Trương Hữu Quýnh (2005): Từ điển nhân vật Lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, tr.13-14; Đào Duy Anh- Wikipedia Tiếng Việt… nhiều chỗ không thống nhất, chỗ còn ngờ chúng tôi có đánh dấu? Tuy đã đối chiếu rất công phunhưng vẫn khó lòng tránh khỏi sai sót. Rất mong được các bậc thức giả phủ chính.

(9) Khảo luận về Kim Vân Kiều, Quan Hải tùng thư, 1943, tái bản 1958, Nxb Văn hóa tái bản 1958 đổi nhan đề là Khảoluận về truyện Thúy Kiều; năm 1998, Nxb Giáo dục trích in lại trong Nguyễn Du về tác gia tác phẩm. Năm 2007, Nxb Vănhóa Thông tin tiếp tục tái bản.

(10) Quang Đạm (1913-1999): Họ tên thật là Tạ Quang Đệ, em ruột GS. Tạ Quang Bửu (1910-1986) người xã KhánhSơn, Nam Đàn, Nghệ An. Ông nguyên là nhà báo nổi tiếng, biên tập viên báo Nhân Dân. Bài thơ trên chép theo Huy ThiếuHuyền: Nhà báo Quang Đạm Báo Nghệ An 6/1992.

(11), (12) Đào Duy Anh, Nhớ nghĩ chiều hôm, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, in lần 2, 2000.