210
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ DỰ ÁN 1.1 Khái quát về dự án Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương chuyển đổi diện tích rừng sản suất là rừng tự nhiên nghèo kiệt kém hiệu quả sang trồng cây cao su trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nhằm phát triển kinh tế trong khu vực, tạo công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai. Và để đảm bảo đúng tiến độ trong 5 năm tới phải trồng được 90 – 100 ngàn ha cao su tại các tỉnh Tây Nguyên, theo quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, phấn đấu đạt từ 500 – 700 nghìn ha cao su và thông báo số 125/TB-VPCP ngày 14 tháng 08 năm 2006 của văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ Tướng Chính phủ tại hội nghị phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên: quyết định giao tổng Công ty cao su Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm việc cụ thể với 5 Tỉnh để trong 5 năm tới phát triển được khoảng 90 – 100 nghìn ha cao su tại Tây Nguyên. Quy hoạch chuyển diện tích đất từ dự án trồng cây nguyên liệu kém hiệu quả, diện tích đất giảm từ cây cà phê và giao cho các tổ chức, cá nhân và các lâm trường có đất rừng nghèo kiệt để trồng cây cao su nhằm tạo điều kiện để thâm canh và chống xói mòn. Để thực hiện tốt chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và căn cứ vào luật Đất đai, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực từ ngày 01/07/2004; Căn cứ Nghị định số 181 /2004/NĐ- CP, ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai và hồ sơ xin thuê đất của Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông, theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 572/SNN-NL, ngày 18/06/2007 về việc đề nghị bàn giao nguyên trạng hiện trạng rừng và đất Lâm nghiệp cho Công ty cao su Đồng Phú, Ủy ban nhân dân Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 1

DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

MỞ ĐẦU1. XUẤT XỨ DỰ ÁN1.1 Khái quát về dự án

Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương chuyển đổi diện tích rừng sản suất là rừng tự nhiên nghèo kiệt kém hiệu quả sang trồng cây cao su trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nhằm phát triển kinh tế trong khu vực, tạo công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai. Và để đảm bảo đúng tiến độ trong 5 năm tới phải trồng được 90 – 100 ngàn ha cao su tại các tỉnh Tây Nguyên, theo quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, phấn đấu đạt từ 500 – 700 nghìn ha cao su và thông báo số 125/TB-VPCP ngày 14 tháng 08 năm 2006 của văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ Tướng Chính phủ tại hội nghị phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên: quyết định giao tổng Công ty cao su Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm việc cụ thể với 5 Tỉnh để trong 5 năm tới phát triển được khoảng 90 – 100 nghìn ha cao su tại Tây Nguyên. Quy hoạch chuyển diện tích đất từ dự án trồng cây nguyên liệu kém hiệu quả, diện tích đất giảm từ cây cà phê và giao cho các tổ chức, cá nhân và các lâm trường có đất rừng nghèo kiệt để trồng cây cao su nhằm tạo điều kiện để thâm canh và chống xói mòn.

Để thực hiện tốt chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và căn cứ vào luật Đất đai, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực từ ngày 01/07/2004; Căn cứ Nghị định số 181 /2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai và hồ sơ xin thuê đất của Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông, theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 572/SNN-NL, ngày 18/06/2007 về việc đề nghị bàn giao nguyên trạng hiện trạng rừng và đất Lâm nghiệp cho Công ty cao su Đồng Phú, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đồng ý bàn giao cho Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông tiểu khu 826, 854, 839, và 840 với tổng diện tích 4.213 ha tại công văn số 1361/UBND-NL ngày 27/06/2007.

Trong đó diện tích xin chuyển đổi đất rừng sang trồng cao su là 962,9 ha+ Trồng cao su đứng: 2.897,7 ha (dự kiến thực trồng 2.700ha)+Trồng rừng nguyên liệu (keo lai): 122,4 ha (dự kiến thực trồng 110 ha)+Sản xuất kinh doanh và QLBV rừng tự nhiên: 1.082,4 ha

1.2 Loại dự ánDự án Trồng cao su, trồng rừng và Quản lý bảo vệ rừng Đồng Phú – Đăk Nông là

dự án đầu tư mới1.3 Cơ quan phê duyệt dự án đầu tư

Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 1

Page 2: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)2.1 Các văn bản luật của Việt Nam để lập báo cáo ĐTM

Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH được Quốc Hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006;

Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;

Nghị định số 21/2008/NĐ-CP, ngày 18/09/2008 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT, ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và cam kết bảo vệ môi trường.

Thông tư số 127/2008/TT-BNN, ngày 31/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn việc trồng cây cao su trên đất lâm nghiệp;

Thông tư số 10/2009/TT-BNN, ngày 04/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung một số điểm của thông tư số 127/2008/TT-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp;

Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Báo cáo Đánh giá tác động môi trường ban hành tại Quyết định số Số: 13/2006/QĐ-BTNMT, ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định  báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Tiêu chuẩn và Quy chuẩn quốc gia về môi trường. Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937, 5938 – 2005) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt (QCVN 08:2008/BTNMT) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ngầm (QCVN 09:2008/BTNMT) Tiêu chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp (TCVN 5945 – 2005) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong

đất (QCVN 03:2008/BTNMT) Các hồ sơ kỹ thuật

Các số liệu và tài liệu về hiện trạng tự nhiên, môi trường và điều kiện kinh tế xã hội khu vực xã EaPo, Đăk Win, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông;

Dự án Đầu tư trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông Phương án quy hoạch trồng cao su tiểu khu 826, 854 huyện Cư Jut, tỉnh Đăk

Nông. Phương án quy hoạch trồng cao su tiểu khu 839, 840 huyện Cư Jut, tỉnh Đăk

Nông. Báo cáo kết quả phúc tra hiện trạng rừng và đất rừng khu vực xây dựng dự

án trồng Cao su của Công ty cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông tại các tiểu khu 826, 854, 839 và 840 huyện Cư Jut tỉnh Đăk Nông do Trung tâm Quy hoạch Khảo sát Thiết kế Nông lâm nghiệp tỉnh Đăk Nông thực hiện năm 2008

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 2

Page 3: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

2.2 Những căn cứ pháp lý để xây dựng dự án Luật khuyến khích Đầu tư trong nước được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội

Chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 22 tháng 6 năm 1994. Luật Doanh nghiệp Nhà nước được Quốc hội ban hành ngày 26-11-2003, có

hiệu lực thi hành ngày 1-7-2004 Luật Đất đai năm 2003. Luật Đa dạng sinh học năm 2008 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 6 khóa XI ngày 03/12/2004. Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành Luật

bảo vệ và phát triển rừng. Quyết định số 186/2006/QĐ-CP ngày 14/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về

việc ban hành quy chế quản lý rừng. Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ

về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp. Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 24/10/2007 của UBND tỉnh Đăk Nông quy

định về giá cây cối, hoa màu trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. Quyết định số 617/QĐ-CSVN, ngày 14/07/2006 của Tổng Công ty Cao su Việt

Nam về việc phê duyệt phương án triển khai phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Đăk Nông.

Công văn số 1361/UBND-NL, ngày 27/06/2006 của UBND tỉnh Đăk Nông về việc bàn giao nguyên trạng rừng và đất lâm nghiệp cho Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú – Đăk Nông quản lý.

Thông báo số 29/TB-UBND, ngày 13/07/2007 của UBND tỉnh Đăk Nông về việc kết luận tại buổi làm việc giữa UBND tỉnh Đăk Nông với Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú – Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam về việc phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Cư Jút.

Biên bản tạm giao rừng và đất rừng tại thực địa ngày 20/07/2007 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi Cục Lâm nghiệp, UBND huyện Cư Jút, Hạt Kiểm lâm huyện Cư Jút và Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú – Đăk Nông2.3 Nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình ĐTM2.3.1 Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án được thực hiện trên cơ sở các nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu sau đây:

Luật Bảo vệ môi trường 2005 và có hiệu lực ngày 01/07/2006; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;– Nghị định số 21/2008/NĐ-CP, ngày 18/09/2008 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ

sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 3

Page 4: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Các số liệu và tài liệu về hiện trạng tự nhiên, môi trường và điều kiện kinh tế xã hội khu vực xã EaPô, Đăk Win, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông;

Báo cáo số 31/BC-UBND, ngày 30/8/2008 của UBND xã Đăk Wil báo cáo về kết quả thực hiện công tác 9 tháng đầu năm 2009 và phương hướng hoạt động 3 tháng cuối năm.

Báo cáo số 48/BC-UBND, ngày 31/12/2008 của UBND xã EaPô về việc báo cáo tình hình thực hiện công tác kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2008 và phương hướng hoạt động năm 2009

Thông tư số 127/2008/TT-BNN, ngày 31/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn việc trồng cây cao su trên đất lâm nghiệp;

Thông tư số 10/2009/TT-BNN, ngày 04/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung một số điểm của thông tư số 127/2008/TT-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp;

Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 Công ước về đa dạng sinh học, 1992. Luật Đa dạng sinh học năm 2008. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cẩm nang ngành lâm nghiệp, 2006 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật

lâm sinh tập I, NXB Nông nghiệp, 2001 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hướng dẫn đánh giá tác động trồng

rừng công nghiệp, 2006 Bùi Trang Việt, Sinh lý thực vật đại cương dinh dưỡng, Đại học Khoa học Tự

nhiên, 1998 Đinh xuân Thắng, Ô nhiễm không khí, NXB Đại học Quốc gia, 2003 Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương, Cẩm nang đánh

giá đất phục vụ trồng rừng, NXB Khoa học kỹ thuật, 2005 Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương, Hệ thống đánh

giá đất Lâm nghiệp, NXB Khoa học kỹ thuật, 2005 Hội khoa học đất, Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, 2000 Lê Trung Tuân, Hà Lương Thuần, Nguyễn Xuân Kiều, Công nghệ thu trữ phục

vụ tưới cây ăn quả và chống xói mòn trên đất dốc, Viện khoa học thủy lợi, 2004 Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn, Kỹ thuật canh tác Nông

Lâm kết hợp ở Việt Nam, NXBNN, 2005. Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên, Đất đồi núi Việt Nam - Thoái

hoá và phục hồi, NXBNN, 1999. Nguyễn Văn Phước, Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học,

2008 Nguyễn Việt Anh, Bể tự hoại-Bể tự hoại cải tiến, 2007 Tổng công ty cao su Việt nam, Qui trình kỹ thuật cây cao su,

2004 Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB xây dựng, 2002 Phạm Hoàng Hộ, Hiển hoa bí tử,Trung tâm học liệu Sài gòn, 1968

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 4

Page 5: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, Điều tra đánh giá tài nguyên đất đai theo phương pháp FAO- UNESCO , 1998.2.3.2 Nguồn tài liệu, dữ liệu chủ dự án tự tạo lập

Số liệu đo đạc và phân tích môi trường không khí, môi trường nước ngầm và nước mặt khu vực dự án khi thực hiện dự án.

Dự án Đầu tư trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông. Phương án quy hoạch trồng và chăm sóc cây cao su của Công ty Cổ phần cao

su Đồng Phú – Đăk Nông. Báo cáo kết quả xác minh hiện trạng rừng và đất rừng khu vực xây dựng dự án

trồng Cao su của Công ty cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông tại tiểu khu 826, 839, 840 và 854 – Lâm trường Cư Jút, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông do Trung tâm Quy hoạch Khảo sát Thiết kế Nông lâm nghiệp tỉnh Đăk Nông thực hiện năm 2008.

Bản đồ khu đất hiện trạng đất và đất rừng khu vực dự án: tiểu khu 826, 839, 840 và 854 do Trung tâm Khảo sát thiết kế Nông lâm nghiệp tỉnh Đăk Nông biên tập.

Bản đồ quy hoạch trồng cao su, trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng của dự án: tiểu khu 826, 839, 840 và 854 do Trung tâm Khảo sát thiết kế Nông lâm nghiệp tỉnh Đăk Nông biên tập.3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được thực hiện dựa trên cơ sở các phương pháp:

Phương pháp thống kê: sử dụng phương pháp thống kê trong công tác thu thập và xử lý các số liệu quan trắc về điều kiện tự nhiên, số liệu điều tra xã hội học trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương.

Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, độ ồn tại khu vực dự án

Phương pháp đánh giá nhanh: phương pháp đánh giá nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra trong quá trình khai thác dự án theo hệ số ô nhiễm do tổ chức Y tế Thế giới thiết lập.

Phương pháp so sánh: Các tiêu chuẩn được sử dụng và so sánh trong báo cáo là:

+ TCVN 5937 – 2005: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh;

+ TCVN 5949 – 1998: Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. Mức ồn tối đa cho phép;

+ TCVN 5949 – 1995: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư;

+ TCVN 7209 – 2002: Chất lượng đất – Giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng trong đất;

+ TCVN 7373 – 2004: Chất lượng đất – Giá trị chỉ thị về hàm lượng Nitơ tổng số trong đất Việt Nam;

+ TCVN 7374 – 2004: Chất lượng đất – Giá trị chỉ thị về hàm lượng Photpho trong đất Việt Nam;

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 5

Page 6: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

+ TCVN 7375 – 2004: Chất lượng đất – Giá trị chỉ thị về hàm lượng Kali tổng số trong đất Việt Nam;

+ QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;

+ QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

+ QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;

+ QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

+ QCVN 15:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất;

+ TCVS 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002. Phương pháp dự báo: trên cơ sở nghiên cứu khảo sát các nguy cơ, các tác

động tiềm tàng do hoạt động của dự án đối với môi trường. Phương pháp liệt kê mô tả và có đánh giá mức tác động: nhằm liệt kê các

tác động đến môi trường do hoạt động của Dự án gây ra, bao gồm các tác động từ nước thải, khí thải, chất thải rắn, an toàn lao động, cháy rừng, xói mòn đất, vệ sinh môi trường trong khu vực. Đây là một phương pháp tương đối nhanh và đơn giản, cho phép phân tích các tác động của nhiều hoạt động khác nhau lên cùng một nhân tố.4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

Báo cáo ĐTM của dự án "Đầu tư trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông" do Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông là chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Trung tâm Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường trực thuộc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đăk Nông.

Cơ quan tư vấn: TT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường Đăk Nông Địa chỉ liên lạc : Đường D2, phường Nghĩa Đức, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk

Nông. Điện thoại & Fax: (0501) 3544949 Đại diện: Ông LÊ TRỌNG YÊN – Chức danh: Giám đốcDanh sách người trực tiếp tham gia lập Báo cáo ĐTM:

TT Họ và tên Học hàm, học vị Nơi công tác

1 Phạm Văn LuyệnThạc sĩ Lâm

nghiệpCông ty Cổ phần cao su Đồng Phú-Đăk Nông

2 Lưu Minh Tuyến Kỹ sư trồng trọtCông ty Cổ phần cao su Đồng Phú-Đăk Nông

3 Lê Trọng YênThạc sĩ Lâm

nghiệpTT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường

4 Trịnh Xuân TrườngKỹ sư Quản lý

đất đaiTT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường

5 Nguyễn Văn HợpKỹ sư Quản lý

đất đaiTT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường

6 Trần Ngọc AnhKỹ sư Công nghệ

Môi trườngTT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 6

Page 7: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

7 Nguyễn Sỹ HuânCử nhân Khoa học Môi trường

TT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường

8 Nguyễn Đức LưuCử nhân Khoa học môi trường

TT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường

9 Hồ ThốngCử nhân Quản lý

môi trườngTT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường

10 Kiều Hoa Mỹ KTVTT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường

10 Nguyễn Xuân TâmTh.S Y học lao

độngViện Vệ sinh Dịch tễ Tây nguyên

11 Phạm Thị Thúy Hoa CN ngành Hóa lý Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 7

Page 8: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1 TÊN DỰ ÁNDỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỒNG CAO SU, TRỒNG RỪNG VÀ QUẢN LÝ

BẢO VỆ RỪNG ĐỒNG PHÚ – ĐĂK NÔNG1.2 CHỦ DỰ ÁN

CÔNG TY CỔ PHẨN CAO SU ĐỒNG PHÚ – ĐĂK NÔNGTrụ sở giao dịch : xã Ea Pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk NôngChủ tịch HĐQT : PHẠM VĂN LUYỆNTổng Giám đốc : LƯU MINH TUYẾNĐiện thoại : 0918 035 111; 0919257213

1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ CỦA DỰ ÁNVùng dự kiến phát triển cao su nằm trên diện tích rừng và đất lâm nghiệp của các

tiểu khu 826, 839, 840, và 854 của Lâm trường Cư Jút, ở xã Ea Pô và xã Đăk Win của huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông với tổng diện tích là 4.213 ha, được UBND tỉnh giao cho Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú – Đăk Nông phát triển cao su đại điền theo tinh thần công văn số 1361/UB-NL ngày 27/06/2007 V/v bàn giao nguyên trạng rừng và đất lâm nghiệp cho Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú – Đăk Nông quản lý.

Vùng dự kiến phát triển cao su Đồng phú giáp ranh: Phía Đông giáp sông Serepok – Đăk Lăk Phía Tây giáp Công ty KDTH Đăk Win – Đăk Nông Phía Nam giáp xã Đăk Đrông Phía Bắc giáp huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk LăkVùng dự án được nối với Quốc lộ 14 là lộ nhựa liên xã với chiều dài 30km qua các

xã Nam Dong, Ea Pô và Đăk Win, từ đó có các đường cấp phối và đường đất tỏa về chân rừng của các tiểu khu.

Giới hạn tọa độ địa lí: Vùng dự án trồng cao su của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú – Đăk Nông được giới hạn bởi tọa độ địa lý như sau:

12036’ – 12050’ Vĩ tuyến Bắc 107048’ – 107056’ Kinh độ Đông(Sơ đồ vị trí khu vực dự án xem trang sau)

1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN1.4.1 Hình thức đầu tư, quy mô đầu tư và giới hạn của dự án1.4.1.1 Hình thức đầu tư

Chu kỳ kinh tế của 1ha cao su là 27 năm (thời gian kiến thiết cơ bản là 7 năm, thời gian khai thác là 20 năm). Đối với vườn cây thì theo tiến trồng mới, cụ thể từ khi bắt đầu trồng mới năm 2008 đến kết thúc thời kỳ khai thác năm 2036 là 28 năm, cộng thêm 2 năm thanh lý vườn cây, tổng cộng thời gian hoạt động của dự án là 30 năm kể từ ngày dự án phát triển cây cao su của Công ty chính thức được phê duyệt và nếu cần có thể gia hạn thời gian hoạt động theo quy định của Nhà nước.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 8

Page 9: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Đầu tư mới toàn bộ từ các khâu khai hoang, trồng mới, chăm sóc, và khai thác 2.700 ha cao su đứng bằng các biện pháp thâm canh để đạt hiệu quả kinh tế cao, xây dựng mới các công trình cần thiết cho sản xuất và đời sống.1.4.1.2 Quy mô đầu tưa) Quy mô diện tích: 4.213 ha; Trong đó:

Đất trồng cao su: Quy hoạch trồng cao su 2.897,7 ha. Diện tích cao su đứng đạt 2.700 ha.

+ Đất có rừng chuyển đổi quy hạch trồng cao su: 962,9 ha+ Đất không có rừng Quy hoạch trồng cao su: 1.934,8 ha

Đất trồng keo lai: Quy hoạch 122,4 ha, dự kiến trồng 110 ha. Đất khoanh nuôi và QLBVR: 1.082,4 ha Đất xây dựng cơ sở hạ tầng: 26,7 ha (Trong đó đường giao thông: 17,8 ha;

nhà, xưởng, kho bãi: 8,9 ha) Đất khác (sình lầy, khe suối…): 83,8 ha

b) Ngành sản xuất chính: Phát triển cao su Diện tích cao su định hình: 2.700 ha Năng suất bình quân trong suốt quá trình KD (20 năm): 2 tấn/ha Sản lượng bình quân trong 1 năm (quy khô): 5.400 tấn/năm Tổng sản lượng suốt chu kỳ kinh doanh (quy khô): 108.000 tấnTrong đó Mủ nước (4 nước = 1 khô): 85% 319.600 tấn mủ nước = 91.800 tấn mủ khô Mủ tạp: (2 tạp = 1 khô): 15% 28.200 tấn mủ nước = 16.200 tấn mủ khôSản lượng bình quân năm trong 10 năm cao điểm (năm 2022 – 2031): 5.841 tấn

c) Ngành sản xuất phụ: Sản phẩm tận thu Gỗ cao su: 135.000m3 (50m3/ha) Củi: 270.000 ster (100ster/ha) Dầu hạt (trong 15 năm): 270 tấn (0,01 tấn/ha)

1.4.2.3 Mục tiêu của dự án Góp phần thực hiện chiến lược phát triển của ngành cao su Việt Nam. Trên cơ

sở đó mục tiêu của công ty phấn đấu đầu tư trồng mới theo phương thức nông – lâm kết hợp;

Sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống đồi trọc, cải tạo rừng nghèo kiệt thành rừng cao su có năng suất cao, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn, nhất là đồng bào tại chỗ, vùng sâu, vùng xa.

Nâng cao độ che phủ rừng, tạo môi trường sinh thái, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, tạo nguồn sinh thủy.

Tạo nhiều sản phẩm đa dạng từ sản phẩm cao su, đáp ứng một phần nhiên liệu cho ngành cao su và nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế.

Tạo sự cân bằng sinh thái giữa sản xuất nông lâm nghiệp với các ngành khác. Góp phần tăng lợi nhuận cho công ty, tăng nguồn đóng góp vào ngân sách nhà

nước, tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội trong địa bàn. Quản lí bảo vệ được đất và tài nguyên thiên nhiên của nhà nước.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 9

Page 10: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

1.4.2 Chương trình đầu tư – Khối lượng đầu tưCăn cứ vào thổ nhưỡng, địa hình và yêu cầu về sinh lý sinh thái cây cao su cũng

như các chỉ tiêu kỹ thuật về xây dựng cơ bản cũng như đảm bảo về bảo vệ môi trường, nguồn nước và giảm xói mòn. Đồng thời căn cứ và năng lực đầu tư vốn, khả năng quản lý của Công ty hiện nay... Phương án sử dụng đất phát triển trên cao su tại 4 tiểu khu như sau:

Diện tích đất tự nhiên: 4.312 ha. Đất trồng cao su: Quy hoạch trồng cao su 2.897,7 ha. Diện tích cao su đứng

đạt 2.700 ha. Đất trồng keo lai: Quy hoạch 122,4 ha, dự kiến trồng 110 ha. Đất khoanh nuôi và QLBVR: 1.082,4 ha Đất xây dựng cơ sở hạ tầng: 26,7 ha (Trong đó đường giao thông: 17,8 ha;

nhà, xưởng, kho bãi: 8,9 ha) Đất khác (sình lầy, khe suối…): 83,8 ha

1.4.2.1 Quy mô đầu tư và biện pháp thực hiệnCăn cứ theo kết quả khảo sát thổ nhưỡng và bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/50.000 của

huyện Cư Jút và dựa trên các tiêu chuẩn phân hạng đất ban hành năm 2004 của ngành Cao su Việt Nam, nhận định sơ bộ đất trồng cao su của các vùng dự án chủ yếu là đất hạng IIb và hạng III. Như vậy, hầu hết đất trong khu vực khảo sát đều thích hợp cho việc trồng cao su.

Tuy nhiên, công ty cần thực hiện công tác phân hạng đất cụ thể theo các tiêu chuẩn quy định trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 để làm cơ sở tiến hành trồng mới hàng năm, từ đó đầu tư chăm sóc vườn cây có hiệu quả hơn.

Dự kiến trồng mới quy mô đông đặc 2.700ha cao su1.4.2.2 Đền bù giải tỏa

Nằm trên diện tích đất quy hoạch của dự án có 576,7 ha đất nương rẫy 1.072,0 ha điều + (cây khác) do người dân xâm canh. Số diện tích đất này sẽ được chuyển sang trồng cao su.

Tổng diện tích đã thực hiện đền bù: 732,4ha/461 hộ.Diện tích còn lại: 916,3 ha/300 hộ.Đối với diện tích đã đền bù: Chủ đầu tư sẽ báo cáo chi tiết về công tác đền bù

trong năm 2007 – 2008 kèm theo dự án.Theo tinh thần kết luận Cuộc họp thẩm định Dự án trồng cao su, trồng rừng và

QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông ngày 25/11/2008, Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông đã làm tờ trình số 06/TTr-ĐP-Đ ngày 01/12/2008 về việc cam kết thực hiện tốt công tác đền bù cho diện tích đất xâm canh còn lại trên vùng dự án và UBND huyện Cư Jut có Công văn số 1139/UBND-TNMT, ngày 08/12/2008 về việc nhận định Phương án bồi thường hỗ trợ của công ty đã thực hiện là phù hợp và đề nghị công ty tiếp tục thực hiện theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước, tạo thuận lợi cho các hộ có đất bị thu hồi ổn định cuộc sống. Đồng thời, để sớm thẩm định dự án và phấn đấu đưa dự án đi vào hoạt động kịp thời vụ, UBND tỉnh Đăk Nông đã có công văn số 3051/UBND-NL, ngày 23/12/2008 về việc thẩm định dự án đầu tư của Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú Đăk Nông. Công ty phải thực hiện tốt việc phối hợp với địa phương xây dựng phương án đền bù cho diện tích xâm canh còn lại.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 10

Page 11: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Căn cứ Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn và Quyết định số 19/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đăk Nông ngày 24/10/2007 về giá bồi thường cây cối, hoa màu áp dụng trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. Trên cơ sở đó Chủ đầu tư sẽ kết hợp với chính quyền địa phương tính toán đền bù, di dời hợp lý cho người dân, đảm bảo thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với người dân năm trong quy hoạch của Dự án đã được phê duyệt.

Dự kiến giá đền bù, di dời tạm tính khoảng 22 triệu đồng/ha.Ngoài ra Chủ đầu tư có trách nhiệm tuyển dụng người dân thuộc diện đền bù giải

tỏa vào làm việc trong các nông trường của Công ty và đào tạo tay nghề trồng, chăm sóc, khai thác cây cao su.1.4.3 Quy mô về phương án quy hoạch phát triển dự án1.4.3.1 Giải pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cao su

Nhằm giúp tăng cường hiệu quả kinh tế và kỹ thuật cho việc sử dụng và khai thác tiềm năng tại vùng dự án, một số giải pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cao su trong những năm đầu tiên được đề xuất phục vụ trong vùng dự án.a) Chuẩn bị đất trồng

Tùy theo điều kiện thực trạng từng vùng mà xác định phương pháp khai hoang, phục hoang cho phù hợp và tiết kiệm. Những vùng đất tương đối bằng phẳng, đất còn rừng, đất đã qua sản xuất nông nghiệp có nhiều gốc cây to hoặc có từng mảng cây rừng tái sinh thì dùng máy ủi gạt sạch gốc rễ và cây nhỏ trên vùng, dùng máy cày 3-5 chảo để cày phá làm sâu 25-30 cm, sau đó dùng cày 7 chảo làm thục đất. Nhặt sạch rễ trên lô, đảm bảo đất trồng cao su phải sạch cỏ dại. Ngoài ra một số diện tích có thể khai hoang bằng thủ công, dùng cưa hoặc rìu chặt toàn bộ những cây lớn, rựa chặt những cây nhỏ, sau đó dọn sạch cây, cành cây, cỏ và cây bụi trên khu đất quy hoạch trồng cao su. Dùng cuốc san những ụ đất thường thấy là những ụ mối cho tương đối bằng phẳng.b) Thiết kế hàng trồng và chuẩn bị hố trồng

- Thiết kế hàng trồng:+ Ở khu vực có địa hình dốc ít hơn hoặc bằng 8%, thiết kế lô 25ha cho cao su,

lô chủ yếu dạng vuông hoặc chữ nhật, trồng theo hướng Bắc – Nam.+ Ở khu vực có địa hình dốc lớn hơn 8%, thiết kế lô trong khoảng từ 10 – 25ha,

hình dáng tùy theo địa hình cụ thể, trồng theo đường đồng mức chủ đạo.- Chuẩn bị hố trồng: Hố trồng đảm bảo kích thước: dài 60 cm, rộng 60 cm và sâu

60 cm (60cm x 60cm x 60cm). Khi đào để riêng lớp đất mặt khoảng 30cm ở một bên về phía trên đất dốc của miệng hố và lớp đất đáy để ở dưới dốc. Bón lót mỗi hố 10 kg phân hữu cơ và 200 gram phân lân nung chảy.c) Thiết kế đường vận chuyển mủ

Đường lô: rộng 4m, cây cao su trồng cách tim đường 4m Đường liên lô: rộng 6m, cây cao su trồng cách tim đường 5m.Căn cứ vào tình hình địa hình cụ thể tại các tiểu khu để tập trung thiết kế đường lô

và liên lô: Ở những vị trí có địa hình phức tạp và dốc lớn thì không thiết kế đường khép lô mà thiết kế đường liên lô theo đường đồng mức nhắm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc và khai thác.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 11

Page 12: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Bảng 1.1: Bảng nhu cầu khối lượng xây dựng vườn câyHạng mục ĐVT Nhu cầu

Tiến độ trồng mới ha 2.700Đường liên lô km 54Đường lô km 54Vườn ươm ha 15Cống D800 dài 7m Cái 10Hệ thống mương km 5

Nguồn: Báo cáo dự án đầu tưd) Trồng mới và chăm sóc vườn cây(1) Trồng mới

Giống cao suCư Jút – Đăk Nông thuộc khu vực Tây Nguyên có độ cao nhỏ hơn 600m so với

mực nước biển. Đặc điểm khí hậu mùa khô kéo dài, gây thiếu nước nghiêm trọng, mùa mưa có mưa giầm ngập úng dẫn đến các bệnh chính cho cây cao su như: phấn trắng, rụng lá mùa mưa, héo đen đầu lá.

Theo Viện nghiên cứu cao su Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2010 đối với khu vực trên nên sử dụng các giống như: PB260, Rrim600, RRiV3 với tỷ lệ 50 – 55% hoặc không quá 20% diện tích cho mỗi giống. Đây là các giống có thành tích ổn định, ít rủi ro. Và các giống ở như: RRiC121, PB312, RRiV1, RRiV2, RRiV4, LH83/732, LH83/85, LH83/87 với tỷ lệ 40% diện tích vườn cây hoặc không quá 10% diện tích mỗi giống; đây là giống mới có năng suất vượt trội nhưng còn hạn chế về quy mô hoặc thời gian khảo nghiệm.

Đặc điểm một số giống chính: PB260: Sinh trưởng (1,5m); Bình quân vành cao 2,12 cm/năm; Năng suất:

803 kg/ha (năm 1), 1.577 kg/ha (bq 5 năm); Bệnh nấm hồng: tỷ lệ bình quân 13%; Bệnh khô miệng cạo: 1,99%; Bệnh phấn trắng nhiễm nhẹ: cấp 1; Ưu điểm: Năng suất, sản lượng khá cao, đặc biệt cao đầu mùa, đáp ứng kỹ thuật khá.

RRiV3: Sinh trưởng (1,5m); Bình quân vành cao 1,68 cm/năm; Năng suất: 855 kg/ha (năm 1), 1.496 kg/ha (bq 5 năm); Bệnh nấm hồng nhiễm tỷ lệ cao: tỷ lệ bình quân 26,30%; Bệnh khô miệng cạo: thấp 1,67%; Bệnh phấn trắng nhiễm nặng: cấp 3; Ưu điểm: Năng suất, sản lượng khá cao, đáp ứng kỹ thuật khá.

RRim 600: Sinh trưởng (1,5m); Bình quân vành cao 1,86 cm/năm; Năng suất: 825 kg/ha (năm 1), 1.546 kg/ha (bq 5 năm); Bệnh nấm hồng nhiễm tỷ lệ cao: tỷ lệ bình quân 22,50%; Bệnh khô miệng cạo: thấp 1,80%; Bệnh phấn trắng nhiễm nhẹ: cấp 1; Ưu điểm: Năng suất, sản lượng khá cao, kháng gió tốt, đáp ứng kỹ thuật khá.

Thời vụ trồngThời vụ trồng cao su có thể thực hiện khi thời tiết thuận lợi và đất đạt đổ ẩm

cần thiết, nên tận dụng những cơn mưa đầu mùa để cây phát triển tốt.Trồng stum từ 1 tháng 6 đến 15 tháng 7.Trồng bầu từ 15 tháng 5 đến 31 tháng 8

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 12

Page 13: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Sau khi trồng 20 ngày, phải kiểm tra tiến hành trồng dặm những cây cần thiết và cây có mắt ghép chết, trồng dặm từ năm thứ nhất và hoàn chỉnh định hình vườn cây trong năm thứ 2, trồng dặm bằng cây con đúng giống đã trồng trên vườn cây. Số lượng cây giống trồng dặm so với số lượng cây trồng mới năm thứ nhất là 15% (trồng bầu) và 25% (trồng stum).

Do những năm đầu chưa cung cấp được giống tại chỗ nên chủ yếu là trồng bằng stum để giảm khối lượng chuyên chở, khi đã sản xuất được giống tại chỗ nên trồng bằng bầu sẽ đạt tỷ lệ sống cao hơn.

Phương pháp trồngNăm 2008, 2009 và 2010 trồng stum và stum bầu 2 – 3 tầng lá ổn định cho

trồng dặm nhằm đảm bảo cây có tỷ lệ sống, độ đồng đều cao. Tuy vậy, Công ty cấn tranh thủ trồng vào lúc thời tiết thuận lợi để đạt hiệu quả, cũng cần chú ý tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng và khâu bảo quản, vận chuyển cây giống tới địa điểm trồng.

Mật độ trồngĐối với cây cao su, như đã nêu trên, đất dự kiến phát triển cao su của Công ty

chủ yếu ở hạng IIb và hạng III, vì vậy áp dụng mật độ 555 cây/ha (6 x 3m) và 512 cây/ha (6,5 x 3m).(2) Chăm sóc

Làm cỏ trên hàngLàm sạch cỏ trên hàng cao su, cách mỗi bên gốc cao su 1 – 1,5m theo hướng

dẫn của quy trình kỹ thuật của Tập đoàn Công nghiệp Cao su, không được kéo đất ra khỏi gốc cao su. Có thể sử dụng thuốc xịt cỏ từ năm chăm sóc thứ 2 trở đi.

Hạn chế làm cỏ thủ công trên hàng, ưu tiên trừ cỏ bằng thuốc diệt cỏ, ở nơi có tranh tre và lồ ô phải diệt sạch ngay từ đầu bằng các biện pháp canh tác, hóa chất, cơ giới...

Làm cỏ giữa hàngPhát dọn cỏ và chồi giữa hai hàng cao su để tạo một thảm cỏ cao từ 5 – 10cm.Cuối năm thứ 1 và thứ 2 cần tủ gốc để tăng khả năng giữ ẩm (tủ cách gốc 10cm,

bán kính tủ gốc 1m, dày 10cm)Hạn chế cày đất giữa hàng từ năm thứ 2 trở đi, tuyệt đối không cày ở đất có độ

dốc hơn 8%, trên đất bằng chỉ cày giữa hàng khi cần làm đất trồng xen(3) Bón phân

Công tác bón phân rất quan trọng, cần được quan tâm và áp dụng đúng quy trình.

Phân hữu cơ: Bón lót phân cho năm trồng mới 10kg/gốc. Phân vô cơ: Được bón làm nhiều đợt, năm thứ nhất 3 đợt, các năm sau 2

đợt. Bón phân khi cây đã được làm sạch cỏ và đất đủ độ ẩm cẩn thiết, không bón phân vào lúc có lượng mưa tập trung. Lượng phân bón thay đổi thùy theo hạng đất, mật độ trồng và tuổi cây.

Định mức phân bón được quy định như sau:

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 13

Page 14: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Bảng 1.2 Bón phân vườn cây cao su (ĐVT: Kg/ha)Giai đoạn URE APATIT KCL

Giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB)Năm 1 50 150 15Năm 2 120 360 30Năm 3 – năm 7 150 450 40Giai đoạn khai thácNăm 1 – năm 20 212 515 163

Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư(4) Phòng trừ sâu bệnh

Công tác bảo vệ thực vật phải được quan tâm để có kế hoạch phun thuốc phòng bệnh và điều trị kịp thời ngày khi bệnh bắt đầu xuất hiện. Các bệnh thường gặp ở cây cao su như sau:

Bệnh phấn trắngDo nấm Oidium heveae, bệnh thường xuất hiện khi cây thay lá già ra lá non, ở

mọi vườn cây. Bệnh rất dễ lây lan.Trên vườn ươm, nhân, Kiến thiết cơ bản 1 – 5 tuổi: sử dụng Kumulus 0,3%

hoặc Sumicight 0,2% hoặc bột lưu huỳnh 9 – 12 kg/ha. Phun lên lá non, 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày.

Đối với cây đang khai thác mủ: Tăng cường lượng phân bòn vào cuối mùa mưa. Bệnh héo đen đuôi láDo nấm Colletotrichum Gloeosporioides. Bệnh phát triển nhiều trong mùa mưa

ẩm, xuất hiện trên cây cao su KTCB. Phòng trị bằng dung dịch Bordeaux 1% hoặc Oxy Clorure đồng 40% hoạt chất pha nồng độ 0,5% hoặc bằng Daconil 0,2%, Sumicight 0,15% chỉ phun trên tán lá non, 7 – 10 ngày/lần.

Bệnh đóm mắt chimDo nấm Helminthisporium heveae. Thường xuất hiện trên cây con khi thời tiết

thay đổi bất thường, hoặc ở vùng đất trũng, xấu. Phòng trị bằng dung dịch Bordeaux 1% hoặc bằng Daconil, Dithane M – 45 0,3%.

Bệnh nấm hồngDo nấm Corticium salmaonicolor. Bệnh nặng ở cùng có mưa nhiều và ẩm.

Thường xuất hiện ở vườn cây 3 – 8 tuổi. Phun trị bằng Validacin 5L nồng độ 1,2% (hoặc V3L nồng độ 2%). Ở vườn cây KTCB, có thể quét dung dịch Bordeaux đặc có tỷ lệ 1 phèn + 4 vôi + 20 nước hoặc phun Bordeaux 2%. Cây cành bị bệnh nặng vào màu khô phải cưa cắt, đem ra bìa lô đốt bỏ.

Bệnh loét sọc mặt cạoDo nấm Phutophthora sp. Xuất hiện ở vườn cây khai thác vào mùa mưa và ẩm.

Phòng trị bằng Ridomil MZ – 72 nồng độ 2% quét hoặc phun lên miệng cạo, sau đó thoa Petrolatum bảo vệ mặt cạo.

Khi mới phát hiện bệnh, phải thoa thuốc phòng trị ngay. Ở khu vực thường nhiễm bệnh và ở những cây có miệng cạo thấp, phải thoa thuốc phòng bệnh. Các cây bệnh nặng phải nghỉ cạo.

Các bệnh khác và các côn trùng có hạiCũng cần được chú ý để phòng trị kịp thời khi phát tán.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 14

Page 15: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

(5) Khai thácCây cao su đạt tiêu chuẩn mở miệng cạo khi bề vòng thân cây đo cách mặt đất

1m và đạt từ 50cm trở lên, độ dày vỏ ở độ cao 1m cách mặt đất đạt từ 6mm trở lên, thời gian khai thác là 20 năm, áp dụng theo đúng quy trình của Ngành cao su ban hành. Những trường hợp khác với quy định phải có ý kiến của Ngành cao su mới được thực hiện.

Do đất trong vùng dự án chủ yếu là hạng IIb và hạng III năng suất bình quân suốt chu kỳ 2 tấn/ha(6) Bảo vệ vườn cây

Đối với vườn cây cao su, Công ty sẽ có nội quy nghiêm ngặt về phòng chống cháy, bảo vệ vườn cây. Tổ chức đội phòng cháy chữa cháy, đặt các chòi canh và đội tuần tra vườn cây, thường xuyên trực gác, tuần phòng. Thực hiện các biện pháp phòng chống cháy cho các lô cao su, bảo vệ vườn cây không bị trâu bò phá hoại, không bị mất cắp mủ. Từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, cần dọn sạch cỏ, lá khô, mủ rơi vãi để tránh bén lửa vào lô cao su.(7) Trồng xen trong lô cao su

Trong ba năm đầu kiến thiết cơ bản, khuyến khích trồng xen các cây họ đậu, cây lương thực (trừ khoai mì) giữa các hàng cao su để che phủ đất, tăng độ đạm trong đất, hạn chế cỏ dại phát triển và tạo thêm thu nhập cho công nhân.(8) Vườn ươm, vườn nhân

Điều kiện: Thiết lập vườn ươm và vườn nhân ở nơi đất tốt, thành phần cơ giới nhẹ, bằng phẳng, không ngập úng, gần nguồn nước, có vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển cây giống tới nơi trồng mới. Vườn ươm cần được thiết kế và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật của Ngành Cao su Việt Nam, với mật độ 100.000 bầu/ha cho vườn ươm bầu, bảo đảm cho trồng tối thiểu 110 ha đại trà và 80.000 cây/ha cho vườn ươm stum, bảo đảm cho tối thiểu 70 – 100 ha trồng đại trà.

Nhu cầu vườn ươm, vườn nhân: có thể tận dụng các hồ, đập nước có sẵn tại địa phương để xây dựng vườn ươm với diện tích 15ha cho cao su. Diện tích vườn ươm tại vùng dự án trong năm đầu và các năm sau chỉ làm chức năng tập kết các cây con được cung cấp từ Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú để bảo dưỡng phục vụ vườn trồng.

Bình quân 1 ha vườn ươm có thể trồng 90 – 100ha đại trà.Tất cả các khâu canh tác cần tuân thủ theo Quy trình kỹ thuật cây cao su do

Tổng Công ty cao su (nay là Tập công nghiệp cao su) ban hành ngày 01/07/2004 cho phù hợp với vùng Tây Nguyên.1.4.3.2 Trồng rừng nguyên liệu keo lai

Sau khi khai hoang theo đúng phương án khai hoang đã được duyệt, Công ty tiến hành trồng mới rừng nguyên liệu keo lai theo đúng tiến độ và đúng chi tiết địa danh (vị trí) của hạng mục trồng rừng đã thể hiện trong bảng quy hoạch dự án với các giải pháp kỹ thuật như sau:a) Trồng mới

Trước khi trồng, đất phải được khai hoang, dọn sạch và san mặt cho bằng phẳng.

Thời vụ trồng

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 15

Page 16: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Tốt nhất là sau khi bắt đầu mùa mưa từ nửa tháng đến 1 tháng và kết thúc trong vòng 6 – 8 tuần cho cây có đủ thời gian phát triển bộ rễ để chống chịu qua mùa khô khắt nghiệt của Tây Nguyên.

Phương pháp trồngTrồng bằng cây con có bầu (keo lai dâm hom), trồng dặm 20 ngày đối với

những cây bị chết; trồng dặm từ năm thứ nhất và hoàn chỉnh định hình vườn cây trong năm thứ hai; trồng dặm bằng cây con đúng giống đã trồng trên vườn. Số lượng cây giống trồng dặm so với số lượng cây trồng mới năm thứ nhất là 10%.

Mật độ trồngMật độ 1.666 cây/ha (khoảng cách 2m x 3m), hố trồng 30 x 30 x 30cm. Nếu có

điều kiện bòn cho mỗi hố 500g phân hữu cơ. Giống keo laiHiện nay với giống keo lai giữa keo tai tượng và keo lá tràm theo số liệu của

Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, loại keo lai này có khả năng sinh khối lớn hơn keo lá tràm và keo tai tượng cụ thể như sau:

Về khối lượng thể tích: So với keo tai tượng thì keo lai có khối lượng thể tích lớn hơn 13,2% - 33,5%,

trọng lực thể tích của nó lại lớn hơn keo tai tượng. Còn so với keo lá tràm thì khối lượng thể tích của keo lai tuy kém 15,9%, song thể tích lại lớn hơn rất nhiều nên khối lượng gỗ của nó vẫn lớn hơn.

Về sinh trưởng: Keo lai sinh trưởng nhanh hơn keo tai tượng 1,5 – 1,6 lần về chiều cao và 1,64

– 1,98 lần về đường kínhKeo lai sinh trưởng nhanh hơn keo lá tràm 1,73 lần về chiều cao và 1,50 lần về

đường kính.Những số liệu trên chứng minh rằng keo lai là một giống có hiệu quả kinh tế rất

lớn. Chúng ta cần đưa giống keo lai này vào sản xuất có thể tăng năng suất rừng trồng lên một cách đáng kể so với các giống keo lâu nay vẫn được trồng.b) Chăm sóc

Năm 1Trồng dặm: sau trồng 1 – 1,5 tháng, khi cây đã bén rễ tiến hành trồng dặm

những cây chết, kết hợp làm cỏ hoặc xịt thuốc diệt cỏ. Từ cuối mùa mưa đến đầu tháng 10 xịt thuốc diệt cỏ hoặc làm cỏ giữa hàng kết hợp bón phân đợt 2. Cần vun xới gốc cho cây 2 lần/năm để làm cho đất thông thoáng giúp cho rễ cây dễ phát triển. Vào mùa khô cày các đường băng rộng 4 – 4,2m ở các khu cách ly với vườn cây để chống cháy.

Năm 2Chăm sóc 2 lần vào đầu tháng 7 và cuối mùa mưa từ cuối tháng 9 đến đầu tháng

10, gồm các khâu theo thứ tự: cắt tỉa cành thấp dưới thân 2m, phát cỏ, bón phân (phân vi sinh hoặc phân NPK) liều lượng 78,4 kg/ha.lần.

Năm 3, 4Cũng như năm 2 nhưng không bón phân vì cây đã lớn đủ sức hút chất dinh

dưỡng trong đất. Năm 5, 6Chú ý đến khâu chống cháy, còn các khâu khác không cần thực hiện nữa.

c) Bón phân

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 16

Page 17: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Phân vô cơ (NPK): Bón phân cho năm trồng mới 0,47kg/gốc. Bón tiếp cho năm thứ 2 và năm thứ 3. Bón phân khi cây đã được làm sạch cỏ và đất đủ độ ẩm cần thiết, không bón phân vào lúc có lượng mưa tập trung. Lượng phân bón thay đổi tùy theo hạng đất, mật độ trồng và tuổi cây.

Bảng 1.3: Bón phân cho vườn cây keo lai (kg/ha)Năm chăm sóc Ure Lân Kali Cộng

Năm 1 20 48,4 10 78,4Năm 2 20 48,4 10 78,4Năm 3 20 48,4 10 78,4

Nguồn: Báo cáo Dự án đầu tưd) Phòng trừ sâu bệnh

Cây keo lai ít gặp vấn đề nghiêm trọng về sâu bệnh. Do phát triển nhanh nên thân xốp dễ ngã đổ khi có gió to. Tuy nhiên, tại vùng trồng tốc độ gió không cao và hiếm khi có gió lốc xuất hiện, nên ít xảy ra vấn đề ngã đổ.e) Khai thác

Keo lai khi đạt chu kỳ 6 năm thì bắt đầu có thể khai thác, dự kiến năng suất bình quân 130m3/ha chu kỳ.f) Bảo vệ vườn cây

Đối với vườn cây rừng nguyên liệu, công ty sẽ có nội quy nghiêm ngặt về phòng chống cháy, bảo vệ vườn cây. Tổ chức đội phòng cháy chữa cháy, đặt các chòi canh và đội tuần tra vườn cây, thường xuyên trực gác, tuần phòng. Thực hiện các biện pháp phòng chống cháy cho lô rừng nguyên liệu, bảo vệ vườn cây không bị trâu bò phá hoại, không bị xâm hại rừng nguyên liệu. Từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau dọn sạch cỏ, lá khô để tránh bén lửa vào các lô rừng.g) Trồng xen trong lô rừng nguyên liệu

Trong 03 năm đầu KTCB, khuyến khích trồng xen các cây họ đầu, cây lương thực (trừ khoai mì) giữa các hàng keo lai để phủ đất, tăng độ đạm trong đất, hạn chế cỏ dại phát triển và tạo thêm thu nhập cho công nhân.1.4.3.3 Công tác Quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) tự nhiên (Giai đoạn 2008 – 2012)

Quản lý bảo vệ rừngSau khi được thuê đất, Công ty sẽ xây dựng phương án quản lý bảo vệ rừng,

Phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) theo giai đoạn 5 năm trình Chi cục Kiểm lâm phê duyệt để làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện. Chi tiết cụ thể sẽ được trình bày trong phương án.

Trước mắt để diện tích rừng được thuê phải được QLBV tốt, Công ty tự tổ chức lực lượng của mình để bảo vệ, phối kết hợp với lực lượng kiểm lâm địa phương, chính quyền sở tại ngăn chặn các hành vi phá rừng trong khu vực.

Về lâu dài thành lập tổ lực lượng QLBVR tập trung chuyên trách. Tổ chức hội nghị tuyên truyền cho các thôn, buôn trong vùng dự án về tầm

quan trọng của rừng, tác dụng nhiều mặt của rừng đối với đời sống để người dân tham gia QLBVR. Kế hoạch 2 lần/năm. Tờ rơi áp phích 100 tờ, ký cam kết cùng với phòng chống cháy rừng.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 17

Page 18: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Thường xuyên tuần tra, canh gác diện tích rừng trong vùng dự án. Xây dựng các bảng biểu hướng dẫn QLBVR, PCCR tại các đường vào rừng, nơi người dân thường xuyên qua lại.

Kết hợp với chính quyền địa phương, ký khế ước QLBVR, phối với các cơ quan chức năng trên địa bàn nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời những đối tượng vi phạm luật Bảo về và Phát triển rừng.

Lập hồ sơ quản lý, xây dựng và tổ chức quản lý bảo vệ rừng. Đóng cột mốc ranh giới: Mục đích xác định ranh giới khu vực ngoài thực

địa, đồng thời còn thể hiện là căn cứ pháp lý về chủ quyền pháp lý và sử dụng tài nguyên, đất đai của chủ thể đã được phân cấp, việc đóng các cột mốc phải được các bên liên quan thừa nhận.

+ Cột mốc ranh giới làm bằng bê tông cốt thép, quy cách cột mốc và định mức được quy định trong Quyết định số 3013/1997/QĐ-BNN-PTNT ngày 20/11/1997 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành quy chế xác định ranh giới các loại rừng.

+ Số lượng: 56 cột Xây dựng bảng nội quy: Bảng nội quy bảo vệ rừng và động vật hoang dã

được xây dựng tại các trạm QLBVR, các trục đường chính, các ngả đường nơi có nhiều người đi qua, khu vực dễ cháy.

+ Quy cách: Theo quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 05/07/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng. Bảng được xây dựng bằng gạch, trát gờ chỉ xung quanh, kích thước 2m x 3m x 2,5 m.

+ Số lượng: 4 bảng Xây dựng bảng báo, biển báo khu vực quy hoạch: Chỉ dẫn khu vực quy

hoạch QLBVR cho nhân dân, các tổ chức xã hội nhận biết, nhằm tránh các hoạt động ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và đất rừng.

+ Quy cách: Theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 05/07/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng. Bảng hình chữ nhật được làm bằng tole, kích thước 0,8m x 1,2m gắn trên 2 cột sắt hình chữ V dài 3 m.

+ Số lượng: 1 1 bảng Xây dựng bảng cấm trong khu vực quy hoạch: Để người dân xung quanh

biết được khu vực QLBV, không được săn bắt động vật rừng, phá hoại rừng, tránh các ảnh hưởng xấu đến rừng.

+ Quy cách: Theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 05/07/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng. Bảng hình tam giác được làm bằng tole, kích thước 0,5m x 0,5m x 0,5m gắn trên một cột sắt hình chữ V dài 3m.

+ Số lượng: 28 bảng Phòng chống cháy rừng

Theo phương án Phòng cháy, chữa cháy được phê duyệt Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị QLBVR Xây dựng nhà trạm QLBVR

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 18

Page 19: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

+ Số lượng: 7 nhà+ Nhà cấp IV, kích thước 50m2

Địa bàn cầm tay: 08 cái Máy định vị: 02 cái Xe máy QLBVR: 08 chiếc Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị QLBVRChủ rừng chịu trách nhiệm xây dựng phương án và thực hiện phương án

QLBVR. Để công tác quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả, công ty thành lập bộ phận chuyên trách QLBVR.

Đội QLBVR chuyên trách gồm 14 thành viên, mỗi trạm 02 thành viên, thường xuyên tuần tra canh gác, phát hiện và ngăn chặn các vụ phá rừng trong khu vực quản lý. Thường xuyên tổng hợp, báo cáo tình hình diễn biến tài nguyên rừng theo định kỳ quy định, đề xuất các giải pháp hợp lý trình Ban Giám đốc xem xét, giải quyết.

Ngoài ra, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến luật QLBVR, định kỳ tổ chức họp dân ở các thôn buôn để nâng cao nhận thức của người dân trong vùng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác hại đối với rừng.

Tổ chức thực hiện: Giám đốc Công ty CP Cao su Đồng Phú – Đăk Nông theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo, điều hành đơn vị thực hiện nghiêm túc công tác QLBVR, ngăn chặn mọi hình thức phá rừng làm nương rẫy và lấn chiếm đất rừng trái phép, đồng thời chịu trách nhiệm trước các cấp có thẩm quyền về thiệt hại tài nguyên rừng và đất rừng xảy ra trên diện tích Công ty đang quản lý.

Phó Giám đốc với chức năng, tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực QLBVR, thay mặt Giám đốc điều hành và giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực QLBVR khi Giám đốc ủy quyền, đồng thời chịu trách nhiệm trước các cấp có thẩm quyền về thiệt hại về tài nguyên rừng và đất rừng xảy ra trên diện tích Công ty đang quản lý.

Các phòng ban chức năng với nhiệm vụ được phân công tham mưu cho Ban giám đốc về công tác QLBVR, thanh quyết toán các khoản chi phí theo quy định.

Phối hợp chặt chẽ với địa phương thực hiện tốt công tác QLBVR.Chỉ đạo đội QLBVR thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, có chế độ khen thưởng

thích đáng khi thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.1.4.3.4 Xây dựng cơ sở hạ tầnga) Kiến truc

Xây dựng mới các công trình hạ tầng phù hợp để phục vụ cho nhu cầu quản lý, sản xuất và đời sống

Khối hành chính: xây mới nhà làm việc Công ty và văn phòng 2 nông trường trực thuộc. Dự kiến khu nhà điều hành Công ty đặt tại tiểu khu 840.

Khối kho tàng, garage: xây dựng mới kho các loại và garage tại trung tâm nông trường, các độ trực thuộc.

Khối sản xuất chế biến: Xây dựng nhà máy chế biến mủ tờ. Khối QLBVR: Xây 7 trạm QLBVR kết hợp các chốt bảo vệ

vườn cây. Hình thức xây dựng

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 19

Page 20: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

(1) Văn phòng công tyNằm tại xã Ea Pô và gần vườn cây để tạo thuận lợi trong việc quản lý và điều

hành.Tại đây xây dựng mới nhà làm việc của Công ty cùng một số công trình phúc

lợi công cộng.Các hạng mục công trình xây dựng bao gồm: Khối hành chính, kho tàng, garage xe. Khối y tế. Khối nhà khách, nhà tập thể(2) Các Nông trường riêng lẽ:Hình thành 02 khu theo sự phân bố các vùng dự án nhằm tạo thuận tiện cho

việc đi lại và sản xuất.Các hạng mục công trình xây dựng bao gồm: Nhà làm việc của Nông trường (150m2/nông trường) Nhà ở công nhân Lán trại để mủ (kết hợp nhà bảo vệ lô) 30m2 lán/100ha Trạm QLBVR 50m2/trạm (kết hợp nhà bảo vệ lô)(3) Nhà chế biến mủ tờ RSS (Chỉ giới thiệu về quy mô hạng mục công trình,

ĐTM này không bao gồm quá trình xây dựng và hoạt động của nhà chế biến mủ mà sẽ được thực hiện trong ĐTM nhà chế biến mủ tờ RSS riêng khác)

Nhà sản xuất + nhà kho: 6.000 m2

Các công trình phụ trợ: 1.040 m2

Cấp công trình Khối hành chính cấp III: Gồm nhà làm việc công ty Khối nông trường cấp IV. Khối y tế cấp IV: Xây dựng một trạm xá mới. Khối nhà ở, kho xưởng, garage xe cấp IV

(Sơ đồ bố trí các hạng mục công trình được đính kèm trong phần phụ lục 4 – sơ đồ số12: Sơ đồ bố trí các hạng mục công trình)

Bảng 1.4 Các hạng mục xây dựng cơ bảnTT Hạng mục XDCB Nhu cầu 2008 2009 2010 – 2015I Cao su1 Nhà làm việc VP công ty 200 m2 2002 Nhà làm việc nông trường 300 m2 150 1503 Nhà khách, tập thể 400 m2 100 200 1004 Trạm xá 200 m2 50 100 505 Nhà kho 600 m2 200 4006 Nhà để xe + bảo vệ 240 m2 60 120 607 Lán để mủ 780 m2 7808 Nhà máy chế biến RSS 2.800 m2 7.040II QL bảo vệ rừng1 Trạm QLBVR (7 trạm, C4) 350 m2 100 150 1002 Cột mốc ranh giới 56 cột 563 Bảng nội quy 4 cái 4

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 20

Page 21: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

4 Bảng, biển báo KVQH 11 cái 115 Bảng cấm KVQH 28 cái 28

Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư(Tuy nhiên do chưa có thiết kế chi tiết nên chúng tôi chỉ xác định vị trí trên sơ đồ)b) Vật kiến truc

Giếng khoan: phục vụ cho đội sản xuất và điểm dân cư.Xây một tháp nước, bể nước, tường rào cho trung tâm nông trường, điểm dân cư.Khối lượng: Tháp nước 10m3: 1 tháp (12 triệu đồng/tháp) Bể chứa 50m3: 3 cái (3 triệu đồng/m3) Giếng khoan: 3 cái

c) Giao thôngĐể đáp ứng nhu cầu lưu thông phục vụ sản xuất và đi lại công ty càn phải đầu tư

làm mới và nâng cấp một số tuyến đường trong vùng. Tráng nhựa mặt bằng: Cần tráng nhựa mặt bằng để đảm bảo mỹ quan và vệ sinh

cho trung tâm công ty. Diện tích cần đầu tư là: 1.000m2. Làm mới: khoảng 17,8km các đường trục, dựa trên đường mòn hiện hữu, đường

đồng mức, phải làm mới để nối liền 4 tiểu khu tạo điều kiện phục vụ cho sản xuất và chăm sóc.

Tiến độ đầu tư dựa vào diện tích vườn cây đưa vào trồng mới và khai thác từng năm.

Cống: Trong quá trình thi công xây dựng đường giao thông cần bố trí các loại cống để đảm bảo thoát nước dễ dàng. Tổng số cống cần đầu tư là 10 cái, tiến độ đầu tư theo tuyến đường giao thông.

Khi dự án được phê duyệt, Công ty phải phối hợp với đơn vị chuyên ngành khảo sát thiết kế chi tiết các tuyến giao thông nội vùng để trình các cơ quan chức năng của tỉnh phê duyệt và làm cơ sở để thực hiện.

Bảng 1.5 Khối lượng đầu tư các hạng mục giao thôngTT Hạng mục ĐVT 2008 2009 Cộng1 Tráng nhựa MB VP công ty m2 1.000 - 1.0002 Đường cấp phối: làm mới Km 17,8 17,83 Cống D800 dài 7m Cái 5 5 10

Nguồn: Báo cáo dự án đầu tưd) Hệ thống điện

Nguồn điện sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất là điện lưới quốc gia. Xây dựng trạm hạ thế để phục vụ sinh hoạt. Tuy nhiên do nguồn điện lưới phải đấu nối từ các trục đường liên xã nên cần nối mạng và có máy phát điện dự phòng. Trạm hạ thế máy phát điện được hòa chung bằng tỷ điện phân phối với đầu đủ các linh kiện chuyên dùng.

Khối lượng đầu tư: Đường dây điện sinh hoạt: 7km/NT x 3 = 21km Máy phát điện 40kW: 3 cái (1 máy/NT)

e) Hệ thống cấp thoát nước(1) Hệ thống cấp nước

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 21

Page 22: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Cấp nước phục vụ sản xuất: sử dụng nguồn nước giếng khoan (nước đã qua hệ thống xử lý)

Cấp nước phục vụ cho khối hành chính, quản lý: Tùy từng địa hình cụ thể có thể sử dụng nước mặt hoặc nước ngầm.

Cấp nước sinh hoạt gia đình: chủ yếu sử dụng bằng giếng đào.Cấp nước tưới cho vườn ươm: sử dụng nguồn nước suối trong khu vựcCấp nước cho xe bồn phòng cháy chữa cháy: sử dụng nguồn nước suối trong khu

vực.Căn cứ nguồn nước sử dụng và nhu cầu của toàn công ty, dự kiến đầu tư khối

lượng như sau: Giếng khoan: 03 cái Máy bơn nước 10m3/h : 04 cái Máy bơn nước 50m3/h : 02 cái Hệ thống ống dẫn nước.(2) Hệ thống thoát nướcChủ yếu giải quyết theo hướng thoát nước mặt, hệ thống cống là cống qua đường

D800.f) Hệ thống thông tin liên lạc

Nhằm giải quyết kịp thời nhu cầu quản lý và tổ chức sản xuất Công ty cần đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc, một yêu cầu không thể thiếu trong công tác quản lý ngày nay đó là đầu tư máy điện thoại và máy Fax cho văn phòng trung tâm nông trường và các độ sản xuất trực thuộc.1.4.3.5 Chương trình sản xuấta) Sản xuất nông nghiệp

(1) Đối với cây cao su Mủ cao su

Tiêu chuẩn cho vườn cây cao su đưa vào cạo: Cây cao su đạt tiêu chuẩn mở cạo khi bề vòng thân đạt từ 50cm trở lên, đo cách mặt đất 1m. Lô cao su kiến thiết cơ bản có từ 70% số cây cạo trở lên đạt tiêu chuẩn thì đưa vào cạo mủ.

Dự kiến năng suất, sản lượng: Căn cứ vào tình hình tăng trưởng của các cây qua các năm trồng, năng suất thực tế, tình hình chăm sóc và bòn phân qua các năm và các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây trồng sẽ áp dụng trong các năm tới, dự kiến năng suất như sau:

Dự kiến năng suất bình quân toàn vườn cây cao su: 2 tấn/ha Thời gian khai thác cho 1 ha cao su: 20 năm Sản lượng mủ bình quân năm: 5.400 tấn/năm Tổng sản lượng khai thác cho cả chu kỳ kinh doanh: 108.000 tấn mủ khôTrong đó: Mủ nước: (4 nước = 1 khô): 85% 319.600 tấn mủ nước = 91.800 tấn mủ

khô. Mủ tạp (2 tạp = 1 khô): 15% = 16.200 tấn mủ khô.Sản lượng năm cao nhất (2026): 7.725 tấn mủ khô.Sản lượng bình quân năm trong 10 năm cao điểm (2022 – 2013): 6.694 tấn mủ

khô.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 22

Page 23: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Sản phâm phụCuối chu kỳ kinh doanh khi thanh lý bườn cây, mỗi ha cao su cho 50m3 gỗ và

100 ster củi. Trong thời kỳ kinh doanh còn thu được dầu hạt cao su (từ năm thứ 10 đến hết chu kỳ 25 năm, năng suất 0,01 tấn/ha.năm)

Sản lượng sản phẩm phụ thu được như sau: Gỗ cao su: 135.000m3

Củi cao su: 270.000 ster Dầu hạt cao su: 405 tấn

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 23

Page 24: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

(2) Đối với rừng gỗ nguyên liệuTiêu chuẩn vườn cây vào khai thác: Cây rừng gỗ nguyên liệu khi đủ chu kỳ 6

năm thì đưa vào khai thác toàn bộ.Dự kiến năng suất bình quân: 130m3/haDự kiến sản lượng toàn vườn cây nguyên liệu: 14.300m3 (một chu kỳ)Thời gian khai thác: Dự kiến sau 6 năm trồng.

b) Sản xuất công nghiệp(1) Cơ cấu sản phẩm

Sản phẩm: chủ yếu là sản phẩm mủ từ RSSNguồn nguyên liệu: Từ mủ nước quy khô: 85% 5.400 tấn/năm (quy khô) Từ mủ tạp: 15% 810 tấn/năm (quy khô)

(2) Đầu tư công nghệ chế biếnCăn cứ vào tiến độ trồng mới 2.700 ha cao su và dự kiến sản lượng mủ khai thác

hàng năm là 5.200 tấn/năm thì nhu cầu đầu tư nhà máy chế biến mủ từ RSS 1,6 tấn/h như sau: Nhà máy được tiến hành đầu tư xây dựng khi sản lượng mủ khai thác đạt 1,5 tấn/ha. Theo bảng diễn biến sản lượng dự kiến qua các năm thì năm 2016: Đầu tư nhà máy chế biến mủ cao su, với suất đầu tư khoản 8 triệu đồng/tấn mủ thành phẩm.1.4.4 Tô chức quản lý và nhu cầu lao động 1.4.4.1 Tô chức quản lýa) Mô hình quản lý

Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông trực thuộc tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là một doanh nghiệp hoạt động theo điều lệ của Công ty, có tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp hạch toán độc lập, các đơn vị phụ thuộc hạch toán phụ thuộc. Công ty hoạt động theo nguyên tắc tự chủ kinh doanh. Mô hình tổ chức Công ty: Hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, ban kiểm soát, các phòng ban và các nông trường trực thuộc.

Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất của Công ty cổ phần. Việc phân công trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng quản trị thực hiện theo luật doanh nghiệp và điều lệ công ty cổ phần quy định.

Ban Tổng giám đốc: Gồm 1 tổng giám đốc, 02 Phó tổng giám đốc, do hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm.

Tổng giám đốc là thành viên của Hội đồng quản trị, phụ trách toàn diện công ty và là thuyết trình viên tại các phiên họp của Hội đồng.

01 Phó tổng giám đốc phụ trách 2 phòng kế hoạch – XDCB + nông nghiệp. 01 Phó tổng giám đốc phụ trách 2 phòng Tài chính – Kế toán + Tổ chức hành

chínhCơ cấu phòng gồm 4 phòng: Phòng Tổ chức hành chính: Phụ trách tổ chức, hành chính, văn thư, quản lý bảo

vệ rừng và bảo vệ vườn cây. Phòng Tài chính Kế toán: Phụ trách kế toán, tài vụ. Phòng Kế hoạch – XDCB: Phụ trách kế hoạch của Công ty, kiểm tra sản xuất,

cung ứng vật tư, kinh doanh sản phẩm, và các công trình xây dựng cơ bản. Phòng Nông nghiệp: Phụ trách kỹ thuật trồng mới, chăm sóc, khai thác, chế

biến mủ cao su.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 24

Page 25: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

b) Sơ đồ tô chức bộ máySơ đồ tổ chức Công ty cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nôngc) Chế độ tuyển dụng

Nhân sự sẽ được Công ty ưu tiên tuyển lao động tại chổ, tùy theo yêu cầu tình hình cụ thể về nhân sự có thể tuyển dụng và phải được chấp thuận của Hội đồng quản trị.

Việc tuyển dụng và chế độ lao động sẽ được thỏa thuận giữa Công ty và cá nhân người lao động thông qua hợp đồng lao động, các điều khoản của hợp đồng này phải phù hợp với quy chế lao động của nước Việt Nam.d) Phương án sử dụng lao động

(1) Lao độngNhu cầu lao động: Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất, chỉ tiêu định mức lao động của

ngành cao su, dự kiến nhu cầu lao động của công ty như sau:

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 25

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

HỘI ĐÔNG QUẢN TRỊBAN KIÊM SOÁT

T.GIÁM ĐÔC CTY

P. TỔNG GIÁM ĐÔC CTY P. TỔNG GIÁM ĐÔC CTY

P. TỔ CHƯC HÀNH CHINH

P. KÊ HOACH - XDCB

P. TÀI CHINH KÊ TOÁN

P. NÔNG NGHIỆP

Nông trường 1

TK 826 – 840

Nông trường 2TK 839 – 854

Nhà máy chế biến mủ cao su

Page 26: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Bảng 1.6 Nhu cầu lao độngTT Hạng mục ĐVT Định mức Số lượngA GIAI ĐOẠN KHAI HOANG XÂY

DỰNG VÀ TRÔNG CAO SUI Công nhân trực tiếp Người 177II Lao động gián tiếp Người 23a Cán bộ quản lý, lãnh đạo Người 3b Chuyên trách Người 12c Thủ kho, văn phòng, lái xe Người 6d Trạm xá Người 2

Cộng I + II 200

BGIAI ĐOẠN CHĂM SÓC VÀ KHAI THÁC

I Công nhân trực tiếp Người 742a Lao động nông nghiệp 691

Cao su Người 691b Lao động công nghiệp 51

Trực tiếp chế biến Tấn 2 31Lao động khác 20

II Lao động gián tiếp Người 35a Cán bộ quản lý, lãnh đạo Người 3b Chuyên trách Người 12c Thủ kho, văn phòng, lái xe Người 6d Bảo vệ rừng & vườn cây Người 12e Trạm xá Người 2

Cộng I + II 777Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư

Căn cứ vào nhu cầu lao động, tiến độ phát triển sản xuất về các mặt trồng mới, chăm sóc, khai thác, chế biến cùng với các hoạt động quản lý, dịch vụ khác Công ty sẽ có kế hoạch tuyển dụng lao động cho phù hợp với từng thời điểm cụ thể.

(2) Nguồn tuyển dụng lao động và chế độ đào tạoVới nhu cầu và tiến độ cần sử dụng của Công ty thì nguồn lao động tại địa phương

có khả năng đáp ứng được và nông trường sẽ ưu tiên tuyển lao động tại chỗ nếu thiếu sẽ tuyển lao động từ nơi khác đến.

Công ty có thể tổ chức thường xuyên các đợt tập huấn về các khâu sản xuất cho công nhân mới tuyển trên cơ sở sử dụng một số công nhân và cán bộ đã có kinh nghiệm của Công ty.

(3) Chế độ tiền lươngCông ty sẽ thực hiện chế độ tiền lương theo các quy định của nước Việt NamMức lương thấp nhất là 1.500.000 đồng/tháng cho công nhân phổ thông.Mức lương cao nhất là 6 – 7 triệu đồng/tháng cho Ban giám đốc công ty.Công ty sẽ xây dựng hệ thống bậc lương theo chức danh, trình độ, thâm niên,

ngành nghề... theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 26

Page 27: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

1.4.5 Vốn đầu tư1.4.5.1 Tông mức đầu tư

Tông số : 356.936.720.000 đồngTrong đó

I/- Trồng cao su : 350.120.761.000 đồng1. Xây lắp : 215.781.866.000 đồng- KTCB vườn cây cao su : 168.239.763.000 đồng- Kiến trúc – Vật kiến trúc : 33.330.400.000 đồng- Giao thông : 4.060.103.000 đồng- Hệ thống điện nước : 10.151.600.000 đồng2. Thiết bị : 13.406.200.000 đồng3. Dự phòng phí : 11.459.403.000 đồng4. KTCB khác : 48.147.117.000 đồng

Như vậySuất đầu tư 01 ha cao su – Kiến thiết cơ bản vườn cây: 62.311.000 đồng/haSuất đầu tư cho 01 ha cao du bao gồm cả chế biến và XDCB khác là:

129.674.000 đồng/haCác hạng mục, CSHT, thiết bị được đầu tư ở mức vừa đủ để phục vụ nhu cầu sản

xuất và sinh hoạt có hiệu quả.II/- Trồng rừng: (110ha) : 3.502.508.000 đồng1. Trồng rừng : 2.874.748.000 đồng2. Dự phòng phí : 271.160.000 đồng3. Chi phí khác : 356.600.000 đồng

Như vậySuất đầu tư cho 01 ha trồng rừng – KTCB là: 26.134.000 đồngSuất đầu tư cho 01 ha trồng rừng (kể cả chi phí khác là) 31.841.000 đồng/ha

III/- Chi phí Bảo vệ môi trường : 765.000.000 đồngIV/- Chi phí KN, QLBVR và PCCCR: 2.548.451.000 đồng

Công ty sẽ tính toán chi phí cho từng giai đoạn 05 năm, trong dự toán trước mắt tính cho giai đoạn từ năm 2008 – 2012. Trong giai đoạn này suất đầu tư cho 01 ha là tương đối cao vì lý do phải đầu tư mới toàn bộ các công trình phục vụ.1.4.6 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liêu, hóa chất, điện, nước sử dụng

a) Nhu cầu phân bónTheo điều 80, 118, 119 của cuốn quy trình kỹ thuật cây cao su của Tổng công ty

cao su Việt Nam và cùng với hạng đất, mật độ trồng cao su của dự án thì nhu cầu phân bón cho cây trồng hàng năm như sau:

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 27

Page 28: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

(1) Thời kỳ kiến thiết cơ bảnBảng 1.7 Lượng phân bón của dự án trong thời kỳ KTCB

NămT số

kg/ha

Thành phầnĐạm Lân Kalikg/ha kg/ha kg/ha

1 215 50 150 152 510 120 360 30

3÷7 640 150 450 40Tông 3925 920 2760 245

Nguồn số liệu: Quy trình kỹ thuật cây cao su của Tổng công ty cao su Việt Nam (2) Thời kỳ cao su kinh doanh

Bảng 1.8 Lượng phân bón trong thời kỳ cao su kinh doanh (kg/ha)

Năm cạo TôngĐạm Lân Kali

N Urê P2O5 Lân K2O KCL1-10 985 80 174 68 450 80 13311-20 1.159 100 217 75 500 100 167

Nguồn số liệu: Quy trình kỹ thuật cây cao su của Tổng công ty cao su Việt Nam Thời kỳ bón phân cho cây trồng thường vào đầu mùa mưa (tháng 4-5) và cuối

mùa mưa (tháng 10) với tổng lượng phân bón trong thời kỳ KTCB là 10.597,5 tấn (trong suốt 7 năm), tổng lượng phân bón thời kỳ cao su kinh doanh là 57.888 tấn (trong suốt 20 năm). Và tổng lượng phân bón sử dụng trong suốt quá trình của dự án là 68.485,5 tấn (27 năm). Các loại phân bón sử dụng vào dự án là phân bón được Bộ NN và PTNT cho phép lưu hành sử dụng (Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BNN-KHCN ngày 15 tháng 2 năm 2000).

b) Thuốc bảo vệ thực vậtTrên cây cao su thường mắc một số bệnh như héo đen đầu lá, rụng lá, nấm hồng,

khô cành, nứt vỏ, loét sọc mặt cạo, khô miệng cạo,...Để diệt cỏ và phòng trừ các bệnh trên, dự án sẽ sử dụng một số loại thuốc BVTV như thuốc diệt cỏ, Validamycine, vôi, Basudin, CuSO4,... Các loại thuốc trên được sử dụng đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng.

Bảng 1.9 Khối lượng hoá chất sử dụng để bảo vệ cây cao su hàng nămĐơn vị:Lít hoặc Kg/ha

Loại thuốc BVTV

Thuốc diệt cỏ (lít)

Validamycine (lít)

Vôi (kg)Basudin

(kg)CuSO4

(kg)Hệ số sử dụng 2,0 2,0 0,5 2,0 2,0

Tổng 5400 5400 1350 5400 5400Tổng lượng hóa chất sử dụng để bảo vệ cây cao su trong suốt quá trình của dự án

(27 năm) là 619,65 tấn bao gồm các loại như thuốc diệt cỏ, Validamycine, vôi, basudin và đồng sunfat.

c) Nhu cầu về điện, nhiên liệuHiện nay, trong khu vực dự án đã có đường điện lưới kéo vào. Tuy nhiên để phục

vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của dự án trong trường hợp lưới điện quốc gia có sự cố thì công ty dự kiến mua 03 máy phát điện công suất 10 KAV. Máy phát điện sử dụng dầu DO, nhu cầu nhiên liệu hàng tháng vào khoảng 870 lít dầu.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 28

Page 29: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

d) Nhu cầu nguyên vật liệu cho xây dựngTrong giai đoạn thi công xây dựng tổng khối lượng vật liệu xây dựng phục vụ cho

dự án khoảng 4.500 tấn (bao gồm xi măng, sắt, thép, gạch, cát, đá…)e) Nhu cầu sử dụng nướcCông ty sẽ khoan 03 giếng để phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt của công

nhân. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của dự án: – Giai đoạn khai hoang, xây dựng: 200 người x 100 lít/người = 20,0 m3/ngày.– Giai đoạn chăm sóc và khai thác: 777 người x 100 lít/ngày = 77,7 m3/ngày.Dự án sẻ sử dụng 02 xe bồn chuyên dụng để phòng cháy chữa cháy rừng với

lượng nước dự trữ khoảng 15 – 20 m3/xeNhu cầu nước tưới cho 15 ha vườn ươm: 10m3/ha.ngày thì lượng nước tưới cần

thiết cho 15 ha là 150 m3/ngày. Dự án sẽ sử dụng nguồn nước suối Đăk N’Ri, Ea Sier, Ea Roman, Ea Mao và đặc biệt là sông Serepok để cung cấp nước tưới cho vườn ươm và cho cây cao su vào mùa khô.

Ngoài ra nhu cầu sử dụng nước để vệ sinh công nghiệp (vệ sinh sàn nhà, thiết bị công nghiệp, tưới đường, vệ sinh nhà xưởng…) với nhu cầu ước tính khoảng 20 m3/ngày.1.4.7. Đầu tư thiết bị xe máy

Căn cứ vào khối lượng công việc trong sản xuất như trồng mới, chăm sóc vườn cây, vận chuyển mủ và hàng hóa, vật tư phân bón cũng như các công việc phục vụ cho quản lý và phúc lợi cộng đồng. Trong quá trình sản xuất sẽ trang bị đồng bộ các trang thiết bị phù hợp, đối với công việc có tính cách thời vụ như khai hoang đơn vị quan lý có thể ký hợp đồng với các đơn vị thi công bên ngoài. Nhu cầu thiết bị như sau

Bảng 1.10 Danh mục các thiết bị đầu tưTT Danh mục ĐVT Nhu cầu Xuất xứA Cao su + RừngI XE MÁY1 Xe ô tô quản lý Chiếc 02 USA2 Xe tải Chiếc 01 Hàn Quốc3 Bồn nhiên liệu Bồn 02 Việt Nam4 Xe hai bánh Chiếc 10 Việt Nam5 Xe nâng Chiếc 01 Hàn Quốc6 Xe máy kéo Chiếc 02 Việt Nam7 Xe bồn chở mủ nước Chiếc 04 Việt NamII MÁY MÓC THIẾT BỊ1 Dàn chảo cày, bừa Dàn 02 Việt Nam2 Dàn khoan hố Dàn 02 Việt Nam3 Dàn phát cỏ Dàn 04 Việt Nam4 Remorque vận chuyển vật tư Chiếc 02 Việt Nam5 Bồn chứa mủ Bồn 08 Việt Nam6 Máy phun thuốc Máy 08 Việt Nam7 Máy phát điện 40 KW Máy 03 Việt Nam8 Máy bơm 50m3/h Máy 03 Việt Nam9 Máy bơm 10m3/h Máy 02 Việt Nam

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 29

Page 30: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

10 TB chế biến mủ tờ RSS TB 01 Trung QuốcB QLBV rừngI Xe máy1 Xe 2 bánh Chiếc 08 Việt Nam2 Xe bồn chở nước chuyên dụng Chiếc 02 Trung QuốcII Máy móc thiết bị1 Máy định vị vệ tinh Cái 01 Nhật Bản2 Địa bàn cầm tay Cái 08 Nhật BảnC Thiết bị văn phòng1 Máy vi tính và máy in Bộ 04 Việt Nam2 Máy điện thoại Máy 04 Việt Nam3 Máy photocopy Máy 01 Trung Quốc4 Máy fax Máy 01 Malaysia

Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư1.4.8 Kế hoạch khai hoang

Chương trình trồng mới 2700 ha cao su trong đó khai hoang diện tích đất có rừng là 962,9 ha và trồng mới trong vòng 3 năm. Với kế hoạch khai hoang đến đâu trồng mới đến đó. Nhằm giảm khả năng phát triển cỏ dại vừa đáp ứng được khả năng cung cấp giống và đảm bảo chương trình chăm sóc cây cao su.

Năm thứ nhất: Khai hoang trên tổng diện tích 1050 ha, trong đó khai hoang diện tích rừng là 362,9 ha. Trồng mới 1000ha cao su.

Năm thứ hai: Khai hoang trên tổng diện tích 1050 ha, trong đó khai hoang trên diện tích rừng là 350 ha. Trồng mới 1000 ha cao su.

Năm thứ ba: Khai hoang trên diện tích còn lại là 799,7 ha, trong đó khai hoang trên diện tích rừng là 250 ha. Trồng mới 700 ha cao su.

Kế hoạch thực hiện chủ yếu vào mùa khô. Kế hoạch khai hoang cụ thể như sau:Bảng 1.11 Kế hoạch khai hoang

NămDiện tích canh tác (ha)

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

2010Khai hoang

Đất không có rừng

137,1 140 140 90 90 90

Đất có rừng 62,9 60 60 60 60 60

2011Khai hoang

Đất không có rừng

140 140 140 90 90 100

Đất có rừng 60 60 60 60 60 50

2012Khai hoang

Đất không có rừng

100 110 110 109,7 60 60

Đất có rừng 50 40 40 40 40 40

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 30

Page 31: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG

VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG2.1.1 Vị trí địa lý

Khu vực dự án thuộc huyện Cư Jút, trước đây thuộc địa phận tỉnh Đăk Lăk. Huyện thành lập từ 19/06/1990 trên cơ sở các xã ở phía tây thị xã Buôn Mê Thuột. Huyện Cư Jut nằm phía Bắc tỉnh Đắc Nông; diện tích  826,6 km2; gồm thị trấn Ea T'ling và 7 xã Đắk Win, Ea Pô, Nam Dong, Đắc Drông, Tâm Thắng, Cư Knia và Trúc Sơn.

Vùng dự án nằm trên địa bàn 2 xã: Đăk Win và EaPô và với diện tích là 4.213 ha, thuộc các tiểu khu 826, 839, 840 và 854 của Lâm trường Cư Jut (cũ) quản lý.2.1.2 Đặc điểm địa hình

Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 do Văn phòng Đăng ký đất đai & TT TNMT- Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Đăk Nông cung cấp, qua khảo sát thực địa có sự hỗ trợ của máy định vị vệ tinh GPS tại các tiểu khu 826, 839, 840 và 854 thuộc huyện Cư Jút đã xác định được tình hình địa hình khu vực vùng dự án:

Đối với tiểu khu 826 : Thuộc địa hình đồi núi thấp, chia cắt trung bình H(max): 275m; H(tb): 230m; H(min): 195m I(max): >250; i(tb): 140; i(min): 30

Đối với tiểu khu 839 : Thuộc địa hình đồi núi thấp, chia cắt trung bình H(max): 336m; H(tb): 284m; H(min): 232m I(max): >250; i(tb): 140; i(min): 30

Đối với tiểu khu 840 : Thuộc địa hình đồi núi thấp, chia cắt trung bình H(max): 288m; H(tb): 274m; H(min): 260m I(max): >250; i(tb): 140; i(min): 30

Đối với tiểu khu 854 : Thuộc địa hình đồi núi thấp, chia cắt trung bình H(max): 407m; H(tb): 357m; H(min): 307m I(max): >300; i(tb): 160; i(min): 30

2.1.3 Đặc điểm địa chấtTrong khu vực dự án chủ yếu là Feralit nâu đỏ, phát triển trên đá mẹ Bazan.

Thành phần cơ giới đất: sét, sét cát, cấu tượng đất dạng viên, độ mùn > 15%. Độ sâu tầng đất > 80 cm, thích hợp cho việc trồng rừng, cây công nghiệp như cây cao su.

Theo sơ đồ thuyết minh địa chất và khoáng sản của Đoàn địa chất khoáng sản 704 lập năm 1990, thì trong khu vực dự án không có các loại khoáng sản quý hiếm.Gồm 2 loại vỏ phong hóa:a) Vỏ phong hóa trên đá phun trào bazan Pliocen-Pleistocen sớm (βN2- QI

1): Phân bố: chiếm phần lớn diện tích 5 cao nguyên lớn, trừ phần trung tâm PleiKu,

Buôn Ma Thuột, Đăk Nông. Bề dày từ 10m đến 20m, lớn nhất là ở phần vòm cao nguyên Kon Hà Nừng,

Đăk Nông đạt 32m-82,5m trên đá granit-migmatit phức hệ Chu Lai, nhỏ nhất là ở ven rìa cao nguyên chỉ 3m-5m.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 31

Page 32: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Đặc trưng cho loại vỏ phun trào bazan này là kiểu vỏ phong hóa laterit, mặt cắt từ trên xuống gồm bốn đới: thổ nhưỡng, laterit, sét hóa và đới biến đổi yếu.

Đới thổ nhưỡng 0,1-1,0m, chủ yếu là bột sét lẫn rễ cây và vài mảnh cục laterit. Đới laterit 0,5-12,3m; dạng dăm, sạn, que, khung xương, lỗ rỗng, kết cấu khá

cứng;Bảng 2.1 Các đặc trưng về thành phần khoáng vật, hóa học và tính chất cơ lý của vỏ phong hóa trên phun trào bazan Pliocen-Pleistocen sớm (βN2-QI

1) ở đới laterit hóaThành phần khoáng vật chủ yếu Kaolinit, gibsit, geotit

Thành phần hóa học chủ yếuSiO2 (10-15%), Al2O3 (15-50%), Fe2O3 (20-45%)

Thành phần hạtSạn 7-19%Cát 22-33%Bụi 18-20%Sét 38-54%

Dung trọng tự nhiên 1,59-1,68g/cm3

Khối lượng riêng 2,78-2,82g/cm3

Hệ số rỗng 1,3-1,4 (độ chặt thấp)Độ lún Trung bình (a1-2=0,03- 0,11cm2/Kg,

Eomax=31Kg/cm2, Eomin=10,79Kg/cm2) Đới sét hóa 2-70,2m, là sét phong hóa tàn dư dạng cầu, còn giữ được cấu tạo

của đá mẹ,Bảng 2.2 Các đặc trưng về thành phần khoáng vật, hóa học và tính chất cơ lý của vỏ

phong hóa trên phun trào bazan Pliocen-Pleistocen sớm (βN2-QI2) ở đới sét hóa

Thành phần khoáng vật chủ yếu Kaolinit, gibsit, geotitThành phần hóa học chủ yếu SiO2(30-42%), Al2O3 (24-27%), Fe2O3 (12-25%)

Thành phần hạtSạn 2%Cát 25%Bụi 30%Sét 43%

Khối lượng riêng 2,76-2,80g/cm3

Trạng thái Dẻo đến cứng (B<0 đến 0.86)Độ lún Vừa đến mạnh (a1-2= 0,01-0,27cm2/Kg)

b) Vỏ phong hóa trên đá trầm tích: Chủ yếu là đá trầm tích có tuổi Jura. Phân bố: từ Ea Súp-Bản Đôn kéo dài đến Đà Lạt- Đức Trọng. Bề dày từ 10 đến 15, lớn nhất là ở Đà Lạt trên 40m, nhỏ nhất là chỉ 1 đến 2 m. Đới trên cùng là thổ nhưỡng 0,3 - 13 m. Đới thứ hai là đới sét hóa dày 2 - 18 m Đới thứ ba là đới biến đổi yếu 2 – 4 m.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 32

Page 33: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Bảng 2.3 Các đặc trưng về thành phần khoáng vật, hóa học và tính chất cơ lý của vỏ phong hóa trên đá trầm tích ở đới sét hóa

Thành phần khoáng vật chủ yếu Thạch anh, kaolinit, geotit, hydromicaThành phần hóa học chủ yếu SiO2(50-60%), Al2O3 (20-25%), Fe2O3 (5-10%)

Thành phần hạt

Sạn 1-3%Cát 23-38%Bụi 30-38%Sét 21-46%

Khối lượng riêng 2,68-2,72g/cm3

Hệ số rỗng 0,6-1,32 (chặt vừa đến xốp)

Độ lúnVừa đến mạnh (a1-2= 0,006-0,188cm2/Kg, E1-2 =5,37-163,4Kg/cm2)

Nhận xét: Địa hình, địa chất phù hợp với việc phát triển trồng cây công nghiệp dài ngày như cây cao su.2.1.4 Đặc điểm thời tiết khí hậu:

Vùng dự án nằm trên Cao Nguyên Đăk Nông tiếp giáp Ban Mê Thuột, mang tính chất khí hậu Cao Nguyên nhiệt đới ẩm, ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, mỗi năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều chiếm 90% lượng mưa hàng năm, tháng có mưa cao nhất vào tháng 8 (441,6 mm) và tháng có lượng mưa thấp nhất vào tháng 1 (11,9 mm), mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, khí hậu khô nóng, lượng mưa không đáng kể.

(Nguồn số liệu: Tổng hợp số liệu trạm khí tượng thủy văn Cư Jút, 2008)2.1.4.1 Chế độ nhiệt:

Nhiệt độ trung bình năm: 23oC Nhiệt độ cao nhất: 37,8oC Nhiệt độ thấp nhất: 13,2oC Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất: Tháng 4 Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất: Tháng 12 Tổng tích ôn cả năm: 8.500 0C ÷ 90000C

Bảng 2.4: Yếu tố nhiệt độ trung bình nhiều năm (độ C)Tháng

Năm1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1998 21,2 21,3 24,0 26,8 25,9 23,0 23,4 22,3 23,3 22,5 21,7 19,81999 19,6 24,8 23,1 26,4 25,2 24,6 23,5 22,7 23,9 22,2 21,4 19,32000 20,5 22,5 24,1 27,2 24,3 24,6 23,4 23,4 23,6 22,5 21,5 19,02001 20,4 21,3 24,0 26,8 25,5 23,3 23,1 22,6 23,8 22,4 21,3 19,52002 21,1 22,5 23,1 26,4 25,3 24,6 23,2 22,7 23,3 22,9 21,6 19,32003 21,6 22,9 23,5 25,8 24,5 24,5 22,9 22,4 23,7 22,8 22,7 20,42004 20,8 23,1 24,0 26,0 24,6 24,3 23,5 22,6 23,5 22,4 20,0 20,12005 21,2 21,3 24,0 26,8 25,9 23,0 23,4 22,3 23,3 22,5 21,7 19,82006 19,6 24,8 23,1 26,4 25,2 24,6 23,5 22,7 23,9 22,2 21,4 19,32007 21,3 22,8 23,1 26,4 25,3 24,3 23,6 22,3 23,6 22,6 21,3 19,9

TBNN 20,7 22,7 23,6 26,5 25,2 24,1 23,4 22,6 23,6 22,5 21,5 19,6Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Cư Jút, 2008

Nhiệt độ được đánh giá thích hợp với cây cao su và rừng keo lai nằm trong giới hạn trung bình từ 25-270C

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 33

Page 34: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

2.1.4.2 Bức xạ mặt trời-số giờ nắng: Trung bình giờ chiếu sáng/năm: 2.379,1 giờ Số giờ nắng bình quân/ngày: 6,5 giờ Tháng có giờ nắng nhiều nhất: 1, 2 (9 giờ/ngày) Tháng có giờ nắng ít nhất: 8,9 (2,26 giờ/ ngày)

Bảng 2.5: Số giờ nắng trong nhiều năm (giờ)ThángNăm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1998 168,9 286,5 236,1 232,4 223,8 206,7 161,5 130,5 170,6 114,9 112,1 221,52005 189,6 240,1 220,8 231 224,5 218,1 132,2 129,7 161,6 207,3 274,1 2262000 254,3 264,8 222,8 235,1 239 158,9 186,7 123,4 165,8 203,6 212,8 2102001 273,5 252,6 253,2 215,1 245,6 222 144,9 127,1 133 121,4 175,9 66,72003 254,3 264,8 222,8 235,1 229 158,9 186,7 123,4 165,8 203,6 212,8 2102004 168,9 286,5 236,1 232,4 223,8 206,7 161,5 130,5 170,6 114,9 112,1 221,51999 189,6 240,1 220,8 231 224,5 218,1 132,2 129,7 161,6 207,3 274,1 2262006 204,4 246,6 228,5 238,4 225,9 219,6 136,1 125,6 167,2 211,4 277,7 221,52002 273,5 252,6 253,2 215,1 245,6 222 144,9 127,1 133 121,4 175,9 66,72007 264,2 238,1 256,3 254,1 178,3 220,7 194,2 154,7 121,8 168,3 226,1 163,4

TBNN 224,1 257,3 235,1 232,0 226,0 205,2 158,1 130,2 155,1 167,4 205,4 183,3Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Cư Jút, 2008

Số giờ nắng bình quân/năm được đánh giá thích hợp với cây cao su và rừng keo lai, nằm trong giới hạn 2.000 – 2.500h.2.1.4.3 Chế độ mưa

Lượng mưa trung bình hàng năm: 2.500 mm Các tháng có lượng mưa cao nhất: 7,8,9 Các tháng có lượng mưa thấp nhất: 1, 2, 3 Số ngày mưa trong năm: 142 ngày Số ngày mưa cao nhất vào tháng 8: 28 ngàyLượng mưa trung bình hàng năm được đánh giá là thích hợp với cây cao su và rừng

keo lai nằm trong giới hạn 1.500 – 2.500m.Bảng 2.6: Lượng mưa trung bình nhiều năm (mm)

ThángNăm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1998 11,3 23,4 102,7 157,9 245,8 314,5 393,2 399,9 398,6 288,4 92,4 19,61999 15,6 31,4 119,4 168,8 254,9 314,6 322,8 476,9 409,5 256,8 99,4 20,72000 11,2 33,1 89,7 150,8 295,8 334,5 373,2 401,6 509,4 332,5 98,7 19,62001 11,6 31,3 99,4 148,8 264,5 345,3 323,8 379,2 389,6 298,8 111,1 19,82002 10,9 33,1 110,9 184,3 265,8 304,5 374,2 476,8 541 288,9 99,8 19,72003 12,3 23,4 102,7 157,9 245,8 314,5 393,2 399,9 398,6 288,4 92,4 19,62004 9,4 30,9 105,9 119,6 265,3 343,4 363,6 378,7 412,6 309,4 105,8 19,62005 12,4 31,9 119,5 152,4 264,5 324,8 323,4 411,1 426,3 277,9 101,5 20,32006 15,9 31,8 119,3 168,1 254,5 314,3 322,5 476,3 409,9 256,4 99,6 20,52007 8,6 30,9 99,2 169,8 225,3 323,4 353,6 375,9 444,1 273,6 87,6 19,5TB 11,9 30,1 106,9 157,8 258,2 323,4 354,4 417,6 434,0 287,1 98,8 19,9

Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Cư Jút, 2008Mùa mưa bắt đầu từ tháng 05 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm

sau. Những tháng chuyển tiếp 5,6 (đầu mùa mưa) thường có lốc, tố, dông sét nhiều.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 34

Page 35: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

2.1.4.4 Độ ẩm không khí Độ ẩm bình quân năm: 83,14 % Các tháng có độ ẩm cao nhất: 8, 9, 10 (86 – 92%) Các tháng có độ ẩm thấp nhất: 3, 4(70 – 82%) Các tháng có độ ẩm trung bình: 5, 10, 11 (75 – 90%)

Bảng 2.7: Số liệu về độ ẩm trung bình nhiều năm (%)Tháng

Năm1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1998 79 71 68 69 76 88 86 91 85 80 82 792009 76 74 71 68 82 85 88 91 90 86 83 822000 74 68 68 67 75 78 86 89 87 84 84 862001 80 69 73 72 81 84 86 90 89 89 87 822002 76 74 71 68 82 85 88 91 90 86 83 822003 74 68 68 67 75 78 86 89 87 84 84 862004 80 72 69 70 75 89 87 92 86 79 83 782005 78 70 67 68 77 87 85 90 84 81 81 802006 80 75 71 74 78 82 90 92 90 83 80 782007 76 74 71 68 82 85 88 91 90 86 83 82

TBNN 77,3 71,5 69,7 69,1 78,3 84,1 87 90,6 87,8 83,8 83 81,5Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Cư Jút, 20082.1.4.5 Lượng bốc hơi

Bốc hơi bình quân hàng năm: 1.573 mm Các tháng có lượng bốc hơi cao nhất: 232,51 mm (tháng 3) Các tháng có lượng bốc hơi thấp nhất: 61 mm (tháng 9)

Bảng 2.8: Lượng bốc hơi trung bình trong nhiều năm (mm)Tháng

Năm1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1998 95,3 127,4 147,7 130,2 107,9 101,6 50,7 39,1 50,4 71,6 100,3 103,31999 115,7 171,6 163,5 161,1 104,3 78,7 59,0 41,0 55,1 45,6 56,2 106,32000 142,3 173,1 189,8 177,7 130,3 87,5 54,1 43,0 43,8 41,0 58,2 48,02001 102,2 130,3 163,9 152,9 119,4 61,2 72,4 43,1 62,4 109,4 103,6 108,62002 95,3 127,4 147,7 130,2 107,9 101,6 50,7 39,1 50,4 71,6 100,3 103,32003 118,5 130,3 175,2 180,4 89,8 80,6 57,1 45,1 39,2 55,6 68,8 71,32004 142,3 173,1 178,9 177,7 130,3 87,5 54,1 43,0 43,8 41,0 58,2 48,02005 102,2 130,3 163,9 152,9 119,4 61,2 72,4 43,1 62,4 109,4 103,6 108,62006 115,7 171,6 163,5 161,1 104,3 78,7 59,0 41,0 55,1 45,6 56,2 106,32007 118,5 130,3 175,2 180,4 89,8 80,6 57,1 45,1 39,2 55,6 68,8 71,3

TBNN 114,8 146,5 166,9 160,5 110,3 81,9 58,7 42,3 50,2 64,6 77,4 87,5Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Cư Jút, 20082.1.4.6 Chế độ gió

Có hai hướng gió chính Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau – hướng gió Đông Bắc tốc độ gió

lớn nhất 12 – 14 m/s, có lúc 17 – 20m/s (tháng 01/2001), thấp nhất 2m/s (tháng 10/2003), trung bình 3,8m/s.

Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10 – hướng gió Tây Nam, tốc độ gió lớn nhất 15m/s (tháng 08), tốc độ gió nhỏ nhất 2m/s, trung bình 2,5m/s.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 35

Page 36: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Tốc độ gió được đánh giá là thích hợp với cây cao su và rừng keo lai nằm trong giới hạn tốc độ gió trung bình từ 1 – 3m/s, tối đa 7m/s.

Nhận xétĐiều kiện khí hậu thời tiết thích hợp cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là với

sinh trưởng, phát triển cây cao su và một số cây công nghiệp khác. Tuy nhiên, ẩm độ không khí cao dễ phát triển sâu bệnh và mùa khô phải bổ sung nước tưới cho các loại cây trồng.2.1.5 Đặc điểm địa chất thủy văn

Nguồn nước mặt: Trong khu vực vùng dự án ở tiểu khu 826 có các suối Đăk N’Ri chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, có chiều dài 6,1km nối với sông Sêrêpôk có lưu lượng nước nhỏ chỉ khoảng 1,0 – 5,0m3/s; tiểu khu 839 có các suối lớn có nước quanh năm như Đăk Đrich chảy theo hướng Nam – Bắc, có tổng chiều dài 12,8km, suối này có lưu lượng nước khoảng từ 10 – 30m3/s; tiểu khu 840 có suối Ea Roman chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc có lưu lượng nước nhỏ chỉ khoảng 2,0 – 5,0m3/s có chiều dài khoảng 8,2km, Suối Ea Sier chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, lưu lượng nước khoảng 1,0 – 5,0 m3/s có chiều dài 6,6 km; tiểu khu 854 có suối Ea Mao chảy theo hướng Nam – Bắc, lưu lượng nước từ 2 – 10 m3/s có chiều dài 11,8 km. Ngoài ra còn giáp với sông Serepok nước lớn quanh năm thuận tiện cho tưới tiêu cho cây cao su trong giai đoạn đầu KTCB.

Nguồn nước ngầm: Huyện Cư Jút nằm ở rìa phía Tây Nam khối phun trào bazan Buôn Ma Thuột. Vùng dự án trồng cao su của Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông nằm trên các xã Ea Pô, Đông Bắc xã Đăk Win và phía Tây Nam của Huyện. Nước trong khu vực chủ yếu là nước khe nứt. Loại đất đá chứa nước là bazan lỗ hổng kẹp, bazan đặc sít, đá nứt nẻ. Do tính chất nứt nẻ của đất đá không đồng nhất dẫn đến tầng chứa nước (Pleocen – Holocen, sâu 20 – 500m) không đồng nhất về phương diện chứa và thấm nước. mực nước tĩnh trong vùng phụ thuộc vào bề mặt địa hình biến đổi từ 0,4 – 29,6m, lưu lượng 1,2 – 2 l/s, lưu lượng tầng 0,02 – 0,28 l/m.s, hệ số thấm tương đối thấp 0,2 – 3,7 lm/ngày. Mực nước giữa mùa mưa và mùa khô dao động 3 – 6m, cuối mùa khô có thể bị cạn nước. Chất lượng nước khá tốt bảo đảm phục vụ cho sinh hoạt và ăn uống.

(Nguồn số liệu: Theo tài liệu Báo cáo khoa học trong Hội thảo nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp huyện Cư Jút – tỉnh Đăk Lăk, ngày 29/10/2002)a) Các tầng chứa nước trong đá bazan Pliocen-Pleistocen (N2- QI)

Các thành tạo bazan Pleistocen thuộc hệ tầng Túc Trưng (N2-QI tt) phân bố rộng khắp trên toàn cao nguyên, chúng chỉ bị phủ bởi đá BaZan QII ở vùng thị trấn Đăk Mil và bởi trầm tích Holocen ở một vài khoảnh nhỏ rải rác. Phần trên cùng là BaZan phong hóa triệt để thành sét bột lẫn sạn sỏi laterit chứa baxuit, bề dày 10 đến 13 m. Phần dưới là BaZan phong hóa dở dang, tiếp đến là BaZan chưa bị phong hóa có cấu tạo đặc sít xen lỗ hổng, nứt nẻ không đều. Chiều dày từ 40 đến trên 502 m, thường gặp từ 100 đến 200m.

Nước dưới đất thuộc loại không áp, đối với nơi có áp cục bộ. Mực nước tỉnh thay đổi trong phạm vi rộng: ở vùng Đăk Mil từ 1,0 đến 5,0 m; vùng Đăk Nông từ 0,2 đến 47,0 m, thường gặp < 10 m.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 36

Page 37: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Các tầng chứa nước N2- QI có diện phân bố rộng, bề dày chứa nước lớn, mức độ chứa nước trung bình, nước có chất lượng tốt, có khả năng đáp ứng yêu cầu cấp nước tập trung quy mô từ vừa đến lớn.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 37

Page 38: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

b) Các tầng chứa nước trong trầm tích Jura-trung ( J1-2)Các tầng chứa nước bao gồm các trầm tích Jura hệ tầng La Ngà (J2 ln) lộ ra chủ

yếu phía đông (Quảng Sơn) và một vài chỏm nhỏ ở trung tâm vùng, với diện tích khoảng 50 km2, còn lại bị phun trào BaZan và trầm tích Holocen phủ lên. Thành phần: cát kết, bột kết, sét kết. Bề dày > 500 m.

Nước dưới đất thuộc loại không áp tồn tại chủ yếu trong các khe nứt và đới phong hóa của đất.

Các tầng chứa nước J1-2 trên cao nguyên Đăk Nông có diện phân bố hẹp, khả năng chứa nước kém, ít có ý nghĩa đối với cung cấp nước.

Trên địa bàn huyện có sông Sêrêpôk và một số suối chính chảy qua tạo thành mạng lưới cung cấp nguồn nước mặt phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Sông Sêrêpôk: dài 315km nhưng chảy qua địa bàn huyện chỉ có 41km qua các xã Tâm Thắng, Hòa Phú, Nam Dong, Thị Trấn EaTling và vòng theo ranh giới phía bắc xã EaPô và cũng là ranh giới với huyện Buôn Đôn. Khi chảy qua địa bàn của huyện, do kiến tạo địa chất phức tạp lòng sông trở nên hẹp và dốc đã tạo ra các thác nước lớn có giá trị cảnh quan thiên nhiên và thủy điện.

Ngoài ra, nếu tính các suối có chiều dài trên 10km thì trên địa bàn huyện có 10 con suối chính chảy qua bao gồm:

Suối Ea Gấn có các nhánh: Đắk, Krông, Đắk Gấn và Ea Đier, tổng chiều dài 30km, chảy qua địa bàn thị trấn EA T’linh và xã Trúc Sơn.

Suối Đắk Nir, chảy qua địa bàn xã Hòa Khánh, Hòa Xuân, chiều dài 14km. Suối Đray H’linh dài 12 km chảy qua địa bàn xã Hòa Phú. Suối Ea Tuor gồm các nhánh: Ea Nút, Ea tăng, Ea Tam và Ea Bur chảy qua

địa bàn xã Hòa Phú đổ ra sông SêrêPôk, tổng chiều dài 24 Km.Các suối Ea Đrich, Đăk Đam, Đăk Sor, Đăk D’rong, Đăk Ken và Đăk Răm là

những con suối có chiều dài trên 10km bắt nguồn từ dãy Yokprach Thang cao 528 m, chảy theo hướng Nam-Bắc đổ ra sông Sêrêpôk..

Bên cạnh đó, còn có một số hồ tự nhiên và nhân tạo như hồ Trúc, hồ Ea T’Linh, hồ Đắk D’Rông... với tổng diện tích trên 100 ha, độ sâu từ vài nét tới vài chục mét; các hồ tự nhiên vừa mang lại cảnh quan đẹp, điều hòa khí hậu, vừa phục vụ cho mục đích tưới tiêu, du lịch, nuôi trồng thủy sản, bảo vệ môi trường.

Do sự phân hóa của các yết tố khí hậu thời tiết, nên chế độ thủy văn trên địa bàn huyện phân thành hai mùa rõ rệt:

- Vào mùa mưa, mực nước trong các sông suối lên rất cao, tốc độ dòng chảy lớn. Tuy nhiên, hệ thống sông suối ở đây đa phần là đầu nguồn, lòng hẹp và sâu, nên ít có khả năng gây lũ lụt ở hai bên bờ.

- Vào mùa khô, do lượng mưa nhỏ nên mực nước các sông suối thấp, tốc độ dòng chảy chậm, khả năng cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống ở nhiều vùng rất hạn chế.2.2 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN2.2.1 Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra của Viện Quy Hoạch thiết Kế nông nghiệp 1980 và chuyển đổi sang hệ thống phân loại đất quốc tế FAO-UNESCO năm 1995 trên toàn huyện có 8 đơn vị:

+ Đất vàng trên đá cát (Fq): 26.460 ha (32,94%)

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 38

Page 39: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

+ Đất đỏ vàng trên đa phiến thạch sét (Fs): diện tích 23.180 ha (28,85 %) có độ dốc trong khu vực từ cấp II đến cấp III, tầng canh tác mỏng <30cm.

+ Đất nâu đỏ trên đá Bazan (Fk): diện tích 11.450 ha (14,25%) có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, đa phần diện tích này đã được đưa vào sản xuất cây công nghiệp dài ngày chủ yếu (là cây cà phê, cao su).

+ Đất nâu vàng trên đá Bazan (Fu) diện tích 3.190 ha (3,97%) có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, được khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày.

+ Đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan (Fk) diện tích 7.710 ha (9,60%), độ dốc cấp I, II, tầng dày <30 cm, thích hợp với nhiều loại cây dài ngày và ngắn ngày nhưng do đất có tầng canh tác mỏng nên chỉ thích hợp với những loại cây ngắn ngày, một phần diện tích đất này có địa hình bằng phẳng, khả năng tưới tiêu thuận lợi đã đưa vào canh tác lúa 1 vụ, 2 vụ. Tuy nhiên loại đất này có hàm lượng đá lẫn nhiều do đó khó khăn trong việc khai thác đưa vào sử dụng.

+ Đất xám trên đá bột kết (Xa): 1.730 ha (2,15%)+ Đất dốc tụ thung lũng (D): 1.595 ha (1,99%) được khai thác trồng lúa và nuôi

trồng thủy sản tương đối hiệu quả.+ Đất trên đá bazan có 3 đơn vị đất đai với diện tích 19.662 ha chiếm 23,82%

diện tích tự nhiên. Đây là loại đất tốt nhất của huyện đã được khai thác sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy diện tích đất có tầng dày trên 100 cm chỉ có 9.010 ha, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả. Số còn lại là đất tầng mỏng và trung bình, có nhiều đá lẫn và đá lộ đầu.

Các loại đất khác độ phì thấp, đất có phản ứng chua và giữ nước kém.2.2.2 Tài nguyên nước

- Nguồn nước ngầm: Khu vực nằm ở vùng rìa cao nguyên Buôn Ma Thuột có nguồn nước ngầm dưới đất tương đối lớn và khá phong phú với hai tầng chứa nước khác nhau. Tại xã Ea Pô có nguồn nước ngầm xuất lộ nông có thể khai thác với trữ lượng khoảng 34.500 m3/ngày đêm, lưu lượng kiệt đạt 1000 lít/s (8790 m3/ngày) là nguồn nước sạch, đã và đang được nhân dân khai thác phục vụ cho các nhu cầu dân sinh, kinh tế. Tuy nhiên, do sự suy giảm về chất lượng rừng, việc khai thác nước ngầm vẫn mang tính chất tự phát, nên mực nước ngầm bị giảm, đặc biệt ở những vùng trồng cà phê.

Các khu vực khác có nền địa chất trên các loại mẫu chất và trên đá mẹ như đá Granít, đá phiến sét và đá biến chất…khả năng về nước ngầm kém.

- Nguồn nước mặt: Với lượng mưa lớn trong năm được đổ vào sông Sêrêpôk và 10 con suối chính chảy qua địa bàn huyện cùng với trên 100 ha đất hồ chứa nước đã tạo cho huyện có nguồn nước mặt khá dồi dào – là điều kiện thuận lợi cho việc khai thác phục vụ sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, lượng nước trong sông, suối phân bố không đều trong năm do sự phân hóa của khí hậu theo mùa, nên nhiều vùng về mùa khô bị thiếu nước trầm trọng.

Bên cạnh đó, do sự phân bố của hệ thống thủy văn trên lãnh thổ đã hình thành các vùng có khả năng khác nhau về cung cấp nguồn nước phục vụ các nhu cầu dân sinh kinh tế.

+ Vùng có nguồn nước thuận lợi: Tập trung dọc theo hai bên sông Sêrêpôk thuộc địa bàn các xã Hòa Phú, Hòa Khánh và Xuân Hòa, vườn tưới của công trình

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 39

Page 40: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

thủy lợi Ea Kao, các xã nằm dọc theo các coi: Ea Knir, Đắk Tour…phía Đông sông Sêrêpôk.

+ Vùng nước tương đối khó khăn: Là vùng đất bazan và các loại đất khác nằm ở địa bàn xã Nam Dong, và một phần xã Ea Pô, lưu vực các nhánh suối Đắk Erông, Ea Mao, Đắk Dan…Đây là vùng đất có hệ số sử dụng đất cao (tỷ lệ đất canh tác so với đất tự nhiên), mật độ lưới sông suối thưa thớt khó bố trí các công trình thủy lợi.

+ Vùng có nguồn nước đặc biệt khó khăn: Vùng đất rừng khộp phía Tây huyện, lưu vực các suối: Đắk Dam, Đắk Ken, Eandrich…

Trên cơ sở phân loại các vùng có khả năng cung cấp nguồn nước làm căn cứ bố trí xây dựng công trình thuỷ lợi và cơ cấu cây trồng hợp lý.2.2.3 Tài nguyên rừng

Khu vực dự án nằm trên 4 tiểu khu là 826, 839, 840 và 854 với diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng là 2045,3 ha. Trong đó đất rừng chuyển đổi sang trồng cao su là 962,9 ha và đất quy hoạch khoanh nuôi bảo vệ rừng là 1.082,4 ha.

Bảng 2.9 Hiện trạng tài nguyên rừng khu vực dự án

TT Hiện trạngDiện tích (ha)

TK 826 TK 839 TK 840 TK 854I Rừng tự nhiên 864,2 329,5 102,3 719,31 Rừng gỗ thường xanh 1,2

Rừng non (IIa) 1,22 Rừng gỗ bán thường xanh 6,4 9,5 45,0a Rừng trung bình (1/2IIIa2) 4,8 2,7 35,0b Rừng nghèo (1/2IIIa1) 1,6 6,8 9,2c Rừng non (1/2IIb) 0,83 Rừng khộp 738,4 25,6 102,3 14,8a Rừng trung bình (R.IIIa2) 22,4b Rừng nghèo (R.IIIa1) 628,3 18,5 19,2 4,4c Rừng non phục hồi (R.II) 116,8 7,1 83,1 10,44 Rừng gỗ hỗn giao tre nứa 118,6 614,6a Rừng TX tre nứa 6,8 3,1 2,1b Rừng bán TX xen tre nứa 110,2 258,9 606,94 Rừng tre nứa 0,8 10,0 23,5a Rừng le (Le) 0,8 9,3 2,4b Rừng lồ ô (lo) 0,7 21,2II Rừng trồng 0,3 2,1 26,6 1,01 Rừng trồng xoan 0,3 2,1 9,6 1,02 Rừng trồng keo 16,13 Rừng trồng lát Mêxicô 0,9

Nguồn: Trung tâm QH.KS.TK Nông lâm nghiệp Đăk Nông2.2.4 Cảnh quan môi trường

Là một huyện miền núi cao nguyên, cảnh quan môi trường Cư Jút rất phong phú đa dạng. Trên địa bàn huyện, thiên nhiên đã ban tặng rất nhiều cảnh đẹp và thơ mộng với nhiều loại hình phong phú như sông, thác, ao hồ, đồi núi…là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, du lịch. Tuy nhiên do tác động của con người trong hoạt

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 40

Page 41: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

động sản xuất và đời sống, nên đã có ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và môi trường sinh thái trong huyện:

+ Môi trường sinh thái bức xúc nhất hiện nay là diện tích rừng trong những năm qua giảm mạnh sang đất nông nghiệp, diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn nhiều. Để tái tạo cảnh quan môi trường của huyện cần có các biện pháp bảo vệ và trồng phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

+ Môi trường nước tuy ít bị ô nhiễm nhưng do nguồn nước sinh hoạt phần lớn lộ thiên chịu tác động trực tiếp của tự nhiên, con người, động vật nên nhiều nơi không đảm bảo vệ sinh. Trong tương lai ngành công nghiệp huyện được đầu tư và phát triển nên cần có các biện pháp xử lý rác thải và hóa chất, trồng rừng để tăng tốc độ che phủ bảo vệ môi trường nước.

Từ những vấn đề nêu trên, trong thời gian tới cùng với quá trình khai thác các nguồn lợi một cách tối đa để phát triển kinh tế xã hột nâng cao chất lượng cuộc sống thì việc tái tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường phát triển bền vững là vô cùng cần thiết.2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN2.3.1 Hiện trạng chất lượng không khí và tiếng ồn

Để đánh giá chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn khu vực dự án chúng tôi đã phối hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên tiến hành lấy mẫu đo đạc phân tích chất lượng môi trường không khí. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí của khu vực dự án ngày 17/11/2008 được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.10: Kết quả phân tích môi trường không khí

TT Chỉ tiêuĐơn

vịKết quả

KK1 KK2 KK3 KK4 KK5 TCVN1 Bụi toàn phần mg/m3 0,29 0,28 0,31 0,29 0,28 0,3(**)2 Nhiệt độ 0C 28,7 26,4 26,5 25,8 25,7 -3 Độ ẩm % 72 76 78 80 82 -4 CO mg/m3 0 0,89 0 0 0 30(**)5 NO2 mg/m3 0 0,03 0 0 0 0,2(**)6 SO2 mg/m3 0,012 0 0 0,011 0 0,35(**)7 Tiếng ồn dBA 51,3 44,3 42,9 42,0 42,7 60(*)

Nguồn: Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây NguyênGhi chú:

KK1 : Mẫu không khí bên đường liên lô (gần đập thủy lợi – tiểu khu 839)(X: 803,475.97 m; Y: 1,411,385.44 m)

KK2 : Mẫu không khí khu vực tiểu khu 854(X: 802,517.78 m; Y: 1,406,864.43 m)

KK3 : Mẫu không khí khu vực lán trại công nhân – tiểu khu 840(X: 808,961.91 m; Y: 1,411,385.45 m)

KK4 : Mẫu không khí gần rìa sông Sêrêpôk - tiểu khu 840(X: 809,785.14 m; Y: 1,412,937.45 m)

KK5 : Mẫu không khí khu vực ngã ba đường liên lô – tiểu khu 826(X: 807,592.11 m; Y: 1,415,656.80 m)

(Sơ đồ vị trí lấy mẫu môi trường xem phần phụ lục 4 Các bản đồ bản vẽ liên quan đến dự án – sơ đồ số 9: sơ đồ vị trí lấy mẫu môi trường)

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 41

Page 42: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

(*) : TCVN 5949 – 1998 : Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – mức ồn tối đa cho phép.

(**) : TCVN 5937 – 2005 : Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí bao quanh.

Khu vực dự án và các vùng lân cận hiện trạng chủ yếu là đất rừng và đất nông nghiệp, khá xa khu dân cư và hoạt động giao thông cơ giới, cũng không có các hoạt động công nghiệp ở vùng lân cận, nên không có nguồn khí độc hại, vì vậy không khí nơi đây hầu như chưa bị ô nhiễm.2.3.2 Hiện trạng chất lượng nước mặt

Để đánh giá chất lượng môi trường nước mặt khu vực dự án chúng tôi đã phối hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên tiến hành lấy mẫu đo đạc phân tích chất lượng môi trường nước mặt. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt của khu vực dự án ngày 06/11/2008 được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.11. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án

TT Chỉ tiêuĐơn

vị

Kết quả QCVN 08:2008

/BTNMT(B1)

M 1 M 2 M 3 M 4 M5 M6

1 pH - 7,60 7,55 7,69 7,75 7,90 7,86 5,5-92 SS mg/L 19,3 38 27 61 53 54,7 503 DO mg/L 6,76 6,80 6,65 8,60 8,80 8,70 ≥4

4BOD5 (20oC)

mg/L 3 3 3 2 2 2 15

5 COD mg/L 3,02 2,88 3,02 2,24 2,4 3,18 30

6Tổng sắt (Fe)

mg/L 0,47 0,48 0,53 3,71 4,12 4,21 1,5

7Phosphat (PO4

3-)mg/L 0,08 0,10 0,09 0,20 0,20 0,19 0,3

8Amoni (NH4

+)mg/L <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 0,5

9Nitrat (NO3

-)mg/L 4,79 3,26 2,81 2,51 2,53 2,58 10

10 ColiformMPN/100ml

11.000 16.000 17.000 23.000 34.000 18.000 7.500

Nguồn: Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây NguyênGhi chú:

Mẫu M1: Nước mặt đầu nguồn đập thủy lợi (X: 801,411.15 m; Y: 1,406,203.15 m)

Mẫu M2: Nước giữa nguồn đập thủy lợi (X: 801,701.30 m; Y: 1,408,058.78 m)

Mẫu M3: Nước mặt cuối nguồn đập thủy lợi(X: 802,166.89 m; Y: 1,410,670.18 m)

Mẫu M4: Nước suối đầu nguồn sông Sêrêpôk(X: 810,297.97 m; Y: 1,412,060.24 m)

Mẫu M5: Nước suối giữa nguồn sông Sêrêpôk(X: 809,886.35 m; Y: 1,415,326.16 m)

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 42

Page 43: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Mẫu M6: Nước suối cuối nguồn sông Sêrêpôk(X: 806,910.58 m; Y: 1,416,851.16 m)

(Sơ đồ vị trí lấy mẫu môi trường xem phần phụ lục 4 Các bản đồ bản vẽ liên quan đến dự án – sơ đồ số 9: sơ đồ vị trí lấy mẫu môi trường)

Chất lượng nước mặt khu vực dự án hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BNTMT, tuy nhiên một số chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn như Fe, Nitrat và chỉ tiêu vi sinh.2.3.3 Hiện trạng chất lượng nước ngầm

Để đánh giá chất lượng môi trường nước ngầm khu vực dự án chúng tôi đã phối hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên tiến hành lấy mẫu đo đạc phân tích chất lượng môi trường nước ngầm. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm của khu vực dự án ngày 06/11/2008 được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.12. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm

TT Chỉ tiêu ĐVTMẫu QCVN

09:2008/BTNMTN1 N2 N3 N4 N5

1 pH - 7,45 5,66 8,36 8,01 7,92 5,5 – 8,52 Độ đục NTU <0,02 148 <0,02 <0,02 5,91 -3 Độ cứng mg/L 383,3 14,4 226 330,5 70,1 5004 Clorua (Cl-) mg/L 6,24 1,91 9,22 2,06 4,11 2505 Sắt (Fe) mg/L 0,13 5,53 ,0,03 0,13 0,28 56 Sunfat (SO4

2-) mg/L 121,1 1,77 9,53 <1,0 9,11 4007 Mangan (Mn) mg/L 0,28 <0,03 <0,03 0,04 <0,03 0,5

8 ColiformMPN/100ml

46 220 13 170 90 3

Nguồn: Viện Vệ sinh Dịch tể Tây Nguyên , 2008.Ghi chú:

Mẫu N1: Nước giếng khu sinh hoạt của công nhân (giếng khoan)(X: 808,617.77 m; Y: 1,411,905.03 m)

Mẫu N2: Nước giếng hộ ông Nguyễn Văn Kiềng (giếng đào)(X: 808,732.49 m; Y: 1,410,224.83 m)

Mẫu N3: Nước giếng khu công nhân cao su (giếng khoan)(X: 808,239.89 m; Y: 1,414,624.38 m)

Mẫu N4: Nước giếng hộ ông Nguyễn Văn Lợi (giếng khoan)(X: 803,887.58 m; Y: 1,410,602.71 m)

Mẫu N5: Nước giếng hộ ông Phạm Văn Thái (giếng khoan)(X: 801,991.45 m; Y: 1,403,746.96 m)

(Sơ đồ vị trí lấy mẫu môi trường xem phần phụ lục 4 Các bản đồ bản vẽ liên quan đến dự án – sơ đồ số 9: sơ đồ vị trí lấy mẫu môi trường)

Chất lượng môi trường nước ngầm khu vực dự án tương đối tốt, các chỉ tiêu đều nằm trong Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT tuy nhiên cũng bị ô nhiễm nhẹ về chỉ tiêu vi sinh Coliform đặc biệt là mẫu N2 (giếng đào)

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 43

Page 44: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

2.3.4 Hiện trạng tài nguyên sinh vật2.3.4.1 Thực vật

Bảng 2.13 Hiện trạng diện tích, hiện trạng đất đai khu vực dự án

TT Hiện trạngDiện tích (ha)

TK 826 TK 839 TK 840 TK 854A Đất có rừng 864,5 331,6 128,9 720,3I Rừng tự nhiên 864,2 329,5 102,3 719,31 Rừng gỗ thường xanh 1,2

Rừng non (IIa) 1,22 Rừng gỗ bán thường xanh 6,4 9,5 45,0a Rừng trung bình (1/2IIIa2) 4,8 2,7 35,0b Rừng nghèo (1/2IIIa1) 1,6 6,8 9,2c Rừng non (1/2IIb) 0,83 Rừng khộp 738,4 25,6 102,3 14,8a Rừng trung bình (R.IIIa2) 22,4b Rừng nghèo (R.IIIa1) 628,3 18,5 19,2 4,4c Rừng non phục hồi (R.II) 116,8 7,1 83,1 10,44 Rừng gỗ hỗn giao tre nứa 118,6 614,6a Rừng TX tre nứa 6,8 3,1 2,1b Rừng bán TX xen tre nứa 110,2 258,9 606,94 Rừng tre nứa 0,8 10,0 23,5a Rừng le (Le) 0,8 9,3 2,4b Rừng lồ ô (lo) 0,7 21,2II Rừng trồng 0,3 2,1 26,6 1,01 Rừng trồng xoan 0,3 2,1 9,6 1,02 Rừng trồng keo 16,13 Rừng trồng lát Mêxicô 0,9B Đất không có rừng 141,5 72,0 86,6 107,31 Đất trống (Ia) 140,3 0,5 3,82 Đất trảng cỏ cây bụi (R.I) 3,5 50,7 8,53 Đất có cây bụi rải rác (Ib) 1,2 25,6 78,84 Đất có cây gỗ rải rác (Ic) 42,4 16,25 Đất có cây gỗ tái sinh (R.I-gTS) 35,9C Đất rừng bị phá (RBP) 2,2 13,5 5,1D Đất nương rẫy 360,8 250 413,8 630,4E Đất khác (sông, đường...) 46,3 3,4 0,8 4,9

Tông 1.444,4 670,5 630,1 1.468,0Nguồn: Trung tâm QH.KS.TK Nông lâm nghiệp Đăk Nông

(Chi tiết xem phụ lục 4 – tờ bản đồ số 1, 2, 3, 4: bản đồ hiện trạng rừng và đất rừng tiểu khu 826, 839,840 và 854)

Mặc dù công tác quản lý và bảo vệ rừng luôn được chú trọng nhưng những năm vừa qua diện tích và chất lượng rừng không ngừng bị suy giảm. Ngoài những nguyên nhân khách quan như áp lực của việc gia tăng dân số, tập quán đốt rừng làm nương

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 44

Page 45: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

rẫy…thì nguyên nhân chủ quan là do một số chủ rừng còn buông lỏng quản lý, chính quyền cấp xã chưa thực hiện tốt các quy định đưa ra trong Quyết định 245/1998/QĐ-TTg, ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất Lâm nghiệp Vùng dự án: huyện Cư Jút- nơi thực hiện dự án, nằm sát vùng đệm của vườn

quốc gia Yok Đôn, có hệ sinh thái rừng khộp đặc trưng. Với các kiểu hình chính là: Rừng khộp: đây là thảm thực vật chủ yếu sinh trưởng ở độ cao 200-400m và độ dốc <20o. Các loại họ dầu là chủ yếu Dipterocarpus obtusifolius, D.intricatus. Tre rụng lá Arunginaria falcata rất phổ biến và tạo thành các bụi dày. Mặt đất được phủ bởi rất nhiều loài cỏ. Phần lớn rừng đã bị khai thác. Lửa rừng do con người đốt rất phổ biến trong mùa khô và đã làm giảm rất lớn khả năng tái sinh rừng. Đặc điểm cơ bản nhất của phân quần xã này là rừng thưa, lá rộng, rụng là và cấu trúc đơn giản về tầng thứ, nghèo về thành phần loài, mật độ cây thấp.

- Rừng bán rụng lá: Rừng có cấu trúc tán 5 tầng với nhiều loài cây rừng như Lythraceae, và loài đặc trưng là Lagerstromia calyculata. Dưới tán rừng có nhiều loài tre trúc như Oxytenanthera sp, Bambosa balcoa. Phần lớn quần thụ của của kiểu rừng này đã bị khai thác.

- Rừng lá rộng thuờng xanh: Quần hệ này được đại diện bằng quần xã sau: Kiền kiền (Hopea siamensis) + Táu ruối (Vatica odorata) + Thị rừng (Diospyros sp.) + Trâm (Syzygium sp). Rừng thường có 3 tầng rõ rệt. Chiếm ưu thế tuyệt đối là các loài cây họ dầu (Dipterocarpaceae) họ Thị (Ebenaceae); ngoài ra còn có một số loài khác thuộc họ Verbenaceae, Annonaceae...

- Rừng hành lang: cũng gồm loại hình rừng thường xanh lá rộng hiện diện dọc theo suối thường xuyên có nước. Loại rừng cũng rất đa dạng gồm nhiều Dipterocarpus alatus, Lagerstromia spp và cây sung.

- Rừng thứ sinh và rừng tre nứa: cùng là một dạng rừng thường xanh lá rộng phân bố dọc theo các con suối nhỏ và ở vùng đất cao.

- Rừng bán thường xanh các loài chiếm ưu thế trong là: Bằng lăng (L. calyculata), Cà giam (Mitragnye diversifolia), Cò ke (Grewia paniculata), Gụ mật, Dầu trà beng, Thành ngạnh.

Thảm thực vật trong vùng dự án gồm: Loại thực bì: Cây bụi, le, nứa tép lồ ô. Dạng thực bì phục hồi sau nương rẫy. Loại cây ưu thế: Le, lồ ô. Chiều cao từ 1-3 m. Độ che phủ: 0,4-0,6.

Xếp loại thực bì: Thực bì thuộc nhóm III.2.3.4.2 Động vật

Động vật trong khu vực dự án chủ yếu khu hệ bò sát, ếch nhái và khu hệ chim: Các hệ bò sát, ếch nhái như Rắn cạp nong (bungarus fasciatus), Rắn khô đốm (Calliophis maculiceps), Rắn hổ mang (Naja naja), Rắn hổ chúa (Ophiphagus hannah), Rắn lục mép (Trimeresurus albolabris), Nhông cát gutta (Leiolepis guttata), Cóc nhà (Bufo melanostictus),..; Các hệ chim như gà rừng, gõ kiến, chim cu, chim chích,….Khi thực hiện dự án, tiếng ồn của thiết bị máy móc, của công nhân làm việc và đặc biệt diện tích rừng khu vực mất đi thì số lượng chim chóc, động vật một phần sẽ di chuyển sang khu vực bên cạnh, ít bị quấy nhiễu và an toàn hơn. Ngoài ra, số lượng động vật

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 45

Page 46: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

như một số loài thú nhỏ, loài chim ở khu vực có thể bị suy giảm do hoạt động săn bắt của các công nhân làm việc và người dân địa phương.2.4 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG DỰ ÁN

(Nguồn số liệu: - Báo cáo số 31/BC-UBND, ngày 30/8/2008 của UBND xã Đăk Wil báo cáo về kết quả thực hiện công tác 9 tháng đầu năm 2009 và phương hướng hoạt động 3 tháng cuối năm.

- Báo cáo số 48/BC-UBND, ngày 31/12/2008 của UBND xã EaPô về việc báo cáo tình hình thực hiện công tác kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2008 và phương hướng hoạt động năm 2009)2.4.1 Điều kiện kinh tế

Nền kinh tế nông nghiệp chi phối toàn bộ hoạt động đời sống kinh tế- xã hội của người dân nơi đây, chủ yếu là làm nương rẫy, ít có điều kiện tiếp xúc với khoa học-kỹ thuật, hoạt động sản xuất dựa vào kinh nghiệm cũ, lạc hậu, nên hầu hết đời sống của người dân còn rất nghèo nàn, nền kinh tế kém phát triển tự cung, tự cấp. Vì vậy việc xây dựng dự án trồng cao su tại đây sẽ giúp đồng bào cải thiện đời sống, hạn chế nạn phá rừng làm nương rẫy. Góp phần cải tạo đời sống văn hóa, tinh thần, xã hội của vùng dự án.2.4.1.1 Nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành trọng yếu đối với người dân tại vùng dự kiến phát triển trồng cao su của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú – Đăk Nông, có tốc độ tăng trưởng hằng năm (2006 so với 2005) là 8,44%; Trong thời gian vừa qua trồng trọt, nhất là trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp hằng năm và cây công nghiệp lâu năm đặc biệt được Tỉnh cũng như Huyện khuyến khích nhân dân đẩy mạnh để đảm bảo an toàn lương thực của huyện.

Trồng trọtHiện nay, trồng trọt là khâu sản xuất chủ yếu tại vùng dự án trên địa bàn huyện

Cư Jut. Các loại cây trồng chủ yếu trong vùng là lúa rẫy, ngô, đỗ tương, sắn, lạc, khoai lang,... Ngoài ra còn trồng mía, bông, điều, hồ tiêu…

Diện tích các loại cây trồng của huyện thời gian qua có một số loại cây trồng có tăng đột biến như: sắn diện tích tăng 7,2 lần so với năm 2005, số cây khác như khoai lang, lạc, điều cũng tăng mạnh.

Đặc biệt phát triển diện tích nương rẫy tự phát do xâm canh đất rừng của các tiểu khu thuộc lâm trường làm cho nguy cơ thu hẹp diện tích rừng tự nhiên. Tại 4 tiểu khu 826, 839, 840 và 854 có: 533 ha nương rẫy, 1.042,68 ha vườn điều và cây khác.

Chăn nuôiChăn nuôi trong những năm gần đây Tỉnh cũng như Huyện chủ trương đẩy

mạnh sản xuất theo hướng đảm bảo đáp ứng nhu cầu tại địa phương và các vùng lân cận, vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gia cầm, ngoài ra còn có chăn nuôi dê, cừu nhưng số lượng không đáng kể.

Đồng thời với việc phát triển trồng trọt và phát triển sản xuất thức ăn gia súc, công tác chăn nuôi cần có chính sách khuyến khích phát triển để tăng nguồn thu nhập trong dân cư.

Lâm nghiệpVốn là huyện rừng núi của tỉnh nhưng do tình hình khai thác rừng lấy gỗ và

chặt phá rừng làm nương rẫy nên diện tích rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp và hiện nay Chính phủ đang đẩy mạnh khuyến khích việc trồng rừng phủ xanh đất trống đồi

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 46

Page 47: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

núi trọc vùng đất Tây Nguyên. Tại vùng khảo sát dự án phát triển cao su gồm 4 tiểu khu 826, 839, 840 và 854 tình hình phát triển trồng rừng chỉ đạt diện tích 28,7 ha, gồm các loại cây keo (16,1 ha), xoan (12,5 ha), lat mexico (0,9 ha)…2.4.1.2 Về Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản và giao thông vận tải.

(1) Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệpTrên địa bàn khu vực dự án việc sản xuất và chế biến công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa được phát triển mạnh, còn phụ thuộc vào tiêu thụ của nhân dân do đó chỉ có một số hộ đăng ký kinh doanh là nghề hàn xì, máy móc, khung cửa, nghề mộc và sửa chữa một số trang thiết bị gia đình.

(2) Dịch vụ thương mạiTrên địa bàn toàn xã có 4 cơ sở đăng ký vận chuyển hàng hóa và khách đi lại chủ

yếu là phục vụ tại địa phương. Năm 2007 huyện Cư Jut có số lượng lao động phục vụ đạt 2.334 người; Tổng mức bán lẽ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 1.590 tỷ đồng.

Nhìn chung hoạt động và quy mô của ngành thương mại dịch vụ du lịch còn chưa phát triển.

(3) Công trình hạ tầng kỹ thuật Hệ thống lưới điện trung thế của huyện Cư Jut đã được nối đến các thôn lân cận

vùng dự án và đang tích cực phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân trong vùng.

Hệ thống thông tin liên lạc tại vùng dự án đã kết nối với hệ thống thông tin di động. Hệ thống bưu diện các xã có thể phục vụ cho quá trình thực hiện dự án.

(4) Giao thông vận tải+ Hiện trạng: Vùng dự án nằm cách xa trung tâm huyện, với hệ thống đường giao

thông đi lại khó khăn trong mùa mưa.Trục giao thông chính là đường nhựa đang xuống cấp chạy theo hướng Nam – Bắc xuyên suốt vùng dự án từ huyện lỵ Cư Jut – Quốc lộ 14, qua các xã Nam Dong – Đăk Win đến xã Ea Pô rộng 6m, dài 30km. Còn lại là các trục đường cấp phối và đường đất đi đến các Thôn lân cận các tiểu khu 826, 839, 840 và 854. Trong nội vi các tiểu khu này chỉ có đường mòn lâm nghiệp, đường đất dung cho công tác kiểm lâm. Các trục đường này thuận lợi trong mùa khô nhưng bị lầy trong mùa mưa.

+ Tương lai: Nhằm quán triệt Nghị quyết số 12-NQ/TU của Tỉnh ủy Đắk Nông “Về phát triển giao thông vận tải giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2020” và thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV đề ra, ngày 22/10/2007, Ban Thường vụ huyện ủy Cư Jút đã ban hành Chương trình phát triển GTVT trên địa bàn huyện giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2020.

Về mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2007 - 2010: ưu tiên đầu tư nâng cấp các tuyến đường huyện và đường đô thị; đầu tư nhựa hoá, cứng hoá, xây dựng mới các tuyến đường xã, thôn, buôn, bon, các tuyến đường qua khu dân cư tập trung để phục vụ giao thông thông suốt, thuận lợi. Về đường huyện: đầu tư duy tu bảo dưỡng và nâng cấp mở rộng thành đường cấp IV miền núi có chiều dài 61,364 km được nhựa hoá 65 % với các tuyến đường từ Quốc lộ 14 đoạn km 738+400 đi Đắk Win dài 20 km, đường từ Quốc lộ 14 đoạn km 737+50 đi trường cấp 3 dài 1,4 km; mở mới các tuyến đường từ buôn Trum xã Tâm Thắng đến buôn Nui xã Ea Pô dài 12 km; đường từ

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 47

Page 48: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

thị trấn Ea T'ling đến xã Đắk D’rông dài 8 km; đường từ xã Trúc Sơn đi khu kinh tế mới Hoà An xã Cư Knia dài 10 km; đường từ xã Đắk Win đến Đồn biên phòng 751 dài 30 km, đường du lịch sinh thái dọc sông Sêrêpốk dài trên 7 km.

Về các tuyến đường đô thị: đầu tư xây dựng và nhựa hoá toàn bộ các tuyến đường đô thị với chiều dài là 11,14 km, đồng thời nâng cấp cứng hoá, nhựa hoá 70% hệ thống đường trung tâm thị trấn Ea T’ling mà chưa đủ tiêu chuẩn là đường đô thị với chiều dài 5,95 km; mở mới các tuyến đường: đường khu du lịch văn hoá thể thao Hồ Trúc 5 km, đường tuyến 2 Bệnh viện đa khoa huyện dài 2 km, đường vành đai theo quy hoạch (đường cạnh bệnh viện đến đầu đập Hồ Trúc dài 2,5 km, đường từ Trung tâm thương mại huyện đi qua Khối 7, nối đường Du lịch sinh thái dọc sông Sêrêpốk dài 2,5 km).

Về hệ thống đường xã, thôn: đầu tư xây dựng nhựa hoá 50% đường cấp phối hiện có của các xã với chiều dài 32 km trên tổng số 64,79 km đường cấp phối; rải cấp phối 70% đường đất hiện có với chiều dài 49 km trên tổng số 70,01 km; tổ chức quản lý, bảo trì, sử dụng có hiệu quả hệ thống đường huyện, đường xã hiện có và rải nhựa đường nội buôn, bon. Đảm bảo 100% buôn, bon được xây dựng 1 - 2 km đường nhựa; nhựa hoá toàn bộ các trục đường qua trung tâm các xã, kiên cố hoá các cầu, cống trên tất cả các tuyến đường huyện, xã; quy hoạch hành lang lộ giới giao thông đúng quy định; xây dựng hoàn thiện tuyến đường biên giới (đường xã Đắk Win đi Đồn biên phòng 751) để bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng- an ninh.

Về hệ thống vận tải: quy hoạch nâng cấp hệ thống bến bãi và dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá; đầu tư nâng cấp hợp tác xã vận tải cả về quy mô và chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng hoá trên toàn địa bàn

Về định hướng phát triển GTVT đến năm 2020: phát triển, nâng cấp toàn bộ hệ thống đường huyện thành đường cấp IV miền núi, xây dựng kiên cố hoá toàn bộ cầu, cống trên tất cả các tuyến đường huyện; nhựa hoá hoặc cứng hoá 85% các tuyến đường của xã; 2.4.2 Điều kiện văn hoá xã hội

Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất và con người Cư Jút gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của các dân tộc trong tỉnh Đắk Lăk và vùng Tây Nguyên.

Toàn huyện hiện tại có 19 dân tộc anh em sinh sống bao gồm: Kinh, Tầy, Nùng, Êđê, Bana, M’Nông, Thổ, Mạ, Lào, Hoa, Mường, Khơ me, H’Mông, Dao, Giarai, Sán chảy, Chăm, Sán dìu, Thổ. Trong đó đồng bào các dân tộc tại chỗ như Êđê, M’Nông đang sống tại 12 buôn thuộc 7 xã trong huyện.

Cộng đồng các dân tộc ở Cư Jút với những truyền thống của từng dân tộc đã hình thành nên một nền văn hóa rất đa dạng, phong phú và có những nét độc đáo riêng, trong đó nổi lên bản sắc văn hóa truyền thống của người Êđê, M’Nông và một số dân tộc bản địa khác.

Văn hóa cổ truyền của các dân tộc huyện Cư Jút thể hiện sự giàu có, đa dạng của kho tàng văn hóa dân gian được sáng tạo lưu truyền bảo tồn cho đến ngày nay.

Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, những truyền thuyết về những vị anh hùng, các danh nhân văn hóa, các sinh hoạt lễ hội, phong tục tập quán lành mạnh vẫn được các dân tộc trong huyện giữ gìn và phát triển.

Tập quán sản xuất của mỗi dân tộc có những nét đặc trưng riêng nhưng qua quá trình giao lưu phát triển giữa các vùng, giữa các dân tộc đã hình thành nên ở Cư Jút

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 48

Page 49: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

nhiều ngành nghề mang tính nghệ thuật cao như: nghệ thuật tạo hình trên thổ cẩm, nghệ thuật khắc gỗ, vẽ tranh thờ…

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc huyện Cư Jút luôn kề vai sát cánh với quân dân cả nước chống giặc ngoại xâm, đồng thời năng động sáng tạo, có ý chí tự lực tự cường khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được trong lao động sản xuất đất tranh cải tạo tự nhiên, phát triển nền văn hóa, kinh tế, xã hội. Đây thực sự là thế mạnh lớn đưa Cư Jút phát triển mạnh trong tương lai.

Là vùng sâu vùng xa, nên nói chung dân cư trong các vùng dự án tại huyện Cư Jut được chính quyền các cấp quan tâm xây dựng trường lớp và phổ cập văn hóa các cấp học cho con em trong vùng.

Lao động giản đơn chủ yếu trong tổn số lao động xã hội trên địa bàn vùng dự án. Nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.

Theo nguồn số liệu Niên giám thống kê tỉnh Đăk Nông năm 2006 của Cục thống kê tỉnh Đăk Nông và kết quả điều tra nắm bắt về tình hình dân sinh, kinh tế xã hội trên địa bàn vùng dự án được tổng hợp phân tích như sau:

Bảng 2.14: Dân cư và lao động khu vực dự ánDân số

XãDân số (người) Lao động (người)

Số hộ Dân số Tông Nam NữEa Pô (22 thôn) 2.577 11.459 7.223 3.643 3.680Đăk Win (16 thôn) 1.850 8.410 4.896 2.416 2.480

Thành phần chủ yếu là dân tộc Nùng, Tày, Thái và phân bố tập trung chủ yếu tại các thôn lân cận vùng dự án.

Ngành giáo dục của huyện trong những năm gần đây được các cấp chính quyền quan tâm. Toàn huyện có 28 trường học, trong đó có 17 trường tiểu học, 9 trường trung học cơ sở và 2 trường phổ thông trung học. Đặc biệt, năm 2006 huyện Cư Jut đã hoàn thành chương trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.

Mạng lưới y tế của huyện Cư Jut co 9 cơ sở được phân bố đều trên toàn huyện. Tám xã phường đều có trạm y tế và 1 bệnh viện đa khoa đặt tại trung tâm huyện lỵ trang bị 70 giường bệnh đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế của nhân nhân trong vùng.

Cán bộ y tế của huyện có 25 bác sỹ, 43 y sỹ, 62 y tá và 14 người trình độ khác, vì vậy công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong vùng được cải thiện đáng kể.2.4.3 Đánh giá chung2.4.3.1 Thuận lợi

– Vùng có các yếu tố về khí hậu và đất đai tương đối thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng, đặc biệt cây lâu năm như: Cao su, tiêu…cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu đỏ, dâu tằm….đồng thời cũng thích hợp cho việc phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc, lợn, gia cầm….

– Quỹ đất dồi dào, tập trung, địa hình khá bằng phẳng thuận lợi cho việc thiết kế khai hoang, bố trí vườn cây cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng với chi phí thấp.

– Nguồn nước mặt khá phong phú, có khả năng khai thác sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.

– Nguồn lao động dồi dào, sẵn có dễ tuyển dụng và đào tạo.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 49

Page 50: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

– Được sự quan tâm của các cấp Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể từ tỉnh đến huyện, xã.2.4.3.2 Khó khăn

– Trong vùng dự án có các diện tích đất rừng tự nhiên bị xâm canh là ruộng, rẫy, điều của nhân dân cần phải thu hồi và diện tích rừng tự nhiên phải đưa vào quản lý bảo vệ Công ty phải đầu tư vồn trong công tác hỗ trợ đền bù, giải tỏa, tái định cư và quản lý bảo vệ rừng tự nhiên để triển khai thực hiện dự án. Cần thiết phải có sự hỗ trợ của chính quyền các cấp đoàn thể để thực hiện.

– Cơ sở hạ tầng nghèo nàn, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ thâm canh và kỹ thuật canh tác thấp.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 50

Page 51: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG3.1.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải3.1.1.1 Nguồn gây tác động trong giai đoạn chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao suBảng 3.1 Nguồn gây ô nhiễm trong giai đoạn chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng

cao suCác hoạt động Nguồn phát sinh

chất thảiChất thải

Tập kết công nhân Lán trại tạm và sinh hoạt hàng ngày của công nhân

Các chất thải sinh hoạt của công nhân: Nước thải; Chất thải rắn.

Phát quang, san lấp mặt bằng, chuẩn bị nền xây lán trại ổn định

Hoạt động của các phương tiện đốn hạ cây, san ủi đất.

Tiếng ồn, khí thải, bụi từ các phương tiện thi công.

Chất thải rắn (cành lá cây bị đốn hạ)

Tập kết vật liệu xây dựng và các máy móc phục vụ nông nghiệp đến nông trường.

Hoạt động của các phương tiện vận chuyển vật liệu và thiết bị

Các chất thải từ các phương tiện vận chuyển.

Bụi từ quá trình tập kết nguyên vật liệu.

Xây dựng các hạng mục công trình chính

Hoạt động của các phương tiện thi công

Chất thải từ xây dựng (xà bần, gạch ngói...)

Chất thải sinh hoạt (nước thải, chất thải rắn)

Tiếng ồn, khí thải, bụi từ các phương tiện thi công

Cày xới 2.897,7 ha đất chuẩn bị trồng

Hoạt động của máy cày xới

Chất thải từ phương tiện cày xới (máy cày)

Tiếng ồn Bụi khuếch tán từ hoạt động cày xới

Trồng cao su Hoạt động của công nhân.Vận chuyển nguyên vật liệu (cây giống, phân bón…)

Chất thải sinh hoạt (nước thải, rác thải

Bụi, tiếng ồn Chất thải rắn bao bì

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 51

Page 52: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

a) Nguồn phát sinh bụi, khí thải và tiếng ồn. Bụi khuếch tán từ quá trình san nềnBụi phát sinh từ quá trình san lấp mặt bằng xây dựng nhà làm việc, đường giao

thông và nhà ở của công nhân. Qua số liệu có thể thấy lượng đất vận chuyển để san lấp chủ yếu lấy trong phạm vi diện tích của dự án, lượng đất mang từ nơi khác đến chỉ chiếm một phần nhỏ. Đây là một vấn đề thuận lợi trong quá trình thi công tránh việc phát tán bụi trong quá trình vận chuyển.

Hệ số ô nhiễm bụi (E) khuếch tán từ quá trình san nền được tính dựa trên công thức cải tiến của M.E Berliand (Air pollution Vol 3: Measuring, monitoring and surveillance of air pollution, London. 1995) như sau:

Trong đó:- E: Hệ số ô nhiễm (kg/tấn)- K: Cấu trúc hạt có giá trị trung bình là 0,20- U: tốc độ gió trung bình khu vực dự án (3,8 m/giây)- M: độ ẩm trung bình của đất mùa khô (thường là 20%)Vậy trung bình 1 tấn đất đá sang lấp sinh ra 2,6*10-3kg bụi.Trong quá trình xây dựng cần san lấp 8,9 ha nền, 17,8 ha đường nông thôn (đường

rộng 10m, chiều dài 17,8 km), chiều cao đường so với nền cũ 0,5m. Ước tính khối lượng đất đá cần sang lấp 240.300 tấn đất đá, sinh ra một khối lượng bụi khuếch tán tương đương 624,8 kg bụi. Thời gian thi công xây dựng là 12 tháng, trung bình một tháng làm việc 26 ngày vậy lượng bụi phát sinh trong một ngày là 2,0kg bụi/ngày

Hệ số ô nhiễm bụi từ quá trình vận chuyển vật liệu san nền có thể ước tính như sau:

L: tải lượng bụi (kg/km.lượt xe.năm) k: cấu trúc hạt có giá trị trung bình 0,20 s: tỷ lệ lượng lớp đất phủ bề mặt (8,9 %) S: vận tốc trung bình của các phương tiện vận chuyển vật liệu san nền trong khu

vực dự án (5 km/h) W: tải trọng của phương tiện (10 tấn) w: số bánh xe trung bình (10 bánh) p: số ngày mưa trong năm (90 ngày)Thay số ta được L = 0,078 kg/km.xe.nămVới 240.300 tấn đất chủ yếu do quá trình san gạt tại chổ chỉ có một phần nhỏ phải

dùng xe tải chở đi đổ ở nơi khác. Ước tính có khoảng 24.000 tấn sử dụng xe tải loại 10 tấn chuyên chở thì số chuyến xe là 2.400 chuyến trong thời gian 12 tháng, tương đương 8 chuyến/ngày, đoạn đường chịu ảnh hưởng khoảng 15 km thì tải lượng bụi phát sinh trong một ngày là: 0,078 x 15 x 8 = 9,36 kg/ngày.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 52

Page 53: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Bụi khuếch tán từ cày xới 2.897,7 ha đất chuân bị trồngTrung bình lưỡi cày cày sâu khoảng 0,2m, vậy trên 1m2 đất có khoảng 0,2m3 đất bị

xáo trộn, lớp đất này được xem như phần san nền.Vì vậy ước tính trên 1m2 đất có 0,36 tấn đất bị xới. Lớp đất mặt vào mùa khô có độ

ẩm trung bình 8 %

Vậy áp dụng công thức tính

Ước tính lượng bụi khuếch tán do cày xới 2.897,7 ha đất là 2,6.10 -3 kg/tấn x 28.977.000m2 x 0,36 tấn/m2 = 27,12 tấn. Theo tiến độ thực hiện khai hoang thì quá trình khai hoang diễn ra trong 3 năm nhưng chỉ thực hiện trong mùa khô (18 tháng). Thì tính được tải lượng phát sinh bụi trong một ngày là 57,95 kg/ngày

Bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyểnÔ nhiễm do khí thải ra từ các phương tiện vận tải, phương tiện và máy móc thi

công. Loại ô nhiễm này thường không lớn do phân tán và hoạt động trong môi trường rộng.

Khói thải từ các phương tiện giao thông vận tải, các máy móc sử dụng trên công trường chứa các thành phần gây độc hại như CO, NOx, SOx, các chất hữu cơ bay hơi và bụi…

Nồng độ các chất ô nhiễm tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu sử dụng, tình trạng vận hành và tuổi thọ của các động cơ. Phương tiện vận chuyển và máy móc càng cũ, nồng độ các chất ô nhiễm trong khói thải càng lớn, do đó tác động đến môi trường càng lớn.

Xác định được số lượng máy hoạt động hàng ngày và số lượng nhiên liệu tiêu thụ, từ việc phân tích thành phần khói thải do sử dụng nhiên liệu để chạy máy được nêu ở bảng 3-3 ta có thể tính được một cách tương đối tải lượng các chất ô nhiễm không khí thải vào môi trường từ các hoạt động giao thông vận tải.

Bảng 3.2: Khối lượng nhiên liệu sử dụng trên công trường

Tên máy Số lượngNhiên liệu dầu

diezen (l/ca)Khối lượng

(l/ngày)Xe tải 5 75 275Máy lu 1 40,3 80,6Máy ủi 1 54,6 109,2Máy đào 2 29,7 118,8Máy cày 4 8 64Tông 647,6

Tính 1 ngày máy làm 2 ca và thời điểm cao nhất tất cả các loại cùng hoạt động.Như vậy, có thể ước tính được tổng lượng dầu tối đa trong khu vực công trường có

thể sử dụng vào khoảng 647,6 l/ngày.Với tỷ trọng trung bình của dầu là 0,87 kg/l. Khối lượng nhiên liệu sử dụng 1 ngày

là 563,5 kg/ngày.Khí thải sinh ra từ quá trình đốt dầu Diesel bao gồm bụi, SO2, NOx, CO và VOCs.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 53

Page 54: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Bảng 3.3 : Tải lượng một số chất ô nhiễm do máy thi công sinh ra chính trong công trường có thể xảy ra (dầu Diesel hàm lượng S= 1%)

STT Chất ô nhiễm Hệ số phát thải (kg/tấn nhiên liệu)

Tải lượng (kg/ngày)

1 Bụi (C) 0,71 0,402 SO2 20S 5,643 NOx 9,62 5,424 CO 2,19 1,23Đây là khu vực rộng lớn không khí dễ được pha loãng, không phải tất cả các thiết

bị đều hoạt động cùng một lúc vì vậy, với khối lượng chất ô nhiễm trên thì ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí là không lớn. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng sẽ bố trí các máy hoạt động xen kẽ không hoạt động đồng thời quá nhiều thiết bị dẫn đếm ô nhiễm cộng dồn.

Bụi từ dầu từ dầu Diesel tiêu thụ của máy cày xới và san lấp chuân bị đất trồng

Dự tính mỗi ha đất cày xới cần khoảng 90 lít dầu DO bao gồm dầu cho xe cuốc, xe ủi và xe máy cày, như vậy để cày xới hết 2.700 ha cần 243.000lít dầu Diesel. Hoạt động cày xới trên địa hình đồi núi là không thể liên tục, do phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Ước tính trong điều kiện thuận lợi, mỗi ngày nông trường cày xới 10 ha, vậy lượng nhiên liệu đốt là 900 lít dầu. Vậy lượng bụi do đốt 900lít dầu Diesel/ngày như sau: 0,64 kg bụi; 18 kg SO2; 8,66 kg NOx ; 1,97 kg CO.

Vậy tổng lượng bụi phát sinh trong một ngày là: 9,36 + 57,95 + 0,4 + 0,64 = 68,35 (kg/ngày) Tiếng ồn của các trang thiết bị, máy móc thi côngTiếng ồn trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là do hoạt động của các phương tiện

vận chuyển và thi công.Mức ồn các nguồn cách nguồn của các phương tiện vận chuyển và thi công được

tính toán theo công thức sau:Lp(X) = Lp(X0) +20 log10(X0/X)

Trong đó:- LP(X0): mức ồn cách nguồn 1m (dBA)- LP(X): Mức ồn tại vị trí cần tính toán- X: vị trí cần tính toán- X0 = 1m

Bảng 3.4 Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thi công

STT Phương tiệnMức ồn cách nguồn 1 m Mức ồn cách nguồnKhoảng Trung bình 20m 50m

1 Xe ủi 93,0 67,0 59,02 Xe lu 72,0 – 74,0 73,0 47,0 39,03 Máy cạp đất 80,0 – 93,0 86,5 60,5 52,54 Xe tải 82,0 – 94,0 88,0 62,0 54,05 Máy cày 84,0 – 98,0 90,0 65,0 56,0

TCVN 5949 (1998) 50 – 75 dBA

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 54

Page 55: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Nhìn chung mức độ ồn ở vị trí từ 20m cách nguồn phát sinh đều nhỏ hơn giới hạn cho phép, hơn nữa thời gian gây ra tác động này chỉ trong khu vực xa dân cư, nên ảnh hưởng đến người dân nói chung thấp.b) Nguồn phát sinh nước thải

Nước mưa chảy trànHoạt động khai hoang, xây dựng các công trình phục vụ dự án sẽ phát sinh nhiều

các chất thải rắn như gỗ vụn, cành cây, lá cây, các vật liệu vụn vỡ trong khi xây dựng, dầu mỡ thải của các máy móc,…Khi gặp mưa lớn, các dòng chảy sẽ cuốn các chất thải rắn xuống dòng suối trong khu vực, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước khu vực. Tổng diện tích khai hoang trồng cao su và xây dựng các công trình của dự án là 3.130,6 ha (không bao gồm diện tích 1.082,4 ha khoanh nuôi và bảo vệ rừng), tổng lượng mưa bình quân hàng năm là 2.500mm, trừ đi hệ số thấm và bốc hơi còn lại tạo thành dòng chảy (K = 0,7).

Tải lượng nước mưa chảy tràn

(m³/năm)

Bảng 3.5 Nồng độ các chất có trong nước mưa chảy trànTT Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l)1 Tổng Nitơ 0,5 – 1,52 Tổng Phospho 0,003 – 0,0043 COD 10 – 204 TSS 10 – 20

Nguồn số liệu: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993 Nước thải sinh hoạt Lượng nước thải phát sinh do hoạt động của công nhân xây dựng làm việc tại công

trường thường không được kiểm soát. Số lượng công nhân làm việc tại công trường dự kiến khoảng 200 người. Lượng nước sử dụng trung bình khoảng 100 lít/người.ngày vậy tải lượng thải phát trung bình một người một ngày khoảng 80 lít/người/ngày (80% lượng nước sử dụng) thì tổng lượng nước thải sinh hoạt là 16m3/ngày.

Bảng 3.6: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Chất ô nhiễmNồng độ (g/người.ngày)

Khoảng Trung bìnhBOD5 45 – 54 50COD 72 – 102 87SS 70 – 145 108

Dầu mỡ 10 – 30 20Tổng N 6 – 12 9Amoni 2,4 – 4,8 3,6Tổng P 0,8 – 4,0 2,4

Nguồn số liệu: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 55

Page 56: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Bảng 3.7. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn khai hoang, xây dựng và trồng cao su

TT Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm (g/ngày)1 BOD5 10.0002 COD 17.4003 SS 21.6004 Tổng Nitơ 4.0005 NH4 1.8006 Dầu mỡ 7207 Tổng Phospho 480

Bảng 3.8 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Chất ô nhiễm

Nồng độ khi không xử lý (mg/l)

Nồng độ khi xử lý bằng bể tự hoại

(mg/l)

QCVN 14:2008/BTNMT

(B)

BOD5 625,0 100-200 50COD 1.087,5 180-360 -TSS 1.350,0 80-160 100

Dầu mỡ 250,0 5Tổng N 112,5 20-40 20

NH4 45,0 5-15 10Tổng P 30,0 10So với QCVN 14:2008/BTNMT mức B, hầu hết các chất ô nhiễm có trong nước

thải sinh hoạt khi không xử lý có nồng độ vượt qua giới hạn cho phép rất nhiều lần. Bản chất nước thải sinh hoạt có chứa nhiều cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và mầm bệnh cho nên để bảo vệ môi trường nước, sức khoẻ con người cần phải có các biện pháp xử lý trước khi thải ra môi trường tự nhiên.

Dầu mỡ thảiDầu mỡ thải theo quy định về quản lý chất thải nguy hại được xếp vào loại chất

thải nguy hại. Lượng dầu mỡ phát sinh chủ yếu từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận chuyển và thi công trong khu vực dự án. Lượng dầu mỡ thải phát sinh nhiều hay ít tùy thuộc vào phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trên công trường, chu kỳ thay nhớt và bảo dưỡng. Ước tính lượng dầu nhớt thải ra từ các phương tiện vận chuyển và thi công trung bình khoảng 16 lít/lần thay với khoảng 8 xe hoạt động và chu kỳ thay là 3 lần/năm thì lượng dầu nhớt thải hàng năm khoảng 384 lit.c) Nguồn phát sinh chất thải rắn

Chất thải sinh hoạtTrong quá trình thi công, công nhân nếu được ăn uống tại công trường, mức phát

sinh chất thải rắn theo kết quả khảo sát vào khoảng 0,5 kg/người/ngày. Nếu đối với trường hợp của dự án với lượng công nhân khoảng 200 người thì lượng chất thải phát sinh trung bình ngày khoảng 100 kg/ngày, lượng chất thải tuy không lớn nhưng sẽ có biện pháp nhằm giảm thiểu lượng chất thải này.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 56

Page 57: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Cành, thân cây phát quangTrữ lượng sinh khối của quá trình phát quang, khai hoang trong diện tích quy

hoạch trồng cao su được tính toán đưa ra trong bảng sau:Bảng 3.9: Tổng trữ lượng gỗ trong quá trình phát quang, khai hoang

TT Hiện trạng

Diện tích chuyển sang trồng cao su

(ha)

Trữ lượng gỗ (m3)

Trữ lượng tre nứa

(1000 cây)

1 Rừng gỗ thường xanh 1,2 7,62 Rừng gỗ bán thường xanh 10,3 530,93 Rừng khộp 762,5 33.013,14 Rừng gỗ TX hỗn giao tre nứa 5,2 24,9 48,05 Rừng gỗ BTX hỗn giao tre nứa 123,7 6.191,4 818,46 Rừng khộp hỗn giao tre nứa 15,9 744,4 184,37 Rừng tre nứa hỗn giao gỗ TX 2,3 23,8 40,08 Rừng tre nứa hỗn giao rừng BTX 13,5 823,1 441,19 Rừng tre nứa 28,3 383,6

Tông cộng 962,9 41.359,2 1.915,4Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư (Phụ biểu 2)

Tổng lượng sinh khối gỗ là 41.359,2 m3 với trọng lượng riêng trung bình của gỗ là 0,8 tấn/m3 thì trong quá trình phát quang khai hoang sẽ phát sinh ra 33.087,36 tấn. Lượng cành vụn và lá cây ước tính bằng 10% tổng khối lượng gỗ. Vì vậy tổng lượng cành vụn và lá cây phát sinh trong giai đoạn này là 3.308,736 tấn.3.1.1.2 Nguồn tác động trong giai đoạn chăm sóc và khai thác

Trong giai đoạn này hoạt động sản xuất một số các hoạt động có thể gây ra ô nhiễm môi trường không khí nước và đất.

Bảng 3.10. Nguồn gây ô nhiễm trong giai đoạn chăm sóc và khai thácCác hoạt động

chính yếuNguồn phát sinh tác

độngTác động có liên quan đến chất thải

Chăm sóc cây - Sinh hoạt hàng ngày của công nhân.- Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

Các chất thải sinh hoạt của công nhân: Nước thải; Chất thải rắn.

Chất thải do hoạt động sản xuất: Dư lượng phân bón Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Khói thải các phương tiện máy móc

Khai thác mủ - Mùi hôi từ mủ cao su- Hoạt động vận chuyển mủ- Sinh hoạt hằng ngày của công nhân

Các chất thải sinh hoạt của công nhân: Nước thải; Chất thải rắn.

Chất thải do hoạt động khai thác mủ Mùi hôi từ các bồn chứa mủ Khói thải, khí thải, bụi từ hoạt động

vận chuyển mủ

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 57

Page 58: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

a) Nguồn tác động gây ô nhiễm không khí Ô nhiễm bụi và khí thảiTrong các hoạt động cày xới đất vào mùa khô, với nền đất bazan pha cát, bụi sinh

ra từ hoạt động này sẽ rất lớn. Hệ số ô nhiễm bụi từ quá trình vận chuyển vật liệu san nền có thể ước tính như sau:

L: tải lượng bụi (kg/km.lượt xe.năm) k: cấu trúc hạt có giá trị trung bình 0,20 s: tỷ lệ lượng lớp đất phủ bề mặt (8,9 %) S: vận tốc trung bình của các phương tiện vận trong khu vực dự án (5 km/h) W: tải trọng của phương tiện (10 tấn) w: số bánh xe trung bình (10 bánh) p: số ngày mưa trong năm (90 ngày)Thay số ta được L = 0,078 kg/km.xe.nămMỗi ngày ước tính có khoảng 8 xe hoạt động chuyên chở nguyên vật liệu, vật tư, và

vận chuyển mủ trong khu vực dự án với quãng đường bị ảnh hưởng ước tính khoảng 20km thì tải lượng bụi phát sinh trong một ngày là: 0,078 x 20 x 8 = 12,48 kg/ngày.

Bên cạnh đó còn có lượng khí thải sinh ra từ hoạt động của xe cơ giới. Trong hoạt động sản xuất hoạt động chuyên chở cây trồng phân bón ra vào nông trường, vận chuyển lương thực thực phẩm, hoạt động của máy bơm nước phục vụ sinh hoạt rửa xe, tưới cây vườn ươm cũng sinh ra một lượng khí thải đáng kể.

Bảng 3.11: Số lượng xe thi công có thể có trên nông trườngTên máy Số lượng Nhiên liệu dầu

diezen (l/giờ/máy)Khối lượng

(l/ngày)Xe bồn chở mủ nước 02 7 112Xe remorque vận chuyển vật tư 02 6 96Xe tải 04 7 224Tông 432

Với tỷ trọng trung bình của dầu là 0,87 kg/l. Khối lượng nhiên liệu sử dụng trong một ngày là 375,84 kg.

Khí thải sinh ra từ quá trình đốt dầu Diesel bao gồm bụi, SO2, NOx, CO và VOCs.Bảng 3.12: Tải lượng một số chất ô nhiễm do máy thi công sinh ra chính trong công trường

có thể xảy ra (dầu Diesel hàm lượng S= 1%)STT Chất ô nhiễm Hệ số phát thải (kg/tấn

nhiên liệu)Tải lượng (kg/ngày)

1 Bụi (C) 0,71 0,272 SO2 20S 7,523 NOx 9,62 3,624 CO 2,19 0,82Đây là khu vực rộng lớn không khí dễ được pha loãng, không phải tất cả các thiết

bị đều hoạt động cùng một lúc vì vậy, với khối lượng chất ô nhiễm trên thì ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí là không lớn. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng sẽ bố

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 58

Page 59: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

trí các máy hoạt động xen kẽ không hoạt động đồng thời quá nhiều thiết bị dẫn đếm ô nhiễm cộng dồn.

Đây là khu vực rộng lớn không khí dễ được pha loãng, không phải tất cả các thiết bị đều hoạt động cùng một lúc vì vậy, với khối lượng chất ô nhiễm trên thì ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí là không lớn. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng sẽ bố trí các máy hoạt động xen kẽ không hoạt động đồng thời quá nhiều thiết bị dẫn đến ô nhiễm cộng dồn.

Ô nhiễm tiếng ồn của các trang thiết bị, máy móc Tiếng ồn trong giai đoạn này chủ yếu là do hoạt động của các phương tiện vận

chuyển và làm việc trên nông trường.Nhìn chung mức độ ồn ở vị trí từ 20m cách nguồn phát sinh đều nhỏ hơn giới hạn

cho phép, hơn nữa thời gian gây ra tác động này chủ yếu ảnh hưởng đến công nhân làm việc trên nông trường, hơn nữa không phải lúc nào các máy cũng làm việc.

Ô nhiễm các hợp chất thuốc trừ cỏ, thuốc BVTV bay hơi Khả năng gây ô nhiễm không khí do thuốc BVTV là có thể xảy ra, tuy nhiên với

thời gian ngắn, vì khi có dịch bệnh mới phải sử dụng. Dự báo lượng thuốc bảo vệ thực vật có khả năng sử dụng hàng năm ước tính

khoảng 8.000kgViệc phun thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm không khí, do các hạt nước mang

theo thuốc từ máy phun ra, các hạt nhẹ có thể được gió mang đi xa. Tuy nhiên, quá trình này không kéo dài, thời điểm ô nhiễm bắt đầu từ khi phun và kéo dài sau 5 giờ.

Trong quá trình hoạt động sản xuất một số thuốc có thể được sử dụng như: Trừ nấm: Formalin, Cloropicrin, Bromua, methylen (CH3Br), Anvil 5SC,

Callihex 50SC) Trừ sâu: Bi 58, Basudin, Bassa, DDVP, Thiodan, Sumicidine… Diệt cỏ: Glyphosate IPANồng độ các chất này còn tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh khi canh tác. (Danh

mục thuốc có thể thay đổi, phù hợp với quy định của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn)b) Nguồn tác động gây ô nhiễm nước

Nước thải sinh hoạt công nhânNước thải sinh hoạt công nhân nếu không có biện pháp quản lý phù hợp sẽ gây ô

nhiễm nguồn nước. Lượng nước thải phát sinh do hoạt động của công nhân xây dựng làm việc tại công trường thường không được kiểm soát. Số lượng công nhân làm việc tại nông trường theo dự án đầu tư là 777 người. Lượng nước thải phát sinh theo ước tính trung bình một người một ngày khoảng 80 lít/người/ngày thì tổng lượng nước thải là 62.160 lít/ngày.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 59

Page 60: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Bảng 3.13: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Chất ô nhiễmNồng độ (g/người.ngày)

Khoảng Trung bìnhBOD5 45 – 54 50COD 72 – 102 87SS 70 – 145 108

Dầu mỡ 10 – 30 20Tổng N 6 – 12 9Amoni 2,4 – 4,8 3,6Tổng P 0,8 – 4,0 2,4

Nguồn số liệu: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993Bảng 3.14: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn khai

hoang, xây dựng và trồng cao suTT Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm (g/ngày)1 BOD5 38.850,02 COD 67.599,03 SS 83.916,04 Tổng Nitơ 15.540,05 NH4 6.993,06 Dầu mỡ 2.797,27 Tổng Phospho 1.864,8

Bảng 3.15 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Chất ô nhiễm

Nồng độ khi không xử lý (mg/l)

Nồng độ khi xử lý bằng bể tự hoại

(mg/l)

QCVN 14:2008/BTNMT

(B)

BOD5 625,0 100-200 50COD 1.087,5 180-360 -TSS 1.350,0 80-160 100

Dầu mỡ 250,0 5Tổng N 112,5 20-40 20

NH4 45,0 5-15 10Tổng P 30,0 10So với QCVN 14:2008/BTNMT mức B, hầu hết các chất ô nhiễm có trong nước

thải sinh hoạt khi không xử lý có nồng độ vượt qua giới hạn cho phép rất nhiều lần. Bản chất nước thải sinh hoạt có chứa nhiều cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và mầm bệnh cho nên để bảo vệ môi trường nước, sức khoẻ con người cần phải có các biện pháp xử lý trước khi thải ra môi trường tự nhiên.

Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân:Chất thải rắn gồm chất thải rắn sinh hoạt của công nhân. Thành phần rác thải bao

gồm các loại rác vô cơ (bao bì, giấy, nylon, nhựa...) và các chất hữu cơ. Nếu chủ đầu tư dự án không có kế hoạch thu gom hợp lý sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí tại khu vực và vùng lân cận .

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 60

Page 61: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Với điều kiện sinh hoạt của công nhân ước tính mỗi ngày một công nhân thải ra khoảng 0,5kg /ngày

Lượng rác thải sinh hoạt toàn khu (với lượng người tối đa là 777 người)777 * 0,5 = 388,5 kg/ngày

Thành phần rác thải sinh hoạt của dự án chủ yếu là các hợp chất hữu cơ và các loại bao bì khó phân huỷ như PVC, PE, ...

Chất thải rắn do hoạt động sản xuấtChất thải rắn phát sinh chủ yếu là các bao bì chứa phân bón, các vỏ chai đựng

thuốc diệt cỏ, thuốc BVTV, thuốc trừ sâu,...Thời kỳ cao su kiến thiết cơ bản: Thời gian 7 năm tính từ lúc trồng đến thời kỳ

cây cao su bắt đầu đi vào khai thác, nhu cầu khối lượng phân bón trong giai đoạn này rất lớn, đồng nghĩa với lượng bao bì chứa phân phát sinh ra môi trường khu vực nhiều. Dựa vào bảng sau, tính toán tổng lượng phân trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB) như sau:Bảng 3.16: Khối lượng phân bón vô cơ sử dụng trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (kg/ha)

TT Giai đoạn Loại phân bón

ITrồng cao su Giai đoạn

KTCBURE APATIT KCL

1 Năm 1 50 150 152 Năm 2 120 360 303 Năm 3 150 450 404 Năm 4 150 450 405 Năm 5 150 450 406 Năm 6 150 450 407 Năm 7 150 450 40II Trồng rừng nguyên liệu1 Năm 1 20 48,4 78,42 Năm 2 20 48,4 78,43 Năm 3 20 48,4 78,4

Nguồn: Báo cáo dự án đầu tưVới hệ số các bao bì phát sinh khi bón phân là 4 kg/tấn phân, thì tổng lượng

chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn KTCB (thời gian 7 năm) của dự án khoảng 42.390 kg bao bì, mỗi năm rác thải phát sinh trung bình 6.056 kg.

Bên cạnh đó trong 03 năm đầu lượng phát thải bao bì từ bón phân rừng keo lai là 17.248 kg phân bón tương đương với 69 kg bao bì.

Thời kỳ cao su kinh doanhBảng 3.17: nhu cầu phân bón thời kỳ cao su kinh doanh (kg/ha)

Thời kỳ kinh doanh Đạm Lân KaliNăm 1 – năm 20 212 515 163

Nguồn: Báo cáo dự án đầu tưDựa vào nhu cầu phân bón của dự án thời kỳ kinh doanh tại thì nhu cầu phân

bón trong giai đoạn này trung bình khoảng 2.403 tấn/năm, lượng rác thải phát sinh hàng năm trong giai đoạn này vào khoảng 9.612 kg bao bì.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 61

Page 62: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Để bảo vệ cho cây cao su phát triển tốt, hàng năm dự án sẽ sử dụng các loại hoá chất để diệt cỏ dưới gốc cây trồng, phòng chống và diệt trừ sâu bệnh cho cây. Trong khi sử dụng sẽ phát sinh một lượng chất thải rắn như bao bì, chai lọ đựng hoá chất. Dựa vào định mức sử dụng hàng năm các loại hoá chất trên 1 ha cao su, theo đó tính toán được lượng hoá chất cần thiết hàng năm của dự án và ước tính khối lượng bao bì, chai lọ phát sinh hàng năm như sau:

Bảng 3.18: Lượng hoá chất và lượng rác thải phát sinh hàng năm

Diện tích (ha)Thuốc diệt cỏ

(lít)Validamycine

(lít)Vôi (kg)

Basudin(kg)

CuSO4

(kg)1 2 2 0,5 2 2

2.700 5.400 5.400 1.350 5.400 5.400Hệ số phát thải 0,1kg/lít 0,1kg/lít 0,1kg/kg 0,1kg/kg 0,1kg/kgLượng thải (kg) 540 540 135 540 540

Lượng bao bì chai lọ này còn chứa tàn dư các loại hóa chất nên thu gom, lưu trữ, xử lý theo quy trình của chất thải nguy hại.

Ngoài ra, trong giai đoạn chăm sóc và bảo vệ cây cao su của dự án có quá trình làm cỏ, cắt chồi cũng phát sinh một khối lượng chất thải rắn tại khu vực dự án. Khối lượng này không chứa nhiều độc hại và được dự án sử dụng tủ gốc giữ ẩm đất cho cây trồng.

Nguồn từ cây rừngMột số giống loài cây trong thân, lá, quả, hạt có chứa các chất độc hại, gây ô

nhiễm môi trường đất và nước cũng như không khí. Chất độc từ lá cây rụng, trái cây … gây độc môi trường nước làm hủy diệt hệ sinh thái thủy, hay hệ sinh thái trên cạn. Đặc biệt là hệ sinh thái thủy rất dễ bị ảnh hưởng bởi các chất độc có trong các lá cây. Khi rụng, lá cây sẽ theo gió rơi xuống suối, ở đây chúng bị phân hủy và tiết các chất độc. Một số loài cây trong lá chứa tinh dầu cũng góp phần gây độc cho đất và nước. Ví dụ cây bạch đàn trong lá chứa nhiều tinh dầu, khi rụng xuống nước số lượng nhiều sẽ gây độc cho cá.

Trong trường hợp dự án, cây cao su không được xem là cây chứa chất độc hại, do vậy, nguồn gây độc từ cây cao su được xem như không có.

Nguồn nước mưa chảy tràn qua diện tích canh tácNước chảy tràn qua diện tích canh tác mang theo dư lượng phân bón, thuốc

BVTV, thuốc trừ cỏ. Trong nông nghiệp áp dụng đúng kỹ thuật canh tác nguồn ô nhiễm này rất nhỏ và có thể xem như không có. Tuy nhiên nếu áp dụng kỹ thuật canh tác không đúng thì đây sẽ là một nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Chất lượng nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là tình trạng vệ sinh trong khu vực thu gom nước. Do xung quanh khu vực dự án hiện là đất rừng, không có dân cư sinh sống, không có hệ thống thoát nước nên nước mưa được thẩm thấu một phần xuống đất, một phần còn lại đổ về các con suối. Nước từ suối một phần chảy về sông Sêrêpok một phần đổ vào hồ chứa.

Tổng diện tích trồng cao su và xây dựng các công trình của dự án là 3.130,6 ha (không bao gồm diện tích 1.082,4 ha khoanh nuôi và bảo vệ rừng), tổng lượng mưa

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 62

Page 63: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

bình quân hàng năm là 2.500mm, trừ đi hệ số thấm và bốc hơi còn lại tạo thành dòng chảy (K = 0,7).

Tải lượng nước mưa chảy tràn

(m³/năm)

Bảng 3.19 Nồng độ các chất có trong nước mưa chảy trànTT Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l)1 Tổng Nitơ 0,5 – 1,52 Tổng Phospho 0,003 – 0,0043 COD 10 – 204 TSS 10 – 20

Nguồn số liệu: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993Lượng nước mưa chảy tràn là khá lớn, lượng nước chảy tràn có thể tăng hoặc

giảm tùy theo thảm phủ, địa hình, độ nhám trên bề mặt địa hình dự án. Thảm phủ trên bề mặt dự án càng dày thì lưu lượng nước chảy tràn càng nhỏ và ngược lại. Địa hình càng nhám làm cản vận tốc dòng chảy làm tăng thời gian lưu nước, tăng lượng nước được thấm hút vào đất.c) Nguồn tác động gây ô nhiễm đất

Nguồn tác động gây ô nhiễm đất bao gồm các nguồn gây ô nhiễm nước và không khí. Trong quá trình các chất độc hại phát tán trong môi trường thì một phần được gió mang đi gây ô nhiễm không khí, một phần được nước mang đi gây ô nhiễm nước, phần còn lại ngấm và đất gây ô nhiễm đất và trực di xuống bên dưới gây ô nhiễm nước ngầm. Chất thải gây ô nhiễm đất trong trường hợp dự án đi vào hoạt động chủ yếu là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Trong trường hợp này đất canh tác của dự án là đất nghèo dinh dưỡng, nên khả năng gây ô nhiễm do dư lượng phân bón khó xảy ra. Như vậy khả năng gây ô nhiễm đất chủ yếu là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Khả năng này còn tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh trên thực tế.3.1.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải3.1.2.1 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao su.

Cản trở giao thông và lối đi lại của người dânKhu vực dự án nằm trong khu vực dân cư thưa thớt vì vậy tác động này có thể

giảm thiểu được rất nhiều. Ngoài ra, theo thiết kế lượng đất đào gần như tương đương với lượng đất đắp do đó chủ yếu việc đào đắp diễn ra ngay trong phạm vi khu đất của dự án nên giảm được đáng kể khối lượng vận chuyển cũng như việc di chuyển của phương tiện vận chuyển.

Mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người dân địa phươngViệc tập trung một lượng lớn công nhân xây dựng phục vụ cho dự án khoảng từ

200 người có thể dẫn đến các vấn đề mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương. Công nhân với nhiều thành phần sẽ ảnh hưởng an ninh trật tự, tác động xấu về mặt giáo dục cho người dân và trẻ em trong vùng dự án. Tác động này theo đánh giá là ở mức thấp do dự án nằm trong vùng dân cư thưa thớt.

Tác động lên hệ sinh thái vườn quốc gia Yok Đôn

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 63

Page 64: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Quá trình khai hoang xây dựng ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng xấu đến vườn quốc gia Yok Đôn, chủ yếu làm ảnh hưởng đến đời sống sinh vật và hệ sinh thái các khu vực lân cận.

Hoạt động của công nhân cũng làm ảnh hưởng đến vườn quốc gia Yok Đôn nếu không có biện pháp quản lý và bảo vệ để cho công nhân săn bắt và chặt phá lâm sản trái phép tại vườn quốc gia3.1.2.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn chăm sóc và khai thác

Gia tăng mật độ giao thông đi lại trên các tuyến đường đi vào nông trườngDo tập trung một lượng công nhân khá lớn, nên các phương tiện vận chuyển

lương thực thực phẩm vào ra nông trường sẽ thường xuyên hơn, bên cạnh đó chuyên chở phân bón, cây trồng cũng góp phần tăng mật độ giao thông trên tuyến đường vào khu vực dự án.

Xói mònXói mòn không được xem như vấn đề ô nhiễm, nhưng xói mòn gây ra suy giảm

chất lượng đất, ảnh hưởng đến chất lượng nước mưa chảy tràn, khả năng gây lũ bùn, sụt lún đất gây ra các thiệt hại về người và của. Quá trình xói mòn có thể gây bồi lắng các con suối nhỏ khu vực dự án như suối Đăk N’Ri, Ea Sier, Ea Roman, Ea Mao và cả sông Sêrêpôk đoạn chảy qua khu vực dự án.

Xói mòn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với các dự án khai thác đất trồng trên trên các vùng đồi núi, vì nếu không có các biện pháp canh tác hợp lý sẽ dẫn đến nguy cơ biến đất rừng thành đất trống đồi trọc. Vừa gây giảm đa dạng sinh học vừa gây các tác hại tiêu cực đến hệ sinh thái, gây thoái hóa đất làm mất khả năng phục hồi của hệ sinh thái.

(Việc định lượng xói mòn được tính toán cụ thể ở phần sau – phần đánh giá khả năng xói mòn đất)

Tăng nhu cầu thị trường hàng hóa và đồ dùng ở địa phương; biến động giá cả hàng hóa.

Khu vực dự án với mật độ dân cư thưa thớt, việc gia tăng số lượng công nhân khá lớn cũng ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa cũng như giá cả ở địa phương.

Tác động làm giảm đa dạng sinh họcCác hoạt động hàng ngày của công nhân như săn bắn thú rừng, khai thác lâm

sản...đây là các nguyên nhân chính gây ra sự giảm đa dạng sinh học cho khu rừng được giao khoanh nuôi và quản lý. Trong khuôn khổ dự án 4.213 ha có 1.082,4 ha khoanh nuôi và trồng mới 110 ha đất rừng. Vì vậy cần nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho công nhân để không làm ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học trong khu vực dự án.

An ninh và các vấn đề xã hội khác.Khu vực dự án nằm trong khu vực vùng biên, công nhân ở lán trại không tập

trung. Nên vấn đề an ninh phải được xem trọng, bên cạnh đó công nhân phần lớn là nam nên các vấn đề văn hóa và sinh hoạt cộng đồng cần phải được theo dõi. Các mối quan hệ xã hội của người địa phương và các công nhân từ nơi khác đến cần được chú trọng. Không thể để xảy ra bất kì sự cố giao tiếp nghiêm trọng nào giữa công nhân và người dân địa phương.

Công tác đền bù giải tỏa gây nên sự xáo trộn về đời sống và dao động tinh thần cho người dân trong vùng dự án dễ bị kẻ xấu lợi dụng lôi kéo.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 64

Page 65: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Khả năng làm thay đổi tiểu khí hậu khu vựcNhiệt độ không khí trong khu vực dự án trong những năm đầu có thể tăng lên

vào buổi trưa, do không có cây xanh che chắn và giải nhiệt, do vậy tiểu khí hậu có thể bị thay đổi.

Tác động lên hệ sinh thái vườn quốc gia Yok ĐônTrong quá trình hoạt động của dự án, hoạt động giao thông vận tải cũng sẽ làm

ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực vườn quốc gia Yok Đôn, tuy nhiên ảnh hưởng này là không lớn vì khu vực dự án nằm cách xa vườn quốc gia (Vườn Quốc gia Yok Đôn nằm cách ranh giới khu vực dự án 13km về phía Tây Bắc theo đường chim bay) và hướng gió chủ đạo của khu vực là hướng Đông Bắc – Tây Nam nên vườn quốc gia Yok Đôn không bị ảnh hưởng nhiều.3.1.3 Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra3.1.3.1 Sự cố môi trường trong giai đoạn chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao sud) Dự báo về những sự cố môi trường có thể xảy ra

Đây là các công tác khá quan trọng trong suốt thời gian phát quang, san ủi mặt bằng và xây dựng các hạng mục công trình kỹ thuật khác nhau của dự án.

Tai nạn lao độngÔ nhiễm môi truờng có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao

động trên công trường. Một vài ô nhiễm tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác dụng có khả năng làm ảnh hưởng nặng đến người lao động, gây choáng váng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu và cần được cấp cứu kịp thời (thường xảy ra đối với các công nhân nữ hoặc người có sức khỏe yếu).

Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến tai nạn do chính các xe cộ này.

Khi thi công trong những ngày mưa thì khả năng gây ra tai nạn lao động còn có thể tăng cao: đất trơn dẫn đến sự trượt té và các đống vật liệu xây dựng, đất mềm và dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các loại máy móc thiết bị thi công...

Nhìn chung các tác động nói trên ảnh hưởng đến môi trường không đáng kể và trong thời gian có hạn. Tuy nhiên, sẽ có các biện pháp thích hợp để kiểm soát vì các tác động này ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và tính mạng của công nhân tham gia xây dựng công trình

Khả năng gây cháy nổQuá trình thi công phát quang cũng như dọn dẹp mặt bằng, nếu các công nhân làm

việc bất cẩn (hút thuốc, đốt lửa, nấu cơm...) thì khả năng gây cháy là hiện thực. Khả năng xuất hiện bệnh dịch Khi trong vùng tập trung một số lượng lớn công nhân lao động từ nhiều vùng

chuyển đến trong điều kiện vệ sinh và sinh hoạt không đảm bảo khả năng sẽ xảy ra bệnh dịch trong công trường như sốt xuất huyết, tiêu chảy...và có khả năng lây lan ra khu vực xung quanh.3.1.3.2 Sự cố môi trường trong giai đoạn chăm sóc và khai thác

Khả năng gây cháy rừngViệc cháy rừng rất dễ xảy ra vào mùa khô do thói quen của người dân địa

phương, cũng như sinh hoạt của công nhân.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 65

Page 66: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Khả năng sạt lở đấtKhu vực dự án có địa hình tương đối bằng phẳng có độ dốc trung bình không

cao nên khả năng sạt lở đất là khó xảy ra, và thực tế trong quá khứ hiện tượng sạt lở đất đá khu vực dự án cũng chưa xảy ra.

Khả năng lũ quétKhả năng gây lũ quét phía dưới hạ nguồn là rất cao vì hiện nay khu vực dự án,

diện tích thảm phủ là rất thấp, bên cạnh việc phá rừng bừa bãi của người dân trồng khoai mì, việc phát quang để trồng cao su của dự án làm gia tăng lưu lượng và tốc độ dòng chảy của các suối phía hạ nguồn. Khả năng này rất cần được lưu ý.

Khả năng gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầmNguồn nước mặt bị ô nhiễm có thể do hai nguyên nhân chính: thứ nhất trong

những năm đầu của dự án nước mưa chảy tràn cuốn theo bùn đất gây xói mòn tầng đất mặt gieo trồng và làm phú dưỡng hóa sông suối ở hạ lưu. Thứ hai những năm tiếp theo nước mưa chảy tràn mang theo phân bón thuốc bảo vệ thực vật làm giảm chất lượng của các sông suối, gây phú dưỡng lưu vực hạ lưu. Tầng nước ngầm được khai thác sử dụng có thể bị cạn kiệt nếu không sử dụng hợp lý, bên cạnh đó các chất ô nhiễm như thuốc bảo vệ thực vật và phân bón có thể trực di xuống tầng đất sâu bên dưới làm ô nhiễm nước ngầm.3.1.4 Đối tượng bị tác động trong giai đoạn chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao su3.1.4.1 Đối tượng bị tác động có liên quan đến chất thảia. Đối tượng bị tác động bởi chất thải khí, bụi, ồn

(1) Tác động lên môi trường không khí Khí thải của các phương tiện giao thông, động cơ đốt trong góp phần làm thay

đổi nhiệt độ khí quyển ảnh hưởng đến quá trình cân bằng nhiệt của bầu khi quyển. Đối với quá trình phát quang, khai hoang và xây dựng dự án, lượng khí thải phát sinh lớn nhất chủ yếu từ các phương tiện máy móc thi công. Với tải lượng phát thải của dự án là không lớn, cộng với xung quanh khu vực dự án chủ yếu là các thảm phủ rừng, thành phần môi trường nền khu vực dự án khá tốt và khả năng lan truyền, pha loãng tại khu vực mạnh, nên đánh giá tác động ở mức nhẹ. Sự phát tán không khí chịu ảnh hưởng bởi hướng gió chủ đạo, với hướng gió chủ đạo của khu vực dự án là Đông Bắc – Tây Nam nên ảnh hưởng đến các vùng như phía Bắc xã Đăk Lao huyện Đăk Mil là khu vực rừng núi, dân cư thưa thớt và phần phía Đông Nam huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk.

Trong quá trình vận chuyển gỗ tân thu, vật liệu phục vụ xây dựng các công trình, hoạt động cày xới, san gạt đất đá sẽ phát sinh tải lượng bụi và làm tăng nồng độ bụi khu vực. Theo tính toán nồng độ ô nhiễm bụi do hoạt động đào đất của dự án tại khoảng cách 1000m có nồng độ 0,72 mg/m3, vượt gấp 2,05 lần tiêu chuẩn cho phép. Bán kính ảnh hưởng lớn nhất của bụi phát sinh do thi công dự án tại khoảng cách 3.400m xuôi theo chiều gió, đánh giá tác động của bụi tới môi trường không khí ở mức độ trung bình.

(2) Tác động lên sức khỏe con người Bụi có thể làm giảm chức năng hô hấp, các bệnh ngoài da, các bệnh về

mắt,...., bán kính ảnh hưởng của bụi tại khoảng cách 3.400m xuôi theo chiều gió, tác

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 66

Page 67: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

động mạnh và chủ yếu nhất là công nhân trực tiếp tham gia khai hoang, xây dựng dự án.

Phạm vi ảnh hưởng của khí thải dự án chủ yếu là công nhân lao động trên công trường, khí thải có thể kích thích mạnh đường hô hấp và gây ra các bệnh về mắt. Vì vậy, khi thi công các công nhân cần phải tuân thủ đúng các quy định về an toàn lao động.

Qua tính toán mức ồn của các thiết bị máy móc chính khi tham gia vào quá trình khai hoang, xây dựng, khả năng tiếng ồn của các thiết bị máy móc ảnh hưởng đến con người là 50m, ngoài phạm vi này con người ít bị ảnh hưởng và có thể sinh sống suốt 24h. Tác hại của tiếng ồn làm giảm chức năng của thính giác, gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của con người, gây ra các cảm giác sợ hãi, âu lo, mệt mỏi, mất ngủ, giật mình, giảm năng suất lao động của công nhân và gia tăng tỉ lệ tai nạn lao động.

(3) Tác động lên hệ thực vậtTuyến đường chính từ Trung tâm huyện về đến khu vực dự án hiện nay đang

được nâng cấp, mở rộng và mặt đường chưa được phủ nhựa. Quá trình vận chuyển gỗ tận thu, nguyên vật liệu phục vụ dự án làm tăng thêm mật độ giao thông trên tuyến đường này, đồng nghĩa sinh ra một lượng bụi tương đối bám vào cây cối, hoa màu dọc theo tuyến đường và làm giảm tốc độ sinh trưởng của cây xanh.

(4) Tác động lên hệ động vật Tiếng ồn từ các thiết bị máy móc, xe vận chuyển của dự án sẽ tác động xấu đến

việc cư trú ổn định cũng như sự sinh tồn và phát triển của các loài chim, loài thú đang sinh sống tại khu vực dự án. Các động vật, chim chóc xung quanh khu vực sẽ suy giảm dần hoặc di chuyển đến nơi khu rừng xa ít bị quấy nhiễu và yên tĩnh hơn để sinh sống.b. Tác động bởi chất thải lỏng

(1) Đối tượng bị tác động bởi nước thải sinh hoạtĐể thực hiện phát quang, khai hoang, xây dựng dự án sẽ cần khoảng 200 công

nhân làm việc tại đây, trong quá trình sinh hoạt chắc chắn sẽ sinh ra 1 lượng nước thải vào môi trường có chứa có chứa các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các hợp chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh. Đối với dự án này, kết quả tính toán sơ bộ trong 1 ngày có khoảng 16 m3 lượng nước thải. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi không xử lý của dự án và so với tiêu chuẩn Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép hầu hết các chất ô nhiễm đều có nồng độ vượt qua rất nhiều giới hạn cho phép. Như vậy, nếu không có biện pháp kỹ thuật xử lý chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh nói chung và môi trường nước nói riêng.

(2) Đối tượng bị tác động do nước mưa chảy trànDựa vào diện tích khu vực dự án và lượng mưa bình quân hàng năm khu vực,

tính toán được tải lượng nước mưa chảy tràn hàng năm khoảng 54.785.500 m3. Nước mưa chảy tràn làm ảnh hưởng đến nguồn nước mặt khu vực dự án, cuốn theo đất đá, cành lá cây, tàn dư thực vật và các chất ô nhiễm xuống nguồn nước. Bên cạnh đó nó còn góp phần đáng kể vào khả năng gây bồi lắng các con suối này đặc biệt là nước mưa chảy tràn trong giai đoạn khai hoang, xây dựng. Các suối bị ảnh hưởng của các tác động do nước mưa chảy tràn như: suối Đăk N’ri, Ea Sier, Ea Mao, Ea Roman và cả sông Sêrêpok đoạn chảy qua khu vực dự án.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 67

Page 68: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

c. Tác động chất thải rắn(1) Đối tượng bị tác động bởi chất thải rắn phát sinh trong quá trình khai hoang Tổng trữ lượng gỗ phát sinh khi khai hoang rừng của dự án là 41.359,2 m3;

1.914.400 cây tre nứa. Khối lượng này nếu không có biện pháp thu gom, vận chuyển đi ngay sẽ cản trở việc khai hoang của dự án. Khi mưa xuống cuốn theo một khối lượng lớn sinh khối xuống nguồn nước, làm tắc và ô nhiễm nguôn nước mặt khu vực dự án. Lượng chất thải rắn này nếu không được vận chuyển kịp thời, khi mùa mưa đến sẽ bị phân hủy và gây ô nhiễm về mùi hôi, làm tăng nguy cơ bệnh tật và làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm khu vực dự án cũng như sức khỏe của công nhân lao động trong khu vực dự án.

Nhìn chung, khối lượng phát sinh từ nguồn này đa phần được vận chuyển đi để bán và sử dụng, nên đánh giá tác động tiêu cực từ nguồn này đến môi trường xung quanh là không lớn.

(2) Chất thải rắn trong sinh hoạt: Khi thực hiện thi công dự án, tính toán khả năng phát sinh chất thải rắn trong

sinh hoạt khoảng 100 kg/ngày. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh của dự án không nhiều, nhưng thành phần chất thải rắn có chứa nhiều các chất hữu cơ, là môi trường sống tốt cho các vi trùng gây bệnh, là nguồn thức ăn cho ruồi, muỗi,… sẽ dễ dàng truyền bệnh cho người và có thể phát triển thành dịch. Hơn nữa, chất hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt lâu ngày bị phân huỷ sinh ra các sản phẩm trung gian, sản phẩm phân huỷ bốc mùi hôi thối rất khó chịu cho con người. Ngoài ra, chất thải rắn sinh hoạt của dự án còn sinh ra các chất khí độc hại như CO2, CO, CH4, H2S, NH3,…, làm ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh, chất thải rắn sinh hoạt còn bị cuốn theo dòng nước khi mưa gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Để đảm bảo môi trường sống tại khu vực, dự án cần có các biện pháp thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải theo đúng quy định hiện hành.

(3) Chất thải trong xây dựng các công trìnhKết quả tính lượng rác thải phát sinh khi thi công dự án trung bình khoảng 680

kg/ngày, chủ yếu là vôi vữa và các vật liệu xây dựng như gỗ, kim loại, các ống nhựa,... phát sinh trong quá trình thi công. Khi gặp trời mưa các chất thải rắn này sẽ được cuốn đi theo dòng nước làm ảnh hưởng xấu nguồn nước mặt khu vực.d) Tác động do chất thải nguy hại

Trong thời gian thi công lượng dầu mỡ thải ra khoảng 384 lít, nếu không có biện pháp thu gom sẽ làm nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước tăng cao làm ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sinh sống của các sinh vật thuỷ sinh trong khu vực. Tuy nhiên, tác động này là không lớn, ngắn hạn và hoàn toàn có thể giảm thiểu, khắc phục được.3.1.4.2. Đối tượng bị tác động không liên quan đến chất thảia) Tác động lên hệ sinh thái khu vực

(1) Tác động lên hệ thực vậtKhu vực xây dựng có thảm thực vật rừng thuộc kiểu rừng chuyển tiếp giữa

rừng khộp và rừng bán thường xanh. Với sự tác động trực tiếp của con người, những năm gần đây động thực vật rừng khu vực dự án đã suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Dựa vào kết quả phúc tra hiện trạng rừng của Trung tâm Quy hoạch khảo sát thiết kế nông lâm nghiệp Đăk Nông và qua đợt khảo sát thực tế tại khu

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 68

Page 69: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

vực cho thấy thảm thực vật chủ yếu thuộc họ dầu như có một số cây gỗ cho kinh tế giá trị cao xuất hiện rãi rác trong khu vực dự án như Trắc (D. cochinchinensis), Cẩm liên (Sindora siamensis), Cà chít (S.obtusa), Trâm (Syzygium),... tuy nhiên số lượng không nhiều và thân cây có đường kính còn rất nhỏ. Đặc biệt phần lớn diện tích khu vực nghiên cứu thuộc phía Bắc, Tây bắc của dự án là rừng khộp với nhiều các cây thân gỗ mọc thưa thớt, thân cây có lớp vỏ mọc sần sùi và rụng lá rất nhiều vào các tháng mùa khô trong năm.

Bảng 3.20: Diện tích và loại rừng chuyển đổi sang trồng cao su

TT Hiện trạngDiện tích chuyển sang

trồng cao su (ha)1 Rừng gỗ thường xanh 1,22 Rừng gỗ bán thường xanh 10,33 Rừng khộp 762,54 Rừng gỗ TX hỗn giao tre nứa 5,25 Rừng gỗ BTX hỗn giao tre nứa 123,76 Rừng khộp hỗn giao tre nứa 15,97 Rừng tre nứa hỗn giao gỗ TX 2,38 Rừng tre nứa hỗn giao rừng BTX 13,59 Rừng tre nứa 28,3

Tông cộng 962,9Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư (Phụ biểu 2)

Tóm lại, toàn bộ hệ sinh thái thực vật rừng trên diện tích 962,9ha sẽ mất đi vĩnh viễn do quá trình phát quang, khai hoang để trồng cây cao su dự án. Tuy nhiên, thảm thực vật rừng ở đây chủ yếu là rừng nghèo và trung bình, mặt khác khi cây cao su của dự án phát triển sẽ hình thành một thảm phủ mới, thảm phủ rừng công nghiệp.

(2) Tác động lên hệ động vậtĐộng vật trong khu vực dự án chủ yếu khu hệ bò sát, ếch nhái và khu hệ chim:

Các hệ bò sát, ếch nhái như Rắn cạp nong (bungarus fasciatus), Rắn khô đốm (Calliophis maculiceps), Rắn hổ mang (Naja naja), Rắn hổ chúa (Ophiphagus hannah), Rắn lục mép (Trimeresurus albolabris), Nhông cát gutta (Leiolepis guttata), Cóc nhà (Bufo melanostictus),..; Các hệ chim như gà rừng, gõ kiến, chim cu, chim chích,….Khi thực hiện dự án, tiếng ồn của thiết bị máy móc, của công nhân làm việc và đặc biệt diện tích rừng khu vực mất đi thì số lượng chim chóc, động vật một phần sẽ di chuyển sang khu vực bên cạnh, ít bị quấy nhiễu và an toàn hơn. Ngoài ra, số lượng động vật như một số loài thú nhỏ, loài chim ở khu vực có thể bị suy giảm do hoạt động săn bắt của các công nhân làm việc và người dân địa phương.

Khi khai hoang thực hiện dự án sẽ làm ảnh hưởng đến hệ động vật khu vực dự án, toàn bộ hệ động vật trong phạm vi khu vực dự án và khu vực lân cận sẽ bị ảnh hưởng: di chuyển đi nơi khác hoặc bị tiêu diệt do không thích nghi được môi trường sống mới. Tuy nhiên tác động này chỉ ảnh hưởng mạnh trong giai đoạn khai hoang và chuẩn bị đất trồng, từ giai đoạn chăm sóc và khai thác khi cây cao su đã giao tán thì hệ động vật mới sẽ hình thành tạo nên một hệ động vật đặc trưng cho rừng cây cao su.

(3) Tác động lên hệ thủy sinh

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 69

Page 70: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Quá trình khai hoang, xây dựng làm mất hệ sinh thái trên cạn, kéo theo hệ thuỷ sinh cũng chịu tác động theo. Thảm thực vật rừng mất đi, khả năng làm tăng tốc độ dòng chảy của các suối trong khu vực vào mùa mưa, còn vào mùa khô giảm sự điều tiết nguồn nước và khả năng bốc thoát hơi nước tăng cao dẫn đên khô cạn dòng suối. Chính các tác động đó làm cho thành phần loài thuỷ sinh trên khu vực giảm đi một cách đáng kể.

Ngoài ra, hiện tượng đất đá bị cuốn theo dòng nước xuống các con suối khu vực, làm tăng độ đục và giảm diện tích mặt nước, đồng nghĩa với một số loài thuỷ sinh bị tiêu diệt, khả năng phát triển thành phần các loài giảm.

(4) Tác động đến sự cân bằng sinh thái962,9 ha thảm phủ rừng tự nhiên bị khai hoang sẽ làm giảm độ che phủ rừng

của khu vực dự án, xã Ea Pô và xã Đăk Win – huyện Cư Jút – tỉnh Đăk Nông. Làm mất đi các cá thể loài thực vật có trong vùng dự án. Từ việc mất rừng sẽ làm mất đi nguồn cung cấp thức ăn quí báu cho các loài động vật, từ đó sẽ làm suy giảm hệ động vật của vùng do phải di chuyển sang vùng khác hoặc bị tiêu diệt. Vì vậy, việc phá rừng không những tác động đến sự đa dạng trong khu vực dự án mà còn có thể ảnh hưởng đến phạm vi rộng lớn hơn, như toàn bộ vùng thuộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

Ngoài ra việc suy giảm diện tích rừng tự nhiên sẽ tác động đến sự cân bằng sinh thái của khu vực, làm giảm khả năng chống chịu trước các tác nhân gây hại như sâu, bệnh, hạn hán, gió bão, lũ lụt, tự điều tiết, bảo vệ đất, bảo vệ nước

(5) Làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái lân cậnTại các khu vực lân cận, dự án khai hoang rừng, trồng cây cao su, cây keo lai sẽ

làm mất mát sinh cảnh các loài, gia tăng sự quấy nhiễu các loài và có một số tác động nhất định đối với những loài có khu vực cư trú rộng. Ngoài ra dự án còn làm mất sinh cảnh và gia tăng quấy nhiễu đối với động vật hoang dã trong vùng. b) Tác động đến cơ cấu sử dụng đất

Khi dự án triển khai sẽ chuyển mục đích sử dụng đất vĩnh viễn của 962,9ha đất rừng tự nhiên thành đất sản xuất nông nghiệp và đất chuyên dùng để xây dựng các công trình của dự án. Khu vực dự án có điều kiện tự nhiên thích nghi với sinh trưởng và phát triển cây cao su, hơn nữa hiện trạng khu vực là rừng tự nhiên nghèo. Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo đúng chủ trương của Chính phủ trong chương trình phát triển kinh tế xã hội Tây nguyên, của bộ BNN và PTNT. Khi cây cao su phát triển, khoảng 7 năm sau khi trồng sẽ có khả năng phủ xanh, bảo vệ đất như cây rừng, đặc biệt đem lại giá trị kinh tế cao và nguồn thu nhập lớn cho địa phương, đồng thời góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân.c) Tác động đến khả năng hao hụt dinh dưỡng và nguy cơ gây xói mòn, trượt lở đất đá khu vực dự án.

(1) Tác động đến khả năng hao hụt dinh dưỡng của đất Thảm mục rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh hưởng

lớn đến độ phì nhiêu của đất. Các sản phẩm rơi rụng của thực vật trên mặt đất là cơ sở ban đầu hình thành tầng thảm mục rừng và mùn đất. Trung bình hàng năm vật rơi rụng ở rừng tự nhiên là 11-17 tấn/ha. Đây cũng chính là nơi cư trú và cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật, nhiều loài côn trùng và động vật đất, tạo môi trường thuận lợi cho động vật và sinh vật đất phát triển. Như vậy, khi thực hiện dự án thì 926,9 ha rừng mất đi, hàng năm sẽ mất 10.193,7– 15.753,9 tấn vật rơi rụng trong đất, làm giảm các chất

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 70

Page 71: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

dinh dưỡng trong đất. Tuy nhiên, đây là sự hao hụt dinh dưỡng tối đa khi khai hoang khu vực dự án, trong những năm tiếp theo thảm phủ thực vật rơi rụng của cây cao su cũng một phần bù đắp lượng hao hụt dinh dưỡng này. Bên cạnh đó dự án có sử dụng phân vô cơ, phân hữu cơ trong khi trồng và chăm sóc cao su sẽ góp phần bù lại lượng khoáng bị hao hụt trong đất. Trên cơ sở đó, đánh giá mức độ tác động của dự án đến dinh dưỡng của đất ở mức độ yếu.

(2) Tác động đến khả năng nguy cơ xói mònĐể thực hiện dự án trồng mới cao su khoảng 2.700 ha dự án sẽ thực hiện phát

quang, khai hoang rừng, dọn sạch rễ các loại cây rừng, cây cỏ dại,…Như vậy, thảm thực vật rừng khu vực dự án bị phá huỷ, làm mất khả năng thấm và giữ nước của đất, tăng dòng chảy trên mặt, chính vì vậy sẽ làm tăng đáng kể lượng đất bị xói mòn.

Thực tế khi diện tích đất của dự án khai hoang rừng thành đất trống thì khối lượng đất bị xói mòn, rửa trôi lớn hơn nhiều so với diện tích đất có thảm phủ. Tuy nhiên, xói mòn chỉ tác động mạnh vào 02 năm khai hoang, trồng mới cao su của dự án và những năm đầu của thời kỳ KTCB, khi cây cao su phát triển thì khả năng xói mòn đất trên khu vực giảm đi đáng kể.

Do mất sự điều tiết dòng chảy trên khu vực dự án, vào mùa mưa vận tốc dòng chảy trên các suối khu vực tăng lên đáng kể, kéo theo quá trình xói lở bờ và trượt lở đất đá. Đặc biệt là đối với vùng bờ được cấu tạo bởi những vật chất bở rời, kết cấu và mức độ liên kết yếu, có độ dốc lớn quá trình sạt lở có thể xảy ra mạnh hơn.

Thảm thực vật rừng khu vực dự án bị phá huỷ (đặc biệt là mất đi lớp thảm cỏ, cây bụi) làm mất khả năng thấm và giữ nước của đất, tăng dòng chảy trên mặt, chính vì vậy sẽ làm tăng đáng kể lượng đất bị xói mòn. Khi hiện tượng xói mòn xảy ra hầu hết N, P, K và nguyên tố vi lượng đều bị rửa trôi, môi trường sinh thái đất và nước bị thoái hóa, sức sản xuất nước giảm bớt, chất nước bị ô nhiễm các dòng sông hồ đều bồi lấp, uy hiếp đến sự an toàn trong phòng lũ lụt của khu vực dự án và các xã lân cận, khô hạn và lũ lụt thường xuyên xảy ra.

Để thực hiện dự án trồng mới cao su khoảng 2.700 ha và 110 ha trồng cây keo lai, dự án sẽ thực hiện phát quang, khai hoang rừng, dọn sạch rễ các loại cây rừng, cây cỏ dại,…Như vậy, thảm thực vật rừng khu vực dự án bị phá huỷ, làm mất khả năng thấm và giữ nước của đất, tăng dòng chảy trên mặt, chính vì vậy sẽ làm tăng đáng kể lượng đất bị xói mòn.

Với diện tích đất của dự án chủ yếu phân bố ở địa hình dốc cấp II (3-80), dựa theo tài liệu của Sở KHCN ĐắkLắk đánh giá khả năng rửa trôi đất trên các thảm phủ trồng, thảm phủ rừng và ứng với độ dốc 5-80.

Bảng 3.21 Khối lượng đất rửa trôi trên các thảm phủ thực vật.

TT ĐấtKhối lượng đất rửa trôi

(tấn/ha/năm)1 Trồng ngô 105,72 Cà phê 02 năm tuổi 69,23 Rừng tái sinh 124 Rừng nguyên sinh <6

Nhìn bảng trên ta thấy mức độ xói mòn, rửa trôi đất khi canh tác trồng ngô lớn hơn rất nhiều lần so với nơi có rừng. Thực tế khi diện tích đất của dự án khai hoang

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 71

Page 72: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

rừng thành đất trống thì khối lượng đất bị xói mòn, rửa trôi lớn hơn nhiều so với diện tích đất có thảm phủ ở trên. Tuy nhiên, xói mòn chỉ tác động mạnh vào 02 năm khai hoang, trồng mới cao su của dự án và những năm đầu của thời kỳ KTCB, khi cây cao su phát triển thì khả năng xói mòn đất trên khu vực là rất ít.

Do mất sự điều tiết dòng chảy trên khu vực dự án, vào mùa mưa vận tốc dòng chảy trên các suối khu vực tăng lên đáng kể, kéo theo quá trình xói lở bờ và trượt lở đất đá. Đặc biệt là đối với vùng bờ được cấu tạo bởi những vật chất bở rời, kết cấu và mức độ liên kết yếu, có độ dốc lớn quá trình sạt lở có thể xảy ra mạnh hơn.d) Tác động làm suy giảm tài nguyên nước

Quá trình khai hoang, xây dựng dự án phát sinh cành cây, lá cây, gốc cây, đất đá,…Khi gặp mưa lớn dòng chảy sẽ cuốn trôi xuống suối làm thu hẹp, bồi lấp lòng suối, sông hồ. Khi các cành lá cây, rễ cây bị thối rữa sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái khu vực.

Rừng có vai trò bảo vệ nguồn nước, thảm thực vật có chức năng quan trọng trong việc ngăn cản một phần nước mưa trực tiếp rơi xuống đất và có vai trò phân phối lại lượng nước này. Các nghiên cứu cho thấy nước mưa được thực vật rừng giữ lại là 25% tổng lượng mưa. Rừng còn làm tăng khả năng thấm và giữ nước của đất hạn chế dòng chảy trên mặt. Tầng thảm mục rừng có khả năng giữ lại lượng nước bằng 100-900% trọng lượng của nó. Như vậy, khi khai hoang dự án làm mất đi 962,9 ha thảm phủ rừng, đồng thời sẽ làm giảm khả năng giữ nước và điều tiết nước trên khu vực.e) Tác động đến vi khí hậu khu vực

Rừng có tác dụng tích cực rất lớn trong điều hoà khí hậu cho khu vực, chủ yếu từ quá trình thoát hơi nước từ cây cối, tạo mây mưa. Theo thống kê của các nhà khoa học, từ 1ha rừng trên đất khô lượng nước thoát ra khoảng 2.100 m3/năm, tương ứng với lượng mưa 210mm; còn nếu trên đất ẩm sẽ thoát ra gần 4.000 m3/năm, tương ứng với lượng mưa 400mm. Ngoài ra, nhiệt độ không khí trong rừng, vườn cây thường thấp hơn chỗ trống là 2-3 độ, nhiệt độ mặt cỏ thường nhỏ hơn nhiệt độ mặt đất khô là 3-6 độ. Cây xanh nguội đi rất nhanh khi hết nắng trong khi bề mặt đất đá vẫn tiếp tục kéo dài vài giờ. Như vậy, rừng có khả năng làm giảm nhiệt độ không khí khu vực, tăng độ ẩm không khí khu vực từ quá trình bốc hơi bề mặt của lá, tạo ra khí hậu mát mẻ, trong lành và giảm các nồng độ ô nhiễm không khi độc hại.

Khi thực hiện dự án, khoảng 926,9 ha thảm phủ rừng bị mất đi sẽ làm khả năng tăng nhiệt độ và giảm độ ẩm không khí khu vực. Tuy nhiên, sau một vài năm khi cây cao su của dự án phát triển thì khả năng khí hậu khu vực sẽ được điều hoà trở lại, một khí hậu mát mẻ trong các lô cao su.f) Tác động đến kinh tế - xã hội khu vực

Dự kiến trong giai đoạn khai hoang, xây dựng có khoảng 200 người trực tiếp tham gia làm việc. Toàn bộ công nhân sống trong các lán trại tạm thời trong khu vực, thiếu nhiều điều kiện sinh hoạt hơn ở gia đình nên có thể sẽ phát sinh các bệnh tật, các bệnh lan truyền, các chất thải cho môi trường xung quanh và có thể gây ra một số tệ nạn xã hội.

Trong quá trình thi công dự án, hàng ngày có một lượng lớn ô tô tải ra vào công trường, tại các tuyến đường xung quanh khu vực mật độ xe sẽ tăng lên làm ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, tăng các chất ô nhiễm khu vực như tiếng ồn, bụi, thậm

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 72

Page 73: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

chí làm hư hỏng các tuyến đường khu vực nếu không có sự kết hợp hài hòa và sắp xếp hợp lý, khoa học trong quá trình thi công và điều động xe của các đơn vị tham gia.

Kế hoạch dự án sẽ xây dựng các tuyến đường giao thông trong khu vực, đặc biệt là tuyến đường chính có cấp phối dài khoảng 17,8 km. Cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của công nhân Công ty, người dân địa phương trong việc sản xuất và giao lưu văn hoá.3.1.4.3 Dự báo sự cố môi trường trong giai đoạn chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao su.a. Sự cố tai nạn lao động

Trên các tuyến đường hiện trạng trong khu vực với nhiều đoạn dốc, ngoằn ngèo và mặt đường tương đối hẹp như hiện nay. Với việc gia tăng mật độ giao thông do vận chuyển gỗ tận thu, vận chuyển vật liệu phục vụ xây dựng dự án, thì khả năng xảy ra tai nạn giao thông rất dễ xảy ra. Tại nạn có thể gây thương tích, thiệt mạng cho công nhân dự án và người đi đường qua lại khu vực.

Trong khi phát quang, khai hoang rừng, công nhân dự án trong khi làm việc bất cẩn không chú ý có thể dẫn đến cây đổ vào người, công nhân không tuân thủ nội quy an toàn lao động như thiếu thiết bị ủng, gang tay bảo vệ khi khai hoang rừng có thể bị rắn cắn, bò cạp đốt. Nếu không kịp thời cứu chữa, tai nạn có thể gây hậu quả dẫn đến chết người.

Trên đất khu vực dự án có nhiều đoạn đất dốc và các tầng đất có cấu tạo bở rời. Khi thực hiện khai hoang, san ủi đất rất rễ xảy ra trượt lún đất, đặc biệt vào những ngày trời mưa tai nạn này thường xuyên xảy ra nhiều. Tai nạn có thể gây thương tích, thiệt mạng cho công nhân và làm hư hại các thiết bị thi công của dự án. b. Sự cố cháy nô và cháy rừng

Nguyên nhân chính dẫn đến cháy nổ là do bất cẩn của công nhân khi hút thuốc, nấu cơm trong khi khai hoang rừng. Giai đoạn này có rất nhiều các loại cây, bụi khô phát sinh do phát quang nếu để xảy ra sự cố sẽ làm gia tăng nguy cơ cháy lớn và lan rộng ra các khu rừng lận cận. c. Sự cố xói lở, lũ quét

Trong quá trình khai hoang, xây dựng và trồng cao su sẽ làm mất một lượng lớn thảm thực vật rừng, cụ thể sẽ làm mất đi 926,9 ha rừng. Việc này có thể gây khả năng lũ quét khi có mưa lớn gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái cũng như sự phát triển của cây cao su. Tuy nhiên tác động này sẽ được giảm thiểu đến mức thấp nhất vì dự án sẽ không khai hoang đồng loạt mà khai hoang đến đâu trồng đến đó nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tác động do việc khai hoang rừng.3.1.5 Đối tượng bị tác động trong giai đoạn chăm sóc và khai thác3.1.5.1 Đối tượng bị tác động bởi nước thảia) Nước thải sinh hoạt

Nguồn phát sinh nước thải chủ yếu từ sinh hoạt của công nhân làm việc Số lượng công nhân khoảng 777 người thì lưu lượng nước thải sinh hoạt cao nhất ước khoảng: 80 lít/người.ngày x 777 người = 62.160 lít/ngày. Nước thải sinh hoạt chứa các hợp chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh. Nếu không được thu gom và xử lý sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt khu vực dự án, thẩm thấu xuống lòng đất gây ô nhiễm môi trường đất và nguồn nước ngầm.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 73

Page 74: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Bảng 3.22: Nồng độ chất bẩn trong nước thải sinh hoạt tính theo 1 người/ngày đêm

Chỉ tiêu ô nhiễm

Nồng các chất ô nhiễmNồng độ chất thải (mg/l, với q=90lit/

người, ngày)Không qua

xử lý

Xử lý bằng bể tự họai 3

ngănBOD5 (mg/l) 469 - 560 150-250 55SS (mg/l) 729 - 1510 120-180 110Tổng Photpho (mg/l) 8 - 42 10-30 6.6Tổng Coliform (MPN/100ml) 104-107 10.000 5.5000

Nguồn: Nguyễn Việt Anh, Bể tự hoại-bể tự hoại cải tiến, 2007So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải với QCVN 14:2008/BTNMT,

cột B.Nếu không xử lý nước thải sinh hoạt của công nhân trên nông trường thì lượng

BOD cao hơn tiêu chuẩn 9 -11 lần. Đặc biệt là coliform, vì các lán trại được xây cất trên đỉnh các ngọn đồi. Nên nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý hợp lý tránh nguy cơ lây lan mầm bệnh.

Bảng 3.23: Một số vi sinh vật có trong phân và khả năng gây bệnh.

Ký sinh trùng LượngKhả năng gây bệnh

Điều kiện bị diệt

Nhiệt độ (oC)Thời gian

(phút)Samonella typhi - Thương hàn 55 30Samonella paratiphi A & B

-Phó thương hàn

55 30

Shigella (SPP) - Lỵ 55 60Vibrio cholerae - Tả 55 60

Escherichia. Coli105/100m

lViêm dạ dày, ruột

55 60

Hepatite A - Viêm gan 55 3 – 5Teniasaginata - Sán 50 3 – 5Micrococcus var - Ung nhọt 54 10

Stepococcus102/100m

lLàm mủ 50 10

Ascariclumbricoides

- Giun đũa 50 60

Mycobacterium - Lao 60 20Tubecudsis - Bạch hầu 55 45Coryner Bacterium - Bại liệt 65 30Diptheriae - Sởi 45 10Poliovirus Hominis - Giun tóc 55 10Giardia Lamblia - Sán bò 60 30Tricguris Trichiura - Sán heo 60 30

Nguồn: Nguyễn Việt Anh, Bể tự hoại-bể tự hoại cải tiến, 2007b) Đối tượng bị tác động do nước mưa chảy tràn

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 74

Page 75: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Dựa vào diện tích khu vực dự án và lượng mưa bình quân hàng năm khu vực, tính toán được tải lượng nước mưa chảy tràn hàng năm khoảng 54.785.500 m3. Nước mưa chảy tràn làm ảnh hưởng đến nguồn nước mặt khu vực dự án, cuốn theo đất đá, cành lá cây, tàn dư thực vật và các chất ô nhiễm xuống nguồn nước. Bên cạnh đó nó còn góp phần đáng kể vào khả năng gây bồi lắng các con suối này đặc biệt là nước mưa chảy tràn trong giai đoạn khai hoang, xây dựng. Các suối bị ảnh hưởng của các tác động do nước mưa chảy tràn như: suối Đăk N’ri, Ea Sier, Ea Mao, Ea Roman và cả sông Sêrêpok đoạn chảy qua khu vực dự án.3.1.5.2 Đối tượng bị tác động bởi khí thải

Trong giai đoạn thi công không khí khu vực dự án bị ô nhiễm nhẹ do bụi và khói đốt rừng, tiếng ồn do hoạt động cơ giới chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân.

Bảng 3.24: Tải lượng ô nhiễm do các phương tiện giao thông

ChấtÔ nhiễm

Tải lượng ô nhiễm (g/km)

Động cơ < 1.400ccĐộng cơ 1.400 - 2.000

ccĐộng cơ > 2.000 cc

Bụi 0,07 0,07 0,07SO2 1,9 x S 2,22 x S 2,74 x SNO2 1,64 1,87 2,25CO 45,6 45,6 45,6

VOCs 3,86 3,86 3,86Nguồn: WHO, Rapid Environmental Assessment , 1995

a) Tác động đối với sức khỏe con ngườiCác chất ô nhiễm không khí có khả năng gây một số tác động lên sức khỏe cộng

đồng trong vùng đặc biệt đối với công nhân trực tiếp lao động tại những khu vực gây ô nhiễm. Các tác hại đối với sức khỏe phụ thuộc vào đặc tính và nồng độ các chất ô nhiễm cụ thể như sau:

Bụi : Bụi sinh ra trong các công đoạn sản xuất khác nhau sẽ có tác hại khác nhau đối

với sức khỏe của công nhân. Tuy nhiên có một số loại bệnh đặc trưng do bụi gây ra mà trước hết là bệnh bụi phổi. Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng sơ hóa phổi, gây nên những bệnh hô hấp. Nếu là bụi nhôm thì công nhân bị bệnh bụi phổi Aluminose. Bệnh này tiến triển nhanh gây khó thở rõ rệt, suy phổi điển hình, tràn khí phế mạc và hay tái phát; Công nhân làm việc tại các nhà máy gốm sứ,..thì dễ bị mắc bệnh bụi phổi Silicose. Bệnh này có thể gây biến chứng thành lao, suy phổi mãn tính.

Ngoài bệnh phổi, một số loại bệnh khác ở đường hô hấp cũng do bụi gây ra như công nhân tiếp xúc nhiều với bông bụi trong các nhà máy may mặc có thể bị phù thủng niêm mạc, viêm loét lòng phế, khí quản. Bụi các loại còn gây nên những tổn thương cho da, gây chấn thương mắt và gây bệnh ở đường tiêu hóa. Nó cũng có khả năng gây nhiễm bẩn nguồn nước, làm ảnh hưởng đến con người, thú vật sử dụng trực tiếp hay gián tiếp nguồn nước bị ô nhiễm nói trên.

Các khí SO x:

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 75

Page 76: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Là những chất gây ô nhiễm kích thích, thuộc vào loại nguy hiểm nhất trong số các chất khí gây ô nhiễm không khí. Ở nồng độ thấp SO2 có thể gây co giật ở cơ trơn của khí quản. Mức độ lớn hơn sẽ gây tăng tiết dịch niêm mạc đường hô hấp trên. Cao hơn nữa làm sưng niêm mạc. Tác hại của SO3 còn ở mức cao hơn và khi có cả SO2 và SO3 cùng tác dụng thì tác hại lại càng lớn. SO2 có thể gây nhiễm độc da, làm giảm nguồn dự trữ kiềm trong máu, đào thải ammoniăc ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt. Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn tiêu chuyển hóa protein - đường, thiếu các vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza. Sự hấp thụ lượng lớn SO2 có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra methemoglobin, tăng cường quá trình oxyhóa Fe(II) thành Fe(III).

Khí NO 2 :Là một khí kích thích mạnh đường hô hấp. Khi ngộ độc cấp tính bị ho dữ dội,

nhức đầu, gây rối loạn tiêu hóa. Một số trường hợp gây ra thay đổi máu, tổn thương hệ thần kinh, gây biến đổi cơ tim. Tiếp xúc lâu dài có thể gây viêm phế quản thường xuyên, phá hủy răng, gây kích thích niêm mạc. Ở nồng độ cao 100 ppm có thể gây tử vong;

Oxit Cacbon CO : Đây là một chất gây ngất, do nó có ái lực với Hemoglobin trong máu mạnh hơn

oxy nên nó chiếm chỗ của oxy trong máu, làm cho việc cung cấp oxy cho cơ thể bị giảm. Ở nồng độ thấp CO có thể gây đau đầu, chóng mặt. Với nồng độ bằng 10 ppm có thể gây gia tăng các bệnh tim. Ở nồng độ 250 ppm có thể gây tử vong. Công nhân làm việc tại các khu vực nhiều CO thường bị xanh xao, gầy yếu;

Đánh giá tác động của ồn và rung: Do các khu vực xây dựng dự án nằm trong vùng dân cư thưa thớt, cho nên ồn

và rung chỉ có ảnh hưởng đối với công nhân trực tiếp lao động mà không ảnh hưởng đối với khu vực dân cư xung quanh. Tiếng ồn trước hết có ảnh hưởng đối với thính giác của công nhân. Tiếp xúc với tiếng ồn cường độ cao trong một thời gian dài sẽ làm thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra tiếng ồn còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác của cơ thể như làm rối loạn chức năng thần kinh, gây bệnh đau đầu, chóng mặt có cảm giác sợ hãi. Tiếng ồn cũng gây nên các thương tổn cho hệ tim mạch và làm tăng các bệnh về đường tiêu hóa.

Tác động do thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc BVTV có thể gây đau đầu buồn nôn, bỏng da, hư hại mắt, khó thở... Nếu

ngộ độc nặng có thể gây tử vong. Thuốc có thể ngấm qua da hay theo đường hô hấp và ăn uống. Do đó khi sử dụng thuốc BVTV cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn do nhà sản xuất qui định.

Ảnh hưởng lớn nhất đến môi trường trong khi sử dụng các loại thuốc BVTV là mùi hơi của thuốc. Dự án không sử dụng thuốc BVTV định kỳ mà chỉ sử dụng hoá chất BVTV khi có dịch sâu, bệnh hại nên đánh giá mức gây độc cho không khí xung quanh của dự án ở dạng trung bình.

Mùi hơi thuốc BVTV rất độc hại cho con người khi hít phải, đặc biệt những người trực tiếp sử dụng thuốc. Thuốc BVTV có thể gây đau đầu buồn nôn, bỏng da, hư hại mắt, khó thở... Nếu ngộ độc nặng có thể gây tử vong. Thuốc có thể ngấm qua da hay theo đường hô hấp và ăn uống. Do đó khi sử dụng thuốc BVTV cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn do nhà sản xuất qui định. Tuỳ thuộc vào tốc độ gió mà hơi của

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 76

Page 77: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

thuốc sẽ phát tán xa hay gần. Ngoài ra, hướng gió thổi cũng sẽ quyết định các vùng chịu ảnh hưởng, như khi sử dụng thuốc các vùng nằm ở cuối hướng gió sẽ bị tác động mạnh hơn rất nhiều. Vì vậy, việc chọn thời điểm phun, an toàn khi dùng thuốc là rất quan trọng.

Tác động do mùi hôi từ mủ cao su Amoniac sử dụng như là chất chống đông ngay từ ngoài vườn cây. Trong quá

trình khuấy trộn trước khi đánh đông, một phần hơi Amoniac sẽ bay ra khỏi hỗn hợp, thực tế do sự liên kết solvat hóa rất lớn nên lượng Amoniac bay ra ngoài không khí không đáng kể, không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của công nhân. Mùi hôi đáng kể nhất trong giai đoạn này là quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong mủ, đồng thời sinh ra các chất khí bay hơi như: Mercaptan, các Amin, Aldehyde, Sunfuahydro,... làm phát sinh mùi hôi có cảm giác khó chịu cho người tiếp xúc ngay trong khu vực. Ngoài ra, các bệnh trên cây trồng như bệnh thối trái, bệnh loét sọc mặt cạo cũng có thể gây ra mùi hôi thối trong các lô cao su của dự án.b) Tác động đối với động, thực vật

Đối với động vật : Nói chung các chất ô nhiễm có tác hại đối với con người đều có tác hại đối với

động vật hoặc trực tiếp qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua nước uống hoặc cây cỏ bị nhiễm bởi các chất ô nhiễm không khí. Các nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều nhưng có thể khẳng định là các khí acid SO2, NO2, bụi hóa học và cơ học..., đều gây tác hại cho động vật và vật nuôi.

Đối với thực vật : Các nghiên cứu cho thấy rõ hơn ảnh hưởng của các chất ô nhiễm không khí đối

với thực vật. Cụ thể: Nói chung các khí SOx, NOx khi bị oxy hóa trong không khí và kết hợp với

nước mưa sẽ tạo nên mưa acid gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và thảm thực vật;

SO2 làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây cối khi có nồng độ trong không khí bằng 3 ppm. Ở nồng độ cao hơn có thể gây rụng lá và gây chết cây;

CO ở nồng độ 100 ppm ÷ 10.000 ppm làm rụng lá hoặc gây bệnh xoắn lá, cây non chết yểu;

Bụi bám trên bề mặt lá làm giảm khả năng hô hấp và quang hợp của cây.3.1.5.3 Tác động dự án đến chất lượng môi trường đất a) Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật làm ô nhiễm đất

Đất là thùng chứa hoá chất BVTV trong môi trường. Đất nhận thuốc BVTV từ các nguồn khác nhau. Dư lượng thuốc trừ sâu trong đất đã để lại các tác hại đáng kể cho môi trường.

Theo kết quả nghiên cứu khi phun thuốc cho cây trồng có tới trên 50% số thuốc phun ra bị rơi xuống đất. Đó là chưa kể phương pháp bón thuốc trực tiếp vào đất. Ở dưới đất một phần thuốc được hấp thụ, phần còn lại được keo đất giữ lại. Thuốc tồn trong đất dần dần được phân giải qua hoạt động sinh học của đất và các tác động của các yếu tố hoá, lý. Tuy nhiên tốc độ phân giải của thuốc chậm, nếu thuốc tồn tại ở trong đất với lượng lớn, nhất là ở đất có hoạt động sinh học yếu (đất cát) và do đó thuốc có thể bị rữa trôi gây nhiễm bẩn các nguồn nước. Sự thâm nhập của chúng vào trong đất sẽ làm đất bị nhiễm độc với chu kỳ phân hủy kéo dài hàng chục năm.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 77

Page 78: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Khi bón thuốc BVTV vào đất, bên cạnh việc trừ những loại có hại cho cây, hoá chất BVTV còn có tác dụng đến những loại có lợi cho cây. Nhiều loại côn trùng thuộc bộ Bọ đuôi bật (collembola), một số loài bét (Acarina), rết râu chẻ (Pauropoda) trên mặt đất và trong lớp đất mặt đã đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nhỏ xác thực vật, tạo điều kiện cho các vi sinh vật đất hoạt động tốt, cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng cho cây trồng. Thiếu chúng, những tàn dư thực vật không phân giải được, tạo thành lớp lá, cành trên mặt đất. Lớp đất mặt sẽ bí, chặt. Vi sinh vật sẽ không thể phát triển được. Giun đất (Lumbricus terresstris) sống trong đất với số lượng rất lớn, ngoài tác dụng làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, giun đất còn cùng với các loại động vật khác tạo nên một sinh khối rất lớn trong đất, góp phần đáng kể cho việc duy trì độ màu mở của đất trồng trọt.

Tác động của thuốc BVTV đến những động vật không xương sống cư trú trong đất

Trong đất canh tác, tập đoàn những động vật không xương sống đã góp phần đáng kể trong việc duy trì độ màu mỡ của đất.

Nhiều loại côn trùng thuộc Bộ đuôi bật, một số loài bét, rết râu chẻ, tuyến trùng… chuyên sống bằng những tàn dư trên mặt đất và trong lớp đất mặt đã đóng vai trò trong việc nghiền nhỏ xác thực vật, tạo điều kiện cho các vi sinh vật đất hoạt động tốt, cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng cho cây trồng. Thiếu chúng lớp lá, cành trên mặt đất, lớp đất mặt sẽ bị bí, chặt, vi sinh vật đất sẽ không thể phát triển được.

Đáng quan tâm là loài giun đất sống trong đất với số lượng rất lớn, ngoài tác dụng làm đất được tơi xốp, thoáng khí, giun đất còn cùng với các loại động vật khác tạo nên một sinh khối lớn trong đất, góp phần đáng kể trong việc duy trì độ màu mỡ của đất trồng trọt.

Tác động của thuốc BVTV đến hệ vi sinh vật đấtKhu hệ vi sinh vật đất hết sức phức tạp, bao gồm vi khuẩn nấm, xạ khuẩn, tảo,

nguyên sinh động vật. Số lượng của chúng trong đất vô cùng lớn. Mỗi gram đất có khoảng 100 triệu vi khuẩn, 10 triệu xạ khuẩn, 10 vạn - 1 triệu nấm, 1-10 vạn tế bào tảo và động vạt nguyên sinh. Chúng là tác nhân chủ yếu của các quá trình chuyển hoá vật chất trong đất. Có thể nói số lượng và thành phần vi sinh vật phản ánh độ phì nhiêu của đất và có quan hệ mật thiết với sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Tác động của thuốc trừ sâu đến hệ sinh vật đất. Các thuốc trừ sâu lân hữu cơ nói chung ít ảnh hưởng đến tập đoàn vi sinh vật đất. Trộn đất với nồng độ 10ppm, Diazinnon tuy có ức chế phát triển của vi khuẩn và nấm mốc nhưng tác động này cũng không chỉ kéo dài trong khoảng tuần lễ. Thuốc trừ sâu lân hữu cơ ức chế hoạt động của vi sinh vật đất thường thường chỉ xảy ra khi đất bị nhiễm thuốc ở liều cao. Tác động của thuốc trừ nấm đến hệ vi sinh vật đất. Trong các vi khuẩn cư trú trong đất, những vi khuẩn nitrit hoá và nitrat hoá đạm Nitrosomonas và Nitrobacter thường mẫn cảm với thuốc trừ nấm hơn các vi khẩu gây bệnh cây. Ở liều lượng thông dụng, các thuốc trừ nấm không xông hơi như Zineb, Maneb, Nabam, Dazomet, có thể ức chế nitrat hoá, của đạm trong đất.b) Tác động của việc bón phân lên môi trường đất

Hàng năm dự án có kế hoạch bón phân cho cây trồng vào đầu và cuối mùa mưa. Bón phân không những làm tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giúp cho cây cao su phát triển nhanh, chắc chắn, tạo cho thân cây có độ dẻo dai và giảm khả năng gãy đổ,

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 78

Page 79: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

bón phân còn làm tăng chất mùn trong đất làm kết dính các phần tử đất lại với nhau, làm cho đất tơi xốp, vừa giữ nước, vừa thoáng khí, đồng thời các vi sinh vật có ích trong đất hoạt động mạnh, làm tăng độ phì nhiêu của đất. Ngoài ra, việc trồng xen các cây hàng năm vào các lô cao su khi cây cao su còn nhỏ như các cây họ đậu, bắp,…sẽ góp phần làm tăng màu mỡ cho đất, giảm hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất khi có mưa lớn. Khối lượng dư thừa từ các cây trồng xen, thảm cỏ được tủ gốc giúp giữ ẩm cho đất.

Bón phân đúng cách sẽ có tác dụng làm tăng năng suất nông nghiệp, tăng độ phì nhiêu cho đất. Tuy nhiên, nếu dự án sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật sẽ phát sinh lượng đạm, kali, lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý còn tồn dư axít làm chua đất, nghèo kiệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như Al3+, Fe3+, Mn2+, giảm hoạt tính sinh học của đất. Do vậy, Công ty sẽ áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng cao su thích hợp (Kỹ thuật trồng cao su của Công ty cao su Việt Nam đã áp dụng thành công trên các vườn cây trên địa bàn) nhằm tránh các tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường đất.c) Khả năng xói mòn đất

Sức nước và sức gió có thể làm cho các phần tử đất di chuyển từ nơi cao xuống nơi thấp, từ nơi này sang nơi khác, bào mòn cuốn trôi các vật liệu các màu mỡ của đất. Đó là hiện tượng rữa trôi, xói mòn.

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, lượng mưa tập trung rơi trong 142 ngày với lượng mưa tổng cộng khoảng 2.500mm, do vậy khả năng xói mòn là rất lớn. Dòng nước không chỉ rữa trôi và bào mòn đất mà còn làm cho đất bạc màu và hoá chua. Quá trình rữa trôi, dòng nước đã cuốn đi các phần tử sét và dưỡng chất như chất mùn, NH4

+, NO3-, P2O5, K2O…làm cho đất ngày càng nhẹ, kiệt màu, cấu trúc bị phá

hủy, khả năng giữ nước giữ màu của đất ngày càng kém.Nhiều khảo sát và thực nghiệm đã cho biết, 1 ha đất gò đồi với độ dốc 8-10o, nếu

không có thực vật che phủ hoặc không có công trình chống xói mòn bảo vệ thì sau một mùa mưa với lượng nước 2000-2500mm, hàng chục tấn đất mặt bị bào mòn, rữa trôi, hàm lượng mùn bị giảm 25-30%, hàm lượng lân dễ tiêu cũng giảm tới 35%, mặt đất bị chai cứng. Lớp đất bị rữa trôi chính là tầng đất canh tác, gồm các chất hữu cơ đã phân hủy thành mùn và nhiều nguyên tố dinh dưỡng cùng hệ vi sinh vật có ích cho cây trồng.

Bảng 3.25: Cấp xói mòn đất

CấpKý hiệu

cấpLượng đất bị xói

mòn (tấn/ha.năm)Biện pháp chống xói mòn

Cấp I – yếu

1.21.21.31.4

< 0,50,5 < A 11 < A 55 < A 10

Không cầnKhông cầnBiện pháp lâm sinhBiện pháplâm sinh

Cấp II- tương đối mạnh II 10 < A 50 Biện pháp lâm sinh và cơ giớiCấp III mạnh III 50 < A 200 Biện pháp lâm sinh và cơ giớiCấp IV- rất mạnh IV A > 200 Biện pháp lâm sinh và cơ giới

Nguồn : Khoa môi trường, Đại học Đà Lạt, 2004 Công thức tính độ xói mòn theo tiêu chuân Việt Nam 5299-1995

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 79

Page 80: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

A tính bằng tấn/ha được xác định bằng phương trình:A = 2,47.R.K.LS.C.P (Tấn/ha.năm)

Trong đó:R- Yếu tố xói mòn của mưa;K- Yếu tố để tính xói mòn của đất;L- Yếu tố độ dài sườn dốc; (m)S- Yếu tố nghiêng sườn dốc; (độ nghiêng %)C- Yếu tố thực vật và luân canh;P- Yếu tố hiệu quả của các biện pháp chống xói mòn.

Chỉ số tiềm năng mưa gây xói mòn (R): R = 0,5.p Với p là lượng mưa trung bình năm trên vùng khảo sát (2.500mm)R = 0,5 x 2.500 = 1.250

Hệ số về tính xói mòn của đất (K): Hệ số K biểu hiện tính xói mòn của đất, đó là tính dễ bị tổn thương hay tính dễ

bị xói mòn của đất. Hệ số K càng lớn thì đất càng dễ bị xói mòn.Bảng 3.26: Kết quả tính chỉ số xói mòn đất K của một số loại đất vùng đồi núi Việt

NamLoại đất K

1. Đất xám bạc màu 0,22. Đất xám có tầng loang lỗ 0,23

3. Đất xám Feralit 0,224. Đất xám mùn trên núi 0,2

Nguồn tài liệu tham khảo: Khoa môi trường, Đại học Đà Lạt,2004 Hệ số địa hình (LS): Biểu thị ảnh hưởng của nhân tố độ dốc và chiều dài sườn dốc tới hoạt động xói

mòn đấtKhi 1 hoặc 2 nhân tố trên tăng thì LS cũng tăng theo và lượng đất bị xói mòn tăng

lên

Trong đó:X – chiều dài sườn dốc (m)S – độ nghiêng sườn dốc (%)m – hệ số mũ, xác định như sau:m= 0,2 nếu S < 0,5% và m = 0,5 nếu S ≥ 5% Hệ số bảo vệ đất (P): Biểu thị ảnh hưởng của các biện pháp canh tác nông nghiệp tới xói mòn đất.Những biện pháp canh tác kết hợp bảo vệ đất chống xói mòn trên đất dốc là: Trồng cây theo đường đồng mức Trồng cây theo đường đồng mức và theo băng Trồng cây theo luống

Bảng 3.27: Hệ số bảo vệ đất (P) theo kỹ thuật canh tácĐộ dốc Trồng cây theo Trồng cây theo đường đồng mức Trồng theo

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 80

Page 81: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

(%) đường đồng mức và trồng theo băng luống2 0,6 0,3 0,128 0,5 0,25 0,112 0,6 0,3 0,1216 0,7 0,35 0,1420 0,8 0,4 0,1625 0,9 0,45 0,18

Nguồn tài liệu tham khảo: Khoa môi trường, Đại học Đà Lạt, 2004 Hệ số cây trồng (C): Biểu thị ảnh hưởng của nhân tố cây trồng (độ che phủ) tới hoạt động xói mòn đất.Nếu độ che phủ của cây trồng giảm sẽ làm tăng nguy cơ xói mòn đất.

Bảng 3.28: Hệ số cây trồng hay mật độ che phủ

Hiện trạng sử dụng đất C

Hoa màu 0,24Cỏ 0,05Rừng thay lá 0,009Rừng thường xanh 0,004Rừng hỗn hợp 0,007Rừng cây lấy gỗ 0,003Đất hoang 1Trồng bắp 0,25Đồng cỏ dày 0,004Đồng cỏ thưa 0,1Cây hàng năm 0,4Ngũ cốc 0,35Vườn theo mùa vụ 0,5Cây ăn quả 0,1Khoai mì 0.4

Nguồn tài liệu tham khảo: Khoa môi trường, Đại học Đà Lạt,2004Dễ nhận thấy rằng địa hình khu vực dự án có độ dốc trung bình 8 - 9 0

tương đương 10% , bên cạnh các ngọn đồi có hình bát úp độ dốc >90 đây là một yếu tố bất lợi của dự án.

Dự báo tốc độ xói mòn từ năm đầu đến giai đoạn ổn địnhKỹ thuật canh tác của dự án là làm ruộng bậc thang và để cỏ giữa các hàng cao

su, nhưng để giảm áp lực thay đổi đời sống người dân trong khuôn viên quy hoạch, dự án cho người dân trồng xen canh đậu, bắp hoặc khoai mì. Do đó để dự báo tốc độ xói mòn, chúng tôi xét các khả năng sau:(1) Năm đầu tiên của dự án- (cao su năm 1)

Trường hợp 1, chia ô bậc thang, để cỏ giữa các luống trồng A = 2,47.R.K.LS.C.P (Tấn/ha.năm)R = 1250; K = 0,22;

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 81

Page 82: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

X= 3m (chiều dài nấc ruộng bậc thang),m = 0,2; độ nghiêng S = 1%LS = 0,0439; C = 0,1 (cỏ thưa)P = 0,6

Vậy A = 1,789 tấn/ha năm Trường hợp 2, chia ô bậc thang, trồng xen bắp giữa các luống trồng C = 0,25

(bắp); A = 4,473 tấn/ha.năm Trường hợp 3, chia ô bậc thang, trồng xen đậu giữa các luống trồng; C = 0,3

(đậu); A = 5,367 tấn/ha.năm Trường hợp 4, chia ô bậc thang, trồng xen khoai mì giữa các luống trồng; C =

0,4 (khoai mì); A = 7,157 tấn/ha năm (2) Năm thứ hai của dự án (cao su năm 2)

Trường hợp 1, để cỏ giữa các luống với cao su: C = 0,05 (cỏ để lại từ năm đầu + cao su); A = 0,895 tấn/ha

Trường hợp 2, trồng bắp với cao su; C = 0,2 (trồng bắp + cao su); A = 3,578 tấn/ha

Trường hợp 3, chia ô bậc thang, trồng xen đậu giữa các luống trồng; C = 0,25 (đậu+cao su năm 2); A = 4,473 tấn/ha năm

Trường hợp 4, chia ô bậc thang, trồng xen khoai mì giữa các luống trồng; C = 0,3 (khoai mì +cao su năm 2); A = 5,367 tấn/ha năm (3) Năm thứ 3 của dự án (cao su năm 3)

Trường hợp 1, để cỏ giữa các luống với cao su; C = 0,04 (để cỏ+ cao su năm 3); A = 0,716 tấn/ha Trường hợp 2, chia ô bậc thang, trồng xem bắp giữa các luống trồng; C = 0,15 (

trồng bắp + cao su năm 3); A = 2,864 tấn/ha Trường hợp 3, chia ô bậc thang, trồng xen đậu giữa các luống trồng; C = 0,20

(đậu+cao su năm 3); A = 3,578 tấn/ha năm Trường hợp 4, chia ô bậc thang, trồng xen khoai mì giữa các luống trồng; C =

0,25 (khoai mì +cao su năm 3); A = 4,473 tấn/ha năm (4) Năm thứ 4 của dự án (cao su năm 4):

Trường hợp 1, để cỏ giữa các luống với cao su: C = 0,035 (để cỏ+ cao su); A = 0,626 tấn/ha

Trường hợp 2, trồng xen canh bắp với cao su; C = 0,1 ( trồng bắp + cao su năm 4); Vậy A = 1,789 tấn/ha

Trường hợp 3, chia ô bậc thang, trồng xen đậu giữa các luống trồng; C = 0,15(đậu+cao su năm 4); A = 2,684 tấn/ha năm

Trường hợp 4, chia ô bậc thang, trồng xen khoai mì giữa các luống trồng; C = 0,20 (khoai mì +cao su năm 4); A = 3,578 tấn/ha năm (5) Năm thứ 5 của dự án (cao su năm 5)

Trường hợp 1, để cỏ giữa các luống với cao su; C = 0,03 (để cỏ+ cao su); A = 0,537 tấn/ha.năm

Trường hợp 2, trồng bắp xen canh; C = 0.09 ( trồng bắp + cao su); A = 1,610 tấn/ha

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 82

Page 83: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Trường hợp 3, chia ô bậc thang, trồng xen đậu giữa các luống trồng; C = 0,10 (đậu+cao su năm 5); A = 1,789 tấn/ha năm

Trường hợp 4, chia ô bậc thang, trồng xen khoai mì giữa các luống trồng; C = 0,15 (khoai mì +cao su năm 5); A = 2,684tấn/ha.năm (6) Năm thứ 6 của dự án (cao su năm 6)

Trường hợp 1, để cỏ giữa các luống với cao su; C = 0,02 (để cỏ+ cao su); A = 0,358 tấn/ha

Trường hợp 2, xen canh cây bắp; C = 0,08 (trồng bắp + cao su); A = 1,431 tấn/ha

Trường hợp 3, trồng xen đậu giữa các luống trồng; C = 0,09 (đậu+cao su năm 6); A = 1,610 tấn/ha.năm

Trường hợp 4, trồng xen khoai mì giữa các luống trồng; C = 0,1 (khoai mì + cao su năm 6); A = 1,789 tấn/ha năm (7) Năm thứ 7 của dự án (cao su năm 7)

Đến năm này cao su đã lớn, lá rụng nhiều vào mùa khô, do vậy lớp thảm phủ sẽ dày tính chung lấy thông số C = 0,009; A = 0,161 tấn/ha

Bảng 3.29: Khả năng xói mòn qua các năm theo các trường hợp kỹ thuật canh tác NămT.hợp

Năm 1 (tấn/ha)

Năm 2 (tấn/ha)

Năm 3 (tấn/ha)

Năm 4 (tấn/ha)

Năm 5 (tấn/ha)

Năm 6 (tấn/ha)

Năm 7 (tấn/ha)

Để cỏ 1,789 0,895 0,716 0,626 0,537 0,358 0,161Trồng ngô 4,473 3,578 2,684 1,789 1,610 1,431 -Trồng đậu 5,367 4,473 3,578 2,684 1,789 1,610 -

Trồng khoai mì 7,157 5,367 4,473 3,578 2,684 1,789 -Đánh giá chung: Như vậy nếu trồng cây cao su, chỉ làm cỏ xung quanh gốc và

để cỏ trên đường lô và đường liên lô thì khả năng đất bị rữa trôi sẽ ở mức thấp (TH1). Tuy nhiên trồng xen canh thu lại nguồn lợi kinh tế cho nông dân. Tác động xói mòn chỉ kéo dài đến năm thứ 6, khi cây cao su giao tán nhau, tác động xói mòn là tối thiểu.

So sánh trong trường hợp không thực hiện dự ánKhi không có dự án, các hoạt động sản xuất, phá rừng diễn ra bình thường, thói

quen đốt rừng vào mùa khô để gieo trồng vào mùa mưa của đồng bào tiếp diễn.Tính độ xói mòn tương đối theo tình hình gieo trồng hiện nay:Áp dụng công thức:A = 2,47.R.K.LS.C.P (Tấn/ha.năm)Trong đó R =0.5*p (p = 2.500) = 1.250K =0,22 (đất feralit)

Trong đó:X = 70m (độ dài trung bình các con dốc trong khu vực dự án)m = 0,2 ; S = 1%LS = 0,1467C = 0,4 (trồng khoai mì)P = 0,6 (tính theo cách trồng trên đường đồng mức)

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 83

Page 84: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Vậy A = 23,915 tấn/ha.năm3.1.5.4 Tác động đến tài nguyên sinh học và hệ sinh thái trong khu vực

Khi cây cao su đi vào giai đoạn chăm sóc và khai thác sẽ hình thành một hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái trong các lô cao su của vùng dự án. Một hệ sinh thái tương đối đơn giản về thành phần và thường đồng nhất về cấu trúc, cho nên khó bền vững. Hệ sinh thái thường bị ảnh hưởng chủ yếu từ các tác động của con người như các biện pháp kỹ thuật canh tác từ giống, làm đất, gieo trồng, chăm sóc, bón phân, phòng chống và diệt trừ sâu bệnh hại, đến khai thác mủ và vận chuyển tiêu thụ trên từng hệ sinh thái nông nghiệp đó. Nhìn chung, hệ sinh thái nông nghiệp của dự án sẽ giảm tính đa dạng tự nhiên như tính đa dạng của giống loài bị giảm thông qua sự đơn điệu của cây cao su và khả năng gây độc cho môi trường bởi hoá chất diệt cỏ và thuốc BVTV.

Trong quá trình chăm sóc cây cao su sẽ sử dụng một lượng lớn hóa chất BVTV, sử dụng nhiều hóa chất BVTV điều này đem lại lợi ích là tăng năng suất cây trồng nhưng mặt khác cũng làm cho hệ sinh vật đất nói chung cũng bị hủy hoại, một số các sinh vật thụ phân, rác hữu cơ, bảo đảm độ phì cho đất cũng bị tiêu diệt như các loài giun, mối, các loại vi khuẩn, tảo, nấm mốc... dẫn đến làm biến đổi tính chất của đất.

Cùng với thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ cũng có tác hại không nhỏ cho những quần thể động vật mà sự sống của chúng phụ thuộc vào các loại cây cỏ bị tiêu diệt, đặc biệt đối với hệ sinh vật đất, nồng độ độc hại đã làm ức chế mọi hoạt động của chúng.

Thuốc BVTV của dự án sử dụng để bảo vệ cây cao su được phát triển tốt, mục đích là tiêu diệt những sinh vật có hại cho cây trồng. Tuy nhiên, lượng thuốc rơi vãi khi sử dụng (chiếm khoảng 50% lượng thuốc sử dụng) hoà tan vào đất, ngấm vào nguồn nước sẽ gây ra ảnh hưởng tới các loài sinh vật sống trong môi trường khu vực, tiêu diệt các loại côn trùng có ích (bắt mồi, ký sinh, thụ phấn,…), làm xáo động trong hệ sinh thái khu vực. Tuỳ từng trường hợp, thuốc BVTV có thể tác động ở các mức độ khác nhau, dưới đây là những tác động của thuốc BVTV trong hệ sinh thái nông nghiệp.

Một hệ sinh thái đa dạng, bao gồm nhiều chủng loại sinh vật thường cho năng suất sinh học cao và tương đối ổn định. Trong một hệ luôn luôn có những quan hệ cạnh tranh, ký sinh, đối kháng có tác dung kìm hãm sự phát triển quá mức, sự bùng nổ về số lượng của một số loài do vậy tránh được những bệnh dịch lan tràn trên những vùng rộng lớn. Hệ sinh thái luôn có những mắt xích và chuỗi thức ăn đan xen với nhau để tạo ra mối cân bằng trong một hệ. Nhưng do tác động của con người, đặc biệt khi sử dụng thuốc BVTV sẽ làm xáo trộn của hệ đang được duy trì này.

Thuốc BVTV càng được sử dụng nhiều lần, thời gian sử dụng được kéo dài thì nguy cơ tạo ra một vùng “sa mạc sinh học” càng lớn. Rõ nhất ở một số địa phương trong tỉnh khi sử dụng thuốc để bảo vệ cây trồng đã làm suy giảm số cá thể, số lượng loài sinh vật khu vực.

Bảng 3.30: Tổng hợp điểm các nguyên nhân gây giảm đa dạng sinh học

Mục Biện pháp- nguyên nhânMức ảnh hưởng

(Điểm)

Phương thức trồng rừngĐể lại dưới 10% diện tích tự nhiên trong diện tích dự án

-3

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 84

Page 85: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Tính đơn điệu giống loàiTổ thành loài có tỉ lệ cao nhất trong rừng trồng vượt quá 50%

-3

Thuốc diệt cỏ Sử dụng hơn 2 lần -2Thuốc BVTV Sử dụng khi có dịch hại -1

Lửa rừngTỷ lệ tổ thành loài cây lá kim không quá 50%

0

Tổng hợp -9Theo tiêu chuẩn đánh giá >= - 2: tác động yếu; = - 5: tác động trung bình; < - 5:

Mạnh. Tổng hợp số điểm là – 9, kết luận khả năng gây giảm đa dạng sinh học là mạnh.Tuy nhiên, diện tích cây cao su góp phần đáng kể cho việc che phủ đất, chống xói

mòn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh cây cao su hoàn lại cho đất một khối lượng dinh dưỡng đáng kể cho đất như cây rừng do bộ lá rụng hàng năm, góp phần làm tăng lượng mùn cho đất. Cây có nhu cầu phân bón không cao và là cây có khả năng hấp thu khối lượng cacbonic lớn. Do vậy, cây cao su được xem là một giải pháp để giảm tác hại hiệu ứng nhà kính. So sánh sinh khối tạo ra 

Bảng 3.31: So sánh năng suất sinh khối một số vùng rừngTT Hệ sinh thái Sinh khối khô (tấn/ha)1 Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh

Malaysia: + Vùng Pasoh + Vùng Mulu

475-665210-650

Thái lan: + Vùng Khao Chong 331New Guinea 295-310Brasil- vùng Manaus 473

2 Nông Trường Cao Su5 năm tuổi 48.611 năm tuổi 205.124 năm tuổi 248.630 năm tuổi 444.9

Nguồn số liệu: Wan Abdul Rahman & Abu amu (2002). Natural rubber as an ecofriendly material. Rubber planters’ Conference, India 2002, pp. 327-244

Cây cao su thông qua việc quang tổng hợp hấp thu khí CO2 trong khí quyển để tích lũy trong sinh khối của cây. Các nghiên cứu cũng cho thấy hiệu qủa sinh khối cây cao su tương đương sinh khối rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, trong chu kỳ kinh doanh một ha cao su có thể đồng hóa đến 135tấn cacbon, trong đó khỏang 42 tấn cho sản xuất mủ cao su và 93 tấn cho việc tạo sinh khối. Điều này có ý nghĩa trong bối cảnh khí hậu trái đất ngày càng nóng và lượng khí thải CO2 không ngừng tăng lên trong những năm qua. Mở ra tiềm năng buôn bán Quota khí thải, cho trồng cao su thiên nhiên theo nghị định thư Kyoto.

Trồng Cao su thiên nhiên còn mang ý nghĩa thân thiện môi trường, do nhu cầu năng lượng để sản xuất mủ của cao su thiên nhiên thấp hơn cao su nhân tạo (từ 7 đến 11 lần).

Bảng 3.32: Mức tiêu thụ năng lượng cho sản xuất cao su thiên nhiên và nhân tạoTT Loại cao su Mức tiêu thu năng lượng (Gj/tấn)1 Cao su thiên nhiên 16

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 85

Page 86: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

2 Polychloroprene 1203 SBR 1304 Polybutadiene 1085 Cao su Butyl 174Nguồn số liệu: James Jacob (2002). Eco- Frendly Creadentials of natural Rubber.

Rubber Planters’ Conference, India 2002, pp. 245-251So với với một số cây trồng phổ biến, cây cao su có hiệu quả quang hợp và hiệu

quả sử dụng nước cao hơn, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường khô hạn.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 86

Page 87: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Bảng 3.33: Hiệu suất quang hợp một số loại cây

TT Loại câyHiệu suất quang hợp

(mol CO2/m/s)Chỉ số hiệu quả sử dụng nước

1 Cao su 11-12 4,42 Acasia (Keo lá tràm) 7 2,73 Eucalyptus (Bạch đàn) 10 2,6So với một số cây trồng dài ngày khác như cây chè, dừa, cọ dầu, cây lượng thực.

Cây cao su lấy đi một lượng khoáng chất thấp, do đó hao hụt dinh dưỡng là không đáng kể.3.1.5.5 Tác động của thuốc trừ sâu, diệt cỏ tới hệ sinh thái nông nghiệpa) Ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất

Bản thân đất tạo nên một hệ sinh thái với một quần thể động vật phong phú cả về số lượng lẫn chủng loại. Hệ sinh vật này là tác nhân chuyển hóa các hợp chất bẩn hữu cơ để đảm bảo độ phì trong đất (như giun, giáp xác, nhện, mối, bọ nhảy, các vi khuẩn, tảo, nấm mốc…)

Việc sử dụng các loại hóa chất trừ sâu đã tác động vào trong đất những nồng độ đậm đặc của các loại chất độc có độ bền vững cao như nhóm Clo hữu cơ (DDT, endrin, tocaphen…) các chất độc hại này làm giảm một số lượng lớn chủng loại vi sinh vật trong đất làm cho đất bị giảm độ phì nhiêu.b) Ảnh hưởng tới cây trồng

Các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ chủ yếu mang lại ích lợi trong nông nghiệp do việc chúng bảo vệ các loại cây trồng luôn xanh tốt, các loại sâu bệnh bị tiêu diệt năng suất lao động tăng nhanh.c) Ảnh hưởng đến kinh tế xã hội

Đa số các loại bệnh tật theo đường truyền bệnh từ đất được phân thành các nhóm sau:

(1) Nhóm truyền bênh người – đất – ngườiDo đất bị ô nhiễm bởi các loại trực khuẩn lỵ, thương hàn, phấy khuẩn tả hoặc

amip. Các loài côn trùng như ruồi, bọ tiếp xúc với đất bị ô nhiễm bởi phân, sinh sản ở đó và truyền đi các mầm bệnh. Các loại trực khuẩn lỵ tồn tại trong đất lâu nhờ có các hợp chất hữu cơ chứa trong đó. Nó thường bị các tia bức xạ mặt trời tiêu diệt. Người bị nhiễm khuẩn do ăn phải các loại rau, quả tưới phân… Các loại trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn tồn tại trong đất từ 2 – 4 tuần tùy vào mức độ nhiễm bẩn và tùy vào từng loại đất. Các loại giun sán được truyền qua đất cũng trở thành tác nhân gây bệnh ở người.

(2) Nhóm truyền bệnh vật nuôi – đất – ngườiBao gồm các bện xoắn khuẩn vàng da. Các vật nuôi mang bệnh thường là trâu,

bò, chuột cống… Những người lao động nông nghiệp thường mắc phải bệnh này do tiếp xúc trực tiếp với cánh đồng tưới, trồng trọt…

Ngoài ra còn có bệnh sốt, viêm gan do giun… Những người thường phải tiếp xúc với chất phóng uế của vật nuôi thải ra thường hay bị mắc bệnh này.

(3) Nhóm truyền bệnh đất – người

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 87

Page 88: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Các loại nấm hoặc xạ khuẩn phát triển hoại sinh trong đất hoặc xâm nhập vào da người qua các vết thương và gây các bệnh nấm nặng và u nấm. Uốn ván cũng là loại bệnh gây bởi sự ô nhiễm xây sát với đất nhiễm phân3.1.5.6 Tác động đến điều kiện vi khí hậu trong khu vực

Chế độ điều kiện vi khí hậu trong giai đoạn này mang tính tích cực so với giai đoạn đầu khai hoang. Cây cao su của dự án phát triển đồng nghĩa với việc tạo cho khu vực một thảm phủ thực vật rừng trồng cây công nghiệp, làm giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm không khí nơi đây. Những năm đầu thời kỳ kiến thiết cơ bản khi cây cao su còn nhỏ, các tán lá chưa che phủ mặt đất thì chế độ khí hậu khu vực chưa thay đổi nhiều so với giai đoạn khai hoang. Chế độ khí hậu khu vực được cải thiện mạnh nhất khi cây cao su vào thời kỳ khai thác với rễ cây phát triển, tán lá rộng làm khả năng hút nước từ trong đất và làm bốc hơi nước qua các lá mô là rất lớn, ngoài ra khi mưa xuống một phần nước bị giữ trên tán lá cây, từ đó bốc hơi 15-20% lớn hơn so với khu vực đất trống khoảng 10%, góp phần làm tăng độ ẩm không khi khu vực. Thực tế đi vào các lô cao su vào những ngay nóng bức, con người cảm giác không khí trong lành, mát mẻ hơn rất nhiều khi đi trên đất trống. Theo Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Ẩn, nhiệt độ trong rừng (ở đây rừng công nghiệp cây cao su) có thể mát hơn từ 5-80C so với khu vực ngoài đất trống.3.1.6 Đánh giá tác động dự án đến sức khỏe cộng đồng

An toàn lao động: Đây là các công tác đặc biệt quan trọng trong suốt thời gian xây dựng các hạng mục công trình mới. Cũng giống như bất cứ một nông trường xây dựng với qui mô lớn nào, công tác an toàn lao động là vấn đề đặc biệt quan tâm từ các nhà thầu đầu tư cho đến người lao động trực tiếp thi công trên nông trường. Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn lao động có thể bao gồm:

Các vấn đề ô nhiễm môi trường có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động trên công trường. Một vài ô nhiễm tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác dụng có khả năng làm ảnh hưởng nặng đến người lao động, gây choáng váng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu và cần được cấp cứu kịp thời (thường xảy ra đối với các công nhân nữ hoặc người có sức khỏe yếu);

Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến các tai nạn do bản thân các xe cộ này;

Không thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc với các nông cụ. Khi nông trường thi công trong những ngày mưa thì khả năng gây ra tai nạn lao động còn có thể tăng cao: đất trơn dẫn đến sự trượt té cho người lao động đất mềm và dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các máy móc thiết bị thi công;

Trong quá trình phát quang, chuẩn bị đất trồng và trong giai đoạn chăm sóc cây rất dễ bị những động vật như rắn, bò cạp, kiến, côn trùng… có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của người bị cắn.

Khu vực dự án được tiến hành trong khu vực không có dân cư sinh sống, vì vậy tác dụng khói bụi chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân.

Ảnh hưởng xa hơn có thể xảy ra do nước mưa chảy tràn mang theo các chất ô nhiễm và mầm bệnh đến cộng đồng dân cư phía hạ lưu.

Khả năng thi có thể đụng phải các vũ khí chiến tranh còn sót lại. Khi phát hiện sẽ báo lên các cơ quan chức năng nhờ xử lý.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 88

Page 89: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

3.1.7 Đánh giá tác động dự án đến việc cải thiện môi trường, kinh tế, xã hội, cảnh quan và chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư.

Trong bối cảnh đất rừng bị phá nham nhở, việc hình thành dự án vừa tăng thu nhập cho người dân và xã hội, phục hồi và cải tạo đất của dự án là những tác động mang tính tích cực. Việc phát triển kinh tế các khu vực vùng biên giới là một vấn đề cấp bách cần thiết và lâu dài, góp phần giữ vững anh ninh quốc phòng và nâng cao vị thế của đất nước.a) Các tác động tích cực

Sự hình thành và hoạt động của dự án có ý nghĩa cho sự phát triển kinh tế huyện Cư Jút nói riêng và của cả tỉnh Đắk Nông nói chung.

Việc hình thành công ty với cụm dân cư mới sẽ góp phần cải tạo điều kiện sinh hoạt của nhân dân trong vùng, nâng dần mức sống về kinh tế, văn hóa trong khu vực.

Cùng với sự phát triển của vùng nói riêng và của cả nền kinh tế của tỉnh nói chung cũng làm tăng thêm giá trị của đất đai trên địa bàn khu vực dự án tạo nên một cảnh quan mới với tiến trình phát triển nhanh hơn, điều này cũng góp phần làm tăng mức dân trí và tăng các hoạt động trao đổi văn hóa nhân dân trong khu vực. b) Các tác động tiêu cực

Dự án khi thực hiện sẽ phải một số hộ gia đình sẽ phải thảy đổi công ăn việc làm, như vậy sẽ có phần nào gây xáo trộn nếp sinh hoạt của các hộ gia đình trong thời gian ổn định và công việc làm mới.

Giảm khả năng thu lượm lâm sản như lấy củi, đào củ, hái thuốc…của người dânCùng với số tiền bồi thường từ đất đai, một bộ phận nông dân dễ tiêu xài hoang

phí, gây ra các tệ nạn xã hội và tái nghèo khi đã sử dụng hết tiền đền bù.Việc tập trung một lực lượng lao động không nhỏ trong thời gian dài sẽ tạo ra các

xáo trộn nhất định trong đời sống xã hội khu vực dự án và vùng lân cận, cụ thể sẽ có các biện pháp quản lý tốt tránh gây ra các tệ nạn xã hội, các xung đột giữa công nhân từ nơi khác đến làm việc và nhân dân trong vùng.

Tăng áp lực cho ngành giáo dục và y tế do một bộ phận công nhân làm việc lâu dài sẽ sinh con, hoặc mang theo con. Do vậy về lâu dài công ty sẽ có phương án để giảm thiểu tác động này.3.1.8 Đánh giá mức độ phù hợp về mặt môi trường và kinh tế xã hội của dự án3.1.8.1 Những thuận lợi của dự án

Về mặt môi trường: Dự án triển khai trên đất nông nghiệp đã được khai thác một phần và một phần

đang bị hoang hóa. Điều kiện tự nhiên và địa hình thích hợp cho cây cao su, kế hoạch chính của dự án. Do dự án triển khai trên đất đã được khai thác nên tác động đến đa dạng sinh học gây ra bởi thực hiện dự án là không lớn.

Thuận lợi về mặt kinh tế Trong những năm gần đây giá mủ cao su trên thị trường tăng, dự kiến nhu cầu và

giá sẽ còn tăng trong những năm tiếp theo. Việc thủ tướng chỉ đạo phát triển 100 ngàn ha cao su tại các tỉnh Tây Nguyên cho thấy các chính sách khuyến khích tăng diện tích cây cao su, thúc đẩy kinh tế xã hội do giá trị cây cao su mang lại.3.1.8.2 Những bất lợi của dự án

Về mặt môi trường

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 89

Page 90: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Bên cạnh những thuận lợi về khí hậu và thời tiết, tuy nhiên địa hình cũng gây khó khăn cho canh tác cây cao su với các ngọn đồi hình bát úp và thành phần chủ yếu là feralit nên khả năng giữ nước vào mùa khô là rất thấp. Vì vậy nếu xảy ra các biến cố thời tiết như mùa khô kéo dài, hay mùa khô đến sớm sẽ ảnh hưởng đến thành công của dự án.

Trong quá trình xây dự dự án nếu không có các biện pháp quản lý thích hợp sẽ có tác động xấu đến môi trường.

Về mặt kinh tế - xã hội Dự án triển khai trên một qui mô lớn sẽ gặp phải những khó khăn về nguồn vốn.

Bên cạnh việc triển khai thực hiện dự án, công việc đền bù giải tỏa sao cho ít tác động đến đời sống đồng bào là vô cùng khó khăn.3.1.8.3 Nhận xét chung Qua những phân tích trên ta thấy dự án có nhiều thuận lợi để thực hiện. Bên cạnh đó cũng có một số khó khăn nhất định tuy nhiên, các khó khăn đã đặt ra ở trên không phải là không có biện pháp khắc phục. Trên cơ sở đó chủ đầu tư đã kết hợp với các cơ quan chuyên môn tìm ra các yếu tố ảnh hưởng và gây khó khăn cho dự án qua đó đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp để dự án được đi vào hoạt động không gây tác động đến môi trường, xã hội và cảnh quan.3.1.9 Phân tích tông hợp trường hợp có và không có dự án3.1.9.1 Trong điều kiện có dự án

Bảng 3.34: Phân tích tổng hợp điều kiện có dự án

TT Hoạt độngĐất (Xói

mòn, dòng chảy mặt)

Độc nước

Độc Không

khí

Giảm tài nguyên sinh học

Kinh tế -Xã hội

Công tác chuẩn bị1 Sinh hoạt công nhân + + 0 0 +

2Hoạt động các phương tiện vận chuyển.

0 0 + 0 0

Xây dựng1 Sinh hoạt công nhân 0 0 0 0 +

2Hoạt động các phương tiện vận chuyển.

0 0 + 0 +

3Hoạt động cơ giới (cày, ủi, san lấp)

+++ + + ++ +

4 Xây dựng cơ sở hạ tầng 0 0 0 ++ +Giai đoạn gieo trồng chăm sóc

1 Sinh hoạt công nhân + + + ++ ++

2Hoạt động các phương tiện vận chuyển.

+ 0 + 0 +

3

Công nghệ trồng rừngHoạt động sản xuất (bón phân, phun thuốc, thu hoạch chế biến mủ)

+++ +++ + + +

Ghi chú:0: Không có tác động hay tác động không đáng kể

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 90

Page 91: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

+: tác động ở mức độ nhẹ++: tác động ở mức trung bình dễ kiểm soát.+++:Tác động ở mức mạnh cần được quan tâm kiểm soát chặt chẽ.Như vậy dự án triển khai và hoạt động ảnh hưởng lớn là đất, nước và tài nguyên

sinh học. Tuy nhiên chỉ ảnh hưởng nhiều trong 1-2 năm đầu của dựa án.3.1.9.2 Đánh giá tác động trong điều kiện không có dự án

Bảng 3.35: Phân tích tổng hợp trong điều kiện không có dự án

TT Hoạt độngĐất (Xói

mòn, dòng chảy mặt)

Độc nước

Độc không khí

Giảm tài nguyên sinh học

Kinh tế -Xã hội

Sinh hoạt của người dân địa phương1 Dân địa phương + + 0 + 0

2Hoạt động các phương tiện vận chuyển.

+ 0 0 0 0

Hoạt động sản xuất

1Cày xới, đốt rừng, canh tác lạc hậu

+++ +++ ++ +++ 0

2Hoạt động các phương tiện vận chuyển (nông sản, lâm sản)

0 0 0 0 0

3Xây dựng nhà cửa (khoan giếng, hố xí)

0 0 + + +

Nhận xét: Về mặt môi trường Xói mòn vẫn diễn ra và không có chiều hường giảm do thói quen canh tác của

người dân. Hao hụt dinh dưỡng đất do canh tác cây mì và người dân thường không dùng

phân bón It gây độc cho đất do người dân ít phun thuốc trừ cỏ. It gây độc nước do người dân thực hiện ít dùng thuốc BVTV. Gây độc không khí nhiều hơn, do thói quen đốt nương rẫy. It giảm đa dạng sinh học, do canh tác loang lỗ, vẫn còn sót lại các khoảng

rừng nhỏ nơi không thể trồng mì.Hiện nay các hoạt động phá rừng làm nương rẫy của người dân vẫn diễn ra, nạn

trộm cắp gỗ và đốt rừng (rừng còn lại trong khu vực) làm nương rẫy ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, suy giảm tài nguyên đất, khả năng đất bị thoái hoá thành đồi trọc, đất bị xói mòn và nguy cơ lũ lụt phía hạ nguồn.

Về mặt xã hộiMột vài năm đầu nguồn gỗ rừng, khoai mì có thể mang lại đời sống tốt hơn cho

một bộ phận người dân phá rừng, nhưng về càng về sau thì nguồn lợi này giảm dần. Đời sống của người dân tiếp tục khó khăn, ảnh hưởng đến an ninh kinh tế xã hội.

Bên cạnh đó người việc canh tác theo kiểu tự phát, cây trồng manh mún, trồng theo phong trào, không tạo thành một lượng lớn hàng hoá, khó kiểm soát sản lượng cũng như chất lượng. Do vậy khó phát triển mạnh kinh tế của địa phương. Việc phá rừng trồng mì theo kỹ thuật cũ như chúng tôi đã khảo sát và phỏng vấn người dân, đất

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 91

Page 92: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

trồng mì chỉ canh tác được 4 đến 5 vụ thì phải chuyển sang đất khác, hoặc phải thay đổi cây trồng như cây điều.Việc trồng cây điều sau khi trồng khoai mì cũng cho giá trị kinh tế, tuy nhiên trồng cây điều không cho giá trị kinh tế cao như cây cao su và không ổn định3.2 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ3.2.1 Các phương pháp đánh giá

Việc đánh giá các tác động môi trường là nhằm dự báo trước các tác động có thể xảy ra khi triển khai xây dựng dự án và khi dự án đi vào hoạt động để đưa ra các biện pháp giảm thiểu và khắc phục. Trong quá trình đánh giá nhóm thực hiện đã áp dụng nhiều phương pháp để nhằm mô phỏng một cách tốt nhất các quá trình có thể xảy ra khi dự án triển khai. Trong đó quan trọng nhất là sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp liệt kê. Việc áp dụng phương pháp so sánh nhằm xem xét các dự án trước đây đã được thực hiện và dự vào kinh nghiệm làm việc nhiều năm của nhóm thực hiện nhằm thực hiện tốt nhất trong khả năng có thể của mình. Sử dụng phương pháp ma trận môi trường để nhằm xác định tương tác giữa các hoạt động từ khi dự án bắt đầu cho đến khi đưa dự án vào hoạt động với các nhân tố môi trường đề nhằm xác định các tác động tích cực và tiêu cực của dự án.Các phương pháp sau đây được sử dụng trong báo cáo:

Thống kê: sử dụng phương pháp thống kê trong công tác thu thập và xử lý các số liệu quan trắc về điều kiện tư nhiên, số liệu điều tra xã hội học trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương.

Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, đất, độ ồn tại khu vực dự án.

So sánh: dựa vào kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện trường, kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm, kết quả tính toán theo lý thuyết so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam nhằm xác định chất lượng môi trường tại khu vực xây dựng dự án.

Phương pháp liệt kê mô tả và có đánh giá mức tác động: nhằm liệt kê các tác động đến môi trường do hoạt động của Dự án gây ra, bao gồm các tác động từ nước thải, khí thải, chất thải rắn, an toàn lao động, cháy nổ, vệ sinh môi trường trong khu vực. Đây là một phương pháp tương đối nhanh và đơn giản, cho phép phân tích các tác động của nhiều hoạt động khác nhau lên cùng một nhân tố.

Đánh giá nhanh: phương pháp đánh giá nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra trong quá trình khai thác dự án theo hệ số ô nhiễm do tổ chức Y tế Thế giới thiết lập.

Dự báo: trên cơ sở nghiên cứu khảo sát các nguy cơ các tác động tiềm tàng do hoạt động của dự án đối với môi trường.

Đây là những phương pháp đã được thiết lập và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Các đánh giá trong báo cáo đánh giá tác động môi trường dựa trên cơ sở những phân tích, đánh giá và nguồn số liệu đã được kiểm chứng qua thực nghiệm nên mức độ chính xác được đánh giá là trên 80%. Tuy nhiên, các số liệu trích dẫn cũng chỉ mang tính tương đối vì nó được thiết lập trên phạm vi rộng, trong thời điểm nhất định…

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 92

Page 93: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

3.2.2 Nhận xét mức độ tin cậy của các đánh giá Căn cứ vào mức độ phát sinh tác động trong quá trình thi công cũng như trong

quá trình hoạt động của Dự án. Căn cứ vào các tài liệu liên quan, các dự án có cùng quy mô.Có thể nhận xét mức độ chi tiết và độ tin cậy của các đánh giá như sau: Dự báo, đánh giá các tác động, rủi ro về sự cố môi trường có khả năng xảy ra

của dự án trong quá trình xây dựng cũng như trong quá trình hoạt động là đầy đủ chi tiết và có độ tin cậy cao

Các nguồn gây ô nhiễm được phân tích đánh giá cụ thể rõ ràng theo mức độ số lượng của từng giai đoạn hoạt động.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 93

Page 94: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA

VÀ ỨNG PHÓ SỰ CÔ MÔI TRƯỜNG

Những tác động của dự án đến điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và kinh tế xã hội đã được phân tích đánh giá cụ thể qua các giai đoạn triển khai thực hiện dự án và đã được mô tả trong chương 3.

Với những tác động tiêu cực trên cơ sở đã được đánh giá, chúng tôi trình bày các biện pháp giảm thiểu. 4.1 ĐÔI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU4.1.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao su.4.1.1.1 Biện pháp giảm thiểu các tác động có liên quan đến chất thải

Quá trình khai hoang thi công xây dựng cơ bản và trồng cao su được thực hiện trong một thời gian tương đối dài, khu vực thi công tương đối rộng, vì vậy dự án cần quan tâm và có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường, an toàn lao động và sức khỏe công nhân.a) Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí

(1) Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải, bụi– Tất cả các xe vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới đưa vào sử dụng tại khu

vực dự án, phải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường.

– Xe vận chuyển và các máy móc sử dụng khai hoang luôn được kiểm tra kỹ thuật định kỳ, bảo dưỡng theo đúng quy định, đảm bảo các thông số khí thải của xe đạt yêu cầu về mặt môi trường.

– Phân phối lượng xe vận chuyển ra vào khu vực dự án, điều tiết các máy móc làm việc phù hợp tránh làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm không khí.

– Dùng bạt che các phương tiện vận chuyển đất, cát, đá, xi măng,... tránh tình trạng rơi vãi vật liệu trên đường vận chuyển và phát tán bụi cho môi trường xung quanh.

– Khi bốc dỡ nguyên vật liệu, công nhân được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ.– Chủ dự án phối hợp với chính quyền địa phương giám sát đơn vị thi công thực

hiện các biện pháp trên, trong trường hợp nồng độ khí thải, bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937:2005; TCVN 5938:2005) áp dụng các biện pháp bổ sung.

(2) Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn– Điều tiết chế độ làm việc của các phương tiện máy móc khai hoang, vận

chuyển phù hợp, theo đó các hoạt động khai hoang, xây dựng của dự án chỉ nên tập trung vào ban ngày và hạn chế hoạt động vào các giờ nghỉ ngơi của công nhân.

– Quy định tốc độ xe, máy móc khi hoạt động trong khu vực đang thi công.– Thường xuyên bảo dưỡng và định kỳ kiểm tra các phương tiện giao thông, đảm

bảo đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định và luôn đảm bảo máy móc hoạt động tốt. Tuyệt đối không sử dụng phương tiện, máy móc thi công quá cũ, kém chất lượng.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 94

Page 95: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Ghi chú: Các biện pháp trên sẽ được đưa vào trong hồ sơ mời thầu như là điều kiện bắt buộc đối với các nhà thầu nhằm đảm bảo chất lượng môi trường không khí, bụi, tiếng ồn cho khu vực thi công.b) Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải lỏng

(1) Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do của công nhânNước thải sinh hoạt phát sinh từ lán trại công nhân 16 m3/ngày, trong nước thải

sinh hoạt có chứa nhiều cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và mầm bệnh. Bể tự hoại đang được sử dụng phổ biến với nhiều ưu điểm như hiệu suất xử lý ổn định, kể cả khi dòng nước thải đầu vào có dao động lớn, chiếm ít diện tích, giá thành rẻ và việc xây dựng, quản lý đơn giản. Khi được thiết kế và xây dựng đúng cho phép đạt hiệu suất lắng cặn trung bình 40 - 60% theo cặn lơ lửng (TSS) và 25 - 45% theo chất hữu cơ (BOD và COD). Các mầm bệnh có trong phân cũng được loại bỏ một phần trong bể tự hoại. Chính ưu điểm của nó và khả năng đảm bảo chất lượng nguồn nước khi thải ra, Doanh nghiệp sẽ thiết kế và xây dựng một bể tự hoại đảm bảo đạt tiêu chuẩn về thể tích bể, kích thước bể để xử lý nguồn nước thải sinh hoạt của công nhân.

Hình 4.1 Sơ đồ thu gom nước thảiNguyên lý hoạt động của bể tự hoại: Cặn được giữ lại trong bể tự hoại từ 3-6

tháng phụ thuộc vào yêu cầu thiết kế.Theo thời gian, cặn bị phân huỷ, một phần nổi lên trên tạo một lớp nổi và được gọi

là màng nổi, một phần cặn bị nén đến độ ẩm 84 - 90% bị thối rửa và ở đáy xảy ra quá trình lên men.

Kết quả của quá trình này là các bọt khí nổi lên lôi kéo theo các hạt cặn và bám dính vào màng nổi làm tăng chiều dày của màng này.

Ở đấy, nhiều loại nấm phát triển và các sợi nấm đóng vai trò làm tăng độ bền của màng nổi. Màng này có tác dụng giữ nhiệt cho bể tự hoại và đã làm tăng nhanh cho quá trình xử lý sinh học yếm khí.

Ở màng nổi có cả vi khuẩn hiếu khí, chúng hấp thụ oxy, kết quả là tạo một chế độ yếm khí cho bể tự hoại.

Nước thải vận chuyển giữa màng nổi và lớp cặn sẽ bị nhiễm bẩn do các sản phẩm thối rữa như H2S gây cho nước thải có mùi rữa hôi khó chịu và có tính xâm thực, phá hoại các công trình sau chúng.

Còn nước thải mới đưa vào bể tự hoại không được xáo trộn đều làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoá. Quá trình sinh hoá dừng lại ở giai đoạn tạo nên các axít béo bay hơi, làm pH giảm nhỏ hơn 5.

Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại được trình bày ở trên với điều kiện khi chúng làm việc bình thường, có nghĩa là mọi chế độ và điều kiện làm việc của chúng hoặc các hệ số tính toán đều phù hợp với các điều kiện đã ghi trong quy phạm.

Bùn trong bể tự hoại hợp đồng định kỳ với bộ phận chuyên trách vào hút hầm cầu đưa đi xử lý đúng nơi quy định.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 95

Nguồn tiếp nhậnNước thải sinh hoạt

SCR Bể tự hoại

Page 96: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Tính toán hầm tự hoạiCông suất : 16 x 1,5 = 24 m3/ngày, chọn 3 bể tự hoại đặt trong khu dự án

ở các nơi khác nhau theo từng năm, tận dụng sau này cho công nhân trong giai đoạn chăm sóc và khai thác.

Bảng 4.1 Thời gian lưu nước tối thiểu trong vùng lắng của bể tự hoạiLưu lượng

nước thải Q, m3/ngày

Thời gian lưu nước tối thiểu tn, ngàyBể tự hoại xử lý nước đen +

xámBể tự hoại xử lý nước đen

từ WC10 0,7 1,411 0,7 1,412 0,6 1,313 0,6 1,2

>14 0,5 1Nguồn số liệu: Nguyễn Việt Anh, Bể tự hoại-bể tự hoại cải tiến, 2007

Tổng lượng nước thải vào bể tự hoại = 24 m3/ngàytn = 0,5 ngày =12 hDung tích cần thiết của vùng lắng tách cặn:Vn= Q x tn = 24 m3/ngày x 0,5 ngày= 12 m3Dung tích cần thiết của vùng phân hủy cặn tươi là:Vb=0,5.N.tb/1000= 0,5 x 200 x 46/1000= 4,6m3Với tb là thời gian cần thiết để phân hủy cặn theo nhiệt độ, lấy theo bảng

sau:Bảng 4.2 Thời gian cần thiết để phân hủy cặn theo nhiệt độ nước thải

Nhiệt độ nước thải, oC 10 15 20 25 30 35Thời gian cần thiết để phân hủy cặn tb, ngày

104 63 47 40 33 28

Dung tích vùng chứa bùn đã phân hủy (nằm dưới đáy bể):Vt= r.N.[T – tb/365]/1000Với r – lượng cặn đã phân hủy tích lũy của 1 người trong 1 năm = 40

l/người.nămT – khoảng thời gian giữa 2 lần hút cặn, năm. Chọn T=1

Vt = 40 x 200 [1 – 46/365]/1000= 7 (m3)Dung tích phần váng nổiVv= (0,4 0,5)Vt= 3,5 m3

Tổng diện tích bể tự hoại V= (Vn + Vb + Vt + Vv) + Vk

Với Vk – dung tích phần lưu không trên mặt nước của bể tự hoại=0,2Vn

V= (12+ 4,6 + 7 + 3,5) + 0,2*12 = 29,5 (m3) Nước thải sau khi qua bể tự hoại ba ngăn đạt giá trị C (cột B vì nước thải

xuống các suối trong khu vực dự án Đăk N’Ri, Ea Roman, Ea Sier... không sử dụng vào mục đính sinh hoạt mà chỉ sử dụng cho mục đích tưới tiêu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp) của QCVN 14:2008/BTNMT sẽ được thoát ra nguồn tiếp nhận.

Giá trị Cmax được xác định bằng Cmax = C x KĐối với dự án áp dụng cho cơ sở sản xuất dưới 500 người nên K = 1,2

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 96

Page 97: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Để hầm tự hoại hoạt động hiệu quả: Giám sát việc xây dựng bể xử lý nước thải đúng cách: có ống thông hơi,

đường kính không dưới 60mm, dẫn lên cao trên mái nhà ít nhất 0,7 m để tránh mùi, khí độc hại, bố trí tấm chắn hướng dòng hay tê dẫn nước vào, ra đặt ngập dưới mặt nước không ít hơn 0,4m (đảm bảo cách mặt dưới lớp ván cặn không dưới 0,15m) để ngăn ván cặn trôi ra khỏi bể, ổn định dòng chảy, tránh hiện tượng chảy tắt. Đồng thời, để tránh sục cặn, bùn từ đáy bể, miệng tê dẫn nước vào và ra phải cách lớp bùn cao nhất không dưới 0,3m. Đầu trên của tê cao hơn mặt nước không ít hơn 0,15m. Sử dụng ống nhựa đường kính ống tối thiểu: 0,1 m, đoạn ống dẫn nước thải trước khi chảy vào bể đặt nằm ngang, độ dốc ~2%, chiều dài không quá 12m. Cốt đáy ống vào cao hơn đáy ống ra ít nhất 0,05m.

Không được xả vào bể tự hoại các loại chất thải như hóa chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu, băng vệ sinh, các loại vải, nhựa, cao su,…Tối thiểu 6 tháng 1 lần phải kiểm tra tình trạng làm việc của bể: kiểm tra các đường ống, tường, nấp bể, kiểm tra mực nước, chiều dày lớp ván cặn và lớp bùn trong bể, sự xuất hiện các vết nứt, rò rỉ, sụt lún,…Việc kiểm tra cũng phải được thực hiện ngay trước và sau khi hút bùn bể tự hoại.

Để kiểm tra chiều dày lớp ván cặn và lớp bùn đáy bể tự hoại và quyết định khi nào cần phải hút bể, phương pháp đơn giản nhất là quấn quanh mảnh vải trắng vào thanh gỗ và nhúng dọc theo chiều sâu bể. Màu đen của lớp bùn sẽ phân biệt với màu của lớp nước bên trên.

(2) Biện pháp giảm thiểu tác động do nước mưa chảy trànTrong giai đoạn khai hoang, xây dựng khi có mưa lớn thì nước mưa sẽ chảy tràn

qua mặt bằng khu vực dự án sẽ cuốn theo đất cát, rác thải và đặc biệt là dầu nhớt rơi vãi,…làm tăng khả năng ô nhiễm nguồn nước mặt trên các con suối. Việc giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu vực dự án được đề suất như sau:

– Tại các khu vực xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, khu lán trại công nhân của dự án sẽ thiết kế hệ thống kênh thoát nước mưa. Trên kênh được bố trí các song chắn rác, hố ga để tách và lắng cặn đất cát, rác thải.

– Nghiêm cấm phóng uế bừa bãi.– Thu gom triệt để rác thải sinh hoạt.– Lượng dầu mỡ thải sẽ được thu gom tại trạm bảo dưỡng, sửa chữa máy móc.

Khi gom được khối lượng lớn công nhân sẽ vận chuyển đi xử lý.– Che chắn nguyên vật liệu tránh bị nước mưa cuốn trôi trong quá trình thi công

đường giao thông, các công trình khác của dự án.c) Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn

Đối với các thân cây khi phát sinh khi phát quang, khai hoang rừng sẽ được tận thu gỗ. Phương án tận thu gỗ rừng của dự án như sau:

– Việc tận dụng gỗ trên diện tích rừng chuyển đổi đã được quy định trong Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác ban hành kèm theo Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 và việc quản lý, đóng búa bài cây, búa kiểm lâm gỗ khai thác được quy định tại Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN ngày 01/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 97

Page 98: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

– Thực hiện Công văn hướng dẫn số 486/BNN-LN ngày 04/3/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc khai thác tận dụng gỗ trên diện tích rừng chuyển đổi sang trồng cao su.

– Xác định ranh giới, diện tích rừng chuyển đổi, sơ bộ xác định trữ lượng, khối lượng gỗ, lâm sản có thể tận thu, được thực hiện bằng thị sát ngoài thực địa và xác định trên bản đồ, xác định phương án khai thác.

– Chủ đầu tư, kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm sơ bộ xác định trữ lượng tại thực địa, có biên bản thống nhất báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thẩm định.

– Trên cơ sở kế hoạch triển khai dự án trồng cao su sau khi đã được UBND tỉnh phê duyệt, Chủ đầu tư đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép được khai thác tận thu lâm sản, giải phóng mặt bằng theo thời gian cụ thể.

– Quá trình thực hiện, Chủ đầu tư có trách nhiệm tập kết toàn bộ số gỗ và lâm sản khác tại bãi tập trung trong khu vực dự kiến làm đường lô trồng cao su. Chủ rừng và kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm trực tiếp giám sát quá trình khai thác.

– Việc tiêu thụ sẽ do UBND tỉnh giao cho chủ rừng hoặc các đơn vị có chức năng của tỉnh thực hiện việc tiêu thụ gỗ và lâm sản khác tận thu được theo khối lượng thực tế tại bãi tập kết. Thủ tục nghiệm thu đóng búa kiểm lâm thực hiện theo qui định hiện hành.

– Việc tận thu, tận dụng lâm sản trên diện tích chuyển đổi phải đảm bảo đúng các thủ tục lâm luật theo quy định của pháp luật, quản lý tốt việc tận thu, tận dụng gỗ và tránh lạm dụng vào rừng khác.

– Còn khối lượng cành, lá, rễ cây phát sinh khi khai hoang rừng được thu gom vào các bờ gom, ủ làm phân bón lót cho cây cao su trong quá trình trồng mới và trồng dặm. Đây là biện pháp vừa hạn chế được ô nhiễm không khí do đốt và giảm chi phí phân bón cho chủ đầu tư.

Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần chính là các chất hữu cơ, chủ yếu được phát sinh từ các khu lán trại của công nhân. được thu gom vào các thùng rác 240L đặt tại khu vực ra vào lán trại của công nhân. Khi lượng rác trong các thùng tương đối nhiều, rác được tập trung về thùng rác lớn hơn là 660L và được vận chuyển định kỳ đến bãi rác của huyện Cư Jút.4.1.1.2 Biện pháp giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thảia) Bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học

Trong khi thực hiện khai hoang, xây dựng dự án việc bảo vệ môi trường sinh thái, tính đa dạng sinh học trong khu vực là hết sức cần thiết. Để đảm bảo tất cả các loài sinh vật trong khu vực dự án được bảo vệ, không được săn bắt bừa bãi, không những đối với vùng dự án mà cả những khu vực lân cận. Các giải pháp sẽ phải thực hiện là:

– Biện pháp về cơ chế chính sách: Thực hiện tốt các văn bản, nội quy, quy định và hướng dẫn cho cán bộ công nhân tham gia làm việc trong vùng dự án về tác động và những biện pháp có thể nhằm giảm thiểu tác động của các hoạt động khi tiến hành thực hiện dự án tới vùng dự án.

– Đơn vị thi công các hạng mục công trình có nhiệm vụ quản lý công nhân của mình. Nếu để xảy ra hoạt động chặt phá rừng, săn bắn chim thú các khu vực rừng lân cận vùng dự án thì Trưởng bộ phận thi công sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 98

Page 99: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

– Khai hoang từng khu vực theo tiến độ của dự án đầu tư, hoàn thành khu vực này mới chuyển sang khu vực khác. Để tạo điều kiện không gian và thời gian cho các sinh vật di chuyển sang các khu rừng lân cận.

– Xây dựng quy chế bảo vệ rừng và tài nguyên sinh vật của Công ty. Trong đó, Tổ chức tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức bảo tồn đa dạng sinh học trong cộng đồng. Tổ chức tuyên truyền công nhân trước khi bắt đầu công tác khai hoang, tổ chức sinh hoạt và phổ biến quy chế 02 tháng/lần, và cần phải tiếp tục duy trì trong thời gian dự án đi vào chăm sóc và khai thác.

– Giáo dục ý thức và các hình thức hỗ trợ ổn định cuộc sống, đặc biệt của những người nhập cư và dân tộc sẽ giảm đáng kể việc chặt phá rừng và săn bắt động vật rừng. Quản lý chặt chẽ công nhân xây dựng, nghiêm cấm không cho họ săn bắn động vật rừng bừa bãi.

– Chủ đầu tư sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái tại khu vực. Qui định cụ thể đối với lực lượng lao động về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên rừng, nghiêm cấm săn bắt động vật.

Lập kế hoạch bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng xung quanh vùng dự án, bảo vệ nơi cư trú của các loài động vật theo quy định, tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2006, Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng, Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng.b) Giảm thiểu các tác động đến vườn quốc gia Yok Đôn

Khu vực dự án cách xa vườn Quốc gia Yok Đôn, từ ranh giới dự án đến ranh giới vườn quốc gia Yok Đôn cách 13km tính theo đường chim bay theo hướng Tây Bắc và không ảnh hưởng bởi hướng gió chủ đạo là Đông Bắc – Tây Nam. Tác động của quá trình khai hoang xây dựng đối với vườn quốc gia Yok Đôn là rất ít. c) Biện pháp giảm thiểu hao hụt dinh dưỡng của đất, giảm thiểu xói mòn đất và trượt lở đất đá

Để giảm thiểu tác động tiêu cực đến tài nguyên đất do việc khai hoang, trồng cao su của dự án, dự án sẽ thực hiện một số biện pháp kỹ thuật sau:

(1) Giảm thiểu sự hao hụt dinh dưỡng của đấtKhi khai hoang đất rừng để trồng cao su, hàng trăm ha diện tích khu vực bị trống.

Khi gặp mưa hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất sẽ làm hao hụt dinh dưỡng của đất. Ngoài ra, cây cao su sau khi trồng hàng năm cũng hút đi một lượng lớn dinh dưỡng của đất. Vì vậy, khi trồng cao su dự án có biện pháp cải tạo đất để bồi hoàn độ màu mỡ cho đất, đồng thời giúp cây cao su dự án phát triển tốt.

Biện pháp sử dụng tro khi đốt cành, lá, rễ cây, cây bụi,…phát sinh khi khai hoang rừng để bón lót cho cây. Tro đốt có hàm lượng các chất khoáng K2O từ 5,9-12,4%; P2O5 từ 3,1-3,4%; CaO từ 22,1-25,2%, khi bón vào đất sẽ cung cấp khoáng chất cho đất. Ngoài ra, tro còn có tính kiềm nên có thể khử được chua đất. Một tấn tro khử chua tương đương 300kg vôi bột.

Khi trồng mới cao su, dự án thực hiện bón phân hữu cơ, phân vô cơ, vôi nông nghiệp,…đáng kể nhất là lượng phân bón hữu cơ của dự án khoảng 5 tấn/ha. Khối lượng phân được bón vào trong đất giúp cho đất tơi xốp hơn, chất mùn nhiều hơn, tăng mật độ côn trùng có ích và giữ được độ phì của đất.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 99

Page 100: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

(2) Giảm thiểu xói mòn đất và trượt lở đất đá Biện pháp làm đất và cải tạo đất– Cày sâu 30 cm theo đường đồng mức: đây là một biện pháp rất quan trọng

nhằm tạo ra nhiều rãnh nhỏ nằm ngang mặt dốc, mỗi luống cày có tác dụng như một bờ ngăn nước, làm cho nước mưa được giữ lại nhiều. Mặt khác đất cày sâu độ xốp sẽ tăng nên khả năng thấm và giữ nước của đất cũng được nâng cao, do đó hạn chế được dòng chảy. Tuy nhiên, ở những nơi có độ sốc cao, lượng mưa lớn, đất chặt khó thấm nước thì hiệu quả của biện pháp này không lớn, nên phải kết hợp với các biện pháp khác.

– Làm luống theo đường đồng mức: Trên cơ sở cày sâu trên đường đồng mức, làm luống trên đường đồng mức có tác dụng chống xói mòn và dòng chảy rất lớn, còn tăng sản lượng cây trồng rõ rệt, nhất là những loại cây trồng phải qua mùa mưa. Theo quan trắc của nhiều trạm nghiên cứu chống xói mòn ở Trung Quốc thì làm luống theo đường đồng mức có thể giảm được lưu lượng dòng chảy 60-90%, giảm lượng bào mòn mặt đất tới 80-95%, sản lượng tăng 8-33% so với đất sản xuất không làm luống.

Tính ưu việt của làm luống ngang dốc là cải tạo địa hình, diện tích hứng mưa của mặt đất tăng lên, lượng mưa trên đơn vị diện tích giảm; mỗi luống có tác dụng như một bờ chắn nước cắt ngang dòng chảy, lượng nước không thấm kịp sẽ được dồn xuống giữ ở khoảng giữa 2 luống rồi tiếp tục thấm vào đất, mặt khác do làm luống đất tơi xốp cũng tăng khả năng thấm nước. Vì những lý do đó mà giảm được lưu lượng dòng chảy, giảm đươc xói mòn, giữ cho chất dinh dưỡng khỏi bị tổn thất. Ngoài ra do làm luống vét rãnh nên độ sâu tầng canh tác tăng lên, đất trên luống chống ải, chống thực hóa, lượng phân bón cũng tập trung ở luống nên đất nhanh chóng được cải tạo.

Các biện pháp kỹ thuật khácNhững vùng gần bờ suối có đất bở rời, độ dốc lớn thì dự án hạn chế khai hoang

thảm phủ rừng hiện có. Đồng thời để giảm xói mòn trượt lở đất khu vực, dự án đắp bờ ven bờ suối là một trong những biện pháp công trình thủy lợi cơ bản và đơn lẻ để phòng chống xói mòn, trượt lở đất đá trên đất dốc. Ở nơi dốc thoải đất nhẹ, có sức thấm nước tốt hoặc trung bình mà dòng chảy không lớn lắm để đắp những bờ ngang dốc theo đường đồng mức, trên thân và mặt bờ đồng cỏ. Bờ cao 34-42cm, đáy bờ rộng 1,0-1,5m. Có thể làm theo hình thức bờ mềm (đắp không nện chặt), hoặc nửa bờ cứng (nện chặt nửa dưới và không nện chặt nửa trên). Nếu mưa lớn, bờ cỏ không giữ hết nước vẫn có thể tràn qua bờ (mương ).

(3) Biện pháp phòng chống xói mòn, rửa trôi bồi lắng lòng suốiNhững vùng gần bờ suối có đất bở rời, độ dốc lớn thì dự án hạn chế khai hoang

thảm phủ rừng hiện có. Đồng thời để giảm xói mòn trượt lở đất khu vực, dự án đắp bờ ven bờ suối là một trong những biện pháp công trình thủy lợi cơ bản và đơn lẻ để phòng chống xói mòn, trượt lở đất đá trên đất dốc. Ở nơi dốc thoải đất nhẹ, có sức thấm nước tốt hoặc trung bình mà dòng chảy không lớn lắm để đắp những bờ ngang dốc theo đường đồng mức, trên thân và mặt bờ đồng cỏ. Bờ cao 34-42cm, đáy bờ rộng 1,0-1,5m. Có thể làm theo hình thức bờ mềm (đắp không nện chặt), hoặc nửa bờ cứng (nện chặt nửa dưới và không nện chặt nửa trên). Nếu mưa lớn, bờ cỏ không giữ hết nước vẫn có thể tràn qua bờ (mương).

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 100

Page 101: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Trong phương án khai hoang xây dựng, hạn chế khai hoang sát bờ suối. Cụ thể để lại một vùng đệm là thảm thực vật tự nhiên dày 30 - 50m từ mép suối (tùy vào độ dốc) nhằm hạn chế khả năng xói mòn rửa trôi làm bồi lắng lòng suối. Ngoài khả năng chống xói mòn, rửa trôi và bồi lắng lòng suối vùng đệm này còn góp phần làm giảm tác động đến tài nguyên sinh học đặc biệt thủy sinh vật trong khu vực dự án.d) Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến KT-XH khu vực

(1) Giải pháp thu hút và sử dụng lao động địa phương– Công ty vận động và thu nhận người dân địa phương vào làm công nhân và

giao khoán chăm sóc vườn cây theo năng lực của từng hộ và tiến độ trồng cây hàng năm của Công ty.

– Khi công nhân lao động được tiếp nhận vào làm, Công ty sẽ quan tâm đến đời sống và xây dựng một môi trường làm việc tốt. Đảm bảo 100% công nhân sau khi ký hợp đồng đều được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và được hưởng lương, thưởng và các phụ cấp khác.

– Hàng năm Công ty sẽ phát đầy đủ cho công nhân lao động các thiết bị bảo hộ lao động như quần áo, mũ, giầy dép,…

– Công ty sẽ chú trọng đào tạo nâng cao trình độ tay nghề lao động cho công nhân.

(2) An ninh trật tự xã hội– Chủ đầu tư ưu tiên công nhân xây dựng tại địa phương nhằm hạn chế những

tác động xấu đến tình hình văn hoá và trật tự xã hội khu vực.– Chủ đầu tư kết hợp cới công an địa phương để đề ra các biện pháp an ninh trật

tự trong khu vực.– Xây dựng các đội dân phòng tự quản nhằm kết hợp với công an giữ gìn an toàn

trật tự trong khu vực.– Đề ra nội quy về trật tự an ninh trong khu vực, xây dựng nếp sống văn hoá

mới, bài trừ tội phạm, ma tuý, các sản phẩm văn hóa đồi trụy, mê tín dị đoan.(3) Phòng chống dịch bệnh – Tổ chức bữa ăn tập trung cho công nhân tại công trường, đảm bảo các yêu cầu

về vệ sinh, an toàn thực phẩm.– Phun thuốc trừ muỗi cho khu vực lán trại công nhân, ít nhất mỗi năm 1 lần

trước mùa mưa.– Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, tiêm chủng, cấp phát thuốc phòng chống dịch

bệnh cho công nhân dự án.– Tập huấn, hướng dẫn cho công nhân lao động các biện pháp an toàn lao động

và phong chống dịch bệnh thông thường.Dự án sẽ bố trí, sắp xếp hợp lý trong việc điều động xe vận chuyển gỗ tận thu, vật

liệu xây dựng của dự án và các xe vận chuyển không được chở quá tải cho phép tránh gây xung đột giao thông, gây nguy hiểm cho người và phương tiện thi công công trình, cũng như dân cư sống dọc theo các con đường vận chuyển.

(4) Các biện pháp giảm thiểu tác động do đền bù và giải phóng mặt bằngTheo nghị định số 84/2007/NĐ-CP, ngày25/05/2007 của Chính phủ về việc quy

định bổ sung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 101

Page 102: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

giải quyết khiếu nại về đất đai và thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02/07/2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007, công tác đền bù và tái định cư cho dự án do chủ đầu tư thực hiện.

Nghị định 197/2004/NĐ-CP, ngày 03/12/2004 của Chính phủ ra về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Các nét chính của phương án đền bù và giải phóng mặt bằng cho dự án có thể tóm tắt như sau:Mục tiêu

Giảm thiểu các tác động đến đời sống, kinh tế-xã hội của các hộ dân có quyền lợi liên quan đến dự án.

Không gây ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển khai thực hiện dự án.

Các nguyên tắc Thời gian thực hiện ngắn nhất có thể. Có sự chấp thuận của các hộ dân có quyền lợi liên quan đến dự án. Công tác đền bù cho các hộ dân được thực hiện một lần. Chủ đầu tư phải đảm bảo chương trình đền bù và giải phóng mặt bằng được

thực hiện đúng thời gian và hiệu quả. Kiểm tra, giám sát và đánh giá công tác thực thi kế hoạch đền bù và giải phóng

mặt bằng nhằm đảm bảo được thực hiện đúng thời gian và hiệu quả.Phương thức thực hiện

Công bố quy hoạch rộng rãi đến các hộ dân có quyền lợi liên quan đến dự án.Công tác công bố quy hoạch dự án thông qua:

UBND huyện Cư Jút UBND xã Ea Pô, Đăk Win Bản đồ quy hoạch dự án tại vị trí quy hoạch dự án. Phương tiện truyền thanh Cung cấp thông tin băng văn bản cho các hộ dân có quyền lợi liên quan đến

dự án. Kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức trao đổi ý kiến với các hộ dân.Các nội dung dự kiến trao đổi/thỏa thuận gồm:

Giới thiệu về dự án. Thỏa thuận về cho phí đền bù gồm:

+ Đất đai+ Hoa màu+ Nhà cửa+ Các vật dụng khác

Thỏa thuận về chi phí trợ cấp xã hội gồm:+ Trợ cấp bù mất thu nhập+ Trợ cấp chuyển đổi nghề nghiệp+ Trợ cấp di dời

Trách nhiệm thực hiện

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 102

Page 103: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Chủ đầu tư: Thỏa thuận trao đổi trực tiếp với từng hộ dân. Chuẩn bị đền bù theo các quy định hiện hành. Thực hiện đền bù theo các quy định hiện hành.

Các bước thực hiện Sau khi có quyết định giao đất, chủ đầu tư sẽ tiến hành thống kê diện tích

đất đai của từng hộ. Tính toán chi phí cần phải đền bù cho các hộ dân có quyền lợi liên quan đến dự án theo đơn giá quy định.

Thỏa thuận trao đổi trực tiếp với từng hộ dân Căn cứ vào bản thỏa thuận đã ký kết với các hộ dân, chủ đầu tư sẽ tiến

hành đền bù và giải phóng mặt bằng cho các hộ dân có quyền lợi liên quan đến dự án.Các chính sách xã hội

Hỗ trợ đào tạo, tạo điều kiện cho các đối tượng có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp để họ được làm việc tại dự án.

Trong những năm đầu của dự án khi cây cao su còn nhỏ, sẽ để cho đồng bào trong xen canh đậu hoặc bắp để tăng thu nhập cho người dân, và giảm thiểu các tác động tiêu khác.

Theo kết quả khảo sát và thống kê thì tổng diện tích đất nông nghiệp của người dân trong khu vực dự án vào khoảng 1.575,68 ha. Trong đó đất nương rẫy là 533 ha và 1.042,68 ha đất trồng điều và cây công nghiệp dài ngày với tổng số hộ là 947 hộ (số liệu khảo sát tính đến tháng 7 năm 2008).

Đến nay, tổng số diện tích đã đền bù cho người dân là 912, 86 ha của 582 hộ với tổng số tiền chi trả cho người dân là 23.668.716.693 đồng. Tổng số diện tích còn lại là 662,82 ha của 365 hộ chúng tôi đang tiếp tục thực hiện công tác đo đạc thống kê lập phương án bồi thường và chi trả cho người dân trong thời gian sớm nhất.4.1.2 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn chăm sóc và khai thác4.1.2.1 Giảm thiểu tác động có liên quan đến chất thảia) Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải, tiếng ồn

Khi dự án đi vào thời kỳ chăm sóc và khai thác, nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu từ phương tiện vận chuyển phân bón, mủ cao su, từ mùi hơi của thuốc BVTV, mùi hôi từ mủ cao su,... Nhìn chung, mức độ gây ô nhiễm là không lớn, gây ô nhiễm không khí đáng kể nhất trong giai đoạn này là mùi hơi của thuốc BVTV phát sinh khi sử dụng. Để hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến môi trường không khí, đảm bảo phát triển nông lâm nghiệp bền vững, Chủ đầu tư sẽ áp dụng một số các biện pháp quản lý, biện pháp kỹ thuật sau:

Đối với ô nhiễm khí thải từ hoạt động giao thông– Dự án sử dụng các xe tải chuyên chở mủ, phân bón đảm bảo chất lượng đạt

tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường, có đầy đủ các thiết bị hiện đại để hạn chế khí thải trong quá trình vận chuyển.

– Dự án sẽ sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp ( 0,5%) cho các phương tiện vận chuyển của dự án.

– Hàng năm dự án cho tu sửa, nâng cấp một số tuyến đường giao thông trong khu vực, giúp cho việc vận chuyển phân bón và mủ cao su dự án được thuận tiện.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 103

Page 104: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

– Xe vận chuyển của dự án luôn được kiểm tra kỹ thuật định kỳ, bảo dưỡng theo đúng quy định, đảm bảo các thông số khí thải của xe đạt yêu cầu về mặt môi trường.

Đối với mùi hôi từ thuốc BVTV, kho chứa thuốc BVTV, kho chứa mủ.Đối với mùi hơi của thuốc phát sinh từ kho chứa thuốc, từ quá trình sử dụng

thuốc. Dự án sẽ thực hiện một số biện pháp giảm thiểu như sau:– Trang bị bảo hộ lao động khi pha chế và phun thuốc. Sau khi phun phải thay

quần áo và giặt sạch. – Không sử dụng bình phun bị rò rỉ và rửa sạch bình sau khi phun và không đổ

xuống hồ hoặc nơi chăn thả gia súc.– Không phun ngược chiều gió (hướng gió chủ đạo theo chiều Đông Bắc – Tây

Nam) và tránh để thuốc tiếp xúc với tất cả bộ phận của cơ thể. – Kho chứa thuốc và kho chứa mủ đặt xa khu ở của công nhân. Hướng gió chủ

đạo của khu vực là Đông Bắc – Tây Nam, nên để giảm thiểu đến mức thấp nhất việc phát tán mùi hôi từ kho thuốc BVTV và kho chứa mủ đến khu ở của công nhân chúng tôi chọn khu vực kho đặt ở hướng Tây Bắc theo hướng khu ở của công nhân. Kho được xây dựng vững chắc bằng vật liệu khó cháy, trong kho có các phương tiện chữa cháy, phòng độc và cấp cứu.

Đối với ô nhiễm tiếng ồnCác xe vận chuyển thường xuyên được bảo dưỡng, kiểm tra độ mòn chi tiết

thường kỳ, cho dầu bôi trơn hoặc thay những chi tiết hư hỏng. Dự kiến cứ ba tháng, chủ dự án cho bảo dưỡng máy móc một lần.

Đối với máy gây tiếng ồn lớn như máy phát điện dự phòng, chủ dự án sẽ xây dựng và lắp đặt máy trong phòng kín, riêng biệt. Phòng máy có xây dựng tường cách âm, các vật liệu tiêu âm. Máy phát điện của dự án khi lắp đặt sẽ có các thiết bị phụ trợ kèm theo như vỏ chống ồn, ống xả giảm thanh, nhằm giảm độ ồn tối đa khi máy hoạt động.b) Giảm thiểu tác động môi trường nước

(1) Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạtTrong quá trình thi công sẽ có khoảng 777 người trực tiếp lao động trên nông

trường. Với lượng nước sử dụng trung bình khoảng 100 lít/người/ngày thì lượng nước sử dụng trong một ngày vào khoảng 77,7 m3/ngày, lượng nước thải chiếm 80% tổng lượng nước sử dụng tương đương khoảng 62,16 m3/ngày.

Để kiểm soát lượng nước này tại công trình sẽ xây dựng các nhà vệ sinh có hầm tự hoại cạnh các lán trại của công nhân.

Nước thải tắm giặt sẽ được thu gom riêng và được thải ra theo hệ thống mương thu gom nước mưa chảy tràn. Nếu tính trung bình lượng nước tắm giặt mỗi người là 60 lít/người.ngày, vậy 777 người là 46,2m3. Nước thải tắm giặt qua song chắn rác, qua bể lắng và được thải vào các con suối Ea Sier và Ea Roman. Chúng tôi xác định hệ số Kq và Kf của nước thải: Kq = 0,9; Kf = 1,2 (theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT, ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường).

(Vị trí xây dựng bể tự hoại được đính kèm trong phần phụ lục 4 – Các bản đồ bản vẽ liên quan đến dự án; sơ đồ số 11 : Sơ đồ bố trí các hạng mục công trình)

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 104

Page 105: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Sơ đồ hầm tự hoại

Hình 4.1 Bể tự hoại

Nguyên tắc hoạt động: Các ngăn bể tự hoại được chia làm hai phần: phần lắng nước thải (phái trên) và

phần lên men cặn lắng (phía dưới).Nước thải vào với thời gian lưu nước trong bể ½ ngày. Do vận tốc trong bể bé nên phần lớn cặn lơ lửng được lắng lại. Hiệu quả lắng cặn trong bể tự hoại có thể đạt từ 40-60% phụ thuộc vào nhiệt độ, chế độ quản lí và vận hành bể. Qua thời gian từ 3-6 tháng, cặn lắng lên men yếm khí. Quá trình lên men chủ yếu diễn ra trong giai đoạn đầu là lên men axit. Các chất khí tạo nên trong quá trình phân giải (CH4, CO2, H2S …) nổi lên kéo theo các hạt cặn khác có thể làm cho nước thải nhiễm bẩn trở lại và tạo nên một lớp váng nổi trên mặt nước.

Để dẫn nước thải vào và ra khỏi bể người ta phải nối ống bằng phụ kiện Tê với đường kính tối thiểu là 100mm với một đầu ống đặt dưới lớp màng nổi, đầu kia được nhô lên phía trên để tiện việc kiểm tra, tẩy rửa và không cho lớp cặn nổi trong bể chảy ra đường cống. Cặn trong bể tự hoại được lấy theo định kì. Mỗi lần lấy phải để lại khoảng 20% lượng cặn đã lên men lại trong bể để làm giống men cho bùn cặn tươi mới lắng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân huỷ cặn.

Tính toán hầm tự hoạiCông suất : 46,2 x 1,5 = 69,3 m3/ngày.

Bảng 4.3 Thời gian lưu nước tối thiểu trong vùng lắng của bể tự hoại

Lưu lượng nước thải Q, m3/ngày

Thời gian lưu nước tối thiểu tn, ngày

Bể tự hoại xử lý nước đen + xámBể tự hoại xử lý nước đen từ

WC10 0,7 1,411 0,7 1,412 0,6 1,313 0,6 1,2

>14 0,5 1Nguồn số liệu: Nguyễn Việt Anh, Bể tự hoại-bể tự hoại cải tiến, 2007

Tổng lượng nước thải vào bể tự hoại = 69,3 m3/ngàytn = 0,5 ngày =12 hDung tích cần thiết của vùng lắng tách cặn:

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 105

khí

Ngăn lắngNgăn lên

men yếm khíLớp vật liệu lọc

Nước thải sau xử lýNgăn

lọc

Cặn lắng

Page 106: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Vn= Q x tn = 69,3 m3/ngày x 0,5 ngày= 34,65 m3Dung tích cần thiết của vùng phân hủy cặn tươi là:Vb=0,5.N.tb/1000= 0,5 x 777 x 46/1000= 17,88 m3Với tb là thời gian cần thiết để phân hủy cặn theo nhiệt độ, lấy theo bảng

sau:Bảng 4.4 Thời gian cần thiết để phân hủy cặn theo nhiệt độ nước thải

Nhiệt độ nước thải, oC 10 15 20 25 30 35Thời gian cần thiết để phân hủy cặn tb, ngày

104 63 47 40 33 28

Dung tích vùng chứa bùn đã phân hủy (nằm dưới đáy bể):Vt= r.N.[T – tb/365]/1000Với r – lượng cặn đã phân hủy tích lũy của 1 người trong 1 năm = 40

l/người.nămT – khoảng thời gian giữa 2 lần hút cặn, năm. Chọn T=1

Vt = 40 x 777 [1 – 46/365]/1000= 27,16 (m3)Dung tích phần váng nổiVv= (0,4 0,5)Vt= 13,6 m3Tổng diện tích bể tự hoại V= (Vn + Vb + Vt + Vv) + VkVới Vk – dung tích phần lưu không trên mặt nước của bể tự hoại=0,2Vn

V= (34,65 + 17,88 + 27,16 + 13,58) + 0,2*34,65 = 100 (m3) Tuy nhiên trong giai đoạn khai hoang đã xây dựng 3 bể tự hoại với dung

tích 29,5 m3 có thể tận dụng cho giai đoạn này. Vậy dung tích bể tự hoại cần phải xây dựng mới là 100 – 29,5 = 70,5 (m 3). Chia làm 08 đơn nguyên mỗi đơn nguyên khoảng 8,82 m3

(2) Giảm thiểu do nước chảy trànChủ đầu tư sẽ tuân thủ qui trình canh tác đúng kỹ thuật sẽ hạn chế được dư lượng

phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật do đó sẽ giảm thiểu ô nhiễm nguồn này.– Không phun thuốc BVTV vào lúc trời sắp mưa, hạn chế thuốc cuốn trôi xuống

nguồn nước.– Không phun thuốc BVTV gần khu vực có nguồn nước phục vụ sinh hoạt, gần

khu vực suối. – Thu gọn các loại chai, lọ, bao bì chứa thuốc BVTV, phân bón phát sinh khi

chăm sóc và bảo vệ cao su.– Khu vực văn phòng, nhà ở công nhân được thu gom qua hệ thống cống, sau đó

đưa qua các song chắn rác, hố ga trước khi đưa lượng nước thải này vào nguồn tiếp nhận.

– Khu vực kho chứa phân bón, thuốc BVTV, nhiên liệu được thiết kế, xây dựng và che chắn cẩn thận.

(3) Giảm thiểu ô nhiễm và cạn kiệt nước ngầm Sẽ xây dựng một số đập tràn giúp giữ nước tưới tiêu và điều hòa dòng chảy,

hạn chế lũ lụt phía dưới hạ lưu. Bên cạnh đó đập tràn giữ nước trên các dòng suối lâu hơn góp phần bổ sung nguồn nước ngầm.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 106

Page 107: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Không khoan giếng bừa bãi, phải chọn địa điểm phù hợp, các giếng khoan nếu không sử dụng phải được lấp lại đúng kỹ thuật.c) Giảm thiểu tác động môi trường đất

Quá trình chăm sóc cao su sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật nếu sử dụng không đúng quy cách sẽ làm gây nên ô nhiễm đất. Chúng tôi sẽ sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật đúng liều lượng, đúng theo chỉ định của nhà sản xuất, không sử dụng bừa bãi gây hoang phí và ô nhiễm môi trường.

Kho chứa mủ, kho chứa thuốc bảo vệ thực vật sẽ được che chắn cẩn thận tránh để rò rỉ rơi vãi xuống đất gây ô nhiễm.d) Giảm thiểu tác động động do chất thải rắn

Trên cơ sở phân tích kỹ thành phần chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của chăm sóc, bảo vệ cây trồng và các phương pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn, Công ty sẽ áp dụng các biện pháp khống chế chủ yếu như sau:

+ Đối với chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn phát sinh trong chăm sóc và bảo vệ cây trồng nhưng không phải là chất thải nguy hại, Công ty sẽ thực hiện các biện pháp giảm thiểu như sau:

Sơ đồ thu gom chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn phát sinh trong chăm sóc và bảo vệ cây cao su:

Hình 4.2 Sơ đồ thu gom chất thải sinh hoạt, chất thải rắnChất thải rắn có thể tái sử dụng được: Bao gồm các chai nhựa, hộp giấy, bao bì,…

được được phân loại tách riêng đựng trong các thùng 240 L có đề nhãn ghi chú cho từng loại chất thải và cung cấp lại cho các nhà phân phối, nhà sản xuất.

Chất thải không có khả năng tái sử dụng: Các chất thải hữu cơ dễ phân hủy sinh

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 107

Nguồn phát sinh

Phân loại

Tái sử dụng Không có khả năng tái sử dụng

Thu gom - vận chuyển

Lưu trữ trong trong các thùng 240 l

Bãi rác của huyệnĐơn vị thu mua

Chất thải nguy hại

Lưu trữ trong kho bê tông mác cao

Thuê đơn vị xử lý

Page 108: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

học (thức ăn thừa, võ trái cây,…) và các chất thải khó phân hủy sinh học (đá, gạch vụn, thủy tinh, bao bì nilon,…) được thu gom riêng bằng các thùng 240 L và được tập trung vào các thùng 660 L trước khi vận chuyển đến bãi rác chung của huyện Cư Jút.

Trên cơ sở phân tích kỹ thành phần chất thải rắn phát sinh từ hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây trồng và các phương pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn, trong giai đoạn này cũng được áp dụng như giai đoạn kiến thiết cơ bản.

Đối với lá cao su rụng, khối lượng dư thừa thực vật từ cây trồng xen, cỏ dại, dự án sẽ vun đất hoặc tủ gốc cho cây cao su vào đầu mùa khô. Đây là biện pháp ngoài giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn phát sinh nó còn có tác dụng rất lớn cho việc giữ ẩm đất.

+ Đối với lá cao su rụng, khối lượng dư thừa thực vật từ cây trồng xen, cỏ dại, dự án sẽ vun đất hoặc ủ gốc cho cây cao su vào đầu mùa khô. Đây là biện pháp ngoài giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn phát sinh nó còn có tác dụng rất lớn cho việc giữ ẩm và tăng cường độ mùn cho đất.d) Giảm thiểu chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại bao gồm bao bì chứa hoá chất, thuốc BVTV, giẻ lau dính dầu mỡ sẽ được thu gom, lưu giữ trong kho bê tông mác cao và ký hợp đồng xử lý với đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại.

Sơ đồ quản lý chất thải nguy hại của dự án.

Hình 4.3 Sơ đồ quản lý chất thải nguy hại của dự ánDầu mỡ thải phát sinh sẽ được thu gom vào trong các thùng chứa thích hợp đặt

trong khu vực dự án, tái sử dụng làm chất đốt.Công ty sẽ chịu trách nhiệm thu gom riêng tất cả những chất thải rắn nguy hại sinh

ra theo đúng quy chế quản lý chất thải nguy hại số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ, cam kết thu gom và quản lý chất thải rắn nguy hại theo quy định của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP, ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải nguy hại và Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT, ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.e) Giảm thiểu tác động đa dạng sinh học

Phòng chống cháy rừng. Quản lý và giáo dục công nhân không được chặt phá rừng, khai thác lâm sản

trái phép. Khoanh nuôi bảo vệ 1.082,4 ha rừng và trồng mới 110 ha rừng. Xây dựng trạm kiểm soát công nhân và người dân ra vào rừng.

f) Giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái vườn quốc gia Yok ĐônVì dự án nằm xa vườn quốc gia Yok Đôn, từ ranh giới dự án đến ranh giới vườn

quốc gia Yok Đôn là 13km tính theo đường chim bay nên các ảnh hưởng của dự án đến vườn quốc gia này là không đáng kể. Mặt khác vườn quốc gia Yok Đôn nằm phía Tây Bắc nên không ảnh hưởng bởi hướng gió chủ đạo Đông Bắc – Tây Nam nên không bị ảnh hưởng bởi mùi hôi thuốc bảo vệ thực vật, mủ cao su… Vì vậy không cần những biện pháp giảm thiểu các tác động về môi trường cho vườn quốc gia Yok Đôn.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 108

Chai lọ, bao bì đựng hóa chất bảo vệ thực vật

Phân loại bao bì, chai lọ

Kho lưu giữ(bê tông mác cao)

Đơn vị thu gom và xử lý

Page 109: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

g) Biện pháp canh tác nông nghiệp hợp lý nhằm giảm thiểu suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước khu vực

– Trồng xen canh: Xen canh gối vụ là kinh nghiệm sản xuất lâu đời của nhân dân ta và cũng đã được áp dụng nhiều ở các nước nhiệt đới. Xen canh là biện pháp tận dụng tối đa khả năng sản xuất của điều kiện lập địa, đồng thời trồng xen có tác dụng che phủ và cải tạo đất rất tốt. Dự án sẽ thiết lập thảm phủ họ đậu, trồng xen cách hàng cao su tối thiểu 1,5m. Các cây trồng xen không ảnh hưởng đến cây cao su và không là ký chủ của những mầm bệnh trên cây cao su, dự kiến các loại cây họ đậu dự án chọn để trồng xen. Thảm phủ họ đậu sẽ cải tạo đất, hạn chế hiện tượng xói mòn đất trên khu vực.

– Sử dụng hợp lý phân bón trong việc chăm sóc cây cao su như về lượng phân bón, chia các đợt bón và cách bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật cây cao su.

– Dự án sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng một cách hiệu quả theo yêu cầu như sau: đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng. Dự án không sử dụng các loại thuốc BVTV nằm trong danh mục cấm của nhà nước và thuốc không rõ nguồn gốc. Việc sử dụng thuốc hợp lý, hiểu quả sẽ giảm thiểu khả năng nhiễm độc đất, nhiễm độc nguồn nước khu vực.h) Biện pháp bảo vệ rừng, bảo vệ vườn cây cao su của dự án

Để bảo vệ rừng khoanh nuôi, rừng tự nhiên các tiểu khu xung quanh và vườn cao su của dự án, phát huy khả năng điều tiết nguồn nước, điều hoà khí hậu, giữ đất tại khu vực dự án, nhằm phát triển kinh tế xã hội bền vững và nâng cao đời sống của người dân. Chủ dự án sẽ thực hiện một số các biện pháp bảo vệ như sau:

(1) Bảo vệ rừng khoanh nuôi, rừng tự nhiên xung quanh dự ánDo hoạt động sản xuất sẽ làm hệ sinh thái rừng khu vực bị ảnh hưởng như số

lượng, chất lượng rừng có khả năng bị suy giảm. Dự án sẽ thực hiện bảo vệ hệ sinh thái rừng theo đúng quy định tại Điều 40 Luật Bảo vệ và phát triển rừng như chủ dự án xây dựng đường ranh, kênh, mương ngăn lửa, biển báo, hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời chữa cháy rừng, báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trong trường hợp cần thiết Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm và thẩm quyền huy động mọi lực lượng,

Việc khai thác gỗ trong rừng trồng hoặc khai thác gỗ vườn rừng sẽ thực hiện theo quy chế quản lý rừng của Thủ tướng Chính phủ và quy trình, quy phạm về khai thác gỗ và lâm sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Quản lý và bảo vệ tốt các động vật rừng quý hiếm. Hạn chế việc săn, bắt và nuôi nhốt động vật rừng của công nhân.

Việc phòng cháy, chữa cháy rừng được thực hiện theo quy định của Luật phòng cháy, chữa cháy; theo quy định tại Điều 42 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng và theo các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng.

Chủ đầu tư sẽ tổ chức giám sát, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng rừng trên diện tích rừng Nhà nước giao, được thuê. Dự kiến sẽ tổ chức các lực lượng bảo vệ rừng cho dự án như sau:

– Dự án bố trí 6 đồng chí chuyên trách bảo vệ rừng của dự án. – Khoán cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 109

Page 110: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

– Hợp tác hoặc liên kết giữa các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.– Thuê các lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp để bảo vệ rừng.– Chủ đầu tư quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các lực lượng nêu

trên theo quyền hạn của mình và theo quy định của pháp luật.(2) Bảo vệ vườn cây cao su dự ánVào mùa khô, Công ty sẽ có các biện pháp phòng chống cháy, bảo vệ vườn cây.

Đặt biển báo cấm lửa trên các đường liên lô, nơi thường xuyên có người qua lại. Tổ chức đội chữa cháy có trang bị đầy đủ dụng cụ và phương tiện chữa cháy, phân

công công nhân túc trực để làm nhiệm vụ. Trường hợp khi cây cao su bị cháy công nhân sử dụng dung dịch vôi 5% quét lên lớp vỏ cây bị ảnh hưởng.

Trong khu vực trồng cao su, dự án thường xuyên cho tu sửa các đường lô, đường trục để đảm bảo tốt việc khai thác mủ. Những khu vực có khả năng xói mòn mạnh dự án củng cố và bổ sung các bờ chống xói mòn.

Nghiêm cấm các đàn gia súc thả trong vườn cao su hoặc chúng đi ngang qua vườn cây cao su. Nghiêm cấm các hành vi tự tiện chặt phá, đốn tỉa cây cao su trong vườn cây cao su khai thác của dự án.

Dự án phân công rõ trách nhiệm của giám đốc Công ty, giám đốc Nông trường, các đội trưởng, tổ trưởng và các công nhân cạo mủ trong việc quản lý và bảo vệ vườn cây cao su.4.1.2.2Giảm thiểu tác động môi trường xã hội

Về lâu dài dự án mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho địa phương, tăng thu nhập cho người dân đóng góp tài chính cho tỉnh nhà. Làm tăng giá trị sử dụng tài nguyên đất, góp phần ổn định và phát triển kinh tế theo định hướng đã được thông qua theo Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg, ngày 20/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc Phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.

Để giảm thiểu các tác động do giải tỏa mặt bằng, chủ đầu tư cũng nhưng các cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện sắp xếp và lên kết hoạch một cách cụ thể phân rõ chức năng cũng như nhiệm vụ của từng ban ngành, từng Sở.

Xây dựng một đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm đối vấn đề này. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, vận động và đưa thông tin đến từng người dân,

từng hộ gia đình.Để giảm thiểu các vấn đề xã hội liên quan đến mâu thuẫn giữa công nhân và người

dân địa phương, Chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp như sau: Giáo dục tuyên truyền ý thức công dân đối với công nhân xây dựng tại khu vực

dự án. Giới thiệu với lao động nhập cư về phong tục, tập quán của người dân địa

phương để tránh những trường hợp hiểu lầm đáng tiếc giữa người lao động nhập cư và người dân địa phương.

Trong điều kiện của khu vực dự án, đời sống người dân còn nghèo, trình độ dân trí thấp, nghề nghiệp không có thì việc phải thực hiện tìm kiếm một công việc mới là một nỗi lo lớn nhất.

Qua quá trình nghiên cứu cho thấy để giảm thiểu tình trạng này có thể sử dụng một số các biện pháp sau đây:

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 110

Page 111: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Giới thiệu việc làm, thu nhận nông dân vào làm việc cho nông trường. Liên kết sản xuất với hình thức tổ sản xuất hay hợp tác xã. Có thể quy đổi giá trị đất và hợp tác dưới dạng cổ đông của nông trường. Đào tạo chuyển giao kỹ thuật đối với các hộ dân còn đất canh tác ở khu vực lân

cận để thâm canh cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất. Ưu tiên giải quyết công ăn việc làm cho những lao động dư thừa trong khu vực

do mất đất nông nghiệp thông qua các dịch vụ lao động khác.4.2 ĐÔI VỚI SỰ CÔ MÔI TRƯỜNG4.2.1 Biện pháp an toàn lao động

Trong quá trình thi công xây dựng, Chủ đầu tư cũng như công nhân lao động đều phải tuyệt đối chấp hành các quy định về an toàn lao động cụ thể:

Các loại máy móc thiết bị phải có lý lịch kèm theo và thường xuyên được kiểm tra công tác an toàn, các thông số kỹ thuật.

Khi thi công phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp lao động trên công trường. Tập huấn về việc giữ an toàn lao động cho người chỉ huy và công nhân.

Bên cạnh đó, cũng phải đảm bảo vệ sinh môi trường lao động cho người công nhân. Trong những trường hợp sự cố, công nhân vận hành phải được hướng dẫn và thực tập xử lý theo đúng quy tắc an toàn. 4.2.2 Biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng4.2.2.1Tô chức lực lượng phòng cháy chữa cháy rừng

Thành lập Đội phòng cháy chữa cháy ở vùng trọng điểm cháy vào thời kỳ cao điểm dễ cháy sẽ được tổ chức thành các nhóm công tác từ 2 - 3 người, có nhóm trưởng. Từ 3 - 5 nhóm họp thành một tổ, do tổ trưởng phụ trách. Tùy theo khu vực phân công chăm sóc cao su, mà phân chia ca trực phòng chống cháy rừng.

Lực lượng này sẽ được trang bị các dụng cụ, phương tiện phòng cháy chữa cháy rừng và được huấn luyện nghiệp vụ kỹ thuật cùng lực lượng kiểm lâm thường xuyên tuần tra, kiểm soát, canh gác diện tích rừng được giao khoán để bảo vệ, khoanh nuôi.4.2.2.2 Xây dựng hệ thống đường băng cản lửa

Thiết kế thi công hệ thống đường băng trắng hoặc băng xanh gắn với quy hoạch xây dựng hệ thống đường giao thông trong các khu rừng.

Xây dựng hệ thống đường băng xanh: phải xây dựng hệ thống đường băng xanh hỗn giao bằng nhiều loại cây, tạo thành đai xanh có kết cấu nhiều tầng để ngăn cháy lan mặt đất và cháy lướt tán rừng, bao gồm:

1. Đường băng chínhKết hợp với việc xây dựng đường giao thông nông thôn, đường dân sinh kinh tế.Đối với rừng tự nhiên bảo tồn đường băng chia ra nhiều khoảnh, cự ly các đường

băng chính cách nhau 2 - 3km.Đối với rừng cao su đường băng chính có cự ly cách nhau 1000m2. Đường băng nhánh (phụ):Đối với rừng tự nhiên bảo tồn: Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng nơi mà cự ly

cách nhau giữa các đường băng từ 1 - 2km.Đối với rừng cao su trồng: Căn cứ vào điều kiện từng nơi mà cự ly xây dựng giữa

các đường băng cách nhau 300 - 500m.+ Độ rộng của đường băng:

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 111

Page 112: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Đối với rừng trồng đã khép tán và rừng tự nhiên độ rộng của đường băng phải lớn hơn chiều cao cây rừng.

a) Đường băng chính: Đối với cả hai loại rừng tự nhiên và rừng trồng có độ rộng từ 10 - 20m và phải trồng cây xanh.

b) Đường băng nhánh (phụ): kể cả hai loại rừng: rừng tự nhiên và rừng trồng phải có độ rộng tối thiểu từ 8 - 10m và phải trồng cây xanh.

+ Hướng của đường băng:a) Nơi có độ dốc dưới 15 độ: Hướng đường băng phải vuông góc với hướng gió hại

chính trong mùa cháy.b) Nơi độ dốc lớn trên 15 độ: Thì băng bố trí trùng với đường đồng mức, trường

hợp có thể lợi dụng đường mòn, khe suối, dông núi, đường dân sinh kinh tế miền núi để làm đường băng thì dọc hai bên đường băng đó phải xây dựng một hoặc hai vành đai cây xanh cản lửa, mỗi bề rộng 5 - 8m, hàng năm phải chăm sóc tu bổ băng cây xanh theo kỹ thuật chăm sóc rừng trồng và đưa hết vật liệu sau tu bổ chăm sóc ra ngoài băng xanh.4.2.2.3 Biện pháp kỹ thuật xử lý thực bì làm giảm vật liệu cháy rừng.

Hàng năm khi bước vào đầu mùa khô (cuối tháng 11, đầu tháng 12) ở những khu rừng dễ cháy (rừng trồng và rừng tự nhiên) dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo kỹ thuật, nghiệp vụ của Kiểm lâm, thực hiện dọn thực bì theo dải, theo băng, rộng từ 10 - 15m dọc các đường giao thông, đường mòn, khu dân cư, kho tàng... vật liệu khô vun thành dải từ 6 - 8m ở ngoài bìa rừng. Khi đốt phải có người canh gác, đốt vào sáng sớm hoặc buổi chiều vào lúc gió nhẹ, đốt ngược chiều gió, không được đốt vào ban trưa hoặc gió mạnh.

Đối với rừng trồng và rừng được giao quản lý: Tiến hành chặt, phát thảm tươi cây bụi theo đám hoặc dải, thu dọn cành nhánh, chặt cây chết, cây sâu bệnh, thu dọn cành khô lá rụng, tận dụng nguồn vật liệu này để làm chất đốt, số vật liệu còn lại kéo ra bìa rừng tạo nên các dải rồi đốt lúc gió nhẹ, có người canh gác.4.2.2.6 Chữa cháy rừng

Áp dụng phương pháp giới hạn đám cháy để chữa cháy rừng: Khi phát hiện được cháy rừng, huy động kịp thời lực lượng, phương tiện tại chỗ, sử dụng nguồn nước, đất cát, cành cây tươi... dập tắt ngay, không để lửa cháy tràn lan. Nếu lực lượng và phương tiện tại chỗ không đủ khả năng cứu chữa, báo cáo ngay về cấp trên để có biện pháp hỗ trợ lực lượng, phương tiện để ứng cứu. Đội hình chữa cháy phải giới hạn đám cháy bằng cách tạo ra các băng trắng ngăn cản lửa có độ rộng từ 15 - 20m. Nếu tốc độ gió lớn, lửa lan tràn quá mạnh phải làm băng trắng có độ rộng từ 20 - 30m.4.2.3 Hệ thống chống sét

Hệ thống thu sét, thu tĩnh điện tích tụ (theo quy định 76 VT/QĐ ngày 02/3/1983 của Bộ Vật tư) và hệ thống cải tiến theo các công nghệ mới nhằm đạt độ an toàn cao cho các công trình xây dựng (văn phòng, hạ tầng kỹ thuật...)

Điện trở tiếp xung kích 10 khi điện trở suất của đất < 50.000/cm2. Điện trở tiếp đất xung kích ≥ 10 khi điện trở suất của đất > 50.000/cm2. Hiện nay, kỹ thuật chống sét phát triển cao, có nhiều công nghệ mới với khả năng đảm bảo an toàn trên diện rộng đã được thương mại hóa và bán rộng rãi trên thị trường, đó là điều kiện thuận lợi cho các nhà máy xí nghiệp ứng dụng.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 112

Page 113: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

4.2.4 Chống sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệuĐể phòng chống và cấp cứu sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu, Công ty sẽ phối hợp

cùng các cơ quan chức năng kiểm tra nghiêm ngặt các hệ thống kỹ thuật trong kho chứa, phương tiện vận tải và lập phương án ứng cứu sự cố như sau:

Hệ thống kho bể chứa: Hệ thống kho chứa nguyên nhiên liệu đạt tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế về kỹ thuật, an toàn (bao gồm các hệ thống làm mát, van thoát hơi, hệ thống chống sét, hệ thống cứu hỏa...).

Vận tải và quá trình nhập xuất nhiên liệu: Các phương tiện vận chuyển xăng dầu, nguyên liệu lỏng... (như xe bồn...) phải có đủ tư cách pháp nhân cũng như đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật để có thể đảm đương được công tác vận chuyển trên đường giao thông. Thực hiện nghiêm ngặt quy định kỹ thuật, an toàn trong quá trình nhập xuất nhiên liệu.

Phương án xử lý sự cố rò rỉ: Chủ đầu tư sẽ cùng với các cơ quan chức năng lập phương án cấp cứu xử lý sự cố rò rỉ, tổ chức, thực hiện diễn tập công tác cấp cứu khi xảy ra sự cố thường xuyên.4.2.5 Biện pháp phòng chống sự cố trường hợp trồng cao su không thích hợp và nhu cầu mủ cao su trên thị trường giảm

(1) Trường hợp cây cao su không thích hợpKhả năng cây cao su không thể phát triển trên vùng đất này là rất thấp, vì các

nghiên cứu về khí hậu và thổ nhưỡng cho thấy cây cao su thích hợp cho vùng dự án. Trường hợp cây cao su không hiệu quả chủ dự án còn có sự lựa chọn khác như các cây trồng nông nghiệp (bắp, khoai mì, đậu).

Về hiệu quả kinh tế trong trường hợp năng suất thu mủ cao su thấp ta có thể chuyển dịch sang huớng phát triển trồng keo lai làm nguyên liệu giấy. Hay các cây trồng nông nghiệp khác.

Bằng những kinh nghiệm thực tiễn và và các số liệu phân tích thổ nhưỡng khí hậu chúng tôi khẳng định việc lựa chọn phát triển cây trồng trên vùng dự án là phù hợp, do vậy chúng ta không lo ngại trường hợp cây cao su không thể phát triển trên vùng đất này.

Tuy nhiên, nếu cây cao su chết thì tiến hành trồng hoa màu phủ xanh diện tích đã khai hoang, ngừng khai hoang các khu vực khác.

(2) Trường hợp nhu cầu mủ cao su trên thị trường giảmĐây là một vấn đề tiên quyết khi quyết định tăng diện tích cây cao su trên địa bàn

cả nước và nhất là Tây Nguyên của chính phủ. Từ các luận chứng kinh tế và nhu cầu trong tương lai cho thấy nhu cầu mủ cao su trên thì trường sẽ còn tăng trong những năm tiếp theo. Do đó sẽ không có truờng hợp phá rừng rồi bỏ hoang vì trồng cao su không hiệu quả kinh tế.

Tuy nhiên trong trường hợp giá cao su giảm, thì dự án sẽ chuyển sang khai thác gỗ cao su, vì cây cao su có tốc độ tăng sinh khối nhanh nên khai thác gỗ cũng cho hiệu quả kinh tế cao.4.2.6 Phòng chống bệnh sốt rét

Công ty sẽ trang bị tủ thuốc và ban y tế tại Công ty, cấp và phát thuốc cho công nhân. Đình kỳ phun thuốc phòng trừ bệnh và khám chữa bệnh cho công nhân 6 tháng 1 lần để đảm bảo sức công nhân và đặc biệt là bệnh sốt rét.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 113

Page 114: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Phát quang dọn vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc phòng chống dịch bệnh tại khu nhà ở của công nhân và các vùng xung quanh nhằm tiêu diệt môi trường sống của muỗi Anophen là loài muỗi trung gian truyền bệnh sốt rét.

Khi phát hiện người bị bệnh sốt rét Công ty sẽ đưa đến cơ sở y tế gần nhất hoặc bệnh viện đa khoa huyện Cư Jút để kịp thời chữa trị.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 114

Page 115: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ

GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG5.1.1 Quản lý môi trường trong quá trình chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao su

Mục tiêu: giảm thiểu các tác động gây ra do việc tập kết công nhân, thi công san lấp mặt bằng, xây dựng lán trại,…

Các hoạt động chính:+ Giám sát tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động xây dựng nhà ở

công nhân, nhà làm việc.+ Giám sát tác động thi công đường nông thôn.+ Giám sát tác động phá hoang, cày xới.

Chủ đầu tư phối hợp chính quyền địa phương, ngành kiểm lâm quản lý việc phát quang, khai hoang rừng của dự án nhằm giảm thiểu hiện tượng chặt phá trai phép.

Xây dựng các chương trình kiểm tra, bảo dưỡng và bảo trì toàn bộ máy móc, thiết bị phục vụ xây dựng dự án.

Chủ đầu tư sẽ lập Ban an toàn lao động tại công trường bao gồm: trưởng ban chuyên trách, mỗi đơn vị thi công cử 1 ủy viên bán chuyên trách và mỗi ca sản xuất có 1 người chịu trách nhiệm về an toàn. Ban an toàn sẽ xây dựng và ban hành các nội quy làm việc tại công trường, bao gồm: nội quy ra, vào làm việc tại công trường; nội quy sử dụng thiết bị nâng cẩu; nội quy về an toàn lao động, an toàn giao thông; nội quy an toàn cháy nổ,…

Bảng 5.1 Tổng hợp quản lý môi trường trong quá trình khai hoang xây dựng

Hoạt động Tác động đến môi trường Biện pháp giảm thiểu

Phát quang, khai hoang và vận chuyển lượng gỗ tạp.

- Khí thải, tiếng ồn từ máy cày, máy ủi, mooc kéo, xe tải vận chuyển gỗ, đất đá.- Chất thải rắn phát sinh từ các cây rừng khai hoang.

- Thiết bị vận chuyển được đăng kiểm định kỳ- Công nhân được trang bị bảo hộ lao động- Xe được phủ bạt trên đường vận chuyển

Xây dựng các hạng mục công trình

- Khí thải, tiếng ồn từ phượng tiện vận chuyển, máy móc thi công- Chất thải rắn xây dựng

- Chất thải rắn được thu gom và xử lý theo quy định- Xe, máy móc thiết bị không hoạt động trong giờ nghỉ của công nhân

Sinh hoạt của 200 công nhân.

Nước thải, rác thải sinh hoạt của 200 công nhân

- Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại- Chất thải rắn được thu gom định kỳ vào vận chuyển đến

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 115

Page 116: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

bãi rác của huyện Cư Jút.

Bảo dưỡng máy móc, thiết bị

Lượng dầu mỡ thảiThu gom vận chuyển xử lý theo quy định

5.1.2 Quản lý môi trường trong quá trình chăm sóc và khai thác Mục tiêu: Giảm thiểu tác động môi trường do các hoạt động canh tác, phun

thuốc diệt cỏ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh cây trồng, quản lý chất thải rắn nguy hại. Các hoạt động chính:

+ Giám sát các hoạt động trong giai đoạn hoạt động sản xuất.+ Quản lý chất thải rắn nguy hại.+ Quản lý và kiểm soát các nguyên nhân gây độc đất, nước, ô nhiễm không

khí (sử dụng hạn chế thuốc diệt cỏ, thuốc BVTV)+ Quản lý kiểm soát lớp thảm phủ bề mặt, phòng chống cháy rừng.+ Quản lý và giám sát các công trình chống xói mòn.+ Quản lý kiểm soát các nguyên nhân gây giảm đa dạng sinh học.

Chủ đầu tư kết hợp cùng các đơn vị thi công quản lý chất lượng các công trình, tiến độ thực hiện các công trình môi trường như hệ thống thu, xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải rắn nguy hại. Báo cáo lên cơ quan quản lý môi trường về việc dự án thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiêu cực đến môi trường.

Phối hợp với cơ quan quản lý môi trường địa phương, các đơn vị chuyên môn tiến hành giám sát môi trường định kỳ trong suốt quá trình hoạt động của Dự án.

Để quản lý về môi trường trong suốt quá trình hoạt động, dự án sẽ có một bộ phận chuyên trách về công tác quản lý bảo vệ môi trường. Bộ phận này gồm 3 người, chuyên tham gia hoạt động giám sát và báo cáo kết quả môi trường của dự án lên cấp lãnh đạo dự án, lên cơ quan quản lý môi trường địa phương.

Bảng 5.2 Tổng hợp quản lý môi trường trong quá trình chăm sóc và khai thác.Nguồn phát

sinhCác hoạt động Các biện pháp giảm thiểu

Chất thải khí, tiếng ồn

- Phun thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu sẽ phát sinh mùi của thuốc.- Khai thác mủ cao su sẽ phát sinh mùi hôi từ mủ (đặc biệt khi cây bị nhiễm bệnh gây ra mùi hôi rất khó chịu).- Xe tải vận chuyển phân bón, mủ cao su sẽ phát sinh các khí thải và tiếng ồn.- Hoạt động máy phát điện phát sinh khí thải và tiếng ồn.

- Sử dụng nguyên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp- Xe được kiểm tra định kỳ, bão dưỡng theo quy định.- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân phun thuốc, không phun ngược chiều gió.- Sử dụng buồng cách âm cho máy phát điện dự phòng, ống xả giảm thanh.- Bồn chứa mủ được đóng kín, hạn chế mùi hôi từ mủ cao su

Chất thải lỏng

- Sinh hoạt của 777 công nhân viên.- Nước mưa chảy tràn cuốn theo phân, thuốc BVTV.

- Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn.- Không phun thuốc vào lúc trời sắp mưa, hạn chế thuốc cuốn trôn

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 116

Page 117: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

theo nguồn nước.

Chất thải rắn

- Sinh hoạt của 777 công nhân viên.- Bón phân, phun thuốc BVTV, thuốc trừ sâu.- Làm cỏ, phát dọn cỏ.

- Rác thải sinh hoạt được vận chuyển đến bãi rác của huyện Cư Jút.- Tái sử dụng đối với chất thải rắn có thể tái sử dụng..- Chất thải rắn không có khả năng tái sử dụng vận chuyển đến bãi rác của huyện Cư Jút

5.1.3 Danh mục các công trình xử lý môi trườngBảng 5.3 Danh mục các công trình xử lý môi trường

TT Công trình Kinh phí (triệu đồng)

1 Hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt (bể tự hoại 3 ngăn) 80

2 Hệ thống thu gom dầu mỡ khu vực bảo dưỡng 103 Buồng cách âm cho máy phát điện dự phòng 45

4 Hệ thống thu gom chất thải rắn: thùng 15L, 240L, 660L 505 Công trình các đường ngăn lửa giữa các lô cao su 1206 Xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ rừng tập trung 207 Xây dựng các đường bờ để chống xói mòn 60

8Xây dựng kho chứa thuốc BVTV an toàn cho con người và môi trường

100

9 Xây dựng kho lưu giữ CTNH bằng bê tông mác cao 80

5.1.4 Tiến độ thực hiện các công trình xử lý môi trườngBảng 5.4 Tiến độ thực hiện các công trình xử lý môi trường

TTNăm thực hiện

Hạng mục công việc

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

1 Hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt X

2 Hệ thống thu gom dầu mở khu vực bảo dưỡng X3 Buồng cách âm cho máy phát điện dự phòng X4 Hệ thống thu gom chất thải rắn X5 Công trình các đường ngăn lửa giữa các lô cao su X6 Xây dựng kế hoạch QLBVR tập trung X7 Xây dựng các đường bờ để chống xói mòn X

8Xây dựng kho chứa thuốc BVTV an toàn cho con người và môi trường

X

9 Xây dựng kho lưu giữ CTNH bằng bê tông mác cao X

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 117

Page 118: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG5.2.1 Giám sát chất thải

(1) Giám sát nước thải sinh hoạt– Số mẫu giám sát: 01 mẫu tại vị trí nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước

thải sinh hoạt.– Các chỉ tiêu giám sát gồm: lưu lượng thải, các thông số ô nhiễm đặc trưng nhu

BOD5, COD, SS, Tổng N, tổng P, NH4.– Tần suất giám sát: 3 tháng/lần;– Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn;– Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về nước thải sinh hoạt.( 2 ) Giám sát chất thải rắn – Giám sát nguồn chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn nông nghiệp phát sinh.– Các chỉ tiêu giám sát: Khối lượng, thành phần trong chất thải.– Công tác này đòi hỏi có tổ cập nhật thường xuyên và và báo cáo định kỳ 3

tháng/lần.5.2.2 Giám sát môi trường xung quanh

(1) Giám sát chất lượng không khí xung quanh– Thông số chọn lọc: hàm lượng bụi, độ ồn, NO2, SO2, CO, THC.– Số điểm đặt vị trí giám sát: 08 điểm, có tọa độ cụ thể như sau: (tọa độ

VN:2000). Chi tiết xem phụ lục 4 - Các bản đồ bản vẽ liên quan đến dự án: sơ đồ số 10, sơ đồ vị trí giám sát môi trường

X: 809.074,31 m; Y: 1.415.212,74 mX: 807.592,11 m; Y: 1.415.656,80 mX: 809.785,14 m; Y: 1.412.937,45 mX: 808.961,91 m; Y: 1.411.385,45 mX: 802.815,88 m; Y: 1.410.551,33 mX: 803.475,97 m; Y: 1.411.385,44 mX: 802.517,78 m; Y: 1.406.864,43 m X: 801.707,67 m; Y: 1.403.173,95 m

– Tần số thu mẫu và phân tích: 6 tháng /lần;– Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn;– Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN 5937 - 2005,

TCVN 5938 - 2005).(2) Giám sát chất lượng nước mặt– Số mẫu giám sát: 08 mẫu; có vị trí tọa độ cụ thể như sau (Hệ tọa độ VN:2000):

Chi tiết xem phụ lục 4 - Các bản đồ bản vẽ liên quan đến dự án: sơ đồ số 10, sơ đồ vị trí giám sát môi trường

X: 801.411,15 m; Y: 1.406.203,15 mX: 801.701,30 m; Y: 1.408.058,78 mX: 802.166,89 m; Y: 1.410.670,18 mX: 802.370,92 m; Y: 1.412.272,39 mX: 809.571,87 m; Y: 1.410.458,02 mX: 810.297,97 m; Y: 1.412.060,24 m

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 118

Page 119: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

X: 809.886,35 m; Y: 1.415.326,16 m X: 806.910,58 m; Y: 1.416.851,16 m

– Các chỉ tiêu giám sát gồm: pH, BOD5, COD, SS, Amôniac, Sắt, Mangan, Nitrat, tổng Coliform, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

– Tần suất giám sát: 6 tháng/lần;– Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn;– Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

(QCVN 08:2008/BTNMT)(3) Giám sát chất lượng nước ngầm– Số mẫu giám sát: 04 mẫu; có vị trí tọa độ cụ thể như sau (Hệ tọa độ VN:2000):

Chi tiết xem phụ lục 4 - Các bản đồ bản vẽ liên quan đến dự án: sơ đồ số 10, sơ đồ vị trí giám sát môi trường

X: 808,239.89 m; Y: 1,414,624.38 mX: 808,732.49 m; Y: 1,410,224.83 mX: 803,887.58 m; Y: 1,410,602.71 m X: 801,991.45 m; Y: 1,403,746.96 m

– Chỉ tiêu phân tích bao gồm: pH, độ cứng, chất rắn tổng số, Clorua, Florua, Nitrat, Sunfat, Mangan, Sắt, Kẽm, Coliform, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

– Tần suất giám sát: 6 tháng/lần;– Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn;– Quy chuẩn so sánh: QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về chất lượng nước ngầm.5.2.3 Giám sát khác

(1) Giám sát tình trạng xói mòn đất– Tình trạng xói mòn đất được xác định bằng phương pháp cho điểm trên cơ sở

các chỉ tiêu về trạng thái thảm mục trên mặt đất, trạng thái mặt đất, màu sắc tầng đất mặt, mức huỷ hoại tầng A. Trên cơ sở cho điểm các chỉ tiêu, xác định tổng số điểm phản ánh tình trạng xói mòn và đánh giá tình trạng xói mòn đất hiện tại.

– Số mẫu giám sát: 12 mẫu trong khu vực dự án; có vị trí tọa độ cụ thể như sau (Hệ tọa độ VN:2000): Chi tiết xem phụ lục 4 - Các bản đồ bản vẽ liên quan đến dự án: sơ đồ số 10, sơ đồ vị trí giám sát môi trường

X: 806.255,56 m; Y: 1.414.913,91 mX: 807.191,69 m; Y: 1.416.216,08 mX: 809.417,98 m; Y: 1.416.216,08 mX: 809.471,98 m; Y: 1.413.485,72 mX: 808.589,86 m; Y: 1.411.535,46 mX: 808.925,91 m; Y: 1.409.579,21 mX: 802.571,08 m; Y: 1.411.241,42 m X: 803.531,21 m; Y: 1.411.925,51 mX: 804.767,36 m; Y: 1.410.677,35 mX: 801.574,95 m; Y: 1.406.890,85 mX: 801.688,96 m; Y: 1.405.456,66 m X: 801.568,95 m; Y: 1.403.536,37 m

– Tần suất thu mẫu: 1 năm/ lần.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 119

Page 120: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

(2) Giám sát sự biến đổi độ phì của đất– Số mẫu giám sát: 12 mẫu (có vị trí tương tự như vị trí giám sát xói mòn đất)– Các chỉ tiêu giám sát: hàm lượng mùn trong đất, độ pH, độ xốp lớp mặt.– Tần suất giám sát: 1 năm/lần.(3) Giám sát dư lượng hoá chất trong đất– Mục tiêu nhằm xác định hàm lượng hoá chất còn tồn đọng lại trong đất sau khi

sử dụng hoá chất diệt cỏ, chất kích thích sinh trưởng và thuốc trừ sâu.– Tiêu chuẩn dư lượng hoá chất trong đất là ngưỡng cho phép về hàm lượng các

hóa chất tồn dư trong đất trong khi sử dụng trong quá trình kinh doanh cao su. Giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hoá chất BVTV trong đất được quy định trong bảng Quy chuẩn quốc gia QCVN 15:2008/BTNMT Giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hoá chất BVTV trong đất

(4) Giám sát đa dạng sinh học– Giám sát về sự biến đổi của hệ động vật (các loài cá, các loài thú, bò

sát…) và thực vật (các loài thực vật thân gỗ) trong vùng dự án.– Tần suất giám sát: 1 lần/năm.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 120

Page 121: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

CHƯƠNG 6 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐÔNG

Trong quá trình thực hiện dự án, Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông đã gửi Công văn số 04/CV-CSĐP-Đ ngày 02 tháng 6 năm 2009 “V/v tham vấn cộng đồng của Dự án Trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông” đến UBND, UBMTTQ xã Đăk Win và Công văn số 05/CV-CSĐP-Đ ngày 02 tháng 6 năm 2009 “V/v tham vấn cộng đồng của Dự án Trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông” đến UBND, UBMTTQ xã Ea Pô. Sau khi nghiên cứu văn bản và các tài liệu liên quan UBND, UBMTTQ xã Đăk Win và xã Ea Pô đã có công văn trả cụ thể như sau:

Công văn số 07/CV-UB, ngày 02 tháng 6 năm 2009 của UBND xã Đăk Win “V/v ý kiến cộng đồng đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông”

Công văn số 01/CV-UBMT, ngày 02 tháng 6 năm 2009 của UBMTTQ xã Đăk Win “V/v ý kiến cộng đồng đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông”

Công văn số 04/CV-UB, ngày 02 tháng 6 năm 2009 của UBND xã Ea Pô “V/v ý kiến cộng đồng đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông”

Công văn số 15/CV-UB, ngày 02 tháng 6 năm 2009 của UBMTTQ xã Ea Pô “V/v ý kiến cộng đồng đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông”6.1 Ý KIẾN UBND CẤP XÃ

Ý kiến về các tác động xấu của Dự án đến môi trường Tự nhiên và kinh tế xã hội:

– Đồng ý nhất trí về các nội dung trong thông báo trên của Chủ dự án.– Chủ dự án chú ý đến sự tác động lên tình hình an ninh trật tự tại địa phương Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án đến

môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội:– Đồng ý nhất trí về các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu lên môi trường

của Chủ dự án.– Chủ dự án chú ý quan tâm đến vấn đề lựa chọn lao động tại địa phương. Kiến nghị với Chủ dự án:– Đề nghị Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông khi tiến hành thực

hiện dự án không làm ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan, giảm thiểu đến mức tối thiểu.

– Thường xuyên theo dõi liên hệ trực tiếp với chính quyền địa phương để kịp thời xử lý khi có các mâu thuẫn nảy sinh từ nhân dân địa phương với Công ty.

– Ưu tiên cho lực lượng lao động tại địa phương đồng thời hỗ trợ cho địa phương những vấn đề cần thiết khi địa phương đề xuất.

– Đề nghị Công ty cổ phần cao su Đồng Phú – Đắk Nông thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng cho người dân nhanh chóng, thỏa đáng và đúng pháp luật

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 121

Page 122: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

6.2 Ý KIẾN CỦA UBMTTQ CẤP XÃ Ý kiến về các tác động xấu của Dự án đến môi trường Tự nhiên và kinh tế xã

hội:– Đồng ý nhất trí về các nội dung trong thông báo trên của Chủ dự án.– Chủ dự án chú ý đến sự tác động lên tình hình an ninh trật tự tại địa phương Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án đến

môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội:– Đồng ý nhất trí về các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu lên môi trường

của Chủ dự án.– Chủ dự án chú ý quan tâm đến vấn đề lựa chọn lao động tại địa phương. Kiến nghị với Chủ dự án:– Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông tạo điều kiện hỗ trợ công ăn

việc làm cho người dân tại địa phương.– Công ty phải bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn xã trong quá trình triển khai

thực hiện dự án.– Công ty phải bảo đảm các yếu tố môi trường trong quá trình thực hiện dự án

đặc biệt trong quá trình khai hoang xây dựng.– Công ty tạo điều kiện xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ nhân dân tại

địa phương.6.3 Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN TRƯỚC CÁC Ý KIẾN CỦA UBND VÀ UBMTTQ

Công ty cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông cam kết thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường đã nêu ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Công ty sẽ ưu tiên tuyển lao động tại địa phương nhằm tạo công ăn việc làm và giải quyết một lượng lớn lao động nhàn rỗi tại địa phương.

Công ty sẽ kết hợp với địa phương trong công tác xã hội như: hỗ trợ cho đồng bào dân tộc, hỗ trợ vay vốn xoá đói giảm nghèo tại địa phương, hỗ trợ các gia đình neo đơn, gia đình có công với Cách mạng và hỗ trợ xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ nhân dân.

Kết hợp với Chính quyền địa phương trong công tác bảo đảm an ninh trật tự trong quá trình khai hoang xây dựng cũng như trong quá trình hoạt động của dự án và nhằm giải quyết các mâu thuẫn phát sinh giữa Công ty với người dân.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 122

Page 123: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. KẾT LUẬN1.1 Về lợi ích của dự án1.1.1 Lợi ích kinh tế

Dự án mang lại lợi ích kinh tế lâu dài cho xã huyện Cư Jút nói riêng và cho tỉnh Đăk Nông nói chung cũng như kinh tế nước ta. Giúp phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, phát triển dân sinh, phát triển kinh tế bền vững. Ổn định đời sống kinh tế của nhân dân địa phương. Làm tăng thêm giá trị của đất đai trên địa bàn khu vực dự án tạo nên một cảnh quan mới với tiến trình phát triển nhanh hơn, điều này cũng góp phần làm tăng mức dân trí và tăng các hoạt động trao đổi văn hóa nhân dân trong khu vực. Việc hình thành công ty với cụm dân cư mới sẽ góp phần cải tạo điều kiện sinh hoạt của nhân dân trong vùng, nâng dần mức sống về kinh tế, văn hóa trong khu vực.

Trong tình hình các tài nguyên không tái sinh như dầu thô ngày càng cạn kiệt, các nguyên liệu thay thế càng có giá trị trên thị trường, tính khả thi của dự án là rất cao.1.1.2 Lợi ích môi trường:

Hạn chế được xói mòn Giúp phủ xanh đất trống đồi núi trọc Tăng giá trị tài nguyên đất Điều hòa lũ lụtTrong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài, vấn đề môi trường nhất là khí thải đang

nóng trên các bàn nghị sự quốc tế, việc tiến hành triển khai 2.700 ha cao su thiên nhiên rất có ý nghĩa trong tình hình chung này. Tăng diện tích rừng cũng là tăng chỉ số quota khí thải, có thể mang lại lợi ích kinh tế cho các hợp đồng chuyển nhượng quyền phát thải.1.2 Khó khăn và tác động tiêu cực1.2.1 Khó khăn

Dự án triển khai trong điều kiện đất rừng bị khai phá loang lỗ, phần lớn diện tích trong khuôn viên dự án đã được khai thác cho canh tác nông nghiệp, tình hình xói mòn đang rất nghiêm trọng. Tuy nhiên việc triển khai đền bù đất đai, hoa màu, sao cho ít ảnh hưởng đến đời sống đồng bào là vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó thói quen canh tác của một số người dân theo kiểu du canh, không thích làm thuê, không thích bị ràng buộc, không chịu bị quản lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình triển khai công tác giải phóng mặt bằng và ổn định đời sống của người dân sau khi triển khai dự án.1.2.2 Tác động tiêu cực1.2.2.1 Về môi trường

Trong những năm đầu của dự án, khả năng gây xói mòn của dự án là không đáng kể, khả năng làm giảm đa dạng sinh học cao, do triển khai trồng duy nhất cây cao su trên diện tích 2.700 ha.1.2.2.2 Về xã hội

Dự án khi thực hiện một số hộ gia đình sẽ phải thảy đổi công ăn việc làm, như vậy sẽ phần nào gây xáo trộn nếp sinh hoạt của các hộ gia đình trong thời gian ổn định và có công việc làm mới.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 123

Page 124: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Cùng với số tiền bồi thường từ đất đai, một bộ phận nông dân dễ tiêu xài hoang phí, gây ra các tệ nạn xã hội và tái nghèo khi đã sử dụng hết tiền đền bù.

Việc tập trung một lực lượng lao động không nhỏ trong thời gian dài sẽ tạo ra các xáo trộn nhất định trong đời sống xã hội khu vực dự án và vùng lân cận, cụ thể sẽ có các biện pháp quản lý tốt sẽ tránh gây ra các tệ nạn xã hội, các xung đột giữa công nhân từ nơi khác đến làm việc và nhân dân trong vùng.

Tóm lại Mặc dù có những tác động tiêu cực đối với môi trường và xã hội, nhưng nhìn

chung về lâu dài dự án mang lại lợi ích thiết thực cho địa phương, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Làm thay đổi thói quen canh tác lạc hậu, gây lãng phí và hư hại tài nguyên đất, ổn định đời sống đồng bào thông qua các chính sách đền bù, phân công lao động ổn định trong nông trường.

Việc triển khai dự án là cần thiết và rất khả thi.2. KIẾN NGHỊ

Để dự án triển khai nhanh chóng và thuận lợi chính quyền địa phương cần quan tâm giúp đỡ chủ đầu tư tháo gỡ các vướng mắc trong các thủ tục pháp lý, hay trong các hoạt động dân vận, để người dân nắm bắt được các lợi ích do dự án mang lại.

Dự án triển khai trên một qui mô tương đối lớn, ảnh hưởng không ích đến đời sống đồng bào các dân tộc, dù ít hay nhiều mọi chính sách đền bù giải tỏa nên được cân nhấc tránh xảy ra trường hợp tranh chấp.

Vì lợi ích kinh tế lâu dài cũng như để phát triển kinh tế bền vững, chủ đầu tư sẽ thường xuyên thông báo cho đơn vị tư vấn, chính quyền địa phương về tiến độ của dự án để giám sát việc thực hiện các cam kết, các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động môi trường.

Chủ đầu tư kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để dự án được triển khai các bước tiếp theo đúng tiến độ đã đề ra.3. CAM KẾT

Trên cơ sở phân tích đánh giá tác động môi trường của dự án và xây dựng các phương án khả thi kiểm soát và giảm thiểu tác động tiêu cực do các hoạt động của dự án. Chủ đầu tư xin cam kết thực hiện các nội dung sau:

– Tuân thủ nghiêm túc luật pháp Việt Nam và Công ước Quốc Tế về bảo vệ môi trường.

– Sẽ tuân thủ theo các tiêu chuẩn Việt Nam trong quá trình giám sát và bảo vệ môi trường như chương trình giám sát môi trường được nêu trong chương 5.

– Sẽ triển khai và áp dụng các phương pháp kiểm soát các chất ô nhiễm theo đúng phương án đã đề xuất trong chương 4 để kiểm soát các chất ô nhiễm tác động tiêu cực tới môi trường.3.1 Cam kết thực hiện các luật pháp, các quy định về bảo vệ môi trường

– Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi được Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006;

– Luật Đất đai số 13/2003/QH11, đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2004;

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 124

Page 125: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

– Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10, được Quốc hội nước CHXHCN Việt thông qua ngày 20/05/1998 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1999;

– Luật Đa dạng sinh học năm 2008– Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11, được Quốc hội nước

CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 03/12/2004 và có hiệu lực kể từ ngày 01/04/2005;

– Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;

– Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

– Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

– TCVN 5937-2005: Chất lượng không khí-Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.

– TCVN 5938-2005: Chất lượng không khí-Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

– TCVN 5949-1998: Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép.

– QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

– QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;

– QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

– Các văn bản khác có liên quan đến quá trình triển khai và hoạt động của dự án.Chủ dự án xin bảo đảm rằng các luật pháp, tiêu chuẩn, định mức được trích lục

và sử dụng trong báo cáo đều chính xác và hiện đang có hiệu lực./.3.2 Cam kết thực hiện biện pháp giảm thiểu các tác động xấu

Chủ dự án cam kết áp dụng những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và phòng chống sự cố môi trường như đã trình bày trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Cụ thể như:3.2.1 Giai đoạn khai hoang, xây dựng

– Thực hiện biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khi thải, bụi và tiếng ồn.– Thực hiện biện pháp giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn.– Thực hiện các giải pháp thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải dầu mỡ– Thực hiện biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn của dự án theo đúng yêu cầu

vệ sinh an toàn.– Thực hiện bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học khu vực.– Thực hiện các biện pháp giảm thiểu sự hao hụt dinh dưỡng của đất, hạn chế

xói mòn đất và trượt lở đất đá.– Đảm bảo an ninh trật tự xã hội, phòng chống dịch bệnh.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 125

Page 126: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

– Thực hiện đầy đủ các chương trình quản lý và giám sát môi trường trong giai đoạn khai hoang, xây dựng.3.2.2 Giai đoạn chăm sóc và khai thác

– Thực hiện biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn.– Thực hiện biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải.– Thực hiện biện pháp thu gom và vận chuyển chất thải rắn đến bãi chôn lấp rác

của huyện Cư Jút.– Thực hiện biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải nguy hại.– Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, suy thoái tài nguyên

đất.– Thực hiện các biến pháp bảo vệ rừng, bảo vệ vườn cây của dự án.– Thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến an ninh – xã

hội khu vực.– Thực hiện đầy đủ các chương trình quản lý và giám sát môi trường trong giai

đoạn hoạt động.3.2.3 Sự cố môi trường

– Giảm thiểu sự cố lao động trong khai hoang rừng, thi công xây dựng, trong khi sử dụng thuốc BVTV và trong khi khai thác mủ.

– Thực hiện nghiêm chỉnh phòng chống cháy rừng mà báo cáo đã đưa ra.Chủ dự án cam kết thực hiện chỉ phát quang, khai hoang rừng trên khu đất Nhà

nước cho phép. Tuyệt đối không để tình trạng chặt phá rừng trái phép ở các tiểu khu lân cận.

Chủ dự án cam kết thực hiện xây dựng công trình khống chế ô nhiễm đúng thời gian phù hợp với từng giai đoạn của dự án nhằm đạt hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm môi trường.

Chủ dự án xin đảm bảo độ chính xác của các số liệu trong các văn bản đưa trình và cam kết rằng Dự án không sử dụng các loại hoá chất, chủng vi sinh trong danh mục cấm của Việt Nam và trong các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Chủ dự án phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương để tiến hành kiểm tra việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã trình bày trong báo cáo này.

Chủ dự án cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các Công ước Quốc tế, các Tiêu chuẩn Việt Nam và nếu để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 126

Page 127: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

MỤC LỤCMỞ ĐẦU....................................................................................................................................11. XUẤT XỨ DỰ ÁN..............................................................................................................1

1.1 Khái quát về dự án..........................................................................................................11.2 Loại dự án.......................................................................................................................11.3 Cơ quan phê duyệt dự án đầu tư.....................................................................................1

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)...............................................................................................1

2.1 Các văn bản luật của Việt Nam để lập báo cáo ĐTM...................................................12.2 Những căn cứ pháp lý để xây dựng dự án......................................................................22.3 Nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình ĐTM....................................................3

3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM............................................54. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM.........................................................................................6CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN..............................................................................71.1 TÊN DỰ ÁN........................................................................................................................71.2 CHỦ DỰ ÁN........................................................................................................................71.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ CỦA DỰ ÁN.............................................................................................71.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN...............................................................................7

1.4.1 Hình thức đầu tư, quy mô đầu tư và giới hạn của dự án..............................................71.4.2 Chương trình đầu tư – Khối lượng đầu tư....................................................................91.4.3 Quy mô về phương án quy hoạch phát triển dự án....................................................101.4.4 Tổ chức quản lý và nhu cầu lao động........................................................................221.4.5 Vốn đầu tư..................................................................................................................251.4.6 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liêu, hóa chất, điện, nước sử dụng................................251.4.7. Đầu tư thiết bị xe máy...............................................................................................271.4.8 Kế hoạch khai hoang..................................................................................................28

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI...........292.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG...............................................................29

2.1.1 Vị trí địa lý.................................................................................................................292.1.2 Đặc điểm địa hình......................................................................................................292.1.3 Đặc điểm địa chất.......................................................................................................292.1.4 Đặc điểm thời tiết khí hậu:.........................................................................................312.1.5 Đặc điểm địa chất thủy văn........................................................................................34

2.2 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.......................................................................................352.2.1 Tài nguyên đất............................................................................................................352.2.2 Tài nguyên nước........................................................................................................362.2.3 Tài nguyên rừng.........................................................................................................372.2.4 Cảnh quan môi trường...............................................................................................37

2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN.....................................................382.3.1 Hiện trạng chất lượng không khí và tiếng ồn.............................................................382.3.2 Hiện trạng chất lượng nước mặt................................................................................392.3.3 Hiện trạng chất lượng nước ngầm..............................................................................402.3.4 Hiện trạng tài nguyên sinh vật...................................................................................41

2.4 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG DỰ ÁN...........................................................422.4.1 Điều kiện kinh tế........................................................................................................432.4.2 Điều kiện văn hoá xã hội...........................................................................................452.4.3 Đánh giá chung..........................................................................................................46

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG..........................................48

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 127

Page 128: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG..................................................................................................483.1.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải.........................................................483.1.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải...................................................603.1.3 Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra........................................623.1.4 Đối tượng bị tác động trong giai đoạn chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao su.........................................................................................................................................633.1.5 Đối tượng bị tác động trong giai đoạn chăm sóc và khai thác...................................703.1.5.4 Tác động đến tài nguyên sinh học và hệ sinh thái trong khu vực...........................803.1.6 Đánh giá tác động dự án đến sức khỏe cộng đồng.....................................................843.1.7 Đánh giá tác động dự án đến việc cải thiện môi trường, kinh tế, xã hội, cảnh quan và chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư......................................................................843.1.8 Đánh giá mức độ phù hợp về mặt môi trường và kinh tế xã hội của dự án...............853.1.9 Phân tích tổng hợp trường hợp có và không có dự án..............................................86

3.2 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ.........883.2.1 Các phương pháp đánh giá.........................................................................................883.2.2 Nhận xét mức độ tin cậy của các đánh giá.................................................................88

CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CÔ MÔI TRƯỜNG................................................................................................904.1 ĐÔI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU...................................................................................90

4.1.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao su.........................................................................................................................904.1.2 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn chăm sóc và khai thác.............................99

4.2 ĐÔI VỚI SỰ CÔ MÔI TRƯỜNG.................................................................................1074.2.1 Biện pháp an toàn lao động......................................................................................1074.2.2 Biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng....................................................................1074.2.3 Hệ thống chống sét...................................................................................................1084.2.4 Chống sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu........................................................................109

CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.............1115.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG...........................................................111

5.1.1 Quản lý môi trường trong quá trình chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao su...........................................................................................................................................1115.1.2 Quản lý môi trường trong quá trình chăm sóc và khai thác.....................................1125.1.3 Danh mục các công trình xử lý môi trường.............................................................1135.1.4 Tiến độ thực hiện các công trình xử lý môi trường.................................................113

5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.........................................................1145.2.1 Giám sát chất thải.....................................................................................................1145.2.2 Giám sát môi trường xung quanh............................................................................1145.2.3 Giám sát khác...........................................................................................................115

CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐÔNG..........................................................1176.1 Ý KIẾN UBND CẤP XÃ................................................................................................1176.2 Ý KIẾN CỦA UBMTTQ CẤP XÃ................................................................................118KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT..........................................................................1191. KẾT LUẬN........................................................................................................................119

1.1 Về lợi ích của dự án....................................................................................................1191.2 Khó khăn và tác động tiêu cực....................................................................................119

2. KIẾN NGHỊ.......................................................................................................................1203. CAM KẾT..........................................................................................................................120

3.1 Cam kết thực hiện các luật pháp, các quy định về bảo vệ môi trường.......................120

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 128

Page 129: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

3.2 Cam kết thực hiện biện pháp giảm thiểu các tác động xấu.........................................121

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Bảng nhu cầu khối lượng xây dựng vườn câyBảng 1.2 Bón phân vườn cây cao su (ĐVT: Kg/ha)Bảng 1.3: Bón phân cho vườn cây keo lai (kg/ha)Bảng 1.4: Các hạng mục xây dựng cơ bảnBảng 1.5: Khối lượng đầu tư các hạng mục giao thôngBảng 1.6: Nhu cầu lao độngBảng 1.7: Lượng phân bón của dự án trong thời kỳ KTCBBảng 1.8: Lượng phân bón trong thời kỳ cao su kinh doanh (kg/ha)Bảng 1.9: Khối lượng hoá chất sử dụng để bảo vệ cây cao su hàng nămBảng 1.10: Danh mục các thiết bị đầu tưBảng 1.11: Kế hoạch khai hoangBảng 2.1: Các đặc trưng về thành phần khoáng vật, hóa học và tính chất cơ lý của vỏ

phong hóa trên phun trào bazan Pliocen-Pleistocen sớm (βN2-QI1) ở đới

laterit hóaBảng 2.2: Các đặc trưng về thành phần khoáng vật, hóa học và tính chất cơ lý của vỏ

phong hóa trên phun trào bazan Pliocen-Pleistocen sớm (βN2-QI2) ở đới sét

hóaBảng 2.3: Các đặc trưng về thành phần khoáng vật, hóa học và tính chất cơ lý của vỏ

phong hóa trên đá trầm tích ở đới sét hóaBảng 2.4: Yếu tố nhiệt độ trung bình nhiều năm (độ C)Bảng 2.5: Số giờ nắng trong nhiều năm (giờ)Bảng 2.6: Lượng mưa trung bình nhiều năm (mm)Bảng 2.7: Số liệu về độ ẩm trung bình nhiều năm (%)Bảng 2.8: Lượng bốc hơi trung bình trong nhiều năm (mm)Bảng 2.9: Hiện trạng tài nguyên rừng khu vực dự ánBảng 2.10: Kết quả phân tích môi trường không khíBảng 2.11: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự ánBảng 2.12: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầmBảng 2.13: Hiện trạng diện tích, hiện trạng đất đai khu vực dự ánBảng 2.14: Dân cư và lao động khu vực dự ánBảng 3.1: Nguồn gây ô nhiễm trong giai đoạn chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng

cao suBảng 3.2: Khối lượng nhiên liệu sử dụng trên công trườngBảng 3.3 : Tải lượng một số chất ô nhiễm do máy thi công sinh ra chính trong công

trường có thể xảy ra (dầu Diesel hàm lượng S= 1%)Bảng 3.4: Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thi côngBảng 3.5: Nồng độ các chất có trong nước mưa chảy trànBảng 3.6: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạtBảng 3.7: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn khai

hoang, xây dựng và trồng cao suBảng 3.8: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 129

Page 130: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

Bảng 3.9: Tổng trữ lượng gỗ trong quá trình phát quang, khai hoangBảng 3.10: Nguồn gây ô nhiễm trong giai đoạn chăm sóc và khai thácBảng 3.11: Số lượng xe thi công có thể có trên nông trườngBảng 3.12: Tải lượng một số chất ô nhiễm do máy thi công sinh ra chính trong công

trường có thể xảy ra (dầu Diesel hàm lượng S= 1%)Bảng 3.13: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạtBảng 3.14: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn khai

hoang, xây dựng và trồng cao suBảng 3.15: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạtBảng 3.16: Khối lượng phân bón vô cơ sử dụng trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (kg/ha)Bảng 3.17: nhu cầu phân bón thời kỳ cao su kinh doanh (kg/ha)Bảng 3.18: Lượng hoá chất và lượng rác thải phát sinh hàng nămBảng 3.19 Nồng độ các chất có trong nước mưa chảy trànBảng 3.20: Diện tích và loại rừng chuyển đổi sang trồng cao suBảng 3.21: Khối lượng đất rửa trôi trên các thảm phủ thực vật.Bảng 3.22: Nồng độ chất bẩn trong nước thải sinh hoạt tính theo 1 người/ngày đêmBảng 3.23: Một số vi sinh vật có trong phân và khả năng gây bệnh.Bảng 3.24: Tải lượng ô nhiễm do các phương tiện giao thôngBảng 3.25: Cấp xói mòn đấtBảng 3.26: Kết quả tính chỉ số xói mòn đất K của một số loại đất vùng đồi núi Việt

NamBảng 3.27: Hệ số bảo vệ đất (P) theo kỹ thuật canh tácBảng 3.28: Hệ số cây trồng hay mật độ che phủBảng 3.29: Khả năng xói mòn qua các năm theo các trường hợp kỹ thuật canh tácBảng 3.30: Tổng hợp điểm các nguyên nhân gây giảm đa dạng sinh họcBảng 3.31: So sánh năng suất sinh khối một số vùng rừngBảng 3.32: Mức tiêu thụ năng lượng cho sản xuất cao su thiên nhiên và nhân tạoBảng 3.33: Hiệu suất quang hợp một số loại câyBảng 3.34: Phân tích tổng hợp điều kiện có dự ánBảng 3.35: Phân tích tổng hợp trong điều kiện không có dự ánBảng 4.1: Thời gian lưu nước tối thiểu trong vùng lắng của bể tự hoạiBảng 4.2: Thời gian cần thiết để phân hủy cặn theo nhiệt độ nước thảiBảng 4.3: Thời gian lưu nước tối thiểu trong vùng lắng của bể tự hoạiBảng 4.4: Thời gian cần thiết để phân hủy cặn theo nhiệt độ nước thảiBảng 5.1: Tổng hợp quản lý môi trường trong quá trình khai hoang xây dựngBảng 5.2: Tổng hợp quản lý môi trường trong quá trình chăm sóc và khai thác.Bảng 5.3: Danh mục các công trình xử lý môi trườngBảng 5.4: Tiến độ thực hiện các công trình xử lý môi trường

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 130

Page 131: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD5 - Nhu cầu ôxy sinh học đo ở 200C - đo trong 5 ngày.BTNMT - Bộ Tài nguyên và Môi trườngBVTV - Bảo vệ thực vậtCBCNV - Cán bộ công nhân viênCHXHCN - Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩaCOD - Nhu cầu ôxy hóa học.CTNH - Chất thải nguy hạiCTR - Chất thải rắnDO - Ôxy hoà tanĐTM - Đánh giá tác động môi trường.HĐND - Hội đồng nhân dânNQ - Nghị quyếtTNHH - Trách nhiệm hữu hạnNXB - Nhà xuất bảnPCCCR - Phòng cháy, chữa cháy rừngQLBVR - Quản lý bảo vệ rừngQCVN - Quy chuẩn Việt NamQL - Quốc lộSNNPTNT - Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thônSS - Chất rắn lơ lửngTCVN - Tiêu chuẩn Việt NamTHC - Tổng hydrocacbonUBND - Uỷ ban nhân dânUBMTTQVN - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt NamVLXD - Vật liệu xây dựngWHO - Tổ chức Y tế Thế giới.KTCB - Kiến thiết cơ bảnXDCB - Xây dựng cơ bản

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 131

Page 132: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

DANH MỤC 1: DANH LỤC MỘT SÔ LOÀI THỰC VẬT THÂN GỖ CÓ TRONG VÙNG DỰ ÁN

TT TÊN VIỆT NAM TÊN KHOA HỌC1 Trâm Trắng Syzygium wightiannum2 Bời Lời Litsea monopetala3 Chiêu Liêu Nghệ Terminalia triptera4 Bằng Lăng Lagerstroemia crispa5 Gõ Mật Afzelia xylocarpa6 Dền Amaranthus lividus7 Bình Linh Vitex ajugaeflora8 Cò Ke Microcos paniculata9 Lộc Vừng Barringtonia acutangula10 Dầu Dipterocarpus tuberculatus11 Cà Chắc Shorea obtusa12 Cẩm Liên Shorea siamensis13 Cầy Ivigia malayana14 Thầu Tấu Aporusa planechoniana15 Móng Bò Bauhinia cardinalis16 Máu Chó Knema globularia

Nguồn: Trung tâm Quy hoạch Khảo sát thiết kế Nông lâm nghiệp tỉnh Đăk Nông

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 132

Page 133: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

DANH MỤC 2:DANH LỤC MỘT SÔ LOÀI ĐỘNG VẬT PHỔ BIẾN TẠI KHU VỰC DỰ ÁN

TT Tên địa phương Tên khoa họcI Nhóm Thu1 Chuột Cây Chiropodomy glyroides2 Sóc Hylopetes alboniger3 Nhím Đuôi Ngắn Hystrix brachyusa4 Thỏ Rừng Lypus nigricolis5 Dúi Mốc Rhyzomys piruinosus6 Lợn Rừng Sus sfcofa7 Chồn Melogale personataII Nhóm Chim1 Gõ Kiến Picidae2 Bói Cá Ancedinidae3 Bìm Bịp centropus toulou bengalensis4 Cú Mèo Glaucidium cuculoides5 Chim Cu Cuculidae6 Chim Sẽ Passer montanus

III Nhóm Bò Sát Và Ếch Nhái 1 Kỳ Đà Varanus bengalensis2 Rắn Lục Xanh Trimeresurus stejnegeri3 Rắn Sọc Dưa Elaphe radiata

Rắn khô đốm Calliophis maculicepsRắn hổ chúa Ophiphagus hannahRắn lục mép Trimeresurus albolabris

4 Rắn Ráo Thường Ptyas korrosNguồn: Trung tâm Quy hoạch Khảo sát thiết kế Nông lâm nghiệp tỉnh Đăk Nông

DANH MỤC 3 :DANH LỤC MỘT SÔ LOÀI THUỶ SINH PHỔ BIẾN TẠI KHU VỰC DỰ ÁN

TT Tên địa phương Tên khoa học1 Cá chép Cyprinus carpio2 Cá trắm cỏ Ctenopharyngodon idella3 Cá mè trắng Hypophthalmichthys harmandi4 Cá mè vinh Barbodes gonionotus5 Cá rô phi Oreochromis mossambicus6 Cá chim trắng nước ngọt Colossoma brachypomum7 Cá trê phi Clarias gariepinus8 Cá trê vàng Clarias macrocephalus9 Lươn Monopterus albus

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 133

Page 134: DTM Cao Su Dong Phu - Dak Nong

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

10 Chạch bùn Misgurnus anguillicaudatus11 Cá diếc Carassius auratus12 Cá rô Anabas testudineus13 Cá lóc C. lucius14 Cá trắng Systomus binotatus

Nguồn: Trung tâm Quy hoạch Khảo sát thiết kế Nông lâm nghiệp tỉnh Đăk Nông

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông 134