37
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Phần: LỊCH SỬ VIỆT NAM CỔ-TRUNG ĐẠI Câu1: Mối quan hệ giữa thời đại Hùng Vương và nền văn hoá Đông Sơn. Giải: Khi bàn về mối quan hệ giữa thời đại Hùng Vương và nền văn hoá Đông Sơn, có nhiều quan điểm trái ngược nhau. Có quan điểm cho rằng: giữa nền vh Đông Sơn và thơi đại Hùng Vương không có quan hệ gì với nhau cả. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng: Thời đại Hùng Vương là “con đẻ” của nền Vh Đông Sơn. Vậy, trong hai quan điểm này, quan điểm nào là đúng. Muốn biết giữa nền Văn hoá Đông Sơn và thời đại Hùng Vương có quan hệ với nhau như thế nào chúng ta hãy xét những vấn đề sau: Một là, thời gian tồn tại của thời đại Hùng Vương có tương ứng với thời gian tồn tại của nền Văn hoá Đông Sơn hay không? Nói về vấn đề này,cho đến nay có nhiều giả thuyết khác nhau. Theo “ Đại Việt Sử ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên thế kỷ XV thì Hùng Vương có em là Đế Nghi làm vua ở phương Bắc (Trung Quốc) có niên đại là 2879 TCN. Hùng Vương thứ nhất là cháu kinh Dương Vương nên năm lên ngôi có thể vào khoảng 2800 TCN tức cách ngày nay khoảng 4800 năm. Cũng theo Đại Việt Sử ký toàn thư và Cổ Sử Việt thì triều đại Hùng Vương tồn tại được 18 đời. Theo các học giả phương Tây khi nghiên cứu về nền Văn hoá Đông Sơn trước năm 1945 cho rằng: nền Văn hoá Đồn Sơn là nền văn hoá đột biến, du nhập từ bên ngoài vào không liên quan gì đến thời đại Hung Vương. Cơ sở để họ khẳng định điều này là vì họ nghiên cứu được nền Văn hoá Đông Sơn tồn tại cách đây khoảng 2800 năm đến 200 năm, trong khi người Việt ta từ trước vẫn cho rằng thời đại Hùng Vương tồn tại cách đây khoảng 4000 năm. Hơn nữa, họ không tìm thấy được cơ sở phát triển của nền Văn hoá Đông Sơn là gì và tại sao nó biến mất? Từ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về nền Văn hoa Đồn Sơn và thời đại Hùng Vương. Theo các kết quả nghiên cứu được, chúng ta có thể khẳng định: nền Văn hoá Đông Sơn là nền Văn hoá bản địa ( chữ không phải được du nhập từ bên ngoài) và phát triển rực rỡ dựa trên cơ sở kế thừa thành tựu cảu nền văn hoá trước đó( chứ không phải đột biến như các nước phương Tây khẳng định). Trước nền Văn hoá Đông Sơn, người Việt đã có các nền văn hoá như: Văn hóa Phùng Nguyên ( có niên đại khoản 4000 – 3400 năm), văn - 1 -

ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP · Web viewTừ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP · Web viewTừ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬPPhần: LỊCH SỬ VIỆT NAM CỔ-TRUNG ĐẠI

Câu1: Mối quan hệ giữa thời đại Hùng Vương và nền văn hoá Đông Sơn.Giải: Khi bàn về mối quan hệ giữa thời đại Hùng Vương và nền văn hoá Đông Sơn, có nhiều quan điểm trái ngược nhau. Có quan điểm cho rằng: giữa nền vh Đông Sơn và thơi đại Hùng Vương không có quan hệ gì với nhau cả. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng: Thời đại Hùng Vương là “con đẻ” của nền Vh Đông Sơn. Vậy, trong hai quan điểm này, quan điểm nào là đúng. Muốn biết giữa nền Văn hoá Đông Sơn và thời đại Hùng Vương có quan hệ với nhau như thế nào chúng ta hãy xét những vấn đề sau: Một là, thời gian tồn tại của thời đại Hùng Vương có tương ứng với thời gian tồn tại của nền Văn hoá Đông Sơn hay không? Nói về vấn đề này,cho đến nay có nhiều giả thuyết khác nhau. Theo “ Đại Việt Sử ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên thế kỷ XV thì Hùng Vương có em là Đế Nghi làm vua ở phương Bắc (Trung Quốc) có niên đại là 2879 TCN. Hùng Vương thứ nhất là cháu kinh Dương Vương nên năm lên ngôi có thể vào khoảng 2800 TCN tức cách ngày nay khoảng 4800 năm. Cũng theo Đại Việt Sử ký toàn thư và Cổ Sử Việt thì triều đại Hùng Vương tồn tại được 18 đời. Theo các học giả phương Tây khi nghiên cứu về nền Văn hoá Đông Sơn trước năm 1945 cho rằng: nền Văn hoá Đồn Sơn là nền văn hoá đột biến, du nhập từ bên ngoài vào không liên quan gì đến thời đại Hung Vương. Cơ sở để họ khẳng định điều này là vì họ nghiên cứu được nền Văn hoá Đông Sơn tồn tại cách đây khoảng 2800 năm đến 200 năm, trong khi người Việt ta từ trước vẫn cho rằng thời đại Hùng Vương tồn tại cách đây khoảng 4000 năm. Hơn nữa, họ không tìm thấy được cơ sở phát triển của nền Văn hoá Đông Sơn là gì và tại sao nó biến mất? Từ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về nền Văn hoa Đồn Sơn và thời đại Hùng Vương. Theo các kết quả nghiên cứu được, chúng ta có thể khẳng định: nền Văn hoá Đông Sơn là nền Văn hoá bản địa ( chữ không phải được du nhập từ bên ngoài) và phát triển rực rỡ dựa trên cơ sở kế thừa thành tựu cảu nền văn hoá trước đó( chứ không phải đột biến như các nước phương Tây khẳng định). Trước nền Văn hoá Đông Sơn, người Việt đã có các nền văn hoá như: Văn hóa Phùng Nguyên ( có niên đại khoản 4000 – 3400 năm), văn hoá Đồng Đậu (khoảng 3070 năm) và văn hoá Gò Mun (khoảng 3040 năm). Bằng chứng nào để chúng ta khẳng định các nền văn hoá trên là của người Việt? Đó chính là các xỉ đồng và rất nhiều công cụ bằng đồng được tìm thấy trên lãnh thổ nước ta. Bởi lẽ, chỉ có những nới chế tác và sản xuất công cụ bằng đồng thì mới tìm thấy “ xỉ đồng” (tạp chất của đồng khi nung). Theo Đại Việt Sử Lược viết vào thời Trần thế kỷ XIV, đầu thời Hùng Vương ngang với thời Trang Vương nhà Chu bên Trung Quốc, tức khoảng năm 696 – 682TCN, tức cách nay khoảng 2700 năm, tương ứng với giai đoạn đầu của nền Văn hoá Đông Sơn. Thời đại Hùng Vương tồn tại đến thời nhà Tần (Trung Quốc). Từ năm 218-208 TCN, Tần Thuỷ Hoàng sai Đồ Thư đem 50 vạn quân sang xân lược nước ta. Nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Thục Phán đã đánh bại quân Tần. Năm 208 TCN, Thục Phán lên ngôi Vua, hợp nhất hai vùng đất Tây Aâu và Lạc Việt thành nước Aâu Lạc. Đối chiếu các nguồn sử liệu lại với nhau, chúng ta nhận thấy thời gian tồn tại của thời đại Hùng Vương theo Đại Việt Sử ký toàn thư là không phù hợp bởi vì nhìn vào sơ đồ sau đây, ta nhận thấy thời gian tồn tại của thời đại Hùng Vương vào khoảng 2800 – 218 = 2582 năm. Nếu đem 2582 năm chia cho 18 đời Hùng Vương thì mỗi đời tồn tại khoảng 143 năm. Đây là một điều vô lý. TCN CN

- 2800 - 700 - 218 - 2008

- 1 -

Page 2: ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP · Web viewTừ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về

Hơn nữa nếu thưòi đại Hùng Vương tồn tại khoảng 4800 năm thì lại càng vô lý hơn bởi vì trong thời gian này thế giới vẫn còn ở tong thời đại đồ đá. Đồ đồng chỉ xuất hiện sớm nhất vào khoảng 4000 năm. Theo quy luật phát triển của xã hội loài người, chỉ khi đồ đồng xuất hiện thì mới phân hoá giai cấp, nhà nước ra đời. Vậy nên không thể có một thời đại Hùng Vương tồn tại hơn 2500 năm và cách đây khoảng 4800 năm. Thời đại Hùng Vương chỉ có thể tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ VII TCN đến năm 218 TCN tức khoảng 482 năm, cách ngày nay khoảng 2700 ( xem sơ đồ trên). Bởi lẽ, thứ nhất 482 năm chia cho 1 đời Hùng Vương, thì mỗi đời trị vì khoảng 26 năm. Đây là điều hợp lý. Thứ hai, cái mốc 2700 năm của thời đại Hùng Vương tương ứng với cái mốc 2800-2000 năm của nền Văn hoá Đông Sơn ( kết quả nghiên cứu của các học giả phương Tây). Đến đây, chúng ta có thể khẳng định, về mặt thời gian, thời đại Hùng Vương hoàn toàn tương thích với thời gian tồn tại cuat nền Văn hoá Đông Sơn. Vấn đề thứ hai chúng ta cần làm rõ để thấy được giữa thời đại Hùng Vương và nền Văn hoá Đông Sơn có mối quan hệ với nhau hay không, đó là: lãnh thổ của nước Văn Lang của vua Hùng có tương ứng với địa bàn của nền Văn hoá Đông Sơn hay không? Theo các kết quả khảo cổ học nước ta, lãnh thổ của nước Văn Lang hoàn toàn tương ứng với địa bàn nền Văn hoá Đông Sơn, tức là khoảng vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta ngày nay. Bằng chứng là ở các vùng này, các nhà khảo cổ học tìm được rất nhiều trống đồng ( có tới hàng tram chiếc) có niên đại vào khoảng 2800 năm đến 2600 năm. Vấn đề cuối cùng là chủ nhân của nền Văn hoá Đông Sơn có sphải là cư dân Văn Lang hay không? Theo các kết quả nghiên cứu, chủ nhân của nền Văn hoá Đông Sơn và thời đại Hùng Vương đều là người Lạc Việt (khi nước Văn Làng thành lập người lạc Việt được gọi là cư dân Văn Lang). Đến đây chúng ta có thể khẳng định, giữa nền Văn hoá Đông Sơn và thời đại Hùng Vương có quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể nói, thời đại Hùng Vương là “con đẻ” của nền Văn hoá Đông Sơn. Nền Văn hoá Đông Sơn là nền văn hoá phát triền cao của nước ta thời cổ đại, nhưng rất tiếc là những thành tựu của nó đều không được gìn giữ và lưu truyền đến ngày nay. Sở dĩ có điều này là vì, trong thời kỳ Bắc thuộc, nhà Hán đã cấm nhân dân ta không được đúc đồng, rèn sắt, đồng thời họ còn lấy đi rất nhiều trống đồng của nước ta về nước ( hiện nay tìm thấy ở Trung Quốc khoảng 24 chiếc). Do vậy, mà nền Văn hoá Đông Sơn từ đó cũng biến mất. Chính điều này đã khiến các học giả phương Tây khẳng định sai rằng nền Văn hoá Đông Sơn là nền văn hoá đột biến du nhập từ bên ngoài, chứ khong phải là nền văn hoá bản địa của người Việt.

Câu 2: Cuộc kháng chiến chống Tống dưới thời Lý (1075 – 1077)Giải:1/ Aâm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống. Từ thế kỷ XI, nhà Tống gặp phải những khó khăn chồng chất. Trong nước, ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn. Nhân dân bị đói khổ, nhiều nơi nổi dậy đấu tranh. Vùng biên cương phía Bắc của nhà Tống thường xuyên bị hai nước Liêu, Hạ quấy nhiễu. Lúc này Tống Thần Tông lên ngôi năm 1068, Vương An Thạch là tể tường hiếu chiến. Để giải quyết những khó khăn trên, đồng thời nhân lúc vua Lý Thánh Tông mất, vua Lý Nhân Tông mới 6 tuổi lên ngôi 1072, nhà Tống đã tiến hành xâm lược Đại Việt. Để đánh chiếm Đại Việt, nhà Tống xúi giục Cham-pa đánh từ phía Nam lên. Còn ở phía Bắc cảu Đại Việt nhà Tống dụ giỗ, lôi kéo các tù trưởng dân tộc ít người. Nhà Tống cho xây dựng 3 căn cứ quân sự, các thành Châu Ung, Châu Khâm, Châu Liêm, cho tập kết quân, lương thực, khí giới ở để chuẩn bị xâm lược nước ta. 2/ Kế sách “ Tiên phát chế nhân” của Lý Thường Kiệt.

- 2 -

Page 3: ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP · Web viewTừ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về

Thấy rõ âm mưu và kế hoạch xâm lược nước ta của nhà Tống, năm 1069, vua Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt đã cho quân tiến đánh Champa nhằm loại trừ mối nguy hiểm từ phía Nam. Với tư tưởng chiến lược “ Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trứoc để ngăn chặn thế mạnh của giặc”, Lý Thường Kiệt chỉ huy 10 vạn quân, chia làm 2 đạo thuỷ – bộ tấn công vào đất Tống. Quân bộ do các tù trưởng Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy dân binh miền núi đánh vào Châu Ung (Quảng Tây). Lý Thường Kiệt chỉ huy cánh quân đường thuỷ đánh vào Châu Khâm, Châu Liêm ( Quảng Đông). Sau khi tiêu diệt Châu Khâm, Châu Liêm, Lý Thường Kiệt tiến đánh Châu Ung. Sau 42 ngày đêm chiến đấu, quân Lý Thường Kiệt đã hạ được thành. Tướng Tô Giám nhà Tống phải tự tử. Đạt được mục đích, Lý Thường Kiệt chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến Như Nguyệt chặn địch ở trong nước. Trận tập kích này đã đánh một đòn phủ đầu, làm hoang mang quân Tống, đẩy chúng vào thế bị động.3/ Trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt ( Sông Cầu). Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng. Lý Thường Kiệt bố trí một lực lượng thủy binh ở Đông Kênh (Quảng Ninh) do Lý Kế Nguyên chỉ huy để chặn thủy binh địch. Bộ binh được bố trí suốt dọc theo chiến tuyến sông Như Nguyệt. Đội quân chủ lực này do Lý Thường Kiệt chỉ huy, đóng ở Yên Phụ (Bắc Ni nh), cách bến Như Nguyệt vài km. Phòng tuyến Như Nguyệt được xây dựng trên bờ Nam sông Như Nguyệt. Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây (TQ) vào Thăng Long. Sông Như Nguyệt trở thành một chiến hào tự nhiên rất lợi hại. Phòng tuyến được đắp bằng đất cao, vững chắc, có nhiều lớp dãy tre dày đặc, dài khoảng 100 km, từ Đa Phúc đến Phả Lại. Cuối 1076, một đạo quân lớn gồm 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 20 vạn dân phu, 2 vạn ngựa chiến do quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy ồ ạt tiến vào xâm lược nước ta. Một đạo quân khác do hòa Mậu chỉ huy theo đường biển tiến vào tiếp ứng. Tháng 1/1077, đại quân Tống vượt cửa ai Nam Quan qua Lạng Sơn tiến sâu vào lãnh thổ nước ta. Nhưng khi đến sông Như Nguyệt thì chúng bị chặn đứng bởi phòng tuyến của quân ta. Do đó, Quách Quỳ phải đóng quân ở bờ Bắc sông Như Nguyệt chờ thủy quân đến. Nhưng lúc đó, thủy quân của chúng bị quân Lý Kế Nguyên chặn đánh liên tiếp 10 trận tại vùng ven biển nên không thể tiến sâu vào tiếp ứng cho đồng bọn. Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Quỳ nhiều lần cho bắc cầu phao, đóng bè lớn ào ạt tiến qua sông đánh vào phòng tuyến của ta nhưng đều thất bại. Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh “ ai bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang thế phòng ngự. Cuộc kháng chiến tiếp tục kéo dài. Tương truyền, để động viện tinh thần chiến đấu cảu quân sĩ, đêm đêm Lý Thường Kiệt cho người vào một ngôi đền trên bờ sông, ngân vang bài thở bất hủ:

“ Nam quốc sơn hà Nam đế cư,Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư.Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,Nhữ đẳng hành khan hủ bại hư.”

Cuối năm 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến cảu địch. Quân Tống thua to, “ mười phần chết đến năm, sáu”. Giữa lúc đó, Lý Thường Kiệt lại chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mền dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. Quách Quỳ chấp nhận, rút quân về nước.4/ Nguyên nhân thắng lợi:- Triều Lý và Lý Thường Kiệt biết xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân nhất là đoàn kết trong nội bộ triều Lý. Đây là cơ sở đầu tiên làm quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống.- Do kế sách đánh giặc đúng đắn của Triều Lý và Lý Thường kiệt.+ Chủ động tấn công để hạn chế sức mạnh cảu địch( kế sách “tiên phát chế nhân”).+ lợi dụng địa hình sông Cầu để xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt vững chắc.

- 3 -

Page 4: ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP · Web viewTừ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về

+ Kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mền dẻo-“ giảng hòa”.5/ Ý nghĩa lịch sử:-Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai ( 1075-1077) thắng lợi đã đập tan âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ cảu tổ quốc, đồng thời thắng lợi này còn có giá trị tăng cường sức phát triển toàn diện của quốc gia Đại Việt.- Chiến thắng Như Nguyệt đi vào lịch sử dân tộc như những chiến công oai hùng nhất.- Đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam, tư tưởng phòng ngự tích cực và đoàn kết toàn dân, toàn quân trong đánh giặc.

Câu 3: Ba lần khắng chiến chống xâm lược Mông –Nguyên:Giải:1/ Âm mưu xâm lược nước ta của Mông Cổ:- Thế kỷ XIII, đế quốc Mông Cổ được thành lập do Thành Cát Tư Hãn đứng đầu. Bằng sức mạnh của kỵ binh, đế quốc Mông Cổ đã gây nên nổi kinh hoàng cho nhiều nước ở Châu Á và Châu Aâu.- Năm 1257, Mông Cổ cho quân xâm lược nước ta để làm bàn đạp đánh chiếm Nam Tống (TQ).2/ Cuộc kháng chiến chống Mông Cổ lần 1 ( 1258).-Tháng 1/1258, khoảng 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy theo đường sông Thao tiến vào xâm lược nước nta.- Quân ta chủ động chặn đánh địch ở vùng Bình Lệ Nguyên ( Vĩnh Phúc). Do thế giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi Thăng Long xuôi về vùng Thiên Mạc (Hà Nam) thực hiện kế hoạch “vương không nhà trống”.- quân giặc chiếm được Thăng Long nhưng gặp phải khó khăn do thiếu lương thực. Nắm được thời cơ đó, quân ta tổ chức phản công. Đến 29/1/1258, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.3/ Cuộc kháng chiến chống Mông Cổ lần 2 (1285).* Nhà Nguyên âm mưu xâm lược nước ta:-Sau khi chiếm được Trung Quốc (1279), nhà Nguyên ráo riết thực hiện âm mưu xâm lược Đại Việt để làm cầu nối thôn tính các nước phía Nam Trung Quốc.- Để thực hiện âm mưu xâm lược Đại Việt, năm 1283, nhà Nguyên cho hơn 10 vạn quân Nguyên do tướng Toa Đô chỉ huy xâm lược Cham-Pa nhưng thất bại.* Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến:-Để bàn kế đánh giắc vua Trần đã triêuh tập hội nghi Bình tHan để bàn kế sách và tỏ rõ quyết tâm đánh giặc. Trần Quốc Tuấn được chọn làm tổng chỉ huy quân đội.- Năm 1285, vua Trần lại mở hội nghị Diên Hồng để đoàn kết toàn dân đánh giặc.* Diễn biến và kết quả cuộc chiến:-Tháng 1/1285, khoảng 50 vạn quân Nguyên do thái tử Thoát Hoan chỉ huy tràn vào xâm lược nước ta.- Do thế giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi Thăng Long lùi về vùng Thiên Trường (Nam Định) thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.- quân giặc chiếm được Thăng Long nhưng gặp rất nhiều khó khăn do thiếu lương thực.- Nắm được thời cơ đó, tháng 5/1285, quân ta tổ chức phản công và giành thắng lợi lớn ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương. Ngày 9/6/1285, Thoát Hoan cho quân rút khỏi Thăng Long, cuộc kháng chiến chống Mông –Nguyên lần thứ hai kết thúc thắng lợi hoàn toàn.4/ Chống quân nguyên xâm lược lần thứ 3 (1287 – 1288).* Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt:- Tháng 12/1287, 50 vạn quân Nguyên chia làm 3 đạo tiến sâu vào xâm lược nước ta:+ Đạo 1: do Thoát Hoan chỉ huy theo đường Lạng Sơn. Đay là dạo quân chủ lực.+ Đạo 2: Do Aùi Lỗ chỉ huy xuất phát từ Vân Nam theo sông Hồng.+ Đạo 3: Do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường sông Bạch Đằng. Đay là đạo quân chở lương thực.

- 4 -

Page 5: ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP · Web viewTừ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về

* Diến biến:- Lợi dụng sự sơ hở của giặc, Trần Khánh Dư đã cho quân bố trí trận địa mai phục ở Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hồ. Trận thắng này đã cắt đứt dạ dày của địch ngay từ đầu tạo cơ sở cho thắng lợi của ta sau này.- Tháng 2/1288, quân Nguyên chiếm được Thăng long nhưng gặp nhiều khó khăn do thiếu lương thực. Trước nguy cơ bi tiêu diệt, quân Nguyên chia làm hai đạo rút về nước: Đạo 1: theo đường sông Bạch Đằng. Đạo 2: theo đường Lạng Sơn.- Nắm được tình hình trên, quân ta tổ chức chặn đánh quân giặc: Đường thủy: quân ta tổ chức mai phục ở sông Bạch Đằng và giành thắng lợi lớn, đường bộ, quân ta truy kích đuổi giặc nhanh chóng rút về nước.* Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử:+ Nguyên nhân thắng lợi:- Do tinh thần yêu nước của nhân dân: Trong các cuộc kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước. Giặc đến đâu, nhân dân theo lệnh triều đình cất giấu lương thảo, của cải, thực hiện “vườn không nhà trống”, tự vũ trang đánh giặc, hăng hái tổ chức các đội dân binh phối hợp chiến đấu với quân triều đình, làm cho quân Nguyên lâm vào thế bị động, thiếu lương thực, phân tán lực lượng để đối phó và bị đánh bại.- Do tinh thần đoàn kết chống giặc: Trong cả ba lần chống quân xâm lược Mông – Nguyên, nhà Trần đã chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó, đoàn kết giữa triều đình với nhân dân. Các vua Trần thường về các địa phương để tìm hiều cuộc sống của nhân dân. Vua Trần thường nói với các quan trong triều: “Trẫm muốn ra ngoài để được nghe tiếng nói của dân và xem lòng dân, biết tình trạng khó khăn của dân”… Quý tộc, vương hầu nhà Trần chủ động giải quyết những bất hòa trong nội bộ vương triều, tạo nên hạt nhân của khối đoàn kết dân tộc mà Trần Quốc Tuấn là tiêu biểu. Ông là người yêu nước thiết tha, căm thù giặc cao độ, thương yêu nhân dân, quân lính hết lòng.- Do đóng góp lớn lao của Trần Quốc Tuấn: Trần Quốc Tuấn là nhà lí luận quân sự tài ba. Oâng là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư. Oâng còn là tác giả cảu Hịch Tướng sĩ. Với chức Quốc công tiết chế – Tổng chỉ huy duân đội, ông là người đã có công lao to lớn trong ba cuộc kháng chiến, đặc biệt là các cuộc kháng chiến lần thứ hai và thứ ba.- Thắng lợi của ba lần chống xâm lược Mông – Nguyên gắn liền với tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân ta, mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.- Thắng lợi cũng không thể tách rời chiến lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo của vương triều Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông và các danh tướng: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… Cách đánh giặc đúng đắn đó là: Thấy được chổ mạnh, chổ yếu của kẻ thù, tránh chổ mạnh và đánh vào chổ yếu của giặc; biết phát huy chổ mạnh, lợi thế của đất nước, của quân đội và nhân dân ta, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta đã được chuẩn bị trước; buộc giặc từ thế mạnh chuyển sang yếu, từ chủ động thành bị động để tiêu diệt chúng.+ Ý nghĩa lịch sử:-Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bào vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới bấy giờ, trong bối cảnh nhiều nuuwocs bị đánh bại và nô dịch, so sánh lực lượng giữa ta và địch rất chênh lệch. Điều đó càng khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, cũng cố niềm tin cho nhân dân.- Thắng lợi đó đã góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần xâm lược.

- 5 -

Page 6: ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP · Web viewTừ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về

- Thắng lợi đó đã để lại bài học vô cùng quý giá, đó là cũng cố khối đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc. “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”(Đại Việt Sử ký toàn thư)- Thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên không những bảo vệ được độc lập của Tổ quốc mà còn góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lươc của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á cảu Hốt Tất Liệt.

Câu 4: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 -1427).Giải:1/ Các cuộc khởi nghĩa trước khởi nghĩa Lam Sơn:- Năm 1407, nhà Minh cho quân sang xâm lược nước ta. Do không được nhân dân ủng hộ, cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng thất bại. Nhà Minh đặt ách thống trị trên đất nước ta. Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh, nhân dân ta đã đứng dậy khởi nghĩa , mở đầu là khởi nghĩa của Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng.- Trần Ngỗi là con của Trần Nghệ Tông, được suy tôn là Giản Định Đế, có nhiều tướng giỏi giúp sức như: Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Nghĩa quân Trần Ngỗi chiếm được vùng đất Thanh Hóa, Nghệ An. Tháng 12/1408 nghĩa quân thắng lớn trong trận Bô Cô ( Ý Yên, Nam Định) tiêu diệt 10 vạn quân Minh. Sau chiến thắng này nghĩa quân bị chia rẽ. Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân bị Trần Ngỗi sắt hại (1409). Do đó, lực lượng nghĩa quân suy yếu nhanh chóng. Trần Ngỗi bị bắt. Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi kết thúc.- Sau khi Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân bị sát hại, con của hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị đã tôn Trần Quý Khoáng ( cháu vua Trần Nghệ Tông) lên làm vua, tiếp tục cuộc kháng chiến chống Minh. Nghĩa quân làm chủ vùng đất rộng lớn từ Thanh – Nghệ đến Thuận Quảng. Về sau, Trương Phụ tăng cường viện binh đàn áp. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.2/ Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427): Sau chuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi và Trần quý Khoáng, ở nước ta lại nổ ra một chuộc khởi nghĩa lớn hơn, đó là cuộc khỡi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi đứng đầu. Khởi nghĩa Lam Sơn chia làm ba giai đoạn:* Giai đoạn 1: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở miền Tây Thanh Hóa (1418- 1423).- Ngày 7/2/1418 tại Lam Sơn (Thanh Hóa), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.- Đây là giai đoạn chiến đấu hết sức gian khổ của nghĩa quân Lam Sơn. Họ phải ba lần rút quân lên núi Chí Linh chống lại sự càn quét của giặc. Trong chiến đấu gian khổ, nhiều tấm gương yêu nước đã hy sinh, tiêu biểu là Lê Lai.* Giai đoạn 2: Mở rộng căn cứ vào Nghệ An, giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (1424- 1425):- Tháng 10/ 1424, theo kế hoạch của Nguyễn Chích, Lê Lợi cho đánh thành Trà Lân (Nghệ An), sau đó đánh thành Nghệ An mở rộng căn cứ đại ra Nghệ An, Thanh Hóa.- Tháng 8/1425, Lê Lợi cử Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân, Lê Nỗ … mang quân thủy bộ giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (nay là Bình Trị Thiên).* Giai đoạn 3: Tấn công ra Bắc giải phóng hoàn toàn đất nước( 1426 – 1427):- Tháng 9/1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra Bắc uy hiếp thành Đông quan, chặn viện binh giặc, giải phóng đất đai.- Cuối năm 1426, Vương Thông cho quân đánh vào chủ lực ta ở Cao Bộ (Hà Tây). Nắm được hướng tiên quân của giặc, quân ta tổ chức mai phục ở Tốt Động, Chúc Động. Kết quả: 5 vạn quân giặc bị tiêu diệt, Vương Thông bị thương tháo chạy về Đông Quan.- Tháng 10/ 1427, 15 vạn viện binh giặc do Liễu Thăng chỉ huy tiến vào nước ta theo hướng Lặng Sơn. Khi qua ải Chi Lăng. Liễu Thăng đã bị quân ta phục kích giết chết. Quân giặc tiếp tục tiến về

- 6 -

Page 7: ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP · Web viewTừ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về

thành Xương Giang nhưng thành này đã bị ta tiêu diệt từ trước chúng đành co cụm ở giữa đồng nên bị ta tiêu diệt gần hết. Không thể trông chờ vào viện binh được nữa, Vương Thông buộc phải xin hòa, cam kết rút quân về nước.* Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử:+ Nguyên nhân thắng lợi:- Cuộc khởi nghĩa Lam sơn thắng lợi vẻ vang là do nhân dân ta có lòng yêu nước nông nàn, ý chí bất khuất quyết tấm giành lại độc lập tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chiến đấu. Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt nam nữ, già trẻ, các thành phần dân tộc đều tham gia kháng chiến( gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lượng thực cho nghĩa quân…)- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gắn liền với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa cứu nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng đất nước.* Ý nghĩa lich sử: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra một thời kỳ phát triển mới cảu xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.

Câu 5: Cuộc khắng chiến chống quân Xiêm xâm lược ( 1784 – 1785):Giải:1/ Quân Xiêm xâm lược nước ta: - Xiêm là vương quốc mới thành lập từ thế kỷ XIII nhưng đã nhanh chóng phát triển thành một quốc gia hùng mạnh ở Đông Nam Á. Vào thế kỷ XVIII, các vua xiêm nhiều lần cho quân sang xâm lược các nước xung quanh, trong đó có Đàng Trong nước ta. Như vậy, vào thời điểm này, quân Xiêm đã có âm mưu xâm lược nước ta.- Sau thất bại 1783, Nguyễn Aùnh chạy sang xiêm xin cầu viện. Vua xiêm bấy giờ là Chakri ( Chất Tri) nhân cơ hội đó đã cho quân sang xâm lược nước ta. Tháng 7/1784, vua Xiêm cử 5 vạn quân sang xâm lược nước ta. Ba vạn quân bộ do tướng Lục Côn chỉ huy, 2 vạn quân thủy do 2 tướng Chiêu Tăng và Chiêu Sương chỉ huy. Đến cuối năm 1784, quân Xiêm đã tiến đến sông tiền và đóng quân ở Trà Tân. Gần 2/3 đất đai cảu Gia Định nằm trong vùng thống trị của quân Xiêm.2/ Diến biến trận Rạch Gầm, Xoài Mút:- Cuối năm 1784, khi thuận gió Nguyễn Huệ chỉ huy 2 vạn quân thủy bộ vào đóng ở Mỹ Tho, ở phía tả ngạn sông Tiền cách bản doanh của địch 40 km.- Đêm ngày 18/01/1785, lợi dụng ánh trăng Nguyễn Huệ cho dấu thủy quân , quân bộ, pháo binh ở Rạch Gầm và Xoài Mút, cù lao Thái Sơn và tả ngạn sông Tiền. Đêm đó, Nguyễn Huệ cho đội khinh binh đưa thuyền lên tận Trà Tân khiêu chiến nhằm dụ quân địch vào trận địa mai phục. Tảng sáng ngày 19/01, luc sông Tiền ở mức nước “kém” nhất trong năm sắp đổi triều, Nguyễn Huệ từ Mỹ Tho cho quân lên đánh vỗ mặt, quân thủy ở Rạch Gầm và Xoài Mút phóng ra chặn đầu và khóa đuôi, toàn bộ binh thuyền của quân Xiêm nằm trong tầm đại bác của pháp binh Tây Sơn. Nguyễn Huệ lại cho dùng hỏa lực công nên gần như toàn bộ quân xiêm bị đánh bất ngờ và bị tiêu diệt vào sớm ngày 19/01/1785. Số quân bộ tìm đường tẩu thoát nhưng cũng bị truy kích, chỉ còn vài ngàn tên sống sót chạy về nước. Trong trận này, Nguyễn Aùnh cũng bị bắt, nhưng sau trốn thoát được.3/ Phân tích nghệ thuật quân sự cảu Nguyễn huệ trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (trận Rạch Gầm, Xoài Mút). Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm thế kỷ XVIII với chiến thắng Rạch Gầm, Xoài Mút đã thể hiện rõ thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ. Nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ trong trận này thể hiện ở ba điểm sau:- Một là vấn đề thời điểm: Thời điểm mà Nguyễn Huệ chọn để đánh nhau với quân Xiêm là thời điểm lý tưởng nhất. Nguyễn huệ chọn đêm 18/01 để dấu quân, bố trí trận địa mai phục, khiêu chiến và tảng sáng ngày 19/01/1785 để đánh giặc. Có người hỏi, tại sao Nguyễn Huệ không chọn thời

- 7 -

Page 8: ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP · Web viewTừ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về

điểm nào khác mà chọn thời điểm này? Hay tại sao ông không đánh ngay quân Xiêm mới sang nước ta mà phải đợi đến tháng 1/1785 mới đánh?- Có thể thấy, Nguyễn Huệ không cho đánh quân Xiêm ngay khi chúng mới sang xâm lược nước ta mà phải đợi đến tháng 1/1785 mới đánh là đúng. Bởi vì ở thời điểm trước 1785, giữa Tây Sơn và quân Xiêm xét về tương quan lực lượng và nhiều thứ khác, ưu thế nghiêng hẵn về quân Xiêm. Trước hết, quan Xiêm đông hơn gấp gần 3 lần Tây Sơn (quân Xiêm có đến 5 vạn, chưa kể quân đội Nguyễn Aùnh dẫn đượng, trong khi Tây Sơn chỉ có 2 vạn). Quân Xiêm lại có nhiều tướng giỏi và có Nguyễn Aùnh dẫn đường. Điểm yếu thứ hai của quân Tây Sơn, khởi nghĩa Tây Sơn vốn là khởi nghĩa nông dân nhằm chống laị triều đình phong kiến nên chắc chắn sẽ chưa có được ý thức dân tộc một cách sâu sắc. Điểm yếu thứ ba của Tây Sơn là ở thời điểm trước 1785, quân Tây Sơn chưa có được đông đảo nhân dân Đàng Trong ủng hộ. Bấy giờ phần lớn nhân dân vẫn còn ủng hộ Nguyễn Aùnh, bởi vì trong tâm trí họ, các chúa Nguyễn là người có vai trò hết sức to lớn trong việc mở đất, phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân ở Đàng Trong. Điểm bất lợi thứ tư cho Tây Sơn là Đàng Trong là vùng đát mới được khai phá nên tổ chức làng xã chưa ổn định nên Nguyễn Huệ không thể tổ chức làng xã chiến đấu như các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm trước đây của dân tộc ta.- Rõ ràng ở thời điểm trước 1785, quân Xiêm mạnh hơn hẵn quân Tây Sơn. Nhưng quân Xiêm cũng bộc lộ điểm yếu căn bản củ chúng. Đó là bản chất của đội quân xâm lược. Đã là đội quân xâm lược thì chúng phải cướp bóc, giết người, cướp của, gây tội ác với nhân dân. Đay là điểm yếu căn bản của quân Xiêm và là cơ sở để Nguyễn Huệ lợi dụng đánh bại chúng.- Ngược lại quân Xiêm, quân Tây Sơn mặc dù có nhiều điểm yếu nhưng cũng có những điểm mạnh cơ bản. Đó là khởi nghia Tây Sơn là khởi nghĩa nông dân nhằm đem lại “ cơm no, áo ấm” cho nhân dân nen trước sau nghĩa quân Tây Sơn cũng được nhân dân ủng hộ. Hơn nữa, sau nhiều năm khỡi nghĩa, lực lượn Tây Sơn đã trưởng thành đủ sức đánh bại quân Xiêm. Quan trọng hơn hết, Tây Sơn có được người lãnh đạo tài ba, đó là thiên tài quân sự, anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.- Rõ ràng với lý do trên, Nguyễn Huệ không đánh quân Xiêm ngay lúc chúng mới xâm lược nước ta là để khai thác điểm yếu của quân Xiêm và phát huy điểm mạnh của minh vậy. Đây là sự lựa chọn thời điểm hết sức đúng đắn. Nhưng có người lại hỏi, tại sao Nguyễn Huệ không chọn tháng nào khác trong năm mà lại chọn tháng 1 để đánh? Bởi tháng 1 ở Gia Định (Nam Bộ ngày nay) là tháng mà mưc nước “kém” nhất trong năm. Điều này sẽ gây khó khăn cho các thuyền chuyến chở vốn rất to lớn của quân giặc khi chúng di chuyển đánh nhau với ta. - Thế tại sao ta lại chọn đêm 18/01 để dấu quân và khiêu chiến địch. Bởi vì đêm 18/01 có ánh trăng thuận lợi cho ta dáu binh và khiêu chiến địch và ngày 18/01/1785 cũng là ngày ta hẹn đánh nhau với địch. Do đó, khi Nguyễn Huệ cho quân lên tận Trà Tân khiêu chiến với quân Xiêm thì lập tức chúng dốc toàn quân đánh nhau với ta- thế là mắc mưu của ta.- Thế tại sao lại chọn tảng sáng ngày 19/01/1785 để đánh nhau với giặc mà không phải là trưa hay chiều? Bời vì Nguyễn Huệ đã tính được quãng đường từ Trà Tân đến Rạch Gầm – Xoài Mút dài khoảng 35 km. Nếu đêm 18/01 Nguyễn Huệ cho quân lên Trà Tân khiêu chiến và nhữ quân xiêm đến khi chúng vào trận địa mai phục ở Rạch Gầm- Xoài Mút thì trời sẽ vừa sáng. Rạng sáng thì nước ở sông tiên ở mức “kém” nhất trong ngày. Đó là thời điểm rất thích hợp để quân ta có thể lợi dụng để tiêu diệt các thuyền chiến vốn rất to lớn của giặc nếu chúng lọt vào trận địa mai phục của ta ở Rạch Gầm-Xoài Mút.- Đặc điểm thứ hai trong nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ ỏa Rạch Gầm- Xoài Mút là ông đã biết chọn địa hình chiến đấu hết sức phù hợp. Tại sao Nguyễn Huệ lại chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa mai phục và quyết chiến với quân xiêm? Bởi vì, đoạn sông này dài khoảng 6 km, rộng hơn 1 km, có chổ gần 2 km. Hai bên bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thới Sơn. Địa hình rất thuận tiện cho việc phục binh và tiêu diệt giặc.

- 8 -

Page 9: ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP · Web viewTừ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về

- Đặc điểm thức ba trong nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ trong trận Rạch Gầm-Xoài Mút là ông đã chọn cách đánh hết sức phù hợp và hiệu quả. Sau khi bố trí xong trận địa mai phục ở Rạch Gầm-Xoài Mút. Nguyễn Huệ cho quân lên tận Trà Tân (đại bản doạnh của quân Xiêm) khiêu chiến. Bây giờ là đêm 18/01, cũng là ngày Nguyễn Huệ hẹn ngày đánh nhau với quân Xiêm. Do đó, khi gặp quân ta khiêu chiến, quân Xiêm lập tức dốc toàn bộ lực lượng đuổi đánh. Quân ta vauwf đánh vừa giả vờ thua chạy, nhữ giặc vào trận địa mai phục ở Rạch Gầm-Xoài Mút. Khi toàn bộ quân Xiêm lọt vào trận địa mai phục, quân ta ở Rạch Gầm-Xoài Mút lập tức xông ra chặn đánh, khóa đuôi. Đồng thời ở hai bên bờ sông và ở cù lao Thới Sơn quân ta đồng loạt dùng cung tên, đại bác bắn dữ dội vào các thuyền chiến của giặc. Quân ta lại dùng hỏa công (hỏa hổ) nên 5 vạn quân giặc bi ta tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài ngàn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Như vậy, bằng cách đánh phù hợp, hiệu quả, quân ta đã tiêu diệt gần hết 5 vạn quân Xiêm chỉ trong 1 buổi sáng. Đây là chiến thắng nhanh nhất trong lịch sử các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cảu dân tộc ta, thể hiện rõ thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ.4/ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử:a/ Nguyên nhân thắng lợi:- Do tài năng quân sự có một không hai cảu Nguyễn Huệ. Oâng đã biết chon thời điểm, địa hình, cách đánh phù hợp. Ngoài tài năng quân sự có một không hai, Nguyễn Huệ cũng tỏ ra là một nhà chính trị, ngoại giao hết sức tài ba. Điều này thể hiện ở chổ: ông đã biết lợi dụng, khai thác điểm yếu của kẻ thù là bản chất cảu đội quân xâm lược để lôi kéo nhân dân về phía mình. Oâng cũng biết lợi dụng sự chủ quan của kẻ thù để đánh bại chúng đang ở trong thời điểm mạnh nhất ( về lực lượng, cả về tinh thần). Đây chính là sự khác biệt lớn giữa ông và các nhà quân sự tài ba của nước ta. - Quân Xiêm: quân Xiêm thất bại không phải do chúng yếu về lực lượng mà do sự chủ quan của chúng mang lại. Sự chủ quan này thể hiện ở chổ xem thường, đánh giá thấp nghĩa quân Tây Sơn và Nguyễn Huệ. Sự thất bại của quân Xiêm cũng bắt nguồn từ bản chất của chúng. Đó là bản chất cảu đội quân xâm lược. Đó là đội quân cướp nước, cướp ccuar, giết người, gây tội ác, gây hận thù sâu sắc trong nhân dân nên trước sau gì cũng bị tiêu diệt.b/ Ý nghĩa lịch sử: Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút chứng tỏ quân Tây Sơn đã trưởng thành về mọi mặt, thể hiện thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ. Phong trào Tây Sơn vươn lên làm nhiệm vụ cảu một phong trào dân tộc, làm cơ sở cho cuộc tấn công ra Bắc và đánh bại quân xâm lược Mãn Thanh sau này.

Câu 7: Công cuộc khai phá đất Đàng Trong của các chúa Nguyễn.Giải: 1/ Cơ sở tiền đề:- Do sức ép củ các thế lực xâm lược, bành trướng phương Bắc ( Trung Quốc, quân Trịnh) thường xuyên đe dọa, đòi hỏi các chúa Nguyễn phải mở rộng lãnh thổ về phía Nam để tăng cường sức mạnh phòng thủ.- Sự phát triển của các làng xã canh tác lúa nước, cùng nhu cầu khẩn hoang của nhà nước và nhân dân.- Sự lớn mạnh cảu các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỳ X- XVIII.- Nhà Lý mở đất đến cửa Việt (1069, nhà Trần mở đất đến cửa Đại (1306), nhà Hồ mở đất đến Quảng Ngãi (1402), nhà Lê mở đất đến Bình Định- Phú Yên (1471).2/ Chúa Nguyễn tiếp tục mở đất:- 1611, chúa Nguyễn mở đất đến Phú Yên.- 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần mở đất đến Khánh Hòa.- 1693, chúa Nguyễn Phúc Chu lấy nốt đất của Champa.3/ Nam Bộ:- Nguyên là đất Thủy Chân Lạp. Từ đầu thế kỳ XVII, nhân dân Thuận Quảng đã tự động di dân vào sinh sống.

- 9 -

Page 10: ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP · Web viewTừ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về

- 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gã công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp Chetta II, với điều kiện cho dân Việt được tự do vào làm ăn sinh sống mà không bị đóng thuế.- 1623, chúa Nguyễn cho lập trạm thu thuế ở Sài Gòn, đánh dấu chủ quyền của chúa Nguyễn ở đây.- 1679, các cựu đại thần nhà Minh là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên mang 50 chiến thuyền và 3000 quân xin vào tị nạn. Chúa Nguyễn Phúc Tần đã khôn khéo cho họ nhập cư ở vùng đất Mỹ Tho và Biên Hòa.- 1698, Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lí ở phía Nam đã lập phủ Gia Định.- 1708, Mạc Cửu- một cựu thần khác của nhà Minh, đem đất Hà Tiên dâng cho chúa Nguyễn. Như vậy, đến giữa thế kỷ XVIII, Đàng Trong được mở rộng từ sông Gianh đến Cà Mau, đặt dưới kiểm soát của chúa Nguyễn.4/ Chính sách khai thác vùng đất mới cảu chúa Nguyễn:- Đàng Trong là vùng đất rộng lớn, phì nhiêu cần nhiều lao động.Đó là:

- Người Việt: nông dân nghèo vùng Thuân Quảng, được chúa Nguyễn khuyến khích vào Nam khẩn hoang, lập làng.

- Địa chủ được mộ dân nghèo khẩn hoang.- Tù nhân, binh lính.- Đặc biệt người Hoa được chú trọng sử dụng. Người Hoa với khả năng tài chính, kinh doanh

đã tạo dựng các phố, chợ, tạo nên chất lượng mới trong dân cư Đàng Trong.- Người bản địa cũng đước sử dụng để khai thác các tiềm năng của vùng đất mới.

Nhờ chính sách khôn khéo về nhân lực, phù hợp với yêu cầu phát triền đất nước nên Đàng Trong nhanh chóng phát triển trở thành chổ dựa cho các chúa Nguyễn sau này.

5/ Chính sách phát triển kinh tế:- Mục tiêu: Xây dựng Đàng Trong lớn mạnh để có khả năng đương đầu với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.- Biên pháp:+ Khai hoang, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.+ Chú trọng phát triển nền kinh tế hàng hóa và nền thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương: Nhà Nguyễn kêu gọi đầu tư nguồn nhân lực, tài chính hàng hóa nước ngoài.

Câu 8: Sự phát triển kinh tế hàng hóa:Giải:1/ Sự phát triển kinh tế hàng hóa:a/ Nông nghiệp: Các sản phẩm: gạo, tiêu, cau, gỗ, trầm hương, hải sản, yến sào.b/ Thủ công nghiệp: Gồm các ngành: Dệt, làm gốm, đúc đồng, làm đường, khai thác yến sào, khai thác mỏ, chế tạo và sửa chữa đồng hồ, làm kính thiên lí ….c/ Thương nghiệp:-Trong nước: xuất hiện nhiều chợ, phố, thị tứ.- Ngoại thương: rất phát triển. Các chúa Nguyễn buôn bán với các nước:+ Trung Quốc:: từ thế kỷ XVII, nhiều thương nhân Trung Quốc đã buôn bán với Đàng Trong. Người Hoa buôn bán ở hầu khắp các vùng đất Đàng Trong, tập trung ở phố Hội An, phố Thanh Hà, phố Nước Mặn.+ Nhật Bản: Từ thế kỷ XVIII, thương nhân Nhật Bản đã đến nước ta buôn bán. Người Nhật buôn bấn nhiều ở Hội An.+ Bồ Đào Nha: là khách hàng phương Tây đến buôn bán sớm nhất với Đàng Trong. Họ không lập thương điếm mà trao đổi trực tiếp.

- 10 -

Page 11: ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP · Web viewTừ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về

+ Hà Lan: từ thế kỳ XVII, người Hà Lam đến buôn bán, lập thương điếm ở Đàng Trong. Nhưng về sau, họ có âm mưu liên kết với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài để đánh chiếm Đàng Trong. Vì thế, chuá Nguyễn cho đóng cửa thương điếm, cự tuyệt buôn bán, qua lại.+ Anh: người Anh đặt quan hệ buôn bán với Đàng Trong từ cuối thế kỷ XVII nhưng họ lại có âm mưu xâm lược Đàng Trong nên bị chúa Nguyễn cắt đứt quan hệ.+ Pháp: người Pháp đến đặt quan hệ buôn bán với Đàng Trong từ giữa thế kỷ XVIII nhưng mục tiêu lớn của họ là nhằm thăm dò để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược thực dân sau này nhiều hơn buôn bán.2/ Sự phồn thịnh của các đô thị:- Quá trình phát triển kinh tế hàng hóa và mở rộng ngoại thương đã làm phồn thịnh một số đô thị ở Đàng Trong mà tiêu biểu là Hội An ( Quảng Nam, Thanh Hà ( Thừa Thiên Huế ), Nước Măn ( Bình Định ) vào thế kỷ XVII.- Hội An: tập trung rất nhiều người nước ngoài đến làm ăn sinh sống như: người Hoa, người Nhật, người Bồ Đào Nha, người Hà Lan …. Trong đó, người Hoa giữ vai trò quan trọng nhất ở Hội An.- Thanh Hà: Cũng tập trung nhiều thương nhân nước ngoài và người Hoa vẫn giữ vai trò quan trọng ở đây.- Nước Mặn: XVII, phố Nước Măn là thương cảng chính của phủ Quy Nhơn có quan hệ buôn bán với nhiều nước. - Các đô thị Đàng Trong thinh vương trong hai thế kỷ XVII – XVIII, về sau do hiện tượng bồi đắp lạch sông, cửa biển, thuyền bè cập bến khó khăn đành phải chuyển đổi vị trí. Nhu cầu trao đổi hàng hóa sau chiến tranh Trịnh – Nguyễn không còn mạnh mẽ, luồng buôn bán với các nước phương Tây không còn thường xuyên ….nên các đô thị ngày càng sa sút. Chỉ có Hội An gắng gượng và đứng vững được trong thế kỷ XIX, hiện nay trở thành di sản văn hóa thế giới.

Phần: LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN-HIỆN ĐẠICâu 1: Phân tích vao trò của NAQ trong việc tiếp thu truyền bá CN Mác-Lênin và tổt chức phong trào cộng sản làm tiền đề dẫn đến hình thành chímh Đảng của g/c vô sản ở VN giai đoạn 1920-1930.Giải:1. Phân tích vai trò NAQ trong việc tiếp thu truyền bá CN Mác – Lênin- Sau nhiều năm bôn ba hại ngoại tìm đường cứu nước, NAQ đã bắt gặp con đường cứu nước bằng thắng lợi c/m Tháng 10 Nga năm 1917, gia nhập ĐCS Pháp, sự kiện đó đánh dấu quá trình bắt đầu tiếp thu CN Mác-Lênin của NAQ.- NAQ bắt đầu tiếp thu CN Mác-Lênin, sự kiện tháng 7-1920 khi bắt gặp tác phẩm của Lênin trên báo Nhân Đạo “Sơ khảo về luận cương lần thứ I” trong đó lập trường ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa của quốc tế Công sản Đảng. Từ đó NAQ say sưa tìm trên hiểu trau dồi lý luận CN Mác và quyết tâm đi về phía quốc tế Cộng sản .- Quá trình tiếp thu CN Mác-Lênin cảu NAQ đạt đến độ chín muồi, cuối năm 1920, sau Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã Hội Pháp ở thành phố Tua, NAQ đã thể hiện lập trường dứt khoát đứng về phía những người công sản, ủng hộ Quốc tế 3. Đặc biệt có tham gia thành lập Đảng Công sản Pháp, sự kiện đó thể hiện nhận thức của NAQ đã chuyển sang lập trường CN Mác-Lênin.- Từ cuối năm 1920-1924, NAQ một mặt ra sức học hỏi, trau dồi rèn luyện nâng cao lý luận Mác-lênin, mặt khác ra sức tuyên truyền vận động CN Mác –Lênin đến các dân tộc thuộc địa trong đó có Việt Nam. Được thể hiện cụ thể qua 1 số sự kiện hoạt động tiêu biểu: Đồng sáng lập Hội Liên Hiệp thuộc địa ở Pháp, cung với những nhà yêu nước xuất bản tờ báo “ Người Cùng Khổ” tháng 4/1922, tham gia Đại hội Quốc tế nông dân tại Liên Xô tháng 10/1923, tham dự ĐẠi hội 5 Quốc tế Công sản tại Matxơcơva ở Liên Xô tháng 7/1924. Qua các hoạt động đó NAQ đa viết nhiều tham luận, nhiều

- 11 -

Page 12: ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP · Web viewTừ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về

bài báo thể hiện nhận thức sâu sắc CN Mác-Lênin, lên án CN đế quốc, kê gọi nhân dân thuộc địa đứng lên chống CN đế quốc và đi theo con đường CN Mác –Lênin đề ra.- Đến cuối 1924, đa nhận thấy truyền bá CN Mác-Lênin trực tiếp về nước, đến Trung Quốc tìm gặp những nhà yêu nước đang lưu vong tại đó và đưa họ đi theo con đường CN Mác –Lênin, tuyên truyền CN Mác-Lênin về trong nước.- Tháng 6/1925 NAQ đã thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên là nhằm mục đích tập hợp đội ngũ CM và hướng tổ chức Hội đi theo con đường CN Mác-Lênin. Đồng thời thông qua Hội để tổ chức truyền bá CN Mác-Lênin váo Việt Nam. Hoạt động của NAQ được thể hiện thông qua việc tổ chức các lớp huấn luyện tập huấn mà người đứng lớp là NAQ, mục đích là trang bị nhữn kiến thức cơ bản về CN Mác – Lênin cho Hội viên về truyền bá vào trong nước. Bên cạnh đó NAQ cho xuất bản tờ báo Thanh Niên số đầu tiên 24/06/1925, Người vừa chủ bút, vừa là người viết bài chính, mục đích là tuyên truyền tư tưởng quảng bá CN Mác-Lênin đến với nhân dân VN. Ngoài ra 1927, NAQ cho xuất bản tác phẩm “Đường cách mệnh” , với mục đích trình bày những luận điểm cơ bản của CN Mác-Lênin và con đường CM của VN để làm tài liệu tham khảo cho các hội viên đi theo con đường CM. Đồng thời cũng là tài liệu tuyên truyền trực tiếp cho người đọc.- Từ 1925 – 1929 thông qua đội ngũ hội viên, thông qua tờ báo Thanh niên, qua tác phẩm “ Đường cách mệnh”, CN Mác-Lênin được truyền bá rộng rãi ở VN. Đặc biệt qua trong trào vô sản hoá 1928-1929 của các hội viên VN CM Thanh niên kể cả các Đảng của tổ chức Tân Việt Đảng, CN Mác-Lênin đã ngày càng thấm sâu vào công nhân và phong trào yêu nước VN, dânc đến hình thành các tổ chức cộng sản 1929. Sự hình thành các tổ chức Cộng sản đã tạo thành phong trào cộng sản sôi động trong cả nước và dẫn đến sự hình thành Đảng Cộng Sản Việt Nam 1930.

2. Vai trò NAQ trong tổ chức trong trào Công sản.- Hội Việt Nam CM Thanh niên là tổ chức đầu tiên truyền bá CN Mác-Lênin vào VN, hoạt động của Hội 1925 – 1929 đa thúc đẩy quá trình kết hợp giữa CN Mác-Lênin và phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn đến sự hình thành các tổ chức vô sản ở VN, là tổ chức khởi đầu cho phong trào CM vô sản ở VN.- Dưới tác động cảu phong trào công nhân từ 1929 đã xuất hiện chi bộ đầu tiên ở Bắc Kỳ, từ tháng 6/1929 trở đi lần lượt xuất hiện 3 tổ chức CS trên đất nước. Đông Dương công sản ở Bắc kỳ, An Nam công sản ở Nam Kỳ, Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn ở Trung Kỳ.- Sự xuất hiện đồng thời 3 tổ chức CS thể hiện sự chín muồi của phong trào CS ở VN, có tác dụng thúc đẩy phong trào công nhân, phong trào yêu nứớc phát triển lên cao. Tuy nhiên lại gây cản trở cho sự phát triển chung của phong trào do thiếu thống nhất về tổ chức và lãnh đạo. Vì vậy yêu cầu khách quan phong trào CS ở VN là phải nhanh chóng hình thành 1 chính đảng duy nhấy ở VN để đủ sức đối phó mọi thủ đoạn của kẻ thù.- Cũng trong thời gian đó quốc tế CS cũng có chủ trương thống nhất phong trào CS ở Đông Dương 27/10/1929 đã có chỉ thị yêu cầu những người CS Đông Dương phải xoá bỏ những tổ chức riêng lẻ để tổ chức 1 tổ chức chung, yêu cầu đó phù hợp với yêu cầu khách quan của CM VN.- Trước nhu cầu khách quan của CM và chỉ thị của quốc tế CS, NAQ đã đứng ra đảm nhận vai trò triệu tập các đại biểu để bàn việc hợp nhất. Kết quả từ 6/1 đến 8/2/1930 Hội nghị bàn về việc hợp nhất đã được tiến hành và cuối cùng Đảng CSVN đã ra đời, trên cơ sở hợp nhất các tổ chức riêng lẻ và Đảng CSVN là chính Đảng của giai cấp vô sản VN.- Như vậy từ 1925 đầu 1930, NAQ dự 1 vai trò hết sức to lớn trong việc tổ chức phong trào CS ở VN, thúc đẩy sự chín muồi của CS và đảm nhận vai trò triệu tập các đại biểu riêng lẻ oả cac tổ chức để hình thành Đảng CS duy nhất ở VN ngày 3/3/1930 tên gọi là ĐCSVN.

Câu 2: Hoàn cảnh ra đời và nội dung cảu tác phẩm “Đường cách mệnh”? Cương lĩnh chính trị đầu tiên cảu ĐCSVN kế thừa và phát triểm gì từ tác phẩm trên?Giải:

- 12 -

Page 13: ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP · Web viewTừ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về

1. Hoàn cảnh và nội dung:a, Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Đường cách mệnh.

- Việc thành lập Hội VNCM Thanh niên 6/1925 để đame nhận việc truyền bá CN Mác-Lênin, cần phải trang bị kiến thức, lý luận CN Mác-Lênin cho Hội viên. Vì vậy ngay từ khi thành lập đến 1927 NAQ đã tổ chức nhiều khoá huấn luyện ngắn ngày, người soạn bài giảng và dạy cho hội viên đều do NAQ đảm nhận.- Từ 1925- 1927, đã có những lớp huấn luyện ngắn ngày tại Quảng Châu (Trung Quốc) nhiều bài giảng do NAQ soạn thảo được hình thành. Vì vậy 1927 nhận thấy phải hệ thống lại các bài giảng của mình. Đồng thời có tài liệu giúp cho các hội viên tham khảo CN Mác-Lênin khi nghiên cứu CN Mác-Lênin về CM VN. NAQ đã tập hợp cá bài giảng lại thành cuốn sách “ Đường Cách Mệnh”.- Tác phẩm “Đường cách mệnh” được xuất bản tại Quảng Châu ( Trung Quốc) không chí giúp cho các hội viên có tài liệu tuyên truyền mà tuyên truyền trực tiếp đến người đọc, góp phần đưa CN Mác-Lê nin thấm sâu vào CM VN.b, Nội dung: Có 5 nội dung cơ bản đề cập đến cốt lõi cảu CM dân tộc:- Đường Cách mệnh khẳng định CM VN phải đi theo con đường CM tháng mười Nga 1917. ( tính chất CM vô sản).- Đường cách mệnh khẳng định công – nông là gốc cách mệnh.(động lực CM là g/c công nhân và nông dân).- Học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn cách mệnh của công nông. (lực lượng CM).- CM An Nam là một bộ phận cuả CM thế giới.- Muốn cách mệnh thắng lợi, thì phải có 1 Đảng theo CN Mác-Lênin.2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên kế thừa và phát triển gì?- Cương lĩnh xác định tính chất cụ thể cảu CM VN: Tư sản dân quyền CM và thổ địa CM. Để đi tới XH cộng sản, ( CM dân tộc dân chủ).- Đề ra nhiệm vụ cảu CM VN là phải đánh đổ CN đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, dựng nên chính phủ công – nông – binh và tịch thu ruộng dất của địa chủ chai cho dân cày nghèo.( Đây là nội dung mới ).- Đảng phải là tập hợp được giai cấp mình ( công nhân, vô sản ) và làm cho g/c minh lãnh đạo được dân chúng, đồng thời phải dựa vào những hạng dân cày nghèo để tiến hành tịch thu ruộng đất chia cho nông dân nghèo.- Cương lĩnh đi đến phân tích, đánh giá vị trí , thái độ của từng g/c, chủ trương lôi kéo, tập hợp tư sản bậc trung, tư sản nhỏ, đại chủ bậc trung, địa chủ nhỏ, trung nông phú nông, tiểu tư sản, trí thức về phía công nông. Tập trung để đánh đại tư sản, đại địa chủ.- Tiếp tục khẳng định CM VN là 1 phần của CM thế giới.- Cương lĩnh xác định rõ Đảng là đội tiên phong cảu g/c vô sản, phải làm cho g/c vô sản lãnh đạo được CM, làm cho g/c nông dân có niền tin vào vai trò lãnh đạo của g/c vô sản, đội tiên phong của g/v vô sản là Đảng CS. Thông qua nội dung Đường cách mệnh và cương lĩnh chính trị có thể khẳng định , những tư tưởng cốt lõi được hình thành từ tác phẩm Đường Cách Mệnh có thể kế thừa từ cương lĩnh chính trị 10/1930, bên cạnh đó cương lĩnh chính trị đầu tiên còn thể hiện một số nội dung cụ thể hoặc bổ sung một số nội dung mới. Đặc biệt chỉ rõ 2 giai đoạn của CM VN là 2 nhiện vụ cơ bản cảu CM VN là đánh đổ tư sản và thổ địa CM. Quan điểm mới về mở rộng lực lượng CM để tập trung sức mạnh của toàn dân để đấu tranh CM, những bổ sung và phát triển mới vừa mang ý nghĩa thực tiễn vừa có đón góp về lý luận 1 cách sâu sắc làm phong phú hơn về kho tàng lý luận CN Mác–Lênin.

Câu 3: Bối cảnh lịch sử dẫn đến thành lập ĐCSVN? Nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?

- 13 -

Page 14: ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP · Web viewTừ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về

Giải: 1/ Bối cảnh:- Thông qua hđ của Hội VNCM Thanh Niên, CN Mác-Lênin ngày càng đi sâu vào cm VN, đặc biệt là qua phong trào vô sản hoá 1928-1929 của Hội VN CM thanh Niên, của Tổ chức Tân Việt cm Đảng, CN Mác-Lênin đã kết hợp chặt chẽ với phong trào công nhân với phong trào yêu nước, dẫn đến sự hình thành phong trào cm vô sản sôi động ở VN. - Qua phong trào vô sản hoá công nhân VN đã có sự trưởng thành vượt bậc, công nhân VN có sự chuyển mình từ tự giác sang tự phát. Cần có tổ chức để lãnh đạo phong trào.- Trước nhu cầu đòi hỏi phong trào công nhân và sự gắn kết nhuần nhuyễn giữa 3 yếu tố CN Mác-Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước. Từ đầu năm 1929 đã suất hiện chi bộ Đảng đầu tiên ở Bắc Kỳ sau đó lần lượt hình thành 3 tổ chức Cộng Sản ở 3 miền trên đất nước từ tháng 6/ 1929. Đông Dương CS Đảng ở Bắc Kỳ, An Nam CS Đảng ở Nam Kỳ, Đông Dương CS Liên Đoàn ở Trung Kỳ, sự xuất hiện 3 tổ chức CS lớn ở Vn đã thúc đẩy phong trào lên cao và thể hiện sự chín muồi của phong trào CS nhưng đồng thời cũng gây trở ngại chung về tổ chức, lãnh đạo, yêu cầu chung là phải hợp nhất các tổ chức CS thành 1 Đảng duy nhất mới đủ sức đối phó với kẻ thù.- Cũng vào thời điểm đó các giai cấp, các Đảng phái chính trị khác đều lần lượt thể hiện sự bất lực trong nhiệm vụ dẫn dắt dân tộc đến đấu tranh độc lập, tiêu biểu nhất là sự thất bại của VN Quốc Dân Đảng của Nguyễn Thái Học qua cuộc khỡi nghĩa Yên Bái. Bằng cần có chính Đảng đủ sức tập hợp lực lượng toàn dân để giải quyết vấn đề dân tộc.- Cũng cùng lúc ấy Quốc Tế CS cũng có chủ trương thống nhất tổ chức CS ở Đông Dương, đã có chỉ thị ngày 27/10/1929, yêu cầu những người CS Đông Dương thống nhất tổ chức.- Trước yêu cầu khách quan của lịch sử và Quốc Tế CS, NAQ đã đứng ra triệu tập hội nghị đại biểu bàn về việc thống nhất, từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930 hội nghị được tiến hành tại Hương Cảng (TQ), các đại biểu đã phân tích tình hình thế giới và trong nước, xoá bỏ những khiêu khích, chia rẽ trong nội bộ và nhất trí đai đến hợp nhất thành 1 Đảng duy nhất lấy tên là ĐCS VN.- Hội nghị đã tiến hành thông qua những văn bản do NAQ soạn thảo bao gồm: Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, cương lĩnh vắn tắt, điều lệ vắn tắt, lời kêu gọi của Đảng CS, năm văn bản được gọi là cương lĩnh chính trị, cũng được coi là nội dung của đường lối chính trị của Đảng CS VN vào tháng 2/1930.2 Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị:- Cương lĩnh xác định tính chất cụ thể cảu CM VN: Tư sản dân quyền CM và thổ địa CM. Để đi tới XH cộng sản, ( CM dân tộc dân chủ).- Đề ra nhiệm vụ cảu CM VN là phải đánh đổ CN đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, dựng nên chính phủ công – nông – binh và tịch thu ruộng dất của địa chủ chai cho dân cày nghèo.( Đây là nội dung mới ).- Đảng phải là tập hợp được giai cấp mình ( công nhân, vô sản ) và làm cho g/c minh lãnh đạo được dân chúng, đồng thời phải dựa vào những hạng dân cày nghèo để tiến hành tịch thu ruộng đất chia cho nông dân nghèo.- Cương lĩnh đi đến phân tích, đánh giá vị trí , thái độ của từng g/c, chủ trương lôi kéo, tập hợp tư sản bậc trung, tư sản nhỏ, đại chủ bậc trung, địa chủ nhỏ, trung nông phú nông, tiểu tư sản, trí thức về phía công nông. Tập trung để đánh đại tư sản, đại địa chủ.- Tiếp tục khẳng định CM VN là 1 phần của CM thế giới.- Cương lĩnh xác định rõ Đảng là đội tiên phong cảu g/c vô sản, phải làm cho g/c vô sản lãnh đạo được CM, làm cho g/c nông dân có niền tin vào vai trò lãnh đạo của g/c vô sản, đội tiên phong của g/v vô sản là Đảng CS. Thông qua nội dung Đường cách mệnh và cương lĩnh chính trị có thể khẳng định , những tư tưởng cốt lõi được hình thành từ tác phẩm Đường Cách Mệnh có thể kế thừa từ cương lĩnh chính trị 10/1930, bên cạnh đó cương lĩnh chính trị đầu tiên còn thể hiện một số nội dung cụ thể hoặc bổ sung

- 14 -

Page 15: ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP · Web viewTừ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về

một số nội dung mới. Đặc biệt chỉ rõ 2 giai đoạn của CM VN là 2 nhiện vụ cơ bản cảu CM VN là đánh đổ tư sản và thổ địa CM. Quan điểm mới về mở rộng lực lượng CM để tập trung sức mạnh của toàn dân để đấu tranh CM, những bổ sung và phát triển mới vừa mang ý nghĩa thực tiễn vừa có đóng góp về lý luận 1 cách sâu sắc làm phong phú hơn về kho tàng lý luận CN Mác–Lênin.

Nội dung 3,4:Câu 1: Chứng minh phong trào cm 1930-1931 có quy mô rộng lớn, có hình thức đấu tranh quyết liệt, có tinh thần cm triệt để. Vì sao phong trào cm thất bại ?Giải:1. Chứng minh.a/ Phong trào có quy mô rộng lớn: - Phong trào đã nổ ra trên 1 phạm vị có tính chất toàn quốc, ngay cả miền Nam vốn là đất rộng người thưa, từ 1930-1931 phong trào diễn ra 3 giai đoạn rất rõ: Giai đoạn khởi đầu trứơc tháng 5/1930, giai đoạn từ tháng 5/1930-1931 diễn ra sôi nổi đã lan ra khắp cả nước là giai đoạn đỉnh cao. Giai đoạn thoái trào đi đến thoái trào từ tháng 5/1931 trở về sau.- phong trào 1930-1931 rộng lớn có những điểm là tập hợp nhiều thành phần xã hội tham gia: Công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, quần chúng nhân dân ở các đô thị trong đó có nhiều thành phần xã hội khá đông đảo tham gia thể hiện quy mô rộng lớn của phong trào.- Phong trào có quy mô rộng lớn thể hiện số lượng nổ ra ngày càng nhiều, từ những cuộc đấu tranh của công nhân đến cuộc đấu tranh của nông dân lan đến đấu tranh ở các đô thị. Từ tháng 5/1930 có 54 cuộc đấu tranh, từ tháng 6-8/1930 đã có 121 cuộc đấu tranh, tháng 10/1930 đấu tranh lến tới 362 cuộc đấu tranh.- Quy mô rộng lớn thể hiện trong từng cuộc đấu tranh, quần chúng tham giacũng hết sức đông đảo, thu hút hàng trăm hàng vạn người tham gia, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của nông dân nhiều huyện ở Nghệ An, Hà Tỉnh như Thanh Chương, Nam Đàn, Đức Thọ, …b/ Phong trào có hình thức đấu tranh quyết liệt.- Trong phong trào 1930-1931 các cuộc đấu tranh diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, ban đầu hình thức đấu tranh đang còn ở mức ôn hoà như bãi công, bãi khoá, bãi thị, dần dần xuất hiện những hình nthức mạnh mẽ hơn như biểu tình, mít tinh, đưa yêu sách, thâm chí đưa mục tiêu quyết liệt hơn là đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang tự vệ để đấu tranh chống lại bọn thực dân Pháp và tay sai.- Qua phong trào 1930-1931 quần chúng cm còn tiến lên dùng bạo lực để lật đổ chính chính quyền của địch, thành lập chính quyền mới và sử dụng chính quyền mới để điều hành mọi hoạt dộng của cuộc sống, tiêu biểu là ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Tiêu biểu là tiến công lật đổ chính quyền địch là biểu hiện cao của hình thức đấu tranh 1930-1931.- Để đối phó với phong trào 1930-1931 địch đã dùng nhiều thủ đoạn để đàn áp, đặc biệt khi đối phó với phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, Pháp đã dùng nhiều sức mạnh vũ lực để đàn áp khốc liệt bắn giết dã man, nhiều phong trào đỗ máu, nhiều nơi Pháp bắn thẳng vào quần chúng, ném bom thẳng vào đoàn biểu tình, chết nhiều do đàn áp dã man của kẻ thù, biểu hiện sức đàn áp dã man của kẻ thù cũng là biểu hiện hình thức đấu tranh quyết liệt cảu ta và phong trào đã đạt đến phong trào đấu tranh quyết liệt.c/ Phong trào có tính chất cm triệt để: -Trong phong trào 1930-1931, quần chúng cm đã hắng hái tham gia đấu tranh, tinh thần đấu tranh của quần chúng hết sức cao độ bất chấp sự đàn áp dã man tàn bạo của kẻ thù, địch càng đàn áp, quần chúng càng kiên quyết đấu tranh, điều đó thể hiện tinh thần cm triệt để của quần chúng công-nông.- Trong quá trình đấu tranh nhiều nơi tại Nghệ An và Hà Tĩnh quần chúng cm còn tiến lên xoá bỏ chính quyền của địch thành lập chính quyền Xô Viết theo kiểu Nga, sử đung chính quyền Xô Viết để tổ chức cuộc sống mới đó là hoạt động cm của quần chúng công –nông.

- 15 -

Page 16: ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP · Web viewTừ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về

- Chính quyền Xô Viết ở nhiều nơi cũng đã bắt tay triệu tập tiến hành mọi mặt của đời sống với mong muốn tạo dựng một chế độ xã hội mới cụ thể về mặt chính trị chính quyền Xô Viết ban bố quyền tự do dân chủ cho nhân dân, giữ gìn trật tự trị an xã hội, kiên quyết trừng trị các thế lực thù địch.+ Về kinh tế, chính quyền Xô Viết đã tuyên bố xoá nợ cho nông dân, thực hiện giảm sưu giảm thuế, thủ tiêu những những thứ thuế bất hợp lý. Đặc biệt chính quyền Xô Viết còn tiến hành chia lại ruộng đất công cho cả nam lẫn nữ. Và động viên nhân dân đoàn kết gúp đỡ lẫn nhau phát triền sản xuất đời sống.+ Trên lĩnh vực VH-GD chính quyền Xô Viết kêu gọi nhân dân bài trừ tệ nam xã hội, bài trừ các thủ tục, tổ chức cứu tế XH để giúp đỡ những người thiếu đói. Ngoài ra chính quyền còn cho mở lớp để dạy chữ cho con em, xoá nạn mù chữ cho người lớn, những việc làm của chính quyền Xô Viết là biểu hiện của tình thần muốn đưa sự nghiệp cm đi đến cùng. Như vậy phong trào 1930-1931, với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh là thể hiện của 1 phong trào có quy mô rộng lớn với nhiều hình thức đấu tranh quyết liệt và thể hiện ý chí tinh thần cm hết sức triệt để của quần chúng công –nông. Tuy nhiên, phong trào 1930-1931, cuối cùng cũng bị đàn áp và đi đến chấm dứt.2/ Vì sao phong trào 1930-1931 thất bại? Có 5 nguyên nhân:- Bời vì phong trào nổ ra trong điều kiện tình thế cm chưa chín muồi. Thế và lực cảu Pháp và tay sai còn nguyên vẹn, thế và lực của quần chúng cm chưa hề được tăng lên vì thế tương quan lực lượng còn nghiêng hẵn về phía kẻ thù, đich quá mạnh, phía cm thì yếu thế.- Trong điều kiện tình thế cm chưa chín muồi, thời cơ cm chưa hề xuất hiện, nhưng quần chúng vẫn đứng dậy đấu tranh quyết đưa cuộc đấu tranh đi đến cùng. Vì vậy gặp phải kháng cự quyết liệt của kẻ thù, Vì vậy chịu sự thất bại.- Phong trào 1930-1931, thất bại còn xuất phát do nguyên nhân: Do cấp uỷ ở một số địa phương đã có chủ trương không đúng, thậm chí đi ngược lại tinh thần cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng làm phong trào dần dần đi đến bị cô lập và mất khả năng tập trung lực lượng cm, tập trung quần chúng cm. Cụ thể các nơi tập trung chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh đưa ra khẩu hiệu: “Trí, phú, địa hào – Đào tận gốc, trốc tận rễ”. Một số nơi cấp uỷ đã không tuân thủ những chủ trương của TW một cách triệt để. Đặt biệt là trong chủ trương vũ trang tự vệ, tiến thoái không đúng lúc đã gây nhiều tổn thất nặng nề cho phong trào.- Mang gía trị nhận thức lý luận là do Đảng CS VN mới ra đời, tổ chức ĐCS chưa có mặt đều khắp nơi, nhận được sự tham gia còn yếu mỏng, phương pháp tổ chức, tập hợp lực lượng quần chúng chưa có kinh nghiệm do ĐCS mới thành lập nên non yếu về nhiều mặt, chưa đử bản lĩnh lãnh đạo đấu tranh. Vì vậy trong quá trình lãnh đạo cm còn mắc một số sai lầm khiếm khuyết dẫn đến phong trào không đi đến thắng lợi.

Câu 2: Phân tích nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh gnhiệm từ phong trào 1930-1931.Giải:1/Nguyên nhân: Có 5 nguyên nhân:- Bời vì phong trào nổ ra trong điều kiện tình thế cm chưa chín muồi. Thế và lực cảu Pháp và tay sai còn nguyên vẹn, thế và lực của quần chúng cm chưa hề được tăng lên vì thế tương quan lực lượng còn nghiêng hẵn về phía kẻ thù, đich quá mạnh, phía cm thì yếu thế.- Trong điều kiện tình thế cm chưa chín muồi, thời cơ cm chưa hề xuất hiện, nhưng quần chúng vẫn đứng dậy đấu tranh quyết đưa cuộc đấu tranh đi đến cùng. Vì vậy gặp phải kháng cự quyết liệt của kẻ thù, Vì vậy chịu sự thất bại.

- 16 -

Page 17: ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP · Web viewTừ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về

- Phong trào 1930-1931, thất bại còn xuất phát do nguyên nhân: Do cấp uỷ ở một số địa phương đã có chủ trương không đúng, thậm chí đi ngược lại tinh thần cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng làm phong trào dần dần đi đến bị cô lập và mất khả năng tập trung lực lượng cm, tập trung quần chúng cm. Cụ thể các nơi tập trung chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh đưa ra khẩu hiệu: “Trí, phú, địa hào – Đào tận gốc, trốc tận rễ”. Một số nơi cấp uỷ đã không tuân thủ những chủ trương của TW một cách triệt để. Đặt biệt là trong chủ trương vũ trang tự vệ, tiến thoái không đúng lúc đã gây nhiều tổn thất nặng nề cho phong trào.- Mang gía trị nhận thức lý luận là do Đảng CS VN mới ra đời, tổ chức ĐCS chưa có mặt đều khắp nơi, nhận được sự tham gia còn yếu mỏng, phương pháp tổ chức, tập hợp lực lượng quần chúng chưa có kinh nghiệm do ĐCS mới thành lập nên non yếu về nhiều mặt, chưa đử bản lĩnh lãnh đạo đấu tranh. Vì vậy trong quá trình lãnh đạo cm còn mắc một số sai lầm khiếm khuyết dẫn đến phong trào không đi đến thắng lợi.2/ Ý nghĩa lịch sử:-Phong trào 1930-1931, thể hiện tinh thần đ/tr oanh liệt và năng lực cm to lớn của nhân dân lao động, qua phong trào 1930-1931 lực lượng quần chúng đã được tập hợp rèn luyện đó chính là chổ dựa vững chắc đảm bảo cho sự thắng lợi đ/tr cm về sau.- Dù thất bại nhưng qua Phong trào 1930-1931, ĐCS cũng thực hiện được khối liên minh công-nông trong thực tế rõ nét nhất là trong các cuộc đấu tranh ở Nghệ An, nông dân thường ủng hộ công nhân, công nhân ở Nghệ An tham gia các cuộc đấu tranh của nông dân ở các huyện trong tỉnh. Đặc biẹt qua các cuộc đ/tr, ĐCS đã dành được cm về tay nông dân, bằng chứng là trong ph/tr đ/tr ở Nghệ An và Hà Tĩnh vai trò tổ chức đ/tr đều do g/c công nhân đảm trách.- Phong trào 1930-1931, trong thực tế đã khẳng định được quyền lãnh đạo thuộc về ĐCS, quần chúng cm đã chấp nhận đứng dưới ngọn cờ lãnh đạo cm ở các nơi, thông qua lãnh đạo quần chúng đ/tr, ĐCS đã đem đến niềm tin cho g/c nông dân vào g/c vô sản và động viên nông dân tích cực đấu tranh trong phong trào chung của g/c.- Phong trào 1930-1931, là một bước chuẩn bị đầu tiên hết sức cần thiết có ý nghĩa quyết định đến sự tháng lợi của cm tháng Tám năm 1945 về sau.- Dù thất bại Phong trào 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh đã tác động sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa và làm tăng ảnh hưởng của CN Cộng Sản trong hệ thống thuộc địa của CN đế quốc, đặc biệt là ở các thuộc địa Phương Đông mà trực tiếp là các nước Đông Dương.3/ Bài học kinh nghiệm:-Muốn cm thắng lợi phải xây dựng khối liên minh vững chắc, trên nền tảng đó phait biết mở rộng lực lượng cm, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân làm cho lực lương cm ngày càng lớn lên, mạnh lên, còn kẻ thù của cm ngày ít đi, có như vậy mới tạo ra sự thay đổi tẻong tương quan lực lượng và mới giúp được cm đi đến tháng lợi cuối cùng.- Phải xác định đúng đắn mục tiêu trước mắt và mặt trận lâu dài đồng thời phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài để tránh sự nhần lẫn dẫn đến hậu quả gây tổn thất nặng nề cho phong trào, phải hiểu rõ mục tiêu trước mắt ngắn hơn và nhỏ hơn mục tiêu lâu dại, mục tiêu lâu dài là mang tính chiến lược, không thể gắn liền giữa mục tiêu trứoc mắt và mục tiêu lâu dài vào trong bất kỳ hoàn cảnh lịch sử nào. (Chỉ một lần duy nhất mục tiêu trứơc mắt gặp mục tiêu lâu dài đó là vào cm tháng Tám).- Qua thất bại Phong trào 1930-1931. Muốn dành được thắng lợi Phong trào 1930-1931, thì phải biết xây dựng tích luỹ lực lượng cm, chuẩn bị lâu dài công phu về nhiều mặt bao gồm: Xây dựng tổ chức, cách thức tập hợp quần chúng, trang bị phương pháp đấu tranh cho quần chùng và thông qua thực tiễn đấu tranh cm, để rèn luyện lực lượng cm và nâng cao bản lĩnh đấu tranh cm cho quần chúng. Chỉ có như thế mới tạo được sức mạnh trong cuộc đấu tranh cm bằng sức mạnh đó tiến lên dành thắng lợi cuối cùng.

- 17 -

Page 18: ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP · Web viewTừ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về

- Muốn cm thắng lợi thì phải biết mạnh dạn đấu tranh trong nội bộ của Đảng để khắc phục tư tưởng tả khuynh, chủ nghĩa giáo điều.- Muốn cm thắng lợi thì phải chờ đợi tình thế cm chín muồi chờ thời cơ cm xuất hiện, khi có thời cơ thì phải nhanh chóng mạnh dạn phát động vận động quần chúng đứng dậy đấu tranh.

Câu 3: Khái quát diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Phân tích nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm từ CM tháng 8/1945.Giải:1/ Khái quát diễn biến cuộc tổng k/n.-Dựa vào sự đầu hàng đồng minh vô điều kiện của Nhật ngày 12/8, uỷ ban lâm thời khu giải phóng đã ra lệnh cuộc k/n. Vì vậy các đơn vị giải phóng quân đã mở các cuộc tiến công vào quân Nhật còn 1 số ở phía Bắc tiến lên giải phóng thị xã Cao Bằng, Bắc Cạn, Yên Bái, Thái Nguyên,… cuộc k/n mở đầu từ ngày 14/8.- Cuộc k/n đã nổ ra từ cấp xã, huyện rồi tiến lên các cấp cao hơn, đánh dấu cho việc giành chính quyền cấp xã, cấp huyện thành công vào thời điểm sớm nhấy trong 2 ngày 14-15/ 8 và các tỉnh ở miền Bắc, 5 tỉnh ở miền Trung, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Miền Nam có Mỹ Tho vào thời điểm sớm nhất.- Từ k/n giành chính quyền từ cấp xã và cấp huyện quần chúng đứng lên giành chính quyền ở cấp tỉnh sớm nhất vào ngày 18/8 là Bắc Giang và Hải Dương miền Bắc, Hà Tỉnh, Quảng Nam ở miền Trung.- Từ việc giành chính quyền cấp tỉnh, cuộc tổng k/n đã giành chính quyền cấp cao hơn, ngày 19/8 cuộc k/n giành thắng lời ở Hà Nội đồng nghĩa chính quyền Bắc Kỳ thuộc về tay nhân dân, ngày 23/8 khởi nghĩa ở Huế giành thắng lợi, đồng nghia chính quyền Trung Kỳ rơi vào tay cm, chính phủ Trần Trọng Kim sụp đổ. Đến 25/8 chính quyền giành thắng lợi ở Sài Gòn, đồng nghĩa chính quyền Nam kỳ rơi vào tay nhân dân.- Những tỉnh giành được chính quyền diễn ra ngày 28/8 là Hà Tiên, Đồng Nai Thượng, việc giành chính quyền 2 tỉnh đồng nghĩa cuộc tổng khởi nghĩa trên phạm vi cả nước kết thúc thắng lợi, ngoại trừ một số thị xã do quân Tưởng Giới Thạch vào sớm nên không giành được chính quyền như: Lào Cai, Móng Cái, Vĩnh Yên, Lai Châu.- Với thắng lợi của cuộc Tổng k/n chiều 30/8/1945 Hoàng Đế Bảo Đại, ông vua của triều Nguyễn đã làm lễ thoái vị bàn giao ấn và kiếm cho đại diện chính phủ lâm thời. Đến ngày 2/9/1945 Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, khai sinh ra nước VNDCCH, kết thúc thắng lợi cuộc cm tháng 8/1945.2/ Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc cm tháng 8/1945.- Thắng lợi là nhờ có sự chuẩn bị lâu dài công phu và tàon diện của Đảng CS và của toàn dân tộc trải qua suốt 15 năm, lần lượt kinh qua các cuộc diễn tập lớn phong trào cm 1930-1931, cuộc vận động dân tộc dân chủ 1936-1939, và cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939-1945, trong đó không thể không có sự chuẩn bị diễn tập trong suất 15 năm.- CM tháng 8 thắng lợi là nhờ có sự lãnh đạo xuất sắc của Đảng CSVN. Trong quá trình lãnh đạo cm, Đảng CSVN đã đề ra được đường lối chính trị đúng đắn có những chủ trưởng chính trị kịp thời và sáng suất, đáp ứng được yêu cầu khách quan của lịch sử. Cụ thể: Trong qúa trình lãnh đạo cm Đảng CS đã đề ra nhiệm vụ cm chống địa chủ phong kiến và tay sai, khi tình hình đòi hỏi cần phải tập trung lực lượng toàn dân tộc để giải quyết nhiệm vụ dân tộc, Đảng CS đã biết chuyển hướng chiến lược, đề cao nhiệm vụ chống CN đế quốc lên hàng đầu, sự đúng đắn đó thể hiện qua 3 Hội nghị TW lần thứ 6 tháng 11/ 1939, lần thứ 7 tháng 8/1940, lần thứ 8 tháng 5 /1941. Đặc biệt Đảng CS cũng luôn theo sát tình hình trong nước kịp thời đề ra những chỉ thị đúng đắn để tổ chức quần chúng đấu tranh. Tiêu biểu là sau ngày Nhật đảo chính Pháp, Đảng CS đã ra chỉ thị “ Nhật Pháp bắn nhau là hành động của chúng ta”.

- 18 -

Page 19: ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP · Web viewTừ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về

- CM tháng 8 thắng lợi còn xuất phát nhân dân trực tiếp, có cao trào kháng nhật cứu nước kể từ tháng 3/1945 làm tiền đề, nhờ đó mà lực lượng quần chúng được tập hợp và luôn trong tư thế sẵn sàng đứng lên khởi nghĩa. Đối với các cấp uỷ địa phương thông qua cao trào kháng Nhật, theo chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau là hành động của chúng ta” tuỳ theo từng địa phương khi có điều kiện khách quan thuận lợi và lực lượng tại chổ đã chuẩn bị sẵn sàng đủ điều kiện đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền, có thể phát động quần chúng đứng dậy giành chính quyềnmà không cần chờ mạnh lệnh. Vì vậy cuậc tổng khởi nghĩa nỗ ra rất nhiều địa phương trong cả nước chưa nhận đựoc mệnh lệnh cũng vận động quần chúng đứng dậy đấu tranh. Nhờ thế cm tháng 8 nổ ra trong vòng 15 ngày đem đến thắng lợi tưong đối toàn vẹn.- CM tháng 8 thắng lợi là sức mạnh dân tộc, nhờ tinh thần yêu nước cao độ cảu toàn thể nhân dân Việt Nam được phát huy 1 cách có tổ chức thông qua Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Việt Minh đã thôi thúc và tập hợp gần như đủ các tầng lớp, giai cấp XH khác nhau, không phân chia tư tưởng , tôn giáo, đảng phái, giàu nghèo, giưói tính nhờ vậy đã tạo ra được khối đại đoàn kết dân tộc và phát huy sưc mạnh khối đại đoàn kết dân tộc để hướng tới cuộc đấu tranh độc lập tự do cho tổ quốc. Có thể khẳng định rằng không có Mặt trận Việt Minh và không có khối đại đoàn kết dân tộc thì không thể có thắng lợi cm tháng 8.- CM tháng 8 thắng lợi còn nhờ vào nguyên nhân thuộc về khách quan là cục diện của cuộc c.tranh thé giới thứ 2 đi đến hồi kết thúc với sự thất bại của phe Phát xít. Đặc biệt Phát xít Nhật là lực lượng trực tiếp xâm lược và thống trị ở VN, đã chính thức đầu hàng đồng minh không điều kiệm. Chính quyền tay sai thân Nhật mất chổ dựa hoang mang dao động. Vì vậy các thế lực thù địch không còn kha năng phá hoại nhân dân ta, tình thế cm đã đạt đến sự chín muồi. Vì vậy khi phát động cuộc k/n cm đại đa số quần chúng là tay không với băng cờ, khẩu hiệu, biểu tình, nhưng đã tạo nên cơn lốc cuốn sạch chính quyền thống trị và giành chính quyền về tay nhân dân.- Thắng lợi của cuộc cm tháng 8, xuất phát từ thời cơ ngàn năm có một xuất hiện, đó là trong lúc Nhật và chính quyền tay sai tê liệt mất khả năng chống lại phái mạnh thì ở thời điểm đó lực lượng quân đội đồng minh theo sự phân chia quốc tế bao gồm quân Anh chiếm từ vĩ tuyến 16, quân Trung Hoa Dân Quốc chiếm từ vĩ tuyến 16 trở ra. Nhưng cả 2 chưa kịp tiến vào lãnh thổ VN nhờ thế khi ta phát động cuộc Tổng k/n lực lượng quần chúng cm đã không vấp phải trở ngại nào quân đồng minh.3/ Bài học kinh nghiệm:- Cần phải nắm vững nguyện lý về mối quan hệ giữa giai cáp với dân tộc. Phải giải quyết mối quan hệ giữa quyền lợi dân tộc với quyền lợi giai cấp. Trong thực tiễn cm quyền lợi dân tộc và quyên lợi giai cấp là 2 nhiệm vụ quan trọng mà ĐCSVN đã đề ra. Nhưng trong tình huống cần thiết, cần phải biết đặt nhiệm vụ dân tộc lên hàng đầu tạm gác nhiệm vụ giai cấp lên 1 bên để có thể dốc toàn lực, tập hợp đầy đủ các thành phần xã hội thực hiện bằng được yêu cầu nóng bỏng của dân tộc là giành độc lập về tay nhân dân.- Qua cm tháng 8 cần phải rút ra nhận thức đúng đắn về lý luận cũng như thực tiễn cm là sự nghiệp của quần chúng, dân là gốc, công-nông là nòng cốt. Không có sức mạnh của toàn dân tộc được tập hợp 1 cách rộng rãi và đông đủ dưới 1 ngọn cờ cứu nước chung của mặt trận dân tộc thống nhất thì không có thể đưa sự nghiệp cm đến thắng lợi. Mặt khác với quan niệm cm là sự nghiệp của quần chúng kẻ thù của cm dần dần ít đi và bị cô lập, cm tiến lên tập trung mũi nhọn đấu tranh để tiêu diệt kẻ thù chính 1 cách dễ dàng.- Qua cm tháng 8, rút ra bài học về xây dựng quan điểm bạo lực cm và khỡi nghĩa cm một cách đúng đắn, bạo lực c là không chỉ đấu tranh quân sự,k/n vũ trang, vũ lực mà bạo lực cm bao gồm sưc mạnh của quần chúng tay không thể hiện qua đấu tranh chính trị, thắng lợi của cm tháng 8 bằng lực lượng quần chúng tạo thành một áp lực của biển người bằng chính trị. Còn k/n cm bao gồm cả k/n vũ trang kết hợp với đ/tr chính trị của quần chúng và xây dựng căn cứ địa cm làm chổ đứng vững chắc, phải tiến hành k/n đi từ thấp lên cao, đi từ rừng núi tiến về nông thôn đồng bằng và tới thành thị. Nói chung đi từ k/n từng phần đến tổng k/n toàn phần.

- 19 -

Page 20: ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP · Web viewTừ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về

- Xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh toàn diện, Đảng có đường lối chính trị đúng đắn, có phương pháp cm sáng tạo, có sự nhất trí cao trong nội bộ, có mối quan hệ chặt chẽ với quần chúng phải thường xuyên có tình thần mạnh dạn đổi mới.

Nội dung 5-10Câu 1:Phân tích thành tựu của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản giai đoạn 1949-1946. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc đấu tranh này.Giải:1/ Những thành tựu:- Giữ được nền độc lập, giữ vững bộ máy nhà nước VNDCCH, Đây là thành tựu hết sức quan trọng nhờ đó mà Chính phủ VN đã huy động toàn lực để xây dựng đât nứơc và sẵn sàng chiến đấu chống lại sự xâm lược của kẻ thù, để duy trì được bộ máy nhà nước non trẻ, đã phải đấu tranh hết sức khó khăn để đấu tranh nguy cơ bị tiêu diệt ta phải hoà hoãn với Tưởng Giới Thạch. Về mặt chính trị chúng ta phải tự tuyên bố giải tán Đảng CS, để khỏi bị tấn công, thấm chí một số cơ quan lập pháp và hành pháp bố trí người của Tưỏng Giới Thạch nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính phủ. Về kinh tế phải nhân nhượng quyền lợi cho Tưởng, cung ứng lương thực cho 2000 quân Tưởng.- Chặn đứng được âm mưu xâm lược của Pháp lần thứ 2 ở miền Nam VN trong vòng 1 tháng, ngay sau ngày độc lập thực dân Pháp đã bắt tay với nước Anh, theo chân Anh làm nhiệm vụ quốc tế, thay chân Anh chiếm đóng toàn bộ Miền Nam. Ngày 23/9/1945, quân Pháp đã nổ súng tấn công ở Sài Gòn, theo kế hoạch của tưóng Lơ-Clét Pháp mở rộng âm mưu chiếm đóng toàn miền Nam và Nam Đông Dương vĩ tuyến 16 trở vào trong vòng 1 tháng, nguy cơ mất 1 nửa nước, đặt chínhd phủ VNDCCH tập trung lưc lượng để chống lại sự xâm lược của Pháp ở miền Nam, dưới sự điều hành của chính phủ, nhiều thanh niên ở miền Bắc và miền Trung gia nhập xung phong vào đoàn quân Nam tiến, sát cánh cùng nhân dân Nam Bộ chiến đấu, đồng bào Bắc Trung quyên góp nhu yếu phẩm các vật dụng cần thiết cho sinh hoạt gởi vào Nam ủng hộ chiến đấu. Nhờ có sự góp sức của cả nứơc, dưới sự điều hành cảu chính phủ, quân dân Nam Bộ đã làm thất bại chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, ngăn chặn cuộc mở rộng của Pháp. Vì vậy tháng 6/1946 Pháp chỉ chiếm được Sài Gòn và một số tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ. Các tỉnh ở miền Nam Trung Bộ vẫn nằm trong sự kiểm soát của cm. Các vung tự do đó đã có đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp trong 9 năm.- Đã lần lượt đuổi bớt kẻ thù nguy hiểm để tập tung đối phó kẻ thù chính. Đi đến ký kết hiệp ước với Tưởng Giới Thạch hiệp ước Hoa – Pháp ngày 28/2/1946 với âm mưu nhằm thay thế quân Tưởng ở miền Bắc và hiện diện trên cả nước, âm mưu xâm lược nưứoc ta. Hiệp ước đặt VN trứơc tình thế nguy hại. Nước ta bắt tay ký với Pháp hiệp định sơ bộ 6/3/1946 để nhanh chóng đuổi quân Tưởng ra khỏi biên giới phía Bắc, quân Pháp kéo ra Bắc trong vòng 5 năm, ngược lại chính phủ Pháp công nhận VN là một quốc gia tự do trong khối liên hiệp Pháp, với hiệp định sơ bộ ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhờ đó các thế lực bên ngoài hiện diện trên đất nước VN lần lượt rút quân, để còn lại duy nhất là quân đội Pháp, đây là lực lượng có thể thực hiện được hơn là 1 lúc đối phó với nhiều kẻ thù.- Pháp đưa quân ra Bắc thay thế quân Tưởng, để nhanh chóng nổ súng xâm chiếm đất nước. Sau hiệp định sơ bộ chúng ta cần có thời gian để chuẩn bị, kéo dài được thời gian hoà hoãn với Pháp đến tháng 12/1946, tranh thủ thời gian phát triển KT-VH-XH để chuẩn bị những mặt tối cần thiết cho cuộc chiến tranh sắp xẩy ra, nhưng Pháp thì nôn nóng nổ súng xâm lược. Để có được sự hoà hoãn ta phải mở các cuộc ngoại giao đàm phán với Pháp mở đầu cho quá trình đàm phán là Hội nghị trù bị ở Đà Lạt tháng 4/1946, mặc dầu không đạt được thoả thuận nhưng hội nghị này mở ra cơ hội đàm phán với Pháp ở ngay trên nước Pháp, điều đó dẫn đến Hội nghị Phôngtenniblô(Fong-ten-ni-blo) tiếp tục được mở ra ngày 6/7/1946 trong qua trình đàm phán, Pháp tiếp tục khiêu khích, chiếm đóng

- 20 -

Page 21: ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP · Web viewTừ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về

1 số địa phương thâm chí lập ra chính phủ Nam kỳ tự trị. Vì vậy mong muốn hoà bình của chúng ta không đạt được, Pháp vẫn không thừa nhận nền độc lập VNDCCH, tước dã tâm của Pháp Chủ tich Hồ Chí Minh đã cố gắng đạt được những thoả thuận kéo dài hoà hoãn thông qua ký tạm ước 14/9/1946. Trong đó chấp nhận ngừng bán ở Nam Bộ và tiến hành 1 số cải cách dân chủ, đổi lại chính phủ VN phải nhân nhượng 1 số quyền lợi về KT-chính trị-VH cho Pháp.- Đến cuối 1946 thực dân Pháp ra sức khiêu khích và quyết tâm tiêu diệt nền độc lập của nước ta, buộc chính phủ phải bàn giao. Vì vậy ta không còn con đường nào khác để nhân nhượng, ngày 19//12/1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh ra lời kê gọi Toàn Quốc kháng chiến, cuộc chiến tranh đã bùng nổ trên cả nước. Chấm dứt cuộc hoà hoãn, mặc dù thời gian đó rất quý giá để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh lâu dài.- Những chuẩn bị cụ thể cho cuộc kháng chiến, trong suốt thời gian hoà hoãn, chính phủ đã tranh thủ thực hiện về kinh tế: khôi phục và phát triển nông nhgiệp qua 2 mùa bội thu, nạn đói được đẩy lùi, đời sống bước đầu được cải thiện, nhà nước đã trích 1 số lương thực thừa dữ trữ chuẩn bị chiến tranh. Công nghiệp có bước phục hồi, cho phép cung ứng 1 phần của XH, hướng đến tranh bị cho lực lượng tự vệ công cuộc bảo vệ tổ quốc. Văn hoá giáo dục trong thời gian hoà hoãn, mở các lớp bình dân học vụ, nền văn hoá gdục được đẩy mạnh, giúp cho cán bộ và nhân dân biết chữ, được trang bị cần thiết để kiến thiết đất nước, đặc biệt là quân sự đa dành được kết quả nhất định, đào tạo huấn luyện quân sự, các trường võ bị được thành lập như Trường võ bị Trần Quốc Toản, đào tạo những kỹ năng tác chiến hiện đại họ trở thành người sĩ quan chỉ huy, tự vệ, kỹ năng tác chiến chuẩn bị chiến đấu. Trang thiết bị : cở sợ sản xuất hàng quốc phòng, sản xuất súng ngắn, lừu đạn, bom, khí tài trang bị cho lực lượng vũ trang tăng cưòng sức chiến đấu cho lực lượng vũ trang để đối phó với cuộc xâm lược sắp sửa nổ ra. Cả nước chia thành 12 chiến khu sẵn sàng đối đầu với kẻ thù, kế hoạch 1946 đã được cụ thể hoá. Với những chuẩn bị đó khi bước vào cuộc kháng chiến nổ ra chúng ta không hoàn toàn lép vế trước quân sự cảu Pháp. Từ cầm cự ban đầu dần dần qua thực tiễn cm, lực lượng cm kháng chiến lâu dài cho phép tồn tại lâu dài, tránh thua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ 2 này.2/ Bài học kinh nghiệm:- Luôn nắm vững mục tiêu cm, luôn đề ra chủ trương đúng đắn, giải pháp mềm dẻo linh động để đối phó có hiệu quả với mọi âm mưu của kẻ thù.- Khi đối đầu với nhiều kẻ thù mạnh hơn cần phải phát huy tối đa sức mạnh đoàn kết dân tộc, động viên tinh thần yêu nước cảu toàn thể nhân dân.- Muốn đối phó với nhiều kẻ thù thì phải biết kết hợp nhiều hình thức đấu tranh bao gồm: đ/tr quân sự, đ/tr chính trị, đ/tr kinh tế, đ/tr văn hoá và cả đ/ tr ngoại giao với mục đích đối phó hiệu quả với nhiều kẻ thù. Phải biết rõ từng kẻ thù 1, biết lợi dụng sự khác nhau giữa các kẻ thù để lần lượt loại bỏ bớt kẻ thù, ittps đến phân hoá kẻ thù và tập trung mũi nhon đối phó với kẻ thù chính. Có như vậy mới có khả năng chông lại âm mưu của kẻ thù. Trong tình huống phải đối phó với nhiều kẻ thù hung bão để tranh nguy cơ bị tiêu diệt chúng ta chấp nhận tạm thời nhân nhượng, nhưng sự nhân nhượng phải đặt vào những nguyên tắc không bị xâm phạm, chúng ta không nhân nhượng những quyền dân tộc bao gồm độc lập, chủ quyền và toàn vẹ lãnh thổ.

Câu 2: Để đối phó với nhiều chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ gđ 1961-1965, ĐCSVN đã đề ra phương châm đấu tranh cụ thể gì cho mỗi vùng chiến lược? Năm 1963 cm Miền Nam giành đựoc tháng lợi tiêu biểu nào?Giải1/ Chủ trương và phương châm đấu tranh của Đảng.- Dùng sức mạnh quân sự để tiêu diệt lực lượng cm.- Trước âm mưu thực hiện chién tranh đắc biệt của Mỹ ở Sài Gòn. Bộ Chính trị liên tiếp tổ chức các Hội nghị tháng 1/1961 và tháng 12/1962, để phân tích tình hình và đề ra chủ trương nhằm đối phó với chiến lược chiến tranh đặc biệt. Chủ trương của Bộ chính trị: căn cứ vào tình hình thực tế, tiếp

- 21 -

Page 22: ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP · Web viewTừ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về

tục đẩy mạnh đấu tranh chính trị ở Miền Nam nhưng đồng thời kết hợp đ/tr vũ trang chặt chẽ, nâng vai trò đ/tr vũ trang ngang tầm với đ/tr chính trị. Đẩy mạnh chiến lược trên cả 3 mặt trận vùng núi, đồng bằng, thành thị, tiếp tục k/n từng ohần tiến lên thực hiện chiến tranh cm trên quy mô toàn miền, để đảm bảo sức mạnh của cm Miền Nam đủ sức chống lại chiến tranh đặc biệt. Đề ra đ/tr cho toàn miền là “ đấu tranh quân sự ngang tầm với đấu tranh chính trị”. Tuy nhiên Bộ chính trị nhấn mạnh do cm ở Miền Nam phát triển không đồng đều, điều kiện phát triển KT-XH ở mỗi vùng chiến lược khác nhau tương quan lực lượng từng vùng không giống nhau nên mỗi vùng phải vận dụng phương châm chung để mỗi vùng có phương châm phù hợp. Vùng núi lấy đ/tr quân sự làm chủ yếu tiêu diệt tiêu hao sinh lực địch bằng các cuộc đấu tranh quân sự và phát triển lực lượng vũ trang cm đồng thời xây dựng căn cứ địa cm. Đối với vùng chiến lựơc nông thôn và đồng bằng ngang tầm với đấu tranh quân sự và chính trị, tuỳ theo thời điểm của vùng để vận dụng linh động cho phù hợp, có thể đấu tranh chính trị và quân sự là ngang nhau. Ở đô thị đ/tr chính trị làm chủ yếu kết hợp đ/tr hợp pháp và đ/tr bất hợp pháp để đảm bảo cho lực lượng bí mật.2/ Thắng lợi tiêu biểu 1963.a/ Quân sự: Chiến thắng Aáp Bắc ngày 02/01/1963.- Đây là cuộc đối đầu trực diện đầu tiên của quân chủ lực 2 bên.- Lực lượng quân địch trên 2.000 quân gấp 10 lần so với quân giải phóng Miền Nam.- Trang bị vũ khí của quân địch bao gồm những vũ khí hiện đại của Mỹ, bao gồm những kết hợp chiến thuật quân sự hiện đại du nhập vào VN “ trực thăng vận, thiết xa vận”. Kết quả quân địch bị tổn thất nặng nề có khoảng 450 lính Sài Gòn và 19 cố vấn Mỹ bị tiêu diệt, 80 máy bay bị bắn rơi và hỏng, 3 chiếc xe, 1 tàu chiến bị bắn cháy. Ý nghĩa: Với chiến thắng Aáp Bắc quân giải phóng Miền Nam đã thể hiện sự trưởng thành vượt bậc và tạo ra không hkí vượt bậc, tạo ra không khí trong lực lượng vũ trang trong toàn miền thúc đẩy phong trào. Về phía kẻ thù thất bại ở Aáp Bắc đã gây tiếng xấu vào quân Mỹ Sài Gòn.b/ Chính trị: Từ chiến thắng Aáp Bắc khí thế quân dân Miền Nam dâng cao thúc đẩy quần chúng nhân đứng lên sôi động. Ở nông thôn quần chúng nhân dân đã đứng dậy đấu tranh chống lại bình định của địch, phá bỏ ấp chiến lựơc của địch dựng lên, trong 1963 toàn Miền Nam có đến hàng chục triệu người tham gia đấu tranh phá bỏ ấp chiến lược, năm 1963 có 45% ấp chiến lược bị dỡ bỏ. Từ khí thế của quần chúng nông thôn tác động đến đô thị ở Miền Nam, đặc biẹt ngày 07/05/1963 đến ngày 01/11/1963 đồng bào đô thị Miền Nam tạo thành 1 phong trào rất rầm rộ, phong trào đấu tranh phật giáo ở Huế chống lại kỳ thị tôn giáo của Ngô Đình Diệm, từ phong trào phật giáo đã nâng lên phong trào đấu tranh chính trị toàn miền thu hút nhiều tầng lớp XH tham gia, trong đó đặc biệt có cả một số tín đồ Thiên chúa giáo và nhiều viên chức trong bộ máy chính quyền Sài Gòn.Phong trào đấu tranh đã nhận được sự ủng hộ đồng tình của nhân dân yêu hoà bình thế giới, nhất là vụ tự thiêu của Thích Quảng Đức ngày 11/6/1964 đã dâng lên phong trào phản đối Ngô Đình Diệm ở Miền Nam, của ngay cả dự luận của nứoc Mỹ cũng phản đối do cuộc đấu tranh chính trị của đồng bào miền Nam Mỹ buộc phải tính đến phương án đảo chính để thay thế Ngô Đình Diện nhằm xoa dịu đồng thời nhằm tìm giải pháp khác phù hợp với Mỹ hơn. Ngày 01/11/1963 chính quyền Ngô Đình Diện bị lật đổ. Đó là kết quả trực tiếp cuả phong trào đấu tranh chínhtrị ở đô thị, đồng thời cũng là thất bại về chính trị co chính quyền Ngô Đình Diêm xây dựng lê ở VN. Kết luận: Với những thắng lợi cả về quân sự và chính trị trong năm 1963, sự sụp đổ cảu chính quyền Ngô Đình Diệm đã dẫn đếnt thất bại trong chiến dịch X-ta-lây-tây-lơ và làm lung lay chiến

- 22 -

Page 23: ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP · Web viewTừ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về

lược chiến tranh đặc biệt, những thắng lợi đó là nền tảng vững chắc để quân và dân Miền Nam đứng lên đấu tranh thắng lợi trên toàn miền Nam đói với Mỹ 1965.

Câu 3: Nội dung và biên pháp thực hiện chiến lựoc VN hoá chiến tranh của Mỹ? Những thắng lợi quân sự tiêu biểu năm 1970?Giải:1/ Nội dung: Đựơc Tổng thống Mỹ Nichxơn công bố 18/2/1970 với nội dung tăng cường tự vệ cho chính quyền và quân đội Sài Gòn đảm bảo an ninh cho Nam Việt Nam tăng cường quyền lực cho chính quyền Sài Gòn bằng việc đẩy mạnh chương trình bình định, nhiệm vụ của Mỹ là làm cho các lực lượng Nam VN đủ sức đảm nhiệm toàn bộ trách nhiệm an ninh cú Nam VN để Mỹ rút quân chiến đấu trên bộ về nước. 2/ Để thực hiện chiến lựơc này Mỹ đề ra biện pháp: có 3 biện pháp chính:a/ Về quân đội: Ra sức dồn quân, bắt lính, thay đổi trang thiết bị vũ khí theo hướng hiện đại, huấn luyện cấp tốc kỹ thuật cho quân đội Sài Gòn để đủ sức thay thế quân Mỹ. b/ Về chính quyền: Xây dựng chính quyền Sài Gòn vững mạnh từ trung ương đến địa phương, cũng cố mở rộng vùng kiểm soát của chính quyền Sài Gòn, cố gắng ổn định nền tài chính cảu Nam VN đẩng bị sụp đổ.c/ Kiểm soát dân: Ra sức bình định nông thôn, kiểm soát đại bộ phận dân chúng miền Nam, đánh bật quân giải phóng ra khỏi địa bàn nông thôn, đô thị, tiêu diệt cơ sở hạ tầng cm và xây dựng hề thống đồng bốt liên hoàn để ngăn ngừa cộng sản. Mỹ đề ra một số biện pháp phối hợp: - Tăng cường lực lượng không quân, pháo binh, hải quân, biệt kích đánh phá vùng giới tuyến để ngăn chặn chi viện từ miền Bắc.- Mở rộng cuộc chiến tranh ra ngoài lãnh thổ miền Nam bằng cách tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ 2 ở miền Bắc và xâm lược các nứơc Đông Dương. Ngoài ra Mỹ còn dùng thủ đoạn chính trị hết sức xảo quyệt thông qua con đường ngoại giao để tác động đến Liên Xô, Trung Quốc nhằm đánh vào hậu phương quốc tế của cm miền Nam. Đích thân Tổng thống Mỹ thực hiện công du sang Liên Xô, Trung Quốc, thâm chí đã ký thông cáo chung với Trung Quốc.3/Thắng lợi về quân sự tiêu biểu năm 1970: Có 3 thắng lợi:- Tháng 2/1970 Mỹ và quân Sài Gòn xâm lược Lào, quân giải phón miền Nam đã liên kết bộ đội Lào chống trả quyết liệt tại khu vực cánh đồng Chum-Xiêng –Khoảng đánh bại hoàn toàn đợt hành quân cảu Mỹ và quân Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng.- Sau thắng lợi này tháng 4/1970, Mỹ và quân đội Sài Gòn thựuc hiện xâm lược ở Hạ Lào, liên quân gigải phóng Miền Nam sát cánh chiến đấu, bẻ gãy các cánh quân tấn công của địch và tiến lên giải phóng lần lượt các thị xã Atopơ và Savavan, chiến thắng Hạ Lào đã mở ra một khu giải phóng liên hoàn nằm giữa 2 nứơc bước đầu hình thành hành lang chiến lựoc xuyên Đông Dương.- Tháng 4/1970, Mỹ và quân đội Sài Gòn đem 10 vạn quân xâm lược Campuchia (5 vạn quân Mỹ, 5 vạn quân Sài Gòn), quân đội giải phóng và quân đội Campuchia, chống cự quyết liệt từ tháng 4-6/1970, liên quân Việt –Campuchia đã giành được nhiều thắng lợi dần loại bỏ gần 17 ngàn quân Mỹ và quân Sài Gòn, cuộc xâm lược hoàn toàn bị thất bại. Đến ngày 30/6/1970 Mỹ buộc phải tuyên bố rút quân khỏi Campuchia, thắng lợi của liên quân tại Campuchia đã đem đến kết quả vô cung lớn lao có 5 tỉnh đựoc giải phóng hoàn toàn và phần lớn vùng nông thôn của 10 tỉnh khác cũng được giải phóng dẫn đến hình thành khu giải phóng nằm giữa Campuchia và Việt Nam đồng thời thông luôn với Lào – VN, hành lang chiến lược xuyên Đông Dương đã nối thông và trở thành hậu phương trực tiến cho cm 3 nước, đặc biệt cho cm Miền Nam.- Những thắng lợi quân sự 1970 đã thúc đẩy cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam phát triểm mạnh mẽ, đồng thời buộc Mỹ phải nối lại các cuộc đàm phán về ngoại giao trong Hội nghị Pari.

- 23 -

Page 24: ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP · Web viewTừ năm 1968, ngành khảo cổ học Việt Nam được thành lập, người Việt mới có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về

- Những thay đổi trong 1970 cả về quân sự –chính trị và ngoại giao là tiền đề vững chắc cho phép cm miền Nam tiến lên giành những thắng lợi quyết định đánh bại hoàn toàn chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh.

- 24 -