10
Mã sISBN: 978-604-922-684-7 53 FINTECH XU THẾ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN QUA THIẾT BỊ DI ĐỘNG KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VÀ KHUYẾN NGHỊ Nguyn Hoàng Minh PGĐ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM Nguyễn Văn Nguyện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM Đặt vấn đề Fintech là gì?. Fintech = Finance (tài chính, tin t) + Technology (công nghệ). Nghĩa là: skết hp gia tài chính, tin tvà IT. Do được phát trin trên nn tng hthng công nghthông tin và vin thông không cn mạng lưới chi nhánh và phòng giao dch rng khp như ngân hàng, mà các sản phm, dch vdo doanh nghip Fintech cung ứng đã và đang thu hút được mt slượng lớn khách hàng, đặc biệt là người dân sng vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa khó tiếp cn vi dch vngân hàng. Một trong những ứng dụng đó là thanh toán qua thiết bị di động. Thanh toán qua thiết bị di động ngày càng trở nên phổ biến tại Mỹ, châu Á và châu Âu, phương thức thanh toán này đặc biệt hữu ích trong các giao dịch thanh toán có giá trị nhỏ. Thay vì tiền mặt, séc hay thẻ, khi áp dụng phương thức thanh toán di động, người tiêu dùng có thể sử dụng chiếc điện thoại di động của mình để chi trả cho các sản phẩm và dịch vụ. Với sự phổ biến gần như toàn diện của các thiết bị di động và đặc biệt là sự thích ứng nhanh chóng của điện thoại thông minh, chúng ta có thể chờ đợi một sự kết hợp ngày càng chặt chẽ của các mối quan hệ khăng khít trong hoạt động ngân hàng, thanh toán cá nhân và điện thoại di động. Tkhóa: Fintech, thanh toán qua các thiết bdi động. Xu thế phát triển của phương thức thanh toán qua các thiết bị di động trên thế giới Mt chuyên gia (trích dn tài liu tham khảo) đã nhận định vdch vngân hàng thông qua điện thoại di động như sau: “Điện thoại di động chính là động lc ln nhất đằng sau sbiến đổi ca hành vi khách hàng trong các hoạt động ngân hàng trên toàn cầu. Người tiêu dùng hin nay luôn luôn mong mun có thtiếp cn vi các dch vngân hàng thông qua điện thoại di động, thay vì qua internet và các kênh giao dch truyn thống khác”. Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thương mại điện tử, thanh toán di động và thanh toán internet ngày càng thu hút được sự quan tâm của những người sử dụng trên khắp thế giới. Theo Gartner 3 , số người sử dụng dịch vụ thanh toán di động trên thế giới tính đến thời điểm cuối 2012 đạt mức 212 triệu, gấp 3 lần so với con số năm 2007. Mức tăng 3 Gartner là mt công ty tư vấn và nghiên cu vcông nghthông tin ca M

FINTECH XU THẾ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN QUA THIẾT BỊ DI …sob.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/11/5.-HOANG-MINH-VAN-NGUYEN.pdf · là: sự kết hợp giữa tài chính,

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: FINTECH XU THẾ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN QUA THIẾT BỊ DI …sob.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/11/5.-HOANG-MINH-VAN-NGUYEN.pdf · là: sự kết hợp giữa tài chính,

Mã số ISBN: 978-604-922-684-7 53

FINTECH – XU THẾ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN QUA THIẾT BỊ

DI ĐỘNG – KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VÀ KHUYẾN NGHỊ

Nguyễn Hoàng Minh

PGĐ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM

Nguyễn Văn Nguyện

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM

Đặt vấn đề

Fintech là gì?. Fintech = Finance (tài chính, tiền tệ) + Technology (công nghệ). Nghĩa

là: sự kết hợp giữa tài chính, tiền tệ và IT. Do được phát triển trên nền tảng hệ thống công

nghệ thông tin và viễn thông không cần mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp

như ngân hàng, mà các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp Fintech cung ứng đã và đang

thu hút được một số lượng lớn khách hàng, đặc biệt là người dân sống ở vùng nông thôn,

vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận với dịch vụ ngân hàng.

Một trong những ứng dụng đó là thanh toán qua thiết bị di động. Thanh toán qua thiết

bị di động ngày càng trở nên phổ biến tại Mỹ, châu Á và châu Âu, phương thức thanh toán

này đặc biệt hữu ích trong các giao dịch thanh toán có giá trị nhỏ. Thay vì tiền mặt, séc hay

thẻ, khi áp dụng phương thức thanh toán di động, người tiêu dùng có thể sử dụng chiếc điện

thoại di động của mình để chi trả cho các sản phẩm và dịch vụ. Với sự phổ biến gần như

toàn diện của các thiết bị di động và đặc biệt là sự thích ứng nhanh chóng của điện thoại

thông minh, chúng ta có thể chờ đợi một sự kết hợp ngày càng chặt chẽ của các mối quan

hệ khăng khít trong hoạt động ngân hàng, thanh toán cá nhân và điện thoại di động.

Từ khóa: Fintech, thanh toán qua các thiết bị di động.

Xu thế phát triển của phương thức thanh toán qua các thiết bị di động trên thế giới

Một chuyên gia (trích dẫn tài liệu tham khảo) đã nhận định về dịch vụ ngân hàng thông

qua điện thoại di động như sau:

“Điện thoại di động chính là động lực lớn nhất đằng sau sự biến đổi của hành vi

khách hàng trong các hoạt động ngân hàng trên toàn cầu. Người tiêu dùng hiện nay luôn

luôn mong muốn có thể tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng thông qua điện thoại di động,

thay vì qua internet và các kênh giao dịch truyền thống khác”.

Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thương mại điện tử, thanh toán di động

và thanh toán internet ngày càng thu hút được sự quan tâm của những người sử dụng trên

khắp thế giới. Theo Gartner3, số người sử dụng dịch vụ thanh toán di động trên thế giới tính

đến thời điểm cuối 2012 đạt mức 212 triệu, gấp 3 lần so với con số năm 2007. Mức tăng

3 Gartner là một công ty tư vấn và nghiên cứu về công nghệ thông tin của Mỹ

Page 2: FINTECH XU THẾ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN QUA THIẾT BỊ DI …sob.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/11/5.-HOANG-MINH-VAN-NGUYEN.pdf · là: sự kết hợp giữa tài chính,

54 Mã số ISBN: 978-604-922-684-7

hàng năm vào khoảng gần 45%. Gartner cũng dự báo số người sử dụng dịch vụ thanh toán

di động sẽ đạt mức 384 triệu người vào năm 2015.Vì số lượng khách hàng tăng nhanh nên

tổng giá trị thanh toán di động trên toàn thế giới cũng không ngừng tăng. Giá trị các giao

dịch thanh toán di động toàn cầu năm 2009 chỉ ở mức 25.559 triệu USD thì cuối năm 2012

con số này đã đạt mức 171.520 triệu USD. Trong các năm tiếp theo con số này dự báo sẽ

còn tăng lên rất nhiều. Cũng theo tính toán của Gartner, đến 2015, giá trị giao dịch thanh

toán di động toàn cầu sẽ đạt 472.808 triệu USD, có nghĩa giá trị trung bình của giao dịch

thanh toán di động/một người dùng hằng năm sẽ vào khoảng hơn 1.000 USD.

Một số dự báo của Gartner về lĩnh vực thanh toán di động đến năm 2016, theo đó:

- Khối lượng và giá trị giao dịch thanh toán di động toàn cầu tăng bình quân hàng

năm 42% trong giai đoạn 2011-2016 với giá trị thị trường vào khoảng 617 tỷ USD với 448

triệu người dùng vào năm 2016. Điều này sẽ mang lại cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ

những người sẽ cần phải đặc biệt quan tâm tới các đặc điểm nhu cầu địa phương để tùy biến

các dịch vụ mà họ cung cấp.

- Thị trường thanh toán di động sẽ còn chứng kiến những dịch vụ và giải pháp bị phân

mảng trong những năm tới. Các nhà phát triển công nghệ sẽ vẫn quan tâm đến những giải

pháp phù hợp với từng thị trường nội địa - sẽ phải sử dụng các công nghệ tiếp cận, mô hình

kinh doanh và đối tác khác nhau phù hợp với những điều kiện luật pháp khác nhau.

- Sẽ xuất hiện một số nhà cung cấp toàn cầu có quy mô và nguồn lực lớn để phục vụ

những khách hàng lớn và thị trường đại chúng mà những yêu cầu có thể đã được đáp ứng

bởi các giải pháp tiêu chuẩn. Tuy nhiên, sẽ luôn có những phân khúc thị trường mà các nhà

cung cấp toàn cầu không thể phục vụ hiệu quả hơn các nhà cung cấp nội địa vì các nhà cung

cấp nội địa có thể hiểu phân khúc thị trường đó tốt hơn và đưa ra các giải pháp chuyên biệt

phù hợp với những thách thức mang tính địa phương cục bộ.

- SMS vẫn sẽ là công nghệ tiếp cận thống trị tại các thị trường đang phát triển.

Web/WAP là công nghệ tiếp cận được yêu thích hơn tại Bắc Mỹ và Tây Âu, những khu vực

mà internet di động luôn sẵn có và được kích hoạt trên thiết bị của người dùng. Lượng truy

cập Web/WAP sẽ chiếm khoảng 88% tổng giao dịch tại Bắc Mỹ và khoảng 80% tại Tây Âu

vào năm 2016. Giao dịch NFC sẽ tăng mạnh kể từ 2016 bởi vì thanh toán NFC có liên quan

đến sự thay đổi hành vi của người dùng và cần sự phối hợp giữa các thành viên tham gia

chuỗi thanh toán như ngân hàng, nhà vận hành mạng lưới di động, hệ thống thẻ và các nhà

kinh doanh.

- Việc thanh toán di động cho các giao dịch mua bán hàng hóa sẽ tăng nhanh tại Bắc

Mỹ và Tây Âu. Việc này sẽ bao gồm mua bán thương mại điện tử khi người dùng giao dịch

mua trực tuyến cũng như mua tại cửa hàng. Các công ty bán lẻ điện tử (e-tailer) như Amazon

và eBay đã phát triển hệ thống cửa hàng trực tuyến (storefront) mạnh và nhận thấy sự tăng

trưởng lớn từ kênh di động. Đối với giao dịch mua bán tại cửa hàng thì ứng dụng thẻ di

động (Card Mobile app) của Starbuck hiện tại đang được triển khai trên phạm vi toàn nước

Mỹ sau thành công của chương trình thí điểm. Nhiều nhà kinh doanh sẽ giới thiệu các dịch

vụ thanh toán di động của riêng mình sau thành công của Starbuck.

Page 3: FINTECH XU THẾ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN QUA THIẾT BỊ DI …sob.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/11/5.-HOANG-MINH-VAN-NGUYEN.pdf · là: sự kết hợp giữa tài chính,

Mã số ISBN: 978-604-922-684-7 55

- Tại những thị trường đang phát triển, dịch vụ chuyển tiền và nạp tiền điện tử (airtime

top-ups) sẽ chiếm hầu hết khối lượng giao dịch. Chuyển tiền sẽ chiếm tỷ lệ lớn nhất về giá

trị giao dịch vì nhu cầu về bảo mật và hiệu quả trong các phương thức giữ và chuyển tiền.

Ở các thị trường đang phát triển như Châu Phi và Nam Á, người dùng có thể sử dụng ngày

càng nhiều dịch vụ thanh toán di động để mua vé xe buýt và tàu hỏa.

- Châu Á/Thái Bình Dương sẽ là khu vực có số lượng người dùng cao nhất thế giới,

tiếp đến là Châu Phi. Tuy nhiên, Châu Phi sẽ dẫn đầu về giá trị giao dịch do tỷ lệ giao dịch

chuyển tiền cao hơn và giá trị trên mỗi giao dịch cũng cao hơn. Bắc Mỹ đứng thứ 3 về giá

trị giao dịch, gấp 2 lần giá trị giao dịch của Tây Âu.

Một số xu hướng phát triển của thị trường thanh toán bán lẻ được Ủy ban Các hệ

thống thanh toán và quyết toán (CPSS) của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) dự đoán4

sẽ tác động đến triển vọng phát triển thanh toán di động như sau:

o Tiến bộ công nghệ sẽ xóa nhòa các tiêu thức phân loại sản phẩm dịch vụ thanh

toán.

Các sản phẩm thanh toán di động sẽ được thiết lập theo cách thức ngày càng linh hoạt

hơn, theo đó, giữa thiết bị truy cập và các kênh truy cập sẽ trở nên ngày càng tương tác.

Thanh toán qua mạng di động lẫn thanh toán mạng internet được thực hiện phần lớn bằng

điện thoại thông minh.Việc xử lý dữ liệu thanh toán sẽ hội tụ hóa tới mức mà việc xử lý sẽ

tiếp cận tới cơ sở dữ liệu lưu trữ tại các máy chủ chứ không phải ở dữ liệu nằm tại bản thân

công cụ thanh toán.

o Thanh toán tầm gần NFC Near Field Communication – triển vọng tăng trưởng:

Thanh toán phi tiếp xúc - ứng dụng của công nghệ NFC ngày càng được ưa chuộng

bởi tính thuận tiện và nhanh chóng. Loại hình này nhắm tới phân khúc thanh toán giá trị

thấp mà hiện tại dưới sự thống trị của tiền mặt tại hầu hết các nước. Cho đến nay vướng

mắc chính là không nhiều thiết bị sử dụng công nghệ NFC cho phép thanh toán phi tiếp xúc

qua điện thoại hoặc thẻ. Thế nhưng đã có tín hiệu rõ ràng rằng các thiết bị NFC sẽ nở rộ

trong một vài năm tới và những người chơi toàn cầu đã tham gia phát hành thẻ và điện thoại

tương thích để thúc đẩy việc sử dụng. Một sự thuận lợi khác là NFC là yếu tố để bổ sung

(chứ không phải thay thế) các thiết bị truy cập hiện có (thẻ hoặc điện thoại di động), tạo

nên giá trị gia tăng dành cho người sử dụng dịch vụ thanh toán, đó là: tốc độ, độ tin cậy và

bảo mật.

o Thương mại điện tử - chìa khóa chi phối tương lai

Dù tới nay lĩnh vực này tăng trưởng khá nhanh, thế nhưng người tiêu dùng vẫn dựa

chủ yếu vào các phương tiện thanh toán truyền thống như thẻ tín dụng hay lệnh chi để chi

trả cho các giao dịch qua internet. Tuy nhiên, tiềm năng của các phương thức này trong

thanh toán thương mại điện tử dường như sắp hết: Thứ nhất, các phương thức này không

đáp ứng yêu cầu về hiệu quả và an toàn của người dùng; Thứ hai, tầm quan trọng của thương

4 Báo cáo của Nhóm Công tác về những tiến bộ trong các thanh toán lẻ “Innovation in retail payments”, May 2012

Page 4: FINTECH XU THẾ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN QUA THIẾT BỊ DI …sob.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/11/5.-HOANG-MINH-VAN-NGUYEN.pdf · là: sự kết hợp giữa tài chính,

56 Mã số ISBN: 978-604-922-684-7

mại điện tử vẫn tiếp tục tăng, và vẫn chưa đạt tới điểm bão hòa; Thứ ba, thị trường vẫn còn

nhiều tiềm năng cho các giao dịch thanh toán xuyên biên giới, trong khi vẫn còn thiếu các

công cụ thanh toán phù hợp đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng.

o Vai trò của những người chơi toàn cầu gia tăng

Những người chơi năng động toàn cầu, như các tổ chức thẻ quốc tế, các nhà vận hành

mạng di động toàn cầu hoặc doanh nghiệp vận hành internet có thể có lợi thế trong việc tạo

lập mạng lưới và có sức mạnh thị trường khi đưa ra các giải pháp thanh toán mới xuyên

biên giới, theo cách thức linh hoạt đáp ứng nhu cầu trên các thị trường nội địa.

o Đổi mới thanh toán bán lẻ -”đi tắt đón đầu” hay “từng bước” tuần tự?

Điều này tùy thuộc vào điều kiện từng quốc gia. Các bước đi tuần tự thường được ưa

chuộng bởi: (i) nhiều tiến bộ chỉ là sự cải thiện một bước các dịch vụ thanh toán đã có; (ii)

thói quen của người sử dụng thường thay đổi chậm; và (iii) lợi ích kinh tế của thị trường

dịch vụ thanh toán cụ thể nào đó thường là kết quả của một quá trình chuyển đổi lâu dài.

Tuy nhiên, việc đi tắt đón đầu cũng đã có những bài học thành công, chẳng hạn như việc

thay thế séc bằng thẻ trong thanh toán. Hơn nữa, các quốc gia phát triển sau thường bắt đầu

từ chỗ cơ sở hạ tầng thanh toán nghèo nàn thì có thể đi tắt đón đầu ngay sang sử dụng các

giải pháp công nghệ tiên tiến.

Các phương tiện thanh toán mới sẽ có đặc điểm đa mục đích và được chấp thuận rộng

hơn, so với phương tiện cũ chỉ là đơn – mục đích và được chấp nhận trong một phạm vi

nhất định. Mạng xã hội đã phát triển ngoạn mục trong thời gian qua và đã tạo nên nền tảng

khách hàng rộng khắp, những người quen nhanh với công nghệ mới và dễ dàng chấp nhận

các giải pháp thanh toán mới. Tuy nhiên, cần thận trọng với những rủi ro liên quan tới sự

gia tăng quá nhiều giải pháp chưa được quản lý này.

Sự khác biệt giữa các khu vực vẫn sẽ tồn tại, cho dù đã có công nghệ hỗ trợ. Các nước

châu Phi và một số khu vực ở châu Á, các dự án phát triển thanh toán qua điện thoại di

động có tiềm năng lớn, tập trung vào phân khúc thị trường dịch vụ chuyển tiền nội địa và

thanh toán hóa đơn. Ngược lại, như tại Nhật Bản, điện thoại di động chủ yếu sẽ được sử

dụng làm thiế bị truy cập phi tiếp xúc tại các POS để chuyển tiền điện tử.

Một số mô hình trên thế giới thành công trong việc ứng dụng thanh toán qua

di động.

Trên thế giới đã có nhiều mô hình thành công bằng việc ứng dụng thanh toán qua thiết

bị di động, có thế minh chứng bằng một số mô hình dưới đây và bài viết lựa chọn giới thiệu

mô hình của nước Cộng hòa Kenya là một quốc gia nằm ở miền Đông châu Phi là một nước

có một số nét tương đồng với Việt Nam, đó cũng là nước nông nghiệp với 85% dân số sống

ở vùng nông thôn và Trung Quốc là nước láng giềng với nhiều nét tương đồng với nền văn

hóa Việt.

Page 5: FINTECH XU THẾ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN QUA THIẾT BỊ DI …sob.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/11/5.-HOANG-MINH-VAN-NGUYEN.pdf · là: sự kết hợp giữa tài chính,

Mã số ISBN: 978-604-922-684-7 57

1. Mô hinh dịch vụ chuyển tiền sử dụng công nghệ tiền di động M-Pesa (Kenya)

Mô hình và cấu trúc hệ thống:

M-Pesa là một hệ thống thanh toán điện tử giá trị thấp và tích lũy giá trị ở Kenya có

thể truy cập từ các loại điện thoại di động thông thường. Hệ thống này đã có một sự tăng

trưởng đặc biệt kể từ khi đưa vào hoạt động hồi tháng 3 năm 2007, trong khi các đại gia

ngân hàng chỉ có khoảng 3,5 triệu khách hàng, nhưng M-Pesa, giải pháp thanh toán qua

điện thoại di động lại có tới 17 triệu khách hàng và họ đạt được con số đó chỉ trong vòng 6

năm ngắn ngủi. Đây là “hoạt động ngân hàng” phát triển nhanh nhất của một nền kinh tế,

hay tỷ lệ tiếp nhận khách hàng cao nhất trong lịch sử cho một tính năng tài khoản ngân hàng

đơn giản. Điều đáng nói nhất là thành công này lại thuộc về một nhà kinh doanh mạng di

động chứ không phải một ngân hàng. Hệ thống này sở hữu số lượng các giao dịch nội địa

nhiều hơn của Western Union thực hiện trên toàn cầu. Hình 3 cho thấy tốc độ tăng trưởng

của M-PESA tính đến thời điểm tháng 3/2011.

M-PESA – “M” là viết tắt cho di động (Mobile) và “PESA” là tiền theo tiếng Bantu

trong thương mại và chính trị ở Đông Phi, được phát triển bởi một nhà vận hành mạng lưới

điện thoại di động Vodafone và được thương mại hóa bởi công ty con của nó tại Kenya là

Safaricom vào tháng 3 năm 2007.

Hinh 4: Tăng trưởng của M-PESA tính đến thời điểm tháng 3/2011

Nguồn: Ngân hàng trung ương Kenya, 2011

Để truy cập dịch vụ, trước tiên khách hàng phải đăng ký tại một đại lý bán lẻ chính

thức của M-PESA. Sau đó, khách hàng được cấp cho một tài khoản tiền điện tử riêng được

kết nối với số thuê bao điện thoại di động của mình và có thể truy cập dễ dàng qua một ứng

dụng được tích hợp trong các thẻ định danh thuê bao (SIM) của điện thoại di động. Ứng

dụng này có hai chức năng: Một là, cho phép khách hàng gửi và rút tiền mặt từ tài khoản

Page 6: FINTECH XU THẾ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN QUA THIẾT BỊ DI …sob.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/11/5.-HOANG-MINH-VAN-NGUYEN.pdf · là: sự kết hợp giữa tài chính,

58 Mã số ISBN: 978-604-922-684-7

của mình bằng cách đổi tiền mặt lấy tiền điện tử tại một mạng lưới các cửa hàng bán lẻ; Thứ

hai, nó cho phép người dùng chuyển tiền cho người khác, thanh toán hóa đơn, ứng tiền tự

động (airtime credit). Các cửa hàng bán lẻ được Safaricom trả phí cho mỗi lần họ đổi tiền

mặt thành tiền điện tử M-PESA theo yêu cầu của khách hàng. Tất cả giao dịch M-PESA

đều được bảo hộ và báo cáo theo thời gian thực sử dụng công nghệ SMS bảo mật.

Khách hàng đăng ký M-PESA được miễn phí khi gửi tiền vào hệ thống. Khách hàng

phải trả các loại phí ngân hàng trung gian (flat fee) khoảng 0.40USD cho giao dịch chuyển

tiền P2P và thanh toán hóa đơn; 0.33USD cho giao dịch rút tiền (đối với những giao dịch

dưới 33USD) và 0.13USD cho các giao dịch kiểm tra số dư. Những tài khoản khách hàng

cá nhân được duy trì trên một máy chủ thuộc sở hữu và quản lý bởi Vodafone. Safaricom

gửi tổng giá trị số dư của khách hàng trong hệ thống vào một tài khoản tập trung tại hai

ngân hàng được cấp phép. Do vậy, khi Safaricom phát hành và quản lý các tài khoản M-

PESA, giá trị tài khoản được bảo đảm đầy đủ bởi các khoản tiền gửi có tính thanh khoản

cao tại các ngân hàng thương mại.

Vai trò là cơ sở hạ tầng thanh toán bán lẻ của M-PESA là rất quan trọng, bởi nó cho

phép tiếp cận số lượng lớn người dân. Hiện nay, tại Kenya, số lượng đại lý của M-PESA

cao gấp khoảng 5 lần so với các chi nhánh ngân hàng bưu điện, bưu điện, chi nhánh ngân

hàng thương mại, các điểm ATM cộng lại. Sự hiện diện của M-PESA ở các khu vực nông

thôn đặc biệt quan trọng vì khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính ở những khu vực

như vậy rất hạn chế. Bên cạnh đó, khả năng sử dụng các của hàng bán lẻ sẵn có như các

đại lý nhận tiền/chuyển tiền M-PESA làm giảm chi phí, tăng sự thuận lợi và cũng giảm chi

phí tiếp cận so với các đại lý dịch vụ tài chính khác.

Quan trọng hơn, có sự tham gia của các nhân tố công và tư trong việc tạo dựng và vận

hành M-PESA. Ý tưởng về M-PESA được hình thành bởi một nhóm làm việc có trụ sở tại

London thuộc Vodafone. Nhóm này tin rằng điện thoại di động có thể đóng vai trò trung

tâm trong việc hạ chi phí tiếp cận các dịch vụ tài chính cho người nghèo. Ý tưởng này sau

đó được nhóm làm việc tại Kenya phát triển – họ đã điều chỉnh và giám sát rất chặt chẽ

khâu thực hiện. Ngân hàng trung ương Kenya (CBK), đặc biệt là Vụ hệ thống thanh toán

đã hỗ trợ trong việc đưa M-PESA vào hoạt động bằng việc cho phép một nhà vận hành

mạng di động được tiên phong trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho người dân.

Dựa vào kết quả của cuộc khảo sát FinAccess lần thứ nhất vào năm 20065, CBK đã quyết

tâm tìm ra những lựa chọn hợp lý để giải quyết vấn đề mất cân xứng tiếp cận tài chính. CBK

đã phối hợp chặt chẽ với Vodafone và Safaricom để đánh giá cơ hội và rủi ro liên quan đến

việc áp dụng M-PESA. CBK đã lựa chọn hình thức quản lý chặt chẽ và rút kinh nghiệm từ

các cuộc thử nghiệm M-PESA và sau đó mới đưa ra các quy định quản lý.

Cuối cùng, ban phát triển quốc tế tại Anh (DFID) của Vodafone đóng vai trò thực

nghiệm (instrumental role) trong việc hình thành M-PESA tại Kenya thông qua việc tài trợ

cho các tổ chức thực hiện cuộc khảo sát FinAccess và cung cấp các khoản tài trợ lần đầu

5 Cuộc khảo sát FinAccess lần thứ nhất cho thấy mức độ bao phủ của hệ thống ngân hàng rất thấp

Page 7: FINTECH XU THẾ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN QUA THIẾT BỊ DI …sob.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/11/5.-HOANG-MINH-VAN-NGUYEN.pdf · là: sự kết hợp giữa tài chính,

Mã số ISBN: 978-604-922-684-7 59

(seed funding) cho những cuộc thử nghiệm M-PESA ban đầu. Vai trò của DFID trong việc

làm sáng tỏ nhu cầu về thanh toán di động và tài trợ ban đầu hình thành thông lệ tốt cho

công tác tài trợ dự án và tài trợ cho các nước nghèo.

2. Mô hình Mobile Alipay

Được tập đoàn Alibaba thành lập vào tháng 12/2004, công ty TNHH công nghệ mạng

lưới Alipay (Alipay (China) Network Technology Co.Ltd – sau đây gọi tắt là Alipay) là một

nhà cung cấp dịch vụ thanh toán bên thứ 3 hàng đầu Trung Quốc. Công ty này cam kết cung

cấp các giải pháp thanh toán trực tuyến “đơn giản, nhanh chóng và an toàn” cho thương mại

điện tử tại Trung Quốc. Mục tiêu ban đầu khi thành lập Alipay là để bảo vệ quyền và lợi ích

của những khách hàng sử dụng thương mại điện tử. Theo cách truyền thống, khi thực hiện

thanh toán điện tử, khách hàng phải chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản của người bán thông

qua mạng Internet. Tuy nhiên, cách thức thanh toán này đã có những lỗ hổng bảo mật, gây

ra nhiều vụ gian lận và bất tiện cho khách hàng. Là bên thứ 3, Alipay đã thiết lập một nền

tảng thanh toán trung gian giữa người mua và người bán. Theo hình thức này, mức độ an

toàn trong thanh toán được nâng lên đáng kể. Mô hình này đã đẩy sự tăng trưởng nhanh

chóng của các trang web thương mại điện tử khác.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh thanh toán trực tuyến truyền thống với thiết bị đầu

cuối là máy vi tính (PC), Alipay còn là thành viên tích cực trong lĩnh vực thanh toán di

động. Đầu năm 2010, Alipay đã thành lập một bộ phận kinh doanh để phát triển thanh toán

SMS, thanh toán WAP và thanh toán lồng ghép cho các thiết bị điện thoại không thông

minh (non-smart device). Cuối năm 2010, Alipay đã liên kết với hơn 60 nhà cung cấp (các

nhà cung cấp chip máy thu phát cầm tay, các nhà cung cấp giải pháp hệ thống, các nhà cung

cấp phần cứng máy thu phát cầm tay và các nhà cung cấp ứng dụng di động) để thành lập

Liên minh thanh toán an toàn ngành (Secure Payment Industry Alliance – SPIA) và giới

thiệu một sản phẩm thanh toán không dây cho Internet di động được gọi là thanh toán an

toàn di động (mobile secure payment). Đây là một nền tảng mở cho các nhà phát triển ứng

dụng di động. Điều này cho thấy Alipay đã hoàn thành việc phát triển thị trường thanh toán

không dây và chính thức khởi đầu một chiến lược mở cho thanh toán Internet di động tại

Trung Quốc.

Vào 20/4/2011, China Unicom (UC) và Alipay đã ký một thỏa thuận liên doanh chiến

lược, công bố khai trương giải pháp thanh toán di động đầu tiên tại Trung Quốc – mô hình

Mobile Alipay. Với mô hình này, việc thanh toán có thể hoàn thành chỉ với một lần bấm

điện thoại di động được trang bị một trình duyệt UC (UC Browser). Việc thanh toán với UC

Brower ít hơn 4 đến 5 bước so với thanh toán WAP. Với những khoản thanh toán nhỏ có trị

giá dưới 200 RMB, người dùng thậm chí không cần phải nhập mật khẩu. Mô hình này cũng

giúp các trang web thương mại điện tử khác. Các web này chỉ cần viết lên trang đó một

dòng code thanh toán bảo mật đồng nhất được với UC Browser.

Alipay cũng khai trương một sản phẩm thanh toán nhanh, cho phép người dùng hoàn

thành việc thanh toán chỉ bằng cách nhập số thẻ của các ngân hàng hợp tác với Alipay và

mật khẩu thanh toán mà không cần phải truy cập vào các trang ngân hàng trực tuyến. Ngoài

Page 8: FINTECH XU THẾ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN QUA THIẾT BỊ DI …sob.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/11/5.-HOANG-MINH-VAN-NGUYEN.pdf · là: sự kết hợp giữa tài chính,

60 Mã số ISBN: 978-604-922-684-7

ra Alipay cũng hợp tác với các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ như Taobao, Tmall.com,

MeiTuan.com, Lashou.com, Vancl, Dianping.com, Letao.com, NewEgg.com để phân phối

các dịch vụ thanh toán. Client di động của Alipay (Alipay mobile Client) cũng hỗ trợ phần

lớn các hệ điều hành như iOS, Android, Symbian, Windows, Mobile, BlackBerry và Java.

Alipay mobile Client cung cấp nhiều loại dịch vụ như thanh toán, thu cước, nạp tài khoản

điện thoại di động, mua sổ số, thanh toán theo mã vạch, thanh toán hóa đơn, v.v….

Alipay cũng tập trung vào thanh toán tầm gần (proximity). Vào tháng 10/2011, Alipay

khai trương dịch vụ thanh toán theo mã vạch để giúp khách mua hàng tại các cửa hàng, siêu

thị tiện lợi, nhà hàng. Khách hàng có thể sử dụng Alipay mobile Client để hiển thị mã vạch

hoặc mã vạch 2D tài khoản của mình. Phía thu ngân quét mã và nhập vào số tiền thanh toán.

Hệ thống sẽ gửi lại thông tin cho Alipay mobile Client. Người dùng nhấp vào nút xác nhận

và thanh toán được hoàn tất. Alipay mobile Client cũng cung cấp chức năng quét mã vạch

và thu tiền. Chức năng này có thể chuyển đổi các thiết bị di động thông minh thành một

máy quét.

Vào ngày 14/6/2013, Alipay đã khai trương một ứng dụng nâng cấp của Mobile Alipay

là Ví Alipay (Alipay Wallet). Mô hình Alipay Wallet cho phép thuê bao đầu tư tiền thông

qua sản phẩm Yuebao vào quỹ thị trường tiền tệ do Công ty quản lý tài sản Tian Hong quản

lý với mức thu nhập hàng năm là 3.8%, cao hơn nhiều so với lãi tiền gửi. Thuê bao cũng

được phép sử dụng tiền của mình trong quỹ để mua hàng hóa trên Taobao hoặc thanh toán

hóa đơn thông qua Alipay. Với mức lãi suất cao và linh hoạt như vậy, dịch vụ này ngay lập

tức đã thu hút 1 triệu người sử dụng chỉ trong vòng 1 tuần, thường là giao dịch nhỏ. Chỉ đến

cuối tháng 6, công ty này đã tuyên bố có 2,5 triệu người dùng với 57% truy cập dịch vụ

thông qua điện thoại thông minh.

Sau nhiều nỗ lực, hiện nay Alipay đã soán ngôi PayPal và trở thành nền tảng thanh

toán di động lớn nhất thế giới.

3. Nhận định và khuyến nghị

Ngày 30/12/2016 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thanh toán

không dùng tiền mặt ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020 (Quyết định 2545/QĐ-TTG) trong

đó có đề ra mục tiêu tập trung phát triển một số phương tiện và hình thức thanh toán mới,

hiện đại, phục vụ cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần thúc đẩy tài chính

toàn diện (Financial Inclusion) tăng mạnh số người dân được tiếp cận dịch vụ thanh toán.

Với mục tiêu đó nếu chúng ta chỉ phát triển các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng thì đến

năm 2020 rất khó đạt được mục tiêu bởi việc phủ sóng mạng lưới ngân hàng đến các vùng

sâu, vùng xa là rất khó khăn và không hiệu quả về góc độ kinh doanh.

Từ các nội dung nghiên cứu nói trên, có thể đưa ra một số nhận định và khuyến nghị

phát triển thanh toán qua di động, như sau:

3.1. Việc phát triển thanh toán di động là đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã

hội, xuất phát từ những lợi ích mà nó đem lại, xét trên khía cạnh người tiêu dùng, các nhà

kinh doanh bán lẻ, các ngân hàng, các tổ chức trung gian thanh toán bên thứ ba, cũng như

Page 9: FINTECH XU THẾ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN QUA THIẾT BỊ DI …sob.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/11/5.-HOANG-MINH-VAN-NGUYEN.pdf · là: sự kết hợp giữa tài chính,

Mã số ISBN: 978-604-922-684-7 61

đem lại lợi ích tổng thể cho tăng trưởng kinh tế bền vững. Nó sẽ thay đổi cuộc sống của

con người với sự thuận tiện được tăng lên, cải thiện mức sống của bộ phận dân cư không

có tài khoản ngân hàng, mở rộng tiếp cận tài chính, kích thích phát triển kinh tế, hỗ trợ

giảm nhẹ các vấn đề xã hội và môi trường.

3.2. Phát triển thanh toán di động là phù hợp với xu thế của thời đại. Khi công nghệ

càng trở nên tiên tiến và các hệ thống tiền di động càng mở rộng thì điện thoại di động càng

trở thành một nền tảng thanh toán đa mục đích. Các giao dịch tiền di động khắp toàn cầu

đang và sẽ biến đổi cả thế giới tài chính lẫn thế giới di động. Ron Shevlin, nhà phân tích

cao cấp, Aite’ Group đã nhận định và dự báo “Tín đồ của điện thoại thông minh thường rất

tích cực sử dụng chiếc điện thoại thông minh của mình khi đi mua sắm các sản phẩm và

dịch vụ cũng như khi tương tác với ngân hàng. Họ rõ ràng là lực lượng khách hàng đang

nổi. Chính họ đang dẫn dắt quá trình thích ứng với dịch vụ ngân hàng và thanh toán di

động và sẽ đóng vai trò là động lực của sự thay đổi. Các tổ chức tài chính và bán lẻ sẽ cần

phải thích ứng với điều này hoặc sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị bỏ lại phía sau”.

3.3. Sự thành công hay thất bại của bất kỳ mô hình thanh toán di động nào phụ thuộc

chặt chẽ vào các điều kiện kinh tế xã hội ở từng quốc gia, khu vực, như mức độ đô thị

hóa, mức độ di dân, trình độ sử dụng máy tính, cơ sở hạ tầng mạng viễn thông, trình độ

phát triển cơ sở hạ tầng tài chính ngân hàng, chất lượng các dịch vụ tài chính sẵn có…Cụ

thể hơn, mô hình thanh toán di động do ngân hàng chủ đạo phù hợp hơn với các nền kinh

tế phát triển, nơi cơ sở hạ tầng tài chính ngân hàng tương đối tốt; Ngược lại, với các nền

kinh tế lạc hậu nơi mạng lưới hệ thống ngân hàng tập trung chủ yếu ở các vùng đô thị, cơ

sở hạ tầng tài chính nhìn chung thiếu thốn, phần lớn dân cư sống ở nông thôn và không có

tài khoản, thì việc lực chọn mô hình thanh toán di động do công ty di động chủ đạo xem ra

lại là giải pháp tối ưu. Các nền kinh tế đang phát triển nơi mà hệ thống ngân hàng đã phát

triển ở mức độ nhất định, có thể lựa chọn một mô hình hỗn hợp: hợp tác giữa ngân hàng

và viễn thông.

3.4. Cho dù lựa chọn được mô hình phù hợp, song bất kể một chương trình thanh toán

di động nào muốn thành công, phải có các điều kiện sau đây:

- Khuôn khổ pháp lý hoàn thiện. Khuôn khổ này phải bảo đảm cập nhật thường

xuyên, tạo điều kiện cho việc đưa vào áp dụng những sản phẩm thanh toán mới, đặc biệt

trong điều kiện có sự tham gia của nhà cung ứng dịch vụ phi truyền thống trên thị trường

thanh toán di động. Tuy nhiên, không phải ngay từ ban đầu đã có thể đạt tới một khuôn

khổ pháp lý hoàn chỉnh. Kinh nghiệm cho thấy không nên đưa ra quy định cứng ngay từ

đầu mà nên để cho hệ thống phát triển dần với quy mô nhỏ, rồi sau đó mới từng bước hoàn

chỉnh dần khuôn khổ pháp lý và đưa vào áp dụng. Trong giai đoạn ban đầu có thể cho phép

các nhà vận hành hệ thống ban hành các quy định tạm thời. Điều này sẽ giúp cho các quy

định chính thức khi được ban hành sẽ bảo đảm tính hiệu lực, khả thi và hạn chế được các

chi phí chỉnh sửa.

- Một mạng lưới thanh toán an toàn, tin cậy, đem đến sự thuận tiện với chi phí

thấp là yếu tố quyết định để có thể thu hút được số lượng lớn khách hàng. Để đạt được

Page 10: FINTECH XU THẾ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN QUA THIẾT BỊ DI …sob.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/11/5.-HOANG-MINH-VAN-NGUYEN.pdf · là: sự kết hợp giữa tài chính,

62 Mã số ISBN: 978-604-922-684-7

điều này, cần hạn chế và loại bỏ các rào cản gia nhập thị trường, khuyến khích sự cạnh

tranh lành mạnh và minh bạch giữa các chủ thể tham gia.

- Ngân hàng trung ương hỗ tích cực cho những bước tiến trong thanh toán nói

chung và thanh toán di động nói riêng, thông qua: (i) xác định khuôn khổ pháp lý cho

thanh toán di động; (ii) tạo điều kiện cạnh tranh công bằng và minh bạch cho thị trường;

(iii) hỗ trợ việc áp dụng các tiêu chuẩn của ngành và tham gia vào việc thiết lập cơ sở hạ

tầng, bao gồm hệ thống thanh toán; và (iv) cung ứng các dịch vụ công theo cách thức hiện

quả nhất liên quan tới thanh toán di động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Brett King, 2014, BANK 3.0 Tương lai của ngân hàng trong kỷ nguyên số nhà xuất

bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Lê Phương Lan, Nguyễn Văn Nguyện và cộng sự 2013: Đề tài nghiên cứu khoa học

cấp ngành “Giải pháp phát triển thanh toán qua điện thoại di động, internet ở khu

vực nông thôn. Mã số: DTNH.08/2013