14

FMT Newsletter_Bao thang 1/2013

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: FMT Newsletter_Bao thang 1/2013
Page 2: FMT Newsletter_Bao thang 1/2013

TỔNG BIÊN TẬPThầy Chu Huy Anh

CHỦ TỊCH CLB Phạm Thị Ngọc Hoa

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPNguyễn Thị Hồng Vân

PHÓNG VIÊNPhạm Mai HiênNguyễn Thị Phương ThùyVũ Ngân GiangVũ Thị Thùy DươngNguyễn Thị HằngNguyễn Thị DịuNguyễn Thị GiangMai Thị HươngPhạm Yến LyĐỗ Thị HuệĐỗ Ánh TuyếtLê Hoài LinhĐặng Quỳnh LiênPhạm Thị Hồng NgọcCao Phương ThảoTrịnh Minh Trang

THIẾT KẾVương Thị Khánh ChiĐỗ Thanh TùngTrần HiếuLê Minh TâmNguyễn Thị Xuyên

PR & MARKETINGNguyễn Ph ương LinhTrịnh Thị Hồng LoanNguyễn Thị Mơ

Lê MAi LANCô NàNG AC NăNG ĐộNG

Trang 3

HọC THử ACCA & CFACơ Hội Mói, TươNG LAi Mới

Trang 6

CùNG FMTer NăM Cuối CHào MùA THựC TậP

Trang 7

Cô NGuYễN THị MiNH HiếuSốNG Là PHải TrọN VẹN

Trang 8

ĐoNG bÁT CHÁo, ĐầY Yêu THươNGTrang 11

“No PLAN” NHưNG HãY NắM bắT Cơ HộiTrang 13

ToàN CảNH KiNH Tế TroNG NướC NăM 2012

Trang 16

Cơ Hội NHậN HọC bổNG Du HọC HấP DẫN Tại VươNG QuốC ANH

Trang 17

VÌ TrÁi ĐấT NàY TrÒNTrang 18

rắN TroNG VăN HóA DÂN GiANrắN TroNG TỤC NGŨ

Trang 21

ĐôNG LạNH VẫN ĐẹPTrang 24

Sau cuộc thi "Kế toán viên tương lai - The Future Accountant Contest" do câu lạc bộ Kế toán HAC của HANU tổ chức, trong cộng đồng dân FMT nói chung và dân AC của FMT, cái tên Lê Mai Lan - thành viên đội “Goodwill” giành chiến thắng trong cuộc thi này, đã trở nên quen thuộc. Trong thời gian gần đây cái tên ấy lại càng được nhắc đến nhiều hơn bởi trong lúc không ít bạn cùng khóa còn đang loay hoay tìm chỗ thực tập thì hai công ty Kiểm toán nằm trong Top Bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới (Big4) là KPMG và PwC nhận chị làm thực tập. Hôm nay phóng viên FMT Newsletter chúng tớ đã có cơ hội gặp gỡ cô nàng đang “hot” này.

ProfileHọ tên: Lê Mai Lan (hiện đang là thần dân của

1KT_09)D.O.B: 23/12/1991Nickname: Chuối (vốn là món khoái khẩu của

chị ấy)Sở thích : Ngủ và ăn uống ^^Sở trường: Tư duy phê phán và nói trước đám

đôngSở đoản: Hay quên Extra-curricular activities and part-time jobs:

AIESEC, Trung tâm tiếng Anh Equest Acad-

emy, Ban dự án tổ chức sự kiện cho TOPICA

Page 3: FMT Newsletter_Bao thang 1/2013

Hoạt động ngoại khóa và AIESECĐúng như cái ấn tượng đầu tiên lúc mới gặp, chị là một cô gái tươi tắn nhanh nhẹn, hoạt bát và có một bảng thành tích các hoạt động ngoại khóa rất đáng ngưỡng mộ nhé. Chị bắt đầu vào AIESEC khi mới học năm nhất và làm trong ban “Outgoing exchange” với nhiệm vụ chính là tuyển thành viên tham gia các chương trình trao đổi sinh viên với nước ngoài và tổ chức các sự kiện. Đến năm thứ ba thì chị chuyển sang ban khác phụ trách tổ chức các hội thảo thường niên của AIESEC. Nhờ việc tham gia vào các hoạt động của AIESEC, chị được trau dồi kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập các mối quan hệ, biết cách ứng phó với các tình huống bất ngờ, đồng thời lại có cơ hội đi đến các đất nước như Malaysia, Singapore. Sau đó, được chọn là một trong sáu bạn khu vực miền Bắc được vào chương trình Summer internship 2012 do IDG Ventures Vietnam tổ chức, chị Mai Lan vào làm việc cho Ban dự án của TOPICA, có trách nhiệm tổ chức các sự kiện cho TOPICA - đúng sở trường của chị ý nhá. Thời gian làm ở đây giúp chị hiểu hơn về cách làm việc và cách giao tiếp, ứng xử trong môi trường công sở, những điều sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc tương lai.

Các cuộc thi PV: Có lẽ mọi người biết đến chị nhiều thông qua cuộc thi FAC. Vậy theo chị thì yếu tố gì đã giúp nhóm của chị giành chiến thắng?LML: Nhóm của chị cũng đã trải qua những khó khăn như sự thiếu kiến thức nền tảng về kế toán Việt Nam trong khi đây lại là thế mạnh của các đội khác. Tuy nhiên, “teamwork” chính là chìa khóa thành công của đội trong cuộc thi này. Mọi người kết hợp rất ăn ý, tuy rằng chưa từng quen biết nhau trước đó. Nhóm chị phân công công việc dựa vào thế mạnh của các thành viên, biết lắng nghe quan điểm của nhau để đưa ra quyết định phù hợp và chính xác nhất. Chị tham gia cuộc thi với tinh thần thử sức, học hỏi là chính. Quả thực nhờ cuộc thi này, chị đã hiểu hơn về khả năng của bản thân và tự tin nộp hồ sơ vào ba trong số bốn công ty kiểm toán lớn thuộc Big 4. Hơn nữa, chị còn còn có cơ hội quen thêm rất nhiều bạn bè mới từ các trường khác, đặc biệt là các bạn trường Học Viện Tài chính - các bạn ấy thực sự rất giỏi về Kế toán Việt, thứ mà sinh viên FMT mình còn yếu.PV: Em được biết chị đã từng tham gia cuộc thi YChallenge và đã là thành viên của một trong bốn đội thay mặt Việt Nam tới Singapore để thi đấu. Chị có thể chia sẻ đôi chút về cuộc thi này không ạ?LML: Đây là một cuộc thi mà các công ty thực sự đang gặp phải và đang cần tìm giải pháp và thông qua cuộc thi này họ muốn tham khảo các ý tưởng của sinh viên. Tuy nhóm chị chỉ đi được tới vòng Singapore nhưng chuyến đi tới Singapore đã cho chị những trải nghiệm mới mẻ tại trường NUS – Đại học Quốc gia Singapore. Đây là một ngôi trường rất lớn với điều kiện, phương pháp dạy của giáo viên cũng như tư duy học của sinh viên hoàn toàn khác nước ta.

InternshipPV: Chị được cả KPMG và PWC nhận, nhưng tại sao chị lại chọn PwC?LML: Thực ra chị gái của chị cũng đang làm trong KPMG vì thế mà văn hóa trong công ty với chị cũng có phần quen thuộc hơn. Ngoài ra, KPMG có một nền văn hóa cực kì thân thiện, cùng với nhiều hoạt động từ thiện tình nguyên vì cộng đồng nổi tiếng nên chị đã rất băn khoăn khi đưa ra quyết định. Còn PwC thì có phần “hà khắc” hơn một chút. Tuy nhiên theo chia sẻ từ các anh chị đi trước thì có thể ở PwC em có thể đa dạng hóa kinh nghiệm của mình qua việc đi kiểm toán ở các công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau hơn. PV: Qua đợt đi xin thực tập này chị có lời khuyên nào cho các bạn sinh viên khóa sau?LML: Đầu tiên chị vẫn nghĩ các em phải luôn chú trọng đến bảng điểm. Thứ hai là kiến thức chuyên ngành, sinh viên Kế toán của FMT có cái lợi là tiếng Anh rất ổn nhưng kiến thức kế toán Việt thì lại có phần thua kém. Rất nhiều nhà tuyển dụng chú ý tới vấn đề này, đặc biệt là Deloitte và E&Y. Thứ ba, nếu mục tiêu của các em là KPMG hoặc PWC thì các em phải chuẩn bị cho mình thật tự tin với những kĩ năng mềm và đặc

biệt là kỹ năng giao tiếp ứng xử. Xét về quá trình tuyển chọn thì bản thân chị thấy KPMG và PwC không đặt nặng kiến thức chuyên môn như hai Big còn lại; vì vậy có lẽ họ sẽ lựa chọn những người không nhất thiết phải quá xuất sắc về chuyên môn nhưng phải là người biết tư duy, phân tích và có vốn tiếng Anh tốt.PV: Còn lời khuyên cho CV thì thế nào ạ?LML: Mình phải tìm hiểu rõ về văn hóa công ty đó trước khi nộp CV, mỗi công ty có một đặc điểm riêng, nắm được đặc điểm đó sẽ giúp em lấy được thiện cảm và sự chú ý từ nhà tuyển dụng. Về cách trình bày thì chị đặt ngay phần khả năng của mình như là khả năng nói trước đám đông, tổ chức event, tư duy phân tích… ngay sau phần profile, điều đó sẽ gây ấn tượng mạnh. Nếu em apply vào các tổ chức xã hội thì hãy thêm ngay phần hoạt động ngoại khóa vào sau đó còn nếu là các công ty trực tiếp liên quan đến một chuyên ngành nhất định như Big4 thì việc liệt kê những điểm mạnh về chuyên ngành đó qua kết quả học tập cũng có thể gây ấn tượng với người đọc.

Dự định tương laiPV: Chị đã vạch sẵn tương lai cho mình với con đường kiểm toán viên rồi chứ ạ?LML: Thực ra như chị đã kể ở trên, tính cách chị có lẽ phù hợp với những nghề “nhí nhố” hơn. Tuy nhiên, chị muốn dùng thời gian ba tháng thực tập tới đây để trải nghiệm, cống hiến hết sức mình và thử xem đây là có phải là môi trường phù hợp với mình hay không.Ngoài ra chị đang có một kế hoạch kinh doanh nhỏ và sẽ thực hiện trong thời gian tới. Niềm mong muốn này được nhen nhói từ những buổi hội thảo của chương trình IDV Ventures, chính các doanh nhân trong các buổi nói chuyện đã truyền cảm hứng cho chị để thử sức trong lĩnh vực kinh doanh.Nhắn gửi tình cảm thay lời kếtPV: Chỉ còn nửa năm nữa chị sẽ ra trường rồi, nhân dịp này chị có muốn nhắn gửi điều gì tới mọi người xung quanh?LML: Đầu tiên chị có thể tự tin nói rằng chị đã không sai lầm khi quyết định thi vào trường mình. Môi trường học tập tại khoa FMT-HANU thực sự rất khác biệt với các ngôi trường khác. Học ở đây, chị có cơ hội gặp gỡ nhiều người thú vị và có được những người bạn đáng mến. Chị cũng muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô khoa mình, bởi sự gần gũi và nhiệt tình với sinh viên. Cuối cùng chị mong các bạn K09 khác sẽ sớm tìm được chỗ thực tập mà mình mong muốn.

Nguyễn Dịu - Lê Linh

Page 4: FMT Newsletter_Bao thang 1/2013

ACCA (Hiệp hội kế toán công chứng Anh) được công nhận và có uy tín trên khắp toàn cầu. Tính đến năm 2010, số lượng hội viên toàn cầu của ACCA là 140.000 người, trong đó Việt Nam có 309 hội viên chính thức và 67 hội viên dự bị.

Chứng chỉ CFA (chứng chỉ quốc tế phân tích, đầu tư tài chính chuyên nghiệp) đã không còn xa lạ gì với bất cứ ai đặc biệt những ai có niềm đam mê tới tài chính và muốn nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này. Hiện nay có 95.000 người được nhân chứng chỉ CFA trên137 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Việt Nam cũng đã có 67 người vinh dự nhận được chứng chỉ này, đến hết năm 2012 thì đã có thêm 15 người.Tuy nhiên con số ấy vẫn chưa dừng lại, càng ngày càng có nhiều ứng viên hơn tham gia vào các khóa học đào tạo chứng chỉ ACCA và CFA trên khắp toàn quốc.Khoa Quản tri kinh doanh và Du lịch (FMT) Trường Đại học Hà Nội cũng nắm rõ được xu hướng ấy, với sứ mệnh mang đến cho sinh viên những cái nhìn mới mẻ về ngành tài chính, kế toán trên thế giới cũng như ở Việt Nam, mang đến cho sinh viên cơ hội tìm ra những con đường mới để phát triển sự nghiệp. Năm 2012 này, khoa FMT cùng với văn phòng Sunway Hanu tiếp tục mở thêm các khóa học đào tạo như các khóa học thử ACCA và CFA. Tại đây sinh viên được tiếp cận, làm quen với những môn học, bước đầu tiếp cận với những chứng chỉ danh tiếng này. Với đặc thù là khoa đào tạo chuyên ngành bằng tiếng Anh, Khoa FMT xứng đáng trở thành cái nôi nuôi dưỡng một thế hệ trẻ đầy tiềm năng với những tri thức mới cho nền tài chính, kế toán Việt Nam với những kiến thức chuẩn mực nhất, phương pháp hiệu quả nhất được cả thế giới áp dụng.

Đến với các lớp học thử ACCA và CFA, học viên có cơ hội được học trong môi trường chuyên nghiệp với các giảng viên chất lượng cao. Đối với ACCA, các giảng viên như cô Minh Hiếu, cô Lê Mai, cô Vân Anh và cô Xuân Quỳnh sẽ trực tiếp giảng dạy. Các giảng viên khác là cô Lê Bình, thầy Minh Hoàng sẽ đảm nhiệm dạy thử các môn của chứng chỉ CFA

Khóa học thử này đã bắt đầu từ tháng 11/2012 và thu hút được đông đảo sinh viên tham gia, bước đầu mang lại được hiệu quả. Qua khóa học này, sinh viên có được cái nhìn toàn diện về ACCA và CFA, biết được bản thân có nên theo học các chứng chỉ này hay không. Khóa học vẫn đang được tiếp tục và luôn chờ đón sự tham gia của mọi sinh viên.

Hơn nữa, vào 5/1/2013, khoa FMT và văn phòng Sun-way Hanu sẽ khai giảng khóa học CFA level 1 với nhiều ưu đãi cho sinh viên đăng kí sớm, và cho các nhóm sinh viên cùng đăng kí tham gia. Có thể nói văn phòng Sun-way Hnau đã và đang là một đối tác quan trọng của khoa FMT, mang tới cơ hội tiếp cận tri thức cho sinh viên FMT. Các bạn sinh viên hãy cho mình tri thức vững vàng, một tương lai tốt đẹp hơn bằng cách tham gia khoa học này.

Tháng 12 là mốc thời gian đánh dấu kết thúc những kì học trên giảng đường của sinh viên Hanu nói chung và sinh viên khoa FMT năm cuối nói riêng. Các bạn đã bắt tay vào việc tìm kiếm thông tin, chuẩn bị kiếnthức để bước vào kì thực tập chính thức. Đây là quãng thời gian giúp họ làm quen, áp dụng những kiến thứctrên sách vở của bốn năm đại học vào công việc cụ thể, như bước đầu tiếp cận với một môi trường chuyên nghiệp hoàn toàn mới.

Được đào tạo chuyên ngành bằng tiếng Anh, sinh viên FMT gặp chút khó khăn khi phải chọn cho mình một nơi thực tập phù hợp với ngành học trong môi trường làm việc tại Viêt Nam. Đây vẫn là nỗi băn khoăn, lo lắng của bất kì sinh viên FMT nào. Nhưng giờ đây, FMTers có thể yên tâm hơn khi khoa và các câu lạc bộ luôn mang đến những cơ hội thực tập hấp dẫn cho sinh viên.

Đi đầu trong số ấy có thể nói đến DEL-Hanu. Thời gian gần đây DEL-Hanu tổ chức các buổi hội thảo, mang cơ hội thực tập tới cho sinh viên, là sợi dây gắn kết giữa sinh viên và doanh nghiệp. Tiêu biểu là sự kiện hợp tác giữa DEL-Hanu và Unilever ngày 8/11 "Leadership Talk With Unilever", Chương trình Thực tập sinh 2013 hợp tác với khách sạn 4 sao nổi tiếng SUNWAY HOTEL vào 6/12/2012, và sắp tới là hội thảo hướng nghiệp ngành tài chính ngân hàng – cơ hội thực tập tại Techcombank ngày 26/12/2012. Nhờ có DEL-Hanu mà sinh viên được giao lưu nhiều hơn và hiểu thêm về các doanh nghiệp, giúp họ xác định được hướng đi đúng đắn nhất trong sự nghiệp sau này.

Ngoài DEL – Hanu, các câu lạc bộ khác như HAC hay ENACTUS Hanu cũng là những câu lạc bộ tiên phong trong việc tìm kiếm cơ hội thưc tập cho sinh viên FMT. Tiêu biểu là chương trình quản trị viên tập sự Prudential Vietnam của ENACTUS Hanu, chương trình “Can I be an auditor” của HAC Hanu. Nhờ các câu lạc bộ, sinh viên FMT giờ đây đã bớt lo lắng phần nào về việc tìm kiếm cơ hội thực tập cho mình.

Page 5: FMT Newsletter_Bao thang 1/2013

Cô là một giảng viên mà từ đồng nghiệp đến sinh viên không ai là không yêu quý. Một trong những lecturer “cool” nhất FMT khiến chúng mình nhận thấy ngủ trong giờ là một mất mát lớn lao và HỌC THẬT SỰ THÚ VỊ (thật đấy!). Cùng theo chân FMT Newsletter kì này để hiểu thêm về cô nhé các bạn!

“Bén duyên” với FMT

Trông cô còn khá trẻ nhưng cô đã gắn bó với FMT mình được gần 10 năm rồi đấy các bạn ạ. Hồi còn là sinh viên cô chưa bao giờ nghĩ mình sẽ là một giảng viên mặc dù gia đình cô có truyền thống theo nghề giáo. Sau khi được tuyển thẳng vào Đại học Ngoại Thương, cô được học bổng du học tại Nhật Bản.Sau đó, cô tiếp tục theo học tại trường Đại học Latrobe để lấy bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Trải qua nhiều công việc rồi nghề giáo mới đến với cô một cách ngẫu nhiên, không hề hẹn trước, như cô nói “I FOUND IT”, và từ đó cô lựa chọn gắn bó với ngôi nhà FMT từ đây. Cô chia sẻ: “Nhiều người cho rằng giáo viên là một công việc mà càng làm lâu thì càng thấy nhàm chán và đơn điệu nhưng bản thân cô thì không thấy thế”. Đã 10 năm trôi qua nhưng với cô lòng yêu nghề vẫn còn nguyên như buổi nào. Chẳng thế mà giờ lecture nào nụ cười cũng thường trực trên môi cô, bầu nhiệt huyết của cô như được truyền sang toàn bộ sinh viên khiến sinh viên nào cũng hào hứng lắng nghe, gật gù tán đồng theo từng lời cô nói. Khi được hỏi về bí quyết cho sự thu hút từ bài giảng của mình, cô bảo chỉ đơn giản là do cô nhìn vấn đề theo cách tư duy của sinh viên cũng như đánh đúng vào tâm lí của chúng mình khi lấy những ví dụ liên quan đến cuộc sống, đến những điều chúng mình quan tâm. Vấn đề nào cũng nên được xem xét từ nhiều góc cạnh để có được cái nhìn toàn diện nhất!

Nhất gia đình…

Bận rộn với công việc dạy học tại FMT, Latrobe, Sunway rồi những dự án và công việc bên ngoài nhưng cô vẫn dành thời gian chăm sóc cho gia đình. Sau một ngày dài làm việc, cô dành trọn buổi tối cho bữa ăn gia đình, lắng nghe những câu chuyện nhỏ, tâm sự của con như “Con yêu bạn Quốc Cường vì Quốc Cường đẹp trai nhưng Bảo Việt bảo bao giờ học lớp 1 con sẽ là em yêu của Bảo Việt” hay “Hôm nay, lúc ăn trưa ở lớp mẫu giáo, con bị đau tim, đau ở chỗ giữa ngực này, bạn Quỳnh Anh bảo ăn chậm lại sẽ hết đau” (thực ra em bé nhà cô bị nghẹn chứ không phải đau tim ^)… Đối với cô, gia đình và con cái luôn là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, cô lại không hề nuông chiều con mà trái lại, cô lại khá “quân phiệt” (^^) trong cách dạy con biết tự chịu trách nhiệm với việc làm của mình và biết phân biệt giữa việc làm đúng và sai. Phương châm sống của cô là “sống là phải trọn vẹn” đó là sống hết mình, làm việc hết mình và

chơi hết mình, vì vậy công việc của cô chỉ bắt đầu sau khi khoảng thời gian giành cho gia đình thực sự kết thúc. Cô thường làm việc khuya nên rất nhiều khi cô chỉ được ngủ 5h/ngày thôi các bạn ạ! (Cô mình đúng là super nhỉ ^^)

Cuộc sống tất bật nhưng cô cũng có những khoảng lặng hiếm hoi dành cho riêng mình. Đó là những lúc cô dành thời gian cho những niềm vui cá nhân bình dị để giảm đi những căng thẳng của cuộc sống. Đó có thể là “trốn con” nghe những bản nhạc du dương của nhóm II Divo, đọc một cuốn sách hay từng sưu tầm được hoặc xem lại bộ phim truyền hình Mỹ yêu thích–FRIENDS. Và cũng có thể đơn giản là gặp gỡ, “chém gió”với đồng nghiệp hay một giấc ngủ ngắn tại chiếc giường nhỏ góc Văn phòng Khoa. Nếu có nhiều thời gian hơn một chút, cô sẽ làm thỏa mãn sở thích đi du lịch của mình. Cô đã từng đi qua nhiều nơi ở Châu Á, Châu Âu, một số vùng trên nước Mỹ, cũng đã tới nhiều tỉnh thành ở khắp Việt Nam. Cô chia sẻ rằng điều quý giá nhất của những chuyến đi chính là sự trải nghiệm về cuộc sống, về sự khác biệt của nhiều nền văn hóa, về con người và thiên nhiên.

Cô của những lúc rảnh rỗi…

Cô đi chơi Giáng sinh

“Bí kíp” của cô

Khi được hỏi về bí quyết của sự lạc quan yêu đời luôn thấy nơi cô, cô đã bật mí châm ngôn sống“live on the bright side” của mình. Đó chính là việc chúng ta luôn tin tưởng vào những điều tốt đẹp của cuộc sống dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào. Đó chính là câu chuyện về những con người bình thường, giản dị, đầy tính nhân văn. Cô kể cho chúng mình câu chuyện về một lần đi công tác tại phía nam, cô tình cờ nhìn thấy hai người một nam một nữ có dáng vẻ rất lam lũ, chở nhau trên chiếc xe “cúp” đã cũ với vô số đồ đạc trên xe; cô đoán họ vừa đi giao hàng từ sáng sớm về. Tưởng chừng những con người lam lũ, nhọc nhằn ấy có cuộc sống thật khô khan nhưng cô thật bất ngờ khi thấy người nam giới dừng xe máy dưới gốc cây ngọc lan, hái hoa tặng cô gái đi cùng. Câu chuyện của cô bất chợt khiến tụi mình xúc động và nghĩ đến một điều gì thật ấm áp dù nhỏ nhoi. Cô nói rằng cô luôn tìm thấy điều có thể học hỏi từ mọi người xung quanh, kể cả những người xã hội cho là bình thường nhất. Họ đều có điều gì đó cho ta tôn trọng, học tập, thậm chí ngưỡng mộ và họ cũng là một tia sáng trong cuộc sống chỉ cho chúng ta biết đâu là “bright side”.“Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy - Đâu chỉ để dành cho một riêng ai”

Quãng đời sinh viên của côĐược hỏi về quãng đời sinh viên, cô cười và cởi mở nói cả những điều đặc biệt nhất trong khoảng thời gian khó quên đó với tụi mình. Thật khó tin khi mà cô của chúng ta đã từng “khóc đến sập giường, sập chiếu” và cả “cười đến hàng xóm cũng phải khóc” cùng mối tình sinh viên. Và cũng thật ngưỡng mộ khi nghe về khả năng cân bằng cuộc sống của cô. Cô luôn biết cách sắp xếp thời gian học cũng như thử sức với rất nhiều công việc part-time: rửa bát thuê, dịch thuật, phục vụ trong nhà hàng, làm cho Canon và cả một công việc rất thú vị đó là…rửa trứng gà. Cô nói làm việc part-time với sinh viên quan trọng nhất là được trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm, đừng quá quan trọng việc làm đó có “cao sang quý phái” hay không, chỉ cần đó là việc làm lương thiện.

Page 6: FMT Newsletter_Bao thang 1/2013

Lời khuyên cho FMTers…Từ chính kinh nghiệm quý báu của bản thân, cô cũng nhắn nhủ tới sinh viên chúng ta là ngoài việc học, sinh viên cũng cần nâng cao kĩ năng cuộc sống như khả năng thích ứng với môi trường, cách lắng nghe, sự cầu thị, và đặc biệt là cần sống chủ động và tích cực. Tuy nhiên, cô cũng nhấn mạnh là chúng mình có “một đời để yêu, một đời để học, để làm việc nhưng chỉ có bốn năm để tốt nghiệp Đại học thôi nên phải làm sao phân bổ thời gian cho hợp lí giữa chuyện “gà bông”g, part-time và chuyện học hành thi cử”. Làm thêm – Hoạt động Xã hội – Tham gia Phong trào sẽ giúp bạn có những trải nghiệm quý giá, hữu ích trong quãng đời sinh viên nhưng hãy biết cách tự tổ chức và sống có trách nhiệm với bản thân để không bị sa đà vào những việc không phải mục đích, giá trị sống của mình.Thay mặt các sinh viên FMT, chúng em xin được cảm ơn những lời khuyên chân thành của cô. Chúng em chúc cô và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc Cô luôn giữ được đam mê và tâm huyết với nghề giáo như bây giờ.

Mai Hương- Phạm Vân

Các bạn sinh viên thân mến! Khi nhăc tới FMT Newsletter thì ân tương để lại trong bạn là

gì? Chăc hăn các bạn sẽ trả lơi đó báo nội san của khoa FMT Hanu. Vâng đó là câu trả lơi đúng, nhưng chưa đủ. Khi nhăc tới FMT News bạn sẽ còn biết thêm một hoạt động tình nguyện nữa của báo - đó chính là hoạt động nâu cháo tình nguyện vào sang thứ bảy hàng tuần ơ khoa ung Thư, Viện Quân Y 103, một khoa mà đa phần bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. băt đầu âp ủ ý tương cho chương trình “Đong bát cháo, đầy yêu thương” từ tháng 3-2012, những thành viên chủ chốt trong đội báo, cùng sự hỗ trơ của bạn Tống Công Anh (Fb09) đã gặp rât nhiều khó khăn trong quá trình

tìm kiếm địa điểm, lên kế hoạch nâu cháo, cũng như thực hiện các thủ tục giây tơ xin phép bệnh viện. Nhưng rât may măn, nhơ có sự giúp đỡ nhiệt tình từ cô Trịnh Thúy Mai - giáo viên khoa FSD, anh Vinh, anh Huy, anh Đạt ơ tổ chức tình nguyện “Vì Ngươi bệnh” và lãnh đạo bệnh viện Quân Y 103, cuối cùng chương trình nâu cháo tình nguyện cũng đã có thể băt đầu. Tuần lễ ra măt và gây quỹ của báo cho chương trình tình nguyện này đã thu hút đươc sự quan tâm của đông đảo thầy cô giáo và các bạn sinh viên Hanu cả về vật

chât lẫn tinh thần. Những danh sách kín tên thầy cô và các bạn và thông tin liên lạc đăng kí đi nâu cháo, có dòng tên còn đươc các bạn gạch chân, viết bút đỏ, đánh dâu high-light cùng vô số lơi dặn dò “Nhớ gọi tớ đi đầu tiên nhé!” khiến cho chúng tớ, những ngươi tổ chức cảm thây vô cùng vui sướng và tự hào về tâm lòng của sinh viên Hanu. Kết thúc đơt ủng hộ và đi xin tài trơ từ các công ty, báo FMT Newsletter đã quyên góp đươc hơn 7 triệu đồng để băt đầu nồi cháo. Với nguồn kinh

phí ban đầu đó và nguồn nhân lực đông đảo, cùng rât nhiều kinh nghiệm có đươc sau khi đã đi học hỏi các chương trình nâu cháo khác về cách nâu cháo sao cho ngon, chọn mua nguyên

liệu nâu sao cho đủ chât cho từng đối tương bệnh nhân, chúng tớ đã tự tin để thực hiện “Đong bát cháo, đầy yêu thương”! Từ ngày nâu cháo đầu tiên vào giữa tháng 5-2012 đến nay, nồi cháo đã hoạt động đươc 7 tháng, phục vụ trung bình 80 suât ăn mỗi lần nâu và đã chiếm đươc rât nhiều niềm tin và cảm tình của các bệnh nhân và ngươi nhà bệnh nhân nơi đây. Mỗi sáng thứ 7 hàng tuần, góc sân nhỏ của khoa lại thơm nức mùi cháo thịt, nóng hôi hổi đươc nâu rât vừa miệng. bát cháo không chỉ đầy đặn về chât lương mà còn chan chứa

Page 7: FMT Newsletter_Bao thang 1/2013

tâm lòng nhân ái của sinh viên Hanu. Còn gì tự hào hơn khi mỗi lần đươc các bác hỏi: “Các cháu nhiệt tình với các bác quá. Các cháu học ơ trương nào thế?”, chúng tớ lại có thể chỉ vào huy hiệu của Hanu mà trả lơi: “Thưa bác, chúng cháu là sinh viên tình nguyện đến từ trương Đại học Hà Nội ạ”. bạn Đào Trang, học ơ AC09 chia sẻ với chúng tớ: “Tớ tham gia hoạt động nâu cháo này vì thây chương trình có ý nghĩa tốt đẹp. Tớ thây vui mỗi lần đi nâu cháo và khi mọi ngươi nhiệt tình tham gia, chụp ảnh và chia sẻ về chương trình này”. Quả thật, mỗi lần nhìn nồi cháo đầy ăp nhanh chóng đươc chia hết cho các bác bệnh nhân, tât cả mọi ngươi có mặt đều cảm thây vui và âm áp trong lòng. Vui vì nỗi khó khăn của bệnh nhân nghèo đươc san sẻ, vui vì một thế hệ trẻ tuổi biết hành động vì ngươi khác, và vui vì qua những hoạt động này các thành viên tham gia có cơ hội

găn kết hơn với nhau. Hiện tại, để chương trình sẽ có sức lan tỏa lớn hơn, báo FMT Newsletter đã hơp tác cùng câu lạc bộ Youth Development Hanu để cùng thực hiện nâu cháo hàng tuần. Hi vọng trong thơi gian tới,

hoạt động tình nguyện “Đong bát cháo, đầy yêu thương” sẽ ngày một phát triển và nhận đươc sự quan tâm hơn nữa của các bạn - những sinh viên có tâm lòng đầy nhân ái của Đại học Hà Nội.

Ngân Giang- Huệ Đỗ

NHưNG HãY NắM bắT Cơ Hội

Thật may mắn cho nhóm alumni chúng tôi khi đã được phỏng vấn chị Diệp một gương mặt tiêu biểu, một thành viên nòng cốt của nhóm "ngũ hổ tướng” - đội tuyển CFA của khoa Quản trị Kinh doan và Du lịch (FMT), trường Đại học Hà Nội. Sư thành công của chị đã khẳng định thêm thương hiệu của FMT ra bên ngoài.

Page 8: FMT Newsletter_Bao thang 1/2013

Ấn tượng đầu tiên khi gặp chị Diệp đó là một cô gái tự tin, năng động, giỏi giang,

hòa đồng và rất "Xì-tin". Có lẽ những trải nghiệm trong đội tuyển CFA, trong các hoạt động ngoại khóa và trong môi trường làm việc hiện nay đã tạo cho chị phong cách chuyên nghiệp như vậy. Chị Diệp đang là một tư vấn viên về thuế hay cụ thể hơn là tư vấn xác định giá thị trường và thuế hải quan trong KPMG. Theo chị nhận xét đó là một công việc “hay” và “có tính áp dụng cao”. Hầu hết các môn học tại FMT đều giúp chị rất nhiều tới công việc hiện tại đặc biệt là môn Introduction to Management, Fi-nancial Statement Analysis, International Business Management, Marketing và Busi-ness Modeling. Chị cho biết môi trường làm việc tại KPMG mang tính cạnh tranh khá cao nhưng cũng hết sức “nhân văn”, nhân viên trong công ty đa phần đều rất trẻ nên rất hòa đồng, cởi mở với các thành viên khác, chị rất vui vì được học hỏi nhiều kiến thức mới, đặc biệt là về thuế “ở trường không được học nhiều các môn về thuế mà” (cười). Có lẽ vì tiếp xúc với một mặt mới của kinh tế nên đối với bản thân chị công việc hiện tại mang đến nhiều lợi ích và rất cuốn hút. Tuy

nhiên với quan niệm “sẽ là vô ích và nhàm chán nếu lên kế hoạch trước cho cuộc đời của mình” chị chưa từng nghĩ đến việc chỉ coi một công ty thuộc Big 4 như điểm khởi đầu sự nghiệp trong thời gian ngắn mà luôn muốn dành thời gian khám phá những điều thú vị mà công việc và môi trường này mang lại. Khi được hỏi về những ký ức và kỉ niệm tại FMT chị chia sẻ rằng: "chị rất biết ơn cô Phạm Lê Thu Nga cô chính là người giúp chị thêm quyết tâm chọn thi vào đại học Hà Nội”. Sau khi nghe cô giới thiệu về những ưu thế của khoa như được học bằng tiếng anh, chương trình học của nước ngoài và đặc biệt là một văn hóa luôn coi trọng sự liêm khiết của các giảng viên. Thêm vào đó là sự ủng hộ từ phía gia đình mà chị đã trở thành một thành viên trong ngôi nhà chung FMT.Chị Diệp có một bảng thành tích học tập khá xuất sắc nhưng không chỉ có thế chị còn tham gia rất nhiều các hoạt động ngoại khóa khác. Chị đã từng là một group lead-er giỏi giang của tờ Fmtnewsletter (chúng mình rất tự hào về điều đó ), tham gia Câu lạc bộ marketing và các hoạt động tình nguyện như dạy chữ cho trẻ em khuyết tật…Chị

chia sẻ để cân bằng giữa việc học tập và tham gia các hoạt động khác thì việc tập trung hiểu bài trên lớp là rất quan trọng, theo chị, mỗi người nên tự chủ động quản lý thời gian của mình, nếu quá bận, bạn cũng không nên làm quá nhiều tổ chức cùng một lúc, thậm chí phải biết chia sẻ công việc với người cùng đội để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất. Nhưng mình thật sự ấn tượng với chị khi chị tham gia vào đội tuyển CFA “có lẽ đội tuyển năm nay sẽ phải chịu áp lực lớn do thành tích của đội tuyển trước”, “bọn chị cứ đi thi mà không xác định gì cả”,”vì là lần đầu tiên

cuộc thi được tổ chức ở Việt Nam, chưa ai có kinh nghiệm gì, có lẽ cũng vì vậy mà đội luôn thấy thích thú và tự tin thể hiện đúng với bản năng của mình”. Nói thì nói vậy nhưng chắc các anh chị đã phải cố gắng rất nhiều mới có thể giành được danh hiệu vô địch toàn quốc. Với chị, những thành viên của đội CFA những con người tài năng nhưng cũng rất gần gũi và dễ thương. Đây chính là kỷ niệm mà chị ấn tượng nhất trong quãng đời sinh viên của mình. Với tư cách là một tiền bối đi trước chị rất vui vẻ chia sẻ những phương pháp học tập của mình. Trái với với quan niệm về việc lập kế hoạch cho cuộc đời, với chị, những kế hoạch ngắn và có mục tiêu rõ ràng lại rất hữu ích.

Để chuẩn bị cho các kỳ thi, chị Diệp thường lập một thời gian biểu chi tiết, đảm bảo bao quát được tất cả các chương cần ôn và phải cố gắng theo được kế hoạch đó. Khi lập thời gian biểu này, chị cũng dành thời gian cho các “unexpected events” để luôn kiểm soát được mọi việc theo đúng tiến độ. Theo chị học nhóm là một phương pháp rất hiệu quả mọi người có thể cùng giúp nhau tiến bộ. Vậy chìa khóa thành công của chị là gì? “ Không ngừng học hỏi và học hỏi có chọn lọc vì sinh viên mới ra trường thường không có nhiều kinh nghiệm”. Điều cuối cùng chị muốn chia sẻ đó là hãy tận dụng thời gian sinh viên vừa học vừa chơi, “study hard play smart”.

Page 9: FMT Newsletter_Bao thang 1/2013

Cơ HộI NHẬN HọC BỔNG Du HọC HấP DẫN TạI VươNG QuốC

ANH1. Học bổng Chevening 2013Đại sứ quán Anh đang tiếp nhận đơn đăng ký xin học bổng chương trình Chevening năm học 2013 - 2014. Chương trình dành cho các cá nhân trên mọi miền của Việt Nam mong muốn đươc đào tạo sau đại học tại Vương quốc Anh, gồm các khóa học thạc sỹ 1 năm tại các trương đại học hoặc học viện chuyên ngành của Anh.Học bổng Chevening tại Việt Nam găn với bảy lĩnh vực hơp tác trong mối Quan hệ Đối tác chiến lươc Việt Nam – Vương quốc Anh: Hơp tác ngoại giao và chính trị; Các vân đề khu vực và toàn cầu; Thương mại và Đầu tư; Phát triển kinh tế - xã hội bền vững; Khoa học kỹ thuật, giáo dục và đào tạo; An ninh Quốc phòng; Mối liên hệ giữa nhân dân hai nước.Học bổng Chevening gồm học phí 12.000 bảng Anh, tiền ăn ơ và phụ câp hàng thàng cùng tiền vé máy bay khứ hồi và tiền visa vào Vương Quốc Anh. Các ứng viên đươc yêu cầu nộp hồ sơ trực tuyến thông qua trang e-Chevening hạn chót là ngày 2-1-2013.Để có thêm thông tin về chương trình học bổng Chevening tại Việt Nam, các bạn có thể truy cập vào địa chỉ: www.chevening.org/vietnam.

2. Học bổng của Đại học Queen’s belfastNằm tại thành phố belfast, băc Ailen, đươc thành lập bơi Nữ hoàng Victoria vào năm 1845, Queen’s belfast là thành viên của tổ chức danh tiếng ru-sell Group: nhóm bao gồm những trương Đại

học đứng đầu về nghiên cứu của uK, trong đó có Cambridge, oxford.Trương xếp thứ 10 các trương đứng đầu trong đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh của Anh (Theo bảng xếp hạng trương Đại học hàng đầu năm 2011 của Sunday Times)Sinh viên có cơ hội nhận học bổng thạc sĩ trị giá £2.000 cho ngành các kinh doanh. Ngoài ra, nhà trương còn có học bổng £4.000 cho các ngành khoa học. bên cạnh đó, để khuyến khích học sinh/sinh viên giỏi tại Việt Nam, nhà trương lập Quỹ học bổng kết hơp (100% học phí) của chương trình Dự bị cao học với thạc sỹ cho sinh viên Việt Nam vào kỳ khai giảng tháng 1/2013. Các bạn đăng ký học bổng sẽ đươc phỏng vân với đại diện trương.

4. Học bổng lên tới £2800 từ university of Central Lancashirera đơi từ năm 1828, uCLan đươc bình chọn là trương đại học lớn thứ 6 tại Anh Quốc đã thu hút trên 35.000 sinh viên quốc tế đến từ khăp các quốc gia trên thế giới. Theo The Guardian Guide 2012, uCLan đươc đánh giá là trương đại học hiện đại hàng đầu vùng Tây băc nước Anh. Học bổng:- The Vice Chancellors Award - £1,500 (trong 1 năm): dành cho toàn bộ sinh viên quốc tế có kết quả học tập tốt- Country Scholarships - £1,000 (trong 1 năm): dành cho sinh viên châu Á năm học 2013- 2014.

Ngân Giang (tổng hợp)Nguồn: megastudy.edu.vn

Page 10: FMT Newsletter_Bao thang 1/2013

Vì trái đất này tròn, nên những người yêu quý nhau sẽ lại trở về bên nhau…

Nam

Sân bay Manchester. 3h chiều.

Mobile rung hai hồi rồi ngừng bặt. Số từ Việt Nam.

Nhấn nút gọi lại, tôi nghe giọng Thùy Anh líu ríu:

“Không có gì đâu, định nháy xem đã off cell lên máy

bay chưa thôi. Thế mấy giờ bay?”

“6h. Chắc khoảng tối mai tớ về đến nhà!”

“Về nhà thì phone Giang ngay nhé. Giang mong lắm.

Mà thôi, cúp máy đi, chết tiền bây giờ. Mai về tha hồ

buôn”.Thùy Anh đặt máy.“Giang mong lắm”... Câu nói ấy ám ảnh tôi trong suốt

3 tiếng check in, 2 tiếng transit và 16 tiếng bay sau đó.

Tôi về nước lần này, Giang không biết. Hoặc có thể

biết, nhưng không phải là do tôi nói.

Lần đầu tiên trong suốt hai năm quen Giang, tôi thấy

chùng xuống khi nghĩ đến việc gặp lại bạn ấy.

Giang dịu dàng, và hay cười. Nụ cười cởi mở khiến

người đối diện thấy ấm áp và tin tưởng. Tôi để ý đến

Giang, đầu tiên cũng là từ nụ cười ấy. Khi cả lớp xúm

vào gán tôi và Giang thành một cặp, Giang chỉ mỉm

cười. Hàng trăm lần như thế, tôi quen với suy nghĩ

rằng mình rất yêu quý Giang. Và như mọi người hay

trêu, chúng tôi thành một cặp. Trong suốt quãng thời

gian sau đó, Giang là một chỗ dựa vững vàng cho tôi.

Bạn ấy cho tôi cảm giác được chia sẻ, bất kỳ khi nào ở

bên bạn ấy. Đơn giản như những buổi sáng cùng nhau

đi học, Giang ngồi sau, huyên thuyên đủ thứ chuyện,

hoặc lẩm nhẩm hát “Xe đạp ơi”, tay tì lên lưng tôi nhè

nhẹ. Hay những khi tôi hồi hộp trước khi vào phòng

thi, Giang lại ghé vào tai, nói thật khẽ “Cứ bình tĩnh

nhé”, hơi thở nóng ấm hay vẻ thân thương của cô bạn

làm tôi dịu lại nhanh chóng. Những khoảnh khắc như

thế không quá ấn tượng. Nhưng yên bình và thanh

thản. Đến mức, trong những ngày đầu tiên lạc lõng

giữa Manchester, nhiều lúc tôi nhớ Giang muốn khóc.

Môi trường mới. Vật lộn với cách học mới và một

cái rào cản ngôn ngữ to đùng. Cứ khi nào căng thẳng,

muốn bỏ cuộc, tôi lại nghĩ về Giang, về cảm giác bình

tâm mà bạn ấy mang lại. Tôi gọi về Việt Nam một

ngày ba lần. Tôi dành cả buổi chiều đi dọc những dãy

phố dài của Man, tìm cho Giang một món quà vào

sinh nhật bạn ấy, rồi vui vui hàng tuần sau đó khi nghĩ

đến nụ cười của Giang lúc nhận món quà. Tôi check

blog, check YM, check mail mỗi ngày. Vì chỉ cần sign

in, là tôi ngập trong comm, mess, email của Giang.

Rồi, dần dần có một cái gì đó, kéo tôi ra xa khỏi Gi-

ang. Tôi để blog mốc rêu cả lên. Không còn check

mail, không còn gọi về Việt Nam mỗi sáng. Chẳng

phải là vì các bài luận Kinh tế, các định luật Xã hội

học, hàng hàng trăm trang Toán. Cũng đâu phải vì tôi

không còn gì để căng thẳng hay bận tâm để cần tới

Giang như một liều thuốc tinh thần. Tôi vẫn có thời

gian để online, để đến các show chơi vào mỗi cuối

tuần. Thật lạ, nhưng với tôi, tất cả hoàn toàn là một

cuộc sống mới, mà tôi không muốn, hoặc không nhớ,

rằng có Giang trong ấy nữa. Tôi đã thay đổi nhiều, rất

nhiều, chỉ sau sáu tháng.

Đấy là mới chỉ sau sáu tháng. Mọi chuyện sẽ thế nào

sau 3, 4, hay 5 năm nữa? Tôi không muốn làm khi

không nhìn thấy trước điểm đích.

Khi suy nghĩ ấy mới nhen lên, tôi đã vội dập nó đi: Tôi

vẫn đều đặn gọi, email, mess về Việt Nam... Lớp 12,

tôi không muốn làm Giang bị tổn thương ngay trước

hai kì thi quan trọng. Nhưng dần dần, dần dần, trạng

thái “lần khan” giết chết hẳn cái “trách nhiệm” ấy. Tôi

không còn hứng thú với việc thức khuya để kịp gọi về

Việt Nam vào sáng sớm, hay dậy thật sớm và căng tai

ra nghe tiếng Giang thì thầm qua điện thoại, vì lúc ấy

ở Việt Nam đang là đêm khuya.

Tôi vẫn yêu quý Giang, chắc chắn là như vậy. Nhưng

không đủ để tôi cố gắng tiếp tục. Quan trọng hơn, tôi

thật sự không hiểu, nếu tiếp tục thì mọi chuyện sẽ đi

đến đâu ???

Thùy AnhSau cuộc phone ngắn với Nam, tôi ngồi chép nốt bài tập. iPod nhỏ xinh để chế độ repeat one. Nhạc trôi nhẹ bên tai, và vuột đi. Nhưng đủ để tôi kịp bắt được vài câu trong bản ballad cổ:"So far away I can hardly make you mineSo long a day you are always on my mindBut in my dreams never tried to hold you tightDon’t want awake find you aren't here by my side"Và suy nghĩ.Lúc nói với Nam về Giang, chẳng hề khó để nhận ra là Nam ngập ngừng thấy rõ. Thế nên tôi viện vào cái tài khoản điện thoại để bảo Nam đặt máy. Không áp đặt nó nữa. Quyết định cuối cùng dù sao vẫn là ở nó.Ngày mai Nam về nước. Nghỉ Đông. Sau sáu tháng xa nhà.Trong sáu tháng ấy, tôi nhìn thấy từng bước thay đổi của Nam. Về cách cư xử, về tính cách, về ngoại hình ( nó béo lên 4 kg ). Và về tình cảm đối với Giang.Trong ba tháng ấy, đọc blog Nam, thấy những cái comm của Giang ít dần, ít dần. “Nam ơi cố lên nhé”...”Nam ơi không sao đâu mà”... Giang vẫn tỏ ra mọi chuyện bình thường, nhưng cái “bình thường” ấy nó gượng gạo đến mức tôi gần như chắc chắn rằng Giang cũng đã nhìn thấy Nam thay đổi.Tôi, dù biết Nam không còn hứng thú, vẫn hay nhắc đến Giang. Vì một định luật cô giáo dạy Văn có lần tình cờ nói tới - (tình cờ nhưng gắn chặt vào đầu tôi và Nam như một cú đóng đinh) - rằng khi bạn bị gán mác nhiều quá, thì suy nghĩ của bạn sẽ chuyển theo hướng người ta nói, và dần bạn sẽ trở thành những gì bạn bị gán mác. Ngày trước Nam và Giang thành một cặp cũng vì như thế. Biết đâu nếu như bây giờ, tôi cứ nói về Giang, thì cái định luật ấy lại đúng thêm 1 lần nữa?“Ấy buồn cười nhỉ, tại sao lại không tiếp tục, cứ yêu quý nhau được đến bao giờ thì yêu quý”. Nam đã im lặng khi tôi nói thế...Không phải là vì tôi vô tư vô lo không suy tính đến tương lai. Tôi chỉ thấy thật là buồn cười khi người ta có một thứ để dựa vào, mà lại kiên quyết gạt bỏ nó.Mà cũng thật buồn cười khi tôi cứ cố hàn gắn mối quan hệ gà bông của hai đứa bạn. Vì đây rõ ràng không hề là chuyện của tôi. Chỉ là tôi rất quý Giang - cô bạn sơ sơ là người-yêu-thằng-bạn-thân, luôn mỉm cười thân thiện mỗi lần gặp tôi. Tôi muốn làm một cái gì đấy cho Giang, trong khả năng có thể...Và vì tôi đang cố gắng để làm mọi người, và chính mình, tin rằng trong cuộc sống này vẫn có những điều tốt đẹp sẽ ở lại mãi, nếu người ta biết chờ đợi. Có gì đâu...Thật ư, đôi lúc tôi cũng rất muốn mong chờ vào những điều tốt đẹp như thế.

Giang

Thật hay khi tôi đã trả lời “Uh, hay quá nhỉ!” khi mọi người hỏi tôi “Nam về nước đúng không?”...“Thật hay” khi tôi là người cuối cùng biết tin Nam về. Và không phải do Nam nói.Cuối cùng thì Nam cũng đến gặp tôi. Sau hôm thi cuối cùng.Cuộc nói chuyện ấy chẳng phải là lần đầu tiên tôi cảm thấy mọi chuyện đã thay đổi. Nam ngồi cạnh tôi. Không gian xung quanh như bị nén chặt lại bởi những khoảng thời gian tĩnh lặng đến ngột ngạt.Hít một hơi thật sâu, tôi nói, khó nhọc:- Chúng mình, thôi, cũng được Nam ạ!Yêu lặng. Rất lâu. Rồi nam nói khẽ:- Điều nguy hiểm và đáng sợ nhất của một mối quan hệ là tình cảm trở thành thói quen. Mà Nam thì không muốn thế.- Thế giang đã là một thói quen rồi à?- Nam không biết nữa.Chưa bao giờ Nam trả lời tôi như vậy. Nghĩa là tôi đã tự có câu trả lời của riêng mình. Cũng chẳng làm khó Nam làm gì nữa. Gồng lên để nước mắt không rơi, tôi lại nhoẻn cười: “Ừ thôi về đi, chiều nay Giang còn đi học”.....

Sáu tháng Nam đi. Quyển day-runner của tôi chi chít những dấu gạch đếm lùi đến ngày Nam về...Bây giờ Nam đã ở ngay gần tôi, trong Hà Nội bé xinh này. Gần đến mức nhiều lúc tôi muốn với tay lấy áo khoác, ra khỏi nhà và chạy ngay đến chỗ cậu ấy.Sáu tháng, rất nhiều người nói rằng khi Nam ở cách xa tôi hàng chục ngàn cây số, nghĩa là bạn ấy đã hoàn toàn ra khỏi tầm với của tôi. Bạn ấy không có mặt trong cuộc sống của tôi và tôi cũng vậy... Khi ấy, tôi đã không tin. Tôi vẫn níu vào từng tin nhắn, từng email, từng comm blog...để cho Nam biết rằng tôi vẫn luôn ở cạnh cậu ấy. Và để cho chính mình cảm giác rằng Nam luôn ở cạnh tôi.Nhưng rồi tôi vẫn phải tin. Có thể không hẳn vì “xa mặt cách lòng” như mọi người hay ra rả cảnh báo. Chỉ đơn giản là Nam đã hoàn toàn thuộc về một thế giới mới. Xa tôi, khác với thế giới nhỏ bé của tôi. Và không còn cần có tôi trong đó.

Page 11: FMT Newsletter_Bao thang 1/2013

Có nhiều thứ không thể nhìn thấy trước, hoặc, đã nhìn thấy trước mà không tin, hoặc, đã tin nhưng không thể làm

gì để ngăn nó lại. Nhiều thứ không muốn, nhưng lớn rồi, cũng vẫn phải chấp nhận. Vì không phải tất cả mọi thứ

được sinh ra đều là để tồn tại mãi mãi...

Dù sao Nam cũng sẽ lại đi. Quay về với Manchester tuyết trắng của bạn ấy, và bề bộn các bài exams.

Dù sao tôi cũng sẽ ổn. Sẽ quên mất là Nam đã từng đến, ở lại rất lâu, rồi đi trong 6 tháng. Rồi quay lại chỉ để chào

tạm biệt tôi trước khi đi hẳn... trước khi từ bỏ một “thói quen”.

Có một điều mà tôi đã làm được, dù rằng phải cố gắng rất nhiều. Tôi đã không khóc.

...Nhưng khi chỉ còn mấy tiếng nữa là sang năm mới, mở hộp quà Nam mua từ những ngày đầu tiên ở nước Anh xa

lạ, mà đến tận lúc nói tạm biệt cái “thói quen” kéo dài 2 năm nay, bạn ấy mới có thể đưa cho tôi...Tự nhiên nước

mắt trào ra thành giọt. Tôi nhắp chuột vào nick thân quen send một offline.

“Một ngày nào đấy, sớm thôi, trong cái lạnh của Hà Nội mùa Đông này - dù chẳng đến nỗi có tuyết như ở Anh,

Giang sẽ nhớ Nam.

Rất nhiền ngày nào đấy, Giang sẽ lại ngồi đợi một cuộc điện thoại từ cách 7 múi giờ, đợi email, đợi comm blog...

dù biết chắc là sẽ chẳng bao giờ có nữa…

Mỗi sáng sớm đi học, nghêu ngao hát “Xe đạp”, nhưng phía trước Giang không phải là Nam, thì Giang vẫn biết

Giang nhớ giọng nói của Nam tha thiết....

Email, mess, những cuộc phone, những sáng sớm đi học... xét cho cùng đều là những thói quen. Nhưng không hề

nguy hiểm. Không hề đáng sợ.

Tất cả, cả Nam nữa, đều là những thói quen mà Giang rất biết ơn vì mình đã có...

Năm mới sắp đến rồi! Giao thừa này khác giao thừa năm cũ, nhưng vẫn ấm áp nhé!”.

Hoàn toàn vô thức. Tôi không muốn, và cũng không thể níu giữ bất cứ cái gì. Nhớ đến một câu tôi đọc được đâu đó

từ rất lâu rồi: “Nếu hạnh phúc cứ phải là thứ khiến bạn kiếm tìm, chờ đợi và mong ngóng, thì nó không còn là hạnh

phúc nữa đâu...”Tôi thề là tôi không hề mong ngóng hay chờ đợi...

Nhưng 15 phút sau, Nam bấm chuông cửa nhà tôi. Với một nụ cười bừng ấm cả đêm giao thừa.

NamTôi đã suy nghĩ nhiều ngày sau khi gặp Giang lần cuối. Và câu trả lời đến ngay sau khi tôi nhận được offline của Giang mấy tiếng trước khi bước sang năm mới.Thật vô lý khi muốn chất dứt mọi thứ, chỉ vì nghĩ rằng nó có thể sẽ kết thúc... Tôi không còn quan tâm xem sau 3, 4, hay 5 năm nữa, mọi chuyện sẽ như thế nào. Nhưng chắc chắn, ngay bây giờ, tôi vẫn đang yêu quý Giang. Thật lòng!Vì thật ra Giang vẫn luôn ở bên tôi.Và vì Thùy Anh đã đúng:“Chỉ là 17 tiếng bay và 7 múi giờ chênh lệch thôi mà. Vì trái đất này tròn, nên những người yêu quý nhau sẽ lại trở về bên nhau”...

Sưu tầm: CGN

RẮN TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN RẮN TRONG TỤC NGỮ

Trần Trọng Trí

Người làm lịch (Âm lịch) thời xưa đã dựa vào mối quan hệ họ hàng để sắp xếp thứ tự 12 con giáp, trong đó có 2 cặp đi liền với nhau: Dần - Mão và Thìn - Tỵ. Nhưng trong hai cặp đó thì lại chỉ có cặp Thìn - Tỵ

là ngôn ngữ giao tiếp được nhắc đến luôn: rồng rắn. Từ ghép rồng rắn để chỉ một hình thức dài dòng, lộn xộn, không nhất quán “đầu rồng đuôi rắn” được phổ biến trong trò chơi “rồng rồng, rắn rắn” của trẻ em.

Năm rồng qua rồi, năm rắn đến. Chuyện rắn trong văn hóa dân gian cũng nhiều. Trong vè 12 con giáp có câu:Tuổi Tỵ rắn ở bọng cây

Nằm khoanh trong bọng có hay chuyện gì

Nói về đặc điểm của loài rắn và cũng ám chỉ tính cách, hành động của con người có những câu: "Thẳng như rắn bò", "Thao láo như mắt rắn ráo", "Oai oái như rắn bắt nhái", "Bạnh cổ như cổ hổ mang", "Len lét như rắn mùng năm"... hoặc nói kẻ hay bịa đặt, ba hoa quá sự thật "vẽ rắn thêm chân"... hoặc lấy hình ảnh con rắn để nói đến tâm địa con người: "hang hùm miệng rắn", "miệng hùm nọc rắn", "ấp rắn trong lòng", "khẩu Phật tâm xà", "khẩu xà tâm Phật", "rắn đổ nọc chỗ lươn"... Đối với những kẻ "khôn nhà dại chợ", phản bội gia đình, Tổ quốc đã có hành vi "cõng rắn cắn gà nhà"...

Rắn có hàng trăm loại nhưng chia ra làm 2 loại chính: rắn có nọc độc và rắn không có nọc độc. Có bài vè trong dân gian kể một số tên rắn:

Mái gầm, chàm quạp, hổ lác, hổ hèoRi cốc, liu điu, ri voi, hổ lửaHổ hành, hổ ngựa, rắn ráo, rắn râuQuỷ khóc thần sầu: hổ mang, hổ sậyThấy đà run rẩy: cạp nia, cạp nongLặn lội dưới sông: là con rắn nướcRắn rồng, rắn lục, ri cá, rắn trungNghe đến hãi hùng: hổ mây, hổ bướm

Ơn đà quá ớn... chẳng dám kể thêm...

Khi gặp rắn độc cắn, cỡ như rắn hổ, thì phải tìm thầy thuốc rắn "sư hổ mang" để cứu, nhưng từ ghép này lâu ngày đã biến nghĩa chỉ những kẻ tu hành ăn thịt chó, làm những việc xấu xa, ác độc không chừa!

Rắn có nọc độc có thể giết người trong khoảnh khắc: "Mái gầm tại lỗ (chỗ), rắn hổ về nhà".Dù gặp rắn độc hay rắn không độc, dân ta đều không ưa, phải dùng gậy gộc để đập rắn "đánh rắn phải đánh bằng đầu" để không bị rắn cắn, cho nên "rắn khôn dấu đầu" là vậy.Trong một đoàn quân, mất chủ tướng giống như "rắn mất đầu".Rắn thì độc nhưng thịt rắn là món ăn đặc sản dân gian thích khẩu cho các bợm nhậu:

Cần chi cá lóc, cá trêThịt chuột, thịt rắn nhậu mê hơn nhiều

Page 12: FMT Newsletter_Bao thang 1/2013

Rắn cũng đi vào chuyện tình trao đổi giữa trai gái trong lễ hội, ngày mùa. Họ có dịp hò hát đối đáp với nhau để tìm bạn trăm năm:

Con rắn hổ mây nằm cây thục địaCon ngựa nhà trời ăn cỏ chỉ thiên

Phận em là gái thuyền quyênAi mà đối đặng kết nguyền phu thê

Thế rồi cô gái cất giọng đố:Con gì có cánh không bay?

Con gì không cẳng chạy bay năm rừng?Và chàng trai lẹ làng đáp:

Con gà có cánh không bayCon rắn không cẳng chạy bay năm rừng

Hoặc câu đố và đáp cũng tương tự, bên gái đố:Con gì không chân đi năm rừng, bảy rú?Con gì không vú nuôi chín, mười con?

Và bên trai đáp: Con rắn không chân đi năm rừng bảy rú

Con gà không vú nuôi chín, mười conCó cô gái chân quê thì thực tế hơn, không văn hoa bóng bẩy, nghĩa bóng nghĩa gió, mà đi ngay vào đề:

Anh vẽ rồng rắn làm chi?Cho em mệt trí nghĩ suy đêm ngày!

Nói đi, nói đại, sợ gì?Em đây hiểu được, tình này em trao!

Trong thuật ngữ dân gian đề cập đến Rắn bằng những thành ngữ, điển tích... có rất nhiều, không sao kể hết. Nhân năm Tỵ, biểu tượng con Rắn, xin sưu tầm, kê cứu những câu mang tính khái quát, phổ biến rộng rãi để bạn đọc thưởng thức trong dịp xuân về, nhằm nâng cao kiến thức phổ thông.

Khẩu xà tâm Phật: Nhằm chỉ kẻ ngoài miệng bốp chát nóng nảy chửi bới lung tung, nhưng bản chất bao dung, lòng dạ thẳng ngay, nhân đức.Đánh rắn đánh đằng đầu: Nhằm chỉ con người biết sử dụng đòn chí mạng đối với kẻ hung ác như ta đánh rắn phải đánh đúng chỗ, trúng huyệt để khỏi bị báo thù.Vẽ rắn thêm chân: Tương đương với câu "vẽ rồng vẽ rắn" dùng chỉ những việc làm không cần thiết, thừa thải phản tác dụng. Truyền rằng xưa kia có mở cuộc thi vẽ rắn. Ai vẽ xong trước sẽ được trọng thưởng, có anh chàng nọ chỉ thoáng qua là đã vẽ xong. Nhìn thấy người bạn hắn còn đang hí hoáy, sẵn rảnh tay, anh vẽ thêm chân cho rắn. Chẳng may, kết quả bị phê phán nặng, vì rắn làm gì có chân, nên chẳng những không được thưởng mà còn bị phạt. Do đó mới có câu: "Vẽ rắn thêm chân, vẽ rông thêm mắt", chỉ những việc làm không hiệu quả còn bị hại.

Sưu tầm: CGN

Page 13: FMT Newsletter_Bao thang 1/2013

Bạn có thể hoàn toàn tận hưởng sự ấm áp với kiểu dáng áo phao này. Tuy nhiên cần chú ý tới việc kết hợp đồ sao cho gọn gàng bởi chiếc áo vốn dày và to này đã chiếm hầu hết chiều dài cơ thể bạn rồi, nên tránh những chiếc quần jeans boyfriend rộng thùng thình và boots lông dày sụ.

Áo dạ có rất nhiều màu sắc, kiểu dáng

đẹp và nữ tính cho các bạn lựa chọn:

Page 14: FMT Newsletter_Bao thang 1/2013

Những món đồ không thể thiếu trong

ngày rét đậm Một phụ kiện không thể

thiếu với chị em trong mùa lạnh chính là

những chiếc khăn bản lớn, to và ấm áp.

Không chỉ giúp giữ ấm vùng cổ tuyệt đối

mà những chiếc khăn này còn mang tới

vẻ cá tính, sành điệu cho người đeo.

Khăn Về kiểu dáng, áo lông không đa dạng như những mẫu áo khoác khác. Ở các mùa mốt, loại này thường chỉ lặp lại dáng dài, dáng lửng hoặc áo lông gile. Điều khác biệt duy nhất có chăng nằm ở màu sắc và sợi lông. Mặc dù vậy, áo khoác lông vẫn luôn có sức hút đặc biệt với tín đồ. Khi mặc khoác lông, tín đồ không cần phải mặc quá nhiều áo bên trong, chỉ cần một chiếc áo len mỏng, phái đẹp đã có một ngày ấm áp vô tư dạo phố.

Áo khoác lông

Những món đồ không thể thiếu trong

ngày rét đậm Một phụ kiện không thể

thiếu với chị em trong mùa lạnh chính là

những chiếc khăn bản lớn, to và ấm áp.

Không chỉ giúp giữ ấm vùng cổ tuyệt đối

mà những chiếc khăn này còn mang tới

vẻ cá tính, sành điệu cho người đeo.

Khăn