100
1

GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

  • Upload
    vuphuc

  • View
    225

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

1

Page 2: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

2

Page 3: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

THƯ TÒA SOẠN

GAÁM VOÙC NON SOÂNGHAØO KHÍ LAÏC HOÀNG

Thiên nhiên là một người thầy vĩ đại của tình yêu, người thầy vĩ đại của kiến thức, của sự thông minh, sự bao dung… và chẳng có con người nào có thể vĩ đại trước thiên nhiên. Thiên nhiên luôn hào phóng và ưu đãi chúng ta. Chúng ta sống dựa vào thiên nhiên, hay nói đúng hơn, chúng ta là một phần không thể tách rời của tự nhiên. Nói cách khác, chúng ta chính là tự nhiên. Từ thuở khai sinh nền văn minh nhân loại, chúng ta luôn dựa vào tự nhiên. Tuy nhiên, bản ngã lại bảo rằng “Ta là chủ nhân của thiên nhiên. Ta ưu việt hơn tự nhiên, có thể sai khiến tự nhiên. Ta là nhân vật trung tâm và đóng vai trò quan trọng hàng đầu”. Vì cuộc sống của chúng ta được định hướng và phát triển một cách vị kỷ xoay quanh cái tôi cá nhân. Bản ngã của chúng ta quá lớn, thậm chí vượt tầm kiểm soát của chính mình. Con người cứ mải miết chinh phục tự nhiên, mải miết làm giàu, giới hạn mình trong

những tòa nhà chọc trời thiếu không khí để thở, thiếu ánh mặt trời và không gian tự nhiên...

Cho đến một ngày, nhân loại lại khao khát được sống gần gũi với thiên nhiên. Trở về với thiên nhiên trở thành một trào lưu thời thượng. Đây thực sự là lối sống ngược lại với nền văn minh công nghiệp hiện đại, nhưng lại là hiện tượng đặc trưng của nền văn minh xanh. Điều này hoàn toàn không mới mẻ và cũng không nằm ngoài bản chất vốn có của con người. Bởi lẽ, con người ra đời từ tự nhiên, là bộ phận không thể tách rời của tự nhiên, còn tự nhiên chính là thân thể vô cơ của con người.

Tái sinh từ sự lãng quên, đổ nát và tàn tích, chúng ta bắt đầu tìm thấy vẻ đẹp từ những xúc cảm chân thực luôn cháy âm ỉ trong góc khuất của trái tim. Khám phá một chân trời mới trong tự nhiên thông qua côn

trùng, cây trồng những tia nắng xuyên qua vòm cây, phản chiếu của nước, không khí của những kỳ nghỉ, vũ điệu mơn mởn của cỏ xanh… Tất cả mở ra một miền rừng đầy mơ ước và tưởng tượng. Tránh xa những tiếng ồn ào, hỗn tạp để tìm đến sự yên bình, trầm tư, sâu lắng. Một thế giới của khoảnh khắc im lặng, chỉ có ta với tự nhiên.

Với sự khát khao một cuộc sống tốt và mới mẻ hơn, những món đồ tự thiết kế, những thức uống do mình tự làm, những kiểu trang phục cơ bản, tối giản từ những chất liệu tự nhiên… đánh thức những xúc cảm ẩn sâu mà ta chưa bao giờ chạm tới. Tiếp tục đấu tranh với chính bản thân trong sự phân cực giữa tư tưởng siêu cao cấp và tiết kiệm tối đa, siêu cầu kì và đơn giản, siêu hiện đại và tự nhiên. Không gì đẹp, thoải mái và hạnh phúc hơn trong sự đơn giản và mộc mạc của món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng.

BAN BIÊN TẬP

3

Page 4: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BIÊN TẬPLÊ TRUNG HẢI

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPNGUYỄN THỊ SAO KIM

THỰC HIỆNFADIN

CỘNG TÁCNHÀ BÁO TUẤN HOÀNG

NTK QUỐC BÌNHNHIẾP ẢNH QUANG HUY

TRÌNH BÀYTHU HƯƠNG

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰLầu 6, Tòa nhà số 10 Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM.

Điện thoại: (848) 3521 0686 - Fax: (848) 3521 0689 - Email: [email protected]ĐẶT BÁO VÀ QUẢNG CÁO

Lầu 6, Tòa nhà số 10 Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCMĐiện thoại: 0907 59 85 84 (Trang Can) - Hoặc gọi số: (848) 3521 0686 - Fax: (848) 3521 0689

PHÁT HÀNHCông ty Cổ phần Phát hành Trường Phát

179 Lý Chính Thắng, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08 3 935 1751Giấy phép số 935/GP-BTTTT - do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21-6-2011.

In tại Công ty Cổ phần In Phụ Nữ - Nộp lưu chiểu tháng 06-2013. - Phát hành vào ngày 25 hàng tháng.

01SỰ KIỆN

03BỘ SƯU TẬP

09XU HƯỚNG

28CHUYỆN NGHỀ

34DIỄN ĐÀN

38MẠN ĐÀM

42CÔNG NGHỆ

44KHÔNG GIAN

47VĂN HÓA

5052

Thư tòa soạn

Len lông cừu - Đẳng cấp thời trang

Yêu - Làm thế nào để yêu?!

Váy và đầm xuân hè 2013

3D ngày xưa và bây giờ

Ai - Học viện Nghệ thuật New York

Nét duyên trên cổ em mang về từ những chuyến đi

4 sáng tạo vải thông minh

Chơi nhà container

Bảo tàng giữa thiên nhiên hoang dãSức sống trong gốm sành của Tuấn

BÌA: Người mẫu: TRANG PHẠM - Photo: LÊ THÀNH TRÍ

THỊ TRƯỜNG5558CHUYỆN XƯA - CHUYỆN NAY62CHÂN DUNG NTK6672CHÂN DUNG NGƯỜI MẪU7680THƯƠNG HIỆU VIỆT84ĐẸP88GÓC SÁNG TẠO90CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU92

Quà tặng lưu niệmThời trang và ẩm thực - Sự giao thoa ngọt ngào

May đo xưa và nay

10 nhà thiết kế gốc Á bạn nên biếtMasanori Morikawa

Carmen Dell’Orefice - Huyền thoại vượt thời gianKel Mrkey - Vẻ đẹp nổi loạn

Người đưa nút áo Việt vào làng thời trang thế giới

Collagen không phải đũa thần

Biến sơ mi nam thành váy nữ

Đẳng cấp thương nhân - Ermenegildo Zegna

4

Page 5: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

SỰ KIỆN

Những CÁNH ĐỒNG BẠT NGÀN CỎ XANH, những người NÔNG DÂN CHĂM CHỈ CẦN MẪN và những chú CỪU VỚI LỚP LÔNG DÀY, MỊN đang thanh thản thưởng thức

những ngọn cỏ non mát lành… tất cả dường như mở ra một cánh cửa để trở về với miền KÝ ỨC CỦA TUỔI THƠ hơn là sự liên tưởng đến THẾ GIỚI THỜI TRANG HOA LỆ

VÀ ĐẮT ĐỎ. Nói cách khác, ngành công nghiệp thời trang với VẺ BỀ NGOÀI HÀO NHOÁNG dường như chẳng có

mối liên hệ họ hàng gì với NÔNG NGHIỆP, TRANG TRẠI hay CỪU VÀ CỎ. Thế nhưng đó lại là nơi khởi đầu theo

nghĩa đơn giản và trung thực nhất của cụm từ “ĐẲNG CẤP THỜI TRANG”. Bởi nơi đây sở hữu NGUỒN NGUYÊN LIỆU VÔ CÙNG QUÝ GIÁ tạo nên chất liệu VẢI LEN

LÔNG CỪU SIÊU MỊN được đánh giá là tốt nhất thế giới với những ĐẶC TÍNH TỰ NHIÊN mà không loại chất liệu

nào sánh được.

ĐẲNG CẤP THỜI TRANG

HƯƠNG MINH

LEN LÔNG CỪU

5

Page 6: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

KHỞI ĐẦU TỪSỰ SINH TỒN

Câu chuyện về len lông cừu đã có từ rất lâu, trước khi lịch sử ghi nhận về nó. Người nguyên thủy trong thời kỳ đồ đá khoảng 10.000 năm trước ở vùng Lưỡng Hà, Tiểu Á sau khi săn bắt cừu hoang lấy thức ăn, họ đã sử dụng lớp da và lông để biến tấu thành trang phục với những sáng tạo riêng theo kiểu như các nhà thiết kế thời trang bây giờ, và có thể nói họ là những người đầu tiên mặc trang phục

“da len”. Họ đã phát hiện ra một loại chất liệu vừa bền, vừa bảo vệ họ khỏi cái lạnh từ gió, mưa và đêm tối cũng như mang lại cảm giác mát mẻ trong những ngày hè nắng chói chang, len có thể hút ẩm mà không tạo cảm giác ẩm ướt. Sau đó, họ dần dần học được cách quay và dệt. Len trở thành một phần trong sự phong phú của cuộc sống. Sự dễ chịu của len và sự di chuyển cừu đã cho phép người Lưỡng Hà truyền bá nền văn minh vượt xa vùng khí hậu ấm áp của họ đến với toàn bộ nhân loại.

Thực tế, cừu hoang có nhiều lông

hơn là len. Chúng được thuần hóa từ khoảng 9 - 11.000 năm trước. Các bằng chứng khảo cổ tìm thấy tại Iran cho thấy việc chọn lọc cừu lấy len có thể bắt đầu từ khoảng 6000 năm trước Công nguyên, và các sản phẩm may mặc từ dệt len đầu tiên được tìm thấy vào khoảng 2 - 3.000 năm sau đó. Trước khi phát minh ra kéo, các nhà khảo cổ cho rằng trong thời đại đồ sắt, len được ngắt ra bằng tay hoặc bằng lược đồng. Thoạt nghe có vẻ hơi bạo lực, nhưng đó là một phần quá trình tiến đến sự văn minh của loài người.

Len lông cừu được giới thiệu vào châu Âu trong những năm đầu của thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Len dệt lâu đời nhất được biết đến ở châu Âu khoảng 1500 năm trước Công nguyên, tìm thấy trong trạng thái được bảo quản tự nhiên trong một đầm lầy ở Đan Mạch.

Giữa 3000 và 1000 năm trước Công nguyên, người Ba Tư, Hy Lạp và La Mã đã phân phối cừu và len khắp châu Âu và đồng thời họ cũng tiếp tục cải thiện giống. Người La Mã xây dựng đế chế của họ ở khắp nơi và họ thành lập một vùng đất chuyên phát triển tại Winchester thuộc Anh ngày nay vào đầu năm 50 sau Công nguyên.

Saracens - những người du mục trên sa mạc Syria - Ả Rập đã chinh phục Tây Ban Nha trong thế kỷ thứ 8 và thành lập một vùng chăn nuôi cừu lấy len phục vụ xuất khẩu thương mại tới Bắc Phi, Hy Lạp, Ai Cập và Constantinople. Trong suốt thế kỷ thứ 12, dệt ở Florence, Genoa và Venice được khuyến khích và thúc đẩy bởi Norman - người chinh phục từ Hy Lạp. Phe thắng trận gửi khoảng một trăm thợ dệt Hy Lạp đến Palermo như nô lệ, và công việc của họ chỉ là học cách dệt.

Trở lại Tây Ban Nha trong thời kỳ thương mại về len đang thịnh vượng, chính sự phát triển mạnh mẽ này là nguồn tài trợ cho chuyến đi của Columbus và Conquistadores. Tây Ban Nha chỉ cho phép xuất khẩu cừu và lông cừu khi có sự đồng ý của hoàng gia. Để bảo vệ tài nguyên, nhà vua ra án tử hình cho bất cứ ai xuất

Ngày nay, HƠN 60% SẢN LƯỢNG LEN được sử dụng cho HÀNG MAY MẶC. Có khoảng

MỘT TỶ CỪU được chăm nuôi tại các nông trại trên thế giới NHẰM MỤC ĐÍCH THU

HOẠCH LEN.

Cắt lông cừu (năm 1905)

Tách lông cừu sau khi làm sạch (năm 1909) và dệt vải (năm 1913)

SỰ KIỆN

6

Page 7: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

SỰ KIỆNkhẩu lậu. Luật này được áp dụng đến năm 1786. Đó cũng là năm vua Louis XVI nhập khẩu 386 con cừu Merino bổ sung cho số tài sản cừu của ông tại Rambouillet ở miền Bắc nước Pháp. Kết quả là giống cừu Rambouillet ngày hôm nay cũng có len mịn và gần như Merino.

Cũng giống như Tây Ban Nha, Anh đóng băng biên giới để xuất khẩu len thô. Trong năm 1377 vua Edward III của Anh với khẩu hiệu “thương mại len của hoàng gia” đã cho ngừng nhập khẩu hàng hóa dệt len của nước ngoài và mời thợ dệt từ Flemish - những người chạy trốn cuộc xâm lược Tây

Len được sản xuất từ LÔNG CỪU MERINO tốt hơn nhiều so với len

từ các giống khác. Len Merino là CHUẨN MỰC VỚI NHỮNG TRANG PHỤC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ THỊ TRƯỜNG THỜI

TRANG CAO CẤP. Loại len này là len SIÊU MỀM MỊN với ĐƯỜNG

KÍNH XƠ LEN CỰC MẢNH, sử dụng cho ngành dệt kim và dệt thoi

PHÙ HỢP CHO MỌI MÙA.

Ban Nha sang định cư tại Anh để thúc đẩy ngành công nghiệp dệt phát triển mạnh. Len đóng vai trò hết sức quan trọng cho nền kinh tế Anh vì nó mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Điều này có thể được chứng minh bởi hiển thị thực tế trong thế kỷ 14, chủ toạ của Thượng viện đã ngồi trên một chiếc ghế nhồi len được gọi là Woolsack. Anh đã trở thành trung tâm sản xuất vải len. Vua George III của Anh quy định việc thực hiện giao dịch lậu về len trong các thuộc địa là hành vi phạm tội đáng bị trừng phạt và sẽ bị cắt đứt bàn tay phải.

Đế chế của len Anh lên đến đỉnh

điểm trong thời gian 1509 - 1547 thuộc triều đại của vua Henry VIII. Mặc dù thực tế, Anh đã cố gắng ngăn cản ngành công nghiệp len ở Mỹ phát triển, nhưng từ số cừu nhập lậu đã nhân lên khoảng 100.000 con trong năm 1665. Massachusetts thậm chí thông qua một đạo luật quy định những người trẻ tuổi phải biết quay và dệt. Cả Washington và Jefferson duy trì và phát triển len mạnh mẽ với việc phát minh ra máy quay, máy chải và khung dệt… mở rộng ngành công nghiệp len một cách nhanh chóng.

Thị trường len Đức cũng dựa trên cừu có nguồn gốc Tây Ban Nha

và không thể vượt qua len của Anh trong một khoảng thời gian dài cho đến khi cuộc cách mạng công nghiệp giới thiệu công nghệ sản xuất sợi len và vải len hàng loạt. Nền kinh tế thuộc địa của Úc dựa trên chăn nuôi cừu và thương mại len Úc cuối cùng đã vượt qua nền kinh tế Đức vào năm 1845.

KHỦNG HOẢNGLen đã từng có một kẻ thù đặc biệt

xuất hiện trong Thế chiến II là sợi tổng hợp polyester và acrylic. Chúng được sử dụng trong quân sự với nhiều ứng dụng mang tính tiện lợi và giá thành

rẻ. Các loại sợi công nghiệp nhanh chóng trở nên nổi bật và thay thế sợi tự nhiên trong một thời gian ngắn.

Một đợt biến động khác với cùng đối thủ cũ, do nhu cầu tăng cường sử dụng sợi tổng hợp, sản xuất len dần dần mất ưu thế và vị trí mà nó từng có được trong quá khứ một lần nữa. Sự sụp đổ của giá len bắt đầu vào cuối năm 1966 với mức giảm 40% và gián đoạn thường xuyên. Kết quả nguồn lực cho sản xuất và vận chuyển len được chuyển sang các mặt hàng khác, và cừu lại trở về với truyền thống xưa - nuôi để sản xuất thịt.

SỰ TRỞ LẠI NGOẠN MỤC

Đầu những năm 1970, công nghệ Superwash (còn gọi là Easy Care) cho phép len có thể giặt được bằng máy và sấy khô được giới thiệu lần đầu tiên. Theo đó, những lớp “vảy” trên xơ len sẽ được loại bỏ bằng cách sử dụng dung dịch axit, sau đó phủ lên bề mặt xơ một lớp polymer siêu mỏng xen kẽ vào các lớp vảy nhằm ngăn chặn các vảy bám vào nhau và gây ra co rút. Kết quả quá trình này cho phép tăng tuổi thọ và độ bền của len, thậm chí hơn cả

7

Page 8: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

vật liệu tổng hợp. Và len đã trở lại với vị thế hàng đầu.

Năm 2010 một loại len siêu mịn từ Windradeen, New South Wales đã thiết lập một kỷ lục thế giới mới trong độ mịn của len lông cừu (10 micron) và giành được giải thưởng Ermenegildo Zegna Vellus Aureum International Trophy (giải thưởng được xây dựng bởi sự kết hợp giữa nhãn hiệu thời trang nam Ermenegildo Zegna và Hiệp hội lông cừu siêu mịn ở Úc).

Ngày nay, hơn 60% sản lượng len được sử dụng cho hàng may mặc. Có khoảng một tỷ cừu được chăn nuôi tại các nông trại trên thế giới nhằm mục đích thu hoạch len. Công việc từ các

nông trại này là chăm sóc, thông qua sinh sản để chọn lọc giống và cải tiến sợi. Các nhà sản xuất len lớn tập trung ở Úc, Anh, New Zealand và Trung Quốc, sản phẩm của họ chiếm phần lớn thị trường. Tuy nhiên, loại len tuyệt vời nhất được biết đến trên thế giới phải nói đến len Merino lấy từ cừu Merino Úc. Với khoảng 70 triệu con cừu, Úc đang là nước sản xuất hàng đầu thế giới về len, mỗi năm sản xuất khoảng 345 triệu kg len và chiếm khoảng một phần tư tổng số lượng sản xuất len toàn cầu. Úc cũng là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về len, chiếm hai phần ba xuất khẩu thế giới.

Cừu Merino cũng là loại cừu có số lượng thống trị của Úc, chiếm khoảng 79%, còn lại là các giống khác. Len được sản xuất từ lông cừu Merino tốt hơn nhiều so với len từ các giống khác. Len Merino là chuẩn mực với những trang phục chất lượng cao và thị trường thời trang cao cấp. Loại len này là len siêu mềm mịn với đường kính xơ len cực mảnh, sử dụng cho ngành dệt kim và dệt thoi phù hợp cho mọi mùa.

VÀ WOOLMARKKhi nhắc đến len lông cừu Úc

thì không thể không nhắc đến cái tên Woolmark đã nổi tiếng trên toàn cầu. Thương hiệu Woolmark thuộc sở hữu của Công ty Đổi mới Len Úc (AWI), một tổ chức phi lợi nhuận sở hữu của hơn 27.000 nhà nuôi cừu. Woolmark được thiết lập năm 1964, là thương hiệu của ngành dệt may được biết đến nhiều nhất trên thế giới về len Merino.

Hiện nay, Woolmark đang hướng tới phát triển một chuỗi cung ứng bền vững từ khâu kéo sợi đến hàng may mặc thời trang ở Việt Nam với mục tiêu phát triển hàng Len Merino, đưa ngành len của Việt Nam hội nhập và có vị trí tại thị trường thế giới thông qua dự án mang tên “Việt Nam trên đường hội nhập” (Out of Vietnam). Dự án này chính thức ra mắt tại Hà Nội vào tháng 6/2012 đã thu hút được nhiều phản hồi tích cực. Giai đoạn thứ hai của dự án được triển khai tại TP. Hồ Chí Minh vào tháng 11/2012.

WOOLMARK đang hướng tới phát triển một CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG từ khâu kéo sợi đến hàng may mặc THỜI TRANG Ở VIỆT NAM với mục tiêu PHÁT TRIỂN HÀNG LEN MERINO, đưa ngành len của Việt Nam HỘI

NHẬP VÀ CÓ VỊ TRÍ TẠI THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI thông qua dự án mang tên “VIỆT NAM

TRÊN ĐƯỜNG HỘI NHẬP”

SỰ KIỆN

8

Page 9: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

SỰ KIỆN

Sau một năm vận hành dự án, đến nay đã có 50 đối tác sản xuất hàng len tại Việt nam tham gia với tư cách là đối tác của dự án. Các đối tác này đã, đang và sẽ từng bước tiếp nhận sự hỗ trợ từ Công ty Thương hiệu Woolmark về kỹ thuật, công nghệ, sản xuất thử nghiệm và tiếp cận trực tiếp với các nguồn cung ứng nguyên phụ liệu, hóa chất, thuốc nhuộm đảm bảo chất lượng và có uy tín trên thị trường quốc tế. Đến nay, đã có một số đối tác thành công trong việc sản xuất thử nghiệm các mặt hàng cơ bản từ chất liệu len Merino và các đối tác này đã cảm nhận tự tin trong sản xuất hàng len. Việc tổ chức các sự kiện giao thương giữa các doanh nghiệp làm hàng len Việt Nam và các kênh bán lẻ, các thương hiệu len quốc tế, các nhà mua hàng len... là bước đi tiếp theo của quá trình thực

hiện dự án. Ông Jimmy Jackson - Tổng giám đốc Phát triển và Thương mại hóa sản phẩm của Woolmark cho biết “Woolmark đang tập trung vào việc chuyển giao công nghệ, thông qua việc đào tạo và nghiên cứu phát triển sản phẩm với các đối tác công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các chuyên gia kỹ thuật của chúng tôi hiện tại đang ở Việt Nam hướng dẫn cách dệt thoi, hoàn tất kĩ thuật sản xuất len lông cừu”.

Một khi các đối tác công nghiệp của Việt Nam đủ tự tin trong sản xuất hàng len có chất lượng cao, cùng với các mẫu mã thực tế, Công ty Woolmark sẽ tổ chức các sự kiện giao thương tại Việt Nam nhằm đưa các khách hàng mua len đến với doanh nghiệp Việt Nam để tìm hiểu, thảo luận và tận

mắt nhận thấy chất lượng và dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam, từ đó thiết lập mối quan hệ kinh doanh trực tiếp trên thị trường len quốc tế. Để mở đầu cho chuỗi các ngày giao thương, Công ty Woolmark sẽ mời 10 công ty kinh doanh hàng len từ Nhật Bản, sẽ đến Việt Nam từ ngày 8/7 và ngày giao thương đầu tiên sẽ diễn ra ngày 9/7 tại Khách sạn Moevenpick, TP. Hồ Chí Minh và ngày 12/7 cũng tại Khách sạn Moevenpick, Hà Nội. Tại đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam sẽ có một không gian riêng để trưng bày sản phẩm len của mình và có dịp tiếp xúc và thảo luận cơ hội kinh doanh với từng đối tác Nhật Bản. Các doanh nghiệp Việt Nam bao gồm các đơn vị làm áo len, làm hàng thể thao, hàng mặc trong từ len, các đơn vị sản xuất trang phục veston, quần âu từ len,

“Mọi KIẾN THỨC, CÔNG NGHỆ đều

có thể tìm thấy trong SÁCH VÀ INTERNET.

Nhưng có một thứ khác biệt, đó là KINH

NGHIỆM, cái mà chúng ta chỉ có thể có được thông qua QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM và SẢN

XUẤT. Chính kinh nghiệm này cũng sẽ

TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT và mang lại

DẤU ẤN RIÊNG cho các thương hiệu khác

nhau” .

Ông Jimmy Jackson - Tổng giám đốc Phát triển và Thương mại hóa sản phẩm của Woolmark thuyết trình trong hội thảo tại TP.HCM

9

Page 10: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

các đơn vị sản xuất phụ trang như mũ, khăn, tất từ len. Công ty Woolmark cam kết sẽ mang cơ hội kinh doanh đến cho các doanh nghiệp Việt Nam. Và các doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị mẫu mã, các thông tin giới thiệu công ty cũng như các điều khoản kinh doanh nhằm thu hút và nắm bắt được các cơ hội này nhằm thiết lập tại Việt Nam chuỗi sản xuất và cung ứng hàng len cao cấp ra các thị trường cao cấp như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Việc tổ chức Ngày giao thương lần này cũng là bước khởi đầu cho chuỗi các ngày giao thương sau đó với các nhà mua hàng đến từ Hong Kong, Hàn Quốc, châu Âu và Hoa Kỳ. Đây cũng là bước tập dượt cho việc tổ chức các show diễn thời trang về len sẽ diễn ra vào cuối năm nay tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Úc, với chủ đề “Phát triển tại Úc, làm tại Việt Nam” (Growth in Australia, Made in Vietnam).

Ngày 05/06/2013, công ty Woolmark phối hợp với Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX) tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo về len lông cừu với chủ đề “Hiện tượng co

SỰ KIỆN

Len đã trở thành một phần LỊCH SỬ VÀ DI SẢN CỦA LOÀI NGƯỜI không chỉ bởi quá trình phát triển dài không thua gì lịch sử loài người của nó mà còn vì CHẤT LƯỢNG với những TÍNH NĂNG ƯU VIỆT xứng đáng được xếp vào bảng top về CHẤT LIỆU TỰ NHIÊN CAO CẤP VÀ SANG TRỌNG.

kết và giải pháp phòng ngừa”. Tham gia hội thảo có hơn 60 chuyên gia và các cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng len trong và ngoài Tập đoàn. Hội thảo là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất len Việt Nam tiếp cận các công nghệ, tìm hiểu các nguồn nguyên liệu thô, hóa chất, thuốc nhuộm và phụ gia hoàn tất, nhằm sản xuất ra các sản phẩm len đạt tiêu chuẩn của Woolmark.

Với tiêu chí mở, Woolmark chia sẻ mọi kiến thức về len lông cừu được cập nhật thường xuyên trên ba trang web: www.wool.com, www.merino.com, www.woolmark.com. Bên cạnh đó cũng sẵn sàng chia sẻ và giải đáp mọi thắc mắc về kiến thức, công nghệ liên quan đến lĩnh vực này. Ông Trần Văn Quyến – Đại diện của Woolmark tại Việt Nam từng phát biểu trong buổi hội thảo “Mọi kiến thức, công nghệ đều có thể tìm thấy trong sách và internet, nhưng có một thứ khác biệt, đó là kinh nghiệm, cái mà chúng ta chỉ có thể có được thông qua quá trình thực hành thí nghiệm và sản xuất. Chính kinh nghiệm này cũng sẽ tạo nên sự khác biệt và mang lại dấu ấn riêng cho các thương hiệu khác nhau”.

Khoa học và công nghệ hiện đại đã biến len thành loại chất liệu hàng đầu, thích ứng với mọi nhu cầu của thế giới hiện đại mà không làm suy yếu bản chất tự nhiên của len. Len đã trở thành một phần lịch sử và di sản của loài người không chỉ bởi quá trình phát triển dài không thua gì lịch sử loài người mà còn vì chất lượng, những tính năng ưu việt xứng đáng được xếp vào bảng top về chất liệu tự nhiên cao cấp và sang trọng.

Câu chuyện về chàng chăn cừu trên thảo nguyên cỏ xanh mênh mang và cuộc thi ai cắt được nhiều lông cừu nhất sẽ lấy được cô gái đẹp của cả vùng Bắc nước Úc bỗng trở nên gần gũi hơn bao giờ hết. Dệt may Việt nam bắt đầu tham gia vào câu chuyện từ những chú cừu của đồng cỏ phương Bắc xa xôi, có sức hấp dẫn, có cơ hội, nhưng biết bao thử thách. Và chúng ta cũng được quyền mộng mơ với nó, khoảng rộng mà len lông cừu Merino dành cho tư duy sáng tạo trong thời trang len cho mùa đông Hà Nội, các tỉnh phía Bắc, hay Đà lạt và phần nào cho miền Nam không có mùa đông…và còn xa hơn, phần lớn là sẽ được hội nhập với thế giới…

10

Page 11: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

SỰ KIỆN

Hỏi thế có nghĩa là người đó hình như chẳng còn yêu cái gì nữa. Khi yêu khó thế, thì sống có nghĩa gì? Công việc sẽ thế này: làm ra mẫu, ngắm nhìn, cảm thấy hợp lý hay không hợp lý, sản xuất hay không sản xuất, bán được hay không bán được... Cái cỗ máy đó sẽ chuyển động, một sản phẩm mới sẽ ra đời, cuộc đời sản phẩm đó thật ngắn, chưa hết một lượt ngắm nhìn, nó sẽ biến mất, đôi khi mình không kịp nhớ về nó, một đứa con không hẳn do mình sinh ra, do cái cỗ máy đó, nhưng mang tên con mình. Vậy là có một đứa con sinh ra không hẳn bởi tình yêu... Đôi khi tôi cứ nghĩ sao mình đặt nặng chữ yêu nhiều quá vậy... Bởi tôi thích yêu... Khi yêu, cái làm mình yêu đó nằm trọn trong mắt mình, trong lòng mình, trong suy nghĩ của mình... Bàn tay mình lướt qua Nó, sẽ hiểu ngay đây là tình yêu của mình, tim mình sẽ đập nhanh khi thấy Nó lướt qua, môi mình sẽ không nói nên lời bởi không diễn đạt được, nhưng thời gian qua đi có một năm, hai năm, ba năm hay nhiều hơn nữa, mình vẫn thấy Nó chi tiết, sống động, vẫn nói được thật

Làm thế nào để yêu?Yêunhiều về Nó, như vừa được ôm ấp hôm qua thôi! Ôi tôi ước ao tiếng Việt có đại từ gì thay được chữ “Nó”!

Không yêu, mình sẽ mất đi ánh mắt, mất cảm giác, mất hơi thở và mất đi trái tim... Không còn gì lướt qua mắt mình, không gì chạm vào bàn tay mình và không gì gợi cho mình nhớ thật lâu... không có gì... Khi trải qua rồi tôi thật hiểu, tình yêu là không đòi hỏi được yêu lại, không đòi hỏi sự đền đáp. Tình yêu lớn sẽ lôi cuốn tình yêu lớn, tình yêu lớn sẽ làm không gian chung quanh và mọi thứ biến đổi, hơi thở sẽ kết nối cùng hơi thở, bàn tay cũng sẽ gặp một bàn tay nhạy cảm và mọi thứ sẽ đều có trái tim.

Tôi sẽ cố tin mình sẽ yêu trở lại, cố làm mình yêu trở lại... thật khó! Bởi cuối cùng không yêu mình sẽ không còn sống, không còn lý tưởng và mình không hiểu chính bản thân mình. Thời gian trôi đi, tôi muốn mình không còn là một cái máy nữa, tôi muốn yêu, chắc chắn sẽ yêu!

Tôi sợ cảm giác mình từng trải hoặc biết quá nhiều! Thật không may là khi thêm một tuổi người ta lại phải làm một người trưởng thành hơn. Tôi chỉ muốn mình nhìn mọi thứ theo ánh mắt của một người mới gặp nó lần đầu. Tôi sẽ say sưa theo dõi cái biết lần đầu ấy, đặt nó lên theo suy nghĩ của mình, không hiểu nó quá rõ, không nhìn nó quá kỹ. Mong sao ngày mai mình sẽ quên đi và lại được gặp lần đầu, hồi hộp, háo hức như được nhìn thấy lần đầu!

Tôi sẽ bước đi thật chậm để xem hoa nở bên vai mình, nghe chim hót mỗi buổi sáng đầu hiên nhà, nhìn mái tóc mượt mà của con gái buông trên vai... Tôi sẽ nghe tiếng tình yêu của mình... Cái thứ vốn mong manh hay hờn dỗi, thứ không cho phép tôi ồn ào vô tình bước xa khỏi nó...

Đối với tôi thời trang là cách sống... từng ngày tôi vẫn sống theo cách đó, khi nhanh, khi chậm... Nay có lẽ sẽ chậm hơn để yêu nhiều hơn và để sống nhiều hơn!

NTK MINH MINH

11

Page 12: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

BỘ SƯU TẬP

12

Page 13: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

BỘ SƯU TẬP

PHOTO: LÊ THÀNH TRÍNGƯỜI MÂU: TRANG PHẠM

TRANG ĐIÊM: ANH VŨTÓC: THANH THÚY

NTK: MINH MINHNƠI BÁN:

Số 107B6 Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa;166 Bà Triệu, Quận Hoàn Kiếm;

Vietnam Designers House - 60 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - ĐT: 04.22601006

13

Page 14: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

BỘ SƯU TẬP

14

Page 15: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

BỘ SƯU TẬP

15

Page 16: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

BỘ SƯU TẬP

16

Page 17: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

BỘ SƯU TẬP

17

Page 18: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

BỘ SƯU TẬP

18

Page 19: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

BỘ SƯU TẬP

19

Page 20: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

BỘ SƯU TẬP

20

Page 21: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

BỘ SƯU TẬP

21

Page 22: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

BỘ SƯU TẬP

22

Page 23: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

BỘ SƯU TẬP

PHOTO: LÊ THÀNH TRÍNGƯỜI MÂU: TRANG PHẠM

TRANG ĐIÊM: ANH VŨTÓC: THANH THÚY

NTK: MINH MINHNƠI BÁN:

Số 107B6 Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa;166 Bà Triệu, Quận Hoàn Kiếm;

Vietnam Designers House - 60 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - ĐT: 04.22601006

23

Page 24: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

BỘ SƯU TẬP

24

Page 25: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

BỘ SƯU TẬP

25

Page 26: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

BỘ SƯU TẬP

26

Page 27: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

BỘ SƯU TẬP

27

Page 28: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

BỘ SƯU TẬP

28

Page 29: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

BỘ SƯU TẬP

29

Page 30: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

XU HƯỚNGVáy và đầmXUÂN HÈ 2013Xuân Hè 2013, những chiếc váy lưng cao xuất hiện làm THAY ĐỔI CÁCH NHÌN CŨ và mở ra nhiều chọn lựa. Phần trên eo sẽ được cân đối bằng những chiếc đầm nữ tính như VÁY CHUÔNG, MIDI. Những chiếc váy, đầm với ĐƯỜNG LƯỢN SÓNG LỚN tạo nên nhịp điệu cho cơ thể, thướt tha mỏng nhẹ cũng rất được yêu thích trong mùa này. Hầu hết cái nhìn trừu tượng thường tạo nên SỰ PHÓNG TÚNG cùng những HỌA TIẾT GÂY ẤN TƯỢNG MẠNH. Đen và trắng vẫn duy trì sự ưu ái của thị trường với cuộc xâm lăng của các loại KẺ SỌC và CA RÔ. Ngọt ngào, nữ tính trong mùa vẫn tiếp tục với ren mang đến một câu chuyện HIỆN ĐẠI VỀ KẾT CẤU VÀ MÀU SẮC. Sự tối giản vẫn ngự trị trên đỉnh cao trong phong cách NGHỆ THUẬT ART DECO và yếu tố kiến trúc chính xác đến từng tiểu tiết. Sự THANH KHIẾT trong từng đường nét và nghệ thuật thiết kế của xuân hè 2013 đã tạo nên nguồn cảm hứng mang TÍNH THẨM MỸ CỰC KỲ TINH TẾ vượt ra ngoài mong đợi của tất cả những tín đồ thời trang.

30

Page 31: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

XU HƯỚNG

Hoa inBồ công anh nở tại Valentino, trong khi Dries Van Noten và Rochas chọn hoa cúc,

Bottega Veneta trang nhã với cúc tây xinh xắn trên những chiếc váy cổ chữ V. Thakoon cho thấy sự cuốn hút của những đóa lan Nam Phi và hoa hồng đẹp tuyệt diệu trên những mẫu thiết kế mang hơi hướng Trung Hoa. Bên cạnh đó còn thấy sự nổi bật của hoa mẫu đơn, cây dương xỉ… Tất cả toát lên sự sang trọng và mạnh mẽ với những phụ kiện nổi

bật, bản in kỹ thuật cao sắc nét cho hiệu ứng chuẩn mực về những câu chuyện lãng mạn hay truyện cổ tích với kết thúc có hậu đầy sắc màu, sự hấp dẫn và vui tươi.

Dahiện đại

Các nhà thiết kế đã tạo nên những cảm xúc mới về da trên những hiệu

ứng như vải nhuộm với sắc màu mạnh mẽ, màu da nhạt nhẹ hay kim

loại sáng bóng. Da cũng có thể mỏng như tờ giấy hoặc tạo những đường

lằn, khe và những lỗ thủng thông minh thoáng mát và dễ chịu. Kiểu

dáng nữ tính mang nét linh hoạt mới lạ, đôi khi được kết hợp với ren hoặc lụa mang lại sự tinh tế tuyệt mỹ đầy

rung cảm.

31

Page 32: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

Ren quyến rũVáy ren thường đặc trưng cho nét nữ tính và gợi cảm với các gam màu nhẹ

nhàng, trung tính hoặc huyễn hoặc, bí ẩn và đầy chất gothic với sắc đen. Tuy nhiên, với sự cân bằng phù hợp, ren sẽ trở nên duyên dáng, trang nhã và đầy sôi động. Mùa này, ren mang màu sắc vui tươi, thậm chí mang ánh kim loại

với bề mặt đa dạng và cao cấp tạo nên cái nhìn tổng thể về sự dễ dàng, thoải mái và năng động.

Sóng lượnNhững gợn sóng lớn, bản

rộng, có độ đứng mang lại cái nhìn ấn tượng cho các

bữa tiệc tối. Các đường xoắn ốc bị đánh bật và thay thế bằng những đường lượn

sóng hiện đại, cá tính và cũng hết sức nữ tính. Với

cấu trúc sóng này, các phụ trang sẽ được giản lược hoặc trở nên không cần

thiết bởi chúng đã quá đủ cầu kỳ và đẹp đẽ khiến

không gì có thể can thiệp thêm vào sự tự do uốn lượn

của chúng.

XU HƯỚNG

32

Page 33: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

XU HƯỚNG

Sọc và sọcNhững chiếc váy cổ điển này mang hơi thở của những

năm 60 sẽ luôn thích hợp cho ban ngày. Nhưng nỗi ám ảnh về kẻ sọc dường như còn được đẩy cao hơn với

những bản sọc lớn với đủ mọi chiều hướng. Một chút gì rất cá tính nhưng cũng thật nghiêm trang khi kết hợp cùng dây nịt và túi xách mang tính cấu trúc mạnh. Đừng quên giày cao gót để tạo

nên những rung cảm đồng điệu cho những chiếc váy dài qua gối đầy nữ tính.

Ca rôHãy sẵn sàng để thực hiện

một tuyên bố mạnh mẽ cho mùa với những ô ca

rô, hình thoi ấn tượng và đa dạng về kích cỡ. Đây

sẽ là một xu hướng táo bạo mang chất nam tính

giữa sắc đen và trắng. Đâu đó sẽ có những bản

phối màu độc đáo khiến ai cũng phải ngoái nhìn khi bạn bước chân trên phố.

33

Page 34: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

GraphicHình khối đậm và kết hợp màu sắc táo bạo thậm chí còn vượt xa độ mạnh và rực rỡ của gam màu mang chất thể thao. Những bản in trừu tượng mang màu sắc xung đột là làm sáng lên không khí của những ngày hè rực rỡ. Bạn sẽ thực sự trở nên tuyệt vời và cá tính với phong cách hoàn hảo này.

Tối giảnTopshop Unique, Calvin Klein và Nicole Farhi… đều biết cách tối giản một cách đầy phô trương những mẫu trang phục của mình. Các nhà thiết kế tôn

thờ các đường nét đơn giản và màu sắc nhẹ, mát mẻ với những cách tiếp cận không vô nghĩa để tạo nên phong cách của sự lịch thiệp và sang trọng.

XU HƯỚNG

34

Page 35: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

XU HƯỚNG

GeishaThời trang luôn mang những hương vị với tính định hướng cao, và hình ảnh cô gái Geisha là một trong những điểm nhấn của mùa. Điều đó không chỉ thể hiện trên các loại chất liệu phong phú, các bản in chi tiết hay các dạng tay áo, cổ áo, thắt lưng kiểu kimono. Từ Vivienne Westwood, Jean Paul Gaultier cho đến Issa London..., tất cả đều thể hiện lòng tôn kính, sự ngưỡng mộ đối với hình ảnh cô gái Geisha sang trọng và huyền bí.

Lấp lánhÁnh kim là một xu hướng khó sử dụng nhưng lại có khả năng tạo nên sự nổi bật một cách cao độ. Ánh kim của năm nay không chỉ nhỏ bé với tác dụng làm điểm nhấn cho trang phục mà chúng đã phát triển thành chất liệu mang bề mặt lấp lánh với những gam màu ngọt ngào và mát dịu.

35

Page 36: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

CHUYỆN NGHỀ

Thuở bé, không biết các bạn có sở thích cắt may đồ búp bê như tôi không? Đúng như tên gọi: cắt và may. Tôi lấy một miếng vải hoa hình chữ nhật rồi xếp đôi lại và khoét một

lỗ tròn vừa để chui đầu, phủ lên búp bê và bắt đầu may lại cho nó vừa vặn. Chỗ nào dư thì cắt bỏ. Kết quả là có được chiếc áo ôm sát… không cởi ra được. Nhưng vậy là vui lắm rồi, đầy tự hào mình đã làm được một “tác phẩm”. Chưa hề có khái niệm về làm rập 3D là thế nào. Sau này khi đã làm nghề, tôi mới biết đó là một trong những cách thực hiện kỹ

thuật làm rập trên ma-nơ-canh.

ngày xưa và bây giờ3D

NTK HỒNG DUNG

36

Page 37: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

CHUYỆN NGHỀ

Sườn phải Sườn trái Thân sau

hững năm học Đại học, tôi được dạy chuyên sâu về ý tưởng, những phương pháp sáng tạo và những kiến thức

cơ bản khác của ngành thời trang… còn về kỹ thuật cắt may thì đa phần sẽ tự học. Thời điểm đó, mọi thứ mới bắt đầu, những kỹ thuật làm rập 3D trên ma nơ canh rất ít người biết. Tôi cũng đi học cắt tại mấy trung tâm (rập phẳng 2D) nhưng chỉ dừng lại ở mức độ cưỡi ngựa xem hoa vì những công thức tính toán khó nhớ và form dáng

Thân trước

N

Đầm Volume từ rập 3D ni-lông 1. KỸ THUẬT PHỦ NILON:

Phủ nilon lên mannequin chuẩn, quấn băng keo cho đến khi miếng nilon ôm sát vào mannequin, bạn bắt đầu vẽ những đường rã cúp bay bổng, không giới hạn, nó có thể chạy từ trước ra sau, triệt tiêu những đường pen đơn điệu, bạn cắt ra và phẳng hóa những mảnh rập thành 2D, cộng thêm đường may và cử động, sau đó thì may ráp lại, vậy là bạn đã vừa thực hiện xong kỹ thuật làm rập 3D trên mannequin rồi đấy. Sản phẩm ôm sát, chuyển động theo cơ thể một cách chính xác khó tin.

2. KỸ THUẬT PHỦ CHẤT LIỆU:Dùng vải lót phủ lên mannequin

rồi bắt đầu tạo kiểu theo ý muốn, dún, phồng, rộng chật ở từng điểm chính xác, lấy dấu thật chi tiết rồi trải phẳng ra thành 2D, cộng đường may và may ráp lại.

3. KỸ THUẬT TĂNG VOLUME:Chọn một trong những chi tiết rập

trên 3D để xếp ly, dún phồng, tăng rộng thêm... tạo khối trên chi tiết đó, biến tấu rập, tạo nên những chi tiết lạ mắt, những form dáng hiện đại, tạo nhiều hiệu ứng đẹp, hấp dẫn cho người mặc trong không gian ba chiều.

Tôi may mắn được tham gia khóa học đầu tiên này do chuyên gia người Pháp giảng dạy. Sau đó, tôi được học thêm mấy khóa nâng cao nữa. Lần đầu tiên tôi thấy việc làm rập thật dễ nhớ và thích thú như thế. Chỉ cần bạn tuân

không gì mới lạ. Tôi ra trường và bắt đầu trình diễn những bộ sưu tập của mình trong từng mùa, từng năm. Tôi rất hăng say làm tất cả mọi việc chỉ trừ việc cắt và may. Vì thế phần lớn form dáng trong bộ sưu tập của tôi tùy thuộc vào một người khác. Thế nên thật đau lòng khi khách hàng thích thú với bộ sưu tập nhưng khi mặc thử thì form dáng không đẹp nên ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định chọn mua. Lại một lần nữa câu chuyện cắt may, form dáng ám ảnh tôi.

KỸ THUẬTRẬP 3D - KHƠI GỢI CẢM HỨNG SÁNG TÁC

Đã có nhiều định nghĩa về kỹ thuật này, tôi chỉ xin so sánh ngắn gọn giữa làm rập 2D và 3D như sau: Làm rập 2D có nghĩa là bạn tính toán những con số rồi biến những thông số thành những đường cắt thẳng, cong trên mặt phẳng tờ giấy, may lại thành 3D. Còn kỹ thuật làm rập 3D là làm rập từ cơ thể 3D (mannequin) được phẳng hóa mẫu rập thành mô hình 2D. Sự chính xác và mức độ hoàn chỉnh gần như đạt kết quả tốt nhất, ít chỉnh sửa.

Có nhiều cách để thực hiện kỹ thuật làm rập 3D trên mannequin, bạn có thể tùy chọn sao cho phù hợp với bộ sưu tập của mình.

37

Page 38: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

Phương pháp làm rập 3D giúp bạn NẢY SINH THÊM NHIỀU Ý TƯỞNG MỚI so với ý tưởng gốc, đồng thời giúp việc thiết kế trở nên DỄ DÀNG, TRỰC QUAN VÀ ĐẦY CẢM HỨNG.

thủ đúng một số quy tắc trong quá trình làm, bạn sẽ thấy việc làm rập trên mannequin dễ hơn rập 2D.

Cái quan trọng là bạn phải thực hành thật nhiều và tự rút ra những kinh nghiệm quý báu. Từ khi biết làm rập 3D, tôi tự tin lên hẳn, những bộ sưu tập sau này đều do tôi tự làm rập. Bạn thử hình dung khi chính tay bạn vẽ những đường nét bay bổng, uốn lượn theo

tâm trạng, không bị gò bó bởi công thức nhấn pen buồn chán 2-2-2 (nghĩa là 2 pen ngực, 2 pen eo và 2 pen sau) bạn sẽ thấy hứng khởi và tràn đầy năng lượng thế nào. Vừa làm, vừa chơi… tôi như sống lại tuổi thơ ngày xưa. Những bộ sưu tập của tôi chủ yếu là đầm và áo nên tôi chọn cho mình kỹ thuật làm

rập 3D nilon và tăng volume. Tôi thích thú về sự biến hóa của nó và sự chính xác khá hoàn hảo.

Một chút trải nghiệm thực tế sau những bộ sưu tập, tôi có thể bật mí một công thức vui thế này: Từ một bộ rập nilon 3D bạn có thể tạo ra hai bộ rập khác nhau hoàn toàn ở mỗi nửa bên - tạm đặt tên cho chúng là A và B - bộ rập AB này được gọi là rập bất đối xứng. Ta sẽ có được những kết quả như sau:

1. A+B = AB (bộ rập bất đối xứng)2. A+A = 2A (bộ rập đối xứng A)3. B+B = 2B (bộ rập đối xứng B)4. A+B + Volume X = AB Volume (bộ rập bất đối xứng có volume X)5. A+A + Volume Y= 2A Volume (bộ rập đối xứng A có volume Y)

Sơ dựng mẫu đầm bằng phương pháp rập 3D phủ chất liệu

CHUYỆN NGHỀ

38

Page 39: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

Mẫu thiết kế của NTK Hồng Dung sử dụng phương pháp làm rập 3D

6. B+B + Volume Z= 2B Volume (bộ rập đối xứng B có volume Z)

Chưa hết, nếu từ rập AB bạn thu ngắn hoặc kéo dài ra bạn sẽ có thêm Top AB (áo) và Bottom AB (váy, quần...) hoặc Dress AB (đầm dài, ngắn). Tương tự bạn sẽ có Top 2A, Bottom 2A, Dress 2A… Kể sơ ra từ một rập nilon 3D bạn đã có được ít nhất 12 sản phẩm khác nhau ít nhiều… thật nhanh và dễ dàng để sáng tạo. Việc còn lại là bạn có thể kết hợp màu sắc, chất liệu vải khác nhau, họa tiết khác nhau, những trang trí khác nhau trên những bộ rập đó để tạo nên sự khác biệt, lạ mắt cho từng mẫu thiết kế nhưng rất xuyên suốt theo bộ sưu tập.

Bộ sưu tập đầu tiên tôi tự làm rập là bộ Xuân hè 2007 lấy cảm hứng từ nghệ thuật Origami, trình diễn tại Zen Plaza được nhiều lời khen ngợi từ thầy cô, đồng nghiệp và khách hàng. Bộ sưu tập bán được gần 80% ngay sau đó. Tôi thấy mình có giá trị và những nỗ lực được đền đáp xứng đáng.

Càng làm tôi càng rút ra nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý những mẫu rập khó và phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp nhiều kiến thức. Những show diễn cùng thầy cô, đồng nghiệp cho tôi có dịp học hỏi, trao đổi những kỹ thuật mới lạ, những cách xử lý hay, đẹp. Tôi nhận ra rằng kỹ thuật làm rập 3D rất cần thiết được đưa vào giảng dạy cho sinh viên khoa thời trang, vì ngoài yếu tố kỹ thuật đó còn là một phương pháp sáng tạo trực quan và đầy cảm hứng.

HẠN CHẾ VÀ NHƯỢC ĐIÊM

Với trải nghiệm thực tế của mỗi người sẽ có những hạn chế và khuyết điểm khác nhau. Tuy nhiên, theo cá nhân tôi nhận thấy với những khuyết điểm nho nhỏ này cũng không đáng kể so với hiệu quả nó mang lại.

- Phải làm trên mannequin chuẩn (thông số, size…)- Rập 3D hao tốn nguyên liệu gấp 2-3 lần rập bình thường(ví dụ: 2m vải chỉ cắt được một chi tiết thân rập, vì đường rã nối liền từ trước ra sau….)

- Chi phí sản phẩm tăng.- Đòi hỏi kỷ thuật may tốt, ráp nối chính xác để tránh nhăn hoặc không êm ở những đường rã nối.- Nhảy size phức tạp.- Chỉnh sửa sản phẩm khó.- Mất một chi tiết rập thì những rập còn lại khó chính xác nếu phức tạp hơn thì phải bỏ rập đó làm lại mới.

Đối với những người không biết cắt may như tôi thì kỹ thuật làm rập 3D này có lẽ phù hợp nhất. Nó hấp dẫn hơn nhiều và đòi hỏi ít kiến thức kỹ thuật. Kỹ thuật hiện đại này cho ra đời những kiểu dáng độc đáo, hoàn chỉnh và chuẩn xác nhất sau khi hoàn thành sản phẩm. Đa phần, dòng thời trang cao cấp của những nhãn hiệu lớn đều sử dụng kỹ thuật này. Giá trị và chất lượng sản phẩm được nâng cao. Làm rập 3D trên mannequin không chỉ nghiêng về kỹ thuật mà còn là một phương pháp giúp bạn nảy sinh thêm nhiều ý tưởng so với ý tưởng gốc, giúp việc thiết kế trở nên dễ dàng, đầy cảm hứng. Và điều tuyệt vời hơn là thiết kế trong không gian thứ ba thì trực quan hơn, bay bổng và nhiều sự tưởng tượng hơn so với bản vẽ trên giấy.

Sơ dựng mẫu đầm có tỉ lệ khối lớn bằng phương pháp rập 3D phủ chất liệu

CHUYỆN NGHỀ

39

Page 40: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

Học Viện Nghệ ThuậtNEW YORK

Học viện nghệ thuật New York (THE ART INSTITUTE OF NEW YORK CITY – Ai) là một TỔ CHỨC GIÁO

DỤC và bắt đầu hoạt động với những lớp học đầu tiên vào năm 1980. Tổ chức này được xem như chi nhánh

của THE NEW SCHOOL FOR SOCIAL RESEARCH từ khi ra đời cho đến tháng 8/1987. Vào cùng thời điểm đó, Học viện nghệ thuật New York được Sở Giáo dục bang New York cấp giấy phép và công nhận như một

TỔ CHỨC ĐỘC LẬP.

NGỌC UYÊN

DIỄN ĐÀN

40

Page 41: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

DIỄN ĐÀN

Những NHÀ THIẾT KẾ THỜI TRANG trên toàn thế giới luôn mơ ước có cơ hội được trình

bày bộ sưu tập của họ tại SÀN DIỄN LỚN NHẤT ngành công nghiệp thời trang – TUẦN

LỄ THỜI TRANG MERCEDES BENZ NEW YORK (MBfashionweek) được tổ chức hàng

năm... Năm SINH VIÊN ƯU TÚ đang theo học và bảy sinh viên vừa TỐT NGHIỆP XUẤT

SẮC của Học viện nghệ thuật New York sẽ đem những KỸ NĂNG đã được học và TÀI NĂNG của họ đến ra mắt tại Tuần lễ thời trang này.

ọc viện Nghệ thuật New York là một tổ chức giáo dục chuyên đào tạo các lĩnh vực thiết kế đồ họa, thiết kế web

và phương tiện truyền thông tương tác, làm phim kỹ thuật số, thiết kế thời trang và thiết kế nội thất.

Hệ thống của Học viện nghệ thuật New York bao gồm trên 50 trường trải đều khắp Bắc Mỹ. Tại đây, chương trình giảng dạy đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và phát triển bởi các chuyên gia thuộc các ngành công nghiệp như thời trang, nghệ thuật truyền thông (media art) và ẩm thực; chính những chuyên gia này cũng nằm trong đội ngũ giảng

viên, điều này có nghĩa rằng việc học và giảng dạy đều liên quan đến thực tế và thực hành những gì có thể tìm thấy trong môi trường làm việc.

Các nhà thiết kế thời trang trên toàn thế giới luôn mơ ước có cơ hội được trình bày bộ sưu tập của họ tại sàn diễn lớn nhất ngành công nghiệp thời trang – Tuần lễ thời trang Mercedes Benz New York (MBfashionweek) được tổ chức hàng năm. Với những sinh viên đầy tài năng của Học viện nghệ thuật New York, giấc mơ ấy đã trở thành sự thật. Năm sinh viên ưu tú đang theo học và bảy sinh viên vừa tốt nghiệp xuất sắc của Học viện nghệ thuật New York sẽ đem những kỹ năng đã được học và tài năng của họ đến ra mắt tại Tuần lễ thời trang này. Đây chắc chắn là một cơ hội lớn để những nhà thiết kế trẻ đầy tham vọng quảng bá tên tuổi, thiết kế và những gì họ đã làm được cho các khách hàng tiềm năng.

“Tôi rất hài lòng khi được chứng kiến những sinh viên của mình phát triển từng ngày; có những sinh viên chưa từng may vá hoặc vẽ phác thảo trước đây khi mới theo học chương trình, mà bây giờ bộ sưu tập của họ được trình diễn tại MBfashionweek. Kiến thức và sự tự tin mà các sinh viên đạt được trong Tuần lễ thời trang này sẽ là những kinh nghiệm vô giá cho sự nghiệp của các em sau này”, bà Amanda Lovell - Trưởng khoa Thiết kế Thời trang - Marketing - Bán hàng (Fashion Design and Fashion Marketing and Merchandising) phát biểu.

Chúng ta hãy nghe bà Amanda Lovell chia sẻ một vài điều để hiểu rõ hơn về những hoạt động diễn ra trong Tuần lễ thời trang này và có một cái nhìn rõ nét nhất ở phía hậu trường tại nơi làm việc của nhóm sinh viên và những thành tựu họ sẽ đưa vào bộ sưu tập trình diễn tại Tuần lễ thời trang New York.

Các sinh viên sẽ chuẩn bị thiết kế của họ trong bao lâu để trình diễn tại Tuần lễ thời trang Mercedes-Benz?

Phải mất khoảng bốn tháng để các sinh viên hoàn thành bộ sưu tập

H

41

Page 42: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

DIỄN ĐÀNcủa họ từ ý tưởng sáng tạo đến mẫu thật. Trong khoảng thời gian này, sinh viên được yêu cầu phải nghiên cứu nguồn cảm hứng của mình và nộp ý tưởng cũng như bản phác thảo, bao gồm cả mẫu vải; phát triển rập cho trang phục của họ bằng cả hai phương pháp làm rập phẳng và làm rập 3D, sau đó sẽ may tất cả các sản phẩm này theo một tiêu chuẩn chuyên nghiệp.

Cơ hội trình diễn tại Tuần lễ thời trang này có ý nghĩa như thế nào cho sự nghiệp của một nhà thiết kế trẻ?

Cơ hội thể hiện trong Tuần lễ thời trang Mercedes-Benz có thể được so sánh với Super Bowl hay Thế vận hội cho nhà thiết kế thời trang. Đó là một vinh dự rất lớn và là nền tảng cho nhiều nhà thiết kế hình dung sự nghiệp của mình trong ngành công nghiệp và là cơ hội cho họ được giới thiệu rộng rãi tên tuổi đến với nhiều người, chẳng hạn như các blogger, biên tập viên, người mua và người tiêu dùng. Điểm mấu chốt mà các nhà thiết kế trẻ nên hướng đến là việc tìm kiếm những mối quan hệ và cơ hội họ có thể đạt được trong Tuần lễ thời trang này.

Những kinh nghiệm này sẽ giúp ích gì cho một nhà thiết kế thời trang trẻ và làm thế nào để cải thiện kỹ năng của họ trong lĩnh vực này?

Hơn bất cứ điều gì, kinh nghiệm này sẽ dạy cho các nhà thiết kế trẻ suy nghĩ và đứng vững trên đôi chân của mình. Bây giờ chúng tôi đang thực hiện các bộ sưu tập cho sàn diễn, các sinh viên phải thực hiện điều chỉnh bộ sưu tập của họ. Ngoài ra, họ cũng được tiếp xúc với quá trình chỉnh sửa và kiểm tra thực tế để các em có thể tận mắt xem bộ sưu tập của họ thay đổi và phát triển như thế nào từ ý tưởng và khái niệm ban đầu. Họ phải học cách để thích nghi với dòng chảy và dịch chuyển theo hướng mà ngành công nghiệp đang hướng đến trong bất cứ thời điểm nào, kể cả việc tiếp nhận những lời chỉ trích.

Sinh viên có làm việc cùng nhau và cộng tác trên thiết kế của họ?

Trong quá trình phát triển các bộ sưu tập, các sinh viên được yêu cầu phải phê bình công việc của nhau. Bên

cạnh sự phê bình đó, chúng tôi đã nhìn thấy các sinh viên hỗ trợ lẫn nhau, nhưng không theo hình thức hợp tác trên một bộ sưu tập.

Tại sao các nhà thiết kế thời trang luôn tạo ra những trang phục phức tạp hơn để trình diễn trên sàn diễn so với những gì mà mọi người thường lựa chọn để mặc?

Các nhà thiết kế thường có xu hướng tạo vẻ phức tạp hơn cho trang phục trình diễn với mục đích đơn giản là tạo ra một tiếng vang hoặc một bất ngờ. Ngành công nghiệp thời trang từ xưa đã là một cái gì đó mơ hồ trong tưởng tượng của người tiêu dùng và các nhà thiết kế cũng vậy, và tôi tin rằng nhiều nhà thiết kế ngày nay đã cho thấy những thiết kế thực tế hơn trên sàn diễn.

Hãy cùng gặp mặt những nhà thiết kế trẻ đã tham gia trình diễn trong Tuần lễ thời trang Mercedes-Benz New York 2012 vừa qua.

MARK WALTERS

Mark Walters hiện đang là sinh viên chuyên ngành Khoa học Ứng dụng của Học viện nghệ thuật New York. Anh bước vào thế giới thời trang với vai trò là một người mẫu ở trường trung

học, nhưng sau đó, anh quyết định trở thành một người sáng tạo ra các mẫu trang phục. Mark chưa bao giờ ngồi sau một chiếc máy may nào cả cho đến khi anh tham gia khóa học này. BST “Bold and Beautiful” sẽ được giới thiệu trong Tuần lễ thời trang Mercedes-Benz NewYork.

42

Page 43: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

DIỄN ĐÀN

DANNI XUDanni Xu mong muốn trở thành một nhà thiết kế thời trang

ngay từ lần đầu tiên cô may quần áo. Cô lấy cảm hứng từ viện bảo tàng và những hình ảnh cô nhìn thấy trên internet, trong thư viện, kết hợp với những bộ phim và âm nhạc cho đến khi cô cảm thấy hài lòng. Danni mô tả thiết kế của mình là những khối điêu khắc, bằng cách sử dụng ý tưởng của sự kết hợp và tách rời. Cô hiện đang là sinh viên chuyên ngành Khoa học Ứng dụng tại Học viện nghệ thuật New York.

NELSON TAVAREZNelson đam mê thời trang từ khi còn là một cậu bé, anh đã

từng bị ám ảnh bởi trang phục của phụ nữ trong một thời gian dài. BST của Nelson cho Tuần lễ thời trang Mercedes-Benz được lấy tên “Within shadows”, lấy cảm hứng từ những kiến trúc hiện đại và sự thoái hóa của màu sắc. Anh đã tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học Ứng dụng tại Học viện nghệ thuật New York năm 2012.

GITA OMRIGita Omri đã từng phục vụ trong Không quân Israel,

nhưng niềm đam mê thời trang đã đưa cô đến với Học viện nghệ thuật New York. Gita muốn truyền cảm hứng và khuấy động trí tưởng tượng của những người nhìn thấy BST của cô - “74” - tại Tuần lễ thời trang New York. Cô đã tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học Ứng dụng tại Học viện nghệ thuật New York năm 2012. Hiện nay, Gita vẫn đang tiếp tục việc học của mình tại một trong những trường thời trang danh giá của thế giới - Central Saint Martins, London.

43

Page 44: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

MẠN ĐÀM

hích nhất là những lúc chuyển mùa, khi nắng gió đan xen. Em áo cộc tay, mà khăn voan đã lả lơi quanh cổ. Khăn và tóc bay

bay, đố ai nhìn thấy thêm gì sau mắt kính, và mũ bảo hiểm như chiếc nồi áp suất trên đầu. Nhưng chính thế mà anh thêm hồi hộp, thêm nhiều phỏng đoán, ghen tỵ với mấy anh chàng trong công ty, được nhìn thấy em cởi dần, cởi dần – từ mũ, áo chống nắng, váy chống nắng, găng tay chống nắng, rồi kính râm xước ngược lên tóc… vươn cao cổ, em bước vào thang máy. Khăn voan xẹp xuống không bay như ngoài gió, tất nhiên rồi, nhưng cổ kín mà gần

em mang vềtrên cổtừ những chuyến đi

LIÊN MINH

10 centimet dưới cổ vẫn mát làm sao, cùng với một chuỗi hạt.

Với ngần ấy centimet là cả những đam mê, không chỉ của người nhìn mà còn của chính em. Bằng chứng là ở nhà em có một cánh cửa treo mành tre, không để che nắng vào nhà, còn có những móc sắt, từng cái một treo tất cả các mùa, tất cả thời gian trong ngày, tất cả những khoảng trời và không gian nơi em đi và đến. Đó là những hạt của đam mê, khi là đồng, khi là bạc, khi là nhựa, khi từ rừng, từ biển, khi là đá vạn năm… Em đã sưu tầm chúng trong tất cả những chuyến

Nét duyên

T du lịch, không thể bỏ qua những shop nước ngoài, những chợ đồ cũ, châu Âu, châu Á… để rồi đeo chuỗi và dây vào bất cứ dịp nào.

Đàn ông không thể nào hiểu nổi, vì sao và vì đâu, mà khoảng trên dưới 10 centimet cổ, lại cần nhiều đam mê đến thế…Em mê muội, thăng hoa, hóa dại với những đồ “treo cổ” hạ giá, không hạ giá ở khắp khắp nơi. Những thợ xâu chuỗi lành nghề, những nhà thiết kế mới nổi, khắp Trung Nam Bắc nước nhà. Để bây giờ, ngày nào ba lần ra cửa thì gần tiếng rưỡi đồng hồ em lựa chọn mông lung chuỗi nào được

44

Page 45: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

MẠN ĐÀM

treo lên khoảng chục centimet ấy, nơi vốn dĩ đã trắng ngần đẹp đẽ, mà các anh thấy chẳng cần gì hơn .

Mùa nắng em tung tẩy chuỗi những hạt nhựa, hạt đá trong và không trong, sặc sỡ đủ màu, xâu đủ kiểu, buông từ cao xuống qua ngực với váy dài váy ngắn, hay mini áo tắm, đi lại trong resort và ra bãi biển kiêu sa.

Anh thích được hóa thân trong những hạt chuỗi này, vì nó cứ được đung đưa, đung đưa qua bên này bên kia ở phần dưới cổ. Mà thôi, như vậy là không khách quan lắm nên anh quay lại chủ đề.

Vậy là em đi, với sáng có vòng của sáng, chiều tối có vòng của chiều tối, màu sắc theo mùa thời gian hay không gian nơi em sẽ đến. Đi chợ đeo cho giản dị, em bảo vậy với giá trị sắc màu là tiền vài trăm ngàn hay bạc triệu, cho thời trang khoảnh khắc mua mớ rau ba ngàn. Cha cha, thời buổi, cái nhìn đắt hơn cho vào miệng.

Bạc trắng, bạc đen em bảo của dân gian nước ta hay của Lào của Thái, ấy là những thứ ca sỹ hay đeo và em mua theo những bài hát bốc lửa, mặc dù em không hát. Chỉ một thời gian sau, em thấy nhiều người cũng bốc lửa với vòng cổ, vòng tai – thì ra, em hay tin người, cả người rủ em đi chơi rồi rẽ vào hàng trang sức thuyết phục em rằng thứ này, nghệ sỹ họ đang đeo, em nên mua cho có phong có cách. Thế rồi, phong cách thật dễ, phong cách tràn lan, như ai cũng sắp thành ca sỹ. Cái thú vị em mang về sau mỗi chuyến du lịch, cùng với những chuỗi đeo ấy, là cả lũ con gái mắt chữ A, mồm chữ O, nhiều ý kiến y như hội thảo khoa học nghệ thuật - về việc vòng này đi với váy gì, áo gì, giày gì, đi đâu… Có lẽ cứ lắng nghe và copy cũng được đủ một khóa luận thời trang cho học trò Mỹ thuật công nghiệp…

Em mang về SẮC MÀU NHIỀU VÙNG ĐẤT, để rồi bất cứ lúc nào và ở đâu xuân hạ thu đông – HẠT

VÀ CHUỖI TRÊN CỔ CAO BA NGẤN TRỜI CHO…

Cũng là may, cả một mảng tường, một cánh cửa tủ, treo đầy những dây dài dây ngắn, những kiềng tròn, kiềng méo mà thay bằng vàng hay kim cương thì cũng hãi, ngay cả chỉ đồng, nhựa, đá, gỗ, bạc thế này em sưu tầm cho “khúc cổ” gần hai chục năm nay, khi giá vàng bằng 1/5 bây giờ, chắc cũng phải mua được mảnh đất to đùng ở trên Suối Hai Hòa Bình hay trên cốt 2.000 ở núi Ba Vì, rồi đất lên phăn phắt, em bán đi hóa thành chung cư cao cấp ở giữa Hà Nội rồi. Nghĩ mà tiếc, chỉ vì vài centimet cổ, chi phí những thứ thật không cần cho các anh, mà em mất quá nhiều, nhỉ.

Em vênh mặt lên mà bảo rằng, nhỡ đất không bán được thì sao. Ừ nhỉ, anh tính toán hộ mà cũng sai bét, bây giờ đến cả sàn nhà đất còn giải tán khối kia kìa. Thôi thì , em cứ đeo, mỗi ngày một màu, một kiểu - văn hóa Mua, Treo và Đeo, từ khắp mọi miền du lịch trên thế giới mang về, niềm vui nho nhỏ không thể thiếu mỗi lần ra đường. Và anh lại ước biến mình thành một trong số hạt treo trên cái khoảng duyên ơi là duyên, đung đưa đung đưa, theo nhịp chân em đi…

Ước mơ chẳng mất tiền mua, nhất là ước mơ... ở nơi quãng trên dưới 10 centimet ấy… Em mang về sắc màu nhiều vùng đất, để rồi bất cứ lúc nào và ở đâu xuân hạ thu đông - hạt và chuỗi trên cổ cao ba ngấn trời cho…

45

Page 46: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

CÔNG NGHỆ

TRANG PHỤC THAY ĐỔI MÀU SẮCVÀ HÌNH DÁNG

Kỹ thuật công nghệ phát triển mạnh mẽ đã trở thành chiếc cầu nối cho con người hướng tới tương lai với những tiện ích mang tính sáng tạo và thể hiện bản thân. Sự sáng tạo không ngừng giúp cho con người hoàn thiện cuộc

sống và mang lại những ứng dụng tuyệt hảo. Áp dụng công nghệ và kỹ thuật trong thời

trang vẫn luôn là đề tài hấp dẫn của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học và cả các nhà

thiết kế nhằm cho ra đời những loại chất liệu thông minh nhất thế giới.

4saùng taïoVẢI THÔNG MINH

Vừa qua, các nhà khoa học tại trường đại học Concordia, Canada đã tạo ra một chiếc áo mang tên Acrobat Dress, có khả năng trữ năng lượng từ loại chất liệu sợi vải điện tử thông minh. Loại vải này có khả năng tương tác năng lượng khai thác trực tiếp từ cơ thể con người, lưu trữ năng lượng sau đó và sử dụng nó để thay đổi thuộc tính hình ảnh và màu sắc của trang phục. Mục tiêu của ông Joanna Berzowska – giáo sư và chủ tịch bộ phận thiết kế nghệ thuật là tạo ra loại vải có thể thay đổi hình dạng một cách đột phá, phức tạp và đáng ngạc nhiên vượt xa những chiếc áo khoác đảo chiều hay áo sơ mi thay đổi màu sắc theo nhiệt độ.

Thành công lớn nhất của dự án này là khả năng gắn các chức năng điện tử và máy tính trong bản thân của sợi. Các thành phần chứa điện được dệt thành loại sợi tổng hợp đặc biệt gồm nhiều lớp polymer, khi chúng bị kéo giãn hoặc bị tác động, chúng sẽ tự tương tác với nhau tạo nhiệt làm ấm cơ thể và thay đổi hình dạng, màu sắc theo các cử động của cơ thể.

Và tương lai năm 2030 – 2040, loại chất liệu này sẽ tràn ngập khắp mọi nơi thay thế cho những loại ít ưu việt hơn. Người mặc sẽ cảm thấy thích thú với những cử động nhẹ nhưng vẫn gây ấn tượng mới mẻ, lạ lùng.

THANH BÌNH

46

Page 47: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

CÔNG NGHỆ

VẢI HẤP THỤ NƯỚC TỪ SƯƠNG MÙ SA MẠC

Hãy tưởng tượng, bạn bị lạc trong sa mạc Sahara, chỉ còn một ít lương khô, một chai nước… và đang chờ cứu viện!!! Bạn hãy yên tâm, hình như bạn đang mặc chiếc áo làm từ vải hấp thụ nước từ sương mù sa mạc đấy. Bạn sẽ an toàn và sống sót đến khi được cứu và bạn sẽ thầm cám ơn người đã phát minh ra loại chất liệu thông minh này, đúng không?!

Ở những nơi khô cằn, sương mù xuất hiện suốt đêm, tận dụng điều đó, người dân sử dụng máy thu sương để thu nước ngọt. Hầu hết là những tấm lưới hút giọt nước nhỏ, các nhà nghiên cứu đã cố gắng tăng hiệu suất của máy bằng cách kết hợp vật liệu ưa và kỵ nước. Không dừng lại ở đó, một nhóm nhà nghiên cứu tạo ra một loại vật liệu thu sương dựa trên cotton có thể chuyển đổi trạng thái hoàn toàn hút hoặc kỵ nước và giải phóng nước khi nhiệt độ tăng cao, giúp cung cấp nước trong điều kiện nóng như sa mạc được phát triển bởi các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Công nghệ Eindhoven và trường đại học Bách khoa Hong Kong. Vải sợi tổng hợp này gồm cotton và một loại polymer có tên PNIPAAm. Khi nhiệt độ thấp, cotton như miếng bọt biển, khi lên tới 34 độ, loại sợi này hút nước từ môi trường khá tốt, khoảng 340% trọng lượng cơ thể.

Ý tưởng về loại chất liệu thông minh này bắt nguồn từ bọ cánh cứng sống tại sa mạc. Loài này có thể hấp thụ và uống nước từ sương mù bằng cách hứng lấy những giọt nước trên cơ thể mình và để chúng lăn vào miệng. Tương tự, loài nhện cũng hứng nước bằng cách lấy hơi ẩm đọng trên mạng.

Khác với những hệ thống “hút sương” khác, loại vải cotton này có thể được sử dụng mà không cần gió, có thể đặt trực tiếp tại nơi cần nước. Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang nâng cao tính năng hữu dụng của loại vải này cũng như hạ thấp mức nhiệt độ để vải tự động chuyển từ chế độ thu nước sang chế độ giải phóng nước. Chính vì vậy, loại vải mới này sẽ rất phù hợp cho những khu vực sa mạc và núi, nơi không khí thường nhiều sương ban đêm. Theo nhà nghiên cứu Catarina Esteves, loại vật liệu này khá rẻ và có thể sản xuất được một cách dễ dàng.

VẢI CHỐNG THẤM NHỜ KHẢ NĂNG THÁO NƯỚC

Chọn trang phục và loại vải gì cho mùa hè oi bức?! Trong những ngày nóng của ngày hè, quần áo thấm mồ hôi trên cơ thể gây cảm giác khó chịu và không thoải mái. Mong ước về những loại trang phục có khả năng làm mát và thấm mồ hôi một cách ưu việt nhất luôn thôi thúc sự tìm tòi và khám phá của các nhà khoa học và các chuyên viên nghiên cứu về loại chất liệu vải thông minh. Vừa qua, các kỹ sư y sinh học ở Đại học California tại Davis (Mỹ) đã cho ra đời một loại vải mới có cơ chế hoạt động giống như da người, có khả năng thấm mồ hôi và đẩy nó ra ngoài... ngay lập tức.

Cotton phủ PNIPA Am với trạng thái hút nước (trái) và kỵ nước (phải)

47

Page 48: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

CÔNG NGHỆ

Với những khối óc sáng tạo đầy logic, Siyuan Xing và Jia Jang đã phát minh ra một loại vải siêu mỏng có khả năng hút nước dọc theo các sợi chỉ thấm nước ở một mặt vải và tháo bỏ lượng nước đó ở mặt còn lại bằng cách dệt xen chỉ thấm nước với chỉ chống thấm chất lượng cao. Điểm đặc biệt của cơ chế này là khả năng tách nước của vải hoạt động liên tục ngay cả khi mặt vải hoàn toàn bị thấm ướt.

Không dừng lại ở đó, loại vải này được thiết kế tùy thích với tính năng có thể bố trí mật độ chỉ thấm nước với chỉ chống thấm trên vải theo vị trí mong muốn để có thể ứng dụng vào

những vị trí khác nhau trên quần áo. Không chỉ giúp vải luôn khô ráo, công nghệ này còn mang lại đặc tính thoáng mát nên nó rất thu hút các nhà sản xuất hàng dệt may.

Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang làm việc với các hãng thời trang thể thao hàng đầu như Nike và Adidas để áp dụng kỹ thuật chế tạo “vải thông minh” này trên quần áo. Ngoài ra, vải mới cũng có triển vọng ứng dụng vào một số sản phẩm cần độ thấm hút cao như tã giấy hoặc băng gạc y tế…

RÈM CỬA VÀ RA TRẢI GIƯỜNG PHÁT SÁNG

Đối với các bạn trẻ yêu thích sự lãng mạn của một không gian diệu kỳ,

huyền bí và ảo mộng, chắc chắn các bạn sẽ không bỏ qua những phát minh ấn tượng này của một công ty Pháp với sản phẩm rèm cửa và ra trải giường phát sáng.

Theo phát ngôn viên của công ty này cho hay: “Không giống như các nguồn ánh sáng khác như neon, đèn LED hay Electroluminescence, ánh sáng phát ra từ vải sợi quang rất tinh tế và bí ẩn, tạo hiệu ứng đẹp trong bóng tối”. Công ty đã tạo ra công nghệ pin sử dụng sợi quang ánh sáng làm thành vải được cấp bằng sáng chế khoa học. Vật liệu phát ra ánh sáng màu dọc theo chiều dài của vật thể tạo hiệu ứng vô cùng đẹp mắt và ấn tượng cho căn phòng trở nên huyền bí mang đầy cá tính và rất riêng biệt. Bằng cách sử dụng một loại vật liệu được sản xuất đặc biệt gọi là Luminex, thiết kế thông minh này sẽ thắp sáng tổ ấm tình yêu của bạn bằng ánh sáng lung linh, bắt mắt được tỏa ra từ tấm ra trải giường, vỏ gối, và các loại vật liệu phát sáng.

Tấm ra trải giường có giá 320 bảng Anh này (xấp xỉ 11 triệu đồng) được trang bị bộ chuyển đổi điện áp thấp (4.5V) hoặc pin, không gây nóng và nguy hiểm cho người dùng. Ngoài ra, bạn còn có thể giặt với điều kiện cẩn thận. Có thể bạn sẽ đi lạc vào vũ trụ bao la hay không gian cổ tích huyền ảo trong những giấc ngủ đầy thú vị với những tấm ra trải giường đầy màu sắc này đấy.

48

Page 49: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

KHÔNG GIAN

Lẽ thường, những chiếc container nằm lăn lóc ngoài các bến cảng, hoặc chồng chất trong các kho bãi còn công dụng nào khác hơn là vận chuyển hàng hóa xuyên đại dương? Và khi hết niên hạn sử dụng, nó sẽ trở thành phế liệu. Thế nhưng bằng sự sáng tạo thêm một chút đánh liều, dân chơi “nhà container” đã biến những chiếc thùng thép kềnh càng, nặng hàng tấn thành những công trình kiến trúc tuyệt vời, đa dụng.

CHƠI NHÀcontainer

QUỐC NGỌC

Không chỉ có NHÀ Ở, mà đã xuất hiện cả BIỆT THỰ, VĂN PHÒNG

làm việc, thậm chí QUÁN CÀ PHÊ tại Việt Nam được xây dựng

từ những chiếc CONTAINER GHÉP LẠI.

49

Page 50: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

KHÔNG GIAN

ĐẸP, RẺ, BỀNVÀ XANH

Giám đốc một công ty xây dựng, anh Nguyễn Hoàng Dũng sảng khoái kể về căn nhà một trệt, một lầu được làm từ 2 container loại 40 feet chồng lên nhau của mình tại phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ.

Với kích thước 2,4m x 12m của chiếc container 40, nhà anh Dũng vẫn có được 2 phòng khách, 3 phòng ngủ, 1 bếp và 2 buồng vệ sinh khang trang. Thậm chí trên lầu nhà anh còn có cả sân ngồi hóng mát do người thiết kế đã khéo léo xếp dịch chiếc container bên trên đi vài mét so với container bên dưới. Chưa hết, nhà anh còn trang bị đến 6 chiếc máy điều hòa bảo đảm không gian luôn thoáng mát.

Tất cả những tiện nghi trên được nhà cung cấp cẩu 2 chiếc container đã được ghép sẵn đến khu đất nhà anh Dũng và lắp đặt trong vài ngày mà không cần đào móng, không cần xin giấy phép xây dựng. Chi phí cho căn nhà độc đáo này thật hấp dẫn, chỉ có 300 triệu đồng.

“Căn nhà thật sự mang đến cho tôi nhiều niềm vui mỗi khi ai đó hỏi tôi về những tiện ích và giá cả của nó, bởi nghe xong ai cũng trầm trồ muốn thử”, anh Dũng cười tươi. Theo anh,

một gia đình 4 người có thể sống thoải mái trong một căn nhà như thế mà giá cả lại trong tầm tay.

Ngoài chi phí chỉ bằng 2/3 giá xây dựng nhà gạch thông thường, đại diện Công ty CP Thương mại Cơ khí Tân Thanh (TP.HCM), đơn vị chuyên cung cấp các mẫu “nhà container”, cho biết thêm nhiều ưu điểm khác của loại nhà này. Do được sản xuất với tiêu chuẩn vận tải quốc tế, container phải chịu được nắng, gió, thời tiết khắc nghiệt, phải tồn tại tốt trong môi trường chịu ăn mòn của nước biển những 30 năm, nên nhà làm từ container rất bền vững,

chắc chắn, khả năng cách nhiệt, cách âm, chống chọi với bão và động đất tốt. Ưu điểm vận chuyển, tháo lắp nhanh chóng và phù hợp với mọi địa hình, nên khi cần, gia chủ có thể bốc căn nhà của mình đi nơi khác dễ dàng. Nhiều công ty còn sẵn sàng thu mua lại những chiếc “nhà container” bằng 50% giá trị ban đầu.

Anh Dũng nhận xét việc sử dụng container cũ, rồi tái sử dụng nhiều lần cho các công trình kiến trúc còn giúp giải quyết phần không nhỏ vật liệu phế thải và là phong cách sống xanh, bảo vệ môi trường.

Trong tháng 8/2013 tới đây, một QUÁN CÀ PHÊ có diện tích khoảng 2.000 mét vuông sẽ chính thức KHAI TRƯƠNG TẠI TP. BIÊN HÒA. Công trình này sử dụng 4 CONTAINER 40, 3 CONTAINER 20 VÀ 1 CONT 10 FEET để thiết kế KHÔNG GIAN CÀ PHÊ VÀ BAR hứa hẹn nhiều ĐỘC ĐÁO.

Văn phòng một công ty làm bằng container tại Q.2, TP. HCM

Yếu tố thiết kế có thể phá tan sự đơn điệu và nhàm chán của một khối hình hộp

50

Page 51: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

KHÔNG GIAN

MỐT CHƠICỦA NGƯỜIDÁM CHƠI

Giới mê kiến trúc và theo đuổi xu hướng “nhà container” chắc chắn đều biết đến biệt thự rộng 500 mét vuông của ông Văn Công Mỹ được xây dựng hoàn toàn bằng container tại số 99 đường số 10, khu phố 5, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM.

Ông Mỹ cho biết căn biệt thự của ông gồm một trệt, một lầu, hình chữ thập được làm từ 48 chiếc container loại 20 feet. Đơn vị thi công đã cho xếp tất cả các container này lên 50 khối bê tông vuông, rồi mới cho thợ sắt vào cắt, xẻ. Thời gian hoàn thiện phần thô chỉ mất hơn 3 tuần.

“Tiết kiệm thấy rõ nhất là không phải đào móng. Khoảng 50 khối bê tông chỉ đặt trên mặt đất, rồi đặt container lên, cân chỉnh thăng bằng, sau đó dùng keo chuyên dụng cố định container và khối bê tông. Nếu làm theo phương pháp truyền thống, riêng phần đào và xây móng cho căn nhà với diện tích này đã tốn khoảng 700 triệu”, ông Mỹ nói. Và toàn bộ phần thô căn biệt thự từ trệt đến lầu của ông Mỹ khi hoàn thành chỉ mất 1 tỷ đồng.

Trước đó, ông Mỹ đã phải cất công đi chọn mua từng chiếc container 20 cũ, rộng 2,4m, dài 6m, cao 2m và nặng gần 2 tấn với giá từ 15 - 17 triệu đồng/cái. “Tôi tuyển những cái không móp méo và những cái cũ nhất cũng được sản xuất từ năm 2005 mà thôi”, ông chia sẻ.

Sau khi bỏ ra thêm 3 tỷ nữa cho phần hoàn thiện trang trí nội thất, sân vườn, ông Mỹ đã có một biệt thự đẹp lộng lẫy nằm bên bờ sông Sài Gòn với một sảnh tiếp khách, phòng họp, phòng media, nhà ăn, bếp, sân trước, sân sau, 3 phòng ngủ và 1 nhà thờ lớn trên lầu cùng 8 buồng vệ sinh trên dưới. Theo ông, nếu xây dựng thông thường sẽ mất khoảng 6 - 7 tỷ đồng. “Khỏe nhất là trong quá trình xây, tôi không cần phải theo dõi, kiểm tra gì nhiều về vấn đề vật tư vì nhà tôi không

tốn một viên gạch và chỉ sử dụng rất ít xi măng”, ông Mỹ cho biết.

Việc quyết định xây dựng căn nhà cả đời của mình không theo kỹ thuật truyền thống mà bằng một kiểu chưa ai dám chơi, ông Mỹ tâm sự: “Rất nhiều người tới tham quan, thích thú nhưng chưa hề nghe nói ai thực sự xây dựng căn nhà của mình như tôi cả. Rõ ràng người ta chỉ thích và thăm dò. Tâm lý người Việt mình còn e ngại cho rằng ở trong container không bình thường lắm, giống như ở trong mấy cái củi sắt. Thực ra, trước khi xây, tôi đã tham khảo các tài liệu về nhà ở container của Âu - Mỹ, thấy độc đáo quá và tôi

quyết định... thử”.

Sau 3 năm, biệt thự container của ông Mỹ vẫn không cần tu bổ gì, chỉ có một số chất liệu gỗ cool wood ốp bên ngoài cho đẹp bị phai lớp sơn phủ.

Kiến trúc sư Nguyễn Cửu Long, người thiết kế và thi công biệt thự container của ông Mỹ, đánh giá nhà ở container là một giải pháp nhiều ưu điểm cho nhu cầu nhà ở của người có thu nhập thấp. Đồng thời giúp người dân có thêm một chọn lựa nữa để làm nhà. Vấn đề là tâm lý người Việt Nam như thế nào với không gian cư ngụ quá mới mẻ này mà thôi.

Biệt thự container Mỹ Thanh của ôngVăn Công Mỹ tại Q. Thủ Đức, TP. HCM

Một mẫu văn phòng bằng container.

51

Page 52: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

VŨ KHÚC

BẢO TÀNGgiữa thiên nhiên hoang dã

Bảo tàng Đồng Đình như một KHU NHÀ VƯỜN TRUNG DU được thiết kế thành một QUẦN THỂ KIẾN TRÚC HÀI HÒA, THÂN THIỆN VỚI THIÊN NHIÊN, SƠN THỦY HỮU TÌNH. Đây là công trình tận dụng tối đa LỢI THẾ ĐỊA HÌNH TỰ NHIÊN, hạn chế tối thiểu sự phá vỡ hoặc làm biến dạng cảnh quan chung của BÁN ĐẢO SƠN TRÀ.

Hai ngôi nhà rường liền nhau được sử dụng để trưng bày các hiện vật gốm cổ

VĂN HÓA

52

Page 53: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

VĂN HÓAhu bảo tàng Đồng Đình có diện tích gần 10.000 m2, tọa lạc tại khu vực thượng lưu suối Bụt, thuộc bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Sở dĩ nó mang

tên Đồng Đình vì đó là tên của một loại cây họ cau (còn gọi là đùng đình) có tên khoa học là Caryota Mitis Lour, mọc rất phổ biến trong rừng quốc gia Sơn Trà. Đây là bảo tàng tư nhân đầu tiên được cấp phép xây dựng ở miền Trung.

Hai ngôi nhà rường truyền thống của xứ Quảng được sử dụng để trưng bày các hiện vật gốm cổ có niên đại từ 100 đến 2.500 năm. Những hiện vật gốm cổ này đã được giám định thuộc các nền văn hóa Đại Việt, Sa Huỳnh, Champa, Trung Hoa và các nền văn hóa khác trong khu vực. Trong số những hiện vật này, có một số được các chuyên gia đánh giá là tiêu bản quý lần đầu tiên được trưng bày ở Việt Nam như: chiếc đĩa gốm men lam đắp nổi hình cá chép tìm thấy ở khu vực tháp Đồng Dương có niên đại thế kỷ thứ 16 triều nhà Mạc; một Kosa Linga bằng bạc tìm thấy ở kinh thành Trà Kiệu…

Ngoài hai ngôi nhà rường, bảo tàng Đồng Đình còn có một ngôi nhà kiến trúc hiện đại theo phong cách nhà vườn đồi giật cấp theo địa thế tự nhiên, được sử dụng để trưng bày các tác phẩm tranh, tượng nghệ thuật đương đại.

Trưng bày xen kẽ với các công trình chức năng là một bộ sưu tập dân tộc học đã được chủ nhân của bảo tàng là đạo diễn Đoàn Huy Giao dày công sưu tầm từ các buôn làng dân tộc thiểu số ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên, trong những năm tháng lang thang làm phim tài liệu trên những vùng cao nguyên bao la.

Bảo tàng Đồng Đình như một địa chỉ văn hóa độc đáo, kết hợp hài hòa giữa bảo tồn không gian sinh thái rừng với không gian văn hóa nghệ thuật, góp phần vào sự đa dạng các hoạt động về bảo tồn, bảo tàng theo nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của công chúng. Bảo tàng vừa là nơi trưng bày các bộ sưu tập về văn hóa nghệ thuật, vừa là nơi tổ chức các sự kiện nhỏ như trại sáng tác mỹ thuật và luân phiên trưng bày các tác phẩm mỹ thuật đương đại của các tác giả trong và ngoài nước.

Có thể nói, bảo tàng Đồng Đình là một điểm nhấn về văn hóa nghệ thuật trong quần thể không gian du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tại bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng.

Bảo tàng Đồng Đình chỉ mở cửa vào hai ngày cuối tuần, các ngày lễ lớn và các tour du lịch đặt trước.

Ngôi nhà có kiến trúc hiện đại được sử dụng để trưng bày các tác phẩm tranh, tượng nghệ thuật đương đại

Không gian trưng bày các hiện vật gốm cổ

Bộ mặt nạ được trưng bày trên vách ngoài nhà rường

Một số tiêu bản gốm cổ

K

53

Page 54: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

MINH LIÊN

hững vật dụng đời sống từ gốm sành đã quá quen thuộc với nhân gian, chum, vại, chĩnh, vò… vốn như biểu

tượng của một thời - đã hoàn chỉnh trong thiết kế của các nghệ nhân làng. Hay là ta đã quen với lối mòn, không thể thoát ra với những tỷ lệ dân gian đúng và đẹp như chân lý ấy, mà đến bây

giờ trong những installation hiện đại - chúng vẫn góp vào bố cục thành một phong cách Đông Phương…

Gốm sànhSức sống trong

của Tuấn

HÀO HOA với veston nhung và giày Ý, khăn quàng buông thả, mấy ai nghĩ chàng gắn cuộc đời mình ở MIỀN QUÊ PHÙ LÃNG - nơi DUNG DỊ GỐM SÀNH của làng quê, đã THỬ THÁCH VÀ TỪ CHỐI rất nhiều những con người không đủ ĐAM MÊ TRAO MÌNH CHO ĐẤT QUA LỬA.

Nhiều người đơn giản cho rằng bản thân chất liệu gốm sành không dễ cho những biểu cảm đương đại, và đó cũng chính là khó khăn cho nhiều sản phẩm, chỉ dừng lại ở sự sao chép, mô tả, hoặc tiếp nối đi theo đồ mỹ nghệ mà chưa phải là tác phẩm.

Vậy cho nên - phá cách nhưng trọn vẹn nét mộc mạc, sự nguyên sơ của đất nung nhưng chuyển tải rất thành công vẻ đẹp phụ nữ, ngoài đề

N

VĂN HÓA

54

Page 55: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

VĂN HÓAtài tâm linh Phật giáo, phải mười mấy năm trả giá, Nguyễn Tuấn mới có con đường của mình với sự bắt đầu một ngã rẽ cho gốm quê - được đẩy lên thành tác phẩm - tượng nghệ thuật của gốm sành.

Sự căng mọng của sành cho mỗi bức tượng đàn bà của Tuấn có một sức sống mãnh liệt, người ta không nhận ra đâu là chất liệu, đâu là gửi gắm nội dung của tác giả. Hai trong một ấy là kết hợp nhuần nhuyễn đáng vị nể trong “sự tìm ra” của người nghệ sỹ, khi hài hòa cái nhìn đương đại với tâm hồn thấm đẫm những rung cảm dân gian.

Cụm tượng Múa và Ngồi chơi là vẻ đẹp của đời sống Việt quanh ta, có thể liên tưởng với tranh dân gian Đông Hồ hay tượng chú Tễu... tác giả đã bắt được cái hồn vía foklore tuyệt vời ấy mà truyền tải thành chuyện kể bằng gốm. Nếu những cụm Múa có vẻ đẹp hơi “cao ngạo” mà lôi cuốn của những dáng ba lê cổ điển, nhưng lại rất con người đời thực chứ không hề xa cách như sân khấu, thì với cụm tượng Ngồi chơi đầy tính cách, ta sẽ phải mỉm cười bởi luôn là sự dí dỏm thi vị, trong dáng vẻ đàn bà túm năm tụm ba. Ấy là mạch nguồn đời sống nhân văn, cái hồn nhiên của một nửa nhân loại - là phụ nữ, những con người làm nên niềm vui sống.

Tượng của Tuấn là từng nốt nhạc xuân khơi gợi mà dung dị. Đôi khi không hẳn là cái gì đó mang tính “hoàn toàn” hay một chỉnh thể đầy đủ. Chỉ là gợi ý mà vẫn đủ để lan tỏa sức sống và tình yêu.

Sự căng mọng của sành cho mỗi bức tượng đàn bà của Tuấn có một SỨC SỐNG MÃNH LIỆT, người ta không nhận ra đâu là CHẤT LIỆU, đâu là GỬI GẮM NỘI DUNG của tác giả. Hai trong một ấy là kết hợp nhuần nhuyễn đáng vị nể trong “SỰ TÌM RA” của người nghệ sỹ, khi HÀI HÒA CÁI NHÌN ĐƯƠNG ĐẠI với tâm hồn thấm đẫm những RUNG CẢM DÂN GIAN.

55

Page 56: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

Đứng trước chất sành màu nâu đỏ của những bức tượng Dậy thì, Đợi, và Xuân thì... ta vừa ngạc nhiên trước hiệu quả của chất liệu, vừa phải thán phục biểu cảm nghệ thuật đạt tới của tác giả... Cái nồng ấm của màu men, cái duyên của gốm làm nên sức lôi cuốn thấm đẫm tuổi trẻ và vẻ đẹp đàn bà. Những tỷ lệ được thay đổi một cách bạo liệt thể hiện khao khát rất bản thể của con người. Những bức tượng hay cụm tượng, hoặc một bố cục sắp đặt… luôn hoàn hảo cho cái nhìn ở mọi góc, đa diện trong bố cục hình khối là điều vốn khó đạt tới, rất cần với tượng bày trong không gian nội thất. Một không gian với những thiết kế tối giản, theo các modul hiện đại sẽ ấm lại và sống động hơn, bởi những cụm tượng hay một bức tượng trong chủ đề đàn bà được làm thành công từ gốm sành Phù Lãng...

Nhóm tượng Chân dung là chiêm nghiệm của hoạ sỹ với xung quanh. Con người trong xã hội số đông tưởng chừng hoà lẫn nhưng vẫn có cái tôi khác biệt, có phong cách của riêng mình trong giao đãi, ứng xử. Hình hoạ giải phẫu và tỷ lệ chắc chắn để hình khối tối giản mà không đơn điệu,

nhiều gửi gắm triết lý đời sống .

Cái khéo của bàn tay thợ được khẳng định bằng tư duy hợp lý, thì dù ngôn ngữ hình khối có biến tấu cỡ nào, bức tượng vẫn vững và vượt qua mỹ nghệ, vượt qua sự chơi - sắp đặt bố cục thông thường, và được nhận ra là nghệ thuật đích thực.

Họa sỹ điêu khắc Nguyễn Tuấn

đã chọn sự giản lược đến tối ưu làm tôn chỉ cho dòng tượng của mình. Từng nét dân gian trong câu chuyện kể qua hình khối mềm mại, bay bổng giống như dòng chảy từ cội nguồn, như vẻ đẹp dân ca, nhưng lại thật sống

động và biểu trưng đương đại chính bởi sự cô đọng của nó. Có lẽ vậy mà những tác phẩm của Tuấn được chọn cho rất nhiều không gian nội thất hiện đại, nhất là các gia đình người nước ngoài sống và làm việc ở Hà Nội. Phải kể đến tùy viên văn hóa đại sứ quán Ý, với tất cả những gì ông đã chọn bày ở nhà mình, có thể nói đây là bộ sưu tập từng bước đi của nghệ sỹ trẻ này trong từng giai đoạn tìm tòi và thử nghiệm với gốm sành.

Tuấn đã cho gốm sành một sự giàu có hơn thế, và gốm sành cho lại những giai điệu xuân thì, có lẽ là bất ngờ cho tất cả chúng ta…

CÁI KHÉO CỦA BÀN TAY THỢ được khẳng định bằng TƯ DUY HỢP LÝ, thì dù NGÔN NGỮ HÌNH KHỐI có biến tấu cỡ nào, bức tượng vẫn vững và vượt qua mỹ nghệ, vượt qua sự chơi - sắp đặt bố cục thông thường, và được nhận ra là NGHỆ THUẬT ĐÍCH THỰC.

VĂN HÓA Q56

Page 57: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

THỊ TRƯỜNGQKhông quá đặt nặng VẤN ĐỀ GIÁ CẢ như các sản phẩm thông thường khác, sức sống của

hàng tặng được biểu đạt ở GIÁ TRỊ BIỂU CẢM, CÁI TÂM của người làm ra sản phẩm và CÁI TÌNH

CỦA NGƯỜI TẶNG. Tâm và tình trở thành hai sợi dây LIÊN KẾT, GẮN NỐI CON NGƯỜI xích lại

gần nhau, gắn các VÙNG MIỀN, các NỀN VĂN HÓA, các đặc trưng của từng đất nước cùng

giao lưu, học hỏi qua những HÀNH TRANG MANG VỀ của các du khách.

quà tặngLƯU NIỆM

LAN HƯƠNG

Mỗi sản phẩm chứa đựng một ý nghĩa khác nhau nhưng đều mang thông điệp chung về cái đẹp,

tính thẩm mĩ và bản sắc văn hóa của người Việt. Và với tâm lí chung của nhiều người khi tới một quốc gia hay địa điểm du lịch thì việc sở hữu một món quà, một sản phẩm đặc trưng để làm kỉ niệm hay để biếu tặng gần như đã trở thành thói quen của hầu hết

khách du lịch. Thế nhưng hiện nay với nhiều lí do thị trường quà tặng, đồ lưu niệm hoàn toàn tự phát với nhiều mẫu mã được chế tác từ hàng thủ công mỹ nghệ gia công cho nước ngoài.

ĐA DẠNG MÂU, NGHÈO SÁNG TẠODạo quanh trung tâm quận 1, tại các địa điểm du lịch như Bưu điện thành

phố, bảo tàng, các trung tâm mua sắm Thương xá Tax, chợ Bến Thành hay các cửa hàng nằm trên các tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi…chúng ta sẽ được thỏa sức chọn lựa các mặt hàng lưu niệm nào là hàng mỹ nghệ - nghệ thuật (tranh thêu

57

Page 58: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

Hàng lưu niệm dù ĐA DẠNG VỀ CHỦNG LOẠI nhưng còn THIẾU TÍNH SÁNG TẠO ở các sản phẩm, mẫu mã, CHẤT LƯỢNG CÒN NHIỀU HẠN CHẾ. Nhà sản xuất chưa đánh mạnh được vào TÂM LÍ DU KHÁCH, chưa đáp ứng được THỊ HIẾU KHÁCH HÀNG.

THỊ TRƯỜNG

- vẽ, gốm sứ, mặt nạ, sơn mài, tượng gỗ - đồng - đá, mây tre lá…), các sản phẩm “vũ khí chiến tranh” (lựu đạn, hộp quẹt làm từ vỏ đạn, dép cao su, nón cối - tai bèo, huy hiệu binh chủng, máy bay…), hàng biểu trưng (xích lô, xe đạp, xe máy, các con vật…), nhóm sản phẩm tiêu dùng (túi xách, dép, guốc, bóp, ví, thổ cẩm…).

Để thỏa sức sáng tạo, đáp ứng nhu cầu khách hàng, có thể nói thị trường quà tặng, hàng lưu niệm là thị trường đa dạng nhất về mẫu mã. Chỉ riêng ở hàng sơn mài mĩ nghệ, các sản phẩm được tạo ra với đầy đủ màu sắc, hoa văn, hình khối.

Ở sản phẩm bình lọ, ống cắm bút cho cả người lớn và trẻ em cũng có nhiều mẫu khác nhau, tất cả tạo nên một thế giới đa sắc màu.

Tương tự hộp đựng nữ trang cho nữ giới, cũng nhiều kích cỡ khác nhau, không quá phức tạp và cầu kì nhưng vẫn thể hiện được tính cách, nét nữ tính của phụ nữ Á Đông.

Tràn ngập màu sắc và mẫu mã, những món quà nhỏ nhắn, xinh xắn, được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, tre, đá, đất... thoạt nhìn có vẻ hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước khi tới TP. Hồ Chí Minh, tuy nhiên qua tìm hiểu thị trường thì thực tế lại hoàn toàn khác. Du khách không mấy mặn mà với hàng lưu niệm. Họ tham quan, ngắm nhìn nhiều hơn bỏ tiền ra mua. Thành phố đang trong mùa du lịch nhưng dường như thị trường quà tặng vẫn không biến chuyển. Không khí ảm đạm vẫn bao trùm các giftshop, các cửa hàng đồ lưu niệm lớn xung quanh chợ Bến Thành.

Anh Thảo chủ cửa hàng thủ công mĩ nghệ lâu năm trên đường Lê Lợi cho biết: “Trong những năm gần đây tình hình buôn bán cửa hàng gặp nhiều khó khăn, lượng khách tới mua hàng ngày một thưa dần, doanh thu cửa hàng không còn được như trước, hàng ế ẩm nhiều nên chúng tôi cũng không còn nhập nhiều hàng”.

Và đó cũng là tình hình chung của các cửa hàng chuyên về đồ lưu niệm, hàng hóa xếp chồng lên nhau, có những sản phẩm chẳng bao giờ được để mắt tới, bụi bẩn bám vào sản phẩm làm cho những mặt hàng vốn dĩ ngộ nghĩnh, đẹp đẽ, đáng yêu nay trở nên xấu xí, cũ kĩ.

Với tiêu chí chung của con người hiện đại không quá cầu kì trang trí nhiều đồ vật trong ngôi nhà, sự đáng yêu và xinh xắn không còn là nhu cầu của nhiều người. Sở hữu một vài sản phẩm nội thất để trang trí đã khiến cho các sản phẩm thủ công mĩ nghệ hay các đồ vật mang tính nghệ thuật rẻ tiền không còn đất đứng, bên cạnh đó, khi đến địa điểm du lịch, xu hướng chung của người Việt hiện nay là mua đặc sản của vùng đó hơn là quà tặng và đồ lưu niệm. Chị Hòa, một du khách từ Ninh Bình cho hay: “Đồ lưu niệm tại các khu du lịch chủ yếu là mấy áo quần mang logo hay mấy bức tượng…không có gì đặc biệt, mua về cũng chẳng làm gì, cũng muốn mua làm quà tặng về biếu mọi người nhưng bản thân mình nhìn đã thấy không thích thì

58

Page 59: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

THỊ TRƯỜNG

Với ý nghĩa như một MÓN QUÀ TINH THẦN, chứa đựng THÔNG ĐIỆP YÊU THƯƠNG của người mua muốn lưu giữ lại KỈ NIỆM về vùng

đất và con người Việt Nam qua mỗi chuyến đi nhưng với người bán, nhà sản xuất CÁI

TÂM VÀ CÁI TÌNH VẪN CHƯA ĐƯỢC CÂN BẰNG. Chúng ta mới chỉ đáp ứng được nhãn quan người tiêu dùng chứ chưa CHẠM VÀO

ĐƯỢC TRÁI TIM CỦA NGƯỜI MUA.

làm sao dám mua tặng người khác”. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến khách hàng trong nước không mấy hào hứng với các sản phẩm hàng lưu niệm. Còn du khách nước ngoài, đối tượng chính mà các nhà sản xuất sản phẩm quà tặng hướng tới cũng đang thờ ơ với các mặt hàng này, nền kinh tế khó khăn, hầu bao tiêu xài càng được thắt chặt. Họ dè dặt hơn trong chi tiêu khi đi du lịch và quan trọng hơn cả là hàng lưu niệm của chúng ta dù đa dạng về chủng loại nhưng còn thiếu tính sáng tạo ở các sản phẩm, mẫu mã, chất lượng còn nhiều hạn chế. Nhà sản xuất chưa đánh mạnh được vào tâm lí du khách, chưa đáp ứng được thị hiếu khách hàng. Quan sát kĩ trong các cửa hàng chúng ta sẽ thấy sự lặp đi, lặp lại kiểu dáng, mẫu mã, năm này qua năm khác, hàng lưu niệm, hàng tặng vẫn chủ yếu là các sản phẩm búp bê, hình các cô gái Việt trong trang phục truyền thống, bình lọ, tranh phong cảnh…

không thấy sự mới mẻ, đột phá hay sáng tạo gì nhiều. Có chăng cũng chỉ là sự thay đổi về kích thước, màu sắc, chất liệu… các sản phẩm được tạo mới chủ yếu đều dựa trên cái cũ và có sẵn . Chính vì thế khi nhìn qua, chúng ta sẽ thấy sự tương đồng trên các dòng sản phẩm khác nhau.

BỎ NGỎ THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG

Ngoài các sản phẩm mang tính thương hiệu như gốm Việt hay tranh cát Vạn Thiên Sa… thì hiện nay hàng tặng đang được sản xuất đại trà, bỏ mối tràn lan, chưa tìm thấy đặc trưng.Chính vì thế mà khó tìm thấy sự độc quyền hay đặc sắc trong các sản phẩm hàng tặng, nhà sản xuất kêu ca vì bị ăn cắp mẫu, bản quyền, các sản phẩm

làm nhái, làm giả rất nhiều nhưng vẫn không được giành quyền thỏa đáng.

Theo số liệu thống kê, hàng năm Việt Nam đón hàng triệu lượt khách du lịch tới tham quan, các sự kiện liên quan đến du lịch đã và đang được tổ chức nhiều trên dải đất hình chữ S, dự kiến đây sẽ là những cơ hội tốt cho các nhà thiết kế, nhà sản xuất và nhà thương mại hàng tặng phát triển mạnh mẽ. Thế nhưng sự èo uột, mong manh và thiếu sức sống khiến thị trường hàng lưu niệm và hàng tặng vẫn dậm chân tại chỗ. Được biết tới là một đất nước có bề dày lịch sử, Việt Nam nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống thủ công, nhưng chúng ta chưa tận dụng được thế mạnh đó một cách có hiệu quả vào sản xuất hàng lưu niệm, hàng tặng. Những món quà sản xuất ra vẫn chưa đảm bảo chất lượng, các sản phẩm như sơn mài mĩ nghệ nhanh hư hỏng, dễ bong tróc sơn, các sản phẩm thủ công bị lỗi, nhiều khiếm khuyết đang trôi nổi trên thị trường khá nhiều mà chưa có sự kiểm duyệt từ các cơ quan chức năng. Và một vấn đề nữa chưa đem lại sự hài lòng cho du khách đó là vấn đề giá cả. Tình trạng “chặt chém” đối với du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài đang diễn ra phổ biến tại các thành phố du lịch. Một món hàng lưu niệm nhỏ được nhà sản xuất bán ra chỉ mấy chục ngàn đồng nhưng khi tới thị trường, giá đó đã tăng lên gấp hai, ba lần. Giá không tương xứng với sản phẩm đã làm cho người bán mất khách. Với ý nghĩa như một món quà tinh thần, chứa đựng thông điệp yêu thương của người mua muốn lưu giữ lại kỉ niệm về vùng đất và con người Việt Nam qua mỗi chuyến đi nhưng với người bán, nhà sản xuất cái tâm và cái tình vẫn chưa được cân bằng. Được đánh giá là thế giới của cảm xúc nhưng thị trường hàng lưu niệm Việt Nam vẫn còn bị lãng quên và chưa được đầu tư thỏa đáng, chúng ta mới chỉ đáp ứng được nhãn quan người tiêu dùng chứ chưa chạm vào trái tim của người mua. Hơn bao giờ hết chúng ta cần một lực lượng nhà thiết kế các mẫu hàng tặng, hàng lưu niệm, cần lắm một đề án phát triển để khai thác thị trường tiềm năng nhằm quảng bá du lịch Việt Nam thông qua hàng tặng và đồ lưu niệm.

59

Page 60: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

THỊ TRƯỜNG

HỜI TRANGt& ẨM THỰCSự giao thoa

ngọt ngào

Xét về mặt BẢN CHẤT dường như đây là hai lĩnh vực HOÀN TOÀN TÁCH BIỆT nhau, một bên gắn liền với QUẦN ÁO với MAY VÁ, VẢI VÓC… một bên lại là thế giới của các MÓN ĂN THỨC UỐNG, GIA VỊ HẤP DẪN… Nhưng trên thực tế giữa THỜI TRANG VÀ ẨM THỰC từ lâu đã có sự gắn bó với nhau và đều là những NHU CẦU THIẾT YẾU của con người dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, và hai nhu cầu này ngày càng được NÂNG CẤP theo thời gian.

HẠNH TRẦN

60

Page 61: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

THỊ TRƯỜNG

hởi nguồn với “ăn no mặc ấm” rồi đến “ ăn chắc mặc bền” và ngày nay là “ ăn ngon mặc đẹp” và đỉnh điểm

hơn là “ ăn sung mặc sướng”. Mô hình kết hợp giữa thời trang và ẩm thực đã xuất hiện từ những năm 95, với các cửa hàng cà phê thời trang - Fashion Cafe đầu tiên tọa lạc ở các thành phố NewYork (Mỹ) và London (Anh). Tuy chưa thực sự thành công về mặt kinh doanh vào thời điểm đó và gặp phải nhiều ý kiến đánh giá trái chiều nhưng cà phê – thời trang ít nhiều cũng đã mang đến một không gian vô cùng mới lạ và sáng tạo.

Trong thời điểm kinh tế khó khăn, hoạt động kinh doanh thời trang và kinh doanh ẩm thực tuy gặp không ít trở ngại nhưng vẫn có những bước phát triển nhất định. Tại Việt Nam, hình thức kinh doanh kết hợp các sản phẩm thời trang lồng ghép vào một bối cảnh không gian ẩm thực, có thể gọi tắt là cà phê thời trang cũng đã ra đời khoảng năm năm trở lại đây. Không biết là do mô hình kinh doanh giải trí tích hợp này phù hợp với thời buổi suy thoái hay tâm lí người bản địa yêu thích sự mới mẻ độc đáo, thú vị và đa chiều mà cà phê thời trang xuất hiện tuy không quá ồn ào nhưng lại nhanh chóng tạo dựng được một chỗ đứng riêng biệt của mình, khách hàng của Fashion café rất đa dạng, từ tuổi tác, giới tính đến quốc tịch. Mỗi cửa hàng cà phê thời trang đều chọn cho mình

một gu rất riêng thể hiện rõ nét qua phong cách trang trí, chơi nhạc, đến thực đơn phong phú và sản phẩm thời trang độc đáo được bày bán trong cửa hàng.

L’Usine đã trở thành một cái tên khá quen thuộc đối với những ai yêu thích thời trang, triển lãm nghệ thuật và thời trang, đến với L’usine khách hàng sẽ tìm thấy tất cả vì đây chính là cửa hàng kết hợp 3 trong 1 vô cùng tinh tế. Nép mình trên những con đường Đồng Khởi, Lê Lợi hoa lệ bậc nhất Sài Gòn, với vẻ ngoài mang đậm dấu ấn của kiến trúc Pháp và bên trong

CÀ PHÊ THỜI TRANG xuất hiện tuy KHÔNG QUÁ ỒN ÀO nhưng lại nhanh chóng tạo dựng được một CHỖ ĐỨNG RIÊNG BIỆT của mình

là không gian của kí ức thông qua cách bài trí, từng vật dụng như chiếc ghế gỗ xưa cũ, đồng hồ cổ… đều gợi nhớ đến hình ảnh một Việt Nam ở thời kỳ Đông Dương, hệ thống L’Usine luôn thu hút rất nhiều du khách nước ngoài hoặc những con người mang nhiều hoài niệm, giàu cá tính. Không gian chính của quán chủ yếu dành cho thời trang và ẩm thực, một góc nhỏ để triển lãm và trưng bày các chủng loại đồ gia dụng được thu thập bởi nhiều nghệ sĩ và stylist trong nước, vừa đủ cho những tâm hồn yêu thích các ý tưởng mới lạ. Ẩm thực của quán được đánh giá rất cao, thức uống và các loại

Không gian cà phê trang nhã, nhẹ nhàng của L’Usine

Góc thời trang nhiều hoài niệm nhưng cũng giàu cá tính của L’Usine

K

61

Page 62: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

THỊ TRƯỜNG

của Hà Nội giữa lòng Sài Gòn, hẳn The Magonn Coffee Studio – 109 Lê Thánh Tôn, Q.1 không còn là một cái tên xa lạ. Chủ nhân của quán chính là hai nhà thiết kế đến từ thủ đô, với mong muốn tạo nên một ngôi nhà thân quen yên tĩnh, ban công đầy hoa và ô cửa sổ lớn đầy nắng, nơi chốn tìm về của những trái tim yêu thích thời trang vintage - cổ điển. Magoonn chia làm 2 tầng tách biệt, tầng trệt dùng để kinh doanh thời trang, khi bước vào khu vực này khách hàng như bước vào chính căn phòng gần gũi của mình, với những tủ quần áo thật to, tấm gương soi khung gỗ được khắc chạm tinh tế, ánh đèn vàng ấm cúng đến thân thuộc. Thời trang của Magoonn gắn liền với sự thanh lịch, cổ điển với các khách hàng thân thuộc là những cô gái trẻ nữ tính hay những người nổi tiếng như diễn viên Ngô Thanh Vân, người mẫu Hà Anh… Tầng 2 mang nét hoài cổ và tầng áp mái được trang trí độc đáo, trẻ trung chính là nơi khách hàng có thể cùng ngồi trò chuyện, nhâm nhi tách trà hoa cúc thanh nhã hoặc thưởng thức miếng

bánh chả lá chanh thơm bùi.

Fashion Café của nhà thiết kế Võ Việt Chung lại là một câu chuyện khác, bắt nguồn từ tình yêu mãnh liệt đối với áo dài, muốn tạo dựng nên một không gian để tình yêu đó được trọn vẹn hơn. Đây chính là nơi hình ảnh và vẻ đẹp chiếc áo dài được tôn vinh một cách rõ nét, nơi mọi người có dịp cùng nhau trò chuyện về nghệ thuật, tìm hiểu về niềm đam mê áo dài của mình. Toàn bộ không gian của quán đều hiện diện hình ảnh của những tà áo, khi mộc mạc, lúc kiêu sa, kiểu cách từ cổ điển đến tân thời, ngoài ra Fashion Café còn sở hữu một bộ sưu tập những chất liệu để làm nên chiếc áo dài: vải lụa, mỹ a, tơ tằm, những cuộn chỉ màu… Nổi bật nhất có lẽ là

bánh ngọt hấp dẫn, menu cupcake homemade luôn thay đổi mỗi ngày. Các sản phẩm thời trang âu phục nam nữ, phụ kiện được bày bán ở L’usine đến từ những nhãn hiệu danh tiếng trong và ngoài nước, đặc biệt hơn 60% sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam

Đội ngũ quản lý của L’Usine là những người tân tiến và mang nhiều hoài bão, đã đặt mục tiêu giữ vững concept “Fashion, Lifestyle, Cafe, Gallery” và ngày càng hoàn thiện về dịch vụ để nơi đây trở thành một không gian mở thân thiện, đầy ắp sự thư giãn, nghệ thuật sáng tạo, một nơi chốn vừa nghỉ ngơi vừa làm việc. Và những nỗ lực của các bạn đã phần nào được đền đáp, trang mạng du lịch VirtualTourist.com vừa mới công bố danh sách “10 cửa hàng độc đáo trên thế giới”, trong đó L’Usine Việt Nam đứng thứ tư.

Thêm một góc riêng dành cho những ai đang kiếm tìm sự thanh lịch

The Magonn Coffee Studio - chốn tìm về của những trái tim yêu thích thời trang cổ điển

Không gian nghệ thuật tại Fashion Café

62

Page 63: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

THỊ TRƯỜNGnhững mẫu áo dài được thiết kế riêng cho những cuộc thi sắc đẹp tầm cỡ, cho các hoa hậu và những nhân vật nổi tiếng trong nước và thế giới. Đặc biệt hơn nữa, Fashion Café cũng thường xuyên tổ chức những buổi biểu diễn thời trang áo dài trong chính không gian của quán, tạo cảm giác rất gần gũi đối với các quan khách thưởng lãm. Gần đây nhà thiết kế Võ Việt Chung đã khoác thêm sắc thái mới cho đứa con tinh thần của mình bằng sự hòa quyện giữa thời trang và âm nhạc acoustic.

Trẻ trung và hiện đại hơn cả về phong cách lẫn không gian thưởng thức, cà phê AT&M viết tắt của Artist & More là điểm hẹn được giới trẻ đặc biệt yêu thích. Cô chủ nhỏ của quán là công dân thế hệ 9x năng động, vì thế không ngạc nhiên những sản phẩm thời trang được bày bán và phong cách trang trí của quán cũng rất trẻ trung và cá tính như những chiếc đèn bông hoa đỏ rực trên trần nhà, ống nước được uốn dẻo thành hình cây, ghế mây to hình quả trứng… Bước vào AT&M các bạn trẻ sẽ cảm thấy thú vị bởi sự phong phú và đa dạng của quần áo kiểu đường phố với giá cả phải chăng, được trưng bày một cách đan xen, ngồi ở bất cứ vị trí nào khách hàng cũng có thể thuận tiện vừa thưởng thức thời trang vừa thuận tiện phục vụ nhu cầu ăn uống. Dịch vụ của AT&M cũng được đầu tư kĩ lưỡng, mini-shop trong quán có cả những stylist sẵn sàng tư vấn cho những bạn trẻ có nhu cầu mua sắm, và có cả dịch vụ chụp - in ảnh lưu niệm miễn phí cho khách tại quán. Không gian ngoài trời xanh mát với những bộ ghế mây trắng muốt cũng là một điểm cộng đáng kể cho AT&M. Mượn lời của cô chủ trẻ Suri tiết lộ: “AT&M không hướng đến mục tiêu kinh doanh như các quán cà phê khác. Ở đây Suri và các người bạn của mình muốn tạo ra một không gian nghệ thuật dành riêng cho giới trẻ.

Khi kinh doanh thời trang dễ dàng kết hợp với một loại hình kinh doanh khác đều có cái lí nào đó, chẳng phải con người luôn muốn làm đẹp trong mọi lúc mọi nơi và chẳng phải trong thời buổi kinh tế khó khăn mọi thứ đều cần sự hỗ trợ lẫn nhau…Nhưng để có được một sự kết hợp thành công về nhiều mặt còn đỏi hỏi nhiều yếu tố khác nhau bên cạnh nền tảng là niềm đam mê nghệ thuật và sự linh động do thời điểm tạo ra. Mô hình kinh doanh thời trang - ẩm thực hiện nay xuất hiện tuy không quá ồ ạt nhưng cũng đủ để tạo điểm nhấn, các cửa hàng Fashion café ở Việt Nam mang nhiều phong cách khác nhau và đều có những bước đi riêng để khẳng định vị trí của mình giữa rừng phố xá.

ĐỊA CHỈ FASHION CAFÉ THAM KHẢO:

SHOWROOM THỜI TRANG & NIGHTINGALE COFFEE & TEA (277 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM)

DOLÉZZA HOUSE COFFEE(03 Trần Quốc Thảo, P.6, Q.3, TP.HCM)

FASHION BOUTIQUE & A CAFÉ(23 Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM)

CAFE - FASHION SHOP SAD ANGEL(419/1B Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM)

Sự phong phú và đa dạng với phong cách đường phố được trưng bày tại AT&M

Không gian trẻ trung, hiện đại của AT&M

63

Page 64: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

CHUYỆN XƯA - CHUYỆN NAY

MAY ĐOX ưa và nay

CẮT VÀ MAY là hai khía cạnh CƠ BẢN trong NGHỆ THUẬT MAY ĐO làm nên

một bộ quần áo từ những MẪU VẢI SẴN CÓ, đã bắt đầu xuất hiện và dần phát triển ở Châu Âu giữa thế kỷ 12 và 14. Từ “THỢ

MAY” được nhắc đến lần đầu tiên trong một NGÀY ĐẶC BIỆT vào những năm 1297,

ngày tụ họp của những hội nhóm THỢ MAY, THỢ DỆT VÀ NGƯỜI KINH DOANH

QUẦN ÁO.

KIM SA

Trong suốt thời kỳ u tối của nền văn hóa trung cổ, quần áo được biết đến như một phương tiện che và giữ ấm cơ thể. Mãi

đến thời kỳ phục hưng mới có những bước chuyển mình lớn lao trong đời sống xã hội và tinh thần, quần áo bắt đầu có sự thay đổi. Chiếc áo choàng, trang phục chuẩn mực của thời trung cổ đã được cắt ngắn và bóp gọn hơn.Những mẫu vải được cắt, ráp và khâu lại với nhau làm nổi bật lên những đường nét. Đây cũng là bước khởi đầu cho sự ra đời của nghề may mà cũng chính là thời trang.

Những nổ lực trong việc định hình những đường may trên vải cho vừa vặn với cơ thể con người đã mở đầu cho sự phát triển của kỹ năng chuyên môn và phân công lao động. Những người thợ cắt đảm nhiệm việc thực hiện các mẫu vải và người thợ may chịu trách nhiệm cho việc may vá. Nghề may sớm trở thành một trong những nghề thủ công đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng.

Khi chưa có sự phân biệt về các loại trang phục may mặc, người thợ dệt đóng vai trò quan trọng, đảm nhận hầu hết trách nhiệm thiết kế, sản xuất sản phẩm. Nhưng theo thời gian, vai trò của người thợ may đã được ngang bằng với thợ dệt và dần làm lu mờ hình ảnh của người thợ dệt. Cuối cùng, các thợ may bậc thầy trong những thị trấn

64

Page 65: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

CHUYỆN XƯA - CHUYỆN NAY

Các thợ may tại một cửa hiệu may ở Pháp trong khoảng năm 1899 - 1990

Hình ảnh người thợ may vào khoảng những năm 1570 qua nét vẽ của danh họa Giovanni Battista Moron

Các THỢ MAY BẬC THẦY trở thành người CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH cho nhu cầu may mặc của xã hội cũng như lĩnh vực NGHỆ THUẬT và KHOA HỌC của NGHỀ MAY trở thành một nghề CHUYÊN MÔN CAO, PHỨC TẠP và là NGHỀ THỦ CÔNG đáng được gìn giữ.

đang phát triển trở thành người chịu trách nhiệm chính cho nhu cầu may mặc của xã hội, nghệ thuật và khoa học của nghề may trở thành một nghề chuyên môn cao, phức tạp và là nghề thủ công đáng được gìn giữ.

Nghề may cũng như thời trang cứ thế đi theo cùng những giai đoạn lịch sử khi các thị trấn phát triển thành những thành phố lớn. Sự phát triển đó dễ dàng nhận thấy đầu tiên ở Ý, sau đó là Tây Ban Nha và Pháp đã trở thành trung tâm của những bộ đầm thời trang trong các buổi hòa nhạc với sức ảnh hưởng mạnh mẽ thể hiện sự giàu có, thịnh vượng và mang âm hưởng của những đế chế.

Ý đạt đến tinh hoa của nghệ thuật may trong suốt thời kỳ của Michaelangelo - một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư có ảnh hưởng đến nền nghệ thuật của Ý trong suốt thời kỳ phục hưng. Ở Tây Ban Nha, nghề may cũng bắt dầu từ thế kỷ 17. Pháp đạt đến đỉnh cao thời trang của nghề may trong thời cai trị lâu dài của Louis XIV (1643 - 1715) khi những chàng công tử trẻ từ khắp Châu Âu đổ xô đến Paris để đặt may quần áo cho tủ đồ

của mình. Tất cả thợ may trong những năm 1700 đều làm việc bằng tay. Vì vậy mỗi người dân ở những tầng lớp khác nhau trong xã hội đều mặc quần áo được may bằng tay. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sản phẩm may mặc đều đắt tiền. Nó khác nhau về giá, kiểu dáng, chất lượng và chất liệu bao gồm lụa, bông và len.

Phong cách tòa án thống trị nền thời trang Pháp suốt một thời gian dài và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nghề may trang phục qua tạo hình những nhân vật trong các vở nhạc kịch khoảng nửa sau thế kỷ 17 với cách ăn vận chỉn chu, xịt nước hoa, đội tóc giả

và mang giày mũi vênh. Tuy nhiên, trang phục nam đã có nhiều thay đổi từ trong thời cai trị của Louis XIV đến khi ông mất vào năm 1715, họ dần cởi bỏ những chiếc áo doublet, bít tất dài và áo choàng và bắt đầu mặc vest, áo khoác, quần ống túm. Và đây cũng chính là ba thành phần chủ yếu hình thành nên trang phục hiện đại ngày hôm nay. Những người thợ may được biết đến trong giai đoạn này như là người may veston, áo khoác và quần âu.

Thẩm mỹ Pháp vượt ra khỏi biên giới, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến trang phục của tầng lớp tiểu quý tộc

65

Page 66: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

Một cửa hiệu may vào khoảng những năm 1940 với vẻ bề ngoài không quá khác biệt so với cửa hiệu may hiện đại ngày nay

Ông Pasqualini - thợ may lành nghề tại Roma, Ý năm 1962. Hiện chiếc máy may cổ của ông đang được lưu giữ tại bảo tàng Nghệ thuật Fairfield

Người thợ may vẫn tin tưởng vào việc MAY TRANG PHỤC CÁ NHÂN mà họ vẫn làm từ trước đến nay. Bất chấp những TIẾN BỘ TRONG CÔNG NGHỆ, may đo hiện đại vẫn sử dụng những KỸ THUẬT TRUYỀN THỐNG và được xem là một hình thức NGHỆ THUẬT ĐÒI HỎI TAY NGHỀ CAO để đạt đến độ CHÍNH XÁC và HOÀN MỸ vô cùng.

và thương gia mới của nước Anh trong suốt thế kỷ 18. Đến những thập niên đầu của thế kỷ 19, trang phục có sự thay đổi từ tòa án đến hoàng gia để phù hợp với vai trò của họ hơn. Vào giữa cuối thế kỷ này là sự phát triển của phong cách trang phục với mũ stovepipe (chóp cao), ô che nắng và áo choàng đen. Người thợ may ở Anh sản xuất những hàng may mặc cho nam giới bao gồm: greatcoats, áo choàng không tay, áo choàng như áo “banyans” rộng và áo gói, xuất phát từ bộ kimono của Nhật Bản, và “sherryvalleys” được mang vào chân trên những chiếc quần ống túm để bảo vệ quần áo. Đối với phụ nữ, thợ may làm những chiếc áo chuyên dụng để cưỡi ngựa, áo ngực, vòng tròn bên trong váy và áo choàng không tay.

Sự phát triển của thời trang nam kết hợp tinh tế giữa phong cách lịch lãm và thể thao hiện đại cùng với việc kinh doanh sản xuất may mặc trong bối cảnh to lớn của cuộc cách mạng công nghiệp bên cạnh sự suy thoái của phong cách tòa án đã không còn được may nhiều giúp cho những người thợ may ở Anh, đặc biệt là London thống trị làng thời trang. Các thợ may người Anh được đào tạo để may những trang phục từ len, qua nhiều năm thử nghiệm và thực hành, họ đã phát triển một kỹ thuật tạo phom chuẩn cho quần áo mà không cần sao chép chính xác

hình dáng thật của người mặc. Chỉ trong một thời gian ngắn, người thợ may đã mang đến cái nhìn thẩm mỹ mới cho trang phục may đo, thực sự đã biến đàn ông trở thành các “quý ông” lịch lãm.

Ngày nay, thợ may lành nghề có thể được tìm thấy tại Rome cũng như Richmond, VA, Paris và Pittsburgh, Hồng Kông, Kansas City, Rio và Dallas và dĩ nhiên là ở Milan, London và New York. Họ là những người thợ làm rập mẫu, làm khuy áo bằng tay, thợ cắt và se len, cắt vải tweed và đều trở thành những biểu tượng của truyền thống và sự khéo léo mà đó là nghệ thuật của nghề may.

CHUYỆN XƯA - CHUYỆN NAY

66

Page 67: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

CHUYỆN XƯA - CHUYỆN NAYỞ nước ta, nghề may cũng có từ

lâu đời xuất phát từ nghề trồng gai, đay lấy sợi, trồng dâu nuôi tằm để tạo ra vải vóc. Phụ nữ thời bấy giờ đều biết thêu thùa, may vá và tất cả được làm bằng tay và hầu hết đều tự may cho chính mình. Nghề may phát triển qua từng triều đại bắt đầu từ nhà Đinh khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân, lên ngôi lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng và bắt đầu chú trọng phát triển kinh tế từ nghề nông tang, chăn nuôi và nhất là ngành nghề thủ công. Nghề may được xếp vào ngành nghề thủ công và làm ra trang phục cho triều thần và vua chúa. Trong giai đoạn này, bà tứ phi Nguyễn Thị Sen có công lớn trong việc truyền dạy và hướng dẫn cho người thợ may sáng tạo nghề may trong cung vua làm ra những sản phẩm mũ áo, trang phục đa dạng dành cho hoàng thân, quốc thích. Về sau, tại quê nhà của mình, bà đã truyền đạt kinh nghiệm để may trang phục quần áo bán cho nhân dân.

Theo dòng lịch sử thời trang của dân tộc, những người thợ may thực hiện các kiểu quần áo như áo tứ thân, áo dài cổ dành cho các liền, liền chị, áo tế, áo hội, áo kép, áo bông… Trong suốt thời gian dài, áo dài, khăn lượt đã trở thành trang phục chính của nam giới thời bấy giờ. Và nam phục được xem là quốc phục trong suốt những năm 50 và có sức sống bền bỉ dù thời trang có ảnh hưởng của phong trào Duy Tân hay phong trào Âu hóa cuối thể kỷ19, đầu thế kỷ20, thanh niên trí thức thành thị chạy theo trào lưu âu hóa – âu phục nhưng nam phục vẫn cứ song tồn. Nhiều người đi giày Tây, mặc quần Tây nhưng vẫn khăn xếp áo dài. Thợ may phát triển lên một bước tiến cao hơn trong việc may đo các âu phục nam như complet, veston, gilet… Từ năm 1934 trở đi phong trào âu hóa thời trang tân thời càng sôi nổi khắp Hà thành với những y phục tối tân, các cửa hàng Âu phục cũng nổi lên nhiều.

Đã có những đổi mới to lớn trong hàng trăm năm trôi qua của thời trang và nghệ thuật may. Sự ra đời của máy may hỗ trợ cho việc may vá trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn so với may tay, những kỹ thuật sản xuất vải mới giúp quần áo thoải mái hơn, thời trang đã xuất hiện những phong cách nhất

định theo mùa và sự phát triển như vũ bão của trang phục may sẵn, sản xuất giá rẻ, thế nhưng nghề may đo vẫn tồn tại như một nghệ thuật. Người thợ may vẫn tin tưởng vào việc may trang phục cá nhân mà họ vẫn làm trước giờ. Bất chấp những tiến bộ của công nghệ, may đo hiện đại vẫn sử dụng những kỹ thuật truyền thống và được xem là một hình thức nghệ thuật đòi hỏi tay nghề cao để đạt đến độ chính xác và hoàn mỹ vô cùng. Trang phục may đo luôn vừa vặn với số đo từng người. Chính vì vậy mà nó luôn tồn tại và song hành cùng cuộc sống hiện đại trong các tiệm may áo dài, đồng phục học sinh hay trang phục công sở...

Dọc suốt những con đường từ phố Hàng Gai, Hà Nội đến Nguyễn Duy Hiệu, Lê Lợi ở Hội An và đường Đồng Khởi, Sài Gòn, nhịp sống sôi động của nghề may đo ở đây vẫn âm vang trong lòng thành phố, nhộn nhịp khách ra vào đặt may cho mình những trang phục ưng ý. Đó đã không còn là hình ảnh xa lạ với con phố áo dài trên đường Pasture ở Sài Gòn. Hàng chục những tiệm may san sát nhau trên con đường giữa trung tâm thành phố vẫn miệt mài lưu giữ lại một hình ảnh truyền thống của nghề may đo nói chung và may áo dài Việt Nam nói riêng. Những thợ may lành nghề có sự am hiểu và nhiều kinh nghiệm trong việc may Âu phục và thời trang

phương Tây nhưng họ vẫn không kỹ thuật hóa các sản phẩm do mình làm ra. Thay vào đó những chi tiết bằng tay vẫn là điểm nhấn thú vị cho trang phục may đo. Người thợ may có thể đáp ứng yêu cầu khách hàng khi thực hiện trang phục dựa trên hình ảnh mẫu lấy từ các tạp chí trong thời gian ngắn. Đây là dịch vụ được nhiều khách du lịch sử dụng để có được món quà lưu niệm đặc biệt trong những chuyến du lịch đến Việt Nam. Để phục vụ cho khách du lịch, riêng tại Hội An còn phát triển thêm nghề may nóng. Từ hai đến ba tiếng sau khi lấy số đo là có ngay một bộ trang phục ưng ý với giá cả giao động từ 500 đến 700 ngàn.

Đã là một thương hiệu gắn liền với sự phát triển của Hội An, Á Đông Silk tồn tại như một minh chứng cho sự hưng thịnh của nghề may nóng ở đây. Chúng ta có thể tìm thấy những tiệm may nổi tiếng trên khắp ba miền như:

TP. HỒ CHÍ MINH: Tricia & Verona (39 Đông Du), Việt Thanh (65 Mạc Thị Bưởi), Cao Minh (69 Pasteur), Đức Nhuận (25D Nguyễn Bỉnh Khiêm). HỘI AN: Yaly 3 (358 Nguyễn Duy Hiệu), Á Đông Silk (40 Lê Lợi), Thu Thủy (60 Lê Lợi).HÀ NỘI: Thụy Ký (98 Hàng Gai), Đức Lợi Silk (76 & 93 Hàng Gai), Cư Thành (60 Hàng Gai), Thắng (75 Tuệ Tĩnh)

67

Page 68: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

CHÂN DUNG NTK 10NHÀ THIẾT KẾ GỐC Á

BẠN NÊN BIẾT

CHÂU Á – một châu lục vốn ẨN CHỨA NHIỀU BÍ ẨN VÀ THẦN THOẠI, qua bàn tay nhào nặn tài tình của thời gian, những đất nước với NỀN VĂN HÓA HUYỀN DIỆU ấy càng

trở nên KỲ ẢO hơn bao giờ hết. Con người từ những xứ sở này cũng chú trọng phần phía trong bản thân là TINH THẦN, họ đúc kết những ĐIỀU TINH TÚY NHẤT CỦA

CUỘC SỐNG để biến nó thành một phần VĂN HÓA VÀ LỐI SỐNG. Có lẽ, cũng từ đó mà các nhà thiết kế gốc Á dù sinh ra, lớn lên, làm việc tại Âu hay Mỹ họ vẫn mang trong mình

dòng máu đặc thù của người châu Á. Những thiết kế hình thành từ tư duy và đôi tay họ luôn mang những NÉT RIÊNG BIỆT, dù khởi nguồn từ NỀN VĂN HÓA GỐC hay thuần vẻ ĐƯƠNG ĐẠI. Dưới đây là 10 gương mặt nhà thiết kế gốc

Á rất được yêu thích và đã tạo dựng được vị thế riêng trong làng thời trang cao cấp của thế giới.

TRUNG NAM

68

Page 69: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

CHÂN DUNG NTK

DAO-YI CHOWSinh ra tại Quebec, tốt nghiệp trường trung học Cộng đồng, sau đó theo học tại Học viện Công nghệ Thời Trang, Đại Học New York và Đại học Michi-gan tại Mỹ. Dao-Yi Chow bắt đầu xây dựng sự nghiệp của mình với phong cách đường phố thông qua hai nhãn hiệu Black Apple và Sean John. Hiện Dao-Yi Chow là Phó chủ tịch về Mar-keting và Giám đốc Sáng tạo của Sean John. Anh xem trường cộng đồng như một phần cuộc sống của mình, nơi đã mang lại cho anh cơ hội học tập và phát triển. Do đó anh đã lấy tên Public School cho nhãn hiệu riêng của mình vào năm 2008. Anh hợp tác với Max Osborne để cùng thiết kế cho nhãn hiệu này. Public School đã đạt đến đỉnh cao không thể tưởng tượng là kết quả từ sự hợp tác giữa hai người bạn thân và đó là một giấc mơ đối với bất kỳ người New York nào. Public School đầu tư cho trang phục nam, mang phong cách đường phố hiện đại và hip hop kết hợp nét thanh lịch của châu Âu.

EUNICE LEEEunice Lee – nhà thiết kế Mỹ gốc Hàn Quốc, chủ sở hữu của nhãn hiệu trang phục nam UNIS từng làm việc cho nhiều hãng thời trang khác nhau trước khi xây dựng nhãn hiệu cho riêng mình. Cô từng chia sẻ rằng cô không chịu nổi cách làm việc kỳ lạ của một số nơi trước đây, những mẫu thiết kế của cô phải trải qua nhiều lần đánh giá và kiểm duyệt. Cuối cùng chúng xuất hiện tại cửa hàng với hình thái không ra gì. Đó chính là động lực thôi thúc cô ra nhãn hiệu riêng với mong muốn “tự quản” và “tự quyết”. Eunice Lee cho

rằng vì bản thân không thể mặc trang phục do mình thiết kế nên cô thường tham khảo ý kiến bạn bè, các người mẫu nam và ý kiến phản hồi từ khách hàng. Trang phục UNIS mang nét cổ điển, đơn giản, thanh lịch và tinh tế. Khi được hỏi tại sao lại chọn thiết kế trang phục nam, cô cho biết: “Khi làm việc cho DKNY, tôi đã bị ảnh hưởng và yêu trang phục nam từ đó. Trang phục nữ thường thay đổi nhanh một cách điên cuồng. Tôi thích tốc độ dịch chuyển của trang phục nam hơn”.

69

Page 70: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

PHILLIP LIMNgay từ khi ra mắt bộ sưu tập đầu tiên mang nhãn hiệu 3.1 Phillip Lim tại New York Fashion Week, Phillip Lim – nhà thiết kế gốc Thái Lan đã được xem là VIP của ngành công nghiệp thời trang. Phong cách của anh là sự hòa trộn hoàn hảo giữa nam tính và nhạy cảm; đơn giản và thoải mái với chất đường phố nhưng vô cùng thanh lịch và lãng mạn. Đó cũng chính là bí quyết đưa Phillip Lim bước vào vị trí dành cho những nhà thiết kế nổi bật nhất hiện nay. Trước đây, trong thời gian học khoa Kinh tế trường đại học Long Beach (California), Phillip Lim có làm thêm tại cửa hàng Baneys. Trong lúc sắp xếp quần áo tồn kho, Phillip phát hiện ra các trang phục của nhãn hiệu Adeli và bị chúng mê hoặc. Ngay lập tức anh quyết định thay đổi hướng đi của sự nghiệp. Anh gọi điện đến văn phòng Adeli xin việc và được nhận vào thực tập. Trong quá trình làm việc anh luôn chú tâm học hỏi. Dưới sự hướng dẫn của Katayone Adeli, anh nhanh chóng được xếp vào hàng ngũ của các nhà thiết kế. Năm 2004, Phillip Lim gặp Wen Zhou – Giám đốc một công ty vải. Nhận thấy tài năng của anh, Wen Zhou đã tài trợ để Phillip Lim phát triển. 3.1 Phillip Lim đã ra đời năm 2004 và nhanh chóng đạt những thành công rực rỡ.HUMBERTO LEON

VÀ CAROL LIMNhãn hiệu Kenzo được biết đến trong xu hướng lập dị nhưng tinh tế với phong cách đường phố Nhật Bản kết hợp sự thanh lịch của thời trang Paris. Sản phẩm của nhãn hiệu này luôn nổi bật với màu sắc tươi sáng, cấu trúc lạ. Kenzo Takada - người sáng lập Kenzo từ Nhật Bản đến Paris vào giữa thập niên 60 và đưa Kenzo trở thành một trong những nhãn hiệu lớn của làng thời trang. Sau khi Takada nghỉ hưu vào năm 1999, Kenzo từ từ trượt khỏi bản đồ thời trang. Humberto Leon (mang hai dòng máu Peru và Trung Quốc) và Car-ol Lim (gốc Hàn Quốc) đã khéo léo kết hợp tình yêu về màu sắc với di sản của Kenzo được đặc trưng bởi sự sinh động, vui tươi và tính thẩm mỹ cao. Bộ sưu tập đầu tiên Humberto Leon và Carol Lim thiết kế cho Kenzo lấy cảm hứng từ những chuyến đi mùa hè đến New York, cũng như công việc của nghệ sĩ Ellsworth Kelly. Họ tập trung vào phong cách đặc trưng của nhãn hiệu với màu sắc đậm như: đỏ, ngọc lục bảo, xanh và đặc biệt là anh đào với những hình in phức tạp được trình bày trong quang học ảo giác với lưới đánh cá và chim muông. Bộ đôi Humberto Leon và Carol Lim gây ấn tượng mạnh với các thiết kế có lớp lót hoàn hảo tương tự như trang phục của Kenzo những năm 70. “Chúng tôi muốn mọi người chơi với quần áo. Chúng tôi cho rằng khi đến với nhãn hiệu này nghĩa là mọi người đã chọn sự vui vẻ”, Leon nói. Do đó, không có gì là quá ngạc nhiên khi họ đứng trong vai trò giám đốc sáng tạo của Kenzo và là chủ sở hữu của nhãn hiệu Opening Ceremony. Open-ing Ceremony cũng mang phong cách vui vẻ và lập dị như Kenzo.

CHÂN DUNG NTK

70

Page 71: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

CHÂN DUNG NTK

HYDEN YOOSinh ra ở Seoul (Hàn Quốc), lớn lên tại Houston (Mỹ), Hyden Yoo là chủ sở hữu của nhãn hiệu cùng tên, một nhãn hiệu được biết đến với chi tiết tinh tế, cổ điển và cũng rất hiện đại được thành lập vào năm 2008, Hyden Yoo có thể được tìm thấy tại các cửa hàng bán lẻ trên khắp Bắc Mỹ và châu Á.Hyden Yoo tốt nghiệp từ Đại học Chi-cago với chuyên ngành về nghiên cứu Đông Á. Hyden Yoo từng làm việc như một giáo viên toán tích phân, huấn luyện viên quần vợt, nhân viên bán hàng tại Banana Republic, và cuối cùng là một nhà tư vấn quản lý ở Chi-cago. Hyden cũng từng tham gia một cuộc thi game show mang tên Fear Factor, và chiến thắng. Với số tiền thưởng từ chương trình, Hyden đã theo đuổi niềm đam mê của mình là trở thành nhà thiết kế trang phục thể thao. Hyden chuyển đến New York để học tập và đắm mình trong tất cả những khái niệm về thời trang.

SIKI IMSinh ra và lớn lên ở Đức, học tập ở Anh và làm việc tại Mỹ, nhà thiết kế gốc Hàn Quốc Siki Im với nhãn hiệu cùng tên chuyên về trang phục nam giới. Các thiết kế của Siki Im được thực hiện từ các loại vải sang trọng với một nền tảng mang tính cân bằng giữa trí tuệ và tinh thần. Các trang phục vừa lịch lãm, vừa vui tươi, nam tính nhưng cũng nữ tính, chúng hoàn toàn không tuân theo bất cứ quy tắc hay định nghĩa nào. Siki Im cho rằng: “Mọi người đều muốn thuộc về một cái gì đó, một nơi nào đó”. Ông đã chọn trang phục nam giới, nhưng cũng thật dễ dàng cho cả phụ nữ nếu họ thích mặc. Những sản phẩm của ông thoải mái cho cả hai giới tính. Theo ông: “Không có gì công khai về nam tính hay nữ tính, cũng không nhất thiết phải sử dụng cụm từ “ái nam ái nữ”. Chúng tồn tại trong cán cân thăng bằng”. Im đã lớn lên trong một gia đình Nho giáo và bị ám ảnh bởi Goethe, Hesse, và Kundera, trước khi theo học kiến trúc tại Đại học Oxford, London. Ông di cư đến New York gần một thập kỷ trước và bắt đầu công việc thiết kế của mình khi gặp nhà thiết kế David Vandewal. Vandewal trở thành cố vấn của Im, từ đó, ông làm việc dưới biểu tượng thời trang Helmut Lang và Karl Lagerfeld, khoảng thời gian này cho phép ông trau dồi kỹ năng đủ để bắt đầu một nhãn hiệu riêng của mình. Siki Im đã giành được giải thưởng có uy tín cho trang phục nam Ecco Domani và giải thưởng Fashion & Design Fund tại châu Á. Ông cũng được đề cử cho giải Dorchester ở Beverly Hills.

71

Page 72: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

DANA LEENhà thiết kế trang phục nam giới Dana Lee được biết đến với những mẫu thiết kế cổ điển, dễ mặc, xoay quanh sự riêng biệt của chất liệu, màu sắc và nghệ thuật in ấn. Vượt ra ngoài những quy ước của thời trang điển hình, Dana Lee có một tầm nhìn độc đáo cho “vẻ đẹp đích thực” mà cô đã xây dựng nhãn hiệu cùng tên của mình và tạo nên đà phát triển mạnh trong những năm gần đây. Cô là đại diện cho thế hệ phụ nữ mới thiết kế y phục nam giới thay đổi cách những người đàn ông ăn mặc. Dana Lee mang hai dòng máu Trung Quốc và Canada. Cách tạo nguồn cảm hứng của cô cũng khá đặc biệt. “Tôi không mất thời gian cho các phác thảo. Tôi phải làm việc trực tiếp với hai bàn tay của mình. Khi có cảm xúc, tôi đặt tất cả các loại vải lên bàn, nhìn chúng và một cái gì đó sẽ bật ra như một sự kết hợp kỳ diệu. Sau đó tôi sẽ hiện thực hóa chúng với những chất liệu phù hợp”. 80% chất liệu thực hiện bộ sưu tập của Dana Lee là chất liệu độc quyền. Cô tin tưởng vào sự tinh chỉnh màu sắc, đó cũng là cách cô làm mới mình và làm mới bộ sưu tập. Cô cũng được đánh giá là nhà thiết kế đơn giản nhưng cũng rất khắt khe về các chi tiết trên trang phục.

ALEXANDER WANGAlexander Wang được biết đến với những mẫu thiết kế trang phục nữ mang chút hơi hướng nam tính, trẻ trung và tinh nghịch. Những đường nét mạnh mẽ, ương bướng của trang phục nam được hòa trộn một cách tinh tế trong sự mềm mại, quyến rũ của trang phục nữ tạo nên phong cách thanh lịch và hiện đại cho phụ nữ đương thời. Wang cũng được xem là bậc thầy về sự tối giản trong thiết kế. Không quá phá cách, không quá nổi bật, Wang luôn tạo được ấn tượng nhờ nét đặc trưng riêng trong sự trang nhã của màu sắc, giản dị về kiểu dáng, cầu kỳ về chất liệu và hoàn hảo về kỹ thuật.Alexander Wang là người gốc Đài Loan. Anh đã theo học ngành thiết kế thời trang tại trường Parsons School of Design. Trong thời gian này, Wang từng thực tập tại Marc Jacobs, Teen Vogue, Vogue, và Derek Lam. Năm 2005, Alexander Wang bỏ học giữa chừng vào năm thứ hai để khởi nghiệp với dòng áo len cashmere đậm tính unisex mang tên chính mình và bắt đầu gây được sự chú ý. Năm 2008 Alexander Wang được đề cử vào Hội đồng các nhà thiết kế thời trang trang phục nữ của Mỹ, đồng thời đoạt giải thưởng CFDA/Vogue Fashion Fund, năm 2009, đoạt giải Swarovski Womenswear Designer of the Year và giải Swiss Textiles, năm 2010, nhận giải Swarovski Designer of the Year.

CHÂN DUNG NTK

72

Page 73: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

CHÂN DUNG NTK

DAIKI SUZUKIVới phong cách cổ điển của thể thao và bảo hộ lao động, Suzuki đã tạo nên những thiết kế vui tươi với các chi tiết túi, đai cổ, các nút tương phản và các loại vải lạ mang lại nét độc đáo với cái nhìn đậm chất thẩm mỹ cho nhãn hiệu riêng mang tên Engineered Garments. Ẩn mình với một cửa hàng nhỏ, nằm khuất trong khu vực có phần hạn chế của New York, nhưng nếu đã từng ghé qua, chắc chắn bạn sẽ nghiện nó như đã dùng phải ma túy. Cũng chính vì lẽ đó mà Engineered Gar-ments còn có năm cửa hàng khác tại Nhật. Mặc dù là người gốc Nhật Bản, nhưng Daiki Suzuki lại tạo ra những sản phẩm đậm chất Mỹ. Engineered Garments được thành lập năm 1999 với nét đặc trưng về cấu trúc phức tạp, ảnh hưởng nét cổ điển và có hơi hướng phô trương tính hiện đại với tổng thể táo bạo, ấn tượng nhưng cũng hết sức cân bằng và tinh tế. Ngoài việc thiết kế bộ sưu tập cho nhãn hiệu riêng, Suzuki cũng là Giám đốc sáng tạo của Woolrich Mills.

RICHARD CHAINếu bạn đã biết nhà thiết kế Richard Chai thì chắc chắn bạn cũng nhận ra phong cách nghiêm trang và lịch lãm của nhãn hiệu Rich-ard Chai. Mỗi mẫu thiết kế đều tượng trưng cho sự hoàn hảo và hoàn toàn có thể khiến bạn tự tin khi đứng trước gương hay hàng ngàn người xa lạ. Đó là những gì tuyệt vời có thể nói về thiết kế của Richard Chai, giản dị, cổ điển, sang trọng và thanh lịch.Richard Chai, một người mang hai dòng máu Hàn Quốc và Mỹ, bắt đầu sự nghiệp thời trang từ khi còn là sinh viên trường Par-sons với vị trí thực tập tại Geoffrey Beene. Sau khi tốt nghiệp, Chai tiếp tục học tại trường Lissa tại Paris và làm việc như một nhân viên vẽ phác thảo tại Lanvin. Quay trở lại New York một năm sau đó, Chai tiếp tục tích lũy kinh nghiệm với một số thương hiệu có uy tín như Armani Exchange, Donna Karan, và Marc Jacobs. Tháng 9/2001, Chai được bổ nhiệm làm Giám đốc sáng tạo của tất cả các nhãn hiệu thuộc TSE, bao gồm dòng trang phục nam, nữ và TSE Say, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử của công ty mà một người giám sát tất cả các nhãn hiệu.

73

Page 74: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

Nhãn hiệu Christian Dada - mũi nhọn kỷ nguyên mới của sự sáng tạo Nhật

Bản, nó đang tạo nên một sức sống mới cho quốc gia đậm chất truyền thống nhưng cũng nổi tiếng về văn minh và hiện đại. Nhà thiết kế Masanori

Morikawa là người đã tạo nên nhãn hiệu ấy và anh cũng được xem là người đại diện cho tương lai của làng thiết kế

Nhật Bản.

MasanoriMorikawa

QUỐC TRUNG

CHÂN DUNG NTK

74

Page 75: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

CHÂN DUNG NTK

a s a n o r i Morikawa sinh năm 1984, là

ngôi sao đang lên của làng thời trang thế giới và là nhân vật nổi bật tại Tokyo. Từng là trợ lý của nhà thiết kế Charles Anastase tại London, Morikawa giới thiệu nhãn hiệu thời trang đầu tiên mang tên Livraison cùng với người bạn của mình trước khi bắt đầu nhãn hiệu riêng Christian Dada. Show trình diễn thời trang đầu tiên của Morikawa là bộ sưu tập thu đông 2011 tại La Foret Harajuku Tokyo. Morikawa từng thiết kế trang phục cho Lady Gaga tại MTV AID JAPAN AWARD 2011 với hình ảnh nổi bật của chiếc váy màu hồng gợi nhớ đến nghệ thuật xếp hạc từ origami. Năm 2012, Morikawa cùng với Giorgio Armani một lần nữa sáng tạo trang phục biểu diễn cho tour diễn thế giới “Born This Way Ball” của Lady Gaga. Anh bắt đầu tham gia Mercedes-Benz Fashion Week Berlin vào tháng 1/2013.

Bộ sưu tập đầu tay của Morikawa cho mùa thu đông 2011/2012 mang tên Gleam được lấy cảm hứng từ nhiều nguồn khác nhau: biểu tượng nhạc punk Sid Vicious, áo giáp quân đội cổ xưa và thời đại Sengoku (cuộc chiến tranh tại Nhật Bản năm 1467-1573). Các mẫu thiết kế với các chi tiết mang tính khác biệt với các kiểu mũ tuyệt vời của Kunio Kohzaki tạo nên cái nhìn đương đại về Tokyo. Các trang phục nữ tập trung vào hình dáng cơ thể con người và hoa trên chất liệu vinyl và da trong một loạt các màu sắc như đỏ, trắng, xanh coban, đen. Các vệt màu đỏ loang hình nhỏ giọt

tượng trưng cho sự đổ máu trong các cuộc chiến tranh cũng được thể hiện trong trang phục nam giới. Bên cạnh đó là hình ảnh những chiếc quần và áo jeans rách kết đinh tán, mũ đính gai nhọn mang âm hưởng của những năm 70-80. Tất cả mở ra một thế giới mới, thế giới văn

hóa của giới trẻ mang tính hiện tượng và sáng tạo với các hình dạng mang nét kiến trúc của Issey Miyake huyền thoại.

Bộ sưu tập mới nhất của Masanori Morikawa được giới thiệu tại Tuần lễ thời trang Tokyo thu đông 2013/14và đồng thời cũng được giới thiệu tại Hội nghị Liên đoàn thời trang châu Á 2013 tại Singapore trong tháng 5/2013 mang tên “Phượng Hoàng” lấy cảm hứng từ loài chim huyền thoại có khả năng tái sinh trong lửa và là hiện thân của cả nam lẫn nữ. Bộ sưu tập có cấu trúc đơn giản nhưng cũng hết sức cầu

Góc nhìn chi tiết của một số mẫu thiết kế trong bộ sưu tập thu đông 2012 của Masanori Morikawa

M

75

Page 76: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

CHÂN DUNG NTKkỳ mang hơi hướng của trang phục truyền thống Mông Cổ với gam màu lạnh đen, trắng, xám, xanh làm nền và sắc đỏ rực của lửa cùng ánh vàng kim làm điểm nhấn. Nét ấn tượng khác là những đôi giày cao độc đáo với đôi cánh sải theo nhiều cách khác nhau.

Morikawa đã và đang đưa cái nhìn của riêng mình vào thời trang Nhật cũng như thời trang thế giới và nhãn hiệu Christian Dada đã trở thành một biểu tượng mang tính dẫn đầu của nền thời trang đậm chất nghệ thuật và sắc sảo Tokyo. Christian Dada cũng là hình ảnh đại diện cho thế hệ tiếp theo của những nhãn hiệu Nhật Bản lấy cảm hứng từ quá khứ, sự tổn thương và sự nhầm lẫn của hiện tại cũng như sự lạc quan trong tương lai. Morikawa cho biết: “Cá nhân tôi là một fan hâm mộ lớn và chịu ảnh hưởng văn hóa châu Á và tôi đã đưa nó vào thời trang. Có quá nhiều nghề thủ công mang lại những tác phẩm xinh đẹp. Tôi yêu sự kết hợp giữa truyền thống với xu hướng mới,

và tôi luôn tìm cách kết hợp chúng để tìm ra những điều mới mẻ hơn”.

Dưới đây là một vài chia sẻ của Morikawa về bản thân và công việc thiết kế của mình.

Tại sao anh muốn trở thành nhà thiết kế thời trang?

Tôi nghĩ rằng ước mơ và nguồn cảm hứng của tôi xuất phát từ ông bà nội của tôi. Ông bà là nghệ nhân thêu và tôi luôn dành rất nhiều thời gian để xem ông bà làm việc.

Anh có thể kể tên nhà thiết kế thời trang mà bạn tôn trọng, hâm mộ nhất?

Thật khó để lựa chọn một trong những nhà thiết kế tôi tôn trọng… Đó là Charles Anastase và Rei Kawakubo.

Anh có thể nói gì về bộ sưu tập đầu tay?

Đó là bộ sưu tập “Gleam”, có nghĩa là ánh sáng nhẹ. Tôi nhận thấy rằng có rất nhiều rắc rối trong thế giới

Christian Dada cũng là hình ảnh ĐẠI DIỆN CHO THẾ HỆ TIẾP THEO của những nhãn hiệu Nhật Bản lấy cảm hứng từ QUÁ KHỨ, SỰ TỔN THƯƠNG và SỰ NHẦM

LẪN CỦA HIỆN TẠI cũng như SỰ LẠC QUAN TRONG TƯƠNG LAI.

Mẫu thiết kế lấy cảm hứng từ nghệ thuật xếp giấy Origami cho Lady Gaga

Mẫu thiết kế trong bộ sưu tập Gleam

76

Page 77: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

CHÂN DUNG NTK

này, và tôi mong muốn bộ sưu tập này có thể là ánh sáng nhẹ cho tất cả mọi người. Đó là bộ sưu tập lấy cảm hứng từ chiến tranh thời xưa.

Nguồn cảm hứng của anh thường đến từ đâu?

Thông thường từ cuộc sống hàng ngày. Các hình ảnh lướt qua tôi, nhưng thực tế nó đã đi vào tâm trí của tôi và tích tụ dần dần. Nó là một sự ám ảnh mà bạn phải luôn suy nghĩ về nó, và tôi đã biến nó thành những sáng tạo mới cho các mùa.

Sự khác biệt giữa thiết kế cho nam và cho nữ của anh?

Chủ đề của mỗi bộ sưu tập hoàn toàn khác nhau, vì vậy nó thực sự phụ thuộc vào mỗi mùa. Tôi chỉ mới bắt đầu thiết kế trang phục nữ và nhận ra rằng đó là một thuật toán và cũng là

Tôi yêu SỰ KẾT HỢP CỦA TRUYỀN THỐNG VỚI XU HƯỚNG MỚI, và tôi

luôn tìm cách để kết hợp chúng để tìm ra NHỮNG ĐIỀU MỚI MẺ hơn

đã đề nghị tôi làm cửa sổ trưng bày pop-up lấy cảm hứng từ Marcel Du-champ (họa sĩ, nhà điêu khắc mang hai dòng máu Pháp và Mỹ, đồng thời cũng là một nhà văn). Tất cả mọi trang phục may sẵn của tôi đều được hiển thị ở đó.

Dự án trong tương lai của anh?Tôi đang làm chương trình tiếp

theo của tôi ở Shibuya. Bộ sưu tập tiếp theo sẽ dành riêng cho phụ nữ nhưng tôi cũng đang suy nghĩ để tập trung vào trang phục nam sau này. Tôi quan tâm đến những thay đổi trong những sáng tạo của mình cùng với sự thay đổi của xã hội. Vì vậy, tôi rất muốn mở rộng tầm hiểu biết của tôi về vật liệu phi vật chất, và hy vọng sẽ tạo nên một bộ sưu tập toàn diện và có hệ thống.

điểm quan trọng để thiết kế trang phục nam.

Anh có thể nói về trang phục của Lady Gaga cho MTV Video Music Aid Japan mà anh đã thiết kế?

Tất nhiên tôi phải biết về Lady Gaga và phải nghiên cứu thêm về cô ấy để xem cô ấy cần và phù hợp với những gì vào thời điểm đó. Màu sắc yêu thích, chất liệu và yếu tố chức năng. Tôi đã đưa tất cả những suy nghĩ đó vào thiết kế nhằm thể hiện vị trí của người phụ nữ hàng đầu. Tôi đã nghĩ rất nhiều về chất liệu phù hợp nhất cho mẫu váy với độ dày và bóng.

Anh có thể cho biết về cửa hàng pop-up ở La Foret Harajuku?

Tôi đã luôn nghĩ sẽ tạo ra một không gian như phòng thí nghiệm, và may mắn thay những cộng sự của tôi

Các mẫu thiết kế trong bộ sưu tập Phượng Hoàng

77

Page 78: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

CHÂN DUNG NGƯỜI MÂU

78

Page 79: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

KIM XUÂN

CHÂN DUNG NGƯỜI MÂU

CARMENDELL’OREFICE

huyền thoạivượt thời gianSắc đẹp KIÊU SA, LỘNG LẪY của “nàng” đánh bật thời gian, đánh bật NHỮNG NỐT THĂNG TRẦM TRONG CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP của bản thân. Sự YÊU KIỀU, NHÃ NHẶN ẩn chứa SỨC MẠNH HUYỀN BÍ vượt mọi phong ba bão táp làm cho bước chân của “nàng” thêm VỮNG VÀNG VÀ TỰ TIN TRÊN MỌI SÀN DIỄN dù “nàng” đã vượt qua ngưỡng xế chiều ở độ tuổi ngoài 80.

heo quan niệm xưa, nghề người mẫu là một trong những nghề đòi hỏi nét trẻ trung năng động, một vóc dáng chuẩn và sức khỏe bền bỉ. Tuổi thọ nghề người mẫu khá ngắn, nhất là đối với những siêu

mẫu thuộc hàng thượng thặng thế giới thì những chuẩn mực về nghề nghiệp còn khắt khe hơn. Và “Nàng” là một nhân chứng hoàn hảo cho vẻ đẹp tinh túy vừa mặn mà, quyến rũ vừa cao ngạo, tôn nghiêm trên chiếc ngai vàng ngự trị đầy quyền lực đại diện cho hình mẫu của một nửa là người phụ nữ mang sắc đẹp hoàn hảo và một nửa là siêu mẫu tài ba nổi tiếng mang hai dòng máu Ý và Hungary – Carmen Dell’Orefice.

T

79

Page 80: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

CHÂN DUNG NGƯỜI MÂU

hoạ tài ba nổi tiếng như Dalí, Horst, Avedon, Penn, Parkinson… Độ tuổi 15 Carmen như nàng công chúa bướm trắng được khoác lên mình thứ hương thơm trứ danh nồng nàn của Channel N5 thượng lưu, xa xỉ. Chúng biến nàng thành một quý cô lộng lẫy với vẻ đẹp đầy mê hoặc của một khuôn mặt thanh tú, chiếc cổ và đôi gò má cao vút cùng với đôi mắt sâu huyền có thể giết chết mọi ánh nhìn và hoá đá mọi thứ như đôi mắt của Medusa trong thần thoại Hy Lạp. Hương thơm và nàng cùng hoà quyện vào nhau, cả hai đều trường tồn mãi cùng thời gian. Tiếp bước Vogue và Channel, shot ảnh bìa cho Harper’s Bazaar năm 1960 mang tên Carmen Las Maninas đã trở thành bức ảnh huyền thoại được phổ biến và săn lùng khắp thế giới. Với một dáng điệu kiêu kỳ, mình hạc sương mai và khả năng tạo dáng đầy tài nghệ, nàng đã chinh phục hàng triệu cặp mắt yêu

nghệ thuật và yêu cái đẹp. Những nốt nhạc đầu đời của thiếu nữ Carmen ngân vang đầy kịch tính mang theo những gì đẹp nhất của lứa tuổi thanh xuân đầy ánh hào quang và danh tiếng. Thành công của nàng lại một lần nữa trỗi dậy và toả sáng năm 17 tuổi với hình tượng một quý cô trẻ tuổi mang những đường cong chết người và vẻ ngoài thắm đượm sự già dặn, chín chắn phá vỡ hình tượng gầy gò xanh xao và trong trẻo thuần khiết. Nàng Carmen ngày nào nay đã lột xác và hoá thành thiên nga sau những nỗ lực tìm đến y học kích thích sự phát triển nhanh hơn của cơ thể.

Không vì lẽ gì mà người xưa lại có câu “hồng nhan bạc phận”. Nổi tiếng và thành công trị vì trên đỉnh của vinh quang, không ai ngờ câu chuyện

Với một DÁNG ĐIỆU KIÊU KỲ, mình hạc sương mai và KHẢ NĂNG TẠO DÁNG ĐẦY TÀI NGHỆ, nàng đã chinh phục hàng triệu cặp mắt yêu NGHỆ THUẬT và yêu CÁI ĐẸP.

Giai thoại về “nàng” bắt đầu từ năm 15 tuổi, độ tuổi của sự ngây thơ và trong sáng. Hình tượng một cô gái với nước da trắng và thân hình mảnh dẻ xuất hiện lần đầu tiên trên trang bìa tạp chí Vogue trứ danh đã đánh dấu bước ngoặt cho sự nghiệp người mẫu của nàng, giúp nàng trở thành nàng thơ truyền nguồn cảm hứng dạt dào, mới lạ cho những nhiếp ảnh gia và danh

về nàng thiên nga Carmen lại chuyển sang những tấn bi kịch gần như thiêu cháy tâm hồn và thể xác mỏng manh của nàng. Đổ vỡ trong hôn nhân và khánh kiệt về tài sản đã thay đổi cuộc đời nàng. Những nốt trầm gieo rắc bất hạnh và tai ương cứ dồn dập kéo tới như tôi luyện nàng, như thử thách nàng, như ganh tị với vẻ đẹp thiên phú của nàng. Sương gió và phong ba của cuộc đời đã khiến cho mái tóc đen mun ngày nào hoá bạc ở tuổi 43. Ấy vậy mà sắc đẹp của nàng lại càng mặn mòi và quý phái hơn, một quý bà uy nghiêm mang vẻ đẹp của một phù thuỷ tóc trắng, đôi gò má vẫn cao như thế, đôi mày ngài cùng đôi mắt hút sâu thăm thẳm như bầu trời đêm huyền bí và kỳ diệu. Tất cả chúng phối hợp ăn ý và hài hoà với mái tóc màu bạch kim ấy tạo nên vẻ đẹp độc nhất vô nhị và chỉ có thể là bà bá tước Carmen Dell’Orefice.

Carmen trong shot ảnh nổi tiếng của Gleb-Derujinsky

Carmen thời trẻ đã mang tố chất của một ngôi sao (đầu thập niên 1940)

80

Page 81: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

CHÂN DUNG NGƯỜI MÂUSau những thất bại trong cuộc sống, nàng tìm về với nghiệp người mẫu, cái nghề vẫn mang lại hào hứng, đam mê, niềm vui thú và là thứ chung thuỷ duy nhất nàng có được trong nhiều thập kỷ qua. Những thăng trầm trải dài suốt cuộc đời nàng như những đợt sóng dữ dội và hung hãn đánh liên hồi nay đã lặng yên và đem nàng về với những shot hình và sàn diễn vào cuối năm 2008. Nàng lại một lần nữa xuất hiện lộng lẫy đầy mê hoặc bước những bước kiêu sa trên mọi thảm đỏ từ Paris đến London, nắm giữ kỷ lục về tuổi đời và được tôn vinh như một siêu mẫu sáng giá của làng mốt thế giới. Khoảng thời gian hơn 65 năm đã trôi qua nhưng không thể đánh bật vẻ đẹp và tên tuổi nàng. Ngoài những bí quyết bảo vệ nhan sắc, nàng còn chơi golf và sống lạc quan với những biến

Giai thoại về nàng vẫn sống mãi như một BIỂU TƯỢNG PHỤ NỮ đã trải qua thời PHONG KIẾN và

HIỆN ĐẠI, vừa mang nét HOÀI CỔ TRANG NGHIÊM, vừa YÊU KIỀU,

LỘNG LẪY.

cố, thế nên vẻ đẹp của thiên nga cũng tiềm tàng một phần gai góc và u mặc. Nàng với mái tóc bạch kim lại một lần nữa ngự trị làng thời trang thế giới như tượng đài hào nhoáng, tinh tế đến từng lọn tóc, ngón tay nhưng lại toát lên vẻ kiêu kỳ, đài các như nữ chúa phong kiến trong những bộ trang phục thời thượng lộng lẫy, xa hoa của các nhà thiết kế hàng đầu thế giới.

65 năm thăng hoa cùng sự nghiệp, 6 lần xuất hiện trên trang bìa Vogue, 14 chiến dịch quảng cáo, góp mặt trong phim ảnh, hàng trăm shot hình và hàng ngàn show diễn, và năm vừa qua siêu mẫu của Channel có buổi triễn lãm mang tên “Carmen: A Life In Fashion” như một hoạt động kỷ niệm nhằm giới thiệu một câu chuyện thú vị làm thay đổi lịch sử thời trang thế giới, cùng quan niệm về cái đẹp và khám phá

chân dung người mẫu kỳ cựu này từ những khoảnh khắc đời thường cho đến những giây phút xuất thần trên sàn diễn, những shot ảnh của những ngày tuổi xuân xanh và học hàm tiến sĩ danh dự của trường Đại học Nghệ Thuật London vinh danh những đóng góp của Carmen cho ngành công nghiệp thời trang. Ngoài ra nàng cũng xuất hiện rạng ngời trước những con mắt thán phục của hàng trăm người mẫu và khán giả trong Tuần lễ thời trang xuân hè 2012. Không ai ngờ những nốt cuối trong cuộc đời nàng lại bất ngờ và chỉn chu đến

thế, giai thoại về nàng vẫn sống mãi như một biểu tượng phụ nữ đã trải qua thời phong kiến và hiện đại, vừa mang nét hoài cổ trang nghiêm, vừa yêu kiều, lộng lẫy.

Những trải nghiệm trong cuộc đời nàng trở thành tấm gương và động lực vươn lên để đối diện với những khó khăn. Sương gió có thể làm phai mờ mái tóc và thân hình nhuốm màu cằn cỗi nhưng không thể làm gục ngã chất thép và sự kiêu hãnh trong nàng. Nhan sắc và nội tâm của nàng đã phần nào định nghĩa lại vẻ đẹp chân thật của người phụ nữ qua mọi thời đại để khi ai đó nhắc đến cái tên

Carmen người ta sẽ nhớ đó là hình ảnh của một chuẩn mực đáng để tôn vinh và ngưỡng mộ chứ không phải là một siêu mẫu Carmen 80 tuổi kỳ cựu nổi tiếng trong làng thời trang thế giới.

81

Page 82: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

CHÂN DUNG NGƯỜI MÂU

KEL MARKEY

vẻ đẹp nổi loạn

VI LIỄU

Nét đẹp của cô hoàn toàn khác biệt với chuẩn mực tóc vàng,

mắt xanh kiểu Mỹ. Cô sở hữu KHUÔN MẶT TRONG SÁNG đến hút hồn, LÀN DA NGĂM,

MẮT ĐEN SÂU THẲM và MÁI TÓC CẮT NGẮN ẤN TƯỢNG. Kel Markey là gương mặt đang

lên tại kinh đô ánh sáng của thời trang, cô nhận được nhiều dự

đoán về sự TỎA SÁNG NGHỀ NGHIỆP trong tương lai gần.

82

Page 83: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

CHÂN DUNG NGƯỜI MÂUel Markey sinh ra và lớn lên ở Gainesville, bang Florida, Mỹ. Cô khởi đầu nghiệp diễn của mình với một nhãn hiệu

nhỏ tên Line vài năm trước. Nhưng nghề người mẫu của cô chỉ thực sự bắt đầu lên tiếng vào năm 2010, đó là khi cô bước chân trên sàn diễn cho các tên tuổi lớn như Louis Vuitton, Marc by Marc Jacobs, Marni, Dior, Prada, Proenza Schouler và Vanessa Bruno… Chính vì vẻ đẹp khác biệt của cô đã tạo nên những góc nhìn mới lạ kết hợp cùng cá tính và đôi chút nổi loạn không theo khuôn khổ thể hiện rõ nét hình ảnh của một thiếu nữ đương đại.

Hàng năm, có rất nhiều cô gái từ khắp nơi đổ về Mỹ với ước mơ trở thành người mẫu. Markey nằm trong số đó nhưng cách tiếp cận ngành công nghiệp thời trang của cô rất khác biệt: mạnh dạn, can đảm và tự tin theo đúng phong cách gốc Florida. Cô đã tạo nên một chấn động khi tỏa sáng quá nhanh, trở thành đối thủ nặng ký của nhiều người mẫu tên tuổi và là ứng cử viên cho gương mặt độc quyền của các hãng thời trang hàng đầu như: Prada, Balenciaga, Proenza Schouler và Chanel.

Năm 2011, Markey đã nổi danh và được xếp ở hàng top những gương mặt người mẫu mới tiềm năng (first face). “First Face” là tên gọi dành cho những người mẫu được các nhà thiết kế tin tưởng lựa chọn để mở màn show diễn. Và để có thể trở thành nhân vật như thế, họ phải có khả năng thể hiện xuất sắc nhất tinh thần của trang phục họ mặc, không chỉ thế, họ còn dẫn được cái hồn mà bộ sưu tập muốn truyền tải đến người xem ngay từ những phút đầu tiên.

Năm 2012, Markey liên tục xuất hiện trên gần 60 sàn diễn ở New York, London, Milan và Paris trong mỗi Tuần lễ thời trang xuân hè và thu đông 2013. Ngoài ra cô cũng làm mẫu quảng cáo cho các nhãn hiệu như Vivienne Westwood, Moschino, Paul Smith, Les Copains và Iseey Miyake… Hiện tại cô ký hợp đồng với công ty quản lý người mẫu Supreme ở New York, Select ở London và Women Management ở Milan và Paris.

Bên cạnh đó, Markey cũng có cơ hội quảng bá hình ảnh của chính mình với vẻ đẹp mạnh mẽ được khắc họa trong bộ sưu tập mùa xuân 2012 của nhãn hiệu Souli, xuất hiện trên trang bìa của tạp chí i-D trong trang phục Gucci và trên ấn bản mùa thu 2012 cùng với người mẫu Tanzanian, Herieth Paul.

Trong khi sự nghiệp của cô đang hứa hẹn những thành công rực rỡ cùng lịch làm việc bận rộn, hình ảnh liên tục xuất hiện trên bìa các tạp chí, catalog thời trang… cô lại quyết định tạm ngưng việc biểu diễn để trở lại theo học trường đại học New York nhằm hoàn thành chương trình học tập còn dở dang của mình.

ãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện của Markey để hiểu thêm vì sao cô gặt hái được nhiều thành công cũng

Markey đã tạo nên một CHẤN ĐỘNG khi TỎA SÁNG QUÁ NHANH, trở thành ĐỐI THỦ NẶNG KÝ của nhiều người mẫu tên tuổi và là ứng cử viên cho GƯƠNG MẶT ĐỘC QUYỀN của các hãng thời trang hàng đầu.

K

83

Page 84: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

HCHÂN DUNG NGƯỜI MÂU

như những dự kiến và định hướng sự nghiệp của cô trong tương lai.

Chúc mừng bạn đã hoàn thành trọn vẹn công việc trình diễn trong mùa vừa qua.

Tôi đã có khoảng thời gian đáng kinh ngạc nhất. Vào những ngày cuối, tôi không được ngủ chút nào. Đêm trước ngày biểu diễn của Louis Vuitton, tôi phải tập trung lúc ba giờ sáng, diễn tập lúc năm giờ sáng. Trước giờ diễn, tôi đã gục ngã trên sàn sau khi đã làm tóc và trang điểm. Nhiều người nghĩ tôi ngủ và kêu lên: “Không được gối đầu ngủ, nó sẽ làm lem phấn trang điểm của bạn”

Buổi trình diễn đầu tiên của bạn trong mùa vừa qua thế nào?

Cũng khó để hình dung buổi đầu tiên của tôi bắt đầu từ đâu, nhưng có lẽ là Calvin Klein. Tôi gần như phát điên vì nó. Tôi đã hào hứng đến mức không biết phải làm gì cho sự kiện này.

Khi kết thúc buổi diễn cuối cùng, cảm giác của bạn vào phút cuối đó ra sao? Lúc kết thúc buổi diễn, điều đầu tiên tôi và bạn diễn Laura cùng hét to “cất giày đi thôi”, thế là chúng tôi cùng

nhảy cẫng lên. Sau đó chúng tôi đi uống món chocolate nóng ngon nhất trên thế giới. Thật sự rất tuyệt. Rồi sau đó thì ngủ.

Cuộc sống bạn ra sao trong Tuần lễ thời trang?

Trước Tuần lễ thời trang là diễn tập từ 5 - 25 ngày ở mọi nơi. Bị kiệt sức! Sau đó, vài ngày trước khi bắt đầu buổi biểu diễn là điều chỉnh trang phục cho vừa với cơ thể. Thực tế, bắt đầu biểu diễn chính thức lại là phần dễ nhất.

Cách thư giãn ưa thích của bạn giữa các buổi biểu diễn?

Một cuốn sách hay và một tách cà phê ở tiệm cà phê xinh xắn hoặc một bữa ăn trưa vừa vừa không phải là bánh mì kẹp.

Show diễn nào gây hứng thú cho bạn nhất?

Thật khó để chọn. Diễn cho Proenza là một khoảnh khắc rất tuyệt. Khi nhạc nổi lên tôi bước đi những bước tự tin. Lần đầu tiên của tôi cũng vậy, cảm giác này thật khó tả. Cũng như show của Louis Vuitton, chúng tôi trình diễn trên một chuyến tàu và tôi nghe nói chuyến tàu trị giá 8 triệu đô. Thực tế thì Vuitton từ chối bình luận

về giá cả. Nội thất bên trong tuyệt đẹp, đừng nghĩ họ chỉ làm những phần cơ bản để người xem ngắm nhìn, những chi tiết nhỏ nhất cũng được quan tâm, ghế và giá để hành lý bọc vải rất đẹp, tất cả làm bằng gỗ tốt. Họ đã thực hiện và trang trí nó một cách hoàn hảo.

Khi học trung học, bạn đã là người mẫu?

Chưa. Tôi đã làm việc tại cửa hàng Honey Baked Ham. Sau đó làm trợ lý chụp ảnh cưới Bridezilla, tất cả họ đều rất vui vẻ.

Bạn có thích mua sắm?Tôi mua nhiều. Ở New York

người ta rất thích mua sắm. Tôi mua mọi thứ ở Zero + Maria Cornejo và Rachel Comey. Ở châu Âu, thứ mắc nhất mà tôi có là túi xách Celine. Nó đẹp vô cùng. Nó màu xám đi cùng với những họa tiết màu xanh lá và nâu. Tôi chưa từng có được cái túi xách nào đẹp như vậy nên tôi mê mệt nó.

Thứ bạn luôn có trong giỏ xách?Miếng đệm giày.

Bạn được biết đến như hiện tượng thời trang thú vị. Bạn có thể mô tả về phong cách của mình?

Phong cách của tôi là năng động,

84

Page 85: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

CHÂN DUNG NGƯỜI MÂU

thoải mái, trẻ con và còn tùy vào tâm trạng nữa, nhưng điểm trọng yếu vẫn là cảm thấy dễ chịu. Ví dụ như mùa hè thì trang phục sẽ là quần short lửng đi cùng áo T-shirt hoặc cắt tóc ngắn. Bình thường thì quần jeans, áo sơ mi nữ.

Bạn cảm thấy thế nào khi về với gia đình?

Tôi từ Florida đến New York sống, vì vậy tôi không có nhiều thời gian với gia đình. Sắp tới tôi sẽ đến New Orleans để gặp mẹ và chị. Chúng tôi đang trong kỳ nghỉ nên cố gắng làm mọi thứ có thể như: đi du lịch Pháp, cùng đến Café du Monde, nhưng tôi nghĩ sẽ nói với mẹ tôi rằng: “mẹ đừng nghĩ đến việc tham quan bảo tàng nhé. Con ngán lắm rồi, con chỉ đi ăn, rồi ngủ hoặc đi massage thôi”. Vì tôi đang tham gia một lớp học lịch sử nghệ thuật, nó khiến tôi phải quan tâm nhiều hơn đến các bảo tàng. Tôi thích bảo tàng, nhưng gần đây tôi đi quá nhiều và đôi khi tôi nhận ra mình bị ám ảnh, tôi hay nhìn chằm chằm vào các tòa nhà trong thành phố tự hỏi ai đã thiết kế chúng thế nhỉ.

Gia đình của bạn nghĩ gì về việc bạn làm người mẫu?

về với đại học New York. Con đường học vấn thực sự quan trọng với bạn?

Việc học tập vô cùng quan trọng đối với tương lai của tôi. Ước mơ lớn nhất của tôi là trở thành kỹ sư về môi trường. Cho dù những năm qua, bản thân tôi đã đạt được nhiều thuận lợi trong nghề người mẫu, nhưng tôi thấy vẫn cần phải đi hết quãng đường mang tính nền tảng cho ước mơ của mình.

Hãy kể về một cái gì đó người khác khó có thể tưởng tượng về bạn?

Tôi thích và giỏi các môn khoa học chính xác như toán học, và khoa học về môi trường!

Bạn có lời khuyên nào dành cho những ai có ý định tham gia vào lĩnh vực người mẫu?

Tôi nghĩ lời khuyên tốt nhất trong lĩnh vực này là “không nên quá cá nhân” và “cần phải biết kiên nhẫn”.

Cho dù những năm qua, bản thân

tôi đã đạt được nhiều THUẬN LỢI

TRONG NGHỀ NGƯỜI MẪU,

nhưng tôi thấy vẫn CẦN PHẢI ĐI HẾT

QUÃNG ĐƯỜNG MANG TÍNH NỀN TẢNG CHO ƯỚC MƠ CỦA MÌNH.

Họ rất tự hào bởi vì đó là lựa chọn của tôi. Lần đầu tiên khi tôi quyết định thử nó, lúc đó tôi đang học đại học tại Florida, nơi tôi sống. Vì tôi yêu thích nghề người mẫu nên muốn có một chút thay đổi. Tôi đã rút hết tiền tiết kiệm hồi học trung học để đến New York. Tôi không đi săn lùng cơ hội theo kiểu phần lớn các cô gái mà tôi chủ động liên hệ các công ty quản lý người mẫu và tôi đã thành công ở công ty Bookers. Gia đình rất tự hào về cách tôi đã làm, mọi người tôn trọng tôi dù họ không biết nhiều về công việc tôi làm. Cho đến khi tôi gọi điện thoại và báo cho mẹ: “con được làm việc cho Balenciaga”. Bà đã nói “hay đó, việc gì thế?” Bố mẹ tôi rất ngạc nhiên về sự cố gắng của tôi cũng như những gì tôi làm được.

Bạn đang có đà phát triển mạnh với nghề người mẫu, tại sao lại quay

85

Page 86: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

THƯƠNG HIỆU VIỆT

VÀO ĐỜI BẰNG KHE CỬA HẸP

Mê kỹ thuật, cầm tấm bằng kỹ sư thủy lợi, Đại học Bách khoa TP. HCM đi tìm không ra việc thích hợp, nên anh Nghĩa học tiếng Nhật một năm, ra đi làm cho một nhà máy của Nhật Bản tại TP. HCM chuyên sản xuất nút áo bằng vỏ ốc. Đầu tiên anh làm phiên dịch, nhưng rồi tính thấy việc là làm nên dần dà kiêm cả làm thủ tục nhập máy móc, chạy công văn giấy tờ, xin giấy phép… rồi lên làm Phó Giám đốc. Làm lãnh đạo, ngồi bàn giấy, ký duyệt công văn giấy tờ, tiếp khách… mãi hóa chán nên anh rút lui đi làm việc khác. Được chừng hai năm, nhớ nghề nên anh quyết định quay lại làm nút áo.

Anh Nghĩa có người em ruột là Tôn Thạnh Hoài trước đây cũng làm việc tại công ty của Nhật Bản và đã có kinh nghiệm, anh kéo em về cùng chung lưng đấu cật. Thích làm cái gì lạ, không đụng hàng nhưng vốn liếng không có, anh Nghĩa mày mò tự chế tạo máy móc mất một năm, năm 1996 bắt đầu đóng cầu dao cho máy chạy thử. Lại chỉnh sửa, đến năm 1997 thì bắt đầu có những chiếc nút áo thành phẩm đầu tiên. Căn gác xép chật chội, ẩn mình trong con hẻm ngoằn ngoèo trên đường Nguyễn Đình Chính, phường 8, quận Phú Nhuận, TP. HCM được trưng dụng làm nhà xưởng. Khi đặt tên thương

vào làng thời trang thế giớiNÚT ÁO VIỆT

Người đưa

ĐỖ QUANG TUẤN HOÀNG

Mua chiếc áo sơ mi về, ông tháo hết hàng nút cũ, mày mò THIẾT KẾ LOẠI NÚT MỚI

GIỐNG VỚI LOGO CỦA HÃNG áo rồi tỉ mẩn ngồi đơm vào cho ĐỒNG BỘ. Chuyện “rỗi hơi” ấy không chỉ THỎA MÃN TÍNH

HIẾU KỲ mà còn “để lúc mặc cái ÁO ĐỘC CHIÊU ấy đến thương thảo hợp tác làm

ăn với nhà sản xuất thì quả là ĐẮC NHÂN TÂM”. Anh Tôn Thạnh Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH nút áo Tôn Văn là vậy, có

bao giờ thôi nghịch ngợm, liều lĩnh.

86

Page 87: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

THƯƠNG HIỆU VIỆT

hiệu, anh Nghĩa nghĩ cần phải dễ nhớ, dễ đọc, thế là lấy luôn từ Văn trong tên con trai (Tôn Thế Văn) để gắn với họ làm thương hiệu Tôn Văn. Mua vỏ trai, ốc từ thôn Thượng, xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội về, tuyển sáu công nhân, anh Nghĩa vừa tự làm vừa dạy họ theo lối cầm tay chỉ việc, nào cắt phôi tròn, khoan lỗ tạo dáng, mài cho độ dày bằng nhau, quay đánh bóng.

Ngày xưa ông bà mình đã dùng nút áo bằng vỏ ốc, vỏ trai rồi thế mà nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam rất lạ lùng khi anh Nghĩa đến. Đơn giản, ngày đó người ta toàn dùng nút áo nhựa. Không bán được cái nào ở thị trường trong nước, anh nối lại những mối quan hệ xưa để chào hàng với các đối tác nước ngoài. Liên lạc với người quen cũ là ông Ohno Kazuo, doanh nhân người Nhật có cửa hiệu buôn bán ở Hong Kong để chào hàng, ông ấy đề nghị anh Nghĩa gửi hàng mẫu sang. “Ông ấy xem hàng rồi điện thoại chỉ vẽ thêm cho tôi rất nhiều. Tôi tồn tại được là nhờ ông ấy. Bây giờ ông ấy vẫn là khách hàng chính của tôi”, anh Nghĩa nhớ lại.

Làm cả tuần mới được một thùng từ 20kg đến 30kg, anh Nghĩa mang ra sân bay gửi đi. Máy cắt rung lắc, bể đá bung ra, công nhân cắt bị đứt tay, anh Nghĩa cũng bị rạch một đường dài từ cùi trỏ đến cùi tay. Máy bạc đạn bắn, tai nạn lao động thi thoảng lại xảy ra vì máy móc kém, kỹ thuật chưa tốt, chất lượng sản phẩm không cao. Mãi đến năm 1998 - 1999, một nhà máy của Hàn Quốc hoạt động không hiệu quả ở Việt Nam nên đóng cửa, anh Nghĩa đến mua một dàn máy cũ, lúc này sự phập phù của chất lượng, mối rủi ro của con người mới chấm dứt. “Máy hiện đại, làm sướng lắm, chất lượng tốt hơn hẳn. Làm trong vòng hai ngày là được số sản phẩm ngày xưa làm cả tuần. Tất nhiên còn phụ thuộc độ khó, dễ và yêu cầu nhuộm màu của sản phẩm”, anh Nghĩa cho biết.

Có sản phẩm tốt, anh Nghĩa gửi lại cho ông Ohno Kazuo. Để tạ ơn, anh mặc tình cho ông định giá. Ông ấy

ra giá, anh cân đối rồi làm, miễn sao đừng lỗ là được.

Đơn hàng đầu tiên suôn sẻ, ông Ohno Kazuo yêu cầu được độc quyền phân phối. Nhưng anh Nghĩa suy nghĩ mình nên bán cho nhiều khách hàng, mỗi khách hàng sẽ có những góp ý khác nhau thì tay nghề mới lên được. Hơn nữa, yêu cầu đa dạng cũng sẽ đỡ bị động. Thế là anh từ chối. Ông Ohno Kazuo không những không giận mà còn giới thiệu cho anh Nghĩa nhiều bạn hàng khác. Anh quyết định nhập ba máy khắc laser từ Ý, mỗi chiếc giá còn cao hơn giá một chiếc xe hơi sang trọng, để nâng chất lượng sản phẩm. Công nghệ tốt, kỹ thuật vững, khách hàng dần tự tìm đến. Họ hỏi giá người trước đặt bao nhiêu rồi trả giá cao hơn, anh Nghĩa cũng mày mò đi tham khảo các nơi rồi định giá thành sản phẩm.

MỖI CHIẾC NÚT LÀ MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT

Tôi đến khu nhà xưởng rộng rãi của Tôn Văn, tọa lạc trên khu đất rộng 10.000 mét vuông ở khu phố Hòa Lân II, phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, thấy cả trăm công nhân đang người nào việc nấy hoặc cần cù mài phôi, khoan lỗ, người điều khiển máy khắc chữ bằng tia laser, hoặc thoăn thoắt đánh bóng, phân loại, đóng gói...

Anh Nghĩa hể hả: “Hiện ở Việt Nam chỉ có Tôn Văn khoan được đủ hình dạng lỗ. Mặt ngoài nút áo được

Xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX ở Mỹ, NÚT ÁO LÀM TỪ VỎ TRAI, ỐC, hay còn gọi là NÚT XÀ CỪ mà tác giả là JOHN FREDRICK BEOPPLE, một người gốc Đức, đã ngay lập tức trở thành BIỂU TƯỢNG CỦA XU HƯỚNG THỜI TRANG DANH GIÁ đặc biệt được ưa chuộng.

87

Page 88: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

THƯƠNG HIỆU VIỆT

dập hơn mười hoa văn. Mẫu mã luôn luôn phải đổi mới, điều này cũng làm tăng thích thú cho khách hàng. Trình độ kỹ thuật, mỹ thuật của Tôn Văn so với các nước tiên tiến như Ý, Nhật Bản là như nhau, mình hơn họ ở chỗ khéo tay hơn thế nên có gì khó họ gửi sang, mình làm hết”.

Ngay dưới câu danh ngôn viết trên tường: “Làm việc tránh cho ta ba mối hại lớn: buồn nản, cùng túng và tật xấu”, một cô gái vừa khéo léo đưa từng mảnh vỏ ốc, sò, trai múa trước bánh răng máy mài vừa cười tươi chào tôi. Cô là Huỳnh Thị Thúy Kiều, vào làm từ ba năm nay. Kiều bảo thích nhất không khí làm việc ở đây, mọi người vui vẻ và thân thiết như một gia đình.

Trong phòng đóng gói sản phẩm, mấy công nhân nữ đang kiểm định cho khớp các thông số kỹ thuật. Không chỉ đối chiếu kỹ thuật, họ còn có con mắt tinh tường để tuyển chọn mỗi chiếc nút là một tác phẩm nghệ thuật rồi nhanh tay vào bao bì để kịp chuyển tới khách hàng. Mỗi tháng Tôn Văn xuất xưởng từ ba đến sáu triệu nút áo đi những thị trường khó tính như Nhật Bản, Ý, Đức… Nút áo bằng ốc xà cừ là đắt nhất. Bên cạnh vỏ ốc, sò mua từ thị trường trong nước, Tôn Văn cũng phải nhập vỏ trai từ Trung Quốc, Indonesia, Úc… những nơi phát triển nghề nuôi trai lấy ngọc. Vỏ trai, phần mỏng cắt

bán cho người làm mỹ nghệ cẩn lên bàn, ghế, giường, tủ…, phần dày Tôn Văn lấy làm sản phẩm.

Ngoài nút áo, Tôn Văn còn sản xuất rất nhiều loại sản phẩm như: thìa ăn trứng cá muối, dao cắt bánh, kem, trái cây, nĩa… “Khách hàng tìm đến đưa mẫu yêu cầu mình làm. Nhìn chung mẫu mã thì vẫn truyền thống, đơn giản, thiết thực; khó khăn, phức tạp có chăng là để thử tay nghề. Mấy năm gần đây có thêm khách hàng nội địa, là các công ty may xuất khẩu. Trước đây họ có tâm lý bụt chùa nhà

không thiêng, nay đi một vòng thế giới rồi mới nhận ra nhau nên quay về đặt hàng Tôn Văn”, anh Nghĩa cho biết.

Ở Việt Nam có khoảng mười doanh nghiệp làm nghề giống Tôn Văn, nhưng họ cũng như anh, xuất khẩu đến hơn 90% sản phẩm. Người Việt khi sử dụng sản phẩm của các hãng thời trang danh tiếng như Lacoste, Adidas, Hugo Boss, Dior, Van Laack, Oui, Escada, Ralph Lauren…, ít ai biết rằng những chiếc nút áo, quần được làm từ vỏ ốc xà cừ do Tôn Văn sản xuất. Anh thừa nhận bấy lâu nay mình đi ngược: làm

“Làm phải VUI, phải KẾT NỐI được những người cùng TÂM HUYẾT. Làm ăn phải LIỀU, phải MẠO HIỂM, rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng cao. VẤN ĐỀ LÀ Ở CON NGƯỜI. Nhưng làm cho THỎA CHÍ, cho tốt đã, TIỀN BẠC SẼ TỰ ĐẾN”, anh Tôn Thạnh Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH nút áo Tôn Văn chia sẻ

Khoảng 150 công nhân của Tôn Văn mỗi tháng sản xuất sáu triệu sản phẩm từ vỏ ốc, sò trai như nút áo, thìa ăn trứng cá muối, dao ăn bánh, kem, trái cây, dĩa…

88

Page 89: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

THƯƠNG HIỆU VIỆTra là xuất khẩu, người ta đi từ sông ra biển, mình đi ngược lại. Gần 15 năm rồi ổn định mới nghĩ đến chuyện để người tiêu dùng trong nước làm quen với nút áo bằng ốc. Anh Nghĩa thừa nhận sở dĩ có điều ấy vì mình còn yếu khâu quảng bá. Anh quyết tâm khắc phục điều này và đẩy mạnh tiêu thụ ở thị trường trong nước.

NHÂN TỐCON NGƯỜI

Một hôm tôi đến chơi nhà, thấy anh Nghĩa đang ngồi cặm cụi… khâu nút áo. Hóa ra vừa mua chiếc áo sơ mi của An Phước về, anh cắt hết nút cũ ra, tạo một mẫu nút mới, đục lỗ hình tam giác – chữ A – cho hợp với

Ngày nay, NÚT XÀ CỪ được định vị trong phân khúc THỜI TRANG CAO CẤP bởi

sự THUẦN KHIẾT, tính NGUYÊN SƠ, vẻ NÕN NÀ HOÀN MỸ và ĐƯỢM HỒN

THIÊN NHIÊN.

logo của An Phước rồi đơm vào cho đồng bộ. “Vừa là để thỏa thú vui, vừa là để một lúc nào đó tôi sẽ mặc chiếc áo độc đáo này đến chỗ An Phước để tiếp thị nút áo”, anh Nghĩa cười hiền phân bua. Từ những nghịch ngợm ấy mà những nút xà cừ lỗ vuông khắc chữ độc quyền của Hugo Boss, nút đục ba lỗ của Van Laack, nút khắc tên ba lần của Oui... đều được Tôn Văn sản xuất thành công.

Điều ấy thể hiện cho sở thích “làm phải vui, phải kết nối được những người cùng tâm huyết” mà anh tâm nguyện. Với anh, làm ăn phải liều, phải mạo hiểm, rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng cao. Vấn đề là ở con người. Nhưng làm cho thỏa chí, cho tốt đã, tiền bạc sẽ tự đến. Anh cũng quan niệm đối tác trong giao thương là quan trọng bởi họ tốt thì mình cũng tốt lên.

Lúc mới khởi nghiệp, anh Nghĩa

mang sản phẩm đi chào hàng bị người ta chê rất nhiều. Không nản, anh hỏi cho ra họ chê cái gì rồi về sửa để người ta hết chê. Cả chục năm sau người ta mới khen. Và giờ đây, nút áo xà cừ Tôn Văn đã có mặt tại hầu hết các nước và vùng lãnh thổ có nền công nghiệp thời trang phát triển như: Anh, Pháp, Mỹ, Ý, Nhật, Đức, Đài Loan, Hong Kong, Hàn Quốc...

Công ty đi lên từ gia đình nên anh Nghĩa đề cao việc đào tạo tại chỗ. Đi đâu thấy cái hay anh đều quay phim, chụp ảnh rồi về chiếu, giảng cho nhân viên nghe. Hàng ngày chơi thể thao giải trí nhưng cũng là cách dạy nhân viên, anh luôn đứng ở đội yếu hơn và khích lệ mọi người thấy mỗi vị trí có vai trò nhất định rồi cả đội đoàn kết, cố gắng chơi cho thắng. Từ những bài

học đơn giản, thiết thực ấy, anh giúp nhân viên say mê, yêu nghề, thân thiện với nhau.

Khác biệt giữa các doanh nghiệp, theo anh Nghĩa là ưu thế về tay nghề, máy móc, nguyên liệu để tiết giảm chi phí sản xuất. Tôn Văn cũng chọn phân khúc hàng cao cấp để đua tranh với hàng của Ý, Nhật Bản chứ không thể cạnh tranh về giá với hàng Trung Quốc. Phải bán cái người ta cần chứ không bán cái mình có. Tiếp xúc nhiều với người Nhật Bản, anh Nghĩa học được cung cách làm việc, trọng chữ tín, thời gian giao hàng. Người Nhật cẩn thận, đặt hàng mình là ngày nào cũng điện thoại, nhiều khi tiền điện thoại quá giá trị đơn hàng. Họ thử, hỏi đi hỏi lại, đầu tiên còn nghi ngại nhưng sau vài tháng thì biết tính, họ tin tưởng giao dịch từ xa. Cũng có khách hàng thử bằng cách rủ anh Nghĩa đi ăn nhậu, karaoke, chuốc rượu say cho lộ tâm tính. Nhiều khi họ thử mình, đến

trễ cuộc hẹn là người ta có thể suy diễn mai sau mình giao hàng cũng trễ.

Khách hàng nước ngoài rất sợ chất lượng hàng Việt không đẹp, không ổn định, làm được chút rồi đòi tăng giá, làm số lượng lớn thì chất lượng suy giảm. Thị trường trong nước có một nghịch lý là bao nhiêu hàng đẹp, tốt là xuất khẩu hết. Đối tác nước ngoài mua rồi xuất lại vào Việt Nam, giá thành bị đẩy lên gấp năm, bảy lần. Nguyên do là tâm lý chuộng hàng ngoại của người Việt, mà chính doanh nghiệp Việt lại không ủng hộ hàng Việt. Anh tâm niệm: “Cần thiết thực, đi từ cái nhỏ nhất. Nước mình đang phát triển nên rất nhiều cơ hội, vấn đề là các doanh nghiệp phải nhìn ra, đừng nhìn xa quá, phải biết tận dụng cơ hội”.

Năm 1997 khởi nghiệp đúng năm khủng hoảng tài chính châu Á. Vài ba năm điêu đứng, năm 2003, bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARC) bùng phát trên toàn cầu, người ta không đi du lịch, không mua sắm thời trang dẫn đến nhân công giảm, hàng hóa ngưng trệ nằm im trong xưởng. Nhưng anh Nghĩa vẫn lạc quan. “Khó khăn là khó khăn chung chứ không phải riêng mình. Thế thì ráng cầm cự để có chết thì cũng chết sau (cười)”, anh tếu táo. Nhờ thế Tôn Văn vững bước và trở thành một trong những nhà sản xuất nút áo bằng vỏ ốc hàng đầu thế giới.

Công nhân của Tôn Văn đang phân loại sản phẩm

89

Page 90: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

u hướng bổ sung collagen bằng cách tiêm chất đệm (collagen, mỡ) khá phổ biến ở nước ngoài với công

nghệ và kỹ thuật chuyên nghiệp. Khi về tới Việt Nam, phương pháp tiêm collagen lại do chị em tự truyền miệng cho nhau rằng, tiêm collagen và mỡ thành công sẽ có hiệu quả thẩm mỹ tức thì giúp xóa các nếp nhăn nằm dưới lông mày cho đến má, khuôn mặt trở nên đầy đặn, căng bóng.

LỢI VÀ HẠITiêm collagen có tác dụng tại

Mấy năm gần đây, collagen được phái

đẹp coi như VỊ THẦN CỨU RỖI SẮC ĐẸP.

Trong câu chuyện làm đẹp của chị em không thể thiếu cái

tên collagen, UỐNG CHƯA ĐỦ “ĐÔ”

THÌ TIÊM THẲNG CHO NHANH và tin

rằng collagen sẽ “LÀ PHẲNG” tất cả DẤU

VẾT THỜI GIAN.

THÙY DƯƠNG

CollagenKHÔNG PHẢI ĐŨA THẦN

chỗ tốt hơn uống hoặc bôi vì lượng collagen tập trung tác dụng tại vị trí tiêm do vậy hiệu quả rõ rệt hơn, thời gian tiêm 5-10 phút. Nếu thành công, phương pháp tiêm collagen tại chỗ có thể giúp làn da của chị em xóa được vết nhăn nhưng lưu ý rằng, liệu pháp này chỉ là tạm thời. Hiệu quả của phương pháp này chỉ có tác dụng từ 8-12 tháng, sau đó các nếp nhăn lại tìm về với chủ của nó, nếu muốn nếp nhăn biến mất thì phải tiêm lại. Nhưng việc tiêm collagen cũng chỉ được áp dụng đối với các nếp nhăn ở mũi, miệng và môi. Chưa kể, khi tiêm lượng collagen di chuyển dưới da có thể làm mặt bị sưng, lệch vẹo hoặc thậm chí biến

dạng. Ngoài ra, bạn còn có khả năng bị shock phản vệ như khi tiêm truyền bất cứ loại đạm nào. Nhẹ thì phản ứng nổi sần, cục tại chỗ, nặng hơn sẽ xảy ra phản ứng đào thải protein lạ xâm nhập vào cơ thể, có thể shock toàn thân gây nguy hiểm đến tính mạng. Bác sĩ Mai Mạnh Tuấn, phụ trách phẫu thuật tạo hình Thẩm mỹ - Viện thẩm mỹ Hà Nội cho biết: khi thiếu hụt collagen (do lão hóa, do bệnh lý da...) sẽ làm da trở nên nhão, chảy xệ, nhăn nheo. Bổ sung collagen là hoàn toàn cần thiết cho những làn da đang bị lão hóa, nhưng nếu tiêm collagen sai vị trí có thể gây ra các biến chứng. Còn theo tiến sĩ Nguyễn Duy Hưng, thầy thuốc ưu tú

X

ĐẸP

90

Page 91: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

ĐẸP

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, tiêm COLLAGEN KHÔNG HẲN LÀ VỊ THẦN CỨU RỖI TUỔI THANH XUÂN VÀ NHAN SẮC của phụ nữ.

- Tổng thư ký Hội Da liễu Việt Nam, tiêm collagen có thể xảy ra phản ứng phụ như khi dùng thuốc. Bởi collagen là một loại protein, cũng như bất cứ sản phẩm nào (kể cả thức ăn) có protein đều có thể gây dị ứng cho cơ thể. Vì vậy, khi bạn tiêm collagen hãy lường trước với các phản ứng dị ứng, các phản ứng của tổ chức trong cơ thể với protein lạ. Bởi sau khi tiêm, collagen sẽ được cơ thể hấp thu, chuyển hóa thành các collagen của cơ thể. Như vậy, giống như các chất protein khác đều phải qua một quá trình hấp thu, chuyển hóa phức tạp và chính quá trình đó có thể tạo ra những phản ứng trong cơ thể. Trong trường hợp nặng, đó là sốc phản vệ (dù hiếm gặp), đặc biệt với các loại collagen được bào chế từ động vật. Một loại phản ứng khác hay gặp là dị ứng, giống như ta ăn một

số loại thức ăn có protein hay gây dị ứng là tôm cua cá, cơ thể phản ứng mẩn đỏ, đôi khi phù dị ứng, có trường hợp phù trong thanh quản, đường hô hấp trên gây khó thở hoặc phù nhung mao ruột gây tiêu chảy dị ứng.

CẦN PHẢITHẬN TRỌNG

Bổ sung collagen có 3 cách: tiêm chất đệm (collagen, mỡ); bổ sung collagen dạng mỹ phẩm bôi và xịt lên da; bổ sung qua đường uống dạng thuốc viên hoặc thực phẩm giàu collagen. Riêng collagen bổ sung cho cơ thể được phân làm 3 loại: collagen tuýp I có trong thành phần da, gân, thành mạch, dây chằng, nội tạng và thành phần chính của xương; collagen

tuýp II có trong thành phần chính của sụn; collagen tuýp III có trong thành phần chính của các sợi lưới liên kết trên da, dây chằng... Và mỗi loại collagen có cơ chế và tác dụng cho từng mục đích sử dụng khác nhau, bổ sung collagen phải phù hợp với nhu cầu thực tế của cơ thể. Đối với bệnh viêm khớp và các chấn thương chỉnh hình, có thể bổ sung collagen tuýp II cùng với glucosamine hiện đang được cho là có tác dụng tăng cường vận động và giảm đau. Để làm đẹp da, móng và tóc thì bổ sung collagen loại không chứa thành phần glucosamine - thường là collagen nhóm I và III, loại protein có nhiều nhất ở thành phần da.

Tuy có tác dụng tức thì nhưng như đã nói ở trên, tiêm collagen có thể xảy ra tác dụng phụ như khi ta dùng thuốc. Do vậy trước khi tiêm collagen bạn nên yêu cầu thử phản ứng bởi những người có rối loạn tự miễn dễ bị choáng khi cơ thể tiếp xúc với các hợp chất từ ngoài vào. Khi tiêm, người dùng cần lưu ý rằng collagen tiêm phải đạt tiêu chuẩn an toàn dược phẩm được phép sử dụng cho người và phải được tiến hành bởi bác sĩ chuyên ngành da liễu hoặc thẩm mỹ, vì nếu tiêm sai vị trí, vào các lớp khác của da sẽ không có tác dụng, thậm chí sẽ gây các biến chứng. Nếu da đang bị viêm nhiễm hoặc mắc bệnh lý về da cấp tính, tuyệt đối không được tiêm.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, tiêm collagen không hẳn là vị thần cứu rỗi tuổi thanh xuân và nhan sắc của phụ nữ. Giữ làn da thanh xuân không gì an toàn và hiệu quả bằng cách giữ gìn làn da, chăm sóc da, chế độ ăn hàng ngày bên cạnh lượng đạm thích hợp giàu thành phần collagen từ thịt (nhất là gia cầm), cá (đặc biệt cá hồi), trứng, sữa, cần chú ý ăn nhiều rau đặc biệt những loại rau quả cung cấp các chất chống oxy hóa (vitamin A, C, E.., vi lượng: K, Mg, Zn, Cu, Fe, Se...) nhiều trong giá, cà rốt, bí đỏ, gấc, đu đủ chín, rau màu xanh thẫm: rau ngót, muống, cải bắp… và rèn luyện thân tâm để có một tinh thần an nhiên, tự tại.

91

Page 92: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

GÓC SÁNG TẠO

VẬT LIỆUHai áo sơ mi quá khổ (phom

slimfit và phom rộng), máy may, kéo, kim, chỉ, thắt lưng (tùy chọn).

MÂU THỨ NHẤT

Hãy bắt đầu với chiếc áo phom slimfit trước. Ở đây chúng ta có một chiếc áo trên chất liệu chambray, loại chất liệu mỏng nhẹ tuyệt vời cho mùa hè với gam màu hồng ngọt ngào và hoàn hảo cho nữ giới. Điều đầu tiên cần làm là cắt cổ áo và tay áo. Lưu ý cắt cẩn trọng và giữ lại vì chúng ta sẽ cần dùng đến chúng.

May lược cuốn mép vải cho nách tay để phần bị cắt không bị tưa sợi (nếu có máy vắt sổ, bạn sẽ không cần phải cuốn mí để nách tay nhìn không quá dày). Phần cổ phía trên cũng áp dụng mí cuốn nhưng nhớ chừa chỗ đủ rộng để

SƠ MI NAMBiến

thànhVÁY NỮĐôi khi trên đường

đi MUA SẮM, bạn vô tình phát hiện ra một số mẫu SƠ MI NAM

CÓ CHẤT LIỆU, MÀU SẮC VÀ HỌA

TIẾT CỰC ĐỘC VÀ CỰC ĐẸP. Ái chà,

sơ mi nam cho phong cách tomboy thì quá được, nhưng khổ nỗi SIZE ÁO QUÁ LỚN.

Làm thế nào đây? Cứ mang về, chúng ta

sẽ có NHIỀU CÁCH ĐỂ XỬ LÝ. KHÔNG

QUÁ KHÓ, nhưng bạn cũng sẽ cần một

chút KHÉO LÉO.

HOÀI NIÊN

92

Page 93: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

GÓC SÁNG TẠO

có thể luồn dây qua. May cố định bằng máy may. Từ phần tay áo bị cắt bỏ, bạn cắt thành hai dải chữ nhật dài. Gấp đôi mỗi dải vải theo chiều dài, may liền mí ở mặt trái, sau đó, dùng kim tây lộn sang mặt phải. Lúc này ta có hai sợi dây hoàn chỉnh để luồn vào phần cổ áo bị cắt ngang lúc nãy tạo thành chuỗi rút. Và thế là sản phẩm đã… hoàn thành.

Hãy kết hợp trang phục theo cách mà bạn muốn. Với riêng tôi, áo ống, quần legging hoặc skinny và thắt lưng và một ví dụ. Bạn có thấy một cô nàng ngọt ngào trong tông hồng cực hot không?

MÂU THỨ HAI

Tiếp theo, chúng ta sẽ biến tấu chiếc sơ mi phom rộng. Kiểu này sẽ khiến bạn trông chững chạc hơn chiếc áo hồng một chút. Ở đây, chúng ta đang có một chiếc áo với tông màu cổ điển với các họa tiết hình học tuyệt hảo. Chắc chắn bạn sẽ có mẫu trang phục thú vị cho buổi gặp gỡ bạn bè lần tới.

Đầu tiên, hãy đặt chiếc sơ mi thật thẳng thớm trên bề mặt phẳng,

Đầu tiên, hãy đặt chiếc sơ mi thật thẳng trên bề mặt phẳng, cắt một hình tam giác trên vai bắt đầu từ chân cổ đến hết vai, ngay điểm nối tay áo.

Với thân sau, để thêm phần nữ tính, hãy tạo hai ly nhấn ở hai bên, lấy đô áo làm điểm chuẩn. Khâu lược và may cố định bằng máy may.

Thêm một chiếc thắt lưng óng ánh là bạn có thể sẵn sàng bước ra ngoài với phong cách thật mạnh mẽ và cũng rất nữ tính.

93

Page 94: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU

SONG HẢI

RMENEGILDOZEGNA

Đẳng cấp thương nhân

Ermenegildo Zegna là thương hiệu THỜI TRANG NAM GIỚI được các thương nhân ưa chuộng bởi HÌNH ẢNH NGƯỜI ĐÀN ÔNG CỦA CÔNG VIỆC NHƯNG CŨNG RẤT SÀNH ĐIỆU. Ermenegildo Zegna cũng là một trong những nhãn hiệu THỜI TRANG Ý CAO CẤP đứng hàng TOP TRÊN THẾ GIỚI với LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÂU ĐỜI, trải qua sự quản lý và điều hành của bốn thế hệ nhà Zegna kể từ khi thành lập

E94

Page 95: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU

MỘT THẾ KỶ NỖ LỰC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA SÁNG TẠO VÀ TỎA SÁNG

Năm 1910, Ermenegildo Zegna (22 tuổi) khởi nghiệp từ một xưởng dệt nhỏ tại Trivero, dãy Alpi Biellesi, nước Ý, cũng là nơi trọng yếu của ngành công nghiệp may mặc và sản xuất vải sợi. Vào thời điểm này, thị trường trang phục nam giới sang trọng do các hãng sản xuất vải sợi và các

nhà may Anh quốc chiếm lĩnh hàng đầu. Zegna đã tạo dựng được tiếng tăm của mình nhờ vào nỗ lực tìm tòi và phát huy kỹ thuật dệt truyền thống đặc trưng riêng để cho ra sản phẩm dệt kim và sợi len lông cừu chất lượng cao nhằm phục vụ giới quý tộc. Zegna cũng không ngừng du hành đến những địa phương khác vượt khỏi biên giới nước Ý để tìm hiểu về sản phẩm vải sợi từ lông động vật tốt nhất, từ đó ông đã gầy dựng nên mối quan hệ với những nông trại chăn nuôi lấy lông dệt sợi trải dài từ Mông Cổ đến Nam Phi và Australia. Cuối năm 1930, xưởng len của Zegna đã hoạt động với quy mô hơn 1.000 công nhân. Theo đà sản xuất thuận lợi, ông đã mở thêm chi

nhánh tại New York vào năm 1938, bất chấp kinh tế khó khăn vì chiến tranh.

Sau khi hai con trai là Aldo và Angelo tham gia điều hành công ty, Ermenegildo Zegna đã đổi tên công ty thành Ermenegildo Zegna and Son. Lúc này vào những năm 1950, số lượng công nhân đã lên đến 1.400. Ermenegildo Zegna mất năm 1966, hai con trai của ông lên nắm quyền điều hành với tâm huyết xây dựng công ty vững mạnh từ tiêu chuẩn chất lượng mà cha họ đã cố công tạo dựng cũng như đưa tên tuổi Zegna vượt khỏi lĩnh vực sản xuất vải sợi để khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường may mặc đầy sức cạnh tranh. Vào đầu những năm 60, sau khi được thị trường thế giới đón nhận nồng nhiệt mặt hàng vải với những hoa văn, kẻ sọc đầy sáng tạo có chất lượng cao, Zegna bắt đầu thử nghiệm việc sản xuất trang phục nam nhằm mục tiêu chinh phục khách hàng nam giới dùng trang phục sang trọng - lĩnh vực đang bắt đầu hút khách trong ngành công nghiệp thời trang Ý lúc này.

Zegna trình làng bộ sưu tập trang phục nam đầu tiên vào năm 1970. Đến cuối thập kỷ này, công ty mở rộng thêm việc sản xuất với nhiều loại trang phục, phụ kiện như trang phục thể thao, cà vạt, vest, sơ mi, kính mát… Các nhà điều hành của Zegna nhanh chóng nắm bắt thời cơ để quảng bá thương hiệu ra phạm vi quốc tế thông

Ermenegildo Zegna đã tiên đoán rằng một SẢN PHẨM CAO CẤP

không quyết định bởi CHIẾC BÓNG THƯƠNG HIỆU, mà bởi VẬT LIỆU và KỸ THUẬT làm nên nó, và THỜI

TRANG TRONG TƯƠNG LAI sẽ thuộc về các loại VẢI TINH XẢO,

HOÀN MỸ.

Ông Ermenegildo Zegna - người khởi dựng lên sự nghiệp tiếng tăm lừng lẫy của thương hiệu Ermenegildo Zegna

Aldo và Angelo Zegna - người có công đưa Ermenegildo Zegna vượt khỏi lĩnh vực sản xuất vải sợi để khẳng định vị trí hàng đầu trong thị trường thời trang

95

Page 96: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU

qua việc mở một số cơ sở sản xuất ở Tây Ban Nha (năm 1973), Hy Lạp (năm 1975), Thụy Sỹ (năm 1977), trong đó những bộ trang phục đắt tiền nhất vẫn được may bằng tay và các công đoạn thủ công. Cho đến đời thứ tư điều hành công ty, Zegna vẫn trung thành với mục tiêu sản xuất thời trang nam giới sang trọng của những người tiền nhiệm.

Năm 1999, Zegna có tổng cộng tám nhà máy ở Ý, hai nhà máy ở Tây Ban Nha, ba nhà máy ở Thụy Sĩ, một ở Mexico và một ở Thổ Nhĩ Kỳ. Cửa hàng đầu tiên của Zegna được mở vào năm 1980 tại Paris. Cửa hàng thứ hai được khai trương năm 1985 tại Milan. Đến năm 2010, số lượng boutique của Zegna trên khắp thế giới là 560, trong đó gia đình Zegna nắm quyền quản lý trực tiếp hơn 300 cửa hàng. Đa số các cửa hàng được mở ra tập trung ở những thị trường có sức tiêu thụ mạnh đồ xa xỉ như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.

Cùng với việc thúc đẩy, mở rộng các cơ sở bán hàng, Zegna cũng bắt đầu thiết kế các dòng trang phục mới để thu hút khách hàng trẻ tuổi và “bình dân” hơn. Năm 1992, công

ty đã giới thiệu hai nhãn hiệu Zegna Soft và Zegna Sportwear. Công ty cũng ra mắt nhãn nước hoa riêng vào năm 1993. Năm 1999 Zegna hợp tác với Nhật giới thiệu dòng sản phẩm mang tên E.Z. Một năm sau đó, công ty tiếp tục cho ra mắt dòng sản phẩm Zegna Sport. Zegna cũng bắt đầu hợp tác và sản xuất quần áo gắn mác của các nhà thiết kế khác như Romeo Gigli, Antonio Miro. Năm 1990, công ty thành lập liên doanh với Versace để sản xuất và phân phối trang phục thể thao nam V2.

Ngoài ra, Zegna còn gia công cho một số hãng thời trang lớn như Gucci, Yves Saint Laurent và Tom Ford. Bên cạnh những trang phục may sẵn theo dây chuyền sản xuất còn có các sản phẩm mang thương hiệu Zegna làm theo đơn đặt hàng của khách hàng.

Hơn 85% doanh số bán hàng của Zegna thu được bên ngoài nước Ý thông qua mạng lưới cửa hàng của công ty. Thị trường châu Âu chiếm ưu thế đến 38% doanh số bán hàng, tiếp đến là Bắc Mỹ 33%, Úc và châu Á cũng mang về 25% trong tổng doanh thu.

Ermenegildo Zegna và Hiệp hội Lông cừu siêu mịn ở Úc lập nên giải thưởng “LÔNG CỪU SIÊU MỊN”

(Ermenegildo Zegna Extrafine Wool

Trophy) - Giải thưởng không dành cho nhà thiết kế hay người mẫu mà chỉ dành TÔN VINH những NGƯỜI... CHĂN

CỪU trong việc SẢN XUẤT các loại LÔNG

CỪU CÓ CHẤT LƯỢNG TỐI ƯU.

96

Page 97: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆUViệc mua lại các công ty khác

trong nước cũng đánh dấu sự phát triển của công ty vào buổi bình minh của thế kỷ 21. Năm 1999, Zegna mua lại Lanerie Agnona SpA, một nhà sản xuất trang phục nữ sang trọng. Hai năm tiếp theo, Zegna mua lại toàn bộ cổ phần và giành quyền kiểm soát Master Loom - một nhà sản xuất vải sợi ở Prato. Năm 2002, Zegna mua hầu hết Guida, một công ty sở hữu thương hiệu hàng da thuộc Longhi. Cũng năm đó, Zegna tiếp tục mở rộng mặt hàng quần áo và phụ kiện với sự ra đời của ZeFer một công ty liên doanh với tập đoàn sản xuất giày dép Ý Ferragamo.

Hàng năm, Zegna sản xuất trên hai triệu mét vải, hơn 350 ngàn bộ trang phục, hai triệu áo sơ mi, cà vạt, trang phục thể thao và các phụ kiện từ loại len, sợi tốt nhất thế giới nhập khẩu từ những đối tác thân thiết lâu năm. Với cam kết chất lượng là hàng đầu, vải mang thương hiệu Zegna được làm từ loại sợi cực mảnh chỉ 11 micrômét. Với sự chiếm lĩnh hơn 30% thị phần trong phân khúc trang phục sang trọng dành cho nam cùng khoảng doanh thu hàng trăm triệu đô mỗi năm, trải qua bốn thế hệ, Zegna vẫn ngạo nghễ đứng ở vị trí hàng “top” của thế giới.

ĐẲNG CẤPTHỜI TRANGCỦA QUÝ ÔNG

Nét tinh tế, lịch lãm luôn là điểm nhấn nổi bật cho từng bộ sưu tập của Zegna, thu hút các doanh nhân thành đạt, những chính trị gia, những chàng trai trẻ sành điệu và cả những nam nhân viên văn phòng đều có thể tìm thấy những bộ trang phục phù hợp. Cũng chỉ với một bộ vest, nhưng chúng khắc họa nhiều kiểu đàn ông khác nhau thông qua những thương hiệu khác nhau. Ermenegildo Zegna là thương hiệu thời trang nam giới được các thương nhân ưa chuộng bởi hình ảnh người đàn ông của công việc nhưng cũng rất sành điệu. Với những gam màu trầm, nền nã nhưng sắc nét, Ermenegildo Zegna không quá kén chọn vóc dáng, màu da, dễ dàng tôn

Năm 2002, Ermenegildo Zegna lập thêm “GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG” (Ermenegildo Zegna Vellus Aureum Trophy) với những TIÊU CHUẨN HOÀN HẢO NHẤT CỦA LÔNG CỪU. Năm 2003, “Giải thưởng lông cừu vàng” được đổi tên thành “GIẢI QUỐC TẾ LÔNG CỪU VÀNG ZEGNA (Ermenegildo Zegna Vellus Aureum International Trophy). Năm 2010, KỶ NIỆM 100 NĂM LỊCH SỬ, Zegna đã cho ra đời BỘ SƯU TẬP CAO CẤP làm từ số lông cừu đoạt giải trên. Một nửa số tiền thu được từ việc bán những bộ trang phục này được QUYÊN GÓP CHO CÁC TỔ CHỨC TỪ THIỆN theo chỉ định của khách hàng.

Các mẫu thiết kế trong bộ sưu tập xuân hè 2013

97

Page 98: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

vinh được vẻ đẹp của tất cả những ai sử dụng nó.

Với điển hình màu sắc của bộ sưu tập xuân hè 2013, đa dạng và nổi bật với xanh nước biển, đỏ burgundy, vàng nhẹ và cam da bò cùng họa tiết trái cây sinh động. Nổi bật hơn cả là chất liệu lụa shantung ở một số trang phục. Sandals, túi xách lớn và áo thun polo, áo khoác gió dành cho người đang đi nghỉ hè, những bộ vest được thiết kế tinh xảo mang nét của kẻ phóng khoáng và túi xách tay cho những người ham mê công việc. Bộ sưu tập như đóng gói tất cả những thứ tuyệt vời mà một thương nhân cần mang theo cho mùa hè của mình.

Bên cạnh bộ sưu tập xuân hè 2013 sinh động và rực rỡ là sự lịch lãm trang nhã của bộ sưu tập thu đông 2013/14. Yên bình và dữ dội, dịu dàng và sôi nổi, sự hòa hợp vững chắc của thiên nhiên chính là khởi nguồn cho sự đam mê được phơi bày trong bộ sưu tập này. Cái đẹp của các mẫu thiết kế có thể chạm tới người xem một cách tự nhiên như hơi thở nhờ những chi

CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU

tiết được đầu tư tỉ mỉ cùng những họa tiết trang trí tinh tế. Những bộ trang phục mang phong cách của những quý ông phương Tây cổ điển kết hợp cùng nét hiện đại, năng động của những người đàn ông thành đạt. Họa tiết kẻ caro xuất hiện trên toàn bộ trang phục hoặc mảng trang trí đem đến vẻ đẹp kinh điển nam tính và lịch lãm. Cùng với họa tiết kẻ caro, những chiếc áo len sợi móc to đã khiến sàn diễn tràn ngập không khí quý tộc của thời trang châu Âu thế kỷ 20. Ngoài ra, không thể không chú ý đến những chiếc áo lông hoặc gắn cổ lông cừu khiến mọi tín đồ thời trang đều phải ngưỡng mộ.

Những bộ trang phục của thời trang Ermenegildo Zegna luôn được

các quý ông thành đạt yêu thích bởi sự sang trọng, lịch sự, nhã nhặn, phù hợp trong các sự kiện lớn lẫn các hoạt động thường ngày. Thiết kế vest của Zegna luôn dẫn đầu bởi vẻ đẹp cổ điển nhưng không hề xưa cũ. Những bộ trang phục thể thao, dạo phố cũng luôn toát lên vẻ hiện đại, khỏe khoắn và sang trọng với sự chuẩn mực và nam tính... như cách mà Ermenegildo Zegna vẫn mặc định đối tượng khách hàng từ hơn 100 năm nay.

Trải qua một thế kỷ hình thành và phát triển, bốn thế hệ tiếp nối đang viết tiếp những dòng sử vinh quang của đế chế Zegna, của thương hiệu huyền thoại với độ phủ sóng rộng khắp các kinh đô thời trang lớn trên thế giới - một giấc mơ dài của tất cả các thương hiệu thời trang.

Các mẫu thiết kế trong bộ sưu tập thu đông 2013/14

98

Page 99: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

99

Page 100: GIẢI THƯỞNG LÔNG CỪU VÀNG

100