73
Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6 BÀI MỞ ĐẦU Ngày dạy: Ngày soạn: I MỤC TIÊU 1 Kiến thức: Giúp học sinh nắm được nội dung chính của môn địa lí 6.Để học tốt môn địa lí, cần phải làm như thế nào? 2. Kĩ năng: Bước đầu hình thành kĩ năng cần thiết cho học sinh kĩ năng quan sát, nhận xét các hiện tượng tự nhiên. 3 Thái độ: Giúp học sinh có thái độ tích cực học tập, yêu thích môn địa.Từ đó có ham muốn khám phá thế giới. II CHUẨN BỊ 1Giáo viên: Một số tranh ảnh về Trái Đất. 2 Học sinh: Đọc trước nội dung bài học. III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1 Bài cũ 2 Bài mới: Giáo viên giới thiệu chung về địa lí lớp 6 qua phần phụ lục. Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng ? Qua nội dung sgk trang 3 và vốn hiểu biết của các em: Học địa lí đem lại hiểu biết gì cho bản thân? Hs: Hiểu thiên nhiên. Hiểu cách thức sản xuất của con người ở địa phương, đất nước, trên thế giới. ? So sánh với bậc tiểu học thì môn địa lí lớp 6 có đặc điểm gì? Hs: Môn địa lí là 1 môn học riêng. Gv gọi Hs đọc phần 1. ? Môn địa lí lớp 6 gồm các mục tiêu về kiến thức và kĩ năng, qua phần bạn đọc cho biết: nội dung về kiến thức bao gồm những vấn đề gì? Hs: Trả lời ( - Đặc điểm riêng về Trái Đất trong vũ trụ, hình dạng và kích thước,các vận động của Trái Đất: bài 1, 7, 8, 9. - Ngoài ra còn đề cập đến các thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái Đất: Bài 12, 1 Nội dung của môn địa lí lớp 6. - Về kiến thức gồm: + Trái Đất. + Các thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái Đất. + Bản đồ. - Về kĩ năng: hình thành và Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6

BÀI MỞ ĐẦU Ngày dạy: Ngày soạn:I MỤC TIÊU1 Kiến thức: Giúp học sinh nắm được nội dung chính của môn địa lí 6.Để học tốt môn địa lí, cần phải làm như thế nào?2. Kĩ năng: Bước đầu hình thành kĩ năng cần thiết cho học sinh kĩ năng quan sát, nhận xét các hiện tượng tự nhiên.3 Thái độ: Giúp học sinh có thái độ tích cực học tập, yêu thích môn địa.Từ đó có ham muốn khám phá thế giới.II CHUẨN BỊ1Giáo viên: Một số tranh ảnh về Trái Đất.2 Học sinh: Đọc trước nội dung bài học.III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG1 Bài cũ2 Bài mới: Giáo viên giới thiệu chung về địa lí lớp 6 qua phần phụ lục.Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng? Qua nội dung sgk trang 3 và vốn hiểu biết của các em: Học địa lí đem lại hiểu biết gì cho bản thân?Hs: Hiểu thiên nhiên. Hiểu cách thức sản xuất của con người ở địa phương, đất nước, trên thế giới. ? So sánh với bậc tiểu học thì môn địa lí lớp 6 có đặc điểm gì?Hs: Môn địa lí là 1 môn học riêng.Gv gọi Hs đọc phần 1.? Môn địa lí lớp 6 gồm các mục tiêu về kiến thức và kĩ năng, qua phần bạn đọc cho biết: nội dung về kiến thức bao gồm những vấn đề gì?Hs: Trả lời( - Đặc điểm riêng về Trái Đất trong vũ trụ, hình dạng và kích thước,các vận động của Trái Đất: bài 1, 7, 8, 9.- Ngoài ra còn đề cập đến các thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái Đất: Bài 12, 13, 14, 20, 26, 27 …- Nội dung về bản đồ và cách sử dụng chugs trọng học tập: bài 2,3, 4,5,6 và 16.)

? Môn địa lí lớp 6 không chỉ cung cấp kiến thức mà còn chú ý đến việc hình thành và rèn luyện kĩ năng. Căn cứ vào sgk cho biết đó là những kĩ năng nào?Hs: Trả lời

Gv mở rộng:- Vận dụng kĩ năng bản đồ để tìm hiểu địa lí của 1 địa phương.- Vận dụng kiến thức về Trái Đất để giải thích vì sao có hiện tượng mùa và ngày đêm trong năm.

1 Nội dung của môn địa lí lớp 6.

- Về kiến thức gồm:+ Trái Đất.+ Các thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái Đất.+ Bản đồ.

- Về kĩ năng: hình thành và rèn luyện kĩ năng cơ bản.

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 2: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6Gv gọi đọc mục 2.Hs: Đọc.Thảo luận cặpThời gian 2 phút.Nội dung: Có phải tất cả các sự vật hiện tượng địa lí chúng ta đều có thêt trực tiếp nhìn thấy bằng mắt không? Lấy ví dụ cụ thể?Hs: Thảo luận và trình bày.Gv: Nghe và nhận xét bổ xung.? Vậy để khắc phục nhược điểm trên khi học địa lí nhiều khi chúng ta phải làm gì?

? Em hiểu thế nào là kênh hình, kênh chữ trong sgk?Hs: Dựa vào vốn hiểu biết trả lời.(Kênh hình: là những hình ảnh, tranh vẽ, bản đồ… Kênh chữ: bài viết, bảng số liệu …)? Có ý kiến cho rằng học địa lí chỉ cần học thuộc trong sgk. Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao?Hs: Trả lời.? Vậy để học tốt môn địa lí em cần học như thế nào?Hs: Trả lời

2 Cần học môn địa lí như thế nào?

- Quan sát các sự vật hiện tượng địa lí trên tranh ảnh, hình vẽ, bản đồ.

- Quan sát những sự vật hiện tượng địa lí xảy ra xung quanh và tìm cách giải thích chúng.- Liên hệ những điều đã học với thực tế.

3 Củng cốa. Hãy nối các ô dưới đây để có 1 sơ đồ đúng: Nội dung môn địa lí lớp 6

Trái Đất Các thành phần tự nhiên Bản đồ cấu tạo nên Trái Đất

b. Để học tốt môn địa lí em cần học như thế nào? Liên hệ bản thân em?4 Dặn dòa. Học bài. Trả lời câu hỏi phần câu hỏi và bài tập. Làm vở bài tập bài 1.b. Chuẩn bị bài sau: Đọc bài trả lời câu hỏi in nghiêng.Tìm hiểu vị trí, hình dạng, kích thước của Trái Đất. Hiện nay trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh?

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 3: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6

CHƯƠNG I

TIẾT 2 BÀI 1: VỊ TRÍ HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT

Ngày dạy: Ngày soạn:I MỤC TIÊU1 Kiến thức:- Nắm được tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Biết được một số đặc điểm của hành tinh Trái Đất: vị trí, hình dạng, kích thước.- Hiểu một số khái niệm: kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc và biết được công dụng của chúng.2 Kĩ năng: - Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ.- Xác định được: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông và kinh tuyến Tây; vĩ tuyến gốc, các đường vĩ tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông và nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam trên bản đồ và quả Địa Cầu.3 Thái độ: ham muốn khám phá thế giới.II CHUẨN BỊ1 Giáo viên: - Quả địa cầu - Tranh vẽ: Trái Đất và các hành tinh trong hệ Mặt Trời. - Các hình vẽ trong sgk (nếu có).2 Học sinh: - Đọc bài trả lời câu hỏi in nghiêng. - Tìm hiểu vị trí, hình dạng, kích thước của Trái Đất. Hiện nay trong hệ Mặt

Trời có mấy hành tinh?III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG1 Bài cũ: Câu 1: Môn địa lí lớp 6 bao gồm những nội dung gì? Câu 2: Để học tốt môn địa lí em cần học như thế nào?2 Bài mới: Vào bài: Dựa vào nội dung sgk trang 6.

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 4: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng

Gv: Giới thiệu về hệ Mặt Trời.? Các em có biết ai là người đầu tiên tìm ra hệ Mặt Trời?Hs: Dựa vào vốn hiểu biết trả lời.(Ni-cô-lai Cô-pec-níc: người Ba Lan: 1473-1543: sau suốt 40 năm nghiên cứu bầu trời sao: Mặt trời là trung tâm của vũ trụ trong thuyết Nhật tâm hệ).Gv treo tranh các hành tinh trong hệ Mặt Trời.? Quan sat tranh trên bảng và H1 sgk hãy kể tên 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời và cho biết Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời?Hs: Lên bảng trả lời.

? Ý nghĩa của vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời?Hs: Là 1 trong những điều kiện quan trọng tạo nên Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống.Gv mở rộng: - Mặt Trời: là 1 ngôi sao lớn tự phát ra ánh sang.- Hệ Ngân Hà: là 1 ngôi sao lớn. Trong đó có hàng trăm tỉ ngôi sao giống Mặt Trời. Gv: Trong trí tưởng tượng của người xưa thì Trái Đất có hình gì? ( Theo Sự tích bánh trưng, bánh giày).Hs: Trả lời.Gv cho học sinh quan sát quả địa cầu (mô hình thu nhỏ của Trái Đất) và quan sát ảnh Trái Đất do vệ tinh chụp H5 cho biết Trái Đất có hình gì?Hs: Trả lời Gv mở rộng: trong thế kỉ 17 hành trình vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng trong 1083 ngày loài người đã có câu trả lời chính xác về hình dạng Trái Đất.Gv: Dựa vào H2, cho biết độ dài bán kính và đường xích đạo của Trái Đất?Hs: Trả lời

Gv: Theo em quả địa cầu có tác dụng gì?Hs: Trả lời

Gv: Dựa vào H3 cho biết: những điểm nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu là những đường gì?Gv: Các đường kinh tuyến có đặc điểm gì? (độ dài bằng nhau).Nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 10 thì trên quả địa cầu có bao nhiêu kinh tuyến? (360 kinh tuyến).Gv: Để đánh số các kinh tuyến trên quả địa cầu người ta phải chọn 1 kinh tuyến làm gốc. Hãy xác định trên quả địa cầu kinh tuyến gốc?Hs: Lên bảng xác định

1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

- Trái Đất ở vị trí thứ 3 trong số 8 hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kênh vĩ tuyến

a. Hình dạng: Trái Đất có dạng hình cầu.

b. Kích thước:- Bán kính: 6370 km.- Xích đạo: 40076 km Rất lớn.

c. Hệ thống kinh vĩ tuyến

Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. Trên quả địa cầu có hệ thống kinh vĩ tuyến:

* Kinh tuyến: - Là các đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu.

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 5: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6Gv: Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ?Hs: Kinh tuyến 1800

Gv: Kinh tuyến Đông và kinh tuyến Tây là gì? Lên bảng xác định?Hs: - Kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.- Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.? Tiếp tục quan sát H3 cho biết những vòng tròn trên quả địa cầu vuông góc với các kinh tuyến là đường gì?Gv: Các đường vĩ tuyến có đặc điểm gì?Hs: Song song với nhau và có độ dài nhỏ dần từ xích đạo đến cực.Gv: Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 10 thì trên quả địa cầu có bao nhiêu vĩ tuyến? (181 vĩ tuyến).Gv: Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến như thế nào? Lên bảng xác định?Hs: 00. Xích đạo.Gv: Đường xích đạo có đặc điểm gì?Hs: Là vĩ tuyến lớn nhất, chia đôi quả địa cầu thành 2 nửa cầu Bắc và Nam.Gv: Xác định nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam, vĩ tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam trên Quả địa cầu?Hs: Lên bảng xác định.Gv: Theo em trên thực tế, bề mặt Trái Đất có các đường kinh, vĩ tuyến không? Tác dụng của các đường kinh vĩ tuyến là gì?Hs: Không. Dùng để xác định vị trí của mọi điểm trên bề mặt Trái Đất.

- Kinh tuyến gốc được ghi số: 00, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn(Anh).

* Vĩ tuyến

- Là những vòng tròn vuông góc với kinh tuyến trên quả địa cầu.

- Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo.

3 Củng cốa. Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng:* Trái Đất nằm ở vị trí nào theo thứ tự xa dần Mặt Trời:a. Vị trí thứ 2 b. Vị trí thứ 3 c. Vị trí thứ 4 d. Vị trí thứ 5* Trái Đất có hình gì?a. Hình tròn b. Hình cầu c. Hình bầu dục d. Hình elip* Câu 3: Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ:a. 60 b. 90 c. 120 d. 180* Các đường kinh tuyến trên Quả địa cầua. Nhỏ dần từ Đông sang Tây

b. Lớn dần từ Tây sang Đông

c. Đều bằng nhau d. Tất cả đều sai

b. Đọc bài đọc thêm.4 Dặn dòa. Học bài. Trả lời câu hỏi sgk. Làm vở bài tập bài 1.b. Chuẩn bị bài sau: Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh về nhà chuẩn bị làm giờ sau luyện tập, điều chỉnh thay cho bài 3 do giảm tải.

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 6: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6

BÀI 2: LUYÊN TÂP

Tuần 2 Ngày dạy: 9 – 9 – 2011 Tiết 3 Ngày soạn: 6 – 6 – 2011 I MỤC TIÊU: Giúp học sinh ôn tập lại:1. Kiến thức:

- Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời (vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời).- Hình dạng và kích thước của Trái Đất: hình cầu và kích thước rất lớn.- Các khái niệm: kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông,

kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam2. Kĩ năng

- Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ.- Xác định được: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông và kinh tuyến Tây; vĩ tuyến gốc, các đường vĩ

tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông và nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam trên bản đồ và quả Địa Cầu.

II CHUẨN BỊ1 Giáo viên:

- Hệ thống bài tập và câu hỏi- Tranh hệ thống kinh, vĩ tuyến.- Tranh: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời

2 Học sinh: Làm phiếu học tập giáo viên giao.III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG1 Bài cũ:

Câu 1: Nêu khái niệm kinh tuyến và vĩ tuyến? Quan sát tranh các đường kinh vĩ tuyến xác định kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc?

Câu 2: Làm bài tập 2 sgk 82 Bài luyên tâp* Giáo viên giới thiệu nội dung bài luyện tập.* Tiến trình bài luyện tập

Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm. Mỗi nhóm thảo luận một nội dung Các nhóm thảo luận trong thời gian 7 phút. Cử đại diện trình bày. Nhóm khác nhận xét. Giáo viên nghe và nhận xét.

Nhom 1:Câu 1: Quan sát H1: Cho biết tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời? Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong hệ Mặt Trời (theo thứ tự xa dần Mặt Trời).Câu 2: Nối ý A và B sao cho đúng:Các khái niệm Đáp án Nội dung khái niệm1 Kinh tuyến a. Vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến.2Vĩ tuyến b. Đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa

Cầu.3Kinh tuyến gốc c. Những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.4Kinh tuyến tây d. Kinh tuyến số 00, đi qua đài thiên văn Grin- uýt ở ngoại ô thành phố

Luân Đôn (nước Anh)5Kinh tuyến đông e. Những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.6Vĩ tuyến gốc f. Những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.7Vĩ tuyến Bắc g. Những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 7: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 68Vĩ tuyến Nam h. Vĩ tuyến số 00 (Xích đạo)9Nửa cầu Đông i. Nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có

toàn bộ châu Mĩ.10Nửa cầu Tây k. Nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có

các châu: Âu, Á, Phi và Đại Dương.11Nửa cầu Bắc l. Nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc.12Nửa cầu Nam m. Nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam.Nhom 2:Câu 1: Dưa vào hình 3: hay cho biết những điểm nối liền 2 điểm cưc Bắc và cưc Nam trên bề mặt quả địa cầu là những đường gì?Những vong tron trên quả Địa Cầu vuông goc với các kinh tuyến là đường gì? Trình bày khái niệm: kinh tuyến, vĩ tuyến?Câu 2: Trả lời các câu hoi trắc nghiệm sau:1. Trục Trái Đất là:A. Một đường thẳng tưởng tượng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố địnhB. Một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố địnhC. Một đường thẳng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố địnhD. Một đường thẳng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định

2. Trên quả Địa Cầu, vĩ tuyến dài nhất là:

A. Vĩ tuyến 600 B. Vĩ tuyến 300 C. Vĩ tuyến 00 D. Vĩ tuyến 900

3.Trong hê mặt trời, Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần mặt trời?A. Vị trí thứ 3 B. Vị trí thứ 5 C. Vị trí thứ 9 D. Vị trí thứ 7

4. Nếu cách 10 ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu từ cực Nam đến cực Bắc co bao nhiêu vĩ tuyến?A. 181 B. 182 C. 180 D. 1795. Kinh tuyến đối diên với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ?

A. 1800 B. 600 C. 900 D. 1200

6. Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là

A. Kinh tuyến 900 B. Kinh tuyến 1800 C. Kinh tuyến 3600 D. Kinh tuyến 600

Nhom 3:Câu 1: Dựa vào H.2 hay cho biết độ dài bán kính và đường xích đao của Trái Đất?Nhân xet về kích thước Trái Đất?Câu 2: Thế nào là kinh tuyến gốc?Vĩ tuyến gốc?Đường xích đao?Câu 3: Trả lời câu hoi trắc nghiêm:1. Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 10 thì trên bề mặt quả Địa Cầu từ cực Bắc đến cực Nam có bao nhiêu vĩ tuyến?a. 178 b.179 c.180 d.1812. Nếu cách nhau 10 ta vẽ một kinh tuyến và 1 vĩ tuyến thì Qủa Địa Cầu có bao nhiêu kinh, vĩ tuyến?a. 360 và 180 b. 360 và 181 c. 180 và 180 d. cả 3 đều sai3. Nước ta nằm ở đâu trên Quả Địa Cầu?a. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông

b.Nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây

c. Nửa cầu Nam và nửa cầu Đông

d. Nửa cầu Nam và nửa cầu Tây

4. Trên quả Địa Cầu các kinh tuyến:a. Nhỏ dần từ Đông sang Tây

b. Lớn dần từ Đông sang Tây

c. Bằng nhau d. Cả 3 đều sai

3. Củng cốa. Giáo viên nhận xét kết quả làm việc giữa các nhóm.

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 8: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6b. Giáo viên đọc thêm tư liệu về: Trái Đất trong vũ trụ cho Hs tham khảo4 Dặn dòa. Hoàn thành bài luyện tập.b. Chuẩn bị bài sau:

- Tìm hiểu tỉ lệ bản đồ là gì? Ý nghĩa và phân loại tỉ lệ bản đồ.- Mang máy tính, thước kẻ có chia mm để tính tỉ lệ bản đồ.

BÀI 3 TỈ LÊ BẢN ĐỒ

Tuần 4 Ngày dạy: 9 – 9 - 2011 Tiết 4 Ngày soạn: 7 – 9 – 2011 I MỤC TIÊU1 Kiến thức- Hiểu tỉ lệ bản đồ là gì?- Nắm được ý nghĩa của hai loại tỉ lệ số và tỉ lệ thước.2 Kĩ năng: Biết tính khoảng cách thực tế dựa vào số tỉ lệ và thước tỉ lệ.II CHUẨN BỊ1 Giáo viên:

- Hai bản đồ có tỉ lệ khác nhau.- Hình 8 và hình 9 sgk phóng to (nếu có thể).

2 Học sinh:- Tìm hiểu tỉ lệ bản đồ là gì? Ý nghĩa và phân loại tỉ lệ bản đồ.- Mang máy tính, thước kẻ có chia mm để tính tỉ lệ bản đồ.

III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG1 Bài cũ:

o Câu 1: Bản đồ là gì? Bản đồ có ý nghĩa như thế nào trong dạy và học địa lí?o Câu 2: Để vẽ được bản đồ lần lượt làm những công việc gì?

2 Bài mới:* Vào bài: Dựa vào sgk trang 12.Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảngGv: Treo bản đồ các nước Đông Nam Á: giới thiệu về bản đồ.Dựa vào sgk và vốn hiểu biết: bản đồ là gì?Hs: Trả lờiGv: Cho biết vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống?Hs: Dựa vào vốn hiểu biết trả lời.Gv: Dùng 2 bản đồ có ghi tỉ lệ khác nhau. Giới thiệu phần ghi tỉ lệ ở 2 bản đồ. Yêu cầu học sinh lên bảng đọc ghi ra bảng 2 tỉ lệ đó.Hs: Lên bảng ghi.Gv: Em hiểu tỉ lệ bản đồ là gì?Hs: Trả lờiTỉ lệ bản đồ là tỉ số giữa các khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng trên thực địa.

Gv: Đọc tỉ lệ bản đồ H.8 và H.9 cho biết điểm giống và khác nhau giữa 2 bản đồ?

1. Bản đô là gì?Bản đô la hinh ve thu nho tương đối chinh xác vê một khu vưc hay toan bộ bê mặt Trái Đât.2. Ý nghĩa của tỉ lệ bản đô

- Ý nghĩa: Tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ được thu nhỏ bao nhiêu lần so với thực tế.

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 9: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6Hs: H8: tỉ lệ: 1: 7500. H.9 la 1: 15 000.Giống nhau: thể hiện 1 lãnh thổ.Khác nhau: tỉ lệ khác nhau.Gv: Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ là gì?Gv: Quan sát bản đồ trên bảng và H.8 và H.9 cho biết bản đồ được biểu hiện dưới mấy dạng?Hs: Trả lờiGv: Hãy lấy ví dụ về 1 số tỉ lệ bản đồ nữa mà em biết?Hs: Lên bảng lấy ví dụGv: Tỉ lệ số là gì? Ví dụ?- Khoảng cách 1cm trên bản đồ có tỉ lệ là 1: 2.000.000 bằng bao nhiêu km trên thực địa. (20 km)Gv: Tỉ lệ thước là gì? Hãy lấy ví dụ?Hs: Trả lời.Thảo luận cặp: thời gian 2 phút.Nội dung: Quan sát bản đồ H.8 và H.9 cho biết:- Mỗi cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu m trên thực địa?- Bản đồ nào trong hai bản đồ lớn hơn? Vì sao?- Bản đồ nào thể hiện các đối tượng địa lí chi tiết hơn? Lấy ví dụ?Hs: Thảo luận và trình bày, nhận xét.(- H.8 : 75m va H.9 la 150 m- Bản đô H.8 lớn hơn vi có tỉ lệ nho hơn- Bản đô H.8 chi tiết hơn, thể hiện cả những khách sạn nha thờ, câu lạc bộ … ma H.9 không có)Gv: Qua đó cho biết mức độ chi tiết của nội dung bản đồ phụ thuộc vào yếu tố gì?Gv: Tiêu chuẩn để phân loại bản đồ lớn, nhỏ, trung bình là gì?Hs: Bản đô tỉ lệ lớn: trên 1: 200.000Trung binh: từ 1: 200.000 đến 1: 1000.000Nho: dưới 1: 1000.000.Gv: Vậy với tỉ lệ như H.8 và H.9 thì thuộc loại tỉ lệ nào?Hs: Trả lời

Gv: Dựa vào sgk nêu trình tự đo tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ thước?Hs: Trả lời.Gv: Nêu trình tự đo tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ số?Hs: Trình bàyThảo luận nhóm: Thời gian 2 phútNội dung: Đo tính khoảng cách theo đường chim bay từNhóm 1: khách sản Hải Vân đến Thu Bồn.Nhóm 2: Khách sản Hòa Bình đến Sông Hàn. (300m)Nhóm 3: Đường Phan Bội Châu từ Trần Qúy Cáp đến Lí Tự Trọng.Nhóm 4: Đường Nguyễn Chí Thanh (từ Lý Thường Kiệt đến Quang Trung? (375 m)Hs: Tính và lên bảng viết kết quả.Gv: Nhận xét.

- Phân loại: có 2 dạng:+ Tỉ lệ số.+ Tỉ lệ thước.

- Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của nội dung bản đồ càng cao.

2 Đo tính khoảng cách trên thưc địa dưa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đôa. Dựa vào tỉ lệ thước(sgk)

b. Dựa vào tỉ lệ số- Đo khoảng cách trên bản đồ.- Nhân khoảng cách trên bản đồ với tỉ lệ (đổi ra km).

3 Củng cốa. Làm bài tập 2 trang 14:

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 10: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6Trả lời: - Bản đồ tỉ lệ 1: 200.000 thì 5cm trên bản đồ tương ứng với 10 km ngoài thực địa.- Bản đồ có tỉ lệ: 1: 6.000.000 thì 5cm trên bản đồ ứng với 300 km ngoài thực địa.b. Làm bài tập 3 trang 14: Đổi 105 km = 10.500.000 cm bản đồ có tỉ lệ là 1: 70.0004 Dặn dò:a. Học bài và làm bài tập trong vở bài tập bài 3.b. Chuẩn bị bài sau:

- Ôn lại hệ thống kinh vĩ tuyến.- Đọc bài 4 và trả lời câu hỏi in nghiêng.

BÀI 4: PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ KINH ĐỘ VĨ ĐỘ VÀ TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ

Tuần 5 Ngày dạy: 16 – 9 – 2011Tiết 5 Ngày soạn: 13 – 9 – 2011 I. MỤC TIÊU1 Kiến thức- Học sinh biết và nhớ các quy định về phương hướng trên bản đồ.- Hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của một điểm.2 Kĩ năng: Biết tìm phương hướng, kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ, quả Địa Cầu.II CHUẨN BỊ1 Giáo viên: Bản đồ tự nhiên Đông Nam Á.2 Học sinh:

- Ôn lại hệ thống kinh vĩ tuyến.- Đọc bài 4 và trả lời câu hỏi in nghiêng

III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG1 Bài cũ:

o Câu 1: Tỉ lệ bản đồ là gì? Làm bài tập 2 trang 14.o Câu 2: Nêu ý nghĩa của tử số và mẫu số trong số tỉ lệ? Làm bài tập 3 trang 14.

2 Bài mới:* Vào bài: Một con tàu gặp nạn ngoài biển khơi đang phát tín hiệu cấp cứu. Vậy những người trong đất liền làm thế nào để xác định chính xác vị trí của con tàu, làm công việc cứu hộ? (Xác định phương hướng và tọa độ địa lí của con tàu).Làm thế nào để xác định phương hướng và tìm tọa độ địa lí của 1 điểm? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay: …* Tiến trình bài dạy: Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảngGv giới thiệu: Trái Đất là quả cầu tròn, để xác định phương hướng trên mặt quả địa cầu thì ta lấy hướng tự quay của Trái Đất để chọn hướng Đông Tây, hướng vuông góc với hướng tự quay của Trái Đất là hướng Bắc Nam.Gv: Quan sát quả địa cầu hãy xác định các kinh, vĩ tuyến trên quả địa cầu?Hs: Lên bảng xác định.Gv: Em hãy cho biết đầu trên của kinh tuyến và đầu dưới của kinh tuyến chỉ hướng gì?Hs: +Đầu trên: hướng Bắc.+ Đầu dưới: hướng Nam.

1 Phương hướng trên bản đô

+ Cách xác định phương hướng trên bản đồ:

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 11: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6Gv: Tiếp tục quan sát vĩ tuyến cho biết bên phải vĩ tuyến và bên trái vĩ tuyến chỉ hướng gì?Hs: - Vĩ tuyến:+ Bên phải: hướng Đông.+ Bên trái: hướng Tây.Gv: Vậy cơ sở để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào yếu tố nào?Hs: Xác định phương hướng trên bản đồ cần dựa vào các đường kinh vĩ tuyến Gv: Quan sát H.13, cho biết các hướng đi từ điểm O đến các điểm A, B, C, D?Hs: -Từ O đến A Hướng Bắc.-Từ O đến B hướng Đông.-Từ O đến C hướng Nam-Từ O đến D hướng TâyGv: Trên thực tế có những bản đồ không thể hiện kinh, vĩ tuyến, làm thế nào để xác định được phương hướng?Hs: Dưa vao mũi tên chỉ hướng bắc rôi tim các hướng còn lại.Gv: Giới thiệu H.10 các hướng chính.Gv: Cho 2 mũi tên chỉ hướng Bắc, gọi Hs lên xác định các hướng còn lại?

B B

Hs: Lên bảng xác định.

Chuyển ý: Nơi giao nhau của các kinh tuyến ,vĩ tuyến thường dùng để xác định vị trí của điểm đó trên Trái Đất và điểm đó được gọi là gì ?

Gv: Muốn xác định vị trí của một điểm trên bản đồ, quả địa cầu người ta làm thế nào?Hs: Được xác định la chỗ cắt nhau của 2 đường kinh tuyến va vĩ tuyến đi qua điểm đó.Gv: Quan sát H.11: hãy tìm điểm C đó là chỗ gặp nhau của đường kinh tuyến và vĩ tuyến nào?Hs: 200 T; 100B.Gv: 200 T được gọi là kinh độ. Còn 100B gọi là vĩ độ của điểm C. Vậy em hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ của 1 điểm?Hs: Trả lời.Gv: Nhận xét và chuẩn kiến thức.

Gv: Tọa độ địa lí của điểm C là?Hs: C (200 T, 100 B).

- Với bản đồ có kinh tuyến,vĩ tuyến: phải dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định phương hướng.

- Với các bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến: phải dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc, sau đó tìm các hướng còn lại.

+ Phương hướng chính trên bản đồ (8 hướng chính)

2. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí

a. Khái niệm

- Kinh độ là: khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.- Vĩ độ là khoảng cách tính

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 12: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6Gv: Em hiểu tọa độ địa lí của một điểm là gì?Gv: Dựa vào sách giáo khoa cho biết tọa độ địa lí của một điểm được viết như thế nào? Ví dụ?Hs: Trả lời.Gv: Bạn An viết tọa độ địa lí như sau: 200 N 00

A B 100 B 150 0 B

Hãy nhận xét An viết đúng hay sai? Tại sao?Gv: Hướng dẫn học sinh tìm tọa độ địa lí trong trường hợp các đường tọa độ địa lí cần tìm không nằm trên các đường kinh, vĩ tuyến kẻ sẵn.Gv: Treo bản đồ các nước Đông Nam ÁThảo luận nhóm: thời gian 3 phút.Nội dung:Dựa vào H12 và bản đồ trên bảng: cho biết hướng bay từ:Nhóm 1:

Hà Nội đến Viêng Chăn (Lào)? Hà Nội đến Gia-các-ta (In-đô-nê-xia)? Hà Nội đến Manila (Phi-lip-pin)?

Nhóm 2: Cu-a-la-lăm-pơ đến Manila? Cu-a-la-lăm-pơ đến Băng Cốc? Manila đến Băng Cốc?

Nhóm 3: Hãy ghi tọa độ địa lí của các điểm A, B, C trên bản đồ H.12?Nhóm 4: Tìm trên H.12 các điểm có tọa độ địa lí: 1400N 1200N

00 100N

Hs: Thảo luận, cử đại diện lên bảng viết kết quả.

bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.

- Tọa độ địa lí của một điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đó.b. Cách viết- Viết kinh độ ở trên.- Vĩ độ ở dưới.Ví dụ: 200 T C

100 B

3. Bài tập

a. Tây Nam Nam Đông Nam

Tây Bắc. Đông Bắc Tây Nam.

b.Toạ độ địa lí của các điểm. 1300Đ 1100Đ

A B 100B 100B

1300 ĐC 00

c. Toạ độ các điểm trên bản đồ. 1400Đ 1200 NE Đ 00 100 N

3. Củng cốa. Đọc ghi nhớ sgk 17.b. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta phải làm gì?Trả lời:

Với bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến: phải dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định phương hướng.

Với các bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến: phải dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc, sau đó tìm các hướng còn lại.

4. Dặn dò

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 13: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6a. Học bài.Trả lời câu hỏi sgk trang 17. Làm vở bài tập bài 4.b. Chuẩn bị bài sau: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi in nghiêng . Ôn lại tỉ lệ bản đồ.

BÀI 5 KÍ HIÊU BẢN ĐỒ. CÁCH BIỂU HIÊN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ

Tuần 6 Ngày dạy: 22 – 9 – 2011 Tiết 6 Ngày soạn: 19 – 9 – 2011 I MỤC TIÊU1 Kiến thức: Hiểu kí hiệu bản đồ, đặc điểm và sự phân loại các kí hiệu bản đồ.2. Kĩ năng: Đọc kí hiệu trên bản đồ sau khi đối chiếu với bảng chú giải. Đặc biệt là kí hiệu về độ cao của địa hình (đường đồng mức).II CHUẨN BỊ1 Giáo viên:

- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.- Hình 16 phóng to (nếu có thể).

2 Học sinh:- Đọc trước bài, trả lời câu hỏi in nghiêng.- Ôn lại khái niệm và tỉ lệ bản đồ.

III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG1 Bài cũ:

Câu 1: Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của một điểm là gì? Áp dụng làm bài 2 sgk. Câu 2: Cơ sở xác định phương hướng trên bản đồ dựa vào yếu tố nào?

Áp dụng tìm phương hướng còn lại trên hình sau: B

2 Bài mới:* Vào bài: Dựa vào sgk trang 18.* Tiến trình bài dạy:Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng

Gv: Treo bản đồ tự nhiên Việt Nam yêu cầu học sinh quan sát hệ thống kí hiệu trên bản đồ, nhận xét kí hiệu so với hình dạng thực tế.

1. Các loai kí hiêu trên bản đồ

- Kí hiệu bản đồ rất đa dạng và

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 14: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6Hs: Trả lời

Gv: Theo em, kí hiệu bản đồ dùng để làm gì?Hs: Trả lời

Gv: Khi muốn hiểu kí hiệu phải dựa vào cái gì? Tại sao?Hs: trả lờiGv: Dựa vào sgk và H.14, H.15 cho biết: hệ thống phân loại kí hiệu như thế nào?Hs: Trả lời

Gv: Quan sát H.14: hãy kể tên một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích?Hs: Dựa vào H.14 trả lời.Gv: Quan sát H.15 lấy vị dụ một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các dạng kí hiệu: hình học, chữ, tượng hình?Hs: Trả lời.Gv: Cho biết mối quan hệ giữa loại kí hiệu và dạng kí hiệu?Hs: Loại ki hiệu thường được biểu hiện dưới dạng ki hiệu. Vi dụ: ki hiệu điểm thường biểu hiện dưới dạng ki hiệu hinh học va tượng hinh.Gv mở rộng:- Kí hiệu điểm biểu hiện vị trí của các đối tượng có diện tích tương đối nhỏ.- Kí hiệu đường biểu hiện đối tượng phân bố theo chiều dài là chính. (đường biên giới, đường giao thông …)- Kí hiệu diện tích thể hiện các đối tượng phân bố theo diện tích.Gv: Treo bản đồ tự nhiên Việt Nam gọi học sinh lên bảng phân tích 1 số loại và dạng kí hiệu?Hs: Lên bảng phân tich.Gv: Theo em, có mấy cách biểu hiện địa hình trên bản đồ?Hs: Dựa vào sgk trả lờiGv: mở rộng: Theo quy ước của bản đồ giáo khoa địa hình:

0 – 200 m: màu xanh lá cây: đồng bằng. 200 – 500 m: vàng hay hồng nhạt: đồi. 500 – 1000 m: màu đỏ: núi thấp, cao nguyên. 2000 m trở lên: màu nâu: núi cao.

Hs: Theo dõi và quan sát bản đồ.Thảo luận nhóm: thời gian 3 phút.Nội dung: Quan sát H.16: cho biết:- Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét?- Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở hai sườn núi phía Đông và phía Tây, hãy cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn?Hs: Thảo luận, cử đại diện trình bày.Gv: Nhận xét chung kết quả của các nhóm.Gv: Như vậy, khi quan sát các đường đồng mức, tại sao người ta biết sườn nào dốc hơn?

có tính quy ước.

- Kí hiệu bản đồ dùng để biểu hiện vị trí, đặc điểm của các đối tượng địa lí được đưa lên bản đồ.- Bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ.

- Phân loại:+ 3 loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích.+ 3 dạng kí hiệu: hình học, chữ, tượng hình.

2 Cách biểu hiện địa hình trên bản đôCó 2 cách- Dùng thang màu.- Dùng đường đồng mức.

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 15: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6Hs: Trả lời.Gv: Em hiểu thế nào là đường đồng mức (đường đẳng cao) và đường đẳng sâu?Hs: Cùng thể hiện 1 dạng kí hiệu đường nhưng ngược nhau …

- Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.

3 Củng cốa. Kí hiệu bản đồ là gì?Tại sao muốn hiểu kí hiệu phải đọc bảng chú giải?Trả lời:- Kí hiệu bản đồ là những dấu hiệu quy ước dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.Kí hiệu bản đồ rất đa dạng dùng để thể hiện các sự vaath hiện tượng địa lí trên bản đồ.- Vì: các kí hiệu dùng cho bản đồ có rất nhiều loại và có tính quy ước, bản chú giải giúp giải thích ý nghĩa, nội dung của kí hiệu.b. Học sinh chơi trò chơi đối đáp: Dựa vào kí hiệu bản đồ tìm ý nghĩa của từng loại kí hiệu khác nhau.4 Dặn dòa. Học bài.Trả lời câu hỏi sgk trang 19.Làm vở bài tập bài 5.b. Chuẩn bị tiết sau:

- Ôn lại tỉ lệ bản đồ và cách tính khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ.- Ôn lại phương hướng trên bản đồ.- Trả lời câu hỏi trong phiếu học tập giờ sau ôn tập từ bài mở đầu đến bài 5.

ÔN TÂPTuần 7 Ngày dạy: 28 – 9 – 2011 Tiết 7 Ngày soạn: 26 – 9 – 2011 I MỤC TIÊU1 Kiến thức:

- Biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng, kích thước của Trái Đất.- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh

tuyến đông, kinh tuyến tây, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam. Nửa cầu đông, nửa cầu tây, nửa cầu bắc, nửa cầu nam.

- Biết phương hướng trên bản đồ và một số yếu tố cơ bản của bản đồ: tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, lưới kinh vĩ tuyến.

2. Kĩ năng- Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ.- Xác định được: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông và kinh tuyến Tây; vĩ tuyến gốc, các đường vĩ

tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông và nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam trên bản đồ và quả Địa Cầu.

- Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thưc tế theo đường chim bay (đường thẳng) và ngược lại.

- Xác định được phương hướng, tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ và quả Địa Cầu.- Đọc và hiểu nội dung bản đồ dựa vào kí hiệu bản đồ

3. Về thái độ: Yêu quý Trái Đất – môi trường sống của con người, có ý thức bảo vệ các thành phần tự nhiên của môi trường.II CHUẨN BỊ1 Giáo viên: Bản đồ tự nhiên Đông Nam Á. Phiếu học tập.2 Học sinh: Trả lời câu hỏi ôn tập chương 1 vở bài tập. Làm phiếu học tập.III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG1 Bài cũ: Giáo viên kiểm tra việc hoàn thành bài ôn tập của học sinh.2 Bài ôn tâp:

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 16: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6* Giáo viên: giới thiệu nội dung bài ôn tập.* Tiến trình bài ôn tập.

- Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm: giao nhiệm vụ cho từng nhóm.- Các nhóm thảo luận và cử đại diện lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.- Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức.

Thảo luận nhóm:

Nhom 1: Nhom Trái Đất: Đặc điểm của Trái Đất:a. Hoàn thành sơ đồ sau:

b. Nối y A va B sao cho đung: quy ước vê kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu NamKhái niệm Đáp án Nội dung1. Kinh tuyến gốc a. Kinh tuyến số 00, đi qua đài thiên văn Grin- uýt ở ngoại ô thành

phố Luân Đôn (nước Anh)2. Vĩ tuyến gốc b.Vĩ tuyến số 00 (Xích đạo)3. Kinh tuyến Đông c. Những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc4 Kinh tuyến Tây d. Những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.5. Vĩ tuyến Bắc e. Những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.6. Vĩ tuyến Nam f. Những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.7. Nửa cầu Bắc g. Nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc.8. Nửa cầu Nam h. Nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam.9. Nửa cầu Đông k. Nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó

có các châu: Âu, Á, Phi và Đại Dương.10. Nửa cầu Tây l. Nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó

có toàn bộ châu Mĩ.

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Trái Đất trong vũ trụ

Vị trí

Hình dạng kích thước

La một trong 8 hanh tinh của hệ Mặt Trời

- Hinh cầu.- Bán kinh dai: 6370 km.- Chiêu dai đường xich đạo: 40076.

Hệ thống kinh, vĩ tuyến

- Kinh tuyến: đường nối liên hai điểm cưc Bắc va cưc Nam trên bê mặt quả Địa Cầu. - Vĩ tuyến: Nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc.

Page 17: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6c. Hãy vẽ một hình tròn tượng trưng cho Trái Đất và ghi trên đó: cực Bắc, cực Nam, đường xích đạo, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.Nhom 2: Nhom Ti lê bản đồa. Hãy nối từng cặp ô chữ bên trái và ô chữ bên phải để thành một câu đúng:

b. - Tỉ lệ bản đồ là gì? Có mấy loại tỉ lệ bản đồ?- Hai thành phố A và B cách nhau 85 km. Hỏi trên bản đồ tỉ lệ: 1: 1000.000 khoảng cách đó là bao nhiêu cm?Trả lời:- Tỉ lệ bản đồ là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng ngoài thực địa. Có 2 loại tỉ lệ bản đồ:+ Tỉ lệ số là phân số có tử số luôn luôn là 1. Tử là số chỉ khoảng cách trên bản đồ, mẫu là số chỉ khoảng cách

trên thực địa. Ví dụ: Bản đồ có tỉ lệ số: 1: 500.000 thì 1 cm trên bản đồ ứng với 500 000cm hay 5km ngoài thực địa.

+ Tỉ lệ thước: là tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn trên thước có ghi số độ dài tương ứng trên thực địa. Ví dụ mỗi đoạn 1cm trên thước tương ứng với 1km hoặc 5km … trên thực địa.

- Đổi 85km ra 8.500.000 cmLàm phép tính: 8.500.000 : 1000.000 = 8,5 cmc. Em hãy ghi tiếp chữ số các ô còn trống dưới bảng đây:

Bản đồ tỉ lệ: 1: 300.000 Bản đồ tỉ lệ: 1: 1000.000

Khoảng cách trên bản đồ(cm)

5 40 13 100 10 17

Khoảng cách trên thực tế(m)

1500 12000 3900 30000 10000 5000

Nhom 3: nhom phương hướng trên bản đồ kinh độ, vĩ độ và toa độ địa lía. Các hướng chính trên bản đồ được quy ước và thường dùng là những hướng nào?

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Tỉ lệ bản đồ Mức độ thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Tỉ lệ bản đồ càng lớn thìMức độ chi tiết của nội dung bản đồ càng cao

Tỉ lệ bản đồ có liên quan đến Mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực tế mặt đất

Page 18: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6- Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta phải làm gì?Trả lời:+ Phương hướng chính trên bản đồ (8 hướng chính)+ Cách xác định phương hướng trên bản đồ:

Với bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến: phải dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định phương hướng.

Với các bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến: phải dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc, sau đó tìm các hướng còn lại.

b. Điền các từ còn thiếu vào chỗ … sau đây: Kinh độ: … … … …. … … … … … … … … … … … … … … … … Vĩ độ: … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … Toạ độ địa lí của một điểm: … … … … … … … … … … … … … … … Cách viết toạ độ địa lí một điểm: … … … … … … … … … … … … … …

c. X¸c ®Þnh täa ®é ®Þa lý c¸c ®Þa ®iÓm ë h×nh díiKinh tuyÕn gèc

Nhom 4: Nhom kí hiêu bản đồ.a. Kí hiệu bản đồ là gì?Vì sao muốn hiểu kí hiệu bản đồ phải xem bảng chú giải?Trả lời:- Kí hiệu bản đồ là những dấu hiệu quy ước dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.Kí hiệu bản đồ rất đa dạng, đó là những hình vẽ, màu sắc … thể hiện sự vật địa lí trên bản đồ.- Vì: các kí hiệu dùng cho bản đồ có rất nhiều loại và có tính quy ước, bản chú giải giúp giải thích ý nghĩa, nội dung của kí hiệu.b. Quan sát bảng chú giải sau hãy:- Kể tên một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các loai kí hiệu: điểm, đường, diện tích?- Kể tên các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các dang kí hiệu: hình học, chữ, tượng hình?

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

DACB 200 100 00 100 200

300

200 100 00 (XÝch ®¹o)100 200 300

- -A B - -

- -C D - -

Page 19: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6

Chú giải

c. Có mấy cách thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ?- Quan sát hình vẽ sau: cho biết độ cao các điểm A: … … … … … … … … …B: … … … … … … … … …C: … … … … … … … … …D: … … … … … … … … … …E: … … … … … … … … … …- Cho biết sườn phía Đông và phía Tây sườn nào dốc hơn? Tại sao em biết?

100m 200m 300m 400m 50Om

100m

200m

300m

400m

500m

C

B

- Các đường đồng mứccàng gần nhau thì địa hìnhcàng ......

- Các đường đồng mứccàng cách xa nhau thì địahình càng......

D

E

A

3 Củng cốa. Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của từng nhóm.

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 20: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6b. Chữa các bài tập khó trong vở bài tập mà học sinh yêu cầu.4 Dặn dò: Ôn tập kiến thức tốt để giờ sau kiểm tra một tiết.

KIỂM TRA MỘT TIẾTTuần 8 Ngày soạn: 5 – 10 – 2011 Tiết 8 Ngày kiểm tra: 7 – 10 – 2011 I MỤC TIÊU

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và giúp đơ học sinh một cách kịp thời.

- Đánh giá về kiến thức, kĩ năng ở 3 mức độ nhận thức: biết, hiểu, vận dụng của học sinh khi học xong nội dung về: vị trí hình dạng, kích thước Trái Đất, tỉ lệ bản đồ, phương hướng trên bản đồ, kí hiệu bản đồ.

- Về thái độ: giáo dục ý thức tự giác trong học tập II CHUẨN BỊ:1. Giáo viên: đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.2 Học sinh: ôn tập kiến thức từ bài 1 đến bài 6.IIITIẾN TRÌNH BÀI KIÊM TRA

1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.2. Kiểm tra bài cũ: Không3. Bài kiểm tra

Bảng ma trận: Chủ đề (nội

dung, chương

bài)/Mức độ nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao

TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TL

Trái Đất - Biết được Trái

- Biết được các

- Hiểu được

- Xác định được vị trí của trái đất

- Dựa vào tỉ lệ bản đồ

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 21: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6Đất trong hệ mặt trời; hình dạng,kích thước của Trái Đất- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến.

quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến đông, kinh tuyến tây; vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam; nửa cầu đông, nửa cầu tây,nửa cầu bắc, nửa cầu nam

phương hướng chính trên bản đồ và một số yếu tố cơ bản của bản đồ; tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ,lướikinh, vĩ tuyến

trong hệ mặt trời- Xác định được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến đông, kinh tuyến tây; vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam; nửa cầu đông, nửa cầu tây,nửa cầu bắc, nửa cầu nam trên bản đồ và quả địa cầu

tính được khoảng cách trên thực tế theo được chim bay và ngược lại- Xác định tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ và quả địa cầu, sơ đồ

100% TSĐ = 10 điểm

40% TSĐ =4điểm; 40% TSĐ =4điểm; 0 % TSĐ = 0 điểm; 20% TSĐ = 2 điểm;

100% TSĐ =10 điểm

40% TSĐ =4điểm 40% TSĐ =4điểm 0 % TSĐ = 0 điểm; 20% TSĐ = 2 điểm;

Đề bài:I TRĂC NGHIÊM KHÁCH QUAN (3điểm)Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý em cho là đúng trong các câu sau:1. Theo thứ tự xa dần Mặt Trời Trái Đất là hành tinh đứng thứ:a. 2 b. 3 c. 4 d. 52. Trái Đất có dạng hình:a. Cầu b. Tròn c. Vuông d. Hình bầu dục3. Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có chung điểm là cùng số độ bằng:a. 00 b. 300 c. 900 d.1800

4. Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uyt ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) là:a. Kinh tuyến Tây b. Vĩ tuyến gốc c. Kinh tuyến gốc d. Kinh tuyến ĐôngCâu 2: Sắp xếp ý ở cột A và cột B sao cho đúng:A Đáp án B 1. Kí hiệu bản đồ2. Đường đồng mức3. Đường đồng mức càng dày4. Đường đồng mức càng thưa

a. Địa hình càng dốcb. Địa hình càng thoảic. Là đường nối liền những điểm có cùng một độ cao.d. Được chú thích ở bảng chú giải

Câu 3:

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 22: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6

Các đường Kinh Tuyến và Vĩ Tuyến trên quả Địa CầuDựa vào hình vẽ trên hãy điển từ còn thiếu vào chỗ … sau đây:

A. Những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc là … … … … … … ….B. Những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc là: … … … … … … …C. Những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc là … … … … … … … …D. Những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam là … … … … … … … …

II TƯ LUÂN (7 điểm) Câu 1: 2 điểm: Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào? Kể tên một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu đó?Câu 2: (2 điểm): Dựa vào số ghi tỉ lệ các bản đồ sau: 1: 200.000 và 1: 1.500.000. Cho biết 6cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa:a. Tỉ lệ bản đồ 1: 200.000 nghĩa là 1cm = … … … …km. Vậy 6cm ứng với … … … km ngoài thực địa.b. Tỉ lệ bản đồ 1: 1.500.000 nghĩa là 1cm = … … …km. Vậy 6cm ứng với … … …km ngoài thực địa.Câu 3: 3 điểm:a. Toạ độ địa lí của một điểm là gì? Nêu cách viết toạ độ địa lí của một điểm?

b, Dựa vào sơ đồ sau: xác định tọa độ địa 300 200100 00 100 200 300 400

lí điểm A,B? 300

200

100

A 00

100

200

B

- Điểm toan bai kiểm tra tinh theo thang điểm 10, lam tròn số đến 0,5 điểm.

- Hướng dẫn châm:

+ Cho điểm tối đa khi học sinh trinh bay đủ các y va bai lam sạch đẹp.

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 23: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6+ Ghi chu:

Học sinh có thể không trinh bay các y theo thứ tư như hướng dẫn trả lời nhưng đủ y va hợp li, sạch

đẹp vẫn cho điểm tối đa.

Trường hợp thiếu y hoặc sai se không cho điểm.

Đáp án cu thể

I Trắc nghiêm:Môi ý đung 0.25 điểm:

Phần Câu Ý Nội dung điểmI 1 đúng 1 – b, 2 – a , 3 – a , 4 – c 1

2 đúng 1 – d, 2 – c, 3 – a, 4 – b 13 đúng a. kinh tuyến đông, b. kinh tuyến tây, c. vĩ tuyến bắc, d. vĩ tuyến nam 1

II 1 AB

Các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích. Kí hiệu điểm: sân bay, cảng biển, nhà máy thuy điện. Kí hiệu đường: ranh giới quốc gia, đường ô tô, gianh giới tỉnh. Kí hiệu diện tích: vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp

11

2 A B

2km – 12km15km – 90km

11

3 A

B

Toạ độ địa lí của một điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đóCách viết: viết kinh độ trước, vĩ độ sau

200 Đ 300 ĐA B

00 200 N

0.50.5

1

3 Củng cố: Giáo viên thu bài nhận xét thái độ làm bài của học sinh.4 Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu sự vân động tự quay quanh trục của Trái ĐâBÀI 7 SỰ VÂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HÊ QUẢTuần 9 Ngày dạy: 14 - 10 – 2011 Tiết 9 Ngày soạn: 11 - 10 – 2011 I MỤC TIÊU1 Kiến thức- Hiểu và trình bày được sự vận động tự quay quanh trục tưởng tượng của Trái Đất. Hướng chuyển động,

thời gian tự quay 1 vòng quanh trục là 24h (một ngày đêm).- Trình bày được một số hệ quả của sự vận động Trái Đất tự quay quanh trục: Hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất. Mọi vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều có sự lệch hướng.

2 Kĩ năng: Dùng quả địa cầu chứng minh hiện tượng tự quay quanh trục và hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất.3 Thái độ: thấy được vai trò quan trọng của sự vận động tự quay quanh trục với con người.II CHUẨN BỊ1 Giáo viên: - Tranh về hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất. - Quả Địa Cầu + Đèn phin. 2 Học sinh: Đọc trước bài trả lời câu hỏi in nghiêng sgk.III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG1 Bài cũ: Giáo viên nhận xét kết quả bài kiểm tra của học sinh.2. Bài mới:Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 24: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6* Vào bài: Dựa vào sgk trang 21.* Tiến trình bài:Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng

Gv: giới thiệu H.19- Hướng mũi tên màu đỏ hướng chuyển động của Trái Đất.- Cực Bắc đến Cực Nam là trục tưởng tượng.

-Lưu ý: trục Trái Đất là trục do con người tưởng tượng, trục nối hai đầu cực. Trục có độ nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo. Đó là trục tự quay quanh của Trái Đất. GV dùng tay đẩy quả Địa cầu quay đúng hướng 2 lần. Gọi 2 Hs thực hiện lại động tác trên.

? Quan sát H.19: Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào?Gv: Thời gian Trái Đất quanh một vòng quanh trục trong 1 ngày đêm được quy ước là bao nhiêu giờ? Hs: Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ (1 ngày

đêm). Vì vậy, người ta chia bề mặt Trái Đất làm 24 khu vực giờ

Gv: Dùng quả địa cầu chứng minh Trái Đất quay quanh trục từ tây sang đông trong 24h:- Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu. - Xoay quả địa cầu theo hướng tự quay của Trái Đất, cùng với đó Việt Nam bị khuất dần và Việt Nam trở lại vị trí ban đầu … Gv: Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch trên thế giới, người ta chia bề mặt Trái Đất ra bao nhiêu khu vực giờ?Gv: Em hiểu thế nào là giờ khu vực?Hs: Giờ chinh xác của kinh tuyến đi qua giữa khu vưc được tinh la giờ chung của khu vưc đó.Gv: Quan sát H.20 lấy ví dụ một số giờ khu vực?Hs: Vi dụ.Gv: Hướng dẫn học sinh quan sát H.20 và cách tính giờ khu vực.

Gv: -Mỗi khu vực giờ rộng bao nhiêu độ? (15o)-Khu vực giờ gốc là khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua, được coi là khu vực 0 giờ (giờ G.M.T)

-Dựa vào bản đồ các khu vực giờ cho biết nước ta nằm ở khu vực giờ thứ mấy?

-GV hướng dẫn cách tính giờ+ Giờ phía đông : Lấy khu vực giờ gốc cộng với số khu vực cách xa khu vực giờ gốc+ Giờ phía tây: Lấy khu vực giờ gốc trừ đi số khu vực cách xa khu vực giờ gốc.

Gv: Dựa vào H.20: khi khu vực giờ gốc là 12h thì lúc đó ở nước ta là mấy giờ?Gv: Em hãy so sánh giờ khu vực phía Tây và phía Đông so với khu vực giờ gốc?Hs: Giờ khu vưc phia Đông sớm hơn khu vưc giờ khu vưc phia Tây.Gv: mở rộng: mỗi quốc gia có một khu vực giờ riêng. Việt Nam

1. Sư vận động của Trái Đất quanh trục

-Trái Đất tự quay một vòng quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.

- Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24h.

- Người ta chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ.

- Mỗi khu vực có một giờ riêng gọi là giờ khu vực.

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 25: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6nằm ở múi giờ thứ 7. Nhưng với những quốc gia có lãnh thổ rộng lớn trải dài trên nhiều múi giờ như Canada (5 múi giờ), Nga (11 múi giờ) thì họ dùng giờ đi qua thủ đô của quốc gia mình. Để tránh nhầm lẫn người ta quy ước kinh tuyến 1800 là kinh tuyến đổi ngày quốc tế.

Gv: Hướng dẫn học sinh quan sát H.21:- Phần nằm trong bóng tối: đêm.- Phần sáng: ngày.Gv: Dùng Quả địa cầu (Trái Đất) và đèn phin (tượng trưng Mặt Trời). Cho đèn phin chiếu vào Quả Địa Cầu. Quan sát hiện tượng gì xảy ra?Hs: Trái Đât chỉ được chiếu sáng được một nửa.Gv: Hiện tượng nửa được chiếu sáng là ngày, nằm trong bóng tối là đêm. Vậy tại sao khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm?

Gv: Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục sinh ra hiện tượng gì?Hs: Khắp mọi nơi trên Trái Đât ngay hoặc đêm kéo dai không phải la 12h.Gv: Tại sao hằng ngày chúng ta thấy Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao trên bầu trời chuyển động theo hướng từ Đông sang Tây?Hs: Chuyển động biểu kiến. Do Trái Đât tư quay từ Tây sang Đông.Gv: Gọi học sinh đọc bài đọc thêm.Gv: Hướng dẫn học sinh quan sát H.22:Mũi tên liền: lệch hướng.Mũi tên đứt: mũi tên chính.Gv: Dựa vào H.22, cho biết ở Bắc bán cầu, các vật chuyển động theo hướng từ P đến N và từ O đến S bị lệch hướng về bên phải hay bên trái?Hs: Lệch phải.Gv: Sự vận động tự quay quanh trục còn sinh ra hệ quả gì?Hs: Trả lờiGv: Sự lệch hướng ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu có giống nhau không?Hs: Trả lờiGv: Sự lệch hướng này có đúng với các vật thể: rắn, lỏng, khí không? Ví dụ?Hs: Trả lời.

2. Hệ quả của sư vận động tư quay quanh trục của Trái Đất

- Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.

b. Sự lệch hướng của các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất

Các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng:Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động:- Nửa cầu Bắc: vật chuyển động bị lệch phải.- Nửa cầu Nam: lệch trái.

3 Củng cốa. Hoàn thành sơ đồ sau đây để thấy các đặc điểm và hệ quả của hiện tượng tự quay quanh trục:

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Tự quay quanh trục

Page 26: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6

b. Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng?Câu 1: Khu vực giờ gốc là:a. Khu vực giờ có đường kinh tuyến gốc đi qua chính giữa.b. Khu vực giờ 0.c. Khu vực giờ có tên GMT.d. Tất cả đều đúng.Câu 2: Trên Trái Đất giờ khu vực phía đông bao giờ cũng sớm hơn giờ khu vực phía Tây là do:a. Trái Đất quay từ Tây sang Đông. c. Trái Đất quay quanh Mặt Trờib. Trái Đất quay từ Đông sang Tây. d. Trục Trái Đất nghiêng.4 Dặn dòa. Học bài. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 24.Làm vở bài tập bài 7.b. Chuẩn bị bài sau: Đọc trước bài 8, hoàn thành phiếu học tập sau:

Ngày Bán cầu Tiết Nơi chiếu Vị trí Trái Đất so với Mặt Trời Nhiệt độ và ánh sáng Mùa

22 – 6 BắcNam

22 - 12 BắcNam

23 – 9 BắcNam

21 – 3 Bắc

Tìm hiểu Việt Nam có mấy mùa? Vào khoảng thời gian nào? BÀI 8 SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜITuần 10 Ngày dạy: 21 - 10 – 2011 Tiết 10 Ngày soạn: 18 - 10 – 2011 I MỤC TIÊU1 Kiến thức: Hs hiểu:- Cơ chế của sự chuyển động Trái Đất quanh Mặt Trời (quỹ đạo, thời gian chuyển động, tính chất của sự chuyển động).

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Thời gian: 1 vòng hết 24 giờ

Hướng chuyển động từ Tây sang Đông

Vận tốc giảm dần từ xích đạo về 2 cực

Hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất

Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày Quốc tế

Sự lệch hướng của các vật chuyển động trên Trái Đât

Page 27: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6- Nhớ vị trí: xuân phân, thu phân, hạ chí, đông chí trên quỹ đạo Trái Đất.2 Kĩ năng:- Biết sử dụng Quả địa cầu để lặp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của Trái Đất trên quỹ đạo và chứng minh hiện tượng các mùa.- Trình bày hiện tượng ngày, đêm dài, ngắn ở các vĩ độ khác nhau theo mùa3. Thái độ : Lòng yêu thiên nhiên, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên trong cuộc sốngII CHUẨN BỊ1 Giáo viên: Tranh vẽ: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.2 Học sinh: Đọc trước bài 8, trả lời phiếu học tập. Tìm hiểu Việt Nam có mấy mùa? Vào khoảng thời gian nào?III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG1 Bài cũ:

o Câu 1: Vận động tự quay quanh trục của Trái Đất sinh ra hệ quả gì? Nếu Trái Đất không có vận động tự quay thì hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất sẽ ra sao?

o Câu 2: Giờ khu vực là gì? Khi khu vực giờ gốc là 5h thì khu vực giờ 10, giờ 15 là mấy giờ?2 Bài mới:* Vào bài: Ngoài sự vận động tự quay quanh trục, Trái Đất còn có chuyển động quanh Mặt Trời. Sự chuyển động này có đặc điểm, hệ quả gì? Có ý nghĩa lớn lao đối với sự sống trên Trái Đất ra sao?Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảngGv: Treo tranh giới thiệu Nhắc lại chuyển động tự quay quanh trục, hướng, độ nghiêng ở các vị trí: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí.Gv: Theo dõi chiều mũi tên trên quỹ đạo và trên trục Trái Đất thì Trái Đất cùng lúc tham gia mấy vận động?Gv: Dùng Quả Địa Cầu lặp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của Trái Đất ở cấc vị trí: xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí. Yêu cầu 1 học sinh làm lại.Hs: Thưc hanh.Gv: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào? Quỹ đạo có hình gì? Sự chuyển động đó gọi là gì? HS : gọi là sự chuyển động tịnh tiến - Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66033’ trên mặt phẳng vĩ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.Gv: Em hiểu thế nào là hình elip, quỹ đạo?Hs: Dưa vao thuật ngữ trả lời.

Gv: Dựa vào H.23 cho biết thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng?Hs: Trả lờiGv: Khi chuyển động trên quỹ đạo, khi nào Trái đất gần Mặt Trời nhất, khi nào xa nhất, khoảng cách bao nhiêu?Hs: Cận nhật: 3- 4 tháng 1: 147 triệu người. Viễn nhật: 4-5 tháng 7: 152 triệu km.GV : Cho HS quan sát (tranh) mô hình Trái Đất đang chuyển động quanh Mặt Trời :

1. Sư chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

- Chuyển động tịnh tiến: Là khi chuyển động quanh Mặt Trời Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi

- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông, trên quỹ đạo có hình elip gần tròn.

- Thời gian Trái Đất chuyển động trọn một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6h.

2. Hiện tượng các mùa

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 28: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6 Vì sao có hiện tượng các mùa trên Trái Đất?

Gv: Dựa vào H.23 cho biết khi chuyển động trên quỹ đạo trục nghiêng và hướng tự quay của Trái Đất có thay đổi không?Hs: Không đổi.

GV lưu ý HS trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối không trùng nhau, độ nghiêng và hướng nghiêng trục không đổi nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngã về phía Mặt Trời sinh ra các mùa

Gv: Quan sát H.23 cho biết: Trong ngày 22 – 6: nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời?Trong ngày 22 – 12: nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời?Hs: trả lời.Gv: Em hãy chi biết 2 nửa cầu Bắc và Nam thay đổi như thế nào so với Mặt Trời?Hs: 2 nửa cầu luân phiên nhau chuc va ngả vê phia Mặt Trời.Gv: Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa? Thảo luận nhóm:Thời gian: 5 phút.Nội dung: Chia thành 4 nhóm. Hoàn thành bảng sau:

- Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên 2 nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau chúc và ngả về phía Mặt Trời sinh ra hiện tượng mùa.

Ngày Bán cầu Tiết Nơi chiếu Vị trí Trái Đất so với Mặt Trời

Nhiệt độ và ánh sáng

Mùa

22 – 6 Bắc

Nam

Hạ chi

Đông chi

Chi tuyến BắcChi tuyến Nam

Ngả gần nhât

Chếch xa nhât

Nhiêu

Ít

Nóng (Hạ)Lạnh (Đông)

22 - 12 Bắc

Nam

Đông chi

Hạ chi

Chi tuyến BắcChi tuyến Nam

Chếch xa nhât

Ngả gần nhât

Ít

Nhiêu

Lạnh (Đông)Nóng(Hạ)

23 – 9 BắcNam

Thu phânXuân phân

Xich đạo Hai nửa cầu hướng vê Mặt Trời như nhau

Như nhau Thu Xuân

21 – 3 Bắc

Nam

Xuân phân

Thu phânXich đạo

Hai nửa cầu hướng vê Mặt Trời như nhau

Như nhauXuân

Thu Gv: Qua bảng thảo luận trên hãy nhận xét sự phân bố ánh sáng, lượng nhiệt và cách tính mùa ở 2 nửa cầu Bắc và Nam?Hs: Nhận xét

Gv: Giới thiệu cách chia mùa: bài 3 trang 27:Qua đó em có nhận xét gì cách tính mùa theo Âm lịch – Dương lịch?Hs: Trả lời.Gv: mở rộngXuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí: tiết chỉ thời gian giữa các mùa.Lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông: những tiết thời gian bắt đầu 1 mùa mới cũng là kết thúc 1 mùa cũ.Các nước vùng ôn đới có sự phân hóa khí hậu rõ rệt,

- Sự phân bố ánh sáng, lượng nhiệt và cách tính mùa ở 2 nửa cầu Bắc và Nam hoàn toàn trái ngược nhau.

- Các mùa tính theo dương lịch và âm dương lịch có khác nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc.

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 29: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6các nước vùng nội chí tuyến sự biểu hiện các mùa không rõ, có 2 mùa mưa và khô.Gv: Việt Nam có hiện tượng 4 mùa rõ rệt không? Hiện tại đang là mùa gì? Tại sao em biết?Hs: Liên hệ trả lời.3 Củng cốa. Sắp xếp các ngày ở nhóm A và nhóm B thành từng cặp tương ứng:

Nhóm A Đáp án Nhóm Ba. Ngày 21 – 3 1. Ngày đông chíb. Ngày 22 – 12 2. Ngày xuân phânc. Ngày 23 – 9 3. Ngày hạ chíd. Ngày 22 - 6 4. Ngày thu phânb. So sánh đặc điểm của vận động tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời (hướng, quỹ đạo, thời gian, hệ quả).4 Dặn dòa. Học bài, trả lời câu hỏi sgk (giảm tải câu 3).Làm vở bài tập bài 8.b. Chuẩn bị bài sau: Đọc bài 9, trả lời câu hỏi in nghiêng.

BÀI 9: HIÊN TƯƠNG NGÀY ĐÊM DÀI NGĂN THEO MUATuần 11 Ngày dạy: 28 – 10 – 2011 Tiết 11 Ngày soạn: 25 – 10 – 2011 I.MUC TIÊU:1. Kiến thức:

Trình bày được chuyển quay quanh Mặt Trời của Trái Đất : hướng, thời gian, quỹ đạo và tính chất của chuyển động.

Chuyển động quanh Mặt Trời: hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.2. Kĩ năng :

– Sử dụng hình vẽ để mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.3. Thái độ :

Lòng yêu thiên nhiên, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên trong cuộc sốngII. CHUẨN BỊ : 1. Giáo Viên: Hình 24 và 25 phóng to2. Học Sinh: Quả Địa cầuIII.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:1 Bài cũ

Câu 1 : Quan sát H. 23 phóng to cho biết hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời ? Thời gian chuyển động quanh Mặt Trời 1 vòng là bao nhiêu ? Câu 2 : Nguyên nhân sinh ra các mùa ?

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 30: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 62 Bài mới

* Vào bài : Dựa vào sgk.* Tiến trình bài day :

Hoạt động giáo viên và học sinh Ghi bảngGV : Treo H24 , H25 lên bảng và giới thiệu GV: Em có nhận xét gì về trục của Trái Đất và đường phân chia sáng tối của Trái Đất?HS : Không trùng nhau GV: Sự không trùng nhau sinh ra hiện tượng gì? HS : Sinh ra hiện tượng ngày và đêm , dài ngắn khác nhau trên các vĩ độ

GV : Phân tích để HS thấy rõ giữa trục Trái Đất và đường sáng tối so với mặt phẳng quỹ đạo + Trục trái đất nghiêng 66033 + Đường sáng tối vuông góc 900 so với mặt phẳng quỹ đạoGV: Vào ngày hạ chí 22/6 nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời và có diện tích được chiếu sáng nhiều nhất? HS : Nửa cầu BắcGV: Vào ngày đó tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc ở những vĩ tuyến bao nhiêu? (Vĩ tuyến 230 27’ B) Vĩ tuyến đó gọi là gì? (chí tuyến Bắc)GV: Vào ngày 22/12 nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời và có diện tích được chiếu sáng nhiều nhất? HS : Nửa cầu NamGV: Vào ngày đó tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc ở những vĩ tuyến bao nhiêu? (Vĩ tuyến 230 27’ N) Vĩ tuyến đó gọi là gì? (chí tuyến Nam)Thảo luân cặp/ nhom nho : Dựa vào hình 25 cho biết sự khác nhau về độ dài của ngày đêm của các địa điểm A, B ở nửa cầu B và A’,B’ ở nửa cầu Nam vào ngày 22/6 và 22/12 ? Riêng các địa điểm C nằm trên đường xích đạo có hiện tượng ngày đêm như thế nào?

1- Hiên tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất

- Nguyên nhân : + Trong khi quay quanh Mặt Trời Trái Đất có lúc chúc nửa cầu Bắc có lúc ngã nửa cầu Nam về phía Mặt Trời + Đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất=> Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ trên Trái Đất

- Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm lúc nào cũng có ngày đêm dài ngắn như nhau (21/3 và 23/9)

3 Củng cố

H24: Vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời vào các ngày đông chí và hạ chí

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 31: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6

Dựa vào H.24 trên hãy:a. Giải thích tại sao: đường biểu diễn trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) không trùng nhau?Trả lời: Do khi chuyển động quanh Mặt Trời, có thời gian Trái Đât chuc nửa cầu Bắc va có thời gian chuc nửa cầu Nam vê phia Mặt Trời nên trục Trái Đât nghiêng với mặt phăng quy đạo một góc 660 33’.Trục sáng tối vuông góc với mặt phăng quy đạo một góc 900 va hai đường cắt nhau thanh một góc 230 27’. Vi vậy đường phân chia sáng tối không trung với trục Bắc Nam.b. Giải thích câu ca dao: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối”Trả lời: Câu ca dao trên đề cập đến hiện tượng ngày đêm khác nhau theo mùa:Do nước ta nằm ở nửa cầu Bắc, tháng 5 âm lịch tức là tháng 6 dương lịch, nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc vào đường chí tuyến Bắc nửa cầu Bắc là mùa hè Ngày dài hơn đêm.* Vào tháng 10 âm lịch tức là tháng 11 dương lịch, lúc này nửa cầu bắc ngả về phía Mặt Trời, nửa cầu Bắc chếch xa phía Mặt Trời Nửa cầu Bắc là mùa đông nên có đêm dài ngày ngắn. Câu ca dao trên đúng ở nửa cầu Bắc không đúng ở nửa cầu Nam (ngược với nửa cầu Bắc) và ở xích đạo (luôn có ngày dài bằng đêm)4 Dặn dòa. Học bài.Trả lời câu hỏi sgk.Làm vở bài tập bài 9.b. Chuẩn bị bài sau: Trả lời câu hỏi in nghiêng bài 10.

BÀI 10 CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤTTuần 12 Ngày dạy: 04 – 11 – 2011 Tiết 12 Ngày soạn: 01 – 11 – 2011 I MỤC TIÊU1 Kiến thức- Biết và trình bày được cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: vỏ, trung gian, lõi (nhân). Đặc tính

riêng của mỗi lớp về độ dày, trạng thái, tính chất, nhiệt độ.

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 32: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6- Biết vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi 7 địa mảng lớn và một số địa mảng nhỏ. Các địa mảng có thể di

chuyển, tách dãn nhau hoặc xô vào nhau tạo nên nhiều địa hình núi và hiện tượng động đất, núi lửa.2 Kĩ năng- Dựa vào hình vẽ trình bày kiến thức.- Vẽ được cấu tạo bên trong của Trái Đất.

II CHUẨN BỊ1 Giáo viên: Tranh vẽ cấu tạo bên trong Trái Đất.2 Học sinh: Đọc trước bài 10 và trả lời câu hỏi in nghiêng.III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG1 Bài cũ:- Câu 1: Kể tên và nêu hệ quả của 2 vận động chính của Trái Đất?- Câu 2: Nêu ảnh hưởng của các hệ quẩ vận động tự quay quanh trục và vận động

quanh Mặt Trời của Trái Đất tới đời sống và sản xuất trên Trái Đất?2 Bài mới:* Vào bài: Dựa vào sgk trang 31.* Tiến trình bài giảngHoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảngGv: Theo em, con người có thể trực tiếp nghiên cứu cấu tạo bên trong Trái Đất không?Hs: Trả lờiGv: Để tìm hiểu các lớp đất sâu trong long đất, con người không thể quan sát và nghiên cứu trực tiếp, vì lỗ khoan sâu nhất chỉ đạt độ 15 km. Trong khi đường kính Trái Đất dài hơn 6300km thì độ khoan thật nhỏ. Vì vậy để tìm hiểu các lớp đất sâu hơn phải dùng phương pháp nghiên cứu gián tiếp.Gv: Quan sát H.26 và treo tranh cấu tạo bên trong Trái Đất: nêu cấu tạo bên trong Trái Đất?

Gv: Dựa vào bảng 32 trình bày đặc điểm về độ dày, trạng thái, nhiệt độ của 3 lớp?Hs: Trinh bay.

- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp : Vỏ Trái Đất , lớp trung gian và lớp lõi

- Đặc điểm lớp vỏ : + Độ dày từ 5 đến 70 km+ Trạng thái : rắn chắc + Nhiệt độ : càng xuống sâu nhiệt độ càng cao , tối đa là 10000C

- Đặc điểm của lớp trung gian + Độ dày gần 3000km + Trạng thái quanh dẻo đến lỏng+ Nhiệt độ từ 15000 - > 47000C

- Đặc điểm lớp lõi + Độ dày trên 3000km + Trạng thái : lớp ngoài lỏng lớp trong rắn + Nhiệt độ khoảng 50000C

Gv: Trong ba lớp, lớp nào mỏng nhất?

1 Cấu tạo bên trong của Trái Đất

Gồm 3 lớp:- Lớp vỏ ngoài cùng.- Giữa: lớp trung gian.- Trong cùng: lõi.

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 33: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6Hs: Trả lờiGv: Dựa vào sgk nêu vị trí, vai trò của lớp vỏ Trái Đất?Gv: Vỏ Trái Đất có phải là một khối liên tục không?Hs: Trả lời.Gv: Dựa vào H.27 hãy nêu số lượng các địa mảng chính của lớp vỏ Trái Đất. Đó là những địa mảng nào?Hs: Có 7 địa mảng chinh : Bắc Mĩ , Nam Mĩ , Âu Á , Phi , Ấn độ , Nam cưc , Thái Binh Dương va 4 mảng nho.Gv: Vị trí của các địa mảng có cố định không?Hs: Dưa vao sgk trả lời.Gv: Các địa mảng có mấy cách tiếp xúc, kết quả của các tiếp xúc đó là gì?Hs: Các mảng xô vao hoặc tách xa nhau .Kết quả hinh các dãy nui ngầm dưới đại dương đã bị ép nhô lên thanh nui, xuât hiện động đât, nui lửa.Gv: Hãy quan sát H.27 chỉ ra những chỗ tiếp xúc của các địa mảng?Hs: Mảng xô vao nhau: mảng Á- Âu va mảng Phi, mảng Thái Binh Dương, mảng Ấn Độ … Mảng tách xa nhau: mảng Phi, mảng Nam Mĩ, mảng Phi va mảng Nam Cưc …

2 Cấu tạo của lớp vo Trái Đất

- Vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất, nhưng lại rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật … và cả xã hội loài người- Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.

- Các địa mảng di chuyển rất chậm.

- Hai địa mảng có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

3 Củng cốa. Làm bài tập 3 trang 33.b. Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng:Câu 1: Cấu tạo bên trong của Trái Đất có:a. 3 lớp b. 4 lớp c. 5 lớp d. 6 lớp Câu 2: Lớp vỏ Trái Đất có độ dày là: a. 5 – 70 km. c. Từ 100 – 300 km b. 70 – 100 km d. Từ 300 – 1000 km.

4 Dặn dòa. Học bài. Trả lời câu hỏi sgk. Làm vở bài tập bài 10.b. Chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu và xác định vị trí của 6 lục địa và 4 đại dương trên quả địa cầu.

Tính diện tích các lục địa và đại dương trên Trái Đất

BÀI 11 THỰC HÀNHSỰ PHÂN BỐ CÁC LỤC ĐỊA VÀ ĐẠI DƯƠNG TRÊN BỀ MẶT

Tuần 13 Ngày dạy: 10 – 11 – 2011 Tiết 13 Ngày soạn: 6 – 11 – 2012 I MỤC TIÊUSau bài thực hành:- Học sinh biết sự phân bố lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất và ở 2 nửa cầu.- Biết tên, xác định đúng vị trí của 6 lục địa và 4 đại dương trên quả Địa Cầu hoặc trên bản đồ thế giới.- Có hứng thú học tập môn địa lí.

II CHUẨN BỊ1 Giáo viên: Quả Địa Cầu hoặc bản đồ thế giới.2 Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi in nghiêng.

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 34: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG1 Bài cũ:- Câu 1: Cấu tạo bên trong Trái Đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của các lớp?- Câu 2: Hãy trình bày đặc điểm của lớp Vỏ Trái Đất? Làm bài tập 3 trang 33.

2 Bài mới:* Vào bài:Trong lớp vỏ Trái Đất có các lục địa và đại dương diện tích là 510 triệu km 2 .Trong đó bộ phận đất nổi chiếm 29% (149 triệu km2), đại dương 71% (361 triệu km2). Vậy phần lớn các lục địa tập trung ở đâu, đại dương tập trung ở đâu? Trên Trái Đất có mấy đại dương, lục địa? Tìm hiểu bài ngày hôm nay …

Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảngGV : Giới thiệu về lớp vỏ Trái Đất, các lục địa và đại dương có tổng cộng bằng 510.000.000 km2

Gv: Quan sát H.28 cho biết:Tỉ lệ diện tích lục địa và diện tích đại dương ở 2 nửa cầu Bắc và Nam?Hs: Trả lời.- Nửa cầu Bắc: 39,4 % lục địa. 60,6 % đại dương

“lục bán cầu”- Nửa cầu Nam: 19% lục địa, 81% đại dương

“thủy bán cầu

Gv: Quan sát bản đồ thế giới: Cho biết Trái Đất có những lục địa, châu lục nào?Hs: Trả lờiGv: Em hiểu thế nào là “lục địa”? So sánh giữa lục địa và “châu lục”?Hs: “Lục địa” la 1 khái niệm vê tư nhiên, chỉ tinh phần đât liên xung quanh có đại dương bao bọc ma không kể các đảo xung quanh.Châu lục: bộ phận của thế giới bao gôm nhiêu quốc gia nằm trên các lục địa va các đảo phụ thuộc. Đại lục la một khái niệm vê tư nhiên còn châu lục la một khái niệm vê chinh trị-lịch sử.Gv : Dựa vào bản đồ thế giới : Xác định các lục địa trên thế giới ?Hs : Lên bảng xác định.Gv : Hoàn thành bảng sau :

1. Bài tập 1: Sư phân bố lục địa và đại dương

Khoảng 2/3 diện tích bề mặt Trái Đất là đại dương và 1/3 là lục địa.

Lục địa phân bố chủ yếu ở nửa cầu Bắc, còn đại dương phân bố chủ yếu ở nửa cầu Nam .

2 Bài tập 2: Vị trí và diện tích các lục địa trên thế giới

Lục địa Diện tích(triệu km2)

Vị trí thuộc Bắc bán cầu

Vị trí thuộc Nam bán cầu

Cả 2 bán cầu

1.Á – Âu 50.7 X2. Phi 29.2 X3. Bắc Mĩ 20.3 X 4. Nam Mĩ 18.1 X5. Nam Cực 13.9 X 6. Ôxtraylia 7.6 XGv: Qua bảng trên cho biết lục địa nào có diện tích lớn nhất, nhỏ

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 35: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6nhất, nằm ở bán cầu nào?Hs: Lớn nhât: lục địa Á – Âu: Bắc bán cầu. Nho nhât: lục địa Ôxtrâylia Nam bán cầu.

Gv: Nhắc Hs bài tập 3 giảm tải, về nhà đọc thêm.

Gv: Dựa vào bảng trang 35 trả lời:Nếu diện tích bề mặt Trái Đất là 510 triệu km2 thì diện tích bề mặt đại dương chiếm bao nhiêu %?Hs: Trả lờiGv: Xác định tên, vị trí của 4 đại dương trên thế giới?Hs: Lên bảng xác định

Gv: Đại dương nào có diện tích lớn nhất, nhỏ nhất?Gv: Trên bản đồ thế giới các đại dương có thông với nhau không? Con người đã làm gì để nối các đại dương trong giao thông đường biển?Hs: … kênh đao Panama, Xuyê …

– Trên Trái Đất có 6 lục địa .– Lục địa lớn nhất là lục địa Á-Âu– Lục địa nhỏ nhất là lục địa

Ôxtrâylia3 Bài tập 3: giảm tải4 Bài tập 4: Các đại dương trên Trái Đất

- Diện bề mặt các đại dương 361 triệu km2 chiếm 71% bề mặt Trái Đất.

- 4 đại dương trên thế giới: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.

- Lớn nhất: Thái Bình Dương: 179.6 triệu km2

- Nhỏ nhất: Bắc Băng Dương: 13.1 triệu km2

3 Củng cốTrò chơi: Cách chơi: Mỗi lần chơi có 2 học sinh:a. Học sinh A: Đọc tên lục địa, đại dương, châu lục. B: Nhanh tay chỉ vị trí và giới hạn lục địa, đại dương đó trên bản đồ (chơi hỏng thay học sinh khác)b. Học sinh A: Xác định vị trí, giới hạn châu lục, lục địa hay đại dương. Hỏi đây là đại dương, lục địa hay châu lục nào? Học sinh B: Phải trả lời ngay nếu trả lời hỏng thì học sinh khác lên thay.4 Dặn dòa. Hoàn thành bài thực hành.Làm vở bài tập bài 11.b. Chuẩn bị bài sau: Đọc trước bài 12 trả lời câu hỏi in nghiêng. Tìm hiểu hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng.

BÀI 12: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG VIÊC HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH, BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

Tuần 14 Ngày dạy: 17 – 11 – 2011 Tiết 14 Ngày soạn: 14 – 11 – 2011 I MỤC TIÊU:1 Kiến thức:

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 36: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6- Nguyên nhân của việc hình thành địa hình trên bề mặt Trái Đất là do tác động của nội lực và ngoại lực.

Hai lực này luôn tác động đối nghịch nhau.- Hiểu nguyên nhân sinh ra và tác hại của các hiện tượng núi lửa, động đất và cấu tạo của một núi lửa.

2 Kĩ năng: Trình bày được nguyên nhân hình thành địa hình trên bề mặt Trái Đất.3. Thái độ : GDMT : Núi lửa, động đất có ảnh hưởng đến môi trường sống của con người (mục 2, bộ phận)II CHUẨN BỊ1 Giáo viên: Bản đồ tự nhiên thế giới.2 Học sinh: Đọc trước bài 12 trả lời câu hỏi in nghiêng. Tìm hiểu hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúngIII TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG1 Bài cũ: Giáo viên kiểm tra việc hoàn thành bài tập thực hành của học sinh.2 Bài mới:* Vào bài: Qua bản đồ tự nhiên thế giới, nhận xét các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất? Địa hình có dạng cao thấp khác nhau. Vậy nguyên nhân là do đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay?

Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng

Gv: Dựa vào sgk, nguyên nhân nào sinh ra sự khác biệt của địa hình bề mặt Trái Đất?Hs: Do tác động của 2 lưc đối nghịch nhau nội lưc va ngoại lưc.Thảo luận nhóm: kỹ thuật: đọc, viết, tích cực.Thời gian: 3 phútNội dung:Nhóm 1 và 2: Thế nào là nội lực? Nêu đặc điểm? Lấy 1 số ví dụ tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất?Nhóm 3 và 4: Thế nào là ngoại lực? Nêu đặc điểm? Lấy một số ví dụ tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất?Hs: Thảo luận, trình bày.Gv: Nhận xét, chuẩn kiến thức.Nội lực Ngoại lựcLà những lực sinh ra bên trong Trái Đất

Là những lực sinh ra bên ngoài Trái Đất, trên bề mặt Trái Đất

Làm cho bề mặt đất thêm gồ gề

San bằng, hạ thấp địa hình

Gv: Nội lực và ngoại lực có mối quan hệ với nhau như thế nào?Hs: Trả lời.Hai lực hoàn toàn đối nghịch nhau Nếu nội lực diễn ra mạnh hơn ngoại lực thì địa hình có

đặc điểm gì? Ngược lại? HS : núi cao nhiều , địa hình ngày càng cao....

1 Tác động của nội lưc và ngoại lưc

- Nội lực là lực sinh ra bên trong Trái Đất.- Ngoại lực: là những lực sinh ra bên ngoài và trên bề mặt Trái Đất.- Tác động của nội lực và ngoại lực:+ Nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau. Chúng xảy ra đồng thời tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.

+Tác động: Nội lực làm cho bề mặt đất gồ ghề còn ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình.

+ Do tác động của nội và ngoại lực nên

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 37: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6

Gv: Cho biết con người là tác động nội lực hay ngoại lực lên bề mặt địa hình Trái Đất? Ví dụ các tác động của con người?Hs: Trả lời

Gv: Dựa vào sgk và vốn hiểu biết cho biết núi lửa và động đất do lực nào sinh ra?Hs: Trả lời

Gv: Dựa vào vốn hiểu biết, em hiểu thế nào là hiện tượng núi lửa?Hs: Trả lời

Gv: Em hiểu thế nào là macma?Hs: - Mácma là những vật chất, nóng chảy nằm ở dưới sâu, trong lớp vỏ trái đất, nơi có nhiệt độ trên 10000C.

Gv: Quan sát H.31 chỉ và đọc tên từng bộ phận của núi lửa?Hs: Dưa vao H.31 đọc tên.Gv: Dựa vào sgk cho biết: trên thế giới núi lửa hoạt động ra sao? Gv: Em hiểu thế nào là núi lửa đã tắt và núi lửa đang hoạt động?Hs: Nui lửa đã tắt: la nui lửa ngừng phun đã lâu.Nui lửa hoạt động: la nui lửa đang phun hoặc mới phun gần đây.Gv: Nêu ảnh hưởng của núi lửa đến cuộc sống con người?Hs: - Tich cưc: tạo nên những vung đât đo phi nhiêu do dung nham nui lửa tạo nên. - Tiêu cưc: tro bụi va dung nham nui lửa vui lâp thanh thị, lang mạc, ruộng nương.Gv: Giới thiệu và chỉ trên bản đồ thế giới vành đai lửa Thái Bình Dương có 7200 núi lửa đang hoạt động mãnh liệt nhất thế giới.Gv: Em hiểu thế nào là động đất? Nguyên nhân sinh ra hiện tượng động đất là gì?

Gv: Em hãy mô tả những gì em trông thấy ở H.33 vềtác hại của 1 trận động đất?Hs: Mô tả.Gv: Hãy cho biết tác động nguy hiểm của các trận động đất?

địa hình bề mặt Trái đất có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề

2 Núi lửa và động đất

Núi lửa và động đất do nội lực sinh ra.a. Núi lửa

- Núi lửa là hình thức phun trào mắc ma ở dưới sâu lên mặt đất.

* Mácma là những vật chất, nóng chảy nằm ở dưới sâu, trong lớp vỏ Trái Đất, nơi có nhiệt độ trên 10000C.

- Trên thế giới có những núi lửa đã tắt hoặc đang hoạt động.

b. Động đất

Động đất là hiện tượng xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lòng đất làm cho các lớp đá gần mặt đất bị rung chuyển.

- Những trận động đất lớn làm cho nhà cửa, cầu cống, đường xá bị phá hủy và

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 38: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6Gv: Để hạn chế những trận động đất, con người đã có những biện pháp khắc phục như thế náo?Hs: Xây nha chịu chân động lớn. Nghiên cứu dư báo để sơ tán dân.Gv: Qua thông tin báo đài em hãy kể tên những trận động đất lớn mà em biết?Hs: Liên hệ trả lời (động đât Haiti, Nhật Bản)Gv: Theo em, ở Việt Nam có địa hình núi lửa, động đất không?Hs: Có, nhưng la nui lửa đã tắt, như cao nguyên nui lửa Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, động đât rât nho.Gv: Những vùng có động đất, núi lửa là vùng không ổn định của lớp vỏ Trái Đất.

làm chết nhiều người.

3 Củng cốa. Đọc bài đọc thêm trang 41.b. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Cho biết câu dưới đây đúng hay sai:

Núi lửa tắt là núi lửa gần đây đã ngừng phun.

Tác động của ngoại lực chủ yếu là xâm thực để hạ thấp những nơi cao và bồi đắp những nơi thấp.

Câu 2: Khoanh tròn vào đáp án đúng:* Tác động của nội lực:a. Sinh ra đồi núi, hẻm vực. c. Làm cho mặt đất, nâng lên hạ xuống.b. Sinh ra động đất, núi lửa. d. Tất cả đáp án trên.* Cho biết vành đai lửa lớn nhất trên Trái Đất hiện nay:a. Vành đai Ấn Độ Dương. c. Vành đai Thái Bình Dươngb. Vanh đai Địa Trung Hải d. Vành đai Đại Tây Dương4 Dặn dò:a. Học bài.Trả lời câu hỏi sgk.Làm vở bài tập bài 12.b. Chuẩn bị bài sau: Đọc trước bài 13 và trả lời câu hỏi in nghiêng. Sưu tầm những dãy núi, những hang động nổi tiếng mà em biết.

BÀI 13: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤTTuần 15 Ngày dạy: 24 – 11 – 2011 Tiết 15 Ngày soạn: 21 – 11 – 2011 I MỤC TIÊU1 Kiến thức:- Học sinh biết khái niệm và sự phân loại núi theo độ cao, sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ.- Biết phân biệt được độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối.- Hiểu thế nào là địa hình Cacxtơ

2 Kĩ năng: Chỉ đúng trên bản đồ thế giới những vùng núi già, núi trẻ nổi tiếng ở các châu lục.3. Thái độ : GDMT :Biết các hang động là những cảnh đẹp thiên nhiên thu hút khách du lịch Ý thức sự cần thiết bảo vệ các cảnh đẹp tự nhiên trên trên Trái Đất nói chung và Việt Nam nói riêng.. Không có hành vi tiêu cực làm giảm vẻ đẹp của cảnh quan tự nhiên..

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 39: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6II CHUẨN BỊ1 Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên thế giới.Bản đồ địa hình Việt Nam. - Tranh ảnh về các loại núi, hang động.2 Học sinh: Đọc trước bài 13 và trả lời câu hỏi in nghiêng. Sưu tầm những dãy núi, những hang động nổi tiếng mà em biết.

III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG1 Bài cũ:

- Câu 1: Tại sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?- Câu 2: Trình bày nguyên nhân, tác hại của núi lửa và động đất?

2 Bài mới:* Vào bài: Dựa vào sgk trang 42.Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng

Gv: Treo tranh ảnh về núi.? Quan sát tranh ảnh và dựa vào vốn hiểu biết của mình em hãy mô tả núi?Hs: Mô tảGv: Dựa vào sgk cho biết núi thường có độ cao bao nhiêu so với mực nước biển?Hs: Trên 500 m so với mưc nước biển.Gv: Qua đó, em hãy nêu khái niệm núi?Hs: Trả lời

Gv: Dựa vào bảng phân loại núi theo độ cao, núi được chia làm mấy loại?Hs: Trả lời

Gvmr: Ngọn núi cao nhất thế giới cao bao nhiêu m? Tên là gì? Thuộc loại núi gì? Ngọn núi cao nhất Việt Nam cao bao nhiêu m? Hs: Trả lời

Gv: giới thiệu H 34:? Quan sát H. 34: cho biết cách tính độ cao tuyệt đối khác với cách tính độ cao tương đối của núi như thế nào?Hs: Suy nghĩ trả lời.Gv: Nêu khái niệm độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối.Hs: Dưa vao phần thuật ngữ va vốn hiểu biết trả lời.Gv: Treo bản đồ địa hình Việt Nam: yêu cầu chỉ trên bản đồ 1 số ngọn núi: cao, thấp, trung bình? Độ cao của núi ghi trên bản đồ là độ cao tuyệt đối hay tương đối?Hs: Lên bảng xác định.Gv: “ Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi lại là núi non”? Các nhà địa chất đã tính được tuổi của núi?

1 Núi và độ cao của núi

- Núi là loại địa hình nổi rất cao trên mặt đất, thường có độ cao trên 500 m so với mực nước biển. Núi gồm 3 bộ phận: đỉnh, sườn, chân núi.

- Căn cứ vào độ cao, chia ra:+ Núi thấp: dưới 1000m.+ Núi trung bình: 1000 – 2000 m+ Núi cao: trên 2000m.

2 Núi già, núi trẻ

- Theo thời gian hình thành chia ra:

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 40: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6? Căn cứ vào thời gian hình thành chia làm mấy loại núi?Thảo luận nhóm:Thời gian: 4 phútNội dung: so sánh núi già và núi trẻ theo bảng sau:

núi già, núi trẻ.

Nội dung Núi trẻ Núi giàThời gian hình thành Cách đây vai chục triệu năm Cách đây hang trăm triệu năm

Đặc điểm hình thái Đỉnh cao nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.Cao hơn do it bị bao mòn

Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.Thâp hơn do bị bao mòn nhiêu.

Ví dụ Dãy An pơ (châu Âu)Himalaya (châu Á)

Dãy Uran (châu Á)Dãy Xcandinavi (châu Âu)

Hs: thảo luận và trình bày theo bảng trên.Gv: Nhận xét kết quả của các nhóm.Gv: Treo bản đồ tự nhiên thế giới? Quan sát bản đồ và H36: xác định vị trí và nêu 1 số hiểu biết của em về dãy Himalaya?Hs: Lên bảng trình bày.

Gv: giới thiệu một số tranh ảnh về địa hình đá vôi kết hợp H.37 và vốn hiểu biết thực tế:? Nêu đặc điểm của núi đá vôi về độ cao, hình dáng?Hs: Địa hinh nui đá vôi có nhiêu hinh dạng khác nhau, phổ biến la đỉnh nhọn, sắc, sườn dốc đứng.Gv: Địa hình Cácxtơ là dạng địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi. Em có biết nguồn gốc của thuật ngữ: Cácxtơ?Hs: Dưa vao sgk trả lời

Gv: Quan sát H.38, hãy mô tả lại những gì em thấy trong hang động?Hs: Mô tảGv: Tại sao nói đến địa hình Cácxtơ là người ta hiểu ngay đó là địa hình có nhiều hang động?Hs: Đá vôi la loại đá dễ hòa tan, trong điêu kiện khi hậu thuận lợi, nước mưa thâm vao ke nứt của đá khoét mòn tạo thanh hang động trong khối nui.Gv: Cho biết giá trị kinh tế của địa hình núi và địa hình Cácxtơ?Gv: Kể tên những hang động, danh lam thắng cảnh mà em biết?Hs: Trả lời

3 Địa hình Cácxtơ và các hang động

- Địa hình đá vôi được gọi là địa hình Cácxtơ: đỉnh nhọn hoặc lởm chởm, sườn dốc đứng.

- Trong vùng núi đá vôi có nhiều hang động đẹp, hấp dẫn khách du lịch.

3 Củng cốa. Gọi học sinh đọc bài đọc thêm để hiểu động Phong Nha.b. ĐỐ EM: Châu nào có độ cao trung bình cao nhất trong các châu lục trên thế giới?

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 41: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6 Dãy núi nào, cao, đồ sộ nhất thế giới? Đỉnh núi nào được gọi là nóc nhà của thế giới?

4 Dặn dò:a. Học bài.Trả lời câu hỏi sgk.Làm vở bài tập bài 13.b. Chuẩn bị bài sau:- Đọc trước bài, trả lời câu hỏi in nghiêng bài 14. - Tìm hiểu giá trị kinh tế của địa hình đồng bằng, cao nguyên, đồi.

BÀI 14 ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (Tiếp)Tuần 16 Ngày dạy: 1 – 12 – 2011 Tiết 16 Ngày soạn: 28 – 11 – 2011 I MỤC TIÊU1 Kiến thức:- Trình bày được đặc điểm hình thái của 3 dạng địa hình: đồng bằng, cao nguyên, đồi.- Phân loại đồng bằng, lợi ích của đồng bằng, cao nguyên.- Phân biệt sự khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên.

2 Kĩ năng: Chỉ trên bản đồ một số đồng bằng, cao nguyên lớn của Việt Nam.II CHUẨN BỊ1 Giáo viên: Bản đồ địa hình Việt Nam.

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 42: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6 Tranh ảnh về đồng bằng, cao nguyên, đồi.2 Học sinh: - Đọc trước bài, trả lời câu hỏi in nghiêng bài 14. -Tìm hiểu giá trị kinh tế của địa hình đồng bằng, cao nguyên, đồiIII TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG1 Bài cũ: - Câu 1: Núi là gì? So sánh giữa núi già và núi trẻ?- Câu 2: Địa hình núi đá vôi có đặc điểm gì? Hãy kể các hang động nổi tiếng mà em biết?

2 Bài mới:* Vào bài: Dựa vào sgk trang 46.* Tiến trình bài dạy:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng

Gv: Treo tranh ảnh về đồng bằngCho biết bề mặt đồng bằng và núi có gì khác nhau?Hs: So sánh.Gv: Quan sát H.40 sgk: đồng bằng thường có độ cao bao nhiêu so với mực nước biển?Hs: 0 – 200 m.Gv: Nêu khái niệm đồng bằng?Hs: Trả lời

Gv: Dựa vào sgk cho biết có những loại đồng bằng nào?Hs: Trả lời

Gv: Treo bản đồ thế giới: Xác định các đồng bằng sông Nin, sông Hoàng Hà, s. Cửu Long?Hs: Lên bảng chỉ.Gv: Dựa vào H.39 và vốn hiểu biết: nêu lợi ích của Đồng bằng?Hs: Trả lời

Gv: Gọi Hs đọc bài đọc thêm trang 48: nước ta có những loại đồng bằng nào?Hs: ĐọcThảo luận nhóm:Thời gian: 3 phút.Nội dung: Quan sát H.40 và vốn hiểu biết:So sánh giữa bình nguyên và cao nguyên?Hs: Thảo luận, so sánh.* Giống nhau: đêu la dạng địa hinh tương đối bằng phăng.* Khác nhau:Nội dung Cao nguyên Đông bằngĐộ cao tuyệt đối Từ 500m trở lên 0 – 200 mSườn Dốc Không cóLợi ich Trông cây công Trông cây lương

1. Bình nguyên (Đông bằng)

- Đồng bằng là dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối thường dưới 200 m.

- Dựa vào nguyên nhân hình thành chia ra:+ Đồng bằng do băng hà bào mòn.+ Đồng bằng bồi tụ ở cửa sông (đồng bằng châu thổ).

- Đồng bằng thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, thực phẩm.

2 Cao nguyên

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 43: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6nghiệp, chăn nuôi gia suc

thưc, thưc phẩm

Gv: Nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.Gv: Qua phần thảo luận: nêu khái niệm và lợi ích của cao nguyên?

Gv: Quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam, xác định các cao nguyên của Việt Nam?Hs: Lên bảng xác định. Bước 1 : Cho HS quan sát tranh ảnh về đồi Bước 2 : HS làm việc cá nhân Bước 3 : HS trao đổi theo cặp, trình bày ý kiến Bước 4 : GV chuẩn xác. Nêu ý nghĩa của đồi đối với phát triển nông nghiệp. GV giới thiệu vùng đồi ở vùng Trung du và miền núi Bắc

Bộ của nước taGV chuẩn xác.

Gv: Ơ địa phương em có dạng địa hình chủ yếu nào? Nêu lợi ích của dạng địa hình đó?Hs: Liên hệ.

- Cao nguyên là dạng địa hình tương đối bằng phẳng, nhưng có sườn dốc. Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên.- Lợi ích: Thuận lợi cho trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc.3 Đôi

Đồi là dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải; độ cao tương đối thường không quá 200 m.

Đồi là nơi thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp.

3 Củng cố Trên thế giới có mấy dạng địa hình :

a. 1 b.2 c.3 d. 4 Nhắc lại khái niệm bốn dạng địa hình: núi, cao nguyên, đồi, đồng bằng. Nêu giá trị kinh tế của núi, cao nguyên, đồi, bình nguyên?+ Cao nguyên, đồi: trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn.

+ Bình nguyên: thuận lợi trồng cây lương thực, thực phẩm, tập trung dân cư đông đúc, nhiều đô thị lớn.4 Dặn dòa. Học bài.Trả lời câu hỏi sgk.Làm vở bài tập bài 14.b. Chuẩn bị bài sau: Trả lời câu hỏi từ bài 1 đến bài 14 giờ sau ôn tập học kì I.

ÔN TÂP HỌC KÌ 1Tuần 17 Ngày dạy: 07 – 12 – 2011 Tiết 17 Ngày soạn: 03 – 12 – 2011 I MỤC TIÊU1. Kiến thức.

- Nhằm củng cố thêm phần kiến thức cơ bản cho học sinh.- Hướng học sinh vào những phân kiến thức trọng tâm của chương trìnhđể cho học sinh có kiến thức vững chắc để bước vào kì thi HKI.

2. Kĩ năng.- Đọc biều đồ, lược đồ, tranh ảnh.- Sử dụng mô hình Trái Đất (Quả địa cầu).

3. Thái độ : Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 44: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6II CHUẨN BỊ1 Giáo viên: Quả địa cầu , bản đồ tự nhiên thế giới 2 Học sinh: Trả lời câu hỏi phân câu hỏi do giáo viên giao.III TIẾN TRÌNH BÀI ÔN TÂP1 Bài cũ : Giáo viên kiểm tra việc trả lời câu hỏi của học sinh.2 Bài ôn tâp :* Vào bài : Giáo viên giới thiệu nội dung bài ôn tập.* Tiến trình bài ôn tậpHoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảngGv: Dựa vào kiến thức đã học co biết: Trái Đất có mấy sự vận động lớn?Hs: Trả lời

Gv: Hãy so sánh đặc điểm và hệ quả của 2 sự vận động đó?Hs: Lên bảng làm. Gv: Cấu tạo bên trong của Trái Đất có mấy lớp? Nêu đặc điểm của từng lớp?Hs: Trả lời

Gv: Trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất? Tạo sao lớp vỏ Trái Đất là lớp quan trọng nhất?Hs: Trả lời

Gv: Hãy kể tên các lục địa và đại dương trên thế giới theo thứ tự từ lớn đến nhỏ?Hs: Dựa vào kiến thức đã học trả lờiGv: Em đang sinh sống ở châu lục nào? Xác định châu lục đó trên bản đồ tự nhiên thế giới?Hs: Lên bảng xác định

Gv: Tại sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?Hs: Trả lờiGv: Trình bày hiện tượng động đất, núi lửa theo các nội dung sau: nguyên nhân, định nghĩa, phân loại và tác động?Hs: Lên bảng trình bày.Gv: Hãy kể tên các dạng địa hình đã học ở lớp 6?Hs: Kể tênThảo luận nhóm: thời gian: 5 phútNội dung: So sánh các dạng địa hình trên bề mặt Trải Đất theo bảng sau:Hs: thảo luận và trình bày theo bảng.

1. Sư vận động của Trái Đât

- Tự quay quanh trục.- Quay quanh Mặt Trời.

2. Câu tạo bên trong của Trái Đât

- Gồm 3 lớp:+ Lớp vỏ Trái Đất: quan trọng nhất.+ Lớp trung gian.+ Lớp lõi

3. Sư phân bố các lục địa va đại dương trên bê mặt Trái Đât

4. Các thanh phần tư nhiên của Trái Đât

Nội dung Nui Cao nguyên Đôi Đông bằngĐịnh nghĩa Là dạng địa hình nhô cao,

thường trên 500m so với Là dạng địa hình tương đối bằng

Là dạng địa hình nhô cao, có đỉnh

Là dạng địa hình thấp tương đối

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 45: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6mực nước biển. Gồm 3 bộ phận: đỉnh, sườn, chân.

phẳng nhưng có sườn dốc. Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên.

tròn, sườn thoải nhưng độ cao tương đối không quá 200m.

bằng phẳng có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m.

Phân loại Theo độ cao: Núi thấp.Núi trung bình.Núi cao.

2 loại:- Đồng bằng bị băng hà bào mòn.- Đồng bằng châu thổ.

Giá trị kinh tế

Tài nguyên rừng.Phát triển du lịch

Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc.

Trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc.

Trồng cây lương thực và thực phẩm.

3 Củng cốa. Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm.Cho điểm nhóm làm tốt nhất.b. Chữa các câu hỏi khó theo yêu cầu của học sinh.4 Dặn dò : Ôn tập tốt kiến thức đã học trong học kì 1 giờ sau kiểm tra học kì.

KIỂM TRA HỌC KÌ ITuần 18 Ngày soạn: 10 – 12 – 2011 Tiết 18 Ngày kiểm tra: 14 – 12 – 2011 I MỤC TIÊU1 Kiến thức: Củng cố và kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh từ bài 7đến 14.2 Kĩ năng: Củng cố và kiểm tra kĩ năng:- Thu thập, trình bày,các thông tin địa lí.- Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí ở mức độ đơn giản II CHUẨN BỊ1 Giáo viên: Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.2 Học sinh: Ôn tập kiến thức đã họcIII TIẾN TRÌNH BÀI KIỂM TRA

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 46: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 61. Ôn định tô chức: Kiểm tra sĩ số.2. Phát đề

ĐỀ BÀII TRĂC NGHIÊM1. Hãy nối ý ở cột A và cột B sao cho đúng:Khái niệm Đáp án Nội dung1. Nội lực2. Ngoại lực

a. Là những lực sinh ra bên ngoài như: nước chảy, gió thổi ….b. Là những lực sinh ra bên dưới bề mặt đất.c. Là lực sinh ra bên trong Trái Đất

2. Hay khoanh tròn vào đáp án đung:1. Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời là:a. 364 ngày 6 giờ b. 365 ngày 6 giờ c. 365 ngày 4 giờ d. 366 ngày 4 giờ2. Từ ngoai vao trong Trái Đât lần lượt có các lớp la:a. Vỏ, nhân, lớp trung gian. c. Nhân, lớp trung gian, vỏ b. Vỏ, lớp trung gian, nhân d. Lớp trung gian, nhân, vỏ3. Đại dương có diện tích lớn nhất trong 4 đại dương là:a. Đại Tây Dương b. Ấn Độ Dương c. Bắc Băng Dương d. Thái Bình Dương4. Vào ngày 22 – 6 (hạ chí) nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều nhất. Vậy nửa cầu đó là mùa gì?a. Mùa Hạ b. Mùa đông c. Mùa thu d. Mùa xuân5. Lục địa nào nằm trên cả hai bán cầu Bắc và Nam?a. Lục địa Nam Cực b. Lục địa Nam Mỹ c. Lục địa Phi d. Lục địa Bắc Mỹ6. Con người đã có những biện pháp hạn chế thiệt hại do động đât bằng cách:a. Xây dựng nhà bằng vật liệu nhẹ c. Sử dụng các loại vật liệu tổng hợp bền dẻo b. Lập trạm nghiên cứu dự báo d. Cả a,b,c đều đúng7. Bình nguyên hay đồng bằng có độ cao tuyệt đối là:a. Dưới 200m b. Từ 200 – 250 m c. Từ 250 – 300 m d. Trên 300 m 8. Cao nguyên là dạng địa hình thuận lợi cho việc:a. Trồng cây công nghiệp b. Trồng rừng c. Trồng cây lương thực d. Trồng cây ăn quả

II TỰ LUÂNCâu 1: (3 điểm) Trình bày đặc điểm và hệ quả của vận động tự quanh quanh trục củaTrái Đất?Câu 2: (1 điểm) Tại sao lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất nhưng lại rất quan trọng?Câu 3: (3 điểm) Dựa vào kiến thức đã học, em hãy phân biệt núi già và núi trẻ?

Đáp án và biểu điểm:Câu Nội dung Điểm

I.Câu 1

Câu 2

Nối ý1 + c2 + a

10,50,5

1 + b 2 + b 3 + d 4 + a 5 + c 6 + d 7 + a 8 + a 2

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 47: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6II .Câu 1

Câu 2

- Đặc điểm của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất là:+ Trái Đất tự quay một vòng quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.+ Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24h.- Hệ quả:+ Hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất.+ Các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.

311

0,50,5

Vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất, nhưng lại rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật … và cả xã hội loài người

1

Câu 3Phân biệt núi già và núi trẻ theo nội dung sau:

Nội dung Núi trẻ Núi già 31

1

1

Thời gian hình thành Cách đây vài chục triệu năm Hàng trăm triệu nămĐặc điểm hình thái - Độ cao lớn do ít bị bào

mòn- Đỉnh cao, nhọn, sườn

dốc, thung lũng sâu.

- Thấp hơn do bị bào mòn

- Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.

Tiết 19: Tông kết học kì ITuần 19 Ngày dạy: 22 – 12 – 2011Tiết 19 Ngày soạn: 19 – 12 – 2011

I MỤC TIÊU- Giúp học sinh xem lại bài kiểm tra của mình.Chữa ở nội dung chưa đúng.Biết kết quả mình đạt được trong học kì I. Những ưu điểm và nhược điểm nhằm giúp các em hoàn thiện, bổ sung, cố gắng ở Học kì II.II CHUẨN BỊ

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 48: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 61 Giáo viên: Bài kiểm tra học kì I đã chấm. Sổ ghi điểm đã tổng kết.2. Học sinh: Máy tính Bảng điểm đã ghi môn địa (nếu có).III TIẾN TRÌNH BÀI TÔNG KẾT1. Bài cũ: 2. Bài tổng kếtHoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảngHoat động 1: Giáo viên phát 1 số đề kiểm tra học kì I gọi học sinh lên bảng làm lại.I TRĂC NGHIÊM1. Hãy nối ý ở cột A và cột B sao cho đúng:Khái niệm

Đáp án

Nội dung

1. Nội lực2. Ngoại lực

a. Là những lực sinh ra bên ngoài như: nước chảy, gió thổi ….b. Là những lực sinh ra bên dưới bề mặt đất.c. Là lực sinh ra bên trong Trái Đất

2. Hay khoanh tròn vào đáp án đung:1. Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời là:a. 364 ngày 6 giờ

b. 365 ngày 6 giờ

c. 365 ngày 4 giờ

d. 366 ngày 4 giờ

2. Từ ngoai vao trong Trái Đât lần lượt có các lớp la:a. Vỏ, nhân, lớp trung gian.vỏ b. Vỏ, lớp trung gian, nhân3. Đại dương có diện tích lớn nhất trong 4 đại dương là:a. Đại Tây Dương

b. Ấn Độ Dương

c. Bắc Băng Dương

d. Thái Bình Dương

4. Vào ngày 22 – 6 (hạ chí) nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều nhất. Vậy nửa cầu đó là mùa gì?a. Mùa Hạ b. Mùa

đôngc. Mùa thu d. Mùa

xuân5. Lục địa nào nằm trên cả hai bán cầu Bắc và Nam?a. Lục địa b. Lục địa c. Lục địa d. Lục địa

1. Chữa bài kiểm tra học kì

I TRĂC NGHIÊM1. Hãy nối ý ở cột A và cột B sao cho đúng:Khái niệm

Đáp án

Nội dung

1. Nội lực2. Ngoại lực

1 + c

2 + a

a. Là những lực sinh ra bên ngoài như: nước chảy, gió thổi ….b. Là những lực sinh ra bên dưới bề mặt đất.c. Là lực sinh ra bên trong Trái Đất

2. Hay khoanh tròn vào đáp án đung:

1 + b2 + b3 + d4 + a5 + c6 + d7 + a8 + a

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 49: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6Nam Cực Nam Mỹ Phi Bắc Mỹ

6. Con người đã có những biện pháp hạn chế thiệt hại do động đât bằng cách:a. Xây dựng nhà bằng vật liệu nhẹ c. Sử dụng các loại vật liệu tổng hợp bền dẻo b. Lập trạm nghiên cứu dự báo d. Cả a,b,c đều đúng7. Bình nguyên hay đồng bằng có độ cao tuyệt đối là:a. Dưới 200m

b. Từ 200 – 250 m

c. Từ 250 – 300 m

d. Trên 300 m

8. Cao nguyên là dạng địa hình thuận lợi cho việc:a. Trồng cây công nghiệp

b. Trồng rừng

c. Trồng cây lương thực

d. Trồng cây ăn quả

II TỰ LUÂNCâu 1: (3 điểm) Trình bày đặc điểm và hệ quả của vận động tự quanh quanh trục củaTrái Đất?

Câu 2: (1 điểm) Tại sao lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất nhưng lại rất quan trọng?

Câu 3: (3 điểm) Dựa vào kiến thức đã học, em hãy phân biệt núi già và núi trẻ?

Câu 1: Đặc điểm của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất là:+ Trái Đất tự quay một vòng quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.+ Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24h.- Hệ quả:+ Hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất.+ Các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng

Vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất, nhưng lại rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật … và cả xã hội loài người

Phân biệt núi già và núi trẻ theo nội dung sau:Nội dung Núi trẻ Núi già

Thời gian hình thành

Cách đây vài chục triệu năm Hàng trăm triệu năm

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh

Page 50: Giao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc

Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất Giáo án địa 6Đặc điểm hình thái - Độ cao lớn do ít bị bào

mòn- Đỉnh cao, nhọn, sườn

dốc, thung lũng sâu.

- Thấp hơn do bị bào mòn

- Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.

Hs: Lần lượt lên bảng làm từng câu. Học sinh khác nhận xét. Giáo viên chuẩn xác lại.

Gv: Trả bài kiểm tra học kì.Hs: Xem lại. Trình bày thắc mắc nếu có.

Gv: Đọc các điểm thành phần mà các em đạt được trong học kì I. Hướng dẫn công thức tính điểm trung bình môn. Yêu cầu học sinh tính điểm, sau 5 phút hỏi lại kết quả và so với kết quả của giáo viên.

2. Trả bài kiểm tra học kì

3. Tông kết kì I

3. Củng cố: Giáo viên khen ngợi những em đạt kết quả cao. Động viên, nhắc nhở các em có kết quả thấp cần cố gắng trong học kì II.4. Dặn dò: Chuẩn bị học chương trình học kì 2: bài các mỏ khoáng sản: - Tìm hiểu thế nào lầ khoáng sản, mỏ khoáng sản.- Liên hệ trong gia đình mình sử dụng đồ dùng gì được làm từ khoáng sản.

Năm học: 2011 – 2012 Giáo viên: Bùi Lanh