21
1 GII THIU VRƠLE KTHUT SI. Gii thiu chung vRơle sCác loi Rơle đin cơ và rơle tĩnh ngày nay hu như không còn được sn xut na, thay vào đó là nhng rơle svi nhng ưu vit rt ln. - Tích hp nhiu chc năng vào mt bbo v, nhđó kích thước ca hthng bo vvà giá thành gim rt đáng k. - Độ tin cy và độ sn sàng rt cao do gim được yêu cu để bo trì các chi tiết cơ khí và trng thái ca rơle có thđược kim tra thường xuyên. - Độ chính xác cao nhcác blc svà các thut toán đo lường ti ưu. - Công sut tiêu thbé khong : 0,1VA (Rơle tĩnh: 1VA; Rơle cơ: 10VA). - Ngoài chc năng bo vcòn có ththc hin được nhiu chc năng đo lường và tđộng như: hin thvà ghi chép các thông sca hthng trong chế độ ti làm vic bình thường và các chế độ ti khi gp sc, lưu trcác dliu cn thiết để giúp ích cho vic phân tích sc, xác định vtrí đim sc.v.v.. - Có thddàng ly ra được các thông tin đã lưu trthông qua cng giao tiếp gia rơle vi máy tính. VD: cng chun RS-232. - Ddàng liên kết vi các thiết bbo vkhác và vi mng thông tin đo lường, điu khin và bo vca toàn hthng Đin. Các rơle shin đại thường được chế to theo quan quan đim mi mt phn tca HTĐ ( như: MPĐ, MBA, Đường dây truyn ti đin, thanh cái …) đều được bo vbng mt Rơle được tích hp nhiu chc năng. Ví d: Để bo vmt đường dây ti đin, người ta sdng 1 hp bRơle sthông thường bao gm các chc năng sau: - Bo vkhong cách;

Giao Trinh Role

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Giao Trinh Role

1

GIỚI THIỆU VỀ RƠLE KỸ THUẬT SỐ

I. Giới thiệu chung về Rơle số

Các loại Rơle điện cơ và rơle tĩnh ngày nay hầu như không còn được sản xuất

nữa, thay vào đó là những rơle số với những ưu việt rất lớn.

- Tích hợp nhiều chức năng vào một bộ bảo vệ, nhờ đó kích thước của hệ

thống bảo vệ và giá thành giảm rất đáng kể.

- Độ tin cậy và độ sẵn sàng rất cao do giảm được yêu cầu để bảo trì các chi

tiết cơ khí và trạng thái của rơle có thể được kiểm tra thường xuyên.

- Độ chính xác cao nhờ các bộ lọc số và các thuật toán đo lường tối ưu.

- Công suất tiêu thụ bé khoảng : 0,1VA (Rơle tĩnh: 1VA; Rơle cơ: 10VA).

- Ngoài chức năng bảo vệ còn có thể thực hiện được nhiều chức năng đo

lường và tự động như: hiển thị và ghi chép các thông số của hệ thống trong

chế độ tải làm việc bình thường và các chế độ tại khi gặp sự cố, lưu trữ các

dữ liệu cần thiết để giúp ích cho việc phân tích sự cố, xác định vị trí điểm

sự cố.v.v..

- Có thể dễ dàng lấy ra được các thông tin đã lưu trữ thông qua cổng giao

tiếp giữa rơle với máy tính. VD: cổng chuẩn RS-232.

- Dễ dàng liên kết với các thiết bị bảo vệ khác và với mạng thông tin đo

lường, điều khiển và bảo vệ của toàn hệ thống Điện.

Các rơle số hiện đại thường được chế tạo theo quan quan điểm mỗi một phần tử

của HTĐ ( như: MPĐ, MBA, Đường dây truyền tải điện, thanh cái …) đều được

bảo vệ bằng một Rơle được tích hợp nhiều chức năng.

Ví dụ: Để bảo vệ một đường dây tải điện, người ta sử dụng 1 hợp bộ Rơle số

thông thường bao gồm các chức năng sau:

- Bảo vệ khoảng cách;

Page 2: Giao Trinh Role

2

- Bảo vệ quá dòng;

- Bảo vệ quá dòng thứ tự không;

- Bảo vệ quá dòng có hướng;

- Bảo vệ quá điện áp;

- Chức năng TĐL và chức năng Kiểm tra đồng bộ.

Từ Rơle ta có thể khai thác được các thông tin sau:

- Thông số vận hành của Đường dây như: U, I, P, Q, f..

- Các tham số chỉnh định và thời gian tác động của từng chức năng bảo vệ đã

được cài đặt theo phiếu chỉnh định ở trong Rơle.

- Khai thác được khoảng cách từ điểm sự cố đến TI, TU đường dây ở điểm

đặt Rơle, ngoài ra có thể khai thác được thông số dòng điện và điện áp sự

cố.

Trên thực tế, để bảo vệ cho 1 đối tượng trong HTĐ người ta thường sử dụng 2 bộ

bảo vệ Rơle số của 2 hãng sản xuất khác nhau và có chức năng tương tự nhau.

Trong đó 1 bộ được sử dụng làm bảo vệ chính, 1 bộ được sử dụng làm bảo vệ dự

phòng. Cả 2 bộ được vận hành song song mục đích là để nâng cao yêu cầu đảm

bảo và chọn lọc của bảo vệ.Tuy nhiên hiện tại vì lí do kinh tế mà điều này chỉ

được áp dụng đối với bảo vệ ở các cấp điện áp từ 220kV trở lên.

Các thông số làm việc của Rơle số có thể xem trực tiếp bằng các phím bấm trên

mặt Rơle, hoặc từ xa thông qua kênh truyền thông tin.

Để cài đặt cho Rơle, chúng ta có thể sử dụng phím bấm trên Rơle hoặc sử dụng

các phần mềm chuyên dụng để kết nối máy tính với Rơle.

II. Nguyên lý làm việc của Rơle số

- Các rơle số đều làm việc dựa trên nguyên tắc đo lường số.

- Các giá trị số của đại lượng tương tự dòng và áp nhận được từ phía thứ cấp của

TI và TU là những tham số đầu vào của Rơle số.

- Sau khi qua các bộ lọc tương tự, bộ lấy mẫu các tín hiệu này sẽ được chuyển

thành tín hiệu số.

Page 3: Giao Trinh Role

3

- Nguyên lý làm việc của Rơle số dựa trên giải thuật tính toán theo chu trình các

đại lượng điện ( chẳng hạn như tổng trở của mạch điện được bảo vệ ) từ trị số của

dòng điện và điện áp đã lấy mẫu.

- Các giá trị cài đặt được dùng làm giá trị tham chiếu, được nạp vào bộ nhớ

EEPROM ( bộ nhớ chỉ đọc và có thể xoá bằng điện ) của Rơle, để đề phòng mất số

liệu chỉnh định khi mất nguồn điện cấp cho Rơle.

- Trong quá trình tính toán liên tục này, kết hợp so sánh kết quả tính toán với các

đại lượng cài đặt, sẽ phát hiện ra chế độ sự cố sau rất nhiều các phép tính nối tiếp

nhau. Khi đó bảo vệ sẽ tác động và bộ vi xử lý sẽ gửi tín hiệu đến các đầu ra của

Rơle số để đi cắt Máy Cắt ( có thể đi cắt trực tiếp hoặc thông qua các Rơle trung

gian ).

- Trong Rơle số việc tổ chức ghi chép và lưu trữ các dữ kiệu về sự cố rất dễ dàng

theo trình tự diễn biến về thời gian với độ chính xác đến miligiây ( ms ).

- Để đảm bảo dung lượng bộ nhớ của bộ phận ghi sự cố, thường người ta khống

chế các lần sự cố còn lưu trong bộ nhớ khoảng 10 bản ghi tuỳ loại Rơle số được sử

dụng. Khi xuất hiện sự cố mới vượt quá số lần cho phép lưu trữ, thì số liệu của sự

Page 4: Giao Trinh Role

4

cố cũ nhất trong quá trình lưu trữ sẽ bị xoá khỏi bộ nhớ để nhường chỗ cho số liệu

của sự cố mới vừa xảy ra.

- Tất cả các thông tin về thông số vận hành, thao tác và sự cố đều được lưu lại

trong bộ nhớ của Rơle để ngăn ngừa trường hợp nguồn cấp cho Rơle bị mất.

- Đầu ra của Rơle có các đèn LED tín hiệu để cảnh báo cho người vận hành về

trạng thái của Rơle cũng như thao tác mà Rơle đã tiến hành.

- Các hợp bộ Rơle số thường có một phần mềm chuyên dụng đi kèm rất thuận tiện

cho việc sử dụng máy tính để chỉnh định Rơle, theo dõi các hoạt động của Rơle, và

trao đổi thông tin vào/ra với Rơle, cũng như để giúp nhân viên vận hành có thể

phân tích các sự cố từ các số liệu đã được ghi chép trong các bản ghi sự cố .

- Cổng vào/ra của Rơle số cho phép dễ dàng ghép nối với các thiết bị thông tin, đo

lường , điều khiển và bảo vệ ở trong trạm điện hoặc ở các cấp điều độ cao hơn.

III. Vận hành hệ thống Rơle bảo vệ kỹ thuật số

1. Kiểm tra khi Rơle chưa mang điện

Bước kiểm tra này phải được tiến hành trước khi cấp nguồn cho Rơle hoạt động

để đảm bảo an toàn cho thiết bị. Các aptomat cấp nguồn cho Rơle phải ở vị trí cắt.

* Kiểm tra bằng mắt bên ngoài:

- Dùng mắt để kiểm tra xem Rơle có bị hư hỏng, méo, dập … trong quá trình

vận chuyển , lắp đặt hay không. Nếu phát hiện ra bất kỳ điều jì bất thường

thì phải thông báo ngay cho bên quản lý thiết bị biết.

- Kiểm tra các thông số định mức ghi trên nhãn Rơle xem có phù hợp với hệ

thống không, xác định chính xác các thông số sau:

+ Điện áp định mức nguồn nuôi : thông thường là 110 – 250 VDC

+ Dòng điện định mức thứ cấp: có thể là 1A hoặc 5A

+ Điện áp thứ cấp định mức.

+ Điện áp làm việc của các đầu vào tương tự của Rơle.

+ Tần số làm việc: thông thường là 50Hz.

Page 5: Giao Trinh Role

5

* Kiểm tra tiếp địa an toàn: Kiểm tra xem các điểm nối đất của Rơle ( thường các

điểm này được bố trí ở bên cạnh và mặt sau của Rơle ) đã được nối chắc chắn vào

thanh tiếp địa của vỏ tủ và nối vào hệ thống tiếp địa chung của trạm hay chưa.

* Kiểm tra sơ đồ nối dây của Rơle: Kiểm tra Rơle đã được đấu nối chính xác vào

hệ thống. Để kiểm tra ta có thể so sánh sơ đồ nối dây nội bộ của Rơle với sơ đồ

nguyên lý theo thiết kế xem có phù hợp hay không.

* Để Rơle có thể hoạt động được cần kiểm tra các mạch như sau:

- Mạch cấp nguồn nuôi cho Rơle: Kiểm tra xem đã được nối vào nguồn có

cấp điện áp phù hợp với điện áp nguồn định mức của Rơle chưa.

- Mạch dòng điện: kiểm tra hệ thống mạch dòng cấp cho Rơle đã được đấu

đúng và khép kín hay chưa ( kiểm tra đến tận điểm đấu nối của TI ).

- Mạch điện áp đưa vào rơle.

- Mạch đi cắt máy cắt liên quan.

- Mạch cảnh báo tín hiệu bảo vệ tác động, bảo vệ hư hỏng..

- Các mạch tín hiệu tương tự bên ngoài đấu vào BI của Rơle.

* Kiểm tra cách điện: kiểm tra cách điện cuả từng bộ phận trong Rơle so với đất

theo chỉ dẫn của nhà chế tạo. Các phần tử cần kiểm tra là: mạch dòng, nguồn nuôi,

các rơle đầu ra, các đầu vào Rơle, các cổng giao tiếp của Rơle.

* Kiểm tra nguồn nuôi: kiểm tra nguồn cấp cho Rơle đã được đấu nối đúng cực

tính và có điện áp phù hợp với điện áp định mức của Rơle.

2. Cấp nguồn kiểm tra hoạt động của Rơle

Bật aptomat cấp nguồn cho Rơle. Kiểm tra lần lượt các hạng mục sau:

- Kiểm tra đèn báo Rơle đang hoạt động: đối với các loại Rơle thường gặp thì

đèn LED xanh báo Rơle làm việc bình thường. Nếu đèn LED báo đỏ thì có

nghĩa Rơle đang báo lỗi và không làm việc. Các lỗi này của Rơle có thể do

một số nguyên nhân sau: Chỉnh định cài đặt bên trong Rơle không phù

hợp, có hư hỏng phần cứng bên trong Rơle, có xung đột giữa phần cứng

và phần mềm của Rơle, Rơle bị treo do bị tràn bản ghi sụ cố.v.v.. Ngoài ra

nếu Rơle đang trong quá trình vận hành bình thường mà xảy ra báo lỗi hay

Page 6: Giao Trinh Role

6

treo Rơle không thể giải trừ được bằng các phím bấm Reset trên mặt Rơle,

thì người vận hành có thể giải trừ bằng cách đơn giản nhất là tắt nguồn cấp

cho Rơle ở trong tủ và bật lại. Nếu Rơle vẫn treo và báo lỗi thì phải thông

báo ngay cho các bên có trách nhiệm xử lý biết và tách Rơle ra khỏi vận

hành.

- Kiểm tra các thông báo xuất hiện trên màn hình của Rơle: sau khi quá trình

khởi động của Rơle kết thúc thì màn hình sẽ hiển thị các thông số ngầm

định như: chủng loại Rơle, thông số đo lường dòng và áp .v.v..

- Thực hiện giao tiếp với Rơle thông qua các phím bấm và màn hình: duyệt

qua các thư mục của Rơle, kiểm tra các đèn LED chỉ thị của Rơle bằng nút

Reset hoặc vào trong menu kiểm tra đèn của Rơle.

Ví dụ : đối với Rơle Siemens

- Thực hiện giao tiếp với Rơle bằng phần mềm. Ví dụ: đối với Rơle Micom

các đời P122, P123.v..v.. có thể sử dụng phần mềm MiCom S1 hoặc

MiCom S1 Studio dùng cáp 9 chân theo chuẩn RS-232 để kết nối với Rơle

thông qua máy tính, tương tư đối với Rơle Siemens ta có thể dùng phần

mềm DIGSI 4 để kết nối với Rơle.

Page 7: Giao Trinh Role

7

3. Cài đặt Rơle số

Thông thường khi Rơle được xuất xưởng thì nó đã có các thông số ngầm định do

nhà sản xuất đã cái đặt sẵn. Tuy nhiên ta phải căn cứ vào Phiếu chỉnh định do các

trung tâm điều độ cấp và căn cứ vào các thiết bị hiện tại, sơ đồ thiết kế để kiểm tra

và cài đặt lại các thông số làm việc của Rơle cho phù hợp.

Các thông số cần phải cài đặt để Rơle bảo vệ làm việc bao gồm:

- Cấu hình của Rơle: trong phần menu của Rơle liệt kê tất cả các chức năng

bảo vệ của nó ví dụ như khoảng cách, quá dòng, tự động đóng lặp lại.v.v..

- Thông số làm việc: ta cần chú ý đến các thông số chính như tỷ số của biến

dòng TI, tỷ số của biến điện áp, các thông số của đường dây ( như trở

kháng thứ tự thuận, góc nhạy, chiều dài đường dây đối với bảo vệ khoảng

cách ).v.v…

- Bật cái chức năng bảo vệ được sử dụng, cài đặt giá trị tác động và thời gian

tác động theo đúng phiếu chỉnh định.

IV. Qui trình vận hành và cài đặt đối với một số loại Rơle thường gặp

1.Rơle quá dòng REF54X

Là thiết bị được sản xuất với công nghệ kỹ thuật số của hãng ABB được tích hợp

các chức năng áp dụng trong lưới phân phối và truyền tải điện.

Bên trong Rơle được tích hợp rất nhiều chức năng khác nhau tuỳ theo nhu cầu sử

dụng như: bảo vệ quá dòng pha có hướng và không hướng, bảo vệ quá dòng chạm

đất có hướng và không hướng, bảo vệ tần số, bảo vệ điện áp, kiểm tra đồng bộ, tự

động đóng lặp lại.v.v..

* Ở mặt trước của Rơle bao gồm:

a) Các phím chức năng:

- Left/Right: Di chuyển các hiển thị trên LCD, lựa chọn các chức năng hoặc thông

số trên menu.

- Up/Down: Di chuyển con trỏ tới các chức năng cần lựa chọn, thay đổi trụ số

tuyệt đối của thông số.

Page 8: Giao Trinh Role

8

- Clear/Cancer: Giải trừ các hiển thị và chỉ thị đèn LED, xoá các cảnh báo và sự

kiện, thoát khỏi chế độ cài đặt, ấn duy trì 2s phím C để giải trừ tất cả các tín hiệu

cảnh báo.

- Enter ( E ) : Ấn duy trì 2s phím E để nhập password chuyển sang MAIN MENU

từ màn hình MIMIC, chấp nhận các thông số chỉnh định.

- Local ( L ) : Khi đèn từ phím L sáng tất cả các phần tử có thể điều khiển từ các

phím O và I, mọi điều khiển từ xa thông qua hệ thống đều bị khoá.

- Remote ( R ) : Khi đèn tại vị trí R sáng tất cả các phần tử có thể điều khiển từ xa

thông qua hệ thống, các phím bấm tại chỗ đều bị cấm.

- Disable: Khi đèn R/L không sáng toàn bộ các thao tác từ xa tại chỗ đều bị khoá.

- Select: Phím lựa chọn đối tượng cần điều khiển tại chỗ.

- Close ( I ) : Phím lựa chọn lệnh đóng nếu đối tượng đang mở.

- Open ( O ) : Phím lựa chọn lệnh mở nếu đối tượng đang đóng.

b) Hiện thị các LED

- Đèn xanh:

+ Sáng: Rơle làm việc bình thường, không cảnh báo, nguồn nuôi Rơle tốt

+ Nhấp nháy: Rơle ở chế độ kiểm tra ( test mode ) hoặc Rơle cảnh báo hư hỏng

kèm theo thông tin cảnh báo trên màn hình nếu ở chế độ bình thường cần giải trừ

lại Rơle.

+ Không sáng: Hư hỏng nguồn nuôi Rơle, kiểm tra nguồn nuôi bên ngoài trước

khi can thiệp vào khối nguồn Rơle.

- Đèn vàng:

+ Không sáng: Không có chức năng nào khởi động.

+ Sáng: Có chức năng bảo vệ khởi động, nếu có nhiều khởi động xảy ra trong

khoảng thời gian ngắn thì khởi động gần nhất được hiển thị, để xem rõ hơn cần

vào xem sự kiện gần nhất.

+ Nhấp nháy: Chức năng bảo vệ của Rơle bị khoá, hoặc một chức năng bảo vệ bị

khoá trong khi một chức năng bảo vệ khác khởi động. Cần kiểm tra chức năng bảo

vệ và thông số cài đặt.

Page 9: Giao Trinh Role

9

- Đèn đỏ:

+ Không sáng: không có tín hiệu cắt sự cố

+ Sáng: Có tín hiệu cắt sự cố, để giải trừ ấn phím ( C ) , nếu có nhiều tín hiệu cắt

sự cố trong 1 khoảng thời gian ngắn thì tín hiệu cắt sự cố đầu tiên được hiển thị

+ Nhấp nháy: Tín hiệu hư hỏng máy cắt, để giải trừ ấn phím ( C ) trong 2s.

* Vận hành rơle

Rơle được chia làm 3 mức password theo 3 tính chất khác nhau:

Mức 1 ( MIMIC ): Cho phép thay đổi để lụa chọn chế độ từ xa, tại chỗ, được giải

trừ sau 1 khoảng thời gian ( time out ). Password: 100000

Mức 2 ( parameter ): Nhập và thay đổi các thông số chỉnh định. Password:

200000.

Mức 3 ( HMI ): chuyển chế độ hiển thị từ màn hình MIMIC sang MAIN

MENU.Password: 300000

* Các thông số vận hành: tại màn hình của Rơle có thể hiển thị trực tiếp các dạng

thông số vận hành dùng phím trái, phải để lựa chọn các chế độ hiển thị như hiển

thị sơ đồ môt sợi ( MIMIC view ), hiện thị các giá trị đo lường ( Measurment view

), hiện thị các sự kiện ( Event view ), hiển thị các tín hiệu cảnh báo (Arlarm view)

* Cài đặt thông số chỉnh định

Ấn 2s phím ( E ) nhập pass: 300000 màn hình sẽ chuyển sang dạng MAIN

MENU.

Dùng các phím lên, xuống, trái, phải để di chuyển con trỏ và lựa chọn các chức

năng cụ thể cần cài đặt hoặc sửa đổi.

Khi thay đổi thông số cụ thể nhập password: 200000. Ấn phím ( E ) để nhớ trị số

cài đặt mới và dùng phím ( C ) để thoát khỏi chế độ cài đặt mới và lưu lại trị số cũ.

Page 10: Giao Trinh Role

10

2. Rơle bảo vệ khoảng cách P443

* Cài đặt Rơle

Rơle bảo vệ khoảng cách P443 có thể được cài đặt thông qua các phím bấm trên

mặt Rơle hay thông qua máy tính sử dụng phần mềm MiCom S1 hoặc MiCom S1

Studio

Chu trình cài đặt bằng phím bấm trên mặt Rơle:

Page 11: Giao Trinh Role

11

Khi cài đặt từ phần mềm, màn hình điều khiển của chúng như sau:

Chúng bao gồm 4 mục chính :

Page 12: Giao Trinh Role

12

- Setting and Records: Cài đặt tham số bảo vệ cho Rơle

- PSL Editor: Cài đặt các đầu vào số BI và các đầu ra BO của Rơle

- Monitoring: Chức năng đo lường dưới tải

- Menu Test Editor

Sau khi chọn Setting and Record menu để đặt tham số bảo vệ

Ở đây ý nghĩa của các tham số như sau:

- System data: Cài đặt ngôn ngữ, tần số sử dụng

- CB control: Cài đặt tham số cho máy cắt

- Canfiguaration: Lựa chọn các chức năng bảo vệ quá dòng , khoảng cách, lựa

chọn các nhóm bảo vệ.

- CT and VT Ratio: Đặt tỷ số biến dòng điện và điện áp.

- Record Control and Disturb Recorder: Chức năng ghi chụo sự cố.

Page 13: Giao Trinh Role

13

- Measure’t setup: Cài đặt chức năng đo lường.

- Opto Config: Cấu hình điện áp đặt vào BI (đầu vào) của Rơle.

- Group 1: Đặt tham số cho nhóm bảo vệ 1, trong menu này thì chỉ những chức

năng đã được chọn trong phần Configuaration mới được hiển thị và cho phép định

nghĩa.

- Group 2: Đặt tham số cho nhóm bảo vệ 2

- Group 3: Đặt tham số cho nhóm bảo vệ 3

- Group 4: Đặt tham số cho nhóm bảo vệ 4

Sau khi cài đặt xong tham số bảo vệ cho Rơle thì ta tiến hành cấu hình đầu vào BI

và đầu ra BO của Rơle. Để tiến hành cấu hình BI, BO của Rơle ta lựa chọn chức

năng PSL_Editor ở trong menu chính

Ở đây khi Rơle xuất xưởng thì một số đầu vào và đầu ra của Rơle đã được gán sẵn

các chức năng, cần phải dựa trên cơ sở các bản vẽ để thay đổi lại các đầu ra/vào đó

cho đúng với yêu cầu sử dụng.

Ta có thể định nghĩa lại các chức năng cho các đầu vào BI của Rơle:

Page 14: Giao Trinh Role

14

Cũng như định nghĩa lại các chức năng cho các đầu ra đi cắt và cảnh báo

Page 15: Giao Trinh Role

15

* Một số hư hỏng thường gặp:

- Mất nguồn nuôi Rơle: Đèn Healthy sẽ tắt, khi đó sẽ có tín hiệu báo nguồn nuôi

Rơle bị mất. Tiến hành kiểm tra Aptomat cấp nguồn cho Rơle và các hàng kẹp cấp

nguồn cho Rơle

- Rơle không làm việc: Đèn out of service sáng, khi đó Rơle bị treo. Cán bộ vận

hành có thể khởi động lại Rơle bằng cách bật tắt nguồn cấp cho Rơle. Nếu Rơle

vẫn không làm việc thì phải báo ngay cho các bên có trách nhiệm xử lý và tách

Rơle ra khỏi vận hành.

- Rơle cảnh báo: Đèn Alarm sáng báo Rơle đang cảnh báo. Tiến hành kiểm tra

xem Rơle cảnh báo tín hiệu jì, bằng cách xem tất cả các LED bên cạnh và vào

Rơle để kiểm tra bằng bàn phím trên mặt Rơle.

- Rơle bị khoá ( block ): Mặt màn hình sẽ báo block service. Khi khởi động lại mà

không được, đây là trường hợp rơle bị hỏng bên trong nội bộ của Rơle phải tách ra

sửa chữa hoặc thay thế bằng Rơle khác.

3. Rơle bảo vệ quá dòng 7SJ62

Rơle 7SJ62 do hãng SIEMENS chế tạo kết cấu chắc chắn trong 1 khối gọn, nhẹ

thuận tiện trong việc lắp đặt cũng như thao tác trong vận hành. Rơle bảo vệ quá

dòng 7SJ62 là loại Rơle kỹ thuật số được tích hợp nhiều chức năng bên trong Rơle

như: bảo vệ quá dòng, bảo vệ điện áp, bảo vệ tần số, bảo vệ quá tải, tự động đóng

lặp lại.v.v..

* Hình dáng bên ngoài của Rơle 7SJ62 và sơ đồ đấu nối chân như hình dưới đây:

Mặt trước của Rơle bao gồm các đèn điốt quang ( LED ) và màn hình tinh thể

lỏng LCD. Chúng thông báo cho người vận hành biết những thông tin như các đại

lượng đo lường, các sự cố xảy ra, các trạng thái làm việc của Rơle 7SJ62.

Tất cả các thông tin trong Rơle 7SJ62 đều có thể truy cập được thông qua các nút

bấm của Rơle. Các thông số bao gồm: các thông số cài đặt cho bảo vệ và điều

khiển, các bản ghi sự cố, thông số vận hành và các gía trị đo lường. Các giá trị cài

đặt có thể thay đổi được theo yêu cầu của vận hành.

Page 16: Giao Trinh Role

16

Hình 1. Sơ đồ đấu dây Hình 2. Hình dáng bên ngoài

* Về nguyên lý làm việc Rơle bảo vệ quá dòng 7SJ62 cũng tương tự như các Rơle

kỹ thuật số khác mà đã được trình bày ở các phần trước. Ở đây tôi sẽ trình bày

cách thức cài đặt các thông số cụ thể của Rơle 7SJ62.

Ví dụ : Ta cần cài đặt Rơle bảo vệ quá dòng phía 10kV, Rơle có dòng định mức là

5A, tỷ số TI là 300/5A với các thông số cài đặt như sau:

I> = 600A;

tI> = 1,5s;

I>> = 1500A;

tI>> = 0,5s;

- Đầu tiên ta cần tính toán tham số bảo vệ đặt trong Rơle.

Tỷ số TI là 300/5A, ta có I> = 600A đây là giá trị dòng điện nhất thứ nên ta có

được giá trị dòng điện nhị thứ đặt trong Rơle là : I> = 600A/(300/5)= 10A.

Page 17: Giao Trinh Role

17

Từ đó ta có được giá trị cần cài đặt trong Rơle là: I> = 2In ( với In là dòng định

mức của Rơle ). Tương tự ta tính được:

I>> = 5In.

Ta thực hiện việc cài đặt các thông số của bảo vệ bằng tay như sau:

Trước tiên để khai báo tỷ số của TI là: 300/5A. Bấm phím MENU, dùng phím

lựa chọn SETTINGS, sau đó bấm phím để vào màn hình SETTINGS như hình

sau:

Trong màn hình SETTINGS sử dụng Lựa chọn màn hình P.SYSTEM DATA 1

rồi sử dụng phím dể truy cập vào các menu phụ của settings. Tiếp đến bấm

phím để vào các địa chỉ cần đặt.

Các thông số đặt được lựa chọn bằng các phím hoặc , khi bấm phím Enter để

xác nhận giá trị đã đặt Rơle sẽ yêu cầu xác nhận mật khẩu được mặc định là:

000000. Giá trị đặt hiện tại sẽ xuất hiện trong hộp thoại với con trỏ nhấp nháy.

Tiếp theo ta khai báo giá trị đặt của bảo vệ: bảo vệ quá dòng cấp 2 I> = 2In; tI =

1,5s.

MAIN MENU 04/05 Annunciatio 1 Measurement 2 Control 3 Settings 4 Test/Diagnose 5

SETTINGS 03/11 Device Config 01 Masking (I/O) 02 P.System Datal 03 Group A 4

P.SYSTEM DATA 04/05 0204 CT primary

100A 0205 CT secondary

5A

Page 18: Giao Trinh Role

18

Bấm phím MENU, lựa chọn SETTINGS bằng phím sau đó ấn phím để vào

màn hình SETTINGS như ở hình dưới đây:

Trong màn hình SETTINGS lựa chọn Group A, để thay đổi giá trị cài đặt của bảo

vệ ta truy cập tới chức năng của bảo vệ. Lựa chọn rồi sử dụng các phím hoặc

để thay đổi trị số tính toán theo trên. Làm tương tự với bảo vệ quá dòng cấp 1 I>>

= 5In; tI>> = 0,5s.

Ngoài ra để cài đặt được các đầu vào/ra của Rơle 7SJ62, đối với các loại Rơle

Version 4.x trở lên ta cần phải cài đặt thông qua máy tính. Việc cài đặt các đầu

vào/ra của Rơle được thực hiện trong mục Settings/Masking I/O. Đối với Rơle

7SJ62 trong Masking I/O có liệt kê tất cả các sự kiện có thể gán cho đầu vào/ra

của Rơle. Tại Matrix của phần mềm ta chỉ việc đánh dấu tại đầu vào/ra cần cài đặt

theo các sự kiện có sẵn của Rơle phù hợp với sơ đồ thiết kế nguyên lý.

MAIN MENU 04/05 Annunciatio 1 Measurement 2 Control 3 Settings 4 Test/Diagnose 5

SETTINGS 04/11 Device Config 01 Masking (I/O) 02 P.System Data 03 Group A 04

Page 19: Giao Trinh Role

19

Hình 3. Bảng matrix I/O

* Các bước tiến hành thí nghiệm Rơle 7SJ62

a) Bước 1 :Kiểm tra bằng mắt bên ngoài

- Dùng mắt để kiểm tra xem Rơle có bị hư hỏng, méo, dập … trong quá trình

vận chuyển , lắp đặt hay không.

- Kiểm tra các thông số định mức ghi trên nhãn Rơle xem có phù hợp với hệ

thống không, xác định chính xác các thông số sau:

+ Điện áp định mức nguồn nuôi : 110 – 250 VDC/VAC

+ Dòng điện định mức thứ cấp: có thể là 1A hoặc 5A

+ Điện áp thứ cấp định mức.

+ Điện áp làm việc của các đầu vào tương tự của Rơle.

+ Tần số làm việc: thông thường là 50Hz.

- Kiểm tra tiếp địa an toàn: Kiểm tra xem các điểm nối đất của Rơle ( thường

các điểm này được bố trí ở bên cạnh và mặt sau của Rơle ) đã được nối chắc chắn

vào thanh tiếp địa của vỏ tủ và nối vào hệ thống tiếp địa chung của trạm hay chưa.

Page 20: Giao Trinh Role

20

- Kiểm tra sơ đồ nối dây của Rơle: Kiểm tra Rơle đã được đấu nối chính xác

vào hệ thống. Để kiểm tra ta có thể so sánh sơ đồ nối dây nội bộ của Rơle với sơ

đồ nguyên lý theo thiết kế xem có phù hợp hay không.

- Kiểm tra cách điện: kiểm tra cách điện cuả từng bộ phận trong Rơle so với

đất theo chỉ dẫn của nhà chế tạo. Các phần tử cần kiểm tra là: mạch dòng, nguồn

nuôi, các rơle đầu ra, các đầu vào Rơle, các cổng giao tiếp của Rơle.

- Kiểm tra nguồn nuôi: kiểm tra nguồn cấp cho Rơle đã được đấu nối đúng cực

tính và có điện áp phù hợp với điện áp định mức của Rơle.

b) Bước 2: Cấp nguồn cho Rơle

- Kiểm tra trạng thái vận hành của Rơle thông qua các đèn LED tín hiệu và

màn hình LCD. Chúng phải làm việc bình thường cụ thể đèn LED xanh sáng, đèn

LED đỏ tắt và các đèn báo các chức năng khác không sáng. Màn hình ở trạng thái

hiển thị các các thông số đo lường.

c) Bước 3: Đấu nối từ hợp bộ đến Rơle. Trong quá trình đấu nối trước tiên phải

kiểm tra các mạch nguyên lý liên quan đến Rơle như các mạch đấu vào đầu vào (

Input ) và đầu ra ( Output ) Rơle. Kiểm tra mạch dòng, mạch áp cấp cho Rơle,

việc kiểm tra này có thể làm được thông qua việc đo điện trở 1 chiều bằng đồng hồ

vạn năng. Cuối cùng ta phải đặt các chức năng bảo vệ cần kiểm tra cho 1 đầu ra

không sử dụng của Rơle để làm tiếp điểm dừng hợp bộ.

Các bước tiến hành thí nghiệm rơle:

- Xác định ngưỡng tác động: ta đặt thời gian tác động = 0, phát dòng điện

tăng từ từ đến trị số dòng tác động đã đặt. Ghi lại trị số Itđ của Rơle.

- Xác định thời gian tác động: đặt lại thời gian tác động về như ban đầu ta

phát dòng = ( 1,3 đến 1,5 ) lần Itđ, đến khi hợp bộ dừng thì ghi lại thời gian

Rơle tác động.

- Ghi lại trị số tác động Itđ và thời gian tác động của mỗi loại bảo vệ vào

biên bản.

- Sau mỗi lần Rơle tác động kiểm tra các bản ghi sự cố , sự kiện ở bên trong

Rơle

Page 21: Giao Trinh Role

21

- Cuối cùng là kiểm tra tải khi đóng điện mang tải.