119
0 GIÁO TRÌNH 09 BIÊN SOẠN NGUYỄN NAM CƯỜNG 2013

GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

0

GIÁO TRÌNH 09

BIÊN SOẠN NGUYỄN NAM CƯỜNG

2013

Page 2: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

1

TÁI BẢO HIỂM

(REINSURANCE)

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ TÁI BẢO HIỂM (GENERAL ASPECT OF REINSURANCE)

I. LỊCH SỬ TÁI BẢO HIỂM.

1. VÀI NÉT LỊCH SỬ TÁI BẢO HIỂM.

Hợp đồng tái bảo hiểm đầu tiên được ký cho bảo hiểm hàng hải vào năm 1370. Nhưng tái bảo

hiểm được cho là thành văn bản pháp luật (legal texts) không trực tiếp vào năm 1681 thông qua

sắc lệnh (ordinances) của vua Louis XIV và trực tiếp vào năm 1746. Luật pháp Anh quốc ngăn cấm

tái bảo hiểm hàng hải trừ khi công ty bảo hiểm mất khả năng thanh toán (insolvent), phá sản

(bankrupt), hoặc chết (died). Sự cấm đoán này kéo dài đến năm 1864.

Nghiệp vụ bảo hiểm cháy cũng không có tái bảo hiểm đến năm 1778. Hợp đồng tái bảo hiểm đầu

tiên được ký cho nghiệp vụ này vào cuối năm 1821 giữa công ty La Nationale Cie D’assurances

Contre L’incendie de Paris và Compagnie des Proprietaires Reunis de Bruxelles.

Loại tái bảo hiểm đầu tiên được thực hiện trên cơ sở tùy chọn (a facultative basic). Đến thế kỷ 19

với sự phát triển nhanh chóng của thương mại và công nghiệp, ngành bảo hiểm phát triển mạnh

đòi hỏi nhiều biện pháp bảo đảm linh hoạt và hiệu quả hơn. Nó thúc đẩy cho loại hợp đồng tái

bảo hiểm tự động/bắt buộc ra đời, một phương thức bảo hiểm không thể thiếu nhằm đảm nhận

mọi hoạt động thực tế.

Từ đây các công ty bảo hiểm thực hiện trực tiếp việc khai thác bảo hiểm và tái bảo hiểm. Nhu cầu

bảo hiểm tăng trưởng thúc đẩy sự cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm đưa đến sự hình

thành của các công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp (professional companies). Công ty tái bảo hiểm

Cologne được thành lập 1852 là một trong những công ty tái chuyên nghiệp lâu đời. Công ty tái

bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance Company thành lập năm 1863. Munich

Reinsurance company ra đời năm 1880. Do vai trò đặc biệt của Lloyd’s nên việc thành ra đời các

công ty tái ở Anh chậm hơn, mãi đến năm 1907 công ty tái bảo hiểm Mercantile & General mới

được thành lập.

Các công ty tái nhận thấy rằng họ khó có thể tạo sự cân bằng nghiệp vụ nếu không triển khai rộng

khắp dịch vụ và họ đã cố gắng mỡ rộng quan hệ của họ đến nhiều nước trên thế giới.

Page 3: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

2

Quá trình phát triển của tái bảo hiểm đến ngày nay tăng trưởng theo nhịp tăng trưởng của thị

trường bảo hiểm trực tiếp.

Đầu thế kỷ 19 cả thế giới chỉ có 30 công ty bảo hiểm (Anh: 14, USA: 5, Đức: 3, Đan mạch: 3, Pháp:

2, Úc: 1, Tây ban nha: 1, Cuba: 1). Năm 1850 tăng lên 306 công ty bảo hiểm trên 14 nước và năm

1900 là 1,272 công ty trên 26 nước. Năm 1910 là 2,540 công ty trên 29 nước và ngày nay là trên

10,000 công ty trên hơn 100 nước với khoảng 2,600 đại lý bảo hiểm nước ngoài. Tính theo tỷ lệ

thì 41% thuộc nước Mỹ, 39% thuộc châu Âu, 7% thuộc châu Mỹ Latinh, 6% thuộc châu Á, 4%

thuộc Úc và 3% thuộc châu Phi.

Quá trình phát triển của tái bảo hiểm còn do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, kỹ thuật dẫn

đến sự tích tụ những rủi ro tiềm năng mà các công ty bảo hiểm không thể đảm đương được.

Sự trao đổi (reciprocity cession) giữa công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm đóng vai trò quan trọng

trong việc đảm bảo cho các rủi ro. Tuy nhiên kết quả phối hợp này cũng có những hạn chế. Do

vậy sau đại chiến II và nhất là thời gian gần đây, một số công ty bảo hiểm cũng như tái bảo hiểm

ở trong nước hay những vùng quan trọng gồm các công ty tư nhân và nhà nước thành lập thành

các hội bảo hiểm và tái bảo hiểm (pools).

Ở Việt nam, công ty tái đầu tiên Vinare thành lập 1994. Đây là công ty tái bảo hiểm đầu tiên của

nhà nước được thành lập sau khi đất nước thống nhất.

2. LLOYD’S.

Lloyd’s không phải là một công ty bảo hiểm. Về bản chất Lloyd’s là một tòa nhà quần tụ số lớn

các nhà khai thác bảo hiểm (underwriters), mỗi người tự nhận phần dịch vụ của riêng mình và

thay mặt cho nhóm bạn bè đóng góp tiền cùng thành lập Nghiệp đoàn (syndicate).

Tìm hiểu Lịch sử Lloyd,s là rất quan trong để thấy được toàn cảnh bảo hiểm, tái bảo hiểm quốc

tế.

Ngày 18 tháng 03 năm 1668, ông Edward Bransby bị mất cắp 5 đồng hồ có giá trị tại Derby. Đó là

một sự kiện quan trọng trong lịch sử của Lloyd’s không phải vì lý do bảo hiểm (thời gian này

không ai bảo hiểm cho tài sản cá nhân - personal effects-) nhưng vì do ông Branby đã quảng cáo

trên báo “London Gazette” rằng: “Bất cứ người nào chỉ ra được những chiếc đồng hồ đó cho ông

Edward Lloyd’s ở quán cà phê tại Tower Streeet .. . sẽ được thưởng tiền”. Đây là sự kiển đầu

tiên ghi lại sự thành lập của Lloyd’s London.

Trong những nă của thế kỹ 17, bảo hiểm tàu, hang thường được đảm bảo bởi các thương nhân

(merchants), họ nhận rủi ro cho chuyến hành trình bằng trao đổi tiền.Các thương nhân này

thường gặp nhau ở các quán rượu, cà phê ở London với mọi thương vụ. Trong các thương vụ đó

có vấn đề bảo hiểm.Trong số các quán cà phê dọc theo sông Thames có quán của Edward Lloyd

nơi gắp gỡ của chủ tàu, thương nhân bàn về thương vụ trên biển (overseas trade).

Page 4: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

3

Edwasd Lloyd khuyến khích các thương nhân và các nhà bảo hiểm (underwriters) thương thảo

với nhau.Ông thường cung cấp tin tức về tàu, hang và năm 1696 ra bản tin với tiêu đề là

“LLOYD’s NEWS”. Bản tin này được thay thế bằng “LLOYD’s LIST”,đó là tờ báo London cổ xưa, sau

khi ông chết vài năm.

Trạng thái của Lloyd,s hiện nay bắt nguồn từ đạo luật quốc hội 1871, sau đó có một vài sửa đối,

bổ sung phù hợp với công nghiệp bảo hiểm hiện đại và nhu cầu của thị trường. Từ 1968 Lloyd’s

hoạt đông trong một cơ ngơi mới và hiện đại ở trung tâm London.

Ngày nay Lloyd,s có hơn 25,000 thành viên (names) nằm trong khoảng 350 nghiệp đoàn

(syndicates), Các nghiệp đoàn bổ nhiệm các đại lý (đại lý khai thác bảo hiểm). Các đại lý tuyển

chọn những khai thác bảo hiểm chuyên nghiệp (professional underwriters) để thay mặt mình

khai thác bảo hiểm.

Tổng doanh thu hàng năm của Lloyd’s vào khoảng 5.5 tỷ pounds.

Các thành viên (names) không phải là người bảo hiêm, họ đến từ nhiều lĩnh vực khác nahu như:

các chuyên gia, doanh nhân, giới quý tộc (aristocracy), v..v… Họ chịu trách nhiệm cá nhân đến số

vốn góp về công việc của mình nhân danh syndicate.

II. ĐẶC TRƯNG PHÁP LÝ (LEGAL ASPECTS)

1. QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM - BẢO HIỂM - TÁI BẢO HIỂM.

Trong cuốn “Insurance treaties and Bottomry Contracts” (1783) Emerigion có một định nghĩa nổi

tiếng như sau:

“ Tái bảo hiểm là một hợp đồng qua đó công ty bảo hiểm với một khoản phí bảo hiểm nhất định,

chuyển những rủi ro hàng hải cho một công ty thứ 2 nhận với điều kiện giữ nguyên trách nhiệm

của người bảo hiểm góc và không được thay đổi, sửa đổi hợp đồng bảo hiểm.

Công ty tái bảo hiểm không có quan hệ và trách nhiệm gì đối với người được bảo hiểm. Rủi ro

được chuyển từ công ty bảo hiểm cho công ty tái bảo hiểm hình thành một hợp đồng mới chỉ liên

quan giữa công ty bảo hiểm và công ty tái và không liên quan gì đến hợp đồng bảo hiểm. Các kết

luận của hợp đồng tái bảo hiểm không ảnh hưởng gì đền người được bảo hiểm. Điều này dẫn

đến, người được bảo hiểm không được đòi bồi thường trực tiếp và cũng không có bất cứ đặc

quyền gì đối với công ty tái bảo hiểm.”.

Định nghĩa trên đưa ra hai yếu tố quan trọng:

(1) Có một hợp đồng mới: Hợp đồng tái bảo hiểm. Hợp đồng này không làm thay đổi nội dung,

hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.

(2) Hợp đồng tái bảo hiểm không thiết lập bất cứ trách nhiệm pháp lý nào giữa người được

bảo hiểm (insured) và công ty tái bảo hiểm (reinsurer). Vì lý do này người được bảo hiểm

không thể sử dụng một hành động pháp lý nào nhằm chống lại công ty tái bảo hiểm.

Page 5: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

4

Tuy nhiên, trong một số thị trường, đặc biệt là ở Mỹ người ta cố gắng thiết lập sự liên hệ trực

tiếp giữa người được bảo hiểm và công ty tái bảo hiểm trong những trường hợp công ty bảo

hiểm có khó khăn về tài chính hoặc thiếu thanh khoản (insolvent). Một số công ty môi giới đề

xuất điều khoản đặc biệt trả thẳng “cut through” để đáp ứng trường hợp trên. Công ty tái bảo

hiểm có thể chấp nhận và cũng có thể từ chối điều khoản này. Thường họ chỉ chấp nhận trả

thẳng khi tổn thất đến một mức độ giới hạn nào đó theo thỏa thuận.

Vì đặc trưng pháp lý trên, để bảo vệ người được bảo hiểm thông tư 155/2005/TT-BTC hướng dẫn

Luật kinh doanh bảo hiểm trong phần 4 “Điều kiện của các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước

ngoài, quy định:

4.1. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp pháp và đáp ứng đầy đủ

các yêu cầu về khả năng thanh toán theo quy định pháp luật của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ

sở chính;

4.2. Doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm phải được xếp hạng tối thiểu "BBB" theo

Standard & Poor's, “B++” theo A.M.Best, “Baa” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương

đương tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm giao kết hợp đồng tái bảo hiểm.

ĐẶC TRƯNG PHÁP LÝ CỦA TÁI BẢO HIỂM

HÌNH 01 ĐẶC TRƯNG PHÁP LÝ CỦA TÁI BẢO HIỂM

2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TÁI BẢO HIỂM.

2.1 Rủi ro bắt nguồn từ người được bảo hiểm (Rủi ro góc).

Rủi ro chính là rủi rủi ro kỹ thuật (Technical risk). Dó là những đảm bảo thông qua hợp đồng bảo

hiểm.

Còn một rủi ro khác là rủi ro hợp đồng (Contractual risk) như: không bằng chứng, phóng đại hoặc

gian lận trong đòi bồi thường.

Hai rủi ro náy công ty tái bảo hiểm cũng gánh chịu như thao hợp đồng bảo hiểm.

2.2 Rủi ro bắt nguồn từ công ty bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm.

Quản trị không thích hợp (cẩu thả, không đủ năng lực) của công ty bảo hiểm sẽ gia tăng rủi ro cho

công ty bảo hiểm. Phương pháp xét nhận bảo hiểm kém cỏi, xét bồi thường dễ dãi, quá mức, sản

NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM

C.TY BẢO HIỂM

C. TY TÁI BẢO HIỂM

H.Đ BẢO

HIỂM H.Đ TAI BẢO HIỂM

Page 6: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

5

phẩm không chuẩn, kỹ thuật không hiệu quả là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết của

tái bảo hiểm.

Thêm nữa, nguy cơ đạo đức (Moral hazard) tiềm ẩn của những người thực hiện có thể gây thiệt

hại cho cả công ty bảo hiểm lẫn công ty tái.

2.3 Rủi ro ngoài sự kiểm soát của cả hai bên.

Rủi ro tiền tệ cũng là một rủi ro ánh hưởng đến kết quả của công ty nhận tái. Sự dao động của giá

trị tiền tệ có thể ảnh hưởng tăng hoặc giảm thu nhập của công ty nhận tái. Do đó một nhiệm vụ

quan trọng của công ty nhận tái là thiết lập ngân sách đầu tư để chống lại sự dao động tiền tệ

này nhưng cũng không đơn giản vì còn do luật lệ quy định.

Rủi ro tiền tệ bao gồm rủi ro lạm phát, rủi ro chuyển tiền (Transfers), tài khóa (fiscal risk) và thuế.

2.4 Những rủi ro gắn liền với tái bảo hiểm.

Muốn ổn định kinh doanh công ty nhận tái phải nhận nhiếu rủi ro từ nhiều công ty tạo thành một

tập hợp rủi ro trên một rủi ro cụ thể. Sẽ dễ kiểm soát khi công ty tái nhận trực tiếp và rất khó

khăn khi có những cam kết không trực tiếp từ các dịch vụ (có thể bị trùng).

Kết quả kinh doanh còn phụ thuộc vào năng lực của các tổ chức bên trong, bên ngoài của công ty

nhận tái.

HÌNH 02. RỦI RO CỦA NHẬN TÁI NHƯỢNG (KHÔNG TRỰC TIẾP) CÓ THỂ TRÙNG

2.5 Trung thực tối đa (Uberrima fides/ Utmost good faith).

Quan hệ giữa công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm phải trên nguyên tắc “trung thực tối đa”. Nếu

không có nguyên tắc này thì cũng không có việc thực hiện tái bảo hiểm.

Trong hợp đồng tái bảo hiểm nhiệm ý (Facultative reinsurance), công ty bảo hiểm phải cung cấp

cho công ty tái tất cả các thông tin cần thiết để công ty tái có thể đánh giá chính xác rủi ro, vì phải

chấp nhận theo điều kiện tự động/bắt buộc nên việc áp dụng ngyuên tắc “trung thực tối đa” là

hết sức cần thiết. Khi hợp đồng tái đã kết lập công ty bảo hiểm không được thay đổi nội dung,

C. TY TÁI BẢO HIỂM

C.TY NHẬN TÁI

NHƯỢNG THỨ NHẤT

TÁI NHƯỢNG 1

C.TY NHẬN TÁI

NHƯỢNG THỨ HAI

C.TY NHẬN TÁI

NHƯỢNG THỨ BA

TÁI NHƯỢNG 2 TÁI NHƯỢNG 3

TÁI NHƯỢNG 4 A

B

C

D

Page 7: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

6

phí (kể cả trường hợp bắt buộc của chính quyền sở tại) nếu không được thông báo trước cho

công ty nhận tái chấp nhận.

III. CHỨC NĂNG CỦA TÁI BẢO HIỂM (THE FUNCTIONS OF REINSURANCE)

(1) Cung cấp năng lực (Capacity) nhận tái cho công ty bảo hiểm.

(2) Tạo sự an toàn (Security).

(3) Tạo sự ổn định (Stability ).

(4) Tăng cường khả năng tài chính cho công ty bảo hiểm

(5) Hỗ trợ bảo hiểm và thúc đẩy ra đời sản phẩm mới.

(6) Lợi ích vĩ mô (Macro’ benefits).

(7) Tư vấn, trợ giúp kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho các công ty bảo hiểm.

1. CUNG CẤP NĂNG LỰC NHẬN TÁI (CAPACITY).

Có những rủi ro có mức trách nhiệm bảo hiểm quá sức một công ty bảo hiểm (máy bay, tàu biển

lớn ...);

Có những rủi ro hoặc nhóm rủi ro đương đầu trước những nguy cơ (hazard) vượt quá khả năng

của người bảo hiểm (bão, lũ, động đất . . .);

Để giải quyết vấn đề trên, người bảo hiểm có thể chia bớt trách nhiệm bảo hiểm cho các công ty

bảo hiểm khác để cùng gánh chịu, người ta gọi nó là đồng bảo hiểm (co -insurance);

Phương pháp tốt nhất để chia sẻ rủi ro là chia rủi ro cho công ty tái bảo hiểm;

Bằng cách nhượng phần của tất cả các hợp đồng hay chỉ các hợp đồng lớn, phần giữ lại của các

rủi ro trên từng hợp đồng đơn lẽ hoặc tổng thể có thể được giữ trong phạm vi thặng dư của

người nhượng tái. Vì vậy,hãng bảo hiểm nhỏ có thể cạnh tranh với các hãng bảo hiểm lớn hơn,

và các hợp đồng vượt quá khả năng của bất kỳ hãng bảo hiểm đơn lẽ nào đều có thể nhận được.

Từ "năng lực" đôi khi cũng được sử dụng trong quan hệ với mức độ tích tụ của dịch vụ. Đây là

khía cạnh của năng lực được cân nhắc kỹ dưới các thể loại nói chung của kết quả quản lý tài

chính.

2. TẠO SỰ AN TOÀN (SECURITY).

Để tạo sự an tâm cho người được bảo hiểm, trước tiên, công ty bảo hiểm phải tạo được sự an

tâm cho mình. Tái bảo hiểm là phương pháp chuyển bớt rủi ro vượt trách nhiệm nhận lãnh của

người bảo hiểm tạo sự an tâm cho mình và khách hàng.

Page 8: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

7

3. TẠO SỰ ỔN ĐỊNH (STABILITY).

Tỷ lệ tổn thất giao động theo thời gian. Những tổn thất tích tụ do thiên nhiên thường xảy ra làm

cho kết quả kinh doanh của công ty bảo hiểm không ổn định, làm ảnh hưởng đến lòng tin của

khách hàng.

Tái bảo hiểm thường nhận sao cho người nhượng tái giữ phần nhỏ hơn, tổn thất dự đoán được

và tái phần tổn thất lớn hơn, không thường xuyên. Nó cũng có thể được nhận để cung cấp bảo vệ

chống lại các khiếu nại lớn hơn các tích tụ dự đoán, hoặc từ một hoặc nhiều sự kiện thảm họa. Vì

vậy,ảnh hưởng của khai thác bảo hiểm và tài chính đối với các tổn thất hay tích tụ lớn có thể

được trải rộng trên nhiều năm. Điều này giảm khả năng có thể xảy ra tổn thất tài chính của người

nhượng tái.

Sơ đồ giao dộng tổn thất:

HÌNH 03 SƠ ĐỒ GIAO DỘNG TỔN THẤT

4. TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH (FINANCIAL RESULTS MANAGEMENT)

Chính phủ quản lý doanh nghiệp bảo hiểm qua chỉ tiêu Biên khả năng thanh toán (Solvency

margin). Theo quy định khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm không được thấp hơn

biên khả năng thanh toán tối thiểu (Minimum solvence ratio).

Khả năng thanh toán là tỷ lệ giữa vốn thực có và quỹ dự phòng nhàn rỗi trên phí giữ lại.

Nếu phí giữ lại quá lớn (không tái hoặc tái ít) tỷ lệ biên khả năng thanh toán sẽ giảm. Nếu tỷ lệ

này giảm hơn Biên thanh toán tối thiểu, doanh nghiệp không đủ khả năng tài chính.

Ví dụ: Vốn và dự phòng nhàn rỗi: 100 triệu $, Doanh thu giữ lại: 500 triệu $ Tỷ lệ khả năng thanh

toán: 100/500 = 20%. Nếu phí giữ lại chỉ là 300 triệu tỷ lệ khả năng thanh toán: 100/300 = 33,33%

tăng 13,33%.

Do đó tái bảo hiểm có thể thay đổi thời gian của thu nhập, nâng cao khả năng tài chính và cải

thiện tỷ lệ biên khả năng thanh toán theo luật định.

5. TƯ VẤN QUẢN LÝ (MANAGEMENT ADVICE).

Nhiều nhà tái bảo hiểm chuyên nghiệp có kiến thức và khả năng cung cấp một dịch vụ tư vấn

không chính thức cho người nhượng tái của họ. Dịch vụ này có thể bao gồm cố vấn và hỗ trợ về

Page 9: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

8

xét nhận bảo hiểm, tiếp thị, tính giá, công tác phòng ngừa tổn thất, xử lý khiếu nại, dự phòng,

tính phí, đầu tư và các vấn đề nhân sự.

Nhà TBH tham gia trực tiếp giải quyết các vụ tổn thất lớn;

Cung cấp tài liệu bảo hiểm, số liệu thống kê . . . Và tổ chức đào tạo cho nhân viên bảo hiểm;

Cung cấp hoặc hợp tác thiết kế các sản phẩm mới theo yêu cầu của khách hàng.

6. LỢI ICH VĨ MÔ (MACRO BENEFITS).

Người bảo hiểm có thể tái bảo hiểm cho các công ty tái bảo hiểm trong và ngoài nước. Như thế

rủi ro trong một nước, trong một ngành kinh tế được chia sẽ trên toàn thế giới. Tái bảo hiểm đã

tạo nên sự liên hệ giữa các nền kinh tế với nhau.

7. TƯ VẤN, TRỢ GIÚP KỸ THUẬT, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CHO CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM.

Công ty tái qua sách báo, tài liệu, các hội thảo . . cung cấp cho công ty bảo hiển những sự phát

triển, thay đổi mới về kinh tế, kỹ nghệ, xã hội, kỹ thuật bảo hiểm có ảnh hưởng đến hoạt động

bảo hiểm.

Phổ biến cho công ty bảo hiểm các hình thức bảo hiểm mới (new forms of insurance), thông tin

về sự khác nhau của thị trường và các biện pháp khai thác bảo hiểm.

Trao đổi với công ty bảo hiểm những kinh nghiệm của mình do được tiếp xúc, làm việc với nhiều

thị trường bảo hiểm khác nhau trên thế giới về các lĩnh vực: Kỹ thuật bán bảo hiểm (sales), xét

nhận bảo hiểm (underwriting), giải quyết bồi thường (claims settlement) quảng trị và tổ chức

(administration and organization) thông qua tài liệu, viếng thăm trao đổi của các lãnh đạo,

chuyên viên, hội thảo, đào tạo tại trường .v.v.

IV. CÁC ĐỐI TÁC TRONG THỊ TRƯỜNG TÁI BẢO HIỂM.

1. NGƯỜI MUA (REINSURANCE BUYERS).

(1) Công ty bảo hiểm góc (Direct insurers).

Đây là các công ty trực tiếp nhận bảo hiểm từ khách hàng và họ chịu trách nhiệm trực tiếp với

khách hàng của mình theo quy định của quy tắc và hợp đồng bảo hiểm đã ký.

(2) Công ty bảo hiểm chuyên ngành (Captive insurance companies).

Đây là công ty con của một công ty mẹ không phải là công ty bảo hiểm. Nó là công ty bảo hiểm

nhưng chủ yếu sắp xếp bảo hiểm cho công ty mẹ kể cả sắp xếp tái bảo hiểm.

(3) Nghiệp đoàn Lloyd’s (Lloyd’s syndicates).

Mỗi nghiệp đoàn Lloyd’s ở Lodon được lập bởi các cá nhân và các thành viên có trách nhiệm vô

hạn. Lloyd’s vừa khai thác bảo hiểm góc vừa đảm nhiệm tái bảo hiểm.

Page 10: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

9

(4) Công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp (Specialist reinsurers).

Các công ty tái bảo hiểm chia sẻ trách nhiệm với các công ty bảo hiểm. Nhưng đến lượt mình họ

cũng phải tái phần trách nhiệm vượt khả năng cho các công ty tái bảo hiểm khác.

(5) Công ty bảo hiểm nhà nước (State insurance).

Cũng tương tự như công ty bảo hiểm góc

2. CÁC CÔNG TY BÁN TÁI BẢO HIỂM.

(1) Công ty tái bảo hiểm (Reinsures).

Công ty tái bảo hiểm nhận mọi loại rủi ro và không làm bảo hiểm góc. Nghiệp vụ tái bảo hiểm có

tính quốc tế, nên các công ty tái thường lớn và những công ty quốc tế,có quan hệ nhận tái với

nhiều công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm trên khắp thế giới.

Công ty tái bảo hiểm có thể tái một phần nhận của mình cho công ty khác. Giao dịch này được

gọi là tái nhượng, (retrocession). Công ty nhận tái nhượng gọi là retrocessionaire và công ty

nhượng tái nhương gọi là retrocedant.

(2) Công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp (Specialist reinsurers).

Công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp thường nhận những loại dịch vụ đặc trưng (specific) như bảo

hiểm hàng không, dầu khí . . . Cũng có những công ty tái do các công ty bảo hiểm hỗn hợp sở hữu

chúng thường hoạt động độc lập so với các công ty tái chuyên nghiệp.

(3) Công ty bảo hiểm góc (Direct insurers).

Công ty bảo hiểm góc có thể nhận tái bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm góc khác hay các công ty

tái bảo hiểm như một hoạt động bổ sung. Do đó họ vừa là người mua lại vừa là người bán tái bảo

hiểm. Dịch vụ nhận tái của công ty bảo hiểm góc chủ yếu để cân bằng với những dịch vụ đã tái đi,

họ chỉ nhận tái tương đương với mức giữ lại của họ.

(4) Công ty tái bảo hiểm nhà nước (State reinsurance).

Cũng tương tự như công ty tái bảo hiểm nhưng phạm vi bảo hiểm và khả năng vốn thường không

lớn.Những công ty này chủ yếu hỗ trợ cho thị trường tái trong nước. Các công ty bảo hiểm

thường ủy thác cho công ty tái sắp xếp dịch vụ của mình với thị trường tái quốc tế.

(5) Các công ty tái bảo hiểm vùng (Regional reinsurance).

Các công ty này được hình thành thong qua sự hợp tác giữa các công ty tái trên thị trường nhằm

tăng cường khả năng trong vùng.

(6) Hội bảo hiểm (Reinsurance pools).

Một số công ty tái tập họp lại tạo một năng lực liên kết để có thể nhận một loại rủi ro nào đó như

năng lượng hạt nhân, hàng hải, bảo hiểm kỹ thuật mà từng công ty không thể nhận được và tái

nhượng lại (retrocede) chúng cho các thành viên trong Hội. Mỗi công ty chịu trách nhiệm phần

Page 11: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

10

nhận của mình trong hội. Hội sẽ giữ lại phần cho mình trước khi tái nhượng cho các công ty. Các

công ty bảo hiểm nhỏ khó có khả năng thương thảo trên thị trường để có một kết quả hợp lý, do

đó họ chuyển phần tái bảo hiểm của họ cho Hội. Hội sẽ sắp xếp để đảm bảo các phần tái này ra

thị trường và cũng thường tái lại cho các thành viên khác trong Hội dựa vào khả năng giữ lại của

họ. Mặt khác Hội cũng nhận bảo hiểm từ thị trường nhân danh các hội viên.

(7) Công ty tái bảo hiểm chuyên ngành (Captive reinsurers).

Công ty bảo hiểm chuyên ngành sau khi sắp xếp bảo hiểm cho công ty mẹ sẽ chuyển toàn bộ dịch

vụ để công ty tái chuyên ngành sắp xếp tái.

3. CÁC TRUNG GIAN BẢO HIỂM (REINSURANCE INTERMEDIARIES).

(1) Môi giới bảo hiểm (Reinsurance brokers).

Tái bảo hiểm là một công việc phức tạp. Hơn nữa việc tiếp xúc, lựa chọn, đàm phám với các công

ty tái bảo hiểm nhất là các công ty nước ngoài không phải dễ dàng. Đối với phần lớn các công ty

bảo hiểm nhỏ thường phải sử dụng môi giới tái để sắp xếp cho mình. Môi giới tái là những công

ty có chuyên môn tái bảo hiểm và có quan hệ tốt với thị trường bảo hiểm thế giới.

(2) Công ty quản lý (Management companies).

Công ty quản lý chuyên ngành có nhiệm vụ quản lý các công ty chuyên ngành và cả các công ty

bảo hiểm chuyên ngành. Do đó nó cũng có nhiệm vụ sắp xếp tái bảo hiểm cho các công ty bảo

hiểm chuyên ngành do nó quản lý.

4. PHƯƠNG PHÁP DÀN TRẢI RỦI RO CỦA TÁI BẢO HIỂM

HÌNH 04 PHƯƠNG PHÁP DÀN TRẢI RỦI RO CỦA TÁI BẢO HIỂM

RỦI RO

C.TY BẢO HIỂM

CÔNG TY A

C.TY 1 C.TY 2

CÔNG TY B CÔNG TY C

C.TY 1 C.TY 2 C.TY 1 C.TY 2

NGƯỜI ĐƯỢC B.H

NGƯỜI NHƯỢNG B.H

CÔNG TY T. B.H

C.TY TÁI NHƯỢNG

RETROCESSIONAIRE

Page 12: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

11

V. CÁC PHƯƠNG CÁCH QUAN HỆ TRONG THỊ TRƯỜNG TÁI BẢO HIỂM.

1. QUAN HỆ TRỰC TIẾP (DIRECT RELATIONSHIP).

(1) Quan hệ nhanh chóng (Immediate relationship).

(2) Tiết kiệm được môi giới phí (Brokerage saving).

(3) Chi phí quản lý tăng (Administration cost).

(4) Đòi hỏi khả năng, ảnh hưởng của người nhận tái (reinsyrance influence).

2. THÔNG QUA MÔI GIỚI TÁI (REINSURANCE BROKER).

(1) Chi phí môi giới.

(2) Tiết kiệm chi phí quản lý.

(3) Cơ sở tính phí (fee basis)?

(4) Giá trị tăng thêm (added value):

Được tư vấn (Advice);

Hiểu rõ thị trường (Market awareness);

Có sự thương lượng, đàm phán (Negotiation);

Có dự thảo nội dung (Wordings);

Được hỗ trợ thiết kế hợp đồng tái và cả khi đòi bồi thường;

3. THỊ TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG (LOCAL MARKET).

Cần xem xét các yếu tố:

(1) Chất lượng và năng lực (Quality capacity)?

(2) Chính sách của chính phủ (Govt. requirement)?

(3) Nhân tố thuế (Tax factors);

(4) Rủi ro tiền tệ (Currency risk).

4. THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ (INTERNATIONAL).

(1) Thị trường lớn (Big market).

(2) Cần kiểm tra sự đảm bảo (Security checking).

(3) Dòng tiền (Cash flow):

Quyền lợi của tái bảo hiểm;

Quyền lợi của người nhượng tái.

Page 13: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

12

(4) Tăng sự cạnh tranh (Heightened competition)?

5. THỊ TRƯỜNG TẬP TRUNG (CONCENTRATED).

(1) Tập trung vào loại hình đặc biệt (Specailists Classes).

(2) Các nhà tái có mối quan hệ chặt chẽ (Close rapport).

(3) Nhà tái bảo hiểm có uy tín (Influence).

(4) Năng lực cao (Capacity problem).

(5) An toàn đảm bảo (Security consideration).

6. THỊ TRƯỜNG MỞ RỘNG (WIDESPREAD).

(1) Gánh nặng chi phí quản lý (Admin burden).

(2) Công việc tiến hành chậm (Slower placement).

(3) Đồng thuận khó khăn (concensus problem).

(4) Vấn đề về năng lực cần xem xét (Capacity may dictate)

(5) Uy tín của người nhượng tái (Cedant influence).

(6) Nhân tố dàn trải rủi ro khó quản lý (Spread factor).

(7) Tạo được sự cạnh tranh.

7. HỘI BẢO HIỂM (POOLS).

Hội được thành lập để tăng khả năng tiếp nhận và giải quyết những khó khăn cho các doanh

nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm do không đủ khả năng tài chính. Nguyên tắc hoạt động và chức

năng của Hội tùy thuộc vào mục đích thành lập Hội.

VI. THỊ TRƯỜNG TÁI BẢO HIỂM THẾ GIỚI (SỐ LIỆU 1998)

1. THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU.

(1) 5.000 công ty bảo hiểm.

(2) Tự xác định giá phí cạnh tranh về:

Tỷ lệ phí, điều khoản và kiện bảo hiểm,

Thiết kế sản phẩm;

Hỗ trợ bán hàng và kênh phân phối;

Không quản lý giá phí.

Page 14: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

13

2. THỊ TRƯỜNG CHÂU Á.

(1) Không kể Nhật, thị trường Châu Á chỉ chiếm 5% thị phần bảo hiểm phi nhân thọ (châu Âu

34%);

(2) Chủ yếu tập trung trong nước, không vượt ra khỏi khu vực;

(3) Tư nhân hoạt động tự do có chừng mực;

(4) Công ty nước ngoài còn bị hạn chế tiếp cận.

3. HAI MƯƠI CÔNG TY TÁI BẢO HIỂM LỚN NHẤT TRÊN THẾ GIỚI NĂM 1997.

HẠNG

Rank

TÊN TẬP ĐOÀN

Consolidated Group

NƯỚC

Country

DOANH THU

US$mil

XẾP HẠNG

Rating *

01

02

03

04

05

06

07

08

09

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Munich Re Group

Swiss Re Group

General Re Group

Employer’s Re Group

Generali Group

Lloyd’s

Hannove Re Group

Allianz Group

Gerling Global RE Group

Zurich Re Group

Scor Group

Transatlantic Group

AXA Re Group

QBE Insurance Group

Everest Group

CNA Reinsurance Group

Toa Fire & Marine Reinsurance

Tokio Marine & Fire Insurance

Berkshire Hathaway Group

Kemper Re Group

GER

SWITZ

US

US

ITA

UK

GER

GER

GER

SWITZ

FR

US

FR

AUS

US

US

JPN

JPN

US

US

12,131.3

11,049.3

6,545.0

4,545.0

3,652.5

3,637.3

3,627.7

3,323.3

2,721.2

2,708.5

2,307.5

1,294.1

1,224.0

1,079.7

1,020.1

976.3

841.5

826.6

814.0

807.1

AAA

AAA

AAA

AAA

AA

A+

AA+

AAA

AA -

AA+

AA -

AA

AA –

A+

AA –

A+

AA –

AAA

AAA

A -

GHI CHÚ: * Xếp hạng có thể chỉ áp dụng cho công ty vượt trội (dominant) trong tập đoàn

(Group).

Nguồn: Tạp chí Reaction tháng 3/1999

Page 15: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

14

VII. CÁC HÌNH THỨC (FORM) TÁI BẢO HIỂM

1. PHƯƠNG PHÁP (METHOD).

(1) Tùy chọn/nhiệm ý (Facultative), Tùy chọn bắt buộc (Fac. Oblig );

(2) Hợp đồng cố định/bắt buộc (Treaty).

2. KIỂU (STYLE).

(1) Tái bảo hiểm tỷ lệ (Proportional/ Pro-Rata);

(2) Tái bảo hiểm phi tỷ lệ (Non-Proportional/Excess of Loss).

3. LOẠI (TYPE).

(1) Tỷ lệ gồm: Số thành (Quota-share), Mức dôi (Surplus), Tùy chọn bắt buộc (Fac. Oblig), Hội

(Pool);

(2) Phi tỷ lệ gồm: Vượt mức bồi thường trên cơ sở từng rủi ro (Risk Excess- Working Excess).

Vượt mức bồi thường trên cơ sở sự cố (Event Excess – Castatrophe). Vượt mức tỷ lệ bồi

thường/ Chặn đứng tổn thất (Excess of Loss ratio/Stop Loss). Vượt mức Tích tụ (Aggregate

Excess).

4. BẢNG PHÂN LOẠI TÁI BẢO HIỂM.

TÁI BẢO HIỂM (REINSURANCE)

H.Đ NHIỆM Ý (FACULTATIVE) HỢP ĐỒNG CỐ ĐỊNH (TREATY)

H.Đ TỶ LỆ (PROPORTIONAL)

H.Đ PHI TỶ LỆ NON-

PROPORTIONAL H.Đ TỶ LỆ (PROPORTIONAL) H.Đ PHI TỶ LỆ (NON-PROPORTIONAL)

VƯỢT MỨC B.THƯỜNG

(EX

CES

S O

F LO

SS)

DỪNG TỔN THẤT/

VƯỢT MỨC TÍCH TỤ

(STO

P L

OSS

/

AG

REG

ATE

-EX

CES

S)

H.Đ SỐ THÀNH

(QU

OT

A S

HA

RE)

H.Đ MỨC DÔI (

SUR

PLU

S)

H.Đ NHIỆM Ý

-BẮT BUỘC

(FA

CU

LTA

TIV

E-O

BLI

GA

TOR

Y) H.Đ VƯỢT MỨC BỒI

THƯỜNG (EXCESS OF

LOSSS)

DỪNG TỔN THẤ

T/ VƯỢT MỨC

TÍCH TỤ (

STO

P L

OSS

/

AG

GR

EGA

TE-E

XC

ESS)

TRÊN RỦI RO

(PER

-RIS

K)

TRÊN SỰ CỐ

(PER

-EV

ENT)

HÌNH 05 BẢNG PHÂN LOẠI TÁI BẢO HIỂM.

Page 16: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

15

CHƯƠNG II

MỨC GIỮ LẠI (RETENTION).

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.

1. ĐỊNH NGHĨA.

Mức giữ lại là số tiền mà công ty bảo hiểm có thể và mong muốn giữ lại cho mình khi nhận một

rủi ro đơn lẽ hay tổng gộp (group of risks). (A reinsurance manual of non-life branches fourth

edition (revised), zurich, 1986 –Swiss Re).

2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA MỨC GIỮ LẠI.

Phí và tổn thất phần giữ lại được sắp xếp qua chương trình tái bảo hiểm thông qua chức năng

của mức giữ lại. Có thể nói rằng tiểm năng của lãi trong kinh doanh bảo hiểm là do kỹ năng khai

thác bảo hiểm (underwriting skills), nhưng lãi thực sự được tạo ra phụ thuộc vào việc định mức

giữ lại tối ưu.

3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC GIỮ LẠI.

(1) Thu nhập thuần (Net premium income).

(2) Vốn và dự phòng tự do (Capital and free reservers).

(3) Loại hợp đồng tái áp dụng (Types of treaty used).

(4) Lịch sử tổn thất (Loss history).

(5) Tích tụ rủi ro (Accumulation risks).

(6) Sự sẵng sàng và giá tái bảo hiểm (Availability and Cost of reinsurance).

(7) Chiến lược tài chính (Financial strategy).

(8) Tình trạng thị trường tái bảo hiểm (State of reinsurance market).

(9) Biên khả năng thanh toán theo yêu cầu pháp luật (Legal requirement to solvency).

(10) Kiến thức nghiệp vụ (knowledge of business).

(12) Triết lý và chiến lược của đoàn thể (Corporate philosophy and strategy).

4. NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH CỦA MỨC GIỮ LẠI.

(1) Mức giữ lại thuần (net retention). Là một số tiền được tính trên cơ sở đảm bảo trang trải

cho những sự cố bảo hiểm xảy ra. Số tiền tổn thất bạn quyết định giữ lại này phải có quan

hệ hợp lý với tình trạng tài chính cũng như phản ảnh tổng phí thu, hợp đồng tái và các qũy

dự phòng và loại hợp đồng tái. Những từ tương tự được dùng để chỉ mức giữ lại: retention,

franchise, ceding company’s net liability, deductible, retained line . . .

Page 17: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

16

(2) Mức giữ lại có thể được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm (%), đối với các hợp đồng tái tỷ lệ,

hoặc một số tiền trên số tiền bảo hiểm, trên một rủi ro (per risk), hoặc một số tiền trên một

tổn thất, đối với các hợp đồng tái phi tỷ lệ.

(3) Mức giữ lại bị giới hạn bởi khả năng tài chính, đặc điểm của kế hoạch kinh doanh. Đôi khi nó

bị hạn chế bởi quy định của luật pháp.

(4) Mức giữ lại thường thay đổi theo các loại hình bảo hiểm cũng như các hình thức tái phù hợp

với các rủi ro cụ thể.

(5) Khi xét nhận bảo hiểm để quyết định phát hành hợp đồng hoặc bút chú đảm bảo (cover

note) cần chú ý tới mức giữ lại trên cơ sở rủi ro hay trên cơ sở tổn thất.

(6) Trong mỗi trường hợp cá thể, điều quan trọng là bộ phận khai thác phải có chỉ thị rõ ràng

không chỉ liên quan đến mức giữ lại tối đa mà còn phải xem xét chất lượng của dịch vụ nhận

lãnh.

(7) Trong trường hợp rủi ro nhóm (group of risks) cần lưu ý đến khả năng tích tụ rủi ro ở một số

loại nghiệp vụ (numerous braches) như: hàng hóa đường biển, thân tàu, hỏa hoạn . . . cũng

như khả năng xảy ra tổn thất thảm họa (catastrophic losses).

5. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN MỨC GIỮ LẠI.

(1) Mức trách nhiệm tổng gộp hợp đồng (Gross capacity/Gross portfolio): Là mức trách nhiệm

cao nhất của một hợp đồng bảo hiểm hoặc một nhóm hợp đồng bảo hiểm, công ty bảo

hiểm góc dàn xếp chương trình tái với các công ty tái bảo hiểm.

(2) Khả năng nhận lãnh của hợp đồng tái bảo hiểm (Reinsurance treaty capacity): Là mức trách

nhiệm cao nhất công ty nhận tái đảm nhận cho một rủi ro hay một nhóm rủi ro bảo hiểm.

(3) Mức giữ lại (Retention/Net capacity): Là số tiền mà công ty bảo hiểm giữ lại cho mình khi

nhận một rủi ro đơn lẽ hay tổng gộp qua hợp đồng tái đầu tiên.

(4) Mức giữ lại thuần (Net retention): Là số tiền công ty bảo hiểm giữ lại và tự chịu trách

nhiệm cuối cùng.

HÌNH 06 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN MỨC GIỮ LẠI

CA

PA

CIT

Y

H.Đ NHIỆM Ý

H.Đ MỨC DÔI

H.Đ VƯƠT MỨC B.T NET RET.

RETENTION

TREATY CAP.

GR

OSS

CA

PA

CIT

Y

NET PREM. = GNPI

GROSS PREMIUM

Page 18: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

17

II. CÁC BIẾN THỂ CỦA MỨC GIỮ LẠI.

1. MỨC GIỮ LẠI THEO HỢP ĐỒNG SỐ THÀNH (QUOTA SHARE).

1 2 3

HÌNH 07 MỨC GIỮ LẠI THEO HỢP ĐỒNG SỐ THÀNH (QUOTA SHARE).

2. MỨC GIỮ LẠI THEO HỢP ĐỒNG MỨC DÔI (SURPLUS).

1 2 3 4

HÌNH 08 MỨC GIỮ LẠI THEO HỢP ĐỒNG MỨC DÔI (SURPLUS).

3. MỨC GIỮ LẠI KẾT HỢP GIỮA HỢP ĐỒNG TÁI SỐ THÀNH VÀ MỨC DÔI (COMBINED

QUOTASHARE/SURPLUS).

1 2 3 4

HÌNH 09 MỨC GIỮ LẠI KẾT HỢP GIỮA HỢP ĐỒNG TÁI SỐ THÀNH VÀ MỨC DÔI

SỐ VỤ TAI NẠN

Mức giữ lại: 30% Tái: 70%

MỨ

C T

CH

NH

IỆM

(CA

PA

CIT

Y)

SỐ VỤ TAI NẠN

Mức giữ lại

Tái mức dôi Tái nhiệm ý

MỨC GIỮ LẠI (RETENTION)

MỨC TRÁCH NHIỆM

(CA

PA

CIT

Y)

HỢP ĐỒNG SỐ THÀNH

HỢP ĐỒNG MỨC DÔI

HỢP ĐỒNG NHIỆM Ý

50% 50%

TÁI NHIỆM Ý (FACULTATIVE)

MỨC DÔI (SURPLUS)

(FACULTATIVE)

SURPLUS

MỨC GIỮ LẠI CỦA H.Đ TÁI MỨC DÔI

MỨC GIỮ LẠI THUẦN CỦA H.Đ TÁI SỐ THÀNH

50%

Page 19: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

18

4. MỨC GIỮ LẠI KẾT HỢP GIỮA HỢP ĐỒNG TÁI VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG VÀ MỨC DÔI

(COMBINED EXCESS OF LOSS/SURPLUS).

1 2 3 4

HÌNH 10 MỨC GIỮ LẠI KẾT HỢP GIỮA HỢP ĐỒNG TÁI VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG VÀ MỨC DÔI

III. XÁC ĐỊNH MỨC GIỮ LẠI.

1. XÁC ĐỊNH MỨC GIỮ LẠI TRÊN RỦI RO (DETERMINATION OF RETENTION PER RISK).

Việc xác định mức giữ lại tối đa (the maximum retention) trên rủi ro, cố định cho từng loại hình

bảo hiểm, thường được áp dụng theo kinh nghiệm thực tế. Có sự liên hệ giữa mức giữ lại tối đa

với các yếu tố sau:

(1) Vốn thực góp và các khoản dự phòng tự nguyện của công ty.

(2) Tài sản lưu động - Liquid assets - (tiền mặt, tiền gửi, các chứng khoán có tính thanh khoản)

số tiền mà công ty sẵn sang thanh toán ngay khi có tổn thất.

(3) Cấu trúc danh mục liên quan đến số tiền bảo hiểm hoặc số tiền thực sự dành cho tổn thất.

(4) Khối lương phí cần có của từng loại hình bảo hiểm phù hợp với sự giao động của nó.

Việc xác định mức giữ lại tùy thuộc vào khả năng từng công ty. Các công ty nhỏ thường có mức

giữ lại ít hơn các công ty lớn.

Sau đây là các gợi ý mức giữ lại cao nhất theo kinh nghiệm thực tế hoặc quy luật ngón tay cái

(rules of thumb) của nhiều tác gỉa:

(1) Mức giữ lại cao nhất trên rủi ro (per risk) không lớn hơn 1% đến 5% của vốn thực góp và

quỹ dự phòng tự nguyện hoặc tổng doanh thu tùy loại hình bảo hiểm.

(2) Mức giữ lại cao nhất trên tổn thất (per loss) nằm trong khoảng 1% đến 10% của phí thực

giữ lại cho mỗi loại hình bảo hiểm.

(3) Mức giữ lại cao nhất trên tổn thất (per loss) đối với những loại hình bảo hiểm quan trọng

(most important branch) không vượt quá 20% tài sản lưu động (liquid assets).

MỨC TRÁCH NHIỆM H.Đ SURPLUS

HỢP ĐỒNG NHIỆM Ý

HỢP ĐỒNG MỨC DÔI

H.Đ VƯỢT MỨC B.T

MỨC GIỮ LẠI H.Đ SURPLUS

MỨC GIỮ LẠI THUẦN H.Đ XL

Page 20: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

19

(4) Mức giữ lại cao nhất trên rủi ro nằm trong khoảng 7.5% đến 15% lợi nhuận gộp và thu nhập

đầu tư ước tính của năm trước.

Một số “Quy luật ngón tay cái” tham khảo khác (Theo tài liệu “Reinsurance seminar của ERC -

Frankona Reinsurance A/S)

Rules of thumb (Fire)

- Net Ret./ Capital = 0.2% – 0.5%,

- Gross Cap./ Net Cap. = 10 – 25

- Net Prem./Gross Prem. > 15%

- Retention/ Net Prem. < 10%

- Gross Prem./ Obl.capacity = 2 – 8

- Fac.Prem./ Gross Prem. < 5%

- Net Ret./Liquid assets < 5%

- Net Prem./Capital < 50%

- Gross Prem./Capital < 200%

- Net Ret./Profits = 7 – 15%

- CAT Ret./Net Ret. = 100% – 500%

GHI CHÚ: “ Thông tư 86/2009/TT-BTC, Mục 11 khoản 2.3 quy định: “Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ

được phép giữ lại mức trách nhiệm tối đa trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ không

quá 5% vốn chủ sở hữu”.

Cần đặc biệt lưu ý đến những nước tình trạng lạm phát nghiêm trọng ảnh hưởng đến số vốn thực

có. Khi đó việc xác định mức giữ lại cần giảm. Trường hợp biên khả năng thanh toán (solvency

margin) có vấn đề phải giảm ngay mức giữ lại.

2. XÁC ĐỊNH MỨC GIỮ LẠI TRÊN SỰ CỐ (DETERMINATION OF RETENTION PER EVENT).

Sự cố bảo hiểm là một thảm họa tổn thất. Nó kết hợp nhiều tổn thất cùng xảy ra một lúc. Do đó

nó không thường xảy ra và xảy ra có chu kỳ. Đối với rủi ro này chính phủ các nước có quy định

mức trích dự phòng cho những rủi ro thảm họa. Cơ quan quản lý bảo hiểm thường kiểm tra quỹ

dự phòng thảm họa này. Quỹ này bao gồm thu nhập đầu tư từ vốn quỹ được hạch toán riêng và

chỉ dừng lại không trích thêm khi đạt đến một mức độ do chính phủ quy định.

Khi xảy ra tổn thất thảm họa, công ty có quyền trích từ quỹ này để trang trải. Như vậy mức giữ lại

trên sự cố (per event) là sự tập hợp của mức giữ lại trên rủi ro hoặc tổn thất.

3. SO SÁNH MỨC GIỮ LẠI TRÊN RỦI RO/TỔN THẤT VÀ TRÊN SỰ CỐ THẢM HỌA

HÌNH 11 SO SÁNH MỨC GIỮ LẠI TRÊN RỦI RO/TỔN THẤT VÀ TRÊN SỰ CỐ THẢM HỌA

SỰ CỐ THẢM HỌA

RỦI RO

H Đ

H Đ H Đ

RỦI RO

H Đ

H Đ H Đ

RỦI RO

H Đ

H Đ H Đ

Page 21: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

20

4. XÁC ĐỊNH MỨC GIỮ LẠI TRÊN CƠ SỞ DANH MỤC RỦI RO (RISK PROFILE)

Quy luật ngón tay cái (Rules of thumb) xác định mức giữ lại dựa trên kinh nghiệm của doanh

nghiệp qua nhiều năm. Dựa vào quy luật này ta xác định được mức giữ lại cao nhất của từng loại

hình bảo hiểm dựa trên vốn hay doanh thu. Trên cơ sở kết quả ban đầu tìm được phải kết hợp

với Bảng danh mục rủi ro (Risk profile) để xác định mức giữ lại cho từng loại hình bảo hiểm.

4.1 Xác định mức giữ lại chung.

Dựa vào quy luật ngón tay cái mức giữ lại cao nhất bằng 1% đến 5% vốn thực góp và quỹ dự

phòng tự nguyện. Giã dụ vốn thực góp và quỹ dự phòng tự nguyện của công ty A là: 10,000,000

USD. Mức giữ lại cao nhất chung: 4% x 10,000,000 = 400,000 USD. Lập Bảng danh mục rủi ro của

nghiệp vụ hỏa hoạn.

DANH MỤC RỦI RO HỎA HOẠN (RISK PROFILE)

SỐ TIỀN BẢO HIỂM

(1,000 USD)

SỐ RỦI RO PHÍ BẢO HIỂM

SỐ LŨY KẾ TỶ LỆ LŨY KẾ SỐ LŨY KẾ TỶ LỆ LŨY KẾ

Từ 01 đến 100

101 200

201 300

301 500

501 1,000

1,001 2,000

2,001 5,000

5,001 trở lên

15,000

17,000

18,000

18,300

18,650

18,800

18,807

18,810

79.75%

90.38%

95.70%

97.29%

99.15%

99.95%

99.98%

100.00%

1,800

2,400

2,900

3,140

3,700

4,150

4,192

4,312

41.74%

5.66%

67.25%

72.82%

85.81%

96.24%

97.22%

100.00%

HÌNH 12 DANH MỤC RỦI RO HỎA HOẠN (RISK PROFILE)

4.2 Xác định mức giữ lại theo rủi ro.

5,001

5,000

2,000

1,000

500

300

200

100

79.75% 90.38% 95.70% 97.29% 99.15% 99.95% 99.98% 100.00%

Page 22: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

21

Phân tích:

Theo quy tắc ngón tay cái mức giữ lại cho phép của công ty A như tính toán bên trên là 400,000

USD. Dựa vào biểu đồ xác định mức giữ lại theo rủi ro nêu trên, ta thấy với mức trách nhiệm

300,000 USD số rủi ro giữ lại là 95.70%. Nếu nâng mức giữ lại lên 500,000USD thì số rủi ro giữ lại

là 97.29% tăng thêm chỉ 1.59%. Do đó mức giữ lại tối ưu là 300,000 đến 400,00 USD.

4.3 Xác định mức giữ lại theo phí bảo hiểm.

Phân tích:

Theo biểu đồ Xác định mức giữ lại theo phí bảo hiểm trên ta thấy: Nếu mức giữ lại 300,00 USD

thì phí bảo hiểm giữ lại là 67.25%. Nếu mức giữ lại là 500,000 USD thì phí giữ lại là 72.82% tăng

5.57%. Đây là mức tăng đáng kể do đó có thể quyết định mức giữ lại tối đa là 400,000 USD.

IV. BẢNG GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM / MỨC GIỮ LẠI (TABLE OF LIMITS)

1. GIỚI HẠN MỨC GIỮ LẠI TRÊN RỦI RO VÀ TỔN THẤT.

Trong một loại rủi ro (branch) có nhiều mức độ nguy hiểm khác nhau. Ví dụ mức độ rủi ro hỏa

hoạn đối với văn phòng phải ít hơn rủi ro ở công xưởng và rủi ro của các cơ sở xăng dầu còn cao

hơn nữa. Để xác định mức giữ lại hợp lý cho từng loại rủi ro khác nhau người ta lập ra Bảng giới

hạn mức giữ lại (Table of retention/limits).

Thông thường Bảng giới hạn trách nhiệm này được phân theo bản chất mức độ rủi ro của đối

tượng bảo hiểm.

Ví dụ: Công ty bảo hiểm A xác định mức giữ lại nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn của mình như sau:

Rủi ro loại 1 (Tốt): USD 500,000

5,001

5,000

2,000

1,000

500

300

200

100

41.74% 55.66% 67.25% 72.82% 85.81% 96.24% 97.22% 100.00%

5,001 5,000

2,000

1,000

500 300 200 100

Page 23: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

22

Rủi ro loại 2 (Vừa): USD 400,000

Rủi ro loại 3 (Xấu): USD 300,000

Để biết rủi ro nào thuộc loại nào phải dựa vào Bảng giới hạn mức giữ lại (Table of

retention/limits).

Bảng phân chia rủi ro 2011 của VinaRe (Table of Retention/Limits 2011).

Rủi ro loại 1. Bao gồm những rủi ro trong điều kiện bình thường không thể xảy ra tổn thất lớn

như:

- Dịch vụ như trường học, bệnh viện . . .

- Nhà ở và tòa nhà văn phòng.

- Nhà máy xi măng.

- Sản xuất và chế biến muối.

- Nhà máy lọc nước biển.

- Các khách sạn hiện đại, loại 1 được trang bị đầy đủ Sprinkler và đầu báo khói ở tất cả các

phòng.

Rủi ro loại 2. Bao gồm các rủi ro có thể gây tổn thất lớn như:

- Khách sạn (khác loại A1.).

- Cửa hàng bán hàng hóa (trừ các phòng trưng bày, cửa hàng bách hóa tổng hợp. Xem rủi ro

loại 3).

- Khai thác kim loại.

- Nhà máy cán thép, luyện kim.

- Cửa hàng.

- Công nghiệp điện, điện tử.

- Nhà máy điện.

- Sản xuất đồ uống và đóng chai.

Rủi ro loại 3 Bao gồm các rủi ro dễ xảy ra tổn thất lớn như:

- Nhà máy sản xuất linh kiện, phụ tùng

- Nhà máy hóa chất.

- Chế biến bông.

- Thực phẩm.

- Nhà máy sản xuất tinh bột, ngũ cốc.

- Nhà máy sản xuất thực phẩm ăn liền.

- Nhà máy sản xuất nước mắm;

- Nhà máy sản xuất bột.

Page 24: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

23

- Nhà máy sản xuất dầu thực vật.

- Nhà máy sản xuất thực phẩm và sản phẩm nông nghiệp.

- Garage.

- Kho chứa lúa, nhà máy xay xát, nhà máy chế biến thức ăn gia súc.

- Giặt, ủi.

- Sản phẩm tinh chế, bể chứa ở nông trại trên mặt đất.

- Phòng trưng bày.

……………………………………………..

Tuy nhiên, rủi ro còn phụ thuộc vào sự quản lý, đề phòng hạn chế tổn thất của con người và điều

kiện tự nhiên của địa điểm. Đối với những đối tượng bảo hiểm tuy bản chất của hoạt động là rủi

ro cao nhưng nếu có các biện pháp tốt phòng ngừa tổn thất như: kết cấu xây dựng tốt hợp lý,

đúng quy định phòng cháy chữa cháy, hệ thống chữa cháy hiện đại (thiết bị chữa cháy tự động,

địa điểm gần nguồn nước và cơ sở chữa cháy . . .) thì phí bảo hiểm sẽ giảm. Do đó người ta còn

xác định giới hạn mức giữ lại theo chất lượng rủi ro (quality of risks) nghĩa là theo tỷ lệ phí thu vì

tỷ lệ phí phản ảnh mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm. Phương pháp tính này chỉ nên áp dụng

cho những doanh nghiệp bảo hiểm có trình độ xác định được mức độ rủi ro chính xác, không

chạy theo doanh thu.

Ví dụ:

BẢNG GIỚI HẠN MỨC GIỮ LẠI THEO TỶ LỆ PHÍ.

Nghiệp vụ: Hỏa hoạn

TỶ LỆ PHÍ %o MỨC GIỮ LẠI CAO NHẤT (USD)

Đến 3.5

Từ 3.51 đến 4.5

Từ 4.51 đến 5.5

Từ 5.51 đến 7.5

Trên 7.5

100,000

75,000

50,000

35,000

20.000

HÌNH 13 BẢNG GIỚI HẠN MỨC GIỮ LẠI THEO TỶ LỆ PHÍ.

2. GIỚI HẠN MỨC GIỮ LẠI TRÊN SỰ CỐ THẢM HỌA (PER EVENT).

Để đảm bảo an toàn bên cạnh biện pháp giới hạn mức giữ lại trên rủi ro/tổn thất, người ta còn

phải tính đến giới hạn rủi ro khi xảy ra sự cố thảm họa (catastrophe).

Page 25: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

24

Ví dụ: Công ty bảo hiểm B có tình hình tài chính như sau:

- Vốn chủ sở hữu (company’s capital): 10,000,000 USD

- Dự phòng tự nguyện (free reservers) 400,000 USD

- Dự phòng thảm họa (catastrophe reservers) 2,000,000 USD

Công ty quyết định tổn thất thảm họa không vượt quá: 20% dự phòng tự nguyện và 40% dự

phòng thảm họa. Mức giữ lại thuần cho sự cố thảm họa như sau:

- 20% Dự phòng tự nguyện 80,000 USD

- 40% Dự phòng thảm họa 800,000 USD

- Mức giữ lại trên sự cố 880,000 USD

Trong hợp đồng tái bảo hiểm với VinaRe về bảo hiểm hỏa hoạn, họ cũng đặt ra mức trách nhiệm

cao nhất cho rủi ro tích tụ về rủi ro bão, lũ cho các công ty bảo hiểm trong nước tham gia chương

trình tái 2011 qua Bảng giới hạn mức nhượng tái (Cession Limits) như sau:

CESSION LIMITS

NHÓM VÙNG GIỚI HẠN NHƯỢNG TÁI (USD)

A 1, 14, 15, 20 18,000,000

B 3, 7, 16, 17, 18, 21 18,000,000

C 22, 23, 24, 25, 26 9,000,000

D 4, 5, 6, 11, 12 1,500,000

E 8, 9, 10, 13, 19 1,500,000

F 27, 28, 29 1,500,000

G 10, 31, 32 1,500,000

H 33, 34 1,500,000

I 35, 36, 37 1,500,000

J 38, 39, 40 2,000,000

K 41, 42, 43, 44 1,500,000

L 45, 46, 47, 48 45,000,000

M 2 55,000,000

N 49, 50, 51 4,500,000

O 52, 53, 54, 55, 61 9,500,000

P 56, 57, 58, 59, 60 1,500,000

HÌNH 14 CESSION LIMITS

GHI CHÚ: Nếu tổng số tiền bảo hiểm vượt giới hạn quy định cho từng vùng theo quy định trên thì

khi trả tiền bồi thường, Công ty tái bảo hiểm sẽ áp dụng luật tỷ lệ.

Page 26: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

25

CHƯƠNG III

TÁI BẢO HIỂM NHIỆM Ý, NHIỆM Ý BẮT BUỘC VÀ CỐ ĐỊNH

(FACULTATIVE, OBLIGATORY AND TREATY REINSURANCE)

I. TÁI BẢO HIỂM NHIỆM Ý/LỰA CHỌN (FACULTATIVE REINSURANCE).

Đây là hình thức tái cổ điển nhất và không được sử dụng thường xuyên như loại cố định nhưng

rất cần thiết và hữu ích.

1. ĐẶC ĐIỂM.

Người nhận tái bảo hiểm xem xét từng rủi ro riêng biệt;

Người nhượng tái phải cung cấp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của người nhận tái. Hoa

hồng tái được xác định theo từng trường hợp cụ thể;

Người nhận tái có quyền nhận 100%, một phần hay từ chối nhận;

Phù hợp với mọi loại nghiệp vụ bảo hiểm;

Phạm vi bảo hiểm thông thường như bảo hiểm góc.

Người bảo hiểm phải thông báo rủi ro cho người nhận tái với đầy đủ thông tin mới nhất và có

đánh giá rủi ro. Rủi ro càng chi tiết, càng chính xác thì càng sớm nhận được quyết định của người

nhận tái. Thông báo có thể bằng điện thoại, lelex, fax, thư.

2. THỦ TỤC THỰC HIỆN.

2.1 Mẫu phiếu chuyển tái (Flacing slip)

2.2 Tính toán cụ thể thí dụ trên:

Phí dự kiến thu được:

Nhà xưởng . . . 10 tỷ x 0.25% = 25.000.000 VNĐ

PHIẾU CHUYỂN TÁI (FLACING SLIP) Loại bảo hiểm: Hỏa hoạn, bão Người bảo hiểm: Công ty bảo hiểm AAA Người được bảo hiểm: Nhà máy đường Biên hòa Số tiền bảo hiểm: Nhà xưởng, máy móc, kho tàng:10 tỷ VNĐ Mất thu nhập: 5 tỷ VNĐ Cộng: 15 tỷ VNĐ Tọa lạc: 57 Thống nhất, Biên hòa Thời hạn: 12 tháng bắt đầu; 1-2-2007 Phí góc: 0.25% với nhà xưởng, máy móc, kho; 0.15% với Mất thu nhập Hoa hồng tái: 25% phí góc (O.G.R) Mức giữ lại: 10% Tỷ lệ tái vào hợp đồng hiện hữu của người nhượng: 20% Tỷ lệ tái cho tái bảo hiểm: 0% Điều kiện: Cam kết cùng phí bảo hiểm góc, điều khoản, điều kiện và theo sự thanh toán của người nhượng tái.

(Bản kế hoạch và mọi chi tiết của rủi ro được đính kèm)

Page 27: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

26

2.2 Tính toán cụ thể ví dụ trên.

Phí dự kiến thu được:

Nhà xưởng . . . 10 tỷ x 0.25% = 25.000.000 VNĐ

Mất thu nhập 5 tỷ x 0.15% = 7.500.000 VNĐ

Cộng: 32.500.000 VNĐ

Phí tái bảo hiểm: 32.500.000 x 70% = 22.750.000 VNĐ

Hoa hồng tái: 22.750.000 x 25% = 5.687.500 VNĐ

Số tiền còn lại trả tái: 22.750.000 - 5.687.500 = 17.062.500 VNĐ

Trong thực tế hoa hồng tái có thể tính trên phí góc gộp (OGR) như ví dụ này, cũng có thể tính

trên phí góc thuần (ONR) sau khi trừ hoa hồng môi giới hoặc hoa hồng môi giới, đại lý.

Việc thanh toán phí tái và bồi thường có thể được thỏa thuận trên cơ sở tháng hoặc quý. Tuy

nhiên đối với tổn thất lớn nhà tái phải trả ngay sau khi người bảo hiểm trả.

3. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM.

(1) Ưu điểm:

Có thể sắp xếp tái cho các rủi ro nằm ngoài hình thức hoặc vượt mức tái cố định (mở rộng

thêm khả năng nhận bảo hiểm);

Có thể sắp xếp tái cho các rủi ro đặc biệt (Unusual Risks );

Có thể sắp xếp tái cho các rủi ro tích tụ;

Bảo vệ hợp đồng cố định và mức giữ lại;

Đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm;

Hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro và khai thác bảo hiểm,

thiết lập quan hệ với các người nhận tái.

(2) Nhược điểm:

Khối lượng công việc nhiều dẫn đến chi phí tăng cho cả người nhượng và nhận cả khi bắt đầu

và tái tục;

Mất nhiều thời gian do người nhượng phải tiếp xúc với tất cả từng nhà nhận tái để thương

lượng mới có thể sắp xếp hết mức tái, không chủ động được;

Phạm vi và điều khoản bảo hiểm có thể không giống bảo hiểm góc;

Tái bảo hiểm với điều kiện Fac XL việc xử lý tổn thất sẽ do 2 bên cùng thực hiện;

Đối với rủi ro lớn, hoặc phí góc thấp, người nhận tái có thể không nhận hoặc nhận với mức

phí cao hơn phí góc. Trong trường hợp này bảo hiểm góc phải hy sinh một phần hoa hồng tái;

Page 28: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

27

Mức hoa hồng tái thường thấp hơn hình thức tái cố định (treaty) và được tính theo từng hợp

đồng;

Hợp đồng bảo hiểm góc chỉ có hiệu lực khi có sự chấp nhận của nhà tái.

Hợp đồng tái nhiệm ý thường chỉ áp dụng trên cơ sở tái tỷ lệ. Đối với hợp đồng tái phi tỷ lệ,

nhà tái bảo hiểm phải tham gia tính phí bảo hiểm.

Phí bảo hiểm (sau khi trừ lại hoa hồng tái) phải trả ngay khi lên Bảng thanh toán (Cession

Bordereau)

II. TÁI BẢO HIỂM LỰA CHỌN BẮT BUỘC (FACULTATIVE-OBLIGATORY)

1. ĐẶC ĐIỂM.

Đây là hợp đồng kết hợp giữa hình thức tái lựa chọn (facultative) và cố định (treaty).

Người nhượng tái lựa chọn những rủi ro cần tái phù hợp với quy định của hợp đồng tái và

cung cấp đầy đủ thông tin như hình thức tái lựa chọn;

Người nhận tái bắt buộc phải nhận những rủi ro của người nhượng với điều kiện các rủi ro

này phải phù hợp với quy định trong hợp đồng;

Mức trách nhiệm của các đối tượng tái thường rất cao, nên hợp đồng khó cân bằng. Tuy

nhiên do người nhận tái có đầy đủ thông tin nên có thể chấp nhận các rủi ro này.

2. ƯU VÀ NHƯỢC.

(1) Ưu:

Tự động gia tăng khả năng nhận bảo hiểm đối với các rủi ro lớn, phức tạp;

Chủ động sắp xếp phần giữ lại có lợi cho người nhượng;

(2) Nhược:

Báo cáo đầy đủ thông tin cho nhười nhận tái do đó chi phí hành chính cao;

Hoa hồng tái thấp;

Người nhận tái có thể hũy hợp đồng nếu bị lỗ do đó nên mất tính ổn định.

III. TÁI BẢO HIỂM CỐ ĐỊNH (TREATY).

1. ĐẶC ĐIỂM.

(1) Hình thức tái lựa chọn tuy rất quan trọng nhưng có rất nhiều nhược điểm. Tái bảo hiểm bắt

buộc (Treaty) là biện pháp khắc phục những nhược điểm đã nêu.

Page 29: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

28

(2) Là sự thỏa thuận giữa người nhượng và nhận tái, quy định người nhượng phải nhượng và

người nhận phải nhận tất cả các rủi ro của từng loại hình bảo hiểm góc mà 2 bên đã quy định

trong hợp đồng cho tới hạn mức trách nhiệm tối đa quy định;

(3) Do đây là một hợp đồng bắt buộc nên nội dung hợp đồng phải có nội dung đầy đủ và chặt

chẽ bao gồm các điểm thông thường sau:

Vị trí của hai bên.

Trong hợp đồng này, người nhượng tái có toàn quyền trong khai thác bảo hiểm bao gồm: lựa

chọn điều khoản bảo hiểm, định phí, kể cả giải quyết bồi thường mà không có sự can thiệp

của người nhận tái, trừ khi người nhượng tái có lỗi.

Đối tượng bảo hiểm. Hợp đồng cần nêu rõ phạm vi của đối tượng được bảo hiểm, tránh

những miêu tả mơ hồ. Phần tái bảo hiểm có thể đến từ khai thác trực tiếp, đồng bảo hiểm

hoặc tái nhiệm ý từ các công ty trong nước nên phải có những giới hạn đối với các điều kiện

đặc biệt. Cần có quy định các phạm vi hợp đồng, điều khoản và phí người nhượng tái được tự

động thực hiện.

Phạm vi lãnh thổ. Có những loại hình bảo hiểm chỉ hoạt động trong phạm vi một vùng hoặc

trong một nước. Nhưng cũng có những loại hình bảo hiểm hoạt đông ở phạm vi thế giới như

hàng không, hàng hải…. Ngay trong một nước đối với một số loại hình bảo hiểm rủi ro khác

nhau ở những vùng khác nhau như những rủi ro về thiên tai . . . Do đó hợp đồng tái cần đề

cập cụ thể những trường hợp này.

Những loại trừ.

Những loại trừ đặc biệt thường được áp dụng là:

Chiến tranh, xâm lược . . .

Bạo động, khủng bố, đình công, cách mạng, nổi dậy ..

Phản ứng hạt nhân, ô nhiễm phòng xạ . . .

Quyền kiểm tra (Right of inspection)

Trong hợp đồng tái phải nêu rõ quyền kiểm tra sổ sách, chứng từ, tài liệu của công ty tái đối

với công ty nhượng tái với chi phí của người nhận tái.

Khởi đầu và kết thúc (Commencement and termination).

Hợp đổng phí nêu rõ hai trường hợp hũy hợp đồng:

Hũy hợp đồng trong điều kiện bình thường

Hũy hợp đồng trong điều kiện không bình thường.

Trọng tài (Arbitration).

Đây cũng là điều khoản quan trong cần được nêu rõ trong hợp đồng tái để giải quyết những

tranh chất có thể xảy ra giữa hai bên hợp đồng khi không giải quyết được bằng thương

lượng. Nêu rõ thủ tục sử dụng trọng tài và nơi xét xử. Ở Việt nam các công ty thiên về sử

Page 30: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

29

dụng tòa án xét xử. Cần lưu ý có một số loại hình bảo hiểm có thể nơi xét xử là tòa án nước

ngoài.

2. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM.

Người nhượng chủ động nhận các rủi ro phù hợp với quy định của hợp đồng mà không cần

phải xin ý kiến của người nhận tái do đó khắc phục được sự chậm trễ;

Công ty nhượng chủ động trong việc giải quyết bồi thường trên cơ sở quyền lợi của cả 2 bên.

Tuy nhiên người nhận tái sẽ không chịu trách nhiệm bởi những sai sót cũng như bồi thường

thương mại nếu chưa được công ty nhận tái chấp nhận;

Với hình thức này, người nhận tái biết trước số phí mình có thể thu được với mức phí lớn phù

hợp với “ Quy luật số đông “;

Thủ tục đơn giản, do đó giảm được chi phí.

IV. SO SÁNH 3 HÌNH THỨC TÁI BẢO HIỂM

HÌNH THỨC

(FORM)

TÙY CHỌN

(FACULTATIVE)

LỰA CHỌN -

BẮT BUỘC

(FAC-OBLIGATORY)

CỐ ĐỊNH

(TREATY)

NỘI DUNG Tái từng rủi ro

riêng biệt;

Cung cấp đầy đủ tài

liệu, Kiểm tra chặt

chẽ;

Có thể nhận và từ

chối;

Phù hợp với mọi

loại nghiệp vụ bảo

hiểm.

Người nhượng lựa

chọn rủi ro tái;

Cung cấp đầy đủ tài

liệu, Kiểm tra chặt

chẽ;

Người nhận bắt

buộc phải nhận;

Phù hợp với mọi

loại nghiệp vụ bảo

hiểm;

Có thu nhập phí lớn.

Người nhượng phải

nhượng và người nhận

phải nhận nếu rủi ro

phù hợp với hợp đồng;

Người Nhượng chủ

động giải quyết bồi

thường;

Thủ tục đơn giản, chi

phí thấp;

Có thu nhập phí lớn;

PHUƠNG PHÁP

ÁP DỤNG

Chủ yếu các dạng tái

bảo hiểm tỷ lệ.

Chủ yếu dạng tái

bảo hiểm mức dôi.

Tái bảo hiểm tỷ lệ và

phi tỷ lệ.

HÌNH 15 SO SÁNH 3 HÌNH THỨC TÁI BẢO HIỂM

Page 31: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

30

CHƯƠNG IV

TÁI BẢO HIỂM TỶ LỆ (PROPRTIONAL REINSURANCE)

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG (COMMON CHARACTERISTICS).

1. ĐỊNH NGHĨA.

Hợp đồng tái bảo hiểm tỷ lệ là một thỏa thuận liên kết giữa công ty nhượng (ceding company)

phải tái và công ty nhận (Reinsurance) phải nhận phần tái đã nêu trong Hợp đồng tỷ lệ với phí

được hưởng (premiums earned), cũng như bồi thường và các chi phí của công ty Nhượng có liên

quan đến rủi ro tái trong hợp đồng.

2. ĐẶC ĐIỂM.

(1) Phần nhận của mỗi bên theo một tỷ lệ định trước trên số tiền bảo hiểm (Sums insured);

(2) Phí bảo hiểm và tổn thất được tính trên cùng một tỷ lệ định trước;

(3) Người nhượng được nhận hoa hồng tái.

(4) Các dịch vụ được chấp nhận bao gồm:

Khai thác trực tiếp (Underwritten direct);

Đồng bảo hiểm (Co-insurance);

Tái bảo hiểm nhiệm ý từ các công ty bảo hiểm trong nước.

Với điều kiện các dịch vụ này phù hợp điều khoản, điều kiện và trong phạm vị lãnh thổ được nêu

trong điều kiện đặc biệt (Special conditions).

3. CÁC THÔNG TIN CẦN THIẾT.

Công ty nhượng;

Loại nghiệp vụ;

Giới hạn địa lý;

Phương pháp tái;

Trách nhiệm cao nhất (100%);

Giới hạn cao nhất một lines;

Số lớp (lines);

Dự tính số phí thu được;

Hoa hồng;

Hoa hồng lãi (profit com.).

Dự phòng đặt cọc;

Lãi dự phòng đặt cọc;

Kế hoạch kinh doanh;

Giới hạn nhà tái phải trả trực tiếp;

Các mẫu báo cáo;

Ngày hiệu lực;

Điều kiện hũy hợp đồng;

Hoa hồng môi giới;

Thống kê các năm trước.

Page 32: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

31

II. HOA HỒNG (COMMISSION).

1. MỤC ĐÍCH CỦA HOA HỒNG TÁI.

Hoa hồng tái là số tiền người nhận tái trả cho người nhượng tái để:

Trả hoa hồng cho đại lý;

Chi phí quản lý (Administration cost );

Các khoản chi cần thiết khác;

Lãi định mức.

2. ĐẶC ĐIỂM.

Hoa hồng tái thông thường chỉ áp dụng đối với loại tái bảo hiểm tỷ lệ;

Hoa hồng tái được tính trên cơ sở kết quả kinh doanh của dịch vụ đem tái nhằm đảm bảo cho

hai bên đều có lãi hợp lý.

Để đạt được mục đích trên, người ta áp dụng linh hoạt nhiều loại hoa hồng khác nhau: (1) cố

định, (2) theo lãi, (3) lũy tiến (4) quản lý.

3. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH HOA HỒNG TÁI.

Loại rủi ro và nguy cơ rủi ro tái;

Kết quả kinh doanh dự tính và đã thực hiện trong quá khứ;

Tính cân đối của hợp đồng tái (Balance of the treaty);

Khả năng tổn thất thảm họa (Posible catastrophe exposure);

Kết quả của những biến động (fluctuations) trong quá khứ;

Khối lượng phí tái thu được;

Viễn cảnh tăng trưởng;

Viễn cảnh của kết quả đầu tư;

Biên chi phí và lãi.

Thông thường hoa hồng tái được thể hiện như sau:

Cao nhất đối với hợp đồng tái số thành (Quota-share treaty)

Thấp hơn một chút là hợp đồng tái mức dôi thứ nhất (First Surplus treaty);

Thấp hơn nữa theo thứ tự là hợp đồng mức dôi thứ hai và thứ 3;

Thấp nhất là hợp đồngnhiệm ý bắt buộc (Fac-Oblig treaty)

Page 33: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

32

4. CÁC LOẠI HOA HỒNG TÁI (TYPES).

4.1 ố định (Fi ed ommission).

Một tỷ lệ phần trăm được thống nhất áp dụng trên phí bảo hiểm phát sinh (Writen premium) nhà

tái nhận được. Tỷ lệ hoa hồng cố định đạt được qua thương thảo giữa người nhượng và người

nhận tái và tùy thuộc vào các yếu tố đã nêu trên củng như tình hình thị trường đang mềm (soft)

hoặc trở nên cứng (hard) cũng như kết quả kinh doanh của những năm trước.

4.2 Hoa hồng lãi (Profit ommission).

Hoa hồng lãi là tỷ lệ % của số lãi người nhận tái bảo hiểm thu được trả cho người nhượng vào

lúc kết thúc năm hợp đồng để tưởng thưởng cho thành tích của người nhượng tái trong dịch

vụ đưa cho người nhận tái.

Cách tính hoa hồng lãi như sau. Ví dụ 01

THU

1. Doanh thu 2006: 150.000.000

2. Dự phòng tổn thất ( )

2005 chuyển sang 25.000.000

3. Dự phòng phí 2005

chuyển sang: 40.000.000

CHI

1. Hoa hồng tái (30%): 45.000.000

2. Bồi thường đã trả: 60.000.000

3. Dự phòng phí 2006: 60.000.000

4. Dự phòng B.thường

( 31-12-2006 ): 30.000.000

5. Chi quản lý (5%): 7.500.000

6. Lỗ năm trước chuyển sang: Không

7. Lãi 2006: 12.500.000

CÂN BẰNG 215.000.000 215.000.000

Hoa hồng lãi: 15% x 12.500.000 = 1.875.000 đ.

Lưu ý:

( ) Nếu là năm đầu tiên thì không có dòng này;

Dòng 5 cột chi (Chi quản lý của người nhận tái) thường từ 3 đến 5%;

Nếu Chi nhiều hơn Thu có nghĩa là người nhận tái lỗ (deficit). Số lỗ này được chuyễn tính vào lỗ

lãi năm sau. Việc chuyễn này thường từ 3 đến 5 năm.

Page 34: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

33

4.3 Hoa hồng lũy tiến (Sliding scale ommission).

Ở một số hợp đồng ngườì ta áp dụng hoa hồng lũy tiến thay hình thức hoa hồng lãi. Hoa hồng

lũy tiến được tính bằng tỷ lệ tùy thuộc vào tỷ lệ tổn thất. Người nhượng tái sẽ nhận được tỷ

lệ hoa hồng cao khi kết quả kinh doanh tốt và ngược lại.

Hoa hồng lũy tiến được coi là hợp lý khi trong điều kiện kinh doanh bình thường, có kết quả

bình thường số tiền hoa hồng thu được tương đương với cách tính hoa hồng cố định.

Cách tính như sau: Ví dụ 02

TỶ LỆ TỔN THẤT (LOSS RATIO) TỶ LỆ HOA HỒNG

46% trở lại

47% đến 49%

50% đến 52%

53% đến 55%

56% đến 58%

59% đến 61%

62% đến 63%

64% đến 65%

Trên 65%

40%

39%

38%

37%

36%

35%

33%

31%

30%

HÌNH 16 HOA HỒNG LŨY TIẾN

Lưu ý:

Tỷ lệ hoa hồng tạm tính trả theo quý hoặc 6 tháng theo thỏa thuận và được điều chỉnh

vào cuối năm hợp đồng. Tỷ lệ hoa hồng tạm tính ở thí dụ này là 30%;

Dù tỷ lệ tổn thất như thế nào thì tỷ lệ hoa hồng cũng không được cao hơn 40% và thấp

hơn 30% theo ví dụ trên.

Công thức tính tỷ lệ tổn thất như sau (tiếp tục VD 01):

P1 Doanh thu 2006: 150.000.000 đ

P2 Dự phòng phí 2006: 60.000.000 đ

P3 Dự phòng phí 2005: 40.000.000 đ

L1 Bồi thường 2006: 60.000.000 đ

L2 Dự phòng bồi thường 2006: 30.000.000 đ

L3 Dự phòng bồi thường 2005: 25.000.000 đ

Page 35: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

34

Công thức tính tỷ lệ tổn thất (Loss Ratio):

Áp dụng vảo bảng phí nêu trên hoa hồng được hưởng là 38%.

4.4 Hoa hồng quản lý (Over-Riding Commission).

Hoa hồng quản lý là hoa hồng tăng thêm ngoài hoa hồng tái cơ bản. Hoa hồng này dung để bổ

sung cho người nhượng tái không áp dụng hình thức hoa hồng lũy tiến (sliding commission)

nhưng muốn được thưởng nếu tiếp tục đạt được kết quả kinh doanh tốt. Lý do để người tái bảo

hiểm thực hiện loại hoa hồng này là trong trường hợp người nhượng tái có một số năm đạt kết

quả kinh doanh tốt, người nhận tái muốn bổ sung thêm hoa hồng cho người nhượng tái bằng

hình thức hoa hồng quản lý hơn là điều chỉnh tăng hoa hồng cố định vì chưa chắc kết quả kinh

doanh tốt này ổn định. Nếu kết quả kinh doanh không tốt thì người nhận tái khó điều chỉnh giảm

hoa hồng cố định đã thỏa thuận.

III. HỢP ĐỒNG TÁI BẢO HIỂM SỐ THÀNH (QUOTA-SHARE).

1. ĐỊNH NGHĨA.

Hợp đồng TBH số thành là một thỏa thuận, ở đó công ty nhượng phải tái và công ty nhận phải

nhận theo một tỷ lệ cố định đối với tất cả rủi ro được kê trong hợp đồng mà công ty bảo hiểm

nhận trách nhiệm. Người nhận tái chia sẻ theo cùng một tỷ lệ cả về tổn thất lẫn phí bảo hiểm sau

khi trừ lại hoa hồng.

Để an toàn cho nhà tái, hợp đồng quy định mức trách nhiệm cao nhất cho mọi rủi ro. Cũng có thể

có thêm hạn chế là người nhượng tái không được tái phần giữ lại của mình cho người khác.

Đối với những rủi ro đặc biệt vượt mức giữ lại, công ty nhượng có thể tiếp tục sắp xếp tái phần

giữ lại theo hình thức tự lựa chọn (Facultative).

Để đảm bào có mức giữ lại tốt nhất, người nhượng tái có quyền chia ra các loại rủi ro khác nhau

để có mức giữ lại thích hợp nhất.

2. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM.

2.1 Đối với người nhượng tái.

(1) Ưu:

Thực hành đơn giản, ít tổn chi phí hành chính;

Người nhượng nhận được hoa hồng cao và điều kiện bảo hiểm tốt hơn vì với hình thức này

sự phân chia rủi ro không có lựa chọn, nên thường có lãi cao hơn hình thức tái khác;

L1 + L2 – L3

P1 + P3 – P2 L.R =

60 tr.+ 30 tr. – 25 tr.

150 tr.+ 40 tr. – 60 tr, =

65 tr.

130 tr. = 50% =

Page 36: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

35

Do có sự kiểm tra, xem xét từng rủi ro nên việc xét nhận bảo hiểm đảm bảo chất lượng;

Xác định chính xác trách nhiệm đối với mỗi rủi ro và sự tích tụ;

Có thể áp dụng nhiều mức giữ lại khác nhau đối với các loại hình bảo hiểm khác nhau phù

hợp với năng lực người nhượng tái.

Người nhượng được sự hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn của người nhận tái;

Rủi ro được chia đều.

(2) Nhược.

không tận dụng được mức giữ lại tối ưu và không khống chế được mức bồi thường đối với

mức giữ lại. Những rủi ro tốt có thể giữ lại nhiều hơn cũng phái tái theo tỷ lệ quy định (đối với

cùng loại rủi ro);

Không được bảo vệ cho tổn thất vượt khả năng người nhượng tái. Tổn thất lớn cũng phải

gánh chịu theo cùng tỷ lệ.

2.2 Đối với người nh n tái.

(1) Ưu

Do không có sự lựa chọn đối với người nhượng tái nên người nhận tái nhận được nhiều dịch

vụ hơn các hình thức tái khác;

Người nhận tái cũng thu được nhiều lợi nhuận hơn hình thức tái khác.

(2) Nhược điểm.

Nói chung không có nhược điểm gì lớn đối với người nhận tái.

3. KHI NÀO NÊN ÁP DỤNG HÌNH THỨC TÁI SỐ THÀNH

Các công ty mới thành lập, sản phẩm mới thử nghiệm, hoặc khai thác ở mới: Đây là cách tốt

nhất để thu hút các nhà tái vì công ty chưa có kinh nghiệm cũng như chưa có nhiều doanh

thu.;

Đối với những nghiệp vụ đặc biệt như xây dựng lắp đặt, bảo lãnh, mất thu nhập . . người

nhận tái muốn cùng tham ghia trong quá trình xét nhận bảo hiểm để đảm bảo an toàn;

Các nghiệp vụ bảo hiểm có mức trách nhiệm bình thường nhưng rủi ro tổn thất tích tụ cao;

Người nhượng muốn giảm thiểu mức giữ lại do biên khả năng thanh toán có vấn đề;

Trao đổi tái lẫn nhau giữa các công ty bảo hiểm góc: Với hình thức này, các công ty bảo hiểm

góc sẽ nhận được nhiểu dịch vụ tái hơn với chi phí thấp.

Tăng khả năng thanh toán cho công ty nhượng.

Page 37: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

36

4. M U TỜ KHAI TÁI BẢO HIỂM (SLIP)

5. CÁCH TÍNH

5.1 Phân bổ phí bảo hiểm.

Ví dụ 1: Giả thiết một công ty bảo hiểm sắp xếp tái bảo hiểm theo dạng số thành với chi tiết sau:

+ Hạn mức tối đa hợp đồng tái: 1,000,000đ

+ Mức giữ lại: 30%

+ Mức tái bảo hiểm: 70% bao gồm: công ty tái bảo hiểm A 20%; B 15%; C 15%; D 10%; E 10%.

+ Có 8 rủi ro được tái, việc phân bổ phí và bồi thường được thể hiện như Bảng sau:

Công ty nhượng: …..

Nghiệp vụ: ……

Phạm vị địa lý:

Loại hợp đồng:

Giới hạn trách nhiệm:

Giới hạn cao nhất 100%:

Dự kiến doanh thu:

Hoa hồng:

Hoa hồng lãi:

Dự phòng phí đặt cọc:

Lãi phí đặt cọc:

Dự phòng t.thất đặt cọc:

Lãi tổn thất đặt cọc:

Portfolio:

Giới hạn bồi thường t.tiếp:

Báo cáo:

Thanh toán:

Ngày hiệu lực:

Thông báo hũy hợp đồng:

Hoa hồng môi giới:

Thống kê:

Công ty bảo hiểm XYZ

Hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

Việt nam

Số thành (Quota-share)

80% rủi ro công ty góc nhận

20.000 triệu VNĐ/tủi ro.

12.500 triệu VNĐ

35%

10% - Chi quản lý nhà tái; 5%

Lỗ chuyễn qua đến hết lỗ

40%

4%

100%

4%

35% Phí

90% Tổn thất

500 triệu VNĐ của 100%

Tháng

Quý

1- 01- 2006

Báo trước 3 tháng đến 31-12 hàng năm

2,5%

Kèm số liệu thống kê 5 năm hoặc dài hơn.

Page 38: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

37

BẢNG PHÂN BỔ PHÍ TÁI BẢO HIỂM SỐ THÀNH (1)

Rủi ro Số tiền

bảo hiểm

Mức giữ

lại 30%

Mức tái bảo hiểm 70% Phần

Vượt A (20%) B (15%) C (15%) D (10%) E (10%)

1 750,000 225,000 150,000 112,500 112,500 75,000 75,000 0

2 125,000 37,500 25,000 18,750 18,750 12,500 12,500 0

3 500,000 150,000 100,000 75,000 75,000 50,000 50,000 0

4 250,000 75,000 50,000 37,500 37,500 25,000 25,000 0

5 1,000,000 300,000 200,000 150,000 150,000 100,000 100,000 0

6 125,000 37,500 25,000 18,750 18,750 12,500 12,500 0

7 75,000 22,500 15,000 11,250 11,250 7,500 7,500 0

8 1,500,000 300,000 200,000 150,000 150,000 100,000 100,000 500,000

Cộng 4,325,000 1,147,500 765,000 573,750 573,750 382,500 382,500 500,000

Tỷ lệ tái chung 26.53% 17.69% 13.27% 13.27% 8.84% 8.84% 11.56%

HÌNH 17 BẢNG PHÂN BỔ PHÍ TÁI BẢO HIỂM SỐ THÀNH (1)

Sơ đồ:

HÌNH 18 SƠ ĐỒ BỔ PHÍ TÁI BẢO HIỂM SỐ THÀNH (1)

Page 39: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

38

5.2 Phân bổ bồi thường.

Ví dụ 2: Trên cơ sở ví dụ 1, giả sử có 4 rủi ro xảy ra tổn thất được phân bổ như sau:

Rủi ro 2: Số tiền bồi thường 125,000,000 đ; RR 4: 100,000,000 đ; RR 5: 500,000,000 đ

RR 8: 800,000,000 đ

BẢNG PHÂN BỔ BỒI THƯỜNG SỐ THÀNH (2)

Đơn vị: 1000 VNĐ

Rủi ro Số tiền

bồi thường

Mức giữ

lại 30%

Mức tái 70% Phần

vượt A 20% B 15% C 15% D 10% E 10%

2 125,000 37,500 25,000 18,750 18,750 12,500 12,500

4 100,000 30,000 20,000 15,000 15,000 10,000 10,000

5 500,000 150,000 100,000 75,000 75,000 50,000 50,000

8 800,000 160,000 106,667 80,000 80,000 53,333 53,333 266,667

Cộng 1,525,000 377,500 251,667 188,750 188,750 125,833 125,833 266,667

Tỷ lệ bồi thường 25% 17% 12% 12% 8% 8% 17%

HÌNH 19 BẢNG PHÂN BỔ BỒI THƯỜNG SỐ THÀNH (2)

IV. HỢP ĐỒNG TÁI MỨC DÔI (SURPLUS TREATY).

1. ĐỊNH NGHĨA.

Hợp đồng TBH mức dôi là một thỏa thuận, ở đó công ty nhượng phải tái và công ty nhận phải

nhận phần trách nhiệm vượt quá (exceed) hoặc phần dôi ra (surplus) trên mức giữ lại (Retention)

của công ty nhượng tùy thuộc vào mức trách nhiệm của hợp đồng. Mức trách nhiệm trong hợp

đồng mức dôi thường được thể hiện bằng số lớp (lines) mà giá trị của một lớp bằng mức giữ lại.

Để an toàn cho nhà tái, hợp đồng quy định mức trách nhiệm cao nhất cho một rủi ro.

Đối với những rủi ro vượt mức trách nhiệm tái, công ty nhượng có thể tiếp tục sắp xếp tái phần

vượt này theo hình thức tự lựa chọn (Facultative).

Phí tái được chia cùng tỷ lệ với mức trách nhiệm bảo hiểm (Sum insured of the risk).

Để giữ lại được nhiều hơn, người nhượng có thể chia rủi ro thành nhóm loại khác nhau (tốt, vừa,

xấu) để có mức giữ phù hợp lại khác nhau.

Nhà tái chỉ chấp nhận mức trách nhiệm cao hơn khi người nhượng có mức giữ lại cao hơn (cộng

đồng trách nhiệm).

Page 40: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

39

Ví dụ:

Nghiệp vụ A B

- Số tiền bảo hiểm: 1.000.000 $ 1.000.000 $

- Mức giữ lại: 100.000 $ 50.000 $

- Hợp đồng mức dôi: 900.000 $ 650.000 $

- Tổng mức trách nhiệm: 1.000.000 $ 700.000 $

- Phần trách nhiệm không được tái: --- 300.000 $

- Phần này phải được sắp xếp theo hình thức tự chọn (Faccultative).

2. ĐẶC ĐIỂM.

Mức giữ lại của hợp đồng tái có thể là giữ lại thuần (Net Retention) hoặc mức giữ lại gộp

(Gross Retention). Mức giữ lại gộp áp dụng khi người nhượng muốn tái phần giữ lại trên mức

giữ lại cần thiết (thuần) cho một đối tác khác để tạo mối quan hệ. Hợp đồng tái mới này có

thể trên hình thức số thành (Quota share), hoặc vượt mức bồi thường (Excess of Loss).

Thông thường hợp đồng này không có giới hạn về số rủi ro được tái. Nhưng đối với những rủi

ro có nguy cơ tích tụ, thì giới hạn một sự cố (Event Limit) được áp dụng. Điều này có nghĩa là

khi xảy ra tổn thất thảm họa (Catastrophic Event) người nhận tái chỉ bồi thường theo từng

tổn thất nhưng chỉ đến mức giới hạn tích tụ quy định. Hợp đồng tái sẽ có Bảng giới hạn tích

tụ cho từng vùng (Cession Limit), người bảo hiểm khi khai thác dịch vụ phải lưu ý theo dõi để

kịp thời phát hiện phần vượt mà có biện pháp sắp xếp tái phần vượt.

Mức giữ lại có thể trên cơ sở hợp đồng (trong trường hợp bảo hiểm hang hóa) hoặc trên cơ

sở rủi ro (trong trường hợp bảo hiểm tài sản).

Hợp đồng thường tự động lập lại hiệu lực trừ khi có thông báo trước của một trong hai bên.

Không cần thông báo trước cho người nhận tái chi tiết về rủi ro, tổn thất trừ khi vượt số tiền

định trước.

Có hai hình thức thanh toán được áp dụng là: (1) Cơ sở năm nghiệp vụ (Run-off) và (2) Cơ sở

năm tài chính (Clean-cut). Cần phải lưu ý đến phương pháp thanh toán quy định để áp dụng

hình thức kế toán thích hợp.

3. ƯU VÀ NHƯỢC.

(1) Ưu.

Tận dụng được mức giữ lại tối ưu. Những rủi ro nhỏ được giữ lại đầy đủ.

Giữ lại được những rủi ro đồng nhất với số lượng lớn, nên kết quả kinh doanh của người

nhượng thường tốt hơn.

Nhận được hoa hồng tái và hoa hồng lãi.

Page 41: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

40

(2) Nhược.

Chi phí quản lý tốn kém. Trường hợp xảy ra nhiều rủi ro ở mức giữ lại có thể ảnh hưởng đến

kết quả kinh doanh.

Khó tái tục hợp đồng tái nếu kết quả kinh doanh lỗ.

Phí tái vẫn nhiều nếu so với phương thức tái vượt mức bồi thường (Excess of Loss).

4. M U TỜ KHAI TÁI BẢO HIỂM (SLIP)

Công ty nhượng: …..

Loại nghiệp vụ:

Giới hạn địa lý:

Giới hạn cao nhất một lớp:

Số lớp (lines):

Doanh thu dự kiến:

Hoa hồng:

Hoa hồng lãi:

Dự phòng phí đặt cọc:

Lãi phí đặt cọc:

Dự phòng tổn thất dặt cọc:

Lãi tổn thất đặt cọc:

Portfolio:

Giới hạn bồi thường tiếp tiếp:

Báo cáo:

Thanh toán:

Ngày hiệu lực:

Thông báo hũy hợp đồng:

Hoa hồng môi giới:

Thống kê:

Công ty bảo hiểm XYZ

Hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt

Việt nam

100.000 $ PML một rủi ro (Thấp nhất PML 35%)

20

1.500.000 $

10% trên phí thuần

15% - Chi quản lý: 5%

Tôn thất được chuyễn 3 năm

40%

4%

100%

4%

35% Phí, 90% Tổn thất

100.000 $ của 100%

Quý

6 tháng

1- 01- 2006

Báo trước 3 tháng đến 31-12 hàng năm

2,5%

Kèm số liệu thống kê 5 năm hoặc dài hơn.

Page 42: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

41

5. CÁCH TÍNH.

5.1 Hợp đồng tái mức dôi 1 tầng.

(1) Phân bổ phí tái.

Trên cơ sở số liệu ví dụ 1 nhưng sắp xếp tái bảo hiểm theo mức dôi với các số liệu bổ sung như

sau: Mức giữ lại (MGL) 250.000đ

BẢNG PHÂN BỔ PHI TÁI THEO MỨC DÔI (1)

Rủi

ro

Số tiền

bảo hiềm

Mức giữ lại Mức tái bảo hiểm Phần vượt

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

1 750,000 250,000 33.33% 500,000 66.67% 0 0%

2 125,000 125,000 100% 0 0.00% 0 0%

3 500,000 250,000 50% 250,000 50.00% 0 0%

4 250,000 250,000 100% 0 0.00% 0 0%

5 1,000,000 250,000 25% 750,000 75.00% 0 0%

6 125,000 125,000 100% 0 0.00% 0 0%

7 75,000 75,000 100% 0 0.00% 0 0%

8 1,500,000 250,000 16.67% 750,000 50.00% 500,000 33.33%

Cộng 4,325,000 1.575.000 36.42% 2,250,000 52.02% 500,000 11.56%

HÌNH 20 BẢNG PHÂN BỔ PHI TÁI THEO MỨC DÔI (1)

SƠ ĐỒ PHÂN BỔ PHÍ TBH MỨC DÔI (2)

HÌNH 21 SƠ ĐỒ PHÂN BỔ PHÍ TBH MỨC DÔI (2)

Page 43: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

42

(2) Phân bổ tổn thất

BẢNG PHÂN BỔ BỒI THƯỜNG TBH MỨC DÔI (3)

Rủi ro Mức giữ lại Số tiền

bồi thường

Phân bổ số tiền bồi thường

Giữ lại Tái B.H Vượt

2 100% 125,000 125,000 0 0

4 100% 100,000 100,000 0 0

5 25% 500,000 125,000 375,000 0

8 16.66% 800,000 133,280 400,000 266,720

Cộng 1,525,000 483,280 775,000 266,720

Tỷ lệ % 31.69% 50.82% 17.49%

HÌNH 22 BẢNG PHÂN BỔ BỒI THƯỜNG TBH MỨC DÔI (3)

SƠ ĐỒ PHÂN BỔ BỒI THƯỜNG TBH MỨC DÔI (4)

HÌNH 23 SƠ ĐỒ PHÂN BỔ BỒI THƯỜNG TBH MỨC DÔI (4)

5.2 Hợp đồng mức dôi nhiều tầng (Multiple Surplus Treaty).

Trong một số trường hợp người ta thay hợp đồng mức dôi một lớp thành 2,3,4 . . . lớp.

Lý do chia hợp đồng thành nhiều lớp là để lượng định chính xác hơn tỷ lệ phí trên rủi ro của

từng lớp để có thể nâng mức đảm bảo của hợp đồng.

Đây cũng là cách nhà môi giới thường đề nghị.

Page 44: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

43

(1) Phân bổ phí bảo hiểm

Ví dụ 2:

Công ty bảo hiểm A có kết quả khai thác bảo hiểm hỏa hoạn nêu ở bảng sau. Công ty dự kiến

sắp xếp TBH số dư 3 tầng với mức giữ lại là 10.000.000 VNĐ. Mỗi tầng có 10 lớp. Như vậy

mức trách nhiệm tối đa của mỗi tầng là: 100.000.000 VNĐ.

Phí bảo hiểm lấy thống nhất là 0.2%.

BẢNG PHÂN BỔ PHÍ TÁI MỨC DÔI MỘT TẦNG (1)

Đơn vị: 1.000 VND

Số

rủi ro

Số tiền bảo hiểm Phí bảo hiểm

Góc MGL Tái Góc MGL Tái

1,200 1,000 1,000 0 2,400 2,400 0

100% 0% 0 0

1,500 2,500 2,500 0 7,500 7,500 0

100% 0% 0 0

2,100 5,000 5,000 0 21,000 21,000 0

100% 0% 0 0

550 10,500 10,000 500 11,550 11,000 550

95% 5% 0 0

360 25,000 10,000 15,000 18,000 7,200 10,800

40% 60% 0 0

250 85,200 10,000 75,200 42,600 5,000 37,600

12% 88% 0 0

180 135,000 10,000 125,000 48,600 3,600 45,000

7% 93% 0 0

45 190,000 10,000 180,000 17,100 900 16,200

5% 95% 0 0

15 250,000 10,000 240,000 7,500 300 7,200

4% 96% 0 0

5 300,000 10,000 290,000 3,000 100 2,900

3.33% 96.67% 0 0

CỘNG 179,250 59,000 120,250

HÌNH 24 BẢNG PHÂN BỔ PHÍ TÁI MỨC DÔI MỘT TẦNG (1)

Page 45: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

44

BẢNG PHÂN BỔ PHÍ TÁI SỐ DƯ NHIỀU TẦNG (2)

Đơn vị: 1.000 VND

Số

lượng

rủi ro

Số tiền bảo hiểm Phí bảo hiểm

Góc

MGL

1 lớp

Tầng 1

10 lớp

Tầng 2

10 lớp

Tầng 3

10 lớp Góc

MGL

1 lớp

Tầng 1

10 lớp

Tầng 2

10 lớp

Tầng 3

10 lớp

1,200 1,000 1,000 0 0 0 2,400 2,400

100% 0

1,500 2,500 2,500 0 0 0 7,500 7,500

100% 0

2,100 5,000 5,000 0 0 0 21,000 21,000

100% 0

550 10,500 10,000 500 0 0 11,550 11,000 550

95% 5% 0

360 25,000 10,000 15,000 0 0 18,000 7,200 10,800

40% 60% 0

250 85,200 10,000 75,200 0 0 42,600 5,000 37,600

12% 88% 0

180 135,000 10,000 100,000 25,000 0 48,600 3,600 36,000 9,000

7% 74% 19% 0

45 190,000 10,000 100,000 80,000 0 17,100 900 9,000 7,200

5% 53% 42% 0

15 250,000 10,000 100,000 100,000 40,000 7,500 300 3,000 3,000 1,200

4% 40% 40% 16% 0

5 300,000 10,000 100,000 100,000 90,000 3,000 100 1,000 1,000 900

3.34% 33.33% 33.33% 30.00% 0

CỘNG 179,250 59,000 97,950 20,200 2,100

HÌNH 25 SƠ ĐỒ PHÂN BỔ PHÍ TÁI MỨC DÔI MỘT TẦNG (2)

Phân tích tỷ lệ giữa trách nhiệm cao nhất và tổng phí nhận được.

(1) BẢNG (1).

Phần giữ lại: 10.000.000 / 59.000.000 gần bằng 1/ 5,9

Phần tái: 300.000.000 / 120.250.000 gần bằng 3 /1,2

Nhận thấy tỷ lệ giữa trách nhiệm cao nhất và phí thu được của tái bảo hiểm là 3/1,2 là tỷ lệ trung

bình nên hoa hồng có thể đạt 25%.

Page 46: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

45

(2) BẢNG (2).

Tầng mức dôi 1: Tỷ lệ mức trách nhiệm cao nhất trên phí tái nhà tái nhận được là 100.000.000 /

97.950.000 gần bằng 1/1. Đây là tỷ lệ tốt nên hoa hồng nhà tái trả có thể đạt 35%

Tầng mức dôi 2: Cũng tương tự: 100.000.000/ 20.200.000 gần bằng 5/1, nên hoa hồng nhà tái

chỉ có thể trả 20%

Tầng mức dôi 3 100.000.000/ 2.100.000 gần băng 50 /1, hoa hồng tái chỉ có thể là 15%

Kết luận: Nếu chia ra nhiều tầng thì hoa hồng thu được có thể cao hơn, nhưng chi phí lại tăng

lên. Cần so sánh xem hình thức nào lợi hơn để quyết định.

V. SO SÁNH HAI DẠNG TÁI BẢO HIỂM SỐ THÀNH VÀ MỨC DÔI

Giả thiết một công ty bảo hiểm A nhận bảo hiểm 5 đơn vị rủi ro và thu xếp tái theo một trong hai

dạng tái bảo hiểm với mức giữ lại là:

+ Tái bảo hiểm số thành : 50% của rủi ro.

+ Tái bảo hiểm mức dôi : Mức giữ lại: 500.000đ/rủi ro

So sánh hai hình thức tái đó?

BẢNG PHÂN BỔ PHÍ TÁI THEO 2 DẠNG

Đơn vị: 1.000 VND

Rủi ro

Số tiền

bảo

hiểm

Phí

Dạng số thành Dạng mức dôi

C.ty nhượng C.ty tái C.ty nhượng C.ty tái

Trách

nhiệm Phí

Trách

nhiệm Phí

Trách

nhiệm Phí

Trách

nhiệm Phí

1 100 1 50 0.5 50 0.5 100 1 0 0

2 500 5 250 2.5 250 2.5 500 5 0 0

3 1,000 10 500 5 500 5 500 5 500 5

4 1,800 18 900 9 900 9 500 5 1,300 13

5 2,000 20 1,000 10 1,000 10 500 5 1,500 15

Cộng 5,400 54 2,700 27 2,700 27 2,100 21 3,300 33

HÌNH 26 BẢNG PHÂN BỔ PHÍ TÁI THEO 2 DẠNG

Page 47: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

46

SƠ ĐỒ SO SÁNH HAI DẠNG TBH SỐ THÀNH-MỨC DÔI

HÌNH 27 SƠ ĐỒ SO SÁNH HAI DẠNG TBH SỐ THÀNH-MỨC DÔI

Nh n ét:

DẠNG SỐ THÀNH

Mức giữ lại của công ty nhượng không đều

nhau. Đối với các rủi ro lớn (rủi ro 5) thường

vượt khả năng giữ lại (1.000.000/500.000).

Mọi rủi ro đều phải đem tái bảo hiểm (50%)

Tỷ trọng về phí và trách nhiệm cao nhất của

công ty nhượng và tái luôn bằng nhau

( 27/1.000 = 2.7% ).

Công ty nhượng và tái chia sẻ rủi ro trên cơ sở

toàn bộ rủi ro bảo hiểm.

DẠNG MỨC DÔI

Mức giữ lại ổn định trong khả năng mức

giữ lại tối ưu (500.000).

Chỉ những rủi ro trên mức giữ lại (500.000)

mới đem đi tái.

Tỷ trọng tổng phí và trách nhiệm cao nhất

giữa công ty nhượng và tái biến đổi khác

nhau ( 21/500 = 4.2% và 33/1.500 = 2.2%).

Công ty nhượng và tái chia sẻ rủi ro theo

từng đơn vị rủi ro riêng biệt.

VI. TÁI BẢO HIỂM SỐ THÀNH – MỨC DÔI KẾT HỢP

1. NỘI DUNG.

Đây là sự kết hợp giữa hai dạng tái bảo hiểm số thành và mức dôi nhằm kết hợp ưu điểm của 2

phương pháp tài này.

Sự kết hợp này phù hợp đối với các công ty bảo hiểm mới thành lập.

Về kết cấu thường thì dạng tái bảo hiểm số thành là hợp đồng cơ sở và dạng tái bảo hiểm mức

dôi là hợp đồng bổ sung tự động.

Page 48: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

47

2. NHẬN XÉT.

2.1 Ưu điểm:

Công ty nhượng được đảm bảo phần gia tăng trách nhiệm một cách tự động mà không phải tăng

quá khả năng giữ lại;

Hợp đồng cơ sở (số thành) ổn định hơn và phân tán tái bảo hiểm dễ dàng hơn.

2.2 Nhược điểm:

Thủ tục phức tạp hơn nên chi phí tốn kém hơn;

Phần đem tái bảo hiểm vào hợp đồng mức dôi cần có bảng thông báo tái bảo hiểm;

Thủ tục phí (hoa hồng) tái bảo hiểm hợp đồng mức dôi thường thấp (vì tỷ trọng giữa phí và mức

trách nhiệm thấp).

3. VÍ DỤ.

Hợp đồng số thành: hạn mức trách nhiệm: 1.000.000 VND, mức giữ lại 30%, tái 70%

Mức trách nhiệm cao nhất của hợp đồng số thành cũng là mức giữ lại của hợp đồng mức dôi. Do

đó một lớp của hợp đồng mức dôi là 1.000.000 VND.

Hợp đồng mức dôi: hạn mức trách nhiệm: 5.000.000 (5 lines). Giả sử có 5 đơn vị rủi ro:

Rủi ro (1) 700.000đ phí bảo hiểm 700; (2) 1.000.000đ phí bảo hiểm 1.000; (3) 800.000đ phí bảo

hiểm 800; (4) 1.500.000đ phí bảo hiểm 1.500; (5) 4.500.000đ phí bảo hiểm 4.500

Hãy lập bảng phân bổ phí bảo hiểm.

BẢNG PHÂN BỔ PHÍ T.B.H KẾT HỢP SỐ THÀNH – MỨC DÔI

Đơn vị tính: VND

Rủi

ro

Số tiền

bảo hiểm

Phí

bảo

hiểm

HĐBH SỐ THÀNH HĐBH MỨC DÔI

Mức giữ lại Công ty TBH Công ty TBH

Trách

nhiệm Phí

Trách

nhiệm Phí

Trách

nhiệm Phí

1 700,000 700 210,000 210 490,000 490 0 0

2 1,000,000 1,000 300,000 300 700,000 700 0 0

3 800,000 800 240,000 240 560,000 560 0 0

4 1,500,000 1,500 300,000 300 700,000 700 500,000 500

5 4,500,000 4,500 300,000 300 700,000 700 3,500,000 3,500

8,500,000 8,500 1,350,000 1,350 3,150,000 3,150 4,000,000 4,000

HÌNH 28 BẢNG PHÂN BỔ PHÍ T.B.H KẾT HỢP SỐ THÀNH – MỨC DÔI

Page 49: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

48

Nhận xét: Tỷ lệ tổng phí và mức trách nhiệm (cao nhất) hợp đồng mức dôi thường thấp hơn hợp

đồng số thành: 3,150/700.000 = 45% ; 4.000/3.500.000 = 0.11%

SƠ ĐỒ PHÂN PHỐI PHÍ TÁI BẢO HIỂM KẾT HỢP SỐ THÀNH – MỨC DÔI

HÌNH 29 BẢNG PHÂN BỔ PHÍ T.B.H KẾT HỢP SỐ THÀNH – MỨC DÔI

VII. NHÓM VÀ HỢP ĐỒNG TÁI BẢO HIỂM TỰ CHỌN BẮT BUỘC

(POOLS AND THE FACULTATIVE OBLIGATORY TREATY)

1. NHÓM TÁI BẢO HIỂM (POOLS).

1.1 Mục tiêu.

Nguyên tắc của Nhóm TBH là để các thành viên chia sẻ một phần hoặc toàn bộ phí bảo hiểm của

một loại nghiệp vụ bảo hiểm vào qũy chung rồi chia lại theo tỷ lệ phí hay một cách nào khác được

thỏa thuận. Lãi, bồi thường và chi phí cũng được chia theo cách này. Nhóm TBH hoạt động như

một công ty bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm được thành lập bởi các thành viên mà vốn do các thành

viên này đóng góp.

1.2 Ưu nhược điểm:

Mục đích lập nhóm TBH là để đảm nhận những nghiệp vụ bảo hiểm lớn hoặc đặc biệt như

năng lượng nguyên tử vì rất khó sắp xếp tái;

Giảm bớt sự chia sẻ bảo hiểm ra ngoài nước hoặc ngoài vùng;

Do giữ lại trong nước, trong vùng nên khả năng tích tụ rủi ro cao;

Nhằm chống lại nhược điểm này, nhóm sắp xếp tái không tỷ lệ những rủi ro lớn.

Page 50: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

49

2. TÁI BẢO HIỂM TỰ CHỌN BẮT BUỘC.

2.1 N i dung.

Hợp đồng này có 2 đặc điểm là tự chọn (facultative) và bắt buộc (treaty). Công ty bảo hiểm chọn

rủi ro tái (yếu tố tái lựa chọn) và công ty tái bắt buộc nhận rủi ro (yếu tố tái bắt buộc) như một

hợp đồng cố định, nhưng có thương thảo về phí và rủi ro phải trong phạm vi của hợp đồng tái.

Thông thường những rủi ro này đến từ phần vượt quá các hợp đồng tái cố định và tự động

chuyển vào hợp đồng lựa chọn bắt buộc.

2.2 Đặc điểm của loại hợp đồng này là:

Khi chuyển rủi ro như quy định trong hợp đồng tái, người nhượng tái phải cung cấp đầy đủ

chi tiết của rủi ro như yêu cầu của hợp đồng tái lựa chọn (Facultative).

Hợp đồng này được sử dụng khi hợp đồng tái lựa chọn và mức dôi có những rủi ro đặc biệt

hoặc vượt mức.

Loại hợp đồng này rất khó cân bằng do mức trách nhiệm cao nhưng phí thu được thấp do chỉ

những rủi ro vượt mức mới rơi vào hợp đồng. Tuy nhiên người nhận tái bảo hiểm có thể

nhận do họ được cung cấp đầy đủ chi tiết rủi ro và họ nắm được kết quả kinh doanh của

người nhượng tái.

2.3 Ưu và nhược.

Thuận lợi cho người nhượng tái: (1) Có sẵn phương tiện tái tự động cho phần vượt mức tái cố

định; (2) Tự động tái cho những rủi ro tự nhiên và rủi ro đặc biệt.

Phải cung cấp đầy đủ chi tiết rủi ro cho người nhận tái.

Hoa hồng tái thấp.

Hợp đồng có thể bị hũy nếu xảy ra nhiều tổn thất vì bản chất hợp đồng khó cân bằng.

CHƯƠNG V

PHƯƠNG PHÁP TÁI BẢO HIỂM PHI TỶ LỆ (NON-PROPORTIONAL)

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG T.B.H PHI TỶ LỆ

1. NỘI DUNG.

Hợp đồng tái phi tỷ lệ là một thỏa thuận giữa công ty nhượng và công ty nhận tái, mà ở đó công

ty nhận chấp nhận bồi thường mọi tổn thất được chỉ định vượt quá mức tự bồi thường của công

ty nhượng. Mức trách nhiệm giới hạn này hoặc quy định bằng tiền (trong Excess of Loss), hoặc

Page 51: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

50

bằng một tỷ lệ (trong Stop Loss), đối với mỗi một sự cố (trong Excess of Loss), hoặc đối với một

năm (trong Stop loss và Aggregate Excess of Loss).

Hợp đồng không tính căn cứ theo tỷ lệ số tiền bảo hiểm hoặc tỷ lệ số tiền bồi thường. Theo hợp

đồng này nhà TBH chỉ trả tiền bồi thường khi tổn thất góc vượt mức tự bồi thường của công ty

nhượng (Priority), cho tới một hạn mức tối đa được thỏa thuận trong hợp đồng (Liability

Limitation of Reinsurance).

Công ty bảo hiểm tự quyết định phí bảo hiểm góc.

2. M U PHIẾU CHUYỂN TÁI

Mẫu Phiếu chuyển tái thay đổi tùy thuộc vào hình thức tái: Vượt mức bồi thường, Chặn đứng tổn

thất, Chặn đứng tổn thất tích tụ . . . Tuy nhiên chúng có những yếu tố chung sau:

Công ty được tái: ………….

Loại nghiệp vụ bảo hiểm: ……..

Giới hạn địa lý: ………………..

Loại hình đảm nhận:

Giới hạn trách nhiệm:

Mức khấu trừ:

Tỷ lệ phí (Rate):

Thời hạn bảo hiểm:

Phí tối thiểu và tiền đóng trước:

Tái lập trách nhiệm (Reinstatements):

Điều kiện bảo hiểm:

Miễn trừ (Exclusions):

Hoa hồng môi giới:

Các thông tin:

Số liệu thống kê:

3. GIẢI THÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA PHIẾU CHUYỂN TÁI

3.1 Người được nhượng tái (Reinsured).

Do không có hình thức chia sẻ rủi ro (dịch vụ) như tái bảo hiểm tỷ lệ, ở đây công ty bảo hiểm

muốn được bảo vệ cho các tổn thất của mình, nên trong TBH phi tỷ lệ người ta gọi bảo hiểm góc

là người được tái (Reinsured) mà không gọi là người nhượng tái (Ceding company) như trong

hình thức bảo hiểm tỷ lệ.

3.2 iới hạn trách nhi m ( imit).

Là giới hạn số tiền người nhận tái phải trả khi vượt mức tự bồi thường của người được tái.

3.3 h u trừ ( eductible).

Là số tiền được thể hiện bằng tiền hoặc bằng tỷ lệ mà người được tái quyết định tự chịu trong

một tổn thất hoặc trong một thời hạn bảo hiểm.

Page 52: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

51

3.4 T l phí (Rate).

Là một hệ số (Factor) nhà TBH áp dụng trên doanh thu. Tỷ lệ phí này có thể là một tỷ lệ cố định

(lat rate) hoặc thay đổi tùy thuộc vào kết quả và trong mức tối thiểu, tối đa.

3.5 Phí tối thiểu và tiền đóng trước (Minimum and eposit Premium).

Sô phí tái bảo hiểm được tính trên cơ sở kế hoạch doanh thu của bảo hiểm góc. Tuy nhiên để

tránh hiện tượng kế hoạch đẩy lên quá cao khiến phí tái không đảm bảo rủi ro nhà tái nhận, nên

họ quy định mức phí tối thiểu họ phải đạt được để đảm bảo trách nhiệm nhận lãnh.

Do không biết trước phí bảo hiểm thu được như thế nào nên nhà tái quy định một mức phí đóng

trước ngay khi hợp đồng hiệu lực hoặc theo quý, 6 tháng trên cơ sở phí tối thiểu.

3. Tái l p trách nhi m (Reinstatements).

Khi nhà TBH trả tiền bồi thường, thì mức giới hạn trách nhiệm của nhà tái sẽ giảm đi tương ứng.

Điều khoản tái lập cho phép tự động khôi phục lại mức trách nhiệm cũ với điều kiện phải đóng

phí bổ sung.

Việc tính phí bổ sung có khi theo tỷ lệ với mức trách nhiệm bổ sung nếu chỉ một phần bảo đảm bị

tổn thất, hoặc tỷ lệ theo thời gian hiệu lực còn lại, hoặc kết hợp cả hai, đôi khi được tính bằng

100% phí mà không quan tâm đến thời gian hiệu lực bảo hiểm còn lại.

3.7 Điều ki n ( onditions).

Các điều khoản cụ thể được áp cụng trong hợp đồng.

3. Mi n trừ ( clusions).

Hợp đồng tái đôi khi không đảm nhận tất cả các rủi ro của một loại rủi ro nào đó. Vì vậy loại trừ

thường được áp dụng trong hợp đồng này.

Thường các loại rủi ro về tai nạn con người, hầm mỏ, rủi ro ướt (Wet Risks), trong bảo hiểm bồi

thường người lao động/trách nhiệm đối với người làm công được áp dụng.

4. ƯU NHƯỢC CỦA HÌNH THỨC TÁI PHI TỶ LỆ.

4.1 Ưu.

Hợp đồng bảo vệ cho số tiền bồi thường vượt mức tự chịu (Excess point ) của công ty bảo hiểm

nên đảm bảo độ an toàn cao;

Do công ty nhượng chịu bồi thường trước tiên đến mức tự chịu nên phí bảo hiểm giữ lại nhiều

hơn;

Chi phí ít tốn kém do công ty nhượng không phải phân loại theo từng đơn rủi ro, tính toán mức

giữ lại, phí tái bảo hiểm, mức tái bảo hiểm . . . như tái bảo hiểm tỷ lệ, tuy nhiên cách tính khá

phức tạp;

Page 53: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

52

Do phí tái bảo hiểm được định trước nên tạo chủ động cho người nhượng tái trong ngân sách

của mình.

4.2 Nhược.

Phương pháp định phí phức tạp, khó chính xác đòi hỏi người làm tái phải có kinh nghiệm và có số

liệu thống kê tốt;

Việc tính mức tự bồi thường không chính xác sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty

nhượng, vì mọi tổn thất đến mức giữ lại (priority) thuộc về người được nhượng tái;

Với phương pháp này, người được nhượng tái phải giữ lại mọi tổn thất đến mức giữ lại (prioriry).

Nếu tần số tổn thất ở mức giữ lại cao có thể dẫn đến lỗ nghiệp vụ cho người nhượng tái;

Do phải đóng trước phí tái bảo hiểm, nếu tình trạng để nợ phí bảo hiểm nhiều sẽ gây khó khăn về

tài chính cho công ty được tái. Đối với bảo hiểm tỷ lệ người nhượng tái thường được giữ lại dự

phòng phí và đôi khi cả dự phòng bồi thường, nhưng trong hợp đồng tái phi tỷ lệ người nhượng

tái không được hưởng ưu đãi này;

Phải đóng phí tái lập trách nhiệm sau khi nhà tái trả bồi thường nếu hợp đồng có điều khoản tái

lập (Reinstatement). Tuy nhiên số lần được tái lập cũng có hạn và giảm dần, sẽ khó đảm bảo nếu

tiếp tục có những tổn thất lớn;

Tái bảo hiểm phi tỷ lệ dựa vào tỷ lệ tổn thất. Nếu tổn thất lớn, thị trường tái sẽ tăng phí và thay

đổi điều kiện tái cho phù hợp, khác với thị trường tái bảo hiểm tỷ lệ tình hình có thể ổn định lâu

dài hơn;

Trong trường hợp phải điều chỉnh tăng số tiền bảo hiểm hoặc phải xác định lại số tổn thất lớn

nhất có thể xảy ra thì điều khoản bảo hiểm có thể phải thương thảo lại. Mặt khác, trong trường

hợp phải hũy hợp đồng thì người nhượng có thể không nhận được tiền hoàn trả hoặc ở mức độ

tối thiểu;

Khác với tái bảo hiểm tỷ lệ, tái bảo hiểm phi tỷ lệ không áp dụng hoa hồng tái. Phí tái bảo hiểm là

phí thuần;

Trong trường hợp hợp đồng tái mang lại lợi nhuận cho nhà tái, nhà tái cũng không áp dụng trả

hoa hồng lãi như hợp đồng tái tỷ lệ. Tuy nhiên với hợp đồng phi tỷ lệ người được tái có thể

thương thảo để giảm phí tái trong năm sau do hợp đồng có lãi.

Thông thường, hợp đồng tái phi tỷ lệ trên cơ sở khiếu nại tổn thất (Loss occurring basis). Nhà tái

chịu trách nhiệm đối với những khiếu nại xảy ra trong thời hiệu hợp đồng dù cho rủi ro thuộc

hợp đồng nào. Người nhượng tái có thể không được bảo hiểm cho những rủi ro chưa hết hiệu

lực nếu hợp đồng không được tái tục. Trái lại hợp đồng tái tỷ lệ thường trên cơ sở rủi ro phát

sinh (Risk-attaching basis). Với hợp đồng này rủi ro được đảm bảo cho dù hợp đồng tái đã hết

thời hiệu.

Bồi thường thiện chí (Ex-gratia Claims). Bồi thường thiện chí có thể được người nhận tái chấp

nhận chia sẻ trong hợp đồng tái tỷ lệ nhưng ít được chấp nhận trong hợp đồng tái phi tỷ lệ.

Page 54: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

53

5. HỢP ĐỒNG TÁI VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG (EXCESS OF LOSS).

5.1 Định ngh a.

Hợp đồng tái VMBT là một thỏa thuận giữa công ty được tái và công ty nhận tái mà ở đó công ty

nhận đồng ý trả bồi thường mọi tổn thất vượt mức quy định, liên quan đến mỗi một rủi ro (any

one risk) hoặc mỗi một sự kiện (any one event).

5.2 Ví dụ.

Mức tổn thất tự chịu của người được tái là 200,000,000 VND

Mức trách nhiệm của lớp 1 là 300,000,000 VND vượt quá 200,000,000 VND

Mức trách nhiệm của lớp 2 là 500,000,000 VND vượt quá 500,000,000 VND

Có 4 tổn thất xảy ra: 1: 300,000,000 VND, 2: 850,000,000 VND, 3: 125,000,000 VND,

4: 1,000,000,000 VND

Đơn vị tính: 1,000 VND

Rủi

ro

Tổn thất

Góc

Giữ

lại

Tái bảo hiểm

Lớp 1 Lớp 2

1 300,000 200,000 100,000 0

2 850,000 200,000 300,000 350,000

3 125,000 125,000 0 0

4 1,000,000 200,000 300,000 500,000

HÌNH 30 HỢP ĐỒNG TÁI VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG

HÌNH 31 SƠ ĐỒ VƯỢT TÁI MỨC BỒI THƯỜNG

0

200,000

400,000

600,000

800,000

1,000,000

SỐ

TIÊ

N B

ÔI T

ỜN

G

1 2 3 4

RỦI RO

SƠ ĐÔ TBH VƯỢT MỨC BÔI THƯỜNG

GIƯ LAI NHA TBH 1 NHA TBH 2

Page 55: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

54

II. TBH VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG ĐẢM BẢO NGHIỆP VỤ (WORKING EXCESS OF LOSS).

1. ĐỊNH NGHĨA.

Là dạng TBH phi tỷ lệ, ở đó cả công ty được nhượng và nhận cùng chia sẻ những tổn thất thông

thường. Những tổn thất có khả năng xảy ra thường ngày của các rủi ro được bảo hiểm. Dạng này

áp dụng trên cơ sở hợp đồng hoặc từng rủi ro (any one policy/any one risk ) hoặc thảm họa nhỏ

(minor catastrophe).

TBH vượt mức bồi thường được sắp xếp theo hai phương pháp: theo từng rủi ro (per risk), theo

sự cố (per event) hoặc kết hợp 2 phương pháp này;

Trong trường hợp phí tái không nhiều, không thể cân đối với trách nhiệm nhận, nhà TBH thường

quy định giới hạn trách nhiệm một sự cố. Ví dụ: vượt 20.000$ đến 150.000 $.

2. TBH VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG THEO TỪNG RỦI RO (PER RISK).

Theo phương pháp này nhà TBH nhận bồi thường mọi trên cơ sở từng rủi ro riêng biệt

(individual risk).

Ví dụ: Mức trách nhiệm TBH 100.000 $. vượt quá 20.000 $. Bảo hiểm hỏa hoạn (đối với các rủi ro

không lớn).

BẢNG PHÂN BỔ TỔN THẤT THEO RỦI RO

RỦI RO TỔN THẤT

(LOSS)

MỨC GIỮ LẠI

(PRIORITY)

TÁI BẢO HIỂM

(COVER)

1 15.000 15.000 0

2 25.000 20.000 5.000

3 80.000 20.000 60.000

4 12.000 12.000 0

5 32.000 20.000 12.000

6 45.000 20.000 25.000

CỘNG 209.000 107.000 102.000

HÌNH 32 BẢNG PHÂN BỔ TỔN THẤT THEO RỦI RO

3. TBH VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG THEO SỰ CỐ (PER EVENT).

Theo phương pháp này nhà TBH bảo vệ cho những rủi ro tích tụ trong một sự cố thảm hỏa nhỏ.

Hiện nay rất ít nhà tái bảo hiểm nhận bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ cho rủi

ro sự cố, nếu có thì phí sẽ cao.

Page 56: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

55

Ví dụ: Như ví dụ trước không giới hạn-theo từng rủi ro (A) và giới hạn 1 sự cố là 150.000 (B).

BẢNG PHÂN BỔ TỔN THẤT THEO SỰ CỐ

RỦI RO SỐ TIỀN B.T KHÔNG GIỚI HẠN ( A ) GIỚI HẠN ( B )

1 15.000

2 25.000

3 80.000

4 12.000

5 32.000

6 45.000

CỘNG 209.000 59.000

GIỮ LẠI 20.000 59.000

TÁI BẢO HIỂM 189.000 150.000

HÌNH 33 BẢNG PHÂN BỔ TỔN THẤT THEO SỰ CỐ

4. TÁI BẢO HIỂM VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG KẾT HỢP TÁI BẢO HIỂM MỨC DÔI.

Để tăng cường giữ lại nhiều dịch vụ vừa và nhỏ nhằm tăng phí, công ty bảo hiểm thường nâng

mức giữ lại. Tuy nhiên nếu nhiều rủi ro cùng xảy ra thì kết quả kinh doanh sẽ xấu. Để giải quyết

vấn đề này, người ta kết hợp TBH mức dôi và vượt mức bồi thường như sau:

Nếu hợp đồng tái mức dôi giữ lại 400.000 $ thì người ta sắp xếp mức giữ lại này thành hợp đồng

vượt mức bồi thường với mức trách nhiệm là 200.000 $ vượt quá 200.000$;

HÌNH 34 TÁI BẢO HIỂM VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG KẾT HỢP TÁI BẢO HIỂM MỨC DÔI

Giữ lại thuần 200.000 $

Giữ lại gộp 400.000 $

TBH vượt mức bồi thường 200.000/200.000

TBH mức dôi 1 lớp (layers) 400.000/400.000

TBH mức dôi 800.000 $

Page 57: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

56

5. SO SÁNH TÁI BẢO HIỂM SỐ THÀNH VÀ VƯỢT MỨC BỔI THƯỜNG NGHIỆP VỤ.

Ví dụ : Hãy so sánh 2 phương án tái bảo hiểm của công ty A về nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn với

các dữ liệu sau :

+ Giá trị tái bảo hiểm tối đa: 500.000đ/rủi ro

+ Mức giữ lại: 100.000đ/rủi ro

+ Tổng phí bảo hiểm gốc: 10.000.000đ

+ Hoa hồng bảo hiểm gốc: 15%

+ Chi phí quản lý và khác: 20%

+ Tổng số tiền bồi thường gốc năm đầu: 5.000.000đ trong đó chỉ có 10 vụ vượt quá 100.000

đ/rủi ro với tổng số tiền bồi thường là 1.500.000đ

Phương án 1: Tái bảo hiểm số thành (quota share)

+ Mức giữ lại: 20% (= 100.000đ / rủi ro)

+ Mức tái bảo hiểm: 80% (= 400.000đ / rủi ro)

+ Thủ tục phí bảo hiểm (hoa hồng) 40% phí tái bảo hiểm

Phương án 2: Vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ (working excess of loss)

+ Mức giữ lại: 100.000đ / rủi ro

+ Mức được bảo vệ: 400.000đ / rủi ro

+ Phí tái bảo hiểm: 20% phí bảo hiểm

+ Hoa hồng: Không có

BẢNG SO SÁNH HAI PHƯƠNG ÁN

Đơn vị tính : 1.000đ

CH TIÊU PHƯƠNG ÁN 1 PHƯƠNG ÁN 2

Tổng phí bảo hiểm gốc

Hoa hồng bảo hiểm gốc (15%)

Chi phí quản lý khác (20%)

Phí tái bảo hiểm

10,000

1,500

2,000

8,000 (80%)

10,000

1,500

2,000

2,000 (20%)

Trừ hoa hồng T.B.H (40%)

Tổng chi

Chênh lệch thu chi

Bồi thường bảo hiểm góc trừ phần

đ i T.B.H

(3,200)

11,500

1,700

5,000

(4,000)

Không

5,500

4,500

5,000

(1,500)

L i 700 1,000

HÌNH 35 SO SÁNH TÁI BẢO HIỂM SỐ THÀNH VÀ VƯỢT MỨC BỔI THƯỜNG NGHIỆP VỤ

1,000 3,500

Page 58: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

57

6. CÁC TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG TÁI BẢO HIỂM VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG ĐẢM BẢO NGHIỆP

VỤ.

Tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm tài sản (vật chất). Các loại nghiệp vụ về trách nhiệm ít áp dụng

vì thông thường loại bảo hiểm này ít xảy ra tổn thất thảm họa (thiên tai).

Tái bảo hiểm nghiệp vụ tàu, hàng kết hợp. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm tàu riêng lẽ thường ít áp

dụng.

Khi áp dụng cho tái bảo hiểm hàng hải, thông thường không đặt điều kiện “ hạn mức sự cố “ vì

hầu hết các sự cố hàng hải khó phân biệt ranh giới giữa dạng tái “Vượt mức bồi thường” và dạng

“Đảm bảo nghiệp vụ “ và “ Đảm bảo thảm họa“.

III. TÁI BẢO HIỂM VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG ĐẢM BẢO THẢM HỌA (CATASTROPHE EXCESS OF

LOSS)

1. ĐỊNH NGHĨA.

Là dạng tái bảo hiểm phi tỷ lệ để bảo vệ cho người nhượng tránh được những trường hợp tổn

thất sự cố của một thảm họa quá mức bình thường nằm ngoài khả năng kiểm soát bảo hiểm

thông thường. Mức giữ lại của người nhượng tái cho một rủi ro dù hợp lý cho một vài rủi ro

riêng lẽ, nhưng nó sẽ quá tải khi xảy ra tổn thất tích tụ.

Ví dụ :

Về nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn: rủi ro động đất và bão tố. Tích tụ giữa tổn hại vật chất và

mất thu nhập.

Về bảo hiểm xe cơ giới: Tích tụ thiệt hại của nhiều xe trong một vụ tai nạn. Tích tụ giữa thiệt

hại vật chất xe và trách nhiệm đối với người thứ 3.

Về hàng hải: Hai tàu cùng bảo hiểm đâm vào nhau. Tích tụ giữa hàng và tàu.

Hàng không: Tích tụ giữa thiệt hại thân máy, mất thu nhập trách nhiệm với hành khách và

người thứ 3.

Dạng tái bảo hiểm này còn áp dụng cho trường hợp: tổn thất của một sự cố liên quan đến nhiều

loại nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau do cùng một công ty bảo hiểm đảm nhận. Các dạng tái bảo

hiểm đặc biệt đó là:

Đảm bảo bao chắn (umbrella cover). Đảm bảo toàn bộ nghiệp vụ (whole account cover)

2 NHỮNG YẾU TỐ D N ĐẾN THẢM HỌA (CATASTROPHE).

2.1 o con người.

Xung đột.

Đình công, biểu tình,

Page 59: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

58

Nổ.

Máy bay rơi.

. . .

2.2 Do thiên tai.

Thời tiết: Bão, lụt,sóng thần, lốc, sương muối, mưa đá . . .

Thiên nhiên: Núi lửa, động đất.

3. XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC CỦA TBH VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG THẢM HỌA.

3.1 ảng tính mức rủi ro tích tụ (accumulation) mức giữ lại tại khu vực A.

Đơn vị: 1,000 VND

SỐ LƯỢNG RỦI RO MỨC GIỮ LẠI TỔN THẤT TÍCH TỤ

1,200 10,000 12,000,000

850 15,000 12,750,000

730 20,000 14,600,000

520 25,000 13,000,000

410 30,000 12,300,000

350 30,000 10,500,000

240 30,000 7,200,000

160 30,000 4,800,000

80 30,000 2,400,000

5 30,000 150,000

1 30,000 30,000

CỘNG 280,000 89,730,000

HÌNH 36 BẢNG TÍNH MỨC RỦI RO TÍCH TỤ

Mức giữ lại cao nhất cho một rủi ro là 30,000,000 VND , mức tích tụ rủi ro cao nhất có thể lên tới

89,730,000,000 VND cho khu vực A.

3.2 Tính mức đ tích tụ rủi ro lớn nh t có thể ảy ra.

Trên cơ sở số liệu thống kê qua các năm tình hình tích tụ tổn thất xảy ra ở khu vực A về rủi ro

bão, lũ, động đất cộng thêm lạm phát để ước tính mức độ tích lũy rủi ro có thể xảy ra. Sau khi

tính được tỷ lệ tổn thất lớn nhất có thể xảy ra (Probable Maximum Loss – PML) ta sẽ tính được

mức độ tích tụ tổn thất cho từng vùng cộng thêm một tỷ lệ % các yếu tố tăng thêm như lạm phát,

tình hình xã hội . . .

Ví du: Mức độ tích tụ rủi ro cho các khu vực A, B, C, D và ước tính tỷ lệ tổn thất lớn nhất có thể

xảy ra và tỷ lệ công thêm các yếu tố gia tăng thể hiện ở bảng sau:

Page 60: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

59

Đơn vị: 1,000 VND

KHU VỰC TÍCH TỤ MỨC

GIỮ LẠI

KHẢ NĂNG XẢY RA TỔN

THẤT LỚN NHẤT (PML)

RỦI RO

TÍCH TỤ

YẾU TỐ CỘNG

THÊM 10%

A

B

C

D

89,730,000

50,000,000

85,500,000

60,760,000

20%

15%

10%

8%

17,946,000

7,500,000

8,550,000

4,860,800

19,740,600

8,250,000

9,405,000

5,346,880

HÌNH 37 BẢNG TÍNH MỨC RỦI RO TÍCH TỤ LỚN NHẤT CÓ THỂ XẢY RA

Xem xét khu vực A ta thấy mức độ tích tụ là 19,740,600,000 VND. Nếu mức giữ lại là 500,000,000

VND thì hợp đồng đảm bảo tổn thất vượt mức bồi thướng thảm họa sẽ là: 19,240,600,000 VND

vượt 500,000,000 VND. Hợp đồng này có thể chia thành nhiều lớp.

Thông thường ở những khu vực có rủi ro tích tụ cao về động đất, lũ lụt, bão, nhà tái bảo hiểm

thường áp cụng mức giới hạn cao nhất trong hợp đồng tái. Công ty bảo hiểm khi khai thác cần

theo dõi mức tích tụ của các rủi ro khai thác đã vượt mức giới hạn cho phép chưa để hạn chế

khai thác thêm hoặc thương thảo với người nhận tái nhận theo hình thức lựa chọn.

3.3 Hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường thảm họa nhiều lớp.

Đối với những rủi ro có mức tích tụ cao khó tái cho một nhà nhận tái, người bảo hiểm có thể chia

ra thành nhiều lớp để dễ chào tái. Mức độ rủi ro của từng lớp khác nhau. Các lớp ở dưới rủi ro

cao hơn nên phí tái cũng cao hơn. Ngược lại các lớp trên rủi ro thấp hơn nên phí cũng thấp hơn.

Tùy chiến lược kinh doanh của các nhà tái họ có thể chọn những phân khúc khác nhau.

Tỷ lệ phí giữa các lớp có thể được điều chỉnh cho hợp lý hơn sau mỗi mùa tái tục dựa trên kết

quả của từng lớp.

Điều khoản tái lập trách nhiệm (reinstatement) cũng dễ thực hiện hơn vì người bảo hiểm có thể

thương thảo riêng với từng nhà tái.

Ví dụ:

Lớp 2: 20,000,000 xs 7,500,00

Lớp 2: 5,000,000 xs 2,500,000

Lớp 1: 2,000,000 xs 500,000

Mức giữ lại (Piority) 500,000

HÌNH 38 HỢP ĐỒNG TÁI BẢO HIỂM VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG THẢM HỌA NHIỀU LỚP

27,500,000

7,500,000 2,500,000

500,000

Page 61: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

60

Các lớp càng cao mức rủi ro càng ít nên mức trách nhiệm thường cao hơn.

3.4 Quan h giữa hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghi p vụ (working

excess of loss) và hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường thảm họa (catastrophe

excess of loss).

(1) Chương trình tái bảo hiểm của công ty bảo hiểm XYZ như sau:

Hợp đồng tái bảo hiểm vượt bồi thường đảm bảo nghiệp vụ:

Lớp 1: 200,000 vượt 100,000

Lớp 2: 500,000 vượt 300,000

Hợp đồng trên có liên quan đến hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường thảm họa sau:

Cat XL: 400,000 vượt 150,000

(2) Tình hình tổn thất:

Rủi ro A: 350,000

Rủi ro B: 200,000

Rủi ro C: 100,000

(3) Phân bổ tổn thất.

a. Phân bổ theo hợp đồng tái bảo hiểm đảm bảo nghiệp vụ.

RỦI RO CÔNG TY XYZ LỚP 1 LỚP 2 TỔNG CỘNG

A

B

C

CỘNG

100,000

100,000

100,000

300,000

200,000

100,000

0

300,000

50,000

0

0

50,000

350,000

200,000

100,000

650,000

HÌNH 39 PHÂN BỔ THEO HỢP ĐỒNG TÁI BẢO HIỂM ĐẢM BẢO NGHIỆP VỤ.

b. Phân bổ theo hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường thảm họa.

Mức giữ lại Công ty XYZ phải trả: 300,000. Hợp đồng Cat XL phải trả: 150,000 vượt 150,000. Như

vậy công ty XYZ chỉ còn phải trả: 300,000 – 150,000 = 150,000.

Quan hệ này không chỉ áp dụng cho hợp đồng hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ

(working excess of loss) và hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường thảm họa (catastrophe

excess of loss), mà còn có thể áp dụng cho hợp đồng tái tỷ lệ (proportional) và phi tỷ lệ (non-

proportional) như tái bảo hiểm số thành với tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp

vụ.

Page 62: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

61

4. CÁCH TÍNH PHÍ TBH PHI TỶ LỆ.

4.1 Sự khác nhau giữa cách tính phí T H t l và phi t l .

Đối với TBH tỷ lệ, tỷ lệ số phí tái bảo hiểm nhà TBH nhận được cũng là tỷ lệ của phần trách nhiệm

của nhà TBH, theo từng nhóm nghiệp vụ. Nói cách khác phí nhận được và trách nhiệm tái dựa

trên phí bảo hiểm nhận được.

Đối với TBH phi tỷ lệ, việc trả phí tái phụ thuộc vào kết quả của từng nhóm nghiệp vụ tái. Trách

nhiệm của người nhận tái phụ thuộc vào tình hình tổn thất.

Phương pháp tính phí này phụ thuộc vào trách nhiệm nhận tái ở mức thấp hay mức cao;

Ở mức thấp hay mức đảm bảo nghiệp vụ (working layers), thì hệ thống ngoại sung “Burning

cost “ được áp dụng.

4.2 ách tính phí theo h thống ngoại sung ( urning cost).

Ví dụ: Công ty TBH B nhận trách nhiệm 200.000 $ vượt quá 30.000 $. Kết quả kinh doanh liên

quan đến nhóm nghiệp vụ tái như bảng sau:

NĂM PHÍ

BẢO HIỂM TỔN THẤT

TỔN THẤT Đ TRỪ MỨC GIỮ LẠI

SỐ VỤ SỐ TIỀN

2000 1,800,000 650,000 15 120,000

2001 2,300,000 720,000 16 160,000

2002 3,500,000 480,000 18 50,000

2003 3,800,000 540,000 8 130,000

2004 5,100,000 320,000 12 40,000

16,500,000 2,930,000 69 500,000

HÌNH 40 CÁCH TÍNH PHÍ THEO HỆ THỐNG NGOẠI SUNG

Burning cost được tính toán trên cơ sở tổng số tổn thất vượt mức quy định chia cho tổng phí bảo

hiểm trong cùng thời gian nhân cho 100:

Trên cơ sở kết quả của Burning cost thuần (Pure) người ta tính thêm chi phí quản lý, sự thay đổi

về giá trong tương lai và lãi. Số công thêm này khoản 100/70 hoặc 100/75.

Final burning cost (chung cuộc) = 3.03% x 100/75 = 4.04%

Đây là số phí mà người được tái phải trả cho nhà TBH cho năm 2006.

16.500.000 Burning cost =

500,000 X 100 = 3.03%

Page 63: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

62

Tuy nhiên, thông thường thay vì tính tỷ lệ phí cố định, người ta áp dụng một cách linh hoạt hơn

bằng cách định mức phí của năm trong khoản giữa số phí gấp đôi và một nữa Final Burnimg cost

của năm trước, ở đây là: 2.02% - 8.08%

Số phí thực sự trả cho nhà tái trong năm 2006 phụ thuộc vào kết quả kinh doanh 2006. Ví dụ:

Doanh thu: 6,500,000 $ và bồi thường vượt mức tự chịu 30,000 $ là 182,000 $. Burning cost =

182,000/6,500,000x100 = 2.8%; Final burning cost = 2.8% x 100/75 = 3.733%

Số phí phải trả cho nhà tái = 3.733% x 6,500,000$ = 242,645$

Tuy nhiên số phí thực trả này chỉ biết được khi kết thúc 2006 mà nhà tái cần có tiền ngay để đảm

bảo cho trách nhiệm nhận lãnh. Do đó phí đóng trước (Deposit) được sử dụng. Phí đóng trước là

chính số phí thấp nhất được tính gọi là phí đóng trước thấp nhất (Minimum deposit). Phí này

không trả lại người được tái dù phí tái tính lại có thấp hơn. Việc thanh toán phí tái thường được

quy định theo quý hoặc 6 tháng.

Với ví dụ trên, nếu hợp đồng quy định thanh toán theo quý và hiệu lực hợp đồng bắt đầu từ 1 – 1

– 2006 , phí đóng trước tối thiểu là: 50% x 242,645 = 121,622.5$ ; Phí đóng cho: 1-1; 1-4; 1-7 và

1-10 là: 121,662.5 / 4 = 30,415.625$. Cuối năm công ty được tái phải trả thêm: 242,645 –

121,622,5 = 121,622.5$

Giả sử doanh thu 2006 là: 7,000,000$ và số tiền nhà tái phải bồi thường là: 60,000$, Burning cost

= 60,000/ 7,000,000 = 0.86%; F.B.C = 0.86% X 100/ 75 = 1.15%. Số phí phải trả nhà tái: 1.15% x

7,000,000 = 80,500$ thấp hơn số tiền đóng trước tối thiểu 121.622.5$ . Do đây là số phí đóng

trước tối thiểu nên phí tái phải đóng thực tế dù có thấp hơn nhà tái cũng không phải hoàn lại.

Tuy nhiên, giả sử doanh thu 2006 là: 6,000,000$ và số tiền nhà tái phải bồi thường là: 100,000$,

Burning cost = 100,000/ 6,000,000 x 100 = 1.67%; F.B.C = 1.67% X 100/ 75 = 2.23%, Số phí phải

trả nhà tái: 2.23% x 6,000,000 = 133,800$ cao hơn số tiền đóng trước tối thiểu 121,622.5$.

Người được tái phải trả thêm số phí chênh lệch là: 133,800$ - 121,622.5$ = 12,177.5$

Trên chỉ là ví dụ đơn giản chưa tính đến những nhân tố như: tổn thất chưa kịp khai báo (I.B.N.R),

lạm phát, dự phòng tổn thất.

4.3 ách tính phí đối với mức trách nhi m cao.

Đối với hợp đồng tái có mức trách nhiệm cao (high layers) người ta không tính phí như ở mức

trách nhiệm thấp do rất ít số lượng tổn thất xảy ra nên không tính được Burning cost. Người tái

bảo hiểm dựa vào kinh nghiệm cá nhân về các hợp đồng có những đặc điểm tương tự và thường

tính một mức phí cố định (flat premium) cho cả năm, không điều chỉnh, hoặc phí cố định trên

doanh thu gộp với mức tối thiểu và đóng trước.

Không có một phương pháp tính nào xác định cho các hợp đồng mức cao. Người ta xác định theo

phương pháp đồ thị trên cơ sở giả định sự diễn biến của các lớp tổn thất. Do đó phí được tính

thay đổi phụ thuộc vào khoản cách giữa lớp với sàn (ground).

Page 64: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

63

ĐỒ THỊ TÍNH PHÍ TÁI Ở MỨC TRÁCH NHIỆM CAO

HÌNH 41 ĐỒ THỊ TÍNH PHÍ TÁI Ở MỨC TRÁCH NHIỆM CAO

Phí tăng dần theo độ dốc của đường cong: D C B A với A là mức trách nhiệm thấp (đảm

bảo nghiệp vụ).

4.4 Phiếu tái bảo hiểm trên cơ s m i rủi ro (Per risk treaty)

Người được tái:…….

Loại nghiệp vụ:

Giới hạn địa lý:

Loại hợp đồng tái:

Giới hạn trách nhiệm:

Vượt mức bồi thường:

Tỷ lệ phí:

Thời hiệu:

Phí tối thiểu đóng trước:

Điều kiện:

Môi giới phí:

Thông tin:

Công ty bảo hiểm XYZ

Hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt

Việt nam

Vượt mức bồi thường trên cơ sở rủi ro- Lớp 2

Bồi thường đến 750,000$ tổn thất thuần cuối cùng mỗi và mọi rủi

ro mọi tổn thất.

750,000 $ tổn thất thuần cuối cùng mỗi và mọi rủi ro, tổn thất.

Với sự cố tổn thất giới hạn: 7,500,000 $

0.25% của phí gộp thuần ( GNPI )

Tổn thất xảy ra trong thời hạn 12 tháng từ 1 tháng 1 năm 2006.

40,000 $ thanh toán trước theo quý

(1) Tổn thất thực tế cuối cùng ( UNL )

(2) Lớp giữ lại thuần (Net retained Lines)

10%

ớc tính Phí gộp thuần 2006: 20 Mio $

Chưa có tổn thất vượt 750,000 $

Tổn thất lớn nhất 2002: 505,000 $

0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7

TỶ LỆ % TRÊN PHÍ GỘP THUẦN ( G.N.P.I )

A B C D TỶ ĐỒNG

5

10

15

20

25

30

Page 65: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

64

4.5 Phiếu tái bảo hiểm trên cơ s thảm họa (Catastropher Treaty)

Người được tái:

Loại nghiệp vụ:

Giới hạn địa lý:

Loại hợp đồng tái:

Giới hạn trách nhiệm:

Vượt mức bồi thường:

Tái lập trách nhiệm:

Tỷ lệ phí:

Thời hiệu:

Phí tối thiểu đóng trước:

Điều kiện:

Môi giới phí:

Thông tin:

Công ty bảo hiểm XYZ

Hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt

Việt nam

Vượt múc bồi thường trên cơ sơ thảm họa – lớp 4

Bồi thường đến mức 2,000,000 $ tổn thất thực tế cuối cùng mỗi

và mọi rủi ro, tổn thất.

1,000,000 $ tổn thất thực tế cuối cùng mỗi và mọi rủi ro, tổn

thất.

Hai lần tái lập với lần 1: 100% phí theo thời gian. Lần 2: 75%

theo thời gian. Cả hai tỷ lệ theo số tiền tái lập.

0.15% của phí gộp thuần (GNPI)

Tổn thất xảy ra trong thời hạn 12 tháng từ 1 tháng 1 năm 2006.

10,000 $ thanh toán trước theo 6 tháng.

(1) Tổn thất thực tế cuối cùng (UNL)

(2) Lớp giữ lại thuần (Net retained Lines)

(3) Loại trừ trong hợp đồng VMBT

(4) Điều khoản 72 giờ liên tục

10%

ớc tính Phí gộp thuần 2006: 10 Mio $

Chưa có tổn thất vượt 1,000,000 $

Tổn thất lớn nhất 2002: 855,000 $

Mức giữ lại tối đa của người bảo hiểm cho một tổn thất:

200.000 $

4. iải thích thu t ngữ.

Tổn th t thực tế cuối c ng (Ultimate net loss): Là tổng số tiền bồi thường thực tế cuối cùng công

ty bảo hiểm đã trả bao gồm tiền bồi thường, bán cứu vãn, cầu hoàn, bao gồm cả đòi các hợp

đồng tái vì quyền lợi của hợp đồng này.

M i và mọi rủi ro m i và mọi tổn th t (Each and every risk, each and every loss): Sự đảm bảo

cung cấp cho người được tái xác định rõ thế nào là một tổn thất. Nó có thể là một tòa nhà hoặc

một cụm nhà có chung mái. Khi cơ sở xác nhận là một tổn thất (one loss), điều khoản của hợp

đồng sẽ quy định cụ thể giới hạn thời gian và địa lý của sự cố tổn thất. Đó là lý do tại sao trong

hợp đồng có điều khoản giờ (hours).

Page 66: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

65

Tái l p trách nhi m (Reinstatement): Khi tổn thất được bồi thuờng theo hợp đồng vượt mức bồi

thường, thì mức trách nhiệm bảo hiểm sẽ giảm bớt theo phần đã bồi thường. Điều khoản tái lập

trách nhiệm cho phép hợp đồng tự động tái lập lại trách nhiệm như cũ mà không cần thương

thuyết lại.

Tổn th t phát sinh ( oss Occurring): Theo hợp đồng vượt mức bồi thường, trách nhiệm của nhà

TBH cung cấp hoặc trên cơ sở tổn thất phát sinh (Loss Occurring), cơ sở phát hành (Policies

Issued), cơ sở tổn thất phát hiện (Loss Discovered) hoặc cơ sở giải quyết bồi thường (Claim

made).

ơ s tổn th t phát sinh ( oss Occurring asis): Nhà TBH chịu trách nhiệm bồi thường cho

những tổn thất xảy ra trong năm tài chính bất kể tổn thất đó thuộc đơn bảo hiểm cấp năm bảo

hiểm nào, nếu nó được ghi trong hợp đồng. Nhà TBH không chịu trách nhiệm cho những tổn thất

xảy ra trong năm kế tiếp nếu họ không tiếp tục tái tục hợp đồng tái.

ơ s phát hành hợp đồng (Policies ssued basis): Nhà TBH chỉ có trách nhiệm bồi thường cho

những tổn thất thuộc đơn bảo hiểm được cấp hoặc tái tục trong thời hạn hiệu lực vủa hợp đồng

cho dù tổn thất này xảy ra ở những năm kế tiếp. Theo phương pháp tái này thì phí tái được tính

trên cơ sở phí phát sinh của năm bảo hiểm (Written Premium).

ơ s tổn th t phát hi n hoặc đ i bồi thường ( osses Discovered or Claim made basis): Nhà

TBH chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất xảy ra trong thời gian hiệu lực hợp đồng

bất kể tổn thất đó thuộc đơn bảo hiểm cấp năm bảo hiểm nào, kể cả những tổn thất phát hiện,

báo cáo, khởi đòi trong thời hiệu hợp đồng. Loại này được dùng cho các nghiệp vụ khó xác định

thời gian xảy ra tổn thất như bảo hiểm lòng trung thực (Fidelity Guarantee).

Điều khoản ổn định (Stability clause): Điều khoản này thường áp dụng cho các hợp đồng trách

nhiệm, trách nhiệm người thứ 3 chủ xe ôtô do ảnh hưởng của lạm phát. Lạm phát không những

ảnh hưởng đến bảo hiểm góc mà còn ảnh hưởng đến nhà TBH. Trách nhiệm nhà TBH bị ảnh

hưởng lạm phát theo 2 cách:

(1) Tăng tần số bồi thường: Mức độ bồi thường kỳ trước trong mức tự bồi thường thì kỳ sau đã

vượt mức tự bồi thường;

(2) Tăng số tiền bồi thường cho mỗi tổn thất. Số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm tái trước ít,

nay nhiều hơn.

Phân tích:

Đối với ảnh hưởng của lạm phát theo cách (1) thì cả người nhượng và người nhận tái đều bị ảnh

hưởng, vì những tổn thất trước chưa vượt mức tự bồi thường nay vượt mức bồi thường do lạm

phát ảnh hưởng đến cả hai.

Đối với ảnh hưởng của lạm phát theo cách (2) thì chỉ người nhận tái bị ảnh hưởng vì các tổn thất

này trước đây đã vượt mức tự bồi thường nên phần tăng thêm do lạm phát chỉ người nhận tái

chịu.

Page 67: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

66

Để điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát, điều khoản ổn định được áp dụng. Mẫu điều khoản có

nội dung như sau:

“ Mục đích của thỏa thuận này là điều chỉnh để phần giữ lại của người được tái và giới hạn trách

nhiệm của người TBH sẽ giữ được giá trị cân đối của chúng như tại thời điểm bắt đầu hợp đồng.

Sự thay đổi giá trị tiền tệ liên quan được xác định bằng chỉ số tiền lương mới nhất được công bố

bởi . . . .

Việc thanh toán bồi thường, phần tự bồi thường của người được tái và phần giới hạn trách

nhiệm của người tái sẽ được điều chỉnh bằng tỷ lệ tăng (hoặc giảm) theo chỉ số từ ngày bắt đầu

hợp đồng này đến ngày thanh toán bồi thường.

Tuy nhiên các quy định trên có hiệu lực chỉ khi chỉ số này tăng (giảm) vượt quá 10% .

Ví dụ: Hợp đồng THB vượt nức bồi thường ôtô nhận trách nhiệm 500,000$ vượt quá 100,000$

cho 12 tháng năm 2002. Tai nạn xảy ra trong năm nhưng đến 2005 mới trả bồi thường với số tiền

300,000$. Lạm phát từ 2002 đến 2005 là 60%. Tính số tiền bồi thường 2 bên phải trả?

Điều chỉnh mức tự bồi thường: 160/100 x 100,000$ = 160,000$

Điều chính giới hạn trách nhiệm: 160/100x 500,000$ = 800,000$

Số tiền bồi thường bây giờ được điều chỉnh lại theo tỷ lệ:

Phần tự bồi thường: 160,000$

Phần TBH: 140,000$

IV. HỢP ĐỒNG TBH DỪNG TỔN THẤT (STOP LOSS).

1. ĐỊNH NGHĨA.

Là hợp đồng bảo vệ phần vượt mức tỷ lệ tổn thất (Excess of Loss Ratio Cover) của người được

tái, vượt số tiền ấn định cho một loại nghiệp vụ chỉ định. Số tiền này thường cố định và có liên

quan với doanh thu năm của loại nghiệp vụ đó được thể hiện bằng tỷ lệ. Nhà TBH chỉ chịu trách

nhiệm khi tỷ lệ bồi thường thuần cả năm vượt tỷ lệ bồi thường ấn định và đến giới hạn quy định

cũng được tính bằng tỷ lệ. Điểm vượt mức này phải quy định sao cho công ty được tái không thể

kiếm lời về phần họ chịu trách nhiệm.

Bảo đảm dừng tổn thất thường dùng để bảo vệ bảo hiểm mùa màng (Crop Porfolios). Loại này rất

khó phân biệt tổn thất cho một rủi ro và một sự cố trong trường hợp mưa đá, lốc. . .

Những loại rủi ro khó sắp xếp tái do khó xác định tổn thất như: cây lấy gỗ, mùa màng, rủi ro chính

trị khi bảo hiểm riêng lẽ.

Page 68: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

67

2. ĐẶC ĐIỂM.

Hai bên hợp đồng phải xác định rõ cách tính tỷ lệ tổn thất (Loss ratio) theo năm tài chính (phí

thu phải là phí được hưởng – earned premium) hay theo năm nghiệp vụ (phí thu phải là phí

phát sinh – Writen premium).

Việc xác định tỷ lệ tổn thất giữ lại của người nhượng tái (priority) phải trên cơ sở tỷ lệ tổn

thất phải từ 105% hay cao hơn. Điều đó có nghĩa là người nhượng tái không có lợi nhuận

hoặc bị thiệt 5% khi kết quả kinh doanh lỗ.

Hợp đồng tái dừng tổn thất không nhằm mục đích gánh lỗ do những thảm họa (Catastrophe).

Hợp đồng vượt mức bồi thường đảm bảo thảm họa đảm nhiệm phần này. Hợp đồng tái

dừng tổn thất đảm bảo cho tỷ tệ tổn thất cao do tần xuất cao của các rủi ro bình thường.

Phí tái bảo hiểm dừng tổn thất có thể cao, người được tái cần cân nhắc kỹ. Phí tái được tính

theo công thức Burning cost (xem phần sau). Ích lợi chính của hợp đồng này là đảm bảo cho

người nhượng tái vận hành trơn tru qua những năm kinh doanh lỗ lã.

Trong một khoản thời gian nhất định thường là một năm.

Giới hạn của công ty tái bảo hiểm có thể bằng số tương đối (tỷ lệ %) hoặc số tuyệt đối (một số

tiền cụ thể) hoặc kết hợp cả hai hình thức với việc áp dụng cho kết quả nào có mức trách

nhiệm nhỏ hơn.

Dạng tái bảo hiểm này thực tế ít áp dụng, chủ yếu thu xếp để bảo vệ cho các nghiệp vụ bảo

hiểm có tính chất tổn thất bất thường do thiên tai gây ra như: hoả hoạn, mưa đá, lũ lụt,

bão,…

3. PHIẾU TÁI BẢO HIỂM DỪNG TỔN THẤT (STOP LOSS).

Người được tái:

Loại nghiệp vụ:

Giới hạn địa lý:

Loại hợp đồng tái:

Phạm vi bảo hiểm

Giới hạn trách nhiệm:

Tỷ lệ phí:

Thời hiệu:

Phí tối thiểu đóng trước:

Công ty bảo hiểm XYZ

Mưa đá

Việt nam

Dừng tổn thất.

Tổn thất do mưa đá xảy ra ở Việt nam.

Bồi thường 90% mọi tổn thất vượt quá 100% tỷ lệ tổn

thất với mức trách nhiệm cao nhất bằng 90% của tỷ lệ

tổn thất đến 160% nhưng không vượt quá 90% của

100,000,000$

0.15% của phí gộp (GPI)

12 tháng từ 1 tháng 1 năm 2006.

150,000 $ .

Page 69: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

68

Điều kiện:

Môi giới phí:

Thông tin:

Người nhương tái giữ lại10% tất cả mọi tổn thất

10%

ớc tính Phí gộp thuần 2006: 10 Mio $

Đính kèm thống kê 10 năm trước.

4. VÍ DỤ.

Hợp đồng TBH dừng tổn thất với doanh thu dự kiến: 10,000,000$. TBH trả 95% mọi tổn thất vượt

quá 110% tổn thất với mức giới hạn 150%, nhưng không vượt quá 3,800,000$

Doanh thu thực tế trong năm là: 14,000,000$. Tổn thất trong năm là: 20,500,00$ hay tỷ lệ tổn

thất là 146%

Tổn thất được phân chia như sau:

Mức tự bồi thường: 14.000.000& x 110% = 15,400,000$

Số tổn thất VMTBT: 20,500,000$ - 15,400,000$ = 5,100,000$

TBH trả: 95% x 5,100,000$ = 4,845,000$

Số tiền 4,850,000$ lớn hơn số quy định: 3,800,000$ nên nhà Tái chỉ trả 3,800,000$.

Công ty được tái tự chịu:

20,500,000$ - 3,800,000$ = 16,700,000$

SƠ ĐỒ T.B.H DỪNG TỔN THẤT

HÌNH 42 SƠ ĐỒ T.B.H DỪNG TỔN THẤT

146%

110%

TRÁCH NHIỆM TBH: 95% KHÔNG QUÁ 150% HOẶC 3,800,000$

MỨC TỰ CHỊU PIORITY

0%

NĂM 2006

GIỚI HẠN 150%

Page 70: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

69

V. HỢP ĐỒNG TBH VƯỢT MỨC TỔN THẤT TÍCH TỤ (AGGREGATE EXCESS OF LOSS)

1. ĐỊNH NGHĨA.

TBH vượt mức tổn thất tích tụ nguyên tắc hoạt động như TBH dừng tổn thất, nhưng thay vì tính

toán tổn thất theo tỷ lệ trên doanh thu năm thì được tính bằng một số tiền cụ thể. Ví dụ hợp

đồng đảm bảo tổn thất xảy ra trong năm vượt quá 3,000,000$ đến giới hạn 2,000,000$. Người

nhượng tái tự gánh chịu tất cả các tổn thất đến 3,000,000$ và nhà TBH bồi thường phần vượt

trên 3,000,000$ đến thêm 2,000,000$. Tất cả số bồi thường vượt trên 5,000,000$ thuộc trách

nhiệm người nhượng tái.

Khi áp dụng hình thức tái này nhà TBH phải hết sức thận trọng về cách tính toán của công ty

được tái vì nếu tính không sát, công ty được tái sẽ có lời không đúng theo tính thần hợp đồng.

Ví dụ: nếu dự kiến doanh thu là 1,800,000$, nhưng thực tế doanh thu là 2,500,000$. Do đó mức

vượt bồi thường quy định là: 2,000,000$ không còn tỷ lệ là 111% mà chỉ là 80%.

Lưu ý: Các loại hợp đồng tái Vượt mức bồi thường đảm bảo thảm hoạ, Dừng tổn thất, Tích tụ

tổn thất thường không có hợp đồng mẫu. Hợp đồng được soạn thảo phù hợp những mục đích

yêu cầu rõ ràng, cụ thể. Hợp đồng vượt mức bổi thường thông thường (Working Excess of Loss)

được áp dụng thường xuyên hơn.

2. M U BẢNG ĐỀ NGHỊ BẢO HIỂM.

Người được tái:

Loại nghiệp vụ:

Giới hạn địa lý:

Loại hợp đồng tái:

Đảm bảo (Cover):

Giới hạn trách nhiệm:

Tỷ lệ phí:

Thời hiệu:

Phí tối thiểu đóng trước:

Môi giới phí:

Thông tin:

Thống kê:

Công ty bảo hiểm XYZ

Toàn bộ nghiệp vụ (Whole Account)

Việt nam

Vượt mức tổn thất tích tụ (AXL)

Bảo hiểm phần giữ lại thuần của công ty được tái

thông qua khai thác của môi giới.

Bồi thường đến 10,000,000$ tổn thất tích tụ của mọi

tổn thất phát sinh trong năm nghiệp vụ 2005.

Cam kết rằng công ty TBH chỉ chịu trách nhiệm khi tỷ

lệ tổn thất vượt 125%

0.10% doanh thu gộp thuần (GNPI)

12 tháng bắt đầu từ 1-01-2005

7,500$

10%

Dự kiến doanh thu 2005 là 8,000,000$

Kèm theo số liệu thống kê 5 năm hoặc lâu hơn.

Page 71: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

70

VI. TÍNH PHÍ TÁI BẢO HIỂM PHI TỶ LỆ

1. CÁC YẾU TỐ TÍNH PHÍ.

(1) Hình thức TBH phi tỷ lệ? (Vượt mức bồi thường hay Vượt mức tỷ lệ bồi thường);

(2) Loại hợp đồng VMBT đảm bảo nghiệp vụ hay đảm bảo thảm họa?

(3) Mức trách nhiệm cần bảo vệ;

(4) Phương pháp tính trên cơ sở nào: năm tài chính ( Earned Premium Income) hay năm nghiệp

vụ (Writtien Premium Income)?

(5) Cách hạch toán doanh thu?

(6) Các số liệu thống kê:

Kinh nghiệm tổn thất và khuynh hướng của nó;

Những nhân tố có thể ảnh hưởng đến tổn thất trong tương lai?

Dự phòng cho tổn thất khốc liệt có thể xảy ra cần tái;

Phí tổn khai thác và chi phí hành chính, môi giới của các nhà TBH?

Dự kiến lãi nghiệp vụ?

2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ.

2.1 Tính phí theo t l bồi thường ( urning ost):

(1) Đây là phương pháp thường dùng trên cơ sở thống kê để tính được tỷ lệ bồi thường thực tế

qua các năm. Phương pháp này không áp dụng cho những tổn thất quá lớn vì số lượng rủi ro

không đủ nhiều.

Thông thường nhà TBH chấp nhận tính tỷ lệ tổn thất của 5 năm trước liền kề. Những trường

hợp có tổn thất lớn bất thường như nông nghiệp thì phải có số liệu 10 năm.

(2) Phí thuần (Pure Burning Cost): Đây là chi phí bồi thường thuần túy, nhà tái phải trả cho các

tổn thất chưa tính đến các chi phí khác trên doanh thu nhận được.

Công thức:

(3) Yếu tố cộng thêm (The Loading): Để đảm bảo kinh doanh nhà TBH phải tính thêm các yếu tố

sau:

Môi giới phí và các chi phí liên quan đến nhận tái;

BỒI THƯỜNG Đ TRẢ + DỰ PHÒNG BỒI THƯỜNG

TỔNG PHÍ TÁI THU ĐƯỢC

X 100

Page 72: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

71

Chi phí quản lý (Administrative);

Dự phòng sự sai sót về số liệu;

Dự phòng tổn thất thảm họa;

Lãi mong ước.

Yếu tố công thêm này thay đổi tùy theo loại hình bảo hiểm nhưng thông thường áp dụng:

100/70 hoặc 42.86%; 100/75 hoặc 33.33%; 100/80 hoặc 25%.

(4) Tỷ lệ phí toàn phần Burning cost (Burning Cost Rate): Là Burning cost thuần (Pure Burning

cost) thêm yếu tố cộng thêm thích hợp (Loading applied).

Công thức:

PHÍ GỘP = PHÍ THUẦN + YẾU TỐ CỘNG THÊM

Lưu ý: Trong việc sắp xếp hợp đồng TBH vượt mức bồi thường, công ty được tái không nên giữ

lại mức tự bồi thường quá thấp vì như vậy yếu tố công thêm sẽ rất cao và như vậy tỷ lệ phí toàn

phần burning cost sẽ cao.

2.2 Tính phí theo cơ s năm nghi p vụ (Year of Account Only).

Trong khi việc tính phí tối đa và tối thiểu dựa vào thống kê năm trước thì việc tính phí đóng trước

dựa vào doanh thu ước tính năm kế hoạch (EPI). Theo cách này việc tính toán phí chỉ dựa vào kết

quả của năm hợp đồng và theo dõi đến khi hết trách nhiệm.

Ví dụ: Bảng sau là cách tính phí tái XL trên cơ sở một năm với mức phí tối thiểu là 2% và tối đa là

6%. (trên cơ sở kết quả của các năm trước). Yếu tố cộng thêm 100/70. Doanh thu tái ước tính

2,500,000$. Do đó phí đóng trước năm 2003 là 2% x 90% x 2,500,000$ = 45.000$.

BẢNG TÍNH PHÍ TÁI TRÊN CƠ SỞ NĂM NGHIỆP VỤ

(TÍNH PHÍ CHO NĂM NGHIỆP VỤ 2003)

NĂM PHÍ

BH GÓC

BỒI

THƯỜNG

B.COST

THUẦN

B.COST

GỘP

PHÍ

TÁI

SỐ TIỀN

NHẬN

GHI

CHÚ

Đầu 2003 45,500 Phí đóng trước tính

trên cơ sở phí ước tính

đầu năm . Phí tính

thêm dựa trên phí thực

thu cuối năm.

Tổng phí tái không

được vượt mức cao

nhất 6% quy định

2003 2,250,000 30,000 1.33% 1.90% 42,750 Không

2004 2,250,000 50,000 2.22% 3.17% 71,325 25,825

2005 2,250,000 60,000 2.67% 3.81% 85,725 14,400

2006 2,250,000 100,000 4.55% 6.50% 146,250 ……….

Số phí tối đa được nhận: 6% X 2,250,000 = 135,000 49,275

HÌNH 43 BẢNG TÍNH PHÍ TÁI TRÊN CƠ SỞ NĂM NGHIỆP VỤ

Page 73: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

72

Giải thích: Năm đầu tiên số phí được nhận 42,750 thấp hơn phí đóng trước nên không được

nhận thêm. Năm thứ 2 (của hợp đồng 2003) là 71,325. Được nhận thêm là: 71,325 – 45,500=

25,825. Những năm sau cũng tương tự (lấy số phí đóng của năm trước là số ứng cho năm sau).

Tuy nhiên năm cuối cùng tỷ lệ tổn thất vượt tỷ lệ phí tối đa 6.00% nên chỉ được nhận ở mức tối

đa này 2,250,000 X 6% = 135,000, nghĩa là chỉ nhận thêm 49,275 thay vì 60,525

2.3 Tính phí theo rủi ro cần được bảo v .

(1) Nội dung.

Đây là phương pháp bổ sung cho phương pháp tính theo tỷ lệ bồi thường trong trường hợp

không áp dụng được tỷ lệ bồi thường (ví dụ do điểm vượt mức bồi thường quá lớn hoặc tổn thất

thực tế qua nhiều năm quá nhỏ . . . ).

Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho bảo hiểm hàng hải (chủ yếu cho thân tàu) và chỉ áp dụng

đối với loại Đảm bảo nghiệp vụ.

Để áp dụng phương pháp này công ty được tái phải xác định số tàu hay chuyến hàng cần được

bảo vệ và giá trị của các rủi ro đó. Tỷ lệ phí dùng để áp dụng là tỷ lệ “tổn thất toàn bộ mà thôi “

(total loss only) trong nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và tỷ lệ phí “ không tính tổn thất riêng “ (Free

of particular average) trong bảo hiểm hàng hóa, có cộng thêm hệ số an toàn (the loading) như

phương pháp tỷ lệ.

Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tính chất tham khảo, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố của thị

trường quốc tế.

(2) Ví dụ:

Giả sử có một tàu tham gia bảo hiểm giá trị 40,000,000$ Công ty bảo hiểm dự kiến sắp xếp TBH

phi tỷ lệ với mức tự bồi thường là: 15,000,000$. Như vậy rủi ro cần bảo vệ là: 25,000,000$. Phí

góc là: 2,000,000$. Phí tái tổn thất toàn bộ là: 0.46%. Hệ số tính thêm là 50% của phí tái = 50% x

0.46% = 0.23%

Số phí TBH là: 25,000,000$ x (0.46%+ 0.23%) = 172,500$

Tỷ lệ phí bảo hiểm: 172,500$/ 2,000,000 = 8.625%

2.4 Phương pháp tính phí hoàn trả theo hạn định (Pay-back period).

(1) Nội dung.

Phương pháp này dùng cho các dạng TBH vượt mức bồi thường “đảm bảo thảm họa “

(Catastrophe Excess of Loss ) đảm bảo tổn thất ngoài dự liệu (Sleep-in-the night- Cover).

Về lý thuyết nhà TBH phải được phục hồi lại số tiền họ đã bồi thường trong một số năm nhất

định.

(2) Ví dụ:

Phí thu nhập: 10,000,000$. Trách nhiệm hợp đồng TBH: 2,000,000$

Page 74: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

73

Thời giam phục hồi: 10 năm. Số phí TBH cho mỗi năm là: 2,000,000$ / 10 = 200,000$

Tỷ lệ phí TBH: 200,000$ / 10,000,000$ = 2.00%

3. CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN PHÍ TÁI.

3.1 Phí cố định b ng mức tuy t đối (Flat prenium).

Là mức phí được ấn định bằng số tiền cố định cho nhà TBH. Thông thường số tiền này trả trước

một lần nhưng cũng có thể nhiều lần (Instalment ).

Tuy hình thức này đơn giản nhưng khó phù hợp với kết quả nghiệp vụ được bảo vệ. Để khắc phục

nhược điểm này nên phải xem xét điều chỉnh trong từng thời kỳ nhất định. Hình thức này chủ

yếu áp dụng cho những tổn thất có tính chất thảm họa. Hình thức này cũng đôi khi áp dụng cho

các nghiệp vụ bảo hiểm mới do chưa có số liệu và kinh nghiệm tổn thất. Hình thức này sẽ chấm

dứt khi nghiệp vụ bảo hiểm có số liệu thống kê và kinh nghiệm tổn thất.

3.2 Phí cố định b ng mức t l (Fixed premium Rate)

(1) Nội dung.

Là mức phí cố định bằng tỷ lệ % của phí bảo hiểm thực tế thu nhập toàn phần (Gross Net

Premium Income).

Thu nhập thức tế toàn phần là tổng phí của các đơn vị rủi ro bảo hiểm được bảo vệ trừ số hoàn

trả và hũy . Số phí này không bao gồm phí tái của các hợp đồng tái khác (nếu có) và phí của các

rủi ro không thuộc phạm vi của hợp đồng vượt mức bồi thường này.

Việc tính phí có thể dựa trên phí được hưởng (Earned Premium) hoặc phí phát hành (Written

Premium) tùy theo quy định của hợp đồng tái. Trong thực tiển người ta thường dùng cơ sở phí

phát hành cho đơn giản hơn.

(2) Thí dụ về s khác biệt của 2 cơ sở tính phí.

NỘI DUNG NĂM

NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM 4

PHÍ THU NHẬP PHÁT HÀNH (G.N.W.P.I) 1,000 1,200 1,500 1,000

Phí dự trữ những rủi ro còn hiệu lực của năm trước đưa

sang đầu năm kế hoạch bằng 40% dư đầu kỳ năm trước 340 400 480 600

CỘNG 1,340 1,600 1,980 1,600

Phí dự trữ những rủi ro còn hiệu lực của năm kế hoạch

mang sang năm kế tiếp bằng 40% dư đầu kỳ 400 480 600 400

PHÍ THU NHẬP THỰC HƯỞNG (G.N.E.P.I) 940 1,120 1,380 1,200

HÌNH 44 BẢNG SỰ KHÁC BIỆT CỦA 2 CƠ SỞ TÍNH PHÍ.

Page 75: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

74

Nhận xét: Khi doanh thu bảo hiểm tăng lên (năm 1 đến năm 3) phí phát hành lớn hơn phí thực

hưởng. Ngược lại khi doanh thu giảm (năm 4) phí phát hành nhỏ hơn phí thực hưởng.

3.3 Phí biến đ ng (Variable Premium Rate).

(1) Nội dung.

Phí biến động (hay còn gọi là phí trả theo thang lũy tiến) là hình thức trả phí áp dụng theo cơ sở

tỷ lệ tổn thất và được ấn định bằng mức tối đa và tối thiểu theo tỷ lệ phần trăm của phí thu nhập

bảo hiểm.

(2) Ưu điểm của hình thức này là:

Đối với công ty được tái: Trong trường hợp tổn thất thực tế trong năm thấp hơn thống kê các

năm trước thì mức phí tái phải trả cũng thấp nhưng vẫn có mức đảm bảo tối đa gặp khi tổn thất

lớn.

Đối với công ty TBH: Biết được số phí tối thiểu được hưởng. Trong trường hợp tổn thất tăng thì

phí thu nhập cũng tăng đến mức tối đa.

Xem thí dụ tại mục 2.2 trên: (Bảng tính phí tái trên cơ sở năm nghiệp vụ)

3.4 Phí trả trước ( eposit Premium).

(1) Nội dung.

Đây là phí tái phải trả trước trên cơ sở phí thu nhập ước tính. Phí này cuối năm sẽ được điều

chỉnh theo thu nhập thực tế. Thông thường phí này được ấn định bằng tỷ lệ phí trả trước tối

thiểu (Minimum depost premium) của thang lũy tiến.

(2) Ví dụ:

Qua thống kê các năm trước, công ty bảo hiểm tính được tỷ lệ phí tối thiểu, tối đa như sau:

Tỷ lệ phí tối thiểu: 3%

Tỷ lệ phí tối đa: 9%

Mức phí trả trước bằng tỷ lệ tối thiểu (3%) của thu nhập dự kiến là 5,000,000$

Phí tối thiểu là: 5,000,000$ x 3% = 150,000$

Giã thiết cuối năm kế hoạch tổn thất thực tế là 300,000$ và phí thu nhập thực tế là: 6,000,000$.

Phí tái thực tế được tính:

H.Đ TBH KHÔNG QUY ĐỊNH CH SỐ GIA TĂNG

Phí TBH

điều ch nh: =

300,000$ = 5%

6,000,000$

Phí TBH điều chỉnh:

5% x 6,000,000$ = 300,000$

Đã trả 150,000$ Trả thêm: 150,000$

H Đ TBH CÓ QUY ĐỊNH CH SỐ GIA TĂNG 100/80

Tỷ lệ B.T

toàn phần =

300,000$ x

100 = 6.25%

6,000,000$ 80

Phí TBH điều chỉnh:

6.25% x 6,000,000$ = 375,000$

Đã trả 150,000$. Trả thêm: 225,000$

Page 76: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

75

Kết luận: Trường hợp 1 nhà TBH không còn chi phí khác: thu nhập: 300,000$ - bồi thường:

300,000$ = 0. Trường hợp 2 nhà tái còn chênh lệch: 375,000$ - 300,000$ = 75,000$ cho các chi

phí khác + lãi.

Giả thiết tổn thất thực tế là 600,000$ phí được điều chỉnh:

Tỷ lệ bồi thường th c tế:

Phí tái bảo hiểm điều chỉnh bằng mức tối đa

9% < 10%

6,000,000 x 9% = 540,000$

Trả thêm:

540,000$ - 150,000$ = 390,000$

Tỷ lệ bồi thường toàn phần

Phí tái bảo hiểm điều chỉnh bằng mức tối đa

9% < 10%

6,000,000 x 9% = 540,000$

Trả thêm:

540,000$ - 150,000$ = 390,000$

Kết luận: cả 2 trường hợp nhà tái chịu lỗ: 600,000$ - 540,000$ = 60,000$

3.5 Tái l p trách nhi m hợp đồng (Reinstatement).

(1) Nội dung.

Là điều khoản được quy định trong hợp đồng tái phi tỷ lệ với mục đích đảm bảo trách nhiệm của

hợp đồng được phục hồi như cũ, sau khi nhà tái bồi thường.

Nếu không có điều khoản này thì mức trách nhiệm của nhà tái sẽ giảm dần sau mỗi lần bồi

thường. Ví dụ:

Trách nhiệm hợp đồng TBH: 10,000,000$

Bồi thường của nhà tái: 2,000,000$

Trách nhiệm còn lại: 8,000,000$

Đối với HĐ TBH đảm bảo nghiệp vụ (working X/L) trên cơ sở rủi ro (per Risk) điều khoản tái lập

trách nhiệm không hạn chế số lần phục hồi (Free reinstatements) và không thu thêm phí TBH và

nếu có hạn chế thì áp dụng tối đa cho toàn bộ các vụ bồi thường tổn thất trong một năm.

Đối với dạng tái phi tỷ lệ đảm bảo thảm họa (Catastrophe X/L) trên cơ sở sự cố (per event) điều

kiện tái lập được giới hạn bằng một số lần nhất định và phải trả thêm phí.

Điều kiện tái lập “ X “ lần có nghĩa là có “ X “ lần trách nhiệm HĐ được tái lập. Nó không phụ

thuộc vào số vụ bồi thường.

6,000,000$ = 10%

600,000$ 100

80 = 12.50% x

6,000,000$

600,000$

Page 77: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

76

Công thức:

Ví dụ: Hạn mức trách nhiệm tối đa: 10,000,000$; số lần tái lập: 2. Vậy tổng mức trách nhiệm

trong năm được tái lập:

10,000,000$ + ( 2 x 10,000,000$ ) = 30,000,000$

(2) Phí đóng thêm:

Phí đóng thêm theo tỷ lệ số tiền được tái lập và số ngày cần được bảo vệ (Prorata Temporis):

Công thức:

Phí đóng thêm chỉ theo số tiền tái lâp:

Công thức:

Ghi chú:

Trường hợp tính theo tỷ lệ ngày, năm nhuận là 366 ngày;

Khi chưa có phí thu nhập góc thực tế để tính phí TBH thì phí trả thêm được áp dụng theo phí

tái bảo hiểm đóng trước tối thiểu;

Trong một số trường hợp phí đóng thêm được tính bằng 50% của phí TBH vượt mức bồi

thường;

Thông thường phí trả thêm được thực hiện vào kỳ quyết toán cuối năm kế hoạch khi đã biết

tổng số vụ tổn thất nhà tái gánh chịu. Tuy nhiên trong trường hợp tổn thất lớn phí trả thêm

phải được tính ngay để trừ lại số tiền bồi thường mà nhà tái phải trả.

Trường hợp không có tổn thất thì không có sự tái lập trách nhiệm và do đó cũng không có phí

bổ sung.

TỔNG HẠN MỨC TRÁCH NHIỆM

+ ( X LẦN TÁI LẬP) x HẠN MỨC TR. NHIỆM TỐI ĐA

HẠN MỨC TR. NHIỆM TỐI ĐA

=

SỐ TIỀN BỒI THƯỜNG

SỐ TIỀN TR. NHIỆM TỐI ĐA

X PHÍ T.B.H VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG

X

SỐ NGÀY CÒN LẠI CẦN ĐƯỢC BẢO VỆ

365 NGÀY

SỐ TIỀN BỒI THƯỜNG

SỐ TIỀN TRÁCH NHIỆM TỐI ĐA X

PHÍ TBH VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG

Page 78: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

77

4. ỨNG DỤNG CÁC HÌNH THỨC TÁI BẢO HIỂM PHI TỶ LỆ.

Người ta có thể kết hợp cả 2 hình thức TBH phi tỷ lệ và tỷ lệ để có một chương trình tái bảo hiểm

tốt nhất. Sau đây là những hình thức kết hợp phổ biến:

4.1 Đảm bảo cho quyền lợi chung (Common account).

Đây là hình thức bảo vệ chung cho quyền lợi công ty nhượng và công ty TBH của hợp đồng TBH

theo tỷ lệ. Hình thức này chủ yếu áp dụng trong trường hợp hợp đồng TBH số thành (Quota-

share).

Trong trường hợp TBH mức dôi (Surplus) ít khi kết hợp vì tỷ lệ trách nhiệm, phí và bồi thường

giữa công ty nhượng và công ty nhận không cân đối nhau, do đó việc tính phí đóng góp vào hợp

đồng vượt mức bồi thường bảo vệ cho quyền lợi chung sẽ bất hợp lý và khó phân định.

Sơ đồ:

HÌNH 45 HỢP ĐỒNG TBH VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHUNG

4.2 Đảm bảo quyền lợi riêng (Self-retention account).

Sơ đồ:

HỢP ĐỒNG TBH VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG

BẢO VỆ CÔNG TY NHƯỢNG HỢP ĐỒNG TÁI BẢO HIỂM

THEO TỶ LỆ (SỐ THÀNH) MỨC TỰ BỒI THƯỜNG CỦA

CÔNG TY NHƯỢNG

HÌNH 46 HỢP ĐỒNG TBH VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG BẢO VỆ CÔNG TY NHƯỢNG

MỨC TỰ BỒI THƯỜNG CỦA CÔNG TY TBH THEO H.Đ SỐ THÀNH

MỨC TỰ BỒI THƯỜNG CỦA CÔNG TY NHƯỢNG THEO H.Đ SỐ THÀNH

HỢP ĐỒNG TBH VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHUNG

H.Đ TBH

VƯỢT MỨC BỒI

THƯỜNG

H.Đ TBH SỐ THÀNH

H.Đ TBH SỐ THÀNH

H.Đ TBH VƯỢT

MỨC BỒI THƯỜNG

Page 79: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

78

4.3 ảo v quyền lợi của nhà T. .H (Reinsurances’ Account).

Sơ đồ:

MỨC GIỮ LẠI CỦA

CÔNG TY NHƯỢNG

HỢP ĐỒNG TBH VƯỢT MỨC BỒI

THƯỜNG BẢO VỆ CÔNG TY TÁI

MỨC TỰ BỒI THƯỜNG

CỦA CÔNG TY TÁI

HÌNH 47 HỢP ĐỒNG TBH VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG BẢO VỆ CÔNG TY TÁI

4.4 ác h nh thức bảo v khác.

(1) Đảm bảo cho toàn bộ nghiệp vụ (Whole Account Cover).

Nhằm thuận tiện trong công tác quản trị và thuẫn lợi cho sự cân bằng, người bảo hiểm có thể

ghép các đảm bảo đơn lẽ liên quan đến một số loại bảo hiểm dưới hình thức bảo hiểm vượt mức

bồi thường toàn bộ nghiệp vụ (Whole Account Excess of Loss). Nó có thể có những mức giữ lại và

mức giới hạn khác nhau cho từng loại hình bảo hiểm. Loại bảo hiểm này thường dùng cho các bộ

phận bồi thường để bảo vệ cho những loại hình bảo hiểm phụ khác nhau được khai thác ở các

phòng bảo hiểm hỏa hoạn hoặc hàng hải.

(2) Đảm bảo bao ch n (Umbrella Cover).

Đảm bảo bao chắn đảm bảo mức cao của hợp đồng vượt mức bồi thường mở rộng cho toàn bộ

danh mục của người nhượng tái. Nó đảm bảo cho mức giữ lại thuần của một số phòng bị vượt

quá mức và sự tích tụ tổn thất lớn giữa các loại hình bảo hiểm khác nhau. Bảo hiểm bao chắn còn

đảm bảo cho những lỗ hổng (gaps) có thể xảy ra của chương trình tái bảo hiểm.

H.Đ TBH SỐ THÀNH

H.Đ TBH VƯỢT

MỨC BỒI THƯỜNG

Page 80: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

79

CHƯƠNG VI

TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, THỐNG KÊ

I. KẾ TOÁN HỢP ĐỒNG TÁI (TREATY ACCOUNTS).

1. NĂM TÀI CHÍNH VÀ NĂM NGHIỆP VỤ (FISCAL YEAR AND UNDERWRITING YEAR).

1.1 ơ s thanh toán tái bảo hiểm.

Việc thanh toán giữa 2 bên dựa trên cơ sở thời gian quy định thường là tháng, quý hoặc 6 tháng

và thông thường là 6 tháng.

Việc tính toán thanh toán dựa trên 2 loại thời gian:

Cơ sở năm tài chính/kế toán (Year of account basis ). Ở Việt nam theo quy định của Bộ Tài

chính là từ 01/10 (đấu năm) đến 31/12 (cuối năm);

Cơ sở năm nghiệp vụ (Underwriting year basis).

1.2 ơ s thanh toán theo năm tài chính ( lear ut).

Việc tính toán liên quan đến phí và bồi thường được tính chỉ trong thời hạn của năm tài chính với

bất kể phí và tổn thất đó xảy ra năm nào. Nhà tái không chịu trách nhiệm đối với trách nhiệm

chuyển năm sau như: phí (dự phòng phí), tổn thất (dự phòng tổn thất). Nhưng nhà tái nhận phí

và trách nhiệm của những năm trước chưa thực hiện chuyển sang năm hợp đồng.

Với hình thức này, phí tái bảo hiểm được tính trên cơ sở phí thực hưởng của năm bảo hiểm

(Earned Premium);

Mọi hoạt động thu, chi được khóa sổ vào cuối năm tài chính, Những trách nhiệm chưa thực hiện

thuộc năm tài chính sau.

Nhược điểm của hình thức này là nếu năm sau nhà tái chấm dứt hợp đồng thì phần trách nhiệm

của những rủi ro các năm trước chuyển sang, người nhượng mới phải gánh chịu. Nếu chuyển

phần trách nhiệm này cho một nhà tái mới (hợp đồng tái mới) cũng rất khó khăn trong việc

thuyết phục nhà tái mới nhận phần dự phòng phí và trách nhiệm (dự phòng tổn thất) chuyễn

sang vì cách tính dự phòng có thể rất khác nhau.

Page 81: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

80

BẢNG THANH TOÁN THEO QUÝ TRONG 2 NĂM

( ơ s thanh toán theo năm tài chính – Clean-Cut).

NĂM 1

Phí B.H

Hoa hồng

Bồi thường

D.P.P NTCS

L i d ph ng

D.P phí CSNS

D.P.B.thường

Cân b ng

NĂM 2

Phí B.H

Hoa hồng

Bồi thường

D.P.P NTCS

L i d ph ng

D.P phí CSNS

D.P.B.thường

Cân b ng

QUÝ 1 QUÝ 2 QUÝ 3 QUÝ 4

NỢ CÓ NỢ CÓ NỢ CÓ NỢ CÓ

-----

100.000

40.000

260.000

------

------

------

290.000

690.000

300.000

----

----

----

----

260.000

130.000

----

690.000

----

75.000

50.000

----

----

----

----

125.000

250.000

250.000

----

----

----

----

----

----

----

250.000

----

70.000

60.000

----

----

----

----

100.000

230.000

230.000

----

----

----

----

----

----

----

230.000

----

80.000

30.000

----

----

320.000

160.000

----

590.000

280.000

----

----

260.000

7.000

----

----

43.000

590.000

----

90.000

50.000

320.000

----

----

----

300.000

280.000

----

----

----

----

320.000

160.000

----

----

50.000

42.000

----

----

----

----

58.000

150.000

----

----

----

----

----

----

----

----

120.000

230.000

----

----

----

----

……

327.000

----

----

----

----

----

----

23.000

----

80.000

75.000

----

----

388.000

180.000

----

215.000

----

----

320.000

10.000

----

----

178.000

760.000 760.000 150.000 150.000 350.000 350.000 723.000 723.000

HÌNH 48 BẢNG THANH TOÁN THEO QUÝ TRONG 2 NĂM

1.3 ơ s thanh toán theo năm nghi p vụ (Run Off).

Với hình thức này, người ta lấy năm rủi ro được tái làm năm góc. Dù tổn thất xảy ra ở bất cứ năm

nào khác người ta cũng quy về năm góc để tính tổn thất. Nhà tái chịu trách nhiệm đối với trách

nhiệm của hợp đồng chưa thực hiện trong năm chuyển năm sau như: phí (dự phòng phí), tổn

thất (dự phòng tổn thất).

Với hình thức này, phí tái bảo hiểm được tính trên cơ sở phí phát sinh của năm bảo hiểm

(Written Premium) ;

Hình thức này thường áp dụng cho các nghiệp vụ hàng hải và hàng không, cũng thường áp dụng

trong bảo hiểm Lloyd’s;

Thường thì hình thức này chỉ khóa sổ sau 3 năm hoặc lâu hơn nữa.

Bất lợi của hình thức này là trong trường hợp các tổn thất dù xảy ra cùng một sự cố nhưng từ 2

năm nghiệp vụ khác nhau thì người bảo hiểm góc cũng không đòi được nhà tái từ các rủi ro của

năm nghiệp vụ khác đó.

Page 82: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

81

1.4 Phí phát sinh phí được hư ng và phí chưa được hư ng.

(1) Sơ đồ.

Ghi chú:

Phần phí phát sinh của năm trước chưa được hưởng, chuyển sang năm hiện hành

hưởng.

+ Phí phát sinh (written premium).

+ Phí được hưởng (Earned premium) của năm hiện hành.

HÌNH 49 SƠ ĐỒ PHÍ PHÁT SINH, PHÍ ĐƯỢC HƯỞNG VÀ PHÍ CHƯA ĐƯỢC HƯỞNG

(2) Công thức tính tổn thất gánh chịu (Loss incurred), Phí được hưởng (Earned Premium).

Công thức 1.

TỔN THẤT

GÁNH

CHỊU

= TỔN THẤT XẢY

RA TRONG NĂM

HIỆN HÀNH

+ DỰ PHÒNG

TỔN THẤT

NĂM TRƯỚC

- DỰ PHÒNG TỔN

THẤT CUỐI NĂM

HIỆN HÀNH

Công thức 2.

PHÍ ĐƯỢC

HƯỞNG =

PHÍ PHÁT SINH

NĂM HIỆN HÀNH - PHÍ CHƯA ĐƯỢC

HƯỞNG TRONG NĂM +

PHÍ CHƯA ĐƯỢC HƯỞNG

CỦA NĂM TRƯỚC

31/12 NĂM TRƯỚC 31/12 NĂM HIỆN HÀNH 31/12 NĂM SAU

PHÍ ĐƯỢC

HƯỞNG

PHÍ PHÁT SINH

PHÍ CHƯA ĐƯỢC HƯỞNG

Page 83: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

82

1.5 Phí chưa được hư ng (Unearned Premium).

Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm theo năm nghiệp vụ (underwriting year) và năm tài chính (Fiscal

year) thường không trùng nhau. Do đó cuối năm còn những trách nhiệm hợp đồng chưa thực

hiện (Unexpired liability).

Trong trường hợp một nhà nhận tái kết thúc hợp đồng tái vào cuối năm thì phải chuyển trách

nhiệm chưa thực hiện đó cho người nhận tái mới.

Trong trường hợp người nhận tái thay đổi cơ cấu phần nhận tái trong năm sau thì cũng phải điều

chỉnh trách nhiệm chưa thực hiện của từng phần thay đổi đó cho phù hợp.

Bảng này dùng để tính phí bảo hiểm cho những trách nhiệm chưa mãn hạn hợp đồng. Thường

người ta chỉ tạm thanh toán cho nhà nhận tái 35% đến 40% phí phát sinh năm.

Người ta áp dụng các phương pháp tính phí chưa được hưởng (Unexpired premium) theo các

phương pháp:

(1) Theo tỷ lệ (Pro Rata);

(2) Tỷ lệ cố định: (100% - Hoa hồng )/2, 35% hoặc 40%;

(3) Theo quý 1/8;

(4) Theo tháng 1/24;

(5) Theo ngày 1/365.

Để đơn giản và khá chính xác người ta thường áp dụng phương pháp theo tháng 1/24.

HÌNH 47 SƠ ĐỒ PHƯƠNG PHÁP PHÍ CHƯA ĐƯỢC HƯỞNG 1 /24

Theo phương pháp này thì mọi hợp đồng phát sinh trong tháng được tính bình quân có hiệu lực

từ giữa tháng (ngày 15). Điều này có nghĩa là bình quân các hợp đồng này sẽ hết hạn vào ngày 15

cùng tháng của năm sau. Thí dụ: Các hợp đồng phát sinh trong tháng 1 năm 2006 sẽ kết thúc vào

15 tháng 1 năm 2007. Do đó đến 31-12-2006 các rủi ro vẫn còn hiệu lực là 1/2 tháng hoặc 1/24

của năm. Cũng tương tự như vậy, nếu các rủi ro phát sinh trong tháng 2 sẽ có 3/2 tháng hoặc

3/24 của năm. Cách tính cụ thể như Bảng sau:

Năm 2006 Năm 2007

1/24 3/24

23/24

Page 84: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

83

BẢNG TÍNH PHÍ BẢO HIỂM CHƯA ĐƯỢC HƯỞNG 1/24

Đơn vị: Triệu VNĐ

THÁNG

PHÍ PHÁT

SINH

PHẦN CHƯA

M N HẠN

PHÍ CHƯA ĐƯỢC

HƯỞNG

THEO PHƯƠNG

PHÁP TỶ LỆ

THÁNG 1 25,000 1/24 1,042

THÁNG 2 35,200 3/24 4,400

THÁNG 3 32,500 5/24 6,771

THÁNG 4 56,000 7/24 16,333

THÁNG 5 54,000 9/24 20,250

THÁNG 6 45,000 11/24 20,625

THÁNG 7 65,000 13/24 35,208

THÁNG 8 75,000 15/24 46,875

THÁNG 9 54,000 17/24 38,250

THÁNG 10 62,000 19/24 49,083

THÁNG 11 75,200 21/24 65,800

THÁNG 12 63,000 23/24 60,375

CỘNG 641,900 365,013

Trừ hoa hồng tái (30%) 365.013 X30% 109,504

Phí chưa hưởng chuyển n m sau: 255,509 641,900 X 40% = 256,760

HÌNH 48 BẢNG TÍNH PHÍ BẢO HIỂM CHƯA ĐƯỢC HƯỞNG 1/24

2. CHUYỄN SỐ LIỆU (PORTFOLIO TRANSFER)

2.1 ự ph ng phí ký qu (Reserve eposit Premium).

Là một khoản trong số phí phải trả cho người nhận tái để lại người nhượng tái như một cam kết

về trách nhiệm của người nhận tái. Phí giữ lại này không được lẫn lộn với các khoản dự phòng

khác.

Trong trường hợp người nhận tái mất khả năng thanh toán, phí dự phòng ký thác là một khoản

đảm bảo cho các khoản nhà tái phải hoàn lại khi thanh lý hợp đồng.

Cuối năm người nhượng tái phải hoàn trả lại phí ký thác này nhưng đồng thời lại được giữ lại

phần phí ký thác của năm sau.

Page 85: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

84

Luật lệ bảo hiểm một số nước quy định việc ký quỹ phí dự phòng là bắt buộc nhưng cũng có

những nước không quy định. Tuy nhiên thông thường người ta áp dụng mức ký quỹ này khoản

40% phí tái. Lãi tiền gửi được áp dụng cho số tiền giữ lại này.

2.2 ự ph ng tổn th t ký qũy (Reserve eposit Outstanding oss).

Là khoản ký quỹ hỗ trợ cho trách nhiệm của người nhượng tái đối với khoản dự phòng bồi

thường (Outstanding loss) đến cuối năm hợp đồng và thường phải trả lại vào đầu năm sau. Số

tiền này khoảng 90 -100% dự phòng bồi thường cuối năm. Số tiền này bao gồm cả chi phí xác

định tổn thất, chi phí cứu vãn (salvage) và cầu hoàn người thứ ba. Thông thương tổn thất đã xảy

ra nhưng chưa khai báo (IBNR) cũng được bao gồm.

Dự phòng ký qũy tổn thất có thể do luật quy định. Đây là trường hợp bắt buộc thực hiện. Ở

những nơi luật không quy định, có thể thay hình thức này bằng hình thức người nhận tái trả bồi

thường trực tiếp (cash flow) khi số tiền bồi thường vượt một mức nhất định.

2.3 ãi ký qu ( nterest on eposits).

Tiền ký thác (deposits) do người nhượng tái giữ lại làm ảnh hưởng đến kết quả đầu tư của người

nhận tái. Để khắc phục vấn đề này, hợp đồng tái thường quy định lãi suất trên số tiền người

nhượng tái giữ lại phải trả cho người nhận tái. Thông thường tỷ lệ lãi này rất thấp. Trong trường

hợp số tiền ký thác là bắt buộc thì tỷ lệ lãi này thường cao hơn.

2.4 hứng thư đảm bảo ( etter of redit).

Ký quỹ dự phòng phí và dự phòng tổn thất thực hiện bằng tiền mặt. Việc này nhằm đảm bảo

trách nhiệm của người nhận tái và luật pháp. Tuy nhiên, do số tiền này khá lớn ảnh hưởng đến

khi doanh của người nhận tái. Thậm chí có những luật lệ còn quy định không trả tiền lãi cho nhà

tái. Để khắc phục vấn đề này, người ta áp dụng Chứng chỉ đảm bảo do ngân hàng phát hành. Các

giao dịch này thường được các nhà tái bảo hiểm Mỹ áp dụng. Chi phí cho việc phát hành chứng

chỉ đảm bảo là hợp lý.

2.5 ảng tính tổn th t (Portfolio osses).

Đi đôi với việc phải chuyển phí bảo hiểm chưa được hưởng, người ta cũng chuyển dự phòng tổn

thất (Outstanding losses) khi người nhận tái muốn kết thúc trách nhiệm của mình khi vào cuối

năm. Số phí chuyễn cho người nhận tái mới bằng 90% đến 100% dự phòng tổn thất.

2.6 ảng kê phí bảo hiểm (Premium ordereau).

Đây là bảng thống kê chi tiết các rủi ro tái cho người nhận tái theo quy định trong hợp đồng trong

một thời gian nhất định với số tiền bảo hiểm, loại bảo hiểm, địa điểm, tỷ lệ phí

Nó được gửi cho người nhận tái theo quy định để họ biết được các rủi ro nhận và nó có thuộc

trách nhiệm của hợp đồng tái.

Một tác dụng nữa là cho người nhận tái biết được sự tích tụ rủi ro trong một khu vực nào đó.

Page 86: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

85

2.7 ảng kê tổn th t ( oss bordereau).

Đây là bảng thống kê tổn thất của những rủi ro tái đi. Nó có các chi tiết như: Ngày xãy ra tổn thất,

bản chất tổn thất, tổng số tiền bồi thường, số tiền thuộc hợp đồng . . .

BẢNG KÊ PHÍ BẢO HIỂM THÁNG 2 NĂM 2006 (PREMIUM BORDEREAU)

HÌNH 49 BẢNG KÊ PHÍ BẢO HIỂM THÁNG ....

BẢNG KÊ TỔN THẤT THÁNG 2 NĂM 2006 (LOSS BORDEREAU)

Số

T.T

Số

H.Đ

Ngày

tổn thất

Tên

N.Đ

B.H

Chi tiết

Tổn thất

Tổng tổn thất Tổn thất thuộc H.Đ

Ghi chú Đ

trả

D

ph ng

Đ

trả D ph ng

HÌNH 50 BẢNG TỔN THẤT THÁNG ....

3. THỐNG KÊ (STATISTICS).

Thống kê là việc tổ chức các số liệu chi tiết về: (1) Phí gộp, (2) Hoa hồng, (3) tổn thất đã trả, (4)

Dự phòng tổn thất trong năm và năm trước chuyễn sang (kể cả dự phòng tổn thất xảy ra chưa kịp

thông báo IBNR) và (5) Dự phòng phí năm trước chuyển sang và năm nay. Số liệu ít nhất từ 5 năm

về trước. Tùy hình thức thống kê theo năm tài chính (Clean – cut) hay năm nghiệp vụ (Rum – off)

yêu cầu về số liệu có khác nhau.

3.1 Thống kê theo năm tài chính ( lean-cut)

LOẠI HÌNH: HỎA HOẠN HỢP ĐỒNG TÁI: 1ST SURPLUSTÍNH ĐẾN: 31-12-2006

Đ N V : 1.000.000 VND

NĂM

PHÍ

GỘP

(1)

D.P.P

NĂM

TRƯỚC

(2)

D.P.P

NĂM

NAY

(3)

PHÍ

ĐƯỢC

HƯỞNG

4=1+2-3

H.H

TÁI

(5)

B.T

Đ

TRẢ

(6)

D.P

B.T

N.TR.

(7)

D.P

B.T

N.NAY

(8)

B.T

PHẢT

SINH

9=6-7+8

CHÊNH

LỆCH

10= 4-5-9

2001 35.000 9.000 10.500 33.500 11.725 6.700 3.000 3.350 7.050 14.725

2002 42.250 10.500 12.075 38.675 13.536 7.735 3.500 3.868 8.103 17.036

2003 46.288 12.075 13.886 44.476 15.567 8.895 4.025 4.448 9.318 19.592

2004 53.231 13.886 15.696 51.148 17.902 10.230 4.629 5.115 10.716 22.530

2006 61.215 15.969 18.365 58.820 20.587 11.764 5.323 5.882 12.323 25.910

Số

T.T

Số

H.Đ

Thời hạn B.H Tên

N.Đ

B.H

Loại

Rủi

ro

Tên, địa

điềm R.ro

Số

tiền

B.H

Tỷ lệ

phí

(%0)

Phí

góc

Mức trách

nhiệm

tái

Phí tái Từ Đến

Page 87: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

86

2007 70.398 18.365 21.119 67.643 23.675 13.529 6.122 6.764 14.171 29.797

CỘNG 306.381 79.795 91.914 294.262 102.992 58.598 26.598 29.426 61.680 129.590

HÌNH 51 THỐNG KÊ THEO NĂM TÀI CHÍNH

3.2 Thống kê theo năm nghi p vụ (Run-off).

LOẠI: HỎA HOẠN HỢP ĐỒNG: 1ST SURPLUS, TÍNH ĐẾN: 31-12-2006

Đ N V TÍNH: 1.000.000 VNĐ

NĂM

PHÍ

GỘP

1

HOA HỒNG

TÁI

2

T.THẤT

Đ TRẢ

3

D.PHÒNG

T.THẤT

4

T.THẤT

P.SINH

5=3+4

CHÊNH

LỆCH

6=1-2-5

2001 35,000 12,250 10,500 7,000 17,500 5,250

2002 40,250 14,088 12,075 8,050 20,125 6,038

2003 46,288 16,201 13,886 9,258 23,144 6,943

2004 53,231 18,631 15,969 10,646 26,615 7,985

2005 61,215 21,425 18,365 12,243 30,608 9,182

2006 70,398 24,639 21,119 14,080 35,199 10,560

CONG 306,381 107,233 91,914 61,276 153,190 45,957

HÌNH 52 THỐNG KÊ THEO NĂM NGHIỆP VỤ

3.3 So sánh hai cách thống kê theo năm tài chính và năm nghi p vụ.

(1) Thống kê tình hình phí và tổn thất tích lũy theo n m nghiệp vụ qua các n m tài chính.

NĂM NGHIỆP VỤ PHÍ VÀ TỔN THẤT PHÁT SINH LŨY KẾ THEO NĂM TÀI CHÍNH

NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM 4 NĂM 5 NĂM 6

2001 PHÍ

TỔN THẤT

5,000

1,000

5,500

3,000

5,800

3,200

6,000

3,500

6,000

3,700

6,000

4,000

2002 PHÍ

TỔN THẤT

5,500

1,500

6,200

2,500

6,500

3,700

6,500

4,000

6,500

4,500

2003 PHÍ

TỔN THẤT

6,500

2,500

7,300

4,100

7,800

4,500

7,800

5,200

2004 PHÍ

TỔN THẤT

7,000

3,500

8,200

5,000

8,200

5,300

2005 PHÍ

TỔN THẤT

7,600

4,000

8,500

5,100

2006 PHÍ

TỔN THẤT

8,800

4,500

HÌNH 53 THỐNG KÊ TÌNH HÌNH PHÍ VÀ TỔN THẤT THEO NĂM NGHIỆP VỤ QUA CÁC NĂM TÀI CHÍNH

Page 88: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

87

(2) Phân tích tình hình phí, tổn thất theo n m tài chính và số liệu của những n m trước

chuyển sang.

PHÍ VÀ TỔN THẤT CỦA NHỮNG NĂM TRƯỚC CHUYỂN SANG NĂM TÀI CHÍNH

CỘNG NĂM 6 NĂM 5 NĂM 4 NĂM 3 NĂM 2 NĂM 1

5,000

1,000

5,000

1,000

2001 PHÍ

TỔN THẤT

6,000

3,500

5,500

1,500

500

2,000

2002 PHÍ

TỔN THẤT

7,500

3,700

6,500

2,500

700

1,000

300

200

2003 PHÍ

TỔN THẤT

8,300

6,600

7,000

3,500

800

1,600

300

1,200

200

300

2004 PHÍ

TỔN THẤT

9,300

6,400

7,600

4,000

1,200

1,500

500

400

0

300

0

200

2005 PHÍ

TỔN THẤT

9,700

7,400

8,800

4,500

900

1,100

0

300

0

700

0

500

0

300

2006 PHÍ

TỔN THẤT

HÌNH 54 THỐNG KÊ TÌNH HÌNH PHÍ VÀ TỔN THẤT THEO NĂM TÀI CHÍNH VÀ

SỐ LIỆU CỦA NHỮNG NĂM TRƯỚC CHUYỂN SANG.

(3) So sánh tỷ lệ tổn thất qua các n m giữa hai phương pháp thống kê.

NĂM NĂM TÀI CHÍNH NĂM NGHIỆP VỤ

PHÍ T.THẤT % T.THẤT PHÍ T.THẤT % T.THẤT

2001 5,000 1,000 20.0% 6,000 4,000 58.3%

2002 6,000 3,500 58.3% 6,500 4,500 61.5%

2003 7,500 3,700 49.3% 7,800 5,200 66.7%

2004 8,300 6,600 79.5% 8,200 5,300 64.6%

2005 9,300 6,400 68.8% 8,500 5,100 60.0%

2006 9,700 7,400 76.3% 8,800 4,500 51.1%

CỘNG 45,800 28,600 62.4%% 45,800 28,600 62.4%

HÌNH 55 SO SÁNH TỶ LỆ TỔN THẤT QUA CÁC NĂM GIỮA HAI PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ.

NHẬN XÉT:

Xét trong ngắn hạn (người nhận tái chỉ tham gia hợp đồng tái 1 hoặc 2 năm) thì kết quả giữa hai

hình thức tái sẽ khác nhau do diễn biến trả phí và tổn thất giữa các năm khác nhau và cách tính

quỹ dự phòng phí và dự phòng bồi thường cũng khác nhau (thí dụ trên bảng so sánh tỷ lệ tổn

thất năm 2001 theo năm tài chính là 20% nhưng tính theo năm nghiệp vụ là 58.3%).

Nhưng nếu xét trong dài hạn (người nhận tái chỉ tham gia hợp đồng nhiều năm) thì kết quả của

hai hình thức tái như nhau ( đều là 62.4%).

Page 89: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

88

4. DỰ PHÒNG TỔN THẤT PHÁT SINH NHƯNG CHƯA KHAI BÁO (IBNR).

Khác với dự phòng phí được tính theo tỷ lệ hay theo thời gian hiệu lực của hợp đồng tái chưa

thực hiện, dự phòng bồi thường gồm hai phần: (1) Dự phòng cho những tổn thất đã xảy ra chưa

giải quyết xong và (2) Dự phòng tổn thất phát sinh nhưng chưa khai báo (Incurred But Not

Reported - IBNR). Phần (1) do có báo cáo, có số liệu nên dự phòng được ước tính theo thực tế

tổn thất. Phần (2) do chưa khai báo nên người ta thường dùng phương pháp nhân tố phát triển

tổn thất (Loss Development Factor – LDF) trên cơ sở so sánh xu hướng phát triển tổn thất giữa

hai năm liền kề, liên quan đến thống kê theo năm nghiệp vụ.

(1) Trên cơ sở số liệu Bảng thống kê tình hình phí và tổn thất tích lũy theo năm nghiệp vụ qua các

năm tài chính.(mục 3.3 (1)) chỉ giữ lại số liệu tổn thất như sau:

NĂM NGHIỆP VỤ NĂM BỒI THƯỜNG

1 2 3 4 5 6

2001 TỔN THẤT 1,000 3,000 3,200 3,500 3,700 4,000

2002 TỔN THẤT 1,500 2,500 3,700 4,000 4,500

2003 TỔN THẤT 2,500 4,100 4,500 5,200

2004 TỔN THẤT 3,500 5,000 5,300

2005 TỔN THẤT 4,000 5,100

2006 TỔN THẤT 4,500

HÌNH 56 BẢNG THỐNG KÊ TÌNH HÌNH TỔN THẤT TÍCH LŨY THEO NĂM NGHIỆP VỤ

(2) Tính hệ số phát sinh bồi thường qua các năm bằng cách chia số liệu bồi thường luỹ kế của

năm sau cho năm trước đó.

NĂM NGHIỆP VỤ NĂM BỒI THƯỜNG

2/1 3/2 4/3 5/4 6/5

2001 TỔN THẤT 3.000 1.067 1.094 1.057 1.081

2002 TỔN THẤT 1.667 1.480 1,081 1.125

2003 TỔN THẤT 1.640 1.097 1.156

2004 TỔN THẤT 1.429 1.060

2005 TỔN THẤT 1.275

Hệ số phát sinh tổn

thất bình quân 1.802 1.176 1,110 1.069 1.081

HÌNH 57 BẢNG TÍNH HỆ SỐ PHÁT SINH BỒI THƯỜNG QUA CÁC NĂM

Page 90: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

89

Sau đó tính hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 1 qua năm thứ 2, từ năm thứ 2 qua

năm thứ 3, từ năm thứ 3 qua năm thứ 4,... bằng cách tính giá trị trung bình của hệ số phát sinh

bồi thường của từng cột trong bảng trên.

(3) Sử dụng hệ số phát sinh bồi thường bình quân bảng trên để ước tính số tiền bồi thường luỹ

kế của từng năm cho các tổn thất xảy ra trong các năm từ 2001 đến 2006 (phần in đậm trong

bảng dưới đây):

NĂM NGHIỆP VỤ NĂM BỒI THƯỜNG

1 2 3 4 5 6

2001 TỔN THẤT 1,000 3,000 3,200 3,500 3,500 3,500

2002 TỔN THẤT 1,500 2,500 3,700 4,000 4,000 4,324

2003 TỔN THẤT 2,500 4,100 4,500 5,200 5,559 6,009

2004 TỔN THẤT 3,500 5,000 5,300 5,883 6,289 6,798

2005 TỔN THẤT 4,000 5,100 5,998 6,658 7,117 7,693

2006 TỔN THẤT 4,500 8,109 9,536 10,584 11,314 12,230

HÌNH 58 BẢNG ƯỚC TÍNH SỐ TIỀN BỒI THƯỜNG LUỸ KẾ

Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2006 cho năm bồi thường thứ 2 là 4,500 x 1.802 = 8,109 (1.802 là

hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 1 qua năm thứ 2 – xem bảng (2) trên).

Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2006 cho năm bồi thường thứ 3 là 8,109 x 1.176 = 9,536 (1.176 là

hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 2 qua năm thứ 3).

Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2005 thực hiện tương tự, bằng cách nhận số tiền tổn thất cuối

cùng (trên đường chéo) với hệ số phát sinh tổn thất bình quân ta được kết quả như bảng trên.

(4) ớc tính dự phòng bồi thường: Dự phòng bồi thường tại thời điểm 31/12/2006 được ước

tính bằng cách lấy tổng số tiền ước tính phải bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm từ

năm 2001 đến năm 2012 trừ đi tổng số tiền đã bồi thường cho các tổn thất đó tính tới ngày

31/12/2006, trong đó:

Số tiền ước tính phải bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm từ năm 2001 đến năm

2006 chính là số tiền bồi thường luỹ kế ở năm bồi thường thứ 6 của bảng trên.

Số tiền đã bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm 2001, 2002,..., 2006 tính tới thời

điểm 31/12/2006 chính là số tiền bồi thường luỹ kế nằm dọc theo đường chéo của bảng trên.

Dự phòng bồi thường ước tính cho các tổn thất xảy ra trong các năm là hiệu số giữa Số tiền ước

tính bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm trừ Số tiền đã bồi thường cho các tổn thất

xảy ra trong các năm tương ứng.

Page 91: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

90

Dự phòng bồi thường tại thời điểm 31/12 của năm 2006 là hiệu số của Tổng cộng số tiền ước

tính bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm trừ Tổng cộng số tiền đã bồi thường cho

các tổn thất xảy ra trong các năm.

NĂM

XẢY RA

TỔN

THẤT

NĂM BỒI THƯỜNG DỰ PHÒNG BỒI THƯỜNG

TẠI 31/12/2006

1

2

3

4

5

6

SỐ TIỀN

ƯỚC TÍNH

BỒI

THƯỜNG

SỐ TIỀN Đ

B.THƯỜNG

TẠI

31/12/2006

DỰ PHÒNG

BỒI

THƯỜNG

ƯỚC TÍNH

2001 3,500 3,500 3,500 0

2002 4,000 4,324 4,000 324

2003 5,200 6,009 5,200 809

2004 5,300 6,798 5,300 1,498

2005 5,100 7,693 5,100 2,593

2006 4,500 12,230 4,500 7,730

TỔNG CỘNG 40,554 27,600 12,954

HÌNH 59 ƯỚC TÍNH DỰ PHÒNG BỒI THƯỜNG

Như vậy, với số liệu thống kê bồi thường như trên, dự phòng bồi thường ước tính của nghiệp

vụ bảo hiểm tại thời điểm 31/12/2006 là 12,954.

Dự phòng bồi thường ước tính của tổn thất phát sinh nhưng chưa khai báo (Incurred But Not

Reported - IBNR) là:

DỰ PHÒNG TỔN THẤT PHÁT

SINH CHƯA KHAI BÁO =

DỰ PHÒNG TỔN

THẤT ƯỚC TÍNH -

DỰ PHÒNG TỔN THẤT Đ

XẢY RA CHƯA GIẢI QUYẾT

5. DỰ PHÒNG BỒI THƯỜNG CHO CÁC DAO ĐỘNG LỚN VỀ TỔN THẤT.

Hàng năm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải lập dự phòng này để bồi thường cho các dao động

lớn về tổn thất trong năm tài chính.

Mức trích lập tối đa hàng năm theo quy định tại thông tư 125//1012/TT-BTC của Bộ Tài chính là:

được áp dụng theo tỷ lệ từ 1% đến 3% phí tái bảo hiểm giữ lại theo từng nghiệp vụ bảo hiểm.

Việc trích lập được thực hiện đến khi khoản dự phòng này bằng 100% phí giữ lại trong năm tài

chính của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.

Page 92: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

91

CHƯƠNG VII

NỘI DUNG VÀ ĐIỀU KHOẢN HỢP ĐỒNG (WORDING & CLAUSES)

I. NGUYÊN TẮC PHÁP LÝ.

Giao dịch tái bảo hiểm là một thỏa ước pháp lý giữa người tái và người nhận tái bảo hiểm.Thỏa

ước phải thỏa mãn những nguyên tắc pháp lý cơ bản để hợp đồng có giá trị pháp lý.

1. MỘT SỐ NHÂN TỐ THIẾT YẾU LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG.

(1) Năng lực của các bên ký hợp đồng.

(2) Trách nhiệm bồi thường phải tương ứng với phí nhận được. Người tái bảo hiểm chỉ bồi hoàn

tổn thất khi tổn thất đã thực trả hoặc được nhà tái chấp nhận trả.

(3) Đối với hợp đồng tái tỷ lệ, phí tái bảo hiểm được trả theo kỳ hạn quy định; đối với hợp đồng

tái nhiệm ý (Facultative) và phi tỷ lệ phí tái phải trả ngay.

2. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM PHẢI ĐẢM BẢO.

(1) Phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm trên đối tượng bảo hiểm.

(2) Nguyên tắc cơ bản của bồi thường là phải được theo dõi chặt chẽ.

(3) Thực hiện nguyên tắc trung thực tối đa (Utmost good faith).

Hợp đồng tái bảo hiểm thường được thể hiện khác nhau ở các nước khác nhau. Sau đây là những

điểm chung mà một hợp đồng tái phải có.

II. ĐIỀU KHOẢN HỢP ĐỒNG (TREATY WORDING).

1. ĐIỀU KHOẢN HỢP ĐỒNG TÁI TỶ LỆ (PROPORTIONAL TREATY CLAUSES).

1.1 Những v n đề chung.

(1) Chương trình tái bao gồm:

Loại nghiệp vụ bảo hiểm tái;

Hình thức tái: Số thành, thặng dư hay kết hợp số thành và tặng dư;

Thời hạn hiệu lực:

Phạm vi bảo hiểm.

Page 93: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

92

(2) Giới hạn trách nhiệm (Limit of Liability).

Là giới hạn trách nhiệm bằng tiền của người nhận tái với một tổn thất bất kỳ nào. Giới hạn

này thể hiện trên cơ sở hoặc là số tiền bảo hiểm (Sum insured basis) hoặc là khả năng tổn

thất cao nhất PML (Probable Maximum Loss Basis).

Khi áp dụng giới hạn trách nhiệm trên cơ sở PML có nghĩa đó là trách nhiệm cao nhất của nhà

tái không liên quan gì đến số tiền bảo hiểm;

Đối với hợp đồng tái số thành, nhà tái nhận tự động theo rủi ro góc với tỷ lệ tái quy định;

Đối với hợp đồng tái thặng dư nhà tái nhận khi trách nhiệm vượt mức giữ lại quy định. Nếu

hợp đồng thặng dư có nhiều tầng cần có phụ bảng rủi ro tái;

Phân mức độ rủi ro (tốt, vừa, xấu) cho một loại rủi ro;

Mức giữ lại cho từng loại rủi ro;

Mức trách nhiệm giới hạn tối đa cho từng rủi ro;

Mức trách nhiệm giới hạn cho rủi ro tích tụ xảy ra trong một nhóm-vùng (PML Excess Clause).

Điều khoản này nhằm giới hạn trách nhiệm của người nhận tái khi xảy ra rủi ro tích tụ cho

một loại nghiệp vụ tại những vùng quy định do bão, lụt, động đất . . .

(3) Loại trừ bao gồm:

Loại trừ thông thường: Chiến tranh, khủng bố, rủi ro năng lượng nguyên tử, phóng xạ, Rủi ro

chính trị, Rủi ro ô nhiễm, lấm bẩn, Các pools, Thỏa thuận của các pools, Bảo hiểm, tái bảo

hiểm trên cơ sở vượt mức bồi thường (excess of loss basis) bao gồm phần góc và các lớp

(layers) và tổn thất đầu tiên (first loss). . .

Rủi ro đặc biệt đối với bảo hiểm hỏa hoạn và hiểm họa tương tự (Fire and Allied Perils): Rủi ro

về bảo hiểm dầu khí ngoài khơi, Rủi ro về dầu và gaz, Rủi ro khai thác mỏ, Gián đoạn kinh

doanh do bệnh SARS, Rủi ro cho cây trồng . . .

(4) Quyền tài phán.

(5) Luật áp dụng.

(6) Hiệu l c và hũy hợp đồng (Attachment and Termination of Treaty).

Hợp đồng tái tỷ lệ thường liên tục, nhưng cũng có thể kết thúc khi hết thời hạn hợp đồng bằng

cách thông báo cho đối tác trước 90 ngày. Sở dĩ phải quy định thời gian dài để cho các bên đủ

thời gian sắp xếp hợp đồng tái mới.

Page 94: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

93

1.2 Phần liên quan đến kế toán.

(7) Phí (Premium).

Phí tái thường được tính theo tỷ lệ trên cơ sở phí góc gộp (Original Gross Rate – OGR). Tuy nhiên

đôi khi được tính trên cơ sở phí góc thuần (Original Net Rate – ONR) khi được sự thỏa thuận của

hai bên.

(8) Hoa hồng tái.

Hoa hồng tái được tính trên cơ sở phí tái. Nó có thể theo hình thức cố định, lũy tiến hoặc có

thêm hoa hồng lãi.

(9) Phương thức kế toán và báo cáo.

Các điều khoản này quy định phương pháp kế toán theo năm nghiệp vụ (Run-Off basis) hay

theo năm tài chính (Clean-cut basis).

Quy định về báo cáo thanh toán như: Tách bạch trách nhiệm và các sản phẩm bảo hiểm khác;

Thời hạn báo cáo: Quý; Thời hạn gửi báo cáo: 30 ngày; Loại tiền . . .

Rủi ro nhượng (Risks Ceded): Báo cáo quý trong vòng 30 ngày sau quý; Tổn thất phải trả

(Loss Incurred): Tham khảo ý kiến tái bảo hiểm nếu tổn thất lớn hơn USD 75,000 của 100%

phần nhận tái bảo hiểm; Báo cáo tổn thất theo quý;

Dự phòng tổn thất (Loss Reserves): 30/06 và 31/12 hàng năm.

(10) Tiền tệ (Currency).

Điều khoản này nêu rõ loại tiền tệ phải trả cho nhà tái. Nó cũng quy định cách thức áp dụng tỷ giá

chuyển đổi giữa các loại tiền khác nhau.

(11) Tổn thất.

Điều khoản quy định việc thông báo tổn thất cho nhà tái theo định kỳ. Giải thích các chi phí tổn

thất và số tiền đòi từ người thứ 3. Thông báo kịp thời những tổn thất lớn, mức tổn thất nhà tái

phải có ý kiến hoặc phải trả trực tiếp (Cash Loss Clause).

(12) Phí giữ lại (Premium Reserve).

Điều khoản quy định số tiền người nhượng tái được quyền giữ lại để đảm bảo trách nhiệm của

nhà tái và thuế thu nhập (nếu có) và việc hoàn trả. Điều khoản cũng quy định lãi suất của số tiền

giữ lại này. Đôi khi phí giữ lại được thay thế bằng điều khoản thư đảm bảo (Letters of Credit).

(13) Bồi thường giữ lại (Loss Reserve).

Điều khoản quy định số tiền người tái phải để lại để trang trải cho những tổn thất đã xảy ra đang

giải quyết. Điều khoản này thường ít được áp dụng vì ảnh hưởng lớn đến kết quả của người nhận

tái.

Page 95: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

94

(14) Hiệu l c và hũy hợp đồng (Attachment and Termination of Treaty).

Hợp đồng tái tỷ lệ thường liên tục, nhưng cũng có thể kết thúc khi hết thời hạn hợp đồng bằng

cách thông báo cho đối tác trước 90 ngày. Sở dĩ phải quy định thời gian dài để cho các bên đủ

thời gian sắp xếp hợp đồng tái mới.

2. ĐIỀU KHOẢN HỢP ĐỒNG TÁI PHI TỶ LỆ (NON PROPORTIONAL TREATY CLAUSES).

2.1 Những v n đề chung.

(1) Thời hiệu (Period).

Điều khoản quy định thời gian trách nhiệm. Đó là trách nhiệm theo rủi ro phát sinh (Risk

Attaching) hoặc theo năm nghiệp vụ (Run-off) và trách nhiệm theo cơ sở khiếu nại được thiết lập

(Loss-Occurring basis) hoặc theo năm tài chính (Clean-cut).

(2) Giới hạn bồi thường (Limit of Indemnity).

Những điều khoản này quy định mức giữ lại (Piority);

Giới hạn trách nhiệm nhà tái;

Những tổn thất nhà tái chịu trách nhiệm: tên các rủi ro, đảm bảo trên cơ sở rủi ro (WXL) hay

trên một sự cố (Catastrophe XL) hay tổn thất tích tụ năm (STOP LOSS);

(3) Điều khoản tổn thất thuần cuối cùng (Ultimate Net Loss Clause).

Điều khoản này quy định rõ nội dung của các chi phí tổn thất nhằm tránh xảy ra tranh chấp khi

thực hiện bồi hoàn. Nội dung của nó bao gồm:

Tổn thất người nhượng tái đã trả hoặc phải trả theo phán quyết của tòa hoặc đã có sự chấp

nhận của người nhận tái;

Những chi phí không được tính vào chi phí tổn thất như tiền lương của nhân viên và chi phí

văn phòng của người nhượng tái;

Khấu trừ tất cả các khoản đòi người thứ 3 (Recoveries) và chi phí cứu vãn (Salvage);

(4) Điều khoản tổn thất thuần c n lại (Net Retained Clause).

Điều khoản quy định người tái chỉ chịu trách nhiệm tổn thất thuần còn lại sau khi đã đòi phần

trách nhiệm của các nhà tái khác (các nhà nhận tái tỷ lệ). Người nhận tái sẽ không chịu trách

nhiệm phần tổn thất tăng thên không đòi được từ các nhà tái kia do lỗi, thiếu sót hoặc thiếu năng

lực của người nhượng tái.

(5) Xác định s cố tổn thất (Loss Occurrence).

Điều khoản này xác định cấu thành của sự cố tổn thất bằng quy định số giờ và giới hạn vùng xảy

ra sự cố của những nguy cơ (perils) cụ thể.

Page 96: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

95

2.2 Phần liên quan đến kế toán.

(6) Phí.

Điều khoản này quy định phí phải trả cho nhà tái hoặc cơ sở tính phí. Nó có thể đề ra mức phí tối

thiểu và tối đa cùng phí ký qũy (deposit premium). Thời hạn trả phí cùng cách điều chỉnh mức ký

quỹ.

(7) Tái lập trách nhiệm (Reinstatement).

Điều khoản quy định giới hạn trách nhiệm của người nhận tái trong thời gian hợp đồng hiệu lực

và cách tự động tái lập trách nhiệm.

Khi nhà TBH trả tiền bồi thường, thì mức giới hạn trách nhiệm của nhà tái sẽ giảm đi tương ứng.

Điều khoản tái lập trách nhiệm cho phép tự động khôi phục lại mức trách nhiệm cũ với điều kiện

phải đóng phí bổ sung.

(8) Tiền tệ (Currency).

Điều khoản này nêu rõ loại tiền tệ phải trả cho nhà tái. Nó cũng quy định cách thức áp dụng tỷ giá

chuyển đổi giữa các loại tiền khác nhau.

(9) S giao động tiền tệ (Currency Fluctuation)

Điều khoản quy định, trong trường hợp tổn thất phải trả được tính bằng một đồng tiền khác

đồng tiền quy định trong hợp đồng và đồng tiền đó có sự giao động (tăng hoặc giảm) trong thời

gian giữa ngày bắt đầu hiệu lực của hợp đồng và ngày thanh toán bồi thường được xử lý như

sau:

Mức giữ lại (priority) và mức trách nhiệm (cover limit) sẽ được chuyển đổi thành đồng tiền phải

bồi thường theo tỷ giá tại thời điểm hiệu lực của hợp đồng.

Số tiền người nhận tái phải bồi thường sẽ được thanh toán theo tỷ giá tại thời điểm trả tiền bồi

thường.

Ví dụ:

Hợp đồng vượt mức bồi thường: 10,000,000 VND vượt mức 1,000,000 VND

Bồi thường vào năm thứ 2 là: 400 USD

Tỷ giá tại thời điểm hiệu lực hợp đồng là: 1 USD = 18,000 VND

Tỷ giá tại thời điểm bồi thường là: 1 USD = 20,000 VND

Thanh toán bồi thường theo sự giao động của đồng USD và VND:

Tính lại mức giữ lại và trách nhiệm của hợp đồng theo tỷ giá USD tại thời điểm hiệu lực : 556 USD

Tính theo tỷ giá hiện tại sẽ là: 5000USD, vượt mức 55.6 USD. Mức trách nhiệm của nhà tái là: 400

USD – 55.6 USD = 344.4 USD. Nếu trả bằng tiền VND là: 344.4 x 20,000 = 6,888,000 VND

Page 97: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

96

3. CÁC ĐIỀU KHOẢN ĐẶC BIỆT.

Ngoài các điều khoản phổ thông nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể, các điều khoản đặc biệt

sau cũng được áp dụng.

(1) Tiếp tục hợp đồng tái bảo hiểm (Continuation of a Reinsurace Contract).

Hợp đồng tái bảo hiểm phi tỷ lệ thường áp dụng trên cơ sở năm tài chính (Loss Occurring basis).

Đối với hình thức này, trách nhiệm người tái sẽ chấp dứt khi mãn hạn hợp đồng (Clean-cut).

Điều này có thể gây khó khăn cho người nhượng tái với những rủi ro chưa chấm dứt vào cuối

hợp đồng mà chưa sắp xếp được hợp đồng tái mới. Điều khoản “Run-off Clause” cung cấp cho

người nhượng tái sự mở rộng trách nhiệm thêm 12 tháng đảm bảo cho các rủi ro còn trách

nhiệm với điều kiên phải nộp thêm phí.

(2) Chia s tổn thất (Loss participation).

Điều khoản chia sẻ tổn thất.

“Nếu tổng tổn thất trong một năm vượt tỷ lệ % của phí được hưởng (earned premiums)

người nhượng tái phải chia sẻ % của tổn thất vượt đó với giới hạn tối đa là % của phí

được hưởng “.

Ví dụ.

Chia sẻ tổn thất 30% (giới hạn 20% phí được hưởng) nếu tỷ lệ tổn thất vượt 75% phí được

hưởng. Phí được hưởng: 65,000,000 VND, Tổn thất: 52,000,000 đ. Tỷ lệ tổn thất: 80%. Vượt quy

định: 80% - 75% = 5%.

Tổn thất vượt 65,000,000 x 5% = 3,250,000 VND

Tổn thất người nhượng chia sẻ: 3,250,000 x 30% = 975,000 (không vượt mức giới hạn 20% của

65.000.000 = 13.000.000)

Tổn thất nhà tái sau khi được chia sẻ: 52,000,000 – 975,000 = 51.025.000 đ

Tỷ lệ tổn thất của nhà tái còn lại: 51.025.000 / 65,000,000 = 78,5%

(3) Hạn mức tổn thất trả tr c tiếp (Cash Loss Limit).

Thông thường mọi tổn thất được thanh toán theo quý hoặc 6 tháng một lần. Tuy nhiên trong

trường hợp những tổn thất lớn bất thường để đảm bảo khả năng thanh toán của người nhượng

tái, nhà tái trả trực tiếp.

Tổng số tiền tổn thất phải vượt một số tiền quy định gọi là hạn mức tổn thất trả trực tiếp.

(4) Bồi thường tr c tiếp cho người được bảo hiểm (Cut-throug clause).

Theo quy định chung của luật pháp người nhận tái không có trách nhiệm trực tiếp với người

được bảo hiểm. Do đó tòa án thường không quy trách nhiệm cho người nhận tái trong các vụ

tranh chấp bồi thường bảo hiểm. Tuy nhiên trong thực tế có một vài trường hợp đặc biệt, người

Page 98: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

97

ta yêu cầu phải có bằng chứng đảm bảo của người nhận bảo hiểm như: Ngân hàng hay khách

hàng của người bảo hiểm yêu cầu bằng chứng đảm bảo của người nhận tái vì họ không tin tưởng

vào người bảo hiểm.

Trong trường hợp này điều khoản trả trực tiếp người được bảo hiểm được áp dụng. Điều khoản

này quy định người nhận tái thay vì trả bồi thường cho người nhượng tái thì trả trực tiếp cho

người được bảo hiểm (the insured). Để tạo cho người được bảo hiểm có quan hệ với tái bảo

hiểm, hợp đồng bảo hiểm phải thêm bổ ước bồi thường trực tiếp cho người được bảo hiểm (Cut-

through Endorsement).

(5) Điều khoản hợp tác xử lý bồi thường và kiểm soát bồi thường.

Đối với các tổn thất lớn, phức tạp, đặc biệt trong trường hợp hợp đồng tái nhiệm ý, hoặc năng

lực người nhượng tái có hạn, người nhận tái muốn cùng tham gia qúa trình xử lý bồi thường.

Người nhận tái đưa ra điều khoản hợp tác xử lý bồi thường (Claims Co-operation Clause) hoặc

Điều khoản kiểm soát bồi thường (Claims Control Clause). Thường các điều khoản này áp dụng

khi số tiền bồi thường vượt 50% mức trách nhiệm của người nhận tái.

(6) Bồi thường thiện chí (Ex-gratia Claims).

Thông thường đối với những tổn thất nhỏ của những khách hàng quan trọng hoặc ít tổn thất,

người bảo hiểm áp dụng bồi thường thiện chí (goodwills) dù tổn thất không thuộc trách nhiệm.

Theo nguyên tắc bồi thường này không thuộc trách nhiệm của người nhận tái. Thực chất việc bồi

thường thiện chí là để giữ khách hàng và lợi ích này người nhận tái cũng được hưởng. Điều

khoản này quy định người nhận tái có thể có trách nhiệm chia sẻ bồi thường thiện chí với điều

kiện phải được sự chấp nhận trước của họ. Điều khoản này được áp dụng cho hợp đồng tái bảo

hiểm số thành (quota share), đôi khi cũng được áp dụng cho hợp đồng tái mức dôi (Surplus). Nó

rất ít khi áp dụng cho hợp đồng tái vượt mức bồi thường (Excess of Loss) và hiếm khi dùng cho

hợp đống tái nhiệm ý (Facultative Treaty).

Page 99: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

98

CHƯƠNG VIII

PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÁI BẢO HIỂM

I. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA VIÊC LẬP KẾ HOẠCH TBH.

1. CÁC YẾU TỐ, TÀI LIỆU, SỐ LIỆU CẦN PHỤC VỤ CHO VIỆC LẬP KẾ HOẠCH

(1) Năng lực quản trị kinh doanh và khai thác bảo hiểm;

(2) Kích cở và cấu trúc của rủi ro;

(3) Tần số và kích cở của tổn thất;

(4) Phân vùng hoạt động bảo hiểm;

(5) Tích tụ rủi ro và hiểm họa có thể xảy ra;

(6) Kế hoạch marketing sắp tới;

(7) Vốn thực đóng và dự phòng nhàn rỗi;

(8) Chính sách đầu tư và khả năng thanh toán;

(9) Chủ trương về tái bảo hiểm của HĐQT;

(10) Tình trạng của thị trường tái bảo hiểm;

(11) Kế hoạch kinh doanh bảo hiểm.

2. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH TÁI BẢO HIỂM.

Tạo được sự bình ổn cho kết quả kinh doanh. Phải triệt tiêu được các tổn thất lớn và rủi ro tích

tụ.

Chương trình tái phải cung cấp được năng lực đầy đủ cho các rủi ro dự kiến khai thác.

Chương trình phải đảm bảo chống lại những tổn thất tích tụ, những thảm họa do thiên nhiên,

con người gây ra.

Chi phí tái hợp lý, cụ thể là đối với hợp đồng tái tỷ lệ hoa hồng tái cao, đối với hợp đồng tái phi tỷ

lệ, phí phải thấp so với thị trường chung.

Người nhận tái phải có kinh nghiệm và có độ an toàn cao.

3. NHỮNG YẾU TỐ CẦN CÓ TRONG KẾ HOẠCH KINH DOANH.

Cần nắm vững mục đích của lãnh đạo trong kế hoạch kinh doanh của năm.

Nếu lãnh đạo muốn doanh thu cao, mức giữ lại phải nhiều nên áp dụng tái bảo hiểm vượt mức

bồi thường thay vì áp dụng tái bảo hiểm số thành. Nếu lãnh đạo quan tâm đến kết quả kinh

Page 100: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

99

doanh, kế hoạch tái phải đi vào chi tiết từng nghiệp vụ tái để có hình thức tái, mức tái và giữ lại

hợp lý.

Cần giải thích rõ việc phân khúc thị trường và khách hàng của công ty;

Công ty chọn sản phẩm nào làm sản phẩm nòng cốt?

Công ty có những chủ trương biện pháp gì (về sản phẩm, kênh phân phối, nhân lực, tuyên truyền

quảng cáo, khuyến mãi . . . ) để thực hiện thành công kế hoạch này có chú ý đến tính khả thi của

kế hoạch.

Khách hàng tái tục và khách hàng khai thác mới như thế nào?

Cải tiến quản trị kinh doanh, quản lý chi phí như thế nào?

Nhận định về các đối thủ cạnh tranh và phương cách vượt qua họ.

4. PHÂN VÙNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM.

1.1 Phân v ng.

Để quản lý chặt chẽ rủi ro giúp cho việc chọn các phương thức tái hợp l ý, cần phân ra từng vùng

với các đặc trưng đặc biệt về rủi ro và luật lệ địa phương như sau:

(1) Có những rủi ro lớn có tính chất tích tụ như: động đất, núi lửa, bão, lụt, cuồng phong. Những

nguy cơ tích tụ rủi ro (accumulation) này nhất thiết phải được xác nhận. (Munich-Re đã giúp

Việt nam lên bản đồ này rồi, ta chỉ cần kiểm tra lại, vì tình hình thời tiết hiện nay nhất là bão,

lụt có nhiều thay đổi).

(2) Khả năng xảy ra tổn thất lớn nhất (Probable Maximum Loss – PML) của từng khu, vùng phải

tính toán được để tính được mức giữ lại hợp lý đối với hợp đồng tái vượt mức tích tụ.

(3) Có những loại bảo hiểm nào là bắt buộc ở địa phương?

(4) Địa phương có chính sách tái bảo hiểm bắt buộc không và tỷ lệ tái bắt buộc là bao nhiêu?

1.2 ưu ý.

Đối với các rủi ro có nguy cơ tích tụ lớn, hoặc bảo hiểm về trách nhiệm có mức trách nhiệm cao

hoặc không giới hạn trách nhiệm, người ta chủ yếu sắp xếp tái theo phương thức tái không tỷ lệ

(non-proportional). Theo phương thức này mức giữ lại tính trên số tiền bồi thường thay vì tính

trên mức trách nhiệm bảo hiểm như phương thức tái tỷ lệ (proportional).

5. KẾ HOẠCH KINH DOANH SẮP TỚI.

(1) Thống kê, phân tích các số liệu các năm trước là cần thiết nhưng chưa đủ cho lập kế hoạch tái

bảo hiểm.

(2) Người lập kế hoạch cần phải bíết thêm các biện pháp quản lý, khai thác mới và kế hoạch

marketing của công ty.

Page 101: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

100

(3) Kế hoạch doanh thu và tỷ lệ tổn thất dự kiến phân theo độ lớn và tầng suất?

(4) Những đổi mới về công tác quản trị doanh nghiệp?

(5) Tăng, giảm vốn? Tăng giảm nhân sự?

(6) Các chi nhánh mới và các sản phẩm mới? . . .

6. BIÊN KHẢ NĂNG THANH TOÁN, VỐN THỰC ĐÓNG VÀ DỰ PHÒNG NHÀN R I

(1) Nhà nước quản lý sự an toàn hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm thông qua khả năng

thanh toán (Solvency).

(2) Khả năng thanh toán của đơn vị phải luôn cao hơn Biên khả năng thanh toán tối thiểu quy

định.

(3) Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản

và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp tính đến thời điểm tính biên khả năng thanh

toán.

(4) Các tài sản này phải có tính thanh khoản.

(5) Nội dung chủ yếu của tài sản là vốn thực đóng và các quỹ dự phòng nhàn rỗi.

(6) Độ lớn của 2 vốn này quy định mức giữ lại trong tái bảo hiểm.

7. CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN.

(1) Chính sách đầu tư quan hệ chặt chẽ với khả năng thanh toán.

(2) Nếu công ty tập trung nhiều vào đầu tư dài hạn, mua sắm tài sản cố định . . . thì tiền mặt

(cash flow) ít, làm giảm khả năng thanh toán (Liquidity).

(3) Trong trường hợp này để giữ an toàn ta phải giảm mức giữ lại để nhà tái gánh trách nhiệm

nhiều hơn. Mặt khác mức tiền trả bồi thường trực tiếp từ nhà tái (cash loss) phải tăng.

(4) Tuy nhiên nếu đây là những dịch vụ không tốt nhà tái không chấp nhận người bảo hiểm có

mức giữ lại quá thấp vì với mức giữ lại thấp người nhượng tái sẽ không có trách nhiệm cao

trong khâu thẩm định rủi ro khi khai thác.

(5) Nếu chính sách đầu tư hợp lý, kết hợp dài hạn và ngắn hạn sẽ có tiền mặt nhiều làm tăng

khả năng thanh toán. Và như vậy ta có thể tăng mức giữ lại nếu các dịch vụ bảo hiểm tốt.

8. CHỦ TRƯƠNG VỀ TÁI BẢO HIỂM CỦA HĐQT.

Tái bảo hiểm là công việc phức tạp và quan trọng vì nhờ nó doanh nghiệp bảo hiểm tăng khả

năng nhận bảo hiểm và giải quyết được các khó khăn khi xảy ra thảm họa làm yên lòng khách

hàng. Hội đồng quản trị công ty phải có chủ trương rõ ràng về vấn đề này. Các triết lý tái

(Reinsurace philosophy) có thể nêu như sau:

Page 102: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

101

(1) Doanh nghiệp bảo hiểm có chủ trương làm ăn lâu dài với nhà tái bảo hiểm trên cơ sở hai bên

cùng có lợi hay muốn lợi riêng cho mình? Trong trường hợp nhà tái bị lỗ, doanh nghiệp có tìm

cách chấn chỉnh lại hoạt động để họ có thể gở lỗ? Một số doanh nghiệp bảo hiểm nhận

những dịch vụ xấu đưa vào hợp đồng cố định (Treaty – Hợp đồng bắt buộc nhận) để nhà tái

gánh mà không biết làm cho hợp đồng luôn được quản lý chặt chẻ đảm bảo có lãi.

(2) Làm gì để tăng cường mức giữ lại, chống được các rủi ro tích tụ, nâng cao mức trách nhiệm

nhận bảo hiểm, quyết định nhận bảo hiểm với khách hàng một cách nhanh chóng, hợp lý, làm

vừa lòng và tạo sự an tâm cho khách hàng?

(3) Có cần dùng môi giới tái bảo hiểm hay giao dịch trực tiếp với các nhà tái bảo hiểm? Cần nắm

vững quy định của Chính phủ về tiêu chuẩn lựa chọn nhà tái bảo hiểm (Phải từ BBB trở lên).

Đối với những doanh nghiệp bảo hiểm mới thành lập chưa có kinh nghiệp về tái bảo hiểm cần

sử dụng môi giới tái bảo hiểm làm tư vấn cho mình trong việc tái bảo hiểm.

9. TÌNH TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÁI BẢO HIỂM.

9.1 T m híểu thị trường tái bảo hiểm.

Kế hoạch tái bảo hiểm không chỉ phụ thuộc vào tình hình kinh doanh, chủ trương của doanh

nghiệp, bản chất của rủi ro, chính sách của chính quyền địa phương . . . mà còn phụ thuộc vào

tình hình thị trường tái bảo hiểm. Người làm tái bảo hiểm cần phải liên hệ chặt chẽ với các nhà

môi giới tái, các nhà tái bảo hiểm, phải nắm chắc tình hình thị trường tái bảo hiểm như:

Thị trường tái có sẵn sàng chấp nhận kế hoạch tái của doanh nghiệp đề nghị?

Thị trường có chấp nhận hình thức tái tỷ lệ (proportional)?

Hiện nay, hình thức tái vượt mức bồi thường (excess of loss) có trở nên “cứng” trên thị

trường?

Thị trường tái trong nước có quá tải?

9.2 ác nhân tố ảnh hư ng đến kế hoạch tái bảo hiểm của công ty cần em ét.

(1) Đối với phương thức tái tỷ lệ (Proportional treaties).

Sự cân b ng (Balance): Người nhượng tái luôn muốn hợp đồng tái của mình được đảm bảo

ở mức tối đa (high a limit of exposure for any one risk as possible). Tuy nhiên muốn được nhà

tái chấp nhận cần phải so sánh với số phí doanh nghiệp đem lại cho nhà tái. Tỷ lệ giữa mức

trách nhiệm nhà tái nhận lãnh và số phí tái họ thu được gọi là sự cân bằng trong hợp đồng tái

bảo hiểm. Nếu tỷ lệ là 20/1 thì không thể chấp nhận được. Nếu tỷ lệ là 1/1 là mong ước của

nhà tái (good balance). Phương thức tái số thành (Quota share) có tỷ lệ cân bằng hơn phương

thức tái mức dôi (Surplus). Mức dôi có tỷ lệ cân bằng hơn tái nhiệm ý / bắt buộc (facultative-

Obligatory) .

Page 103: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

102

Các công ty mới thành lập do doanh thu chưa nhiều nên sẽ khó khăn trong việc lập kế hoạch

và thương lượng tái bảo hiểm vì khó tạo được sự cân bằng. Thời gian đầu họ thường áp dụng

hình thức tái số thành và số thành mức dôi kết hợp là những hình thức không đòi hỏi nhiều

số liệu thống kê kinh nghiệm tổn thất và có tỷ lệ cân bằng tốt.

Hoa hồng tái ( ommissions): Hoa hồng tái là khoản tiền nhà tái trả cho các chi phí hoa hồng

khai tác, chi phí quản lý của người nhượng tái tương ứng với doanh thu họ nhận được. Để

khuyến khích doanh nghiệp, nhà tái còn dành hoa hồng lãi (profit commission) để thưởng

doanh nghiệp, khi mức lãi họ thu được vượt trên mức lãi bình quân quy định trong hợp đồng.

Tuy nhiên hoa hồng tái luôn là vấn đề khó khăn nhất trong thương lượng hợp đồng tái tỷ lệ,

(tái không tỷ tệ không có hoa hồng).

Trường hợp nhà tái bị lỗ, họ sẽ điều chỉnh lại hoa hồng trong năm sau. Để tạo sự chủ động

cho hai bên nhà tái thường áp dụng trả hoa hồng bậc thang (sliding of commissions). Tỷ lệ

hoa hồng phụ thuộc vào kết quả dịch vụ nhà tái nhận được từ người bảo hiểm.

Mọi chi phí khai thác phải nhỏ hơn hoa hồng tái nhận được thì người nhượng tái mới có lãi.

Do đó khi khai thác dịch vụ phải đánh gía rủi ro để có mức phí chào hợp lý. Thêm nữa phải có

mức chi quản lý hợp lý (không cao hơn mức chi bình quân của thị trường).

Mức giữ lại (Retention). Để tăng lãi chương trình tái bảo hiểm phải tăng mức giữ lại. Để thực

hiện được điều này phải cải thiện các yếu tố làm tăng mức giữ lại như:

Vốn thực góp và quỹ dự phòng tự nguyện;

Khối lượng doanh thu thực hiện;

Kết quả kinh doanh;

Phương thức tái áp dụng. Tái phi tỷ lệ mức giữ lại cao hơn tái tỷ lệ;

Tình hình của thị trường tái bảo hiểm đang lúc gặp khó khăn (hard) hay có nhiều lợi nhuận

(soft)?

(2) Đối với phương thức tái phi tỷ lệ (Non- proprtional treaties).

inh nghi m tổn th t trong quá khứ và u hướng tổn th t:

Khác với phương pháp tái tỷ lệ, trách nhiệm của nhà tái căn cứ trên mức trách nhiệm bảo

hiểm, tái phi tỷ lệ lại căn cứ trên kết quả bồi thường. Do đó việc tính phí tái bảo hiểm phải

dựa trên tỷ lệ giữa số phí nhà tái nhận được và số tiền bồi thường. Người ta gọi tỷ lệ này là

ngoại sung (Burning Cost).

Doanh nghiệp phải thống kê tổn thất từ 3 đến 5 năm liền kề và tính tổn thất nhà tái phải trả

từ đó tính được tỷ lệ Burning cost thuần. Sau khi tính thêm một tỷ lệ gia tăng cho các chi phí

quản lý theo quy định, ta có tỷ lệ bồi thường toàn phần (Loading Burning cost). Đây là tỷ lệ

tính phí tái bảo hiểm của năm.

Page 104: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

103

Những kinh nghi m cũ thay đổi: Những thay đổi mới nào sẽ làm thay đổi kết quả kinh

doanh trong quá khứ? Ảnh hưởng của lạm phát? Giao động của tiền tệ có ảnh hưởng đến kết

qủa kinh doanh? Giao động của doanh thu ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh như thế nào?

Ảnh hưởng của những tổn thất quá lớn đến kết quả kinh doanh? Ảnh hưởng của những nguy

cơ không lường trước được đến kết quả kinh doanh?

ự ph ng tổn th t khốc li t ( atastrophes) có thể ảy ra: Những tổn thất khốc liệt nào có

thể xảy ra ? Phí phải tính thêm cho những rủi ro này như thế nào?

Phí của nhà tái và lãi dự tính: Trong trường hợp nhà tái bị thua lỗ trong quá khứ thì phí tái

bảo hiểm sẽ được tính thêm là bao nhiêu?

II. TIẾN TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH TÁI BẢO HIỂM.

1. TRIẾT LÝ VÀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY.

Cần nắm vững quan điểm quản lý của người lãnh đạo: Tập trung vào tăng trưởng hay tập trung

vào kết quả kinh doanh? Chiến lược ngắn hạn và dài hạn có gì khác nhau? ..

Kích cở và năng lực của công ty về thị phần, tài chính, năng lực quản lý, năng lực nghiệp vụ của

nhân viên.

2. LẬP KẾ HOẠCH TÁI BẢO HIỂM THEO PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ.

2.1 Số li u cần có (Nhóm tài sản k thu t).

(1) Dự báo tổng doanh thu năm 2004: 1,080,860

(2) Kết quả kinh doanh 5 năm liền kề: Tổn thất bình quân 50%.

(3) Hoa hồng khai thác bình quân trả môi giới, đại lý: 15%

(4) Chi phí quản lý của công ty: 20%

(5) Số lượng và cơ cấu các rủi ro khai thác trong năm:

SỐ RỦI RO KHUNG TRÁCH NHIỆM PHÍ THU

10,500 Từ 0 đến 1,999 105,000

23,200 Từ 2000 đến 3,999 348,000

12,400 Từ 4,000 đến 5,999 223,200

5,250 Từ 6,000 đến 7,999 105,000

3,400 Từ 8,000 đến 9,999 85,000

1,800 Từ 10,000 đến 11,999 57,600

1,200 Từ 12,000 đến 13,999 45,600

800 Từ 14,000 đến 15,999 36,600

550 Từ 16,000 đến 17,999 27,500

420 Từ 18,000 đến 19,999 21,840

200 Từ 20,000 đến 21,999 11,200

Page 105: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

104

150 Từ 22,000 đến 23,999 9,550

50 Từ 24,000 đến 25,999 3,100

20 Từ 26,000 đến 27,999 1,400

2 Từ 28,000 đến 29,999 170

1 Từ 30,000 đến 31,999 100

TỔNG CỘNG 1,080,860

HÌNH 60 SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU CÁC RỦI RO KHAI THÁC TRONG NĂM

(6) Khả năng tích tụ rủi ro: Bão thường xảy ra, động đất hiếm.

(7) Tổn thất lớn nhất (per risk) năm 2,000: 220,000

(8) Sự cố tổn thất lớn nhất (per event) năm 2001: 400,000 do bão.

Trên cơ sở số liệu thông kê trên, ta lập bảng phân tích kích cở, tầng số rủi ro cho nhóm nghiệp vụ

tài sản kỹ thuật.

2.2 Lâp Bảng kích c và tầng số rủi ro của nhóm nghi p vụ tài sản k thu t:

KHUNG TRÁCH NHIỆM

CỦA RỦI RO

SỐ LƯỢNG RỦI RO PHÍ

S. LƯỢNG

RỦI RO

RỦI RO

LŨY KẾ

TỶ TRỌNG

LŨY KẾ

PHÍ LŨY KẾ TỶ TRỌNG

LŨY KẾ

Từ 0 đến 1,999 10,500 10,500 17.52% 105,000 105,000 9.71%

Từ 2000 đến 3,999 23,200 33,700 56.22% 348,000 453,000 41.91%

Từ 4,000 đến 5,999 12,400 46,100 76.91% 223,200 676,200 62.56%

Từ 6,000 đến 7,999 5,250 51,350 85.66% 105,000 781,200 77.28%

Từ 8,000 đến 9,999 3,400 54,750 91.34% 85,000 866,200 81.14%

Từ 10,000 đến 11,999 1,800 56,550 94.34% 57,600 923,800 85.47%

Từ 12,000 đến 13,999 1,200 57,750 96.34% 45,600 969,400 89.69%

Từ 14,000 đến 15,999 800 58,550 97.68% 36,600 1,006,000 93.07%

Từ 16,000 đến 17,999 550 59,100 98.59% 27,500 1,033,500 95.62%

Từ 18,000 đến 19,999 420 59,520 99.29% 21,840 1,055,340 97.64%

Từ 20,000 đến 21,999 200 59,720 99.63% 11,200 1,066,540 96.68%

Từ 22,000 đến 23,999 150 59,870 99.88% 9,550 1,076,090 99.56%

Từ 24,000 đến 25,999 50 59,920 99.96% 3,100 1,079,190 98.84%

Từ 26,000 đến 27,999 20 59,940 99.99% 1,400 1,080,590 99.98%

Từ 28,000 đến 29,999 2 59,942 100.00% 170 1,080,760 99.99%

Từ 30,000 đến 31,999 1 59,943 100.00% 100 1,080,860 100.00%

HÌNH 61 BẢNG KÍCH CỞ VÀ TẦNG SỐ RỦI RO CỦA NHÓM NGHIỆP VỤ TÀI SẢN KỸ THUẬT

Page 106: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

105

2.3 Phân tích.

Số lượng tỷ trọng rủi ro lũy kế đến mức 91.34% có mức trách nhiệm cao nhất là 10 tỷ VNĐ. Nếu

mức giữ lại là 10 tỷ VNĐ thì số phí giữ lại là 81.14% nếu tái theo phương thức số dư (Surplus).

Đây là phương thức tái, công ty giữ lại được nhiều phí nhất.

Nếu chọn mức giữ lại là 6 tỷ số phí giữ lại là 62.56%.

Dựa vào quy luật ngón cái (Rules of Thumb), mức giữ lại cao nhất bằng 1% đến 5% vốn thực góp

và quỹ dự phòng tự nguyện. Mức giữ lại này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại nghiệp

vụ; hình thức tái; thống kê tổn thất; năng lực và trình độ khai thác dịch vụ . . .

2.3 Áp dụng các phương án tái.

(1) Phương án thông thường. Tái bảo hiểm mức dôi với: Mức giữ lại 10 tỷ, 3 lines mức trách

nhiệm cao nhất: 30 tỷ VNĐ.

HÌNH 62 SƠ ĐỒ TÁI BẢO HIỂM MỨC DÔI

(2) Phương án tái kết hợp số thành và mức dôi: Nếu chỉ giữ lại 6 tỷ VND, 4 tỷ còn lại có thể chia

cho các công ty bảo hiểm trong chương trình hợp tác chia sẻ tái bảo hiểm với các công ty bảo

hiểm bạn:

HÌNH 63 SƠ ĐỒ TÁI KẾT HỢP SỐ THÀNH VÀ MỨC DÔI

MỨC GIỮ LẠI 10 TỶ VNĐ

MỨC TÁI BẢO HIỂM 2 LINES 20 TỶ / 10 TỶ

3 LINES

30 TỶ VNĐ

10 TỶ VNĐ

MỨC GIỮ LẠI THUẦN 6 TỶ 60%

CHO CHƯƠNG TRÌNH TÁI LIÊN KẾT 4 TỶ 40%

T.B.H SỐ THÀNH

30 TỶ VNĐ

MỨC GIỮ LẠI GỘP 10 TỶ VNĐ

T.B.H MỨC DÔI

3 LINES

TÁI BẢO HIỂM RA NGOÀI NƯỚC 1 LINES

TÁI BẢO HIỂM TRONG NƯỚC 1 LINES

Page 107: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

106

(3) Phương án tái mức dôi nhiều tầng. Trong trường hợp sắp xếp cho 1 nhà tái có nhiều khó

khăn, ta có thể sắp xếp tái cho nhiều nhà tái có phân tầng:

HÌNH 63 SƠ ĐỒ TÁI MỨC DÔI NHIỀU TẦNG

(4) Phương án tái kết hợp số thành và mức dôi: Với phương pháp này, công ty bảo hiểm muốn

chia sẻ trực tiếp quyền lợi với công ty tái. Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho những

doanh nghiệp bảo hiểm mới thành lập, chưa nhiều kinh nghiệm và cần sự hỗ trợ của công ty

tái.

HÌNH 64 SƠ ĐỒ TÁI KẾT HỢP SỐ THÀNH VÀ MỨC DÔI

3. LẬP KẾ HOẠCH TÁI THEO PHƯƠNG PHÁP VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG

3.1 Số li u cần có (Nhóm tài sản k thu t).

Căn cứ vào số liệu nêu tại mục 2.1 trên, để có thể lập kế hoạch tái vượt mức bồi thường người ta

cần thêm số thống kê tình hình bồi thường như sau:

MỨC GIỮ LẠI 6 TỶ

TBH MỨC DÔI 1 12TỶ / 6 TỶ

TBH MỨC DÔI 2 18 TỶ/ 12 TỶ

TBH SỐ THÀNH

40%

MỨC GIỮ LẠI 6 TỶ

30 TỶ

TBH MỨC DÔI 4 LINES

TBH SỐ THÀNH

TBH TẤNG 1 MỨC TRÁCH NHIỆM 12 TỶ

TBH TẤNG 2 MỨC TRÁCH NHIỆM 12 TỶ

TBH MỨC DÔI

24 TỶ / 6 TỶ

Page 108: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

107

KHUNG TRÁCH NHIỆM RỦI RO SỐ LƯỢNG T.THẤT SỐ TIỀN B.THƯỜNG

Từ 0 đến 1,999

Từ 2000 đến 3,999

Từ 4,000 đến 5,999

Từ 6,000 đến 7,999

Từ 8,000 đến 9,999

Từ 10,000 đến 11,999

Từ 12,000 đến 13,999

Từ 14,000 đến 15,999

Từ 16,000 đến 17,999

Từ 18,000 đến 19,999

Từ 20,000 đến 21,999

Từ 20,000 đến 21,999

Từ 22,000 đến 23,999

Từ 24,000 đến 25,999

Từ 26,000 đến 27,999

Từ 28,000 đến 29,999

Từ 30,000 đến 31,999

300

320

150

120

0

80

0

35

0

15

0

8

2

0

0

0

23,000

26,000

28,000

25,000

0

12,000

0

2,500

0

1,200

0

2,800

800

0

0

0

HÌNH 65 BẢNG THỐNG KÊ TÌNH HÌNH BỒI THƯỜNG

3.2 L p ảng kích c và tầng số bồi thường của nhóm nghi p vụ tài sản k thu t:

Đơn vị tính Triệu VND

KHUNG TRÁCH NHIỆM

CỦA RỦI RO

SỐ

LƯỢNG

TỔN THẤT

SỐ TIỀN

BỒI THƯỜNG

BỒI

THƯỜNG

LŨY KẾ

TỶ TRỌNG

B.THƯỞNG

LŨY KẾ

Từ 0 đến 1,999 300 23,000 23,000 18.96%

Từ 2000 đến 3,999 320 26,000 49,000 40.40%

Từ 4,000 đến 5,999 150 28,000 77,000 63.48%

Từ 6,000 đến 7,999 120 25,000 102,000 84.09%

Từ 8,000 đến 9,999 0 0 102,000 84.09%

Từ 10,000 đến 11,999 80 12,000 114,000 93.98%

Từ 12,000 đến 13,999 0 0 114,000 93.98%

Từ 14,000 đến 15,999 35 2,500 116,500 96.04%

Từ 16,000 đến 17,999 0 0 116,500 96.04%

Từ 18,000 đến 19,999 15 1,200 117,700 97.03%

Từ 20,000 đến 21,999 0 0 117,700 97.03%

Từ 22,000 đến 23,999 8 2,800 120,500 99.34%

Từ 24,000 đến 25,999 2 800 121,300 100.00%

Từ 26,000 đến 27,999 0 0 121,300 100.00%

Từ 28,000 đến 29,999 0 0 121,300 100.00%

Từ 30,000 đến 31,999 0 0 121,300 100.00%

HÌNH 66 BẢNG KÍCH CỞ VÀ TẦNG SỐ BỒI THƯỜNG

Page 109: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

108

3.3 Phân tích:

Nếu chọn mức giữ lại là 10 tỷ thì mức gánh chịu bồi thường là 84.09% tương đương 102 tỷ VNĐ,

so với tỷ trọng thu là 81.14% chênh lệch - 2.95%.

Nếu chọn mức giữ lại là 6 tỷ thì mức gánh chịu bồi thường là 63.48% tương đương 77 tỷ VNĐ, so

với tỷ trọng thu là 62.56% chênh lệch - 0.92%.

Nếu chọn mức giữ lại là 4 tỷ thì mức gánh chịu bồi thường là 40.40% tương đương 49 tỷ VNĐ, so

với tỷ trọng thu là 41.91 % chênh lệch %. +1.51%

Vận dụng quy tắc ngón tay cái và quy định của Luật bảo hiểm để tìm ra mức giữ lại có thể chấp

nhận được. Từ đó đối chiếu với kết quả so sánh trên ta có thê chọn mức giữ lại 4 hoặc 6 tỷ là tốt

nhất.

3.4 Áp dụng các phương án tái.

(1) Tái vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệm vụ.

Đây là phương pháp tái chủ yếu trên cơ sở cho từng rủi ro (per risk), trong phạm vi rủi ro thông

thường.

HÌNH 67 TÁI VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG ĐẢM BẢO NGHIỆM VỤ.

(2) Tái vượt mức bồi thường nhiều tầng.

HÌNH 67 TÁI VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG NHIỀU TẦNG

GIỮ LẠI THUẦN 6 TỶ

TẦNG 1: 12 TỶ / 6 TỶ

18 TỶ

30 TỶ

TẦNG 2: 12 TỶ / 18 TỶ

MỨC GIỮ LẠI 6 TỶ

TBH VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG 24 TỶ / 6 TỶ

30 TỶ

6 TỶ

Page 110: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

109

(3) Tái bảo hiểm kết hợp vượt mức bồi thường và mức dôi.

HÌNH 68 TÁI VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG VÀ MỨC DÔI

(4) Tái bảo hiểm kết hợp số thành và vượt mức bồi thường.

Ta vẫn có thể giữ nguyên hợp đồng tái số dư nêu trên (tổng giữ lại 10 tỷ) nhưng chia bớt phần

giữ lại cho nhà tái bảo hiểm bằng phương thức tái số thành (Quotashare ) là 40% hoặc 60%. kết

hợp tái vượt mức bồi thường.

HÌNH 68 TÁI BẢO HIỂM KẾT HỢP SỐ THÀNH VÀ VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG

(5) Tái bảo hiểm kết hợp số thành và mức dôi.

Đây là phương thức tái, công ty bảo hiểm muốn chia sẻ trực tiếp quyền lợi với công ty tái.

HÌNH 69 SƠ ĐỒ TÁI BẢO HIỂM KẾT HỢP SỐ THÀNH VÀ MỨC DÔI.

GIỮ LẠI THUẦN 6 TỶ

GIỮ LẠI GỘP 12 TỶ / 6 TỶ

18 TỶ

30 TỶ

TBH MỨC DÔI 12 TỶ / 18 TỶ

TBH VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG

MỨC GIỮ LẠI 60% TÁI SỐ THÀNH 40%

TÁI VƯỢT MỨC BÔI

THƯƠNG 20 TỶ / 10 TỶ

30 TỶ

10 TỶ

TBH SỐ THÀNH

30%

MỨC GIỮ LẠI 5 TỶ

TBH MỨC DÔI 5 LINES

30 TỶ

5 TỶ

Page 111: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

110

CÂU HỎI THẢO LUẬN

01. Hãy tóm tắt sơ lược về lịch sử tái bảo hiểm thế giới?

02. Nêu đặc trưng pháp lý về mối quan hệ giữa người được bảo hiểm, công ty bảo hiểm và công ty tái bảo hiểm?

03. Nêu những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tái bảo hiểm?

04. Tái bảo hiểm có những chức năng gì?

05. Hãy nêu các đối tác trong thị trường bảo hiểm?

06. Hãy nêu những nhân tố ảnh hưởng đến mức giữ lại?

07. Nêu đặc điểm của tái bảo hiểm mhiệm ý/lựa chọn?

08. Nêu ưu, nhược điểm của tái bảo hiểm nhiệm ý bắt buộc?

09. Nêu đặc điểm của tái bảo hiểm cố định?

10. Nêu đặc điểm của tái bảo hiểm tỷ lệ?

11. Nêu các cơ sở tính hoa hồng tái?

12. Nêu định nghĩa hợp đồng tái bảo hiểm số thành?

13. Nêu định nghĩa hợp đồng tái bảo hiểm mức dôi?

14. Nêu ưu, nhược điểm của tái bảo hiểm mức dôi?

15. Nêu ưu & nhược của hình thức tái phi tỷ lệ?

16. Nêu định nghĩa hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường?

17. Nêu định nghĩa hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường THẢM HỌA?

18. Nêu sự khác nhau giữa cách tính phí TBH tỷ lệ và phi tỷ lệ?

19. Nêu định nghĩa hợp đồng tái bảo hiểm dừng tổn thất?

20. Nêu đặc điểm của tái bảo hiểm dừng tổn thất?

21. Nêu định nghĩa hợp đồng tbh vượt mức tổn thất tích tụ?

22. Thế nào là tái lập trách nhiệm hợp đồng. Cho thí dụ?

23. Phân biết giữa phí phát sinh, phí được hưởng, phí chưa được hưởng. Cho thí dụ?

Page 112: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

111

TÀI LIỆU NGUỒN

1. Reinsurance for the Beginner 3rd Edition

2. Practical Aspects of Reinsurance

3. A Reinsurance Manmual of the Non-

Life Branches

4. Reinsurance Seminar Việt nam Tháng 9/1996

5. Bảo hiểm nguyên tắc và thực hành

6. Thông tư 125/2012/TT-BTC

R. Philippe Bellerose F.C.I.I., C.Dip.A.F

Ashok Goenka Singapore Colege of Insurance.

Swiss Re

Frankona Reinsurance A/S

DR. David Bland

Bộ Tài chính

Page 113: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

112

NỘI DUNG TRANG

TÁI BẢO HIỂM (REINURANCE)

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ TÁI BẢO HIỂM (GENERAL ASPECT OF REINSURANCE)

I. LỊCH SỬ TÁI BẢO HIỂM.

1. VÀI NÉT LỊCH SỬ TÁI BẢO HIỂM.

2. LLOYD’S.

II. ĐẶC TRƯNG PHÁP LÝ (LEGAL ASPECTS)

3. QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM - BẢO HIỂM - TÁI BẢO HIỂM.

4. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TÁI BẢO HIỂM.

I. CHỨC NĂNG CỦA TÁI BẢO HIỂM (THE FUNCTIONS OF REINSURANCE).

1. CUNG CẤP NĂNG LỰC NHẬN TÁI (CAPACITY).

2. TẠO SỰ AN TOÀN (SECURITY).

3. TẠO SỰ ỔN ĐỊNH (STABILITY).

4. TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH (FINANCIAL RESULTS MANAGEMENT)

5. TƯ VẤN QUẢN LÝ (MANAGEMENT ADVICE).

6. LỢI ICH VĨ MÔ (MACRO’ BENEFITS).

7. TƯ VẤN, TRỢ GIÚP KỸ THUẬT, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CHO CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM.

IV. CÁC ĐỐI TÁC TRONG THỊ TRƯỜNG TÁI BẢO HIỂM.

1. NGƯỜI MUA (REINSURANCE BUYERS).

2. CÁC CÔNG TY BÁN TÁI BẢO HIỂM.

3. CÁC TRUNG GIAN BẢO HIỂM (REINSURANCE INTERMEDIARIES).

4. PHƯƠNG PHÁP DÀN TRẢI RỦI RO CỦA TÁI BẢO HIỂM

V. CÁC PHƯƠNG CÁCH QUAN HỆ TRONG THỊ TRƯỜNG TÁI BẢO HIỂM.

1. QUAN HỆ TRỰC TIẾP (DIRECT RELATIONSHIP).

2. THÔNG QUA MÔI GIỚI TÁI (REINSURANCE BROKER).

01

02

03

04

06

07

08

09

10

11

Page 114: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

113

3. THỊ TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG (LOCAL MARKET).

4. THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ (INTERNATIONAL).

5. THỊ TRƯỜNG TẬP TRUNG (CONCENTRATED).

6. THỊ TRƯỜNG MỞ RỘNG (WIDESPREAD).

7. HỘI BẢO HIỂM (POOLS).

VI. THỊ TRƯỜNG TÁI BẢO HIỂM THẾ GIỚI (SỐ LIỆU 1998)

3. THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU.

2. THỊ TRƯỜNG CHÂU Á.

3. HAI MƯƠI CÔNG TY TÁI BẢO HIỂM LỚN NHẤT TRÊN THẾ GIỚI NĂM 1997.

VII. CÁC HÌNH THỨC (FORM) TÁI BẢO HIỂM

2. PHƯƠNG PHÁP (METHOD).

2. KIỂU (STYLE).

3. LOẠI (TYPE).

4. BẢNG PHÂN LOẠI TÁI BẢO HIỂM.

CHƯƠNG II

MỨC GIỮ LẠI (RETENTION).

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.

1. ĐỊNH NGHĨA.

2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA MỨC GIỮ LẠI.

3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC GIỮ LẠI.

4. NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH CỦA MỨC GIỮ LẠI.

5. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN MỨC GIỮ LẠI.

II. CÁC BIẾN THỂ CỦA MỨC GIỮ LẠI.

1. MỨC GIỮ LẠI THEO HỢP ĐỒNG SỐ THÀNH (QUOTA SHARE).

2. MỨC GIỮ LẠI THEO HỢP ĐỒNG MỨC DÔI (SURPLUS).

3. MỨC GIỮ LẠI KẾT HỢP GIỮA HỢP ĐỒNG TÁI SỐ THÀNH VÀ MỨC DÔI (COMBINED QUOTASHARE/SURPLUS).

4. MỨC GIỮ LẠI KẾT HỢP GIỮA HỢP ĐỒNG TÁI VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG VÀ MỨC DÔI (COMBINED EXCESS OF LOSS/SURPLUS).

III. XÁC ĐỊNH MỨC GIỮ LẠI.

1. XÁC ĐỊNH MỨC GIỮ LẠI TRÊN RỦI RO (DETERMINATION OF RETENTION PER RISK).

2. XÁC ĐỊNH MỨC GIỮ LẠI TRÊN SỰ CỐ (DETERMINATION OF RETENTION PER

12

13

14

15

16

17

18

19

Page 115: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

114

EVENT).

3. SO SÁNH MỨC GIỮ LẠI TRÊN RỦI RO/TỔN THẤT VẢ TRÊN SỰ CỐ THẢM HỌA

4. XÁC ĐỊNH MỨC GIỮ LẠI TRÊN CƠ SỞ DANH MỤC RỦI RO (RISK PROFILE)

IV. BẢNG GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM/MỨC GIỮ LẠI (TABLE OF LIMITS)

5. GIỚI HẠN MỨC GIỮ LẠI TRÊN RỦI RO VÀ TỔN THẤT

2. GIỚI HẠN MỨC GIỮ LẠI TRÊN SỰ CỐ THẢM HỌA (PER EVENT).

CHƯƠNG III

TÁI BẢO HIỂM NHIỆM Ý, NHIỆM Ý BẮT BUỘC VÀ CỐ ĐỊNH

(FACULTATIVE, OBLIGATORY AND TREATY REINSURANCE)

I. TÁI BẢO HIỂM NHIỆM Ý/LỰA CHỌN (FACULTATIVE REINSURANCE).

1. ĐẶC ĐIỂM.

2. THỦ TỤC THỰC HIỆN.

3. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM.

II. TÁI BẢO HIỂM LỰA CHỌN BẮT BUỘC (FACULTATIVE-OBLIGATORY)

1. ĐẶC ĐIỂM.

2. ƯU VÀ NHƯỢC.

III. TÁI BẢO HIỂM CỐ ĐỊNH (TREATY).

1. ĐẶC ĐIỂM.

2. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM.

IV. SO SÁNH 3 HÌNH THỨC TÁI BẢO HIỂM

CHƯƠNG IV

TÁI BẢO HIỂM TỶ LỆ (PROPRTIONAL REINSURANCE)

II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG (COMMON CHARACTERISTICS).

1. ĐỊNH NGHĨA.

2. ĐẶC ĐIỂM.

3. CÁC THÔNG TIN CẦN THIẾT.

II. HOA HỒNG (COMMISSION).

3. MỤC ĐÍCH CỦA HOA HỒNG TÁI.

2. ĐẶC ĐIỂM.

20

21

23

25

26

27

29

30

31

Page 116: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

115

3. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH HOA HỒNG TÁI.

4. CÁC LOẠI HOA HỒNG TÁI (TYPES).

III. HỢP ĐỒNG TÁI B.H SỐ THÀNH (QUOTA-SHARE).

1. ĐỊNH NGHĨA:

2. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM.

3. KHI NÀO NÊN ÁP DỤNG HÌNH THỨC TÁI SỐ THÀNH

4. M U TỜ KHAI TÁI BẢO HIỂM (SLIP)

5. CÁCH TÍNH

IV. HỢP ĐỒNG TAI MỨC DÔI (SURPLUS TREATY)

1. ĐỊNH NGHĨA.

2. ĐẶC ĐIỂM.

3. ƯU VÀ NHƯỢC.

4. M U TỜ KHAI TÁI BẢO HIỂM (SLIP)

5. CÁCH TÍNH.

V. SO SÁNH HAI DẠNG TÁI BẢO HIỂM SỐ THÀNH VÀ MỨC DÔI

VI. TÁI BẢO HIỂM SỐ THÀNH – MỨC DÔI KẾT HỢP

1. NỘI DUNG.

2. NHẬN XÉT.

3. VÍ DỤ.

VII. NHÓM VÀ HỢP ĐỒNG TBH TỰ CHỌN BẮT BUỘC

(POOLS AND THE FACULTATIVE OBLIGATORY TREATY)

1. NHÓM TÁI BẢO HIỂM (POOLS).

2. T.B.H TỰ CHỌN BẮT BUỘC.

CHƯƠNG V

PHƯƠNG PHÁP TÁI BẢO HIỂM PHI TỶ LỆ (NON-PROPORTIONAL)

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG T.B.H PHI TỶ LỆ

1. NỘI DUNG.

2. M U PHIẾU CHUYỂN TÁI

3. GIẢI THÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA PHIẾU CHUYỂN TÁI

4. ƯU NHƯỢC CỦA HÌNH THỨC TÁI PHI TỶ LỆ.

5. HỢP ĐỒNG VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG (EXCESS OF LOSS).

32 34

35

36

38

39

40

41

45

46

47

48

49

50

51

53

Page 117: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

116

II. TBH VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG ĐẢM BẢO NGHIỆP VỤ (WORKING EXCESS OF LOSS).

1. ĐỊNH NGHĨA.

2. TBH VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG THEO TỪNG RỦI RO (PER RISK).

3. TBH VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG THEO SỰ CỐ (PER EVENT).

4. TBH VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG KẾT HỢP TBH MỨC DÔI.

5. SO SÁNH TBH SỐ THÀNH VÀ VƯỢT MỨC BỔI THƯỜNG NGHIỆP VỤ.

6. CÁC TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG TÁI BẢO HIỂM VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG ĐẢM BẢO NGHIỆP VỤ.

III. TÁI BẢO HIỂM VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG ĐẢM BẢO THẢM HỌA (CATASTROPHE EXCESS OF LOSS)

1. ĐỊNH NGHĨA.

2 NHỮNG YẾU TỐ D N ĐẾN THẢM HỌA (CATASTROPHE).

3. XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC CỦA TBH VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG THẢM HỌA.

4. CÁCH TÍNH PHÍ TBH PHI TỶ LỆ.

IV. HỢP ĐỒNG TBH DỪNG TỔN THẤT (STOP LOSS).

1. ĐỊNH NGHĨA.

2. ĐẶC ĐIỂM.

3. PHIẾU TÁI BẢO HIỂM DỪNG TỔN THẤT (STOP LOSS).

4. VÍ DỤ.

V. HỢP ĐỒNG TBH VƯỢT MỨC TỔN THẤT TÍCH TỤ (AGGREGATE EXCESS OF LOSS)

1. ĐỊNH NGHĨA.

2. M U BẢNG ĐỀ NGHỊ BẢO HIỂM.

VI. TÍNH PHÍ TÁI BẢO HIỂM PHI TỶ LỆ

1. CÁC YẾU TỐ TÍNH PHÍ.

2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ.

3 CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN PHÍ TÁI.

4. ỨNG DỤNG CÁC HÌNH THỨC TÁI BẢO HIỂM PHI TỶ LỆ.

CHƯƠNG VI

TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, THỐNG KÊ

I. KẾ TOÁN HỢP ĐỒNG TÁI (TREATY ACCOUNTS).

54

55

56

57

58

61

66

67

68

69

70

73

77

79

Page 118: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

117

1. NĂM TÀI CHÍNH VÀ NĂM NGHIỆP VỤ (FISCAL YEAR AND UNDERWRITING YEAR).

2. CHUYỄN SỐ LIỆU (PORTFOLIO TRANSFER)

3. THỐNG KÊ (STATISTICS).

4. DỰ PHÒNG TỔN THẤT PHÁT SINH NHƯNG CHƯA KHAI BÁO (IBNR).

5. DỰ PHÒNG BỒI THƯỜNG CHO CÁC DAO ĐỘNG LỚN VỀ TỔN THẤT.

CHƯƠNG VII

NỘI DUNG VÀ ĐIỀU KHOẢN HỢP ĐỒNG (WORDING CLAUSES)

II. NGUYÊN TẮC PHÁP LÝ.

1. MỘT SỐ NHÂN TỐ THIẾT YẾU LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG.

4. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM PHẢI ĐẢM BẢO.

II. ĐIỀU KHOẢN HỢP ĐỒNG (TREATY WORDING).

1. ĐIỀU KHOẢN HỢP ĐỒNG TÁI TỶ LỆ (PROPORTIONAL TREATY CLAUSES).

2. ĐIỀU KHOẢN HỢP ĐỒNG TÁI PHI TỶ LỆ (NON PROPORTIONAL TREATY CLAUSES).

3. CÁC ĐIỀU KHOẢN ĐẶC BIỆT.

CHƯƠNG VIII

PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÁI BẢO HIỂM

I. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA VIÊC LẬP KẾ HOẠCH TBH.

1. CÁC YẾU TỐ, TÀI LIỆU, SỐ LIỆU CẦN PHỤC VỤ CHO VIỆC LẬP KẾ HOẠCH

2. MỤC TIÊU CỦA KÊ HOẠCH TÁI BẢO HIỂM.

3. NHỮNG YẾU TỐ CẦN CÓ TRONG KẾ HOẠCH KINH DOANH.

4. PHÂN VÙNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM.

5. KẾ HOẠCH KINH DOANH SẮP TỚI.

6. BIÊN KHẢ NĂNG THANH TOÁN, VỐN THỰC ĐÓNG VÀ DỰ PHÒNG NHÀN R I

7. CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN.

8. CHỦ TRƯƠNG VỀ TÁI BẢO HIỂM CỦA HĐQT.

9. TÌNH TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÁI BẢO HIỂM.

II. TIẾN TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH TÁI BẢO HIỂM.

83

85

88

90

91

94

96

98

99

100

101

103

Page 119: GIÁO TRÌNH 09training.pacvn.vn/Data/Curriculum/GIO_TRNH_09_TAI_BAO... · 2016. 5. 18. · bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance ompany thành lập năm

118

1. TRIẾT LÝ VÀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY.

6. LẬP KẾ HOẠCH TÁI BẢO HIỂM THEO PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ.

3. LẬP KẾ HOẠCH TÁI THEO PHƯƠNG PHÁP VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG

CÂU HỎI ÔN TẬP

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỤC LỤC

106

110

111

112