21
Group 1 CD10CNTT3 1 Nhóm 1 Lớp CĐ10CNTT3 Thành viên : - Nguyễn Trọng Hiếu Nhóm Trưởng - Phạm Huy Thanh - Vũ Công Danh - Lê Trí Hải - Phạm Nguyễn Thành Nhân - Lê Thành Công - Võ Văn Hiếu Định tuyến động OSPF ( Open Shortest Path First) I. Gi i thi u tng quan vOSPF - OSPF là một giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết được triển khai dựa trên các chuẩn mở. OSPF được mô tả trong nhiều chuẩn của IETF (Internet Engineering Task Force). Chuẩn mở ở đây có nghĩa là OSPF hoàn toàn mở với công cộng, không có tính độc quyền. - OSPF có chỉ số AD=110, chạy trên nền IP, Protocol ID = 89 - OSPF là giao th ức đị nh tuy ến nhóm link- state , thường được tri n khai trong các h th ng m ng ph c t p. Giao th c OSPF txây dng nh ững cơ chế riêng mình, tđảm bo nh ng quan h ca chính mình v i các router khác. Nó có th dò tìm nhanh chóng sthay đổi ca network topology ( cũng như lỗi ca các interface) và tính toán l i nh ng route m i sau chu kì h i t .Chu kì h i t ca OSPF rt ng ắn và cũng tốn rất ít lưu lượng đường truy n. - OSPF h trVLSM( Variable-length subnet masking) và CIDR( Classless Inter-Domain Routing) - OSPF dùng gi i thu ật SPF để tính tóan đường đi. Giải thu ật này còn được g i là gi i thu t Dijkstra. OSPF chọn đường tốt nhất từ cây SPF. OSPF bảo đảm không bị định tuyến lặp vòng. OSPF chọn đường dựa trên chi phí được tính từ tốc độ của đường truyền.Đường truyền có tốc độ càng cao thì chi phí OSPF tương ứng càng thấp - Nhược điểm ca giao th ức đị nh tuy ến này là cn ph i có bx lý và bnh có năng lực m nh cũng như các yêu cầu v ph n cứng khá cao để tính toán và x lí để ch ọn đường t t nh t. - Hoạt động của Router khi tham gia đị nh tuy ến OSPF g ồm 4 bước : + Bước 1 : Router tbu ch n cho mình 1 giá trRouter ID + Bước 2 : Các cp Router kết n i trc ti ếp v i nhau thi ết l p v i nhau m i quan h láng gi ng + Bước 3: Sau khi thi ết l p xong m i quan h láng gi ng thì các Router trong cùng 1 vùng trao đổi toàn bLSDB + Bước 4 : Dùng gi i thu ật Dijstra để tính toán xây dng bảng đị nh tuy ến ca mình

Group1 Cd10cntt3 Ospf Advanced

  • Upload
    vo-danh

  • View
    152

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Group1 Cd10cntt3 Ospf Advanced

Group 1 – CD10CNTT3

1

Nhóm 1 – Lớp CĐ10CNTT3

Thành viên :

- Nguyễn Trọng Hiếu Nhóm Trưởng

- Phạm Huy Thanh

- Vũ Công Danh

- Lê Trí Hải

- Phạm Nguyễn Thành Nhân

- Lê Thành Công

- Võ Văn Hiếu

Định tuyến động OSPF (Open Shortest Path First)

I. Giới thiệu tổng quan về OSPF

- OSPF là một giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết được triển khai dựa trên các chuẩn mở. OSPF được mô tả trong nhiều chuẩn của IETF (Internet Engineering Task Force).

Chuẩn mở ở đây có nghĩa là OSPF hoàn toàn mở với công cộng, không có tính độc quyền. - OSPF có chỉ số AD=110, chạy trên nền IP, Protocol ID = 89 - OSPF là giao thức định tuyến nhóm link-state , thường được triển khai trong các hệ thống mạng

phức tạp. Giao thức OSPF tự xây dựng những cơ chế riêng mình, tự đảm bảo những quan hệ của

chính mình với các router khác. Nó có thể dò tìm nhanh chóng sự thay đổi của network topology

( cũng như lỗi của các interface) và tính toán lại những route mới sau chu kì hội tụ.Chu kì hội tụ

của OSPF rất ngắn và cũng tốn rất ít lưu lượng đường truyền.

- OSPF hỗ trợ VLSM( Variable-length subnet masking) và CIDR( Classless Inter-Domain

Routing)

- OSPF dùng giải thuật SPF để tính tóan đường đi. Giải thuật này còn được gọi là giải thuật

Dijkstra. OSPF chọn đường tốt nhất từ cây SPF. OSPF bảo đảm không bị định tuyến lặp vòng.

OSPF chọn đường dựa trên chi phí được tính từ tốc độ của đường truyền.Đường truyền có tốc độ

càng cao thì chi phí OSPF tương ứng càng thấp

- Nhược điểm của giao thức định tuyến này là cần phải có bộ xử lý và bộ nhớ có năng lực mạnh

cũng như các yêu cầu về phần cứng khá cao để tính toán và xử lí để chọn đường tốt nhất.

- Hoạt động của Router khi tham gia định tuyến OSPF gồm 4 bước :

+ Bước 1 : Router tự bầu chọn cho mình 1 giá trị Router ID

+ Bước 2 : Các cặp Router kết nối trực tiếp với nhau thiết lập với nhau mối quan hệ láng giềng

+ Bước 3: Sau khi thiết lập xong mối quan hệ láng giềng thì các Router trong cùng 1 vùng trao

đổi toàn bộ LSDB

+ Bước 4 : Dùng giải thuật Dijstra để tính toán xây dựng bảng định tuyến của mình

Page 2: Group1 Cd10cntt3 Ospf Advanced

Group 1 – CD10CNTT3

2

II. Gói tin trong OSPF

1. Đóng gói gói tin OSPF

- Phần dữ liệu của 1 thông báo OSPF được đóng gói trong 1 gói. Trường dữ liệu này có thể bao

gồm 1 trong 5 loại bản tin OSPF.

- Các gói tiêu đề OSPF được gửi kèm với mỗi gói tin OSPF, bất kể loại bản tin nào của OSPF.

Các OSPF header và loại gói dữ liệu cụ thể được gói gọn trong gói tin IP. Trong gói header IP,

trường giao thức được thiết lập bằng 89 để cho biết là OSPF và địa chỉ đích thực được thiết lập là

1 trong 2 địa chỉ multicast 224.0.0.5 hoặc 224.0.0.6

-

2. Các loại gói tin trong OSPF

Page 3: Group1 Cd10cntt3 Ospf Advanced

Group 1 – CD10CNTT3

3

Type Packet Name Description

1 Hello Dùng để thiết lập và duy trì mối quan hệ hàng xóm với những router kế cận

2 DBD (Database Description )

Dùng để chọn lựa router nào sẽ được quyền

trao đổi thông tin trước.Kiểm tra việc đồng bộ database giữa các router

3 LSR (Link State Request) Dùng để chỉ định loại LSA dùng trong tiến

trình trao đổi các gói tin DBD

4 LSU (Link State Update)

Được dùng để reply lại LSR cũng như thông báo những thông tin mới .LSU gồm 7 loại khác nhau của LSAs(Link State

Advertisement).

5 LSAck (Link State Acknowledge)

Dùng để báo hiệu đã nhận được gói tin LSU

Phân loại LSA trong gói tin LSR

Type Description

1 Gói quảng bá trạng thái liên kết router

2 Gói bảng quá trạng thái liên kết mạng

3 Gói quảng bá trạng trái liên kết bên ngoài mạng

4 Gói quảng bá trạng trái liên kết bên ngoài ASBR

5 Gói quảng bá trạng trái liên kết bên ngoài AS

6 Gói quảng bá trạng trái liên kết bên ngoài của hội viên nhóm

7 LSA bên ngoài NSSA

8 LSA thuộc tính ngoài

9 LSA mờ ( liên kết phạm vi nội hạt)

10 LSA mờ ( phạm vi nội vùng )

11 LSA mờ ( phạm vi AS)

Page 4: Group1 Cd10cntt3 Ospf Advanced

Group 1 – CD10CNTT3

4

LSA Type 1: được tạo ra bởi mọi Router. LSA này chứa danh sách tất cả các liên kết của Router

cùng với trạng thái và chi phí đầu ra của mỗi liên kết. các LSA này chỉ được flood trong vùng tạo

ra nó.

LSA Type 2: được tạo ra bởi các DR trong các mạng multiaccess. Network LSA chứa danh sách

tất cả các Router gắn với DR và cả BDR. Các LSA được flood trong vùng nó tạo ra.

LSA Type 3: được tạo ra bởi các ABR. Chúng được gửi vào vùng để quảng cáo cho các đích bên

ngoài vùng đó. Thực tế, các LSA này như một phương tiện mà ABR dùng để nói cho các Router

bên trong vùng biết các đích bên ngoài mà ABR có thể tiếp cận được. ABR cũng quảng cáo các

đích bên trong vùng gắn với nó cho các Router bên trong mạng đường trục bằng các LSA này.

LSA Type 4: được tạo ra bởi ABR. Nó giống hết gói quảng bá trạng thái liên kết bên ngoài mạng

ngoại trừ việc nó dùng để quảng cáo cho các đích đến là ASBR

LSA type 5 : được tạo ra bởi các ASBR. Các LSA này dùng để quảng cáo cho các đích bên ngoài

hệ thống độc lập OSPF hoặc các tuyến mặc định bên ngoài vào hệ thống độc lập OSPF. Gói

quảng bá trạng thái liên kết bên ngoài AS là LSA duy nhất trong cơ sở dữ liệu không liên kết với

một vùng nào. Nó được flood thông qua hệ thống độc lạo OSPF.

LSA Type 6: Sử dụng trong Multicast OSPF ( MOSPF). MOSPF định tuyến các gói từ một

nguồn tới nhiều đích hay một nhóm thành viên chia sẻ địa chỉ multicast lớp D.

LSA type 7: được tạo ra bởi các ASBR trong các Not-So-Stubby Area ( NSSAs). Gói quảng cáo

trạng thái liên kết bên ngoài NSSA hầu như giống hệt với ngoại trừ việc gói quảng bá trạng thái

liên kết bên ngoài NSSA được flood chỉ trong NSSA tạo ra nó.

LSA type 8: được đề xuất để chạy Internal BGP (iBGP) hợp lệ để truyền tải thông tin BGP qua

miền OSPF. Tuy nhiên, nó chưa được triển khai.

LSA mờ : gồm phần Header tiêu chuẩn và trường thông tin. Trường thông tin có thể sử dụng cho

OSPF hoặc bởi các ứng dụng khác để phân phối thông tin qua miền OSPF. LSA này cũng chưa

được triển khai

Page 5: Group1 Cd10cntt3 Ospf Advanced

Group 1 – CD10CNTT3

5

III. Quan hệ láng giềng ( Neighbor relationships)

- Là 1 giao thức Link-state , OSPF thiết lập và duy trì mối quan hệ láng giềng để trao đổi thông tin

cập nhật định tuyến với các router khác. Bảng quan hệ láng giềng là 1 bảng cơ sở dữ liệu. Router

OSPF quyết định chọn router nào làm láng giềng thân mật là tuỳ thuộc vào mạng kết nối của nó.

- Trước khi router OSPF gửi trạng thái liên kết của nó tới những con router khác, nó phải quyết

định xem có neighbor nào trên các kết nối của nó hay không, bằng cách gửi các gói tin Hello trên

tất cả các interface đã được enable OSPF. Thông tin trong gói tin Hello bao gồm OSPF Router

ID của con router gửi gói tin Hello. Nhận 1 gói OSPF Hello ở trên giao diện xác nhận có Router

ID của nó ở trên những Router OSPF khác ở trên liên kết này. Sau đó OSPF được thiết lập là

hàng xóm gần kề

- OSPF Hello and Dead Intervals

Trước khi 2 con router có thể hình thành một OSPF neighbor adjacency, giữa chúng phải thỏa 3

giá trị: Hello Interval, Dead Interval và network type.

Hello interval: chỉ ra bao lâu thì router gửi các gói tin hello tiếp theo. Mặc định, OSPF Hello

packet được gửi 10s 1 lần trong multiaccess và point-to-point segments và 30s 1 lần trong non-

broadcast multiaccess(NBMA) segments – sử dụng địa chỉ multicast 224.0.0.5.

Dead interval: khoảng thời gian router chờ để nhận được gói tin Hello trước khi cho rằng

neighbor đã “down; thông tin này cũng sẽ được router flood ra tất cả các interface đã enable

OSPF. Mặc định thời gian Dead interval gấp 4 lần Hello Interval.

IV. Cấu trúc vùng OSPF

- Trong mạng nhỏ, số link ít nên đường đi đến những đích được tính một cách dể dàng. Tuy nhiên,

trong mạng lớn số lượng link lớn nên số đường đến những đích cũng lớn. Vì thế Dijkstra tính

toán và so sánh đường tốt nhất rất phức tạp và mất nhiều thời gian.

Page 6: Group1 Cd10cntt3 Ospf Advanced

Group 1 – CD10CNTT3

6

- Giao thức Link- State thường giảm khối lượng công việc mà Dijkstra phải tính toán bằng cách

chia mạng thành nhiều vùng. Số lượng router trong một vùng và số lượng LSA(Link-state

Advertisement) được flood trong vùng ít nên DB ( Database) topology và Link-state cũng nhỏ.

Do đó, việc tính toán của Dijktra cũng dể dàng và mất ít thời gian hơn. Hai mức phân cấp cho

phép : Transit Area và Regular Area.

Cấu trúc vùng

1. Transit Area:

Là một vùng OSPF với chức năng cơ bản là hoạt động nhanh và hiệu quả với gói IP. Transit

Area thì kết nối với các loại vùng OSPF khác. OSPF Area 0 hay vùng backbone được định nghĩa

là Transit Area

Backbone Area: đây chính là vùng Area 0 và nó connect tới tất cả các area khác còn lại, nếu một

area nào đó muốn nối tới Area 0 nhưng không nối trực tiếp được thì lúc đó ta phải tạo virtual link

cho Area này.

2. Regular Area :

Là một vùng OSPF với chức năng cơ bản là kết nối các user và các nguồn tài nguyên. Regular

Area thường thiết lập một dãi các chức năng hoặc những nhóm thuộc về địa lí. Mặc định, một

regular area không cho phép lưu lượng từ các vùng khác sử dụng các link của nó để kết nối ra

các vùng khác. Tất cả các lưu lượng từ các are khác phải được chuyển thông qua vùng area 0.

Một vùng mà không cho phép lượng được truyền qua nó thì được gọi là regular are và nó có các

dạng như: standard are, stub are, totally stubby are, not-so stubby area(NSSA).

2.1 Stub Area:

Page 7: Group1 Cd10cntt3 Ospf Advanced

Group 1 – CD10CNTT3

7

Một vùng stub được tạo ra khi ABR kết nối đến một khu vực stub ngăn chặn không cho AS

(autonomous system) external LSA tràn dữ liệu( flooding) vào trong vùng. Điều này được thực

hiện để giảm bớt kích cỡ của LSBD( link state Database) duy trì trong một router. Việc định

tuyến đến các điểm mạng bên ngoài dựa vào Default Route được tạo bởi ABR. LSDB được duy

trì bên trong Stub Area sẽ chỉ chứa Default Route và các internal route của Stub Area chỉ nhận

được các đường Inter-Area OSPF (O IA).

2.2 Totally Stubby Area

Đây có thể coi là vùng cực đoan nhất nó không cập nhật bất cứ routing update nào, và trong bảng

routing của nó chỉ có một routing ra ngoai duy nhất là default route. Do đó nếu internal router

muốn gửi 1 gói tin ra bên ngoài mạng nó sẽ gửi theo đường mặc định qua ABR . ABR của vùng

này sẽ ngăn chặn không chỉ các LSA bên ngoài AS mà còn ngăn chặn tất cả các Summary LSA

ngoại trừ các LSA loại 3 dùng để quản cáo tuyến mặc định. Vùng này thích hợp cho những site ở

xa có ít network và cần sự giới hạn kết nối ra bên ngoài

2.3 Not-So-Stubby Area ( NSSA)

Page 8: Group1 Cd10cntt3 Ospf Advanced

Group 1 – CD10CNTT3

8

Đây là vùng được sử dụng khi kết nối đến ISP hoặc khi có sự redistribute ( phân chia lại) giữa

các routing protocol khác nhau, vùng này sẽ nhận các route từ bên ngoài dưới dạng type 7 LSA

và sẽ chuyển đổi type 7 LSA này thành type 5 LSA để quảng bá vào các Area khác.

V. Các loại Router trong OSPF

1. ABR ( Area Border router ) : là một router kết nối với 1 hoặc nhiều khu vực đến khu vực

mạng backbone. Nó được coi là 1 thành viên của tất cả các khu vực mà nó được kết nối. ABR

lưu giữ nhiều bản sao LSDB riêng biệt cho từng vùng mà nó được kết nối trong bộ nhớ.

2. ASBR( Area Autonomous System Boundary) : là một router được dùng để phân phối các

tuyến đường nhận được đến các các router khác. Nó tạo ra External LSA cho các địa chỉ bên

ngoài và flood cho tất cả các khu vực thông qua ABR. Router trong các khu vực khác sử dụng

ABR như là bước kế tiếp để truy cập vào địa chỉ bên ngoài. Sau đó ABR chuyển tiếp các gói tin

để các ASBR thông báo địa chỉ bên ngoài.

3. Internal Router : là những router có mối quan hệ láng giềng OSPF với các router khác trong

cùng 1 khu vực và có các LSDB đồng nhất với nhau.

4. Backbone Router : là những router có phạm vi trong vùng backbone và có ít nhất một giao tiếp

kết nối với area 0. Những backbone router duy trì thông tin định tuyến OSPF sử dụng quy trình

và thuật toán giống như các Internal Router

VI. OSPF Virtual Link ( Đường Liên Kết Ảo)

- Các khu vực phân cấp 2 tầng trong OSPF yêu cầu tất cả các khu vực đầu phải kết nối trực tiếp

vào khu vực backbone.

- Một liên kết ảo là một liên kết cho phép vùng bị phân chia với cùng 0 được kết nối hoặc bị ngắt

kết nối sẽ được kết nối với khu vực 0 thông qua một “ Transit Area”. Chúng ta chỉ nên sử dụng

những tính năng của liên kết ảo trong những trường hợp cần thiết cụ thể , chẳng hạn như sử dụng

liên kết ảo cho những kết nối tạm thời hoặc sao lưu sau khi bị lỗi. Chu kỳ giao thức Hello trong

liên kết ảo là 10s. LSA thường cập nhật sau mỗi 30 phút , LSA học được thông qua liên kết ảo có

tùy chọn DoNotAge(DNA), DNA được thiếp lập để cho LSA không bị giới hạn thời gian tồn tại

của mình. DNA là cần thiết để ngăn chăn quá trình tràn đầy quá mức trong liên kết ảo.

- 1 vài ví dụ về chức năng của Virtual Link

A. Trong trường hợp này có chức năng kết nối các Area (Không kết nối trực tiếp với area 0) tới

Area 0

Page 9: Group1 Cd10cntt3 Ospf Advanced

Group 1 – CD10CNTT3

9

Area 23 đến được Area 0 phải thông qua virtual link nằm trong Area 12

B. Một virtual link reconnect một phần area 0 thông qua non-backbone area

- Câu lệnh cấu hình Virtual Link

Router(config-router)#area area-id virtual- link router-id

Trong đó :

+ Area-id : gán một area-id cho một khu vực quá cảnh trong liên kết ảo, khu vực này không thể

là Stub Area.

+ Router-id : router-id của láng giềng trong liên kết ảo

Page 10: Group1 Cd10cntt3 Ospf Advanced

Group 1 – CD10CNTT3

10

VII. Route Summarization

- Các mạng được cấu hình định tuyến với OSPF có khả năng mở rộng kích thước mạng rất lớn

một phần là do quá trình tổng hợp đường. Tổng hợp đường là quá trình hợp nhất của nhiều tuyến

đường vào trong một vùng quảng bá duy nhất.

- Quá trình tống hợp đường rất quan trọng bởi vì nó làm giảm quá trình flood của các gói LSA,

LSDB và kích thước của bảng định tuyến, giảm bộ nhớ và sử dụng CPU trên router

- Có 2 loại đường tổng hợp đó là

+ Internal-Area: được thực hiện tại ABR và được áp dụng cho các con đường từ bên trong mỗi

khu vực, tạo ra LSA loại 3 và 4. Area range dùng để hướng dẫn ABR tổng hợp đường cho một

khu vực cụ thể khi chúng đi vào một khu vực khác thông qua vùng xương sống.

+ External( đường mở rộng) : các tuyến đường đi bên ngoài vào OSPF thông qua con đường

phân phối lại, các con đường này chỉ được cấu hình trên ASBR tạo ra LSA loại 4,5. Câu lệnh

sumary- address dùng để hướng dân các ASBR tổng hợp các đường mở rộng trước khi chúng

được phép đi vào miền quảng bá OSPF

- Câu lệnh cấu hình Routing Summarization

Router(config-router)#area area-id range ip-address mask

VIII. Tổng hợp 1 số câu lệnh cơ bản để cấu hình OSPF

- Khởi chạy OSPF

Router(config)#router ospf process-id

Router(config)#network địa chỉ ip wildcard-mask area area-id

- Hiệu chỉnh OSPF

+ Hiệu chỉnh Router -id

Router(config-router)#router- id A.B.C.D ( A.B.C.D là địa chỉ IP)

Page 11: Group1 Cd10cntt3 Ospf Advanced

Group 1 – CD10CNTT3

11

+ Khởi động lại tiến trình OSPF

Router#clear ip ospf process

+ Hiệu chỉnh Priority

Router(config- if)#ip ospf priority giá trị (0-255)

+ Hiệu chỉnh Hello /Dead timer :

Router(config- if)#ip ospf hello-interval giá trị thời gian (s)

Router(config- if)#ip ospf dead-interval giá trị thời gian (s)

+ Hiệu chỉnh cost

Router(config- ip)#ip ospf cost giá trị

- Xác thực

+ Router(config- if)#ip ospf authentication [message-degest | null]

Router(config- if)#ip ospf authentication-key password

Trong đó : message-degest : chỉ định sử dụng xác thực bằng MD5

Null: không xác thực bằng MD5

- Kiểm tra cấu hình

Router#show ip route ospf

Router#show ip ospf neighbor

Router#show ip ospf database

Router#show ip ospf interface

Router#show ip ospf protocol

IX. Các Bài LABS

Bài Lab1 : Thực hiện cấu hình OSPF đa vùng và kiểm tra các mạng trong 2 vùng Area 23 và

Area 0 thông nhau hay chưa. Sau khi hoàn tất xong việc cấu hình đa vùng, ta tiếp tục dùng

topology này để demo về những vùng đặc biệt trong OSPF để hiểu thêm về nó

TOPOLOGY

Page 12: Group1 Cd10cntt3 Ospf Advanced

Group 1 – CD10CNTT3

12

1. Mô tả yêu c u

- Thực hiện cấu hình cơ bản như trong bài lab

- Cấu hình OSPF đa vùng

2. Mục tiêu

- Sau khi cấu hình OSPF đa vùng các mạng ở mỗi Area có thể liên lạc được với nhau

- Thực hiện cấu hình thêm 1 số vùng đặc biệt OSPF stub, totally stubby và not-so-stubby areas để

hiểu rõ thêm về nó.

3. Thực hiện

Bước 1 : Cấu hình cơ bản các interfaces và các cổng loopbacks như trong topology

R1(config)# interface loopback 1 R1(config- if)# ip address 10.1.1.1 255.255.255.0 R1(config)# interface serial 0/0/0

R1(config- if)# ip address 10.1.12.1 255.255.255.0 R1(config- if)# clock rate 64000

R1(config- if)# no shutdown

R2(config)# interface loopback 2 R2(config- if)# ip address 10.1.2.1 255.255.255.0

R2(config)# interface serial 0/0/0 R2(config- if)# ip address 10.1.12.2 255.255.255.0 R2(config- if)# no shutdown

R2(config)# interface serial 0/0/1 R2(config- if)# ip address 10.1.23.2 255.255.255.0 R2(config- if)# clockrate 64000

R2(config- if)# no shutdown

R3(config)# interface loopback 3 R3(config- if)# ip address 10.1.3.1 255.255.255.0 R3(config)# interface loopback 20

R3(config- if)# ip address 172.20.200.1 255.255.255.0 R3(config)# interface serial 0/0/0

R3(config- if)# ip address 10.1.23.3 255.255.255.0

R3(config- if)# no shutdown

B2: Cấu hình OSPF đa vùng cho R1 , R2, R3

R1(config)# router ospf 1 R1(config-router)# network 10.1.1.0 0.0.0.255 area 0 R1(config-router)# network 10.1.12.0 0.0.0.255 area 0

R2(config)# router ospf 1

Page 13: Group1 Cd10cntt3 Ospf Advanced

Group 1 – CD10CNTT3

13

R2(config-router)# network 10.1.12.0 0.0.0.255 area 0 R2(config-router)# network 10.1.2.0 0.0.0.255 area 0 R2(config-router)# network 10.1.23.0 0.0.0.255 area 23

R3(config)# router ospf 1

R3(config-router)# network 10.1.23.0 0.0.0.255 area 23 R3(config-router)# network 10.1.3.0 0.0.0.255 area 23

R3(config-router)# 172.20.200.0 0.0.0.255 area 23

B3: Xem Router 1 và Router 3 đã học được mạng của của mỗi vùng hay chưa bằng câu lệnh

show ip route .

R1#show ip route Codes: C - connected, S - static, I - IGRP, R - RIP, M - mobile, B - BGP

D - EIGRP, EX - EIGRP external, O - OSPF, IA - OSPF inter area N1 - OSPF NSSA external type 1, N2 - OSPF NSSA external type 2

E1 - OSPF external type 1, E2 - OSPF external type 2, E - EGP i - IS-IS, L1 - IS-IS level-1, L2 - IS-IS level-2, ia - IS-IS inter area * - candidate default, U - per-user static route, o - ODR

P - periodic downloaded static route

Gateway of last resort is not set 10.0.0.0/8 is variably subnetted, 5 subnets, 2 masks

C 10.1.1.0/24 is directly connected, Loopback1 O 10.1.2.1/32 [110/782] via 10.1.12.2, 00:32:26, Serial0/0/0

O IA 10.1.3.1/32 [110/846] via 10.1.12.2, 00:21:37, Serial0/0/0

C 10.1.12.0/24 is directly connected, Serial0/0/0 O IA 10.1.23.0/24 [110/845] via 10.1.12.2, 00:21:37, Serial0/0/0

172.20.0.0/32 is subnetted, 1 subnets O IA 172.20.200.1 [110/846] via 10.1.12.2, 00:21:37, Serial0/0/0

R3#show ip route Codes: C - connected, S - static, I - IGRP, R - RIP, M - mobile, B - BGP

D - EIGRP, EX - EIGRP external, O - OSPF, IA - OSPF inter area N1 - OSPF NSSA external type 1, N2 - OSPF NSSA external type 2

E1 - OSPF external type 1, E2 - OSPF external type 2, E - EGP i - IS-IS, L1 - IS-IS level-1, L2 - IS-IS level-2, ia - IS-IS inter area * - candidate default, U - per-user static route, o - ODR

P - periodic downloaded static route

Gateway of last resort is not set 10.0.0.0/8 is variably subnetted, 5 subnets, 2 masks

O IA 10.1.1.1/32 [110/846] via 10.1.23.2, 00:22:13, Serial0/0/0

Page 14: Group1 Cd10cntt3 Ospf Advanced

Group 1 – CD10CNTT3

14

O IA 10.1.2.1/32 [110/782] via 10.1.23.2, 00:22:13, Serial0/0/0

C 10.1.3.0/24 is directly connected, Loopback3 O IA 10.1.12.0/24 [110/845] via 10.1.23.2, 00:22:13, Serial0/0/0

C 10.1.23.0/24 is directly connected, Serial0/0/0 172.20.0.0/24 is subnetted, 1 subnets

C 172.20.200.0 is directly connected, Loopback20

Bây giờ chúng ta cấu hình một số vùng đặc biệt như là Stub Area, Totally Stubby Area và Not-

So-Stubby Area một cách liên tục trong topology trên nên các bạn chú ý lệnh.

1. Cấu hình Stub Area cho Area 23

R2(config)# router ospf 1 R2(config-router)# area 23 stub

R3(config)# router ospf 1

R3(config-router)# area 23 stub

Kiểm tra

R3(config)#do show ip route Codes: C - connected, S - static, I - IGRP, R - RIP, M - mobile, B - BGP D - EIGRP, EX - EIGRP external, O - OSPF, IA - OSPF inter area N1 - OSPF NSSA external type 1, N2 - OSPF NSSA external type 2

E1 - OSPF external type 1, E2 - OSPF external type 2, E - EGP i - IS-IS, L1 - IS-IS level-1, L2 - IS-IS level-2, ia - IS-IS inter area

* - candidate default, U - per-user static route, o - ODR P - periodic downloaded static route

Gateway of last resort is 10.1.23.2 to network 0.0.0.0

10.0.0.0/8 is variably subnetted, 5 subnets, 2 masks O IA 10.1.1.1/32 [110/846] via 10.1.23.2, 00:02:58, Serial0/0/0

O IA 10.1.2.1/32 [110/782] via 10.1.23.2, 00:02:58, Serial0/0/0

C 10.1.3.0/24 is directly connected, Loopback3 O IA 10.1.12.0/24 [110/845] via 10.1.23.2, 00:02:58, Serial0/0/0

C 10.1.23.0/24 is directly connected, Serial0/0/0 172.20.0.0/24 is subnetted, 1 subnets C 172.20.200.0 is directly connected, Loopback20

O*IA 0.0.0.0/0 [110/782] via 10.1.23.2, 00:02:58, Serial0/0/0

2. Cấu hình Tottaly Stubby Area

R2(config)#router ospf 1

R2(config-router)#area 23 stub no-summary

Page 15: Group1 Cd10cntt3 Ospf Advanced

Group 1 – CD10CNTT3

15

R3(config)#router ospf 1

R3(config-router)#area 23 stub no-summary

Kiểm tra

R3(config)#do show ip route Codes: C - connected, S - static, I - IGRP, R - RIP, M - mobile, B - BGP

D - EIGRP, EX - EIGRP external, O - OSPF, IA - OSPF inter area N1 - OSPF NSSA external type 1, N2 - OSPF NSSA external type 2 E1 - OSPF external type 1, E2 - OSPF external type 2, E - EGP

i - IS-IS, L1 - IS-IS level-1, L2 - IS-IS level-2, ia - IS-IS inter area * - candidate default, U - per-user static route, o - ODR

P - periodic downloaded static route Gateway of last resort is 10.1.23.2 to network 0.0.0.0

10.0.0.0/24 is subnetted, 2 subnets

C 10.1.3.0 is directly connected, Loopback3 C 10.1.23.0 is directly connected, Serial0/0/0 172.20.0.0/24 is subnetted, 1 subnets

C 172.20.200.0 is directly connected, Loopback20

O*IA 0.0.0.0/0 [110/782] via 10.1.23.2, 00:24:03, Serial0/0/0

3. Cấu hình Not-So-Stubby Area

R2(config)# router ospf 1 R2(config-router)#no area 23 stub no-summary R2(config-router)# area 23 nssa

R3(config)# router ospf 1

R3(config-router)# no area 23 stub no-summary R3(config-router)# area 23 nssa

R3(config-router)# redistribute connected subnets

Kiểm tra : phần này chúng ta chỉ quan tâm đến việc câu lệnh cấu hình thôi tại vì 2 area 23 và

area 0 cùng 1 giao thức định tuyến là OSPF. cấu hình nssa như trong lí thuyết đã nêu là vùng nối

đến ISP hoặc redistribute. Nên muốn thấy tác dụng của câu lệnh các bạn có thể chuyển giao thức

của vùng Area 0 thành 1 giao thức định tuyến khác như RIP hoặc EIGRP là sẽ hiểu ngay tác

dụng của câu lệnh

Bài Lab 2: Thực hiện việc cấu hình Virtual Link Và Summarizing an Area

TOPOLOGY

Page 16: Group1 Cd10cntt3 Ospf Advanced

Group 1 – CD10CNTT3

16

1. ô tả yêu c u

- Thực hiện cấu hình cơ bản như trong bài lab

- Cấu hình Virtual Link và Area Summarization

2. Mục tiêu

- Cấu hình Virtual Link thành công để mạng 192.168.100.1 -> 100.3 có thể thấy mạng ở vùng

Backbone

- Hợp các subnets 192.168.100.1 -> 100.3 thành 1 đường mạng

3. Thực hiện

Bước 1: Ta cấu hình cơ bản các địa chỉ , interfaces như trong mô hình và kiểm tra các kết nối

cục bộ

R1(config)# interface loopback 1 R1(config- if)# ip address 10.1.1.1 255.255.255.0

R1(config)# interface serial 0/0/0 R1(config- if)# ip address 10.1.12.1 255.255.255.0

R1(config- if)# clock rate 64000 R1(config- if)# no shutdown

R2(config)# interface loopback 2 R2(config- if)# ip address 10.1.2.1 255.255.255.0

R2(config)# interface serial 0/0/0 R2(config- if)# ip address 10.1.12.2 255.255.255.0 R2(config- if)# no shutdown

R2(config)# interface serial 0/0/1 R2(config- if)# ip address 10.1.23.2 255.255.255.0

R2(config- if)# clockrate 64000

Page 17: Group1 Cd10cntt3 Ospf Advanced

Group 1 – CD10CNTT3

17

R2(config- if)# no shutdown R3(config)# interface loopback 3

R3(config- if)# ip address 10.1.3.1 255.255.255.0 R3(config- if)# interface loopback 100

R3(config- if)# ip address 192.168.100.1 255.255.255.0 R3(config- if)# interface loopback 101 R3(config- if)# ip address 192.168.101.1 255.255.255.0

R3(config- if)# interface loopback 102 R3(config- if)# ip address 192.168.102.1 255.255.255.0

R3(config- if)# interface loopback 103 R3(config- if)# ip address 192.168.103.1 255.255.255.0 R3(config)# interface serial 0/0/0

R3(config- if)# ip address 10.1.23.3 255.255.255.0

R3(config- if)# no shutdown

Bước 2: Ta cấu hình định tuyến bằng giao thức OSPF cho các vùng 0, 23 như trên topology

R1(config)# router ospf 1 R1(config-router)# network 10.1.1.0 0.0.0.255 area 0

R1(config-router)# network 10.1.12.0 0.0.0.255 area 0 R2(config)# router ospf 1

R2(config-router)# network 10.1.12.0 0.0.0.255 area 0 R2(config-router)# network 10.1.2.0 0.0.0.255 area 0

R2(config-router)# network 10.1.23.0 0.0.0.255 area 23 R3(config)# router ospf 1

R3(config-router)# network 10.1.23.0 0.0.0.255 area 23

R3(config-router)# network 10.1.3.0 0.0.0.255 area 23

Kiểm tra các Router ở mỗi khu vực đã học hết đường mạng của nhau hay chưa và kiểm tra

neighbor ở mỗi Router

R1(config)#do show ip ospf neighbor Neighbor ID Pri State Dead Time Address Interface

10.1.2.1 0 FULL/ - 00:00:39 10.1.12.2 Serial0/0/0

R1(config)#do show ip route ospf 10.0.0.0/8 is variably subnetted, 5 subnets, 2 masks

O 10.1.2.1 [110/782] via 10.1.12.2, 00:08:14, Serial0/0/0

O IA 10.1.3.1 [110/846] via 10.1.12.2, 00:05:20, Serial0/0/0

O IA 10.1.23.0 [110/845] via 10.1.12.2, 00:07:56, Serial0/0/0

Page 18: Group1 Cd10cntt3 Ospf Advanced

Group 1 – CD10CNTT3

18

R2(config)#do show ip ospf neighbor Neighbor ID Pri State Dead Time Address Interface

10.1.1.1 0 FULL/ - 00:00:36 10.1.12.1 Serial0/0/0

192.168.103.1 0 FULL/ - 00:00:39 10.1.23.3 Serial0/0/1

R2(config)#do show ip route ospf 10.0.0.0/8 is variably subnetted, 5 subnets, 2 masks O 10.1.1.1 [110/65] via 10.1.12.1, 00:11:31, Serial0/0/0

O 10.1.3.1 [110/65] via 10.1.23.3, 00:08:21, Serial0/0/1

R3(config)#do show ip ospf neighbor Neighbor ID Pri State Dead Time Address Interface

10.1.2.1 0 FULL/ - 00:00:35 10.1.23.2 Serial0/0/0

R3(config)#do show ip route ospf

10.0.0.0/8 is variably subnetted, 5 subnets, 2 masks O IA 10.1.1.1 [110/846] via 10.1.23.2, 00:09:57, Serial0/0/0

O IA 10.1.2.1 [110/782] via 10.1.23.2, 00:09:57, Serial0/0/0

O IA 10.1.12.0 [110/845] via 10.1.23.2, 00:09:57, Serial0/0/0

Bước 3: Cấu hình Virtual Link

Ta add địa chỉ 192.168.100.1 -> 192.168.100.2 vào area 100

R3(config)# router ospf 1 R3(config-router)#network 192.168.100.0 0.0.0.255 area 100 R3(config-router)#network 192.168.101.0 0.0.0.255 area 100

R3(config-router)#network 192.168.102.0 0.0.0.255 area 100

R3(config-router)#network 192.168.103.0 0.0.0.255 area 100

Tới đây ta có thể thấy area 100 như là 1 area phân cấp tầng 2 của Router 3 , và tất nhiên khi kiểm

tra bảng định tuyến ở Router 2 thì chắc chắn Router 2 không thế nào học được các subnets ở

Area 100 này .

R2(config)#do show ip route Codes: C - connected, S - static, I - IGRP, R - RIP, M - mobile, B - BGP D - EIGRP, EX - EIGRP external, O - OSPF, IA - OSPF inter area

N1 - OSPF NSSA external type 1, N2 - OSPF NSSA external type 2 E1 - OSPF external type 1, E2 - OSPF external type 2, E - EGP

i - IS-IS, L1 - IS-IS level-1, L2 - IS-IS level-2, ia - IS-IS inter area * - candidate default, U - per-user static route, o - ODR P - periodic downloaded static route

Gateway of last resort is not set

Page 19: Group1 Cd10cntt3 Ospf Advanced

Group 1 – CD10CNTT3

19

10.0.0.0/8 is variably subnetted, 5 subnets, 2 masks O 10.1.1.1/32 [110/65] via 10.1.12.1, 00:48:16, Serial0/0/0 C 10.1.2.0/24 is directly connected, Loopback2

O 10.1.3.1/32 [110/65] via 10.1.23.3, 00:45:06, Serial0/0/1 C 10.1.12.0/24 is directly connected, Serial0/0/0

C 10.1.23.0/24 is directly connected, Serial0/0/1

Vì thế ta phải dùng 1 kỹ thuật trong OSPF là tạo ra Virtual Link để cho Router 1 ở vùng

backbone có thể học đường những subnets này mà không cần phải add thêm 1 cổng vật lý đến

Area 100 này .

R3(config)# router ospf 1 R2(config-router)#area 23 virtual- link 192.168.103.1

R3(config)# router ospf 1

R3(config-router)#area 23 virtual- link 10.1.2.1

Kiểm tra thấy Router 2 và Router 1 đã học được các subnets ở Area 100 rồi

R1(config)#do show ip route Codes: C - connected, S - static, I - IGRP, R - RIP, M - mobile, B - BGP D - EIGRP, EX - EIGRP external, O - OSPF, IA - OSPF inter area

N1 - OSPF NSSA external type 1, N2 - OSPF NSSA external type 2 E1 - OSPF external type 1, E2 - OSPF external type 2, E - EGP i - IS-IS, L1 - IS-IS level-1, L2 - IS-IS level-2, ia - IS-IS inter area

* - candidate default, U - per-user static route, o - ODR P - periodic downloaded static route

Gateway of last resort is not set

10.0.0.0/8 is variably subnetted, 5 subnets, 2 masks C 10.1.1.0/24 is directly connected, Loopback1

O 10.1.2.1/32 [110/782] via 10.1.12.2, 00:58:37, Serial0/0/0 O IA 10.1.3.1/32 [110/846] via 10.1.12.2, 00:55:43, Serial0/0/0 C 10.1.12.0/24 is directly connected, Serial0/0/0

O IA 10.1.23.0/24 [110/845] via 10.1.12.2, 00:58:18, Serial0/0/0 192.168.100.0/32 is subnetted, 1 subnets

O IA 192.168.100.1 [110/846] via 10.1.12.2, 00:00:55, Serial0/0/0

192.168.101.0/32 is subnetted, 1 subnets

O IA 192.168.101.1 [110/846] via 10.1.12.2, 00:00:55, Serial0/0/0

192.168.102.0/32 is subnetted, 1 subnets

O IA 192.168.102.1 [110/846] via 10.1.12.2, 00:00:55, Serial0/0/0

192.168.103.0/32 is subnetted, 1 subnets

O IA 192.168.103.1 [110/846] via 10.1.12.2, 00:00:55, Serial0/0/0

Page 20: Group1 Cd10cntt3 Ospf Advanced

Group 1 – CD10CNTT3

20

R2(config-router)#do show ip route Codes: C - connected, S - static, I - IGRP, R - RIP, M - mobile, B - BGP

D - EIGRP, EX - EIGRP external, O - OSPF, IA - OSPF inter area N1 - OSPF NSSA external type 1, N2 - OSPF NSSA external type 2

E1 - OSPF external type 1, E2 - OSPF external type 2, E - EGP i - IS-IS, L1 - IS-IS level-1, L2 - IS-IS level-2, ia - IS-IS inter area * - candidate default, U - per-user static route, o - ODR

P - periodic downloaded static route

Gateway of last resort is not set 10.0.0.0/8 is variably subnetted, 5 subnets, 2 masks

O 10.1.1.1/32 [110/65] via 10.1.12.1, 00:01:45, Serial0/0/0 C 10.1.2.0/24 is directly connected, Loopback2

O 10.1.3.1/32 [110/65] via 10.1.23.3, 00:01:40, Serial0/0/1 C 10.1.12.0/24 is directly connected, Serial0/0/0 C 10.1.23.0/24 is directly connected, Serial0/0/1

192.168.100.0/32 is subnetted, 1 subnets O IA 192.168.100.1 [110/65] via 10.1.23.3, 00:01:40, Serial0/0/1

192.168.101.0/32 is subnetted, 1 subnets

O IA 192.168.101.1 [110/65] via 10.1.23.3, 00:01:40, Serial0/0/1

192.168.102.0/32 is subnetted, 1 subnets

O IA 192.168.102.1 [110/65] via 10.1.23.3, 00:01:40, Serial0/0/1

192.168.103.0/32 is subnetted, 1 subnets

O IA 192.168.103.1 [110/65] via 10.1.23.3, 00:01:40, Serial0/0/1

B4: Cấu hình Area Summarization : ta thấy ở Router 3 có 4 subnets liên tục , cho nên ta ứng

dụng summary trong trường hợp này để làm giảm bộ nhớ và quá trình xử lí trên CPU

R3(config)# router ospf 1 R3(config-router)# area 100 range 192.168.100.0 255.255.252.0 R2# show ip route

Codes: C - connected, S - static, R - RIP, M - mobile, B - BGP D - EIGRP, EX - EIGRP external, O - OSPF, IA - OSPF inter area

N1 - OSPF NSSA external type 1, N2 - OSPF NSSA external type 2 E1 - OSPF external type 1, E2 - OSPF external type 2 i - IS-IS, su - IS-IS summary, L1 - IS-IS level-1, L2 - IS-IS level-2

ia - IS-IS inter area, * - candidate default, U - per-user static route o - ODR, P - periodic downloaded static route

Gateway of last resort is not set 7 - 14 CCNP: Building Scalable Internetworks v5.0 - Lab 3-3 Copyright © 2006, Cisco Systems, Inc

10.0.0.0/24 is subnetted, 5 subnets

Page 21: Group1 Cd10cntt3 Ospf Advanced

Group 1 – CD10CNTT3

21

C 10.1.12.0 is directly connected, Serial0/0/0 O 10.1.3.0 [110/65] via 10.1.23.3, 00:07:25, Serial0/0/1

C 10.1.2.0 is directly connected, Loopback2 O 10.1.1.0 [110/65] via 10.1.12.1, 00:07:25, Serial0/0/0

C 10.1.23.0 is directly connected, Serial0/0/1

O IA 192.168.100.0/22 [110/65] via 10.1.23.3, 00:00:01, Serial0/0/1