31
Hệ thống thông tin liên quan đến nước cho phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (WISDOM) 1. Giới thiệu 1.1. Điều kiện tự nhiên của sông Mê Công Sông Mê Công là dòng sông dài nhất vùng Đông Nam Á và là một trong mười dòng sông lớn nhất trên thế giới. Dòng sông bắt nguồn từ Cao nguyên Tây Tạng ở độ cao khoảng 5.000 m và chảy qua 6 nước với tổng chiều dài khoảng 4.900 km. Phía Đông Nam sông chảy qua tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, là biên giới tự nhiên giữa Lào và Myanmar và ở hạ lưu cũng hình thành phần lớn biên giới giữa Lào và Thái Lan. Sau khi chảy qua Campuchia, sông Mê Công chia làm nhiều nhánh ở miền Nam Việt Nam, bồi đắp nên vùng đồng bằng sông Mê Công mở rộng đến tận Biển Đông Bng 1-1 Tng quát vcác nước trong lưu vực và tldin tích (Ngun: UNDP 2002) Quốc gia Diện tích km 2 Diện tích lưu vực sông Mê Công / quốc gia km 2 Tỷ lệ trên tổng diện tích CHND Trung Quốc 9.597.000 147.000 1, 7% Liên hiệp Myanmar 676.600 24.000 3, 5% CHDCND Lào 236.725 202.400 85, 5% Vương quốc Thái Lan 513.115 184.240 35, 9% Campuchia 181.100 154.730 85, 4% CHXHCN Việt Nam 331.700 65.170 19, 6% Vùng lưu vực sông Mê Công rộng gần 800.000 km2, gần bằng diện tích nước Pháp và Đức cộng lại. Bất ổn chính trị ở khu vực Đông Nam Á và hạ tầng kinh tế chưa phát triển khiến cho khu vực này đến nay vẫn còn khá nguyên vẹn và phần lớn dòng chảy vẫn chưa bị điều chỉnh. Nguồn tài nguyên thiên nhiên của lưu vực sông nuôi sống một bộ phận dân đa dạng và đang gia tăng rất nhanh của 6 nước trong khu vực. Khoảng 60 triệu người phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào dòng sông này và làm việc trong các ngành nông, lâm và ngƣ nghiệp. Sông đáp ứng 4/5 nhu cầu về protein cho dân lưu vực sông. Biểu đồ 1-1 Dòng chảy sông Mê Công

Hệ thống thông tin liên quan đến nước cho phát triển bền ... filelớn nhất trên thế giới. Dòng sông bắt nguồn từ Cao nguyên Tây Tạng ở độ

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Hệ thống thông tin liên quan đến nước cho phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (WISDOM)

1. Giới thiệu

1.1. Điều kiện tự nhiên của sông Mê Công

Sông Mê Công là dòng sông dài nhất vùng Đông Nam Á và là một trong mười dòng sông

lớn nhất trên thế giới. Dòng sông bắt nguồn từ Cao nguyên Tây Tạng ở độ cao khoảng 5.000

m và chảy qua 6 nước với tổng chiều dài khoảng 4.900 km. Phía Đông Nam sông chảy qua

tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, là biên giới tự nhiên giữa Lào và Myanmar và ở hạ lưu cũng

hình thành phần lớn biên giới giữa Lào và Thái Lan. Sau khi chảy qua Campuchia, sông Mê

Công chia làm nhiều nhánh ở miền Nam Việt Nam, bồi đắp nên vùng đồng bằng sông Mê

Công mở rộng đến tận Biển Đông

Bảng 1-1 – Tổng quát về các nước trong lưu vực và tỷ lệ diện tích (Nguồn: UNDP 2002)

Quốc gia Diện tích

km2

Diện tích lưu vực sông

Mê Công / quốc gia

km2

Tỷ lệ trên

tổng diện

tích

CHND Trung Quốc 9.597.000 147.000 1, 7%

Liên hiệp Myanmar 676.600 24.000 3, 5%

CHDCND Lào 236.725 202.400 85, 5%

Vương quốc Thái Lan 513.115 184.240 35, 9%

Campuchia 181.100 154.730 85, 4%

CHXHCN Việt Nam 331.700 65.170 19, 6%

Vùng lưu vực sông Mê Công rộng gần 800.000 km2, gần bằng diện tích nước Pháp và Đức

cộng lại. Bất ổn chính trị ở khu vực

Đông Nam Á và hạ tầng kinh tế chưa

phát triển khiến cho khu vực này đến

nay vẫn còn khá nguyên vẹn và phần

lớn dòng chảy vẫn chưa bị điều chỉnh.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên của lưu

vực sông nuôi sống một bộ phận dân

cư đa dạng và đang gia tăng rất nhanh

của 6 nước trong khu vực. Khoảng 60

triệu người phụ thuộc trực tiếp hoặc

gián tiếp vào dòng sông này và làm

việc trong các ngành nông, lâm và

ngƣ nghiệp. Sông đáp ứng 4/5 nhu cầu

về protein cho dân lưu vực sông.

Biểu đồ 1-1 – Dòng chảy sông Mê Công

1.1.1. Điều kiện tự nhiên:

Khu vực đồng bằng sông Mê Công rộng 49.520 km2 là một vùng tam giác hình thành từ đất

phù sa bồi đắp, trải dài từ Đông Nam Campuchia qua Phnom Penh và miền Nam Việt Nam

đến tận bờ Biển Đông. Vùng đồng bằng này khá thấp và bằng phẳng với độ cao so với mực

nước biển từ 0, 5 đến 3m. Dòng sông quanh co uốn khúc này chia làm 9 nhánh, đó chính là

nguồn gốc của tên tiếng Việt “Sông Cửu Long”. Vùng châu thổ được bao phủ bởi một hệ

thống kênh rạch chằng chịt, kể cả trên các cánh đồng, rộng nhất hơn 500m ở vùng hạ lưu, hẹp

nhất 30m ở tỉnh Kratie, Campuchia. Bồi đắp phù sa giúp cho bán đảo Cà Mau mỗi năm tiến

ra biển đến 150m, trong khi các phần duyên hải khác của Việt Nam lại bị xói mòn đe dọa.

85% trong số 17 triệu dân của vùng đồng bằng sông Cửu Long ở nông thôn. Đây là khu vực

đông dân cư nhất của cả lưu vực sông Mê Công.

Diện tích vùng đồng bằng sông Mê Công ở Việt Nam là 39.000 km2, trong đó 24.000 km2

được sử dụng trong nông nghiệp và thủy sản, 4.000 km2 sử dụng trong lâm nghiệp. Khu vực

kinh tế quan trọng này đóng góp 30% GDP và 50% sản lượng gạo của Việt Nam.

Biểu đồ 1-2: Tổng quan về mật độ dân cư ở lưu vực sông Mê Công (Nguồn: World Resources

Institute 2003)

Góp phần đưa Việt Nam từ vài năm trở lại đây trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo

lớn nhất trên thế giới. Có được kết quả này phần lớn là nhờ chính sách Đổi mới kể từ năm

1986, cho phép tư nhân hóa trong nông nghiệp, thương mại và công nghiệp, cho phép nông

dân có quyền sử dụng đất canh tác đến 50 năm. Tự do hóa trong nông nghiệp một mặt nâng

cao thu hoạch, đồng thời cũng dẫn đến việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón, thuốc diệt cỏ,

thuốc trừ sâu với các hậu quả lâu dài đối với chất lượng nước và qua đó ảnh hưởng mạnh mẽ

đến chất lượng nghề nuôi tôm cá.

1.1.1.1. Thủy văn và khí hậu

Khí hậu của khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam. Từ tháng 12

đến tháng 4 là mùa khô, trong khi mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 11. Nhiệt độ

trung bình năm ở đồng bằng sông Mê Công là 28°C, độ ẩm tương đối 74% vào mùa khô và

83% vào mùa mưa.Lượng mưa lớn vào mùa mưa cộng với tuyết tan ở thượng nguồn dẫn đến

mực nước cao thay đổi theo thời gian ở hạ lưu sông Mê Công. Từ tháng 5 trở đi dòng chảy

tăng dần lên, được tăng cường bởi lượng mưa nhiệt đới vào tháng 8 và tháng 9, đạt đỉnh vào

tháng 10 và tháng11. Khi gió đông bắc bắt đầu thổi thì mực nước hạ dần và để lại hàng tấn

phù sa màu mỡ.

1.1.1.2. Lũ lụt và hạn hán

Lượng mưa thay đổi mạnh theo mùa dẫn đến các điều kiện bất thường cho dân cư vùng đồng

bằng này: lũ lụt trên diện rộng và dài ngày tiếp theo giai đoạn khô hạn và thiếu nước trầm

trọng. Vào mùa mưa gần 50% diện tích vùng đồng bằng bị ngập. Ở phía Bắc, vùng Đồng

Tháp Mười, nước dâng cao đến 4m.

Vào mùa khô dòng chảy của sông cạn đến mức không ngăn cản được nước biển xâm nhập

vào đồng bằng. Hiệu ứng thủy triều của Biển Đông và Vịnh Thái Lan càng gia tăng ảnh hưởng

của nước biển và khiến cho đến 500.000 ha đất bị nhiễm mặn. Nước biển xâm nhập sâu đến

100 km vào các nhánh sông và kênh rạch và do đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ sinh thái lục

địa và đầm hồ cũng như việc cung cấp nước sinh hoạt cho khu vực. Đối với dân cư vùng châu

thổ, thì sự thay đổi thời tiết hàng năm đã là một phần của nền văn hóa hàng trăm năm tuổi.

Dân cư tận dụng được rất nhiều điểm tích cực trong mùa nước nổi thông qua các biện pháp

canh tác phù hợp theo mùa và một hệ thông kênh rạch dẫn nước cùng với đê điều và hồ điều

tiết phức tạp.

1.1.1.3. Các hiện tượng bất thường

Tăng dân số và công nghiệp hóa gây ảnh hưởng ngày càng lớn đến điều kiện tự nhiên của

sông Mê Công. Việc đốt phá rừng ở thượng nguồn làm thay đổi dòng chảy bề mặt, qua đó

thay đổi lưu lượng nước và đẩy mạnh bồi đắp trầm tích ở đồng bằng. Lũ lụt lớn thường xuyên

xảy ra với diện tích ngập lên đến 3.400.000 ha cùng với khô hạn kéo dài là hậu quả của

những thay đổi do con người gây ra đối với cân bằng nước của sông Mê Công. Lũ lớn bất

thường vào các năm 1961, 1978, 1991, 1996, 2000, 2001 và 2005 đã gây ra những hậu quả

tiêu cực cả về kinh tế và xã hội.

Riêng trong năm 2000 đã có hơn 800 người chết do lũ, trong đó phần lớn là trẻ em. Thiệt

hại về kinh tế vào khoảng hơn 400 triệu đô la. Lũ lụt trong các năm 2001 và 2005 cũng làm

hàng trăm người chết và thiệt hại hàng triệu đô la do các biện pháp di dời dân cư hay mất

mùa và gia súc. Lũ lụt gây thiệt hại lớn về nông nghiệp, ngư nghiệp, cơ sở hạ tầng, dẫn tới

ô nhiễm nước sinh hoạt với các tác nhân gây bệnh và chất độc.

Trong những năm có điều kiện thời tiết bình thường, mùa mưa dài hay ngắn là nhân tố quan

trọng cho nghề trồng lúa và xác định số vụ mùa trong năm. Khi mùa khô kéo dài như năm

2003 và 2004, thu hoạch lúa giảm đáng kể, đất đai bị nhiễm mặn, nhiều nơi, đặc biệt là miền

Đông Nam thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Hiện tượng thủy văn này có xu hướng tăng dần

và do đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế quốc gia. Dân số khu vực gia tăng càng gây áp

lực đối với việc quản lý nước và tăng nguy cơ thiệt hại khi mưa lũ.

Bảng 1-2: Tỉnh lỵ và dân số 13 tỉnh đồng bắng sông Cửu Long (trái: số liệu năm 2004, bên

phải: số liệu cho dự án WISDOM giai đoạn 2): 9/13 tỉnh có dân số tăng nhanh

Tỉnh Tỉnh lỵ Dân số

Tiền Giang Mỹ Tho 1.660.200 / 1.670.216

Bến Tre Bến Tre 1.337.800 / 1.254.589

Vĩnh Long Vĩnh Long 1.033.100 / 1.028.365

Trà Vinh Trà Vinh 1.002.600 / 1.000.933

Cần Thơ Cần Thơ 1.112.000 / 1.187.089

Sóc Trăng Sóc Trăng 1.234.300 / 1.289.441

Đồng Tháp Cao Lãnh 1.626.000 / 1.665.420

Bạc Liêu Bạc Liêu 777.900 / 856.250

Cà Mau Cà Mau 1.181.200 / 1.205.108

An Giang Long Xuyên 2.146.800 / 2.144.772

Long An Tân An 1.376.602 / 1.436.914

Hậu Giang Vị Thanh 660.700 /756.625

Kiên Giang Rạch Giá 1.606.600 / 1.683.149

Việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên còn dẫn tới nhiều vấn đề khác. Với 1.300 loài

cá, trong đó có cá tra khổng lồ (Pangasius gigas) đặc hữu của lưu vực sông Mê Công là loài

cá nước ngọt lớn nhất trên trái đất, cùng hàng trăm loài chim và bò sát, sông Mê công là một

trong năm dòng sông giàu động vật thủy sinh nhất trên thế giới. Sự phong phú này đang bị đe

dọa bởi nạn đánh cá quá mức và ô nhiễm nước (do thiếu các biện pháp xử lý nước thải sinh

hoạt, nước thải công nghiệp, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu).

Rừng ven biển và rừng ngập mặn đã giảm đi một phần mười và tiếp tục bị đe dọa do việc mở

rộng đồng nuôi tôm. Vùng duyên hải không được bảo vệ càng bị ảnh hưởng mạnh bởi hiện

tượng xói lở đất và nhiễm mặn. Thêm vào đó môi trường sinh sản tự nhiên của các loại ấu

trùng tôm cá cũng bị hủy hoại, ảnh hưởng trực tiếp đến nghề cá ở sông Mê Công.

1.1.1.4. Biến đổi khí hậu

Bên cạnh các điều kiện phức tạp cho cuộc sống và kinh tế của khu vực kể trên, đồng bằng

sông Cửu Long còn là một trong những khu vực bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi biến đổi khí hậu

trên thế giới.

Do chỉ cao hơn mực nước biển vài mét, khi nước biển dâng cao (đây là một nguy cơ hiện hữu

trong thời gian tới), một phần lớn vùng châu thổ này có nguy cơ bị ngập nếu không có các

biện pháp bảo vệ. Một diện tích lớn đất nông nghiệp đã bị ngập mặn do vỡ đê bao. Khu vực

thấp phía tây của vùng châu thổ phải chịu nguy cơ đặc biệt cao. Các dự án đê biển đang được

lập kế hoạch ở phía Nam Việt Nam phải đối mặt với các thách thức về tài chính và kỹ thuật,

nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài thì khó có thể thành công. Các Bộ ngành ở Việt Nam

nhận thức rõ nguy cơ từ khả năng nước biển dâng. Chẳng hạn Bộ Tài nguyên Môi trường

(MONRE) năm 2009 đã công bố một nghiên cứu chi tiết so sánh các kịch bản nước biển dâng

ở đồng bằng sông Cửu Long đã được công bố, từ đó lựa chọn tính toán và xây dựng một số

kịch bản (xem Biểu đồ 1-3).

Ngoài nguy cơ ngập lụt trong tương lai, hiện nay nước biển dâng đã gây ra hiện tượng nhiễm

mặn đất đai đe dọa vai trò của vùng châu thổ như là vựa lúa của khu vực Đông Nam Á. Hiện

tượng nhiễm mặn còn đe dọa nguồn nước ngầm, dù đến nay vẫn chưa bị ảnh hưởng.

Trong những năm gần đây đường đi của các cơn bão nhiệt đới cũng đã thay đổi rõ rệt. Trong

khi ở những thập kỷ trước chỉ có vùng biển miền Trung Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh, hiện

nay các cơn bão nhiệt đới có xu hướng dịch chuyển xuống phía Nam, khiến cho vùng Đông

Nam châu thổ cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Thêm vào đó khi dự án WISDOM giai đoạn một tiến hành đánh giá dữ liệu dòng chảy và

lượng nước theo thời gian trong dài hạn (hơn 70 năm) đã chỉ ra rằng, nguy cơ các hiện tượng

bất thường như lũ lụt lớn và hạn hán nghiêm trọng xảy ra nối tiếp nhau có xu hướng gia tăng.

Mặc dù vùng đất này được nước bao phủ, sự thay đổi liên tục và đặc biệt hạn hán là một vấn

đề trầm trọng đối với dân cư ở đây

Biểu đồ 1-3: Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long khi nước biển dâng cao 75cm.19% vùng

đồng bằng có thể bị ngập, nguy cơ đặc biệt cao ở miền Tây nơi có các cánh đồng lúa lớn và

các tỉnh lỵ đông dân như Rạch Giá, Vị Thanh, Cà Mau. (Nguồn: MONRE 2009)

Tổng kết các vấn đề về điều kiện tự nhiên ở dồng bằng sông Cửu Long:

• Lũ lụt lớn với mực nước sâu đến 4m ở miền bắc và miền trung vùng châu thổ, cùng

với xu hướng các hiện tượng bất thường xuất hiện thường xuyên hơn.

• Đất đai nhiễm mặn, nhiễm phèn, hạn chế năng suất trong nông nghiệp và ngư nghiệp

ở các khu vực bị ảnh hưởng.

• Giảm chất và lượng nước sinh hoạt trong mùa khô, đi kèm với các khó khăn trong

cung cấp nước và các vấn đề về sức khỏe cho dân cư.

• Hạn hán kéo dài gây mất mùa, đói kém và tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển

• Dân số tăng nhanh, kinh tế phát triển gây áp lực lớn đối với tài nguyên thiên nhiên

làm suy giảm đa dạng sinh học, chẳng hạn mất rừng ngập mặn ảnh hưởng đến ngư nghiệp và

công tác bảo vệ bờ biển, làm yếu đi vai trò vùng đệm của hệ sinh thái.

• Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng cao và đe dọa ngập lụt từ hai phía: nước sông

Mê Công đến từ phía Bắc và nước biển từ phía Nam, nước biển dâng làm tăng hiện tượng

nhiễm mặn đất đai, nước mặt và nƣớc ngầm.

• Gia tăng nguy cơ từ bão nhiệt đới và các hiện tượng khí hậu thời tiết bất thường trong

khi người dân ở đây chưa có kinh nghiệm ứng phó.

• Dân cư nông thôn đặc biệt dễ bị tổn thương do những thay đổi về môi trường sống

• Lỗ hổng trong kiểm soát môi trường, thông tin địa lý không thống nhất, không sẵn

sàng trao đổi thông tin dữ liệu, phương thức lưu trữ, xử lý và thu thập dữ liệu không đồng

nhất

1.2. Điều kiện thể chế quốc tế liên quan đến quản lý nước ở lưu vực và đồng bằng

sông Mê Công

Trong tổng số 660.000 ha vùng lưu vực hạ du sông Mê Công với 60 triệu dân, Campuchia có

27% (10 triệu người), Lào 35% (5 triệu), Thái Lan 28% (20 triệu) và Việt Nam 10% (20 triệu

người). Nguồn tài nguyên thiên nhiên ở đây nuôi sống trực tiếp khoảng 85% dân số trong khu

vực, và cung cấp lương thực cho khoảng 300 triệu người. Tuy vậy do thiếu các biện pháp khai

thác bền vững, tất cả bốn nước trong vùng hạ du đều phải đối mặt với các vấn đề đất đai bị

xói lở đất, giảm độ màu mỡ và nguồn nước bị suy giảm. Các hồ, trạm thủy lợi và các công

trình thủy điện, đồng nuôi cá, đa dạng sinh học của rừng ngập mặn đều bị ảnh hưởng. Thêm

vào đó là các hậu quả nhân đạo và kinh tế, những trận lụt thế kỷ xuất hiện ngày càng thường

xuyên trong những năm gần đây. Mặc dù vậy công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên vẫn

đƣợc coi là nhiệm vụ của mỗi quốc gia. Vì vậy sự cần thiết của một chính sách chung cho

toàn bộ khu vực bị hạn chế do xung đột với lợi ích chính trị quốc gia và các điều kiện thể chế.

Các nước trong khu vực có tham vọng, hệ thống chính trị và điều kiện tự nhiên rất khác nhau.

Lịch sử phức tạp khiến dòng sông Mê Công có vai trò chia cắt con người sống hai bên bờ hơn

là liên kết họ. Vì vậy mà sông Mê Công thƣờng được ví là sông Đa-nuýp của châu Á, do nó

cũng đặt ra các vấn đề phức tạp về hợp tác đa quốc gia nhƣ các nước bên dòng sông Đa-nuýp

đã và đang phải giải quyết.

Toàn bộ vùng hạ du lưu vực sông Mê Công đang phải đối mặt với các điều kiện tự nhiên ngày

càng xấu đi do thiếu các biện pháp bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên. Các nước trong

khu vực đều gặp phải vấn đề suy thoái tài nguyên rừng, đất và nước, chủ yếu do lũ lụt lớn và

hạn hán kéo dài xuất hiện ngày càng thường xuyên trong những năm gần đây. Các biện pháp

bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên đã được tất cả các nƣớc trong Ủy ban

sông Mê Công (MRC) thảo luận và thực hiện. Rất nhiều tổ chức trong khu vực nghiên cứu

các biện pháp khai thác bền vững, nhưng vẫn còn thiếu việc thực hiện trên diện rộng, trao đổi

thông tin dữ liệu một cách hệ thống và tiêu chuẩn cũng như phương thức hợp tác hiệu quả ở

tầm quốc gia và khu vực.

1.2.1. Ủy ban sông Mê Công (MeKong River Commission)

Ủy ban sông Mê Công (MRC) là một tổ chức quốc tế của các quốc gia ở hạ lưu sông Mê

Công: Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Mục tiêu của Ủy hội là hỗ trợ và phối hợp sử

dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua các chương trình mục tiêu, cung cấp

thông tin và chỉ dẫn chính sách. Sau khi Hiệp định Hợp tác về Phát triển bền vững của lưu

vực sông Mê Công được ký kết, các nghị quyết của Ủy ban sông Mê Công có hiệu lực thi

hành với tất cả các nước thành viên.

Biểu đồ 1-4: Biểu đồ tổ chức Ủy hội sông Mê Công

Như vậy Ủy ban sông Mê Công là tổ chức duy nhất trong khu vực có mục tiêu chính trị là

giải quyết các vấn đề chung của cả khu vực hạ lưu vực sông Mê Công, đẩy mạnh hợp tác liên

quốc gia và giải quyết các nguy cơ xung đột xuyên biên giới.

Bên cạnh các nhiệm vụ chiến lược như lập kế hoạch phát triển khu vực, xây dựng quy chế sử

dụng nước và giải quyết các vấn đề môi trường ở cấp cao, các lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi,

lâm nghiệp và ngư nghiệp, hàng hải và quản lý nước cũng sẽ được nghiên cứu. Mặc dù Ủy

ban sông Mê Công MRC là bước đi đầu tiên của các nước trong khu vực trong việc hợp tác

quản lý tài nguyên bền vững, việc thực thi các thỏa thuận đạt đƣợc và thực hiện các dự án lại

là trách nhiệm của chính phủ mỗi quốc gia, điều đó có nghĩa là giữa yêu cầu và thực hiện vẫn

còn có khoảng cách.

Ngoài ra còn có rất nhiều kế hoạch và dự án tập trung vào các biện pháp điều chỉnh dòng chảy

hay xây dựng các công trình thủy điện mà không hề quan tâm đến nhu cầu của dân cư nơi

đây. Số liệu về khí hậu, thủy văn, lượng phù sa của sông, tỷ lệ đánh bắt cá, các khía cạnh kinh

tế, xã hội, văn hóa đều không đủ hoặc thiếu chính xác, do đó không được xem xét khi đưa ra

quyết định.

Ủy ban sông Mê Công còn phải đối mặt với một vấn đề trọng tâm: mặc dù Trung Quốc là

thành viên của Chương trình phát triển Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (Greater Mê Công

Subregion/GMS) đƣợc ADB tài trợ từ năm 1992 nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế khu vực

trong các nước thành viên, đến nay (năm 2010) Trung Quốc vẫn chưa tham gia vào Ủy ban

sông Mê Công. Vì vậy những nỗ lực của Ủy ban sông Mê Công hƣớng tới một sự phát triển

bền vững dọc theo dòng sông phải tính đến hạn chế này.

Các chương trình trong Kế hoạch chiến lược của Ủy ban sông Mê Công giai đoạn 2006-2010

tiếp tục được cụ thể hóa trong chương trình làm việc hàng năm của Ủy ban. Dựa trên ý tưởng

Quản lý tổng hợp tài nguyên nước IWRM, năm 2009 Ủy ban sông Mê Công đã thảo ra một

chương trình phù hợp với ý tưởng này như sau:

• Kế hoạch phát triển lưu vực sông Mê Công

• Chương trình môi trƣờng

• Chương trình quản lý thông tin và tri thức

• Nâng cao năng lực tổng hợp

• Chƣơng trình sử dụng nước

• Chƣơng trình quản lý và giảm nhẹ lũ lụt

• Chƣơng trình quản trị hạn hán

• Chƣơng trình nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy lợi

• Chƣơng trình hàng hải

• Chƣơng trình thủy điện

• Chƣơng trình nghề cá

• Chƣơng trình du lịch

Nôi dung của chương trình làm việc này gắn kết chặt chẽ nhiều vấn đề của khu vực ở Việt

Nam. Tuy vậy việc tổ chức thực hiện nhiều khi bị hạn chế do nhiệm vụ phức tạp, thiếu cơ sở

dữ liệu và trao đổi thông tin không đầy đủ.

Cũng như các nước thành viên khác, Việt Nam đã thành lập Ủy ban sông Mê Công quốc gia,

gọi là Ủy ban sông Mê Công Việt Nam VNMC, quản lý hoạt động hợp tác với Ủy ban sông

Mê Công quốc tế MRC và đại diện cho quan điểm và quyền lợi của chính phủ Việt Nam trong

hợp tác với các nước đối tác.

Tuy vậy Việt Nam luôn than phiền về việc thiếu thông tin cơ sở để bảo vệ quan điểm của

mình trước đòi hỏi của Ủy ban sông Mê Công. Chính phủ Việt Nam đánh giá cao kế hoạch

xây dựng một trung tâm thông tin cho vùng đồng bằng sông Cửu Long dựa trên kết quả của

dự án WISDOM và hy vọng có thể xây dựng cơ sở thông tin cần thiết thông qua việc sử dụng

mạng lưới quan trắc tại chỗ kết hợp với quan sát trái đất tổng hợp, từ đó có luận chứng thích

hợp để có thể bảo vệ lợi ích của mình tốt hơn trong các cuộc gặp gỡ của Ủy ban sông Mê

Công.

Hệ thống thông tin hiện đang được xây dựng trong khuôn khổ dự án WISDOM là một hệ

thống bổ sung cho hệ thống thông tin của Ủy hội sông Mê Công cũng đang trong quá trình

xây dựng. Hai hệ thống bổ sung cho nhau rất hoàn hảo. Ngay từ giai đoạn một dự án WISDOM

đã hợp tác với Ủy ban sông Mê Công, và kết quả được thể hiện đầy đủ trong hồ sơ ghi chép.

Các cuộc gặp gỡ với Giám đốc điều hành Ban Thư ký Ủy ban sông Mê Công ở Viên chăn,

Lào cũng như lãnh đạo các chƣơng trình của Ủy hội đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác đa dạng,

một phần đã đƣợc chuyển thành hành động ngay từ cuối giai đoạn một của dự án. Ủy ban

sông Mê Công vì thế đã khẳng định dự án WISDOM phù hợp hoàn toàn với các mục tiêu mà

Ủy ban đặt ra trong giai đoạn 2011-2015, do đặc tính đa ngành của dự án, gắn kết chặt chẽ

với quan điểm quản lý nước tổng hợp IWRM, tập trung đáp ứng nhu cầu của Việt Nam thể

hiện trong các Kế hoạch mục tiêu quốc gia (Kế hoạch mục tiêu quốc gia về nước, Kế hoạch

mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu). Tầm nhìn của Uỷ ban sông Mê Công là trở thành một

tổ chức lƣu vực sông quốc tế có tầm cỡ trên thế giới, hỗ trợ cho các quốc gia thành viên phát

triển lưu vực sông Mê Công một cách bền vững với kinh tế thịnh vượng, xã hội công bằng và

môi trường lành mạnh. Nhiệm vụ sứ mạng của Ủy ban sông Mê Công do đó là thúc đẩy quản

lý tài nguyên nước và đất đai bền vững. ADB, WB, ASEAN, AUSAID, Đan Mạch, Bỉ, EU,

Phần Lan, Pháp, Đức, GTZ, KfW và các nước khác như Nhật, Hà Lan, Niu-di-lân, Thụy Điển

và Mỹ thông qua các hiệp định song phương và đa phương đã tài trợ trên 192 triệu USD để

thực hiện nhiệm vụ, tuy vậy số tiền trên không do Ủy ban sông Mê Công quản lý trực tiếp.

Bốn mục tiêu chính của Kế hoạch đến năm 2010 (1: Hỗ trợ phát triển bền vững cho nhóm dân

cư nghèo, 2: đẩy mạnh hợp tác hiệu quả trong khu vực, 3: Giám sát môi trường và đánh giá

tác động trên toàn lưu vực, 4: Nâng cao kiến thức cơ bản và năng lực Quản lý tổng hợp tài

nguyên nước IWRM của Ủy ban sông Mê Công cũng như các Ủy ban sông Mê Công quốc

gia, các tổ chức thực hiện và các đối tác khác có liên quan) cùng với các mục tiêu chi tiết đi

kèm sẽ được hỗ trợ thông qua giai đoạn hai của dự án WISDOM, đặc biệt là trong các lĩnh

vực:

- Xây dựng hệ thống phân tích nhu cầu về nước, độ khả dụng và tình hình sử dụng;

- Hỗ trợ quản lý tài nguyên đất và nước một cách bền vững thông qua cải thiện hệ thống quản

lý tài nguyên tổng hợp

- Nâng cao công tác giám sát môi trường trên toàn lưu vực, tập trung vào chất và lượng nước,

sinh thái và tác động xã hội;

- Thường xuyên báo cáo về điều kiện môi trường và phân bổ thông tin rộng rãi nhất có thể;

- Nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường của lưu vực sông Mê Công và nâng cao năng

lực (nguồn nhân lực) thông qua đào tạo có mục tiêu;

- Đảm bảo là các yếu tố và nhu cầu về kinh tế xã hội được xem xét trong chiến lược phát triển

tài nguyên nước

- Xây dựng một hệ thống quản lý tri thức và thông tin dựa trên hệ thống thông tin địa lý GIS

nhằm phổ biến thông tin, qua đó hỗ trợ gián tiếp cho các hoạt động của Ủy ban sông Mê

Công;

- Đào tạo và nâng cao năng lực; sử dụng các công cụ đánh giá tác động môi trường EIA cho

các dự án phát triển trong khu vực.

1.2.2. Đối tác chính thức của dự án

Các đối tác phía Việt Nam bao gồm các trường đại học, các viện nghiên cứu và các cơ quan

nhà nước hoạt động trong lĩnh vực phát triển, phân tích, lưu trữ, cung cấp thông tin cho quản

lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý nước và lũ lụt cũng như trong lĩnh vực kinh tế xã hội, cụ

thể bao gồm:

• SIWRR – Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam (MARD)

• Sub-NIAPP – Phân viện quốc gia về quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (MARD)

• SRHMC – Trung tâm Khí tượng Thủy văn Miền Nam (MONRE)

• GIRS-VAST – Phòng viễn thám và GIS, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

(VAST)

• SISD - Viện Phát Triển Bền Vững Vùng Nam bộ (VAST)

• UIT of VNU – Trung tâm công nghệ thông tin và GIS, Đại học Công nghệ, Đại học

Quốc gia Việt Nam (MOET)

• ITB – Viện Sinh học nhiệt đới (VAST)

• CTU – Đại học Cần Thơ (MOET), cụ thể:

• Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (MDI)

• Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (CENRes)

• Khoa Nông nghiệp (COA)

Trừ ITB và COA, tất cả các viện nghiên cứu kể trên đều đã là đối tác trong giai đoạn một.

Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam (SIWRR) là một đơn vị nghiên cứu Nhà nước trực thuộc

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nghiên cứu về các lĩnh vực thủy lợi và môi trường

khu vực Miền Nam. Lĩnh vực hoạt động chính là chất lượng nƣớc, xâm nhập mặn và đất

phèn, nghiên cứu thủy động lực về lũ, sạt lở và hệ thống tưới tiêu. Bên cạnh đó, Viện còn có

chức năng tư vấn cho chính phủ và địa phương và đào tạo sau đại học. SIWRR là cơ quan

điều phối phía Việt Nam của dự án WISDOM. Viện hỗ trợ tích cực về mặt hành chính cho tất

cả các đối tác của dự án như xin Visa, giấy phép lao động, dịch thuật, lập kế hoạch khảo sát,

tổ chức các cuộc gặp gỡ, hội thảo của dự án, các hoạt động quan hệ công chúng, viết tài liệu

và đề xuất với MOST. Về mặt chuyên môn Viện tham gia xây dựng hệ thống thông tin, phân

tích số lượng nước, mô hình thủy học và hợp tác với các đối tác Đức trong lĩnh vực này như

DLR, đại học Würzburg, GFZ; UNU, Đại học Bonn, Viện Cây trồng và Bảo tồn thiên nhiên

Đại học Bonn INRES và Công ty quan sát trái đất và vẽ bản đồ thủy lợi EOMAP.

Phân Viện Qui hoạch và thiết kế nông nghiệp Miền Nam Sub-NIAPP có nhiệm vụ là điều tra,

đánh giá, qui hoạch sử dụng đất với phương pháp phân tích ảnh vệ tinh và hệ thông tin địa lý

(GIS). Bên cạnh đó, phân Viện còn có chức năng tư vấn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn về qui hoạch sử dụng đất cho toàn vùng đồng bằng. Về chuyên môn Sub-NIAPP

hỗ trợ thu thập dữ liệu chính thức về bản đồ đất đai và bản đồ sử dụng đất đai, đưa ra các sản

phẩm và hướng dẫn trong lĩnh vực liên quan đến đất đai, tổ chức các khóa đào tạo và hội thảo

về khoa học địa lý. Sub-NIAPP hợp tác với các đối tác Đức như Đại học Würzburg, UNU,

ZEF và DLR

Trung tâm khí tượng thủy văn miền Nam (SRHMC) trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường

và đóng vai trò như là một đài phục vụ cung cấp dịch vụ dự báo thời tiết cho khu vực Nam

Bộ. SRHMC phụ trách một mạng lưới lớn các trạm đo khí tượng thủy văn vùng đồng bằng

Sông Cửu Long và cung cấp dữ liệu về khí tượng, thủy văn, hải dương học cũng như số liệu

về chất lượng nước và không khí trong vùng. SRHMC là một đối tác quan trọng trong lĩnh

vực khí tượng và liên kết hệ thống thông tin với các hệ thống bổ sung khác của chính SRHMC

hoặc của MRC. Trung tâm cũng hỗ trợ tích cực việc trao đổi dữ liệu trong lĩnh vực khoa học

tự nhiên. SRHMC hợp tác chặt chẽ với GFZ, DLR và EOMAP.

Trung tâm Hệ thống thông tin và Viễn thám (GIRS) trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ

Việt Nam (VAST). GIRS tập trung vào các nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực viễn thám, hệ

thống thông tin và quản lý cơ sở dữ liệu. GIRS có chức năng tư vấn cho các dự án quốc gia

về quản lý vùng ven biển, giám sát môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên và cung cấp

các giải pháp GIS và cơ sở dữ liệu. GIRS cùng với DLR và Đại học Würzburg nghiên cứu dữ

liệu và thuật toán viễn thám, tham gia tổ chức khảo sát thực địa, đào tạo và hội thảo, hỗ trợ

trao đổi dữ liệu. Ngoài ra GIRS còn hợp tác chặt chẽ với EOMAP, UNU và GFZ.

Viện phát triển bền vững Nam bộ SISD là một đơn vị nhà nước nghiên cứu và đào tạo về xã

hội học. Lĩnh vực nghiên cứu chính là sự nghèo nàn, sức khỏe và giáo dục tại các khu vực

nông thôn cũng như về các mặt kinh tế - xã hội của các nghiên cứu về sự tương thích môi

trƣờng và phát triển bền vững. SISD hỗ trợ nghiên cứu kinh tế xã hội của ZEF và UNU, đồng

thời hỗ trợ tổ chức hội thảo và các khóa đào tạo.

Trường Đại học Công nghệ Thông tin UIT là một trường thành viên của Đại học Quốc Gia

TP. Hồ Chí Minh. Trường Đại học Công nghệ Thông tin có nhiệm vụ phân tích các dữ liệu

về lũ lụt, chất lượng nước và qui hoạch đô thị là nền tảng cơ bản của hệ thống thông tin cho

cơ quan quản lý. Nhiệm vụ của trường Đại học Công nghệ Thông tin là cung cấp các thiết kế

về hệ thống GIS và phân tích ảnh viễn thám.

Viện Sinh học Nhiệt đới ITB trực thuộc VAST có trọng tâm nghiên cứu về ô nhiễm môi

trường, bảo vệ đa dạng sinh học và đánh giá tác động, hỗ trợ dự án, cụ thể là 3 nghiên cứu

sinh, trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích trong phòng thí nghiệm chất lượng nước (chất

dinh dưỡng, hooc môn). Viện cũng hỗ trợ dự án tổ chức hội thảo, tham gia hội thảo đồng thời

sẵn sàng hỗ trợ trong tương lai trên các lĩnh vực chất lượng nước, lấy mẫu và phân tích trong

phòng thí nghiệm.

Đại học Cần Thơ CTU là trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo các nhà khoa học

trẻ. Với vị trí trung tâm ở đồng bằng sông Cửu Long, các Khoa và Viện nghiên cứu của CTU

với các quan hệ hợp tác quốc tế rộng rãi đã tham gia tích cực nhiều mặt vào dự án. Sự tham

gia đồng thời của nhiều thành viên trong trường đại học này tạo điều kiện nghiên cứu các đề

tài liên ngành trong dự án cũng như đào tạo các nhà khoa học trẻ đa ngành. Đại học Cần Thơ

là một trong các đối tác mạnh nhất của dự án. CTU hỗ trợ chương trình nghiên cứu sinh và

tất cả các thủ tục hành chính ở đồng bằng sông Cửu Long, từ giấy phép lao động cho đến tổ

chức trợ giúp thực địa. Về chuyên môn các cán bộ của CTU tham gia đóng góp vào dự án

trong các lĩnh vực phân tích chất lượng nước, nghiên cứu kinh tế xã hội, xử lý thông tin viễn

thám và đánh giá tổn thương. Đối tác chính của CTU là UNU, ZEF, Đại học Bonn, INRES,

DLR và Đại học Würzburg.

1.2.3. Đối tác hợp tác

Các đối tác kể trên cũng đồng thời là đối tác dự án trong giai đoạn hai. Ngoài ra dự án còn

cộng tác với một số lượng lớn các đối tác Việt Nam khác, gọi là các đối tác hợp tác, bao gồm:

• GOC of VNU – Trung tâm Địa Tin học, Đại học Quốc gia Việt Nam

• CTU – Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ (MARD)

• Viện Ứng dụng Công nghệ (MOST)

• Trung tâm Thông tin Tài nguyên Nước (MONRE)

• Trung tâm Điều tra và Quy hoạch Tài nguyên Nước (MONRE)

• Trung tâm Viễn thám Việt Nam (MONRE)

• Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam (MONRE)

• Viện Quy hoạch Tài nguyên Nước (MARD)

• VNMC – Ủy ban sông Mê Công Việt Nam

• MRC – Ủy hội sông Mê Công

Trung tâm Địa Tin học, Đại học Quốc gia Việt Nam (GOC) là một trung tâm lớn trong lĩnh

vực viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS) và đặc biệt là quản lý ngân hàng dữ liệu và địa

- tin học. Trung tâm Vũ trụ Đức DLR và các cán bộ từ thành phố Wuerzburg đã đến thăm

GOC lần đầu vào tháng 7.2008. Có thể hy vọng GOC sẽ hỗ trợ được đối tác chính thức còn

yếu là Đại học Công nghệ Thông tin (UIT) cũng như về lâu dài có thể đảm nhận công việc

duy trì hệ thống thông tin ở miền Nam, kể cả khi hệ thống này được vận hành ở các đối tác

khác nhau. Giám đốc Trung tâm, Phó Giáo sư Lê Văn Trung, đã tham gia Hội thảo Lập Kế

hoạch giai đoạn hai vào tháng 6.2009 ở Việt Nam, được các đối tác Việt Nam đón nhận và đã

hỗ trợ tích cực cho nhiều hội thảo trong nước của WISDOM. GOC sẽ là đối tác trực tiếp của

các chuyên gia công nghệ thông tin Đức - GOC đã là đối tác của các chuyên gia công nghệ

thông tin của Trung tâm Vũ trụ Đức DLR, ông Lê Văn Trung cũng đã tham gia tiến hành cài

đặt thử nghiệm lần đầu bản mẫu của DLR tại Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam (SIWRR)

tháng 12.2009, đã tham gia dịch ra tiếng Việt một phần Đề xuất khoa học (Chương 6) và được

MOST và SIWRR thừa nhận là đối tác của giai đoạn hai.

Biểu đồ 1-5: Chuyến thăm đầu tiên kể từ khi thiết lập quan hệ tại GOC (VNU) tháng 7.2008

(trái) và tại Trung tâm Viễn thám (MONRE) và Trạm thu dữ liệu vệ tinh, cũng vào tháng

7.2008 (phải)

Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ hợp tác dự án với sự hỗ trợ tích cực của Trưởng khoa.

Trung tâm Vũ trụ DLR hướng dẫn một tiến sỹ của Khoa được Ngân hàng Thế giới tài trợ.

Khoa Nông nghiệp đã hỗ trợ dự án WISDOM với những kiến thức tại chỗ trong việc phân

tích những thay đổi lâu năm (1980 1990 2000 2010) trong lĩnh vực sử dụng đất đai ở đồng

bằng sông Cửu Long. Ngoài ra Trường Đại học Liên hợp quốc UNU cùng với Viện Cây trồng

và Bảo tồn thiên nhiên (INRES), Đại học Bonn sẽ phối hợp với Khoa Nông nghiệp nghiên

cứu ảnh hưởng của các phương pháp canh tác khác nhau đối với chất lượng nước.

Viện Ứng dụng Công nghệ (MOST) ở Hà Nội là một viên nghiên cứu tập trung vào ứng dụng

công nghệ cao và công nghệ thông tin, đồng thời rất quan tâm đến công nghệ hệ thống thông

tin. Giữa các nhân viên của Viện và WISDOM đã có rất nhiều trao đổi hữu ích, đặc biệt là

trong lĩnh vực chuyển giao kiến thức kỹ thuật chuyên ngành cho Việt Nam và kiến thức về

cơ sở hạ tầng dữ liệu, bảo mật công nghệ thông tin và chia sẻ hệ thống cho các chuyên gia

Đức.

Năm Trung tâm và Viện nghiên cứu thuộc MONRE và MARD kể trên đã hỗ trợ rất nhiều cho

dự án trong việc tổ chức các cuộc hội thảo và các khóa đào tạo ở miền Nam Việt Nam. Các

Viện Nghiên cứu còn đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết hệ thống thông tin và các kết

quả nghiên cứu của dự án WISDOM tại Hà Nội cũng như đảm bảo sự tồn tại lâu dài với hậu

thuẫn chính sách cho hệ thống thông tin, thậm chí có thể đưa hệ thống thông tin lên một tầm

cao mới: Tiến sỹ Lai đã đưa ra ý tưởng về một Trung tâm thông tin đồng bằng sông Cửu Long

ở miền Nam (một trung tâm hữu hình với văn phòng và nhân sự) để thiết lập, xử lý và lưu trữ

thông tin cho đến sau giai đoạn hai của dự án; ở đây dự án WISDOM có thể đóng vai trò như

là hạt nhân của một trung tâm có tầm vóc quốc tế. Tất cả các Trung tâm đến nay đều đã sẵn

sàng trao đổi thông tin địa lý trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam cho phép. Việc liên kết với

các nguồn thông tin quan trọng khác (các Viện nghiên cứu nhỏ, các nhà khoa học, v. v. ) đã

đƣợc các Viện nghiên cứu kể trên đẩy mạnh. Trung tâm Viễn thám, nơi đặt các ăng ten thu

nhận dữ liệu vệ tinh (Spot, Envisat, Modis) ở Khu công nghệ cao Hà Nội và có quan hệ chăt

chẽ với Trung tâm Địa - Tin học GOC và Phòng viễn thám và GIS, Viện Khoa học và Công

nghệ Việt Nam (VAST-GIRS) ở TP Hồ CHÍ MINH, cũng được liên kết để đảm bảo hệ thống

thông tin có và cập nhật được thường xuyên các dữ liệu viễn thám ngay cả khi giai đoạn hai

của dự án WISDOM đã kết thúc.

2. Hệ thống thông tin WISDOM cho đồng bằng sông Cửu Long

2.1. Xây dựng và mở rộng cấu trúc hệ thống thông tin WISDOM

Mục tiêu của chính phủ VN là liên kết chặt chẽ các cấp địa phương và khu vực cũng như mỗi

người dân trong quá trình tìm kiếm quyết định và trong lĩnh vực quản lý bền vững tài nguyên

đất và tài nguyên nước thông qua chuyển giao tri thức, nâng cao năng lực địa phương và cải

thiện thông tin từ TW xuống địa phương.

Đây chính là xuất phát điểm của dự án WISDOM giai đoạn một (2007-2010). Thông tin tự

nhiên và kinh tế xã hội (về những khó khăn thách thức và các vấn đề khoa học địa lý vùng

đồng bằng sông Cửu Long đã được nêu ở Chương 1) được các cấp chính quyền và các viện

nghiên cứu xây dựng, thu thập và xử lý. Thông qua sự liên kết đa ngành giữa các nguồn thông

tin này, một trung tâm thông tin ảo nối mạng (hệ thống thông tin) đã được xây dựng nhằm

cung cấp cho những ngƣời ra quyết định ở tất cả các cấp khả năng tiếp cận đơn giản và cập

nhật các thông tin đã được hình ảnh hóa, qua đó có thể hỗ trợ công tác quy hoạch một cách

tiên tiến. Điều này sẽ giúp cải thiện sự hợp tác khu vực trong trao đổi thông tin, dữ liệu và tri

thức giữa các viện nghiên cứu ở Việt Nam nhằm phát triển bền vững nguồn tài nguyên đất và

nước. Như vậy dự án này thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển một hệ thống thông tin về

tài nguyên đất và tài nguyên nước tổng hợp để có thể quản lý nguồn tài nguyên ở vùng đồng

bằng sông Cửu Long tốt hơn. Hệ thống này sẽ được chuyển giao cho chính quyền địa phương,

sau khi giai đoạn hai của dự án WISDOM kết thúc và cho phép thu thập, quản lý, xử lý và

cung cấp dữ liệu cũng như các thông tin có được từ phân tích của các cấp quản lý một cách

hiệu quả và có hiệu lực.

Một hệ thống như vậy cần phải tập hợp rất nhiều gói công việc khác nhau. Đầu tiên phải có

một môđun hệ thống quản lý dữ liệu và tích hợp tất cả các loại thông tin (dữ liệu thô, kết quả

dự án, sản phẩm tổng hợp ở các dạng khác nhau). Ở đây, ngay từ đầu các cấp quản lý chuyên

ngành địa phương phải tập hợp lại, cùng nhau đưa ra các tiêu chuẩn để đảm bảo tính tương

thích của thông tin. Ở nhiều nơi khác nhau tại đồng bằng sông Cửu Long đã tồn tại các ngân

hàng dữ liệu với thông tin về chỉ số kinh tế xã hội, về tình trạng sử dụng đất đai cho nông

nghiệp và lâm nghiệp, về chất lượng nước và lưu lượng dòng chảy cũng như cơ sở hạ tầng

thông tin địa lý của vùng đồng bằng. Thông qua việc các đối tác Việt Nam và Đức tích cực

thu thập và cung cấp thông tin, ngay từ giai đoạn một dự án đã góp phần xây dựng một hệ

thống cơ sở làm hạt nhân cho một hệ thống thông tin không ngừng lớn mạnh và giới thiệu các

kết quả mà các hoạt động của dự án bước đầu đạt được.

Đồng thời DLR cũng hỗ trợ việc xây dựng và vận hành các hệ thống lớn quản lý và cung cấp

thông tin dữ liệu, góp phần thiết kế và xây dựng giao diện của hệ thống về mặt công nghệ

thông tin, nhờ đó trong trung hạn có thể vận hành một cấu trúc đơn giản, rõ ràng và không

ngừng lớn mạnh ngay tại chỗ. Ở thời điểm hiện nay hệ thống đã được xây dựng mới ở dạng

thử nghiệm, chưa thể vận hành thông suốt và dễ hiểu để có thể chuyển giao cho các đối tác

Việt Nam. Rất nhiều gói công việc còn cần được cải thiện về mặt lập trình, sử dụng, giao diện

cũng như đáp ứng tốt hơn các nhu cầu thức tế ở Việt Nam.

Biểu đồ 2-1: Tổng quan về các lĩnh vực mà kết quả nghiên cứu khoa học, thuật toán hay

phương pháp kỹ thuật trong dự án tạo ra các sản phẩm thông tin chất lượng cao cũng như hỗ

trợ lập kê hoạch phù hợp với nhu cầu của các đối tác Việt Nam. Tất cả dữ liệu, kêt quả dự án

và sản phẩm thông tin đều được tích hợp trong hệ thống thông tin của dự án WISDOM.

Bên cạnh các dữ liệu có sẵn từ giai đoạn một (và cả các dữ liệu tiếp tục được thu thập trong

giai đoạn hai), thông tin cập nhật từ các nghiên cứu khoa học tại chỗ cũng như thông tin thu

được từ dữ liệu vệ tinh cũng sẽ được tích hợp vào hệ thống. Cơ bản sẽ đảm bảo được không

chỉ tính cập nhật mà cả khả năng lặp lại các kết quả thông qua hướng dẫn và cung cấp các

phương pháp sử dụng, cơ sở dữ liệu và xử lý dữ liệu. Các kết quả của hệ thống nhờ đó sẽ trở

nên minh bạch và có thể hiểu được.

Tổng kết lại có thể nói hệ thống thông tin phức hợp WISDOM có 2 chức năng chính như sau:

Các kết quả khoa học của dự án trong các lĩnh vực nghiên cứu‚ đặc điểm lưu vực sông Mê

Công và giám sát dựa trên quan sát trái đất,… Chất lượng và ô nhiễm nước, Số lượng nước,

nhu cầu, mức độ tin cậy‚ Biến đổi khí hậu và phân tích độ tổn thương‚Thay đổi sử dụng đất,

Thay đổi kinh tế xã hội‚Phân tích hệ thống pháp luật, Phân tích chính sách‚Vẽ bản đồ thể chế,

Đào tạo và nâng cao năng lực cũng như các kết quả ở Bảng 2 sẽ được lưu trữ và tải về dưới

dạng bản đồ tương tác, tài liệu có thể tìm kiếm, ngân hàng dữ liệu tổ chức, tài liệu, số liệu

thống kê, báo cáo tự động, ngân hàng dữ liệu hình ảnh, v. v. Cả những vấn đề chuyên môn

liên quan từ các kết quả này do các đối tác Việt Nam đặt ra trong thời gian thực hiện dự án

cũng sẽ được sử dụng làm cơ sở thông tin dữ liệu phục vụ lập kế hoạch và ra quyết định. Độ

tin cậy và tính bền vững của các kết quả dự án đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại lâu dài

của hệ thống. Các sản phẩm thông tin bền vững được tạo ra không chỉ nhờ vào dữ liệu có sẵn

trong nước (chẳng hạn dữ liệu quan sát trái đất có thể sử dụng để tạo ra các sản phẩm thông

tin chất lượng cao thông qua các phương pháp được các đối tác Đức và Việt Nam cùng phát

triển), mà còn dựa vào đội ngũ cán bộ được đào tạo và có chất lượng tại Việt Nam, bao gồm

các cán bộ được đào tào qua dự án WISDOM, nhờ đó mà hệ thống thông tin vẫn tiếp tục được

bổ sung nội dung và phục vụ ngay cả khi giai đoạn hai của dự án đã kết thúc.

2.2. Nội dung hệ thống thông tin WISDOM hiện tại và trong tương lai

Bảng 2-1 trình bày chi tiết các sản phẩm dữ liệu chất lượng cao (hình ảnh hóa các kết quả

nghiên cứu) đã được soạn thảo trong giai đoạn một và tích hợp vào hệ thống thông tin

WISDOM cũng nhƣ những kết quả / dữ liệu bắt buộc phải đưa thêm vào hệ thống trong giai

đoạn hai để đảm bảo mục tiêu lâu dài của dự án là hỗ trợ hợp lý cho việc lập kế hoạch bền

vững của các cơ quan hữu quan Việt Nam. Qua bảng này có thể thấy rõ, các lĩnh vực nghiên

cứu đều hỗ trợ cho các trụ cột của một hệ thống Quản lý tổng hợp tài nguyên nướcthống nhất.

Bảng 2-1: Các sản phẩm đã được tích hợp vào hệ thống thông tin và các sản phẩm dự kiến

được soạn thảo và tích hợp trong giai đoạn hai căn cứ vào nhu cầu nghiên cứu và phát triển.

Lĩnh vực

nghiên cứu

Giai đoạn 1: đã tích hợp

vào hệ thống

Giai đoạn 2: có kế hoạch tích

hợp vào hệ thống

Dữ liệu cơ sở và bản

đồ địa hình Bản đồ địa hình Việt Nam

Dữ liệu GIS (đường xá, kênh

rạch) của Việt Nam và của các tổ chức quốc tế

Mô hình địa hình SRTM

Dữ liệu GIS cập nhật với nhiều

thuộc tính (từng ngôi nhà, đường

phố, nông nghiệp, các khu công

nghiệp sắp xây dựng, v. v. )

Mô hình địa hình Aster, TDX-

Geländemodell, Lidar

Lưu vực và đồng

bằng sông Mê Công

Các đặc điểm tự

nhiên

(Viễn thám)

Bản đồ phân loại đất cho toàn

lưu vực dựa trên dữ liệu MODIS

và MERIS, 2000, 2004

Bản đồ sử dụng đất cho 3 tỉnh từ

dữ liệu Landsat, Spot và

Quickbird, 1989, 2001, 2002,

2007, 2009

Bản đồ lũ lụt cho 2 tỉnh (cập nhật

10 ngày/lần) 2007-2009

Bản đồ phân loại đất cho toàn

lưu vực dựa trên dữ liệu MODIS

từ 2001 đến 2009, 2010, 2011,

2012, 2013

Bản đồ sử dụng đất dựa trên dữ

liệu Spot cho toàn bộ vùng đồng

bằng (2010, 2012)

Bản đồ lũ lụt thường xuyên cho

toàn bộ vùng đồng bằng (cập

Bản đồ chất lượng nước cho

vùng duyên hải, hàng tháng

(2008-2009)

nhật hàng tuần), 2009-2013

Bản đồ chất lượng nước cho

vùng duyên hải, hàng ngày

(2010-2013)

Bản đồ mật độ xây dựng cho các

trung tâm thành thị ở đồng bằng

sông Cửu Long (2009, 2012)

Bản đồ độ ẩm đất đai cho toàn

lưu vực và vùng đồng bằng

(hàng tuần, 2010-2013)

Bản đồ tiềm năng khí sinh học

và sản lượng nguyên sinh ở vùng

đồng bằng (2010)

Bản đồ thay đổi phân loại đất

vùng lưu vực dựa trên dữ liệu

MODIS (2000-2010)

Bản đồ thay đổi phân loại đất

vùng đồng bằng dựa trên dữ liệu

Landsat (1989 - 2000)

Bản đồ thay đổi sử dụng đất ở

các tỉnh quan trọng dựa trên dữ

liệu Spot (2000-2010)

Bản đồ thay đổi các tham số

khác (phân loại nước, độ ẩm đất

đai, xây dựng, v. v. )

Vẽ bản đồ các hệ sinh thái rừng

ngập mặn ven biển 2010

Thay đổi của các hệ sinh thái

rừng ngập mặn từ 1990 đến 2010

Các sản phẩm kết hợp từ dữ liệu

viễn thám với dữ liệu viễn thám

hoặc các dữ liệu khác (xem bên

dưới) để bổ sung thông tin chất

lượng cao, dưới dạng bản đồ,

báo cáo thống kê (thí dụ: phân

biệt lũ tự nhiên bình thường và

lũ nguy hiểm, tự động cảnh báo

các vùng bị đe dọa)

Số lượng thủy văn

nước

Hệ thống đo đạc thủy văn ở vùng

Đồng Tháp với thông tin về mức

nước, độ mặn, hàm lượng phù sa

(2008-2010)

Dữ liệu tình trạng nước trong

lịch sử của SRHMC trong các

Hệ thống đo đạc thủy văn toàn

lưu vực với thông tin về mực

nước, độ mặn, hàm lượng phù sa

và các thông số khác về chất

lượng (thuốc bảo vệ thực vật),

2010-2013

năm 1980-2000 Mô hình thủy văn 1D, 2D cho

đồng bằng sông Cửu Long

Tích hợp số liệu cho cả lưu vực

thông qua kết nối với SRHMC

và MRC

Các sản phẩm kết hợp: thống kê

lũ lụt toàn lưu vực

Chất lượng nƣớc Số liệu từng địa điểm về hàm

lƣợng thuốc trừ sâu, hooc môn

trong một số khoảng thời gian

lựa chọn

Số liệu từng địa điểm và toàn

lƣu vực về hàm lượng thuốc trừ

sâu, hooc môn và phân bón

Biến đổi khí hậu Các kịch bản biến đổi khí hậu

khi nƣớc biển tăng, nhiễm mặn,

khả năng ngập của một số vùng

có nguy cơ cao

Các sản phẩm tổng hợp, phân

tích theo chuỗi thời gian

Kinh tế xã hội Dữ liệu kinh tế xã hội về hệ

thống giao thông đường bộ,

đường thủy, các trạm bơm nƣớc,

khu công nghiệp, ngư nghiệp,

bìa tôm, đồng cá, mật độ dân cƣ,

trình độ đào tạo (một phần vùng

đồng bằng, một phần Cần Thơ),

2004-2007

Cập nhật các số liệu này cho các

năm 2009, 2010-2013

Phân tích phát hiện thay đổi Đưa

thêm thông số

Tự động cập nhật dựa trên các

thống kê của UNEP cho các

nước châu Á (toàn lưu vực)

Các sản phẩm tổng hợp từ số

liệu kinh tế xã hội với các quy

định và thi hành luật pháp

Độ tổn thương Đánh giá tổn thương tại Cần

Thơ: lũ lụt, cung cấp nước sinh

hoạt

Đánh giá tổn thương về đề tài

ứng phó với biến đổi khí hậu

Các tổ chức Ngân hàng dữ liệu về các cơ

quan, tổ chức, viện nghiên cứu

làm việc trong lĩnh vực tài

nguyên nước ở Hà Nội, TP

HCM và đồng bằng sông Cửu

Long

Hoàn thiện ngân hàng dữ liệu,

với số liệu về các cơ quan cấp

tỉnh (trong vùng đồng bằng), bao

gồm cả phân chia khu vực hoạt

động của các cơ quan, tổ chức,

viện nghiên cứu

Các sản phẩm tổng hợp với báo

cáo thống kê (thí dụ về lũ lụt) và

thông tin trực tiếp của các tổ

chức có liên quan

Quản lý tri thức Bản đồ tri thức đồng bằng sông

Cửu Long

Vẽ bản đồ các dòng kiến thức,

kết nối các viện nghiên cứu và

phát triển tri thức

Cơ sở pháp luật Tất cả các văn bản pháp luật

Việt Nam có liên quan đến tài

nguyên nƣớc đã được đưa vào

ngân hàng dữ liệu

Cập nhật tất cả các văn bản pháp

luật, nghị định, quy định trong

lĩnh vực nước, sắp xếp theo các

hạng mục và từ khóa khác nhau

Hiệu chỉnh Field Data Explorer, trình duyệt

trình diễn hình ảnh hiệu chỉnh từ

dữ liệu viễn thám địa hình (ảnh,

mô tả, v. v. )

Tiếp tục hoàn thiện trình duyệt

Field Data Explorer

Sử dụng thêm các công cụ hình

ảnh hóa điểm: các điểm lấy mẫu

thử nghiệm chất lượng nước,

khu vực trọng tâm phỏng vấn hộ

gia đình, các điểm đo đạc thủy

văn, điểm đo đạc quang phổ v. v.

Tài liệu Tích hợp một ngân hàng dữ liệu

khoa học bao quát về sông Mê

Công đang trong quá trình xây

dựng, sắp xếp theo từ khóa, tác

giả, năm xuất bản, nguồn, v. v.

Kết nối với các sản phẩm thông

tin khác của hệ thống

Luận án tiến sỹ Tích hợp tất cả luận án tiến sỹ và

các bản tóm tắt luận án của 15

nghiên cứu sinh tham gia dự án

WISDOM giai đoạn một

Nâng cao năng lực Tài liệu đào tạo cho các khóa

đào tạo và hội thảo theo các

ngành khác nhau

Phương pháp vận hành bền vững

Các nhu cầu mở Đáp ứng các nhu cầu mở do phía

Việt Nam yêu cầu

Xuất bản trên báo chí khoa học

và kỹ thuật về tất cả các lĩnh vực

(cột bên trái )

2.3. Các nhu cầu còn để ngỏ về thiết kế và phát triển cho hệ thống thông tin

Nhu cầu phát triển kiến trúc phần mềm được tổng kết và trình bày chi tiết trong Chương 6.

Không chỉ đưa ra một cái nhìn tổng quan về các gói công việc còn để ngỏ khi xây dựng hệ

thống cần phải đƣợc xử lý trong giai đoạn hai trước khi bàn giao cho phía Việt Nam. Cụ thể

là hệ thống chung và 3 gói công việc chính của hệ thống: ngân hàng dữ liệu, gói công việc

trung tâm với các đơn vị xử lý và "giao diện đồ họa với người sử dụng", cũng là cổng điện tử

đặt trên mạng internet. Các yêu cầu sau cần phải được đáp ứng:

• Cổng điện tử và giao diện người sử dụng: thích ứng cổng điện tử và "giao diện đồ họa

với người sử dụng" theo nhu cầu của Việt Nam và những người sử dụng khác, xây dựng đồ

họa, thiết kế, độ phức tạp, khả năng phục vụ, hướng dẫn sử dụng

• Cổng điện tử và giao diện người sử dụng: quản lý người sử dụng và giao quyền truy

cập tùy theo mức đăng nhập: từ toàn quyền truy cập hệ thống đến chỉ được sử dụng một số

phần nhất định. Cung cấp dữ liệu phù hợp với nhu cầu người sử dụng.

• Cổng điện tử và giao diện người sử dụng: môđun quản trị cho phép trong tương lai có

thể nhập dữ liệu online vào hệ thống thông qua cổng nhập dữ liệu (tải dữ liệu lên qua mạng

internet sau khi điền vào đầy đủ siêu dữ liệu), quản lý người dùng và quyền truy cập (cho

phép đăng nhập mới, giao quyền truy cập)

• Hệ thống ngân hàng dữ liệu: tích hợp tất cả các kết quả dự án (phần còn lại của giai

đoạn một và sau đó là giai đoạn hai) và các dạng dữ liệu khác nhau sắp xếp theo thứ tự nội

dung, mở rộng ngân hàng dữ liệu phù hợp với nhu cầu lưu trữ lớn hơn, truy cập nhanh hơn,

và kết nối với các bề mặt mới cũng như các thuật toán có liên quan từ cổng điện tử.

• Hệ thống ngân hàng dữ liệu: liên kết với ngân hàng dữ liệu tài liệu tham khảo, mở

rộng ngân hàng dữ liệu "trang vàng" thể chế, cấu trúc ngân hàng dữ liệu mới cho các sản

phẩm mới trong giai đoạn hai (đã được nêu ở Bảng trên)

• Hệ thống chung: cải thiện việc lập trình các gói công việc nhằm đạt được hiệu suất tốt

hơn về mặt công suất, độ ổn định và tin cậy.

• Hệ thống chung: dịch vụ máy chủ thông suốt, đảm bảo hiển thị tốt trên tất cả các trình

duyệt và các hệ điều hành khác nhau

• Hệ thống chung: tự động cập nhật các dữ liệu của mạng đo đạc cảm biến thông qua

internet hoặc sóng di động, đảm bảo khả năng tự cập nhật tự động của hệ thống liên quan đến

dữ liệu cảm biến (mạng đo đạc mực nước, chất lượng nước)

• Hệ thống chung: lập trình quy trình đánh giá dữ liệu và đƣa ra thành phẩm, chẳng hạn

tự động nhận dạng dữ liệu viễn thám có sẵn và tải xuống tự động từ nguồn lưu trữ toàn cầu,

sau đó khởi động trực tiếp thuật toán đánh giá để tự động đưa ra một sản phẩm (mà không

cần có sự can thiệp thủ công) cũng như tích hợp sản phẩm đó vào hệ thống.

• Hệ thống chung: dịch sang tiếng Anh toàn bộ tài liệu của từng gói công việc, dòng

công việc, bộ máy xử lý, quá trình xây dựng, hướng dẫn sử dụng (Tài liệu kỹ thuật và Sách

hướng dẫn sử dụng), đồng thời dịch sang tiếng Việt toàn bộ hệ thống, tài liệu hướng dẫn, sách

tham khảo, các mô đun đào tạo, v. v.

• Hệ thống chung: tìm kiếm một giải pháp phần cứng cho các đối tác và tổ chức Việt

Nam để cài đặt ở các tổ chức này, nhằm đảm bảo một trong các điều kiện cơ bản cho hoạt

động thông suốt của hệ thống nằm ở trong nước

• Hệ thống chung: hướng dẫn về lý thuyết và đào tạo "cầm tay chỉ việc" cho các đối tác

và cơ quan Việt Nam để đảm bảo hệ thống được sử dụng hiệu quả trong nước và qua đó tiếp

tục được vận hành bền vững.

• Hệ thống chung: xây dựng một giải pháp vận hành với sự tài trợ từ bên ngoài của các

nhà tài trợ lớn để phục vụ các đối tác Việt Nam hoặc các công ty Đức và Việt Nam.

• Hệ thống chung: chuyển giao “chính thức” hệ thống cho phía Việt Nam trong khuôn

khổ một hội thảo cấp cao với sự có mặt của tất cả các Bộ, ban ngành có liên quan cùng các

viện nghiên cứu, đối tác của dự án và nhóm người sử dụng.

Tất cả các công việc tiên tiến về mặt kỹ thuật và yêu cầu cao về thiết kế này lại đi kèm với

những nhiệm vụ khó khăn trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ thông tin địa lý,

do phần lớn các yêu cầu chuyên môn được nêu lên cho một hệ thống phức tạp như vậy để có

thể vận hành thông suốt ở một nước đang phát triển như Việt Nam cho đến thời điểm này vẫn

chưa hề được thực hiện. Đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới.

2.4. Nhu cầu nghiên cứu khoa học hiện thời

Nhu cầu nghiên cứu đang có hiện tại được chia thành nhiều lĩnh vực và trong giai đoạn hai sẽ

được nghiên cứu trong 15 đề tài nghiên cứu tiến sỹ:

• WRS 1 (GFZ): động lực học phù sa ở lưu vực sông Mê Công và ảnh hưởng của biến

đổi khí hậu

• WRS 2 (GFZ): phù sa và chất dinh dưỡng ở những khu vực ngập lụt đồng bằng sông

Cửu Long và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

• WRS 3 (GFZ): sử dụng ảnh chụp GPS để giám sát dòng chảy ở góc quan sát thấp

• WRS 4 (GFZ): xây dựng mô hình thiệt hại do lũ lụt cho đô thị và nông nghiệp ở VN

• WRS 5 (UNU-EHS): Tác động của các phương pháp canh tác khác nhau trong nông

nghiệp và ngư nghiệp đối với chất lượng nước ở đồng bằng sông Cửu Long

• WRS 6 (UNU-EHS): Nông nghiệp, ngư nghiệp và ô nhiễm nước – mối quan tâm

thường xuyên của người sử dụng nước ở đồng bằng sông Cửu Long

• WRS 7 (UNU-EHS): độ tổn thương và sự thích nghi với các nguy cơ tự nhiên và biến

đổi khí hậu

• WRS 8 (UNU-EHS): đánh giá rủi ro liên quan đến các nguy cơ tự nhiên và biến đổi

khí hậu

• WRS 9 (Universität Bonn / INRES): dòng chảy chất dinh dƣỡng và chất gây rối loạn

nội tiết trong nông nghiệp và áp dụng nguyên tắc Thực hành nông nghiệp tốt (Good

Agricultural Practices, GAP)

• WRS 10 (Universität Bonn / INRES): dòng chảy chất dinh dưỡng và chất gây rối loạn

nội tiết trong ngư nghiệp và áp dụng nguyên tắc Thực hành nông nghiệp tốt (Good

Agricultural Practices, GAP)

• WRS 11 (ZEF): Công nghiệp hóa và tài nguyên nước ở đồng bằng sông Cửu Long

• WRS 12 (ZEF): chất lượng nước và sức khỏe

• WRS 13 (ZEF): quản lý chất lượng nước ở đồng bằng sông Cửu Long

• WRS 14 (ZEF): quản lý tài nguyên nước ở cấp địa phương: hệ thống quan chức của

chính quyền và các tổ chức khác ở địa phương

• WRS 15 (DLR): tham số hóa và dẫn xuất từ những thay đổi của đất đai và tham số địa

vật lý và lưu vực sông Mê Công cũng như đồng bằng sông Cửu Long dựa trên dữ liệu viễn

thám vào các thời điểm khác nhau của nhiều loại cảm biến

Các vấn đề và đề tài nghiên cứu có liên quan của các tiến sỹ hướng dẫn các nghiên cứu sinh

này bao gồm:

• Liệu có thể thực hiện phát hiện tự động và phân tích nhận biết thay đổi, phân biệt

những thay đổi tự nhiên và thay đổi do tác động của con người, đặc biệt liên quan đến thay

đổi sử dụng đất đai, đô thị hóa, thay đổi hệ sinh thái rừng ngập mặn, nguy cơ tự nhiên? Đâu

là những điểm nóng cho sự thay đổi ở lưu vực sông Mê Công? Có những xu hướng nào trong

thay đổi phân loại đất và thay đổi sử dụng đất?

• Phân tích tỷ lệ độ ẩm đất ở lưu vực sông Mê Công và xây dựng phương pháp dự báo

lũ lụt dựa trên dữ liệu bão hòa ở vùng hạ lưu: liệu có thể sử dụng dữ liệu độ ẩm đất toàn châu

lục đã có trong 3 ngày để đánh giá tốt hơn dòng chảy và qua đó là lũ lụt ở sông Mê Công?

Trong 20 năm qua, đất đai trở nên khô hơn hay ẩm hơn? Ở đâu xuất hiện những bất thường

đáng lưu ý? Liệu các dữ liệu này có thể hỗ trợ giám sát hạn hán ở lưu vực và vùng đồng bằng?

• Liệu có thể sử dụng cộng hưởng các sản phẩm giám sát viễn thám với các dữ liệu kinh

tế xã hội như là chỉ số về hậu quả của biến đổi khí hậu (hoặc một cách tự nhiên hoặc do chiến

lược thích nghi của con người) hay sự tái cấu trúc kinh tế (chẳng hạn những thay đổi về sử

dụng đất là do chiến lược thích nghi với biến đổi khí hậu hay với biến đổi kinh tế?) Liệu qua

đó có thể đánh giá hậu quả và dự báo cho tương lai? Khả năng này như thế nào?

• Nước biển dâng cao ở các mức khác nhau có ảnh hưởng thế nào đối với vùng đồng

bằng? Những khu vực nào sẽ bị ảnh hưởng, khu vực nào sẽ bị ngập lụt nếu không có các biện

pháp xây dựng? Động lực học bồi lắng sẽ thay đổi thế nào? Những khu vực sản xuất nông

nghiệp nào sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiễm mặn? Nghề trồng lúa và nuôi cá nước ngọt có giữ vững

được không? Việc sử dụng và sự phân hủy thuốc bảo vệ thực vật thay đổi như thế nào? Ảnh

hưởng của biến đổi khí hậu và gia tăng lũ lụt đến việc phát tán các chất độc hại cho nước như

thế nào?

• Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến dân cư địa phương ở khu vực thành thị và nông

thôn như thế nào? Có thể có những hiện tượng nào? Sẽ có những dấu hiệu như thế nào? Có

chiến lược ứng phó hay không? Những kịch bản nào có khả năng xảy ra nhất? Đâu là biện

pháp giải quyết, những cơ quan chính quyền nào cần tham gia vào chiến lược ngăn chặn và

ứng phó với biến đổi khí hậu? v.v. Đâu là ảnh hưởng đến cung cấp nước sinh hoạt, chất lượng

nước, an ninh lương thực?

• Quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh thể chế ở vùng đồng bằng hiện nay có hiệu

quả như thế nào? Đâu là điểm yếu, đâu là điểm mạnh? Quy hoạch địa phương (đối với sử

dụng đất đai, các khu công nghiệp, mở rộng nuôi trồng thủy sản,…) ảnh hưởng thế nào đến

dự trữ nước, chất lượng nước và dòng chảy tối thiểu?

• Chất lượng nước giảm sút ảnh hưởng thế nào đến cấu trúc xã hội và sức khỏe dân cư?

• Hệ thống thông tin cần được thiết kế, giới thiệu và vận hành ở các cấp chính quyền

thế nào để được chấp nhận như một công cụ cho lập kế hoạch? Cổng điện tử cần thích ứng

với các nhóm người sử dụng nào?

Một cách tổng quát có thể nói mục đích cuối cùng của dự án đến hết giai đoạn hai bao gồm:

• Trả lời các câu hỏi về nội dung mà hiện vẫn còn có nhu cầu nghiên cứu, đặc biệt là

các nhiệm vụ nghiên cứu trong lĩnh vực chất lượng nước, số lượng nước, cấp thoát nước, thay

đổi sử dụng đất, độ tổn thương, thích nghi với biến đổi khí hậu, và phân tích kinh tế xã hội.

Về mặt phương pháp bao gồm phát triển một hệ thống thông tin với thiết kế công nghệ thông

tin phù hợp với một nước đang phát triển, khả năng hiểu và tiếp nhận hệ thống đó, vấn đề tích

hợp và phổ biến thông tin, cũng như phát triển phương pháp trong lĩnh vực viễn thám, lập mô

hình, tập hợp dữ liệu, phân tích số lượng và phân tích chất lượng (chẳng hạn trong phòng thí

nghiệm). Các mục đích cụ thể của từng gói công việc dự án WISDOM sẽ được giới thiệu tóm

tắt ở Chương 5 và chi tiết ở Chương 6. Mục tiêu là sự thấu hiểu các đề tài đưa ra ở đây.

• Trả lời các câu hỏi nghiên cứu còn để ngỏ thông qua đào tạo 15 nghiên cứu sinh Đức

và Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu sinh WISDOM cũng như khả năng

đánh giá chất và lượng của tất cả các kết quả nghiên cứu ở Đức và Việt Nam qua những đo

đạc và nghiên cứu tại chỗ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đẩy mạnh quan hệ song phương

về dài hạn, do phần lớn các nghiên cứu sinh Việt Nam của dự án WISDOM sẽ có vị trí cao

trong tương lai. Những nghiên cứu sinh này sẽ đóng góp vào tính bền vững của dự án

WISDOM.

• Lắp đặt và vận hành một hệ thống thông tin đồng bằng sông Cửu Long ở các viện

nghiên cứu và chính quyền địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời tìm kiếm

hỗ trợ về chính sách của VN, đi kèm với các khóa đào tạo cho các cơ quan có liên quan và

đảm bảo nguồn dữ liệu đầu vào trong tương lai cho hệ thống thông tin.

• Đảm bảo tính bền vững của tất cả các kết quả dự án cũng như sự tồn tại lâu dài của hệ

thống thông tin WISDOM thông qua các biện pháp đào tạo nâng cao năng lực, tài liệu bằng

cả 2 thứ tiếng (tiếng Anh, tiếng Việt), thiết kế một chiến lược tài chính dài hạn cho giải pháp

vận hành hệ thống sau khí dự án kết thúc, thí dụ phối hợp với các nhà tài trợ như Ngân hàng

Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ủy hội sông Mê Công, Ngân hàng tái thiết Đức, cũng

như các công ty Đức và Việt Nam. Về lâu dài mục đích là phải tự chủ về tài chính.

• Củng cố vị trí của nước Đức là trung tâm nghiên cứu và đào tạo, xuất khẩu nguyên lý

và kiểu mẫu nghiên cứu của nƣớc Đức, đẩy mạnh quan hệ song phương, cơ hội thâm nhập

thị trường Việt Nam cho các doanh nghiệp liên quan (doanh nghiệp vừa và nhỏ), mở rộng

năng lực khoa học và cải thiện nghiên cứu cả cho phía Đức, nâng cao hiệu quả và hiện đại

hóa các viện nghiên cứu tham gia.

3. Các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm thông tin thân thiện với người sử dụng

Bản thử nghiệm hiện tại của hệ thống thông tin WISDOM có khả năng tích hợp, quản lý và

phân phối dữ liệu không gian cũng như phi không gian. Cho đến nay, đây chỉ là những giới

thiệu cho người sử dụng ở dạng bản đồ đơn tính hoặc đồ thị, nhưng nhiều sản phẩm phức tạp,

tích hợp những dữ liệu khác nhau, sẽ được phát triển. Vì vậy, hệ thống thông tin nhằm mục

tiêu tạo ra các thông tin và kiến thức mới.

Một ví dụ được đặt ra như sau: Các phân tích geostatistical của các khu vực bị ngập lụt có thể

lấy được thông tin về số lượng của các loại thực phủ bị ngập nước theo mùa, hơn nữa, cũng

có thể mô tả các loại hình cơ sở hạ tầng và dân cư bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Vì thế, có thể tiến

hành đánh giá nguy cơ rủi ro, kết hợp các bộ thông tin khác nhau. Sự sáng tạo và phát triển

các sản phẩm phức tạp như vậy sẽ làm tăng lợi ích của các hệ thống thông tin cho người dùng.

Làm thế nào để thực hiện điều này là một câu hỏi cả về kỹ thuật và ý tưởng.

Tuy nhiên, làm thế nào để tạo được sản phẩm sáng tạo đáp ứng yêu cầu người sử dụng cũng

là một câu hỏi về quản trị tri thức. Ví dụ, đối với nhiều tùy chọn về thiết kế đồ đồ họa, ví dụ

một cách tiếp cận về ý niệm tối ưu hóa giao diện người dùng đồ họa (GUI) trong hệ thống

thông tin là cần thiết. Đây là những sẽ đóng góp của hoạt động WISDOM.

Về cơ bản, không có bản đồ nào tốt nhất, bởi vì mỗi sản phẩm bản đồ cung cấp thông tin cụ

thể cho các nhóm người dùng cụ thể. Các phương pháp khác nhau, như là tổng quát hoá, đơn

giản hóa, cách phân loại và cách sử dụng các biểu tượng được sử dụng để phát triển một sản

phẩm thông tin đó có thể dễ dàng hiểu được. Nhưng ngược lại, việc giải thích của một bản đồ

là một quá trình giải mã trong đó người dùng có để tái tạo lại một vấn đề về không gian, mà

nó được biên soạn thành một bản đồ (Haggett 2001). Tuy nhiên, khả năng đọc của người sử

dụng và giải thích những thông tin này phụ thuộc vào các yếu tố văn hóa và xã hội, và trình

độ giáo dục và mức độ chuyên nghiệp của họ (Muehrcke 2001).

Hơn nữa, những sở thích khác nhau về văn hóa và xã hội cũng ảnh hưởng đến cách thiết kế

các bản đồ và các sản phẩm thông tin khác như mẫu báo cáo, màu sắc, các thuyết trình dạng

bảng, phông chữ, ký hiệu, các loại biểu đồ được sử dụng khác nhau (Robinson et al 1995).

Do đó, mục đích của hoạt động trình bày ở đây là xác định các yêu cầu của người sử dụng,

cụ thể là các nhóm người sử dụng được chỉ định, của hệ thống thông tin tại Việt Nam và phát

triển các khuyến nghị cho việc thiết kế hệ thống phù hợp và thân thiện. Việc thiết kế nghiên

cứu này sẽ được liên kết phát triển cùng với ZEF, Đại học Würzburg, và DLR với sự hỗ trợ

của ZEM (Trung tâm về phương pháp luận và thẩm định, Bonn). ZEM có chuyên môn nghiệp

vụ trong lĩnh vực này và qua các cuộc thảo luận đầu tiên đã cho thấy họ sẽ là một đối tác rất

có giá trị cho hoạt động này.

Giai đoạn 1 của WISDOM phân tích những yêu cầu ban đầu tiên về dữ liệu và nhu cầu thông

tin đã được tiến hành bởi DLR và trường Đại học Würzburg. Mục tiêu khảo sát là một số đối

tác Việt Nam và những người sử dụng tiềm năng khác. Ví dụ ở cấp Bộ, các kết quả cho thấy

rằng, hầu hết các sản phẩm trong danh mục đặt ra của WISDOM là những nhu cầu cấp thiết.

Tuy nhiên, chưa có kết quả để trình bày sản phẩm tốt nhất. Cho đến nay, các lớp bản đồ đơn

tính, biểu đồ và các tài liệu đều dựa trên các tiêu chuẩn mã hóa đồ họa. Những cách trình bày

này không tính đến khả năng đọc, biên dịch và hiểu thông tin của người dùng, mặc dù nó đã

trở nên rõ ràng. Cách trình bày của hệ thống phải phù hợp với các yêu cầu của địa phương.

Việc tích hợp dữ liệu với người sử dụng là một bước quan trọng trong việc phát triển phần

mềm. Nó có mặt trong việc làm cho phần mềm dễ sử dụng và bao gồm việc phân tích các yêu

cầu ở đầu dự án đến sự chấp nhận của người sử dụng vào cuối dự án. Trong giai đoạn toàn bộ

khái niệm WISDOM, liên hệ đến người dùng cuối thuộc đối tác Việt Nam và các tổ chức có

quan tâm đến từ bên ngoài được thành lập và đẩy mạnh. Bên cạnh các khóa tập huấn, thuyết

trình, hội thảo, một trong những hoạt động quan trọng đã được trình bày về hệ thống thông

tin WISDOM tại Cần Thơ. Trong hoạt động này, các đơn vị hưởng thu là những tổ chức chính

phủ ở bằng sông Cửu Long (Sở NN & PTNT, DONRE, Sở KHCN) đã được mời để thảo luận

về hệ thống thông tin, sản phẩm thông tin của hệ thống và những khái niệm ẩn chứa bên

trong. Kết quả từ các cuộc thảo luận có thể được tích hợp vào trong sự phát triển của các mẫu

thử nghiệm hệ thống thông tin, bao gồm những vấn đề bảo mật, tổ chức dữ liệu, hiển thị, đặc

điểm kỹ thuật giao diện người dùng và xử lý dữ liệu phân tán.

4. Cập nhật ngân hàng dữ liệu về các tổ chức liên quan đến nước tại Việt Nam

Trong giai đoạn đầu của dự án, dữ liệu thu thập chủ yếu là từ các tổ chức quản lý nhà nước

và một cơ sở dữ liệu đã được thành lập. Mô hình của các Tổ chức, thông tin nền và file đính

kèm (giấy tờ chính sách, văn bản pháp luật, vv) từ các cơ quan quản lý nước trung ương hình

thành lõi của cơ sở dữ liệu. Một mục tiêu khác của việc thu thập dữ liệu về cấu trúc quản lý

nguồn tài nước ở cấp tỉnh trong khu vực nghiên cứu của thành phố Cần Thơ. Hơn nữa, kết

quả của việc đánh giá của các tổ chức nghiên cứu nước tại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng

sông Cửu Long đã được đưa vào cơ sở dữ liệu.

Ngân hàng dữ liệu này cấu thành cơ sở dữ liệu cho một trong những công cụ quản trị tri thức

trong hệ thống thông tin WISDOM, cụ thể là "Yellow Pages". Công cụ này cho phép người

dùng tìm kiếm cho các chuyên gia và các tổ chức, nhanh chóng tiếp cận chi tiết liên hệ và cấu

trúc của những tổ chức, và tải về các tài liệu liên quan. Mặc dù thực tế là rất nhiều thông tin

được gói vào trong hệ thống, những lợi thế khác của công cụ này là hiển nhiên: Trước hết, có

những thay đổi thường xuyên và không liên tục trong quản lý và hoạch định chính sách của

ngành nước. Các tổ chức mới được xây dựng, những cái khác được sáp nhập, giải thể, một số

cơ quan nhà nước được tư nhân hóa và trách nhiệm được chuyển dịch.

Thứ hai, vẫn còn khó khăn để truy cập được thông tin. Ví dụ, 33% tổ chức nghiên cứu về

đánh giá sản phẩm kiến thức về nước được xác định là không có trang web. Thông tin về các

tổ chức chỉ có thể được thu thập dưới hình thức thăm viếng cá nhân. Hơn nữa, thông tin trên

các trang web chính thức đôi khi còn lạc hậu và/hoặc trái với các thông tin được đưa ra bởi

các cơ quan khác. Cuối cùng, một loạt các nguồn thông tin khác nhau phải được khám phá

trước khi có thể đạt được cái nhìn toàn diện của các tổ chức quản lý nước. Một cái nhìn tổng

quan và thu thập có hệ thống hiện nay chưa có.

Vì các thay đổi đã đề cập ở trên, việc cập nhật cơ sở dữ liệu hiện hành hàng năm là cần thiết.

Điều này sẽ được văn phòng ZEF/WISDOM tại Cần Thơ thực hiện, tại đây một nhân viên địa

phương sẽ được tuyển dụng bởi ZEF / ĐHCT và được đào tạo đầy đủ. Việc xử lý cơ sở dữ

liệu do đó sẽ được chuyển từ Đức đến Việt Nam.

Hơn nữa, cơ sở dữ liệu sẽ được mở rộng. Như đã nêu trên, cơ cấu quản lý nước cấp tỉnh là

khác nhau nhưng điều đó ít được biết tới. Do đó, các cơ quan quản lý tài nguyên nước của tất

cả 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long sẽ được đánh giá một cách có hệ thống. Các dữ liệu sẽ

được đưa vào cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin và nó cũng sẽ được sử dụng để phân tích

sâu về sự khác biệt trong khu vực giữa các cơ quan quản lý nước.

Hơn nữa, các đối tác WISDOM sẽ được chọn lựa để tích cực đóng góp vào cơ sở dữ liệu và

cung cấp thông tin phản hồi liên quan đến việc sử dụng và tiện ích của các trang vàng. Ý kiến

của họ sẽ được đưa vào thiết kế kế hoạch làm việc.

5. Giải pháp kỹ thuật phần mềm

Kỹ thuật phần mềm là một giải pháp mang tính hệ thống để quản lý dữ liệu có chất lượng cao

với giá thành thấp nhưng vẫn dễ dàng vận hành và bảo trì. Vì thế, kỹ thuật phần mềm có liên

quan đến nhiều hoạt động như hoạch định dự án, phân tích hệ thống, thiết kế, triển khai, hợp

thức hóa và kiểm tra, bảo trì. Những tiến trình cốt lõi này được hỗ trợ bởi quản lý dự án, quản

lý chất lượng, quản lý cấu hình và các tài liệu hướng dẫn quy trình. Để đảm bảo sự thành công

của một dự án, các mô hình quy trình phát triển phần mềm có thể được áp dụng. Pha A của

dự án WISDOM đã cho thấy là rất khó để cùng với các đối tác Việt Nam xác định trước một

cách chặt chẽ tất cả các nhu cầu và yêu cầu mà một hệ thống thông tin phải đáp ứng. Điều

này xuất phát từ một thực tế là các đối tác thường không biết là với hệ thống thông tin thì điều

gì có thể làm được và trông nó sẽ như thế nào. Vì vậy, mô hình kỹ thuật phần mềm dự báo,

mà là mô hình tập trung vào hoạch định chi tiết dự án ngay từ những bước đầu đến lúc triển

khai ứng dụng. Để có thể nhận được những phản hồi từ người sử dụng tiềm năng của dự án

WISDOM, chúng tôi đã thực hiện giải pháp xây dựng bản thử nghiệm với các chức năng được

giản lược cho người sử dụng có thể dùng thử và đưa ra phản hồi. Với cách này họ sẽ có thể

cảm thấy được tiềm năng và hình thái của hệ thống, từ đó có thể nhận biết được những sự bất

tiện và chức năng còn thiếu. Khi đó, chúng tôi có thể điều chỉnh, chỉnh sửa và phát triển bản

thử nghiệm để thỏa mãn tốt hơn những nhu cầu của người dùng. Hơn nữa chúng ta có thể

phản ứng tốt hơn với những trường hợp thay đổi. Trong quá trình phát triển bản thử nghiệm

chúng tôi đã thực hiện theo các nguyên lý trong [Kierulf et al, 1990]: Thứ nhất, những thành

phần chủ đạo được thiết kế và triển khai ngay từ giai đoạn đầu để cung cấp chức năng cốt lõi.

Các thành phần khác sẽ được thêm vào tiếp sau đó. Thứ hai, một bản thử nghiệm có hiệu quả

phải luôn luôn hoạt động để đảm bảo nhận được phản hồi liên tục từ người sử dụng. Thứ ba,

kiến trúc thiết kế phải mở cho những phát triển tiếp theo trong tương lai. Thứ tư, chúng tôi

giữ liên lạc với những dự án tương tự để nhận được những kinh nghiệm thực tiễn và những

kỹ thuật đánh giá tốt nhất.

Một số yếu tố của phát triển phần mềm nhanh sẽ hữu dụng trong hỗ trợ và tăng cường quá

trình xây dựng bản thử nghiệm, ví dụ như làm việc trong những nhóm tự tổ chức để sử dụng

những nguồn tài nguyên tốt nhất có thể và phản ứng lại những thay đổi hơn là bám theo những

kế hoạch.

5.1. Hệ thống thông tin

Các hệ thống thông tin được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực về khoa học và quản lý, để xử

lý, phân tích, phân bổ, sắp xếp, chuyển giao và hiển thị dữ liệu và thông tin. Tùy thuộc vào

cách sử dụng, chúng có thể được thiết kế riêng cho một chủ đề (các hệ chuyên gia) và cho

một công việc hoặc một người nào đó. Dữ liệu nhập vào thì thay đổi từ chữ số, dữ liệu đơn

hoặc dữ liệu không có cấu trúc đến các thông tin đa chiều, phức tạp kết hợp với các đặc điểm

về không gian và thời gian. Như ứng dụng trong một lĩnh vực liên quan đến nước sẽ có những

hệ thống thông tin với phạm vi rộng. Những hệ thống này có thể được nhóm lại theo chức

năng và tiện ích của chúng. Tuy nhiên, chuyển đổi qua lại giữa các nhóm này thì lại uyển

chuyển.

5.2. Danh mục dữ liệu

Tùy thuộc vào lượng thông tin hiện hữu, nỗ lực đầu tiên để tổ chức dữ liệu là thiết lập một

danh mục dữ liệu. Ví dụ hay nhất là ứng dụng về danh mục Geonetwork được phát triển bởi

Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO) (www.fao.org/geonetwork) để quản lý các nguồn tài

nguyên dữ liệu tham chiếu không gian. Người sử dụng có thể truy vấn dữ liệu (thậm chí dữ

liệu ở những cơ quan và địa điểm khác nhau) và truy cập những thông tin tìm được thông qua

trình duyệt web trên máy khách. Có một giải pháp tương tự như thế là Danh mục các nguồn

dữ liệu về nước ở Kosovo. Phương tiện truy vấn và truy cập dữ liệu tập trung này cho thấy

tầm quan trọng của việc tổ chức dữ liệu trong các môi trường phân tán, có thể là liên cơ quan.

Do sự tồn tại của những cơ sở dữ liệu lớn, quá trình thu thập và số hóa dữ liệu đồ sộ, những

công cụ mô hình hóa và đo lường kỹ thuật mới, nhu cầu thiết yếu chính là tổ chức và lập chỉ

mục dữ liệu. Ngoài việc truy vấn và truy cập dữ liệu, không có những phân tích thêm hoặc xử

lý dữ liệu trong những ứng dụng thuộc dạng này. Cần phải có thêm những phần mềm, như là

các ứng dụng GIS và các chuyên gia được đào tạo bài bản trong lĩnh vực địa tin học.

5.3. Hệ thống thông tin tĩnh hoặc động

Bên cạnh việc truy vấn và truy cập vị trí dữ liệu, cấp độ kế tiếp của hệ thống thông tin cung

cấp truy cập trực tiếp dữ liệu và cho phép kết hợp các nguồn dữ liệu khác nhau cho việc trao

đổi thông tin toàn diện. Có nhiều hệ thống thông tin diện rộng trên web cho lĩnh vực quản lý

nước, bao gồm Tài nguyên nước của Úc 2005 (Australian Water Resources 2005), Hệ thống

thông tin lưu vực sông Irtysh, Hệ thống thông tin và nước Châu Phi và tất nhiên là cả hệ thống

cảnh báo lũ của Ủy ban sông Mê Kông (Cẩm nang cho quản lý tài nguyên nước tổng hợp lưu

vực, 2009). Một giải pháp khá đơn giản mở rộng các khả năng danh mục dữ liệu với khả năng

truy cập bản đồ đối với các dữ liệu yêu cầu. Bản đồ có thể được phân bố tĩnh thông qua tài

nguyên web như một ảnh trơn. Người sử dụng có thể nhận được những thông tin cần thiết mà

không cần thêm phần mềm nào. Tương tự như những tài nguyên web tĩnh khác, nội dung trên

đó sẽ trở nên lỗi thời rất nhanh. Quá trình cập nhật sẽ tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực. Vì

lẽ đó mà nhiều nguồn tài nguyên web trở nên lạc hậu và không thể sử dụng được sau khi dự

án kết thúc. Để khắc phục vấn đề này, bản đồ phải được tạo trực tiếp bởi hệ thống thông tin

với những chức năng xử lý dữ liệu và lập bản đồ riêng biệt. Sử dụng các dịch vụ tạo bản đồ

trên web, bản đồ có thể được tạo thông qua tương tác của người dùng. Dữ liệu có thể được

cập nhật riêng lẻ nhưng đảm bảo được phiên bản hiện hành của dữ liệu nền sẽ được hiển thị.

Bước tiếp cho việc phân bố dữ liệu không gian đơn giản thông qua bản đồ hoặc các dịch vụ

tạo bản đồ là sự tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau và kết hợp dữ liệu đó lại. Ví dụ như

Hệ thống Cảnh báo lũ của Ủy ban sông Mê Kông (MRC). Hệ thống thu thập dữ liệu thủy văn

của các quốc gia khác nhau trong lưu vực sông Mê Kông, tích hợp dữ liệu đó vào mô hình dự

báo và phân phối kết quả đến các trạm thủy văn.

5.4. Hệ thống mô hình hóa và hỗ trợ ra quyết định

Tuy việc tương tác người dùng với những hệ thống thông tin này chủ yếu bị giới hạn ở mức

chỉ truy cập dữ liệu. Trong một vài trường hợp, dữ liệu được xử lý trước và tập hợp lại tùy

từng công việc cụ thể để hỗ trợ người dùng (Hệ thống cảnh báo lũ của MRC). Nếu người

dùng muốn chỉ ra khu vực quan tâm của họ hoặc muốn thực hiện thêm một số tác vụ phân

tích với dữ liệu hiện có, vẫn cần phải có một số công cụ thêm vào.

Hình 5-1: Ví dụ cho hệ thống hỗ trợ ra quyết định phức tạp: IWRIS và mô đun WaterWave

Hệ thống Thông tin Tài nguyên Nước Tích hợp (IWRIS) của Cục Tài nguyên Nước (DWR),

California (http://www.water.ca.gov/iwris) có những chức năng được đóng gói sẵn để quản

lý dữ liệu, kết nối các nguồn dữ liệu từ những nhà cung cấp khác nhau và cho phép người

dùng cuối tùy biến thông tin cần thiết theo nhiều cách khác nhau. Từ đó có thể thấy rằng web

GIS có những khả năng xử lý dữ liệu và nhiều chức năng tạo lập bản đồ phức tạp. DWR phát

triển IWRIS để cải thiện quản lý dữ liệu nước và các hiểu biết khoa học nhằm phục vụ cho

Quản lý Tích hợp Tài nguyên Nước Khu vực (IRWM).

Mô đun WaterWave là một ví dụ khác và kết hợp các kết quả của dự án EUREKA EU487 và

các dự án RTD liên quan. Hệ thống được thiết kế để hỗ trợ triển khai Chỉ thị khung về nước

(2000/60/EC) hoặc những thể chế nhà nước tương tự. Ứng dụng được triển khai theo hướng

mở, với kiến trúc khách-chủ hướng đối tượng, hoàn toàn dựa trên web và internet, hỗ trợ sự

tích hợp liền lạc cho các hệ cơ sở dữ liệu, GIS, các mô hình mô phỏng và tối ưu hóa, cùng

các công cụ phân tích thành một cấu trúc phổ biến và dễ sử dụng. Cấu trúc này bao gồm một

ứng dụng máy khách dùng trình duyệt, một hệ thông tin địa lý lai với những lớp bản đồ phân

cấp, các cơ sở dữ liệu đối tượng, phép phân tích chuổi thời gian, các chức năng lập báo cáo,

một hệ chuyên gia nhúng cho các tác vụ đánh giá, phân loại và đánh giá tác động cùng một

hệ thống giải thích và trợ giúp truyền thông đa phương tiện.

Cả hai hệ thống được thiết kế để tích hợp trực tiếp các luồng công việc (workflow) hiện hành.

Chúng hỗ trợ diện rộng về xử lý, hiển thị và các bước hỗ trợ ra quyết định. Bởi sự phức tạp

của các ứng dụng nên rất cần có những khóa huấn luyện thêm nhằm cung cấp cho người dùng

những kỹ năng cần thiết. Ngoài ra những ứng dụng này là các phát triển của các công ty có

bản quyền. Vì vậy, sự điều chỉnh phần mềm để tích hợp tốt hơn với luồng công việc hiện có

cùng những yêu cầu thêm vào bị giới hạn và chi phí mua phần mềm là không khả thi đối với

các cơ quan hành chính nhỏ đặc biệt ở những quốc gia như Việt Nam.

6. Những kết quả đạt được trong pha A của dự án WISDOM

Hệ thống thông tin chính là điểm kết nối giữa những người dùng cuối và các thành viên trong

dự án WISDOM. Việc triển khai bản thử nghiệm của hệ thống có một số chức năng, bao gồm

truy vấn dữ liệu thông qua hệ thống danh mục, duyệt siêu dữ liệu, hiển thị dữ liệu thông qua

mô đun khách về lập bản đồ và khảo sát thực địa (dữ liệu thực địa), nhận được thông tin có

tổ chức thông qua danh bạ (yellow pages) và cung cấp mô tả chung về việc sử dụng cổng

thông tin khởi đầu. Ngoài một số tác vụ riêng về quản lý dữ liệu được thực hiện trong Hợp

phần 6100 – tích hợp dữ liệu (Đại học Würzburg) thì việc triển khai được hoàn thành chủ yếu

trong hợp phần 3000. Về phía Việt Nam thành viên hợp tác chính là Trung tâm DITAGIS

thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn cuối của pha này có sự hợp

tác thêm với Trung tâm Địa Tin học trực thuộc Công viên Phần mềm - Đại học Quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh. Vào cuối pha khái niệm của dự án WISDOM một vài minh họa

của hệ thống thông tin WISDOM có khả năng sẽ được cài đặt cho các đối tác Việt Nam của

dự án WISDOM. Một minh họa sẽ gồm có cơ sở dữ liệu, dịch vụ web, các xử lý và ứng dụng

web. Đối tác liên danh phía Đức tham gia vào hệ thống thông tin thông qua sản phẩm dữ liệu

của họ và các kết quả của dự án. Những người dùng cuối được nhắm đến trong cơ quan hành

chính của Việt Nam đặt ở những nơi khác nhau (Đồng bằng sông Cửu Long và Hà Nội) và ở

nhiều cấp độ (các sở và các viện thuộc bộ). Trong quá trình phân tích yêu cầu, họ có thể công

bố dữ liệu và các nhu cầu chức năng mà được xem xét trong quá trình triển khai. Trong toàn

bộ pha này của dự án, một vài hội thảo và khóa huấn luyện đã được tiến hành để hỗ trợ các

sự tương tác này.

Hình 6.1: Dòng công việc liên quan đến hệ thống thông tin giữa các thành viên trong dự án

WISDOM

Mục tiêu của pha A dự án WISDOM là thiết kế khái niệm và triển khai thử nghiệm hệ thống

thông tin liên quan tới nước tại các đối tác Việt Nam của dự án. Bản thử nghiệm phát triển sẽ

bao gồm các khía cạnh sau đây và các giải pháp được phát triển cho xử lý dữ liệu:

Quản lý dữ liệu phân tán cho các nguồn dữ liệu không đồng nhất

• Chuẩn dữ liệu đúng đắn của dự án (WGEF) và mô hình dữ liệu WISDOM Luồng dữ

liệu vận hành từ nhập liệu, xử lý và hiển thị

• Cổng thông tin nhập liệu (DEP) + Các dịch vụ Web Phát triển thành phần sử dụng

kiểu Mô hình – Hiển Thị - Điều Khiển (MVC)

• Ứng dụng Web Tomcat, Kiến trúc 3 lớp.

Hình 6-2 tóm tắt các công nghệ được triển khai sử dụng trong hệ thống thông tin WISDOM.

Đầu cuối chủ yếu bao gồm lớp dữ liệu với dịch vụ web làm giao diện. Tác vụ luận lý được

triển khai trong tầng ứng dụng như là tầng trung gian. Những thư viện và chức năng cần thiết

cho các tương tác trực tiếp của người dùng được tổ chức tại tầng ứng dụng web. Tất cả các

thư viện và ứng dụng cần riêng cho những công cụ xử lý (ví dụ như Matlab, Definiens) dùng

một trong những mô hình bản quyền mã nguồn mở.

Hình 6-2: Kiến trúc 3 lớp của WISDOM và các thành phần chức năng phần mềm

Một ứng dụng Java được phát triển trong dự án cung cấp tất cả các công cụ cần thiết cho quá

trình tiền xử lý và chuẩn hóa dữ liệu. Đây là một phần của quá trình hợp tác làm việc giữa

hợp phần 3200 (Thiết kế hệ thống, DLR) và hợp phần 6100 (Chuẩn hóa dữ liệu, Đại học

Würzburg) và các kiểm tra về sự thống nhất dữ liệu, các phân tích về các thuộc tính khác nhau

(dữ liệu vector, raster và dữ liệu quan sát trái đất) và siêu dữ liệu của chúng, và đăng ký bộ

dữ liệu và nội dung vào trong mô hình dữ liệu WISDOM thực hiện trong các cơ sở dữ liệu

khác nhau.

6.1. Quản lý và truy cập Dữ liệu

Một vài hệ quản trị cơ sở dữ liệu (quan hệ và dùng XML) chứa tất cả những dữ liệu liên quan

của dự án bằng cách sử dụng một mô hình dữ liệu phức tạp. Khía cạnh mới lạ của mô hình

này cho phép sự quản trị trong suốt dữ liệu không gian và phi không gian bằng những tham

chiếu có nghĩa (xuất bản). Quyền truy cập dữ liệu được cấp bởi vài dịch vụ web. Đa số các

dịch vụ này là tuân theo chuẩn GIS nguồn mở (OGC) cho phép các thành phần sử dụng dễ

dàng trao đổi. Những giao diện thêm vào bao gộp những dịch vụ web này để sắp xếp những

tham số đơn lẻ thành một URL có nghĩa (ý tưởng những tài nguyên RESTful phù hợp để thể

hiện dữ liệu bằng những tài nguyên web duy nhất, không chính thống thông qua cơ chế

HTTP).

6.2. Xử lý dữ liệu vận hành

Có một số tiến trình xử lý được phát triển trong dự án nhằm làm tăng thêm giá trị dữ liệu (ví

dụ như trích xuất bề mặt nước, phân loại thảm phủ, .v.v.). Những tiến trình xử lý này được

điều khiển thông qua thành phần OGC Dịch vụ Xử lý Web (WPS). Vì thực tế là việc truy cập

dữ liệu được quản lý bởi Dịch vụ Đối tượng ảnh Web (WCS) cho dữ liệu dạng raster và Dịch

vụ Đối tượng hình họa Web (WFS) cho dữ liệu dạng Vector, các tiến trình xử lý có thể dễ

dàng kết nối với dữ liệu. Bằng sự đóng gói này mỗi tiến trình đều có thể được điều khiển

thông qua tầng trung gian cho quá trình xử lý dữ liệu. Do đó mỗi tiến trình có thể được thiết

kế đơn giản (Chuyển đổi phép chiếu cho dữ liệu) hoặc phức tạp hơn (các báo cáo xuất sẵn ở

định dạng PDF).

6.3. Các dịch vụ Web

Tất cả những dịch vụ web đều có được giải quyết bằng cách sử dụng những ứng dụng

WISDOM để truy cập trực tiếp đến dữ liệu, chức năng hoặc các sản phẩm thông tin dựng sẵn.

Bên cạnh hệ khách của WISDOM, các phần mềm OGC thành phần khác cũng có thể kết nối

đến dữ liệu và các tiến trình xử lý của chúng ta. Lợi thế chủ yếu chính là khả năng tích hợp

vào các môi trường phần mềm khác sử dụng các dịch vụ này. Người dùng cuối có thể tiếp cận

được các chức năng trong WISDOM, và vì vậy họ có thể tích hợp chúng vào các ứng dụng

công việc của họ một cách độc lập với cấu trúc phần mềm hiện hữu.

6.4. Ứng dụng web Tomcat

Ứng dụng WISDOM là một ứng dụng Java cho Web sử dụng cấu trúc ứng dụng SPRING.

Cấu trúc này cho phép tích hợp hệ thống WISDOM vào những ứng dụng thương mại hiện có

để chia sẽ thành phần và dữ liệu về sau này. Tác vụ luận lý được tách ra khỏi việc hiển thị và

dữ liệu liên quan dựa theo kiểu kiến trúc Mô hình – Hiển thị - Điều khiển. Các thành phần

trong kiến trúc 2 – Cấu trúc web cho Java – được áp dụng cho mục đích triển khai. Bản thân

việc truy cập dữ liệu sử dụng kiểu Data Access Object (DAO) cho việc đóng gói truy cập dữ

liệu và những thư viện phụ thuộc hệ thống cơ sở dữ liệu cần thiết. Một bản đồ liên quan đến

đối tượng được triển khai ở phía java để kết nối dữ liệu với tác vụ luận lý. Thiết kế hướng đối

tượng được áp dụng đầy đủ để đảm bảo cho việc mở rộng và thêm mới dữ liệu, cũng như các

chức năng đảm trách về sau này. Bản thân ứng dụng web được xây dựng dựa vào EXT-JS, là

một cấu trúc giao diện người dùng JavaScript trên trình duyệt và giao tiếp với các ứng dụng

web java theo cách bất đồng bộ (Công nghệ AJAX). Tất cả các chức năng cần thiết đều được

liên kết trực tiếp đến hoạt động chức năng web và các dịch vụ web trên server. Tài nguyên

này liên kết đến các tài nguyên web đảm bảo cho việc tích hợp dễ dàng tất cả các thành phần

được phát triển (truy vấn và truy cập dữ liệu, xử lý, hình ảnh hóa và tương tự như thế) vào

trong những ứng dụng khác mà chỉ sử dụng các yêu cầu web đơn giản. Việc tích hợp

WISDOM vào những hạ tầng phần mềm hiện có không cần phải thực hiện cài thêm bất cứ

phần mềm nào. Mọi công nghệ internet hiện có khi sử dụng dịch vụ web đều có thể tích hợp

vào kiến trúc WISDOM (bảo mật, lưu đệm hoặc phân phối). Ứng dụng web cung cấp một số

chức năng then chốt cho người dùng cuối:

• Cổng thông tin tổng quát (Overview portal): Người sử dụng có được cái nhìn tổng

quát về những bộ dữ liệu mới nhập và có thể truy cập đến các tài liệu được nhập.

• Duyệt dữ liệu (Data Explorer): Dữ liệu có thể được truy vấn bằng các tham số như

chủ đề, thời gian, không gian vì tổ chức bên trong theo cách cấu trúc ngữ nghĩa.

• Duyệt bản đồ (Map Explorer): Mỗi bộ dữ liệu có thể được xem trong ứng dụng bản

đồ. Các bộ dữ liệu có thể được tái sắp xếp và kết hợp cho nhiều mục đích khác nhau.

• Danh bạ (Yellow Pages): Dữ liệu tổ chức và các điểm liên lạc có thể được tìm kiếm

và truy cập thông qua ứng dụng danh bạ. Các văn bản hành chính và pháp luật được kết nối

đến các cơ quan xuất bản.

• Duyệt khảo sát thực địa (Campaign Explorer): Dữ liệu thực địa (In situ data) là một

thành phần cốt lõi cho việc am hiểu, kiểm tra và đánh giá dữ liệu. Người sử dụng có thể truy

cập những dữ liệu được công bố từ các đợt thu thập và đo đạc thực địa.

Ngoài ra, Trung tâm Tư liệu Viễn thám Đức (DFD) thuộc Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức

đã xây dựng Hệ thống Quản lý Thông tin và Dữ liệu (DIMS) để quản lý vận hành vệ tinh.

Công cụ quản lý thông tin và dữ liệu đa thời gian được xây dựng và triển khai tại DFD cho

phép khả năng truy cập nhanh và dễ dàng đến dữ liệu vệ tinh lưu trữ lớn hiện có tại DFD. Để

đảm bảo khả năng tích hợp DIMS trong cơ sở hạ tầng dữ liệu không gian quốc gia tiềm năng

một vài giao diện và dịch vụ được xây dựng và những thành phần còn thiếu được xác định do

các yêu cầu về bảo mật. Đặc biệt về mặt ổn định và bảo mật, dự án WISDOM có thể hưởng

lợi từ những phát triển và kinh nghiệm này