42
HÀI KỊCH SÊCXPIA

HÀI KỊCH SÊCXPIA

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HÀI KỊCH SÊCXPIA

HÀI KỊCH SÊCXPIA

Page 2: HÀI KỊCH SÊCXPIA

Cấu trúc chương

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG

I. Sêcxpia – Cuộc đời của nhà soạn kịch tài ba.

II. Sêcxpia – Sự nghiệp của nhà soạn kịch thiên tài.

III. Khái niệm kịch, hài kịch.

1. Khái niệm kịch

2. Khái niệm hài kịch

Page 3: HÀI KỊCH SÊCXPIA

CHƯƠNG II: SÊCXPIA - CÂY BÚT HÀI KỊCH HIẾM CÓ

I. Vở Hài kịch của những hiểu lầm

II. Vở Công cốc vất vả với tình

III. Vở Giấc mộng đêm hè

IV. Vở Đêm thứ mười hai

V. Vở Chàng thương gia thành Vơnizơ.

Page 4: HÀI KỊCH SÊCXPIA

CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT HÀI KỊCH SÊCXPIA

I. Biệt tài trong việc chuyển những câu chuyện cũ thành kịch sáng tạo.

II. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.III. Nghệ thuật kết hợp tính hiện thực và

tính lãng mạn.IV. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.

CHƯƠNG IV: TỔNG KẾT

Page 5: HÀI KỊCH SÊCXPIA

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG

I. Sêcxpia – Cuộc đời của nhà soạn kịch tài ba.

II. Sêcxpia – Sự nghiệp của nhà soạn kịch thiên tài.

III. Khái niệm kịch, hài kịch.

1. Khái niệm kịch

Page 6: HÀI KỊCH SÊCXPIA

2. Khái niệm hài kịch

Page 7: HÀI KỊCH SÊCXPIA

Chương II: Sêcxpia – cây bút hài kịch hiếm có

• Sêcxpia viết khá nhiều hài kịch • Sêcxpia viết hài kịch trước hết là nhằm mua

vui cho công chúng nước Anh thời bấy giờ. Xuyên suốt các vở hài kịch của ông là chủ đề tình yêu đôi lứa. Hài kịch của ông khẳng định rằng tình yêu là chất men cuộc sống, là hạnh phúc tuyệt vời trên cõi thế gian này. Tình yêu giúp con người thêm thông minh, sáng suốt, dũng cảm. Nó là nguồn sức mạnh có khả năng chiến thắng tất cả những gì và tất cả những ai chống lại nó, chống lại con người.

Page 8: HÀI KỊCH SÊCXPIA

• Ông cũng có nhược điểm: viết chưa đều tay, hài kịch của ông có vở hay và vở chưa hay, có những chỗ gượng ép, có những chỗ ngẫu nhiên và phi lí. Dẫu vậy, ông đã được nhất trí thừa nhận là một bậc thầy của nghệ thuật hài kịch, là một bậc thầy khó sánh.

Page 9: HÀI KỊCH SÊCXPIA

I. Vở Hài kịch của những hiểu lầm

• Vở này được xem là vở đầu tay của ông. Đây là một vở hài kịch mang dáng dấp cũ, truyền thống. Tiếng cười ở đây là do nhầm lẫn mà ra. Sự nhầm lẫn tạo nên những tình huống buồn cười. Cốt truyện được vay mượn từ hài kịch Anh em Mêrêch của Plôt.

Page 10: HÀI KỊCH SÊCXPIA

• Chuyện rằng có hai anh em sinh đôi, giống nhau như hai giọt nước nên rất khó phân biệt. Sau một thời gian dài cách biệt, giờ đây họ gặp lại nhau ở thành Êphezơ. Người anh đã lấy vợ, vợ anh ta có cô em gái xinh đẹp khiến ông em thoạt nhìn đã say mê. Nhưng vì anh em giống nhau như đúc nên xảy ra nhầm lẫn, rắc rối… Để làm ch câu chuyện thêm vui, làm cho khán giả được cười thỏa thích, Sêcxpia cũng đưa vào thêm một cặp người hầu cũng là anh em sinh đôi nữa. Nhầm lẫn giữa thầy với thầy và giữa tớ với tớ, các tình huống rắc rối, cảnh ông nói gà bà nói vịt… cứ thế tiếp diễn cho đến lúc hết nhầm.

Page 11: HÀI KỊCH SÊCXPIA

II. Vở Công cốc vất vả với tình

• Chuyện rằng: nhà vua trẻ xứ Naravơ cùng ba triều thần quyết từ nay dóc toàn tâm toàn ý vào việc nghiên cứu triết học. Họ cam kết mỗi tuần sẽ nhịn ăn một ngày, mỗi đêm chỉ ngủ ba tiếng, từ bỏ mọi ham muốn đặc biệt là từ bỏ phụ nữ vì phụ nữ là nguyên nhân mọi tội lỗi, chuyên làm vẩn đục tâm hồn, làm tiêu ma sự nghiệp.

Page 12: HÀI KỊCH SÊCXPIA

Lời thề chưa kịp thực hiện thì công chúa nước Pháp cùng ba cô thị nữ tuyệt vời xinh đẹp đến thăm vương quốc. Thế là vua tôi vội vất bỏ sách vở và những lời cam kết trịnh trọng để chạy theo tiếng gọi của ái tình. Vua thì quỳ xuống hôn bàn chân công chúa và bày tỏ lòng mình bằng những lời hoa mỹ nhất. tôi tớ thì thi nhau trổ hết nghệ thuật ngôn từ, cốt sao cho người đẹp đoái thương đến. Họ chẳng còn tiếc gì công sức. Nhưng vất vả đén thế mà vẫn công cốc: công chúa cho rằng tình cảm của nhà vua còn qua sư bồng bột, nông nổi, cần có thời gian để thử thách xem sao. Các nàng thị nữ cũng cho rằng những kẻ cầu hôn họ yêu đương gì mà ăn nó lạ lùng. Nghe cứ như là trái tim ở ngay đầu lưỡi!

Page 13: HÀI KỊCH SÊCXPIA

III. Vở Giấc mộng đêm hè

Page 14: HÀI KỊCH SÊCXPIA

Chuyện vừa xảy ra tại thành Aten, vừa xảy ra trong cánh rừng gần thành phố. Laixanđơ và Hecmia yêu nhau và đã đính hôn với nhau. Nhưng Đimitriơx cũng yêu nàng hecmia tha thiết và vì vậy mà chàng hờ hững với Hêalêna, người chỉ yêu chàng. Chuyện thật là khó phân xử. Công tước Thizơx – người trị vì Aten – mặc dầu hiểu được các uẩn khúc của tình trường (vì ngài cũng đang ngây ngất trong hạnh phúc yêu đương với Hipolita – Hoàng hậu người Amazôn) cũng đành chịu bó tay. Họ kéo nhau vào rừng chơi, hi vọng giữa cảnh thiên nhiên khoáng đạt tìm ra giải pháp.

Page 15: HÀI KỊCH SÊCXPIA

Cùng lúc đó có một nhóm thợ thủ công cũng vào đây tập một vở kịch. Rừng này là do tiên vương Oberơn và tiên hậu Titania cai quản. Thông cảm với nhất đôi lứa yêu nhau, tiên ông sai Pơc – chú tiên đồng nhỏ nghịch ngợm – làm nhiệm vụ xe duyên.Chú được trao cho lọ thuốc thần, nhỏ vào mắt người đang ngủ thì khi thức dậy sẽ yêu tha thiết người mà mình trông thấy đầu tiên. Chuyện tưởng sẽ được giải quyết tốt đẹp nào ngờ lại gây thêm rắc rối. mở mắt ra hoàng hậu Titania lại trông thấy Bottơm – anh thợ thủ công đang đóng vai lừa, đội một cái đầu lừa. Và thế là quên mất Oberơn, Tiatania quấn quýt với con lừa.

Page 16: HÀI KỊCH SÊCXPIA

Hecmia thì giờ đây không yêu Laixanđơ nữa mà yêu Đimitriơx còn Hêlena thì lại không tha thiết với Đimitriơx mà quay sang yêu Laixanđơ. Ghen tuông ắt phải xảy ra. Ngay tiên vương cũng đau khổ vì bị bỏ rơi. Cuối cùng thì Pơc cũng phải nhỏ thuốc thêm một lần nữa để đôi nào trở về đôi ấy. Lần này thì Đimitriơx say đắm yêu nàng Hêlena. Trong những đôi lứa ấy Hêlena là người xứng đáng nhất với phần thưởng này. Vì xét về thực chất, thì vị thuốc thần xe kết mọi lứa đôi là tình yêu nồng nàn và chung thủy.

Page 17: HÀI KỊCH SÊCXPIA

IV. Vở Đêm thứ mười hai

Page 18: HÀI KỊCH SÊCXPIA

• Câu chuyện xảy ra trong thế giới trần gian này - ở Iliria – dưới bầu trời rực rỡ của phương Nam ngào ngạt hương hoa và những đêm trăng thì cảnh vật lại càng lung linh huyền ảo, chẳng khác gì thế giới của thần tiên.

Công tước Ocsinô say mê quận chúa Ôlivia đến khắc khoải đêm ngày. Chàng đang cần bạn tri kỉ để giãi bàu tâm sự cũng như đang cần một sứ giả tình yêu làm cầu nối với Ôlivia. Vừa lúc đó thì Vaiola – một cô gái xinh đẹp cải nam trang và lấy tên mới là Xêzariô để đi tìm Xêbaxchian – anh trai nàng xuất hiện.

Page 19: HÀI KỊCH SÊCXPIA

Tưởng lầm đó là một chàng trai, Ocsinô dốc cạn tâm can mình. Vaiola vô cùng xúc động trước mối tình nồng nàn say đắm của Ocsinô nên nhận làm thuyết khách cho chàng. Nàng đem hết tài năng ra thuyết phục Ôlivia. Khốn thay Ôlivia cũng nhầm tưởng Vaiola là trai thật và đem lòng yêu vị thuyết khách hơn là yêu công tước Ocsinô. Vaiola ở vào tình thế rất khó xử. Nàng vẫn phải giấu kỹ tông tích và càng chứng tỏ là trai thì càng khiến cho quận chúa say mê mình. Mà như vậy thì không làm tròn sứ mạng thuyết khách. Càng chứng kiến nỗi đa khổ của công tước Ocsinô bao nhiêu, Vaiola càng xúc động và yêu chàng bấy nhiêu. Giờ đây, một mặt nàng vừa phải thuyết phục quận chúa, mặt khác nàng lại vừa run sợ, nhỡ quận chúa lại quay sang yêu công tước Ocsinô thì…

Page 20: HÀI KỊCH SÊCXPIA

Sự xuất hiện của Xêbaxchian đã gỡ hết mọi mối tơ mành. Chàng và Vaiola là anh em sinh đôi, giống nhau đến nỗi quận chúa cũng nhầm. khỏi phải nói là chàng sẵn sàng đáp lại tình cảm nồng nàn của quận chúa. Bấy giờ, Vaiola cũng chẳng cần che giấu mình là gái giả trai cũng như che giấu lòng mình với Ocsinô nữa. Công tước cũng vô cùng sung sướng ngỏ lời cầu hôn nàng vì chàng thấy rõ Vaiola là người con gái chẳng những xinh đẹp, thông minh mà còn có cả tấm lòng hết sức cao quý.

Page 21: HÀI KỊCH SÊCXPIA

V. Vở Chàng thương gia thành Vơnizơ.

Page 22: HÀI KỊCH SÊCXPIA

• Chuyện như sau: Antôniô là một thương gia giàu có và nổi tiếng hào hiệp ở Vơnizơ. Để giúp bạn là Banxaniô đến xứ Benmơn và cầu hôn nàng Porxia, Antôniô – vì không sẵn tiền mặt – đành phải đến vay Saylôc, một gã Do thái chuyên cho vay lấy lãi nổi tiếng là keo kiệt và tàn nhẫn. Saylôc xưa nay vẫn căm ghét Antôniô vì theo hắn thì Antôniô đã làm hắn thua thiệt rất nhiều (chàng sẵn sàng cho vay không lấy lãi hoặc giúp đỡ tiền nong một cách hào phóng), hơn nữa chàng từng làm nhục hắn.

Page 23: HÀI KỊCH SÊCXPIA

Hắn thuận cho Antôniô vay với điều kiện: nếu đến kỳ hạn mà chàng không trả đủ thì chàng phải đẻ cho hắn xẻo ½ livrơ thịt trên người chàng, xẻo ở chỗ nào mà hắn muốn. Chuyện xảy ra theo như dự kiến của hắn: Antôniô không có tiền trả nợ. hắn bèn kiện ra tòa. Ở phiên tòa, mọi người đều khuyên hắn nên có lòng thương người nhưng hắn khăng khăng đòi phải thi hành bản cam kết, nghĩa là phải để cho hắn xẻo thịt Antôniô. Phiên tòa bế tắc trong im lặng ngột ngạt.

Page 24: HÀI KỊCH SÊCXPIA

Giữa lúc đó, Baxaniô về. Chàng nghe tin Antôniô lâm nạn nên vội vàng từ giã Porxia – giờ đây đã là vợ mới cưới của chàng – để về Vơnizơ cứu bạn. Chàng ném trả tiên cho Saylôc – hắn từ chối. Chàng bèn trả cho hắn gấp đôi và có thể trả hắn gấp 10 lần để không còn dính dấp gì đến hắn. Nhưng Saylôc vẫn khăng khăng từ chối tiền. Phiên tòa lại bị bế tắc.

Bỗng xuất hiện một luật sư khôi ngô tuấn

tú, theo sau cúng là một viên thư ký tuấn tú, khôi ngô.

Page 25: HÀI KỊCH SÊCXPIA

Sau khi khuyên bảo Saylôc nên có lòng khoang dung và bị hắn bác bỏ, luật sư đề nghị tòa cho Saylôc thi hành bản cam kết của đôi bên, nghĩa là hắn được quyền xẻo ½ livrơ thịt của Antôniô nhưng tuyệt đối không được làm đổ dù chỉ là một giọt máu của chàng. Saylôc ngớ ra trước điều kiện đó, hắn không tính hết mọi nhẽ nên đành từ bỏ ý muốn trả thù, chỉ xin được trả đúng món nợ mà Antôniô đã vay hắn. Luật sư viện dẫn pháp luật của Vơnizơ và đề nghị tòa chiếu theo luật trừng phạt đích đáng kẻ đã bằng lời nói v à hành động đe dọa đến tính mạng và tài sản của một công dân, hơn nữa lại là một công dân cao quý, là Antôniô. Tòa tuyên án tống giam Saylôc, tịch thu toàn bộ tài sản của hắn.

Page 26: HÀI KỊCH SÊCXPIA

Baxniô mời luật sư và các bạn đến Benmơn để mừng thắng lợi và dự tiệc cưới dở dang của chàng. Giữa tiệc vui mọi người mới vỡ lẽ rằng luật sư khôi ngô và tài giỏi nọ chẳng phải là ai khác mà là Porxia xinh đẹp cải trang.

Page 27: HÀI KỊCH SÊCXPIA

CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT HÀI KỊCH SÊCXPIA

I. Biệt tài trong việc chuyển những câu chuyện cũ thành kịch sáng tạo.

• Sêcxpia thường mượn các cốt truyện nước ngoài của các nhà văn Italia, Pháp, Tây Ban Nha, của các nhà văn La Mã cổ đại. Ông sử dụng các thủ pháp quen thuộc của kịch bác học và kịch hề dân gian. Ông chịu ảnh hưởng của nhà hài kịch La Mã cổ đại bậc thầy Plôt.

Page 28: HÀI KỊCH SÊCXPIA

• Ông cũng tiếp thu cái hay của Grin và Lyly – những người đồng hương của ông. Tóm lại, ông đã học tập và tiếp thu tất cả những gì ông cần để xây dựng nên một loại hài kịch mới mẻ về nội dung và về hình thức, mang phong cách của riêng ông.

Page 29: HÀI KỊCH SÊCXPIA

II. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

• Ông đặc biệt chú trọng đến việc khắc họa tính cách nhân vật. Nhân vật của ông đông đảo vô cùng vì thuộc mọi tầng lớp, mọi giới, mọi lứa tuổi với nhiều nghề nghiệp khác nhau, sự hiểu biết khác nhau. Từ ông vua đến anh lính, từ gã quý tộc dến người nông dân cùng khổ, từ tay lái buôn giàu có đén người thợ thủ công nghèo, rồi thầy tu, phù thủy, phu đào huyệt, người trí thức, gái điềm, anh hề, mụ chủ nhà chứa, thậm chí cò cả tiên ông, tiên bà,…

Page 30: HÀI KỊCH SÊCXPIA

• Tất cả đều được ông đưa vào kịch. Ấy vậy mà mỗi nhân vật đều có tính cách khác nhau. Nhiều nhân vật được cá tính hóa sâu sắc khiến người xem có cảm giác rằng đó là những con người thật họ từng gặp đâu đó ở ngoài đời.

• Để cá tính hóa, Sêcxpia không chỉ chú ý khắc họa đặc điểm ngoại hình. Ông đặc biệt chú trọng đào sâu vào thế giới tâm tư nhân vật để cho nó nói năng, khóc cười, hành động. Ông mô tả quá trình phát trển tâm lý tính cách của nó, không coi tính cách là cái gì nhất thành bất biến.

Page 31: HÀI KỊCH SÊCXPIA

• Ông tôn trọng quy luật phát triển và không để ý định chủ quan của mình, sự yêu ghét của mình vào một cách vô lý. Kịch của Sêcxpia không hề có những nhân vật hoàn toàn được ưu ái hoặc hoàn toàn bị ghét bỏ. Nhân vật của ông sống hết mình, với toàn bộ tính cách phức tạp của nó, có tốt, có xấu, có ưu điểm, có nhược điểm. Tóm lại vì đó là những con người cụ thể, trong những hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể, hơn nữa là con người của thời kỳ quá độ.

Page 32: HÀI KỊCH SÊCXPIA

IV. Nghệ thuật kết hợp tính hiện thực và tính lãng mạn.

• Đặc điểm nổi bật trong phong cách hài kịch Sêcxpia là tính hiện thực kết hợp với lãng mạn bay bổng. Giới nghiên cứu coi Sêcxpia là người sáng tạo ra hài kịch “lãng mạn”. Và thường lấy các vở “Giấc mộng đêm hè”, “Đêm thứ 12” làm dẫn chứng. Rõ ràng là ở hai vở này chất lãng mạn, chất thơ nâng tâm hồn người xem lên cao, chắp cho nó đôi cánh để bay vào một thế giới khác lạ, nửa hư nửa thực, vừa thuộc cõi trần vừa thuộc cõi tiên, hấp dẫn vô cùng, quyến rủ đến mức khó lòng cưỡng lại.

Page 33: HÀI KỊCH SÊCXPIA

• Nhưng cái chất lãng mạn, chất thơ ấy, không chỉ có ở hai vở này. Nó có ở hầu hết các vở hài kịch của Secxpia, chỉ khác nhau ở độ đậm nhạt. Cái gì làm nên chất lãng mạn bay bổng ấy? Đó là giọng điệu trữ tình mà nhà thơ đã đưa vào một cách hết sức tự nhiên khi viết hài kịch, một thể loại vốn thiên về hài hước, châm biếm. Đó là nghệ thuật dựng cảnh, dựng truyện tài tình của ông. Nhưng trên hết, phải chăng là nhờ quan niệm của ông về hài kịch? Ông muốn hài kịch trước hết phải đem lại niềm vui cho cuộc sống?

Page 34: HÀI KỊCH SÊCXPIA

V. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.

• Ngôn ngữ của Sêchxpia là ngôn ngữ để diễn. Nó có mục đích vẽ lên trước mắt khán giả một hình ảnh quen thuộc nhờ đó họ đi sâu vào nội dung tư tưởng. Như nhà thơ Grây nói, mỗi lời của ông là một bức tranh". Điều đó là một việc thiết yếu trong hoàn cảnh diễn kịch lúc bấy giờ. Trong thời Sêchxpia, sân khấu chỉ vẻn vẹn có cái sàn gỗ, mọi trang trí dàn cảnh đều không có.

Page 35: HÀI KỊCH SÊCXPIA

• Sân khấu bị khán giả bao quanh ba mặt. Ở cuối sân khấu có một cái gác theo kiểu bao lơn, đó là nơi Juilet sẽ chờ Rômêô. Ánh sáng là ánh sáng ban ngày và kịch thường bắt đầu vào khoảng ba giờ chiều. Muốn hình dung một nơi nào, thì người ta treo một tấm bảng đề tên nơi ấy, sân khấu không có "màn", chỉ có một cái bàn và một cái ghế. Vì không có màn, không có cảnh gì cả, cho nên trong nguyên bản không phân chia ra những cảnh khác nhau, cũng không nói đến bài trí sân khấu (những điều này đều do những người nghiên cứu thêm vào để theo dõi vở kịch cho dễ). Các vai nữ đều do đàn ông đóng, vì đàn bà không được phép diễn kịch.

Page 36: HÀI KỊCH SÊCXPIA

• Ngôn ngữ của Sêchxpia cụ thể đến nỗi đã làm cơ sở cho rất nhiều tác phẩm hội hoạ đặc sắc, nó đã thay thế tất cả mọi trang trí, mỗi chữ gắn liền với một hành động và nâng đỡ rất nhiều cho người diễn viên trong khi tìm phương pháp thể hiện. Ngôn ngữ của Sêchxpia vô cùng phong phú. Trước Sêchxpia, các nhà viết kịch như Lyly chỉ viết kịch cho "giới thượng lưu" cho nên dùng một vốn chữ rất hạn chế. Không những thế, ngôn ngữ các nhà viết kịch lại đầy tính chất bác học với những điển tích ở trong văn học Hy-lạp.

Page 37: HÀI KỊCH SÊCXPIA

• Sêchxpia là người đầu tiên đã đưa vào văn học Anh một vốn từ đồ sộ: trên hai vạn từ (theo nghiên cứu của Xmit), trong đó một phần đáng kể đã được Sêchxpia lần đầu tiên đưa thẳng từ ngôn ngữ quần chúng vào ngôn ngữ văn học. Sêchxpia đã mở cửa của ngôn ngữ văn học Anh cho ngôn ngữ sinh động của quần chúng nhân dân vào, và phần lớn những từ này đến nay vẫn còn sống.

• Chính phương pháp sử dụng ngôn ngữ này đã làm cho nhiều người phê bình văn học thích ngôn ngữ "tao nhã", "thanh lịch", thuần tuý", chê rằng ngôn ngữ Sêchxpia ít chau chuốt, có những lời thô tục.

Page 38: HÀI KỊCH SÊCXPIA

• Nhưng xét như vậy là tách rời ngôn ngữ ra ngoài nội dung của tác phẩm. Trái lại, ngôn ngữ của Sêchxpia là ngôn ngữ thành công nhất của kịch, vì nó phối hợp được tất cả mọi cách diễn dạt. Nó đã phối hợp được tính chất trữ tình nhẹ nhàng, ngây ngất với tính chất sử thi trang trọng, hùng vĩ; nó kết hợp được cái sâu sắc của triết học với cái bình dị của lời nói hằng ngày. Khi nói đến một vở kịch lý tưởng ĂngGhen có nói đó là một vở kịch "kết hợp tài tình tính chất sâu sắc về tư tưởng, nội dung lịch sử có ý thức… với cách kết cấu theo kiểu Sêchxpia", và chúng ta có thể thấy đó là một yêu cầu cao nhất về nội dung cũng như hình thức đối với một vở kịch.

Page 39: HÀI KỊCH SÊCXPIA

Chương IV: Tổng kết

• Sự nghiệp sáng tác của Sêcxpia thật là vĩ đại. Hiếm có nhà văn quá khứ nào mà lại có nhiều tác phẩm trường tồn như ông. Đặc biệt là đối với nghệ thuật kịch.

• Cống hiến của ông là đã giúp cho con người hiểu thêm sâu sắc chính bản thân nó. Ông không những hiểu biết con người mà còn giuos sáng tạo nên con người cần có cho đương thời và cho cả mai sau.

Page 40: HÀI KỊCH SÊCXPIA

• Đi trước Victo Huygô nhưng ông lại gặp Victo Huygô ở một tư tưởng lớn: “Yêu thương là hành động”. Ông chưa phát biểu thành lời gãy gọn và hàm súc như Huygô nhưng ông đã hành động như thế. Ông dùng ngoài bút của mình để hành động. Toàn bộ tác phẩm của ông toát ên tư tưởng đó.

• Ông ca ngợi trí tuệ con người, những khả năng vô tận của nó. Ngược lại ông lên án những thế lực đen tối, kìm hãm con người trong ngu dốt, trong những tín điều và giáo điều cũ kỹ lỗi thời phản chân lý.

Page 41: HÀI KỊCH SÊCXPIA

• Đành rằng ông cũng có những hạn chế do lịch sử quy định nhưng không nghi ngờ gì nữa, ông là một nhà văn chủ nghĩa tiên tiến của thời đại Phục hưng. Tư tưởng nhân văn chủ nghĩa tiên tiến ấy làm nên sức sống lâu bền của sự nghiệp mà ông để lại.

• Thông qua những đề tài trên tác giả đề cập đến các chủ đề như: lên án những gì phản lại tự nhiên, cổ hủ, áp chế con người đó là những luân lý đạo đức, những thành kiến cũ của chế độ phong kiến.

Page 42: HÀI KỊCH SÊCXPIA

• Đồng thời tác giả còn thể hiện chủ đề tố cáo xã hội tư bản, xã hội mà đồng tiền có sức mạnh chi phối mọi giá trị vật chất và tinh thần. Và nổi bật trong ba vở hài kịch trên là chủ đề thể hiện sự thắng thế của những tình cảm cao đẹp như tình yêu thủy chung, tình bạn, tình anh em trước những cái cũ, cái bạo lực. Chính những điều nói trên đã góp phần làm nên giá trị và sức sống lâu bền của ba vở hài kịch trên nói riêng và của hài kịch Sêcxpia nói chung.