16
HỌC CHO TƯƠNG LAI HƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY CURRICULUM 2.0 LỚP 3 Vietnamese Grade 3 MCPS

HƯC CHO TỚẪNG LAI - montgomeryschoolsmd.orgmontgomeryschoolsmd.org/uploadedFiles/curriculum/elementary/parent... · Thẩm định • Đặt câu hỏi trước những sự

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

HỌC CHO TƯƠNG LAIHƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY CURRICULUM 2.0 LỚP 3

Vietnamese Grade 3

MCPS

HỘI ĐỒNG GIÁO DỤCMrs. Patricia B. O’NeillPresident

Mr. Michael A. DursoVice President

Mr. Christopher S. Barclay

Dr. Judith R. Docca

Mr. Philip Kauffman

Ms. Jill Ortman-Fouse

Mrs. Rebecca Smondrowski

Mr. Eric GuerciStudent Member

SCHOOL ADMINISTRATIONMr. Larry A. BowersInterim Superintendent of Schools

Dr. Maria V. NavarroChief Academic Officer

Dr. Kimberly A. StathamDeputy Superintendent of School Support and Improvement

Dr. Andrew M. ZuckermanChief Operating Officer

NHẬN THỨCChúng tôi khuyến khích học vấn bằng cách cung cấp chương trình giáo dục công lập tốt nhất cho mỗi em học sinh.

SỨ MẠNGMỗi em học sinh sẽ có kỹ năng học tập, giải quyết vấn đề, và xã hội tình cảm để thành công tại đại học và việc làm.

MỤC ĐÍCH CHÍNHChuẩn bị tất cả học sinh để phát triển trong tương lai.

CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕIHọc tập Quan hệ Tôn trọng Xuất sắc Công bằng

MCPS CURRICULUM 2.0 3

CURRICULUM 2.0 mở rộng chương trình giảng dạy ngoài đọc và toán

để giúp một đứa trẻ toàn diện tham gia trong học tập. 10 môn học tại trình độ tiểu học—nghệ thuật,

giáo dục y tế, khai tâm tin học, toán, âm nhạc, thể dục, đọc, khoa học, xã hội học, và viết—đã được chú

tâm lại chung quanh cách suy luận có phê phán và sáng tạo và kỹ năng thành công trong học vấn mà

học sinh cần cho cả cuộc đời học tập. Có bốn yếu tố chính của Curriculum 2.0:

Những tiêu chuẩn theo hướng quốc tế về các môn toán, đọc và viết: Toán, đọc, và viết được căn cứ

trên các Tiêu Chuẩn Nòng Cốt Chung của Tiểu Bang khắt khe (CCSS). Những tiêu chuẩn

này, đã được Maryland chấp nhận vào tháng 6, 2010, mô tả nội dung mà học sinh phải

học ở mỗi cấp lớp và được thiết kế để giúp cho học sinh Hoa Kỳ tranh đua thuận lợi với

học sinh trên khắp thế giới.

Việc chú trọng vào giáo dục em trẻ toàn diện: Chương trình chú trọng nhiều hơn về các môn học

như nghệ thuật, khai tâm tin học, thể dục, khoa học, khoa học xã hội bằng cách hòa trộn

các môn học ấy với toán, đọc và viết. Học sinh sẽ thu nhận được kiến thức bao quát mọi

môn học trong trường tiểu học.

Tích hợp sự suy nghĩ, lý luận, và óc sáng tạo: Sự tích hợp của suy nghĩ và kỹ năng học tập thành

công — hay những kỹ năng đóng góp vào khả năng sáng tạo của học sinh để hợp tác giải

quyết vấn đề, giải thích nhiều quan điểm, phân tích dữ liệu phức tạp, và hiểu các kết nối

trong một loạt các ý tưởng—là một khía cạnh độc đáo của Curriculum 2.0. Các kỹ năng

đã được xác định trong nghiên cứu giáo dục như các công cụ cần thiết để lớn mạnh trong

nền kinh tế toàn cầu dựa trên kiến thức của thế kỷ 21.

Liên lạc về tiến triển của em học sinh qua sổ học bạ "dựa theo tiêu chuẩn": Phiếu điểm trường tiểu học theo sát với khái niệm và chủ đề dạy

trong Curriculum 2.0 mỗi kỳ chấm điểm. Phiếu điểm theo tam cá nguyệt cung cấp phản hồi cho học sinh và phụ huynh trong suốt

năm về việc các học sinh đang đạt tới những tiêu chuẩn giáo khoa tốt đẹp như thế nào so với những kỳ vọng của trình độ lớp.

Curriculum 2.0 sẽ khuyến khích các học sinh chúng ta tham gia và giúp các em phát triển kỹ năng em cần để thành công trong và

ngoài trường học.

‘‘Chúng ta cần chuẩn bị các học

sinh cho tương lai CÁC EM, không phải cho quá khứ

CHÚNG TA.”Ian JukesNhà Giáo Dục và Nhà Dự

Đoán Tương Lai

4 CURRICULUM 2.0 GRADE 3

KỸ NĂNG SUY LUẬN VÀ THÀNH CÔNG TRONG HỌC TẬP

Học sinh phát triển về học vấn, xã hội, và tình cảm biết nhiều thứ hơn là các sự kiện. Các em có một số các kỹ năng

mà cho phép các em học và thành công trong gần hết mọi môi trường. Các kỹ năng này gồm suy luận có phê phán,

suy luận sáng tạo, và kỹ năng thành công trong học tập. Biểu đồ bên dưới diễn tả sự suy luận và kỹ năng thành công

trong học tập mà được tích hợp trong suốt chương trình Curriculum 2.0 khi các học sinh tiến triển qua bậc tiểu học.

MCPS CURRICULUM 2.0 5

KỸ NĂNG SUY LUẬN PHÊ PHÁN

Suy luận có phê phán liên quan đến khách quan và cởi mở khi suy nghĩ kỹ lưỡng về những gì cần làm hay tin, dựa trên chứng cứ và lý lẽ.

Phân Tích• Nhận biết những gì giống nhau và

những gì khác nhau

• Diễn tả những phần nào tạo thành nguyên khối

• Tìm kiến những mẫu hình

• Xem cách nào mọi thứ phù hợp với nhau

• Phân loại các đồ vật

Thẩm định• Đặt câu hỏi trước những sự kiện

và chứng cứ, luôn cả những gì của chính mình

• Đòi hỏi chứng cứ

• Kiểm lại sự đáng tin của thông tin đang xem hay đọc

• Biết phải làm gì khi hai nguồn thông tin đối chọi.

• Xếp loại những chọn lựa dựa trên các chuẩn mực

Tổng hợp• Xếp các vật lại với nhau sau khi tách

rời nó

• Xem bằng cách nào những ý tưởng mới đến từ những ý tưởng khác

• Làm một cái gì mới từ những phần quý vị đã có

• Xếp đặt ý nghĩ của mình

KỸ NĂNG SUY LUẬN SÁNG TẠO

Suy luận sáng tạo là đặt các sự kiện, khái niệm, và nguyên tắc chung với nhau trong những cách thức mới và chứng minh một cách thức mới mẻ để nhìn hay làm.

Soạn Thảo• Gồm những chi tiết miêu tả trong

bài viết, những đàm thoại và tác phẩm nghệ thuật của em

• Giải thích chính xác cách một điều gì xảy ra thì cần thời gian

• Giải thích suy nghĩ của em

Uyển Chuyển • Quan tâm đến ý tưởng và suy nghĩ

của những người khác

• Đặt câu hỏi về những câu trả lời em đưa ra

• Đặt những câu hỏi "tại sao"

• Thay đổi suy nghĩ của mình dựa theo chứng cứ hay ý kiến mới

Lưu Loát• Có nhiều ý tưởng mới

• Diễn tả ý tưởng hay suy nghĩ của em bằng viết, vẽ, nói truyện hay diễn xuất

• Bày tỏ cùng một thứ trong nhiều cách khác nhau

• Biết nhiều cách để trả lời một câu hỏi

Tính Độc Đáo• Tạo ra ý kiến và sản phẩm mới

• Giải thích câu trả lời của mình trong những cách mới và sáng tạo

• Biến đổi ý kiến và sản phẩm của người khác thành một điều gì mới

• Xem vấn đề là một cơ hội để giải quyết điều nào đó trong một phương cách mới

KỸ NĂNG THÀNH CÔNG TRONG

HỌC TẬP

Thành công về học vấn là có những thái độ và hành vi mà cho phép học sinh đạt khả năng cao nhất trong bối cảnh học tập

Hợp Tác • Tôn trọng ý kiến của người khác

• Hỏi những người khác họ nghĩ sao

• Làm việc với những người khác để hoàn thành một mục tiêu hay công việc

• Biết cách lãnh đạo một nhóm và là một thành viên của một nhóm

Nỗ lực/Động lực/Kiên trì • Tự thách thức mình để thành đạt

những việc làm khó khăn

• Suy nghĩ thêm nhiều cách để đạt đến mục tiêu của mình khi mọi sự trở nên khó khăn

• Không bao giờ bỏ cuộc. Tìm người giúp đỡ khi có khó khăn học vấn

Chấp Nhận Rủi Ro Trí Thức• Đặt câu hỏi để giúp mình tự hiểu—

mỗi ngày

• Chia sẻ những ý nghĩ của mình với nhóm

• Chia sẽ ý tưởng của mình và trả lời các câu hỏi, dù khi em không chắc chắn

• Tự thách thức mình để năng mình cao lên một bậc

Siêu Nhận Thức—Suy nghĩ về sự suy nghĩ của mình• Nghĩ đến những gì em đã biết về

một chủ đề trước khi học hỏi thêm

• Để ý đến những cách mình học tốt nhất và hỏi người khác giúp đỡ khi em có khó khăn

• Giải thích suy nghĩ của mình

MCPS CURRICULUM 2.0 7

Trong CURRICULUM 2.0, LỚP 3, các kỹ năng suy luận có phê phán và sáng tạo cũng như những

kỹ năng để thành công về học vấn được xác định cho mỗi học kỳ. Các kỹ năng này được giảng

dạy một cách rõ ràng qua các khái niệm và các chủ đề trong 10 bộ môn và cung cấp một điểm

tập trung tích hợp cho mọi môn học.

Nghệ Thuật Thể Dục Âm Nhạc Đại Cương Tập Đọc/ Ngôn Ngữ Giáo Dục Y Tế Khoa Học, Kỹ Thuật, và Công Trình HọcKhai Tâm Tin Học Khoa Học Xã HộiToán Viết

Những trang sau đây nhấn mạnh sự suy luận có phê phán, sáng tạo và những kỹ năng thành

công trong học tập bên cạnh những khái niệm và chủ đề của chương trình giảng dạy mà là tiêu

điểm giảng dạy trong mỗi kỳ chấm điểm cho các học sinh Lớp 3.

Curriculum 2.0 được xây dựng xung quanh việc phát triển các kỹ năng suy

luận có phê phán và sáng tạo của học sinh, cũng như các kỹ năng thiết

yếu giúp thành công về học vấn, để cho học sinh được chuẩn bị tốt cho

đại học và nghề nghiệp trong thế kỷ 21.

“ Dạy để sáng tạo nhắm vào việc khuyến khích lòng tự tin, trí độc lập, và khả năng tự suy nghĩ lấy. ”

Sir Ken Robinson, Out of Our Minds: Learning to be Creative

8 CURRICULUM 2.0 GRADE 3

KỲ CHẤM ĐIỂM THỨ 1

Phân tích (Kỹ Năng Tư Duy Phê Phán)— Chia nhỏ một toàn thể

thành từng bộ phận mà có thể không phải là hiển nhiên ngay từ đầu và

xem xét các bộ phận để có thể hiểu được cấu trúc của toàn thể.

• Nhận biết và mô tả các mẫu hình và sự liên hệ giữa các mẫu hình.

• Nhận biết sự liên hệ giữa các bộ phận của một toàn bộ.

• Suy đoán và giải thích ý nghĩa để hiểu được các bộ phận.

Hợp tác (Kỹ Năng Học Tập Thành Công)— Làm việc hiệu quả và tôn

trọng nhau để đạt được mục tiêu cho nhóm.• Chứng tỏ biết làm việc chung bằng cách làm việc có hiệu quả với người

khác.

• Xác định và nhận diện những cách để đạt được mục đích của nhóm.

Nhận diện và phân tích nhiều chọn lựa để chia sẻ trách nhiệm hầu đạt

mục đích của nhóm.

• Biểu lộ những đặc điểm của cả người trưởng nhóm và thành viên nhóm.

KHOA HỌC XÃ HỘI• Công Dân: Thực hành gắn với nguyên tắc dân chủ; vai trò và trách nhiệm của công

dân hiệu lực; đóng góp của cá nhân và nhóm cho sự tốt đẹp chung; vai trò và trách nhiệm của lãnh đạo chính quyền địa phương trong một nền dân chủ.

• Kinh tế: Dịch vụ và hàng hóa do chính phủ, cá nhân hay doanh nghiệp cung cấp ngày hôm nay và trong quá khứ.

• Lịch sử: Nguồn thông tin dùng để tìm hiểu về quá khứ.

KHOA HỌC, KỸ THUẬT VÀ CÔNG TRÌNH HỌC• Khoa Học Về Vật Chất: Vị trí và chuyển động của các vật; thay đổi của chuyển

động— động lực, trọng tâm và va chạm; so sánh tốc độ và khoảng cách của những vật chuyển động.

• Công Trình Học và Kỹ Thuật Học: Đặc điểm và tầm mức của kỹ thuật; thiết kế kỹ thuật—ý tưởng, kiểu mẫu cho giải pháp, thẩm định và cải thiện thiết kế.

Khái niệm với chấm tròn màu đỏđược chấm điểm trong sổ học bạ cho Kỳ Chấm Điểm Thứ 1.

TẬP ĐỌC/NGỮ VĂN• Văn Học: Tiểu thuyết; những cổ truyện; Junior Great Books; hỏi và trả lời các câu

hỏi; kể lại truyện; xác định thông điệp chính của tác giả, bài học, hay lời răn dạy; diễn tả những nhân vật và hành động của họ; phân biệt nghĩa đen và nghĩa không đen của từ; xác định quan điểm.

• Văn Bản Thông Tin: Hỏi và trả lời các câu hỏi; xác định ý chính và ý nghĩa của những từ/cụm từ không biết; diễn tả sự liên hệ giữa các sự kiện, ý tưởng, hay tiến trình; dùng những đặc điểm bài đọc/hình minh họa/từ trong bài đọc để tìm ra thông tin.

• Ngôn Ngữ/Từ Vựng: Tham gia trong những thảo luận hợp tác; xác định những ý chính và đề tài trong bài đọc; hỏi và trả lời các câu hỏi về thông tin từ xướng ngôn; xác định ý nghĩa của những từ/cụm từ không biết và nhiều ý nghĩa; hiểu sự liên hệ giữa các từ và ý nghĩa; dùng từ về không gian và thời gian trong đàm thoại.

VIẾT• Tường thuật: Bài luận văn ngắn—thiết lập một tình huống, giới thiệu người kể

truyện và/hay nhân vật, xếp đặt thứ tự biến cố, dùng mẫu đàm thoại và những phần mô tả, dùng những từ về thời gian để báo thứ tự, cung cấp kết luận.

• Thông Tin/Giải Thích: Bài viết mở rộng—khảo sát một chủ đề rõ ràng, giới thiệu chủ đề và nhóm thông tin, phát triển một đề tài, dùng những từ liên kết, cung cấp kết luận.

• Ý kiến: Bài viết mở rộng— giới thiệu một chủ đề; phát biểu ý kiến, dùng kết cấu có tổ chức, cung cấp lý do để hỗ trợ ý kiến, dùng những từ liên hết, cung cấp kết luận.

• Quy Trình, Sản Phẩm, và Nghiên Cứu: Sản xuất bài viết thích hợp với bài làm và mục tiêu, dàn ý, kiểm lại, sửa lại bài viết; dùng những công cụ kỹ thuật để sáng tạo bài viết; thâu thập thông tin, ghi chép, phân loại chứng cớ.

• Sử Dụng Ngôn Ngữ: Kể truyện, viết về một chủ đề, thâu thanh hay trình bày thị giác; viết hoa; chức năng của đại danh từ; dấu phảy và trích dẫn trong đàm thoại; sự tương hợp chủ từ-động từ; vật liệu tham khảo; từ sở hữu; liên từ; danh từ số nhiều bất kỳ tắc; loại câu; tĩnh từ và trạng từ; từ để gây tác động; thì của động từ.

MCPS CURRICULUM 2.0 9

PHÂN TÍCH VÀ HỢP TÁC

TOÁN• Đo Lường và Dữ Liệu: Diện tích của hình chữ nhật—lát gạch, liên hệ với toán nhân

và toán cộng.

• Số và Các Phép Toán trong Hệ Cơ Số Mười: Làm tròn số (trong vòng 1000)— 100 gần nhất, 10 gần nhất; cộng thành thạo trong vòng 1000 (thêm 10 hay 100)—phương thức định giá trị theo vị trí, tính chất các phép toán; trừ thành thạo trong vòng 1000—(bớt 10 hay 100)— phương thức định giá trị theo vị trí, tính chất các phép toán.

• Các Phép Toán và Suy Luận Đại Số: Mẫu hình bảng nhân và bảng cộng— tính chất của các phép toán; kiểu mẫu và thành thạo toán nhân và chia (trong phạm vi 100)—sự kiện với 0, 1, 2, 5, 10; toán nhân (trong vòng 100)—nhóm bằng nhau; toán chia (trong vòng 100): phần bằng nhau; các bài toán đố cộng và trừ (2 bước); các bài toán đố với phép nhân và chia (1 bước)—hình vẽ và phương trình.

NGHỆ THUẬT• Phân Tích và Đáp Ứng với Nghệ Thuật/Nghệ Thuật Sáng Tạo: An toàn và trách nhiệm

trong lớp học nghệ thuật; kiểm điểm yếu tố nghệ thuật và thiết kế nguyên tắc trong việc sáng tạo; chủ đề và nội dung của nghệ thuật; dùng các yếu tố nghệ thuật và nguyên tắc thiết kế để đạt kết quả mong muốn (nguồn cho ý tưởng và các bước thiết kế).

THỂ DỤC• Thể Dục và Sinh Hoạt Tăng Cường Sức Khỏe: Các thành tố của sự khỏe mạnh;

• Các Khái Niệm và Kỹ năng Chuyển Động: Ném với tay; đá với chân (đường và hướng).

ÂM NHẠC ĐẠI CƯƠNG• Phân Tách và Đáp Ứng với Âm Nhạc: Nhận biết hình thức âm nhạc—thơ/điệp khúc,

tích lũy; nhận diện nhịp-hai hay ba, đánh nhịp theo hai; dùng từ vựng nhạc—andante/presto.

• Trình Diễn Âm Nhạc: Hát với kỹ thuật thanh nhạc thích hợp; trình diễn những bài nhạc và các vũ điệu của nhiều thời kỳ và nền văn hóa khác nhau; biểu lộ kỹ thuật chơi nhạc khí chính đáng trong lớp học; trình bày những đoạn nhạc lập đi và lập lại.

GIÁO DỤC Y TẾ Sức Khỏe Tâm Lý và Tình Cảm• Thực tập những kỹ năng truyền thông bằng lời nói hay không dùng lời nói trong

khi khảo sát những căng thẳng tại trường học.

• Nhận biết các nhu cầu con người và cảm xúc để khuyến khích sự tự kiểm soát.

• Phân tích các hậu quả tốt và xấu của những quyết định.

• Chọn và áp dụng các phương cách để kết hợp các đặc điểm mà đóng góp cho sự độc đáo của cá nhân.

• Thực tập kỹ năng truyền thông để giảm căng thẳng, tăng căng thẳng tốt, và thúc đẩy hạnh phúc cá nhân.

Rượu, Thuốc Lá, và các Loại Thuốc Khác• Nhận biết cách dùng thuốc mua với toa và tại quầy một cách an toàn, xử dụng

nhãn hiệu với dữ kiện chất thuốc.• Phân tích các hậu quả của chất caffeine và các sản phẩm thuốc lá đối với sức

khỏe và lành mạnh đời sống.

KHAI TÂM TIN HỌC• Chính sách và thủ tục lưu hành.

• Tiến trình thẩm tra: Cần phân tích và đặt câu hỏi.

• Thưởng thức văn học: Chọn Lựa

• Nhận diện và định vị nguồn tư liệu: Danh mục trên mạng, phương thức tìm kiếm.

• Đánh giá nguồn trích dẫn: Tiền tệ.

• Ghi chép: Đặc điểm văn bản, từ khóa, công cụ kỹ thuật, hình dạng và nội dung, trích dẫn.

• Phân tích thông tin: Các loại, tính đầy đủ, kết luận.

• Khai triển sản phẩm: Dịnh dạng, trình bày kỹ thuật.

10 CURRICULUM 2.0 GRADE 3

KỲ CHẤM ĐIỂM THỨ 2

Thẩm Định (Kỹ Năng Tư Duy Phê Phán)—Cân nhắc chứng cứ,

kiểm tra các lời xác nhận, và đặt câu hỏi trước những sự kiện để đưa ra

phán đoán dựa trên các chuẩn mực.

• Xếp loại những chọn lựa theo tiêu chuẩn.

• Chọn lựa và kiểm nghiệm những phương án thay thế có thể có được.

• Biện minh cho một lựa chọn hay giải pháp dựa trên các chuẩn mực bằng

cách sử dụng bằng chứng và lý lẽ.

Siêu Nhận Thức (Kỹ Năng Học tập Thành Công)—Biết và

nhận thức được sự suy nghĩ của chính mình và có khả năng giám sát và

đánh giá sự suy nghĩ của mình.

• Giải thích quy trình suy nghĩ.

• Tự kiểm tra những phương cách để thẩm định những tiến triển và áp

dụng ý tưởng mới.

• Tìm hiểu để biết được rõ ràng hơn và điều chỉnh chiến lược để đạt nhiệm

vụ/kết quả học tập.

KHOA HỌC XÃ HỘI• Địa Lý: Đặc điểm địa lý ngày nay và trong quá khứ—Montgomery County,

Maryland, Hoa Kỳ, Bắc Mỹ, các vùng của Phi châu; con người thích ứng với và thay đổi môi trường; thành phố— sự thay đổi về các đặc điểm địa lý và hoạt động của con người qua thời gian; những quyết định về bảo vệ môi trường.

KHOA HỌC, KỸ THUẬT VÀ CÔNG TRÌNH HỌC• Khoa Học Về Vật Chất: Bảo tồn vật chất; sự thay đổi của tính chất vật lý của vật liệu;

tác động của nhiệt độ trên tính chất vật lý của vật liệu—nung nóng, làm nguội.

• Công Trình Học và Kỹ Thuật Học: Đặc điểm và tầm mức của kỹ thuật; nhu cầu của con người ảnh hưởng đến kỹ thuật; kỹ thuật dùng để tạo sản phẩm.

Khái niệm với chấm tròn màu xanh dương được chấm điểm trong phiếu điểm cho Kỳ Chấm Điểm Thứ 2.

TẬP ĐỌC/NGỮ VĂN• Văn Học: Thơ; những truyện cổ truyền; hỏi và trả lời câu hỏi; kể lại truyện; xác định

thông điệp chính, bài học hay lời răn dạy; diễn tả những nhân vật và hành động của họ; phân biệt nghĩa đen và nghĩa không đen của từ; xem những phần của câu truyện, kịch, hay bài thơ (như chương, quang cảnh, đoạn thơ); xác định khái niệm.

• Văn Bản Thông Tin: Hỏi và trả lời các câu hỏi; xác định ý chính và ý nghĩa của những từ/cụm từ; diễn tả sự liên hệ giữa các biến cố, ý tưởng, hay tiến trình; dùng hình minh họa, ý tưởng, hay tiến trình để tìm hiểu thông tin; xác định quan điểm; diễn tả liên hệ hợp lý giữa các câu văn và các đoạn văn trong bài đọc.

• Ngôn Ngữ/Từ Vựng: Tham gia trong những thảo luận hợp tác; xác định những ý chính và đề tài trong bài đọc; hỏi và trả lời các câu hỏi về thông tin từ xướng ngôn; xác định ý nghĩa của những từ/cụm từ không biết và nhiều ý nghĩa; hiểu sự liên hệ giữa các từ và ý nghĩa; dùng từ về không gian và thời gian trong đàm thoại.

VIẾT• Tường thuật: Bài luận văn ngắn—thiết lập một tình huống, giới thiệu người kể

truyện và/hay nhân vật, xếp đặt thứ tự biến cố, dùng mẫu đàm thoại và những phần mô tả, dùng những từ về thời gian để báo thứ tự, cung cấp kết luận.

• Thông Tin/Giải Thích: Bài viết mở rộng—khảo sát một chủ đề rõ ràng, giới thiệu chủ đề và nhóm thông tin, phát triển một đề tài, dùng những từ liên kết, cung cấp kết luận.

• Ý kiến: Mở rộng bài viết—giới thiệu một chủ đề, phát biểu ý kiến, dùng một kết cấu có tổ chức, cung cấp lý do cho ý kiến, dùng những từ liên kết, và cung cấp kết luận.

• Quy Trình, Sản Phẩm, và Nghiên Cứu: Sản xuất bài viết thích hợp với bài làm và mục tiêu; dàn ý, kiểm lại, sửa lại bài viết; dùng những công cụ kỹ thuật để phát hành bài viết; tổ chức những dự án nghiên cứu; thâu thập thông tin, ghi chú, phân loại chứng cớ.

• Sử Dụng Ngôn Ngữ: Chức năng của động từ và các thì của động từ; tác động của từ; danh từ sở hữu, sự tương hợp chủ từ-động từ; động từ và động từ bất quy tắc; danh từ số nhiều; loại câu văn; tham khảo vật liệu; danh từ trừu tượng; chức năng của tĩnh từ và động từ.

MCPS CURRICULUM 2.0 11

THẨM ĐỊNH VÀ SIÊU NHẬN THỨC

TOÁN• Đo Lường và Dữ Liệu: Diện tích— hình chữ nhật, các hình có cạnh góc vuông.

• Các Phép Toán và Suy Luận Đại Số: Kiểu mẫu và thành thạo toán nhân và chia (trong phạm vi 100)—sự kiện với 0 đến 10; mẫu hình bảng toán nhân— tính chất phép toán; bài toán đố với phép nhân và chia (1 bước)—hình vẽ, phương trình; những nhóm đồ vật bằng nhau, dãy sắp xếp các đồ vật; bài toán đố 1 bước (tất cả các phép toán); tính phân bố của phép nhân.

• Số và Các Phép Toán—Phân số*: Phân số đơn vị (tử số là 1)—những phần bằng nhau của toàn thể; phân số—tạo phân số từ các phân số đơn vị.

• Hình Học: Chia cắt các hình: diện tích bằng nhau.

*Lớp 3 giới hạn với mẫu số 2, 3, 4, 6, 8

NGHỆ THUẬT• Phân Tích và Đáp Ứng với Nghệ Thuật/Nghệ Thuật Sáng Tạo: Viết Văn—cân bằng (đối

xứng và phi đối xứng), nhấn mạnh (trọng điểm); trình bày các ý tưởng và cảm xúc; sự liên hệ giữa nghệ thuật và những nội dung khác; đáp ứng với nghệ thuật; tiêu chuẩn để xét đoán nghệ thuật.

THỂ DỤC• Các Khái Niệm và Kỹ năng Chuyển Động: Ném và chụp bằng tay với một người bạn khi

đứng yên và chuyển động, đánh với bộ phận cơ thể (cánh tay và tung bằng tay).

• Trách Nhiệm Cá Nhân và Xã Hội: Đặt mục tiêu (thiết thực, ngắn hạn, dài hạn).

ÂM NHẠC ĐẠI CƯƠNG• Phân Tách và Đáp Ứng với Âm Nhạc: Xác định nhịp trong những mẫu nhạc viết; dùng

từ vựng nhạc—pianissimo/ fortissimo.

• Trình Diễn Âm Nhạc: Hát với kỹ thuật thanh âm thích hợp; trình diễn những bài nhạc và các vũ điệu của nhiều thời kỳ và nền văn hóa khác nhau, hai phần hát kế tiếp nhau.

• Đọc và Ghi Chú Âm Nhạc: Đọc ký âm nhịp điệu.

GIÁO DỤC Y TẾ Sức Khỏe Cá Nhân và Người Tiêu Thụ• Diễn tả thái độ giữ gìn sức khỏe để duy trì sức khỏe toàn diện.

• Phát họa một kế hoạch duy trì sức khỏe cá nhân.

An Toàn và Tổn Thương• Kiểm soát các thành phần của bộ công cụ khẩn cấp cho nhà và các phương thức

để tiếp cận các dịch vụ khẩn cấp.

• Thực tập phương thức cấp cứu căn bản.

• Phát triển các phương thức để đối đáp với những trường hợp cần các dịch vụ khẩn cấp.

• Thẩm định và thực tập các phương thức để tránh bị quấy rối bao gồm bắt nạt và chọc ghẹo.

KHAI TÂM TIN HỌC• Tiến trình thẩm tra: Cần và đặt câu hỏi.

• Nhận diện và định vị nguồn tư liệu: Danh mục trên mạng, phương thức tìm kiếm.

• Đánh giá nguồn trích dẫn: Thẩm quyền.

• Ghi chép: Từ then chốt, đặc điểm văn bản, công cụ kỹ thuật, hình dạng và nội dung, danh sách nguồn thông tin.

• Phân tách và tổng hợp thông tin: Sự liên hệ cá nhân và kết luận, tính đầy đủ.

• Khai triển sản phẩm: Phác họa thiết kế bằng kỹ thuật, trình bày kỹ thuật.

• Thưởng thức văn học: Bảo vệ những chọn lựa văn học.

12 CURRICULUM 2.0 GRADE 3

KỲ CHẤM ĐIỂM THỨ 3

Độc đáo (Kỹ Năng Suy Luận Sáng Tạo)— Sáng tạo ý tưởng và giải

pháp mới lạ hay độc đáo đối với cá nhân, nhóm, hoặc tình huống.

• Sáng Tạo một ý tưởng, quy trình, hay sản phẩm mới bằng cách dùng nhiều

định dạng khác nhau và đa dạng.

• Hoạch định và đưa ra một giải pháp mới, độc đáo hay là thay thế cho một

vấn đề hay tình huống.

• Biến đổi một ý tưởng, quy trình hay sản phẩm thành một hình thức mới.

Chấp Nhận Rủi Ro Trí Tuệ (Kỹ Năng Học Tập Thành Công)—Chấp nhận sự không chắc chắn hay thách thức một chuẩn

mực để đạt được một mục tiêu.

• Thích ứng và điều chỉnh để đáp ứng những thách thức khi tìm kiếm các

giải pháp.

• Thể hiện sự sẵn sàng chấp nhận sự bất định bằng cách chia sẻ ý tưởng, đặt

câu hỏi, hoặc cố thử những công việc mới mẻ.

• Đặt cho mình và những người khác những thách thức hầu phát triển trình

độ kỹ năng.

KHOA HỌC XÃ HỘI• Văn Hóa: Những yếu tố của văn hóa; chia sẻ các nền văn hóa—hôm nay và trong

quá khứ; truyền thông trong môi trường đa văn hóa.

• Địa Lý: Bắc Mỹ—địa điểm và địa lý; con người thay đổi môi trường; chuyên chở và hệ thống truyền thông; lý do cho sự di chuyễn của con người— hôm nay và trong quá khứ.

• Kinh tế: Quản lý tiền bạc; kế hoạch chi tiêu.

KHOA HỌC, KỸ THUẬT VÀ CÔNG TRÌNH HỌC• Khoa Học Về Vật Chất: Sản xuất nhiệt và năng lượng; chuyển xuất nhiệt.

• Công Trình Học và Kỹ Thuật Học: Đặc điểm và tầm mức của kỹ thuật; tác động của sản phẩm và hệ thống; tiến trình thiết kế công trình-ý tưởng, kiểu mẫu cho giải pháp, thẩm định và cải thiện thiết kế.

Khái niệm với chấm tròn màu xanh lá cây được chấm điểm trong phiếu điểm cho Kỳ Chấm Điểm Thứ 3.

TẬP ĐỌC/NGỮ VĂN• Văn Học: Truyện lịch sử; hỏi và trả lời câu hỏi; kể lại truyện; xác định thông điệp

chính, bài học hay lời răn dạy; diễn tả những nhân vật và hành động của họ; phân biệt nghĩa đen và nghĩa không đen của từ; xem những phần của câu truyện, kịch, hay bài thơ (như chương, quang cảnh, đoạn thơ); xác định khái niệm.

• Văn Bản Thông Tin: Hỏi và trả lời những câu hỏi; xác định ý chính và ý nghĩa của những từ /cụm từ không biết; dùng những đặc điểm của bài văn/hình vẽ/từ để tìm thông tin; diễn tả kết hợp có lý giữa câu và đoạn văn trong bài đọc.

• Ngôn Ngữ/Từ Vựng: Tham gia trong những thảo luận hợp tác; xác định những ý chính và đề tài trong bài đọc; hỏi và trả lời các câu hỏi về thông tin từ xướng ngôn; xác định ý nghĩa của những từ/cụm từ không biết và nhiều ý nghĩa; hiểu sự liên hệ giữa các từ và ý nghĩa; dùng từ về không gian và thời gian trong đàm thoại.

VIẾT• Tường thuật: Bài luận văn ngắn—thiết lập một tình huống, giới thiệu người kể

truyện và/hay nhân vật, xếp đặt thứ tự biến cố, dùng mẫu đàm thoại và những phần mô tả, dùng những từ về thời gian để báo thứ tự, cung cấp kết luận.

• Thông Tin/Giải Thích: Bài viết mở rộng—khảo sát một chủ đề rõ ràng, giới thiệu chủ đề và nhóm thông tin, phát triển một đề tài, dùng những từ liên kết, cung cấp kết luận.

• Ý kiến: Bài viết mở rộng— giới thiệu một chủ đề; phát biểu ý kiến, dùng kết cấu có tổ chức, cung cấp lý do để hỗ trợ ý kiến, dùng những từ liên hết, cung cấp kết luận.

• Quy Trình, Sản Phẩm, và Nghiên Cứu: Sản xuất bài viết thích hợp với bài làm và mục tiêu; dàn ý, kiểm lại, sửa lại bài viết; dùng những công cụ kỹ thuật để sáng tạo một bài viết; tổ chức nghiên cứu; thu thập thông tin; ghi chép, phân loại chứng cứ.

• Sử Dụng Ngôn Ngữ: Kể truyện, thâu thanh hay trình bày thị giác; động từ bất quy tắc; thì của động từ; tĩnh từ và trạng từ, liên từ, dấu phảy và trích dẫn trong đàm thoại; từ để gây tác động, sự tương hợp chủ từ-động từ, tham khảo vật liệu; viết hoa.

MCPS CURRICULUM 2.0 13

TÍNH ĐỘC ĐÁO VÀ THÁI ĐỘ CHẤP NHẬN RỦI RO CÓ TRÍ THỨC

TOÁN• Đo Lường và Dữ Liệu: Đo chiều dài—nửa và phần tư inch; đo đồ thị theo trục số.

• Các Phép Toán và Suy Luận Đại Số: Thành thạo về nhân và chia (trong phạm vi 100)—sự kiện với 0 đến 10.

• Số và và Phép tính-Phân số*: Biểu diễn phân số trên một trục số; phân số tương đương— kiểu mẫu thị giác của phân số, kiểu mẫu theo trục số; so sánh các phân số—cùng tử số hay cùng mẫu số; biểu diễn bằng phân số của một số nguyên.

• Số và Các Phép Toán trong Hệ Cơ Số Mười: Nhân: các số có một chữ số với bội số của 10 (10 tới 90)—phương thức định giá trị theo vị trí và tính chất các phép toán.

*Lớp 3 giới hạn với mẫu số 2, 3, 4, 6, 8

NGHỆ THUẬT• Phân Tích và Đáp Ứng với Nghệ Thuật/Nghệ Thuật Sáng Tạo: Tính chất biểu cảm— hình

thể và phong cách; liên hệ giữa nghệ thuật và các nội dung khác; tiêu chuẩn để xét đoán nghệ thuật; những ảnh hưởng văn hóa và lịch sử.

THỂ DỤC• Các Khái Niệm và Kỹ năng Chuyển Động: Liên hệ trong điệu vũ (thứ tự, nhịp điệu,

đồng bộ, và phối hợp chuyển động với người khác); thứ tự nhào lộn (cân bằng, chuyển sức nặng và lăn).

• Trách Nhiệm Cá Nhân và Xã Hội: Sự quan trọng của luật lệ trong môi trường vận động xã hội.

ÂM NHẠC ĐẠI CƯƠNG• Phân Tách và Đáp Ứng với Âm Nhạc: Dùng từ vựng nhạc lý—ritardando, legato/

staccato; diễn tả kết nối giữa nhạc, nghệ thuật khác và môn học khác; ứng biến những cử động với nhạc.

• Đọc và Ghi Chú Âm Nhạc: Đọc ký âm nhịp điệu.

• Sáng Tạo Âm Nhạc: Ứng biến với nhạc khí; trình diễn và xếp đặt các đoạn nhạc lập đi và lập lại.

• Trình Diễn Âm Nhạc: Trình diễn ca khúc và vũ điệu của nhiều thời kỳ và nền văn hóa khác nhau.

GIÁO DỤC Y TẾ Sức Khỏe và Dinh Dưỡng• Phân tích tầm quan trọng của sáu chất dinh dưỡng cho đời sống lành mạnh.

• Giải thích sự quan trọng của nước uống cho cơ thể và sức khỏe.

• Nhận biết và diễn tả khái niệm về hình ảnh thân thể và cách nó ảnh hưởng đến những chọn lựa lành mạnh.

• Bàn luận những ảnh hưởng từ bên ngoài đối với hình ảnh thân thể, lòng tự trọng, và những thái độ cá nhân.

Đời Sống Gia Đình và Đặc Điểm Giới Tính Con Người• Bàn luận và áp dụng những cách giải quyết tranh chấp trong gia đình để phấn

đấu cho kết quả tốt.

KHAI TÂM TIN HỌC• Tiến trình thẩm tra: Khai triển và cải tiến những câu hỏi để nghiên cứu.

• Nhận diện và định vị nguồn tư liệu: Nhiều hình thức, phương thức tìm kiếm.

• Thẩm định nguồn tư liệu: Tính thích hợp.

• Nguồn trích dẫn: Mục đích, ghi chú về tác giả.

• Ghi chép: Xuất xứ thông tin và tổ chức- công cụ công nghệ, dạng thức và nội dung.

• Phân tích thông tin: Tính thích hợp, đầy đủ, liên hệ cá nhân và kết luận.

• Khai triển sản phẩm: Tổ chức, hình thức, công cụ kỹ thuật, trình bày kết quả tìm kiếm.

14 CURRICULUM 2.0 GRADE 3

KỲ CHẤM ĐIỂM THỨ 4

Trau chuốt (Kỹ Năng Tư Duy Sáng Tạo)—Thêm chi tiết mà mở

rộng, làm phong phú thêm hay làm cho đẹp hơn.

• Tăng cường sự suy nghĩ, ý tưởng, tiến trình hay sẳn phẩm bằng cách thêm

chi tiết.

• Biểu lộ sự suy nghĩ, ý kiến, tiến trình, hay sẳn phẩm bằng cách dùng nhiều

mẫu thông tin khác nhau.

Cố gắng/Động lực/Kiên trì (Kỹ Năng Học Tập Thành Công)—Làm việc siêng năng và áp dụng chiến lược hiệu quả để

đạt được một mục tiêu hay giải quyết một vấn đề; tiếp tục đối diện với

những trở ngại và áp lực của sự cạnh tranh.

• Nhận biết một mục tiêu đạt được, nhưng vẫn khó khăn.

• Nhận biết và mô tả những kết quả của một mục tiêu.

• Xác định những thành phần của việc thiết lập mục tiêu.

• Khai triển và chứng tỏ một chương trình hành động có trình tự để đạt

được một mục tiêu hay giải quyết một vấn đề.

KHOA HỌC XÃ HỘI• Kinh tế: Làm những quyết định tài chánh-ngân sách (tiền lương, tiền để dành,

tiền chi tiêu); dịch vụ tài chánh—nhà băng hay không; những nguyên liệu giới hạn và những điều mong muốn không giới hạn, tiến trình sản xuất—chọn lựa, giá cả, chuyên môn hóa và kỹ thuật; thị trường toàn cầu của ngày hôm nay.

• Lịch sử: Liên hệ giữa các biến cố: ghi lại và phân tích dữ kiện.

KHOA HỌC, KỸ THUẬT VÀ CÔNG TRÌNH HỌC• Khoa Học Về Đời Sống: Những nhu cầu căn bản của những sinh vật; sinh tồn của

sinh vật trong các môi trường sống khác nhau; tài nguyên thiên nhiên và nhu cầu con người; dòng vật chất và năng lượng—tái chế, phân hủy.

• Công Trình Học và Kỹ Thuật Học: Đặc điểm và tầm mức của kỹ thuật; ảnh hưởng của kỹ thuật đối với môi trường.

Những khái niệm với chấm tròn màu vàng được chấm điểm trong phiếu điểm cho Kỳ Chấm Điểm Thứ 4.

TẬP ĐỌC/NGỮ VĂN• Văn Học: Những truyện cổ truyền; Junior Great Books; hỏi và trả lời câu hỏi; kể lại

truyện; xác định thông điệp chính, bài học hay lời răn dạy; diễn tả những nhân vật và hành động của họ; phân biệt nghĩa đen và nghĩa không đen của từ; xem những phần của câu truyện, kịch, hay bài thơ (như chương, quang cảnh, đoạn thơ); xác định khái niệm.

• Văn Bản Thông Tin: Phi-tiểu-thuyết văn học— hồi ký; hỏi và trả lời các câu hỏi; xác định ý chính và ý nghĩa của những từ/cụm từ không biết; diễn tả sự liên hệ giữa các sự kiện, ý tưởng, hay quy trình; dùng những đặc điểm/hình họa/những từ trong bài văn để tìm thông tin; xác định quan điểm; diễn tả sự kết hợp nghĩa lý giữa các câu và đoạn văn trong bài văn.

• Ngôn Ngữ/Từ Vựng: Tham gia trong những thảo luận hợp tác; xác định những ý chính và đề tài trong bài đọc; hỏi và trả lời các câu hỏi về thông tin từ xướng ngôn; xác định ý nghĩa của những từ/cụm từ không biết và nhiều ý nghĩa; hiểu sự liên hệ giữa các từ và ý nghĩa; dùng từ về không gian và thời gian trong đàm thoại.

VIẾT• Thông Tin/Giải Thích: Bài viết mở rộng—khảo sát một chủ đề rõ ràng, giới thiệu chủ

đề và nhóm thông tin, phát triển một đề tài, dùng những từ liên kết, cung cấp kết luận.

• Ý kiến: Bài viết mở rộng— giới thiệu một chủ đề; phát biểu ý kiến, dùng kết cấu có tổ chức, cung cấp lý do để hỗ trợ ý kiến, dùng những từ liên hết, cung cấp kết luận.

• Quy Trình, Sản Phẩm, và Nghiên Cứu: Sáng tạo bài văn thích hợp với bài làm và mục tiêu; dàn ý, kiểm lại, sửa lại bài viết; dùng những công cụ kỹ thuật để sáng tạo bài viết; tổ chức những dự án nghiên cứu, ghi chép, và phân loại các chứng cớ.

• Sử Dụng Ngôn Ngữ: Kể truyện, thâu thanh hay trình bày thị giác; danh từ trừu tượng; chọn từ để gây tác động; chức năng của đại danh từ, động từ, danh từ, trạng từ và tĩnh từ, dấu phảy, tham khảo vật liệu, viết hoa, danh từ sở hữu, sự tương hợp chủ từ-động từ, những danh từ số nhiều và danh từ số nhiều bất quy tắc.

• Tường thuật: Bài luận văn ngắn—thiết lập một tình huống, giới thiệu người kể truyện và/hay nhân vật, xếp đặt thứ tự biến cố, dùng mẫu đàm thoại và những phần mô tả, dùng những từ về thời gian để báo thứ tự, cung cấp kết luận.

MCPS CURRICULUM 2.0 15

NỖ LỰC VÀ CỐ GẮNG/ĐỘNG LỰC/KIÊN TRÌ

TOÁN• Đo Lường và Dữ Liệu: Nói và viết giờ đến phút gần nhất; bài toán đố— toán cộng

và trừ khoảng thời gian bằng phút dùng hình vẽ trục số; đo lường và phỏng đoán—khối lượng chất lỏng (lít), khối lượng (gram, kilograms); bài toán đố một bước (tất cả các phép toán)- khối lượng hay thể tích trong cùng đơn vị; chu vi của hình đa giác; hình chữ nhật— cùng diện tích và khác chu vi; cùng chu vi và khác diện tích; đồ thị hình ảnh theo tỉ lệ và sơ đồ hình thanh.

• Các Phép Toán và Suy Luận Đại Số: Bài toán đố 1 và 2 bước (tất cả các phép toán); thành thạo về nhân và chia (trong phạm vi 100): sự kiện với 0 đến 10.

• Hình Học: Các tiểu loại của hình tứ giác—các tính chất được chia sẻ/không được chia sẻ.

NGHỆ THUẬT• Phân Tích và Đáp Ứng với Nghệ Thuật/Nghệ Thuật Sáng Tạo: Trình bày—những gì đã nhìn

thấy, cảm thấy, biết hay tưởng tượng; truyền thông ý kiến; tiêu chuẩn để xét đoán nghệ thuật; đánh giá nghệ thuật.

THỂ DỤC• Thể Dục và Sinh Hoạt Tăng Cường Sức Khỏe: Nguyên tắc FITT (tần suất, cường độ, thời

lượng, loại hình).

• Các Khái Niệm và Kỹ năng Chuyển Động: Đánh banh với dụng cụ có cán ngắn và dài (cú thuận và cú trái); đánh với cán dài.

Phiếu điểm Curriculum 2.0 cung cấp phản

hồi cho học sinh và phụ huynh trong suốt

năm về việc các học sinh đã đạt tới những

tiêu chuẩn học thuật tốt đẹp ra sao so với

những kỳ vọng dành cho cấp lớp.

ÂM NHẠC ĐẠI CƯƠNG• Sáng Tạo Âm Nhạc: Xếp đặt, sáng tác và ghi chép những điệu nhạc lập đi lập lại;

ứng biến với giọng hát.

• Đọc và Ghi Chú Âm Nhạc: Đọc ký âm điệu và nhịp điệu.

• Phân Tách và Đáp Ứng với Âm Nhạc: Nhận biết những loại nhạc khác nhau.

• Trình Diễn Âm Nhạc: Hát với kỹ thuật âm nhạc thích hợp; trình diễn những bài nhạc và các vũ điệu của nhiều thời kỳ và nền văn hóa khác nhau.

GIÁO DỤC Y TẾ Phòng Ngừa và Kiểm Soát Bệnh Tật• Tìm hiểu các chiến lược để giảm nguy cơ bị mắc bệnh truyền nhiễm và các bệnh do

ký sinh trùng gây ra.

• Tìm hiểu và xác định năm chiến lược sức khỏe cá nhân để giảm sự phức tạp của các bệnh không truyền nhiễm.

KHAI TÂM TIN HỌC• Tiến trình thẩm tra: Chỉ định thông tin cần, các câu hỏi nghiên cứu được, nhu

cầu thông tin cá nhân.• Nhận diện và định vị nguồn tư liệu: Thông tin cần phương thức tìm hiểu tương

quan, nhiều hình dạng.• Thẩm định nguồn tư liệu: Tính thích hợp.• Ghi chép: Xuất xứ thông tin và tổ chức—công cụ công nghệ, dạng thức và nội

dung.• Nguồn trích dẫn: Mục đích, danh sách nguồn.• Phân tích thông tin: Nhiều nguồn, tóm tắt và kết luận.• Khai triển sản phẩm: Phát họa thiết kế cho người xem-công cụ kỹ thuật.• Thưởng thức văn học: Bảo vệ những chọn lựa văn học.

PHỤ HUYNH CÓ THỂ GIÚP

NHƯ THẾ NÀO

Quý vị mong muốn con em mình thành công trong trường học cũng

như trong đời sống. Có nhiều cách để khuyến khích các em đạt được

điều này. Dưới đây là một vài cách quý vị có thể giúp con em đạt kết

quả tốt nhất ở trường học:

• Bày tỏ sự quan tâm tới những gì con em quý vị đang làm ở trường.

• Đặt các mục tiêu cao cho con em. Cho em hiểu rõ rằng việc học là

ưu tiên hàng đầu của em.

• Dành ra ít nhất 15 phút mỗi ngày để nói chuyện và đọc sách với

em.

• Tạo cho em một nơi yên tĩnh để học tập.

• Giúp em làm bài tập ở nhà.

• Giới hạn thời gian em xem truyền hình và thảo luận về những gì

em xem trên truyền hình.

• Kiểm soát lượng thời gian em chơi các trò chơi video hoặc sử

dụng Internet.

• Tình nguyện giúp đỡ các hoạt động trong trường và khuyến khích

các phụ huynh khác cùng tham gia.

• Thường xuyên trao đổi với thầy giáo của con quý vị về những

tiến bộ của em và tìm hiểu về những gì quý vị có thể làm để giúp em

học tập tốt hơn.

• Khuyến khích em hoàn tất những công việc nhiều thử thách.

Trích dẫn từ A Parent’s Guide to Achievement Matters Most, Maryland State Department

of Education.

MCPS Parent Academy cung cấp những buổi hội thảo miễn phí mà cung cấp cho phụ

huynh những thông tin và nguồn hướng dẫn để hỗ trợ cho sự thành công của con em

họ tại trường. Để biết thêm chi tiết, xin xem www.mcpsparentacademy.org.

Thêm thông tin về Curriculum 2.0 có tại www.montgomeryschoolsmd.org/

curriculum/2.0/.

Montgomery County Public Schools

850 Hungerford Drive Rockville, Maryland 20850 301.309.6277 www.montgomeryschoolsmd.org

Do Department of Materials Management ấn hành cho Office of Curriculum and Instructional Programs

Do Language Assistance Services Unit • Office of Communications Dịch

0018.16ct • Editorial, Graphics & Publishing Services • 8/15 • 20