Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

Embed Size (px)

Citation preview

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    1/95

    i

    LỜI CAM ĐOAN

    Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu thu được trong quá tr ìnhđiều tra là hoàn

    toàn đúng với thực tế và k ết quả nghiên cứu tr ình bày trong luận văn là trungthực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằnmọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này là đã được cảm ơn và các thôngtin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ r õ nguồn gốc.

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    2/95

    ii

    LỜI CẢM ƠN

    Để hoàn thành được luận văn này trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đế

    Ban giám hiệu, Phòngđào tạo và Khoa Nuôi tr ồng thuỷ sản trường Đại học NhaTrang luôn tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt khoá học này.

    Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGSTS. Lại Văn Hùng thầy đãđịnh hướng và tận tâm hướng dẫn để tôi hoàn thành tốt đề tài này.

    Tôi xin chân thành những thành cảm ơn Dự án SUDA tại Việt Nam, Sở Nông nghiệp&PTNT, Chi cục nuôi trồng thuỷ sản, Cục thống k ê Nghệ An, các

    phòng Nông nghiệp huyện, thành, thị đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá tr ìnhlàm đề tài.Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè và

    đồng nghiệp, những người đã luôn động viên, giúp đỡ và cổ vũ tôi rất nhiềutrong suốt quá tr ình học tập.

    Nha trang, ngày tháng 9 năm 2010.Học viên

    Đinh Thị Hằng

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    3/95

    iii

    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

    Từ viết tắt Từ gốc

    BMPBetter Management PracticesQuy tắc thực hành quản lý nuôi tốt hơn

    Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn BTC Hình thức nuôi bán thâm canh

    CoCQuy Tắc Ứng Xử nghề cá có trách nhiệm (Code of Conductfor Responsible Aquaculture)

    FAO Tổ chức nông lươngLiên hợp quốc FCR Hệ số chuyển đổi thức ăn GAP Quy phạm thực hành nuôi tr ồng thủy sản tốt GAqP Quy tắc thực hành nuôi thủy sản tốt NTTS Nuôi tr ồng thủy sản QCCT Hình thức nuôi quảng canh cải tiến SP Sản phẩm

    TC Hình thức nuôi thâm canh Tr.đ Đơn vịtính triệu đồng UBND Uỷ ban nhân dân

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    4/95

    iv

    MỤC LỤC Trang

    LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i

    LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... iiDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT............................................. iiiMỤC LỤC................................................................................................................ ivDANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ .................................................................................viiDANH MỤC BẢNG ...............................................................................................viiiDANH MỤC BẢNG............................................................................................... viiiMỞ ĐẦU...................................................................................................................1

    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................31.1. Một số đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng..................................................... 3

    1.1.1 Đặc điểm phân loại.................................................................................... 31.1.2. Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng ................................................3

    1.1.2.1. Đặc điểm phân bố..............................................................................31.2.2.2. Đặc điêm hình thái .............................................................................31.1.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng .........................................................................41.1.2.4. Đặc điểm sinh trưởng.........................................................................41.1.2.5. Môi trường sống ................................................................................41.1.2.6. Khả năng thích nghi với môi trường sống ..........................................51.1.2.7. Đặc điểm sinh sản..............................................................................5

    1.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tr ên thế giới và Việt Nam....................... 61.2.1 Trên thế giới. ......................................................................................... 61.2.2Ở Việt Nam...........................................................................................7

    1.2.2.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng .............................................71.2.2.2 Tình hình dịch bệnh ở tôm thẻ chân trắng.................................111.2.2.3 Quản lý việc nuôi tôm thẻ chân trắng....................................... 13

    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................152.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................................... 152.2. Đối tượng điều tra....................................................................................................15

    2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 152.4. Điều tra thu thập số liệu......................................................................................... 16

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    5/95

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    6/95

    vi

    3.2.4.10. Tỷ lệ sống và năng suất. .................................................................423.2.4.11. Kích cở và giá bán tôm thương phẩm .............................................43

    3.2. 5. Đánh giá hiệu quả nghề nuôi tôm thẻ chân trắng.................................... 43

    3.2.5.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế................................................................. 433.2.5.2 Hiệu quả xã hội. ................................................................................46

    3.3. Hiện trạng công tác quản lý các cơ quan chuyên ngành. .........................................463.3.1 Quản lý vùng nuôi ...................................................................................463.3.2. Quản lý con giống................................................................................... 473.3.3. Quản lý thức ăn, môi trường ...................................................................48

    3.4. Những khó khăn trong nghề nuôi tôm thẻ chân trắng............................................. 48

    3.5. Cơ hội và thách thức đối với nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn hiện nay.. 493.5.1 Cơ hội......................................................................................................493.5.2 Thách thức............................................................................................... 50

    3.6. Định hướng phát triển............................................................................................. 503.7.Các giải pháp phát triển. ...........................................................................................50

    3.7.1. Giải pháp kỹ thuật................................................................................... 503.7.2 Giải pháp về quy hoạch ...........................................................................523.7.3. Giải pháp về quản lý. ..............................................................................533.7.4 Giải pháp về nguồn nhân lực ...................................................................543.7.6 giải pháp về cơ chế chính sách. ................................................................54

    3.7.6.1. Chính sách đầu tư và thu hút đầu tư................................................. 543.7.6.2. Chính sách đất đai............................................................................553.7.6.3. Chính sách tín dụng .........................................................................553.7.6.4. Chính sách hỗ trợ phát triển..............................................................55

    K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 56I. K ết luận...................................................................................................................... 56II. Kiến nghị................................................................................................................... 58

    TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 60I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ............................................................................................60II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH.......................................................................................... . 63

    PHỤ LỤC

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    7/95

    vii

    DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ

    TrangHình 1.1. Hình thái tôm thẻ chân trắng. ......................................................................3

    Hình 1.2. Vòngđời tôm thẻ chân trắng .......................................................................5

    Đồ thị 1.1: Biểu diễn diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng từ năm 2003 – 2009. ............11Đồ thị3.2: Diện tích, tôm thẻ chân tr ắng năm 2007-2008 ........................................ 23Đồ thị3.3: Tỷ lệ giới tính tham gia nuôi trồng thủy sản.............................................25Đồ thị3.4: Trìnhđộ văn hoá của các hộ nuôi tôm toàn tỉnh...................................... 25Đồ thị3.5: Tỷ lệ số năm nuôi tôm của các hộ nuôi.....................................................27Đồ thị3.6: Biểu diễn tỷ lệ chất đáy ao nuôi tôm ........................................................31Đồ thị3.7: Biểu diễn số lần cho ăn trong ngày.......................................................... 37Đồ thị3.8: Biểu thị tỷ lệ sống của các hình thức nuôi............................................... 42

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    8/95

    viii

    DANH MỤC BẢNG Trang

    Bảng1.1 . Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng giai đoạn 2003- 2006 ...........................9Bảng1.2: Di ện tích, sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng 2008 – 2009........................ 10Bảng1.3: Tình hình diễn biến bệnh tr ên tôm thẻ chân trắng năm 2009..................... 12Bảng2.4: Vùng nghiên cứu và số phiếu điều tra....................................................... 16Bảng3.5. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Nghệ An năm 2009.......................... 22Bảng3.6: Diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng năm 2007-2009...................... 23Bảng3.7: K ết quả điều tra độ tuổi của người nuôi tôm tỉnh Nghệ An....................... 24

    Bảng3.8: Tỷ lệ tr ìnhđộ học vấn hộ nuôi các huyện tính theo các cấp....................... 26Bảng3.9: Hình thức nuôi phân theo các huyện .........................................................27Bảng3.10: Đặc điểm diện tích và độ sâu ao nuôi tôm............................................... 28Bảng3.11: Tỷ lệ số hộ có ao chứa tính theo hình thức nuôi của các huyện............... 29Bảng3.12: Tỷ lệ các hộ nuôi có hệ thống cấp thoát nước chung............................... 30Bảng3.13: K ỹ thuật cải tạo ao nuôi ..........................................................................32Bảng 3.14: Chất lượng giống nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm......................... 34Bảng3.15: Mật độ thả giống theo hình thức giữa các huyện..................................... 35Bảng3.16: Thời gian nuôi theo các hình thức ...........................................................36Bảng3.17: Hệ số thức ăn của các hình thức nuôi ......................................................38Bảng3.18: Các bệnh tôm thườ ng gặp trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng.................... 41Bảng3.19: Tỷ lệ sống, năng suất theo các huyện .....................................................42Bảng3.20: Mức độ đầu tư và hiệu quả kinh tế trung bình cho 1 ha nuôi tôm............ 44

    Bảng3.21: Mức độ đầu tư và hiệu quả kinh tế trung bình 1 ha theo hình thức nuôi bánthâm canh của các huyện..........................................................................45

    Bảng3.22: Mức độ đầu tư và hiệu quả kinh tế trung bình 1ha theo hình thức nuôi thâmcanh các huyện ..........................................................................................45

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    9/95

    1

    MỞ ĐẦU

    Trong những năm của thập kỷ 90, nghề nuôi tôm biển đặc biệt là tôm sú thậtsự

    đã tr ở thành ngành sản xuất hàng hoá có hiệu quả cao, động lực chủ yếu thúc đẩy sảnxuất kinh doanhnuôi tr ồng thuỷ sản, góp phần quan trọng trong chiến lược phát triểnkinh tế của đất nước.

    Cùng với hiệu quả của nghề nuôi tôm sú, sự tiến bộ về khoa học - k ỹ thuật đã đẩynhanh công nghệ nuôitheo hướng thâm canh. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả kinhtế mang lại như tăng thu nhập, tạo việc làm, tận dụng mặt nước hoang hoá thì việc nuôitôm súở nước ta nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng hiện nay đang gặp không ít khó

    khăn về môi trường nuôi,sự suy giảm chất lượng nước, về chất lượng con giống do vậnhiều vùng nuôi thường xảy ra dịch bệnh.

    Một giải pháp được nhiều quốc gia sử dụng hiện nay là đa dạng hoá loài nuôi,đikèm với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu trong quá trình sảnxuất nhằm tạo ra cácđàn giống sạch bệnh và nâng cao chất lượng di truyền. Trongđótôm thẻ chân tr ắng là 1 trong những đối tượng được chọn đa dạng hoá loài nuôi trongnuôi tr ồng thuỷ sản.

    Tôm thẻchân tr ắng ( Litopenaeus vannameiBoone,1931 hoặc Penaeus vannami Boone,1931) hiện nay đang nuôi ở nước ta nói chung và Nghệ An nói riênglà đối tượngnhập nội, có nguồn gốc từ Châu Mỹ; tôm phát triển tốt cho năng suất cao, góp phầndạng hoá đối tượng nuôi và sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng cónhững nhược điểm cơ bản như thường mắc những bệnh của tôm sú, mang hội chTaura gây nên dịch bệnh lớn ở Nam Mỹ và các bệnh khác có thể nhiễm sang các đối

    tượng tôm bản địa, làm mất an ninh sinh thái vàảnh hưởng đến đa dạng sinh học, có thểgây thiệt hại nghiêm tr ọng đến sản xuất thủy sản và môi trường tự nhiên.

    Hiện nay, nghề nuôi tômthẻ chân tr ắng tr ên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn đang cònmới, chưa có vùng quy hoạch nuôi cụ thể, người dân chưa nắm r õ quy trình k ỹ thuật vìvậy ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

    Xuất phát từ thực tiễn và được sự đồng ý của Trường Đại học Nha Trang, khoanuôi tr ồng thuỷ sản, Hội đồng xét duyệt đề cươ ng cao học và thầy giáo hướng dẫn, tôi

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    10/95

    2

    thực hiện đề tài "Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân tr ắng Penaeus vannamei Boone,1931 trênđịa bàn tỉnh Nghệ An".

    M ục tiêu đề t ài: Đánh giá hiện trạngk ỹ thuật và hiệu quả kinhtế của các hình

    thức nuôi tôm thẻ chân tr ắng tại địa phươ ng. Trên cơ sở đó lựa chọn các biện pháp kỹthuật, biện pháp quản lý phù hợp đảm bảo nâng cao năng suất và ổn định cho nghề nuôitôm phát triểntheo hướng bền vững.

    Ý nghĩa của đề t ài:- Ý ngh ĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để định hướng

    phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân tr ắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Ý ngh ĩa thực tiễn: Tận dụng tiềm năng hiện tại của địa phương để phát triển n

    nuôi tôm thẻ chân tr ắngtheo hướng bền vững và nâng cao trìnhđộ kỹ thuật cho người nuôi,góp phần nâng cao đời sống và hiệuquả kinh tế cho người nuôi.

    N ội dung đề t ài:- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm thẻ

    chân tr ắng. - Điều tra hiện trạng kỹ thuật nuôi tôm thươ ng phẩm qua các chỉ tiêu chủ yếu sau:

    Hình thức nuôi,Hệ thống công tr ình nuôi, mùa vụ nuôi, Kỹ thuậtthả giống, Chăm sóc,quản lý và thu hoạch.

    - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi tôm thươ ng phẩm: bán thâmcanh và thâm canh thông qua các chỉ tiêu: năng suất, sản lượng, tổng chi phí, tổng thunhập, lợi nhuận.

    - Đềxuất một số giải pháp: Trên cơ sở kết quả điều tra để đề xuất một số g pháp sau:

    + Về kỹ thuật: Chọn hình thức nuôi, Hệ thống công tr ình nuôi, mùa vụ nuôi, Kỹthuật thả giống, Chăm sóc, quản lý và thu hoạch đem lại hiệu quả tốt nhất.

    + Về quản lý: Kiểmdịch con giống, mùa vụ nuôi, quan trắc cảnh báo môi trường,tập huấn, chính sách (hỗ trợ dịch bệnh, vay vốn, sử dụng đất…), quy hoạch vùng nuôi…

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    11/95

    3

    CHƯƠ NG 1. TỔNG QUAN1.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM THẺ CHÂN TR ẮNG.

    1.1.1Đặc điểm phân loại:

    Ngành: ArthopodaLớp:Crustacea

    Bộ: Decapoda Họ: Penaeidea

    Giống: Penaeus/LitopenaeusLoài : P. vannameiBoone,1931

    L. vannameiBoone, 1931 [23]

    Tên thường gọi: - Tôm bạc Thái Bình Dươ ng.- Camaron blanco, Whiteleg shrimp- Tên của FAO:Camaron patiblanco- Tên Việt Nam:Tôm chân tr ắng, tôm thẻ chân tr ắng, tôm he chân tr ắng.

    1.1.2. Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng 1.1.2.1 Đặc điểm phân bố Pennaeus vannamei không phải là loài tôm bản địa ở châu Á. Tôm thẻ chân tr ắng

    có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo đông Thái Bình Dương kéo dài từ phía nam Peruđến phía bắc Mehico, nhiều nhất ở gần Equado[23].

    1.1.2.2 Đặc điêm hình thái

    Hình 1.1. Hình thái tôm thẻ chân tr ắng.

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    12/95

    4

    Nhìn bên ngoài tôm thẻ chân tr ắng giống với tômthẻ Trung Quốc (Pennaeuschinensis), và tôm bạc(Penaeus merguiensis). Tôm có màu tr ắng đục, tr ên thân khôngcó đốm vằn, chân bò có màu tr ắng ngà nên gọi là tôm thẻ chân trắng, chân bơi có màu

    vàng, các vành chân đuôi có màu đỏ nhạt và xanh. Râu tôm có màu đỏ gạch và dài gấprưỡi lần chiều dài thân, chủy tôm có 8- 9 răng cưa ở gờ phía tr ên, có 2 – 4 (đôi khi có 5- 6) răng cưa ở phía bụng. Vỏ giáp có những gai gân và gai râu r ất r õ, không có gai mắtvà gai đuôi, không có r ãnh sau mắt, đường gờ sau chủy khá dài. Có 6 đốt bụng, 3 đốtmang tr ứng, r ãnh bụng rấthẹp, gai đuôi không phân nhánh[36].

    1.1.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng Tôm thẻ chân tr ắng là loài ăn tạp, giống như các loài tôm khác, thành phần dinh

    dưỡng trong thức ăn của chúng cũng cần một tỷ lệ thích hợp các chất như: Protit, gluxit,lipit, vitamin, khoáng chất.Thành phần dinh dưỡng thiếu hoặc không đủ các chất sẽ ảnhhưởng đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm. Khả năng chuyển hóa thức ăn củatôm thẻ chân tr ắng rất cao, không đòi hỏi thức ăn có hàm lượng protein cao, 35% proteinđược coi là thích hợp hơn cả (Tôm sú 40% protein, tômthẻ Nhật Bản là 60% proteintrong thức ăn ) [36].

    Trong ao nuôi, tôm có thể ăn những thức ăn hữu cơ nên trong ruột luôn có thứcăn. Chúng bắt mồi linh hoạt, khả năng bắt mồi tương đương nhau nên ít bị phân đàn.

    1.1.2.4. Đặc điểm sinh trưởng Tôm thẻchân tr ắng là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt là tháng nuôi đầu

    tiên, mỗi tuần có thể tăng 3g vớimật độ 100/m2, tới cỡ 30g tôm lớn chậm dần 1g/tuần.Do đó trong quá tr ình nuôi giaiđoạn đầu cần chú ý tăng lượng thức ăn và đảm bảo thành phần dinh dưỡng đầy đủ nhằm tận dụng hết khả năng lớn của tôm, rút ngắn thời

    nuôi.Theo Viện Hải Dương Học Hawaii (1992), trong điều kiện nuôi thương phẩm m

    độ 100con/m2 sau 60 ngày nuôi có thể đạt 23g/con, tuổi thọ của tôm thẻchân tr ắng ítnhất là 32 tháng [36].

    1.1.2.5. Môi trường sống Trong tự nhiên tôm sống nơi đáy cát, độ sâu 0- 72m, nhiệt độ nước 25- 320C, độ

    mặn 28- 34‰, pH từ 7.7- 8.3. Tôm trưởng thành tích sống ở vùng ven biển, tôm con ưa

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    13/95

    5

    sống ở vùng cửa sông nơi có nguồn dinh dưỡng dồi dào. Ban ngày tôm vùi mình trong bùn, ban đêm đi kiếm ăn, tôm lột xác vào ban đêm.

    Trong môi trường thí nghiệm thì ít thấy tôm ăn thịt lẫn nhau, nhờ tập tính này mà

    tỉ lệ hao hụt thấp hơn tôm Sú rất nhiều [36].1.1.2.6. Khả năng thích nghi với môi trường sống

    - Độ mặn: Tôm thẻ chân tr ắng thích nghi với biên độ rộng muối từ 0- 50‰,chúng có thể sinh trưởng được trong cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Khoảng mặn cho tôm phát triển là 10 - 30‰ [36].

    - Nhiệt độ: Tôm sống trong phạm vi từ 9- 410C, tuy nhiên nhiệt độ tốt cho tôm phát triển là 25 - 320C, song chúng vẫn thích nghi được khi nhiệt độ thay đổi lớ n. Theo

    J. Wyban và ctv (1995), đối với cỡ tôm

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    14/95

    6

    - Mùa vụ sinh sản: Khu vực có tôm phân bố tự nhiên quanh năm đều bắt đượtôm cái mang tr ứng. Mùa vụ sinh sản của tômthẻ chân trắng có thể chênh lệchtheo từngvùng từng vĩ độ. Ven biển phía bắc Equado tôm đẻ từ tháng 3 đến tháng 8 nhưng đẻ rộ

    vào tháng 4 – 5.Ở biển Peru mùa tôm đẻ từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau [36].- Giao v ĩ: Tômthẻ chân tr ắng có túi tinh hở. Tôm đực và tôm cái thường tìm

    nhau giao v ĩ sau khi hoàng hôn, tôm đực phóng các chùm tinh từ cơ quan giao cấu chodính vào đôi chân bò thứ 3 đến thứ 5 của con cái, con cái sẽ đẻ sau vài giờ, trong điềukiện nuôi tỷ lệ giao vĩ có kết quả rất thấp [36].

    - Sức sinh sản: Tôm cái có khối lương 30 – 45g là có thể tham gia sinh sản. Sứcsinh sản tuyệt đối của tômthẻ chân tr ắng là 10 - 25 vạn trứng/tôm mẹ. Trứng có đường

    kính trung bình 0,22mm. Sau khi tr ứng thụ tinh 14 – 16 giờ thì tr ứng nở ra ấu tr ùng Nauplius. Quá trình biến thái của ấu tr ùng tr ải qua 6 giai đoạn Nauplius, 3 giai đoạnZoea, 3 giai đoạn Mysis, r ồi đến Potslarve.

    1.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt Nam. 1.2.1 Trên thế giới.

    Tôm thẻ chân tr ắng là loài tôm được nuôi phổ biến nhất ở Tây bán cầu, chiếmhơn 70% các loài tômthẻ Nam Mỹ. Sản lượng tômthẻ chân tr ắng chỉ đứng sau tổng sảnlượng tôm Sú nuôi tr ên thế giới. Các quốc gia Châu Mỹ như Ecudo, Mehico,Panama…là những nước có nghề nuôi tômthẻ chân tr ắng phát triển từ đầu năm 90.Trong đó Ecuado là quốc gia đứng đầu về sản lượng, riêng năm 1998 đạt 131.000 tTổng sản lượng của tômthẻ chân tr ắng ở các nước Châu Mỹ vào khoảng 200.000 tấn,đạt giá tr ị 1,2 tỷ USD vào năm 2002 [38].

    Các nước Châu Á:Tôm thẻ chân trắng ( Penaeus vannamei) được đưa vào nuôi

    thử nghiệm tại Châu Á từ năm 1978-1979. Tuy nhiên chỉ từ năm 1996, loài tôm này mớiđược đưa vào kinh doanh tại Trung Quốc đại lục và Đài Loan, sau đó là tại một số nưven biển Châu Á khác trong năm 2000-2001. Đầu năm 1996, Penaeus vannameiđượcđưa tới Châu Á để nuôi thương phẩm, bắt đầu là tại Trung Quốc đại lục, Đài Loan và sauđó được mở rộng tới Phi-lip-pin, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Ấn Độ.Trung Quốc ngày nay đã có ngành công nghiệp nuôi tômthẻchân tr ắng mở rộng và pháttriển. Trong năm 2002, Trung Quốc đại lục đã sản xuất hơn 270.000 tấn, trong năm 2003

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    15/95

    7

    là 300.000 tấn (chiếm 71% tổng sản lượng tôm của cả nước), cao hơn sản lượng hnay của khu vực Châu Mỹ[38].

    Các quốc gia Châu Á khác hiện đang phát triển nuôi loài tôm này là Thái Lan

    (sản lượng trong năm 2003 là 120.000 tấn), Việt Nam và Inđônêsia (trong năm 2003,mỗi nước đạt 30.000 tấn), Đài Loan, Phi-lip-pin, Malaysia vàẤn Độ sản xuất khoảngvài nghìn tấn.

    Tổng sản lượng tôm thẻ chân trắng ở châu Á năm 2002 là 316.000 tấn, đến năm

    2003 là 500.000 tấn, với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 4 tỷ USD(FAO,

    2003). Tuy nhiên, không phải tất cả sản phẩm đều dành cho xuất khẩu vì tại một số nước

    Châu Á, nhu cầu tiêu dùng trong nước là r ất lớn[38].Riêngở Thái Lan, nước có nghề nuôi tôm công nghiệp phát triển hàng đầu th

    giới, trước đây nuôi tôm sú ( Penaeus vannamei) là chủ yếu thì nayđã chuyển mạnh sangnuôi tôm thẻ chân trắng. Sản lượng tôm thẻ chân trắng của Thái Lan năm 2006 đạ500.000 tấn, chiếm 95% sản lượng tôm nuôi của nước này, của Trung Quốc là 600.000tấn chiếm 62% tổng sản lượng tôm nuôi [38].

    Theo tổ chức thế giới (FAO) sản lượng của tômthẻ chân tr ắng năm 2007 chiếm

    80% tổng sản lượng tôm nuôi, trong đó 85% sản lượng tập trung ở các nước Đông NaÁ. Các nước nuôi nhiều tômthẻ chân tr ắng là: Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia,Malayxia, Philipin, Ecuador, Mehico, Panama, Hundurat, Brazin, Mỹ [38].

    Theo báo cáo tại hội nghị Goal (Globle Outlook For Aquaculture Leadership2007 ) diễn ra tại Madrid (Tây Ban Nha) của TS James Anderson cho thấy tốc độ tăntrưởng tôm nuôithế giới đang phụ thuộc vào tôm thẻ chân tr ắng. Đặc biệt việc phát triểnloài tôm nàyở Châu Á là nhân tố quyết định. Giai đoạn từ năm 2001 đến 2006, trong khi

    tôm sú chỉ duy tr ì ở một sản lượng nhất định thì ở Châu Á tômthẻ chân tr ắng đã nhảyvọt lên 1,5 – 1,6 triệu tấn (năm 2006) và ước đạt 1,8 triệu tấn (năm 2009) [38].

    Như vậy xu hướng chung của thế giới là chuyển mạnh từ nuôi các loài tôm khácsang tôm thẻ chân tr ắng.

    1.2.2ỞViệt Nam 1.2.2.1 Tình hình nuôi tôm th ẻ chân tr ắng Tôm thẻ chân trắng P. vannamei lần đầu tiên được nhập từ Đài Loan vào nuôi thử

    ở Bạc Liêu từ tháng 1 năm 2001, sau đó tôm bố mẹ và tôm giống được nhập từ Đài

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    16/95

    8

    Loan, Hawaii và Trung Quốc. Đây là loài tôm thẻ ngoại lai duy nhất được nhập vào Việt Nam. Tôm được nuôi ở một số địa phương, có nơi dân nuôi tự phát, có nơi tỉnh cho côty TNHH thuê đất để sản xuất giống để nuôi tôm thịt. Do đây là một đối tượng mới nhập

    vào Việt Nam nên Bộ Thuỷ sản yêu cầu các cơ sở nuôitôm thẻ chân trắng phải thực hiệnnuôi khảo nghiệm.

    Năm 2004 tổng sản lượng Tômthẻ chân tr ắng đạt khoảng 5.000 tấn; diện tíchnuôi 1.600 ha; tổng diện tích có tôm bị bệnh là trên 110 ha.

    Một số địa phươ ng nuôiđạt kết quả tốt kể cả về năng suất và sản lượng. Tại tỉnhQuảng Ninh, tổng số tôm giống đã thả nuôi là 376 triệu con, nhiều cơ sở nuôi tôm đạtnăng suất và sản lượng cao, có đơ n vị đạt tới năng suất 18 tấn/ha/vụ (Trung tâm khoa

    học và sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh). Tỉnh Quãng Ngãi nuôi tôm trên cátở cả 2vụ, đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm, xoáđói giảm nghèo cho nhândân vùng bãi ngang ven biển. Có 340 hộ nuôi tr ên tổng diện tích 85 ha, sản lượng đạt800 tấn, cỡ tôm khi thu hoạch 60-70 con/kg, năng suất bình quân 9,4 tấn/ha; Đồng Naicó 17 hộ nuôi bằng con giống nhập từ Viện Nghiên cứu nuôi tr ồng thuỷ sản 3, đượckiểm dịch, nuôi với mật độ 40- 50 con/m2 thời gian nuôi trung bình 80-90 ngày, không phát hiện thấy bệnh, năng suất bình quân 5 tấn/ha, cỡ tôm thu hoạch: 50-60 con/kg, lãitrên 100 triệu đồng/ha...Một số cơ sở nuôi đạt kết quả tốt: Công ty xuất khẩu thuỷ sản IIQuảng Ninh nuôi 18 ha đạt sản lượng 176 tấn, năng suất bình quân gần 10 tấn/ha, cỡtôm thu hoạch 50-70 con/kg; Công ty Công nghệ Việt Mỹ có nhiều cơ sở nuôitôm thẻchân tr ắng (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hà T ĩnhvà Quảng Trị). Công ty nuôi 2vụ tr ên diện tích 346 ha, tổng lượng giống thả nuôi là 271 triệu con mật độ trung bình 80con/m2, tôm phát triển nhanh, tỷ lệ sống cao, năng suất đạt 7 tấn/ha, sản lượng 2.422

    tấn...Công ty Đầu tư phát triển Hạ Long nuôi năng suất 11 tấn/ha/vụ; Tr ên địa bàn tỉnhPhú Yên có 30 ha của Công ty Asia Hawaii và 4,2 thuộc dự án của KHCN nuôi tr ênvùngđất cát ven biển, đạt năng suất bình quân 6 tấn/ha/vụ và trong quá trình nuôi khôngxảy ra dịch bệnh. Đây được xem là mô hình nuôiđạtnăng suất và hiệu quả cao ở tỉnhnày [24].

    Năm 2003 tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của cả nước là 691ha, sau 03năm nuôi diện tích tăng lên gấp gần 08 lần năm 2006 (5.446ha), trong đó tập trụng ở haikhu vực miền Bắc và miền Trung. Kể từ khi du nhậ p tôm thẻ chân trắng vào nuôi thương

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    17/95

    9

    phẩm tại Việt nam cho tới năm 2006 thì diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tại các tỉnhven biển khu vực miền Bắc vẫn chiếm ưu thế với 3.336 ha cònở miền Trung đạt ở mức2.110 ha.

    Bảng 1.1. Diện tích nuôitôm thẻ chân tr ắng giai đoạn 2003- 2006ĐVT: ha

    TT Địa phương Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Miền Bắc 444 1.109 1.100 3.3362. Miền Trung 247 491 498 2.1103. Miền Nam 0 0 0 0

    Cả nước 691 1.600 1.598 5.446

    (Nguồn: Báo cáo cục nuôi ngày 25 tháng 3 năm 2009) Đến cuối năm 2007, diện tích nuôi tômthẻ chân tr ắng tr ên cả nước là 6.100 ha.

    Nhìn chung, Trong giaiđoạn từ 2007 – 2009, phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển nhanh tr ên cả nước.Diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung nhiều ởcác tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận khoảng 13.127 ha, chiếm 81% tổngdiện tích nuôi tômthẻchân tr ắng củacả nước. Các tỉnh ven biển Nam Bộ do mới phát

    triển nuôi thí điểm nên diện tích nuôi mới chỉ đạt 3.484 ha, chiếm 19% tổng diện tíchnuôi tôm chân tr ắng của cả nước.Quảng Ninh là địa phương có diện tích thả nuôi tômchân tr ắng nhiều nhất cả nước với 4.050 ha, chiếm 24,4% diện tích tôm chân trắngnước. Đứng thứ hai là tỉnh Phú Yên (1.596 ha, chiếm 9,6% diện tích nuôi của cả nước),tiếp đến là các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Long An, Quảng Ngãi, Quảng Bình vàQuảng Nam (Báo cáo tôm chân trắng 2009- Cục nuôi trồng thuỷ sản).

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    18/95

    10

    Bảng 1.2: Di ện tích, sản lượng nuôi tômthẻ chân tr ắng2008 – 2009.

    Năm 2008 Năm 2009STT Địa phương Diện tích thả

    nuôi (ha)

    Sản lượng

    thu (tấn)

    Diện tích

    thả nuôi (ha)

    Sản lượng

    thu (tấn) 1 Quảng Ninh 7.913 2.200 4.050 2.640

    HảiPhòng 58 610 57 5203 Thái Bình 5 20 55 164 Nam Định 267 1.350 35 8005 Ninh Bình 5 18 3 156 Thanh Hoá 80 280 7 3807 Nghệ An 130 425 250 1.2368 Hà T ĩnh 400 320 100 2409 Quảng Bình 125 1.200 589 2.30010 Quảng Trị 170 580 230 1.28011 TT Huế 69 206 230 1.50212 Đà Nẵng 25 90 352 75513 Quảng Nam 700 3.448 534 3.04714 Quảng Ngãi 503 5.355 592 4.124

    15 BìnhĐịnh 223 1.704 157 1.27616 Phú Yên 671 2.224 1.596 6.19617 Khánh Hoà 900 3.060 37 21018 Ninh Thuận 700 5.003 612 4.77419 Bình Thuận 662 4.732 674 6.59020 Bà R ịa VT 35 256 530 3.23121 T.p HoChiMinh 119 240 42422 Long An 120 240 616 1.053

    23 Tiền Giang 368 1.987 253 1.12824 Bến Tre 176 752 57 24025 Trà vinh 29 - 47 37126 Sóc Trăng 145 488 32 25627 Bạc Liêu 84 510 158 93428 Cà Mau 13 117 30 27029 Kiên Giang 200 4.380 260 2.565

    Tổng Cộng 14.895 73.590 16.611 48.373

    ( Nguồn: Báo cáo nuôitôm thẻ chân trắng - cục NTTS 2009)

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    19/95

    11

    1598

    6100

    16611

    14895

    54461600

    02000400060008000

    1000012000

    140001600018000

    Năm2004

    Năm2005

    Năm2006

    Năm2007

    Năm2008

    Năm2009

    ha

    Đồ thị 1.1: Biểu diễn diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng từ năm 2003 – 2009.

    1.2.2.2 Tình hình d ịch bệnh ở tômthẻ chân tr ắng. Năm 2004 dịch bệnh trên tôm thẻchân tr ắng đã xảy ra ở một số nơ i như: Quảng

    Nam (20ha, có khả năng là bệnh Taura: thân tôm có màu hồng, riêng đốt bụng thứ 5 cómàu tr ắng); Bình Định (20 ha nuôi 2 vụ chưa xác định r õ bệnh và nguyên nhân gây bệnh); Ninh Bình (bị bệnh đốm trắng). Tại Quãng Ngãi, sau khi nuôi thắng lợi ở vụ 1 và2, một số nuôi vụ 3 và đã để tôm bị bệnh, gây chết hàng loạt tr ên 80% diện tích nuôi (20ha) với những triệu chứng như mềm vỏ, thân. Tôm nuôi ở một số nơ i có hiện tượng bị bệnh đen mang. chìm xuống đáy, toàn thân có màuđỏ hoặc hồng, tỷ lệ chết cao trongvòng 2-3 ngày nhưng không xảy ra tr ên diện rộng (Bình Định, Bà R ịa Vũng Tàu). Mộtsố nơ i nuôi 2- 3 vụ, vụ đầu đạt kết quả tốt nhưng vụ sau dễ bị bệnh (như ở BìnhĐịnh: 30ha nuôi vụ 1 đạt kết quả tốt, 20 ha nuôi vụ 2 bị bệnh 100%; ở Quảng Ngãi khoảng 20 ha

    tôm nuôi vụ 3 bị bệnh) [9] [10]. [11]. Người nuôi tôm ở một vài địa phươ ng cho r ằng đối với vùngđã có một thời nuôi

    tôm súđạt kết quả tốt, nay môi trường bị suy thoái hoặc do dịch bệnh, không còn phùhợp cho việc nuôi tôm sú nữa, có thể chuyển sang nuôitôm thẻ chân trắng để đạt hiệuquả kinh tế cao. Song thực tế đã cho thấy tôm thẻ chân tr ắng cũng có thể bị nhiễm những bệnh thường gặp ở tôm bản địa, chủ yếu là tôm sú. Về bệnh Taura, Viện nghiên cứu nuôitr ồng thuỷ sản II đã phát hiện 1 mẫu tôm bị bệnh. Tại Đầm Hà Quảng Ninh đề tài nghiên

    cứu do Viện Công nghệ sinh học chủ tr ì cũng đã phát hiện bệnh này [20].

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    20/95

    12

    Theo Cục Nuôi trồng thuỷ sản, năm 2009 diện tích nuôi tômthẻchân tr ắng bịthiệt hại do bệnh là: 2.196 ha/ 16.611ha thả nuôi, chiếm 13,2% cao hơn 9,5% so vớicùng k ỳ năm 2008 (470/12.411 ha, chiếm 3,7%). Thiệt hại khoảng 243 triệu con giốn

    giá tr ị khoảng 7 tỷ đồng.Bảng 1.3: Tình hình diễn biến bệnh tr ên tôm thẻ chân tr ắng năm 2009

    STT Địa phương Diện tích tôm bị bệnh (ha)

    1 Quảng Ninh 2322 Thái Bình3 Nam Định 294 Nghệ An 205 Hà T ĩnh 296 Quảng Nam 617 BìnhĐịnh 268 Phú Yên 789 Khánh Hoà 1.500

    10 Ninh Thuận 6811 Bình Thuận 3112 Long An 1013 Tiền Giang 2224 Bến Tre 6515 Trà vinh 316 Sóc Trăng 5

    17 Bạc Liêu 19Tổng cộng 2.198

    ( Nguồn: báo cáotôm thẻ chân trắng - C ục NTTS 2009) Nhìn vào bảng1.3 ta thấy tỉnh bị thiệt hại nhiều nhất là Khánh Hòa: 1.500 ha và

    Quảng Ninh: 232 ha, diện tích bị bệnh của 02 tỉnh này chiếm 83,4 % tổng diện tích nuôitôm thẻ chân trắng bị bệnh tr ên cả nước.

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    21/95

    13

    1.2.2.3 Qu ản lý việc nuôi tômthẻ chân tr ắng: Để định hướng phát triển và quản lý tômthẻchân tr ắng, Bộ Thủy sản trước đây

    đã ban hành Chỉ thị số 01/2004/CT-BTS, ngày 16/1/2004 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về

    việc tăng cường quản lý tômthẻchân tr ắng ở Việt Nam, trong đó nói r õ: “Không tiếnhành sản xuất tômthẻchân tr ắng tại các trại sản xuất tôm sú và giống tôm khác; chỉđược phép nuôi tômthẻchân tr ắng tại các khu vực ao, đầm nuôi có sự tách biệt nhằmđảm bảo không lây lan dịch bệnh cho các đối tương nuôi khác…”; Thông báoý kiến kếtluận của Thứ trưởng Nguyễn Việt Thắng ngày `15/3/2005 về hội thảo tômthẻchân tr ắngở Việt Nam ngày 4 và 5 tháng 4 năm 2005 nêu r õ: “…phát triển tômthẻchân tr ắng phảitheo quy hoạch, phải có biện pháp dảm bảo an toan sinh học”; Công văn số 475/TS-

    NTTS ngày 6/3/2006 của Bộ Thủy sản về việc phát triển nuôi tôm thẻ chân tr ắng: “Bộchủ trương trước mắt các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tỉnhBà R ịa-Vũng Tàu; thành phố Hồ Chí Minh không được sản xuất giống và nuôi tôm thẻchân tr ắng”; Công văn số2446/.BTS-CL, ATVSTS ngày 23 tháng 10 năm 2006 “Về việc tăng cường quản lýtômthẻ chân trắng ở Việt Nam”. Đi đôi với định hướng phát triển và chỉ đạo quản lý sảnxuất, Bộ Thủy sản đã ban hành Quyết định số 176/QĐ-BTS ngày 1/3/2006 “Về việc banhành một số quy định tạm thời đối vớitôm thẻ chân trắng” [8].

    Qua 4 năm chỉ đạo thực hiện việc nuôitôm thẻ chân trắng ở nước ta và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản III đã nghiên cứu sản xuất giống và nuôi khảo nghiệm,nhìn chung quản lý và phát triển đúng hướng; cơ bản đảm bảo an toàn sinh học, tr ình độk ỹ thuật nhiều nơi được cải thiện. Đảm bảo vùng nuôi tôm sú tr ọng điểm của cả nước ởđồng bằng sông Cửu Long đã phát triển tương đối ổn định, đảm bảo được mục tiêuchương tr ình phát triển thủy sản đặt ra.Tôm thẻ chân trắng đã và đang nuôi phát triển

    theo chiều hướng tốt trên vùng đất thịt, đất cát từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, sảnlượngtôm thẻ chân trắng chiếm 5-7% sản lượng tôm nuôi tr ên phạm vi cả nước, nhiềucơ sở nuôi đạt năng suất cao từ 12-24 tấn/ha, hiệu quả kinh tế khá, thị trường thế giới cónhu cầu lớn, góp phần an sinh xã hội và ngày càng có nhiều nhà đầu tư muốn nuôitômthẻ chân trắng. Tuy nhiên,ở một số địa phương nhiều hộ nuôitôm thẻ chân trắng vẫn bịthua lỗ là do việc phát triển nuôi khôngtheo quy hoạch, việc chấp hành quy định tạmthời về nuôitôm thẻ chân trắng ở nhiều hộ nuôi không nghiêm chỉnh, đặc biệt khâu sử

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    22/95

    14

    dụng giống tuỳ tiện chất lượng kém, thiếu nước ngọt, nước ngầm dẫn đến nuôi không hiệu quả, đồng thời một số địa phương quản lý không chặt chẽ [8].

    Định hướng phát triển nuôi tôm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

    trong những năm tới tôm sú vẫn là đối tượng nuôi chủ lực tại đồng bằng Nam Bộ. Tuynhiên, để đa dạng hoá đối tượng nuôi và sản phẩm xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập, tậndụng tiềm năng diện tích đủ điều kiện phát triểntôm thẻ chân trắng, Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn ra Chỉ thị: Số: 228/CT-BNN-NTTS ngày 25 tháng 01 năm 2008 vềviệc phát triển nuôi tômthẻ chân tr ắng:

    - Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển (gọi chung là các tỉnh): Đốivới các tỉnh Nam Bộ (đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long) được nuôitôm thẻ

    chân tr ắng theo hình thức thâm canh tại các cơ sở đủ điều kiệntheo tiêu chuẩn: “28 TCN191: 2004 Vùng nuôi tôm - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm” (gọi tắt 28TCN 191: 2004), ban hành kèm theo Quyết định số 02/2004/QĐ-BTS, ngày 14/1/2004của Bộ Thủy sản. Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận được nuôitôm thẻ chân trắng theo nhu cầu của các nhà đầu tư và nằm trong vùng quy hoạch nuôi tôm của địa phương.

    - Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long trại sản xuất tôm giống phải nằtrong vùng sản xuất giống tập trung đã được Bộ quy hoạch, kiểm soát chặt chẽ quá tr ìnhsản xuất, công suất 500 triệu tôm PL15/năm trở lên; đối với các tỉnh ven biển từ Quả Ninh đến Bình Thuận trại sản xuất tôm giống phải nằm trong vùng đã được Bộ và địa phương quy hoạch, kiểm soát chặt chẽ qúa tr ình sản xuất, công suất 250 triệu tômPL15/năm trở lên.

    - Yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo Sở Thủy sản và Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn phối hợp với các sở, ban, Ngành, huyện thị ở địa phương quản lý,

    chỉ đạo, hướng dẫn phát triển nuôitôm thẻ chân trắng theo k ế hoạch, quy hoạch; kiểmtra và xử lý nghiêm những trường hợp nuôitôm thẻ chân trắng không đúng quy định tạitiêu chuẩn “28 TCN 191:2004”; sản xuất, lưu hành tôm giống không đạt tiêu chuẩn chấtlượng; đểtôm thẻ chân trắng thoát ra cácvùng nước xung quanh; gây ô nhiễm môitrường, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh vùng nuôi và các quy định khác của ngành; mọi vi phạm phải kiên quyết huỷ và xử phạt nghiêm [8].

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    23/95

    15

    CHƯƠNG2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    2. 1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. - Thờigian: từ 1/1/2010đến6/2010.- Địa điểm: Huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc,Thị xã Cửa Lò Tp.Vinh

    tỉnh Nghệ An.2.2. Đối tượng điều tra: Các hộ nuôi tômthẻ chân tr ắng 5 huyện và các thành

    phần khác có liên quan. 2.3. Phươ ng pháp nghiên cứu.

    SƠ ĐỒ KHỐI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

    Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải phápnghề nuôi tôm thẻ chân trắng Penaeusvannamei trên địa bàn tỉnh Nghệ An

    Hoạt động điều tra

    Điều kiện tựnhiên, tiềm

    năng

    Điều kiệnkinh tếxã hội

    Hiện trạng kỹ thuậtnghề nuôi tôm thẻchân trắng thươ ng

    phẩm

    Hiệu quả kinh tếnuôi tôm thẻ chân

    trắng thươ ngphẩm

    Đánh giá hiện trạng phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng vànhững thuận lợi, khó khăn

    Kiến nghị, đề xuất giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý phù hợp

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    24/95

    16

    2.4. Điều tra thu thập số liệu. 2.4.1 S ố liệu thứ cấp:Các số liệu đã được công bố của Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục NTTS, Cục

    thống k ê Nghệ An, UBND 5 huyện ven biển, UBND các xã có nuôi tr ồng thuỷ sản sốliệu thống k ê và các danh sách, báo cáo có liên quan.

    Số liệu thu thập:- Số liệu về điều kiện tự nhiên của địa phươ ng: Vị trí địa lý, tiềm năng diện tích

    mặt nước, diện tích bãi cát, khí hậu, sông ngòi, chế độ thuỷ văn, hiện trạng sử dụng đất,quỹ đất của địa phươ ng.

    - Số liệu về điều kiện kinh tế xã hội của địa phươ ng: Dân số, lao đông, trìnhđộ

    học vấn, lực lao động, số hộ số và số lao động tham gia nuôi nuôi tômthẻ chân tr ắng. - Định hướng phát triển, quy hoạch, Đề án- Dự án, các thể chế quản lý, chính

    sách.2.4.2 Thu th ập số liệu sơ cấp:- Tiến hành thu thập số liệutheo mẫu phiếu điều tra về hiện trạng nghề nuôi tôm,

    Hình thức nuôi, hệ thống công tr ình nuôi, mùa vụ nuôi, chuẩn bị ao nuôi (cải tạo, diệttạp, bón phân gây màu nước), thả giống (chất lượng, mật độ, phương pháp), chăm sóc vàquản lý (cho ăn, quản lý môi trường ao nuôi, các bệnh thường gặp và biện pháp phòngtr ị…) và hiệu quả kinh tế (năng suất, sản lượng, tổng chi phí, tổng thu nhập, lợi nhuận).

    Bảng2.4: Vùng nghiên cứu và số phiếu điều tra

    Huyện Số hộ nuôi Số hộ điều tra Tỷ lệ % Quỳnh Lưu 350 54 15,4

    Diễn Châu 220 24 11 Nghi Lộc 200 20 10Tp.Vinh 154 20 12,9Cửa Lò 2 2 100

    Tổng 925 120 13

    Số mẫu được điều tra ngẫu nhiên trong các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh.

    Mặc dù tỷ lệ phần trăm số hộ điều tra còn thấp nhưng số mẫu điều tra đã thõa mãn yêu

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    25/95

    17

    cầu số mẫu của cuộc điều tra thống k ê và k ết quả mà chúng tôi thu được đã thể hiện khárõ hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinhtế của các nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tr ênđịa bàn tỉnh Nghệ An.

    - Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) để thu thập cásố liệu. Trao đổi, phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi tôm, cán bộ kỹ thuật về vấn đề liên quan.

    2.5. Xử lý và phân tích số liệu hiện trạng và hiệu quả kinh tế: * X ử lý và phân tích s ố liệu. Các số liệu thu được được mã hoá và xử lýtheo từng chuyên đề riêng biệt dựa

    theo bộ câu hỏi: * Các ch ỉ ti êu đ ánh giá hi ệu quả kinh tế của các hình th ức nuôi. Các ch ỉ ti êu xác định kết quả sản xuất: + Giá tr ị sản xuất (GO)

    n

    iii P QGO

    1

    Trongđó: GO là giá tr ị sản xuất Qi là khối lượng sản phẩm thứ i

    Pi là giá tr ị của sản phẩm i tươ ngứng. + Năng suất:

    Sản lượng tôm thu hoạch Năng suất=

    Diện tích mặt nước nuôi tôm + Tổng chi phí sản xuất.

    Lợi nhuận = Giá trị sản xuất – Tổng chi phí * Ph ươ ng ti ện xử lý và phân tích s ố liệu:

    - Xử lý số liệu: sử dụng phần mềm exel và các phươ ng pháp thống k ê kinh tếkhác.

    - Sử dụng công cụ SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities and Threats):Phân tích các vấn đề: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong nuôi tôm tại Nghệ An.

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    26/95

    18

    - Phân tích số liệu: số liệu thu thập sau khi mã hoá và nhập vào máy tính sẽ được phân tích sử dụng cáchàm thống k ê như hàm Sum, Average, hàm Min, Max...và dựavào các chỉ số này để rút ra nhận xét sau khi đã tiến hành phân tích so sánh

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    27/95

    19

    CHƯƠ NG 3K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    3.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hộicủa tỉnh Nghệ An.

    3.1.1. Đi ều kiện tự nhi ên:3.1.1.1. V ị trí địa lý Tỉnh Nghệ An thuộc trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, tọa độ địa lý từ 18033'10"

    đến 19024'43" v ĩ độ Bắc và từ 103052'53" đến 105045'50" kinh độ Đông. Diện tích tựnhiên toàn tỉnh là 16.488,45km2, chiếm 5,1% diện tích tự nhiên toàn quốc. Phía Bắc giáptỉnh Thanh Hoá với đường biên dài 196,13 km; Phía Nam giáp tỉnh Hà T ĩnh với đường biên dài 92,6 km; Phía Tây giáp nước bạn Lào với đường biên dài 419 km; Phía Đông

    giáp với biển Đông với bờ biển dài 82 km [25].Vị trí địa lý này tạo cho Nghệ An có điều kiện việc trong việc giao lưu kinh tế-

    xã hội, xây dựng phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế. 3.1. 1.2. Địa hình, sông ngòi, m ặt nước Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Tr ường Sơn, địa hìnhđa dạng, phức tạp và bị

    chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây- Bắc xuống Đông- Nam. Vùng biển và ven biển có địa hình trung bình thấp, phân hoátheo chiều dọc, khá bằng phẳng, phía tây là đồi thấp, tiếp đến là đồng bằng, cồn cát, bãi triều. Nhiều núi nhôra sát biển và địa hình bị chia cắttheo lưu vực sông. Với đặc điểm này, tạo ra nhiều điềukiện để hình thành và phát triển các khu công nghiệp chế biến, khu du lịch và có thể thiếtlập nhiều cơ sở cảng vận tải cũng như cảng cá phục vụ cho khai thác hải sản [25].

    Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh khoảng 9.828 km, mật độ trung bình là0,7 km/km2. Sông lớn nhất là sông Lam (sông Cả) có chiều dài là 532 km (riêng trên đất

    Nghệ An là 361 km), diện tích lưu vực 27.200 km2 (riêngở Nghệ An là 17.730 km

    2),

    tổng lượng nước hàng năm khoảng 28.109 m3. Hơn 620 hồ đập lớn nhỏ với tổng diệntích mặt thoáng trung bình 6.823 ha, tổng dung tích trữ nước 337.7 triệu m3. Tổng diệntích chủ động nước 62.549 ha. Nhìn chung, nguồn nước khá dồi dào, đủ để đáp ứng chosản xuất và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân và phát triển nuôi trồng thủysản [25].

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    28/95

    20

    3.1.1.3. Khí h ậu-thu ỷ văn Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp

    của gió mùa Tây Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh,

    ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Nhiệt độ trung bình là 23 – 240

    C, sự chênhlệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất(tháng 6, tháng 7) là 330C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 42,70C, nhiệt độ trung bình các thánglạnh nhất (tháng 12 đến tháng 2 năm sau) là 190C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là –050C.Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1.200-2.000mm/năm, phân bố cao dần từBắc vào Nam và từ Tây sang Đông và chia thành hai mùa rõ r ệt: Mùa khô từ tháng 11đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ chiếm từ 15-20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn

    nhất là tháng 1,2 lượng mua chỉ đạt từ 7-60mm/tháng; Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng10, lượng mưa tập trung chiếm 80-85% lượng mưa cả năm, tháng mua nhiều nhất làtháng 8,9 có lượng mưa từ 220-540mm/tháng, mùa này thường k èm theo áp thấp nhiệtđới và bão. Tr ị số độ ẩm trung bình hàng năm dao động từ 80-90%, độ ẩm không khícũng có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Chênh lệchgiữa độ ẩm trung bìnhthángẩm nhất và tháng khô nhất tới 18-19% tuyệt đối 42%; vùng có độ ẩm cao nhất làvùng thượng nguồn sông Hiếu, vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng núi phía Nam (huyệnK ỳ Sơn, Tương Dương). Lượng nước bốc hơi từ 700 – 940mm/năm.

    3.1. 2. Đi ều kiện kinh tế- xã h ội

    3.1. 2.1. Cơ sở hạ tầng Nghệ An là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Mạng lưới gia

    thông phát triển và đa dạng. Đường bộ có các quốc lộ 1A, 7, 48, 46 và 15, ngoài ra còncó 132km đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua các huyện miền núi trung du của tỉnh;đường sắt có chiều dài 124 km, trong đó 94 km tuyến Bắc- Nam, với 7 ga và ga Vinh làga chính; đường không có sân bay Vinh với các tuyến bay Vinh- Đà Nẵng, Vinh – TPHồ Chí Minh; cảng biển có cảng Cửa Lò có thể đón tàu 1,8 vạn tấn ra vào thuận lợi; cửakhẩu quốc tế có cửa khẩu Nậm Cắn, Thanh Thuỷ, Thông Thụ [25].

    Hệ thống thuỷ lợi cũng rất phát triển, đặc biệt hệ thống thuỷ nông Nam và thuỷnông Bắc được xây dựng kiên cố, cung cấp đảm bảo đủ nước cho các cơ sở sản xuất

    công nghiệp và nông nghiệp. Bên cạnh đó nhờ hệ thống sông ngòi, hồ, đập có ở Nghệ

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    29/95

    21

    An nhiều và lượng mưa hàng năm tương đối cao so với cả nước nên nguồn nước ở đâykhá phong phú và đây là những yếu tố thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản chung.

    Ngoài hệ thống giao thông và thuỷ lợi, các hệ thống cơ sở hạ tầng khác phục vụcho sinh hoạt như điện, thông tin liên lạc, cơ sở y tế đều đã được phủ khắp đến từng cơsở trong tỉnh. Ngoài ra trong tỉnh có các cơ sở sản xuất thức ăn gia súc, bột cá nhạt vàcác cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến và thịtrường tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản.

    3.1.2.2. Dân s ố -lao động Theo thống kê năm 2009, dân số Nghệ An là 3.123.084 người, mật độ dân số

    trung bình là 189 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn tỉnh là 1,13%/năm. Số ngườitrong độ tuổi lao động của tỉnh khá cao với 1.691.625 người, chiếm 54,5% tổng dân Dân số phân bố không đồng đều tuỳtheo huyện, thành phố. Dân cư phân bố chủ yếu ởthành phố, thị xã, sau đến các huyện đồng bằng, ven biển. Nghệ An có nhiều dân tộcsinh sống, trong đó chủ yếu là người Kinh chiếm đến 90%, tiếp đến là các dân tộc Thái,Dục... sống chủ yếu ở các huyện vùng núi cao [8].

    Đến năm 2009 Nghệ An có 62.998 lao động đang làm việc trong lĩnh vực thuỷsản, trong đó 35.500 lao động làm việc trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt thuỷsản có khoảng 23.000 lao động. Lao động dịch vụ hậu cần nghề cá và đóng sửa tàuthuyền có 7500 người,…Chất lượng lao động nhìn chung tương đối cao, có khả năngtiếp thu, ứng dụng những tiến bộ khoa học vào trong sản xuất [8].

    3.1.3. Đánh giá chung về tiềm năng phát triểnnuôi tr ồng thu ỷ sản .

    Trong báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Nghệ An đến năm2020 [47] , UBND tỉnh Nghệ An đã đánh giá lợi thế so sánh và cơ hội phát triển của tỉnhso với các địa phương trong vùng là rất lớn. Ngoài các lợi thế về vị trí địa lý, hệ thốnggiao thông, xu thế hội nhập chung... thì nguồn tài nguyên đa dạng (đất, rừng, biển,khoáng sản, thủy sản, du lịch tự nhiên và nhân văn...) là một trong những lợi thế rất qutr ọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh- xã hội Nghệ An, trong đó nhóm ngành nông -lâm - thủy sản có lợi thế rất r õ r ệt.

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    30/95

    22

    Với 82 km bờ biển, 6 cửa lạch, hệ thống sông ngòi phânđều, hệ thống hồ đậ p vớikhả năng chủ động nước lớn; nguồn lợi các loài cá nước ngọt đa dạng tạo ra tiềm nlớn cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản một cách toàn diện, từ nuôi nước ngọt, nuôi mặn

    lợ, nuôi biển với việc đa dạng hoá loài nuôi và với nhiều hình thức nuôi. Theo số liệuđiều tra của ngành thuỷ sản tháng 12 năm 2005tiềm năngdiện tích có thể nuôi trồngthuỷ sản là 62.549 ha. Trong đó: Diện tích nước ngọt 57.377 ha (diện tích ao hồ nh11.207ha; diện tích hồ, mặt nước lớn 8.687 ha; diện tích sông suối: 12.216 ha; diện tíchruộng trũng, ruộng chủ động nước: 25.267 ha).Diện tích nuôi mặn lợ 3.872 ha (bãi triều700 ha; diện tích bãi cát 600; diện tích có thể chuyển đổi từ đất khác 800 ha; 1.772 hamặt nước). Diện tích có khả năng nuôi biển: 1.300 ha.

    3.2. Hiện trạng nghề nuôi tômthẻ chân trắng tỉnh Nghệ An. 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất. Nghệ An là tỉnh có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để phát triển nông nghiệp nó

    chung và nuôi tr ồng thủy sản nói riêng, đặc biệt là nghề nuôi trồng thủy sản mặn, lợ.Hiện nay đất nông nghiệp đã sử dụng 69,6% so tổng số diện tích đất toàn tỉnh; đất nuôitr ồng thủy sản 1.36% so tổng diện tích đất và 36% so với tiềm năng diện tích có thể nuôitr ồng thủy sản.

    Bảng3.5. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Nghệ An năm 2009.

    TT Hình thức sử dụng đất Diện tích (ha) 1 Đất nông nghiệp 1.148.2612 Đất nuôi trồng thủy sản 22.5003 Đất phi nông nghiệp 114.2214 Đất chưa sử dụng 364.916

    Tổng 1.649.853

    3.2.2. Sự phát triểnnghề nuôi tôm thẻ chân trắng. Tôm thẻ chân tr ắng được đưa vào nuôi thử nghiệm ở Nghệ An vào năm 2003 với

    diện tích nuôi 3 ha chủ yếu tại huyện Nghi Lộc. Việc phát triển một cách tự phát tronnhững năm tiếptheo dẫn đến diện tích nuôitôm thẻ chân trắng tăng dần. Chủ yếulà các

    hộ nuôi tôm sú không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp đã chuyển sang nuôitôm thẻ chân

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    31/95

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    32/95

    24

    với thời gian 2,5 tháng nuôi sảnlượng thu được là 14 tấn, năng suất đạt từ 15tấn/ha.Mứclãi ròng trên 360 triệu.

    Năm 2008 sau khi có Chỉ thị số 228/CT-BNN- NTTS ngày 25 tháng 1 năm 2008

    của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng và Quyết địnhsố: 22/QĐ – UBND ngày 15 tháng 3 năm 2008 UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hànhmột số quy định quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng thì việc mở rộng diện tích nuôi ngàycàng tăng nhanh. Nhìn vào bảng ta thấy năm 2010 diện tích (911 ha) tăng lên 16,7 lầnso năm 2007 (54,58 ha).

    3.2.3 . Hiện trạng các hộ nuôi tômthẻ chân trắng.

    3.2.3.1 Tu ổicủa chủ hộ. Nhìn vào bảng3.7 ta thấy tuổi trung bình của các hộ nuôi tôm ở tỉnh Nghệ An là

    40,5±0,8 tuổi, dao động từ18– 55 tuổi, trong đó từ 35 tuổi trở xuống chiếm 19,2%, từ 36 – 50 tuổi chiếm 65,8%, trên 50 tuổi chiếm 15%. Qua k ết quả điều tra cho thấy ngườinuôi tômở tỉnh Nghệ An chủ yếu ở tuổi trung niên,đây là những người đã có kinhnghiệm sống, chịu khó và có vốn đầu tư sản xuất. Còn lực lượng thanh niên chiếmtỷ lệkhông cao vìđây là nghề đòi hỏi phải chịu khó và có vốn đầu tư do đó thanh niên chưa

    chọn nghề này để phát triển cho mình. Số người già tham gia nuôi tôm có phần hạn chếvì nghề nuôi trồng đòi hỏi phải có sức khoẻ, số người tham gia nuôi tôm tr ên 50 tuổingày càng ít.

    Bảng 3.7: K ết quả điều tra độ tuổi của người nuôi tôm tỉnh Nghệ An.

    Chỉ tiêu K ết quả Tuổi trung bình 40.5 ± 0,8

    Khoảng dao động 18-55Phân bố n=120 Người %Tuổi < 35 23 19,2Tuổi từ 36- 50 79 65,8Tuổi > 50 18 15

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    33/95

    25

    3.2.3.2 Gi ới tính của chủ hộ nuôi tôm. Nhìn vàođồ thị 3.3 ta thấy có 93,3% chủ hộ nuôi tôm ở tỉnh Nghệ An là nam

    giới, nữ giới chỉ chiếm 6,7%. Theo các nông dânđược phỏng vấn, phụ nữ không trực

    tiếp tham gia vào hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Họ cũng nói rằng các khoá tập huấn kthuật chủ yếu là nam tham gia, phụ nữ chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong nuôi trồng thuỷ sản.Chỉ có giai đoạn duy nhất trong nuôi trồng thuỷ sản mà phụ nữ đóng vai trò quan tr ọnglà bán sản phẩm.

    6.7%

    93.3%

    Nữ

    Nam

    Đồ thị3.3: Tỷ lệ giới tính tham gia nuôi trồng thủy sản.

    3.2.3.3 Trình độ học vấn của người nuôi tôm. Trìnhđộhọcvấn của người dân ảnh hưởng đến khả năng tư duy, nhận thức cũng

    như việc tiếp cận kỹ thuật và đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất.

    15.8%

    62.5%

    21.7%

    Cấp 1Cấp 2Cấp 3

    Đồ thị3.4: Trìnhđộ văn hoá của các hộ nuôi tôm toàn tỉnh

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    34/95

    26

    Nhìn vàođồthị 3.4 ta thấy các hộ nuôi tôm đa số đều đã tốt nghiệp cấp 2 (chiếm62,5%); cấp 1 (chiếm 15,8%); cấp 3 chiếm 21,7% và đặc biệt tỷ lệ không đi học khôngcó..

    Bảng3.8: Tỷ lệ tr ìnhđộ học vấn hộ nuôi các huyện tính theo các cấp. Trình độ học vấn

    Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Huyện

    n % n % n %Quỳnh Lưu 5 9,3 37 68,5 12 22,2Diễn Châu 6 25 15 62,5 3 12,5 Nghi Lộc 4 20 12 60 4 20Tp.Vinh 4 20 11 55 5 25Cửa Lò 0 0 0 0 2 100

    Toàn tỉnh 19 15,8% 75 62,5% 26 21,7%

    Nhìn vào bảng3.8 ta thấy cả 5 huyện điều tra tr ình độ học hết cấp 2 chủ yếu. Thịxã Cửa Lò có 2/2 hộ nuôi tôm đều học hết cấp 3. Với tr ình độ học vấn này tương đối

    thuận lợi cho sự tiếp cận khoa học kỹ thuật để phát triển nuôi trồng thủy sản toàn tỉnhnói chung và địa phương nói riêng.

    3.2.3.4. Trình độ chuyên môn c ủa các hộ nuôi tôm .Trìnhđộ chuyên môn của các chủ hộ nuôi tôm chỉ có 2/120 người có tr ình độ đại

    học; 5/120 tr ình độ trung cấp; 3/120 tr ình độ sơ cấp. Thực trạng hiện nay tr ên địa bàntỉnh Nghệ An rất có ít người có tr ình độ chuyên môn về lĩnh vực thuỷ sản trực tiếp đầutư vào phát triển nuôi trồng thuỷ sản, mà họ chủ yếu làm việc tại các cơ quan nhà nước,

    các Doanh nghiệp nướcngoài hoặc làm chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi. 3.2.3.5. S ố năm nuôi tôm c ủa các chủ hộ. Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An nên số năm

    kinh nghiệm trung bình là 1,5 năm, có thâm niên nuôi ít nhất là 1 năm và nhiều nhất là 6năm. Trong số 3/120 hộ có thời gian nuôi 6 nămở đây là dođược chọn làm đề tài nuôithử nghiệm.

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    35/95

    27

    60.8%26.7%

    12.5%

    1 năm2-3 năm> 3 năm

    Đồ thị3.5: Tỷ lệ số năm nuôi tôm của các hộ nuôi.

    Nhìn vàođồ thị3.5 tỷ lệ hộ nuôi tôm cóthời gian nuôi 1 năm chiếm (60,8%); 2 –

    3 năm là (26,7%) và >3 năm (12,5 %).Điều này chứng tỏ nghề nuôi tôm thẻ chân trắngtại Nghệ An thực sự mới thực sự nuôi và mở rộng diện tích từ năm 2008 tr ở lại đây saukhi có Chỉ thị số 228/CT- BNN ngày 25 tháng 1 năm 2008 của Bộ nông nghiệp&PTNTvề việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng.

    3.2.4. Hiện trạng kỹ thuật nuôi tômthẻ chân trắng 3.2.4.1 Hình thức nuôi Việc lựa chọn hình thức nuôi phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng vùng, cơ

    sở hạ tầng, năng lực đầu tư, tr ình độ quản lý người nuôi ở từng huyện. Hiện naynghềnuôi tôm thẻ chân tr ắng tr ên địa bàn tỉnh Nghệ An có 3 hình thức nuôi đó là Quảng canhcải tiến, Bán thâm canh, Thâm canh. Hình thức Quãng canh cải tiến chủ yếu tập trung tại2 xã Nghi Khánh - Nghi Lộc và Diễn Vạn- Diễn Châu.

    Bảng 3.9: Hình thức nuôi phân theo các huyện Hình thức

    QCCT Bán thâm canh Thâm canhHuyện n % n % N %

    Quỳnh Lưu 0 0 24 44,4 30 55,6Diễn Châu 6 25 14 58,3 4 16,7 Nghi Lộc 4 20 11 55 5 25Tp. Vinh 0 0 15 75 5 25Cửa Lò 0 0 2 100

    Toàn tỉnh 10 8,3 64 53,3 46 38,4

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    36/95

    28

    Nhìn vào bảng3.9 ta thấy hình nuôi thâm canh huyện Quỳnh Lưu chiếm tỷ lệ caonhất chiếm 55,6%.

    Mặc dù Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An đã khuyến cáo đối với

    nuôi tôm thẻ chân trắng nuôi nên theo hình thức bán thâm canh và thâm canh. Tuy nhiênhiện nay trên địa bàn vẫn đang còn hình thức nuôi quảng canh cải tiến. Khi hỏi các hộnuôi tại sao không nuôi theo hình BTC&TC họ trảlời do chưa có kinh nghiệm nuôi vàkhông có vốn đầu tư để nuôi.

    3.2.4.2. Đặc đ i ểm ao nuôi - Diện tích ao nuôi:Diện tích ao nuôi không những ảnh hưởng đến chi phí vận hành mà còn liên quan

    đến sự ổn định các yếu tố môi trường trong ao nuôi [16].Bảng3.10: Đặc điểm diện tích và độ sâu ao nuôi tôm.

    Hình thức Tiêu chí

    QCCT BTC TCTB

    chung

    Trung bình 1,1±0.05 0,55±0,02 0,5±0.01 0.58±0,01Diện tích (ha)

    Dao động 1-1,5 0,3 - 1 0,3 – 0,8 0,3-1,5

    Trung bình 0,88±0,04 1,38±0,01 1,6±0,01 1,43±0,015Độ sâu (m) Dao động 0,6 – 1 1,2-1,4 1,5-1,8 0,6-1,8

    Diện tích ao cả 3 hình thứcdao động từ 0,3 – 1.5 ha, trung bình là 0.58±0,01hahầu hết các ao đều có hình vuông và chữ nhật đây là hình dạng ao phổ biến nhất hiệnnay vì nó thuận tiện cho việc quản lý trong quá tr ình nuôi. Hiện nay tr ên địa bàn tỉnhdiện tích trung bình của 1 ao nuôi thâm canh 0,5±0.01ha và bán thâm canh là 0,55±0,02

    ha đây là diện tích phù hợp nhất để thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý ao nuôi. Cómột số hộ nuôi diện tích ao thâm canh 0.3 ha, Theo Phạm Xuân Thủy (2004),với diệntích này người nuôi khó kiểm soát sự biến động của các yếu tố môi trường. Ngược lạvới những ao có diện tích lơ n hơ n 1 ha thường khó khăn trong việc chăm sóc và quản lýnhưng ưu điểm là điều kiện môi trường ít biến động [16]. Ao nuôi tôm he chân tr ắngthâm canhở châu Á và châu Mỹ La Tinh có diện tích từ 0,1-1,0ha [50]. Như vậy, diệntích ao nuôi thâm canh tôm he chân tr ắng ở địa phương là phù hợp

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    37/95

    29

    - Ao chứa: Ao chứa có vai tr ò quan tr ọng trong việc điều chỉnh môi trường ao nuôi và dự trữ

    nước để cung cấp cho ao nuôi khi chất lượng nước trong ao nuôi không ổn định hoặc ở

    những nơi có nguồn nước phụ thuộc vào thời vụ. Để đảm bảo lượng nước cung cấp đủcho quá trình nuôi diện tích ao chứa chiếm25 -30% diện tich ao nuôi [16].

    Trong 120 hộ nuôi điều tra thì chỉ có 73 hộ chiếm 60,8% có ao chứa , trong đóhình thức thâm canh có 46/46 hộ có ao chứa, bán thâm canh có 27/64 hộ có ao chứa, sốcòn lại không có ao chứa. Qua bảng 11 ta thấy trong 5 huyện điều tra thì TX Cửa Lò có2/2 (100% )hộ có ao chứa, Quỳnh Lưu số hộ có ao chứa 45/54(83,3%), còn huyện DiễnChâu số hộ có ao chứa thấp nhất toàn tỉnh chỉ có 8/24 hộ (33,3%). Qua thực tế điều tra

    diện tích ao chứa rất nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu số lượng nước cần sử dụng tquá trình nuôi. Còn số còn lại không sử dụng ao chứa là do trước đây cứ 2- 3 hộ, nuôichung nhau nhưng sau một số năm họ thấy việc chung nhau không thuận lợi trong côtác quản lý, từ đó diện tích đó được chia nhỏ cho từng nguời, do diện tích nhỏ nên khôngsử dụng ao chứa.

    Bảng 3.11: Tỷ lệ số hộ có ao chứa tính theo hình thức nuôi của các huyện. QCCT BTC TC TB chung

    Huyện n % n % n % n %Quỳnh Lưu 15 62,5 30 100 45 83,3Diễn Châu 0 0 4 28,5 4 100 8 33,3 Nghi Lộc 0 0 3 27,2 5 100 8 40Tp.Vinh 5 33,3 5 100 10 50Cửa Lò 2 100 2 100

    Toàn tỉnh 0 0 27 42,2 46 100 73 60,8

    - Độ sâu: Độ sâu nước ao nuôi ảnh hưởng đến chế độ nhiệt của ao và không gian hoạt động

    cho tôm trong ao nuôi [16]. Nhìn vào bảng 10 độ sâu trung bình của các ao nuôi tôm là 1,43±0,015 m khoảng

    dao động từ 0,6 – 1,8 m tuỳ theo hình thức nuôi màđộ sâu mực nước trong các ao nuôicó sự khác nhau. Trung bình ao nuôi tôm thâm canh 1,6±0,01m, bán thâm canh

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    38/95

    30

    1,38±0,01m; quảng canh cải tiến 0,88±0,04 m. Nhìnchung, độ sâu bình quân ao nuôitương ứng mỗi hình thức là phù hợp cho nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm.

    - Hệ thống cấp thoát nước:

    Nhìn vào bảng3.12 ta thấy cả 3 hình thức nuôi trên địa bàn vẫn đang tồn tại hệthống cấp thoát chung. Trong đó, hình thức quảng canh cải tiến 10/10 (100%); bán thâmcanh 21/64 (38,2%) hộ; thâm canh 5/46 (10,8%). Xét theo từng huyện thì huyện Diễnchâu hiện nay hệ thống cấp thoát nước chung chiếm tỷ lệ cao nhất 14/24 hộ (58,3%)diện tích nuôi toàn huyện. Sử dụng hệ thống cấp thoát nước chung nàyảnh hưởng rất lớntrong quá trình nuôi tôm,đặc biệt là công tác phòng và tr ị bệnh, khả năng lây lan bệnhgiữa các hộ nuôi này sang hộ nuôi khác là r ất lớn.

    Bảng 3.12: Tỷ lệ các hộ nuôi có hệ thống cấp thoát nước chung.Hình thức

    Huyện QCCT BTC TC

    TB chung

    n 5 5Quỳnh Lưu

    % 20,8 9,2n 6 6 2 14

    Diễn Châu

    % 100 42,9 50 58,3n 4 4 2 10 Nghi Lộc

    % 100 36,4 40 50n 6 1 7

    Tp. Vinh% 40 20 35n 0 0

    Cửa Lò% 0 0

    n 10 21 5 36Toàn tỉnh % 100 38,2 10,8 30

    Tất cả người dân nuôi tôm được phỏng vấn đều nhận thức được việc tách riêngnguồn nước cấpthoát sẽ tốt cho nuôi tôm nhưng thực tế để làm điều đó rất khó do nhiềnguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân chính vẫn là công tác quy hoạch thực hiện kém đođó dẫn đến các khu vực nuôi chỉ sử dụng một hệ thống chung vừa k ênh cấp vừa k ênh

    thoát. Đây là một trong những hạn chế của nghề nuôi tôm tại địa phương. Mặt kh

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    39/95

    31

    nguồn nước khi thải ra ngoài môi trường đều không được xử lý, nguồn nước thải đđưa trực tiếp ra biển qua hệ thống k ênh cấpthoát chung và ngắn do đó nguồn nước cóthể vừa thải ra biển có thể quay trở lại làm nguồn nước cấp cho các ao nuôi.

    - Chất đáy ao nuôiChất đáy ao nuôi tôm ảnh hưởng lớn đến quá tr ình cải tạo ao, chăm sóc, quản lý

    chất lượng nước và đặc biệt ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển củatôm nuôi. Những ao có chất đáycát sạn, cát thường dễ cải tạo nhưng quá tr ìnhổn định môi trườngtrong ao nuôi tôm thường gặp khó khăn [22].

    69.2%

    20.0%

    6.7% 4.1%

    Bùn cát

    Cát bùn

    Cát

    Bùn

    Đồ thị3.6: Biểu diễn tỷ lệ chất đáy ao nuôi tôm

    Nhìn vàođồ thị3.6 ta thấy chất đáy ao nuôi dạng bùn cát chiếm tới 69,2%, cát bùn chiếm 20%, đáy cát chiếm 6,7%, đáy bùn chiếm 4,1%. Theo Phạm Xuân Thủy(2004), đáy bùn cát, cát bùn là phù hợp cho ao đìa nuôi tôm bởi dễ gâynuôi cấy tảo vàduy trì màunước (Do giàu dinh dưỡng hơn các loại đất khác), bờ ao chắc chắn, giữ nư

    tốt (Do độ kết dính cao) [34]. Hiện nay80% hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn người dân đã đầu tư lót bạt

    đáy ao và xung quanh bờ ao. Việc lót bạtthuận tiện trong công tác chăm sóc và quản lý.Trong 3 hình thức nuôi thì hình thức nuôi thâm canh 100% hộ nuôi đều lót bạt.

    3.2.4.3 Chu ẩn bị ao nuôi tômChuẩn bị ao nuôi là một khâu quan trọng trong kỹ thuật nuôi tômthẻ thương

    phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng của vụ nuôi. Mục đích chính

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    40/95

    32

    việc chuẩn bị ao là tạo cho ao có nền đáy sạch và chất lượng nước tốt, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc điều chỉnh môi trường nước ao trong suốt vụ nuôi [22].

    - Thời gian cải tạo:

    Thời gian cải tạo phụ thuộc vào hình thức nuôi và mùa vụ nuôi. Nhìn vào bảng3.13 ta thấy thời gian cải tạo theo hình thức thâm canh dài nhất trung bình 18±2,5; thấpnhất quảng canh cải tiến 13±3 . Các bước cải tạo ao đều được tiến hành theo: vét bùn,cày xới, khử tr ùng, diệt tạp.

    Bảng 3.13: K ỹ thuật cải tạo ao nuôi

    Hình thức nuôi Chỉ tiêuQCCT BTC TC

    TBchung

    Trung bình 13±3 16±4 18±2,5 16,5±3Thời gian cải tạo (ngày)

    Dao động 7-18 10-25 15-30 7-30Có 0% 90% 100%

    Vét đáy bùn Không 0% 10% 0%

    Có 0% 78% 100% 80%Lót bạt

    Không 0% 22% 0% 20%

    Có 60% 100% 100% 97%Diệt tạp Không 40% 0% 0% 3%

    Liều lượng vôi( kg/100m2) 5 10 12

    - Vét bùnđáy ao: việc vét bùn cũng tùy theo điều kiện của ao để có biện pháp phùhợp. Qua điều tra các hộ nuôi thường sử dụng các biện pháp sau: Đối với ao có thể tkiệt nước thì tiến hành nạo vét bằng máy hay thủ công để đưa chất lắng đọng hữu cơ đáao ra khỏi ao. Còn ao không thể tháo kiệt nước, phơi đáy được thì dùng phương pháp cảitạo ướt tháo cạn nước đến mức có thể, dùng áp lực nước để bơm sục đáy ao và tẩy rửachất thải, bơm nước bùn sang ao lắngxử lý.

    Qua 120 hộ điều tra thì có 10 hộ chiếm 8,3% nuôi theo hình thức Quảng canh cảitiến không tiến hành vét bùn số hộ còn lại đều vét bùn đáy ao nuôi tôm trước và sau vụnuôi. Tuy nhiên việc nạo vét bùn đáy ao sau khi nuôi hầu hết các hộ đều đổ lên bờ ao và

    chưa có biện pháp xử lý đây là một vấn đề bất cập hiện nay trong kỹ thuật nuôi tôm tạiđịa phương.

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    41/95

    33

    - Cày xới đáy ao:Đối với hệ thống ao nuôi được lót bạt thì người nuôi thường bỏ qua công đoạn

    cáy xới đáy ao, thực hiện công đoạn này chủ yếu là số hộ còn lại nuôi theo hình thức bán

    thâm canh hệ thống ao chưa được lót bạt. Hình thức quảng canh cải tiếnhầu nhưkhôngthực hiện công đoạn này.

    - Sử dụng vôi và diệt tạp Sử dụng vôi trong ao nuôi tôm có nhiều tác dụng như sát trùng, trung hòa acid,

    tăng độ pH cho đáy ao và nước, tăng khả năng tạo hệ đệm trong môi trường nước, cucấp CO2 cho quá trình quang hợp của thực vật phù du, tạo hệ keo kết tủa các chất cặn bẩn [34]. Việc sử dụng vôi trong nuôi tôm được người dân quan tâm và xác định đây là

    một việc làm không thể thiếu trong quá tr ình cải tạo ao nuôi. Tuy nhiên, tùy vào chất đấtvà hình thức nuôi, quy mô đầu tư, tùy từng loại vôi mà lượng vôi bón có sự khác nhau

    Vôi dùng trong các ao nuôi tôm có nhiều loại: CaCO 3, CaMg(CO 3), Ca(OH) 2, CaO. Nhìn vào bảng 13 ta thấy tất cả các hình thức nuôi đều sử dụng vôi để cải tạo và diệt tạp.Tuy nhiên, liều lượng vôi sử dụngcó sự khác nhau giữa các hình thức. Đối với hình thứcquảng canh cải tiến là thấp nhất 5 kg/100m2; hình thức thâm canh cao nhất 12 kg/100m2

    Hiện nay để diệt tạp người dân thường sử dụng lưới lọc và sử dụng hóa chất. Nước được lấy vào ao qua lưới lọc, để 3 ngày sau cho các loại trứng các loài động vậttheo nước vào trong ao nở ra hết, rồi tiến hành diệt tạp bằng Saponin liều dùng 10-15g/m3, ngoài ra người dân còn xử lý Chlorin nồng độ 25 – 30 ppm.

    - Bón phân gây màu nước: Việc bón phân gây màu để thực vật phù du phát triển tạo bóng râm cho đáy ao,

    ngăn cản sự phát triển các loại rong cỏ dại, đồng thời tạo môi trường ổn định cho ao n

    tôm. Hiện nay hầu hết các hộ nuôi sử dụng phân vô cơ và chế phẩm sinh học để gây màunước ao nuôi.

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    42/95

    34

    3.2.4.4. Th ả giống Con giống là một yếu tố quan tr ọng quyết định đến năng suất và hiệu quả của một

    vụ nuôi, lựa chọn được tôm giống tốt thì giảm được nguy cơ mắc các loại bệnh trong quá

    trình nuôi [16].- Nguồn giống: Nguồn tôm giống cung cấp hiện nay trên địa bàn là của Công ty

    CP và dịch vụ của các tỉnh phía nam đưa ra (Nha Trang, Bình Định, Đà Nẵng…). Tr ênđịa bàn tỉnh mới chỉ có 1 trại sản xuất giống tômthẻ chân tr ắng thuộc Công ty cổ phầngiống và NTTS Nghệ An, tuy nhiên số lượnggiốngsản xuấtcòn ít. Dođó con giốnghiện nay đang là vấn đề khó khăn của tỉnh.

    - Chất lượng con giống: Do không chủ động được nguồn giống nhiều hộ nuôi tôm

    gặp không ít khó khăn trong vấn đề lựa con giống. Hiện nay số lượng tôm giống đạt lượng tốt và có xuất xứ r õ ràng mới đáp ứng đủ2/3 nhu cầu của người nuôi, số còn lạimua qua các dịch vụ không qua quá tr ình ương gièo, không kiểm định, kiểm dịch dẫnđến chất lượng giống kém. Qua điều tra 120 hộ nuôi thì có 80 hộ (66,7%) mua được congiống tốt;15 hộ (12,5%) chất lượng trung bình; 25 chất lượng xấu (20,8%).

    Bảng3.14: Chất lượng giống nuôitôm thẻ chân trắng thương phẩm. Hình thức

    Chỉ tiêu QCCT BTC TC TB chung

    n % n % n % n %

    Tốt 3 30 39 60,9 38 82,6 80 66,7Trung bình 2 20 8 12,5 5 10,9 15 12,5

    Chấtlượnggiống

    Xấu 5 50 17 26,6 3 6,5 25 20,8

    - Mật độ thả. Tùy theo hình thức nuôi, mức độ đầu tư và kinh nghiệm mà người nuôi lựa chọn

    cho mình mật độ thả phù hợp. Nhìn vào bảng3.15 ta thấy mật độ thảgiống bình quân các hình thức tr ên toàn

    tỉnh là 85,6±2,3 con/m2 với mật độ thả này phù hợp với sự khuyến cáo của ngành tại địa phương. Đối với hình thức Quảng canh cải tiến mật độ bình quân 18±1.3 con/m2, hìnhthức BTC 81±1,3con/m2, thâm canh: 107±1,7 con/m2. Trên địa bàn có hộ nuôi của ôngHoàng Văn Chức ở Quỳnh Bảng – Quỳnh Lưu mật độ cao nhất là 160 con/m2, còn mật

  • 8/16/2019 Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

    43/95

    35

    độ nuôi thấp nhất của Bà Lê Thị Hương ở Diễn Vạn- Diễn Châu 12 con/m2. Mật độ thảgiống trung bình của tỉnh Nghệ An 85,6 con/m2 cao hơn so với 2 tỉnh Hà tỉnh 78 con/m2

    và Thanh Hóa 80,5 con/m2 [13][28].

    Mật độ thả giống giữa các huyện theo các hình thức nuôi có sự khác nhau. TXCửa Lò có mật độ thả bình quân cả 3 hình thức cao nhất 120 con/m2, tiếp đến huyệnQuỳnh Lưu 97,5 con/m2; huyện Diễn Châu có mật độ thảthấp nhất 67 con/m2.

    Bảng 3.15: Mật độ thả giống theo hình thức giữa các huyện ĐVT: (Con/m2)

    Hình thức Huyện

    QCCT BTC TCTB chung

    Trung bình 0 82,8±2,5 109,3±2,3 97,5Quỳnh Lưu

    Dao động 0 70-98 100-160 70-160Trung bình 18.5 77±2,6 105±5 67�