20
1 QUY HOẠCH VÀ TRIỂN BỀN VỮNG NGHỀ NUÔI CHIM YẾN TẠI VIỆT NAM Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng Tổng Giám đốc Công ty Yến sào Khánh Hòa Email: [email protected] Nghề nuôi chim đến nay đã được phát triển tại các địa phương trên toàn quốc từ Thanh Hóa đến Cà Mau và các tỉnh Tây Nguyên. Trong đó, tỉnh Khánh Hòa với điều kiện tự nhiên thuận lợi, là tỉnh có ngành nghề yến sào phát triển từ lâu đời. Trong những năm qua, Công ty Yến sào Khánh Hòa dẫn đầu cả nước về nghi ên cứu khoa học, kỹ thuật chuyên ngành yến sào, là đơn vị truyền thống có bề dày kinh nghi ệm, đã nghiên cứu ứng dụng thành công khoa học công nghtrong công tác quản lý, khai thác và phát tri ển quần thể chim yến tại nhiều tỉnh trong nước. Trong hai năm qua, Công ty đã phối hợp với các địa phương để nghi ên cứu, thu thập đầy đủ các căn cứ khoa học để có thể đề xuất quy hoạch nghề nuôi chim yến tại các tỉnh thành có điều kiện trong nước. Qua nghi ên cứu, khảo sát cho thấy thực tế tiềm năng và triển vọng phát triển nghề nuôi chim yến của nước ta rất lớn. Nhiều tỉnh có lợi thế về tự nhiên, khả năng về kỹ thuật cần khai thác tốt để phát triển nghề nuôi chim yến, tạo việc làm và nguồn thu đáng kể cho địa phương và bảo vệ môi trường sinh thái . Tuy nhiên không phải địa phương nào, vùng nào cũng có thể phát triển nghề nuôi chim yến. Để phát triển nghề nuôi chim yến cần có quy hoạch các vùng trong nước; đồng thời có những giải pháp đồng bộ về quản lý, sự phối hợp và thống nhất để có thể phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam. Dọc bờ biển nước ta còn có nhiều hang đảo có tiềm năng nuôi chim yến. Do đó cần triển khai áp dụng các giải pháp kỹ thuật, thành tựu khoa học để cải tạo và phát triển các hang đảo này thành nơi nuôi chim yến. Qua nghiên cứu, khảo sát của Công ty Yến sào về điều kiện tự nhiên, môi trường ở Việt Nam có lợi thế, tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi chim yến. Đồng thời, tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến nhà ở các tỉnh Nam Trung Bộ v à các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn với điều kiện tự nhiên ở đây rất thuận lợi, hội đủ các yếu tố để chim yến phát triển và năng suất nhà yến đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, thức ăn chủ yếu của chim yến là côn trùng bay như rầy nâu, rầy xanh, mối, côn trùng bay trong thiên nhiên. Vì vậy, chim yến còn được xem là loài dùng để đấu tranh sinh học và bảo vệ mùa màng cho nhà nông. Chim yến Hàng (Aerodramus fuciphagus) là loài chim phân bố ở vùng Đông Nam Á, trong đó phân loài Aerodramus fuciphagus Germani là phân loài đặc hữu phân bố chủ yếu tại các tỉnh duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam. Đây là loài cho tổ chim yến đảo thiên nhiên có chất lượng cao hàng đầu thế giới và chúng thường làm tổ trong hang, nẻ vách núi các đảo. Quần thể phân loài chim yến này phân bố từ Quảng Bình đến Côn Đảo, Phú Quốc. Trong đó, tỉnh Khánh Hòa là địa phương tập trung số lượng quần thể chim yến đảo phát triển ổn định v à nhiều nhất nước. Điều đó là nhcông tác bo vệ và khai thác được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt. Trong quá trình quản lý, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ để phát triển bền vững nghề nuôi chim yến. Đất nước ta có bờ biển dài, nhiều đảo và nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá có lợi thế phát triển quần thể chim yến hàng Germani. Chim yến đảo thiên nhiên Aerodramus fuciphagus Germani Từ năm 2004 trở lại đây, ở nước ta chim yến đã vào sinh sống làm tổ trong nhà ở hầu hết các tỉnh từ Thanh Hóa đến Cà Mau, Phú Quốc - Kiên Giang và các tỉnh phía Tây như Bình Phước,

QUY HOẠCH VÀ TRIỂN BỀN VỮNG NGHỀ NUÔI CHIM YẾN TẠI

  • Upload
    buianh

  • View
    223

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

1

QUY HOẠCH VÀ TRIỂN BỀN VỮNG NGHỀ NUÔI CHIM YẾN TẠI VIỆT NAM

Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng Tổng Giám đốc Công ty Yến sào Khánh Hòa

Email: [email protected] Nghề nuôi chim đến nay đã được phát triển tại các địa phương trên toàn quốc từ

Thanh Hóa đến Cà Mau và các tỉnh Tây Nguyên. Trong đó, tỉnh Khánh Hòa với điều kiện tự nhiên thuận lợi, là tỉnh có ngành nghề yến sào phát triển từ lâu đời. Trong những năm qua, Công ty Yến sào Khánh Hòa dẫn đầu cả nước về nghiên cứu khoa học, kỹ thuật chuyên ngành yến sào, là đơn vị truyền thống có bề dày kinh nghiệm, đã nghiên cứu ứng dụng thành công khoa học công nghệ trong công tác quản lý, khai thác và phát triển quần thể chim yến tại nhiều tỉnh trong nước. Trong hai năm qua, Công ty đã phối hợp với các địa phương để nghiên cứu, thu thập đầy đủ các căn cứ khoa học để có thể đề xuất quy hoạch nghề nuôi chim yến tại các tỉnh thành có điều kiện trong nước. Qua nghiên cứu, khảo sát cho thấy thực tế tiềm năng và triển vọng phát triển nghề nuôi chim yến của nước ta rất lớn. Nhiều tỉnh có lợi thế về tự nhiên, khả năng về kỹ thuật cần khai thác tốt để phát triển nghề nuôi chim yến, tạo việc làm và nguồn thu đáng kể cho địa phương và bảo vệ môi trường sinh thái . Tuy nhiên không phải địa phương nào, vùng nào cũng có thể phát triển nghề nuôi chim yến. Để phát triển nghề nuôi chim yến cần có quy hoạch các vùng trong nước; đồng thời có những giải pháp đồng bộ về quản lý, sự phối hợp và thống nhất để có thể phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam. Dọc bờ biển nước ta còn có nhiều hang đảo có tiềm năng nuôi chim yến. Do đó cần triển khai áp dụng các giải pháp kỹ thuật, thành tựu khoa học để cải tạo và phát triển các hang đảo này thành nơi nuôi chim yến. Qua nghiên cứu, khảo sát của Công ty Yến sào về điều kiện tự nhiên, môi trường ở Việt Nam có lợi thế, tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi chim yến. Đồng thời, tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến nhà ở các tỉnh Nam Trung Bộ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn với điều kiện tự nhiên ở đây rất thuận lợi, hội đủ các yếu tố để chim yến phát triển và năng suất nhà yến đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, thức ăn chủ yếu của chim yến là côn trùng bay như rầy nâu, rầy xanh, mối, côn trùng bay trong thiên nhiên. Vì vậy, chim yến còn được xem là loài dùng để đấu tranh sinh học và bảo vệ mùa màng cho nhà nông.

Chim yến Hàng (Aerodramus fuciphagus) là loài chim phân bố ở vùng Đông Nam Á, trong đó phân loài Aerodramus fuciphagus Germani là phân loài đặc hữu phân bố chủ yếu tại các tỉnh duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam. Đây là loài cho tổ chim yến đảo thiên nhiên có chất lượng cao hàng đầu thế giới và chúng thường làm tổ trong hang, nẻ vách núi các đảo. Quần thể phân loài chim yến này phân bố từ Quảng Bình đến Côn Đảo, Phú Quốc. Trong đó, tỉnh Khánh Hòa là địa phương tập trung số lượng quần thể chim yến đảo phát triển ổn định và nhiều nhất nước. Điều đó là nhờ công tác bảo vệ và khai thác được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt. Trong quá trình quản lý, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ để phát triển bền vững nghề nuôi chim yến. Đất nước ta có bờ biển dài, nhiều đảo và nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá có lợi thế phát triển quần thể chim yến hàng Germani.

Chim yến đảo thiên nhiên Aerodramus fuciphagus Germani

Từ năm 2004 trở lại đây, ở nước ta chim yến đã vào sinh sống làm tổ trong nhà ở hầu hết các tỉnh từ Thanh Hóa đến Cà Mau, Phú Quốc - Kiên Giang và các tỉnh phía Tây như Bình Phước,

2

Đắk Lắk. Chim yến nhà ngày càng phân bố rộng khắp các địa phương trong cả nước, nghề nuôi chim yến đã và đang phát triển ở nước ta. Nuôi chim yến trong nhà và hiệu quả của việc dùng yến sào ngày càng được nhiều người biết đến. Loài chim yến sinh sống trong nhà (Aerodramus fuciphagus Amechanus) đã được Công ty Yến sào Khánh Hòa quản lý phát triển từ năm 2004 qua thực hiện Dự án thực nghiệm nuôi chim yến trong nhà. Thành công trong ấp nở nhân tạo đã góp phần phát triển mạnh mẽ quần thể, nguồn giống chim yến nhà, đến nay, Công ty đã nhân nuôi thành công trong toàn tỉnh Khánh Hòa và nhiều tỉnh trên toàn quốc. Từ đây, đã mở ra triển vọng to lớn để phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân trong cả nước. Đồng thời, hơn 2.000 hộ nuôi chim yến trên toàn quốc là những người tiên phong và mạnh dạn đầu tư phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà tại Việt Nam.

Lượng nhà nuôi chim yến đang phát triển nhiều tại các địa phương, nhận được sự quan tâm trong cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, đến nay nghề nuôi chim yến vẫn chưa được quy hoạch trong cả nước và tại từng địa phương. Vì vậy, cần có quy hoạch và đề ra những giải pháp để phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam.

Bên trong nhà yến ở Phú Riềng - Bình Phước

NUÔI CHIM YẾN TẠI VIỆT NAM Phát triển chim yến đảo Năm 2014, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã điều tra khảo sát hang đảo yến toàn quốc, kết

quả có khoảng 237 hang yến lớn nhỏ. Trong đó: Khánh Hòa có 169 hang yến, Bình Định có 16 hang yến, Quảng Nam có 9 hang yến, Quảng Bình 4 hang, Quảng Ngãi 3 hang, Phú Yên có 13 hang, Ninh Thuận 9 hang, Côn Đảo có 14 hang.

Bảng kết quả điều tra khảo sát hang đảo yến năm 2014

STT Vùng Tỉnh Số lượng hang yến Tỷ lệ %

1 Vùng Bắc Trung Bộ Quảng Bình 4 0,01 2 Vùng Duyên hải Nam

Trung Bộ Quảng Nam 9 14,30

3 Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Quảng Ngãi 3 0,01

4 Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Bình Định 16 13,93

5 Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Phú Yên 13 0,02

6 Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Khánh Hòa 169 71,48

7 Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Ninh Thuận 9 0,02

8 Vùng Đông Nam Bộ Côn Đảo, Bà Rịa –Vũng

Tàu 14 0,23

Tổng: 237 100

3

Biểu đồ phân bố chim yến Hàng Germani trên vùng biển duyên hải Việt Nam 2014 Phát triển nuôi chim yến nhà Qua kết quả điều tra khảo sát mới nhất của Công ty Yến sào Khánh hòa và Sở Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn của 36 tỉnh, thành trong cả nước, cho thấy điều kiện khí hậu, thời tiết của Việt Nam rất lý tưởng để phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà. Đến tháng 5 năm 2014, thống kê được khoảng 2.614 nhà yến.

Bảng số lượng nhà yến theo các vùng miền trên cả nước năm 2014

TT Vùng Số tỉnh có nhà yến Số nhà yến Tỷ lệ % 1 Đồng bằng Sông Hồng 2 2 0,08 2 Bắc Trung Bộ 4 39 1,49 3 Nam Trung Bộ 8 730 27,93 4 Tây Nguyên 2 25 0,96 5 Đông Nam Bộ 5 856 32,75 6 Tây Nam Bộ 10 962 36,80

TỔNG 31 2.614 100

Biểu đồ tỷ lệ phân bố nhà yến theo các vùng miền cả nước năm 2014

4

Qua biểu đồ có thể thấy số lượng các nhà yến trong cả nước phân bố chủ yếu ở 3 vùng:

Nam Trung Bộ 730 nhà yến, chiếm 27,93%; Đông Nam Bộ 856 nhà yến, chiếm 32,75% và vùng Tây Nam Bộ 962 nhà yến, chiếm 36,80%. Điều này là do các vùng này đã có cơ sở chim yến đảo và chim yến nhà phát triển từ lâu và do điều kiện khí hậu từ các tỉnh Nam Trung Bộ trở vào phía Nam phù hợp cho chim yến sinh sống và có nguồn thức ăn cho chim yến dồi dào. Các tỉnh ở vùng Bắc Trung Bộ, đồng bằng Sông Hồng tuy có nguồn thức ăn dồi dào cho chim yến với các cánh đồng hoa màu, ruộng lúa và hệ thống sông ngòi, cũng như bờ biển phía đông bao quanh, nhưng điều kiện thời tiết không ổn định, biên độ dao động nhiệt lớn (quá nóng về mùa hè và quá lạnh về mùa đông), thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão, ảnh hưởng phát triển quần thể chim yến.

Tầm quan trọng của công tác quy hoạch các vùng nuôi chim yến Hiện nay, nghề nuôi chim yến đang phát triển tự phát không có định hướng, hầu hết các địa

phương chưa có quy hoạch cụ thể, do đó có thể dẫn tới rủi ro cho người dân và ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển đô thị. Quá trình đô thị hóa và nạn phá rừng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái của chim yến. Điều kiện tự nhiên ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, các cơn bão mạnh xuất hiện với tần suất cao hơn. Thời điểm hiện nay tốt nhất để phát triển nghề nuôi chim yến ở Việt Nam. Quần thể chim yến ở Việt Nam ngày càng tăng nhanh từ nguồn giống ấp nở nhân tạo, nhân đàn là yếu tố quan trọng để phát triển nghề nuôi chim yến.

Định hướng phát triển ngành nghề nuôi chim yến của các tỉnh, thành phố cần được thực hiện trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ, không thể xây dựng nhà yến theo cách tự phát, không tuân thủ quy hoạch có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của ngành nghề chung và lợi ích của mỗi thành viên.

Công ty Yến sào Khánh Hòa là đơn vị dẫn đầu cả nước về nghiên cứu khoa học, kỹ thuật chuyên ngành yến sào, là đơn vị truyền thống có bề dày kinh nghiệm, đã ứng dụng thành công khoa học trong công tác quản lý, khai thác và phát triển di đàn quần thể chim yến trên các hang đảo yến, nhà yến tại Khánh Hòa và trên cả nước.

Trên cơ sở thành quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chuyên ngành chim yến và ứng dụng thành công khoa học công nghệ trong những năm qua, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã thực hiện điều tra khảo sát sự phân bố chim yến trên toàn quốc của các phân loài chim yến: Aerodramus fuciphagus Germani, Aerodramus fuciphagus Amechanus và Aerodramus fuciphagus Vestitus tại Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu đã ứng dụng vào thực tiễn và kết quả điều tra khảo sát, Công ty Yến sào Khánh Hòa đề xuất quy hoạch các vùng nuôi chim yến trên toàn quốc như sau:

Đề xuất quy hoạch nuôi chim yến đảo tại các vùng biển đảo Các vùng duyên hải trên toàn quốc từ Thanh Hóa đến Cà Mau, Phú Quốc, Kiên Giang là

những địa phương có lợi thế và tiềm năng kinh tế biển rất lớn để phát triển quần thể chim yến đảo Germani. Qua kết quả điều tra khảo sát, căn cứ vào đặc điểm sinh học, tập tính của chim yến đảo và thực tế Công ty Yến sào Khánh Hòa đã thực hiện phát triển hang đảo yến mới tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Côn Đảo - Bà Rịa Vũng Tàu, Công ty đề xuất các vùng nuôi chim yến đảo tập trung các tỉnh như sau:

Tỉnh Khánh Hòa: Có số lượng quần thể chim yến đảo lớn nhất nước với khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ, có nhiều hang động có cấu trúc phù hợp để chim yến sinh sống. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa có nhiều thuận lợi trong việc phát triển ngành nghề nuôi chim yến. Trên cơ sở thành công trong việc quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển quần thể chim yến hàng tại các hang đảo yến trên địa bàn các huyện Vạn Ninh, Cam Lâm, thị xã Ninh Hòa, thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh cùng với việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học chuyên ngành về chim yến, các bí quyết kỹ thuật về nhân đàn, di đàn chim yến, Công ty Yến sào Khánh Hòa phối hợp với các đơn vị tư vấn lĩnh vực địa chính, chuyên ngành nuôi chim yến, Bộ đội Biên phòng, Chi cục Quản lý đất đai, Chi cục Biển và Hải đảo, các địa phương tiến hành khảo sát các hang đảo từ Bắc Vạn Ninh đến Nam Cam Ranh, xác định tọa độ, tên địa danh các đảo thuộc địa phương, thực hiện nghiên cứu cấu trúc lồng hang, xác định các hang đảo có khả năng phát triển quần thể chim yến.

Trên cơ sở đó, công ty đã thực hiện đề án quy hoạch phát triển và quản lý các hang, đảo yến trên vùng biển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020. Đề án đã được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt tại Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2014. Hiện tại, Công ty Yến sào Khánh Hòa đang quản lý khai thác 32 đảo yến với 169 hang yến, theo đề án công ty quy hoạch phát triển thêm 63 đảo và hang yến mới có tiềm năng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

5

Vị trí các hang đảo yến ở Khánh Hòa

Tỉnh Quảng Nam: Thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có số lượng quần thể chim yến đảo lớn đứng thứ hai trên toàn quốc sau tỉnh Khánh Hòa. Có trên 125 km bờ biển, có 15 hòn đảo lớn nhỏ ngoài khơi. Môi trường sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái đồi núi, đồng bằng, ven biển, cùng hệ thống sông ngòi dày đặc là môi trường sống thích hợp và là nguồn cung cấp thức ăn đa dạng cho chim yến. Cù Lao Chàm từ lâu đã là nơi sinh sống với số lượng quần thể nhiều chim yến do nằm trong vùng có điều kiện khí hậu thuận lợi, trên các đảo có nhiều hang động rộng lớn, thông thoáng

Hiện nay, ở Quảng Nam có chim yến đảo đang sinh sống tại các hang: hang Khô, hang Tò Vò, hang Cả, hang Trăn, hang Bắc Cầu, hang Kì Trâu, hang Xanh Rêu, hang Cạn, hang Ông, hang Trống Quỷ thuộc 5 hòn đảo của quần đảo Cù Lao Chàm. Vì vậy cần quy hoạch các hang yến trên nhằm bảo tồn và phát triển bền vững quần thể chim yến của Quảng Nam. Đây là nguồn giống chim yến đảo quý để nhân rộng phát triển thêm các hang đảo yến mới ở vùng lân cận. Ngoài ra, cần thực hiện khảo sát chi tiết các hang đảo khác có cấu trúc hang và điều kiện phù hợp để thực hiện các giải pháp kỹ thuật phát triển hang đảo yến mới, giải pháp nhân đàn, di đàn chim yến tới các hang đảo yến mới, phát triển nhanh quần thể chim yến đảo địa phương.

Vị trí các hang đảo yến ở Quảng Nam

Tỉnh Bình Định: Thuộc vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, có bờ biển dài 134 km với 33 đảo lớn nhỏ, là địa phương có quần thể chim yến đảo đứng thứ ba toàn quốc sau tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Quảng Nam.

6

Hiện nay, quần thể chim yến đảo tỉnh Bình Định tập trung số lượng lớn ở các hang đảo thuộc bán đảo Phương Mai như: hang Cả, hang Đôi Trong, hang Đôi Ngoài, hang Rừng Cao, hang Dơi, hang Ba Nghé, hang Cạn, hang hẹp, hang Hầm Xe,hang Phanh, hang Hích, hang Sức Khỏe, hang Nghìm, hang Khô, hang Cân, hang Cỏ, hang Luông, hang Vân. Vì vậy, cần quy hoạch các hang yến trên nhằm bảo tồn và phát triển bền vững quần thể chim yến của Đình Định. Đây là nguồn giống chim yến đảo quý để nhân rộng phát triển thêm các hang đảo yến mới ở vùng lân cận ở tỉnh Phú Yên, Quảng Ngãi. Ngoài ra cần thực hiện các khảo sát chuyên ngành các hang đảo vùng ven biển tỉnh Bình Định chọn những hang có cấu trúc và điều kiện phù hợp để quy hoạch phát triển hang đảo yến mới tại địa phương góp phần bảo tồn quần thể chim yến đảo quý và phát triển nhanh quần thể chim yến đảo, tăng nhanh sản lượng yến sào cho địa phương.

Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Côn Đảo gồm có 16 hòn đảo lớn, nhỏ với diện tích 76 km2, trong đó đảo lớn nhất là đảo Côn Sơn, diện tích 51 km2. Hiện nay, tại Côn Đảo có 11 hang yến, trong đó 1 hang tại đảo Hòn Bông Lan, 2 hang tại đảo Hòn Thỏ, 1 hang tại đảo Hòn Cau, 3 hang tại đảo Hòn Tre Nhỏ, 3 hang thuộc Vịnh Đầm Tre và 1 hang Mũi Việt Minh. Điều kiện tự nhiện rất tốt để phát triển nguồn tài nguyên yến sào tại Côn Đảo. Từ năm 2009, Công ty Yến sào Khánh Hòa và Ban Quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo đang phối hợp thực hiện Đề án hợp tác phục hồi và phát triển quần thể chim yến hàng tại Vườn Quốc gia Côn Đảo. Các hang yến trên đã được quy hoạch để phát triển quần thể chim yến tại địa phương tạo tiền đề để phát triển ổn định và bền vững quần thể chim yến nơi đây. Năm 2011, thực hiện phát triển hang yến mới Hang Bảy Cạnh. Đến nay, quần thể chim yến phát triển ổn định và thu hoạch sản lượng 2 kỳ/năm.

Vị trí các hang đảo yến ở Côn Đảo

Tỉnh Quảng Bình: Thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, có bờ biển dài 116 km. Có thể quy hoạch nuôi chim yến đảo ở tỉnh này vì điều kiện tự nhiên phù hợp cho sự phát triển của chim yến, hiện nay ở Hòn Nồm đã có chim yến sinh sống. Công ty Yến sào Khánh Hòa đang phối hợp với UBND xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch thực hiện phục hồi và phát triển hang đảo yến mới tại địa phương, quy hoạch và phát triển các hang đảo yến như: hang Hòn Nồm, hang Tổ, Hang Trươi, Hang Hòn Cỏ.

Vị trí các hang đảo yến mới ở Quảng Bình

7

Tỉnh Phú Yên: Thuộc vùng ven biển Nam Trung Bộ, nằm phía Đông dãy Trường Sơn. Phía

Bắc giáp Bình Định, phía Nam giáp Khánh Hòa là hai tỉnh liền kề đã có chim yến đảo với số lượng quần thể lớn nhất cả nước. Điều kiện khí hậu lý tưởng với nhiệt độ độ ẩm thuận lợi môi trường sinh sống cho chim yến. Đồng thời, vùng kiếm ăn và di chuyển của chim yến có bán kính lớn hơn 100 km nên là điều kiện thuận lợi cho Phú Yên phát triển quần thể chim yến đảo trong khu vực trọng điểm Khánh Hòa - Phú Yên - Bình Định. Đa số các hang, ngách, nẻ trên địa bàn tỉnh Phú Yên là hang ẩm ướt, có nhiều dơi làm tổ và một số hang đang có chim yến cỏ làm tổ. Một số hang ghi nhận ban đầu từng có chim yến hàng làm tổ.

Đặc điểm, cấu trúc và diện tích các hang đảo trên địa bàn tỉnh Phú Yên có nhiều điểm tương đồng với các hang đảo đã bảo tồn, khôi phục và phát triển thành công ở Khánh Hòa. Vì vậy, nhiều hang có tiềm năng khôi phục quần thể chim yến đảo và một số hang cần cải tạo một số yếu tố cần thiết để đảm bảo điều kiện tối ưu phát triển quần thể chim yến. Từ năm 2010, Công ty Yến sào Khánh Hòa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên đang thực hiện dự án Phục hồi, phát triển, quản lý và bảo vệ quần thể chim yến hàng tại các hang đảo vùng ven biển tỉnh Phú Yên. Các hang đảo vùng ven biển Phú Yên có cấu trúc phù hợp đã được quy hoạch để phát triển hang đảo yến mới. Hiện nay đang thực hiện chương trình dưỡng chim phát triển quần thể chim yến, 1 kỳ/năm.

Vị trí hang đảo yến mới ở Phú Yên

Tỉnh Ninh Thuận: Thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa là địa phương có quần thể chim yến nhiều nhất cả nước, vùng ven biển có nhiều đầm vịnh với hệ sinh thái ven biển đa dạng, phong phú. Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến đảo. Năm 2010, Công ty Yến sào Khánh Hòa phối hợp với Vườn Quốc gia Núi Chúa Ninh Thuận thực hiện Đề án Hợp tác, hỗ trợ bảo tồn và phát triển quần thể chim yến hàng tại Vườn quốc gia Núi Chúa tỉnh Ninh Thuận. Qua khảo sát các hang đảo ở đây, đặc điểm hang nhìn chung đều ẩm ướt, có nhiều dơi, hướng hang chủ yếu là hướng Đông và Đông Bắc, chiều dài các hang trên 5m, đặc biệt một số hang có chiều dài từ 15 - 25 m, chiều cao hang trên 5m, bề rộng hang hầu hết từ 2 - 4m, một số hang rộng từ 5 - 8m. Đặc điểm, cấu trúc và diện tích các hang đảo đã phát hiện trên địa bàn Vườn Quốc gia Núi Chúa Ninh Thuận có nhiều điểm tương đồng với các hang đảo đã bảo tồn, khôi phục và phát triển thành công chim yến hàng ở Khánh Hòa. Công ty Yến sào Khánh Hòa đã xác định được 9 hang nằm dọc vách núi ven biển trải dài từ bãi Thùng đến mũi Yến (bãi Thùng 3 hang, Đá Vách 4 hang, mũi Yến 2 hang) có tiềm năng phát triển hang đảo yến mới và đã được quy hoạch phát triển hang đảo yến mới. Hiện nay, đang thực hiện thu hoạch 1 kỳ/năm, dưỡng chim phát triển quần thể chim yến.

8

Vị trí các hang đảo yến mới ở Ninh Thuận

Tỉnh Quảng Ngãi: Thuộc vùng Duyên hải miền Trung, với chiều dài bờ biển 144 Km, phía Bắc giáp Quảng Nam, phía Nam giáp Bình Định là 2 địa phương có chim yến đảo với số lượng quần thể chim yến đảo lớn thứ 2 và 3 cả nước. Qua khảo sát, đa số các hang đảo nằm tập trung dọc bờ biển xã Phổ Thạnh. Đặc điểm, cấu trúc, diện tích hang tương đồng với các hang đảo Công ty Yến sào Khánh Hòa thực hiện thành công kỹ thuật di đàn và phát triển quần thể chim yến trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Công ty Yến sào Khánh Hòa đang phối hợp với UBND xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ thực hiện phát triển hang đảo yến mới tại địa phương. Hiện nay, thực hiện chế độ dưỡng chim phát triển quần thể chim yến.

Vị trí các hang đảo yến mới ở Quảng Ngãi

Ngoài ra, qua điều tra khảo sát chuyên ngành, còn nhiều địa phương hiện nay chưa có hang yến đảo nhưng có điều kiện phù hợp cho phát triển nuôi chim yến đảo như: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Thuận, Đồng Nai, Phú Quốc – Kiên Giang, Cà Mau, cần quy hoạch các hang đảo vùng ven biển của các tỉnh này để phát triển nghề nuôi chim yến đảo trong thời gian đến.

Phát triển các hang đảo yến mới vùng ven biển các tỉnh Duyên hải toàn quốc là nhiệm vụ quan trọng cấp bách để phát huy tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển của Việt Nam. Đối với các hang đảo đang có điều kiện và có cấu trúc phù hợp, cần triển khai công tác bảo vệ và thực hiện các giải pháp kỹ thuật tối ưu nhằm thu hút, gia tăng quần thể chim yến về các hang đảo này. Khảo sát vùng biển có các hang với cấu trúc phù hợp để phát triển hang yến mới. Tiến hành các giải pháp kỹ thuật cải tạo lòng hang, mặt bằng lòng hang nhằm tạo cấu trúc tối ưu phù hợp vòng đảo lượn của chim yến, đảm bảo hội đủ các điều kiện của hang yến tự nhiên nhân tạo mới. Thực hiện ấp nở chim yến hàng

9

theo các phương pháp đã ứng dụng thành công tại tỉnh Khánh Hòa và trên toàn quốc tạo nguồn giống chim yến chủ động, ổn định, bí quyết kỹ thuật di đàn đến các hang đảo ở vùng biển duyên hải toàn quốc, các bí quyết kỹ thuật di đàn, nhân đàn chim yến đến các hang đảo này.

Đề xuất quy hoạch nuôi chim yến nhà Qua kết quả khảo sát nghiên cứu trên, Công ty Yến sào Khánh Hòa đề xuất phát triển nghề

nuôi chim yến trong nhà tại các địa phương như sau: Vùng Bắc Trung Bộ: Lãnh thổ của vùng kéo dài, hành lang hẹp, Tây giáp Trường Sơn và

Lào, phía đông là biển Đông (Vịnh Bắc Bộ) cả trung du và miền núi, hải đảo dọc suốt lãnh thổ. Địa hình phân dị phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, nhiều biến động, cần phải lợi dụng hợp lý. Đối với các tỉnh ở Vùng Bắc Trung Bộ cần ưu tiên phát triển các vùng như sau:

- Tỉnh Thanh Hóa: Ở Thanh Hóa có đàn chim hơn 4.700 con, phân bố nhiều ở khu vực giáp biển, nhiều nhất là ở huyện Quảng Xương. Khu vực này giáp với biển Sầm Sơn (Huyện này có 26/28 nhà yến của Thanh Hóa), các nhà yến ở đây chủ yếu là do tự phát. Huyện Quảng Xương với đồng bằng trồng lúa rộng lớn, hai mặt giáp Sông Mã và Sông Yên chảy qua. Nguồn thức ăn cho chim yến dồi dào phong phú, vùng sinh cảnh thích hợp cho chim yến có khu vực đồng ruộng, hoa màu, có diện tích mặt nước như ao hồ, biển. Bên cạnh đó huyện này còn tiếp giáp với các huyện có diện tích ruộng lúa lớn như huyện Hoằng Hóa, Nông Cống, Đông Sơn… Đây chính là những vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến. Vì vậy có thể tập trung quy hoạch vùng nuôi chim yến tại khu vực của huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Nông Cống, Đông Sơn.

- Tỉnh Nghệ An: Tỉnh Nghệ An theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 có diện tích đất nông nghiệp là 1.438.701 ha chiếm 87,23%, đất chưa sử dụng là 36.460,62 ha, chiếm 2,21%. Như vậy vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 1.475.161,62 ha, chiếm 89,44% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đây là vùng có thức ăn rộng lớn. Trong đó huyện Hưng Nguyên và huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An là 2 vùng có đồng lúa rộng, có sông Lam chảy qua, cây cối xanh tốt, đây là vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến. Bên cạnh đó, hai huyện này còn tiếp giáp các huyện có vùng thức ăn dồi dào như huyện Thanh Chương, Đô Lương, Nghi Lộc, Diễn Châu… Hai huyện này nằm bao quanh thành phố Vinh, có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến. Tại tỉnh này đã có nhà yến tại thành phố Vinh với đàn chim hơn 120 con. Thêm vào đó vùng quy hoạch cách đàn chim yến hơn 1.000 con của tỉnh Hà Tỉnh khoảng 45km đường chim bay, đây là những điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi chim yến phát triển.

- Tỉnh Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà và huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh là 2 vùng có đồng lúa rộng lớn, đồi núi cây bụi tầm thấp, giáp ranh với biển, có hệ thống sông ngòi phong phú như sông Cầu Nậy, sông Gia Hội, Sông Rác… chảy qua, có hồ Kẻ Gỗ diện tích mặt nước rộng, đây là vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến. Hai huyện này nằm bao quanh thành phố Hà Tĩnh, có điều kiện thuận lợi cho chim yến sinh sống và phát triển. Tại tỉnh này đã có nhà yến tại thành phố Hà Tĩnh với đàn chim hơn 1.000 con, đây là cơ sở quan trọng cho sự phát triển nghề nuôi chim yến.

- Tỉnh Quảng Bình: Tỉnh Quảng Bình theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 có diện tích đất nông nghiệp là 719.149,81 ha chiếm 89,17%, đất chưa sử dụng là 6.466,85 ha, chiếm 0,8%. Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 725.616.66 ha, chiếm 89,97% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình là vùng có đồng lúa 2 vụ rộng lớn, đồi núi cây bụi tầng thấp, có sông Kiến Giang chảy qua, đây là vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến. Vùng này có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến. Bên cạnh đó, khoảng cách từ huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đến đàn chim yến hơn 3.500 con của tỉnh Thừa Thiên Huế khoảng 100 km đường chim bay, nên có khả năng nhân đàn tại vùng này.

- Tỉnh Quảng Trị: Tỉnh Quảng Trị theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 có diện tích đất nông nghiệp là 413.841 ha chiếm 87,31%, đất chưa sử dụng là 5.429 ha, chiếm 1,15%. Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 419.270 ha, chiếm 88,46% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là vùng có đồng bằng trồng lúa nước rộng lớn, đồi núi cây bụi tầm thấp, có sông Bến Đá và sông Ô Lâu chảy qua, đây là vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến. Vùng này có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến. Bên cạnh đó, khoảng cách từ huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đến đàn chim yến hơn 3.500 con của tỉnh Thừa Thiên Huế là khoảng 40 km đường chim bay, nên khả năng nhân đàn, phát triển đàn tại vùng này là có cơ sở.

- Tỉnh Thừa Thiên Huế: Qua điều tra thấy chim yến ở Huế phân bố ở khu vực thành phố và vùng biển Thuận An. Hiện nay, toàn tỉnh mới chỉ có 9 nhà yến nhưng số lượng chim yến ở các nhà đó rất ổn định 6/9 nhà có từ 300 đến trên 1.000 cá thể / 1 nhà. Ở tỉnh này có thể quy hoạch phát triển nhà yến từ khu vực từ Phú Dương, Phú An đến bãi biển Thuận An.

Vùng Nam Trung Bộ: Qua điều tra khảo sát số lượng các nhà yến của các tỉnh thuộc Nam Trung Bộ chiếm 1/3 trên toàn quốc. Đề xuất các vùng các vùng có tiềm năng ưu tiên phát triển nuôi chim yến:

- Thành phố Đà Nẵng: Khu vực huyện Hòa Vang có nhiều ruộng lúa, cây trồng hàng năm, và có sông Cẩm Lệ, sông Cu Đê, sông Yên chảy qua, đặc biệt có diện tích rừng và đồi núi lớn như núi Sơn Gà, núi Hồn Áng, núi Khe Đương, núi Khe Trai… Đây là vùng kiếm ăn quanh năm của chim yến. Các vùng thức ăn này nằm trong bán kính 30 km nên dễ dàng cho việc kiếm ăn của chim yến. Ngoài ra, khu vực này nằm xa khu dân cư, nằm trên đường kiếm ăn chim yến tại địa phương, là khu

10

vực lân cận các nhà yến đang phát triển ổn định tại Đà Nẵng. Thêm vào đó Đà Nẵng có đàn chim yến khoảng 4.500 con, tập trung hầu hết trong thành phố. Khoảng cách đàn chim yến đến huyện Hòa Vang đều nằm trong bán kính khoảng 30 km, đây là cơ sở để quy hoạch vùng nuôi chim yến tại đây, dần chuyển dịch nghề nuôi chim yến ra khỏi nội đô đông dân cư.

- Tỉnh Quảng Nam: Khu vực xã Điện Nam Đông có khả năng phát triển nhà yến vì khu vực này có vùng đồng lúa rộng lớn và cây bụi tầng thấp nên tạo được nguồn thức ăn phong phú cho chim yến. Bên cạnh vùng thức ăn nội tại và lân cận của hai khu vực trên, trong phạm vi bán kính 20 km là các ruộng lúa của các huyện Điện Bàn, Thăng Bình, Duy Xuyên với diện tích rộng, đây cũng là vùng kiếm ăn thường xuyên quanh năm cho chim yến. Hơn nữa hai khu vực này nằm gần đàn chim yến của tỉnh với hơn 7.000 con, đa số đàn chim yến nằm trong phạm vi 15km, nơi xa nhất là 40 km so với khu vực quy hoạch.

- Tỉnh Quảng Ngãi: Hiện nay, đàn chim yến trên toàn tỉnh khá lớn, khoảng hơn 17.000 con. Huyện Tư Nghĩa nằm bao quanh thành phố Quảng Ngãi nơi có số lượng nhà yến nhiều nhất tỉnh, với đàn chim tương đối đông. Khoảng cách từ huyện Tư Nghĩa đến thành phố Quảng Ngãi trong khoảng phạm vi 20 km. Bên cạnh đó, đàn chim yến còn phân bố tương đối nhiều tại các xã như Nghĩa Thương, Nghĩa Lâm. Đồng thời khu vực sinh thái ở đây đa dạng, có cánh đồng lúa rộng, gần sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Phước Giang, cách biển không xa có cả khu vực đồi núi và rừng cây thấp nên cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho chim yến. Vì vậy, có thể quy hoạch khu vực nuôi chim yến tại huyện Tư Nghĩa.

- Tỉnh Bình Định: Hiện nay, tỉnh Bình Định có quần thể đàn chim yến nhà, với khoảng hơn 16.000 con, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà. Khu vực từ thị trấn Tuy Phước kéo dài ra phía biển đến Nhơn Bình và vùng ngoại ô giáp với thành phố Quy Nhơn là vùng cần quy hoạch. Khu vực này có quần thể chim yến tập trung đông, sinh thái đa dạng, xung quanh có sông Hà Thanh, sông Kôn chảy qua, gần Đầm Thị Nại, gần khu vực nuôi thủy sản có diện tích rừng cây thấp rộng, ruộng lúa của huyện Tuy Phước, An Nhơn bao quanh, đảm bảo nguồn thức ăn quanh năm cho chim yến. Thêm vào đó từ khu vực quy hoạch đến đàn chim yến nằm trong phạm vi bán kính 30 km, nên thuận lợi cho việc phát triển đàn.

- Tỉnh Phú Yên: Phú Yên có đồng lúa Tuy Hòa thuộc diện rộng nhất miền Trung, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho chim yến kiếm ăn mà không phải địa phương nào cũng có được. Hiện tỉnh có đàn chim yến tương đối đông với số lượng khoảng hơn 15.000 con. Khu vực ngoại ô phía Nam thành phố Tuy Hòa, huyện Đông Hòa, huyện Phú Hòa, đây là khu vực có nhiều chim sinh sống. Thành phố Tuy Hòa là địa điểm có số lượng chim yến và nhà yến nhất hiện nay. Vì vậy, nên có hướng quy hoạch huyện Đông Hòa, Phú Hòa kéo dài ra ngoại ô thành phố Tuy Hòa và về các huyện ven biển. Từ vùng quy hoạch này đến đàn chim yến với khoảng cách trong phạm vi bán kính 25 km. Thêm vào đó, tại khu vực quy hoạch có đồng lúa lớn thuộc hàng bậc nhất của miền Trung, có sông Đà Rằng chảy qua, đây là nguồn thức ăn quanh năm cho chim yến. Chính vì vậy khu vực này là thích hợp nhất cho quy hoạch nuôi chim yến trong nhà.

- Tỉnh Khánh Hòa: Hiện nay, Công ty Yến sào Khánh Hòa đang hoàn thiện quy hoạch các vùng nuôi chim yến tại Khánh Hòa đến năm 2020, cụ thể như sau:

Thành phố Nha Trang: Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm là 26,30C. Có mùa đông ít

lạnh và mùa khô kéo dài. Là nơi có mật độ nhà yến và chim yến đông nhất tỉnh. Với đàn chim yến nhà số lượng ước khoảng hơn 38.000 con, nên rất thuận lợi trong việc nuôi chim yến trong nhà. Thực hiện quy hoạch vùng nuôi chim yến tại các địa phương sau: Khu vực xã Vĩnh Trung, xã Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Thái, xã Vĩnh Ngọc, xã Vĩnh Phương, xã Vĩnh Hiệp, xã Phước Đồng và Phường Ngọc Hiệp.

11

Huyện Vạn Ninh: Thực hiện quy hoạch vùng nuôi chim yến tại các địa phương sau: Khu vực xã Vạn Hưng, xã Vạn Lương, xã Vạn Phú và xã Vạn Phước.

12

Thị xã Ninh Hòa: Thực hiện quy hoạch vùng nuôi chim yến tại các địa phương sau: Khu vực xã Ninh Ích, xã Ninh Lộc, phường Ninh Hà, phương Ninh Giang, xã Ninh Xuân, xã Ninh Phụng, xã Ninh Thọ, xã Ninh Hải, xã Ninh Bình và xã Ninh Hưng.

Huyện Diên Khánh: Thực hiện quy hoạch vùng nuôi chim yến tại các địa phương sau: Khu vực xã Suối Tiên, xã Diên Tân, xã Diên Thạnh, xã Diên Lâm, xã Diên Phước, xã Diên Đồng, xã Diên Xuân và xã Diên Điền.

Huyện Cam Lâm: Thực hiện quy hoạch vùng nuôi chim yến tại các địa phương sau: Khu vực xã Câm Phước Tây, xã Cam Hiệp Nam, xã Cam Hiệp Bắc, xã Cam Hòa, xã Cam Hải Tây, xã Cam Tân, xã Suối Tân, xã Suối Cát và xã Cam Hải Đông.

Thành phố Cam Ranh: Thực hiện quy hoạch vùng nuôi chim yến tại các địa phương sau: Khu vực xã Cam Thịnh Đông và xã Cam Phước Đông.

Huyện Khánh Vĩnh: Thực hiện quy hoạch vùng nuôi chim yến tại các địa phương sau: Khu vực xã Khánh Phú, xã Sông Cầu, xã Cầu Bà, xã Khánh Thượng, xã Khánh Nam và xã Khánh Bình.

Huyện Khánh Sơn: Thực hiện quy hoạch vùng nuôi chim yến tại khu vực xã Sơn Hiệp. - Tỉnh Ninh Thuận: Đã hoàn thành việc quy hoạch các vùng nuôi chim yến tại Ninh Thuận đến

năm 2020, đã được UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt ban hành. Công ty Yến sào Khánh Hòa là đơn vị thực hiện tư vấn quy hoạch các vùng nuôi chim yến tại Ninh Thuận đến năm 2020. Quy hoạch các vùng nuôi chim yến ở Ninh Thuận đến năm 2020 cụ thể như sau:

Vùng Nam Sông Dinh: Khu vực này phần lớn là diện tích đất nông nghiệp, nằm dọc lưu vực sông Dinh nên có khí hậu tương đối ôn hòa là môi trường sinh thái tự nhiên phù hợp, chủ yếu đất trồng lúa 2 vụ, nho, nhãn, ổi... rất tốt cho sự phát triển của chim yến. Mặt khác, theo khảo sát của Công ty chúng tôi khu vực dọc sông Dinh chim yến thường xuyên tập trung kiếm ăn hàng ngày với số lượng lớn, diện tích đất tự nhiên tại nơi đây còn khá nhiều. Chính vì vậy, công tác quy hoạch phát triển làng nghề nuôi chim yến tại khu vực được ưu tiên. Dự tính từ nay đến năm 2020 có khoảng 65 - 70 nhà yến xây dựng trong khu vực này với tổng diện tích sàn 14.300 m2 (Chiếm 60% tổng diện tích toàn tỉnh có thể xây thêm), diện tích làng yến quy hoạch mỗi khu là 15 đến 20 ha. Bước đầu, từ nay đến năm 2015 nếu chưa có điều kiện đầu tư làng nghề nuôi chim yến thì vùng này quy hoạch cho phát triển khoảng 10 đến 15 nhà yến đơn lẻ, với tổng diện tích sàn xây dựng 1.500 – 2.000 m2.

Vùng Bắc sông Dinh: Khu vực này cũng chủ yếu là diện tích đất nông nghiệp trồng lúa nước 2 vụ, với hệ thống kênh mương thủy lợi được đầu tư xây dựng kiên cố, hoa màu tươi tốt là nơi kiếm ăn và là môi trường thích hợp của chim yến. Theo khảo sát của chúng tôi, nơi đây còn rất ít vùng đất có thể quy hoạch sử dụng cho nuôi chimyến (đất trồng cây hàng năm, lâu năm). Vì vậy, để quy hoạch vùng nuôi chúng ta cần phải lựa chọn khu vực phù hợp. Dự tính từ nay đến năm 2020, tại đây có thể xây dựng khoảng 40 – 45 nhà yến, tổng diện tích sàn xây dựng 9.500 m2, diện tích làng yến quy hoạch là 10 đến 15 ha. Bước đầu, từ nay đến năm 2015 có thể quy hoạch thành vùng nuôi chim yến bán tập trung với số lượng nhà yến từ 6 đến 9 nhà yến, tổng diện tích sàn 1.000 – 1.500m2.

Khu vực nuôi chim yến phường Tấn Tài: Khu vực này hiện có mật độ các nhà yến tự phát của các năm trước rất dày đặc, quy hoạch cần đưa vào diện phải quản lý giám sát, cho tồn tại theo như hiện trạng đã có, nhưng phải giám sát, theo dõi đúng các quy định nhà nước hiện nay về nuôi chim yến. Khu vực này có mật độ dân cư cao, nên việc quy hoạch làng nghề là khó khăn và vấp phải các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã phê duyệt. Giai đoạn từ nay đến năm 2020 nên dứt khoát không cho phép xây thêm nhà yến tại khu vực này để đảm bảo về môi trường, an ninh khu vực, và quản lý thú y.

Khu vực nội đô thành phố Phan Rang - Tháp Chàm: Hiện tại khu vực này tập trung nhiều nhà yến trên các đường Thống Nhất, Lê Duẩn, Phạm Ngũ Lão, Ngô Quyền… trong thời gian qua có những tác động không tốt về an ninh, an toàn cho cộng đồng dân cư sinh sống xung quanh. Vì vậy, các nhà yến thuộc diện này cần phải kiểm tra, giám sát quản lý đúng theo quy định của Nhà nước, vẫn cho tồn tại các nhà yến hiện hữu đến năm 2020, nhưng không cho phát triển mới gây tác động xấu đến khu dân cư.

- Tỉnh Bình Thuận: Tỉnh Bình Thuận có diện tích đất nông nghiệp là 655.508 ha, chiếm 83,9%, đất chưa sử dụng là 13.275 ha, chiếm 1,7%. Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 668.783 ha, chiếm 85,6% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Hiên tại, tỉnh có đàn chim yến tương đối đông, khoảng 14.000 con. Khu vực huyện Hàm Thuận Bắc là huyện có địa hình bao gồm đồi núi, khu vực đồng bằng phù sa ven sông và khu vực cồn cát biển phía Nam và phía Đông. Bên cạnh đó, huyện Hàm Thuận Bắc tiếp giáp với huyện Bắc Bình, nơi có diện tích rộng trồng cây lâu năm và ruộng lúa, có sông Quao chảy qua, nhiều hồ như: Hồ Hàm Trí, Suối Đá, Hồ Hàm Thuận, Hồ Đa Mi. Trên địa bàn huyện đã có nhà yến xây dựng và có chim yến về ở, quần đàn chim yến ở đây khá đông đúc, khoảng cách từ huyện Hàm Thuận Bắc đến đàn chim yến tập trung đông nằm trong bán kính 30 km. Tại vùng này nguồn thức ăn và vùng sinh thái đảm bảo cho chim yến kiếm ăn và sinh sống, nên có thể chọn Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình, ngoại ô TP. Phan Thiết là khu quy hoạch nuôi chim yến cho tỉnh.

Vùng Tây Nguyên: Theo kết quả điều tra khảo sát của chúng tôi hiện tại chỉ có 2 trong 5 tỉnh của vùng có nhà yến đó là: Đắk Lắk với 6 nhà yến và Lâm Đồng với 19 nhà yến. Qua kết quả phân tích trên chúng tôi đề xuất quy hoạch vùng nuôi cho các địa phương của vùng Tây Nguyên như

13

sau: Thực hiện quy hoạch các vùng có độ cao 550m trở xuống, chọn vùng có điều kiện tối ưu như sau:

- Tỉnh Đắk Lắk: Tỉnh Đắk Lắk theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 có diện tích đất nông nghiệp là 1.132.023 ha, chiếm 86,25%, đất chưa sử dụng là 79.123 ha, chiếm 6,03%. Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 1.211.146 ha, chiếm 92,28% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Hiện tại, tỉnh có đàn chim yến khoảng gần 8.000 con. Khu vực thị xã Buôn Hồ có quần thể chim yến phát triển, có nhà yến xây dựng thành công, có nhà yến có hơn 1.000 chim ở ổn định, đây là tiền đề rất tốt cho việc phát triển quần đàn chim yến. Đắk lắk là nơi có khí hậu cao nguyên, diện tích cây công nghiệp lớn, có các hồ như Ea Kao, Ea Phun K’Ram, Ea Kmur, Ea Ju, Krông Buk… nằm rải rác đảm bảo nguồn thức ăn và sinh cảnh cho chim yến sinh sống và phát triển. Ngoài ra, các vùng ven thành phố Buôn Ma Thuột cũng là khu vực có tiềm năng phát triển, khu vực có quần thể chim yến rất phát triển, có nhà yến có 5.000 chim.

- Tỉnh Lâm Đồng: Tỉnh Lâm Đồng có đàn chim yến tương đối đông, với hơn 12.000 con, đây là tỉnh có đàn chim yến đông nhất vùng Tây Nguyên. Đàn chim yến tập trung chủ yếu ở thành phố Bảo Lộc và huyện Đa Huoai. Vùng ngoại ô của Bảo Lộc về các xã Lộc Châu, Lộc Nga, Đại Lào đã có quần thể chim yến phát triển, có các nhà yến được xây dựng và có chim về ở ổn định, hơn nữa vùng này gần đàn chim yến, nơi xa nhất cũng chỉ nằm trong bán kính 30 km. Bảo Lộc là vùng chuyên canh trà, cà phê và dâu tằm. Các cây ăn trái của Bảo Lộc cũng rất phong phú, trong đó có những loại cây đặc sản như: bơ, sầu riêng, mít tố nữ… đây cũng là vùng kiếm ăn của chim yến. Từ các điều kiện trên nên có thể chọn các xã Lộc Châu, Lộc Nga, Đại Lào, ngoại ô thành phố Bảo Lộc làm vùng quy hoạch nuôi chim yến.

- Tỉnh Gia Lai: Tỉnh Gia Lai có diện tích đất nông nghiệp là 1.370.088 ha, chiếm 88,18%, đất chưa sử dụng là 29.231 ha, chiếm 1.88%. Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 1.399.319 ha, chiếm 90,06% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Huyện Krôngpa và huyện Phú Thiện của tỉnh Gia Lai là 2 vùng có đồng lúa, đồng bằng trồng cây hàng năm, đất rẫy trồng cây hàng năm, đồi núi rộng lớn, có hệ thống sông suối phong phú, như sông Ba…, cây cối xanh tốt, đây là vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến. Hai huyện này nằm tương đối gần đàn chim yến gần 8.000 con của tỉnh Đắk Lắk, khoảng 60 km đường chim bay, hai huyện này có điều kiện thuận lợi cho chim yến sinh sống và phát triển.

- Tỉnh Đắk Nông: Tỉnh Đắk Nông có diện tích đất nông nghiệp là 575.695 ha, chiếm 88,4%, đất chưa sử dụng là 7.662 ha, chiếm 1.2%. Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 583.357 ha, chiếm 89,6% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Trong đó, huyện ĐăkR’Lấp của tỉnh Đăk Nông là vùng có diện tích trồng cây lâu năm rộng lớn, đồi núi rộng, đây là vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến. Huyện này nằm tương đối gần đàn chim yến rất đông, gần 54.000 con của tỉnh Bình Phước, cách khoảng 50 km đường chim bay. Huyện này có điều kiện thuận lợi cho chim yến sinh sống và phát triển. Có thể phát triển nghề nuôi chim yến tại huyện này.

Vùng Đông Nam Bộ: Qua kết quả phân tích thống kê nêu trên chúng tôi đưa ra đề xuất quy hoạch vùng nuôi chim yến tối ưu cho các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ như sau:

- Tỉnh Bình Phước: Tỉnh Bình Phước có diện tích đất nông nghiệp là 590.067 ha, chiếm 85,87%, đất chưa sử dụng là 500 ha, chiếm 0,07%. Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 590.567 ha, chiếm 85,94% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn này chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm, vùng đồi rừng, các hồ có diện tích mặt nước lớn. Tỉnh Bình Phước là một trong những tỉnh có đàn chim yến trong nhà đông nhất cả nước, với số lượng gần 54.000 con. Đây là điều kiện thuận lợi nổi bật so với các tỉnh khác, nên nghề nuôi chim yến tại đây cần quy hoạch, đầu tư phát triển. Khu vực các huyện Bù Gia Mập, thị xã Phước Long và thị xã Đồng Xoài, Phú Riềng là các huyện, thị xã có nhà yến phát triển và thành công, đàn chim yến tập trung nhiều. Khu vực sinh thái phù hợp, có nguồn thức ăn dồi dào cho chim yến. Có diện tích lớn là đất trồng cây công nghiệp, diện tích mặt nước gần các hồ Thác Mơ, Cần Đơn, Sôk Phu Miêng… Từ các yếu tố trên, quy hoạch khu vực huyện Bù Gia Mập, vùng ngoại thành thị xã Phước Long, thị xã Đồng Xoài và Phú Riềng để phát triển nghề nuôi chim yến là thuận lợi nhất. Bình Dương: huyện Phú Giáo, huyện Bến Cát.

- Tỉnh Bình Dương: Tỉnh Bình Dương theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 có diện tích đất nông nghiệp là 174.480 ha, chiếm 64,76%, không còn đất diện chưa sử dụng, đây cũng chính là vùng kiếm ăn cho chim yến trên toàn tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm, các hồ có diện tích mặt nước lớn. Tỉnh Bình Dương có đàn chim yến rất lớn với khoảng hơn 41.000 con, đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến. Khu vực huyện Phú Giáo, huyện Bến Cát nằm phía Bắc của thành phố Thủ Dầu Một, là khu vực có diện tích trồng lúa và hoa màu cũng như các khu vực rẫy cao su, cây công nghiệp hai bên là hồ Trị An và hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước lớn, đảm bảo nguồn thức ăn và vùng sinh thái cho chim yến sinh sống và phát triển. Khu vực các huyện này cũng đã có nhà yến và có chim về sinh sống ổn định. Hơn nữa khoảng cách từ hai huyện trên đến đàn chim yến nằm trong bán kính khoảng 40 km, thuận lợi cho việc cho việc nhân đàn và phát triển đàn. Từ các cơ sở trên, có thể chọn huyện Phú Giáo, huyện Bến Cát làm vùng quy hoạch nuôi chim yến cho tỉnh.

14

- Tỉnh Đồng Nai: Tỉnh Đồng Nai có diện tích đất nông nghiệp là 421.690 ha, chiếm 71,39%, đất chưa sử dụng là 172 ha chiếm 0,03%. Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 421.862 ha, chiếm 71,42% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là cây lâu năm, cây hàng năm, một ít diện tích đất trồng lúa, đất rừng, các hồ có diện tích mặt nước lớn. Tỉnh Đồng Nai có đàn chim yến đông, với số lượng khoảng hơn 42.000 con. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến. Khu vực các địa phương như: huyện Trảng Bom, thị xã Long Khánh, Long Thành và huyện Nhơn Trạch là các địa phương nằm trong vùng kiếm ăn của chim yến, đã có các nhà yến được xây dựng và có chim yến về sinh sống. Từ các địa phương này đến đàn chim yến phân bố trong tỉnh gần, khoảng cách xa nhất nằm trong bán kính khoảng 40 km. Vùng sinh thái bao gồm diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp gần các khu có diện tích mặt nước là hồ Trị An ở phía Bắc và sông Đồng Nai bao quanh phía Tây. Từ các điều kiện trên, chọn huyện Trảng Bom, thị xã Long Khánh, Long Thành và huyện Nhơn Trạch làm khu quy hoạch nuôi chim yến là thuận lợi nhất.

- Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có diện tích đất nông nghiệp là 118.304 ha, chiếm 59,46%, đất chưa sử dụng là 288 ha chiếm 0,15%. Như vậy vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 118.592 ha, chiếm 59,61% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là đất lâm nghiệp, đất trồng cây lâu năm, cây hàng năm, các hồ có diện tích mặt nước lớn. Tỉnh có đàn chim yến hơn 15.000 con, đây là điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi chim yến. Các huyện ven biển như Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Long Điền là các huyện có quần thể chim yến và nhà yến phát triển. Phía Bắc của huyện Long Điền có các hồ bao quanh như Đá Bàng, Suối Môn, Suối Rao, Bà Tô, Sông Kinh và cách đó không xa về phía Đông Bắc là khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu đảm bảo khu vực kiếm ăn và sinh sống cho chim yến. Trên cơ sở đó, chọn các huyện Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Long Điền làm khu quy hoạch nuôi chim yến là hợp lý.

- Thành phố Hồ Chí Minh: TP. Hồ Chí Minh có diện tích đất nông nghiệp là 82.022 ha, chiếm 39,03%, đất chưa sử dụng là 200 ha chiếm 0,09%, Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn thành phố là 82.222 ha, chiếm 39,12% trên tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố. Đặc điểm vùng thức ăn toàn thành phố chủ yếu là đất rừng phòng hộ, đất trồng cây lâu năm, cây hàng năm, các sông có diện tích mặt nước lớn như sông Soài Rạp, Nhà Bè… Thành phố có số lượng nhà yến và đàn chim yến đông hàng bậc nhất cả nước, số lượng khoảng hơn 96.000 con. Đây là điều kiện cực kỳ thuận lợi cho nghề nuôi chim yến phát triển. Các huyện phía Đông Nam thành phố như Cần Giờ, Nhà Bè là các huyện có tiềm năng phát triển nhà yến, bởi nguồn thức ăn dồi dào từ khu rừng ngập mặn, địa hình giáp biển, cửa sông. Hơn thế nữa với tốc độ đô thị hóa đứng đầu cả nước, nên việc quy hoạch nhà yến ra các khu vực ngoại ô, ngoại thành là cần thiết đối với một thành phố đã có rất nhiều nhà yến xây dựng trong khu đô thị và các khu dân cư. Việc làm này nhằm để đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả của nghề nuôi chim yến. Chính vì thế, chọn các huyện ngoại thành như Cần Giờ, Nhà Bè làm khu quy hoạch nuôi chim yến là hợp lý nhất.

Vùng Tây Nam Bộ: Qua kết quả phân tích thống kê nêu trên chúng tôi đưa ra đề xuất quy hoạch vùng tối ưu nuôi chim yến cho các địa phương trong vùng Tây Nam Bộ như sau:

- Tỉnh Long An: Tỉnh Long An có diện tích đất nông nghiệp là 330.095 ha, chiếm 73,48%, đây cũng là vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là đất trồng lúa, các sông có diện tích mặt nước lớn. Tỉnh hiện có đàn chim yến trên 600 con, đây là tiền đề cho nghề nuôi chim yến hình thành và phát triển. Có thể quy hoạch phát triển nhà yến trên địa bàn hai huyện Cần Giuộc và Cần Đước, hai huyện được bao quanh bởi hai con sông Nhà Bè và sông Vàm Cỏ lại cách biển không xa, dân cư không quá đông đúc, có diện tích trồng lúa đảm bảo nguồn thức ăn và vùng sinh thái sinh sống cho chim yến.

- Tỉnh Tiền Giang: Tỉnh Tiền Giang có diện tích đất nông nghiệp là 174.766,82 ha, chiếm 69,57%, diện tích đất chưa sử dụng là 3.140,37 ha chiếm 1,25%. Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 177.907,19 ha, chiếm 70,82% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là đất trồng lúa, cây ăn quả lâu năm, các sông có diện tích mặt nước lớn. Là tỉnh có số nhà yến đứng đầu trong cả nước và toàn bộ số nhà yến này đều nằm trong khu vực đô thị, việc quy hoạch phát triển nghề nuôi yến của tỉnh này đã trở nên bức thiết. Việc quy hoạch nhà yến có thể tiến hành ngay tại các địa phương có tiềm năng và phát triển mạnh nghề nuôi yến như tại khu vực các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây và vùng ngoại ô thị xã Gò Công. Nơi đây vốn có nhiều nhà yến được xây dựng và quần đàn chim yến rất lớn, việc cần làm là hoạch định xây dựng các nhà yến mới ra khu vực ngoại ô, vùng dân cư thưa và có vùng sinh cảnh phù hợp với chim yến. Không cho xây dựng thêm hoặc tự ý cải tạo nhà ở tại các khu đô thị đông đúc để làm nhà yến nữa. Tiến hành nhân đàn, di đàn chim để phát triển ở những vùng sinh cảnh thích hợp.

- Tỉnh Bến Tre: Tỉnh Bến Tre có diện tích đất nông nghiệp là 173.653 ha, chiếm 73,56%, đây cũng là vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là đất trồng cây lâu năm ăn quả, đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản, các sông có diện tích mặt nước lớn như sông Cổ Chiên, sông Tân Điền, sông Hàm Luông, sông Tiền… Tỉnh hiện có đàn chim yến khoảng hơn 1.700 con, đây là cơ sở ban đầu cho việc phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà. Khu vực huyện Ba Tri, Bình Đại, Giồng Trôm của tỉnh Bến Tre là các địa phương đầu tiên có nhà yến và có quần đàn chim yến phát triển ở tỉnh này. Khu vực này được bao quanh bởi sông và biển, về phía

15

Bắc bên kia sông Tiền, cách khoảng 30 km là tỉnh Tiền Giang với quần đàn chim yến rất lớn nên quy hoạch phát triển nuôi chim yến ở các địa phương này có nhiều thuận lợi và khả năng thành công cao. Huyện Bình Đại đặc điểm chủ yếu là đất nuôi trồng thủy sản. Huyện Ba Tri chủ yếu là đất trồng lúa, bên cạnh vùng thức ăn rộng lớn của tỉnh, đây là vùng thức ăn quanh năm cho chim yến. Ngoài ra, khu vực thành phố Bến Tre cũng là nơi có quần thể chim yến rất phát triển. Vùng giáp ranh thành phố là huyện Giồng Trôm, đất chủ yếu là trồng cây lâu năm ăn quả và nơi có rất nhiều cây bụi thấp, tạo nguồn thức ăn phong phú cho chim yến. Vì vậy, đây cũng là nơi có tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến.

- Tỉnh Trà Vinh: Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất nông nghiệp là 171.462,95 ha, chiếm 73,24%, diện tích đất chưa sử dụng là 60 ha chiếm 0,02%. Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 171.522,95 ha, chiếm 73,26% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là đất trồng lúa, một ít đất trồng cây lâu năm ăn quả, các sông có diện tích mặt nước lớn, như sông Cổ Chiên phía Bắc, sông Hậu phía Nam tỉnh. Tỉnh hiện có đàn chim yến hơn 700 con, đây là nền tảng đầu tiên cho việc gầy dựng nghề nuôi chim yến. Có thể tập trung quy hoạch xây dựng nhà yến ở khu vực ngoại ô xung quanh thành phố Trà Vinh, như huyện Châu Thành, các xã Đại Phước, Đức Mỹ, Nhị Long, Bình Phú, Phương Thạnh của huyện Càng Long. Hiện tại tỉnh Trà Vinh mới có khoảng 20 nhà yến phân bố chủ yếu ở khu vực thành phố Trà Vinh. Vì vậy, muốn phát triển nghề nuôi yến phải phát triển quần thể chim yến nhà từ những quần thể sẵn có. Các khu vực ngoại ô phía Nam và phía Bắc thành phố, có vị trí và địa hình cũng như điều kiện sinh cảnh thích hợp để phát triển nghề nuôi yến trong tương lai.

- Tỉnh Vĩnh Long: Tỉnh Vĩnh Long có diện tích đất nông nghiệp là 110.882,74 ha, chiếm 74,08%, đây cũng là vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm ăn quả, các sông có diện tích mặt nước lớn như sông Cổ Chiên, sông Hậu, sông Tiền… Huyện Vũng Liêm và huyện Trà Ôn của tỉnh Vĩnh Long là 2 vùng có diện tích trồng lúa nước rộng lớn và đất trồng cây lâu năm có sông Trà Ôn và Sông Hậu chảy qua, khí hậu mát mẻ, cây cối xanh tốt, đây là vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến. Hai huyện này nằm giáp ranh với thành phố Cần Thơ, nơi có đàn chim yến hơn 2.200 con và giáp ranh tỉnh Trà Vinh nơi có đàn chim yến hơn 700 con. Hai huyện này có điều kiện rất thuận lợi cho chim yến sinh sống và phát triển. Quy hoạch phát triển nghề nuôi chim yến tại hai huyện này sẽ thuận lợi.

- Tỉnh Đồng Tháp: Tỉnh Đồng Tháp có diện tích đất nông nghiệp là 265.947,03 ha, chiếm 78,75%, đây cũng là vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là đất trồng lúa, các sông có diện tích mặt nước lớn như sông Hậu, sông Tiền… Huyện Thanh Bình và huyện Lấp Vò của tỉnh Đồng Tháp là 2 vùng có diện tích trồng lúa nước rộng lớn, có Sông Tiền chảy qua, khí hậu mát mẻ, cây cối xanh tốt đây là vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến. Hai huyện này nằm giáp ranh với tỉnh An Giang, nơi có đàn chim yến khoảng hơn 3600 con. Hai huyện này có điều kiện rất thuận lợi cho chim yến sinh sống và phát triển. Phát triển nghề nuôi chim yến tại hai huyện này là thích hợp nhất.

- Tỉnh An Giang: Tỉnh An Giang có diện tích đất nông nghiệp là 286.858,47 ha, chiếm 81,11%, diện tích đất chưa sử dụng là 372,97 ha, chiếm 0,11%. Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 28.7231,44 ha, chiếm 81,22% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là đất trồng lúa, các sông có diện tích mặt nước lớn, như sông Hậu, sông Tiền. Tỉnh có đàn chim yến khoảng hơn 3.600 con, đây là cơ sở thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà. Huyện Chợ Mới và các xã ven sông Hậu thuộc huyện Châu Phú là các khu vực có quần đàn chim yến sinh sống ổn định, phát triển nhiều trên địa bàn tỉnh. Nơi đây có sông Hậu chảy ngang qua, có các cánh đồng lúa bao quanh bởi hệ thống kênh mương chằng chịt cũng như các cù lao ở huyện Chợ Mới, đảm bảo nguồn thức ăn và vùng sinh cảnh cho chim yến sinh sống. Chọn hai địa phương trên làm vùng quy hoạch nuôi chim yến là thuận lợi nhất.

- Tỉnh Kiên Giang: Tỉnh Kiên Giang có diện tích đất nông nghiệp là 549.640 ha, chiếm 86,5%, đây cũng là vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, rừng đặc dụng ở huyện đảo Phú Quốc, các sông như sông Cái Lớn, sông Cái Bé. Kiên Giang là một trong những tỉnh có số lượng nhà yến nhiều, đàn chim yến thuộc hàng đông nhất cả nước với hơn 131.000 con. Đây là điều kiện cực kỳ thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến. Có thể tập trung quy hoạch vùng nuôi yến tại các huyện ven biển của tỉnh như: vùng ngoại ô thị xã Hà Tiên, huyện Hòn Đất, huyện đảo Phú Quốc là các địa phương có chim yến phân bố và có nhà yến được xây dựng, địa hình và khí hậu phù hợp để phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà.

- Thành phố Cần Thơ: Thành phố Cần Thơ có đàn chim yến khoảng hơn 2.200 con, đây là điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi chim yến. Hiện tại, các nhà yến của thành phố Cần Thơ phân bố chủ yếu ở các phường thuộc trung tâm thành phố. Trong tương lai có thể quy hoạch phát triển nghề nuôi yến tại các địa phương như huyện Bình Thủy, Ô Môn, Cái Răng, các quận huyện này gần đàn chim yến, nơi xa nhất nằm trong bán kính khoảng 20 km. Đây là các quận huyện ven sông Hậu, có vùng đồng bằng do phù sa sông Hậu bồi đắp, với hệ thống kênh rạch chằng chịt, nông, ngư nghiệp phát triển tạo vùng sinh cảnh thuận lợi cho chim yến phát triển.

16

- Tỉnh Hậu Giang: Tỉnh Hậu Giang có diện tích đất nông nghiệp là 134.694,81 ha, chiếm 84,06%, đây cũng là vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm. Huyện Châu Thành và huyện Vị Thủy của tỉnh Hậu Giang là 2 vùng có diện tích trồng lúa nước rộng lớn, khí hậu mát mẻ, cây cối xanh tốt, đây là vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến, điều kiện thuận lợi cho chim yến phát triển. Hai huyện này nằm giáp ranh với tỉnh Kiên Giang, nơi có đàn chim yến cực kỳ lớn với hơn 131.000 con, đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến tại đây.

- Tỉnh Sóc Trăng: Tỉnh Sóc Trăng có đàn chim yến khoảng 700 con, thêm vào đó tỉnh này tiếp giáp với tỉnh Bạc Liêu, nơi có đàn chim yến rất lớn, hơn 61.000 con. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh là đồng lúa, vùng nuôi trồng thủy sản, đất trồng hoa màu hàng năm. Khu ngoại ô thành phố Sóc Trăng và thị xã Vĩnh Châu là vùng gần sông có diện tích đất trồng hoa màu, có quần đàn chim yến về kiếm ăn và sinh sống, các nhà yến cũng được xây dựng ở các khu vực này. Hơn nữa tại thị xã Vĩnh Châu là nơi tiếp giáp với thành phố Bạc Liêu, khu vực có đàn chim yến tập trung đông. Vì vậy, việc nhân đàn, phát triển đàn rất thuận lợi. Chọn khu ngoại ô thành phố Sóc Trăng và thị xã Vĩnh Châu làm quy hoạch nuôi chim yến là thuận lợi nhất.

- Tỉnh Bạc Liêu: Tỉnh Bạc Liêu có diện tích đất nông nghiệp là 218.272 ha, chiếm 88,42%, đây cũng là vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản. Tỉnh có đàn chim yến rất đông, với khoảng 61.000 con, đây là một trong những tỉnh có đàn chim yến đông nhất cả nước. Vì thế, đây là điều kiện thuận lợi nổi bật của tỉnh trong việc phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà. Khu vực ngoại ô thành phố Bạc Liêu, huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Giá Rai là những huyện có diện tích đất trồng lúa, gần biển, gần với thành phố Bạc Liêu nơi có rất nhiều nhà yến được xây dựng và quần đàn chim yến đông đúc, trên địa bàn các huyện này cũng đã có chim yến kiếm ăn, nằm trên đường bay của chim yến là một điều kiện thuận lợi để nhân đàn, phát triển nhà yến. Chọn khu vực ngoại ô thành phố Bạc Liêu, huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Giá Rai làm vùng quy hoạch phát triển nghề nuôi chim yến là thuận lợi, khả năng thành công cao.

- Tỉnh Cà Mau: Tỉnh Cà Mau có diện tích đất nông nghiệp là 458.551 ha, chiếm 86,6%, diện tích đất chưa sử dụng là 4.135 ha, chiếm 0,78%. Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 462.686 ha, chiếm 87,38% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đặc điểm vùng thức ăn toàn tỉnh chủ yếu là đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng. Tỉnh có đàn chim yến tương đối đông, khoảng hơn 32.000 con. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề nuôi chim yến. Các địa phương ven biển của tỉnh Cà Mau như thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, huyện U Minh là các huyện vùng sông nước có diện tích rừng ngập mặn tạo nguồn thức ăn phong phú cho chim yến. Hiện tại, các địa phương này và thành phố Cà Mau đều đã có nhà yến và quần đàn chim yến về kiếm ăn ngày càng đông và phát triển. Địa hình, khí hậu thuận lợi cho chim yến kiếm ăn và sinh sống.

Để thực hiện thành công công tác phát triển quần thể chim yến đảo và chim yến nhà trên toàn quốc, lãnh đạo các tỉnh, thành phố giao cho các tổ chức, đơn vị thực sự có năng lực và kinh nghiệm để khẩn trương thực hiện chương trình quy hoạch các vùng, làng nghề nuôi chim yến tại địa phương. Công tác khảo sát quy hoạch ngành nghề nuôi chim yến tại các địa phương phải được tiến hành khẩn trương trong năm 2015 do UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các ngành thực hiện đồng bộ vì lợi ích chung của địa phương và cộng đồng xã hội. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGHỀ NUÔI CHIM YẾN

1. Định hướng quy hoạch phát triển nghề yến Xác định định hướng phát triển ngành nghề nuôi chim yến của quốc gia, các địa phương

trong toàn quốc cùng phối hợp thực hiện trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ, xây dựng nhà yến trên cơ sở quy hoạch nhằm bảo đảm hiệu quả ngành nghề chung và lợi ích của mỗi thành viên.

Ưu tiên quy hoạch phát triển nuôi chim yến đảo tại các tỉnh có điều kiện và lợi thế sau: Khánh Hòa, Quảng Nam, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Phú Yên, Ninh Thuận. Đồng thời thực hiện quy hoạch phát triển thêm hang đảo yến mới tại các tỉnh, thành có tiềm năng phát triển nuôi chim yến đảo như sau: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Thuận, Đồng Nai, Phú Quốc – Kiên Giang, Cà Mau, cần quy hoạch các hang đảo vùng ven biển của các tỉnh này để phát triển nghề nuôi chim yến đảo trong tương lai.

Định hướng quy hoạch nuôi chim yến tại các tỉnh, thành như sau: Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tỉnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đắk Lắk, Đắc Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.

Quy hoạch chi tiết các tiểu vùng địa phương thuộc các xã, phường có điều kiện phát triển ngành nghề nuôi chim yến. Công tác khảo sát quy hoạch ngành nghề nuôi chim yến tại các địa phương phải được tiến hành do UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các ngành thực hiện đồng bộ vì lợi ích chung của địa phương và cộng đồng xã hội. Công tác khảo sát quy hoạch vùng các địa phương cấp sơ sở thực hiện đồng bộ và phải đảm bảo khẩn trương hoàn thành trong năm 2015. Vì sự phát triển bền

17

vững của ngành nghề nên chính sách quy hoạch phải đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ được sự hỗ trợ từ các ngành, các cấp.

2. Ban hành đồng bộ các chính sách - Chính sách quản lý nhà nước về nuôi chim yến; - Chính sách quy hoạch phát triển nuôi chim yến; - Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nuôi chim yến; trong đó khuyến khích đầu tư

phát triển nuôi chim yến đảo, gắn với phát triển kinh tế biển và bảo vệ quốc phòng an ninh biển đảo; - Chính sách chuyển đổi một phần đất nông nghiệp sử dụng nuôi chim yến; - Chính sách đào tạo cán bộ kỹ thuật quản lý chuyên ngành, nguồn nhân lực phát triển nghề

nuôi chim yến; - Chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng mô hình làng nghề nuôi chim yến; đầu tư cơ sở

hạ tầng vùng nuôi chim yến tập trung; - Chính sách bảo vệ môi trường sinh thái tạo nguồn thức ăn cho chim yến; - Chính sách vay vốn ưu đãi phát triển nghề nuôi chim yến; Chính sách miễn giảm thuế

trong 3 năm đầu để khuyến khích nuôi chim yến; - Chính sách phát triển sản phẩm yến sào thành sản phẩm quốc gia; sớm xây dựng thương

hiệu quốc gia Yến sào Việt Nam được xây dựng và bảo vệ theo quy định của luật pháp quốc tế, đảm bảo vị thế cạnh tranh của sản phẩm yến sào Việt Nam trên thương trường quốc tế;

- Chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học phát triển quần thể chim yến và các sản phẩm gia tăng từ yến; khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật bảo vệ và phát triển bền vững quần thể chim yến.

- Chính sách tuyên truyền giáo dục nhân dân bảo vệ quần thể chim yến; 3. Nghiên cứu khoa học và công nghệ Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học chuyên ngành về chim yến, tập trung nghiên

cứu cấu trúc quần thể chim yến của các địa phương, nghiên cứu thiết bị công nghệ sử dụng trong nhà yến, phòng trừ dịch bệnh chim yến, công nghệ tạo nguồn thức ăn, công nghệ bảo quản và chế biến các sản phẩm sau thu hoạch từ tổ yến. Có dự báo thường xuyên và cập nhật số lượng quần thể, số lượng nhà yến, sản lượng tổ yến, nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm yến sào, để hướng dẫn người dân phát triển nuôi chim yến mang lại hiệu quả.

Thực hiện phối hợp các phương pháp nuôi chim yến: Phương pháp ấp nở và nuôi nhân tạo chim yến chủ động nguồn giống; Phương pháp nhân đàn di đàn chim yến; Phương pháp dẫn dụ chim yến từ tự nhiên.

Chuyển giao công nghệ, bí quyết kỹ thuật nuôi chim yến cho nông dân. Thực hiện các khóa huấn luyện, đào tạo, kinh nghiệm nuôi cho người dân. Ứng dụng công nghệ thông tin và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thực hiện hệ thống, thường xuyên chương trình giảng dạy về phương pháp nuôi chim yến. Xây dựng cẩm nang hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim yến, quy trình vệ sinh, khử trùng, phòng dịch tại các cơ sở nuôi chim yến.

Khai thác và bảo vệ nguồn gen chim yến đảo quý hiếm có giá trị kinh tế cao đặc biệt làm cơ sở phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam. Áp dụng các bí quyết kỹ thuật công nghệ nhân đàn, di đàn chim yến đến các hang đảo yến mới vùng ven biển Duyên hải.

Có biện pháp thiết thực và phù hợp để thực hiện hợp tác với các nước trong khu vực về khoa học công nghệ, kỹ thuật trong phát triển mô hình làng nghề nuôi chim yến, nâng cao sản lượng và chất lượng tổ yến, phát triển quần thể chim yến bảo vệ môi trường sinh thái.

Định kỳ tổ chức điều tra, nghiên cứu, đánh giá tổng thể điều kiện tự nhiên, môi trường, nguồn lợi, kinh tế - xã hội, làm cơ sở cho việc xây dựng thông tin thống kê tình hình nuôi chim yến để hoạch định kế hoạch phát triển nuôi chim yến cho từng vùng theo từng giai đoạn phát triển.

Áp dụng công nghệ sinh học và các công nghệ cao để nghiên cứu sản xuất vacxin phòng dịch trên chim yến; các chế phẩm sinh học xử lý môi trường khu vực nuôi chim yến.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ về các thành quả nghiên cứu khoa học, bí quyết kỹ thuật trong ngành nghề nuôi chim yến do các đơn vị, cá nhân phát minh, sáng chế.

4. Xác định nguồn thức ăn, môi trường sinh thái và bảo vệ quần đàn chim yến Nguồn thức ăn của chim yến chủ yếu là các loại côn trùng tự nhiên, do đó cần quy hoạch,

phát triển vùng kiếm ăn cho chim yến. Phục hồi và phát triển diện tích trồng rừng, kết hợp trồng mới hàng năm. Tăng cường và phát triển diện tích trồng lúa, trồng hoa màu kết hợp luân canh tăng vụ. Tăng cường trồng các loại cây dẫn dụ côn trùng và có lợi cho môi trường sinh thái như: cây keo dậu, cây hông, cây sung, cây ăn quả,… xung quanh nhà yến và khu vực lân cận cở sở nuôi chim yến. Thức ăn của chim yến là các loại côn trùng bay như: Rầy nâu, rầy xanh, ruồi,… do đó phát triển nuôi chim yến góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, mùa màng cho người nông dân.

Xây dựng cơ sở dữ liệu về các nhà nuôi yến hiện tại các vùng phân bố chim yến, vùng kiếm ăn của chim yến, đặc biệt bản đồ phân bố chim yến. Trên cơ sở này giúp các nhà quản lý hoạch định chính sách, định hướng phát triển cơ sở nuôi chim yến.

18

Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát và tổ chức quản lý quy trình kỹ thuật vệ sinh khử trùng, phòng dịch tại các cơ sở nuôi chim yến. Cấm xâm nhập trái phép vào hang yến, bảo vệ môi trường, vệ sinh khử trùng xung quanh hang đảo yến.

Bảo vệ và phát triển quần thể chim yến nhằm bảo tồn chim yến theo công ước Cites, luật đa dạng sinh học, các nghị định của Chính phủ. Bổ sung thêm nguồn chim yến bằng biện pháp ấp nuôi nhân tạo để tăng cường và phát triển bầy đàn.

Phòng chống địch hại cho chim yến, tránh các loài thú nhỏ ăn mồi chim yến như: Chim Bồ Cắt, chim Cú Méo, Chuột, Rắn, Tắc Kè, …; chế tạo các thiết bị chuyên dụng thực hiện hữu hiệu. nâng cao khả năng bảo vệ các nhà yến có số lượng bầy đàn lớn khỏi các nguy cơ về bệnh dịch trên đàn chim yến.

5. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục vận động trong dân Tuyên truyền, giáo dục nhân dân ý thức bảo vệ quần thể chim yến có giá trị kinh tế cao, cấm

săn bắt chim yến, bảo vệ môi trường sinh thái, hệ sinh thái rừng, vùng đất ngập nước để phát triển nguồn thức ăn cho chim yến. Cùng bảo vệ và chăm lo cho sự phát triển đàn chim yến là nguồn lợi có giá trị kinh tế trong nước và xuất khẩu của đất nước. Thực hiện hoàn chỉnh cẩm nang hướng dẫn nuôi chim yến tại Việt Nam nhằm phổ biến kiến thức phổ thông kỹ thuật nuôi chim yến, giúp người dân thực hiện có hiệu quả nghề nuôi chim yến.

Đưa nội dung tài nguyên chim yến đảo vào chương trình quốc gia giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ triển khai trong các trường phổ thông ở các tỉnh ven biển trong cả nước. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiểu biết cho cộng đồng về tài nguyên biển đảo, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo c.

6. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Đào tạo chuyên gia kỹ thuật, lao động chuyên môn hóa trong lĩnh vực ngành nghề nuôi chim

yến. Nâng cao trình độ các chuyên gia kỹ thuật, thu hút nhân tài phục vụ ngành nghề. Tiến đến thành lập Trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học về nghề yến sào, chuyên sâu

về ngành nghề yến sào để giúp đào tạo nhân lực phát triển nghề yến tại các địa phương trong nước. 7. Nghiên cứu xây dựng nhà yến tối ưu Nghiên cứu thiết kế xây dựng nhà nuôi chim yến phù hợp từng vùng miền khác nhau trong

nước nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng, bảo đảm hiệu quả đầu tư. Xây dựng mô hình thiết kế nhà yến tiêu chuẩn cho các vùng địa phương, đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau.

Áp dụng các giải pháp kỹ thuật nuôi chim yến phù hợp cho từng vùng miền, sử dụng trang thiết bị nuôi chim yến phù hợp, tối ưu, tiết kiệm chi phí. Thực hiện 5 bước vận hành ngôi nhà yến: Dẫn dụ chim vào nhà yến, chiêu thức dụ chim ở lại nhà yến, kích thích chim làm tổ trong nhà yến, phát triển bầy đàn chim yến trong nhà yến, nâng cao năng suất sản lượng nhà yến. Chín yếu tố quyết định thành công nhà yến: Vị trí xây dựng nhà yến, thông số kỹ thuật nhiệt độ và độ ẩm trong nhà yến, ánh sáng trong nhà yến (lux), hướng nhà và hướng lỗ chim ra vào, kích thước vòng đảo lượn trong nhà, hệ thống giá tổ, hệ thống âm thanh, hệ thống tạo ẩm và thông gió, kỹ thuật vận hành nhà yến.

8. Quản trị nhà yến tối ưu Sử dụng camera quan sát lắp đặt trong nhà yến, theo dõi sự phát triển và biến động trong

nhà yến để thực hiện các giải pháp kỹ thuật phù hợp, đảm bảo sự phát triển ổn định và gia tăng nhanh bầy đàn chim yến. Phát hiện kịp thời các thiên địch gây hại cho chim yến. Quản lý và theo dõi nhà yến từ xa qua Internet.

Áp dụng thiết bị tự động hóa, tự động điều khiển các trang thiết bị trong nhà yến như: Máy phát âm thanh tiếng chim, máy tạo độ ẩm… Thực hiện quy trình vận hành nhà yến đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm năng lượng.

Thực hiện đăng ký nuôi chim yến tại cơ quan nhà yến theo Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến.

9. Liên kết phát triển và thành lập hiệp hội nuôi chim yến Liên kết phát triển giữa các nhà: nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học vì

sự nghiệp phát triển của nghề nuôi chim yến. Nhà nước ban hành chính sách phát huy sự liên kết 4 nhà nhằm phát huy thế mạnh liên kết, làm tiền đề thúc đẩy tốc độ phát triển nhanh và hiệu quả ngành nghề nuôi chim yến.

Từ những lợi thế và cơ hội liên kết kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân trong ngành nghề nuôi chim yến, có tác động tích cực, quyết định thành công nghề nuôi chim yến. Thông qua liên kết, khả năng thích ứng với thị trường, làm chủ công nghệ của tổ chức, doanh nghiệp nuôi chim yến cải thiện đáng kể sức cạnh tranh của mỗi đơn vị. Mặt khác, các doanh nghiệp có thể tham khảo những thành công và bài học kinh nghiệm từ các doanh nghiệp khác trong chiến lược liên kết, nhất là kinh nghiệm liên kết trong sản xuất, phân công lao động.

Trong những năm đến, phát triển nghề nuôi chim yến của nước ta sẽ trong giai đoạn mạnh mẽ, số lượng nhà yến sẽ tăng lên từng tháng. Dự báo số lượng nhà yến sẽ tăng lên theo cấp số nhân theo sự phù hợp tuyệt vời của điều kiện tự nhiên nhất là khu vực đồng bằng Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ. Trên cơ sở đó, có thể khẳng định rằng sự cần thiết khách quan thành lập Hiệp hội Yến sào Việt Nam, đó là tổ chức liên kết toàn thể các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong

19

lĩnh vực quản lý sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, dịch vụ tư vấn liên quan đến chim yến và sản phẩm yến sào. Hiệp hội là tổ chức thống nhất sự liên kết các thành viên vì lợi ích chung của ngành nghề, của mỗi thành viên, của cộng đồng và đất nước ta, dân tộc ta. Hiệp hội Yến sào Việt Nam còn là đại diện bảo vệ quyền lợi trong các tranh chấp thương mại, là đầu mối cung cấp thông tin thị trường cho hội viên.

Vai trò của Hiệp hội Yến sào Việt Nam còn thể hiện thông qua các hoạt động đào tạo, phổ biến kiến thức, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho hội viên… một cách sáng tạo, hội góp phần nâng cao trình độ, đưa tiến bộ - khoa học vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các thành viên của Tổ chức Hiệp hội. Ngoài ra Hiệp hội Yến sào Việt Nam còn có vai trò là tổ chức xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp thành viên, có chức năng điều phối để nâng cao sức cạnh tranh.

Hiệp hội Yến sào Việt Nam có tổ chức các Hội yến sào các địa phương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ở các huyện, thị thành lập các chi hội yến sào huyện, thị. Ngoài ra, Hiệp hội còn tổ chức thành lập các câu lạc bộ kỹ thuật nghề yến để tập hợp ý tưởng, kinh nghiệm kỹ thuật nuôi chim yến trong nhân dân, góp phần xây dựng nghề yến phát triển mạnh kỹ thuật, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất sản lượng thu hoạch, công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động nhà yến. Câu lạc bộ kinh doanh tập hợp các đơn vị kinh doanh, thu mua nguyên liệu cho các nhà yến phục vụ xuất khẩu, điều hòa đầu ra sản phẩm nhà yến và hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành nghề yến sào.

Tổ chức các Hội thảo khoa học phát triển nghề nuôi chim yến. Tổ chức các chương trình liên kết giữa chính quyền địa phương, nhà khoa học, các nhà nuôi chim yến, các đơn vị hội thảo định kỳ chuyên đề phát triển liên kết hợp tác phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam, phát huy sức mạnh tổ chức Hiệp hội Yến sào Việt Nam.

Hoạt động của Hiệp hội Yến sào Việt Nam thu hút và khai thác được tiềm năng sức mạnh của đông đảo các tầng lớp ở hầu hết các lĩnh vực tham gia, đặc biệt là tầng lớp trí thức, các nhà nghiên cứu khoa học, chuyên gia công nghệ kỹ thuật, phát huy tư duy sáng tạo của quần chúng nhân dân lao động tại các hộ nuôi chim yến, đó là nguồn tư duy khổng lồ, sức sáng tạo mạnh mẽ nhất định đưa sự nghiệp ngành nghề Yến sào Việt Nam lên tầm cao trở thành cường quốc sản xuất yến sào trên thế giới.

10. Hợp tác quốc tế Tăng cường hợp tác quốc tế trong chiến lược phát triển ngành nghề nuôi chim yến, phát

triển sự hợp tác toàn diện với Indonesia, Malaysia, Thailan, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giải pháp kỹ thuật nhà yến, đó là tất yếu trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế vì sự phát triển bền vững của ngành nghề nuôi chim yến của Việt Nam.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo cán bộ có trình độ cao cho ngành nghề nuôi chim yến, trong ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao: thiết bị sử dung trong nhà yến, hợp chất, dung dịch dẫn dụ chim yến, công nghệ chế biến, chế phẩm sinh học, thuốc thú y và phòng ngừa dịch bệnh...

11. Đa dạng các sản phẩm chế biến từ yến sào, nâng cao giá trị sản phẩm sau thu hoạch

Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng từ yến, nâng cao giá trị gia tăng của yến sào.

Áp dụng công nghệ hiện đại, kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước.

Cải tiến mẫu mã, sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau với chi phí hợp lý và giá cả phù hợp.

12. Xây dựng thương hiệu yến sào phát triển bền vững Xây dựng thương hiệu mạnh quốc gia “Yến sào Việt Nam” có vị thế thương trường quốc tế. Khả

năng cạnh tranh cao với sản phẩm các nước Indonesia, Malaysia, Tháilan. Thương hiệu quốc gia Yến sào Việt Nam được xây dựng và bảo vệ theo quy định của luật

pháp quốc tế. Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương, tỉnh, thành phố thực hiện bảo vệ uy tín thương hiệu. Nhà nước đăng ký quyền sỡ hữu trí tuệ thương hiệu quốc gia Yến sào Việt Nam theo Công ước Quốc tế Madrid.

13. Thị trường và xúc tiến thương mại Thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu sản phẩm yến sào phải được nhà nước quan

tâm đầu tư và bảo vệ. Tổ chức giới thiệu, quảng bá thị trường tiêu thụ sản phẩm yến sào Việt Nam qua các hội chợ thương mại trong nước và quốc tế hàng năm.

Tổ chức Hội chợ Yến sào Việt Nam hàng năm tại các địa phương. Tổ chức xúc tiến thương mại đến các thị trường trọng điểm trên thề giới: Hồng Kông, Hoa Kỳ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và các nước ASEAN, châu Âu đẩy mạnh kinh doanh sản phẩm yến sào, tăng cường xuất khẩu.

Phát triển thị trường trong nước, đáp ứng nhu cầu về tổ yến và các sản phẩm từ tổ yến ngày càng tăng của nhân dân; đồng thời phát triển mạnh thị trường xuất khẩu tổ yến, bao gồm cả việc giữ vững và mở rộng thị trường hiện có và tích cực tìm kiếm thị trường mới.

20

Phát triển thị trường phải gắn với đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành và đa dạng hoá sản phẩm từ tổ yến, nâng cao sức cạnh tranh bền vững của thương hiệu yến sào các địa phương cũng như thương hiệu Yến sào Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

14. Vốn tín dụng ưu đãi Vốn đầu tư cho nghề nuôi chim yến lấy tổ có thể được huy động từ các nguồn: Vốn ngân

sách nhà nước, vốn tín dụng trung hạn và dài hạn; vốn tín dụng ngắn hạn; vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư; vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Tiếp cận các nguồn vốn tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ phát triển quần thể chim yến, phát triển trồng rừng, phát triển đàn yến, vốn vay ưu đãi không lãi suất hoặc ưu đãi lãi suất thấp.

Các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại đầu tư vốn với cơ chế ưu đãi, ân hạn cho các đơn vị, cá nhân nuôi chim yến. Thực hiện chế độ hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vốn cho ngành nghề đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng và đất nước.

15. Phối hợp quản lý nghề yến các địa phương Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý nhà nước ngành nghề yến sào từ trung ương đến địa

phương. Các tỉnh, thành phố có tiềm năng phát triển ngành nghề nuôi chim yến xây dựng, ban hành

quy hoạch các vùng nuôi chim yến đến năm 2020, tăng cường công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quy hoạch.

Tăng cường công tác quản lý, giám sát việc thực hiện đăng ký nuôi chim yến tại cơ quan nhà yến theo Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến.

Tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng yến sào, quản lý chất lượng truy xuất nguồn gốc. Thực hiện và kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường trong các vùng nuôi chim yến.

Thực hiện phân cấp và phối hợp giữa chính quyền các cấp trong quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương thống nhất theo hệ thống. Kiểm tra, giám sát theo đúng chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và xử phạt nghiêm theo thẩm quyền được pháp luật quy định.

Xây dựng quy chế phối hợp quản lý nghề nuôi chim yến tại Việt Nam hoạt động đồng bộ, tính hệ thống phát huy hiệu quả là cơ sở cho việc xây dựng phát triển ngành nghề Yến sào Việt Nam phát triển bền vững./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phach Ng Quang, Voisin J.F.,Yen Vo Quang, 2002: The white nest swiftlet and the black nest swiftlet: A monograph (Chuyên khảo về chim Yến tổ trắng và chim Yến tổ đen). BoBée.Paris.France;

2. Lê Hữu Hoàng và Cộng sự, 2013. Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng nhà yến và nuôi chim yến trong nhà, báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh.

3. Lê Hữu Hoàng, Đặng Thúy Bình và Cộng sự, 2012. Nghiên cứu đặc điểm di truyền phân loài chim yến tại Việt Nam (Aerodramus fuciphagus).

3. Lê Hữu Hoàng và Cộng sự, 2010. Bước đầu nghiên cứu ấp nuôi nhân tạo chim yến hàng Aerodramus fuciphagus amechanus làm cở sở khoa học cho việc phát triển đàn chim yến trong nhà ở Khánh Hòa, báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học tỉnh.

5. Lê Hữu Hoàng và cộng sự, 2007. Chiến lược liên kết phát triển ngành nghề nuôi chim yến trong nhà tại Việt Nam, Kỷ yếu Trung tâm phát triển hệ thống Đại học Quốc gia Hà Nội.