27
2.1 Tình hình nuôi tôm: 2.1.1 Trên thế giới: Thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của FAO (năm 2003) tổng sản lượng của thế giới đạt gần 132 triệu tấn, trong đó khai thác đạt 90 triệu tấn và nuôi đạt gần 42 triệu tấn, lượng thủy sản dùng làm thực phẩm khoảng 101 triệu tấn chiếm hơn 76,5%. Trong nuôi trồng thủy sản thì tôm được coi là một trong những đối tượng nuôi chính vì có hiệu quả kinh tế cao. Việc nuôi tôm thương mại đầu tiên bắt đầu những năm 1970, sản lượng sản xuất tôm phát triển nhanh chóng để theo kịp đòi hỏi của thị trường, đặc biệt là Mỹ , Nhật , Tây Âu . Tổng sản lượng tôm của thế giới là 1.6 triệu tấn năm 2003 và có giá trị tương đượng 9000 triệu đôla. Khoảng 75% là từ các nước châu Á , như Trung Quốc , Thái Lan , Ấn Độ ..., 25% còn lại là từ nước Nam Mỹ . Trung Quốc hiện là nhà xuất khẩu lớn nhất. Trước năm 2003, các nước có sản lượng tôm nuôi lớn nhất thế giới (như Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia, Ấn Độ) chủ yếu nuôi tôm sú hay tôm bản địa. Nhưng sau đó, đã tập trung phát triển mạnh đối tượng tôm chân trắng. Sản lượng tôm chân trắng của Trung Quốc năm 2003 đạt 600 nghìn tấn (chiếm 76% tổng sản lượng tôm nuôi tại nước này); đến năm 2008 tôm chân trắng đạt sản lượng 1,2 triệu tấn (trong tổng số 1,6 triệu tấn tôm nuôi). Inđônêxia nhập tôm chân trắng về nuôi từ năm 2002 và năm 2005 đạt 40 nghìn tấn, năm 2007 là 120 nghìn tấn (trong tổng sản lượng 320 nghìn tấn). Tình hình nuôi tôm trên Thế giới đang phát triển rất nhanh, tăng tỉ trọng đáng kể về tổng sản lượng và không ngừng nâng cao về giá trị. Bảng 1. Lượng thành phẩm tôm nuôi Thế giới Đơn vị: nghìn tấn Quốc gia 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

hiện trạng

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: hiện trạng

2.1 Tình hình nuôi tôm:

2.1.1 Trên thế giới:

Thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của FAO (năm 2003) tổng sản lượng của thế giới đạt gần 132 triệu tấn, trong đó khai thác đạt 90 triệu tấn và nuôi đạt gần 42 triệu tấn, lượng thủy sản dùng làm thực phẩm khoảng 101 triệu tấn chiếm hơn 76,5%. Trong nuôi trồng thủy sản thì tôm được coi là một trong những đối tượng nuôi chính vì có hiệu quả kinh tế cao. Việc nuôi tôm thương mại đầu tiên bắt đầu những năm 1970, sản lượng sản xuất tôm phát triển nhanh chóng để theo kịp đòi hỏi của thị trường, đặc biệt là Mỹ, Nhật, Tây Âu. Tổng sản lượng tôm của thế giới là 1.6 triệu tấn năm 2003 và có giá trị tương đượng 9000 triệu đôla. Khoảng 75% là từ các nước châu Á, như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ..., 25% còn lại là từ nước Nam Mỹ. Trung Quốc hiện là nhà xuất khẩu lớn nhất. Trước năm 2003, các nước có sản lượng tôm nuôi lớn nhất thế giới (như Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia, Ấn Độ) chủ yếu nuôi tôm sú hay tôm bản địa. Nhưng sau đó, đã tập trung phát triển mạnh đối tượng tôm chân trắng. Sản lượng tôm chân trắng của Trung Quốc năm 2003 đạt 600 nghìn tấn (chiếm 76% tổng sản lượng tôm nuôi tại nước này); đến năm 2008 tôm chân trắng đạt sản lượng 1,2 triệu tấn (trong tổng số 1,6 triệu tấn tôm nuôi). Inđônêxia nhập tôm chân trắng về nuôi từ năm 2002 và năm 2005 đạt 40 nghìn tấn, năm 2007 là 120 nghìn tấn (trong tổng sản lượng 320 nghìn tấn). Tình hình nuôi tôm trên Thế giới đang phát triển rất nhanh, tăng tỉ trọng đáng kể về tổng sản lượng và không ngừng nâng cao về giá trị.

Bảng 1. Lượng thành phẩm tôm nuôi Thế giới

Đơn vị: nghìn tấn

Quốc gia 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011Trung Quốc 380 400 480 523 560 600 562Thái Lan 380 500 530 495 563 640 502Trung và Nam Mỹ 304 395 495 397 382 410 452Việt Nam 115 150 170 200 220 215 240Ấn Độ 100 103 110 87 100 137 170Indonesia 230 260 210 230 180 140 150Malaysia 32 42 62 68 78 105 73Philippines 35 36 38 29 35 41 20Các nước khác 125 55 55 55 50 65 65Tổng 1701 1941 2150 2084 2168 2353 1672

Page 2: hiện trạng

2.1.2 Tại Việt Nam:

Theo số liệu của Tổng Cục Thủy Sản, năm 2012 có 30 tỉnh thành nuôi tôm nước lợ,

đã thả nuôi 657.523 ha, đạt sản lượng 476.424 tấn, tăng 0.2% diện tích và giảm 3.9% sản

lượng. Trong đó diện tích nuôi tôm sú đạt 619.355 ha, sản lượng 298.607 tấn, giảm 7.1%

diện tích và 6.5% sản lượng; tôm thẻ chân trắng 38.619 ha, tăng 15.5%, sản lượng

177.817 tấn, tăng 3.2% so với năm 2011.

Diện tích tôm sú chiếm 94.1% diện tích tôm nuôi và 62.7% sản lượng, tôm thẻ chân

trắng chiếm 5.9% diện tích và 27.3% sản lượng.

Khu vực ĐBSCL chiến diện tích và sản lượng lớn nhất với 595.723 ha và 358.477

tấn, trong đó tôm sú là 579.997 ha và 280.647 tấn, tôm thẻ chân trắng là 15.727 ha và

77.830 tấn.

Năn 2012, cả nước có 1.529 cơ sở sản xuất giống với sản lượng 37 tỷ con giống.

2.2 Hiện trạng nuôi tôm ở Cần Giờ:

2.2.1 Tình hình nuôi tôm ở Cần Giờ:

Nuôi tôm hiện nay vẫn là thế mạnh tại huyện Cần Giờ, tình hình nuôi, diện tích nuôi

và các mô hình nuôi tôm từ năm 2005 đến năm 2009 được thể hiện bảng 1 và bảng 2 như

sau:

Bảng 1. Tình hình nuôi tôm ở huyện Cần Giờ từ Năm 2005- 2009

Nuôi tôm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số hộ 3.025 2.703 3.188 2.328 2.580

Diện tích nuôi(ha) 5.264,00 5.151,68 6.134,00 5.287,03 5.515,96

Sản lượng (tấn) 6.670 6.996,00 7.600,00 7.176 6.493

Bảng 2. Mô hình nuôi và diện tích nuôi tôm của huyện Cần Giờ (năm 2005-2009)

Page 3: hiện trạng

NămTổng diện

tích (ha)

Mô hình nuôi

Thâm canh Bán thâm canh RuộngQCCT

(sinh thái)

2005 5.264,00 799,2 722,00 1.459 2.283,8

2006 5.151,68 529,55 308,35 1.529,67 2.784,11

2007 6.134,00 849,0 851,0 1.650,00 2.784,00

2008 5.287,03 445,47 384,41 1.104,25 3.352,90

2009 5.515,96 540,62 552,40 1.070,04 3.352,90

Qua bảng trên cho thấy diện tích nuôi tôm từ 5.264 đến 6.134 ha. Khi đánh giá năng suất

bình quân trong nuôi tôm, tương ứng với các loại mô hình và từng loại tôm nuôi cho thấy đối

với tôm sú, trong mô hình nuôi ruộng năng suất chỉ đạt 1.17 tấn/ha, nhưng trong mô hình

nuôi thâm canh năng suất bình quân lên đến 4.78 tấn/ha, năng suất bình quân trong mô hình

nuôi bán thâm canh đạt 2.23 tấn/ha. Đối với đối tượng tôm thẻ, trong mô hình nuôi ruộng chỉ

đạt 2.04 tấn/ha, mô hình nuôi bán thâm canh đạt 2.48 tấn/ha, trong khi đó mô hình nuôi thâm

canh đạt 5.3 tấn/ha.

Bảng 3. Hiện trạng các hộ nuôi tôm sú của huyện Cần Giờ năm 2009

Đơn vịSố hộ

nuôi

Tổng DT

nuôi

(Ha)

Số lượng

(Tr con)

Mô hình nuôi (ha)

Thâm

canh

Bán thâm

canhRuộng QCCT

Bình Khánh 371 368,76 55,06 13 65,49 290,27 0,00

An Thới Đông 760 1.486,87 153,45 68,45 242,73 534,99 640,70

Tam Thôn Hiệp 7 23,50 3,53 6,40 1,00 16,10 0,00

Page 4: hiện trạng

Lý Nhơn 237 1.684,53 78,19 5,90 32,03 90,40 1.556,20

Long Hòa 119 576,00 23,52 0,00 0,00 0,00 576,00

Thạnh An 148 555,70 23,11 0,00 0,00 0,70 555,00

Cần Thạnh 14 25,00 0,98 0,00 0,00 0,00 25,00

Tổng 4.720,36 337,84 93,75 341,25 932,46 3.352,90

Bảng 4. Hiện trạng các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng huyện

Cần Giờ năm 2009

Tên đơn vịSố hộ

nuôi

Tổng DT

nuôi

(ha)

Số lượng

giống

(Triệu con)

Mô hình nuôi (ha)

Thâm

canh

Bán thâm

canhRuộng

Bình Khánh 247 211,91 97,86 64,11 72,15 75,65

An Thới Đông 395 378,37 173,81 203,19 119,45 55,73

Tam Thôn Hiệp 31 79,42 69,69 65,72 7,5 6,20

Lý Nhơn 96 112,80 99,53 100,75 12,05 0,00

Long Hòa 7 13,10 12,99 13,10 0,00 0,00

Tổng 795,60 453,88 446,87 211,15 137,58

2.2.2 Hiệu quả kinh tế:

Page 5: hiện trạng

Qua khảo sát đánh giá thực trạng nuôi tôm hiện nay tại các xã trong mùa vụ năm

2009 và tham khảo giá cố định năm 1994 Kg” và “giá cố có điều chỉnh giá của Sở Tài

chính thì “giá cố định tôm sú là 74.000 đồng/ định tôm thẻ là 59.000 đồng/Kg” từ đó ta

có giá trị sản xuất năm 2009 của tôm sú và tôm thẻ được thể hiện trên bảng 5 và bảng 6.

Bảng 5. Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất theo giá cố định của

tôm sú năm 2009

Tên đơn vị

Tổng diện tích, sản lượng hiệu quả kinh tế tính theo giá cố định

Số hộ

nuôi

DT nuôi

(Ha)

Sản lượng

(Tấn)

Giá cố định

(đ)

Thành tiền

(Triệu đồng)

Bình Khánh 371 368,76 320,41 74.000 23.710,34

An Thới Đông 760 1.486,87 1.219,85 74.000 90.268,9

Tam Thôn Hiệp 7 23,50 43,75 74.000 3.237,5

Lý Nhơn 237 1684,53 904,12 74.000 66.904,88

Long Hòa 119 576,00 284,81 74.000 21.075,94

Thạnh An 148 555,70 275,05 74.000 20.353,7

Cần Thạnh 14 25,00 12,35 74.000 913,9

Tổng cộng 1.656 4.720,36 3.060,34 226.465,16

Bảng 6. Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất theo giá cố định của

tôm thẻ chân trắng năm 2009

Page 6: hiện trạng

Tên đơn vị

Tổng diện tích, sản lượng hiệu quả kinh tế tính theo giá cố định

Số hộ

nuôi

DT nuôi

(Ha)

Sản lượng

(Tấn)

Giá cố định

(đ)

Thành tiền

(Triệu đồng)

Bình Khánh 247 211,91 704,25 59.000 41.550,75

An Thới Đông 395 378,37 1.408,00 59.000 83.072,0

Tam Thôn Hiệp 31 79,42 475,09 59.000 28.030,31

Lý Nhơn 96 112,80 710,90 59.000 41.943,1

Long Hòa 7 13,10 134,11 59.000 7.912,49

Thạnh An 0 0,00 0,00 59.000 0,0

Cần Thạnh 0 0,00 0,00 59.000 0,0

Tổng cộng 776 795,60 3.432,35 202.508,65

Như vậy với 1.656 số hộ nuôi trên diện tích là 4.720,36 ha đạt sản lượng 3.060,34

tấn tôm sú, doanh thu theo giá cố định là 226.465,16 triệu đồng. Nuôi tôm thẻ chân trắng

với 776 hộ thả nuôi trên diện tích 795,6 ha đạt sản lượng 3.432,35 tấn với doanh thu theo

giá cố định là 202.508,65 triệu đồng. Như vậy với diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ

chiếm 16,85% so với diện tích nuôi tôm sú đã cho sản lượng 3.432,35 tấn cao hơn so với

tôm sú là 3.060,34 tấn và giá cố định của tôm thẻ 202.508,65 triệu đồng trong khi giá cố

định của tôm sú là 226.465,16 triệu đồng, do đó nuôi tôm thẻ có hiệu quả kinh tế hơn so

với tôm sú.

2.2.3 Mô hình nuôi tôm:

2.2.3.1 Nuôi tôm kết hợp rừng sinh thái:

Mô hình nuôi tôm truyền thống theo mô hình tôm kết hợp rừng ngập mặn, đây là sử

dụng mặt nước tự nhiên kết hợp rừng để nuôi tôm sinh thái. Các đối tượng nuôi là tôm

Page 7: hiện trạng

thẻ, tôm sú, tôm đất, tôm bạc. Diện tích tương đối lớn nên người dân không đầu tư thức

ăn mà chủ yếu là quản lý và thu hoạch. Hình thức nuôi này đã có từ lâu ở các vùng duyên

hải, trong đầm có mương nội đồng. Cứ 10-15 ngày thì thu hoạch một lần (theo con nước),

năng suất đạt từ 0,15 - 0,25 tấn/ha/năm. Mặc dầu sản lượng không cao, nhưng ổn định

mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân nghèo, góp phần bảo vệ khu bảo tồn tự nhiên.

2.2.3.2 Nuôi tôm quảng canh cải tiến (Improve extensive):

Nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến là lấy giống tôm thiên nhiên kết hợp với thả

thêm con giống nhân tạo vào ao, đầm, mương. Mật độ nuôi từ 2-4 con/m2, cỡ tôm thả

nuôi là 2-3cm/con (P15-P30) và có thể thả 2-4 đợt/năm tùy theo khả năng của từng nông

hộ. Hàng ngày bổ sung thêm thức ăn và thay nước, năng suất trung bình

0,25-0,3tấn/ha/năm. Với kết quả khảo sát trong mùa khô năm 2009 cho thấy mật độ tôm

giống tự nhiên thấp, vì vậy cần bổ sung giống nhân tạo. Mô hình nuôi quảng canh cải tiến

là hình thức thích hợp để nâng cao sản lượng, đồng thời không tác động xấu đến hệ sinh

thái rừng ngập mặn của huyện Cần Giờ

2.2.3.3 Nuôi tôm bán thâm canh (Semintensive)

Nuôi theo mô hình bán thâm canh được phát triển nhờ hệ thống ao đầm đã được đầu

tư với một hàm lượng yếu tố công nghiệp như điện, cơ khí, thủy lợi nhất định, để chủ

động cấp nước và xử lý nguồn nước như: hệ thống bơm, xử lý và khống chế môi trường.

Mật độ nuôi bán thâm canh đối với tôm sú từ 10 đến 15con/m2 năng suất đạt 2,23 tấn/ha;

đối với tôm thẻ mật độ từ 20 đến 60 con/m2 và năng suất đạt 2,48 tấn/ha

2.2.3.4 Nuôi tôm thâm canh (Intensive):

Mô hình nuôi tôm thâm canh, trong những năm gần đây tuy không tăng về diện tích

nhưng vẫn duy trì nuôi cho cả hai đối tượng là tôm sú và tôm thẻ chân trắng là khoảng

540,62 ha; năng suất nuôi tôm trung bình 5,3 tấn/ha. Đây là loại hình nuôi mà đòi hỏi vốn

đầu tư, trình độ kỹ thuật, quản lý, chăm sóc cao và chặt chẽ. Mô hình nuôi này chỉ xây

dựng ở những nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro trong sản

xuất. Mật độ thả giống tôm sú từ 15-30 con/m2 và từ 80 – 100 con/m2 đối với tôm thẻ

Page 8: hiện trạng

chân trắng. Sử dụng thức ăn công nghiệp trong hầu hết thời gian nuôi, hệ thống công

trình nuôi được xây dựng đảm bảo, các ao nuôi có thể trải bạt ở đáy và bờ tùy theo địa

hình vùng đất để giảm thất thoát nước và ngăn phèn.

2.2.3.5 Nuôi tôm ruộng:

Là hình thức nuôi tôm luân canh với ruộng muối hoặc trên ruộng lúa chuyển đổi, mô

hình này hiện nay đang triển khai tại các xã phía bắc huyện Cần Giờ. Mô hình nuôi tôm

trên ruộng tận dụng nguồn nước sẵn có để nuôi tôm, chủ yếu là tôm sú nhằm tận dụng

diện tích đất để nuôi tôm, tăng hiệu quả sử dụng đất, năng suất 700-900kg/ha/năm.

2.2.4 Quy trình nuôi tôm:

Quy trình nuôi tôm thâm canh tại Cần Giờ bao gồm các bước như sau:

2.2.4.1 Chuẩn bị ao:

a) Chuẩn bị ao cũ:

Trước mỗi vụ nuôi tôm khoảng 16 - 20 ngày phải hoàn thành công việc chuẩn bị ao

theo trình tự và nội dung những công việc sau

Cải tạo ao cũ: tháo cạn nước trong ao, nạo vét, rửa sạch đáy ao (có thể dùng

vòi bơm xả nước, rửa thật sạch lớp mùn bã hữu cơ lắng đọng ở đáy ao).

Khử chua: đối với ao mới xây dựng và ao ở vùng chua, phèn, trước khi nuôi

phải khử chua bằng cách rắc đều vôi bột trên đáy ao và mặt trong bờ ao. Lượng

vôi bột sử dụng tuỳ thuộc vào pH của đất được quy định cụ thể trong Bảng 7.

Bảng 7 - Lượng vôi để khử độ chua của ao nuôi tôm

pH của đất ở đáy, bờ ao Lượng vôi (kg/ha)

5,1 - 5,5 800 - 1000

5,6 - 6,0 500 - 800

6,1 - 6,5 200 - 500

Page 9: hiện trạng

6,6 - 7,0 100 - 200

Giữ ao khô trong khoảng 7 -10 ngày.

Lấy nước đã xử lý lắng lọc từ ao chứa vào ao nuôi qua lưới lọc có kích thước mắt

lưới 2a = 5 mm, giữ ở mức nước ban đầu khoảng 0,5 - 0,6 m.

Đối với ao cũ bón vôi với lượng 100 - 200 kg/ha.

b) Diệt tạp:

Loại thuốc diệt tạp:

Có thể dùng một trong các loại thuốc diệt tạp sau đây để diệt tạp cho những ao

không phải khử chua và bùn đáy ao đã được xử lý:

Hạt bồ hòn giã nhỏ (cỡ hạt 1 - 5 mm) hoặc hạt chè giã mịn với liều lượng 4 - 5

ppm;

Rotec với liều lượng 2,0 - 4,5 ppm.

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc diệt tạp trên đây, có thể sử dụng một số loại

thuốc diệt tạp thương mại khác theo hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hoá.

Cách diệt tạp:

- Tháo bớt nước ao sau khi đã khử chua đến mức còn khoảng 0,05 - 0,10 m.

- Rải đều thuốc diệt tạp trên đáy ao và duy trì trong khảng thời gian 8 - 10 giờ. Sau

đó, tháo cạn nước ao rồi vớt hết các loại tôm, cá tạp chết trong ao.

- Lấy nước từ ao xử lý qua lưới lọc vào rồi lại tháo ra 1 - 2 lần để rửa sạch đáy ao.

- Sau đó, tiếp tục lấy nước từ ao xử lý qua lưới lọc vào ao cho tới khi đạt mức

nước từ 0,5 đến 0,6 m.

Page 10: hiện trạng

c) Bón phân gây nuôi thức ăn tự nhiên:

Trước khi thả tôm giống 7 ngày, sử dụng phân vô cơ để bón cho ao với liều

lượng như sau:

UREA : 20 - 25 kg/ha

Phân lân : 10 - 15 kg/ha

Cách bón: hòa tan từng loại phân vô cơ và trong nước ngọt rồi tạt đều khắp mặt

ao.

Đối với những ao khó gây màu nước có thể dùng bột đậu nành với lượng 10

kg/ha để duy trì độ trong của nước ao khoảng 0,3 - 0,4 m trước khi thả tôm

giống.

Sau 7 ngày, nếu chưa thả được tôm giống phải lặp lại biện pháp bón phân gây

nuôi thức ăn tự nhiên trên đây cho ao nuôi tôm.

2.2.4.2 Thả tôm giống:

a) Mật độ giống thả: Từ 25 đến 40 con/m2.

b) Qui cỡ giống thả: PL15 - PL20

c) Phương pháp thả:

Trước khi thả tôm giống phải tiếp tục lấy nước đã xử lý qua lưới lọc vào ao để

đạt tới mức nước ao 0,7 - 0,8 m.

Thao tác thả tôm giống theo quy định của tiêu chuẩn ngành 28TCN 95 -1994

(Giống tôm biển - Kỹ thuật vận chuyển).

2.2.4.3 Chăm sóc:

Cho tôm ăn:

Page 11: hiện trạng

Sử dụng thức ăn viên công nghiệp được sản xuất trong nước hoặc thức ăn nhập khẩu

để cho tôm ăn. Chất lượng thức ăn phải đảm bảo có hàm lượng đạm tổng số từ 30 đến 40

%.

Thời điểm cho ăn và lượng thức ăn mỗi lần trong ngày cho tôm được tính theo quy

định trong Bảng 8.

Bảng 8 - Thời điểm và lượng thức ăn mỗi lần cho tôm ăn hàng ngày

Thời điểm trong

ngày

Tỷ lệ % cho ăn so với tổng

khối lượng thức ăn hàng

ngày

6 giờ 20

10 giờ 10

16 giờ 20

20 giờ 25

23 giờ 25

Lượng thức ăn tính theo ngày tuổi và khối lượng của tôm nuôi trong ao theo quy định

trong Bảng 9.

Bảng 9 - Lượng thức ăn viên sử dụng hàng ngày tính theo khối lượng của tôm

Khối lượng

tôm (g)

Ngày nuôi

(ngày)

Khẩu phần cho ăn

theo khối lượng

thân tôm (%)

Lượng thức ăn

cho vào sàng (%)

Thời gian kiểm tra

sàng sau giờ cho ăn

(giờ)

Pl15 - Pl 25 1 -15 9,0 - 15,0

Pl26 - Pl 40 15 - 20 10

Pl41 - Pl 50 20 - 30 10

Page 12: hiện trạng

1,0 -1,5 30 - 35 10

1,5 - 3,0 35 - 50 8 2,0 2,0

3,0 - 5,0 50 - 55 4,5 - 6,0 2,2 2,5

5 -10 55 - 65 3,8 - 4.5 2,4 2,5

10 -15 65 - 75 3,2 - 3,8 2,8 2,5

15 - 20 75 - 85 2,9 - 3,2 3,0 2,0

20 - 25 85 - 95 2,8 - 3,0 3,3 2,0

25 - 30 95 -105 2,8 - 3,0 3,6 1,5

30 - 35 105 -120 2,5 - 2,8 4,0 1,0

Phương pháp cho ăn

Khi cho tôm ăn phải rải đều thức ăn khắp mặt ao. Mỗi lần cho ăn phải kiểm tra tình

hình tôm sử dụng thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn lần sau cho phù hợp. Cách kiểm

tra, điều chỉnh như sau:

Mỗi ha ao nuôi tôm đặt từ 6 đến 8 khay (sàn ăn) ở quanh bờ ao. Diện tích mỗi sàn ăn

khoảng 0,4 - 0,8 m2. Sau khi đã rải thức ăn khắp mặt ao để cho tôm ăn, phải giữ lại từ 2

đến 4 % lượng thức ăn của một lần cho ăn để rải vào sàn ăn. Khoảng 1 - 3 giờ sau, tiến

hành kiểm tra lại các sàn ăn để tăng hoặc giảm lượng cho ăn lần sau.

Khi thấy tôm lột vỏ, phải giảm 20 - 30 % lượng thức ăn cho lần sau.

Khi thấy tôm bắt mồi kém, nước ao đục hoặc vào những ngày trời nắng nóng, nhiệt độ

nước cao phải giảm lượng thức ăn cho tôm.

Vào những ngày trời mát có thể tăng lượng thức ăn cho tôm.

2.2.4.4 Quản lý nước:

a) Xử lý nước cấp cho ao nuôi:

Page 13: hiện trạng

Trong quá trình chuẩn bị ao và trước khi thả tôm giống phải lấy nước vào ao chứa

lắng để xử lý sinh học. Nếu nguồn nước bị nhiếm bẩn phải tiến hành xử lý bằng chlorin

với nồng độ 15 - 30 ppm trong 12 giờ hoặc formol nồng độ 30 ppm rồi mới được cấp vào

ao nuôi. Tuyệt đối không được lấy nước vào ao nuôi trong những ngày mưa bão.

b) Lấy nước vào ao nuôi:

Ao nuôi tôm sau khi đã được hoàn tất công tác chuẩn bị theo Điều 3.1 và thả giống

theo Điều 3.2 phải lấy nước đã qua xử lý vào để nâng mức nước của ao lên 0,8 - 1,0 m.

Sau tháng thứ nhất, tăng mức nước ao nuôi tới độ sâu 1,2 -1,5 m. Từ tháng thứ 3 trở đi

phải thường xuyên duy trì độ sâu nước ao nuôi tôm 1,5 - 2,0 m.

c) Bổ sung nước cho ao nuôi:

Vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ và độ mặn nước tăng cao phải kịp thời bổ sung

nước mới đã qua xử lý để ổn định nhiệt độ và độ mặn cho ao nuôi tôm. Lượng nước mới

bổ sung mỗi lần khoảng 10 - 15 % khối lượng nước ao.

d) Thay nước cho ao nuôi:

Khi nước ao nuôi bị nhiễm bẩn hoặc tôm bị bệnh hoặc tôm khó lột xác phải

tiến hành rút bớt lớp nước đáy ao khoảng 10 - 15 % khối lượng nước ao, để

thay bằng nguồn nước mới đã qua xử lý cho ao.

Khi nước ao có độ mặn vượt quá 30 %0 phải bổ sung nguồn nước ngọt để giảm

độ mặn xuống dưới 30 %0.

e) Kiểm tra chất lượng nước ao nuôi:

Hàng ngày theo dõi các chỉ tiêu oxy hòa tan, pH, nhiệt độ, độ sâu, độ trong, độ sâu và

màu nước ao. Nếu chất lượng nước không đạt yêu cầu kỹ thuật có thể xử lý bằng hoá chất

theo hướng dẫn ở Bảng 6.

Page 14: hiện trạng

Bảng 10 - Các biện pháp xử lý bằng hóa chất để cải thiện chất lượng nước ao nuôi

Mục đích Hóa chất Liều lượng

Tăng độ kiềm - Bột vỏ nghêu, sò

- Bột đá

- 100 - 200kg/ha/lần

- 50 kg/ha/ngày

Tăng pH - Bột đá

- Vôi nước

- 100 - 300kg/ha/lần

- 50 -100kg/ha/lần

Giảm pH (nếu pH nước

ao buổi sáng lớn hơn

8,3)

- Đường cát

- Formol

- 2 - 5 ppm (khoảng 11 giờ)

- 30 ppm (khoảng 11 giờ)

Giảm biến động pH - Formol

- Vôi nước

- 6 ppm (khoảng 11 giờ)

- 60 kg/ha (khoảng 23 giờ)

Diệt bớt tảo trong ao

nuôi

- Formol

- BKC

- 10 ppm (ở một góc ao)

- 0,3 ppm (ở một góc ao)

Tăng cường quá trình

phân giải hữu cơ

EDTA 1 - 5 ppm

Định kỳ quan trắc các chỉ tiêu BOD, NH3-N, H2S, NO2-N, Chlorophyll-a để điều

chỉnh cho phù hợp yêu cầu cụ thể như sau của môi trường:

- Oxy hòa tan: > 5 mg/l

- Độ mặn : 15 - 25 phần ngàn

- pH : 7,5 - 8,5

- NH3-N : <>

- NO2-N : <>

Page 15: hiện trạng

- H2S : <>

- BOD : <>

f) Xử lý nước thải:

Nước ao nuôi tôm thải ra trong quá trình thay nước phải được xử lý trong ao xử lý

nước thải rồi mơí được thải ra môi trường ngoài ao. Xử lý nước thải bằng chlorin với

nồng độ 30 ppm trong thời gian 01 ngày rồi mới được thải ra ngoài.

2.2.4.5 Quản lý ao nuôi:

Nội dung quản lý ao nuôi bao gồm các công việc sau đây:

a) Hàng ngày kiểm tra bờ ao, cống, mương, phát hiện và kịp thời xử lý những chỗ rò,

hổng, sạt lở.

b) Thường xuyên vệ sinh lưới chắn rác, lưới lọc nước, sàn ăn, vớt các rác bẩn, rong

tảo quanh bờ, góc ao, cửa cống, quạt nước. Định kỳ 5 -7 ngày/lần, tiến hành vệ sinh làm

sạch mùn bã hữu cơ lắng đọng ở đáy ao.

c) Thường xuyên đảm bảo hàm lượng oxy hoà tan trong nước lớn hơn 5 mg/lít theo

yêu cầu kỹ thuật nuôi bằng các biện pháp sau:

Mỗi ao phải có 1 máy nén thổi khí sục từ đáy ao lên để tăng lượng oxy hoà tan

và phân bố đều oxy trong nước.

Mỗi ao phải đặt ít nhất 2 dàn quạt nước để tăng lượng oxy hoà tan và tạo dòng

chảy thu gom chất thải vào giữa đáy ao.

Thời gian, chế độ hoạt động của các máy trên phụ thuộc vào lượng oxy hoà tan

trong nước, vào mật độ và kích cỡ tôm nuôi. Nói chung, số giờ hoạt động tăng

từ vài giờ mỗi ngày trong tháng nuôi đầu tiên đến 14 - 16 giờ mỗi ngày khi đến

Page 16: hiện trạng

gần thời điểm thu hoạch. Những ngày thời tiết xấu có thể cho máy hoạt động

liên tục cả ngày.

Trong quá trình sử dụng, phải thường xuyên kiểm tra hệ thống quạt nước, máy sục khí

để sửa chữa, điều chỉnh kịp thời những chỗ hỏng hóc.

d) Định kỳ 10 ngày 1 lần lấy mẫu tôm nuôi (30 con/mẫu) để kiểm tra tốc độ sinh

trưởng. Hai tháng đầu lấy mẫu bằng vó, từ tháng thứ 3 trở đi lấy mẫu bằng chài.

e) Thường xuyên kiểm tra ao, nếu phát hiện có cá tạp phải kịp thời dùng thuốc diệt tạp

để xử lý.

2.2.4.6 Quản lý sức khoẻ tôm:

a) Thường xuyên quan sát hoạt động của tôm, đặc biệt vào ban đêm để kịp thời phát

hiện những hiện tượng bất thường trong ao nuôi.

b) Định kỳ 10 ngày lấy mẫu 1 lần để quan sát phần phụ, màu sắc thân tôm, thức ăn

trong dạ dày, ruột, mang, gan tụy.

c) Khi thấy tôm có biểu hiện bất thường hoặc có dấu hiệu bệnh lý phải xác định rõ

nguyên nhân để xử lý theo hướng dẫn ở Bảng 11.

Bảng 11 - Một số hiện tượng bệnh thường gặp của tôm nuôi, nguyên nhân và cách xử lý

Hiện tượng Nguyên nhân Cách xử lý

Tôm chuyển sang

màu sẫm, chậm lớn

Dấu hiệu bị nhiễm MBV Thay nước, giảm pH bằng

formol nồng độ 20 - 30

ppm.

Màu đỏ hồng Dấu hiệu nhiễm virus

đốm trắng

Dùng formol nồng độ 30

ppm để giảm pH xuống 7,5

- 8,0

Page 17: hiện trạng

Phần phụ bị gẫy, đứt;

có vết đen và phồng

bóng nước.

Dấu hiệu nhiễm khuẩn Cải thiện chất lượng nước.

Thay nước kết hợp dùng

hóa chất diệt khuẩn.

Mang mầu nâu, đen

hoặc hồng

Tôm yếu do đáy bẩn

Tôm bị thiếu oxy

Thay nước kết hợp dùng

formol diệt khuẩn

Vỏ tôm mềm kéo dài Độ mặn dưới 5 phần

ngàn; nước có dư lượng

thuốc trừ sâu cao; thức

ăn bị mốc, chất lượng

kém; pH trong đất và

hàm lượng Phosphat

thấp

Thay nước có độ mặn thích

hợp.

Nâng pH lên 7,5-8,5 cho

thức ăn có chất lượng cao

Màu nước ao:

a. Trong

b. Vàng

c. Nâu đen

d. Xanh đậm

a. Đất chua phèn, ít tảo

b. Tảo vàng phát triển

mạnh làm giảm pH.

c. Tảo giáp phát triển

mạnh gây bẩn nước ao

nuôi.

d. Tảo lam phát triển

mạnh

a. Dùng vôi bón cho ao

b. Thay nước cho ao

c. Thay nước cho ao

d. Thay nước cho ao

2.2.4.7 Thu hoạch

a) Kiểm tra tôm trước khi thu hoạch:

Page 18: hiện trạng

Dùng chài thu mẫu để bắt kiểm tra khối lượng trung bình và các biểu hiện bệnh lý của

tôm nuôi. Nếu tôm đã đạt kích cỡ quy định bình quân trên 25 g/cá thể phải tiến hành thu

hoạch ngay.

b) Phương thức thu hoạch:

Nếu tôm đạt kích cỡ đồng đều, có thể tiến hành thu toàn bộ tôm trong ao nuôi. Khi

tôm trong ao có kích cỡ không đồng đều, hoặc giá tôm trên thị trường đang tăng, có thể

tiến hành thu tỉa những cá thể lớn hoặc thu một phần khối lượng tôm trong ao.

c) Thời gian, biện pháp và dụng cụ thu hoạch:

Thời gian thu hoạch tôm tốt nhất là vào lúc tối trời (khi tôm đã lột vỏ xong) và vào lúc

thời tiết mát.

Dùng các loại dụng cụ sau đây để thu hoạch tôm:

Thu tỉa bằng chài, vó, đó.

Thu toàn bộ bằng lưới kéo, lưới xung điện, đọn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Nguyễn Hoàng Anh (2005), Khảo sát nghề nuôi tôm sú (Penaeus monodon) quảng canh

cải tiến tại xã Hòa Tú I, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, Luận văn tốt nghiệp, Khoa

Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, trang 3.

Ông Thị Kim Ngân (2012), Thị trường tôm thế giới – Tổng quan 2012 và dự báo 2013,

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trang 5 -7.

Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Hồ Chí Minh (2010), Quy hoạch

vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại TP.HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025, trang 27-31.

Page 19: hiện trạng

Bộ Thủy Sản (2001), 28TCVN 171:2001 Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú,

trang 5-15