12
1 HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ - MỘT SỐ PHẬN? MẠCH QUANG THẮNG Thứ năm, 10 Tháng 7 2014 14:07 1.Thắng lợi... Hiệp định Giơnevơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương (từ đây xin gọi tắt là Hiệp định Giơnevơ) được nhiều người, trong đó có ý kiến chính thống của Đảng Lao động Việt Nam (và đến tháng 12-1976 đổi tên là Đảng Cộng sản Việt Nam), ngay từ khi nó được ký kết ngày 21-7-1954 cho đến hiện nay, đánh giá theo chiều có điểm nhấn là thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam, còn những hạn chế của nó là do hoàn cảnh lịch sử buộc phải thế. Hiệp định Giơnevơ là sự kết thúc một quá trình căng thẳng đấu trí, đấu lực, chèn ép- bị chèn ép, nhân nhượng, thỏa hiệp qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp phạm vi hẹp, gồm nhiều văn bản, trong đó có các văn bản chính:Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia; Bản Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị. Ngoài ra, còn có bản tuyên bố riêng của Mỹ và bản tuyên bố riêng của Quốc gia Việt Nam (đến năm 1956 được gọi là Việt Nam Cộng hòa). Thật oái oăm, những văn bản mà tưởng là không phải văn bản chính đó của Mỹ và của Quốc gia Việt Nam lại là điều rắc rối, đưa lại hệ lụy không tốt cho sự tiến triển của việc thực hiện Hiệp định Giơnevơ. Tuy đây chỉ là Hiệp định đình chỉ chiến sự chứ không có điều khoản nào về giải pháp chính trị, nhưng Hiệp định cũng đãnêu rõ: Các nước tham dự Hội nghị Giơnevơ cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước đó. Đây là điều cơ bản nhất, và là thắng lợi lớn nhất về mặt pháp lý quốc tế của cách mạng Việt Nam cũng như của cách mạng Lào và cách mạng Campuchia. Trong lịch sử hàng ngàn năm củamình, với sức mạnh nội tại của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhân dân Việt Nam đã có nhiều tuyên bố cả bằng hành động và cả trên lời văn bày tỏ quyền dân tộc cơ bản đó. Bài thơ thần vang lên trên phòng tuyến Như Nguyệt chống quân Tống xâm lược vào cuối mùa Xuân năm 1077 mà Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi lại là trường hợp điển hình cho thấy rõ điều đó: Nam quốc sơn hà nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư Nhưng, đó mới chỉ là những phát ngôn ở trong nước. Thời cuộc lúc ấy là như vậy. Nay, lần đầu tiên trên mặt trận ngoại giao quốc tế, một hiệp định đã ghi rõ cái điều thiêng liêng bất khả xâm phạm “tại thiên thư” (sách trời đã định) ấy. Điều đó giải thích tại sao, về sau này, ngày 27 -1-1973,Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Namtại Điều 1 lại tiếp tục ghi rõ nội dung này. Và, điều thú vị là khi H.Kítxinhgiơ đến Hà Nội năm 1973, khi thăm Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, sau khi nghe dịch lại Bài thơ thần trên đây, đã ví nó như là Điều 1 của Hiệp định Pari. Hiệp định đình chỉ chiến sự còn nêu rõ: (i) Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn cõi Đông Dương; (ii) Các bên tham chiến thực hiện cam kết chuyển quân, chuyển giao khu vực, trao trả tù binh; (iii) Người dân mỗi bên có quyền di cư sang lãnh thổ do bên kia kiểm soát trong thời gian quân đội hai bên đang tập kết; (iv) Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương; nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự tại Đông Dương; (vi)

HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ MỘT SỐ PHẬN? · nhân nhượng, thỏa hiệp qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp phạm vi hẹp, gồm nhiều văn bản, trong đó

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ MỘT SỐ PHẬN? · nhân nhượng, thỏa hiệp qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp phạm vi hẹp, gồm nhiều văn bản, trong đó

1

HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ - MỘT SỐ PHẬN?

MẠCH QUANG THẮNG

Thứ năm, 10 Tháng 7 2014 14:07

1.Thắng lợi...

Hiệp định Giơnevơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương (từ đây xin gọi tắt là Hiệp định Giơnevơ) được

nhiều người, trong đó có ý kiến chính thống của Đảng Lao động Việt Nam (và đến tháng 12-1976 đổi tên

là Đảng Cộng sản Việt Nam), ngay từ khi nó được ký kết ngày 21-7-1954 cho đến hiện nay, đánh giá

theo chiều có điểm nhấn là thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam, còn những hạn chế của nó là do

hoàn cảnh lịch sử buộc phải thế.

Hiệp định Giơnevơ là sự kết thúc một quá trình căng thẳng đấu trí, đấu lực, chèn ép- bị chèn ép,

nhân nhượng, thỏa hiệp qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp phạm vi hẹp, gồm nhiều văn bản,

trong đó có các văn bản chính:Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia; Bản Tuyên

bố cuối cùng của Hội nghị. Ngoài ra, còn có bản tuyên bố riêng của Mỹ và bản tuyên bố riêng của

Quốc gia Việt Nam (đến năm 1956 được gọi là Việt Nam Cộng hòa). Thật oái oăm, những văn bản

mà tưởng là không phải văn bản chính đó của Mỹ và của Quốc gia Việt Nam lại là điều rắc rối, đưa

lại hệ lụy không tốt cho sự tiến triển của việc thực hiện Hiệp định Giơnevơ.

Tuy đây chỉ là Hiệp định đình chỉ chiến sự chứ không có điều khoản nào về giải pháp chính trị,

nhưng Hiệp định cũng đãnêu rõ: Các nước tham dự Hội nghị Giơnevơ cam kết tôn trọng độc lập,

chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, không can

thiệp vào công việc nội bộ của ba nước đó. Đây là điều cơ bản nhất, và là thắng lợi lớn nhất về mặt

pháp lý quốc tế của cách mạng Việt Nam cũng như của cách mạng Lào và cách mạng Campuchia.

Trong lịch sử hàng ngàn năm củamình, với sức mạnh nội tại của khối đại đoàn kết toàn dân tộc,

nhân dân Việt Nam đã có nhiều tuyên bố cả bằng hành động và cả trên lời văn bày tỏ quyền dân tộc

cơ bản đó. Bài thơ thần vang lên trên phòng tuyến Như Nguyệt chống quân Tống xâm lược vào

cuối mùa Xuân năm 1077 mà Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi lại là trường hợp điển hình cho thấy rõ

điều đó:

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Nhưng, đó mới chỉ là những phát ngôn ở trong nước. Thời cuộc lúc ấy là như vậy. Nay, lần đầu tiên

trên mặt trận ngoại giao quốc tế, một hiệp định đã ghi rõ cái điều thiêng liêng bất khả xâm phạm “tại

thiên thư” (sách trời đã định) ấy. Điều đó giải thích tại sao, về sau này, ngày 27-1-1973,Hiệp định

Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Namtại Điều 1 lại tiếp tục ghi rõ nội dung này.

Và, điều thú vị là khi H.Kítxinhgiơ đến Hà Nội năm 1973, khi thăm Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, sau

khi nghe dịch lại Bài thơ thần trên đây, đã ví nó như là Điều 1 của Hiệp định Pari.

Hiệp định đình chỉ chiến sự còn nêu rõ: (i) Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa

bình trên toàn cõi Đông Dương; (ii) Các bên tham chiến thực hiện cam kết chuyển quân, chuyển

giao khu vực, trao trả tù binh; (iii) Người dân mỗi bên có quyền di cư sang lãnh thổ do bên kia kiểm

soát trong thời gian quân đội hai bên đang tập kết; (iv) Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ

khí nước ngoài vào Đông Dương; nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự tại Đông Dương; (vi)

Page 2: HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ MỘT SỐ PHẬN? · nhân nhượng, thỏa hiệp qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp phạm vi hẹp, gồm nhiều văn bản, trong đó

2

Thành lập Ủy ban quốc tế kiểm soát đình chiến Đông Dương[1] gồm Ấn Độ, Ba Lan, Canađa do Ấn

Độ làm Chủ tịch; (vii) Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17 được dùng làm giới tuyến quân sự chia Việt Nam

thành hai vùng tập kết quân sự tạm thời; chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập

trung về phía bắc vĩ tuyến 17; chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về phía nam vĩ

tuyến 17 (Điều 14 của Hiệp định Giơnevơ, ở Khoản a ghi: “Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất

Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì

bên ấy sẽ phụ trách quản lý hành chính ở vùng ấy”).

Hiệp định Giơnevơ tạo ra điều kiện lập lại hòa bình ở Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở ra phía bắc (mà

sau này hình thành một danh từ riêng chỉ địa danh là miền Bắc – với chữ Bắc viết hoa).Không

lâu,chỉ 21 ngày sau khi bảnTuyên ngôn Độc lậpđược Hồ Chí Minh đọc tại Vườn hoa Ba Đình, Việt

Nam lại chịu một số phận không may là phải đứng lên cầm vũ khí chống trả sự tái chiếm của thực

dân Pháp, để rồi sau bao phen không thành công của cá nhân Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản

Đông Dương, của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc tìm kiếm mọi cách ngăn trở

nhưng chiến tranh vẫn nổ ra trên phạm vi toàn quốc cuối năm 1946. Lẽ ra, ngay sau ngày 2-9-1945,

Việt Nam, một dân tộc gan góc đứng về phe Đồng Minh chống chủ nghĩa phátxít, đã giành được

độc lập, thì Việt Nam hoàn toànxứng đáng được hưởng nền hòa bình để dựng xây đất nước.

Nhưng phải mãi tới 9 năm sau, với Hiệp định Giơnevơ, điều khát khao đó mới trở thành hiện thực,

tuy chưa trọn vẹn.

Những thắng lợi đạt được ở bàn Hội nghị Giơnevơ là kết quả từ những thắng lợi trên mặt trận quân

sự, và cả trên mặt trận ngoại giao mà cách mạng Việt Nam mở ra từ cuối năm 1953.Tháng 11 năm

1953, chủ bút báoExpressen (Thụy Điển) gửi điện cho Hồ Chí Minh phỏng vấn về triển vọng giải

quyết hòa bình ở Việt Nam, Hồ Chí Minh bày tỏ ý kiến:

“Cuộc chiến tranh ở Việt Nam là do Chính phủ Pháp gây ra. Nhân dân Việt Nam phải cầm

vũ khí anh dũng chiến đấu bảy, tám năm nay chống kẻ xâm lược chính để bảo vệ nền độc

lập và quyền tự được sống hòa bình. Hiện nay, nếu thực dân Pháp tiếp tục cuộc chiến

tranh xâm lược thì nhân dân Việt Nam quyết tâm tiếp tục cuộc chiến tranh ái quốc đến

thắng lợi cuối cùng. Nhưng nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh

mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết

vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

sẵn sàng tiếp ý muốn đó…Miễn là Chính phủ Pháp đình chỉ cuộc chiến tranh xâm lược thì

cuộc đình chiến ở Việt Nam thực hiện. Cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ

Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam”[2].

Mặc dù chiến sự chấm dứt theo các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ, nhưng với tầm nhìn xa và

rộng, Hồ Chí Minh thấy cuộc đấu tranh cho nền độc lập, hòa bình, tự do của nhân dân Việt Nam còn

lâu dài, và nhìn thấy trước được âm mưu của đế quốc Mỹ muốn thay chân Pháp xâm chiếm Việt

Nam[3]. Hồ Chí Minh có những lời đánh giá cao thắng lợi của mặt trận ngoại giao ở Hội nghị

Giơnevơ. Ngày 22-7-1954, Hồ Chí Minh công bố Lời kêu gọi đồng bào toàn quốc cùng toàn thể

quân đội và cán bộ, trong đó nêu rõ: “Hội nghị Giơnevơ đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi

to…Chúng ta đã giành được thắng lợi to lớn”[4].

Sau đó 3 ngày,Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra Lời kêu gọi gửi tới đồng

bào, các chiến sĩ quân đội, cán bộ và nhân viên các ngành, toàn thể đảng viên, trong đó khẳng định:

“Những Hiệp định đình chiến ở Việt Nam, Khơme và Pathét Lào đã được ký kết ở Hội nghị

Giơnevơ. Tiếng súng đã bắt đầu ngừng nổ ở Đông Dương. Hòa bình ở Đông Dương được

lập lại trên cơ sở nước Pháp phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và lãnh thổ toàn

vẹn của ba nước Việt Nam, Khơme, Lào, và sau một thời gian nhất định mỗi nước sẽ thống

nhất bằng tổng tuyển cử tự do trong toàn quốc; các nước ngoài không được đặt căn cứ

Page 3: HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ MỘT SỐ PHẬN? · nhân nhượng, thỏa hiệp qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp phạm vi hẹp, gồm nhiều văn bản, trong đó

3

quân sự ở Đông Dương; quân đội Pháp sẽ phải rút khỏi Đông Dương sau một thời hạn sẽ

quy định; nước ta và nước Pháp sẽ đặt quan hệ với nhau về kinh tế và văn hóa trên nguyên

tắc bình đẳng và hai bên đều có lợi, v.v.

Đạt được Hiệp định nói trên là một thắng lợi vĩ đại của nhân dân và quân đội ta đoàn kết,

nhất trí, anh dũng chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch và của Đảng. Đó là kết quả

chín năm kháng chiến của đồng bào toàn quốc từ Nam ra Bắc, ở vùng tự do cũng như

vùng tạm bị chiếm, của toàn thể quân đội bao gồm quân đội chính quy, bộ đội địa phương,

dân quân du kích và của cán bộ, nhân viên các ngành quân, dân, chính, Đảng…Thắng lợi

của ta cũng chính là thất bại của chủ nghĩa thực dân xâm lược muốn nô dịch nhân dân

Đông Dương; thất bại của đế quốc Mỹ đang âm mưu biến Đông Dương thành thuộc địa và

căn cứ chiến lược của Mỹ, thất bại của bọn tay sai đế quốc Mỹ và thực dân hiếu chiến

Pháp, cam tâm bán nước cho kẻ địch bên ngoài để kiếm miếng canh cặn cơm thừa”[5].

Với thắng lợi này, cách mạng Việt Nam cũng như sự phát triển của dân tộc Việt Nam đã bước sang

một thời kỳ mới – thời kỳ “ra sức phấn đấu để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành

độc lập, dân chủ trong toàn quốc”[6].

2.Bất lợi từ Hiệp định

Đúng, đó là thắng lợi.Tôi cho đó là thắng lợi thật sự. Không phải là Hồ Chí Minh quá lời khi dùng

những từ ngữ“thắng lợi to lớn”, cũng không phải Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đại ngôn khi

dùng những từ “thắng lợi vĩ đại”.Gian khổ, cam go lắm, mãi 9 năm sau ngày độc lập huy hoàng mới

có được một miền Bắc giải phóng. Quả thật, đó là thắng lợi to lớn, thắng lợi vĩ đại, tuy rằng đất

nước bị chia cắt, đau khổ lắm, và anh dũng, kiên trung lắm, mãi tới 21 năm sau Hiệp định Giơnevơ,

Việt Nam mới được thống nhất, mà lại thống nhất bằng sự hy sinh xương máu, mồ hôi, nước mắt

của hàng triệu người Việt Nam yêu nước.

Xem thế mới thấy rằng, thắng lợi của nhân dân Việt Nam từ Hiệp định Giơnevơ mới chỉ là một mặt

của một vấn đề. Rất tiếc, khi đề cập mặt những điểm bất lợi mà một số người cho là những hạn chế

từ Hiệp định Giơnevơ,thì cả ý kiến chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam và của một số nhà

nghiên cứu thì đều hoặc là lý giải chưa thỏa đáng, hoặc là đề cập còn sơ sài, thậm chí tránh bình

luận, mặc dù vấn đề này đến nay đã lùi xa đến một vòng can chi (60 năm tròn). Tôi cho đó vẫn còn

là vấn đề nhức nhối cho nhiều thế hệ người Việt Nam.

Xin trở lại sự kiện từ ngày 15-7-1954 đến ngày 17-7-1954 với Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành

Trung ương Đảng Lao động Việt Nam mở rộng trong thời gian sát nút Hiệp định Giơnevơ ký kết,

nghĩa là những người tham dự Hội nghị đã biết được những chi tiết trong văn bản Hiệp định sẽ ký

sau đó 4 ngày. Sau khi nghe Hồ Chí Minh báo cáo về “Tình hình mới và nhiệm vụ mới”, nghe

Trường Chinh báo cáo về “Hoàn thành nhiệm vụ mới và đẩy mạnh công tác trước mắt”, nghe Võ

Nguyên Giáp báo cáo về “Sự tiến triển của Hội nghị Giơnevơ”, rồi sau khi căn cứ vào sự phân tích

tình hình trong nước và tình hình thế giới, Hội nghị đi đến nhận định:

“Sau thắng lợi quân sự trên các chiến trường trong Đông – Xuân vừa qua, nhất là sau

thắng lợi lớn của ta ở Điện Biên Phủ, tình thế trong nước phát triển ngày càng có lợi cho ta;

địch đang gặp nhiều khó khăn lớn tuy chúng vẫn không ngừng giãy giụa. Sau chín năm

kháng chiến, những thắng lợi lớn của ta về mặt quân sự và cải cách ruộng đất, cũng như

về mặt tài chính kinh tế, văn hóa giáo dục, xây dựng mặt trận, xây dựng Đảng, v.v. đã đánh

dấu một bước tiến rất lớn của quân và dân ta. Những thắng lợi ấy đã làm cho lực lượng so

Page 4: HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ MỘT SỐ PHẬN? · nhân nhượng, thỏa hiệp qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp phạm vi hẹp, gồm nhiều văn bản, trong đó

4

sánh giữa ta và địch biến chuyển có lợi cho ta nhưng chưa phải biến chuyển căn bản có

tính chất chiến lược”[7].

Liệu có phải những thắng lợi của cuộc kháng chiến ở Việt Nam, và cả ở Lào, Campuchia nữa, đến

tháng 7 năm 1954 tạo ra chuyển biến nhưng chưa mang tính căn bản và chiến lược không? Nhất lại

là ở vào thời điểm mà lá cờ của Việt Nam đã được cắm trên nóc hầm tướng Đơ Cátơri ở cánh đồng

Mường Thanh Điện Biên Phủ, thì chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong cuộc chống thực dân

Pháp xâm lược đã làm thay đổi rất lớn cục diện chiến tranh, làm cơ sở lợi thế cho cách mạng Việt

Nam có thể ghim vào những điều khoản Hiệp định Giơnevơ những nội dung có lợi hơn nhiều so với

những điều đã được ký kết.

Diễn biến trên chiến trường Việt Nam nói riêng và trên chiến trường Đông Dương nói chung trong

những năm 1953-1954 chứng tỏ cách mạng Việt Nam đang ở thế thượng phong. Việt Nam đã dần

dần bẻ gãy được Kế hoạch Nava, là kế hoạch mà thực dân Pháp dốc sức cùng với sự viện trợ lớn

của Mỹ, với quân số đông nhất, một khối quân cơ động chiến lược lớn và mạnh nhất, phương tiện

chiến tranh nhiều nhất để mong giành chiên thắng. Diễn biến chiến trường trong Đông Xuân 1953-

1954 diễn ra theo đúng ý đồ chỉ đạo của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là sử

dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng địch sơ hở, đồng thời tranh

thủ cơ hội tiêu diệt địch trong vận động ở những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do của ta;

trong lúc đó đẩy mạnh chiến tranh du kích; theo phương châm tích cực, chủ động, linh hoạt, cơ

động, đánh tiêu diệt, đánh chắc thắng, chọn nơi địch sơ hở và nơi tương đối yếu để đánh, buộc địch

phải phân tán lực lượng.Đến cuối cuộc kháng chiến, đã có hơn 70% diện tích với hơn 50% dân số

Việt Nam đã được giải phóng khỏi ách chiếm đóng của thực dân Pháp[8]. Với đà thắng lợi này, với

sự cộng hưởng cơn dư chấn Điện Biên Phủ, cách mạng Việt Nam sẽ nhanh chóng giải phóng được

toàn bộ đất nước khỏi ách thực dân và chính quyền tay sai.

Ấy vậy mà,Hiệp định Giơnevơ đã chế định cách mạng Việt Nam lâm vào nhiều bất lợi: Lực lượng

cách mạng phải tập kết ra bắc vĩ tuyến 17.Sự ràng buộc của các bên, đặc biệt là sự ràng buộc của

Mỹ, trong trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ là rất lỏng lẻo, thậm chí Mỹ hầu như không có

trách nhiệm nào, do đó chiều hướng diễn ra sau Hiệp định Giơnevơ rất xấu mà hậu quả là nhân dân

Việt Nam phải mãi tới 21 năm sau mới giải quyết được vấn đề hoàn thành cách mạng dân tộc dân

chủ nhân dân trong phạm vi cả nước. Bản Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về

vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương, ngày 21-7-1954,hầu như không có giá trị pháp lý quốc tếvà

do đó thiếu sự ràng buộc trách nhiệm của các thành viên tham dự Hội nghị Giơnevơ bởi đơn giản là

nó không để lại bất kỳ một chữ ký nào và gần như để ngỏ cho trách nhiệm thực thi, các bên tham

dự Hội nghị Giơnevơ đều có thể đưa ra cách giải thích khác nhau về thực hiện những nội dung của

bản Tuyên bố. Chính đây là cơ hội mà sau này phía Mỹ, bao gồm cả chính quyền Sài Gòndo Mỹ lập

nên, đã triệt để lợi dụng, nhất là về nội dung và thời hạn tổng tuyển cử đi đến thống nhất đất nước

Việt Nam[9].

Bản Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơnevơcónhững nội dung chính sau đây:

(i)Các đại biểu tham dự hội nghị đã ký Hiệp định đình chiến tại Việt Nam, Lào và Campuchia; tổ

chức cơ quan quốc tế giám sát việc thực hiện các điều khoản trong Hiệp định.

(ii)Hội nghị bày tỏ sự hài lòng trước việc chấm dứt chiến sự tại banước Việt Nam, Lào và

Campuchia. Hội nghị tin rằng,việc thực hiện những điều khoản trình bày trong Tuyên bố này và

trong những hiệp định đình chiến sẽ tạo điều kiện giúp Việt Nam, Lào, Campuchia có được nền độc

lập, tự chủ hoàn toàn.

(iii)Tại Hội nghị,Chính phủ Lào và Chính phủ Campuchia đã đưa ra các tuyên bố về việc áp dụng

quy tắc cho phép công dân tham gia kỳ tổng tuyển cử dự kiến được tổ chức trong năm 1955 phù

Page 5: HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ MỘT SỐ PHẬN? · nhân nhượng, thỏa hiệp qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp phạm vi hẹp, gồm nhiều văn bản, trong đó

5

hợp với hiến pháp của mỗi nước, thông qua hình thức bỏ phiếu kín và với điều kiện tôn trọng quyền

tự do cơ bản.

(iv)Hội nghị ghi nhận các điều khoản trong Hiệp định đình chiến tại Việt Nam, cấm các nước đưa

quân đội và nhân viên quân sự cũng như tất cả các loại vũ khí, đạn dược vào Việt Nam. Hội nghị

cũng ghi nhận các tuyên bố chung của chính phủ Lào và Campuchia về việc không yêu cầu viện trợ

nước ngoài, cả thiết bị chiến tranh, nhân viên hay người hướng dẫn, trừ trường hợp yêu cầu được

đưa ra vì mục đích phòng thủ lãnh thổ của họ.

(v)Hội nghị ghi nhận những điều khoản trong Hiệp định đình chiến tại Việt Nam: Không thiết lập căn

cứ quân sự mới tại vùng tập kết, mỗi bên có trách nhiệm bảo vệnhững khu vực tập kết của mình,

bảo đảmkhông tham gia bất cứ liên minh quân sự nào và không sử dụng khu tập kết vì mục đích

tiếp tục chiến sự hoặc phục vụ cho một chính sách hiếu chiến. Hội nghị ghi nhận tuyên bố của chính

phủ Lào và Chính phủ Campuchia về việc không tham gia bất kỳhiệp định nào với nước khác nếu

hiệp định này bao gồm điều khoản phải tham gia liên minh quân sự trái với Hiến chương Liên hiệp

quốc.

(vi)Hội nghị công nhận mục đích chính của hiệp định liên quan tới Việt Nam là để giải quyết vấn đề

quân sự theo hướng chấm dứt xung đột và các bên không nên coi đường ranh giới quân sự là biên

giới lãnh thổ hay chính trị. Hội nghị bày tỏ sự tin tưởng rằng, việc thực hiện những điều khoản đề ra

trong Hiệp định đình chiến sẽ tạo cơ sở cho việc đạt được một giải pháp chính trị tại Việt Nam trong

tương lai gần.

(vii)Hội nghị tuyên bố: Giải pháp cho những vấn đề chính trị ở Việt Nam dựa trên cơ sở tôn trọng

độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ sẽ cho phép người dân Việt Nam được hưởng nền tự do

cơ bản thông qua kết quả tổng tuyển cử tự do sẽ được tổ chức tháng 7-1956dưới sự kiểm soát của

một Ủy ban quốc tế gồm đại biểu những nước thành viên trong Ủy ban Kiểm soát quốc tế đã đề cập

trong Hiệp định đình chỉ chiến sự.

(viii)Những điều khoản trong Hiệp định đình chiến nhằm bảo đảm sự an toàn cho người dân và tài

sản phải được tuân thủ một cách nghiêm túc và phải cho phép mỗi người dân Việt Nam được

quyền tự do quyết định nơi họ sinh sống.

(ix)Các bên không được phép trả thù những cá nhân đã hợp tác với đối phương trong thời chiến

cũng như gia đình của những người này.

(x)Hội nghị ghi nhận tuyên bố của chính phủ Pháp về việc sẵn sàng rút quân khỏi lãnh thổ Việt Nam,

Lào và Campuchia theo yêu cầu của chính phủ những nước liên quan trong thời gian do các bên

lựa chọn.

(xi)Hội nghị ghi nhận tuyên bố của chính phủ Pháp về giải pháp khôi phục và củng cố hoà bình tại

Việt Nam, Lào và Campuchia. Chính phủ Pháp sẽ tôn trọng sự tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn

vẹn lãnh thổ của banước.

(xii)Trong quan hệ với Việt Nam, Lào, Campuchia, mỗi thành viên tham dự Hội nghị Giơnevơsẽ tôn

trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của banước; không can thiệp vào công

việc nội bộ của banước.

(xiii)Các thành viên tham dự Hội nghị đồng ý hỏi ý kiến nhau về bất kỳ vấn đề nào mà Uỷ ban Giám

sát quốc tế đưa ra.

Thực tế diễn ra sau Hội nghị Giơnevơ là Mỹ đã ủng hộ Việt Nam Cộng hòa từ chối tổ chức tổng

tuyển cử để thống nhất đất nước.Hồ Chí Minh và lực lượng cách mạng Việt Nam từlâu đãbiết Mỹcoi

miền Nam Việt Nam là địa bàn quan trọng trong chiến lược chống sự lan rộng của chủ nghĩa cộng

sản tại Đông Nam châu Á vàMỹ trên thực tếđã viện trợ tích cực cho Pháp chống lại cách mạng Việt

Page 6: HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ MỘT SỐ PHẬN? · nhân nhượng, thỏa hiệp qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp phạm vi hẹp, gồm nhiều văn bản, trong đó

6

Nam.Sau Hiệp định Giơnevơ, Mỹ đẩy mạnhviệcchuẩn bị cho những bước can thiệp sâu hơnvào nội

tình Việt Nam Cộng hòa. Năm 1954, Mỹ thực hiện các hoạt động tuyên truyền tâm lý chiến kêu gọi

và vận độngnhândân miền BắcViệt Nam, chủ yếu là đồng bào theo đạo Thiên Chúa, di cư vào miền

Nam;huấn luyện các lực lượng vũ trangcủaViệt Nam Cộng hòa; xây dựng các cơ sở hạ tầng phục

vụ quân sự tại Philippin; bí mật đưa một lượng lớn vũ khí và thiết bị quân sự vào Việt Nam; giúp đỡ

phát triển các kế hoạch "Bình định Việt Minh và các vùng chống đối", v.v.

Chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam là củng cố miền Bắc, “chiếu cố miền Nam”, tập trungxây

dựng miền Bắcđồng thời tranh thủ về mặt ngoại giaođể kêu gọi một giải pháp hòa bình cho miền

Nam.Phía cách mạng Việt Nam đãkêu gọi các đồng chủ tịch Hội nghị Giơnevơ, lưu ý phíaPháp về

trách nhiệm đối với việc thống nhất hai miềnđất nướcViệt Nam thông qua tổng tuyển cửtự dotheo

đúng tinh thần của bản Tuyên bố cuối cùng tại Hội nghị Giơnevơ. Tháng 6-1955, Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa tuyên bố sẵn sàng mở hội nghị hiệp thương vớichính quyền Sài Gòn nhưng không được

đáp ứng.Tháng 7-1956, sau khi yêu cầu đàm phán không được chính quyền Ngô Đình Diệm trả lời,

thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đãyêu cầu các đồng chủ tịch Hội nghị Giơnevơtổ chức một cuộc hội

nghị mới. Yêu cầu này đượcphía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục nêulại vào tháng 8-1955. Các

yêu cầu đàm phán với Chính phủ Ngô Đình Diệm tiếp tục đượcphía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

kiên trì nêu tại các thời điểm:Tháng 6 và 7-1957, tháng 3 và12-1958, tháng 7-1959, vàtháng7-1960,

nhưng đều bị từ chối. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn muốn thiết lậpquan hệ thương mại giữa

haimiền, nhưngchính quyền Việt Nam Cộng hòacũng từ chối.

Trong khi Chính phủ Việt Nam Cộng hòa chố ibỏ hiệp thương tổng tuyển cử tự do đồng thời ra sức

củng cố quyền lực, đàn áp khốc liệt những người kháng chiến cũ và khủng bố những đảng viên

Đảng Lao động Việt Nam còn ở lại miền Nam bằng những chiến dịch "tố cộng","diệt cộng", thì Việt

Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn chuẩn bị cho tổng tuyển cử và cố gắng theo đuổi các giải pháp hòa

bình. Chính điều này làm cho một số người trong lực lượng cách mạng Việt Nam, nhất là ở miền

Nam, có một thời gian không ngắn (1954-1959) “chưa tâm phục khẩu phục” chủ trương giữ gìn lực

lượng cách mạng của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và của chính bản thân Hồ Chí Minh.

Máy chém của chế độ Sài Gòn đã tiến công trực diện vào những giá trị của Hiệp định Giơnevơ làm

cho những người cách mạng ở miền Nam bức xúc, đòi quyền đứng lên đấu tranh vũ trang. Và, điều

này chính là một kích hoạt quan trọng cho sự ra đời Nghị quyết Hội nghị 15 (mở rộng) của Trung

ương Đảng Lao động Việt Nam năm 1959 – một nghị quyết đưa ra tín hiệu cho phép “đánh”: “Theo

tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần

chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để

đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân

dân”[10].

Di chứng bị thiệt thòi trong Hiệp định Giơnevơ đã làm tổn hại phần nào đó tinh thần chiến thắng

Điện Biên Phủ. Cách mạng Việt Nam đáng được hưởng hơn thế so với những gì có trong câu chữ

của Hiệp định Giơnevơ. Có chiến thắng Điện Biên Phủ mà còn như thế, huống hồ nếu không có

được chiến thắng Điện Biên Phủ thì cách mạng Việt Nam còn bị thiệt thòi đến cỡ nào trên bàn Hội

nghị Giơnevơ! Mà Hội nghị Giơnevơ chính thức diễn ra từ ngày 8-5-1954, tức là sau một ngày chiến

thắng Điện Biên Phủ, nhưng sự chuẩn bị cho nó thực sự đã diễn ra khi chưa có thắng lợi của Điện

Biên Phủ. Từ đầu, nhân tố chiến thắng Điện Biên Phủ chưa có trong kịch bản đàm phán (mặc cả) ở

Hội nghị này.Hiệp định Giơnevơ đã phản ánh không đúng thực tế chiến trường và cách mạng Việt

Nam lúc đó.

Rắc rối nhất là mối quan hệ với cách mạng của hai nước trong liên minh chiến đấu ba nước Đông

Dương là Lào và Campuchia, vì Hội nghị không có đại diện của hai phái đoàn Pathét Lào và Khơme

Ítxarắc, trong khi đó lại có phái đoàn của Vương quốc Lào do Phumi Sananikone làm Trưởng Đoàn

và phái đoàn của Vương quốc Campuchia do Tep Than làm Trưởng Đoàn. Điều này gây ra vết

Page 7: HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ MỘT SỐ PHẬN? · nhân nhượng, thỏa hiệp qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp phạm vi hẹp, gồm nhiều văn bản, trong đó

7

thương lòng dai dẳng cho phía bạn, nhất là đối với Campuchia vì họ cho rằng Việt Nam đã phản bội

bạn bè. Thực ra, Trưởng Đoàn đàm phán của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng đã đề

nghị Hội nghị Giơnevơ mời đại biểu của Chính phủ kháng chiến Khơme Ítxarắc và Chính phủ kháng

chiến Pathét Lào tham gia chính thức, nhưng Mỹ và Pháp kiên quyết bác bỏ, trong khi đó cả Liên Xô

và Trung Quốc lại ngả về ý của Mỹ và Pháp. Buổi trưa ngày 16-6-1954, theo gợi ý của phía Anh,

Trưởng Đoàn Trung Quốc Chu Ân Lai gặp Trưởng Đoàn Anh Anthony Eden đưa ra những thông tin

thỏa hiệp mà trong cuộc họp ba đoàn của ba nước xã hội chủ nghĩa trước đó đã định. Chu Ân Lai

còn nói rõ rằng, Trung Quốc sẵn sàng công nhận tính chất hợp pháp của hai chính phủ Hoàng gia ở

Lào và Campuchia ngay khi nào Trung Quốc có được một sự bảo đảm rằng không có một căn cứ

quân sự nào của Mỹ được xây dựng ở hai nước này. Hôm sau, ngày 17-6-1954, trong cuộc gặp với

Trưởng Đoàn PhápGeorges Bidault, Chu Ân Lai nói rằng, về trường hợp Campuchia, vì lực lượng

kháng chiến nhỏ nên chỉ cần một thỏa thuận chính trị giữa Chính phủ Hoàng gia với lực lượng

kháng chiến (nghĩa là không cần có vùng tập kết cho lực lượng kháng chiến); còn về trường hợp

của Lào, vì lực lượng kháng chiến lớn hơn nên cần tạo những khu tập kết cho lực lượng đó ở dọc

biên giới Việt Nam và Trung Quốc.Như vậy, Trung Quốc vừa đứng trên lưng cách mạng Việt Nam

vừa đứng cả trên lưng lực lượng kháng chiến Lào và Campuchia để quyết định vận mạng và tương

lai của các lực lượng kháng chiến ở ba nước Đông Dương.

3. Nhắn cho hôm nay

Lớn nhất là vấn đề tinh thần độc lập, tự chủ của lực lượng cách mạng Việt Nam.

Việt Nam bị trở thành quân cờ trên bàn cờ của các nước lớn. Lẽ ra nhân dân Việt Namhoàn toàn

xứng đángđược hưởng nền hòa bình trong thế của người thắng trận. Nhưng, các nước lớn đã có

sự đổi chác, thỏa hiệp và đã ép Việt Nam. Trong số các thủ phạm, điều cay nghiệt và phũ phàng

nhất lại là “ông kễnh”: Liên Xô và Trung Quốc. Lần đầu tiên Việt Nam tham gia cuộc đàm phán

ngoại giao có quy mô lớn. Bi kịch vấn đề là ở chỗ: Việc giải quyết kết thúc chiến tranh Việt Nam đã

bị quốc tế hóa trong thế bất lợi cho cách mạng Việt Nam trong khi cách mạngViệt Nam đang ở thế

thắng. Tháng 1-1954, Bộ trưởng Ngoại giao bốn nước là Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp họp tại Béclin

quyết định sẽ triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơnevơ (Thụy Sĩ) để bàn và giải quyết hai vấn đề:

Về chiến tranh ở Triều Tiên và về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Thế đấy, các nước đó mở

hội nghị quốc tế để bàn về vấn đề đó mà không tham vấn ý kiến của Chính phủ Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa.

Hội nghị Giơnevơ khai mạc ngày 26-4-1954bàn về vấn đề khôi phục hòa bình tại Triều Tiên và

Đông Dương, nhưng do vấn đề Triều Tiên bàn không có kết quả, cho nên từ ngày 8-5-1954, bàn về

Đông Dương. Lẽ ra, hội nghị này phải là hội nghị hai bên: Một bên là các lực lượng cách mạng

kháng chiến ở ba nước Đông Dương và một bên là Pháp, nhưng đã trở thành hội nghị 9 bên do

Liên Xô và Anh làm đồng Chủ tịch[11].

Lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Trưởng Đoàn Phạm Văn Đồng nêu ra gồm 8 điểm:

(i)Pháp công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia.

(ii)Ký một hiệp định về việc rút quân đội nước ngoài ra khỏi banước trong thời hạn do các bên tham

chiến ấn định. Trước khi rút quân, đạt thỏa thuận về nơi đóng quân của lực lượng Pháp hay Việt

Nam trong một số khu vực hạn chế.

(iii) Tổ chức tổng tuyển cử tự do ở banước nhằm thành lập chính phủ duy nhất cho mỗi nước.

(iv) Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố ý định xem xét việc tự nguyện gia nhập Liên hiệp Pháp và

những điều kiện của việc gia nhập đó.

Page 8: HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ MỘT SỐ PHẬN? · nhân nhượng, thỏa hiệp qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp phạm vi hẹp, gồm nhiều văn bản, trong đó

8

(v) Banước thừa nhận các quyền lợi kinh tế, văn hóa của Pháp tại mỗi nước. Sau khi chính phủ duy

nhất được thành lập, các quan hệ kinh tế và văn hóa được giải quyết theo đúng các nguyên tắc bình

đẳng và củng cố.

(vi) Hai bên cam kết không truy tố những người hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh.

(vii) Trao đổi tù binh và dân thường bị bắt trong chiến tranh.

(viii) Các biện pháp nói trên sẽ được thực hiện sau khi đình chỉ chiến sự.

Tôi xin lưu ý là, trong 8 điểm trên đây, không có bất kỳ nội dung nào về chia cắt đất nước Việt

Nam.Từ ngày 3-7-1954 đến ngày 5-7-1954, trong cuộc gặp ở Liễu Châu (Trung Quốc), Trung Quốc

nêu ý kiến với Hồ Chí Minh là phân chia hai miền Việt Nam tại vĩ tuyến 17.Lập trường nêu ra ban

đầu trong đàm phán nói chung bao giờ cũng cứng rắn. Dần dần về sau, do bị sức ép, phía Việt Nam

Dân chủ Cộng hòa thay đổi quan điểm so vớilúc đầu lấy ranh giới là vĩ tuyến 13, sau đó nhân

nhượng là để cho Pháp kiểm soát Đường số 9, đổi lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát Liên

khu V (bao gồm khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên hiện nay) nhưng Trung Quốc không nhất trí.

Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có bước lùi đến vĩ tuyến 16 và cuối cùng là vĩ tuyến 17, trong khi

Pháp muốn ở vĩ tuyến 18. Các nước lớn trong phe xã hội chủ nghĩa tham gia Hội nghị là Liên Xô và

Trung Quốc đã đi những nước cờ bất lợi cho cách mạng Việt Nam do bị quyền lợi dân tộc hẹp hòi

của họ chi phối. Ở đây, quyết không tìm thấy tinh thần quốc tế xã hội chủ nghĩa, cái tinh thần mà

thường được các đảng cộng sản đó hay nói trên nhiều diễn đàn quốc tế.

Lập trường của Liên Xô là muốn thông qua Hội nghị Giơnevơ để ngăn chặn cái gọi là “nguy cơ

chiến tranh” vượt ra khỏi địa bàn Đông Dương. Liên Xô muốn ngăn chặn ý định của Quốc hội Pháp

thông qua kế hoạch thành lập Cộng đồng phòng thủ châu Âu. Với ưu thế của nước lớn, ưu thế của

một nước có vai trò to lớn chống chủ nghĩa phátxít trong Thế chiến II, Liên Xô muốn tạo dựng cho

mình một hình ảnh là người bảo vệ hòa bình thế giới và cũng có ý định giúp nâng vị thế của Cộng

hòa Nhân dân Trung Hoa lên một bước cao hơn trong các sinh hoạt quốc tế vì quan hệ Xô – Trung

lúc này còn chưa bị sứt mẻ gì. Liên Xô ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam nhưng lại

là một trong những lực lượng đi tiên phong, tiêu biểu cho xu thế hòa hoãn quốc tế, do đó, đã muốn

đưa ra chủ trương triệu tập một hội nghị quốc tế năm nước lớn là Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung

Quốc để tìm các biện pháp giảm tình hình căng thẳng ở châu Á.

Trung Quốc coi Hội nghị Giơnevơ là một cơ hội tốt để vươn lên trở thành một thế lực chính trị lớn

trên thế giới, trước hết là ở châu Á. Đó là một trong những lý do để Trung Quốc không quan tâm

đến lợi ích của cách mạng ba nước Đông Dương, đặc biệt là đối với cách mạng Việt Nam.Những

người lãnh đạo Trung Quốc muốn chấm dứt chiến tranh Đông Dương theo kiểu Triều Tiên, nghĩa là

đình chỉ chiến sự mà không có giải pháp chính trị gì cả. Làm như thế, Trung Quốc hy vọng tạo ra

được một khu đệm ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam châu Á nói chung, ngăn Mỹ thay chân Pháp,

tránh được đụng đầu trực tiếp với Mỹ, đặc biệt là bảo đảm được an ninh ở phía nam Trung Quốc.

Nhiều tài liệu đã được công bố, trong đó có sách của tác giả Phơrăngxoa GioayôTrung Quốc và

việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ I, cho rằng, “Trung Quốc đã lựa chọn cùng tồn

tại hòa bình mà họ cho rằng chỉ như thế mới phù hợp với lợi ích dân tộc của mình”. Rồi nữa, tại

cuộc họp ở Mátxcơva của đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trung Quốc, Liên Xô đểchuẩn bị

cho khai mạc Hội nghị Giơnevơ, Chu Ân Lai tuyên bố rằng, nếu trong trường hợp xung đột ở Đông

Dương mở rộng thì Chính phủ Trung Quốc “không thể viện trợ thêm cho Việt Minh được nữa”[12].

Thật giống hệt và nhất quán như thái độ của Trung Quốc sau này trong sự nghiệp chống Mỹ của

nhân dân Việt Nam. Trung Quốc đã thỏa hiệp với các nước phương Tây trong việc phân chia lãnh

thổ, nhất là phân chia hai miền Nam – Bắc Việt Nam không có lợi cho các lực lượng cách mạng. Có

điều đau xót và nghiệt ngã là thỏa hiệp đó diễn ra trên lưng nhân dân Việt Nam.

Page 9: HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ MỘT SỐ PHẬN? · nhân nhượng, thỏa hiệp qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp phạm vi hẹp, gồm nhiều văn bản, trong đó

9

Trung Quốc cố bằng mọi cách tránh sự can thiệp của Mỹ và đồng ý với Pháp về việc chia cắt Việt

Nam.Với việc phân chia đất nước ở vĩ tuyến 17, mặc dù chỉ là tạm thời về mặt pháp lý, nhưng lực

lượng cách mạng Việt Nam phải di dời ra khỏi toàn bộ vùng giải phóng Khu V và nhiều vùng giải

phóng khác ở nam vĩ tuyến đó. Ở Lào cũng bị thiệt thòi, lực lượng kháng chiến chỉ được đóng quân

tại hai tỉnh miền núi là Phông Xa Lỳ và Sầm Nưa. Còn lực lượng kháng chiến Campuchia còn bị quy

định một cách tệ hơn: Không có được một vùng đứng chân nào mà phải phục viên tại chỗ.

Nhiều lần, Trung Quốc tự cho phép mình đàm phán trực tiếp với Pháp.

Trong thời gian từ ngày 8-5-1954 đến ngày 23-6-1954, hai Trưởng Đoàn Trung Quốc và Pháp đã

đàm phán riêng nhiều lần để thỏa thuận những vấn đề cơ bản cho một hiệp định. Riêng từ cuối

tháng 5 đến đầu tháng 6-1954, hai Đoàn Trung Quốc và Pháp có 6 cuộc gặp riêng: 27-5, 30-5, 1-6,

5-6, 6-6 và 7-6.Tiếp đến, tại cuộc gặp ngày 17-6-1954, Trung Quốc chấp nhận ở Việt Nam có hai

chính quyền: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Bảo Đại; công nhận Chính phủ Vương

quốc Lào và Chính phủ Vương quốc Campuchia; không ủng hộ yêu cầu của Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa đòi có đại biểu chính thức của Chính phủ kháng chiến Lào và Chính phủ kháng chiến

Campuchia tham dự Hội nghị Giơnevơ; thỏa thuận với Pháp buộc quân đội nước ngoài,cả quân tình

nguyện Việt Nam,rút khỏi Lào và Campuchia.Trước đó, trong cuộc gặp ba đoàn đại biểu của ba

nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam) ngày 15-6-1954,Trung Quốc (được sự ủng

hộ của Liên Xô) thuyết phục Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thừa nhận công khai có quân tình nguyện

Việt Nam đang đóng tại Lào, Campuchia và buộc phải rút quân ra khỏi hai nước đó. Việt Nam đành

phải nhượng bộ.Còn trong cuộc tiếp xúc Trung- Pháp ngày 23-6-1954, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng

Ngoại giao Trung Quốc đồng thời là Trưởng Đoàn Chu Ân Lai gặp Thủ tướng mới của Pháp

làMăngđét Phơranxơ thỏa thuận theo những nhượng bộ mới là chia cắt đất nước Việt Nam, hai

miền Nam – Bắc Việt Nam cùng tồn tại hòa bình, giải quyết vấn đề quân sự trước, tách rời việc giải

quyết ba vấn đề Việt Nam, Lào, Campuchia; Trung Quốc sẵn sàng nhìn nhận ba nước Đông Dương

này trong khối Liên hợp Pháp và muốn Lào, Campuchia có bộ mặt mới ở Đông Nam châu Á giống

như Ấn Độ, Inđônêxia, chỉ yêu cầu không có căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Dương. Những điều

thỏa thuận trên đây chính là nội dung của giải pháp gồm 7 điểm mà Anh và Mỹ đưa ra 6 ngày sau

đó, tức là ngày 29-6-1954.

Trong thời gian từ ngày 23-6-1954 đến ngày 20-7-1954, Đoàn đại biểu Pháp tiến hành đàm phán

trực tiếp với Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên những nội dung cụ thể. Chính trong

thời gian này, Trung Quốc gia tăng sức ép đối với Việt Nam phải nhân nhượng với Pháp. Cho đến

ngày 10-7-1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn bảo vệ và kiên trì quan điểm của mình: Đòi có đại

biểu của hai Chính phủ kháng chiến của Lào và Campuchia tham gia chính thức như các bên đàm

phán khác ở Hội nghị Giơnevơ; định vĩ tuyến quân sự tạm thời ở Việt Nam là 13; tổ chức tổng tuyển

cử tự do ở cả Việt Nam, Lào và Campuchiatrong thời hạn 6 tháng; ở Lào phải có hai vùng tập kết

lực lượng kháng chiến (một vùng giáp Trung Quốc, Việt Nam và một vùng ở Trung và Hạ Lào); ở

Campuchia cũng có hai vùng tập kết của lực lượng kháng chiến (một vùng ở phía đông và đông-bắc

sông Mêcông và một vùng ở phía tây-nam sông Mêcông). Từ tháng 6-1954, phía Trung Quốc nêu

phương án lấy vĩ tuyến 16 làm giới tuyến hai miền Nam – Bắc Việt Nam, tệ hại hơn còn muốn Việt

Nam nhân nhượng lớn hơn nữa: Bỏ cả thủ đô Hà Nội, Tp.Hải Phòng và Đường số 5 là con đường

huyết mạch rất quan trọng với chiều dài hơn 100 km nối Hà Nội – Hải Phòng[13]. Từ sau ngày 10-7-

1954, Trung Quốc vừa thúc ép mạnh hơn vừa đe đọa, buộc Việt Nam phải “có những điều kiện

công bằng và hợp lý để Chính phủ Pháp có thể nhận được để đi đến hiệp định trong vòng 10 ngày;

điều kiện đưa ra nên đơn giản, rõ ràng để dễ đi đến hiệp thương, không nên làm phức tạp lôi thôi để

thảo luận mất thì giờ, rườm rà, kéo dài đàm phán để cho Mỹ phá hoại”[14].

Page 10: HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ MỘT SỐ PHẬN? · nhân nhượng, thỏa hiệp qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp phạm vi hẹp, gồm nhiều văn bản, trong đó

10

Trật tự thế giới hai cực và chiến tranh lạnh đã chi phối Hội nghị Giơnevơ. Ý đồ của các nước lớn

thật sự phức tạp và đã chi phối, thậm chí đã ép cách mạng Việt Nam, một lực lượng đã có Chính

phủ hợp hiến được công nhận trên thế giới, nhưng đó là lực lượng mới đi từ rừng núi ra trận địa

ngoại giao rộng lớn quốc tế, chưa có nhiều kinh nghiệm.

Giải thích cho những điều trên đây thì nhiều người cho rằng, những hạn chế của Hiệp định Giơnevơ

là không tránh khỏi do hoàn cảnh lịch sử. Có phải như vậy không? Ở đây liệu có cả vấn đề bản lĩnh

của những người cách mạng? Đúng là Liên Xô và Trung Quốc đã giúp cuộc chống Pháp của Việt

Nam rất nhiều và Việt Nam luôn ghi nhớ, biết ơn về sự giúp đỡ đó, chứ không phải như một số kẻ

cực đoan ở Trung Quốc hiện nay cho rằng Việt Nam vô ơn. Từ tháng 12-1950 đến tháng 6-1954,

lực lượng cách mạng Việt Nam đã nhận được viện trợ quốc tế là 21517 tấn vật chất (vũ khí, nguyên

liệu quân giới, xăng dầu, gạo, thực phẩm, quân trang, quân dụng; trong đó vũ khí đạn dược là 4253

tấn, xăng dầu là 5069 tấn; gạo, thực phẩm là 9590 tấn)[15]. Trung Quốc còn cử một số cố vấn,

chuyên gia sang giúp Việt Nam trong thời kỳ này. Sự giúp đỡ đó của Trung Quốc, sau này nhiều

người Việt Nam mới thấy rõ bản chất thật của vấn đề.

Các cường quốc đã không ủng hộ lời kêu gọi tổ chức tuyển cử của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà

muốn hiện trạng chia cắt Việt Nam được giữ nguyênmột cách lâu dài.Họ đã không dành cho cách

mạng Việt Nam những sự ủng hộ cần thiết trong và sau Hội nghị Giơnevơ.

Đó có phải là do hoàn cảnh? Hay đó là số phận của một dân tộc? Trong sinh tồn, Việt Nam luôn

luôn bị các nước lớn gây sức ép. Ai gây sức ép? Liệu các nước như Liên Xô, Trung Quốc gây ra thì

có đáng bị lên án? Nhưng “Tiên trách kỷ hậu trách nhân”.Ngay như bộ óc Hồ Chí Minh và cả bộ óc

của cả Đảng Lao động Việt Nam đều không giải tỏa được sức ép đó.Vận mệnh của dân tộc Việt

Nam đã bị tuột khỏi tay của chính bản thân người Việt Nam. Cái yếu của cách mạng Việt Nam lúc

này là ở bản lĩnh, chưa bứt ra khỏi được sức ép của các nước lớn, là ở sự khôn khéo về ngoại

giao, là ở chỗ biết kết hợp sức mạnh trong nước bởi khối đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức

mạnh quốc tế, là ở phát huy sức mạnh đoàn kết của lực lượng kháng chiến ba nước Đông

Dương…

Những điều trên đây là bài học cho cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp chống Mỹ và cho cả giai

đoạn hiện nay. Việt Nam sẽ vượt lên số phận nếu toàn dân thực sự đoàn kết, biết kết hợp sức

mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế, và nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền phải sáng suốt

và có đủ bản lĩnh, thực sự là trí tuệ, lương tâm, danh dự của cả dân tộc. Giáo điều, mất độc lập, tự

chủ không bao giờ đưa lại thành công một điều gì cho bất kỳ một ai cả. Lịch sử Việt Nam đã kiểm

nghiệm điều đó.

Vẫn còn đó sự cần thiết phải luôn luôn cảnh giác trước mưu đồ và hành động xâm lược của các thế

lực ngoại bang, dù đó là nước láng giềng Trung Quốc, mặc dùTrung Quốc tuyên bố thực hiện

phương châm 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị. Hợp tác toàn diện. Ổn định lâu dài. Hướng tới

tương lai”. Trung Quốc còn nêu phương châm 4 tốt: “Láng giềng tốt. Bạn bè tốt. Đồng chí tốt. Đối

tác tốt”. Trong những cuộc gặp gỡ cấp cao, lãnh đạo của hai nước còn nêu lên những kinh nghiệm

để phát triển là: “Tôn trọng lẫn nhau. Hiểu biết lẫn nhau. Tin cậy lẫn nhau. Hợp tác cùng nhau”. Và

Hồ Cẩm Đào, lúc với cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân

Trung Hoa còn nêu mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam là: “Sơn thuỷ tương liên. Văn hoá tương

thông. Lý tưởng tương đồng. Vận mệnh tương quan”. Người Trung Quốc với phong cách khái quát

theo ngữ nghĩa của Hán văn thì cực giỏi và cực hay. Nhưng,Lời nói thì dễ hơn hành động. Những

biến động trong quan hệ quốc tế hôm nay vẫn phải được quy chiếu vào những bài học cay đắng ở

Hội nghị Giơnevơ. Việt Nam đã từng mắc với Trung Quốc bởi điều đó; từng mắc trong sự nghiệp

chống Mỹ năm 1972 khi Trung Quốc và Mỹ bắt tay nhau trên lưng nhân dân Việt Nam;từng mắc

trong ý đồ và hành động xâm lược của Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Page 11: HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ MỘT SỐ PHẬN? · nhân nhượng, thỏa hiệp qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp phạm vi hẹp, gồm nhiều văn bản, trong đó

11

năm 1974 (lúc này do Việt Nam Cộng hòa quản lý); từng mắc trong cụm sự kiện cuối những năm 70

của thế kỷ XX mà đỉnh cao là Trung Quốc đưa 60 vạn quân xâm lược Việt Nam; từng mắc trong

cuộc chiến đấu đẫm máu của chiến sĩ Việt Nam chống quân xâm lược Trung Quốc ở đảo Gạc Ma;

từng mắc trong âm mưu và thói hiếu chiến, ngang ngược với đường chữ U chín đoạn (đường lưỡi

bò) và một loạt hành động ngang trái của Trung Quốc ở Biển Đông, v.v. Việt Nam còn sẽ bị ken dày

nhiều cái mắc tương tự như thế trong tương lai nếu không kiên quyết, tỉnh táo và cảnh giác cao độ.

Trung Quốc luôn luôn mang thái độ của mình ở Hội nghị Giơnevơ lặp lại đối với Việt Nam trong tất

cả các thời kỳ về sau này. Thái độ đúng nhất của Việt Nam, rút ra qua bài học của Hội nghị

Giơnevơ, là không bao giờ chịu Trung Quốc ép, không bao giờ làm mất đi độc lập, tự chủ để bảo vệ

các quyền dân tộc cơ bản của mình là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Toàn

dân Việt Nam đúc thành một khối thống nhất vì các quyền dân tộc cơ bản đó. Giới lãnh đạo Việt

Nam phải là lực lượng nòng cốt, đi tiên phong trong việc biểu thị và thực thi ý chí toàn dân trong thái

độ ứng xử ấy. Hãy nhắc nhở các sự kiện trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc để gìn giữ hòa bình

lâu dài,coi trọng tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, đồng thời không khoan nhượng trước

những âm mưu và hành động ngạo mạn, nước lớn của bộ phận nào đó trong giới lãnh đạo Trung

Quốc. Trong 1,3 tỷ người Trung Quốc, chắc chắn không nhiều người có tư tưởng dân tộc cực đoan,

chắc chắn số đông sẵn sàng nghe theo tiếng gọi tình cảm và lý trí, ủng hộ lẽ phải. Nên nhớ rằng,

nhân dân Việt Nam là những người quân tử; đằng sau khối nhân dân dó là hàng nghìn năm lịch sử

và đã từng chiến thắng quân xâm lược phong kiến Trung Quốc, đã từng vươn mình sau hơn nghìn

năm đô hộ Bắc thuộc bởi tố chất của linh đơn văn hóa Việt Nam. Theo đó, mọi hình thức bày tỏ tinh

thần yêu nước chân chính của người Việt Nam, một giá trị vình hằng có trong huyết quản văn hóa

Việt Nam, cần được ủng hộ. Cần tri ân những người có công trong các cuộc chiến vì lẽ phải cho

dân tộc, bất kể người đó là ai., bất kể người đó đứng ở phía nào. Mọi sự đàn áp ý chí ấy của dân,

dù dưới bất kỳ hình thức nào, đều đi ngược lại con đường phát triển của dân tộc Việt Nam.

Viết đến đây, tôi lại nhớ đến lời của Hồ Chí Minh, và xin trích dẫn ra đây để kết thúc bài viết.

Lúc chỉ còn 10 ngày nữa là ký kết Hiệp định Giơnevơ, Hồ Chí Minh viết một bài báo, trong đó có hai

câu:

“Được lòng dân, thì việc gì cũng làm được,

Trái ý dân, thì chạy ngược chạy xuôi”[16].

Trong một bài nói chuyện ngày 10-5-1950, Hồ Chí Minh nói cái điều mà chưa thấy ai trong đội ngũ

cán bộ chủ chốt của Đảng Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay nói: “Đảng không phải làm quan,

sai khiến quần chúng, mà phải làm đầy tớ cho quần chúng và phải làm cho ra trò, nếu không, quần

chúng sẽ đá đít”[17].

Rồi nữa, từ đầu những năm 20 của thế kỷ trước khi đang ở bên trời Âu, Hồ Chí Minh viết: “Tiếng

dân chính là truyền lại ý trời”[18].

“Tiếng của dân” Việt Nam là: Hãy cùng với dân bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn

lãnh thổ.

Xem ra,TIẾNG CỦA DÂN như thế chính là Ý TRỜI vậy./.

Tháng 3 năm 2014

[1]Tên tiếng Anh của Ủy ban này là: International Control Commission (ICC), tên tiếng Pháp là: Commission

International pour la Surveillance et le Contrôle (CISC).

[2]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.8, tr.340.

Page 12: HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ MỘT SỐ PHẬN? · nhân nhượng, thỏa hiệp qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp phạm vi hẹp, gồm nhiều văn bản, trong đó

12

[3]Theo đúng quan điểm của Hồ Chí Minh, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động

Việt Nam lần thứ sáu mở rộng từ ngày 15-7-1954 đến ngày 17-7-1954 xác định: “Đế quốc Mỹ là một trở lực

chính ngăn cản việc lập lại hòa bình ở Đông Dương. Chúng đang ráo riết xúc tiến việc thành lập khối xâm lược

Đông Nam Á, dùng Đông Dương làm bàn đạp để mở rộng chiến tranh xâm lược. Chúng cố giữ tình hình quốc

tế căng thẳng để lợi dụng bán vũ khí kiếm lời, ráo riết chuẩn bị chiến tranh, uy hiếp hòa bình thế giới. Vì vậy,

đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, và hiện đang trở thành kẻ thù chính

trực tiếp của nhân dân Đông Dương” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 2001, t.15, tr.225).

[4]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.9, tr.1.

[5]Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.15, tr.233.

[6]Như trên, tr.235.

[7]Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.15, tr.223.

[8]Theo Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư: Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà

Nội, 1998, t.III, tr.103.

[9]Lúc Chủ tịch phiên họp là Bộ trưởng Ngoại giao Anh Anthony Eden hỏi ý kiến từng phái đoàn về bản Tuyên

bố cuối cùng này thì trừ hai phái đoàn là Mỹ và Quốc gia Việt Nam nói không đồng ý và tự đưa ra tuyên bố

riêng của mình; 7 phái đoàn còn lại trả lời miệng là “Đồng ý”. Tại sao lại có sự kỳ quặc như thế? Đó là câu hỏi

tôi tự đặt ra mà chưa tự trả lời được và cũng chưa thấy tài liệu nào trả lời một cách thỏa đáng.

[10]Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.20, tr.82.

[11]Thành phần Hội nghị gồm: 1. Phái đoàn Anh do Anthony Eden làm Trưởng Đoàn; 2. Phái đoàn Liên Xô do

V.Môlôtốp làm Trưởng Đoàn; 3. Phái đoàn CHND Trung Hoa do Chu Ân Lai làm Trưởng Đoàn; 4. Phái đoàn

Mỹ do Bedell Smith làm Trưởng Đoàn; 5. Phái đoàn Pháp do Georges Bidault làm Trưởng Đoàn; 6. Phái đoàn

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Phạm Văn Đồng làm Trưởng Đoàn; 7. Phái đoàn Quốc gia Việt Nam do

Nguyễn Quốc Định làm Trưởng Đoàn, sau đó Nguyễn Trung Vinh rồi Trần Văn Đỗ thay thế; 8. Phái đoàn

Vương quốc Lào do Phumi Snanikone làm Trưởng Đoàn; 9. Phái đoàn Vương quốc Campuchia do Tep Than

làm Trưởng Đoàn.

[12]Xem Phơrăngxoa Gioayô: Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ I, Nxb

Thông tin lý luận, Hà Nội, 1981, tr.110, 109.

[13]Điện của Chu Ân Lai ngày 30-5-1954 gửi Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, sao gửi Trung ương

Đảng Lao động Việt Nam (Theo Sự thật về quan hệ Việt Nam và Trung Quốc trong 30 năm qua, Nxb Sự Thật,

2009).1979

[14]Điện của Chu Ân Lai ngày 10-7-1954 gửi Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (Theo Sự thật về quan hệ

Việt Nam và Trung Quốc trong 30 năm qua, Nxb Sự Thật, 2009). 1979

[15]Dẫn theo số liệu của Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư: Đại cương lịch sử Việt Nam,

Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998, t.3, tr.103.

[16]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.8, tr.163.

[17]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.6, tr.367.

[18]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.1, tr.97.

Nguồn: http://vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/nh%E1%BB%AFng-g%C3%B3c-

nh%C3%ACn-v%C4%83n-h%C3%B3a/hiep-dinh-gionevo-mot-so-phan

www.vietnamvanhien.net