15
1 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LÒ VI SÓNG MWE 210G Vui lòng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và giữ sách hướng dẫn để tiện việc tham khảo về sau.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LÒ VI SÓNG MWE 210G · ạn cần phải quan sát kỹ khi lò hoạt động. Khăn giấy Sử dụng để bao bọc thực phẩm khi hâm nóng

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

LÒ VI SÓNG MWE 210G

Vui lòng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và giữ sách hướng dẫn để tiện việc tham

khảo về sau.

2

MỘT SỐ CẢNH BÁO ĐỂ NGĂN NGỪA HIỆN TƯỢNG RÒ RỈ NĂNG LƯỢNG VI SÓNG

a) Không cố gắng vận hành lò khi cửa mở vì có thể gây rò rỉ năng lượng vi sóng.

b) Không đặt bất cứ vật gì giữa phần mặt trước và cửa lò. Không để chất bẩn hay cặn bã của dung dịch

vệ sinh tích tụ ở các bề mặt ron đệm.

c) Cảnh báo: Nếu cửa lò hoặc ron cửa bị hư hỏng, không được vận hành lò cho đến khi chúng được sửa

bởi những người thợ đã được đào tạo.

Lưu ý:

Nếu lò không được bảo quản trong tình trạng tốt, các bề mặt của lò có thể bị xấu đi, sẽ ảnh hưởng đến

tuổi thọ của lò và có thể dẫn đến một số tình trạng nguy hiểm.

Thông số kỹ thuật

Kiểu máy MWE 210 G VR01

Điện áp 230V – 50 Hz

Mức công suất đầu vào (chức năng vi sóng) 1250W

Mức công suất đầu ra (chức năng vi sóng) 800W

Mức công suất (chức năng nướng) 1000W

Dung tích 21L

Đường kích đĩa xoay Ø 270mm

Kích thước tổng quát 485 x 383 x 296.1 mm

Trọng lượng tổng 15.5 kg

Trọng lượng thực 14.4 kg

3

CÁC NGUYÊN TẮC AN TOÀN

CẢNH BÁO

Nhằm hạn chế tối đa nguy cơ cháy nổ, sốc điện, gây

thương tích cho người sử dụng cũng như việc rò rỉ

năng lượng vi sóng khi sử dụng sản phẩm, vui lòng

tuân thủ các nguyên tắc an toàn cơ bản như sau:

1. Cảnh báo: Không làm nóng chất lỏng và các

loại thực phẩm khác bằng lò vi sóng khi

chúng vẫn còn được đựng trong các hộp

chứa nguyên tem bởi vì có thể dẫn đến

nguy cơ gây cháy.

2. Cảnh báo: Rất nguy hiểm nếu ta tự ý tháo

rời nắp đậy lò.Cảnh báo: Trẻ em chỉ có thể

sử dụng lò khi có sự giám sát của người lớn

hoặc chúng đã được hướng dẫn sử dụng lò

an toàn và nhấn mạnh các nguy hiểm xảy ra

nếu sử dụng sai quy cách.C

3. Cảnh báo: khi lò đang ở chế độ kết hợp, lò

có thể sinh ra nhiệt. Do đó, trẻ em chỉ được

sử dụng lò dưới sự giám sát của người lớn.

4. Chỉ sử dụng các loại hộp đựng thực phẩm phù hợp dùng cho lò vi sóng.

5. Nên vệ sinh lò thường xuyên để tránh cặn bã thực phẩm bám lại trên các bề mặt lò.

6. Đọc kĩ và làm theo hướng dẫn: “ Cẩn thận để tránh gây rò rỉ năng lượng vi sóng”

7. Khi làm nóng thực phẩm được bao bọc bằng nhựa hoặc giấy, bạn hãy luôn để mắt tới chúng nhằm ngăn ngừa khả năng gây cháy.

8. Nếu thấy có khói bốc ra, tắt lò hoặc rút điện và đóng cửa lò để dập tắt ngọn lửa.

9. Không nên nấu thực phẩm quá chín. 10. Không sử dụng khoang lò với mục đích kho

chứa. Không chứa bánh mì, bánh qui, v.v bên trong lò.

11. Hãy lấy hết những tay nắm bằng kim loại của hộp đựng bằng giấy hoặc nhựa ra trước khi đặt chúng vào bên trong lò.

12. Hãy lắp đặt lò tuân theo hướng dẫn lắp đặt kèm theo.

13. Không dùng lò vi sóng để nấu trứng vì chúng có thể gây nổ.

14. Chỉ sử dụng lò cho các mục đích như được mô tả trong sách. Không dùng các chất tẩy rửa gây mài mòn hoặc gây bốc hơi trong lò. Lò được thiết kế đặc biệt để làm nóng thực phẩm, không dùng cho các mục đích sử dụng trong công nghiệp và phòng thí nghiệm.

15. Nếu dây điện bị hư, nó phải được thay thế bởi những kỹ thuật viên đã qua đào tạo hoặc tại các trung tâm bảo hành của nhà sản xuất.

16. Không bảo quản hoặc sử dụng lò ngoài trời. 17. Không sử dụng lò gần nơi có nước, trên các

bề mặt ẩm ướt hoặc gần hồ bơi. 18. Các bộ phận có thể tiếp cận được thường bị

nóng trong quá trình sử dụng lò. Hãy giữ cho dây điện tránh tiếp xúc với các bề mặt nóng và không che các lỗ thông gió. Không được che lỗ thông gió.

19. Không để dây điện choàng qua các cạnh của mặt bàn.

20. Không vệ sinh lò thường xuyên sẽ làm hư hỏng các bề mặt của lò, giảm tuổi thọ của lò và có thể dẫn đến các nguy cơ nguy hiểm.

21. Cần khuấy hoặc lắc đều và kiểm tra nhiệt độ các hộp đựng thực phẩm cho trẻ em trước khi sử dụng để tránh gây phỏng.

22. Đun nóng thức uống có thể dẫn đến tình trạng gây trào nước. Do đó, cần phải thật cẩn thận.

23. Không để những người (kể cả trẻ em) tàn tật, bệnh thần kinh, những người thiếu hiểu biết sử dụng lò trừ khi có sự giám sát của những người bảo đảm an toàn cho họ.

24. Cần giám sát trẻ em để đảm bảo rằng chúng không đùa nghịch lò.

25. Không đặt lò lên mặt tủ chưa được kiểm tra.

4

26. Không sử dụng lò như một dụng cụ để đo thời gian hay hệ thống điều khiển từ xa. 27. Cửa lò hoặc các bề mặt bên ngoài có thể nóng lên khi lò hoạt động. 28. Nên đặt lò cách các bức tường xung quanh.

Để hạn chế nguy cơ gây thương tích cho người sử dụng Hướng dẫn tiếp đất

Nguy hiểm Rủi ro sốc điện Chạm vào bất cứ các bộ phận bên ngoài nào của lò cũng có thể gây thương tích thậm chí là dẫn đến cái chết cho người sử dụng. Không tháo tất cả các bộ phận của lò.

Lò phải được tiếp đất. Trong những trường hợp mạch điện ngắn, việc tiếp đất có thể ngăn ngừa nguy cơ sốc điện.

Cảnh báo Rủi ro sốc điện Việc làm tiếp đất sai có thể dẫn đến nguy cơ sốc điện. Không cắm phích cắm vào ổ điện khi chưa được làm tiếp đất đúng.

Hãy nhờ kỹ thuật viên đã được đào tạo hoặc các trung tâm bảo hành ủy quyền tư vấn khi bạn chưa thật sự hiểu rõ thế nào là tiếp đất đúng hoặc có bất cứ nghi ngờ nào về việc tiếp đất cho sản phẩm.

Vệ sinh Đảm bảo bạn đã rút phích cắm ra khỏi nguồn điện 1. Dùng khăn mềm ẩm vệ sinh bên trong lò sau mỗi lần sử dụng 2. Dùng nước xà phòng loãng vệ sinh các phụ kiện kèm theo. 3. Dùng khăn ẩm vệ sinh khung và ron cửa. Phích cắm hai chấu

5

HỘP ĐỰNG DÙNG TRONG LÒ VI SÓNG LƯU Ý Rủi ro gây thương tích cho người sử dụng Rất nguy hiểm nếu người sử dụng tự ý thực hiện các thao tác sửa chữa, tháo bỏ phần nắp bảo vệ lò. Tham khảo phần chỉ dẫn “ Các vật liệu bạn có thể hoặc không thể sử dụng trong lò vi sóng”. Có một số loại hộp đựng không bằng kim loại nhưng không an toàn cho việc sử dụng trong lò vi sóng. Nếu có nghi ngờ, bạn có thể kiểm tra theo các bước sau:

1. Đổ 01 tách nước lạnh vào trong hộp đựng an toàn cho lò vi sóng. Sau đó, đặt hộp này cùng với hộp đựng bạn đang cần kiểm tra.

2. Chọn chức năng vi sóng ở mức công suất cao nhất và nấu trong vòng 01 phút.

3. Quan sát cẩn thận hộp đựng. Nếu hộp đựng đang cần kiểm tra ấm lên, bạn không nên sử dụng hộp đựng này cho lò vi sóng.

4. Không được nấu thử quá 01 phút.

Các vật liệu bạn có thể dùng trong lò vi sóng

Hộp đựng Ghi chú

Lá nhôm Chỉ dùng để đậy. Lò có thể tạo ra tia lửa điện nếu đặt lá nhôm quá gần các vách lò. Phải đặt lá nhôm cách vách lò tối thiểu 2.5 cm.

Đĩa làm vàng thực phẩm Tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đáy của đĩa phải được đặt bên trên đĩa xoay. Nếu đặt không đúng có thể làm bể đĩa xoay.

Chỉ dùng loại sử dụng an toàn cho lò vi sóng. Tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không dùng đĩa bị bể hoặc mẻ.

Chai lọ thủy tinh Luôn bỏ nắp ra khi dùng trong lò vi sóng. Chỉ sử dụng để làm ấm thực phẩm. Hầu hết các loại chai thủy tinh đều không chịu được nhiệt và có thể bể.

Đồ đựng bằng thủy tinh Chỉ sử dụng đồ đựng bằng thủy tinh có thể chịu được nhiệt. Đảm bảo rằng chúng không có viền trang trí bằng kim loại.

Túi đựng dùng cho lò vi sóng

Tuân thủ các chỉ dẫn của nhà sản xuất. Không dùng dây kim loại để cột miệng túi. Không xé miệng túi để tránh hơi nước bốc ra.

Chén đĩa bằng giấy Chỉ sử dụng khi hâm hoặc nấu thức ăn nhanh. Bạn cần phải quan sát kỹ khi lò hoạt động.

Khăn giấy Sử dụng để bao bọc thực phẩm khi hâm nóng và tránh bám mỡ. Chỉ dùng khi nấu nhanh.

Nhựa Chỉ dùng loại an toàn cho lò vi sóng. Tuân theo các chỉ dẫn của nhà sản xuất. Một số loại hộp đựng bằng nhựa mềm ra khi lò hoạt động do thức ăn bên trong nóng lên.

Bao gói bằng nhựa Chỉ dùng loại an toàn cho lò vi sóng. Dùng để bao bọc thực phẩm trong quá trình nấu nhằm giữ được độ ẩm. Không để bao gói bằng nhựa tiếp xúc với thực phẩm.

Nhiệt kế Chỉ dùng loại an toàn cho lò vi sóng. Giấy chống bám mỡ Sử dụng để bao bọc nhằm tránh tình trạng nổ lốp đốp trong lò do mỡ bắn ra.

Đồng thời, nó còn giúp giữ được độ ẩm cho thực phẩm.

6

Các vật liệu không dùng trong lò vi sóng

Hộp đựng Ghi chú

Khay bằng nhôm Có thể tạo nên tia lửa điện. Hãy đổ thực phẩm vào đĩa bằng vật liệu an toàn

cho lò vi sóng.

Hộp đựng có tay nắm

bằng kim loại

Có thể tạo nên tia lửa điện. Hãy đổ thực phẩm vào đĩa bằng vật liệu an toàn

cho lò vi sóng.

Hộp đựng bằng kim loại

hoặc có viền trang trí bằng

kim loại

Kim loại sẽ làm cản trở năng lượng vi sóng. Viền trang trí bằng kim loại có thể

tạo nên tia lửa điện.

Có nút xoắn bằng kim loại Có thể tạo nên tia lửa điện và gây cháy.

Bao bì bằng giấy Có thể gây cháy

Màng nhựa Màng nhựa có thể tan chảy hoặc làm bẩn chất lỏng bên trong khi lò hoạt

động ở nhiệt độ cao

Gỗ Gỗ sẽ bị khô đi khi sử dụng trong lò vi sóng và có thể bị nứt hoặc gãy

CÀI ĐẶT LÒ

Mô tả lò

Lấy lò ra khỏi bao bì đóng gói. Lấy tất cả bao bì đóng gói và các phụ kiện ra khỏi khoang lò.

Lò bao gồm các phụ kiện sau:

Đĩa xoay bằng kiếng 1

Vòng xoay đĩa 1

Vỉ nướng 1

Hướng dẫn sử dụng 1

A. Bảng điều khiển

B. Trục xoay

C. Đế xoay

D. Đĩa xoay

E. Cửa kiếng

F. Ron cửa

G. Ngàm giữ an toàn

7

Hướng dẫn lắp đĩa xoay

a. Không bao giờ đặt đĩa xoay theo hướng mặt đĩa ngược xuống.

b. Cả đĩa xoay và đế xoay phải hoạt động trong khi sử dụng lò.

c. Thực phẩm và hộp đựng phải được đặt lên mặt đĩa khi sử dụng

lò.

d. Nếu đĩa xoay hoặc đế xoay bị nứt hoặc bể, hãy liên hệ với trung

tâm dịch vụ gần nhất.

Lắp đặt

Lấy tất cả bao bì đóng gói và phụ kiện ra.

Kiểm tra xem lò có bị hư hỏng hay trầy xước

không. Không lắp đặt nếu lò bị hư hỏng.

Tháo bỏ tất cả các lớp guarantee bảo vệ các bề

mặt của lò.

Không tháo tấm mica màu xám nhạt bảo vệ

magnetron của lò.

Lắp đặt

1. Chọn bề mặt phẳng và có đủ không gian cho

việc lưu thông không khí.

Phải giữ khoảng cách tối thiểu là 7.5 cm giữa

các bề mặt của lò và các bức tường xung

quanh.

1) Phải giữ khoảng cách tối thiểu với phần nắp

trên của lò là 30 cm.

2) Không tháo bỏ các chân bên dưới lò.

3) Việc che bít các lỗ lưu thông khí có thể làm

cho lò hư hỏng.

4) Đặt lò càng xa tivi và may radio càng tốt. Nếu

không, lò có thể gây nhiễu sóng cho các thiết

bị trên.

2. Cắm phích cắm của lò vào nguồn cung cấp

điện. Phải đảm bảo rằng điện áp và tần số

phải phù hợp với thông số được thể hiện trên

bảng thông số kỹ thuật.

Cảnh báo:

Phải tiếp đất cho lò. Nhà sản xuất sẽ không chịu

bất cứ trách nhiệm gì cho việc hư hỏng hay gây

thương tích cho người sử dụng nếu lò không

được tiếp đất đúng.

Không lắp đặt lò quá gần hoặc trên các thiết bị

tạo nhiệt khác. Nếu lắp đặt lò gần hoặc trên các

thiết bị tạo nhiệt, lò có thể bị hư hỏng và nhà sản

xuất sẽ không chịu trách nhiệm bảo hành cho

những trường hợp này.

Đĩa xoay

Đế xoay Khớp nối motor

8

Vi sóng/Nướng/kết hợp

Rã đông theo trọng lượng/thời gian

Khóa/cài đặt trước

Hủy/Ngưng

Khởi động/ +30 giây

Chọn thời gian/trọng lượng/thực đơn mặc định sẵn

9

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH

1. Cài đặt thời gian

Khi lò được kết nối được, lò sẽ hiển thị “0:00”, âm báo sẽ vang lên 01 lần.

1) Nhấn , đèn hiển thị giờ sẽ nháy sáng.

2) Xoay “ để điều chỉnh số giờ cần chọn trong khoảng từ 0 - 23 giờ

3) Nhấn , đèn hiển thị phút sẽ nháy sáng.

4) Xoay để điều chỉnh số phút cần chọn trong khoảng từ 0 - 59 phút

5) Nhấn để hoàn thành cài đặt đồng hồ. “ : “ sẽ nháy sáng.

Lưu ý:

Nếu đồng hồ không được cài đặt, chức năng này sẽ không vận hành khi lò đạt đến mức công suất.

Trong quá trình cài đặt đồng hồ, nếu không chọn thời gian trong vòng 01 phút, lò sẽ tự động quay về chế

độ cài đặt trước đó.

2. Cài đặt chức năng vi sóng

1) Nhấn một lần, màn hình hiển thị “P100”

2) Nhấn vài lần hoặc xoay để lựa chọn mức công suất vi sóng. Mức công suất vi

sóng “P100”, “P80”, “P50”, “P30”, “P10” sẽ lần lượt xuất hiện.

3) Nhấn để xác nhận mức công suất vừa chọn.

4) Xoay để chọn thời gian (thời gian cài đặt sẽ nằm trong khoảng 0:05 – 95:00)

5) Nhấn để lò bắt đầu hoạt động.

Mức công suất vi sóng

Mức công suất vi sóng 100% 80% 50% 30% 10%

Màn hình hiển thị P100 P80 P50 P30 P10

3. Cài đặt chức năng nướng

1) Nhấn một lần, màn hình hiển thị “P100”.

2) Nhấn vài lần hoặc xoay để lựa chọn mức công suất nướng.

3) Nhấn để xác nhận khi màn hình hiển thị “G”.

10

4) Nhấn để chọn thời gian nướng (thời gian nướng sẽ nằm trong khoảng 0: 05 – 95:00)

5) Nhấn để lò bắt đầu hoạt động

Lưu ý: Hiện tượng này là bình thường nếu lò phát ra âm thanh hai lần khi đã qua phân nửa thời gian nướng.

Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên lật trở thực phẩm trong quá trình nướng. Sau đó đóng cửa và nhấn lại nút

để lò tiếp tục hoạt động.

4. Cài đặt chức năng kết hợp

1) Nhấn một lần, màn hình hiển thị “P100”

2) Nhấn vài lần hoặc xoay để lựa chọn chức năng kết hợp. Các chức năng kết

hợp “C-1 (55% vi sóng + 45% nướng) và “C-2 (36% vi sóng + 64% nướng) sẽ lần lượt xuất hiện.

3) Nhấn để xác nhận mức công suất kết hợp vừa chọn.

4) Xoay để chọn thời giann nấu (thời gian cài đặt sẽ nằm trong khoảng 0:05 – 95:00)

5) Nhấn để lò bắt đầu hoạt động.

5. Cài đặt nhanh

Có 03 cách cài đặt

1) Nhấn để lò hoạt động ở mức công suất 100% trong vòng 30 giây. Mỗi lần nhấn, thời gian

nấu sẽ tăng lên 30 giây. Thời gian tối đa có thể cài đặt là 95 phút.

2) Trong suốt quá trình nấu bằng vi sóng, nướng, chức năng kết hợp hoặc rã đông, bạn có thể nhấn

để tăng thời gian nấu.

3) Xoay nút về phía bên trái để chọn thời gian nấu một cách trực tiếp. Sau khi lựa chọn thời

gian, nhấn để lò bắt đầu hoạt động. Mức công suất lúc này là 100%.

Lưu ý: khi dùng chức năng thực đơn cài đặt sẵn hay rã đông theo khối lượng, bạn không điều chỉnh thời

gian nấu bằng cách nhấn nút

6. Rã đông theo khối lượng

1) Nhấn một lần, màn hình hiển thị “dEF1”.

2) Xoay nút để lựa chọn khối lượng thực phẩm. Mức lựa chọn trong khoảng từ 100 –

2000g.

3) Nhấn nút để lò bắt đầu rã đông.

Lưu ý: Hiện tượng này là bình thường nếu lò phát ra âm thanh hai lần khi đã qua phân nửa thời gian rã

đông.

Để có hiệu quả tốt nhất, bạn có thể lật trở thực phẩm trong quá trình rã đông.

7. Rã đông theo thời gian

11

1) Nhấn hai lần, màn hình hiển thị “dEF2”.

2) Xoay để lựa chọn thời gian rã đông.

3) Nhấn để lò bắt đầu hoạt động.

8. Cài đặt chức năng nấu đa chế độ

Bạn chỉ có thể cài đặt cùng lúc tối đa 02 chế độ nấu. Nếu rã đông là một trong hai chế độ được cài đặt thì

bạn nên cài đặt chế độ này trước. Âm báo sẽ vang lên sau mỗi chế độ và chế độ tiếp theo sẽ tiếp tục.

Lưu ý: bạn không thể cài đặt chức năng này cho chế độ thực đơn mặc định sẵn.

Ví dụ: Nếu bạn muốn rã đông thực phẩm trong vòng 05 phút, sau đó nấu với mức công suất vi sóng 80%

trong vòng 7 phút. Bạn làm theo các bước sau:

1) Nhấn hai lần, màn hình hiển thị “dEF2”.

2) Xoay để chọn thời gian rã đông 5 phút.

3) Nhấn một lần.

4) Xoay để chọn mức công suất 80% cho đến khi màn hình hiển thị “P80”.

5) Nhấn để xác nhận mức công suất vừa lựa chọn.

6) Xoay để chọn thời gian nấu là 7 phút.

7) Nhấn để lò bắt đầu hoạt động.

9. Chức năng cài đặt trước

1) Trước hết bạn cần cài đặt đồng hồ (tham khảo phần hướng dẫn cài đặt thời gian).

2) Sau đó cài đặt chương trình nấu. Bạn có thể cài đặt chức năng nấu đa chế độ. Bạn không nên cài đặt

chức năng rã đông trong chức năng cài đặt trước này.

Ví dụ: nếu bạn muốn nấu ở mức công suất 80% trong vòng 7 phút.

a. Nhấn một lần.

b. Xoay để chọn mức công suất 80% cho đến khi màn hình hiển thị “P80”.

c. Nhấn để xác nhận mức công suất vừa lựa chọn.

d. Xoay để chọn thời gian nấu là 7 phút.

Sau khi thực hiện các bước trên, vui lòng không nhấn mà cần làm theo các bước sau:

3) Nhấn đèn hiển thị giờ sẽ nháy sáng.

4) Xoay để điều chỉnh số giờ cần chọn trong khoảng từ 0 - 23 giờ

5) Nhấn đèn hiển thị phút sẽ nháy sáng.

12

6) Xoay để điều chỉnh số phút cần chọn trong khoảng từ 0 - 59 phút

7) Nhấn để kết thúc việc cài đặt. “:” sẽ sáng, âm báo sẽ vang lên hai lần khi đến thời gian đã

được cài đặt. Khi đó, lò sẽ tự hoạt động.

Lưu ý: cần phải cài đặt đồng hồ trước. Nếu không chức năng này sẽ không hoạt động.

10. Nấu với thực đơn đã được mặc định sẵn

1) Xoay để chọn thực đơn từ “A-1” đến “A-8”

2) Nhấn để xác nhận thực đơn lựa chọn.

3) Xoay để chọn khối lượng thực phẩm.

4) Nhấn để lò bắt đầu hoạt động

5) Sau khi kết thúc thời gian nấu, âm báo sẽ vang lên 05 lần.

Các thực đơn đã được mặc định sẵn

Thực đơn Khối lượng (g) Màn hình hiển thị Công suất

A-1

Hâm nóng

200 200

100% 400 400

600 600

A-2

Rau củ

200 200

100% 300 300

400 400

A-3

250 250

80% 350 350

450 450

A-4

Thịt

250 250

100% 350 350

450 450

A-5 (Món mì ống) 50 (có 450g nước) 50

80% 100 (có 800g nước) 100

A-6

Khoai tây

200 200

100% 400 400

600 600

A-7

Bánh pizza

200 200

100% 400 400

A – 8

Súp

200 200

80% 400 400

13

11. Cài đặt chức năng khóa an toàn cho trẻ em

Khóa: nhấn và giữ trong vòng 03 giây, sẽ có một tiếng “bíp” dài vang lên báo hiệu chức năng

khóa an toàn đã được cài đặt. Màn hình sẽ hiển thị .

Gỡ bỏ chức năng khóa: nhấn và giữ torng vòng 03 giây. Một tiếng “bíp” dài vang lên báo hiệu

chức năng khóa đã được gỡ bỏ.

12. Một số cách để thăm dò thời gian và công suất trong quá trình nấu

1) Khi lò đang nấu bằng vi sóng, nướng hoặc chức năng kết hợp, để có thể biết được mức công suất, bạn

có thể nhấn , mức công suất hiện tại sẽ hiển thị trên màn hình trong vòng từ 2-3 giây.

2) Khi cài đặt chức năng cài đặt trước, bạn có thể nhấn để trì hoãn thời gian lò khởi động. Thời

gian đã cài đặt trước sẽ nháy sáng trong vòng từ 2-3 giây, sau đó lò sẽ quay về màn hình hiển thị đồng

hồ.

3) Trong suốt quá trình nấu, bạn có thể nhấn để kiểm tra thời gian hiện tại. Thời gian cần xem

sẽ hiển thị trên màn hình từ 2 – 3 giây.

13. Một số thông số kỹ thuật đặc biệt

1. Âm báo chỉ vang lên một lần khi xoay nút điều khiển ở vị trí bắt đầu.

2. Cần phải nhấn nút để lò tiếp tục hoạt động nếu cửa lò bị mở ra trong quá trình nấu.

3. Khi một chương trình nấu đã được cài đặt, bạn không được nhấn nút trong vòng 01 phút.

Nếu không, thời gian hiện tại sẽ hiển thị trên màn hình. Phần cài đặt đã bị hủy bỏ.

4. Âm báo chỉ vang lên một lần nếu bạn nhấn đúng vào vị trí phù hợp. Nếu không sẽ không có bất cứ tín

hiệu gì.

5. Âm báo sẽ vang lên 05 lần khi hoàn tất chương trình nấu.

14

HƯỚNG DẪN KHẮC PHỤC SỰ CỐ

HIỆN TƯỢNG XẢY RA RẤT BÌNH THƯỜNG

Lò vi sóng gây nhiễu sóng tivi Thiết bị radio và tivi có thể bị nhiễu sóng khi lò vi sóng hoạt động. Điều đó

cũng tương tự với việc gây nhiễu sóng cho các thiết bị gia dụng nhỏ như

máy xay, máy hút bụi, quạy máy. Điều này là hoàn toàn bình thường.

Đèn trong lò tối lờ mờ Khi dùng chức năng vi sóng với mức công suất thấp, đèn trong lò sẽ tối lờ

mờ. Điều này là hoàn toàn bình thường.

Hơi nước đọng lại trên cửa,

hơi nóng có thể thoát ra ngoài

qua các lỗ thông gió

Khi nấu, hơi nước thoát ra từ trong thực phẩm. Hầu hết sẽ thoát ra ngoài

qua các lỗ thông gió. Nhưng một số có thể đọng lại trên cửa. Điều này là

hoàn toàn bình thường.

Lò ngẫu nhiên hoạt động mà

không có thực phẩm bên

trong

Không được phép để lò hoạt động mà không có thực phẩm bên trong.

Điều này rất là nguy hiểm.

Sự cố Nguyên nhân Hướng xử lý

Lò không khởi động

Phích cắm không được cắm chặt

vào nguồn

Rút phích cắm ra. Chờ 10 giây sau đó

cắm lại vào nguồn.

Cầu chì bị hư hỏng Thay cầu chì mới (phải được thực hiện

bởi những kỹ thuật viên đã qua đào tạo)

Ổ cắm điện có vấn đề Dùng thiết bị điện khác để kiểm tra xem

ổ cắm điện có bình thường không

Lò không nóng Cửa không được đóng chặt Đóng lại cửa.

Đĩa xoay kêu to khi lò

hoạt động

Phần khoảng cách giữa đáy lò và

trục xoay bị dơ

Tham khảo phần hướng dẫn bảo trì và vệ

sinh lò để vệ sinh các bộ phận có liên

quan.

Xử lý các thiết bị điện tử đã cũ

Theo chỉ thị Châu Âu 2002/96/EC về Thiết bị điện và điện tử phế thải (WEEE) quy định các

thiết bị điện tử dân dụng không được tùy ý liệt kê vào dòng chất thải chưa được phân loại.

Phải thu thập các thiết bị cũ để riêng nhằm phục hồi và tái chế các vật liệu này và rút ngắn

ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người và môi trường.

Bạn phải có trách nhiệm khi xử lý các thiết bị điện – điện tử cũ và phải thu thập và phân

thành từng loại riêng.

Quý khách hàng nên liên hệ với chính quyền địa phương hoặc cửa hàng bán lẻ.để biết thêm

thông tin có liên quan đến việc xử lý đúng cách các thiết bị hư cũ.

15

VỆ SINH VÀ BẢO QUẢN

Trước khi vệ sinh lò vi sóng, phải đảm bảo phích điện đã rút khỏi ổ cắm.

Sau khi sử dụng, để lò nguội. Không dùng các chất tẩy rửa có tính mài mòn, hay máy cọ rửa, vật sắc nhọn

để lau chùi thiết bị vì nó sẽ làm xay xát bề mặt lò.

Bề mặt bên ngoài:

1. Lau chùi mặt ngoài lò bằng chất tẩy trung tính. Nước ấm và vải ẩm. 2. Không để nước thấm qua bề mặt ngoài. Bên trong:

1. Sau mỗi lần sử dụng, lau chùi thành bên trong lò bằng vải ẩm. 2. Không để nước lọt qua lỗ thông hơi của lò. 3. Nếu không lau chùi trong một thời gian thì thành lò sẽ bị dơ. Khi đó, hãy đặt một cốc nước trên khay và

vặn công suất cực đại trong 4 phút. Hơi nước thoát ra sẽ làm dịu vết dơ đi và có thể lau được bằng khăn mềm.

Lưu ý: không dùng máy làm sạch hơi nước để lau chùi thiết bị vì hơi nuớc sẽ đi vào các bộ phận tích điện

gây ra đoản mạch.

Sử dụng nước tẩy rửa không có chất mài mòn để lau chùi vết dơ trênn bề mặt thép không gỉ.

Sau đó dùng nước ấm để lau lại và hong khô.

4. Lau chùi phụ kiện sau khi sử dụng. Nếu quá dơ thì hãy ngâm vào nước trước, sau đó dùng bàn chải, bọt biển để vệ sinh.có thể dùng máy rửa chén để rửa. Phải đảm bảo đĩa xoay và đế tương ứng luôn sạch.

Cửa, bản lề và mặt trước thiết bị.:

1. Các bộ phận này phải luôn sạch. Đặc biệt là bề mặt tiếp xúc giữa cửa và mặt trước lò để đảm bảo không

rò rỉ.

2. Sử dụng nước ấm và bột trung tính để lau chùi. Sau đó lau khô lại bằng khăn mềm.

Tấm phủ mica:

Luôn giữ cho tấm mica luôn sạch sẽ. Thức ăn còn bám trên miếng phủ sẽ làm nó biến dạng hoặc gây bén

lửa. Vì vậy, nên vệ sinh thường xuyên nhưng không lau chùi với bột tẩy rửa có tính mài mòn hay vật

cạnh sắc. Không di dời tấm mica tránh nguỷ hiểm.