8
BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5315 - THỨ TƯ, NGÀY 22/5/2019 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Lạc Dương: Bước đầu xây dựng chính quyền điện tử TRANG 5 TRANG 2 TRANG 5 Cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đơn Dương xây dựng đơn vị xanh, sạch, đẹp. Ảnh: Đức Tú “Muốn ăn quả tốt, phải trồng cây to” ĐÂY LÀ LỜI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG “LỜI KÊU GỌI NHÂN DỊP KỶ NIỆM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ NGÀY ĐỘC LẬP”, BÁC VIẾT THÁNG 8/1950 TRANG 6 Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế Công tác dân vận, giúp nâng cao ý thức người dân trong xây dựng nông thôn mới TRANG 2 KINH TẾ Tiếp sức sản xuất tằm tơ Đạ Tẻh phát triển TRANG 3 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Rng cng đng Lc Phú vn cn nhức nhi TRANG 7 Công tác dân vận không chỉ là nhiệm vụ chiến lược vô cùng quan trọng trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng của Đảng, là cơ sở để xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mà còn là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Không chỉ các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh về giao thông, thủy lợi chậm tiến độ triển khai mà tại các dự án công trình đầu tư vào lĩnh vực du lịch cũng rơi vào tình cảnh tương tự. TRANG 3 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật gắn với đấu tranh phòng, chống tội phạm Đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt đến từng hộ dân ở vùng núi cao Học tập và làm theo Bác, xây dựng đơn vị chính quy, vững mạnh toàn diện Dự án trọng điểm du lịch thúc đẩy phát triển dịch vụ V ăn phòng Chính phủ vừa có thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc giãn tiến độ thực hiện Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước. Thông báo Kết luận nêu rõ, Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 264/QĐ- TTg ngày 2/3/2015 với mục tiêu tìm kiếm nguồn nước dưới đất có trữ lượng đủ lớn tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong việc ổn định an sinh kinh tế, dân cư, tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS. Để Chương trình tiếp tục phát huy hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân các vùng khó khăn, vùng khan hiếm nước, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành quan liên quan rà soát, hoàn thiện hồ sơ đề nghị điều chỉnh Quyết định số 264/ QĐ-TTg trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trước ngày 1/7/2019. Trong đó, tập trung đánh giá toàn diện kết quả thực hiện Chương trình kể từ khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến nay, làm rõ các tồn tại, bất cập, nguyên nhân chủ yếu và trách nhiệm của các cơ quan liên quan, đặc biệt vai trò của địa phương... HỒNG HẢI

HỒNG HẢI Học tập và làm theo Bác, xây dựng đơn vị chính ...baolamdong.vn/upload/others/201905/29874_baolamdongngay_22_5_2019.pdf · thị 05 - CT/TW của Bộ

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5315 - THỨ TƯ, NGÀY 22/5/2019

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Lạc Dương:Bước đầu xây dựngchính quyền điện tử

TRANG 5

TRANG 2

TRANG 5

Cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đơn Dương xây dựng đơn vị xanh, sạch, đẹp. Ảnh: Đức Tú

“Muốn ăn quả tốt, phải trồng cây to”ĐÂY LÀ LỜI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

TRONG “LỜI KÊU GỌI NHÂN DỊP KỶ NIỆM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ NGÀY ĐỘC LẬP”, BÁC VIẾT THÁNG 8/1950

TRANG 6

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Công tác dân vận,giúp nâng cao ý thứcngười dân trong xây dựng nông thôn mới

TRANG 2

KINH TẾ

Tiếp sức sản xuất tằm tơ Đạ Tẻh phát triển

TRANG 3

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Rưng công đông Lôc Phú vân con nhức nhôi

TRANG 7

Công tác dân vận không chỉ là nhiệm vụ chiến lược vô cùng quan trọng trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng của Đảng, là cơ sở để xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mà còn là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Không chỉ các dự án, công trình trọng điểm

của tỉnh về giao thông, thủy lợi chậm tiến độ triển khai mà tại các dự án công trình đầu tư vào lĩnh vực du lịch cũng rơi vào tình cảnh tương tự.

TRANG 3

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật gắn vớiđấu tranh phòng,chống tội phạm

Đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt đến từng hộ dân ở vùng núi cao

Học tập và làm theo Bác, xây dựngđơn vị chính quy, vững mạnh toàn diện

Dự án trọng điểm du lịch thúc đẩy phát triển dịch vụ

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc giãn tiến

độ thực hiện Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước.

Thông báo Kết luận nêu rõ, Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 264/QĐ-

TTg ngày 2/3/2015 với mục tiêu tìm kiếm nguồn nước dưới đất có trữ lượng đủ lớn tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong việc ổn định an sinh kinh tế, dân cư, tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS.

Để Chương trình tiếp tục phát huy hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân các vùng khó khăn, vùng khan hiếm nước, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên

và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành quan liên quan rà soát, hoàn thiện hồ sơ đề nghị điều chỉnh Quyết định số 264/QĐ-TTg trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trước ngày 1/7/2019. Trong đó, tập trung đánh giá toàn diện kết quả thực hiện Chương trình kể từ khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến nay, làm rõ các tồn tại, bất cập, nguyên nhân chủ yếu và trách nhiệm của các cơ quan liên quan, đặc biệt vai trò của địa phương...

HỒNG HẢI

2 THỨ TƯ 22 - 5 - 2019 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊGIÁO DỤC - QUỐC PHÒNG

Quán triệt thực hiện Chỉ thị 05 - CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư

tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” trong lực lượng vũ trang (LLVT) toàn huyện, thời gian qua, Đảng ủy - Ban CHQS huyện Đơn Dương đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo theo phương châm: Trên trước, dưới sau; trong trước, ngoài sau; học đi đôi với làm theo. Theo đó, phát huy tính gương mẫu, nêu gương của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; lấy kết quả học tập và làm theo Bác là một trong những tiêu chí đánh giá, bình xét, phân loại cán bộ, đảng viên hàng năm.

Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành phong trào thi đua sâu rộng và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn LLVT huyện, trong hai năm qua (2017, 2018), Đảng ủy Quân sự huyện Đơn Dương đã tổ chức cho 100% cán bộ, đảng viên, quần chúng tham gia học tập các chuyên đề về những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Đảng ủy Quân sự tỉnh, Đảng ủy Quân sự huyện, Huyện ủy tổ chức. Qua học tập, kết quả kiểm tra nhận thức về các chuyên đề đạt 100 % khá giỏi, trong

đó 35,7% đạt giỏi, 65,3% đạt khá.Thượng tá Tống Xuân Thu -

Chính trị viên Ban CHQS huyện Đơn Dương cho biết: Tại các đơn vị trong toàn LLVT huyện, việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành công việc thường xuyên của cơ quan, đơn vị, cá nhân; qua đó giúp cho cán bộ, chiến sĩ nắm vững những nội dung cơ bản của việc học tập và làm theo Bác; gương mẫu đi đầu trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, nhất là từng cấp ủy, người chỉ huy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong LLVT huyện.

Nhờ quán triệt thực hiện Chỉ thị 05 và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” trong LLVT toàn huyện, nên trong thời gian qua, chất lượng thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng hàng năm được nâng lên rõ rệt. Cụ thể, công tác tuyển quân đạt 100% chỉ tiêu giao quân, tỷ lệ đảng viên nhập ngũ đạt 3 - 4%; kết quả huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị tư tưởng đảm bảo an toàn tuyệt đối, kiểm tra 100% đạt yêu cầu, trong đó có 76,5% đạt khá,

giỏi, riêng lực lượng thường trực đạt 100% khá, giỏi.

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học và làm theo Bác, mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sỹ trong đơn vị đều coi việc học tập và làm theo Bác là công việc thường xuyên, hàng ngày, là trách nhiệm của mỗi người, góp phần giữ vững và phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ. Vì vậy, 100% cán bộ, đảng viên trong đơn vị luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng;

đặc biệt là về rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, lối sống, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, có lối sống trong sáng, giản dị.

Cũng theo Thượng tá Tống Xuân Thu, thời gian qua, các cấp ủy, chi bộ, đảng bộ trong LLVT huyện luôn thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt, học tập, chế độ tự phê bình và phê bình trong Đảng; qua đó, xây dựng chi bộ, Đảng bộ trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện; đồng thời,

khắc phục triệt để những yếu kém, tồn tại sau khi kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) của Đảng.

Vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy được nâng cao, thực sự là trung tâm đoàn kết trong chi bộ, đảng bộ, trong toàn LLVT huyện.

Cùng với việc hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, mỗi cán bộ, chiến sỹ trong LLVT huyện còn tích cực lao động sản xuất ngoài giờ như áp dụng khoa học kỹ thuật vào vườn rau tăng gia tại đơn vị, triển khai trồng 6 ha ớt. Xây dựng môi trường, cảnh quan đơn vị xanh, sạch đẹp; giúp đỡ người dân thu gom rác thải, cải thiện môi trường sống tại các khu dân cư. Tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn, giúp đỡ người dân địa phương phát triển kinh tế...

Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực trong việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhận thức, hành động của mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sỹ trong toàn LLVT huyện Đơn Dương có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương chính quy, vững mạnh toàn diện.

ĐỨC TÚ

Học tập và làm theo Bác, xây dựng đơn vị chính quy, vững mạnh toàn diện

Công tác dân vận không chỉ là nhiệm vụ chiến lược vô cùng quan trọng trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng của Đảng, là cơ sở để xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mà còn là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).

Xác định được tầm quan trọng của công tác dân vận, những năm qua lực lượng vũ trang

huyện Di Linh đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội (gọi là Ban Chỉ đạo 503) trên địa bàn huyện triển khai thực hiện các đợt công tác dân vận tại các thôn, xã khó khăn, vùng đồng bào DTTS. Qua quá trình thực hiện, Ban Chỉ đạo 503 huyện Di Linh đã chú trọng đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động cũng như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động làm thay đổi nhận thức của người dân về mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM. Từ đó, đã tạo được sự đồng thuận, chuyển biến mạnh mẽ trong Nhân dân.

Già làng K’Bảy, xã Tân Thượng phấn khởi: “Năm 2018, Tân Thượng được huyện chọn triển khai thực hiện công tác dân vận. Sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước đã tạo thêm động lực cho quần chúng nhân dân tích cực tham gia xây dựng NTM. Đến nay, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc và Tân Thượng cũng đã về đích xã nông thôn mới”.

Trong đợt làm công tác dân vận tại xã Tân Thượng, ngoài hỗ trợ kinh phí 70 triệu đồng xây dựng 2 căn nhà đại đoàn kết, hỗ trợ 400 bao xi măng, huy động trên 530 nhân công, Ban Chỉ đạo 503 huyện Di Linh còn vận động Nhân dân trong xã đóng góp khoảng 500 triệu đồng, làm được 20

sân xi măng với gần 3.000 m2; đồng thời vận động trên 30 hộ ở Thôn 1, Thôn 3 tự bỏ kinh phí từ 10 đến 50 triệu đồng để nâng cấp, làm mới sân, cổng hàng rào...

Tương tự, năm 2019, Ban Chỉ đạo 503 huyện Di Linh đã chọn xã Bảo Thuận để thực hiện công tác này. Đây là một trong những xã có đông đồng bào DTTS ở huyện Di Linh còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khi được cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, Nhà nước hỗ trợ khoảng 50 triệu đồng mua xi măng, 25 hộ dân được chọn làm điểm xây dựng sân bê tông, cổng, hàng rào ở thôn Hàng Ùng đã đóng góp gần 137 triệu đồng mua cát, đá...

Ông K’Brổih - Bí thư Đảng ủy xã Bảo Thuận cho biết: “Đây là hoạt động rất ý nghĩa nhằm góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, làm cho bà con hiểu rõ ý nghĩa, mục đích của chương trình. Qua đó, giúp nâng cao ý thức của Nhân dân cùng chung tay, góp sức xây dựng NTM”.

Trong thời gian làm công tác dân vận, ngoài lực lượng của huyện, cấp ủy, chính quyền địa phương xã Bảo Thuận đã vận động khoảng 350 người trên địa bàn xã tham gia. Cùng với các ban, ngành, đoàn thể trong xã, lực lượng dân quân xã Bảo Thuận đã cử 50 người tham gia làm công tác dân vận đợt này. “Với tinh thần trách nhiệm của người dân quân, được tham gia giúp bà con mình chỉnh trang nhà cửa, đường ngõ xóm nông thôn sạch đẹp, chúng tôi luôn háo hức, nhiệt tình”, anh K’Kiểm bày tỏ.

Ngoài xây dựng, chỉnh trang nhà cửa ở khu dân cư, Đoàn công tác còn xây dựng các điểm mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với tình hình thực tế địa phương để Nhân dân học tập; tổ chức buổi tuyên truyền, vận động bà con ở thôn Kala Tô Kriềng và thôn Ta Ly ký kết thực hiện xóa bỏ các phong tục không còn phù hợp

như: tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, thách cưới trong vùng đồng bào DTTS, thực hiện xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống...

Ông Nguyễn Văn Bính - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Di Linh khẳng định, công tác dân vận trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần không nhỏ trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM gắn với cuộc vận động thực hiện nếp sống văn minh trong vùng đồng bào dân DTTS và đã tạo sức lan tỏa rộng khắp, thu hút được đông đảo Nhân dân tham gia.

Có thể nói, qua các đợt công tác dân vận giữa lực lượng vũ trang với các đoàn thể chính trị - xã hội huyện Di Linh, đã tác động trực tiếp đến nhận thức của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Qua đó, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động, làm thay đổi diện mạo NTM tại địa phương.

NDONG BRỪM

Công tác dân vận, giúp nâng cao ý thức người dântrong xây dựng nông thôn mới

Lực lượng dân quân giúp dân làm sân xi măng. Ảnh: N.B

Phát huy truyền thống, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Đơn Dương luôn ra sức học tập, rèn luyện và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với những việc làm cụ thể trong thực hiện nhiệm vụ; tạo động lực thúc đẩy các phong trào trong cơ quan, đơn vị, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Cán bộ, chiến sĩ Ban CHQS huyện Đơn Dương xây dựng đơn vị xanh, sạch, đẹp. Ảnh: Đ.T

3 THỨ TƯ 22 - 5 - 2019KINH TẾ

Không chỉ các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh về giao thông, thủy lợi chậm tiến độ triển khai mà tại các dự án công trình đầu tư vào lĩnh vực du lịch cũng rơi vào tình cảnh tương tự.

Dự án Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt nay đã được nâng tầm để trở thành khu du lịch trọng

điểm quốc gia. Trước đó, dự án này cũng được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá về sản phẩm du lịch chất lượng cao, hướng đến thu hút du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, góp phần tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ trong nền kinh tế của tỉnh. Sau nhiều năm triển khai thu hút đầu tư, nhưng tỷ lệ xây dựng dự án, công trình lấp đầy Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm vẫn còn ở mức thấp. Theo số liệu do Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp, đến nay Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm có 37 dự án với tổng mức đầu tư 10.225 tỷ đồng. Tuy nhiên, mới chỉ có 12 dự án hoàn thành đi vào hoạt động. Đáng nói là trong số các dự án “hoàn thành” thì có 5 dự án đã hoàn thành toàn bộ với tổng vốn thực hiện ước đạt 2.196 tỷ đồng; còn 7 dự án khác đã hoàn thành một phần với tổng vốn ước thực hiện đạt 1.315 tỷ đồng. Bên cạnh đó, 14 dự án đang triển khai xây dựng một số hạng mục công trình và 11 dự án đang tiếp tục thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư. Cũng theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, hiện có 34 nhà đầu tư đăng ký đầu tư vào các

vị trí còn trống trong Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm, và để tiến hành đấu thầu dự án, Ban quản lý Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm đã lập hồ sơ nhiệm vụ, dự toán quy hoạch 1/2.000 để sở chức năng thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở công bố danh mục dự án mang ra đấu thầu.

Ngoài dự án Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm, dự án Khu Du lịch Đan Kia - Suối Vàng, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia Đan Kia - Suối Vàng, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”, UBND tỉnh đã tổ chức công bố bản quy hoạch này. Qua đó, Công ty Cổ phần Golden Stream đã hoàn chỉnh hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư dự án theo quy hoạch được phê duyệt cũng như các bộ, ngành Trung ương đã cho ý kiến. Bước kế tiếp, các sở, ngành liên quan hoàn chỉnh báo cáo thẩm định để báo cáo UBND tỉnh gửi Bộ Kế hoạch và Đầu

tư xem xét thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư theo đúng trình tự quy định của Luật Đầu tư năm 2015.

Tương tự, Khu đô thị thương mại, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh do Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn - Đại Ninh làm chủ đầu tư tuy có chậm tiến độ triển khai thực hiện dự án, nhưng đến nay đã có những tín hiệu khả quan. Cụ thể, chủ đầu tư đã hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư và triển khai xây dựng một số hạng mục, công trình. Theo ghi nhận của ngành chức năng, hiện tại Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn - Đại Ninh đã xây dựng phòng làm việc của ban quản lý dự án, 15 căn nhà cho các chuyên gia, 1 hội trường và hạ tầng giao thông khu D với chiều dài 7 km đường giao thông cấp phối. Thế nhưng, riêng năm 2018, ngoài việc san gạt mặt bằng để mở rộng đoạn đường chính 4 km và trồng 2 ha cây thông

thuộc đơn vị quản lý (do bị ken cây, chặt hạ lấn chiếm), chủ đầu tư không xây dựng thêm các hạng mục công trình nào mới. Đáng nói hơn, hiện Công ty chưa nộp tiền bồi thường tài nguyên rừng bị thiệt hại vào ngân sách nhà nước theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh. Mặt khác, đối với dự án Khu đô thị thương mại, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh đã được UBND tỉnh điều chỉnh giảm diện tích chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án từ 3.238.446 m2 xuống còn 1.665.319 m2 và chưa thực hiện chuyển mục đích diện tích này sang đất ở; đồng thời áp dụng hình thức thuê đất trả tiền hàng năm đối với diện tích đất chuyên dùng tại Quyết định số 2020/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong đó nêu rõ “phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế động lực, thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực khác” nên đặt ra chỉ tiêu thu hút số lượt khách đến du lịch Đà Lạt, Lâm Đồng hàng năm tăng từ 8 - 10%, trong đó khách quốc tế chiếm 10 - 12%. Và cũng từ sự phát triển du lịch, thông qua đó sẽ mở rộng, phát triển dịch vụ để đến năm 2020 tới đây, tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm từ 33,5% - 34% trong cơ cấu kinh tế của Lâm Đồng.

Để hoàn thành các mục tiêu vào cuối nhiệm kỳ cũng như tạo lập các điều kiện cho sự phát triển kinh tế cho giai đoạn sau, vấn đề thu hút đầu tư, đẩy mạnh triển khai và tiến độ thi công các dự án trong lĩnh vực du lịch giữ vai trò quan trọng.

XUÂN TRUNG

Dự án trọng điểm du lịchthúc đẩy phát triển dịch vụ

Trong hơn 10 năm trở lại đây, nghề trồng dâu, nuôi tằm tại huyện Đạ Tẻh đã và đang khôi phục, phát triển mạnh mẽ cả về diện tích cũng như số hộ trồng dâu nuôi tằm. Tuy nhiên, do thiếu sự liên kết trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm dẫn đến sự phát triển thiếu ổn định.

Sự thiếu liên kết trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm dẫn tới tiêu thụ kén tằm phần lớn ở

Đạ Tẻh còn phụ thuộc vào việc thu mua của các tư thương trong và ngoài huyện với giá cả bấp bênh, dẫn đến lợi nhuận của người trồng dâu nuôi tằm không cao. Để giải quyết vấn đề này, vào cuối năm 2018, Công ty Tơ lụa Minh Quân (Thôn 1, xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh) chính thức đi vào hoạt động với công suất tiêu thụ bình quân 4 tấn kén tằm/ngày, đã tháo gỡ những khó khăn, đồng thời thúc đẩy sản xuất tằm tơ Đạ Tẻh phát triển.

Theo ông Nguyễn Đình Chiến, Giám đốc Công ty Tơ lụa Minh

Quân, Công ty đã đầu tư 15 tỷ đồng để xây dựng nhà xưởng và trang bị hệ thống máy móc gồm 3 dãy máy ươm tơ và 2 dãy máy guồng. Do công ty mới đi vào hoạt động nên hộ trồng dâu nuôi tằm tại các xã, thị trấn của huyện Đạ Tẻh chưa biết. Bên cạnh đó, số lượng công nhân chưa đủ, vừa làm vừa học việc nên lượng kén tằm đem bán cho nhà máy mới đạt từ 15 đến 20% công suất và các địa bàn đã cung cấp nguồn kén tằm như các

xã: Hà Đông, Đạ Kho, Mỹ Đức và Đạ Lây. Cũng theo ông Chiến, nếu hệ thống máy ươm, máy guồng hoạt động hết công suất thì nhu cầu về nguồn nguyên liệu kén tằm cho sản xuất tơ là rất lớn. Được biết, hiện tại Công ty có 40 công nhân đang làm việc. Số công nhân này đều được Công ty đào tạo tay nghề từ ban đầu, sau khi chính thức làm việc, mức lương Công ty trả cho công nhân dao động từ 7,5 triệu đồng đến 12 triệu đồng và công nhân ở

xa nhà được Công ty bố trí nhà trọ ngay gần xưởng. Sản phẩm tơ của Công ty được xuất khẩu theo hợp đồng đã ký kết với công ty của Ấn Độ. Chia sẻ về nguồn nguyên liệu và giải quyết việc làm cho lao động địa phương, ông Chiến cho biết thêm: “Với sản lượng và chất lượng kén có tại địa phương hiện nay là đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của nhà máy. Trong thời gian tới, Công ty sẽ mời các chuyên gia về trồng dâu, nuôi tằm về chuyển giao khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng kén tằm nhằm đem lại giá trị sản phẩm tơ cao hơn. Trong thu mua kén tằm, Công ty sẽ bảo đảm giá cả theo thị trường hoặc ký kết các hợp đồng cung ứng nguyên liệu, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nghề trồng dâu nuôi tằm của huyện phát triển ổn định. Đối với việc giải quyết việc làm, Công ty sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lao động địa phương được học việc, học nghề đủ đáp ứng yêu cầu sản xuất, đồng thời bảo đảm chế độ tiền lương, thưởng, bảo hiểm lao động...”.

Theo ông Đào Đăng Thắng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Đức: “Sau khi biết trên địa bàn xã Mỹ Đức có

Tiếp sức sản xuất tằm tơ Đạ Tẻh phát triểnnhà máy ươm tơ, hộ trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn xã và các xã, thị trấn lân cận đã tìm đến bán kén ngày một nhiều cho Công ty, bởi giảm được chi phí đi lại, không bị tư thương ép giá nên giá kén luôn ổn định so với thị trường”.

Hiện toàn huyện Đạ Tẻh có khoảng 1.500 ha dâu tằm với gần 2.400 hộ trồng dâu nuôi tằm.

Toàn huyện hiện có 8 hợp tác xã trồng dâu nuôi tằm với 118 thành viên và nhiều tổ hợp tác. Trong những năm qua, các tổ hợp tác, hợp tác xã trồng dâu nuôi tằm đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm kén với một số doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Bảo Lộc. Việc Công ty Tơ lụa Minh Quân đầu tư nhà máy ngay trên địa bàn huyện Đạ Tẻh đã góp phần tiêu thụ ổn định nguồn kén tằm của người nông dân, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương và thúc đẩy nghề trồng dâu nuôi tằm của huyện ngày càng phát triển mạnh mẽ, hiệu quả và ổn định.

PHẠM CÔNG TÁM

Công nhân làm việc tại Nhà máy ươm tơ Minh Quân. Ảnh: P.C.T

LÂM HÀ:2 mô hìnhcơ giới hóasản xuất nông nghiệp

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lâm Hà vừa xét chọn 2 mô hình điểm ứng dụng cơ giới hóa sản xuất cây trồng trên

địa bàn, được đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng trích ngân sách nhà nước hỗ trợ

kinh phí thực hiện.Đó là mô hình trang trại sản xuất giống rau, hoa của ông Bùi Văn Thành

(thôn Phúc Thọ 1, xã Tân Hà) được đề nghị hỗ trợ hệ

thống máy gieo hạt công nghệ mới “6 trong 1”, công suất hoạt động từ 300 - 320

vỉ/giờ, mỗi vỉ gồm 84 ô gieo hạt.

Và đề nghị hỗ trợ hệ thống máy sấy cà phê theo

công nghệ mới, khoang sấy đôi cho mô hình nhóm hộ sản xuất cà phê (thôn 1/5, xã Phú Sơn, ông Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng

nhóm), công suất 9 - 10 tấn cà phê tươi/mẻ.

2 mô hình này có năng lực nguồn vốn đối ứng, nguồn

điện ổn định, tọa lạc trên đường giao thông thuận lợi, thuộc khu vực sản xuất rau, hoa và cà phê tập trung của

huyện Lâm Hà.VŨ VĂN

Một trong những dự án Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm đi vào hoạt động. Ảnh: T.Trang

4 THỨ TƯ 22 - 5 - 2019 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Lạc Dương: Gần 15 tỷ đồng giảm nghèo bền vững

Thống kê trong 3 năm vừa qua, huyện Lạc Dương đã triển khai gần 15 tỷ đồng các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Trong đó, huyện Lạc Dương thực hiện hơn 11,8 tỷ đồng từ Chương trình 135 để xây dựng, bảo dưỡng khoảng 70 công trình nước sinh hoạt, cơ sở hạ tầng giao thông cho các thôn, xã đặc biệt khó khăn. Tiếp theo hỗ trợ hơn 3 tỷ đồng cho hàng trăm hộ dân mua phân bón, giống cây trồng và vật nuôi để phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo trên 3 xã: Đưng K’Nớ, Đạ Chais và xã Lát. Còn lại hơn 110 triệu đồng hỗ trợ khoảng 10 hộ gia đình ở các xã: Đạ Nhim, Đạ Sar trồng cỏ voi tạo nguồn thức ăn nuôi bò vàng trên đệm lót sinh học, mua phân bón, tập huấn chuyển giao công nghệ thâm canh cây cà phê... thuộc dự án đa dạng hóa sinh kế ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135...

VĂN VIỆT

Đà Lạt: Gần 3 tỷ đồngduy tu sửa chữahệ thống chiếu sáng công cộng

UBND thành phố Đà Lạt đã cấp cho Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt gần 3 tỷ đồng từ nguồn kinh phí đô thị loại I, để sửa chữa thường xuyên hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố Đà Lạt năm 2019.

Số kinh phí này sẽ được Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt dùng sửa chữa, thay thế các thiết bị điện dùng trong hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn, bao gồm 8 cột đèn, trên 1 nghìn bóng đèn, 190 bộ đèn tiết kiệm năng lượng (đèn LED) cùng các đồng hồ hẹn giờ, các bảng đèn trang trí, đây điện… đi kèm.

Được biết, đến nay có 177 tuyến đường có tên tại Đà Lạt đều được lắp đèn chiếu sáng công cộng với trên 7.000 trụ đèn; nhiều tuyến đường hẻm, chưa có tên cũng được lắp đèn chiếu sáng ban đêm do người dân đóng góp. Thành phố đã lắp khoảng 220 tủ điều khiển tự động để tắt mở đèn tự động ban đêm theo giờ hẹn trước nhằm tiết kiệm năng lượng.

VIẾT TRỌNG

Sáng 21/5, tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh Lâm Đồng, đã diễn ra giải

bóng đá mini nam và nữ chào mừng Tháng Công nhân năm 2019, do Cụm thi đua số 1 Khối Doanh

Thực hiện Chỉ thị của Trung ương, hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) về tổ chức đại hội Mặt trận các cấp; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Chỉ thị số 22 về lãnh đạo đại hội đại biểu MTTQ các cấp, đồng thời UBND tỉnh cũng có công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phối hợp, tạo điều kiện tổ chức thành công đại hội Mặt trận các cấp.

Theo đó, từ tháng 3/2018 đến nay, Ủy ban MTTQVN tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn MTTQ các cấp trong tỉnh tiến hành tổ chức Đại hội Đại biểu MTTQ nhiệm kỳ 2019 - 2024.

Theo Ủy ban MTTQVN tỉnh, đến tuần đầu tháng 4/2019, đã hoàn thành đại hội cấp xã và cho đến đầu tháng 5/2019 đại hội cấp huyện cũng đã hoàn thành.

Nhìn chung, công tác chuẩn bị và kết quả tổ chức Hội nghị Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư và đại hội cấp xã, cấp huyện trong tỉnh đảm bảo các nội dung, yêu cầu, tiến độ thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương và địa phương.

Kết quả về nhân sự cấp xã với số lượng đạt 5.292 ủy viên Ủy ban MTTQ thuộc 147 xã, phường, thị trấn. Trong đó, Ban Thường trực cấp xã là 486 người, giữ cương vị chủ tịch là 146 người, có 13 chủ tịch là ủy viên thường vụ cấp ủy; 119 chủ tịch là đảng ủy viên; 7 chủ tịch là đảng viên. Phó chủ tịch gồm 190 người, trong đó, phó chủ tịch chuyên trách 125 người; phó chủ tịch kiêm nhiệm 65 người và ủy viên ban thường trực là 150 người.

Tương tự, kết quả về nhân sự cấp huyện đạt số lượng ủy viên Ủy ban MTTQ 12 huyện, thành phố là 696 người. Ban thường trực có 49 người; trong đó, có 8 chủ tịch là ủy viên Ban Thường vụ huyện, thành ủy; có 6 chủ tịch đồng thời là Trưởng Ban Dân vận huyện ủy, thành ủy gồm Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Đam Rông, Cát Tiên và Bảo Lộc.

HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MTTQVN TỈNH LẦN THỨ VIII, NHIỆM KỲ 2019 - 2024

Đại hội các cấp đạt kết quả, yêu cầu đề raĐại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh nhiệm kỳ 2019 - 2024 đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy đảng, sự phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền và các ngành liên quan, đến nay cơ bản đạt tiến độ, chất lượng, nội dung yêu cầu đề ra.

Có 4 chủ tịch là cấp ủy viên gồm Lâm Hà, Đạ Huoai, Bảo Lâm và Đà Lạt; 5 chủ tịch mới tham gia lần đầu là Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Di Linh, Bảo Lâm và Đà Lạt. Về chức danh phó chủ tịch đạt 11/12 địa phương có 2 phó chủ tịch, riêng huyện Đạ Huoai chỉ có 1 phó chủ tịch; có 5 phó chủ tịch là nữ, 5 phó chủ tịch là người dân tộc thiểu số. Ủy viên ban thường trực gồm 14 người và mỗi địa phương bố trí từ 1 đến 2 ủy viên.

Về tình hình chuẩn bị đại hội cấp tỉnh, ông Đường Anh Ngữ - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh cho biết: Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh đã tập trung chỉ đạo các tiểu ban phục vụ đại hội và các bộ phận chuyên môn triển khai thực hiện các nội dung chuẩn bị tổ chức đại hội theo kế hoạch. Bên cạnh đó, Ủy ban MTTQVN tỉnh đã tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua chào mừng đại hội đại biểu MTTQVN các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQVN lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024 tại

huyện Lạc Dương với hơn 160 đại biểu tham dự. Qua đó, lãnh đạo Ủy ban MTTQVN 12 huyện, thành phố trong tỉnh đã thống nhất ký kết giao ước thi đua với 8 nội dung thi đua và 7 chỉ tiêu phấn đấu, lập thành tích thiết thực chào mừng đại hội đại biểu MTTQVN các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc MTTQVN lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024 gắn với thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của Trung ương và địa phương. Trong đó, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của MTTQVN tỉnh đã tập trung đẩy mạnh hoạt động phổ biến, tuyên truyền về các “Gương sáng đời thường”, các mô hình phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ môi trường... gắn với thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, mô hình “Tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và giữ gìn an ninh trật tự”.

Hội nghị rút kinh nghiệm tổ chức đại hội được diễn ra kịp thời, ngay khi kết thúc đại hội. Ảnh: N.Thu

Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh cũng phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh, Bảo tàng Lâm Đồng triển khai công tác tuyên truyền trực quan, triển lãm hình ảnh… Đồng thời, phối hợp với Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh chuẩn bị tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của Lâm Đồng tại khu vực Trung tâm Hành chính tỉnh. Đẩy mạnh tuyên truyền 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Thường xuyên phối hợp với Báo Lâm Đồng, Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng xây dựng chuyên trang, chuyên mục, phóng sự tuyên truyền về đại hội MTTQ các cấp, thu hút sự quan tâm của đông đảo tầng lớp nhân dân, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ về sự kiện đại hội là sự kiện chính trị - xã hội quan trọng, là ngày hội của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tỉnh.

NGUYỆT THU

Đà Lạt: Tổ chức giải bóng đá mini chào mừng Tháng Công nhân năm 2019nghiệp, thuộc Liên đoàn Lao động TP Đà Lạt tổ chức.

Trong thời gian thi đấu 2 ngày (từ 21 đến 22/5/2019), tham gia giải có 14 đội bóng đá nam và 2 đội bóng đá nữ, với khoảng 180 vận động viên là đoàn viên công đoàn và người lao động thuộc các công đoàn cơ sở Cụm thi đua số 1 Khối Doanh nghiệp. Trong đó, các đội bóng đá nam được chia làm 4 bảng thi đấu vòng tròn tính điểm, chọn 8 đội nhất, nhì mỗi bảng vào thi đấu tứ kết, sau đó chọn 4 đội thắng vào đá bán kết và chọn 2 đội thắng vào đá chung kết để tranh giải nhất. Còn đối với 2 đội bóng đá nữ sẽ thi đấu 1 trận để tranh giải nhất.

Ghi nhận tại những trận đấu đầu tiên của giải, các đội bóng đã thi đấu nhiệt tình trên tinh thần thể thao, giao lưu học hỏi và đoàn kết. Qua đó, các đội và vận động viên đã cống hiến nhiều pha bóng hay, bàn thắng đẹp, những trận đấu hấp dẫn, đầy kịch tính và sôi nổi.

Giải bóng đá mini năm 2019 nhằm góp phần duy trì phong trào tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe cho công đoàn viên tại các công đoàn cơ sở; đồng thời, lập thành tích thiết thực chào mừng Tháng công nhân năm 2019, tiến tới chào mừng 90 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2019).

ĐAM TRỌNG

Các vận động viên nhiệt tình tham gia giải bóng đá chào mừng Tháng Công nhân năm 2019, do Cụm Thi đua số 1 Khối Doanh nghiệp TP Đà Lạt tổ chức.

5 THỨ TƯ 22 - 5 - 2019VĂN HÓA - XÃ HỘI

XEM TIẾP TRANG 8

Để việc xây dựng chính quyền điện tử đi vào bài bản, hệ thống, hiệu quả; lãnh đạo huyện Lạc Dương

đã quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân thông qua việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện nội dung này với 12 thành viên. Mỗi cá nhân trong ban chỉ đạo có trách nhiệm cụ thể đối với việc tham mưu lãnh đạo huyện trong việc xây dựng phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số. Cùng với đó, lãnh đạo huyện Lạc Dương cũng kiện toàn tổ giúp việc cho ban chỉ đạo gồm 7 chuyên viên của văn phòng và các phòng ban. Các chuyên viên với chuyên môn cụ thể sẽ giúp ban chỉ đạo triển khai nội dung thực hiện cụ thể đến các địa phương.

Ông Đỗ Đại Dương - Phó Chánh Văn phòng UBND huyện, Tổ trưởng Tổ giúp việc cho biết: “Huyện Lạc Dương đã xây dựng kế hoạch thực hiện chính quyền điện tử khởi đầu với 4 nhóm nội dung chính gồm: Văn phòng điện tử, Quản lý hộ kinh doanh cá thể, Hệ thống xử phạt vi phạm hành chính và Tra cứu thông tin chính quyền thông minh. Trước mắt đã triển khai nội dung xây dựng văn phòng điện tử. Theo đó, Văn phòng Huyện ủy, HĐND, UBND huyện cũng như các phòng ban và các địa phương sẽ áp dụng Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT iOffice với các chức năng chính: quản lý văn bản, xây dựng lịch công tác, hồ sơ công việc, quản lý họp, báo cáo thống kê...”.

Sau khi kết thúc đợt chạy thử nghiệm áp dụng phần mềm Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT iOffice thành công, hiện Tổ giúp việc đã phối hợp với VNPT Lâm Đồng tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT iOffice cho các cơ quan, đơn vị,

LẠC DƯƠNG: Bước đầu xây dựng chính quyền điện tửThực hiện chỉ đạo của cấp trên về việc hướng đến xây dựng chính quyền điện tử, đổi mới quy trình thủ tục hành chính để phục vụ người dân, huyện Lạc Dương đã xây dựng kế hoạch thực hiện vấn đề này.

UBND các xã, thị trấn. Từ ngày 1/3/2019 đã tiến hành chạy song song Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT iOffice với phần mềm Eoffice và vận hành hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT iOffice thay thế phần mềm Eoffice từ ngày 1/4/2019.

Ông Đỗ Đại Dương nhấn mạnh: Kết quả vận hành ban đầu cho thấy, Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT iOffice với các chức năng chính là quản lý văn bản, xây dựng lịch công tác, hồ sơ công việc, quản lý họp,

Đến nay, cơ bản các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện đã từng bước thực hiện áp dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT iOffice vào quản lý điều hành công việc. Ảnh: N.Ngà

báo cáo thống kê… đã sử dụng tốt trên giao diện trang web hoặc ứng dụng trên điện thoại thông minh, Ipad. Bên cạnh đó, hệ thống có giao diện dễ sử dụng; quản lý được luồng văn bản, thời gian, tiến độ thực hiện văn bản được giao chi tiết của từng cơ quan, từng cá nhân; liên thông văn bản đến cấp tỉnh, huyện, xã và các cấp, các ngành. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng lịch công tác của các cơ quan, đơn vị, quản lý lịch họp thông qua tin nhắn SMS; hỗ trợ văn thư một số tính năng như ghi âm trích yếu văn

bản, dễ dàng kiểm soát sổ văn bản đi, đến; xử lý văn bản theo một chu trình khép kín, thuận tiện cho lãnh đạo, chuyên viên trong việc chỉ đạo, điều hành khi không có mặt ở cơ quan...

Theo kết quả khảo sát đánh giá từ Tổ giúp việc, đến tháng 4/2019, trong toàn hệ thống hành chính của Lạc Dương đã có 54 đơn vị sử dụng (kể cả đơn vị trường học) phần mềm này. Tổ giúp việc đã cung cấp 425 tài khoản cho các cơ quan, đơn vị.

Sau 1 tháng chính thức vận hành Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT iOffice, đã có 8.978 lượt truy cập hệ thống, thực hiện 18.303 lượt xử lý văn bản đối với 2.962 lượt văn bản (trong đó có 1.766 lượt văn bản đến và 1.196 lượt văn bản đi).

Đặc biệt, các văn bản cần thông tin đến người dân được kết nối với trang thông tin điện tử của huyện, do đó khi văn bản được ký ban hành sẽ xuất hiện ngay trên trang thông tin để người dân tiện truy cập, theo dõi.

Ông Sử Thanh Hoài - Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương cho biết: “Với việc áp dụng phần mềm này đã giúp thay đổi căn bản phương thức làm việc của cán bộ, công chức văn phòng trong các công tác quản lý, tiếp nhận, xử lý và ban hành các văn bản hành chính. Thay vì trước đây chỉ có thể làm việc bằng giấy tờ thì nay các văn bản thông thường đều được điện tử hóa. Như vậy, kể cả khi đi công tác, lãnh đạo địa phương vẫn nắm bắt được từ khâu quản lý văn bản đến và phân công cho chuyên viên xử lý ngay lập tức, giúp đẩy nhanh tiến độ,...

Tham gia BHYT ngày càng tăng Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 38-CT/TW

ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư khóa X “Về đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”, đặc biệt Luật BHYT đã đi vào cuộc sống, khẳng định tính đúng đắn và phù hợp của chính sách BHYT. Ông Kon Sơ Ha Thương, Trưởng phòng Y tế huyện Đam Rông cho biết, hầu hết những đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về BHYT đều có thẻ BHYT để đi khám bệnh, chữa bệnh. Mạng lưới đại lý thu BHYT hộ gia đình được mở rộng tới các xã, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tham gia BHYT. Xác định được tầm quan trọng và lợi ích từ việc tham gia BHYT trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu tại địa phương, sau 10 năm triển khai thực hiện, việc tham gia BHYT của người dân đã mang lại kết quả tốt với số đối tượng tham gia BHYT năm sau cao hơn năm trước, nhất là các đối tượng tham gia BHYT tự nguyện và tham gia BHYT theo hộ gia đình.

Thực hiện BHYT toàn dân, ưu tiên sử dụng quỹ BHYT tại trạm y tế xã góp phần bảo đảm nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở, hướng đến bảo đảm cung ứng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn; cung ứng dịch vụ theo hướng toàn diện, liên tục, phối hợp và lồng

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tếBảo hiểm y tế (BHYT) thực sự đang mang lại nhiều lợi ích cho những người nghèo được tiếp cận điều trị các dịch vụ y tế, bởi trong 10 năm qua, ngành Y tế Đam Rông đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân.

ghép chặt chẽ giữa dự phòng và điều trị, giữa y tế cơ sở trên địa bàn và với tuyến trên, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, bảo đảm công bằng, hiệu quả trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 1 trung tâm y tế đạt mức độ bệnh viện hạng III với 60 giường bệnh, 2 phòng khám đa khoa khu vực và 7 trạm y tế xã. Đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, phương tiện, vật tư y tế,… cơ bản đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế, đáp ứng công tác khám, chữa bệnh trên địa bàn huyện. Thủ tục tinh gọn, giảm phiền hà, chất lượng khám bệnh, chữa bệnh ngày một tốt hơn, cơ bản đáp ứng nhu cầu của người bệnh.

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnhBác sỹ K’Ngọc Hùng, Giám đốc Trung tâm

Y tế huyện chia sẻ, nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân, Trung tâm đã được Sở Y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh chuyển giao các kỹ thuật về phẫu thuật ruột thừa viêm, mổ đẻ, gây mê hồi sức. Toàn bộ đội ngũ gồm 3 bác sĩ phẫu thuật, 1 bác sĩ gây mê, 2 điều dưỡng gây mê, 4 cán bộ phụ mổ và 1 hộ lý được đào tạo về công tác vệ sinh phòng mổ, hoàn toàn tự tin tiếp nhận các bệnh nhân và thực hiện các ca mổ trong phạm vi được chuyển giao. Trước đó, 100% số ca bệnh mổ phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên, đây không chỉ là nỗi buồn của các bác sĩ khi không thể tự tay cứu

chữa cho bệnh nhân mà việc chuyển viện khó khăn với khoảng cách cả trăm km còn khiến cho tính mạng của bệnh nhân thiếu an toàn. Đặc biệt, với một huyện nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số lại chiếm số đông như Đam Rông, Trung tâm đã có thể xử lý những ca mổ thông thường, góp phần giảm thiểu khó khăn cho người dân.

Ông Liêng Hót Ha Hai, Phó Chủ tịch UBND huyện Đam Rông cho biết, trong những năm qua, huyện đã chỉ đạo Phòng Y tế, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm Xã hội huyện, Trung tâm Y tế và Ủy ban nhân dân các xã thực hiện tốt chính sách, pháp luật về BHYT trên địa bàn huyện và đã đạt được những kết quả nhất định. Mạng lưới đại lý thu BHYT tại các xã, trường học đã hoạt động tích cực, đặc biệt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và vận động người dân tham gia BHYT đã được quan tâm triển khai thực hiện, tỷ lệ người dân tham gia BHYT tăng qua các năm. Bên cạnh đó, ngân sách tỉnh cấp kinh phí mua thẻ BHYT kịp thời cho người nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn, người bị bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng bảo trợ xã hội… đã tạo điều kiện tốt cho việc phát triển đối tượng tham gia BHYT tại địa phương. Mạng lưới các cơ sở y tế phát triển rộng khắp từ tuyến huyện đến các xã; cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, hệ thống phòng khám được củng cố; y đức được coi trọng.

Do vậy chất lượng công tác khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng tham gia BHYT từng bước được nâng lên, người bệnh được tiếp cận các dịch vụ y tế thuận lợi hơn, nhất là quyền lợi của người dân được đảm bảo.

HOÀNG YÊN

Khám, chữa bệnh ở tuyến cơ sở ngày một nâng cao. Ảnh: H.Yên

6 THỨ TƯ 22 - 5 - 2019 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Trung tá Lê Đình Huy - Chi hội phó Chi hội Luật gia Công an thành phố Đà Lạt

cho hay: Chi hội Luật gia Công an thành phố được thành lập từ năm 1998. Sau hơn 20 năm, hoạt động của Chi hội vẫn được duy trì thường xuyên, nhất là tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật gắn với công tác phòng, chống tội phạm.

Xuất phát từ thực trạng tình hình phong trào quần chúng BVANTQ còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là ý thức chấp hành pháp luật, ý thức tham gia phòng, chống tội phạm, ý thức cảnh giác tự bảo vệ tài sản của người dân Đà Lạt còn nhiều sơ hở, chủ quan để đối tượng xấu lợi dụng gây án, Chi hội Luật gia Công an thành phố đã phối hợp tham mưu cho Thành ủy, UBND thành phố, Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Nhất là vận động quần chúng nhân dân cập nhật những phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của các loại tội phạm cũng như cách thức cảnh giác đề phòng, tự bảo vệ tài sản và ý thức trách nhiệm công dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong đó, chú trọng đi sâu tuyên truyền cho nhiều đối tượng khác nhau như các hộ kinh doanh nhà trọ, nhà nghỉ, khách sạn… việc chấp hành quy định đăng ký tạm trú, phòng chống trộm cắp; đối tượng xe thồ, lái xe

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật gắn với đấu tranh phòng, chống tội phạm

Bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động, Chi hội Luật gia Công an thành phố Đà Lạt đã gắn việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Qua đó, nâng cao ý thức của người dân tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (BVANTQ).

taxi phòng chống cướp xe, ý thức chấp hành luật giao thông. “Đối với các trường học, chúng tôi chú trọng phối hợp thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng chống ma túy, tác hại của ma túy, tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, luật giao thông…; đồng thời, thường xuyên thực hiện trao đổi thông tin về tình hình vi phạm trong học sinh để các trường chủ

động đề ra các biện pháp phòng ngừa, nhất là việc sử dụng hung khí trong học sinh”, Trung tá Lê Đình Huy cho biết.

Cùng với việc tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác, tự bảo vệ tài sản, chấp hành pháp luật của Nhà nước cho các tầng lớp nhân dân, Chi hội Luật gia Công an thành phố Đà Lạt thường xuyên phát động phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa,

phát hiện tố giác tội phạm. Hàng năm, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với đấu tranh phòng, chống tội phạm bằng nhiều hình thức. Ngoài các phương pháp truyền thống như in tài liệu phổ biến, phát tờ rơi, thông qua đội ngũ cốt cán cơ sở, những năm gần đây, Chi hội Luật gia Công an thành phố còn tổ chức tuyên truyền trực tiếp bằng những tài liệu sinh động…

Trong đó, thường xuyên phối hợp tổ chức tuyên truyền phòng, chống tội phạm và Luật Giao thông đường bộ tại các trường học trên địa bàn; phối hợp xây dựng phóng sự tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông, tuyên truyền phòng cháy chữa cháy…; tổ chức hội nghị tuyên truyền quy định trong kinh doanh ngành nghề cho các cơ sở cho thuê lưu trú… Ngoài ra, hàng tháng Chi hội Luật gia Công an thành phố đều thông báo phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm cho công an các phường, xã để phổ biến, tuyên truyền cho Nhân dân biết và cảnh giác.

Nói về hoạt động của Chi hội Luật gia Công an thành phố Đà Lạt, Luật gia Dương Hải Long - Chủ tịch Hội Luật gia thành phố Đà Lạt cho rằng: “Đây là chi hội tham gia tích cực, chủ động, biết lựa chọn, đánh giá đi sâu vào những nội dung cần phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật một cách cụ thể, bài bản và hiệu quả. Qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với đấu tranh phòng, chống tội phạm, ý thức của người dân về chấp hành pháp luật được nâng lên rõ rệt. Đồng thời, nâng cao ý thức cảnh giác, trách nhiệm của người dân trong phát hiện, tố giác tội phạm và tệ nạn xã hội. Từ đó, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương”.

VIỆT HÙNG

Phối hợp tổ chức thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ là hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả cho học sinh. Ảnh: V.Hùng

Giáo xứ sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn

Phú Sơn là giáo xứ duy nhất của huyện Lâm Hà đăng ký tham gia mô hình Tôn giáo

tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2018.

Theo ông Hoàng Quốc Hòa - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Phú Sơn, cuộc vận động nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của bà con giáo dân và các tầng lớp nhân dân ở địa phương trong việc tích cực tham gia bảo vệ môi trường tại gia đình và cộng đồng dân cư, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay. Hiện chính quyền địa phương đang tích cực tuyên truyền, vận động các tổ chức tôn giáo trên địa bàn nhân rộng, thực hiện hiệu quả tiêu chí số 17 về môi trường trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Hiện nay, xã Phú Sơn có 4 họ đạo, với 358 hộ giáo dân, 1.500 nhân khẩu. Năm 2018, bà con đã tích cực tham gia thực hiện xây dựng mô hình, góp phần cùng địa phương giữ

Từ quá trình vận động của lãnh đạo UBND xã Phú Sơn (huyện Lâm Hà) cũng như Chánh xứ Giáo xứ Phú Sơn, không chỉ bà con giáo dân mà cả cộng đồng dân cư đã và đang tích cực hưởng ứng phong trào bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng một môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn.

vững các tiêu chí nông thôn mới đã được công nhận năm 2017.

Ngay sau lễ phát động và ra mắt mô hình, UBND xã Phú Sơn đã tiến hành tuyên truyền mục đích, ý nghĩa và nội dung sinh hoạt trong cộng đồng giáo dân và nhận được sự đồng thuận hưởng ứng tích cực. Xã đã nhiều lần tổ chức ra quân dọn vệ sinh, tăng cường tuyên truyền người dân không vứt rác bừa bãi ngoài đường, tự giác thu gom và xử lý rác thải đúng quy định. Bên cạnh đó, tích cực vận động bà con tổ chức trồng hoa trong khuôn viên Nhà thờ Phú Sơn, dọc Quốc lộ 27 và một số tuyến đường cải tạo để trồng hoa như thôn Quyết Thắng, Ngọc Sơn 1… Tổ chức khảo sát và trồng các loại cây phù hợp, tăng thêm mảng xanh nhằm tạo mỹ quan, góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường. Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”, xã đã vận động người dân hạn chế sử dụng

bao bì ni lông, không vứt rác, phế phẩm nông nghiệp, gia súc, đổ nước thải ra đường.

Ở thôn Ngọc Sơn 1, các hộ đều đồng loạt khai thông cống thoát nước dọc theo các tuyến đường bê tông trong thôn. Ngoài điện thắp sáng dọc Quốc lộ 27, các hộ tự nguyện đóng góp 100% kinh phí lắp điện thắp sáng dọc các ngõ hẻm, từ đó đảm bảo an toàn cho việc đi lại của người dân, góp phầm giảm tệ nạn xã hội. Theo ông Lê Văn Lùng - Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn: Ban nhân dân thôn đã phối hợp vận động người dân lắp đặt 2 camera an ninh tại 2 điểm dọc theo Quốc lộ 27. Ngoài

ra, thôn còn phối hợp vận động người dân tự động thu gom rác thải; vận động mỗi gia đình tự đào hố để xử lý rác thải rác hữu cơ, chôn lấp ở những nơi đảm bảo vệ sinh môi trường tại nhà. Hội Cựu chiến binh đã đăng ký thực hiện mô hình đường sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn tại tuyến đường bê tông xuyên qua Xóm 1, 2…

Linh mục Nguyễn Hưng Lợi, Chánh xứ Giáo xứ Phú Sơn cho biết, hầu hết các chương trình, chủ trương của Nhà nước được phát động thì người dân luôn sẵn sàng hưởng ứng. Trải qua bao thăng trầm, nay đời sống người dân công giáo nói riêng và cả xã Phú Sơn

được cải thiện và phát triển khá đồng đều. Chỉ cần hợp tình, hợp lý là người dân đồng thuận bởi họ luôn tâm niệm “Sống tốt đời đẹp đạo”, tuân thủ theo luật pháp, quy định của Nhà nước.

Ông Hoàng Quốc Hòa cho biết thêm, để thực hiện được đúng và đủ 5 tiêu chí của mô hình thì cần tiến hành từng bước một. Hiện nay, bà con giáo dân và người dân đã và đang thực hiện tốt nhất các tiêu chí sáng, sạch, an toàn. Trong thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục phối hợp tốt với giáo xứ để mở rộng ra các họ đạo còn lại và các thôn trong xã.

HỒNG THẮM

Những con đường sẽ được trồng hoa, cây xanh để cải thiện bộ mặt nông thôn.Ảnh: H.Thắm

7 THỨ TƯ 22 - 5 - 2019TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Công ty Nhôm Lâm Đồng phat đông trồng 1.400 cây hoa giấy

Chào mừng kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện lời Bác

dạy về Tết trồng cây, vừa qua, Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng đã tổ chức Lễ phát động “Trồng 1.400 cây hoa giấy -

đời đời nhớ ơn Bác”.Sau Lễ phát động, 1.400 cây hoa giấy

được trồng tại khuôn viên các đơn vị, tuyến đường nội bộ trong Nhà máy Alumin, Nhà

máy Mỏ tuyển, trụ sở Văn phòng Công ty… Để đảm bảo cây hoa giấy đã trồng được

chăm sóc, sinh trưởng, phát triển tốt, ông Vũ Minh Thành - Tổng Giám đốc Công ty chỉ đạo và giao trực tiếp cho các đơn vị tự thực hiện chăm sóc cây hoa giấy. Chương trình này góp phần tích cực xây dựng mô hình “Nhà máy công viên”, tạo hình ảnh

đẹp, thân thiện, tin cậy của Công ty Nhôm Lâm Đồng với cộng đồng, xã hội. Đồng

thời, 1.400 cây hoa giấy tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của tập thể cán bô, công nhân viên Công ty trong chặng đường phát triển ngành công nghiệp mới - ngành công

nghiệp sản xuất Nhôm. Được biết, Công ty Nhôm Lâm Đồng là

đơn vị tiên phong của cả nước trong ngành công nghiệp khai thác quặng bauxit, chế biến

Alumin để tiến tới sản xuất Nhôm.ĐÔNG ANH

“Hao hụt” hơn 76 haTừ tháng 10/2013, các ngành chức năng

của huyện Bảo Lâm đã tiến hành giao rừng cộng đồng cho dân cư Thôn 4 (xã Lộc Phú). Vào thời điểm này, có 9 hộ dân được giao hơn 220 ha đất rừng tại Tiểu khu 438A và 439 thuộc địa bàn xã Lộc Phú. Trong tổng diện tích này, có gần 195 ha đất có rừng, còn lại là đất không có rừng. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, không hiểu vì lý do gì, tổ cộng đồng nhận rừng từ 9 người rút xuống chỉ còn 2 người là ông Nguyễn Đức Dạo và ông Phạm Quang Thọ.

Ông Phan Duy Tâm, Chủ tịch UBND xã Lộc Phú, giải trình với cử tri tại buổi tiếp xúc: Năm 2018, UBND xã đã chỉ đạo kiện toàn lại tổ nhận rừng cộng đồng Thôn 4 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được. Trong khi đó, công tác quản lý, bảo vệ rừng cộng đồng rất lỏng lẻo. Trên thực tế đã có nhiều cây rừng bị cắt, ken và một diện tích lớn đất lâm nghiệp đã bị lấn chiếm. UBND xã và Hạt Kiểm lâm huyện đã nhiều lần lập biên bản, xử lý các vụ vi phạm. Theo kết quả kiểm tra thực tế của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào năm 2016, đã có 76 ha rừng cộng đồng bị lấn chiếm, khai thác. “UBND huyện và UBND xã đã làm tròn trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ rừng nhưng các công ty, doanh nghiệp, trong đó có tổ cộng đồng nhận rừng Thôn 4, không có lực lượng quản lý, bảo vệ rừng nên đã để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng” - ông Tâm cho biết.

Hiện tại, rừng cộng đồng dân cư Thôn 4 chỉ có 2 thành viên là ông Nguyễn Đức Dạo và ông Phạm Quang Thọ. Trong khi đó, theo quy định về giao rừng cộng đồng của UBND tỉnh Lâm Đồng thì mỗi hộ chỉ được nhận không quá 30 ha. Đồng thời, cộng đồng dân cư nhận rừng phải có trách nhiệm quản lý, bảo vệ diện tích đất có rừng (hưởng lợi theo dịch vụ chi trả môi trường rừng) và xây dựng phương án trồng rừng đối với diện tích đất trống. Đặc biệt, rừng cộng đồng tuyệt đối không được mua bán, sang nhượng hoặc cho, tặng. Thế nhưng, theo tìm hiểu của chúng tôi thì có rất nhiều diện tích đất rừng cộng đồng hiện tại trở thành đất trồng cà phê và chính những người nhận rừng cộng đồng đã có dấu hiệu mua bán, sang nhượng diện tích này.

Nhiều lần đề xuất thu hồiTrong suốt thời gian quản lý rừng cộng

đồng, những người có trách nhiệm hoặc những người “có liên quan” đến rừng cộng đồng Thôn 4 đã nhiều lần “bán” đất rừng dưới nhiều hình thức khác nhau. Một trong những hình thức đó là “hợp đồng thỏa thuận giao khoán thực hiện phương án sản xuất nông lâm kết hợp theo dự án cộng đồng” do ông Phạm Quang Thọ đại diện cộng đồng dân cư đứng ra ký. Dù mang danh nghĩa là hợp đồng giao khoán với thời hạn đến tận năm 2063 (!?), nhưng trên thực tế, hầu hết diện tích đất giao khoán này đã được ngầm sang

Rưng cộng đông Lộc Phú vân còn nhức nhốiTại buổi tiếp xúc giữa cử tri xã Lộc Phú (huyện Bảo Lâm) với Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng vào

đầu tháng 5/2019, một lần nữa, vấn đề về giao rừng cho cộng đồng dân cư Thôn 4 (xã Lộc Phú) lại nóng lên với những phản ánh về nạn phá rừng, lấn chiếm, sang nhương đất rừng diên ra ngày càng nghiêm trong. Nguyên nhân sâu xa là do việc giao rừng cộng đồng rơi vào tay số ít những người trục lơi cá nhân. Trong khi đó, chính

quyền địa phương chưa có biện pháp xử lý rốt ráo. 

tay và chủ yếu được trồng cà phê. Không những vậy, diện tích rừng cộng đồng còn bị một cán bộ tư pháp xã Lộc Phú (có họ hàng với ông Dạo) rao bán với giá 150 triệu đồng/ha. Hành vi này đã bị một số hộ dân mua đất tố cáo lên UBND xã. Các hộ này khẳng định cán bộ tư pháp đã nhận tiền và hứa bán đất rừng cộng đồng, nhưng giải trình với xã thì ông này cho rằng mình chỉ mượn tiền của những hộ này. Sự việc này đang được Thanh tra huyện Bảo Lâm tiếp tục làm rõ.

Liên quan đến đất rừng cộng đồng Thôn 4, tại buổi tiếp xúc với cử tri, ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, cho biết: “Rừng bị mất nhiều thì trách nhiệm thuộc về cộng đồng dân cư Thôn 4. Sau nhiều lần kiểm tra, đến hiện tại thì rừng giao cho cộng đồng dân cư Thôn 4 hầu như không còn, đất thì mất. Trước thực trạng này, huyện đã rất nhiều lần đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng thu hồi dự án rừng cộng đồng này. Hiện tại, huyện cũng đã nhận được đơn tố cáo liên quan đến rừng cộng đồng Thôn 4. Huyện sẽ chỉ đạo thành lập đoàn thanh tra để kiểm tra lại toàn bộ dự án. Về những thông tin liên quan đến vấn đề an ninh trật tự, huyện sẽ chỉ đạo Công an huyện mở một đợt công tác tại xã Lộc Phú để làm rõ một số nội dung mà người dân phản ánh về việc bị chặt phá cà phê, bị uy hiếp khi có những ý kiến phản ánh liên quan đến rừng cộng đồng”.

ĐÔNG ANH

Hình ảnh rừng cộng đồng bị tàn phá mà Báo Lâm Đồng đã từng phản ánh trước đây. Ảnh: Đ.Anh

100 công trình chào mừng Đại hôi Đại biểu MTTQVN huyện Đơn Dương lần thứ IXThiết thực lập thành tích chào mừng Đại

hội Đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) huyện Đơn Dương lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024, thời gian qua, dưới sự phát động của Ủy ban MTTQVN huyện,

các tầng lớp nhân dân tại 10 xã, thị trấn trong toàn huyện đã đóng góp trên 2,3 tỷ đồng, huy động được gần 3.000 ngày công lao động từ Nhân dân để thực hiện 100 công trình đường giao thông, đường hoa, cây xanh… Trong

đó, xã Lạc Xuân có 19 công trình hỗ trợ hộ nghèo, xã Pró có 14 công trình thiết thực hỗ trợ người nghèo, làm nhà đại đoàn kết dành cho hộ nghèo, khó khăn.

N. THU

Công nhận ít nhất 2 sản phẩm OCOP cấp quốc giaChương trình OCOP (mỗi xã một sản

phẩm) từ nay đến năm 2019, Lâm Đồng vừa thông qua mục tiêu đạt ít nhất 2 sản phẩm cấp quốc gia và 15 sản phẩm cấp tỉnh. Riêng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh phải đạt tỷ lệ 100% được hướng dẫn, tập huấn khi tham gia chương trình OCOP Lâm Đồng.

Theo đó, Lâm Đồng xây dựng 3 mô hình OCOP điểm về sản xuất và cung ứng sản phẩm mắc ca, atisô và cà phê trên địa bàn thành phố Đà Lạt và huyện Lâm Hà. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng 3 gian hàng trưng bày và quảng bá sản phẩm OCOP tại Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng; Trung tâm Xúc tiến, đầu tư thương mại và du lịch Lâm

Đồng; Cảng Hàng không Liên Khương. Các sản phẩm OCOP Lâm Đồng phấn

đấu đạt tiêu chuẩn cấp quốc gia và cấp tỉnh nói trên gồm: hạt mắc ca, phúc bồn tử, hoa khô, atisô, hồng sấy gió, cà phê Arabica, hồng sấy dẻo, sầu riêng, bún khô, lụa tơ tằm…

VŨ VĂN

ĐẠ HUOAI: Vận đông người làm nghề rừng trai phép ký cam kết

Huyện Đạ Huoai cho biết đang tổ chức vận động những người làm nghề rừng trái phép trên địa bàn huyện ký cam kết không vi phạm pháp luật quản lý bảo vệ rừng, từ

bỏ nghề rừng. Hiện, trên địa bàn huyện tính đến giữa

tháng 4/2019 vẫn còn 53 đối tượng làm nghề rừng hoạt động trái phép. Gần đây

huyện đã vận động thêm 20 đối tượng này ký cam kết không vi phạm pháp luật về

quản lý bảo vệ rừng, từ bỏ nghề rừng. Tính tổng cộng cho đến cuối tháng vừa

qua, Đạ Huoai đã vận động được 31 đối tượng ký cam kết, những người còn lại

huyện đang tiếp tục vận động.Trong tháng 4 vừa qua, Đạ Huoai đã phát

hiện 3 vụ vi phạm pháp luật quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn, ngành chức năng đã tịch thu 4 m3 gỗ các loại, 1 xe máy vận chuyển

gỗ, một cưa máy, xử phạt vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách trên 25 triệu đồng.

VT

Tịch thu xe hết niên hạn vẫn lưu thông

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt vừa ký Chỉ thị nghiêm cấm xe

công nông, xe cơ giới tự chế 3, 4 bánh, xe hết niên hạn lưu thông trên địa bàn.

Theo đó, Công an tỉnh Lâm Đồng được giao chủ trì tham mưu UBND tỉnh Lâm

Đồng thành lập Đoàn liên ngành tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện và áp dụng biện

pháp xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời tịch thu sung công quỹ đối với xe hết niên hạn sử dụng, xe công nông, xe cơ giới tự

chế 3, 4 bánh đang lưu thông. Bên cạnh đó, Đoàn liên ngành tiến hành

kiểm tra, cương quyết đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở sản xuất, lắp ráp xe công nông,

xe cơ giới tự chế 3, 4 bánh trên địa bàn.Ngoài ra, Đoàn liên ngành còn vận động

các chủ nhân của phương tiện đang lưu giữ xe hết niên hạn sử dụng, xe cơ giới tự chế 3,

4 bánh, xe công nông phải tự nguyện tháo dỡ, hủy bỏ, cam kết không đưa vào hoạt động.

MẠC KHẢI

8 THỨ TƯ 22 - 5 - 2019

QUỐC TẾ

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁOVề việc thôi quốc tịch Việt Nam

Ngày 7/5/2019, Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng tiếp nhận hồ sơ xin Thôi Quốc tịch Việt Nam của trường hợp sau:

- Họ và tên : KANG KYU HUYN QUÂN.- Sinh ngày : 07/01/2018.- Giới tính: Nam. Dân tộc: Kinh.- Nơi sinh: Bệnh viện Phụ sản Mê Kông, Phường 1, quận Tân Bình, thành phố Hồ

Chí Minh.- Đăng ký hộ khẩu thường trú tại: 40/12 Tổ 4, Khu phố 2, Thống Nhất, thị trấn Liên

Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.Căn cứ Điều 29 Luật Quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 ngày 13/11/2008 và Điều

14 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp thông báo để các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan biết việc xin Thôi Quốc tịch Việt Nam của trường hợp có tên trên.

Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng thông báo, nếu không có khiếu nại về việc Thôi Quốc tịch Việt Nam của cá nhân nêu trên, Sở Tư pháp sẽ hoàn tất thủ tục chuyển cơ quan chức năng giải quyết theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam. Mọi khiếu kiện về sau liên quan đến trường hợp trên sẽ không được xem xét.

THÔNG BÁO V/v công khai niêm yết mất GCNQSD đất

THÔNG BÁOVề việc tổ chức tuyển dụng viên chức

- Nhu cầu tuyển dụng xét tuyển: Phòng công chứng số 3: 1 chỉ tiêu, vị trí công chứng viên.- Thời gian, địa điểm xét tuyển:Thời gian phát và thu nhận hồ sơ: Từ ngày 20/5/2019 đến 18/6/2019.Địa điểm:Phòng Công chứng số 3: 380 Quốc lộ 20, TT Liên Nghĩa, Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.Kế hoạch tuyển dụng viên chức theo hình thức xét tuyển năm 2019 của Sở Tư pháp

tỉnh Lâm Đồng và các điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể được đăng tải trên trang thông tin điện tử Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng http://stp.lamdong.gov.vn và niêm yết công khai tại trụ sở Phòng công chứng số 3.

Hội đồng tuyển dụng viên chức thông báo để các cá nhân và các cơ quan, đơn vị trong tỉnh biết thực hiện.

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG II

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG NĂM 2019Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Lâm Đồng II có nhu cầu tuyển dụng lao động năm 2019 với số lượng, vị trí, điều kiện như sau:

1. Số lượng, vị trí cần tuyển: 15 (Mười lăm). Trong đó:

Vị trí cán bộ Tín dụng: 07 Vị trí cán bộ Kế toán: 07 Vị trí cán bộ Dịch vụ marketing: 012. Điều kiện tuyển dụng: Ứng viên có quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, có lý

lịch rõ ràng, có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc, không bị dị tật.

Ứng viên không trong thời gian bị kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, giáo dục, bị các tổ chức khác đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc bị Tòa án (theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật) cấm làm các công việc mà Agribank có nhu cầu tuyển dụng.

Ứng viên tuyển dụng phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Agribank tại từng vị trí tuyển dụng, có độ tuổi không quá 30 tuổi (tính đến 31/5/2019). Nam cao từ 1,65m trở lên, nữ cao từ 1,55m trở lên.

Ứng viên tuyển dụng phải đáp ứng yêu cầu về Ngoại ngữ và Tin học tính đến thời điểm nộp hồ sơ tuyển dụng bảo đảm còn thời hạn hiệu lực. Cụ thể:

Yêu cầu về Ngoại ngữ: Có chứng chỉ tiếng Anh tối thiểu IELTS (3.5) 4.5, TOEFL ITP (337) 450, TOEFL iBT (31) 45, TOEIC (400) 450.

Yêu cầu về Tin học: Có chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin (gồm đủ 6 module cơ bản) theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

3. Hình thức tuyển dụng3.1. Xét tuyển (xét hồ sơ và phỏng vấn)Thực hiện xét tuyển đối với ứng viên tốt nghiệp

Đại học loại giỏi, xuất sắc, hệ chính quy dài hạn tập trung, đúng chuyên ngành: Kinh tế, tài chính ngân hàng, kế toán, kiểm toán, thanh toán quốc tế/kinh tế quốc tế/kinh tế đối ngoại của các trường: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia; Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng, Đại học Cần Thơ.

3.2. Thi tuyển: Sau khi xét tuyển nếu chưa tuyển đủ chỉ tiêu thì sẽ tổ chức thi tuyển qua 02 vòng (Tổ chức phỏng vấn sơ loại và thi viết chuyên môn nghiệm vụ và tin học) đối với ứng viên tốt nghiệp Đại học hệ chính quy (Không nhận ứng viên hệ tại chức, từ xa, vừa học vừa làm) đúng chuyên ngành (Tài chính Ngân hàng, kiểm toán, kinh tế, thanh toán quốc tế), loại trung bình khá trở lên.

Môn thi theo vị trí dự tuyển:Vị trí Tín dụng, Dịch vụ Marketing: Thi nghiệp

vụ tín dụng.Vị trí Kế toán: Thi nghiệp vụ Kế toán.4. Hồ sơ dự tuyểnPhiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu, có dán ảnh);Sơ yếu lý lịch có dán ảnh, có xác nhận của địa

phương (theo mẫu quy định);Giấy khám sức khỏe của cơ quan y tế có thẩm

quyền (không quá 03 tháng);Photo có công chứng các giấy tờ sau: Giấy khai

sinh; Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân; Các văn bằng, chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp, bảng điểm.

Chấp thuận ứng viên có bảng điểm hoàn thành các môn học, có xác nhận của trường được tham gia dự tuyển nhưng phải cam kết cung cấp bằng Đại học sau khi có thông báo trúng tuyển, thử việc.

5. Hình thức nhận hồ sơ: Ứng viên trực tiếp nộp hồ sơ tại Phòng Tổng hợp Agribank Chi nhánh Lâm Đồng II, Số 693 Quốc lộ 20, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Điện thoại: 02633620888.

6.Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 21/5/2019 đến hết ngày 10/6/2019.

7. Thời gian xét tuyển, phỏng vấn và thi tuyểnThời gian xét tuyển: Dự kiến ngày 15/6/2019

(sẽ có thông báo sau).7.2. Thời gian thi tuyển: Tổ chức phỏng vấn

sơ loại dự kiến vào sáng ngày 15/6/2019, thi tuyển dự kiến vào chiều ngày 15/6/2019 (sẽ có thông báo sau).

8. Ứng viên trúng tuyển vào Agribank Chi nhánh Lâm Đồng II sẽ làm việc tại các huyện Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Thành phố Bảo Lộc.

GIÁM ĐỐC AGRIBANK CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG II NGUYỄN NGỌC SANH

Theo đơn trình báo mất GCNQSD đất của ông Huỳnh Thanh ngày 16/5/2019UBND phường Lộc Sơn thông báo về việc niêm yết mất GCNQSD đất của ông Huỳnh

Thanh với nội dung sau:Ông Huỳnh Thanh mất GCNQSD đất số II 165533 cấp ngày 20/3/1997 thuộc thửa

120, tờ bản đồ số 4, diện tích 1.143 m2, mục đích sử dụng đất nông nghiệp.Sau 30 ngày thông báo công khai niêm yết tại trụ sở UBND phường Lộc Sơn cũng

như thông tin phương tiện đại chúng tại địa phương, nếu không có ai tranh chấp khiếu nại UBND phường sẽ xác lập hồ sơ trình Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Bảo Lộc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng xem xét cấp lại GCNQSD đất cho ông Huỳnh Thanh. Mọi thắc mắc khiếu nại về sau UBND phường Lộc Sơn và Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Bảo Lộc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng sẽ không giải quyết.

Giá dầu thế giới tăng lên các mức cao trong nhiều tuần

Giá dầu thế giới phiên 20/5 có lúc tăng lên các mức cao trong nhiều tuần trước khi hạ xuống giữa bối cảnh Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) “bóng gió” về việc duy trì hoạt động cắt giảm sản lượng nhằm đẩy giá dầu lên trong năm nay, trong khi căng thẳng tại khu vực Trung Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Khép phiên này, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 34 xu Mỹ lên 63,1 USD/thùng sau khi có lúc chạm mức 63,81 USD/thùng, mức cao nhất kể từ phiên 1/5.

Giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn phiên này giảm 24 xu Mỹ xuống 71,97 USD/thùng sau khi có lúc lên mức 73,4 USD/thùng, mức “đỉnh” kể từ phiên 26/4.

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid

al-Falih ngày 19/5 cho biết OPEC và các nước đồng minh ngoài khối này nhất trí giảm dần lượng dầu thô dự trữ, song Saudi Arabia sẽ có phản ứng khi thị trường năng lượng suy yếu.

OPEC và các đối tác chủ chốt ngoài khối (còn gọi là nhóm OPEC+) đã nhất trí giảm sản lượng khoảng 1,2 triệu thùng/ngày trong vòng sáu tháng kể từ ngày 1/1/2019. Thỏa thuận này được “thiết kế” nhằm ngăn chặn các kho dự trữ dầu thô đầy lên và làm giá dầu giảm. OPEC và các nước đồng minh dự kiến họp tại Vienna, Áo, vào ngày 25-26/6 nhằm bàn về chính sách đối với thị trường dầu.

Dữ liệu của OPEC cho thấy dự trữ dầu tại các nước phát triển trong tháng 3/2019 đã tăng 3,3 triệu thùng và cao hơn mức trung bình trong 5 năm khoảng 22,8 triệu thùng.

TTXVN

Một cơ sở lọc dầu tại Basra, Iraq.

Lạc Dương... TIẾP TRANG 5

... tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí in ấn phục vụ cho việc tra cứu xác thực hồ sơ đính kèm thông qua máy tính, ipad, smartphone. Các danh mục công việc được thể hiện chi tiết, cụ thể, tránh việc sót, nhầm lẫn. Việc tìm kiếm tài liệu dễ dàng. Việc sử dụng phần mềm này có nội dung áp dụng chữ ký số, bởi vậy có những văn bản được ký vào ngoài giờ hành chính để đảm bảo công việc được diễn ra trôi chảy”.

Ngoài ra, các thành viên Ban chỉ đạo cũng như Tổ giúp việc đã chỉ ra những vấn đề còn tồn tại như: Trong quá trình tổ chức thực hiện, các cơ quan, đơn vị chưa thực hiện luân chuyển văn bản theo đúng quy trình khép kín; văn thư xử lý văn bản đến sai thẩm quyền; chưa áp dụng triệt để chữ ký số trong quá trình ban hành văn bản... Đặc biệt, vấn đề phụ thuộc hoàn toàn vào đường truyền Internet đã được đề cập

nhiều khi trong 2 ngày 19/4 và ngày 23/4 hệ thống liên thông văn bản bị lỗi, đã ảnh hưởng đến thời gian phát hành văn bản của hệ thống ra các đơn vị bên ngoài; nhảy số tự động trong sổ văn bản đi chưa khắc phục được; tính năng lọc trùng số đã có, tuy nhiên vẫn chưa thật sự tối ưu. Một số tính năng chưa có như: Hủy văn bản khi phát hành sai, chuyển tiếp văn bản đến khi chuyển thiếu; trong phần thông tin điều hành của phần mềm chưa xử lý được các loại file khác như powerpoint, file nén, các file trên 10MB không chuyển được...

Vì vậy, Ban Chỉ đạo Xây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn huyện hiện đang tiếp tục rà soát, khắc phục các lỗi kỹ thuật, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện.

N.NGÀ