24
KỶ NIỆM KỶ NIỆM QUỐC KHÁNH QUỐC KHÁNH 2-9 76 năm trước, ngày 2/9/1945, giữa Quảng trường Ba Đình lịch sử vang lên lời Tuyên ngôn độc lập của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự ra đời của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là thành quả vĩ đại trong lịch sử hàng nghìn năm giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt Nam. Thành quả ấy được tạo nên bởi biết bao xương máu của các lớp cha ông được kết tinh bởi niềm tin tất thắng của dân tộc. NGÀY ĐỘC LẬP: Thành quả và sức mạnh của niềm tin SỐ 5911 + 5912 - NGÀY 2/9/2021 ° Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ° Điện thoại: 02633822472 ° Fax: 02633827608 ° E-mail: [email protected] Quyết tâm chống dịch COVID-19 vì sự bình yên của Nhân dân Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy thường xuyên đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch trên địa bàn toàn tỉnh. Quần đảo Hoàng Sa Quần đảo Trường Sa

NGÀY ĐỘC LẬP - baolamdong.vn

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGÀY ĐỘC LẬP - baolamdong.vn

KỶ NIỆM KỶ NIỆM QUỐC KHÁNHQUỐC KHÁNH

2 - 976 năm trước, ngày 2/9/1945, giữa Quảng trường Ba Đình lịch sử vang lên lời Tuyên ngôn độc lập của Nước

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự ra đời của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là thành quả vĩ đại trong lịch sử hàng nghìn năm giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt Nam. Thành quả ấy được tạo nên bởi biết bao xương máu của các lớp cha ông được kết tinh bởi niềm tin tất thắng của dân tộc.

NGÀY ĐỘC LẬP: Thành quả và sức mạnh của niềm tin

SỐ 5911 + 5912 - NGÀY 2/9/2021 ° Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ° Điện thoại: 02633822472 ° Fax: 02633827608 ° E-mail: [email protected]

Quyết tâm chống dịch COVID-19 vì sự bình yên của Nhân dân

Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy thường xuyên đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch trên địa bàn toàn tỉnh.

Quần đảo Hoàng Sa

Quần đảo Trường Sa

Page 2: NGÀY ĐỘC LẬP - baolamdong.vn

KHÁNH PHÚC

Là địa phương có Quốc lộ 20 - tuyến đường huyết mạch nối các tỉnh tâm dịch phía Nam như TP

Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương, khiến Lâm Đồng luôn đứng trước nguy cơ rất cao dịch bệnh có thể xâm nhiễm, lây lan trong cộng đồng. Thực hiện chỉ đạo của Trung ương trong thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả, đây được xem là áp lực và cũng là mục tiêu mà các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Lâm Đồng cùng các sở, ban, ngành, địa phương phải triển khai quyết liệt để hoàn thành mục tiêu này.

Với quyết tâm “Chống dịch như chống giặc” và bằng phương châm “chặt ngoài, chặt trong”, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện và mạnh mẽ

Đầu tháng 7 vừa qua, khi xuất hiện trường hợp đầu tiên trên địa bàntỉnh Lâm Đồng mắc COVID-19 tại huyện Đạ Tẻh, đồng chí Trần Văn Hiệp -

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnhđã có mặt trực tiếp chỉ đạo huyện Đạ Tẻh

dồn tổng lực triển khai quyết liệtcác biện pháp phòng, chống,

dập dịch thành công.

Ảnh nhỏ: Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Hiệp tặng bằng khenđột xuất ghi nhận những đóng góp của bà Võ Thị Mỹ Dung -chủ trạm dừng chân Nam Hữu đã hỗ trợ miễn phí toàn bộmặt bằng và trang thiết bị để thành lập Chốt số 1 tại đèo Chuối.

Đồng chí Trần Đình Văn - Phó Bí thưThường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQHđơn vị tỉnh Lâm Đồng kiểm travà tặng quà động viên các lực lượngtuyến đầu phòng, chống dịchtại Chốt số 4 trên Quốc lộ 27qua xã Đạ R’Sal (huyện Đam Rông)tiếp giáp tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Ngọc Ngà

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Hiệp kiểm tra công tác chuẩn bịcác điều kiện ăn ở cho người cách ly tại Khu cách ly tập trungthuộc Trung tâm huấn luyện Ban CHQS TP Bảo Lộc.

Đồng chí Trần Văn Hiệp - Chủ tịch UBND tỉnhtặng bằng khen biểu dương các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp xuất sắccho công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn toàn tỉnh.

các phương án, biện pháp phòng, chống dịch để vượt qua khó khăn, chiến thắng dịch bệnh. Đặc biệt, các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND, HĐND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh luôn sâu sát, không ngại khó khăn, gian khổ có mặt mọi lúc, mọi nơi tại các “điểm nóng” để chỉ đạo công tác phòng, chống dịch; đồng thời, động viên và chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn, nguy hiểm với các lực lượng tuyến đầu đang ngày đêm bám chốt, bám địa bàn kiểm soát, phòng, chống dịch COVID-19.

Chính sự sâu sát, thường xuyên có mặt tại các “điểm nóng” để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã tiếp thêm sức mạnh và ý chí kiên cường để các lực lượng tuyến đầu như y tế, công an, quân đội, dân quân và thanh niên tình nguyện... vượt qua khó khăn cùng đoàn kết, đồng lòng phòng, chống dịch hiệu quả. Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cũng đã kịp thời phát hiện và tuyên dương những tập thể, cá nhân có nhiều cống hiến, đóng góp cho công tác phòng, chống dịch chung của tỉnh nhà; đồng thời, xử lý, kỷ luật nghiêm minh các tổ chức, cá

nhân vi phạm các quy định phòng, chống dịch để làm gương.

Tính đến ngày 31/8, toàn tỉnh Lâm Đồng đã ghi nhận 244 ca mắc COVID-19 và hiện đã có 121 bệnh nhân đã khỏi bệnh xuất viện. Hiện tại, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh đang được kiểm soát khá tốt, các ca bệnh xâm nhập đều được giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để ngay từ đầu, không để lây lan ra diện rộng, bảo đảm an toàn về sức khỏe và tính mạng cho Nhân dân; đồng thời, đảm bảo các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra an toàn, thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện tại của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và các tỉnh, thành phía Nam nói chung vẫn đang còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xâm nhập và lan rộng vào địa phương. Để chủ động triển khai đồng bộ, kịp thời và hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe và an toàn tính mạng cho Nhân dân, UBND tỉnh Lâm Đồng đã thành lập Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời, chỉ đạo các huyện, thành phố trong tỉnh thành lập Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19. Trung tâm Chỉ huy làm việc theo nguyên tắc thời chiến, thực hiện chế độ chỉ đạo trực tiếp, mệnh lệnh tại chỗ, quyết định xử lý ngay tất cả các vấn đề có liên quan trong thẩm quyền được giao bằng văn bản, điện thoại, tin nhắn, đảm bảo thực hiện quyết liệt, nhanh chóng và hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn.

Dịch bệnh COVID-19 bùng phát lần thứ tư đúng vào thời điểm Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lâm Đồng đang tích cực quán triệt, triển khai nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp ngay từ những tháng đầu năm 2021; đồng thời, thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2026. Đây chính là thử thách lớn đối với năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và năng lực của ngành y tế từ tỉnh đến cơ sở; đồng thời, khẳng định sức mạnh của khối đại đoàn kết vững chắc của các tầng lớp nhân dân tỉnh nhà.

Đồng chí Trần Đức Quận - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy,Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19tại Chốt số 1 đèo Chuối (thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai). Đây là chốt quan trọngbậc nhất để ngăn chặn nguồn lây từ bên ngoài vào Lâm Đồng ở cửa ngõ phía Nam.

Bí thư Tỉnh ủy Trần Đức Quận kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19trên địa bàn huyện Cát Tiên.

Page 3: NGÀY ĐỘC LẬP - baolamdong.vn

3 NGÀY 2 - 9 - 2021

HỒNG PHÚC

1. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Từ đó trở đi, lần lượt với các bản hòa ước, nước Việt Nam lọt hoàn toàn vào tay thực dân Pháp. Trong bối cảnh ấy, những người con ưu tú của dân tộc, các sỹ phu và Nhân dân yêu nước không cam chịu cuộc sống nô lệ đã đứng lên chống lại quân thù. Cha ông tin vào sức mạnh của dân tộc, tin vào lòng yêu nước của Nhân dân, tin vào con đường cứu nước khi ấy sẽ đưa dân tộc thoát khỏi vòng nô lệ. Thế rồi niềm tin ấy dần dần phai nhạt bởi biết bao máu đổ, đầu rơi, song con đường để dân tộc thoát kiếp nô lệ vẫn không tìm thấy. Con đường cứu nước và yêu nước của các bậc hoàng đế như Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân cũng thất bại. Con đường cứu nước theo con đường của các sỹ phu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can cũng thất bại. Con đường cứu nước của các lãnh tụ nông dân như Trương Định, Hoàng Hoa Thám cũng thất bại. Và, “tiếng thét Yên Bái” là tiếng thét cuối cùng chấm dứt hẳn các phong trào yêu nước của cha ông để truyền sứ mệnh ấy cho một tổ chức mới với con đường mới: Đảng Cộng sản Việt Nam.

Có phải cha ông chúng ta không có lòng yêu nước thiết tha cháy bỏng? Phải chăng cha ông chúng ta khiếp nhược trước quân thù? Không? Suốt mấy thế hệ, cha ông chúng ta lớp nối nhau vào tù, lớp ra pháp trường nhưng rồi “Con đường cách mạng vẫn chông gai” (Nguyễn Thị Minh Khai).

Giữa khủng hoảng về đường lối cứu nước ấy, giữa lúc khủng hoảng về niềm tin gần như lên đến đỉnh điểm thì đã xuất hiện một ánh sáng le lói của niềm tin: lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc: “Từ lâu và từ lâu, ở nhà trường, công xưởng, ở đồn điền, ở đồng ruộng, người ta thì thầm một cái tên, đập nhịp theo trái tim của người ta: Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc ở trong lòng của mỗi người nô lệ” (Nguyễn Văn Nguyễn - Tháng Tám trời mạnh thu).

2. Niềm tin ấy đã đi theo những người cách mạng, những người yêu nước trong đó có những chiến sỹ cộng sản kiên trung trên khắp mọi nẻo đường đất nước, trong nhà máy, công xưởng, ở nơi tù đày. “Chính Đảng của Nguyễn Ái Quốc từ trong lòng người, xuất hiện ra từ ở nhà trường, công xưởng, ở đồn điền, ở đồng ruộng, hòa lẫn với đất trời Việt Nam… Cách mạng Tháng Tám được nghiền ngẫm, tưởng tượng, mơ mộng, ao ước, hy vọng trong nhà tù, trong trại giam, trong rừng thẳm, trong hang núi. Chết khô, chết đói, chết lạnh, chết súng, chết gươm. Cuộc đời tràn ngập

nơi họ nhiều quá nên họ khinh cái chết. Họ phải khinh vào cái chết và đời sống của họ là kỷ luật. Kẻ thù săn bắt, tra tấn, tù đày, giết mòn, giết tại trận. Giết họ thì được nhưng không thể giết được kỷ luật của Đảng họ. Kỷ luật của Đảng Nguyễn Ái Quốc đã thắng tất cả. Họ ở trong trái tim của một anh hùng mãi mãi, vô địch trong thời gian và không gian. Ấy là Nhân dân”. Đó là những dòng cảm xúc của một người trong cuộc, người cũng đã chịu bao tù đày đau khổ,

của Đảng Lê Hồng Phong trước khi trút hơi thở cuối cùng ở nhà tù Côn Đảo đã nhắn nhủ: “Tới giờ phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng ở thắng lợi vẻ vang của cách mạng” v.v…

Kể từ năm 1858 đến 1945 là 87 năm, 87 năm với lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc đã là dài, nói chi với hữu hạn của đời người, 87 năm là 4 thế hệ. Xưa nay, có vay thì có trả đó là lẽ công bằng, nhưng những khổ đau, mất mát của dân tộc chúng ta gần 90 năm ấy mãi đến ngày 2/9/1945 mới được thanh toán “cả vốn, lẫn lời” (Vương Hồng Sển).

Niềm tin vào lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, tin vào một tổ chức sẽ mang lại độc lập tự do cho dân tộc đã thôi thúc và truyền thêm sức mạnh cho những lớp người Việt Nam khi ấy vùng lên. Nếu không có niềm tin chắc chắn cuộc cách mạng này không thể thành công nhanh chóng. Kể từ khi lệnh tổng khởi nghĩa được ban ra đến khi cuộc cách mạng thành công trên cả nước, thời gian vẻn vẹn chỉ trong mười mấy ngày. Tin vào sức mạnh vĩ đại của dân tộc, tin vào khát vọng ngàn đời của Nhân dân nên vua Bảo Đại đã chấp nhận thoái vị để trao quyền cho Nhân dân với tuyên bố nổi tiếng: “Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị”. Tin vào sức mạnh của Nhân dân và chính nghĩa của dân tộc nên vị Khâm sai đại thần Bắc Bộ Phan Kế Toại đã nhanh chóng rút lui và căn dặn không được nổ súng vào Nhân dân. Tin vào tính chính danh của mặt trận yêu nước nên nhiều nhân sỹ, trí thức, quan lại nổi tiếng của

Ngày độc lập: Thành quả và sức mạnh của niềm tin

76 năm trước, ngày 2/9/1945, giữa Quảng trường Ba Đình lịch sử vang lên lời Tuyên ngôn độc lập của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH): “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”. Sự ra đời của Nước Việt Nam DCCH là thành quả vĩ đại trong lịch sử hàng nghìn năm giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt Nam. Ngày độc lập ấy không chỉ là ước vọng của bao lớp cha anh mà còn thể hiện khát vọng lớn lao của dân tộc, thành quả ấy được tạo nên bởi biết bao xương máu của các lớp cha ông được kết tinh bởi niềm tin tất thắng của dân tộc.

Đông đảo Nhân dân tập trung tại Quảng trường Ba Đình nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945. Ảnh: Tư liệu

một trong những nhà lãnh đạo giành chính quyền ở Nam Bộ: nhà cách mạng Nguyễn Văn Nguyễn.

Chính bởi niềm tin ấy mà biết bao nhiêu người yêu nước đã coi khinh cái chết, bởi họ tin rằng rồi đất nước sẽ được độc lập tự do. Trước khi qua đời ở tuổi 27 sau khi chịu cực hình tra tấn của thực dân Pháp, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng là Trần Phú đã nhắn nhủ các đồng chí của mình: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”. Cũng chính niềm tin ấy mà Tổng Bí thư thứ Hai

triều đình, của Chính phủ Đế Quốc Việt Nam (Chính phủ Trần Trọng Kim) đã đi về phía Nhân dân v.v…Cũng bởi niềm tin ấy mà nhiều nhà tư sản nổi tiếng đã không tiếc ủng hộ cho cách mạng những nguồn lực tài chính và vật chất dồi dào…

3. “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Đó là lời mở đầu bản Tuyên ngôn bất hủ năm 1945 của Nước Việt Nam DCCH. 76 năm đã trôi qua, chân lý vĩnh hằng ấy của Tuyên ngộc Độc lập lại càng sáng rõ hơn bao giờ hết.

Năm 1945, khi Nước Việt Nam DCCH ra đời, đất nước đứng trước những khó khăn chồng chất với thù trong, giặc ngoài, tình cảnh đất nước nguy nan như “ngàn cân treo sợi tóc”. Trong đó, khó khăn vô cùng lớn là quốc khố trống rỗng. “Tuần lễ vàng” được phát động, sau đó đã được Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng và đã thu được nguồn lực tài chính lớn phục vụ sự phát triển quốc gia. Đó là khoản đóng góp của Nhân dân, của những trái tim yêu nước, thể hiện niềm tin của người dân đối với Chính phủ khi ấy. Trong những ngày đất nước đang trải qua những khó khăn chồng chất vì đại dịch COVID-19, tối 5/6/2021, Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 chính thức ra mắt tại Hà Nội. Một lần nữa, tinh thần yêu nước, đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam tiếp tục được khơi dậy và phát huy trong bối cảnh mới, sáng đẹp và rực rỡ hơn. Đó là sự tiếp nối của niềm tin bởi người dân tin rằng quỹ sẽ “minh bạch và đúng tôn chỉ, mục đích, đúng pháp luật để phục vụ cho sức khỏe, hạnh phúc của Nhân dân là trên hết, trước hết” (phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi lễ”.

Trong những phát biểu gần đây, nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của đất nước đã nói nhiều về niềm tin của Nhân dân, rằng có niềm tin sẽ chiến thắng, mất niềm tin sẽ mất tất cả. Trong một lần tiếp xúc cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Làm việc gì hợp lòng dân thì mới thành công, mất niềm tin của dân là mất tất cả”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước) từng khẳng định: “Hành trang lớn nhất là niềm tin của Nhân dân” v.v... 76 năm Ngày thành lập Nước, bài học về niềm tin chưa bao giờ là câu chuyện cũ, nhất là trong bối cảnh hiện nay.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh: Tư liệu

Page 4: NGÀY ĐỘC LẬP - baolamdong.vn

4 NGÀY 2 - 9 - 2021

VĂN NHÂN

Bác Hồ viết bản Tuyên ngôn Độc lậpCách mạng tháng 8/1945 thành

công, ngày 22/8/1945, Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Với tầm nhìn xa, sáng suốt của một nhà lãnh đạo cách mạng vĩ đại, sáng ngày 26/8, trong phiên họp đầu tiên của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra đề nghị phải soạn thảo ngay bản Tuyên ngôn Độc lập để trình bày trước quốc dân tại cuộc mít tinh ở Hà Nội vào ngày 2/9/1945.

Sau khi được Ban Thường vụ Trung ương Đảng nhất trí, trong các ngày 28 và 29/8/1945, ban ngày, Bác đến trụ sở của Chính phủ lâm thời tại 12 Ngô Quyền làm việc và dành phần lớn thời gian để soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Buổi tối, Người trở về số nhà 48 phố Hàng Ngang, một căn buồng vừa là phòng ăn, phòng tiếp khách, vừa là nơi làm việc, tự mình đánh máy bản Tuyên ngôn Độc lập.

Ngày 30/8, Bác đã mời một số cán bộ đến trao đổi, góp ý cho bản thảo do Người soạn thảo và hôm sau (31/8), Bác bổ sung thêm vào bản dự thảo. Vào hồi 14 giờ ngày 2/9/1945, tại Vườn hoa Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào, trên lễ đài trang nghiêm, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông nam Á.

Ngày 5/9/1945, Báo Cứu quốc số 36, đăng toàn văn bản Tuyên ngôn Độc lập, có chữ ký tên của 15 thành viên Chính phủ lâm thời gồm: Hồ Chí Minh - Chủ tịch; Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, Chu Văn Tấn, Dương Đức Hiền, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Văn Tố, Vũ Trọng Khánh, Phạm Ngọc Thạch, Đào Trọng Kim, Lê Văn Hiến, Phạm Văn Đồng, Vũ Đình Hòe, Cù Huy Cận, Nguyễn Văn Xuân.

Tuyên ngôn Độc lập - cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn cho sự ra đời của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòaVề cơ sở pháp lý: Mở đầu Tuyên

ngôn Độc lập, Bác đã trích dẫn lời bất hủ của bản Tuyên ngôn Độc lập nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Việc Bác khéo léo trích dẫn về “quyền con người” trong bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp - hai cường quốc hùng mạnh trên thế giới và cũng được xem là chân lý của thời đại, trong đó nước Pháp mới đây đô hộ nước ta, cho thấy Người muốn khẳng định trước thế giới rằng, cách mạng Việt Nam là sự nối tiếp con đường tiến hóa của nhân loại đã và sẽ đi tới: “giải phóng con người”; qua đó, tạo cơ sở pháp lý, căn cứ vững chắc cho toàn bộ bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam. Và cũng từ tuyên ngôn của Mỹ - Pháp, Hồ Chí Minh đã nâng lên thành quyền của cả dân tộc: “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Nghiên cứu về Tuyên ngôn Độc lập, giáo sư Singô Sibata (Nhật Bản) cho rằng “Cống hiến nổi tiếng của Cụ Hồ Chí Minh là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy, tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình”. Vì vậy, có thể nói Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là của dân tộc Việt Nam mà còn là tuyên ngôn về quyền con người, quyền của các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ

nghĩa thực dân, đế quốc.Về cơ sở thực tiễn: Trong bản

Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã đưa ra những bằng chứng thực tế mà kẻ thù không thể chối bỏ, đó là: (i) Vạch trần bản chất công cuộc “khai hóa” và “bảo hộ” của thực dân Pháp là đã thi hành nhiều chính sách dã man về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục; hai lần bán nước ta cho Nhật “quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật” (vào năm 1940, 1945), khiến cho “hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”; phản bội Đồng minh, không hợp tác với Việt Minh mà còn thẳng tay khủng bố Việt Minh, “nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên bái và Cao bằng”.

(ii) Nhân dân Việt Nam đã anh dũng chống ách nô lệ hơn 80 năm của thực dân Pháp, đứng về phía Đồng minh chống phát xít và giành độc lập tự do từ tay Nhật “Sự thật là từ mùa Thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật”, “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”.

Việc đưa ra cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn và cách lập luận chặt chẽ, sắc bén, Hồ Chí Minh đã nhanh chóng tạo lập nền tảng vững chắc không chỉ cho sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa, mà còn cho cuộc Tổng tuyển cử và sự ra đời của bản Hiến pháp 1946; đồng thời cũng đảm bảo cho nước ta bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược với tư cách là một nước độc lập, có chủ quyền, đấu tranh để giữ vững nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ chủ quyền dân tộcTrên cơ sở pháp lý và thực tiễn

đã nêu ra, Hồ Chí Minh khẳng định nước ta, Nhân dân ta đã “thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam” và tỏ thái độ tin tưởng chắc chắn rằng: “các nước đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”.

Kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập là một lời tuyên bố và lời thề thiêng liêng biểu thị quyết tâm sắt đá giữ vững nền độc lập, tự do của Tổ quốc: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Đây là lời tuyên bố, lời thề mang ý nghĩa lịch sử to lớn, thể hiện sâu sắc ý chí, khát vọng độc lập, tự do của Nhân dân Việt Nam.

Giá trị to lớn, sâu sắc của Tuyên ngôn Độc lập Trước hết, Tuyên ngôn Độc lập

là bản anh hùng ca chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, tiếp nối các bản anh hùng ca được xem là những bản tuyên ngôn độc lập dân tộc như: “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt; “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi... nhưng được Bác nâng lên tầm cao khát vọng và ý chí thiêng liêng về nền độc lập dân tộc trong suốt mấy nghìn năm lịch sử; đồng thời khẳng định lòng quyết tâm sắt đá bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do với triết lý nhân sinh “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

Thứ hai, khẳng định những giá trị về quyền con người và mở rộng ra là quyền của một quốc gia, dân tộc, cơ sở pháp lý vững chắc cho sự ra đời của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiều nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh, đặc biệt các nước vốn là thuộc địa của

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Áng “thiên cổ hùng văn” lập quốc

Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo, đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2/9/1945. Ảnh: Tư liệu

Bản “Tuyên ngôn Độc lập” ngày 2/9/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và công bố trước toàn thể quốc dân và thế giới là một văn kiện chính trị - pháp lý có giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại vô cùng to lớn. Từ đây, mở ra một kỷ nguyên mới: Độc lập, tự do của nước Việt Nam sau 80 năm bị giặc Pháp đô hộ và một nghìn năm chế độ phong kiến.

chủ nghĩa đế quốc đã thừa nhận đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào sự xác lập một nền công pháp quốc tế mới, đảm bảo cho các quyền tự do, bình đẳng của con người và quyền tự quyết, quyền bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc trong việc lựa chọn con đường phát triển độc lập, tự do về chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước mình. Vì thế, Tuyên ngôn Độc lập không chỉ cho riêng Việt Nam, mà còn là lời bố cáo chung của chế độ thuộc địa dưới mọi hình thức, từ đó khích lệ các nước đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đánh giá ý nghĩa quốc tế, ý nghĩa thời đại của Tuyên ngôn Độc lập trong lễ trao bằng tiến sĩ luật khoa danh dự cho Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1959, Giám đốc Trường Đại học Băng-đung (Indonesia) nói: “Đó là một đạo luật mới của Nhân dân thế giới khẳng định quyền tự do, độc lập, bất khả xâm phạm của các dân tộc bị áp bức”.

Thứ ba, Tuyên ngôn độc lập là ngọn đuốc soi đường sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Những tư tưởng trong Tuyên ngôn Độc lập đã trở thành sức mạnh tinh thần to lớn của toàn dân tộc, giúp toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta vượt qua mọi khó khăn, giành được những thành tựu to lớn trong đấu tranh thống nhất đất nước, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Đảng ta đã vận dụng những tư tưởng về độc lập, tự do, bình đẳng dân tộc trong Tuyên ngôn độc lập để giải quyết thành công mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế, nhất là về mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế, giữa lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế, giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.

Thứ tư, Tuyên ngôn Độc lập là sự kết tinh giữa các giá trị truyền thống anh hùng, bất khuất và ý chí độc lập dân tộc của Việt Nam với các giá trị thời đại của giai cấp vô sản thế giới có sứ mệnh cao cả và vĩ đại là giải phóng các dân tộc và nhân loại thoát khỏi áp bức, bất công để xây dựng một xã hội tiến bộ, con người sống bình đẳng, tự do, ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, cách mạng Việt Nam và các phong trào cách mạng thế giới có cùng chung mục tiêu phấn đấu và trở thành một bộ phận không thể tách rời của cách mạng thế giới.

Năm tháng qua đi, nhưng bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một áng “thiên cổ hùng văn” lập quốc - vẫn trường tồn mãi mãi trong lòng dân tộc Việt Nam; bởi đó không chỉ giá trị lịch sử, pháp lý mà còn cả giá trị nhân văn về quyền con người và quyền dân tộc.

Page 5: NGÀY ĐỘC LẬP - baolamdong.vn

5 NGÀY 2 - 9 - 2021

VẤN ĐỀ AN NINH CON NGƯỜI TRONG NGHỊ QUYẾT

ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG

TRẦN TRUNG HIẾU

Vấn đề bảo đảm an ninh con người luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam quan tâm, trong các Cương lĩnh chính trị của

Đảng đã đề cập hàng loạt vấn đề liên quan đến con người, đảm bảo ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội, con người. Bản Tuyên ngôn Độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Trong rất nhiều nghị quyết đại hội Đảng cũng đã xác định nội dung phát triển con người toàn diện. Đặc biệt, đến Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, vấn đề “An ninh con người” là một trong nhiều nội dung rất mới mà Đại hội đặt ra. Nghị quyết Đại hội XIII xác định “… Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa….”. Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, Đảng ta xác định: “Tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, tính bền vững trong các chính sách xã hội, nhất là phúc lợi xã hội, an ninh xã hội, an ninh con người”. Trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ Đại hội XIII có nhiệm vụ “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế; thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam”, v.v Thực tế đã chứng minh, sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, kinh tế tăng trưởng khá, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới, thu nhập bình quân đầu người tăng cao, hội nhập kinh tế quốc tế phát triển sâu, rộng trên nhiều cấp độ; tình hình chính trị ổn định, đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân không ngừng được nâng cao; an sinh và phúc lợi xã hội được đảm bảo tốt hơn, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, từ 70% (1990) xuống còn 3% (2020). Phát triển toàn diện con người đang từng bước trở thành trung tâm

Khái niệm “an ninh con người” lần đầu tiên được Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) sử dụng vào năm 1994 trong Báo cáo hàng năm về sự phát triển của con người, xác định “an ninh con người là sự an toàn của loài người trước những mối đe dọa kinh niên như nghèo đói, bệnh tật, đàn áp và những biến cố bất ngờ, bất lợi trong cuộc sống hàng ngày”. Theo quan điểm này, bảo đảm an ninh con người được thể hiện trên các phương diện: an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh sức khỏe, an ninh môi trường, an ninh cá nhân, an ninh cộng đồng và an ninh chính trị. Đảm bảo được an ninh con người sẽ là nhân tố quan trọng để bảo đảm an ninh xã hội, an ninh toàn cầu.

của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; chỉ số phát triển con người của Việt Nam ở mức trung bình cao của thế giới, xếp thứ 116/189 quốc gia và vùng lãnh thổ; tỉ lệ bảo hiểm y tế toàn dân đạt trên 90%... Thành quả ấy góp phần tạo lập nền tảng bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an ninh con người trong những năm qua.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định mục tiêu “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Chúng ta thực hiện mục tiêu trên trong điều kiện mới của quốc tế, khu vực và đất nước ta đang đứng trước hàng loạt các thách thức đặt ra cần giải quyết về an ninh trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng - văn hóa, xã hội; các mối đe dọa hiện hữu từ môi trường như: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, rác thải, hóa chất tồn dư, gây nhiều bệnh tật cho con người và sức khỏe cộng đồng; vấn đề việc làm, nạn thất nghiệp, sự mất cân đối trong phát triển kinh tế, an toàn lao động, an toàn giao thông, an ninh cộng đồng; nguy cơ tự diễn biến, tự chuyển hóa, sự suy thoái

về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, dịch bệnh toàn cầu (COVID-19)… tất cả đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến an ninh xã hội, an ninh con người, là vấn đề hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Để đảm bảo “An ninh con người” trong thời gian tới, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, tập trung vào các vấn đề:

Trước hết, đẩy mạnh phát triển kinh tế nhanh, bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân. Để bảo đảm an ninh con người cần phải xây dựng và phát triển một nền kinh tế ổn định, chất lượng, năng suất, hiệu quả; giải quyết hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Vấn đề thứ hai, bảo đảm an ninh lương thực, chú trọng xóa đói, giảm nghèo bền vững, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, tạo việc làm cho người dân. Phấn đấu sớm hoàn thành các mục tiêu, chương trình vì sự phát triển bền vững, vì con người, tạo điều kiện cho mọi người, nhất là trẻ em, nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận bình đẳng nguồn lực, cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản. Quan tâm phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình, mục tiêu quốc gia phát

triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều, bền vững, bao trùm, nhất là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện giảm nghèo bằng các chính sách hỗ trợ hiệu quả, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên tự thoát nghèo; hạn chế bất bình đẳng xã hội. Đồng thời, nâng cao phúc lợi, an sinh xã hội, bảo đảm nhu cầu tối thiểu về nhà ở, đi lại, giáo dục, y tế, việc làm,… tiến tới bao phủ toàn dân với các chính sách phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người dân, bảo đảm trợ giúp cho các nhóm đối tượng yếu thế.

Vấn đề thứ ba, bảo đảm quyền con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu phát triển trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Chủ động tạo điều kiện tốt nhất, nâng cao khả năng sáng tạo và phát triển của con người Việt Nam; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài, chăm lo lợi ích chính đáng của người dân. Tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ, năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bảo đảm Nhân dân được sống trong hòa bình, ổn định, an sinh xã hội tốt nhất.

Vấn đề thứ tư, an ninh con người phải gắn với độc lập chủ quyền của quốc gia, dân tộc, của chế độ xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Chúng ta đang kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9; đề cập đến vấn đề “An ninh con người” để càng hiểu và trân trọng những giá trị mà Cách mạng tháng Tám đem lại cho dân tộc Việt Nam; đó là giá trị của độc lập, tự do, đảm bảo quyền con người, quyền tự quyết của dân tộc và cũng là bài học kinh nghiệm cho việc vận dụng thời cơ, phát huy tối đa sức mạnh, ý chí tự lực, tự cường của dân tộc, con người Việt Nam, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đem lại ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Đó cũng chính là mục tiêu cao cả, là nền tảng để đảm bảo an ninh con người trong một thế giới đầy biến động như hiện nay.

Quang cảnh Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Page 6: NGÀY ĐỘC LẬP - baolamdong.vn

6 NGÀY 2 - 9 - 2021

Gặp nhân chứng lịch sử trong mùa thu cách mạng ở Đà LạtĐã 76 năm trôi qua, nhưng mỗi khi tháng Tám về, ký ức những ngày Đà Lạt sục sôi trong mùa thu lịch sử lại ùa về, trào dâng, khiến ông Nguyễn Thái Huyền (93 tuổi, ấp Nghệ Tĩnh, Phường 8, Đà Lạt) bồi hồi xúc cảm tự hào.

QUỲNH UYỂN

Ông Nguyễn Thái Huyền (1928) sinh ra ở quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh (xã Văn Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An), năm

1935, ông theo bố mẹ vào Đà Lạt sinh sống và là những cư dân đầu tiên của ấp Nghệ Tĩnh. Trên miền đất mới còn hoang sơ, lạnh lẽo; vừa khai hoang mở đất, lập ấp, lập làng, những người con từ quê hương giàu truyền thống cách mạng lại tiếp tục nhen nhóm lên ngọn lửa đấu tranh. Năm 1940, ấp Nghệ Tĩnh được thành lập với hơn 70 hộ gia đình, hơn 400 nhân khẩu, ngôi đình Nghệ Tĩnh cũng được dựng lên giữa ấp, làm nơi hoạt động bí mật. Ông Huyền được học Trường Pháp - Việt (Primaire), nhà ông cũng nuôi giấu một cán bộ đến ấp xây dựng cơ sở cách mạng. Thấy cậu bé nhanh nhẹn, nên các chú cán bộ dìu dắt hoạt động, ông được giao công tác liên lạc đưa thư cho tổ chức. Những chiều tan học ngang qua các bốt đồn Pháp, Nhật để dò biết tình hình; tối đến, ông lại cùng trẻ con trong ấp đến đình để được các chú, các bác dạy kèm việc học. Lên bậc trung học, ông xuống Nha Trang học Trường Kim Yến. Năm 1945, Nhật thay chân Pháp, ông từ Nha Trang trở về Đà Lạt tiếp tục hoạt động trong tổ chức...

Dù ở tuổi 93, nhưng khi nhắc về những ngày ấy, ánh mắt ông ngời sáng tinh anh, rồi chậm rãi kể. Sáng ngày 23/8/1945, hòa trong gần 10.000 người dân ở các phường, ấp, ông cùng dòng người từ ấp Nghệ Tĩnh mang theo cờ, biểu ngữ kéo về tập trung tại khu vực Chợ Đà Lạt. Các tầng lớp như công nhân, phụ lão, thanh niên, phụ nữ… tay cầm dao, kiếm, cuốc, lao, gậy; các đội tự vệ mặc đồng phục được trang bị dao găm, mã tấu, lựu đạn. Sau khi tổ chức mít tinh, đoàn biểu tình kéo đến bao vây Dinh Tỉnh trưởng Lâm Viên (nay là nhà số 4 đường Thủ Khoa Huân). Khí thế hừng hực, dòng người vừa đi vừa giương cao cờ, biểu ngữ và hô vang khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc chủ nghĩa”, “Đả đảo chính phủ Trần Trọng Kim”, “Mặt trận Việt Minh muôn năm”. Trước sức mạnh của quần chúng, Tỉnh trưởng Ưng An hoảng sợ đem nộp con dấu, giấy tờ sổ sách cho Ủy

ban Khởi nghĩa và Nhân dân. Sau khi làm chủ Dinh Tỉnh trưởng, đoàn biểu tình kéo đến bao vây đồn bảo an, phá cửa nhà lao đón những đồng chí, đồng bào đang bị giam.

Ngày 24/8/1945, Nhân dân Đà Lạt biểu tình kéo đến Dinh Tổng đốc Lâm - Đồng - Bình - Ninh, hay còn gọi là Dinh Tổng đốc Lý (tức Tổng đốc Trần Văn Lý - tổng đốc bốn tỉnh Tây Nguyên lúc bấy giờ: Lâm Viên, Đồng Nai Thượng, Bình Thuận, Ninh Thuận). Trước sức mạnh của Nhân dân, Tổng đốc Trần Văn Lý hoảng sợ, nộp ấn tín cho đồng chí Phan Đức Huy - Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa. Tối ngày 24 tháng 8, Ủy ban Khởi nghĩa và những cán bộ tham gia khởi nghĩa họp, đề ra một số công tác trước mắt và thành lập Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Lâm Viên gồm 7 thành viên do ông Phan Đức Huy làm Chủ tịch. Trong suốt 5 ngày sục sôi trên khắp các con đường, ngõ ấp Đà Lạt, ngày 28/8 cuộc nổi dậy khởi nghĩa đã thành công.

Đó là những ngày không ngủ đối với chàng trai 17 tuổi Nguyễn Thái Huyền. Nhân dân ấp Nghệ Tĩnh của ông không chỉ là lực lượng chủ yếu trong tổng khởi nghĩa giành chính quyền, các anh, các chú, những người dìu dắt ông hoạt động đã tham gia nhiều vị trí chủ chốt trong Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Lâm Viên. Những ngày tiếp theo, Ủy ban Việt Minh tỉnh, các đoàn thể quần chúng như công nhân, thanh niên, phụ nữ và chính quyền cách mạng ở cơ sở được thành lập. Ông được phân công làm công việc đưa thư, giao liên, sau đó phụ

trách điện thoại viên và giao liên nội bộ cho Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Lâm Viên đầu tiên. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Muôn triệu người vỡ òa niềm hân hoan vui mừng khi đất nước độc lập. Tại Đà Lạt, Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Lâm Viên làm lễ ra mắt đồng bào, không khí tự hào khởi phát từ lòng người cũng ngập tràn khắp nơi.

Sau mùa thu ấy, người Pháp quay lại tái chiếm Đà Lạt, những người tham gia cách mạng bị lùng bắt, người thì rơi vào tay giặc, người vào chiến khu. Để tránh tai mắt của địch, ông Nguyễn Thái Huyền trở về quê Nghệ An và tiếp tục vào Huế học để lấy bằng Dip - lôm. Cuộc kháng chiến chống Pháp ngày càng mạnh mẽ, phong trào “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu” khiến tất cả sinh viên rời trường học tham gia kháng chiến. Ông trở về quê Đô Lương - Nghệ An làm Phó ban Tuyên truyền ca kịch lưu động của huyện, rồi gia nhập quân đội, làm việc tại Văn phòng Liên khu 4. Sau ông được điều động ra Tổng cục Quân khí đóng tại ATK (An toàn khu - Thái Nguyên). Chiến dịch Điện Biên Phủ, ông là thành viên Đội 217 làm nhiệm vụ chống bom nổ chậm trên đèo Pha Đin, góp sức làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Sau 1954, ông giải ngũ về sống ở quê vợ Ninh Bình, làm Trưởng ban Thông tin văn hóa xã. Năm 1962, cuộc kháng chiến chống

Mỹ cứu nước trở nên ác liệt, ông được Tổng cục Bưu điện điều động vào Bưu điện Quảng Bình, tích cực làm giao bưu nối liền huyết mạch thông tin trên đường Trường Sơn.

Đất nước thống nhất, ông đưa vợ con trở lại Đà Lạt làm Chủ tịch Công đoàn ngành Bưu điện tỉnh Lâm Đồng cho đến ngày nghỉ hưu, năm 1988. Sau hơn 30 năm, trở về mảnh đất gắn bó thời niên thiếu, ký ức về mùa thu cách mạng, về hai cuộc kháng chiến giờ đây trỗi dậy, trào dâng thôi thúc ông tiếp tục cầm bút viết văn. Ông cho ra đời nhiều tiểu thuyết tình báo, trinh thám về mảnh đất Lâm Viên những năm tháng khó khăn gian khổ và những chiến công anh dũng của cán bộ và Nhân dân Đà Lạt qua các thời kỳ. Trong đó, tiểu thuyết “Thám tử đội Hướng Dương” được ông tái hiện lại những ngày mùa thu Cách mạng tháng Tám sục sôi khí thế. Tiểu thuyết có không gian rộng từ khởi nghĩa Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 đến cuộc nổi dậy chống Pháp - Nhật giành chính quyền ở Đà Lạt 1945. Những nhân vật là chiến sĩ cộng sản quả cảm, lăn lộn từ Bắc vào Nam, hoạt động bí mật, lãnh đạo phong trào Nhân dân, làm nên chiến thắng. Ngòi bút của một người “trong cuộc” đã khắc họa sống động những tình tiết chân thật, những pha đấu trí thông minh, dũng cảm của các thành viên đội thám tử - người cộng sản, đầy ắp khí thế dựa vào dân, ẩn trong dân mà chiến đấu. Những cái tên, những địa danh, những cột mốc lịch sử; niềm hân hoan, niềm tự hào của một dân tộc chân trần chí thép qua từng chi tiết “Thanh niên, phụ nữ, nông dân cứu quốc lo đôn đốc tập hợp lực lượng hội viên đến địa điểm quy định. Họ đi tìm cái nỉa, cái xẻng, con dao làm vũ khí”. Trong cuộc giành chính quyền ấy trong niềm hạnh phúc vô bờ, có cả máu và nước mắt...

76 năm đã qua, trong dòng người tiến về khu Hòa Bình, Chợ Đà Lạt mùa thu năm ấy nay đã dần đi về thế giới người hiền, người còn sống ở độ tuổi trên dưới 85 thì không nhớ nhiều vì lúc đó còn quá nhỏ. Với nhà văn Nguyễn Thái Huyền ký ức đẹp đẽ ấy luôn cuộn lên nguyên vẹn, rõ mồn một. Nhìn lên tấm Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng là vinh dự cho một đời theo Đảng làm cách mạng, ông cười hạnh phúc. Là cán bộ tiền khởi nghĩa, trải qua cả hai cuộc kháng chiến vệ quốc thần thánh, là người Đà Lạt duy nhất tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Nguyễn Thái Huyền thấy mình may mắn được chứng kiến những thời khắc lịch sử trọng đại, những mốc son chói lọi của dân tộc, trong đó mùa thu cách mạng tháng Tám là một trong những mốc son rực rỡ nhất.

Ông Nguyễn Thái Huyền - nhân chứng lịch sử hiếm hoi trong mùa thu cách mạng ở Đà Lạt.

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT:Tặng quà hội viên khó khăn trong dịch bệnh COVID-19

Ngay sau khi vận động quyên góp, Quỹ “Nghĩa tình văn nghệ sĩ Lâm Đồng” đã và đang nhận được sự hưởng ứng của đông đảo hội viên và các tổ chức, cá nhân yêu văn học, nghệ thuật. Nhân kỷ niệm 76 năm Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2021), từ nguồn quỹ vận động được, Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho 16 hội viên tuổi cao, đau ốm bệnh tật, đời sống khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Trong thời gian qua, nhiều văn nghệ sĩ đã vượt lên hoàn cảnh, tuổi tác không ngừng sáng tác, thường xuyên công bố tác phẩm bằng tình yêu và niềm say mê với văn học, nghệ thuật khiến công

chúng xúc động như: họa sĩ Phan Văn Gái, nhà văn Nguyễn Thái Huyền, nhà thơ Lê Bá Cảnh, nhạc sĩ Krajan Dick, nghệ sĩ nhiếp ảnh MPK, nhà thơ Hồ Thụy Mỹ Hạnh...

Do dịch bệnh nguy hiểm, thực hiện nghiêm quy định giãn cách nên Ban Chấp hành Hội không thể trực tiếp đến thăm các hội viên, mà chuyển quà qua tài khoản cùng thư thăm hỏi, động viên ân cần qua bưu điện cho từng hội viên. Món quà nhỏ nhưng thể hiện sự quan tâm của đội ngũ văn nghệ sĩ dành cho nhau, là nguồn khích lệ lớn để các văn nghệ sĩ vượt qua hoàn cảnh khó khăn, tiếp tục sáng tác cho ra đời nhiều tác phẩm hay về nội dung tư tưởng, đẹp về nghệ thuật biểu đạt. QUỲNH UYỂN

Xây dựng 100 căn nhà cho hộ nghèoTheo Ủy ban MTTQ tỉnh, trong 7

tháng đầu năm 2021, công tác xây dựng nhà ở cho hộ nghèo trong tỉnh tiếp tục triển khai hiệu quả.

Bên cạnh vận động xây dựng Quỹ “Vì người nghèo”, MTTQ tỉnh chỉ đạo Ủy ban MTTQ các huyện, thành phố rà soát, lập danh sách các hộ nghèo, khó khăn về nhà ở để phối hợp với các sở, ngành liên quan hoàn thiện hồ sơ, thủ tục xây dựng, hỗ trợ nhà ở (theo chương trình tài trợ của các doanh nghiệp trong năm 2021).

Ủy ban MTTQ tỉnh đã đề nghị các huyện ủy, UBND các địa phương thống nhất tạm ứng ngân sách của địa phương để tiến hành xây dựng

nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn. Qua đó, tại 5 huyện đã xây dựng 85 căn nhà (mỗi căn trị giá 50 triệu đồng) tặng hộ nghèo; cụ thể: Huyện Đam Rông 20 căn, Di Linh: 20 căn, Lạc Dương: 15 căn, Bảo Lâm: 15 căn và Đạ Tẻh: 15 căn.

MTTQ tỉnh xuất Quỹ “Vì người nghèo” của tỉnh, phân bổ số tiền 375 triệu đồng hỗ trợ huyện Cát Tiên tạm ứng xây dựng 15 căn nhà cho hộ nghèo.

Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2021, MTTQ các cấp đã tham mưu cho lãnh đạo các địa phương xây dựng 100 căn nhà cho hộ nghèo; tổng kinh phí 500 triệu đồng.

THANH HỒNG

Page 7: NGÀY ĐỘC LẬP - baolamdong.vn

7 NGÀY 2 - 9 - 2021

Chăm lo xây dựng đội ngũ cấp ủy các cấp đủ số lượng, bảo đảm về chất lượng là một trong những nội dung được ĐUQS tỉnh chú trọng.

NGỌC NGÀ

Để thực hiện nhiệm vụ này, Thường vụ Đảng ủy Quân sự (ĐUQS) tỉnh thường xuyên

giáo dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng. Việc quán triệt và thực hiện nghiêm nghị quyết đại hội Đảng các cấp gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (khóa XII), Chỉ thị 87 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cũng như việc lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy các cấp trong việc ra nghị quyết phải bám sát chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị cũng được ĐUQS tỉnh chú trọng. Thông qua đó khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Đại tá Trần Văn Khương - Chính ủy Bộ CHQS tỉnh, cho biết thêm: ĐUQS tỉnh luôn chú trọng chăm lo xây dựng đội ngũ cấp ủy các cấp đủ số lượng, bảo đảm về chất lượng. Xây dựng đội ngũ bí thư, cấp ủy, chính ủy, chính trị viên các cấp có phẩm chất, năng lực đáp ứng với vị trí chủ trì về chính trị ở các cơ quan,

ĐẢNG BỘ QUÂN SỰ TỈNH:Tập trung làm tốt công tác xây dựng Đảng

đơn vị. Thường xuyên tăng cường hiệu lực lãnh đạo của cấp ủy, thông qua các hoạt động, như: tập huấn, giao ban chính trị, hội nghị tổng kết công tác đảng, công tác chính trị, hội thi, các cuộc kiểm tra thường xuyên và đột xuất… Xây dựng, hoàn thiện, ban hành và thực hiện nghiêm quy chế lãnh đạo, quy chế làm việc của cấp ủy, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao trong toàn Đảng bộ...

Theo số liệu thống kê từ Bộ

CHQS tỉnh, hiện tất cả 142 chi bộ quân sự hoạt động có hiệu quả. Trong đó có 135 chi bộ có chi ủy, đạt 95,07%. Tỷ lệ đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ đạt 28,7%. Chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã tham gia cấp ủy đạt 97,8%; 5 phó chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã tham gia cấp ủy chiếm 3,4%, phó chỉ huy trưởng là đảng viên đạt 98,63%. Thôn đội trưởng là đảng viên đạt 61,11%. Tỷ lệ đảng viên trong lực

lượng dự bị động viên đạt 12,5%.Đẩy mạnh thực hiện việc nâng

cao chất lượng sinh hoạt và quy định tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt trong Đảng bộ, ĐUQS tỉnh đã phân công Đảng ủy viên dự sinh hoạt các chi bộ hàng tháng, thực hiện mô hình “Chi bộ 5 tốt, đảng viên 5 tốt”, mô hình “Cán bộ, đảng viên dìu dắt quần chúng và cấp dưới”. Song song với đó, việc rà soát, phát hiện, giáo dục giúp đỡ, sàng lọc đảng viên cũng được tiến hành thường xuyên.

Công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy luôn được các cấp trong Đảng bộ chú trọng thực hiện theo đúng quy định. Hoạt động phối hợp giữa Ban Thường vụ, Ủy ban Kiểm tra ĐUQS tỉnh với Ban Thường vụ, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy các huyện ủy, thành ủy trong kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên khối quân sự địa phương đạt kết quả tốt. Các cấp đã thực hiện nghiêm việc cấp trên giám sát cấp dưới, tổ chức đảng giám sát cán bộ, đảng viên; đồng thời, phát huy vai trò của quần chúng trong tham gia giám sát về công tác xây dựng Đảng. Điều đó

góp phần xây dựng các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, thực sự là hạt nhân lãnh đạo lực lượng vũ trang tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự trong tình hình mới.

Tại phiên họp 6 tháng đầu năm 2021 của ĐUQS tỉnh, đồng chí Trần Đức Quận - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh đã nhấn mạnh: “Trong 6 tháng cuối năm 2021, Đảng ủy Quân sự tỉnh tiếp tục làm tốt công tác xây dựng Đảng, quyết tâm xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện. Bên cạnh đó, thực hiện quán triệt các nghị quyết của Trung ương, Bộ Quốc phòng, Quân khu, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tăng cường xây dựng củng cố các khu vực phòng thủ gắn chặt với phát triển kinh tế - xã hội. Nắm chắc tình hình làm tốt công tác tham mưu để đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Chủ động và quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và có phương án chủ động trong phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Làm tốt công tác huấn luyện, diễn tập. Nâng cao chất lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên, làm tốt chính sách hậu phương quân đội”.

Tập trung xây dựng Đảng bộ Quân sự (ĐBQS) tỉnh trong sạch vững mạnh tiêu biểu là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng được ĐBQS tỉnh xác định rõ trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân sự tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

NHẬT MINH

Theo đó, từ ngày 19/5, LLVT huyện Đức Trọng thực hiện theo chỉ thị,

mệnh lệnh của Quân khu 7, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh về việc cấm trại, trực sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng nhận nhiệm vụ bảo vệ phòng, chống dịch, không để dịch bệnh lây lan, kéo dài trên địa bàn.

Thượng tá Phạm Văn Xuân - Chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đức Trọng cho biết, trước hết, Ban Chỉ huy quân sự huyện Đức Trọng thường xuyên quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm những nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn của Quân ủy Trung ương, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng, cũng như của cấp ủy, chính quyền địa phương, với phương châm “Chống dịch như chống giặc”, khơi dậy phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống của LLVT tỉnh. Đồng thời, thường xuyên giáo dục mọi cán bộ, chiến sĩ trong LLVT huyện phải nhận thức sâu sắc, chống dịch là một nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình, quan trọng và cấp bách của LLVT nói chung, cũng là mệnh lệnh từ trái tim của người chiến sĩ.

Lực lượng vũ trang huyện Đức Trọng xung kích trên tuyến đầu chống dịch

Với phương châm “Chống dịch như chống giặc”, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đức Trọng đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chủ động đề ra những phương án hiệu quả, tối ưu nhất để có những phương án ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, không để lây lan, kéo dài.

Khi dịch bắt đầu diễn biến phức tạp ở những địa phương lân cận, Ban Chỉ huy quân sự huyện đã tham mưu thiết lập 4 khu cách ly tập trung của huyện; đồng thời, tham mưu mua sắm những trang thiết bị thiết yếu, quan trọng để phục vụ cho các khu cách ly y tế tập trung, sẵn sàng đón nhận công dân là các F1 vào cách ly tập trung tại đây. Trong thời gian qua, có trên 400 công dân là các F1 được cách ly tập trung tại các khu cách ly nêu trên, và tính đến thời điểm này, đã có trên 300 công dân đã hoàn thành việc cách ly trở về địa phương. Hiện, trên địa bàn huyện còn 1 khu cách ly tập trung đang có gần 70 công dân đang cách ly tại đây. Đối với 3 khu cách ly mà công dân đã hết thời gian giãn cách, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đức Trọng cũng đã tiến hành khử khuẩn, thực hiện tất cả các biện pháp an toàn để bàn giao cho địa phương.

Kết thúc đợt cách ly này, nhiều công dân đã không khỏi xúc động và đã có rất nhiều thư cảm ơn gửi đến những cán bộ, chiến sĩ quân đội, những cán bộ y tế đang lặng thầm ở tuyến đầu chống dịch.

Cũng trong thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đức Trọng đã cử gần 100 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia cùng lực lượng y tế, công an ngày đêm truy vết F1, F2, F3 trên địa bàn và thực hiện việc quản lý, theo dõi. Mặt khác, cử gần 100 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tham

gia cùng các lực lượng khác làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm dịch trên địa bàn giáp gianh giữa huyện Đức Trọng với các địa bàn khác, đặc biệt, trong thời gian huyện Đức Trọng phong tỏa theo Chỉ thị 16 đối với địa bàn xã Hiệp Thạnh, các cán bộ, chiến sĩ thuộc đơn vị cũng tích cực tham gia trực chốt tại đây.

Song song với các hoạt động trên, Ban Chỉ huy Quân sự huyện cũng huy động từ các mạnh thường quân, Ban Chỉ huy Quân sự các xã, thị trấn, phối hợp với Ủy ban MTTQ

Việt Nam huyện và các đoàn thể huy động nông sản hỗ trợ các địa phương ở các vùng dịch bùng phát mạnh như Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Bình Dương. Tính đến nay, đã có hơn 70 tấn nông sản theo các chuyến xe yêu thương lăn bánh về với người dân khó khăn tại các vùng dịch.

Cùng đó, thực hiện chỉ thị, kế hoạch của các cấp về việc xuất quân thực hiện chiến dịch cao điểm hỗ trợ 5.000 tấn nông sản cho Thành phố Hồ Chí Minh, hàng ngày, Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã điều xe tải lớn của đơn vị và cử hàng chục cán bộ, chiến sĩ tham gia cùng với địa phương, MTTQ huyện và các ban, ngành, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cùng đi thu gom, bốc vác rau, củ để UBND huyện tập hợp, cùng với các địa phương khác và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh vận chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày.

“Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tham mưu cho chính quyền địa phương, cùng với các ban, ngành, đoàn thể chủ động phương án sẵn sàng đối phó với tất cả các tình huống nếu dịch bùng phát trên địa bàn. Với tinh thần của người lính, luôn sẵn sàng, chủ động trong mọi tình huống, song song với chống dịch, chúng tôi vẫn luôn sẵn sàng mọi phương án giúp bà con nhân dân trong bất cứ tình huống nào” - Thượng tá Phạm Văn Xuân - Chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đức Trọng nói thêm.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) huyện Đức Trọng đã nỗ lực bám sát địa bàn, xung kích trên tuyến đầu chống dịch, góp phần cùng địa phương kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh.

Lực lượng cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đức Trọng tham gia cùng MTTQVN huyện và các ban, ngành, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cùng thu gom, bốc vác

rau, củ để UBND huyện tập hợp, cùng với các địa phương khác và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh vận chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày.

Page 8: NGÀY ĐỘC LẬP - baolamdong.vn

8 NGÀY 2 - 9 - 2021

NGUYỄN NGHĨA

Những con số nêu trên khẳng định rằng, Nghị quyết số 26 sau 13 năm triển khai

đồng bộ, quyết liệt đã như một “bệ phóng” góp phần thúc đẩy nông dân, nông thôn Lâm Đồng “đổi đời” bước sang một trang mới.

Ngay sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 26, ngày 24/10/2008, Tỉnh ủy Lâm Đồng cũng ban hành Chương trình hành động số 68-CTr/TU để thực hiện nghị quyết này và cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu, định hướng trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đồng thời, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, lộ trình triển khai thực hiện tại địa phương. UBND tỉnh cũng ban hành Quyết định số 31/QĐ-UBND, ngày 7/1/2009 về kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình số 68-CTr/TU; trong đó, phân công nhiệm vụ cho từng sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố để xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể.

Công tác tuyên truyền, học tập, quán triệt nghị quyết được Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện đồng bộ, nghiêm túc từ cấp tỉnh đến cơ sở. Tỉnh ủy, các đảng ủy trực thuộc, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn tỉnh nhanh chóng tổ chức quán triệt, phổ biến sâu rộng Nghị quyết 26 và Chương trình số 68 của Tỉnh ủy đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Các chủ trương, định hướng về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết 26 cũng được tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, nhất là cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và nông dân trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương của Đảng, tạo sự quyết tâm thống nhất trong thực hiện nghị quyết. Cũng trong giai đoạn này, nhiều phong trào thi đua lớn được Trung ương, tỉnh phát động như: Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”... tạo sự lan tỏa sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người dân nông thôn. Phần lớn chủ trương, chính sách hỗ trợ trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới đã được hầu hết các tầng lớp nhân dân biết, đồng thuận và hưởng ứng thực hiện, làm cho nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống và khẳng định tính đúng đắn.

Có thể nói rằng, trên cơ sở Chương trình số 68-CTr/TU, Quyết định số 31/QĐ-UBND, nhiều chủ trương trong phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn

và nông dân được thể chế hóa, cụ thể hóa bằng các chính sách, các chương trình, dự án, nhiệm vụ trọng tâm và giao cho các cấp, các ngành triển khai thực hiện đảm bảo phù hợp với thực tiễn yêu cầu sản xuất của người dân nông thôn và điều kiện của địa phương. Trong giai đoạn 2011 - 2015, Tỉnh ủy chủ trương phát triển nông nghiệp toàn diện, sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn, bền vững, ứng dụng nhanh, kịp thời các thành tựu khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học. Tạo sự chuyển biến nhanh cho nông dân ở các vùng khó khăn để thu hẹp dần khoảng cách với các khu đô thị. Xây dựng nông thôn có cơ cấu hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng phát triển và từng bước hiện đại, xã hội nông thôn ổn định, dân trí nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ. Để thực hiện chủ trương này, Tỉnh ủy đã ban hành các nghị quyết chuyên đề, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách cụ thể phù hợp; góp phần tạo

sự chuyển biến rõ nét trong sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn và đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nông thôn. Đơn cử là Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 24/6/2009 về phát triển thương mại giai đoạn 2009 - 2015; Nghị quyết số 05 NQ/TU, ngày 10/5/2011 về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2011 - 2015; Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 10/5/2011 về đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015…

Trong sản xuất nông nghiệp, UBND tỉnh chỉ đạo và ban hành các quy hoạch phát triển cho từng cây trồng, vật nuôi chủ lực, thông qua đó hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo thuận lợi cho quá trình thu mua, tiêu thụ, chế biến nông sản; đồng thời, ban hành một số chương trình, đề án nhằm hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo các giải pháp trong Chương trình số 68-Ctr/TU, Quyết định số 31/QĐ-UBND,

cụ thể như Đề án chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; Kế hoạch tái canh cây cà phê; Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Đề án khuyến nông vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Để tiếp tục đầu tư, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng đã tập trung chỉ đạo xây dựng đề án kết cấu hạ tầng đồng bộ, thực hiện Chương trình phát triển thủy lợi gắn với thủy điện vừa và nhỏ; Chương trình kiên cố hóa kênh mương; Đề án phát triển thủy lợi nhỏ vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Đề án phát triển giao thông nông thôn; Đề án cải tạo và phát triển hệ thống lưới điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

Thực hiện đổi mới quan hệ sản xuất, phát triển các hình thức tổ chức, liên kết sản xuất, trọng tâm là ban hành và chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại; triển khai kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một loạt đề án được triển khai thực hiện, cụ thể là Đề án hỗ trợ xúc tiến thương mại; Đề án chế biến bảo quản nông sản; Đề án bảo quản chế biến cà phê; Đề án củng cố và phát triển hệ thống chợ nông thôn...

Trong phát triển nông thôn, tỉnh cũng tập trung cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết thông qua việc triển khai thực hiện công tác giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số, như Chương trình trợ giá trợ cước; Chương trình 135, Chương trình 30a; Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn…

Còn từ giai đoạn 2016 đến nay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng tiếp tục tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương bám sát Nghị

quyết 26, Chương trình số 68-CTr/TU để lãnh, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; có sự xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển chung trong thời kỳ mới. Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn này được tỉnh xác định là tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (NTM).

Tỉnh đã chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM các cấp, thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020; thành lập Văn phòng điều phối NTM các cấp. Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng chỉ đạo quyết liệt thực hiện 12 công trình trọng điểm; chỉ đạo thực hiện dự án phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành, phê duyệt 12 đề án, kế hoạch chuyên đề hằng năm, kế hoạch giai đoạn để cụ thể hóa Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Và gần đây nhất, ngày 24/5/2021, Tỉnh ủy cũng ban hành Chương trình hành động số 10, trong đó xác định các mục tiêu, định hướng chính để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đồng thời chỉ đạo các sở, ngành, địa phương ưu tiên các nội dung, giải pháp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong xây dựng các chương trình, kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025. Cụ thể, trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh đề ra mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp hướng đến toàn diện, bền vững, hiện đại giai đoạn 2021 - 2025. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, ban hành Đề án tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến 2030; khôi phục và phát triển rừng và Kế hoạch trồng 50 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Sau 2 giai đoạn thực hiện với nhiều chương trình, kế hoạch thực hiện quyết liệt, đồng bộ, đời sống nông thôn, nông dân đã có rất nhiều thay đổi tích cực. Thống kê cho thấy, thu nhập bình quân đầu người của người dân nông thôn năm 2020 ước đạt 38 triệu đồng/người/năm, tăng 28,4 triệu đồng/người/năm so với năm 2008. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, chăn nuôi và dịch vụ tăng trưởng tốt. Đến hết năm 2020, ngành trồng trọt còn 80,54%, chăn nuôi đạt 17,02%, dịch vụ 2,44% (năm 2008: trồng trọt 83,57%, chăn nuôi đạt 14,45%, dịch vụ 1,79%). Giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác năm 2020 đạt 185,6 triệu đồng/ha/năm, tăng 4,1 lần so với năm 2008; thu nhập bình quân ước đạt trên 93 triệu đồng/ha/năm. Sản xuất nông nghiệp từng bước được cơ giới hóa, đến năm 2020, cơ giới hóa được trên 59,6% khâu làm đất; 68,4% khâu gieo trồng, chăm sóc; 4,6% khâu thu hoạch. Tỷ lệ sản phẩm nông, lâm nghiệp qua sơ chế đạt trên 75%, trong đó chế biến bằng công nghệ tiên tiến đạt trên 20%. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đến năm 2020 giảm đáng kể, chỉ còn 1,35%; giảm 10,18% so với năm 2008.

Sau 13 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết số 26 khóa X của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đã thực sự đi vào cuộc sống và đạt được những kết quả quan trọng trên địa bàn Lâm Đồng. Thu nhập bình quân đầu người của người dân nông thôn ước đạt 38

triệu đồng/người/năm, tăng 28,4 triệu đồng/người/năm so với năm 2008. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, chăn nuôi và dịch vụ tăng trưởng tốt. Đến hết năm 2020, ngành trồng trọt còn 80,54%, chăn nuôi đạt 17,02%, dịch vụ 2,44%. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất

canh tác đạt 185,6 triệu đồng/ha/năm, tăng 4,1 lần so với năm 2008; tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm nhanh, an sinh xã hội ngày càng được bảo đảm.

Người nông dân ở vùng sâu, vùng xa huyện Cát Tiên phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp.

Quang cảnh trung tâm huyện Bảo Lâm thay đổi với diện mạo khang trang, sạch đẹp hơn.

“Bệ phóng” để nông dân, nông thôn “đổi đời”

Nghị quyết 26

Page 9: NGÀY ĐỘC LẬP - baolamdong.vn

9 NGÀY 2 - 9 - 2021

Qua quá trình triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 và các chính sách hỗ trợ phát triển trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi, các HTX đang từng bước được củng cố và phát triển bền vững.

VĂN VIỆT

Hai cấp chỉ đạo phát triển mô hình HTX mớiĐi vào thực hiện các quy định tại

Luật HTX năm 2012, Nghị định số 193 ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể cấp tỉnh, cấp huyện. Theo đó, ở cấp tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm Trưởng Ban Chỉ đạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực; tiếp theo là Tổ Giúp việc đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, HTX. Riêng Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý nhà nước về HTX trên địa bàn. Và Chi cục Phát triển nông thôn được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) giao nhiệm vụ tham mưu phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX nông nghiệp trên địa bàn.

Ở cấp huyện trong tỉnh Lâm

Hợp tác xã trên đường củng cố và phát triển theo luật mới

Đồng, công tác quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác và HTX nông nghiệp lần lượt được giao cho Phòng Tài chính Kế hoạch, Phòng NN&PTNT (hoặc Phòng Kinh tế). Ở cấp xã chủ yếu giao nhiệm vụ cho cán bộ chuyên trách phối hợp Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc HTX nông nghiệp tham mưu công tác quản lý nhà nước và triển khai các nhiệm vụ về phát triển nông nghiệp, nông thôn, thực hiện chế độ báo cáo với cơ quan cấp trên…

Thông qua Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế hợp tác cấp tỉnh, cấp huyện và cán bộ chuyên trách tham mưu cấp xã nêu trên, toàn tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng và triển khai phương án sản xuất, kinh doanh cho 14 mô hình HTX điển hình tiên tiến theo

Luật HTX năm 2012. Trong đó, hỗ trợ đầu tư phát triển hoạt động trên từng HTX như: HTX DVNNTH Trung Thành, xã Gia Viễn (Cát Tiên) cơ giới hóa trong sản xuất lúa giống; 5.000 bao bì đựng lúa giống có in ấn nhãn hiệu, 1 máy chà gạo. HTX Chăn nuôi Cầu Sắt, xã Tu Tra (Đơn Dương) mua 8 máy vắt sữa đơn và 8 máy súc rửa bộ vắt sữa. HTX An Phú, xã Hiệp An (Đức Trọng) 1 dây chuyền sản xuất rau trên vỉ xốp, 2.000 m2 hệ thống tưới che và tưới thông minh cho vườn giống rau, 1 máy đóng gói hút chân không. HTX Cà phê Lâm Viên, xã Liên Đầm (Di Linh) 1 máy cày, 16 máy xịt thuốc và 23 máy phát cỏ, 10 máy xay xát. HTX An Lạc, xã Lộc An (Bảo Lâm) 10 động cơ

nổ phục vụ xay xát cà phê kết hợp bơm nước, 15 máy bơm thuốc nén hơi. HTX Đồng Phát, phường Lộc Phát (Bảo Lộc) 16 máy bơm thuốc nén hơi, 10 động cơ nổ phục vụ bơm thuốc. HTX Phi Vàng, xã Đạ Ròn (Đơn Dương) 18 ha khoai tây giống Atlantic…

Ngoài ra, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và cấp huyện trong tỉnh Lâm Đồng cũng đã hỗ trợ 12 HTX nông nghiệp tham gia hội chợ thương mại tại TP Hồ Chí Minh; mở 2 lớp tập huấn cho 160 cán bộ quản lý HTX; phối hợp với Đại sứ quán Israel mở 1 lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao cho 100 thành viên các HTX tại huyện Đơn Dương.

Vị thế mới HTX trên thị trường trong nước và xuất khẩu“Chương trình hỗ trợ phát triển

HTX tính riêng giai đoạn 2015 - 2020 đã giúp các HTX nhanh chóng ổn định tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả theo Luật HTX năm 2012. Đặc biệt, có HTX chuối Laba Banana Đạ K’Nàng ở vùng xa của Đam Rông đã đột phá vươn lên làm giàu, hỗ trợ nhiều bà con thành viên là hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao thu nhập thông qua việc chuyển đổi giống cây trồng, tổ chức sản xuất theo chuỗi khép kín và xuất khẩu hàng

HTX Laba Banana Đạ K’Nàng, Đam Rông đã chủ động kết nối thị trường xuất khẩu chuối Laba sang Mỹ, Nhật, Hàn, Malaysia...

THÂN THU HIỀN

Những ngày cuối tháng 7, chúng tôi vào thăm vườn sầu riêng của ông Võ Nhất Linh

tại xã Đạ R’sal. Trên diện tích 8 ha đất sản xuất, ông Linh quyết tâm chuyển đổi từ cà phê sang trồng hoàn toàn giống sầu riêng được nhập từ miền Tây lên.

Ông kể, bén duyên với loại cây này từ năm 2004, khi mà giá cà phê làm mấy năm trước đó còn ổn định, thì càng về sau giá cả càng thấp khiến những hộ nông dân như ông cũng phải nản lòng. “Thế rồi tôi đi tìm hiểu ở một số nơi, biết được sầu riêng là loại cây có giá trị kinh tế cao, lại được nhiều người ưa chuộng nên đánh liều về kiếm vốn đầu tư trồng 2 ha. Cùng với 4 hộ gia đình trong xã nữa kết hợp làm, hiện chúng tôi có 20 ha để trồng sầu riêng. Năm 2020 tôi thu nhập được khoảng hơn 1 tỷ đồng, còn năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên lượng hàng đi cũng ít hơn nhiều so với trước. Tuy nhiên, do có đầu ra ổn định nên tôi cũng không mấy lo lắng về việc xuất đi”, ông Linh vui vẻ nói.

Còn với ông Nguyễn Văn Chiến ở xã Liêng Srônh, xuất phát điểm từ vài sào đất chuyên canh cà phê từ nhiều năm nay, đến thời điểm hiện tại, vườn của ông được nhiều người biết đến với cách trồng xen cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh

ĐAM RÔNG: Tiềm năng phát triển trồng cây ăn trái

tế cao. Ông Chiến cho hay, trước tình hình giá cả của loại nông sản lâu năm đi xuống, không ổn định, nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Năm 2017, tự tìm tòi, nghiên cứu, ông quyết định đưa giống bơ, sầu riêng, vú sữa, ổi, bưởi da xanh về trồng xen trên diện tích 3 ha đất. Bước sang năm 2020, vườn ổi, vú sữa đã cho thu lứa đầu tiên, mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với trồng thuần cà phê.

“Năm ngoái, ngoài thu nhập từ cà phê thì đó cũng là năm đầu tiên tôi thu bói vú sữa, bơ và ổi. Tổng thu nhập cà phê và cây ăn trái khoảng hơn 150 triệu đồng, chưa trừ chi phí. Việc trồng xen cà phê với cây ăn quả như thế này tôi thấy khá ổn, bởi cà phê xuống thì các loại cây ăn trái đã kéo kinh tế của gia đình tôi lên. Bây giờ trong thôn cũng có nhiều người đến học hỏi để trồng theo”, ông Chiến chia sẻ.

Ông Trương Quốc Khánh, Chủ tịch UBND xã Liêng Srônh cho biết, trên cơ sở xây dựng Đề án cây trồng kém hiệu quả chuyển sang cây trồng có hiệu quả cho năng suất, giá trị cao, những năm qua, địa phương cũng đã kịp thời có những chính sách hỗ trợ giống cây trồng của Nhà nước để Nhân dân chuyển đổi cây

trồng, phát triển kinh tế. Riêng năm 2020, diện tích canh tác sầu riêng trên địa bàn xã là 135 ha, với sản lượng 1.194,15 tấn, bơ 156 ha có sản lượng 987,56 tấn.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đam Rông, hiện toàn huyện có khoảng 181 ha bơ, 527 ha sầu riêng, 350 ha chuối, 131 ha mít và một số cây ăn trái khác mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương.

Ông Nguyễn Văn Chính, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn huyện Đam Rông thông tin: Với điều kiện khí hậu và đất đai tại Đam Rông, việc phát triển cây ăn trái đang là một trong những hướng đi mới mà địa phương thấy có nhiều tiềm năng. Để hỗ trợ cho bà con nhân dân, trong những năm qua, ngoài khuyến khích người dân chuyển đổi, UBND huyện cũng đã có các chương trình hỗ trợ sản xuất, nhằm tập trung đẩy mạnh đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất thông qua việc tái canh, cải tạo giống, sản xuất cà phê bền vững.

Tuy nhiên, để phát triển được cây ăn trái, ông Chính cho rằng, nông dân cần phải sản xuất đảm bảo theo các mô hình sạch như VietGAP, thậm chí xa hơn là GlobalGAP. Có như vậy, các sản phẩm trái cây mới có thể đưa vào các kênh phân phối, tiêu thụ chính thống như siêu thị, được người tiêu dùng đón nhận.

Theo đó, để phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, bền vững trong giai đoạn 2021 - 2025, địa phương định hướng phát triển theo 3 tiểu vùng, đặc biệt tại tiểu vùng 2 gồm xã Liêng Srônh, Rô Men, Đạ R’sal sẽ thâm canh ổn định diện tích cà phê 4.000 ha, năng suất trên 4 tấn/ha; phát triển trồng cây ăn trái như sầu riêng, bơ, bưởi da xanh xen vườn cà phê với diện tích trên 1.500 ha, dâu tằm 300 ha.

“Đặc biệt, địa phương sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để hỗ trợ phát triển cây ăn quả, hỗ trợ lãi suất tín dụng cũng như các điều kiện để thành lập hợp tác xã, hình thành các vùng sản xuất, bởi hợp tác xã sẽ là nơi gắn kết người dân và doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm một cách bền vững. Mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025, huyện Đam Rông sẽ đẩy mạnh tái canh thay thế diện tích cây cà phê già cỗi, năng suất thấp, phấn đấu đạt trên 4 tấn/ha và trồng xen cây ăn trái vào vườn cà phê như mắc ca tại Phi Liêng, Đạ K’Nàng; sầu riêng, bơ, bưởi da xanh ở Rô Men, Đạ R’sal và Liêng Srônh”, ông Chính nhấn mạnh.

Những năm gần đây, một số mặt hàng nông sản chủ lực như cà phê có giá thấp, nên nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Đam Rông đã chủ động tìm hướng đi mới với các loại cây ăn trái như bưởi, sầu riêng, bơ... Cùng với trồng thuần, bà con cũng sử dụng phương pháp trồng xen với các loại cây công nghiệp, hoặc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Nhờ đó, tạo ra giá trị kinh tế ổn định, mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương.

Nhiều người dân trên địa bàn Đam Rông thoát nghèo, có thu nhập ổn định nhờ trồng cây ăn trái.

hóa sang các thị trường Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Malaysia…”, theo đánh của Sở NN&PTNT Lâm Đồng.

Đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng phát triển 3 liên hiệp HTX nông nghiệp đang hoạt động theo Luật HTX năm 2012 với 18 HTX thành viên. Và trong tổng số 297 HTX nông nghiệp thì có 245 HTX hoạt động hiệu quả cao. Hiện đang phát triển 51 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt với tổng diện tích 796,7 ha, trong chăn nuôi heo với quy mô chuồng trại 6 ha.

Cũng theo Sở NN&PTNT Lâm Đồng, những kết quả triển khai theo Luật HTX năm 2012 nêu trên đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các HTX phát huy nội lực, không ngừng củng cố và phát triển, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Lâm Đồng. Trong đó, việc phát triển các hình thức tổ chức sản xuất thông qua HTX đã có những chuyển biến rõ nét, phương pháp quản lý và tổ chức sản xuất từng bước làm thay đổi nhận thức của Nhân dân, để Nhân dân chủ động, tự nguyện hợp tác, đồng thời là đầu mối thu hút các doanh nghiệp tham gia hình thành liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, xã hội và an ninh, quốc phòng trên địa bàn.

Page 10: NGÀY ĐỘC LẬP - baolamdong.vn

NGÀY 2 - 9 - 202110

UÔNG THÁI BIỂU

Nằm giáp ranh thành phố Đà Lạt, Đức Trọng thể hiện vị trí đắc địa. Các huyết mạch giao

thông lớn đều đi qua huyện như Quốc lộ 20 nối với TP Hồ Chí Minh; Quốc lộ 27, 27B nối Nha Trang, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk; cao tốc Liên Khương - Đà Lạt trong tương lai sẽ nối thẳng về Dầu Giây - Đồng Nai; Quốc lộ 28B nối với Bình Thuận; rồi Cảng Hàng không quốc tế Liên Khương. Với vị trí đó, Đức Trọng nằm trên tuyến giao thương quan trọng của tỉnh Lâm Đồng kết nối với miền Trung - Tây Nguyên và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phát huy lợi thế, cùng với sự năng động, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền, sự cần cù, chịu khó của người dân nơi đây, những năm qua, diện mạo Đức Trọng ngày càng “thay da đổi thịt”. Huyện này đã trở thành trung tâm kinh tế, thương mại có sức chi phối toàn khu vực phía Bắc Lâm Đồng và ngày càng thể hiện rõ nét sự năng động của mình. Nêu ví dụ để thấy sự phát triển vượt bậc của vùng đất này là thị trường địa ốc của thị trấn Liên Nghĩa (Đức Trọng) có chỗ còn cao hơn các thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc. Kinh doanh hàng hóa, đặc biệt là các dịch vụ nông nghiệp, giao thông tại huyện cũng khá phong phú, hoạt động thương mại sôi động khi đảm nhận vai trò trung chuyển. Các loại dịch vụ, các đại lý thu mua, các cơ sở, công ty chế biến nông sản của Đức Trọng phát triển dàn đều trong địa bàn toàn huyện, chi phối toàn diện các vùng nguyên liệu, tạo thuận lợi cho sản xuất và đời sống của người dân...

* * *Trao đổi với chúng tôi, đồng chí

Nguyễn Ngọc Phúc - Bí thư Huyện ủy Đức Trọng phân tích khái quát về những nét nổi bật trong việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng huyện nông thôn mới, các bước đột phá, tăng tốc ở Đức Trọng. Theo đó, thành tích thể hiện rõ trên một số lĩnh vực như: Cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp và kinh tế nông thôn có bước chuyển dịch quan trọng, tạo năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cao; đã hình thành một số vùng sản xuất nguyên liệu nông nghiệp tập trung chuyên canh theo hướng công nghệ cao, phục vụ công nghiệp chế biến. Việc tiêu thụ sản phẩm bước đầu gắn kết được giữa sản xuất với chế biến, dịch vụ, góp phần tạo ra giá trị sản phẩm hàng hóa ngày càng tăng. Bên cạnh đó, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ và thu hút đầu tư trong và ngoài nước tăng mạnh, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng tỷ trọng các ngành động lực trong cơ cấu kinh tế; đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và phục vụ đời sống...

Một trong những thành công của Đức Trọng, chính là việc phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng đầu tư thâm canh các loại cây trồng và chuyển dịch mạnh sang sản xuất rau, hoa. Tính đến đầu năm 2021, trên địa bàn huyện có hơn 9.405 ha

sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao (NNCNC). Các dự án NNCNC tập trung được thu hút vào Khu sản xuất NNCNC Phú Hội với hơn 100 ha; Khu sản xuất NNCNC Phú An với diện tích trên 300 ha; Khu Công nghiệp - Nông nghiệp Tân Phú với trên 200 ha. Hiện tại, 88% diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện được cơ giới hóa từ khâu làm đất đến gieo trồng, thu hoạch. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trên 242 triệu đồng/ha/năm; trong đó, đặc biệt có mô hình hoa nhà kính đạt trên 2 tỷ đồng/ha/năm. Toàn huyện đã có 485 ha của 43 đơn vị được cấp Giấy chứng nhận VietGAP, trong đó có 4 đơn vị sản xuất được cấp Giấy chứng nhận “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Có trên 4.000 hộ sản xuất nông nghiệp cá thể (bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi) đã tham gia vào quy trình này. Đức Trọng cũng tập trung đẩy mạnh khuyến công với 1.455 đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực như: chế biến nông sản, phân bón; phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với nguyên liệu địa phương như khai thác, chế biến vật liệu xây dựng, gỗ, đồ uống, cơ khí, thủ công mỹ nghệ, điện gia dụng. Tại Khu Công nghiệp Phú Hội đã có 32 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn gần 2.000 tỷ đồng và gần 4 triệu USD/59,7 ha. Ngoài ra, huyện cũng đang phối hợp với các ban, ngành kêu gọi thu hút đầu tư hạ tầng và đầu tư sản xuất nông nghiệp từ tổ chức JICA (Nhật Bản) để phát triển Khu Công - Nông nghiệp Tân Phú.

Là một trong những nhà đầu tư có mặt sớm tại Đức Trọng, ông Hiroshi Kasai - Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Đà Lạt - Nhật Bản, bày tỏ: “Môi trường đầu tư tại huyện Đức Trọng, Lâm Đồng rất thông thoáng, thuận lợi. Tôi đến

đây đã nhiều năm, và cảm nhận vùng đất này có những phát triển vượt bậc; hạ tầng và các loại dịch vụ phát triển nhanh, tạo điều kiện rất tốt cho các nhà đầu tư. Tôi chỉ góp ý riêng, nên tách hẳn khu vực sản xuất ra khỏi khu dân cư thì sẽ tốt hơn trong tương lai...”.

Bên cạnh các công ty, trang trại, các hộ nông dân tại Đức Trọng lâu nay cũng đã làm quen với sản xuất các loại nông sản cao cấp xuất khẩu và nhiều hộ đã nổi lên trong việc ứng dụng công nghệ mới, đưa lại giá trị cao cho nông phẩm. Rất nhiều hộ tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất. Anh Nguyễn Thanh Trường tại xã Tân Hội - xã thí điểm quốc gia xây dựng mô hình nông thôn mới, cho biết: Với 2.500 m2 đất xây dựng nhà kính, gia đình anh liên kết với Hợp tác xã Tiến Huy, sản xuất luân phiên các loại rau, củ, quả. Hợp tác xã cung cấp giống, chuyển giao kỹ thuật, hộ gia đình cung ứng cho hợp tác xã toàn bộ sản phẩm sau thu hoạch. Theo anh Trường, đây là cách làm mang lại giá trị ổn định và hiệu quả. Tại xã Tân Hội, việc phát triển NNCNC bước đầu đã thu được kết quả với 8 mô hình hàng chục ha rau, hoa và cây giống; các trang trại nuôi ba ba, ếch, bồ câu cao sản,

trồng chuối Laba, nấm mèo xuất khẩu. Tại xã Hiệp An thì phần lớn diện tích sử dụng trồng hoa thương phẩm, xã Liên Hiệp phát triển chăn nuôi tập trung; các xã Phú Hội, Bình Thạnh, Ninh Gia... chuyển sang trồng cà phê Catimo giống mới thay cho những giống cũ thoái hóa, giá trị kinh tế thấp. Năm xã vùng Loan phát huy tiềm năng đất đai và đồng cỏ tự nhiên, vừa phát triển cây cà phê, chè, chanh dây, rau, hoa vừa tập trung nuôi gia súc lớn. Thay đổi cách làm ăn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và mùa vụ, lựa chọn những loại cây trồng, vật nuôi phù hợp và mang lại giá trị cao là điều mà từ lâu chính quyền và người dân Đức Trọng trăn trở và đã tìm được hướng đi đúng. Ví như Đạ Quyn, một xã từng được coi là nghèo nhất huyện, nơi có tới 83% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Vào thời điểm phát động xây dựng nông thôn mới năm 2011, mức thu nhập bình quân 10 triệu/người/năm, tỉ lệ hộ nghèo chiếm 48% thì thời điểm tháng 8/2018, khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, mức thu nhập bình quân đã lên tới 35 triệu và chỉ còn 6% hộ nghèo. Đạ Quyn và cả năm xã vùng Loan ngày xưa là vùng sâu, đói nghèo và lạc hậu,

nay trở thành một vùng quê trù phú. Đổi thay đến ngỡ ngàng, là điều mà chúng tôi cảm nhận khi chứng kiến về vùng đất này trong hành trình vài chục năm qua...

Lãnh đạo huyện Đức Trọng cho biết, trong thời gian tới, tỉnh và huyện sẽ tập trung đầu tư xây dựng chợ nông thôn tại nhiều xã, cụm xã và lập chợ đầu mối, sàn giao dịch nông sản tại nhiều địa bàn trong huyện. Bước đi này thành công sẽ còn mở ra cho doanh nghiệp, chủ trang trại và người dân thêm nhiều cơ hội mới.

* * *Bí thư Huyện ủy Nguyễn Ngọc

Phúc, trong câu chuyện với chúng tôi về hướng mở của địa phương, đã nói: “Phát huy truyền thống cách mạng, với nội lực và tiềm năng, Đức Trọng đã tạo nên sức bật mới trên lộ trình phát triển. Hướng đi tới của Đức Trọng là phát triển thành một đô thị giáp ranh, một vệ tinh quan trọng của thành phố Đà Lạt. Trên bản đồ quy hoạch mở cho hướng phát triển mới của vùng Nam Tây Nguyên, trong tương lai khi Đà Lạt sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thì lúc đó Đức Trọng cũng sẽ là một phân khu quan trọng trong đô thị lớn ấy. Đức Trọng hội đủ các điều kiện phát triển. Chiến lược đã được vạch sẵn, tỉnh và huyện đang từng bước thực thi dần các yếu tố đặt nền tảng cơ sở”. Theo đồng chí Nguyễn Ngọc Phúc, để làm được điều đó, ngay từ thời điểm này, huyện đang tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình trọng tâm, công trình trọng điểm của tỉnh có liên quan đến địa phương và các chương trình, công trình của huyện nhằm tạo nên sự bứt phá, tăng tốc trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đặt tiền đề xây dựng Đức Trọng trở thành huyện công nghiệp trong thời gian tới. Tuy nhiên, cũng theo lãnh đạo huyện, trên tiến trình phát triển theo hướng hiện đại, trong bước chuyển mình quan trọng này, Đức Trọng đang phải đối diện với không ít khó khăn. Đó là quỹ đất ngày càng giảm trong khi lực hút các dự án đầu tư, yêu cầu phát triển hạ tầng trên địa bàn đang cao. Việc tiến hành xây dựng kết cấu hạ tầng mới, dự án mới sẽ phải tiến hành giải tỏa, thu hồi mặt bằng, đền bù và giải quyết đời sống cho hàng chục, hàng trăm hộ dân. Vấn đề môi trường đang báo động, nhất là đối với các tụ điểm khai thác khoáng sản trái phép chưa vãn hồi trật tự. Rừng vẫn bị tàn phá. Môi trường nhân văn cũng bị ảnh hưởng bởi tệ nạn xã hội có chiều hướng tăng. Đời sống người dân, nhất là một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu còn thấp. Bí thư Huyện ủy Đức Trọng nhấn mạnh thêm: “Phát triển kinh tế - xã hội nhưng không phải bằng mọi giá mà phát triển trong thế bền vững, trong sự đồng thuận xã hội với việc đặt lợi ích của mai sau, của người dân lên hàng đầu là yêu cầu quan trọng và cấp bách”.

Thiết nghĩ, để làm được điều đó, đòi hỏi sự tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm cao của cấp ủy, chính quyền, sự đồng lòng của Nhân dân trên vùng đất năng động và tươi đẹp dưới chân ngọn núi Voi lịch sử.

Vùng đất năng độngVùng đất năng động

Khách miền xa đến với Lâm Đồng theo đường hàng không sẽ xúc cảm đến nao lòng khi máy bay nghiêng cánh đáp xuống phi trường Liên Khương trên địa bàn huyện Đức Trọng. Một vùng núi đồi miên man, dòng sông len lỏi qua những cánh rừng, phố thị sầm uất, những buôn làng sơn cước thanh bình với vườn nương mát mắt. Đức Trọng hiện lên với hình ảnh tràn căng sức sống. Vùng quê ấy xứng đáng được Chính phủ công nhận là huyện nông thôn mới sau nhiều năm nỗ lực không ngừng...

dưới chân núi Voi

Chế biến rau công nghệ cao tại Đức Trọng.

Tuyến đường cao tốc Liên Khương - Đà Lạt chạy qua huyện Đức Trọng.Tuyến đường cao tốc Liên Khương - Đà Lạt chạy qua huyện Đức Trọng.

Page 11: NGÀY ĐỘC LẬP - baolamdong.vn

11 NGÀY 2 - 9 - 2021

VIỆT QUỲNH

Ngay trong chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2021 diễn ra từ

đầu tháng 6 đến cuối tháng 8, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Lâm Đồng đã chỉ đạo các huyện, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc triển khai các hoạt động hỗ trợ công tác chuẩn bị cho năm học mới. Cụ thể, Đoàn cơ sở toàn tỉnh đã tổ chức sơn sửa, dọn vệ sinh, sửa chữa bàn ghế hư hỏng tại 56 trường học trên địa bàn. Hội đồng Đội cùng Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh đã đến thăm và tặng quà cho thiếu nhi tại các gia đình khó khăn, động viên các em cố gắng chuẩn bị cho năm học mới... Anh Trần Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Lâm Đồng cho biết, các hoạt động chăm lo, hỗ trợ cho học sinh trước thềm mỗi năm học mới là việc làm thường xuyên của các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh. Trong đó, chú trọng phối hợp với ngành giáo dục các cấp rà soát, phân loại và nắm rõ số lượng học sinh bỏ học, có nguy cơ bỏ học để chủ động xây dựng kế hoạch

Chăm lo cho đàn em đến trường

tuyên truyền, vận động, giúp đỡ các em trở lại trường. Đồng thời, chủ động tìm kiếm, huy động các nguồn lực để giúp đỡ thiếu nhi đến trường. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, các hoạt động cao điểm “Vì đàn em thân yêu” diễn ra từ đầu tháng 8 đến nay đã được giao cho các Đoàn cơ sở, tùy vào điều kiện cụ thể để chủ động phối hợp thực hiện.

Tại huyện Di Linh, chị Lê Thị Đào Loan - Bí thư Huyện đoàn cho biết: Nhằm cụ thể chương trình “Vì đàn em thân yêu”, hỗ trợ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, Huyện đoàn đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội đồng Đội huyện Di Linh trao 215 bộ sách giáo khoa, hơn 100 quyển vở, cùng quần áo, đồ dùng học tập cho các em học sinh xã Đinh Trang Hòa, Tân Lâm, Gia Bắc, Sơn Điền; trao tặng 3 chiếc xe đạp cũ kèm 3 đàn gà, trị giá mỗi đàn 250 nghìn đồng cho 3 học sinh nghèo, khó khăn của Trường Tiểu học Lam Sơn, thị trấn Di Linh. Qua việc trao tặng các đàn gà, mong muốn các em và gia đình chăm sóc, cải thiện bữa ăn gia đình. Đồng

thời, trao hơn 30 suất học bổng cho các em học sinh vượt khó học giỏi tại xã Tân Thượng và Đinh Trang Thượng. Các phần quà nhằm kịp thời động viên, chia sẻ phần nào khó khăn của các em trước thềm năm học mới 2021-2022, giúp các em thêm vững vàng đến lớp.

Tương tự, tại huyện Cát Tiên, hơn 200 bộ sách giáo khoa, vở và đồ dùng học tập cũng được kịp thời huy động, trao tặng cho các em học sinh nghèo, con em của gia đình chính sách trên địa bàn huyện sẵn sàng bước vào năm học mới.

Bên cạnh đó, các cơ sở đoàn trong tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả việc nhận chăm sóc, đỡ đầu

thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt. Năm 2020, có hơn 2.360 trẻ em được giúp đỡ với số tiền gần 1,2 tỷ đồng. Tháng 4/2021, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh đã tổ chức lễ tiếp nhận 2 tỷ đồng cho Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Lâm Đồng từ Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn - Đại Ninh. Ngay sau khi tiếp nhận, Ban tổ chức đã trao 500 suất học bổng, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang sinh hoạt, học tập tại các trường và các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Lạt.

Từ đầu năm 2021 đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn phối hợp

với Ban Liên lạc cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam phía Nam đã tổ chức xây dựng 4 “Thư viện khuyến học” tại 4 huyện, thành phố, gồm thành phố Đà Lạt, huyện Đam Rông, huyện Lạc Dương và huyện Di Linh, với 3.000 đầu sách, tạo điều kiện cho thanh, thiếu nhi có thêm điều kiện học tập.

Năm học 2021 - 2022, với chủ đề “Thiếu nhi Lâm Đồng học tốt, chăm ngoan, vui khỏe, an toàn”, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, Hội đồng Đội tiếp tục đổi mới, linh hoạt phương thức trong triển khai các phong trào, chương trình, hoạt động Đội cho thiếu nhi phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19; tổ chức các hoạt động hỗ trợ thiếu nhi học tập, rèn luyện trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp; chăm lo, giúp đỡ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là thiếu nhi bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 thông qua chương trình “Chia sẻ cùng em thơ, chung tay vượt qua đại dịch” phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Trong đó, tập trung các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhi phải cách ly tại các cơ sở y tế, thiếu nhi là con em thanh niên, công nhân, người lao động tại các địa phương có dịch; con em của cán bộ, chiến sỹ, y, bác sỹ, lực lượng tình nguyện trên tuyến đầu chống dịch.

Năm học mới 2021-2022 tại Lâm Đồng dự kiến sẽ bắt đầu từ trung tuần tháng 9, giữa nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Nhằm chia sẻ phần nào những khó khăn đó, các cấp bộ Đoàn trên toàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ cho học sinh sẵn sàng bước vào năm học mới.

Đoàn viên, thanh niên sơn sửa công trình “Sân chơi cho em” tại các trường học.

Kết thúc một năm học với ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng tỉnh Lâm Đồng đã đạt nhiều thành tích đáng trân trọng. Năm học 2021 - 2022 tiếp tục có những thách thức như dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, chương trình giáo dục phổ thông mới triển khai cả bậc học tiểu học và THCS…

MINH ĐẠO

Nhiều bài học quý từ sự đầu tư và những thành quảNgày 27/8/2021, báo cáo thực hiện

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của tỉnh Lâm Đồng, trong đó lĩnh vực giáo dục, đào tạo (GDĐT), UBND tỉnh đánh giá: Cơ sở vật chất trường lớp tiếp tục đầu tư, đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập; trang thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng nhu cầu của ngành; số vốn đầu tư đã bố trí cho ngành giáo dục năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, chi đầu tư, phát triển năm 2020 là 472,221 tỷ đồng/93 công trình, chiếm 16,8%; năm 2021 là 519,5 tỷ đồng/73 công trình, tỷ lệ 15,5% kế hoạch đầu tư toàn tỉnh. Chi sự nghiệp năm 2020 là 3.373,3 tỷ đồng, chiếm 38,3% tổng chi ngân sách tỉnh; năm 2021 là 3.834,622 tỷ đồng, chiếm 24,3% tổng chi ngân sách tỉnh. Tính đến tháng 5/2021, toàn tỉnh có 509/621 trường công lập (tỷ lệ 81%) đạt chuẩn quốc gia, vượt chỉ tiêu Nghị quyết X của Đảng bộ Lâm

Giáo dục, đào tạo Lâm Đồng trước năm học mới

Đồng, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được bồi dưỡng thường xuyên, vững vàng về tư tưởng, chính trị; có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới của ngành, trong đó giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là 82,8%, theo Luật Giáo dục năm 2019. Năm học 2020 - 2021, Lâm Đồng có thêm 6 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.

Với sự quan tâm đầu tư tích cực đó, chất lượng, hiệu quả GDĐT Lâm Đồng nâng lên theo hướng toàn diện, thực chất. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi và số học sinh của tỉnh tham dự các kỳ thi quốc tế, quốc gia tiếp tục tăng (107 học sinh đạt thành tích xuất sắc tại các cuộc thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia và quốc tế). Năm 2020,

toàn tỉnh đã đạt 12/12 huyện, thành phố phổ cập giáo dục, xóa mù chữ mức độ 2. Một điểm sáng của ngành GDĐT Lâm Đồng năm 2021 là tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT, vừa đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế và các quy định phòng, chống dịch bệnh COVID-19; vừa đạt kết quả cao, tỷ lệ 99,64% thí sinh được công nhận tốt nghiệp (tăng 0,1% so với năm học 2019 - 2020). Lâm Đồng là tỉnh có điểm thi tốt nghiệp so sánh với điểm trung bình cuối năm lớp 12 của học sinh có 6/9 môn đứng vị trí thứ 10 toàn quốc.

Năm học mới thách thức và thành tích mới Theo Giám đốc Sở GDĐT Phạm

Thị Hồng Hải, căn cứ 9 nhóm nhiệm vụ, 5 giải pháp Bộ GDĐT chỉ

đạo trong năm qua, cùng tình hình thực tiễn địa phương, Sở GDĐT đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp công tác dự kiến triển khai thực hiện trong năm học 2021 - 2022. Trước hết, quán triệt và xây dựng các giải pháp thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2021 theo nghị quyết, quyết định của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh. Mặt khác, tập trung rà soát, thực hiện quy hoạch, phát triển mạng lưới trường học; khắc phục tình trạng quá tải học sinh tại các thành phố; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường học. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, sửa chữa, nâng cấp hoặc xây mới trường và điểm trường… Sở GDĐT sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chủ động thực hiện các giải pháp, phương pháp, hình thức dạy và học phù hợp với các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GDĐT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung, chương trình theo quy định. Đó còn là, tập trung thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao chất lượng GDĐT; đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy - học, ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới kiểm tra, đánh giá. Tiếp tục thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục và hoạt động tự đánh giá tại các cơ sở giáo dục; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ gắn với xây dựng và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

Năm học 2021 - 2022 là năm thứ 2 thực hiện Chương trình GDPT năm 2018 đối với lớp 1 và năm đầu tiên đối với lớp 2, lớp 6. Ngành GDĐT Lâm Đồng xác định đảm bảo chất lượng hiệu quả, chuẩn bị các điều kiện triển khai thực hiện chương trình đối với các lớp tiếp theo; tiếp tục triển khai bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo lộ trình; chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo trong việc thực hiện chương trình GDPT. Để đáp ứng phù hợp với đổi mới, tăng cường thực hiện quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị của nhà trường; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, tư vấn tại các cơ sở giáo dục, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gắn với nhiệm vụ đổi mới giáo dục; hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật; hoạt động trải nghiệm sáng tạo; tổ chức dạy học tích hợp, dạy học theo chủ đề, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học... Và đó còn là đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, ngăn chặn, xử lý nghiêm những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động giáo dục, đào tạo trong và ngoài nhà trường. Những giải pháp đồng bộ và hữu cơ của sự phát triển GDĐT đó còn là thực hiện hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng, cải cách hành chính…

Kết quả cao của Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 sẽ là động lực để Lâm Đồng vươn lên trong năm học 2021-2022.

Page 12: NGÀY ĐỘC LẬP - baolamdong.vn

NGÀY 2 - 9 - 202112

MINH ĐẠO

Ước đạt hơn 63%kế hoạch của năm 2021 “Làn sóng đại dịch COVID-19

lần thứ 4 bùng phát và lây lan nhanh trên cả nước đã tác động tiêu cực đến ngành du lịch. Đa số các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực du lịch tạm ngừng hoạt động kinh doanh, một số doanh nghiệp giải thể hoặc rút giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa”, đó là một trong những nhận định của UBND tỉnh Lâm Đồng vào cuối tháng 8/2021. Cũng thông tin từ UBND tỉnh, tổng khách du lịch đến Lâm Đồng năm 2021 ước đạt 2.493 ngàn lượt, đạt 62,32% kế hoạch năm, giảm 27% so cùng kỳ. Trong đó, khách qua lưu trú ước đạt 2.173 ngàn lượt, đạt 54,1% kế hoạch, giảm 40,5%; khách quốc tế ước đạt 16.889 lượt, đạt 11,3% kế hoạch, giảm 85,9%.

Cũng như các địa phương trong cả nước, dịch bệnh COVID -19 đã ảnh hưởng mạnh đến kế hoạch phát triển chung của tỉnh Lâm Đồng và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là lĩnh vực du lịch, dịch vụ, thương mại... Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo

công tác phòng, chống dịch, UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo tạm dừng các dịch vụ kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh từ ngày 17/8/2021. Tính đến ngày 30/8/2021, số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng cho biết, toàn tỉnh có 1.550 doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, tập trung chủ yếu thuộc các lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn, vận tải, giáo dục... Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg Chính phủ về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, riêng đối với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có 21 người được hỗ trợ gần 78 triệu đồng; hỗ trợ 265 hộ kinh doanh (trong đó có lĩnh vực du lịch, dịch vụ) với tổng số tiền đã chi 795 triệu đồng; hỗ trợ vay vốn trả lương phục hồi sản xuất cho người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không,

du lịch, dịch vụ lưu trú, đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có một doanh nghiệp với 407 lao động, mức đã thực chi trên 1,5 tỷ đồng...

Dự kiến tăng trên 103%khách lưu trú năm 2022Năm 2022 là năm thứ 2 tỉnh

thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025) theo Nghị quyết XI của tỉnh Đảng bộ, Lâm Đồng dự báo kinh tế phục hồi chậm, lĩnh vực du lịch, dịch vụ, thương mại, xuất khẩu... tiếp tục gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19... Trên cơ sở ước đạt kết quả thực hiện kế hoạch năm 2021 cùng với định hướng từ nghị quyết của tỉnh, chỉ tiêu Lâm Đồng dự kiến về tốc độ tăng trưởng GRDP (theo giá so sánh năm 2010) tăng từ 6,5-7,5%; trong đó, khu vực dịch vụ tăng cao nhất, từ 7,6-8,9%. Cơ cấu kinh tế khu vực dịch vụ cũng chiếm cao nhất, từ 40-40,1%. GRDP bình quân đầu người đạt từ 74,2-74,9

triệu đồng/người. Riêng lĩnh vực du lịch, tổng lượt khách đăng ký qua lưu trú 5.000 ngàn lượt, tăng 103,1% so với năm 2021; trong đó, khách quốc tế 150 ngàn lượt, tăng 787,6% so với năm 2021.

Để thực sự khởi sắc bức tranh du lịch trên địa bàn tỉnh, dĩ nhiên cần nhiều yếu tố: thiên thời, địa lợi và những kế hoạch, các giải pháp và mức độ triển khai thực hiện của Lâm Đồng. UBND tỉnh cho biết, thực hiện cơ cấu lại ngành du lịch lấy chất lượng làm trọng tâm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến du lịch, kết nối du lịch trong nước và quốc tế để phục hồi hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ sau khi đã kiểm soát được dịch bệnh COVID-19; nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch gắn với phát triển kinh tế về đêm (thí điểm tại thành phố Đà Lạt). Xây dựng chương trình kích cầu du lịch tại chỗ “Người địa phương đi du lịch địa phương”. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để kích cầu du lịch

ngay sau khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu, điểm du lịch chất lượng cao như: nâng cấp, mở rộng dự án Khu Du lịch thác Bobla ở huyện Di Linh; các khu du lịch ở Đà Lạt như: Thung lũng Tình Yêu, thác Prenn và một số dự án tại Khu Du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm,... Một số công trình trọng điểm có tác động đến phát triển ngành du lịch sẽ ưu tiên tập trung đầu tư, đẩy nhanh tiến độ như đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc; khu đô thị, thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh; dự án Khu Du lịch Đankia - Suối Vàng; khu trung tâm Hòa Bình; các bãi đậu xe tại các cửa ngõ ra vào thành phố Đà Lạt. Dĩ nhiên, cùng đó là các kế hoạch, giải pháp đồng bộ và toàn diện về phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh...

Tỉnh Lâm Đồng cũng xác định: “Phát triển mạnh khu vực dịch vụ theo hướng hiện đại, nhất là các dịch vụ có lợi thế, giá trị gia tăng cao, như: du lịch, bán buôn, bán lẻ các mặt hàng nông sản; phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, có giá trị gia tăng cao và khả năng cạnh tranh, như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính - viễn thông”.

Ngành Du lịchhướng tới sự phục hồiLà địa phương có nhiều ưu thế và tiềm năng, nhưng trước sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 dẫn đến ngành Du lịch Lâm Đồng có tăng trưởng sụt giảm. Và, liệu bức tranh du lịch của tỉnh Lâm Đồng có khởi sắc thời gian tới đây, đặc biệt năm 2022, bởi đó là năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết lần thứ XI của tỉnh Đảng bộ?

Hy vọng “trái tim của Đà Lạt”- hồ Xuân Hươngsẽ rộn ràng du khách.

Page 13: NGÀY ĐỘC LẬP - baolamdong.vn

NGÀY 2 - 9 - 2021 13

MAI VĂN BẢO

Từ chốn rừng thiêng, trập trùng núi của miền đất huyền ảo, những bài kể khan, sử thi, dân ca, dân

vũ ra đời hòa cùng điệu chiêng, nhịp trống, điệu rơkel, m’buốt... Người Tây Nguyên có thể một mình lang thang đi tìm lời ru nguồn cội, rong chơi tháng ngày trong mùa lữ hành. Trong những mùa đi, mùa ở, họ đều cất lên những lời tình tự.

Chiều, qua huyện Đơn Dương, Lâm Đồng, được ngắm nhìn sắc màu những ruộng lúa không gieo cùng vụ, khói đốt đồng vương vấn trên dãy Pơtơu Gớp. Đi hết cánh đồng dưới chân núi thiêng, thoáng nghe điệu ơ đó lẩn trong gió chiều. Lần theo điệu hát, tôi tìm đến nhà già Ya Loan, bên hiên nhà, bà Ma Wy, vợ ông, đang thả hồn trong điệu hát vui. Bà bảo, ơ đó là một trong những điệu hát đặc trưng của người Chu Ru, có tiết tấu nhanh, vui vẻ. Lời ca thiên về tình yêu giữa con người, tình yêu sông suối, núi rừng và chim muông. Lúc lên rẫy, khi về đồng, người Chu Ru thường vừa đi vừa hát điệu ơ đó. “Người Chu Ru có rất nhiều điệu hát, nào ha ri, ka tha, cho hea... Mỗi điệu được cất lên trong những sự kiện theo quy ước từ ngàn xưa”, bà Ma Wy nói.

Có hàng ngàn bài hát do người Chu Ru tự sáng tác lời, với những điệu hát chính như bà Ma Wy kể. Trong đó, ha ri là điệu hát phổ biến. Điệu hát này thường dùng

để hát đối, nhưng cũng không ai trách phạt khi ngâm nga một mình. Trong đám cưới, nhà chồng muốn gửi gắm chàng trai về bên vợ, mẹ hoặc bà chàng trai sẽ hát điệu ha ri kể chuyện xưa của chàng và nói lời gởi gắm, dặn dò; mẹ hoặc bà cô gái sẽ hát lời đối đáp. Điệu hát này cũng để khuyên bảo nhau trong vài trường hợp, hoặc già làng thường dùng để kể chuyện xưa, kể khan để tiễn đưa một linh hồn về với rừng Yàng. Còn ka tha là điệu hát về mùa màng; các già làng thường truyền miệng theo điệu này để cho con cháu dễ ghi nhớ lịch của mùa vụ và điệu hát chia buồn cho hea. Trải qua bao dâu bể của lịch sử tộc người, những điệu hát ấy vẫn còn truyền tụng.

Hình ảnh khắc khoải, khó xóa nhòa trong tâm tưởng khi ai đó từng đến, từng ở với tộc người Chu Ru. Chiều buông, ngoài hiên nhà, ngược ánh mặt trời, cụ già cất giọng trầm ấm kể khan, đôi mắt nhìn không mặc định; sơn nữ cất điệu ơ đó lúng liếng gọi bạn tình.

Với dân tộc K’Ho, lời trong yal yau (hát truyện), nrí (dân ca) mộc mạc hơn, lối ví luôn gần gũi với đời sống, thiên nhiên và không gian buôn làng. Từ thuở đong đưa trên lưng mẹ lên rẫy, lên nương, những đứa trẻ “da nâu, mắt sáng” đã được nghe những lời ryou anặh (điệu ru con) ngọt ngào của mẹ. Đến tuổi cập kê, những chàng trai, cô gái miền sơn cước đã tiếp nối lối hát giao duyên, đối đáp; biết thổi kèn môi, m’buốt để tìm bạn kết đôi; biết chơi cồng chiêng, dân vũ để hòa vào cộng

đồng. Khi có con, có cháu, họ tiếp lối hát mời khách và đêm đêm bên bếp lửa nồng nàn men rượu cần, họ hát kể chuyện cho cháu con và dòng tộc. Những bài yal yau, nrí cứ thế trao truyền tự nhiên từ đời này sang đời khác.

Đêm trăng thanh, đại ngàn vào giấc, cô gái K’Ho đến tuổi cập kê cất tiếng gọi mời: “Hãy đi cùng em nơi rừng Tơrlang/ Hái măng rừng Tơrlao...”. Sau những cuộc hẹn hò lãng mạn, cô gái sẽ trao chiếc kòng tê (vòng) hẹn ước cho chàng trai mà cô đã ưng bụng. Khi mùa màng thu hoạch xong, sơn nữ đề đạt chuyện “bắt chồng” với cha mẹ và cậu, để soạn lễ đi “xin cái xà-gạt” về cho con gái. “Xưa, những hôm lên rẫy, đi hái rau rừng, sau những lời lah long thắm thiết, những chàng trai, cô gái đã ưng bụng nhau, không ngần ngại trao vòng thề hẹn. Lah long là lời nói êm ái, tình tứ; thường để trai gái trao lời hẹn ước”, bà K’Brang, người hát dân ca K’Ho nổi tiếng dưới chân Bidoup, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng giãi bày.

Trong lễ tơm bau (cưới hỏi) của người K’Ho, tôi từng nghe bà của chú rể hát câu dặn dò: “Làm bẫy phải hỏi thần núi/ Ăn rừng phải hỏi bon (buôn) làng/ Tìm vợ, tìm chồng phải hỏi mẹ cha”. Khi đưa chú rể về nhà vợ sinh sống, bà cất điệu nrí nhắn gửi: “Đường ngay thẳng ta mới đi/ Đường cong quẹo ta phải tránh/ Theo tục lệ tổ tiên để lại/ Khớp trên khớp dưới phải hợp...”. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, trước hết, yal

yau là kể chuyện xưa, khi nào có vần và diễn xướng theo lối ngâm nga thì mới mang tính thơ - nhạc dân gian. Có thể coi yalyau là hình thức tiền âm nhạc. Còn nrí hay ndrí là văn vần nói chung của đồng bào bản địa Nam Tây Nguyên.

Đêm, buôn làng người Chu Ru ở Diom A, huyện Đơn Dương, nhịp chiêng ba quyện trong điệu rơkel tấu khúc T’rumpô khúc thức trong nhịp điệu mời thần; Păhgơnăng tưng bừng, hối hả mời mọi người nhập cuộc; Arya gợi mở cuộc vui vào đêm bất tận... “Tamya là múa. Còn Arya, T’rumpô, Păhgơnăng, Dămtơra là các vũ điệu. Đối với người Chu Ru, trong các sự kiện có tính cộng đồng, cộng cảm, không thể thiếu các điệu Tamya trên nền nhạc của trống (sơgơr), đồng la (sar), rơkel (kèn bầu). Đó là lễ thức quan trọng trong đời sống tâm linh, văn hóa cộng đồng người Chu Ru”, nghệ nhân Ma Bio mở lời.

Người Chu Ru xem Arya là vũ điệu dành cho các cuộc vui, điệu Dămtơra kết nối gái-trai, T’rumpô được coi là vũ điệu thiêng. Một bài hoàn chỉnh trong lễ hội như Arya, T’rumpô phải có sự kết hợp giữa tiếng cồng, tiếng chiêng, trống và kèn bầu. Lửa bập bùng, bà Ma Tham trải lòng qua những điệu rơkel thao thiết, nào điệu ru con đong đưa, trìu mến; điệu tiễn đưa nỉ non, day dứt... Quả thực, trên nhạc cụ sáu ống tre gắn vào quả bầu khô là một thế giới siêu thực, nhưng rất đời. Ðó là những câu chuyện, tiếng lòng được tỉ tê bằng thanh âm da diết.

Người Chu Ru có dàn chiêng ba, còn người K’Ho, Mạ, Mnông là dàn chiêng sáu. Đôi khi họ tấu chiêng đôi, diễn chiêng ba theo cảm hứng. Theo nghệ nhân K’Bes, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng: “Mỗi vị trí trong bộ sáu thang âm đều có âm và tiết tấu riêng. Ching me (chiêng mẹ) giữ nhịp tấu gọi dàn chiêng giao hòa. Muốn đánh được chiêng, phải nhạy cái tai, dẻo cái tay, cái tâm phải thổn thức với rừng Yàng”. Mỗi điệu chiêng, kèn bầu, tiếng trống của người Tây Nguyên đều gửi gắm một thông điệp với thần linh, với rừng xanh, với cộng đồng trong chính không gian thiêng của buôn làng. Mối giao cảm giữa con người và các đấng vô hình được thiết lập qua từng khúc thức âm nhạc, điệu vũ, được cộng đồng quy định nghiêm ngặt về phương thức diễn tấu và diễn xướng.

Đến Tây Nguyên là hòa vào không gian văn hóa đại ngàn. Tiếng cồng, tiếng chiêng cũng thay lời người tình tự. Điệu yal yau, nrí đôi khi lắng như sông mẹ Krông Ana, trầm hùng như sông cha Krông Knô; lúc bát ngát như thảo nguyên M’Đrắc, khi mải miết lên tận đỉnh Chư Yang Sin hay núi Mẹ Langbiang.

Đêm, trong không gian buôn làng, dưới những mái nhà rông, nhà dài, bếp lửa được thắp lên, men rừng đã ngấm, người già hát kể yal yau, người trẻ buông lời lah long, tam pớt tình tự, đắm say. Và những đêm khan vẫn được người Tây Nguyên kể thâu đêm rạng ngày, có khi đến mấy chục đêm mới hết.

Khúc tự tình

Qua những tháng gió, mùa đi, những bước chân phiêu lãng, phóng khoáng như tiếng trống già làng Tây Nguyên tạm nương náu không gian buôn làng. Bên sườn đồi cha cất lời của núi, bên hiên nhà mẹ hát điệu yal yau, gái trai buông lời lah long tình tự. Cung thanh, cung trầm đong đưa trao gửi, cầu mong và mời gọi.

miền sơn cước

Cồng chiêngvà vũ điệu đại ngàn.

Vũ điệu Arya huyền thoạiVũ điệu Arya huyền thoạicủa người Chu Ru.của người Chu Ru.

Kết nối mạch nguồnvăn hóa.

Kết nối mạch nguồnvăn hóa.

Page 14: NGÀY ĐỘC LẬP - baolamdong.vn

14 NGÀY 2 - 9 - 2021

Tùy bút: HÀ HUY

Mùa thu là một trong những mùa đẹp nhất trong năm và mùa thu Hà Nội là mùa thu đẹp nhất cả nước. Khi nhìn lên trời cao, ta có cảm giác vòm trời

trong và xanh vời vợi như nâng bổng tâm hồn ta lên, khi gợi mở những mùa hy vọng mới. Những chiếc lá vàng thu ánh lên rực rỡ; và đẹp nhất, tươi nhất, quyến rũ nhất là sắc nắng ấm Ba Đình. “Người về đem tới ngày vui - Mùa thu nắng tỏa Ba Đình...” - Đó là câu hát “ca ngợi Hồ Chủ tịch” của cố nhạc sĩ Văn Cao. 76 năm trôi qua, nắng lung linh trên quảng trường Ba Đình lịch sử làm xao xuyến những con tim gợi nhớ về một ngày mùa thu: Ngày 2/9/1945, nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ba Đình là tên gọi một căn cứ chống thực dân Pháp nổi tiếng ở Thanh Hóa trong thời kỳ 1885 - 1888 đã được đặt tên cho quảng trường Ba Đình. Ngày đó, một lễ đài cao bằng gỗ căng vải đỏ vươn lên như một đài hoa chiến thắng. Đông đảo Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đã nườm nượp về đây dự ngày hội lớn cuồn cuộn như một đại dương dậy sóng, sóng người và sóng cờ. Đây là cuộc hội tụ Nhân dân lớn nhất chưa từng có trong lịch sử từ trước tới nay. Trong kí ức mọi người ngày ấy còn nguyên vẹn hình ảnh vị Chủ tịch nước xuất hiện thật giản dị và thân thiết gần gũi biết bao. Bác đội chiếc mũ vải đã ngả màu vàng, mặc bộ quần áo kaki cổ cao, đi dép cao su với dáng vẻ hoạt bát. Lời nói của Bác đầm ấm khúc chiết rõ ràng. Đây là tiếng nói chứa đựng một tình cảm sâu sắc lớn lao; một ý chí kiên quyết đầy tự tin, từng câu từng chữ thấm vào lòng người. Nhà thơ Tố Hữu, trong trường ca “Theo chân Bác” đã khắc họa hình ảnh Bác Hồ bằng những câu thơ xúc động tha thiết ân tình: “Người đọc tuyên ngôn… rồi chợt hỏi - Đồng bào nghe tôi nói rõ không - Ôi câu hỏi hơn một lời kêu gọi - Rất đơn sơ mà ấm bao lòng”. Có lẽ không khí hào hùng của những ngày thu lịch sử ấy là nguồn cảm xúc bất tận và say đắm truyền cho nhạc sĩ Bùi Công Ký viết thành công ca khúc cách mạng nổi tiếng “Ba Đình nắng” phổ thơ của Vũ Hoàng Địch, mà khi cất lên ai cũng thấy rạo rực phấn chấn ngỡ như mình đang hòa dòng người bước đi rầm rập dưới nắng thu vàng, với gió thu lồng lộng để lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên bầu trời trong xanh. Đó là âm vang náo nức giai điệu với lời ca phơi phới lòng người: “Gió vút lên ngọn cờ trên kì đài phấp phới - Gió vút lên đây bao nguồn sóng mới - Tôi về đây lặng nghe theo tiếng gọi - Của mùa thu cách mạng, màu vàng sao”.

Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, sức mạnh của dân tộc ta với ý thức độc lập, đoàn kết để giữ gìn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là nền tảng vững chắc đúc kết nên những bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của đất nước ta qua từng giai đoạn lịch sử.

Trong cuộc chiến đấu chống quân Tống xâm lược bảo vệ nền độc lập của dân tộc ở thế kỉ XI, trước sức mạnh đồng tâm, đồng lòng khí thế đánh giặc ngút trời của dân Đại Việt, danh tướng Lý Thường Kiệt đã hào sảng viết bài thơ “Nam quốc sơn hà”. Đây được xem như bản tuyên ngôn độp lập đầu tiên khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất nước. Bài “Bình Ngô đại cáo” do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi soạn thảo và tuyên đọc sau cuộc chiến đấu trường kỳ chống quân Minh xâm lược, khôi phục nền độc lập dân tộc, chủ quyền của đất nước ở thế kỷ XV được xem như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Bản tuyên ngôn này còn nêu rõ nước ta “Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”, nhằm làm sáng tỏ sức mạnh của Nhân dân, giá trị nhân văn của việc yên dân, khoan dung với kẻ thù của các bậc minh vương. Bản tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt toàn Đảng, toàn dân soạn thảo và đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 là tuyên ngôn thứ ba. Tuyên ngôn độc lập này kế thừa những tinh hoa của hai bản tuyên ngôn độc lập trước đây. Đó là nhấn mạnh hơn nữa quyền làm chủ đất nước và bảo vệ chủ quyền đất nước của Nhân dân mới giành lại được qua cuộc đấu tranh gian khổ, hy sinh anh dũng của toàn dân tộc. Chúng ta vẫn còn nghe âm vang sang sảng giọng nói tuyên bố khẳng định của Bác Hồ: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Sau này Bác Hồ đã đúc kết thành một chân lý thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

Giá trị rất quan trọng của bản Tuyên ngôn Độc lập là một văn bản pháp lý rất hiện đại, phù hợp với sự phát triển của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của tất cả các dân tộc bị áp bức, bị nô dịch trên toàn thế giới, nó khẳng định địa vị pháp lý của nền độc lập và chủ quyền một quốc gia với toàn nhân loại. Ngôn ngữ “Tuyên ngôn độc lập” là ngôn ngữ chính luận của một áng văn đầy cảm xúc và một ý chí sắt đá được Bác viết rất giản dị, với hàm lượng tri thức trí tuệ văn hóa cao, bởi vốn ngoại ngữ phong phú của Người có sức thuyết phục và lan tỏa lớn. Ngôn ngữ của “Tuyên ngôn độc lập” là ngôn ngữ một văn kiện chính trị lớn hướng đến một công chúng với đối tượng là “Quốc dân và thế giới” trong một cảm hứng hào sảng cao độ, các cảm xúc dâng trào ngọn bút qua hai từ độc lập và tự do. Lối văn của Bác ở đây kết tinh một thứ tiếng Việt mới mẻ hiện đại mà cũng rất dân tộc và đại chúng. Hồn Việt đã loan tỏa và thấm nhuần, tạo ra sự hài hòa truyền cảm lớn. Đây là bản tuyên ngôn về các giá trị con người mang đầy đủ hào khí Việt của con người Việt bằng nội lực giống nòi, bằng hồn thiêng sông núi, bằng khí phách dân tộc…

Ngày Quốc khánh 2/9/1945 từ lâu đã trở thành Tết Độc lập, đồng bào các dân tộc đã chọn ngày này làm hội vui của các bản làng. Bao sắc màu áo thổ cẩm thêu dệt vào đó sắc nắng vàng thu của hoa văn cùng với những nhạc cụ dân tộc đã tấu lên bản hòa ca ngợi ca

đất nước, con người và đặc biệt là ngợi ca hình ảnh Bác Hồ kính yêu. Đó là ngày hội kết đoàn chung sức, đồng lòng, đưa ánh sáng ấm no đến với các bản làng heo hút, làm sống dậy, thức dậy một đời sống mới với một chất lượng sống mới cao hơn, hoàn thiện hơn. Tôi vẫn còn nhớ như in trong kí ức tuổi thơ của mình ngày Quốc khánh 2/9, các miền quê nông thôn nơi có những cánh đồng thẳng cánh cò bay, với sắc chín lúa vàng gắn bó với những con sông mang bao cái tên thân thương giàu tình nhân ái: sông Thương, sông Hương và mang cả trữ lượng hào khí sông Hồng đỏ nặng phù sa, 9 nhánh dòng Cửu Long vươn tỏa những dáng rồng; rồi sông Mã tung bờm ngựa trắng và sông La hiền hòa như một nốt nhạc. Những con sóng đất nước chảy uốn lượn ven rặng tre làng ngả bóng xanh tươi bền chặt bốn mùa, là nơi tổ chức những hội thi bơi chải. Những con thuyền rẽ sóng với hàng chục tay chèo lực lượng cùng hòa nhịp trong tiếng hò reo, thể hiện sức mạnh ý chí kiên cường, dẻo dai sức trai chí lớn từ sức mạnh truyền thống thượng võ ngàn đời. Và nhịp trống giục giã ngân vang từ nhịp trống đồng với hoa văn con Rồng cháu Lạc. Có thể nói ngày khai sinh cho đất nước chính là khai sinh cho mỗi người, cho mỗi thế hệ. Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là sức mạnh nguồn cội, một cội nguồn văn hóa lâu đời bền vững đã từng khẳng định: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” (Lý Thường Kiệt); hay “Xã tắc từ đây vững bền - Giang sơn từ đây đổi mới” (Nguyễn Trãi). Và đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn đã khẳng định vị thế dân tộc trong “Tuyên ngôn Độc lập”: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống Phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc phải được độc lập”.

Những ngày thu lịch sử này, lòng chúng ta luôn hướng về Hà Nội - Thủ đô của cả nước, hướng về Quảng trường Ba Đình lịch sử nơi đó có lăng Bác như một đài hoa bất tử. Hà Nội những ngày này cũng như cả nước đang căng mình bước vào một trận chiến mới cam go và ác liệt chưa từng có trong tiền lệ: Đó là đẩy lùi, ngăn chặn dịch COVID-19, kẻ thù vô hình giấu mặt, một kẻ thù gieo nỗi kinh hoàng của cả nhân loại, gây bao xáo trộn trật tự thế giới. Chưa bao giờ tình yêu Tổ quốc, yêu cộng đồng, yêu con người với truyền thống đạo lý “Người trong một nước phải thương nhau cùng”, mang trong mình hào khí ngày độc lập. Có thể giãn cách, cách ly xã hội nhưng không thể xa mặt, cách lòng. Cuộc chiến này có thể hy sinh mất mát như chúng ta đã từng đổ máu trong các cuộc chiến tranh giữ nước, nhưng lại có những dòng máu đỏ huyết thắm hiến máu nhân đạo để cứu và truyền thêm sự sống cho người bệnh. Và sắc nắng Ba Đình hôm nay trong nắng vàng tươi, nắng ngọt có cả tình người nắng ấm bao la, lan tỏa yêu thương, lan tỏa quyền hy vọng, khát vọng, lan tỏa tình yêu Tổ quốc hướng tới một tương lai tươi đẹp.

Quảng trường Ba Đình Hà Nội. Ảnh: Internet

Page 15: NGÀY ĐỘC LẬP - baolamdong.vn

TẢN VĂN

N hững ngày đầu tháng Chín bầu trời cao trong xanh thẳm, trời đã bắt đầu vào thu. Mang theo bao cảm xúc dịu ngọt lắng sâu. Những

vần thơ của tác giả Nguyễn Đình Thi về đất nước như nốt ngân trong trẻo lại vỗ nhịp vang lên trong tâm cảm bao người “Mùa thu nay khác rồi/ tôi đứng đây vui giữa núi đồi/ Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới”. Mùa thu dâng lên những điều thiêng liêng trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam khi nhớ về những ngày đầu tiên độc lập tự do của 76 năm về trước. Đã 76 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập nhưng mỗi độ kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9, hàng triệu trái tim người Việt lại hân hoan hồ hởi tràn đầy phơi phới ngồi trước màn hình ti vi lắng nghe như nuốt lấy từng lời ấm áp mà hào sảng của vị Cha già dân tộc kính yêu.

Ở làng tôi, người dân thường quen gọi ngày Quốc khánh 2/9 là Tết Độc lập. Tết Độc lập năm nay có phần khác biệt hơn mọi năm khi cả nước đang gồng mình chống đại dịch COVID-19 nên các hoạt động kỷ niệm, vui chơi giải trí tập trung đông người tạm dừng. Nhưng trong tâm tưởng của mỗi người dân Việt, thì Tết Độc lập vẫn rộn ràng. Ngồi trong nhà lòng nhớ về năm ấy, thuở còn học tiểu học, cứ đến ngày Quốc khánh 2/9 là chị em chúng tôi rất vui, vì được cha mẹ chở đi chơi và được tới Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh. Để được xem hình về lịch sử nước nhà. Được các cô thuyết minh về những sự kiện ở các hình ảnh. Nhưng trong tâm trí non nớt, chúng tôi còn quá nhỏ để có thể cảm nhận ý nghĩa thực sự của

ngày độc lập. Có lần, cha tôi giải thích rằng ngày 2/9 là ngày dân tộc ta giành độc lập, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam, nhà nhà ai ai cũng vui nên gọi là ngày Tết Độc lập.

Trong ký ức của tôi, Tết Độc lập tràn đầy niềm vui, hào hứng không chỉ với người người nhà nhà mà cả trẻ con chúng tôi nữa. Trước ngày 2/9 mọi năm, cứ sáng ra tiếng loa phát thanh của khu phố đã vang lên. Nhà nào cũng treo cờ, cùng nhau dọn vệ sinh đường phố sạch sẽ. Không khí chuẩn bị cho ngày Quốc khánh rộn ràng khắp phố, khiến chúng tôi thấy phấn chấn lạ kỳ. Đó cũng là dịp để gia đình quây quần đoàn tụ bên nhau. Tôi thích cảm giác này, không khí này, bởi ai cũng hiện lên nét rạng ngời trên khuôn mặt. Ông nội tôi mở chiếc đài radio cũ kỹ rồi lắng nghe lời Tuyên ngôn Độc lập trong niềm xúc động sâu xa. Tôi đã yêu đất nước, yêu lịch sử Việt Nam, yêu Bác Hồ từ chính những việc làm giản dị như thế. Có lẽ bạn bè tôi cũng thế, cũng biết yêu Tổ quốc bằng chính tình yêu của ông cha mình. Ông nói với tôi rằng "Ngày ấy, trong sắc nắng vàng thu dịu ngọt trải dài khắp nơi, triệu triệu con người đã cùng nhau hướng về Quảng trường Ba Đình, hướng lên Lễ đài độc lập để nghe Bác đọc Tuyên ngôn. Hàng triệu trái tim đã cùng vang lên nhịp đập của Tự Do, triệu triệu đôi mắt đã cùng ngước lên bầu trời hòa bình và cùng nhau cảm nhận sâu sắc niềm hạnh phúc của người làm chủ đất nước..." giọng ông trầm xuống, nước mắt ông rơi trong từng câu kể. Cũng chính ông nội đã truyền cho tôi cảm xúc thiêng liêng đặc biệt

về Tết Độc lập từ những ngày thơ ấu. Và sau câu chuyện ấy ông không quên dặn dò đám cháu phải học giỏi, chăm ngoan sau này làm người có ích cho xã hội.

Tôi sinh ra và lớn lên khi đất nước đã hòa bình, chỉ biết chiến tranh qua những bộ phim tư liệu, qua các phương tiện thông tin đại chúng, những bài dạy của thầy cô và qua những lời kể đặc biệt của ông của bà. Nhưng từ những ký ức đau thương, sự hy sinh anh hùng đó khiến tôi càng khâm phục, càng trân trọng hơn những giá trị của ngày Tết Độc lập.

Những ngày đầu tháng Chín, cứ vào dịp đặc biệt này, khắp nơi trên đất nước cờ Tổ quốc vẫn luôn là biểu tượng thiêng liêng cao cả tung bay khắp các góc phố, đường làng, ngõ xóm, ngoài hải đảo xa xôi... bằng niềm hân hoan, sự hãnh diện của một dân tộc. Tôi thích cảm giác được đi dưới những con phố nhỏ tràn ngập một màu cờ đỏ, sao vàng. Nói như thế nào nhỉ, cảm giác lúc đó rất khó tả. Rất tự hào. Tự hào mình là con người Việt Nam. Tôi tự hào vì đất nước đã đi qua bao nhiêu gian khó vẫn quật cường vươn lên. Sống mũi cay cay khi nhớ về những chiến công hy sinh thầm lặng của biết bao thế hệ cha ông để có được ngọn cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió, tung bay trên bầu trời hòa bình cao xanh thẳm như ngày hôm nay.

Ngày Tết Độc lập năm nay vẫn còn giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch. Chỉ mong sao đại dịch sớm đẩy lùi để mọi người trở lại cuộc sống bình thường. Tôi tin Việt Nam sẽ quyết thắng đại dịch.

THẾ MẠNH

Có nỗi buồnMang hình dáng giọt mưa ngày thất tịchNước mắt phủ tràn thương nhớTình yêu nào chẳng gặp gỡ cách xa

Có nỗi loRơi trên vòm lá xanhNgoài khung cửa nhỏCon chim sẻ lạc đànSà đôi cánh ướt trên sânĐể lại những vết chânHằn ngang khóe mắtTiếc về ngày tháng xa xăm

Nỗi nhọc nhằn đi quaVắt trên đôi quangQuyệt ngang vai

Người đàn bà gánh chuốiLề đường lặng thinhHoàng hôn phủ nắng hao gầy

Có niềm vuiMỏng manh quanh đâyĐọng trên môi nụ cười hy vọngMột ngày quanh phố rộn ràng

Đời buồn vuiHoa cứ nở cứ tànĐêm vẫn trôiVề phía ngày nhiều nắngTròn vòng quayCho cuộc đời đầy đặnThời gian trôi nhanhCho ngày cũ xa dần...

NGUYỄN TẤN ON

Gởi thành phố ngày giãn cáchThành phố có con gái tôi làm việc

có bạn bè tôi theo nghiệp văn chương

có người dưng một ngày thành quen biết

và thân thương hẻm nhỏ, quán bên đường

Thương thành phố những ngày giãn cách

chia cơm ăn nước uống ngọt tình người

không gặp được mà thảo thơm gắn kết

thêm tin yêu, hào sảng tiếng cười

Nơi tôi ở, vốn bình yên phố núi

nhưng lòng nghe gió buốt lạnh đồi cao

nghe rưng rức chiều mưa nghiêng lá

xin gởi về với phố - chút tình trao.

KIM NGÂN

Không đề

VĂN CÔNG HÙNG

Những trái tim traitháng Ba ngủ một giấc dậy thấy ngày đã khácem như nõn hơn nắng cũng dậy hơntháng Ba ngày Gạc Ma từng lẫn vào căm ứcnhững trái tim trai mãi mãi xanh đời

tháng Ba kê mặt trời vào từng con sóngbiển cứ dập dồn cát cứ an yênnhững con mắt vẫn dõi vào xa vắngphía chân trời có máu thịt Trường Sa

tháng Ba nâu non tháng Ba bạc tócnỗi nhớ dại đi dáng mẹ mỗi chiềudẫu vẫn hoa xoan dẫu còn hoa phượngnỗi đau rúc vào tia nắng để dịu đi

em vẫn đợi bên lề tháng Ba thảng thốtdẫu tấm ảnh cuối cùng đã được dán lên biadẫu sự thật đã trở về sự thậttrái tim tưởng nhàu thêm một bận run lên

tháng Ba mái nhà xưa vẫn thếcỏ vẫn bò trên những dấu chânchỉ nỗi nhớ vẫn dầy thêm, từng phútmấy chục năm rồi biển vẫn thức với anh...

Ảnh: Minh họa

Ảnh: Minh họa

Ảnh: Minh họa

15 NGÀY 2 - 9 - 2021

Page 16: NGÀY ĐỘC LẬP - baolamdong.vn

16 NGÀY 2 - 9 - 2021

Truyện ngắn: PHỤNG TÚ

Theo gợi ý của người khách đến vì dự án khu du lịch sinh thái, Phong lướt cái nhìn qua những đồng đội rồi dừng lại lâu hơn

nơi người phụ nữ khoảng gần 30 tuổi đang châm nước trà vào các ly, chậm rãi kể:

... Nhận được thư của Thắng kể về tình trạng bất ổn của Hùng, tôi vội đi ngay. Lúc gặp lại cậu ấy, tôi không tin nổi. Hình ảnh của một chiến sĩ dũng mãnh, một Hùng "lì" gan góc đâu rồi? Trước mắt tôi là một thằng cụt nhếch nhác trong bộ quần áo bộ đội nhàu nhĩ, tóc râu bờm xờm, cái nhìn dài dại, sắc mặt đờ đẫn vì rượu. Đang 12 giờ trưa mà cậu ấy một mình một chai trong quán. Khi nhận ra tôi, Hùng lè nhè gọi chủ quán lấy thêm mồi nhậu. Bỗng nhiên tôi giận run, cầm chai rượu quăng thẳng ra bụi chuối ở góc sân. Nắm cổ áo cậu ấy tôi tát liền hai tát... Thú thật, sau này, tôi cứ hãi về hành động của mình hôm ấy. Vì đàn ông có thể nhẫn nhịn trước cú đấm nhưng ít ai chịu lặng im trước cái tát. Nhưng như người ta nói “độc trị độc”! Bỗng chốc nét đờ đẫn vụt biến. Ánh mắt Hùng ngạc nhiên, sửng sốt. Tôi xốc mạnh cổ áo Hùng, gằn giọng: “Theo tao về nhà với hai bác ngay!”. Có lẽ sự giận dữ của tôi thể hiện qua nét mặt và giọng nói kinh khiếp lắm hay sao mà một thằng cao hơn tôi một cái đầu lại gật nhẹ, lặng lẽ gỡ tay tôi khỏi cổ áo, đứng lên theo tôi về.

Về nhà, tắm rửa xong, tôi lấy dao lam cạo sạch râu cho Hùng. Đầu tóc sau đó Hùng ra quán cắt. Mẹ Hùng cứ kể khổ với tôi về Hùng. Còn cha Hùng thì nói với tôi: Cháu hãy sửa cho nó nên người giúp bác. Sau này, tôi biết người ta đã báo tin cho ông biết là tôi đã tát Hùng. Một việc hy hữu, bởi Hùng là thương binh ở chiến trường K về. Hùng ngang ngược nên không ai dám chạm đến... Tối lại tâm sự chuyện riêng của mình, Hùng khóc như một đứa trẻ. Tôi xót xa nhưng không an ủi, cứ để mặc cho Hùng khóc. Khóc được, nỗi đau của cậu ấy sẽ vơi. Chuyện tình yêu mà. Xưa nay, từ vua chúa cho đến dân cày có ai tránh khỏi bị tình yêu hành hạ. Có dũng mãnh, thông minh đến đâu cũng không thoát khỏi hệ lụy của chữ tình. Khóc chán, Hùng nói: “Mẹ nó! Đời người sống có mấy mươi năm mà nó đan tâm giết chết đời tao mất hai năm”. Tôi khích: “Bộ đội chiến trường K mà hèn như mày tao thấy chỉ có một”. Hùng trúng kế, chạm nọc, toan sừng sộ với tôi. Nhưng trong một tích tắc, có lẽ tình đồng đội đã át được cái tôi, Hùng xuôi xị, hiền lành tiếp lời tôi: “Mày nói đúng, nhưng vì tao yêu nó quá. Cứ nhớ lại câu nói nó gọi tao là “Hùng cụt”, nghĩ đến nó ở trong vòng tay người khác là tao muốn uống say cho quên đời khốn nạn”. Không mủi lòng, không khoan nhượng, tôi bồi thêm: “Nói năng dấm dớ! Chỉ có mày khốn nạn với mày chớ đời nào khốn nạn với mày? Tao thấy con người yêu của mày gọi vậy chưa xứng. Gọi là Hùng cụt còn nhẹ. Phải gọi là Hùng cùn mới đúng. Cùn cả ý chí. Cùn cả nhân cách”. Hùng quắc mắt nhìn tôi. Tôi chịu đựng ánh mắt chứa đầy sát khí của Hùng, lòng hơi hãi. Nếu Hùng không chịu đựng nổi mà choảng tôi bằng nắm đấm thì tôi không phải là đối thủ của Hùng. Dù vậy, tình thương với đồng đội buộc tôi phải tấn công tiếp: “Tao nói sai à? Nếu đánh tao mà mày tìm lại được ý chí, lấy lại được nhân cách từ một thằng nát rượu, tao sẵn sàng để mày đánh... Tao với mày đã sống lại từ cõi chết thì có gì từ chối nhau...”.

Trận ấy, tôi mất một con mắt, Hùng mất một cánh tay... Nhưng còn may, toàn tiểu đội đã hy sinh mất bốn. Còn mấy tướng này - Phong nhìn ba người bạn - không hiểu sao vẫn còn lành lặn. Không biết các

cậu chiến đấu thế nào chứ từ trái nổ đầu tiên mình đã ngất đi. Khi tỉnh lại thấy đang được Hùng cõng rồi ngất tiếp. Sau này, Hùng kể cũng chẳng biết cõng mình đi bao lâu, bao xa cho đến khi ngất. Chỉ biết khi tỉnh lại thì đang ở trong trạm xá.

Trở lại chuyện Hùng. Hôm sau tôi ra chợ mua một con gà mái về xin phép cha mẹ Hùng làm bữa nhậu với Hùng. Ông cụ im lặng, còn bà cụ nói: “Bác những tưởng cháu giúp nó bỏ rượu, quên cái con bạc tình ấy đi để đứng dậy làm người. Không ngờ cháu mày lại bày nhậu với nó nữa”. Tôi trấn an cụ: “Một bữa cuối cùng bác ạ. Rồi cháu sẽ thưa chuyện với hai bác. Bác hãy tin ở cháu”. Tôi nói với Hùng: “Đã hai năm rồi mình mới gặp lại. Tao với mày nhậu hôm nay để nhớ lại những ngày mong manh đi giữa sự sống và cái chết ở chiến trường, nhớ những ngày gian khổ thèm một lúc bình yên nơi quê mình mà không có được. Nhớ thằng Mạnh, thằng Bảo, thằng Tính, thằng Sánh hy sinh mà nhìn lại mình xem có sống xứng đáng với sự hy sinh của đồng đội chưa? Nhậu cho quắc cần câu một bữa cuối cùng rồi khi tỉnh dậy là biết đứng dậy làm thằng đàn ông có nhân cách”.

Sau cuộc nhậu lúy túy càn khôn, hôm sau, tôi trình bày kế hoạch đi Nam lập nghiệp với cha mẹ Hùng và Hùng. Quê tôi cũng như quê Hùng, đất hẹp, người đông, bình quân chưa tới 100 m2 trên đầu người. Những quyền lợi ưu tiên cho bộ đội thương binh đi K về nặng về biểu tượng danh dự hơn là thực tế kinh tế. Đi tìm vùng đất mới để lập nghiệp với những người trình độ văn hóa hạn chế, không nghề chuyên môn như tôi và Hùng là lựa chọn đúng đắn. Trường hợp riêng của Hùng, đi xa để quên đi chuyện tình buồn cũng là tốt. Sự khởi đầu nào cũng gian nan. Dù đã mất đi một phần thân thể nhưng chúng tôi có tuổi trẻ và là thương binh chiến trường K về, tất nhiên chính quyền sở tại sẽ tạo điều kiện giúp đỡ. Cái quan trọng nhất là ý chí. Nhưng thử hỏi, với người lính, để

tôi luyện ý chí, có môi trường gian khổ nào bằng chiến trường mà người lính chưa trải qua?... Ban đầu vào đây chỉ có tôi với Hùng. Năm sau rủ thêm được ba ông tướng này nữa. Vậy là tiểu đội xưa quy lại được năm thằng. Bọn tôi cứ đùa nhau là năm anh em trên một chiếc xe tăng. Nào ngờ...

Phong ngừng nói, dõi ánh mắt ngùi ngùi về xa... Những người có mặt cũng quay nhìn về hướng nhìn của Phong. Ngoại trừ người khách, tất cả đều hiểu điều gì đã xảy ra nơi ấy...

Kể từ khi bổ nhát cuốc đầu tiên đã là 4 năm. Một vùng đất màu mỡ rộng khoảng 20 héc ta ôm trong lòng vài quả đồi thâm thấp như bát úp đã trùm lên màu xanh của xoài, sầu riêng, chuối, đu đủ, ngô... Đất là một dạng của cải không bao giờ vơi nếu biết tiêu đúng cách. Bốn năm gian khổ nương nhau trong tình đồng đội để nên một màu xanh no ấm. Có thể hiểu, khi xưa, trên chiến trường họ là đồng đội. Bây giờ trên trận tuyến kinh tế họ vẫn là đồng đội... Hạnh phúc đang định hình. Thắng, rồi đến Hòa, Dũng về quê cưới vợ rồi đưa vợ đến định cư trên vùng đất mới. Phong thì có lẽ mũi tên của thần Cupid chưa chỉa đến anh, hoặc như cậu ta nói để thời gian lo cho đứa em học xong đại học. Hùng thì duyên mới đã đến. Tuy cụt một tay nhưng Hùng điển trai nhất trong năm anh em đồng đội. Hùng thường dành phần đi mua nhu yếu phẩm ở cô Thắm, chủ một sạp hàng tạp hóa ở chợ xã. Hùng không chỉ mua được hàng mà còn mua được tình cảm để cô chủ hàng gửi trái tim theo anh lên trang trại. Ngày cưới đã định. Nhưng...

Một tiếng nổ vang rền giữa chiều tháng 7. Thắm giật mình làm chiếc cúp cối loạng choạng rồi ngả nghiêng xuống mặt đường dẫn đến trang trại. Chị nhìn lên trang trại của Hùng - một cột khói bốc cao. Ở những trang trại cạnh bên: Phong, Thắng, Hòa, Dũng cũng ngừng tay dõi mắt về hướng tiếng nổ. Linh cảm chẳng lành, cả bốn người xe đạp, xe máy phóng đi...

Một cái hố nông choèn nham nhở còn

Minh họa: Phan Nhân

khét mùi thuốc đạn. Những phần thân thể dập nát của Hùng văng khắp nơi. Thắm ngây ngô với cái mặt thất thần cứ đi tới, đi lui, va vấp mãi giữa hố đạn và những phần thân thể của Hùng trước mắt bốn người đàn ông đứng như trời trồng. Rồi một cái gì như nỗi uất vỡ bung đẩy đi khối nghẹn đang chặn cứng cổ họng, để những tiếng hét bật ra.

- Trời...ơ..ơi!- H.u...ùng ơi!Phong nhảy những bước dài, chụp hai

vai Thắm, lay mạnh:- Th...ắm! Nói gì đi! Khóc đi! Khóc đi!

Đừng thế này. Hu...ùng ơi!Ánh mắt Thắm nhìn Phong dài dại, đờ

đẫn. Chợt Thắm nấc lên một tiếng rồi ngất lịm trên tay Phong.

Sáu năm nữa trôi qua. Trang trại của Hùng vẫn sản sinh lợi nhuận với sự chăm sóc và cai quản của Thắm, có sự giúp đỡ nhiệt thành của những đồng đội của Hùng. Đặc biệt là Phong. Anh xem cái chết của Hùng có phần lỗi của anh vì anh đã dẫn dắt Hùng vào đây dựng nghiệp... Dù vô lý nhưng mặc cảm khi đã định lập rồi thì mặc cảm vẫn cứ là mặc cảm, nên phần lớn thời gian của anh dành cho lo toan giúp đỡ mẹ con Thắm. (Thắm đã có thai với Hùng. Thằng bé giống Hùng như tạc).

... Người khách nhấp ngụm trà, nói:- Trước khi đến đây, tôi đã được các anh

ở Ủy ban cho biết về chuyện anh Hùng và chuyện của các anh. Tôi thành thật chia buồn cùng chị Thắm và các anh. Âu cũng là phần số của mỗi người... Trở lại chuyện của chúng ta. Chị Thắm à, tôi nghĩ vì anh Hùng nên chị mới nghỉ mua bán ở chợ để nối tiếp công việc còn dở dang của anh. Bây giờ phải xa nơi này chắc không ai đành lòng. Nhưng tất cả cũng vì sự phát triển chung. Vùng đất này sẽ không chết đi mà sẽ sinh lợi ở một góc độ khác đắc dụng hơn. Chắc rằng vong linh anh Hùng mát lòng khi những điều tốt đẹp anh tạo dựng cùng đồng đội được quảng bá rộng rãi qua ngành du lịch.

Phong nói:- Chúng tôi từng là người lính. Chúng tôi

hiểu việc gì nên làm. Thế gian không có gì là bất biến cả. Sự dời đổi cũng dễ hiểu. Tuy nhiên, anh em chúng tôi đã từng giành giật cho nhau sự sống ở chiến trường, đã mười năm gắn bó với nhau trên vùng đất này - nơi một đồng đội của chúng tôi đã ngã xuống còn làm nhức buốt trái tim tôi. Biết rồi sau này còn có được gần nhau?

Phong nhìn các bạn, nhìn Thắm ý nhị. Hạnh phúc luôn là đích phấn đấu của mỗi người. Đồng đội trân trọng cái nhìn của anh.

Người khách tiếp lời Phong:- Tôi cũng từng là lính, lính Trường Sa.

Khi hai tiếng đồng đội vẫn còn âm vang trong nhịp đập của trái tim thì chúng ta luôn gần nhau các anh ạ. Cho dù - ánh mắt người khách nhìn Phong rồi dừng lại nơi Thắm - trái tim của một đồng đội có ngừng đập, linh hồn của trái tim đó vẫn mong muốn hạnh phúc đến cho đồng đội của mình.

Trang trại đã được công ty du lịch X. đền bù thỏa đáng. Ba đồng đội của Phong chuyển về thị xã làm nghề kinh doanh. Riêng Phong ở lại và được người khách là Phó Giám đốc Công ty nhận vào làm nhân viên của Công ty. Anh ở lại cũng vì Thắm và... Hùng! Đáp lòng vun vén của các bạn dành cho mình trước khi chuyển đi, ý thức được tuổi đời của con người có hạn định, nhất là với xuân sắc của người phụ nữ, Phong đã bày tỏ tình cảm của anh với Thắm và được chị chấp nhận. Đám cưới của đôi bạn sẽ là đám cưới đầu tiên được tổ chức ở khu du lịch sinh thái. Tin rằng, vong linh Hùng sẽ mát lòng khi thấy những người mình yêu thương được hạnh phúc.

Page 17: NGÀY ĐỘC LẬP - baolamdong.vn

NGÀY 2 - 9 - 2021 17

QUỲNH UYỂN

Nguyễn Bạn (1952) sinh ra ở làng Bồ Bản, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng; năm 1970, tuổi 18, anh trở thành sinh viên

Viện Đại học Đà Lạt. Tốt nghiệp, anh về công tác tại Tỉnh Đoàn Lâm Đồng, chọn Đà Lạt làm nơi gắn bó. Những năm tháng tuổi trẻ sôi nổi đầy nhiệt huyết, anh trở thành “thủ lĩnh” thanh niên xung phong đi khai hoang mở đất ở Vùng 3 (ba huyện phía Nam bây giờ) nắng nóng, mưa dầm, góp sức làm nên Nông trường Hà Giang xanh tươi, trù phú, đón cư dân từ miền Bắc, miền Trung đến lập nghiệp. Sau đó anh lại lên đường giúp nước bạn Lào hàn gắn vết thương chiến tranh... bằng tinh thần cống hiến. Rồi trải qua nhiều vị trí quan trọng trong công tác Đảng của tỉnh như: Quyền Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Lâm Đồng, Ủy viên chuyên trách Ban Chỉ đạo Tây Nguyên. Nghỉ hưu, anh làm Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Lâm Đồng.

Tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi con người vốn là một tình cảm cố hữu, thiêng liêng. Xa quê từ những ngày vừa trưởng thành, hình ảnh quê hương Hòa Vang, Đà Nẵng luôn hiện diện trong anh, luyến lưu. Đó là ký ức những ngày thơ ấu, bên cha, mẹ, anh chị em ruột thịt, xóm làng. Là đồng ruộng, là dòng sông quê, là lũy tre, bờ lúa, là những năm tháng chiến tranh nghèo khó... mà dù đi dâu anh vẫn hướng về với những hoài niệm: “Theo trâu theo những đường cày/Đất phơi nắng nỏ dạn dày sức trai/Bữa cơm độn sắn độn khoai/Con tôm con cá kiếm ngoài đồng sâu” (Quê hương tôi); “Nhớ hồi gian khổ chiến tranh/Lính càn lính bắt dân lành xác xơ.../Nhớ khi địch bắt phơi thây/Một lòng, một dạ không

ràng: Đà Lạt tôi yêu, Tây Nguyên đại ngàn, Quê nhà yêu thương, Gia đình thân thương, Nơi ấy Trường Sa, Nơi chốn từng qua. Đà Lạt, quê hương thứ hai, nhưng lại là nơi anh gắn bó phần lớn đời người, dành cho Đà Lạt một tình yêu đặc biệt. Thiên nhiên tươi đẹp Đà Lạt, hình ảnh thân thuộc đã thành tiềm thức: Đàn ngựa nhỏ nô đùa bên triền dốc/In bóng mặt hồ gợi nhớ gợi thương”; “Con đường nhỏ dấu chân xưa còn đó/Bếp lửa hồng men rượu vẫn còn say”. Tình yêu quê hương mở ra trong thơ Nguyễn Bạn với Tây Nguyên đầy nắng và gió, từ năm 2003

anh công tác và gắn bó, đi qua Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, bước chân in trên những nẻo đường Tây Nguyên, những buôn làng xa xôi, đại ngàn, sông và núi. Để nay rời xa vẫn luôn khắc khoải nhớ: “Xa Pleiku lòng anh vẫn nhớ/Ánh mắt long lanh lưu luyến vô chừng/Ước chi lên Pleiku lần nữa/Để được nhìn em - cô sơn nữ của mùa xuân” (Một thoáng Pleiku).

Quê hương trong thơ Nguyễn Bạn còn là trời, là biển, nơi đầu sóng ngọn gió, là chủ quyền thiêng liêng, là mỗi tấc đất thấm máu cha ông khai mở. Một chuyến đi Trường Sa, anh dâng trào cảm xúc: “Máu của các anh hòa trong nước biển xanh/Trên đảo quê hương thắm một màu cờ/Những trái tim của những chàng trai yêu nước/Muôn đời sau vẫn sáng mãi những dòng thơ” (Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma). Mỗi chốn anh đi qua trên quê hương Việt Nam, những vùng đất, những con người, nghĩa tình đồng bào nồng hậu, ấm áp, neo lại trong tim một người đa cảm không thể phai nhạt và ghi dấu thành thơ: Chiều Cát Bà, Côn Đảo, Đại Lải, Hạ Long, Hồ Núi Cốc, Mộc Châu, Một sáng Sa Pa, Quảng Bình, Xuân Việt Bắc... Là “Biển vẫn biếc, sóng rì rào vẫn vỗ/Côn Đảo hiện ra như ngọc giữa trời/Và như thế trong muôn ngàn ngôi mộ/Thắp bừng lên ngọn lửa hòa bình” (Côn Đảo trong tôi). Là “Trập trùng mây, trập trùng sương/Mưa dầu nắng dãi vấn vương tơ chiều/Đến Mộc Châu - một trời yêu/Cơm lam một ống theo đèo về xuôi” (Qua Mộc Châu).

Vẫn có những câu thơ thô mộc, chưa được trau chuốt, nhưng trong câu từ, ý từ mộc mạc đó vẫn sáng lên lấp lánh tình cảm chân thật chất chứa, khiến người đọc đồng điệu, rung cảm. Lâm Đồng cuối tuần xin giới thiệu cùng bạn đọc tập thơ “Quê hương nơi chốn đi về” của Nguyễn Bạn.

VĂN QUANG

Khó diễn giải một cách rạch ròi cho hai từ Hạnh phúc, bởi mỗi

người đều có lý lẽ cho riêng mình. Còn tôi - hạnh phúc là lúc này, khi còn được bình yên để nghĩ và viết về những điều lành lặn của cuộc sống mà không nhiều người làm được trong thời khắc sóng gió vì đại dịch trên dải đất hình chữ S này.

Hạnh phúc là khi mỗi sáng thức dậy, được nhìn bầu trời ngoài kia trong xanh; cây lá trong vườn vừa nhú thêm một chồi non; một đóa hoa vừa xé nụ khoe sắc đỏ. Tiếng chim non gọi mẹ. Tiếng chim mẹ gọi bầy đón ngày tươi mới.

Hạnh phúc là khi được hít thật sâu dòng khí trời mát rượi, trong lành; được thay bộ quần áo tươm tất trước giờ đi làm; được uống ly cà phê có đủ vị ngọt đắng của cuộc sống... chứ không phải hít thở dòng oxy từ chiếc máy chỉ dành cho những bệnh nhân đang trở nặng, hay chỉ một bộ quần áo nóng rát giống nhau

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

muối... trao tay trong những ngày Sài Gòn trở bệnh. Mấy tháng rồi thành phố ốm, nhưng đã có những tấm lòng luôn nghĩ về nhau; những ánh mắt thương cảm và chia sẻ; những phần quà cùng một đích đến để những mảnh đời bất hạnh nhận ra mình có một giá trị sống như bao người khác chứ không phải là một sự tồn tại. Ở đâu đó nơi góc phố, người với người lại í ới gọi nhau chia phần cứu trợ; san sẻ tấm lòng và cả những nụ cười gần xa hướng về những phận người nghèo khó.

Hạnh phúc là khi những người anh, người chị, người em mặc áo Blouse trắng và cả những đứa con, đứa cháu đang tuổi ăn, tuổi học từ miền Bắc, miền Trung và vùng đất Nam Tây Nguyên này vẫn ngày ngày hướng về tâm dịch. Xắn tay kiểm dịch; in bước chân trong từng ngõ hẻm; miệng nở nụ cười mà trao niềm tin đến với mọi người về một ngày chiến thắng dịch bệnh. Nhưng... sẽ thật hạnh phúc hơn, hạnh phúc thật nhiều nếu không có những người anh, người chị, người em mặc áo Blouse trắng lặng lẽ về lòng đất mẹ, khi mới hôm qua thôi còn hết lòng cứu chữa những bệnh nhân nguy kịch vì đại dịch.

Hạnh phúc là khi những người

Hạnh phúc...

Quê hương nơi chốn đi về

lay chuyển gì” (Hòa Phong quê tôi). Niềm tự hào trỗi dậy bật lên thành thơ khi hôm nay quê hương đổi thay từng ngày với những công trình kỳ vĩ như cầu Thuận Phước, cầu Sông Hàn, Cầu Rồng, đường hầm Hải Vân... trở thành “Thành phố đáng sống”.

Với Nguyễn Bạn, làm thơ không phải để trở thành nhà thơ, mà ghi lại những cảm xúc trước những nơi anh đến, con người anh gặp với biết bao ân tình. Quê hương với Nguyễn Bạn không chỉ bó hẹp là nơi chôn nhau cắt rốn mà là nơi anh từng sống, anh đi qua. Tập thơ 60 bài dày dặn với từng phần rõ

Bìa Tập thơ Quê hương nơi chốn đi về.

mỗi ngày chăm sóc người bệnh mà không có sự lựa chọn và viên thuốc đắng mỗi ngày mà thay cho ly cà phê đủ vị mỗi sáng như thói quen thường nhật.

Hạnh phúc là trên con đường đi - về mỗi ngày không nghe tiếng còi hụ từ những chiếc xe cứu thương vội vã khiến lòng người bất an; không thấy những đôi mắt đỏ hoe của người thân, bạn bè trước những cái chết tức tưởi vì dịch bệnh và không phải chứng kiến những đoàn xe tang lặng lẽ nối đuôi nhau trước lò hỏa táng chờ đến lượt hóa kiếp.

Hạnh phúc là mỗi ngày giở từng trang báo, dù đọc vội được nhận ra người nhiễm bệnh từ 5 con số xuống còn 4 con số; 4 con số xuống còn 3 con số và cứ mong sẽ không còn con số nào trong bảng thống kê về số người nhiễm bệnh. Và hạnh phúc hơn nhiều khi vừa mới đây thôi, thằng em đồng nghiệp từ Sài Gòn báo rằng: Anh ơi, mẹ và cả gia đình em gái của em không ai trở nặng vì COVID-19. Tất cả đều khỏe, xuất viện rồi anh à!

Hạnh phúc là khi những ký gạo, mớ rau, con cá khô mặn

Ảnh minh họa.

lính Bác Hồ trở thành người đi chợ cho các bà nội trợ. Mớ rau, con cá... trao đến tận nhà để mỗi người dân yên tâm chống dịch. Đất nước gọi, Nhân dân cần, các anh lên đường dẫu phía trước là những ngày gian nan; dẫu phía trước là những ngày cơ cực của người lính thời bình.

Hạnh phúc là khi những đoàn xe nối đuôi nhau hướng về miền Nam ruột thịt. Những chuyến xe nặng nghĩa nặng tình chuyển từng cây rau, trái bầu, trái bí, con cá, củ hành... từ những tấm lòng thơm thảo. Những tấm lòng thơm thảo ấy được chắt chiu từ mảnh vườn của người nông dân một nắng hai sương. Những tấm lòng thơm thảo ấy được nhóm lên từ những chàng trai, cô gái còn rất trẻ không muốn ghi tên trên phần quà trao tặng và những tấm lòng thơm thảo ấy còn được góp lại từ con heo đất của đứa bé nhà nghèo hay chút tiền còm của người ông, người bà nơi xóm trọ dành dụm nuôi nấng tuổi già....

Hạnh phúc là khi còn được nghĩ và viết. Và hạnh phúc hơn là khi chưa thể kể hết những câu chuyện ân tình...

Cầm trên tay tập thơ “Quê hương nơi chốn đi về” của tác giả Nguyễn Bạn do Nhà xuất bản Công an Nhân dân vừa ấn hành, tôi không khỏi bất ngờ. Xưa nay người ta chỉ biết đến Nguyễn Bạn - một cán bộ dân vận gần dân, nhưng ẩn sau đó lại là một hồn thơ chất chứa tình yêu quê hương, đất nước.

Tác giả Nguyễn Bạn.

Page 18: NGÀY ĐỘC LẬP - baolamdong.vn

18 NGÀY 2 - 9 - 2021

“VẮC XIN ĐẶC BIỆT”Dịch bệnh bùng phát lần thứ 4, cũng là khi những hàng rào phòng thủ kiên cố nhất đã bị ảnh hưởng. Tỉnh Lâm Đồng cũng không là ngoại lệ. Nhưng chính trong thời điểm khó khăn nhất, sự đồng thuận, tình đoàn kết của cộng đồng và ý thức, trách nhiệm của mỗi người trong cuộc chiến đầy cam go này lại được đẩy lên cao nhất, trở thành một loại “vắc xin đặc biệt” cùng hướng tới mục tiêu chung: Chiến thắng đại dịch.

VIỆT QUỲNH - NGỌC NGÀ

Dịch bệnh COVID-19 xâm nhập và gây ảnh hưởng ở Việt Nam từ đầu năm 2020. Tuy nhiên, sự chủ động của chính quyền

địa phương cùng sự nỗ lực không mệt mỏi của các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch đã giúp trận địa Nam Tây Nguyên được giữ vững trong thời gian dài. Cho đến ngày 2/7/2021, khi ca COVID-19 đầu tiên xuất hiện trên địa bàn tỉnh, Lâm Đồng cùng cả nước bước vào cao điểm chống dịch. Tất cả hệ thống chính trị, mọi cơ quan, tổ chức từ cấp tỉnh đến tận thôn, xóm; các lực lượng y tế, quân đội, công an, phường xã, doanh nghiệp…; từ người đứng đầu Tỉnh ủy, UBND tỉnh đến mỗi tình nguyện viên đều đã bước vào cuộc chiến với khả năng, sức lực, tinh thần cao nhất. Ngoài lực lượng chuyên môn trực tiếp làm nhiệm vụ, các tầng lớp nhân dân tùy theo đặc thù công việc, lợi thế của mình để có những đóng góp khác nhau, tất cả chung sức, đồng lòng tạo nên sức mạnh chung chống dịch.

***CHỊ TRẦN THỊ CHÚC QUỲNH - Bí thư Tỉnh Đoàn Lâm Đồng: Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ Thời gian qua, thanh niên trên địa bàn

tỉnh đã luôn có mặt ở cả tuyến đầu lẫn hậu phương để góp sức cùng các cấp, ngành triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh.

156 đội hình Thanh niên tình nguyện với hơn 4.600 bạn trẻ đã chủ động hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại các địa phương. Hơn 100 tình nguyện viên là các giảng viên, sinh viên Trường Đại học Yersin Đà Lạt và Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng đã xung phong lên đường chi viện cho tỉnh Bình Dương và các địa phương trong tỉnh. Đội hình xe cấp cứu tình nguyện với 56 đầu phương tiện do Đoàn Thanh niên thành lập sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có yêu cầu.

Không chỉ có mặt trên tuyến đầu, thanh niên còn là lực lượng xung kích hỗ trợ các chuyến xe yêu thương do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và đoàn thể các cấp tổ chức. Gần 1.300 tấn nông sản và nhu yếu phẩm cần thiết đã được gửi đi để chia sẻ khó khăn ở các vùng dịch TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Phú Yên, Đồng Nai, Khánh Hòa... Việc thành lập

Đội Phản ứng nhanh với 30 xe bán tải của thanh niên đã góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ vận chuyển nông sản, nhu yếu phẩm phục vụ công tác hậu phương chống dịch. Các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh cũng đã đồng hành với bà con nông dân trong tỉnh qua Chương trình “Chuỗi kết nối bao tiêu nông sản”, hỗ trợ tiêu thụ hơn 200 tấn nông sản.

Hàng chục nghìn khẩu trang, kính chống giọt bắn, nước/cồn sát khuẩn, quần áo bảo hộ… mang theo tấm lòng của thanh niên đã được chuyển đến các vùng dịch trong và ngoài tỉnh. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, dù phải đối mặt với nhiều nguy hiểm và nguy cơ lây nhiễm, nhưng sức khỏe của Nhân dân và quyết tâm chiến thắng dịch bệnh là động lực to lớn, thôi thúc màu áo xanh thanh niên vững tinh thần, vượt khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

ÔNG HOÀNG LIÊN - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng: Ứng phó nhanh, chăm lo cho người lao động gặp khó khăn do dịch bệnh Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh

COVID-19, các cấp công đoàn trong tỉnh đã chủ động triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, quyết tâm thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. “Tổ Thường trực ứng phó với dịch bệnh COVID-19” đã được thành lập để kịp thời ứng phó với các tình huống khẩn cấp. Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh cũng chỉ đạo các cấp công đoàn phát huy hiệu quả hoạt động của “Tổ an toàn COVID-19”; phối hợp với chính quyền đồng cấp lãnh đạo doanh nghiệp triển khai xây dựng mô hình “Vùng xanh doanh nghiệp” - doanh nghiệp an toàn không có dịch.

Ngoài ngân sách của Nhà nước, nguồn kinh phí của LĐLĐ tỉnh cũng hỗ trợ cho người lao động là F0, F1 và các trường hợp F2 có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh việc xét chọn, chi hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, LĐLĐ còn chi hỗ trợ đoàn viên, công nhân lao động và lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch số tiền trên 1,99 tỷ đồng; hỗ trợ 119 đơn vị tuyến đầu chống dịch với số tiền 813,9 triệu đồng (riêng LĐLĐ tỉnh hỗ trợ 23 đơn vị với số tiền 529 triệu đồng); chi hỗ trợ cải thiện, tăng cường dinh dưỡng bữa ăn cho 139 viên chức, sinh viên ngành y được tăng cường

để làm nhiệm vụ phòng, chống dịch tại tỉnh Bình Dương và TP Hồ Chí Minh với số tiền 139 triệu đồng từ nguồn tài chính tích lũy của LĐLĐ tỉnh.

LĐLĐ tỉnh và CĐCS cũng vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia ủng hộ Quỹ phòng, chống COVID-19 và Quỹ Vắc xin cho công nhân. Các cấp công đoàn đã tích cực vận động, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp ủng hộ để hỗ trợ, chi viện cho người lao động và Nhân dân các địa phương có dịch trên 408 tấn nông sản, nhu yếu phẩm trị giá gần 4,5 tỷ đồng.

“Để không ai bị bỏ lại phía sau”, LĐLĐ đã và đang thực hiện những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho người lao động bị giảm sâu thu nhập, mất việc, không bảo đảm mức sống tối thiểu. Đồng thời, đồng hành với doanh nghiệp giúp người lao động vững vàng vượt qua khó khăn trong đại dịch.

BÀ NGUYỄN THỊ HỒNG ANH - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lâm Hà: Đảm bảo vai trò hậu phương tiếp sức cho tuyến đầu chống dịch Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức

tạp, Hội Nông dân huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, hội viên nông dân nắm rõ nội dung liên quan đến công tác phòng, chống dịch.

Hội viên Hội Nông huyện Lâm Hà không chỉ ủng hộ khu cách ly tập trung của huyện mà còn gửi 150 tấn nông sản về TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Phú Yên…, và khoảng 86 tấn nông sản tham gia các chuyến xe yêu thương do Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tổ chức để chia sẻ khó khăn với bà con trong vùng dịch. Trong thời gian tới, cán bộ, hội viên Hội Nông dân sẽ tiếp tục chung tay bảo vệ, giữ gìn vùng xanh mà huyện Lâm Hà vẫn đang nỗ lực, cố gắng duy trì. Đồng thời, tích cực tham gia vào các tổ COVID cộng đồng, các mô hình tự quản của từng thôn, tổ dân phố, tiếp tục tham gia trực chốt, nấu ăn phục vụ cho chốt kiểm dịch và các khu cách ly tập trung. Song song với nhiệm vụ công tác phòng, chống dịch vẫn đảm bảo sản xuất, phát triển kinh tế. Đặc biệt, Hội Nông dân huyện đang chỉ đạo, hướng dẫn hội viên, bà con nông dân tăng cường diện tích trồng rau màu để kịp thời cung ứng nông sản cho địa phương, cũng như hỗ trợ cho các tỉnh, thành gặp khó khăn do dịch bệnh.

CÔ TRẦN THỊ TUYẾT MINH - Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Quảng Hiệp, huyện Đức Trọng: Một mùa hè đặc biệtTrong cuộc đời đi dạy của mình, đây là mùa

hè đặc biệt nhất của tôi và các đồng nghiệp. Mùa hè này, các thầy cô giáo Trường THCS Quảng Hiệp đã tổ chức 3 đợt xuống vườn, cùng thu gom nông sản để gởi về cho người dân vùng dịch. Gần 5 tấn xà lách được thầy cô tận tay thu hoạch, đóng gói, bốc vác lên xe để đưa về LĐLĐ huyện Đức Trọng. Cùng với đó là gần 2 tạ cà tím, su su, hành lá, ớt chuông,... được phụ huynh ủng hộ. Toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong trường, trừ những ai ốm đau hay có con nhỏ, còn lại đều cố gắng sắp xếp tham gia. Chuẩn bị bước vào năm học mới, chúng tôi mong và tin rằng dịch bệnh sẽ nhanh chóng được kiểm soát và đẩy lùi, để học sinh lại được đến trường, giáo viên lại an tâm đứng trên bục giảng sau một mùa hè đặc biệt với nhiều yêu thương và chia sẻ.

BÀ NGUYỄN THU HUỆ - thôn Tân Trung, xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông: Một miếng khi đói bằng một gói khi no30 tấn nông sản gởi xuống TP Hồ Chí Minh

hỗ trợ cho những người đang gặp khó khăn do dịch bệnh và hơn 10 tấn nông sản góp sức trong Chương trình Chuyến xe yêu thương do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động là những gì tôi có thể làm được để chia sẻ khó khăn với bà con vùng dịch.

Là nhà nông, việc sản xuất, buôn bán nông sản của tôi đương nhiên cũng gặp khó khăn trong gần 2 năm dịch COVID-19 xảy ra, nhưng một miếng khi đói bằng một gói khi no, tôi vẫn mong muốn mình có thể sẻ chia trong khả năng có thể. Mình bớt ra một miếng ăn, nếu có khó thì cũng khó hơn chút xíu chứ không đói được, nhưng tôi hiểu mỗi túi rau, củ, quả có giá trị với người dân rất lớn trong thời điểm này.

*** COVID-19 là kẻ thù nguy hiểm vô hình và

chưa từng có tiền lệ. Công cuộc chống dịch của cả nước nói chung, cũng như tỉnh Lâm Đồng nói riêng cũng vì vậy mà phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Đã có những thắng lợi bước đầu nhưng cũng có những mất mát, hy sinh không tránh khỏi. Cuộc chiến này còn dài, khó khăn còn chồng chất. Hơn lúc nào hết, ý thức trách nhiệm và sự chung tay của cả cộng đồng chính là sức mạnh vô cùng to lớn để đại dịch được đẩy lùi, mở ra niềm vui chung trong cuộc sống bình thường mới.

Chị Trần Thị Chúc Quỳnh - Bí thư Tỉnh Đoàn Lâm Đồng.

Ông Hoàng Liên - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng.

Bà Nguyễn Thị Hồng Anh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lâm Hà.

Cô Trần Thị Tuyết Minh - Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Quảng Hiệp, huyện Đức Trọng.

Bà Nguyễn Thu Huệ - thôn Tân Trung, xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông.

Page 19: NGÀY ĐỘC LẬP - baolamdong.vn

19 NGÀY 2 - 9 - 2021

Khác với dáng vẻ mảnh mai hàng ngày, những nữ sinh viên Trường Đại học Yersin Đà Lạt đã kiên cường bám mình tại các chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và các khu cách ly, khu điều trị trên địa bàn tỉnh để tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch.

VIỆT HÙNG

Hơn 1 tháng nay, cô sinh viên Nguyễn Thị Bình - lớp Điều dưỡng K15, Đội trưởng nhóm tình nguyện Trường Đại học

Yersin Đà Lạt tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch ở chốt kiểm soát đèo Chuối, huyện Đạ Huoai không về nhà. Xung phong đăng ký vào đội hình tình nguyện hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Bình cùng 33 bạn sinh viên hăng hái lên đường nhận nhiệm vụ. Mồ hôi ướt đẫm trong bộ đồ bảo hộ với thời tiết nắng nóng ở chốt kiểm dịch sát địa phận tỉnh Đồng Nai, Bình vẫn nhanh nhẹn cầm máy đo thân nhiệt mỗi khi có người qua chốt. “Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhìn thấy sự vất vả của các y, bác sĩ, các chiến sĩ tham gia công tác phòng, chống dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, em mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc đẩy lùi dịch bệnh”, Bình chia sẻ.

Còn với Nguyễn Thị Liễu - lớp Dược học K15, cô được xem là “bông hồng” thầm

lặng trong mọi chiến dịch tình nguyện chống dịch. Liễu hiện đang là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Sinh viên Trường Đại học Yersin Đà Lạt, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên tình nguyện. Không chỉ tích cực tham gia các phong trào do Đoàn, Hội sinh viên trường phát động và đặc biệt là các hoạt động do Câu lạc bộ sinh viên tình nguyện tổ chức, Liễu còn hăng hái tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19. Từ khi dịch bệnh bùng phát, Liễu đã tham gia đội hình tình nguyện hỗ trợ đo thân nhiệt và khai

báo y tế cho người dân; đồng thời, trao tặng các hoàn cảnh khó khăn những ổ bánh từ tủ bánh mì 0 đồng. Khi tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp ở thành phố Đà Lạt, Liễu đã tình nguyện tham gia trực chốt kiểm dịch tại cửa ngõ ra vào thành phố dưới chân đèo Prenn với công việc hỗ trợ đo thân nhiệt, khai báo y tế cho những người qua chốt. “Khi dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành khắp nơi, mọi người ai cũng muốn góp một ít sức lực vào cuộc chiến chống đại dịch này. Cùng với tinh thần của

tuổi trẻ nhà trường, em cũng muốn đem sức trẻ và kiến thức mình được học hỗ trợ cùng các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch”, cô sinh viên vừa đạt danh hiệu Sinh viên 5 tốt năm học 2020 - 2021 Nguyễn Thị Liễu cho hay.

Cũng hơn tháng nay, cô sinh viên năm cuối Lê Thị Kim Duyên - lớp Điều dưỡng K15 làm nhiệm vụ tại huyện Đức Trọng với công việc trực khai báo y tế tại Trung tâm Y tế huyện và phụ lấy thông tin, đo huyết áp tại các điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn. Thường xuyên trực đêm nhưng Duyên cảm thấy chẳng vất vả gì so với nhiều bạn đang làm nhiệm vụ tại khu cách ly hay các chốt kiểm dịch. Duyên cho biết: “Khi tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19, em cảm nhận rõ hơn hai chữ “yêu nước” từ chính những con người, sự việc gần gũi quanh em”.

Trong đợt dịch COVID-19 bùng phát lần này, Trường Đại học Yersin Đà Lạt có 28 sinh viên tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại tỉnh Bình Dương; 33 sinh viên tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tỉnh Lâm Đồng tại thành phố Đà Lạt, huyện Đức Trọng và huyện Đạ Huoai; 19 sinh viên tham gia ở khu điều trị COVID-19 Bệnh viện Nhi Lâm Đồng. Đây là những sinh viên ngành Điều dưỡng và Dược học, với đặc thù ngành nghề thì hầu hết sinh viên là nữ. Các nữ sinh viên đã đem những kiến thức mình được học cùng tinh thần tình nguyện và nhiệt huyết tuổi trẻ, là những “đóa hồng” nơi tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Nữ sinh viên Trường Đại học Yersin Đà Lạt tham gia hỗ trợ khai báo y tế tại chốt kiểm dịch của thành phố Đà Lạt dưới chân đèo Prenn.

DIỆP QUỲNH

HTX Nông nghiệp Nam Sơn, đơn vị “chuyên canh” hai mặt hàng cà rốt và cải củ nổi tiếng của huyện

Đức Trọng tuần nào cũng đóng gói cẩn thận, vận chuyển hàng chục tấn hàng lên những chuyến xe 0 đồng. Tính từ ngày 18/6 tới nay, HTX đã tặng các chuyến xe 0 đồng hỗ trợ vùng dịch, các bếp ăn tập thể, các chốt kiểm soát dịch bệnh, khu cách ly 300 tấn rau củ, 26 tấn gạo và nhu yếu phẩm các loại. Ông Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc HTX, một người nông dân cả đời gắn bó với đất đai chia sẻ: “Bà con khó khăn, chúng tôi giúp đỡ cũng là tấm lòng đồng bào với nhau. Lúc đất nước bình thường, nông dân xứ mình đưa hàng xuống dưới thì nay dịch bệnh, chúng tôi cũng góp phần đỡ đần bà con qua lúc khó khăn hoạn nạn”. Ông Đoàn còn góp vào Quỹ vắc xin 50 triệu đồng với mong

Giữa những ngày đại dịch COVID-19 bùng phát, tình đồng bào một lần nữa nở rộ. Giữa vùng rau Đức Trọng, những cây rau xanh, những củ cải trắng, cà rốt cam, bí xanh, cà tím... theo những đoàn xe xuống vùng dịch Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Thuận, Đồng Nai, Khánh Hòa, Vũng Tàu… Những người nông dân chân chất đã góp hơn một ngàn tấn rau, củ cho bữa ăn vùng dịch. Ấy cũng là một ngàn giọt yêu thương.

mỏi cộng đồng mau chóng vượt qua dịch bệnh. Ông Lê Quốc Viện, Chi hội trưởng Chi hội Nghề nghiệp chăn nuôi huyện Đức Trọng tặng tuyến đầu chống dịch 20 triệu đồng. Không chỉ ông Nguyễn Văn Đoàn, ông Lê Quốc Viện, còn hàng trăm, hàng ngàn người nông dân góp vườn cải, tặng vườn lô lô, cặm cụi đào cà rốt, đóng bao cà tím gửi tới những chuyến xe miễn phí, để chuyển tới các chốt kiểm soát, các khu cách ly, các gia đình gặp khó khăn giữa đại dịch.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đức Trọng cung cấp, ngay từ khi đại dịch bùng phát đợt 4, nhiều tỉnh thành giãn cách xã hội, nông dân trong

huyện đã thực sự thể hiện tấm lòng sẻ chia. Nông dân có rau góp rau, có gạo góp gạo, có tiền đóng góp tiền, rau quả vườn nhà họ tự mang vác lên tham gia các chuyến xe hỗ trợ. Từ những nông dân Bình Thạnh, Phú Hội, Tân Hội, Hiệp An, Tân Thành, thị trấn Liên Nghĩa cho tới các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số Tà In, Đa Quyn, Đà Loan, Ninh Loan, dù đời sống của họ cũng còn gặp nhiều khó khăn, vườn rau là tài sản, là công sức của người nông dân, họ vẫn không ngần ngại tặng miễn phí cho Hội, để Hội chuyển đến với vùng dịch, nơi bà con đang cần rau xanh, cần củ quả trong bữa cơm ngày thường. Tính tới hết tháng 8/2021, nông dân trong huyện đã tặng trên

1 ngàn tấn rau củ các loại, hàng trăm tấn gạo và nhu yếu phẩm, quyên góp hàng trăm triệu đồng. Tất cả tấm lòng ấy, sự đóng góp ấy đã tới với bà con vùng dịch, góp phần chia khó khăn của bà con giữa những ngày đại dịch gay gắt.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn cũng cho biết, ở các xã, thị trấn, thường các tổ chức tại địa phương như Mặt trận Tổ quốc, các Hội, đoàn thể cùng chung tay phát động các chuyến xe hỗ trợ vùng dịch. Những chuyến xe đi mang “thương hiệu” Đức Trọng tới với vùng dịch nhưng trên mỗi chuyến xe đó là sự đóng góp thầm lặng của người nông dân, của những giọt mồ hôi lặng lẽ trên đồng ruộng. Bà con cho đi mà không cần lời cảm ơn, chỉ mong giúp đỡ những người đồng bào đang gặp khó khăn. Đóng góp của những người nông dân, nhà vườn cho cộng đồng thực sự là sự hy sinh thầm lặng và cao cả. Không cần lời tưởng thưởng, họ lại quay về với đồng ruộng, tiếp tục xuống giống lứa rau mới, gieo hạt cải, tỉa trái bí, trái dưa.

Nhiệm vụ của Hội Nông dân huyện Đức Trọng trong giai đoạn hiện tại, ông Nguyễn Ngọc Tuấn chia sẻ, là tiếp tục động viên hội viên, nông dân gia tăng sản xuất, đảm bảo mùa vụ để sẵn sàng cung cấp cho cộng đồng những cây rau, những trái cà, trái bí ngọt lành. Vùng rau Đức Trọng, dù đang gặp rất nhiều khó khăn, những người nông dân vẫn hăng say đổ mồ hôi trên đồng ruộng để đảm bảo an ninh lương thực, cùng cả nước vượt qua đại dịch. Và trong những ngày khó khăn này, những giọt yêu thương vẫn tuôn chảy, như dòng nước ngọt lành nhắc nhớ cộng đồng về nghĩa đồng bào.

Nông dân Đa Quyn thu hoạch ớt tặng vùng dịch.

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

Page 20: NGÀY ĐỘC LẬP - baolamdong.vn

20 NGÀY 2 - 9 - 2021

LÂM AN

Người ta bảo “Thức đêm mới biết đêm dài”, câu nói này nó rất đúng với tôi trong những ngày tháng ở khu cách ly y tế của huyện Di Linh, tỉnh

Lâm Đồng. Trải qua một chặng đường dài từ miền Trung vào đến địa phận Lâm Đồng rồi từ ranh giới - nơi có những chốt kiểm soát dịch COVID của tỉnh, tôi được xe dịch vụ cứu thương của huyện Di Linh chở về cách ly tập trung tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú của huyện. Có trải qua một chặng dài như thế, tôi mới thấy hết những điều đáng ghi nhận của công tác phòng, chống dịch tại tỉnh Lâm Đồng.

Về đến khu cách ly, sau khi khai báo y tế, tôi được cán bộ ở đây phát cho một túi đầy đủ những nhu yếu phẩm sinh hoạt cần thiết với lời dặn dò “Cái này là Nhà nước hỗ trợ. Ngoài ra, người cách ly còn được Nhà nước hỗ trợ thêm tiền ăn 40 ngàn/ngày/người, chỗ ở không mất tiền, nếu anh có sổ hộ nghèo, cận nghèo thì sẽ hỗ trợ hoàn toàn”, rồi tôi được dẫn lên một phòng gồm 6 chiếc giường đã giãn cách hơn 2 m với đầy đủ mùng mền, chăn chiếu. Sáng hôm sau, vừa thức dậy, giọng của người phụ trách ở khu cách ly đã vang lên “dậy tranh thủ cầm chổi tập thể dục thôi anh em ơi”. Tất cả mọi người trong khu đều được phát dụng cụ bảo hộ để làm vệ sinh trong khu vực của chỗ mình ở. Trong khu cách ly, nam nữ đều có khu vực riêng và phân theo tiêu chí: khu vực dành cho những người là F1, cho những người đến từ những vùng chưa áp dụng Chỉ thị 16 và khu vực dành cho những người đến từ vùng đã áp dụng Chỉ thị 16. Vệ sinh xong, là người mới nên tôi được cán bộ nhắc nhở “mỗi phòng ở sẽ được giao cho 1 phòng tắm, 1 phòng vệ sinh và khu vực phơi đồ riêng, phòng nào sử dụng của phòng đó, anh nhé”. Đi từ khu vực nghỉ ngơi xuống đến khu vực vệ sinh

tất cả đều được rào ngăn, phân cách rất cẩn thận. Thoáng một lúc tôi đã cảm nhận thấy: Trong khu vực đòi hỏi tính phân tách cao thì chỉ có nếp sống và bàn tay vốn đã quen với kỉ luật của lực lượng vũ trang mới có thể làm chặt chẽ, chỉn chu đến thế. Tới đây, tôi mới thấm hết được chủ trương “Phòng thủ chặt, tấn công thần tốc” của tỉnh nó toàn diện đến mức nào. Kể từ khi có những ca bệnh đầu tiên, tỉnh Lâm Đồng quyết tâm “Phòng thủ chặt, tấn công thần tốc”. “Phòng thủ chặt” là đảm bảo không để lây nhiễm trong khu cách ly, là đảm bảo ngăn ngừa bùng phát dịch trong cộng đồng và đặc biệt phòng thủ chặt là thực hiện nguyên tắc “quân pháp bất vị thân” ở các chốt kiểm dịch nơi các cửa ngõ: tất cả các trường hợp đi vào tỉnh (ngoại trừ một số trường hợp được phép) đều phải liên hệ với địa phương tuyến xã, tuyến huyện nếu đảm bảo có chỗ để cách ly và có xe chuyên dụng của trung tâm y tế đón về thì mới được qua chốt. Ngoài ra, so với chủ trương của một số tỉnh khác “cao hơn một mức - sớm hơn một bước” thì có thể thấy phương châm phòng thủ chặt đã giúp tỉnh Lâm Đồng giữ vững được trận địa chống COVID. Cụ thể, khi hai xã vùng ven của thành phố Đà Lạt bùng phát dịch (có thời điểm đã có hơn 50 ca/ ngày) nhưng lãnh đạo tỉnh quyết định chưa áp dụng Chỉ thị 16 cho toàn thành phố mà lập hàng rào để phòng thủ chặt toàn thành phố, tập trung tấn công dịch ở hai xã này. Đi đôi với phòng thủ chặt là “tấn công thần tốc”. Cụ thể, từ cuối tháng 6 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 3 điểm nóng về dịch COVID là huyện Đạ Tẻh và hai thành phố Bảo Lộc, Đà Lạt. Với phương châm “Tấn công thần tốc”, đến nay điểm nóng Nhà máy sợi Đà Lạt (với 146 ca) đã cơ bản truy hết F0 trong cộng đồng; ở Đạ Tẻh, bệnh nhân COVID-19 cuối cùng được xuất viện.

Di Linh mùa này, sáng nắng chiều mưa, khí hậu mát mẻ, phòng của tôi gần cổng chính ra vào nên ngoài việc được ngắm nhìn những lá hoa tươi đẹp thì hằng ngày, tôi nhìn thấy ngay cổng chính có rất nhiều người đến làm công tác thiện nguyện tiếp sức cho những cán bộ và những anh chị em trong khu cách ly. Những bó rau, kí thịt, những thùng mì, bao gạo, những mùng mền, chăn chiếu… Thật là xúc động và cảm nguyện. Thông qua những hành

động này, có thể nói phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của tỉnh Lâm Đồng đã lan tỏa mạnh mẽ trong Nhân dân. Nhìn rộng ra, tôi thấy chính nhờ tinh thần “tương thân tương ái” của người dân, nhờ hiệu quả của các phong trào chung tay cùng cả nước chống dịch mà Lâm Đồng (cùng với một số địa phương) thực sự đã trở thành hậu phương chắc chắn cho những chiến địa cam go và khốc liệt như Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu… Cụ thể, trong thời gian vừa qua, “Mặt trân Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị, tổ chức từ thiện, tôn giáo, các huyện, thành trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã hỗ trợ cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19 tổng số gần 11.000 tấn nông sản các loại”. Và theo kế hoạch, tỉnh Lâm Đồng dự kiến “từ ngày 22/8 đến ngày 15/9, mỗi ngày sẽ có khoảng 200 tấn nông sản, phong phú chủng loại như cà rốt, khoai tây, su su, bắp cải, dưa leo, cà tím… từ Lâm Đồng được cung ứng về TP Hồ Chí Minh”. Bên cạnh đó, từ 22/7 đến nay đã có hơn 100 y, bác sĩ, tình nguyện viên (chia làm 3 đợt) chi viện cho Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài việc đảm bảo nguồn nông sản kịp thời cho các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID thì tỉnh Lâm Đồng còn chủ động hỗ trợ cho du học sinh của Lào đang theo học tại Đại học Đà Lạt cùng vượt qua đại dịch, tìm cách tháo gỡ khó khăn cho công dân của tỉnh đang ở những vùng có dịch phức tạp, đặc biệt là lãnh đạo các địa bàn trong tỉnh đã chủ động tuyên truyền, vận động các chủ trương phòng, chống COVID của Đảng, Nhà nước tới bà con đồng bào dân tộc thiểu số bằng tiếng dân tộc, phát hiện các hiện tượng bất thường ở cơ sở, quan tâm đến những người có hoàn cảnh khó khăn; khen thưởng đột xuất những tổ chức và cá nhân trong vùng đồng bào đã tích cực tham gia phòng, chống dịch.

Trong buổi chiều tà, dưới cơn mưa lất phất, ngồi trong khu cách ly tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng nhìn ra ngoài tôi vẫn cảm thấy lòng nhẹ nhàng và tin tưởng vào chủ trương rất đúng đắn là phòng thủ chặt mọi bề để Nhân dân tự tin mưu sinh.

Những ngày trong khu cách ly

HẢI ĐƯỜNG

Chung tay giúp đỡ người khó khănCùng với sự chăm lo của Nhà

nước, trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, tinh thần và ý chí Việt Nam cùng truyền thống tốt đẹp, giá trị nhân văn “Thương người như thể thương thân”, nhân ái, bao dung của người Việt lại tiếp tục tỏa sáng. Hơn 1 tháng qua, vào các ngày thứ Tư và thứ Sáu hàng tuần, chùa Phước Huệ (phường B’Lao, TP Bảo Lộc) tổ chức nấu từ 550-600 phần cơm chay/ngày phát miễn phí cho các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Thấu hiểu được những khó khăn của nhiều gia đình trên địa bàn xã Đại Lào do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, ông Hồ Đăng Bảo Lộc, chủ Công ty Yến Hồ đã hỗ trợ chính quyền địa phương hơn 120 triệu đồng để chăm lo đời sống cho bà con. Ông Hồ Đăng Bảo Lộc chia sẻ: “Thấy bà con gặp khó khăn và khả năng đến đâu thì mình chung tay cùng chính quyền địa phương giúp đỡ bà con đến đấy. Mình cũng không nghĩ sâu xa, mà đây là tấm lòng tương thân, tương ái gửi tới bà con trong lúc khó khăn để giúp họ đỡ phần nào chuyện cơm áo, gạo tiền là thấy vui rồi”.

Hay như ông Phạm Thế Phúc, ngụ tại Phường 1 (TP Bảo Lộc)

đã hỗ trợ 7 tấn gạo và 40 triệu đồng; đại lý thu mua cà phê Loan Nam (Phường 2, TP Bảo Lộc) đã đóng góp 270 phần quà trị giá khoảng 70 triệu đồng chung tay cùng chính quyền địa phương trao yêu thương cho người khó khăn...

Không chỉ giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn tại địa phương, nhiều nhà hảo tâm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng còn chung tay đóng góp kinh phí, hiện vật hướng về người dân các vùng dịch. Đơn cử như anh Nguyễn Thanh Bình, ngụ tại TP Bảo Lộc đã ủng hộ hơn 6 tấn chuối Laba để Hội Chữ thập đỏ TP Bảo Lộc tiếp sức cho người dân TP Hồ Chí Minh chống dịch. Tương tự, bà con giáo dân Giáo xứ Thiện Lộc (Phường 2, TP Bảo Lộc) đã quyên góp hơn 150 tấn nông sản, nhu yếu phẩm tiếp sức cho lực lượng tuyến đầu và người dân các vùng dịch như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai...

Trao yêu thươngcho người khốn khóĐó là hoàn cảnh éo le của gia

đình vợ chồng anh Lê Văn Hợp và chị Lê Thị Hồng Cúc đang tạm

trú tại Thôn 5, xã Đại Lào (TP Bảo Lộc). Gia đình có 3 người con gái (cháu lớn 11 tuổi, cháu út 4 tuổi), lại thuộc diện hộ nghèo. Bản thân chị Cúc đau ốm thường xuyên, nên cuộc sống cơm áo, gạo tiền của gia đình do một tay anh Hợp lo toan, gánh vác. Trong khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, anh Hợp cam chịu khó khăn, nguy hiểm đi sớm về khuya tìm đến các điểm tập kết hàng hóa để bốc vác gom góp từng đồng chăm lo cho vợ con.

Thế nhưng, vào tối 19/8, trên đường đi làm về anh Hợp không may gặp tai nạn qua đời bỏ lại 3 đứa con thơ và người vợ thường xuyên đau ốm.

Trước hoàn cảnh éo le của gia đình anh Hợp, ông Phạm Công Hương - Phó Chủ tịch UBND xã Đại Lào đã đứng ra kêu gọi, vận động các nhà hảo tâm đóng góp được số tiền hơn 120 triệu đồng giúp đỡ cho gia đình. Đây là sự san sẻ, động viên kịp thời góp phần giúp chị Lê Thị Hồng Cúc

và 3 người con vơi bớt nỗi đau mất chồng, mất cha để sớm ổn định cuộc sống.

Tương tự là trường hợp của tân sinh viên nghèo Nguyễn Thị Uyển Nhi (19 tuổi, ngụ tại Thôn 2, xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc) đang theo đuổi ước mơ trên giảng đường đại học còn dang dở. Chị gái Nhi vừa tốt nghiệp đại học và trên đường đi xe máy từ TP Hồ Chí Minh về Bảo Lộc không may gặp tai nạn qua đời. Phải gánh chịu nỗi đau mất đi người chị yêu quý và gia đình lại quá nghèo khiến giấc mơ trở thành một sinh viên đại học đối với Nhi như đi vào ngõ cụt. Không biết bấu víu vào đâu, Nhi đành làm đơn cầu cứu sự giúp đỡ tới chính quyền và các đoàn thể địa phương. Thấu hiểu được hoàn cảnh đáng thương của Nhi, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Bảo Lộc đã đứng ra kêu gọi, vận động các nhà hảo tâm đóng góp số tiền 43 triệu đồng giúp em thực hiện ước mơ còn dang dở...

Những tấm lòng thơm thảo, những nghĩa cử đầy tính nhân văn, việc làm thiết thực chung tay chia sẻ với cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 thật đáng trân trọng. Qua đó, đã tạo sự gắn kết, sẻ chia trong cộng đồng cùng lan tỏa yêu thương để các hoàn cảnh khó khăn, yếu thế vững tin chung tay chiến thắng đại dịch.

Những tấm lòng thơm thảo giữa đại dịch COVID-19Thời gian qua, tại các cơ quan, đơn vị hay ở các khu dân cư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, rất nhiều tấm lòng hảo tâm, những nghĩa cử cao đẹp đang cùng chung sức, đồng lòng chia sẻ khó khăn với biết bao hoàn cảnh khốn khó trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19.

Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Bảo Lộc trao tặng 43 triệu đồnghỗ trợ em Nguyễn Thị Uyển Nhi viết tiếp ước mơ trên giảng đường đại học còn dang dở.

Page 21: NGÀY ĐỘC LẬP - baolamdong.vn

NGÀY 2 - 9 - 2021 21

AN NHIÊN

Nhanh chóngkhoanh vùng, dập dịchTừ ca bệnh đầu tiên xuất hiện

đầu tháng 7 tại huyện Đạ Tẻh, số ca bệnh trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng và diễn biến phức tạp. Đặc biệt, trong tháng 8/2021, Lâm Đồng đã xuất hiện 3 chùm ca bệnh COVID-19 tại Công ty Sợi Đà Lạt, Nhà xe Như Vinh và vựa rau Thu Bé (thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương). Trước tình hình đó, các ngành, địa phương đã khẩn trương, thần tốc khoanh vùng, truy vết, đưa người đi cách ly đối với các trường hợp liên quan. Đồng thời, tổ chức xét nghiệm cộng đồng tại các xã Trạm Hành, Xuân Trường (TP Đà Lạt) và thị trấn Thạnh Mỹ (huyện Đơn Dương), cũng như tại các chợ, nơi công cộng có nguy cơ cao, nhóm đối tượng nguy cơ.

Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19, tránh dịch bệnh lây lan trên diện rộng, công tác phòng, chống dịch tại các khu vực công cộng, cơ quan, đơn vị, khu, cụm công nghiệp, chợ, siêu thị... luôn được kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Công tác này cũng đặc biệt được chú trọng tại các bệnh viện trong toàn tỉnh. Đến nay, 17/17 bệnh viện trong tỉnh triển khai thực hiện đảm bảo Bộ tiêu chí bệnh viện an toàn phòng, chống COVID-19 để vừa đảm bảo công tác khám chữa bệnh, vừa nâng cao năng lực, đảm bảo an toàn trong điều trị bệnh nhân COVID-19. Bên cạnh đó, tỉnh Lâm Đồng cũng đã chủ động thành lập bệnh viện dã chiến quy mô 300-500 giường tại Trung đoàn 994, huyện Đức Trọng thực hiện thu dung, cách

Vừa chống dịch, vừa đảm bảo sản xuấtvà an sinh xã hội

ly, chăm sóc, điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 theo quy định khi cần thiết.

Để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào địa phương và lan rộng trong cộng đồng, tỉnh Lâm Đồng đang duy trì 15 chốt kiểm soát người và phương tiện ra vào địa bàn; thành lập 2.313 tổ COVID cộng đồng và hàng trăm tổ tự quản “bảo vệ vùng xanh”.

Ngay sau khi Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 10 ngày 2/8, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Trong đó, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định về phòng, chống dịch của Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh dưới nhiều hình thức; bố trí số người làm việc hợp lý tại các cơ quan nhà nước theo hướng tăng cường giải quyết công việc, thủ tục hành chính bằng hình thức trực tuyến, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch trong thời gian qua.

Song song với công tác phòng, chống dịch, tỉnh Lâm Đồng cũng chú trọng và khẩn trương triển khai tiêm vắc xin cho các đối tượng. Đến ngày 29/8, đã tổ chức tiêm mũi 1 cho 100.140 người và mũi 2 cho 27.801 người. Tổng số đã tiêm 127.941 mũi trên tổng số vắc xin được Bộ Y tế phân bổ là 130.860 liều, đạt tỷ lệ 97,77%.

Đảm bảo an sinhxã hội, “chia lửa”cho vùng dịchBên cạnh công tác tập trung

phòng, chống dịch COVID-19, UBND tỉnh cũng quyết liệt chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội. Trong thời gian qua, Lâm Đồng đã triển khai thực hiện kịp thời một số chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo đúng quy định. Đến ngày 27/8, tỉnh đã chi hỗ trợ cho các đối tượng theo Quyết định số 1900/QĐ-UBND ngày 20/7/2021 của UBND tỉnh, với tổng số 72.071 đối tượng được hỗ trợ số tiền hơn 108 tỷ đồng. Trong đó, chi cho người có

công gặp khó khăn 2.540 người với số tiền 3,8 tỷ đồng; đối tượng bảo trợ xã hội 32.388 người với số tiền hơn 48,5 tỷ đồng; hộ nghèo, hộ cận nghèo 13.499 hộ với số tiền hơn 20 tỷ đồng; lao động tự do 22.201 người với số tiền 33,3 tỷ đồng; người bán vé số lưu động 1.643 người với số tiền hơn 2,4 tỷ đồng.

Đặc biệt, tiếp tục hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp cung ứng nông sản để cung ứng rau, củ, quả về TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận; tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện vận chuyển hàng hóa trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. Từ ngày 10/7 đến ngày 25/8, tổng lượng rau, củ, quả của tỉnh Lâm Đồng cung ứng cho TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương,

Vũng Tàu và một số tỉnh khác là gần 160.000 tấn. Ngoài đảm bảo nguồn cung ứng rau, củ, quả cho các tỉnh trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, công tác hỗ trợ nông sản cho các tỉnh, thành phố được triển khai kịp thời. Theo thống kê sơ bộ, đã có 11.000 tấn nông sản các loại được các tổ chức, cá nhân, đơn vị, nhà hảo tâm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vận chuyển, hỗ trợ cho người dân TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam. Từ ngày 23/8 đến 15/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh được UBND tỉnh giao chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương như: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà và TP Đà Lạt thực hiện thu gom, vận chuyển hỗ trợ cho TP Hồ Chí Minh với tổng số 5.000 tấn rau, củ, quả các loại.

Tỉnh Lâm Đồng cũng đã chi viện 3 đoàn y, bác sỹ, điều dưỡng, sinh viên ngành y tế cho TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, nhằm “chia lửa”, hỗ trợ cho các tỉnh, thành này chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Với mục tiêu ưu tiên cao nhất là phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đặt sức khỏe, tính mạng của Nhân dân lên trên hết, UBND tỉnh xác định nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới lãnh đạo, điều hành linh hoạt nhưng phải quyết liệt, nhanh chóng với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”; tăng cường ứng dụng công nghệ để giám sát, kiểm tra; thực hiện nghiêm phương châm “Phòng ngừa tích cực, phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị hiệu quả, xử lý dứt điểm, nhanh chóng ổn định tình hình”, kiên quyết không để dịch bệnh COVID-19 bùng phát, lan rộng trên địa bàn tỉnh.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, biến chủng mới xuất hiện gây lây nhiễm nghiêm trọng ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, riêng tỉnh Lâm Đồng đến ngày 1/9 đã ghi nhận 244 ca COVID-19. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 phù hợp với tình hình thực tế và diễn biến dịch bệnh để vừa chống dịch, vừa đảm bảo sản xuất và an sinh xã hội.

Các ban, ngành, đoàn thể của TP Đà Lạt ủng hộ rau, củ, quảcho 2 xã Xuân Trường và Trạm Hành đang thực hiện giãn cách xã hội

theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng dịch COVID-19.

SONG AN

Theo đó, đã hơn nửa chặng đường năm 2021, với mục tiêu phấn đấu tổng thu NSNN trong năm nay trên

địa bàn tỉnh đạt 10.300 tỷ đồng, đạt 129% dự toán Trung ương, 111% dự toán địa phương. Đến 31/7, ước tổng thu NSNN đã đạt hơn 7.223 tỷ đồng. Đây là con số khả quan và cũng là tín hiệu đáng mừng trong việc thi đua nước rút hoàn thành thu NSNN ở mức cao của ngành Thuế Lâm Đồng những tháng cuối năm.

Theo đánh giá, tiến độ thực hiện dự toán thu NSNN lũy kế 7 tháng đầu năm 2021 đạt khá do tình hình kinh tế những tháng đầu năm 2021 tiếp tục đà hồi phục từ cuối năm 2020, thị trường bất động sản, hoạt động chuyển nhượng vốn, sáp nhập gia tăng làm phát sinh tăng thu lớn cho NSNN. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, tình hình thu NSNN đứng trước những khó khăn, thách thức lớn, nhất là tình hình dịch bệnh COVID-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp, năng lực nội tại của

Tăng tốc các giải pháp thu NSNN những tháng cuối nămTheo đánh giá của ngành Thuế tỉnh Lâm Đồng, trong 8 tháng đầu năm 2021, thu ngân sách nhà nước (NSNN) đạt khá cả về tiến độ và tốc độ tăng thu so với nhiều năm gần đây. Nhận định được khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ngành Thuế tỉnh đã và đang chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế, tăng cường hỗ trợ và hoàn thành chỉ tiêu mà tỉnh đặt ra.

nền kinh tế còn thấp, dịch bệnh, đời sống một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn, nếu dịch bệnh không được sớm kiểm soát sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế và thu NSNN trong thời gian tới.

Để phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu NSNN năm 2021 được tỉnh giao ở mức cao nhất, trong những tháng còn lại của năm ngành thuế cũng tập trung triển khai thực hiện một số giải pháp trọng tâm. Theo đó, tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật NSNN, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn liên quan. Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế, tạo môi trường thuận lợi, rõ ràng, minh bạch cho người

nộp thuế thực hiện nghĩa vụ với NSNN.Tổ chức thực hiện tốt việc gia hạn, miễn, giảm tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất cho doanh nghiệp và người dân theo Nghị định số 52 của Chính phủ và Nghị quyết số 1148 của Ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/12/2020 về giảm 30% thuế bảo vệ môi trường nhiên liệu bay và các chính sách giảm phí, lệ phí khác... để tháo gỡ, hỗ trợ kịp thời những khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, hồi phục và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh..

Cục Thuế Lâm Đồng cho biết, sẽ tổ chức dự báo sát tình hình phát triển nền kinh tế và khả năng thu NSNN năm 2021, tiếp tục tiến hành các giải pháp hỗ trợ về thuế cho doanh nghiệp nhanh chóng

khôi phục đà tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn tăng thu cho NSNN. Đặc biệt, theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn, từng khu vực, từng sắc thuế, tổng hợp báo cáo kịp thời kết quả thu, qua đó xác định các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời đề xuất và triển khai các giải pháp quản lý thu hiệu quả. Mặt khác, kiến nghị với UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp ở địa phương cùng phối hợp với cơ quan thuế để tăng cường quản lý thu, đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu ngân sách...

Ông Trần Phương - Cục trưởng Cục Thuế Lâm Đồng cho biết: Để đảm bảo nhiệm vụ thu ngân sách toàn ngành sẽ thực hiện kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ công tác kê khai thuế của người nộp thuế; tập trung kiểm tra các tờ khai có dấu hiệu rủi ro, những lĩnh vực kinh doanh có dấu hiệu tiềm ẩn kê khai không đủ thuế; rà soát tình hình tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận còn lại của năm 2020...

XEM TIẾP TRANG 22

Page 22: NGÀY ĐỘC LẬP - baolamdong.vn

NGÀY 2 - 9 - 202122

Trước đây, cuộc sống của người dân xã Phước Lộc (huyện Đạ Huoai) còn rất nhiều khó khăn. Những năm trở lại đây, nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước; nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương đã tạo nên diện mạo nông thôn mới (NTM) ngày càng “thay da đổi thịt”. Người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại thu nhập cao trên những triền đất hoang hóa.

ĐỨC TÚ

Phước Lộc là một xã có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp,

trong cơ cấu kinh tế của xã, nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn (thống kê năm 2020, nông - lâm - thủy sản chiếm 91%). Trong 6 tháng đầu năm 2021, nông nghiệp địa phương luôn nhận được sự quan tâm, đầu tư tập trung vào các cây trồng chủ lực. Cây điều ghép với diện tích hơn 625 ha, diện tích thu hoạch trên 560 ha, sản lượng ước tính đạt 8,7 tạ/ha; cây chè là 185 ha, 157,8 ha đang cho thu hoạch.

Riêng diện tích cây sầu riêng có trên 501 ha, diện tích thu hoạch là 285 ha, một số diện tích đã cho thu đợt đầu chủ yếu là các giống sầu riêng RI6 và Monthon.

Có được kết quả nêu trên chính là một chặng đường dài nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; nâng cao năng suất, chất lượng giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích và nâng cao thu nhập của người dân mà Đảng ủy, UBND xã Phước Lộc đã cụ thể hóa bằng nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch thực hiện.

Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã Phước Lộc là 47 triệu đồng/người/năm; đây là mức thu nhập chưa cao so với các xã khác trong tỉnh Lâm Đồng. Nhưng đối với Phước Lộc, địa phương được đánh giá là khó khăn của huyện Đạ Huoai trong những năm trước và có đến 83% đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống thì đây là một kết quả nổi bật. Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích hiện tại đạt 110 triệu đồng/ha; so với năm 2015, tăng gần 80 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Tám, Tổ trưởng Tổ liên kết sản xuất sầu riêng Phước Trung cho rằng, trước đây người dân trong thôn chủ yếu trồng giống sầu riêng hạt nên cho năng suất, chất lượng kém; dẫn đến thu nhập thấp. Kể từ năm 2015, nhiều hộ bắt đầu chuyển đổi sang các giống mới, sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ nên năng suất, chất lượng được cải thiện một cách đáng kể. Hiện nay, tổ liên kết có 13 hộ với diện tích hơn 54 ha, nhiều tổ viên hợp tác có thu nhập từ cây sầu riêng mỗi năm hàng tỷ đồng.

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp mà đến nay xã Phước Lộc đã xây dựng được vùng sản xuất sầu riêng ứng dụng công nghệ cao tại thôn Phước Trung với 80 ha. Đồng thời, hình thành các vùng sản xuất tập trung đối với cây trồng chủ lực như: cây điều 485 ha, cây sầu riêng 347 ha; chuyển đổi 350 ha cây điều già cỗi, sầu riêng hạt, tràm sang các cây trồng hiệu quả khác; cải tạo hơn 131 ha điều già cỗi sang diện tích điều có năng suất cao hơn. Đến nay, toàn xã Phước Lộc có 251 ha cây sầu riêng đạt giá trị sản xuất từ 400 triệu đồng đến 600 triệu đồng/ha; nhiều mô hình cây điều đạt trên 100 triệu đồng/ha.

Ông Nguyễn Duy Lực - Chủ tịch UBND xã Phước Lộc cho biết: Trong những năm qua, địa phương đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nông nghiệp, nhờ vậy đã đạt được một số kết quả khả quan. Hiện nay, địa phương đang hướng đến hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc cây sầu riêng, cây điều thích ứng với biến đổi khí hậu; đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn, bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Tiếp tục xây dựng, nâng cao vùng sản xuất sầu riêng công nghệ cao ở thôn Phước Trung, ứng dụng công nghệ tự động trong các khâu như tưới nước, bón phân, phun thuốc. Thực hiện quy trình sản xuất sầu riêng an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ trên diện rộng. Nhân rộng việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài vùng quy hoạch...

Đến với Phước Lộc hôm nay, một màu xanh trù phú trên những triền đồi, người dân không còn cám cảnh phải chạy ăn từng bữa. Nhiều nông dân đã trở thành tỷ phú, nông dân sản xuất giỏi của địa phương như: ông Nguyễn Văn Tám, Đặng Văn Tấn, Ha Kiên... Cấp ủy, chính quyền và người dân đang nỗ lực thực hiện xây dựng NTM nâng cao.

NGUYỆT THU

Theo báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - ngân sách - HĐND tỉnh: Việc UBND tỉnh trình HĐND

tỉnh ban hành Nghị quyết thông qua danh mục bổ sung các dự án đầu tư cần thu hồi đất và các dự án đầu tư cần chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ sang mục đích khác năm 2021 là phù hợp với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 và khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai.

Theo đó, danh mục bổ sung các dự án đầu tư cần thu hồi đất năm 2021 với tổng số 78 dự án, gồm 68 dự án sử dụng vốn ngân sách và 10 dự án ngoài ngân sách. Riêng tại thành phố Đà Lạt gồm 8 dự án vốn ngân sách là: Dự án nâng cấp đường giao thông đoạn từ Ngã ba Trần Quốc Toản - Sương Nguyệt Ánh đến Ngã ba Trần Quốc Toản - Yersin, lắp đặt đèn trang trí, đường đi bộ quanh hồ Xuân Hương với diện tích cần thu hồi tăng thêm là 9.620 m2 đất. Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lê Hồng Phong nối dài với diện tích thu hồi tăng thêm là 750 m2 của các đối tượng thu hồi đất là hộ gia đình, cá nhân. Dự án cơ sở nhà, đất số 3 Chu Văn An (thu hồi để tổ chức bán đấu giá tạo nguồn vốn cho địa phương) với diện tích cần thu hồi là 332

m2 của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Dự án đường vành đai thành phố Đà Lạt với diện tích thu hồi tăng thêm là 150.511 m2. Tiểu Dự án nạo vét hồ Đa Quý, thành phố Đà Lạt với tổng diện tích đất cần thu hồi tăng thêm là 19.000 m2 của các hộ gia đình, cá nhân. Đối với 3 dự án ngoài ngân sách của thành phố Đà Lạt cần thu hồi đất năm 2021 là Dự án khu dân cư mới Cam Ly, với diện tích cần thu hồi đất tăng thêm là 452.500 m2. Dự án Công viên Nghĩa trang Vĩnh Hằng Viên (Công ty TNHH Hùng Phát) với diện tích thu hồi tăng thêm là 500.000 m2. Dự án Nhà máy Điện gió Cầu Đất với diện tích cần thu hồi tăng thêm là 120.000 m2 là đối tượng các hộ gia đình, cá nhân... Tổng diện tích đất cần thu hồi là 5.352.957 m2.

Về danh mục bổ sung các dự án đầu tư cần chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ sang mục đích khác năm 2021 gồm 13 dự án. Trong đó, 12 dự án sử dụng vốn ngân sách và 1 dự án ngoài ngân sách. Tổng diện tích cần chuyển mục đích sử dụng là 349.032 m2

gồm 131.045 m2, đất trồng lúa và 217.987 m2 đất rừng phòng hộ. Những danh mục bổ sung các dự án nói trên đều phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với kế hoạch đầu tư công của địa phương năm 2021 hoặc các dự án đầu tư ngoài ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư, chấp thuận phạm vi ranh giới thực hiện dự án.

Ban Kinh tế - ngân sách - HĐND tỉnh cũng đề nghị: Nhằm đảm bảo phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt tại Điều 3 của Dự thảo Nghị quyết về tổ chức thực hiện, đề nghị bổ sung thêm nội dung “Căn cứ danh mục bổ sung các dự án đầu tư cần thu hồi đất và các dự án đầu tư cần chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ sang mục đích khác năm 2021 được HĐND tỉnh thông qua, UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm rà soát, trình UBND tỉnh phê duyệt bổ sung, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của địa phương”.

Đối với diện tích đất lâm nghiệp cần thu hồi, đất rừng phòng hộ cần chuyển đổi mục đích sử dụng để thực hiện các dự án đầu tư, nếu thuộc trường hợp phải chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định tại Nghị định số 83 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện phải lập hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng theo đúng trình tự, thủ tục quy định.

Tại kỳ họp thứ 2, HĐNĐ tỉnh khóa X đã tiến hành xem xét, quyết nghị thông qua Nghị quyết “Danh mục bổ sung các dự án đầu tư cần thu hồi đất và các dự án đầu tư cần chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ sang mục đích khác năm 2021 trên địa bàn tỉnh” là hoàn toàn đúng định hướng, phù hợp Luật Đất đai năm 2013 và đảm bảo tiến độ đầu tư triển khai thực hiện các dự án, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn tiếp theo.

Nhằm bổ sung, điều chỉnh phù hợp với quy định của Luật Đất đai, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh phê duyệt Nghị quyết thông qua danh mục bổ sung các dự án đầu tư cần thu hồi đất và các dự án đầu tư cần chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ sang mục đích khác năm 2021 - Đây là những nội dung quan trọng được dư luận và Nhân dân trong tỉnh quan tâm.

Danh mục dự án nào cần thu hồi đấtvà chuyển mục đích sử dụng đất

Đi lên nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng

Nhờ việc đưa giống sầu riêng mới thay đổi giống sầu riêng hạt,nhiều nông dân ở xã Phước Lộc có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

... để chủ động đôn đốc doanh nghiệp nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận còn lại còn phải nộp theo quyết toán năm 2020; tạm nộp thuế, cổ tức... phát sinh các quý năm 2021 sát với thực tế của hoạt động kinh doanh, kiên quyết xử phạt đối với các trường hợp vi phạm quy định về kê khai thuế, thực hiện ấn định thuế đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế theo đúng qui định của Luật Quản lý thuế.

Đồng thời, tăng cường quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế ngay, đảm bảo việc hoàn thuế đúng đối tượng, theo đúng chính sách pháp luật thuế của Nhà nước, tạo điều kiện cho người nộp thuế có thêm nguồn lực tài chính cho sản xuất, kinh doanh. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối với các hành vi gian lận, thu hồi đầy đủ số tiền hoàn thuế bị gian lận vào NSNN. Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả công tác hoàn thuế điện tử.

Trước những khó khăn do tình hình dịch bệnh, để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2021, ngành Thuế tỉnh đang dồn mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quản lý thu trong các tháng cuối năm, phấn đấu hoàn thành mục tiêu được giao.

Tăng tốc...TIẾP TRANG 21

Page 23: NGÀY ĐỘC LẬP - baolamdong.vn

Trong những ngày đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, ngoài những lực lượng tham gia trực tiếp trên mặt trận chống dịch như cán bộ y tế, công an, dân quân…, còn có không ít lao động khác vẫn đang miệt mài với công việc thường nhật để góp phần duy trì, đưa kinh tế địa phương tiếp tục phát triển.

Họ là công nhân vệ sinh, nhân viên cửa hàng xăng dầu, công nhân công trường hay những người chuyên giao hàng,… Chịu đựng nhiều nguy cơ lây nhiễm và những khó khăn bất cập, những người lao động này vẫn duy trì hoạt động, nhằm bảo đảm hoàn thành tốt công việc, giúp lưu thông hàng hóa cũng như giữ môi trường luôn xanh, sạch, đẹp trong những ngày đại dịch hoành hành.

C.THÀNH

Những ngày dịch COVID-19 diễn biến khó lường, phức tạp nhưng đường phố Đà Lạt luôn được đảm bảo xanh - sạch - đẹp nhờ đội ngũ công nhân chăm chỉ làm việc không ngừng nghỉ.

NHỊP SỐNG LAO ĐỘNG THỜI DỊCH BỆNHLực lượng giao hàng hóa, shipper, nhân viên bưu điện, shopee,…

hoạt động hết công suất trong những ngày dịch COVID-19. Dịch phức tạp thêm thì người dân dần quen với việc mua sắm

qua các kênh online hàng ngày nhiều hơn.

Công nhân cắt cỏ ven bờ hồ Xuân Hương trong những ngày dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Một nhóm công nhân đang hối hả thi công tại một công trình xây dựng trên đường Quang Trung, Phường 9, TP Đà Lạt.

Nhân viên bán xăng, dầu hoạt động liên tục trong những ngày dịch COVID-19.

Giữa những ngày đại dịch, còn nhiều lao động nghèo vẫn phải ra đường mưu sinh kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Công nhân Công ty Điện lực Lâm Đồng thi công, sửa chữa đường điện trung thế, đảm bảo hoạt động cung cấp điện cho người dân trên địa bàn.

Page 24: NGÀY ĐỘC LẬP - baolamdong.vn

Trong suốt hơn 3 tháng qua, tỉnh Lâm Đồng đã và đang tích cực triển khai các hoạt động quyên góp chia sẻ khó khăn với đồng bào cả nước, nhất là những nơi đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.

Đến thời điểm hiện tại, theo thống kê sơ bộ, đã có hơn 12.000 tấn nông sản các loại được các tổ chức, cá nhân, đơn vị, nhà hảo tâm và Nhân dân tỉnh Lâm Đồng quyên góp ủng hộ người dân TP

Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Ngoài hỗ trợ nông sản, các sinh viên ngành y tế, y, bác sỹ, điều dưỡng cũng đã tình nguyện lên đường để chi viện cho Bình Dương, TP Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống dịch bệnh mà chưa hẹn thời gian trở về.

Lâm Đồng là địa phương có diện tích chuyên canh rau, củ lớn cả nước và là thị trường cung ứng nông sản trọng điểm cho các tỉnh phía Nam và Nam Trung Bộ, chiếm hơn 60% sản lượng. Chính vì vậy, khi dịch bệnh ảnh hưởng tới hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, tỉnh Lâm Đồng vẫn nỗ lực bằng nhiều biện pháp để vừa đảm bảo

hoạt động sản xuất, vừa hỗ trợ, cung ứng hàng hóa nông sản cho các tỉnh.

Cùng với việc đảm bảo không bị đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, chính quyền và các tổ chức, cá nhân ở Lâm Đồng cũng đã hỗ trợ nông sản, gửi hàng trăm chuyến xe yêu thương 0 đồng đến các khu vực cách ly, vùng bị phong tỏa... tại các tỉnh, thành phía Nam và miền Trung. Đặc biệt, từ ngày 22/8-15/9, tỉnh Lâm Đồng đã lên phương án hỗ trợ 5.000 tấn nông sản cho TP Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ cung ứng hàng hóa được giao cho TP Đà Lạt, các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Lâm Hà với tổng khối lượng 200 tấn/ngày. Dự toán tổng chi phí mua 5.000 tấn nông sản tương đương 30 tỉ đồng; trong đó, tỉnh Lâm Đồng cân đối cấp 50% kinh phí cho các địa phương; 50% kinh phí còn lại do các địa phương bố trí kinh phí từ ngân sách và phát động quyên góp, sự ủng hộ của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở và nông dân tại địa phương để thu gom các loại rau, củ, quả đảm bảo chất lượng.

Theo đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đây là hoạt động cấp thiết và ý nghĩa, vừa chung tay chia sẻ khó khăn, vừa góp phần tạo động lực, niềm tin cho mọi người vượt qua giai đoạn khó khăn này. Sau khi được giao chỉ tiêu,

UBND các huyện, thành đã khẩn trương rà soát, kiểm tra tình hình sản xuất trên địa bàn và kêu gọi cả hệ thống chính trị chung tay vào cuộc để hỗ trợ thu hoạch, đóng gói, vận chuyển. Nhiều người đã bán cả vườn rau cho chương trình với giá chỉ bằng 50% giá thị trường hoặc sẵn sàng tặng cho địa phương để gửi về TP Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, từ ngày 23-27/8/2021, Tỉnh Đoàn Lâm Đồng hưởng ứng chương trình “Triệu túi an sinh” do Trung ương Đoàn triển khai và phát động, đã phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam và đoàn thể các cấp kêu gọi, ủng hộ hơn 75 tấn nông sản cho bà con Bình Thuận, Khánh Hòa, Bình Dương. Đây là chương trình ý nghĩa hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người dân, thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ.

Thế mới thấy, trong đại dịch nguy hiểm, sự sẻ chia của người dân dành cho nhau là điều hết sức đáng quý. Những chuyến hàng rau, củ, quả mà chính quyền và người dân Lâm Đồng gom góp lại sẽ không chỉ thêm nguồn thực phẩm xanh trong các gia đình, mà còn là sự khích lệ để người dân có thêm niềm tin cũng như sức mạnh để chiến thắng dịch bệnh. PV

Nông sản được đóng gói cẩn thận, vận chuyển ra các địa điểm tập kết lên xe tải lớn.Mỗi ngày, các địa phương như TP Đà Lạt, Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà

vận chuyển ủng hộ người dân TP Hồ Chí Minh khoảng 200 tấn nông sản các loại.

Hàng trăm tấn rau mỗi ngày được các địa phương trên địa bàn tỉnhLâm Đồng thu hái, sơ chế gửi về người dân bị ảnh hưởng nặng nề

bởi dịch COVID-19 như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng...

Cán bộ, chiến sỹ Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Lâm Đồng chung tay cùng toàn thể đơn vị

thu hoạch nông sản tại vườn, sau đó gửi tặng 17 tấn rau củ,

quả các loại cho người dânTP Hồ Chí Minh và Đồng Nai

ngày 28/8.

Những loại rau ngắn ngày như xà lách, tần ô,cải thảo được người dân TP Đà Lạt ủng hộ bà con

vùng dịch nhiều nhất trong thời gian qua.

Tập đoàn xe Phương Trang cùng chung tay với chính quyền địa phương tỉnh Lâm Đồng,ủng hộ 500 tấn nông sản cho người dân vùng dịch TP Đà Nẵng.

Vì đồng bào cả nước

Một nhà vườn tại Phường 11 (TP Đà Lạt) tặng 2 sào rau xà lách và được một nhóm người dânđủ thành phần, nghề nghiệp đi thu hoạch, sau đó đóng gói gửi tặng bà con vùng dịch.

Một nhà vườn tại Phường 11 (TP Đà Lạt) tặng 2 sào rau xà lách và được một nhóm người dânđủ thành phần, nghề nghiệp đi thu hoạch, sau đó đóng gói gửi tặng bà con vùng dịch.

GIÁ6.000ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI COÂNG TY CP IN VAØ PHAÙT HAØNH SAÙCH LAÂM ÑOÀNG