60
HƯỚNG ĐẠO, CHTHTHÔI ! 1 Lý thuyết và thc hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và n. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi!

Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

1

Lý thuyết và thực hành

dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ.

Hướng Đạo,

đơn giản thế thôi!

Page 2: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

2

Tổ chức Thế Giới của Phong trào Hướng Đạo.

ĐƯỜNG LỐI

Tư liệu này là một yếu tố thực hiện đường lối.

Văn phòng Hướng Đạo Thế Giới

Hộp Thư 241

1211 Genève 4, Sulsse.

Page 3: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

3

BẢN QUYỀN 1996, Văn Phòng Hướng

Đạo Thế Giới.

Các Hội Hướng Đạo Quốc Gia

hội viên của tổ chức phong trào Hướng

Đạo Thế Giới được phép dịch và sao tài

liệu này, nhưng bắt buộc phải nêu xuất

xứ. Những ai khác thì phải xin phép.

Page 4: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

4

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Chân dung Trưởng Hướng Đạo

Người lớn phục vụ trẻ nhỏ

Một mục đích phát triển toàn diện con người

Một chọn lựa trong vấn đề giáo dục

Một hệ thống giáo dục

Thay cho lời kết

Page 5: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

5

LỜI NÓI ĐẦU Tập sách này dành cho tất cả các Trưởng Hướng đạo nam và

nữ trên Thế giới. Với vài Trưởng, nó nhắc lại những điểm cốt yếu

của Hướng đạo cho những ai tự nhận là dùng phương pháp Hướng

đạo để giúp cho thiếu niên và nhi đồng phát triển. Dù họ ở đâu, tập

này cũng muốn mang đến cho họ một sự giúp đỡ trực tiếp trong hành

động hàng ngày của họ với lớp trẻ, bằng cách cho họ biết những điều

cốt yếu chơi Hướng đạo. Ở khắp mọi nơi và mọi nền văn hóa, phải

có một cái gì chung cho tất cả Hướng đạo sinh.

Điều hiển nhiên là trên bình diện quốc gia, các yếu tố ấy phải

được thích nghi với những yếu tố trong xứ, với nét văn hóa của xứ

ấy và với các điều kiện xã hội, kinh tế để đáp ứng có hiệu quả cho

những nhu cầu của lớp trẻ. Trên bình diện địa phương cũng vậy, mỗi

Trưởng nam hay nữ, sẽ có nhiệm vụ làm cho các yếu tố ấy được

thích nghi với những đặc điểm của nhóm trẻ mình hướng dẫn – kể cả

những quan điểm đã được chấp nhận trên bình diện quốc gia.

Để có thể thích nghi thì trước hết phải am hiểu. Cho nên tập

sách nhỏ này chính là để giải thích những yếu tố chung nhất đó, để

làm căn bản cho Phong trào Hướng đạo.

Những ví dụ dùng trong tập này chỉ để minh họa cho vài

trường hợp mà thôi. Chúng không chung nhất cho mọi trường hợp và

không phản ảnh được sắc thái vô cùng đa dạng của một Phong trào

Thế giới.

Chúng tôi chúc cho những người nam và nữ đọc tập này

chẳng những được thành công mà còn được thích thú trong khi thực

Page 6: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

6

hành một tổ chức Hướng đạo có phẩm chất, sát với nhu cầu của lớp

trẻ và rộng mở trước những thực tế ngày nay.

“Trưởng Hướng đạo không phải là sĩ quan,

hay là linh mục, hay là võ sư. Trưởng

Hướng đạo giống như người anh cả đang

nhìn sự việc theo quan điểm của lớp trẻ. Anh

ta chỉ đạo, hướng dẫn và khích lệ các em

hăng hái trong hướng tốt”

B.P.

(Guide du Chef Eclaireur)

Page 7: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

7

CHÂN DUNG MỘT TRƯỞNG HƯỚNG ĐẠO

Mỹ Kha được 35 tuổi, chuyên viên về tin học và là nhân viên

một hãng bán máy và những chương trình vi tính. Anh còn đảm trách

dịch vụ sửa chữa, lại phụ trách một đoàn Hướng đạo gồm có 25 đoàn

sinh nam và nữ từ 14 đến 17 tuổi. Anh có hai đoàn phó trẻ hơn anh

một chút. Như nhiều người khác, chính qua sự rèn luyện, qua việc

nuôi nấng hai đứa con của anh nay lên 8 và 10 tuổi mà anh trở nên

“nhà giáo dục chuyên nghiệp”. Chỉ vì quan tâm đến trẻ, đến tương

lai của chúng, mà anh quyết định “làm một cái gì” cho chúng.

Trước kia, anh đã là một Hướng đạo sinh. Từ kinh nghiệm

bản thân, anh hiểu rằng Hướng đạo có thể dạy cho lớp trẻ tự xoay xở

và anh đã quyết định làm Trưởng. Anh không tìm cách sống lại

những gì anh đã từng sống cách đây hai mươi năm – các trò chơi lớn,

xưởng, trại – vì biết rằng mọi việc đều chuyển biến. Mặc dầu thế,

anh vẫn cảm thấy có một cái gì đặc biệt khi anh đến với các Hướng

đạo sinh của anh.

Khi anh nghĩ đến các con của anh, đến những gì chúng nó

làm và những gì có thể xảy ra cho chúng, anh cảm thấy có trách

nhiệm, có liên quan trực tiếp. Nếu hỏng việc đó là do lỗi của anh,

anh sẽ là thủ phạm. Cho nên anh phải cẩn thận, không được làm liều.

Page 8: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

8

Đối với các Hướng đạo sinh cũng vậy, anh cảm thấy có trách

nhiệm, nhưng không phải cùng một cách, không phải cùng một thứ

lo sợ. Đối diện với anh là những người khác, trẻ hơn anh, nhưng

không tùy thuộc vào anh. Mối tương quan cũng khác, khoảng cách

giữa chúng và anh lớn hơn. Kỳ thực, anh không mong chờ chúng sẽ

làm được những gì anh đã không làm được, nhưng chỉ muốn chúng

tự thực hiện.

Ai cũng hiểu, săn sóc con cái người khác dễ hơn săn sóc con

cái của chính mình, các Trưởng Hướng đạo cũng biết điều này và

Mỹ Kha cũng thế. Đây có lẽ là điều giúp ích cho anh, đối với chúng,

giữ một thứ quan hệ khác; Thuật ngữ chuyên môn gọi đó là “quan

hệ giáo dục”. Đối với anh, đó chỉ là phong cách đối xử với những trẻ

trong đoàn. “Phong cách đối xử” này thật ra khá phức tạp, nó vận

dụng nhiều yếu tố. Nhưng, kỳ thực, anh cảm thấy và thực hiện trong

đời sống một cách tự nhiên hơn là dụng ý. Trên thực tế, nó phát xuất

từ một ý niệm đơn giản và dễ hiểu: giáo dục tức là làm phát triển một

con người, là cả một tiến trình, nghĩa là một chuỗi sự kiện tiếp nối

trong thời gian chứ không phải một cái gì đột xuất.

Các chuyên viên sẽ giải thích rằng tiến trình ấy gồm có bốn

giai đoạn, và đối với mỗi chúng ta mỗi tiến bộ trong bất cứ địa hạt

nào cũng bắt buộc phải trải qua tiến trình ấy. Trước tiên, phải có ý

thức. Ví dụ, tôi có thể (có quyền hoặc có khả năng thế lực) đi, chạy,

leo trèo….ý thức nầy chuyển hóa cái tiềm lực (tôi có thể) thành năng

lực, thành khả năng. Khi ấy, tôi thử, tôi làm thí nghiệm (đi, chạy, leo

trèo) đó là điều mà người ta gọi là sự “khích động”. Rồi tôi rút tỉa

những quy kết (việc ấy dễ, khó, đòi hỏi sức cố gắng, sự luyện tập, có

những nguy hiểm). Từ đó, hoặc tôi bỏ cuộc, hoặc tôi phát triển năng

lực (tôi luyện tập, thực hành, gia tăng thẩm quyền, thành tích) và tôi

thâm nhập nhận thức ấy vào trong kho kinh nghiệm của tôi.

Page 9: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

9

Những điều nầy nói ra có vẻ rắc rối, nhưng trên thực tế, đó là

một tiến trình tự nhiên, một con đường mà mỗi chúng ta đã đi qua

nhiều lần. Với tư cách Trưởng Hướng đạo, Mỹ Kha chỉ cần cùng tiến

bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường ấy. Tuy anh

không nói ra, nhưng trên thực tế, anh tạo các điều kiện đưa đến sự

nhận thức kết thúc cái tiến trình khích động, phân tích, tăng cường

và thâu nhập. Để cùng đi với lớp trẻ, anh có một phương pháp,

phương pháp HĐ.

Mỹ Kha biết rõ rằng sự phát triển một con người phải hướng

vào một mục đích, ấy là làm trỗi dậy một con người tự lập – có khả

năng tự mình quyết định cho mình – nhưng đồng thời cũng liên đới,

nghĩa là cũng phải kể đến quyền lợi kẻ khác, trong khi mình quyết

định và chọn lựa.

Anh cũng biết rằng Hướng đạo đề nghị một số mục tiêu tăng

trưởng, và anh biết rõ các mục tiêu ấy thích hợp thế nào với các lứa

tuổi. Là Trưởng HĐ, vai trò của anh là hướng nhóm đoàn sinh vào

những mục tiêu ấy, làm cho chúng ham thích đạt đến, và anh cũng

biết rõ rằng để làm được điều này, mỗi người phải chấp nhận các

mục tiêu ấy, thích nghi chúng vào hoàn cảnh riêng của mình, gom

chúng lại thành công thức của riêng mình. Điều đáng kể là phương

chung, còn chi tiết thì dĩ nhiên phải thay đổi theo từng người.

Mỗi khi Mỹ Kha, trong vai trò Trưởng HĐ (hoặc chủ gia đình)

mà quên hay không biết điều ấy thì phương pháp mà anh đã nổ

lực áp dụng, chẳng có kết quả gì!

Như vậy, đối với người Trưởng là có sự chỉ đạo, có một

hướng đi và “những mục tiêu sư phạm” phải đạt”. Tốt lắm ! nhưng

các điều ấy chưa cho biết cách làm thế nào để đạt mục tiêu. Nếu chỉ

cần chọn một hoạt động tốt mà đạt mục tiêu ngay tức khắc thì quả là

chuyện không thể có ! Sự hoạt động cần phải được hướng dẫn, nó

Page 10: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

10

đâu phải là một hỏa tiễn có đầu đạn tự động tìm đến mục tiêu ! Trong

phương pháp HĐ, có những yếu tố khác tác động, và tất cả nghệ

thuật của Mỹ Kha là biết sử dụng các yếu tố ấy một cách thông minh

và điều vào hướng tốt.

Chúng ta hãy lấy ví dụ “ cách xử trí” của Mỹ Kha đối với

đoàn của anh ( các chuyên viên sẽ gọi đó là “cách cổ vũ”). Hiển

nhiên là anh sẽ bám sát các mục tiêu. Nếu Mỹ Kha muốn cho Đoàn

của anh thấy tầm quan trọng của sự đối thoại và sự kính trọng đối

phương trong cuộc đối thoại thì anh không thể áp đặt sự chọn lựa và

những quyết định của anh lên trên trẻ. Các việc làm, các dự án, các

quy định về đời sống của Đoàn đều phải là kết quả một cuộc thảo

luận và phản ảnh sự tôn trọng ý kiến của đoàn sinh. Nếu không thì sẽ

rơi vào tình trạng mà mọi người đều bình đẳng nên lại còn có người

bình đẳng hơn người khác. Người Trưởng không thể viện cớ gì để

thoái thác, bản thân anh phải thực hành những điều gì anh đã giảng

dạy, nếu không sẽ tự mình làm mất tư cách của mình dưới mắt đoàn

sinh.

Mặt khác, cuộc sống xã hội hằng ngày của nhóm trẻ, những

gì chúng thấy, phong cách các người đối xử với nhau, tất cả các thứ

ấy đóng một vai trò trong tiến trình giáo dục chẳng khác gì các mục

tiêu giáo dục, cách thức sinh hoạt hay các hoạt động. Đã nêu lên

những hoạt động thì không thể bỏ qua. Một phương diện cốt yếu của

Hướng đạo là làm cho các hành vi trong cuộc sống hằng ngày chứa

đựng một ý nghĩa giáo dục và đưa hành vi ấy vào tiến trình giáo dục.

Vì thế mà trong cuộc du ngoạn hay cắm trại, Mỹ Kha cho đoàn sinh

có đủ thời giờ để sửa soạn góc trại, nấu ăn, dựng lều; nói tóm lại, để

có cuộc sống chung.

Page 11: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

11

Một số Trưởng thường kiếm cách “ tranh thủ thời gian”, ví

dụ bỏ việc nấu ăn (cho người khác nấu thay hay phát bánh mì thịt) để

dành cho một hoạt động khác.

Hướng đạo, đó là trường đời. Chúng ta hãy nhớ rằng chính

bằng động tác đi mà chúng ta đã học đi – trong đó có một chút liều

lĩnh – nhưng chúng ta đã có những cánh tay đưa ra, sẵn sàng đón và

nâng đỡ chúng ta.

Dĩ nhiên, đó chỉ là một hình ảnh. Nhưng Mỹ Kha đã hiểu vai

trò làm Trưởng của mình như thế: tạo môi trường hoạt động, trong

đó đoàn sinh nhận thức mình có thể làm gì, và những điều kiện an

toàn trong đó đoàn sinh thử nghiệm và học hỏi một cách tự do, và

cho đoàn sinh những phương tiện để tự cải tiến và lấy kinh nghiệm

mới để thêm vào cái kho kinh nghiệm sống của mình.

Mỹ Kha luôn luôn nghĩ đến việc cần đạt sự phát triển toàn

diện và quân bình nơi mỗi đoàn sinh, về phương diện thể, trí, cảm

xúc, xã hội và tâm linh, và làm thế nào để sau một thời gian, các hoạt

động và cuộc sống hằng ngày của Đoàn có thể đem đến nhiều tiến bộ

trong mọi địa hạt. Anh cũng phải cố gắng làm sao cho vai trò cổ vũ

của anh ăn khớp với các hoài bão và những mục tiêu anh đã nêu ra vì

lớp trẻ.

Page 12: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

12

“Bất cứ thằng ngu nào cũng có thể chỉ huy sai

khiến, bắt người khác vâng theo ý mình, miễn là nó

có những phương tiện để sát phạt kẻ nào bất tuân.

Nhưng mà dẫn dắt người ta vào một sự nghiệp lớn

lao, phải có một phong cách khác hắn.”

B.P.

(Franchis l’obstacle)

Page 13: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

13

NGƯỜI LỚN PHỤC VỤ TRẺ NHỎ

Hướng đạo trước hết là một phong trào cho giới trẻ, là nơi

để các em có thể ăn nói, thử nghiệm, phát kiến nhờ những sinh hoạt

thích thú để các em tự xác định lấy nhân cách và vị trí mình trong

lớp trẻ và đối với người lớn.

Các người trưởng thành, nam và nữ, chịu lắng nghe lớp trẻ,

để hiểu hoài bão và nhu cầu của các em, đều có mặt để giúp đỡ trẻ.

Những vị này có mặt để giúp đỡ trẻ. Những vị này sẽ cùng chung

bước trên đường đời với các em trong một thời gian, để làm sao cho

các hoạt động thích thú của trẻ giúp trẻ phát triển về mọi mặt: thể

chất, trí tuệ, tình cảm, xã hội và tâm linh.

Người lớn không phải ở đó để đóng vai trẻ, để kéo dài tuổi

thanh xuân của mình. Là một tráng niên giữa lớp trẻ, người vẫn giữ

bản sắc một tráng niên để thủ vai trò bên cạnh nhóm trẻ bằng cách

lắng nghe và tìm hiểu họ. Muốn làm Trưởng, dù nam hay nữ, đều

phải biết nhận định nơi mỗi đứa trẻ cái chân giá trị của nó. Đứa trẻ

không phải là một trang giấy trắng trên đó người lớn muốn vẽ gì tùy

ý mình. Nó cũng không phải là một khối vật chất thô để cho người

lớn đẽo gọt và nắn theo sở thích của mình. Nó là một con người

Page 14: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

14

sống, có cá tính riêng biệt và có thể tự phát triển trong thời gian cuộc

sống. Vai trò người lớn là khích lệ tiến trình tăng trưởng ấy, đặt

những trụ mốc để giúp người trẻ tìm phương hướng và chọn lựa một

cách sáng suốt, và tạo một môi trường thuận tiện cho sự phát triển cá

nhân, vì “người ta không thể làm cho cây lớn bằng cách kéo ngọn nó

lên” được.

Vậy phải có một số không gian, trong đó có thể thực hiện

được những gì không có được trong gia đình, ở trường học, nơi

công tác, v.v.v.. Hướng đạo phải là một khoảng không gian như

vậy !

Page 15: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

15

MỘT KHÔNG GIAN

Đời sống của chúng ta diễn biến trong một loạt “không

gian” khác nhau. Ví dụ, “không gian lao động”gồm có một số đặc

điểm riêng: địa bàn, khung cảnh, bầu không khí, những con người,

và sự nhận thức về mình và kẻ khác. Những thứ này không phải là

những đặc điểm của “không gian gia đình” tuy ở đây cũng có một

khung cảnh, một bầu không khí, những con người, một nhận thức về

mình và người khác…..Và hai không gian này cũng khác với “không

gian nhàn rỗi”; đại để là thế.

Khi xác định Hướng đạo là một “không gian” cho trẻ nhỏ,

chính chúng ta muốn giải thích nó như sau đây. Không gian này gồm

có một số đặc điểm riêng, để phân biệt nó với những không gian

hoạt động khác của giới trẻ.

Trong “không gian HĐ”, mỗi cá nhân phải giữ một vai trò,

một trách nhiệm để đóng góp vào việc thực hiện một dự án, vào diễn

tiến một sinh hoạt và vào đời sống của tập thể. Qua sự đóng góp này,

mỗi cá nhân được biểu lộ, và lòng tự tôn tăng dần làm cho họ càng

vững vàng thêm để nhận những vai trò, v.v..Một trong những chức

năng quan trọng nhất của “không gian HĐ” là tạo khả năng nhận

lãnh vai trò, là điều rất cần thiết cho sự phát triển. Các không gian

Page 16: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

16

khác, như gia đình và học đường, không làm được tốt điều ấy, do

những đặc điểm riêng của nó.

“Không gian gia đình” có đặc điểm là lắm khi đầy dẫy

những việc không rõ ràng và những điều không nói ra được. Có khi

nó là một trường tranh giành quyền lực đóng kín, và tại đó những

mối tương quan tựu trung chỉ là cuộc đọ sức giữa người và người,

giữa người và nhóm, hay giữa các nhóm với nhau. Nó là một không

gian sinh hoạt trong đó mỗi người có sẵn một dự tính cho người

khác (này con, con sẽ phải là một trang nam tử !) và cũng tại đó,

phần lớn các vai trò và các vở trình diễn đều đã định trước. Tất

nhiên, không phải gia đình nào cũng như thế cả….tuy nhiên…….!

“Không gian học đường” có chức năng chuẩn bị cho trẻ

bước vào xã hội, thường bị kẹt vào chỗ thiếu sự rõ ràng giữa lời

giảng có tính cách “giáo dục” ( nói rằng mọi người đều có cơ may

ngang nhau và cần phát triển các ưu điểm của mỗi trẻ) và thực tế có

tính cách “chọn lọc” ( cho rằng “người tốt nhất” là người biết khép

mình trong khuôn khổ, và “thành đạt” là nhờ tuân theo các đòi hỏi

mà người ta áp đặt cho mình).

Tất nhiên, gia đình và học đường giữ một vai trò không thể

thay thế được và không thiếu gì những ví dụ cho thấy sự phát triển

cá nhân bị suy kém và sự thành đạt bị tổn hại như thế nào khi thiếu

một trong hai yếu tố ấy. Nhưng, khốn thay, không có cái nào trong

hai yếu tố ấy có thể vượt qua được mối trở ngại cố hữu, là sự mâu

thuẩn nội tại nói trên.

Page 17: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

17

MỘT MỐI QUAN HỆ

Trong Hướng đạo, mối quan hệ giữa Trưởng và đoàn sinh

trước hết là một thứ quan hệ “ đồng hội, đồng thuyền”, nghĩa là hai

người cùng chung một ý hướng – mỗi người biết rõ giá trị của người

kia – cùng đứng về một phía để đóng góp mỗi người một phần vào

dự án chung.

Dự án ở đây là đời sống hay, nói cách khác, là một cuộc

sống dấn thân, “sung sướng, hoạt động, hữu ích”. Trẻ và già đều

cùng dấn thân vào một dự án cuộc sống và mỗi người tự tạo phong

phú cho mình cùng các phong phú của người khác.

Mối quan hệ này đồi hỏi lòng tin cậy, biết lắng nghe, sự

tương kính và sự chấp nhận rằng người bạn đường có thể khác ta về

các ước vọng, nhu cầu và cách hiểu đời. Mối quan hệ ấy cũng đặt

căn bản trên sự nhìn nhận rằng mỗi người phải đối diện với những

sự lựa chọn mà chỉ có mình làm được mà thôi, với những quyết định

Page 18: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

18

mà chỉ có mình quyết định mà thôi; không ai có thể thay thế cho ai

được, dù đó là người đã trưởng thành, khôn ngoan và giàu kinh

nghiệm về đời.

Một mối quan hệ như thế hơi hiếm có, nhưng nếu muốn làm

Trưởng trong Phong trào thì phải có được mối quan hệ như vậy.

Này anh Trưởng Hướng đạo, lý do vì sao anh đã dấn thân,

là vì anh đã chịu đưa mình phục vụ lớp trẻ, chịu dành thì giờ và

sức lực để thực hiện cho được thứ không gian và mối quan hệ như

đã nói ở trên.

“Muốn làm một Trưởng Hướng Đạo tốt, (…) thì phải có

tinh thần một người trẻ và có thể đặt ngay mình vào trình độ

người trẻ để hiểu nhu cầu, tâm lý và hoài vọng của lớp trẻ trong

mọi lứa tuổi, chiếu cố đến mỗi cá nhân thay vì tập thể, và làm phát

triển tinh thần cộng đồng ở toàn thể giới trẻ.”

B.P.

(Guide du Chef Eclaireur)

Page 19: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

19

MỘT MỤC ĐÍCH:

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CON NGƯỜI Một con người là một cá nhân độc nhất và đặc biệt. Mỗi

người sinh ra với một số đặc tính riêng biệt cho cá nhân ấy và với

khả năng phát triển những đặc tính ấy. Phát triển con người tức là

phát triển những đặc tính ấy ! Tiến trình tăng trưởng này không giới

hạn vào thời kỳ thơ ấu và thiếu niên, mà tiếp tục suốt cả đời, bắt đầu

từ khi sinh cho đến khi chết.

Sống là biến đổi. Cuộc sống là sự hoạt động của thân xác, tư

tưởng, cảm xúc, giao tiếp, trí óc. Sống có nghĩa là phát triển

không ngừng. Phát triển nghĩa là thay đổi, chuyển dần từ phụ

thuộc đến tự lập trong mọi địa hạt, trên bình diện thể, trí, cảm xúc

và tâm linh. Và cũng là phát hiện những kẻ khác quanh mình và

chuyển từ tinh thần vị kỷ sang tinh thần đoàn kết.

Page 20: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

20

Page 21: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

21

Page 22: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

22

Chúng ta cũng biết rằng tiến trình ấy không diễn biến đều

đặn theo đường thẳng mà theo từng bậc cấp, lúc mạnh, lúc yếu, lúc

nhanh, lúc chậm, khi cao, khi thấp với những thời kỳ tạm ngưng.

Cũng có khi dừng hẵn, đó là khi đương sự cho rằng mình đã “đến

nơi” và không còn gì để học nữa. Tất nhiên, hai biểu đồ trên đây chỉ

có mục đích làm cho dễ hiểu cách tiến trình chứ không diễn tả tỉ mỉ

tiến trình đó. Vả lại (và chắc bạn đã thấy rồi), nơi đó không có trình

bầy các “nội dung phát triển”.

Lý tưởng chúng ta theo đuổi là một con người có hạnh phúc

và quân bình, vừa có tự lập vừa biết đoàn kết. Trên bình diện cá

nhân, tự lập là khả năng chọn lọc, quyết định, tự xác định mình có cá

tính và có trách nhiệm . Tự lập là một lý tưởng cho sự phát triển cá

nhân. Tuy nhiên, tinh thần tự lập không được tách rời tinh thần đoàn

kết, có khả năng chia sẻ, cảm thông với người khác, dấn thân vì

người khác, dấn thân cho một lý tưởng cao cả.

Không dễ gì đạt được tinh thần tự lập và tinh thần đoàn kết,

nhưng chính hai khả năng đó là điều mà Bi Pi thường gọi là “chí

khí”. Thực vậy, người có chí khí là người có khả năng vận dụng, khi

hữu sự, tất cả những phương tiện mình có, với lương tâm và trách

nhiệm đối với mình và đối vơid kẻ khác.

Sự tự lập nói ở đây chẳng ăn nhập gì đến chủ nghĩa cá nhân

hay chủ nghĩa vị kỷ. Người chủ trương chủ nghĩa cá nhân chỉ nghĩ

đến mình mà thôi và hành động theo những ham muốn của mình,

không mảy may đếm xỉa đến kẻ khác, làm như mình là duy nhất trên

đời.

Người vị kỷ đem hết mọi thứ về cho mình, tự cho ta là trung

tâm thế giới. Mọi sự việc đều tự xếp đặt chung quanh ta, và những

kẻ khác chỉ tồn tại là nhờ ở ta và để phục vụ ta. Người tự lập quan

Page 23: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

23

tâm đến mình và đến kẻ khác, và giải quyết mọi việc vừa phù hợp

với quyền lợi mình, vừa tôn trọng quyền lợi kẻ khác.

Trong khi phát triển tánh tự lập, ta tạo cho mình phương tiện

để có được những mối liên hệ rộng mở khác, vì người tự lập chấp

nhận và kính trọng kẻ khác, và không khi nào lợi dụng người khác

cho những mục đích riêng tư của mình.

Khi nói “ phát triển mọi lĩnh vực” là nói đến mọi khía cạnh

của con người: thể chất, trí tuệ, tình cảm, xã hội và tâm linh. Mỗi

một khía cạnh đó có thể được phát triển trong mỗi cuộc đời. Mỗi

khía cạnh có thể bị ràng buột vào một người nào hay một cái gì đó.

Mối ràng buột này làm trở ngại cho sự tự lập của con người, cho nên

cần phải đập tan nó mới đạt được tự lập ở mức độ cao. Tự chủ bản

thân không phải là chẳng đếm xỉa gì đến những xúc cảm, những tình

tứ, những đột thức của mình, hoặc là cắt xén hay ức chế chúng lại.

Tự chủ là nắm vững được chúng để, khi cần, cho chúng được biểu

lộ, hầu gìn giữ quân bình cho bản thân – mà vẫn tôn trọng nguyên

vẹn cái dị biệt của người khác.

Với vài thí dụ đơn giản sau đây, ta sẽ được lối chuyển dịch

từ trạng thái bị ràng buột đến giai đoạn đã tự lập về mọi “ mặt khác

nhau của hành trình phát triển”.

Thí dụ đơn giản nhất tất nhiên là về mặt thể chất, vì nó cụ

thể và dễ thấy. Phát triển tự lập thể chất là phát triển khả năng cử

động, sử dụng chân, tay, bắp thịt. Trong những điều kiện bình

thường – nghĩa là không bệnh hoạn, không khuyết tật – thì tự lập thể

chất (xem bề ngoài) có thể đạt được khá nhanh chóng. Như một đứa

trẻ, ban đầu phải hoàn toàn phụ thuộc người khác để cử động, ăn

uống và gìn giữ thân thể, nhưng nó đã có thể có đủ các cơ năng cần

thiết trong những năm đầu. Tuy nhiên, vẫn còn lâu lắm điều cần có

Page 24: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

24

để gia tăng các khả năng thể chất, giữ gìn sức khỏe và thể trạng tốt.

Hơn nữa, tự lập về thể chất không phải chỉ là có năng động, có khả

năng chơi thể thao, mà còn biết cách ăn uống, sử dụng rượu chè, ma

túy, và khi đang sống trong định hạn nào , thể chất biết cách tự chế

hoặc vượt qua các định hạn đó. Nói gọn lại là để không còn “bị phụ

thuộc” nữa.

Về mặt trí tuệ, tự lập là khả năng nhận thức và thích ứng các

tình huống và ý kiến, biết xét đoán với phê phán, giữ tự quyết cho tư

duy. Vừa lắng nghe người khác nói, mà vẫn phải tự định đoạt ý kiến

cho mình. Đó cũng là khả năng phân tích thông tin và sử dụng nó để

tìm lấy một hay nhiều biện pháp cho một vấn đề nào. Ngày nay, khả

năng đổi mới và sáng tạo thường bị suy giảm. Khó mà thoát khỏi

những ảnh hưởng nặng nề của xã hội, của thời trang, thoát khỏi

những gì nhằm ngăn cấm, kiểm soát, điều khiển tư duy cá nhân theo

hướng “ tư duy độc nhất” và ‘ đúng đắn về mặt chính trị”, hoặc theo

hướng thủ cựu bất cứ về chiều nào.

Đạt tự lập về cảm xúc, trước hết là có khả năng tiếp thu,

nhận thức tánh chất của điều đã cả nhận đó, và để cho những cảm

xúc của mình được biểu lộ, hưởng thụ đều thích thú và niềm vui

hoặc chấp nhận nỗi đau đớn và buồn phiền, mà không ra vẻ lãnh

đạm và khách quan, đó là chứng tỏ sự tự lập về cảm xúc. Người nào

không biết nhìn nhận và diễn bày cảm xúc của mình là tự cắt bỏ một

năng khiếu cốt yếu, và làm cho đời mình nghèo nàn đi về mặt cảm

thọ. Chưa kể rằng các cảm xúc mà ta chối bỏ, lại ăn sâu hơn vào ta,

ấy chính vì ta không ý thức về chúng.

Lẽ dĩ nhiên, biểu lộ cảm xúc của mình không phải loại bỏ

lòng tôn trọng trọn vẹn đối với kẻ khác. Có ý muốn đánh mà nói ra

lời (tức là biểu lộ tình cảm và xúc động) khác hẵn với việc muốn

đánh và đánh thật (tức là chuyển sang hành động). Tình cảm và xúc

Page 25: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

25

động được gợi lên trong một tình huống nào (sợ sệt, giận dữ.v.v….)

là những phản ứng tự nhiên, đột khởi và chánh đáng. Tự chủ không

phải là không biết đến các tình cảm hay cảm xúc ấy, hoặc dồn nén

chúng để sau đó chúng lại trỗi dậy mãnh liệt hơn, với sức công phá

lớn hơn, mà tự chủ là biết quản lý chúng một cách tích cực, tùy

thuộc vào lợi ích của chính ta và những kẻ khác quanh ta.

Trên bình diện xã hội, có thể nói đến “tự lập” được không ?

Phải chăng có mâu thuẩn giữa hai từ ấy ? Chắc chắn là không, vì tự

lập không phải là không biết đến kẻ khác, không đếm xỉa đến số

phận của họ, và hành động như chỉ có một mình ta trên thế gian. Tự

lập còn có nghĩa là tìm hiểu và chấp nhận kẻ khác với những đặc

tính dị biệt của họ. Không phải vì họ khác biệt với ta mà họ tốt hơn

hay xấu hơn ta. Tự lập cũng là nhận thức chỗ tất yếu của sự tùy

thuộc vào nhau để thực thi tình đoàn kết và sự quan tâm của mình

đến kẻ khác, mà vẫn không chối bỏ hay xao lãng những nhu cầu của

chính mình. Tự lập là giao tiếp với kẻ khác, tương thông với kẻ khác

một cách tự nguyện chớ không phải vì bất dắc dĩ. Tự lập là chọn lấy

lòng hợp tác, tình tương trợ, và khứng (hứng?) chịu đứng ra để chỉ

đạo khi cần. Cuối cùng, tự lập là tuân hành những quy ước đời sống

xã hội, để chuyển một lề lối xử thế có tính bắt buột thành một hệ

thông giá trị mà ta tự nguyện chấp nhận làm căn bản cho những hành

vi có trách nhiệm, với lòng tôn trọng tha nhân cùng chung văn hóa.

Đây là vấn đề chuyển một hình thức bề ngoài thành sự thuận tình sâu

sắc bên trong về những quy tắc chung, vì lợi ích mà ai nấy đều đã tự

nguyện chấp nhận.

Về mặt tâm linh, sự tự quản trước hết là nhìn nhận có một

khuôn khổ vượt quá chúng ta – chúng ta không phải là người khởi

điểm và sự kết thúc của tất cả - là chấp nhận đi sâu vào vấn đề để rút

ra những kết luận cho đời sống hằng ngày và trong mối tương quan

với các khuôn khổ khác. Đặc biệt, khả năng sư phạm giúp ta đi vào

Page 26: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

26

một tiến trình tăng trưởng và phát triển liên tục của lương tri. Khuôn

khổ tinh thần ấy sẽ giải đáp (định hướng và ý nghĩa) cho tất cả

những điểm còn lại.

Nếu chúng ta đối chiếu các nguyên tắc căn bản của HĐ, và

đặc biệt vào ba khuôn khổ đã được nêu lên dưới hình thức ba “bổn

phận” (bổn phận đối với Thượng đế, bổn phận đối với người khác và

bổn phận đối với mình) thì sẽ thấy dễ dàng đó là sự phát triển toàn

diện con người được đề cập. Chính ở đây, trong tinh thần của HĐ và

trước hết là của vị sáng lập, chúng ta đã tìm được một tâm giá trị

thiết yếu. Để có một thế giới tốt đẹp hơn, sự cải thiện xã hội nhất

thiết phải bắt nguồn từ sự cải thiện những cá nhân trong xã hội, và

điều này chỉ có được nhờ sự phát triển toàn diện của con người.

Tất nhiên, HĐ không tự phụ có thể giúp con người thực hiện

đầy đủ những lý tưởng ấy, nghĩa là làm nảy nở nhân cách đến mức

hoàn hảo vì điều này là mục tiêu suốt cả một đời.

Mặt khác, chúng ta đều biết rằng HĐ không phải là tác nhân

duy nhất trong việc đào tạo lớp trẻ. Gia đình, học đường, tổ chức tôn

giáo cũng là những tác nhân giáo dục, với những phương tiện, khả

năng, khuyết điểm và giới hạn riêng. Cũng đừng quên rằng còn có

những yếu tố khác như các bạn trẻ, nam và nữ, các “ đồng nhóm”, và

các phương tiện truyền thông,.vv…. đều là những “yếu tố giáo dục”

thường không chính thức bằng nhưng lại có tính chất quyết định

nhiều hơn.

Đó là những điều cần nhìn thấy để các Trưởng , nam hay nữ,

phải khiêm tốn phần nào. Trưởng không phải là diễn viên duy nhất

và đừng tưởng tượng rằng mình sẽ “nhồi nặn tâm hồn đứa trẻ”.

Tuy nhiên, HĐ có thể giữ - và thường vẫn giữ - một vai trò

quan trọng bởi vì những thành tựu của kinh nghiệm sống trong sự

Page 27: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

27

phát triển, sự đào tạo của con người. Ảnh hưởng ấy không phải chỉ

tùy thuộc thời gian mà tùy thuộc nhiều hơn vào bề dày của kinh

nghiệm nữa. Sức mạnh của HĐ chính là ở đó. Nó giúp bạn trẻ sống

bằng kinh nghiệm bản thân và của người xung quanh sống động và

đầy ý nghĩa. Giới trẻ thu thập càng nhiều kinh nghiệm, càng có

nhiều yếu tố quyết định nhân cách mình.

“Cá nhân chủ nghĩa khi được tự do phát triển, nó sẽ đưa đến tính

ích kỷ, trái với điều chúng ta mong muốn. Ngược lại, cá tính dựa

trên nhân cách là một chuyện khác hẵn. Đó là một cá nhân có kỷ

luật, đầy năng lực, khôn khéo và trung thực, quan tâm đến sự

công bằng và điều tốt lành cho mọi người.”

B.P

(La Route du Succès)

Page 28: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

28

MỘT CHỌN LỰA TRONG VẤN ĐỀ GIÁO DỤC

Theo một định nghĩa – “Giáo dục là hành động do thế hệ

người lớn tác động vào lớp trẻ chưa được chín muồi trong cuộc sống

xã hội. Mục tiêu giáo dục là kích thích và làm phát triển một số

trạng thái thể chất, trí tuệ, đạo đức mà tổng thể xã hội, đòi hỏi

chung cùng môi trường riêng dành cho họ nữa.”

(E.Durkheim,1911)

Theo một định nghĩa khác,- “Giáo dục là tất cả những phương pháp

giúp cho đứa trẻ vượt những thời kỳ phát triển dẫn đến sự nẩy nở cá

nhân đến mức đầy đủ so sánh với sự rộng mở mà xã hội dâng tặng

nó.”

(S. Lebovici, 1979)

Định nghĩa thứ nhất lấy gốc từ chữ la tinh “educare” (“làm

thinh”) nghĩa là tạo hình cho cái gì chưa có hình. Định nghĩa thứ hai

lấy gốc từ chữ “educere” (“làm nảy nở”) nghĩa là làm sinh động một

cái gì đã hiện hữu. Tuy vậy, trong định nghĩa này hay định nghĩa kia,

cả hai phương diện – cá nhân và tập thể, con người và xã hội – đều

cần thiết phải có mặt, vì không thể giáo dục mà không đồng thời kể

đến hai yếu tố là con người và xã hội trong đó con người đang sống.

Page 29: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

29

Hướng đạo, do Baden Powell sáng lập, bao gồm cả hai

phương diện. Mục đích của HĐ có tính cách cá thể và vừa là cộng

đồng. Nó nhằm làm phát triển toàn diện con người, chuẩn bị tốt hơn

cho sự tham gia tích cực vào xã hội. Phương pháp HĐ chú tâm dìu

dắt mỗi cá nhân trong tiến trình phát triển và chủ trương “giáo dục

bề sâu”, đối lập với “trang bị kiến thức bề ngoài”. Đây là phát triển

cái tôi sẵn có, là làm trỗi dậy phần đang tiềm tàng một cách tích cực

và có trách nhiệm. Điều này giải thích sự thành công rực rỡ của HĐ

lúc sơ khởi, vào thời kỳ mà khuynh hướng “đúc khuôn” con người

đang thống trị rõ ràng trong lĩnh vực giáo dục giới trẻ.

Ngoài sự kiện xem cá nhân là một thực thể duy nhất và có

trách nhiệm, có khả năng tự lo liệu cho mình, Hướng đạo còn có lợi

điểm là không xem giáo dục như là giai đoạn”chuẩn bị”, trong tư thế

đợi chờ tuổi thành niên, mà xem đó là một sự tiếp nối liên tục cuộc

sống. Mỗi cá nhân là một con người hoàn chỉnh trong một thời điểm

đời sống của mình. Không phải là cách tôn vinh con người khi cho

rằng giai đoạn thành niên – và làm sao hiểu được giai đoạn này bắt

đầu từ đâu và chấm dứt khi nào – là giai đoạn “hoàn tất” duy nhất

của nhân cách, và nghĩ rằng trước hay sau giai đoạn ấy, nhân cách

con người đều chưa được đầy đủ. Khi cho rằng HĐ là một trường

đời, chúng ta muốn nói, tại đó, con người tập sống ngày càng tốt

hơn, nghĩa là có ý thức hơn, phát triển hơn, có trách nhiệm hơn trong

mỗi khuôn khổ nói trên: thể, trí, đạo đức, xã hội và tâm linh trong

mỗi thời điểm của cuộc sống.

Nhìn dưới góc độ ấy, con người là một thực thể bất khả

phân. Thực thể này có nhiều mối tương quan – tương quan với tự

thân (thể xác, cảm xúc, nghị lực, các dục vọng, hoài bão,v.v…)

tương quan với tha nhân (từng người hay nhóm) tương quan với thế

giới (thiên nhiên, môi trường, xã hội), tương quan với Thượng đế

(sống , chết, cõi thác,v.v..). Tất nhiên, sự tương quan ấy được xây

Page 30: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

30

dựng dần dần trên những giá trị mà mỗi người đã lựa chọn để gia

nhập và đem lại một ý nghĩa cho đời sống. Bởi vì sống, rốt cuộc,

chính là chấp nhận những tương quan ấy ngày càng có ý thức và

trong sự thống nhất. Sự tương quan với thể xác không độc lập đối

với các mối tương quan khác hoặc tương quan với Thượng đế. Một

điều rất rõ là bề ngoài thể xác của tôi (phong cách, sức khỏe, cách

chăm sóc thân thể), ảnh hưởng đến nhận thức của người khác về tôi

và sự giao tiếp của tôi đối với họ. Cũng có khi ngược lại, cách giao

tiếp của tôi với kẻ khác ảnh hưởng đến trạng thái thể chất, đến mối

tương quan với thân thể tôi. Tôi gìn giữ sức khỏe cho tốt để làm gì

nếu mối tương quan ấy không còn nữa. Về phương diện tâm linh

cũng vậy. Nếu tôi tin rằng thân thể là “thánh đường của Tâm linh”

thì tất nhiên phải đòi hỏi sự “trong sạch” thể hiện trong hành động,

trong cách quan tâm đến thân thể tôi và tôn trọng thân thể kẻ khác.

Quan niệm giáo dục này gắn liền với cuộc sống, với sự phát

triển một con người có ý thức, năng động và có trách nhiệm, vừa biết

tự quản, vừa biết liên kết. Lối giáo dục này không diễn tiến theo một

đường thẳng đều đặn, không thể có một sự tiếp nối tự động của các

giai đoạn tiến triển của cuộc đời, dính liền với cá tính và sự tự do

của mỗi người. Điểm cốt yếu là mỗi người phát triển từ những kinh

nghiệm mà họ đã trải qua. Cuộc sống là một chuỗi dài liên hệ đến

con người trong tổng thể và trong sự ràng buột lẫn nhau. Như thế,

mỗi kinh nghiệm về tinh thần có thể làm nảy sinh những tình cảm,

những cảm xúc, làm thay đổi nhận thức về mình và về người, cơ sở

cho kinh nghiệm tâm linh. Tuy nhiên, từ các kinh nghiệm sống,

chính con người tự lựa chọn và “quyết định” không phải theo lý trí

(trí thông minh) mà theo những gì họ cảm thấy được trong thể chất

và trong cảm xúc để cuối cùng, chấp nhận hay gạt bỏ. Và khi ấy,

những điều chấp nhận được tích lũy vào kho kinh nghiệm sống tức

Page 31: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

31

là vào bản thân người ấy. Chữ “tôi là” hàm nghĩa những gì tôi làm,

những gì tôi cảm nhận và tôi sống.

Về mặt giáo dục, đã đặt nhà giáo dục – người hướng dẫn –

vào đúng vị trí của họ rồi. Nhà giáo dục đề nghị, còn quyết định là

của đối tượng, miễn là người ta dành những phương tiện cho nhà

giáo dục

“ Trong vấn đề giáo dục, người ta thường dùng hai hệ thống

tương phản, Một là làm nảy nở nhân cách một con người, truyền

cho họ sự ham thích và lòng hăng hái để họ tự mình tìm học lấy.

Cách thứ hai là in vào não, nhồi nhét kiến thức vào đầu óc đối

tượng. Trong Hướng đạo, chúng ta dùng phương pháp thứ nhất.”

B.P.

(Headquarters Cazette)

Page 32: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

32

MỘT HỆ THỐNG GIÁO DỤC

Trong các trang trước, chúng tôi cố gắng trình bày những nguyên

tắc cơ sở của HĐ và làm sáng tỏ các mục tiêu định hướng cho sinh

hoạt HĐ. Tất cả những điều ấy nằm trong một hệ thống giáo dục bao

gồm toàn bộ những phương tiện cụ thể mà nếu không có chúng, các

lý thuyết dù cho tốt đẹp cũng không thể thực hiện được.

Nhiều cơ chế khác cũng nhắm đào tạo những con người ổn

định và có đủ tài năng, tham gia vào cộng đồng. Không phải chỉ một

mình Hướng đạo nhắm “sự phát triển toàn diện của con người”,

nhưng chắc chắn HĐ là Phong trào Thế giới duy nhất lấy sự phát

triển toàn diện ấy làm mục tiêu chính.

Đó là một trong những đặc điểm riêng biệt của Hướng đạo.

Đặc điểm khác thuộc về phương pháp mà HĐ đề nghị để đạt mục

tiêu. Nó bao gồm những yếu tố bất khả phân. Thật ra, một số yếu tố

ấy cũng có ở nhiều nơi khác – ví dụ, phương pháp học bằng thực

hành – nhưng trong HĐ tất cả đều hoàn toàn phụ thuộc lẫn nhau và

tạo thành một hệ thống.

Nếu một trong các yếu tố ấy thiếu đi, cả hệ thống sẽ thay đổi

bản chất, không còn là HĐ nữa. Chính sự phối hợp chặc chẽ này là

đặc điểm của phương pháp có thể được mô tả như một hỏa tiễn được

Page 33: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

33

chế tạo để đưa vào quỹ đạo (nghĩa là tách rời khỏi con tàu chở nó và

phóng nó vào “không gian cuộc sống”) một con người tự quản,

nghĩa là có khả năng tự mình chọn lựa và làm chủ đời sống của mình

trong xã hội (theo ngữ nguyên: autonomie nghĩa là tự quản) và liên

đới (có khả năng quan tâm đến kẻ khác, hoạt động cùng với họ và

cho họ, chia xẻ những mối quan tâm của họ) và có trách nhiệm

(nghĩa là có khả năng quyết định sự chọn lựa, tôn trọng những điều

đã cam kết, hoàn tất những việc đã nhận làm) và dấn thân (nghĩa là

giữ vững lập trường đối với các giá trị, chủ nghĩa, lý tưởng đã chọn

và hành động theo lập trường ấy).

Đó là người mà Baden Powell gọi là “công dân sung sướng,

hoạt động, hữu ích và có cá tính”.

Ba tầng của giàn phóng hỏa tiễn gồm có:

1. Một đề nghị

2. Một phương pháp

3. Một sức sống mãnh liệt

1. Một đề nghị: Trực tiếp gởi cho các giới trẻ và cho thời điểm này: phải sống

ngay trong hiện tại (trong giờ phút này) chứ không phải để trở thành

(chờ đến sau này).

Đề nghị này gồm có:

Một cam kết của cá nhân:

Chính bạn trẻ tự ý cam kết dấn thân vào một lý tưởng sống.

Tự đảm trách lấy mình:

Nhận vị trí của mình, làm chủ số phận mình, tự đặt các mục tiêu, tự

tạo các phương tiện và luôn có trách nhiệm.

Page 34: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

34

Khả năng hành động ngay hôm nay:

Sống với ý thức trách nhiệm, trọng sự cam kết, có được nhiều khả

năng phát triển cá nhân và sự quan hệ với kẻ khác.

Tự tu dưỡng không ngừng tiến bộ:

Trong hiện tại là một bạn trẻ tự do, tự quản, có trách nhiệm, tăng

trưởng, cởi mở, liên đới để ngày mai thành một tráng niên phát triển,

có trách nhiệm và đầy đủ tài năng.v.v…

2. Một phương pháp: Phương pháp mà người Trưởng, nam hay nữ, dùng để thực

hiện đề nghị trên và hoàn thành sứ mạng của Phong trào, gồm có

bảy yếu tố liên kết chặc chẽ với nhau và luôn luôn tác động lẫn

nhau.

Phù hợp với đề nghị của HĐ là mời các bạn trẻ hãy sống với

một số thực tại để tự chuẩn bị cho tương lai, các yếu tố của phương

pháp này hình thành vừa một lối sống cho hiện tại, vừa một cách tập

sự cho ngày mai.

a. Luật và Lời hứa:

Đây là yếu tố trung tâm của phương pháp

Luật đây là luật chung cho tập thể, những cũng là một lối sống,

một tổ hợp các “giá trị dạng thực hành” mà người trẻ cam kết bằng

lời Hứa. Đối với Trưởng, Luật là một lý tưởng cho mọi thành viên,

trẻ hay già, của Phong trào mà cũng là một dụng cụ sư phạm, một

phương pháp để học sống theo lý tưởng.

Còn về Lời Hứa, nó cũng có hai phương diện ấy. Đó là sự cam

kết sống theo Luật Hướng đạo – tức là luật của tập thể và lý tưởng

Page 35: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

35

đời sống – nhưng nó cũng là một dụng cụ sư phạm, một phương tiện

hành động dạy cách giữ điều đã cam kết và tôn trọng lời đã hứa.

Bằng cách giữ đúng Luật: ngày nay làm thực nghiệm ở một quy

tắc và phát triển cho ngày mai ý thức tự nguyện tôn trọng các quy

luật.

Từ lời Hứa, ngày nay lấy kinh nghiệm của sự cam kết tự nguyện

và ngày mai sự học tập tôn trọng những lời đã hứa.

Mỹ Kha biết rằng điều quan trọng không phải là Hướng đạo sinh

có thể đọc thuộc lòng Luật HĐ mà là làm cho Luật thật sự đi vào

cuộc sống và hướng dẫn hành động của họ khi ở trong tập thể và cả

khi ở ngoài.

Mỗi khi có dịp – và không bao giờ thiếu – là Mỹ Kha đối chiếu

vào Luật. Không phải để nhắc lại một cách khô khan điều khoản nào

đó mà để hướng dẫn tư duy của đoàn sinh về mặt hành động, một cử

chỉ, một thái độ nào đó. Dù là trong sự tương quan giữa lớp trẻ với

nhau hay trong phạm vi một tổ chức, một sinh hoạt, Luật vẫn là một

dụng cụ tuyệt hảo để đánh giá một toàn bộ tiêu chuẩn giúp mỗi

người có thể so sánh sự việc đã xảy ra với một lý tưởng.

Ví dụ trường hợp một đội không có mặt tại điểm hẹn trong một

kỳ du ngoạn chỉ vì nhóm ấy tự động đổi ý, thì cuộc thảo luận của đội

phải nhắm vào sự tin cậy lẫn nhau, sự tôn trọng kẻ khác. Trường hợp

này là sự lo lắng của Mỹ Kha khi không tìm thấy các bạn đồng đội ở

nơi quy định. Đối với Mỹ Kha, đây không phải là lúc phán xét và

vạch tội các đoàn viên mà chỉ đơn giản là làm cho họ ý thức được

những hậu quả của một quyết định thiếu suy nghĩ. Trưởng thành,

cũng là biết dự kiến – rồi nhận trách nhiệm – những hậu quả có thể

xảy ra từ những quyết định của mình.

Page 36: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

36

Còn về Lời Hứa, Mỹ Kha không lấy đó làm sự phong chức cho

Hướng đạo sinh lý tưởng và và hoàn chỉnh. Mà đó là một dấu hiệu,

một cam kết của một thiếu niên trước đồng đội. Từ lời Hứa, họ

chứng tỏ đã hiểu các quy tắc sống của đoàn thể cùng lý tưởng HĐ và

tỏ ý muốn làm hết sức mình để tuân theo các quy tắc của tập thể và

thể hiện lý tưởng ấy trong đời sống hằng ngày.

Trong thực tế, Mỹ kha tổ chức Lế Tuyên Hứa long trọng một

phần nào để tỏ ra đó là thời điểm quan trọng, là cái mốc đáng ghi

nhớ trong đời của bạn trẻ ấy, chứ không xem như một lễ nhập đạo

hay thánh lễ.

b. Sống từng nhóm nhỏ

Điều mà Baden Powell gọi là một “Hệ thống đội” là yếu tố xây

dựng của Phong trào Hướng đạo.

Nhóm nhỏ ấy (gọi là Toán, Đội,.v.v…) là đơn vị cơ sở của HĐ.

Đó là một nhóm bảy hay tám thiếu niên – số này ít hơn trong tuổi ấu

sinh – do một bạn trong nhóm “cầm đầu”. Đó chỉ là cách sử dụng

động lực tự nhiên của lớp trẻ với khuynh hướng sống từng đoàn và

tự tổ chức riêng với nhau. Một số nhóm – thường là 5 nhóm – họp

thành một đoàn do một tráng niên trông nom.

Hệ thống này hoạt động tốt khi nguyên tắc được tôn trọng,

nghĩa là sáng kiến phải phát xuất từ dưới lên, có sự tham gia trực

tiếp của các đoàn sinh trong việc lấy những quyết định liên quan đến

họ, tự chọn lựa những công tác để làm, và sự hiện diện của người

lớn chỉ là điểm tựa để dìu dắt họ thành công.

Nói cách khác, “đội” không phải hình thành từ việc lấy một

“đoàn” mà phân chia ra, và “đội trưởng” không phải như sợi dây

chuyền trong một guồng máy làm những nhiệm vụ chuyển những

“mệnh lệnh” và những quyết định của cấp điều khiển.

Page 37: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

37

Bên trong nhóm nhỏ, qua công việc hằng ngày, được phát

sinh và củng cố những mối liên hệ giữa các cá nhân. Người này

khám phá ra người kia, tìm hiểu những ưu và khuyết điểm, biết có

thể tin cậy người ấy mức độ nào và trong những lĩnh vực nào, và

cũng khám phá ra mỗi đội viên có thể đóng góp gì cho đời sống của

đội. Đúng là những kinh nghiệm sống mà người trẻ chia sẻ giữa lòng

nhóm nhỏ của mình, có khi trong những trường hợp đẹp đẽ, những

thời điểm tốt, nhưng cũng có khi đầy dẫy khó khăn và có thể là

những sự bất hoà.

Đối với Mỹ Kha, để cho mỗi đội sinh chia sẻ kinh nghiệm

không phải là việc dễ dàng. Lắm khi anh nghĩ rằng nếu anh tự quyết

định thì sẽ lợi thời gian hơn nhiều. Phải, anh là một Tráng niên, đã

trải qua trường hợp này rồi, và kinh nghiệm cũng đủ để thuyết phục

lớp trẻ. Nhưng, khốn thay, sự việc không diễn tiến đúng như vậy,

“kinh nghiệm là một ngọn đuốc chỉ soi sáng người nào cầm nó

trên tay”. Việc thu thập kinh nghiệm qua cuộc sống trong nhóm,

không ai có thể làm thay ai được. Mỹ Kha còn nhớ cách đây vài

năm, khi anh khởi sự lập Liên đoàn, anh phải mất gần một năm các

toán mới tự xây dựng và hình thành được. Nhưng sau đó, các toán

ấy, bạn có biết ra sao không ? - Gắn bó, dũng mãnh, có khả năng tự

quyết, tham gia và uỷ nhiệm. Các bạn trẻ biết cách phân phối cho

nhau các nhiệm vụ. Nếu Mỹ Kha tự mình thành lập và chia nhóm thì

không thể đạt được kết quả như ngày nay. Qua sự việc trên, anh đã

hiểu được cơ sở vững chắc của trực giác Hướng đạo, biết sử dụng

một cách tích cực các động cơ tự nhiên của đưa strẻ, sức năng nổ và

những khuynh hướng tự nhiên của tuổi trẻ và dựa vào những ưu

điểm đặc thù ấy.

Page 38: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

38

o Ngày nay phải học tập giữ vai trò và vị trí của mình trong tập thể,

phát biểu ý kiến, tham gia lấy quyết định, gây ảnh hưởng đối với

các sự việc.

o Lắng nghe quan điểm của những người khác, đối thoại, chấp

nhận những ý nghĩ và chính kiến khác với mình.

o Hãy đóng vai diễn viên trong trình tự mọi công việc.

o Học tập cho ngày mai sự lắng nghe chủ động, sự tham gia, tinh

thần dân chủ, ý thức trách nhiệm, sự tôn trọng những điều đã cam

kết.

o Ngày nay rút kinh nghiệm về sự liên đới và tuỳ thuộc lẫn nhau, sự

quan tâm đến kẻ khác và lòng tôn trọng tah nhân, phát triển cho

ngày mai ý nghĩa của việc phục vụ.

c. Giáo dục bằng hành động

Thoạt tiên trong ý nghĩ của nhiều người, cần thay thế lối

giáo dục nặng về lý thuyết và sách vở bằng một phương pháp thực

hành cụ thể để phát triển năng khiếu của mỗi cá nhân. Nhưng giáo

dục bằng hành động vượt xa sự thu thập những kiến thức chuyên

môn – Ví dụ: thực tập thắt nút là để học hỏi điều đó – nhưng sự giáo

dục lại bao trùm tất cả các lĩnh vực phát triển của con người. Ấy vậy,

cuộc sống tập thể giúp ta quen dần cách giao tiếp với người xung

quanh, học cách dấn thân và thực hành, cách sống đoàn kết với mọi

người.

Từ ngữ “Trường đời” mang hai ý nghĩa. Một là học cách

sống ở đời, nghĩa là phát triển kiến thức, hiểu biết quyền hạn và thái

độ đúng đắn để sống tự chủ, biết liên kết và có trách nhiệm. Mặt

khác của vấn đề là “học tập từ đời sống” nghĩa là biết rút ra những

điều bổ ích từ sinh hoạt tập thể, từ những hoạt động cương quyết,

những hoàn cảnh đầy thử thách trong mọi tình huống của cuộc sống

đoàn, đội.

Page 39: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

39

Hướng đạo lấy những việc làm hằng ngày làm phong phú

thêm nội dung giáo dục. thường thường, thông qua một nổ lực

“thẩm định giá trị liên tục” của những việc làm, ta có thể rút ra

được những kinh nghiệm sống, góp phần làm phát triển mỗi con

người trong lĩnh vực này hay lĩnh vực khác.

Đối với Mỹ Kha, làm phong phú thêm những hành động là

một thách thức thường trực. Thật vậy, phải làm thế nào để những gì

xảy ra trong tập thể, trong các hành động quyết định, sẽ có thể góp

phần vào việc phát triển các bạn trẻ, trong mọi lĩnh vực. Lẽ tất nhiên,

nếu như các bạn trẻ sẵn sàng phát biểu ý kiến của mình. Trước hết là

họ dấn thân vào hiểm nguy để lập được nhiều thành tích và thành

công trong những hoạt động đúng sở thích của mình. Còn nội dung

“giáo dục”, ấy là một chuyện khác.

Đối với Mỹ Kha, đúng ra đấy là toàn bộ vấn đề, nghĩa là khi

một công việc đưa ra, phải được công bố đầy đủ, rành mạch ngay từ

lúc đầu và suốt trong quá trình thực hiện.

Một vấn đề khác nữa: làm thế nào, trong quãng thời gian nào

đó, tạo được sự quân bình giữa những hành động để cho toàn bộ

đóng góp tốt vào việc” phát triển tổng thể” của con người.

Tất cả chúng ta đều biết - cả Mỹ Kha cũng biết nữa - ở

“những đội có cánh tay khoẻ”, mọi sinh hoạt chính đều hướng về sự

phát triển thể lực, biểu diến thể thao, những cuộc “tranh tuyển”. Các

mặt khác đều bị xếp vào một bên. Theo Mỹ Kha, chú trọng vào các

khả năng chuyên môn, các năng khiếu, là điều rất dễ, rất nhanh

chóng dồn những bạn trẻ một cách liều lĩnh vào những hoạt động

truyền thông. Từ đó, đưa vào sinh hoạt Đ một “ký thuật mới” mà các

bạn trẻ dấn thân vào trọn ven. Cuói cùng chỉ để tạo nên một tập thể

có “đầu óc mềm yếu”, tay chân lỏng khỏng.

Làm Trưởng Hướng đạo, không phải lúc nào cũng dễ

đâu !

Page 40: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

40

d. Cái khung tiêu biểu

Từ lúc ra đời, Phong trào Hướng đạo đã nằm trong một cái

khung tiêu biểu - phạm vi sinh hoạt của những kẻ chạy nhảy giữa

rừng, giữa không gian khoáng đạt, của những nhà thám hiểm – Cái

khung ấy rất phù hợp với óc tưởng tượng của lớp trẻ, họ được quan

tâm và đáp ứng mọi nhu cầu trong điều kiện tốt nhất.

Năm 1907, được bao nhiêu bạn trẻ Anh có thể mặc quần cụt

chạy băng đồng, trải áo xuống đất để nhồi bột làm bánh mì, nhóm

lửa, men theo những đường mòn và ngủ trong các lều trại ? Lúc bấy

giờ, biểu tượng của sinh hoạt HĐ là tự do trong hoạt động, là cuộc

sống ngoài trời, là luôn luôn biết xoay xở. Nhưng không bao giờ

chịu khuôn rập, không áp đặt lên một ai làm chỉ để những ưu điểm

của mối cá nhân tự phát triển, giúp họ đủ khả năng chiếm một vị trí

đặc thù và linh hoạt trong xã hội.

Sau này, những điều nói trên sẽ được ứng dụng ở những lứa

tuổi, trong những khung cảnh khác nhau: cuộc sống giữa rừng già,

của con người nhỏ nhoi, của sinh hoạt bầy cho Sói con, dựa theo

kiến thức trong sách Rừng xanh, huyền thoại về người hiệp sĩ, về

người Thập tự quân để phổ biến lý tưởng của hành động, tính cao

thượng và lòng dũng cảm, bất vụ lợi, huyền thoại về người da đỏ để

cổ vũ cho đời sống giữa thiên nhiên, sự gan dạ, đời sống bộ tộc, sự

giản dị trong tập quán, nét đặc thù của HĐS giữa những người

thường, huyền thoại về người lính (…), sắc sảo cá tính, có đủ khả

năng sống còn trong một đám người thù nghịch, nhưng luôn bênh

vực chính nghĩa, công bằng và tự tin. Hoặc như huyền thoại về

người tiên đạo (Pionnier) đi khám phá và tạo lập một châu lục mới,

đã đương đầu với sự thật là “ai sẽ xây những chiếc cầu bắt qua thung

lũng”.

Nhiều khung tiêu biểu khác, nhiều mẫu chuyện huyền thoại

khác cũng đã đánh dấu Phong trào, nhưng lẽ tất nhiên là được thay

đổi tùy theo nền văn hóa.

Page 41: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

41

Mỗi câu chuyện huyền thoại đều tương ứng với mỗi giai

đoạn lịch sử của Phong trào và của xã hội. Nhưng tất cả đều thống

nhất là cùng cụ thể hóa một lý tưởng cho nam nữ thanh thiếu niên;

kích thích óc tưởng tượng bay bổng của các bạn trẻ, dìu dắt họ tự

sáng tạo ngay trong cái khung tiêu biểu ấy, những hoạt động, những

công việc, những vật dụng và hình ảnh. Tất cả sẽ làm cho họ trở

thành những người hùng trong tưởng tượng của một thời.

Không phải thoát ly thực tại mà là dự phóng về tương lai,

trong một môi trường khác, là tự chuẩn bị cho mình, chỉ rõ những

thách thức trong thế giới ảo này, với thái độ chấp nhận và sinh động

để đối mặt với những thách thức hằng ngày của thực tại, của cuộc

sống và con người đúng nguyên hình của nó.

Ở đó, chúng ta lại tìm thấy một trực giác thiết yếu khác của

HĐ: Nắm bắt những điều lợi ích của các bạn trẻ qua trí tưởng tượng,

cùng khả năng làm điều kỳ diệu và thâm nhập vào một thế giới khác

lạ. Nhưng đối với họ, không xa rời thực tại bao nhiêu, mà thường khi

lại thiết lập được con đường dẫn đến thực tại. Đó là một trong những

nguyên động lực chính yếu trong trò chơi tự nhiên của trẻ. Chối từ

cần thiết do trí ảo tưởng, hoang đường là một thái độ liều lĩnh, tự

khép kín con đường dẫn đến thực tại.

Ngày nghỉ cuối tuần của Đoàn, tuần lễ qua, sống giữa rừng,

ấy là sự thách thức của “ gấu trắng miền Bắc cực”. Chân mang giày

đi tuyết, Mỹ Kha và cùng các bạn HĐ đã lội trong tuyết, dựng lều

bằng tảng băng để trú đêm, nhặt củi khô đốt lửa trại. Nằm cách

Genève (Thụy sĩ) 30 km, dãy Jura đã trở thành vùng Bắc cực xa nhất

của Canada, và đối với giới trẻ, quả là một cuộc phiêu lưu vĩ đại.

Sinh hoạt này không mảy may liên quan đến những buổi trượt tuyết

cùng gia đình vào những ngày chủ nhật khác. ở Jura, các bạn phải

phấn đấu để tồn tại, giữa gió lộng và giá rét, trong đêm đen dưới

những vòm sao, cùng với những tảng băng giá. Mỗi trại sinh, khi trở

Page 42: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

42

về nhà, đều có vài mẩu chuyện để kể và có cảm giác là mình đã hoàn

thành một cuộc thám hiểm thật sự.

Như thế, không phải để khoe khoang mà chỉ đơn giản để nói

rằng: “Tối hôm ấy, tôi đã đẩy lùi được những hạn chế của mình.

Đúng là một kinh nghiệm thực sự và “con gấu trắng băng cực” đã

giúp đỡ tôi rất nhiều”

e. Sự tiến triển cá nhân

Trải qua những hoạt động và sinh hoạt tập thể, mỗi người

đều thấy mình tiến bộ lên trong lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Mỗi

người tiến triển theo những mục tiêu gắn liền với các lĩnh vực tăng

trưởng khác nhau. Những sinh hoạt mang một nội dung phong phú

đều giúp được cho sự phát triển cá nhân. Đối với các bạn trẻ, mặc dù

họ chú trọng vào sinh hoạt và sự thách thức của nó , vào lợi ích và

những niềm vui từ bản thân nó, trong tực tế, nó đã được hướng về

một mục đích không cần thiết phải biện minh rõ ràng lúc khởi điểm.

Sự ích lợi của trò chơi cũng để đủ ta vào cuộc. Chân giá trị sẽ được

khám phá sau.

Về Lời Hứa, mỗi người cam kết làm “hết sức mình” và tiêu

chuẩn đích thực để đánh giá và để tiến bộ, chính là con đường mà

mỗi người phải tự lực trải qua, so sánh trình độ mình lúc mới bắt đầu

đi. Trong một vài sinh hoạt, mà hiểu biết chỉ là yếu tố kích thích và

chứng minh, nhưng dù sao đó không phải là tiêu chuẩn thẩm định

giá trị và sự tiến bộ của con người.

Nếu trèo lên đỉnh núi Kenya, điều quan trọng là bạn đi đến

nơi, không cần thiết phải là người đến trước tiên, không cần xem đấy

là cuộc hành trình lần đầu của bạn. Vừa tầm mức của tập thể, sự

thành công chung quan trọng hơn công tích của từng cá nhân. Ấy là

toàn đội đã chinh phục được đỉnh núi nhờ mọi người biết tương trợ

lẫn nhau, kẻ khỏe rmạnh cõng người ốm yếu.

Page 43: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

43

Trong HĐ, sự tiến bộ thường được đánh dấu bằng những

phù hiệu, dùng để công bố những thành tựu mà mỗi bạn trẻ đạt được

cùng khả năng phục vụ cho tập thể. Sự tiến bộ của cá nhân mới đáng

kể chứ không phải là tập thể.

Đối với Mỹ Kha, ý thức về cái đích đến của Phong trào và

các mục tiêu sư phạm đang theo đuổi, không phải luôn luôn dễ dàng

khi muốn dìu dắt lớp trẻ tự mình lo liệu và xác định những mục tiêu

trưởng thành cho mình.

Mỹ Kha cũng hiểu rõ rằng không phải như thế, bởi vì nếu

Hội cứ cẩn thận đề xuất các mục tiêu dẫn đến thực tại để các bạn trẻ

chấp nhận, thì thật là một điều không tốt cho Hội chút nào. Tựu

trung, mỗi người, suốt cuộc đời, phải tự định hướng, nhắm vào mục

đích muốn đạt được, không ai làm thay cho ta được cả. Tát cả những

gì họ có thể làm, là giúp bạn hăng hái lên, làm điều có ích, nâng đỡ

bạn đi đến mục tiêu cần bám sát, giúp phương tiện để chiếm lĩnh,

nghĩa là giúp bạn thành công.

Mỹ Kha thấy rõ rằng đối với bạn X, việc gia nhập vào tập

thể và được các bạn khác công nhận, là điều có tầm quan trọng to

lớn. Chỉ cần nhìn một bạn trẻ mới vào Đoàn, thèm muốn trông ngắm

những bạn đoàn viên cũ đang có một vị trí vững chắc, là đủ rõ điều

đó. Trong đêm không ngủ của toàn đội, Mỹ Kha đã tạo cơ hội để X

trình bày những gì mình phải làm cho bản hòa tấu, nghĩa là phải tự

tìm một chỗ đứng trong dàn nhạc của tập thể vậy. Từ đó, X đã gia

nhập vào đoàn và quá trình thẩm định giá trị là một nguồn vui tràn

đây, thấy mình được công nhận và được chia xẻ với các bạn khác.

Page 44: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

44

Nhận lãnh trách nhiệm ngày hôm nay, khẳng định các

mục tiêu tăng trưởng trong các lĩnh vực phát triển khác nhau và

ước lượng đoạn đường đã trải qua. Chú ý đến sự tiến bộ cá nhân

so với điểm xuất phát, hơn là so sánh và cạnh tranh với người

khác.

Phát triển năng lực từ hôm nay để tham gia tích cực vào

đời sống tập thể và vào một cộng đồng rộng lớn hơn.

Phát triển tính hiếu kỳ, ham học hỏi và khám phá để ngày

mai, tiếp tục sống trong thực tại, theo nhịp tiến hóa và đổi thay.

Page 45: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

45

f. Sự liên lạc giữa Tráng và Thiếu:

Hướng đạo là một phong trào của các bạn trẻ. Ở đó, Tráng

có một vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ và dìu dắt. Thiếu và

Tráng đều chia xẻ một lý tưởng chung, một cam kết chung. Họ được

gắn liền với nhau trong cùng một Lời Hứa, một điều luật chung. Vậy

thì họ là bạn đồng hành trong cuộc chơi, cùng cam kết trong dự kiến

phát triển tổng thể con người. Lẽ tất nhiên, mỗi thành viên đều bảo

vệ sự đồng nhất cùng nét đặc thù của riêng mình. Vấn đề không phải

là Tráng làm ra vẻ trẻ trung như Thiếu và Thiếu tìm cách đốt giai

đoạn để được già dặn như Tráng, không biết đến những điều cần chú

tâm lo lắng, bỏ qua những điều trọng yếu và xem tuổi trẻ, tuổi niên

thiếu của mình như một chặng đường cần vượt qua, nhanh chóng

chừng nào tốt chừng ấy để cuối cùng bắt tay vào những “sự việc

nghiêm chỉnh” hơn.

Các bạn trẻ cần sự giúp đỡ của các Trưởng nam và nữ, để

được thành công trong việc làm, phát triển lòng tự tín, nhìn rõ quyền

hạn của mình, đương đầu với thực tế của một giai đoạn khác trong

đời sống, và tìm thấy sự so sánh, một lời giải đáp để biết được mình

đang đối thoại với người khác.

Còn các Tráng cần đến bạn trẻ để giúp mình tự xét lại, tự

vấn về tính vững chắc và xác thực của các điều mình đã chọn lựa,

cam kết. Bạn trẻ giúp các Tráng gìn giữ được sự tươi mát, tính hiếu

kỳ của kẻ, lần đầu tiên trong đời, khám phá được nhiều sự việc.

Cơ sở trên sự lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau, trên tính cách

tham dự và đồng chia xẻ. Phong trào HĐ khuyến khích nâng đỡ cuộc

đối thoại giữa các thế hệ, một cuộc đối thoại mà mọi tranh giành

quyền lực, mọi lo âu khắc khoải, mọi mưu toan đối với kẻ khác, đều

bị loại bỏ.

Mỗi người chấp nhận và tôn trọng bản chất tự nhiên của kẻ

khác, dù họ là Thiếu hay Tráng sinh. Điều ấy không phải là áp đặt

một thái độ cần niềm nở trong tiếp xúc với những cách cư xử và

Page 46: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

46

hành động đáng phê phán, nhưng là một thái độ tích cực đón nhận và

lắng nghe của mình.

Về phần Tráng sinh, thái độ giáo dục gồm có việc sẵn sàng

lắng nghe các bạn trẻ, chấp nhận cuộc đối thoại, cố gắng thẩm định

giá trị của những điều tốt, tạo được sự tin cậy cho bọn trẻ, làm yên

lòng họ, xây dựng một khung sinh hoạt an toàn để từ đó, họ thể

nghiệm và khám phá, đánh giá được những gì đã xảy ra và hy vọng

tốt đẹp vào tương lai. Tất cả đều nhằm làm sao những thành quả thu

lượm, những tiến bộ đạt được đều được trình bày rõ ràng, vô tư

trong kinh nghiệm sống của mỗi người.

Ngày thứ hai, 11 tháng 3, trong tờ nhật báo buổi sáng, Mỹ

Kha đọc được mẫu chuyện về Kim Liên và Xuân Bách, hai tráng

niên bị buộc tội là đã giết chết một đứa trẻ khác.

Theo luật sư của Kim Liên, điều nổi bật trong cuộc trao đổi

đầu tiên, ấy là “sự thiếu vằng hoàn toàn mối liên lạc với các tráng

niên, kể cả những người gần gũi thân thích nhất”.

Trong cùng một mục, dưới xa, người cha của kim Liên trình

bày: “Tôi cảm thấy có lỗi đối với những gì đã xảy ra cho con gái tôi.

Nếu tôi có thể thế chỗ của nó, tôi sẽ làm ngay”.

Tất cả những điều ấy không phải muốn nói rằng Kim Liên

đã thiếu mất “khung sinh hoạt”, không có được những “lời khuyên

nhũ tốt” giúp tự mình “sống có kỷ luật”, nhưng chính là để nói lên

rằng sự giao lưu đã mất hẵn, cũng như không có sự hiện diện của

tráng niên. Từ đó, hình thành sự trống vắng trong cuộc sống, nỗi

chán chường to lớn, phương hướng hoàn toàn bị đánh mất nên mới

dẫn đến điều đáng tiếc, không thể hàn gắn được.

Lẽ tất nhiên, đây là một vụ việc phức tạp, một hành động

cực đoan, không phải bạn trẻ nào cũng vấp phải. Nhưng Mỹ Kha rất

bối rối vì tầm quan trọng của vấn đề và do thiếu hẵn sự tiếp xúc với

các tráng niên.

Page 47: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

47

Thông qua sự việc này, Mỹ kha cảm thấy mình có sức mạnh

hơn trong hành động, giữa các bạn trẻ của đoàn, những người mà

Mỹ Kha cần đem đến sự nâng đỡ, sự đối chiếu để thẩm định cho một

tráng niên. Phải sẵn sàng lắng nghe các bạn trẻ, mà cũng là đặt cho

họ những giới hạn, những đòi hỏi của cuộc sống. Vai trò của Mỹ

Kha quả thật không dễ dàng chút nào, đòi hỏi nhiều điều kiện. lẽ dĩ

nhiên, tìm đọc những biến cố hay bất kỳ sự việc gì có thể xảy ra cho

các bạn trẻ mất định hướng, hành động này quả thật rất xứng đáng

với công sức bỏ ra !

Sống hàng ngày, trong hành động, trong cuộc đối thoại

giữa các thế hệ.

Làm cuộc trắc nghiệm về mối liên hệ tích cực và có khen

thưởng đối với các tráng niên, cơ sở trên lòng tin tưởng, tính xác

thực, cuộc đối thoại, biết lắng nghe lẫn nhau và cùng chia xẻ lời

cam kết về những giá trị chung.

Phát triển, cho ngày mai, ý thức tôn trọng lẫn nhau giữa

Thếu và Tráng, tạo thói quen và thực hành cuộc đói thoại giữa các

thế hệ.

g. Sống giữa thiên nhiên

Thiên nhiên là cái khung thuận lợi cho hoạt động HĐ. Thoạt

tiên, bản thân B.P. chính là người quen sống ngoài trời, ngang dọc

trải qua những khoảng không gian lớn của Nam Phi, cắm trại ngoài

trời, lần theo các đường mòn. Từ kinh nghiệm bản thân, ông đã rút

ra một lối sống đầy mạo hiểm để rồi đề xướng cho các bạn trẻ những

hoạt động thích hợp. Tất nhiên, khung cảnh thiên nhiên chính là nơi

con người trực diện với thực tế nhất mà không thể nào sống gian dối

được.

Page 48: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

48

Giữa thiên nhiên, những khoảng cách, cái nóng, cái lạnh,

mưa, tuyết, gió, nắng khô hanh, tất cả là những yếu tố không thể loại

trừ được mà phải biết thích nghi, tìm những đáp số phù hợp. Nói một

cách khác, nếu ta cố gắng sống hài hòa với môi trường, ta cần thiết

phải tìm những phương tiện thô sơ và gạt bỏ cái dư thừa phù phiếm

của đời sống đô thị. Chính ở giữa sa mạc mà nhiều nhà tiên tri, nhiều

vị thần bí đã gặp được Thượng đế ! Thiên nhiên cũng có thể là một

đền thờ.

Khi nói đến “thiên nhiên’, đến “ngoài trời”, đúng là một

thiên nhiên đầy đủ vừa được đề cập, là thôn dã, là rừng núi, là sa

mạc hay nơi hoang địa, không phải là sân trường hay nơi cắm trại

của thị trấn. Trong điều kiện hiện nay, không phải lúc nào cũng dễ

dàng đi vào thiên nhiên thực sự được. Và nếu HĐ không sinh hoạt

được ngoài trời hoàn toàn, thì những cuộc cắm trại cuối tuần giữa

thiên nhiên vẫn là rất cần thiết. Không có nó, không có Phong trào

HĐ thật sự.

Sống giữa thiên nhiên cũng có nghĩa là sống hòa hợp với

thiên nhiên, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên. Đối với HĐS, hoạt động

hàng đầu là “bảo vệ môi trường”, đúng là một nghệ thuật sống giữa

thiên nhiên. Sau đó, ta có thể tổ chức những buổi sinh hoạt riêng về

bảo vệ môi trường để từ đó làm phong phú thêm cái khuôn khổ

“thiên nhiên” của Phong trào HĐ.

Hai tuần lễ đi trại mùa hè, mỗi tháng một buổi trại cuối tuần.

Thực hiện đầy đủ suốt năm, bất chấp thời tiết. Đối với Mỹ kha và

đoàn của anh ta, đó là mức tối thiểu cần thiết.

Mỗi lần, địa điểm được chọn lựa cẩn thận, được thăm dò

trước để tạo nhiều khả năng hoạt động, khám phá, thử thách và thực

hành một lối “cắm trại thông minh”.

Trong cái khung ấy, mỗi người có thể chứng tỏ được mình

đã dựa vào bản thân và tập thể để vượt qua những chông gai. Ở trại,

Page 49: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

49

không có gì dư thừa cả vì nếp sống đô thị đã bỏ lại đằng sau; vấn đề

bây giờ là tìm được một nghệ thuật sống, đơn giản và tiện nghi.

Hãy khám phá trong khi tiếp cận với thiên nhiên, nơi mà

ta không thể gian lận về trình độ và giới hạn của chính mình.

Hãy trắc nghiệm sự liên lập của tất cả những yếu tố thiên

nhiên và sự cần thiết phải bảo vệ nó. Phát triển cho mai sau

những thái độ và phong cách cư xử có trách nhiệm, có ý thức tôn

trọng đối với sự quân bình giữa thiên nhiên.

Tự mình và cho tập thể, Mỹ Kha đã đánh giá cao những dịp

được cùng nhau quây quần trở lại, gắn bó với điều chủ yếu và bẻ gãy

trong ít lâu, hàng loạt những lệ thuộc ràng buột con người.

Giữa thiên nhiên, tập thể đang tìm thấy lại mình và sống gắn

bó với nhau. Chính từ đó, xây dựng được sự ăn ý giữa mọi người,

phát triển được tính cùng nhau chia xẻ, tăng cường những tình cảm

cho đoàn, đội của mình, vốn khác hơn các tổ chức của thành phố và

của nhà trường.

3. Một nguyên động lực Thiếu một nguyên động lực, những yếu tố của phương pháp sẽ

mất hết hiệu lực. Cách dùng những dụng cụ cũng quan trọng như

bản thân các dụng cụ ấy. Dù cho dụng cụ sư phạm là thế nào,

nguyên động lực vẫn vận dụng bốn yếu tố liên kết chặt chẽ với nhau

và liên lập với nhau:

o Những mục tiêu giáo dục

o Những hoạt động

o Sự điều hành

o Đời sống tập thể

Nhưng mỗi yếu tố và tác động hỗ tương của nó phải được

đánh giá một cách khác nhau, tùy lúc đề cập đến ở tầm mức quốc gia

hay địa phương.

Page 50: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

50

Ở tầm mức quốc gia, vấn đề là tìm được một kết thúc hợp lý

cho cuộc biện luận, một định nghĩa đúng lý thuyết (ngay cả khi nó

rất là cụ thể) cho mỗi yếu tố trên. Ở mức độ địa phương, vấn đề là áp

dụng lý thuyết vào thực hành, trong tính đồng nhất và hàng ngày

trong một tình huống có thật.

*Trên bình diện quốc gia, định nghĩa của chương trình:

Những mục tiêu giáo dục:

Dù thuộc về những mục tiêu cuối cùng – kết quả dự tính trong

mỗi lĩnh vực phát triển, đối với một bạn trẻ xa rời Phong trào vào

cuối “chặn đường Hướng đạo” – hay những mục tiêu trung gian – kết

quả dự tính trong mỗi lĩnh vực phát triển, cuối mỗi giai đoạn đặc biệt

( lứa tuổi, qua khỏi một “lứa”) nó có một ý nghĩa (định nghĩa và

hướng dẫn) đối với hành động đang có và diễn đạt một cách cụ thể,

cùng ước lượng được những gì ta muốn thực hiện.

Những mục tiêu mà Hội dành cho một quốc gia, trong khuôn khổ

của chương trình, không phải đều có thể áp dụng thẳng cho mỗi cá

nhân, mỗi đoàn địa phương hay mỗi đơn vị.

Tạm thời, có thể căn cứ vào các mục tiêu ấy để thẩm định chất

lượng giáo dục ở mỗi đơn vị và trắc nghiệm tính xác thực của

chương trình của Hội, theo nhu cầu của lớp trẻ, một thời điểm nào

đó, trong một tình huống sẵn có.

Sự điều hành:

Chương trình quốc gia xác định một cơ cấu, những tổ-chức-đồ,

những nét kỷ cương của tinh thần trách nhiệm, các hệ thống đại hội

và hội đồng, những cơ chế tuân theo để biểu quyết, vai trò và vị trí

của tráng niên, v.v… thể theo từng trình độ và mọi trình độ với nhau.

Page 51: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

51

Những hoạt động:

Trong khuôn khổ chương trình của Hội, chính các hoạt động đã

tạo phương tiện để đạt được mục đích và qua đó, đạt được mục đích

của Phong trào. Dù sao, tính chất của mỗi hoạt động chưa đủ để tạo

thành hoạt động Hướng đạo, vì lẽ cách hướng dẫn các hoạt động

cũng khá quan trọng như tự thân của mỗi hoạt động. Ví dụ, không

phải là cắm trại nhiều là đã “chơi Hướng đạo”, ấy mà nhiều người đã

làm như vậy. Khoảng sân trường mặc dù là ở “ngoài trời”, nhưng

không ăn nhập gì với “thiên nhiên” mà B.P. đã ấn định như một cái

khung thuận lợi cho các hoạt động HĐ.

Chúng ta đừng quên rằng một trong những nguyên tắc của HĐ là

truyền cho đời sống tự nhiên của trẻ, một nội dung giáo dục, sử dụng

nguyên động lực của trẻ, tính hiếu kỳ, thích sống có đàn nhóm và

dấn thân vào mạo hiểm của họ.v.v…cũng như các yếu tố trong đời

sống hàng ngày – tự lo ăn, ở, mặc.v.v…,- hầu phục vụ những mục

đích cuối cùng của giáo dục.

Cũng từ những trọng tâm lợi ích của các bạn trẻ mà đề xuất

những điều họ ham thích tham gia.

Không phải chỉ một hoạt động được nhận thức đầy đủ, ăn khớp

với mục tiêu theo đuổi, có lợi ích cho cộng đồng, được chuẩn bị chu

đáo…., mà còn phải thỏa mãn được các bạn trẻ, nếu không, hoạt

động sẽ chẳng ích lợi vào đâu !

Lẽ tất nhiên, phải hướng các hoạt động ấy vào mục đích đã được

ấn định – điều nguy hiểm là khi đưa ra một hoạt động không rõ mục

đích – mà chỉ phải “làm cho có vẻ mà thôi”.

Page 52: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

52

Nguyên động lực của tập thể:

Tất cả những gì ta có thể làm được trên bình diện quốc gia, là

xác định lại giá trị và tầm quan trọng của nguyên động lực, vai trò

của nó về sự thành công hay thất bại của công việc chung.

Thật vậy, rất nhiều kinh nghiệm đầu tiên trong giao tiếp và thông

đạt lẫn nhau, trong trách nhiệm, trong tinh thần lắng nghe, tôn trọng

kẻ khác và trong bao nhiêu sự việc nữa, tát cả đều thông qua sinh

hoạt tập thể.

Cơ chế do Hội đưa ra trong khuôn khổ tập đoàn địa phương, thật

là quan trọng: tầm vóc của đoàn cơ sở, tuổi tác các thành viên, nam

hay nữ, sự liên hệ giữa các đoàn, mức độ tự quản và liên lập, so với

các đoàn khác, v.v.., kể cả việc xác định các vai trò và chức vụ trong

đoàn.

*Trên bình diện địa phương: bắt đầu thực hiện chương trình.

Những mục tiêu giáo dục:

Mục tiêu chỉ rõ phương hướng và đích đến cho các bạn trẻ và

cho mỗi đội viên. Tuy nhiên, vấn đề là thuộc về Thiếu và đội do

Tráng giúp đỡ và chịu trách nhiệm, để tự mình xây dựng mục tiêu đã

ấn định, rồi đánh giá con đường phải trải qua để đạt được.

Trong một thời gian nào đó, chính người Tráng phải đích thân

thử nghiệm xem những mục tiêu mà các bạn trẻ được mình giúp đỡ

để xây dựng, có phù hợp với nhiều lĩnh vực tăng trưởng khác nhau

không. Từ đó, có bảo đảm được sự phát triển toàn diện và hài hòa

của cá nhân và tập thể không ?

Page 53: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

53

Sự điều hành:

Sắp đặt có trình tự các yếu tố của cơ cấu được dự định, vừa tôn

trọng nhịp điệu sinh hoạt, đôi nét lịch sử và mức độ trưởng thành của

tập thể.

Gắn chặt những yêu cầu đời sống tập thể cũng các hoạt động

(điều kiện thành công) và phong cách điều hành: gắn liền toàn bộ với

các mục tiêu đang theo đuổi.

Ví dụ: một tập thể non nớt, ít đoàn kết, sẽ không làm tốt được

việc tự quản và không có tinh thần trách nhiệm. Bảo đảm sự thành

công của các hoạt động bằng cách trực tiếp phụ trách, có thể làm cho

tập thể sống gắn bó với nhau hơn, giúp họ trưởng thành trong công

việc hơn,. Ấy là họ trở nên có trách nhiệm và biết tự quản hơn.

Trái lại, đối với tập thể có khả năng tự lo liệu mà Trưởng vẫn

điều khiển bằng mệnh lệnh, thì sẽ gây ra sự bất bình hay làm cho tập

thể tụt hậu, rơi vào tình trạng bị lệ thuộc nhiều hơn.

Những hoạt động:

Nếu chắc chắn có sự ổn định trong khuôn khổ của chương trình

thì lựa chọn cách hoạt động, cách điều khiển, nhìn kết quả đạt được

cũng sự va chạm giữa tập thể với thành viên, cả thảy đều là đặc tính

của mỗi đoàn. Những hoạt động được tiêu chuẩn hóa, xếp ở tầm mức

quốc gia, đối với một tập đoàn có trình độ “trung bình”, đều có thể

dùng làm mẫu mực và giúp cho họ khởi động được. Sau đó, đoàn

phải tự đứng ra gánh vác để nhận thức được vấn đề, hướng dẫn các

hoạt động mà bạn trẻ ham thích. Phải quan tâm đến những điều kiện

tiến triển của tập thể.

Page 54: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

54

Trách nhiệm thuộc về các Trưởng dùng hoạt động để làm

phong phú thêm những ý tưởng, những ham thích của những Thiếu

trẻ nhất, trang bị cho họ một nội dung “giáo dục”, rõ ràng, đầy đủ,

nghĩa tạo cho họ những yếu tố sẽ góp phần làm tăng trưởng từng cá

nhân, giúp họ thưc hiện được những mục tiêu đã ấn định.

Cũng vẫn là trách nhiệm của các Trưởng, phải bảo đảm được

tính đa dạng của mọi hoạt động đang tiến hành để có thể bao quát

đầy đủ các mục tiêu, làm sao bảo đảm cho được sự phát triển đầy đủ

và hài hòa.

Nguyên động lực của tập thể:

Cụ thể trong đời sống hằng ngày, nguyên động lực là một yếu tố

quyết định. Chất lượng là một yếu tố quyết định. Chất lượng và sự

phong phú của nó tạo điều kiện cho các hoạt động trở nên tốt hơn

Giữa tập thể, ta học cách “sống chung với nhau” trong thực tế

đời sống hằng ngày, tập chia xẻ và trao đổi lần nhâu, có lòng tin cậy

qua lại, tập chấp nhận những hiện tượng khác nhau và tập tự giải

quyết những mối bất hòa.

Bởi vì tập thể luôn luôn sinh động. Từ đấy, ta khám phá ra được

những đòi hỏi trong giao tiếp giữa cá nhân, những điều kiện cho mối

liên hệ bền vững có thể nảy sinh, phát triển và nảy nở, cũng như có

thể đe dọa bởi những hiểm nguy. Cũng thông qua nguyên động lực

của tập thể mà ta khám phá ra giá trị của những hành động chung,

tầm quan trọng của những tài năng được bổ sung lẫn nhau và của khả

năng hoàn tất đúng kỳ hạn các đề án, ấy là nhờ có sự tham gia của tất

cả mọi người. Không cần phải điểm qua những “hoạt động” đặc biệt,

nguyên động lực của tập thể giúp ta học tập – qua việc làm – giao

tiếp với nhau, biết đối thoại, biết chịu trách nhiệm và biết lắng

nghe.v.v..

Page 55: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

55

*Bình diện quốc gia và địa phương:

Dưới ánh sáng của các đoạn nói trên, ta thấy rõ rằng chương

trình do một hội đoàn thảo ra, chỉ có thể thực sự hình thành trong

thực tế cuộc sống của đơn vị, ở tầm mức địa phương.

Vai trò của Trưởng là tối quan trọng vì Trưởng phải biết rõ

chương trình hành động, có khả năng thực thi và biết chú trọng đến

tình hình thực tế của đoàn mình phụ trách.

Nếu Trưởng không am hiểu chu đáo chương trình, lẽ tất nhiên, sẽ

không có khả năng thích nghi – vì lẽ muốn thích nghi, trước hết phải

hiểu rõ – và ứng dụng nagy một điều gì đó; việc làm có thể xem là

trôi chảy, nhưng sẽ không bao giờ là của HĐ. Nghệ thuật của người

chỉ huy là làm cho đúng với tinh thần HĐ, sao cho nó hoạt động tốt,

nghĩa là tất cả những gì xảy ra trong đơn vị đều thật sự giúp đỡ cho

các bạn trẻ trưởng thành về ý thức tự quản và tinh thần đoàn kết.

“ Phương pháp Hướng đạo là cách giáo dục xuất phát từ bên

trong, không phải là một lối dạy dỗ từ bên ngoài. Sự giáo dục gồm

có việc đề xuất cho các bạn trẻ những hoạt động đầy hấp dẫn,

đồng thời, rèn luyện nghiêm túc về đạo đức, tinh thần lẫn thể

chất”

B.P.

(Guide du Chef Eclaireur)

Page 56: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

56

THAY CHO LỜI KẾT Khi viết những trang này, chúng tôi đã nghĩ đến người Hướng

đạo sinh có trách nhiệm trong đơn vị mình. Điều này giải thích tại

sao chúng tôi, thực tế, đã bắt tay đối thoại trong tưởng tượng với một

người đang nghe chúng tôi, giữa một môi trường và điều kiện riêng

biệt của người ấy. Lẽ dĩ nhiên, những cứu cánh, phương pháp và tinh

thần HĐ là của cả thế giới. Những điều kiện sống, môi trường xã hội

văn hóa mà trong đó các cứu cánh, phương pháp và tinh thần ấy đang

được áp dụng, lại không được phổ biến rộng rãi.

Trong thực tế, những điều ấy phải phù hợp với xã hội ta đang

sống, với tuổi tác của các Sói và Thiếu đang cùng ta sinh hoạt.

Ví dụ, “Mỹ Kha” đã được ta giới thiệu như một “chuyên viên tin

học”. Không phải ai cũng là chuyên viên tin học cả, những điều đó

không quan trọng. Điều đáng lưu ý là những lý lẽ thúc đẩy Mỹ Kha

hành động, dấn thân vào phong trào HĐ để phụ trách các bạn trẻ, làm

việc với phong cách riêng của mình. Ở những nơi khác, anh ta sẽ có

tên là “ Mít”, “Xoài”, “Ổi”, .v.v..hay gì gì đó và sẽ là viên chức nhà

nước, thương gia, nghệ nhân, thầy giáo hay bất cứ một công việc gì

khác.

Ở nơi khác, Đoàn có thể là không gồm cả nam lẫn nữ như chúng

ta đã đề cập trong quyển sách này. Sẽ có thể là những em Sói từ 10

đến 12 tuổi, mà không phải là các Thiếu từ 14 đến 17 tuổi. Chúng tôi

nghĩ rằng điều cốt yếu sẽ không có gì thay đổi so với quyển sách, và

mỗi bạn đọc hãy bình giải nội dung tùy theo điều kiện được phổ biến

trong đó.

Chắc chắn là những Sói con sẽ không tham gia lấy quyết định

cùng một phong cách như các đàn anh. Điều quan trọng là Trưởng

của các em nên biết rằng – nếu họ muốn hoạt động cho đúng một

Page 57: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

57

phong trào HĐ – phải tạo mọi phương tiện để các Sói, tùy theo sức

mình, trong tầm mức tương ứng với giai đoạn phát triển, tham gia

vào những quyết định cho sinh hoạt tập thể. Nếu muốn hoạt động

HĐ, Trưởng phải làm cho các bạn trẻ biết gánh vác trách nhiệm, giao

phó những trách nhiệm thật sự cho họ theo sự vận hành của đợn vị.

Nếu phải kể đến tất cả những đổi thay, tất cả những khác biệt về

địa vị xã hội, về trình độ học vấn hay những vấn đề khác thì phải viết

(ít nhất) đến 25 quyển sách như thế này mới đủ.

Nhưng chúng tôi tin tưởng rằng những ai đọc những dòng này,

sẽ có đủ sáng suốt để tự nói rằng: “ Chắc chắn là những điều kiện

sinh sống của tôi không phù hợp với những gì đã được mô tả trong

sách… Chắc chắn là Đoàn của tôi khác hơn Đoàn người ta đã đề

cập…. Chắc chắn, xứ sở tôi không bao giờ có tuyết rơi và người ta

đâu cần dựng lều với những tảng băng….

Nhưng những ý kiến là quan trọng, là đáng kể. Nó khiến người ta

suy nghĩ và sau khi đọc xong quyển sách, tôi đã hiểu được rõ ràng

hơn Phong trào HĐ và tất cả những gì ta phải làm để khởi động một

tập thể trẻ, theo phương pháp HĐ.”

Đó là những điều mà chúng tôi mong ước.

Page 58: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

58

Dịch từ bản Pháp văn

“DU SCOUTISME, TOUT SIMPLEMENT !”

Của

Văn phòng Hướng Đạo Thế Giới.

Chỉ lưu hành trong các HĐS Việt nam cũ.

Tài liệu này được Gấu Tận Tụy Trần Anh Mỹ cung cấp, không ghi

tác giả và năm xuất bản.

Qua thông tin từ Gấu Đa Thiện Nguyễn Thái Hùng, trên Giupich đã

có đăng hai bản song ngữ. Một của Trưởng Đinh Hữu Quyến (Tình

Yêu Hướng Đạo) và một của Trưởng Võ Văn Tuấn (Những đặc điểm

thiết yếu của PTHĐ). Ngoài ra, còn có bản dịch của HĐ Cần Thơ và

một bản của Trưởng Nguyễn Duy Thu Lương. Hai bản sau chưa tìm

thấy. Bản dịch của Trưởng Đinh Hữu Quyến có nội dung rất giống

với bản này, chỉ khác đôi chỗ về dùng từ tiếng Việt.

Page 59: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

59

Đánh máy và làm ebook: Thái Thuần

Saigon, 18/2/2016

Mục lục chi tiết:

Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam

và nữ. ................................................................................................. 1

Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! ....................................................... 1

ĐƯỜNG LỐI ..................................................................................... 2

MỤC LỤC ......................................................................................... 4

LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................... 5

CHÂN DUNG MỘT TRƯỞNG HƯỚNG ĐẠO ............................ 7

NGƯỜI LỚN PHỤC VỤ TRẺ NHỎ ............................................... 13

MỘT KHÔNG GIAN ................................................................... 15

MỘT MỐI QUAN HỆ .................................................................. 17

MỘT MỤC ĐÍCH: PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CON NGƯỜI .... 19

Page 60: Hướng Đạo, n thế thôi! - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/ly_thuyet_va_thuc_hanh_danh_cho_truong... · bước với nhóm trẻ do anh phụ trách trên con đường

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI !

60

MỘT CHỌN LỰA TRONG VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ........................ 28

MỘT HỆ THỐNG GIÁO DỤC ....................................................... 32

1. Một đề nghị: ......................................................................... 33

2. Một phương pháp: ............................................................... 34

a. Luật và Lời hứa: ............................................................... 34

b. Sống từng nhóm nhỏ ......................................................... 36

c. Giáo dục bằng hành động ................................................. 38

d. Cái khung tiêu biểu ........................................................... 40

e. Sự tiến triển cá nhân ......................................................... 42

f. Sự liên lạc giữa Tráng và Thiếu: ...................................... 45

g. Sống giữa thiên nhiên ....................................................... 47

3. Một nguyên động lực ............................................................ 49

*Trên bình diện quốc gia, định nghĩa của chương trình: ......... 50

*Trên bình diện địa phương: bắt đầu thực hiện chương trình. 52

*Bình diện quốc gia và địa phương: ......................................... 55

THAY CHO LỜI KẾT ..................................................................... 56