17
HÀNH TRANG DU HC CANADA MC LC TI SAO NÊN DU HC CANADA HTHNG GIÁO DC CANADA GHI DANH VÀO MỘT TRƯỜNG ĐẠI HC TI CANADA XIN VISA DU HC CANADA CHCA SINH VIÊN TI CANADA HTRTÀI CHÍNH CUC SNG TI CANADA TRƯỚC KHI BẠN LÊN ĐƯỜNG BƯỚC TIP THEO LÀ GÌ ? TI SAO NÊN DU HC CANADA Châu Mnóng bng, cung nhit vi nền văn hóa đa dạng và sôi động luôn là châu lục “được lòng” du học sinh. Đặc bit du hc Canada là điểm đến được ưa thích nht. Tới đây, bạn sđược tri nghim chất lượng giáo dc tuyt vi, làm quen vi kinh tế phát triển vượt tri, bt nhp vi cuc sng hc tập năng động và là môi trường tốt để ci thiện và trau dồi khnăng ngoi ngữ… Còn chần chgì nữa mà không cùng chúng tôi khám phá đất nước rng ln và thú vnày. Bng cp của Canada được công nhn trên toàn thế gii Canada ni tiếng là quc gia có hthng giáo dục hàng đầu thế gii. Ngân sách dành cho giáo dc ca quc gia Bc Mnày luôn mc cao nht của OECD, và đứng th2 trong khi các nước G8. Bên cnh đó, chương trình giáo dục ca Canada còn khá linh hoạt, luôn thay đổi để phù hp vi nhu cu ca thtrường vic làm, lại được áp dng vic kiểm định chất lượng nghiêm ngt vì vy bng cp tại Canada luôn được công nhn ti tt ccác nước phát trin. Khi mun tiếp tục chương trình sau đại hc tại các trường ni tiếng trên thế gii, du hc sinh ti Canada luôn được chp nhn. Nhng sinh viên tt nghip ti Canada đều có thhoà nhập vào môi trường làm vic chuyên nghip bt cnơi nào trên thế gii. Môi trường sng trong lành, chất lượng cuc sng cao Hin chsphát triển con người của Canada đứng th9, theo đánh giá của Liên Hp Quc năm 2015. Đây cũng là 1 trong 3 nơi có điều kin sng tt nht hành tinh. Các thành phti Canada có mật độ dân skhá thấp, môi trường trong lành, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, an ninh luôn được đảm bo. Người dân Canada hưởng mc sng vào hàng cao nht thế giới. Hơn 70% người dân Canada có nhà riêng vi tlcao shu các sn phẩm tiêu dùng như xe hơi, tivi, tủ lạnh… Đây cũng là nước có hthng an ninh xã hi và hthống chăm sóc sức khe toàn din.

HÀNH TRANG DU HỌC CANADA M C L C

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

HÀNH TRANG DU HỌC CANADA

MỤC LỤC

TẠI SAO NÊN DU HỌC CANADA

HỆ THỐNG GIÁO DỤC CANADA

GHI DANH VÀO MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI CANADA

XIN VISA DU HỌC CANADA

CHỖ Ở CỦA SINH VIÊN TẠI CANADA

HỖ TRỢ TÀI CHÍNH

CUỘC SỐNG TẠI CANADA

TRƯỚC KHI BẠN LÊN ĐƯỜNG

BƯỚC TIẾP THEO LÀ GÌ ?

TẠI SAO NÊN DU HỌC CANADA

Châu Mỹ nóng bỏng, cuồng nhiệt với nền văn hóa đa dạng và sôi động luôn là châu lục “được

lòng” du học sinh. Đặc biệt du học Canada là điểm đến được ưa thích nhất. Tới đây, bạn sẽ

được trải nghiệm chất lượng giáo dục tuyệt vời, làm quen với kinh tế phát triển vượt trội, bắt

nhịp với cuộc sống học tập năng động và là môi trường tốt để cải thiện và trau dồi khả năng

ngoại ngữ… Còn chần chờ gì nữa mà không cùng chúng tôi khám phá đất nước rộng lớn và

thú vị này.

Bằng cấp của Canada được công nhận trên toàn thế giới

Canada nổi tiếng là quốc gia có hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới. Ngân sách dành cho giáo

dục của quốc gia Bắc Mỹ này luôn ở mức cao nhất của OECD, và đứng thứ 2 trong khối các

nước G8.

Bên cạnh đó, chương trình giáo dục của Canada còn khá linh hoạt, luôn thay đổi để phù hợp

với nhu cầu của thị trường việc làm, lại được áp dụng việc kiểm định chất lượng nghiêm ngặt

vì vậy bằng cấp tại Canada luôn được công nhận tại tất cả các nước phát triển. Khi muốn tiếp

tục chương trình sau đại học tại các trường nổi tiếng trên thế giới, du học sinh tại Canada luôn

được chấp nhận. Những sinh viên tốt nghiệp tại Canada đều có thể hoà nhập vào môi trường

làm việc chuyên nghiệp ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Môi trường sống trong lành, chất lượng cuộc sống cao

Hiện chỉ số phát triển con người của Canada đứng thứ 9, theo đánh giá của Liên Hợp Quốc

năm 2015. Đây cũng là 1 trong 3 nơi có điều kiện sống tốt nhất hành tinh. Các thành phố tại

Canada có mật độ dân số khá thấp, môi trường trong lành, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, an

ninh luôn được đảm bảo.

Người dân Canada hưởng mức sống vào hàng cao nhất thế giới. Hơn 70% người dân Canada

có nhà riêng với tỷ lệ cao sở hữu các sản phẩm tiêu dùng như xe hơi, tivi, tủ lạnh… Đây cũng

là nước có hệ thống an ninh xã hội và hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Truyền thông, giải trí, nghệ thuật rất phát triển ở Canada. Ngoài ra còn có các viện bảo tàng,

phòng trưng bày nghệ thuật cùng các hoạt động biểu diễn âm nhạc, nghệ thuật phong phú khác

được đa số người dân nơi đây yêu thích.

Du học Canada chi phí khá “mềm”

Canada là nền kinh tế lớn thứ 9 trên thế giới, thu nhập bình quân khoảng 56.067 USD/người

(2014), thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình trên đầu người ở mức cao.

Song chi phí đầu tư cho học tập ở Canada lại khá “mềm” so với chất lượng giáo dục đào tạo.

Nếu như tại Mỹ- quốc gia láng giềng của Canada, hay Úc - thiên đường về làm thêm và định

cư của sinh viên, học phí trung bình ở mức 400 triệu đồng/năm (20.000 USD), thì du học tại

Canada, rất dễ dàng tìm được các chương trình không quá 250 triệu đồng/năm (13.000 USD).

Đối với du học sinh Việt Nam, mức đặt cọc cũng khá thấp. Trước khi xin visa, học sinh chỉ

phải đóng khoản phí ghi danh, đặt cọc không quá 2000 CAD (40 triệu đồng) để được trường

cấp thư mời. Do vậy, gia đình muốn con du học Canada sẽ không bị áp lực quá lớn về mặt tài

chính.

Một quốc gia công nghệ cao

Canada có một môi trường thuận lợi cho việc kinh doanh và học tập, trong đó sự đóng góp của

các nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, và các nhà nghiên cứu tài năng là vô cùng quan trọng.

Canada là quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin, máy tính, là cường quốc trong

lĩnh vực viễn thông, vận tải và cơ khí, đặc biệt là hàng không vũ trụ, giao thông đô thị, vi điện

tử, dụng cụ y tế, phần mềm cao cấp, thủy điện, năng lượng hạt nhân, công nghệ sinh học, công

nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ môi trường và đại dương.

Có nhiều chính sách hỗ trợ du học sinh

Không chỉ tạo điều kiện cho du học sinh bằng thủ tục cấp visa nhanh chóng, Canada còn có

khá nhiều chính sách hỗ trợ dành cho lưu học sinh như: Ngoài các chương trình do nhà trường

tổ chức và học sinh được hưởng lương, người học còn được làm thêm 20 giờ mỗi tuần và không

giới hạn trong thời gian nghỉ.

Chính phủ Canada cũng mở rộng cửa cho sinh viên quốc tế ở lại làm việc và tạo cơ hội định

cư khá lớn. Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp các chương trình cao đẳng, đại học, sau đại học sẽ được

ở lại từ 1-3 năm. Sau khi làm việc toàn thời gian tối thiểu 1 năm, những sinh viên quốc tế này

có thể bắt đầu nộp hồ sơ xin định cư tại Canada.

Mặc dù vậy, cơ hội du học Canada hiện nay vẫn khá hạn chế bởi mỗi năm quốc gia này chỉ cấp

từ 1.000- 1.250 visa cho học sinh, sinh viên Việt Nam.

Chương trình học song ngữ cả tiếng Pháp và tiếng Anh

Là quốc gia đa văn hóa, Canada có hai ngôn ngữ chính là tiếng Anh và tiếng Pháp. Do đó, tới

đây, các sinh viên sẽ được học một hay cả hai ngôn ngữ qua các chương trình ESL (English as

a Second Language) hay FSL (French as a Second Language), cùng các giáo viên bản xứ giàu

kinh nghiệm. Đây chính là lợi thế rất lớn về ngoại ngữ, không phải quốc gia nào cũng có thể

mang lại cho du học sinh.

Hội tụ những lợi thế tuyệt vời trên đã giúp Canada trở thành lựa chọn hàng đầu của học sinh,

sinh viên và gia đình khi có nhu cầu đi du học.

TÌM HIỂU THÊM

1. Những lý do nên du học Canada

2. Bắt đầu tìm khóa học, trường học hoặc học bổng tại Canada

3. Danh sách các trường tại Canada

HỆ THỐNG GIÁO DỤC CANADA

Hệ thống giáo dục của Canada và Việt Nam có những điểm khác biệt, đặc biệt trong đào tạo

đại học và sau đại học. Chính vì vậy, bạn nên biết những kiến thức căn bản.

Sự khác biệt giữa chương trình học Canada và Việt Nam có thể là số năm học, mức học phí,

thậm chí tên gọi và ý nghĩa của một số thuật ngữ thông thường. Những chỉ dẫn dưới đây sẽ

giúp bạn hiểu thêm về hệ thống giáo dục của Canada giúp bạn đỡ phân vân trong quá trình

đăng ký sau này.

Hệ thống giáo dục Canada gồm có trường công lập và trường tư thục từ mẫu giáo cho đến đại

học (hầu hết các trường đại học đều là trường công lập). Giáo dục thuộc trách nhiệm của tỉnh

(bang) theo Hiến pháp Canada, có nghĩa là có nhiều khác biệt giữa hệ thống giáo dục của các

tỉnh khác nhau. Tuy nhiên, tiêu chuẩn khắp đất nước đều cao một cách đồng bộ.

Nói chung, trẻ em Canada theo học mẫu giáo một hoặc hai năm vào lúc 4 hoặc 5 tuổi trên cơ

sở tự nguyện. Tất cả trẻ em bắt đầu học lớp 1 vào lúc 6 tuổi. Năm học thường bắt đầu từ tháng

9 cho tới tháng 6 năm sau. Các trường trung học lên đến lớp 11, 12 hoặc 13 tuỳ theo các tỉnh.

Từ đây học sinh có thể theo học đại học, cao đẳng hay cao đẳng nghề. Cégep là chữ viết tắt

tiếng Pháp của Cao đẳng phổ thông và dạy nghề và là 2 năm phổ thông hoặc 3 năm giáo dục

kỹ thuật giữa bậc trung học và đại học. Tỉnh Québec có hệ thống Cégep.

Trường Trung học (Secondary School)

Các trường trung học và tư thục có mặt ở khắp các tỉnh trên đất nước Canada. Tại các trường

này học sinh có thể chọn học chương trình kết hợp giữa văn hóa và tiếng Anh. Phần đông các

trường không yêu cầu trình độ hay chứng chỉ tiếng Anh của du học sinh, miễn là du học sinh

đó có điểm học văn hóa tốt.

Cao đẳng (College)

Có 175 cơ sở giáo dục sau trung học là thành viên của Hiệp hội các trường Cao đẳng Cộng

đồng Canada (ACCC). Tất cả các trường này đều đáp ứng nhu cầu dạy và học của các ngành

kinh doanh, công nghiệp, dịch vụ công cộng và đáp ứng tốt nhu cầu học tập của các học sinh

có định hướng nghề nghiệp rõ ràng.

Trường cao đẳng là trung tâm đào tạo xuất sắc về nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin,

quặng mỏ, môi trường, khách sạn và du lịch…Các chương trình học bán thời gian và toàn thời

gian khác bao gồm y tế, kinh doanh, nâng cao trình độ văn hóa, nghệ thuật ứng dụng và dịch

vụ xã hội…

Ngoài ra các trường cao đẳng đại học, cao đẳng cộng đồng, cao đẳng nghề cũng là một trong

những sự lựa chọn học tập thú vị mà bạn có thể đăng kí học.

Đại học (University)

Canada có trên 95 trường đại học nổi tiếng thế giới về chất lượng giảng dạy và nghiên cứu, vì

thế bằng cấp của Canada được công nhận toàn thế giới. Các trường đại học Canada được nhà

nước tài trợ trên quy mô lớn và đều có chất lượng cao, không phân biệt địa điểm hay ngành

học, số lượng học viên… Các trường này cung cấp đủ các loại văn bằng từ cử nhân đến thạc

sỹ, tiến sỹ, kỹ sư…

Ở Canada không có thi tuyển sinh đại học chung mà chỉ xét tuyển. Mỗi trường đề ra tiêu chuẩn

nhập học riêng và xét hồ sơ theo từng trường hợp cụ thể. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời giúp cơ hội

du học Canada rộng mở hơn.

TÌM HIỂU THÊM

1. Sự khác biệt trong hệ thống giáo dục Canada

2. Tài chính & Học bổng du học Canada

3. Bí quyết giảm thiểu chi phí khi du học Canada

4. Ước tính chi phí du học Canada

GHI DANH VÀO MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI CANADA

Bạn biết gì về việc ghi danh vào một trường đại học tại Canada đúng cách và đúng nghĩa? Hãy

theo dõi những chỉ dẫn cụ thể dưới đây về nơi bạn sẽ đăng ký, cách thức bắt đầu viết một bài

tự luận cá nhân, quá trình chuẩn bị giấy tờ và nhiều lời khuyên hữu ích khác…

Bài luận cá nhân

Bài luận cá nhân là một phần không thể thiếu của quá trình xin học bổng du học. Trong bài

luận cá nhân, bạn được yêu cầu trình bày thật thuyết phục ước muốn được nhận vào khóa học

đó. Sử dụng càng nhiều câu chuyện thật trong cuộc sống của bạn như những mẩu chuyện về

nỗ lực bản thân, kinh nghiệm làm việc, trải nghiệm tình nguyện… là điều nên làm. Đừng quên

gắn kết những ví dụ đó với ước muốn du học ngành bạn lựa chọn. Tuy nhiên, bài luận không

nên chỉ đơn thuần nói về tình yêu dành cho khóa học, mà cũng nên lý giải thêm tại sao bạn

mong muốn học tại trường đó. Điều này yêu cầu sự đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng về lĩnh vực

học tập, thông tin về khóa học và trường đại học trong tầm ngắm của bạn.

Tip: Ban tuyển sinh sẽ phải đọc hàng trăm hồ sơ đăng ký mỗi ngày, vì vậy bạn có thể thể hiện

một số phong cách cá nhân làm mình nổi bật, nhưng nhớ giữ bản đăng ký thật chuyên nghiệp

và lịch thiệp.

Thành tích học tập

Khi đăng ký vào một khóa học ở Canada nói riêng, cũng như du học nói chung, nhà trường sẽ

đánh giá liệu bạn có đạt yêu cầu nhập học thông qua kết quả học tập bạn gửi. Vì vậy những

giấy tờ cần thiết như bảng điểm, học bạ… sẽ phải đem dịch và công chứng trước khi nộp.

Tip: Bất cứ điều gì khiến công việc của ban tuyển sinh trở nên dễ dàng đều sẽ để lại ấn tượng

tốt. Vấn đề hàng đầu mà ban tuyển sinh gặp phải là hồ sơ đăng ký không hoàn chỉnh, vì thế

hãy đảm bảo mình cung cấp đầy đủ mọi thông tin trong đơn đăng ký. Như vậy bạn sẽ nhận

được phản hồi từ ban tuyển sinh một cách nhanh chóng.

Bài kiểm tra đầu vào

Hay còn được biết đến với cái tên ‘aptitude tests’, nhằm đánh giá những kỹ năng cơ bản cần

thiết để học đại học. Bạn nên xác minh lại chắc chắn với trường đại học để biết mình được yêu

cầu tham gia kỳ thi nào. Đối với kỳ thi này bạn phải chuẩn bị tốt cho mình khả năng ngoại ngữ,

sự am hiểu về ngôi trường bạn theo học, phong tục tập quán cũng như những nét tiêu biểu về

văn hóa của Canada, để có thể dễ dàng vượt qua kì thi kiểm tra đầu vào.

Bài kiểm tra ngôn ngữ

Khả năng tiếng Anh là một tiêu chuẩn khi du học. Điều này được đánh giá qua các bài kiểm

tra ngoại ngữ trong kỳ thi quốc tế mà hai kỳ thi phổ biến nhất là IELTS và TOEFL.

Các trường đại học khác nhau thường có yêu cầu khác biệt trong xét tuyển học sinh. Có trường

chỉ chấp nhận một loại chứng chỉ tiếng Anh nhất định. Một số môn học yêu cầu điểm tiếng

Anh cao hơn bình thường, trong khi ở một số ngành, vài kỹ năng phải đặc biệt tốt hơn các kỹ

năng còn lại. Chẳng hạn nếu bạn lựa chọn theo học ngành Báo chí hay Dược, khả năng tiếng

Anh sẽ là yếu tố có tính quyết định rất lớn. Hệ cao học yêu cầu điểm tiếng Anh cao hơn một

chút. Tuy vậy, luôn xác nhận lại với trường bạn dự định theo học trước khi đăng ký thi lấy

chứng chỉ để biết mình cần lựa chọn kỳ thi nào. Nếu bạn có thể lựa chọn giữa nhiều bài thi,

hãy cân nhắc kỳ thi nào phù hợp với điểm mạnh của mình nhất.

Bên cạnh đó nhiều trường học tại Canada không yêu cầu bạn phải có chứng chỉ tiếng Anh khi

xin visa, vì bạn có thể đăng kí học tiếng Anh, với các khóa học phù hợp với bạn ở nhiều trường

đại học, cao đẳng trên khắp đất nước này. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời dành cho bạn, vì luyện

tiếng anh cùng người bản xứ, bạn không chỉ nhanh chóng làm giàu vốn từ vựng phong phú của

mình mà còn học được ngữ điệu và cách nói tự nhiên nhất.

Danh sách những giấy tờ cần chuẩn bị trong hồ sơ

Một phần của việc đăng ký du học tại Canada là chuẩn bị sẵn giấy tờ liên quan đến việc học.

Đảm bảo bạn luôn có đủ những giấy tờ trong danh sách dưới đây (Bản gốc hoặc bản dịch công

chứng)

• Hộ chiếu còn hiệu lực (Có thời hạn ít nhất 6 tháng sau khi khoá học kết thúc)

• Các giấy tờ chứng minh tài chính như thư trao tặng học bổng, chứng nhận từ ngân hàng (của

bạn hoặc bố mẹ, người bảo hộ)…

• Ảnh chụp chân dung cỡ hộ chiếu (nên chuẩn bị sẵn một vài ảnh loại này khi đi du học, bởi

bạn sẽ có lúc cần dùng đến chúng)

• Bảng điểm.

• Bảng điểm từ ban tuyển sinh trường và điểm tiếng Anh.

• Sơ yếu lí lịch hoặc CV

• 2 thư giới thiệu (ít nhất 1 trong số đó là thư giới thiệu học thuật).

Phỏng vấn

Trước khi đưa ra quyết định nhận học cuối cùng, thỉnh thoảng đại diện trường sẽ yêu cầu một

buổi phỏng vấn. Đừng lo lắng bởi điều này chỉ đơn giản là ban tuyển sinh trường muốn biết

thêm về bạn.

Cuộc phỏng vấn có thể được diễn ra trực tiếp giữa bạn với một đại diện của trường tại Việt

Nam, người này sẽ thuật lại với ban tuyển sinh trường tại Canada. Cuộc phỏng vấn cũng có thể

diễn ra qua điện thoại, Google Hangout. Những cuộc phỏng vấn này khá ngắn. Bạn có thể kỳ

vọng rằng mình sẽ trả lời các câu hỏi đại loại như tại sao bạn muốn học khoá học này, hoặc

một số câu hỏi về sở thích cá nhân và mục tiêu trong cuộc sống.

Tip: Tập trung vào khía cạnh học tập hơn là việc đặt chân đến Canada. Nếu bạn tập trung vào

việc sống ở Canada hơn là mục đích đến học tập tại đây, sẽ không phải là một thông điệp tốt

gửi tới các nhà tuyển sinh.

TÌM HIỂU THÊM

1. Ba yếu tố quyết định việc được nhận học tại Canada

2. Những điều cần lưu ý khi viết đơn xin học

3. Viết sơ yếu lý lịch (CV) như thế nào?

4. Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn

5. IELTS là gì?

6. TOEFL và TOEFL ibt

7. Một số bài kiểm tra đầu vào phổ biến

XIN VISA DU HỌC CANADA

Chúc mừng, bạn đã được nhận vào một chương trình học tại Canada! Tuy nhiên, bạn vẫn cần

đảm bảo việc di cư đến Canada và sống tại đó trong một khoảng thời gian dài khi đi du học.

Hãy để VNPC tách nhỏ quá trình này thành từng bước dễ hiểu cho bạn.

Trong khi chờ kết quả đăng ký học

Hộ chiếu là yêu cầu bắt buộc khi xin visa du học sinh ở Canada, vì vậy hãy đảm bảo hộ chiếu

còn hiệu lực và bạn đã nắm giữ hộ chiếu trong tay trước khi nộp hồ sơ visa nhé, bởi làm hộ

chiếu tốn khá nhiều thời gian.

Để xin thị thực nhập cảnh du học Canada bạn cần cung cấp các giấy tờ sau :

Bộ hồ sơ gồm: Đơn xin thị thực nhập cảnh, thông tin về đương đơn, bản khai lý lịch gia đình

(có thể xin trực tiếp tại CEI Việt Nam hoặc tải về tại web : www.iom.int.vn hoặc điền online).

- Hộ chiếu: có giá trị bao gồm hết khoảng thời gian dự định lưu trú tại Canada, cần nộp

bản gốc hoặc một bản sao.

- Ảnh: 2 ảnh cỡ hộ chiếu và mới chụp trong 6 tháng.

- Thư nhập học: bản chính và bản sao thư chấp thuận chính thức của trường Canada, thư

nhập học gồm những thông tin sau: Họ tên, địa chỉ của du học sinh, ngày tháng năm

sinh, khóa học và trình độ khóa học, ngày bắt đầu và kết thúc khóa học.

- Bảng điểm: Phiếu điểm gần đây nhất do trường trung học, đại học, cao đẳng cấp và tất

cả các bằng khác (nếu có)

- Chứng minh tài chính của người tài trợ, bao gồm: giấy xác nhận tiền gửi trong ngân

hàng, sổ tiết kiệm trong 12 tháng qua (trên 30.000 USD). Thư chứng minh việc làm,

nêu rõ mức lương hoặc nếu người tài trợ là chủ doanh nghiệp thì phải có giấy phép kinh

doanh và biên lai thuế 6 tháng vừa qua (thu nhập của người tài trợ phải trên 50 triệu/

tháng). Nếu học sinh có học bổng thì cho biết loại học bổng, số tiền tài trợ, điều kiện

đạt học bổng…

- Tài sản: sổ đỏ, hợp đồng mua nhà,cổ phần, cổ phiếu, giấy xác nhận tài sản, hình chụp

cơ sở kinh doanh, xe hơi, nhà cho thuê, đất vườn…

- Nếu người tài trợ từ Canada thì cần có những giấy tờ sau: Thư bảo lãnh ghi rõ trách

nhiệm tài chính, tiền gửi ngân hàng, bản sao khai thuế 6 tháng vừa qua, thư xác nhận

việc làm, thư xác nhận tài sản.

- Lý lịch tư pháp: Học sinh trên 18 tuổi phải có lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi cư trú

cấp. Để làm loại giấy tờ này, học sinh phải cần mang theo CMT và sổ hộ khẩu.

- Giấy tờ cá nhân : Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu, sơ yếu lý lịch, giấy khám sức

khỏe…

Những lý do có thể khiến bạn trượt visa du học Canada

Có trong tay tấm thẻ visa là chiếc chìa khóa giúp bạn mở cánh cửa bước chân vào cuộc sống

du học. Nhưng không phải ai cũng được cấp visa du học Canada, vậy đâu là lý do, khiến hồ sơ

của bạn không được chấp nhận. Hãy cùng VNPC phân tích những nguyên nhân này nhé!

Thông tin không chính xác trong hồ sơ du học: Hồ sơ du học đóng vai trò quyết định rất lớn

trong việc bạn có được cấp visa hay không. Bạn tuyệt đối không được làm giả hồ sơ, vì làm

giả hồ sơ, bạn đã đóng chặt cánh cửa du học của mình.

Một trong những nguyên nhân về hồ sơ du học khiến visa của bạn bị đánh trượt là thông tin

cung cấp không đầy đủ, không rõ ràng. Điển hình như việc nhầm lẫn giữa địa chỉ nhà ở hiện

tại và địa chỉ ghi trên hộ khẩu, thành tích học tập không khớp với những gì được khai báo, bằng

cấp và bảng điểm chưa công chứng... Bạn cũng cần lưu ý hạn nộp hồ sơ và nên nộp sớm ít nhất

3 tháng trước khi khóa học bắt đầu. Hồ sơ nộp muộn sẽ để lại ấn tượng xấu với người xét hồ

sơ.

Chọn trường học không phù hợp với năng lực bản thân: Môi trường học tập tại Việt Nam có ít

điều kiện cho bạn định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân. Đây

là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chọn trường và ngành học không phù hợp. Dù

có năng lực và bảng điểm tốt đến cỡ nào, nếu không chứng minh được bản thân phù hợp với

ngành đăng ký, bạn khó được cấp visa. Ngoài ra khi nộp hồ sơ xin visa, bạn nên tìm hiểu kĩ

yêu cầu đầu vào của trường bạn đăng ký. Ai cũng mong muốn học tập tại những ngôi trường

hàng đầu nhưng không phải hồ sơ học tập nào cũng đạt tiêu chuẩn đó. Vì vậy hãy "biết mình

biết người" và nâng cao khả năng được cấp visa bằng cách cho thêm vào danh sách nộp hồ sơ

du học 1 đến 2 trường thích hợp.

Trả lời phỏng vấn yếu: Kết quả phỏng vấn là một điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến việc xin

visa du học của bạn. Chính vì vậy, bạn cần chuẩn bị các kỹ năng và câu hỏi thường gặp khi

phỏng vấn xin visa du học. Quan trọng hơn cả là việc thể hiện vốn ngôn ngữ tốt và trả lời một

cách lưu loát, đầy nhiệt huyết về giấc mơ du học của mình nhằm gây ấn tượng tốt với người

phỏng vấn.

Không chứng minh được nguồn tài chính đầy đủ: Các lỗi bạn có thể gặp phải khi chứng minh

tài chính như: không cung cấp được những bằng chứng chứng minh nguồn thu nhập thường

xuyên đủ lớn hay nguồn gốc của những tài sản, sổ tiết kiệm mới được hình thành, không chứng

minh được mối quan hệ nhân thân giữa người đi du học và người chi trả tài chính, sổ tiết kiệm

không đủ. Bạn rất nên lưu ý đến tỉ giá của tiền bởi điều này có thể ảnh hưởng đến số tài khoản

trong sổ tiết kiệm của bạn. Có thể bạn đã tính đủ bằng Việt Nam đồng nhưng khi quy đổi sang

ngoại tệ, tiền sụt giá có thể làm sổ tiết kiệm của bạn bị thiếu. Để đảm bảo, khi làm sổ tiết kiệm

chứng minh tài chính, bạn nên cộng dư thêm vào tài khoản con số mà nhà trường yêu cầu.

Vốn ngoại ngữ chưa tốt: Mỗi quốc gia có một yêu cầu đầu vào ngoại ngữ khác nhau khi xin

visa du học. Tại Canada, bạn phải có vốn tiếng Anh, tiếng Pháp vững vàng. Nếu không trong

quá trình phỏng vấn, bạn sẽ không được những người cấp visa đánh giá cao về năng lực, về

khả năng có thể trở thành sinh viên của Canada.

TÌM HIỂU THÊM

1. Xin visa du học Canada

2. Thủ tục xin visa và chi phí sinh hoạt tại Canada

3. Bắt đầu tìm khóa học, trường học hoặc học bổng tại Canada

CHỖ Ở CỦA SINH VIÊN TẠI CANADA

Một ngôi nhà để nghỉ chân, cũng như có những bạn bè để chia sẻ những trải nghiệm ở trường

đại học là điều không thể thiếu khi ở Canada. Hãy để VNPC giải thích những lựa chọn về chỗ

ở cho bạn và cách tạo cho mình một môi trường sống thoải mái, an toàn khi đi du học…

Ký túc xá (Residence hall) là gì? - Là một tòa nhà gồm các phòng, nơi bạn sẽ sống cùng những

người cùng giới. Thường thì mỗi tầng của khu nhà sẽ chia sẻ bếp và phòng tắm, cùng không

gian sinh hoạt chung. Chia sẻ phòng là một trong những trải nghiệm đáng nhớ về cuộc sống du

học ở Canada. Nếu bạn thật sự thấy không thoải mái, bạn có thể yêu cầu đổi phòng đơn, nhưng

đây không phải là một lựa chọn tốt. Bạn có thể chỉ ra cho trường một số kiểu người bạn thích

sống cùng, nhà trường sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu và sắp xếp các sinh viên thành một nhóm.

Điều quan trọng nhất khi chia phòng là bạn sẽ có một người luôn bên mình, cùng nhau khám

phá cuộc sống đại học ngay từ những ngày đầu bước chân đến Canada. và mọi thứ cũng sẽ dễ

dàng hơn.

Làm thế nào để chọn chỗ ở? - Một khi chấp nhận lời mời nhập học của trường, ban tuyển sinh

sẽ gửi bạn toàn bộ thông tin về các lựa chọn chỗ ở. Thường sẽ là các hướng dẫn với hình ảnh,

thậm chí một tours ảo tham quan trường trên website để bạn tham khảo ngay khi còn ở Việt

Nam. Xem xét khả năng tài chính và tham khảo mức giá thuê nhà, chi phí sinh hoạt vì giá thuê

sẽ thay đổi phụ thuộc vào tiện ích trong phòng (ví dụ, thức ăn, các khoản tự túc) và cơ sở vật

chất khu nhà. Sau khi quyết định bạn sẽ, bạn sẽ thông báo lại với nhà trường lựa chọn của mình

bằng cách đăng kí online.

Những đồ đạc đi kèm với chỗ ở? - Bạn sẽ được cung cấp bàn, ghế, giường, tủ quần áo, tủ kéo…

Các dụng cụ khác như đèn bàn học, đồ dùng nhà bếp, chăn đệm, và một số đồ cá nhân nếu

không được cung cấp bạn sẽ phải mua thêm khi dọn đến.

Có những sự trợ giúp nào luôn sẵn sàng dành cho bạn?

- Hầu như mọi trường đại học đều có các loại hình bảo vệ an ninh khác nhau tại khu học xá.

Trong những khu nhà cho sinh viên luôn có nhân viên túc trực. Thỉnh thoảng sẽ có vài sinh

viên năm 2 hoặc năm 3 được đào tạo để đối phó với mọi tình huống xảy ra. Nếu bạn thật sự

không thích cuộc sống tại đây, bạn có thể xin chuyển (điều này cũng phụ thuộc vào việc còn

phòng trống hay không).

Bạn có thể thuê nhà ở bên ngoài và phải lưu ý một số điều sau :

Ngân sách - Bạn có thể chi trả bao nhiêu phí thuê nhà/ phí tiện ích trong 1 tháng?

Việc đến lớp - Có cách nào đến lớp từ chỗ ở mới (bạn có thể đi bộ/ đạp xe đến đó hoặc phương

tiện giao thông công cộng có thuận tiện?)

Lựa chọn địa điểm - Bạn có ở gần bạn bè mình, các khu mua sắm và các điểm đến khác?

An toàn - Bạn có thấy khu vực xung quanh ngôi nhà cho thuê an toàn?

Thêm một sự lựa chọn nữa

Ở với người bản xứ (homestay) là một lựa chọn tương đối phổ biến. Sinh hoạt và ăn ở cùng

với một gia đình Canada điển hình, sinh viên Việt Nam sẽ dễ dàng hiểu và hòa nhập với nền

văn hóa độc đáo tại Canada, sẽ tránh được “shock” văn hóa khi được nhà chủ giảng giải và hỗ

trợ. Ngoài ra, trực tiếp tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, các buổi picnic hay tiệc ngoài

trời với chủ nhà, bạn sẽ mở rộng được mối quan hệ của mình với người nước ngoài cũng như

nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng nơi đây hơn.

Không chỉ vậy, khi ở homestay, chắc chắn vốn tiếng Anh và khả năng giao tiếp của bạn sẽ trôi

chảy và giống người bản địa hơn. Vì thay vì ở với các du học sinh quốc tế đến từ các quốc gia

khác nhau trên thế giới với những ngữ điệu tiếng Anh khác nhau, giờ đây, các bạn du học sinh

sẽ luôn giao tiếp bằng tiếng Anh bản địa với gia đình họ, bạn có thêm động lực để học tập tốt

hơn.

Ngoài ra, ở cùng gia đình người bản địa, đồng nghĩa với việc bạn được đăng kí tạm trú tại

Canada, việc này chắc chắn sẽ đảm bảo an toàn cho bạn hơn là sống ở ngoài. Mặc dù Canada

là một quốc gia khá an toàn, bạn sẽ được dạy và nhắc nhở những lưu ý khi đi ra ngoài về khuya

hay tránh lang thang tại những khu vực phức tạp. Trong những trường hợp đi dã ngoại cùng

trường, bạn còn có thể được gia đình chủ nhà đưa đón, bạn cũng không cần lo ngại về vấn đề

an ninh hay đồ đạc ở nhà

Một ngôi nhà thứ 2: Homestay đúng nghĩa chính là một ngôi nhà thứ 2 của du học sinh quốc

tế, nơi đó, bạn trở thành một đứa con trong gia đình và được đối xử, dạy dỗ tận tình, được chăm

lo chu đáo và yêu thương như bố mẹ ở nhà. Thử tưởng tượng xem cách xa Việt Nam gần nửa

vòng Trái Đất, vẫn luôn có một ngôi nhà ấm cúng, mở cửa chào đón bạn! Điều đó thật tuyệt

vời phải không nào!

TÌM HIỂU THÊM

1. Những học xá mơ ước tại Canada.

2. Các ứng dụng tìm đường tại Canada.

3. Bắt đầu tìm khóa học, trường học hoặc học bổng tại Canada.

HỖ TRỢ TÀI CHÍNH

Du học tại Canada. có thể đắt đỏ, nhưng đừng để những nỗi ám ảnh như tiền bạc làm ảnh hưởng

đến nhiệm vụ chính của bạn - học tập. Với kế hoạch kỹ lưỡng và nghiên cứu từ trước, bạn có

thể đưa ra những quyết định tài chính dễ dàng để khiến giấc mơ du học của mình thành hiện

thực. Như đã nói ở chương trước, Chứng minh mình đủ nguồn lực tài chính để chi trả học phí

và tự hỗ trợ cho bản thân là một trong những yêu cầu tối thiểu khi đi du học tại Canada.

Dưới đây là một vài điều sẽ giúp bạn chuẩn bị khả năng tài chính trước khi tới nơi và trong lúc

học…

Trước khi tới Canada.

Học bổng

Học bổng rất phổ biến với sinh viên quốc tế, và bạn chỉ cần tìm kiếm thông tin học bổng qua

mạng. Có thể là chương trình được tài trợ bởi chính phủ Canada hoặc chính phủ Việt Nam, bởi

trường đại học hoặc các tổ chức ngoài trường.

Học bổng thường được trao tặng cho những ai có thành thích học tập thật sự nổi bật. Thường

thì hỗ trợ tài chính dựa trên lĩnh vực bạn định du học, điều kiện tài chính, nhà trường, cũng như

vô số yếu tố khác.

Gia đình

Nói chuyện với gia đình để mọi người có thể chuẩn bị giúp bạn về mặt tài chính. Nên làm việc

này trước khi đăng ký càng sớm càng tốt. Với cách này gia đình bạn sẽ có đủ thời gian để tính

toán những gì giúp được và thay đổi thói quen sinh hoạt, tiết kiệm nếu cần thiết.

Khi đã tới nơi

Công việc bán thời gian

Theo điều khoản trong visa sinh viên, sinh viên quốc tế có thể làm việc lên tới 20h/ một tuần

với mức lương khoảng 800 – 1.000 CAD/ tháng và toàn thời gian trong những ngày nghỉ hay

kỳ nghỉ hè. Bạn có thể tìm các công việc bán hàng, nhân viên thu ngân, tạp vụ, nhân viên nhà

hàng, làm nail, thu hoạch nông sản hay đi giao báo. Với nhiều sự lựa chọn cho việc làm thêm,

bạn sẽ có thể chi trả những nhu cầu cơ bản của cuộc sống hay tiết kiệm cho những chuyến

khám phá ngang dọc khắp đất nước.

Công việc trợ lý

Có những vị trí trả lương ngay trong khuôn viên trường, dù hơi nặng về học thuật (Nhưng rất

tốt cho CV của bạn). Trợ lý nghiên cứu là công việc phổ biến với các nghiên cứu sinh tiến sĩ,

giúp đỡ công việc của các giáo sư. Hoặc bạn có thể giúp việc trong văn phòng sinh viên quốc

tế ở trường, trở thành trợ giảng cho sinh viên lớp dưới cùng chuyên ngành.

Chi phí sinh hoạt

Có rất nhiều cách để tiết kiệm tiền khi sống ở Canada, và điều này phụ thuộc phần lớn vào cách

sống của bạn. Hãy nhìn xung quanh và hỏi mọi người những cách mua bán tiết kiệm và sinh

lời, từ thuế điện thoại tới chỗ ở (đây cũng là một cách hay để bắt chuyện đấy). Nấu ăn tại nhà

thay vì ăn ngoài, và chuẩn bị sẵn tinh thần nếu bạn học tập tại thủ đô Ottawa, thành phố Toronto

hay Montreal vì giá thuê nhà và sinh hoạt sẽ đắt đỏ hơn nhiều.

TÌM HIỂU THÊM

1. Những lưu ý khi đi làm thêm tại Canada

2. Vấn đề sức khỏe và bảo hiểm khi du học Canada

3. Tìm học bổng tại Canada

4. Các ngành học được săn đón tại Canada

5. Những điều cần biết về học bổng

CUỘC SỐNG TẠI CANADA

Cuộc sống tại Canada của một du học sinh thực sự như thế nào? Chẳng bao lâu nữa bạn sẽ

được tự mình trải nghiệm, không còn phải tưởng tượng và ngắm nhìn nước Canada trên màn

ảnh hoặc qua lời kể của người đi trước! Hãy chuẩn bị một chút kiến thức về văn hoá và con

người nơi đây làm hành trang du học, cũng như lên danh sách một vài thứ bạn sẽ muốn làm

khi đến Canada …

Đất nước, Con người và văn hóa

Lá phong biểu tượng của sức mạnh, văn hóa, lịch sử

Biểu tượng của Canada là lá phong - tượng trưng cho sức mạnh, văn hóa và lịch sử lâu đời của

quốc gia này. Lá phong được chính thức coi là biểu tượng của Canada từ đầu thế kỷ 18. Sau

đó nó xuất hiện rộng rãi trên Quốc kỳ, đồng xu và cả huy chương của Canada. Các biểu tượng

khác của quốc gia này cũng khá nổi tiếng là con hải ly, con ngỗng Canada, vương miện, cột

gỗ…

Thừa nhận kết hôn đồng tính

Quốc gia này có rất nhiều các chính sách xã hội nhằm đảm bảo cuộc sống cho người dân như:

chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chính sách thuế để phân loại giàu nghèo, cấm án tử hình, nỗ lực

mạnh mẽ để hạn chế nghèo đói, kiểm soát chặt chẽ súng và vũ khí, thừa nhận kết hôn đồng

tính… Đây chính là những chính sách để khẳng định sự khác biệt của Canada với cường quốc

láng giềng là Mỹ.

Do vậy, nguyên tắc hàng đầu trong nói chuyện với người Canada là bạn không được có bất cứ

lời nào với ẩn ý “phê phán” về văn hóa, sắc tộc, tôn giáo, hay vấn đề về giới tính…tại đây nhé.

T’sasala là điệu nhảy truyền thống

Về mặt lịch sử và văn hóa, Canada chịu ảnh hưởng khá nhiều của văn hóa và truyền thống của

nước Anh, nước Pháp và cả thổ dân bản địa. Thông qua ngôn ngữ, nghệ thuật và âm nhạc, các

dân tộc thổ dân tiếp tục có ảnh hưởng đến bản sắc Canada. Và điệu nhảy T’sasala truyền thống

chính là một trong những nét văn hóa nổi tiếng của Canada. Từ những đứa trẻ nhỏ cũng đã

được luyện tập và biểu diễn điệu nhảy hoang dã này.

Còn tại Québec lại là nơi mang đậm nét bản sắc mạnh hóa của người nói tiếng Pháp, phân biệt

với văn hóa Canada Anh ngữ.

Sản phẩm văn hóa Canada được ưa chuộng tại nhiều quốc gia

Mặc dù Canada chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa nguyên thủy và truyền thống của Anh và Pháp,

song ngôn ngữ, nghệ thuật, âm nhạc của họ vẫn có những bản sắc riêng rõ nét. Nền công nghiệp

âm nhạc Canada được sản xuất bởi các nhà soạn nhạc, các nhạc sỹ và các đoàn nhạc danh tiếng.

Vì thế, nhiều sản phẩm văn hóa của Canada đã rất thành công ở Mỹ và khắp các quốc gia trên

thế giới.

Khúc côn cầu là môn thể thao được ưa chuộng nhất

Về thể thao, các môn thể thao được ưa chuộng nhất ở Canada là khúc côn cầu và Lacrosse

(môn thể thao dùng vợt để bắt và ném bóng). Trong đó, môn khúc côn cầu rất thịnh hành với

khoảng 6 triệu người chơi môn thể thao này. Ngoài ra, còn có các môn thể thao khác là bóng

đá, trượt tuyết, bóng chày, gôn, bóng chuyền… Quốc gia Bắc Mỹ này đã từng là chủ nhà của

Thế vận hội Mùa hè 1976, tổ chức tại Montreal; Thế vận hội Mùa đông 1988, tại Calgary; Giải

bóng đá vô địch thế giới U20; hay Thế vận hội Mùa Đông 2010 tại Vancouver và Whistler,

British Columbia.

Xin lỗi là từ được dùng rất phổ biến

Người Canada rất lịch thiệp và nhẹ nhàng trong giao tiếp. Ở đây, câu "xin lỗi" được sử dụng

rất thường xuyên. Bên cạnh đó, người Canada có thể nhanh chóng chuyển sang gọi bạn bằng

tên, chứ không gọi theo họ của bạn. Song điều đó chỉ báo hiệu là họ đã tăng thêm phần cởi mở

mà thôi.

Luôn đi thẳng vào vấn đề

Trong giao dịch thương mại, sau ít phút trao đổi, chủ yếu để xóa bỏ khoảng cách ban đầu, đối

tác người Canada thường đi thẳng vào chủ đề chính. Do vậy, bạn nên chủ động, tự tin giới thiệu

và khẳng định những thế mạnh của mình trong hợp tác kinh doanh với đối tác ngay từ lần gặp

đầu tiên.

Điều này sẽ rất có lợi, nếu nhận thấy có sự trùng hợp về lợi ích, có sự tương đồng về con người,

họ sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định. Về cơ bản, người Canada rất coi trọng chất lượng dịch

vụ, rất thích có những sản phẩm chất lượng cao và thời gian cung ứng ngắn.

Sau khi đàm phán, bạn nên có thư cám ơn về cuộc trao đổi. Cách thức hay được sử dụng nhất

để cám ơn sau khi đàm phán là gửi email.

Khi soạn thảo hợp đồng hợp tác bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, bạn cũng nên chú ý lời văn

nhằm tránh cách hiểu và lý giải khác nhau giữa văn bản ở hai ngôn ngữ này.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý, nếu cuộc trao đổi kết thúc vào tầm trưa, các đối tác có thể mời

nhau cùng đi ăn. Trong nhà hàng, tập tục ở đây là khách trả tiền típ ít nhất từ 10 - 15% tiền

thanh toán trong hóa đơn.

Canada cấm hút thuốc ở nơi đông người

Ở Canada, còn có quy định cấm hút thuốc lá trong nhà hàng, văn phòng, các cơ sở công cộng.

Ai muốn hút thuốc phải ra ngoài trời, bất kể khi đó đang là mùa đông hay mưa gió.

Đất nước này cũng có những quy định rất ngặt nghèo trong việc bán rượu và uống rượu. Vào

bữa ăn trưa thường họ không uống đồ uống có cồn, bữa tối nhiều lắm cũng chỉ có một cốc rượu

vang.

Hãy thử ít nhất một trong những điều dưới đây

Ẩm thực

Được mệnh danh là đất nước lá phong, đất nước được thiên nhiên ban tặng nhiều lợi thế,

Canada khá nổi tiếng với nền ẩm thực đa dạng và độc đáo. Thưởng thức nền ẩm thực tuyệt vời

này mang lại cho bạn nhiều điều thú vị khi đến với Canada. Những món ăn đặc sắc của Canada

cũng khác nhau tùy theo từng vùng và chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình, lễ hội và

phong tục truyền thống của địa phương. Hải sản và các món ăn bắt nguồn từ văn hóa Anh phổ

biến dọc theo bờ biển Đại Tây Dương (ngoại trừ vùng Quebec). Ở Quebec hầu hết các món ăn

đều mang phong cách Pháp.

Những món ăn nổi tiếng mà nhất định bạn phải biết và thưởng thức dù chỉ một lần như món

khoai tây nổi tiếng, tôm hùm đút lò của Prince Edvvard Island, món chân hải cẩu của

Newfoundland, bánh đường cây phong của Quebec, phô mai và bagel kiểu truyền thống của

Oka, thịt bò Alberta, bánh Nanaimo và cá hồi nướng trên tấm gỗ tuyết tùng của British

Columbia, tôm-sò-hàu của tỉnh Maritimes…

Bạn cũng nên thử những món ăn phổ biến được làm từ siro và các sản phẩm từ cây phong. Đây

sẽ là những trải nghiệm tuyệt vời nhất mà bạn không thể bỏ qua!

Đồ uống

Vang đá

Nhắc tới Canada, người ta không thể không nhắc tới rượu vang đá (icewine). Mùa đông khắc

nghiệt đã mang lại cho các nhà sản xuất rượu vang những chùm nho đông lạnh tự nhiên, qua

bàn tay chế biến lành nghề sẽ trở thành những loại rượu vang có độ êm và thanh nhã làm say

lòng những người đam mê rượu. Để có được loại rượu với chất lượng tuyệt vời nhất, người ta

cẩn thận hái bằng tay những quả nho đóng băng khi nhiệt độ hạ xuống -8°C và ngay lập tức

cho ép vì khi đó nho cho độ đường cao nhất. Có thể nhấm nháp và thưởng thức rượu vang đá

mà không cần ăn kèm thứ gì hay nhâm nhi để thưởng thức mùi thơm của nó cùng các loại đào,

mơ, hoa dại, mật ong, quả lạc tiên và hạt vải. Cũng có thể uống rượu vang đá khi ăn pa-tê gan

hoặc dùng cùng với các loại pho mát non mềm, hoa quả tươi có độ ngọt vừa phải. Trước khi

thưởng thức, cần ngâm rượu trong xô đá khoảng 15 phút.

Siro lá phong

Canada là nước chiếm 85% sản lượng si-rô chiết xuất từ cây lá phong trên toàn thế giới. Các

vùng sản xuất si-rô từ cây lá phong của Canada chủ yếu phân bố tại các tỉnh bang Quebec,

Ontario, New Brunswick và Nova Scotia. Người sản xuất si-rô phải chăm sóc rất kỹ để đảm

bảo cho cây lá phong sinh trưởng lâu dài. Với hương vị thơm ngon, ngọt ngào, si-rô cây lá

phong không chỉ được dùng làm các loại bánh truyền thống như bánh kếp và bánh quế mà còn

để làm ra các sản phẩm gia vị tự nhiên có giá trị. Bên cạnh si-rô truyền thống còn có rất nhiều

sản phẩm khác được chế biến từ si-rô cây lá phong như đường, bơ, kẹo và hàng loạt các mặt

hàng có thành phần si-rô cây lá phong như ngũ cốc, sữa chua và nhiều loại sản phẩm khác được

tiêu thụ tại 45 quốc gia trên thế giới.

Những điểm đến và các hoạt động lễ hội

Tại Canada, đặc biệt là các thành phố lớn như: Toronto, Montréal, Vancouver… có hàng ngàn

công trình kiến trúc, phòng tranh, bảo tàng và học viện nghệ thuật… Không chỉ có vậy, Canada

còn là một trong các nước có nền điện ảnh và âm nhạc, nghệ thuật đương đại rất phát triển trên

thế giới.

Những lễ hội được tổ chức trên khắp đất nước Canada thường rất sôi động, sặc sỡ và thu hút

du khách thăm quan. Cùng điểm một số lễ hội hay ho mà bạn nhất định phải một lần tham gia

khi đến tham gia xứ sở này.

Lễ hội Di sản mang một ý nghĩa hết sức đặc biệt vì đây là nơi giao lưu của hơn 80 nền văn hóa

khác nhau trên thế giới. Trong 3 ngày lễ hội diễn ra với quy mô lớn ở Edmonton, lễ hội có các

khu giới thiệu ẩm thực, quần áo, nghệ thuật, các điệu múa đặc trưng của từng nước, được thực

hiện bởi hội đoàn những người đã định cư chính thức ở Canada.Việt Nam cũng không thể thiếu

trong lễ hội này vì cộng đồng người Việt định cư ở đây cũng không hề ít.

Lễ hội thi bắn pháo hoa Celebration of Lingt: Nếu bạn đến thăm Vancover vào những ngày

tháng 7, đừng quên nán lại thưởng thức lễ hội pháo hoa lung linh huyền ảo. Đây là một sự kiện

mang tầm cỡ quốc tế và uy tín nhất của Canada, diễn ra vào 25/7 hàng năm và kéo dài trong 4

ngày. Mỗi màn trình diễn thường kéo dài trong 25 phút, với những loại pháo hoa mới nhất,

sáng tạo nhất và cực kỳ đặc sắc.

Lễ hội mùa đông ở Quebec: Đây được coi là lễ hội mùa đông lớn nhất thế giới. Lễ hội được

bắt đầu vào cuối tuần cuối cùng của tháng giêng và thường kéo dài 2 tuần lễ. Lễ hội được diễn

ra trong công viên mùa đông với nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn như: trượt tuyết, đắp người

tuyết, điêu khắc tuyết, tắm tuyết, đá bóng khổng lồ, chiếu phim ngoài trời, cung điện băng, diễu

hành và nhiều hơn thế nữa, những ai đến với lễ hội mùa đông sẽ có những kỉ niệm tuyệt vời

không thể nào quên.

Lễ hội hoa Tulip: Là lễ hội hoa Tulip lớn nhất thế giới, được tổ chức hàng năm tại 2 thành

phố lớn là Ottawa và Gatinneau với hơn 500 000 người tham dự. Đây là lễ hội truyền thống

của Canada bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới thứ Hai.

Ngoài ra còn có vô số các lễ hội khác diễn ra hàng năm như lễ hội ở Niagara, lễ hội hải sản

quốc tế, lễ hội bay…Mỗi lễ hội với một nét đặc trưng truyền thống riêng sẽ giúp bạn hiểu thêm

về văn hóa và con người Canada.

TÌM HIỂU THÊM

1. Đời sống du học Canada

2. Học cách hòa nhập với văn hóa Canada

3. 5 điều không thể không làm khi du học Canada

4. Chỉ dẫn về các thành phố

5. Những lưu ý về đi lại khi du học Canada

6. Bắt đầu tìm khóa học, trường học hoặc học bổng tại Canada

TRƯỚC KHI BẠN LÊN ĐƯỜNG

Còn một vài điều cần làm trước khi bắt đầu hành trình đến với Canada. Hãy lướt qua danh sách

những thứ cần chuẩn bị dưới đây trước khi bạn lên máy bay nhé. Bạn có quên gì không? Bạn

chắc chứ? Hãy kiểm tra thật kỹ một lần nữa…

Trước khi máy bay cất cánh đưa bạn đến một tương lai mới tại Canada, bạn cần đảm bảo

mình nhớ mọi thứ cần thiết phải mang theo, những vật dụng, giấy tờ sẽ giúp quãng thời gian

đầu tiên ở Canada của bạn thuận buồm xuôi gió hết sức có thể. Vì vậy hãy kiểm tra lại danh

sách dưới đây trước khi lên đường …

Bạn có thể mở một tài khoản ngân hàng trước khi hoặc khi vừa đến nơi. Chỉ cần chắc rằng

bạn có đủ tiền để trang trải cho những tuần đầu ở một đất nước mới lạ. Mọi ngân hàng đều có

những ưu đãi riêng, tuy nhiên hãy cân nhắc điều khoản thật kỹ lưỡng trước khi mở tài khoản.

Cần mang gì trong hành lý du học? Điều này phụ thuộc vào nơi bạn sẽ học tập. Thời tiết ở

Canada là kiểu khí hậu hải dương ôn hòa, không quá nóng cũng không quá lạnh. Đây thật sự

là điều tuyệt vời mà không phải ở đâu cũng có được. Bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để

thích nghi với khí hậu, từ đó mà có nhiều thời gian để tận hưởng và trải nghiệm cuộc sống tại

đây hơn.

Bạn đã chuẩn bị hết mọi giấy tờ cần thiết? VNPC khuyên bạn nên có một tập tài liệu lưu trữ

bản cứng mọi giấy tờ bạn nhận được và cần dùng đến. Quá phụ thuộc vào bản mềm trên máy

tính, rất thể bạn sẽ gặp phải tình huống không thể mở được do máy hỏng (đừng quên sao lưu

lại dữ liệu và giữ bản sao ở nhà). Danh sách giấy tờ bao gồm:

• Hộ chiếu

• Visa sinh viên

• Giấy báo nhập học từ trường

• Thông tin liên lạc của đại diện trường (Và đại diện khu nhà ở)

• Giấy thông báo nhận học bổng

• Học bạ, bảng điểm, chứng chỉ tiếng Anh

• Vé máy bay và lộ trình bay và địa chỉ nhà ở tại Canada.

Bạn sẽ gặp ai đầu tiên khi đến nơi (hạ cánh)? Hãy để nhà trường biết thời gian bạn đến để họ

chuẩn bị. Ghi lại số điện thoại của nhân viên trường có liên quan (chả hạn một ai đó trong văn

phòng sinh viên quốc tế) để nhờ sự giúp đỡ khi cần thiết. Nếu bạn ở Homestay, thì bạn nên ghi

nhớ địa chỉ nhà ở tại Canada, và nên liên hệ trước với chủ nhà, thống nhất xem ai sẽ đưa đón

bạn hay bạn tự đi tới đó.

Kiểm tra trước khi rời đi! Bạn đã có hộ chiếu, vé máy bay, và sạc cho các thiết bị điện tử chưa?

TÌM HIỂU THÊM

1. Chuẩn bị hành lý du học Canada

2. Những điều cần kiểm tra khi chuẩn bị hành lý du học

3. Hành trang cần chuẩn bị cho chuyến bay đến Canada

BƯỚC TIẾP THEO LÀ GÌ ?

Thật tuyệt là bạn đã đọc xong cuốn sách nhỏ củaVNPC. Hi vọng bạn đã cảm thấy tự tin hơn

vào bản thân và giấc mơ du học Canada. Điều tuyệt vời nhất của cuốn sách này là bạn có thể

tải về và lưu trong mọi thiết bị của mình, thường xuyên mở ra xem lại. Cuốn sách sẽ là người

bạn đồng hành tốt nhất trong hành trình du học của bạn, bất kể bạn đang ở đâu.

Dù vậy, VNPC không muốn bạn phải một mình mò mẫm trong suốt quãng đường còn lại. Còn

rất nhiều điều chờ bạn khám phá tại VNPC. Truy cập vào trang web của chúng tôi, bạn có thể:

Tìm kiếm và so sánh các khoá học

Với dữ liệu về các khóa học tại hầu hết điểm đến du học nổi tiếng trên thế giới, bạn có thể tìm

kiếm nhanh chóng nhờ bộ lọc dựa trên ngành học, cấp học, điểm đến du học, hình thức học

tập, học phí. Sau đó lưu lại và so sánh các khóa học bạn ưng ý nhất. Bằng cách này bạn sẽ tìm

ra khóa học hoàn hảo nhất cho mình.

Tìm kiếm học bổng

Hiện tại VNPC cập nhật cơ sở dữ liệu của hàng chục nghìn học bổng, với công cụ lọc và tìm

kiếm học bổng theo quốc gia, môn học và bậc học giúp giấc mơ du học của bạn trở thành hiện

thực.

Kết nối với trường đại học

Thay vì chờ đợi bản in dày cộp sách hướng dẫn của ngôi trường bạn theo học gửi qua đường

bưu điện, bạn có thể tải cẩm nang du học của những trường mình yêu thích về máy tính cá nhân

và xem bất cứ lúc nào bạn muốn. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi trực tiếp với nhà trường, cũng

như truy cập ngay vào trang web chính thức của trường nếu thấy thích thú với ngôi trường đó.

Đọc đánh giá của sinh viên

Tìm hiểu xem những du học sinh đi trước, những sinh viên quốc tế khác nghĩ gì về ngôi trường

bạn đang nhắm đến bằng cách đọc nhận xét của du học sinh trên VNPC. Bạn sẽ tìm thấy điểm

số các du học sinh đã học tại trường đó đánh giá trên một vài khía cạnh, và đọc được lời khuyên

cũng như nhận xét của họ nữa.

Tham khảo các bài viết hướng dẫn du học

Hướng dẫn học tập và những bài viết về cuộc sống du học của VNPC sẽ giúp bạn từng bước

một bắt đầu chuyến đi du học, từ tìm kiếm khóa học tới đăng ký học bổng, từ việc xin visa tới

lúc chuẩn bị quay về nước. Những bài viết được đóng góp bởi đông đảo du học sinh đang học

ở nước ngoài, cựu du học sinh đã về nước, các giáo sư, nhân viên trường đại học, biên tập viên

và những chuyên gia khác. Bằng cách này bạn có thể tìm đến những lời khuyên chính xác nhất,

được diễn tả một cách dễ hiểu và gần gũi nhất.

VNPC Chúc bạn may mắn!

Hãy là một người bạn tuyệt vời bằng cách chia sẻ cuốn sách nhỏ này tới những người bạn tốt

để cùng VNPC lan tỏa giấc mơ du học bạn nhé.

CHÚNG TÔI LÀ AI?

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn du học, mạng lưới đối tác rộng khắp toàn cầu và sự am hiểu

về nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên trong nước. Chúng tôi biết rằng lựa chọn một công

ty Tư vấn du học là điều rất quan trọng, đó là lý do tại sao chúng tôi muốn bạn cảm thấy yên

tâm và hài lòng khi đến với VNPC. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng của chúng

tôi dịch vụ toàn diện, đáng tin cậy và chất lượng cao.

Văn phòng tư vấn du học VNPC

Cơ sở 1: Số 38, Đường Thái Thịnh, Q.Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (04) 3537 6996

Fax: (04) 3537 6998

Email: [email protected]

Hotline: 0919 44 33 11 - 0914 34 37 38 - 0964 09 44 99

Cơ sở 2: 111 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Q. 1, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 3820 7474

Fax: (08) 3820 2615

Email: [email protected]

Hotline: 0918 34 37 38 - 0909 97 28 99