29
Ban Quan hQuc tế - VCCI 1.2015 HSƠ THỊ TRƯỜNG HOA KNgười liên h: Trương Minh Huệ Tel: 04.35742022/ ext 203 Email: [email protected]

HOA KỲ - asemconnectvietnam.gov.vnasemconnectvietnam.gov.vn/WebLocalfiles/Huong/1422016135822ho_so_TT_my... · Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ Cập

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Ban Quan hệ Quốc tế - VCCI

1.2015

HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG

HOA KỲ

Người liên hệ: Trương Minh Huệ

Tel: 04.35742022/ ext 203

Email: [email protected]

HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU CHUNG ...................................................................................................................................1

1. Các thông tin cơ bản ......................................................................................................................................1

2. Lịch sử ...........................................................................................................................................................2

3. Đường lối đối ngoại .......................................................................................................................................3

II. TÌNH HÌNH KINH TẾ .....................................................................................................................................3

1. Tổng quan ......................................................................................................................................................3

2. Các ngành kinh tế mũi nhọn: .........................................................................................................................5

3. Các chỉ số kinh tế ...........................................................................................................................................6

III. QUAN HỆ NGOẠI GIAO – CHÍNH TRỊ VỚI VIỆT NAM ..........................................................................7

IV. QUAN HỆ KINH TẾ VỚI VIỆT NAM ..........................................................................................................9

1. Hợp tác thương mại .......................................................................................................................................9

2. Hợp tác đầu tư ..............................................................................................................................................13

3. Triển vọng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ .....................................................................................................14

V. HỢP TÁC VỚI VCCI .....................................................................................................................................15

1. Thỏa thuận hợp tác đã ký kết .......................................................................................................................15

2. Hoạt động đã triển khai trong năm 2012 .....................................................................................................15

3. Các vấn đề khó khăn thuận lợi .....................................................................................................................15

VI. THÔNG TIN HỮU ÍCH ................................................................................................................................17

VII. ĐỊA CHỈ HỮU ÍCH .....................................................................................................................................20

VIII. PHỤ LỤC THAM KHẢO ..........................................................................................................................22

IX. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................27

Bảng 1. Xuất khẩu VN – Hoa Kỳ 2012

Bảng 2. Nhập khẩu VN – Hoa Kỳ 2012

Bảng 3: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 2006 - 2010

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 1

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Các thông tin cơ bản

Tên nước Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (United States of America)

Thủ đô Washington D.C

Quốc khánh 4/7 (giành độc lập từ Vương quốc Anh năm 1776)

Diện tích 9.826.630 km2

Dân số 318.892.103 (dự kiến 7/2014), trong đó da đen 12,85%, da trắng 79,96%,

gốc châu Á 4,43%, thổ dân da đỏ và Alaska 0,97%, thổ dân Hawai và các

hòn đảo ở Thái Bình Dương thuộc Hoa Kỳ 0,18%, các nhóm khác 1,61%.

Khu vực hành chính

Các thành phố lớn

50 tiểu bang và đặc khu Colombia (tức thủ đô Washington)

Washington D.C; New York; Los Angeles; San Francisco; Chicago; Boston;

Philadelphia; Houston; Seattle; Miami

Khí hậu Hầu hết khí hậu ôn hòa nhưng ở Hawai và Florida thì khí hậu nhiệt đới và

giá rét ở Alaska

Ngôn ngữ tiếng Anh 82,1%, Tây Ban Nha 10,7 %, hệ ngôn ngữ Ấn Âu 3,8%, Châu Á

và các đảo trên Thái Bình Dương 2,7%, ngôn ngữ khác 0,7%

Tôn giáo Công giáo 23,9%, Tin lành 51,3%, đạo cơ đốc khác 1,6%, đạo phật 0,7%,

hồi giáo 0,6%

Đơn vị tiền tệ Đôla Mỹ (1 USD = 21.115 VNĐ, năm 2014)

Múi giờ GMT – 5 (bờ Đông); GMT – 8 (bờ Tây)

Thể chế Cộng hoà Liên bang

Tổng thống Barack H. OBAMA (TTh thứ 44, nhậm chức ngày 20/1/2009). Tổng thống

là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu Chính phủ và là Tổng tư lệnh các lực

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 2

Chính phủ

Thể chế Nhà nước,

Đảng và đoàn thể

lượng vũ trang. Tổng thống có quyền phủ quyết các điều luật do Quốc hội

thông qua và để đảo ngược quyền phủ quyết của Tổng thống cần 2/3 số

phiếu của cả 2 viện của Quốc hội. Nhiệm kỳ Tổng thống dài 4 năm. Kể từ

1951, mỗi Tổng thống chỉ được cầm quyền tối đa 2 nhiệm kỳ. Tổng thống

có quyền bổ nhiệm và bãi miễn các Bộ trưởng nhưng phải được sự đồng ý

của Thượng viện

Tháng 11/2012, Tổng thống Barack H. OBAMA tái đắc cử nhiệm kỳ hai

Hoa Kỳ là một nước Cộng hoà Liên bang. Nhà nước Hoa Kỳ được tổ chức

theo cơ chế tam quyền phân lập: quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền

hành pháp thuộc về Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Toà án tối cao.

Ba cơ quan nhà nước liên bang của Hoa Kỳ hoạt động trên nguyên tắc ‘kiểm

soát và cân bằng’ lẫn nhau.

Các bang của Hoa Kỳ có Hiến pháp và pháp luật riêng, nhưng không trái với

Hiến pháp Liên bang.

Quốc hội Hoa Kỳ bao gồm Thượng viện và Hạ viện. Thượng viện có 100

Thượng nghị sĩ, phân bổ đều cho 50 bang (mỗi bang 2 Thượng nghị sĩ),

nhiệm kỳ 6 năm. Phó Tổng thống giữ chức danh Chủ tịch Thượng viện, và

chỉ có quyền bỏ phiếu quyết định trong tình huống bất phân thắng bại

(50/50). Hạ viện có 435 Hạ nghị sĩ, mỗi bang có ít nhất một Hạ nghị sĩ, số

còn lại được phân bổ căn cứ số dân của từng bang. Các Hạ nghị sĩ có nhiệm

kỳ 2 năm. Vào các năm chẵn, ngày Thứ Ba đầu tiên của tháng 11 sẽ tiến

hành bầu cử Quốc hội, bầu lại toàn bộ Hạ viện và 1/3 Thượng viện. Kết quả

bầu cử lưỡng viện Mỹ ngày 2/11/2010 như sau: Thượng viện: 51 Thượng

nghị sĩ đảng Dân chủ, 47 Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa và 02 thượng nghị

sĩ độc lập. Hạ viện: đảng Dân chủ chiếm 192 ghế và đảng Cộng hòa chiếm

243 ghế.

2. Lịch sử

Năm 1492, Christopher Columbus phát hiện Châu Mỹ.Năm 1607, Anh bắt đầu đặt chân lên Châu Mỹ

và lập hệ thống thuộc địa ở hầu hết lãnh thổ Bắc Mỹ. Các nước Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà

Lan chiếm các vùng còn lại.Năm 1775, cuộc đấu tranh giành độc lập nổ ra. Ngày 4/7/1776, các nhà

cách mạng Mỹ công bố "Tuyên ngôn Độc lập", tách Mỹ khỏi đế quốc Anh, thành lập Hợp chủng quốc

Hoa Kỳ gồm 13 bang.

Năm 1783, Anh ký Hiệp định Versailles thừa nhận nền độc lập của nước Mỹ. Ngày 7/9/1787, Hiến

pháp Liên bang đầu tiên của Mỹ được thông qua và đến 4/3/1789 có hiệu lực. George Washington

được bầu là tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Sau khi giành được độc lập Mỹ liên tục mở rộng lãnh

thổ về hướng tây, từ 13 bang ban đầu phát triển thành 50 bang như hiện nay.

Năm 1861-1865 xẩy ra nội chiến Mỹ. Sau cuộc nội chiến Mỹ trở nên mạnh hơn do thống nhất được lực

lượng giữa hai miền Nam và Bắc. Đến cuối thế kỷ 19, Mỹ trở thành một trong các cường quốc hàng

đầu trên thế giới và sau Chiến tranh thế giới II Mỹ trở thành một siêu cường.

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 3

3. Đường lối đối ngoại

Kể từ khi thành lập nước Mỹ đến trước chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã thực hiện chiến lược "biệt

lập" theo học thuyết Mon-rô (Tổng thống Mỹ giai đoạn 1817-1825) với nội dung "Châu Mỹ của người

Châu Mỹ" để bành trướng ở Tây bán cầu trong lúc Mỹ chưa đủ lực để vươn xa hơn.

Sau chiến tranh thế giới thứ II, với thế và lực mới mạnh hơn trước nhiều, Mỹ thực hiện chiến lược

"ngăn chặn", một chiến lược toàn cầu nhằm trở thành bá chủ thế giới. Để thực hiện ý đồ bá chủ, giới

cầm quyền ở Mỹ thực hiện hai mục tiêu chiến lược: xoá bỏ trật tự thế giới cũ của các đế quốc Tây Âu,

đưa toàn bộ thế giới TBCN vào một trật tự chính trị và kinh tế mới do Mỹ khống chế và làm suy yếu,

ngăn chặn sự phát triển và lan rộng ảnh hưởng của Liên Xô (cũ) và của chủ nghĩa xã hội.

Sau khi Liên Xô và khối XHCN tan rã, Mỹ một lần nữa điều chỉnh lớn chiến lược đối ngoại, đưa ra

chiến lược "dính líu và mở rộng", thực chất nhằm củng cố và tăng cường vị trí bá chủ toàn cầu trong

tình hình mới. Nội dung chính của chiến lược "dính líu và mở rộng" là: Phục hồi và phát triển nền kinh

tế Mỹ, giữ vững địa vị là nền kinh tế mạnh nhất thế giới; Duy trì ưu thế quân sự của Mỹ, tổ chức, cơ cấu

lại và hiện đại hoá quân đội Mỹ nhằm đáp ứng tình hình mới; Phát huy ưu thế về chính trị và quân sự,

thúc đẩy "kinh tế thị trường" và "dân chủ" phương Tây nhằm tiến tới thiết lập một trật tự thế giới có lợi

cho Mỹ.

Sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ đẩy mạnh quá trình điều chỉnh chiến lược cho thế kỷ 21, coi chống khủng

bố là ưu tiên cao nhất. Chống khủng bố được sử dụng để tập hợp lực lượng nhằm thiết lập một trật tự

thế giới mới do Mỹ lãnh đạo, dùng lý do chống khủng bố, Mỹ thực hiện biện pháp quân sự đánh phủ

đầu Afghanistan và Irắc. Năm 2002, Chính quyền Bush đưa ra Chiến lược an ninh quốc gia với các nội

dung chủ yếu: (1) Coi chủ nghĩa khủng bố quốc tế, những quốc gia thù địch bất kham, những nước ủng

hộ và che giấu khủng bố, tìm kiếm và sử dụng vũ khí giết người hàng loạt là kẻ thù nguy hiểm nhất của

Mỹ ; nêu cao khả năng sử dụng vũ lực đơn phương, đưa ra học thuyết "đánh đòn phủ đầu" để hợp lý hoá

việc sử dụng quân sự; (2) Tập hợp lực lượng toàn thế giới chống khủng bố, coi chống khủng bố là ưu

tiên cao nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ và thành chuẩn mực trong quan hệ của Mỹ với các

nước (phân chia 2 loại nước đi với Mỹ chống khủng bố hay đi với khủng bố quốc tế); (3) Trong quan hệ

các nước lớn, Mỹ theo đuổi chính sách "cân bằng quyền lực", tìm kiếm quan hệ xây dựng với Trung

quốc nhưng cảnh giác trước việc nước này tăng cường tiềm lực quân sự, xây dựng quan hệ chiến lược

mới với Nga, tăng cường quan hệ với Ấn Độ, củng cố, mở rộng và cải tổ NATO, củng cố đồng minh

truyền thống. Tuy nhiên, do bị sa lầy tại Iraq nên từ nhiệm kỳ II của Tổng thống Bush, Mỹ tiến điều

chỉnh chiến lược theo hướng tranh thủ đồng minh, bạn bè, bớt đơn phương hơn, nhấn mạnh các thể chế

đa phương trong quan hệ quốc tế.

Nhậm chức trong bối cảnh nước Mỹ gặp nhiều khó khăn về kinh tế-tài chính (cuộc khủng hoảng đang

diễn ra tại Mỹ được cho là lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng 1929-1933) và không ít khó khăn về đối

ngoại, đặc biệt là hai cuộc chiến còn ‘dang dở’ là Iraq và Afganistan, Tổng thống Obama tiếp tục phải

điều chỉnh chính sách đối ngoại Mỹ theo hướng giảm đơn phương, tăng mặt hòa giải và hợp tác đa

phương nhằm trước mắt là đưa Mỹ ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, về lâu dài là duy trì vị trí

lãnh đạo của Mỹ trên thế giới. Mỹ đã đưa ra phương châm "sức mạnh thông minh" trong đối ngoại, kết

hợp tất cả các thành tố sức mạnh, từ quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao, để đạt được mục đích.

II. TÌNH HÌNH KINH TẾ

1. Tổng quan

Hoa Kỳ có một nền kinh tế hổn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong

phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt, và hiệu xuất cao. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tổng sản phẩm nội

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 4

địa của Hoa Kỳ hơn 13 ngàn tỉ đô la năm 2007 chiếm 20 phần trăm tổng sản phẩm thế giới. Đây là tổng

sản phẩm nội địa lớn nhất thế giới, lớn hơn một chút so với tổng sản phẩm nội địa kết hợp của Liên hiệp

châu Âu ở sức mua tương đương năm 2006. Hoa Kỳ đứng hạng 8 thế giới về tổng sản lượng nội địa trên

đầu người và hạng tư về tổng sản phẩm nội địa trên đầu người theo sức mua tương đương. Hoa Kỳ là

nước nhập cảng hàng hóa lớn nhất và là nước xuất cảng đứng hạng nhì. Canada, Trung Quốc, Mexico,

Nhật Bản, và Đức là các bạn hàng lớn nhất của Hoa Kỳ. Hàng xuất cảng hàng đầu là máy móc điện,

trong khi xe hơi chiếm vị trí hàng đầu về nhập cảng. Nợ quốc gia của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới;

năm 2005 chiếm 23 phần trăm tổng số nợ toàn thế giới. Tính theo phần trăm tổng sản phẩm nội địa, nợ

của Hoa Kỳ xếp thứ 30 trong số 120 quốc gia mà số liệu sẳn có.

Kinh tế tư nhân chiếm phần lớn nền kinh tế. Hoạt động kinh tế của chính phủ chiếm 12,4% tổng sản

phẩm nội địa. Nền kinh tế là hậu công nghiệp, với khía cạnh dịch vụ đóng góp khoảng trên 75% tổng

sản phẩm nội địa. Ngành thương nghiệp dẫn đầu, tính theo tổng doanh thu là buôn bán sĩ và lẽ; theo lợi

tức khấu trừ là tài chánh và bảo hiểm. Hoa Kỳ vẫn là một siêu cường công nghiệp với các sản phẩm hóa

học dẫn đầu ngành sản xuất. Hoa Kỳ là nước sản xuất dầu ldCuớn hạng ba trên thế giới và nước tiêu thụ

dầu đứng hạng nhất. Đây là nước sản xuất năng lượng điện và hạt nhân số một của thế giới cũng như

khí đốt thiên nhiên hóa lỏng, nhôm, sulfur, phosphat, và muối. Nông nghiệp chỉ chiếm 1% GDP nhưng

chiếm 60% sản xuất nông nghiệp của thế giới.

Tuy nhiên nền kinh tế Hoa Kỳ đã gặp một thách thức lớn đó là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ

cuối năm 2007. Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái

từ tháng 12 năm 2007. Đây là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ở Hoa Kỳ kể từ sau Chiến tranh thế giới

thứ hai. Bình quân mỗi tháng từ tháng 1 tới tháng 9 năm 2008, có 84 nghìn lượt người lao động Hoa Kỳ

bị mất việc làm.

Hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng lồ và lâu đời bị phá sản đã đẩy

kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng đói tín dụng. Đến lượt nó, tình trạng đói tín dụng lại ảnh hưởng đến khu

vực sản xuất khiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, sa thải lao động, cắt giảm các hợp đồng nhập

đầu vào. Thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và qua đó tới tiêu dùng của các hộ gia

đình lại làm cho các doanh nghiệp khó bán được hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc có

nguy cơ bị phá sản, trong đó có cả 3 nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Hoa Kỳ là General Motors, Ford

Motor và Chrysler LLC. Các nhà lãnh đạo 3 hãng ô tô này đã nỗ lực vận động Quốc hội Hoa Kỳ cứu

trợ, nhưng không thành công. Hôm 12 tháng 12 năm 2008, GM đã phải tuyên bố tạm thời đóng cửa 20

nhà máy của hãng ở khu vực Bắc Mỹ. Tiêu dùng giảm, hàng hóa ế thừa đã dẫn tới mức giá chung của

nền kinh tế giảm liên tục, đẩy kinh tế Hoa Kỳ tới nguy cơ có thể bị giảm phát.

Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar Mỹ lên giá. Do dollar Mỹ là phương tiện thanh toán phổ biến

nhất thế giới hiện nay, nên các nhà đầu tư toàn cầu đã mua dollar để nâng cao khả năng thanh khoản của

mình, đẩy dollar Mỹ lên giá. Điều này làm cho xuất khẩu của Hoa Kỳ bị thiệt hại

Trước tình hình trên chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện một loạt các biện pháp nhằm vực dậy nền kinh tế :

- Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ để tăng thanh

khoản cho các tổ chức tài chính.

- Chính phủ Hoa Kỳ đã lập ra và giao cho Fed chủ trì chương trình Term Auction Facility để cấp

các khoản vay ngắn hạn có kỳ hạn từ 28 đến 84 ngày theo lãi suất cao nhất mà các tổ chức tài

chính trả qua đấu giá

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 5

- Ngày 13 tháng 2 năm 2008, Tổng thống George W. Bush đã ký Economic Stimulus Act of 2008

theo đó chính phủ sẽ áp dụng một chương trình kích cầu tổng hợp trị giá 168 tỷ dollar chủ yếu

dưới hình thức hoàn thuế thu nhập cá nhân.

- Ngày 3 tháng 10 năm 2008, Tổng thống Bush đã ký Emergency Economic Stabilization Act of

2008 cho phép thực hiện gói kích thích 700 tỷ dollar chi cho cả các chương trình phục vụ đông

đảo người dân nhằm kích thích tiêu dùng.

- Ngày 17 tháng 2 năm 2009, Tổng thống mới đắc cử Barack Obama đã ký American Recovery

and Reinvestment Act. Đạo luật này cho phép Chính phủ thực hiện gói kích thích thứ hai kể từ

khi khủng hoảng nổ ra. Gói kích thích này trị giá 787 tỷ dollar.

- Tháng 3 năm 2010 Tổng thống Obama đã ký ban hành đạo luật cải cách bảo hiểm y tế.

- Tháng 7 năm 2010 Tổng thống Mỹ Barack Obama dã ký đạo luật cải cách tài chính đi vào lịch

sử, giúp hạn chế khả năng thu lợi nhuận của các ngân hàng và các hoạt động tài chính có nguy

cơ rủi ro cao

Trong năm 2010 và 2011, thâm hụt ngân sách liên bang đã lên tới gần 9% GDP. Trong năm 2012, chính

phủ liên bang đã cắt giảm chi tiêu công và thâm hụt đã giảm còn 7,6% GDP. Chiến tranh tại Iraq và

Afghanistan đặt ra yêu cầu dịch chuyển lớn nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ nhu cầu dân sinh

sang nhu cầu quân sự và điều này khiến thâm hụt ngân sách và nợ công tăng mạnh. Trong năm 2011,

chi tiêu cho các cuộc chiến tranh đã lên tới gần 900 tỷ USD theo con số chính phủ công bố. Thu nhập

của Hoa Kỳ từ nguồn thuế và các nguồn khác đều sụt giảm tính theo GDP so với hầu hết các quốc gia

khác. Vào tháng 3/2010, Tổng thống Obama đã ký Đạo luật Chu Cấp và Bảo Vệ Sức Khỏe Cho Bệnh

Nhân. Đây là Đạo luật cải cách chế độ bảo hiểm sức khỏe giúp mở rộng mức chi trả bảo hiểm cho thêm

32 triệu người dân Mỹ cho tới năm 2016 thông qua chế độ bảo hiểm cá nhân dành cho toàn dân và trợ

giúp y tế (Mediaid) dành cho người nghèo. Tổng chi tiêu y tế - bao gồm khu vực công và tư nhân tăng

từ 9% của GDP lên 17,9% vào năm 2010.

Vào tháng 12/2012, Cục dự trữ Liên bang công bố kế hoạch mua 85 tỷ USD mỗi tháng đối với trái

phiếu chính phủ và trái phiếu có tài sản thế chấp nhằm kiểm soát lãi suất dài hạn ở mức thấp và lãi suất

ngắn hạn ở gần mức 0% cho tới khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới 6,5% hoặc lạm phát tăng hơn

2,5%. Vào cuối năm 2013, Fed tuyên bố bắt đầu giảm mua trái phiếu dài hạn ở mức 75 tỷ USD mỗi

tháng vào tháng 1/2014 và tiếp tục giảm khi các điều kiện khác được đảm bảo. Các vấn đề dài hạn của

nền kinh tế: sự trì trệ về lương đối với các gia đình có thu nhập thấp, đầu tư thiếu hợp lý vào cơ sở hạ

tầng đang xuống cấp, chi phí lương hưu và y tế đối với bộ phận dân cư lớn tuổi đang tăng mạnh, thiếu

hụt năng lượng, thâm hụt ngân sách và cán cân thương mại – bao gồm cả tình trạng thiếu hụt nghiêm

trọng ngân sách của chính phủ các bang.

2. Các ngành kinh tế mũi nhọn:

Dịch vụ: Ngành dịch vụ của Hoa Kỳ bao gồm ngân hàng, bất động sản, khách sạn và kế toán chiếm

hơn 80% các hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ. Một số loại dịch vụ khác là bán buôn và bán lẻ, giao thông

vận tải, chăm sóc y tế, pháp luật, khoa học, dịch vụ quản lý, giáo dục, nghệ thuật, giải trí, tiêu khiển,

khách sạn và dịch vụ chỗ ở, nhà hàng, quầy rượu và các dịch vụ khác về thực phẩm và đồ uống.

Ngành Dịch vụ tài chính của Hoa Kỳ phát triển đứng đầu thế giới. Trong đó phải kể đến sàn giao dịch

chứng khóan NewYork đựợc đặt tại thành phố NewYork là sàn giao dịch lớn nhất thế giới tính về giá

trị giao dịch và đứng thứ 2 thế giới về số lượng các công ty niêm yết.

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 6

Hoa Kỳ cũng duy trì được trạng thái thặng dư trong thương mại dịch vụ - thặng dư 79,7 tỷ đô-la Mỹ

trong năm 2006. Loại hình dịch vụ xuất khẩu lớn nhất của Mỹ là hoạt động du lịch của khách du lịch

nước ngoài đến Mỹ, đạt 85,8 tỷ đô-la trong năm 2007.

Trong năm 2010 ngành dịch vụ của Hoa Kỳ chiếm 76,6% GDP (ước đạt 11,290 nghìn tỷ USD) tăng

3% so với năm 2009.

Công nghiệp: Hoa Kỳ là quốc gia hàng đầu thế giới trong công nghiệp chế tạo, các nhà máy của Mỹ

sản xuất ra lượng hàng hóa có giá trị tương đương với 3,268 nghìn tỷ đô-la trong năm 2010. Tuy nhiên

nền công nghiệp Hoa Kỳ không còn ở vị trí số 1 thế giới do sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế Trung

Quốc và Nhật Bản.

Các ngành công nghiệp chính của Hoa Kỳ hiện nay bao gồm: dầu lửa, sắt thép, ô tô, hàng không, viễn

thông, hóa chất, điện tử, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, khai thác gỗ, khai khoáng. Các ngành chế

tạo hàng không, điện tử, tin học, nguyên tử, vũ trụ, hóa chất là những ngành công nghiệp mũi nhọn của

Hoa Kỳ.

Nông nghiệp : Hoa Kỳ là ngành nông nghiệp phát triển, đứng đầu thế giới về sản lượng ngũ cốc (lúa

mì, ngô...). Mặc dù hiện nay, nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP nhưng các trang trại vẫn

duy trì được sức mạnh kinh tế và chính trị của mình. Trong những năm gần đây, giá trị thị trường của

sản lượng nông nghiệp Mỹ đã đạt hơn 200 tỷ đô-la, bao gồm 45 tỷ đô-la từ thịt gia súc và da bò; gần 40

tỷ đô-la từ các loại hạt như ngô, lúa mì và các loại hạt dầu như đậu nành; gần 24 tỷ đô-la từ gia cầm và

trứng; 20 tỷ đô-la từ sữa và các sản phẩm bơ sữa và 12 tỷ đô-la từ cừu và lợn.

Mặc dù Mỹ luôn trong tình trạng thâm hụt thương mại nhưng lại thặng dư trong thương mại nông sản.

Sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn, khoảng 75 - 80 tỉ USD mỗi năm.Theo số liệu năm

2009, Hoa Kỳ xuất khẩu 98,45 tỷ đô-la, trong năm 2010 giá trị xuất khẩu của nhóm mặt hàng này đạt

103,12 tỷ USD, trong đó, phần lớn nhất được xuất sang các nước Châu Á, mặc dù Canada và Mêhicô là

hai thị trường có đóng góp lớn nhất trong sự tăng trưởng mới đây của xuất khẩu nông sản. Khoảng ¼

sản lượng đầu ra của các nông trại Mỹ được xuất khẩu.

Lương thực được sản xuất ra rất an toàn, có chất lượng cao, phong phú và giá cả phải chăng. Nền nông

nghiệp Hoa Kỳ cũng đạt được sự dồi dào và đa dạng nhất trên thế giới. Các sản phẩm nông nghiệp

chính của Hoa Kỳ gồm lúa mỳ, các loại ngũ cốc khác, ngô, hoa quả, bông, thịt bò, thịt lợn, gia cầm, sản

phẩm sữa, lâm sản, cá.

3. Các chỉ số kinh tế

2010 2011 2012 2013 2014

GDP (ppp) – tính

theo USD năm

2013, 2014

15,05 nghìn

tỷ USD

16,02 nghìn

tỷ USD

16,47 nghìn tỷ

USD

16,72 nghìn

tỷ USD

17,42 nghìn

tỷ USD

Tăng trưởng

GDP

2,4% 1,8%

2,8% 1,6% 2,4%

GDP theo đầu

người

48.600 USD 51.400 USD

52.400 USD 52.400 USD 54.800 USD

GDP theo ngành

(2014)

Nông nghiệp: 1,6% - Công nghiệp: 20,7% - Dịch vụ: 77,7%

Lực lượng lao

động

153,4 triệu

người

154,9 triệu 155,4 triệu 156 triệu

Tỷ lệ thất nghiệp 9,6% 9% 8,1% 7,3% 6,2%

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 7

Tỷ lệ lạm phát 1,6% 3,1%

2,1% 1,5% 2%

Kim ngạch xuất

khẩu

1.289 tỷ

USD

1.497 tỷ USD 1.561 tỷ USD 1.575 tỷ 1.610 tỷ

Mặt hàng chính sản phẩm nông nghiệp (đậu nành, hoa quả, ngô) 9,2%, nguyên liệu công nghiệp

26,8%, tư bản phẩm (thiết bị bán dẫn, máy bay, linh kiện ô tô, máy vi tính, thiết

vị viễn thông) 49%, hàng tiêu dùng (ô tô, dược) 15%

Các bạn hàng

chính (2013)

Canada 19%, Mexico 14,3%, Trung quốc 7,7%, Nhật 4,1%

Kim ngạch nhập

khẩu

1.935 tỷ

USD

2.236 tỷ USD 2.303 tỷ USD 2.273 tỷ 2.334 tỷ

Mặt hàng chính sản phẩm nông nghiệp 4,9%, nguyên liệu công nghiệp 32,9%(dầu thô 8,2%), tư

bản phẩm 30,4% (máy vi tính, thiết bị viễn thông, linh kiện ô tô, máy văn

phòng), hàng tiêu dùng 31,8% (ô tô, quần áo, dược, đồ nội thất, đồ chơi)

Các bạn hàng

chính (2013)

Trung quốc 19,6%, Canada 14,6%, Mexico 12,3%, Nhật 6,1%, Đức 5%

III. QUAN HỆ NGOẠI GIAO – CHÍNH TRỊ VỚI VIỆT NAM

Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1995, trao đổi Đại sứ đầu tiên vào tháng

7/1997, mở Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam

tại San Francisco vào tháng 11/1997.

Các chuyến thăm cấp cao gần đây

Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng được tăng cường và phát triển trên nhiều mặt. Hai bên

đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao.

Về phía Việt Nam thăm Hoa Kỳ có đoàn Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm (1998, 2000), Phó Thủ

tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng (2001), Phó Thủ tướng Vũ Khoan (2003), Thủ tướng Phan Văn

Khải (6/2005), Phó Thủ tướng kiêm BTNG Phạm Gia Khiêm (3/2007), Chủ tịch nước Nguyễn Minh

Triết theo lời mời của Tổng thống G.Bush (18-23/6/2007) và nhiều đoàn cấp Bộ trưởng, Thủ tướng

Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng Thống Mỹ, George

W. Bush (23-26/6/2008), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ

Condolezza Rice tại Washington, để triển khai các thỏa thuận cấp cao đã ký kết giữa hai bên trong

chuyến công tác của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 6 năm 2008 (17/11/2008)…

Ngày 23/9/2009 – Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến New York, tham dự phiên họp thường

niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và đoàn đại biểu, gồm Phó Thủ

tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, và đại diện

các doanh nghiệp Việt Nam, cũng đã tham dự Diễn đàn Đầu tư Việt Nam do Phòng Thương mại và

Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tạp chí Institutional Investor Magazine phối hợp tổ chức tại New

York vào ngày 25 tháng 9.

Ngày 1-2/10/2009 – Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm có chuyến thăm và

làm việc tại Mỹ theo lời mời của Ngoại trưởng Mỹ Hillary R. Clinton. Ông cũng tiếp kiến Bộ trưởng

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 8

Thương mại Gary Locke, Trưởng Đại diện Thương mại Ron Kirk; Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ

viện Howard Berman, và năm thượng nghị sĩ cao cấp thuộc Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện.

Ngày 15-16/11/2009 – Triển lãm quốc tế “Gặp gỡ Việt Nam 2009” đã diễn ra tại San Francisco, bang

California, do Bộ Ngoại giao Việt Nam và chính quyền San Francisco phối hợp tổ chức. Chương trình

này có mục tiêu là tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai

nước.

Nhận lời mời của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Hoàng Bình

Quân - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, làm trưởng đoàn đi thăm và

làm việc tại Hoa Kỳ từ 9 – 19/12/2012.

Trong năm 2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Tổng thống

Obama bên lề Cấp cao APEC và Cấp cao Đông Á và các chuyến thăm Mỹ của Ủy viên Bộ Chính trị,

Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng

Ngoại giao Phạm Bình Minh…

Phía Hoa Kỳ cũng cử nhiều đoàn cấp cao thăm Việt Nam: Ngoại trưởng W.Christopher (1995); Cố

vấn an ninh quốc gia A. Lake (1996); Ngoại trưởng M.Albright (1997); cựu Tổng thống G. Bush

(1995); Bộ trưởng Quốc phòng W.Cohen (2000); Tổng thống W.Clinton (tháng 11/2000); Ngoại

trưởng C.Powell (2001); Chủ tịch Hạ viện D. Hastert (tháng 4/2006); Bộ trưởng Quốc phòng

D.Rumsfeld (6/2006); Đại diện Thương mại S. Schwab (5/2006); Bộ trưởng Tài chính H. Paulson

(9/2006), Ngoại trưởng C. Rice, Tổng thống G. Bush (11/2006), Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng

viện Mỹ, Max Baucus đã đến thăm Việt Nam (17/12/2008), Thượng Nghị sĩ Đảng Dân Chủ bang

Virginia, James Webb đã đến Hà Nội, tiếp kiến Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên (23/12/2008)

Ngày 26-27/9/2009 – Đoàn quan chức cao cấp liên ngành của Hoa Kỳ do Thứ trưởng Thường trực Bộ

Ngoại giao James Steinberg dẫn đầu, đã có chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội.

Tháng 7/2010, Ngoại trưởng Mỹ Hilary Rodham Clinton đã tới Việt Nam để tham dự Diễn đàn An

ninh khu vực ASEAN (ARF) và trở lại Việt Nam vào tháng 10 để tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á

(EAS) theo lời mời của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng với tư cách là khách mời.

Đại tướng George William Casey Jr, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ thăm, làm việc tại Việt Nam

(11/2010) .

Thứ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Francisco Sanchez thăm và làm việc tại Việt Nam (04/2011)

Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á - Thái Bình Dương, Ủy ban Đối ngoại Thượng

viện Hoa Kỳ thăm chính thức Việt Nam (08/2011)

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton có chuyến thăm lần thứ 3 đến Việt Nam trước khi tham dự Diễn

đàn An ninh Asian (ARF) lần thứ 19 tại Campuchia (7/2012)

Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Hoa

Kỳ từ 24-26/7/2013. Chuyến thăm đã xác lập quan hệ đối tác toàn diện mở ra cơ hội hợp tác mới giữa

hai nước.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry thăm Việt Nam tháng 12/2013 nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai nước

sau thỏa thuận về quan hệ đối tác toàn diện đạt được giữa hai nước.

Năm 2014, đáng chú ý có các đoàn Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman (3/2014), Trợ lý Ngoại

trưởng Hoa Kỳ phụ trách khu vực Đông Nam Á Thái Bình Dương, đoàn Bộ trưởng Thương mại Hoa

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 9

Kỳ (6/2014) và các chuyến thăm Việt Nam của các lãnh đạo quốc hội Mỹ như Chủ tịch thường trực

Thượng viện P. Leahy và các Thượng nghị sĩ J.McCain, B.Cardin, B.Corker...

IV. QUAN HỆ KINH TẾ VỚI VIỆT NAM

1. Hợp tác thương mại

Hai nước đã ký kết một số Hiệp định, Thoả thuận về kinh tế như Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền

tác giả (ngày 27/6/1997), Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Mỹ (ký ngày 13/7/2000, có

hiệu lực ngày 10/12/2001), Hiệp định Hợp tác về khoa học và công nghệ (có hiệu lực từ ngày

26/3/2001), Hiệp định Dệt-may (có hiệu lực từ 1/5/2003), Hiệp định Hàng không (có hiệu lực từ

14/1/2004); Hiệp định khung hợp tác về kinh tế và kỹ thuật (có hiệu lực từ 28/7/2005), Bản Ghi nhớ

hợp tác về Nông nghiệp (ký tháng 6/2005)...

Đáng chú ý, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết vào ngày 13/7/2000 và chính thức

có hiệu lực ngày 10/12/2001. Ngày 31/5/2006 hai nước đã chính thức ký thoả thuận kết thúc đàm phán

song phương giữa Việt Nam và Mỹ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Ngày 9/12/2006, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật áp dụng quy chế Quan hệ thương mại bình thường

vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam và ngày 29/12/2006 Tổng thống G. Bush đã ký ban hành luật này.

Ngày 21/6/2007, nhân chuyến thăm chính thức Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, hai bên đã

ký Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA).

Sau khi Hiệp định BTA có hiệu lực, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất, tiềm năng nhất

những cũng nhiều thách thức nhất đối với mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Năm 2010, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 18,004 tỷ USD, tăng

gần 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu năm 2010 cho thấy, Việt Nam đứng thứ 27 trong số các

nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

Năm 2011, kim ngạch XNK đạt hơn 21,456 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu hơn 12 tỷ USD. Các

mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ nhìn chung vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở các

nhóm hàng truyền thống: dệt may, đồ gỗ nội thất, giày dép, máy móc thiết bị & phụ tùng, thủy sản…

Năm 2012, kim ngạch XNK hai nước đã đạt hơn 24,494 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu hơn

19,667 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2011.

Nhận định về năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam có thể thấy một số nhóm hàng và mặt

hàng có khả năng cạnh tranh trên thị trường gồm hàng may mặc, đồ gỗ nội thất, túi ví da và ô dù, thủy

sản, giày dép. Nhóm hàng công nghiệp có giá trị gia tăng cao như máy móc thiết bị điện và phụ tùng

được xem là nhóm hàng xuất khẩu có tiềm năng và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong thời gian

tới.

Một số nhóm hàng và mặt hàng sức cạnh tranh còn yếu so với hàng hóa của các quốc gia khác như dệt

kim, đồ may cao cấp; đồ nội thất (bàn ghế) còn chưa đáp ứng được mẫu mã, thị hiếu và chất lượng…

Trong khi đó, những mặt hàng xuất khẩu mới chưa xuất hiện nhiều hoặc chiếm tỷ trọng rất thấp trong

kim ngạch nhập khẩu như vật tư y tế, màn hình và máy chiếu (tuy tăng trưởng nhanh những chỉ chiếm

tỷ trọng 0,001%); mạch điện (0,003%); phụ tùng và linh kiện ôtô, xe máy (0,16%).

Có thể thấy, kinh tế Hoa Kỳ phục hồi có thể xem là một cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tăng

kim ngạch và mở rộng danh mục các mặt hàng xuất khẩu. Tuy nhiên tốc độ phục hồi của nền kinh tế

Mỹ còn chậm cùng với tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, sự cạnh tranh giữa những nhà sản xuất nội địa

của Mỹ và các nhà xuất khẩu ngày càng gay gắt. Một số nhóm các nhà sản xuất nội địa do lo ngại về

sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam (như Hiệp hội sản xuất cá da trơn, nhựa…) đã tiến hàng vận

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 10

động hành lang để tạo thế lực chính trị nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, tạo khó khăn cho một số

nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Mỹ tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp và rào cản thương mại nhằm bảo vệ sản xuất trong nước (đạo

luật Farm Bill, Lacey, gây nhiều khó khăn trong vụ tôm, cá tra, basa của Việt Nam…)

Năm 2010, chính phủ Mỹ bắt đầu thực thi Sáng kiến xuất khẩu quốc gia với mục tiêu tăng gấp đôi

lượng xuất khẩu của Mỹ trong vòng năm năm nhằm hạn chế thâm hụt thương mại với các đối tác

thương mại, đặc biệt với các nước châu Á. Với tổng thể nhiều biện pháp hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu,

xúc tiến thương mai, đào tạo, tăng cường hiện diện của các phái đoàn thương mại… sẽ tạo ra sự cạnh

tranh rất lớn cho hàng hóa xuất khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam.

Số liệu Thống kê Hải quan cho thấy, trong năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của

Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 29,1 tỷ USD, tăng 18,8% so với năm 2012 và gấp 4,3 lần so với con số 6,77

tỷ USD được ghi nhận vào năm 2005. Trong đó, xuất khẩu đạt gần 23,9 tỷ USD, cao hơn 21,4% so với

năm 2012 và nhập khẩu đạt 5,23 tỷ USD, tăng 8,4% so với kết quả hoạt động của một năm trước đó.

Trong nhiều năm qua, hàng dệt may vẫn là ngành hàng dẫn đầu về xuất khẩu của Việt Nam vào thị

trường Hoa Kỳ với trị giá xuất khẩu trong năm 2013 là 8,6 tỷ USD, chiếm đến 36% tổng kim ngạch

xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này và chiếm gần 48% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may

của cả nước. Đáng chú ý hơn, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện của Việt

Nam sang Hoa Kỳ trong năm qua tăng trưởng khá mạnh mẽ, cao gấp 5 lần so với năm 2012. Ngoài ra,

các mặt hàng như gỗ và sản phẩm của gỗ, hàng thủy sản, giày dép các loại cũng là những mặt hàng chủ

lực, đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy từ năm 2007 đến nay Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ

hàng hoá lớn nhất của Việt Nam và là thị trường cung cấp hàng hóa lớn thứ 7 sang thị trường Việt Nam

trong các năm gần đây. Tuy nhiên, theo Cơ sở dữ liệu thương mại của Liên Hợp Quốc (UN Comtrade)

và số liệu được công bố vào giữa tháng 9 năm 2013 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trị giá

buôn bán hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam với thị trường này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng

kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ (chỉ 1%). Đối với Hoa Kỳ, Việt Nam là đối tác xếp thứ 23 về

xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ và xếp thứ 40 về nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ thị trường này.

Kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong những năm vừa qua

Đơn vị: tỷ USD

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

VN XK 10,089 11,868 11,355 14,238 16,927 19,667

23,869 28,655

VN NK 0,754 2,635 3,009 3,766 4,529 4,827 5,231 6,284

Tổng

XNK 10,843 14,503 14,364 18,004 21,456

24,494 29,100 34,939

Nguồn: Tổng Cục Hải quan

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 11

Biều đồ kim ngạch XNK Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2007 – 2014

Đơn vị: tỷ USD

Top 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2014

Đơn vị: USD

STT Mặt hàng xuất khẩu 2013 2014 % tăng

trưởng 2013

- 2014

1. Hàng dệt,may 8,611,612,086

9,819,813,966

14,03

2. Giày dép các loại 2,630,979,041

3,333,666,689

26,71

3. Gỗ và sản phẩm gỗ 2,004,134,827

2,234,892,138

11,51

4. Máy vi tính, sản phẩm điện tử

và linh kiện

1,474,172,723

2,120,171,722

43,82

5. Hàng thủy sản 1,462,985,836

1,709,563,904

16,85

6. Điện thoại các loại và linh kiện 752,846,630

1,543,510,399

105,02

7. Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ

tùng khác

1,010,127,311

1,287,140,809

27,42

8. Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù 836,254,939

1,034,403,116

23,69

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 12

Nguồn: Tổng Cục Hải quan

Top 10 mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ năm 2014

Đơn vị: USD

STT Mặt hàng nhập khẩu 2013 2014 % tăng

trưởng

2013-2014

1. Máy móc, thiết bị, dụng cụ

phụ tùng khác

777.717.368

910.988.440

17,14

2. Máy vi tính, sản phẩm điện

tử và linh kiện

576.124.093

864.223.931

50,01

3. Bông các loại 460.160.479 473.282.029 2,85

4. Thức ăn gia súc và nguyên

liệu

429.885.581

413.341.713

-3,85

5. Đậu tương 321.744.780 402.606.158 25,13

6. Nguyên phụ liệu dệt, may,

da, giày

182.257.323

262.155.396

43,84

7. Gỗ và sản phẩm gỗ 220.034.786

258.204.563

17,35

8. Sữa và sản phẩm sữa 210.098.745

232.325.973

10,58

9. Chất dẻo nguyên liệu 212.026.551

224.683.357

5,97

10. Sản phẩm hóa chất 194.012.443

217.597.107

12,16

Nguồn: Tổng Cục Hải quan

Tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

giữa Việt Nam- Hoa Kỳ giai đoạn 2007-2013

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu

Thị phần (%) Thứ hạng Thị phần (%) Thứ hạng

2007 33,3 1 12,6 9

2008 32,6 1 13,5 7

2009 19,9 1 4,3 7

9. Hạt điều

539,049,223

635,943,192

17,97

10. Phương tiện vận tải và phụ tùng 614,034,849

577,268,833

-5,99

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 13

2010 19,7 1 4,4 7

2011 17,5 1 4,3 7

2012 17,2 1 4,3 7

2013 18,1 1 4,0 7

Nguồn: Tổng cục Hải quan

(Ghi chú: Thị phần xuất khẩu, nhập khẩu là tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam

và Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với tất cả các nước/thị trường

trên thế giới.

Thứ hạng xuất khẩu, nhập khẩu là thứ hạng xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ so với tất

cả các thị trường/nước mà Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá)

2. Hợp tác đầu tư

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2009, Hoa kỳ là nhà đầu

tư lớn nhất tại Việt Nam với số vốn đầu tư đăng ký là 9,8 tỷ USD. Số vốn của công ty Hoa Kỳ chiếm

45,6 phần trăm tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Doanh nghiệp Mỹ dẫn đầu về nguồn vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài, nhờ các dự án xây khu du lịch và khách sạn lớn, Thứ nhất là Saigon Atlantis Hotel của

tập đoàn Winvest LLC, Dự án này xin tăng vốn từ 300 triệu USD lên 4,1 tỷ USD, Thứ hai là một dự án

có vốn đăng ký 1,16 tỷ USD.

Tính đến 20/12/2010 Hoa Kỳ đứng thứ 7/92 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại

Việt Nam với 556 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 13,075 tỷ USD.

Tính đến ngày 15/12/2011, Hoa Kỳ có 601 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn

đăng ký là 11,654 tỷ USD và tổng vốn điều lệ là 2,879 tỷ USD, đứng thứ 6 trong số các quốc gia và

vùng lãnh thổ có FDI tại Việt Nam. Trong năm 2011, Hoa Kỳ có thêm 37 dự án mới đầu tư vào Việt

Nam với vốn đăng ký cấp mới là 102,47 triệu USD; 15 dự án tăng vốn với vốn đăng ký tăng thêm là

151,52 triệu USD – tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 253,99 triệu USD năm 2011 – nguồn:

Cục đầu tư nước ngoài, MPI.

Trong năm 2012, Hoa Kỳ có thêm 35 dự án mới với số vốn đăng ký mới là 67,80 triệu USD và 13 dự

án tăng vốn với số vốn đăng ký tăng thêm là 57,44 triệu USD. Như vậy, tính đến tháng 11/2012, Hoa

Kỳ có 639 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký là 10,468 tỷ USD và tổng vốn

điều lệ là 2,502 tỷ USD, đứng thứ 8 trong số 98 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có FDI tại Việt

Nam.

Trong năm 2013, Hoa Kỳ có thêm 33 dự án mới với số vốn đăng ký mới là 55,36 triệu USD và 10 dự

án tăng vốn với số vốn đăng ký tăng thêm là 70,14 triệu USD. Như vậy, tính đến tháng 12/2013, Hoa

Kỳ có 674 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký là 10,619 tỷ USD và tổng vốn

điều lệ là 2,561 tỷ USD, đứng thứ 7 trong số 101 các quốc gia và vùng lãnh thổ có FDI tại Việt Nam.

Tính đến ngày 20/3/2015, Hoa Kỳ có 735 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư

đăng ký đạt khoảng 11,06 tỷ USD; xếp thứ 7 trong tổng số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu

tư tại Việt Nam.

Quy mô bình quân vốn đầu tư cho một dự án của Hoa Kỳ là 15 triệu USD/dự án, cao hơn so với quy

mô trung bình của một dự án FDI vào Việt Nam hiện nay là 14,3 triệu USD.

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 14

Tính riêng quý I năm 2015, Hoa Kỳ có 8 dự án FDI mới và 2 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư

cấp mới và tăng thêm đạt gần 70 triệu USD; xếp thứ 7/33 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt

Nam trong 3 tháng đầu năm 2015.

Về cơ cấu ngành: đến nay, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đầu tư vào 17/21 ngành trong hệ thống phân

ngành kinh tế quốc dân. Trong đó vốn đầu tư tập trung vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống với 17

dự án, tổng số vốn đăng ký xấp xỉ 4,68 tỷ USD (chiếm 42,3% tổng vốn đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt

Nam). Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạp dẫn đầu về tổng số dự án với 323 dự án, tổng số vốn

đăng ký đứng thứ hai đạt 2,24 tỷ USD (chiếm 20,3% tổng vốn đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt Nam). Còn

lại là một số lĩnh vực khác.

Về hình thức đầu tư: số liệu thống kê cho thấy, khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đa số

lựa chọn hình thức 100% vốn nước ngoài với 599 dự án và gần 8,27 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm

74,8% tổng vốn đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt Nam).

Hình thức liên doanh có 111 dự án với xấp xỉ 2,6 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 23,5% tổng vốn đăng ký

của Hoa Kỳ tại Việt Nam). Còn lại là hai hình thức công ty cổ phần và hợp đồng hợp tác kinh doanh

chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Về địa bàn đầu tư: đến nay, các nhà đầu tư Hoa Kỳ có mặt tại 42/63 địa phương trong cả nước (tính cả

khu vực dầu khí ngoài khơi), đứng đầu là tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 18 dự án với tổng vốn đăng ký là

5,3 tỷ USD (chiếm gần 50% tổng vốn đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt Nam). Thành phố Hải Phòng đứng

thứ hai, thu hút được 13 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,2 tỷ USD, thứ ba là tỉnh Bình Dương

có 970 dự án 780,6 triệu USD. Còn lại là một số địa phương khác.

Cho đến nay, dự án FDI lớn nhất của Hoa Kỳ tại Việt Nam là dự án Công ty TNHH Winvest

Investment (Việt Nam) cấp phép năm 2006. Dự án do Winvest Investment LLC đầu tư với mục tiêu

hoạt động là xây dựng khu nghỉ mát, khách sạn 5 sao, vui chơi giải trí tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự

án có quy mô 4,1 tỷ USD vốn đầu tư.

(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, MPI – truy cập ngày 23/4/2015)

3. Triển vọng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ từ tháng 7/1995 đến nay, quan hệ Việt – Mỹ đã phát triển mạnh mẽ

trên nhiều lĩnh vực. Từ năm 2005 đến nay, hai nước đang tích cực củng cố và tăng cường quan hệ theo

khuôn khổ đối tác hữu nghị, hợp tác xây dựng, nhiều mặt trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và cùng có

lợi.

Hai bên đã thiết lập và duy trì mối quan hệ chính trị - ngoại giao tích cực. Nổi bật nhất trong năm 2010

là các sự kiện Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Thượng đỉnh về an ninh hạt nhân

tại thủ đô Washington DC (tháng 4), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tham dự Hội nghị cấp cao của

Liên hợp quốc kiểm điểm việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và Hội nghị những nhà

lãnh đạo ASEAN – Mỹ lần hai tại New York (tháng 9); Chủ tịch nước tiếp xúc bên lề Hội nghị APEC

(tháng 11) với Tổng thống Mỹ Obama.

Quan hệ an ninh – quốc phòng đang từng bước phát triển. Hai bên duy trì đối thoại về chính trị, an

ninh, quốc phòng cấp thứ trưởng; bắt đầu từ năm 2010, tiến hành hàng năm đối thoại về chính sách

giữa hai Bộ quốc phòng cấp thứ trưởng. Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác về khắc phục hậu quả

chiến tranh, trao đổi đoàn, đồng thời mở ra các lĩnh vực nhân đạo khác như cứu trợ thiên tai, tìm kiếm

cứu nạn, đào tạo.

Về kinh tế, hai bên tiếp tục thúc đẩy mở rộng khuôn khổ quan hệ thương mại thông qua Hiệp định đầu

tư song phương (BIT), củng cố hợp tác trong khuôn khổ Thỏa thuận khu về thương mại và đầu tư

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 15

(TIFA), đàm phán lập khu vực mậu dịch tự do thông qua Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình

Dương (TPP).

Hai bên tiếp tục mở rộng hợp tác thực chất về khoa học – kỹ thuật, giáo dục, nhân đạo, trong đó tập

trung vào vấn đề đối phó với biến đổi khí hậu, giáo dục – đào tạo, hạt nhân dân sự. Phía Mỹ dành ngân

sách viện trợ gần 100 triệu USD trong năm 2010 cho chương trình phòng chống HIV/AIDS (đến nay là

trên 300 triệu USD), bước đầu giúp tẩy độc môi trường và hỗ trợ nạn nhân chất độc màu dan cam, tẩy

độc sân bay Đà Nẵng, tiếp tục khắc phục hậu quả chiến tranh, trong đó gần đây nhất Mỹ hỗ trợ kỹ thuật

tìm kiếm bộ đội Việt Nam mất tích.

Ngoài ra, hai bên cũng tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ,

văn hóa, du lịch... Việt Nam hiện có hơn 13.000 sinh viên, thực tập sinh đang theo học tại Hoa Kỳ, tăng

gấp 6 lần trong thập kỷ qua, đứng thứ 9 trong số các nước có nhiều sinh viên theo học nhất tại Hoa Kỳ

và dẫn đầu trong ASEAN.

Hai bên đang từng bước triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Toàn diện được xác lập trong chuyển

thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tháng 7/2013

V. HỢP TÁC VỚI VCCI

1. Thỏa thuận hợp tác đã ký kết

- Thành lập Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ

- MOU ký kết giữa VCCI, US. Chamber of Commerce, Amcham Hanoi và Amcham Hochiminh

ngày 21/6/2007

- MOU ký kết giữa Ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (US Ex-Im Bank) và các Phòng Thương

mại Quốc gia hoặc Liên đoàn doanh nghiệp Quốc gia

- MOU ký kết giữa VCCI và Phòng Thương mại Hoa Kỳ (U.S. Chamber of Commerce) về tăng

cường quan hệ thương mại và đầu tư thông qua TPP, ngày 16/2/2011

2. Hoạt động chính triển khai trong năm 2014

- Đón đoàn Liên minh phát triển thương mại của Seattle, Hoa Kỳ và tổ chức Hội thảo kinh doanh

với thị trường Việt Nam, ngày 6/3/2014

- Hội thảo "Hội nhập vào Chuỗi cung ứng toàn cầu: Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường khu

vực và quốc tế cho doanh nghiệp Việt nam" tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22/4/2014

- Đón đoàn Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ và Tổ chức Tiệc trưa giao lưu giữa đoàn Bộ trưởng

Thương mại Hoa Kỳ với một số đại diện tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam, ngày 2/6/2014

3. Các vấn đề khó khăn thuận lợi

Thuận lợi

- Hoa kỳ là thị trường khổng lồ, đa dạng và có nhu cầu lớn đối với nhiều loại hàng hóa bởi đây là

quốc gia đa chủng tộc, GDP trên đầu người cao, xếp thứ 10 trên thế giới (đạt 47.200

USD/người năm 2010) và đặc biệt người dân ở Hoa Kỳ có thói quen mua sắm, dịch vụ tài chính

phát triển. Năm 2010, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ đạt khoảng

2.329,6 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2009. Đây thực sự là thị trường tiêu thụ lớn

nhất thế giới.

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 16

- Hàng hóa Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ hơn các thị trường Nhật

Bản và Tây Âu bởi người tiêu dùng Mỹ không quá khó tính như nhiều quốc gia khác. Nhờ vậy,

số lượng mỗi đơn hàng thường lớn.

- Một đóng góp không nhỏ của thị trường Hoa Kỳ vào khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt

Nam còn phải kể đến là cộng đồng người Việt tại đây. Theo kết quả “Nghiên cứu về cộng đồng

người Mỹ” do chính phủ Mỹ thực hiện từ năm 2005 được công bố mới đây cho thấy có khoảng

1,5 triệu người Việt đang sống tại Hoa Kỳ, chiếm khoảng 10,5% tổng số người Mỹ gốc châu Á,

là cộng đồng lớn thứ tư sau Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines. 1,5 triệu người Việt Nam tại Hoa

Kỳ hàng ngày vẫn ăn các món ăn Việt Nam và vẫn cần những thực phẩm như ở Việt Nam vì

vậy đây là một thị trường lớn và hấp dẫn cho các mặt hàng thực phẩm của các doanh nghiệp

Việt Nam. Thêm vào đó, cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ sẽ là chiếc cầu nối hiệu quả để

doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng sang Hoa Kỳ.

- Trong thời gian tới đây cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ có thể chưa có thay đổi

lớn. Các nhóm hàng chủ yếu vẫn là dệt may, giầy dép, đồ gỗ, thủy sản, dầu mỏ, cà phê, điều.

Sau đó, với đầu tư đang tăng lên (đặc biệt là khu vực đầu tư nước ngoài), kim ngạch những mặt

hàng mới như điện tử, điện gia dụng, gia công cơ khí, thực phẩm chế biến sẽ tiếp tục tăng lên,

trong đó điện tử sẽ nhanh chóng trở thành những mặt hàng xuất khẩu chính sang Hoa Kỳ. Ngoài

ra, Việt Nam sẽ trở thành nơi một số công ty Hoa Kỳ đặt gia công phần mềm.

Khó khăn

- Sự hấp dẫn của thị trường Hoa Kỳ cũng đồng nghĩa với cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường này

rất quyết liệt. Trở ngại lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang

Hoa Kỳ chính là gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các mặt hàng Trung Quốc. Hiện nay,

Trung Quốc đã vượt Canada trở thành nước xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ. Năm 2010, Trung

Quốc xuất khẩu vào Hoa kỳ đạt 364,04 tỷ USD giá trị hàng hóa, chiếm xấp xỉ 19,17% tổng kim

ngạch nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ. Đối với các mặt hàng mà doanh nghiệp Việt Nam đẩy

mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ như dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện tử, đồ chơi…thì Trung

Quốc cũng đều chiếm thị phần rất lớn tại Hoa Kỳ.

- Cái khó nữa đối với các doanh nghiệp, theo các chuyên gia đánh giá kinh tế là do chúng ta là

người đến sau. Việt Nam bị cấm vận buôn bán với Hoa Kỳ cho đến năm 1994 và mãi đến tháng

12/2001 khi Hiệp định thương mại song phương giữa hai nước có hiệu lực thì quan hệ thương

mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mới thực sự được bình thường hóa và hàng hóa Việt Nam khi đó

mới được hưởng thuế nhập khẩu tối huệ quốc (mức thuế bình thường áp dụng với hầu hết các

nước khác của Hoa Kỳ). Các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu xuất khẩu sang Hoa Kỳ khi mà

các đối thủ cạnh tranh đã có chỗ đứng vững chắc tại thị trường này. Do đó, không dễ để thuyết

phục được các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đang nhập từ các bạn hàng quen thuộc của họ ở các nước

khác chuyển sang nhập khẩu hàng của Việt Nam. Nếu muốn họ mua hàng, buộc hàng của các

doanh nghiệp chúng ta phải rẻ hơn hoặc tốt hơn hoặc độc đáo hơn hoặc phải có cái gì đó hấp

dẫn hơn là các bạn hàng quen thuộc của họ.

- Ngoài ra, những rào cản trong pháp luật và các kỹ thuật đối với thương mại cũng là khó khăn

không nhỏ với doanh nghiệp Việt Nam. Hoa Kỳ được biết đến là quốc gia có hệ thống luật pháp

phức tạp và nhiều rào cản kỹ thuật đối với thương mại. Liên tiếp trong những năm gần đây, các

doanh nghiệp Việt Nam thường gặp khó khăn về tiêu chuẩn lao động và môi trường khi xuất

khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ; các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ giá; hàng rào kỹ thuật

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 17

và an toàn thực phẩm … Thêm vào đó, xuất khẩu hàng sang Hoa Kỳ, các doanh nghiệp còn gặp

phải khó khăn về chi phí và những đòi hỏi về tiêu chuẩn năng lực của một doanh nghiệp.

- Thị trường xa, chi phí vận tải và giao dịch cao dẫn đến các mặt hàng cồng kềnh trị giá thấp rất

khó cạnh tranh. Thị trường đầy cạnh tranh và nhiều rảo cản như vậy nhưng năng lực đáp ứng

của các doanh nghiệp lại rất hạn chế. Quy mô các doanh nghiệp của Việt Nam còn nhỏ, phần

đông còn dừng ở gia công thuần túy, các doanh nghiệp Mỹ thường đặt mua hàng hoặc đặt sản

xuất theo thiết kế, mẫu mã và tiêu chuẩn kỹ thuật của họ.

VI. THÔNG TIN HỮU ÍCH

1. Các quy định về xuất nhập khẩu

- Hạn ngạch nhập khẩu: Đối với các nhà xuất khẩu có ý định xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, nhất

là các sản phẩm về nông nghiệp, điều cần biết là hàng của mình có được nhập khẩu vào Hoa Kỳ hay

không hay chỉ được nhập giới hạn về số lượng.

Hạn ngạch áp đặt bởi chính phủ Hoa Kỳ nhằm kiểm soát số lượng hàng hóa thâm nhập vào Hoa Kỳ,

nhắm vào việc bảo vệ quyền lợi của một số các thành phần sản xuất nào đó, và được phản ánh qua các

đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ. Trước đây những mặt hàng chịu sự kiểm soát cao nhất về hạn ngạch là

các mặt hàng hàng dệt và may mặc. Tuy nhiên theo quy định của WTO, từ 1/1/2006 các nước thành

viên WTO không được áp đặt hạn ngạch dệt may đối với các nước thành viên WTO khác. Riêng đối

với Trung Quốc, EU sẽ bỏ hạn ngạch từ 1/1/2008 và Hoa kỳ bỏ hạn ngạch từ 1/1/2009. Con số hạn

ngạch được cho phép nhập thông thường là kết quả thương thảo giữa hai quốc gia. Thông thường, nếu

chưa có sự thoả thuận, Hoa Kỳ có thể đơn phương tuyên bố một con số hạn ngạch nào đó và tự áp

dụng.

Có hai loại hạn ngạch, loại: Hạn ngạch tuyệt đối (absolute quota) và loại Hạn ngạch thuế quan

(tariff-rate quota). Hạn ngạch tuyệt đối là loại tính trên số lượng cho phép nhập hàng năm. Nếu số

lượng nhập đã vượt chỉ tiêu thì hàng nhập phải tái xuất ra khỏi Hoa kỳ hoặc đưa vào kho hải quan kho

để tái xuất đi nước khác hoặc chờ cho đến khi có hạn ngạch mới. Hạn ngạch thuế quan cho phép một số

lượng nào đó hàng hóa nhất định trong một thời gian nào đó với một mức thuế suất giảm (reduced

rate).

Phần hàng vượt quá chỉ tiêu có thể được nhập nhưng phải chịu với thuế suất cao hơn thuế suất đối với

số hàng trong hạn ngạch.

Các mặt hàng chịu hạn ngạch thuế quan bao gồm: sữa và kem, chổi, Ehtyl Alcohol, Oliver, Satsuma

(mandarin), tuna, bông trồng ở vùng cao, bột mỳ, một số mặt hàng thuộc các nước NAFTA (Mehico,

Canada), một số mặt hàng theo quy định của WTO, một số mặt hàng nông sản theo Hiệp định Hoa Kỳ-

Israel.

- Thủ tục hải quan: Khi hàng hóa đến cảng Hoa Kỳ, người nhập khẩu hoặc đại diện ủy quyền của

người nhập khẩu phải đăng ký đầy đủ hồ sơ cho Hải quan Hoa Kỳ. Hàng hóa nhập cảng chỉ được hải

quan cho thông quan sau khi chủ sở hữu lô hàng đã hoàn tất thủ tục luật lệ và đóng thuế nhập khẩu. Hải

quan có quyền chỉ thị thời hạn giám định lô hàng, cũng như quyết định cho phép thông quan.

Nếu có thắc mắc, trước khi liên hệ với Hải quan, chủ sở hữu hàng hóa nên liên lạc với những cơ quan

liên quan đến những mặt hàng đặc biệt như: thực phẩm, trái cây thuộc USDA, thuốc men, rượu mạnh,

súng đạn trực thuộc FDA...

- Quản lý nhập khẩu thực phẩm: Tất cả các loại thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu đều

phải chịu sự điều tiết của các Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Hoa Kỳ (Federal Food,

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 18

Drug, and Cosmetic Act -FDCA), Luật về Bao bì và Nhãn hàng (Fair Packaging and Labeling Act -

FPLA), và một số phần của Luật về Dịch vụ Y tế (PHSA).

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về nhập khẩu

thực phẩm vào Hoa Kỳ. Các quy định của FDA về nhập khẩu thực phẩm rất nhiều và chặt chẽ. Ngoài

các qui định của FDA, có thể có các quy định riêng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và/hoặc Cục

Nghề cá Hoa Kỳ (NMFS) đối với một số mặt hàng nông thủy sản cụ thể.

Bên cạnh đó, FDA cũng thực thi rất nhiều quy định khác liên quan đến lưu thông hàng hóa giữa các

bang, việc thử nghiệm hàng trước khi đưa vào lưu thông thương mại...

2. Chính sách thuế, thuế suất và phí: Biểu thuế nhập khẩu (hay còn gọi là biểu thuế quan) HTS hiện

hành của Hoa Kỳ được ban hành trong Luật Thương mại và Cạnh tranh Omnibus năm 1988 và có hiệu

lực từ 1 tháng 1 năm 1989. Hệ thống thuế quan (thuế nhập khẩu) của Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở

hệ thống thuế quan hài hòa (gọi tắt là HS) của Hội đồng Hợp tác Hải quan, một tổ chức liên chính phủ

có trụ sở tại Bruxen - Bỉ. Mức thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ có thể thay đổi và được công bố hàng năm.

Chi tiết mức thuế tham khảo tại website http://www.usitc.gov (tiếng Anh)

- Các loại thuế

Thuế theo trị giá: Hầu hết các loại thuế quan của Hoa Kỳ được đánh theo tỷ lệ trên giá trị, tức là bằng

một tỷ lệ phần trăm trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu. Ví dụ mức thuế tối huệ quốc năm 2004

đối với chè xanh có hương vị đóng gói không quá 3 kg/gói là 6,4%.

Thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng: Một số hàng hóa, chủ yếu là nông sản và hàng sơ chế phải

chịu thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng. Loại thuế này chiếm khoảng 12% số dòng thuế trong biểu

thuế HTS của Hoa Kỳ. Ví dụ, mức thuế MFN năm 2004 đối với cam là 1,9 cent/kg, đối với nho tươi

trong khoảng 1,13 – 1,80 USD/m3 hoặc được miễn thuế tùy thời điểm nhập khẩu trong năm. (Xem

thêm phần về Thuế Thời vụ dưới đây.)

Thuế gộp: Một số hàng hóa phải chịu gộp cả thuế theo giá trị và thuế theo số lượng. Hàng phải chịu

thuế gộp thường là hàng nông sản. Ví dụ thuế suất MFN đối với nấm mã HTS 0709.51.01 áp dụng cho

năm 2004 là 8,8 cent/kg + 20%.

Thuế theo hạn ngạch: Một số loại hàng hóa phải chịu thuế hạn ngạch. Hàng hóa nhập khẩu nằm trong

phạm vi hạn ngạch cho phép được hưởng mức thuế thấp hơn, trong khi đó hàng nhập vượt quá hạn

ngạch phải chịu mức thuế cao hơn nhiều và có hệ quả như cấm nhập khẩu. Mức thuế MFN năm 2002

áp dụng đối với số lượng trong hạn ngạch bình quân là 9%, trong khi đó mức thuế đối với số lượng

vượt hạn ngạch trung bình là 53%. Thuế hạn ngạch hiện nay đang được áp dụng với thịt bò, các sản

phẩm sữa, đường và các sản phẩm đường.

Thuế theo thời vụ: Mức thuế đối với một số loại nông sản có thể thay đổi theo thời điểm nhập khẩu

vào Hoa Kỳ trong năm. Ví dụ, mức thuế MFN năm 2004 đối với nho tươi nhập khẩu trong thời gian từ

15 tháng 2 đến hết ngày 31 tháng 3 là 1,13 USD/m3, trong thời gian từ 1 tháng 4 đến hết 30 tháng 6 là

1,80 USD/m3, và ngoài những thời gian trên được miễn thuế.

Thuế leo thang: Một đặc điểm nữa của hệ thống thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ là áp dụng thuế suất leo

thang, nghĩa là hàng càng chế biến sâu thì thuế suất nhập khẩu càng cao. Ví dụ, mức thuế MFN đối với

cá tươi sống hoặc ở dạng philê đông lạnh là 0%, trong khi đó mức thuế đối với cá khô và xông khói là

từ 4% đến 6%. Loại thuế này có tác dụng khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu và hàng sơ chế hơn là

hàng thành phẩm.

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 19

Bố cục biểu thuế nhập khẩu. Biểu thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ gồm 22 phần và 99 chương (tham khảo

thêm tại địa chỉ http://hts.usitc.gov)

3. Xuất xứ hàng hóa: Do hệ thống thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ qui định các mức thuế khác nhau áp

dụng với các nhóm nước khác nhau và một số mặt hàng nhập khẩu còn chịu sự quản lý bằng hạn ngạch

phân bổ theo nước, nên việc xác định nước xuất xứ của hàng hóa rất quan trọng.

Nguyên tắc chung và cơ bản

Nước xuất xứ của hàng hóa là nước chế tạo, sản xuất hoặc nuôi trồng ra hàng hóa. Tuy nhiên, trong

điều kiện quốc tế hóa sản xuất hiện nay, không phải không có sự phức tạp và khó khăn trong việc xác

định nước xuất xứ hàng hóa, bởi vì rất nhiều hàng hóa được sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp từ các

nguyên phụ liệu, linh kiện, bộ phận được sản xuất từ nhiều nước khác nhau.

Nguyên tắc chung và cơ bản để xác định nước xuất xứ của hàng hóa là dựa vào sự biến đổi đặc tính và

giá trị gia tăng của hàng hóa. Theo nguyên tắc này, nước xuất xứ của hàng hóa là nước cuối cùng sản

xuất ra hàng hóa đó với điều kiện hàng hóa đó đã biến dạng để mang tên mới và có đặc tính sử dụng

mới. Ví dụ, túi xách tay sản xuất ở Việt Nam bằng da nhập khẩu được coi là hàng có xuất xứ Việt Nam.

Tuy nhiên, trong trường hợp nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa chỉ tiến hành những công việc lắp

ráp đơn giản, không tạo ra bản sắc riêng của hàng hóa hoặc trị giá gia tăng được tạo ra quá thấp thì

nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa đó cũng không được coi là nước xuất xứ hàng hóa. Ví dụ, để được

coi là hàng có xuất xứ từ Thái Lan để được hưởng GSP của Hoa Kỳ thì hàng đó phải có ít nhất 35% giá

trị gia tăng được tạo ra tại Thái Lan.

Do vậy, ngoài nguyên tắc chung và cơ bản nêu trên, còn có những qui định cụ thể về cách xác định

nước xuất xứ hàng hóa cho một số hàng hóa cụ thể. Ví dụ đối với hàng dệt may như sau:

Những nguyên tắc chung: Nước xuất xứ là nước sản xuất ra toàn bộ hàng hóa (trừ những ngoại lệ về

nguyên liệu tối thiểu đã được qui định trong 19 CFR Mục 102.13). Đối với sợi (bao gồm cả sợi đơn và

sợi đa), nước xuất xứ của sợi, chỉ, sợi bện, thừng, chão, cáp, dây tết là nước sản xuất ra những loại hàng

này. Đối với vải, nước xuất xứ là nước dệt ra vải. Các sản phẩm dệt may khác: nước xuất xứ là nước

lắp ráp ra thành phẩm.

Những nguyên tắc đặc biệt: Nếu không xác định được xuất xứ của một sản phẩm dệt hay quần áo

bằng một trong những nguyên tắc trên, và do sản phẩm được sản xuất ở hai hay nhiều nước thì nước

xuất xứ là: Nước mà quá trình lắp ráp quan trọng nhất hay quá trình sản xuất quan trọng nhất diễn ra.

Việc xác định hoạt động sản xuất quan trọng nhất sẽ tùy theo từng trường hợp cụ thể. Nếu không thể

xác định được quy trình nào là quan trọng nhất, thì nước xuất xứ là nước cuối cùng mà tại đó hoạt động

lắp ráp hay sản xuất diễn ra.

Thứ tự áp dụng các nguyên tắc: Các nguyên tắc trên được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên áp dụng theo

quy định trong Quy định của Hải quan Phần 102.21 (9c) như sau:

Sản phẩm được sản xuất hoàn toàn ở một nước.

Sự thay đổi đặc tính của sản phẩm (chuyển từ mã thuế này sang mã thuế khác).

Nước mà sản phẩm có những phần chính được sản xuất.

Sản phẩm hoàn toàn được lắp ráp tại một nước trừ 16 loại trừ cụ thể.

Nước mà tại đó quy trình sản xuất hay lắp ráp quan trọng nhất đã diễn ra.

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 20

Nước cuối cùng mà quy trình sản xuất hay lắp ráp quan trọng nhất diễn ra. Đối với quần áo, nơi

lắp ráp/may vải đã cắt thành quần áo chứ không phải nơi cắt vải là xuất xứ của quần áo.

VII. ĐỊA CHỈ HỮU ÍCH

1. Ban Quan hệ Quốc tế - VCCI

Địa chỉ: Số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội

Tel: +84 4 35742022/ext. 248

Fax: +84 4 35742020/30

Email: [email protected]

2. Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt nam

Đại chỉ: 7 Láng Hạ, Hà nội

Tel : 04-7721500; Fax : 04-7721510

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam: Ông David Shear

3. Đại sứ quán Việt nam tại Hoa Kỳ

1233, 20th St., NW, Suite 400, Washington D.C, 20036

Tel: 1-202- 861 0737 ; Fax: 1-202- 861 0917

Email: [email protected]; [email protected]

Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền: Ông Nguyễn Quốc Cường

4. Thương vụ Việt nam tại Hoa Kỳ

1730 M St., Suite 501, NW, Washington D.C, 20036

Tel: 1-202- 463 9425 ; Fax: 1-202- 463 9439

Email: [email protected]

5. Thương vụ Hoa Kỳ tại Việt Nam

Văn phòng tại Hà Nội

Tel: 84-4-3850-5199

Fax: 84-4-3850-5064

Email: [email protected]

Địa chỉ: Đại sứ quán Hoa Kỳ, Phòng Thương vụ - Cao ốc Rose Garden, tầng 3, 170

Ngọc khánh, Hà Nội

Văn phòng tại t/p Hồ Chí Minh

Tel: 84-8-35204680

Fax: 84-8-35204679/81

Email: [email protected]

Địa chỉ: Lãnh sự quán Hoa Kỳ, phòng Thương vụ, tòa nhà Diamond, lầu 8, 34 Lê Duẩn,

Quận 1, t/p Hồ Chí Minh

6. Phái đoàn thường trực Việt nam tại Liên Hiệp Quốc

866 UN Plaza, Suite 435, New York, N.Y. 10017

Tel: 1-212- 644 0594 ; Fax: 1-212- 644 5732

Email: [email protected]

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 21

7. Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Hà nội (AMCHAM HANOI)

Phòng 201, Khách sạn Hilton Opera Hanoi – số 1 lê Thánh Tông, Hà nội

Tel: 9342790 ; Fax: 9342787

Email: [email protected]; [email protected]

Website: www.amchamhanoi.com

Giám đốc điều hành: Mr. Adam Sitkoff

8. Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ tại t/p Hồ Chí Minh (AMCHAM Hochiminh)

Phòng 323, Khách sạn New World – 76 Lê Lai, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Tel: 8 3824 3562; Fax: 8 3824 3572

Email: [email protected], [email protected]

Website: www.amchamvietnam.com

Giám đốc điều hành: Mr. Herb Cochran

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 22

VIII. PHỤ LỤC THAM KHẢO

Bảng 1: Xuất khẩu VN – Hoa Kỳ tháng 12 và cả năm 2014

Nguồn : Tổng Cục Hải quan

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 23

Bảng 2: Nhập khẩu VN – Hoa Kỳ tháng 12 và cả năm 2014

Nguồn : Tổng Cục Hải quan

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 24

Bảng 3: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 2006 - 2010

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế của Hoa Kỳ

STT Mặt hàng 2006 2007 2008 2009 2010 % thay

đổi 2009

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 25

- 2010

1. Sản phẩm may mặc,

dệt may

3.152 4.292 5.147 4.998 5.759 15,2%

2. Đồ gỗ nội thất, giường,

đèn

902 1.229 1.456 1.390 1.824 31,2%

3. Da giày 952 1.032 1.212 1.323 1.616 22,2%

4. Máy móc thiết bị và

phụ tùng điện tử và linh

kiện khác

210 350 479 639 779 21,8%

5. Thủy sản 467 525 554 522 646 23,8%

6. Lò phản ứng hạt nhân,

đầu máy xe lửa, máy

móc, dụng cụ cơ khí và

phụ tùng khác

222 287 353 406 621 53,2%

7. Cà phê, trà, gia vị các

loại

240 340 348 322 436 35,2%

8. Hoa quả và hạt có thể

ăn, mứt hoa quả

154 201 258 247 345 39,3%

9. Nhiên liệu khoáng, Dầu

thô và các chất sáp

956 697 824 596 334 -44%

10. Sản phẩm da, bộ yên

cương ngựa, hàng hóa

du lịch, túi xách và các

sản phẩm túi tương tự

137 161 163 184 260 41,5%

11. Sản phẩm chế biến sẵn

từ thịt, cá, các loài giáp

xác, động vật thân

mềm hay các loài

không xương sống dưới

nước

184 167 207 155 220 42,2%

12. Sắt và thép các loại 83 152 200 178 185 4,4%

13. Cao su và các sản

phẩm từ cao su

44 51 106 94 160 69,2%

14. Xà phòng, các sản

phẩm bôi trơn, sáp, si,

chất tẩy rửa, nến, sáp

71 122 147 112 143 27,9%

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 26

và thạch cao nha khoa

Tổng 14 mặt hàng

chính

7.776 9.604 11.453 11.165 13.329 19,4%

Top 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2013

Đơn vị: USD

Nguồn: Tổng Cục Hải quan

Top 10 mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ năm 2013

Đơn vị: USD

STT Mặt hàng nhập khẩu 2012 2013 % tăng

trưởng

2012-2013

STT Mặt hàng xuất khẩu 2012 2013 % tăng

trưởng 2012

- 2013

11. Hàng dệt,may 7.458.252.022

8.611.612.086

15,46

12. Giày dép các loại 2.243.033.529

2.630.979.041

17,30

13. Gỗ và sản phẩm gỗ 1.785.640.214

2.004.134.827

12,24

14. Máy vi tính, sản phẩm điện tử

và linh kiện

935.417.458

1.474.172.723

57,60

15. Hàng thủy sản 1.166.915.108

1.462.985.836

25,37

16. Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ

tùng khác

944.311.908

1.010.127.311

6,97

17. Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù 623.978.82

836.254.939

34,02

18. Điện thoại các loại và linh kiện 139.628.798 752.846.630

439,18

19. Phương tiện vận tải và phụ tùng 617.518.822

614.034.849

-0,56

20. Hạt điều

406.518.039 539.049.223

32,60

Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ

Cập nhật tháng 4/2015 Trang 27

11. Máy móc, thiết bị, dụng cụ

phụ tùng khác

745.185.053

777.717.368

4,37

12. Máy vi tính, sản phẩm điện

tử và linh kiện

985.424.908

576.124.093

-41,54

13. Bông các loại 236.326.678 460.160.479 94,71

14. Thức ăn gia súc và nguyên

liệu

289.313.946

429.885.581

48,59

15. Đậu tương -

321.744.780 -

16. Gỗ và sản phẩm gỗ 196.735.399

220.034.786

11,84

17. Chất dẻo nguyên liệu 185.646.360

212.026.551

14,21

18. Sữa và sản phẩm sữa 108.081.452

210.098.745

94,39

19. Sản phẩm hóa chất 158.324.885

194.012.443

22,54

20. Nguyên phụ liệu dệt, may,

da, giày

137.428.878

182.257.323

32,62

Nguồn: Tổng Cục Hải quan

IX. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Hồ sơ thị trường các nước của Cục Xúc tiến Bộ Công Thương:

http://www.vietrade.gov.vn/h-s-th-trng.html

- Trang web các bộ ngành Việt Nam: Bộ Kế hoạch và Đầu tư – www.mpi.gov.vn , Tổng

Cục Hải quan - http://www.customs.gov.vn , Bộ Công Thương - www.moit.gov.vn , Bộ

Ngoại giao - www.mofa.gov.vn , Tổng Cục Thống kê - www.gso.gov.vn

- Bài viết trên các trang web: www.dantri.com.vn ; www.bbc.co.uk ; www.tinkinhte.com

- Trang web của Central Intelligence Agency (the World FactBook): www.cia.gov