3
Hoàng Lê Nhất Thống Chí I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả : Ngô Gia Văn Phái là 1 nhóm tác giả thuộc dòng Ngô Thì ở Thanh Oai – Hà Tây - Ngô Thì Chí (1753 – 1788) : Viết 7 hồi đầu - Ngô Thì Du (1772 – 1840) : Viết 7 hồi tiếp 2. Văn bản : trích hồi thứ 14 Hoàng Lê Nhất Thống Chí - Hoàng Lê Nhất Thống Chí là ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời Tây Sơn diệt Trịnh trả lại Bắc Hà cho vua Lê ( Chí : là một lối văn ghi chép sự vật, sự việc) - Tác phẩm viết bằng chữ Hán II. Tìm hiều văn bản 1. Hình ảnh người anh hùng Quang Trung a) Là một con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán - Từ đầu đến cuối đoạn trích, Nguyễn Huệ luôn luôn là con người hành động xông xáo nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết - Nghe tin giặc đánh chiếm Thăng Long, ông không hề nao núng, định cầm quân đi đánh giặc ngay. Chỉ trong vòng 1 tháng. Nguyễn Huệ đã làm được rất nhiều việc lớn : + Tế cáo trời đất + Lên ngôi hoàng đế + Đốc xuất đại binh ra Bắc b) Đó là một con người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén * Khi 29 vạn quân Thanh hùng hổ xâm lược nước ta, thế giặc mạnh, đất nước lâm nguy, vận mệnh “ngàn cân treo sợi tóc”, Nguyễn Huệ đã quyết định lê ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung để : chính danh vị thống nhất nội bộ, hội tụ anh tài và quan trọng hơn là “để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người” được nhân dân ủng hộ * Sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch ta thể hiện rõ trong lời dụ : - Khẳng định chủ quyền dân tộc : đất nào sao ấy - Vạch trần tội ác của kẻ thù : cướp bóc, cướp hại, vơ vét,… - Ca ngợi truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc và nêu lên những tấm gương anh hùng như Trưng Nữ Vương và Đinh Tiên Hoàng - Kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực chiến đấu chống giặc ngoại xâm - Đề ra kỉ luật nghiêm minh : nếu ai ăn ở hai lòng sẽ bị giết Nhận xét : Lời phủ dụ như một bài hịch ngắn gọn mà ý từ phong phú, sâu xa có tác dụng kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc * Sáng suốt trong việc xét toán bề tôi

Hoàng lê nhất thống chí

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hoàng lê nhất thống chí

Hoàng Lê Nhất Thống ChíI. Tìm hiểu chung1. Tác giả : Ngô Gia Văn Phái là 1 nhóm tác giả thuộc dòng Ngô Thì ở Thanh Oai – Hà Tây - Ngô Thì Chí (1753 – 1788) : Viết 7 hồi đầu - Ngô Thì Du (1772 – 1840) : Viết 7 hồi tiếp2. Văn bản : trích hồi thứ 14 Hoàng Lê Nhất Thống Chí- Hoàng Lê Nhất Thống Chí là ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời Tây Sơn diệt Trịnh trả lại Bắc Hà cho vua Lê ( Chí : là một lối văn ghi chép sự vật, sự việc)- Tác phẩm viết bằng chữ HánII. Tìm hiều văn bản 1. Hình ảnh người anh hùng Quang Trunga) Là một con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán- Từ đầu đến cuối đoạn trích, Nguyễn Huệ luôn luôn là con người hành động xông xáo nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết- Nghe tin giặc đánh chiếm Thăng Long, ông không hề nao núng, định cầm quân đi đánh giặc ngay. Chỉ trong vòng 1 tháng. Nguyễn Huệ đã làm được rất nhiều việc lớn :+ Tế cáo trời đất+ Lên ngôi hoàng đế+ Đốc xuất đại binh ra Bắcb) Đó là một con người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén* Khi 29 vạn quân Thanh hùng hổ xâm lược nước ta, thế giặc mạnh, đất nước lâm nguy, vận mệnh “ngàn cân treo sợi tóc”, Nguyễn Huệ đã quyết định lê ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung để : chính danh vị thống nhất nội bộ, hội tụ anh tài và quan trọng hơn là “để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người” được nhân dân ủng hộ* Sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch ta thể hiện rõ trong lời dụ :- Khẳng định chủ quyền dân tộc : đất nào sao ấy- Vạch trần tội ác của kẻ thù : cướp bóc, cướp hại, vơ vét,…- Ca ngợi truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc và nêu lên những tấm gương anh hùng như Trưng Nữ Vương và Đinh Tiên Hoàng- Kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực chiến đấu chống giặc ngoại xâm- Đề ra kỉ luật nghiêm minh : nếu ai ăn ở hai lòng sẽ bị giếtNhận xét : Lời phủ dụ như một bài hịch ngắn gọn mà ý từ phong phú, sâu xa có tác dụng kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc

* Sáng suốt trong việc xét toán bề tôi - Qua lời nói của Quang Trung với Sở và Lân, ta thấy ông hiểu rõ sở trường sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đúng người, đúng việc ; việc Sở Lân bỏ Thăng Long về Tam Điệp không bị phạt mà còn được khen- Ông đánh giá cao Ngô Thì Nhậm là người “Túc trí đa mưu”c) Là người có tầm nhìn xa trông rộng- Vừa mới khởi binh nhưng Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn” đã biết thắng giặc trong vòng mười ngày, đã khao binh trước và hẹn mùng 7 ăn Tết ở Thăng Long- Chưa thắng giặc : nhung Quang Trung đã nghĩ đến quyết sách ngoại giao và kế hoạch hòa bình trong 10 năm tớid) Là vị tướng có tài thao lược hơn người- Cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn làm chúng ta hết sức kinh ngạc, đội quân của Quang Trung từ Phú Xuân ra Thăng Long và hành quân vừa đánh giặc theo kế hoạch là từ 25 tháng chạp đến mùng 7 tết nhung mồng 5 tết đã thắng trận giòn giã

Page 2: Hoàng lê nhất thống chí

- Đội quân hành quân đường xa phải đi liên tục, thế giặc rất mạnh nhưng đội ngũ vẫn chỉnh tề. Nhu vậy người cầm quân quả là người có tài tổ chức tuyệt vờie) Là vị vua lẫm liệt trong chiến trận- Quang trung thân trinh cầm quân không phải chỉ trên danh nghĩa mà là tổng chỉ huy chiến dịch thực sự- Hình ảnh người anh hùng áo vải được khắc họa rất oai phong, lẫm liệt : “Khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì nổi bật hình ảnh nhà vua cưỡi voi đi đốc thúc” với tấm áo bào màu đỏ đã xạm đen khói súngNhận xét : hình tượng Quang Trung được khắc họa khá đậm nét với tính cách quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dụng binh như thần là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại2. Số phận của vua tôi Lê Chiêu Thống và quân Thanha) Sự thảm hại của quân Thanh- Tôn Sĩ Nghị là tên tướng bất tài cầm quân nhưng không nắm rõ tình hình, được Lê Chiêu Thống báo trước nhưng vẫn không đề phòng lại kiêu căng tự mãn chủ quan khinh địch lo ăn chơi hưởng lạc và để cho quân lính thỏa sức ăn chơi- Kết quả : thất bại thảm hại nhục nhã, ê chề, cay đắng, Tôn Sĩ Nghị phải chạy trốn, quân lính dẫm đạp lên nhau tháo chạy làm đứt cầu phao sông Nhị, tắc nghẽn cả một khúc sôngb) Số phận thảm hại của bọn phản nước hại dân Lê Chiêu Thống

- Mưu cầu lợi ích riêng, phản dân hại nước, rước voi về dày mạ tổ nên phải chịu chung sỗ phận bi thảm của quân Thanh

- Lúc thua trận chạy bán sống bán chết sang biên giới* Quan điểm sáng tác- Ngô gia văn phái là cựu thần nhà Lê vẫn trung thành với nhà Lê không mấy cảm tình với Tây Sơn

thậm chí xem Tây Sơn như giặc mà các tác giả vẫn viết về Quang Trung và những chiến công của đoàn quân áo vải một cách cảm tình hào hứng như vậy bởi vì :

- Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn là sự thật lịch sử mà các tác giả đã được chứng kiến tận mắt, là những tri thức có lương tâm, những người có tâm huyết và tài năng nên các ông không thể không tôn trọng lịch sử. Mặc khác, các tác giả cũng được chứng kiến tận mắt sự thối nát,kém cỏi, hèn mạt của nhà Lê cùng sự độc ác hống hách ngang ngược của giặc Thanh nên các ông không thể không thở dài ngao ngán cảm thấy nhục nhã ý thức dân tộc không thể không được dâng cao.

- Tất cả những điều đó đã đem đến những trang ghi chép chân thực mà xúc động tự hào như vậy.

* Tóm tắt: Được tin báo quân Thanh vào Thăng Long, Bắc Bình Vương (Nguyễn Huệ) liền họp các tướng sĩ tế cáo trời đất lên ngôi hoàng đế, hạ lệnh xuất quân ra Bắc. Ông thân hành vừa đi vừa tuyển lính. Ngày 30 tháng chạp đến Tam Điệp, vua đã mở tiệc khao quân và đến mùng 7 năm mới sẽ vào thành Thăng Long. Bằng sự chỉ huy tài tình của Quang Trung, đạo quân Tây Sơn tiến lên như vũ bão, quân giặc chạy toán loạn, Tôn Sĩ Nghị sợ mật mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chạy về biên giới phía Bắc. Vua quan bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải chạy thoát thân.