171
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN PHƯƠNG AN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH VỀ NHÂN DÂN VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội - 2017

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vn AN (1).pdf · nhất trong tình cảm của nhân dân, ... uy tín của Đảng, làm ... Thông điệp đầu năm

  • Upload
    ledieu

  • View
    213

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN PHƯƠNG AN

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH VỀ NHÂN DÂN

VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2017

2

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN PHƯƠNG AN

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH VỀ NHÂN DÂN

VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC

Mã số : 62 31 20 01

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN VĂN HUYÊN

TS. HỒ VIỆT HIỆP

Hà Nội - 2017

3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích

dẫn theo quy định.

Tác giả

4

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN 7

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7

1.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu 21

Tiểu kết Chương 1 24

Chương 2 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG SỰ NGHIỆP CÁCH

MẠNG VIỆT NAM THEO TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH 25

2.1. Quan niệm về Nhân dân theo tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh 25

2.2. Nhân dân là mục tiêu và động lực của sự nghiệp cách mạng

Việt Nam 43

Tiểu kết Chương 2 70

Chương 3 SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG VIỆT NAM THEO TƯ TƯỞNG CHÍNH

TRỊ HỒ CHÍ MINH LÀ ĐƯA NHÂN DÂN LÊN ĐÚNG VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA

NHÂN DÂN

72

3.1. Giải phóng Nhân dân, đưa Nhân dân lên địa vị là chủ và làm

chủ xã hội, làm chủ đất nước 72

3.2. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là của Nhân

dân, do Nhân dân, vì Nhân dân 87

Tiểu kết Chương 3 103

Chương 4 Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH VỀ NHÂN

DÂN ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY Ở NƯỚC TA 105

4.1. Công cuộc đổi mới phải đạt tới mục tiêu và lý tưởng của nhân dân

Việt Nam 105

4.2. Công cuộc đổi mới chỉ thành công khi phát huy được toàn bộ

sức mạnh của nhân dân 128

Tiểu kết Chương 4 146

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến Nhân dân. Người khẳng

định: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì

mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân… Trong xã hội không có gì tốt

đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân” [87, tr.453]. Độc lập cho

dân tộc, tự do và hạnh phúc cho Nhân dân là tất cả những gì Hồ Chí Minh

muốn, tất cả những gì Người làm. Giải phóng Nhân dân, xây dựng chế độ

chính trị của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, mang lại ấm no, tự do,

hạnh phúc cho Nhân dân không chỉ dừng lại ở mong mỏi mà kết tinh thành lý

luận, biến thành hoạt động thực tiễn thể hiện trong toàn bộ sự nghiệp cách

mạng của Hồ Chí Minh.

Tư tưởng chính trị về Nhân dân là một trong những nội dung quan

trọng, có tầm bao quát và có ý nghĩa đặc biệt trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói

chung và tư tưởng chính trị của Người nói riêng. Đó là tư tưởng chỉ đạo

đường lối, là nguồn sức mạnh quyết định những thắng lợi vĩ đại trong sự

nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển đất nước. Thắng

lợi mà cách mạng Việt Nam có được là do sức mạnh của Nhân dân được tập

hợp và phát huy dưới ánh sáng soi đường của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh

về Nhân dân.

Sự nghiệp đổi mới đất nước là thử thách lớn đối với Đảng. Sự nghiệp

ấy không chỉ diễn ra từ thúc bách của thực tiễn khủng hoảng, mà còn từ trăn

trở trọng trách của Đảng đối với tiền đồ cách mạng. Với nỗ lực phấn đấu của

toàn Đảng, toàn dân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to

lớn và có ý nghĩa lịch sử, song vẫn còn không ít khó khăn, thử thách, nguy cơ.

Phát huy thành tựu, triệt tiêu khó khăn, vượt qua thử thách, loại trừ nguy cơ là

yêu cầu cấp thiết của cách mạng đặt ra cho Đảng. Từ thực tiễn đổi mới, Đảng

đề ra năm bài học lớn, trong đó “... đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa

2

vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân,...” [42, tr.19]

được xem là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.

Thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa được tạo nên bởi mối quan hệ bền chặt giữa Đảng, Nhà nước với

Nhân dân. “Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân là

nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Cũng do nhân dân hưởng

ứng đường lối đổi mới, dũng cảm phấn đấu, vượt qua biết bao khó khăn, thử

thách mà công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu...” [40, tr.73]. Điều đó

cho thấy, trong quá trình đổi mới, về cơ bản chúng ta đã làm đúng theo tư

tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân. Tuy nhiên, chưa thật sự chú trọng,

phát huy sức mạnh Nhân dân với tinh thần tất cả của Nhân dân, vì Nhân dân

là một thực tế trong đời sống chính trị nước ta hiện nay. Một bộ phận cán bộ,

đảng viên, nhất là những người có chức có quyền, có những biểu hiện sa sút

phẩm chất, sống xa dân, vô trách nhiệm với dân. Nhiều cán bộ lãnh đạo các

cấp, các ngành giữ tác phong quan liêu, gia trưởng, độc đoán, thậm chí trù

dập, ức hiếp quần chúng. Ở nhiều nơi trong khi đời sống nhân dân còn khó

khăn, nhiều yêu cầu thiết yếu của quần chúng chưa được bảo đảm thì lại có

những cán bộ, đảng viên chỉ lo thu vén cá nhân, xoay xở làm giàu, sinh hoạt

bê tha. Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Thậm chí có người vô trách

nhiệm với dân, vô cảm trước những khó khăn, đau khổ của quần chúng. Một

số người còn lợi dụng chức quyền để đục khoét, vơ vét của cải của Nhà nước,

trở thành những con sâu mọt tệ hại của xã hội. Có lẽ đây là điều mất mát lớn

nhất trong tình cảm của nhân dân, là điều người dân cảm thấy xót xa, buồn

phiền nhất"; “Một số hiện tượng tham nhũng, đặc quyền đặc lợi trong Đảng

và trong các cơ quan nhà nước không được đấu tranh kiên quyết và xử lý

nghiêm minh. Do đó đã làm tổn thương thanh danh, uy tín của Đảng, làm

giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng” [141].

Về phía Nhân dân, trong điều kiện mở cửa, phát triển nền kinh tế thị

trường, hội nhập quốc tế, ý thức chính trị của Nhân dân không thuần nhất như

3

thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc. Bên cạnh mặt tích cực chính trị, ở một

khía cạnh khác, sự quan tâm đến các vấn đề chính trị bị phân tán, thậm chí bị

lấn át bởi các nhu cầu về kinh tế. Chủ nghĩa cá nhân và lối sống thực dụng

trỗi dậy. Mục tiêu và lý tưởng của Đảng chưa biểu lộ đậm nét, nếu không nói

là mờ nhạt trong suy nghĩ và hành động của một bộ phận người dân. Sự gắn

kết giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước có lúc, có nơi chưa thật sự là nhu

cầu tự giác, nhiều khi trừu tượng, thậm chí vì động cơ cá nhân. Nhiều người

dân không nể trọng, thậm chí thiếu tin tưởng cả về đạo đức và năng lực của

không ít cán bộ, đảng viên. Hiện tượng Nhân dân không hăng hái phấn đấu

vào làm việc trong hệ thống chính trị hoặc phấn đấu gượng ép, vì động cơ

trục lợi cá nhân có chiều hướng tăng. Nhân dân tham gia vào các hoạt động

của hệ thống chính trị còn hạn chế, có lúc có nơi mang tính hình thức.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu các bài học kinh nghiệm lớn của cách

mạng, trong đó bài học thứ hai cảnh báo: “... xa rời nhân dân sẽ dẫn đến

những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội

chủ nghĩa và của Đảng” [43, tr.65]. Thông điệp đầu năm 2015 của Chủ tịch

nước khẳng định: “Chúng ta không sợ bất cứ kẻ thù nào dù là hung bạo nhất,

chỉ sợ mất lòng dân. Lòng dân, đó là Quốc bảo dựng nước và giữ nước Việt

Nam!”. Sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay có thời cơ, thuận lợi lớn, nhưng

khó khăn, thách thức cũng vô cùng gay gắt, quyết liệt. Chỉ có sự đồng lòng,

nhất trí của toàn dân, khối đại đoàn kết toàn dân tộc mới là sức mạnh vô địch

để chúng ta vượt qua mọi sóng to, gió lớn của thời cuộc. Khắc phục những

yếu kém, hạn chế trong quan hệ có tính quyết định thành công sự nghiệp cách

mạng Việt Nam hiện nay là nhiệm vụ vừa căn bản vừa cấp bách. Tuy nhiên,

nhận thức đúng, đề ra giải pháp đúng và đặc biệt là định hình mối quan hệ nêu

trên trong thực tế thì không phải là đơn giản.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành

động của cách mạng Việt Nam. Trong đó, Hồ Chí Minh thể hiện sự quan tâm

4

đặc biệt đối với Nhân dân bằng một hệ thống các quan điểm toàn diện, sâu sắc

và rất có giá trị. Đi sâu nghiên cứu, vận dụng và phát huy tư tưởng chính trị

Hồ Chí Minh về Nhân dân sẽ mang lại những chỉ dẫn phương pháp luận soi

đường cho việc giải quyết hạn chế nêu trên, đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực,

thực hiện đúng và phát huy hiệu quả của tư tưởng ấy, góp phần tiếp tục củng

cố mối quan hệ bền chặt giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, phát huy sức

mạnh vô địch của Nhân dân tiếp tục tạo nên các thắng lợi to lớn và mang tính

bước ngoặt của sự nghiệp đổi mới.

Với toàn bộ những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu “Tư tưởng chính

trị Hồ Chí Minh về Nhân dân và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện

nay” với tư cách một đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học là hết

sức có ý nghĩa và cấp thiết.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích

Luận án nghiên cứu, làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng chính

trị Hồ Chí Minh về Nhân dân; trên cơ sở đó, phân tích ý nghĩa to lớn của tư

tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới ở nước

ta hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích nêu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Phân tích, làm rõ tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về quan niệm và vị

trí, vai trò của Nhân dân trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

- Phân tích, làm rõ việc đảm bảo thực hiện vị trí, vai trò của Nhân dân

trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam theo tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh –

giải phóng Nhân dân, đưa Nhân dân lên địa vị làm chủ; công cuộc xây dựng

chủ nghĩa xã hội là của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

- Phân tích làm rõ ý nghĩa to lớn của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về

Nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Những quan điểm cốt lõi về Nhân dân trong tư tưởng chính trị Hồ Chí

Minh.

Ý nghĩa của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân đối với sự

nghiệp đổi mới hiện nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu những nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh

về Nhân dân theo nghĩa là những khái quát ban đầu.

Nghiên cứu tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân trên cơ sở các

công trình, bài viết, bài nói, thực tiễn hoạt động chính trị của Người trong sự

nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước.

4. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ

thể

- Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa

Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản

Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Nhân dân.

- Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

là phương pháp luận của việc nghiên cứu, thực hiện đề tài luận án.

- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Kết hợp giữa phương pháp lịch sử

và phương pháp lôgíc; phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp;

phương pháp lý luận gắn liền với thực tiễn; phương pháp khái quát hóa.

5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án

- Thứ nhất, luận án khái quát về mặt lý luận những tư tưởng chính trị

của Hồ Chí Minh về quan niệm và vị trí, vai trò của Nhân dân trong sự nghiệp

cách mạng Việt Nam.

- Thứ hai, luận án khái quát những tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh

về việc đảm bảo thực hiện vị trí, vai trò của Nhân dân trong sự nghiệp cách

mạng Việt Nam, cụ thể: trước hết là giải phóng Nhân dân; sau đó là đưa Nhân

6

dân lên địa vị là chủ và làm chủ xã hội, làm chủ đất nước; kế tiếp là tạo lập

nội dung, cơ chế, điều kiện để Nhân dân xây dựng và phát triển xã hội, dưới

sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Thứ ba, luận án phân tích, làm rõ ý nghĩa to lớn của tư tưởng chính trị

Hồ Chí Minh về Nhân dân đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, đó

là: Đổi mới hướng tới và thực hiện cho được mục đích, lý tưởng cao đẹp của

Nhân dân Việt Nam theo tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân; công

cuộc đổi mới của Đảng và Nhân dân ta hiện nay chỉ đạt tới thành công theo

hướng nêu trên khi Đảng, Nhà nước phát huy cao nhất toàn bộ sức mạnh của

Nhân dân.

6. Ý nghĩa của luận án

6.1. Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khái quát rõ hơn tư tưởng

chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân; cung cấp nhận thức đúng đắn về quan

niệm của Hồ Chí Minh về Nhân dân và vị trí, vai trò của Nhân dân cũng như

việc đảm bảo thực hiện vị trí, vai trò đó trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam;

từ đó giúp cho việc sử dụng lực lượng vô tận của Nhân dân, phát huy lực

lượng của Nhân dân trong xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung, đổi mới đất

nước hiện nay nói riêng.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án góp vào thực tiễn hoạt động của hệ

thống chính trị trong việc đảm bảo và phát huy vai trò của Nhân dân ở sự

nghiệp đổi mới hiện nay; là tài liệu phục vụ nghiên cứu và giảng dạy tư tưởng

Hồ Chí Minh.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án

gồm 4 chương với 8 tiết.

7

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh

1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Vì công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ngoài không

nhiều nên các nghiên cứu chuyên biệt về tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh gần

như chưa được thống kê. Ở các nước tư bản phương Tây, chưa thấy có công

trình nào nghiên cứu trực diện và hệ thống tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh;

đôi khi xuất hiện một vài quan điểm đề cập đến tư tưởng chính trị của Hồ Chí

Minh trong quá trình phân tích cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.

Jean Lacouture, sử gia nổi tiếng của Pháp, là tác giả công trình Ho Chi

Minh, A Political Biography in lần đầu năm 1967 [169]. Công trình gồm 15

chương mô tả một cách sinh động toàn bộ cuộc đời hoạt động của Hồ Chí

Minh. Lồng ghép trong những trình bày về quá trình hoạt động (chủ yếu là

hoạt động chính trị) của Hồ Chí Minh, Jean Lacouture vừa làm nổi bật phẩm

chất cá nhân vừa thông qua đó liên hệ lý giải nguyên nhân thắng lợi mang

tính tất yếu của cách mạng Việt Nam. Tác giả cho rằng Hồ Chí Minh “Là một

kiểu mẫu cao nhất và hầu như độc đáo, một người gắn bó mật thiết với quần

chúng” [169], là “người có óc xét đoán vượt trội với những năng khiếu đột

hứng và trí thông minh kỳ diệu” [169]. David Halberstam trong tác phẩm Ho

đánh giá đóng góp chính trị của Hồ Chí Minh trên phạm vi quốc tế: Lúc sinh

thời, ông Hồ Chí Minh không những đã giải phóng đất nước của ông mà thay

đổi chiều hướng của chế độ thuộc địa ở cả châu Phi lẫn châu Á, mà ông còn

làm được một điều đáng chú ý hơn: ông đã dùng tới nền văn hóa và tâm hồn

của kẻ địch của ông. Đối với Hồ Chí Minh ...đó là một cuộc đời đầy đủ. Ở

một góc độ khác, A. Pátti– trong cuốn Why Vietnam? (Tại sao Việt Nam?) [4]

8

nhìn nhận phẩm chất lãnh tụ chính trị của Hồ Chí Minh khá sắc sảo: “Ông Hồ

không hiện lên đối với tôi như một nhà cách mạng không thực tế hay một

người cấp tiến cuồng nhiệt, theo đuổi những lời nói rập khuôn, hét to đường

lối của đảng, hay thiên về phá hoại mà không có những kế hoạch xây dựng

lại. Đây là một con người thông minh, thấu hiểu những vấn đề của đất nước

mình, một con người biết điều và tinh tế” [4]. Tầm vóc của Hồ Chí Minh

được tác giả nhận định: “...Hơn một phần tư thế kỷ nay, chỉ có Hồ Chí Minh

mới giữ được cho ngọn đuốc độc lập bập bùng cháy trong trái tim, khối óc

của những người Việt Nam cộng sản cũng như không cộng sản, và duy nhất

chỉ có ông đã trở thành hiện thân của chủ nghĩa quốc gia Việt Nam, một

Gioócgiơ Oasinhtơn của Việt Nam... Từ lâu ông đã trở thành Bác Hồ của

người nghèo và tầm thường với một ánh hào quang trên đầu mà tất cả các chế

độ bù nhìn liên tiếp đã không bao giờ có khả năng đánh đổ được” [4]. N.

Khơrútsốp, trong Hồi ký đã dành hẳn một chương viết về Hồ Chí Minh và đi

đến kết luận: Trong cuộc đời hoạt động chính trị của mình, tôi đã biết rất

nhiều người nhưng không có người nào gây được ở tôi một ấn tượng đặc biệt

như Hồ Chí Minh. Những người có đầu óc tín ngưỡng thường hay nói đến các

vị Thánh. Đúng vậy, với cách sống và uy tín của ông đối với đồng bào trong

nước, Hồ Chí Minh đúng là có thể so sánh với “các vị Thánh đó, một vị

Thánh cách mạng...”; “Không ai có thể chống lại nổi ông vì niềm tin của ông

mãnh liệt, tin ở nhân dân mình và tất cả các dân tộc cũng như ở sự nghiệp cao

cả. Mỗi lời nói của ông hình như dựa vào niềm tin là về nguyên tắc tất cả mọi

người cộng sản đều là anh em cùng giai cấp, họ chỉ có thể tỏ ra trung thực và

chân thành với nhau mà thôi. Hồ Chí Minh quả thực là một trong “các vị

Thánh” của chủ nghĩa cộng sản. Cũng với góc nhìn phẩm chất chính trị của

Hồ Chí Minh, Stanley Karnow trên tờ Time (Mỹ) có bài viết nhận định: Một

thân hình gầy gò, chòm râu dài, chiếc áo khoác cũ và đôi dép cao su đã mòn,

Hồ Chí Minh đã tạo ra một hình ảnh Bác Hồ hiền lành giản dị. Nhưng người

là nhà cách mạng dày dạn kinh nghiệm và một nhà dân tộc chủ nghĩa nồng

9

nhiệt, suốt đời đấu tranh cho một mục đích duy nhất: mang lại độc lập tự do

cho dân tộc mình. Không có sự dao động trong niềm tin của Hồ Chí Minh,

không thể lay chuyển ý chí của Người, ngay cả khi cuộc chiến tranh của Mỹ

leo thang, tàn phá đất nước, người vẫn giữ niềm tin đối với nền độc lập của

Việt Nam. Dưới con mắt phương Tây, điều dường như không thể tưởng tượng

được là Hồ Chí Minh có thể cống hiến sự hy sinh to lớn như ông đã làm.

Tsuboi Yoshiharu trong tham luận tại Hội thảo Việt Nam học lần thứ 3

tổ chức tại Hà Nội (5-8/12/2008) đi vào “Khảo cứu lại Hồ Chí Minh” [150].

Trên một lập trường cho rằng “giá trị tự do hơn”, tác giả tiếp cận nghiên cứu

Hồ Chí Minh với tư cách là một người theo chủ nghĩa Cộng hòa và “nhận ra

rằng có lẽ giá trị mà Hồ Chí Minh coi trọng nhất trong suốt cuộc đời của mình

là những giá trị của nền Cộng hòa... nếu nhận thức Hồ Chí Minh như một

người theo chủ nghĩa Cộng hòa, chúng ta có thể đánh giá được một cách đầy

đủ và đúng đắn nhất những tư tưởng và hành động của Ông” [150]. Tác giả

phân tích “Tinh thần nền Cộng hòa Pháp” và nhận thức tinh thần Cộng hoà

của Hồ Chí Minh để kết luận: “có lẽ Hồ Chí Minh là lãnh đạo chính trị duy

nhất ở Đông Á nhận thức được một cách đúng đắn nhất tinh thần nền Cộng

hòa và Ông đã cố gắng đưa nó vào Việt Nam” [150]. Tác giả phân tích “Ý

nghĩa của Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” mà Hồ Chí Minh đề ra và phấn đấu

thực hiện để làm cơ sở cho việc khẳng định: “chúng ta có thể nhìn thấy một

phần cách suy nghĩ theo chủ nghĩa Cộng hòa của Hồ Chí Minh” [150]. Công

trình này của Tsuboi Yoshiharu góc độ tiếp cận có nhiều khác biệt nên trên

không ít nhận định ngược lại với quan điểm chính thống ở Việt Nam. Tuy

nhiên, có thể thiên về lý giải sự khác biệt do tính chất khoa học hơn là động

cơ xấu về chính trị của tác giả.

Như vậy, đến nay chưa thấy thống kê các công trình nghiên cứu chuyên

biệt về tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh ở nước ngoài. Nhận định sau đây của

nhà nghiên cứu Vladimir N. Kolotov (Nga) có thể xem như là một trong

những lý giải: "Mặc dù hệ tư tưởng Hồ Chí Minh đã thấm sâu vào mọi lĩnh

10

vực của xã hội Việt Nam, cho đến nay, vấn đề này còn được nghiên cứu rất ít

ở phương Tây, nơi người ta thích nhìn vào Việt Nam qua lăng kính hệ tư

tưởng của mình, dán vào các quá trình khách quan những nhãn hiệu không có

gì giống hiện thực" [151].

1.1.1.2. Công trình nghiên cứu trong nước

Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh là nội dung cốt lõi và bao trùm trong

tư tưởng Hồ Chí Minh nên các công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí

Minh thực chất đã là nghiên cứu tư tưởng chính trị của Người. Tuy nhiên,

nghiên cứu tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh một cách riêng biệt và độc lập thì

còn ít được triển khai. Công trình Tư tưởng chính trị của C. Mác, Ph.Ănghen,

V.I. Lênin và Hồ Chí Minh của Lê Minh Quân [119] là một trong số ít đó khi

dành một phần nội dung đề cập những vấn đề rất cơ bản của tư tưởng chính trị

Hồ Chí Minh. Tác giả quan niệm: Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh là một bộ

phận chủ yếu trong hệ thống tư tưởng của Người, đề cập đến nhiều vấn đề, từ

nhận thức hay quan niệm về chính trị đến những vấn đề của chính trị trong

thực tiễn như đường lối của cách mạng Việt Nam; từ những vấn đề xây dựng

Đảng, giành và giữ chính quyền, xây dựng chế độ mới, xây dựng và thực hiện

quyền làm chủ của nhân dân, vấn đề cán bộ và đạo đức cách mạng, vấn đề

vận động quần chúng đến những vấn đề về chiến lược, sách lược và nghệ

thuật chính trị, phương pháp và phong cách của hoạt động và con người chính

trị.

Phân tích các nội dung chủ yếu trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh

về đường lối cách mạng Việt Nam, xây dựng Đảng, xây dựng chế độ mới,

phương pháp và nghệ thuật chính trị, con người chính trị, tác phẩm trên khẳng

định: Chính trị trong quan niệm của Hồ Chí Minh là đạo đức và hành động

cách mạng vì nước, vì dân, vì con người; tự do cho Tổ quốc, độc lập cho dân

tộc, hạnh phúc cho Nhân dân là tất cả những gì nhà chính trị Hồ Chí Minh

muốn, tất cả những gì Người làm. Đặc biệt, trong phân tích nội dung xây

dựng và thực hiện quyền lực của Nhân dân, xây dựng nhà nước của dân, do

11

dân và vì dân, tác giả đã khái quát và đi đến khẳng định các quan điểm chính

trị toàn diện và sâu sắc của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, quyền hạn, trách

nhiệm, sức mạnh, lực lượng của Nhân dân; phương thức Nhân dân sử dụng

quyền lực; mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân. Tất cả đều phải hướng

tới mục tiêu xây dựng Nhà nước ta thành Nhà nước pháp quyền của dân, do

dân, vì dân để thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân ngày càng rộng rãi hơn,

thực sự hơn.

Các bộ phận, các yếu tố cấu thành nội dung tư tưởng chính trị Hồ Chí

Minh được nghiên cứu trong nhiều công trình. Đó là các công trình nghiên

cứu tư tưởng về Đảng và xây dựng Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh như Tư

tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng của Nguyễn Quốc Bảo [22], Hồ Chí

Minh về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh của Phạm Ngọc Anh và Bùi

Đình Phong [5], Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa Đảng do Phạm Ngọc Anh

chủ biên [6],... Các công trình này đề cập một cách hệ thống, toàn diện nhiều

khía cạnh về vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng; về các mặt công tác (tổ

chức – cán bộ, tư tưởng, kiểm tra, dân vận,...), các yếu tố (văn hóa, bản chất,

mục tiêu, lý tưởng,...) của Đảng; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh;

về việc vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở

nước ta... từ vị trí, vai trò của Đảng và công tác xây dựng Đảng.

Nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà

nước đã luận giải trên nhiều khía cạnh: cơ sở, quá trình hình thành và phát

triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân; quan niệm

về nhà nước của dân, do dân và vì dân; bản chất giai cấp công nhân của nhà

nước ta; nhà nước pháp quyền; tổ chức, bộ máy, phương thức hoạt động;...

Một số công trình tiêu biểu đề cập đến các vấn đề trên là: Tư tưởng Hồ Chí

Minh về tổ chức nhà nước và cán bộ, công chức (Hà Quang Ngọc, Nguyễn

Minh Phương) [102]; Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa

Mác – Lênin về xây dựng Nhà nước pháp quyền (Phạm Ngọc Dũng) [32];

Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh (Vũ Đình Hòe) [64];...

12

Con người chính trị là một nội dung quan trọng của Chính trị học.

Trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh, con người chính trị được đề cập rất

nhiều. Các công trình nghiên cứu về vấn đề này phải kể đến Hồ Chí Minh đào

tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài (Đức Vượng) [159], Tư tưởng Hồ Chí

Minh về việc giải quyết mối quan hệ cá nhân – xã hội trong đạo đức của

người cán bộ cách mạng (Phạm Huy Kỳ) [77],... Ở các công trình này, trong

khi khẳng định cán bộ là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp cách

mạng thì việc gắn bó với Nhân dân, đi đúng đường lối Nhân dân là yêu cầu

trước tiên và bao trùm đối với cán bộ. Nhân dân vừa là nguồn cung cấp cán

bộ, vừa là môi trường nuôi dưỡng, rèn luyện cán bộ, vừa là lực lượng không

gì hơn giúp cán bộ hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời cũng là đối tượng mà cán

bộ thực hiện vai trò lãnh đạo và đầy tớ.

Như vậy, nghiên cứu tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh đa số đi vào các

nội dung bộ phận, đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt. Khái

niệm, bản chất, nội dung của hệ thống tư tưởng này vẫn còn là vấn đề mới cần

phải được tập trung nghiên cứu làm rõ. Tuy nhiên, từ nhiều công trình nghiên

cứu các nội dung bộ phận của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh nêu trên cho

thấy hầu hết nội dung của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh đều liên quan đến

Nhân dân, đều cho thấy Nhân dân đóng vai trò rất quan trọng và bao trùm.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về

Nhân dân và ý nghĩa, vận dụng tư tưởng đó trong sự nghiệp đổi mới ở

Việt Nam

1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Hồ Chí Minh từ lâu đã là đề tài nghiên cứu thu hút sự quan tâm của

không ít cá nhân, tổ chức. Các nghiên cứu của những học giả nước ngoài về

Hồ Chí Minh là khá đa diện và đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, tư tưởng

chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân thì hầu như chưa có các công trình nghiên

cứu một cách hệ thống và chuyên biệt; phần lớn được thể hiện qua các nhận

13

định trong những công trình nghiên cứu tiểu sử, sự nghiệp hoạt động chính trị

của Hồ Chí Minh. Một số tiêu biểu như:

Công trình “Ho” của David Halberstam xem Hồ Chí Minh “là hiện

thân của một cuộc cách mạng”, “là biểu tượng của cuộc sống, hy vọng, đấu

tranh, hy sinh và thắng lợi” của nông dân – thành phần chiếm đại đa số trong

Nhân dân Việt Nam. Tác giả đi tìm nguyên nhân từ những yếu tố thuộc phẩm

chất cá nhân của Hồ Chí Minh, đặc biệt nhấn mạnh Hồ Chí Minh “không cố

tìm kiếm cho mình những cái trang sức quyền lực vì ông tự tin ở mình và ở

mối quan hệ của ông với nhân dân”.

Ahn Kyong Hwan trong Chủ tịch Hồ Chí Minh qua cảm nghĩ của một

người Hàn Quốc [1], cho rằng tinh thần yêu nước thương dân, yêu dân tộc

của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nhân vật vĩ đạt nhất xứng đáng là tấm gương

cho tất cả các nhà lãnh đạo chính trị trên thế giới. Người đã không màng đến

địa vị của mình, được công nhận là một nhà lãnh đạo tầm cỡ thế giới, sống

như cuộc sống của người dân bình thường, chăm lo cải thiện cuộc sống của

đồng bào Việt Nam. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có thể nói một cách

tóm tắt là "Tinh thần cùng với người dân" (cùng sống với người dân, cùng ăn

với người dân, cùng làm việc với người dân). Tác giả đưa ra và nêu ra nhiều

dẫn chứng để phân tích ba lý do sau đây nhằm lý giải vì sao Hồ Chí Minh

được toàn dân tôn kính, vì sao Người có thể tập hợp được sức mạnh của toàn

dân: (i) Trong bất cứ hoàn cảnh nào Người cũng sống cuộc sống thanh liêm;

(ii) Mang hoài bão về giáo dục của đất nước, Người giáo dục cho giới trẻ để

chuẩn bị cho tương lai của quốc gia; (iii) Lúc nào cũng đứng về phía những

người yếu thế, luôn đùm bọc che chở những người cô đơn.

Trong bài viết Đấng cứu tinh của hòa bình, độc lập và hạnh phúc [51],

Geetesh Sharman (Chủ tịch điều hành Ủy ban đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam)

cũng đánh giá theo hướng nêu trên khi khẳng định Nhân dân luôn là tâm điểm

của quá trình tư tưởng Hồ Chí Minh; Nhân dân chiếm một vị trí quan trọng,

vững chắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Sự quan tâm của Người đối với Nhân

14

dân không bị giới hạn trong các ranh giới địa lý. Hồ Chí Minh là người mà

trong lời nói và việc làm của mình luôn nhấn mạnh đến độc lập và phúc lợi

của Nhân dân. Mục đích của Người không chỉ là giải phóng đất nước mình

khỏi sự thống trị ngoại bang mà trong chiều sâu tư tưởng của mình, bên cạnh

mục đích giành độc lập, Người còn mong ước mang đến sự công bằng, bình

đẳng và no ấm cho Nhân dân mình. Tư tưởng Hồ Chí Minh và triết lý chính

trị theo định hướng vì Nhân dân của Người không phải là ảo tưởng theo bất

kỳ nghĩa nào. Người đã đồng hóa cái cốt lõi của toàn bộ kinh nghiệm với triết

lý của mình và do đó triết lý theo định hướng Nhân dân hoàn toàn thực dụng

và thực tiễn. Sự nghiệp cách mạng Việt Nam vĩ đại như thế không thể đạt

được nếu thiếu sự lãnh đạo sáng suốt và nhân cách của Hồ Chí Minh với

những chính sách, chiến lược theo hướng coi Nhân dân là nhân tố quyết định

của Người. So với các vĩ nhân của thời kỳ hiện đại thì những lý tưởng và

chính sách của Hồ Chí Minh dễ hiểu hơn đối với các quyền lợi của Nhân dân.

Tiếp cận từ góc độ nghiên cứu Chính sách xã hội và tinh thần thời đại

của Hồ Chí Minh [2], nhà nghiên cứu người Nga A.X. Varônhin cho rằng tầm

vóc nhân vật Hồ Chí Minh như một chính trị gia đòi hỏi chúng ta nghiên cứu

những quan điểm và chính sách chính trị - xã hội của Người trong bối cảnh

lịch sử rộng hơn nữa. Phẩm chất vĩ đại của Hồ Chí Minh như một chính trị gia

là ở chỗ Người hiểu rất rõ và đặt niềm tin sâu sắc vào năng lực, sự nhiệt huyết

và sự nhận thức đang trỗi dậy trong Nhân dân. Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ nhân

dân, chưa bao giờ đi chệch khỏi con đường phục vụ Nhân dân, bảo vệ lợi ích

của Nhân dân, dù chỉ một bước, dù phải chịu bao nhiêu gian khổ. Trong mọi

vấn đề, trong mọi việc, từ nhỏ đến lớn, thước đo chân lý của Người là một đất

nước Việt Nam độc lập tự do và tiến bộ xã hội. Lợi ích của Nhân dân là khởi

điểm và cũng là cái đích đến cuối cùng, là hòn đá tảng của triết lý và hoạt

động chính trị của Hồ Chí Minh. Không hiểu được điều này có nghĩa là không

hiểu được điều quan trọng nhất tạo nên sự khác biệt của Hồ Chí Minh với các

chính trị gia vĩ đại khác của thế kỷ XX.

15

Khẳng định giá trị và sức sống của giá trị tinh thần Hồ Chí Minh trong

lòng Nhân dân thế giới nói chung, cụ thể là Nhân dân Mỹ Latinh, nhà báo,

nhà hoạt động chính trị người Mêhicô Igơnaxiô Gônxalết Hanxen trong Tinh

thần Hồ Chí Minh ở Mỹ Latinh [74] đã phân tích tầm nhìn xa và thiên bẩm

chính trị của Hồ Chí Minh trong mối tương tác với Nhân dân. Theo tác giả,

đối với những người cách mạng và những nhà đấu tranh xã hội trên toàn thế

giới, tấm gương đấu tranh của Nhân dân Việt Nam luôn gắn liền với tầm nhìn

xa của Hồ Chí Minh – tầm nhìn mang tính giác ngộ, đoàn kết và tập hợp lực

lượng, với một niềm tin vào chủ nghĩa yêu nước lịch sử của quần chúng. Tầm

nhìn xa và thiên bẩm chính trị Hồ Chí Minh được nảy sinh từ mối quan hệ

gắn bó với người dân và nhận thức nhạy bén trước những nguyện vọng của

Nhân dân. Hồ Chí Minh đã dạy "làm chính trị" với sự tham gia tích cực và có

tổ chức của toàn dân. Tình yêu Tổ quốc và đồng bào luôn hiện hữu trong từng

cư xử và từng nỗi trăn trở của Người: "Mang lại hạnh phúc cho nhân dân".

Liên quan đến tư tưởng và thực tiễn hoạt động chính trị vì Nhân dân

của Hồ Chí Minh, một số bài viết trên tạp chí ở nước ngoài cũng đề cập thông

qua nhiều nhận định sâu sắc. Xã luận trên tuần báo Bằng chứng Thiên Chúa

giáo viết: Cụ Hồ Chí Minh là một trong những chiến sĩ đầu tiên của thế giới

thứ 3, của các dân tộc nghèo đói và khát khao cuộc sống cho ra con người.

Tờ Manila Times thì viết: Cụ Hồ là một biểu tượng của châu Á. Không những

cụ đã thành công trong sự lãnh đạo một cách mẫu mực, toàn tâm, toàn ý phục

vụ quyền lợi của nhân dân mà còn nêu một chân lý chưa từng thấy: Một dân

tộc dù nhỏ bé nếu có quyết tâm thì có thể chống lại cả những cường quốc

quân sự mạnh nhất.

Ở các bài viết nêu trên, các vấn đề chính trị về Nhân dân trong tư tưởng

Hồ Chí Minh được phản ánh một cách gián tiếp, lồng ghép qua chủ đề khác.

Ngay ở phần nội dung của các bài viết đề cập những khía cạnh khác nhau liên

quan đền tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân cũng thiên về nêu lên

luận điểm mang tính khẳng định hơn là luận giải. Bản chất, vị trí, vai trò của

16

Nhân dân trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh và nội dung cơ bản của tư

tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân chưa thể hiện hệ thống và rõ nét

trong các nghiên cứu.

1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới (12/1986) đến nay, tuy chưa có các

nghiên cứu chuyên biệt nhưng tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân

lại được phản ánh gián tiếp, lồng ghép, tồn tại như một phần trong tổng thể

nội dung của nhiều công trình nghiên cứu có liên quan.

Các công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa Đảng và Dân theo tư

tưởng Hồ Chí Minh xuất hiện với tần suất nhiều nhất. Tiêu biểu trong đó là

công trình Mối quan hệ giữa Đảng và dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh của

Đàm Văn Thọ, Vũ Hùng [146]. Nội dung sách trình bày một cách khá hệ

thống khái niệm dân và những quan điểm, thái độ khác nhau về dân trong lịch

sử, quá trình hình thành và nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về

dân, về Đảng cầm quyền và về mối quan hệ biện chứng giữa dân và Đảng. Từ

đó, nêu lên thực trạng và giải pháp nhằm tǎng cường mối quan hệ giữa Đảng

và dân trong thời kỳ mới.

Các công trình nghiên cứu vấn đề dân chủ, dân quyền trong tư tưởng,

phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh có nhiều nội dung liên quan. Trong

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ [31], tác giả Phạm Hồng Chương khái quát

bản chất dân chủ trong quan niệm của Hồ Chí Minh là một phạm trù chính trị.

Theo tác giả, quan niệm dân chủ của Hồ Chí Minh nổi bật lên nội dung chính

trị, khi Người nhấn mạnh đến vấn đề nhà nước, xem dân chủ là một hình thái

nhà nước với đặc điểm là Đảng lãnh đạo – Nhân dân lao động làm chủ - Nhà

nước dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù; là phương thức tổ chức

hệ thống chính trị trong đó thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng và việc tổ chức

các đoàn thể nhân dân nhằm thu hút ngày càng nhiều quần chúng tham gia

xây dựng và phát triển nền dân chủ; là một thiết chế xã hội – “nước ta là một

nước dân chủ”.

17

Trong các nội dung “Chìa khóa vạn năng”, “Dân chủ mới”, “Dân chủ

có định hướng”, tác giả trình bày quan điểm chính trị của Hồ Chí Minh xem

dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực, là chìa khóa của sự phát triển xã

hội. Để dân chủ có định hướng, tác giả chỉ ra những quan điểm của Hồ Chí

Minh về dân chủ dưới sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản; cùng với luật

pháp, đạo đức là giới hạn của dân chủ, là công cụ kiểm tra và định hướng dân

chủ; quan hệ biện chứng giữa dân chủ và dân tộc. Ở nội dung “Dân chủ trong

lĩnh vực chính trị”, tác giả cho rằng: Quan điểm Hồ Chí Minh về dân chủ

trong lĩnh vực chính trị cho thấy quyền lực của Nhân dân được khẳng định

bằng Hiến pháp và pháp luật, được bảo đảm trong việc tổ chức ra và xây dựng

nhà nước dân chủ mới của dân, do dân, vì dân; xây dựng Đảng và các tổ chức

chính trị - xã hội vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Tác giả

kết luận: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, dân chủ trong lĩnh vực chính trị là quá

trình thay đổi vị trí của Nhân dân lao động từ vị trí thụ động trong xã hội sang

vị thế người chủ trong quản lý đất nước và xây dựng xã hội mới. Ngoài ra, tác

giả còn trình bày quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhân dân.

Tập thể tác giả công trình Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh [28]

thông qua việc trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về phương pháp

dân chủ Hồ Chí Minh, nêu lên nhiều nội dung liên quan đến quan điểm chính

trị Hồ Chí Minh về Nhân dân. Khẳng định phương pháp dân chủ Hồ Chí

Minh là phương pháp của một lãnh tụ chính trị, các tác giả luận chứng rõ mục

tiêu, lý tưởng về Nhân dân; quan niệm, cách hiểu về dân chủ rất đơn giản

nhưng khoa học và hiện đại – dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ; mối quan

hệ giữa phương pháp dân chủ với tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh.

Theo nhóm tác giả, Hồ Chí Minh coi thực chất phương pháp dân chủ

của mình là “Làm sao cho dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền

dân chủ, dám nói, dám làm”. Hồ Chí Minh coi cải thiện và nâng cao đời sống

Nhân dân là mục tiêu, tiêu chuẩn và hiệu quả của mọi cải cách xã hội do

chính phủ dân chủ tiến hành, là thước do hành động cách mạng. Xét từ góc độ

18

dân chủ thì cái đảm bảo vững chắc cho sự tồn tại của hệ thống chính trị là

trình độ dân chủ của xã hội ở mức nào. Từ góc nhìn đó, nhóm tác giả đi đến

phân tích quan điểm và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh để Đảng,

Chính phủ, đoàn thể nhân dân thực thi tốt việc mở rộng dân chủ thực sự. Trên

cơ sở thực trạng và các yêu cầu của tình hình mới, nhóm tác giả phân tích khá

sâu sắc việc vận dụng phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh vào hoàn thiện

phương pháp dân chủ trong lãnh đạo của Đảng trên nhiều lĩnh vực.

Trên nhiều tạp chí khoa học xuất hiện không ít các bài viết có nội dung

đề cập liên quan đến tư tưởng chính trị về nhân dân của Hồ Chí Minh. Nhóm

các bài viết có nội dung phân tích khái niệm, vai trò của nhân dân theo tư

tưởng Hồ Chí Minh tiêu biểu như “Khái niệm nhân dân trong tư tưởng Hồ

Chí Minh” của Mai Trung Hậu [54]; “Nhân dân – Một phạm trù văn hóa

chính trị Hồ Chí Minh” của Bùi Đình Phong [112]; “Tư tưởng Hồ Chí Minh

về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng” của Trần Quang Nhiếp

[99]; "Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố nhân dân và dư luận xã hội trong

đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng" của Nguyễn Thế Thắng [133]; "Tư

tưởng Hồ Chí Minh về dân và dân chủ" của Nguyễn Thị Mai Anh [8],... Các

bài viết trên có sự gần nhau trong trình bày quan niệm về Nhân dân của Hồ

Chí Minh: Tất cả mọi người con đất Việt mà Hồ Chí Minh hay gọi là đồng

bào đều là dân. Dân là một tập hợp lớn những con người, là khối quần chúng

đông đảo có truyền thống đoàn kết, yêu nước và lao động cần cù. Dân là toàn

bộ đồng bào trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, kể cả kiều bào Việt

Nam ở nước ngoài. Về vai trò của Nhân dân, nhiều tác giả làm rõ trong mối

tương tác đối với đất nước, với sự nghiệp cách mạng; một số bài viết khác

luận chứng vai trò của Nhân dân đối với những chủ thể (Đảng, Nhà nước)

hoặc lĩnh vực cụ thể (chống quan liêu, tham nhũng, xây dựng đời sống

mới,...). Tựu trung lại, Nhân dân đóng vai trò bao trùm trên nhiều phạm vi, là

nhân tố quyết định sự thành bại của công việc, là cội nguồn ra đời, nuôi

19

dưỡng và bảo vệ sự nghiệp cách mạng, tổ chức cách mạng, con người cách

mạng.

Dân chủ, dân quyền, dân vận trong tư tưởng, phương pháp, phong cách

Hồ Chí Minh cũng là nội dung của nhiều bài viết trên các tạp chí khoa học:

“Phương pháp dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bài báo “Dân vận”- ý

nghĩa thực tiễn” của Nguyễn Thanh Tuyền [149], “Tư tưởng Hồ Chí Minh về

phát huy quyền dân chủ để nhân dân tích cực tham gia quản lý nước nhà”

của Nguyễn Thế Phúc [115], "Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề dân quyền"

của Phạm Văn Bính [28],... Các tác giả đã khẳng định cải thiện dân sinh, nâng

cao dân trí, thực hành dân chủ là mục tiêu và động lực của công tác quần

chúng; quyền dân chủ chính là quyền chính trị tất yếu của Nhân dân, phải

phát triển quyền dân chủ cho Nhân dân, giáo dục ý thức dân chủ cho dân bằng

cách nâng cao dân trí và hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng một thiết

chế chính trị hoàn chỉnh, tích cực đưa Nhân dân tham gia vào sinh hoạt chính

trị trong xã hội; dân quyền là quyền công dân do luật pháp quy định và đảm

bảo, trong đó, quyền dân sự và quyền chính trị là hai quyền cơ bản.

Nhiều nhà nghiên cứu đi sâu phân tích tính cấp thiết, tầm quan trọng,

yêu cầu, nội dung, cách thức mà hệ thống chính trị (chủ yếu là Đảng và Nhà

nước) phải làm nhằm chăm lo cho Nhân dân, nhằm phát huy vai trò của nhân

dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh như Phạm Bá Lượng trong "Tư tưởng Hồ Chí

Minh về "lấy dân làm gốc"" [104], Đỗ Xuân trong "Học Bác lấy dân làm gốc"

[161], Đặng Văn Thái trong "Những tâm huyết trong Di chúc của Chủ tịch Hồ

Chí Minh về chăm lo hạnh phúc của nhân dân" [127], Phạm Ngọc Anh trong

"Quan điểm của Hồ Chí Minh về các biện pháp phát huy nguồn lực của nhân

dân trong xây dựng và phát triển đất nước" [7], Nguyễn Lương Uyên trong

"Phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao đời sống vật chất của nhân dân

theo tư tưởng Hồ Chí Minh" [165], Lê Quốc Lý trong "Thực hiện Di chúc của

Chủ tịch Hồ Chí Minh "không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân"

[105],... Nhóm bài viết này nêu vai trò, tầm vóc của Nhân dân, đi đến khẳng

20

định tầm quan trọng và chỉ ra những nội dung cơ bản của việc chăm lo phát

huy vai trò của Nhân dân, liên hệ với thực tiễn hiện nay và gợi mở các

phương hướng, giải pháp để thực hiện tốt trong hiện tại và tương lai.

Dù có số lượng không nhiều bằng các chủ đề khác, một số bài viết tiếp

cận vấn đề Nhân dân với tư cách là một bộ phận nội dung trong hệ thống tư

tưởng Hồ Chí Minh vẫn có chỗ đứng riêng. Các tác giả hệ thống tần suất xuất

hiện và những điểm chủ yếu về Nhân dân trong tư tưởng cũng như thực tiễn

hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh để đưa ra khẳng định vị trí, vai trò của

vấn đề này đối với toàn bộ tư tưởng. Nguyễn Đình Hòa trong bài viết "Độc

lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân - cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh"

[57] đã luận giải để khẳng định, đối với Hồ Chí Minh, độc lập cho dân tộc

luôn gắn liền với hạnh phúc cho Nhân dân. Độc lập dân tộc là mục tiêu hàng

đầu của cách mạng Việt Nam, là tiền đề quan trọng để đưa đất nước tiến tới

chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội không gì khác hơn là giải

phóng và phát triển con người, là hạnh phúc của Nhân dân. Đó không chỉ là

giá trị cốt lõi, hạt nhân xuyên suốt tư tưởng cách mạng và nhân văn của Hồ

Chí Minh, mà còn là định hướng chủ đạo mang tầm chiến lược, soi đường cho

Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo Nhân dân tiến hành công

cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ

nghĩa. Ở góc độ nghiên cứu tác phẩm Di chúc, tác giả Nguyễn Tất Giáp trong

"Trọng dân, thân dân – Tư tưởng nổi bật trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí

Minh" [50] đã trình bày những bổ sung, phát triển tư tưởng trọng dân, thân

dân trong triết lý truyền thống của dân tộc và văn hóa nhân loại của Hồ Chí

Minh để làm nên diện mạo mới, bản chất mới của quan niệm này trên ba khía

cạnh: (1) Khái niệm về "Dân" trong quan niệm của Hồ Chí Minh có sự khác

biệt với khái niệm "Dân" trong quan niệm của các nhà tư tưởng phong kiến và

tư sản ở phương Đông và phương Tây; (2) Chỉ rõ vai trò tích cực, chủ động

của người dân trong những hoạt động thực tiễn nhằm mang lại ấm no, hạnh

phúc cho chính họ; (3) Dựa vào dân, coi dân là gốc và lấy dân làm gốc hoàn

21

toàn không phải là một khẩu hiệu, một "nghệ thuật" chính trị, mà đó là một

chiến lược cách mạng xuyên suốt trong các thời kỳ, các giai đoạn lịch sử. Từ

đó, tác giả chứng minh: Trọng dân, thân dân là tư tưởng nổi bật trong Di chúc

của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở mọi thời đoạn cách mạng, Hồ Chí Minh luôn

khẳng định, đánh giá cao vai trò, sức mạnh của Nhân dân. Nhân dân chính là

một trong những động lực chủ yếu, là lực lượng có sức mạnh vô địch và là lực

lượng quyết định sự thành bại của cách mạng trong cả giai đoạn đấu tranh giải

phóng dân tộc, thống nhất nước nhà và giai đoạn xây dựng xã hội mới văn

minh, tốt đẹp. Hồ Chí Minh luôn quán triệt sâu sắc trong tư duy và hành động

bài học dân là gốc và lấy dân làm gốc.

Ở hầu hết các công trình nêu trên, liền với trình bày các nội dung liên

quan đến tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân là nêu bật ý nghĩa của

nội dung trình bày.Các nghiên cứu đều khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn

to lớn của các vấn đề về nhân dân trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh; luận

chứng những hạn chế, khuyết điểm trong quá trình cách mạng Việt Nam, tập

trung ở thời kỳ đổi mới có mối liên hệ chặt chẽ với việc trung thành và vận

dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, các quan điểm chính trị về Nhân dân

nói riêng; trên cơ sở đó đề ra các giải pháp, khuyến nghị. Có thể khẳng định,

nội dung tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân và ý nghĩa, vận dụng

các nội dung đó trong thời kỳ đổi mới là “cặp đôi” trong các nghiên cứu.

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ở trên cho

thấy việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh là hết sức

phong phú, nhiều góc độ, khía cạnh nội dung sâu sắc. Tuy nhiên, nghiên cứu

tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh, nhất là nghiên cứu tư tưởng chính trị Hồ Chí

Minh về Nhân dân chưa có những công trình độc lập, trình bày hệ thống, đặc

biệt là từ góc độ chuyên ngành Chính trị học. Từ thực trạng nghiên cứu trên,

nghiên cứu sinh nhận thấy cần tiếp tục nghiên cứu tư tưởng chính trị Hồ Chí

Minh về Nhân dân một cách hệ thống, cố gắng đi vào chiều sâu bản chất của

22

vấn đề. Căn cứ mục đích và nhiệm vụ của luận án đề ra, từ góc độ chuyên

ngành Chính trị học, luận án thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu để làm rõ

những vấn đề chủ yếu sau:

Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ quan niệm về Nhân dân, vị trí, vai trò của

Nhân dân theo tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh. Trong quan niệm về Nhân

dân, làm rõ sự tìm hiểu và chọn lọc của Hồ Chí Minh đối với các lý thuyết

quan niệm về nhân dân đã có, các góc độ tiếp cận quan niệm nhân dân khác

nhau của Hồ Chí Minh, nội hàm và ngoại diên, những biến đổi quan niệm về

nhân dân trong các thời điểm và hoàn cảnh khác nhau. Từ quan niệm về nhân

dân như thế dẫn đến các quan điểm về vị trí, vai trò của Nhân dân đối với sự

nghiệp cách mạng Việt Nam và nhiều quan điểm khác, cũng như những hoạt

động thực tiễn của Hồ Chí Minh trong lãnh đạo, thiết kế bộ máy nhà nước,

chế độ chính trị để đảm bảo vị trí, vai trò của Nhân dân. Làm rõ quan điểm

của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của Nhân dân theo hướng luận chứng nhân

dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Thứ hai, phân tích để làm rõ rằng trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh

về Nhân dân, con đường để Nhân dân Việt Nam thực hiện đúng vị trí, vai trò

của mình khi mà tình cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiến đã tước mất

chính là tiến hành sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh quan niệm về vị trí, vai

trò của Nhân dân như thế; nhận thấy trong bối cảnh đất nước đương thời vị

trí, vai trò của Nhân dân bị xâm phạm, tước đoạt nên xác định con đường

cách mạng nhằm giải phóng Nhân dân, đưa nhân dân lên địa vị là chủ và làm

chủ xã hội, làm chủ đất nước; sau đó, tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa

xã hội theo tôn chỉ của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Luận giải rõ

những vấn đề trên để cho thấy đây không chỉ là lý thuyết, mong muốn chính

trị mà còn là nội dung hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh.

Thứ ba, ý nghĩa của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân trong

công cuộc đổi mới nước ta hiện nay. Khẳng định giá trị, ý nghĩa của tư tưởng

chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân trong thời kỳ trước khởi xướng đổi mới

23

(12/1986), nhất là thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc (1930 – 1975). Chứng

minh những thành tựu đạt được trong 30 năm đổi mới vừa qua có nguyên

nhân quan trọng ở chỗ đã trung thành, vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng

chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân; ngược lại, những hạn chế, khuyết điểm

có nguyên nhân không nhỏ từ những thiếu sót, sai lầm trong nhận thức và vận

dụng tư tưởng này. Từ đó khẳng định công cuộc đổi mới phải đạt tới mục tiêu

và lý tưởng của nhân dân Việt Nam và chỉ thành công khi phát huy được toàn

bộ sức mạnh của nhân dân.

24

Tiểu kết Chương 1

Nghiên cứu “Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân và ý nghĩa

đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay”, Chương 1 của luận án đã tổng quan tình

hình nghiên cứu liên quan đến đề tài thông qua khảo sát, phân tích, nhận định

các công trình nghiên cứu (sách, bài viết trên tạp chí khoa học) trong và ngoài

nước theo hai nhóm: (1) Các công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng

chính trị Hồ Chí Minh; (2) Các công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng

chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân. Qua đó nhận thấy:

Một là, ở nước ngoài, tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh nói chung, tư

tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân nói riêng là đề tài hầu như chưa có

các công trình nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên biệt; phần lớn được

thể hiện qua các nhận định trong những công trình nghiên cứu tiểu sử, sự

nghiệp hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh.

Hai là, ở trong nước, nghiên cứu tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh đa số

đi vào các nội dung bộ phận và hầu hết liên quan đến Nhân dân, cho thấy

Nhân dân là phạm trù trung tâm, đóng vai trò rất quan trọng và bao trùm. Tuy

nhiên, Nhân dân mới chỉ được phản ánh gián tiếp, lồng ghép, tồn tại như một

phần trong tổng thể nội dung của nhiều công trình nghiên cứu có liên quan.

Kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan là nguồn tư liệu quý

báu giúp thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. Tuy nhiên, từ tổng

quan tình hình nghiên cứu cũng đặt ra những vấn đề luận án cần tiếp tục làm

rõ đó là: Quan niệm về Nhân dân; vị trí, vai trò và việc đảm bảo thực hiện vị

trí, vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam theo tư tưởng

chính trị Hồ Chí Minh; ý nghĩa của tư tưởng này đối với sự nghiệp đổi mới

hiện nay. Những vấn đề này cũng chính là nhiệm vụ nghiên cứu chính và

được làm rõ trong các chương tiếp theo của luận án.

25

Chương 2

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG SỰ NGHIỆP

CÁCH MẠNG VIỆT NAM THEO TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH

2.1. QUAN NIỆM VỀ NHÂN DÂN THEO TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ

MINH

2.1.1. Quan niệm chung về Nhân dân

"Nhân dân" là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội

nói chung, đời sống chính trị nói riêng. Tính phổ quát ấy tạo nên sự đa dạng

các tiếp cận của nhiều khoa học trong định nghĩa khái niệm mang tính chính

trị - xã hội này. Mặt khác, cần lưu ý trong nhiều trường hợp, thuật ngữ này

cũng được dùng thay thế bởi các thuật ngữ khác tương ứng, gần nghĩa.

Tư tưởng chính trị, cả ở phương Tây lẫn phương Đông, đều đề cập đến

"Nhân dân" như là khái niệm cơ bản. Từ rất sớm, khái niệm "Nhân dân" xuất

hiện phổ biến trong các thư tịch của nhiều trường phái lý thuyết Trung Hoa cổ

đại, nổi bật là Nho giáo. Điều đó cũng diễn ra ở phương Tây dưới thời Hy

Lạp, La Mã cổ đại. Nhìn chung, khái niệm "Nhân dân" ở thời kỳ này thường

được định nghĩa dưới lăng kính tư tưởng của giai cấp thống trị (chủ nô, phong

kiến) với những tiêu chuẩn xác định thành phần thuộc về nhân dân nặng tính

đẳng cấp.

Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, cụ thể ở Hy Lạp và La Mã, nhân dân

được xem là một tập hợp bao gồm trong đó thành phần chủ yếu là chủ nô,

tăng lữ, thương gia, trí thức và dân tự do. Người nô lệ chiếm đa số và là lực

lượng lao động chính của xã hội không được xem là thành phần trong nhân

dân. Quan niệm này chọn lọc những thành phần riêng biệt trong toàn thể xã

hội, không tùy thuộc vào số lượng hay vai trò đối với lao động sản xuất như

thế nào, mà dựa trên quan niệm đẳng cấp của giới cầm quyền, để đưa vào

thành phần cấu thành tập hợp người được gọi là nhân dân. Với quan niệm

này, nhân dân không phải là lực lượng chiếm số đông trong xã hội, càng

26

không phải là lực lượng lao động chính của xã hội. Đó là tập hợp những

người giữ địa vị thống trị (chủ nô) và những người được hưởng quyền lợi từ

quan niệm đẳng cấp của giai cấp thống trị đó (dân tự do).

Các triều đại phong kiến phương Đông, thể hiện tập trung ở Trung

Quốc, xem "Nhân dân" là một tập hợp người được xác định bởi địa vị bị trị

trong mối quan hệ với giai cấp phong kiến thống trị. Nói cách khác, nhân dân

là tập hợp những người trong xã hội mà đặc điểm lớn nhất là không nắm giữ

quyền lực chính trị, không làm việc trong bộ máy triều đình, không thừa

hưởng vị thế xã hội từ quan hệ huyết thống với người nắm giữ quyền lực

chính trị. Quan niệm này tiến bộ hơn so với thời chiếm hữu nô lệ ở chỗ đã xác

định được nhân dân với hai đặc điểm: chiếm số đông và là lực lượng lao động

sản xuất chính trong xã hội. Tuy nhiên, sự tương đồng phản tiến bộ giữa hai

quan niệm vẫn rõ nét ở chỗ lấy quan hệ đẳng cấp là tiêu chí chính để định

nghĩa, cũng như xem nhẹ vai trò của nhân dân.

Quan niệm về nhân dân của các học giả tư sản, từ thời Cận đại đến nay,

rất phong phú tùy theo tư duy, lập trường nghiên cứu, góc độ tiếp cận qua các

giai đoạn khác nhau. Tựu trung lại, chiếm số đông là sử dụng rộng rãi khái

niệm nhân dân thường với nghĩa chỉ chung cho toàn thể thành viên trong xã

hội giới hạn bởi chủ quyền quốc gia dân tộc – quốc dân – hay chỉ các thành

viên trong xã hội được giới hạn bởi quyền công dân do pháp luật quy định –

công dân. Trên cơ sở tư tưởng của Rousseau về phạm trù nhân dân, có quan

điểm cho rằng, nhân dân là toàn bộ cư dân của một nhà nước chịu ảnh hưởng

của chủ quyền quốc gia của nhà nước đó. Trong khi đó, học giả người Pháp

Marcel Prelot giới hạn phạm trù nhân dân ở phạm vi hẹp hơn khi cho rằng

nhân dân là một bộ phận dân cư của quốc gia hợp thành từ những cá nhân

được hiến pháp trao cho quyền bầu cử.

Các nhà tư tưởng Mác – Lênin tiếp cận phạm trù "Nhân dân" dưới góc

độ biện chứng lịch sử. "Nhân dân" không phải là phạm trù nhất thành bất biến

mà có cơ sở xã hội thay đổi tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội và tương quan

27

lực lượng trong cuộc đấu tranh giai cấp ở mỗi quốc gia. Mác – Ăngghen xem

nhân dân là cộng đồng xã hội nhất định mà các thành viên trong đó được gắn

kết với nhau bởi lợi ích chung. Đó là quần chúng đông đảo những người bị trị

so với thiểu số giai cấp thống trị. Theo nghĩa đó, Lênin cho rằng: "quần chúng

là toàn bộ những người lao động và những người bị tư bản bóc lột" [154,

tr.235]; "... quần chúng là đa số, và hơn nữa chẳng những chỉ là đa số công

nhân, mà là đa số tất cả những người bị bóc lột" [154, tr.38]. Cũng theo quan

điểm của Lênin, trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, ở điều kiện kinh tế - xã

hội nhất định, phạm trù nhân dân bao gồm các giai cấp, tầng lớp đóng vai trò

tiến bộ, cách mạng.

Quan niệm về nhân dân của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin

có những đặc điểm nổi bật sau:

Một là, trong khi chỉ ra nhân dân là cộng đồng người đông đảo của xã

hội, các nhà kinh điển Mác – Lênin không xem thành phần cấu thành cộng

đồng đó là một khối đồng nhất. Lênin nói: “Khi dùng danh từ nhân dân, Mác

không thông qua danh từ ấy xoá mờ tất cả sự khác biệt về giai cấp..." [153,

tr.159]. Cụ thể hơn, nhân dân là cộng đồng người có sự khác nhau về thành

phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp,... Nhân dân là khái niệm vừa

mang tính xã hội, vừa mang tính giai cấp; là khái niệm có ý nghĩa chính trị,

nói về một xã hội đã phân chia thành giai cấp, thành các tập đoàn người có

địa vị và lợi ích khác nhau. Mặc dù khẳng định có sự khác biệt dẫn đến nhân

dân không phải là khối đồng nhất nhưng các nhà kinh điển Mác – Lênin

không vì thế mà xem nhẹ tính thống nhất. Đó là cộng đồng có sự khác biệt

nhưng được gắn kết thống nhất bởi nhiều yếu tố.

Hai là, yếu tố chủ yếu gắn kết các thành phần để tạo nên cộng đồng

nhân dân là sự tương đồng địa vị xã hội – bị trị - trong mối quan hệ với giai

cấp thống trị. Ở nhiều quan niệm, Mác, Ăngghen, Lênin xác định trên nghĩa

chung nhất nhân dân là tất cả những người bị thống trị, bị bóc lột. Hoàn cảnh

đó dẫn đến sự gần gũi về lợi ích chung. Như thế vẫn chưa đủ bởi trong đông

28

đảo những người bị bóc lột, không phải ai cũng nằm trong thành phần nhân

dân. Nhân dân chỉ bao gồm tất cả những người bị bóc lột đóng vai trò tiến bộ,

cách mạng. Những ai trong số đông người bị bóc lột thể hiện vai trò phản

động, phản cách mạng, đi ngược lại lợi ích chung tiến bộ của đông đảo người

trong xã hội thì không được xem là nhân dân. Như vậy, yếu tố tiến bộ, cách

mạng cũng được các nhà kinh điển Mác – Lênin xem trọng khi quan niệm về

nhân dân.

Ba là, nhân dân vừa được quan niệm trên bình diện chung bao gồm tất

cả các thành phần trong xã hội bị bóc lột, đóng vai trò tiến bộ, cách mạng,

đồng thời không ít lần, các nhà kinh điển Mác – Lênin cũng xác định nhân

dân trong phạm vi hẹp hơn – phạm vi nòng cốt – chỉ gồm những người lao

động, hẹp hơn nữa là những người lao động đông đảo nhất, đóng vai trò quan

trọng nhất thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Với Mác – Ăngghen, đó là công nhân,

nông dân. Lênin thì bổ sung thêm vào đó binh lính. Mao Trạch Đông trong

"Bàn về chuyên chính dân chủ nhân dân", khi giải thích chuyên chính dân chủ

nhân dân là sự kết hợp “mặt dân chủ đối với nội bộ nhân dân và mặt chuyên

chính đối với bọn phản động”, cho thấy "khái niệm nhân dân đã được nói rõ

là đại bộ phận công dân đối lập với một thiểu số “bọn phản động”; quyền lợi

và địa vị của hai bộ phận này quyết định bởi địa vị giai cấp của họ" [53].

Trong Từ điển Triết học (1986), các học giả Liên Xô tiếp cận khái niệm

nhân dân theo hai nghĩa. Thông thường, nhân dân đồng nghĩa với dân cư của

một quốc gia, tức toàn bộ những người thực hiện hoạt động sinh sống của

mình trong phạm vi những cộng đồng xã hội nhất định. Tuy nhiên, chỉ trong

xã hội xã hội chủ nghĩa, khái niệm "nhân dân" mới bao quát toàn bộ dân cư,

tất cả các nhóm xã hội của nó. Điều này cũng dễ hiểu, bởi dưới các chế độ

bóc lột giai cấp, dân cư bao gồm trong đó cả giai cấp, tầng lớp thống trị - bộ

phận không thể nằm trong thành phần nhân dân. “Nhân dân... với nghĩa khoa

học chặt chẽ: cộng đồng người thay đổi trong lịch sử, bao gồm một bộ phận,

những tầng lớp, những giai cấp của dân cư mà theo địa vị khách quan của

29

mình, có khả năng cùng nhau tham gia giải quyết những nhiệm vụ phát triển

tiến bộ của một nước nhất định trong một thời kỳ nhất định” [157, tr.401].

Theo Lênin, khi dùng danh từ "nhân dân", Mác đã gộp vào danh từ ấy những

thành phần nhất định, có khả năng làm cách mạng đến cùng. Nhân dân bao

gồm những người sản xuất trực tiếp – những người lao động, các nhóm dân

cư không bóc lột – với tư cách là những thành phần chủ yếu của mình, tuy

nhiên, không phải lúc nào nhân dân cũng có thể được quy vào những giai cấp

và tầng lớp đó. Trong tiến trình phát triển xã hội, khi tiến hành những cải cách

cách mạng nhất định, bản thân những nhiệm vụ khách quan cũng biến đổi,

bản thân nội dung của cách mạng cũng thay đổi, cho nên cả thành phần xã hội

của các tầng lớp tạo nên nhân dân trong giai đoạn đó cũng không thể không

thay đổi. Tính tiến bộ, cách mạng – tiêu chí quan trọng để xác định thành

phần nhân dân – không phải là bất biến ở mỗi người, mỗi bộ phận người, mỗi

giai cấp, tầng lớp. Trước đó tiến bộ nhưng một khi trở nên phản động thì bị

loại trừ khỏi thành phần nhân dân; trái lại, từ phản động trải qua quá trình cải

biến sâu sắc, triệt để, trở thành lực lượng tiến bộ, có chung lợi ích với đông

đảo bộ phận khác trong xã hội thì được đưa vào thành phần nhân dân.

Ở Việt Nam, "nhân dân" từ lâu đã được đề cập trong tư tưởng chính trị

truyền thống. Các triều đại phong kiến, các nhà tư tưởng, nhà chính trị lớn

đều đề cập xem Nhân dân là bộ phận đông đảo của xã hội đặt dưới sự trị vì

của vương triều. Tính đẳng cấp trong xác định thành phần thuộc Nhân dân

của các triều đại phong kiến Việt Nam không nặng nề như phong kiến Trung

Quốc. Các nhà tư tưởng phong kiến Việt Nam quan niệm về dân có tiến bộ

hơn, họ đã phần nào nhìn ra sức mạnh, sự sáng tạo của dân. Trong tư tưởng

của Nguyễn Trãi, Nhân dân là số đông, là cơ sở của xã hội, là lực lượng có

vai trò quyết định đến việc ủng hộ hay phế truất một triều đại, một ông vua; là

người dân lao động - những người chịu nhiều đau khổ và bị áp bức bóc lột

nhiều nhất không chỉ khi có nạn ngoại xâm mà thậm chí cả khi đất nước yên

bình.

30

Hiện nay, "Nhân dân" được quan niệm dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở

Trung Quốc, quan niệm chính thống xác định nhân dân là quần chúng nhân

dân đông đảo nhất của Trung Quốc, bao gồm tất cả nhân dân các giai tầng

trong xã hội, lấy những người lao động như công nhân, nông dân, phần tử trí

thức… làm chủ thể. Thành phần trong nhân dân có thể thay đổi, được bổ sung

nhưng thành phần đóng vai trò chủ thể thì ổn định [73, tr.5].

Ở nước ta, xét trên phương diện ngôn ngữ học, Đại từ điển Tiếng Việt

do Nguyễn Như Ý chủ biên khái niệm Nhân dân là "bộ phận gồm đông đảo

những người thuộc nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, chủ yếu là

những người lao động, phân biệt với bộ phận khác là giai cấp và tầng lớp

thống trị xã hội" [160, tr.1238]. Quan niệm này kế thừa cách tiếp cận Nhân

dân theo địa vị bị trị trong mối tương quan đối lập với bộ phận thống trị xã

hội đã được sử dụng nhiều từ lâu. Tuy nhiên, trong điều kiện quá độ lên chủ

nghĩa hội ở Việt Nam, với mục tiêu, lý tưởng xây dựng xã hội dân chủ, công

bằng, với quan điểm cán bộ, đảng viên là người đầy tớ của Nhân dân, thì việc

xác định Nhân dân như trên cần phải bổ sung, điều chỉnh. Hơn nữa, ngay cả

những người làm việc trong cơ quan công quyền - cán bộ, công chức, viên

chức,... – thì không phải lúc nào họ cũng tồn tại với tư cách và vị thế đó để

phân biệt với những người lao động bình thường không thuộc bộ máy công

quyền. Khi không thực thi công vụ, sinh hoạt đời thường thì họ cũng tồn tại

với tư cách công dân, một thành phần trong Nhân dân.

Một số nghiên cứu tiếp cận khái niệm Nhân dân từ các tiêu chí khác

nhau:

+ Lấy tiêu chí mẫu số chung về địa bàn sống, nghề nghiệp, có người

xem "nhân dân là một thể thống nhất bao gồm tất cả các dân tộc, giai cấp,

tầng lớp cùng sinh sống, lao động trên lãnh thổ Việt Nam" [128, tr.17]. Theo

quan niệm này, Nhân dân đồng nhất với dân cư. Đây là quan niệm chung nhất

về Nhân dân nên chưa phản ánh hết nội hàm khái niệm này. Đơn cử, công dân

31

nước ngoài vì nhiều lý do đến công tác, sinh sống tạm trú trên lãnh thổ Việt

Nam không thể xem là thành phần trong Nhân dân Việt Nam được.

+ Căn cứ vào sự thống nhất về văn hóa và lịch sử, có quan niệm cho

rằng nhân dân là cộng đồng người gắn kết với nhau bởi nền văn hóa và lịch sử

chung. Văn hóa và lịch sử đề cập ở đây thuộc phạm vi quốc gia. Nói cách

khác, nhân dân một nước là cộng đồng người gắn kết với nhau bởi nền văn

hóa và lịch sử của nước ấy. Quan niệm bao gồm trong nhân dân các thành

phần phản động, có mục tiêu và lợi ích sống đối nghịch với số đông còn lại.

Nếu vậy thì dù có chung một nền văn hóa và lịch sử cũng không thể gắn kết

thành một thể thống nhất hợp thành nhân dân được.

+ Lấy tiêu chí là sự thống nhất ý chí, mục tiêu thúc đẩy tiến bộ xã hội,

có nghiên cứu cho rằng "Nhân dân là khái niệm chỉ giai cấp, tầng lớp, tập

đoàn xã hội chiếm số đông, thuận theo sự phát triển của lịch sử và thúc đẩy

lịch sử tiến lên"; "Khái niệm “nhân dân” dùng để chỉ một cộng đồng của mọi

cá nhân trong xã hội tuy có sự khác nhau về thành phần xã hội như dân tộc,

sắc tộc, hoạt động chính trị - xã hội, quan điểm tư tưởng, tôn giáo, giới tính,

nghề nghiệp... nhưng thống nhất lại, vượt lên trên sự khác biệt xã hội để có và

thực hiện một ý chí, một định hướng, một mục tiêu phát triển cộng đồng, đất

nước" [162]. Quan niệm này có sự kế thừa quan niệm của Lênin về nhân dân.

Từ các khái niệm nhân dân nêu trên có thể nhận thấy những đặc trưng

nổi bật sau của phạm trù này:

Trước hết, nhân dân là toàn thể cộng đồng người (nghĩa rộng, hiểu

thông thường) hoặc cộng đồng người chiếm đa số trong xã hội (nghĩa hẹp,

cách hiểu khoa học chặt chẽ).

Thứ hai, nhân dân là cộng đồng người được gắn kết chặt chẽ thành thể

thống nhất bởi mẫu số chung. Mẫu số chung này khác nhau trong nhiều quan

niệm.

32

Thứ ba, nhân dân là phạm trù chính trị - xã hội có tính lịch sử, vừa

mang tính cộng đồng xã hội vừa mang tính giai cấp. Thành phần trong nhân

dân có sự thay đổi và luôn khác biệt về giai cấp, tầng lớp.

Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập đến này luôn tồn tại trong

mối quan hệ máu thịt với Nhân dân Việt Nam. Tư tưởng thể hiện xuyên suốt

qua nhiều văn kiện của Đảng là: "Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn

giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng

của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và

người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù

sống trong nước hay ở nước ngoài" [41, tr.45]. Như vậy, Nhân dân là toàn thể

dân tộc, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, vị thế xã hội, dân tộc, tín ngưỡng,

tôn giáo… cùng tham gia sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh

đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phạm trù "nhân dân" không chỉ gồm cộng

đồng dân cư trên lãnh thổ Việt Nam mà còn gồm cả những người Việt Nam

sinh sống ở nước ngoài. Trong sự đồng thuận, thống nhất, đoàn kết toàn dân,

lực lượng nền tảng, nòng cốt là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng

lớp trí thức. Quan niệm về dân của chúng ta hiện nay có thể được xem như là

một bước nhảy vọt, một sự biến đổi về chất so với truyền thống lịch sử, là sự

phù hợp thực tế, khách quan với yêu cầu phát triển của xã hội Việt Nam hiện

đại.

2.1.2. Cơ sở hình thành và nội dung quan niệm về Nhân dân trong

tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng chính trị Hồ Chí

Minh nói riêng, Nhân dân đứng ở vị trí trung tâm thể hiện qua tần suất rất lớn

các quan điểm đề cập đến trong di sản bài viết, bài nói. Trong đó, quan niệm

về Nhân dân là sự khởi đầu, điểm xuất phát cho hệ thống quan điểm chính trị

toàn diện và sâu sắc về Nhân dân của Người.

33

2.1.2.1. Cơ sở hình thành quan niệm về Nhân dân trong tư tưởng

chính trị Hồ Chí Minh

Quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhân dân là kết quả của sự vận dụng

và phát triển sáng tạo quan niệm về nhân dân của các nhà tư tưởng Mác –

Lênin và nhiều quan niệm thuộc các trường phái tư tưởng khác, kế thừa và

phát huy tư tưởng chính trị truyền thống của dân tộc vào điều kiện cụ thể

đương thời của Việt Nam. Do vậy, Nhân dân trong quan niệm của Người vừa

có điểm nhất quán, vừa có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh,

điều kiện cụ thể.

Quan niệm về Nhân dân trong dòng chảy tư tưởng, văn hóa truyền

thống Việt Nam là yếu tố đến với Hồ Chí Minh sớm nhất, đặt cơ sở đầu tiên

và tạo dựng nền tảng cho việc tiếp thu các quan niệm khác sau này. Mạn đàm

của phụ thân với các nhà yêu nước đề cập nhiều đến tình cảnh nhân dân Việt

Nam đương thời đã bước đầu hình thành trong nhận thức của Hồ Chí Minh

rằng Nhân dân là những người bị áp bức, bóc lột trong mối quan hệ với giai

cấp phong kiến thống trị và thế lực ngoại xâm. Nhân dân là đối tượng mà

những người có trách nhiệm với đất nước phải nghĩ đến, chăm lo, dẫn dắt. Họ

chiếm số đông trong xã hội, lao động bình thường và là những người yếu thế.

Các quan niệm về Nhân dân trong dòng chảy tư tưởng, văn hóa truyền thống

dân tộc tiếp tục “thẩm thấu” vào Hồ Chí Minh trong quá trình Người theo phụ

thân rời quê hương đến sống và trải nghiệm hiện thực ở nhiều nơi. Tuy nhiên,

quan niệm truyền thống nghiêng về tạo dựng hình ảnh Nhân dân là những

người cần được giúp đỡ, chăn dắt hơn là những người có khả năng “tự mình

giúp mình”. Mặc dù đánh giá rất cao vai trò của Nhân dân nhưng trong thực tế

thì quan niệm truyền thống vẫn cho rằng Nhân dân không thể tự thực hiện

được các hành vi làm chủ xã hội; đó là công việc của vua quan trong cương vị

phụ mẫu chăn dân. Nhận thức này dẫn đến dù tiến bộ thế nào đi nữa thì hầu

hết các quan niệm truyền thống về Nhân dân đều dẫn đến việc đặt nhân dân

trong vị trí người bị trị, thụ động; đều dẫn đến việc bảo vệ vương quyền.

34

Dù chưa rõ ràng nhưng có lẽ Hồ Chí Minh không hoàn toàn đồng tình

với quan niệm nêu trên và chắc chắn manh nha những suy nghĩ khác. Điều đó

dần được thể hiện rõ trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước. Đến nhiều nơi,

nhất là các nước Anh, Pháp, Mỹ, Hồ Chí Minh nghiên cứu các lý thuyết chính

trị và khảo nghiệm thực tiễn đời sống. Hồ Chí Minh sớm phát hiện điểm

giống cũng như khác của nhân dân ở các nước này so với nhân dân trong

nước. Tình cảnh cùng bị áp bức, bóc lột là điểm chung nhưng dù là vậy thì

nhân dân các nước tư bản phương Tây mà Hồ Chí Minh đến vẫn có vị trí tốt

hơn khi được tham gia bầu cử tổ chức nên bộ máy chính quyền và những

quyền tự do, bình đẳng khác mà luật pháp quy định. Dân chủ, dân quyền dù

chưa thật sự triệt để trong thực tế nhưng ít nhiều đã được khẳng định trong

hiến pháp và các đạo luật. Một hình ảnh đơn giản nhưng tác động rất lớn đến

nhận thức của Hồ Chí Minh đó là việc người bình dân ở Pháp có thể ngồi

chung quán ăn và được phục vụ giống như những người làm việc và có chức

vụ trong bộ máy chính quyền. Điều đó hoàn toàn khác với hình ảnh “kẻ trên”

(vua, quan) - “bề dưới” (dân) như ở trong nước. Đến đây, nhận thức của Hồ

Chí Minh đã có sự thay đổi. Nhân dân bình đẳng với giai cấp cầm quyền

trước pháp luật hơn so với trong nước, đặc biệt là sự tham gia chính trị của

nhân dân mang tính hiện thực hơn. Tuy nhiên, sống cùng với nhân dân lao

động các nước, Hồ Chí Minh nhận thấy dù có được tự do, bình đẳng nhưng

trong thực tế nhân dân vẫn bị đặt trong mối quan hệ với giai cấp cầm quyền

trong tư thế “bên dưới”. Quyền của nhân dân vẫn còn có sự khác nhau tùy

thuộc vào tài sản, xuất thân.

Nhân dân là lực lượng chủ thể của quyền lực chính trị, xã hội và đất

nước là rõ ràng. Vấn đề còn lại ở chỗ nhân dân sẽ là lực lượng thực hiện vị

thế đó như thế nào. Nhìn vào tính chất, mức độ và những thành phần tham gia

thực hiện hành vi làm chủ ở những nơi khác nhau sẽ cho thấy những quan

niệm khác nhau về dân. Trong quan niệm về dân truyền thống đã tiếp nhận

trước đó, Hồ Chí Minh xác lập nhận thức một cách bền vững vị thế dân là

35

chủ, ý dân là ý trời – một vị thế rất cao – nhưng không hài lòng với sự thể

hiện gần như hoàn toàn trái ngược trong thực tiễn. Con đường để hiện thực

hóa quan niệm ấy hầu như chưa có. Với lý thuyết và hiện thực dân chủ tư sản

phương Tây, Hồ Chí Minh nhận thấy tiến bộ hơn ở chỗ nhân dân là công dân

chứ không phải thần dân, tức là họ có quyền lợi và trách nhiệm được pháp

luật quy định rõ ràng, đồng thời các quy định đó được hiện thực hóa bằng

hành vi, cơ chế cụ thể chứ không phải dừng lại trên lời nói. Như vậy, yếu tố

chủ yếu của lý thuyết và hiện thực ở phương Tây mà Hồ Chí Minh bổ sung

vào nhận thức là nhân dân phải được và có khả năng trực tiếp tham gia đời

sống chính trị - xã hội trong cương vị là chủ. Tuy nhiên, điều đó lại không

công bằng giữa các giai tầng, bộ phận xã hội khác nhau về xuất thân và tài

sản. Ở phương Tây, càng nhìn xuống số đông người giảm dần về tài sản thì

càng có nhiều những hoài nghi, do dự về khả năng làm chủ dẫn đến những

thiết kế luật pháp và bộ máy nhà nước có sự khác nhau trong thực hiện quyền

là chủ giữa các thành phần xã hội. Hồ Chí Minh không chấp nhận điều này và

do vậy không dừng lại ở lý thuyết, hiện thực dân chủ tư sản phương Tây. Tiếp

tục tìm kiếm một lý thuyết và hiện thực phản ánh quan niệm về dân triệt để

hơn là điều Hồ Chí Minh tiếp tục.

Hồ Chí Minh đã nghiên cứu các tác phẩm của chủ nghĩa Mác trong quá

trình tìm hiểu lý thuyết tư sản. Hoạt động này được đẩy mạnh sau khi Hồ Chí

Minh chọn con đường cứu nước theo quỹ đạo cách mạng vô sản, trở thành

người cộng sản. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về quần chúng nhân

dân được Hồ Chí Minh tiếp thu, đó là: (1) Nhân dân là người sáng tạo ra mọi

của cải vật chất và những giá trị tinh thần - nhân tố quyết định sự tồn tại và

phát triển của xã hội; (2) Nhân dân là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách

mạng xã hội. Các quan điểm này được thực chứng bằng hiện thực Liên Xô

mà Hồ Chí Minh trực tiếp thấy. Tiếp thu lý thuyết và hiện thực dân chủ xã hội

chủ nghĩa, Hồ Chí Minh hiểu nhân dân một cách đầy đủ hơn. Ngoài quan

niệm đề cao vai trò của nhân dân tương đồng với các lý thuyết khác thì chủ

36

nghĩa Mác – Lênin bổ sung thêm vào nhận thức của Hồ Chí Minh rằng nhân

dân là chủ thể, lực lượng, mục tiêu của sự nghiệp cách mạng – con đường

giành lấy và hiện thực hóa vị thế là chủ của nhân dân. Sau này, vận dụng vào

điều kiện cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh nhấn mạnh cả tính giai cấp và

tính dân tộc trong quan niệm về nhân dân. Hồ Chí Minh dần hoàn chỉnh quan

niệm về nhân dân trong quá trình thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

2.1.2.2. Nội dung quan niệm về Nhân dân trong tư tưởng chính trị

Hồ Chí Minh

Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh đề cập đến Nhân dân chủ yếu là Nhân

dân Việt Nam. Trong một số trường hợp, khi bàn đến các vấn đề chính trị khu

vực và quốc tế, khi tham gia xây dựng khối đoàn kết quốc tế, tranh thủ khai

thác sức mạnh thời đại cho cuộc đấu tranh trong nước, Hồ Chí Minh đề cập

đến nhân dân các nước, khu vực, thế giới, nhưng không trực tiếp nêu khái

niệm. Nhân dân Việt Nam trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh vừa có đặc

điểm chung giống với nhiều quan niệm đã được Hồ Chí Minh kế thừa vận

dụng, vừa mang sắc thái riêng phản ánh điều kiện cụ thể của Việt Nam.

* Quan niệm từ góc độ tiếp cận thành phần trong Nhân dân

Hồ Chí Minh hay gọi Nhân dân một cách ngắn gọn là dân theo cách nói

thông thường, quen thuộc. Cũng giống như nhiều quan niệm khác, Hồ Chí

Minh xem Nhân dân là tập hợp gắn kết đa số người khác nhau về dân tộc, tôn

giáo, giới tính, giai tầng, địa vị,... trong xã hội nhưng thống nhất thành một

cộng đồng chung. Đó là toàn dân, toàn dân tộc Việt Nam, bao gồm mọi người

thuộc các dân tộc đa số và thiểu số, sống ở trong nước hay ở nước ngoài,

không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, tôn giáo. Tuy nhiên, dân

không phải là một khối đồng nhất, mà là cộng đồng gồm nhiều dân tộc, giai

cấp, tầng lớp, có sự thống nhất và khác biệt về lợi ích, có thái độ và vai trò

khác nhau đối với sự phát triển của xã hội. Trong điều kiện nước Việt Nam

nông nghiệp, thuộc địa, nói đến dân chủ yếu là nói tới Nhân dân lao động

gồm công nhân, nông dân, trí thức, là lực lượng trực tiếp sản xuất, có tiềm lực

37

vật chất và tinh thần to lớn nhất. Họ là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn

dân tộc. Hồ Chí Minh viết: Dân là mọi người dân Việt Nam; là mọi con dân

nước Việt; là mỗi người con Rồng cháu Tiên, không phân biệt già, trẻ, gái,

trai, giàu, nghèo, quý, tiện, trong đó công nông chiếm tuyệt đại đa số.

Do quan niệm như trên, trong nhiều trường hợp, Hồ Chí Minh gọi Nhân

dân là quần chúng, quốc dân, đồng bào. Quan niệm này bao hàm trong đó các

tiêu chí văn hóa, lịch sử, lãnh thổ cư trú. Nhân dân Việt Nam là cộng đồng

mọi người dân, không phải tất cả, mà phải là người Việt Nam chung gốc tích,

lịch sử, văn hóa. Người nước ngoài đến tạm trú, khác biệt về gốc tích, lịch sử,

văn hóa, thì không nằm trong thành phần Nhân dân Việt Nam. Hồ Chí Minh

cũng không cứng nhắc khi lấy tiêu chí lãnh thổ cư trú để xác định thành phần

Nhân dân. Cần lưu ý cách Hồ Chí Minh nói: Dân là mọi người dân Việt Nam;

là mọi con dân nước Việt; là mỗi người con Rồng cháu Tiên... . "người dân

Việt Nam" muốn nói ở đây là tất cả mọi người Việt Nam đang sinh sống trên

lãnh thổ Việt Nam. Hồ Chí Minh đặt ở vị trí đầu tiên trong quan niệm nêu

trên tiêu chí về lãnh thổ cư trú để nhấn mạnh. Ở điểm này, Hồ Chí Minh

tương đồng với nhiều quan niệm hiện nay khi lấy chủ quyền quốc gia làm một

trong những tiêu chí để xác định thành phần nhân dân. Tuy nhiên, biên độ

Nhân dân của Hồ Chí Minh không dừng lại ở phạm vi lãnh thổ cư trú – lãnh

thổ quốc gia – mà mở rộng ra ở phạm vi văn hóa. Hồ Chí Minh nhận thấy,

Nhân dân Việt Nam nếu chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam sẽ bỏ

mất lực lượng người Việt Nam đang sinh sống, định cư ở nước ngoài. Cách

mạng Việt Nam nói chung, cuộc đấu tranh chính trị - xã hội với đế quốc thực

dân và tay sai phản động, công cuộc xây dựng chế độ chính trị của dân, do

dân, vì dân định hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng chỉ có thể thành công khi

xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó là trách nhiệm chung nên không

thể để kiều bào đứng ngoài. "mọi con dân nước Việt", "mỗi người con Rồng

cháu Tiên" trong quan niệm về Nhân dân của Hồ Chí Minh chỉ cả người Việt

Nam ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Kết hợp tiêu chí lãnh thổ

38

cư trú và văn hóa, lịch sử giúp cho quan niệm về Nhân dân của Hồ Chí Minh

phản ánh đầy đủ thành phần trong Nhân dân, vừa có trọng tâm là mọi người

Việt Nam sinh sống trong nước, vừa bao quát khi có cả người Việt Nam định

cư ở nước ngoài. Đây là quan niệm về Nhân dân theo nghĩa rộng.

Từ cách tiếp cận hẹp hơn, Hồ Chí Minh phân biệt sự khác nhau giữa

quốc dân và Nhân dân. Quốc dân là tất cả mọi người Việt Nam chung gốc

tích, văn hóa, lịch sử, không phân biệt trong đó tính chất tiến bộ hay phản

động. Nhân dân cũng là tập hợp tất cả người Việt Nam thuộc các giai cấp,

tầng lớp xã hội khác nhau, chủ yếu là những người lao động, nhưng không

bao hàm những kẻ tay sai, bán nước, phản động, xâm hại lại lợi ích quốc gia,

dân tộc. Hồ Chí Minh viết: “Nhân dân và quốc dân khác nhau.

Nhân dân là bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và

những phần tử khác yêu nước. Đó là nền tảng của quốc dân.

Những bọn phản động chưa đến nỗi bị xử tử, vẫn là quốc dân. Nhưng

chúng không được ở trong địa vị nhân dân, không được hưởng quyền lợi như

nhân dân. Chúng không có quyền tuyển cử, ứng cử; không có quyền tổ chức

tuyên truyền, v.v.. Song chúng cần phải làm tròn nghĩa vụ, như phục tùng trật

tự, tuân theo pháp luật của nhân dân” [85, tr. 264].

Xác định quyền lực chính trị thuộc về Nhân dân cũng có nghĩa là phải

sử dụng quyền lực đó để chuyên chính với kẻ thù của Nhân dân. Hồ Chí Minh

viết: "Dưới chế độ dân chủ nhân dân, chuyên chính là đại đa số nhân dân

chuyên chính với thiểu số phản động chống lại lợi ích của nhân dân, chống

lại chế độ dân chủ của nhân dân" [87, tr. 457]. Phản động ở đây được hiểu là

những kẻ chống lại Nhân dân lao động, "kẻ phá hoại", chống lại lợi ích của

Nhân dân. Lý giải về điều này, Hồ Chí Minh dẫn chứng: Bảo Đại khi trao ấn

kiếm thoái vị, trở thành công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,

tham gia Chính phủ của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân thì ông ta được

xếp vào Nhân dân Việt Nam. Khi quay đầu chống phá cách mạng, chống phá

chính quyền của Nhân dân, phản bội lại lợi ích của dân tộc, của Nhân dân, trở

39

nên phản động, thì ông ta bị tước bỏ tư cách công dân, loại ra khỏi Nhân dân

nhưng vẫn là người Việt con rồng cháu tiên nên nằm trong quốc dân.

Hồ Chí Minh xem Nhân dân "là nền tảng của quốc dân". Trong quốc

dân, "Nhân dân là bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và

những phần tử yêu nước". Lênin lấy vai trò tiến bộ, cách mạng thúc đẩy xã

hội phát triển để xác định Nhân dân. Hồ Chí Minh lấy "yêu nước" làm tiêu chí

để xác định các thành phần trong quốc dân gắn kết thành khối thống nhất với

tên chung "Nhân dân". Trong điều kiện nước Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu

đang bị ngoại xâm thống trị thì hành động tiến bộ nhất là hành động yêu nước

– mẫu số giá trị bao trùm nhất, cao nhất trong bảng giá trị tinh thần truyền

thống của dân tộc. Tuy nhiên, "yêu nước" được Hồ Chí Minh nhắc đến ở đây

không chung chung, trừu tượng, mà biểu hiện qua nhận thức và hành động

mang tính chính trị - xã hội rõ nét. Đó là đấu tranh lật đổ chế độ thống trị của

ngoại xâm và tay sai, làm cho "nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được

hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành"

[81, tr. 187]. Đó là trung thành, đoàn kết thống nhất thực hiện đường lối chính

trị của Đảng Cộng sản Việt Nam - tổ chức chính trị được đại đa số thành

phần trong quốc dân tin cậy, trao cho quyền lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo

chính quyền; hiệp đồng dựng lên, chung sức bảo vệ, củng cố và phát triển nhà

nước của dân, do dân, vì dân. Tóm lại, yêu nước gắn chặt với yêu chế độ

chính trị được thiết lập bởi cuộc đấu tranh cách mạng của đại đa số thành

phần trong xã hội, lấy phục vụ lợi ích của số đông đó làm mục tiêu tồn tại và

hoạt động.

Trong quan niệm nêu trên, Hồ Chí Minh nhìn Nhân dân theo nghĩa

hẹp. Nhân dân không đồng nhất với dân cư, quốc dân. Nhân dân là khối đông

đảo người yêu nước thuộc các giai cấp và tầng lớp lao động không bóc lột

trong dân cư, trong quốc dân, trực tiếp sản xuất ra của cải cho xã hội, có khả

năng tham gia giải quyết những nhiệm vụ phát triển tiến bộ xã hội; tức là

phần lớn chứ không phải toàn bộ. Quan niệm này của Hồ Chí Minh cũng cho

40

thấy, khái niệm Nhân dân mang màu sắc và ý nghĩa chính trị khá rõ rệt, phần

nào phản ánh mối quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội. Nhân dân trong tư

tưởng Hồ Chí Minh là một phạm trù rộng, mang tính cộng đồng dân tộc mà

vẫn bao hàm và thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc.

Điểm nổi bật dễ nhận thấy là có hai kiểu phân chia thành phần Nhân

dân trong quan niệm của Hồ Chí Minh:

Thứ nhất, căn cứ theo giai tầng, tôn giáo, tầng lớp, độ tuổi, giới tính,

nghề nghiệp, dân tộc, Hồ Chí Minh xem Nhân dân là tập hợp thống nhất của

"bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và những phần tử khác

yêu nước" [85, tr. 264]; cộng đồng người không phân biệt "già, trẻ, gái, trai,

giàu, nghèo, quý, tiện". Trong đó, Hồ Chí Minh khẳng định liên minh công

nhân - nông dân - trí thức là cốt lõi, nền tảng. Biên độ Nhân dân ở đây rộng

hơn Phan Bội Châu khi nhà yêu nước theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản này đưa

ra quan điểm tập hợp lực lượng gồm: 1. Phú hào; 2. Quý tộc; 3. Sĩ phu; 4.

Lính tập; 5. Tín đồ đạo Thiên chúa; 6. Du đồ hội đảng; 7. Nhi nữ anh sĩ; 8.

Thông ngôn; 9. Ký lục; 10. Bồi bếp. Tập hợp này không phải là số đông trong

xã hội, không phản ánh hết thành phần trong nhân dân, nhất là thành phần cốt

lõi. Đến cuối đời, Phan Bội Châu cũng đã nhìn thấy lực lượng cơ bản nhất

trong xã hội là công nhân và nông dân, nhưng lực bất tòng tâm, lực đã tàn,

sức đã kiệt.

Thứ hai, căn cứ theo hệ giá trị tinh thần, vào vai trò tiến bộ xã hội, theo

Hồ Chí Minh, về đại thể dân gồm ba tập hợp con người: "Bất kỳ nơi nào có

quần chúng, thì nhất định có ba hạng người: hạng hăng hái, hạng vừa vừa, và

hạng kém. Mà trong ba hạng đó, hạng vừa vừa, hạng ở giữa, nhiều hơn hết,

hạng hăng hái và hạng kém đều ít hơn" [82, tr. 329]. Plato và nhiều chính trị

gia khác chia xã hội thành ba lớp người giàu, nghèo và trung lưu và phê bình

thói xấu, cái bệnh của người giàu là khinh người nghèo; phê bình thói xấu, cái

bệnh của người nghèo là ghen ghét người có của. Plato chỉ phê bình cái giàu

và cái nghèo về vật chất, chưa chú trọng yếu tố tinh thần. Hồ Chí Minh bàn

41

tới Nhân dân không đề cập nhiều tới mối quan hệ vật chất mà rất chú trọng tới

đặc điểm tinh thần. Hăng hái, vừa vừa hay kém, nói đến ở đây là tinh thần đối

với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ chính trị mới của toàn

dân tộc. Trong ba hạng đó, không bao giờ có thành phần phản động.

* Quan niệm từ góc độ tiếp cận vị trí, vai trò của Nhân dân trong

các mối quan hệ

Trong nhiều hoàn cảnh cụ thể, Hồ Chí Minh quan niệm về Nhân dân

một cách ngắn gọn, phản ánh những đặc trưng chung nhất. Hồ Chí Minh quan

niệm về Nhân dân trong mối quan hệ với quyền lực chính trị, tập trung là với

quyền lực nhà nước. Đây là cách tiếp cận quan niệm Nhân dân đi vào nội

hàm, trả lời cho câu hỏi Nhân dân có gì (vị trí, vai trò), khác với cách tiếp cận

ngoại diên nêu trên trả lời cho câu hỏi Nhân dân gồm những ai. Ở cách tiếp

cận này, vị trí, vai trò của Nhân dân được lấy làm tiêu chí để quan niệm. Với

logic ấy, đặt trong mối quan hệ với chế độ chính trị, sự nghiệp chính trị, hệ

thống chính trị, rộng hơn nữa là với xã hội, với đất nước, Hồ Chí Minh đưa ra

các quan niệm cụ thể:

- Với con người chính trị (chủ yếu là cán bộ, đảng viên,...), Nhân dân là

chủ, là đối tượng lãnh đạo và phục vụ. Những ai được xem là đối tượng để

lãnh đạo, lấy làm mục tiêu phục vụ thì đó là Nhân dân.

Trong quan điểm về mối quan hệ với Nhân dân, Hồ Chí Minh thường

xuyên xác định cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ

thật sự trung thành. Cán bộ, đảng viên là “đầy tớ” của nhân dân trong tư cách

“người lãnh đạo”. Lãnh đạo để phục vụ nhân dân. Tư duy biện chứng của Hồ

Chí Minh thể hiện ở chỗ này. Lãnh đạo nhân dân, nhưng người đảng viên

cộng sản không phải là “quan” dân, “không vào Đảng để hưởng thụ, để làm

quan cách mạng”, mà phải “một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phải là người

đầy tớ hết sức trung thành của nhân dân”, là người kiên cường bất khuất,

"không sợ kẻ địch nào dù cho chúng hung tợn đến mấy, không sợ nhiệm vụ

nào dù nặng nề, nguy hiểm đến mấy", nhưng đối với nhân dân “sẵn sàng vui

42

vẻ làm trâu ngựa, làm tôi tớ trung thành của nhân dân”. “Lãnh đạo” và “đầy

tớ” là hai mặt có quan hệ chặt chẽ trong vai trò của người đảng viên. Lãnh đạo

để làm đầy tớ dân, phục vụ dân. Đầy tớ trong tư cách người lãnh đạo, giác ngộ,

hướng dẫn, tổ chức, quản lý nhân dân. Trong “lãnh đạo” có “đầy tớ”, trong “đầy

tớ” có lãnh đạo. Hai mặt của một chỉnh thể thống nhất.

- Với hệ thống chính trị (Đảng, chính quyền, đoàn thể), Nhân dân là lực

lượng tổ chức ra, nuôi dưỡng và bảo vệ, đồng thời là người chịu sự lãnh đạo,

quản lý.

Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn khẳng định nhất quán, rõ ràng rằng tất cả

các thành tố của hệ thống chính trị đều từ Nhân dân mà ra, do Nhân dân tổ

chức nên. Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội ra

đời từ nhu cầu, nguyện vọng của Nhân dân. Cán bộ, đảng viên – nhân tố cấu

thành các tổ chức trong hệ thống chính trị - là “con, em” của Nhân dân.

Nguồn kinh phí để tổ chức và duy trì hoạt động do Nhân dân cung cấp thông

qua đóng thuế và các nguồn đóng góp khác. Nhân dân đoàn kết, hy sinh bảo

vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ chế độ chính trị. Tuy nhiên, đồng thời với khẳng

định vai trò là lực lượng tổ chức ra, nuôi dưỡng và bảo vệ Đảng, Nhà nước,

Hồ Chí Minh cũng xác định Nhân dân là người chịu sự lãnh đạo, quản lý. ồ

Chí Minh xem "dân chúng chính là những người chịu đựng cái kết quả của sự

lãnh đạo của ta" [82, tr. 325].

- Với sự nghiệp chính trị, Nhân dân là chủ thể, lực lượng chủ yếu.

Sự nghiệp cách mạng Việt Nam trước hết là sự nghiệp chính trị bởi các

mục tiêu cốt yếu và bao trùm là các mục tiêu chính trị. Khi đề cập đến vị trí,

vai trò của Nhân dân đối với sự nghiệp chính trị, Hồ Chí Minh cũng đồng thời

đưa ra quan niệm. Người thường xuyên khẳng định cách mạng Việt Nam là

sự nghiệp của Nhân dân. Lực lượng chính yếu thực hiện sự nghiệp đó cũng

chính là Nhân dân. Đây là một trong những tiêu chí cụ thể, rất rõ ràng để xác

định Nhân dân.

43

Nhìn chung, với cách tiếp cận này, quan niệm về Nhân dân của Hồ Chí

Minh vừa cho thấy vị trí, vai trò của Nhân dân, vừa cho thấy mối quan hệ

giữa Nhân dân với các chủ thể khác, vừa nêu rõ những yêu cầu về nghĩa vụ,

trách nhiệm của Nhân dân.

Như vậy, đặt Nhân dân trong mối quan hệ với cán bộ, đảng viên), hệ

thống chính trị (Đảng, chính quyền, đoàn thể), sự nghiệp chính trị (đấu tranh

giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ mới) nên mọi quan niệm về Nhân dân

của Hồ Chí Minh trước hết đều là quan niệm chính trị, đều mang sắc thái

chính trị. Quan niệm ấy thống nhất với nhiều quan niệm khác về Nhân dân ở

chỗ xem đó là tập hợp, cộng đồng người thống nhất. Tuy nhiên, quan niệm

Nhân dân trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh cũng mang sắc thái riêng thể

hiện sự kế thừa, vận dụng và phát triển nhiều quan niệm khác. Kết hợp cả hai

cách hiểu rộng và hẹp, nhân dân trong quan niệm của Hồ Chí Minh vừa có

biên độ rất rộng, là toàn dân tộc, vừa có sự chọn lọc khi đề ra tiêu chuẩn yêu

nước, vai trò tiến bộ. Nhân dân là cộng đồng xã hội không chung chung, đồng

nhất, mà có sự khác biệt về giai tầng, tôn giáo, dân tộc, giới tính, tuổi tác,

nghề nghiệp,... trong đó liên minh công nhân – nông dân – trí thức là nền

tảng. Tính cộng đồng và tính giai cấp tồn tại thống nhất trong Nhân dân.

2.2. NHÂN DÂN LÀ MỤC TIÊU VÀ ĐỘNG LỰC CỦA SỰ NGHIỆP CÁCH

MẠNG VIỆT NAM

2.2.1. Nhân dân là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Nếu như quan niệm về Nhân dân là tiền đề xuất phát để Hồ Chí Minh

xây dựng hệ thống các quan điểm chính trị thì đích đến cuối cùng của hệ

thống quan điểm đó cũng chính là Nhân dân. Nói cách khác, tư tưởng – liền

với đó là hành vi chính trị - của Hồ Chí Minh có đối tượng hướng đến cuối

cùng không phải là bản thân Hồ Chí Minh hay hệ thống chính trị (Đảng, Nhà

nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội) do Người sáng lập, lãnh đạo

và rèn luyện. Xét đến cùng, nhận thức cũng như hành vi chính trị của Hồ Chí

44

Minh nhất quán hướng đến Nhân dân như là mục tiêu thường xuyên và tối

thượng.

Sự nghiệp cách mạng (tập trung trước hết ở cách mạng chính trị - xã

hội), tổ chức chính trị, con người chính trị – những chủ thể chiếm vị trí bao

trùm toàn bộ nội dung tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh – đều được Hồ Chí

Minh xác định có mục tiêu, lý tưởng vì Nhân dân. Trên tất cả các nội dung, ở

mọi phạm vi, cấp độ đề cập của sự nghiệp cách mạng đều được Hồ Chí Minh

xác định là vì dân. Mong muốn thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu hàng ngày

như tương, cà, mắm, muối, áo cho dân mặc, nhà cho dân ở, dạy cho dân

học,... là mục tiêu cách mạng Việt Nam. Giải phóng Nhân dân, giúp Nhân dân

phát triển toàn diện, phát huy tối đa sức mạnh của Nhân dân, đưa Nhân dân

lên địa vị làm chủ vận mệnh của chính mình, làm chủ chế độ, làm chủ sự

nghiệp cách mạng, làm chủ xã hội là lý tưởng chính trị của sự nghiệp cách

mạng. Ở mọi giai đoạn của sự nghiệp cách mạng (cách mạng dân tộc dân chủ

nhân dân, cách mạng xã hội chủ nghĩa), mọi cấp độ của tổ chức chính trị

(trung ương đến cơ sở); từ nhận thức đến chủ trương, quan điểm, nghị quyết,

cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tôn

chỉ cũng như đường hướng hoạt động của Mặt trận và đoàn thể; từ phong

cách đến phương pháp, đạo đức, văn hóa chính trị của người cán bộ, đảng

viên, tất cả không được giây phút nào xao lãng mục đích phục vụ Nhân dân.

Nhân dân tồn tại với tư cách là mục tiêu cần hướng đến của sự nghiệp

cách mạng không chỉ hình thành khi Hồ Chí Minh nêu lên các quan điểm

chính trị khởi điểm hay ở những hành vi chính trị đầu tiên. Từ trước đó, thuở

thiếu thời cho đến trước khi hoạt động chính trị chuyên nghiệp và xây dựng

nên hệ thống quan điểm chính trị của mình, Nhân dân đã tồn tại trong nhận

thức, tư duy của Hồ Chí Minh dưới góc độ triết lý đạo đức, văn hóa truyền

thống. Sinh hoạt chính trị - xã hội ở những nơi mà Hồ Chí Minh trải nghiệm

trước khi ra đi tìm đường cứu nước; những trăn trở của thân phụ và các tiền

bối yêu nước trước tình cảnh dân nô lệ lầm than, trong đấu tranh với chế độ

45

phong kiến nửa thuộc địa để cứu nước cứu dân; phong cách, nếp sống, đạo

đức, lời dạy của cụ Nguyễn Sinh Sắc về đạo nghĩa, triết lý sống của kẻ thất

phu trước dân trước nước, thấm dần trong tâm can của Hồ Chí Minh. Khát

vọng lật đổ chế độ thống trị thuộc địa, nền quân chủ bạc nhược, xây dựng chế

độ xã hội mới với tôn chỉ cao nhất là Nước độc lập, Nhân dân được tự do,

bình đẳng, bác ái sôi sục trong tinh thần của mọi người dân yêu nước, điển

hình ở Hồ Chí Minh. Tất cả thôi thúc Hồ Chí Minh quyết định xuất dương

sang phương Tây với mục tiêu cứu nước, cứu dân.

Hoạt động chủ yếu của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu

nước không gì khác hơn là hoạt động chính trị thể hiện qua sự tham gia theo

chiều hướng ngày càng sâu rộng vào các tổ chức chính trị - xã hội ở nhiều

nước, trên nhiều cương vị khác nhau. Đặc biệt là sự kiện Hồ Chí Minh tham

gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và hoạt động trong tổ chức Quốc tế Cộng

sản. Nội dung nổi bật nhất trong quan điểm và các hoạt động chính trị của Hồ

Chí Minh giai đoạn này là sự thức tỉnh trong nhận thức của giai cấp vô sản,

nhân dân lao động, các chính đảng tiến bộ và Quốc tế Cộng sản về vấn đề

thuộc địa. Nâng tầm vấn đề thuộc địa là điều Hồ Chí Minh kiên trì thực hiện

trong hầu hết các nghị luận của mình. Vấn đề thuộc địa ấy chính là giải phóng

các quốc gia thuộc địa, giải phóng nhân dân thuộc địa, mang lại cho họ cuộc

sống tốt đẹp hơn.

Suốt ba mươi năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài (1911 – 1941), Hồ

Chí Minh không bao giờ nguôi nghĩ đến Nhân dân. Cũng ngần ấy thời gian kể

từ khi về nước đến lúc về cõi vĩnh hằng (1941 – 1969), mục tiêu, lý tưởng đó

vẫn không thay đổi: "Tôi hiến cả cuộc đời tôi cho dân tộc tôi". Nhân dân là

mục tiêu, lý tưởng cả ở một Hồ Chí Minh trong tư cách người dân nô lệ,

người lao động làm thuê, công dân nước ngoài, nhà báo, nhà hoạt động chính

trị... hay khi là người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chính khách, nhà tư tưởng, nhà văn hóa,...

có tầm vóc quốc tế. Nhân dân cũng tồn tại với vị trí đó trong tư tưởng chính

46

trị của Hồ Chí Minh ngay ở những quan điểm đầu tiên, trải dài trong quá trình

bổ sung và hoàn thiện, đến khi trở thành một chỉnh thể hệ thống quan điểm

thống nhất.

Như vậy, Nhân dân là mục tiêu, lý tưởng của Hồ Chí Minh, của sự

nghiệp cách mạng trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh không mang tính

nhất thời, không là một thủ đoạn, sách lược chính trị mà là vấn đề có tính

chiến lược được duy trì và phát triển theo hướng không ngừng củng cố, bổ

sung, phát triển. Mục tiêu, lý tưởng vì Nhân dân trở thành sợi chỉ đỏ xuyên

suốt, ngọn hải đăng dẫn đường cho toàn bộ quan điểm và hành vi chính trị

của Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Nhiều nghiên cứu cho

rằng, mục tiêu, lý tưởng đó tựu trung lại trong các mệnh đề sau:

(1) Dân tộc độc lập

Dân tộc là một hình thức cộng đồng rộng hơn bộ tộc, ra đời với sự xuất

hiện và hình thành hình thái tư bản chủ nghĩa. Đó là hình thức cộng đồng

người hình thành trong quá trình lịch sử, được đặc trưng bởi sự đồng nhất ổn

định về đời sống kinh tế, về ngôn ngữ, lãnh thổ và tính cách dân tộc thể hiện ở

những đặc thù trong văn hóa và sinh hoạt. Giữa hai phạm trù "Dân tộc" và

"Nhân dân" có sự gần gũi rất lớn khiến trong nhiều trường hợp người ta xem

Nhân dân chính là sự tập hợp tất cả các dân tộc có chung truyền thống văn

hóa, lịch sử đang sinh sống trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia.

Không phải đến bây giờ độc lập dân tộc mới trở thành lẽ sinh tồn của

mọi quốc gia trong thế giới ngày càng đi sâu vào toàn cầu hóa. Lịch sử phát

triển loài người chứng tỏ độc lập dân tộc là khát vọng mang tính phổ biến.

Với dân tộc Việt Nam, xuyên suốt chiều dài lịch sử đất nước là liên tiếp các

cuộc đấu tranh bảo vệ và củng cố nền độc lập. Đó là giá trị thiêng liêng được

bảo vệ và giữ gìn bởi máu xương, sức lực của biết bao thế hệ người dân Việt

Nam. Chính thể nào tôn trọng, nâng niu và kiên quyết giữ gìn, bảo vệ giá trị

đó cũng chính là thuận lòng dân, vì dân. Ngược lại là sự phản bội cao nhất

dẫn đến đối nghịch với Nhân dân. Có thể khẳng định, độc lập dân tộc là tiêu

47

chí cao nhất được sử dụng để đánh giá mọi thể chế và cá nhân chính trị có đại

biểu trung thành cho lợi ích của Nhân dân, của đất nước hay không.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc

về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân

chủ nhân dân lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng dân tộc dân chủ

nhân dân thực hiện nhiệm vụ giành độc lập dân tộc thông qua cách mạng giải

phóng dân tộc và giành quyền dân chủ thông qua cách mạng giải phóng giai

cấp. Trong điều kiện của dân tộc Việt Nam, giữa hai nhiệm vụ đó, Hồ Chí

Minh dành sự quan tâm trên hết đến cách mạng giải phóng dân tộc, đề cập rất

nhiều trong tư tưởng của mình, bởi giành độc lập dân tộc là nguyện vọng cao

nhất, là mấu chốt để giành quyền dân chủ và là tiền đề trực tiếp để thực hiện

cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là cuộc cách mạng giải phóng các dân tộc

thuộc địa khỏi chế độ cai cai trị, áp bức, bóc lột của ngoại xâm và tay sai

nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thiết lập chế độ chính trị mà trung

tâm là nhà nước dân tộc độc lập của đông đảo nhân dân tiến bộ. Đó cũng

chính là mục tiêu chính trị của cách mạng Việt Nam mà Hồ Chí Minh vạch ra

và cùng toàn dân ta "quyết dùng tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và

của cải" để thực hiện thành công.

Hồ Chí Minh trước hết được ca ngợi là anh hùng giải phóng dân tộc

Việt Nam và là chiến sĩ tiên phong của phong trào giải phóng dân tộc thế giới

trong thế kỷ XX. Nghị quyết số 18.65 thông qua bởi Đại hội đồng Tổ chức

Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) tại kì họp lần

thứ 24 (Paris, 20 tháng Mười đến 20 tháng Mười Một 1987) kỷ niệm 100 năm

ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là

một hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn

đời mình cho sự nghiệp giải phóng Nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc

đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến

bộ. Ghi nhận đó minh chứng độc lập dân tộc là nội dung bao trùm xuyên suốt

48

tư tưởng và cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Đối với Hồ Chí

Minh, "Không có gì quý hơn độc lập, tự do".

Như vậy, sự nghiệp cách mạng Việt Nam trước hết, trên hết là cách

mạng giải phóng dân tộc. Sự vận động của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ

XX – sinh thời của Hồ Chí Minh – về cơ bản là sự vận động của cuộc đấu

tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc. Thực tiễn bao giờ cũng là cội

nguồn của tư tưởng. Phản ánh các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam

đương thời, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh

nói riêng, lấy độc lập dân tộc làm nội dung chính là lẽ tất yếu. Độc lập dân tộc

giữ vị trí cao nhất trong mục tiêu, lý tưởng vì Nhân dân của Hồ Chí Minh.

Các vấn đề giai cấp hay cách mạng xã hội chủ nghĩa được tư tưởng Hồ Chí

Minh đề cập đều hướng đến củng cố, bảo vệ độc lập dân tộc.

(2) Nhân dân tự do

Nhân dân là cộng đồng được hợp thành bởi nhiều cá nhân. Đề cập đến

Nhân dân, tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh đề cao tính cộng đồng, các giá trị

cộng đồng, yếu tố tập thể nhưng cũng không xem nhẹ, lãng quên yếu tố cá

nhân mỗi người dân. "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Giá trị cao nhất

của cộng đồng Nhân dân Việt Nam là độc lập dân tộc. Ở mỗi người, không có

gì quý hơn tự do. Lấy phụng sự Nhân dân làm mục tiêu, lý tưởng, tư tưởng

Hồ Chí Minh đi đôi với xác định mục tiêu giành độc lập dân tộc cho toàn thể

là mang lại quyền tự cho cho mỗi cá nhân. Không phải vô cớ khi trong Tuyên

ngôn độc lập, Hồ Chí Minh viết: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình

đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong

những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh

phúc... Đó là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được" [81, tr.1].

Dân quyền là những quyền con người được luật pháp quy định và đảm

bảo. Tự do là quyền cơ bản trong dân quyền. Nó được Hồ Chí Minh bàn đến

như là mục tiêu chủ yếu mà Người và cách mạng Việt Nam hướng đến. Hồ

Chí Minh luôn khẳng định "dân ta được hoàn toàn tự do" là ham muốn tột

49

bậc. Không những thế, Hồ Chí Minh còn xác định tự do cho Nhân dân là một

trong ba mục tiêu, lý tưởng chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thể

hiện qua tiêu ngữ "Độc lập – Tự do – Hạnh phúc".

Con đường cách mạng Việt Nam gồm hai giai đoạn: cách mạng dân tộc

dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng chính trị Hồ Chí

Minh tập trung phản ánh hai giai đoạn này. Ở giai đoạn cách mạng dân tộc

dân chủ nhân dân có hai nhiệm vụ chiến lược cơ bản là giải phóng dân tộc và

nhiệm vụ dân chủ. Độc lập cho dân tộc và tự do cho Nhân dân là kết quả

hướng đến của hai nhiệm vụ này. Hồ Chí Minh quan tâm đến độc lập dân tộc

bao nhiêu thì cũng như thế đối với tự do cho Nhân dân. Nhắc đến độc lập dân

tộc thì tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đề cập đến tự do cho Nhân dân đi kèm.

Người luôn nhắc nhở: Nếu nước được độc lập mà Nhân dân không hưởng tự

do thực sự thì độc lập đó cũng không có ý nghĩa gì. Trong giai đoạn cách

mạng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ và phát huy thành quả của cách mạng dân tộc

dân chủ, củng cố giá trị tự do cho Nhân dân, làm cho phong phú thêm về mặt

nội dung, xác lập các điều kiện hiện thực hóa các nội dung đó là nhiệm vụ căn

bản. Hồ Chí Minh khẳng định: chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản

mới giải phóng triệt để các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô lệ; chỉ có cách mạng

xã hội chủ nghĩa mới đảm bảo cho một nền độc lập thật sự, chân chính. Với

quan điểm đó, tự do cho Nhân dân tiếp tục là mục tiêu, lý tưởng trong các

quan điểm về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của

Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh "là một người Thầy vĩ đại trong môn học giành tự do cho

các dân tộc. Là người Thầy trong nghề sư phạm giành tự do – chủ đề chính

của tất cả các nền văn hóa và là mục tiêu đầu tiên của nhân loại" (Igơnaxiô

Gônxalết Hanxen, nhà báo, nhà hoạt động chính trị Mêhicô) [74, tr.476]. Từ

cái cốt yếu và bao trùm là tự do cho Nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn

đặt trong mục tiêu tự do cho tất cả nhân dân các nước. Tư tưởng và những

hoạt động phấn đấu không mệt mỏi đưa Hồ Chí Minh "không chỉ là một lãnh

50

tụ xuất chúng của dân tộc mình" mà còn là "một yếu nhân của quá trình phi

thực dân hóa trong thế kỷ XX".

(3) Nhân dân hạnh phúc

Lịch sử nhân loại thực chất là lịch sử đời sống của các thế hệ người

tiếp nối. Với mỗi con người, quyền cơ bản nhất là quyền được sống. Mọi hoạt

động của con người suy cho cùng đều để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn,

tiến bộ hơn. Quyền sống hạnh phúc trở thành nội dung đề cập và mục tiêu

hướng đến của nhiều trường phái tư tưởng cổ kim.

Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh không nằm ngoài xu hướng chung đó.

Hệ thống quan điểm chính trị của Hồ Chí Minh thừa nhận tư tưởng nổi bật

trong Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ - tạo hóa mang lại

cho con người những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong đó có

quyền sống - và vận dụng, phát triển vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Với

Hồ Chí Minh, xét trong phạm vi Việt Nam, con người ở đây là mỗi người dân

và toàn thể Nhân dân. Cùng với "nước ta được hoàn toàn độc lập", "dân ta

được hoàn toàn tự do" thì ham muốn tột bậc nữa của Hồ Chí Minh là "đồng

bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc". Đời sống "Hạnh phúc" cũng đi cùng với

dân tộc "Độc lập" và dân quyền "Tự do" trong tiêu ngữ của chế độ nhà nước

của dân, do dân, vì dân được Hồ Chí Minh xác lập.

Mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho Nhân dân là mục tiêu

nhất quán của Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam. Người ra đi tìm đường

cứu nước cũng là muốn trở về giúp đồng bào đang sống với cái giá không

đáng một trinh dưới chế độ thực dân phong kiến có được đời sống đúng nghĩa

là người tự do, công dân của một quốc gia độc lập, chủ thể của một chế độ

của mình, do mình tổ chức ra và vì mình mà tồn tại. Cuối đời, trong Di chúc

thiêng liêng, Hồ Chí Minh dặn dò: "Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để

phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân

dân" [92, tr. 612]. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, điểm cốt lõi và cũng là

sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh là luôn gắn kháng chiến với kiến quốc.

51

Kháng chiến là để giải phóng Nhân dân khỏi cuộc sống nô lệ. Kiến quốc là để

xây cuộc sống mới tốt đẹp, hạnh phúc. Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ

Chí Minh luôn coi mục đích của “chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho

nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc

làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc" [89, tr. 415]. Ở mọi giai đoạn,

tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh đều xem "dân sinh hạnh phúc" là mục tiêu.

"Không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân" đồng thời là mục tiêu

của sự nghiệp cách mạng, của hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Mọi chính sách của Đảng và Nhà nước đều phải hướng tới mục tiêu từng

bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Nó được thể hiện

rõ ràng và thường xuyên trong nhiều bài nói, bài viết khi Hồ Chí Minh nhấn

mạnh đến trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị

- xã hội, đến bổn phận của người cán bộ, đảng viên đối với dân: Nếu nước

được độc lập mà dân không hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập ấy cũng

không có ý nghĩa. Đảng phải phụng sự Nhân dân từ những điều thường nhật

nhất như tương, cà, mắm, muối. Hồ Chí Minh nhấn mạnh "mục đích duy

nhất" mà Nhà nước phải hướng đến "là mưu cầu hạnh phúc cho Nhân dân.

Người nói: "Chính phủ là công bộc của dân vậy. Các công việc Chính phủ

làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi

người" [81, tr.21]. Hồ Chí Minh theo sát và không ngừng nhắc nhở cán bộ,

đảng viên "Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dầu khó đến đâu mặc lòng,

những vấn đề quan hệ tới đời sống của dân. Phải chấp đơn, phải xử kiện cho

dân mỗi khi người ta đem tới. Phải chăm lo việc cứu tế nạn nhân cho chu đáo,

phải chú ý trừ nạn mù chữ cho dân. Nói tóm lại, hết thảy những việc có thể

nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân phải được ta đặc biệt chú ý"

[81, tr. 51-52]. Hồ Chí Minh nhấn mạnh trách nhiệm của người cán bộ lãnh

đạo, quản lý. Trong cương vị người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước,

Hồ Chí Minh không khi nào thôi nghĩ đến, luôn gương mẫu, tự giác, phấn đấu

52

không ngừng nghỉ để "đặc biệt chú ý" thực hiện "những vấn đề quan hệ tới

đời sống của dân".

Tư tưởng Hồ Chí Minh đề cập đến mục tiêu "Dân sinh hạnh phúc" một

cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp độ, nhiều phạm vi và thể hiện

xuyên suốt trong toàn bộ chiều dài hoạt động cách mạng của Người. Đó là

mang lại hạnh phúc cho Nhân dân cả về mặt vật chất lẫn tinh thần; là lo cho

dân từ hạnh phúc được thỏa mãn lý tưởng, giá trị sống, các nhu cầu chính trị -

xã hội đến "tương, cà, mắm, muối"; lo cho tất cả mọi người dân nhưng quan

tâm nhiều hơn đến đồng bào nghèo khổ, thiếu thốn, ở vùng cao, vùng xa...

Đây là nguyên nhân khiến cho mục tiêu này có phạm vi rộng và tần suất dày

đặc trong các quan điểm chính trị của Hồ Chí Minh.

Tất cả chứng minh, "hạnh phúc cho nhân dân là cốt lõi của tư tưởng Hồ

Chí Minh" và sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

(4) Dân trí nâng cao

Đóng góp nổi bật của Hồ Chí Minh không chỉ trong vai trò nhà tổ chức

kỳ tài, nhà tư tưởng lỗi lạc,... mà còn trong vai trò nhà giáo dục vĩ đại. Chính

Người đã "kế tục và phát triển cao hơn cuộc đấu tranh đòi quyền dân sinh,

dân chủ, dân trí của thế hệ những người Việt Nam yêu nước cuối thế kỷ XIX

đầu thế kỷ XX" và "dày công tìm kiếm, phát hiện và giới thiệu cho đất nước

những nét tiến bộ của nền giáo dục kiểu mới của nhân dân lao động – nền

giáo dục Việt Nam xã hội chủ nghĩa mang tính nhân dân và tính dân chủ cao

cả, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện những năng lực sẵn có của con

người".

Tổng kết sự nghiệp của Hồ Chí Minh dễ thấy trong hệ thống quan điểm

của Người sự quan tâm đến nâng cao dân trí như là một trong những ham

muốn tột bậc. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc, dân chủ

thực hành – tất cả các mục tiêu, lý tưởng đó muốn đạt được phải có những

con người có ý chí, năng lực đầy đủ và mạnh mẽ. Lênin nói: “Một người

không biết chữ là người đứng ngoài chính trị” [155, tr. 218]. Hồ Chí Minh

53

nhận thấy một dân tộc dốt là một dân tộc yếu nên từ rất sớm đã quan tâm đến

không ngừng nâng cao dân trí khi nêu lên các quan điểm chính trị của mình.

Mục tiêu đó thể hiện tập trung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục – đào

tạo với phương châm "không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không

nói gì đến kinh tế, văn hóa".

Mục tiêu nâng cao dân trí được Hồ Chí Minh đề ra từ đòi hỏi của thực

tiễn hơn 90% dân số nước ta mù chữ. Ra đi tìm đường cứu nước, trải nghiệm

đời sống chính trị - xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển như Anh,

Pháp, Mỹ,... Hồ Chí Minh nhận thấy bài học mang tính quy luật: Ở nơi đâu

quan tâm đến giáo dục, nâng cao dân trí thì sự tham gia chính trị của nhân dân

tốt hơn. Trăn trở, suy nghĩ bài học đó, Yêu sách của nhân dân An Nam do

Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước gửi đến Hội nghị

các nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất ở Vécxay đã nêu yêu

cầu cho Nhân dân Việt Nam được "Tự do học tập, thành lập các trường kỹ

thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh của người bản xứ". Trong nhiều bài

viết, bài nói đến năm 1945, Hồ Chí Minh rất nhiều lần lên án chính sách ngu

dân của thực dân Pháp, xem đấu tranh chống chính sách thâm hiểm đó là một

trong những mục tiêu của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Người dành

nhiều sự quan tâm cho việc nghiên cứu và ca ngợi nền giáo dục Liên Xô và

vận dụng nó vào tổ chức, giảng dạy các lớp huấn luyện cán bộ những năm

1925 – 1927. Các bài giảng của Hồ Chí Minh được tập hợp, biên soạn thành

tác phẩm Đường Kách mệnh, trong đó nêu quan điểm thụ hưởng nền giáo dục

là quyền của mọi người; xây dựng và phát triển nền giáo dục là nghĩa vụ của

toàn dân; giáo dục gắn liền với nhiệm vụ chính trị, hướng vào phục vụ cuộc

đấu tranh giải phóng dân tộc, cải thiện và nâng cao đời sống văn hóa – xã hội

của nhân dân. Quan điểm này được bổ sung và cơ bản hoàn thiện trong các

cương lĩnh chính trị đầu tiên và lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản

Việt Nam: "Phổ thông giáo dục theo công nông hóa"; "Thực hành giáo dục

toàn dân" là một trong mười nhiệm vụ mà Đảng phải thực hiện.

54

Không lâu sau khi về nước (1/1941), Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị

Trung ương Đảng lần thứ tám (5/1941). Nghị quyết Hội nghị, sau đó là

Chương trình Việt Minh, đều xác định mục tiêu nâng cao dân trí qua nêu rõ

các nhiệm vụ văn hóa – giáo dục của Đảng và Mặt trận: "Hủy bỏ nền giáo dục

nô lệ. Gây dựng nền quốc dân giáo dục. Cưỡng bức giáo dục từ bực sơ học...

Khuyến khích và giúp đỡ nền giáo dục quốc dân làm cho nòi giống ngày thêm

mạnh" [80, tr. 630]. Một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh

nêu sáu nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ lâm thời. Ở "Vấn đề thứ hai, nạn

dốt", Hồ Chí Minh lên án chính sách ngu dân của thực dân Pháp, chỉ ra hậu

quả bạc nhược của một dân tộc dốt và xúc tiến mở các lớp bình dân học vụ,

khôi phục dần nền giáo dục quốc dân. Suốt những năm kháng chiến chống

thực dân Pháp, xóa nạn mù chữ, mở mang dân trí luôn được Hồ Chí Minh để

ý đến. Các báo cáo, đánh giá thành quả tiến bộ của cách mạng của Hồ Chí

Minh đều thống kê số liệu xóa nạn mù chữ cho Nhân dân. Trong quá trình

lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, Hồ Chí Minh nhấn mạnh

rằng nếu dân không được học hành, Đảng và Chính phủ có lỗi. Người luôn

khẳng định: "Giáo dục phải phục vụ đường lối của Đảng, Chính phủ". Chỉ khi

trình độ dân trí của Nhân dân được nâng cao, sự hiểu biết của Nhân dân được

mở rộng, thì các hoạt động của Đảng và Nhà nước mới được dân hiểu và thực

hiện tốt.

Hồ Chí Minh lấy Nhân dân làm mục tiêu, lý tưởng của bản thân và sự

nghiệp cách mạng Việt Nam nhưng "Muốn giữ vững nền độc lập, muốn cho

dân mạnh, nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình,

bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây

dựng nước nhà..." [81, tr. 40]. Đó là lý do để nâng cao dân trí trở thành một

trong những nội dung quan trọng trong mục tiêu, lý tưởng về Nhân dân của

Hồ Chí Minh.

55

(5) Dân chủ thực hành

Sự vận động của lịch sử chính trị thế giới xoay quanh vấn đề ai là chủ -

thiểu số (một cá nhân, một giai cấp, một lực lượng) hay đa số nhân dân. Các

lý thuyết chính trị tiến bộ chung quy đều cho thấy nội dung căn bản nhất của

loài người về khái niệm "Dân chủ" là tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Đấu

tranh để tất cả quyền lực thuộc về nhân dân không dừng lại ở lời nói hiệu triệu

mà được thực hành bởi chính bộ phận cầm quyền và đông đảo nhân dân là

mục tiêu, lý tưởng của cách mạng vô sản nói chung, cách mạng Việt Nam nói

riêng.

Đặc điểm lớn nhất của các nhà tư tưởng, nhà chính trị tiến bộ là suy

nghĩ và hành động đều hướng đến phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Hồ

Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà thực hành dân chủ vĩ đại của thế kỷ XX. Là

nhà tư tưởng dân chủ, Hồ Chí Minh đã đưa ra một hệ thống các luận điểm về

dân chủ, từ quan niệm cho đến sự thể hiện của chúng trong các lĩnh vực chính

trị, kinh tế, văn hóa - xã hội..., cũng như phương thức hiện thực hóa chúng

trong thực tiễn. Hệ thống các luận điểm này đã trở thành một bộ phận văn hóa

của dân tộc Việt Nam.

Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh đã "Thiết kế thành thể chế, cơ cấu vận

hành của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa hiện đại trên nền tảng dân chủ ở tất cả

các lĩnh vực" [31, tr. 241], các phạm vi, các đối tượng. Di sản tư tưởng ấy

càng khổng lồ bao nhiêu lại càng làm nổi bật dân chủ với tư cách là mục tiêu

hướng đến. Theo thống kê, cụm từ "Dân chủ" xuất hiện hơn 1400 lần trong

các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh. Hễ đề cập đến dân chủ, tư tưởng nhất

quán của Hồ Chí Minh là gắn chặt hai mệnh đề: "dân là chủ" và "dân làm

chủ". Dân chủ với tư cách là mục tiêu trong tư tưởng Hồ Chí Minh không

dừng lại ở lời nói "dân là chủ" mà phải tiến lên thực hành "dân làm chủ". Dân

chủ thực hành mới là đích đến của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Lênin có lúc nhấn mạnh nội dung chính trị của khái niệm dân chủ khi

xem "dân chủ là một phạm trù thuộc riêng lĩnh vực chính trị". Nhiều quan

56

điểm cũng tương đồng với Lênin ở chỗ coi dân chủ là hình thức chế độ chính

trị dựa trên cơ sở công nhận những nguyên tắc về quyền lực nhân dân, quyền

tự do và bình đẳng của công dân. Nội dung dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí

Minh hơn hết thể hiện qua quá trình hiện thực hóa mục tiêu "dân là chủ, dân

làm chủ" chế độ chính trị. Đấu tranh đưa dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ

dưới ách thống trị thuộc địa và quân chủ tay sai lên địa vị là chủ và làm chủ

đất nước là khát vọng và nội dung chính trong suốt cuộc đời Hồ Chí Minh.

Xác định dân chủ trước hết là "một hình thức chế độ chính trị", Hồ Chí Minh

đã lãnh đạo Nhân dân đấu tranh lập ra, bảo vệ, củng cố, phát triển chế độ dân

chủ nhân dân ở Việt Nam – mô hình thứ ba trong lịch sử dân chủ vô sản, sau

dân chủ kiểu Công xã Pari và dân chủ Xôviết. Bằng các phong trào dân chủ

do chính mình phát động và gương mẫu thực hiện, Hồ Chí Minh đã hiện thực

hóa tư tưởng dân chủ, trở thành nhà thực hành dân chủ vĩ đại.

Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh đề cập đến sự nghiệp chính trị, chế độ

chính trị, con người chính trị... Nội dung nào Hồ Chí Minh cũng xác định mục

tiêu thực hành dân chủ rộng rãi. Cách mạng Việt Nam theo con đường độc lập

dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Giành độc lập dân tộc để nước ta thành

một nước dân chủ và dân chủ mới để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chế độ chính

trị mà các thành tố như Đảng, Nhà nước, đoàn thể phải lấy đó là mục tiêu

trong từng đường lối, chủ trương, chính sách và hoạt động cụ thể. Với quan

điểm này, Hồ Chí Minh hầu như cứ hễ nhắc đến bổn phận của Đảng, Nhà

nước, đoàn thể là đều xác định "phát huy quyền làm chủ của nhân dân" làm

mục tiêu. Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân tiến

đến xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

thực chất là để đạt tới mục tiêu xây dựng chế độ dân chủ, nước ta là nước dân

chủ. Đó là tiêu chí phát triển của đất nước được Hồ Chí Minh trong cương vị

người lãnh đạo cao nhất cùng với tập thể lãnh đạo Đảng, Nhà nước xác định

qua các thời kỳ. Tại Đại hội II (1951), Đảng ta xác định mục tiêu phấn đấu

xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, phú cường. Sau kháng

57

chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (1954), Hồ Chí Minh chỉ rõ mục tiêu

trong giai đoạn mới là Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và

giàu mạnh. Cuối đời, trong Di chúc, Hồ Chí Minh tiếp tục nhắc đến dân chủ

khi nói đến mong muốn cuối cùng của Người. Tất cả cho thấy thực hành dân

chủ là mục tiêu phấn đấu không ngừng nghỉ của Hồ Chí Minh.

Tóm lại, "Nhân dân luôn là tâm điểm của quá trình tư tưởng Hồ Chí

Minh và sự quan tâm của Người đối với nhân dân không bị giới hạn trong các

ranh giới địa lý. Mục đích của Người không chỉ là giải phóng đất nước mình

khỏi sự thống trị ngoại bang mà trong chiều sâu tư tưởng của mình, bên cạnh

mục đích giành độc lập dân tộc, Người còn mong ước đến sự công bằng, bình

đẳng và no ấm cho nhân dân mình" [51, tr.412-413]. Riêng ở phạm vi chính

trị, Hồ Chí Minh là "người mà trong lời nói và việc làm của mình luôn nhấn

mạnh đến độc lập và phúc lợi của nhân dân" [51, tr.413]. Đó chính là bản chất

tạo nên giá trị vĩnh hằng của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh.

2.2.2. Nhân dân là động lực của sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Vai trò của Nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam thể hiện ở

chỗ Nhân dân là động lực to lớn thúc đẩy cách mạng tiến lên, quyết định mọi

thắng lợi của cách mạng. Nhân dân, bằng tất cả tinh thần và lực lượng của

mình, đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các yếu tố mà nếu thiếu thì sự

nghiệp cách mạng không thể nảy sinh, duy trì và phát triển được. Có thể phân

tích điều đó qua các điểm chủ yếu sau:

- Nhu cầu, nguyện vọng của Nhân dân là động lực khởi phát sự nghiệp

cách mạng Việt Nam.

Trong suốt chiều dài lịch sử đất nước, mỗi sự thay đổi mang tính cách

mạng đều nảy sinh từ đòi hỏi của thực tiễn đời sống Nhân dân. Nhu cầu,

nguyện vọng của Nhân dân là dòng chảy “vận hành” lịch sử dân tộc đi lên bởi

đó là yếu tố tiên quyết làm nảy sinh những sự kiện tạo ra các chuyển biến tiến

bộ. Không ai khác hơn ngoài Nhân dân đặt ra các vấn đề đòi hỏi cần phải

được giải quyết. Tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu đó dưới nhiều hình thức

58

khác nhau như kháng chiến, khởi nghĩa, cải cách,... là căn nguyên trực tiếp

thúc đẩy lịch sử dân tộc tiến lên.

Cách mạng Việt Nam là sự nghiệp vì Nhân dân. Để đảm bảo điều đó,

cách mạng trước hết phải ra đời từ cái nôi Nhân dân. Chỉ khi được khởi phát

bởi nhu cầu, nguyện vọng của Nhân dân, sự nghiệp cách mạng mới thật sự từ

Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà tiến hành. Chính nhu cầu, nguyện vọng của

Nhân dân đặt ra những yêu cầu tạo nên sự thôi thúc để sự nghiệp cách mạng

độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở nước ta được khởi xướng.

Những biến cố lớn của lịch sử dân tộc và quốc tế trong nửa cuối thế kỷ

XIX khiến quốc gia phong kiến Việt Nam độc lập không thể thoát khỏi âm

mưu và hành động xâm lược của chủ nghĩa thực dân. Ngày 1/9/1858, Pháp

công khai nổ súng xâm lược Việt Nam. Trước sức mạnh “tàu sắt”, “đạn

đồng” của quân đội đến từ quốc gia có trình độ phát triển cao hơn một

phương thức sản xuất cùng với những hạn chế nội tại mang tính bản chất của

mình, giai cấp phong kiến cầm quyền nhanh chóng bị phân hóa, nhượng bộ

từng bước đi đến đầu hàng. Năm 1884, với Hiệp ước Patơnốt, triều Nguyễn

“dâng” nước ta cho Pháp.

Tuy khuất phục được triều đình nhà Nguyễn nhưng thực dân Pháp vấp

phải phong trào đấu tranh chống xâm lăng anh dũng vốn đã là truyền thống

của nhân dân ta. Chính ý chí, nguyện vọng của Nhân dân tạo nên tần suất liên

tiếp của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp. Đời sống cùng khổ và

khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc của Nhân dân tác động tới các cá nhân

yêu nước tiêu biểu, thôi thúc họ đứng ra tổ chức phong trào đấu tranh. Sự thất

bại của khuynh hướng đấu tranh theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng

dân chủ tư sản có nhiều nguyên nhân nhưng đều dẫn đến chỗ chưa hoàn toàn

đáp ứng được nhu cầu đang hàng ngày hàng giờ được Nhân dân đặt ra.

Sự khủng hoảng đường lối cứu nước là hệ quả tất yếu khi các con

đường nêu trên đều bị thực tiễn loại trừ. Tuy nhiên, vận mệnh dân tộc không

đi vào ngõ cụt. Các phương thức cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và

59

dân chủ tư sản thất bại chẳng những không làm suy giảm mà ngược lại còn

khiến gia tăng mạnh mẽ nhu cầu, khát vọng giải phóng dân tộc, chấn hưng đất

nước của Nhân dân. Chính đây là nguồn động lực nuôi dưỡng, kích thích việc

tìm tòi đường lối cứu nước mới. Ở bối cảnh đó, sự phát triển phong trào đấu

tranh của giai cấp vô sản đánh dấu chuyển biến về chất trong quá trình tìm

kiếm con đường cứu nước đúng đắn. Tuy nhiên, để khuynh hướng vô sản

thoát khỏi tình trạng tự phát, thể hiện tính đúng đắn duy nhất cần phải có một

đường lối cách mạng đúng đắn phù hợp với sự phát triển tất yếu của diễn

trình lịch sử dân tộc và xu thế thời đại.

Nhân dân đứng ở vị trí chủ thể trong quá trình vận động của thực tiễn

lịch sử Việt Nam đi đến xác lập con đường giải phóng dân tộc theo quỹ đạo

cách mạng vô sản. Nhu cầu, nguyện vọng của Nhân dân được tiếp thu và làm

thỏa mãn bởi cá nhân kiệt xuất – Hồ Chí Minh. Trong gần hai mươi triệu

đồng bào, Hồ Chí Minh là người thấu hiểu mong muốn của Nhân dân đầy đủ

nhất, tiếp nhận được sự thôi thúc của Nhân dân nhiều nhất, biến sự thôi thúc

đó kết hợp với phẩm chất cá nhân một cách hài hòa và hiệu quả nhất để tổng

hợp nên nguồn sức mạnh tìm đường, vạch đường và dẫn đường cứu nước,

giải phóng dân tộc.

Phương châm định hướng tư tưởng và hành động trong thời gian tìm

đường cứu nước là cá nhân, tổ chức, lý thuyết nào quan tâm đến ủng hộ cuộc

đấu tranh giải phóng nhân dân các nước thuộc địa, cụ thể là Việt Nam, thì Hồ

Chí Minh tìm đến. Đó là lý do được Hồ Chí Minh nêu ra khi gia nhập Đảng

Xã hội Pháp. Hồ Chí Minh không thỏa mãn sự quan tâm ủng hộ đến cuộc đấu

tranh của nhân dân các nước thuộc địa ở lời nói, thậm chí cả ở những hành

động mang tính lừng chừng, không đầy đủ và kịp thời. Hồ Chí Minh sớm

nhận thấy hạn chế trong quan điểm đối với nhân dân thuộc địa của Đảng Xã

hội Pháp và tích cực hoạt động để khắc phục nhằm hướng sự quan tâm đúng

mức hơn. Đây là "bước đệm" đưa Hồ Chí Minh đứng trong hàng ngũ những

đảng viên Đảng Xã hội có tư tưởng đổi mới tiến bộ hướng về Quốc tế Cộng

60

sản và Cách mạng tháng Mười Nga. Sự kiện đọc Sơ thảo lần thứ nhất Luận

cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, từ đó tin và đi theo Quốc tế

thứ III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt

Nam đầu tiên, đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng và hoạt

động cách mạng của Hồ Chí Minh. Điều đó cũng khẳng định một cách dứt

khoát và rõ ràng sự kiên định đến mức cao độ phương châm lấy Nhân dân làm

tiêu chí để xác định, lựa chọn, tiếp thu, đi theo tư tưởng, lý luận khoa học nào

của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh nói: Mặc dù trong luận cương của Lênin có

nhiều điểm khó hiểu nhưng chỉ một điểm duy nhất là ủng hộ và giúp đỡ cuộc

đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa đã đủ để xem đây là con đường

giải phóng đồng bào chúng ta. Hồ Chí Minh đấu tranh mạnh mẽ để tham gia

sáng lập Đảng Cộng sản Pháp cũng có nguyên nhân chính là xác định chắc

chắn chủ trương ủng hộ và giúp đỡ cuộc đấu tranh của nhân dân các thuộc địa

Pháp. Như vậy, Nhân dân là tiêu chí mang tính động lực để Hồ Chí Minh lựa

chọn chủ nghĩa Mác – Lênin làm "cẩm nang thần kỳ", là nền tảng tư tưởng

của mình.

Tiếp thu các lý thuyết đã có chưa đủ để Hồ Chí Minh hình thành nên tư

tưởng chính trị. Song song với công việc đó, Hồ Chí Minh thâm nhập, khảo

nghiệm thực tiễn chính trị - xã hội ở nhiều nơi đi đến để nhận định và rút ra

những giá trị. Hồ Chí Minh không phải là người Việt Nam đầu tiên sang

phương Tây mang theo tư tưởng cứu nước, cứu dân. Trước Người đã có Phan

Văn Trường, Phan Chu Trinh và nhiều nhà yêu nước khác. Ở họ có nhiều

khác biệt nhưng điểm khác biệt lớn nhất để lịch sử lựa chọn Hồ Chí Minh là

người tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn chính là tư thế và đối tượng

hướng đến trong thời gian hoạt động ở nước ngoài. Phan Văn Trường, Phan

Chu Trinh,... ra nước ngoài trong tư thế của sĩ phu, trí thức lớn; sống và hoạt

động chủ yếu trong bộ phận tầng lớp bên trên của xã hội. Các ông rất ít lăn

lộn trong đời sống cùng khổ của nhân dân lao động ở dưới đáy xã hội. Do

vậy, sự am hiểu và tính đúng đắn khi đề xướng tư tưởng giải phóng tình cảnh

61

nô lệ của Nhân dân trong nước là chưa thể. Hồ Chí Minh khác ở chỗ sang

phương Tây trong tư thế người dân lao động mất nước. Cuộc sống làm thuê

giúp Hồ Chí Minh cùng ăn, cùng ở, hòa nhập với nhân dân lao động cùng

khổ. Đi đến đâu, điều Hồ Chí Minh quan tâm nhiều nhất cũng là tìm hiểu đời

sống chính trị - xã hội (quyền lợi chính trị, mối quan hệ với giai tầng cầm

quyền, cuộc sống xã hội, mong muốn nguyện vọng) của nhân dân lao động ở

nơi đó và liên hệ so sánh, ngẫm nghĩ về Nhân dân Việt Nam. Sau khi đã

khẳng định được chỗ đứng và vị thế xã hội, có nhiều điều kiện tiếp xúc với

tầng lớp bên trên của xã hội, Hồ Chí Minh cũng không thay đổi. Hơn nữa, Hồ

Chí Minh còn tận dụng các mối quan hệ và vị trí xã hội của mình để tìm hiểu

nhiều hơn đời sống nhân dân. Đặc điểm đó giúp Hồ Chí Minh nhận thức ngày

càng sâu sắc, phân tích tinh tế, liên hệ sát hợp những vấn đề của nhân dân

nước ngoài, đưa ra quan điểm giải quyết đúng đắn và rút ra nhiều bài học vận

dụng rất giá trị cho Nhân dân Việt Nam. Không nặng lòng với đất nước, với

nhân dân đang quằn quại rên siết, Hồ Chí Minh chỉ thấy được ánh hào quang

mà không phát hiện ra vết nhơ của văn minh tư bản phương Tây. Không kiên

định trở về giúp dân cứu nước, Nguyễn Ái Quốc có lẽ cũng sẽ bị chìm đắm

trong các đô thành tráng lệ ở Pari, Luân Đôn, Neu York,… Như vậy, Nhân

dân là tiêu chí mang tính động lực thôi thúc, định hướng cho Hồ Chí Minh

khảo nghiệm thực tiễn, cung cấp cơ sở thực tiễn để hình thành nên hệ thống tư

tưởng. Cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, đây chính là sự chuẩn bị về nền tảng

tư tưởng và đường lối của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Sự hình thành hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh gắn liền với quá trình

hoạt động chính trị của Người. Đó cũng là quá trình Hồ Chí Minh chuẩn bị về

chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào

đầu năm 1930. Sau này, Hồ Chí Minh khẳng định sự ra đời của Đảng Cộng

sản Việt Nam là sản phẩm kết hợp của chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào

công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Hai trong ba yếu tố cấu thành

Đảng Cộng sản Việt Nam – phong trào công nhân và phong trào yêu nước - là

62

các hoạt động được tổ chức bởi Nhân dân Việt Nam (hoặc bộ phận trong

Nhân dân – giai cấp công nhân) nhằm thỏa mãn nhu cầu, nguyện vọng của

chính Nhân dân. Bản thân chủ nghĩa Mác – Lênin nếu không đáp ứng được

nhu cầu của Nhân dân thì cũng không được tiếp thu và đón nhận làm hệ tư

tưởng chỉ đạo cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh

chính trị xác định con đường cách mạng giải phóng dân tộc theo phương

hướng cách mạng vô sản đã giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường

lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX, mở ra

con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam. Đường

lối của Đảng thỏa mãn được nhu cầu về đường lối cứu nước của Nhân dân.

Trong bài viết “Ba mươi năm hoạt động của Đảng”, Hồ Chí Minh khẳng định:

“Trong bản Cương lĩnh cách mạng tư sản dân quyền năm 1930, Đảng đã nêu

rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập,

người cày có ruộng. Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của

đại đa số nhân dân...” [89, tr. 407]. Do vậy, thời điểm ra đời cũng là mốc son

đánh dấu Nhân dân trao cho Đảng vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng Việt

Nam. Có thể xem đây cũng là mốc son chính thức khởi phát sự nghiệp cách

mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Nhân dân đóng góp trí tuệ góp phần quyết định việc xây dựng và đảm

bảo tính đúng đắn của đường lối cách mạng.

Đường lối là vấn đề đóng vai trò rất quan trọng đối với một cuộc cách

mạng. Tính chất, phương hướng, mục tiêu, phương pháp và nhiều yếu tố khác

của cách mạng đều được thể hiện tập trung và cơ bản trong đường lối. Khởi

phát một sự nghiệp cách mạng trước hết chính là khởi phát đường lối mà sự

nghiệp đó theo đuổi. Đường lối luôn cần phải được quan tâm trước hết trong

quá trình chuẩn bị các yếu tố của sự nghiệp cách mạng. Nhiều trường hợp, khi

chưa thật sự hoàn thiện về tổ chức, bộ máy thực hiện cách mạng nhưng đường

lối đã được chuẩn bị cơ bản đầy đủ thì sự nghiệp cách mạng vẫn được tiến

hành. Đường lối cách mạng là linh hồn dẫn dắt thực tiễn cách mạng.

63

Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến đường lối cách mạng. Người luôn

nhấn mạnh yêu cầu: “Phải có đường lối cách mạng đúng“ [91, tr. 608]. Theo

Hồ Chí Minh, mọi sai lầm về đường lối đều gây nguy hại nghiêm trọng đến

vận mệnh của sự nghiệp cách mạng. Đường lối đúng “chỉ có thể là đường lối

của chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh

cụ thể của dân tộc, ở Việt Nam đường lối ấy chỉ có thể là đường lối của giai

cấp vô sản và đảng của nó là Đảng Lao động Việt Nam” [91, tr. 608].

Xây dựng đường lối trước tiên là trách nhiệm của Đảng. Cán bộ, đảng

viên là những người ưu tú trong quần chúng, được tin cậy giao trọng trách

vạch đường lối và lãnh đạo toàn dân thực hiện. Trong khi khẳng định tính ưu

tú của cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh không đặt họ cao hơn Nhân dân. Trái

lại, Hồ Chí Minh luôn khẳng định không có sự giúp sức của Nhân dân thì

Đảng không làm tốt trách nhiệm của mình được. Trí tuệ của Đảng phải được

nuôi dưỡng, phát triển trong mối quan hệ mật thiết với trí tuệ của Nhân dân,

được trí tuệ của Nhân dân cộng hưởng, làm gia tăng thì mới có thể hoạch định

được đường lối cách mạng đúng đắn.

Hồ Chí Minh mỗi khi đánh giá và ca ngợi đường lối của Đảng đúng

đắn đều chứng minh bằng những thắng lợi trong thực tiễn. Sự thể hiện thắng

lợi trong thực tiễn là biểu hiện chắc chắn nhất cho thấy một đường lối là đúng.

Đường lối chính trị đúng luôn chứa đựng khả năng thực thi do xuất phát từ thực

tiễn, bám sát thực tiễn và lấy phục vụ thực tiễn làm tiêu chí. Thực tiễn ở đây

gồm hai phạm vi: trong nước và thế giới. Ở phạm vi trong nước, đó chính là

thực tiễn đời sống Nhân dân. Cơ sở thực tiễn của đường lối cách mạng chính là

đời sống của Nhân dân. Chất liệu thực tiễn mà Nhân dân cung cấp là bộ phận

quan trọng xây dựng nên đường lối cách mạng. Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh

trong mọi hoạt động cách mạng phải đi đúng đường lối quần chúng, tức là

trước hết phải xuất phát từ đời sống Nhân dân.

Sức mạnh trí tuệ của Nhân dân được Hồ Chí Minh đề cao. Người luôn

nói với cán bộ, đảng viên rằng việc gì Nhân dân cũng biết, việc gì Nhân dân

64

cũng có thể chỉ ra cách giải quyết. Đảng nhìn vào đời sống Nhân dân để “dự

thảo“ quan điểm, đường lối nhưng muốn hoàn thiện và đi vào cuộc sống thì

phải đem ra cho Nhân dân góp ý. Hơn nữa, Nhân dân không chỉ cho ý kiến để

hoàn việc xây dựng đường lối mà còn tiếp tục theo sát đóng góp để điều chỉnh

trong quá trình thực hiện nảy sinh những hạn chế, bất cập. Hồ Chí Minh không

bao giờ xem đường lối khi mới được xây dựng là xong xuôi theo kiểu “bất khả

xâm phạm“. Trong quá trình thực hiện, đường lối phải luôn được điều chỉnh,

bổ sung để phù hợp với thực tiễn cách mạng. Việc điều chỉnh, bổ sung đó phải

dựa vào Nhân dân, phát huy trí tuệ của Nhân dân thì mới đúng đắn. Hồ Chí

Minh viết: “Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết.

Chúng ta có khuyết điểm, thì thật thà thừa nhận trước mặt dân chúng. Nghị

quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. Dựa vào

ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”[82, tr. 337]. Một

khi xa rời Nhân dân, không phát huy trí tuệ của Nhân dân thì đường lối cách

mạng được xây dựng trên cơ sở chủ quan, duy ý chí, áp đặt vào thực tiễn và bị

thực tiễn từ chối.

- Nhân dân cung cấp tài lực, vật lực đảm bảo yêu cầu nền tảng vật chất

để sự nghiệp cách mạng được thực hiện thắng lợi.

Bất kỳ cuộc cách mạng nào cũng phải được tiến hành trên một nền tảng

vật chất nhất định. Thiếu nền tảng vật chất, sự nghiệp cách mạng không thể

được tiến hành trong thực tiễn và đi đến thắng lợi. Đường lối dù đã được

hoạch định nhưng chưa có cơ sở vật chất thì chỉ dừng lại ở trang giấy. Nền

tảng vật chất của một cuộc cách mạng là tất cả những yếu tố vật chất được

huy động để thực hiện mục tiêu, đường lối cách mạng. Trong nhiều trường

hợp, thắng lợi của một cuộc cách mạng cũng chính là thắng lợi của sự huy

động lực lượng vật chất để đánh bại đối tượng mà cuộc cách mạng ấy hướng

đến.

Nền tảng vật chất của sự nghiệp cách mạng Việt Nam do Nhân dân

đóng góp. Hồ Chí Minh luôn vạch rõ cho cán bộ, đảng viên thấy rằng họ chỉ

65

là một bộ phận nhỏ bé trong toàn dân. Tiềm lực vật chất của Đảng, Nhà nước

là rất nhỏ bé, hữu hạn và nếu chỉ dựa vào đó thì sự nghiệp cách mạng không

thể tiến hành thắng lợi. Trái lại, Hồ Chí Minh đề cao nguồn lực của Nhân dân,

xem đó là nguồn lực to lớn và vô tận mà nếu Đảng, Nhà nước huy động, khai

thác, phát huy được thì việc cách mạng chóng thành công. Với quan điểm

này, Hồ Chí Minh trong quá trình hoạt động cách mạng ở cương vị nào cũng

chú trọng dựa vào dân, phát huy sức dân.

Yêu cầu tối thiểu nhất để tiến hành cách mạng là phải có con người

cách mạng, trước hết là cán bộ cách mạng. Hồ Chí Minh từng nhiều lần nói

"không có nhân dân thì không có Bác". Với tư tưởng và hành động mang tính

cách mạng triệt để, Hồ Chí Minh là đối tượng truy nã gay gắt của chủ nghĩa

thực dân đế quốc và tay sai bán nước. Thực dân Pháp từng lập tòa án phán

quyết tử hình vắng mặt và treo giải thưởng rất cao cho những ai cung cấp

thông tin giúp bắt được Nguyễn Ái Quốc. Trong điều kiện hoạt động bí mật

và bị truy lùng gay gắt như vậy, Hồ Chí Minh nhiều giai đoạn phải hoạt động

ở những khu vực có điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt, rất thiếu thốn về ăn,

mặc, ở, thông tin, người bảo vệ... Nguyên nhân giúp Hồ Chí Minh vượt qua

được tất cả các khó khăn, nguy hiểm trên chính là sự gắn bó máu thịt với

Nhân dân. Người che chở, cưu mang, đùm bọc khi Hồ Chí Minh gặp khó

khăn, nguy hiểm là Nhân dân; người cung cấp cho Hồ Chí Minh nhân lực, vật

lực để sống và gầy dựng phong trào cách mạng là Nhân dân; người đấu tranh

với các thế lực ngoại xâm và tay sai phản động để bảo vệ Hồ Chí Minh cũng

là Nhân dân. Nhân dân đã làm điều đó với tất cả tinh thần và lực lượng, tính

mạng và của cải. Không có Nhân dân, Hồ Chí Minh không thể tồn tại được để

đề ra tư tưởng và chỉ đạo thực tiễn cách mạng Việt Nam. Các thế hệ cán bộ

cách mạng Việt Nam, nhất là trong giai đoạn đầu, đều hoạt động dựa vào sự

giúp đỡ vật chất của Nhân dân như vậy. Nhân dân là động lực đảm bảo điều

kiện vật chất tối thiểu mà thiếu nó thì không thể có con người cách mạng.

66

Đối với tổ chức cách mạng, Nhân dân cung cấp tài lực, vật lực để hoạt

động. Hồ Chí Minh khẳng định vai trò này của Nhân dân đối với tất cả các cơ

quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận và đoàn thể. Hồ Chí Minh xem nguồn gốc

của mọi cơ sở, điều kiện vật chất mà tổ chức cách mạng có đều do Nhân dân

ủng hộ, đóng góp. Từ trụ sở, phương tiện hoạt động cho đến những cái rất nhỏ

như viết, giấy, bàn ghế,... đều trực tiếp do Nhân dân mang đến hoặc được

trang bị bằng tiền của Nhân dân. Chi phí hoạt động của tổ chức cách mạng,

đặc biệt là ngân sách Nhà nước, xét đến cùng đều thu dưới nhiều hình thức

khác nhau từ Nhân dân. Trong nhiều trường hợp, Hồ Chí Minh nhấn mạnh sự

đóng góp của Nhân dân đến mức xem tất cả những điều kiện vật chất – hạ

tầng mà Đảng, Nhà nước, Mặt trận và đoàn thể đang có để đảm bảo hoạt động

đều do Nhân dân mà ra. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh nhất quán trong tư tưởng

của mình rằng Đảng, Nhà nước có nhiệm vụ phải khai thác sức dân, tài dân để

trước hết là có cơ sở nền tảng duy trì hoạt động, sau đó là tùy theo chức năng,

nhiệm vụ của mỗi tổ chức mà làm lợi cho dân. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa

sinh tồn, quyết định hiệu quả hoạt động của tổ chức cách mạng.

Nhân dân không chỉ đóng góp tài lực, vật lực để giúp đỡ cán bộ, đảng

viên và tổ chức cách mạng mà còn để tổ chức và giải quyết thắng lợi nhiệm

vụ của các phong trào cách mạng. Trong diễn trình cách mạng Việt Nam, ở

mỗi giai đoạn có những phong trào khác nhau được tổ chức nhằm giải quyết

nhiệm vụ đặt ra. Có những phong trào đấu tranh trực tiếp với kẻ thù ngoại

xâm – nội phản, có phong trào nhằm giải quyết cuộc đấu tranh chống chủ

nghĩa cá nhân, thói quen và truyền thống lạc hậu. Ở tất cả các phong trào

được tổ chức thành công đều có sự đóng góp rất lớn và hiệu quả của Nhân

dân. Hồ Chí Minh dựa vào sự đóng góp của Nhân dân để giải quyết khó khăn

về tài chính cho chính quyền cách mạng thành lập sau Cách mạng tháng Tám

năm 1945; dựa vào Nhân dân để giải quyết nạn đói; nhờ sự ủng hộ cơ sở vật

chất, tiền của của Nhân dân mà tổ chức phong trào diệt giặc dốt trên toàn quốc.

Trong điều kiện ở Việt Bắc, hầu như cơ sở vật chất cho tất cả hoạt động của

67

Đảng, Chính phủ, Mặt trận, đoàn thể đều dựa vào dân. Hồ Chí Minh chỉ đạo

phải làm tốt công tác cung cấp cho chiến dịch Điện Biên Phủ và chính sự đóng

góp của Nhân dân tạo nên sức mạnh để thắng lợi. Lãnh đạo kháng chiến chống

Mỹ, cứu nước ở miền Nam, Hồ Chí Minh không lúc nào quên nhắc nhở phải

dựa vào tiềm lực của Nhân dân. Mỗi phong trào cách mạng đều được tổ chức

trên cái nền đó. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Hồ Chí Minh nói

thành công hay không là tùy thuộc ở chỗ có phát huy được sức dân.

Lịch sử cách mạng Việt Nam khẳng định, mỗi khi biết khai thác sức

dân thì cán bộ, đảng viên có chỗ đứng vững, tổ chức cách mạng có chỗ dựa

chắc, phong trào cách mạng có nguồn lực vô tận để đi đến thắng lợi. “Khi

nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít,

giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn” [84, tr. 270]. Bài học đó cho

thấy sự đóng góp tài lực, vật lực của Nhân dân là động lực mạnh mẽ trên tất

cả các khâu (con người, tổ chức, phong trào) của sự nghiệp cách mạng.

- Nhân dân là lực lượng đông đảo, hùng hậu đóng vai trò chính thực

hiện đường lối cách mạng, bảo vệ thành quả cách mạng.

Sự nghiệp cách mạng Việt Nam trước hết là sự nghiệp chính trị bởi các

mục tiêu chính trị là đầu tiên và quan trọng hơn hết. Đó là mục tiêu độc lập dân

tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu độc lập dân tộc tập trung ở lật đổ chế

độ thống trị thuộc địa nửa phong kiến thiết lập quốc gia dân tộc độc lập với nhà

nước của dân, do dân, vì dân. Mục tiêu chủ nghĩa xã hội tập trung ở thực hành

dân chủ rộng rãi, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân

dân. Chủ thể và lực lượng của sự nghiệp ấy là Nhân dân. Hồ Chí Minh nói rất

nhiều về điều này: “Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân”; “sự

nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân”; "việc cách mạng là việc

chung của dân chúng chứ không phải việc của một hai người"... Đối với sự

nghiệp cách mạng, nhân dân đóng vai trò quyết định thành bại, "có dân là có tất

cả", “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”...

Trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh, sự nghiệp chính trị nói riêng, sự nghiệp

68

cách mạng nói chung của dân tộc ta do Nhân dân mà được khởi xướng, do Nhân

dân thực hiện mà diễn ra, do Nhân dân ra sức mà thắng lợi.

Trong tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh đề cập đến con người chính trị

rất toàn diện, song tập trung đặt ra yêu cầu trước hết đối với cán bộ, đảng

viên. Đây là gốc của mọi công việc; việc cách mạng thành công hay thất bại

là tùy thuộc ở họ. Nguồn cung cấp cán bộ, đảng viên cho hệ thống chính trị

xét đến cùng là Nhân dân. Cán bộ, đảng viên không ai khác hơn là con em của

Nhân dân, được Nhân dân vì ủng hộ chế độ mà cho đi theo. Hồ Chí Minh nói:

“Đảng viên chúng ta... đều là con của giai cấp công nhân, của nhân dân lao

động" [89, tr. 334]. Sự ủng hộ, giúp đỡ của Nhân dân được Hồ Chí Minh xem

là yếu tố quyết định để người cán bộ, đảng viên trưởng thành và ngày càng tốt

hơn. Tiêu chuẩn quan trọng để trở thành cán bộ, đảng viên xét ở yếu tố vì dân,

gần dân. Hiệu quả làm việc của cán bộ, đảng viên tùy thuộc ở mức độ ủng hộ,

giúp đỡ của Nhân dân. "Đường lối quần chúng" là thuật ngữ Hồ Chí Minh

thường xuyên đề cập khi chỉ ra cho cán bộ, đảng viên những điều kiện, yêu

cầu đảm bảo công việc đúng hướng và hiệu quả.

Chế độ chính trị mà sự nghiệp cách mạng phấn đấu xây dựng là chế độ

của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Mọi yếu tố của chế độ đều do Nhân

dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ. Hệ thống chính trị gồm Đảng, Nhà nước,

Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội đều do Nhân dân tổ chức nên:

“Chính quyền từ xã đến chính phủ Trung ương do dân cử ra”, “Đoàn thể từ

Trung ương đến xã do dân tổ chức nên”. Quyền lực chính trị trong chế độ là

của Nhân dân: “Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”; mọi “quyền hành và lực

lượng đều ở nơi dân”. Nhân dân đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng

và của cải để nuôi dưỡng, che chở, bảo vệ chế độ. Không có Nhân dân thì chế

độ chính trị không có cơ sở để ra đời và tồn tại.

Nhân dân không phó mặc việc cách mạng cho Đảng và Nhà nước.

Nhân dân tổ chức nên Đảng và Nhà nước là để dẫn dắt mình làm cách mạng.

Hồ Chí Minh khẳng định: Việc cách mạng là của Nhân dân, do Nhân dân thực

69

hiện. Nhân dân không đứng ngoài quan sát hay chỉ hỗ trợ cán bộ, đảng viên

mà trực tiếp tham gia làm cách mạng. Hơn nữa, Nhân dân là lực lượng chính

trực tiếp quyết định thành bại của phong trào cách mạng. Sự nghiệp cách

mạng tiến nhanh hay chậm, thành công ở mức độ nào tùy thuộc ở sự tham gia

cách mạng của Nhân dân. Trong đấu tranh giành chính quyền, Hồ Chí Minh

chủ trương phát động khởi nghĩa toàn dân; kháng chiến chống thực dân Pháp

và đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân; trong

xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Hồ Chí Minh kêu gọi sự tham gia của

mọi tầng lớp Nhân dân. Điều đó cho thấy Hồ Chí Minh xem việc cách mạng

là trách nhiệm của Nhân dân. Đến khi thắng lợi, mỗi đánh giá tổng kết của Hồ

Chí Minh đều quy về một căn nguyên: Đó là thắng lợi của Nhân dân. Điểm

này cho thấy Hồ Chí Minh đánh giá sự tham gia cách mạng của Nhân dân là

cội nguồn quyết định cách mạng thắng lợi.

70

Tiểu kết Chương 2

Với nhiệm vụ làm rõ quan niệm, vị trí, vai trò của Nhân dân trong tư

tưởng chính trị Hồ Chí Minh, nội dung Chương 2 trình bày hai phần: Quan

niệm về Nhân dân trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh; Nhân dân là mục

tiêu và động lực của sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong tư tưởng chính trị

Hồ Chí Minh. Tinh thần cốt lõi là:

Thứ nhất, mọi quan niệm về Nhân dân của Hồ Chí Minh trước hết

đều là quan niệm chính trị, đều mang sắc thái chính trị. Kết hợp cả hai cách

hiểu rộng và hẹp, Nhân dân trong quan niệm của Hồ Chí Minh vừa có biên độ

rất rộng, là toàn dân tộc, vừa có sự chọn lọc khi đề ra tiêu chuẩn yêu nước, vai

trò tiến bộ. Nhân dân là cộng đồng xã hội không chung chung, đồng nhất, mà

có sự khác biệt về giai tầng, tôn giáo, dân tộc, giới tính, tuổi tác, nghề

nghiệp,... trong đó liên minh công nhân – nông dân – trí thức là nền tảng.

Tính cộng đồng và tính giai cấp tồn tại thống nhất trong Nhân dân.

Thứ hai, sự nghiệp cách mạng Việt Nam, trên tất cả các khía cạnh, ở

mọi phạm vi, cấp độ đề cập, đều vì dân. Nhân dân là mục tiêu không mang

tính nhất thời, không là một thủ đoạn, sách lược chính trị mà là vấn đề có tính

chiến lược được duy trì và phát triển theo hướng không ngừng củng cố, bổ

sung, phát triển. Mục tiêu, lý tưởng vì Nhân dân trở thành sợi chỉ đỏ xuyên

suốt, ngọn hải đăng dẫn đường cho toàn bộ quan điểm và hành vi chính trị của

Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Thứ ba, Nhân dân là động lực to lớn thúc đẩy cách mạng tiến lên, quyết

định mọi thắng lợi của cách mạng. Nhu cầu, nguyện vọng của Nhân dân là

động lực khởi phát sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Nhân dân đóng góp trí tuệ

góp phần quyết định việc xây dựng và đảm bảo tính đúng đắn của đường lối

cách mạng; cung cấp tài lực, vật lực đảm bảo yêu cầu nền tảng vật chất để sự

nghiệp cách mạng được thực hiện thắng lợi. Nhân dân là lực lượng đông đảo,

hùng hậu đóng vai trò chính thực hiện đường lối cách mạng, bảo vệ thành quả

cách mạng. Tựu trung lại, Nhân dân, bằng tất cả tinh thần và lực lượng của

71

mình, đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các yếu tố mà nếu thiếu thì sự

nghiệp cách mạng không thể nảy sinh, duy trì và phát triển được.

Như vậy, trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh, Nhân dân là quan niệm

mang bản chất chính trị, có sự thống nhất giữa tính cộng đồng và tính giai cấp

trong mối quan hệ tương tác với cán bộ, đảng viên, hệ thống chính trị (Đảng,

chính quyền, đoàn thể), sự nghiệp chính trị (đấu tranh giải phóng dân tộc, xây

dựng chế độ mới). Nhân dân có vị trí, vai trò vừa là mục tiêu, vừa là động lực

tiên quyết, xuyên suốt sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung, tư tưởng và

hành vi chính trị của Hồ Chí Minh nói riêng; trở thành chủ thể có sức ảnh

hưởng lớn nhất đối với Hồ Chí Minh và sự nghiệp chính trị mà Hồ Chí Minh

lựa chọn.

72

Chương 3

SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG VIỆT NAM THEO TƯ TƯỞNG

CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH LÀ ĐƯA NHÂN DÂN LÊN ĐÚNG

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN

3.1. GIẢI PHÓNG NHÂN DÂN, ĐƯA NHÂN DÂN LÊN ĐỊA VỊ LÀ CHỦ

VÀ LÀM CHỦ XÃ HỘI, LÀM CHỦ ĐẤT NƯỚC

3.1.1. Cách mạng Việt Nam là sự nghiệp giải phóng Nhân dân

Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân khẳng định: Trong điều

kiện đất nước đương thời, để Nhân dân trở về đúng vị trí, vai trò, thực hiện

được mục đích chính trị của mình thì trước hết phải giải phóng Nhân dân.

Giải phóng Nhân dân, giải phóng con người, mà trước hết là con người

Việt Nam, là tư tưởng – hành động quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp

chính trị Hồ Chí Minh. Trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến,

Nhân dân Việt Nam mà tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh đề cập mang thân

phận nô lệ, bị trị. Không những phải chịu hai tầng áp bức, bóc lột của thực

dân, đế quốc và địa chủ phong kiến, Nhân dân Việt Nam còn bị "trói buộc"

bởi lề thói và truyền thống lạc hậu xưa cũ. Đây là tiền đề thực tiễn mang tính

bức thiết đặt ra yêu cầu cho Hồ Chí Minh xây dựng các quan điểm chính trị

về giải phóng Nhân dân.

Giải phóng Nhân dân được tập trung đề cập từ khi tư tưởng chính trị

Hồ Chí Minh được hình thành về cơ bản, kéo dài xuyên suốt quá trình đấu

tranh giải phóng dân tộc, cả trước và sau khi có được chính quyền dân chủ

nhân dân. Điểm đặc biệt ở chỗ, trong toàn bộ di sản văn tự để lại, Hồ Chí

Minh không trực tiếp nêu ra bất cứ một quan niệm nào về phạm trù "Giải

phóng", "Giải phóng Nhân dân" nhưng vẫn được tôn vinh một cách rộng rãi

và nhiệt thành trong cả nước, trên thế giới là "anh hùng giải phóng dân tộc

của Việt Nam", "Người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc

thuộc địa trong thế kỷ XX". Không trực tiếp nêu quan niệm nhưng cuộc đời,

73

sự nghiệp và toàn bộ di sản tư tưởng Hồ Chí Minh để lại đã phác họa rất rõ.

Theo đó, giải phóng Nhân dân Việt Nam là mục tiêu và nội dung chính trong

sự nghiệp đấu tranh cách mạng của toàn thể Nhân dân dưới sự lãnh đạo của

Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm giải thoát Nhân dân khỏi tình cảnh bị thống

trị, áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân đế quốc và các thế lực nội phản,

khỏi sự trói buộc bởi những thói quen và truyền thống lạc hậu đang kiềm kẹp

sự phát triển, mang lại cho Nhân dân cuộc sống tự do cả về tinh thần lẫn thể

chất trong tư cách người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, làm chủ chế độ,

làm chủ chính mình.

Hồ Chí Minh bàn đến giải phóng Nhân dân một cách toàn diện như là

nỗi trăn trở thường trực. Giải phóng Nhân dân trong tư tưởng chính trị Hồ Chí

Minh gắn liền với các nhiệm vụ: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải

phóng xã hội, giải phóng con người. Nội dung của giải phóng Nhân dân có

nhiều cấp độ gắn liền với các quan điểm về xác định và nhận định kẻ thù của

Nhân dân – thế lực nắm địa vị thống trị, áp bức, kiềm kẹp Nhân dân trong tình

cảnh mất tự do, cũng là đối tượng của cuộc đấu tranh giải phóng:

Trước hết, giải phóng Nhân dân Việt Nam khỏi sự thống trị của các thế

lực ngoại xâm.

Chủ nghĩa thực dân là kẻ thù ngoại xâm cơ bản và chủ yếu của cách

mạng Việt Nam vì đây là thế lực trực tiếp xâm lược và áp bức Nhân dân ta.

Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa thực dân là “kẻ địch rất nguy hiểm” được hình

thành từ chính sách xâm lược thuộc địa của giai cấp tư sản ở các quốc gia tư

bản chủ nghĩa, trước hết ở châu Âu. Chủ nghĩa thực dân đã làm mọi cách để

“kìm giữ trong vòng áp bức biết bao quần chúng của các dân tộc bị nô dịch”

[78, tr. 300] bằng vũ khí, lừa bịp và sự đầu độc đằng sau lá cờ giương cao khẩu

hiệu “khai hóa văn minh”. Trong chủ nghĩa thực dân đế quốc, kẻ thù trực tiếp

của Nhân dân Việt Nam là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Bản chất của chủ

nghĩa thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là như nhau. Nếu thực dân Pháp “thực

hiện chính sách ăn cướp và bóc lột” [78, tr. 307] thì “chính sách của Mỹ là

74

“lấy máu người, phát tài ta” [85, tr. 271]. Do vậy, cũng như thực dân Pháp, đế

quốc Mỹ là kẻ thù của dân tộc ta, cùng một mục đích là thống trị và bóc lột

tận xương tuỷ Nhân dân ta. Sự đánh giá, nhận xét đúng đắn bản chất của kẻ

thù là cơ sở để Đảng ta xây dựng đường lối kháng chiến trong cách mạng giải

phóng dân tộc cũng như đường lối bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Hai là, giải phóng Nhân dân Việt Nam khỏi các thế lực nội phản áp

bức, bóc lột.

Hồ Chí Minh gọi các thế lực nội phản là “Việt gian” gồm “phong kiến,

địa chủ, có một số là tư sản mại bản” [85, tr.58]. Người xem địa chủ phong

kiến và tư sản mại bản là kẻ thù của cách mạng Việt Nam vì chúng thà chịu

“nước nhà phụ thuộc vào đế quốc” để có những lợi ích giai cấp nhỏ nhen mà

phản bội dân tộc, bán nước làm tay sai cho kẻ xâm lược. Cái nhìn của Hồ Chí

Minh đối với hai kẻ thù này là rõ ràng và kiên quyết nhưng luôn có thái độ

khoan dung, tranh thủ những khi cách mạng cần và họ thức tỉnh.

Ba là, giải phóng Nhân dân Việt Nam khỏi sự cản trở của thói quen và

truyền thống lạc hậu.

Hồ Chí Minh cho rằng “thói quen và truyền lạc hậu cũng là kẻ địch to”.

Cuộc đấu tranh chống kẻ địch to này cũng không kém phần quan trọng so với

cuộc đấu tranh chống “kẻ địch nguy hiểm” là chủ nghĩa tư bản và bọn đế

quốc. Thói quen và truyền thống lạc hậu là “bà đỡ” của nghèo nàn, dốt nát tức

giặc đói và giặc dốt theo cách gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các giá trị

truyền thống lạc hậu đi ngược lại với sự phát triển của thời đại. “Nó ngấm

ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ”, trước hết là ngăn trở việc làm “sống dậy”

các giá trị truyền thống tốt đẹp, đưa nó vào cuộc chiến chống ngoại xâm. Sau

nữa, nó ngăn trở công cuộc xây dựng “đời sống mới” của Nhân dân ta. Vì lẽ

đó, nó nhanh chóng trở thành vũ khí trong tay các thế lực phản cách mạng,

trước hết là chính quyền thực dân để thiết lập nền cai trị của chúng.

Kẻ địch to này bao gồm cả các yếu tố tiêu cực hình thành từ chính sách

thống trị của thực dân, đế quốc như: văn hóa nhồi sọ; óc kiêu ngạo, tự phụ;

75

thói quen uống rượu cồn, hút thuốc phiện; chủ nghĩa vị lai vong bản; sự phân

biệt vùng miền, dân tộc, giới tính… Đây là các căn bệnh mà chủ nghĩa thực

dân cố tình gieo rắc vào xã hội Việt Nam để đầu độc, làm bại hoại, hủ hóa con

người và văn hóa Việt Nam khiến chúng ta không thể ngóc đầu dậy nổi mà phải

chịu mãi kiếp ngựa trâu. Phạm vi ảnh hưởng của thói quen và truyền thống lạc

hậu là rất lớn. “Sinh trưởng trong xã hội cũ, chúng ta ai cũng mang trong

mình hoặc nhiều hoặc ít vết tích xấu xa của xã hội đó về tư tưởng, về thói

quen” [88, tr. 601-602].

Cũng với cách nhìn biện chứng, Hồ Chí Minh cho rằng thói quen và

truyền thống lạc hậu không phải tất cả đều xấu, đều là “kẻ địch to”. Theo

Người, “cái nào cũ mà xấu, thì phải bỏ” [82, tr. 112], “cái gì cũ mà không

xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý” [82, tr. 112]. Như vậy,

Hồ Chí Minh đã phân hóa một cách rõ ràng đâu là đối tượng cần “kiên quyết

tiêu diệt” và đâu là đối tượng cần “cải tạo”. Người nhấn mạnh cụm từ “phải

bỏ” tức dứt khoát phải tiêu diệt và dặn “sửa đổi lại cho hợp lý” nghĩa là cải

tạo. Giữa hai thái độ đó, Hồ Chí Minh thiên về cải tạo: “Muốn gột rửa sạch

những vết tích xấu xa của xã hội cũ… thì chúng ta phải ra sức học tập tự cải

tạo” [88, tr. 602] chứ không thể trấn áp nó. Quá trình cải tạo phải được tiến

hành “một cách rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài” [88, tr. 606].

Thói quen và truyền thống lạc hậu bám vào và gây hại cho xã hội còn

dai dẳng hơn cái vòi hút máu của con đỉa thực dân. Chiến trường của cuộc

đấu tranh chống “kẻ địch to” này không có ranh giới rõ ràng như đấu tranh

chống ngoại xâm vì nếu không có một cái đầu tỉnh táo, sáng suốt chúng ta dễ

dàng đánh đổ “cái mới” thay vì phải tiêu diệt “cái lạc hậu” của văn hóa truyền

thống. Ngày nay, khi mà cái mới hôm nay ngày mai lại rất dễ trở thành cái cũ

kỹ, lạc hậu cần phải bị đánh đổ thì các quan điểm trên của Hồ Chí Minh có ý

nghĩa to lớn cho chúng ta trong trận chiến không ngừng nghỉ này.

Xác định đúng kẻ thù là cơ sở để Hồ Chí Minh để ra phương pháp giải

phóng Nhân dân. Phương pháp ấy, tựu trung lại, được diễn đạt súc tích qua

76

hai từ "cách mạng". Công trình “Hồ Chí Minh Toàn tập” chỉ ra cho chúng ta

thấy hai phạm trù "giải phóng" và "cách mạng" là bạn đường. Muốn giải

phóng Nhân dân phải làm cách mạng, tùy đối tượng đấu tranh thế nào mà có

hình thức cách mạng tương ứng. Đồng thời, làm cách mạng không để giải

phóng cho riêng ai, riêng giai tầng nào mà là để giải phóng đất nước, giải

phóng toàn dân.

Không phải đến Hồ Chí Minh thì giải phóng mới được tiến hành bằng

hình thức cách mạng. Tư tưởng và thực tiễn lịch sử nhân loại đã đề cập đến từ

lâu và rất thường xuyên. "Lý luận và lịch sử cách mệnh có nhiều sách lắm"

[79, tr. 282]. Dưới quan điểm biện chứng và phát triển, "cách mạng là sự thay

đổi căn bản, sự nhảy vọt về chất trong quá trình phát triển của tự nhiên, xã hội

và nhận thức" [79, tr.8]. Trong lĩnh vực xã hội, cách mạng là sự biến đổi sâu

sắc, triệt để, không cải lương, nửa vời, làm thay đổi tận gốc rễ chế đội xã hội,

đưa giai cấp tiên tiến lên cầm quyền. Dưới góc độ này, cách mạng mang nội

dung chính trị sâu sắc.

Hồ Chí Minh quan niệm về cách mạng theo nghĩa chung và dễ hiểu:

“Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt” [79, tr. 284].

Tư tưởng và hoạt động thực tiễn của Người đề cập đến cách mạng một cách toàn

diện, nhưng tiêu điểm là cách mạng trên lĩnh vực xã hội. Tư tưởng chính trị Hồ

Chí Minh bàn đến nhiều hình thái cách mạng xã hội khác nhau như cách mạng

giải phóng dân tộc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cách mạng xã hội chủ

nghĩa, cách mạng vô sản, dân tộc cách mạng, giai cấp cách mạng, thế giới cách

mạng,… Mỗi hình thái có đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ, tính chất khác nhau.

Xét đến cùng, giải phóng Nhân dân là mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của tất cả

các hình thái bởi bản chất đích thực của cách mạng là giải phóng con người.

Trong đó, về cơ bản và cần kíp trước mắt thì giải phóng Nhân dân là mục tiêu,

nhiệm vụ, nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, rộng hơn

nữa là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

77

Cách mạng giải phóng dân tộc sau khi xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đã

trở thành thuật ngữ chính trị phổ biến trong thế kỷ XX. Đây "là cuộc cách mạng

nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập, thực hiện quyền dân

tộc tự quyết và xây dựng nhà nước dân tộc" [23, tr.8]. Hồ Chí Minh không nêu

lên định nghĩa một cách đầy đủ và trực tiếp về thuật ngữ "Cách mạng giải phóng

dân tộc". Song, trong một số tác phẩm, đặc biệt là Đường Cách mệnh, Hồ Chí

Minh nêu khái niệm "Dân tộc cách mệnh". Có thể hiểu "Dân tộc cách mệnh"

mà Hồ Chí Minh đề cập chính là cách mạng giải phóng dân tộc. Cuộc "Dân

tộc cách mệnh" giải quyết nhiệm vụ cấp bách đầu tiên của tình cảnh Nhân dân

Việt Nam là bị ngoại trị. Tuy nhiên, trong điều kiện nước ta, giải phóng Nhân

dân không thể triệt để nếu chỉ đánh đuổi ngoại xâm thống trị. Cùng với thực

dân đế quốc, các thế lực nội phản bán nước làm tay sai, tập trung chủ yếu ở

địa chủ, phong kiến, tư bản phản động, cũng đang áp bức, bóc lột Nhân dân.

Cách mạng giải phóng dân tộc hướng đến đối tượng đấu tranh là thực dân đế

quốc thống trị đến từ bên ngoài. Cuộc cách mạng ấy không giải phóng Nhân

dân bằng cách thủ tiêu ách thống trị từ nội tại đất nước. Vì thế mà Hồ Chí

Minh đề cập đến cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân với nghĩa tuy nó giải

quyết nhiệm vụ phản đế và phản phong kiến như một cuộc cách mạng dân

chủ tư sản, nhưng nó không phải do giai cấp tư sản lãnh đạo mà do giai cấp

công nhân lãnh đạo, nó chống đế quốc đến cùng và không thành lập quyền

thống trị của tư bản mà thành lập quyền thống trị của nhân dân. Theo Hồ Chí

Minh, đó "là cách mạng dân chủ mới".

"Cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam tiến hành từ năm 1930 dưới

ngọn cờ "độc lập tự do" của Hồ Chí Minh do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh

đạo là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân" [63, tr. 327]. Thắng lợi

giải phóng miền Nam thống nhất đất nước trong mùa xuân 1975 kết thúc cách

mạng dân tộc dân chủ nhân dân khi hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ đánh đổ sự

thống trị của chủ nghĩa thực dân đế quốc và ngụy quyền tay sai, xóa bỏ tàn

78

tích của chế độ phong kiến, thực hiện quyền tự do, dân chủ cho Nhân dân và

xây dựng chế độ cộng hòa dân chủ, mở đường cho xã hội phát triển.

Mục tiêu tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh hướng đến trong giải phóng

Nhân dân luôn mang tính triệt để. Theo Hồ Chí Minh, đấu tranh chống thực

dân đế quốc và tay sai bán nước dẫu lâu dài nhưng chắc chắn có ngày kết thúc

thắng lợi. Với kẻ thù là thói quen và truyền thống lạc hậu cản trở sự tiến bộ

của Nhân dân trong tư cách lực lượng chính trị đóng vai trò chủ thể của cách

mạng, chủ thể của chế độ, xã hội, đất nước, thì không có điểm kết thúc. Nhiều

lần, Hồ Chí Minh chỉ ra cho chúng ta thấy sự trói buộc của thói quen và

truyền thống lạc hậu đến tư duy, nhận thức và hoạt động của Nhân dân, kiềm

hãm và làm suy yếu năng lực làm chủ của Nhân dân một nước dân chủ cộng

hòa. Để giải phóng Nhân dân khỏi kẻ thù này, Hồ Chí Minh yêu cầu phải có

một cuộc cách mạng trên lĩnh vực văn hóa – xã hội một cách bền bỉ, không

ngừng nghỉ và quyết tâm cao. Biểu hiện rõ nét của cuộc cách mạng chống thói

quen và truyền thống lạc hậu là công cuộc xây dựng đời sống mới được Hồ

Chí Minh đề cập ngay trong những hoạt động cách mạng đầu tiên, chính thức

phát động rộng rãi không lâu sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành

công và được duy trì, phát triển liên tục về sau.

Hồ Chí Minh ý thức rõ tính chất phức tạp và mức độ khó khăn của cuộc

cách mạng này. Người lý giải, đấu tranh chống thói quen và truyền thống lạc

hậu thì không phân định rõ được giới tuyến như với thực dân đế quốc và tay

sai. "Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt" nhưng

để xác định cái cũ, cái mới, cái tốt, cái xấu trong thực tiễn sinh động và phát

triển không ngừng là vô cùng khó khăn. Do đó, để xây dựng đời sống mới,

Hồ Chí Minh chỉ ra những giá trị mang tính nền tảng và nguyên tắc: Những gì

ích nước lợi dân, những gì có lợi cho sự nghiệp cách mạng của Nhân dân là

cái tốt, cái mới cần giữ gìn, phát huy; ngược lại là cái cũ, cái xấu cần loại trừ.

Đây vừa là giá trị đạo đức, văn hóa, vừa là tiêu chí chính trị đòi hỏi sự chấp

hành triệt để của cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

79

Theo Hồ Chí Minh, "cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ

không phải việc một hai người" [79, tr. 283]. Lực lượng tiến hành cách mạng

nhằm mục tiêu giải phóng Nhân dân không đâu khác ngoài Nhân dân nhưng

không phải lúc nào Nhân dân cũng có thể hoàn thành tốt vai trò đó. Nhân dân

được Hồ Chí Minh đề cập trong tư cách là chủ thể, lực lượng quyết định

thắng lợi của cách mạng phải là cộng đồng yêu nước được giác ngộ, "nghĩ rồi

thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh" [79, tr.

283]. "Có như thế mục đích mới đồng; mục đích có đồng, chí mới đồng, chí

có đồng , tâm mới đồng, tâm đã đồng lại phải biết cách làm thì làm mới

chóng" [79, tr. 282].

Hồ Chí Minh thấy rõ phẩm chất cao quý và sức mạnh to lớn của Nhân

dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong bầu trời không có gì quý bằng

nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của toàn

dân” [87, tr. 453]. Phẩm chất và sức mạnh này không phải lúc nào cũng được

khơi dậy, quy tụ và phát huy để đưa cách mạng đến thắng lợi. Chỉ khi được tổ

chức, dẫn dắt bởi một tổ chức chân chính có nhận thức và hành động đúng

quy luật, thuận lòng dân, hợp thời đại thì mới tạo nên được. Lịch sử trao sứ

mệnh đó cho Đảng Cộng sản Việt Nam trong tư cách là bộ phận ưu tú từ

Nhân dân mà ra, lãnh đạo Nhân dân đấu tranh cách mạng để giải phóng đất

nước, giải phóng Nhân dân. Trong thành phần cấu thành lực lượng cách

mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức tiên phong đóng vai trò lãnh đạo.

Để xây dựng lực lượng cách mạng hùng mạnh đảm bảo thắng lợi, Hồ

Chí Minh rất chú tâm củng cố mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân. Đây là

quan hệ chính trị mang tính biện chứng. Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là

người đầy tớ trung thành của Nhân dân. Nhân dân là đối tượng lãnh đạo của

Đảng. Có Nhân dân, Đảng mới có quyền lãnh đạo. Nhân dân lại là lực lượng

cách mạng to lớn. Lực lượng mạnh thì Đảng mới vững, cách mạng mới thắng

lợi. Làm cho dân mạnh tức là làm cho đối tượng lãnh đạo của Đảng, làm cho

lực lượng cách mạng của Đảng vững mạnh. Đó cũng là làm cho Đảng vững

80

mạnh. Nhân dân là một tập hợp không thuần nhất. Trách nhiệm của Đảng là

phải không ngừng đoàn kết Nhân dân thành một khối, chăm lo nâng cao đời

sống vật chất và tinh thần, phát huy dân chủ, khai thác trí dân, lực dân, tài dân

phục vụ sự nghiệp cách mạng. Khi Đảng làm cho Nhân dân phát huy được

sức mạnh vô địch là lúc Đảng mạnh, làm cho Nhân dân trở thành anh hùng là

Đảng anh hùng. Nhân dân thế nào, rất quan trọng, quyết định Đảng thế ấy.

3.1.2. Lập ra nhà nước của Nhân dân, người dân là chủ xã hội, làm

chủ đất nước

"Cách mạng" trong quan niệm của Hồ Chí Minh rất rộng, nhưng cốt lõi

và được đề cập nhiều nhất là cách mạng chính trị - xã hội. Đối với mọi cuộc

cách mạng chính trị - xã hội, chính quyền là vấn đề cơ bản. Thiết lập và kiện

toàn nhà nước của Nhân dân là chiều hướng phát triển tất yếu của cuộc cách

mạng giải phóng Nhân dân. Ngay khi xác định cách mạng Việt Nam là sự

nghiệp giải phóng Nhân dân thì Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến "giành lấy

chính quyền về tay nhân dân" và xây dựng chính quyền trở thành công cụ

mạnh mẽ, sáng suốt để Nhân dân thực hiện vai trò là chủ xã hội, làm chủ đất

nước.

- Giành lấy và kiến lập Nhà nước của Nhân dân là điều kiện đảm bảo

đầu tiên để đưa Nhân dân lên đúng vị trí, vai trò và thực hiện đúng mục đích

của mình.

Sự nghiệp cách mạng Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn với mục tiêu

và nội dung khác nhau nhưng đều xoay quanh vấn đề chính quyền nhà nước,

cụ thể là việc giành chính quyền về tay ai và chính quyền phục vụ ai. Hồ Chí

Minh ra đi tìm đường cứu nước cũng từ sự thúc bách của khát vọng giải

phóng dân tộc mà biểu hiện tập trung là ở yêu cầu lật đổ chính quyền nhà

nước thuộc địa nửa phong kiến thiết lập nhà nước độc lập của Nhân dân.

Trong quá trình tìm đường cứu nước, trước khi đến với chủ nghĩa Mác –

Lênin, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu lý luận và khảo nghiệm thực tiễn tổ chức,

hoạt động của các mô hình nhà nước tư sản nổi bật ở Anh, Pháp, Mỹ,... Hồ

81

Chí Minh xoáy sâu vào xem xét mối tương quan giữa quyền lợi của con

người, của Nhân dân được đề ra trong lý thuyết với sự thể hiện trong thực tiễn

thông qua tổ chức và hoạt động của nhà nước sở tại. Đặc biệt, Người chú ý rất

nhiều đến quyền Nhân dân kiểm soát chính phủ. Điểm mấu chốt dẫn đến

quyết định không lựa chọn các mô hình ấy của Hồ Chí Minh đó là các nhà

nước này không thỏa mãn một cách triệt để việc thực hiện vai trò làm chủ của

Nhân dân trong thực tiễn đời sống. Hồ Chí Minh nói: Cách mạng Mỹ và cách

mạng Pháp đã dạy chúng ta rằng, làm cách mạng thì không nên sợ phải hy

sinh, và đã hy sinh làm cách mạng thì nên làm cách mạng cho “đến nơi”,

nghĩa là làm cách mạng rồi thì chớ để chính quyền trong tay số ít, chính

quyền phải thuộc về dân chúng số đông. Như vậy, nếu chính quyền là vấn đề

cơ bản của mọi cuộc cách mạng thì đối với Hồ Chí Minh sự khẳng định vai

trò làm chủ chính quyền và thông qua làm chủ chính quyền để làm chủ xã hội,

làm chủ đất nước của Nhân dân là vấn đề cơ bản của chính quyền. Chủ nghĩa

Mác – Lênin và mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã đáp ứng

được mong mỏi đó của Hồ Chí Minh trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.

Thông qua một cuộc cách mạng triệt để - Cách mạng tháng Mười – nhân dân

Nga đã thực sự có quyền làm chủ đất nước bằng một chính quyền nhà nước

của chính họ. Bài học rút ra từ Cách mạng tháng Mười đó là: Làm cách mạng

để giải phóng Nhân dân phải đi đến thành lập được nhà nước của Nhân dân để

thông qua đó thực thi quyền Nhân dân làm chủ. Đây là kim chỉ nam cho Hồ

Chí Minh và sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Mục đích của Nhân dân Việt Nam là được đứng đúng với vị trí, vai trò

là chủ và làm chủ xã hội, đất nước, được phát triển không ngừng kể cả đời

sống vật chất và tinh thần. Điều đó chỉ có thể đạt được thông qua thủ tiêu bộ

máy chính quyền thống trị và kiến lập nên chính quyền của Nhân dân. Thủ

tiêu bộ máy chính quyền thống trị và kiến lập nên chính quyền của Nhân dân

phải gắn liền với nhau, không thể có sự lựa chọn nào khác. Làm cách mạng

rồi thì chớ để chính quyền trong tay số ít bởi như vậy chỉ là sự thay thế chủ

82

thể bóc lột Nhân dân. Làm cách mạng rồi thì chính quyền phải thuộc về dân

chúng số đông mới thực hiện được mục đích của Nhân dân triệt để. Chính

quyền Nhân dân không quay trở lại biến thành công cụ bóc lột, thống trị như

các "chính quyền của số ít" mà trái lại là công cụ để Nhân dân thực thi quyền

là chủ và tiếp tục đấu tranh chống các kiềm kẹp khác để tiếp tục giải phóng

chính mình. Trong Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt

Nam do Hồ Chí Minh khởi thảo và được Hội nghị thành lập Đảng thông qua

thể hiện rõ là sau khi đánh đổ thực dân thống trị và tay sai bán nước sẽ thành

lập chính phủ công – nông – binh. Dù cách diễn đạt có khác song nhiều văn

kiện sau này vẫn khẳng định lại. Đó là lựa chọn duy nhất đảm bảo tính triệt để

của sự nghiệp cách mạng.

- Thông qua nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân để xác

lập và đảm bảo quyền là chủ và quyền làm chủ của Nhân dân.

Trở về nước sau ba mươi năm (1911- 1941), Hồ Chí Minh chủ trì Hội

nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII đánh dấu chuyển hướng chỉ đạo chiến

lược, đặt nền tảng cho thắng lợi của Cách mạng tháng 8 năm 1945. Tại Hội

nghị Trung ương VIII, Hồ Chí Minh đề xuất quan điểm xây dựng nhà nước

dân chủ nhân dân đánh dấu sự hình thành cơ bản tư tưởng về nhà nước kiểu

mới. Sự kiến lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ thắng lợi của

Tổng khởi nghĩa tháng 8 đã hiện thực hóa tư tưởng xây dựng nhà nước dân

chủ thực sự của Hồ Chí Minh. Những nỗ lực thiết kế, tổ chức, xây dựng Nhà

nước sau đó đều được Hồ Chí Minh chú tâm xác lập, đảm bảo quyền là chủ

và làm chủ của Nhân dân. Có thể đánh giá trên ba nét lớn:

Một là, thể chế hóa, pháp lý hóa quyền là chủ và làm chủ nhà nước của

Nhân dân.

Quyền là chủ nhà nước của Nhân dân phải được quy định bởi pháp luật.

Đó là điều kiên tiên quyết. Ngay sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, Hồ

Chí Minh trong cương vị đứng đầu Chính phủ cách mạng lâm thời đã chú ý

xúc tiến soạn thảo và ban hành Hiến pháp vừa là để đảm bảo tính hợp hiến

83

của Nhà nước, vừa là để pháp lý hóa quyền là chủ nhà nước của Nhân dân.

Điều 1 Hiến pháp năm 1946 khẳng định: "Nước Việt Nam là một nước dân

chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt

Nam…". Năm 1959, Hồ Chí Minh lãnh đạo soạn thảo và ban hành Hiến pháp

tiếp tục khẳng định: "Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

đều thuộc về nhân dân". Pháp luật là tối thượng. Sự quy định của luật pháp

đối với quyền là chủ nhà nước của Nhân dân là sự quy định cao nhất, do vậy

là sự khẳng định mạnh mẽ và chắc chắn nhất. Chỉ có trên cơ sở quy định của

pháp luật, Nhân dân mới là chủ nhà nước một cách chặt chẽ, toàn diện và bền

vững. Đó là lời tuyên bố hùng hồn nhất, thực tế nhất rằng Nhân dân đã được

giải phóng khỏi chế độ chính trị thuộc địa nửa phong kiến, chính thức đứng ở

địa vị người là chủ chế độ.

Hai là, nhà nước phải nâng cao năng lực làm chủ cho Nhân dân.

Tính triệt để của giải phóng Nhân dân thể hiện qua quyền lợi và địa vị

mà Nhân dân được thụ hưởng. Quyền lợi và địa vị đó được Hồ Chí Minh khái

quát qua phạm trù "là chủ" đi liền với "làm chủ". Đây là hai phạm trù được

Hồ Chí Minh nhắc đến rất nhiều, xem là mục tiêu trực tiếp và cao nhất của sự

nghiệp cách mạng của Nhân dân, do Nhân dân, vì nhân dân. Đây là chiều

hướng phát triển không thể khác được của cuộc cách mạng giải phóng Nhân

dân.

Tiêu chí "là chủ" xác định vị thế của Nhân dân đối với chế độ chính trị

tiêu điểm là chính quyền nhà nước, với xã hội, với đất nước và với chính

mình. Tiêu chí này rất quen thuộc trong lịch sử nhân loại, là khẩu hiệu trong

nhiều phong trào đấu tranh, nhiều cuộc cách mạng đã có từ trước. Tuy nhiên,

quá trình nghiên cứu lý luận và khảo nghiệm thực tiễn ở nhiều nơi, đặc biệt ở

các nước tư bản phương Tây cho Hồ Chí Minh thấy nhân dân là chủ dưới chế

độ phong kiến, tư bản chủ nghĩa chỉ dừng lại ở khẩu hiệu. Kỳ thực trong thì

tước lục công nông, ngoài thì xâm lược bóc lột thuộc địa. Qua phân tích của

Hồ Chí Minh cho thấy các tập đoàn thống trị trong chế độ phong kiến, tư bản

84

chủ nghĩa chỉ nếu mục tiêu đưa nhân dân lên vị thế là chủ như một thủ đoạn

chính trị, một kiểu mị dân để thu hút nhân dân tham gia cuộc đấu tranh lật đổ

chế độ chính trị đương thời thiết lập chế độ do họ cầm quyền, hoặc sau đó thì

mị dân để nhân dân chấp nhận chế độ chính trị do họ cầm quyền.

Để đảm bảo tính triệt để của mục tiêu giải phóng Nhân dân, Hồ Chí

Minh luôn gắn liền tiêu chí "là chủ" với "làm chủ" và có phần nhấn mạnh luận

giải vế "làm chủ" hơn. Đưa Nhân dân lên vị thế là chủ phải được thể hiện

trong thực tiễn hành vi làm chủ. Chỉ bằng hành vi làm chủ, Nhân dân mới

chạm tới được chiều sâu nhất của giải phóng. Hồ Chí Minh khẳng định trách

nhiệm làm chủ: Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân; Chính

quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra; Đoàn thể từ Trung ương

đến xã do dân tổ chức nên; Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của

dân. Để thực hiện tốt công việc to tát đó, Hồ Chí Minh yêu cầu Nhân dân phải

có năng lực tương xứng, phải xứng đáng là chủ nhân một nước tự do, độc lập.

Có như thế, Nhân dân mới thực hiện một cách tự giác và hiệu quả trách nhiệm

chính trị được tạo nên bởi vị thế, quyền lợi là chủ của mình.

Một nhà nước áp bức nhân dân, nhà nước của thiểu số thống trị đa số

Nhân dân thì không bao giờ quan tâm đến năng lực làm chủ của Nhân dân

hoặc nếu có thì chỉ mị dân. Chỉ có thông qua nhà nước của mình thì Nhân dân

mới thật sự được quan tâm nâng cao năng lực "làm chủ" để tiếp tục thực hiện

các yêu cầu, nhiệm vụ tiếp theo của sự nghiệp cách mạng. Cách mạng Việt

Nam là sự nghiệp đưa Nhân dân trở lại đúng vị trí, vai trò làm chủ đất nước,

làm chủ xã hội và làm chủ chính vận mệnh của mình. Điều đó chưa thể đạt

được ngay khi Tổng khởi nghĩa mùa thu tháng 8 thắng lợi, chế độ thuộc địa

nửa phong kiến bị thủ tiêu. Mặc dù nhà nước được thành lập từ thắng lợi của

Cách mạng tháng 8 là nhà nước dân chủ nhân dân nhưng ở lúc này Nhân dân

trong tư cách "là chủ" vẫn chưa thật sự có đầy đủ năng lực để "làm chủ".

Không phải cứ nói Nhân dân là chủ thì họ sẽ làm chủ được. Do vậy, song

song với việc tổ chức tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu để Nhân dân tổ chức

85

nên nhà nước của mình, song song với việc soạn thảo và ban hành Hiến pháp

để vị thế là chủ của Nhân dân được thể chế hóa thì Hồ Chí Minh chú ý ngay

đến "giáo dục tinh thần của nhân dân", diệt giặc dốt, thực hành đời sống mới

để giải phóng Nhân dân khỏi những kiềm kẹp của thói quen, truyền thống lạc

hậu. Thực tiễn đó cho thấy, đồng thời với việc tiến hành các hoạt động để

khẳng định vị thế "là chủ" của Nhân dân là những nỗ lực từ rất sớm để nâng

cao năng lực "làm chủ". Hồ Chí Minh xem đó là chức năng, nhiệm vụ của

Nhà nước. Chỉ có nhà nước của Nhân dân mới thật sự chăm lo làm giàu năng

lực làm chủ của Nhân dân. Khi đó Nhân dân mới là chủ Nhà nước, là chủ xã

hội, là chủ đất nước một cách trọn vẹn.

Ba là, xây dựng nhà nước trở thành công cụ cốt yếu để Nhân dân thực

hiện vai trò làm chủ xã hội, làm chủ đất nước.

Nhà nước là tổ chức đặc biệt duy nhất có chức năng quản lý xã hội và

đại diện chủ quyền, lãnh thổ quốc gia. Ai nắm quyền lực nhà nước sẽ sử dụng

quyền lực đó để tổ chức, quản lý xã hội, trở thành người đại diện cho đất

nước. Một nhà nước của Nhân dân phải được Nhân dân sử dụng như là công

cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ đối với xã hội và đất nước mình. Giúp

Nhân dân làm tốt vai trò làm chủ xã hội và đất nước là sự hoàn thành trách

nhiệm cao nhất mà một nhà nước của Nhân dân mong muốn.

Hồ Chí Minh không "nhốt" quyền và trách nhiệm là chủ của Nhân dân

trong mối quan hệ với nhà nước. Trên con đường đi đến giải phóng triệt để, là

chủ và làm chủ nhà nước vô cùng quan trọng đối với Nhân dân nhưng không

phải là duy nhất. Nhân dân phải dùng nhà nước của mình để vươn ra làm chủ

xã hội, làm chủ đất nước. Nhân dân đưa ý chí của mình vào tổ chức và hoạt

động của Nhà nước, cụ thể là vào pháp luật, chính sách để xã hội vận hành,

đất nước phát triển theo mong muốn của mình. Hồ Chí Minh rất quan tâm đến

điều này. Người thường yêu cầu "phải đi đúng đường lối quần chúng" cũng

chính là để chính sách, pháp luật phản ánh được ý chí của Nhân dân và thông

qua đó mà giúp Nhân dân tổ chức, quản lý xã hội.

86

Thực hành đời sống mới để Nhân dân làm chủ xã hội, làm chủ đất

nước. Đây là biện pháp có hiệu quả nhằm xóa bỏ những tàn dư lạc hậu do chế

độ cũ để lại; là biện pháp từng bước giáo dục các tầng lớp nhân dân nhận thức

được tính ưu việt của chế độ mới và trách nhiệm của mình đối với xã hội,

nhận thức được quyền làm chủ đất nước của nhân dân do cách mạng mang

lại. Hồ Chí Minh nói: "thực hành đời sống mới để trở nên những công dân

mới, xứng đáng với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" [tập 4, tr. 194]; "đồng

bào ta sẽ phấn đấu cho một đời sống mới, ai cũng góp sức vào cuộc kháng

chiến lâu dài, để làm cho nước ta được hoàn toàn tự do độc lập" [81, tr.196].

Tóm lại, giải phóng Nhân dân để đưa Nhân dân lên địa vị là chủ và làm

chủ phải đạt tới "tất cả quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Việc thiết lập

nhà nước của Nhân dân và thông qua nhà nước ấy để Nhân dân thực hiện vị

thế là chủ luôn tồn tại với vai trò là nội dung chính trị trung tâm của cách

mạng Việt Nam. Để đảm bảo củng cố, phát huy được quyền lợi và địa vị làm

chủ của Nhân dân, cuộc cách mạng giải phóng Nhân dân sau khi thành công

phải vận động theo chiều hướng của cách mạng vô sản. Hồ Chí Minh khẳng

định: Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận

khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới; cách mạng giải

phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành

được thắng lợi hoàn toàn. Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải

phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi

ách nô lệ" [89, tr.563]. Sở dĩ Hồ Chí Minh khẳng định chiều hướng phát triển

đó của cuộc cách mạng giải phóng Nhân dân là bởi công cuộc xây dựng chủ

nghĩa xã hội là sự nghiệp của chính Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

87

3.2. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM LÀ

CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN

3.2.1. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là của Nhân dân và do

Nhân dân

Hồ Chí Minh xem chủ nghĩa xã hội là một chế độ chính trị cao hơn,

tiến bộ hơn chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa và là giai đoạn đầu của chế độ

cộng sản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ, nhân dân

lao động là chủ và nhân dân lao động làm chủ; Nhà nước là của dân, do dân,

vì dân, dựa trên khối đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công – nông

– trí thức do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Về mặt kinh tế, chủ nghĩa xã hội có chế

độ kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công

hữu về tư liệu sản xuất, phân phối theo nguyên tắc làm theo năng lực hưởng

theo lao động, có phúc lợi xã hội. "Chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa,

ngân hàng,... làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai

không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ

con" [87, tr. 390]. Về văn hóa – xã hội, chủ nghĩa xã hội là xã hội văn minh,

tiến bộ, có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không

còn áp bức, bóc lột, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và

lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người được giải phóng, có

điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển của xã hội và tự

nhiên.

Ruth Fisher, đại biểu Đảng Cộng sản Đức tại Quốc tế Cộng sản, nhận

xét về Hồ Chí Minh: "Theo bản tính, anh thiên về hành động hơn là những

cuộc tranh luận về học thuyết" [trích theo 167]. Nhận định tinh tế này được sự

đồng tình của nhiều học giả trong và ngoài nước. Hồ Chí Minh nghiên cứu lý

thuyết chủ nghĩa xã hội và nêu ra các quan niệm không chỉ đơn thuần để làm

giàu trí óc của mình và hướng đến các cuộc tranh luận lý thuyết. Thiên về

hành động, Hồ Chí Minh dành nhiều thời gian của mình cho xây dựng chủ

88

nghĩa xã hội theo phương châm mang tính nguyên tắc: của Nhân dân, do

Nhân dân và vì Nhân dân.

- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của Nhân dân.

Nói công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của Nhân dân,

Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vị trí chủ thể của nhân dân đối với giai đoạn

thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa trong con đường cách mạng độc lập

dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Xét trên phạm vi chung, vị

trí chủ thể sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Nhân dân có được xuất

phát từ vị trí, vai trò của Nhân dân đối với đất nước, xã hội và sự nghiệp cách

mạng. Điều này vốn được xác lập từ lâu, rất rõ ràng và thống nhất cao nên Hồ

Chí Minh đề cập như là sự khẳng định hơn là luận giải nguyên nhân. Xét

riêng ở góc độ mối quan hệ với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí

Minh từ nhiều hoàn cảnh và mức độ khác nhau đã luận giải vì sao Nhân dân

đóng vai trò chủ thể. Những luận giải đó chính là các quan điểm của Hồ Chí

Minh xem xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp do Nhân dân thực hiện và

lấy phục vụ Nhân dân làm mục tiêu. Nói cách khác, làm rõ vai trò của Nhân

dân trong tư cách lực lượng thực hiện xây dựng chủ nghĩa xã hội và vị trí của

Nhân dân như là mục tiêu bao trùm của sự nghiệp này, chính là cung cấp

những cơ sở thuyết phục để lý giải vị trí chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội

của nhân dân. Đây cũng chính là mối quan hệ biện chứng giữa ba mệnh đề

"của Nhân dân" – "do Nhân dân" – "vì Nhân dân" trong tư tưởng chính trị Hồ

Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp do Nhân dân, thể

hiện trên ba góc độ cơ bản sau:

Một là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội do Nhân dân mà có.

Tình cảnh đời sống Nhân dân dưới hai tầng áp bức, bóc lột của thực

dân đế quốc và bè lũ tay sai thống trị là động lực thôi thúc Hồ Chí Minh ra đi

tìm đường cứu nước. Con đường cứu nước mà Hồ Chí Minh muốn tìm phải

giải quyết một cách triệt để tình cảnh nêu trên và đưa Nhân dân đến một cuộc

89

sống ấm no, tự do, hạnh phúc thật sự. Vì Nhân dân mà ra đi, Hồ Chí Minh

cũng vì Nhân dân mà lựa chọn con đường cách mạng vô sản bởi trong thời đại

ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách

mạng vô sản thế giới, cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành

cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn. Ở thời

khắc đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc

địa của Lênin, tìm ra được con đường cứu nước, đối tượng Hồ Chí Minh nghĩ

đến không phải là cá nhân, bộ phận riêng nào mà chính là Nhân dân. Hồ Chí

Minh chọn cứu nước, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản –

con đường tất yếu dẫn tới công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sau này –

chính là do đáp ứng các yêu cầu được Nhân dân đặt ra.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội không phải muốn là có thể làm được liền.

Cần phải có các tiền đề. Tiền đề trực tiếp là phải hoàn thành thắng lợi cách

mạng dân tộc dân chủ nhân dân – giai đoạn trước của công cuộc xây dựng chủ

nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là tiền đề trực tiếp để đi lên chủ nghĩa xã hội.

Chưa giành được độc lập dân tộc, chưa đưa Nhân dân lên địa vị làm chủ đất

nước, làm chủ xã hội, làm chủ chế độ chính trị thì chưa thể tiến hành xây

dựng chủ nghĩa xã hội được. Thực tế, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

chỉ bắt đầu sau khi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân giành được thắng lợi

trên phạm vi một nửa đất nước, miền Bắc được giải phóng. Nhân dân chính là

nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tạo ra

tiền đề trực tiếp cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Hai là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội do Nhân dân thực hiện.

Hồ Chí Minh khẳng định: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có

những con người xã hội chủ nghĩa" [90, tr. 542]. Phải có con người xã hội chủ

nghĩa bởi đó chính là người thực hiện xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không có

con người xã hội chủ nghĩa thì công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ dừng

lại trên lời nói mà không được tiến hành trong thực tiễn. Con người xã hội

chủ nghĩa ở đây bao gồm những ai?; Phải đáp ứng những tiêu chí nào mới trở

90

thành con người xã hội chủ nghĩa?; Họ tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội

như thế nào? Những vấn đề nêu trên được Hồ Chí Minh đặt ra và lý giải đầy

đủ.

Con người xã hội chủ nghĩa được Hồ Chí Minh nhắc khi nói đến xây

dựng chủ nghĩa xã hội với nghĩa là lực lượng thực hiện. Như vậy, cách hiểu

đơn giản nhất, tất cả những ai chân thành thực hiện xây dựng chủ nghĩa xã hội

ở Việt Nam đều là con người xã hội chủ nghĩa. Đây là một khối thống nhất

gồm toàn Đảng (toàn hệ thống chính trị) và Nhân dân. Cán bộ, đảng viên tồn

tại trong tư cách người gương mẫu đi đầu lãnh đạo, tổ chức Nhân dân thực

hiện xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cán bộ, đảng viên không thể thay thế Nhân

dân để đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội được. Đó là công việc do Nhân

dân thực hiện và cũng chỉ có Nhân dân mới đủ sức làm nổi. Bàn đến thi đua

xã hội chủ nghĩa, trong một bài viết trên báo Nhân dân, Hồ Chí Minh mở đầu

bằng câu nhắc nhở: "Lênin nói: chủ nghĩa xã hội là do quần chúng nhân dân

tự mình xây dựng nên" [89, tr. 568]. Nhân dân làm điều đó trên tất cả các lĩnh

vực. Theo Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta “có bốn vấn đề

chú ý đến; cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn

hóa”. Về chính trị, Nhân dân xây dựng chế độ chính trị của Nhân dân, do

Nhân dân, vì Nhân dân; tất cả thành tố của hệ thống chính trị đều phải được

xây dựng trên cơ sở dựa vào dân, củng cố mối quan hệ mật thiết với Nhân

dân. Về kinh tế, Hồ Chí Minh nói: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải ra

sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm... tăng gia sản xuất phải đi đôi với

tiết kiệm" [84, tr. 296]; "Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là con

đường đi đến xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội..." [91, tr. 311]. Đó là công

việc do Nhân dân thực hiện. Về văn hóa – văn nghệ, Nhân dân vừa cung cấp

chất liệu cho các sáng tạo văn hóa - chỉ có nhân dân mới nuôi dưỡng cho sáng

tác của nhà văn bằng những nguồn nhựa sống; vừa trực tiếp sáng tác - quần

chúng là những người không phải chỉ sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội

mà còn là những người sáng tác nữa; đồng thời cũng là người kiểm nghiệm

91

tác. Về xã hội, Nhân dân tiến hành gột rửa những tàn tích của đời sống dưới

chế độ cũ, đồng thời thực hiện xây dựng đời sống mới.

"Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp,

gian khổ và lâu dài" [88, tr. 216] đòi hỏi Nhân dân phải là những "con người

xã hội chủ nghĩa". Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin vào vai trò và sức mạnh

của Nhân dân, song đó phải là những con người có tinh thần và năng lực

tương xứng.

Theo Hồ Chí Minh, muốn Nhân dân "xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải

có ... có tư tưởng xã hội chủ nghĩa". "Nếu không có tư tưởng xã hội chủ nghĩa

thì không làm việc xã hội chủ nghĩa được... Mỗi người phải có tư tưởng xã

hội chủ nghĩa đúng đắn, thì mới có thể góp phần xứng đáng vào việc xây

dựng chủ nghĩa xã hội". Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là gì? Hồ Chí Minh "nói

tóm tắt là phải đặt lợi ích chung của cả nước lên trước hết, lên trên lợi ích của

cá nhân mình. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tư tưởng cá nhân chủ nghĩa

chống đối nhau, nếu cứ lo cho mình không lo cho làng, cho nước thì không

thể có tư tưởng xã hội chủ nghĩa được" [88, tr. 242-243].

Hồ Chí Minh dành nhiều công sức để giác ngộ tư tưởng xã hội chủ

nghĩa cho Nhân dân. Nước ta bắt đầu đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở

miền Bắc từ sau thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm

lược (1945 – 1954). Không phải đến thời điểm này, Hồ Chí Minh mới lãnh

đạo thực hiện các hoạt động giác ngộ tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho Nhân

dân. Sớm hơn rất nhiều, khi tiến hành các hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác

– Lênin vào Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nghĩ đến giác ngộ tư tưởng xã hội

chủ nghĩa cho Nhân dân. Đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, xác định con

đường cách mạng Việt Nam theo quỹ đạo cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh

khẳng định sự phát triển tất yếu của cuộc cách mạng sau khi hoàn thành thắng

lợi giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là đi lên chủ nghĩa xã hội.

Hồ Chí Minh truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam cũng là truyền

bá con đường cách mạng vô sản. Đối tượng hướng đến của hoạt động này là

92

Nhân dân. Trong Đường Kách Mệnh, tác phẩm đầu tiên đề cập một cách đầy

đủ những vấn đề cơ bản của con đường cách mạng Việt Nam, được Hồ Chí

Minh viết bằng ngôn phong mộc mạc, dễ hiểu, bởi đối tượng tác phẩm hướng

đến là Nhân dân. Hồ Chí Minh viết: "Mục đích sách này là để nói cho đồng

bào ta biết rõ"; "ước ao sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh

dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh". Sau này, trong

quá trình lãnh đạo thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Hồ Chí

Minh dành nhiều thời gian để nói chuyện với Nhân dân về chủ nghĩa xã hội

và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người phê phán các cán bộ, đảng viên phổ biến

về chủ nghĩa xã hội và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội cho Nhân dân

một cách khó hiểu, khó nhớ, khó làm: "nếu nói nào là làm "cách mạng xã hội

chủ nghĩa", nào là "tiến lên chủ nghĩa xã hội", nào là "xây dựng chủ nghĩa xã

hội", đồng bào... khó hiểu, ít người hiểu. Phải nói rõ xây dựng chủ nghĩa xã

hội là làm cái gì? Nói nôm na để cho người ta dễ hiểu, hiểu để người ta làm

được. Không nên lúc nào cũng trích Các Mác, cũng trích Lênin, làm cho đồng

bào khó hiểu. Nói thế nào cho đồng bào hiểu được, đồng bào làm được" [tập

91, tr. 161].

Đi liền với tư tưởng là hành động. Khi Nhân dân đã có tư tưởng xã hội

chủ nghĩa đúng đắn rồi thì Hồ Chí Minh đề cập đến cách làm. "Tiến lên chủ

nghĩa xã hội là một công cuộc rất phức tạp và gian khổ. Không phải chỉ muốn

không là được. Miệng nói tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhưng tư tưởng còn

không thông và hành động còn không đúng thì không tiến lên được" [88, tr.

248]. Trước hết, Hồ Chí Minh yêu cầu Nhân dân phải học tập, tìm hiểu để

hiểu, để thông về tư tưởng. Điều này thể hiện qua sự nỗ lực không mệt mỏi

của Hồ Chí Minh nói về xây dựng xã hội chủ nghĩa với Nhân dân và yêu cầu

"cán bộ phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, lập trường phải rõ ràng, vững chắc

đã. Rồi cán bộ làm cho nhân dân hiểu" [88, tr. 248]. Khi đã hiểu, nhân dân

phải "ra sức", "gắng sức", "bền bỉ", "hăng hái" đoàn kết chặt chẽ, phấn đấu

"thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, hiểu cho rõ và làm cho đúng

93

chính sách của Đảng và Chính phủ, hoàn thành tốt kế hoạch Nhà nước" [89,

tr. 490]; "mỗi người phải cố gắng trở thành lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua,

anh hùng lao động, mỗi người phải nâng cao tinh thần làm chủ nước nhà" [90,

tr. 387]. Hồ Chí Minh nêu công thức: "Chủ nghĩa xã hội là phải có biện pháp.

Kế hoạch một phần, biện pháp phải hai phần và quyết tâm phải ba phần" [90,

tr. 25].

Ba là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội do Nhân dân giữ gìn, bảo

vệ.

Đây là khía cạnh thứ ba thể hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

là sự nghiệp do Nhân dân. Hồ Chí Minh ca ngợi thành quả to lớn của công

cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời luôn kêu gọi "Cả nước

một lòng đấu tranh anh dũng... Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã

hội ở miền Bắc nhất định thắng lợi" [91, tr. 488]. Các bài nói, bài viết của Hồ

Chí Minh ít đề cập trực tiếp, chi tiết đến trách nhiệm giữ gìn, "bảo vệ chủ

nghĩa xã hội" của Nhân dân như thế nào. Trách nhiệm này được Hồ Chí Minh

nhắc nhiều đối với các thành tố trong hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ, đảng

viên, đặc biệt là lực lượng vũ trang. Nếu vì vậy mà nói rằng trong tư tưởng

Hồ Chí Minh, vai trò Nhân dân giữ gìn, bảo vệ chủ nghĩa xã hội là mờ nhạt

thì rất vội vàng, thiếu chính xác, bởi Đảng, Nhà nước là của Nhân dân, do

Nhân dân, vì Nhân dân; cán bộ, đảng viên là con em của Nhân dân đảm nhận

vai trò vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của Nhân dân; lực lượng vũ

trang từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu. Đảng, Nhà nước, cán bộ

đảng viên, lực lượng vũ trang là lực lượng nòng cốt, chủ lực, tiên phong của

Nhân dân trong giữ gìn, bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Nhân dân tin tưởng giao

phó, ủng hộ, đi theo cùng với cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang đấu tranh

giữ gìn, bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Không có "làng nước theo sau" thì mọi hoạt

động của cán bộ, đảng viên giữ gìn, bảo vệ chủ nghĩa xã hội như muối bỏ

biển.

94

Chủ nghĩa xã hội do Nhân dân giữ gìn, bảo vệ còn thể hiện qua những

cố gắng để công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển với nhiều thành

tựu hơn nữa. Chiều sâu của các quan điểm giữ gìn, bảo vệ chủ nghĩa xã hội

trong di sản Hồ Chí Minh thể hiện ở kêu gọi Nhân dân ngày càng gắng sức

phấn đấu hơn để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, với sự nỗ lực

của tất cả mọi người thì con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ngày càng gần.

Cùng với quá trình đó, Hồ Chí Minh chỉ ra những ưu việt của chủ nghĩa xã

hội thể hiện rõ ràng và nhiều hơn. Sức sống của một chế độ thể hiện ở nhu

cầu cuộc sống cần đến nó. Sức sống của chủ nghĩa xã hội thể hiện ở ưu việt

mà chủ nghĩa xã hội mang lại cho toàn dân, cho đất nước. Mỗi ưu việt như

chất keo gắn kết chặt chẽ Nhân dân với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội;

khơi dậy và thôi thúc ở Nhân dân trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ. Không có cách

bảo vệ nào tốt hơn việc làm gia tăng không ngừng sức sống của chủ nghĩa xã

hội. Đó là điều mà Hồ Chí Minh thể hiện trong tư tưởng của Người.

Hồ Chí Minh là một thành tố trong Nhân dân Việt Nam tham gia xây

dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh là một thành tố đặc biệt, là

người tiên phong, dẫn đường, người thấy rõ và đề cao nhất, kiên quyết và

sáng tạo nhất để khẳng định và thực tiễn hóa vị trí, vai trò của Nhân dân trong

công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tôn trọng và thấu hiểu Nhân dân, Hồ

Chí Minh khẳng định công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là của Nhân dân,

do Nhân dân. Đến lượt mình, Nhân dân tin cậy, ủng hộ, đoàn kết, kiên quyết

gắng sức tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và

Chính phủ. Trong trường hợp này, mối quan hệ giữa cá nhân kiệt xuất và

quần chúng nhân dân hòa hợp, quyện chặt, tương tác thúc đẩy sự nghiệp cách

mạng tiến lên chủ nghĩa xã hội.

3.2.2. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp vì nhân

dân

Cách mạng Việt Nam là sự nghiệp vì Nhân dân. Điều đó được khẳng

định xuyên suốt qua các giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và

95

cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tiếp liền sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc

dân chủ nhân dân, cách mạng xã hội chủ nghĩa thực hiện nhiệm vụ xây dựng

xã hội xã hội chủ nghĩa, đỉnh cao là xã hội cộng sản chủ nghĩa trên đất nước

ta. Các mục tiêu vì Nhân dân của giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân

dân được kế thừa thực hiện và phát triển theo hướng vươn tới mức độ cao

nhất trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nói cách khác, công cuộc

xây dựng chủ nghĩa xã hội tiếp tục khẳng định và thực hiện mục tiêu vì Nhân

dân đến đích cao nhất mà cách mạng Việt Nam đặt ra.

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội khẳng định và thực hiện các mục

tiêu vì lợi ích và sự phát triển của Nhân dân trên các khía cạnh cơ bản sau:

- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nâng cao đời sống vật chất cho

Nhân dân.

Nâng cao đời sống vật chất của Nhân dân là mục tiêu xuyên suốt của

cách mạng Việt Nam. Trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,

việc phát triển sản xuất nâng cao đời sống vật chất của Nhân dân được quan

tâm nhưng ở mức độ nhất định bởi sự ưu tiên các nguồn lực cho thực hiện

nhiệm vụ giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Tuy

nhiên, bước sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong điều kiện một

nửa đất nước (miền Bắc) giành được độc lập, Hồ Chí Minh nhắc đến rất nhiều

việc xác định mục tiêu nâng cao đời sống vật chất cho Nhân dân. Trong quan

niệm về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh nhiều lần đặt lên đầu yếu tố “đời sống

vật chất” của Nhân dân với nghĩa là mục tiêu phải đạt tới trước tiên: Chủ

nghĩa xã hội là “không ngừng nâng cao đời sống vật chất... của nhân dân” [90,

tr. 30]; “Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát

nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn, việc làm, được ấm no...” [89, tr.

415]; “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu...” [87, tr. 390]; “Chủ nghĩa

xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng...” [90,

tr. 438]; “Chủ nghĩa xã hội là mọi người dân được áo ấm cơm no, nhà ở tử

tế...” [89, tr. 490];...

96

Sự ưu tiên của Hồ Chí Minh đến việc nâng cao đời sống vật chất của

Nhân dân trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội có nguyên nhân từ đặc

điểm của đất nước. Hồ Chí Minh viết: “Đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ

quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội

không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa...” [89, tr. 411].

Đặc điểm đó đặt ra cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nhiệm vụ quan

trọng nhất “là phải xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,

đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp

hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến... phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây

dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài” [89, tr.

412]. Đời sống Nhân dân bần cùng dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến.

Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã lật đổ chế độ thống trị nô dịch đó và

thiết lập nên Nhà nước Dân chủ Cộng hòa. Bước vào giai đoạn cách mạng

tiếp theo, chế độ mới phải thể hiện được tính ưu việt hơn hẳn chế độ cũ vừa bị

lật đổ. Chính đời sống bần cùng của Nhân dân đã đặt ra yêu cầu đòi hỏi chế

độ mới bằng đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa của mình phải nhanh

chóng cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất cho Nhân dân.

Phương thức duy nhất để có chủ nghĩa xã hội là phải phát triển sản xuất. Hồ

Chí Minh khẳng định: “Muốn có chủ nghĩa xã hội thì không có cách nào khác

là phải dốc lực lượng của mọi người ra để sản xuất” [90, tr. 68]. Đây là “mặt

trận chính của chúng ta” trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mặt trận

ấy được thực hiện bằng cách “dốc lực lượng” của Nhân dân, đồng thời chính

Nhân dân chứ không phải ai khác là người thụ hưởng trước tiên và nhiều nhất

thành quả thể hiện qua đời sống vật chất được nâng cao. Như vậy, đặc điểm

của đất nước, sự đòi hỏi thể hiện tính ưu việt của chế độ mới, phương thức để

có chủ nghĩa xã hội – cả ba yếu tố đều đặt ra các nhiệm vụ chăm lo, nâng cao

đời sống vật chất của Nhân dân.

Cùng với xác định nâng cao đời sống vật chất cho Nhân dân là mục tiêu

của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh cũng chỉ ra cách

97

thức, biện pháp trong tổ chức thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu đó. Tựu trung

lại, cách mà Hồ Chí Minh chỉ ra gói gọn trong hai vế: “dốc lực lượng” và “tiết

kiệm”. “Dốc lực lượng” ở đây được hiểu là khai thác triệt để sức dân, tài dân,

của dân vào sản xuất, tập trung phát triển cả công nghiệp và nông nghiệp, lấy

nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu. Để có thể “dốc lực lượng” của toàn dân,

Hồ Chí Minh chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Phát triển

kinh tế quốc doanh để tạp nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội và thúc đẩy

cải tạo xã hội; đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ kinh tế hợp tác xã

phát triển; bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, ra sức hướng dẫn và giúp

đỡ người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ cải tiến cách làm ăn; không

xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của những nhà tư sản

công thương, mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động làm lợi cho quốc kế dân

sinh. Đồng thời với chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh

tế, để “dốc lực lượng” của toàn dân, Hồ Chí Minh chú trọng tới phân phối lao

động sao cho kích thích được sức lao động sản xuất. Hồ Chí Minh nhắc nhở

“Phải tránh chủ nghĩa bình quân” bởi “Không nên có tình trạng người giỏi,

người kém, việc khó, việc dễ cũng công điểm như nhau” [90, tr. 216]. Trong

phân phối lao động, quan điểm của Hồ Chí Minh là: “Phân phối phải theo

mức lao động. Lao động nhiều thì được phân phối nhiều, lao động ít thì được

phân phối ít. Lao động khó thì được phân phối nhiều, lao động dễ thì được

phân phối ít” [90, tr. 216]. Hồ Chí Minh đã đề cập đến chế độ khoán trong sản

xuất như là “một điều kiện của chủ nghĩa xã hội”, tác nhân kích thích phát

huy sức lao động, “khuyến khích người công nhân luôn tiến bộ, cho nhà máy

tiến bộ. Làm khoán là ích chung và lại lợi riêng... làm khoán tốt, thích hợp và

công bằng dưới chế độ ta hiện nay” [87, tr. 537].

Song song với “dốc lực lượng” trên mặt trận sản xuất, Hồ Chí Minh

đồng thời đặt ra yêu cầu phải “tiết kiệm” như là biện pháp để vừa tránh lãng

phí nguồn lực cho lao động sản xuất, vừa giữ gìn và phát triển được thành tựu

mà mặt trận sản xuất tạo ra. Hồ Chí Minh nói: “Sản xuất mà không tiết kiệm

98

thì khác nào gió vào nhà trống” [87, tr. 600]. Trong xây dựng chủ nghĩa xã

hội, vì xuất phát điểm của nền sản xuất nước ta thấp, nên của cải vật chất

được tạo ra trên mặt trận sản xuất cần phải giữ gìn và bổ sung vào nguồn lực

để tiếp tục đẩy mạnh sản xuất. Tích lũy dần dần là một trong những cách tốt

để công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển sản xuất, nâng cao đời

sống vật chất của Nhân dân.

- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nâng cao đời sống văn hóa –

tinh thần cho Nhân dân.

Đời sống văn hóa – tinh thần là cặp đôi song trùng với đời sống vật

chất trong mục tiêu cần phải nâng cao qua công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã

hội. Nó cũng được Hồ Chí Minh nhắc tới tiếp liền theo sau đời sống vật chất

trong các quan niệm về chủ nghĩa xã hội: Chủ nghĩa xã hội là “không ngừng

nâng cao đời sống... tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”

[90, tr. 30]; “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân... ngày càng sung

sướng, ai nấy được đi học... những phong tục tập quá không tốt dần dần được

xóa bỏ” [90, tr. 438]; “Chủ nghĩa xã hội là mọi người dân... được học hành”;

“Chủ nghĩa xã hội nhằm nâng cao đời sống... văn hóa của nhân dân...” [89, tr.

490];...

Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây dựng đời sống văn hóa, tinh

thần của nhân dân trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã

hội không chỉ làm cho mọi người có đời sống vật chất ấm no, mà còn phải có

đời sống văn hóa, tinh thần phong phú. Trong rất nhiều bài viết, tác phẩm đã

thể hiện quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng tư tưởng văn hóa diễn

đồng thời với cách mạng quan hệ sản xuất và cách mạng khoa học - kỹ thuật

nhằm xóa bỏ những tàn dư tư tưởng, thói hư tật xấu do xã hội cũ để lại, xây

dựng một nền văn hóa mới với nội dung xã hội chủ nghĩa và đậm đà bản sắc

dân tộc, xây dựng con người mới, lối sống mới và đạo đức mới xã hội chủ

nghĩa. Hồ Chí Minh viết: "… để phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ

99

nghĩa thì văn hóa phải xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức"

[89, tr. 471].

Nếu như trong nâng cao đời sống vật chất, Hồ Chí Minh nhấn mạnh

trước tiên các nhu cầu áo “ấm cơm no, nhà ở tử tế” thì ở đời sống văn hóa –

tinh thần sự ưu quan tâm đến học hành, loại trừ tàn dư văn hóa lạc hậu – phản

động, xây dựng văn hóa - tinh thần theo phương châm “Dân tộc – Khoa học –

Đại chúng”. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội phải nâng cao cho được

trình độ dân trí của Nhân dân thông qua mở mang và phát triển hệ thống giáo

dục để “ai nấy được đi học”. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ cách

mạng ngay sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh xác định sáu nhiệm

vụ cấp bách, trong đó diệt giặc dốt và giáo dục tinh thần nhân dân được nhắc

đến. Sau này, trong lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Hồ Chí

Minh tiếp tục quan tâm nhiều đến thực hiện hai nhiệm vụ này thông qua phát

động xây dựng đời sống mới. Phong trào bình dân học vụ được tổ chức rộng

rãi, cùng với đó từng bước xây dựng hệ thống giáo dục đại học. Mặt khác,

trong xây dựng đời sống mới, cuộc đấu tranh loại trừ tàn dư văn hóa cũ và

gầy dựng dần dần nếp sống văn hóa mới tiến bộ. Hồ Chí Minh xác định

nhiệm vụ là phải "… thanh toán cho xong nạn mù chữ", "…phải học đạo đức

công dân, phổ thông chính trị", "… để trả lời cho thế giới biết nước ta là nước

văn minh... ". Như vậy, trên phạm vi cộng đồng xã hội, Hồ Chí Minh đặc biệt

chú trọng vấn đề giáo dục văn hóa đạo đức cho cộng đồng, đặc biệt coi trọng

xây dựng lối sống, lẽ sống, nếp sống xã hội nhằm mục tiêu xây dựng một đời

sống mới, một nền đạo đức mới, một nền văn hóa mới toàn diện, toàn dân.

- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xây dựng chế độ chính trị phục vụ

Nhân dân, từng bước hướng đến xóa bỏ bất công, bóc lột, giải phóng triệt để

con người.

Một trong những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà cách mạng

Việt Nam hướng đến xây dựng đó là thiết lập và từng bước hoàn thiện chế độ

chính trị, biểu hiện tập trung ở Nhà nước, của Nhân dân, do Nhân dân, vì

100

Nhân dân. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, các thành tố của hệ

thống chính trị có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng đều phải chung mục

đích phục vụ Nhân dân. Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản phải

tự chỉnh đốn, tự phát triển để thực hiện các nhiệm vụ phục vụ lợi ích của

Nhân dân khi bước sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa: lãnh đạo,

quản lý sự nghiệp cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội “bằng cách phát triển

và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh tế lạc hậu

thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện

đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến. Chính sách kinh tế của nước Việt Nam

Dân chủ Cộng hòa là không ngừng phát triển sản xuất để nâng cao mãi đời

sống vật chất và văn hóa của nhân dân” [89, tr. 372]. Tất cả cơ quan nhà nước

phải dựa vào Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và sự

kiểm soát của Nhân dân; xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh, thực sự của

Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Hồ Chí Minh thường xuyên yêu cầu

Nhà nước phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân

nhằm phát huy tính tích cực và sức sáng tạo của Nhân dân, giúp cho sự tham

gia chính trị của Nhân dân ngày càng được tăng cường. Đối với Đảng, trước

tình hình cách mạng chuyển biến đòi hỏi phải luôn chỉnh đốn, nâng cao sức

chiến đấu, kiện toàn tổ chức bộ máy phù hợp với nhiệm vụ lãnh đạo của giai

đoạn mới.

Về lâu dài, trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, cao hơn là chủ

nghĩa cộng sản, Hồ Chí Minh xác lập mục tiêu giải phóng triệt để con người,

giải phóng triệt để toàn dân: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội là thay đổi cả xã hội,

thay đổi cả thiên nhiên, làm cho xã hội không còn người bóc lột người, không

còn đói rét, mọi người đều được ấm no và hạnh phúc” [89, tr. 221]. Sự giải

phóng này yêu cầu phải loại trừ nhiều yếu tố đang kiềm hãm sự phát triển

toàn diện của Nhân dân, chủ yếu là thói quen và truyền thống lạc hậu; xây

dựng một chế độ kinh tế - xã hội đảm bảo tiêu chí bình đẳng, loại trừ áp bức,

bất công, bóc lột; xây dựng chế độ chính trị phục vụ Nhân dân triệt để. Khi

101

đạt tới xã hội cộng sản chủ nghĩa thì sự giải phóng Nhân dân đạt đến mức triệt

để. Hồ Chí Minh sớm thấy được mức độ khó khăn của việc thực hiện các mục

tiêu này: “Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn

nhất và sâu sắc nhất. Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa

nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta” [88, tr. 91]. Hồ Chí Minh không ảo

tưởng, chủ quan sẽ sớm hoàn thành xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa

cộng sản ở Việt Nam – “khi nào chủ nghĩa Các Mác thực hiện được thì tôi

không thể trả lời được” [81, tr. 315] – nhưng cũng không từ bỏ mục tiêu giải

phóng con người trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh

kiên định các mục tiêu này bằng phương châm “Không thể làm mau được mà

phải làm dần dần” [87, tr. 390].

Yêu cầu đối với lực lượng thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa dẫn

đến sự phát triển toàn diện của con người, của Nhân dân. Hồ Chí Minh khẳng

định muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa. Đó

chính là lực lượng thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, cũng

chính là Nhân dân. Con người xã hội chủ nghĩa phải được phát triển cả về

phẩm chất và năng lực để có thể thực hiện “cuộc biến đổi khó khăn nhất và

sâu sắc nhất”. Hồ Chí Minh viết: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải

bồi dưỡng con người xã hội chủ nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa là con

người có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,...” [91, tr. 140]. Sự

quan tâm đào tạo, bồi dưỡng con người nêu trên là để có lực lượng đủ khả

năng thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa vì Nhân dân. Chính ngay

trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng con người xã hội chủ nghĩa đó, mục tiêu

phát triển toàn diện con người, phát triển Nhân dân cũng được thực hiện. Điều

này cho thấy, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, mục tiêu vì Nhân

dân không chỉ thể hiện ở đích đến mà còn trong từng biện pháp thực hiện.

Sự phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu. Hồ Chí Minh

chứng minh:

102

Cách sản xuất và sức sản xuất phát triển và biến đổi mãi, do đó mà tư

tưởng của người, chế độ xã hội... cũng phát triển và biến đổi. Chúng ta đều

biết từ đời xưa đến đời nay, cách sản xuất từ chỗ dùng cành cây, búa đá phát

triển dần đến máy móc, sức điện, sức nguyên tử. Chế độ xã hội cũng phát

triển từ cộng sản nguyên thủy đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến

chế độ tư bản chủ nghĩa và ngày nay gần một nửa loài người đang tiến lên chế

độ xã hội chủ nghĩa và chế độ cộng sản chủ nghĩa. Sự phát triển và tiến bộ đó

không ai ngăn cản được [88, tr. 600].

Chính vì là một tất yếu nên các mục tiêu vì Nhân dân của công cuộc

xây dựng chủ nghĩa xã hội là lẽ tất nhiên. Trên cả phương diện lý thuyết chính

trị và chế độ xã hội, "Hồ Chí Minh có quan niệm tổng quát khi coi chủ nghĩa

cộng sản, chủ nghĩa xã hội như là một chế độ xã hội bao gồm các mặt rất

phong phú, hoàn chỉnh, trong đó con người được phát triển toàn diện, tự do.

Trong một xã hội như thế, mọi thiết chế, cơ cấu xã hội đều nhằm tới mục tiêu

giải phóng con người" [29, tr. 100]. Với cách nhìn này, khi đề cập đến giải

phóng nhân dân bằng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh tập

trung luận giải nhiều hơn vấn đề xây dựng tinh thần xã hội chủ nghĩa và từng

bước thiết lập trong thực tiễn chế độ chính trị - kinh tế - xã hội quá độ đi lên

chủ nghĩa xã hội. Hai nội dung này phản ánh chiều sâu và tính toàn diện của

công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh

bởi hướng đến cả lĩnh vực nhận thức và thực tiễn, cá nhân và tập thể theo tinh

thần "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do

của tất cả mọi người".

103

Tiểu kết Chương 3

Chương 3 của Luận án trình bày nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị

Hồ Chí Minh về Nhân dân trên hai góc độ: (1) Giải phóng Nhân dân, đưa

nhân dân lên vị trí là chủ và làm chủ xã hội, làm chủ đất nước; (2) Công cuộc

xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là của Nhân dân, do Nhân dân, vì

Nhân dân. Tựu trung lại có thể rút ra mấy kết luận sau:

Một là, giải phóng Nhân dân Việt Nam là mục tiêu và nội dung chính

trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng của toàn thể Nhân dân dưới sự lãnh đạo

của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm giải thoát nhân dân khỏi tình cảnh bị

thống trị, áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân đế quốc và các thế lực nội

phản, khỏi sự trói buộc bởi những thói quen và truyền thống lạc hậu đang

kiềm kẹp sự phát triển, mang lại cho Nhân dân cuộc sống tự do cả về tinh

thần lẫn thể chất trong tư cách người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, làm

chủ chế độ, làm chủ chính mình.

Hồ Chí Minh bàn đến giải phóng Nhân dân một cách toàn diện như là

nỗi trăn trở thường trực. Xác định đúng kẻ thù là cơ sở để Hồ Chí Minh để ra

phương pháp giải phóng Nhân dân. Phương pháp giải phóng Nhân dân tựu

trung lại được diễn đạt súc tích qua hai từ "cách mạng". Hồ Chí Minh toàn tập

chỉ ra cho chúng ta thấy hai phạm trù "giải phóng" và "cách mạng" là bạn

đường. Muốn giải phóng Nhân dân phải làm cách mạng, tùy đối tượng đấu

tranh thế nào mà có hình thức cách mạng tương ứng. Đồng thời, làm cách

mạng không để giải phóng cho riêng ai, riêng giai tầng nào mà là để giải

phóng đất nước, giải phóng toàn dân.

Tính triệt để của giải phóng Nhân dân thể hiện qua quyền lợi và địa vị

mà Nhân dân được thụ hưởng. Quyền lợi và địa vị đó được Hồ Chí Minh khái

quát qua phạm trù "là chủ" đi liền với "làm chủ". Đây là hai phạm trù được

Hồ Chí Minh nhắc đến rất nhiều, xem là mục tiêu trực tiếp và cao nhất của sự

nghiệp cách mạng của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Thiết lập và kiện

toàn nhà nước của Nhân dân là chiều hướng phát triển tất yếu của cuộc cách

104

mạng giải phóng Nhân dân. Nhà nước phải trở thành công cụ mạnh mẽ, sáng

suốt để Nhân dân thực hiện vai trò là chủ xã hội, làm chủ đất nước.

Hai là, cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai đoạn tiếp liền sau khi cách

mạng dân tộc dân chủ nhân dân thắng lợi, giải phóng đất nước khỏi ách thống

trị của ngoại xâm và tay sai, thiết lập chính quyền của Nhân dân, do Nhân dân

và vì Nhân dân.

Nói công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của Nhân dân,

Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vị trí chủ thể của Nhân dân đối với giai đoạn

thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa trong con đường cách mạng độc lập

dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Công cuộc xây dựng chủ

nghĩa xã hội do Nhân dân mà có bởi nó được khởi xướng từ nhu cầu của

Nhân dân và được thực hiện bởi Nhân dân. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã

hội từ chỗ "do Nhân dân" mà có phải chuyển thành "vì Nhân dân" mà thực

hiện mới đảm bảo vị trí chủ thể của Nhân dân xuyên suốt từ khi bắt đầu đến

quá trình thực hiện và đích đến cuối cùng.

105

Chương 4

Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH VỀ NHÂN

DÂN ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY Ở NƯỚC TA

4.1. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI PHẢI ĐẠT TỚI MỤC TIÊU VÀ LÝ TƯỞNG CỦA

NHÂN DÂN VIỆT NAM

4.1.1. Công cuộc đổi mới phải đạt tới “Dân giàu, nước mạnh, dân

chủ, công bằng, văn minh”

Nhận thức, học tập tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân có ý

nghĩa quan trọng đối với công cuộc đổi mới của Đảng và Nhân dân ta trong

ba mươi năm qua.

Thuật ngữ "sự nghiệp đổi mới", "công cuộc đổi mới" mà chúng ta đang

sử dụng phổ biến hiện nay được dùng để chỉ giai đoạn cách mạng được chính

thức khởi xướng từ tháng 12 năm 1986 tại Đại hội VI của Đảng Cộng sản

Việt Nam. Đây không phải là một cuộc cách mạng mới, riêng lẽ mà là một

giai đoạn mang tính bộ phận hòa trong tiến trình vận động tổng thể của cách

mạng Việt Nam. Đổi mới không phải là từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội, mà

làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng

hiệu quả hơn. "Khi chúng ta nói mục tiêu lý tưởng cao đẹp, độc lập dân tộc

gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nói mục tiêu ở cấp độ khái quát nhất, về thực

chất là khẳng định con đường xã hội chủ nghĩa của nước ta, chứ chưa nói

được những gì cụ thể về mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội"

[95]. Do vậy, trong tiến trình đổi mới, Đảng, Nhà nước không ngừng nâng

cao nhận thức về xã hội xã hội chủ nghĩa, vừa chỉ ra những đặc trưng cơ bản,

vừa nêu lên mục tiêu tổng quát dưới dạng khẩu hiệu đơn giản, dễ hiểu như Hồ

Chí Minh từng làm. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên

chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu: "Xã hội xã hội chủ

nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,

công bằng, văn minh". Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

106

(thông qua năm 2013) cũng nêu rõ: "Nhà nước... thực hiện mục tiêu dân giàu,

nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Từ Đại hội khởi xướng công

cuộc đổi mới (Đại hội VI, 12/1986) đến nay, mục tiêu này đã được thể hiện

dưới các hình thức và mức độ khác nhau. Ở thời điểm công cuộc đổi mới

chuẩn bị bước qua ba thập kỷ, hai văn kiện quan trọng nêu trên của Đảng,

Nhà nước tiếp tục khẳng định và diễn đạt rõ ràng, chuẩn xác hơn cho thấy

"dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" đã và sẽ tiếp tục là mục

tiêu phải đạt tới của công cuộc đổi mới đất nước.

"Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" là một chỉnh thể

được cấu thành bởi năm mục tiêu tồn tại trong mối quan hệ thống nhất: "dân

giàu", "nước mạnh", "dân chủ", "công bằng", "văn minh". Đây là kết quả của

quá trình kế thừa, vận dụng lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào

tổng kết thực tiễn cách mạng Việt Nam, trực tiếp là thực tiễn đổi mới. Trên

phạm vi chỉnh thể hay từng phạm trù, nội hàm của nó đều thể hiện sự kế thừa,

vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh

về Nhân dân nói riêng. Không chỉ trên phương diện lý luận, thực tiễn đổi mới

phấn đấu hiện thực hóa các mục tiêu ấy cũng được soi đường bởi hệ thống

quan điểm toàn diện và sâu sắc này của Hồ Chí Minh.

- Dân giàu

Sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trước hết chỉ có thể được thiết lập từ

phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất phát triển mạnh

mẽ sẽ tạo nên nguồn của cải vật chất dồi dào, thể hiện qua đời sống ngày càng

giàu có của Nhân dân. Trong khi xác định tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng

tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, đã có lúc chúng ta làm không đúng

những chỉ dẫn của Người. Dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau song một

trong những tiêu chí cốt lõi của chủ nghĩa xã hội mà Hồ Chí Minh đề cập

chính là "dân giàu". Thế nhưng, trước đổi mới, chúng ta không nói “dân giàu”

vì cho rằng khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng xong thì không còn phân

biệt giàu, nghèo; cho rằng giàu là tư hữu, là tư bản; nói “dân giàu” không

107

đúng với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Với nhận thức này,

sau mười năm cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, "đời sống nhân dân lao

động còn nhiều khó khăn"[36, tr.35], thậm chí tốc độ phát triển sản xuất và

tốc độ gia tăng "giàu có" trong Nhân dân thua cả những năm đầu xây dựng

chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Tiến hành đổi mới, lần đầu tiên “dân giàu” được xem là tiêu chí của

chủ nghĩa xã hội. Công cuộc đổi mới được khởi xướng từ sự thúc bách trực

tiếp của đời sống rất nghèo khó mà Nhân dân đang hứng chịu. Chính vì thế,

mục tiêu trước hết của đổi mới phải là giải quyết bài toán này, tức là phải đạt

tới "dân giàu". Đổi mới tự nó là một cuộc cách mạng bao gồm hàng trăm

quyết định ở các cấp vĩ mô và vi mô của nền kinh tế nhằm đưa nền kinh tế ra

khỏi khủng hoảng, phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Trước đây, không nói

"dân giàu" thì nay làm giàu được khuyến khích, tạo mọi điều kiện, tất nhiên là

phải hợp pháp. Sau ba mươi năm đổi mới, nền kinh tế phát triển lên 6 - 7 lần;

đời sống Nhân dân được nâng lên rõ rệt, từ chỗ thiếu đói, thiếu thốn nhiều

nhu yếu phẩm cần thiết đến nay đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào

hàng ngũ các nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình.

Trong điều kiện Việt Nam, thực hiện mục tiêu "dân giàu" không thể

nóng vội. Tất nhiên, chúng ta đã nghĩ đến những giải pháp đột phá để rút ngắn

thời lượng đạt được, nhưng phương châm bao trùm là làm dần dần, chắc chắn

để khi đạt được "dân giàu" thì giữ vững và tiếp tục nâng cao. Điều này đã

được Hồ Chí Minh nói: "làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá

giàu, người khá giàu thì giàu thêm" [82, tr. 287]. Với chỉ dẫn đó, Đảng và

Nhà nước quan tâm, khuyến khích, làm sống dậy mạnh mẽ tinh thần làm giàu

trong mọi tầng lớp Nhân dân. Một bộ phận trong Nhân dân có nhiều điều kiện

thuận lợi đã bứt phá, nhanh chóng giàu có, thậm chí vươn lên tầm khu vực. Số

này có chiều hướng tăng. Đảng và Nhà nước tiếp tục tạo cơ chế thuận lợi để

họ giàu thêm một cách hợp pháp. Một bộ phận lớn người dân có cuộc sống

khá giả, từ chỗ đủ ăn đủ xài dần tiến đến dư ăn dư xài. Bộ phận này hiện

108

chiếm đa số, được quan tâm khuyến khích để giữ vững mức sống và tiếp tục

vươn lên giàu có nhiều hơn. Một bộ phận người dân có điểm xuất phát thấp

và nhiều nguyên nhân khác nên còn sống trong tình trạng nghèo khó, thiếu

thốn về ăn, mặc, ở và nhiều nhu cầu thiết yếu khác. Đối với bộ phận này,

Đảng và Nhà nước có sự quan tâm đặc biệt, đề ra nhiều chủ trương và thực

hiện không ít giải pháp để xóa đói giảm nghèo.

Xóa đói giảm nghèo được thực hiện bởi chính sách riêng, đồng thời

được lồng ghép trong các chính sách, chương trình khác. Xác định xóa đói

giảm nghèo cần sự tham gia của toàn xã hội, Đảng và Nhà nước đã thường

xuyên nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như

phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề nghèo đói cho các cấp, các ngành và

mọi người dân đặc biệt là người nghèo và xã nghèo. Xóa đói giảm nghèo

vươn lên khá giả và làm giàu không phải chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà

trước hết thuộc về từng cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng và trách nhiệm

của toàn xã hội. Chính sự hợp lực này đã tạo ra phong trào xóa đói giảm

nghèo sôi động nhiều năm trong cả nước góp phần vào thành công của

chương trình. Cùng với sự chia sẻ trách nhiệm xã hội của mọi người dân trong

việc trợ giúp người nghèo, còn có sự đồng thuận của các tổ chức quốc tế, các

quốc gia trong việc tiếp cận và giải quyết vấn đề nghèo đói ở Việt Nam. Với

cách làm này, công tác xóa đói giảm nghèo vừa được thực hiện với sự tập

trung cao và chuyên nghiệp, lại vừa mang tính xã hội hóa với sự tham gia của

nhiều ngành, nhiều tầng lớp. Chính sách phát triển kinh tế được xem là động

lực quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ những chuyển biến tích cực trong công tác

xóa đói giảm nghèo bằng cách tạo ra nhiều nguồn lực vật chất.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua các năm, bình quân 2%/năm, các huyện

miền núi khó khăn thì khoảng 4%/năm. Tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm từ

58% (năm 1993) xuống còn 20% (năm 2005), khoảng 9,45% (năm 2010).

Việt Nam đã sớm hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ cam kết với cộng đồng

quốc tế: đến năm 2015, giảm 1/2 số người nghèo. Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở

109

các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường,

đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Cộng đồng quốc tế ghi nhận:

“Những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những câu chuyện

thành công nhất trong phát triển kinh tế” [94].

- Nước mạnh:

Hồ Chí Minh xác định con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc

gắn liền với chủ nghĩa xã hội nhằm đưa Việt Nam thoát khỏi thân phận thuộc

địa, khỏi tình cảnh nước nhược tiểu, vươn lên sánh vai với các cường quốc

năm châu. Nhận thức rõ điều đó, ngay sau khi thống nhất Tổ quốc bước vào

giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, Đảng Cộng sản

Việt Nam khẳng định: “Ngày nay Tổ quốc ta đã hoàn toàn độc lập thì dân tộc

và chủ nghĩa xã hội là một”, “có chủ nghĩa xã hội, Tổ quốc ta mới có kinh tế

hiện đại, văn hóa khoa học tiên tiến, quốc phòng vững mạnh; do đó bảo đảm

cho đất nước ta vĩnh viễn độc lập tự do và ngày càng phát triển phồn vinh”

[33, tr. 40-41]. Như vậy, mười năm trước đổi mới, làm cho đất nước hùng

cường thông qua xây dựng chủ nghĩa xã hội đã được nói đến. Tuy nhiên,

trong thời gian này, đất nước yếu cả về vị thế và nội lực – hai yếu tố biểu hiện

sức mạnh của quốc gia.

Nội lực của một đất nước thể hiện qua nhiều khía cạnh, tập trung ở sức

mạnh kinh tế, quốc phòng và văn hóa.

Về kinh tế, trước đổi mới (12/1986), trong bối cảnh khủng hoảng, nền

kinh tế chẳng những không cấu tạo nên sức mạnh quốc gia mà còn cho thấy

rõ hình ảnh một đất nước đang suy yếu, khủng hoảng. Chủ nghĩa xã hội có thể

được xây dựng ở nước có xuất phát điểm thấp nhưng không thể thành hiện

thực khi cứ đứng hoài ở vị trí đó. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội phải

chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của quốc gia tiến hành, trước hết trên lĩnh

vực kinh tế. “Đổi mới là giải pháp ra đời từ những đòi hỏi không thể trì hoãn

của nền kinh tế" [98, tr.71]. Đổi mới kinh tế tức là tìm cách giải quyết các khó

khăn kinh tế theo một mô hình mới. Không dừng lại ở "giải quyết các khó

110

khăn", đó chỉ là mục tiêu trước mắt, mục tiêu lâu dài của đổi mới là phải thúc

đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ để tham gia đúng tầm vào cấu tạo sức

mạnh quốc gia. Thực tiễn đổi mới chứng tỏ điều này. Nhờ động lực của tiến

trình đổi mới, nền kinh tế đã vượt qua được tình trạng trì trệ, suy thoái, từng

bước nâng dần nhịp độ tăng trưởng. Giai đoạn 1986 – 1990, mức tăng trưởng

GDP hàng năm chỉ đạt 4,4%/năm đến giai đoạn 1991 – 1995 GDP bình quân

tăng gấp đôi, đạt 8,2%/năm; giai đoạn 1996 – 2000 GDP tăng bình quân

7%/năm mặc dù phải chịu tác động của khủng hoảng tài chính khu vực (1997

– 1999) và thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp; giai đoạn 2001 – 2005,

GDP tăng bình quân 7,34%; giai đoạn 2006 – 2010, dù kinh tế toàn cầu suy

giảm, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân vẫn đạt 6,32%/năm; trong giai đoạn

2011 – 2015, GDP bình quân có suy giảm, ước đạt 5,9%/năm do chịu ảnh

hưởng của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 và

khủng hoảng nợ công năm 2010. Đến năm 2003, sau 16 năm đổi mới, GDP

bình quân đầu người ở nước ta mới chỉ đạt 471USD/năm, nhưng đến năm

2009, GDP bình quân đầu người đã vượt ngưỡng 1000USD/năm. Năm 2012,

quy mô nền kinh tế đạt khoảng 153,3 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người

đạt khoảng 1540 USD/năm, tăng gấp 11 lần so với năm 1992 (140USD/năm).

Theo “Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5

năm 2016-2020” (dự thảo) của Đảng, GDP năm 2015 đạt khoảng 204 tỉ

USD, bình quân đầu người khoảng 2.200 USD. Tốc độ tăng trưởng kinh

tế trong 30 năm đổi mới đưa đất nước ta thoát khỏi nước nghèo, trở thành

nước có thu nhập trung bình.

Vượt lên trên các con số, thành tựu quan trọng hơn cả là đổi mới đã tạo

cơ sở cho thể chế kinh tế mới – kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa. Suốt quá trình đổi mới, "Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện; chủ trương, đường lối đổi

mới của Đảng tiếp tục được thể chế hoá thành luật pháp, cơ chế, chính sách

111

ngày càng đầy đủ, đồng bộ hơn; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải

thiện; các yếu tố thị trường và các loại thị trường tiếp tục hình thành, phát

triển; nền kinh tế nhiều thành phần có bước phát triển mạnh" [43, tr. 152-

153]. Sự phát triển của nền kinh tế đã đưa đất nước từ chỗ nặng tính lệ thuộc

trở nên tự chủ, tự tin, mạnh mẽ hơn.

Cùng với nền kinh tế, nội lực của một quốc gia mạnh thể hiện ở năng

lực quốc phòng. Một quốc gia mạnh phải bảo đảm khả năng bảo vệ Tổ quốc

xã hội chủ nghĩa với các nội dung “bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ

quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và

chế độ xã hội chủ nghĩa” [42, tr. 108]. Đây là mục tiêu mà sự nghiệp đổi mới

luôn tập trung thực hiện. Sau 30 năm đổi mới, nền quốc phòng toàn dân được

xây dựng toàn diện, có bước phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, ngày

càng vững chắc; tiềm lực, lực lượng và thế trận quốc phòng, an ninh được

tăng cường, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; sức mạnh

tổng hợp bảo vệ Tổ quốc được nâng lên một bước. Xây dựng nền an ninh

nhân dân có bước phát triển. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát

triển sâu rộng, tạo tiền đề vững chắc củng cố nền an ninh nhân dân và thế trận

an ninh nhân dân, gắn với nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng

toàn dân nên đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị

và của toàn dân trong bảo vệ Tổ quốc. Nhờ vậy, trong 30 năm đổi mới, "Độc

lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội chủ nghĩa, an

ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững” [43, tr. 170].

Trước đây, khi đề cập đến sức mạnh quốc gia thì văn hóa ít được nhắc

đến. Đây là cách hiểu chưa đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh. "Một dân tộc dốt

là một dân tộc yếu". Hồ Chí Minh cảnh báo và làm rất nhiều để giữ gìn, phát

huy nền văn hóa dân tộc để văn hóa trở thành sức mạnh soi đường cho quốc

dân đi. Tiến hành đổi mới, trở lại với những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh, xuyên

suốt nhiều kỳ Đại hội Đảng, chúng ta xác định mục tiêu phải xây dựng văn

hóa thành nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh, động lực tinh thần to

112

lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp phát

triển văn hoá và xây dựng con người đã được Đảng, Nhà nước quan tâm

trong các chính sách kinh tế - xã hội từ trung ương đến các địa phương.

“Qua 30 năm đổi mới, lĩnh vực xây dựng, phát triển văn hóa, con người đã đạt

những kết quả quan trọng. Những tiến bộ trong giáo dục, đào tạo, khoa học,

công nghệ; sự khởi sắc trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, truyền thông đại

chúng, bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa; sự tăng cường các thiết chế văn

hóa cơ sở... làm cho đời sống tinh thần của con người, xã hội phong phú, đa

dạng hơn, mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân từng bước được nâng lên”

[65, tr. 160]. Các hoạt động giao lưu, đối ngoại văn hóa được đẩy mạnh góp

phần rất lớn vào nâng cao hình ảnh, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế,

khẳng định bản sắc để tránh hòa tan khi đất nước hội nhập sâu rộng với thế

giới.

Vị thế quốc gia được nâng cao cả về "chỗ đứng" và "tiếng nói". Từ chỗ

bị bao vây, chủ yếu quan hệ đối ngoại với các nước trong hệ thống xã hội chủ

nghĩa, từ Đại hội VI với tinh thần muốn là bạn với tất cả các nước, cùng hợp

tác phát triển bình đẳng đến nay Việt Nam đã là thiết lập quan hệ ngoại giao

với hầu hết các nước và nhiều tổ chức quốc tế. Với các nước, Việt Nam đưa

quan hệ ngoại giao ngày càng đi vào chiều sâu, đặc biệt chúng ta đã có quan

hệ đối tác chiến lược với Nhật, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc và nhiều cường

quốc khác; xóa bỏ cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao từ mức bình thường

lên đối tác toàn diện với Hoa Kỳ; thắt chặt quan hệ với các nước láng giềng

và trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam là thành viên tích cực và chủ động

của nhiều tổ chức quốc tế, đặc biệt là ASEAN. Chúng ta đã đảm nhận vai trò

phụ trách (luân phiên) nhiều tổ chức và điễn đàn quốc tế; tiếng nói ngày càng

được chú ý góp phần vào "tham gia kiến tạo luật chơi quốc tế".

- Dân chủ

Thực hành dân chủ là mục tiêu của cách mạng Việt Nam trong mọi giai

đoạn. Từ sau khi thống nhất đất nước (1975) đến trước Đại hội VI (1986), bên

113

cạnh những hậu quả của cơ chế cũ về quản lý kinh tế, chúng ta vẫn chưa phê

phán và khắc phục được tệ quan liêu trong thái độ, phong cách làm việc của

cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành, kể cả ở các đơn vị kinh tế, đơn vị hành

chính cơ sở. Đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội có

nguyên nhân sâu xa từ tệ quan liêu, xa dân, không đặt Nhân dân đúng với vị

trí chủ thể của cách mạng dẫn đến không phát huy được trí tuệ, sức mạnh của

Nhân dân – động lực quyết định của cách mạng.

Khởi xướng đổi mới, bài học đầu tiên được Đảng xác định là "trong

toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”,

xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động... trong điều kiện

đảng cầm quyền, phải đặc biệt chăm lo củng cố sự liên hệ giữa Đảng và nhân

dân; tiến hành thường xuyên cuộc đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục chủ

nghĩa quan liêu. Mỗi đảng viên cộng sản phải thật sự vừa là người lãnh đạo,

vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Mọi chủ trương, chính

sách của Đảng phải xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng và khả năng của nhân

dân lao động, phải khơi dậy được sự đồng tình, hưởng ứng của quần chúng.

Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, đi ngược lại lợi ích của Nhân dân là

làm suy yếu sức mạnh của Đảng" [37, tr. 29-30]. Đây vừa là bài học, vừa là

mục tiêu của toàn bộ công cuộc đổi mới.

Ngày 18 tháng 02 năm 1998, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 30-CT/TW Về

xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xác định: “Mở rộng dân chủ xã

hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu, đồng thời là

động lực bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đổi mới”. Thực

hiện Chỉ thị, trong cùng năm, Quy chế dân chủ ở cơ sở được Nhà nước ban

hành. Năm 2007, Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở ra đời thay cho Quy chế được

thông qua năm 1998. Pháp lệnh quy định những nội dung về thực hiện dân chủ

cơ sở như: Chính quyền cấp xã công khai cho dân biết phương án điều chỉnh

quy hoạch đất đai, quy hoạch khu dân cư, công tác tái định cư; chức trách,

nhiệm vụ của từng cán bộ công chức; kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch Hội

114

đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã; quy định dân bàn và quyết định

trong việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban Thanh tra nhân dân,

trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, các công việc khác trong nội bộ cộng đồng

dân cư; quy định nhân dân giám sát đại biểu Hội đồng nhân dân, cán bộ công

chức cấp xã, cán bộ thôn, tổ dân phố và cán bộ công chức, viên chức làm việc,

sinh sống trên địa bàn; giám sát quá trình thực hiện các công trình, dự án của

cấp trên đầu tư trên địa bàn xã, thôn, tổ dân phố...

Đẩy mạnh dân chủ hóa, nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ của công

dân, năng lực làm chủ của Nhân dân. Về thực hiện chủ trương dân chủ hoá mọi

mặt đời sống xã hội, trong nhiều lĩnh vực chúng ta đạt được những thành tựu

quan trọng thể hiện tập trung ở xây dựng, củng cố và hoàn thiện nhà nước của

dân, do dân, vì dân. Văn kiện Đại hội XI viết: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng lãnh

đạo. Nhà nước chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích chính

đáng của nhân dân” [43, tr.52]. Đại hội xác định ba nội dung lớn của xây dựng

Nhà nước là: Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước; xây

dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu của

tình hình mới; tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh phòng chống tham

nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. Vai trò làm chủ của Nhân dân được chú

trọng phát huy. Nhân dân được tạo điều kiện tham gia vào mọi hoạt động của

Nhà nước; kiểm soát trực tiếp và thông qua các tổ chức đại diện; bày tỏ tín

nhiệm hay bất tín nhiệm với mọi cơ quan nhà nước, công chức nhà nước. Tất

cả nhằm có một Nhà nước thực sự dân chủ, thực sự là công cụ thực thi những

quyền chính đáng của Nhân dân.

Tổng kết 30 năm đổi mới, nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm

phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của Nhân

dân tiếp tục được ban hành. Hiến pháp năm 2013 và nhiều văn bản luật đã xác

định đầy đủ hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Khẳng định rõ các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự,

115

kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo

Hiến pháp và pháp luật; gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm

đối với xã hội. Ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ,

tham gia quản lý xã hội của Nhân dân, ý thức về dân chủ trong xã hội được

nâng lên. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện

dân chủ ở xã, phường, thị trấn có tiến bộ. Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại

diện được đổi mới góp phần phát huy tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân

trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực chính trị và kinh

tế. Lắng nghe, tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân, tôn trọng sự khác biệt ý kiến

được nhiều cấp ủy đảng, chính quyền tăng cường thực hiện thành nền nếp.

Coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, bảo

vệ và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, tôn

trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta ký

kết.

- Công bằng

Trong khi khẳng định công cuộc đổi mới là để chủ nghĩa xã hội được

xây dựng đúng đắn và hiệu quả hơn thì cần phải thực hiện tốt nguyên tắc công

bằng xã hội vốn là đặc trưng riêng có của chế độ xã hội chủ nghĩa so với các

chế độ xã hội tồn tại bóc lột giai cấp khác. Trong gian khổ của đấu tranh giải

phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Không sợ thiếu, chỉ sợ

không công bằng" [92, tr. 224]. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là xóa bỏ áp

bức, bất công và những cơ sở nảy sinh áp bức bất công. Công cuộc đổi mới

phải thầm nhuần, hướng tới và làm cho được điều đó.

Với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật,

tại Đại hội VI, Đảng đã thẳng thắn nhìn nhận: "Công bằng xã hội bị vi phạm".

Từ đó, "Thực hiện công bằng xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của nước

ta" được Đại hội VI xác định là một trong các mục tiêu cụ thể về kinh tế - xã

hội của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ.

Quan điểm này được kế thừa và phát huy cho đến nay. Chúng ta đã thực hiện

116

công bằng xã hội trên nhiều mặt. Về kinh tế, thực hiện công bằng xã hội đối

với các thành phần kinh tế, xóa bỏ những thành kiến thiên lệch trong sự đánh

giá và đối xử đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

Thực hiện công bằng xã hội là một tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả

xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Về xã hội, từng

bước hoàn thiện chính sách xã hội, làm tốt chính sách bảo trợ xã hội, xóa đói

giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, "bảo đảm sự công

bằng về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi công dân, chống đặc quyền đặc

lợi" [37, tr.88-89]. "Phương hướng lớn của chính sách xã hội là: phát huy

nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và

nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời

sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với

chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội" [39,

tr.13]. Về xây dựng hệ thống chính trị, công bằng xã hội phải được thể hiện

trong từng hoạt động, từng chính sách phát triển. Phát huy dân chủ, xây dựng

dân chủ xã hội chủ nghĩa tạo ra khả năng để nhân dân ý thức về lợi ích của

mình và có được công bằng xã hội. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai

đoạn 2011 – 2020 tiếp tục xác định "thực hiện tốt tiến bộ, công bằng xã hội

trong từng bước, từng chính sách phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể, bảo

đảm phát triển nhanh, bền vững" [43, tr.124] là mục tiêu, nhiệm vụ lớn của

công cuộc đổi mới.

- Văn minh

Khái niệm “văn minh” được xem như một mục tiêu, tiêu chí của chủ

nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới. Đây là khái niệm rất chung, khá trừu

tượng, có thể hiểu thế này hay thế khác. Vì vậy, với tính cách đặc trưng của

chủ nghĩa xã hội, nội dung khái niệm “văn minh” không chỉ là văn minh vật

chất - kỹ thuật mà còn là văn minh tinh thần, không chỉ văn minh trong quan

hệ giữa người với thiên nhiên mà còn là văn minh trong quan hệ giữa người

với người, văn minh trong tổ chức xã hội, văn minh trong chất lượng cuộc

117

sống và lối sống. "Đó là nền văn minh của một xã hội “dân giàu, nước mạnh,

công bằng, dân chủ”, nền văn minh của một xã hội do nhân dân làm chủ. Nền

văn minh xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là kết quả của sự kế thừa những thành

tựu của văn minh nhân loại kết hợp với sự kế thừa những giá trị tốt đẹp của

truyền thống dân tộc. Xã hội xã hội chủ nghĩa phải là một xã hội hiện đại, văn

minh, giàu bản sắc dân tộc" [147].

Để thực hiện mục tiêu "văn minh" cần chú ý kết hợp hai yếu tố: văn

hóa truyền thống và văn minh của xã hội hiện đại. Đảng đề ra mục tiêu xây

dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; tiên tiến tức là

hòa nhịp với xã hội văn minh hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc tức là bảo tồn,

phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống. Trên con đường trở thành

nước công nghiệp, chúng ta phải kết hợp được hai yếu tố này.

Những năm đổi mới vừa qua đã tập trung xây dựng nền văn hóa tiên

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đặc biệt sau khi ra đời Nghị quyết Hội nghị

Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa VIII (1998). Đối với Đảng Cộng sản Việt

Nam, xây dựng văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội là một trong

ba nhiệm vụ chủ đạo. Văn hóa đã thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã

hội, trở thành mặt trận trong hội nhập và hợp tác quốc tế. Đến nay, cơ sở vật

chất kỹ thuật của nền văn hóa được tạo dựng, quá trình đổi mới tư duy về văn

hóa, xã hội, xây dựng con người có bước phát triển. Môi trường văn hóa xã

hội có những thuận lợi cho việc phát huy nguồn nhân lực văn hóa, xã hội để

xây dựng đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên

chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nhấn mạnh mục tiêu "Xây

dựng một cộng đồng xã hội văn minh", từ hệ thống chính trị phải trở thành là

đạo đức, là văn minh đến Nhân dân phải truyền thống về nền tảng, bản sắc,

văn minh về lối sống, trí tuệ.

Những kết quả đạt được trong thực hiện các mục tiêu nêu trên thể hiện

sự phát triển toàn diện của đất nước 30 năm qua; là bằng chứng sinh động cho

thấy công cuộc đổi mới đi đúng hướng và mang lại những lợi ích to lớn cho

118

Nhân dân. Tuy nhiên, quá trình phấn đấu đạt được các mục tiêu này cũng còn

tồn tại không ít hạn chế. Nhân dân giàu lên nhưng đó là so với chính mình; so

với mặt bằng chung thì thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn ở rất

rất xa so với mức trung bình của thế giới. Năm 2014, mức GDP/người trung

bình của thế giới là hơn 10.700 USD/người. Chỉ số này ở Việt Nam chỉ ở mức

hơn 2.000 USD, tức còn thua tới 8.700 USD so với thế giới. So với các nước

trong khu vực, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 đứng

thứ tư, chỉ hơn Campuchia, Myanmar, Lào; mức thu nhập bình quân đầu

người mà Việt Nam đạt được năm 2014 thì Malaysia đạt được năm 1988,

Thái Lan đạt được năm 1993, Indonesia đạt được năm 2008, Philippin đạt

được năm 2010. “Những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực văn hóa qua 30 năm

đổi mới còn hạn chế, chưa bền vững, chưa đủ tầm mức để tác động có hiệu

quả đến quá trình xây dựng con người và các lĩnh vực của đời sống xã hội,

nhất là lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống“ [65, tr.163]. Mặc dù vị thế đất

nước được nâng lên thông qua tăng cường các hoạt động đối ngoại nhưng

chưa phát huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp; còn lúng túng và bị động trước

những ý đồ và hành động của một số nước lớn; việc bày tỏ quan điểm của

Việt Nam về một số vấn đề quốc tế chưa thật rõ nên còn thiếu thuyết phục;

hội nhập quốc tế còn thụ động, hiệu quả chưa cao. Tất cả dẫn đến môi trường

hòa bình, thuận lợi cho phát triển đất nước đã được tạo dựng nhưng chưa thật

bền vững. “Trên một số mặt, một số lĩnh vực, một bộ phận nhân dân chưa

được thụ hưởng đầy đủ, công bằng thành quả của công cuộc đổi mới“ [44,

tr.67]. “Sự phát triển các lĩnh vực, các vùng, miền thiếu đồng bộ. Việc giải

quyết một số vấn đề xã hội chưa hiệu quả; mục tiêu xây dựng quan hệ hài

hoà giữa các lĩnh vực, ngành nghề, vùng, miền chưa đạt yêu cầu; giảm nghèo

chưa bền vững, chênh lệch giàu - nghèo và bất bình đẳng có xu hướng gia

tăng. Chưa nhận thức đầy đủ vai trò của phát triển xã hội hài hoà, chưa có

chính sách, giải pháp kịp thời, hiệu quả đối với vấn đề biến đổi cơ cấu, phân

119

hoá giàu - nghèo, phân tầng xã hội, kiểm soát rủi ro, giải quyết mâu thuẫn xã

hội, bảo đảm an toàn xã hội, an ninh cho con người“ [44, tr.133-134].

Hạn chế nêu trên đang tác động với tính chất ngày càng phức tạp đến

Nhân dân trong tư cách chủ thể, quyết định sự tiến lên hay lùi bước của công

công đổi mới. Đó là các hạn chế cả về phát triển kinh tế, xây dựng và bảo tồn

văn hóa – lối sống cũng như xây dựng hệ thống chính trị. Quán triệt tư tưởng

chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân, Đảng và Nhà nước luôn xác địch trách

nhiệm đối với những hạn chế đang tồn tại. Ở mỗi kỳ Đại hội, qua hai lần tổng

kết 20 năm và 30 năm đổi mới, trước mỗi hạn chế Đảng đều thẳng thắn nhìn

nhận trách nhiệm và chỉ ra nguyên nhân từ trong nhận thức, đường lối cũng

như quá trình tổ chức thực tiễn. Đây là sự thể hiện đúng với tư tưởng chính trị

Hồ Chí Minh về Nhân dân và cần được duy trì thành nền nếp. Đó là cơ sở

xuất phát để Đảng và Nhà nước bổ sung, phát triển nhận thức, điều chỉnh

quan điểm đường lối cho phù hợp nhằm có thể tạo ra được động lực cho sự

phát triển mới. Trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện tốt các phương

hướng, nhiệm vụ mang tính giải pháp: Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ phát triển

nền kinh tế thông qua đổi mới mô hình tăng trưởng, kết hợp có hiệu quả phát

triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu; hoàn thiện cơ

chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân

ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng

của nền kinh tế; bảo tồn gắn với phát triển văn hóa trong tương quan phù

hợp với tăng trưởng kinh tế; đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp

hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu

đến xây dựng nền văn hoá, làm tha hoá con người. “Gắn kết chặt chẽ chính

sách kinh tế với chính sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng

cuộc sống của nhân dân, bảo đảm để nhân dân được hưởng thụ ngày một tốt

hơn thành quả của công cuộc đổi mới. Mọi người dân đều có cơ hội và điều

kiện phát triển toàn diện“ [44, tr.135-136].

120

Bên cạnh việc bổ sung, điều chỉnh quan điểm đường lối, để thực hiện

tốt mục tiêu tổng quát nêu trên cần nâng cao hiệu quả phát huy sức mạnh của

Nhân dân. Đưa các mục tiêu tổng quát từ tầm vĩ mô đến sát sườn cuộc sống

của Nhân dân, chứng minh cho Nhân dân thấy thực hiện các mục tiêu này là

công việc của mình, kết quả đạt được trong thực hiện mục tiêu là lợi ích thiết

thân của mình. Các chủ trương, chính sách cụ thể hóa từng khía cạnh của mục

tiêu, từ cấp Trung ương cho đến địa phương, ban ngành cần làm rõ và đưa

mục tiêu chung đi đến gần dân hơn; khắc phục nhanh chóng tình trạng cấp

dưới cụ thể hóa nhưng vô hình chung lại làm phức tạp hơn, khó hiểu hơn, đưa

đường lối xa Nhân dân hơn. Bài học sinh động mà Hồ Chí Minh để lại đó là

diễn đạt các mục tiêu tổng quát của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội cho

Nhân dân rất đơn giản, dễ hiểu cần phải được quán triệt vận dụng sáng tạo.

Làm sống dậy mạnh mẽ tinh thần dân tộc sao cho Nhân dân hết lòng hết sức

phấn đấu đạt được các mục tiêu của sự nghiệp đổi mới như trong thời đấu

tranh giải phóng dân tộc. Đồng thời, việc tổ chức Nhân dân tham gia vào hoạt

động thực tiễn vì mục tiêu đề ra phải hết sức linh hoạt, loại bỏ xu thế hành

chính hóa, trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

"Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" là mục tiêu phải

đạt tới của công cuộc đổi mới. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khóa XI về các văn kiện Đại hội XII của Đảng do đồng chí Tổng Bí thư

Nguyễn Phú Trọng trình bày đã khẳng định: “Ba mươi năm đổi mới là một

giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước,

đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc,

toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân và

toàn quân vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh““

[44, tr.16]. Đó là sự thể hiện kế thừa, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nói

chung, tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân nói riêng. Trên phương

diện nhận thức hay tổ chức thực tiễn, các mục tiêu này đều được xây dựng và

121

từng bước hiện thực hóa trên nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động

của toàn Đảng và toàn dân tộc ta – chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh. "Nó đúng là tinh thần đoàn kết mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa vào

tâm khảm của người dân Việt Nam và làm cho việc thực hiện chính sách đổi

mới được tương đối êm xuôi, không nhiều trắc trở" [107, tr.49].

4.1.2. Công cuộc đổi mới phải đạt tới Nhân dân “ấm no, tự do,

hạnh phúc”, con người phát triển toàn diện

Một trong những thuộc tính của cách mạng là đổi mới. Không đảm bảo

thuộc tính ấy, một sự nghiệp không thể được khởi xướng thật sự xứng đáng

với cái tên "cách mạng". Không duy trì thuộc tính ấy một cách thường xuyên,

liên tục trong suốt diễn trình, sự nghiệp cách mạng dần đi vào ngõ cụt,

nghiêm trọng hơn là dẫn đến cái chết từ nội tại. Cách mạng phải đổi mới, đổi

mới để cách mạng. Điều này được Hồ Chí Minh khẳng định từ rất sớm khi

quan niệm "cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt".

Tiêu chí để có cái mới, cái tốt thay thế cho cái cũ, cái xấu là mục tiêu vì lợi

ích và sự phát triển của đại đa số người trong xã hội, tức là Nhân dân. Chỉ dẫn

đó trở thành phương châm có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng

Việt Nam.

Đổi mới là yêu cầu sống còn của cách mạng. Tuy nhiên, lịch sử cách

mạng Việt Nam cho thấy không phải lúc nào đổi mới cũng được thực hiện

đúng với tầm vóc cần có. Thực tiễn cho thấy, mỗi khi chúng ta chậm đổi mới,

thậm chí là không đổi mới, thì giai đoạn cách mạng đó luôn gặp khó khăn, tổn

thất, rơi vào thoái trào, nghiêm trọng hơn là đi đến khủng hoảng. "Cái mới",

"cái tốt" mà cách mạng phải vươn tới tạo dựng bị bao vây, đè nén bởi "cái

cũ", "cái xấu". Những lúc như thế, cách mạng không thực hiện tốt mục tiêu

"vì dân" - quyền lợi của Nhân dân không được chăm lo đầy đủ, thậm chí bị

xâm hại. Về phương diện lý luận, đó cũng là thời gian chúng ta xa rời, hiểu và

vận dụng không đúng nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của cách

mạng – chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

122

Chiều hướng phát triển của cách mạng Việt Nam sau khi hoàn thành

nhiệm vụ giải phóng đất nước, giành độc lập dân tộc là tiến lên chủ nghĩa xã

hội nhằm ngày càng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.

Hồ Chí Minh nói rất rõ: Nếu nước được độc lập mà Nhân dân không được tự

do, hạnh phúc thì độc lập đó cũng không có ý nghĩa gì. Mỗi bước đất nước đi

tới chủ nghĩa xã hội phải được thể hiện bằng cuộc sống ấm no, hạnh phúc và

sự phát triển toàn diện của Nhân dân. Tuy nhiên, sau khi cuộc kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều

kiện cuộc sống Nhân dân vô cùng chật vật, khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất

lẫn tinh thần. "Đời sống của các tầng lớp nhân dân sa sút chưa từng thấy".

Trong một thập kỷ chậm đổi mới (1975 – 1986), áp lực cuộc sống vật chất,

tinh thần khiến cho con người luôn ở trong trạng thái "cố mà sống". Tình cảnh

đó khiến con người cảm thấy không bao giờ có thể vươn tới những cái cao

đẹp. Nhu cầu tồn tại lấn át nhu cầu phát triển dẫn đến chỗ tự cho phép làm bất

cứ điều gì khi thấy cần. Tiêu cực xã hội lan rộng. Lòng dân không yên. Đêm

trước đổi mới (12/1986), đại đa số quần chúng nhân dân cảm thấy không thể

tiếp tục sống như cũ được nữa.

Hồ Chí Minh xem không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần

cho Nhân dân, làm cho Nhân dân ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn

diện là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của cách mạng. Đời sống của Nhân

dân là bộ mặt của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với tinh thần "Đảng

ta không có mục đích nào khác là đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân", Đại

hội VI (1986) xác định các mục tiêu kinh tế - xã hội đầu tiên cho những năm

còn lại của chặng đường đầu tiên quá độ lên chủ nghĩa xã hội là “Sản xuất đủ

tiêu dùng và có tích luỹ”. Sau năm năm thực hiện, Đại hội VII tiếp tục đề ra

mục tiêu: Bảo đảm đầy đủ hơn các nhu cầu thiết yếu của Nhân dân; đáp ứng

những nhu cầu ngày càng đưa dạng của các tầng lớp dân cư. Giải quyết tốt

các vấn đề xã hội và thực hiện công bằng xã hội. Mở rộng mạng lưới và nâng

cao chất lượng hoạt động các loại hình dịch vụ phục vụ đời sống Nhân dân.

123

Trong nhiều năm tiếp theo, không ngừng chăm lo đời sống vật chất và tinh

thần của Nhân dân tiếp tục được xem là mục tiêu, nhiệm vụ trung tâm.

Ba mươi năm qua, đất nước đổi thay từng ngày, đời sống Nhân dân từ

thiếu thốn, khó khăn đã được cải thiện rõ rệt, vươn lên dư giả, giàu có. Từ

một nước phải nhập khẩu lương thực để cứu đói (199,5 nghìn tấn năm 1988)

đến năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu được 6,568 triệu tấn gạo và hiện là

một trong ba nước xuất khẩu sản lượng gạo lớn nhất thế giới. Hàng hóa và

các nhu yếu phẩm dồi dào đáp ứng tốt đời sống của Nhân dân. Hoạt động văn

hóa đa dạng, phát triển mạnh mẽ hệ thống thông tin đại chúng, giao lưu văn

hóa được đẩy mạnh. Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển về quy mô, đa

dạng hoá về các loại hình trường lớp từ mầm non đến cao đẳng, đại học. Mức

độ tụt hậu của Nhân dân so với mặt bằng thế giới được rút ngắn đáng kể.

Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân đạt nhiều kết quả, mở rộng

mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở, không chế và đẩy lùi một số dịch bệnh

nguy hiểm; tuổi thọ trung bình của dân số nước ta tăng từ 67,8 (năm 2000) lên

73,2 (tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm gần 7% dân số) (năm 2015) vượt tuổi thọ

trung bình của thế giới (trung bình thế giới là 69 tuổi). Nhìn chung, sau 30

năm đổi mới, cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân từ miền xuôi tới

miền ngược, từ nông thôn tới thành thị, đều có sự thay đổi rõ rệt. Theo Phùng

Hữu Phú, "Thành tựu ấy đi vào mâm cơm, tấm áo, phương tiện đi lại, điều

kiện học hành, chăm sóc sức khỏe… So với trước, chúng ta đã có một bước

tiến dài. Đời sống văn hóa, đời sống tinh thần của nhân dân phong phú hơn,

dân chủ hơn, cởi mở hơn” [137].

Trọng tâm chiến lược của công cuộc đổi mới là phát triển con người,

mỗi người dân và toàn dân. Đổi mới trước hết là sự giải phóng con người khỏi

những yếu tố kìm kẹp sự tiến bộ của con người bằng cách chống lại bảo thủ,

giáo điều, trì trệ, quan liêu,...; sau đó, đổi mới đặt con người trở lại đúng với

vị trí là vốn quý của dân tộc, là động lực quan trọng nhất của cách mạng. Tự

do là phạm trù gắn liền với cuộc sống xã hội của con người. Sự tự do của con

124

người là một tất yếu, đương nhiên, vốn có, do tạo hóa ban tặng, từ khi con

người được sinh ra, nó là bất khả xâm phạm. Hồ Chí Minh luôn gắn liền

giành độc lập cho dân tộc với mang lại tự do cho Nhân dân, xem là nhiệm vụ

đặt lên hàng đầu và xuyên suốt của cách mạng. Sự quan tâm nhắc nhở của Hồ

Chí Minh đối với cán bộ đảng viên rằng nếu nước được độc lập mà dân không

tự do thì độc lập không có ý nghĩa gì, cho chúng ta bài học: Khi nào và ở đâu

mà những người lãnh đạo lãng quên vấn đề tự do, hạn chế tự do cũng có

nghĩa là vô tình rời bỏ mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Ba mươi năm đổi mới đất

nước cũng là từng ấy thời gian chúng ta đấu tranh loại bỏ những yếu tố tiêu

cực, lạc hậu đang kiềm kẹp Nhân dân; cởi trói Nhân dân khỏi sự ràng buộc

của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp lỗi thời, không còn phù hợp; thúc đẩy

nhanh hơn quyền tự do sống, tự do làm ăn, tín ngưỡng, tôn giáo, đi lại, ngôn

luận của Nhân dân. Quyền tự do, dân chủ ngày càng được thể chế hóa và thực

hiện nghiêm túc. Nếu như trước đây, Nhân dân được tự do làm những gì mà

pháp luật cho phép thì hiện nay Nhân dân được tự do làm những gì mà pháp

luật không cấm. Công bằng xã hội được chú ý thực hiện trong mỗi chính sách,

mỗi bước phát triển đã tạo nên môi trường cởi mở, tự do cho Nhân dân trong

các lĩnh vực, từ sản xuất kinh doanh đến sinh hoạt văn hóa – tinh thần. Nhà

bình luận Brad O"Leary (Mỹ) “cho rằng trong suốt 150 năm qua, chưa bao

giờ Việt Nam tự do như bây giờ".

Từ khi đổi mới đến nay, theo các báo cáo được công bố, chỉ số phát

triển con người (HDI) tăng đều đặn và liên tục suốt mấy thập kỷ qua: từ 0,561

năm 1985 lần lượt tăng lên 0,599 năm 1990; 0,647 năm 1995; 0,690 năm

2000; 0,715 năm 2005 và 0,725 năm 2007; đến năm 2015, do ảnh hưởng của

khủng hoảng kinh tế thế giới nên chỉ số phát triển con người suy giảm đôi

chút, đạt 0,666. Nếu so với thứ bậc xếp hạng GDP bình quân đầu người thì

xếp hạng HDI của Việt Nam năm 2007 vượt lên 13 bậc: GDP bình quân đầu

người xếp thứ 129 trên tổng số 182 nước được thống kê, còn HDI thì xếp thứ

116/182. Đến năm 2015, HDI đứng thứ 116/185 quốc gia, đứng ở nhóm các

125

nước trung bình. Tổng quát nhất là chỉ số phát triển con người (HDI) của

nước ta đã đạt được ba sự vượt trội: chỉ số đã tăng lên qua các năm; thứ bậc

về HDI tăng lên qua các năm; chỉ số và thứ bậc về tuổi thọ và học vấn cao

hơn chỉ số về kinh tế. Trong thực tế, quá trình "đó cũng là cuộc đấu tranh vì

dân chủ, công bằng xã hội, lợi ích sống còn và cuộc sống có phẩm giá của

quần chúng... Không có gì là quá đáng khi quan niệm rằng sự nghiệp đổi mới

là sự nghiệp phục vụ cho phát triển, tiến bộ xã hội và phát huy con người. Đổi

mới đã đặt con người ở vị trí trung tâm của những nỗ lực phát triển kinh tế và

xã hội, là lợi ích của con người chính là căn bản của tất cả những hành động

vì dân vì nước" [107, tr.79].

Nền kinh tế phát triển, Nhân dân được thụ hưởng đời sống ấm no hơn

nhiều so với thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc hay bao cấp trước đổi mới.

Tuy nhiên, còn một bộ phận lớn dân nghèo có sống chật vật, thiếu thốn. Theo

báo cáo 30 năm đổi mới, nếu tính theo chuẩn nghèo mới thì hiện thời tỷ lệ

nghèo còn khá cao và chênh lệch giàu nghèo có xu hướng tăng trong các năm

gần đây. Tỷ lệ nghèo đa chiều (phản ánh thêm khía cạnh nghèo phi tiền tề như

giáo dục, y tế, nhà ở, tài sản, thông tin, vệ sinh và môi trường,…) còn cao hơn

nhiều so với nghèo tiền tệ. Người nghèo dễ bị tổn thương bởi các cú sốc về

kinh tế, dịch bệnh và thiên tai trong khi độ bao phủ và chất lượng của hệ

thống an sinh xã hội còn hạn chế. Tình trạng thiếu thốn thức ăn, đồ mặc, nhà

ở và trường học xuống cấp nghiêm trọng, chăm sóc y tế yếu kém vẫn còn tồn

tại và chưa được khắc phục đúng mức ở vùng sâu, vùng cao. Nhiều nơi còn

tình trạng mất dân chủ, xâm phạm quyền làm chủ, quyền tự do của Nhân dân;

tình trạng duy ý chí, quan liêu, áp đặt sai pháp luật của cơ quan, cá nhân trong

bộ máy chính quyền với người dân có xu hướng diễn biến phức tạp. Mặt

khác, đời sống xã hội hiện nay đang nảy sinh và lan rộng biểu hiện tự do quá

mức, vượt ngoài khuôn khổ pháp luật, vô tổ chức, mất kỷ cương. Điều kiện

vật chất được cải thiện hơn nhưng các giá trị tinh thần trong gia đình, dòng

tộc, cộng đồng xã hội đang bị tấn công và xói mòn nghiêm trọng. Trong thời

126

kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc hay bao cấp trước đây, dù đời sống vật chất

rất thiếu thốn nhưng nền tảng hạnh phúc gia đình, dòng tộc, cuộc sống hạnh

phúc thôn xóm, cộng đồng vẫn cơ bản giữ được. Hiện nay, các giá trị đó đang

bị xói mòn nghiêm trọng, tỷ lệ ly hôn lớn, những bất đồng xung đột trong

quan hệ gia đình – xã hội diễn biến phức tạp. Không ít người đang thừa vật

chất nhưng thiếu tinh thần nên không thể có một cuộc sống hạnh phúc đúng

nghĩa. Thành tích về mặt phát triển con người thấp hơn so với phát triển kinh

tế. Phát triển con người của Việt Nam từng tiến nhanh nhưng gần đây đã

chậm lại. Mức độ và chủng loại những lợi ích gặt hái được trong giai đoạn

đầu đổi mới giờ đây đã trở nên khó khăn hơn nhiều để đảm bảo. Chỉ số về sự

phát triển con người đang giảm chậm - từ khoảng 1,7% trước năm 2000

xuống còn khoảng 0,96% trong những năm gần đây. Theo Báo cáo Phát triển

con người Việt Nam 2015 về tăng trưởng bao trùm của Viện Hàn lâm Khoa

học Xã hội Việt Nam và UNDP, “tốc độ tăng bình quân của chỉ số HDI là

1,07%/năm từ 1980 đến 2014, tức là thấp hơn mức bình quân 1,23% của các

nước có mức phát triển con người trung bình và mức bình quân 1,29% của

khu vực Đông Á – Thái Bình Dương. Tiến bộ chậm dần của Việt Nam trong

thập kỷ qua đã kéo lùi sự tiến bộ phát triển con người khá nhanh của Việt

Nam trước kia để ngày nay trở nên tụt hậu so với nhiều nước khác có cùng

trình độ phát triển” [156, tr.21].

Hạn chế trên cho thấy trong quá trình đổi mới vì mục tiêu mang lại

cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và phát triển toàn diện con người Việt

Nam còn có lúc, có nơi chưa thực hiện tốt tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về

Nhân dân. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước luôn hướng sự phát

triển toàn diện nhưng tổ chức thực hiện thì còn nhiều bất cập. Hồ Chí Minh

sinh thời luôn yêu cầu đường lối đúng phải là đường lối phát huy hiệu quả

trong thực tiễn, tức là phải mang lại lợi ích cụ thể cho Nhân dân. Đảng và Nhà

nước phải biến đường lối đổi mới thành lợi ích thiết thân của Nhân dân. Đồng

thời, trong mỗi bước phát triển của cách mạng, Hồ Chí Minh lưu ý phải chăm

127

lo cả đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, không xem nhẹ vế nào.

Trong thời gian qua, tư duy phát triển của chúng ta còn biểu hiện nặng về đời

sống vật chất, thiếu sự quan tâm đúng mức cho đời sống tinh thần; quản lý

phát triển xã hội còn lúng túng và thụ động so với biến động đời sống Nhân

dân; đầu tư phát triển còn chưa đúng mức và mang lại hiệu quả ở vùng sâu,

vùng xa, vùng cao, ở các bộ phận người dân nghèo dễ bị tổn thương bởi biến

động kinh tế - xã hội. Do vậy, để tiếp tục chăm lo đời sống Nhân dân được tốt

cần phải xem trọng khía cạnh xã hội của quá trình phát triển kinh tế. Thúc đẩy

kinh tế phát triển để tiếp tục tạo ra nguồn của cải vật chất và thu nhập ngày

càng tăng cho đời sống Nhân dân, đồng thời thực hiện nghiêm túc các tiêu chí

phát triển bền vững. Nâng cao nhận thức và đầu tư đúng mức cho chính sách

an sinh xã hội, hướng tới hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao trùm và công

bằng hơn. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo

dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người

học. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục

mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Đổi mới chính sách, cơ chế

tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả

đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh xã hội hoá, trước hết đối

với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Tiếp tục thực hiện mục tiêu

kiên cố hoá trường, lớp học; từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất - kỹ

thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin. Nâng cao chất lượng, hiệu quả

nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục

và khoa học quản lý. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất

nước nói chung và cho từng ngành, từng lĩnh vực nói riêng, với những giải

pháp đồng bộ, trong đó tập trung cho giải pháp đào tạo, đào tạo lại nguồn

nhân lực trong nhà trường cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh.

“Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con

người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;

tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng

128

lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý

thức tuân thủ pháp luật. Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực,

cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn. Đấu tranh phê phán,

đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai

trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hoá, làm tha hoá con

người. Có giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội,

khắc phục những mặt hạn chế của con người Việt Nam” [44, tr.126-127].

Công cuộc đổi mới được chính thức khởi xướng từ tháng 12 năm 1986

tại Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Càng nhất quán rằng "đổi mới"

là đặc trưng, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung chính của "sự nghiệp đổi mới" thì

càng cần phải thấm nhuần trong mỗi nếp nghĩ, cách làm chỉ dẫn nêu trên của

Hồ Chí Minh về tiêu chí cho sự ra đời "cái mới", "cái tốt". Ba thập kỷ trôi qua

kể từ mốc son khởi xướng (12/1986 ), ngần ấy thời gian là chưa nhiều so với

dòng chảy vô tận của cách mạng nhưng suốt tiến trình đó, trong tất cả các

văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, dù cách diễn đạt có khác nhau,

song tinh thần cơ bản của các bài học được rút ra là: “... đổi mới phải vì lợi

ích của nhân dân". Bài học này không chỉ là ngọn nguồn để sự nghiệp đổi mới

được khởi xướng mà còn là kim chỉ nam định hướng cho quá trình đổi mới

thực sự đáp ứng mục tiêu và lý tưởng của toàn dân đã được đề cập trong tư

tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân: cuộc sống ấm no, tự do, hạnh

phúc, được phát triển toàn diện.

4.2. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CHỈ THÀNH CÔNG KHI PHÁT HUY ĐƯỢC

TOÀN BỘ SỨC MẠNH CỦA NHÂN DÂN

4.2.1. Nhân dân thực sự là chủ và làm chủ quá trình đổi mới

Công cuộc đổi mới ở Việt Nam nhằm tới sự phát triển của đất nước,

của Nhân dân ta. Để đi đúng định hướng đó, điều kiện tiên quyết ở chỗ xác

định rõ ràng và dứt khoát chủ thể của cách mạng là Nhân dân. Điều đó được

Hồ Chí Minh khẳng định, xem là tiêu chí mang tính nguyên tắc, vừa là mục

tiêu tiên quyết cần đạt tới vừa là ngọn nguồn tạo nên sức mạnh có ý nghĩa

129

quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Khắc phục các hạn

chế trước đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh xác định Nhân dân là chủ thể cách

mạng cần đạt tới mức độ cao nhất - mức độ "thật sự" - tức là vị trí chủ thể

của Nhân dân không thể chỉ dừng lại ở lời nói "nhân dân là chủ" vốn đã là

khẩu hiệu của rất nhiều cuộc cách mạng trước đó, mà phải biểu hiện hành

động "làm chủ" của Nhân dân trong thực tiễn quá trình cách mạng từ khởi

điểm cho đến thắng lợi, từ gian khổ cho đến thụ hưởng thành tựu. Từ "là chủ"

đến "làm chủ" là một bước tiến dài trên con đường đạt tới mức độ "thật sự"

khẳng định vị trí, vai trò chủ thể cách mạng của Nhân dân. Tư tưởng này chỉ

đạo toàn bộ nhận thức và hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, thấm vào

đường lối cách mạng của Đảng dẫn đến những thắng lợi to lớn. Các văn kiện

của Đảng tổng kết mỗi giai đoạn của cách mạng Việt Nam thường xuyên tồn

tại hai nhóm cụm từ: (1) Sự nghiệp cách mạng của Nhân dân ta, cuộc đấu

tranh của Nhân dân ta, cuộc kháng chiến của Nhân dân ta; (2) Thắng lợi của

Nhân dân ta. Đây không phải là sự xuất hiện ngẫu nhiên mà là quan hệ

nguyên nhân – kết quả có tính quy luật. Chỉ khi xác định là "của Nhân dân"

thì mới có được thắng lợi; Nhân dân là chủ thể kể từ thời điểm khởi đầu cho

đến thắng lợi cuối cùng. Chân lý này là ngọn nguồn của thắng lợi mà cách

mạng Việt Nam đạt được. Bài học rút ra là: Thành công hay thất bại của sự

nghiệp cách mạng Việt Nam tùy thuộc ở chỗ có tôn trọng chân lý phổ biến

này hay không.

Trước khi khởi xướng đổi mới, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp khi

không còn phù hợp nữa là tác nhân kéo lời nói "Nhân dân là chủ" ra xa dần

thực tiễn "làm chủ" của Nhân dân. Không chỉ chúng ta chưa tạo điều kiện tốt

để Nhân dân thực hiện hành vi của người làm chủ mà hơn nữa trên nhiều

phương diện và mức độ khác nhau còn xâm phạm quyền làm chủ của Nhân

dân. Sức mạnh Nhân dân đóng vai trò quyết định đến thành bại của sự nghiệp

cách mạng và chỉ có thể đạt được khi Nhân dân thực sự là chủ, làm chủ. Tất

cả những sai lầm, khuyết điểm nêu trên làm suy giảm nặng nề nguồn sức

130

mạnh ấy bởi mức độ là chủ và làm chủ của Nhân dân xuống rất thấp. Khi đó,

hệ quả tất yếu là đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, sự

nghiệp cách mạng lâm vào thoái trào.

Công cuộc đổi mới được khởi xướng và tiến hành một cách toàn diện,

từ tư duy đến tổ chức thực tiễn, kinh tế đến chính trị. Trong mỗi khía cạnh đổi

mới đểu nổi lên những nỗ lực đặt Nhân dân trở lại thực sự là chủ thể của cách

mạng thông qua việc nhìn thẳng, chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm đã tồn tại

trước đó và quyết tâm sửa chữa, khắc phục.

Kinh tế là mặt trận tiên phong của công cuộc đổi mới bằng việc chuyển

đổi từ mô hình kế hoạch hóa bao cấp sang "Thực hiện nhất quán và lâu dài chính

sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị

trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính

là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" [41, tr.23]. Cơ chế này đã

loại bỏ cách quản lý chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính thông qua giao kế

hoạch pháp lệnh và chỉ đạo tác nghiệp cụ thể của Nhà nước; phân định rạch ròi

giữa quyền quản lý của Nhà nước với quyền của người sở hữu, quyền của người

sử dụng tư liệu sản xuất. Thay cho tính cưỡng chế, áp đặt của mô hình kế hoạch

hóa là "những lực lượng thị trường được hoạt động khá tự do" [107, tr.47]; việc

"sản xuất cái gì, như thế nào, cho ai" là vấn đề của người sản xuất. Cơ chế mới

đã trao quyền tự chủ cho người lao động. Ý chí, nhu cầu của Nhân dân là xuất

phát điểm đồng thời thể hiện rất nhiều trong đường lối, chính sách kinh tế.

Trong lĩnh vực kinh tế, Nhân dân không chỉ là chủ và làm chủ sự

nghiệp đổi mới nhìn từ nhận thức, hành động của Đảng, Nhà nước như nêu

trên. Nhân dân còn làm tròn vị trí, vai trò đó ở trong chính hoạt động của

mình. Cần lưu ý, một trong những nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới là

sự "phá rào" của một bộ phận Nhân dân dưới cơ chế tập trung quan liêu bao

cấp. Đảng và Nhà nước đã tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu để xây dựng đường

lối đổi mới. Không xem Nhân dân là chủ, không muốn Nhân dân thực sự làm

chủ, chắc chắn không có sự tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu này. Do vậy, đường

131

lối đổi mới nói chung, đổi mới kinh tế nói riêng cho thấy Nhân dân thể hiện

vai trò làm chủ, tham gia vào xây dựng đường lối. Điều này luôn được thể

hiện trong suốt quá trình đổi mới trên nhiều phương diện, hình thức và mức

độ khác nhau. Hơn nữa, không chỉ tham gia xây dựng đường lối, Nhân dân

còn thể hiện vai trò làm chủ trong thực hiện đường lối đổi mới kinh tế. Nhân

dân cung cấp đại đa số nguồn lao động cho nền sản xuất, đồng thời là lực

lượng tiêu thụ sản phẩm khổng lồ. Nhu cầu và sức sáng tạo của Nhân dân tạo

nên tính năng động, sức sống của nền kinh tế. Nhân dân thực hiện đường lối

kinh tế, đồng thời trong quá trình đó góp phần phản ánh, cung cấp các luận cứ

thực tiễn cho Đảng, Nhà nước điều chỉnh đường lối, chính sách.

Quá trình 30 năm đổi mới về kinh tế đã trả lại quyền chủ động sản xuất

kinh doanh cho doanh nghiệp và giảm bớt sự can thiệp của nhà nước vào kinh

doanh; những vấn đề trung tâm của nền kinh tế "sản xuất cái gì, cho ai, như

thế nào "thuộc về quyền tự chủ của người lao động và đơn vị sản xuất kinh

doanh. Ý chí, nguyên vọng của nhân dân được xem trọng; hoạt động của

Nhân dân là động lực chủ yếu của nền kinh tế; nâng cao đời sống Nhân dân là

mục tiêu trọng tâm của sản xuất kinh doanh. Chính sách kinh tế mới đã thúc

đẩy xây dựng lại tư duy kinh tế theo hướng Nhà nước và nền kinh tế phục vụ

Nhân dân; "Xác lập, củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động

trong nền sản xuất xã hội". Đây là nguồn gốc sâu xa của các thành tựu to lớn

mà nền kinh tế đạt được trong gần ba mươi năm đổi mới.

Xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm, Đảng đồng thời đặt ra nhiệm vụ

từng bước đổi mới về chính trị. Khẳng định "có dân là có tất cả, mất dân là

mất tất cả", Hồ Chí Minh chỉ ra cách "có dân" hay nhất là đặt Nhân dân lên

đúng vị thế là chủ và thực sự làm chủ theo tiêu chí "Công việc đổi mới và xây

dựng là trách nhiệm của dân", "Chính quyền từ xã đến Chính phủ do dân cử

ra", "Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên"; "Nói tóm lại,

quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Như vậy, đổi mới về chính trị cần

phải đạt đến quyền lực chính trị thực sự thuộc về Nhân dân và hệ thống chính

132

trị phải do Nhân dân tổ chức nên, hoạt động vì Nhân dân. "Chỉ khi nhân dân –

với tư cách là người chủ và người làm chủ, là chủ thể gốc của quyền lực chính

trị - trực tiếp tham gia xây dựng, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực thi

quyền lực của các tổ chức trong hệ thống chính trị thì mới có thể xem đổi mới

là thành công" [121, tr.355-356].

Trung tâm của quyền lực chính trị là quyền lực nhà nước, ai nắm quyền

lực nhà nước thì chắc chắn chính thức là chủ thể của quyền lực chính trị. Do

vậy, để Nhân dân thực sự là chủ quyền lực chính trị thì điều kiện quyết định

là phải khẳng định vai trò làm chủ quyền lực nhà nước của Nhân dân trước

hết ở khía cạnh pháp lý. Sáu năm sau khi công cuộc đổi mới được khởi

xướng, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992

khẳng định "Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân" và "Nhà nước

bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân".

Năm 2013, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua

Hiến pháp tiếp tục khẳng định lại nội dung nêu trên. Trong khi thượng tôn

pháp luật, xây dựng chế độ chính trị mà trung tâm là Nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa thì sự khẳng định nêu trên của Hiến pháp có giá trị pháp lý cao

nhất, là nền tảng cho toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị.

Để đảm bảo khẳng định của Hiến pháp về vai trò làm chủ quyền lực

nhà nước nói riêng, quyền lực chính trị nói chung, nhiều văn bản của Đảng và

Nhà nước đã được ban hành để tạo cơ chế cho Nhân dân thực thi hành động

làm chủ quyền lực chính trị. Tại Đại hội IV, Đảng đã nêu lên cơ chế tổng thể

"Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ tập thể" song

cho đến trước Đại hội VI vẫn còn lúng túng "chưa cụ thể hóa thành thể chế".

Hội nghị Trung ương 6 khóa VI lần đầu tiên nêu khái niệm "hệ thống chính

trị" sử dụng rộng rãi thay cho khái niệm "hệ thống chuyên chính vô sản". Đây

không phải là sự thay đổi câu chữ. Khái niệm "hệ thống chính trị" khắc phục

"tính chất chung chung, nặng về bản chất giai cấp và mặt chuyên chính", thay

vào đó là "nhận rõ và nhấn mạnh tính hệ thống, tính chỉnh thể và mối quan hệ

133

giữa các bộ phận cấu thành hệ thống". Điểm nhấn là đã định hình rõ các tổ

chức quần chúng, trong đó xác định Mặt trận Tổ quốc và 5 đoàn thể chính trị -

xã hội (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội

Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội

Cựu chiến binh Việt Nam) thuộc hệ thống chính trị. Đảng nhấn mạnh: "Toàn

bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là

nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm

bảo quyền lực thuộc về nhân dân" [45, tr.145]. Thực chất của việc đổi mới và

kiện toàn hệ thống chính trị là thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa với tư cách

vừa là mục tiêu, vừa là động lực của toàn bộ công cuộc đổi mới. Ba mươi

năm đổi mới là chừng ấy thời gian nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được từng

bước hoàn thiện và nâng cao trình độ, đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về

Nhân dân đo bằng những tiến bộ trong thực tiễn nắm giữ và sử dụng quyền

làm chủ của Nhân dân đối với hệ thống chính trị và xã hội.

Biến khẩu hiệu "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" thành phương

châm quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội; thành nền nếp, thói quen hằng

ngày trong công việc của Đảng và của các cơ quan nhà nước các cấp từ Trung

ương đến cơ sở; thành hành động tự giác và có hiệu quả cao của đông đảo tầng

lớp Nhân dân. "đó là nền nếp hàng ngày của xã hội mới, thể hiện chế độ nhân

dân lao động tự quản lý nhà nước của mình" [37]. Thực hiện phương châm này,

phạm vi và mức độ Nhân dân "làm chủ" bằng cách tham gia tổ chức nên chính

quyền các cấp, tham gia vào công việc của Đảng, Nhà nước được tăng cường

mạnh mẽ. "Biết" – "Bàn" – "Làm" – "Kiểm tra" là các hoạt động chủ yếu thể

hiện sự tham gia chính trị của Nhân dân trong tư cách làm chủ. Sự tôn trọng,

chấp hành, tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước để Nhân dân "Biết" – "Bàn" –

"Làm" – "Kiểm tra" và tính tích cực, sự mở rộng phạm vi "Biết" – "Bàn" –

"Làm" – "Kiểm tra" của Nhân dân trong gần ba thập kỷ đổi mới là minh chứng

sinh động cho thấy nhân dân "làm chủ" đang đạt tới trình độ "thật sự".

134

Bên cạnh thành tựu đạt được, trong điều kiện hiện nay, còn nhiều yếu

kém, bất cập trong thực tiễn xây dựng và phát huy nền dân chủ. Nhận thức về

dân chủ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân còn hạn chế. Tình

trạng tách rời, thậm chí đối lập giữa dân chủ và kỷ cương pháp luật trong

xây dựng và thực hiện dân chủ còn tồn tại ở nhiều nơi. Có lúc dân chủ trong

Đảng chưa được thực hiện đầy đủ, vẫn còn tình trạng dân chủ hình thức, chưa

thật sự trở thành biểu tượng và động lực mạnh mẽ định hướng và thúc đẩy

phát triển dân chủ trong xã hội. Xây dựng nhà nước pháp quyền còn những

bất cập đã hạn chế việc thực hiện đầy đủ các quyền và điều kiện làm chủ của

Nhân dân. Bộ máy hành chính còn tình trạng quan liêu, tiêu cực khiến cho

việc dân chủ hóa quản lý các quá trình kinh tế - xã hội và phát huy quyền làm

chủ của Nhân dân chưa nhanh, nhạy, hiệu quả không cao. Có nơi, có lúc thì

quyền làm chủ của Nhân dân bị vi phạm, mang tính hình thức, song cũng có

tình trạng “dân chủ quá trớn, dân chủ cực đoan“; có tình trạng lợi dụng dân

chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến an ninh

quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. “nguyên tắc “Đảng lãnh đạo – Nhà nước

quản lý – Nhân dân làm chủ“ chưa được thể chế hóa đủ cụ thể và rành mạch

thành cơ chế đồng bộ để Nhân dân thực sự là chủ và làm chủ các quá trình

phát triển kinh tế, chính trị - xã hội, làm chủ theo tinh thần “tất cả quyền lực

nhà nước thuộc về Nhân dân“.

Dân chủ là chìa khóa thành công của sự nghiệp đổi mới. Muốn vậy, cần

phải xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thực chất trên cơ sở xác lập

quyền là chủ và làm chủ của Nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới đất nước.

Điều đó cần phải được thiết lập trên hai hướng chủ yếu:

Một là, tăng cường thể chế hóa quyền làm chủ của Nhân dân thông qua

xác lập quyền đó trong hệ thống pháp luật một cách chi tiết và đầy đủ để có cơ

chế thu hút Nhân dân tham gia sâu hơn vào các lĩnh vực của đời sống xã hội,

trọng tâm là đời sống chính trị. Đồng thời, việc tăng cường thể chế hóa cũng

buộc cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, đảng viên

135

phải thường xuyên thực hành dân chủ, loại trừ quan liêu. Nâng cao năng lực

lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước để đáp ứng ngày càng tốt

hơn nhu cầu Nhân dân đặt ra, phụng sự Nhân dân hiệu quả hơn. Trong quá trình

này, Đảng và Nhà nước tăng cường huy động, tổ chức Nhân dân tham gia xây

dựng Đảng, xây dựng chính quyền, lấy sức mạnh của Nhân dân làm điểm tựa,

làm động lực chấn chỉnh tổ chức, bộ máy, đấu tranh hiệu quả với tình trạng suy

thoái, quan liêu xa dân trong cán bộ, đảng viên. Dựa vào dân là cách làm hay

nhất để xây dựng tổ chức và cũng là con đường khẳng định, đảm bảo quyền làm

chủ của Nhân dân tốt nhất. Đó là phương châm mà Hồ Chí Minh để lại.

Hai là, nâng cao năng lực làm chủ cho Nhân dân. Vị thế làm chủ của

Nhân dân chỉ đi vào thực tế khi họ có đầy đủ năng lực đảm đương. Hồ Chí

Minh trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ cách mạng lâm thời đã nêu 6

nhiệm vụ trong đó có giáo dục tinh thần Nhân dân. Sự quan tâm này có

nguyên nhân ở chỗ Hồ Chí Minh sớm thấy được khiếm khuyết trong năng lực

của Nhân dân khi bước lên vị thế làm chủ đất nước. Hồ Chí Minh luôn xác

định trách nhiệm đảm bảo quyền làm chủ của Nhân dân từ hai phía: Đảng,

Nhà nước chăm lo và Nhân dân phải tự mình vươn lên cho xứng đáng. Do

vậy, trong điều kiện hiện nay, nâng cao năng lực làm chủ cho Nhân dân trước

hết phải nâng cao dân trí. Mù chữ đứng ngoài chính trị. Nhân dân cần phải

được nâng cao dân trí thông qua đổi mới mạnh mẽ hệ thống giáo dục. Mặt

khác thông qua tăng cường hệ thống thông tin tuyên truyền để cung cấp thông

tin và tạo hành lang mở cho Nhân dân tham gia sâu hơn vào đời sống chính trị

đất nước. Phải biến Nhân dân thành những người giám sát hệ thống chính trị

chứ không phải là những người thụ động trông chờ. Cùng với nâng cao dân

trí, cần quan tâm đến giáo dục, xây dựng phong cách dân chủ cho Nhân dân.

Đẩy lùi tư tưởng “nhút nhát“, “thờ ơ“ với chính trị tồn tại hàng ngàn năm

dưới chế độ cũ; thúc đẩy các điều kiện để Nhân dân tiếp cận sâu hơn các giá

trị dân chủ tiến bộ trên thế giới. Không chỉ nâng cao dân trí để Nhân dân hiểu

136

biết mà tham gia làm chủ mà còn phải tập cho Nhân dân mạnh dạn, chủ động,

biết cách thể hiện quyền làm chủ đúng đắn và hiệu quả.

Sự nghiệp đổi mới diễn ra gần ba mươi năm. Thành tựu đạt được là to

lớn và đáng tự hào làm sáng tỏ hơn tầm vóc của Nhân dân – người là chủ và

làm chủ thật sự của toàn bộ quá trình đổi mới. Trong suốt thời gian ấy, "Nhân

dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ

thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện". Do vậy,

công cuộc đổi mới có được sức mạnh to lớn để đi tới mục tiêu "Dân giàu,

nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh". Những hạn chế, khiếm khuyết

mắc phải trong quá trình đổi mới xét ở chiều sâu có căn nguyên từ những

thiếu sót còn tồn tại trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở

nước ta hiện nay. Khó khăn, thách thức là không tránh khỏi, luôn đặt ra một

cách đa dạng, liên tục với tính phức tạp ngày càng nhiều đòi hỏi chúng ta phải

luôn có nguồn sức mạnh dồi dào, to lớn, vô tận nếu muốn công cuộc đổi mới

tiếp tục đi lên. Trong lúc này, hơn lúc nào hết cần thiết phải quán triệt sâu sắc

trong nhận thức và hành động chân lý "Trong bầu trời không gì mạnh bằng

sức mạnh đoàn kết của nhân dân", "Có dân là có tất cả" bằng mọi nỗ lực để

Nhân dân luôn thật sự là chủ thể của công cuộc đổi mới.

4.2.2. Phát huy được mọi tiềm năng trong Nhân dân, nguồn lực vĩ

đại của Nhân dân

Toàn bộ lịch sử nhân loại chứng minh chân lý: đối với người cầm

quyền có dân là có tất cả, mất dân là mất tất cả. Để có được dân, cách mạng

trước hết phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, việc xác lập

vị thế chủ thể của Nhân dân mới chỉ giúp sự nghiệp cách mạng có được một

nửa sự đảm bảo thắng lợi. Không phải cứ đặt Nhân dân lên địa vị làm chủ là

cách mạng thành công. Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy xuyên suốt

mọi giai đoạn Nhân dân luôn được xem là chủ và làm chủ nhưng không phải

lúc nào cách mạng cũng tiến triển thuận lợi, gặt hái thành công. Vấn đề cốt

137

yếu ở chỗ đi liền với sự khẳng định vị thế của Nhân dân là phải nhận rõ và

phát huy được mọi tiềm năng, nguồn lực vĩ đại của Nhân dân.

Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt

Nam làm nên những thắng lợi lịch sử đã tồn tại rất nhiều phong trào yêu

nước, chống ngoại xâm, duy tân chấn hưng đất nước. Tuy nhiên, khủng hoảng

bế tắc đường lối cứu nước là hệ quả được tạo nên bởi sự thất bại của các

phong trào này. Đi tìm nguyên nhân để lý giải một cách hợp lý, nhiều nghiên

cứu cùng nhận thấy những hạn chế trong đánh giá tầm vóc và phương thức

phát huy nguồn lực vĩ đại của toàn dân nên không thể kiến tạo sức mạnh đủ

để chiến thắng kẻ thù xâm lược và bọn nội phản tay sai, đạt được mục tiêu, lý

tưởng đề ra. Rất nhiều người đứng đầu các phong trào này, xét về trách nhiệm

với Tổ quốc, lòng yêu nước, kiên gang trong đấu tranh, trăn trở trong tìm

đường chấn hưng dân tộc và cả sự tôn trọng Nhân dân thì không thua kém thế

hệ sau này – những người đã làm được điều mà họ chưa làm được là giải

phóng dân tộc và phát triển đất nước. Tuy nhiên, những hạn chế từ bản chất

giai cấp, những thiếu sót trong xác định lực lượng nòng cốt nền tảng, những

sai lầm trong nhận thức vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực

đã làm phân tán nguồn lực vĩ đại của toàn dân. Phong trào Đông Du cầu ngoại

viện do Phan Bội Châu lãnh đạo hay phong trào Duy tân khai dân trí, chấn

dân khí, hậu dân sinh theo phương châm "Ỷ Pháp cầu tiến bộ" do Phan Châu

Trinh chủ xướng thất bại có phần nguyên nhân là do vậy.

Hồ Chí Minh chắc chắn nhận thấy được những hạn chế nêu trên khi ra

đi tìm đường cứu nước. Do vậy, con đường mà Hồ Chí Minh lựa chọn phải

thấy được nguồn lực của toàn dân Việt Nam, khơi dậy và phát huy để nguồn

lực đó chuyển hóa thành sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù, mọi trở lực. Yêu

cầu này lý giải vì sao trong thời gian hoạt động ở nước ngoài, Hồ Chí Minh

thường xuyên có những bài viết chỉ rõ cái nhược tiểu của đất nước và nêu lên

tấm gương của nhiều quốc gia vì biết phát huy sức mạnh dân tộc họ mà làm

nên thành tựu. Bằng nhiều hoạt động diễn thuyết, tranh luận, phổ biến tài

138

liệu,... Hồ Chí Minh thức tỉnh giới tinh hoa của đất nước lúc bấy giờ trong

đánh giá tầm vóc nguồn lực của Nhân dân, làm cho họ chuyển hóa nhận thức

để đi đến xác định chính nhân dân lao động với sức mạnh của mình mới là

yếu tố quyết định sự thành bại của việc cứu nước. Đồng thời, Hồ Chí Minh

thức tỉnh Nhân dân để họ vượt qua tâm lý thân phận thấp hèn, thấy được sức

mạnh to lớn của mình và biết đứng lên làm chủ sự nghiệp đấu tranh bằng

nguồn sức mạnh đó. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, sự bắt nhịp của

hai dòng chảy - giới tinh hoa (đội ngũ cán bộ, đảng viên và cá nhân yêu nước

tiêu biểu khác) và Nhân dân – đã khởi phát nguồn sức mạnh to lớn của toàn

dân tộc để làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng 8 năm 1945. Đó là kết quả

đầu tiên minh chứng cho tính đúng đắn của Hồ Chí Minh trong xác định và

phát huy nguồn lực vĩ đại của Nhân dân. Trong suốt thời gian sau đó cho đến

lúc về với thế giới người hiền, Hồ Chí Minh rất thường xuyên nhắc nhở cán

bộ, đảng viên và Nhân dân về nguồn lực to lớn của toàn dân (Nhân dân có

trăm tai, nghìn mắt, sức mạnh của Nhân dân là sức mạnh vô địch,...), về vai

trò quyết định của nguồn lực đó (có dân là có tất cả) và khẳng định nhiệm vụ

trọng yếu của Đảng, Nhà nước là phải phát huy cho được nguồn lực vĩ đại của

Nhân dân để đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng. Tư tưởng cũng như thực

tiễn hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh luôn hướng đến sự thắng lợi của

cách mạng, và để đảm bảo sự thắng lợi đó, Hồ Chí Minh dành hết sự quan

tâm đến phát huy nguồn lực, sức mạnh của Nhân dân, xem đó là vấn đề quyết

định. Chính vì tiếp tục tôn trọng, biết cách phát huy nguồn lực, sức mạnh của

Nhân dân theo những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh mà chúng ta giành thắng lợi

sau một thập kỷ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), sau hai

mươi mốt năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam và xây dựng

chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đây là bài học có ý nghĩa quyết định thành bại.

Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh hướng đến phát huy mọi nguồn lực để

Nhân dân "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta". Để phát huy được nguồn lực

của Nhân dân, Hồ Chí Minh thể hiện rõ trong tư tưởng và qua thực tiễn hoạt

139

động chính trị của mình sự cần thiết phải có ba yếu tố cơ bản: Phát huy dân

chủ - Dân vận khéo – Đại đoàn kết toàn dân. Nghiên cứu tư tưởng chính trị

Hồ Chí Minh nói riêng, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung sẽ thấy được mối

quan hệ mật thiết nguồn lực của nhân dân với "Phát huy dân chủ - Dân vận

khéo – Đại đoàn kết toàn dân. Đó là mối quan hệ giữa mục tiêu (nguồn lực

của Nhân dân) với phương pháp đạt được mục tiêu (Phát huy dân chủ - Dân

vận khéo – Đại đoàn kết toàn dân). Để phát huy được nguồn lực của nhân

dân, Hồ Chí Minh nhấn mạnh trước hết phải xác định đúng vị thế là chủ và

làm chủ để Nhân dân có quyền lợi và trách nhiệm tương xứng; khi đã là chủ,

Nhân dân cần vận động một cách có tổ chức, có định hướng để các nguồn lực

không ẩn tiềm tàng mà được khởi phát, dẫn dắt phục vụ cho mục tiêu của

cuộc cách mạng; "sản phẩm" đỉnh cao của sự vận động trên nền tảng dân chủ

phải là một khối Nhân dân thống nhất trong đó các nguồn lực riêng rẽ được

quy tụ, kết nối thành nguồn nội lực quốc gia, thành sức mạnh dân tộc để giải

quyết các yêu cầu, nhiệm vụ mà cách mạng, đất nước đang đặt ra.

Trải ba mươi năm đấu tranh giải phóng dân tộc (1945 – 1975), nguồn

lực của toàn dân được phát huy cao độ đưa đất nước đến ngày non sông thu

về một mối, hòa bình, thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới nặng nề không thua kém

nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng đã qua đặt ra yêu cầu phải tiếp tục "khơi

thông dòng chảy" nguồn lực của Nhân dân trên một tầm cao mới phù hợp với

đặc điểm tình hình mới. Sự vận động thông suốt của "dòng chảy" nguồn lực

Nhân dân đảm bảo cho con tàu cách mạng vững tiến. Ngược lại, sự phân tán,

đình trệ, bế tắc làm suy yếu sức tiến của cách mạng. Nếu hình dung cách

mạng là "con tàu" thì nguồn lực của Nhân dân chính là "động cơ" tạo nên sức

mạnh để tiến; động cơ mạnh thì tàu tiến nhanh, động cơ yếu thì chậm, động

cơ không hoạt động thì đứng yên tại chỗ.

Nguồn lực của Nhân dân thể hiện qua ba khía cạnh: Sức dân, tài dân,

lực dân. Cả ba yếu tố này trong mười năm trước Đại hội VI (12/1986) đều

140

chưa được khai thác, phát huy đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Có thể nói

nôm na rằng chúng ta có tài sản nhưng chưa biết cách sử dụng để tạo nên hiệu

quả; chúng ta mong muốn chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của

Nhân dân nhưng vì cách làm chưa đúng nên không "đem tài dân sức dân mà

làm lợi cho dân được". Do vậy, cách mạng thiếu sức mạnh, sức sống và đất

nước rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng.

Một trong những yêu cầu mấu chốt đặt ra đối với sự nghiệp đổi mới là

phải thay đổi cách làm như thế nào để có thể "đem tài dân, lực dân làm lợi

cho dân". Yêu cầu này chỉ có thể được đáp ứng khi biết vận dụng đúng đắn,

sáng tạo con đường khai thác nguồn lực của Nhân dân bằng cách phát huy

dân chủ - dân vận khéo – đại đoàn kết toàn dân.

Trước hết, cần phải xác định một cách dứt khoát, rõ ràng vị thể là chủ của

nhân dân và có cơ chế thuận lợi để đảm bảo sự thể hiện vị thế đó bằng hành vi

"làm chủ" trong thực tiễn. Chính do phát huy dân chủ mà Đảng ta đề ra được

đường lối đổi mới đúng đắn và thực hiện đường lối đó có kết quả trong cuộc

sống. Những vấn đề này đã được đề cập trong nội dung mục 4.2.1 của luận án.

Trên nền tảng "Dân chủ", cán bộ, đảng viên và Nhân dân cùng vận

động trong mối tương tác chặt chẽ nhằm một mục tiêu là làm cho nguồn lực

của toàn dân đang tồn tại dưới dạng tiềm tàng được vận hành theo định hướng

của sự nghiệp đổi mới. Đội ngũ cán bộ, đảng viên phục vụ Nhân dân bằng

cách "đem tài dân, lực dân làm lợi cho dân", tức là tổ chức Nhân dân, lấy

nguồn lực của toàn dân để thực thi các chương trình, kế hoạch phục vụ cho

chính lợi ích của Nhân dân. Bằng cách này, chế độ chính trị - ngôi nhà mà cán

bộ, đảng viên làm việc trong đó – sẽ có được nền tảng vững chắc để đứng

vững, có sức mạnh được tạo nên từ nguồn lực to lớn của Nhân dân để tự bảo

vệ và phát triển. Đây là sự đảm bảo chắc chắn nhất! Về phía Nhân dân, trong

vai trò người chủ, phải tự giác, tích cực vận động trên hai góc độ: (1) Xây

dựng đường lối, kế hoạch; (2) Hiện thực hóa đường lối, kế hoạch. Hai nội

dung này chính là sự tham gia chính trị của Nhân dân – một trong những tiêu

141

chí đánh giá dân chủ. Muốn làm tốt cả hai nội dung, Nhân dân phải có sức

mạnh được tạo nên từ chính nguồn lực, tiềm năng của mình. Tức là phải khai

thác, phát huy tối đa sức dân, tài dân, lực dân.

Trong gần ba mươi năm đổi mới, việc huy động, khai thác, phát huy

"Dân trí" được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt theo hai hướng: nâng cao

trình độ của Nhân dân và tạo cơ chế để Nhân dân tham gia đóng góp trí tuệ

thuận lợi, hiệu quả. Giáo dục và đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu,

được đầu tư phát triển về số lượng và luôn tìm tòi nâng cao chất lượng. Nhân

dân ngày càng biết nhiều và bàn sâu vào nhiều vấn đề ở Trung ương và địa

phương theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Nhân

dân đóng góp trí tuệ không chỉ để bổ sung, hoàn thiện mà còn phản biện;

không ít chương trình, kế hoạch,... khi có ý kiến không đồng tình của đông

đảo Nhân dân đã bị hủy bỏ hoặc thay đổi. Lấy ý kiến Nhân dân trở thành việc

làm tự giác, thường xuyên của các cấp chính quyền.

Khai thác và phát huy “sức dân” cũng được tiến hành theo hai hướng:

(1) Tạo cơ chế, tập trung ở cơ chế kinh tế, để không ngừng nâng cao nhiệt

tình lao động của Nhân dân; (2) Chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực của

Nhân dân. Từ khi được khởi xướng đến nay, một trong những thành công lớn

nhất của sự nghiệp đổi mới là đã giải phóng được "Dân thể" vốn bị kiềm hãm

bởi sự suy giảm nghiêm trọng nhiệt tình lao động của Nhân dân trong cơ chế

tập trung quan liêu bao cấp. Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa tạo ra sự phân phối lợi ích kinh tế hợp lý hơn, là căn nguyên chủ yếu

thúc đẩy Nhân dân tích cực, năng động, chuyên cần lao động sản xuất. Nhiệt

tình lao động đó được đảm bảo duy trì và nâng cao khi nhiều tiến bộ của hệ

thống y tế đã chăm sóc và nâng cao thể lực của Nhân dân ngày càng tốt hơn.

"Của dân” cũng được khai thác và phát huy bằng cách không ngừng đổi

mới, hoàn thiện cơ chế chính sách để thu hút tài vật, kỹ thuật công nghệ trong

Nhân dân, đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo quyền và lợi

ích của Nhân dân khi tham gia đóng góp. Tiến hành đổi mới, chuyển từ mô

142

hình kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận

hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội

chủ nghĩa trong đó các thành phần kinh tế bình đẳng, được khuyến khích phát

triển đã thu hút được nhiều của cải, tài vật, kỹ thuật, công nghệ cho xây dựng

và phát triển đất nước. Trong mười năm trước đổi mới chúng ta chưa làm tốt

việc này, thậm chí còn làm thất thoát.

Các nguồn lực “Sức dân”, “Tài dân”, “Của dân” luôn vận động theo

hướng đi từ riêng lẻ đến gắn kết, quy tụ thành khối thống nhất. Đó cũng là

quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Xuyên suốt ba mươi năm

đổi mới, Đảng và Nhà nước luôn thấm nhuần sâu sắc chân lý "Đoàn kết, đoàn

kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công" của Chủ tịch Hồ

chí Minh. Do vậy, việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc được

quan tâm đặc biệt. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng từ khóa VI

đến khóa XII đều nhấn mạnh đến xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ngoài ra, Đảng còn có các Nghị quyết chuyên đề về xây dựng và phát huy

khối đại đoàn kết dân tộc như Nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 17 tháng 11

năm 1993 của Bộ Chính trị (khóa VII) về Đại đoàn kết dân tộc và tăng cường

Mặt trận Dân tộc thống nhất; Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành

Trung ương Đảng khóa IX (tháng 1 năm 2004) về Phát huy sức mạnh đại

đoàn kết dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn

minh. Đây là những định hướng quan trọng cho hệ thống chính trị và Nhân

dân trong xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết. Sự quan tâm đặc biệt đó đã

thúc đẩy huy động nhiều nguồn lực, không ngừng đổi mới phương thức để

khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, đứng vững trước tác động liên tục

của mặt trái kinh tế thị trường và hoạt động chống phá của các thế lực thù

địch. Đánh giá kết quả xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trong 25

năm đổi mới, văn kiện Đại hội XII nhận định: Khối đại đoàn kết toàn dân tộc

tiếp tục được mở rộng, củng cố và tăng cường trong bối cảnh đất nước có

nhiều khó khăn, thách thức. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể

143

nhân dân có nhiều đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động; phát

huy ngày càng tốt hơn vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân

tộc; cùng Đảng, Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính

đáng của nhân dân; tham gia xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã

hội; thường xuyên tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước,

góp phần tích cực vào những thành tựu chung của đất nước. Đạt được kết

quả trên là do Đảng và Nhà nước luôn chủ trương nhất quán, phát huy cao

độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Kết quả đạt được trong xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc là

rất to lớn. Thông qua đó, quyền làm chủ của Nhân dân trong tham gia quản lý

Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội đã từng bước được phát huy, góp phần tích

cực động viên Nhân dân phấn khởi đẩy mạnh sản xuất, thực hiện các nhiệm

vụ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, củng cố quốc phòng, an ninh bằng tất cả

mọi nguồn lực, tiềm năng của mình. Bài học rút ra từ xây dựng khối đại đoàn

kết dân tộclà: Khi toàn dân đã đồng tình thì chắc chắn sẽ dẫn đến đồng lòng,

đồng sức làm cách mạng với mọi khả năng cao nhất. Khi đó, đất nước ta, sự

nghiệp cách mạng của chúng ta luôn gặt hái thành tựu bởi "Trong thế giới,

không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân".

Sức mạnh của Nhân dân quyết định nguồn nội lực của đất nước. Để

đảm bảo cho nguồn lực quốc gia được duy trì, không ngừng gia tăng cần phải

có sự "cộng hưởng" với ngoại lực. Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam cho

thấy, mặc dù xác định sức mạnh đoàn kết của Nhân dân là vô địch, mặc dù

xem dựa vào sức mình là chính, nhưng Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh

không vì thế mà đặt nội lực trong trạng thái bị cô lập. Trái lại, càng xem trọng

nội lực thì càng phải đặt nội lực trong môi trường gắn kết với ngoại lực, kết

hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Những năm sau giải phóng miền

Nam, trong khi cơ chế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu, bao cấp làm suy yếu

nội lực thì quan hệ quốc tế chủ yếu "khép kín" với các nước thuộc hệ thống xã

hội chủ nghĩa khiến cách mạng Việt Nam không tranh thủ được tối đa ngoại

144

lực để làm tốt nhiệm vụ khôi phục và phát triển đất nước. Việc thu hút ngoại

lực trong thời gian này chủ yếu là "xin viện trợ". Tuy nhiên, sự suy yếu, sụp

đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa – quan hệ quốc tế chủ yếu của nước ta –

khiến cho nguồn lực này bị cắt giảm nghiêm trọng, tạo nên hụt hẫng không

nhỏ, tác động tiêu cực rất lớn đến nội lực. Nhận thấy điều này, khi khởi

xướng đổi mới, Đại hội VI khẳng định bài học: phải biết kết hợp sức mạnh

của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới. Nước ta có thể từ

một nền sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát

triển tư bản chủ nghĩa là vì cuộc cách mạng ở nước ta diễn ra trong thời đại

quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới... Sự phát triển của

cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật ngày nay và xu thế mở rộng phân công,

hợp tác giữa các nước, kể cả các nước có chế độ kinh tế - xã hội khác nhau,

cũng là những điều kiện rất quan trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa

xã hội của nước ta. Trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của mình, chúng ta

phải đặc biệt coi trọng kết hợp các yếu tố dân tộc và quốc tế, các yếu tố truyền

thống và thời đại, sử dụng tốt mọi khả năng mở rộng quan hệ thương mại, hợp

tác kinh tế và khoa học, kỹ thuật với bên ngoài để phục vụ công cuộc xây

dựng chủ nghĩa xã hội, và luôn luôn làm tròn nghĩa vụ quốc tế của mình đối

với các nước anh em và bầu bạn.

Quan điểm này được thực hiện, bổ sung và phát triển trong nhiều

nhiệm kỳ Đại hội sau đó. Sự phát triển công tác ngoại giao trong gần ba mươi

năm qua đã mang lại nguồn ngoại lực to lớn cho sự nghiệp đổi mới. Đảng

tổng kết: Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu,

góp phần tạo ra thế và lực mới của đất nước. Phát triển quan hệ với các nước

láng giềng; thiết lập và nâng cấp quan hệ với nhiều đối tác quan trọng. Hoàn

thành phân giới cắm mốc trên đất liền với Trung Quốc; tăng dày hệ thống

mốc biên giới với Lào; hoàn thành một bước phân giới cắm mốc trên đất liền

với Campuchia; bước đầu đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc

Bộ với Trung Quốc và thúc đẩy phân định biển phía Tây Nam với các nước

145

liên quan. Tham gia tích cực và có trách nhiệm tại các diễn đàn khu vực và

quốc tế; đảm nhiệm tốt vai trò Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an

Liên hợp quốc; đóng góp quan trọng vào việc xây dựng cộng đồng Hiệp hội

các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hiến chương ASEAN, đảm nhiệm

thành công vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch Hội đồng liên nghị viện các

nước Đông Nam Á (AIPA). Quan hệ với các đảng cộng sản và công nhân,

đảng cánh tả, đảng cầm quyền và một số đảng khác; hoạt động đối ngoại nhân

dân tiếp tục được mở rộng. Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài đạt kết

quả tích cực. Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế; đối thoại cởi mở, thẳng

thắn về tự do, dân chủ, nhân quyền. Nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại

thế giới (WTO), ký kết hiệp định thương mại tự do song phương và đa

phương với một số đối tác quan trọng; mở rộng và tăng cường quan hệ hợp

tác với các đối tác; góp phần quan trọng vào việc tạo dựng và mở rộng thị

trường hàng hoá, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam, thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài, tranh thủ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn tài

trợ quốc tế khác.

Có thể nói, trong ba mươi năm đổi mới chúng ta đã làm cho nguồn lực

của Nhân dân chuyển từ trạng thái "ngủ đông", suy giảm sang "thức tỉnh", gia

tăng. Đây là cội nguồn của những thành tựu. Thực tiễn thắng lợi đó được

Đảng đúc rút thành bài học:

Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân.

Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình

thành đường lối đổi mới của Đảng. Cũng do nhân dân hưởng ứng đường lối đổi

mới, dũng cảm phấn đấu, vượt qua biết bao khó khăn, thử thách mà công cuộc

đổi mới đạt được những thành tựu hôm nay. Để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới

tiến lên, giành những thành tựu lớn hơn, cần thực hiện tốt hơn nữa việc mở

rộng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, cả ở trong nước và ở nước ngoài,

phát huy dân chủ, động viên tối đa sức mạnh của toàn thể dân tộc vì mục tiêu

dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh [40, tr.73].

146

Tiểu kết Chương 4

Chương 4 tập trung làm rõ ý nghĩa của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh

về Nhân dân đối với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay thông qua phân

tích, luận chứng giá trị, vai trò của tư tưởng đó đối với việc hoạch định đường

lối đổi mới cũng như đối với thực tiễn thắng lợi trong ba mươi năm qua (1986

– 2015), cụ thể như sau:

Thứ nhất, công cuộc đổi mới phải đạt tới mục tiêu và lý tưởng của

Nhân dân Việt Nam. Đổi mới là yêu cầu sống còn của cách mạng. Tuy nhiên,

lịch sử cách mạng Việt Nam cho thấy không phải lúc nào đổi mới cũng được

thực hiện đúng với tầm vóc cần có. Thực tiễn cho thấy, mỗi khi chúng ta

chậm đổi mới, thậm chí là không đổi mới, thì giai đoạn cách mạng đó luôn

gặp khó khăn, tổn thất, rơi vào thoái trào, nghiêm trọng hơn là đi đến khủng

hoảng. "Cái mới", "cái tốt" mà cách mạng phải vươn tới tạo dựng bị bao vây,

đè nén bởi "cái cũ", "cái xấu". Những lúc như thế, cách mạng không thực hiện

tốt mục tiêu "vì dân" - quyền lợi của Nhân dân không được chăm lo đầy đủ,

thậm chí bị xâm hại. Về phương diện lý luận, đó cũng là thời gian chúng ta xa

rời, hiểu và vận dụng không đúng nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành

động của cách mạng – chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ba thập kỷ trôi qua kể từ mốc son khởi xướng (12/1986 ), ngần ấy thời

gian là chưa nhiều so với dòng chảy vô tận của cách mạng nhưng suốt tiến

trình đó, trong tất cả các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, dù

cách diễn đạt có khác nhau, song tinh thần cơ bản của các bài học được rút ra

là: “... đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân". Bài học này không chỉ là ngọn

nguồn để sự nghiệp đổi mới được khởi xướng mà còn là kim chỉ nam định

hướng cho quá trình đổi mới thực sự đáp ứng mục tiêu và lý tưởng của toàn

dân đã được đề cập trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân: cuộc

sống ấm no, tự do, hạnh phúc, được phát triển toàn diện.

Thứ hai, muốn gặt hái nhiều thành tựu, đạt tới được mục tiêu và lý

tưởng của Nhân dân, công cuộc đổi mới phải phát huy được toàn bộ sức mạnh

147

của Nhân dân. Để đi đúng định hướng này, điều kiện tiên quyết ở chỗ xác

định rõ ràng và dứt khoát chủ thể của cách mạng là Nhân dân vốn được Hồ

Chí Minh xem là tiêu chí mang tính nguyên tắc, vừa là mục tiêu tiên quyết

cần đạt tới vừa là ngọn nguồn tạo nên sức mạnh có ý nghĩa quyết định thắng

lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đi liền với sự khẳng định vị thế của

Nhân dân là phải nhận rõ và phát huy được mọi tiềm năng, nguồn lực vĩ đại

của Nhân dân thông qua quán triệt và thực hiện đúng đắn, sáng tạo việc phát

huy dân chủ - dân vận khéo – đại đoàn kết toàn dân kết tinh trong tư tưởng

chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân.

Được khởi xướng từ cuối năm 1986, công cuộc "đổi mới là sự lựa chọn

cách mạng nhằm mục tiêu phát triển của Việt Nam". Trong toàn bộ quá trình

đổi mới, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về

Nhân dân nói riêng được "nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển...

lấy đó làm cơ sở xuất phát để hoạch định và hoàn thiện đường lối". Sự nghiệp

đổi mới diễn ra ba mươi năm. Thành tựu đạt được là to lớn và đáng tự hào

làm rõ hơn tầm vóc của Nhân dân – người là chủ và làm chủ thật sự của toàn

bộ quá trình đổi mới. Thực tiễn thắng lợi đó làm sáng tỏ bài học: Khi nào, ở

đâu chúng ta trung thành, vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ

Chí Minh thì cách mạng gặt hái thành tựu; ngược lại, nếu xa rời, vận dụng

thiếu đúng đắn, thiếu sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiêm trọng hơn là

làm sai, thì cách mạng gặp khó khăn, thậm chí là tổn thất.

148

KẾT LUẬN

Nhiệm vụ của luận án là làm rõ những nội dung chủ yếu của tư tưởng

chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân và ý nghĩa của tư tưởng đó đối với sự

nghiệp đổi mới hiện nay. Nội dung của các chương đã giải quyết được yêu

cầu này, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về những nội dung chủ yếu của tư tưởng chính trị Hồ Chí

Minh về nhân dân.

Luận án khẳng định tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh là bộ phận bao

trùm, cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong hệ thống các quan điểm chính

trị của Người, Nhân dân đứng ở vị trí trung tâm, vừa là đối tượng được đề cập

nhiều nhất, vừa là mục tiêu hướng đến của Hồ Chí Minh, vừa là động lực

đóng vai trò quyết định tác động đến sự hình thành và phát triển tư tưởng

chính trị nói riêng, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung.

Nội dung của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân có thể phân

chia thành hai nhóm chính:

Một là, các quan điểm về vị trí, vai trò của Nhân dân đối với sự nghiệp

cách mạng Việt Nam.

Hồ Chí Minh quan niệm về Nhân dân vừa có biên độ rất rộng, là toàn

dân tộc, vừa có sự chọn lọc khi đề ra tiêu chuẩn yêu nước, vai trò tiến bộ.

Nhân dân là cộng đồng xã hội không chung chung, đồng nhất, mà có sự khác

biệt về giai tầng, tôn giáo, dân tộc, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp,... trong đó

liên minh công nhân – nông dân – trí thức là nền tảng. Tính cộng đồng và tính

giai cấp tồn tại thống nhất trong Nhân dân.

Vị trí, vai trò của Nhân dân đối với cách mạng Việt Nam thể hiện ở

chỗ Nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng. Xác

định nhân dân là mục tiêu của cách mạng là vấn đề có tính chiến lược, được

duy trì và phát triển theo hướng không ngừng củng cố, bổ sung ở mọi phạm

vi, cấp độ, thể hiện tựu trung qua: (1) Dân tộc độc lập; (2) Nhân dân tự do; (3)

149

Nhân dân hạnh phúc; (4) Dân trí nâng cao; (5) Thực hành dân chủ. Mục tiêu

vì Nhân dân trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt, ngọn hải đăng dẫn đường cho

toàn bộ quan điểm, hành vi chính trị của Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách

mạng Việt Nam.

Nhân dân là động lực của sự nghiệp cách mạng Việt Nam thể hiện ở

chỗ là chủ thể và lực lượng của sự nghiệp cách mạng; trực tiếp xây dựng, nuôi

dưỡng và bảo vệ chế độ chính trị; nguồn cung cấp đội ngũ cán bộ, đảng viên

cho cách mạng. Mặt khác, Nhân dân là động lực của tư tưởng Hồ Chí Minh –

nền tảng tư tưởng của cách mạng Việt Nam. Nhân dân là nguồn cảm hứng,

môi trường nảy sinh và nuôi dưỡng, môi trường thực hiện, thử thách và kiện

toàn nên giá trị to lớn của hệ thống quan điểm Hồ Chí Minh. Đến lượt mình,

tư tưởng Hồ Chí Minh là động lực soi đường cho tiến trình thắng lợi trong sự

nghiệp cách mạng của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Hai là, các quan điểm về đảm bảo vị trí, vai trò nêu trên của Nhân dân

thông qua sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Sự nghiệp của Hồ Chí Minh mang nội dung chính trị đậm nét. Trên

cách nhìn chung nhất, sự nghiệp đó phản ánh hai giai đoạn cơ bản của cách

mạng Việt Nam: Giai đoạn thứ nhất, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ

nhân dân với nhiệm vụ đánh đổ sự thống trị của chủ nghĩa thực dân đế quốc

giành độc lập cho dân tộc, xóa bỏ tàn tích chế độ phong kiến và tiền phong

kiến đem lại ruộng đất cho nông dân, thực hiện quyền tự do, dân chủ cho

nhân dân và thiết lập chế độ cộng hòa dân chủ, mở đường cho xã hội phát

triển; Giai đoạn thứ hai tiếp nối theo đó là tiến hành cách mạng xã hội chủ

nghĩa nhằm bảo vệ và phát triển thành quả đạt được trong cách mạng dân tộc

dân chủ nhân dân, củng cố chính quyền của dân, do dân, vì dân, xây dựng đất

nước phát triển lên chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp cách mạng Việt Nam, trên tất

cả các vấn đề cơ bản, từ con đường, mục tiêu, lực lượng, lãnh đạo cách mạng

Việt Nam đến đối tượng, nhiệm vụ, quan hệ quốc tế của cách mạng Việt Nam

đều xoay quanh vấn đề lợi ích của Nhân dân, đều vì sự phát triển của Nhân

150

dân, đều đảm bảo vị trí, vai trò vốn có của Nhân dân. Lợi ích và sự phát triển

của Nhân dân là cặp đôi song trùng mà sự nghiệp cách mạng Việt Nam dưới

ánh sáng soi đường của tư tưởng Hồ Chí Minh hướng đến.

Thứ hai, về ý nghĩa của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân

dân đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay.

Đổi mới là yêu cầu có ý nghĩa sống còn đối với đất nước. Để đổi mới

thành công, đạt nhiều thành tựu, chúng ta xác định rõ ràng và dứt khoát phải

quán triệt sâu sắc trong nhận thức và hành động bài học "lấy dân làm gốc". Để

đảm bảo đi đúng định hướng, sự nghiệp đổi mới phải xác định mục tiêu vì

dân. Để có thể vượt qua khó khăn, thách thức mà tiến lên, sự nghiệp đổi mới

phải khai thác, phát huy được sức mạnh của Nhân dân. Đây là vấn đề có ý

nghĩa quyết định. Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về Nhân dân là hệ thống lý

luận khoa học làm nền tảng cho hệ thống chính trị trong việc hoạch định

đường lối, chủ trương, chính sách, quan điểm, đồng thời là kim chỉ nam cho

tổ chức thực tiễn, nhằm đảm bảo mục tiêu vì Nhân dân của sự nghiệp đổi mới

cũng như tập hợp, khai thác, phát huy sức mạnh của Nhân dân để đổi mới đạt

nhiều thành tựu.

151

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Phương An (2011), “Quan điểm của Hồ Chí Minh về “Dân

vận khéo””, Tạp chí Mặt trận, (10).

2. Nguyễn Phương An (2012), “Chủ trương xây dựng và kiện toàn Ủy

ban nhân dân các cấp sau Cách mạng tháng Tám năm 1945”, Tạp chí Lịch sử

Đảng, (8).

3. Nguyễn Phương An (2013), “Củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa

Đảng và Dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Mặt trận, (117 – 118).

4. Nguyễn Phương An (2016), “Vấn đề Nhà nước thuộc về Nhân dân

trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (6).

5. Nguyễn Phương An (2016), “Nhân dân là động lực trong tư tưởng chính

trị Hồ Chí Minh”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (247).

152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Ahn Kyong Hwan (2010), Chủ tịch Hồ Chí Minh qua cảm nghĩ của một

người Hàn Quốc, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 120

năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị -

Hành chính, Hà Nội.

2. A.X. Varônhin (2010), Chính sách xã hội và tinh thần thời đại của Hồ

Chí Minh, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 120 năm

ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị - Hành

chính, Hà Nội.

3. A.M. Ru-mi-an-txép (Chủ biên) (1986), Chủ nghĩa cộng sản khoa học từ

điển, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va, Nhà xuất bản Sự thật, Hà

Nội.

4. A. Pátti (1995), Why Vietnam? (Tại sao Việt Nam?), Nhà xuất bản Đà

Nẵng, Đà Nẵng.

5. Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (Chủ biên) (2005), Hồ Chí Minh về

xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, Nhà xuất bản Lý luận chính

trị, Hà Nội.

6. Phạm Ngọc Anh (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa Đảng, Nhà

xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Phạm Ngọc Anh (2011), "Quan điểm của Hồ Chí Minh về các biện pháp

phát huy nguồn lực của nhân dân trong xây dựng và phát triển đất

nước", Tạp chí Lịch sử Đảng, (12).

8. Nguyễn Thị Mai Anh (2002), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân và dân

chủ", Tạp chí Dân vận, (12).

9. Ban Chỉ đạo Trung ương 6 (2) (2003), Tiếp tục thực hiện Nghị quyết

Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng,

chỉnh đốn Đảng, chống tham nhũng, lãng phí (Tài liệu chỉ đạo,

153

hướng dẫn thực hiện; Lưu hành nội bộ), Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

10. Ban Dân vận Trung ương (1997), "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm

tra" – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

11. Ban Dân vận Trung ương (2001), Tập bài giảng về công tác dân vận ở

cơ sở, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Ban Dân vận Trung ương, Nguyễn Thế Trung (chủ biên) (2014), Tăng

cường mối quan hệ giữa Đảng và Dân trong thời kỳ mới, Nhà xuất

bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Ban Dân vận Trung ương (2014), Nghiệp vụ công tác của cán bộ dân

vận, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Ban Dân vận Trung ương, Vụ Nghiên cứu (2014), Tập bài giảng về

Công tác Dân vận, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Ban Tổ chức Trung ương – Tạp chí Cộng sản – Thành ủy Thành phố Hồ

Chí Minh (2012), Bàn về giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư

tưởng chính trị, đạo đức, lối sống hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

16. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu

Nghị quyết Đại hội X của Đảng (Dùng cho cán bộ chủ chốt và báo

cáo viên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Báo Nhân dân (2013), Những việc cần làm ngay về xây dựng Đảng, Nhà

xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Một số bài

nghiên cứu về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng đăng trên

các tạp chí, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Hoàng Chí Bảo (2004), Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, Nhà xuất

bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

154

20. Hoàng Chí Bảo (2007), Dân chủ và dân chủ cơ sở nông thôn trong tiến

trình đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Hoàng Chí Bảo (2013), "Truyền thống và giá trị của Đảng nhìn từ mối

quan hệ giữa Đảng với Dân", Tạp chí Lịch sử Đảng, (1).

22. Nguyễn Quốc Bảo (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng,

Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

23. Nguyễn Khánh Bật (chủ biên) (2010), Sự vận dụng và phát triển sáng

tạo chủ nghĩa Mác – Lênin của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản

Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc, Nhà xuất bản Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

24. Lê Đức Bình (2003), Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, Nhà xuất

bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Trần Văn Bính (2000), Vai trò văn hóa trong hoạt động chính trị của

Đảng ta hiện nay, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

26. Trần Văn Bính (2011), Xây dựng văn hóa, đạo đức, lối sống của người

Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.

27. Phạm Văn Bính (chủ biên) (2008), Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh,

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Phạm Văn Bính (2013), "Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề dân quyền",

Đặc san Hồ Chí Minh học, (1).

29. Bộ Giáo dục và đào tạo (2011), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (dành

cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác –

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

30. Trần Nam Chuân (2008), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước kiểu

mới”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, (12).

31. Phạm Hồng Chương (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, Nhà

xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

155

32. Phạm Ngọc Dũng (2009), Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo và phát triển

chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nhà

xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nhà

xuất bản Sự thật, Hà Nội.

34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận

- thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006) (Lưu hành nội bộ),

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo

Tổng kết (2015), Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn

qua 30 năm đổi mới (1986 – 2016), Nhà xuất bản Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

36. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ V, Tập I, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.

37. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VI, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.

38. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội,

40. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

156

44. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 51, Nhà

xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội

46. Phạm Văn Đồng (1998), Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí

Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47. Phạm Văn Đồng (2009), Hồ Chí Minh – Tinh hoa và khí phách của dân

tộc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Trần Kim Đỉnh (2008), “Về xây dựng mối quan hệ giữa Đảng, Nhà

nước, Mặt trận và các đoàn thể để thực hiện tốt quyền làm chủ của

nhân dân”, Tạp chí Dân vận, (11).

49. Trần Ngọc Đường (2012), "Phấn đấu để "Tất cả quyền lực nhà nước

thuộc về nhân dân"", Tạp chí Dân vận, (2).

50. Nguyễn Tất Giáp (2014), "Trọng dân, thân dân – Tư tưởng nổi bật trong

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh", Tạp chí Lịch sử Đảng, (9).

51. Geetesh Sharman (2010), Đấng cứu tinh của hòa bình, độc lập và hạnh

phúc, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 120 năm ngày

sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính,

Hà Nội.

52. Hồng Hà (2000), Sức mạnh nhân dân, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

53. Hồ Anh Hải (2012), Chuyển biến nhận thức về nhân quyền ở Trung

Quốc, Tạp chí Tia sáng, tại trang www.tiasang.com.vn, [truy cập

ngày 2/3/2014].

54. Mai Trung Hậu (2009), “Khái niệm nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí

Minh”, Tạp chí Lý luận chính trị, (10).

55. Vũ Văn Hiền (chủ biên) (2007), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,

quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

157

56. Đỗ Trung Hiếu (2003), Nhà nước xã hội chủ nghĩa với việc xây dựng

nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

57. Nguyễn Đình Hòa (2011), "Độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân

cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh", Tạp chí Triết học, (5).

58. John Lê Văn Hóa (2003), Tìm hiểu nền tảng văn hóa dân tộc trong tư

tưởng cách mạng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.

59. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Xây dựng Đảng (1999),

Xây dựng Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

60. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Hồ Chí Minh tiểu sử,

Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

61. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2010), Đảng

Cộng sản Việt Nam 80 năm xây dựng và phát triển, Nhà xuất bản

Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

62. Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I, Khoa Chính trị học (2010),

Chính trị học – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

63. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam

(1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 1, Trung tâm biên soạn

Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội.

64. Vũ Đình Hòe (2007), Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Nhà xuất

bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

65. Đinh Thế Huynh, Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền,

Nguyễn Viết Thông (2015), 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt

Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

66. Lê Quốc Hùng (2007), "Về vấn đề hoàn thiện hành lang pháp lý để tăng

cường sự tham gia của nhân dân trong quản lý nhà nước và xã hội",

Tạp chí Cộng sản, (8).

158

67. Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên) (2010), Đảng Cộng sản cầm quyền - Nội

dung và phương thức cầm quyền của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

68. Trần Thị Thu Hương (2010), “Vì nhân dân – Cội nguồn làm nên sức

mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam qua 80 năm hoạt động và trưởng

thành”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, tại trang

www.dangcongsan.vn, [truy cập ngày 5/4/2014].

69. Trần Thị Thu Hương (2005), "Vai trò của nhân dân trong công cuộc xây

dựng nhà nước hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (9).

70. Nguyễn Mạnh Hưởng (2004), "Củng cố và tăng cường hơn nữa mối

quan hệ biện chứng giữa Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân

dân làm chủ", Tạp chí Quốc phòng, (11).

71. Đỗ Trung Hiếu (2003), Nhà nước xã hội chủ nghĩa với việc xây dựng

nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

72. Nguyễn Đắc Hưng (2004), "Mối quan hệ "Dân – Đảng" trong tư tưởng

Hồ Chí Minh", Tạp chí Khoa giáo, (4).

73. Đới Lập Hưng (2012), Phân tích hiện trạng, đặc điểm và đối sách của

mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng ở Trung Quốc, Tạp chí

Nghiên cứu Trung Quốc, (1).

74. Igơnaxiô Gônxalết Hanxen (2010), Tinh thần Hồ Chí Minh ở Mỹ Latinh,

Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ

tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

75. Vũ Trọng Kim (2006), “Tăng cường mối quan hệ hữu cơ giữa Đảng,

Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tạo cơ sở để thực hiện

tốt quyền làm chủ của nhân dân”, Tạp chí Dân vận, (5).

76. Đặng Xuân Kỳ (chủ biên) (2010), Phương pháp và phong cách Hồ Chí

Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

159

77. Phạm Huy Kỳ (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc giải quyết mối

quan hệ cá nhân – xã hội trong đạo đức của người cán bộ cách

mạng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

78. Hồ Chí Minh (2011), Toàn Tập, Tập 1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

79. Hồ Chí Minh (2011), Toàn Tập, Tập 2, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

80. Hồ Chí Minh (2011), Toàn Tập, Tập 3, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

81. Hồ Chí Minh (2011), Toàn Tập, Tập 4, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

82. Hồ Chí Minh (2011), Toàn Tập, Tập 5, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

83. Hồ Chí Minh (2011), Toàn Tập, Tập 6, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

84. Hồ Chí Minh (2011), Toàn Tập, Tập 7, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

85. Hồ Chí Minh (2011), Toàn Tập, Tập 8, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

86. Hồ Chí Minh (2011), Toàn Tập, Tập 9, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

87. Hồ Chí Minh (2011), Toàn Tập, Tập 10, Nhà xuất bản Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

88. Hồ Chí Minh (2011), Toàn Tập, Tập 11, Nhà xuất bản Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

89. Hồ Chí Minh (2011), Toàn Tập, Tập 12, Nhà xuất bản Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

90. Hồ Chí Minh (2011), Toàn Tập, Tập 13, Nhà xuất bản Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

160

91. Hồ Chí Minh (2011), Toàn Tập, Tập 14, Nhà xuất bản Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

92. Hồ Chí Minh (2011), Toàn Tập, Tập 15, Nhà xuất bản Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

93. Trương Ngọc Nam, Hoàng Anh (đồng chủ biên) (2011), Đảng ta là đạo

đức là văn minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

94. Nguyễn Thị Kim Ngân (2011), Bước ngoặt mới trong nỗ lực xoá đói,

giảm nghèo, Tạp chí Cộng sản, tại trang

www.tapchicongsan.org.vn, [truy cập ngày 24/7/2015].

95. Vũ Hữu Ngoạn (2011), Về mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công

bằng, dân chủ, văn minh””, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, tại trang

www.tapchiqptd.vn, [truy cập ngày 16/5/2014].

96. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia và Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân

văn quốc gia (2002), Đổi mới để phát triển, Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

97. Trần Nhâm (1997), Có một Việt Nam như thế đổi mới và phát triển, Nhà

xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

98. Trần Nhâm (2011), Hồ Chí Minh – Nhà tư tưởng thiên tài, Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

99. Trần Quang Nhiếp (2003), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân

dân trong sự nghiệp cách mạng”, Tạp chí Cộng sản, (31).

100. Lê Hữu Nghĩa (2013), “Tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong

công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”, Tạp chí Lý luận

chính trị, (11).

101. Dương Xuân Ngọc (2005), “Quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo tiến hành

công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Dân vận,

(10).

161

102. Hà Quang Ngọc, Nguyễn Minh Phương (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh

về tổ chức nhà nước và cán bộ, công chức, Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

103. Nguyễn Nguyên (2001), Việt Nam định hướng xã hội chủ nghĩa trong

thế giới toàn cầu hóa, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

104. Phạm Bá Lượng (2005), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về "lấy dân làm

gốc"", Tạp chí Triết học, (2).

105. Lê Quốc Lý (2014), "Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

"không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân", Tạp chí Lịch sử

Đảng, (9).

106. Nguyễn Thị Hiền Oanh (2005), Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

đối với việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện

nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học, Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

107. Nguyễn Xuân Oánh (2001), Đổi mới – Vài nét lớn của một chính sách

kinh tế Việt Nam, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, Thành

phố Hồ Chí Minh

108. Nguyễn Trọng Phúc (1991), Về xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân

dân trong những năm 1975 – 1990, Luận án tiến sĩ chuyên ngành

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh, Hà Nội.

109. Lê Khả Phiêu, Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng

vững bước tiến vào thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

110. Bùi Đình Phong, Phạm Ngọc Anh (2005), Công tác xây dựng Đảng

trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước,

Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

111. Bùi Đình Phong (2008), Hồ Chí Minh học và minh triết Hồ Chí Minh,

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

162

112. Bùi Đình Phong (2010), “Nhân dân – Một phạm trù văn hóa chính trị

Hồ Chí Minh”, Tạp chí Tuyên giáo, (3).

113. Bùi Đình Phong (2011), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân là gốc”, Báo

Diễn đàn doanh nghiệp, tại trang

www.diendandoanhnghiep.com.vn, [truy cập ngày 11/6/2015].

114. Vũ Văn Phúc – Ngô Văn Thạo (2011), Những giải pháp và điều kiện

thực hiện phòng chống suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống trong

cán bộ, đảng viên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

115. Nguyễn Thế Phúc (2014), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy quyền

dân chủ để nhân dân tích cực tham gia quản lý nước nhà”, Tạp chí

Mặt trận, (7).

116. Đào Bá Phương (1998), Vấn đề dân chủ trên lĩnh vực chính trị ở nông

thôn Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay (qua khảo sát

vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long), Luận án tiến sĩ chuyên

ngành Chủ nghĩa cộng sản khoa học, Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội.

117. Phạm Ngọc Quang, Nguyễn Viết Thông (2000), Góp phần tìm hiểu sự

phát triển tư duy lãnh đạo của Đảng ta trong công cuộc đổi mới

trên các lĩnh vực chủ yếu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

118. Phạm Ngọc Quang, Trần Đình Nghiêm (chủ biên) (2001), Thời kỳ mới

và sứ mệnh của Đảng ta (Nghiên cứu văn kiện Đại hội IX của

Đảng), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

119. Lê Minh Quân (2009), Tư tưởng chính trị của C. Mác, Ph.Ănghen, V.I.

Lênin và Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

120. Quốc hội (1946), Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Quốc

hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 9-11-1946),

Cơ sở dữ liệu Bộ Tư pháp tại trang http://moj.gov.vn, [truy cập

ngày 21/3/2014].

163

121. Tô Huy Rứa, Trần Khắc Việt (đồng chủ biên) (2003), Làm người cộng

sản trong giai đoạn hiện nay (Sách tham khảo), Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

122. Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Việt, Lê Ngọc Tòng (đồng

chủ biên) (2006), Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ

1986 đến nay (Sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

123. Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông (đồng chủ biên) (2005), Thể chế dân

chủ và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

124. Nhật Tân (2007), "Tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Quốc hội với

nhân dân", Tạp chí Cộng sản, (5).

125. Vũ Minh Tâm (2006), "Quan niệm về dân của phong trào Duy Tân đầu

thế kỷ XX ở Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, (2+3).

126. Nguyễn Thị Tâm (2007), Dân chủ ở cơ sở và vấn đề thực hiện dân chủ

ở nông thôn nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính

trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

127. Đặng Văn Thái (2009), "Những tâm huyết trong Di chúc của Chủ tịch

Hồ Chí Minh về chăm lo hạnh phúc của nhân dân", Tạp chí Dân

vận, (9).

128. Phạm Hồng Thái (2012), "Quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước

qua các Hiến pháp Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (1).

129. Trần Thị Băng Thanh (2002), Vai trò của Nhà nước đối với việc thực

hiện quyền dân chủ của nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Luận án

tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa cộng sản khoa học, Học viện Chính

trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

130. Song Thành (2005), Hồ Chí Minh – Nhà tư tưởng lỗi lạc, Nhà xuất bản

Lý luận chính trị, Hà Nội.

164

131. Song Thành (2010), Hồ Chí Minh – Nhà văn hóa kiệt xuất, Nhà xuất

bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

132. Mạch Quang Thắng (chủ biên) (2009), Hồ Chí Minh – Nhà cách mạng

sáng tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

133. Nguyễn Thế Thắng (2008), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố nhân

dân và dư luận xã hội trong đấu tranh chống quan liêu, tham

nhũng”, Tạp chí Cộng sản, (789).

134. Hoàng Trang, Phạm Ngọc Anh (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc

lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nhà xuất bản

Lao động, Hà Nội.

135. Nguyễn Đài Trang (2010), Hồ Chí Minh – Tâm và tài của một người

yêu nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

136. Nguyễn Đài Trang (2013), Hồ Chí Minh – Nhân văn và phát triển, Nhà

xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

137. Huyền Trang (2010), “Không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân

như mong ước của Bác Hồ”, Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam,

tại trang www.vov.vn, [truy cập ngày 20/9/2014].

138. Nguyễn Phú Trọng (2002), Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình

đổi mới đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

139. Nguyễn Phú Trọng (2005), Xây dựng, chỉnh đốn Đảng - Một số vấn đề

lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

140. Nguyễn Phú Trọng (chủ biên) (2011), Về các mối quan hệ lớn cần được

giải quyết tốt trong quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở

nước ta, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

141. Nguyễn Phú Trọng (27/5/2016), “Phát biểu tại Hội nghị triển khai

chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội 12 của Đảng

và các chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác dân

vận”, Báo Tiền Phong online tại trang www.tienphong.vn, [truy cập

ngày 05/6/2016].

165

142. Trần Xuân Trường (1996), Định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam –

Một số vấn đề lý luận cấp bách, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

143. Trung tâm Thông tin – Tư liệu, Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1994), Tư tưởng Hồ Chí

Minh – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Thông tin chuyên đề, Tài

liệu tham khảo phục vụ lãnh đạo nghiên cứu và giảng dạy, Hà Nội.

144. Lê Minh Thông (2011), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân ở

Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

145. Nguyễn Tiến Thịnh (Chủ biên) (2005), Công tác dân vận của các cơ

quan nhà nước trong thời kỳ mới, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

146. Đàm Văn Thọ, Vũ Hùng (1997), Mối quan hệ giữa Đảng và dân trong

tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

147. Trần Hữu Tiến (2007), “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân

chủ, văn minh”, Tạp chí Cộng sản tại trang

www.tapchicongsan.org.vn, [truy cập ngày 12/7/2015].

148. Nguyễn Minh Tuấn (2012), Tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

149. Nguyễn Thanh Tuyền (2005), “Phương pháp dân vận của Chủ tịch Hồ

Chí Minh qua bài báo “Dân vận”- ý nghĩa thực tiễn”, Tạp chí Dân

vận, (10).

150. Tsuboi Yoshiharu (2011), Khảo cứu lại Hồ Chí Minh, Kỷ yếu Hội thảo

Việt Nam học lần thứ 3, Tập 1, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

151. Vladimir N. Kolotov (2015), "Hệ tư tưởng Hồ Chí Minh – Hợp phần

then chốt của thắng lợi và cải cách thành công của Việt Nam", Đặc

san Hồ Chí Minh học, (2).

166

152. Hồng Văn (2013), "Để tăng cường giám sát của nhân dân trong xây

dựng Đảng, chính quyền", Tạp chí Dân vận, (3).

153. V.I. Lênin (1972), Toàn tập, Tập 2, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva.

154. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, Tập 41, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva.

155. VI. Lênin (1978), Toàn tập, Tập 45, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva.

156. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam – Chương trình phát triển

Liên hiệp quốc (UNDP) (2015), Tăng trưởng vì mọi người – Báo

cáo phát triển con người Việt Nam 2015 về tăng trưởng bao trùm,

Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.

157. Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (1986), Từ điển Triết học, Nhà xuất

bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va,.

158. Lê Xuân Vũ (2003), Trong ánh sáng tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh,

Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.

159. Đức Vượng (1995), Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân

tài, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

160. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa –

Thông tin, Hà Nội.

161. Đỗ Xuân (2009), “Học Bác lấy dân làm gốc”, Tạp chí Xây dựng Đảng,

(9).

162. Đào Trí Úc, Đinh Phượng Huỳnh (2012), “Chế định chủ quyền nhân

dân và việc sửa đổi Hiến pháp 1992”, Tạp chí Nghiên cứu Lập

pháp, (17).

163. UNESCO (1987), Nghị quyết số 18.65 Kỉ niệm 100 năm ngày sinh của

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại hội đồng thông qua tại Kỳ họp thứ 24,

Paris, 20 tháng 10 đến 20 tháng 11 năm 1987.

164. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1981), Hội nghị khoa học nghiên

cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh

của Hồ Chủ tịch (1890 - 1980), Hà Nội.

167

165. Nguyễn Lương Uyên (2014), "Phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao

đời sống vật chất của nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh", Đặc

san Hồ Chí Minh học, (2).

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG NƯỚC NGOÀI

166. Bernard (1967), Ho Chi Minh on Revolution, Frederick A. Praeger.

167. David Halberstam (1971), HO, Random House, New York.

168. Paul Mus (1971), Ho Chi Minh, Le Vietnam, L'Asie, Paris, Seuil.

169. Jean Lacouture (1968), Ho Chi Minh, A Political Biography, Random

House, New York.

170. Jean Sainteny (1970), Face à Ho Chi Minh, Édition Seghers, Paris.

171. William J. Duiker (2000), Ho Chi Minh, A Life, Hyperion Books, New

York.