194
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG HƯƠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TỈNH PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI - 2017

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG HOÀNG HƯƠNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

Ở TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

HÀ NỘI - 2017

Page 2: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG HOÀNG HƯƠNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

Ở TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Mã số: 62 31 01 05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG

HÀ NỘI - 2017

Page 3: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng

tôi. Các kết quả số liệu nêu trong luận án là trung thực, có

nguồn gốc rõ ràng, chính xác và được trích dẫn đầy đủ theo

quy định

Tác giả luận án

Dương Hoàng Hương

Page 4: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI 6

1.1. Những nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ở nước ngoài 7

1.2. Những nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ở trong nước 15

1.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn

đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 26

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

BỀN VỮNG Ở ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH 30

2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của phát triển du lịch bền vững 30

2.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững 44

2.3. Những yếu tố cơ bản tác động, ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững 57

2.4. Kinh nghiệm từ một số mô hình phát triển du lịch bền vững và không

bền vững 61

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TỈNH

PHÚ THỌ 68

3.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, tài nguyên du lịch tỉnh Phú Thọ 68

3.2. Thực trạng phát triển du lịch bền vững trên ba trụ cột kinh tế, xã hội và

môi trường ở tỉnh Phú Thọ 76

3.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo các nội dung và

tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững 106

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN

VỮNG TỈNH PHÚ THỌ 117

4.1. Định hướng phát triển du lịch bền vững tỉnh Phú Thọ đến năm 2030 117

4.2. Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ thời gian tới 130

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 164

Page 5: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CHERPLAN Dự án Tăng cường Di sản văn hóa thông qua Kế hoạch và Quản lý

Môi trường

ESRT Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi

trường và Xã hội

EU Liên minh Châu Âu

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn

HĐND Hội đồng nhân dân

JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

UBND Ủy ban nhân dân

UNEP Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

UNWTO Tổ chức du lịch thế giới của Liên hiệp quốc

VH,TT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch

WCED Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới

WWF Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên

Page 6: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Doanh thu du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2015 77

Bảng 3.2: Giá trị tăng thêm ngành du lịch Phú Thọ và tỷ trọng trong nền

kinh tế của tỉnh giai đoạn 2006 - 2015 78

Bảng 3.3: Danh mục các tuyến du lịch đang được khai thác 80

Bảng 3.4: Vốn đầu tư xây dựng hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch Phú Thọ

giai đoạn 2006 - 2015 82

Bảng 3.5: Cơ sở kinh doanh du lịch ở tỉnh giai đoạn 2006 -2015 85

Bảng 3.6: Thực trạng số lượng và trình độ lao động du lịch Phú Thọ giai

đoạn 2006 - 2015 87

Bảng 3.7: Cơ cấu doanh thu du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2015 90

Bảng 3.8: Hiện trạng khách du lịch đến Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2015 92

Bảng 3.9: Thời gian lưu trú trung bình của khách lưu trú qua đêm 95

Bảng 3.10: Tổng hợp đánh giá thực trạng phát triển du lịch Phú Thọ theo các

tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững giai đoạn 2006 - 2015 109

Page 7: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu dân số và lao động tỉnh Phú Thọ năm 2015 68

Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2011 - 2015 69

Biểu đồ 3.3: Tăng trưởng doanh thu du lịch giai đoạn 2006 - 2015 77

Biểu đồ 3.4: Giá trị tăng thêm du lịch giai đoạn 2006 -2015 78

Biểu đồ 3.5: Tăng trưởng tổng lượng khách du lịch giai đoạn 2006 - 2015 93

Biểu đồ 3.6: Tăng trưởng khách du lịch nội địa giai đoạn 2006 - 2015 93

Biểu đồ 3.7: Tăng trưởng khách du lịch quốc tế giai đoạn 2006 - 2015 94

Page 8: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch là ngành kinh tế phát triển nhanh và ngày nay đã trở thành một trong

những ngành kinh tế hàng đầu của nhiều địa phương và quốc gia trên thế giới. Đối

với nước ta, Đảng và Nhà nước xác định vai trò hết sức quan trọng của du lịch trong

nền kinh tế quốc dân, khẳng định mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế

mũi nhọn của đất nước [5, tr.2; 28, tr.178] và ban hành nhiều chủ trương, chính sách

nhất quán, xuyên suốt từ nhiều năm qua để đạt được mục tiêu này. Những thành tựu

mà ngành du lịch của Việt Nam đạt được từ những năm đổi mới đến nay cho thấy,

quan điểm định hướng đúng đắn trên ngày càng được hiện thực hóa. Sự phát triển

của du lịch ở nhiều địa phương nước ta cũng đã góp phần khẳng định điều đó.

Nằm ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ, đồng thời trong quy hoạch vùng Thủ

đô, Phú Thọ hội tụ nhiều tiềm năng, điều kiện phát triển du lịch. Là vùng đất phát

tích của dân tộc Việt Nam, vùng đệm quan trọng của chiến khu Việt Bắc trong suốt

cuộc kháng chiến chống Pháp, Phú Thọ có rất nhiều di sản, di tích lịch sử văn hoá,

lịch sử cách mạng có giá trị và ý nghĩa trên nhiều phương diện, đặc biệt là giá trị

đặc sắc, riêng có được tạo nên từ quần thể di tích Đền Hùng và các di sản văn hóa

gắn với thời kỳ Hùng Vương dựng nước (trong đó di tích Đền Hùng được xếp hạng

di tích đặc biệt cấp quốc gia năm 2009 và được xác định là khu du lịch quốc gia, hát

Xoan Phú Thọ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ

khẩn cấp của nhân loại năm 2011, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại năm

2012). Với kiến tạo địa chất, địa hình, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên đa dạng

và truyền thống, tập quán sinh hoạt mang nét đặc thù của khu vực trung du miền

núi, Phú Thọ có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, nhiều di sản văn hoá vật thể và

phi vật thể độc đáo khác. Sự đa dạng, phong phú về tài nguyên du lịch, thuận lợi về

vị trí địa lý và giao thông là cơ sở, điều kiện quan trọng để Phú Thọ có thể trở thành

một trong những trọng điểm du lịch quốc gia, phát triển du lịch thành ngành kinh tế

mũi nhọn của tỉnh. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng đã xác định Phú

Thọ là một trong các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của cả nước [89, tr.7].

Page 9: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

2

Nhận thức được những tiềm năng, lợi thế về du lịch và lợi ích do du lịch đem

lại, tỉnh Phú Thọ đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp cụ thể đẩy mạnh

phát triển ngành kinh tế quan trọng này và đã đạt những kết quả đáng ghi nhận.

Nhiều năm qua, lượng khách du lịch liên tục tăng trưởng với tốc độ khá, doanh thu,

giá trị tăng thêm cũng đạt mức tăng trưởng cao; cơ sở vật chất phát triển; vốn đầu tư

cho du lịch tăng đều qua các năm và theo hướng đẩy mạnh xã hội hoá khá rõ nét…

Tuy nhiên, so với tiềm năng, sự phát triển của du lịch Phú Thọ chưa đạt được

mức tương xứng và còn nhiều hạn chế đáng kể trên các mặt: Chất lượng và tính đa

dạng của sản phẩm du lịch, chất lượng và tính đồng bộ của hệ thống cơ sở vật chất,

chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch, công tác quản lý hoạt động du lịch, mối

quan hệ liên kết, tính cạnh tranh trên thị trường…Đặc biệt, từ góc độ phát triển bền

vững, hoạt động du lịch tỉnh Phú Thọ đang bộc lộ những vấn đề đáng quan tâm:

Tăng trưởng của ngành du lịch chưa vững chắc; tốc độ và mức độ ổn định của tăng

trưởng du lịch, đóng góp của du lịch cho GRDP của tỉnh đều thấp kém hơn so với

mặt bằng chung cả nước; du lịch Phú Thọ chưa đón bắt và tranh thủ tốt được những

cơ hội từ hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện của Việt Nam với kinh tế thế

giới; hoạt động du lịch gây không ít tác động tiêu cực tới tài nguyên du lịch, tới môi

trường tự nhiên, xã hội, tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi

vật thể; một số ngoại ứng tiêu cực từ du lịch tới cộng đồng…Những hạn chế, yếu

kém trên ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ cả trước mắt

cũng như về lâu dài. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát

triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ là rất cần thiết, có ý nghĩa thực tế thiết thực.

Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển du

lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế

phát triển.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ lý luận về phát triển du lịch bền vững ở địa phương cấp

tỉnh để đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và đề xuất định hướng, giải pháp phát

triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:

Page 10: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

3

- Hệ thống hóa và góp phần làm rõ thêm cơ sở lý thuyết về phát triển du lịch

bền vững ở địa phương cấp tỉnh.

- Nghiên cứu kinh nghiệm từ một số mô hình phát triển du lịch bền vững và

không bền vững ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ và một số địa phương trong nước

để rút ra bài học cho phát triển du lịch ở địa phương cấp tỉnh.

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở Phú Thọ từ năm 2006

đến nay trên cơ sở lý thuyết về phát triển du lịch bền vững.

- Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú

Thọ đến năm 2030.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền

vững, thực tiễn và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở địa phương cấp tỉnh.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung:

+ Nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, tiêu chí và các yếu tố

tác động, ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững cấp tỉnh dựa trên ba trụ cột

chính là tăng trưởng kinh tế bền vững; tăng trưởng kinh tế đồng thời thúc đẩy tiến

bộ và công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi

trường sinh thái;

+ Nghiên cứu kinh nghiệm trong nước và quốc tế về một số mô hình phát

triển du lịch bền vững để rút ra bài học kinh nghiệm cho địa phương cấp tỉnh trong

phát triển du lịch bền vững;

+ Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ;

+ Đề xuất mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở

tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.

- Về không gian: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh

Phú Thọ.

- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch từ năm 2006 đến

nay; xây dựng mục tiêu, định hướng, giải pháp phát triển du lịch bền vững ở tỉnh

Phú Thọ đến năm 2030.

Page 11: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

4

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của luận án là Chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh;

quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta; dựa trên các lý thuyết về kinh tế

học phát triển, kinh tế du lịch, phát triển bền vững, quản lý kinh tế, kinh tế vĩ mô,

kinh tế vi mô… đồng thời kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu

về các vấn đề thuộc nội dung liên quan đến luận án trong các công trình khoa học

đã được công bố.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu và thực hiện những nhiệm vụ của đề tài

đặt ra, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa

Mác - Lênin: Là phương pháp luận chung cho các phương pháp nghiên cứu của

luận án, được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu, xây dựng đề tài luận án.

- Phương pháp hệ thống hóa: Sử dụng để hệ thống hóa những vấn đề lý luận

về phát triển du lịch bền vững, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu lý luận của

các công trình đã được công bố.

- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp, so sánh: Sử dụng để khảo cứu

kinh nghiệm mô hình phát triển du lịch bền vững ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ,

các địa phương trong nước. Trên cơ sở đó tổng hợp, phân tích, rút ra bài học kinh

nghiệm cho tỉnh Phú Thọ. Phương pháp này cũng sẽ được sử dụng để phân tích,

đánh giá thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ nghiên cứu.

- Phương pháp dự báo: Sử dụng phương pháp này để dự báo các yếu tố tác

động đến phát triển du lịch bền vững trong tương lai như dự báo tình hình và những

biến động quốc tế, trong nước, nhu cầu thị trường, xu hướng chuyển dịch nguồn

khách du lịch, tác động của các yếu tố kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ trong và

ngoài nước đến phát triển du lịch bền vững của tỉnh trong ngắn hạn và dài hạn...

- Phương pháp phỏng vấn, điều tra, khảo sát: Sử dụng để khảo sát thực tế về

phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh; phỏng vấn, điều tra các tác động của

phát triển du lịch đến cộng đồng, đến các yếu tố văn hóa, xã hội...

Các phương pháp trên được sử dụng linh hoạt, đan xen, kết hợp để phát huy

hiệu quả tổng hợp hướng đến hoàn thành mục tiêu nghiên cứu.

Page 12: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

5

5. Đóng góp mới của luận án

- Góp phần hệ thống, bổ sung thêm lý thuyết về phát triển du lịch bền vững ở

địa phương cấp tỉnh;

- Rút ra bài học từ kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững của các nước,

vùng lãnh thổ và các địa phương cho tỉnh Phú Thọ trong phát triển du lịch bền vững;

- Làm rõ thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo các nội dung và tiêu

chí đánh giá phát triển du lịch bền vững;

- Đề xuất các mục tiêu, định hướng, giải pháp phát triển du lịch bền vững ở

tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.

Luận án có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho tỉnh Phú Thọ trong việc xây

dựng và tổ chức thực hiện các Quy hoạch, Kế hoạch, Đề án phát triển du lịch của

địa phương; đồng thời có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ

nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển du lịch bền vững.

6. Kết cấu và nội dung của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố

liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4

chương, 12 tiết.

Page 13: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

6

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch luôn là ngành, lĩnh vực được quan

tâm đầu tư phát triển bởi những lợi ích to lớn mà nó đem lại cho nền kinh tế.

Song, phát triển du lịch với mục đích thuần kinh tế tuy đem đến nhiều lợi ích

trước mắt, nhưng ngày càng bộc lộ những hạn chế, bất cập về lâu dài, nguy cơ

làm suy kiệt tài nguyên du lịch, giảm tính đa dạng và đe dọa hủy hoại môi trường

sinh thái, tác động xấu đến các nền văn hóa bản địa, đến cộng đồng địa phương,

hậu quả của những tác động này sẽ ảnh hưởng tiêu cực trở lại đến chính sự phát

triển du lịch trong dài hạn. Từ thực tế này, đã xuất hiện nhu cầu nghiên cứu về

các loại hình du lịch mới, những cách thức phát triển du lịch mới, quan tâm hơn

đến việc bảo vệ tài nguyên du lịch, đến môi trường sinh thái, đến trách nhiệm với

cộng đồng, xã hội, cân đối hơn giữa các yếu tố trước mắt và lâu dài trong quá

trình phát triển. Lý thuyết về phát triển du lịch bền vững dần được hình thành và

bổ sung, hoàn chỉnh qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu đó.

Cho đến nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch

bền vững. Chỉ tính đến năm 1999, theo thống kê của UNWTO, đã có trên 350

cuốn sách và bài báo (công bố quốc tế) nói về du lịch bền vững [trích theo 103,

tr.3]. Theo thời gian, những nghiên cứu về vấn đề này tiếp tục ngày càng phong

phú và đa dạng hơn nhiều, khó có thể tóm lược trong phạm vi một luận án nhỏ.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững bắt đầu được đề cập

từ những năm 90 của thế kỷ 20 trên cơ sở tiếp cận, tiếp thu những kết quả nghiên

cứu lý luận và thực tiễn của quốc tế về phát triển bền vững nói chung, phát triển

du lịch bền vững nói riêng, đồng thời gắn với yêu cầu phát triển thực tế của đất

nước. Trước yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng phát triển, các công

trình nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững cũng ngày một phong phú hơn.

Dưới đây là tóm lược một số công trình và hướng nghiên cứu cụ thể trong và

ngoài nước liên quan đến chủ đề của luận án.

Page 14: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

7

1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở

NƯỚC NGOÀI

1.1.1. Nghiên cứu lý luận chung về phát triển du lịch bền vững

- Cuốn “The handbook on sustainable tourism development” (Cẩm nang về

phát triển du lịch bền vững) do UNWTO và UNEP ấn hành [97]: Sách được xây

dựng dựa trên một công trình nghiên cứu được thực hiện hơn 10 năm bởi các

chuyên gia của UNWTO và UNEP, vừa mang tính khái lược, hệ thống một số nội

dung lý thuyết về du lịch và phát triển bền vững đã từng được công bố trong các

công trình, ấn bản chính thức của UNWTO và UNEP trước đó, vừa là sự tổng kết

thực tiễn qua các cuộc khảo sát và nghiên cứu được tiến hành tại nhiều quốc gia

thành viên của UNWTO. Nhằm mục đích cung cấp các chỉ dẫn cho các chính phủ

và giới thiệu một khung khổ để xây dựng các chính sách hướng tới tăng cường bền

vững du lịch, cuốn sách đưa ra khái niệm về phát triển bền vững trong du lịch; nêu

quan điểm về những nguyên tắc chỉ đạo và phương pháp tiếp cận hiệu quả để xây

dựng các định hướng, chiến lược và chính sách nhằm tăng cường bền vững du lịch;

đánh giá những tác động về mặt chính sách của chương trình du lịch bền vững;

phân tích vai trò của Chính phủ, của doanh nghiệp, du khách, cộng đồng địa

phương, các tổ chức phi chính phủ, sự tác động của thị trường và các yếu tố văn

hóa, xã hội, môi trường liên quan đến phát triển du lịch bền vững. Cuốn sách cũng

đề xuất một bộ công cụ khá chi tiết với các nhóm công cụ đo lường bao gồm các chỉ

số bền vững, giám sát bền vững và xác định giới hạn; công cụ chỉ đạo và kiểm soát

bao gồm pháp luật, quy định, quy hoạch; công cụ kinh tế bao gồm thuế, phí, các

chính sách khuyến khích và thỏa thuận tài chính, các công cụ hỗ trợ khác…, để thực

thi chiến lược và chính sách, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững. Có thể nói rằng,

đây là một trong những công trình công phu và có giá trị nghiên cứu cao về lý

thuyết cũng như giá trị tham khảo thiết thực trong thực hành phát triển du lịch bền

vững tính cho đến thời điểm sách được ấn hành và cả trong các năm về sau.

- Cuốn “Managing Sustainable Tourism: A legacy for the future” (Quản lý

du lịch bền vững: Một di sản cho tương lai) của David L.Edgell [125]: Thông qua

nghiên cứu các hoạt động du lịch cụ thể, phân tích chính sách và thực tiễn quản lý

du lịch cả thành công và thất bại, tác giả chỉ ra những ảnh hưởng có thể có của du

lịch như tác động tiêu cực đến môi trường, nguy cơ làm suy thoái văn hóa, phá vỡ

Page 15: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

8

cấu trúc xã hội của cộng đồng bản địa và rút ra nhận định: Sự thành công hay không

của phát triển du lịch phụ thuộc vào việc duy trì một sự cân bằng tinh tế giữa tăng

trưởng kinh tế với bảo tồn văn hóa, tôn trọng cộng đồng và bảo vệ môi trường. Tác

giả cũng nhấn mạnh và cập nhật những xu hướng tác động, các cơ hội và thách thức

toàn cầu đến du lịch; đề cao triết lý bảo vệ thiên nhiên, môi trường, văn hóa trong

khi vẫn đảm bảo duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý và có trật tự trong quá trình phát

triển du lịch; cung cấp cách tiếp cận đa diện cho việc nghiên cứu và thực hành quản

lý du lịch bền vững; cung cấp câu trả lời cho việc khắc phục những khó khăn mà du

lịch phải đối mặt, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo lập, củng cố các

mối quan hệ hài hòa giữa chính quyền địa phương, khu vực tư nhân và cộng đồng

dân cư. Công trình này thảo luận sâu những hướng dẫn hợp lý để bảo vệ môi

trường, di sản và văn hóa địa phương trong khi phát triển các mục tiêu du lịch thực

tế cho tăng trưởng kinh tế tương thích. Du lịch bền vững, như chia sẻ của tác giả, là

một di sản cho tương lai và một động lực tiềm năng đối với phát triển kinh tế, bảo

tồn môi trường tự nhiên, và góp phần bảo vệ hòa bình toàn cầu.

- Bộ tài liệu “Sustainable Tourism for Development Guidebook” (Sách

hướng dẫn du lịch bền vững cho sự phát triển) do UNWTO ấn hành [147]. Tài liệu

nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ của dự án EU "Tăng cường năng lực

du lịch bền vững cho phát triển ở các nước đang phát triển". Mục đích là nâng cao

sự hiểu biết chung và cam kết của EU về phát triển du lịch bền vững; đồng thời

khuyến nghị các giải pháp vận dụng để du lịch thực sự là một phương tiện thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực về xã hội, văn

hóa và môi trường.

Với mục đích đó, nội dung tài liệu khái quát, hệ thống các vấn đề lý luận

chung về phát triển du lịch bền vững như quan niệm, định nghĩa, nguyên tắc chung

liên quan đến du lịch bền vững; cung cấp một khung khổ có tính chất phương pháp

luận cho việc đánh giá về sự phát triển của du lịch ở các quốc gia và mức độ hiệu

quả mà du lịch đó cần đạt được với ý nghĩa như một công cụ để phát triển bền vững,

với năm nhóm nội dung đánh giá: Chính sách du lịch và quản trị; trách nhiệm kinh

tế, sự đầu tư và năng lực cạnh tranh; việc làm và nguồn lực con người; giảm nghèo

và hội nhập xã hội; tính bền vững của môi trường tự nhiên và văn hóa. Trên cơ sở

khung khổ này và các thông tin, số liệu về du lịch và phát triển được cung cấp từ

Page 16: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

9

các quốc gia thuộc dự án, tài liệu cũng đã phân tích thực trạng phát triển du lịch bền

vững trên thế giới; đưa ra các nhận định, kết luận và khuyến nghị liên quan. Các nội

dung của bộ sách hướng dẫn đã được thử nghiệm tại sáu quốc gia đang phát triển

(Botswana, Ấn Độ, Kenya, Việt Nam, Senegal và Timor-Leste) và hướng tới hai

nhóm đối tượng chính là EU và các cơ quan hỗ trợ phát triển khác, để giúp họ hiểu

và xác định các cơ hội hỗ trợ ngành du lịch trong phát triển bền vững.

- Công trình “Principles and practice of sustainable tourism planning”

(Nguyên tắc và thực hành kế hoạch du lịch bền vững) của Daniela Drumbrăveanu

[124]: Tài liệu làm rõ một số nội dung lý thuyết chung về phát triển du lịch bền vững

trong đó tập trung phân tích các quan điểm về phát triển du lịch bền vững, các khía

cạnh cần có để du lịch được gọi là bền vững, phân biệt giữa du lịch bền vững và du

lịch đại chúng; hệ thống và đề xuất 6 nhóm nguyên tắc của du lịch bền vững, bao

gồm: (1) giảm thiểu tác động đến môi trường để đảm bảo sự bền vững về sinh thái;

(2) giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương để bảo đảm tính bền

vững về xã hội; (3) giảm thiểu tác động tiêu cực đến văn hóa, truyền thống của các

địa phương để bảo đảm sự bền vững về văn hóa; (4) tối đa hóa lợi ích kinh tế của các

địa phương để có được sự bền vững về kinh tế; (5) thông tin, giáo dục nhận thức đến

doanh nghiệp, du khách, chính quyền và người dân địa phương để cải thiện thái độ

của các chủ thể đối với môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực từ hành vi của

chủ thể đến môi trường, xã hội; (6) phát huy vai trò tham gia, kiểm soát của cộng

đồng địa phương đối với các hoạt động du lịch ở điểm đến.

- Tài liệu Hội thảo quốc tế “International forum on sustainable tourism

development and innovation” (Diễn đàn quốc tế về phát triển du lịch bền vững và

đổi mới) [127]: Tài liệu đã tập hợp các nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm về phát

triển du lịch bền vững, phân tích nhiều nội dung lý luận chung về phát triển du lịch

bền vững như khái niệm, các nguyên tắc, mục tiêu hướng đến của phát triển du lịch

bền vững. Tài liệu cũng hệ thống và khái lược một số khuyến nghị thể chế cho các

quốc gia, các nhà hoạch định chính sách đã được nêu tại nhiều diễn đàn quốc tế lớn

về du lịch để hướng đến sự phát triển du lịch bền vững hơn như: Hiến chương thế

giới cho du lịch bền vững của Lanzarote (1995); Chương trình nghị sự 21 cho

ngành công nghiệp du lịch & du lịch (1996); Hiến chương châu Âu về du lịch bền

Page 17: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

10

vững ở khu bảo tồn (1997); Mã đạo đức toàn cầu cho du lịch (1999); Các thiết kế

của Chương trình Nghị sự 21 cho du lịch ở EU.

- Cuốn “Making Tourism More Sustainable - A Guide for Policy Makers”

(Để du lịch bền vững hơn - Hướng dẫn cho các nhà hoạch định) do UNEP và

UNWTO biên soạn [144]: Được biên soạn nhằm đưa ra các hướng dẫn và khuyến

nghị về phát triển du lịch bền vững đối với các chính phủ, các nhà hoạch định

chính sách, nhà quản lý, trong nội dung 5 chương của cuốn sách, một số quan

điểm lý luận chung về phát triển du lịch bền vững của UNEP và UNWTO đã được

hệ thống và thể hiện, như các phân tích về mối quan hệ giữa du lịch và tính bền

vững; giới thiệu một số nguyên tắc cơ bản và các khuyến nghị chính sách cho một

chương trình phát triển du lịch bền vững; xác định cấu trúc và chiến lược để sự

phát triển du lịch bền vững hơn; giới thiệu các bộ công cụ đánh giá phát triển du

lịch bền vững.

- Cuốn sách “Indicators of Sustainable Development for Tourism

Destinations” (Bộ chỉ số phát triển bền vững cho các điểm đến du lịch) do

UNWTO ấn hành [145]: Là kết quả của một nghiên cứu sâu rộng về các sáng kiến

chỉ số du lịch toàn thế giới, tài liệu được UNWTO xác định là chìa khóa cho sự

phát triển du lịch và quản lý một điểm đến nhất định đồng thời khuyến nghị các

quốc gia thành viên lựa chọn thường xuyên như một công cụ cần thiết cho quá

trình lập kế hoạch và quản lý hoạch định chính sách phát triển bền vững tại các

điểm đến du lịch. Nội dung tài liệu phân tích về sự cần thiết xây dựng và ứng dụng

chỉ số phát triển bền vững cho các điểm đến du lịch; hướng dẫn một quy trình để

có thể xác định các chỉ số đáp ứng tốt nhất các vấn đề của điểm du lịch cụ thể; đề

xuất một bộ 13 nhóm với trên 40 chỉ số cụ thể phát triển bền vững tại các điểm

đến du lịch, bao gồm các nhóm chỉ số liên quan đến an sinh, duy trì bản sắc văn

hóa, sự hài lòng và tham gia của cộng đồng bản địa trong du lịch, yếu tố sức khỏe

và an toàn, khả năng nắm bắt lợi ích kinh tế từ du lịch, công tác giám sát sử dụng

tài nguyên và quản lý năng lượng, việc hạn chế tác động tiêu cực từ hoạt động du

lịch, trình độ kiểm soát và quản lý, việc thiết kế sản phẩm và dịch vụ,tính bền

vững của các hoạt động và dịch vụ du lịch ... Cuốn sách cũng hướng dẫn việc sử

dụng các chỉ số cho việc lập kế hoạch, quản lý và các mục đích khác nhằm hỗ trợ

Page 18: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

11

việc hình thành và thực hiện chính sách du lịch bền vững; đưa ra các ví dụ tham

chiếu cụ thể về ứng dụng bộ chỉ số ở các mức độ và cấp độ khác nhau, tương ứng

với đó là nhwungx kết quả phát triển bền vững điểm đến khác nhau, từ đó khuyến

nghị các vấn đề cần thiết cho việc áp dụng bộ chỉ số. Sách có ý nghĩa tham khảo

thiết thực cả về lý thuyết cũng như cho công tác hoạch định chính sách và thực

hành phát triển bền vững du lịch của các quốc gia, khu vực, địa phương.

Nhiều công trình nghiên cứu khác cũng đề cập, phân tích, hệ thống các

nội dung lý luận chung về phát triển du lịch bền vững ở các mức độ và phạm vi

khác nhau như: Cuốn “Tourism and Sustainable Development: Mornitoring,

Planning, Managing” (Du lịch và sự phát triển bền vững: Giám sát, Kế hoạch,

Quản lý) của Butler R.W., Nelson J. G. & Wall G. [123]; bài viết “Tourism and

sustainable development” (Du lịch và sự phát triển bền vững) của Murphy, P. E.

[137]; Bài viết “Sustainable tourism development: a critique” (Phát triển du lịch

bền vững: Một số bình luận) của Liu, Z. [133];...

1.1.2. Nghiên cứu các khía cạnh cụ thể của phát triển du lịch bền vững,

các kinh nghiệm và giải pháp thực tế phát triển du lịch bền vững

1.1.2.1. Nghiên cứu mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch và phát triển du

lịch bền vững

- Tài liệu “Tourism and Natural Resource Management: A General

Overview of Research and Issues” (Du lịch và quản lý tài nguyên thiên nhiên:

Nghiên cứu tổng quan và các vấn đề) của Jeffrey D. Kline [131]: Tác giả phân tích

tác động qua lại giữa tài nguyên thiên nhiên và phát triển du lịch, nhất là các loại

hình du lịch dựa nhiều vào tài nguyên thiên nhiên và có sự tương tác cao với tài

nguyên thiên nhiên như du lịch sinh thái, trong đó đánh giá ý nghĩa quan trọng của

tài nguyên cho phát triển du lịch, đồng thời cũng nêu vai trò của việc phát triển các

loại hình du lịch thân thiện môi trường với công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi

trường. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp quản lý và các phương cách sử dụng

tài nguyên có hiệu quả cho phát triển du lịch.

- Cuốn sách “Sustainable Tourism as driving force for cultural heritage site

development” (Du lịch bền vững là động lực phát triển di sản văn hóa), biên tập và

tác giả chính Engelbert Ruoss, Loredana Alfarè [126]: Các tác giả hệ thống một số

Page 19: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

12

nội dung lý luận về di sản văn hóa, về du lịch bền vững, các quy định pháp lý quốc tế

về bảo vệ di sản; phân tích mối quan hệ tương tác hai chiều giữa du lịch và di sản văn

hóa, những thuận lợi và thách thức đặt ra từ sự phát triển du lịch đối với việc bảo vệ

nguyên trạng di sản văn hóa ở các điểm đến; mô tả và phân tích các trường hợp thực

tế điển hình về sự thành công trong việc duy trì sự cân bằng và khai thác hiệu quả yếu

tố tích cực trong quan hệ tương tác du lịch - di sản văn hóa ở hai thành phố di sản nổi

tiếng thế giới là Venice (Ý) và Dubrovnik (Croatia), từ đó khuyến nghị các giải pháp

chính sách và ứng dụng nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực, khai thác những

mặt tích cực của mối quan hệ này để hướng đến sự phát triển bền vững của du lịch và

bảo vệ, phát huy giá trị của các di sản văn hóa. Ấn phẩm có ý nghĩa tham khảo cả về

lý luận và thực tiễn đối với đề tài, nhất là trong việc nghiên cứu các giải pháp phát

huy các giá trị văn hóa của tỉnh Phú Thọ - nơi có nhiều di sản được xếp hạng, trong

đó có hai di sản văn hóa được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại

- cho phát triển du lịch bền vững ở địa phương.

1.1.2.2. Nghiên cứu về một số hình thức, hướng phát triển du lịch có yếu

tố bền vững

- Cuốn “Ecotourism and Sustainable Development: Who Owns Paradise?”

(Du lịch sinh thái và phát triển bền vững: Ai sở hữu thiên đường?) của Martha

Honey [135]: Cuốn sách là một trong số những nghiên cứu đầu tiên về đề tài này.

Sau đó, trong lần tái bản vào năm 2008, một số nội dung cả về lý thuyết và thực tiễn

đã được cập nhật, bổ sung thêm. Trên cơ sở những thông tin, tư liệu thực tế phong

phú về hoạt động du lịch ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó tập trung nghiên

cứu điển hình ở 6 quốc gia, vùng lãnh thổ đang phát triển và một số địa phương trên

đất nước Mỹ, tác giả đưa ra những nhận định tổng quan về du lịch sinh thái trên thế

giới và mối quan hệ với phát triển bền vững; đánh giá sự phát triển của du lịch sinh

thái trong chiến lược du lịch bền vững của mỗi quốc gia, trong mối quan hệ với hệ

thống chính trị và sự thay đổi tương ứng của các chính sách kinh tế - xã hội của

quốc gia đó; phân tích những tác động kinh tế và văn hóa của việc mở rộng du lịch

đến quần thể bản địa cũng như trên các hệ sinh thái. Tác giả đặt ra các câu hỏi: Có

thể giúp các nước đang phát triển thu được lợi ích kinh tế từ du lịch, đồng thời bảo

vệ được môi trường hoang sơ, bảo vệ các hệ sinh thái mỏng manh? du lịch "xanh"

đang được tích cực tiếp thị như một giải pháp "cùng thắng" cho thế giới thứ ba thực

Page 20: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

13

sự có thể đem lại kết quả như vậy? Làm sao để có sự công bằng hơn trong việc

hưởng lợi từ du lịch? Câu trả lời gắn với đề xuất về việc xây dựng và kiên trì thực

hiện chiến lược du lịch bền vững như một yêu cầu và điều kiện tiên quyết trong suốt

quá trình phát triển du lịch; về các giải pháp nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi

trường và hệ sinh thái; giáo dục trách nhiệm, lương tâm xã hội trong ngành công

nghiệp du lịch; cộng đồng và bình đẳng lợi ích, tăng cường sự chia sẻ giữa các quốc

gia nhất là giữa các nước phát triển với nước đang phát triển và nước nghèo.

- Cuốn “Ecotourism: A Sustainable Approach of Tourism in Jordan”(Du

lịch sinh thái: Một cách tiếp cận bền vững của du lịch ở Jordan) của Al-mughrabi và

Abeer [122]: Các tác giả cuốn sách nêu một số nội dung lý luận về du lịch sinh thái

như định nghĩa, nguyên tắc, tác động của du lịch sinh thái đối với tài nguyên và môi

trường, từ đó khẳng định vai trò của du lịch sinh thái như một hướng phát triển du

lịch bền vững hơn. Trên cơ sở hệ thống lý luận về du lịch sinh thái, các tác giả nêu

một số điển hình về kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở Úc và Bulgaria và

đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Jordan, đưa ra

một số khuyến nghị chính sách thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở Jordan. Các

khuyến nghị này cũng có thể nghiên cứu để vận dụng cho các quốc gia, địa

phương có những tài nguyên và điều kiện phát triển du lịch tương tự.

- Cuốn “Tourism and sustainable community development” (Du lịch và

phát triển cộng đồng bền vững) của Greg Richards và Derek Hall [128]: Dựa trên

kết quả khảo sát, nghiên cứu phong phú được tiến hành ở nhiều quốc gia, vùng

lãnh thổ, tác giả tìm cách trả lời câu hỏi: các cộng đồng địa phương có thể đóng

góp những gì cho du lịch bền vững và ngược lại, du lịch bền vững sẽ mang lại

điều gì cho các cộng đồng địa phương? Ở đây, dưới các biểu hiện cụ thể khác

nhau, những tác động của du lịch đến sự phát triển và bảo tồn bản sắc của cộng

đồng bản địa cũng như vai trò của các cộng đồng địa phương trong phát triển du

lịch bền vững trên cả ba khía cạnh kinh tế, văn hóa và môi trường được khắc họa

một cách chân thực và sinh động; từ đó tác giả khẳng định và nhấn mạnh vai trò

của mối quan hệ tương tác giữa du lịch và cộng đồng trong phát triển bền vững, đề

xuất các giải pháp nhằm tạo điều kiện để các cộng đồng được tham gia và hưởng

lợi nhiều hơn từ hoạt động du lịch, cũng chính là cách thức để sự phát triển của du

lịch có tính hài hòa, bền vững hơn.

Page 21: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

14

- Bài viết “Sustainable Rural Tourism: Lessons for Rural Development” (Du

lịch nông thôn bền vững: Bài học cho phát triển nông thôn) của Ruth McAreavey và

John McDonagh [138]: Qua nghiên cứu một số trường hợp điển hình du lịch nông

thôn ở vùng Bắc Ireland, các tác giả đề cập đến một hình thức du lịch cụ thể, với đặc

thù của các hoạt động du lịch gắn với điểm đến là vùng nông thôn; đánh giá các yếu

tố bền vững từ góc độ văn hóa, xã hội của hình thức du lịch này. Bốn chủ đề được

phân tích trong bài viết (năng lực thể chế, tính hợp pháp của cộng đồng địa phương

trong hoạt động du lịch, sự điều hướng quan hệ lợi ích giữa các bên liên quan, du

lịch nông thôn bền vững trong thực tế) nhằm trả lời cho câu hỏi: Những khả năng mà

du lịch nông thôn bền vững có thể đem lại cho phát triển nông thôn? ngược lại, một

khu vực nông thôn phát triển hỗ trợ gì cho phát triển du lịch bền vững ở điểm đến

nông thôn đó? Từ đó làm rõ mối quan hệ giữa du lịch nông thôn bền vững và phát

triển nông thôn, ý nghĩa của phát triển du lịch nông thôn bền vững đối với phát triển

nông thôn, của phát triển nông thôn với du lịch nông thôn bền vững.

- Bài viết “Cultural tourism and sustainable development”(Du lịch văn hóa

và phát triển bền vững) của Valeriu và Elena-Manuela [148]: Các tác giả tập trung

phân tích những tác động ảnh hưởng của các loại hình du lịch văn hóa đối với sự

phát triển của một vùng, miền, khu vực kinh tế, xã hội. Những tác động, ảnh hưởng

đó theo hướng tích cực hay hạn chế, đóng góp ở mức độ nào cho sự phát triển bền

vững của một vùng, miền, khu vực tùy thuộc vào việc loại hình du lịch văn hóa cụ

thể có được tổ chức tốt và được quản lý khoa học, cân đối giữa khai thác và bảo tồn

giá trị văn hóa, phát huy được yếu tố tích cực của giá trị văn hóa và huy động được

sự tham gia tích cực của cộng đồng trong các hoạt động du lịch hay không. Khi các

khía cạnh bền vững được thể hiện trong du lịch văn hóa thì sự đóng góp của du lịch

văn hóa đó cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương mang tính bền vững.

1.1.2.3. Nghiên cứu các kinh nghiệm, giải pháp cụ thể phát triển du lịch

bền vững

Nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu của các học giả, nhóm học giả, các tổ

chức trên thế giới về những kinh nghiệm, giải pháp cụ thể phát triển du lịch bền

vững. Các nghiên cứu này thường vận dụng những nội dung lý thuyết chung về phát

triển du lịch bền vững vào việc đánh giá, phân tích các chương trình, kế hoạch,

Page 22: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

15

chính sách, thực trạng phát triển du lịch của một quốc gia, khu vực hoặc cụ thể hơn

là phân tích, đánh giá một số mô hình phát triển du lịch ở các quốc gia, địa phương,

từ đó rút ra những kinh nghiệm và đề xuất, khuyến nghị các giải pháp về thể chế,

chính sách, chiến lược cũng như giải pháp tổ chức thực hiện cho phát triển du lịch

bền vững ở một số khía cạnh nội dung, một số điểm đến hoặc địa phương, quốc gia

cụ thể; đồng thời cũng qua phân tích, đánh giá thực tế để đề xuất bổ sung các nội

dung lý luận về phát triển du lịch bền vững. Có thể nêu một số công trình nghiên

cứu theo hướng này như: “Sustainable Ecotourism in Amazonia: Evaluation of Six

Sites in Southeastern Peru” (Du lịch sinh thái bền vững ở Amazonia: Đánh giá 6

điểm đến ở Đông Nam Peru) của Tiffany M. Doan [140]; “The Kerala Tourism

Model - An Indian State - on the Road to Sustainable Development” (Mô hình du

lịch ở Kerala - một tiểu bang của Ấn Độ - Trên con đường tới sự phát triển bền

vững) của Tatjana Thimm [139]; “Rural Tourism in Spain” (Du lịch nông thôn ở

Tây Ban Nha) của Michael Barke [136]...

1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở

TRONG NƯỚC

1.2.1. Nghiên cứu lý luận chung về phát triển du lịch bền vững

- Tuyển tập báo cáo tại Hội thảo quốc tế “Phát triển du lịch bền vững ở Việt

Nam”, do Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp với Quỹ HANNS SEIDEL tổ chức

[93]. Đây là tập hợp các bài nghiên cứu, bài viết của các nhà khoa học quốc tế và

trong nước về các nội dung liên quan đến phát triển du lịch bền vững. Các tác giả đã

đề cập, phân tích các khía cạnh của phát triển du lịch bền vững. Nhiều nghiên cứu

đã tóm lược một số nội dung lý luận về phát triển du lịch như nội hàm khái niệm du

lịch, quan niệm về du lịch bền vững, các dấu hiệu, yếu tố tác động, đánh giá tính

bền vững trong một số loại hình hoặc hướng phát triển du lịch cụ thể (du lịch sinh

thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng…); nhìn nhận, đánh giá thực tế mối quan hệ

giữa sự phát triển của du lịch với duy trì đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh

thái, bảo tồn văn hóa và phát triển cộng đồng, phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng

khoa học công nghệ; phân tích trường hợp điển hình về phát triển du lịch bền vững

hoặc không bền vững tại một số quốc gia, vùng du lịch trên thế giới cũng như ở

Việt Nam và rút ra những kinh nghiệm cụ thể. Trên cơ sở thảo luận, nghiên cứu,

Page 23: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

16

phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn, các tác giả đã đưa ra khuyến nghị chính

sách cho sự phát triển và quản lý phát triển du lịch Việt Nam theo hướng bền vững

hơn. Tuy nhiên, trong giới hạn các bài viết, bài nghiên cứu ngắn của một hội thảo,

các nội dung lý luận về phát triển du lịch bền vững chưa được phân tích sâu; nhiều

khía cạnh của du lịch bền vững chưa được đề cập cụ thể.

- “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, tác

giả Phạm Trung Lương [56]. Đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống ở

cấp độ Nhà nước về phát triển du lịch bền vững. Công trình đã tiếp cận khoa học

các vấn đề về phát triển du lịch bền vững; tổng quan và hệ thống hóa một số nội

dung lý luận về phát triển du lịch bền vững như khái niệm, những nguyên tắc cơ

bản, dấu hiệu nhận biết, mô hình lý thuyết về phát triển du lịch bền vững; phân tích

một số mô hình và kinh nghiệm quốc tế; phân tích thực trạng phát triển du lịch Việt

Nam với các số liệu nghiên cứu từ năm 1992 đến thời điểm thực hiện đề tài; xác

định một số vấn đề cơ bản liên quan đến phát triển du lịch bền vững đối với Việt

Nam; đề xuất một số giải pháp chính sách và thực tiễn cho phát triển du lịch bền

vững ở Việt Nam.

- “Phát triển du lịch bền vững khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam”,

do trường Đại học Thương mại, Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng và Trường

Đại học Nam Hoa (Đài Loan) đồng tổ chức [24]. Kỷ yếu gồm 59 bài nghiên cứu,

bài viết của các nhà khoa học, nhà quản lý trong nước và quốc tế. Trong nội dung

nhiều bài viết, các tác giả đã hệ thống những vấn đề lý luận chung về phát triển du

lịch bền vững, làm rõ nội hàm khái niệm phát triển du lịch bền vững, các nguyên

tắc, khía cạnh bền vững trong phát triển du lịch, sản phẩm du lịch, thương hiệu và

quảng bá du lịch, liên kết phát triển du lịch bền vững.

- Bài viết “Luận bàn về quan điểm phát triển du lịch bền vững và không bền

vững” của Lê Chí Công [9]. Sau khi khái lược một loạt quan điểm về phát triển du

lịch bền vững, tác giả phân tích, so sánh những điểm khác nhau cơ bản giữa phát

triển du lịch bền vững và không bền vững dựa trên các yếu tố đánh giá như tốc độ

phát triển, mức độ kiểm soát, mục tiêu, phương pháp tiếp cận, đối tượng tham gia

kiểm soát, yếu tố chiến lược, kế hoạch, quản lý, việc sử dụng nguồn lực, thái độ của

du khách…; nhấn mạnh sự cần thiết phải đi đến một quan điểm toàn diện và đầy đủ

Page 24: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

17

về phát triển du lịch bền vững, nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và vận dụng

trong thực tiễn quản lý phát triển du lịch.

- Một số Luận án Tiến sĩ Kinh tế đã được công bố có nội dung nghiên cứu lý

luận về phát triển du lịch bền vững:

+ Trần Tiến Dũng “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng”

[22]. Luận án khái lược một số vấn đề lý luận chung về phát triển du lịch bền vững

như các quan niệm về du lịch bền vững và phát triển du lịch bền vững, mục tiêu,

nguyên tắc, các chỉ số đánh giá tính bền vững của du lịch. Luận án có ý nghĩa tham

khảo nhất định cho việc nghiên cứu các giải pháp phát triển bền vững một số loại

hình du lịch cụ thể. Tuy nhiên, một số nội dung lý luận của du lịch bền vững như

các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững, các yếu tố tác động đến phát triển

du lịch bền vững chưa được tác giả nghiên cứu sâu.

+ Nguyễn Đức Tuy “Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên”

[103]. Luận án hệ thống một số nội dung lý luận về phát triển du lịch bền vững như

định nghĩa, các yếu tố tác động, các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững;

các vấn đề về hợp tác, liên kết vùng trong phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên,

một số vấn đề chung về du lịch bền vững như các nguyên tắc phát triển du lịch bền

vững, vấn đề sức chứa trong du lịch để đảm bảo tính bền vững chưa được tác giả đề

cập sâu.

+ Nguyễn Tư Lương “Chiến lược phát triển du lịch bền vững tỉnh Nghệ An

đến năm 2020” [53]. Trong phần khái lược, hệ thống nội dung lý luận chung về

phát triển du lịch bền vững, luận án đã tổng hợp, phân tích các quan điểm tiếp cận

về phát triển du lịch bền vững và chiến lược phát triển du lịch bền vững, nêu vai trò

và phân tích nội dung cơ bản của chiến lược phát triển du lịch bền vững đối với sự

phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của một địa phương. Tuy nhiên, luận án chủ

yếu chỉ tiếp cận và tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chiến lược phát

triển du lịch bền vững, do đó một số nội dung lý luận chung khác về phát triển du

lịch bền vững như các nguyên tắc, tiêu chí đánh giá phát triển bền vững chưa được

đề cập. Mặt khác, trong nội dung nghiên cứu về quy trình xây dựng chiến lược, luận

án chưa đề cập sâu đến vấn đề dự báo dài hạn các yếu tố liên quan và vấn đề liên

kết, phối hợp chiến lược giữa các địa phương.

Page 25: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

18

1.2.2. Nghiên cứu các khía cạnh cụ thể của phát triển du lịch bền vững,

các kinh nghiệm và giải pháp thực tế phát triển du lịch bền vững

1.2.2.1. Nghiên cứu mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch và phát triển du

lịch bền vững

- Cuốn sách “Tài nguyên du lịch Việt Nam” của Thế Đạt [33]. Với mục

đích hệ thống nguồn tài nguyên du lịch phong phú của Việt Nam phục vụ cho phát

triển du lịch, công trình đã tổng hợp các thông tin liên quan đến nhiều tài nguyên

du lịch trên đất nước Việt Nam (như địa danh có tài nguyên, nguồn gốc của tài

nguyên phi vật thể, ý nghĩa, giá trị của tài nguyên…) theo từng nhóm loại: Tài

nguyên du lịch của hệ sinh thái đồng bằng; tài nguyên của hệ sinh thái núi - rừng,

biển đảo; tài nguyên lễ hội, các thể loại ca nhạc tiêu biểu, các nhạc cụ truyền

thống của một số dân tộc; tài nguyên của loại hình du lịch cộng đồng. Tuy chưa

đầy đủ, còn nhiều tài nguyên du lịch nhất là các tài nguyên du lịch nhân văn chưa

được thống kê, nhưng tài liệu có ý nghĩa tham khảo thiết thực cho việc nghiên

cứu, xây dựng các chương trình du lịch, liên kết trong phát triển du lịch để tăng

tính hấp dẫn, đa dạng của sản phẩm du lịch các vùng miền; đồng thời góp phần

vào việc hệ thống hóa tài nguyên và xây dựng các biện pháp bảo vệ tài nguyên cho

phát triển du lịch bền vững.

- “Phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Tây Bắc Việt Nam trên phương

diện đánh giá điều kiện tự nhiên” của Đỗ Trọng Dũng [23]. Với mục tiêu thúc đẩy

sự phát triển của du lịch sinh thái bền vững cho khu vực Tây Bắc của đất nước,

công trình đi sâu vào một số nội dung nghiên cứu chính: hệ thống các khái niệm cơ

bản về phát triển du lịch sinh thái, vị trí của du lịch sinh thái trong chiến lược phát

triển du lịch Việt Nam; đánh giá điều kiện tự nhiên, phân tích mối quan hệ giữa điều

kiện tự nhiên và các tài nguyên du lịch tự nhiên đối với du lịch sinh thái bền vững,

vai trò của các điều kiện tự nhiên và nhân văn trong phát triển du lịch sinh thái;

phân tích hiện trạng phát triển và các mô hình quản lý hoạt động du lịch sinh thái ở

tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc. Nội dung công trình cũng đề xuất những giải

pháp cho sự phát triển du lịch sinh thái trong khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, do chỉ

tập trung nghiên cứu các yếu tố tự nhiên ở một khu vực địa lý cụ thể gắn với phát

triển du lịch sinh thái bền vững nên các nội dung lý luận về phát triển du lịch bền

vững nói chung mới chỉ được đề cập ở mức độ rất hạn hẹp. Ý nghĩa của công trình

Page 26: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

19

nghiên cứu đối với đề tài thể hiện ở những thông tin cụ thể về điều kiện tự nhiên

của các địa phương khu vực miền núi Tây Bắc; vềmột số giải pháp có giá trị tham

khảo nhất định nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tự nhiên trong mối liên

kết giữa các địa phương ở khu vực trong đó có tỉnh Phú Thọ cho phát triển du lịch

bền vững.

- Bài viết “Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên cho phát triển

du lịch bền vững” của Nguyễn Minh Tuệ, Phạm Lê Thảo [102]. Bài viết hệ thống

các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, trong đó tập trung phân tích ý nghĩa và

yêu cầu của nguyên tắc khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên trong phát

triển du lịch. Theo các tác giả, sử dụng hợp lý tài nguyên bao gồm cả phát huy hiệu

quả sử dụng trong hiện tại trên cơ sở kiểm kê đánh giá, quy hoạch phù hợp để sử

dụng cho các mục tiêu cụ thể; đồng thời sử dụng sao cho các nguồn tài nguyên này

còn có thể được lưu lại cho các thế hệ tương lai. Do đó, trong kế hoạch phát triển du

lịch bền vững cần có sự tính toán hợp lý giữa phần sử dụng trước mắt với việc để

dành lại một phần cho bảo tồn và tái tạo tài nguyên tự nhiên để ngăn chặn sự xuống

cấp của tài nguyên và môi trường.

- Bài viết “Bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững” của Nguyễn

Thế Đồng [35]. Tác giả phân tích, làm rõ vai trò của môi trường, vai trò, ý nghĩa

của việc đảm bảo quản lý nhà nước chặt chẽ đối với sự phát triển du lịch bền

vững. Để đảm bảo phát triển du lịch bền vững trong thời gian tới, theo tác giả, cần

quan tâm một số giải pháp như tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ

môi trường, trong đó quy định những nội dung mới như du lịch có trách nhiệm,

chi trả dịch vụ môi trường hệ sinh thái; chú trọng công tác quy hoạch phát triển

các khu du lịch đảm bảo tính khoa học; tăng cường năng lực quản lý môi

trường trong các khu du lịch, trong đó cần có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các

chủ thể quản lý nhà nước với các công ty du lịch và cộng đồng dân cư địa phương;

đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường; Nâng cao hiệu quả công tác

tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội; phát triển sinh kế cho

người dân góp phần bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, chú trọng

phát triển dịch vụ du lịch tại địa phương, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch dựa

vào cộng đồng; tăng cường hợp tác quốc tế, đa dạng hóa phương thức hợp tác

trong phát triển du lịch bền vững.

Page 27: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

20

- Bài viết “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản phục vụ chiến lược phát triển

du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Võ Quế [60]. Từ

những đánh giá, phân tích về kết quả tích cực cũng như những vấn đề còn hạn chế

và nguyên nhân của hạn chế trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản của

quốc gia - trong đó có các di sản văn hóa của vùng đất Tổ Phú Thọ - trong hoạt

động du lịch, tác giả đề xuất một số giải pháp trọng tâm cho bảo tồn và phát huy giá

trị di sản phục vụ phát triển du lịch bền vững, đó là: Hoàn chỉnh hệ thống chính

sách về di sản, nhất là những chính sách xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy

giá trị di tích; giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển; thực hiện

nghiêm chỉnh 6 nguyên tắc của Công ước quốc tế về du lịch văn hóa (tạo cơ hội

quản lý tốt và có trách nhiệm cho các chủ thể tham gia du lịch; quản lý bền vững

mối quan hệ giữa các địa điểm di sản và du lịch; lên kế hoạch bảo vệ và du lịch cho

các địa điểm di sản; các cộng đồng chủ nhà và dân chúng bản địa phải được tham

gia vào việc lập kế hoạch bảo vệ và du lịch; hoạt động du lịch và bảo vệ phải có lợi

cho cộng đồng chủ nhà; các chương trình xúc tiến du lịch phải bảo vệ và phát huy

các đặc trưng của di sản).

- Cuốn “Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch” của Dương Văn Sáu

[66]. Tác giả đã nghiên cứu tổng quan về lễ hội Việt Nam với ý nghĩa là một loại tài

nguyên nhân văn cho phát triển du lịch, cụ thể những đặc điểm, tính chất, các hoạt

động diễn ra và tác động của lễ hội đến du lịch, nêu những giải pháp bảo tồn lễ hội

và phát huy giá trị của các lễ hội cho phát triển du lịch, phân tích khía cạnh tích cực

của du lịch trong việc thúc đẩy các hoạt động thực hành lễ hội theo hướng duy trì

bản sắc và nét đẹp truyền thống, từ đó có ý nghĩa góp phần giữ gìn, phát huy giá trị

văn hóa của lễ hội.

1.2.2.2. Nghiên cứu về một số hình thức, hướng phát triển du lịch có yếu

tố bền vững

- Cuốn “Du lịch sinh thái - Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở

Việt Nam” của Phạm Trung Lương [55]. Tác giả hệ thống, làm rõ một số nội dung

lý luận về du lịch sinh thái, như quan niệm, định nghĩa về du lịch sinh thái; các đặc

trưng, nguyên tắc, yêu cầu cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái; phân tích mối

Page 28: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

21

quan hệ giữa du lịch sinh thái và phát triển. Du lịch sinh thái, như những kiến giải

của tác giả, có vai trò quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển cộng

đồng, phát triển bền vững, do đó, hoạt động du lịch sinh thái mang tính bền vững.

Tác giả cũng phân tích những tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở

Việt Nam; đề xuất định hướng và một số giải pháp cơ bản phát triển du lịch sinh

thái ở Việt Nam.

- “Bộ công cụ du lịch có trách nhiệm”, do ESRT Việt Nam xây dựng [37].

Bộ công cụ này được ESRT xác định là một trong các mục tiêu xây dựng năng lực

cho các bên liên quan trong ngành du lịch Việt Nam để đạt được các lợi ích tổng thể

về phát triển kinh tế - xã hội (trong khi vẫn bảo tồn được các nguồn lực về tự nhiên

và văn hóa từ du lịch). Tài liệu tổng hợp, phân tích một số vấn đề chung về du lịch

và du lịch có trách nhiệm (một hướng phát triển du lịch mà theo ESRT là lấy những

nguyên tắc của du lịch bền vững làm cốt lõi) như: định nghĩa về du lịch, tác động

của du lịch đến môi trường, kinh tế và xã hội, các nguyên tắc của du lịch có trách

nhiệm, phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm, marketing và truyền thông có

trách nhiệm trong du lịch, sử dụng lao động có trách nhiệm, xây dựng năng lực

trách nhiệm của một tổ chức, chuỗi cung ứng du lịch có trách nhiệm, giám sát tác

động của du lịch có trách nhiệm, hoạch định và quản lý du lịch có trách nhiệm,

trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh một số loại dịch vụ gắn liền với du lịch,

vấn đề kiểm soát sử dụng nguồn nước, năng lượng và rác thải trong kinh doanh du

lịch, chính sách và quy hoạch du lịch có trách nhiệm. Tài liệu cũng đề cập vai trò,

trách nhiệm của ba nhóm đối tượng trong phát triển du lịch có trách nhiệm: Cơ quan

quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các cộng đồng dân cư tại

điểm đến có tham gia vào du lịch. Tài liệu không thể hiện nhiều về quan điểm

nghiên cứu đối với các vấn đề mang tính học thuật mà chủ yếu dưới dạng hệ thống

hóa thông tin, tư liệu có gắn với ví dụ và phân tích thực tế. Tuy nhiên, tài liệu có ý

nghĩa tham khảo khá thiết thực nhất là trong quản lý du lịch và thực hành các hoạt

động du lịch theo hướng bền vững đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở

kinh doanh du lịch và với cộng đồng dân cư tại các điểm đến du lịch.

- “Du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững” do Bộ VH, TT&DL phối hợp

với UNWTO tổ chức [7]. Cuốn Kỷ yếu tập hợp một số bài nghiên cứu của các học

Page 29: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

22

giả quốc tế và trong nước về các nội dung liên quan đến chủ đề về du lịch tâm linh

vì sự phát triển bền vững. Trong nội dung các bài viết, các tác giả đề cập một số

vấn đề chung về phát triển bền vững và du lịch bền vững, các quan niệm về du lịch

tâm linh, đặc điểm, xu hướng phát triển; nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố

tâm linh, đạo đức và du lịch bền vững, giữa di sản văn hóa với du lịch tâm linh và

phát triển bền vững. Các tác giả cũng đều khẳng định ý nghĩa, vai trò, tác động

mạnh mẽ và tích cực của du lịch tâm linh trong xã hội, đối với các nền kinh tế nếu

du lịch đó được định hướng bởi các nguyên tắc phát triển bền vững và có trách

nhiệm, với quan niệm rằng mục tiêu lợi nhuận không nên là ưu tiên tuyệt đối của

phát triển du lịch; đề xuất các giải pháp kết nối văn hóa, truyền thống và tâm linh

với du lịch trong quá trình phát triển theo hướng đảm bảo tôn trọng các trụ cột của

phát triển bền vững, nhằm tăng cường ý nghĩa, vai trò, tác động tích cực nói trên

của du lịch tâm linh. Do chỉ tập trung vào chủ đề hội thảo nên trong các bài viết của

Kỷ yếu, nội dung lý thuyết về du lịch bền vững không mở rộng nhiều. Tuy nhiên,

đây là một tài liệu có ý nghĩa tham khảo trực tiếp đối với đề tài, đặc biệt là trong

việc nghiên cứu các giải pháp phát triển du lịch tâm linh bền vững ở tỉnh Phú Thọ,

một địa phương có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đặc thù gắn với truyền thống

văn hóa thời kỳ các Vua Hùng dựng nước, với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và

có lợi thế cho phát triển du lịch tâm linh - hành hương về cội nguồn dân tộc.

- Cuốn “Du lịch cộng đồng” của Bùi Thị Hải Yến [121]. Trên cơ sở nghiên

cứu hệ thống lý luận và thực tiễn phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới cũng như

trong nước, các tác giả đưa ra quan niệm về du lịch cộng đồng như một phương

thức phát triển du lịch bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực

tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch; phân tích

các nguyên tắc, đặc điểm của du lịch cộng đồng, vai trò của du lịch cộng đồng trong

phát triển cộng đồng, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch và phát triển du lịch theo

hướng bền vững. Cuốn sách cũng đề xuất một quy trình xây dựng quy hoạch phát

triển du lịch cộng đồng, các nội dung của quy hoạch, khuyến nghị những giải pháp

cần thiết để tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng có kết quả,

đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch cộng đồng bền vững.

Page 30: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

23

- Bài viết “Du lịch tâm linh ở Việt Nam - Thực trạng và định hướng phát

triển” của Nguyễn Văn Tuấn [101]. Từ những tổng kết thực tế phát triển du lịch

tâm linh, tác giả khẳng định vai trò và những đóng góp tích cực của loại hình du

lịch này cho phát triển bền vững, thể hiện qua việc cộng đồng địa phương được

tham gia, tạo việc làm từ hoạt động du lịch, đặc thù của về tâm thế của đối tượng

khách du lịch khiến du lịch tâm linh đạt tới sự phát triển cân bằng về các yếu tố

kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và đóng góp tích cực vào phát triển bền vững.

Nói cách khác, hoạt động du lịch tâm linh tích cực luôn chứa đựng các yếu tố bền

vững, hướng đến sự phát triển bền vững. Tác giả cũng phân tích các tiềm năng, xu

hướng phát triển và kiến nghị những giải pháp phát triển hoạt động du lịch tâm linh

thời gian tới.

1.2.2.3. Nghiên cứu các kinh nghiệm, giải pháp cụ thể phát triển du lịch

bền vững

- Các bài nghiên cứu, bài viết trong Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Phát triển du

lịch bền vững khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam” [24]. Ngoài các nội

dung nghiên cứu, hệ thống lý luận chung về phát triển du lịch bền vững, các bài

nghiên cứu, bài viết của các nhà khoa học trong nước và quốc tế tập trung vào hai

chủ đề chính: Những kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch bền vững và thực

trạng quản lý phát triển du lịch bền vững tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ;

chính sách và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở duyên hải Nam Trung Bộ.

Trong các bài viết, các tác giả đã phân tích các kinh nghiệm thành công từ nhiều

quốc gia (như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc…) trong phát triển du lịch bền vững; đánh

giá năng lực cạnh tranh của điểm đến trong bối cảnh toàn cầu hóa; đánh giá vai trò

quản lý của các cấp chính quyền và đề xuất các chính sách tăng cường quản lý, xây

dựng thương hiệu, định hướng liên kết, phát triển du lịch bền vững các tỉnh khu vực

duyên hải Nam Trung Bộ dưới tác động của cộng đồng ASEAN và các Hiệp định

mà Việt Nam tham gia... Các nội dung được đề cập, trao đổi, phân tích trong Kỷ

yếu khá phong phú, phần lớn gắn với các vấn đề thực tế trong phát triển du lịch. Kỷ

yếu có ý nghĩa tham khảo quan trọng trong việc xây dựng các giải pháp phát triển

và quản lý phát triển du lịch bền vững đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh.

Page 31: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

24

- Bài viết “Định vị thương hiệu du lịch, nâng cao hình ảnh và vị thế của du

lịch Việt Nam” của Đỗ Cẩm Thơ [83]. Tác giả phân tích sự cần thiết phải định vị

thương hiệu du lịch Việt Nam và ý nghĩa của việc định vị thương hiệu đối với sự

phát triển du lịch bền vững; đánh giá những thuận lợi, khó khăn cho việc định vị

thương hiệu du lịch Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Từ đó, tác giả

đề xuất những giải pháp để định vị hiệu quả thương hiệu du lịch Việt Nam trong

thời gian tới, bao gồm việc xác định rõ giá trị thương hiệu, xây dựng và thực hiện

tốt các chiến lược định vị thương hiệu, chiến lược thị trường với các giải pháp cụ

thể phù hợp. Mỗi thương hiệu du lịch khi định vị được tích cực trong thị trường sẽ

giúp du lịch Việt Nam từng bước khẳng định rõ giá trị trong thị trường, góp phần

nâng cao hình ảnh và vị thế chung của cả quốc gia.

- Bài viết “Định hướng đầu tư xây dựng thị trường - sản phẩm du lịch các

tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai” của Hà Văn Siêu [68]. Trong bài viết, tác giả

đánh giá cụ thể thực trạng thị trường khách du lịch quốc tế và trong nước đến với ba

tỉnh nằm trong mối liên kết tour du lịch về cội nguồn (Phú Thọ - Yên Bái - Lào

Cai); nêu quan điểm về định hướng và đầu tư phát triển một số nhóm thị trường và

sản phẩm du lịch chủ yếu cho các tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai. Về định hướng

đầu tư phát triển các thị trường du lịch trọng điểm, tác giả cho rằng cần ưu tiên phát

triển và thu hút các nhóm thị trường chất lượng cao; ưu tiên khai thác và phát triển

các nhóm thị trường với mục đích tham quan du lịch thuần túy; tập trung khai thác

hiệu quả các thị trường tiềm năng về nghỉ dưỡng núi và hồ; chuẩn bị tốt các điều

kiện cần thiết để khai thác các thị trường du lịch theo các chuyên đề. Về định hướng

đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch, tác giả đề nghị tập trung đầu tư xây dựng hệ

thống các sản phẩm du lịch đặc trưng dựa trên cơ sở khai thác các giá trị tài

nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc; sản phẩm du lịch đảm bảo tính bền vững lâu dài,

mang tính đặc thù, mang thương hiệu và hình ảnh riêng có của mỗi địa phương, có

chất lượng và tính cạnh tranh trên thị trường. Tác giả cũng đề xuất một số giải

pháp cụ thể cho việc xây dựng thị trường, sản phẩm du lịch ở các địa phương này,

như đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao; đầu tư xây dựng

và phát triển các sản phẩm du lịch; xây dựng hình ảnh, thương hiệu và xúc tiến

quảng bá; phối hợp và hợp tác liên kết giữa các ngành trong tỉnh, giữa các tỉnh

Page 32: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

25

trong khu vực, giữa các vùng phụ cận và hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch.

Bài viết có giá trị tham khảo trực tiếp cho việc xây dựng định hướng phát triển thị

trường du lịch của tỉnh Phú Thọ.

- Bài viết “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng miền núi phía Bắc” của

Đỗ Cẩm Thơ [84]. Từ những phân tích, đánh giá tiềm năng lợi thế về tài nguyên du

lịch của các tỉnh vùng núi phía Bắc, tác giả đề xuất xây dựng các sản phẩm du lịch

đặc thù gắn với việc liên kết các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn cụ

thể trong các cung đường du lịch vùng núi phía Bắc, trong đó các sản phẩm đặc thù

có thể được tạo nên từ các tài nguyên du lịch nổi tiếng bao gồm: Nhóm sản phẩm du

lịch chinh phục thiên nhiên và thể thao mạo hiểm; nhóm sản phẩm tìm hiểu và trải

nghiệm cuộc sống cộng đồng dân tộc thiểu số; nhóm sản phẩm du lịch về nguồn;

nhóm sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp. Theo tác giả, các sản phẩm du lịch

đặc thù được xác định đúng với tiềm năng, lợi thế vốn có và được đầu tư hợp lý

chính là yếu tố cần thiết để phát triển du lịch bền vững; đồng thời trong quá trình

đầu tư sản phẩm, cần coi trọng các giá trị làm nên tính đặc thù này để có định

hướng phát triển phù hợp.

- Cuốn “Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt Nam” do

ITDR và JICA phối hợp xây dựng [46]. Cuốn sách tóm tắt một số nhận thức lý luận

cơ bản về du lịch nông thôn, trong đó nhấn mạnh khía cạnh bền vững về mặt văn

hóa xã hội, môi trường của du lịch nông thôn, thể hiện qua vai trò của các hoạt động

du lịch nông thôn trong việc bảo vệ di sản văn hóa, xã hội và văn hóa truyền thống

ở làng xã, phục vụ lợi ích lâu dài của cộng đồng dân cư, bảo vệ môi trường. Sách

cũng phân tích phương pháp và quy trình phát triển du lịch nông thôn; đánh giá và

rút ra kinh nghiệm từ một số điển hình thực tế phát triển du lịch nông thôn dựa trên

các mô hình đã thực hiện; hệ thống các địa danh, khu vực có nhiều tiềm năng phát

triển du lịch nông thôn ở Việt Nam; đề cập vai trò của các cơ quan liên quan, đề

xuất các chính sách liên quan để có thể vận dụng cẩm nang cho phát triển du lịch

nông thôn Việt Nam.

- Bài viết “Phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

kinh tế quốc tế” của Nguyễn Văn Mạnh [58]. Tác giả đã trình bày quan điểm chung

về phát triển du lịch bền vững, phân tích ba trụ cột của phát triển du lịch bền vững

Page 33: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

26

(kinh tế, xã hội, môi trường), đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với sự

phát triển bền vững của du lịch Việt Nam sau một năm gia nhập WTO, đề xuất một

số giải pháp cơ bản để khắc phục những yếu kém, thúc đẩy du lịch Việt Nam phát

triển bền vững hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Có thể kể đến những công trình nghiên cứu khác trong nước với các hướng

nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững như: “Tài nguyên du lịch”của Bùi Thị

Hải Yến [120]; “Việt Nam văn hóa và du lịch” của Trần Mạnh Thường [91]; “Du

lịch và Du lịch sinh thái” của Thế Đạt [32]; “Du lịch sinh thái” do tác giả Lê Huy

Bá làm Chủ biên [1]; “Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với

du lịch Việt Nam bước sang thập kỷ tới 2011-2020” của Hà Văn Siêu [69]... Các

công trình nói trên đề cập đến một số khía cạnh lý luận liên quan đến phát triển du

lịch bền vững; đồng thời phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch

của một số địa phương, điểm đến, trong một số loại hình du lịch, trong bối cảnh và

những điều kiện cụ thể. Những nội dung lý luận và những giải pháp thực tế trong

các bài viết có ý nghĩa tham khảo nhất định cho đề tài luận án của tác giả.

1.3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.3.1. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

- Các nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững đã xuất hiện trên thế giới từ

khoảng cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Ở Việt Nam, các công trình nghiên

cứu về vấn đề này được đặt ra sau đó, trên cơ sở tiếp cận, tiếp thu những kết quả

nghiên cứu lý luận và thực tiễn của quốc tế. Từ đó đến nay, phát triển du lịch bền

vững ngày càng thu hút sự quan tâm nhiều hơn của các nhà nghiên cứu, vừa bởi

ý nghĩa của vấn đề này với các quốc gia, các nền kinh tế - xã hội cả trước mắt

cũng như lâu dài; vừa vì việc nghiên cứu và thực hành phát triển du lịch bền

vững đã trở thành yêu cầu mang tính thời sự và ngày càng trở nên bức thiết hơn

cho mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế trong thời đại ngày nay. Số lượng các nghiên

cứu về phát triển du lịch bền vững ngày càng phong phú, đa dạng hơn.

- Khái quát chung tình hình nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững cho thấy:

+ Phần lớn các nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững xuất phát từ góc

nhìn của phát triển bền vững nói chung để hình thành nên những nội dung lý

Page 34: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

27

luận về phát triển du lịch bền vững. Chính vì vậy, các yếu tố có tính nguyên tắc

chung, các trụ cột của phát triển bền vững cũng đều được thể hiện trong khung lý

thuyết về phát triển du lịch bền vững, đó là các yếu tố, khía cạnh về kinh tế, văn

hóa - xã hội và tài nguyên môi trường, sự cân đối và tương tác giữa các yếu tố

đó, cân đối giữa phát triển trước mắt và phát triển lâu dài nhằm đảm bảo mục

tiêu bền vững dài hạn.

+ Các quan điểm lý luận về phát triển du lịch bền vững đã dần đi đến

những điểm chung nhất về những vấn đề lớn và có tính bao trùm; khung lý

thuyết về phát triển du lịch bền vững ngày một được bổ sung hoàn chỉnh hơn.

Các công trình nghiên cứu, ở từng thời điểm cụ thể, với chủ đề, quy mô, phương

pháp tiếp cận khác nhau đã khai thác khá đa dạng, ở nhiều góc độ và mức độ về

phát triển du lịch bền vững. Nhiều công trình khá công phu về lý luận, có sự bổ

sung, cập nhật các thành tựu cả về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn. Các nghiên

cứu về sau có xu hướng ngày càng tiếp cận sâu và chi tiết những vấn đề cụ thể,

có tính ứng dụng trực tiếp vào thực tế, gắn với yếu tố bền vững trong một số loại

hình, sản phẩm du lịch, với một số khía cạnh của phát triển du lịch bền vững và

nghiên cứu vận dụng các nội dung lý luận chung về phát triển du lịch bền vững

cho xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, hoạch định chính sách và đề xuất

các biện pháp phát triển du lịch bền vững ở các vùng miền, khu vực, địa phương,

điểm đến du lịch cụ thể.

+ Do tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng và xã hội hóa rất cao của hoạt động

du lịch nên vấn đề phát triển du lịch bền vững thu hút sự quan tâm nghiên cứu từ

nhiều góc độ chuyên ngành như kinh tế, môi trường, địa lý, văn hóa, lao động xã

hội... Các công trình nghiên cứu trong nước về phát triển du lịch bền vững phần

nhiều được tiếp cận, trình bày dưới góc độ của các chuyên ngành quản lý kinh tế,

kinh tế môi trường, tài nguyên, môi trường, văn hóa. Các công trình nghiên cứu tiếp

cận vấn đề phát triển du lịch bền vững dưới góc độ kinh tế phát triển chưa nhiều.

1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Một là, vẫn còn có những quan điểm chưa thống nhất hoàn toàn về khái

niệm, nội dung, tiêu chí và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững.

Page 35: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

28

- Một số tác giả tiếp cận nội dung theo nội hàm ba trụ cột của phát triển bền

vững (phát triển kinh tế, xã hội và môi trường theo hướng bền vững); một số tác

giả khác tiếp cận nội dung theo hướng làm gì để phát triển du lịch bền vững, theo

đó các nội dung chủ yếu của phát triển du lịch bao gồm quy hoạch và kế hoạch

phát triển du lịch; huy động và sử dụng các nguồn lực theo hướng hiệu quả...

- Từ cách tiếp cận khác nhau về nội dung phát triển du lịch bền vững dẫn đến

sự thể hiện khác nhau về nội dung, các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng

đến phát triển du lịch bền vững.

Hai là, mức độ tương quan như thế nào để được coi là “kết hợp” hoặc “cân

đối hợp lý” giữa ba trụ cột kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trường trong phát triển

du lịch bền vững chưa được phân tích sâu ở góc độ lý thuyết chung. Đây là vấn đề

phức tạp, khó đưa ra một phương án chung mang tính định lượng về các mối tương

quan này để có thể áp dụng cho tất cả các mô hình thực hành phát triển du lịch bền

vững, trong mọi giai đoạn phát triển. Song, để phát triển du lịch bền vững có tính

khả thi trên thực tế, vấn đề này cần được nghiên cứu sâu hơn, gắn với không gian,

thời gian và các điều kiện cụ thể mà lý thuyết về phát triển du lịch bền vững sẽ được

vận dụng.

Ba là, các công trình nghiên cứu lý luận về phát triển du lịch bền vững đều

tiếp cận và phân tích vấn đề nghiên cứu ở khía cạnh mục tiêu hướng đến, những yêu

cầu và nguyên tắc của sự phát triển dưới góc độ quản lý kinh tế, chưa có công trình

nào tiếp cận và phân tích sâu về mặt lý luận để làm rõ các nội dung, đặc biệt là đặc

điểm của phát triển du lịch bền vững.

Bốn là, hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững chưa có sự

thống nhất, phần lớn các công trình mới chỉ đưa ra các tiêu chí định tính, khó cụ thể

hóa thành các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch bền vững có tính khả thi để áp

dụng trên thực tế; chưa có công trình nào phân tích và đề xuất được bộ tiêu chí đánh

giá phát triển du lịch bền vững phù hợp với phạm vi, quy mô, đặc thù về điều kiện

phát triển du lịch, năng lực phân tích, đánh giá của các địa phương cấp tỉnh.

Năm là, vấn đề nghiên cứu ở cấp độ Tiến sĩ, dưới góc độ kinh tế phát triển về

phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ - với những đặc trưng riêng về điều kiện

tự nhiên, văn hóa và xã hội - chưa được công trình nào đặt ra. Vì vậy, có thể khẳng

Page 36: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

29

định, đề tài “Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ” không trùng lắp với các

công trình nghiên cứu đã công bố trong và ngoài nước.

Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc những kết quả nghiên cứu đã công bố, Luận

án nghiên cứu đề tài “Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ” tiếp tục giải

quyết những vấn đề cụ thể sau:

- Về mặt lý luận:

+ Hệ thống hóa và đề xuất khái niệm, nội dung phát triển du lịch bền vững, đề

xuất bộ tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững ở địa phương cấp tỉnh;

+ Phân tích đặc điểm và vai trò của phát triển du lịch bền vững;

+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững ở địa

phương cấp tỉnh;

- Về thực tiễn:

+ Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững ở

một số quốc gia, vùng lãnh thổ, một số địa phương, khu du lịch trong nước và rút ra

những giá trị tham khảo cho phát triển du lịch bền vững ở cấp tỉnh.

+ Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển du lịch Phú Thọ trên cơ sở các

nội dung lý luận chung về phát triển du lịch bền vững; chỉ rõ những kết quả, hạn

chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ dưới góc

độ phát triển bền vững; phân tích những cơ hội và thuận lợi, khó khăn và thách thức

của Phú Thọ cho phát triển du lịch bền vững;

+ Đề xuất mục tiêu, định hướng, giải pháp phát triển du lịch bền vững ở tỉnh

Phú Thọ trong những năm tới.

Page 37: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

30

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH

2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH

BỀN VỮNG

2.1.1. Khái niệm phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững

2.1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững

Khái niệm phát triển bền vững từng bước được hình thành cùng với quá trình

nhận thức về phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của các quốc gia trên

thế giới. Đối mặt với những hậu quả do tham vọng thúc đẩy phát triển kinh tế thật

nhanh chóng từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, con người bắt đầu nhìn nhận về

tầm quan trọng của bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên và sự cần thiết phải gắn

các mục tiêu về tiến bộ xã hội trong quá trình phát triển kinh tế. Vào khoảng những

năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng

trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường được công bố. Năm 1980, thuật ngữ “phát triển

bền vững” lần đầu tiên được đề cập trong bản Chiến lược bảo tồn thế giới do IUCN,

với sự hợp tác của UNEP và WWF công bố, với nội dung: “để sự phát triển bền

vững thì cùng với yếu tố kinh tế, nó phải tính đến cả các yếu tố xã hội và sinh thái;

yếu tố tài nguyên tái tạo và không tái tạo; và tính đến những thuận lợi, khó khăn cả

trước mắt cũng như lâu dài trong các phương án hành động” [130, tr.11].

Năm 1987, báo cáo Tương lai chung của chúng ta (còn gọi là Báo cáo

Brundtland) do WECD ấn hành đưa ra quan điểm của Liên hiệp quốc về phát triển

bền vững, theo đó phát triển bền vững được hiểu là “sự phát triển có thể đáp ứng

được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp

ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” [149, tr.43].

Năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh trái đất về Môi trường và Phát triển của

Liên hiệp quốc họp tại Rio de Janeiro (Brazil) thông qua Tuyên bố Rio về môi

trường và phát triển và Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) [141]. Với 27 nguyên

tắc trong Tuyên bố, cùng 40 nhóm nội dung được thể hiện trong Chương trình nghị

sự, quan niệm về phát triển bền vững được hoàn chỉnh hơn, không chỉ bao gồm các

yếu tố tăng trưởng gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường, mà còn đề cập đến các

Page 38: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

31

khía cạnh về bảo đảm sự tiến bộ xã hội cho con người trong quá trình thực hiện mục

tiêu phát triển. Các nội dung này tiếp tục được khẳng định và nhấn mạnh tại Hội

nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững (WSSD) họp tại Johannesburg

(Nam Phi) năm 2002. Theo đó, quan niệm về phát triển bền vững được Liên hiệp

quốc đưa ra là: “bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định trong mối quan hệ với thực

hiện tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên,

bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống” [141, tr.15,16; 142, tr.16]. Phát

triển bền vững theo quan điểm của Liên hiệp quốc tập trung vào ba khía cạnh (trụ

cột) mà sự phát triển đó muốn đạt đến là: bền vững về mặt kinh tế; bền vững về mặt

xã hội; bền vững về môi trường sinh thái.

Bước sang thế kỷ XXI, trước những diễn biến mới của các yếu tố toàn cầu

hóa, hội nhập và biến đổi khí hậu với xu hướng ngày càng nhanh hơn, quan điểm

phát triển bền vững với ba trụ cột của sự phát triển một mặt nhìn chung tiếp tục

nhận được sự đồng thuận từ nhiều nghiên cứu cũng như tại các chương trình nghị sự

lớn của thế giới (như RIO+20, COP 21), mặt khác nội hàm của các trụ cột, phạm vi

của sự phát triển được mở rộng, đề cập sâu hơn các vấn đề toàn cầu mà mọi quốc

gia đều phải đối mặt.

Ở Việt Nam, quan điểm về phát triển bền vững được tiếp cận nghiên cứu và

từng bước vận dụng trong hoạch định chủ trương, chính sách phát triển từ đầu

những năm 90 của thế kỷ trước và ngày càng được bổ sung, hoàn thiện. Năm 1991,

bản Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991 - 2000

được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành, trong đó một số nội dung được tiếp

cận theo quan điểm phát triển bền vững của quốc tế ở thời điểm đó. Tại Chỉ thị số

36-CT/TW ngày 25/6/1998, Bộ Chính trị khẳng định quan điểm “bảo vệ môi trường

là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm

phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước” [4]. Quan điểm phát triển bền vững được bổ sung và khẳng định rõ hơn trong

các Văn kiện của Đảng. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng

Cộng sản Việt Nam khẳng định con đường phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là

“Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện

tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” [28, tr.162]. Các văn kiện Đại hội

Page 39: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

32

Đảng các khóa X, XI tiếp tục nhấn mạnh quan điểm này. Đại hội XII nhấn mạnh

quan điểm phát triển bền vững, đồng thời bổ sung định hướng “Phát triển hài hòa

giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu” [31, tr.270] và chủ

trương đẩy mạnh chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu

- một mô hình thực định của phát triển bền vững.

Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ Quyết định ban hành Định hướng chiến

lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam),

trong đó đã đưa ra mục tiêu tổng quát và các nguyên tắc chính để phát triển bền

vững [86]. Những mục tiêu này tiếp tục được khẳng định, bổ sung phù hợp trong

Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 ban hành năm

2012, với nội dung “Tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến độ, công

bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội,

bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”

[88, tr.2]. Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 cũng xác

định ba nhóm định hướng ưu tiên nhằm phát triển bền vững trong cả giai đoạn,

tương ứng với ba khía cạnh của phát triển bền vững (gồm các định hướng ưu tiên về

kinh tế, về xã hội, về tài nguyên và môi trường). Luật Bảo vệ môi trường do Quốc

hội thông qua ngày 23/6/2014, tại khoản 4, Điều 3 đưa ra định nghĩa về phát triển

bền vững: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà

không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ

sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo

vệ môi trường” [65].

Như vậy, có thể thấy trong các nghiên cứu cũng như các chương trình nghị sự

của thế giới và ở Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững ngày càng được bổ sung

và đã đi dần đến những nhận thức chung nhất về nội hàm của khái niệm này, trong

đó cho rằng phát triển bền vững là sự phát triển đạt được sự kết hợp hài hòa, chặt

chẽ, hợp lý giữa cả ba khía cạnh (trụ cột) kinh tế, xã hội và môi trường.

Tuy nhiên, việc xác định mối quan hệ giữa ba trụ cột của phát triển bền vững

như thế nào là “hài hòa”, “chặt chẽ”, “hợp lý” thì nhìn chung các nghiên cứu lại

chưa có sự chú ý đầy đủ hoặc chưa thống nhất về quan điểm. Gần đây, một số

nghiên cứu về phát triển bền vững, đặt trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa, hội

Page 40: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

33

nhập quốc tế và biến đổi khí hậu đã tập trung phân tích sâu hơn về vấn đề này. Theo

các tác giả Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng, phát triển bền vững là:

Sự phát triển dựa trên kết hợp giữa nội lực của Việt Nam với sức mạnh

của hội nhập quốc tế, nhằm tạo ra và duy trì được trước hết là sự bền

vững trong tăng trưởng kinh tế. Đồng thời những thành quả đạt được của

tăng trưởng kinh tế vừa có sự lan tỏa tích cực, vừa chịu sự ràng buộc bởi

yêu cầu của các khía cạnh xã hội và môi trường, hướng tới mục tiêu phát

triển vì con người [52, tr.105].

Tác giả thống nhất việc cần làm rõ hơn nội hàm và mối quan hệ, sự ràng

buộc, liên kết cũng như tương quan giữa các trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường

trong phát triển bền vững như quan điểm tiếp cận trên. Trên cơ sở đó, trong luận án

này tác giả cho rằng: “Phát triển bền vững là sự phát triển đạt được tăng trưởng kinh

tế bền vững đồng thời thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội ngày càng cao và dựa trên

cơ sở khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, phòng

ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường và phát triển

các tài nguyên có khả năng tái sinh”.

Trong định nghĩa vừa nêu, phát triển bền vững bao gồm ba nội dung (trụ cột)

cơ bản sau:

- Tăng trưởng kinh tế bền vững: Tăng trưởng với tốc độ cao hợp lý, ổn định

dài hạn. Tăng trưởng có chất lượng trên cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả các

nguồn lực phát triển và gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội

theo xu hướng tiến bộ.

Tốc độ tăng trưởng cao hợp lý và ổn định dài hạn được đánh giá bởi các

thước đo (tiêu chí) được xây dựng phù hợp với tiềm năng các nguồn lực và tốc độ

đó phải đạt được trong dài hạn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo xu hướng

tiến bộ là sự chuyển dịch hướng tới một cơ cấu kinh tế - xã hội có khả năng phát

huy tốt nhất hiệu quả sử dụng các nguồn lực phát triển gắn với đổi mới mô hình

tăng trưởng từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu, nhằm

đạt được mục tiêu tăng trưởng ổn định, gia tăng năng lực nội sinh cho nền kinh tế.

- Tăng trưởng kinh tế bền vững đồng thời thúc đẩy tiến bộ và công bằng về

xã hội đạt được ngày càng cao hơn: Tăng trưởng kinh tế cao hợp lý và ổn định tạo

điều kiện cho người lao động có cơ hội tham gia làm việc, tỷ lệ thất nghiệp giảm,

Page 41: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

34

thu nhập ngày càng tăng; tác động lan tỏa tích cực đến công tác xóa đói giảm

nghèo, giảm tỷ lệ nghèo, xóa nghèo bền vững (tái nghèo được khống chế). Tăng

trưởng kinh tế đồng thời đảm bảo khả năng tiếp cận các nguồn lực, tiếp cận các dịch

vụ công (dịch vụ y tế, giáo dục, các công trình phục vụ cộng đồng) của các thành

phần kinh tế và của mọi người đều bình đẳng.

- Tăng trưởng kinh tế bền vững trên cơ sở khai thác, sử dụng hợp lý, tiết

kiệm nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát

có hiệu quả ô nhiễm môi trường và phát triển các tài nguyên có khả năng tái sinh:

Quá trình tăng trưởng kinh tế phải bảo đảm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và không

khai thác quá mức nguồn lực tài nguyên thiên nhiên đồng thời tái tạo, phát triển các

tài nguyên có khả năng tái sinh; xây dựng các phương án tăng trưởng thân thiện với

môi trường và có những biện pháp đồng bộ phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm

soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường trong suốt quá trình tăng trưởng. Tăng trưởng

kinh tế đạt được trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn lực tài

nguyên thiên nhiên không chỉ không làm suy giảm chất lượng môi trường mà còn

tạo nguồn lực, điều kiện để bảo vệ tốt môi trường sống, bảo tồn đa dạng sinh học,

khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.

2.1.1.2. Khái niệm phát triển du lịch bền vững

- Khái niệm du lịch và phát triển du lịch

Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người và ngày nay

du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mang lại nguồn thu nhập quan trọng của

nhiều quốc gia, nhiều nền kinh tế trên thế giới. Ý nghĩa và tầm quan trọng của du

lịch đã được ghi nhận trong Tuyên bố Manila về Du lịch thế giới năm 1980 là “một

hoạt động cần thiết cho cuộc sống của các dân tộc do tác dụng trực tiếp của nó trên

các lĩnh vực xã hội, văn hóa, giáo dục, và với các thành phần kinh tế trong mỗi nền

kinh tế cũng như trong các mối quan hệ quốc tế” [150, tr.1].

Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về du lịch, với nhiều góc

độ tiếp cận khác nhau, từ đó đưa ra khá nhiều định nghĩa khác nhau về vấn đề này.

Định nghĩa đầu tiên về du lịch tại Anh “là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý

thuyết và thực hành của (các) cuộc hành trình với mục đích giải trí. Ở đây sự giải trí

là động cơ chính” [trích theo 34, tr.13].

Page 42: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

35

Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch tại Otawa, Canada đưa ra định nghĩa:

Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường

thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình) trong một khoảng thời

gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định

trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động

kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm [trích theo 34, tr.15].

Theo UNWTO,

Du lịch là một hiện tượng văn hóa, xã hội và kinh tế đòi hỏi sự di chuyển

của con người đến những quốc gia hay những địa điểm khác bên ngoài

khu vực sinh sống thường ngày của họ cho mục đích cá nhân hoặc công

việc. Những người này được gọi là du khách (mà có thể là khách du lịch

hoặc người đi chơi, người cư trú hoặc không cư trú) và du lịch đã thực

hiện những hoạt động đó cho họ, một số trong đó có liên quan đến chi

tiêu du lịch [146, tr.1].

Trên cơ sở tổng hợp những quan điểm lý luận và thực tiễn về du lịch trên thế

giới và trong nước, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đưa ra định nghĩa:

Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng

dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh

nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan,

giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó

phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du

lịch và cho bản thân doanh nghiệp [34, tr.16].

Qua một số định nghĩa trên, có thể nói rằng du lịch là một dạng hoạt động

đặc thù, gồm nhiều chủ thể tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Du

lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội.

Nghiên cứu các định nghĩa khác nhau về du lịch, tác giả cơ bản thống nhất

với nội dung định nghĩa của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Tuy nhiên,

để có được cách tiếp cận bao quát và đầy đủ hơn về du lịch như một ngành kinh tế

của một địa phương và quốc gia, theo tác giả, “Du lịch là một ngành kinh tế bao

gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch

vụ của những doanh nghiệp và của người dân, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại,

lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách du lịch.

Page 43: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

36

Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho địa

phương, nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp, người dân”.

Từ khái niệm về du lịch và khái niệm phát triển kinh tế nói chung, có thể đưa

ra định nghĩa phát triển du lịch sau: “Phát triển du lịch là sự tăng lên về thu nhập,

quy mô của ngành du lịch cùng với sự thay đổi chất lượng và cơ cấu ngành du lịch

theo hướng tiến bộ và hiệu quả. Phát triển du lịch đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu

cầu của du khách, đem lại hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng cao và mở

rộng lợi ích cho địa phương, nước làm du lịch, cho doanh nghiệp hoạt động du lịch

và người dân”.

- Khái niệm phát triển du lịch bền vững

Phát triển du lịch bền vững không tách rời sự phát triển bền vững nói chung.

Bởi lẽ, nói đến phát triển du lịch bền vững là nói đến sự phát triển bền vững trong

một ngành, lĩnh vực, trong mối tương tác với các ngành, lĩnh vực, khu vực khác và

nằm trong sự phát triển bền vững chung của địa phương và quốc gia.

Cho đến nay, phát triển du lịch bền vững đã được định nghĩa theo một số

cách khác nhau. Các học giả Butler (1993), Murphy (1994), Mowforth và Munt

(1998) có chung quan điểm cho rằng phát triển du lịch bền vững là “quá trình phát

triển được duy trì trong không gian và thời gian nhất định, sự phát triển đó không

làm giảm khả năng thích ứng của con người trong khi vẫn có thể ngăn chặn những

tác động tiêu cực tới sự phát triển lâu dài” [trích theo 9, tr.3]. Trong khi đó,

Machado (2003) cho rằng phát triển du lịch bền vững là “quá trình phát triển các

sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách, ngành du lịch và

cộng đồng địa phương mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế

hệ tương lai” [trích theo 103, tr.26].

Trên cơ sở định nghĩa về phát triển bền vững đã được nêu trong báo cáo

Tương lai chung của chúng ta của WCED năm 1987 và bổ sung tại Hội nghị về môi

trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992, UNWTO đưa

ra định nghĩa về du lịch bền vững:

Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng

nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn

quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển

hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản

Page 44: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

37

lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội,

thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn

hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống

hỗ trợ cho cuộc sống con người [trích theo 56, tr.27; 129, tr.2-3].

Theo UNEP (1999):

Phát triển du lịch bền vững được hiểu là sự phát triển du lịch đáp ứng các

nhu cầu hiện tại của khách du lịch và cộng đồng địa phương trong khi

vẫn bảo vệ và tăng cường cơ hội cho tương lai. Phát triển du lịch bền

vững đáp ứng các yêu cầu sau:

- Tài nguyên du lịch (tự nhiên, lịch sử, văn hóa, các tài nguyên khác)

được bảo vệ theo một cách thức phù hợp để có thể cho phép chúng được

sử dụng trong tương lai, trong khi hiện tại vẫn đem lại lợi ích cho xã hội;

- Quy hoạch và quản lý phát triển du lịch được thực hiện theo phương

thức phù hợp để tránh gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sinh thái,

văn hóa - xã hội trong khu vực có liên quan;

- Chất lượng tổng thể của môi trường trong các khu vực du lịch được bảo

tồn, và khi cần thiết được cải thiện;

- Mức độ hài lòng của du khách nên được duy trì để đảm bảo rằng những

điểm đến tiếp tục thu hút và duy trì được tiềm năng thương mại của nó;

và du lịch đem lại lợi ích rộng rãi cho các thành viên trong xã hội [trích

theo 143, tr.7].

Trong các ấn phẩm được công bố năm 2005, UNWTO đưa ra định nghĩa

mới về du lịch bền vững, trong đó bổ sung một số nội dung về mục đích và yêu

cầu mà du lịch bền vững cần hướng tới: “Du lịch bền vững, nói một cách đơn

giản, là du lịch có suy tính đầy đủ đến những ảnh hưởng kinh tế, xã hội và môi

trường cả trong hiện tại và tương lai, đến những nhu cầu của khách du lịch, của

ngành du lịch, của môi trường và của sự phát triển các cộng đồng” [trích theo 97,

tr.21-22; 144, tr.11-12].

Ở trong nước, các nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững cũng đã đưa ra

một số định nghĩa về vấn đề này. Một trong các định nghĩa về phát triển du lịch bền

vững được ghi nhận trong nhiều công trình nghiên cứu đã công bố, với nội dung:

Page 45: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

38

Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị

tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du

lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo

sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự

toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho

công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng

đồng địa phương [56, tr.29].

Luật Du lịch của Việt Nam năm 2005 (Điều 4, Chương 1) cũng đã đưa ra định

nghĩa: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà

không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai” [63].

Qua nghiên cứu, tổng hợp ý kiến của các chuyên gia và nhà khoa học, đồng

thời dựa vào các định nghĩa đã đề xuất về phát triển bền vững, du lịch, phát triển du

lịch và căn cứ đặc điểm của ngành du lịch, tác giả đưa ra định nghĩa về phát triển du

lịch bền vững ở địa phương cấp tỉnh phù hợp với phạm vi nghiên cứu của luận án

như sau: “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển đạt được tăng trưởng kinh tế

bền vững của ngành du lịch, đồng thời thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội ngày càng

cao và gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa, bảo vệ nguồn tài

nguyên thiên nhiên, phát triển các tài nguyên có khả năng tái sinh, bảo vệ môi

trường sinh thái”.

Với định nghĩa trên, phát triển du lịch bền vững gồm 3 nội dung (trụ cột) cơ

bản sau:

- Tăng trưởng kinh tế bền vững ngành du lịch;

- Tăng trưởng kinh tế bền vững đồng thời thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội

ngày càng cao và gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa;

- Tăng trưởng bền vững gắn liền với bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên,

phát triển các tài nguyên có khả năng tái sinh, bảo vệ môi trường sinh thái.

Các nội dung trên sẽ được phân tích rõ ở mục 2.2.1. của luận án này.

2.1.2. Đặc điểm và vai trò của phát triển du lịch bền vững

2.1.2.1. Đặc điểm của phát triển du lịch bền vững

Từ những phân tích ở trên cho thấy, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có

định hướng tài nguyên rõ rệt, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành,

liên vùng và xã hội hoá cao. Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển kết hợp hợp

Page 46: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

39

lý giữa ba mặt của sự phát triển (kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trường). Vì vậy,

phát triển du lịch bền vững có những đặc điểm riêng, mang tính đặc trưng khác biệt

so với phát triển du lịch nói chung, nhất là phát triển du lịch không bền vững.

Một là, phát triển du lịch bền vững là sự phát triển có kiểm soát về mặt kinh

tế, đảm bảo chất lượng tăng trưởng.

Đây là một trong những điểm đặc trưng của phát triển du lịch bền vững, thể

hiện sự khác biệt với phát triển du lịch không bền vững. Phát triển du lịch bền vững

không đặt ra mục tiêu tối đa hóa tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, đánh đổi sự ổn

định và công bằng xã hội, đánh đổi tài nguyên, môi trường để lấy tốc độ tăng trưởng

cao, mà duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, ổn định, phù hợp với điều kiện và

an toàn nguồn lực. Nguồn lực tài nguyên du lịch, bao gồm cả tài nguyên du lịch tự

nhiên và nhân văn, không bị khai thác quá mức đến cạn kiệt hoặc phải đối mặt với

nguy cơ suy giảm, xuống cấp để phục vụ mục tiêu tăng trưởng và thu lợi ích ngắn

hạn. Việc khai thác nguồn khách du lịch cũng không bị áp lực phải tối đa hóa để

phục vụ mục tiêu lợi nhuận mà có sự kiểm soát để tránh vượt quá sức tải của tài

nguyên, môi trường và đảm bảo chất lượng phục vụ. Trong nội dung kinh tế của

phát triển du lịch bền vững, việc đảm bảo chất lượng tăng trưởng được đặt lên hàng

đầu, với yêu cầu về hiệu quả sử dụng nguồn lực, tăng trưởng gắn với chuyển dịch

cơ cấu kinh tế ngành du lịch theo hướng tiến bộ, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ

cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bền vững.

Hai là, phương thức phát triển hướng đến sự cân đối, hài hòa giữa các khía

cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, giữa mục tiêu, lợi ích ngắn hạn và dài hạn trong

quá trình phát triển.

Nếu như phát triển du lịch không bền vững chỉ chú trọng mục tiêu kinh tế,

tối đa hóa lợi nhuận, các khía cạnh xã hội, môi trường chỉ là phương tiện để đạt mục

tiêu kinh tế chứ không phải là mục tiêu cuối cùng, thì trong phát triển du lịch bền

vững, có sự cân đối các nội dung và mục tiêu phát triển, trong đó các khía cạnh kinh

tế, xã hội, môi trường đều là những trụ cột quan trọng của phát triển bền vững, được

quan tâm đầy đủ và hài hòa. Phát triển du lịch bền vững cũng bao hàm sự cân nhắc

kỹ lưỡng, hợp lý giữa mục tiêu, lợi ích ngắn hạn và dài hạn để có phương án phân

bổ nguồn lực và các giải pháp phù hợp trong tổ chức thực hiện, hướng đến đạt được

các mục tiêu này.

Page 47: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

40

Ba là, trong phát triển du lịch bền vững, bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ

môi trường vừa là cơ sở, giải pháp, vừa là mục tiêu của sự phát triển.

Tài nguyên, môi trường du lịch là nguồn lực đầu vào, là điều kiện cần thiết

cho mọi phương thức phát triển du lịch, trong đó có phát triển du lịch bền vững.

Tuy nhiên, trong khi du lịch không bền vững chỉ coi tài nguyên, môi trường du lịch

là yếu tố đầu vào cần phải tận dụng, khai thác triệt để và sẵn sàng đánh đổi việc bảo

vệ tài nguyên, môi trường để hướng đến tối đa hóa lợi ích kinh tế, thì phát triển du

lịch bền vững đặt ra yêu cầu bảo vệ, bảo tồn tài nguyên, phát triển các loại tài

nguyên có khả năng tái sinh, bảo vệ môi trường trong suốt quá trình phát triển,

không những thế, phát triển du lịch bền vững đặt ra mục tiêu bảo vệ tài nguyên, môi

trường cân bằng với các mục tiêu kinh tế, xã hội khác cả trước mắt cũng như lâu

dài, và trong phát triển du lịch bền vững, vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường là

một trong ba trụ cột phát triển.

Bốn là, phát triển du lịch bền vững đặt ra yêu cầu trách nhiệm cao và sự công

bằng về lợi ích đối với các chủ thể tham gia hoạt động du lịch.

Các chủ thể chính tham gia hoạt động du lịch bao gồm cơ sở kinh doanh du

lịch, khách du lịch, cộng đồng bản địa nơi có hoạt động du lịch và cơ quan quản lý

nhà nước về du lịch. Mỗi chủ thể có vai trò, vị trí riêng và thông qua hoạt động

tham gia, bằng hành vi cụ thể của mình, đều có những đóng góp, tác động, ảnh

hưởng đến sự phát triển của du lịch. Do đó tính trách nhiệm của các chủ thể tham

gia hoạt động du lịch là yếu tố cần thiết để góp phần đảm bảo cho du lịch phát triển

bền vững; đồng thời vấn đề công bằng về lợi ích cũng chính là một trong các yêu

cầu, nội dung của phát triển du lịch bền vững, một mục tiêu mà phát triển du lịch

bền vững hướng đến. Yêu cầu về trách nhiệm đối với mỗi chủ thể bao gồm cả trách

nhiệm về kinh tế, xã hội và môi trường. Cùng với trách nhiệm, mỗi chủ thể cũng

đều có cơ hội và quyền được thụ hưởng lợi ích tương xứng, tạo nên sự cân bằng và

công bằng giữa trách nhiệm và quyền lợi: cơ sở kinh doanh du lịch có cơ hội cạnh

tranh bình đẳng, được thu lợi chính đáng từ những sản phẩm, dịch vụ du lịch mà

mình đã đầu tư; khách du lịch được hưởng thụ sản phẩm du lịch, được thỏa mãn

nhu cầu tham quan ngắm cảnh, trải nghiệm văn hóa, xã hội và tận hưởng môi

trường trong lành ở điểm du lịch đúng với chi phí đã bỏ ra; cộng đồng bản địa được

mở ra cơ hội việc làm, tiêu thụ sản phẩm, giữ gìn văn hóa truyền thống tương xứng

Page 48: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

41

với việc thể hiện vai trò trách nhiệm là một phần tạo nên bản sắc của sản phẩm du

lịch và với những đóng góp vào việc bảo vệ, giữ gìn bản sắc, tài nguyên, môi trường

du lịch; cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương có được nguồn thu ngân

sách từ du lịch, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, một hệ tài nguyên và môi

trường được bảo vệ, tôn tạo và an ninh trật tự chung của địa phương được bảo đảm,

tương xứng với những cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý cụ thể đã thực hiện để

tạo cơ sở, điều kiện, môi trường đảm bảo phát triển du lịch bền vững.

Năm là, phát triển du lịch bền vững dựa trên các nguyên tắc phù hợp, được

quán triệt xuyên suốt và tuân thủ nghiêm túc trong quá trình phát triển.

Đây cũng là một đặc trưng riêng có để đạt được và duy trì sự phát triển du

lịch bền vững. Trong khi phát triển du lịch không bền vững không trên cơ sở hoặc

thường xuyên phá vỡ các nguyên tắc phát triển, thì phát triển du lịch bền vững luôn

tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ các nguyên tắc - vốn cũng đã được xác định để định

hướng và đảm bảo sự phát triển bền vững.

Dựa trên những nguyên tắc chung của phát triển bền vững đối với các ngành

kinh tế, trên cơ sở tham khảo các kết quả nghiên cứu đã được công bố, tác giả đề

xuất một số nguyên tắc phát triển du lịch bền vững của địa phương được phân nhóm

theo các khía cạnh của phát triển bền vững như sau:

- Nhóm nguyên tắc phát triển du lịch bền vững về kinh tế:

+ Phát triển trên cơ sở chiến lược, có quy hoạch và quy hoạch phát triển du

lịch bền vững phải phù hợp với quy hoạch tổng thể, đồng bộ với các quy hoạch bền

vững khác có liên quan;

+ Đánh giá đầy đủ các tác động kinh tế trước và trong quá trình phát triển du

lịch, đảm bảo hiệu quả kinh tế ổn định, lâu dài của du lịch đồng thời ưu tiên tiến

hành những hình thức phát triển mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và giảm

thiểu tác động tiêu cực đến sinh kế của cộng đồng;

+ Tối đa hóa lợi ích kinh tế địa phương bằng cách tăng cường các mối liên

kết và giảm thiểu sự thất thoát;

+ Tiếp thị, quảng bá du lịch có trách nhiệm, trung thực;

+ Thúc đẩy kinh doanh công bằng và cạnh tranh lành mạnh.

- Nhóm nguyên tắc phát triển du lịch bền vững về xã hội:

+ Khuyến khích, mời gọi sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt

Page 49: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

42

động phát triển du lịch. Tôn trọng, thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến cộng

đồng và các đối tượng có liên quan vào quá trình lập kế hoạch và ra quyết định;

+ Đánh giá đầy đủ tác động xã hội của du lịch ngay từ khâu quy hoạch và

trong suốt quá trình phát triển để giảm thiểu tác động tiêu cực, tối đa hóa tác động

tích cực;

+ Tôn trọng và phát huy văn hóa bản địa; tôn trọng cấu trúc cộng đồng

truyền thống; khuyến khích đa dạng văn hóa, xã hội;

+ Đảm bảo cộng đồng được tham gia và hưởng lợi từ du lịch; nỗ lực để đảm

bảo du lịch góp phần cải thiện đời sống cộng đồng.

- Nhóm nguyên tắc phát triển du lịch bền vững về môi trường:

+ Đánh giá đầy đủ tác động của du lịch đến môi trường và sức ép môi trường

lên phát triển du lịch trước và trong suốt quá trình phát triển du lịch để giảm thiểu

tác động tiêu cực và tối đa hóa tác động tích cực;

+ Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, tránh lãng phí hay tiêu thụ quá

mức; tôn trọng khả năng chịu tải của tài nguyên;

+ Duy trì và khuyến khích đa dạng sinh học tự nhiên;

+ Thúc đẩy giáo dục và nhận thức về phát triển du lịch bền vững;

+ Nâng cao năng lực cho các bên liên quan, tăng cường ứng dụng khoa học

công nghệ và mở rộng liên kết trong bảo vệ môi trường.

Thực hiện tốt, đầy đủ các nguyên tắc nói trên là yếu tố đảm bảo cho sự phát

triển du lịch bền vững. Tuy nhiên khi vận dụng, thực hiện các nguyên tắc trên ở mỗi

địa phương và trong từng giai đoạn phát triển cụ thể cần có sự linh hoạt để vừa đảm

bảo được các yếu tố cốt lõi của phát triển bền vững, vừa khả thi trên thực tế.

2.1.2.2. Vai trò của phát triển du lịch bền vững

Một là, phát triển du lịch bền vững đóng góp quan trọng vào phát triển kinh

tế bền vững của địa phương và quốc gia.

Doanh thu của ngành du lịch đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng kinh

tế của địa phương. Mặt khác, sự phát triển của du lịch bền vững có tác động lan tỏa

tích cực đến các ngành, lĩnh vực khác có liên quan (như nông nghiệp, công nghiệp,

các ngành dịch vụ), thúc đẩy các ngành, lĩnh vực này cùng phát triển. Các địa

phương có nguồn thu nhập từ du lịch ngày càng tăng là những minh chứng cho vai

trò của ngành du lịch đối với phát triển kinh tế địa phương.

Page 50: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

43

Du lịch phát triển bền vững thúc đẩy cơ cấu kinh tế địa phương chuyển dịch

theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là nhờ tỷ trọng dịch vụ ngày càng

tăng và đồng thời thúc đẩy các ngành khác chuyển dịch theo hướng hiện đại và hiệu

quả. Du lịch phát triển bền vững kéo theo hạ tầng giao thông phát triển và được bảo

vệ, cơ sở lưu trú hiện đại...

Hai là, du lịch phát triển bền vững đóng góp tích cực vào thực hiện mục tiêu

ổn định chính trị - xã hội và tiến bộ xã hội ngày càng tăng, bảo tồn và tôn vinh các

giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

Các địa phương có chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch phù hợp sẽ tạo

điều kiện, thúc đẩy các doanh nghiệp và đông đảo người dân thực hiện các hoạt

động du lịch có hiệu quả. Nhờ đó, công ăn việc làm ở địa phương ổn định và ngày

càng tăng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân bản địa.

Du lịch phát triển bền vững góp phần tăng cường sự ổn định chính trị- xã hội, an

ninh quốc phòng được giữ vững.

Du lịch phát triển bền vững tạo nhu cầu, điều kiện và đồng thời cũng đặt ra

mục tiêu bảo vệ và tôn tạo các công trình văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật

thể của địa phương, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương nơi có

hoạt động du lịch.

Ba là, phát triển du lịch bền vững tạo điều kiện và đóng góp tích cực cho bảo

vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

Để phát triển du lịch trong dài hạn, các địa phương phải coi trọng công tác

bảo vệ môi trường cảnh quan ở các điểm du lịch, bảo đảm môi trường trong sạch.

Mặt khác, nhờ có việc đầu tư trở lại bằng nguồn thu từ du lịch cho công tác bảo vệ

tài nguyên, phát triển các tài nguyên du lịch có khả năng tái sinh và bảo vệ môi

trường nên nguồn tài nguyên được bảo vệ, môi trường được cải thiện tốt hơn.

Bốn là, phát triển du lịch bền vững góp phần nâng cao năng lực hội nhập

quốc tế cho địa phương, đất nước.

Với việc mở rộng thị trường khách du lịch trong đó cơ cấu khách du lịch

quốc tế ngày càng đa dạng, phong phú, một mặt vừa tạo cơ hội, mặt khác đặt ra

trách nhiệm đối với ngành du lịch nói riêng, các ngành, lĩnh vực khác có liên quan

và cả nền kinh tế nói chung, phải tăng cường năng lực mọi mặt để phù hợp và đáp

Page 51: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

44

ứng với yêu cầu của hội nhập. Bên cạnh đó, với chất lượng và tính trách nhiệm cao

trong phát triển du lịch bền vững, sẽ giúp quảng bá, lan tỏa hình ảnh tốt đẹp của địa

phương, của quốc gia ra với thế giới, đạt được sự ghi nhận tích cực của bạn bè quốc

tế, từ đó tạo thuận lợi cho việc mở rộng, thúc đẩy phát triển các quan hệ giao lưu,

giao thương, hợp tác, hội nhập quốc tế.

2.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

2.2.1. Nội dung của phát triển du lịch bền vững

Phát triển du lịch bền vững bao hàm 3 nội dung (trụ cột) chính: Tăng trưởng

kinh tế bền vững của ngành du lịch; tăng trưởng kinh tế bền vững đồng thời thúc đẩy

tiến bộ, công bằng xã hội ngày càng cao và gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị

văn hóa bản địa; tăng trưởng kinh tế bền vững gắn liền với bảo vệ tài nguyên thiên

nhiên, phát triển các tài nguyên có khả năng tái sinh, bảo vệ môi trường sinh thái.

2.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế bền vững của ngành du lịch

Tăng trưởng kinh tế kinh tế bền vững của ngành du lịch là sự tăng lên về giá

trị tăng thêm của ngành du lịch một cách hợp lý, ổn định dài hạn và có chất lượng

trên cơ sở khai thác hiệu quả, hợp lý tài nguyên du lịch và các nguồn lực khác của

địa phương nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch.

Nội dung này được thể hiện qua những khía cạnh sau:

- Trước hết, là sự tăng lên về giá trị tăng thêm của ngành du lịch ở địa

phương một cách hợp lý và ổn định trong dài hạn.

Tốc độ tăng trưởng là mục tiêu quan trọng hàng đầu đối với mỗi địa

phương và quốc gia. Đây cũng là điều kiện cơ bản để thực hiện các mục tiêu khác

của phát triển bền vững. Tuy nhiên, đối với mỗi ngành kinh tế ở mỗi địa phương

và ở những giai đoạn phát triển khác nhau, mức tăng trưởng để được xác định là

hợp lý không giống nhau. Với ngành du lịch, các địa phương cần căn cứ vào các

điều kiện cụ thể về nguồn lực phát triển đặc biệt là nguồn tài nguyên du lịch để

xác định mục tiêu về tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch cho phù hợp. Sự phù

hợp được hiểu là giới hạn mà mục tiêu định ra nằm trong mức độ vừa đáp ứng yêu

cầu gia tăng thêm được nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu khác

của phát triển du lịch bền vững, vừa không quá cao đến mức tạo nên áp lực đòi hỏi

phải đánh đổi tài nguyên và môi trường du lịch cho tăng trưởng (tăng trưởng

Page 52: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

45

nóng). Mục tiêu này cũng cần được duy trì ổn định lâu dài, phù hợp với chu kỳ

trung và dài hạn của nền kinh tế.

- Hai là, tăng trưởng kinh tế ngành du lịch có chất lượng ngày càng cao trên

cơ sở khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển.

Đối với ngành du lịch, nguồn lực quan trọng nhất là các tài nguyên du lịch.

Khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên chính là việc phát huy được tối đa

lợi thế và những điều kiện riêng có về tài nguyên du lịch để xây dựng và phát triển

bền vững các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương.

Theo Edgell (2006):

Sản phẩm du lịch bền vững khi nó đem đến lợi ích cho cả cộng đồng

địa phương và khách du lịch. Sản phẩm du lịch bền vững sẽ cung cấp

cho khách du lịch một sự hiểu biết tốt hơn về những điểm đến lịch sử,

văn hóa, di sản và nghệ thuật, trong khi người dân địa phương có thể tự

hào về những sản phẩm phản ánh giá trị của nền văn hóa, di sản riêng

có và môi trường của họ. Sản phẩm du lịch được quản lý tốt có thể giúp

tăng cường duy trì và bảo vệ các điểm tham quan tự nhiên và nhân tạo

trong khi đồng thời cho phép tìm hiểu môi trường và di sản văn hóa

[125, tr.30-31].

Còn theo Chương trình Sáng kiến khai thác hành trình du lịch cho phát triển

du lịch bền vững (TOI), nói về sản phẩm du lịch bền vững có nghĩa là:

Trong toàn bộ chu trình của sản phẩm, các lợi ích về môi trường, xã hội và

kinh tế đều phải được xem xét đến; đồng thời sức khỏe cộng đồng và môi

trường cần được bảo vệ. Mỗi công ty phải có trách nhiệm về sản phẩm của

họ và phải đảm bảo rằng tất cả các khía cạnh của sản phẩm hoặc ảnh

hưởng đến sản phẩm của họ đều là bền vững [trích theo 132, tr.21].

Như vậy, sản phẩm du lịch bền vững phải được thiết kế để đảm bảo sự bền

vững về môi trường, văn hóa xã hội và kinh tế trong cả quá trình sản xuất và tiêu

dùng, cả trước mắt và lâu dài. Sản phẩm hình thành trên cơ sở sử dụng hợp lý và

phát huy giá trị của các nguồn tài nguyên du lịch ở điểm đến; khả thi về mặt thương

mại; có thể mang lại các lợi ích về kinh tế, văn hóa, xã hội cho địa phương, cộng

đồng bản địa; việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm không tác động xấu đến môi

Page 53: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

46

trường sinh thái và nguồn tài nguyên du lịch mà ngược lại, góp phần bảo vệ, tôn

tạo, phát huy các giá trị của tài nguyên, duy trì đa dạng sinh thái.

Nguồn lực vốn đầu tư được khai thác hiệu quả cho phát triển du lịch ở địa

phương thể hiện qua: Lượng vốn huy động đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền

vững trong từng thời kỳ, cơ cấu nguồn vốn được xã hội hóa ngày càng cao, cơ cấu

đầu tư từ các nguồn vốn phù hợp với chiến lược phát triển sản phẩm du lịch bền

vững của địa phương; hiệu quả sử dụng các cơ sở vật chất ngành du lịch cao và

giảm thiểu chênh lệch về hiệu suất sử dụng giữa các khoảng thời gian trong năm.

Cùng với hai nguồn lực trên, lao động là nguồn lực quan trọng cần được khai

thác hiệu quả để tạo ra thu nhập và tăng trưởng bền vững cho ngành du lịch và đảm

bảo thu nhập cho chính bản thân người lao động của địa phương. Lao động trong

ngành du lịch phải đáp ứng được những yêu cầu về số lượng, chất lượng và có

những phẩm chất đặc thù. Trong đó, sự phát triển về số lượng, cơ cấu lao động du

lịch phải phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch; chất lượng lao động, kỹ năng,

tính chuyên nghiệp, kỷ luật, kiến thức chuyên ngành về du lịch đáp ứng ngày càng

cao yêu cầu phát triển du lịch bền vững. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực du lịch

bao gồm cả việc bố trí lao động phù hợp với năng lực và chuyên môn, khuyến

khích, phát huy được kỹ năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo và nghệ thuật làm việc

của từng người; duy trì nghiêm túc kỷ luật nghề nghiệp; đảm bảo và ngày càng nâng

cao năng suất lao động gắn với chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho người lao động.

Nguồn lực khoa học công nghệ được sử dụng hiệu quả và đóng góp ngày

càng cao cho tăng trưởng du lịch, thể hiện qua việc chủ động, tích cực ứng dụng với

mức độ ngày càng cao các công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ tiết

kiệm năng lượng, nguyên liệu và tạo năng suất cao trong các dự án du lịch, đầu tư

và sử dụng các cơ sở vật chất ngành du lịch; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin

trong hoạt động kinh doanh du lịch.

- Ba là, tăng trưởng kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành du

lịch theo hướng hiệu quả và thúc đẩy cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng

công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cơ cấu của ngành du lịch chuyển dịch theo hướng hiệu quả khi doanh thu

của ngành du lịch ngày càng dựa chủ yếu vào các sản phẩm du lịch đặc trưng bền

vững của địa phương và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Đây chính là động thái

Page 54: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

47

cơ bản của phát triển du lịch bền vững so với phát triển du lịch không bền vững.

Doanh thu của ngành du lịch tăng nhanh, tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành du lịch

ngày càng chiếm cao trong GRDP của địa phương. Khía cạnh khác thể hiện sự tăng

trưởng kinh tế ngành du lịch bền vững là tăng trưởng đó thúc đẩy sự phát triển của

nông nghiệp, công nghiệp và các ngành, lĩnh vực liên quan ở địa phương theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Bốn là, tăng trưởng kinh tế gắn với chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách

du lịch ngày càng cao.

Tăng trưởng kinh tế ngành du lịch gắn với chất lượng đáp ứng nhu cầu của

khách du lịch ngày càng cao thể hiện qua tăng trưởng lượng khách du lịch hợp lý,

ổn định nhưng không vượt quá sức chứa của tài nguyên, cơ sở vật chất ngành du

lịch và sức chứa xã hội ở địa phương; sản phẩm du lịch thỏa mãn và làm hài lòng du

khách. Tăng trưởng kinh tế đạt được trên cơ sở chiến lược thu hút và đáp ứng nhu

cầu của khách du lịch được xây dựng và thực hiện theo hướng giành ưu tiên cho

việc nâng chất lượng nguồn khách hơn là theo đuổi thuần túy số lượng khách du

lịch để có được tăng trưởng.

2.2.1.2. Tăng trưởng kinh tế bền vững đồng thời thúc đẩy tiến bộ, công

bằng xã hội ngày càng cao và gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

bản địa

Đây là nội dung (trụ cột) thứ 2 của phát triển du lịch bền vững ở địa phương

và được thể hiện qua những khía cạnh cơ bản sau:

- Một là, tăng trưởng kinh tế của ngành du lịch phải đồng thời tạo cơ hội việc

làm, tăng thu nhập cho người lao động và người dân, góp phần tích cực xóa đói

giảm nghèo ở địa phương.

Phát triển du lịch bền vững thu hút và ưu tiên tạo việc làm cho lao động địa

phương trong các dự án kinh doanh du lịch, tăng thu nhập cho các chủ thể tham gia

trực tiếp vào các hoạt động du lịch. Không những vậy nó còn tạo tác động lan tỏa,

thúc đẩy các ngành, lĩnh vực kinh tế khác phát triển, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và

đòi hỏi chất lượng của nhiều sản phẩm tăng theo. Nhờ đó thu nhập bình quân của

người lao động và người dân địa phương cũng tăng lên đồng thời với xu hướng tăng

doanh thu và giá trị tăng thêm của ngành du lịch. Bên cạnh đó, các nguồn thu từ du

lịch góp phần quan trọng thực hiện các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo ở

Page 55: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

48

địa phương. Như vậy, thành quả tăng trưởng kinh tế của ngành du lịch tạo điều kiện

nâng cao đời sống vật chất cho mọi thành viên trong cộng đồng địa phương.

- Hai là, tăng trưởng của ngành du lịch có sự tham gia và tạo cơ hội cho cộng

đồng hưởng lợi đồng thời không làm bất công xã hội và vấn đề xã hội gia tăng.

Khía cạnh này thể hiện qua các nội dung: quá trình phát triển du lịch gắn với

việc khuyến khích, thu hút, hỗ trợ cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch,

gồm cả hoạt động đầu tư kinh doanh du lịch, huy động sự tham gia của người dân

trong các sự kiện phục vụ du lịch có chủ đề về văn hóa hoặc di sản địa phương; xây

dựng những chuỗi cung cấp các dịch vụ hàng hóa tại chỗ và tự chủ một phần sản

phẩm, đặc biệt là sản phẩm truyền thống của địa phương để người dân cùng có cơ

hội bình đẳng tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ phục vụ du lịch và

hưởng lợi từ du lịch; tạo điều kiện để người dân thực sự được tham gia đóng góp

vào quy hoạch, có tiếng nói trong quá trình triển khai thực hiện và quản lý các dự án

phát triển du lịch tại địa phương. Hoạt động du lịch cũng không gây tác động, ảnh

hưởng bất thường đến cấu trúc xã hội truyền thống và văn hóa truyền thống của

cộng đồng; không tác động bất thường đến tình hình an ninh trật tự mà góp phần

tích cực đảm bảo an toàn xã hội của địa phương.

- Ba là, tăng trưởng kinh tế bền vững của ngành du lịch gắn liền với bảo tồn

và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương.

Giữa tăng trưởng kinh tế bền vững ngành du lịch và bảo tồn, phát huy các giá

trị văn hóa của địa phương có mối quan hệ tương tác, gắn bó chặt chẽ với nhau. Mối

quan hệ này thể hiện một trong các khía cạnh quan trọng trong trụ cột thứ hai của

phát triển du lịch bền vững, trong đó tăng trưởng kinh tế bền vững phải trên cơ sở

khai thác, sử dụng hiệu quả và hợp lý các giá trị văn hóa bản địa - nguồn lực tài

nguyên du lịch nhân văn của địa phương; tăng trưởng kinh tế bền vững đóng góp

tích cực và hướng đến mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa.

Khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn

hóa bản địa cho phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải thực hiện những nội dung

cơ bản sau: Rà soát, phân tích đánh giá đúng mức ý nghĩa của các giá trị văn hóa đối

với ngành du lịch; xây dựng kế hoạch và cách thức sử dụng các giá trị đó để tạo nên

sản phẩm du lịch đem lại hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế, hài hoà các lợi ích văn

Page 56: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

49

hóa - xã hội, không làm tổn hại giá trị văn hóa; gắn kết giữa sử dụng với bảo tồn và

phát huy giá trị văn hóa trong mọi hoạt động, mọi giai đoạn phát triển du lịch.

2.2.1.3. Tăng trưởng kinh tế bền vững gắn liền với bảo vệ nguồn tài

nguyên thiên nhiên, phát triển tài nguyên có khả năng tái sinh, bảo vệ môi

trường sinh thái

Đây là trụ cột thứ 3 hết sức quan trọng của phát triển du lịch bền vững ở bất

cứ địa phương nào và được thể hiện trên các khía cạnh sau:

- Một là, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên của

địa phương.

Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên đặt ra yêu cầu

điều tra, phân tích, đánh giá được đầy đủ, đúng mức tiềm năng, hiện trạng tài

nguyên du lịch của địa phương. Trên cơ sở đó, xây dựng và tổ chức thực hiện quy

hoạch sử dụng tài nguyên du lịch tự nhiên để hình thành các vùng, khu, điểm du

lịch đồng thời xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với điều kiện tài

nguyên, nhu cầu thị trường. Xác định các giải pháp, kế hoạch sử dụng với phân kỳ

hợp lý, tiết kiệm, cân đối giữa việc sử dụng hiện tại và gìn giữ cho tương lai.

- Hai là, khai thác, sử dụng gắn với bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên và bảo

vệ môi trường sinh thái.

Bảo vệ tài nguyên, môi trường trong phát triển du lịch bền vững bao gồm cả

việc giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái để tạo tiền đề, điều kiện cho du

lịch có thể phát triển bền vững và thực hiện việc bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh

thái trong phát triển du lịch, xác định đây vừa là nội dung, vừa là mục tiêu của phát

triển du lịch bền vững.

Bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái cho sự phát triển của du lịch đòi hỏi

phải có sự đồng bộ, thống nhất trong nội dung quy hoạch phát triển du lịch với quy

hoạch của các ngành, lĩnh vực liên quan, nhằm điều hòa, tránh xung đột, tạo sự phối

hợp, tương tác cùng có lợi trong sử dụng không gian phát triển. Bảo vệ tài nguyên,

môi trường sinh thái cho phát triển du lịch cũng đòi hỏi ngành du lịch cũng như các

ngành, lĩnh vực có liên quan đến hoạt động du lịch phải thực hiện nghiêm túc, đầy

đủ các nội dung bảo vệ môi trường trong quá trình tổ chức nhiệm vụ của ngành, lĩnh

vực mình; đồng thời đặt ra yêu cầu và trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên

Page 57: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

50

giữa ngành du lịch và các ngành có liên quan, để đảm bảo sự cân đối, hài hòa, cùng

chia sẻ và bảo vệ tài nguyên, cùng giữ gìn không gian phát triển chung.

Bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái trong phát triển du lịch đặt ra các

nhiệm vụ kế hoạch hóa việc sử dụng gắn với bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch; kiểm

soát và giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình tạo ra và tiêu dùng sản phẩm du lịch;

giảm chất thải, xử lý chất thải tự nhiên phát sinh từ hoạt động du lịch, khắc phục và

xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường tự nhiên; thực hiện các biện pháp ngăn chặn

xuống cấp, suy thoái và bảo vệ sự trong lành nguyên vẹn của môi trường sinh thái

tự nhiên trong quá trình tổ chức mọi hoạt động du lịch.

Bên cạnh bảo vệ tài nguyên và môi trường, phát triển du lịch bền vững cũng

đặt ra nhiệm vụ tái tạo và phát triển một số tài nguyên quan trọng như rừng, các

thảm thực vật và các hồ, sông…xung quanh các địa danh, điểm du lịch.

2.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững

Đã có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra các bộ chỉ số bền vững trong phát

triển du lịch, trong đó một số bộ chỉ số hướng đến việc đánh giá chung về phát triển du

lịch bền vững, số khác đưa ra các chỉ số bền vững trong từng loại hình hoặc lĩnh vực

hoạt động của du lịch (như chỉ số bền vững trong hoạt động lữ hành, trong kinh doanh

lưu trú, trong quản lý điểm đến, chỉ số bền vững cho một số loại hình du lịch cụ thể...).

Một trong các bộ chỉ số có ý nghĩa tham khảo trong đánh giá tổng thể về phát triển du

lịch bền vững là Bộ tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu do Hội đồng du lịch toàn cầu

(GSTC) xây dựng, bao gồm 4 nhóm chỉ số, cụ thể như sau [134, tr.3-6]:

- Quản lý bền vững, hiệu quả, gồm: (1) Thực hiện một hệ thống quản lý bền

vững lâu dài phù hợp với quy mô và thực lực, quan tâm giải quyết các vấn đề về

môi trường, kinh tế xã hội, văn hóa, chất lượng, sức khỏe và an toàn; (2) Tuân thủ

pháp luật và các quy định quốc gia và quốc tế (như quy định về sức khỏe, an toàn,

lao động và yếu tố môi trường); (3) Nhân viên được đào tạo định kỳ về vai trò trong

quản lý các áp dụng về môi trường, kinh tế xã hội, văn hóa, sức khỏe và an toàn; (4)

Đánh giá sự hài lòng của khách hàng để có sự điều chỉnh phù hợp; (5) Quảng cáo

sản phẩm du lịch đúng sự thật, cam kết bền vững và không hứa hẹn những điều

không có; (6) Thiết kế, xây dựng, cải tạo và vận hành cơ sở hạ tầng đảm bảo tuân

thủ pháp luật, quy hoạch, tôn trọng di sản, sử dụng vật liệu địa phương; (7) Sở hữu

hợp pháp đất đai và tài sản theo các quy định pháp luật của địa phương; (8) Cung

Page 58: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

51

cấp thông tin diễn giải về thiên nhiên, di sản, văn hóa cũng như hướng dẫn cách ứng

xử phù hợp cho du khách khi tham quan tại điểm đến du lịch.

- Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương và giảm thiểu các

tác động tiêu cực, gồm: (1) Tích cực ủng hộ các sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng

xã hội và hỗ trợ phát triển cộng đồng; (2) Cộng đồng địa phương được ưu tiên tuyển

dụng và đào tạo; ưu tiên sử dụng hàng hóa và dịch vụ sản xuất tại địa phương, trừ

khi sản phẩm không phù hợp; (3) Tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất nhỏ của địa

phương phát triển và bán các sản phẩm bền vững dựa trên các đặc thù về thiên

nhiên, lịch sử văn hóa của khu vực; (4) Có quy tắc xử sự phù hợp với các hoạt động

của cộng đồng bản địa; (5) Chống bất kỳ hành vi khai thác và áp bức nào về thương

mại và tình dục, đặc biệt đối với trẻ em, phụ nữ và người thiểu số; (6) Đối xử công

bằng trong tuyển dụng các lao động phụ nữ và người dân tộc thiểu số, không được

sử dụng lao động trẻ em; (7) Tuân thủ các quy định của pháp luật quốc gia và quốc

tế về quyền của người lao động; (8) Các hoạt động du lịch không được gây nguy

hiểm cho nguồn dự trữ cơ bản hay hệ thống vệ sinh của cộng đồng; (9) Các hoạt

động du lịch không gây ảnh hưởng đến sinh kế của người dân địa phương.

- Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm thiểu những tác động tiêu

cực, gồm: (1) Tuân thủ các hướng dẫn và quy tắc ứng xử khi tham quan các điểm văn

hóa hay lịch sử nhạy cảm; (2) Các đồ tạo tác lịch sử hoặc giả cổ không được phép mua

bán, kinh doanh hay trưng bày, trừ khi được phép; (3) Đóng góp cho công tác bảo tồn

di tích, tài sản giá trị lịch sử, văn hóa, khảo cổ, có ý nghĩa tinh thần, tuyệt đối không

cản trở việc tiếp cận của cư dân địa phương; (4) Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của

cộng đồng địa phương khi sử dụng các yếu tố về nghệ thuật, kiến trúc hoặc di sản văn

hóa địa phương trong hoạt động kinh doanh, thiết kế, trang trí, ẩm thực.

- Tối đa hóa lợi ích đối với môi trường và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu

cực, bao gồm: (1) Bảo tồn các nguồn tài nguyên (gồm: i. Việc thực hiện chính sách

ưu tiên những sản phẩm thích hợp với địa phương, thân thiện với môi trường; ii. Cân

nhắc kỹ việc buôn bán hàng hóa khó phân hủy, giảm rác thải phát sinh; iii. giảm thiểu

sử dụng năng lượng, khuyến khích sử dụng năng lượng tái sinh; iv. Tiết kiệm tiêu thụ

nước và sử dụng nguồn cung bền vững, không ảnh hưởng đến các dòng chảy môi

trường); (2) Giảm ô nhiễm (gồm: i. Kiểm soát khí thải, hạn chế và giảm hiệu ứng nhà

kính; ii. Nước thải phải được xử lý và chỉ được tái sử dụng hoặc bỏ đi một cách an

Page 59: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

52

toàn mà không gây ảnh hưởng đến cho người dân địa phương và môi trường; iii. Hạn

chế chất thải không thể tái sử dụng hay tái chế; iv. Hạn chế sử dụng các hóa chất độc

hại hoặc thay thế bằng các sản phẩm không độc hại, quản lý chặt chẽ việc dự trữ, sử

dụng, vận chuyển, xử lý hóa chất; v. Áp dụng các quy định giảm thiểu ô nhiễm tiếng

ồn, ánh sáng, nước thải, chất gây xói mòn, hợp chất gây suy giảm tầng ozon và chất

làm ô nhiễm không khí, đất); (3) Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan

tự nhiên (gồm i. Không bắt giữ, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã tự nhiên trừ khi

được luật pháp cho phép; ii. Không du nhập những loài vật lạ xâm hại đến hệ sinh

thái bản địa; iii. Góp phần hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học; iv. Hạn chế, phục hồi mọi

tác động tiêu cực lên hệ sinh thái cũng như đóng góp một khoản phí cho bảo tồn).

Bộ tiêu chuẩn nói trên đã đưa ra nhiều chỉ số khá chi tiết về du lịch bền vững.

Song chưa đề cập nhiều đến các chỉ số đánh giá bền vững về kinh tế, các chỉ số tuy

chi tiết nhưng khó cụ thể hóa thành các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững, một số

chỉ số khó khả thi trong điều kiện các nước đang phát triển; nhiều tiêu chí không thể

định lượng nên việc áp dụng để tính toán cho địa phương cấp tỉnh, với năng lực của

cán bộ và các điều kiện thống kê còn hạn chế, là rất khó khăn.

Trong nước, nhiều công trình nghiên cứu cũng đã đưa ra một số tiêu chí về

phát triển du lịch bền vững ở các mức độ cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay,

vẫn chưa có một bộ tiêu chí thống nhất để đánh giá về phát triển du lịch bền vững;

cũng chưa có bộ tiêu chí nào đề ra đầy đủ các giá trị cụ thể cần đạt được trong mỗi

nhóm tiêu chí.

Từ phân tích về nội dung phát triển du lịch bền vững của luận án, tác giả đề

xuất một bộ tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững có thể áp dụng và khả thi

hơn trong điều kiện thực tế của các địa phương cấp tỉnh Việt Nam. Bộ tiêu chí được

xây dựng phù hợp với nội dung của phát triển du lịch bền vững, bao gồm 3 nhóm

tiêu chí tương ứng với 3 trụ cột của phát triển du lịch bền vững đã trình bày ở trên.

Quan điểm xây dựng bộ tiêu chí:

- Xác định các giá trị, giới hạn cần đạt được (chỉ tiêu mục tiêu cho phát triển

du lịch bền vững). Giá trị cần đạt của tiêu chí giúp cho việc nghiên cứu và đánh giá

thực trạng phát triển du lịch bền vững của một địa phương có cơ sở để kết luận về

mức độ đạt được như thế nào, làm căn cứ giúp xây dựng các mục tiêu kế hoạch mới

khả thi cũng như các nhiệm vụ, giải pháp thích hợp để đạt mục tiêu.

Page 60: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

53

- Các tiêu chí phải phù hợp với nội dung của phát triển du lịch bền vững

đồng thời có khả năng tính toán hoặc điều tra được ở mức độ cao nhất có thể trong

điều kiện của các địa phương cấp tỉnh (do đó, một số tiêu chí gắn với các chỉ số

tổng hợp như TFP, HDI, GINI, EPI, tuy có ý nghĩa cao trong việc đánh giá phát

triển bền vững của nền kinh tế nói chung, của các ngành kinh tế trong đó có du lịch

nói riêng, nhưng với điều kiện hiện nay của các địa phương cấp tỉnh rất khó để tính

toán, tác giả sẽ đề xuất các chỉ tiêu thay thế đơn giản và dễ thống kê, tính toán hơn).

- Các giới hạn cần đạt của tiêu chí được đề xuất phù hợp với yêu cầu, nguyên

tắc phát triển du lịch bền vững đồng thời phải khả thi trong điều kiện thực tế của các

địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. Xác định tối đa các tiêu chí có thể định

lượng giới hạn bằng số liệu thống kê tuyệt đối. Với các tiêu chí không thể định

lượng bằng giá trị tuyệt đối thì sử dụng phương pháp so sánh trung bình, so sánh

tương quan (với các chỉ số bình quân chung của cả nền kinh tế, của ngành du lịch cả

nước) để đề xuất các giá trị này, nhưng phải bảo đảm có thể tính toán, thống kê

hoặc điều tra khảo sát được các thông tin, số liệu dùng để đánh giá.

Nội dung bộ tiêu chí:

- Tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế bền vững

(1) Tốc độ tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng giá trị tăng thêm du lịch: Nghị

quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, với quan điểm phát triển bền vững, đã đề

ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm của Việt Nam là 6,5-7%/năm [31,

tr.272]. Một số công trình khoa học đã công bố cũng xác định tiêu chí phản ánh mặt

lượng của tăng trưởng kinh tế bền vững là trên 6%/năm [52,tr.108]. Du lịch là

ngành kinh tế có lịch sử phát triển chưa dài so với các nhóm ngành công nghiệp -

xây dựng và nông nghiệp, còn nhiều dư địa cho phát triển, cần đặt ra mục tiêu và

chỉ tiêu phát triển cao hơn so với tốc độ tăng trưởng trung bình của nền kinh tế, mặt

khác với thực trạng, tiềm năng và dự báo xu thế phát triển đến năm 2030 của du lịch

Việt Nam, cũng chưa cần đặt ra giới hạn trần của tăng trưởng ngành du lịch. Do đó

tác giả đề xuất giới hạn của tiêu chí này là không dưới 7%/năm. Giới hạn này cần

phải đạt được một cách ổn định, liên tục không dưới 5 năm, phù hợp với chu kỳ kế

hoạch trung hạn của nền kinh tế để có sự đồng bộ trong các đánh giá, thuận lợi cho

công tác nghiên cứu, tính toán cũng như thực tế triển khai thực hiện.

Page 61: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

54

(2) Đóng góp của giá trị tăng thêm ngành du lịch vào GRDP của địa phương:

Bộ tiêu chí được áp dụng cho các địa phương cấp tỉnh. Nhưng do lợi thế phát triển du

lịch của mỗi tỉnh không giống nhau nên không đưa ra chỉ số bằng số liệu tuyệt đối mà

chỉ đưa ra giới hạn theo hướng đánh giá xu thế phát triển. Cụ thể tiêu chí này xác định:

Đóng góp của giá trị tăng thêm ngành du lịch vào GRDP địa phương ngày càng tăng.

(3) Sự phù hợp với lợi thế địa phương, tính đa dạng, bền vững của sản phẩm

du lịch: Mức độ phù hợp để đánh giá sự phát triển bền vững của sản phẩm du lịch là

phải phù hợp với chiến lược phát triển sản phẩm du lịch của địa phương đó, bởi

chiến lược phát triển sản phẩm du lịch của mỗi địa phương thường được xây dựng

trên cơ sở đã cân nhắc, tính toán khoa học các yếu tố liên quan, hướng tới khai thác,

phát huy tốt nhất đặc thù tiềm năng, lợi thế tài nguyên du lịch của địa phương.

(4) Lượng vốn đầu tư cho du lịch: Được huy động phù hợp với phân kỳ theo

quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của địa phương.

(5) Cơ cấu nguồn vốn đầu tư: Cần đặt ra giới hạn phù hợp chủ trương đa

dạng hóa, trong đó tăng cường xã hội hóa nguồn lực đầu tư theo quan điểm phát

triển chung của Nhà nước. Trên cơ sở đánh giá thực tế, yêu cầu về mức độ phát

triển phải ngày càng cao trong những năm tới, giới hạn này cần được đặt ra theo

hướng phù hợp với từng giai đoạn cho đến năm 2030, cụ thể:

Cơ cấu vốn đầu tư giai đoạn 2006 - 2010 và 2011 - 2015: Đa dạng hóa,

nguồn vốn xã hội tăng liên tục và ổn định, bình quân giai đoạn đạt tỷ trọng trên

50%; mỗi 5 năm tiếp theo, tỷ trọng này tăng thêm không dưới 10% so 5 năm trước.

(6) Cơ cấu đầu tư từ nguồn vốn đã huy động: Cơ cấu đầu tư được đánh giá là

bền vững phải phù hợp và góp phần thực hiện định hướng xây dựng, phát triển sản

phẩm du lịch đặc trưng và đa dạng hóa sản phẩm. Do đó giới hạn cần đạt của tiêu

chí này là: phù hợp với chiến lược phát triển sản phẩm du lịch của địa phương.

(7) Công suất sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Sử dụng phương pháp

so sánh trung bình và đánh giá xu thế phát triển để xác định chỉ số này, cụ thể: Công

suất sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tăng dần hàng năm nhưng không dưới

50% và đảm bảo tạo được lợi nhuận ngày càng tăng.

(8) Số lượng, chất lượng nguồn lao động du lịch: xác định giới hạn cần đạt

được theo hướng phải có sự phát triển phù hợp với phân kỳ theo quy hoạch tổng thể

phát triển du lịch của địa phương. Bởi trong các quy hoạch này, các chỉ số về phát

Page 62: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

55

triển nguồn nhân lực du lịch, bao gồm cả số lượng và chất lượng, đã được tính toán

phù hợp và cân đối với các mục tiêu phát triển bền vững khác.

(9) Mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường và công nghệ thông tin:

Tác giả đề xuất sử dụng tiêu chí này để đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế ngành

du lịch gắn với hiệu quả sử dụng nguồn lực khoa học, công nghệ. Cụ thể: Mức độ ứng

dụng công nghệ thân thiện môi trường và công nghệ thông tin phải tăng dần liên tục,

đồng thời giai đoạn 2016 - 2020 có bình quân trên 50% cơ sở kinh doanh du lịch sử

dụng Internet phục vụ hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh và có sự chủ động áp

dụng công nghệ thân thiện với môi trường trong các hoạt động liên quan đến đầu tư,

kinh doanh du lịch. Tỷ lệ này phải tăng lên 10% cho mỗi giai đoạn 5 năm tiếp theo.

(10) Tăng trưởng lượng khách du lịch: Giới hạn cần đạt của chỉ số này được

xác định tương ứng với giới hạn của chỉ số về tăng trưởng giá trị tăng thêm (chỉ số

đầu của bộ tiêu chí), cụ thể là không dưới 7%/năm, ổn định không dưới 5 năm.

(11) Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch (khách lưu trú): Không

thấp hơn 3 ngày/khách; tăng dần liên tục không dưới 5 năm.

(12) Chi tiêu bình quân của khách du lịch: Tăng dần liên tục không dưới 5

năm; không thấp hơn trung bình chỉ số này của du lịch cả nước.

(13) Mức độ hài lòng của du khách: Không dưới 80%, ổn định.

- Tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế bền vững thúc đẩy tiến bộ, công bằng

xã hội và gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa

(14) Tỷ lệ người dân được lấy ý kiến về quy hoạch, chủ trương đầu tư dự án

du lịch trước khi triển khai: 100% chủ hộ trong vùng dự án.

(15) Mức độ tạo việc làm cho cộng đồng địa phương từ du lịch: Cao hơn tỷ

lệ tạo việc làm mới bình thường trước khi có dự án du lịch trên địa bàn, được không

dưới 80% người dân trong cộng đồng ghi nhận.

(16) Đóng góp cho xoá đói giảm nghèo và tạo cơ hội nâng cao thu nhập,

hưởng lợi cho cộng đồng bản địa từ du lịch: Tăng dần, được không dưới 80% người

dân trong cộng đồng ghi nhận.

(17) Đóng góp của du lịch cho bảo vệ tài nguyên du lịch nhân văn: Chủ

động, tích cực, được không dưới 80% người dân trong cộng đồng ghi nhận.

(18) Diễn biến an ninh, trật tự, an toàn xã hội sau khi có hoạt động du lịch:

Các chỉ số về an toàn giao thông, tệ nạn xã hội, tội phạm không xấu đi bất thường

Page 63: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

56

so với diễn biến bình thường khi không có hoạt động du lịch, được không dưới 80%

người dân trong cộng đồng ghi nhận.

(19) Mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch:

Không dưới 80% người dân trong cộng đồng ghi nhận, ổn định.

- Tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế bền vững gắn với bảo vệ tài nguyên

du lịch tự nhiên và môi trường sinh thái

(20) Tỷ lệ các khu, điểm tài nguyên du lịch được quy hoạch: 100%.

(21) Tỷ lệ khu, điểm tài nguyên du lịch đang khai thác được đầu tư tôn tạo và

bảo vệ đáp ứng yêu cầu chống suy giảm tài nguyên, bảo vệ môi trường: Tăng dần

liên tục không dưới 5 năm; giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 50%, mỗi 5 năm tiếp

theo, tỷ lệ này tăng thêm không dưới 10%.

(22) Giới hạn về sức chứa, cường độ hoạt động và áp lực lên môi trường tại

các khu, điểm du lịch: không vượt quá sức chứa thực tế tối đa tại khu, điểm du lịch

trong mọi thời gian.

(23) Chất lượng môi trường (nước, không khí, rác thải, âm thanh, ánh

sáng...) tại các khu, điểm du lịch: Không vượt ngưỡng theo các quy chuẩn, tiêu chí

và chỉ tiêu cụ thể về môi trường do cơ quan chức năng quy định cho từng thời kỳ.

(24) Ý thức trách nhiệm của khách du lịch với tài nguyên du lịch và môi trường:

Tuân thủ nội quy, quy chế bảo vệ tài nguyên, môi trường tại nơi du lịch; tỷ lệ bị xử lý vi

phạm dưới 1% so với tổng số du khách; không có vi phạm dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

(25) Ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư bản địa với tài nguyên du lịch

và môi trường: Tuân thủ quy định về bảo vệ tài nguyên, môi trường của địa phương

và tuân thủ cam kết bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tỷ lệ vi phạm bị xử lý hàng năm

dưới 1% so với tổng số người dân của cộng đồng; không có vi phạm dẫn tới hậu

quả nghiêm trọng.

(26) Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh du lịch với tài nguyên du lịch và môi

trường: Tuân thủ nội quy, quy chế bảo vệ tài nguyên, môi trường tại nơi du lịch; tỷ

lệ bị xử lý vi phạm hàng năm dưới 1% so với tổng số cơ sở; không có vi phạm đem

lại hậu quả nghiêm trọng.

(27) Đóng góp từ tăng trưởng du lịch cho bảo vệ tài nguyên, môi trường:

Tăng dần, tốc độ tăng không thấp hơn tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm của

ngành du lịch trong cùng thời kỳ.

Page 64: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

57

2.3. NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG, ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT

TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

Là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng rất cao, sự phát triển

của du lịch chịu tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó một số yếu tố có tác

động, ảnh hưởng lớn như năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch, ý thức

trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ du lịch, tài nguyên du lịch, môi

trường chính trị, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, khu vực, địa phương, các yếu tố

toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu toàn cầu.

2.3.1. Năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp với sự đan xen, kết hợp của các yếu tố

kinh tế và yếu tố văn hoá, xã hội. Do vậy, quản lý nhà nước về du lịch mang đặc thù

riêng thể hiện ở sự tổng hợp trong các yếu tố quản lý. Theo Điều 10 Luật Du lịch

của Việt Nam, quản lý nhà nước về du lịch nói chung bao gồm các nội dung [63]:

(1) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách

phát triển du lịch; (2) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm

pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch; (3) Tuyên

truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch; (4) Tổ chức, quản lý

hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và

công nghệ; (5) Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch

phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch;

(6) Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong

nước và nước ngoài; (7) Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về du lịch phù hợp,

đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển du lịch; (8) Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng

nhận về hoạt động du lịch; (9) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử

lý vi phạm pháp luật về du lịch. Trên cơ sở quy định chung về quản lý nhà nước về

du lịch, chính quyền các địa phương có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về

du lịch trên địa bàn phù hợp với chức năng của bộ máy chính quyền và phân cấp,

phân quyền của Chính phủ.

Đối với mỗi địa phương, năng lực quản lý nhà nước ở mức độ nào sẽ có tác

động đến phát triển du lịch bền vững tương ứng ở mức độ đó. Một bộ máy nhà nước

của địa phương được xác định là có năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển du

Page 65: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

58

lịch bền vững đòi hỏi phải được tổ chức hợp lý để có thể thực hiện tốt, đầy đủ các

chức năng quản lý nhà nước nói chung nêu trên, đồng thời phải đảm bảo tuân thủ các

nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững trong mọi khâu của quy trình quản lý,

mọi nội dung của quản lý. Bộ máy đó phải có khả năng xây dựng chiến lược, quy

hoạch phát triển du lịch thực sự có tầm nhìn dài hạn; có năng lực kiến tạo chính sách

và năng lực động viên, tạo môi trường thu hút và tổ chức sử dụng hợp lý, cân đối

mọi nguồn lực để hướng sự phát triển của du lịch đạt đến các mục tiêu bền vững.

2.3.2. Ý thức trách nhiệm của khách du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch và

cộng đồng dân cư địa phương

- Khách du lịch

Khách du lịch là một chủ thể quan trọng trong các quan hệ du lịch, được mọi

hoạt động quản lý, kinh doanh du lịch hướng đến. Bằng việc tiêu dùng và chi trả

cho việc tiêu dùng sản phẩm du lịch, khách du lịch chính là người tạo nên thu nhập

du lịch. Là một bên trong quan hệ cung - cầu du lịch, tổng hợp các nhu cầu của

khách du lịch là yếu tố khách quan thúc đẩy hình thành và phát triển hệ thống kinh

doanh, sản xuất và cung ứng hàng hóa, dịch vụ du lịch, quản lý du lịch, bảo đảm an

ninh trật tự, an toàn xã hội cho hoạt động du lịch. Là người tiêu dùng các sản phẩm

du lịch, trực tiếp tác động đến tài nguyên du lịch và tương tác với cộng đồng dân cư

tại điểm đến, yếu tố trách nhiệm của khách du lịch có tác động, ảnh hưởng quan

trọng đến phát triển du lịch bền vững. Chiều hướng tác động tùy thuộc vào mức độ

trách nhiệm, thái độ và hành vi ứng xử của du khách với tài nguyên du lịch, với

cộng đồng dân bản địa khi tiêu dùng sản phẩm du lịch.

- Cơ sở kinh doanh du lịch

Trong kinh doanh du lịch, các cơ sở kinh doanh khai thác, sử dụng tài

nguyên du lịch và các nguồn lực khác để tạo nên hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu

của du khách và thu về lợi nhuận. Hoạt động của cơ sở kinh doanh du lịch, vì vậy,

trực tiếp góp phần tạo nên doanh thu, giá trị tăng thêm của ngành du lịch, đồng thời

cũng tác động trực tiếp đến tài nguyên du lịch, đến môi trường tự nhiên, xã hội cũng

như đến cộng đồng dân cư nơi có hoạt động du lịch. Cơ sở kinh doanh có trách

nhiệm sẽ có ý thức sử dụng hiệu quả, hợp lý tài nguyên và các nguồn lực du lịch

khác để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế du lịch bền vững, chia sẻ lợi ích với

cộng đồng, đóng góp cho giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo ở địa phương,

Page 66: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

59

bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. Ngược lại, nếu cơ sở kinh doanh du lịch

thiếu ý thức trách nhiệm, các nguồn lực trong đó có tài nguyên du lịch có thể bị khai

thác, sử dụng lãng phí hoặc quá mức cho mục tiêu lợi nhuận, lợi ích cộng đồng

thường bị bỏ qua, công tác xử lý chất thải, bảo vệ môi trường bị xem nhẹ để tiết

giảm chi phí, từ đó gây ảnh hưởng lớn đến phát triển du lịch bền vững.

- Cộng đồng địa phương

Cộng đồng địa phương là bộ phận dân cư tham gia quan hệ du lịch ở điểm đến

với nhiều hoạt động cụ thể: tham gia nguồn lao động tại cơ sở kinh doanh du lịch; trực

tiếp kinh doanh một số dịch vụ, hàng hóa phục vụ du lịch hoặc góp phần tạo nên sản

phẩm du lịch bằng bản sắc văn hóa và truyền thống sinh hoạt văn hóa của mình. Cộng

đồng địa phương cũng là những người trực tiếp, thường xuyên tiếp xúc với tài nguyên

du lịch. Do đó, ý thức trách nhiệm của cộng đồng địa phương có tác động, ảnh hưởng

không nhỏ đến phát triển du lịch bền vững, với chiều hướng và mức độ tác động tùy

thuộc mức độ trách nhiệm của cộng đồng khi tham gia các hoạt động du lịch.

2.3.3. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch bao gồm hai nhóm: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài

nguyên du lịch nhân văn.

Có nhiều quan niệm khác nhau về tài nguyên du lịch. Trong luận án này, tác

giả tiếp cận vấn đề tài nguyên du lịch theo Luật Du lịch của Việt Nam năm 2005,

trong đó điều 13 xác định:

Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo,

khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử

dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền

thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử,

cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con

người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng

phục vụ mục đích du lịch [63].

Tài nguyên du lịch là điều kiện, là yếu tố đầu vào quan trọng của hoạt động

du lịch, đồng thời cũng là yếu tố tác động đến phát triển du lịch bền vững. Số lượng,

chủng loại, cơ cấu, mức độ đa dạng nhiều hay ít, vị trí và khả năng khai thác thuận

lợi hay không thuận lợi của tài nguyên du lịch có tác động trực tiếp và rất lớn đến

việc xác định định hướng, mục tiêu phát triển, lựa chọn sản phẩm du lịch đặc trưng,

Page 67: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

60

xác định các giải pháp phát triển du lịch; đến hiệu quả kinh tế, xã hội và khả năng

phát triển của du lịch theo hướng tương ứng.

2.3.4. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội, chính sách đối với phát triển

du lịch và mức độ ổn định của môi trường pháp lý, chính trị - xã hội, an ninh -

quốc phòng của quốc gia và địa phương

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước, một địa phương có tác

động rất lớn đến khả năng và xu hướng phát triển bền vững ngành du lịch của đất

nước, địa phương đó. Kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương phát triển ở trình độ

nào thì ngành du lịch sẽ có được cơ sở, tiền đề, nền tảng (bao gồm cả nền tảng về hạ

tầng, cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, nền tảng về văn hóa, trình độ tổ chức xã

hội, trình độ dân trí) và môi trường, điều kiện cho sự phát triển của mình ở mức độ

đó. Mặt khác, tùy theo trình độ và mức độ phát triển kinh tế - xã hội mà các mục

tiêu, tiêu chí cụ thể của phát triển du lịch bền vững và tương quan giữa các mục

tiêu, tiêu chí này cũng phải được mỗi quốc gia, địa phương cân nhắc cho phù hợp

với điều kiện cụ thể ở từng giai đoạn phát triển của mình. Trình độ phát triển kinh tế

- xã hội của một quốc gia, địa phương cũng liên quan đến thu nhập và trình độ dân

trí và từ đó tác động đến phát triển du lịch bền vững ở quốc gia, địa phương đó

thông qua khả năng chi tiêu và ý thức của du khách, khả năng, năng lực tham gia

vào hoạt động du lịch của cộng đồng địa phương và ý thức trách nhiệm của người

dân địa phương trong việc góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.

Quan điểm và chính sách của địa phương và quốc gia đối với ngành du lịch

có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững. Môi trường pháp lý thông

thoáng, môi trường chính trị - xã hội, an ninh - quốc phòng ổn định sẽ tạo tiền đề,

điều kiện cho các hoạt động thu hút, đang dạng hóa nguồn lực đầu tư du lịch và tạo

nên hình ảnh thân thiện, tin cậy và yên tâm cho sự lựa chọn của khách du lịch, thuận

lợi cho sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động dụ lịch; từ đó tạo điều kiện thúc

đẩy du lịch phát triển bền vững hơn.

2.3.5. Sự liên kết, hợp tác du lịch giữa các địa phương trong nước và

quốc tế; liên kết, phối hợp giữa du lịch và các ngành, lĩnh vực liên quan

Liên kết, hợp tác sẽ tạo điều kiện, mở ra cơ hội cho việc trao đổi kinh

nghiệm, kỹ năng, các thành tựu khoa học công nghệ, nhân lên hiệu quả sử dụng tài

nguyên hoặc xử lý phù hợp những khác biệt thậm chí là xung đột trong quan điểm

Page 68: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

61

sử dụng tài nguyên cho phát triển du lịch giữa các quốc gia, địa phương có nguồn

tài nguyên liên quan đến nhau, đa dạng hoá sản phẩm du lịch, kết nối nguồn khách,

mở rộng thị trường… để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động du lịch của mỗi

quốc gia, mỗi vùng và địa phương. Nếu không có sự liên kết, hợp tác thì hiệu quả

và khả năng mở rộng phát triển du lịch bền vững sẽ bị hạn chế rất nhiều, nhất là

trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay.

Mức độ liên kết, phối hợp giữa các ngành liên quan với du lịch là yếu tố hết

sức quan trọng, có tác động trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững. Nếu không có

sự liên kết, phối hợp chặt chẽ thường xuyên giữa các ngành, lĩnh vực với du lịch,

những xung đột trong quan điểm sử dụng tài nguyên, hạ tầng chung sẽ luôn tiềm ẩn

nguy cơ phát sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của mỗi ngành, lĩnh vực.

Ngược lại, liên kết, phối hợp tốt sẽ tác động tích cực, giảm chi phí phát triển, giảm

nguy cơ xung đột quan điểm phát triển, sự liên kết theo chuỗi còn tác động trực tiếp

đến hiệu quả tăng trưởng của từng ngành, để mỗi ngành đều có sự phát triển bền

vững hơn, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững chung của cả nền kinh tế.

2.3.6. Các yếu tố tác động khác

Các yếu tố khác như sự suy thoái và khả năng phục hồi kinh tế thế giới, nguy

cơ suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu, tương quan chính trị giữa các

quốc gia, vấn đề tôn giáo và sắc tộc, chủ nghĩa khủng bố…; các yếu tố tự nhiên bất

thường như thiên tai, dịch bệnh… cũng có tác động, ảnh hưởng lớn đến sự khả năng

và sự phát triển của du lịch bền vững theo hướng thuận lợi hay khó khăn tương ứng

với những diễn biến của các yếu tố đó. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu

hóa và biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra ngày càng nhanh, những yếu tố này ngày

càng có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững và cần phải

được tính toán đầy đủ khi xây dựng các mục tiêu, định hướng các giải pháp cụ thể

cho phát triển du lịch bền vững ở cấp độ quốc gia cũng như mỗi địa phương.

2.4. KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN

VỮNG VÀ KHÔNG BỀN VỮNG

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp với những đặc điểm khác biệt với

những ngành kinh tế khác. Trong đó, đặc điểm nổi bật là sự phát triển của nó phụ

thuộc rất đáng kể vào tài nguyên du lịch của địa phương. Do đó, việc nghiên cứu

Page 69: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

62

kinh nghiệm của một tỉnh có điều kiện tương đồng để rút ra bài học kinh nghiệm

cho tỉnh khác trong phát triển du lịch bền vững là rất khó. Bởi lẽ đó, trong luận án

này tác giả lựa chọn nghiên cứu một số mô hình phát triển du lịch bền vững và

không bền vững ở một số địa phương trong và ngoài nước để gạn lọc những yếu tố

đáng quan tâm, rút ra những bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch bền vững ở

địa phương cấp tỉnh trong đó có tỉnh Phú Thọ.

2.4.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững

- Phát triển du lịch ở đảo Nami (Hàn Quốc): Đảo Nami thuộc thành phố

Chuncheon, Hàn Quốc. Hòn đảo này thực tế đã từng có nhiều thành công về mặt

kinh tế trong hoạt động du lịch suốt hơn 20 năm. Tuy nhiên, do các yếu tố văn hóa

và môi trường ít được chú trọng trong quá trình khai thác và tổ chức du lịch, đến

năm 1990 môi trường du lịch trên đảo suy thoái nghiêm trọng, lượng khách theo đó

cũng suy giảm nhanh chóng.

Năm 2002, Nami tiến hành cải tạo lại môi trường sinh thái và khôi phục hình

ảnh du lịch của đảo với nhiều biện pháp cụ thể:

+ Phục hồi hệ sinh thái: Ban quản lý đảo đã tiến hành một loạt các hoạt động

cải thiện môi trường sinh thái như xử lý việc chôn lấp rác thải bất hợp pháp; quy

hoạch lại diện tích cây xanh, thả các thú tự nhiên bị nuôi nhốt để tái tạo lại môi

trường sống tự nhiên vốn có của đảo. Tổ chức cho khách cũng như cộng đồng địa

phương tham gia các hoạt động trồng cây, trồng rừng và gắn biển tên. Xây dựng

trung tâm tái chế rác thải cho mục đích cải tạo môi trường. Quan trọng hơn, đảo đã

thành công trong việc tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và đưa văn

hóa tái chế trở thành biểu tượng được ghi nhận.

+ Phát triển văn hóa: Một chiến lược bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa

dân tộc đã được xây dựng và thực hiện. Nhiều khu vực, tòa nhà được chuyển đổi

mục đích sử dụng để mở rộng không gian văn hóa và nghệ thuật, giúp du khách có

cơ hội khám phá, trải nghiệm nghệ thuật dân gian truyền thống của địa phương.

+ Huy động sự tham gia của cộng đồng: Thu hút cộng đồng bản địa tham gia

các hoạt động văn hóa, lễ hội, cung cấp hàng lưu niệm thủ công phục vụ du khách;

chú trọng vai trò của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Hợp tác, liên kết phát triển du lịch, tăng cường quảng bá: Tạo không gian

để nhiều tổ chức quốc tế sử dụng cho các sự kiện thường xuyên như trại hè, sân chơi

Page 70: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

63

văn hóa...; xây dựng và nỗ lực mở rộng mạng lưới liên kết quốc tế; tích cực quảng bá

du lịch bằng nhiều hình thức như đăng cai sự kiện, hỗ trợ sản xuất các bộ phim ăn

khách với bối cảnh trên đảo, thực hiện nhiều sáng kiến quảng bá độc đáo khác.

Những nỗ lực tái tạo lại môi trường du lịch đã đưa Nami trở lại vị trí vốn có

của nó là một trong những điểm du lịch tiêu biểu của Hàn Quốc. Số khách du lịch

gia tăng hàng năm và quan trọng hơn, các khảo sát của đảo cho thấy, hầu hết du

khách đều hài lòng và mong muốn quay trở lại, cộng đồng địa phương cũng được

chia sẻ lợi ích tích cực từ du lịch, môi trường sinh thái, văn hóa địa phương tiếp tục

được bảo vệ bền vững [Tác giả tổng hợp từ các bài viết, bài nghiên cứu về du lịch

Nami, Hàn Quốc - 49]

- Mô hình phát triển du lịch sinh thái núi Bà Nà (Đà Nẵng): Núi Bà Nà là

một trong những ngọn núi đẹp nhất Đà Nẵng. Núi cao 1.482m so với mặt biển, có

hệ động thực vật đa dạng, độc đáo với hơn 543 loài thực vật, 256 loài động vật có

xương sống. Trong số đó, có nhiều loài động thực vật quý hiếm như trầm hương,

sến mặt, trĩ sao, vượn má nhung… Khu du lịch Bà Nà được người Pháp xây dựng từ

những năm đầu của thế kỷ XX với hàng trăm ngôi biệt thự, lâu đài rất đẹp nhưng

qua thời gian và chiến tranh, một số biệt thự đã xuống cấp, bị tàn phá. Bước vào

thời kỳ đổi mới, ý thức được giá trị của hệ sinh thái núi Bà Nà, thành phố Đà Nẵng

đã xây dựng, hoàn thiện quy hoạch khu du lịch sinh thái trên đỉnh núi, với quan

điểm phát triển ở đây các loại hình du lịch thân thiện với thiên nhiên. Quy hoạch

được tổ chức thực hiện nghiêm túc, thu hút được các nhà đầu tư chiến lược, có năng

lực tài chính, quản trị, có chiến lược phát triển du lịch bền vững. Các công trình lưu

trú, nghỉ dưỡng, hệ thống giao thông đường bộ, cáp treo đều được xây dựng theo

hướng dựa vào thiên nhiên, giảm thiểu tác động tiêu cực đến thiên nhiên và môi

trường. Đến khu du lịch sinh thái Bà Nà, du khách sẽ được tận hưởng không khí

trong lành, hệ sinh thái được khoanh vùng, giữ gìn và bảo vệ nghiêm ngặt. Các sản

phẩm du lịch được khai thác là du lịch sinh thái, dã ngoại, tham quan, nghiên cứu...

[Tác giả tổng hợp từ các ấn phẩm, bài viết về du lịch Bà Nà - 48; 70]

- Phát triển du lịch văn hóa di sản ở Huế: Huế là cố đô duy nhất ở Việt Nam

còn bảo lưu được khá nguyên vẹn tổng thể kiến trúc nghệ thuật Cung đình. Với một

kho tàng di sản văn hóa phong phú, có giá trị và tầm vóc quốc tế, trong đó có 2 di

sản văn hóa thế giới, Huế là điểm đến quan trọng trong các hành trình du lịch di sản

Page 71: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

64

của du khách. Ngành du lịch Thừa Thiên - Huế đã có những giải pháp thiết thực,

mang tính lâu dài để phát huy bền vững tiềm năng, lợi thế tài nguyên cho phát triển

du lịch. Trong đó, công tác bảo tồn di sản được thực hiện rất tích cực, thường

xuyên, có tính chiến lược với nhiều giải pháp cụ thể như đầu tư trùng tu, tôn tạo di

tích, bảo tồn và vinh danh văn hóa phi vật thể, tôn tạo cảnh quan môi trường quanh

các khu di sản, hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học bảo tồn và đạo tạo

nguồn nhân lực. Duy trì mối quan hệ tương tác cùng phát triển lâu bền giữa hoạt

động du lịch và công tác bảo tồn di sản: Bảo vệ di sản truyền thống để thu hút và

phục vụ phát triển du lịch văn hóa đồng thời thông qua hoạt động du lịch để giới

thiệu, phát huy giá trị di sản và sử dụng nguồn thu từ du lịch trực tiếp đầu tư trở lại

cho bảo tồn di sản. Công tác bảo vệ môi trường du lịch nhìn chung được chính

quyền địa phương và ngành du lịch rất quan tâm trong quá trình triển khai các dự án

đầu tư, các hoạt động du lịch. Ngành du lịch cũng đã có nhiều giải pháp xây dựng

các mô hình du lịch cộng đồng như du lịch làng nghề, du lịch nhà vườn..., xây dựng

nhiều cơ chế, chính sách khá hiệu quả thu hút nguồn lực xã hội, huy động sự tham

gia của cộng đồng, lắng nghe ý kiến cộng đồng và các ý kiến phản biện trước khi

quyết định đầu tư, giải quyết thỏa đáng mối quan hệ lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu

tư, khách du lịch, cộng đồng trong phát triển du lịch [Tác giả tổng hợp từ các bài

viết, bài giới thiệu về du lịch Huế - 39]

2.4.2. Một số trường hợp phát triển du lịch không bền vững cần nghiên

cứu, rút kinh nghiệm

- Phát triển du lịch ở thành phố Venice (Ý) - Sự tăng trưởng mạnh mẽ về

kinh tế song tiềm ẩn nguy cơ suy thoái tài nguyên du lịch và môi trường: Venice là

thủ phủ của vùng Veneto và của tỉnh Venezia ở Đông Bắc nước Ý. Thành phố có bề

dày lịch sử, văn hóa khá lâu đời và nổi tiếng không chỉ với các công trình kiến trúc

hoành tráng, các kiệt tác nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa, lịch sử qua các thời kỳ,

mà còn bởi sự khác biệt trong kỹ thuật xây dựng công trình, giao thông đi lại, bởi

phong cảnh thơ mộng, nghệ thuật thủ công truyền thống và nhiều nét đặc trưng

riêng biệt khác. Venice được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987

và đã nhiều năm được các tổ chức có uy tín bình chọn nằm trong top 20 di sản đẹp

nhất thế giới. Với sự nổi tiếng của mình, hàng năm Venice được đón một lượng

khách du lịch lớn hơn rất nhiều lần dân số bản địa và số này ngày càng tiếp tục gia

Page 72: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

65

tăng. Về mặt kinh tế, các hoạt động du lịch đem lại cho Venice nguồn thu rất lớn.

Tuy nhiên, sự gia tăng về số lượng khách đã đặt Venice đối diện với những nguy cơ

tiềm ẩn về tính bền vững trong phát triển du lịch. Số khách thực tế đến Venice nay

đã khoảng gần 30 triệu lượt/năm, vượt gấp gần 3 lần so với sức chứa tối đa của du

lịch thành phố. Lượng khách du lịch quá lớn, lại mang tính mùa vụ cao đã khiến

dịch vụ ở Venice luôn trong tình trạng quá tải cùng với nguy cơ các công trình, di

sản bị xuống cấp và ô nhiễm môi trường ngày càng khó kiểm soát. Các nghiên cứu

còn cho rằng, dưới tác động của sự quá tải về lượng khách cùng những hoạt động

du lịch của các du khách này, Venice sẽ có nguy cơ bị chìm lún nhanh hơn nhiều so

với hiện nay. Một số sáng kiến, giải pháp đã được Chính phủ Ý, chính quyền địa

phương đưa ra trong đó có những ý tưởng về việc cần giảm tính thời vụ của du lịch

hoặc phải có chính sách hạn chế số lượng khách đến Venice, song vẫn còn nhiều

tranh luận do sự co kéo của các quan điểm. Tổ chức “World Monument Fund”

chuyên về bảo tồn di sản đã xếp Venice là một trong số 69 di tích lịch sử, văn hóa

và khai quật tầm cỡ thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng [Tác giả tổng hợp từ công

trình nghiên cứu “Sustainable tourism as driving force forcultural heritage sites

development - 126, tr.73-77]

- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa ở làng cổ Đường Lâm - những

vấn đề cần suy nghĩ: Làng cổ Đường Lâm (thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây,

Hà Nội) có diện tích 164ha, dân số hơn 6.000 người. Với một quần thể di tích

phong phú, nhiều di tích đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh, nhiều ngôi

nhà cổ có giá trị đặc biệt, những giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ

thuật và cảnh quan thiên nhiên, Đường Lâm được ghi nhận là làng Việt cổ điển hình

vùng đồng bằng sông Hồng và được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể

thao và Du lịch) xếp hạng Di tích Kiến trúc Nghệ thuật quốc gia.

Từ khi được xếp hạng, lượng du khách về tham quan làng cổ tăng nhanh.

Một số nhà cổ đã được hướng dẫn và tham gia làm du lịch theo mô hình du lịch

cộng đồng cải thiện đời sống.

Tuy nhiên, nhiều vướng mắc, bất hợp lý ngày càng lớn trong quản lý di tích

gắn với phát triển du lịch đã khiến người dân địa phương, từ tự hào về ngôi làng của

mình, dần trở nên bức xúc, và đỉnh điểm là sự kiện tháng 4/2013, một số người dân

làng cổ cùng ký “đơn xin trả lại danh hiệu di sản” với lý do: Không những không

Page 73: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

66

được hưởng lợi từ danh hiệu di sản và du lịch làng cổ mà còn phải chịu nhiều ràng

buộc khắt khe và không hợp lý kéo dài ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống.

Sự kiện này đã được báo chí phản ánh khá nhiều và nhìn nhận từ góc độ phát

triển du lịch bền vững cho thấy một số vấn đề sau:

+ Danh hiệu di tích quốc gia và những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ

thuật, cảnh quan thiên nhiên của làng cổ tạo nên thương hiệu, là những điểm mạnh,

cơ hội và điều kiện quý giá cho phát triển du lịch bền vững. Thương hiệu, các điểm

mạnh và cơ hội này đã phần nào được du lịch khai thác ở khía cạnh kinh tế, đem lại

nguồn thu cho du lịch. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế từ du lịch làng cổ còn thấp.

+ Công tác bảo tồn di tích gắn với phát triển du lịch đạt được một số kết quả.

Song trên thực tế, việc triển khai các hoạt động bảo tồn còn hạn chế, bất cập: Chậm

có quy hoạch giãn dân để bảo vệ di tích; chậm có quy định cụ thể liên quan đến quy

chuẩn kỹ thuật và kiến trúc khi người dân có nhu cầu sửa chữa nhà cổ; số di tích

được Nhà nước đầu tư trùng tu còn ít; chưa có sự thống nhất và công bằng trong

quản lý và xử lý những trường hợp vi phạm quy định về sửa chữa nhà, dẫn đến các

công trình lai tạp ngày càng nhiều, mất dần tính nguyên bản trong kiến trúc làng cổ.

+ Vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của người dân địa phương chưa được

đảm bảo. Người dân ít được hưởng lợi từ du lịch: tiền thu vé chỉ được trích một

phần rất nhỏ cho tôn tạo các di tích; chỉ một số lượng nhỏ gia đình có di tích nhà cổ

có thể thu lợi từ du lịch, trong khi tất cả cộng đồng đều cùng phải tuân thủ các quy

định khắt khe về bảo tồn làng cổ và cùng phải chịu như nhau một số ngoại ứng tiêu

cực từ du lịch làng cổ (ô nhiễm môi trường, đảo lộn sinh hoạt...); chậm có phương

án giải quyết các nhu cầu thiết yếu (ở, vệ sinh, môi trường) cho người dân.

Việc làm đơn “xin trả lại danh hiệu làng cổ” chỉ là phản ứng tiêu cực về nhận

thức của một số người dân địa phương. Tuy nhiên, qua sự việc này và phân tích các

hoạt động du lịch gắn với bảo tồn di tích làng cổ ở Đường Lâm cho thấy các nguyên

tắc phát triển du lịch bền vững cần được chú trọng hơn trong tổ chức các mô hình

du lịch tương tự nói riêng và trong mọi hoạt động du lịch nói chung. [Tác giả tổng

hợp từ một số bài viết về du lịch làng cổ Đường Lâm, Hà Nội - 59; 119]

2.4.3. Kinh nghiệm rút ra cho phát triển du lịch bền vững

Từ mô hình phát triển du lịch bền vững và không bền vững của các địa

phương trong nước và quốc tế có thể rút ra những kinh nghiệm thực tế về phát triển

du lịch bền vững:

Page 74: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

67

- Tài nguyên du lịch là lợi thế rất quan trọng của phát triển du lịch nhưng

việc khai thác quá mức vì mục tiêu kinh tế tất yếu dẫn đến nhanh chóng cạn kiệt

nguồn lực này, điều đó làm cho du lịch không thể phát triển bền vững.

- Để du lịch phát triển bền vững, đồng thời với việc khai thác tài nguyên du lịch

các địa phương cần có các giải pháp bảo vệ và tôn tạo các tài nguyên du lịch quan

trọng như cảnh quan thiên nhiên, các công trình và di sản văn hóa của địa phương.

- Các mô hình du lịch bền vững đều dựa trên quy hoạch hợp lý của địa

phương. Quy hoạch phát triển du lịch bền vững phải trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc

các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững; phân tích, đánh giá đúng tiềm năng,

hiện trạng tài nguyên du lịch, các nguồn lực phát triển du lịch; luận chứng phù hợp

các phương án phát triển du lịch bền vững, cân đối giữa các yếu tố kinh tế, xã hội,

môi trường và phải có tính ổn định lâu dài. Có sự triển khai nghiêm túc, nhất quán,

kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch.

- Để phát du lịch bền vững, các địa phương cần thu hút được các nhà đầu tư

có tiềm lực và chiến lược phát triển du lịch dài hạn.

- Vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng dân cư liên quan đến các

tài nguyên du lịch địa phương cần được đảm bảo đầy đủ, nghiêm túc và tích cực.

Cộng đồng địa phương nơi có điểm du lịch phải được tham gia, được ghi

nhận ý kiến trong quá trình xây dựng quy hoạch, xây dựng các chính sách về du lịch

có liên quan trực tiếp đến cộng đồng; được bảo đảm các quyền lợi cả trong quá trình

xây dựng và thực hiện các dự án du lịch (được bồi thường thỏa đáng khi bị ảnh

hưởng, được hỗ trợ, tạo điều kiện về sinh kế, ổn định cuộc sống); được ưu tiên khi

tham gia tuyển dụng lao động cho các hoạt động du lịch trên địa bàn, được tham gia

và chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch, được đảm bảo môi trường sống bằng hoặc tốt

hơn so với trước khi có hoạt động du lịch trên địa bàn; có trách nhiệm trực tiếp góp

phần bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, bảo vệ các giá trị văn hóa bản địa.

- Liên kết, hợp tác để xây dựng chuỗi các dịch vụ có chất lượng hợp lý từ vui

chơi giải trí, nghỉ ngơi, ăn uống… tại các khu du lịch tập trung để thu hút khách du

lịch và tăng thu nhập từ các dịch vụ đó cho địa phương và doanh nghiệp.

- Quảng bá, tuyên truyền những sản phẩm, địa danh nổi tiếng có thương hiệu

của du lịch địa phương là giải pháp quan trọng để thu hút khách du lịch bền vững.

Page 75: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

68

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

Ở TỈNH PHÚ THỌ

3.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, TÀI NGUYÊN DU

LỊCH TỈNH PHÚ THỌ

3.1.1. Khái quát chung về tình hình và điều kiện hạ tầng kinh tế - xã hội

tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh miền núi phía Bắc, nơi được biết đến là cái nôi của nền văn

hóa Lạc Việt, trung tâm sinh tụ của người Việt cổ thời các Vua Hùng dựng nước

Văn Lang - Nhà nước đầu tiên của lịch sử dân tộc Việt Nam. Tỉnh có diện tích tự

nhiên 3.534,55km2; 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thành phố (Việt Trì), 1

thị xã (Phú Thọ) và 11 huyện, trong đó có 9 huyện miền núi. Trên địa bàn tỉnh có 2

tôn giáo lớn là Phật giáo và Thiên Chúa giáo [21].

3.1.1.1. Dân số và lao động

Dân số toàn tỉnh 1.370.625 người tính đến năm 2015, trong đó dân số thành

thị chiếm 18,62%, dân số nông thôn chiếm 81, 38%, mật độ dân số 388 người/km2

(cao nhất là thành phố Việt Trì: 1.770 người/km2, thấp nhất là huyện Tân Sơn: 116

người/km2), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 12,01%. Phú Thọ có 21 dân tộc sinh sống,

trong đó có 4 dân tộc chính sinh sống quần cư từ lâu đời là Kinh, Mường, Dao, Cao

Lan; dân tộc Kinh chiếm đa số (trên 60%) [21].

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu dân số và lao động tỉnh Phú Thọ năm 2015

Nguồn: [21]

57,23 21,87

20,9

CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC THEO NHÓM NGÀNH (%)

NLN, thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

82,54

15,56

1,1 0,3

0,25

0,25

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO DÂN TỘC (%) Kinh

Mường

Dao

Cao Lan

Tày

Các dân tộc khác

Page 76: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

69

Số người trong độ tuổi lao động trong toàn tỉnh là gần 854.100 người (chiếm

62,4% dân số toàn tỉnh). Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 743.800

người. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và truyền nghề đạt 55%. Trong tổng số lao

động đang làm việc, số lao động du lịch đến năm 2015 là 11.600 người (tỷ lệ gần

1,6%) [21; 27]. Số lượng, chất lượng hiện trạng và dự báo diễn biến nguồn nhân lực

Phú Thọ có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung,

trong đó có phát triển du lịch.

3.1.1.2. Giáo dục và đào tạo

Giáo dục, đào tạo của Phú Thọ ổn định và luôn có xu hướng phát triển về

chất lượng, giáo dục văn hóa của tỉnh nhiều năm nay đều nằm trong Top20 toàn

quốc. Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 trường đại học, 11 trường cao đẳng, trung cấp

nghề, 13 trung tâm giáo dục thường xuyên và đào tạo nghề, góp phần quan trọng

cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, xã hội của địa phương [21; 116].

3.1.1.3. Tăng trưởng, quy mô nền kinh tế và môi trường đầu tư

Trong nhiều năm kể từ khi tái lập tỉnh, Phú Thọ luôn đạt được tốc độ tăng

trưởng kinh tế khá cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2010 là

10,6%/năm [26; 110]; giai đoạn 2010 - 2015 là 5,87%/năm [27; 114]. Quy mô nền

kinh tế đến năm 2015 đạt trên 41.000 tỷ đồng (tính theo giá thực tế), thu ngân sách

5.294,5 tỷ đồng, tăng hơn 6,88 lần so với năm 2005 [26; 27; 110; 114]. Cơ cấu giá

trị gia tăng theo ngành, lĩnh vực (cơ cấu kinh tế) đến năm 2015: Tỷ trọng GRDP

ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 37,99%; dịch vụ 37,13%; nông, lâm nghiệp,

thủy sản 24,88% [21; 27; 114].

Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2011 - 2015

Nguồn: [21; 27; 114]

3.1.1.4. Hạ tầng giao thông

Hạ tầng giao thông tỉnh Phú Thọ gồm 3 loại hình đường giao thông: đường

bộ, đường sắt và đường thuỷ.

0

2

4

6

8

10

2011 2012 2013 2014 2015

5,39 5,75 6,07 6,1

8,56 %

Page 77: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

70

Mạng lưới giao thông đường bộ gồm các tuyến đường Cao tốc, Quốc lộ, tỉnh

lộ và các tuyến đường huyện, xã; tổng chiều dài hơn 12.648 km, trong đó có 1 tuyến

đường cao tốc, 5 tuyến đường Quốc lộ, 39 tuyến đường tỉnh, trên 11.000km đường

huyện, xã và đường giao thông nông thôn [21]. Các tuyến đường Quốc lộ đều mang

tính huyết mạch, kết nối các trọng điểm kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỷ lệ nhựa hóa các

tuyến đường tỉnh đạt trên 94%. Các tuyến đường huyện lỵ, giao thông liên xã có tỷ

lệ cứng hoá trên 82%; giao thông nông thôn cứng hoá trên 60% [21].

Đường thủy gồm 3 tuyến giao thông lớn trên sông Hồng, sông Lô, sông Đà,

với tổng chiều dài qua địa phận tỉnh là 226 km, ngoài ra còn có các sông nhánh

khác như sông Bứa, sông Chảy... [21].

Các tuyến giao thông đã được phân bố xây dựng tương đối hợp lý, có ý nghĩa

quan trọng, tạo điều kiện khai thác các tiềm năng của tỉnh cho phát triển kinh tế - xã

hội nói chung, trong đó có phát triển du lịch.

3.1.1.5. Hạ tầng điện

Nguồn điện của tỉnh chủ yếu từ nguồn điện lưới chung quốc gia, với 2 nguồn

chính: nguồn điện 220kv cấp theo 3 lưới tuyến: Hòa Bình - Việt Trì - Sóc Sơn, Sơn

La - Việt Trì và Yên Bái - Việt Trì; nguồn điện 110kv được cấp từ 2 tuyến Việt Trì

- Đông Anh và Việt Trì - Thác Bà.. Từ năm 2003 đã có 100% xã có điện lưới quốc

gia, điện năng cung cấp hàng năm đến năm 2015 đạt 1,67 tỷ KWh điện [21].

3.1.1.6. Hệ thống cấp, thoát nước và xử lý môi trường

Hệ thống cấp nước tập trung của tỉnh đến nay cơ bản đảm bảo cung cấp nước

cho các đô thị và từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân

nông thôn, với tổng lượng nước sạch gần 20 triệu m3/năm. Ngoài ra còn có một số

trạm, các chương trình, dự án cấp nước sạch vùng nông thôn, miền núi đến hộ dân.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 công ty xử lý chất thải sinh hoạt tập trung; các

huyện đều có đơn vị quản lý vệ sinh môi trường, trang bị lò xử lý rác thải công suất

nhỏ; một số xã cũng đã được đầu tư lò đốt rác tập trung [115, tr.32].

3.1.1.7. Hạ tầng thương mại, dịch vụ, công trình văn hóa thể thao công cộng

Hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống của Phú Thọ có tốc độ phát triển khá nhanh

trong những năm gần đây. Đến năm 2015 đã có 271 khách sạn, nhà nghỉ, với tổng

số 4.425 phòng; 5.154 nhà hàng phục vụ ăn uống có đăng ký kinh doanh, phục vụ

nhu cầu chung của xã hội trong đó có du lịch [21; 81].

Page 78: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

71

Các cơ sở thương mại, dịch vụ, từng bước phát triển. Một số trung tâm

thương mại, siêu thị lớn được đầu tư khoảng 5 năm trở lại đây như Big C, Vincom,

chuỗi siêu thị Aloha Mall; các công trình văn hóa, thể thao quy mô lớn như Quảng

trường và bảo tàng Hùng Vương, Công viên Văn Lang, trục tuyến đường lễ hội

trung tâm, khu liên hợp thể thao tỉnh, bể bơi, sân tenis. Các công trình tập trung

nhiều ở thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các thị trấn huyện lỵ, thiết chế văn

hóa, thể thao ở nông thôn chủ yếu là thiết chế nhỏ phục vụ sinh hoạt cộng đồng.

3.1.2. Khái quát về tài nguyên du lịch của tỉnh Phú Thọ

3.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là địa hình và kiến tạo tự nhiên đa dạng đã

tạo cho Phú Thọ một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú và hấp dẫn có

thể khai thác để phát triển các loại hình du lịch như tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ

dưỡng chữa bệnh, sinh thái…Có thể kể đến một số điểm tài nguyên tiêu biểu sau:

- Đầm Ao Châu (huyện Hạ Hòa): Với không khí trong lành, hệ thực vật

phong phú, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, đầm Ao Châu là một điểm du lịch lý thú,

hấp dẫn với du khách, có khả năng phát triển các loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng,

bơi thuyền, câu cá, leo núi, săn bắn…

- Vườn quốc gia Xuân Sơn (huyện Tân Sơn): Vườn có tổng diện tích 15.048

ha rừng nhiệt đới tự nhiên nằm ở độ cao 1.000 - 1.400m, hệ sinh thái đa dạng và hệ

thống hang động đá vôi kỳ thú; có thể phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái đa

dạng, phong phú, hấp dẫn nhiều đối tượng khách như nghỉ dưỡng, tham quan, leo

núi, thám hiểm hang động, tìm hiểu văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số…

- Khu nước khoáng nóng Thanh Thủy (huyện Thanh Thủy): Khu nước

khoáng có diện tích khoảng 3 km2, nhiệt độ trung bình của nước từ 37-40oC, chất

lượng nước tốt với nhiều nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khỏe. Tính năng, tác

dụng của khu vực nước khoáng này cùng với vị trí mỏ nằm ven sông Đà, tiếp giáp

với Hà Nội, gần sát với khu di tích đá Chông cho phép có thể phát triển ở đây các

loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh gắn với tham quan, nghiên cứu lịch sử…

- Ao Giời - Suối Tiên (huyện Hạ Hòa): Có độ cao 1.000 - 1.200 m so với mặt

biển, còn tồn tại nhiều động thực vật quý hiếm, sinh cảnh đẹp. Vài năm trở lại đây,

Ao Giời - Suối Tiên đã trở thành một địa chỉ du lịch leo núi, cắm trại, nghỉ dưỡng

quen thuộc đối với nhân dân địa phương.

Page 79: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

72

- Đầm Vân Hội: Thuộc địa phận xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà, có diện tích

gần 200ha mặt nước, xung quanh có nhiều núi non hùng vĩ, trong đầm có hàng chục

hòn đảo lớn, nhỏ đã tạo sinh cảnh đẹp, thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái

tham quan, nghỉ dưỡng, cắm trại...

- Thác Cự Thắng, Thác Ba Vực (huyện Thanh Sơn): Đây là những vùng rừng

núi với suối và thác nước còn nguyên sơ, cảnh quan đẹp và hấp dẫn, là địa điểm

nghỉ cuối tuần lý tưởng cho người dân trong vùng và các tỉnh lân cận.

- Khu Bến Gót (thành phố Việt Trì): Diện tích khoảng trên 100ha, địa hình

bán sơn địa, có đặc trưng điển hình của vùng trung du Bắc Bộ, cảnh quan khá hấp

dẫn; ngoài các giá trị tự nhiên, vùng đất còn lưu giữ một số giá trị văn hóa vật thể

và phi vật thể gắn với thời Hùng Vương như đền và đình Bạch Hạc, đền Lang Đài,

lễ hội bơi Chải...; thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, giải trí.

- Các tuyến sông Hồng, sông Lô, sông Đà: Đây vừa là các tuyến giao thông

đường thủy quan trọng, vừa là những điểm tài nguyên du lịch với phong cảnh sơn

thủy hữu tình, có thể khai thác cho các loại hình du lịch tham quan, du ngoạn, giải trí.

3.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Các di tích lịch sử, văn hoá, di chỉ khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật: Phú Thọ là

vùng đất cổ có lịch sử lâu đời, vùng đất phát tích của dân tộc Việt Nam. Qua các

cuộc tìm kiếm, khai quật khảo cổ cho thấy Phú Thọ có rất nhiều hiện vật đồ đá, đồ

đồng minh chứng cho thời kỳ các Vua Hùng dựng nước Văn Lang, trong đó có các

di chỉ nổi tiếng như: Gò Mun, Sơn Vi, Làng Cả, Phùng Nguyên, Đồng Đậu… Trên

vùng đất Phú Thọ còn lưu giữ nhiều di tích gắn với sự tích, truyền thuyết về đời

sống sinh hoạt văn hoá, công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước qua hàng ngàn

năm lịch sử của dân tộc Việt Nam. Theo thống kê của UBND tỉnh Phú Thọ, trên địa

bàn tỉnh hiện có tổng số 1.372 di tích, trong đó có 305 di tích đã được xếp hạng (1

di tích quốc gia đặc biệt, 73 di tích quốc gia, 231 di tích cấp tỉnh) [116]. Một số di

tích có giá trị và ý nghĩa văn hoá, du lịch cao có thể kể đến bao gồm:

- Khu di tích lịch sử Đền Hùng: Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc xã Hy

Cương, thành phố Việt Trì là nơi thờ cúng các Vua Hùng, thờ cúng Quốc Tổ Lạc

Long Quân và Quốc Mẫu Âu Cơ. Đền nằm cách trung tâm thành phố Việt Trì 7km.

Những năm gần đây, Đền Hùng được quan tâm, đầu tư, tôn tạo, quy hoạch

mở rộng, với diện tích khu di tích lên tới 320 ha, nằm trong tổng thể vườn Quốc gia

Page 80: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

73

Đền Hùng 1605 ha [105]. Đền Hùng đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá đặc

biệt cấp quốc gia. Đây là điểm đến tâm linh đặc biệt trong hành trình về cội nguồn

của mọi người dân Việt Nam, là trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng

Vương ở Phú Thọ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được

UNESCO công nhận.

- Đền Mẫu Âu Cơ: Thuộc địa phận xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà. Đền được

xây dựng từ thời Hậu Lê và đến nay, qua một số lần trùng tu, vẫn giữ được nguyên

nét kiến trúc đặc trưng của nền nghệ thuật Việt. Tượng Mẫu Âu Cơ được đặt trong

khám thờ lồng kính 3 mặt, đây là pho tượng được tạo tác từ thời Lê có giá trị nghệ

thuật cao.

- Đền Lăng Sương: Tọa lạc tại xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thuỷ, là nơi

thờ Đức Tản Viên Sơn Thánh. Đền được xây dựng quy mô từ thời Tiền Lê trên nền

ngôi đền cổ có từ thời Thục An Dương Vương và đến nay đã qua một số lần trùng

tu, sửa chữa, nhưng các hiện vật khẳng định niên đại được xây dựng và các bản

ngọc phả, sắc phong của một số triều đại phong kiến Việt Nam vẫn còn được lưu

giữ. Đặc biệt trong Đền còn lưu giữ được hòn đá cổ (đá quỳ) có dấu chân tương

truyền là của Đức Thánh Mẫu để lại khi sinh Tản Viên Sơn Thánh. Cùng với các di

tích Đền Hùng và Đền Mẫu Âu Cơ, Đền Lăng Sương là một điểm đến quan trọng

trong hành trình du lịch về nguồn của du khách.

- Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Hùng: Được xây dựng vào

năm 2001, tại Ngã năm Đền Giếng, dưới chân núi Nghĩa Lĩnh, với công trình chính

là bức phù điêu có hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ, chiến

sỹ Đại đoàn quân Tiên phong. Công trình có quy mô lớn ở vị trí trang trọng trong

quần thể di tích lịch sử Đền Hùng.

- Khu di tích khảo cổ Làng Cả: Khu di tích thuộc địa phận thành phố Việt

Trì. Trong khu vực khảo cổ còn giữ lại những dấu tích nổi bật về cố đô Văn Lang

xưa, góp phần minh chứng cho thời kỳ dựng nước và sự tồn tại của một kinh đô của

nhà nước sơ khai thời Hùng Vương.

Ngoài ra ở Phú Thọ còn có rất nhiều chùa, đình, miếu mang nghệ thuật kiến

trúc cổ từ những niên đại xa xưa của Việt Nam.

- Các lễ hội truyền thống: Là vùng đất cổ gắn với truyền thuyết và lịch sử

hình thành Nhà nước đầu tiên của dân tộc, ngoài những lễ hội có tính chất chung

Page 81: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

74

của cả nước, của vùng Bắc Bộ, Phú Thọ còn có khá nhiều lễ hội truyền thống rất

cổ, mang nét đặc sắc riêng. Trên địa bàn tỉnh hiện có 260 lễ hội, trong đó có 228

lễ hội truyền thống, 32 lễ hội lịch sử - cách mạng; có 92 lễ hội được bảo lưu

hoàn chỉnh, 30 lễ hội xếp loại A, 1 lễ hội cấp quốc gia [117]. Có thể kể đến một

số lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội Đền Hùng gắn với lịch sử dựng nước của dân tộc,

được tổ chức hàng năm với nghi thức cấp quốc gia; Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ có ý

nghĩa văn hoá tâm linh đặc biệt gắn với truyền thuyết Mẹ Âu Cơ; Lễ hội Đền

Lăng Sương gắn với truyền thuyết về Tản Viên Sơn Thánh; Lễ hội rước voi Đình

Đào Xá; Lễ hội Phết Hiền Quan; bơi chải Bạch Hạc; hát Xoan Kim Đức - An

Thái, Trò Trám Tứ Xã...

- Làng nghề truyền thống: Ở Phú Thọ còn tồn tại và duy trì khá nhiều làng

nghề cổ. Nét riêng có của các làng nghề ở Phú Thọ là sự lâu đời về lịch sử hình

thành; đồng thời là sự độc đáo về chủng loại sản phẩm mang tính truyền thống

và do nhiều làng vẫn giữ cách thức sản xuất sản phẩm nghề theo lối cổ truyền, ít

bị pha tạp. Có những làng nghề mà sản phẩm của làng gắn với các truyền thuyết,

những tích truyện xa xưa, từ thời Hùng Vương dựng nước như làng nghề bánh

dày Mộ Chu Hạ - Bạch Hạc; làng nghề mì miến Hùng Lô; làng nghề trồng dâu

nuôi tằm Lâu Thượng; làng nghề trồng nếp thơm tiến vua Hương Trầm; làng

trồng trầu không Dữu Lâu; làng nghề gói bánh chưng Minh Nông… Các làng

nghề ở Phú Thọ nếu được khai thác, phát huy tốt có thể trở thành những điểm

nhấn quan trọng trong các chương trình du lịch văn hoá, hành hương về cội

nguồn dân tộc.

- Các trò chơi, văn nghệ diễn xướng dân gian: Hầu hết các trò chơi dân gian

đều gắn với các di tích và huyền thoại từ thời kỳ Hùng Vương như Bơi Chải ở Tam

Giang, Bạch Hạc; Đu tiên ở Minh Nông; Kéo co ở Dữu Lâu; Chọi trâu ở Phù Ninh;

Đánh phết ở Sơn Vi, Hiền Quan; Vật đuổi giải ở Cao Xá…

Văn nghệ, diễn xướng dân gian khá phong phú và đa dạng, với một số thể

loại tiêu biểu cả cổ xưa và đương đại như: Hát Xoan, hát Ghẹo, hát Nhà tơ, hát

Trống quân; hát Xường, hát Rang, hát Ví (dân tộc Mường); hát Ru, múa Sinh Tiền,

múa Xuân Ngưu, múa Mỡi, đâm Đuống, múa Chuông, múa Rùa (dân tộc Dao);

truyện cười Văn Lang; thơ Bút Tre... Trong số các loại hình diễn xướng dân gian,

Page 82: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

75

đặc biệt phải kể đến hát Xoan, loại hình nghệ thuật đặc sắc đã được UNESCO công

nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp vào năm 2011,

đang được tỉnh nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị, ngày càng có sự lan tỏa và sức hút

cao hơn với du khách nhất là khách du lịch quốc tế.

- Ẩm thực, đặc sản: Phong tục và truyền thống ẩm thực, các món ăn ở Phú

Thọ tương đối phong phú và đặc sắc, đã đi vào truyền thuyết, vào các câu chuyện

dân gian như: Bánh chưng, bánh dày Bạch Hạc, Thậm Thình; bánh út, bánh nẳng

Thanh Đình; xôi cọ Phù Ninh; xôi nếp gà gáy Yên Lập; xôi ngũ sắc, rêu đá Tân

Sơn; thịt chua Thanh Sơn… Một số sản vật nổi tiếng và riêng có là hồng Hạc tiến

vua, bưởi Đoan Hùng, cá Anh Vũ, cá Lăng, quýt Thượng…

3.1.3. Một số thuận lợi và khó khăn đối với phát triển du lịch bền vững

từ điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch của tỉnh Phú Thọ

- Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nhất là kết cấu hạ tầng then chốt trong

lĩnh vực giao thông, điện, thông tin liên lạc phát triển khá nhanh trong những

năm gần đây, nội lực của Phú Thọ từng bước gia tăng tạo nền tảng, điều kiện

ngày càng thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong đó có

phát triển du lịch.

- Phú Thọ có nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú, đặc biệt là hệ thống

tài nguyên du lịch nhân văn trong đó nổi bật và mang nét đặc trưng riêng có là các

giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể gắn với thời đại Hùng Vương. Nguồn tài

nguyên tự nhiên đa dạng, nhiều tài nguyên có giá trị du lịch cao. Đây là điều kiện

thuận lợi cho việc xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch bao gồm cả việc xác định

sản phẩm du lịch đặc trưng và đa dạng hoá sản phẩm. Các nguồn tài nguyên du lịch

được phân bố khá đều trên toàn tỉnh, tạo thuận lợi cho tổ chức khai thác và đầu tư

phát triển du lịch.

- Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã được công nhận là di tích đặc biệt quốc

gia, được tập trung các nguồn vốn đầu tư cả từ Trung ương và địa phương. Hệ

thống các giá trị văn hoá ở Phú Thọ rất phong phú cả về số lượng và tính đa dạng.

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành ngày Quốc Giỗ của cả dân tộc và được tổ

chức với nghi thức quốc gia hàng năm. Phú Thọ là một trong số rất ít các địa

phương có tới 2 di sản văn hóa được UNESCO công nhận là di sản của nhân loại.

Page 83: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

76

Các yếu tố này, nhìn từ góc độ văn hoá, tạo nên sức thu hút tâm linh đặc biệt trong

cộng đồng các dân tộc Việt Nam cả trong nước và nước ngoài hướng về nguồn cội;

nhìn từ góc độ kinh tế du lịch, tạo nên thương hiệu sản phẩm du lịch văn hoá đặc

trưng của Phú Thọ, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, là tiền đề và điều kiện cho

phát triển du lịch bền vững của tỉnh.

- Vị trí địa lý có lợi thế cho liên kết vùng và là trọng điểm của khu vực Đông

Bắc, khí hậu, thuỷ văn cùng các điều kiện tự nhiên khác của Phú Thọ cũng là một

lợi thế so sánh của tỉnh trong thông thương, giao lưu kinh tế, nối tour, tuyến du lịch

trong hệ thống tuyến điểm du lịch quốc gia.

- Nhìn từ góc độ thu hút khách hàng lưu trú qua đêm hoặc ăn uống, mua sắm

từ hoạt động du lịch ở Phú Thọ có nhiều hạn chế do vị trí địa lý không cách xa Hà

Nội và một số địa phương kề cạnh có điều kiện tốt hơn về những dịch vụ này.

- Tài nguyên du lịch tuy phong phú đa dạng nhưng khả năng khai thác để

phát triển du lịch theo chiều sâu khó khăn do các nguồn lực đầu tư thiếu hụt. Hạ

tầng kinh tế - xã hội đã phát triển mạnh hơn những năm gần đây nhưng vẫn còn

thiếu nhiều so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong đó có du lịch.

3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TRÊN BA TRỤ

CỘT KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH PHÚ THỌ

3.2.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế bền vững của ngành du lịch

3.2.1.1. Tốc độ và mức độ ổn định dài hạn của sự tăng trưởng

- Doanh thu du lịch: Doanh thu du lịch của Phú Thọ có mức tăng trưởng khá

trong giai đoạn 2006- 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu du lịch giai

đoạn này đạt 20,52%/năm, cao hơn gần 2 lần so với tốc độ tăng trưởng lượng

khách. Song so với tốc độ tăng bình quân thu nhập du lịch chung của cả nước trong

cùng giai đoạn thì tăng trưởng doanh thu của du lịch Phú Thọ đạt thấp hơn (tổng

hợp của tác giả theo số liệu từ nguồn website của Tổng cục du lịch, giai đoạn 2006 -

2015 tăng trưởng bình quân thu nhập du lịch cả nước đạt 23,38%/năm [99]). Tăng

trưởng doanh thu du lịch không đều và chưa ổn định qua các năm, có năm giảm so

với năm trước (năm 2008) trong khi các lĩnh vực khác của nền kinh tế trong cùng

giai đoạn vẫn phát triển khá.

Page 84: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

77

Bảng 3.1: Doanh thu du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2015

Đơn vị: Triệu đồng

Năm

Doanh thu du lịch Tăng

trưởng so năm trước Lưu trú

Ăn uống, giải trí

Mua sắm

Lữ hành và doanh thu khác

Tổng doanh thu

2006 36.115 17.456 346.142 4.120 403.833

2007 66.782 22.118 402.973 14.186 506.059 25,31%

2008 53.302 21.309 393.467 16.488 484.566 -4,25%

2009 56.464 113.647 400.661 15.738 586.510 21,04%

2010 84.896 517.620 361.722 3.979 968.217 65,08%

2011 80.835 663.676 449.588 19.766 1.213.865 25,37%

2012 119.907 1.015.083 325.004 7.026 1.467.019 20,86%

2013 133.567 1.184.340 342.838 7.728 1.668.473 13,73%

2014 146.455 1.396.989 365.868 8.291 1.917.603 14,93%

2015 147.949 1.582.461 414.443 21.203 2.166.056 12,96%

Tăng trưởng

bình quân

20,52%

Nguồn: [11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20; 21; 71; 72; 73; 74; 75; 76; 77; 78; 79; 80; 81]

Trên cơ sở các số liệu trong bảng 3.1, có thể biểu đồ hóa tăng trưởng doanh

thu du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2015 bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.3: Tăng trưởng doanh thu du lịch giai đoạn 2006 - 2015

403,8 506 484,57

585,5

968,2

1213,86

1467,02

1668,5

1917,6

2166,05

0

500

1000

1500

2000

2500

2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5

TỶ

ĐỒ

NG

Page 85: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

78

- Giá trị tăng thêm ngành du lịch: Giá trị tăng thêm ngành du lịch Phú Thọ có xu

hướng tăng, với tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2006 - 2015 là 16,01%. Tuy nhiên sự

gia tăng không đều qua các năm, năm 2008, giá trị tăng thêm du lịch giảm so với năm

2007, do yếu tố lạm phát và tác động của suy giảm kinh tế khu vực.

Bảng 3.2: Giá trị tăng thêm ngành du lịch Phú Thọ và tỷ trọng

trong nền kinh tế của tỉnh giai đoạn 2006 - 2015

Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Giá trị tăng thêm

ngành du lịch

(tỷ đồng)

138,9 185,50 176,30 198,50 250,97 314,10 361,83 421,33 466,58 528,64

Tăng trưởng giá

trị tăng thêm so

với năm trước

(%)

33,55 -4,96 12,59 26,43 25,15 15,20 16,44 10,74 13,31

GRDP toàn tỉnh

(tỷ đồng) 8.120 9.512 12.590 13.931 21.955 27.477 30.597 33.681 37.708 41.113

Tỷ trọng giá trị

tăng thêm ngành

du lịch trong

GRDP toàn tỉnh

(%)

1,71 1,95 1,4 1,43 1,14 1,14 1,18 1,25 1,24 1,29

Nguồn: [11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20; 21; 71; 72; 73; 74; 75; 76; 77; 78; 79; 80; 81]

Trên cơ sở các số liệu trong bảng 3.2, có thể biểu đồ hóa tăng trưởng giá trị

tăng thêm ngành du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2015 bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.4: Giá trị tăng thêm du lịch giai đoạn 2006 -2015

0

100

200

300

400

500

600

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tỷ

đồ

ng

Page 86: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

79

3.2.1.2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế ngành du lịch tỉnh Phú Thọ

- So sánh tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm và tốc độ tăng trưởng

doanh thu:

Mặc dù cả doanh thu du lịch và giá trị tăng thêm du lịch đều có tốc độ tăng

trưởng trung bình cả giai đoạn khá cao, song tốc độ tăng trưởng bình quân của giá

trị tăng thêm thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh thu (16,01%

so với 20,52%). Tương quan giữa 2 chỉ số này có sự biến động lớn qua các năm,

trong phần lớn các năm tốc độ tăng trưởng của giá trị tăng thêm thấp hơn so với

tốc độ tăng trưởng của doanh thu (các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2014),

một số năm khác của giai đoạn cho kết quả ngược lại (2007, 2013, 2015). Điều

này cho thấy hiệu quả tăng trưởng không ổn định và nhìn chung là thấp.

- Thực trạng hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế du lịch:

+ Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch để xây dựng và phát triển sản

phẩm du lịch đặc trưng:

Tỉnh Phú Thọ có tiềm năng xây dựng và phát triển ba nhóm sản phẩm du

lịch: du lịch gắn với văn hóa (du lịch lễ hội, tâm linh, về nguồn, tham quan di tích,

tìm hiểu văn hóa các dân tộc thiểu số, ẩm thực..); du lịch gắn với sinh thái (tham

quan hang động và hệ sinh thái trung du, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, vui chơi giải

trí...); du lịch gắn với sự kiện (hội nghị, hội thảo, hội chợ, thể thao...) [113, tr.73].

Trong các sản phẩm đó, tỉnh xác định tập trung phát triển các sản phẩm du lịch

gắn với văn hóa tâm linh, lễ hội, về cội nguồn; đồng thời đa dạng hóa sản phẩm để

tăng sức hút với du khách.

Với các đặc thù về tài nguyên du lịch, việc định hướng phát triển các sản

phẩm du lịch của Phú Thọ như vậy là phù hợp. Thực hiện các giải pháp cụ thể

xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch, cho đến nay du lịch Phú Thọ đã đạt một

số kết quả nhất định, trong đó đã xây dựng được thương hiệu “du lịch về cội

nguồn” đặc trưng của tỉnh. Thương hiệu này ngày càng được khẳng định, tạo

được một số điểm hút khách du lịch như Đền Hùng, khu du lịch đảo Ngọc Xanh,

xây dựng hình ảnh điểm đến thân thiện với du khách; chất lượng, tính đa dạng

của dịch vụ du lịch dần được nâng lên; tạo kết nối thuận tiện hơn giữa thị trường

Page 87: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

80

nguồn khách với một số điểm đến du lịch lớn trong tỉnh như Đền Hùng, du lịch

đảo Ngọc Xanh; mở rộng liên kết, tham gia và đóng vai trò quan trọng trong một

số chương trình, dự án liên kết phát triển sản phẩm du lịch và tạo được một số

tour, tuyến du lịch liên tỉnh.

Bảng 3.3: Danh mục các tuyến du lịch đang được khai thác

TT Hành trình

Tuyến nội tỉnh

1 Việt Trì - thị xã Phú Thọ - Hạ Hòa

2 Việt Trì - Thanh Sơn - Tân Sơn

3 Việt Trì - Thanh Thủy - Tân Sơn

4 Việt Trì - Đoan Hùng

Tuyến liên tỉnh

1 Tuyến du lịch về nguồn Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai

2 Các tuyến du lịch dọc cung đường 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng (Phú Thọ,

Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang)

3 Tuyến du lịch Hà Nội - Phú Thọ - Tuyên Quang

Nguồn: [71; 72; 73; 74; 75; 76; 77; 78; 79; 80; 81; 113]

Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch của Phú Thọ còn

những hạn chế: Số điểm hút khách đã được tạo dựng và khẳng định về hình ảnh,

thương hiệu còn rất ít so với tiềm năng tài nguyên; tính đa dạng của sản phẩm

không cao, các dịch vụ bổ sung nhằm tăng sức hấp dẫn của sản phẩm ít và chưa có

nhiều điểm nhấn hoặc bản sắc riêng nên chưa tạo được sức hút bền vững đối với

du khách (50% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng sự đa dạng của sản phẩm du

lịch của tỉnh thấp (Phụ lục 4, mục 7.2); 57% du khách cho rằng các dịch vụ phục

vụ du lịch ít đa dạng phong phú (Phụ lục 4, mục 7.1)); khả năng tiếp cận một số

tài nguyên du lịch tiềm năng (như vườn quốc gia Xuân Sơn, đầm Ao Châu, đầm

Page 88: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

81

Vân Hội...) còn hạn chế do giao thông chưa thực sự thuận lợi; các quan hệ liên kết

tour, tuyến mới chỉ đạt được kết quả bước đầu, chưa mở rộng được nhiều, tỷ lệ

thời gian lưu giữ khách theo tour trên địa bàn Phú Thọ thấp so với tổng thời gian

của các tour du lịch liên tỉnh mà Phú Thọ có tham gia liên kết tour.

+ Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư:

Những năm gần đây, đầu tư cho xây dựng hạ tầng và cơ sở vật chất trực

tiếp phục vụ du lịch của Phú Thọ liên tục tăng. Tổng vốn đầu tư trực tiếp phục vụ

du lịch giai đoạn 2006 - 2015 đạt 6.493,6 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư từ nguồn

ngân sách Nhà nước các cấp 2.688,5 tỷ đồng, vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế

khác 3.805,1 tỷ đồng. Lượng vốn đầu tư trực tiếp cho du lịch so với tổng vốn đầu

tư phát triển của tỉnh trong cùng giai đoạn (101.156 tỷ đồng) chiếm tỷ lệ 6,42%.

Vốn đầu tư trực tiếp cho du lịch giai đoạn 2006 - 2015, so với kế hoạch vốn đầu tư

phát triển du lịch đã được các Nghị quyết của Tỉnh ủy, kế hoạch của UBND tỉnh

xác định cho thời kỳ này đạt 27,05% [112; 116].

Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm 41,56% trong tổng vốn đã đầu

tư. Vốn ngân sách chủ yếu sử dụng cho công tác quy hoạch du lịch, đầu tư hạ

tầng nền tảng như giao thông, điện, nước, xây dựng một số công trình cơ bản,

thiết yếu hoặc công trình công cộng khó có thể thu hút nguồn lực xã hội hóa

được trong các khu, điểm du lịch. Các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhìn

chung bám sát nội dung phân kỳ đầu tư trong các quy hoạch du lịch và quy

hoạch chuyên ngành khác liên quan, thứ tự ưu tiên đầu tư cơ bản phù hợp với

định hướng phát triển du lịch ở từng giai đoạn. Tuy nhiên, do ngân sách hạn hẹp

nên lượng vốn đầu tư tập trung từ ngân sách cho du lịch còn hạn chế, phân bổ

vốn đầu tư cho một số công trình nhỏ giọt, công tác giải ngân của một số dự án

chậm, chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ đặt ra.

Page 89: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

82

Bảng 3.4: Vốn đầu tư xây dựng hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch Phú Thọ

giai đoạn 2006 - 2015

Đơn vị: Tỷ đồng

Nội dung đầu tư

Vốn đầu tư đã thực hiện

Tổng

vốn

Nhà

nước Khác

1. Xây dựng quy hoạch 16,64 16,64

1. Hạ tầng các khu di tích trực tiếp phục vụ du lịch 1.953,19 1.669,69 283,5

- Khu di tích Đền Hùng 1.814,19 1.552,19 252

- Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ 74 48 26

- Khu di tích Đền Lăng Sương 11 9 2

- Một số khu, điểm di tích thuộc các tuyến du lịch về nguồn 64 60,5 3,5

2. Hạ tầng tại các khu, điểm du lịch sinh thái, làng nghề 3.090,56 918,16 2.172,4

- Quảng trường Hùng Vương và Trung tâm Thương mại

tổng hợp Việt Trì

438,96 438,96

- Bể bơi Việt Trì 81,5 81,5

- Trung tâm thương mại Big C Việt Trì 386 386

Trung tâm thương mại Vincom Việt Trì 403,4 403,4

- Đường khu du lịch Bạch Hạc - Bến Gót 11,7 11,7

- Khu du lịch Văn Lang (hồ công viên Văn Lang và các

khu dịch vụ)

339,23 339,23

- Khu du lịch Xuân Sơn và tuyến đường du lịch Xuân Sơn-

Đền Hùng

199,77 20,77 179

- Các dự án thuộc khu nước khoáng nóng Thanh Thuỷ 1.101 1 1.100

Khu du lịch sinh thái-nghỉ dưỡng-thể thao Tam Nông 40 40

- Các điểm du lịch nhỏ khác và hạ tầng làng nghề 89 25 64

3. Hạ tầng cơ sở lưu trú, ăn uống và giải trí 1.433,25 83 1.374,25

- Các cơ sở lưu trú 703,25 20 683,25

- Các cơ sở ăn uống 405 405

- Đầu tư các điểm giải trí 325 29 296

Tổng vốn đầu tư 6.493,64 2.688,49 3.805,15

Nguồn: [71; 72; 73; 74; 75; 76; 77; 78; 79; 80; 81; 110; 112; 114; 116]

Page 90: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

83

Đầu tư cho sự nghiệp du lịch chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng mức đầu tư cho

sự nghiệp kinh tế của tỉnh (giai đoạn 2006 - 2015, tỷ trọng này hàng năm chỉ đạt từ

2-3% tổng chi sự nghiệp kinh tế của tỉnh).

Nguồn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng dần hàng năm.

Thời gian từ 2006 đến 2010, tổng vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà

nước chỉ chiếm 31,54% trong tổng số vốn đầu tư du lịch, tính trong cả giai đoạn

2006 - 2015, tỷ trọng này là 58,44%. Nguồn đầu tư từ vốn ngoài ngân sách ngày

càng có xu hướng tăng một mặt do các tiềm năng du lịch Phú Thọ đã mang tính

hiện thực hơn nên ngày càng được các nhà đầu tư quan tâm, mặt khác, tỉnh do đã có

những chủ trương, quan điểm và chính sách xã hội hóa, thu hút đầu tư phù hợp. Cả

2 kỳ kế hoạch 5 năm gần đây và nhiệm kỳ 5 năm tới, Phú Thọ đều xác định đầu tư

kết cấu hạ tầng then chốt và phát triển du lịch là các khâu đột phá để tập trung chỉ

đạo thực hiện. Hệ thống hạ tầng nhất là giao thông được tăng cường đầu tư; nhiều

cơ chế, chính sách (đầu tư, đất đai, tài chính, hành chính...) đã được ban hành theo

hướng ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện hơn cho việc tiếp cận nguồn lực và

thực hiện dự án. Từ đó đã thu hút được lượng vốn xã hội hóa từ nhiều thành phần

cho phát triển du lịch, trong đó bước đầu mời gọi được một số nhà đầu tư chiến

lược có năng lực tài chính và quản lý tốt đầu tư các dự án phát triển thương mại, du

lịch tại tỉnh (như tập đoàn Vingroup, BigC, Mường Thanh, tổng công ty du lịch Sài

Gòn, công ty cổ phần Ao Vua, công ty cổ phần Trung Nam...).

Tuy nhiên, huy động nguồn lực xã hội cho du lịch còn những hạn chế:

Các dự án từ nguồn lực xã hội đa phần tập trung xây dựng khách sạn, nhà

hàng, siêu thị, trung tâm thương mại (tỷ trọng: 2.977,6 tỷ đồng/tổng vốn ngoài ngân

sách 3805,1 tỷ đồng = 78,25%); việc đầu tư vào các lĩnh vực du lịch khác như xây

dựng các hạng mục tổng hợp để hình thành khu, điểm du lịch, khu vui chơi giải trí

với các loại hình và sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao chiếm tỷ trọng chưa

nhiều (chỉ chiếm 21,75%).

Một số dự án đầu tư còn rất nhỏ giọt, tiến độ chậm so với định hướng phân

kỳ đầu tư (dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng La Phù đã triển khai

nhiều năm nhưng vốn đã đầu tư mới chỉ đạt 215 tỷ đồng, so với tổng vốn kế hoạch

(947,5 tỷ đồng) chỉ đạt tỷ lệ 22,7%; dự án khu du lịch sinh thái Xuân Sơn triển khai

Page 91: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

84

từ năm 2009 nhưng số vốn tư nhân đã đầu tư (179 tỷ đồng) so với tổng vốn kế

hoạch giai đoạn 2011-2015 (1.510 tỷ đồng) chỉ đạt 11,26%; dự án khu đô thị sinh

thái - nghỉ dưỡng - thể thao Tam Nông khởi động từ năm 2011, đến nay mới chỉ

được đầu tư 40 tỷ đồng trong tổng vốn kế hoạch 5.100 tỷ đồng, ba năm gần đây

không triển khai thêm) [116].

Công tác thẩm định hồ sơ năng lực trong một số dự án chưa tốt, một số nhà

đầu tư năng lực tài chính và khả năng quản lý kém dẫn đến tình trạng dở dang phải

thu hồi hoặc tạm dừng rất lâu sau khi triển khai dự án (như dự án du lịch nước

khoáng nóng giai đoạn 2005 - 2010 của công ty Trách nhiệm hữu hạn Sông Thao,

dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Thanh Thủy của công ty cổ phần Hà Đô, dự án khu

du lịch đầm Bạch Thủy của công ty cổ phần Hòa Thanh...).

Số liệu thống kê và những phân tích ở trên cho thấy:

Lượng vốn đầu tư trực tiếp cho du lịch giai đoạn 2006 - 2015 đạt thấp

(27,05%) so với kế hoạch vốn đầu tư phát triển du lịch đã được xác định cho thời

kỳ này [112; 116]. Vốn đầu tư thiếu nhiều sẽ không thể thực hiện quy hoạch có

hiệu quả và đúng tiến độ. Yếu tố bền vững nhìn từ góc độ lượng vốn đầu tư chưa

đảm bảo.

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư du lịch có sự chuyển dịch theo hướng tích cực,

trong đó tỷ trọng vốn xã hội hóa ngày càng tăng. Đây là xu hướng huy động nguồn

lực có tính bền vững, phù hợp chủ trương tái cơ cấu vốn đầu tư của Nhà nước.

Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tập trung cho xây dựng quy hoạch

và các dự án hạ tầng du lịch trong điểm, tạo nền tảng hoặc điểm nhấn cho phát triển

du lịch lâu dài. Cơ cấu đầu tư từ nguồn ngân sách như vậy là phù hợp với quan

điểm về phát triển bền vững và định hướng tái cơ cấu nền kinh tế của Nhà nước.

Vốn đầu tư từ nguồn xã hội chủ yếu tập trung vào các dự án nhằm thu lợi

nhuận nhanh trước mắt, chưa góp phần tích cực vào việc đa dạng hóa và nâng cao

chất lượng sản phẩm du lịch để hướng đến chiến lược phát triển lâu dài. Cơ cấu đầu

tư từ nguồn lực xã hội như vậy chưa thật sự bền vững.

Hiệu quả sử dụng vốn thể hiện qua khai thác cơ sở vật chất ngành du lịch:

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Phú Thọ có nền tảng từ hệ thống cơ sở

vật chất ngành thương nghiệp trước đây. Theo sự phát triển của nền kinh tế và

Page 92: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

85

chuyển đổi cơ chế, các cơ sở kinh doanh thuộc sở hữu của nhà nước đã dần được

chuyển đổi hình thức sở hữu, đồng thời các cơ sở kinh doanh du lịch thuộc nhiều

thành phần được hình thành và gia tăng hàng năm. Chất lượng cơ sở vật chất được

cải thiện từng bước, nhìn chung cơ bản đáp ứng các nhu cầu lưu trú, ăn uống, sinh

hoạt thông thường của khách du lịch. Số cơ sở lưu trú, ăn uống được đầu tư mới từ

những năm 2011 đến nay được quan tâm trang bị nhiều thiết bị và tiện nghi hiện đại

hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách. Việc đầu tư cho các điểm sinh hoạt văn

hóa, vui chơi, giải trí, trung tâm mua sắm được tăng cường hơn từ các năm 2012 trở

lại đây, với một số công trình quy mô và tạo điểm nhấn như: Hồ công viên Văn

Lang, các siêu thị Big C, Vincom Plaza, quảng trường Hùng Vương....

Bảng 3.5: Cơ sở kinh doanh du lịch ở tỉnh giai đoạn 2006 -2015

Đơn vị tính: Cơ sở

Cơ sở 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

1. Cơ sở lưu trú du lịch

60 78 108 137 158 182 209 220 236 271

- Số phòng 1.021 1.507 1.407 1.973 2.266 2.505 2.754 2.959 3.300 3.445

+ Phòng được xếp hạng sao

630 763 635 861 830 853 853 634 599 669

Công suất sử dụng phòng (%)

50 37,8 39,2 40,1 40,95 35,53 35,98 20,05 20,36 20,65

- Số giường 1.596 2.552 2.387 2.947 3.357 3.652 3.961 5.256 5.485 6.058

+ Giường được xếp hạng sao

1.041 1.455 1.199 1.426 1.458 1.488 1.488 1.092 998 1.103

Công suất sử dụng giường (%)

50,6 36,9 37,1 37,5 38,71 39,05 39,54 17,07 18,86 18,98

2. Cơ sở ăn uống

3.922 4.016 4.139 4.600 4.477 4.393 4.937 4.438 4.619 5.154

Cơ sở thuộc khu, điểm du lịch

268 294 327 366 394 421 457 435 486 518

Nguồn: [11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20; 21; 71; 72; 73; 74; 75; 76; 77; 78; 79; 80; 81]

Page 93: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

86

Tuy nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Phú Thọ chưa nhiều về số

lượng, chất lượng chưa cao, khả năng đáp ứng nhu cầu cao cấp của khách du lịch

kém. Trong số 271 cơ sở lưu trú tính đến năm 2015, mới chỉ có 1 khách sạn 4

sao, 9 khách sạn 2 sao, 19 khách sạn 1 sao, 2 khách sạn 4 sao và 5 sao khác do

Tổng công ty du lịch Sài Gòn và Tập đoàn Mường Thanh đang đầu tư, theo tiến

độ phải đến cuối năm 2017 mới có thể đưa vào sử dụng [116]. Các cơ sở kinh

doanh khác đa phần đều nhỏ lẻ, tiện nghi, thiết bị chỉ ở mức trung bình. Số điểm

vui chơi và sinh hoạt văn hóa còn ít và chất lượng tiện nghi, thiết bị không cao.

Hiệu suất sử dụng cơ sở vật chất du lịch không cao và không ổn định.

Công suất sử dụng phòng, giường trong cả giai đoạn 2006 - 2015 nhìn chung chỉ

trong khoảng từ 20 - 40%. Năm 2015 công suất sử dụng phòng lưu trú chỉ đạt

20,65%; công suất sử dụng giường đạt 18,98%. Có sự chênh lệch lớn về hiệu

suất sử dụng theo mùa, công suất sử dụng cơ sở vật chất vào khoảng thời gian

ngoài mùa du lịch, lễ hội trung bình chỉ bằng khoảng 1/5 so với thời gian diễn ra

các lễ hội. Riêng đối với các cơ sở kinh doanh ở khu vực nước khoáng nóng

Thanh Thủy, công suất sử dụng chỉ cao vào các ngày cuối tuần và mùa đông.

Chênh lệch hiệu suất sử dụng cơ sở vật chất quá cao là biểu hiện của sự phát

triển không bền vững ở khía cạnh này.

+ Thực trạng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực du lịch:

Số lượng lao động phục vụ phát triển du lịch Phú Thọ có xu hướng gia tăng

qua các năm. Năm 2006 lực lượng lao động du lịch của tỉnh là 6.700 người; đến

năm 2015 tăng lên 11.600 người. Tốc độ tăng trưởng lao động bình quân giai đoạn

2006 - 2015 là 6,29%/năm. Ngoài số lao động phục vụ trong các cơ sở lưu trú, nhà

hàng, lữ hành, còn một số lượng lớn lao động phục vụ du lịch thông qua các hoạt

động có liên quan đến du lịch như cung ứng hàng hoá, dịch vụ vận tải, ăn uống, vui

chơi giải trí tại các điểm du lịch.

Page 94: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

87

Bảng 3.6: Thực trạng số lượng và trình độ lao động du lịch Phú Thọ

giai đoạn 2006 - 2015

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng số lao động

6.700 8.331 8.855 9.259 9.696 10.117 10.898 11.390 11.500 11.600

Lao động tại các cơ sở lưu trú

756 824 1.168 1.041 1.152 1.643 2.138 2.247 2.231 2.163

Lao động tại các cơ sở ăn uống

455 565 827 952 1.012 1.062 1.175 1.387 1.439 1.522

Lao động tại các cơ sở lữ hành

- - 12 18 33 63 38 50 119 121

Lao động dịch vụ khác

5.489 6.942 6.848 7.248 7.499 7.349 7.547 7.706 7.711 7.794

Trình độ lao động (lưu trú và lữ hành)

Tổng số 756 824 1.180 1.059 1.185 1.706 2.176 2.297 2.350 2.284

- Đại học và trên Đại học

81 89 123 147 171 327 487 585 623 625

- Cao đẳng và Trung cấp

243 285 477 446 481 655 872 879 905 899

- Lao động phổ thông

432 450 580 466 533 724 817 833 822 760

Nguồn: [11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20; 21; 71; 72; 73; 74; 75; 76; 77; 78; 79; 80; 81]

Tổng số lao động du lịch nhìn chung tương đối phù hợp với hiện trạng lượng

khách du lịch đến địa phương. Chất lượng lao động trong các cơ sở lưu trú và lữ

hành được cải thiện hàng năm, thể hiện qua sự chuyển dịch cơ cấu trình độ của lao

động, trong đó số lượng và tỷ lệ lao động được đào tạo ở các trình độ đại học, cao

đẳng tăng lên nhanh hơn so với tốc độ gia tăng của lao động phổ thông. Số lao động

có trình độ đại học tăng bình quân 25,5%/năm; trình độ cao đẳng và trung cấp tăng

bình quân 15,7%/năm; lao động phổ thông chỉ tăng 6,5%/năm.

Page 95: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

88

Lao động trong các cơ sở ăn uống và làm các dịch vụ khác trình độ khá đa

dạng, tuy không thống kê được chính xác nhưng qua khảo sát thực tế ở một số cơ

sở, địa bàn du lịch cho thấy, theo xu thế phát triển chung, mặt bằng trình độ văn

hóa, học vấn, kỹ năng nghề của nhóm lao động này cũng tăng dần.

Nhân lực làm quản lý tại các cơ sở kinh doanh du lịch lớn (29/31 khách

sạn, 4/7 cơ sở du lịch ở khu nước khoáng nóng Thanh Thủy, 9/21 cơ sở lữ hành,

một số nhà hàng quy mô lớn khu vực Việt Trì, Đền Hùng, Lâm Thao) có trình độ

chuyên môn đại học trở lên chuyên ngành du lịch hoặc các ngành kinh tế. Đội

ngũ quản lý ở phần lớn các cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống, dịch vụ khác trình

độ đa dạng nhưng kiến thức nền tảng ít chuyên sâu về du lịch, chủ yếu quản lý

theo kinh nghiệm và một số được bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch theo chương trình

ngắn hạn.

Song hiệu quả sử dụng nhân lực du lịch còn những hạn chế:

Cơ cấu lao động theo loại hình dịch vụ còn những bất cập: Số lao động

trong cơ sở lưu trú quá ít so với số buồng (0,63 người/phòng), trong khi lao động

dịch vụ gián tiếp khác khá nhiều. Đây là bất cập ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ

nhưng phản ánh đúng thực tế là ở Phú Thọ tỷ lệ khách du lịch trong ngày không sử

dụng dịch vụ lưu trú lớn hơn nhiều so với số khách lưu trú.

Tỷ lệ lao động có trình độ đại học còn thấp, số lao động phổ thông vẫn

chiếm nhiều trong tổng số lao động du lịch. Số lao động phổ thông này hầu như

chưa qua trường lớp về du lịch. Trong số lao động du lịch có qua đào tạo, lao động

được đào tạo qua trường lớp chuyên ngành về du lịch cũng chiếm tỷ lệ thấp (khảo

sát cho thấy đến nay, chỉ khoảng 20% lao động trong các cơ sở du lịch có bằng hoặc

chứng chỉ chuyên ngành du lịch ở các cấp độ (Phụ lục 4, mục 7.2)).

Số lao động có trình độ ngoại ngữ thực sự đáp ứng được yêu cầu giao tiếp,

phục vụ khách du lịch quốc tế rất ít và phần lớn đều theo chuyên ngành tiếng Anh,

số ít chuyên ngành tiếng Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp và một số ngoại ngữ khác.

Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, hiệu suất lao động, tính chuyên nghiệp,

kỷ luật còn thấp, kiến thức về du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

82% khách du lịch đánh giá thái độ phục vụ và tính chuyên nghiệp của nhân viên du

lịch chỉ từ mức trung bình trở xuống (Phụ lục 4, mục 7.1).

Page 96: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

89

+ Thực trạng và hiệu quả ứng dụng khoa học, công nghệ trong du lịch:

Việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong các cơ sở kinh doanh du lịch ở

Phú Thọ có chuyển biến theo thời gian. Một số cơ sở đã từng bước áp dụng công

nghệ xây dựng thân thiện với môi trường trong đầu tư hạ tầng, trang thiết bị phục vụ

du lịch; ứng dụng công nghệ thông tin (sử dụng các phần mềm chuyên dụng, mạng

Internet, mạng xã hội,...) trong quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, trong quản lý tổ

chức nhân sự, giao dịch hợp đồng, liên kết kinh doanh...

Trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, hoạt động ứng dụng

khoa học công nghệ phục vụ quản lý du lịch thể hiện tập trung ở việc từng bước đầu

tư và sử dụng trang bị, nâng cao chất lượng công nghệ thông tin phục vụ quản lý tổ

chức, liên kết thông tin, truyền thông, kết nối quan hệ, xây dựng phát triển các trang

thông tin mạng phục vụ quảng bá, xúc tiến đầu tư, giới thiệu hình ảnh, sản phẩm du

lịch ra thị trường. Cho đến nay, tỉnh đã thiết lập mạng nội bộ kết nối các cơ quan

trong tỉnh; xây dựng 2 trang thông tin điện tử chuyên đề về du lịch, các trang tin

điện tử của cơ quan chức năng khác trong tỉnh, của cấp huyện đều có chuyên mục

về du lịch. Một số hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch, liên kết đầu tư...

đạt được hiệu ứng lan tỏa tốt nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.

Tuy nhiên, nhận thức và sự chủ động ứng dụng khoa học công nghệ cho phát

triển du lịch của các cơ sở kinh doanh du lịch Phú Thọ chưa cao. Số cơ sở kinh

doanh du lịch ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường trong đầu tư dự án du

lịch còn rất ít và chưa mang tính chủ động. Ít cơ sở quan tâm sử dụng các trang thiết

bị điện, điện tử thân thiện với môi trường. Chưa có đơn vị nào ứng dụng công nghệ

cho việc xử lý chất thải mà đều thải trực tiếp ra môi trường hoặc xử lý bằng biện

pháp thủ công vẫn gây ô nhiễm (như đốt, chôn lấp rác...) [115, tr.42-44]. Chỉ có

khoảng 18% cơ sở cho rằng việc đăng ký website riêng phục vụ kinh doanh du lịch

là cần thiết hoặc rất cần thiết; 32% cơ sở sử dụng Internet và mạng xã hội thường

xuyên để phục vụ du lịch [Phụ lục 4, mục 7.2].

- Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành du lịch và những tác động từ tăng

trưởng kinh tế ngành du lịch đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương:

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành du lịch và tác động từ tăng trưởng kinh

tế ngành du lịch đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có thể được phản

ánh qua các số liệu về cơ cấu đầu tư, cơ cấu doanh thu trong ngành, đóng góp từ du

lịch cho kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Page 97: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

90

+ Cơ cấu đầu tư:

Như đã phân tích ở trên, các số liệu về cơ cấu vốn đầu tư cho thấy cơ cấu đầu

tư từ nguồn ngân sách đã tập trung cho các dự án hạ tầng trọng điểm, tạo nền tảng

cho phát huy tiềm năng du lịch của địa phương để phát triển du lịch trong dài hạn,

cũng chính là tạo nền tảng, điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu ngành du lịch

theo hướng phù hợp và gắn với định hướng tái cơ cấu nền kinh tế của Nhà nước.

Vốn đầu tư từ nguồn xã hội phần lớn tập trung vào các dự án nhằm thu lợi

nhuận nhanh trước mắt, chủ yếu là các khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại,

chưa góp phần tích cực vào việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du

lịch, chưa tạo được điều kiện tích cực cho chuyển dịch cơ cấu ngành du lịch.

+ Cơ cấu doanh thu:

Thu từ hoạt động mua sắm có xu hướng giảm khá nhanh về tỷ trọng, năm

2006 chiếm 85,71% trong tổng doanh thu du lịch, đến năm 2015 chỉ còn 19,13%.

Tỷ trọng thu từ ăn uống, giải trí tăng nhanh, từ 4,33% tổng doanh thu du lịch năm

2006 lên 73,06% năm 2015, trong đó phần lớn là chi cho ăn uống. Trong khi đó thu

từ hoạt động lữ hành và một số khoản thu nhỏ khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ, không

ổn định và có xu hướng giảm. Tỷ trọng thu từ lưu trú trong tổng doanh thu du lịch

cũng có chiều hướng giảm, từ 8,94% năm 2006 xuống 6,83% năm 2015.

Bảng 3.7: Cơ cấu doanh thu du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2015

Đơn vị tính: %

Cơ cấu

Năm Tổng số Lưu trú

Ăn uống,

giải trí Mua sắm Lữ hành

2006 100 8,94 4,33 85,71 1,02

2007 100 13,19 4,38 79,63 2,80

2008 100 10,99 4,41 81,20 3,40

2009 100 9,63 19,38 68,31 2,68

2010 100 8,76 53,46 37,35 0,43

2011 100 6,66 54,68 37,04 1,62

2012 100 8,17 69,19 22,15 0,49

2013 100 8,01 70,98 20,55 0,46

2014 100 7,64 72,85 19,07 0,44

2015 100 6,83 73,06 19,13 0,98

Nguồn: Tác giả tự tính toán trên cơ sở số liệu thống kê tại Bảng 3.1.

Page 98: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

91

Du khách chi tiêu ngày càng nhiều vào các dịch vụ ăn uống sẽ giúp các địa

phương tiêu thụ được nhiều hàng nông sản hơn và góp phần giải quyết được lao

động tại chỗ, du lịch có điều kiện phát triển bền vững hơn về kinh tế và xã hội.

Thu từ mua sắm tăng không đáng kể đồng thời tỷ trọng doanh thu mua sắm

giảm mạnh trong cơ cấu doanh thu du lịch phản ánh thực tế: các loại hàng hóa sản

xuất tại địa phương chưa phong phú, sức cạnh tranh thấp, ít mặt hàng lưu niệm có

bản sắc và sự độc đáo riêng nên chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách,

do đó chưa đóng góp mạnh cho việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch nói chung. Khảo

sát cũng cho thấy có tới 88% du khách cho rằng sản phẩm địa phương và hàng lưu

niệm phục vụ du lịch chưa có sự phong phú, đa dạng cao (Phụ lục 4, mục 7.1).

Thu từ hoạt động lữ hành và các nội dung thu khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ và

tăng trưởng chậm. Trên địa bàn tỉnh hiện có 21 doanh nghiệp và cơ sở đăng ký kinh

doanh lữ hành, đều là những đơn vị nhỏ, tính chuyên nghiệp không cao, khả năng

liên kết, thu hút nguồn khách hạn chế.

+ Đóng góp từ tăng trưởng kinh tế ngành du lịch cho kinh tế, xã hội và cho

chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh:

Từ các số liệu ở Bảng 3.2, có thể thấy rằng tăng trưởng kinh tế của ngành du

lịch có những đóng góp nhất định vào tỷ trọng khối ngành dịch vụ của tỉnh nhưng

mức đóng góp còn rất nhỏ. Tỷ trọng giá trị tăng thêm du lịch trong tổng GRDP toàn

tỉnh thấp và có xu hướng giảm (năm 2006 là 1,71%, năm 2015 là 1,29%), tăng

trưởng bình quân giá trị tăng thêm du lịch (16,01%/năm) thấp hơn so với tăng

trưởng bình quân GRDP toàn tỉnh trong cùng giai đoạn (19,75%) cho thấy đóng góp

từ du lịch cho nền kinh tế của tỉnh nhỏ, không ổn định và chưa có sự bứt phá mạnh

hơn so với các ngành khác ở địa phương, chưa tương xứng với tiềm năng và chủ

trương xác định phát triển du lịch là khâu đột phá. Nếu so với những đóng góp

chung của du lịch cả nước cho GDP quốc gia thì đóng góp của du lịch Phú Thọ cho

nền kinh tế của tỉnh khiêm tốn hơn rất nhiều (năm 2014, du lịch Việt Nam trực tiếp

đóng góp 4,6% GDP quốc gia; năm 2015, tỷ trọng này tăng lên 6,6%) [151, tr.43].

3.2.1.3. Thực trạng tăng trưởng kinh tế gắn với chất lượng đáp ứng nhu

cầu của khách du lịch

- Số lượng và cơ cấu khách du lịch:

Số lượng khách du lịch đến Phú Thọ liên tục tăng, tổng lượng khách đến Phú

Thọ đạt khá cao, năm 2015 đạt gần 8,3 triệu lượt khách. Tăng trưởng tổng lượng

Page 99: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

92

khách bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2015 đạt 11,1%/năm, trong đó tốc độ

tăng trưởng bình quân khách trong ngày là 10,72%/năm, tốc độ tăng trưởng bình

quân của lượng khách có sử dụng dịch vụ lưu trú 15,73%/năm.

Tuy nhiên, hầu hết các chỉ số về khách du lịch đều cho thấy sự phát triển

chậm hơn so với mặt bằng chung của khu vực, của cả nước và so với yêu cầu phát

triển. Tăng trưởng bình quân tổng lượng khách của Phú Thọ (11,1%) thấp hơn tăng

trưởng bình quân khách du lịch của cả nước trong cùng giai đoạn (13,32%).

Bảng 3.8: Hiện trạng khách du lịch đến Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2015

Đơn vị tính: Lượt người

Chỉ tiêu

Khách trong ngày

Khách có sử dụng dịch vụ lưu trú

Tổng lượng khách

Tăng trưởng

tổng lượng khách (Phú Thọ)

Tăng trưởng

tổng lượng khách

(cả nước)

Tổng số

Khách nội địa Khách quốc tế

Khách nghỉ giờ

Khách lưu trú

qua đêm

Khách nghỉ giờ

Khách lưu trú

qua đêm

2006 3.000.000 204.240 64.443 137.334 174 2.289 3.204.240

2007 3.600.000 257.886 77.471 178.368 212 1.835 3.857.886 20,40% 10,85%

2008 4.000.000 246.452 55.002 189.903 204 1.343 4.246.452 10,07% 5,91%

2009 4.500.000 227.010 20.350 205.010 149 1.501 4.727.010 11,32% 16,23%

2010 5.890.000 392.769 137.958 251.867 188 2.756 6.282.769 32,91% 14,87%

2011 6.000.000 429.828 174.428 251.144 325 3.931 6.429.828 2,34% 8,97%

2012 6.100.000 623.997 307.291 312.010 191 4.405 6.723.997 4,58% 9,26%

2013 6.200.000 665.344 347.617 312.480 262 4.485 6.865.344 2,10% 8,19%

2014 7.000.000 731.600 379.470 346.032 222 4.876 7.731.600 12,62% 8,93%

2015 7.500.000 760.351 368.798 385.970 148 5.435 8.260.351 6,84% 40,04%

(*) 10,72% 15,73% 15,79% 9,52% 11,10%

(**) 14,02% 9,25% 13,32%

Nguồn: [11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20; 21;

71; 72; 73; 74; 75; 76; 77; 78; 79; 80; 81; 99; 100]

(Trong Bảng 3.8: Dòng (*) phản ánh số liệu về tốc độ tăng trưởng bình quân

hàng năm giai đoạn 2006 - 2015 của các loại khách đến Phú Thọ; dòng (**) phản

ánh số liệu về tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của các loại khách du lịch

tính chung trong cả nước ở cùng thời kỳ).

Page 100: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

93

Trên cơ sở các số liệu trong bảng 3.8, có thể biểu đồ hóa tăng trưởng tổng

lượng khách du lịch đến Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2015 bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.5: Tăng trưởng tổng lượng khách du lịch giai đoạn 2006 - 2015

+ Về chỉ số khách du lịch nội địa:

Khách nội địa đến Phú Thọ chủ yếu là khách du lịch trong ngày (chiếm tỷ lệ

từ 91 - 94% trong tổng lượng khách hàng năm), lượng khách có sử dụng dịch vụ lưu

trú chiếm tỷ lệ thấp (từ 6 - 9% tổng lượng khách, trong đó lượng khách lưu trú qua

đêm chỉ đạt 3 - 4% tổng lượng khách, khách có sử dụng dịch vụ lưu trú chiếm 3 -

5%) và chỉ đứng thứ 8/14 tỉnh trong vùng miền núi phía Bắc, 36/63 tỉnh thành trong

cả nước [113, tr.24]. Tăng trưởng khách có sử dụng dịch vụ lưu trú nội địa không

ổn định, có năm mức tăng rất thấp, một số năm tăng trưởng âm (2008, 2009).

Từ số liệu trong bảng 3.8, có thể biểu đồ hóa tăng trưởng khách du lịch nội

địa giai đoạn 2006 - 2015 như sau

Biểu đồ 3.6: Tăng trưởng khách du lịch nội địa giai đoạn 2006 - 2015

3,2 3,86

4,25 4,73

6,28 6,43 6,72 6,86

7,73 8,26

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5

TR

IỆU

ỢT

KH

ÁC

H

201,8 255,8 244,9 225,36

389,8 425,6

619,4 660,6

726,5 754,8

0

100

200

300

400

500

600

700

800

2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5

NG

HÌN

ỢT

KH

ÁC

H

Page 101: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

94

Hầu hết khách du lịch trong ngày là khách du lịch văn hoá tâm linh, hành

hương về cội nguồn (chiếm tới 94 - 96% số lượng khách hàng năm), đến với mục

đích thực hành tín ngưỡng tâm linh là chính, sử dụng rất ít dịch vụ khác; khách đi

trong ngày để du lịch sinh thái chiếm tỷ lệ nhỏ.

+ Về chỉ số khách du lịch quốc tế:

Khách quốc tế đến Phú Thọ rất ít, đến năm 2015 mới chỉ đạt 5.583 lượt

khách. Tốc độ tăng trưởng lượng khách quốc tế cũng không ổn định, năm 2008 và

2009 có sự suy giảm về lượng khách.

Xét về tỷ trọng, lượng khách quốc tế chỉ chiếm rất nhỏ trong số khách sử

dụng dịch vụ lưu trú, càng nhỏ so với tổng lượng khách đến Phú Thọ và tỷ trọng

này còn có xu hướng giảm đi trong 10 năm qua, từ 1,21% trong tổng lượng khách

có sử dụng dịch vụ lưu trú ở thời điểm năm 2006, đến năm 2015 tỷ lệ này chỉ còn là

0,74%. Năm 2015, khách quốc tế đến Phú Thọ chỉ bằng 0,07% so với tổng lượng

khách quốc tế đến Việt Nam (5.583 khách quốc tế đến Phú Thọ so với tổng số

7.943.651 khách quốc tế đến Việt Nam trong cùng năm [99]).

Từ số liệu trong bảng 3.8, có thể biểu đồ hóa tăng trưởng khách du lịch quốc

tế giai đoạn 2006 - 2015 như sau

Biểu đồ 3.7: Tăng trưởng khách du lịch quốc tế giai đoạn 2006 - 2015

Trong tổng lượng khách quốc tế, khách du lịch văn hóa, nghiên cứu chuyên

đề chiếm gần 21%, khách công vụ đến tỉnh với mục đích tìm cơ hội đầu tư, nghiên

cứu thị trường (khoảng 53%), số khác là khách tham quan, nghỉ dưỡng (khoảng

26%). Đa số khách đến từ Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.

Khách đến từ các thị trường có khả năng chi tiêu cao khác như Nhật, Mỹ, các nước

2,46 2,047

1,547 1,65

2,944

4,256 4,596 4,747

5,098 5,583

0

1

2

3

4

5

6

2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5

NG

HÌN

ỢT

KH

ÁC

H

Page 102: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

95

châu Âu, Trung Đông… rất ít và cũng chủ yếu là đối tượng khách đi lẻ [71; 72; 73;

74; 75; 76; 77; 78; 79; 80; 81].

- Thời gian lưu trú trung bình của du khách:

Bảng 3.9: Thời gian lưu trú trung bình của khách lưu trú qua đêm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng lượt khách có lưu trú qua đêm

139.623 180.203 191.246 206.511 254.623 255.075 316.515 316.965 350.908 391.405

Tổng ngày khách

142.821 192.990 201.456 252.046 255.826 255.473 317.574 317.661 352.148 399.221

Ngày lưu trú trung bình

1,02 1,07 1,05 1,22 1,01 1,00 1,00 1,00 1,00 1,02

Khách quốc tế lưu trú qua đêm

2.289 1.835 1.343 1.501 2.756 3.931 4.405 4.485 4.876 5.435

Ngày khách quốc tế

2.595 2.872 1.423 2.475 3.339 4.031 4.642 4.684 5.181 6.029

Ngày lưu trú trung bình khách quốc tế

1,13 1,57 1,06 1,65 1,21 1,03 1,05 1,04 1,06 1,11

Khách nội địa lưu trú qua đêm

137.334 178.368 189.903 205.010 251.867 251.144 312.110 312.480 346.032 385.970

Ngày khách nội địa

140.226 190.118 200.033 249.571 252.487 251.442 312.932 312.977 346.967 393.192

Ngày lưu trú trung bình khách nội địa

1,02 1,07 1,05 1,22 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,02

Nguồn: [11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20; 21; 71; 72; 73; 74; 75; 76; 77; 78; 79; 80; 81]

Thời gian lưu trú trung bình của khách lưu trú qua đêm rất thấp, chưa có

chiều hướng phát triển ổn định. Thời gian lưu trú trung bình của khách lưu trú nội

địa qua đêm năm 2006 là 1,02 ngày/khách; năm 2015 là 1,02 ngày/khách; năm cao

nhất (2009) cũng chỉ đạt 1,22 ngày/khách. Thời gian lưu trú trung bình của khách

quốc tế qua đêm có cao hơn song cũng không ổn định và còn có xu hướng giảm,

năm 2006 là 1,13 ngày/khách; năm 2015 là 1,11 ngày/khách; năm cao nhất 2009 đạt

1,65 ngày/khách. Thời gian lưu trú trung bình của khách lưu trú qua đêm đến Phú

Thọ thấp hơn nhiều so với thời gian lưu trú trung bình của khách cùng loại tính

Page 103: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

96

chung trong cả nước (năm 2014, thời gian lưu trú trung bình của một khách quốc tế

đến Việt Nam là 9,73 ngày; khách nội địa là 3,79 ngày [98, tr.24]).

- Chi tiêu bình quân của khách du lịch:

Chi tiêu bình quân của du khách cũng có xu hướng tăng hàng năm. Theo

thống kê của ngành du lịch, chi tiêu bình quân của khách du lịch trong ngày tăng từ

120.000 đồng/lượt khách năm 2006 lên 240.000 đồng/lượt khách năm 2015; chi tiêu

bình quân của khách có sử dụng dịch vụ lưu trú tăng từ 240.000 đồng/lượt khách năm

2006 lên 450.000 đồng/lượt khách năm 2015, trong đó chi tiêu bình quân của khách

có sử dụng dịch vụ lưu trú quốc tế tăng từ khoảng 45 USD/lượt khách năm 2006 lên

khoảng 90 USD/lượt khách năm 2015 [71; 72; 73; 74; 75; 76; 77; 78; 79; 80; 81].

Song, tốc độ tăng chi tiêu bình quân của khách du lịch đến Phú Thọ chậm và

thấp hơn khá nhiều so với mặt bằng chung cả nước (tính chung trong cả nước, năm

2014, chi tiêu bình quân của khách có sử dụng dịch vụ lưu trú nội địa là 4.103.190

đồng/lượt khách, chi tiêu bình quân của khách nội địa du lịch trong ngày là 944.290

đồng/lượt khách; chi tiêu bình quân của khách có sử dụng dịch vụ lưu trú quốc tế là

1.114,4 USD/lượt khách, chi tiêu bình quân của khách quốc tế du lịch trong ngày là

125,74 USD/lượt khách [98, tr.56]).

- Mức độ hài lòng của du khách:

Theo kết quả khảo sát thực tế (Phụ lục 4, mục 7.1), mức độ hài lòng của du

khách tuy khá cao (87% khách du lịch đánh giá mức độ thân thiện của người dân

địa phương ở mức trung bình trở lên trong đó 70,5% đánh giá ở mức khá tích cực

và rất tích cực; 86% ghi nhận sự hài lòng trong đó 63,5% ghi nhận ở mức độ khá

tích cực và rất tích cực), nhưng chỉ 35% dự định quay trở lại, chủ yếu vì lý do tâm

linh thôi thúc, không gắn nhiều với mong muốn và nhu cầu sử dụng các dịch vụ

khác tại điểm đến. Số rất ít khách quốc tế quay trở lại hầu hết là vì lý do công vụ,

nhiệm vụ nghiên cứu thị trường đầu tư, nghiên cứu văn hóa.

3.2.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế của ngành du lịch gắn với thúc

đẩy tiến bộ, công bằng xã hội và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa

3.2.2.1. Đóng góp của tăng trưởng kinh tế ngành du lịch vào tạo cơ hội

việc làm, tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo

Số việc làm được tạo ra từ du lịch có xu hướng tăng hàng năm. Năm 2006,

tổng số lao động du lịch là 6.700 người; năm 2015 số lượng này tăng lên 11.600

Page 104: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

97

người. Khảo sát thực tế (năm 2016) cho thấy trong số lao động du lịch trực tiếp, lao

động du lịch là người bản địa chiếm tỷ lệ 68,7% (Phụ lục 4, mục 7.2). Kết quả tạo

việc làm cho cộng đồng từ du lịch được 80% người dân trong cộng đồng ghi nhận

(Phụ lục 4, mục 7.3). Bên cạnh đó, tăng trưởng du lịch còn mở ra cơ hội việc làm,

tăng thêm thu nhập cho lao động của một số ngành nghề liên quan (như sản xuất và

cung ứng sản phẩm nông nghiệp, hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ...). Một số

doanh nghiệp khi đầu tư dự án du lịch mới đã cam kết ưu tiên tuyển dụng lao động

tại chỗ, hỗ trợ chi phí đào tạo và quan tâm tuyển dụng người lao động bị thu hồi đất

vào làm việc. 66% doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch có tham gia, đóng góp ở

các mức độ khác nhau cho công tác xã hội tại địa phương điểm đến bằng các hoạt

động như hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đóng góp cho quỹ vì người nghèo, quỹ

khuyến học, đỡ đầu các gia đình chính sách... (Phụ lục 4, mục 7.2). Qua khảo sát, so

sánh, đánh giá thực tế có thể ghi nhận du lịch đóng góp nhất định cho công tác giảm

nghèo ở các địa phương điểm đến và mức độ đóng góp có xu hướng gia tăng.

Tuy nhiên công tác giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất

phục vụ phát triển du lịch trong một số dự án cụ thể chỉ chủ yếu được thực hiện

thông qua việc hỗ trợ bằng tiền để người dân tự chuyển đổi việc làm, chưa gắn với

việc đáp ứng hoặc hỗ trợ trực tiếp nhu cầu việc làm của người lao động có đất đã bị

thu hồi. Do quy mô của ngành du lịch Phú Thọ nhỏ nên tổng số lượng lao động trực

tiếp được tạo ra từ du lịch chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lao động của nền kinh tế.

Cũng vì quy mô du lịch nhỏ nên xét về tổng thể, mức độ đóng góp của du lịch cho

công tác giảm nghèo chung của cả tỉnh không nhiều. Khảo sát cũng cho thấy chỉ

46,5% người dân ghi nhận từ mức trung bình trở lên về những đóng góp của dự án

du lịch cho công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương (Phụ lục 4, mục 7.3).

3.2.2.2. Thực trạng thu hút sự tham gia của cộng đồng và tạo cơ hội cho

cộng đồng được hưởng lợi từ sự phát triển du lịch; tác động của tăng trưởng du

lịch đến công bằng xã hội và các vấn đề xã hội

Tỉnh Phú Thọ đã nghiêm túc thực hiện chủ trương của Trung ương về

chuyển đổi hình thức sở hữu các doanh nghiệp nhà nước; đồng thời thực hiện xã hội

hoá hoạt động du lịch, khuyến khích, tạo môi trường cho các thành phần kinh tế và

cộng đồng dân cư địa phương tham gia phát triển du lịch, tham gia vào chuỗi cung

ứng dịch vụ, hàng hóa và kinh doanh du lịch. Năm 2006, còn 13 cơ sở kinh doanh

Page 105: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

98

du lịch thuộc sở hữu nhà nước, đến năm 2010, các cơ sở này đều đã được cổ phần

hóa hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu. Số lượng cơ sở kinh doanh thương mại, du

lịch thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng hàng năm. Hiện nay, trên địa

bàn tỉnh đang có 271 cơ sở lưu trú; 5.154 cơ sở ăn uống vừa phục vụ du lịch, vừa

đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân; 21 cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Toàn bộ các cơ sở kinh doanh du lịch nói trên đều thuộc sở hữu của các thành phần

kinh tế ngoài nhà nước, trong đó hầu hết cơ sở ăn uống do người bản địa nơi diễn ra

hoạt động du lịch thành lập và tổ chức hoạt động phục vụ du lịch [12; 21; 71; 81].

Tương ứng với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các cơ sở kinh doanh

của tư nhân và hộ cá thể trong lĩnh vực hoạt động thương mại, du lịch, vốn đầu tư

và thu nhập từ các khu vực này cũng tăng nhanh. Đến năm 2015, trong tổng doanh

thu du lịch 2.166 tỷ đồng, doanh thu từ kinh tế cá thể đạt hơn 1.859 tỷ đồng, chiếm

gần 86% tổng doanh thu du lịch của tỉnh.

Một số hộ gia đình, cộng đồng đã trực tiếp tham gia vào các hoạt động phục

vụ khách, xây dựng các trang trại, cơ sở du lịch cộng đồng (như các trang trại nông

nghiệp kết hợp du lịch ở Lâm Thao, Thanh Thủy; một số điểm đón khách du lịch tại

cộng đồng ở Thanh Sơn, Tân Sơn; du lịch làng nghề nón, làng nghề cá chép đỏ ở

Cẩm Khê...). Các hoạt động bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch sinh thái, du

lịch cộng đồng được triển khai đạt kết quả nhất định (như khôi phục, duy trì đội

cồng chiêng ở một số làng bản ở các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập; khôi

phục các phường hát Xoan cổ ở Việt Trì, công nhận 28 câu lạc bộ Xoan trong toàn

tỉnh; phục dựng nguyên bản các lễ hội truyền thống và phát huy vai trò cộng đồng

trong khâu tổ chức lễ hội như lễ hội Trò Trám ở Tứ Xã, Vật đuổi giải ở Cao Xá...).

Trong các lễ hội cổ truyền của người Mường ở Thanh Sơn, Tân Sơn, khách du lịch

có nhu cầu có thể ăn ở, sinh hoạt cùng gia đình (homestay) suốt thời gian lễ hội…

Tuy nhiên, việc thu hút sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch còn

những hạn chế, bất cập: Việc lấy ý kiến tham gia của cộng đồng trước khi xúc tiến

dự án đầu tư chưa được chú trọng, qua khảo sát, có tới 60% số người dân được hỏi

khẳng định không biết trước về chủ trương đầu tư, rất ít hoặc hầu như chưa bao giờ

được tham gia ý kiến vào các quy hoạch phát triển du lịch (Phụ lục 4, mục 7.3). Một

số ít dự án du lịch đã quy hoạch chi tiết hoặc triển khai mặt bằng nhưng chậm đầu

tư và quá trình đầu tư ảnh hưởng đến sinh kế, môi trường sống của cộng đồng bản

địa gây bức xúc cho người dân. Các hộ gia đình, các nhóm cộng đồng tham gia hoạt

Page 106: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

99

động du lịch phần lớn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, không ổn định, ít có sự hướng dẫn,

tập huấn từ cơ quan chức năng nên hiệu quả kinh tế chưa cao và cũng không đóng

góp nhiều cho việc đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Ý thức bảo

vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường của người dân trong quá trình tham gia

hoạt động du lịch còn hạn chế, một số hoạt động gây tác động tiêu cực đến tài

nguyên du lịch (làm suy giảm chất lượng nguồn nước khoáng nóng, tác động gây

hại đến mỹ quan, sinh thái khu vực du lịch...). Trong các lễ hội, tại các khu du lịch,

vẫn còn hiện tượng kinh doanh theo kiểu chụp giật, “chặt, chém, bắt chẹt” khách,

ảnh hưởng đến hình ảnh thân thiện của điểm đến du lịch, tác động không tốt đến

phát triển du lịch bền vững (16% du khách được hỏi cho rằng vẫn có hiện tượng

chèo kéo, ép giá ở các mức độ khác nhau ở điểm du lịch (Phụ lục 4,mục 7.1)).

Số lượng khách du lịch đến Phú Thọ ít, cơ bản chưa làm xáo trộn nhiều đến

cấu trúc xã hội truyền thống và tập tục sinh hoạt của cộng đồng ở các khu, điểm du

lịch. Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội ở các khu, điểm du lịch không có những diễn

biến quá bất thường, gây tác động đến an ninh trật tự nghiêm trọng hơn so với thực

tế bình thường khi không có hoạt động du lịch. 90% người dân được khảo sát cho

rằng du lịch không làm ảnh hưởng bất thường đến diễn biến an ninh ở khu, điểm du

lịch (Phụ lục 4, mục 7.3); 84,5% du khách ghi nhận yên tâm về an ninh trật tự tại

điểm đến du lịch (Phụ lục 4, mục 7.1).

Do điều kiện thống kê và thời gian quan sát có hạn nên luận án không đưa ra

những số liệu cụ thể về tác động, ảnh hưởng của du lịch đến công bằng xã hội. Tuy

nhiên theo tổng hợp từ các báo cáo kinh tế - xã hội của tỉnh và khảo sát thực tế một

số điểm du lịch cho thấy hoạt động đầu tư dự án, kinh doanh du lịch có ảnh hưởng

nhất định đến công bằng xã hội ở địa phương điểm đến, với các biểu hiện như: chưa

công bằng thỏa đáng trong việc tính trả tiền bồi thường thu hồi đất; tình trạng chênh

lệch về mức độ được hưởng lợi từ dự án phát triển du lịch trong cộng đồng (người

bị thu hồi đất khó khăn về sinh kế, trong khi người không bị thu hồi đất và ở liền kề

dự án thì được hưởng lợi về giá trị đất và cơ hội kinh doanh); khoảng cách giàu

nghèo có xu hướng gia tăng nhanh hơn trong cộng đồng ở điểm đến du lịch.

Khảo sát chung cho thấy, mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đối với

hoạt động du lịch khá cao (tổng số 85,5% người dân được khảo sát ghi nhận hài

lòng từ mức trung bình trở lên trong đó 52% đánh giá ở các mức độ cao và khá cao

(Phụ lục 4, mục 7.3)).

Page 107: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

100

3.2.2.3. Thực trạng tăng trưởng kinh tế du lịch gắn với công tác bảo tồn và

phát huy các giá trị văn hóa của địa phương

Do đặc thù tài nguyên du lịch Phú Thọ, các tài nguyên du lịch nhân văn, nhất

là những di tích lịch sử, giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống gắn với thời kỳ Hùng

Vương dựng nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành, phát triển

sản phẩm du lịch đặc trưng và cũng là chủ yếu của tỉnh phục vụ phát triển du lịch

cho đến nay. Bởi vậy, chủ trương chung nhất quán từ nhiều năm nay của Phú Thọ là

gắn phát triển du lịch về mặt kinh tế với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền

thống vùng đất Tổ. Đây là chủ trương phù hợp với quan điểm phát triển du lịch bền

vững và việc thực hiện đã đạt nhiều kết quả tích cực:

- Tài nguyên du lịch nhân văn được khai thác sử dụng cho phát triển du lịch

Phú Thọ (tiêu biểu là hệ thống các di tích lịch sử văn hoá và một số lễ hội truyền

thống, yếu tố văn hoá truyền thống gắn với lịch sử dựng nước thời Hùng Vương) đều

đã được hệ thống hóa, lập hồ sơ khoa học tổng thể và theo nhóm (các di sản có giá trị

cao đã được lập hồ sơ khoa học riêng, tất cả các di tích được xếp hạng đều đã có hồ

sơ khoa học), xây dựng kế hoạch bảo vệ, bảo tồn gắn với phát huy giá trị sử dụng cả

ở góc độ văn hóa cũng như du lịch và đã từng bước phát huy hiệu quả sử dụng.

- Nhiều hoạt động thu hút du lịch, các sự kiện phục vụ chương trình, hành

trình du lịch cũng chính là các hoạt động thực hành nghi lễ, tín ngưỡng, các lễ hội

truyền thống (như các nghi thức lễ hội cổ; nghi thức tín ngưỡng; các diễn xướng

dân gian: hát Xoan, hát Ghẹo,...). Qua đó, các tài nguyên du lịch nhân văn nhất là

các giá trị văn hóa truyền thống vừa được phát huy giá trị, vừa được phục dựng, bảo

tồn, giới thiệu, lan tỏa, thu hút sự quan tâm của xã hội, tránh bị mai một (như bảo

tồn hệ thống các đình, đền gắn với thời kỳ Hùng Vương; khôi phục một số lễ hội

truyền thống, nghi thức truyền thống...). Cũng từ nhu cầu và quá trình phát triển du

lịch, một số hoạt động bảo tồn văn hóa gắn với phát triển các loại hình du lịch được

quan tâm cả từ góc độ quản lý và thực tiễn thực hiện trong cộng đồng, trong các

hoạt động kinh doanh du lịch (khôi phục lễ hội, làng nghề, phường Xoan...).

- Du lịch cũng góp phần thiết thực trong quá trình lập hồ sơ, giới thiệu hình

ảnh và bảo vệ thành công 2 hồ sơ di sản thế giới cho Tín ngưỡng thờ cúng Hùng

Vương ở Phú Thọ và hát Xoan Phú Thọ; lan tỏa các hoạt động thực hành nghi lễ thờ

cúng Hùng Vương cổ truyền, thúc đẩy các hoạt động giữ gìn và phát triển nghệ

Page 108: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

101

thuật hát Xoan, đưa di sản hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn

cấp; tạo sự gắn kết, tương tác cùng phát triển giữa thương hiệu “du lịch về cội

nguồn” và hình ảnh, uy tín văn hóa của địa phương.

- Thu ngân sách từ du lịch những năm qua đã góp phần đầu tư trực tiếp trở

lại cho công tác bảo vệ di sản, tu bổ, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn

tỉnh, tập trung cho những công trình, hồ sơ di sản quan trọng như Đền Hùng, Đền

Mẫu Âu Cơ, Đền Lăng Sương, các hồ sơ di sản thế giới, di sản quốc gia.

Bên cạnh mặt tích cực, hoạt động kinh doanh du lịch ở Phú Thọ cũng gây

những tác động ảnh hưởng không tốt đến tài nguyên du lịch nhân văn, cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng lượng khách khá cao trong các năm qua, cộng với tính

mùa vụ rõ rệt của du lịch Phú Thọ đã tạo sức ép rất lớn lên tài nguyên du lịch nhân

văn của tỉnh trong một số thời gian của năm, biểu hiện rõ nét nhất là vào mùa lễ hội

ở các di tích Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ và một số lễ hội khác. Trong thời gian cao

điểm, lượng khách tham quan, hành hương về cội nguồn nhiều và tập trung rất cao,

nhất là ở khu trung tâm di tích Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ và một số điểm di tích ở

thành phố Việt Trì. Lượng khách trong ngày chính hội Đền Hùng lên tới gần 2 triệu

lượt, sức ép lên các tài nguyên du lịch nhân văn đặc biệt ở khu vực các đền cổ có

tổng diện tích chỉ khoảng gần 3ha là rất lớn, tình trạng quá tải về sức chứa thường

xuyên diễn ra vào thời gian này, tác động xấu đến di tích vào thời gian lễ hội.

- Ở một số sự kiện văn hóa, du lịch, việc bảo vệ, tôn trọng giá trị văn hóa

truyền thống chưa được chú ý đúng mức, có biểu hiện suy giảm hoặc xa rời giá trị

nguyên bản như: dâng cúng các lễ vật “kỷ lục” tại Đền Hùng trong một số năm; cách

tân trong thực hành nghi lễ ở một số lễ hội văn hóa, du lịch truyền thống; các hành vi

tranh cướp có tính bạo lực, phản cảm trong hội Phết Hiền Quan vài năm gần đây...

3.2.3. Thực trạng tăng trưởng kinh tế du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên

du lịch tự nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái

3.2.3.1. Công tác quy hoạch và đầu tư tôn tạo các vùng, khu, điểm tài

nguyên du lịch

Trong những năm qua, UBND tỉnh Phú Thọ đã có sự chỉ đạo phối hợp giữa

các ngành trong việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của

tỉnh cũng như xây dựng quy hoạch, phát triển từng lĩnh vực; đồng thời đã chỉ đạo

các ngành tăng cường phối hợp trong xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng, bảo vệ

Page 109: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

102

tài nguyên. Các tài nguyên du lịch có giá trị lớn cơ bản đạt được đồng thuận chung

của các ngành liên quan về quan điểm sử dụng gắn với bảo vệ, phát triển.

- Công tác quy hoạch vùng, khu, điểm tài nguyên du lịch: 6/6 vùng, khu,

điểm tài nguyên du lịch tự nhiên nằm trong định hướng phân kỳ thu hút đầu tư từ

năm 2005 - 2020 đều đã có quy hoạch chung hoặc chi tiết [116]. Tuy nhiên, một số

quy hoạch đã phải chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần; có quy hoạch đến nay nội dung đã

không còn đồng bộ với các chủ trương, quy hoạch tổng thể về kinh tế xã hội mới

ban hành hoặc đã bất cập so với thực tế nhưng chưa được rà soát, chỉnh sửa cho phù

hợp (quy hoạch phát triển du lịch đầm Ao Châu được ban hành từ năm 2001, phân

kỳ thu hút đầu tư không còn phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ

giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch khu du lịch Văn Lang-

Việt Trì phải điều chỉnh nhiều lần); có sự chồng chéo hoặc giao thoa chưa hợp lý

giữa quy hoạch một số điểm tài nguyên du lịch với quy hoạch các ngành, lĩnh vực

khác (quy hoạch khu đô thị du lịch sinh thái nghỉ dưỡng thể thao Tam Nông không

khả thi, vị trí quy hoạch giao thoa không hợp lý với định hướng bố trí khu xử lý

chất thải trong quy hoạch thu gom và xử lý chất thải rắn của tỉnh đến năm 2030;

một số nội dung của quy hoạch chung khu du lịch Vườn quốc gia Xuân Sơn chồng

chéo với quy hoạch nông lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ cùng thời kỳ...). 74% số doanh

nghiệp được khảo sát cũng cho rằng chất lượng và mức độ phù hợp thực tế của các

quy hoạch đã ban hành chỉ từ mức trung bình trở xuống (Phụ lục 4, mục 7.2).

- Công tác bố trí vốn đầu tư tôn tạo tài nguyên ở các khu, điểm du lịch đã

quy hoạch: Ngân sách địa phương có bố trí kinh phí cho công tác bảo vệ, tôn tạo tài

nguyên ở các khu, điểm du lịch đang tiến hành khai thác. Kinh phí đầu tư, tôn tạo,

bảo vệ tài nguyên ở khu du lịch Đền Hùng được bố trí thường xuyên hàng năm,

lồng ghép với các nguồn vốn đầu tư và vốn sự nghiệp kinh tế, văn hóa, đáp ứng yêu

cầu phát triển du lịch bền vững ở khu du lịch này. Kinh phí cho bảo vệ, tôn tạo tài

nguyên du lịch ở các khu, điểm khác rất ít, không đáp ứng yêu cầu.

3.2.3.2. Công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường trong hoạt động du lịch

- Việc đảm bảo giới hạn sức chứa, cường độ hoạt động và áp lực lên môi

trường tại các khu, điểm du lịch:

Quy mô kinh doanh du lịch Phú Thọ còn nhỏ, do vậy phần lớn thời gian

trong năm không xảy ra tình trạng vượt quá sức chứa tại các điểm du lịch, cường độ

Page 110: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

103

hoạt động và áp lực lên môi trường tại các khu, điểm du lịch cơ bản nằm trong giới

hạn an toàn. Tuy nhiên tính thời vụ của du lịch thể hiện khá rõ, vào thời gian cao

điểm du lịch (ở Phú Thọ là mùa lễ hội), khu du lịch Đền Hùng thường xuyên phải

đón lượng khách vượt quá sức chứa, ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch, ô nhiễm môi

trường trong khu vực các Đền. Tình trạng vượt giới hạn về sức chứa cũng diễn ra ở

các nhà nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Thanh Thủy trong các ngày cuối tuần và các

tháng mùa đông, tuy chỉ trong rất ít khoảng thời gian, nhưng cũng ảnh hưởng, làm

suy giảm cục bộ đến nguồn tài nguyên nước khoáng nóng (cả về lượng nước và chất

lượng nước khoáng) những thời điểm này.

- Chất lượng môi trường tại các khu, điểm du lịch; ý thức trách nhiệm của

khách du lịch và cộng đồng bản địa với tài nguyên, môi trường tại khu, điểm du lịch:

Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2005-2010 và 2010-

2015 cho thấy dù chính quyền đã có một số giải pháp tích cực bảo vệ môi trường,

song môi trường ở các khu, điểm du lịch bị ảnh hưởng không nhỏ từ hoạt động du

lịch (rác thải từ khách du lịch mới chỉ thu gom được 50%, các cơ sở kinh doanh

hầu hết xả nước thải trực tiếp ra môi trường, ô nhiễm không khí, tiếng ồn vào thời

gian cao điểm của mùa du lịch...) [111, tr.23-25; 115, tr.42-44]. Do quy mô du lịch

còn nhỏ nên môi trường ở các khu, điểm du lịch chưa bị suy giảm quá mức, nhưng

xu hướng diễn biến chất lượng môi trường du lịch như vậy chưa có tính bền vững

lâu dài.

Theo báo cáo tổng kết công tác du lịch hàng năm của Sở VH,TT&DL, nhìn

chung khách du lịch chấp hành các nội dung chính của nội quy, quy định tại các khu,

điểm du lịch, không xảy ra các vụ việc du khách vi phạm quy định về bảo vệ tài

nguyên, môi trường đến mức phải xử lý trách nhiệm hình sự, một số ít phải xử lý hành

chính do vi phạm quy định về bảo vệ tài nguyên. Song quan sát thực tế cho thấy ý thức

của một số khách du lịch không cao, tình trạng xả rác bừa bãi, bẻ cành cây, cắm trại,

đốt lửa ở các khu vực nhạy cảm về môi trường diễn ra không ít và là nguyên nhân

chính ảnh hưởng đến chất lượng môi trường tại các khu, điểm du lịch. Kết quả khảo sát

cũng cho thấy, có tới 22,5% du khách tự đánh giá chưa hoặc ít quan tâm đến các quy

định về bảo vệ tài nguyên, môi trường khi tham gia hoạt động du lịch tại địa phương;

18,5% thừa nhận ý thức chấp hành các quy định về xả rác thải đúng nơi quy định chưa

cao (Phụ lục 4, mục 7.2).

Page 111: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

104

Cộng đồng bản địa nhìn chung có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường ở

điểm đến du lịch, song còn tồn tại không ít tình trạng người dân, hộ dân kinh doanh

ăn uống xả rác thải, nước thải không đúng quy định, ảnh hưởng đến môi trường du

lịch. Khảo sát cũng cho thấy, còn 9,5% người dân ít hoặc chưa quan tâm đến các

quy định của địa phương hoặc nội quy của khu, điểm du lịch về bảo vệ tài nguyên,

môi trường (Phụ lục 4, mục 7.3).

- Ý thức trách nhiệm của cơ sở kinh doanh du lịch với tài nguyên du lịch và

môi trường:

Các khu, điểm du lịch đều đã xây dựng quy chế quản lý các hoạt động khai

thác tài nguyên và quy chế bảo vệ môi trường. Các dự án đầu tư du lịch đều có báo

cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy

định của Luật bảo vệ môi trường [111, tr.23-25; 115, tr.42-44]. Tại một số khu,

điểm, dự án du lịch, một số nội dung của quy chế bảo vệ môi trường được thực hiện

có kết quả (Khu di tích Đền Hùng, du lịch đảo Ngọc Xanh, du lịch nghỉ dưỡng

Vườn Vua, một số cơ sở nhỏ khác đã thực hiện khá tốt các nội dung quy chế về:

Niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng; đảm bảo tỷ lệ diện tích cây

xanh; không hủy hoại, khai thác trái phép tài nguyên rừng ở khu, điểm du lịch; bố

trí đủ công trình vệ sinh công cộng). Trong một số ít công trình, dự án du lịch lớn

được xây dựng các năm gần đây (Vincom Plaza, Big C, Mường Thanh Việt Trì...),

các quy chuẩn về môi trường trong xây dựng cơ bản đã được chú trọng hơn (như sử

dụng các loại vật liệu gạch không nung, thực hiện các giải pháp thi công giảm thiểu

ô nhiễm, lắp đặt các thiết bị sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường...).

Tuy nhiên, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh

doanh của các cơ sở du lịch còn khá nhiều hạn chế, vướng mắc:

+ Các quy chế, cam kết bảo vệ môi trường tuy đã được ban hành hoặc ký kết

nhưng việc thực hiện ở đa phần các cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống chưa tốt, một

số nội dung quy chế bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh chưa

được các cơ sở du lịch quan tâm thực hiện (như các quy định về: thực hiện đầy đủ,

đúng các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; có

đầy đủ thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung chất thải; có hệ thống thu gom và xử lý

nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường và được vận hành thường xuyên; đáp

ứng các yêu cầu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và người lao động; có bộ phận chuyên

Page 112: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

105

môn đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường). Một số cơ sở ăn uống

vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, gây hệ lụy kích thích việc săn

bắn động vật rừng, làm suy giảm hệ sinh thái rừng (Theo số liệu của Phòng Cảnh

sát môi trường Phú Thọ, từ năm 2008 đến nay tỉnh đã phát hiện và xử lý 120 vụ

việc vi phạm trong lĩnh vực đa dạng sinh học; tịch thu tiêu hủy nhiều loài động vật

rừng đã bị giết mổ và thả về tự nhiên khoảng 200 cá thể động vật rừng còn sống).

+ Nước thải ở các khu, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch đều chưa

được thu gom xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt và

suy giảm chất lượng nước ngầm, tiềm ẩn nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học.

+ Đa số các dự án du lịch, các cơ sở lưu trú, ăn uống, trong quá trình xây

dựng đều chưa tuân thủ đầy đủ các quy định cụ thể về bảo vệ môi trường liên quan

đến vấn đề tiếng ồn, khói bụi, vận chuyển và tập kết vật liệu, quy chuẩn của các

phương tiện thi công cơ giới. Ít cơ sở quan tâm sử dụng các thiết bị điện, điện tử

thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng.

+ Rác thải phát sinh từ hoạt động du lịch (trung bình giai đoạn 2006 - 2015

khoảng 25.000 tấn/năm), tỷ lệ được thu gom tập trung để xử lý chỉ mới đạt 50%. số

còn lại tồn tại ngoài môi trường ảnh hưởng tới môi trường đất, không khí và cảnh

quan. Môi trường tự nhiên tại một số khu vực di tích trong mùa lễ hội bị ảnh hưởng

khá rõ rệt do các loại chất thải rắn, bụi khói từ hoạt động đốt vàng mã, nước thải từ

các cơ sở lưu trú, ăn uống [115, tr.42-44]. Song chưa có doanh nghiệp du lịch nào

thực hiện được việc phân loại chất thải và có biện pháp giảm tiêu thụ nước, năng

lượng hoặc sử dụng nước tái chế. Các doanh nghiệp chưa chủ động hỗ trợ bảo vệ,

bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học và cảnh quan (Phụ lục 4, mục 7.2).

- Đóng góp từ tăng trưởng kinh tế du lịch cho công tác bảo tồn, tôn tạo tài

nguyên, bảo vệ môi trường: Đóng góp từ tăng trưởng kinh tế du lịch cho phát triển

văn hóa xã hội, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường chủ yếu thông qua

việc thực hiện nghĩa vụ tài chính (thuế, phí) hoặc đóng góp tự nguyện của các cơ sở

kinh doanh du lịch, trên cơ sở đó ngân sách điều tiết trở lại cho bảo tồn, tôn tạo tài

nguyên, bảo vệ môi trường. Theo số liệu của cơ quan thuế, nhìn chung các cơ sở

kinh doanh du lịch thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ tài chính, số ít các trường hợp

chậm nộp hoặc vi phạm quy định về thuế, phí, khi phát hiện đều bị xử lý và truy thu

theo quy định. Tuy nhiên, do thu nhập du lịch còn thấp nên các khoản thuế thu được

Page 113: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

106

từ hoạt động kinh doanh du lịch cũng rất nhỏ (năm 2015, tổng các khoản thuế thu

được từ các cơ sở kinh doanh du lịch chỉ đạt gần 38 tỷ đồng). Thực tế nguồn ngân

sách chi cho công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch hàng năm (bao gồm cả

chi đầu tư cho tôn tạo cảnh quan, sinh thái trong các dự án đầu tư phát triển du lịch)

đều lớn hơn số thu nói trên. Tuy nhiên tốc độ tăng chi từ ngân sách cho công tác

bảo vệ tài nguyên, môi trường nói chung, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch nói

riêng của tỉnh Phú Thọ không vượt quá tốc độ tăng thu bình quân hàng năm (trong

giai đoạn 2006 - 2015, tốc độ tăng thu bình quân chỉ đạt 9,26%/năm) [26; 27], thấp

hơn nhiều tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành du lịch cùng thời kỳ (16,01%/năm),

chưa đạt yêu cầu phát triển du lịch bền vững về khía cạnh môi trường.

3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ

THEO CÁC NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

BỀN VỮNG

3.3.1. Những kết quả đạt được

- Về tăng trưởng kinh tế bền vững

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu ngành du lịch 10 năm qua đạt

20,52%/năm; tốc độ tăng bình quân giá trị tăng thêm đạt 16,01%/năm (Bảng 3.1).

+ Số lượng khách du lịch đến Phú Thọ liên tục tăng, năm 2015 đạt gần 8,3

triệu lượt khách. Tăng trưởng tổng lượng khách bình quân hàng năm giai đoạn 2006

- 2015 đạt 11,1%/năm (Bảng 3.8).

+ Chi tiêu bình quân của khách du lịch tăng đáng kể.

+ Đại đa số khách du lịch đến Phú Thọ đều hài lòng: Theo kết quả khảo sát

thực tế (Phụ lục 4, mục 7.1), mức độ hài lòng của du khách khá cao (86% ghi nhận

sự hài lòng trong đó 63,5% ghi nhận ở mức độ khá tích cực và rất tích cực).

- Về tăng trưởng kinh tế đồng thời thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội ngày

càng cao và gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa

+ Ngành du lịch đã có những đóng góp nhất định trong tạo công ăn việc làm

và xóa đói giảm nghèo của địa phương: Số việc làm được tạo ra từ du lịch có xu

hướng tăng hàng năm, từ 6.700 người năm 2006 lên 11.600 người năm 2015. Mức

độ nỗ lực tham gia giải quyết việc làm được 80% người dân trong cộng đồng ghi

nhận (Phụ lục 4, mục 7.3).

Page 114: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

107

+ Du lịch đã thu hút sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch và

có cố gắng tạo cơ hội cho cộng đồng được hưởng lợi từ sự phát triển du lịch.

+ Du lịch Phú Thọ đã có một số đóng góp cho bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá

trị văn hóa của địa phương: Góp phần thiết thực vào quá trình lập hồ sơ, giới thiệu hình

ảnh và bảo vệ thành công 2 hồ sơ di sản thế giới; thu ngân sách từ du lịch góp phần

nhất định cho bảo vệ di sản, tu bổ, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh.

- Về tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ

môi trường sinh thái

+ Công tác quy hoạch vùng, khu, điểm tài nguyên du lịch được thực hiện đầy

đủ: 6/6 vùng, khu, điểm tài nguyên du lịch tự nhiên nằm trong định hướng phân kỳ

thu hút đầu tư từ năm 2005 - 2020 đều đã có quy hoạch chung hoặc chi tiết [116].

+ Việc bố trí đầu tư nguồn vốn cho bảo vệ và tôn tạo tài nguyên ở khu du

lịch Đền Hùng đáp ứng yêu cầu phát triển.

+ Các khu, điểm du lịch đều đã xây dựng quy chế quản lý các hoạt động khai

thác tài nguyên và quy chế bảo vệ môi trường. Các dự án đầu tư du lịch đều có báo

cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định.

+ Nhìn chung các yếu tố của môi trường như môi trường cơ bản như không

khí, nước… ở các khu, điểm du lịch còn trong giới hạn cho phép.

3.3.2. Hạn chế, yếu kém

- Về tăng trưởng kinh tế

Có thể đánh giá tổng quát về hạn chế trong phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ là

tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng thấp, biểu hiện

qua các chỉ số và dấu hiệu sau:

+ Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm thấp hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu

của ngành du lịch.

+ Các sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao còn thấp và mức độ đa dạng

hóa sản phẩm thấp, chưa tương xứng với tiềm năng tài nguyên du lịch.

+ Thu từ các dịch vụ quan trọng như lưu trú, chi tiêu của khách du lịch tuy

có tăng nhưng giá trị tuyệt đối còn rất thấp.

+ Tổng lượng khách tăng nhanh và đạt cao nhưng thời gian lưu trú trung

bình và chi tiêu bình quân đạt rất thấp. Lượng khách quốc tế rất ít, tăng trưởng thấp.

Page 115: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

108

+ Chưa thu hút được các nhà đầu tư có năng lực tài chính vào du lịch.

- Về tăng trưởng kinh tế đồng thời thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội ngày

càng cao và gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa

+ Đóng góp của du lịch vào nâng cao đời sống và xóa đói giảm nghèo chưa

tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch: Tổng lượng lao động trực tiếp được

tạo ra từ du lịch chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lao động của nền kinh tế; xét tổng

thể, mức độ đóng góp của du lịch cho công tác giảm nghèo chung của cả tỉnh

không nhiều.

+ Việc thu hút sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch còn hạn chế,

bất cập, chưa có những giải pháp phù hợp để huy động sự tham gia rộng rãi của

người dân địa phương vào trong các hoạt động du lịch.

+ Phát triển du lịch ở một số nơi ảnh hưởng công bằng xã hội và góp phần

làm gia tăng chênh lệch giàu nghèo những năm gần đây; do thu hồi đất cho một số

dự án du lịch mà người dân bị ảnh hưởng việc làm, đền bù không thỏa đáng làm

giảm thu nhập và ảnh hưởng sinh kế của họ.

- Về tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ

môi trường sinh thái

+ Chất lượng quy hoạch hạn chế: Một số quy hoạch đã phải chỉnh sửa, bổ

sung nhiều lần; có quy hoạch đến nay nội dung đã không còn đồng bộ với các chủ

trương, quy hoạch tổng thể về kinh tế xã hội mới ban hành hoặc đã bất cập so với

thực tế nhưng chưa được rà soát, chỉnh sửa cho phù hợp nên đã gây khó khăn đối

với công tác quy hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường.

+ Sức chứa, cường độ hoạt động và áp lực lên môi trường tại các khu, điểm

du lịch có những thời điểm vượt giới hạn ở một số trung tâm du lịch như Đền Hùng,

Đền Mẫu Âu Cơ đã gây ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch và ô nhiễm môi trường.

+ Ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh của

các cơ sở du lịch còn khá nhiều hạn chế: Việc thực hiện các quy chế, cam kết bảo

vệ môi trường ở đa phần các cơ sở lưu trú, ăn uống chưa tốt; nước thải ở các khu,

điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch đều chưa được thu gom xử lý mà xả trực

tiếp ra môi trường; đa số các dự án du lịch, các cơ sở du lịch, trong quá trình xây

dựng đều chưa tuân thủ đầy đủ các quy định cụ thể về bảo vệ môi trường.

Page 116: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

109

+ Đầu tư bảo vệ môi trường từ thu nhập của ngành du lịch còn hạn chế: Tốc

độ tăng đầu tư cho bảo vệ môi trường thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng du

lịch, chưa đạt yêu cầu phát triển du lịch bền vững nhìn từ góc độ bảo vệ môi trường.

3.3.3. Đánh giá tổng hợp thực trạng phát triển du lịch Phú Thọ theo các

tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững

Căn cứ vào thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ, đối chiếu với các tiêu

chí đã đề xuất ở chương 2, có thể tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng phát triển du

lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ theo bảng tổng hợp sau:

Bảng 3.10: Tổng hợp đánh giá thực trạng phát triển du lịch Phú Thọ

theo các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững giai đoạn 2006 - 2015

TT Tiêu chí Mức độ đạt được Đánh giá

Tăng trưởng kinh tế bền vững

1 Tốc độ tăng trưởng doanh thu và

tăng trưởng giá trị tăng thêm

ngành du lịch

2009-2015 tăng trưởng ổn định

trên 7%/năm

Từ 2009-2015

đạt giới hạn

bền vững

2 Đóng góp của giá trị tăng thêm

ngành du lịch cho GRDP của địa

phương

Theo chiều hướng giảm đi Chưa đạt giới

hạn bền vững

3 Sự phù hợp lợi thế địa

phương,tính đa dạng, bền vững

của sản phẩm du lịch

Đơn điệu, chưa phù hợp chiến

lược phát triển sản phẩm du lịch

Chưa đạt giới

hạn bền vững

4 Lượng vốn đầu tư cho du lịch Chưa đáp ứng yêu cầu theo phân

kỳ của quy hoạch

Chưa đạt giới

hạn bền vững

5 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư Ngày càng đa dạng, nguồn vốn

xã hội đạt tỷ trọng 58,44% tổng

nguồn

Đạt giới hạn

bền vững

6 Cơ cấu đầu tư từ nguồn vốn đã

huy động

Chưa phù hợp chiến lược phát

triển sản phẩm du lịch

Chưa đạt giới

hạn bền vững

7 Công suất sử dụng cơ sở vật chất

kỹ thuật du lịch (cơ sở lưu trú)

Thấp (chưa đạt 50%) Chưa đạt giới

hạn bền vững

8 Số lượng, chất lượng nguồn lao

động du lịch

Chưa phù hợp và đáp ứng yêu

cầu theo phân kỳ của quy hoạch

Chưa đạt giới

hạn bền vững

9 Mức độ ứng dụng công nghệ

thân thiện môi trường và công

nghệ thông tin

Thấp, chưa chủ động ứng dụng Chưa đạt giới

hạn bền vững

Page 117: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

110

TT Tiêu chí Mức độ đạt được Đánh giá

10 Tăng trưởng lượng khách du lịch Một số năm dưới 7%/năm Chưa đạt giới

hạn bền vững

11 Thời gian lưu trú trung bình của

khách du lịch

Thấp hơn bình quân chung cả

nước, không ổn định hàng năm

Chưa đạt giới

hạn bền vững

12 Chi tiêu bình quân của du khách Thấp hơn bình quân chung cả

nước

Chưa đạt giới

hạn bền vững

13 Mức độ hài lòng của du khách 86% hài lòng mức trung bình trở

lên

Đạt giới hạn

bền vững

Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy

tiến bộ xã hội và gắn với bảo tồn

phát huy giá trị văn hóa bản địa

14 Tỷ lệ người dân được thông tin

hoặc lấy ý kiến về quy hoạch,

chủ trương đầu tư dự án trước

khi triển khai

40% người dân nghi nhận được

tham gia ý kiến ở các mức độ

khác nhau

Chưa đạt giới

hạn bền vững

15 Mức độ tạo việc làm cho cộng

đồng địa phương từ du lịch

80% người dân ghi nhận du lịch

tích cực tạo thêm việc làm cho

cộng đồng bản địa

Đạt giới hạn

bền vững

16 Đóng góp cho xoá đói giảm

nghèo và tạo cơ hội nâng cao thu

nhập, hưởng lợi cho cộng đồng

bản địa từ du lịch

Tăng dần, được 46,5% người

dân ghi nhận

Chưa đạt giới

hạn bền vững

17 Đóng góp của du lịch cho bảo vệ

tài nguyên du lịch nhân văn

Tích cực, chủ động, góp phần

hoàn chỉnh 100% hồ sơ di sản và

bảo vệ, lan tỏa 2 di sản thế giới

Đạt giới hạn

bền vững

18 Diễn biến an ninh, trật tự, an

toàn xã hội sau khi có hoạt động

du lịch

90% người dân ghi nhận diễn

biến an ninh, trật tự, an toàn xã

hội không xấu đi bất thường so

với diễn biến bình thường trước

khi có hoạt động du lịch

Đạt giới hạn

bền vững

19 Mức độ hài lòng của cộng đồng

địa phương đối với hoạt động du

lịch

85,5% ghi nhận hài lòng mức

trung bình trở lên

Đạt giới hạn

bền vững

Page 118: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

111

TT Tiêu chí Mức độ đạt được Đánh giá

Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo

vệ tài nguyên du lịch tự nhiên và

môi trường sinh thái

20 Tỷ lệ các khu, điểm tài nguyên

du lịch được quy hoạch

100% các khu, điểm tài nguyên

du lịch được quy hoạch theo

định hướng phân kỳ đầu tư trước

khi triển khai dự án

Đạt giới hạn

bền vững

21 Tỷ lệ khu, điểm tài nguyên du

lịch đang khai thác được đầu tư

tôn tạo và bảo vệ đáp ứng yêu

cầu chống suy giảm tài nguyên,

bảo vệ môi trường

Số khu, điểm du lịch được đầu

tư tôn tạo và bảo tồn đáp ứng

yêu cầu chống suy giảm tài

nguyên và bảo vệ môi trường

dưới 50%

Chưa đạt giới

hạn bền vững

22 Giới hạn về sức chứa, cường độ

hoạt động và áp lực lên môi

trường tại các khu, điểm du lịch

Phần lớn thời gian không vượt

quá sức chứa thực tế tối đa, một

số thời điểm vượt quá sức chứa

Chưa đạt giới

hạn bền vững

23 Chất lượng môi trường (nước,

không khí, rác thải, âm thanh,

ánh sáng...) tại các khu, điểm du

lịch

Chưa đảm bảo theo các quy

chuẩn, tiêu chí và chỉ tiêu cụ thể

về môi trường của cơ quan chức

năng ở từng thời kỳ

Chưa đạt giới

hạn bền vững

24 Ý thức trách nhiệm của khách du

lịch với tài nguyên du lịch và

môi trường

18,5% du khách ứng xử chưa có

trách nhiệm với tài nguyên, môi

trường

Chưa đạt giới

hạn bền vững

25 Ý thức trách nhiệm của người

dân địa phương với tài nguyên

du lịch và môi trường

9,5% người dân địa phương chưa

tuân thủ nghiêm túc quy chế bảo

vệ môi trường của địa phương

Chưa đạt giới

hạn bền vững

26 Trách nhiệm của cơ sở kinh

doanh du lịch với tài nguyên du

lịch và môi trường

Chưa chủ động, tích cực áp dụng

các biện pháp giảm tiêu thụ năng

lượng, nước, phân loại, xử lý

chất thải

Chưa đạt giới

hạn bền vững

27 Đóng góp từ tăng trưởng du lịch

cho bảo vệ tài nguyên, môi

trường

Thấp, tốc độ tăng chi cho bảo vệ

tài nguyên, môi trường thấp hơn

tốc độ tăng trưởng giá trị tăng

thêm ngành du lịch

Chưa đạt giới

hạn bền vững

Nguồn: [11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20; 21;

71; 72; 73; 74; 75; 76; 77; 78; 79; 80; 81; 110;112;114;116]

Page 119: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

112

Đánh giá theo 27 chỉ số của bộ tiêu chí, có 8 chỉ số thể hiện kết quả đạt

giới hạn phát triển bền vững, 19 chỉ số thể hiện kết quả chưa đạt giới hạn phát

triển bền vững.

Đánh giá mức độ phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ trên cơ sở

nghiên cứu kết quả khảo sát thực tế các đối tượng khách du lịch, doanh nghiệp du

lịch, cộng đồng dân cư nơi có điểm tài nguyên du lịch hoặc nơi diễn ra hoạt động

du lịch (Phụ lục 1, 2, 3, 4) cho thấy:

- Đánh giá theo phương pháp tính toán, quy đổi, so sánh điểm số bình quân:

Với các câu hỏi được thiết kế nhằm đánh giá mức độ phát triển du lịch bền vững ở

tỉnh Phú Thọ, đa số câu trả lời khi tổng hợp và quy đổi theo thang điểm Likert chỉ

tương ứng với điểm số trung bình (trong khoảng từ 2,5 - 3,5 điểm so với điểm số

tối đa là 5 điểm), phản ánh những đánh giá của đối tượng khảo sát về sự phát triển

du lịch bền vững của tỉnh Phú Thọ nhìn chung chỉ ở mức độ tích cực trung bình.

- Đánh giá theo phương pháp tính toán và so sánh tỷ lệ phần trăm (%):

Nhiều câu hỏi nhận được phương án trả lời theo hướng tích cực (rất tốt, rất nhiều,

rất thân thiện, rất hài lòng...) thấp hơn so với phương án trả lời không tích cực

(yếu, rất kém, hoàn toàn sai, rất không hài lòng...).

Tổng hợp đánh giá sự phát triển của ngành du lịch Phú Thọ theo các tiêu

chí phát triển du lịch bền vững đồng thời đối chiếu với kết quả khảo sát thực tế

cho thấy, sự phát triển của du lịch tỉnh Phú Thọ các năm qua chưa bền vững.

3.3.4. Nguyên nhân của thực trạng chưa bền vững và những hạn chế,

yếu kém trong phát triển du lịch của Phú Thọ

Trên cơ sở vận dụng các nội dung lý luận về phát triển du lịch bền vững, có

thể nêu ra những nguyên nhân sau đây dẫn đến tình trạng chưa bền vững và những

hạn chế, yếu kém trong phát triển du lịch của Phú Thọ những năm qua:

- Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Phú Thọ còn những hạn chế, chưa đáp

ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững.

+ Bộ máy quản lý chưa phù hợp, chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác

quản lý du lịch còn hạn chế:

Sở VH,TT&DL Phú Thọ có 02 phòng trực tiếp giúp việc quản lý chuyên

môn về du lịch, 02 đơn vị sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền và

Page 120: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

113

xúc tiến, quảng bá du lịch. Các phòng chuyên môn về du lịch hiện nay biên chế rất

mỏng (tổng số 9 biên chế), điều kiện làm việc và kinh phí hoạt động hạn hẹp [81].

Ở cấp huyện, nhiệm vụ quản lý chuyên môn về du lịch được giao cho Phòng

VH,TT&DL, nhìn chung ở hầu hết các phòng cấp huyện đều chỉ bố trí được 1 cán

bộ giúp việc về quản lý du lịch và thường vẫn phải kiêm nhiệm một số nhiệm vụ

khác của phòng. Cán bộ văn hóa - xã hội cấp xã kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong

đó có lĩnh vực quản lý du lịch, song thường xuyên biến động nhân sự.

Cán bộ cấp huyện và tỉnh đều có trình độ đại học trở lên; 69/277 (chiếm

25%) cán bộ văn hóa - xã hội cấp xã có trình độ đại học, số còn lại trình độ cao

đẳng và trung cấp (số liệu cập nhật đến cuối năm 2015) [81]. Nhìn chung cán bộ

làm công tác quản lý ngành du lịch số lượng ít, chuyên môn về du lịch chưa sâu,

kinh nghiệm và kiến thức về phát triển bền vững hạn chế, chưa phát huy được

đúng mức vai trò của quản lý nhà nước về du lịch theo yêu cầu phát triển bền

vững. Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế và yếu kém trong

tất cả các nội dung của quản lý nhà nước về phát triển du lịch ở địa phương.

+ Chất lượng một số quy hoạch không cao, chưa bền vững, thể hiện ở các

khía cạnh: các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững về xã hội và môi trường

chưa được tuân thủ đúng mức, cân đối với các nguyên tắc phát triển du lịch bền

vững về kinh tế; công tác dự báo và tính ổn định thấp, có những định hướng đòi

hỏi sự ổn định lâu dài nhưng trên thực tế lại sớm bộc lộ bất cập; ngược lại, có

những nội dung đã không còn phù hợp nhưng chậm được điều chỉnh; thiếu tính

đồng bộ, khả thi (74% doanh nghiệp được khảo sát cũng cho rằng chất lượng và

mức độ phù hợp của quy hoạch, đề án về du lịch chỉ ở mức trung bình trở xuống

(Phụ lục 4, mục 7.2)).

+ Nội dung của một số chính sách khuyến khích, ưu đãi, tạo môi trường,

điều kiện cho việc huy động nguồn lực, thu hút đầu tư, xây dựng hạ tầng, phát

triển sản phẩm du lịch... cho đến nay vẫn chưa cụ thể hoặc chưa thật sự có đột phá

mạnh về điều kiện, cơ chế đặc thù để khuyến khích, tạo thuận lợi và thúc đẩy được

sự phát triển mạnh mẽ, bứt phá hơn trong phát triển du lịch (60% doanh nghiệp

được khảo sát cho rằng chất lượng và mức độ phù hợp của chính sách phát triển

du lịch ở mức trung bình trở xuống (Phụ lục 4, mục 7.2)).

Page 121: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

114

+ Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cơ sở kinh doanh du lịch,

người dân, khách du lịch và các đối tượng liên quan đến hoạt động du lịch về nội

dung, ý nghĩa của du lịch bền vững, về vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham

gia hoạt động du lịch chưa được chú trọng thường xuyên, đầy đủ. Nhận thức của

một số cấp ủy, chính quyền và người dân về du lịch bền vững chưa sâu sắc, chưa

có được sự thống nhất và đồng thuận cao, phần lớn vẫn chỉ quan tâm đến hoạt

động du lịch từ góc độ kinh tế, các khía cạnh về văn hóa xã hội, bảo vệ tài nguyên,

môi trường trong phát triển du lịch chưa được chú trọng đúng mức, vì vậy chưa

tạo được sức mạnh tổng hợp để phát triển du lịch theo hướng bền vững, dài hạn.

+ Công tác kiểm tra, đôn đốc hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh

doanh du lịch theo đúng pháp luật chưa thường xuyên. Một số vi phạm quy định

của pháp luật trong kinh doanh khách sạn, nhà hàng và quy định về bảo vệ tài

nguyên, môi trường trong kinh doanh hoặc tham gia hoạt động du lịch chưa được

phát hiện, xử lý nghiêm và kịp thời.

+ Sự phối hợp giữa các ngành còn yếu; thiếu liên kết chặt chẽ giữa ngành

du lịch và các ngành nông, lâm nghiệp, công nghiệp. Phối hợp giữa các cơ quan,

đơn vị liên quan trong xúc tiến, thu hút, kiểm tra, thẩm định, quản lý đầu tư một số

dự án và phối hợp quản lý tài nguyên du lịch tự nhiên thiếu đồng bộ, dẫn đến một

số dự án không khả thi, một số tài nguyên du lịch tự nhiên có nguy cơ suy giảm

nhưng chưa có được giải pháp khắc phục hiệu quả.

- Nền tảng kinh tế - xã hội tuy đã dần được nâng lên nhưng vẫn còn thấp;

các nguồn lực phát triển thiếu và chưa được khai thác một cách hiệu quả:

+ Là tỉnh nghèo, xuất phát điểm về kinh tế, xã hội khó khăn, quy mô kinh tế

nhỏ, nền tảng hạ tầng thấp kém, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch khi tái lập thiếu và

yếu kém. Với nội lực của Phú Thọ, rất khó khăn để bố trí được các nguồn ngân

sách quy mô lớn và tập trung trong thời gian ngắn cho đầu tư hạ tầng du lịch.

+ Thu hút đầu tư từ các nguồn lực ngoài ngân sách còn hạn chế: Các doanh

nghiệp địa phương của Phú Thọ số lượng ít, quy mô nhỏ và rất nhỏ, năng lực cạnh

tranh và hiệu quả kinh doanh thấp, ít có năng lực đầu tư chiến lược, vì vậy khả

năng xã hội hóa nguồn lực tại chỗ cho các dự án phát triển du lịch dài hạn không

nhiều thuận lợi. Các nhà đầu tư chiến lược, có năng lực tài chính và kế hoạch đầu

tư lâu dài đến với Phú Thọ còn ít.

Page 122: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

115

+ Cơ cấu đầu tư từ nguồn xã hội chưa bền vững. Các dự án từ nguồn lực xã

hội đa phần tập trung vào các nội dung, lĩnh vực đem lại hiệu quả ngay cho bản

thân nhà đầu tư (như xây dựng khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại);

những nội dung đầu tư khác (xây dựng các hạng mục tổng hợp để hình thành khu,

điểm du lịch, khu vui chơi giải trí) hướng tới việc đa dạng hóa và nâng cao chất

lượng sản phẩm du lịch chiếm tỷ lệ nhỏ.

+ Kết cấu hạ tầng của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu kết nối hạ tầng

thực sự thuận lợi đến một số điểm tài nguyên du lịch quan trọng (như vườn quốc

gia Xuân Sơn, đầm Ao Châu, Ao Giời - Suối Tiên...) và đáp ứng các yêu cầu hạ

tầng kỹ thuật khác để gia tăng sức hấp dẫn cho các tài nguyên này đối với nhà đầu

tư, phục vụ thu hút đầu tư làm phong phú, đa dạng hơn sản phẩm du lịch.

+ Do đặc thù của nguồn tài nguyên du lịch nhân văn nên ảnh hưởng của

tính thời vụ đối với du lịch Phú Thọ cao, chưa thể khắc phục trong ngắn hạn. Sản

phẩm du lịch văn hóa tâm linh, về cội nguồn tuy thu hút ngày càng đông khách du

lịch trong nước, song chưa hấp dẫn, cuốn hút được nhiều lượng khách du lịch

quốc tế.

+ Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, tính chuyên nghiệp, kỷ luật còn

thấp, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm hoạt động du lịch chưa đáp ứng yêu cầu

chuyên môn và yêu cầu phát triển bền vững.

- Do tổng hợp các yếu tố liên quan đến nguồn lực nên sản phẩm du lịch của

Phú Thọ chưa có nhiều điều kiện để đa dạng hóa. Bởi vậy khả năng thu hút và đa

dạng hóa nguồn khách du lịch, tạo sức hấp dẫn, kéo dài thời gian lưu trú và tiêu

dùng sản phẩm của khách du lịch chưa cao.

- Nhận thức, ý thức trách nhiệm, năng lực kinh doanh của một số doanh

nghiệp kinh doanh du lịch còn yếu. Ý thức trách nhiệm của một bộ phận khách du

lịch đối với bảo vệ tài nguyên, môi trường ở các điểm du lịch chưa cao. Trình độ

dân trí cũng như ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư chưa đồng đều nên sự

tham gia góp phần của người dân để phát triển du lịch bền vững hạn chế.

- Một số nội dung, phương pháp, cách thức xúc tiến, quảng bá du lịch chưa

phù hợp, ít đổi mới; phần lớn doanh nghiệp chưa coi trọng và đầu tư thỏa đáng

cho hoạt động này; một số ít cơ sở du lịch tính trung thực, trách nhiệm trong

Page 123: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

116

quảng bá chưa cao, ảnh hưởng đến niềm tin của du khách và những nỗ lực giới

thiệu, quảng bá du lịch chung của tỉnh. Do vậy hiệu quả và sức lan tỏa tổng thể

của hoạt động xúc tiến, quảng bá chưa cao, ảnh hưởng đến việc thu hút và mở

rộng nguồn khách.

- Liên kết trong hoạt động du lịch của tỉnh Phú Thọ với các tỉnh chưa chặt

chẽ, còn phiến diện và chưa cụ thể. Sự liên kết phát triển du lịch mới dừng lại ở

các cơ quan quản lý nhà nước trong một số nội dung nhất định (chủ yếu là các

thỏa thuận chung liên quan đến công tác quảng bá, kết nối tour tuyến du lịch); liên

kết giữa các doanh nghiệp của địa phương với doanh nghiệp các tỉnh bạn còn yếu

kém (44% doanh nghiệp được khảo sát tự đánh giá việc liên kết giữa các doanh

nghiệp không tốt hoặc kém (Phụ lục 4, mục 7.2)).

- Hội nhập kinh tế quốc tế và trong nước tạo ra áp lực cạnh tranh về thu hút

các nguồn lực cho phát triển du lịch, du khách và các dịch vụ du lịch ngày càng

gay gắt.

- Diễn biến bất thường của các yếu tố khách quan như thời tiết, dịch bệnh,

khủng hoảng kinh tế toàn cầu... ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch của tỉnh.

Page 124: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

117

Chương 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH PHÚ THỌ

4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH PHÚ THỌ

ĐẾN NĂM 2030

4.1.1. Những dự báo về tình hình quốc tế và trong nước có ảnh hưởng

đến phát triển du lịch bền vững tỉnh Phú Thọ

Các bản Chiến lược và Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030 đều đã có những dự báo về bối cảnh, tình hình quốc tế và

trong nước, phân tích những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức tác động, ảnh

hưởng đến phát triển du lịch Việt Nam trong những năm tới [87, tr.1-5; 89, tr.74-82].

Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến

năm 2030 cũng đã đưa ra dự báo tình hình và phân tích cơ hội, thuận lợi, khó khăn,

thách thức tác động, ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ thời gian tới

[113, tr.36-43]. Những phân tích, đánh giá, dự báo này được xây dựng trên cơ sở kết

quả khảo sát, nghiên cứu công phu, khách quan, khoa học và đối chiếu với những

diễn biến thực tế của tình hình cho đến nay, vẫn cơ bản phù hợp. Tác giả thống nhất

với các dự báo, đánh giá tình hình, phân tích về những cơ hội, thuận lợi, khó khăn,

thách thức đã được nêu trong Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ, đồng thời

khái quát, bổ sung, điều chỉnh một số nhận định, đánh giá phù hợp với những diễn

biến thực tế tác động đến phát triển du lịch của Phú Thọ cho đến thời điểm hiện nay.

4.1.1.1. Về tình hình quốc tế

- Xu hướng hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững vẫn là xu thế chủ đạo

của thế giới trong thế kỷ XXI. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, thu hút, thúc

đẩy các nước, các vùng lãnh thổ vừa hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ

thuộc lẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng mở rộng trong mọi

hoạt động, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

- Nhu cầu du lịch trên thế giới phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu hội nhập, hợp

tác quốc tế tăng lên dẫn đến nhu cầu du lịch tăng mạnh. Xu hướng du lịch quốc tế

tiếp tục tăng trưởng. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát

triển nhanh nhất trên thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng.

Page 125: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

118

Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được

thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống nguyên bản, giá trị tự nhiên nguyên

sơ, giá trị sáng tạo và công nghệ cao. Phát triển du lịch bền vững, du lịch xanh, du

lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên

nhiên là những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan

trọng cấu thành giá trị sản phẩm du lịch.

Khoa học công nghệ ngày càng được ứng dụng có hiệu quả. Đặc biệt công

nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong hoạt động du lịch.

- Các dòng di chuyển vốn đầu tư và luồng khách du lịch đang có xu hướng

dịch chuyển mạnh tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam

cùng các nước Đông Nam Á. Theo dự báo của UNWTO, khu vực Đông Nam Á

đến năm 2020 sẽ đón khoảng 125 triệu lượt khách quốc tế, mức tăng trưởng bình

quân lượng khách quốc tế đến khu vực giai đoạn đến năm 2020 là 6%/năm [trích

theo 113, tr.37].

4.1.1.2. Về tình hình trong nước

- Kinh tế đất nước tiếp tục duy trì được tốc độ phát triển khá. GDP bình quân

hàng năm tăng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá tích cực gắn với chuyển đổi chất

lượng và đổi mới mô hình tăng trưởng; kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư phát

triển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; nhận thức về du

lịch thay đổi theo hướng tích cực; nhu cầu du lịch của người dân tăng nhanh.

- Tình hình chính trị - xã hội trong nước ổn định, hệ thống chính sách ngày

càng hoàn thiện, thuận lợi cho phát triển du lịch. Việt Nam có chế độ chính trị ổn

định, an ninh đảm bảo, đất nước, con người thân thiện, mến khách, là điểm đến an

toàn đối với khách du lịch quốc tế.

Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập thúc đẩy quan hệ ngày càng đa

dạng, sâu rộng trên tất cả các mặt trong đó có du lịch. Việc tham gia ngày càng

nhiều hiệp định, thỏa ước, gia nhập nhiều định chế quốc tế đang và sẽ tạo điều kiện

thuận lợi cho kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch phát triển.

Hệ thống pháp luật từng bước hoàn thiện. Nhiều chính sách kinh tế - xã hội

được ban hành góp phần tạo môi trường thuận lợi để phát triển ngành du lịch.

- Việt Nam đang được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển du

lịch. So với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam được nhìn nhận là quốc gia có tài

Page 126: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

119

nguyên du lịch đặc sắc, phong phú, có khả năng phát triển các sản phẩm du lịch

mang tính cạnh tranh cao, hấp dẫn khách du lịch. Theo đánh giá của các chuyên gia

quốc tế, về tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam được xếp thứ 15/149 nước trên thế

giới; về tài nguyên nhân văn Việt Nam được xếp 25/149 nước [trích theo 113,

tr.38]. Mặt khác, Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý gần với thị trường khổng lồ

Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) có thu nhập cao và xu

hướng công dân lựa chọn đến Việt Nam du lịch đang tăng mạnh. Nhu cầu du lịch

của người dân trong nước cũng ngày càng tăng.

4.1.2. Cơ hội và thuận lợi, thách thức và khó khăn đặt ra đối với phát

triển du lịch tỉnh Phú Thọ

4.1.2.1. Cơ hội và thuận lợi

- Tài nguyên du lịch khá phong phú, trong đó các tài nguyên du lịch nhân

văn mang nét đặc trưng riêng có, nổi bật là 2 di sản văn hóa phi vật thể của nhân

loại gắn với thời kỳ Hùng Vương dựng nước, có sức hút tâm linh lớn đối với khách

du lịch trong nước. Bên cạnh đó, Phú Thọ còn có khá nhiều tài nguyên du lịch tự

nhiên và nhân văn khác có khả năng hấp dẫn, thu hút khách du lịch.

- Vị trí địa lý thuận lợi: Là tỉnh thuộc vùng Thủ đô và có vị trí là cửa ngõ thủ

đô Hà Nội, cầu nối du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng với vùng Trung du miền núi

phía Bắc, cấu nối Đông và Tây của vùng; nằm trong hành lang du lịch quan trọng

của quốc gia, kết nối Côn Minh với Lào Cai-Hà Nội-Quảng Ninh.

- Môi trường chính trị - xã hội ổn định. Tỉnh Phú Thọ cho đến nay vẫn được

khách du lịch đánh giá là điểm đến an toàn, thân thiện.

- Ngành du lịch tỉnh Phú Thọ luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực của các Bộ,

Ngành ở Trung ương thể hiện qua các chương trình các dự án đầu tư phát triển du

lịch trên địa bàn trong giai đoạn vừa qua. Trong giai đoạn phát triển mới, Chiến

lược phát triển du lịch Việt Nam định hướng Việt Trì là thành phố lễ hội, Phú Thọ

là một trong những địa bàn trọng điểm du lịch cả nước; Đền Hùng là khu du lịch

quốc gia để đầu tư phát triển du lịch Phú Thọ thành một trong những địa phương có

ngành du lịch phát triển so với mặt bằng chung cả nước.

- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã có những nhìn nhận đúng đắn về ngành

theo xu thế phát triển lâu dài. Các Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển du lịch Phú

Thọ trở thành cơ sở, định hướng lãnh đạo quan trọng cho phát triển du lịch Phú

Page 127: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

120

Thọ. Đặc biệt, các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII, XVIII

đều xác định phát triển du lịch là một trong ba khâu đột phá là quyết sách phù hợp.

Trên cơ sở này, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành một số cơ chế chính sách với xu

thế ngày càng thông thoáng, thu hút đầu tư và khuyến khích phát triển du lịch, tạo

môi trường thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.

- Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí của du lịch

đang có chuyển biến theo hướng thuận lợi cho phát triển du lịch bền vững; chỉ số

năng lực cạnh tranh của tỉnh và môi trường đầu tư có nhiều chuyển biến tích cực.

- Kết quả đạt được trong phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ những năm qua tạo

nền tảng cho những bước phát triển mới, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, doanh

nghiệp và người dân địa phương tăng cường đầu tư, tham gia phát triển du lịch.

4.1.2.2. Khó khăn và thách thức

- Nhu cầu du lịch thế giới có những thay đổi, hướng tới những giá trị mới với

yêu cầu ngày càng cao hơn về nhiều mặt, đòi hỏi ngành du lịch Phú Thọ phải có đầu

tư về vốn và chất xám mạnh mẽ mới có thể tạo ra sức hút bền vững đối với khách

du lịch, đặc biệt là khách quốc tế.

- Xu hướng phát triển du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm,

du lịch cộng đồng, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên và yêu cầu

ngày càng cao về chất lượng môi trường du lịch là thách thức rất lớn về quan điểm,

nhận thức và chuyên môn kỹ thuật đối với du lịch Việt Nam, trong đó có Phú Thọ.

Nếu không bắt kịp xu hướng này, ngành du lịch sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu,

giảm năng lực cạnh tranh, mất thị phần và không thể phát triển bền vững.

- Ngành du lịch cả nước nói chung trong đó có du lịch Phú Thọ sẽ đứng

trước thách thức lớn và khó lường trước ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết bất lợi.

Trên bình diện thế giới, Việt Nam được xác định là một trong các quốc gia chịu tác

động mạnh nhất của biến đổi khí hậu. Ngoài ra ô nhiễm môi trường cục bộ đang trở

thành mối đe dọa đối với điểm đến du lịch nếu chậm có giải pháp kiểm soát thích

hợp và đúng mức.

- Phú Thọ là tỉnh miền núi, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội tuy được

quan tâm đầu tư, song so với yêu cầu phát triển vẫn còn nhiều yếu kém so với vùng

đồng bằng. Kết cấu hạ tầng giao thông và hạ tầng dịch vụ phục cho hoạt động du

lịch chưa đồng bộ, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách.

Page 128: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

121

- Trình độ phát triển của du lịch Phú Thọ còn ở mức thấp so với mặt bằng

chung cả nước. Chất lượng nguồn nhân lực không cao nhất là đội ngũ hướng dẫn

viên du lịch vừa thiếu, vừa yếu. Thiếu các doanh nghiệp du lịch mạnh trên địa bàn

tỉnh để tạo nên động lực thúc đẩy phát triển du lịch cho toàn tỉnh.

- Việc phát triển các ngành kinh tế khác, nhất là công nghiệp có những ảnh

hưởng nhất định đến môi trường phát triển du lịch. Một số hạn chế trong phát triển

du lịch thời gian qua là lực cản rất đáng kể cho sự phát triển bền vững của ngành du

lịch Phú Thọ.

4.1.3. Quan điểm phát triển

Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020, định hướng

đến năm 2030 đã xác định quan điểm phát triển du lịch của tỉnh. Cho đến nay các

quan điểm đó cơ bản vẫn phù hợp, tuy nhiên, cần nhấn mạnh hơn yếu tố phát triển

bền vững và điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với yêu cầu mới. Từ những

đánh giá về thực tế phát triển du lịch Phú Thọ thời gian qua, tác giả đề xuất quan

điểm phát triển đối với du lịch Phú Thọ thời gian tới như sau:

- Phát triển du lịch bền vững, phù hợp với Chiến lược, với các quy hoạch

chung về phát triển du lịch của đất nước, của khu vực và đặt trong mối quan hệ liên

ngành, liên vùng trong cả nước và từng bước mở rộng các mối quan hệ liên kết

quốc tế về du lịch; tăng cường mối quan hệ tương tác, phối hợp chặt chẽ giữa du

lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị hình thành nên các sản phẩm du

lịch, tạo điều kiện và động lực thúc đẩy du lịch và các ngành cùng phát triển.

- Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, đưa du lịch Phú Thọ trở thành

ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương đồng thời gắn với việc bảo tồn và phát huy

các giá trị văn hóa truyền thống, phát triển cộng đồng; giữ gìn tài nguyên và bảo vệ

môi trường; giữ vững an ninh, quốc phòng, bảo đảm an toàn xã hội; tạo môi trường

an toàn lành mạnh, thuận lợi để thu hút và đáp ứng nhu cầu khách du lịch.

- Phát triển du lịch văn hoá và sinh thái với việc lấy du lịch văn hoá làm

trọng tâm để phát huy có hiệu quả tài nguyên du lịch của tỉnh, khẳng định và phát

triển bền vững thương hiệu “du lịch về cội nguồn”.

- Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò trách nhiệm và sự phối hợp chặt

chẽ giữa các cấp, các ngành, sự tham gia tích cực, năng động, trách nhiệm của

Page 129: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

122

tất cả các thành phần kinh tế và cộng đồng xã hội cho phát triển du lịch bền

vững. Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho

đầu tư phát triển.

4.1.4. Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ

4.1.4.1. Mục tiêu chung

Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh xác định mục tiêu chung của du lịch

Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là:

Hình thành hệ thống hạ tầng then chốt, đồng bộ về du lịch - thương mại;

phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng,

hợp lý về cơ cấu; xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh

Phú Thọ... Phấn đấu để đến năm 2020, du lịch Phú Thọ có vị trí quan

trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương, trở thành địa bàn trọng điểm phát

triển du lịch của vùng và cả nước tạo tiền đề để đến năm 2030 du lịch

Phú Thọ cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn [113, tr.45].

Mục tiêu chung nói trên mới chỉ chú trọng đến khía cạnh kinh tế và cũng

chưa thể hiện được rõ nét đích đến gắn với đặc trưng riêng có của du lịch Phú

Thọ. Trên cơ sở vận dụng lý luận về phát triển du lịch bền vững vào thực tế, để

đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới, tác giả đề xuất điều chỉnh mục tiêu chung của

du lịch Phú Thọ thời gian tới như sau: “Huy động tổng hợp các nguồn lực, tạo

bước đột phá trong đầu tư phát triển du lịch, hình thành hệ thống hạ tầng then

chốt, đồng bộ về du lịch - thương mại; phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo

số lượng, chất lượng và có cơ cấu phù hợp; khẳng định và phát triển bền vững

thương hiệu “du lịch về cội nguồn” và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Phấn đấu

đến năm 2020 Phú Thọ trở thành một trong các trọng điểm du lịch của vùng Tây

Bắc, kinh tế du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương; đến 2030

đưa Phú Thọ thành một trong các trọng điểm du lịch của cả nước, kinh tế du lịch

trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh. Gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế bền

vững ngành du lịch với đảm bảo công bằng và thúc đẩy phát triển văn hóa xã hội

địa phương, bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên, bảo vệ môi trường, duy trì tính đa

dạng của hệ sinh thái; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, bản sắc văn hoá dân

tộc vùng Đất Tổ”.

Page 130: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

123

4.1.4.2. Dự báo các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030

Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 đã đưa ra

mục tiêu và một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2015 và 2020. Trên thực tế, số liệu về

kết quả kinh doanh du lịch đến nay cho thấy, một số chỉ tiêu thực hiện vượt so với

mục tiêu theo giai đoạn đã đề ra trong Quy hoạch (như tổng lượng khách, số khách

du lịch trong ngày, tổng doanh thu từ du lịch); nhưng đa số chỉ tiêu giai đoạn 2011 -

2015 không đạt được. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu và chỉ

tiêu cụ thể của Quy hoạch giai đoạn 2016 - 2020. Mặt khác, sau 5 năm thực hiện

Quy hoạch, xuất hiện một số yếu tố tác động mới đến du lịch Phú Thọ mà trước đây

Quy hoạch không thể dự báo hết được (Do các chính sách thắt chặt đầu tư công nên

lượng vốn đầu tư từ ngân sách thấp hơn dự báo; quy hoạch vùng Thủ đô được điều

chỉnh trong đó Phú Thọ đóng vai trò là một trọng điểm phát triển du lịch văn hóa,

sinh thái, di sản của vùng). Các văn bản mới của ngành du lịch quy định một số tiêu

thức phân loại mới đối với khách du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch... Từ các lý do

nêu trên, đòi hỏi phải có sự rà soát, điều chỉnh, bổ sung một số chỉ tiêu du lịch cụ

thể cho phù hợp hơn.

Căn cứ bộ tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững và trên cơ sở phân

tích thực trạng thực hiện Quy hoạch 5 năm qua, đánh giá các yếu tố mới tác động

đến việc thực hiện Quy hoạch trong thời gian tới, tác giả đề xuất mục tiêu và một số

chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu đến năm 2030 theo hướng đề xuất xây dựng mục

tiêu và chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020 và định hướng một số mục tiêu chung khái

quát hơn đến năm 2030 như sau:

* Mục tiêu chủ yếu đến năm 2020

- Mục tiêu về kinh tế:

+ Doanh thu từ du lịch: Năm 2020 đạt khoảng 200 triệu USD, tốc độ tăng

trưởng doanh thu bình quân đạt 15,5%/năm.

+ Giá trị tăng thêm du lịch: Năm 2020 đạt khoảng 60 triệu USD, chiếm

tỷ trọng từ 2,4 - 2,5% GRDP toàn tỉnh, tăng trưởng trung bình đạt khoảng

19,5%/năm.

+ Củng cố, lan tỏa mạnh thương hiệu “du lịch về cội nguồn” đến các thị

trường khách du lịch, mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế và kiều bào.

Page 131: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

124

+ Vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2015 - 2020 đạt 5.000 tỷ đồng trở

lên, trong đó tỷ trọng đầu tư từ nguồn xã hội đạt trên 70%; cơ cấu đầu tư phù hợp

với Đề án xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh cùng thời kỳ.

+ Số lượng cơ sở lưu trú: Đến năm 2020 đạt tổng số trên 4.400 phòng lưu trú

với khoảng 30% đạt tiêu chuẩn xếp hạng sao, trong đó khoảng 15% từ 3 sao trở lên.

Công suất sử dụng phòng đạt 36 - 38%.

+ Đến năm 2020, tạo việc làm cho khoảng 15.000 lao động, trong đó có hơn

5.000 lao động trực tiếp, lao động là người bản địa chiếm trên 65% trong số lao

động trực tiếp.

+ Trên 50% cơ sở kinh doanh du lịch thường xuyên sử dụng Internet phục vụ

hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh; trên 50% dự án đầu tư mới chủ động áp

dụng công nghệ thân thiện với môi trường, tiết giảm năng lượng trong xây dựng và

trang bị cơ sở vật chất.

+ Khách du lịch:

Năm 2020 đón được khoảng 9 - 9,5 nghìn lượt khách du lịch quốc tế (trong

đó có trên 8 nghìn lượt khách lưu trú) và trên 9 triệu lượt khách nội địa (trong đó có

trên 8 triệu lượt khách du lịch trong ngày và khoảng 700 nghìn lượt khách lưu trú);

đạt mức tăng trưởng bình quân của khách lưu trú nội địa 12%/năm; khách lưu trú

quốc tế trên 10%/năm. Thời gian lưu trú bình quân của khách lưu trú nội địa đạt

trên 1,5 ngày/khách; của khách lưu trú quốc tế đạt khoảng 1,8 ngày/khách. Chi tiêu

bình quân các loại khách gấp 1,4 - 1,6 lần so với kết quả thực hiện năm 2015. Mức

độ hài lòng của du khách trên 85%.

(Chỉ tiêu về khách lưu trú được xác định theo tiêu thức thống kê mới, chỉ

tính đối với khách có nghỉ qua đêm, không tính đối với khách chỉ sử dụng dịch vụ

lưu trú theo giờ như giai đoạn trước).

Các chỉ tiêu kinh tế nói trên cần đạt sự tăng tiến ổn định qua các năm.

- Mục tiêu xã hội:

+ 100% hộ dân trong vùng ảnh hưởng của dự án được lấy ý kiến trước khi

thực hiện chủ trương đầu tư dự án mới về du lịch.

+ Phát triển du lịch tạo cơ hội bình đẳng cho cộng đồng địa phương được thụ

hưởng những giá trị tài nguyên du lịch, đóng góp tích cực vào công tác giảm nghèo

bền vững của tỉnh, trực tiếp là cho các địa phương có hoạt động du lịch.

Page 132: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

125

+ Phát triển du lịch góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, bản sắc

văn hoá vùng đất Tổ, lan tỏa bền vững hình ảnh các di sản gắn với thời kỳ Hùng

Vương dựng nước.

+ Giảm thiểu tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, đảm bảo an ninh quốc phòng,

trật tự an toàn xã hội tại các khu, điểm du lịch.

+ Trên 85% người dân ở các vùng chịu tác động của hoạt động du lịch ghi

nhận hài lòng với hoạt động du lịch.

- Mục tiêu về môi trường:

+ Nâng cao sự hiểu biết và ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch

cho 100% cán bộ, người lao động tại các cơ sở kinh doanh du lịch, khách du lịch,

cộng đồng dân cư nơi có tài nguyên và hoạt động du lịch. Tăng cường kiểm tra,

giám sát chặt chẽ việc bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ hệ sinh thái tại các

điểm tài nguyên du lịch.

+ Giảm thiểu lượng chất thải vào môi trường. Quản lý chặt chẽ và xử lý

đúng quy trình rác thải, nước thải sinh hoạt. 100% các dự án đầu tư mới có báo

cáo đánh giá tác động môi trường và xây dựng các công trình xử lý chất thải đạt

tiêu chuẩn.

+ Kiểm tra và quản lý tốt quy hoạch khai thác tài nguyên du lịch. Bảo đảm môi

trường nước, không khí ở các điểm du lịch tập trung nằm trong giới hạn cho phép.

+ Đầu tư nguồn lực thỏa đáng cho bảo vệ môi trường, chống xuống cấp tài

nguyên du lịch, tốc độ tăng chi bảo vệ môi trường, chống xuống cấp tài nguyên du

lịch đạt bình quân không dưới 19,5%/năm.

* Mục tiêu đến năm 2030

Mục tiêu đến năm 2030 mang tính định hướng dài hạn được xác định theo

hướng: Các chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, xã hội, môi trường có thể định lượng được có

sự tăng tiến từ 1,5 - 2,5 lần so với giá trị đạt được của năm 2020, các mục tiêu xã

hội, môi trường khác được đặt ra với yêu cầu cao hơn so với kết quả đạt được của

giai đoạn trước.

4.1.5. Một số định hướng cơ bản phát triển du lịch bền vững tỉnh Phú

Thọ đến năm 2030

Để phát triển du lịch bền vững, cần thiết phải xác định một số định hướng

phát triển có tính nhất quán, xuyên suốt để triển khai thực hiện. Các định hướng

Page 133: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

126

chính cần xác định bao gồm: định hướng tổ chức không gian du lịch; định hướng

phát triển sản phẩm du lịch; định hướng phát triển thị trường du lịch.

4.1.5.1. Định hướng tổ chức không gian du lịch

- Định hướng phát triển các trung tâm du lịch

Định hướng phát triển các trung tâm du lịch Phú Thọ cần được xác định

trong mối quan hệ về vị trí và chức năng du lịch của tỉnh trong khu vực; đồng thời

phù hợp với định hướng không gian phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và gắn bó

chặt chẽ trong mối quan hệ liên tỉnh theo các quy hoạch: phát triển du lịch Việt

Nam, phát triển du lịch vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Thủ đô.

Căn cứ thực tế tài nguyên du lịch, sự phát triển của du lịch Phú Thọ cần được

xác định theo hướng tập trung vào 4 trung tâm: Tiếp tục phát triển thành phố Việt

Trì trở thành thành phố du lịch lễ hội về với cội nguồn của dân tộc, trong đó hạt

nhân của không gian du lịch lễ hội Việt Trì là Khu di tích lịch sử Đền Hùng; Phát

triển du lịch tại 3 điểm nhấn khác là Đền Mẫu Âu Cơ và đầm Ao Châu; vườn Quốc

gia Xuân Sơn; Đền Lăng Sương và khu nước khoáng nóng Thanh Thuỷ.

- Định hướng phát triển các tuyến du lịch

Căn cứ thực tế phân bố tài nguyên du lịch và giao thông trên địa bàn, tác giả

đề xuất tiếp tục duy trì, củng cố các tuyến du lịch mà Quy hoạch phát triển du lịch

của tỉnh giai đoạn 2011 -2020 đã xác định. Đây là các tuyến du lịch có thể tạo kết

nối cao các tài nguyên du lịch, mở rộng tính đa dạng của sản phẩm du lịch và phù

hợp với điều kiện hạ tầng giao thông hiện tại cũng như quy hoạch phát triển giao

thông những năm tới, cụ thể:

+ Các tuyến du lịch nội tỉnh:

(1) Tuyến Việt Trì - thị xã Phú Thọ - Hạ Hoà: Đây là tuyến du lịch tổng hợp

sinh thái và văn hóa nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Bắc.

(2) Tuyến Việt Trì - Thanh Sơn - Xuân Sơn: Đây là tuyến du lịch sinh thái

kết hợp văn hóa, nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Tây Nam tỉnh.

(3) Tuyến thành phố Việt Trì - Thanh Thủy: Đây là tuyến du lịch nghỉ dưỡng

chữa bệnh kết hợp văn hóa, nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Tây

Nam tỉnh.

(4) Tuyến thành phố Việt Trì - Đoan Hùng: Đây là tuyến du lịch nối trung

tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Đông Bắc tỉnh.

Page 134: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

127

+ Các tuyến du lịch liên tỉnh:

Tiếp tục duy trì, mở rộng không gian phát triển trong mối quan hệ kết nối với

vùng Tây Bắc, Đông Bắc, kết nối trong vùng Thủ đô, liên kết với các tỉnh khác

trong cả nước qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông. Hình

thành được các tour, tuyến du lịch dài ngày, chú trọng phát triển các tour, tuyến gắn

với hành trình du lịch di sản, du lịch sinh thái trong đó Phú Thọ là một trong các

trọng điểm, là điểm đến quan trọng với các sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du

khách trong và ngoài nước.

(1) Tuyến du lịch đường bộ: Dựa trên hệ thống quốc lộ 2, cao tốc Nội Bài -

Lào Cai nối với thủ đô Hà Nội, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, các tỉnh vùng

Trung du miền núi Bắc Bộ, tiếp tục kết nối với các tỉnh miền Trung, miền Nam theo

hệ thống tuyến du lịch quốc gia.

(2) Tuyến du lịch đường sắt: Tuyến du lịch đường sắt Hà Nội - Việt Trì -

Yên Bái - Lào Cai - Côn Minh trong hành lang du lịch xuyên Á.

(3) Tuyến du lịch đường sông: Theo sông Hồng, sông Đà, sông Lô trên cơ sở

phát triển các tuyến nội tỉnh.

+ Các tuyến du lịch quốc tế:

Tuyến du lịch quốc tế của Phú Thọ có thể được xác định theo tuyến giao

thông đường sắt Vân Nam - Lào Cai - Phú Thọ - Hà Nội - Hải Phòng và đường cao

tốc Lào Cai - Hà Nội; theo tuyến giao thông đường bộ Phú Thọ - Sơn La - Điện

Biên - Lào; kết nối với các tuyến du lịch quốc tế khác qua sân bay Nội Bài, theo các

trục giao thông đường bộ đến tỉnh.

4.1.5.2. Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch

- Phát triển các sản phẩm đặc trưng

Căn cứ vào tiềm năng, lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch của tỉnh như đã

phân tích, đánh giá, có thể xác định sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Phú Thọ là

du lịch gắn với văn hóa truyền thống (du lịch lễ hội, tâm linh, tham quan nghiên cứu

di sản, tìm hiểu văn hóa truyền thống) và du lịch sinh thái (tham quan hang động và

hệ sinh thái trung du, nghỉ dưỡng, chữa bệnh).

+ Du lịch gắn với văn hóa truyền thống: Đây là sản phẩm du lịch đặc trưng

nhất của du lịch Phú Thọ. Các tài nguyên du lịch sau có thể được lựa chọn để xây

dựng nên sản phẩm du lịch này bao gồm:

Page 135: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

128

Các di tích lịch sử và di sản văn hóa vật thể gắn với thời kỳ dựng nước và

giữ nước của dân tộc, trong đó hội tụ tiêu biểu và tập trung nhất là quần thể di tích

lịch sử Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ, Đền Lạc Long Quân.

Các giá trị văn hoá phi vật thể từ thời Hùng Vương như lễ hội truyền thống;

tập tục, bản sắc văn hoá truyền thống của người Việt cổ và các dân tộc thiểu số;

nghệ thuật kiến trúc cổ; các trò chơi, diễn xướng dân gian nhất là hát Xoan.

Các di tích lịch sử cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và

chống Mỹ cứu nước.

+ Du lịch gắn với tham quan hệ sinh thái trung du, nghỉ dưỡng, chữa bệnh:

Tuy nhiều tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc cũng có thế mạnh về du lịch

sinh thái, nhưng Phú Thọ có những điểm tài nguyên du lịch tự nhiên với hệ sinh thái

có nét riêng, cùng vị trí địa lý và giao thông ngày càng thuận lợi, đã được quy hoạch

vùng Thủ đô xác định lợi thế và trách nhiệm phát triển du lịch sinh thái cùng với du

lịch văn hóa, di sản, nên có thể xác định du lịch tham quan hệ sinh thái trung du,

nghỉ dưỡng, chữa bệnh là sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Các tài nguyên tiêu

biểu để xây dựng nên sản phẩm du lịch này là vườn Quốc gia Xuân Sơn, đầm Ao

Châu, Ao Giời - Suối Tiên, vùng nước khoáng nóng Thanh Thuỷ...

- Phát triển các sản phẩm du lịch khác

Phú Thọ cũng còn có thể phát triển một số sản phẩm du lịch khác:

+ Một số loại hình du lịch gắn với sinh thái khác như vui chơi giải trí, dã

ngoại, thể thao cuối tuần, du lịch trang trại, làng nghề, nông thôn...

+ Du lịch công vụ, gắn với sự kiện (MICE) như thể thao, hội nghị, hội thảo,

hội chợ v.v...

Các sản phẩm, loại hình du lịch trên là những sản phẩm du lịch bổ trợ, góp

phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.

4.1.5.3. Định hướng phát triển thị trường du lịch

Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực tế thực hiện Quy hoạch phát triển du

lịch Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến 2030 cho thấy các nội dung định

hướng lớn về thị trường du lịch cơ bản vẫn phù hợp, song cũng cần điều chỉnh một số

nội dung cụ thể, do có sự thay đổi trong xu thế thực tế của các dòng khách đến Phú

Thọ 5 năm vừa qua. Đề xuất của tác giả về định hướng phát triển thị trường khách du

lịch thời gian tới cụ thể như sau:

Page 136: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

129

- Thị trường khách quốc tế

+ Thị trường Đông Bắc Á: Đây là thị trường khách quốc tế lớn nhất đến Phú

Thọ những năm qua và vẫn sẽ là thị trường trọng điểm hàng đầu những năm tới, bao

gồm khách đến từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản...

+ Thị trường ASEAN: Theo dự báo của Tổng cục du lịch, trong những năm

tới, cộng đồng kinh tế ASEAN phát triển và các mối quan hệ nội khối ngày càng gia

tăng thì khách từ thị trường này cũng sẽ tăng nhanh hơn. Do đó thị trường khách

ASEAN cũng được coi là thị trường tiềm năng khá lớn cho du lịch Phú Thọ.

+ Thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ: Khách từ các thị trường này đến Phú Thọ còn

rất ít, nhưng sau khi 2 di sản của Phú Thọ liên tiếp được UNESCO công nhận là di

sản văn hóa phi vật thể của nhân loại thì du lịch Phú Thọ đã được đón nhiều hơn số

khách Châu Âu và Bắc Mỹ. Trong dài hạn, du lịch Phú Thọ cần quan tâm hơn đến

việc mở rộng và thu hút khách du lịch từ thị trường tiềm năng có chất lượng cao này.

- Thị trường khách du lịch nội địa và kiều bào Việt Nam ở các nước

+ Thị trường khách nội địa: Khách nội địa đến với Phú Thọ gia tăng khá

nhanh, nhưng chủ yếu là khách tham quan trong ngày và điểm đến chính là Đền

Hùng, khách lưu trú và lựa chọn các điểm đến khác ít. Trong những năm tới, Phú

Thọ cần chú trọng các đối tượng khách nội địa sau: (1) Khách du lịch văn hoá tâm

linh, lễ hội, hành hương về cội nguồn; (2) Khách du lịch thương mại, công vụ; (3)

Khách du lịch cuối tuần kết hợp giải trí: (4) Khách du lịch sinh thái; (5) Khách tham

quan thắng cảnh; (6) Khách du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; (7) Khách tham gia các

hoạt động thể thao, văn hoá kết hợp du lịch.

Tập trung phát triển nguồn khách đến từ mọi địa phương trong cả nước gắn

với nhu cầu du lịch văn hoá tâm linh, lễ hội, hành hương về cội nguồn; thu hút

nguồn khách từ vùng thủ đô và các thành phố lớn gắn với nhu cầu du lịch sinh thái,

du lịch cuối tuần kết hợp giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Mở rộng thị trường

đến các nguồn khách nội địa khác.

+ Thị trường khách Việt kiều: Do nhu cầu tâm linh, tâm lý và mong muốn

hướng về cội nguồn của Việt người xa xứ, lượng khách Việt kiều đến Phú Thọ đã

và sẽ tiếp tục ngày càng gia tăng. Du lịch Phú Thọ cần tăng cường quảng bá, tạo ấn

tượng tốt đẹp và sâu sắc về vùng đất Tổ cội nguồn của dân tộc trong lòng kiều bào

Page 137: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

130

Việt Nam; đồng thời chuẩn bị chu đáo các điều kiện về vật chất và tinh thần để thu

hút và đáp ứng nhu cầu của khách Việt kiều từ các nước trên thế giới về cội nguồn.

4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TỈNH PHÚ THỌ

THỜI GIAN TỚI

4.2.1. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu

phát triển du lịch bền vững

4.2.1.1. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện tổ chức của các cơ quan quản lý

liên quan đến phát triển du lịch, bố trí đủ biên chế cho các bộ phận chuyên môn về

du lịch thuộc Sở VH,TT&DL và phòng VH,TT&DL. Chú trọng bổ sung và nâng

cao năng lực cho cán bộ VH,TT&DL cấp huyện và cấp xã. Nâng cao trách nhiệm

và vai trò của Trung tâm xúc tiến du lịch, Ban quản lý các khu du lịch thuộc Sở

VH,TT&DL.

- Tăng cường phối hợp liên ngành giữa cơ quan quản lý chuyên ngành về du

lịch với các cơ quan chức năng quản lý các lĩnh vực khác (như Sở Tài nguyên và

Môi trường, Sở Công Thương, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, Sở Giáo dục và đào tạo…) để thống nhất tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND,

UBND tỉnh trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực du lịch, nhất là trong xây dựng

quy hoạch, xây dựng các chính sách phát triển du lịch, trong tổ chức sử dụng, phát

huy hiệu quả và bảo tồn, bảo vệ tài nguyên du lịch. Đảm bảo vai trò tập trung, thống

nhất quản lý nhà nước của UBND tỉnh trong chỉ đạo kết nối, tạo sự kết hợp đồng

bộ, chặt chẽ giữa các cấp, ngành, lĩnh vực với ngành du lịch để thực hiện các định

hướng, mục tiêu, giải pháp phát triển du lịch bền vững.

- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực quản lý các hoạt động kinh doanh du

lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch theo định hướng phát triển bền vững.

4.2.1.2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả các công cụ quản lý của nhà nước

trong hoạt động du lịch

Để khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu lực và quả quản lý nhà nước

về du lịch ở tỉnh Phú Thọ, cần tập trung vào các nội dung:

- Trên cơ sở bộ tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững, cần xây dựng

hệ thống chỉ tiêu đánh giá cụ thể, với sự định lượng chi tiết hơn trên cả ba nội dung

kinh tế, xã hội, môi trường và phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của địa

Page 138: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

131

phương. Đây là căn cứ quan trọng để hoàn thiện quy hoạch và xây dựng các chính

sách hợp lý, khả thi đối với phát triển ngành du lịch ở tỉnh.

- Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch; tổ chức quản lý nghiêm

ngặt và thực hiện đúng nội dung quy hoạch:

Rà soát một cách tổng thể và mang tính hệ thống các quy hoạch du lịch đang

còn hiệu lực, tiến hành sơ kết việc thực hiện quy hoạch theo giai đoạn, phân tích,

đánh giá cụ thể chất lượng, tính bền vững, tính đồng bộ của mỗi quy hoạch, trên cơ

sở đó có các giải pháp tiếp tục thực hiện hoặc điều chỉnh, bổ sung những nội dung

không còn phù hợp, xây dựng mới các quy hoạch cần thiết làm cơ sở cho sự phát

triển của du lịch địa phương. Việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chỉ được tiến hành

khi thật cần thiết; điều chỉnh, bổ sung hay xây dựng mới quy hoạch phải do yêu cầu

khách quan và có luận chứng khoa học về sự cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung chứ

không phải do ý chí chủ quan của cơ quan quản lý du lịch và càng không phải chỉ

do nhu cầu gắn với lợi ích cục bộ của một số nhà đầu tư.

Thực tế cho thấy, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn

2011 -2020, định hướng đến năm 2030 tuy cơ bản vẫn phù hợp song một số nội

dung về quan điểm, mục tiêu, định hướng cụ thể cần phải được điều chỉnh cho phù

hợp thực tế mới; một số quy hoạch du lịch cụ thể như quy hoạch chung khu du lịch

đầm Ao Châu - Hạ Hòa, quy hoạch khu đô thị du lịch sinh thái nghỉ dưỡng thể thao

Tam Nông đã bộc lộ bất cập cần được rà soát để điều chỉnh; quy hoạch phát triển

khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 đã hết hiệu lực thời gian,

cần có quy hoạch mới để thực hiện; một số điểm tài nguyên du lịch tự nhiên đã

được thể hiện trong phân kỳ thu hút đầu tư của quy hoạch tổng thể, cần phải được

tiến hành quy hoạch cụ thể để mời gọi đầu tư đồng thời có giải pháp bảo vệ tài

nguyên thời gian tới như các điểm du lịch Ao Giời - Suối Tiên (Hạ Hòa), Đầm Vân

Hội (Hạ Hòa), Thác Cự Thắng, Ba Vực (Thanh Sơn).

Điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới các quy hoạch về du lịch cần tuân

thủ nghiêm túc các nguyên tắc, đáp ứng các yêu cầu về nội dung phát triển du lịch

bền vững, tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch cả trong quy trình xây

dựng cũng như trong việc xác định các nội dung cụ thể của quy hoạch.

Quy trình xây dựng quy hoạch phải được tiến hành chặt chẽ, lựa chọn được

đơn vị tư vấn có trách nhiệm, năng lực chuyên sâu cả về du lịch và phát triển bền

Page 139: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

132

vững, có cách tiếp cận khoa học và bền vững về nội dung cần quy hoạch. Thu thập

đầy đủ các nội dung thông tin cần thiết phục vụ cho việc xây dựng, điều chỉnh, bổ

sung quy hoạch (bao gồm việc đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch giai đoạn

trước; các căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn xác thực để minh chứng

cho sự cần thiết phải xây dựng mới hoặc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và để luận

chứng cho từng nội dung của quy hoạch; các thông tin dự báo tác động đến nội

dung của quy hoạch; các thông tin liên quan khác như kết quả phát triển du lịch của

quốc gia, khu vực, của các địa phương có mối quan hệ gắn bó trong phát triển du

lịch, kết quả thực hiện quy hoạch phát triển trong cùng thời kỳ của các ngành, lĩnh

vực khác liên quan). Chú trọng chỉ đạo để nâng cao chất lượng dự báo, đảm bảo

được sự đầy đủ, chính xác, khách quan, đồng bộ, thống nhất và cập nhật kịp thời

các thông tin đầu vào. Có sự tham gia trách nhiệm của các ngành, cấp, các chuyên

gia về những lĩnh vực liên quan trong quá trình xây dựng, điều chỉnh bổ sung quy

hoạch. Trong quá trình xây dựng, điều chỉnh quy hoạch, tỉnh cần phát huy được vai

trò trách nhiệm của xã hội, nhất là vai trò và sự tham gia của cộng đồng địa phương

vào nội dung của quy hoạch (thông qua việc khảo sát, lấy ý kiến về nội dung dự

thảo quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, qua các hội nghị, gửi

phiếu lấy ý kiến tham vấn từ các chuyên gia, từ cộng đồng...). Trong quá trình xây

dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch, Phú Thọ và các tỉnh trong khu vực, nhất là các

tỉnh có không gian liền kề cũng cần có sự trao đổi, liên kết để tạo nên sự thống nhất

về các nội dung liên quan, đặc biệt là về định hướng sử dụng những tài nguyên tự

nhiên ở khu vực giáp ranh, định hướng tổ chức không gian du lịch, tránh xung đột

trong quan điểm khai thác, sử dụng tài nguyên sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển

du lịch bền vững của mỗi địa phương.

Đảm bảo được sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống quy hoạch du lịch của

tỉnh và sự phù hợp với Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam,

các quy hoạch phát triển du lịch vùng, quy hoạch vùng thủ đô, quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong cùng giai đoạn.

Điều chỉnh hợp lý nội dung các quy hoạch du lịch của tỉnh để đảm bảo có sự

cân đối hơn giữa các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng, các nhóm giải pháp phát triển

du lịch về khía cạnh kinh tế với các mục tiêu, định hướng, giải pháp phát triển du

lịch bền vững về xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Page 140: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

133

Tỉnh cần chỉ đạo việc công khai quy hoạch và triển khai đồng bộ nội dung

các quy hoạch đến các ngành, các cấp; quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch,

đảm bảo tiến độ, lộ trình thực hiện, kiên định và kiên trì các mục tiêu, định hướng

phát triển nhất là định hướng tổ chức không gian du lịch và công tác quản lý tài

nguyên du lịch, quản lý đất đai ở địa bàn có tài nguyên du lịch, quản lý các dự án

đầu tư trong các ngành, lĩnh vực khác có liên quan trong khu vực quy hoạch du lịch.

- Xây dựng các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật phù

hợp, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch. Trên cơ sở chủ trương nhất

quán của tỉnh coi du lịch là khâu đột phá phải tập trung cao độ các điều kiện và

nguồn lực thực hiện, rà soát, nghiên cứu, điều chỉnh các chính sách, quy định không

còn phù hợp, bổ sung các chính sách và quy định mới đáp ứng yêu cầu phát triển du

lịch bền vững. Hướng trọng tâm vào việc điều chỉnh, xây dựng mới các chính sách,

văn bản quy phạm về: (1) Ưu đãi (về đất đai, vay vốn, thủ tục hành chính, miễn

giảm một số loại phí, lệ phí…) để khuyến khích, thu hút nguồn lực cho đầu tư phát

triển hạ tầng du lịch, đầu tư vào các khu du lịch, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến,

quảng bá du lịch; (2) Quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch, trong đó phân cấp rõ chức

năng, thẩm quyền và trách nhiệm quản lý của từng cơ quan chức năng và cá nhân

liên quan, mức độ chịu trách nhiệm khi vi phạm; (3) Nâng cao ý thức trách nhiệm

của cơ sở kinh doanh du lịch, khách du lịch và người dân địa phương, thu hút sự

tham gia của cộng đồng cho phát triển kinh tế du lịch, bảo vệ tài nguyên, bảo tồn

văn hoá; (4) Khuyến khích, hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ thân thiện với môi

trường, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng trong hoạt động du lịch.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật và các chính sách về

du lịch của nhà nước, của tỉnh đến nhà đầu tư và mọi người dân trên địa bàn. Tăng

cường hỗ trợ thông tin về du lịch cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp kinh doanh

du lịch trong tỉnh. Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trong các hoạt động

đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch trong nước và quốc tế.

- Quản lý chặt chẽ việc cấp phép và hoạt động của các cơ sở kinh doanh du

lịch, việc tổ chức và tham gia các hoạt động du lịch, các sự kiện văn hoá, du lịch

của tỉnh. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất là về môi trường đầu tư, cơ hội tiếp cận

nguồn lực, thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư, kinh doanh du lịch trên địa bàn.

Đồng thời tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc sử dụng, bảo vệ tài

Page 141: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

134

nguyên, bảo vệ môi trường du lịch; kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy hoạch,

các cam kết về tiến độ đầu tư, sử dụng đất, bảo vệ tài nguyên, môi trường và việc

thực hiện các quy định pháp luật khác của các nhà đầu tư. Kiên quyết xử lý các dự

án du lịch có vi phạm pháp luật trong sử dụng đất, tài nguyên du lịch, trong các hoạt

động kinh doanh, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường theo đúng pháp luật.

4.2.2. Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng và đa dạng hoá sản phẩm

du lịch gắn với phát triển các dịch vụ cơ bản cho khách du lịch

Thực hiện giải pháp này đòi hỏi tổ chức tốt một số nội dung cơ bản sau:

- Tiến hành điều tra, đánh giá tổng thể về hiện trạng của sản phẩm du lịch

Phú Thọ (chất lượng, số lượng, khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách),

những tiềm năng hình thành sản phẩm còn chưa được khai thác. Nghiên cứu khả

năng nâng cao giá trị sử dụng của tài nguyên du lịch, xu hướng nhu cầu, thị hiếu của

các thị trường khách tiềm năng; khảo sát, so sánh, đánh giá sự tương đồng và khác

biệt giữa các điều kiện và yếu tố tác động đến phát triển du lịch Phú Thọ và các tỉnh

trong khu vực, đánh giá khả năng tương tác và liên kết… để có kế hoạch cụ thể phát

triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của Phú Thọ trên cơ sở định hướng phát triển

sản phẩm du lịch đặc trưng đã được xác định, đồng thời đa dạng hoá sản phẩm đáp

ứng yêu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của khách du lịch.

- Thế mạnh lớn nhất của du lịch Phú Thọ là du lịch văn hoá, đặc biệt là du

lịch văn hoá tâm linh. Do vậy cần coi các giá trị văn hoá là cội rễ, là động lực để

phát triển du lịch Phú Thọ; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, hệ thống các giá trị văn

hoá, làm tốt việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của vùng đất Tổ, tiếp tục

lan tỏa và phát huy mạnh mẽ giá trị của 2 di sản phi vật thể của nhân loại và các di

tích, di sản văn hóa đã được công nhận ở cấp quốc gia, cấp tỉnh; tăng cường xã hội

hoá, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế, của cộng đồng dân cư địa

phương trong công tác bảo vệ, phục dựng, tôn tạo và phát huy bản sắc văn hoá dân

tộc (như phát triển các làng nghề truyền thống, phục dựng và duy trì các lễ hội

truyền thống, sinh hoạt cộng đồng, phát triển các câu lạc bộ hát Xoan, diễn xướng

dân gian…) để phát triển các loại hình của sản phẩm du lịch văn hoá đặc trưng.

Tiếp tục phát triển thương hiệu du lịch về cội nguồn đặc trưng của du lịch Phú Thọ.

- Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đến các điểm tài nguyên du lịch

để tăng cường khả năng tiếp cận điểm đến của du khách, đồng thời tạo sự liên kết

Page 142: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

135

chuỗi tài nguyên du lịch phục vụ đa dạng hóa sản phẩm. Khuyến khích, thu hút đầu

tư xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ theo sát xu hướng nhu cầu thị trường;

đầu tư hạ tầng, mở rộng, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí tại các

khu vực trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh (thành phố Việt Trì, khu du lịch Đầm

Ao Châu, khu du lịch Xuân Sơn, khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thuỷ). Đầu

tư nghiên cứu để tạo ra và phát triển các sản phẩm lưu niệm đặc trưng của Phú Thọ,

các sản phẩm, hàng hóa đặc sản của địa phương phục vụ du lịch.

- Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong thực hiện,

tham gia các quy chuẩn ngành về chất lượng sản phẩm du lịch, thúc đẩy áp dụng hệ

thống quản lý chất lượng sản phẩm du lịch. Xây dựng cơ chế liên kết phát triển sản

phẩm du lịch giữa ngành du lịch và các ngành liên quan (giao thông, văn hoá, nông

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, truyền thông, thương mại…); duy trì và phát triển các

mối quan hệ liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa Phú Thọ và các địa phương

bạn trong khu vực. Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của cộng đồng đối với

phát triển sản phẩm du lịch.

4.2.3. Đẩy mạnh bảo vệ tài nguyên và môi trường trong phát triển du

lịch bền vững

Các giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường trong du lịch cần tổ chức thực

hiện tốt bao gồm:

- Trên cơ sở danh mục tài nguyên du lịch đã được xác định, tiếp tục thường

xuyên rà soát, đánh giá, kiểm kê thực trạng, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ

về tài nguyên du lịch của tỉnh (bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên

du lịch nhân văn).

- Xây dựng quy hoạch sử dụng, bảo vệ hệ thống tài nguyên trên địa bàn tỉnh,

trong đó cần đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất về quan điểm sử dụng và bảo vệ của

các ngành, các địa phương dưới sự quản lý tập trung của UBND tỉnh đối với những

tài nguyên đa tác dụng. Khoanh định các tài nguyên có tính đa dạng cao như các

khu vực cảnh quan thiên nhiên, đầm, hồ, hệ sinh thái rừng núi, các di tích lịch sử

văn hóa đã được xếp hạng... dễ bị tổn thương, ảnh hưởng do tác động của các hoạt

động du lịch và các hoạt động kinh tế khác như nông lâm nghiệp, thủy sản, khai

thác khoáng sản, xây dựng. Quản lý chặt chẽ những hoạt động du lịch và hoạt động

kinh tế xã hội khác có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch. Đảm bảo tuân

Page 143: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

136

thủ đúng các yêu cầu đặt ra đối với việc sử dụng tài nguyên; kiểm tra, kiểm soát

thường xuyên việc sử dụng tài nguyên, tránh sử dụng quá mức gây nguy cơ cạn

kiệt, suy giảm hoặc xuống cấp nghiêm trọng tài nguyên.

- Đồng thời với việc sử dụng, phải thường xuyên theo dõi biến động của tài

nguyên để có những giải pháp phối hợp kịp thời giữa cơ quan quản lý chuyên ngành

về du lịch với các cơ quan, ngành chức năng liên quan và các địa phương trong tỉnh

trong việc khắc phục sự cố, tình trạng suy thoái, xuống cấp của tài nguyên du lịch.

Các khu vực tài nguyên quý hiếm, các khu vực có nguy cơ suy thoái hoặc có khả

năng chịu ảnh hưởng cao của các tác động xấu do hoạt động khai thác của con

người đều phải được xác định, khoanh vùng dưới sự kiểm soát chặt chẽ để có biện

pháp nghiêm ngặt và giải pháp xử lý phù hợp nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Trong tỉnh Phú Thọ, một số khu vực tài nguyên du lịch quý hiếm và có nguy cơ bị

khai thác quá mức hoặc trái phép hiện nay cần phải có ngay biện pháp khoanh vùng

kiểm soát và bảo vệ chặt như khu vực nước khoáng nóng Thanh Thuỷ; các tài

nguyên phục vụ du lịch sinh thái như vườn Quốc gia Xuân Sơn, đầm Ao Châu…

- Có chính sách ưu đãi trong việc huy động, thu hút vốn đầu tư vào các hoạt

động bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch. Khuyến khích các dự án đầu tư phát triển

du lịch có những cam kết cụ thể về bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch.

Khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh du lịch áp dụng công nghệ ít

tiêu thụ năng lượng và thân thiện với môi trường trong đầu tư và hoạt động (như sử

dụng các giải pháp thiết kế phù hợp để tránh tiêu tốn năng lượng khi vận hành; sử

dụng hệ thống pin mặt trời để cung cấp nước nóng…).

- Đối với các tài nguyên du lịch nhân văn, cần nghiên cứu, xác định được giới

hạn áp lực của hoạt động du lịch lên tài nguyên để có biện pháp duy trì áp lực và

cường độ sử dụng trong giới hạn an toàn cho tài nguyên. Thực hiện các biện pháp cụ

thể như xây dựng quy chế quản lý khách du lịch, nội quy lễ hội, các bộ quy tắc ứng

xử..., tuyên truyền để du khách tôn trọng và có thái độ ứng xử văn hoá với các tài

nguyên du lịch nhân văn (tôn trọng di sản, tôn trọng truyền thống văn hoá, chuẩn

mực văn hoá, đạo đức của cộng đồng địa phương nơi có hoạt động du lịch); đồng

thời nâng cao nhận thức, ý thức giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống, môi trường

xã hội truyền thống của cộng đồng khi tham gia hoạt động du lịch.

Page 144: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

137

- Thực hiện nghiêm quy định về khảo sát, đánh giá tác động môi trường khi

đầu tư dự án du lịch. Khuyến khích, tăng cường quảng bá cho các loại hình du lịch

thân thiện với môi trường. Hoàn thiện hệ thống nội quy, quy chế, quy định về bảo

vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch. Tổ chức cho các cơ sở kinh doanh học tập

và ký cam kết thực hiện quy chế. Đôn đốc, giám sát thường xuyên các cơ sở thực

hiện đầy đủ các quy định, quy chế bảo vệ môi trường trong các hoạt động du lịch.

- Tỉnh cần tăng cường đầu tư cho lực lượng bảo vệ môi trường, vệ sinh tại

các khu vực du lịch. Chú trọng xây dựng hạ tầng xử lý chất thải, nước thải ở các

khu, điểm du lịch, các cơ sở lưu trú và ăn uống phục vụ du lịch. Kiểm soát chặt

chẽ tác động của các hoạt động kinh tế trong những lĩnh vực khác (xây dựng, giao

thông, công nghiệp, nông nghiệp) đến môi trường tại các khu, điểm du lịch. Kiểm

tra thường xuyên các hoạt động kinh doanh du lịch và các hoạt động kinh tế khác

trong khu vực du lịch; xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệp, cơ sở gây ô nhiễm

môi trường khi tham gia hoạt động du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh tế

khác gây ô nhiễm môi trường du lịch.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên, môi trường du

lịch. Phát triển các chương trình giáo dục toàn dân và giáo dục trong các trường

học về bảo vệ tài nguyên, môi trường. Lồng ghép nội dung giáo dục về môi trường

trong chương trình của hệ thống các cấp độ đào tạo du lịch cũng như đẩy mạnh

tuyên truyền, giáo dục qua phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường sự phối

hợp giữa các ngành, các cấp, các đối tượng tham gia kinh doanh lịch, khách du

lịch, cộng đồng dân cư trong nỗ lực chung để đảm bảo môi trường cho phát triển

du lịch.

4.2.4. Tăng cường bố trí nguồn lực, thu hút vốn đầu tư; đẩy mạnh phát

triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ phát triển du lịch

Chú trọng đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, điện, nước, môi

trường, bưu chính viễn thông, hạ tầng các ngành, lĩnh vực liên quan trực tiếp đến

phát triển du lịch như ngân hàng, tài chính, tín dụng, y tế. Trong số hạ tầng nói

trên, các công trình kết cấu hạ tầng then chốt như giao thông, điện, cấp thoát nước

và xử lý môi trường có ý nghĩa nền tảng cho sự phát triển của du lịch nói riêng

cũng như của tất cả các ngành khác trong tỉnh nói chung. Do ý nghĩa tổng thể này

và do nhu cầu vốn đầu tư các kết cấu hạ tầng rất lớn, hiệu quả kinh tế - xã hội lâu

Page 145: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

138

dài cao nhưng hiệu quả kinh tế trước mắt không hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân bỏ

vốn, đòi hỏi phải có sự đầu tư tập trung từ nguồn ngân sách nhà nước là chủ yếu.

Nguồn thu từ nội bộ ngân sách tỉnh Phú Thọ còn rất khiêm tốn, vì vậy, để huy

động được các nguồn đầu tư tập trung cho xây dựng kết cấu hạ tầng, cần thực hiện

các giải pháp tăng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh, duy trì, nâng cao tốc độ

tăng trưởng và có các biện pháp tăng cường nguồn thu, khuyến khích tiết kiệm chi

thường xuyên, ưu tiên chi cho đầu tư phát triển; đẩy mạnh áp dụng hình thức đấu

giá quyền sử dụng đất kinh doanh có thời hạn ở các vị trí đất có lợi thế thương mại

lớn thay cho hình thức cho thuê đất theo giá quy định, đấu giá quyền thăm dò,

khai thác khoáng sản thay cho việc giao khai thác có thu thuế để tăng cường

nguồn thu cho phát triển.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, kêu gọi, tranh thủ nguồn đầu tư của

Trung ương vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn, công trình du lịch trọng điểm

Quốc gia (như Đền Hùng, khu du lịch Xuân Sơn); sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu

tư, hỗ trợ của Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện các dự án; tích cực

phối hợp lồng ghép nguồn lực cho các dự án đầu tư có tác dụng đa ngành trong đó

có ý nghĩa về du lịch để thu hút nguồn lực của các bộ ngành liên quan (như các dự

án thủy lợi kết hợp du lịch, làng nghề kết hợp du lịch...). Xây dựng các chương

trình, dự án kết cấu hạ tầng và đầu tư hạ tầng du lịch có tính khả thi cao và ý nghĩa

chiến lược để thu hút được nguồn vốn ODA phù hợp với điều kiện của tỉnh. Lựa

chọn các hình thức đầu tư phù hợp, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia

đầu tư phát triển một số dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có khả năng thu hồi

vốn nhanh với các hình thức đầu tư phù hợp như BOT, PPP, BT...

Bổ sung các cơ chế, chính sách ưu đãi mạnh mẽ hơn để thu hút các nguồn

vốn đầu tư phát triển cơ sở vật chất ngành du lịch, đầu tư vào các dự án du lịch

trọng điểm. Xây dựng Quy chế ưu đãi đầu tư tại các khu, điểm du lịch; tạo điều

kiện thông thoáng hơn về mặt thủ tục hành chính, cấp phép thành lập doanh

nghiệp, cấp phép kinh doanh, đầu tư, tiếp tục hỗ trợ mạnh hơn các chi phí cho việc

lập hồ sơ và thực hiện các thủ tục hành chính; đánh giá đúng năng lực của nhà đầu

tư, lựa chọn được các nhà đầu tư thực sự có năng lực và có mục đích, chiến lược

đầu tư nghiêm túc để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của các dự án; đẩy nhanh

tiến độ giải phóng mặt bằng; cung cấp đầy đủ dịch vụ hạ tầng cho nhà đầu tư.

Page 146: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

139

Thu hút nguồn vốn từ dân cư, cộng đồng địa phương cho đầu tư phát triển

du lịch. Tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tạo môi trường tài

chính tin cậy và hành chính thuận lợi; đa dạng hoá các hình thức huy động vốn,

các hình thức tạo vốn, huy động tiền vay, mở rộng các nguồn thu. Đẩy mạnh xã

hội hoá và khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia các hoạt động đầu tư phát

triển du lịch.

Xác định rõ danh mục trọng điểm đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất, dự án du

lịch để tập trung đầu tư, tránh dàn trải. Ưu tiên cho các dự án đầu tư hạ tầng du

lịch ở các địa bàn có tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia, khu du lịch

địa phương, địa bàn trọng điểm phát triển du lịch. Cụ thể cần chú trọng triển khai,

phối hợp triển khai hoặc tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện các dự án đầu

tư sau:

- Các dự án phát triển giao thông tạo kết nối giữa trung tâm kinh tế, du lịch

của tỉnh với mạng lưới giao thông quốc gia và liên kết giữa các vùng kinh tế, du

lịch: Quốc lộ 32C, đường Đền Hùng - Xuân Sơn, đường Hồ Chí Minh, các cầu

qua sông Hồng, sông Lô, sông Đà; nâng cấp Quốc lộ 2, đường sông Việt Trì -

Tuyên Quang.

- Đẩy mạnh đầu tư, tôn tạo các công trình thuộc quần thể khu di tích lịch sử

Đền Hùng, các điểm nhấn văn hóa, kiến trúc thuộc thành phố lễ hội về với cội

nguồn dân tộc Việt Trì.

- Tiếp tục xúc tiến đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn chất lượng cao, hạ

tầng kỹ thuật các dự án du lịch trọng điểm: Đền Hùng, đền Mẫu Âu Cơ, Đền Lăng

Sương, nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, khu du lịch và vườn Quốc gia Xuân Sơn.

- Trong dài hạn, từng bước mở rộng đầu tư mới hoặc củng cố hạ tầng giao

thông để tạo kết nối thuận tiện hơn các điểm tài nguyên khác trong quy hoạch theo

phân kỳ thu hút đầu tư trong từng giai đoạn.

- Đối với hệ thống cơ sở vật chất vui chơi giải trí cần ưu tiên đầu tư xây

dựng các loại hình giải trí tổng hợp hiện đại, các hoạt động thể thao cảm giác

mạnh, dã ngoại tại các trung tâm du lịch lớn, các khu vực đô thị kết hợp với việc

đầu tư khai thác các trò chơi dân gian trong các lễ hội của các vùng.

- Đầu tư hệ thống thu gom nước thải, rác thải ở các khu, điểm du lịch, kết

nối đến các các điểm tập kết, xử lý chất thải tập trung đã được quy hoạch.

Page 147: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

140

Đồng thời với việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng và công

trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, cần tăng cường thu hút vốn đầu tư từ các thành

phần kinh tế ngoài nhà nước, từ cộng đồng dân cư cho các dự án đầu tư cơ sở lưu

trú, ăn uống cao cấp, trung tâm thương mại, mua sắm, dự án xây dựng các công

trình vui chơi giải trí, dự án đầu tư tại các khu, điểm du lịch đã quy hoạch. Việc

thu hút các nguồn vốn từ dân cư và tư nhân cho xây dựng hạ tầng theo hướng:

công trình hạ tầng chính, then chốt, đòi hỏi vốn đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn

chậm do nhà nước đầu tư, các hợp phần hạ tầng nhỏ gắn với công trình chính, mức

đầu tư ít, sau đầu tư có thể khai thác để thu hồi vốn nhanh và trực tiếp, phù hợp

với điều kiện của các nhà đầu tư tư nhân hoặc cộng đồng dân cư thì khuyến khích

cộng đồng tham gia, góp vốn đầu tư.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư du lịch phải gắn với việc rà soát, đánh giá, thẩm

định năng lực của các nhà đầu tư, chất lượng dự án đầu tư để đảm bảo tính khả thi

của dự án. Tạo môi trường, khuyến khích, thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ

đầu tư đồng thời phải đôn đốc, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các dự án du

lịch, kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ quá thời gian pháp luật cho phép

hoặc dự án vi phạm cam kết, vi phạm quy định pháp luật, để đảm bảo hiệu quả thu

hút đầu tư, tránh lãng phí các nguồn lực, nhất là đất đai và nguồn tài nguyên du lịch.

Cùng với đầu tư nguồn vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện các dự

án phát triển du lịch, cần chú trọng dành nguồn đầu tư thoả đáng cho công tác đào

tạo nguồn nhân lực, xúc tiến, quảng bá du lịch; quản lý và sử dụng tốt các nội

dung đầu tư này để đảm bảo hiệu quả đầu tư.

4.2.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu

cầu phát triển du lịch bền vững

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát

triển du lịch bền vững đòi hỏi triển khai thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

- Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh nhằm

đánh giá đầy đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu đào tạo, những biến động về số

lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực ngành du lịch; khảo sát, đánh giá, dự

báo nhu cầu nhân lực du lịch cả trước mắt cũng như dài hạn; xây dựng và tổ chức

thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch phù

Page 148: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

141

hợp với quy hoạch chung, yêu cầu phát triển và các mục tiêu, định hướng phát

triển du lịch.

- Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân lực đầu vào cho bộ máy

quản lý du lịch và lao động ngành du lịch trên cơ sở thực hiện nghiêm túc các quy

định về tiêu chuẩn chất lượng nhân sự tương ứng với mỗi vị trí công việc và quy

trình tuyển dụng. Thu hút các chuyên gia giỏi, lao động có trình độ tay nghề cao

từ bên ngoài vào những lĩnh vực ưu tiên hoặc lĩnh vực, công việc mà lực lượng tại

chỗ còn quá mỏng và yếu, cụ thể như quản trị kinh doanh khách sạn cao cấp, lữ

hành, quản lý các khu du lịch, hợp tác quảng bá du lịch ra với thị trường nước

ngoài; quy định rõ và nâng cao tiêu chuẩn tuyển dụng lao động du lịch làm việc tại

địa phương.

- Tổ chức thường xuyên các hoạt động đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực

ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển ngành, trong đó cần chú trọng cả công

tác đào tạo phát triển đội ngũ chuyên gia về từng lĩnh vực chuyên sâu của hoạt

động du lịch; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước các

cấp về du lịch; nâng cao chất lượng, kỹ năng nghề, tính chuyên nghiệp, trình độ

ngoại ngữ cho đội ngũ lao động phục vụ du lịch theo yêu cầu công việc. Nâng cao

nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, người lao động về phát triển du lịch

bền vững.

- Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong tuyển dụng, đào tạo và

đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, kỹ năng công việc cho đội ngũ chuyên

gia, cán bộ, lao động du lịch, chính sách khuyến khích, xã hội hóa công tác đào

tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch. Tăng cường năng lực đào tạo bồi dưỡng của các

cơ sở đào tạo nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh (trường đại học Hùng Vương, cao

đẳng Văn hoá và Du lịch, cao đẳng nghề Phú Thọ), phát triển và nâng cao chất

lượng đội ngũ giáo viên, hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất và điều kiện giảng

dạy; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết và thực hành; mở rộng hợp tác, liên

kết đào tạo nguồn nhân lực du lịch với các trường, cơ sở, tổ chức đào tạo trong

nước và quốc tế có uy tín trong việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ quản trị và

kinh doanh du lịch; khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm,

dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh (như các khách sạn, nhà hàng lớn, các cơ sở kinh

doanh dịch vụ vui chơi giải trí) thoả thuận và ký kết hợp đồng đào tạo theo địa chỉ.

Page 149: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

142

Tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh

tế phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo mở rộng các hình thức đào tạo ngắn

hạn, không tập trung, phục vụ nhu cầu vừa học vừa làm, nâng cao trình độ tay

nghề của người lao động. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về

vai trò của chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch đối với việc đảm bảo hiệu

quả các hoạt động du lịch. Hỗ trợ giáo dục cộng đồng, mở các lớp tập huấn các

kiến thức về du lịch cho người dân tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch.

Hỗ trợ đào tạo và hướng dẫn phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển các doanh

nghiệp vừa và nhỏ làm du lịch; đào tạo tay nghề để khôi phục, phát triển nghề cổ

truyền tạo điểm tham quan du lịch và sản xuất hàng lưu niệm phục vụ du lịch.

- Tích cực huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực ngành du lịch:

Bố trí nguồn ngân sách Nhà nước (ngân sách trung ương và địa phương); khuyến

khích tăng nhanh các nguồn lực ngoài ngân sách, nhất là vốn xã hội hóa từ các

doanh nghiệp du lịch; mở rộng hợp tác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn viện

trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài để phát triển đào tạo nhân lực du lịch; huy

động các nguồn lực của các tổ chức xã hội... cho phát triển đào tạo nhân lực ngành

du lịch.

4.2.6. Phát triển các hình thức xúc tiến, quảng bá du lịch, phát triển

thị trường

Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch và phát triển thị trường của du lịch Phú

Thọ những năm tới cần đẩy mạnh để phục vụ tốt hơn cho sự phát triển du lịch, tập

trung vào các giải pháp:

- Cần triển khai ngay việc xây dựng chiến lược, các chương trình, kế hoạch

dài hạn và hàng năm về xúc tiến, quảng bá du lịch; đẩy mạnh các nội dung xúc

tiến, quảng bá riêng của tỉnh đồng thời gắn với xúc tiến, quảng bá du lịch khu vực

và cả nước để tạo hiệu quả tổng hợp trong xúc tiến, quảng bá. Tăng cường phối

hợp với Bộ VH,TT&DL, với các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và các

tỉnh bạn, cơ quan thông tin đối ngoại, các hiệp hội, hội hữu nghị, cơ quan đại diện

ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài để quảng bá hình ảnh của du lịch Phú Thọ

trong nước và ra với thế giới. Tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh Phú Thọ với ý

nghĩa là vùng đất Tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam và gắn với 2 di sản phi vật

thể đại diện của nhân loại đã được vinh danh.

Page 150: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

143

- Tăng cường cung cấp thông tin, hướng dẫn cho khách du lịch; đầu tư đổi

mới thiết kế, hình thức các ấn phẩm du lịch Phú Thọ như: Bản đồ du lịch, cẩm

nang du lịch, đĩa DVD, VCD, bản tin du lịch,... để tăng tính hấp dẫn và phong

phú; xây dựng hệ thống điểm hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch

ở những đầu mối giao thông quan trọng và đặc biệt là ở các khu điểm du lịch, các

trung tâm lữ hành. Phát triển các hoạt động E-Marketing, mở rộng nội dung thông

tin trên các Website của tỉnh, trên Website riêng của ngành du lịch Phú Thọ, cập

nhật đầy đủ các thông tin du lịch của tỉnh, hoàn chỉnh hơn các công cụ tra cứu du

lịch và xây dựng các ấn phẩm giới thiệu, quảng cáo điển tử trên Website với giao

diện và cách thức thể hiện hấp dẫn hơn; có quy định cụ thể, khuyến khích, hướng

dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để các dự án du lịch lớn, các khu, điểm du lịch trọng tâm

đều có Website riêng của mình, tạo sự liên kết giữa các Website du lịch trong tỉnh

và với các mạng xã hội, tận dụng quảng bá du lịch trên các trang mạng xã hội.

Đây là giải pháp phù hợp với xu thế của xã hội hiện đại, tiện lợi để nhanh chóng

đưa thông tin cập nhật về du lịch Phú Thọ đến với các thị trường khách du lịch

không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới.

- Thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về

những sự kiện sẽ diễn ra hàng năm trên địa bàn tỉnh như lễ giỗ Tổ và các lễ hội

truyền thống, sự kiện văn hoá, thể thao… Tổ chức các chiến dịch xúc tiến, quảng

bá sự kiện, phát động thị trường theo chuyên đề; chủ động liên kết, mời gọi các

đoàn famtrip đến nghiên cứu điểm đến, giúp tỉnh quảng bá, kết nối sản phẩm du

lịch với các thị trường nguồn khách; mời gọi, khuyến khích và tạo điều kiện cho

các hoạt động sáng tạo nghệ thuật (sáng tác tác phẩm văn học, thơ, nhạc, nhiếp

ảnh, làm phim...) gắn với hình ảnh, bối cảnh hoặc kết hợp quảng bá về địa

phương; đầu tư tổ chức, đăng cai và tham gia các sự kiện văn hóa, thể thao, du

lịch, các hội nghị, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu, quảng bá

rộng rãi tiềm năng du lịch địa phương, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và

quốc tế.

- Tổ chức thường xuyên các hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao ý

thức và văn hóa phục vụ khách du lịch của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư;

phát động chiến dịch làm sạch môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách

du lịch...

Page 151: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

144

- Đẩy mạnh các chương trình hợp tác, liên kết quảng bá, giới thiệu, xúc tiến

du lịch trong nước với các tỉnh trong vùng Thủ đô, vùng du lịch trung du miền núi

Bắc Bộ, mở rộng các chương trình hợp tác song phương với các tỉnh bạn trong

nước, với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Luông Nậm Thà (Lào), Nara (Nhật Bản)

và tìm thêm cơ hội liên kết hợp tác với một số địa phương, vùng lãnh thổ tương

đương cấp tỉnh ở các quốc gia khác. Thống nhất các nội dung hợp tác, liên kết

theo hướng cụ thể và thực chất hơn. Tiếp tục đầu tư quảng bá mạnh mẽ cho

thương hiệu du lịch về cội nguồn, hành trình du lịch tâm linh, du lịch di sản với

các di sản của nhân loại và thành phố lễ hội Việt Trì, các khu điểm du lịch thuộc

vùng nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, khu du lịch vườn Quốc gia Xuân Sơn, khu

du lịch Đầm Ao Châu.

- Tăng cường đầu tư nguồn kinh phí tập trung cho công tác xúc tiến, quảng

bá; mở rộng xã hội hoá công tác quảng bá du lịch, khuyến khích động viên các

doanh nghiệp tích cực, chủ động hơn trong công tác quảng bá của doanh nghiệp

mình và góp phần quảng bá cho hình ảnh du lịch chung của tỉnh đồng thời tập

huấn, hướng dẫn, tuyên truyền giáo dục tính trách nhiệm, trung thực trong hoạt

động quảng bá; kiểm tra chặt chẽ các nội dung quảng bá, xử lý nghiêm các vi

phạm trong hoạt động quảng bá du lịch để đảm bảo uy tín của thương hiệu du lịch

Phú Thọ.

- Xác định đúng đắn các ưu tiên phát triển thị trường khách du lịch. Do đặc

thù tài nguyên du lịch riêng có, Phú Thọ cần chú trọng đến thị trường khách du

lịch nội địa và kiều bào Việt Nam trên thế giới. Trong các thị trường khách quốc

tế, tỉnh cần chú trọng đến thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc,

các nước Đông Nam Á, các nước Bắc Mỹ, một số nước châu Âu, nghiên cứu khả

năng tiếp cận và phát triển thị trường Trung Đông.

- Coi trọng phát triển thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh

tế, mở rộng hợp tác phát triển du lịch với các địa phương bạn trong đó có hợp tác

kết nối tour du lịch liên tỉnh để tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên du lịch,

khai thác thị trường. Thực hiện các chính sách đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập

cảnh thuộc thẩm quyền của địa phương; tăng cường đầu tư chiều sâu cho du lịch,

nâng cao chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm du lịch tương xứng với hình

ảnh được quảng bá.

Page 152: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

145

- Củng cố, phát huy trách nhiệm và chất lượng hoạt động của Trung tâm

xúc tiến du lịch thuộc sở chuyên ngành để tham mưu thực hiện tốt các nội dung

hoạt động này. Về lâu dài cần thành lập các Văn phòng đại diện của tỉnh tại các

trung tâm du lịch lớn trong nước và hướng đến các thị trường khách quốc tế

tiềm năng.

4.2.7. Một số giải pháp khác

4.2.7.1. Phát huy vai trò, ý thức trách nhiệm của khách du lịch

Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến bảo

vệ tài nguyên du lịch, tuyên truyền về quyền gắn với trách nhiệm của khách du

lịch nhằm nâng cao ý thức tự giác của du khách về bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo

vệ môi trường, ý thức tôn trọng cộng đồng, tôn trọng văn hóa bản địa. Hướng dẫn

du khách tự giác thực hiện các nội quy, quy chế, các bộ quy tắc ứng xử khi tham

gia du lịch.

Bố trí thời gian và nội dung hợp lý trong các hành trình du lịch, các tour du

lịch để du khách thực sự được chủ động tham gia, trải nghiệm cùng cộng đồng địa

phương nơi có tài nguyên du lịch, từ đó tạo sự ghi nhận, chia sẻ, trân trọng và ý

thức cộng đồng trách nhiệm của khách du lịch trong bảo vệ tài nguyên, môi

trường. Tổ chức thường xuyên các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở

điểm đến du lịch và mời khách du lịch tham gia (như tổ chức trồng cây và gắn

biển tên cho khách tham gia, hướng dẫn khách cùng thử nghiệm các kỹ năng đan

lát, thêu dệt có thưởng bằng chính sản phẩm làm ra...). Thực hiện việc bình chọn,

ghi danh, trao quà lưu niệm cho các du khách có đóng góp tích cực cho bảo vệ tài

nguyên, môi trường trong hành trình du lịch, tổ chức các gói du lịch giảm giá,

khuyến mại gắn với trách nhiệm tiêu dùng các sản phẩm địa phương, với mức độ

hiểu biết của khách về văn hóa bản địa...

- Thực hiện các giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, môi trường xã hội an

toàn cho khách du lịch ở điểm đến; đồng thời nhắc nhở, chấn chỉnh những du

khách vi phạm nội quy, quy định, ứng xử thiếu văn hóa bằng các biện pháp cần

thiết. Xử lý các trường hợp lợi dụng hoạt động du lịch để tổ chức, tham gia các

tệ nạn xã hội, gây mất an ninh trật tự, mất an toàn giao thông theo quy định của

pháp luật.

Page 153: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

146

4.2.7.2. Khuyến khích, hỗ trợ nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm

trong kinh doanh du lịch

- Nâng cao ý thức cộng đồng trách nhiệm, nhận thức về kinh doanh du lịch

bền vững, văn hóa kinh doanh cho các cơ sở kinh doanh du lịch và người lao động

du lịch. Thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp ổn định giá cả, chăm sóc khách

hàng, khuyến mại phù hợp... để kích thích tăng nhu cầu tiêu dùng và giảm tính

thời vụ của du lịch, giảm áp lực lên tài nguyên du lịch, bảo đảm việc làm cho

người lao động du lịch. Hỗ trợ, ưu đãi đầu tư, kinh doanh đối với các cơ sở lựa

chọn đầu tư kinh doanh các nội dung mà tỉnh cần khuyến khích để đa dạng hóa

sản phẩm và tăng sức hút với khách; hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức, quản trị

kinh doanh của các cơ sở kinh doanh du lịch. Quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh

doanh, không để xảy ra tình trạng bắt chẹt, lừa dối khách; phát hiện và xử lý

nghiêm vi phạm. Phát huy tốt vai trò của các hiệp hội du lịch, hội doanh nghiệp,

các tổ chức bảo vệ khách hàng, người tiêu dùng... để vừa bảo vệ và tạo sự cạnh

tranh lành mạnh đồng thời liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các cơ sở kinh doanh du

lịch, vừa bảo vệ tốt quyền lợi khách du lịch, từ đó thu hút, tăng số lượng khách du

lịch đến với tỉnh.

- Thực hiện các biện pháp quản lý tài chính đúng quy định, đảm bảo nguồn

thu cho ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh doanh du lịch. Bố trí đầu tư trở lại

thỏa đáng từ ngân sách cho các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch

và phát triển cộng đồng ở các khu, điểm có hoạt động kinh doanh du lịch. Huy

động sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch cho các

hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường, góp phần giảm nghèo, phát triển văn hóa

xã hội, phát triển cộng đồng ở điểm đến du lịch.

4.2.7.3. Thu hút mạnh mẽ sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch

bền vững; phát huy vai trò, trách nhiệm của cộng đồng và phát triển cộng đồng

- Có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ (bằng việc sử dụng các đòn

bẩy vật chất, hỗ trợ đào tạo, tập huấn…), tạo môi trường thuận lợi cho cộng đồng

tham gia đầu tư kinh doanh du lịch. Các nội dung kinh doanh du lịch khác nhau

được khuyến khích, hỗ trợ, tạo môi trường ở các mức độ khác nhau; thông qua đó

cơ quan quản lý huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng, đồng thời

điều tiết được sự phát triển du lịch của địa phương theo hướng bền vững, tránh

Page 154: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

147

được sự phát triển không cân đối hoặc quá mức, quá tải trong việc sử dụng tài

nguyên, ảnh hưởng đến môi trường du lịch. Các lĩnh vực kinh doanh cần tăng

cường thu hút, khuyến khích cộng đồng tham gia đầu tư là: Đầu tư các dự án xây

dựng cơ sở lưu trú chất lượng cao, dự án xây dựng các khu vui chơi giải trí, hoạt

động lữ hành, các dịch vụ phục vụ hành trình du lịch nông thôn, du lịch cộng

đồng, du lịch làng nghề.

- Hướng dẫn, phát huy trí tuệ và khả năng của các cá nhân trong cộng đồng

trong việc phát triển đa dạng các loại hàng hoá, sáng tạo ra các dịch vụ mới, tạo sự

độc đáo trong phong cách phục vụ; khuyến khích sự tham gia, sáng tạo của cộng

đồng để khôi phục các sản phẩm đặc sản truyền thống và tạo nên các sản phẩm

hàng hoá, các dịch vụ có thương hiệu gắn với du lịch Phú Thọ… để từ đó đa dạng

hoá sản phẩm du lịch.

- Khuyến khích, hỗ trợ cộng đồng bản địa phát huy bản sắc, truyền thống

văn hoá, sử dụng các yếu tố văn hoá truyền thống của cộng đồng để trực tiếp tạo

ra các dịch vụ thu hút khách du lịch (như hỗ trợ thành lập các câu lạc bộ hát Xoan,

diễn xướng dân gian, đâm đuống, đội cồng chiêng thôn bản ở các bản động vùng

cao huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Thanh Thuỷ, Yên Lập; hỗ trợ phục dựng các làng

nghề cổ vùng Lâm Thao, Việt Trì; hỗ trợ mở các dịch vụ du lịch thôn bản ở Tân

Sơn, Thanh Sơn…).

- Có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch đào

tạo, sử dụng nguồn lao động tại địa phương, giải quyết việc làm cho cộng đồng

bản địa.

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa

phương về ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên, ý thức giữ gìn bản sắc

văn hoá, thuần phong mỹ tục, các nét kiến trúc làng xã cổ, nét đẹp nguyên bản của

các lễ hội… Có sự đầu tư cần thiết về nguồn kinh phí và các biện pháp hỗ trợ thông

tin, truyền thông… cho các hoạt động này (hỗ trợ duy trì lễ hội Trò Trám ở Tứ Xã,

tục cướp cây bông ở Đào Xá, hát Xoan Kim Đức, vật đuổi giải Cao Xá…).

Thực hiện các nhóm giải pháp nói trên liên quan đến vai trò và đặt ra yêu

cầu trách nhiệm của nhiều chủ thể, trong đó, UBND tỉnh, với vị trí, chức năng

theo quy định của pháp luật là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, có trách

Page 155: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

148

nhiệm chủ động tham mưu để Tỉnh ủy có các chủ trương lãnh đạo về phát triển du

lịch bền vững của tỉnh Phú Thọ; tham mưu và đề xuất trình HĐND tỉnh ban hành

các quyết sách chung về phát triển du lịch bền vững; trực tiếp chỉ đạo thực hiện

đồng bộ, thống nhất các giải pháp phát triển du lịch bền vững trên toàn tỉnh; trao

đổi, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp

để huy động sự tham gia và phát huy vai trò của các tổ chức này cho phát triển du

lịch. Sở VH,TT&DL và các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh tham mưu, giúp

UBND tỉnh trong tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển du lịch bền vững gắn

với chức năng của đơn vị mình. UBND tỉnh, với sự tham mưu, giúp việc của các

cơ quan chuyên môn trực thuộc, sử dụng tổng thể các biện pháp quản lý như tạo

môi trường (thể chế, chính sách, hành chính, an ninh, xã hội...), tạo điều kiện (tiếp

cận nguồn lực, thị trường, xúc tiến, quảng bá...), tuyên truyền, động viên khuyến

khích, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi

phạm, để thúc đẩy thực hiện các giải pháp phát triển du lịch bền vững thuộc trách

nhiệm của các chủ thể của hoạt động du lịch. Các cơ sở kinh doanh du lịch, du

khách, cộng đồng dân cư được động viên và có trách nhiệm tham gia, góp phần

thực hiện những giải pháp cụ thể liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ theo quy định

của pháp luật hoặc gắn với quyền lợi của mình, từ đó góp phần thực hiện tốt các

giải pháp chung về phát triển du lịch bền vững, hướng đến đạt mục tiêu phát triển

du lịch bền vững của tỉnh.

Page 156: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

149

KẾT LUẬN

Ngày nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế có sự phát triển mạnh nhất trên

thế giới với tiềm năng và những đóng góp to lớn trên nhiều phương diện của nó. Du

lịch tạo công ăn việc làm, tăng ngân sách, góp phần mạnh mẽ cho phát triển kinh tế

của mỗi quốc gia, khu vực, địa phương, là công cụ đắc lực để xoá đói giảm nghèo,

thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội. Bên cạnh đó, du lịch cũng có những tác động

tiêu cực không nhỏ đối với môi trường, xã hội và cả nền kinh tế. Yêu cầu đặt ra đối

với các quốc gia, các nền kinh tế trên thế giới là nghiên cứu, hướng đến một sự phát

triển du lịch bền vững, đạt hiệu quả trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội và bảo vệ tài

nguyên, môi trường. Chính vì vậy, phát triển du lịch bền vững đang là hướng đi

đúng đắn của ngành du lịch Việt Nam cũng như của tất cả các nước trên thế giới.

Phú Thọ là địa phương có những tiềm năng, thuận lợi nhất định cho phát

triển du lịch, cả về vị trí địa lý, điều kiện tài nguyên du lịch tự nhiên và nhất là

nguồn tài nguyên du lịch nhân văn với những giá trị văn hóa, di sản văn hóa đặc

biệt quý giá. Với những cố gắng khai thác và phát huy những tiềm năng lợi thế đó,

du lịch tỉnh Phú Thọ những năm qua đã đạt một số kết quả nhất định, nhưng sự phát

triển du lịch chưa bền vững, các nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững chưa

được tuân thủ đầy đủ, các khía cạnh xã hội, môi trường chưa được coi trọng đúng

mức trong quá trình phát triển du lịch.

Trước thực tế đó, việc nghiên cứu đề tài phát triển du lịch bền vững ở tỉnh

Phú Thọ có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch Phú Thọ những năm tới.

Từ mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, nội dung luận án đã đạt một số kết quả chính sau:

- Nghiên cứu, tổng quan về các công trình đã được công bố để xác định các

nội dung lý luận có thể kế thừa, đồng thời cũng xác định những khoảng trống luận

án cần tiếp tục bổ sung cho việc nghiên cứu những nội dung cơ bản đối với phát

triển du lịch bền vững ở địa phương cấp tỉnh.

- Hệ thống hóa và bổ sung để làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản như khái

niệm phát triển bền vững, khái niệm du lịch và phát triển du lịch; khái niệm, đặc

điểm, vai trò, các nội dung phát triển du lịch bền vững; xây dựng bộ tiêu chí cụ thể

đánh giá phát triển du lịch bền vững; phân tích các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến

Page 157: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

150

phát triển du lịch bền vững; phân tích những kinh nghiệm phát triển du lịch bền

vững trên thế giới và trong nước; từ đó rút ra kinh nghiệm cho phát triển du lịch bền

vững ở Phú Thọ.

- Đánh giá tiềm năng, phân tích thực trạng du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ

năm 2006 đến nay. Đánh giá sự phát triển của du lịch Phú Thọ trên cơ sở các nội

dung lý luận về phát triển du lịch bền vững. Làm rõ những kết quả, hạn chế, yếu

kém, phân tích nguyên nhân.

- Dự báo tình hình quốc tế và trong nước có tác động, liên quan đến phát

triển du lịch; phân tích cơ hội và thuận lợi, khó khăn và thách thức đối với du lịch

Phú Thọ để có cơ sở định hướng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ bền vững hơn thời

gian tới.

- Đề xuất được quan điểm phát triển, mục tiêu, định hướng, các giải pháp cơ

bản, có khả năng áp dụng trong thực tiễn, góp phần phát triển du lịch bền vững ở

tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.

Bên cạnh những kết quả đạt được, do những khó khăn trong tìm kiếm nguồn

thông tin, tư liệu và năng lực nghiên cứu của tác giả, luận án không tránh khỏi

những sai sót, hạn chế cần được tiếp tục bổ sung chỉnh sửa. Tác giả mong được sự

góp ý của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, nhà quản lý và các đồng nghiệp

để luận án được hoàn thiện hơn.

Page 158: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

151

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Dương Hoàng Hương (2012), "Vấn đề phát triển du lịch bền vững ở tỉnh

Phú Thọ", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (13).

2. Dương Hoàng Hương (2015), "Phú Thọ khai thác tiềm năng phát triển du lịch",

Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (04).

3. Dương Hoàng Hương (2015), "Tạo bước phát triển mới cho du lịch tỉnh

Phú Thọ", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (20).

4. Dương Hoàng Hương (2016), "Du lịch Phú Thọ hướng tới phát triển bền vững",

Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (18).

Page 159: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Huy Bá (Chủ biên) (2009), Du lịch sinh thái, Nxb Khoa học và Kỹ thuật,

Hà Nội.

2. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Phú Thọ (2006), Nghị quyết số 01-NQ/TU về phát

triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm

2020, Phú Thọ.

3. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Phú Thọ (2011), Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát

triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2015; phương hướng, nhiệm vụ

và giải pháp phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020, Phú Thọ.

4. Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong

thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.

5. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế

mũi nhọn, Hà Nội.

6. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2008), Quyết định số 91/2008/QĐ-

BVHTTDL phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung

du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, Hà Nội.

7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UNWTO (2013), “Du lịch tâm linh vì sự

phát triển bền vững”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế, Ninh Bình.

8. Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn, Đại học Charles De Gaulle

- Lile 3 (2015), “Toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa du lịch”, Kỷ

yếu hội thảo khoa học quốc tế, Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Lê Chí Công (2013), "Luận bàn về quan điểm phát triển du lịch bền vững

và không bền vững", Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát triển bền vững

du lịch biển Nha Trang - Khánh Hòa, Trường Đại học Nha Trang,

Nha Trang, tr.3-5.

10. Lê Chí Công (2015), "Xây dựng tiêu chí đánh giá du lịch bền vững: Nghiên cứu điển

hình tại thành phố Nha Trang", Tạp chí Kinh tế và Phát triển - Đại học Kinh

tế Quốc dân Hà Nội, (217), tr.56-64.

Page 160: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

153

11. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2006), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm

2005, Phú Thọ.

12. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2007), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm

2006, Phú Thọ.

13. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ(2008), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm

2007, Phú Thọ .

14. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2009), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm

2008, Phú Thọ.

15. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2010), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm

2009, Phú Thọ.

16. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2011), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm

2010, Phú Thọ.

17. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2012), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm

2011, Phú Thọ.

18. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2013), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm

2012, Phú Thọ.

19. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2014), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm

2013, Phú Thọ.

20. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2015), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm

2014, Phú Thọ.

21. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2016), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm

2015, Phú Thọ.

22. Trần Tiến Dũng (2006), Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng,

Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

23. Đỗ Trọng Dũng (Chủ biên) (2011), Phát triển du lịch sinh thái bền vững ở

Tây Bắc Việt Nam trên phương diện đánh giá điều kiện tự nhiên, Nxb

Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

24. Đại học Thương mại, Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng, Đại học Nam Hoa

(Đài Loan) (2016), "Phát triển du lịch bền vững khu vực duyên hải

Nam Trung Bộ Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Đà Nẵng.

Page 161: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

154

25. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2005), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI,

Phú Thọ.

26. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII,

Phú Thọ.

27. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII,

Phú Thọ.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

X, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

32. Thế Đạt (2003), Du lịch và Du lịch sinh thái, Nxb Lao động, Hà Nội.

33. Thế Đạt (2005), Tài nguyên du lịch Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia - Sự

thật, Hà Nội.

34. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2009), Giáo trình Kinh tế du lịch (tái

bản lần thứ nhất), Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

35. Nguyễn Thế Đồng (2015), "Bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững",

Tạp chí Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, (7).

36. Nguyễn Văn Đức (2013), Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch

sử - văn hóa quốc gia của Hà Nội theo hướng phát triển bền vững,

Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

37. ESRT (2015), “Bộ công cụ về du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam”,

http://esrt.vn, [truy cập ngày 15/7/2016].

38. ESRT (2013), Đề xuất chiến lược Marketing du lịch Việt Nam đến năm 2020

và kế hoạch hành động: 2013-2015, Hà Nội.

39. Phan Thanh Hải (2013), “Cố đô Huế - 20 năm bảo tồn, phát huy giá trị di sản,

phát triển du lịch”, http://dantri.com.vn [truy cập ngày 29/5/2017].

Page 162: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

155

40. Nguyễn Đình Hoà, Vũ Văn Hiến (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

41. Hà Văn Hội, Vũ Quang Kết (2010), "Du lịch Hà Nội: Hướng tới phát triển

bền vững", Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh, (26), tr.144-153.

42. Hà Văn Hội (2010), "Du lịch Hà Nội: Hội nhập và hướng tới phát triển bền

vững", Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 1.000 năm Thăng

Long - Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội, Hà Nội, tr.800-809.

43. Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC (2006), Tuyên bố Hội An về thúc đẩy hợp

tác du lịch APEC, Hội An.

44. Nguyễn Văn Hợp (2014), Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các

vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (Nghiên cứu điểm

vườn quốc gia Cúc Phương), Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế

Quốc dân Hà Nội, Hà Nội.

45. ITDR, IUCN (1998), Tuyển tập báo cáo Hội thảo về du lịch sinh thái với phát

triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.

46. ITDR, JICA (2013), Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt

Nam, Hà Nội.

47. Đinh Kiệm (2013), Phát triển du lịch sinh thái các tỉnh vùng duyên hải cực

Nam Trung Bộ đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh

tế thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

48. Pha Lê (2016), “10 top destinations in central Viet Nam”,

http://m.english.vietnamnet.vn [truy cập ngày 05/8/2016].

49. Nguyễn Thị Phương Linh (2015), “Kinh nghiệm cải tạo, phát triển du lịch đảo

Nami để trở thành điểm du lịch tiêu biểu Hàn Quốc”,

http://www.itdr.org.vn, [truy cập ngày 15/6/2016].

50. Ngô Thắng Lợi, Phan Thị Nhiệm (2008), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb

Lao động - Xã hội, Hà Nội.

51. Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng (2013), "Nhận diện chiến lược - quy hoạch

- kế hoạch phát triển", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (23).

52. Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng (2015), Phát triển bền vững ở Việt Nam

trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và biến đổi khí

hậu, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

Page 163: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

156

53. Nguyễn Tư Lương (2016), Chiến lược phát triển du lịch bền vững tỉnh Nghệ

An đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Thương mại Hà

Nội, Hà Nội.

54. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch

Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

55. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái: Những vấn đề lý luận và thực

tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

56. Phạm Trung Lương (Chủ nhiệm) (2002), Cơ sở khoa học và giải pháp phát

triển du lịch ở Việt Nam, Đề tài khoa học - công nghệ độc lập cấp

Nhà nước, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Tổng Cục Du

lịch, Hà Nội.

57. Phạm Trung Lương (2005), Phát triển du lịch bền vững, Tài liệu tập huấn

Quản lý nhà nước về du lịch, Tổng cục Du lịch, Hà Nội.

58. Nguyễn Văn Mạnh (2008), "Phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong bối cảnh

hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Phát triển Kinh tế, (214).

59. Hoài Minh, Diệu Tâm (2011), “Làng Việt cổ Đường Lâm: Khi người dân

muốn trả lại danh hiệu”, http://dantri.com.vn, [truy cập ngày

05/8/2016].

60. Võ Quế (2015), “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản phục vụ chiến lược phát

triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”,

http://itdr.org.vn, [truy cập ngày 15/8/2016].

61. Võ Quế (2015), “Trao đổi chuyên môn: Vận dụng công thức của A.M.Cifuentes và

H.Cebaloos-lascurain trong việc tính toán sức chứa tại khu điểm du lịch ở

Việt Nam”, http://www.itdr.org.vn, [truy cập ngày 30/8/2016].

62. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Di sản văn

hóa, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

63. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch,

Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

64. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia - Sự

thật, Hà Nội.

Page 164: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

157

65. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật bảo vệ môi

trường, Hà Nội.

66. Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Nxb Đại

học Văn hóa, Hà Nội.

67. Dương Văn Sáu (2016), “Phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh khủng

hoảng tài chính công và suy thoái kinh tế ở Châu Âu hiện nay”,

http://huc.edu.vn, [truy cập ngày 15/8/2016].

68. Hà Văn Siêu (2011), “Định hướng đầu tư xây dựng thị trường - sản phẩm du

lịch các tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai”, http://itdr.org.vn, [truy cập

ngày 20/5/2015].

69. Hà Văn Siêu (2011), “Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

đối với du lịch Việt Nam bước sang thập kỷ tới 2011-2020”,

http://itdr.org.vn, [truy cập ngày 20/5/2015].

70. Phạm Côn Sơn (2010), Cẩm nang Du Lịch - Đà Nẵng Hội An Mỹ Sơn nơi ước

hẹn, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

71. Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Phú Thọ (2006), Báo cáo tổng kết công tác du

lịch năm 2006, Phú Thọ.

72. Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Phú Thọ (2007), Báo cáo tổng kết công tác du

lịch năm 2007, Phú Thọ.

73. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2008), Báo cáo tổng kết công

tác du lịch năm 2008, Phú Thọ.

74. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2009), Báo cáo tổng kết công

tác du lịch năm 2009, Phú Thọ.

75. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2009), Báo cáo đánh giá kết

quả thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về

phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm

2020, Phú Thọ.

76. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2010), Báo cáo tổng kết công

tác du lịch năm 2010, Phú Thọ.

77. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2011), Báo cáo tổng kết công

tác du lịch năm 2011, Phú Thọ.

Page 165: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

158

78. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2012), Báo cáo tổng kết công

tác du lịch năm 2012, Phú Thọ.

79. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2013), Báo cáo tổng kết công

tác du lịch năm 2013, Phú Thọ.

80. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2014), Báo cáo tổng kết công

tác du lịch năm 2014, Phú Thọ.

81. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2015), Báo cáo tổng kết công

tác du lịch năm 2015, Phú Thọ.

82. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2016), Báo cáo tổng kết công

tác du lịch năm 2016, Phú Thọ.

83. Đỗ Cẩm Thơ (2015), “Định vị thương hiệu du lịch, nâng cao hình ảnh và vị

thế của du lịch Việt Nam”, http://itdr.org.vn, [truy cập ngày

15/3/2016].

84. Đỗ Cẩm Thơ (2015), “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng miền núi phía

Bắc”, http://itdr.org.vn, [truy cập ngày 19/8/2016].

85. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg phê duyệt

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010, Hà Nội.

86. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg về việc ban

hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương

trình nghị sự 21 của Việt Nam), Hà Nội.

87. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2473/QĐ-TTg phê duyệt Chiến

lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030, Hà Nội.

88. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai

đoạn 2011 - 2020, Hà Nội.

89. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 201/QĐ-TTg phê duyệt Quy

hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030, Hà Nội.

90. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 1021/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 về

việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di

tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025, Hà Nội.

91. Trần Mạnh Thường (2012), Việt Nam văn hóa và du lịch, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

Page 166: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

159

92. UNWTO, UNEP (2008), Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu, Trang thông

tin của Tổng cục Du lịch, Hà Nội.

93. Tổng cục Du lịch Việt Nam, Quỹ HANNS SEIDEL (1997), Tuyển tập báo

cáo tại Hội thảo quốc tế phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Huế.

94. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2000), Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi

trường cho phát triển du lịch, Hà Nội.

95. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2001), Quy hoạch Tổng thể phát triển vùng Du

lịch Bắc Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Báo

cáo tổng hợp, Hà Nội.

96. Tổng cục Du lịch Việt Nam và Quỹ phát triển bền vững Tây Ban Nha (2003), Dự án

xây dựng năng lực cho phát triển du lịch ở Việt Nam, Hà Nội.

97. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2005), Giới thiệu sách cẩm nang về phát triển du

lịch bền vững, Hội đồng khoa học - Tổng Cục Du lịch, Hà Nội.

98. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2014), Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam,

Hà Nội.

99. Tổng cục du lịch Việt Nam (2016), Chuyên mục “Số liệu thống kê”,

http://vietnamtourism.gov.vn, [truy cập tháng 8/2016].

100. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2016), Chuyên mục “Ấn phẩm thống kê”,

https://gso.gov.vn, [truy cập tháng 8/2016].

101. Nguyễn Văn Tuấn (2013), “Du lịch tâm linh ở Việt Nam - Thực trạng và

định hướng phát triển”, http://itdr.org.vn, [truy cập ngày 20/10/2015].

102. Nguyễn Minh Tuệ, Phạm Lê Thảo (2005), "Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên

du lịch tự nhiên cho phát triển du lịch bền vững", Kỷ yếu Hội thảo giáo

dục vì sự phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu hóa, Đại học sư

phạm I Hà Nội, Hà Nội, tr.174-179.

103. Nguyễn Đức Tuy (2014), Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên,

Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam,

Hà Nội.

104. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2000), Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển

Du lịch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2001 - 2010, Phú Thọ.

Page 167: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

160

105. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2004), Quy hoạch phát triển Khu di tích lịch

sử Đền Hùng, Phú Thọ.

106. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2006), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch điều

chỉnh phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định

hướng đến năm 2020, Phú Thọ.

107. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -

xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, Phú Thọ.

108. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2009), Báo cáo Quy hoạch xây dựng thành

phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt

Nam, Phú Thọ.

109. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2009), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển

Văn hoá tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, Phú Thọ.

110. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2010), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010; phương hướng,

nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, Phú Thọ.

111. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh

Phú Thọ giai đoạn 2005 - 2010, Phú Thọ.

112. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2011), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết

số 01-NQ/TU ngày 02/01/2006 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về phát

triển du lịch giai đoạn 2006-2010; phương hướng nhiệm vụ phát triển

du lịch giai đoạn 2011-2015, Phú Thọ.

113. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2012), Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú

Thọ giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, Phú Thọ.

114. Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2015), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015; phương hướng,

nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, Phú Thọ.

115. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2015), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh

Phú Thọ giai đoạn 2011-2015, Phú Thọ.

116. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2016), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết

số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về phát triển

du lịch giai đoạn 2011-2015; phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp

phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020, Phú Thọ.

Page 168: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

161

117. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2016), Đề án xây dựng thành phố Việt Trì trở

thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, Phú Thọ.

118. Tiểu Vũ (2015), “Làng cổ Đường Lâm: Cần được nhìn nhận như một cơ thể

sống”, http://www.baoxaydung. com.vn, [truy cập ngày 05/8/2016].

119. Bùi Thị Hải Yến (2006), Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

120. Bùi Thị Hải Yến (2008), Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

121. Bùi Thị Hải Yến và cộng sự (2012), Du lịch cộng đồng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

122. Al-mughrabi, Abeer (2007), Ecotourism: A Sustainable Approach of Tourism in

Jordan, The University of Arizona, USA, https://arizona.openrepository.com

[downloaded 12/8/ 2016].

123. Butler R.W., Nelson J. G. & Wall G.(eds.) (1993), Tourism and Sustainable

Development: Mornitoring. Planning, Managing, Waterloo: Heritage

Resources Centre, University of Waterloo.

124. Daniela Drumbrăveanu (2004), “Principles and practice of sustainable

tourism planning”, in: Nationala pentru Turism, Strategia de ecoturism

a Romaniei: cadru theoretic de dezvoltare, Bucuresti, Romania. pp.

77-80.

125. David L.Edgell (2006) Managing Sustainable Tourism: A Legacy for the

Future, Routledge, London.

126. Engelbert Ruoss, Loredana Alfarè (2013), “Sustainable tourism as driving force

for cultural heritage sites development”, Projiect CHERPLAN (EU),

http://www.cherplan.eu, [downloaded 11/5/2016].

127. Gobierno de espana, ministerio de industria energia y turismo, secretaría de

estado de turismo (2014), “International forum on sustainable tourism

development and innovation”, Cartagena de Indias, Colombia,

http://cf.cdn.unwto.org, [downloaded 24/6/2016].

128. Greg Richards, Derek Hall (2000), Tourism and sustainable community

development, Routledge, London.

Page 169: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

162

129. Honey M. (2008), Ecotourism and Sustainable Development: Who Owns

Paradise?, Island Press, Washington D.C.

130. IUCN (1980), “World conservation strategy”, https://portals.iucn.org,

[downloaded 16/8/2016].

131. Jeffrey D. Kline (2001), “Tourism and Natural Resource Management: A

General Overview of Research and Issues”, http://www.fs.fed.us,

[downloaded 12/4/2016].

132. Jenni Stauffer-Korte (2014), Creating criteria for sustainable tourism

products in Finland, Haaga-Helia University of Applied Sciences,

Hensinki.

133. Liu, Z. (2003) “Sustainable tourism development: a critique”, Journal of

Sustainable Tourism, pp. 459-475, https://pure.strath.ac.uk,

[downloaded 15/8/2016].

134. Luigi Cabrini (2011), “The Global Sustainable Tourism Criteria”, pp.3-6,

http://www.gstcouncil.org, [downloaded 29/7/2016].

135. Martha Honey (2008), Ecotourism and Sustainable Development: Who Owns

Paradise? (2nd ed), Island Press, London.

136. Michael Barke (2004), “Rural Tourism in Spain”, International Journal of

tourism research, Volume 6, Issue 3, May/June 2004, pp.137-149,

http://onlinelibrary.wiley.com, [downloaded 07/5/2016].

137. Murphy, P. E. (1998), ‘Tourism and sustainable development’, in: W.F.

Theobald (ed.), Global Tourism, Butterworth-Heinemann, Oxford, pp.

173-190.

138. Ruth McAreavey, John McDonagh (2011), “Sustainable Rural Tourism:

Lessons for Rural Development”, Sociologia Ruralis journalist, Vol

51, Number 2, Blackwell Publishing, Oxford, England, pp. 175-194.

139. Tatjana Thimm (2016), “The Kerala Tourism Model - An Indian State on the

Road to Sustainable Development”, http://onlinelibrary. wiley.com,

[downloaded 11/8/2016].

140. Tiffany M. Doan (2011), “Sustainable Ecotourism in Amazonia: Evaluation

of Six Sites in Southeastern Peru”, International Journal of tourism

research, Volume 15, Issue 3, May/June 2013, pp. 261-271,

http://onlinelibrary.wiley.com, [downloaded 15/5/2016].

Page 170: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

163

141. UNCED (1992), The Rio declaration on environment and development, Rio

de Janeiro, Brasil.

142. UNCED (1992), Agenda 21, Rio de Janeiro, Brasil.

143. UNEP (2003), Tourism and Local Agenda 21, Madrid, Spain.

144. UNEP, UNWTO (2005), Making Tourism More Sustainable - A Guide for

Policy Makers, Madrid, Spain.

145. UNWTO (2004), Indicators of Sustainable Development for Tourism

Destinations, Madrid, Spain.

146. UNWTO (2008), “Understanding Tourism: Basic Glossary”,

http://www.statistics.unwto.org, [downloaded 05/7/2016].

147. UNWTO, DG DEVCO/EuropeAid (2013), “Sustainable Tourism for

Development Guidebook”, http://icr.unwto.org, [downloaded

15/6/2016].

148. Valeriu, Elena-Manuela (2007), “Cultural tourism and sustainable

development”, Romanian Journal of Economic Forecasting, Vol 1, pp.

89-96, http://www.ipe.ro, [downloaded 12/7/2016].

149. WCED (1987), “Report of the World Commission on Environment and

Development: Our Common Future, http://www.un-documents.net,

[downloaded 16/8/2016].

150. World Tourism Conference (1980), “Manila Declaration on World Tourism”,

http://www.univeur. org, [downloaded 2/5/2016]

151. WTTC (2015), “Travel&Tourism Economic Impact 2015 Viet Nam”,

http://www.itdr.org.vn, [downloaded 01/8/2016].

Page 171: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

164

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

MẪU PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN KHÁCH DU LỊCH

PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN KHÁCH DU LỊCH

Nhằm thu thập dữ liệu để đánh giá hiện trạng phát triển du lịch, chúng tôi xin

trân trọng đề nghị các Quý vị hợp tác, vui lòng trả lời các câu hỏi trong mẫu PHIẾU

KHẢO SÁT THÔNG TIN KHÁCH DU LỊCH dưới đây bằng cách đánh dấu vào

câu trả lời mà các Quý vị thấy là thích hợp và lựa chọn. Ý kiến khách quan của Quý

vị là rất quan trọng, giúp các cơ sở du lịch nâng cao chất lượng phục vụ du khách

cũng như giúp chúng tôi nghiên cứu phát triển du lịch địa phương. Những thông tin

cung cấp trong phiếu này được đảm bảo bí mật và chỉ phục vụ duy nhất cho mục

đích nghiên cứu, không sử dụng vào mục đích nào khác.

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý vị

A- Xin Quý vị cho biết một số thông tin cá nhân:

- Tuổi: - Giới tính:

(Quý vị có thể cung cấp hoặc không cung cấp các thông tin nói trên)

B- Xin vui lòng trả lời một số câu hỏi sau:

1- Đây là lần thứ mấy trong vòng 5 năm qua Quý vị đến khu du lịch này?

Lần đầu tiên Từ lần thứ 2 trở lên

2- Trước khi đến đây, Quý vị đã được biết nhiều thông tin về điểm du lịch

này chưa?

Không biết Ít biết Trung bình

Khá nhiều Rất nhiều

3- Quý vị đánh giá về mức độ phong phú của các dịch vụ như thế nào?

Rất nghèo nàn Ít phong phú Trung bình

Khá phong phú Rất phong phú

4- Quý vị đánh giá chất lượng dịch vụ đi lại ở đây như thế nào?

Rất kém Kém Trung bình

Khá tốt Rất tốt

5- Quý vị đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú như thế nào?

Rất kém Kém Trung bình

Khá tốt Rất tốt

Page 172: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

165

6- Quý vị đánh giá chất lượng các dịch vụ khác (thông tin liên lạc, vui chơi

giải trí, y tế...) như thế nào?

Rất kém Kém Trung bình

Khá tốt Rất tốt

7- Quý vị thấy giá cả các loại hàng hóa, dịch vụ có tương xứng với chất

lượng không (đắt hay rẻ so với chất lượng hàng hóa, dịch vụ)?

Rất đắt Khá đắt Trung bình

Khá rẻ Rất rẻ

8- Thái độ phục vụ và tính chuyên nghiệp của nhân viên khu du lịch như thế nào?

Rất kém Kém Trung bình

Khá tốt Rất tốt

9- Quý vị đánh giá về vệ sinh môi trường trong khu du lịch như thế nào?

Rất kém Kém Trung bình

Khá tốt Rất tốt

10- Trong các loại hàng hóa và dịch vụ được bán ở đây, Quý vị thấy có

nhiều hàng hóa của địa phương không?

Rất ít Ít Trung bình

Khá nhiều Rất nhiều

11- Quý vị thấy hàng hóa đặc sản địa phương ở đây có đa dạng, phong

phú không?

Đơn điệu Ít đa dạng Trung bình

Khá đa dạng Rất đa dạng

12- Theo quan sát của Quý vị, mức độ thân thiện của người dân địa phương

với khách du lịch như thế nào?

Khó chịu với khách Ít thân thiện Trung bình

Khá thân thiện Rất thân thiện

13- Mức độ trách nhiệm, chu đáo của chính quyền và nhân viên công quyền

khi quý vị có việc cần liên hệ tại nơi du lịch thế nào?

Rất kém Kém Trung bình

Khá tốt Rất tốt

14- Quý vị có gặp tình trạng chèo kéo, ép giá khi mua hàng từ người dân không?

Không gặp Ít gặp Trung bình

Khá nhiều Rất nhiều

Page 173: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

166

15- Quý vị có thấy yên tâm về an ninh, an toàn khi đến du lịch ở vùng này không?

Rất không yên tâm Không yên tâm lắm Trung bình

Khá yên tâm Rất yên tâm

16- Quý vị đánh giá về môi trường sinh thái ở vùng này như thế nào?

Rất kém Kém Trung bình

Khá tốt Rất tốt

17- Mức độ quan tâm của Quý vị đến các quy định ở điểm du lịch về bảo vệ

tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường?

Không quan tâm Ít quan tâm Trung bình

Khá quan tâm Rất quan tâm

18- Mức độ chấp hành của Quý vị đối với các quy định về môi trường, về

việc xả rác đúng nơi quy định?

Không chấp hành Chưa cao Trung bình

Khá cao Rất cao

19- Quý vị thấy chất lượng hàng hóa, dịch vụ, thái độ phục vụ, cảnh quan môi

trường, sự an toàn, thân thiện ở nơi đến... có đúng như thông tin quảng cáo hay không?

Hoàn toàn sai Chỉ đúng một phần Đúng khoảng 50%

Khá đúng Hoàn toàn đúng

20- Quý vị có hài lòng với điểm đến du lịch này không?

Rất không hài lòng Không hài lòng lắm Trung bình

Khá hài lòng Rất hài lòng

21- Dự định của quý vị về việc quay trở lại khu du lịch này?

Không quay lại Ít khả năng quay lại Chưa khẳng định

Nhiều khả năng quay lại Chắc chắn quay lại

22- Quý vị có đề xuất giải pháp gì để du lịch Phú Thọ phát triển tốt hơn

trong thời gian tới:....................................................................................................

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Xin trân trọng cảm ơn Quý vị

Page 174: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

167

Phụ lục 2

MẪU PHIẾU KHẢO SÁT CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH

PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN DOANH NGHIỆP

Nhằm mục đích thu thập dữ liệu để đánh giá hiện trạng phát triển du lịch, từ

đó đưa ra những giải pháp thích hợp thúc đẩy du lịch địa phương phát triển bền vững

hơn trong những năm tới, Chúng tôi xin gửi tới các Quý vị mẫu PHIẾU KHẢO SÁT

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP, trân trọng đề nghị các Quý vị hợp tác, vui lòng trả

lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu vào câu trả lời mà các Quý vị thấy là

thích hợp và lựa chọn. Ý kiến khách quan, phản ánh đúng thực tế của Quý vị là rất

quan trọng, giúp chúng tôi nghiên cứu phát triển du lịch địa phương. Những thông tin

cung cấp trong phiếu này được đảm bảo bí mật và chỉ phục vụ duy nhất cho mục đích

nghiên cứu phát triển du lịch, không sử dụng vào mục đích nào khác.

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý vị

A. Một số thông tin về doanh nghiệp và hoạt động du lịch của doanh nghiệp

1- Tên doanh nghiệp:

2- Địa chỉ:

3- Địa chỉ website (nếu có):

(Các Quý vị có thể cung cấp hoặc không cần cung cấp các thông tin nói trên)

4- Lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp của Quý vị đang hoạt động là gì?

Khách sạn Lữ hành Nhà hàng Khác

5- Xin cho biết, doanh nghiệp của Quý vị đã hoạt động được bao nhiêu năm?

Dưới 3 năm 3-5 năm Trên 5 năm

6- Quy mô doanh nghiệp

- Số vốn đăng ký của doanh nghiệp trong khoảng:

Dưới 500 triệu VNĐ 500 triệu đến 1 tỷ VNĐ 1 tỷ đến 5 tỷ VNĐ

5 tỷ đến 10 tỷ VNĐ Trên 10 tỷ VNĐ

- Tổng số lao động của doanh nghiệp………..............

+ Trong đó lao động có bằng cấp chuyên ngành du lịch......................

+ Lao động có hộ khẩu là người địa phương (cấp xã) nơi doanh nghiệp tổ

chức hoạt động kinh doanh du lịch.......................

7- Việc cử lao động của doanh nghiệp đi tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức,

kỹ năng ngành du lịch:

Rất ít Ít Trung bình

Khá thường xuyên Rất thường xuyên

Page 175: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

168

8- Công tác xúc tiến, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp:

Rất ít Ít Trung bình

Khá nhiều Rất nhiều

9-Chi phí cho thông tin quảng cáo, xúc tiến mà doanh nghiệp của Quý vị bỏ

ra bình quân chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng doanh thu?

Dưới 1%doanh thu Từ 1-3% doanh thu Trên 3-5% doanh thu

Trên 5-10% doanh thu Trên 10% doanh thu

10- Quý vị đánh giá về sự cần thiết lập website riêng của doanh nghiệp để

phục vụ kinh doanh du lịch?

Không cần thiết Không cần thiết lắm Trung bình

Khá cần thiết Rất cần thiết

11- Doanh nghiệp của quý vị có thường xuyên sử dụng Internet hoặc mạng

xã hội phục vụ trực tiếp hoạt động kinh doanh du lịch không?

Rất ít Ít Trung bình

Khá thường xuyên Rất thường xuyên

12- Việc sử dụng lao động của doanh nghiệp từ nguồn lao động địa phương

nơi doanh nghiệp kinh doanh du lịch:

Rất ít Ít Trung bình

Khá nhiều Rất nhiều

13- Sự tham gia, hỗ trợ của doanh nghiệp của Quý vị đối với các hoạt động

xã hội của địa phương nơi doanh nghiệp kinh doanh du lịch:

Rất ít Ít Trung bình

Khá nhiều Rất nhiều

14- Công tác phân loại rác thải ngay từ nguồn (ngay khi phát sinh rác thải)

của doanh nghiệp Quý vị:

Chưa thực hiện Ít thực hiện Trung bình

Khá thường xuyên Thường xuyên

15- Việc sử dụng các biện pháp giảm tiêu thụ nước, năng lượng của doanh

nghiệp Quý vị:

Rất ít Ít Trung bình

Khá nhiều Rất nhiều

16-Sự hợp tác của chính quyền sở tại (cấp xã) đối với hoạt động của doanh

nghiệp của Quý vị:

Không hiệu quả Ít hiệu quả Trung bình

Khá hiệu quả Rất hiệu quả

Page 176: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

169

17- Sự hợp tác, ủng hộ của người dân nơi có hoạt động du lịch với doanh nghiệp:

Không hợp tác Ít hợp tác Trung bình

Tương đối tốt Rất tốt

B. Đánh giá của doanh nghiệp Quý vị về du lịch tỉnh Phú Thọ

18- Đánh giá tiềm năng nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh

Rất ít tiềm năng Ít tiềm năng Trung bình

Khá phong phú Rất phong phú

19- Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch của tỉnh

Rất ít tiềm năng Ít tiềm năng Trung bình

Khá phong phú Rất phong phú

20-Đánh giá của Quý vị về quy hoạch, chính sách, đề án phát triển du lịch

của tỉnh:

- Về Quy hoạch, Đề án:

Không phù hợp Ít phù hợp Trung bình

Khá phù hợp Rất phù hợp

- Về các chính sách phát triển du lịch:

Không phù hợp Ít phù hợp Trung bình

Khá phù hợp Rất phù hợp

- Quý vị có cơ hội tham gia góp ý về các Quy hoạch, chính sách, đề án phát

triển du của địa phương hay không?

Không có cơ hội Ít cơ hội Trung bình

Khá nhiều cơ hội Nhiều cơ hội

21- Sự đa dạng của các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh

Phú Thọ

Rất thấp Thấp Trung bình

Khá cao Rất cao

22- Đánh giá của Quý vị về thực tế chất lượng dịch vụ lưu trú tại Phú Thọ

Rất kém Kém Trung bình

Khá tốt Rất tốt

23- Đánh giá của Quý vị về thực tế chất lượng dịch vụ lữ hành tại Phú Thọ

Rất kém Kém Trung bình

Khá tốt Rất tốt

Page 177: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

170

24- Đánh giá của Quý vị về thực tế chất lượng các dịch vụ du lịch khác tại

Phú Thọ

Rất kém Kém Trung bình

Khá tốt Rất tốt

25- Quý vị thấy công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch của tỉnh hiện

nay như thế nào?

Rất kém Kém Trung bình

Khá tốt Rất tốt

26-Theo quan sát của Quý vị, mức độ quan tâm của các doanh nghiệp (nói

chung) trong tỉnh với công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch như thế nào?

Không quan tâm Ít quan tâm Trung bình

Khá quan tâm Rất quan tâm

27-Theo Quý vị, mức độ quan tâm của các doanh nghiệp (hoạt động du

lịch) trong tỉnh với công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch như thế nào?

Không quan tâm Ít quan tâm Trung bình

Khá quan tâm Rất quan tâm

28-Quý vị thấy hoạt động xây dựng tour du lịch của các doanh nghiệp kinh

doanh du lịch tỉnh Phú Thọ hiện nay như thế nào?

Rất kém Kém Trung bình

Khá tốt Rất tốt

29-Hiệu quả xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh Phú Thọ hiện nay như thế nào?

Rất thấp Thấp Trung bình

Khá cao Rất cao

30- Đánh giá của Quý vị về hiệu quả thu hút đầu tư du lịch tỉnh Phú Thọ

Rất thấp Thấp Trung bình

Khá cao Rất cao

31- Đánh giá của Quý vị về môi trường đầu tư của tỉnh Phú Thọ cho phát

triển du lịch

- Về mức độ nhanh chóng, thuận tiện của thủ tục hành chính

Rất kém Kém Trung bình

Khá tốt Rất tốt

- Về mức độ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực (vốn, đất

đai, tài nguyên du lịch):

Rất kém Kém Trung bình

Khá tốt Rất tốt

Page 178: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

171

32- Theo Quý vị, quan hệ liên kết trong hoạt động du lịch của tỉnh Phú Thọ

hiện nay như thế nào?

- Liên kết giữa các doanh nghiệp trong hoạt động du lịch

Rất kém Kém Trung bình

Khá tốt Rất tốt

- Liên kết giữa các ngành và địa phương trong tỉnh trong hoạt động du lịch

Rất kém Kém Trung bình

Khá tốt Rất tốt

- Liên kết giữa tỉnh Phú Thọ với các địa phương khác trong hoạt động du lịch

Rất kém Kém Trung bình

Khá tốt Rất tốt

33-Theo Quý vị, mức độ đóng góp của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh

nói chung đối với các lĩnh vực sau đạt ở mức độ nào?

- Đóng góp cho phát triển văn hóa, xã hội địa phương:

Rất kém Kém Trung bình

Khá tốt Rất tốt

- Đóng góp cho cộng đồng địa phương:

Rất kém Kém Trung bình

Khá tốt Rất tốt

- Đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường:

Rất kém Kém Trung bình

Khá tốt Rất tốt

34- Quý vị có đề xuất giải pháp gì để du lịch Phú Thọ phát triển tốt hơn trong

thời gian tới:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Xin cảm ơn Quý vị.

Page 179: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

172

Phụ lục 3

MẪU PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN CỘNG ĐỒNG

PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN CỘNG ĐỒNG

Nhằm thu thập dữ liệu để đánh giá hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh

Phú Thọ, chúng tôi xin trân trọng đề nghị các ông (bà) hợp tác, vui lòng trả

lời các câu hỏi trong mẫu PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN CỘNG ĐỒNG

dưới đây bằng cách đánh dấu vào câu trả lời mà các ông (bà) thấy là thích

hợp và lựa chọn. Ý kiến khách quan và đúng thực tế của ông (bà) là rất quan

trọng, giúp chúng tôi nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch địa phương, từ

đó đề xuất, khuyến nghị các cơ quan quản lý du lịch, các cơ sở du lịch có các

biện pháp phát triển du lịch bền vững hơn, phù hợp với thực tế của địa

phương và gắn với mục tiêu phát triển cộng đồng. Những thông tin cung cấp

trong phiếu này được đảm bảo bí mật và chỉ phục vụ duy nhất cho mục đích

nghiên cứu, không sử dụng vào mục đích nào khác.

Rất mong nhận được sự hợp tác của ông (bà)

A. Thông tin về ông (bà)

- Họ và tên...............................................................................................

- Địa chỉ:..................................................................................................

- Số điện thoại:........................................................................................

- Email:....................................................................................................

(Ông (bà) có thể cung cấp hoặc không cung cấp các thông tin nói trên)

B. Xin ông (bà) vui lòng trả lời một số câu hỏi sau

1- Ông (bà) có nhiều lần được tham gia ý kiến vào các quy hoạch, kế

hoạch, dự án phát triển du lịch ở địa phương không?

Chưa bao giờ Ít khi Trung bình

Khá nhiều Rất nhiều

2- Các chính sách triển khai dự án du lịch trên địa bàn nơi ông (bà)

sinh sống (như chính sách thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ

trợ chuyển đổi nghề nghiệp) thỏa mãn được yêu cầu của người dân địa

phương ở mức độ nào?

Không thỏa mãn Ít thỏa mãn Trung bình

Khá tốt Rất tốt

Page 180: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

173

3- Ông (bà) thấy các dự án du lịch đã triển khai trên địa bàn có đem lại

nhiều lợi ích kinh tế cho địa phương không?

Không có lợi gì Ít có lợi Trung bình

Khá nhiều Rất nhiều

4- Trong quá trình hoạt động, các dự án du lịch trên địa bàn có tích cực

bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên (rừng, nước khoáng, cảnh quan...) không?

Không bảo vệ Không chú ý bảo vệ lắm Trung bình

Khá tích cực Rất tích cực

5- Các dự án du lịch đang triển khai hoạt động trên địa bàn đã có ảnh

hưởng thế nào đến truyền thống văn hóa, tập quán sinh hoạt hàng ngày của

địa phương?

Rất xấu Ảnh hưởng không tốtlắm Trung bình

Khá tích cực Rất tích cực

6- Các dự án du lịch đang triển khai hoạt động trên địa bàn đã có ảnh

hưởng như thế nào đến an ninh trật tự của địa phương?

Rất xấu Ảnh hưởng không tốt lắm Trung bình

Khá tích cực Rất tích cực

7- Tình trạng vi phạm pháp luật, an toàn giao thông, tệ nạn xã hội do

nguyên nhân từ du khách đến địa phương như thế nào?

Không có Không đáng kể Trung bình

Khá nhiều Rất nhiều

8- Các dự án du lịch đang triển khai hoạt động trên địa bàn đã có ảnh

hưởng như thế nào đến môi trường của địa phương?

Rất xấu Ảnh hưởng không tốt lắm Trung bình

Khá tích cực Rất tích cực

9- Bản thân ông (bà) có quan tâm nhiều đến các nội quy, quy định của

địa phương và dự án du lịch về bảo vệ tài nguyên và môi trường không?

Không quan tâm Chưa quan tâm lắm Trung bình

Khá quan tâm Rất quan tâm

Page 181: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

174

10- Bản thân ông (bà) được hưởng lợi (nói chung) ở mức độ nào từ

hoạt động du lịch tại địa phương?

Không có lợi gì Ít Trung bình

Khá nhiều Rất nhiều

11- Các doanh nghiệp, dự án du lịch trên địa bàn có thái độ tích cực

thu hút, tạo điều kiện cho lao động tại chỗ vào làm việc không?

Không tạo điều kiện gì Không tích cực lắm Trung bình

Khá tích cực Rất tích cực

12- Các doanh nghiệp, dự án du lịch trên địa bàn có thái độ tích cực

chia sẻ lợi ích và giúp giảm nghèo cho cộng đồng địa phương ở mức độ nào?

Không chia sẻ gì Không tích cực lắm Trung bình

Khá tích cực Rất tích cực

13- Có nhiều gia đình ở địa phương tham gia, đầu tư các dịch vụ phục

vụ du lịch không?

Không có Ít Trung bình

Khá nhiều Rất nhiều

14- Người dân địa phương có tiêu thụ được nhiều sản phẩm do mình

làm ra (lương thực, thực phẩm, hàng thủ công truyền thống...) cho các cơ sở

kinh doanh du lịch và khách du lịch khi đến địa bàn không?

Không có Ít Trung bình

Khá nhiều Rất nhiều

15- Khách du lịch ứng xử có văn hóa với người dân địa phương không?

Rất thiếu văn hóa Không văn hóa lắm Trung bình

Khá có văn hóa Rất văn hóa

16- Chính quyền địa phương có nhiều giải pháp tạo điều kiện cho

người dân tham gia phục vụ du lịch và phát triển kinh tế từ du lịch không?

Không tạo điều kiện gì Ít Trung bình

Khá nhiều Rất nhiều

Page 182: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

175

17- Đánh giá chung của ông (bà) về công tác bảo vệ tài nguyên du lịch

tự nhiên (rừng núi, nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên...) cho phát

triển du lịch của tỉnh?

Rất kém Kém Trung bình

Khá tốt Rất tốt

18- Đánh giá chung của ông (bà) về công tác bảo tồn các giá trị văn

hóa truyền thống trong phát triển du lịch của tỉnh?

Rất kém Kém Trung bình

Khá tốt Rất tốt

19- Đánh giá chung của ông (bà) về công tác bảo vệ môi trường trong

phát triển du lịch của tỉnh?

Rất kém Kém Trung bình

Khá tốt Rất tốt

20- Ông (bà) có hài lòng với hoạt động của các dự án du lịch ở địa

phương không?

Rất không hài lòng Không hài lòng lắm Trung bình

Khá hài lòng Rất hài lòng

21- Để góp phần vào sự phát triển du lịch của địa phương nơi ông (bà)

sinh sống nói riêng, phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ nói chung ngày một

tốt hơn, xin ông (bà) góp ý các biện pháp thích hợp:

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của ông (bà)

Page 183: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

176

Phụ lục 4

TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT

1. Mục tiêu khảo sát

- Nắm bắt, đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ

trong những năm qua;

- Phục vụ các mục đích nghiên cứu của đề tài luận án Tiến sĩ Kinh tế phát

triển “Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ”;

- Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ thời gian tới.

2. Đối tượng khảo sát

- Khách du lịch đến Phú Thọ;

- Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có đăng ký kinh doanh tại Phú Thọ và

doanh nghiệp du lịch thực tế đang hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;

- Người dân ở các khu, điểm du lịch, nơi diễn ra hoạt động du lịch.

3. Thiết kế mẫu phiếu khảo sát

Sử dụng 3 mẫu phiếu khảo sát cho 3 nhóm đối tượng khảo sát (như đã trình

bày trong các Phụ lục 1,2,3). Các mẫu phiếu được tác giả thiết kế phù hợp với yêu

cầu và mục đích nghiên cứu. Các câu hỏi được trình bày với cố gắng để rõ ý, dễ

hiểu, phù hợp với đối tượng được hỏi. Nội dung phiếu đã xin ý kiến của người

hướng dẫn khoa học.

Các câu hỏi nêu trong các mẫu phiếu bao gồm:

- Nhóm các câu hỏi có mục đích nắm bắt thông tin cá nhân của đối tượng

được điều tra, khảo sát (như họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, số điện thoại, thu nhập

trung bình, quy mô, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh). Để tạo độ tin cậy,

thuyết phục sự hợp tác của đối tượng được khảo sát, một mặt tác giả cam kết trong

phiếu sẽ bảo mật mọi thông tin và quan điểm trả lời của người được hỏi, mặt khác

tác giả đặt những câu hỏi này với chú thích tùy nghi, không đặt ra yêu cầu người

được hỏi nhất thiết phải trả lời.

- Nhóm các câu hỏi chính, phục vụ trực tiếp cho mục đích nghiên cứu: Hầu

hết được thiết kế ở dạng câu hỏi cấu trúc đóng, trong đó cơ bản được thiết kế với 5

mức độ lựa chọn trả lời, tương ứng với thang 5 điểm (1,2,3,4,5 điểm) của thước đo

Likert (từ “ở mức độ rất ít” cho đến “ở mức độ rất nhiều”). Số ít các câu hỏi khác

được thiết kế với thước đo kiểu định danh (tách đôi, phân loại) phù hợp với đặc

điểm của nhân tố, độ nhạy cảm cũng như sự sẵn có của thông tin trả lời.

Page 184: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

177

Riêng câu hỏi cuối cùng trong cả 3 mẫu phiếu là câu hỏi mở, mục đích để

tham khảo ý kiến, sáng kiến của các đối tượng khảo sát cho việc đề xuất các giải

pháp phát triển du lịch bền vững phù hợp với điều kiện của Phú Thọ và đáp ứng xu

hướng nhu cầu thực tế của các đối tượng tham gia quan hệ du lịch.

4. Quy mô khảo sát

- Gửi 270 phiếu khảo sát thông tin khách du lịch đến khách du lịch lưu trú tại

các khu, điểm du lịch trọng điểm, các khách sạn trên địa bàn tỉnh trong khoảng thời

gian từ 15/8/2016 đến 30/9/2016.

- Gửi 80 phiếu khảo sát đến các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa

bàn tỉnh.

- Gửi 270 phiếu khảo sát thông tin cộng đồng đến người dân ở các khu, điểm

du lịch, nơi diễn ra hoạt động du lịch trong tỉnh.

5. Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu

Tác giả sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, gửi phiếu khảo sát đến các

đối tượng được khảo sát, trong đó gửi phiếu qua bưu điện cho các doanh nghiệp;

trực tiếp liên hệ với các khu, điểm du lịch, các cơ sở lưu trú để đề nghị hỗ trợ,

chuyển phiếu cho khách du lịch; gửi phiếu trực tiếp đến người dân hoặc nhờ sự hỗ

trợ, chuyển phiếu qua cán bộ văn hóa xã ở các địa bàn khảo sát.

6. Phương pháp thống kê, phân tích số liệu

Trong phạm vi và quy mô một cuộc điều tra, khảo sát nhỏ, các câu hỏi được

thiết kế đơn giản, tác giả sử dụng các phương pháp tính toán, phân tích thống kê sau:

- Phương pháp tính toán, quy đổi, so sánh điểm số bình quân:

+ Thống kê số phiếu cho mỗi phương án trả lời trong mỗi câu hỏi khảo sát.

+ Tính điểm cho mỗi câu trả lời trong thang điểm từ 1 đến 5 theo nguyên tắc:

Mỗi phương án trả lời tương ứng với 1 điểm số cụ thể, từ phương án trả lời thể hiện

sự đánh giá ít có tính tích cực nhất (yếu, rất kém, rất ít, hoàn toàn sai, rất không hài

lòng...) tương ứng với điểm số là 1, cho đến phương án trả lời thể hiện sự đánh giá

có tính tích cực nhất (rất tốt, rất nhiều, rất thân thiện, rất hài lòng...) tương ứng với

điểm số là 5.

+ Đối với mỗi câu hỏi, sử dụng công thức tính bình quân gia quyền để xác

định điểm bình quân chung của tất cả các phương án trả lời cho câu hỏi đó.

+ Sử dụng phương pháp so sánh điểm số bình quân để phân tích, đánh giá

các nội dung liên quan.

Page 185: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

178

- Phương pháp tính toán và so sánh tỷ lệ phần trăm (%):

+ Thống kê số phiếu cho mỗi phương án trả lời trong mỗi câu hỏi khảo sát.

+ Tính tỷ lệ (%) giữa số phiếu lựa chọn mỗi phương án trả lời cụ thể trên

tổng số phiếu trả lời cho câu hỏi tương ứng.

+ Sử dụng phương pháp so sánh tỷ lệ phần trăm (%) để phân tích, đánh giá

các nội dung liên quan.

7. Kết quả thống kê cơ bản như sau:

7.1. Kết quả thống kê cơ bản với đối tượng là khách du lịch

7.1.1. Thống kê số lượng phiếu

- Số phiếu khảo sát được gửi đến khách du lịch: 270 phiếu

- Số phiếu thu về: 211 phiếu

- Số phiếu có ý nghĩa thống kê: 202 phiếu

- Số phiếu không có ý nghĩa thống kê: 09 phiếu (do người trả lời không hiểu ý

câu hỏi, lựa chọn nhiều phương án trả lời có sự mâu thuẫn nhau để trả lời cho cùng một

câu hỏi)

Để thuận tiện cho công tác thống kê và làm trơn số liệu, tác giả lựa chọn

ngẫu nhiên và sử dụng 200 phiếu (trong số 202 phiếu có ý nghĩa thống kê) cho việc

tổng hợp, phân tích số liệu điều tra, khảo sát.

7.1.2. Kết quả thống kê các nội dung khảo sát khách du lịch như sau:

- Giới tính của đối tượng khảo sát:

+ Nữ: 125, chiếm 62,5% trong tổng lượng khách được khảo sát

+ Nam: 75, chiếm 37,5% trong tổng lượng khách được khảo sát

- Số khách đến điểm du lịch từ lần thứ 2 trở lên: 48, chiếm 24% tổng lượng

khách được khảo sát.

- Kết quả trả lời các câu hỏi có cấu trúc đóng với 5 phương án trả lời được

thống kê chung trong Phụ lục 4.1 kèm theo Phụ lục này.

7.2. Kết quả thống kê cơ bản với đối tượng là doanh nghiệp du lịch

7.2.1. Thống kê số lượng phiếu

- Số phiếu khảo sát được gửi đến doanh nghiệp du lịch: 80 phiếu

- Số phiếu thu về: 53 phiếu

Để thuận tiện cho công tác thống kê và làm trơn số liệu, tác giả lựa chọn

ngẫu nhiên và sử dụng 50 phiếu (trong số 53 phiếu thu về) cho việc tổng hợp, phân

tích số liệu điều tra, khảo sát.

Page 186: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

179

7.2.2. Kết quả thống kê các nội dung khảo sát doanh nghiệp du lịch như sau:

- Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp:

+ Khách sạn: 23 (46%)

+ Nhà hàng: 21 (42%)

+ Lữ hành: 6 (12%)

- Quy mô doanh nghiệp:

+ Số vốn đăng ký trên 10 tỷ: 5 (10%)

+ Số vốn đăng ký từ trên 5-10 tỷ: 7 (14%)

+ Số vốn đăng ký từ 2-5 tỷ: 15 (30%)

+ Số vốn đăng ký dưới 2 tỷ: 23 (46%)

- Thời gian hoạt động của doanh nghiệp:

+ Trên 5 năm: 24 doanh nghiệp (48%)

+ Từ 3-5 năm: 15 doanh nghiệp (30%)

+ Dưới 3 năm: 11 doanh nghiệp (22%)

- Tổng số lao động trong các doanh nghiệp được khảo sát: 1.258

+ Số lao động có chuyên ngành đào tạo về du lịch: 251, chiếm 20%

+ Số lao động là người địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh:

864, chiếm 68,7%

- Kết quả trả lời các câu hỏi có cấu trúc đóng với 5 phương án trả lời được

thống kê chung trong Phụ lục 4.2 kèm theo Phụ lục này.

7.3. Kết quả thống kê cơ bản với đối tượng cộng đồng như sau:

7.3.1. Thống kê số lượng phiếu

- Số phiếu khảo sát được gửi đến người dân vùng du lịch: 270 phiếu

- Số phiếu thu về: 219 phiếu

- Số phiếu có ý nghĩa thống kê: 209 phiếu

- Số phiếu không có ý nghĩa thống kê: 10 phiếu (do người trả lời không

hiểu ý câu hỏi, lựa chọn nhiều phương án trả lời có sự mâu thuẫn nhau để trả lời

cho cùng một câu hỏi)

Để thuận tiện cho công tác thống kê và làm trơn số liệu, tác giả lựa chọn

ngẫu nhiên và sử dụng 200 (trong số 209 phiếu có ý nghĩa thống kê) cho việc tổng

hợp, phân tích số liệu điều tra, khảo sát.

7.3.2. Kết quả thống kê các nội dung khảo sát cộng đồng:

Kết quả trả lời các câu hỏi cụ thể được thống kê chung trong Phụ lục 4.3

kèm theo Phụ lục này.

Page 187: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

180

Phụ lục 4.1

THỐNG KÊ KẾT QUẢ TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI KHẢO SÁT THÔNG TIN KHÁCH DU LỊCH

TT Câu hỏi

Kết quả trả lời theo từng phương án (Phần điểm số đã được quy đổi theo thang điểm 1-5) Kết quả chung

1 2 3 4 5 Tổng

số phiếu

Điểm trung bình

Số phiếu

Tỷ lệ phiếu (%)

Điểm cộng dồn

Số phiếu

Tỷ lệ phiếu(%)

Điểm cộng dồn

Số phiếu

Tỷ lệ phiếu (%)

Điểm cộng dồn

Số phiếu

Tỷ lệ phiếu (%)

Điểm cộng dồn

Số phiếu

Tỷ lệ phiếu (%)

Điểm cộng dồn

1 Quý vị đã biết nhiều thông tin về điểm du lịch này chưa?

45 22,5 45 46 23 92 67 33,5 201 30 15 120 12 6 60 200 2,55

2 Quý vị đánh giá mức độ phong phú của các dịch vụ thế nào?

48 24 48 66 33 132 67 33,5 201 14 7 64 5 2,5 25 200 2,35

3 Quý vị đánh giá chất lượng dịch vụ đi lại thế nào?

24 12 24 32 16 64 59 29,5 177 50 25 200 35 17,5 175 200 3,20

4 Quý vị đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú thế nào?

27 13,5 27 39 19,5 78 84 42 252 37 18,5 148 13 6,5 65 200 2,85

5 Quý vị đánh giá chất lượng các dịch vụ khác thế nào?

48 24 48 63 31,5 126 64 32 192 14 7 64 11 5,5 55 200 2,43

6 Giá cả hàng hóa, dịch vụ có tương xứng với chất lượng?

5 2,5 5 19 9,5 38 65 32,5 195 74 37 296 37 18,5 185 200 3,60

7 Thái độ phục vụ và tính chuyên nghiệp của nhân viên du lịch?

22 11 22 55 27,5 110 87 43,5 261 21 10,5 84 15 7,5 75 200 2,76

8 Quý vị đánh giá về vệ sinh môi trường du lịch như thế nào?

18 9 18 43 21,5 86 86 43 258 33 16,5 132 20 10 100 200 2,97

9 Tỷ lệ hàng địa phương trong tổng hàng hóa, dịch vụ?

47 23,5 47 87 43,5 174 55 27,5 110 11 5,5 44 0 0 0 200 1,88

Page 188: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

181

10 Mức độ phong phú của hàng lưu niệm, đặc sản địa phương?

34 17 34 89 49,5 178 53 26,5 159 19 9,5 76 5 2,5 25 200 2,36

11 Mức độ thân thiện của người địa phương với khách du lịch?

11 5,5 11 15 7,5 30 33 16,5 99 100 50 400 51 20,5 255 200 3,98

12 Mức độ trách nhiệm của chính quyền và nhân viên công quyền?

14 7 14 26 13 52 87 43,5 261 47 23,5 188 26 13 130 200 3,23

13 Quý vị có gặp tình trạng chèo kéo, ép giá từ người dân không?

3 1,5 3 29 14,5 58 47 23,5 141 72 36 288 49 24,5 245 200 3,68

14 Quý vị có thấy yên tâm về an ninh, an toàn không?

15 7,5 15 16 8 32 52 26 156 98 49 392 19 9,5 95 200 3,45

15 Quý vị đánh giá về môi trường sinh thái như thế nào?

25 12,5 25 36 18 72 81 40,5 243 41 20,5 164 17 8,5 85 200 2,95

16 Mức độ quan tâm của Quý vị đến các quy định về tài nguyên,môi trường?

16 8 16 29 14,5 58 95 47,5 285 37 18,5 148 23 11,5 115 200 3,11

17 Mức độ chấp hành các quy định về tài nguyên, môi trường của Quý vị?

0 0 0 37 18,5 74 101 55,5 303 29 14,5 116 33 16,5 165 200 3,29

18 Chất lượng hàng hóa, dịch vụ,... có đúng như quảng cáo?

8 4 8 11 5,5 22 45 22,5 135 101 50,5 404 35 17,5 175 200 3,72

19 Quý vị có hài lòng với điểm đến du lịch này không?

11 5,5 11 17 8,5 34 45 22,5 135 102 51 408 25 12,5 125 200 3,57

20 Quý vị có dự định quay trở lại khu du lịch này không?

19 9,5 19 17 8,5 34 94 47 282 27 13,5 108 43 21,5 215 200 3,29

Page 189: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

182

Phụ lục 4.2

THỐNG KÊ KẾT QUẢ TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI KHẢO SÁT THÔNG TIN DOANH NGHIỆP

TT Câu hỏi

Kết quả trả lời theo từng phương án (đã được quy đổi theo thang điểm 1-5) Kết quả chung

1 2 3 4 5 Tổng

số phiếu

Điểm trung bình

Số phiếu

Tỷ lệ phiếu (%)

Điểm cộng dồn

Số phiếu

Tỷ lệ phiếu (%)

Điểm cộng dồn

Số phiếu

Tỷ lệ phiếu (%)

Điểm cộng dồn

Số phiếu

Tỷ lệ phiếu (%)

Điểm cộng dồn

Số phiếu

Tỷ lệ phiếu (%)

Điểm cộng dồn

1 Mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến đào tạo lao động?

9 18 9 16 32 32 17 34 51 5 10 20 3 6 15 50 2,54

2 Mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến công tác quảng cáo?

15 30 15 14 28 28 10 20 30 6 12 24 5 10 25 50 2,44

3 Chi phí cho quảng cáo trong tổng doanh thu?

27 54 27 12 24 24 6 12 18 4 8 16 1 2 5 50 1,80

4 Sự cần thiết của việc lập website riêng phục vụ kinh doanh du lịch?

5 10 5 24 48 48 12 24 36 6 12 24 3 6 15 50 2,56

5 Mức độ sử dụng Internet, mạng xã hội cho kinh doanh du lịch?

5 10 5 12 24 24 17 34 51 9 18 36 7 14 35 50 3,02

6 Việc sử dụng lao động từ nguồn địa phương điểm đến?

3 6 3 6 12 16 14 28 42 17 34 68 10 20 50 50 3,50

7 Hỗ trợ của doanh nghiệp cho hoạt động xã hội địa phương điểm đến

9 18 9 8 16 12 13 26 39 12 24 48 8 16 40 50 3,04

8 Công tác phân loại rác thải từ nguồn của doanh nghiệp?

33 66 33 8 16 16 6 12 18 3 6 12 0 0 0 50 1,58

9 Việc sử dụng các biện pháp giảm tiêu thụ nước, năng lượng?

22 44 22 7 14 14 12 24 36 7 14 28 2 4 10 50 2,20

Page 190: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

183

10 Hợp tác của chính quyền điểm đến với doanh nghiệp?

5 10 5 7 14 14 15 30 45 15 30 60 8 16 40 50 3,28

11 Hợp tác của người dân ở điểm đến du lịch với doanh nghiệp?

4 8 4 8 16 16 12 24 36 20 40 80 6 12 30 50 3,32

12 Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh?

3 6 3 7 14 14 25 50 75 10 20 40 5 10 25 50 3,14

13 Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh?

2 4 2 2 4 4 17 34 51 15 30 60 14 28 70 50 3,74

14 Đánh giá về:

a - Quy hoạch, đề án phát triển du lịch của tỉnh?

6 12 6 7 14 14 24 48 72 8 16 32 5 10 25 50 2,98

b - Chính sách phát triển du lịch của tỉnh?

4 8 4 5 10 10 21 42 63 15 30 60 5 10 25 50 3,24

c - Cơ hội tham gia góp ý về Quy hoạch, chính sách, đề án du lịch của địa phương?

13 26 13 11 22 22 17 34 51 6 12 24 3 6 15 50 2,50

15 Đánh giá sự đa dạng của các sản phẩm, dịch vụ du lịchở tỉnh?

11 22 11 14 28 28 20 40 60 5 10 20 0 0 0 50 2,38

16 Đánh giá về chất lượng dịch vụ lưu trú tại Phú Thọ?

7 14 7 9 18 18 23 46 69 9 18 36 2 4 10 50 2,80

17 Đánh giá về chất lượng dịch vụ lữ hành tại Phú Thọ?

11 22 11 13 26 26 20 40 60 5 10 20 1 2 5 50 2,44

18 Đánh giá vềchất lượng các dịch vụ du lịch khác tại Phú Thọ?

6 12 6 8 16 16 25 50 75 7 14 28 4 8 20 50 2,90

19 Công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch của tỉnh hiện nay?

5 10 5 11 22 22 24 48 72 7 14 28 3 6 15 50 2,84

20 Mức độ quan tâm của doanh nghiệptỉnh(nói chung) trongbảo vệ tài nguyên, môi trường?

7 14 7 10 20 20 26 52 78 6 12 24 1 2 5 50 2,68

Page 191: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

184

21 Mức độ quan tâm của doanh nghiệp du lịch trongbảo vệ tài nguyên, môi trườngdu lịch?

4 8 4 7 14 14 25 50 75 9 18 36 5 10 25 50 3,08

22 Đánh giá hoạt động xây dựng tour của các doanh nghiệp du lịch tỉnh

11 22 11 13 26 26 20 40 60 5 10 20 1 2 5 50 2,44

23 Đánh giá hiệu quả xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh Phú Thọ?

5 10 5 10 20 20 21 42 63 9 18 36 5 10 25 50 2,98

24 Đánh giá hiệu quả thu hút đầu tư du lịchcủa tỉnh Phú Thọ?

5 10 5 8 16 16 23 46 69 9 18 36 5 10 25 50 3,02

25 Đánh giá về môi trường đầu tư của tỉnh cho phát triển du lịch:

a - Về mức độ nhanh chóng, thuận tiện của thủ tục hành chính

4 8 4 8 16 16 19 38 57 13 26 52 6 12 30 50 3,18

b - Về mức độ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực

6 12 6 7 14 14 24 48 72 9 18 36 4 8 20 50 2,96

26 Quan hệ liên kết trong hoạt động du lịch của tỉnh Phú Thọ hiện nay:

a - Giữa các doanh nghiệp 9 18 9 13 26 26 18 36 54 7 14 28 3 6 15 50 2,64

b - Giữa các ngành, địa phương 3 6 3 7 14 14 22 44 66 13 26 52 5 10 25 50 3,20

c - Giữa tỉnh vớicác tỉnh khác 5 10 5 7 14 14 20 40 60 13 26 52 5 10 25 50 3,12

27 Đánh giá mức độ đóng góp của các doanh nghiệp du lịch đối với:

a - Phát triển văn hóa, xã hội 2 4 2 6 12 12 21 42 63 15 30 60 6 12 30 50 3,34

b - Cộng đồng địa phương 2 4 2 6 12 12 22 44 66 15 30 60 5 10 25 50 3,30

c -Hoạt động bảo vệ môi trường 5 10 5 8 16 16 26 52 78 8 16 32 3 6 15 50 2,92

Page 192: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

185

Phụ lục 4.3

THỐNG KỂ KẾT QUẢ TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI KHẢO SÁT THÔNG TIN CỘNG ĐỒNG

TT Câu hỏi

Kết quả trả lời theo từng phương án (đã được quy đổi theo thang điểm 1-5) Kết quả chung

1 2 3 4 5 Tổng

số phiếu

Điểm trung bình

Số phiếu

Tỷ lệ phiếu (%)

Điểm cộng dồn

Số phiếu

Tỷ lệ phiếu (%)

Điểm cộng dồn

Số phiếu

Tỷ lệ phiếu (%)

Điểm cộng dồn

Số phiếu

Tỷ lệ phiếu (%)

Điểm cộng dồn

Số phiếu

Tỷ lệ phiếu (%)

Điểm cộng dồn

1 Mức độ được tham gia ý kiến

vào quy hoạch du lịch?

58 29 58 62 31 124 51 25,5 153 26 13 104 3 1,5 15 200 2,27

2 Chính sách triển khai dự án có thỏa mãn yêu cầu cộng đồng?

22 11 22 28 14 56 91 45,5 273 41 20,5 164 18 9 90 200 3,03

3 Mức độ đem lại lợi ích kinh tế cho địa phươngcủa dự án?

9 4,5 9 17 8,5 34 64 32 192 63 31,5 252 37 18,5 185 200 3,36

4 Dự án du lịch có bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên không?

21 10,5 21 45 22,5 90 82 41 246 36 18 144 16 8 80 200 2,91

5 Dự án du lịch có ảnh hưởng thế nào đến truyền thống văn hóa?

17 8,5 17 20 10 40 65 32,5 195 58 29 232 40 20 200 200 3,42

6 Dự án du lịch có ảnh hưởng thế nào đến an ninh trật tự?

9 4,5 9 11 5,5 22 109 54,5 327 47 23,5 188 24 12 120 200 3,33

7 Tình trạng vi phạm pháp luật, tệ nạn do nguyên nhân từ khách?

9 4,5 9 12 6 24 101 50,5 303 57 28,5 228 21 10,5 105 200 3,35

8 Dự án du lịch ảnh hưởng thế nào đến vệ sinh môi trường?

31 15,5 31 27 13,5 54 81 40,5 243 48 24 192 13 6,5 65 200 2,93

9 Ông (bà) quan tâmở mức độ nào các quy định về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch?

4 2 4 15 7,5 30 112 56 336 38 19 152 31 15,5 155 200 3,39

10 Bản thân ông (bà) được hưởng lợi ở mức độ nào từ du lịch?

25 12,5 25 33 16,5 66 67 33,5 201 41 20,5 164 34 17 170 200 3,13

Page 193: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

186

11 Mức độ tích cực thu hút lao động tại chỗ từ du lịch?

16 8 16 24 12 48 65 32,5 195 67 33,5 268 28 14 140 200 3,34

12 Dự án du lịch giúp giảm nghèo ở địa phương ở mức độ nào?

32 16 32 75 37,5 150 59 29,5 177 31 15,5 124 3 1,5 15 200 2,49

13 Mức độ tham gia đầu tư dịch

vụ du lịch của cộng đồng?

19 9,5 19 35 17,5 70 71 35,5 213 50 25 204 25 12,5 125 200 3,16

14 Mức độ tiêu thụ sản phẩm địa phương cho du lịch?

33 16,5 33 43 21,5 86 72 36 216 34 17 136 18 9 90 200 2,81

15 Văn hóa ứng xử của khách du

lịch với người dân địa

phương?

18 9 18 23 11,5 46 78 39 234 56 28 224 25 12,5 125 200 3,24

16 Mức độ tạo điều kiện cho người dân hưởng lợi từ du lịch của chính quyền địa phương?

14 7 14 19 9,5 38 80 40 240 60 30 240 27 13,5 135 200 3,34

17 Đánh giácông tác bảo vệ tài

nguyên DL tự nhiên của tỉnh?

25 12,5 25 41 20,5 82 86 43 258 31 15,5 124 17 8,5 85 200 2,87

18 Đánh giá về công tác bảo tồn

văn hóa truyền thống trong

phát triển du lịch của tỉnh?

11 5,5 11 16 8 32 42 21 126 65 32,5 260 66 33 330 200 3,80

19 Đánh giá về công tác bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch của tỉnh?

28 14 28 29 14,5 58 82 41 246 48 24 192 13 6,5 65 200 2,95

20 Mức độ hài lòng với hoạt động của các dự án du lịch?

10 5 10 19 9,5 38 67 33,5 201 71 35,5 284 33 16,5 165 200 3,49

Page 194: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG … _ Duong Hoang Huong (cap Hoc vien).pdf · tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

187

Phụ lục 5

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH PHÚ THỌ