39
XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI******* HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ MẤT CÂN BẰNG KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ “KHIẾM KHUYẾT” CỦA MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN Ở ĐÔNG Á TÀI LIỆU DỊCH TLD-33 Thomas Kalinowski Một ấn phẩm của VEPR

HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI*******

HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ MẤT CÂN BẰNG KINH TẾ TOÀN CẦU

VÀ “KHIẾM KHUYẾT” CỦA MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN Ở ĐÔNG Á

TÀI LIỆU DỊCH TLD-33

Thomas Kalinowski

Một ấn phẩm của VEPR

Page 2: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

ii

© 2017 Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES)

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tài liệu dịch TLD-33

Xem xét lại hình ảnh thứ hai*******

Hình ảnh thứ hai của Kinh tế Chính trị

Quốc tế - Sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu

và « khiếm khuyết »

của mô hình phát triển ở Đông Á1

Thomas Kalinowski2

Biên dịch: Hoàng Bích Thu3 Hiệu đính: Nguyễn Thị Lơ4

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của (các) tác giả và không nhất thiết

phản ánh quan điểm của dịch giả hoặc VEPR và VCES.

1 Nguồn: Second image IPE: Global economic imbalances and the ‘defects’ of the East Asian development model, Special issue, International Politics Vol. 52, 6, 760–778 truy cập tháng 11 năm 2015, https://link.springer.com/article/10.1057/ip.2015.18 2 Giáo sư về Khoa học Chính Trị, Khoa sau đại học ngành Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Phụ nữ Ewha, Seoul 120-750, Hàn Quốc.. 3 Cộng tác viên Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) 4 Cộng tác viên Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES)

Page 3: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

1

Tóm lược:

Các thành viên khối G20 ở Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc

sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế toàn cầu. Sự

trỗi dậy của những quốc gia này trong nền chính trị toàn cầu thường xuyên được

thảo luận với những quan điểm trái chiều, trong đó giả định của “thuyết hiện thực”

về xung đột không thể tránh khỏi giữa những thế lực đang trỗi dậy và những thế

lực đang suy yếu được đưa ra để tranh luận với giả định của “thuyết tự do” về sự

hội nhập ngày càng sâu rộng của khu vực này vào các thể chế quốc tế. Bài viết

này là một lý giải khác về vai trò trong nền chính trị toàn cầu của các nước Đông

Á thông qua việc chuyển trọng tâm tranh luận vào những nội lực của mô hình

phát triển Đông Á. Diễn giải về nền kinh tế chính trị quốc tế theo “hình ảnh thứ

hai” này chú trọng tới những cách thức mà các nền kinh tế chính trị nội địa gây

ảnh hưởng đến những đàm phán và thể chế quốc tế. Bên cạnh đó, bài viết này

không tập trung vào các nền kinh tế chính trị quốc gia mà xem xét vai trò của mô

hình chủ nghĩa tư bản Đông Á trên toàn cầu. Về phương diện thực tiễn, bài viết

này nghiên cứu vai trò của các thành viên G20 ở Đông Á trong việc điều phối

nền kinh tế vĩ mô quốc tế và giảm thiểu sự mất cân bằng của kinh tế toàn cầu.

International Politics (2015) 52, 760-778.doi: 10.1057/ip.2015.18; xuất bản

trực tuyến ngày 31/7/2015.

Từ khóa: Nền kinh tế chính trị quốc tế; G20; Chủ nghĩa tư bản Đông Á; Nhà

nước kiến tạo phát triển; Kinh tế chính trị so sánh; Đông Á.

Page 4: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

2

Giới thiệu

Các thành viên khối G20 ở Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ

đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế toàn cầu. Trong

giới học thuật nghiên cứu về quan hệ quốc tế (QHQT) và kinh tế chính trị quốc

tế (KTCTQT), sự trỗi dậy của những quốc gia này trong nền chính trị toàn cầu

thường xuyên được thảo luận với những quan điểm trái chiều, trong đó giả định

của “thuyết hiện thực” về xung đột không thể tránh khỏi giữa những thế lực đang

trỗi dậy và những thế lực đang suy yếu được đưa ra để tranh luận với giả định của

“thuyết tự do” về sự hội nhập ngày càng sâu rộng của khu vực này vào các thể

chế quốc tế. Bài viết này là một lý giải khác về vai trò trong nền chính trị toàn

cầu của các nước Đông Á thông qua việc chuyển trọng tâm tranh luận vào những

nội lực của mô hình phát triển Đông Á. Diễn giải về nền kinh tế chính trị quốc tế

theo “hình ảnh thứ hai” này chú trọng tới những cách thức mà các nền kinh tế

chính trị nội địa gây ảnh hưởng đến những đàm phán và thể chế quốc tế. Theo đó,

thay vì giải thích vai trò của khu vực Đông Á trên toàn cầu bằng những học thuyết

QHQT trừu tượng, bài viết này sử dụng những khái niệm trong các nghiên cứu

về sự phát triển của Đông Á làm nền tảng. Mặc dù đa số những nghiên cứu về

kinh tế chính trị, bao gồm những bài viết trong số đặc biệt này, tập trung vào đối

tượng phân tích chính là quốc gia-nhà nước, nhưng bài viết này không nghiên

cứu “chủ nghĩa dân tộc phương pháp luận” mà tập trung nghiên cứu vai trò toàn

cầu của mô hình chủ nghĩa tư bản Đông Á.

Để chứng minh những lợi điểm của phương pháp tiếp cận KTCTQT theo hình

ảnh thứ hai như mô tả trên, bài viết này nghiên cứu vai trò của các thành viên

khối G20 ở Đông Á trong việc điều phối kinh tế vĩ mô quốc tế và giảm thiểu

những mất cân bằng của kinh tế toàn cầu kể từ khởi điểm của cuộc khủng hoảng

kinh tế và tài chính toàn cầu năm 2008. Sự mất cân bằng của kinh tế toàn cầu

cũng như những tranh luận về chế độ bảo hộ kinh tế, thao túng tiền tệ, các gói nới

lỏng tiền tệ và kích thích tài chính đã trở thành những vấn đề gây xung đột trong

Page 5: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

3

khối G20. Các quốc gia Đông Á thường bị đổ lỗi về những chính sách chú trọng

xuất khẩu và thiếu nỗ lực trong việc giảm thiểu những mất cân bằng trên toàn cầu.

Bài viết này muốn chứng minh rằng nguyên nhân gốc rễ của những xung đột quốc

tế này nằm ở những mất cân bằng trong chính chủ nghĩa tư bản Đông Á. Đáng

chú ý nhất là mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nhà nước cũng như sự

thiếu vắng của tổ chức công đoàn là những yếu tố cốt lõi của chủ nghĩa tư bản

Đông Á gây trở ngại cho sự hợp tác quốc tế và cản trở việc chuyển đổi thành một

nền kinh tế cân bằng hơn. Theo quan điểm này, nguồn gốc của những xung đột

quốc tế không nằm ở sức mạnh và tham vọng muốn thống lĩnh nền kinh tế quốc

tế của những quốc gia Đông Á mà nằm ở những bất ổn nội tại và những “khiếm

khuyết” của chủ nghĩa tư bản Đông Á.

Page 6: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

4

Sự trỗi dậy của khu vực Đông Á và cách tiếp cận KTCTQT theo hình ảnh

thứ hai dưới một góc nhìn khác

Sự trỗi dậy về kinh tế và chính trị của khu vực Đông Á trên toàn cầu đã khơi lên

sự hiếu kì, những dự đoán, và căng thẳng trên toàn thế giới. Những nhà đầu tư

quan tâm đến những cơ hội kinh doanh xem Đông Á là một thị trường rộng lớn,

trong khi những người lao động ở phương Tây lại lo ngại về tính cạnh tranh của

các doanh nghiệp ở Đông Á vì các doanh nghiệp này trả lương thấp hơn và chấp

nhận các tiêu chuẩn lao động thấp hơn. Các chính trị gia ở châu Âu và Bắc Mỹ

lo ngại về sự trỗi dậy của những thế lực mới có thể thách thức sự thống trị của

phương Tây trong các thể chế quốc tế.

Trong giới học thuật, các học giả trong lĩnh vực QHQT và KTCTQT nghiên

cứu về sự trỗi dậy của Đông Á trên toàn cầu dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Trên

quan điểm chủ nghĩa hiện thực, sự trỗi dậy của Đông Á có liên quan đến sự suy

tàn của châu Âu và Hoa Kỳ, mà điều này chắc chắn sẽ gây ra xung đột trên đấu

trường quốc tế. Trường phái chính trị hiện thực truyền thống coi trọng quyền lực

này đã xuất hiện từ rất lâu, bắt nguồn từ những nhà triết học cổ điển như Hobbes

và Machiavelli. Theo quan điểm này, khái niệm QHQT được xem là ‘sự trỗi dậy

và suy tàn của những thế lực vĩ đại’ (Kennedy, 1987), và những cuộc xung đột

được hiểu là hệ quả “tự nhiên” của cấu trúc phi chính phủ của hệ thống quốc tế.

Đối với những người theo chủ nghĩa hiện thực, cấu trúc chính trị và kinh tế trong

nước chỉ đóng vai trò thứ yếu trong bản chất của QHQT. Theo Mearsheimer,

“Nếu Trung Quốc trở thành một cường quốc kinh tế, quốc gia này chắc chắn sẽ

biến sức mạnh kinh tế thành sức mạnh vũ trang và dùng mọi cách để thống trị

Đông Bắc Á. Việc Trung Quốc là một nền dân chủ có quan hệ mật thiết với nền

kinh tế toàn cầu, hay là một quốc gia chuyên quyền theo chính sách tự cung tự

cấp sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hành vi quốc gia này, vì những quốc gia dân

chủ hay những quốc gia chuyên quyền đều quan tâm đến an ninh như nhau, và

việc theo đuổi bá quyền là cách tốt nhất để mọi quốc gia đảm bảo sự tồn vinh của

Page 7: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

5

mình. (…) Số phận của Trung Quốc và Hoa Kỳ đã được định đoạt sẽ trở thành

đối thủ của nhau khi Trung Quốc mạnh lên” (Mearsheimer, 2001, tr. 4). Theo học

thuyết ổn định bá quyền mang tư tưởng của chủ nghĩa hiện thực (Kindleberger,

1986), hệ thống quốc tế sẽ trở nên bất ổn khi đế quốc bá quyền chịu trách nhiệm

mang lại sự ổn định cho hệ thống bị mất đi vị thế thống trị của mình. Do vậy,

những người theo chủ nghĩa hiện thực xem cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

bắt đầu vào năm 2008 và những mất cân bằng dai dẳng của nền kinh tế toàn cầu

là những dấu hiệu cho sự tái trật tự thế giới, khi những quốc gia thặng dư thương

mại ở Đông Á trỗi dậy và những nước thâm hụt thương mại như Hoa Kỳ suy tàn.

Những tác phẩm như China versus the West (Tselichtchev và cộng sự, 2011) nhấn

mạnh mối quan hệ đối kháng giữa thế lực đang thống trị và thế lực đang trỗi dậy.

Những xung đột kinh tế giữa các bên, ví dụ như trong lĩnh vực chính sách tiền tệ,

được xem là những “cuộc chiến tranh tiền tệ” (Rickards, 2011).

Trái lại, giả thuyết về QHQT theo chủ nghĩa tự do lại nhấn mạnh vai trò của

những thể chế quốc tế tạo điều kiện cho sự trỗi dậy của Đông Á – đặc biệt là sự

trỗi dậy của Trung Quốc (Ikenberry và Inoguchi, 2006; Ikenberry, 2008). Theo

quan điểm này, sự xuất hiện của các thể chế quốc tế là hệ quả của sự lệ thuộc về

kinh tế ngày càng tăng nhằm tạo ra các cơ chế thúc đẩy hợp tác. Quan điểm này

bắt nguồn từ khái niệm hòa bình vĩnh cửu của Immanuel Kant, và được Angell

phát triển trong tác phẩm của ông về “nền hòa bình tự do” với quan điểm cho

rằng sự lệ thuộc về kinh tế sẽ làm suy giảm động cơ gây chiến tranh (Angell,

1910). Những người theo chủ nghĩa tự do nhìn thấy khả năng về “sự trỗi dậy hòa

bình” của Trung Quốc và sự hội nhập của các quốc gia Đông Á vào những thể

chế quốc tế (có thể xem ví dụ trong những nghiên cứu của Li, 2012). Theo quan

điểm của chủ nghĩa tự do, sự trỗi dậy của Đông Á và sự mất cân bằng kinh tế toàn

cầu không phải là hệ quả của mưu đồ giành vị thế thống trị của các quốc gia Đông

Á mà là minh chứng cho “mối lo ngại trong giai đoạn quá độ” (Ikenberry, 2008,

tr. 26) được hình thành do xu hướng không thể tránh khỏi là tiến tới một thế giới

Page 8: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

6

đa cực. Thế giới đa cực này không nhất thiết phải bất ổn mà có thể do khối G20,

G7, hay theo ý kiến của một số cá nhân là do Trung Quốc phối hợp với Hoa Kỳ

cùng quản lý. Ví dụ, Bergsten cho rằng “chỉ có cách tiếp cận “G-2” như vậy mới

có thể đem lại sự công bằng, và được công nhận là đem lại sự công bằng, đối với

vai trò mới của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế, và do đó đóng vai trò

như một kiến trúc sư chính và người duy trì trật tự kinh tế thế giới” (Bergsten,

2008, tr. 64).

Quan điểm hiện thực và tự do nêu trên gần như hoàn toàn đối lập nhau. Tuy

nhiên, cả hai quan điểm này có cùng một khuyết điểm của cách phân tích theo

thuyết chức năng từ trên xuống, trong đó các chính sách ngoại giao bắt nguồn từ

môi trường kinh tế và chính trị toàn cầu. Hai quan điểm này chỉ khác nhau ở cách

cả hai nhìn nhận về môi trường quốc tế: một môi trường hỗn loạn có kẻ thắng

người thua, hay một môi trường được thể chế hóa và các bên đều hưởng lợi. Các

học thuyết về “hình ảnh thứ hai” đảo ngược tư tưởng này và phân tích nguồn gốc

bên trong của các chính sách ngoại giao. Waltz (1959) đã hệ thống hóa quan điểm

hình ảnh thứ hai như một học thuyết về chính sách ngoại giao và QHQT, giúp

giải thích nguồn gốc của xung đột quốc tế từ chính quốc gia đó. Dưới góc nhìn

của Waltz, nguồn gốc của xung đột và chiến tranh không nằm ở những khuyết

điểm trong hệ thống quốc tế, mà “những khuyết điểm của quốc gia chính là

nguyên nhân dẫn đến chiến tranh” (Waltz, 1959, tr. 83).

Nếu những học giả về QHQT truyền thống như Waltz chủ yếu nói đến những

khuyết điểm trong các thể chế chính trị, cách tiếp cận KTCTQT theo hình ảnh

thứ hai kết hợp quan điểm KTCTQT với những cách tiếp cận từ kinh tế chính trị

so sánh (KTCTSS). Việc chuyển những phân tích của Waltz về QHQT sang lĩnh

vực KTCTQT có nghĩa là chúng ta đang tìm kiếm nguồn gốc của những xung đột

kinh tế và chính trị quốc tế trong nền kinh tế chính trị của mỗi quốc gia. Theo

quan điểm này, thành công về kinh tế và tham vọng bá quyền của các quốc gia

Page 9: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

7

không phải là động lực chính gây ra mâu thuẫn mà chính là những khiếm khuyết

nội tại của nền kinh tế chính trị nội địa.

Trong ví dụ thực nghiệm của chúng tôi, phương pháp này nêu rõ rằng chúng

ta cần điều tra về những “khiếm khuyết” nội địa trong mô hình tăng trưởng Đông

Á, dẫn đến xung đột quốc tế trong khối G20 liên quan đến việc điều phối kinh tế

vĩ mô và giảm thiểu sự mất cân bằng toàn cầu. Ví dụ, chúng ta thấy rằng các mô

hình phát triển ưu tiên đầu tư ở Đông Á thiên vị phía cung và các bên xuất khẩu

hơn bên tiêu thụ và phía cầu. Những mất cân bằng này được phản ánh trong các

mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp và chính phủ, sự thiếu vắng các tổ chức

lao động trong quá trình ra quyết định và trong bản sắc Đông Á rộng hơn được

định hình bởi một nỗi ám ảnh về năng lực cạnh tranh.

Khác với những cách tiếp cận lấy chủ thể làm trung tâm để liên kết cấp độ

quốc gia và cấp độ quốc tế trong “lý thuyết trò chơi hai cấp bậc” (Putnam, 1988)

hoặc những nghiên cứu về “ngoại giao hai lưỡi” (Evans và cộng sự, 1993), bài

viết này đề xuất một cách tiếp cận mang tính cấu trúc hơn. Chúng tôi chuyển

trọng tâm từ các chính phủ quốc gia và "lợi ích quốc gia" trong mối quan hệ giữa

cấp độ quốc gia và quốc tế sang sự phụ thuộc phức tạp hơn giữa các nền kinh tế

chính trị trong và ngoài nước. Sự chuyển đổi này không có nghĩa là chính phủ

các nước không liên quan mà ngụ ý rằng các quyết định của những thành viên

này được giới hạn trong một khuôn khổ nhất định, được xác định bởi đường lối

xây dựng mô hình kinh tế chính trị bên trong mỗi quốc gia.

Từ các tài liệu nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản so sánh chúng tôi nhận thấy

rằng “các mô hình chủ nghĩa tư bản khác nhau” (Coates, 2000) hay “các cơ chế

tích lũy” (Boyer và Saillard, 2002) có các thoả thuận thể chế và chiến lược khác

nhau để đạt được hiệu quả kinh tế với mức độ tương đương nhau. Trong sự đa

dạng về mô hình tư bản chủ nghĩa này, những vấn đề và mâu thuẫn trong việc phối

hợp giữa các thành viên thuộc khu vực khác nhau được giải quyết thông qua một

Page 10: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

8

nhóm “các tổ chức tương hỗ” (Hall và Soskice, 2001) bổ sung cho nhau và tạo ra sự

phụ thuộc có định hướng mạnh mẽ.

Theo cách tiếp cận KTCTQT theo hình ảnh thứ hai, cần thiết phải hiểu nguồn

lực nội tại của các nước Đông Á và "chủ nghĩa tư bản Đông Á” (Walter và Zhang,

2012) nói chung. Gần đây nổi lên rất nhiều các nghiên cứu trong lĩnh vực

KTCTSS ở Đông Á (xem ví dụ một số báo đặc biệt gần đây của tạp chí Socio-

Economic Review, Storz và cộng sự, 2013). Những nghiên cứu này thoát ra khỏi

truyền thống tập trung vào mô hình phát triển và nhà nước kiến tạo phát triển và

hợp nhất Đông Á vào quan điểm chủ nghĩa tư bản so sánh. Đối với sự hiểu biết

về vai trò toàn cầu của Trung Quốc, tài liệu về chủ nghĩa tư bản Đông Á này rất

quan trọng, bởi nó đặt sự trỗi dậy về mặt kinh tế của Trung Quốc vào một mô

hình phát triển Đông Á rộng lớn hơn. Trung Quốc chỉ là thành công mới nhất

trong khu vực Đông Á sau lời tuyên bố vội vàng rằng “Nhật Bản là số một”

(Vogel, 1979) và “ sự phát triển kinh tế thần kỳ” ở Hàn Quốc và Đông Nam Á

(Ngân hàng Thế giới, 1993). Tất cả tác giả liên quan đến các tài liệu về chủ nghĩa

tư bản Đông Á đều nhất trí rằng có một sự khác biệt lớn giữa một quốc gia đang

phát triển như Trung Quốc và các nước OECD giàu có như Nhật Bản và Hàn

Quốc. Mặc cho những khác biệt lớn về mức độ phát triển, có rất nhiều điểm tương

đồng đáng ngạc nhiên khi cả Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều tìm ra

những giải pháp tương tự cho những vấn đề phối hợp trong nền kinh tế và do đó

đã phát triển thành những định chế tương đồng với nhau (Kalinowski và Jang,

2014). Các quốc gia Đông Á được mô tả là được lãnh đạo bởi một “nhà nước

phát triển” tương đối tự trị (Johnson, 1982, 1995) đang “điều phối thị trường”

(Wade, 2004). Evans (1995) đã phát triển khái niệm nhà nước kiến tạo phát triển

bằng cách nhấn mạnh “sự độc lập nội tại” của nhà nước trong các mạng lưới chính

phủ - doanh nghiệp mạnh mẽ. Những mạng lưới chính phủ - doanh nghiệp mạnh

mẽ này không được kết hợp với những mạng lưới chính phủ - lao động hay giữa

doanh nghiệp - lao động. “Chủ nghĩa nghiệp đoàn phi lao động” của Đông Á

Page 11: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

9

(Pempel và Tsunekawa, 1979) vì thế mà khác xa với những nền kinh tế thị trường

tự do Anh - Mỹ như Hoa Kỳ bởi nó chứa đựng yếu điểm của một cơ chế thị trường

khuyết danh. Đồng thời, các mô hình Đông Á khác với các nền kinh tế với thị

trường được điều phối của châu Âu như Đức, bởi nó không bao gồm tổ chức lao

động từ quá trình phối hợp nghiệp đoàn.

Hình ảnh thứ hai trong KTCTQT xem những bất cân bằng kinh tế toàn cầu là

kết quả của sự tương tác trên tầm quốc tế giữa các mô hình tăng trưởng nội địa ở

Đông Á với những mô hình phát triển nội địa có tính tương thích ở châu Mỹ và

châu Âu. Những mô hình khác biệt này phụ thuộc lẫn nhau trên bình diện quốc

tế, làm ảnh hưởng đến sự phụ thuộc trong định hướng của các mô hình quốc nội.

Ví dụ, mô hình tăng trưởng Đông Á dựa vào xuất khẩu, năng lực cạnh tranh quốc

gia, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao, và một nhận dạng như “công xưởng của thế

giới”, v.v, có một mối quan hệ gần như cộng sinh với sự tập trung vào tài chính

hóa và tiêu thụ của Hoa Kỳ (Kalinowski, 2013b). Do sự phụ thuộc lẫn nhau trên

bình diện quốc tế này nên những thay đổi trong nền kinh tế chính trị nội địa của

một quốc gia cũng phụ thuộc vào những thay đổi trong nhà nước chính trị của

những quốc gia khác.

Theo quan điểm này, những mất cân bằng vừa dai dẳng hơn những gì mà

những người theo chủ nghĩa tự do có thể hình dung, vì một sự thay đổi trong vai

trò quốc tế của một quốc gia phụ thuộc vào những thay đổi cơ bản trong đấu

trường trong nước; lại vừa lành tính hơn những gì mà những người theo chủ nghĩa

hiện thực thường tin vào, vì những mất cân bằng không phải là hậu quả của chiến

lược quốc gia có tính toán với mục đích thống trị kinh tế và chính trị, mà thay vào

đó là hậu quả từ những ‘khiếm khuyết’ (hay những mất cân bằng) trong bản thân

mỗi quốc gia. Do vậy, giải pháp cho những xung đột quốc tế thường gắn liền với

các cuộc đấu tranh trong nước để khắc phục những khiếm khuyết này và vượt

qua mất cân bằng nội địa.

Page 12: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

10

Trong cuộc điều tra thực nghiệm sau đây, chúng tôi sẽ chứng minh tính hợp

lý và giá trị gia tăng của cách tiếp cận KTCTQT theo hình ảnh thứ hai bằng cách

điều tra nguồn gốc của sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu ẩn trong những khiếm

khuyết của mô hình phát triển Đông Á.

Sự trỗi dậy về kinh tế của Đông Á và vấn đề mất cân bằng toàn cầu

Để minh họa phương pháp tiếp cận KTCTQT theo hình ảnh thứ hai giúp ta hiểu

về sự hợp tác và xung đột trên đấu trường quốc tế như thế nào, những thách thức

của việc điều phối kinh tế vĩ mô quốc tế xuất hiện trong cuộc khủng hoảng tài

chính và kinh tế toàn cầu năm 2008 sẽ được sử dụng làm ví dụ. Những chính sách

tiền tệ và tài khóa là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong nghị trình của

khối G20 và liên quan mật thiết đến sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu cũng như

sự thành công của những mô hình tăng trưởng nội địa.

Ngay từ những năm 1980, lĩnh vực KTCTQT đã được liên hệ với việc giải

quyết những mất cân bằng kinh tế toàn cầu đang ngày càng tăng lên, đặc biệt là

giữa Hoa Kỳ và Đông Á. Trong khi Hoa Kỳ đang liên tục chịu thâm hụt, các nước

trong khu vực Đông Á (và một số nước châu Âu) lại đang có thặng dư tài khoản

vãng lai (xem hình 1). Qua vài thập niên, sự mất cân bằng này đã tạo ra các vấn

đề kinh tế và xung đột chính trị quốc tế. Trong những năm 1980, Hoa Kỳ đã phản

ứng với sự trỗi dậy của Nhật Bản và khả năng cạnh tranh suy giảm của các nhà

sản xuất Hoa Kỳ bằng cách đàm phán Thỏa ước Plaza và buộc đồng tiền Yên của

Nhật Bản phải tăng giá. Từ đầu những năm 2000, sự chú ý đã chuyển sang thặng

dư xuất khẩu của Trung Quốc. Những mất cân bằng toàn cầu cũng đóng một vai

trò quan trọng trong cuộc khủng hoảng toàn cầu bắt đầu từ năm 2008.

Page 13: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

11

Hình 1: Cán cân tài khoản vãng lai tính bằng phần trăm của GDP

(dự tính trong năm 2013).

Nguồn: IMF, Ngân hàng dữ liệu của Ngân hàng thế giới, tháng 10/2015 (Trung Quốc 1980-1996 từ tháng 4/

2014).

Trong giai đoạn dẫn đến cuộc khủng hoảng, các nước thặng dư Đông Á đã sử

dụng dự trữ Đô la của họ để mua trái phiếu chính phủ của Hoa Kỳ. Khoản đầu tư

này giữ lãi suất tại Hoa Kỳ ở mức thấp và thúc đẩy tiêu dùng được tài trợ bằng

nợ và bong bóng bất động sản. Trong mối quan hệ cộng sinh này, các nước Đông

Á tài trợ thặng dư của mình bằng cách cho Hoa Kỳ vay, khi Hoa Kỳ đang dùng

dòng vốn đi vào để tài trợ cho thâm hụt kép của mình: thâm hụt tài khoản vãng

lai và thâm hụt ngân sách nhà nước (Cho, 2006; Ferguson và Schularick, 2007).

Việc điều phối thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô đã trở thành một vấn đề

quan trọng của các nhà lãnh đạo thuộc nhóm G20 mới được thành lập năm 2008.

Lúc đầu, việc điều phối kinh tế vĩ mô bao gồm phối hợp cắt giảm lãi suất và kích

thích tài khóa để tạo ra tăng trưởng toàn cầu. Khi nền kinh tế thế giới bắt đầu hồi

phục sau hội nghị thượng đỉnh Pittsburgh năm 2009, trọng tâm được chuyển sang

Page 14: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

12

việc làm giảm sự mất cân bằng toàn cầu (G20, 2009). Mục tiêu này sau đó đã trở

thành một khía cạnh chính trong cuộc xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nói

riêng, và là một biểu hiện của sự phụ thuộc lẫn nhau dễ gây nên xung đột giữa

mô hình tăng trưởng của Hoa Kỳ và chủ nghĩa tư bản Đông Á nói chung. Không

ngạc nhiên khi tồn tại những sự khác biệt cơ bản giữa những phân tích về cuộc

khủng hoảng của các nước có thặng dư với các nước thâm hụt. Mặc dù Hoa Kỳ

(và các nước thâm hụt khác) cho rằng chính định hướng xuất khẩu của Đông Á

và sản xuất dư thừa dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nước thặng

dư lại nêu bật vai trò kép của quy chế tài chính yếu kém và tiêu dùng quá mức ở

các nước thâm hụt là nguyên nhân gốc rễ của sự sụp đổ. Foot và Walter cho thấy

mối quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong các lĩnh vực hợp

tác kinh tế vĩ mô và giám sát chính sách nổi lên rõ ràng (Foot và Walter, 2011, tr.

25), nhưng cam kết về những quy tắc toàn cầu lại không rõ nét (Foot và Walter,

2011, tr. 130-132). Trung Quốc thậm chí đã dừng thảo luận Điều IV của IMF

năm 2007 và 2008 bởi họ không hài lòng với những lời chỉ trích mà nước này

thường xuyên nhận được liên quan đến hành vi “thao túng tiền tệ”. Mặc dù Trung

Quốc tái tham gia vào năm 2009 nhưng những tài liệu liên quan đến tham vấn

này không được công khai xuất bản (Foot và Walter, 2011, tr. 111-122).

Foot và Walter cho rằng các cuộc thảo luận về việc điều phối kinh tế vĩ mô

trong khối G20 thiên vị Hoa Kỳ (Foot và Walter, 2011, tr. 132). Walter (2010)

nhấn mạnh sự bất cân đối trong khối G20 vốn cho phép các thành viên thống trị

hợp pháp hóa và ủng hộ các chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng để kích thích

nền kinh tế trong nước, nhưng lại khẳng định rằng chính sách tiền tệ chủ động

với cùng một mục đích đang bóp méo thị trường. Sự thiên vị này ủng hộ các nước

phương Tây vốn có tiền tệ ổn định, mạnh và thị trường tài chính phát triển. Trong

những khu vực tiền tệ lớn có thị trường tài chính đã phát triển, chẳng hạn như

Hoa Kỳ và khu vực đồng Euro, các chính sách tiền tệ và tài khóa ảnh hưởng nhiều

đến tỷ giá thông qua các dòng vốn vào và ra. Đối với các nước trong khu vực

Page 15: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

13

Đông Á không có tiền tệ được quốc tế hóa và thị trường tài chính kém phát triển,

chính sách tiền tệ ít hiệu quả hơn trong việc ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Ở

những nước này, các dòng chảy tài chính bị ảnh hưởng đáng kể bởi các yếu tố

không thể bị ảnh hưởng bởi quyết định về chính sách kinh tế vĩ mô. Những yếu

tố này bao gồm các điều kiện thị trường toàn cầu, sự tự tin của nhà đầu tư và chất

lượng của các thể chế nội địa. Ví dụ, trong một thị trường tài chính kém phát triển,

lãi suất tăng sẽ không nhất thiết dẫn đến dòng vốn chảy vào nhiều hơn do các cơ

hội đầu tư không nhiều. Một sự thay đổi trong chính sách tiền tệ không ảnh hưởng

tức thời đến tỷ giá hối đoái. Đặc biệt, những thị trường mới nổi như Trung Quốc

và Hàn Quốc phải lưu ý rằng tốc độ tăng trưởng cao của họ có thể dẫn đến lạm

phát và bong bóng tài sản. Ngay cả ở Nhật Bản, sau cả thập kỷ đối mặt với vấn

đề giảm phát thì lo ngại lạm phát vẫn không hoàn toàn biến mất. Do đó, các nước

Đông Á không chỉ dựa vào các chính sách kinh tế vĩ mô được chấp nhận trên toàn

cầu để gây ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái mà còn bổ sung cho những chính sách

này bằng các can thiệp trực tiếp vào thị trường tiền tệ.

Giữa thế lưỡng nan này, các nước Đông Á làm thế nào để phản ứng với nghị

trình phục hồi khủng hoảng của khối G20? Đặc biệt, họ làm thế nào để phản ứng

với yêu cầu kích thích nền kinh tế nội địa thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô

và làm giảm mất cân bằng toàn cầu trong khi tránh hành vi “thao túng” tiền tệ?

Nhìn chung, các nước Đông Á đã ủng hộ các biện pháp chống khủng hoảng do

khối G20 xây dựng và đặc biệt là các chính sách tài khóa. Tuy nhiên, các chính

sách tài khóa và tiền tệ đã được thực hiện không giúp đạt được các mục tiêu của

khối G20 và ít ảnh hưởng đến những mất cân bằng kinh tế toàn cầu. Không giống

như các chính phủ ở châu Âu và Hoa Kỳ vốn tập trung vào việc kích thích tiêu

dùng bằng cách thực hiện các biện pháp như giảm thuế và các khoản đóng góp

an sinh xã hội, kích thích tiêu dùng thông qua các biện pháp trợ cấp như “lấy xe

cũ đổi tiền mặt”, các nước Đông Á lại tập trung vào việc cải thiện khả năng cạnh

tranh của họ trong tương lai. Như đã thảo luận chi tiết trong một nghiên cứu trước

Page 16: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

14

(Kalinowski, 2013a, 2015), các nước Đông Á đã tạo ra các gói kích thích tài khóa

lớn nhằm phát huy tăng trưởng thông qua các chính sách công nghiệp và phát

triển cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như xây dựng đường giao thông, sân bay, kênh

mương, đập nước và đường sắt tốc độ cao. Những "gói kích thích tài chính định

hướng cung” (Kalinowski, 2015, tr. 247) có tác động ngắn hạn trong việc hạn chế

thặng dư tài khoản vãng lai vì những gói kích thích này đòi hỏi nhập khẩu các

thiết bị xây dựng và vận tải, nhưng chúng có tiềm năng ảnh hưởng tích cực lớn

đến khả năng cạnh tranh quốc tế trong thời gian dài và cuối cùng sẽ dẫn đến thặng

dư cao hơn (trong trường hợp các yếu tố khác không đổi)1. Ví dụ, kể từ khi mở

tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên trong năm 2008, Trung Quốc đã xây dựng

được 10.000 km đường sắt tốc độ cao - mạng lưới đường sắt tốc độ cao lớn nhất

thế giới (The Economist, 09/11/2013). Hàn Quốc đã và đang xây dựng nhiều kênh

đào, đập nước và nhà máy điện hạt nhân mới, thêm vào đó là việc thực hiện một

số lượng đáng kể các chính sách công nghiệp “xanh” để cải thiện khả năng cạnh

tranh của các công ty Hàn Quốc trong sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi

trường như đèn LED, xe kết hợp hai dạng máy và pin và nhiều sản phẩm khác

(UNEP, 2010). Nhật Bản tách khỏi hướng đi này của Đông Á trong giai đoạn

Đảng Dân chủ cầm quyền từ 2009 - 2012 và tạm thời cắt giảm chi tiêu cho cơ sở

hạ tầng trong các gói kích thích tài khóa (OECD, 2009). Tuy nhiên, sau trận động

đất Tohoku năm 2011, thất bại nặng nề của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử quốc

hội năm 2012 và các cuộc bầu cử tiếp theo của Thủ tướng bảo thủ Abe thuộc

Đảng Dân chủ Tự do, Nhật Bản một lần nữa dường như lại hòa nhịp với chủ nghĩa

tư bản Đông Á chuẩn. Tóm lại, các gói kích thích tài khóa ở Đông Á có quy mô

lớn nhưng đóng một vai trò không đáng kể trong việc thay đổi cán cân tài khoản

vãng lai; trong tương lai, các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nghiên cứu và

phát triển (R&D) có khả năng sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh - và thặng dư tài

khoản vãng lai – của các nước Đông Á.

Page 17: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

15

Những chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái của Đông Á cũng khác khá nhiều

so với những chính sách được các thành viên G20 khác sử dụng. Trong khi hầu

hết các nước G20 cắt giảm lãi suất đáng kể, các nước Đông Á chỉ giảm lãi suất

vừa phải. Tại Nhật Bản, các nhà hoạch định chính sách có ít lựa chọn vì lãi suất

đã cực kỳ thấp. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát hơn, khi vướng phải bộ ba

bất khả thi của kinh tế vĩ mô, chính phủ và ngân hàng trung ương các nước Đông

Á đã chọn cách thực hiện các chính sách tỷ giá hối đoái chủ động thay vì các

chính sách tiền tệ tích cực (Kalinowski, 2013b).

Mặc dù chính phủ và ngân hàng trung ương của cả ba quốc gia sử dụng những

chiến lược tương tự nhau để đạt được tỷ giá hối đoái cạnh tranh và ngăn chặn

đồng tiền tăng giá trong bối cảnh thặng dư tài khoản vãng lai, mức độ của tất cả

các biện pháp can thiệp cũng như mức độ thành công của các nước này khác nhau.

Ví dụ, Trung Quốc tạm dừng việc tăng giá dần dần và kiểm soát đồng Nhân dân

tệ trong tháng 7/2008 sau khi giá của đồng tiền này tăng khoảng 14% từ đầu năm

2007 (tất cả các dữ liệu ngoại hối đều của Fed, 2013). Một sự tăng giá vừa phải

có kiểm soát trở lại vào tháng 9/2010, và vào tháng 2/2013, giá đồng Nhân dân

tệ của Trung Quốc đã tăng khoảng 25% so với giá trị đầu năm 2007 của đồng tiền

này. Đồng Yên Nhật cũng đã trải qua một khoảng thời gian tăng giá tương tự, tuy

nhiên chính sách này đã bị đảo ngược vào tháng 9/2012. Sự đảo ngược này xảy

ra do chính phủ bảo thủ của Thủ tướng Abe lên nắm quyền, quay trở lại với các

chính sách mở rộng tài khóa và tiền tệ. Ngược lại, Hàn Quốc, một nền kinh tế nhỏ

với các tài khoản vốn mở rộng hơn, phải chịu một cuộc khủng hoảng tiền tệ lớn;

vào cuối năm 2008, đồng Won Hàn Quốc đã giảm 40% so với giá trị đầu năm

2007. Kể từ tháng 3/2009, khi đồng Won Hàn Quốc được ổn định bằng một thỏa

thuận hoán đổi tiền tệ với Hoa Kỳ, đồng Won đã đi theo mô hình tăng giá có kiểm

soát; tuy nhiên, vào tháng 2/2013, đồng tiền này vẫn chỉ duy trì xấp xỉ 15% dưới

mức trước khủng hoảng.

Page 18: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

16

Mặc dù rất khó để đo lường giá trị thực hay “công bằng” của một loại tiền tệ,

IMF ước tính rằng - bất chấp sự tăng giá đáng kể của đồng Nhân dân tệ của Trung

Quốc và đồng Won của Hàn Quốc trong những năm gần đây - những đồng tiền

này vẫn bị đánh giá thấp hơn 5-10% và 2-8%. Do sự mất giá lớn của đồng Yên

Nhật kể từ cuộc bầu cử của chính phủ Abe mới, ước tính giá trị của nó dao động

nhiều hơn; những ước tính này dao động trong khoảng 10% (từ một định giá quá

cao) đến 20% (định giá quá thấp) (IMF, 2013a).

Tăng dự trữ ngoại tệ cũng là một dấu hiệu của các chiến lược được sử dụng

để giữ giá trị đồng tiền thấp. Kể từ khi khởi đầu cuộc khủng hoảng năm 2007,

Trung Quốc đã mua đáng kể tài sản dự trữ (và theo đó là bán đáng kể đồng nội

tệ). Tích lũy dự trữ mới tăng gần gấp đôi từ 285 tỷ USD trong năm 2006 lên 461

tỷ USD trong năm 2007. Số tiền tích lũy này vẫn duy trì trên 400 tỷ USD mỗi

năm đến năm 2010 (thời điểm gần nhất có dữ liệu). Bắt đầu từ năm 2007, Nhật

Bản cũng tích lũy dự trữ từ 27 đến 44 tỷ USD hàng năm trong thời kỳ khủng

hoảng. Ngược lại, Hàn Quốc đã buộc phải ngăn chặn sự mất giá hơn nữa của

đồng Won bằng cách bán 56 tỷ USD dự trữ thực vào năm 2008. Tuy nhiên, kể từ

năm 2009, ngân hàng trung ương Hàn Quốc đã theo Nhật Bản và Trung Quốc

làm giảm tốc độ tăng giá của đồng tiền nước này bằng việc mua dự trữ ngoại hối

tổng cộng 69 tỷ USD trong năm 2008 và 27 tỷ USD trong năm 2010 (IMF, 2010).

Như vậy cho đến nay, những nỗ lực của G20 nhằm giảm những mất cân bằng

toàn cầu và thặng dư tài khoản vãng lai ở Đông Á đã không thành công. Mặc dù

thặng dư tài khoản hiện tại của Trung Quốc đã giảm từ năm 2008 đến năm 2011

nhưng con số vẫn còn rất đáng kể (xem hình 1). Thặng dư của Nhật Bản cho thấy

một mô hình tương tự nhưng ít kịch tính hơn. Thặng dư của Hàn Quốc thậm chí

còn tăng lên trong thời khủng hoảng. Do đó, thâm hụt tài khoản vãng lai hiện nay

của Hoa Kỳ vẫn còn đáng kể và cao hơn so với bất kỳ khoảng thời gian nào khác,

ngoại trừ trong những năm 2000-20082.

Page 19: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

17

Các nhà nước kiến tạo phát triển Đông Á và nguồn gốc nội địa của định

hướng xuất khẩu

Như vậy cho đến đây, chúng tôi đã mô tả sự phụ thuộc có định hướng mạnh mẽ

của những mất cân bằng trong nước của Đông Á và hậu quả của chúng đối với

những mất cân bằng toàn cầu và hợp tác quốc tế. Trong hai phần sau đây, chúng

tôi sẽ nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến các khiếm khuyết nội địa trong các nền

kinh tế chính trị của mô hình phát triển Đông Á thành công.

Bề ngoài, các khiếm khuyết nội địa trong nền kinh tế chính trị Đông Á được

xem như là sự mất cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, bên dưới

những mất cân bằng về mặt thống kê, động năng của các mô hình phát triển Đông

Á là nguyên nhân cơ bản của thặng dư thương mại mang tính cơ cấu. Chủ nghĩa

tư bản Đông Á thường được đánh đồng với một mô hình phát triển định hướng

xuất khẩu (Balassa, 1988). Do vậy, thặng dư tài khoản vãng lai dường như là hệ

quả tự nhiên của mô hình tăng trưởng như vậy. Thật sự thì chính sách thúc đẩy

xuất khẩu đã trở thành một yếu tố quan trọng của sự phát triển Đông Á. Luận cứ

cho việc vận động ủng hộ xuất khẩu (Rajan, 2011) giải thích việc thúc đẩy xuất

khẩu, sự thiên vị đối với tiền tệ định giá thấp và sự ám ảnh chung với khả năng

cạnh tranh quốc tế bằng cách nhấn mạnh sức mạnh vận động hành lang của các

ngành công nghiệp xuất khẩu. Ví dụ, Walter phân tích cuộc đấu tranh giữa các

nhóm ủng hộ xuất khẩu và các nhóm ủng hộ tăng giá đồng tiền ở Trung Quốc

(Walter, 2010). Ở Trung Quốc và Hàn Quốc, cuộc khủng hoảng đã làm phe ủng

hộ xuất khẩu mạnh lên, tạo điều kiện thuận lợi cho tỷ giá hối đoái định giá (đồng

tiền) thấp. Ở Nhật Bản, phe vận động cho xuất khẩu giành được lợi thế trong năm

2012 với cuộc bầu cử của chính phủ Abe, mặc dù các tài khoản vãng lai của Nhật

Bản đã bị kéo xuống bởi sự gia tăng năng lượng nhập khẩu do việc đóng cửa các

nhà máy điện hạt nhân sau thảm họa Fukushima.

Các quốc gia có thặng dư tài khoản vãng lai bền vững thường tích lũy tài sản

nước ngoài thực vốn dẫn đến việc lợi nhuận hồi hương. Những người nắm giữ tài

Page 20: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

18

sản nước ngoài tham gia vận động cho xuất khẩu ủng hộ tiền tệ bị định giá thấp

để làm tăng giá trị địa phương cho tài sản nước ngoài của họ. Ngoài ra, như chúng

ta đã thảo luận ở trên, chiến lược định hướng xuất khẩu của Đông Á đã dẫn đến

sự gia tăng dự trữ ngoại tệ, theo đó tiếp tục cản trở sự tái cân bằng, bởi khi giá

của đồng nội tệ tăng lên sẽ làm giảm dự trữ ngoại hối. Vì thế, dự trữ tiền tệ tăng

mạnh một phần phản ánh sự kém phát triển của thị trường tài chính khu vực Đông

Á vốn có ít năng lực quản lý tài sản nước ngoài.

Mặc dù lập luận của phe ủng hộ xuất khẩu nói chung có sức thuyết phục

nhưng thiếu một cuộc điều tra về các yếu tố thể chế và cấu trúc cơ bản của định

hướng xuất khẩu. Những yếu tố cơ bản được tìm thấy trong các mô hình phát

triển Đông Á thành công có đặc trưng chủ yếu không phải ở định hướng xuất

khẩu, mà ở đầu tư và định hướng phía cung. Định hướng xuất khẩu thường được

kết hợp với thặng dư tài khoản vãng lai, nhưng thặng dư tài khoản vãng lai chỉ là

một hệ quả bên ngoài có thể có của các thể chế nội bộ định hướng xuất khẩu của

các nước Đông Á. Trong giai đoạn đầu của phát triển, các nước Đông Á thật ra

đã chịu thâm hụt tài khoản vãng lai, bởi các nước này phụ thuộc vào việc nhập

khẩu vốn và hàng hóa trung gian cũng như công nghệ. Điều này chỉ thay đổi khi

có sự suy giảm tỷ lệ đầu tư ở cấp độ phát triển cao hơn và chính sách thay thế

nhập khẩu đối với công nghệ và máy móc. Nhật Bản chỉ bắt đầu có thặng dư bền

vững vào những năm 1970, Hàn Quốc vào những năm 1990 và Trung Quốc vào

những năm 2000. Các nước Đông Á có xu hướng tạo ra thặng dư tài khoản vãng

lai mang tính cơ cấu không phải vì họ thúc đẩy xuất khẩu mà là vì mô hình phát

triển của họ được tạo động lực từ đầu tư. Tỷ lệ đầu tư cao dẫn đến sự mở rộng

nhanh chóng hơn của sản xuất trong nước so với tiêu dùng trong nước. Chính sự

phát triển theo định hướng đầu tư của mạng lưới sản xuất quốc gia – chứ không

phải bản thân định hướng xuất khẩu - là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những thành

công và những khiếm khuyết của mô hình tăng tưởng Đông Á.

Page 21: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

19

Mô hình tăng trưởng theo định hướng đầu tư không chỉ đơn thuần là một

chiến lược phát triển, nó còn được gắn chặt vào các mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà

nước và các doanh nghiệp ở các nước Đông Á. Chủ nghĩa tư bản Đông Á thường

được mô tả như chủ nghĩa tư bản được lãnh đạo bởi nhà nước hoặc có nhà nước

phát triển, đó là một chiến lược phát triển trong đó một nhà nước tự trị tương đối

có một bộ máy quan liêu mạnh điều hành nền kinh tế (Johnson, 1982, 1995).

Những học giả theo chủ nghĩa hiện thực giả định một cách trực tiếp hay ngầm giả

định rằng chiến lược phát triển kinh tế này là một phần của một chiến lược quốc

gia để đoạt lấy quyền lực toàn cầu. Miêu tả về nền kinh tế Nhật Bản như một nền

kinh tế được “huy động cho chiến tranh nhưng không bao giờ xuất ngũ trong thời

bình" (Johnson, 1999, tr. 41) của Chalmers Johnsons có lẽ được hầu hết các

nghiên cứu theo chủ nghĩa hiện thực về Trung Quốc và thậm chí Hàn Quốc đồng

tình (về kết nối chặt chẽ giữa các quốc gia phát triển Đông Á và chiến tranh, xem

thêm Stubbs, 2005).

Tuy nhiên, sự phát triển do nhà nước chỉ đạo chỉ là một chiều của mô hình

tăng trưởng do đầu tư thúc đẩy. Mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà nước và khu vực

doanh nghiệp là cách giải thích thuyết phục nhất cho sự thành công trong phát

triển kinh tế của Đông Á. Không phải bản thân quyền tự chủ nhà nước là chìa

khóa để thấu hiểu các mô hình Đông Á của chủ nghĩa tư bản, mà là "sự tự chủ

gắn liền” (Evans, 1995) - sự gắn kết của nhà nước kiến tạo phát triển trong mạng

lưới doanh nghiệp - chính phủ. Sự mở rộng toàn cầu có vẻ như là một chiến lược

quốc gia, nhưng các chính phủ Đông Á vốn đang hỗ trợ việc mở rộng toàn cầu

của "những nhà vô địch quốc gia" chính là công cụ của những doanh nghiệp lớn

tương tự như những doanh nghiệp là công cụ của tham vọng quốc gia. Sự năng

động, những mâu thuẫn và mất cân bằng trong mối quan hệ này có liên quan mật

thiết đến những mất cân bằng ở cấp độ quốc tế như đã được miêu tả ở trên. Mặc

dù lợi ích của doanh nghiệp và nhà nước thường có những điểm giống nhau (ví

dụ, cả hai đều mong muốn tăng xuất khẩu), nhưng các doanh nghiệp không theo

Page 22: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

20

sự lãnh đạo của nhà nước ở nhiều lĩnh vực khác. Thay vào đó, nhà nước ngày

càng đóng một vai trò hỗ trợ trong việc thu lợi tư nhân từ trong và ngoài nước

(đối với trường hợp của Hàn Quốc, xem Kalinowski, 2009; Kalinowski và Cho,

2012). Ngay cả ở Trung Quốc, nhà nước ngày càng ít kiểm soát các doanh nghiệp

hơn và đang chuyển đổi thành một hệ thống tư bản trong đó "những yếu tố nhà

nước điều tiết thị trường, tham gia vào thị trường, và [...] thường là những người

hưởng lợi từ sự phân bổ của các thặng dư” (Breslin, 2012, tr. 45). Trong Hội nghị

lần thứ ba của Ban chấp hành Trung ương khoá 18 của Đảng Cộng sản Trung

Quốc được tổ chức vào năm 2013, lần đầu tiên thị trường được công nhận là có

vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực (The Economist, ngày

16/11/2013). Khoảng hơn 10 năm sau khi Đảng Cộng sản cho phép nhà tư bản

trở thành đảng viên lần đầu tiên vào năm 2001, 90 trong số 1000 người Trung

Quốc giàu nhất là các thành viên của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (The

Economist, 16/3/2013). Thay vì đang nắm quyền kiểm soát nền kinh tế quốc gia

của mình, các nhà nước kiến tạo phát triển Đông Á đang ngày càng bị kiểm soát

bởi lợi ích kinh doanh.

Như thường thấy, ý thức hệ tạo điều kiện cho những sắp xếp về thể chế như

sự phối hợp giữa nhà nước và khu vực doanh nghiệp. Trong cuốn Ideology and

National Competitiveness, Lodge và Vogel cho thấy rằng các nước châu Á “đã

xác định rõ nhu cầu của cộng đồng của họ là duy trì khả năng cạnh tranh trên nền

kinh tế thế giới’ (Lodge và Vogel, 1987, tr. 23-24). Sự phát triển và khả năng

cạnh tranh đã trở thành nỗi ám ảnh và không chỉ được xác định về mặt kinh tế;

thay vào đó, hai khái niệm này được hiểu như là một nhiệm vụ cho sự sống còn

của quốc gia. Việc xây dựng một sự thống nhất giữa lợi ích của các doanh nghiệp

và lợi ích quốc gia, cũng như việc loại trừ lao động khỏi những hiệp ước nghiệp

đoàn, càng làm suy yếu hơn khả năng các nước Đông Á tái cân bằng nền kinh tế

trong nước của họ như chúng ta sẽ thấy trong phần sau.

Page 23: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

21

Chủ nghĩa Nghiệp đoàn phi lao động Đông Á và những hạn chế nội địa của

quá trình tái cân bằng

Mô hình tăng trưởng do đầu tư dẫn đầu và sự kết nối chặt chẽ giữa chính phủ và

doanh nghiệp là một mặt của đồng xu về những mất cân bằng nội địa trong mô

hình tăng trưởng Đông Á. Mặt kia của đồng xu là sự yếu kém của tiêu dùng trong

nước và tổ chức lao động. Định hướng xuất khẩu và tăng trưởng do đầu tư dẫn

đầu tương ứng với tình trạng thiếu nhập khẩu, mức tiêu thụ trong nước thấp và tỷ

lệ tiết kiệm cao.

Điểm yếu về nhập khẩu của Đông Á thường được hiểu là chủ nghĩa bảo hộ

sử dụng những thủ thuật “thiếu công bằng” như thao túng tiền tệ (như đã trình

bày ở trên) và trợ cấp để hỗ trợ sản phẩm trong nước. Ví dụ, gần đây nhất, Hoa

Kỳ và châu Âu đã áp dụng hàng rào thuế quan để đối phó với những tấm pin mặt

trời Trung Quốc được chính phủ trợ cấp (The Economist, 2013). Haley và Haley

(2013) ước tính rằng các ngành công nghiệp ở Trung Quốc được trợ cấp khoảng

20 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, khuynh hướng chống lại tiêu dùng có nguồn gốc

sâu hơn trong mô hình phát triển Đông Á và vượt xa những “thủ thuật không công

bằng” đơn giản. Từ quan điểm về phía cầu, lý do rõ ràng nhất cho thặng dư tài

khoản vãng lai là sự thiếu hụt tiêu dùng trong nước đối với các sản phẩm và dịch

vụ nước ngoài. Đây không phải là điều đáng ngạc nhiên đối với Trung Quốc; bất

chấp tăng trưởng kinh tế, quốc gia này vẫn là một trong những nước nghèo nhất

trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người khoảng 5.000 USD. Hơn nữa, 30%

dân số Trung Quốc vẫn sống dưới mức nghèo khổ, khi thu nhập hàng ngày thấp

hơn 2 USD theo thang PPP (Ngân hàng Thế giới, 2012). Ngay cả ở các nước

OECD của Đông Á như Hàn Quốc và Nhật Bản, cầu vẫn thấp do nghèo đói và

bất bình đẳng xã hội. Đến năm 2010, các hộ nghèo có thu nhập ít hơn 60% giá trị

trung bình (và do đó có khả năng tiêu thụ hạn chế) chiếm 20,6 và 21,7% dân số

Hàn Quốc và Nhật Bản, so với mức trung bình của các nước OECD là 17,7%.

Không chỉ có số lượng gia đình thu nhập thấp lớn hơn nhiều so với trung bình

Page 24: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

22

của OECD, hai quốc gia này còn có khoảng cách giữa thu nhập trung bình của

nhóm gia đình nghèo và ngưỡng nghèo đói vượt quá mức trung bình 27,4% của

các nước OECD; 36,8 % ở Hàn Quốc và 34,4 % ở Nhật Bản. Chính phủ hai nước

cũng không đạt được nhiều thành công trong việc xóa đói giảm nghèo thông qua

tái phân phối của cải. Thông qua các biện pháp an sinh, tỷ lệ đói nghèo ở Hàn

Quốc và Nhật Bản chỉ giảm được lần lượt 2,3 và 10,9%, so với mức trung bình

của OECD là 12,7 % (OECD, 2013a). Tiêu dùng thấp không chỉ có nguồn gốc từ

nghèo đói mà còn bắt nguồn từ nguyên nhân mang tính cơ cấu và là kết quả của

sự tương tác giữa các thể chế khác nhau. Ví dụ, đặc trưng của tất cả các nước

Đông Á là thị trường lao động có hai mặt đối lập, với một phần nhỏ là lao động

thường xuyên trong các công ty lớn với mức lương cao và đa số là lao động không

thường xuyên hoặc bán thời gian với mức lương và phúc lợi thấp hơn. Ngoài ra,

không giống như ở Hoa Kỳ, các hộ gia đình nghèo ở Đông Á thường không được

tiếp cận với tín dụng cho người tiêu dùng hoặc phải dựa vào thị trường tín dụng

xám. Các mức lãi suất cực kỳ cao trong thị trường này lại càng làm suy yếu tiêu

dùng (trong tương lai).

Tiêu dùng trong khu vực Đông Á càng bị giới hạn về cấu trúc bởi tỷ lệ tiết

kiệm cao. Trong năm 2012, tỷ lệ tiết kiệm cao nhất là ở Trung Quốc với 50%,

tiếp theo là Hàn Quốc với 31%. Ngay cả ở Nhật Bản, tỷ lệ tiết kiệm 22% cũng

cao hơn nhiều so với tỷ lệ tiết kiệm 13% ở Hoa Kỳ, mặc dù nó cũng tương tự như

tỷ lệ tiết kiệm 23% ở Đức - một quốc gia châu Âu với điểm yếu nhập khẩu (IMF,

2013b). Vì tỷ lệ tiết kiệm ở Đông Á cao hơn so với tỷ lệ đầu tư trong nước, các

nước Đông Á là những nhà xuất khẩu vốn, làm trầm trọng hơn sự ưu tiên cho các

đồng tiền định giá thấp. Một lý do dẫn đến tỷ lệ tiết kiệm cao là hệ thống phúc

lợi xã hội yếu ở Đông Á. Trừ ngoại lệ là Nhật Bản, nhìn chung chi tiêu xã hội ở

các nước Đông Á đều thấp. Nhật Bản dành 18,7% GDP cho chi phí xã hội, Hàn

Quốc 7,5% và Trung Quốc chỉ khoảng 2,1%, so với 25% ở Đức, 16% ở Hoa Kỳ

và 19% trung bình của OECD3. Ngoài ra, hệ thống phúc lợi xã hội hiện nay ở

Page 25: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

23

Đông Á không toàn diện mà chỉ nhắm đến một số vấn đề cụ thể, chẳng hạn như

xóa đói giảm nghèo, giáo dục, chăm sóc trẻ em và/hoặc nhà ở. Những hệ thống

phúc lợi xã hội này hoạt động đặc biệt kém trong việc giúp đỡ người thất nghiệp

và người già nghèo đói. Hậu quả là an ninh xã hội không được ổn định dẫn đến

tỷ lệ tiết kiệm tư cao, tiết kiệm vốn không thể được sử dụng cho tiêu dùng. Từ đó,

tỷ lệ lạm phát và lãi suất có xu hướng thấp hơn dự kiến, khiến sự thiên vị đầu tư

được củng cố và sự miễn cưỡng thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô mở rộng của

các nền kinh tế Đông Á đã mô tả ở trên.

Khuynh hướng chống lại tiêu dùng mang tính hệ thống, tiêu dùng bị ức chế,

tiền lương thấp và hệ thống an sinh xã hội kém phát triển ở Đông Á chỉ có thể

được hiểu đúng khi chúng ta xem xét những khiếm khuyết của tổ chức lao động

trong khu vực. Tại Nhật Bản, chỉ có 18,4% trong tổng số tất cả các nhân viên là

đoàn viên công đoàn trong năm 2010, và ở Hàn Quốc, con số này thậm chí còn

thấp hơn, ở khoảng 9,7% (OECD, 2013c). Sức mạnh của các công đoàn lao động

tiếp tục bị suy giảm do ở Đông Á có nhiều cá nhân tự kinh doanh. Trung Quốc

có tỷ lệ tổ chức công đoàn cao, nhưng các công đoàn của quốc gia này là những

công cụ của đảng cầm quyền và không độc lập. Nhìn chung, các công đoàn lao

động trong khu vực Đông Á có xu hướng thân chính phủ và thường bắt tay với

giai cấp quản lý, tình trạng này đặc biệt phổ biến ở Trung Quốc và Nhật Bản. Hàn

Quốc một phần nào là ngoại lệ; quốc gia này có hai tổ chức công đoàn chính,

trong đó một là tổ chức thân chính phủ "truyền thống" (FKTU), và một là tổ chức

đại diện cho các công đoàn độc lập (KCTU) nhưng sức ảnh hưởng thậm chí còn

yếu hơn so với các công đoàn thân chính phủ. Một cách đánh giá tốt hơn về sức

mạnh thực sự của các công đoàn lao động nằm ở khả năng đàm phán những thỏa

thuận thương lượng tập thể. Tại Trung Quốc, chỉ có 22% người lao động được

bảo vệ bởi những thỏa thuận này, trong khi con số tương ứng là 16% ở Nhật Bản

và 10% ở Hàn Quốc. Để so sánh, thương lượng tập thể ở Đức bảo vệ 62% nhân

Page 26: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

24

viên. Tỷ lệ ở hầu hết các nước châu Âu khác cũng cao tương tự, tuy nhiên tỷ lệ

này ở Hoa Kỳ chỉ là 13% (Visser, 2011).

Ảnh hưởng chính trị của tập thể các tổ chức lao động thậm chí còn yếu hơn

khả năng thương lượng của họ. Trong khuôn khổ “chủ nghĩa nghiệp đoàn phi lao

động” Đông Á (Pempel và Tsunekawa, 1979), phần lớn các công đoàn bị loại ra

khỏi lĩnh vực chính trị. Những công đoàn độc lập trong khu vực này được tổ chức

ở cấp công ty và tập trung vào vấn đề lao động hàng ngày. Hậu quả của phạm vi

hoạt động bị giới hạn của các tổ chức này là mức tăng lương đạt được của các

công đoàn lao động chỉ có lợi cho một số lượng nhỏ công nhân và có ít tác động

đến mức thu nhập quốc dân. Ngoài ra, các “nhánh chính trị” của các công đoàn

lao động – dưới hình thức các đảng dân chủ hoặc đảng lao động và ở một mức độ

nào, ngay cả Đảng Dân chủ tại Hoa Kỳ - yếu ở Đông Á, và các đoàn thể thường

có ít tham vọng chính trị trong việc định hình xã hội. Ví dụ, thay vì vận động cải

thiện hệ thống an sinh xã hội, các công đoàn lao động tập trung đàm phán những

gói phúc lợi của công ty cho các thành viên cốt lõi, góp thêm một phần cho vấn

đề bất bình đẳng xã hội và tính hai mặt của thị trường lao động.

Cũng như định hướng đầu tư thường đi kèm với những giải thích về hệ tư

tưởng, tỷ lệ tiết kiệm cao và sự thiếu hụt tiêu dùng đại chúng ở Đông Á tương

ứng với một ý thức hệ sản xuất và một nền văn hóa tiết kiệm. Không giống như

“xã hội tiêu dùng” phương Tây (Garon và MacLachlan, 2006, tr. 3), các nước

Đông Á có thể được xem là “xã hội sản xuất”. Người Đông Á có xu hướng coi

mình như người sản xuất hoặc ít nhất họ không tách rời danh tính người tiêu dùng

với danh tính người sản xuất của mình (Vogel, 1999, tr. 6). Ngay cả những nhóm

người tiêu dùng cũng không muốn chạy theo lợi ích của họ nếu việc này có thể

làm tổn thương lao động và nông dân địa phương. Mặc dù tiêu dùng, tín dụng

tiêu dùng và nợ thẻ tín dụng gần đây đã tăng lên trong khu vực Đông Á, các rào

cản văn hóa và thể chế quan trọng cản trở hoặc ít nhất là làm chậm một “cuộc

Page 27: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

25

cách mạng của người tiêu dùng” trong khu vực Đông Á vẫn được duy trì (Garon,

2011).

Page 28: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

26

Kết luận

Góc nhìn hình ảnh thứ hai của KTCTQT về vai trò toàn cầu của Đông Á cung

cấp những hiểu biết quan trọng bổ sung cho những cách giải thích được phát triển

mang tính chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do - thể chế. Từ góc nhìn hình ảnh

thứ hai, chính những khiếm khuyết của mô hình phát triển Đông Á – chứ không

phải sự tổ chức của hệ thống quốc tế hoặc tham vọng toàn cầu của các nước Đông

Á – mới là yếu tố chính trong việc xác định vai trò chính trị của Đông Á. Một

cách tiếp cận theo hình ảnh thứ hai giả định rằng những mất cân bằng trong

KTCTQT được tạo ra bởi những mất cân bằng trong nền kinh tế chính trị nội địa

của các quốc gia. Sự phụ thuộc theo định hướng của mô hình phát triển Đông Á

là một trở ngại cho khả năng góp phần vào việc tái cân bằng kinh tế toàn cầu cần

thiết của các nước trong khu vực. Bài viết này chỉ ra ba yếu tố liên kết với nhau.

Thứ nhất, sự phát triển định hướng xuất khẩu ở Đông Á đã thành công trong quá

khứ và tạo ra một chế độ gồm các thể chế, các lợi ích và các ý thức hệ phụ thuộc

lẫn nhau theo một hướng nhất định và do đó khó thay đổi. Thứ hai, mối quan hệ

chặt chẽ giữa các doanh nghiệp lớn và nhà nước đã tạo ra một mô hình phát triển

do đầu tư dẫn đầu, với xu hướng (mang tính hệ thống) tạo ra thặng dư tài khoản

vãng lai. Thứ ba, chủ nghĩa nghiệp đoàn phi lao động Đông Á làm suy yếu khả

năng trở thành một xã hội tiêu thụ hàng loạt theo kiểu “Ford” của Đông Á.

Về triển vọng tái cân bằng toàn cầu như đã thảo luận trong khối G20, phân

tích của chúng tôi không loại trừ khả năng tái cân bằng kinh tế toàn cầu và cũng

không cho rằng cuộc xung đột toàn cầu là không thể tránh khỏi. Một mặt, quan

điểm về KTCTQT theo hình ảnh thứ hai trong việc điều phối kinh tế vĩ mô và

những mất cân bằng toàn cầu cho rằng một viễn cảnh theo lý thuyết về sự hiện

đại hóa khó xảy ra. Trung Quốc trong một viễn cảnh như thế sẽ tự động trở thành

một nền kinh tế cân bằng hơn khi nó đi qua các giai đoạn phát triển kinh tế. Chủ

nghĩa tư bản Đông Á là một mô hình chủ nghĩa tư bản có sự phụ thuộc theo định

hướng nhất định riêng biệt mà không giống với các phiên bản có nền kinh tế thị

Page 29: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

27

trường tự do hay phối hợp của Anh - Mỹ hay châu Âu. Trên thực tế, bất chấp sự

khác biệt lớn giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc trong các giai đoạn phát

triển của mỗi nước, những quốc gia này có mô hình tăng trưởng và những mất

cân bằng và “khiếm khuyết” nội địa với nhiều điểm tương đồng đáng ngạc nhiên.

Điều này chỉ ra rằng các thể chế của chủ nghĩa tư bản Đông Á không chỉ đơn

thuần là chức năng của một giai đoạn phát triển kinh tế cụ thể, mà là một hình

thức mang phong cách riêng của chủ nghĩa tư bản.

Mặt khác, nghiên cứu của chúng tôi về những nguồn gốc nội địa của xung đột

quốc tế cho thấy một viễn cảnh lạc quan, vì những thay đổi ở cấp độ toàn cầu

không yêu cầu cải cách trong nước từ trước. Góc nhìn của hình ảnh thứ hai chỉ

cho thấy những cải cách ở cấp quốc tế phải được đi kèm với những thay đổi ở

trong nước. Việc giảm mất cân bằng toàn cầu sẽ chỉ có thể xảy ra nếu đi kèm theo

sự tổ chức lại đáng kể mối quan hệ nhà nước - doanh nghiệp và sự chuyển đổi

của quan hệ lao động ở các nước Đông Á, nhưng những thay đổi này không phải

là điều kiện tiên quyết cho sự tái cân bằng.

Trong khuôn khổ thảo luận học thuật, cách tiếp cận KTCTQT theo hình ảnh

thứ hai có một số đóng góp tiềm năng đầy hứa hẹn. Các học giả trong lĩnh vực

QHQT và KTCTQT truyền thống nên chú ý hơn tới sự phụ thuộc lẫn nhau giữa

các cấp độ quốc tế và trong nước và xem xét sự phụ thuộc theo đường hướng của

các nền kinh tế chính trị trong nước. Những kế hoạch lớn và những lời hứa ở cấp

độ quốc tế chỉ đáng tin cậy khi chúng tương ứng với những thay đổi ở cấp độ

trong nước và đặc biệt là khi chúng tương ứng với những thay đổi về cân bằng

quyền lực trong tam giác quan hệ giữa nhà nước, doanh nghiệp và lao động. Các

học giả KTCTSS có thể được hưởng lợi từ cách tiếp cận KTCTQT theo hình ảnh

thứ hai khi cân nhắc rằng nền kinh tế chính trị của các quốc gia phụ thuộc lẫn

nhau ở cấp quốc tế. Sự phụ thuộc quốc tế củng cố cả thế mạnh và khuyết tật của

các tổ chức trong nước và ngược lại. Đồng thời, sự phụ thuộc quốc tế cũng cung

Page 30: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

28

cấp những động lực thúc đẩy cho sự thay đổi khi động năng của một phần trong

hệ thống quốc tế được chuyển giao đi nơi khác.

Còn cần thêm nhiều nghiên cứu để thu hẹp sự phân cách ngày càng lớn giữa

KTCTQT và KTCTSS do con người tạo ra. Những chương trình nghị sự mới có

thể có của nghiên cứu KTCTQT theo hình ảnh thứ hai có thể liên quan đến các

khía cạnh khác của hợp tác quốc tế, chẳng hạn như các vòng đàm phán Doha của

WTO hay quy định quốc tế về tài chính (Kalinowski, 2013b) và đặc biệt hơn, ví

dụ, một cuộc điều tra của các chính sách tỷ giá hối đoái trong lĩnh vực kinh tế

chính trị.

Page 31: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

29

Giới thiệu về tác giả

Thomas Kalinowski là giáo sư Khoa học Chính trị tại Khoa sau đại học ngành

Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Phụ nữ Ewha ở Seoul, Hàn Quốc, giảng dạy môn

Kinh tế Chính trị Quốc tế, Kinh tế Chính trị So sánh, Các Tổ chức Quốc tế và

Phát triển. Ông đã đạt được bằng tiến sĩ từ Trường Đại học Freie, Berlin (2004)

và đã đảm nhiệm nhiều vị trí tại Đại học Humboldt, Berlin, đạt một học bổng sau

tiến sĩ tại Đại học California, Berkeley và giáo sư dự khuyết tại Đại học Brown ở

Providence. Các ấn phẩm gần đây của ông bao gồm các nghiên cứu về cuộc khủng

hoảng tài chính, quy chế tài chính và cải cách ngân hàng, IMF, vai trò toàn cầu

của Đông Á, sự đa dạng của chủ nghĩa tư bản, và sự biến đổi của nhà nước kiến

tạo phát triển Đông Á.

Ghi chú

1 Phải thừa nhận rằng, một số nước châu Âu, trong đó có Đức và Hà Lan,

cũng thực hiện gói kích thích kinh tế từ phía cung, mặc dù kích thước của những

gói kích thích này nhỏ hơn và khuynh hướng nghiêng về phía cung là ít rõ ràng

hơn nhiều. Khi các chính sách bình ổn tự động như trợ cấp thất nghiệp được đưa

ra xem xét, khuynh hướng này biến mất hoàn toàn.

2 Phải thừa nhận rằng, một số sự gia tăng dự kiến trong thâm hụt của Hoa Kỳ

là kết quả của việc Liên minh Châu Âu nổi lên như một khu vực có thặng dư tài

khoản vãng lai.

3 Các dữ liệu gần đây nhất của các nước OECD được lấy từ OECD (2013b).

Số liệu năm 2006 cho Trung Quốc lấy từ Ngân hàng Thế giới (2013).

Page 32: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

30

Tài liệu tham khảo

Angell, N. (1910) The Great Illusion: A Study of the Relation of Military Power

in Nations to Their Economic and Social Advantage. New York and London: G.P.

Putnam’s Sons.

Balassa, B. (1988) The lessons of East Asian development: An overview.

Economic Development and Cultural Change 36(3): 273–290.

Bergsten, C.F. (2008) A partnership of equals: How Washington should respond

to China’s economic challenge. Foreign Affairs 87(4): 57–69.

Boyer, R. and Saillard, Y. (2002) Regulation Theory: The State of the Art.

London; New York: Routledge.

Breslin, S. (2012) Government-industry relations in China: A review of the art of

the state. In: A. Walter and X. Zhang (eds.) East Asian Capitalism. Oxford: OUP.

Cho, H. (2006) Die USA – ein unbequemer Patron für Chinas Wirtschaftswunder.

Das Argument 48(268): 40–51.

Coates, D. (2000) Models of Capitalism: Growth and Stagnation in the Modern

Era. Cambridge, UK; Malden, MA: Polity Press; Blackwell Publishers.

Economist (2013) Perverse advantage: A new book lays out the scale of China’s

industrial subsidies, http://www.economist.com/news/finance-and-

economics/21576680-new-book-lays-out-scalechinas-industrial-subsidies-

perverse-advantage.

Evans, P. (1995) Embedded Autonomy: States and Industrial Transformation.

Princeton, NJ: Princeton University Press.

Evans, P.B., Jacobson, H.K. and Putnam, R.D. (1993) Double-Edged Diplomacy:

International Bargaining and Domestic Politics. Berkeley: University of

California Press.

Page 33: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

31

Fed (2013) Data download program,

http://www.federalreserve.gov/datadownload/

Ferguson, N. and Schularick, M. (2007) ‘Chimerica’and the global asset market

boom. International Finance 10(3): 215–239.

Foot, R. and Walter, A. (2011) China, the United States, and Global Order.

Cambridge; New York: Cambridge University Press.

G20 (2009) Leaders’ statement: The Pittsburgh Summit, 24–25 September,

http://www.g20.utoronto.ca/2009/2009communique0925.html.

Garon, S. (2011) Beyond Our Means: Why America Spends While the World

Saves. Princeton, NJ: Princeton University Press.

Garon, S.M. and Maclachlan, P.L. (2006) The Ambivalent Consumer:

Questioning Consumption in East Asia and the West. Cornell University Press.

Haley, U.C. and Haley, G.T. (2013) Subsidies to Chinese Industry: State

Capitalism, Business Strategy, and Trade Policy. USA: Oxford University Press.

Hall, P.A. and Soskice, D.W. (2001) Varieties of Capitalism: The Institutional

Foundations of Comparative Advantage. Oxford, UK; New York: Oxford

University Press.

Ikenberry, G.J. (2008) The rise of China and the future of the West: Can the

liberal system survive? Foreign Affairs 87(1): 23–37.

Ikenberry, G.J. and Inoguchi, T. (2006) The Uses of Institutions: The U.S., Japan,

and Governance in East Asia. New York: Palgrave Macmillan.

IMF (2012) Balance of payments and international investment position statistics,

http://www.imf.org/external/np/sta/bop/bop.htm.

IMF (2013a) IMF Multi-Country Report 2013 Pilot External Sector Report –

Individual Economy Assessments. IMF Country Report, August.

Page 34: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

32

IMF (2013b) World Economic Outlook April 2013,

http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2013/01/weodata/index.aspx.

Johnson, C.A. (1982) MITI and the Japanese Miracle: The Growth of Industrial

Policy, 1925–1975. Stanford, CA: Stanford University Press.

Johnson, C.A. (1995) Japan, Who Governs?: The Rise of the Developmental State,

1st edn. New York: Norton.

Johnson, C. (1999) The developmental state: Odyssey of a concept. In: M. Woo-

Cumings (ed.) The Developmental State. Ithaca: Cornell University Press, pp. 32–

60.

Kalinowski, T. (2009) The politics of market reforms: Korea’s path from Chaebol

Republic to market democracy and back. Contemporary Politics 15(3): 287–304.

Kalinowski, T. (2013a) Crisis Management and the Varieties of Capitalism.

Fiscal Stimulus Packages and the Transformation of East Asian State-Led

Capitalism since 2008. WZB Working Paper, 2013-501 (SP-3).

Kalinowski, T. (2013b) Regulating international finance and the diversity of

capitalism. Socio-Economic Review 11(3): 471–496.

Kalinowski, T. (2015) Crisis management and the diversity of capitalism. Fiscal

stimulus packages and the East Asian (neo-)developmental state. Economy and

Society 22(2): 244–270.

Kalinowski, T. and Cho, H. (2012) Korea’s search for a global role between hard

economic interests and soft power. European Journal of Development Research

24(2): 242–260.

Kalinowski, T. and Jang, S. (2014) Investigating commonalities and changes in

labor and financial relations in East Asia. Korea Observer 45(4): 493–521.

Kennedy, P.M. (1987) The Rise and Fall of the Great Powers: Economic Change

and Military Conflict from 1500 to 2000, 1st edn. New York: Random House.

Page 35: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

33

Kindleberger, C.P. (1986) The World in Depression, 1929–1939, Rev. and enl.

edn. Berkeley: University of California Press.

Li, M. (2012) China Joins Global Governance: Cooperation and Contentions.

Lanham, MD: Lexington Books.

Lodge, G.C. and Vogel, E.F. (1987) Ideology and National Competitiveness: An

Analysis of Nine Countries. Boston, MA: Harvard Business School Press.

Mearsheimer, J.J. (2001) The Tragedy of Great Power Politics. New York:

Norton.

OECD (2009) OECD Economic Surveys: Japan 2009. Éditions OCDE.

OECD (2013a) OECD income distribution database: Data, figures, methods and

concepts, http://www.oecd.org/els/soc/income-distribution-database.htm.

OECD (2013b) Social expenditure database,

http://www.oecd.org/els/soc/expenditure.htm.

OECD (2013c) Trade union density statistics, http://stats.oecd.org/.

Pempel, T.J. and Tsunekawa, K. (1979) Corporatism without labor? The Japanese

anomaly. In: P.C. Schmitter and G. Lehmbruch (eds.) Trends Toward Corporatist

Intermediation. London; Beverly Hills: Sage Publications, pp. 250–253.

Putnam, R.D. (1988) Diplomacy and domestic politics: The logic of two-level

games. International Organization 42(03): 427–460.

Rajan, R. (2011) Can soft power help the IMF make the world more stable?

Review of World Economics 147(1): 1–10.

Rickards, J. (2011) Currency Wars: The Making of the Next Global Crisis. New

York: Portfolio/Penguin.

Storz, C., Amable, B., Casper, S. and Lechevalier, S. (2013) Bringing Asia into

the comparative capitalism perspective. Socio-Economic Review 11(2): 217–232.

Page 36: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

34

Stubbs, R. (2005) Rethinking Asia’s Economic Miracle: The Political Economy

of War, Prosperity, and Crisis. New York: Palgrave Macmillan.

Tselichtchev, I., Yongxin, Y. and Richter, F.J. (2011) China Versus the West: The

Global Power Shift of the 21st Century. Wiley.

UNEP (2010) Overview of the Republic of Korea’s National Strategy for Green

Growth. New York: UNEP.

Visser, J. (2011) ICTWSS: Database on institutional characteristics of trade

unions, wage setting, state intervention and social pacts in 34 countries between

1960 and 2007, http://www.uva-aias.net/208.

Vogel, E.F. (1979) Japan as Number One Lessons for America. Cambridge, MA

[u.a.]: Harvard University Press.

Vogel, S.K. (1999) Can Japan disengage? Winners and losers in Japan’s political

economy, and the ties that bind them. Social Science Japan Journal 2(1): 3–21.

Wade, R. (2004) Governing the Market: Economic Theory and the Role of

Government in East Asian Industrialization. Princeton, NJ: Princeton University

Press.

Walter, A. (2010) Global imbalances and currency politics: China, Europe, and

the United States. In R. Ross et al., (eds.), US-EU-China Relations: Promoting

Cooperation and Managing Conflicts of Interest. London: Routledge.

Walter, A. and Zhang, X. (2012) East Asian Capitalism: Diversity, Continuity,

and Change. Oxford University Press.

Waltz, K.N. (1959) Man, the State, and War: A Theoretical Analysis. New York:

Columbia University Press.

World Bank (1993) The East Asian Miracle: Economic Growth and Public Policy.

New York: Oxford University Press.

Page 37: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

TLD-33

35

World Bank (2012) World Development Report 2013: Jobs. World Bank

Publications.

World Bank (2013) Spending on social safety nets: Comparative data compiled

from World Bank analytic work,

http://siteresources.worldbank.org/SAFETYNETSANDTRANSFERS/Resource

s/SN_Expenditures_6-30-08.xls.

Page 38: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

GIỚI THIỆU DỰ ÁN BIÊN DỊCH TÀI LIỆU HỌC THUẬT

VỀ KINH TẾ VÀ CHIẾN LƯỢC TRUNG QUỐC

Mục đích

Dự án Biên dịch tài liệu học thuật về Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc là một dự án phi chính trị, phi thương mại và phi lợi nhuận do Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) tổ chức thực hiện nhằm mục đích cung cấp, phát triển nguồn học liệu có giá trị, cập nhật những thông tin kịp thời và có hệ thống, đồng thời cung cấp những nhận định sâu sắc về chuyên ngành nghiên cứu kinh tế và chiến lược Trung Quốc bằng tiếng Việt, góp phần thúc đẩy việc học tập, nghiên cứu các vấn đề về Trung Quốc tại Việt Nam.

Hoạt động chính

Hoạt động chính của Dự án Biên dịch tài liệu học thuật về Kinh tế và Chiến lược của Trung Quốc là biên dịch sang tiếng Việt và xuất bản trên website của mình các tài liệu mang tính học thuật bằng tiếng Trung, tiếng Anh về các vấn đề của Trung Quốc, trong đó chủ yếu là về lĩnh vực kinh tế, chiến lược.

Nguồn tài liệu này chủ yếu là các bài báo trên các tập san quốc tế, các chương sách, tài liệu hội thảo khoa học hoặc các tài liệu tương ứng, đã được xuất bản bởi các nhà xuất bản, các trường đại học và viện nghiên cứu có uy tín trên thế giới.

Dự án ưu tiên biên dịch và xuất bản:

x Các bài viết mang tính nền tảng đối với lĩnh vực Kinh tế và Chiến lược của Trung Quốc;

x Các bài viết có nhiều ảnh hưởng trong lĩnh vực này;

x Các bài viết liên quan trực tiếp hoặc có ảnh hưởng, hàm ý gián tiếp đến Việt Nam;

x Các bài viết được đông đảo độc giả quan tâm.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Trang chủ VEPR: www.vepr.org.vn

Trang VCES: http://www.vces.org.vn/vi/

Thông tin thêm về dự án: http://www.vces.org.vn/vi/2016/07/du-an-bien-dich-tai-lieu-kinh-te-va-chien-luoc-trung-quoc/

Danh mục các bài đã xuất bản: http://www.vces.org.vn/vi/category/an-pham-nghien-cuu/tai-lieu-dich-kinh-te-va-chien-luoc-trung-quoc/

Theo dõi Dự án trên Facebook:

https://www.facebook.com/DuAnBienDichKinhTeChienLuocTQ

Mọi ý kiến đóng góp và trao đổi xin vui lòng gửi tới:

Ms.Nguyễn Thị Thanh Tú Email: [email protected]

Hotline: 0906 069 196

Page 39: HÌNH ẢNH THỨ HAI CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ - SỰ …vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD_33.pdf · phương Tây trong các thể chế quốc tế. Trong giới

� NHỮNG TÁC PHẨM DỊCH KHÁC

DC-22 Quyền lực bị kìm hãm: Nguồn gốc những nghi ngờ chiến lược chung trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc, David M. Lampton, Nguyễn Thu Thủy dịch, Vũ Minh Long hiệu đính.

DC-21 Hai mươi ngộ nhận về thị trường, Tom G. Palmer, Phạm Nguyên Trường dịch.

DC-20 Phỏng vấn Esther Duflo: Khi kinh tế học phát triển được thử thách trên thực địa, Nguyễn Đôn Phước dịch.

DC-19 Kinh tế học và Tri thức, Kreidrich A. von Hayek, Đinh Tuấn Minh dịch.

DC-18 Cuộc khủng hoảng kinh tế là khủng hoảng về lý thuyết kinh tế, Paul Alan Kirman, Nguyễn Quang A dịch.

NHỮNG TÁC PHẨM DỊCH KHÁC

TLD-29 Lực lượng hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt của Trung Quốc*

TLD-30 Lực lượng hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt của Trung Quốc**

TLD-31 Lực lượng hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt của Trung Quốc***

TLD-32 Xem xét lại hình ảnh thứ hai****** - Định chế tài chính quốc tế và liên kết nội địa trong chủ nghĩa tư bản nhà nước: Trung Quốc và quy tắc ngân hàng toàn cầu

LIÊN HỆ

Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES)

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Địa chỉ: Phòng 707, Nhà E4

144 Xuân Thủy, Cầu Giấy

Hà Nội, Việt Nam

Tel: (84-4) 3 754 7506 -704/714/734

Fax: (84-4) 3 754 9921

Email: [email protected]

Website: www.vepr.org.vn

Bản quyền © VCES 2017