20
E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 1 HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNG Thái Nguyên: Giá trsn xut công nghip tăng 6,6 ln so vi năm 2013. SCông Thương Thái Nguyên gp mt đu xuân t Mùi 2015

HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNGcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/10-3-2015/Ban...E-mail: [email protected] Trang 1 Mong bạn đọc góp ý và phê bình HOẠT

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 1

HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNG

Thái Nguyên: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 6,6 lần so với năm 2013.

Sở Công Thương Thái Nguyên gặp mặt đầu xuân Ất Mùi 2015

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 2

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 3

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Tháng 2/2015 là tháng trùng với Tết Nguyên đán và có thời gian nghỉ Tết dài nên sản xuất công nghiệp nhìn chung giảm mạnh so với tháng trước; riêng sản xuất và phân phối điện, nước vẫn duy trì ổn định, tăng so với tháng trước và cùng kỳ. Lượng tồn kho ở hầu hết các sản phẩm vẫn lớn, tính chung chỉ số tồn kho tăng 10,3% so với cùng kỳ, trong đó: sắt thép xây dựng các loại tồn kho khoảng 80 nghìn tấn, tăng 60%; sản phẩm may mặc tồn kho trên 2 triệu sản phẩm, tăng 72,1%; xi măng tồn kho gần 43 nghìn tấn, tăng 9,1%; gạch xây dựng tồn kho khoảng 4 triệu viên, tăng 42%... nhóm sản phẩm mới tiêu thụ tốt, sản phẩm điện tử, viễn thông tồn kho chỉ chiếm khoảng 7% sản lượng sản xuất; vonfram tồn kho chỉ bằng 3% sản lượng sản xuất.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 02/2015 ước tính giảm 7,8% so với tháng trước nhưng tăng gấp 9,4 lần so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó: Công nghiệp khai khoáng giảm 22,4% so với tháng trước và giảm 1,78% so với cùng kỳ; Công nghiệp chế biến chế tạo giảm 10,22% nhưng gấp 12,96 lần so với cùng kỳ; Sản xuất và phân phối điện, nước tăng 3,51% và tăng 26,69% so với cùng

kỳ; cung cấp nước và thu gom xử lý rác thải tăng 6,55% và tăng 26,28% so với cùng kỳ năm 2014.

Sản phẩm công nghiệp chủ yếu sản xuất ước tính tháng 02/2015 tăng so với tháng trước là: Rác thải đã thu gom không thể tái chế ước đạt 5,2 nghìn tấn, tăng 8,7% và tăng 32,3% so với cùng kỳ; thiết bị và dụng cụ khác dùng trong y khoa ước đạt 55,8 triệu cái, tăng 5% và tăng 21,3% so với cùng kỳ; nước máy thương phẩm ước đạt 1,05 triệu m3, tăng 4,1% và tăng 19,7% so với cùng kỳ; điện thương phẩm ước đạt 145 triệu Kwh, tăng 3,5% và tăng 30,6% so với cùng kỳ; điện sản xuất ước đạt 65 triệu Kwh, tăng 3,4% và tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2014.

Sản phẩm công nghiệp chủ yếu sản xuất ước tính tháng 02/2015 giảm so với tháng trước là: Vonfram và sản phẩm của Vonfram ước đạt 380 tấn, giảm 38,7% so với tháng trước nhưng tăng 1,9% so với cùng kỳ; sắt thép các loại ước đạt 50,2 nghìn tấn, giảm 33,4% nhưng tăng 91,4% so với cùng kỳ; phụ tùng khác của xe có động cơ ước đạt 191,9 tấn, giảm 26,6% và giảm 14,8% so với cùng kỳ; tấm lợp ước đạt 0,9 triệu m2, giảm

25,9% so với tháng trước và giảm 35,3% so với cùng kỳ; than đá (than cứng) loại khác ước đạt 72 nghìn tấn, giảm 25,2% và giảm 14,7% so với cùng kỳ; đá khai thác ước đạt 175,8 nghìn m3, giảm 25,1%, nhưng tăng 84,2% so với cùng kỳ; công cụ dụng cụ các loại ước đạt 1,26 triệu cái giảm 23,3% nhưng tăng 3% so với cùng kỳ; xi măng ước đạt 216,7 nghìn tấn, giảm 22,9% nhưng tăng 53,2% so với cùng kỳ; đồng tinh luyện và đồng lõi ước đạt 1,6 nghìn tấn, giảm 21,2% nhưng tăng 6,2% so với cùng kỳ; sản phẩm may ước đạt 4,49 triệu cái, giảm 19,8%, nhưng tăng 54% so với cùng kỳ; sản phẩm chịu lửa ước đạt 2,3 nghìn tấn, giảm 16,1% nhưng tăng 88,2% so với cùng kỳ; gạch xây dựng ước đạt 10,9 triệu viên, giảm 12,2% nhưng tăng 70,5% so với cùng kỳ; điện thoại thông minh ước đạt 7,37 triệu chiếc, giảm 8,4%; máy tính bảng ước đạt 1,9 triệu chiếc, giảm 4,8%; quặng sắt và tinh sắt chưa nung ước đạt 9,4 nghìn tấn, giảm 3,8%, nhưng tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2014…

Hoạt động ngành Công Thương tháng 2 năm 2015

(Xem tiếp trang 4)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 4

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

… Tổng mức bán lẻ hàng

hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 02/2015 ước đạt 1.460,8 tỷ đồng, tăng 8,1% so với tháng trước và tăng 10,1% so cùng kỳ. Trong đó, khối kinh tế nhà nước đạt 108,4 tỷ đồng, tăng 3,5% so với tháng trước nhưng giảm 16,4% so với cùng kỳ; khối kinh tế tập thể đạt 0,7 tỷ đồng, tăng 17,4% so với cùng kỳ; khối kinh tế tư nhân đạt 384,2 tỷ đồng, tăng 1,2% so tháng trước và tăng 4,6% so cùng kỳ; còn lại là kinh tế cá thể mức đạt 967,6 tỷ đồng, tăng 11,8% so tháng trước và tăng 16,7% so cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2015 giảm 0,07% so với tháng trước và giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá vàng tháng 02/2015 tăng 3,8% so với tháng trước và tăng 0,49% so với cùng kỳ; chỉ số giá đô la Mỹ tháng 02/2015 giảm 0,16% so với tháng trước nhưng tăng 1,21% so với cùng kỳ năm 2014.

Xuất khẩu: Tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn tháng 02/2015 ước đạt 1.629,1 triệu USD tương đương với tháng trước nhưng gấp 82,28 lần so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước xuất khẩu 10,381 triệu USD, giảm 4,2% so với tháng trước và giảm 24,24% so với cùng kỳ; khu vực vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu 1.618,719 triệu USD tương đương tháng trước, nhưng gấp 265,49 lần so với cùng kỳ. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu so với tháng trước:

Giấy đế ước đạt 197 nghìn USD, giảm 13,2% nhưng tăng 44,9% so với cùng kỳ; dụng cụ y tế ước đạt 2,54 triệu USD, tăng 5,3% và tăng 42,9% so với cùng kỳ; gang ước đạt 48 nghìn USD, giảm 4% và giảm 4% so với cùng kỳ; sản phẩm may ước đạt 12,617 triệu USD, bằng 100% nhưng tăng 74,9% so với cùng kỳ; chè các loại ước đạt 800 nghìn USD, tăng 28,2% và gấp 2,2 lần so với cùng kỳ; dụng cụ cầm tay ước đạt 964 nghìn USD, tăng 11,4% và tăng 40,7% so với cùng kỳ; điện thoại thông minh ước đạt 1.171,785 triệu USD bằng 100% so với tháng trước; máy tính bảng ước đạt 302,046 triệu USD bằng 100% so với tháng trước.

Nhập khẩu: Giá trị nhập khẩu trong tháng 02/2015 ước đạt 1.180,329 triệu USD, giảm 0,3% so với tháng trước, nhưng gấp 9,5 lần so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu 21,266 triệu USD, giảm 12,8% so với tháng trước và giảm 45,5% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 1.159,063 triệu USD, tương đương so với tháng trước nhưng gấp 13,63 lần so với cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong tháng 02/2015 đều giảm và tương đương so với tháng trước. Mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn nhất là linh kiện điện tử, ước đạt 939,843 triệu USD, chiếm tỷ trọng 80% tổng giá trị nhập khẩu; sắt thép xây dựng ước đạt 39,57 nghìn tấn, có

giá trị 14,956 triệu USD, giảm 14,8% so với tháng trước và giảm 4,7% so với cùng kỳ, trong đó: phôi thép ước đạt 16,75 nghìn tấn với giá trị 7,783 triệu USD, tương đương tháng trước nhưng giảm 31% so với cùng kỳ; vải và phụ liệu may mặc ước đạt 6,386 triệu USD, giảm 1,2% so với tháng trước nhưng tăng 7,2% so với cùng kỳ...

Tháng 02/2015 là tháng Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 nên lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất và kinh doanh về: Giá cả, chất lượng hàng hoá, ghi nhãn hàng hoá, việc chấp hành các quy định về Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)...

Trong tổng số 308 vụ kiểm tra, có 42 vụ không vi phạm, còn lại lực lượng QLTT xử lý 266 vụ tập trung ở một số lĩnh vực: Vi phạm về ATTP 27 vụ; hàng giả và quyền Sở hữu trí tuệ 18 vụ; hàng lậu 17 vụ; vi phạm trong kinh doanh 13 vụ; đầu cơ găm hàng, vi phạm lĩnh vực giá 11 vụ; hàng cấm 06 vụ; các vi phạm khác 174 vụ. Tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước 663,7 triệu đồng.

Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các Quy hoạch phát triển Công nghiệp, Cụm công nghiệp, Thương mại, kết cấu hạ tầng thương mại, mạng lưới kinh doanh xăng dầu, khí hoá lỏng, Điện lực và các Quy hoạch khoáng sản: Sắt, titan, chì kẽm, nhóm kim loại, nhóm khoáng chất công nghiệp. Triển khai…

(Xem tiếp trang 5)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 5

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

…thực hiện các chương trình, đề án, dự án của ngành năm 2015.

Trình, phê duyệt: Giấy chứng nhận đầu tư Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp Điềm Thụy, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên; Kế hoạch lựa chọn nhà thầu xây dựng công trình “cải tạo, nâng cấp trụ sở sở Công Thương Thái Nguyên”; Dự toán, kế hoạch đấu thầu Quy hoạch phát triển công nghiệp, Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt, Quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

Triển khai thực hiện quy trình lựa chọn nhà thầu gói thầu tư vấn Dự án xây dựng trụ sở Sở Công Thương và các bước Lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng Than trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến 2030”;

Tổ chức thành công Hội chợ Xuân 2015 từ ngày 29/01 - 05/02/2015 tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp, TP. Thái Nguyên; Hội nghị về việc thỏa thuận hướng tuyến đường dây 110kV tại (Trạm biến áp (TBA) 220kV Phú Bình và phương án đấu nối 110kV sau TBA 220kV Phú Bình (Yên Bình); Báo cáo Công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu nhằm ổn định thị trường Tết Nguyên Đán Ất Mùi năm 2015;

Thẩm định hồ sơ và cấp: 08 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng; 06 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu; 05 Giấy đăng ký sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; 04 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 03 Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; 01 Giấy chứng nhận đầu tư;

01 Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu; Thẩm định: 01 hồ sơ và xác nhận Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất; 02 hồ sơ tham gia ý kiến thiết kế cơ sở.

Chủ trì và phối hợp liên ngành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về: Sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; sản xuất, kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) đối với các đơn vị trên địa bàn tỉnh; kiểm tra về vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh dịp trước Tết Nguyên đán 2015.

Duy trì: Trang Website, Bản tin Kinh tế Công Thương, Sàn giao dịch TMĐT tỉnh Thái Nguyên; Công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định.

Giá dầu trên thị trường thế giới lại tiếp tục giảm mạnh

Giá dầu thế giới giảm mạnh trong phiên 26/2, khi thị trường có những phản ứng chậm sau báo cáo cho thấy lượng dầu thô dự trữ của Mỹ đạt mức kỷ lục mới.

Giá dầu West Texas Intermediate của Mỹ giao tháng giảm 2,82 USD, chốt phiên ở mức 48,17 USD/thùng tại sàn giao dịch New York, để mất nhiều hơn những gì đã giành được trong phiên trước. Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ giảm 1,58 USD, xuống 60,05 USD/thùng tại London.

Cả hai hợp đồng kỳ hạn trên đều tăng mạnh trong phiên 25/2 sau khi Bộ Năng lượng Mỹ báo cáo dự trữ dầu thô của nước này tăng cao hơn dự kiến, ở mức 8,4 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 20/2, lên mức cao kỷ lục là 434,1 triệu thùng.

Theo các nhà phân tích, sự phục hồi này là do các nhà giao dịch tập trung vào khía cạnh tích cực trong báo cáo này: dự trữ xăng và chế phẩm chưng cất giảm.

Nhưng trong phiên 26/2, thị trường lại quay sang cân nhắc các nền tảng cơ bản về nguồn cung toàn cầu, trong bối cảnh sản lượng của Mỹ cao và nhu cầu yếu trong một nền kinh tế thế giới đang chậm hơn.

Dầu thô đã để mất khoảng 50% giá trị kể từ tháng Sáu năm ngoái. Theo ông Tim Evans thuộc Citi Futures, thị trường xăng dầu toàn cầu có thể đang trong giai đoạn tái cân bằng khi giá thấp đã hạn chế nguồn cung và khuyến khích nhu cầu, nhưng vẫn có tình trạng dư thừa rõ ràng, với phần lớn lượng dư thừa này chảy vào kho dự trữ của Mỹ./.

Nguồn Phòng KHTC

Theo xaluan.com

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 6

THÔNG TIN KINH TẾ TRONG TỈNH KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Thực hiện Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 22/12/2014 của Thủ tướng về việc tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015; Chỉ thị số 26/CT-UBND ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc bình ổn thị trường và tổ chức đón Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Ngày 26/12/2014, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3051/QĐ-UBND thành lập Ban Chỉ đạo Tết Ất Mùi 2015 và giao nhiệm vụ cho các thành viên triển khai thực hiện các hoạt động phục vụ Tết tại Công văn số 03/KH-UBND ngày 07/01/2015. Ban Chỉ đạo Tết Ất Mùi 2015 đã xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các hoạt động phục vụ Tết trên địa bàn tỉnh. Thường trực Ban chỉ đạo Tết Ất Mùi 2015 báo cáo kết quả các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

Đảm bảo hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết: Trên cơ sở dự báo thị trường, nhu cầu hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi và năng lực sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh đã chủ động dự trữ hàng hoá, đảm bảo về số lượng và chất lượng phục vụ Tết; thực hiện công khai giá hàng hóa và bán theo giá niêm yết; cung ứng kịp thời đến người tiêu dùng

trên địa bàn toàn tỉnh thông qua các kênh phân phối của doanh nghiệp, bán buôn, bán lẻ tại các khu, điểm thu hút nhiều khách hàng; trực tiếp bán cho người tiêu dùng tại các trạm, chi nhánh trực thuộc, phòng trưng bày, hệ thống quầy hàng do doanh nghiệp trực tiếp quản lý với mạng lưới rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh; không để xảy ra hiện tượng đầu cơ găm hàng, tăng giá đột biến… đáp ứng nhu cầu về hàng hoá thiết yếu trong dịp Tết của nhân dân và bình ổn giá cả thị trường.

Để đẩy mạnh giao lưu kinh tế, văn hóa, tạo môi trường xúc tiến thương mại thuận lợi cho các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, góp phần bình ổn giá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngay từ những tháng đầu năm và để phục vụ tốt nhu cầu mua sắm trong dịp Tết cổ truyền của nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên; UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Công Thương tổ chức Hội chợ Xuân Thái Nguyên 2015 từ ngày 29/01/2015 đến ngày 05/02/2015 với chủ đề: “Mừng Đảng đón xuân, Giao thương mua sắm”; Hội chợ có trên 200 gian hàng của 150 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia bày bán, giới thiệu nhiều loại sản phẩm như: Chè các loại; Hàng may mặc, nông, lâm, thủy sản, công nghệ thực phẩm; Máy móc, thiết bị điện, điện tử, viễn thông và các sản phẩm làng nghề truyền thống, sinh vật

cảnh phục vụ Tết… góp phần bình ổn thị trường, phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân trên địa bàn.

Ban chỉ đạo 389 của Tỉnh ban hành Văn bản chỉ đạo các ngành thành viên, Ban chỉ đạo 389 các huyện, thành phố, thị xã thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo dõi sát diễn biến thị trường, làm tốt công tác dự báo, xây dựng kế hoạch phối hợp kiểm tra; Ở tỉnh tổ chức nhiều Đoàn kiểm tra liên ngành, trong đó có 03 đoàn chuyên về vệ sinh an toàn thực phẩm và công tác chuẩn bị Tết tại các huyện, thành thị...Chỉ đạo các Đội QLTT tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn tỉnh tại Công văn số 161/QLTT-NVTH ngày 19/11/2014; kịp thời ứng phó với những hiện tượng bất thường có thể xảy ra vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015.

Lực lượng an ninh đã tổ chức tăng cường lực lượng xuống cơ sở, làm tốt công tác nắm bắt tình hình và triển khai các biện pháp công tác để chủ động có phương án đối phó, giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến an ninh chính trị, không để xảy ra các tình huống phức tạp về an ninh chính trị, đặc biệt là hoạt động gây rối, chống phá về an ninh chính trị của các thế lực phản động... Về cơ bản tình hình an ninh, chính trị dịp Tết Nguyên đán năm 2015 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ổn định…

Hoạt động của Ban Chỉ đạo Tết và tổ chức Tết Nguyên đán Ất Mùi

năm 2015 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

(Xem tiếp trang 7)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 7

THÔNG TIN KINH TẾ TRONG TỈNH KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

...Duy trì nghiêm chế độ

trực sẵn sàng chiến đấu; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trên địa bàn nắm chắc diễn biến và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch hướng dẫn và tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp trong đêm giao thừa đón xuân Ất Mùi 2015 tại 6 điểm: Quảng trường Võ Nguyên Giáp, Đảo tròn Gang Thép thành phố Thái Nguyên; thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa; Huyện Phổ Yên, huyện Phú Lương và thị xã Sông Công đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Các ngành chức năng của tỉnh đã tiến hành kiểm tra phòng cháy chữa cháy tại các cơ quan đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh; qua kiểm tra đã nhắc nhở những thiếu sót trong phòng cháy chữa cháy và lập biên bản xử lý các trường hợp vi phạm (xảy ra 4 vụ, giảm 1 vụ so với 9 ngày Tết năm 2014, trị giá tài sản thiệt hại khoảng 43,4 triệu đồng, nguyên nhân do chập điện ắc quy và chập điện gây cháy). Mở một đợt cao điểm về an toàn giao thông, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, cương quyết xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn trước, trong và sau Tết.

Về quản lý, sử dụng pháo: Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về quản lý và sử dụng pháo. Đã phát hiện, bắt giữ 18 vụ, 23 đối tượng có hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép hàng cấm (pháo nổ), thu giữ 156,65 kg pháo. Đáng chú ý, đêm 30 Tết âm lịch cho đến nay không xảy ra việc tàng trữ, mua bán, sử dụng pháo trái phép.

UBND tỉnh và các ngành xây dựng kế hoạch đến thăm, tặng quà cho người có công với cách mạng, đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ của tỉnh, Bia tưởng niệm Liệt sỹ Thanh niên xung phong, Nghĩa trang Liệt sỹ Dốc Lim, Khu di tích lịch sử 27/7 và nghĩa trang liệt sỹ người Trung Quốc tại huyện Đồng Hỷ.

Ngành Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra, xử lý các sai phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm giảm tối đa các vụ ngộ độc thức ăn trong dịp Tết Nguyên đán. Trong những ngày Tết trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên không có dịch xảy ra, không có ngộ độc thực phẩm hàng loạt, các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ khám cấp cứu cho bệnh nhân và Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, giúp cho nhân dân địa phương đón Tết vui, khỏe, an toàn.

Để đảm bảo điện phục vụ cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi, UBND Tỉnh đã chỉ đạo Điện lực Thái Nguyên lập phương án cấp điện, tổ chức kiểm tra công tác cấp điện tại các đơn vị trên địa bàn. Công tác đảm bảo nước cho sinh hoạt và sản xuất: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND Tỉnh, các đơn vị cấp nước sạch trên địa bàn đã xây dựng Kế hoạch và thực hiện cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân, cam kết không để xảy ra hiện tượng thiếu nước sinh hoạt và nước sản xuất trong dịp Tết.

Trước và trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, công tác phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm được triển khai đồng bộ, công tác tuyên truyền được quan tâm chú trọng.

Công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế Nhà nước được ngành Y tế chỉ đạo thực hiện, các ca kíp trực thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch duy trì thường xuyên trong thời gian Tết ở tất cả các Bệnh viện, đảm bảo xử lý tốt các tình huống cấp cứu khi xảy ra. Các bệnh viện đã kiểm tra lại cơ số thuốc phòng chống dịch, thiên tai, thảm hoạ, luân chuyển thuốc đảm bảo hạn dùng và bổ sung theo quy định, đồng thời có kế hoạch thăm hỏi và đón Tết cho các bệnh nhân còn điều trị tại bệnh viện trong những ngày Tết.

Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lớn trên địa bàn, tiêu biểu như: Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam - Thái Nguyên, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Công ty Nhiệt điện An Khánh; Công ty CP đầu tư và thương mại TNG, Công ty Xi măng Quang Sơn, Công ty CP xi măng La Hiên, Công ty CP đầu tư và phát triển TDT...đã có kế hoạch cụ thể về sản xuất trong những ngày giáp Tết, chăm lo chu đáo cho cán bộ công nhân viên nghỉ và trực Tết, đang chuẩn bị cho lễ ra quân với khí thế thi đua lao động sổi nổi, quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về phòng cháy chữa cháy rừng; Tổ chức kiểm tra công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng của các chủ rừng trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.

Nguồn Phòng KHTC

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 8

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Năm 2014 vừa qua

được xem là năm khó khăn nhất đối với Công ty CP Gang thép Thái Nguyên. Sự tác động xấu từ thị trường cộng với những bất lợi trong triển khai đầu tư giai đoạn 2 đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty gặp không ít trở ngại.

Ở hoàn cảnh khó khăn đó, nhiều phương án, giải pháp kịp thời, hợp lý đã được Ban lãnh đạo Công ty mạnh dạn áp dụng, bước đầu đạt kết quả khả quan.

Khoán toàn diện, triệt để

Trong khi thị trường thép xây dựng cung đang vượt cầu, các doanh nghiệp sản xuất liên tục giảm giá bán để chiếm lĩnh thị phần thì cũng là lúc thép giá rẻ của Trung Quốc ồ ạt xâm nhập làm cho hoạt động sản xuất của Công ty khó càng thêm khó. Trong khi đó, nội tại đơn vị lại đang có những trở ngại nhất định: Tổ chức bộ máy cồng kềnh, lực lượng lao động lớn, máy móc thiết bị lạc hậu, đầu tư đổi mới công nghệ còn dở dang... Trước thực trạng đó, Công ty xác định, vừa

phải đảm bảo duy trì sản xuất ổn định vừa tập trung tháo gỡ khó khăn cho đầu tư giai đoạn 2. Đối với hoạt động sản xuất, tập trung giảm chỉ tiêu tiêu hao và giảm giá thành sản phẩm. Để làm được điều đó, phương án tối ưu nhất chính là áp dụng hình thức khoán đối với từng đơn vị trong Công ty.

Không giống trước đây chỉ khoán một phần nay Công ty áp dụng khoán toàn diện và khoán triệt để. Tức là các đơn vị trực thuộc phải chủ động từ khi nhập vật tư, nguyên liệu, phụ tùng…

Gang thép vượt khó bằng cách nào?

Sản xuất thép được tiết kiệm rất nhiều do áp dụng biện pháp chuyển phôi nóng từ Nhà máy luyện sang Nhà máy cán.

(Xem tiếp trang 9)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 9

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

…cho đến sản xuất các sản phẩm đầu ra và giá thành sản phẩm đó. Trong đó, mục tiêu cuối cùng là phải đảm bảo được giá thành mà Công ty giao. Giá Công ty giao được tính ngược trên cơ sở giá sản phẩm bán ra được thị trường chấp nhận. Sau chỉ đạo của Công ty, 100% các đơn vị sản xuất trực thuộc đều đẩy mạnh tiết kiệm để giảm giá thành sản phẩm.

Cải tiến kỹ thuật Trong sản xuất, Công ty

chủ trương áp dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm. Cụ thể, đối với sản xuất thép, Công ty chỉ đạo đơn vị trực thuộc là Nhà máy luyện thép Lưu Xá sử dụng vật tư, nguyên liệu thay thế trên cơ sở vẫn đáp ứng yêu cầu đề ra. Không giống trước, hiện tại trong dây chuyền đúc phôi thép của Nhà máy đã có thêm hạng mục thùng trung gian nhằm giữ nhiệt lượng, tăng quá trình đúc từ 12 giờ lên 24 giờ. Quy trình đúc hoàn chỉnh hiện tại là: Thép từ lò nấu đưa sang tinh luyện rồi đến thùng trung gian và ra khuôn đúc phôi thép. Ngoài ra, Công ty cũng thực hiện phương án lựa chọn đầu tư các dự án nhỏ nhưng có hiệu quả tức thì. Đó là sử dụng hệ thống máy cắt thép phế nhằm tăng tỷ lệ xếp đống, giúp các mẻ thép được đưa vào lò nhanh hơn, nhiều hơn. Hay sử dụng cẩu dốc công để thay thế việc bốc thép phế thủ công trước đây, giúp kiểm soát lượng thép phế và đưa thép phế vào luyện nhanh hơn.

Mặt khác, một giải pháp kỹ thuật rất hiệu quả mà từ nhiều năm qua Công ty chưa làm được là vận chuyển phôi nóng từ luyện sang cán thì nay đã áp dụng thành công. Trước

đây, sau khi phôi ra lò phải để nguội xong mới chuyển qua dây chuyền cán khiến tiêu hao nhiều nhiên liệu đốt do thép phải mất hai lần tăng nhiệt. Hiện tại, Công ty đã sử dụng đường ray, toa tàu chuyển phôi từ Nhà máy luyện thép sang Nhà máy cán (nhiệt lượng phôi thép vẫn giữ mức 700 độ C) để cho ra thép thương phẩm. Theo tính toán, trước đây để sản xuất 1 tấn thép phải mất 31kg dầu FO thì nay áp dụng biện pháp này chỉ mất 24 kg dầu FO/tấn thép.

Để giải quyết việc làm, tăng doanh thu và đáp ứng nhu cầu thị trường, ngoài các sản phẩm thép xây dựng truyền thống, Công ty còn nghiên cứu và sản xuất thành công một số sản phẩm mới gồm thép chống lò SVP 17, SVP 22 và SVP 27 phục vụ ngành than. Sau khi đưa vào thử nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng, Tập đoàn Than và Khoáng sản đã đặt hàng Công ty sản xuất với khối lượng lớn để thay thế cho nhập khẩu trước đây. Được biết, tới đây Công ty sẽ tiếp tục cho ra sản phẩm thép chống lò SVP 33.

Sắp xếp lại bộ máy Do có bộ máy cồng kềnh,

số cán bộ làm ở bộ phận gián tiếp lớn, các đơn vị, chi nhánh bố trí dàn trải, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của toàn Công ty. Do vậy, Công ty quyết định xây dựng phương án sắp xếp lại toàn diện bộ máy. Trong năm 2014, bước đầu Công ty tiến hành tái cơ cấu khu vực văn phòng và hệ thống chi nhánh tiêu thụ. Do đã khoán toàn diện, triệt để nên gánh nặng quản lý ở các phòng ban chuyên môn khu vực văn phòng Công ty cũng giảm nhẹ. Bởi vậy, Công ty

quyết định điều chuyển gần 100 cán bộ ở khu vực này xuống tham gia sản xuất ở các nhà máy, xí nghiệp, góp phần tăng lao động trực tiếp cho khối sản xuất.

Trước đây, Công ty có 5 chi nhánh đặt tại một số tỉnh, thành phía Bắc, miền Trung và khu vực phía Nam với nhiệm vụ chính là tiêu thụ sản phẩm. Nay, Công ty chuyển toàn bộ chi nhánh thành văn phòng đại diện với nhiệm vụ bao chùm hơn gồm cả giới thiệu, quảng bá sản phẩm, chăm sóc khách hàng, và quản lý theo dõi địa bàn. Đồng thời, Công ty lựa chọn nhà phân phối cấp 1 có năng lực, kinh nghiệm trong kinh doanh sắt thép để ký hợp đồng trực tiếp. Nhà phân phối cấp 1 được quyền ký hợp đồng với nhà phân phối cấp 2 nhằm giảm chi phí trung gian và không gây chồng chéo địa bàn, khách hàng. Năm 2015, dự kiến Công ty sẽ tiếp tục tái cơ cấu đối với hoạt động sản xuất tại các đơn vị, nhà máy, xí nghiệp trực thuộc.

Như vậy, có thể thấy thông qua các giải pháp hiệu quả nói trên đã giúp Công ty CP Gang thép Thái Nguyên không chỉ vượt qua khó khăn mà còn tạo dựng nền tảng vững chắc sau này. Kết quả hoạt động của Công ty năm 2014 đã phần nào nói lên điều đó. Trong năm, dù khó khăn nhưng Công ty vẫn sản xuất được 490 nghìn tấn thép các loại, bằng 100,7% so với cùng kỳ năm trước; tổng doanh thu của Công ty đạt 6.754 tỷ đồng, lợi nhuận 80 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 379 tỷ đồng và đảm bảo mức lương bình quân người lao động đạt trên 5 triệu đồng/người/tháng.

Theo baothainguyen.org.vn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 10

VĂN BẢN, CHÍNH SÁCH MỚI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Đất trời đang chuyển

mình chào đón một mùa xuân mới. Phát huy những thành tựu, đúc rút các bài học kinh nghiệm của năm 2014, cả nước đang tập trung để hoàn thành tốt các mục tiêu kinh tế 2015.

Báo cáo của Tổng Cục Thống kê về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế 2014 và phương hướng, nhiệm vụ 2015 nêu rõ, mặc dù đạt được nhiều kết quả so với năm trước, kinh tế - xã hội nước ta trong năm tới vẫn phải đối mặt với những khó khăn,

thách thức: Tình hình thế giới còn nhiều biến động khó lường, ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời tác động đến xuất khẩu và lạm phát trong nước. Sản xuất của khu vực doanh nghiệp đứng trước thách thức của cơ chế thị trường và sức ép hội nhập quốc tế trong điều kiện năng suất lao động thấp, chậm được cải thiện và năng lực cạnh tranh yếu. Nợ xấu vẫn còn nhiều quan ngại, nhất là nợ xấu của doanh nghiệp Nhà nước. Cầu nội địa tuy tăng hơn năm trước

nhưng chưa mạnh. Cán cân thương mại thặng dư song chưa thật vững chắc do tập trung chủ yếu ở khu vực FDI với giá trị gia tăng thấp, sản xuất các sản phẩm phụ trợ trong nước nhằm giảm nhập khẩu chuyển biến chậm.

Theo các nhà quản lý cùng nhiều chuyên gia kinh tế, để tiếp tục vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, các ngành, các cấp, các địa phương cần làm tốt những nội dung chủ yếu sau…

Năm 2015: Thực hiện tốt 6 nhóm giải pháp phát triển kinh tế - xã hội

(Xem tiếp trang 11)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 11

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

…Một là, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô nhằm vừa bảo đảm thanh khoản, tăng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, vừa giữ ổn định vĩ mô. Tích cực xử lý nợ xấu trên cơ sở phân loại nợ của các doanh nghiệp, nhất là nợ của doanh nghiệp Nhà nước. Tháo gỡ kịp thời những vướng mắc đang tồn tại trong khâu cung ứng vốn nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp tiếp cận vốn phát triển sản xuất kinh doanh.

Hai là, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đây là một trong các nhân tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh năm 2015 nước ta là thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN và thực hiện các hiệp định mới được ký. Các doanh nghiệp cần nâng cao thương hiệu sản phẩm; xây dựng năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất quy mô lớn. Ngoài ra, phải giải quyết kịp thời và hiệu quả những bất cập về thủ tục hành chính trong môi trường đầu tư, kinh doanh.

Ba là, nâng cao năng suất lao động, phương thức quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Chính phủ có chính sách tăng cường đầu tư quy trình sản xuất trang thiết bị hiện đại cho người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế; tập trung đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và kiến thức cao trong xu thế hội nhập ngày càng sâu, tạo sự phù hợp hơn giữa kỹ năng sản xuất và yêu cầu công việc. Đổi mới thể chế kinh tế nhằm tăng năng suất các nhân

tố tổng hợp (TFP), trong đó tập trung khuyến khích khu vực doanh nghiệp nâng cao khả năng xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh cũng như năng lực quản trị. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải tập trung đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (RD), chủ động tiếp thu và ứng dụng tri thức mới, đồng thời tăng khả năng sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Các bộ, ngành, lĩnh vực và địa phương cần tăng tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý điều hành.

Bốn là, mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa theo hướng đa dạng. Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm qua chế biến, giảm dần tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng thấp để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất hàng phụ trợ, tạo liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đáp ứng nguyên liệu phụ trợ và hạn chế nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu đầu vào từ nước ngoài phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, góp phần gia tăng giá trị cho nền kinh tế.

Năm là, giải quyết triệt để nợ đọng khối lượng xây dựng cơ bản từ các năm trước, nhất là các công trình có quy mô vốn lớn tác động làm gia tăng khoản nợ xấu. Nâng cao ý thức trách nhiệm của các đơn vị tư vấn cũng như các chủ đầu tư trong việc thực hiện đúng các quy định về đầu tư xây dựng của Nhà nước. Tăng cường quản lý chặt chẽ quy trình chuẩn bị đầu tư. Đẩy mạnh hơn nữa việc xã hội hóa đầu tư, hoàn thiện các cơ chế chính

sách, nhất là chính sách đối với hình thức hợp tác công - tư để thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài Nhà nước. Xem xét, thu hồi các dự án không đủ năng lực, nhất là các dự án bất động sản, nghỉ dưỡng. Đối với các dự án thủy điện cần tập trung vốn hoàn thành những công trình quan trọng. Các địa phương tiếp tục tập trung giải quyết nhanh công tác giải phóng mặt bằng, nhất là đối với các dự án trọng điểm, dự án lớn. Tăng cường và nâng cao năng lực công tác hướng dẫn, phổ biến pháp luật về đầu tư xây dựng công trình cho cán bộ quản lý xây dựng cấp xã, phường, thị trấn. Hoàn thiện cơ chế quản lý xây dựng cơ bản, tăng cường công tác thanh tra, giám sát đầu tư xây dựng.

Sáu là, tiếp tục hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội và cải tiến hệ thống chính sách an sinh xã hội theo hướng tập trung, đầy đủ, đồng bộ. Tiếp tục rà soát, bổ sung cơ chế chính sách nhằm giảm nghèo bền vững, chống tái nghèo. Tạo việc làm phải bảo đảm tính bền vững. Nghiên cứu đổi mới công tác giáo dục và đào tạo cho các bậc học, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Tổ chức có hiệu quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, tạo điều kiện cho họ tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật để vận dụng vào thực tiễn sản xuất, góp phần tạo việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống. Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ người dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

Theo baothainguyen.org.vn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 12

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Đặt mục tiêu giữ lại thị trường nội địa, nhân vật thực thi trung tâm chính là các doanh nghiệp Việt Nam với sản phẩm của mình. Điểm sức cạnh tranh của hàng Việt để nhận ra các doanh nghiệp cần phải nỗ lực rất nhiều trong bối cảnh “môi trường sống” - môi trường hội nhập, cạnh tranh, đang không ngừng thay đổi.

Nhựa gia dụng: chịu nhiều cạnh tranh từ hàng nhập khẩu

Theo bà Huỳnh Thị Mỹ, Tổng thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam, hiện trên cả nước có khoảng 400 doanh nghiệp, kể cả các cơ sở nhỏ, sản xuất hàng nhựa gia dụng. Trong đó, chỉ có khoảng 20-30 doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Còn các doanh nghiệp, cơ sở nhỏ chủ yếu sản xuất hàng nhựa tiêu dùng bán tại các chợ. Hàng nhựa tiêu dùng cao cấp tại Việt Nam đang chịu cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu nhiều hơn hàng hóa nhắm đến phân khúc tiêu dùng thấp hơn. Hiện mẫu mã, chất lượng của sản phẩm đã được doanh nghiệp Việt Nam cải tiến nhiều, nhưng thị hiếu người tiêu dùng lại chuộng hàng nhập khẩu từ Thái Lan.

Theo bà H., phụ trách kinh doanh của một công ty sản xuất đồ nhựa tiêu dùng tại TPHCM, từ đầu năm ngoái đến nay, doanh số của công ty liên tiếp sụt giảm, đặc biệt tại thị trường TPHCM. Gần đây nhất là, trong dịp gần Tết Âm lịch năm nay, bà H. nhận thấy

khách hàng không lấy hàng nhiều như trước đây.

Nguyên nhân là, tình hình kinh tế vẫn khó khăn, nên sức mua yếu. Ngoài ra, cạnh tranh với hàng nhập khẩu cũng là nguyên nhân khiến hầu hết doanh nghiệp trong ngành nhựa tiêu dùng gặp khó khăn, bà H. cho biết. Chẳng hạn, những sản phẩm như ghế nhựa nhập khẩu từ Thái Lan hiện có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá cả cao hơn hàng Việt Nam một chút đang được người tiêu dùng ở TPHCM ưa chuộng. Tại những tỉnh miền Tây thì người tiêu dùng vẫn thích những sản phẩm có giá rẻ hơn.

Bà H. cũng cho rằng hiện các công ty lớn hơn mới thực sự chịu sự cạnh tranh trực tiếp từ hàng nhập khẩu của Thái Lan, Malaysia, Đài Loan... Nhưng để cạnh tranh, những công ty lớn thường giảm giá bán, và điều này lại ảnh hưởng đến những công ty nhỏ hơn như công ty bà đang làm. Bà H. cho biết, nhìn chung ngành nhựa cạnh tranh rất gay gắt về giá.

Trong những năm gần đây, chất lượng sản phẩm nhựa gia dụng do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất ngày càng được cải tiến hơn, nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, chẳng hạn như Đại Đồng Tiến (với sản phẩm hộp nhựa bảo quản thức ăn, với công nghệ Nano Silver - PV). Những công ty nhỏ thường không dám đầu tư nhiều cho cải tiến do cạnh tranh về giá khiến doanh thu ngày càng giảm, bà H.cho biết.

Hiện những sản phẩm như ghế nhựa, thau, chậu, rổ... sản xuất trong nước bị cạnh tranh bởi hàng nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia. Những sản phẩm cao cấp hơn như hộp nhựa đựng thức ăn thì bị cạnh tranh từ các thương hiệu Nhật Bản, Hàn Quốc.

Bánh kẹo: chắc chân ở phân khúc tầm trung?

Báo cáo ngành bánh kẹo do Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBankSc) công bố hồi tháng 7-2014 cho thấy, các sản phẩm do doanh nghiệp trong nước sản xuất đang chiếm ưu thế trên thị trường, nắm giữ khoảng 80% thị phần nhờ lợi thế về giá cả, chất lượng và minh bạch về nguồn gốc hàng hóa. Trong đó, Kinh Đô đứng đầu về thị phần với 28%, tiếp đó là Bibica với 8%; Hải Hà nắm giữ 6% và Hữu Nghị có được 3%. 20% còn lại thuộc về bánh kẹo nhập khẩu. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, 1.000 cơ sở nhỏ và một số công ty nhập khẩu.

Ông Phan Văn Thiện, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Bibica, cho rằng: “Tiềm năng của thị trường bánh kẹo vẫn còn khá lớn bởi mức tiêu dùng của người Việt Nam hiện vẫn thấp hơn khu vực”. Tuy nhiên, cũng theo ông Thiện, ở thời điểm hiện tại, doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới tạo ra các sản phẩm bánh kẹo ngọt truyền thống ở phân khúc tầm trung, chưa tạo ra những sản phẩm mới, lạ, độc đáo…

Điểm sức cạnh tranh của hàng Việt

(Xem tiếp trang 13)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 13

VĂN BẢN, CHÍNH SÁCH MỚI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

…Thị trường hàng cao cấp, có giá cao hiện đang nằm trong tay các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc. Muốn chiếm lĩnh được thị trường này, doanh nghiệp cần phải có tiềm lực lớn để đầu tư cho công nghệ, thiết bị, mà việc này không hề dễ dàng bởi đòi hỏi chi phí lớn.

Ông Lê Đức Duy, Trưởng phòng kinh doanh Công ty cổ phần Vinamit, cho rằng với sự xuất hiện của nhiều hệ thống bán lẻ Thái Lan thông qua mua bán, sáp nhập trong thời gian qua, một điều chắc chắn là hàng Thái Lan sẽ hiện diện ngày càng nhiều ở thị trường Việt Nam. Đây sẽ là những đối thủ nặng ký của các doanh nghiệp trong nước. Bối cảnh mới buộc doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Vinamit phải đổi mới, sáng tạo để tạo ra sự khác biệt làm rào cản về thị

trường, giữ được thị phần đã có, khoảng 80% như hiện nay.

Chế biến rau quả: chưa chuẩn bị cho cầu nội địa!

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), Việt Nam có thế mạnh về các sản phẩm nhiệt đới nhưng thường bán theo mùa nên những loại hoa trái tươi chỉ có thể bán ra thị trường trong một thời gian ngắn và thường có xu hướng “dội chợ”. Do đó, giải pháp là chế biến sâu bằng đóng hộp. Tuy nhiên, hiện đa phần các công ty chỉ tập trung vào xuất khẩu là chính mà ít chú ý đến thị trường nội địa. Giới trẻ Việt Nam có xu hướng thích dùng những sản phẩm chế biến sẵn, đóng hộp nên những công ty nào có chiến lược phát triển thị trường nội địa về lâu dài sẽ có lợi thế lớn.

Theo ông Huỳnh Quang Đấu, Chủ tịch HĐQT, Tổng

giám đốc Công ty cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco), trong năm 2014, các loại trái cây đóng hộp như xoài, mía, măng cụt, chôm chôm của công ty bán cho thị trường nội địa chiếm 17% tổng sản lượng của toàn công ty (năm 2013 là 6%). Trong năm nay, Antesco xem nội địa là một trong những thị trường chính, với mục tiêu chiếm khoảng 22% tổng sản lượng chế biến.

Ông Đấu cho biết, trước đây, sản phẩm của Antesco không thâm nhập được thị trường nội địa và thường xuyên bị bên phân phối quỵt tiền. Nhưng nay, cùng với sự mở rộng hệ thống bán lẻ các siêu thị, các cửa hàng tiện lợi mở ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước nên sản phẩm của Antesco có mặt ở nhiều nơi và không bị “quỵt tiền” như trước đây.

Hiện nay có khá nhiều quầy kệ ở siêu thị tràn ngập hàng hóa nước ngoài.

Theo baocongthuong.com.vn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 14

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Mục đích: Phấn đấu

hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch của UBND Tỉnh giao cho ngành Công Thương năm 2015; các nhiệm vụ, mục tiêu của ngành được xác định theo chủ đề năm 2015 của tỉnh Thái Nguyên là: “Tăng cường tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn với phát triển bền vững. Tiếp tục phát triển công nghiệp ứng dụng công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ, tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu công nghiệp; phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống nhân dân. Phấn đấu hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2015 và kế hoạch 5 năm 2011-2015; Tập trung chỉ đạo thành công đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020”; Những định hướng, nhiệm vụ, mục tiêu về phát triển Công nghiệp và Thương mại năm 2015 và 5 năm 2011-2015 của Bộ Công Thương, với nhiệm vụ trọng tâm là: Phát triển các ngành Công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, có nhiều sản phẩm xuất khẩu; Đảm bảo

tăng trưởng bền vững các chỉ tiêu, trên cơ sở nâng cao rõ rệt chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của ngành để giữ vững và mở rộng thị trường trong nước, Quốc tế.

Yêu cầu: Các phòng, ban chuyên môn, đơn vị thuộc sở Công Thương Thái Nguyên chủ động và tích cực trong công tác để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 2015 của ngành; Tập trung vào nội dung chủ yếu sau: Hoàn thành đầy đủ, đảm bảo chất lượng các quy hoạch, chương trình, đề án, dự án giao cho ngành làm chủ đầu tư; Tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án Công nghiệp, Thương mại; Phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu được giao, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội chung.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án đầu tư phát triển trong lĩnh vực Công nghiệp, kết cấu hạ tầng Thương mại được sớm hoàn thiện và đi vào hoạt động; Đặc biệt là các dự án đã cấp phép đầu tư từ năm 2014 về trước.

Tổ chức quản lý có hiệu quả và hướng dẫn thực hiện đúng các quy hoạch, chương trình, đề án, kế hoạch của Ngành; Triển khai các đề án thuộc: Chương trình công tác năm 2015 của ngành Công Thương; Chương trình hành

động của ngành Công Thương về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015; Chương trình hành động của ngành Công Thương "Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ mục tiêu xây dựng tỉnh Thái Nguyên thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020"; Kế hoạch hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương Thái Nguyên phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững.

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống Quy hoạch Ngành. Tập trung xây dựng mới: Hệ thống Quy hoạch ngành đã hết kỳ quy hoạch; Chương trình lớn về phát triển: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, Thương mại và Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020.

Thường xuyên rà soát, đề xuất điều chỉnh, xây dựng mới các chính sách: Ưu đãi, thu hút đầu tư…để thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư: Sản xuất các sản phẩm Công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu tập trung và phù hợp xây dựng nông thôn mới; Phát triển hạ tầng Cụm công nghiệp, Chợ nông thôn, hệ thống Điện (xóm bản chưa có điện lưới Quốc gia) và Thương mại điện tử...khuyến khích chuyển đổi mô hình quản lý…

Ngành Công Thương Thái Nguyên thực hiện kế hoạch năm 2015

(Xem tiếp trang 15)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 15

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

…các loại chợ…tuỳ từng địa bàn mà có cơ chế hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng hợp lý; cơ chế đổi đất lấy công trình, vay tín dụng ưu đãi…Quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về vốn, công nghệ, thông tin môi trường đầu tư; hỗ trợ về tài chính, tín dụng, kỹ thuật cho việc xây dựng: Các làng nghề, tạo nghề mới; vùng nguyên liệu; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong thu hái, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch và tổ chức lưu thông hàng hoá, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn.

Tiếp tục cải cách hành chính, đảm bảo công khai và giải quyết nhanh gọn các thủ tục liên quan đến cấp phép, cấp đất cho các nhà đầu tư…duy trì và làm tốt các công việc ở bộ phận một cửa của Sở, một cửa liên thông của Tỉnh; tạo môi trường đầu tư thông thoáng, bình đẳng, thống nhất vì sự phát triển chung…

Phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh của ngành đúng quy hoạch, kế hoạch; Gắn đầu tư đổi mới với bảo vệ môi trường; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khai thác và chế biến khoáng sản; Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp tiến hành rà soát, tổ chức lại sản xuất kinh doanh, triệt để tiết kiệm, giảm chi phí đầu vào, chi phí gián tiếp, nâng cao năng suất lao động để phấn đấu hạ giá thành sản phẩm; Nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến tìm kiếm mở rộng thị trường; Khuyến khích đưa hàng Việt về nông thôn và các khu đô thị, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.

Duy trì vận hành trang WEB của sở Công Thương; quản trị, vận hành sàn giao dịch thương mại điện tử để giới thiệu sản phẩm, phát triển thị trường, đẩy mạnh giao thương và thu hút đầu tư vào Thái Nguyên.

Đẩy mạnh các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế. Khuyến khích thành lập các hiệp hội, hội nghề nghiệp, tạo điều kiện cho các hội hoạt động có hiệu quả, có khả năng tương trợ giúp đỡ nhau trong đầu tư, tổ chức phát triển sản xuất, phát triển thương hiệu…đặc biệt là nâng cao vai trò hoạt động bảo vệ quyền lợi quyền lợi tiêu dùng, thực thi có hiệu quả Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến công và xúc tiến thương mại; hướng các hoạt động này thiết thực cho: Kêu gọi đầu tư; hỗ trợ đầu tư, duy trì và phát triển sản xuất (đặc biệt là các ngành nghề mới, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất các sản phẩm mũi nhọn có tiềm năng, lợi thế và gắn với vùng nguyên liệu tập trung, xây dựng nông thôn mới của Tỉnh). Tập trung hỗ trợ vào các nội dung: Nâng cao năng lực quản lý; đào tạo và phát triển nghề trong các cơ sở công nghiệp nông thôn; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật; liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế; lập quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng Cụm công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề...thường xuyên tổ chức và tham gia hội chợ ở các địa phương, trong và ngoài nước;

nâng cấp bản tin kinh tế; tư vấn giúp các doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu, ứng dụng công nghệ mới, tìm kiếm thị trường…

Tăng cường công tác quản lý thị trường, giá cả, chất lượng hàng hoá và vệ sinh an toàn thực phẩm…kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về: Làm hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế, đầu cơ, găm hàng, thao túng thị trường, giá cả…

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra về: Khai thác và chế biến khoáng sản; An toàn vệ sinh lao động, môi trường công nghiệp; sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, thiết bị và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn vệ sinh lao động; sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; Quản lý chất lượng sản phẩm công nghiệp; An toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Tiếp nhận, giải quyết và trả lời các đơn thư khiếu nại về lĩnh vực Công Thương.

Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về: Nâng cao trình độ các cán bộ quản lý ngành và cơ sở, kinh tế thị trường, phát triển thương mại điện tử, xúc tiến thương mại, an toàn môi trường công nghiệp, đào tạo nghề, công tác bảo hộ lao động...theo chức năng nhiệm vụ của ngành và mục tiêu điều chỉnh cơ cấu lao động theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành, đảm bảo đủ nguồn nhân lực các ngành nghề và có kế hoạch sử dụng hợp lý...

Nguồn Phòng KHTC

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 16

VĂN BẢN, CHÍNH SÁCH MỚI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Phương án tăng giá điện sẽ trình Thủ tướng quyết vào cuối tháng 2

Theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ Công Thương sẽ phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án điều chỉnh giá điện vào cuối tháng 2/2015. Một trong những ưu tiên của đợt tăng giá này là đáp ứng các chỉ tiêu tài chính của EVN.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Nhà nước Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

Theo thông báo này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án điều chỉnh giá điện vào cuối tháng 2/2015.

Trong đợt tăng giá điện lần này, ưu tiên điều chỉnh giá truyền tải điện, để Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia có thể nâng cao năng lực tài

chính, đáp ứng các chỉ tiêu tài chính theo yêu cầu của các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế, bảo đảm tự thu xếp đủ vốn cho đầu tư phát triển lưới điện truyền tải.

Trước đó, báo cáo của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại, Tập đoàn này còn “treo” hơn 8.800 tỷ đồng. Trong khi đó, Thủ tướng yêu cầu, đến năm 2015, EVN về cơ bản phải cân bằng được tài chính.

Tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 1/2015, Chính phủ cũng đã đồng ý với đề xuất phương án điều chỉnh giá điện phù hợp với điều kiện thực tế. Giá điện sẽ được nghiên cứu điều chỉnh tăng sau Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015.

Cuối năm 2014, EVN từng có đề xuất tăng giá bán lẻ điện lên 9,5%. Theo Quyết định 69/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về

cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 7% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, EVN được điều chỉnh giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Công Thương. Và Bộ Công Thương phải có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 10 ngày làm việc.

Mức tăng 9,5% mà EVN đề xuất nằm trong khung giá đã được phê duyệt cho giai đoạn 2013-2015 (từ 1.437 đồng đến 1.835 đồng). Đến nay, giá điện đã không tăng trong vòng 18 tháng. Lần tăng giá điện gần nhất cho đến nay là vào ngày 1/8/2013 với mức tăng thêm 71,85 đồng.

...

( Xem tiếp trang 17)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 17

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

... Giải quyết khó khăn

vướng mắc cho các dự án nhiệt điện phía nam

Bên cạnh đó, tại Thông báo lần này, Phó Thủ tướng đã yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan liên quan hoàn thiện các nội dung của Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030.

Bộ Công Thương được giao chuẩn bị tài liệu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/3/2015 để xem xét, báo cáo Thường trực Chính phủ các giải pháp để bảo đảm cung cấp điện trong giai đoạn từ nay đến năm 2020: Các công trình nguồn và lưới điện cấp bách; đề xuất các cơ chế đặc thù cho phép áp dụng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nguồn, lưới điện cấp bách trong khi chờ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2414/QĐ-TTg ngày 11/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng đồng ý bổ sung dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng, công suất 600 MW vào danh mục

các nguồn điện cấp bách, thuộc Quy hoạch điện VII, đưa vào vận hành năm 2019 để bảo đảm cung cấp điện cho khu vực phía Nam. Bộ Công Thương tổng hợp vào danh mục các dự án nguồn điện cấp bách trong báo cáo Thường trực Chính phủ.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng được giao tập trung chỉ đạo, giải quyết theo thẩm quyền các khó khăn, vướng mắc để bảo đảm tiến độ đưa vào vận hành của các dự án nhiệt điện khu vực phía Nam: Duyên Hải 1, Duyên Hải 3, Duyên Hải 3 mở rộng, Vĩnh Tân 4, Long Phú 1, Sông Hậu 1; trường hợp vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Từ năm 2015 không xuất khẩu than cám

Cũng theo văn bản này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị liên quan từ năm 2015 không được xuất khẩu than cám, điều chỉnh hợp lý kế hoạch khai thác và dự trữ than

để đảm bảo cho sản xuất điện trong các năm từ 2018 – 2020.

Đồng thời, chỉ đạo sớm hoàn thiện Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam, trong đó đề xuất sản lượng than khai thác ổn định, lâu dài, bảo đảm phát triển bền vững ngành than và cung cấp than ổn định cho sản xuất điện và các lĩnh vực khác; trên cơ sở khả năng sản xuất than trong nước (khoảng 50 – 60 triệu tấn), đề xuất các nhà máy điện, các xí nghiệp công nghiệp hiện có và đang xây dựng có yêu cầu khắt khe về chất lượng, chủng loại than, được đảm bảo cung cấp lâu dài; các dự án nhà máy điện than mới phải tính toán sử dụng than nhập khẩu.

Bộ Công Thương khẩn trương nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển các nguồn năng lượng tái tạo chưa có cơ chế hỗ trợ (năng lượng mặt trời, địa nhiệt…).

Theo Dantri.vn

Chè Đinh thượng hạng

Thông tin sản phẩm Chè Đinh Thượng hạng của HTX chè Thiên Phú An Giá bán: 3.000.000đ /01kg Giá trên là sản phẩm hoàn chỉnh đựng trong hộp chè giá trên đã bao gồm VAT Thông tin Liên hệ Chủ doanh nghiệp: Nguyễn Thị Hiền Thục Địa chỉ: Xóm Nhà thờ, xã Phúc trìu, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Điện thoại: 0977009618

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 18

THÔNG TIN KINH TẾ CỦA TỈNH KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Đồng chí Nhữ Văn Tâm, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Thái Nguyên:

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 6,6 lần so với năm 2013.

Năm 2014, tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 6,6 lần; giá trị xuất khẩu đạt 8,97 tỷ USD; giá trị SXCN khu vực tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2013. Đây là một số kết quả nổi bật được nêu tại hội nghị tổ chức ngày 5/2 đánh giá tình hình sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2014 và giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2015.

Năm 2014, sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt một số kết quả nổi bật như: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 174, 6 nghìn tỷ đồng, tăng 6,6 lần, bằng 365% kế hoạch cả năm. Trong đó công nghiệp Trung ương đạt 13.360 tỷ đồng bằng 83,7% kế hoạch; công nghiệp địa phương ước đạt 14.024,5 tỷ đồng bằng 87,6% kế hoạch; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt trên 147.250 tỷ đồng bằng 927% kế hoạch; giá trị sản xuất công nghiệp khu vực tiểu thủ công nghiệp và làng nghề ước đạt trên 5.300 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ…

Năm 2014, tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh có sự điều chỉnh cơ cấu từ công nghiệp nặng sang công nghiệp lắp ráp, chế tạo công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, tạo sản phẩm có giá trị tăng cao, phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Tình hình thu hút các dự án đầu tư đặc biệt là các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp tăng cao, một số dự án lớn đã hoàn thành đi vào sản xuất góp phần tăng năng lực

sản xuất của tỉnh như: Dự án tổ hợp công nghiệp công nghệ cao của Tập đoàn Samsung Hàn Quốc, Dự án Núi Pháo và các dự án đầu tư FDI tại Khu công nghiệp Điềm Thụy, Yên Bình... là yếu tố quan trọng cho việc hoàn thành kế hoạch sản xuất công nghiệp năm 2014.

Tuy nhiên giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp Trung ương và địa phương tăng trưởng chậm; việc giải phóng mặt bằng, xây dựng các khu tái định cư một số dự án chưa đồng bộ; việc thu hút doanh nghiệp đầu và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn chậm, đặc biệt là thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng...

Tại hội nghị các đại biểu đưa ra các ý kiến, kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh như: Xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân phát triển; tập trung hỗ trợ đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn tỉnh; rà soát và tháo gỡ các thủ

tục hành chính gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nhữ Văn Tâm, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao kết quả mà các sở, ngành, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đạt được trong việc nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Đồng chí yêu cầu các sở, ngành của tỉnh xây dựng các giải pháp thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp trung ương và địa phương đóng trên địa bàn; tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ; rà soát và đánh giá hoạt động của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; tập trung cải cách thủ tục hành chính đặc biệt là các sở ngành liên quan đến trực tiếp đến việc giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp; tăng cường tuyên truyền người Việt dùng hàng Việt, đẩy mạnh các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn.

Nguồn: thainguyen.gov.vn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 19

THÔNG TIN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Triển khai tiêu thụ hàng nông, lâm, thủy sản tỉnh Thái Nguyên

Kính gửi: Quý đơn vị, doanh nghiệp

Thực hiện Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”;

Triển khai Đề án phát triển thương mại nông, lâm, thủy sản tỉnh Thái Nguyên 2011-2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3293/QĐ-UBND ngày 30/12/2010,

Hiện nay, Trung tâm Xúc tiến Thương mại đang tích cực triển khai chương trình hỗ trợ đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh xây dựng, phát triển thương hiệu, tìm đầu ra cho sản phẩm hàng hóa đặc biệt là hàng nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh.

Đây là những sản phẩm nông, lâm sản tiêu biểu đã được Trung tâm Xúc tiến Thương mại cùng Phòng Kinh tế/Kinh tế & Hạ tầng các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh trực tiếp tiến hành khảo sát và đánh giá: có chất lượng, mẫu mã, bao bì, giá cả hợp lý... Trong đó, nhiều sản phẩm đạt tiêu chí để tham gia bày bán tại các siêu thị, trung tâm thương mại lớn trong cả nước và xuất khẩu.

Tích cực hưởng ứng Cuộc vân động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là thể hiện trách nhiệm, quyền lợi và tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc của mỗi người dân; góp phần xây dựng và làm sâu sắc nét đẹp văn hóa của người tiêu dùng Việt Nam. Trung tâm Xúc tiến Thương mại đề nghị các tổ chức, cá nhân quan tâm, dành sự ưu tiên mua sắm đối với hàng Việt Nam nói chung và sản phẩm nông, lâm sản của tỉnh Thái Nguyên nói riêng khi có nhu cầu. Đây chính là hoạt động trực tiếp giúp cho các đơn vị sản xuất phát triển nâng cao sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Xin trân trọng cảm ơn! Khi cần hỗ trợ tư vấn xin vui lòng liên hệ: Trung tâm Xúc tiến Thương mại Thái

Nguyên. Địa chỉ: Số 4, đường Cách mạng tháng 8, thành phố Thái Nguyên. ĐT: 0280.3851.855/ 0973.999.728 Email: [email protected]

( Danh sách các mặt hàng nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chi tiết vui

lòng xem trên trang thông tin điện tử Sở Công Thương : www.congthuongthainguyen.gov.vn – Sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh: thainguyentrade.gov.vn )

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 20

THỊ TRƯỜNG GIÁ CẢ TIỀN TỆ TRONG NƯỚC & THẾ GIỚI

Tình hình giá cả thị trường trong dịp Tết Nguyên Đán Ất Mùi 2015 tại Thái

Tình hình giá cả thị trường trong dịp Tết Nguyên Đán Ất Mùi 2015 tại Thái Nguyên nhìn

chung tương đối ổn định, chỉ có biến động nhỏ ở một số mặt hàng phục vụ tết như: hoa,

quả tươi, cây cảnh, thực phẩm ... tính chung chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn tỉnh giảm

0,07% so với tháng trước, giảm 0,4% so với cùng kỳ và giảm 0,47% so với tháng 12 năm

2014.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,07% so với tháng trước, giảm 0,4% so với

cùng kỳ và giảm 0,47% so với tháng 12/2014: Chỉ số giá lương thực tăng 0,43% so với

tháng trước, nhưng giảm 0,16% so với cùng kỳ và giảm 0,22% so với tháng 12/2014; chỉ số

giá thực phẩm tăng 0,42% so với tháng trước, tăng 0,55% so với cùng kỳ và tăng 0,34% so

với tháng 12/2014.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tương đối ổn định so với tháng trước, nhưng tăng 0.93% so

với cùng kỳ và tăng 0,07% so với tháng 12/2014.

Nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,42% so với tháng trước, nhưng tăng 4,98%

so với cùng kỳ và tăng 0,67% so với tháng 12/2014.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,69% so với tháng trước và giảm 2,77% so với

cùng kỳ năm trước nhưng tăng 0,13% so với tháng 12/2014.

Nhóm thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,28% so với tháng trước, tăng 0,82% so với cùng

kỳ và tăng 0,7% so với tháng 12/2014.

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng nhẹ 0,09% so với tháng trước và tháng 12/2014, tăng

1,15% so với cùng kỳ năm 2014.

Nhóm giao thông giảm 4,73% so với tháng trước, giảm 15,65% so với cùng kỳ và giảm

9,04% so với tháng 12/2014.

Bưu chính viễn thông ổn định so với tháng trước, nhưng tăng 1,5% so với cùng kỳ năm

2014.

Nhóm giáo dục ổn định so với tháng trước, nhưng tăng 4,24% so với cùng kỳ năm

2014.

Nhóm văn hoá, giải trí và du lịch ổn định so với tháng trước, nhưng tăng 2,66% so với

cùng kỳ.

Diễn biến thị trường, giá cả tỉnh Thái Nguyên tháng 02 năm 2015

Nguồn Phòng KHTC