20
E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 1 MT SHOẠT ĐỘNG NI BẬT TRONG THÁNG Tỉnh Thái Nguyên tham gia “Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung Hà Giang năm 2015” Sở Công Thương tổ chức chương trình bàn giao điểm bán hàng Việt Nam cho Chi nhánh Công ty Cổ phần Trung Tín tại Thái Nguyên

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNGcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/9-12-2015/ban tin thang 11... · lý 77 vụ tập trung ở một số lĩnh vực: Đầu

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 1

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNG

Tỉnh Thái Nguyên tham gia “Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung Hà Giang năm 2015”

Sở Công Thương tổ chức chương trình bàn giao điểm bán hàng Việt Nam cho Chi nhánh

Công ty Cổ phần Trung Tín tại Thái Nguyên

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 2

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Những tháng cuối năm,

sản xuất kinh doanh của ngành Công Thương có nhiều chuyển biến tích cực, tính đến tháng 11 năm 2015 giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) ước đạt 333,47 nghìn tỷ đồng bằng 128% kế hoạch và gấp 2,08 lần so với cùng kỳ năm 2014; trong đó kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 305,99 nghìn tỷ đồng chiếm tỷ trọng 91,76%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 17.772,6 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước và bằng 88,3% kế hoạch; Giá trị xuất khẩu trên địa bàn 11 tháng năm 2015 ước đạt 15,98 tỷ USD tăng gấp gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2014.

Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu

Thực hiện GTSXCN và sản phẩm chủ yếu

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11/2015 tăng khoảng 3,2% so với tháng trước, các sản phẩm tăng mạnh so với tháng trước là: Vonfram và sản phẩm của Vonfram tăng 75,4%; sản xuất và phân phối điện tăng 66,7% ; than đá các loại tăng 69,1%.

Tính chung 11 tháng đầu năm 2015, chỉ số sản xuất công nghiệp gấp 2,08 lần so với cùng kỳ. Trong đó các sản phẩm tăng mạnh so với cùng kỳ: Điện thoại thông minh

tăng gấp 3 lần, đạt 154,95% kế hoạch; máy tính bảng tăng gấp 2,26 lần; nước máy thương phẩm tăng 60,63%, đạt 125,95% kế hoạch; điện thương phẩm tăng 40,24%, đạt 126,02% kế hoạch; vonfram và sản phẩm của vonfram tăng 36,31%, đạt 96,83% kế hoạch; sắt thép các loại tăng 34,49% so với cùng kỳ, đạt 1123,28% kế hoạch năm 2015.

Kinh doanh thương mại, dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 11/2015 ước đạt 1.789,8 tỷ đồng, tăng 7,32% so với tháng trước, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Trong đó, khối doanh nghiệp có tổng mức bán lẻ đạt 548,62 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 30,65%) tăng 9,7% so tháng trước 10,8% so cùng kỳ; khối cá thể bán lẻ đạt 1.094,7 tỷ đồng, tăng 6,94% so tháng trước và tăng 10,3% so cùng kỳ. Tính chung 11 tháng 2015, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 16.315,57 tỷ đồng tăng 8,93% so cùng kỳ.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2015 giảm 0,05% so với tháng trước. Tăng 0,37% so với tháng 12 năm trước và tăng 0,27% so với cùng kỳ. Trong đó có 5/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá giảm là: Nhóm

hàng ăn và dịch vụ ăn uống (0,35%); nhóm may mặc, mũ, nón, giầy dép (0,04%); nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (0,11%); nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình (0,03%); nhóm giao thông (0,41%)...

Xuất, nhập khẩu Giá trị xuất khẩu tháng

11/2015 trên địa bàn ước đạt 1,52 tỷ USD, tăng gấp 2 lần với cùng kỳ; trong đó: Khu vực kinh tế trong nước xuất khẩu 28,2 triệu USD tăng 4,52% so với tháng trước; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 1,49 tỷ USD, tăng 1,85% so với tháng trước và tăng 27,1% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 98% tổng giá trị xuất khẩu. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong tháng 11/2015 tăng cao so cùng kỳ là: Sản phẩm may 25,1 triệu USD, tăng 72,5%; sản phẩm điện thoại, máy tính bảng và linh kiện điện tử 1.443,5 triệu USD, tăng 27,2%; dụng cụ y tế 2,6 triệu USD, tăng 20,8%; chè các loại 794 nghìn USD, tăng 12,1%; dụng cụ cầm tay 1,2 triệu USD, tăng 6,5% so cùng kỳ… Nhóm sản phẩm xuất khẩu trong tháng giảm là gang, giấy đế, kim loại màu. Tính chung 11 tháng năm 2015, tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 15,98 tỷ USD tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2014...

Hoạt động ngành Công Thương

tháng 11 năm 2015

(Xem tiếp trang 3)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 3

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

...Giá trị nhập khẩu trên địa bàn tháng 11/2015 ước đạt 1.142,3 triệu USD, tăng 18,2% so với tháng trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước ước đạt 40,5 triệu USD, tăng 17,3% so với tháng trước, tăng 44,2% so với cùng kỳ; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 1.101,8 triệu USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ và tăng 2,3% so với cùng kỳ. Nhóm mặt hàng chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất (66,1%) là linh kiện điện tử, ước đạt 754,95 triệu USD, giảm 14,7% so với tháng trước... Tính chung 11 tháng năm 2015, tổng giá trị nhập khẩu trên địa bàn ước đạt 12,1 tỷ USD, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ; chênh lệch xuất khẩu và nhập khẩu là 3,88 tỷ USD. Khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu ước đạt 466,82 triệu USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 11.631,4 triệu USD.

Công tác quản lý thị trường (QLTT)

Trong tháng 11/2015 lực lượng quản lý thị trường thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất và kinh doanh về: Giá cả, chất lượng hàng hoá, ghi nhãn hàng hoá, việc chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP)...

Trong tổng số 129 vụ kiểm tra, lực lượng QLTT xử lý 77 vụ tập trung ở một số lĩnh vực: Đầu cơ, găm hàng, vi phạm lĩnh vực giá 05 vụ; hàng cấm, hàng nhập lậu 12 vụ; hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ 01 vụ; vi phạm trong kinh doanh 02 vụ; vi phạm vệ sinh ATTP 12 vụ; vi phạm khác 45 vụ. Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 99,7 triệu đồng.

Công tác quản lý nhà nước

Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các Quy hoạch phát triển Công nghiệp, Thương mại, Điện lực và các Quy hoạch khoáng sản: Sắt, titan, chì kẽm, nhóm kim loại, nhóm khoáng chất công nghiệp… Triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án của ngành năm 2015.

Trình Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh phê duyệt Đề án khuyến công đợt III năm 2015; Báo cáo và trình UBND tỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025, có tính đến 2030; kế hoạch tổng kết chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Thái Nguyên; phê duyệt tổ chức Hội chợ Xuân Thái Nguyên năm 2016 với chủ đề Mừng Đảng đón Xuân – Giao thương mua sắm.

Báo cáo kết quả thực hiện công tác pháp chế của Sở Công Thương năm 2015; công tác quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại năm 2015; kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (KTXH) dự toán ngân sách nhà nước năm 2016.

Triển khai tổ chức Hội chợ du lịch thương mại 2015; Tham gia Hội chợ triển lãm thương mại quốc tế Việt – Trung (Hà Giang) 2015 từ ngày 02 - 08/11/2015; tham gia đoàn công tác giao dịch xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương tại Liên bang Nga, thời gian từ ngày 08-15/11/2015; tham gia chương trình ký kết hợp tác về tiêu thụ hàng nông sản của tỉnh Thái Nguyên tại tỉnh Ninh Bình và Lạng Sơn. Kết nối hàng nông sản Thái Nguyên

vào Điểm bán hàng Việt Nam tại thị trường Lạng Sơn; xây dựng kế hoạch tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2015 tại Hà Nội từ ngày 27/11-01/12/2015; hội chợ Công thương khu vực Đồng bằng sông Hồng - Hà Nam năm 2015; hoàn thành Đề án Dịch vụ công trực tuyến 2015; khai giảng 04 lớp đào tạo nghề sản xuất chế biến chè cho 125 lao động tại các làng nghề chè xã Vô Tranh, huyện Phú Lương; tổ chức hội nghị mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất viên nén năng lượng từ phế thải của nghành chế biến lâm sản, hoàn thiện hồ sơ chứng từ thanh quyết toán đề án; Xây dựng, trình Cục Công nghiệp địa phương Đề án khuyến công quốc gia năm 2016 “Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết Cụm công nghiệp Sơn Cẩm 2, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”...

Thẩm định hồ sơ và cấp: 05 giấy phép sử dụng vật liệu nổ, 01 đăng ký công bố hợp quy với hàng hóa nhóm 02; 07 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gas; 05 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu; 01 giấy thay đổi địa điểm văn phòng đại diện; 02 đăng ký tổ chức hội chợ.

Phối hợp kiểm tra liên ngành: Hoạt động hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp của các doanh nghiệp; hoạt động siêu thị đối với các đơn vị trên địa bàn tỉnh. Duy trì trang Website, Bản tin Kinh tế Công Thương, Sàn Giao dịch Thương mại Điện tử tỉnh Thái Nguyên; công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định./.

(Theo Phòng Kế hoạch – Tài chính)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 4

HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Thực hiện chương trình

Xúc tiến Thương mại quốc gia năm 2015, nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tham gia giới thiệu sản phẩm của địa phương, mở rộng thị trường tiêu thụ, xúc tiến tìm kiếm đối tác đầu tư; đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu... Góp phần hưởng ứng phong trào "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Bộ Chính trị phát động. Trung tâm Khuyến Công - Xúc tiến Công Thương Hà Giang phối hợp với Công ty Cổ phần Hội

chợ Triển lãm Quốc tế VINEXPO tổ chức Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt – Trung (Hà Giang) năm 2015; diễn ra từ ngày 02 đến ngày 08 tháng 11 năm 2015. Tại Sân vận động C10 thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

Nhận được thư mời tham gia của tỉnh Hà Giang. Sở Công Thương Thái nguyên chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến Thương mại xây dựng kế hoạch tham gia 4 gian hàng trưng bày các sản phẩm, hàng hóa nông sản của tỉnh Thái Nguyên gồm:

Sản phẩm trà của Hợp tác xã Chè Sơn Thành; sản phẩm miến dong của Hợp tác xã Miến Việt Cường; sản phẩm bánh chưng của Làng nghề bánh chưng Bờ Đậu. Ngoài ra còn có các ấn phẩm, tờ rơi, tập gấp đi kèm quảng bá hình ảnh cho các đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh Thái Nguyên. Tại gian hàng của tỉnh Thái Nguyên thường xuyên có cán bộ Trung tâm Xúc tiến Thương mại và doanh nghiệp trực tiếp hướng dẫn, giới thiệu phục vụ khách hàng…

Tỉnh Thái Nguyên tham gia “Hội chợ Thương mại

Quốc tế Việt - Trung Hà Giang năm 2015”

Lễ cắt băng Khai mạc “Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung Hà Giang năm 2015”

(Xem tiếp trang 5)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 5

HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

…Gian hàng triển lãm

nhằm giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu, thu hút chính sách đầu tư vào Thái Nguyên. Trong thời gian diễn ra Hội chợ, gian hàng trưng bày sản phẩm của tỉnh Thái Nguyên đã thu hút đông đảo nhân dân thăm quan và mua sắm, thông qua đó đơn vị Hợp tác xã chè Sơn Thành và Hợp tác xã miến Việt Cường đã quảng bá được hình ảnh tới thị trường Hà Giang, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hóa. Đặc biệt, đơn vị làng nghề bánh chưng Bờ Đậu đã tìm kiếm được đối tác, ký kết hợp đồng kinh tế trong thời gian tới.

Tại “Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung Hà

Giang năm 2015”, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Thái Nguyên đã thực hiện tốt công tác hỗ trợ doanh nghiệp, là cầu nối cho doanh nghiệp trên địa

bàn tỉnh giới thiệu quảng bá mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm tạo sự gắn kết, kết nối giữa nhà sản xuất và các nhà phân phối./.

Đ/c: Nguyễn Quốc Huy – Phó Giám đốc Sở Công Thương Thái

Nguyên đến thăm gian hàng

(Cộng tác viên XTTM)

Thực hiện quy chế phối hợp giữa các lực lượng của Ban Chỉ đạo 389 huyện Định

Hóa, vào hồi 11h ngày 29/10/2015 Đội Quản lý Thị trường (QLTT) Định Hóa phối hợp với

Đội Cảnh sát kinh tế công an huyện Định Hóa đang tuần tra, kiểm soát trên địa bàn

huyện, phát hiện xe ô tô mang biển kiểm soát 29A - 438.51 đang dừng đỗ giao hàng tại

Quán Vuông, xã Trung Hội, huyện Định Hóa có dấu hiệu vi phạm, tổ công tác tiến hành

kiểm tra phát hiện trên xe có 287 đơn vị sản phẩm của 12 nhãn hiệu là mỹ phẩm son môi

do nước ngoài sản xuất. Tại thời điểm kiểm tra, ông Nguyễn Hữu Hải địa chỉ xã Yên Giá

huyện Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh là lái xe kiêm chủ hàng đã không xuất trình được hóa đơn

chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa trên theo quy định của pháp

luật.

Đội QLTT Định Hóa đã quyết định xử phạt hành chính theo thẩm quyền đối với ông

Nguyễn Hữu Hải về hành vi kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu với số tiền phạt, trị giá hàng

hóa tịch thu là 23.230.000 đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ số mỹ phẩm nói trên dưới sự

giám sát của các cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật./.

Đội Quản lý Thị trường Định Hóa – Thái

Nguyên xử lý tiêu hủy số lượng lớn mỹ

phẩm nhập lậu

Ngọc Khiêm (Chi cục QLTT)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 6

HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Thực hiện Đề án Phát

triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014-2020 của Bộ Công Thương, qua điều tra và khảo sát Trung tâm Xúc tiến Thương mại đã đề xuất Sở Công Thương lựa chọn Chi nhánh Công ty Cổ phần Trung Tín tại Thái Nguyên (Siêu thị T’Mart, tầng 1 chợ Thái) triển khai xây dựng mô hình điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”.

Sau thời gian tích cực triển khai, thực hiện chương trình. Ngày 09/11/2015 Sở Công Thương tổ chức chương trình bàn giao các hạng mục điểm bán hàng Việt cho Chi nhánh Công ty Cổ phần Trung Tín tại Thái Nguyên (băng zôn, phướn, tờ rơi, pano tuyên truyền, biển hộp chiếu sáng...). Đến dự có đồng chí Nghiêm Xuân Nguyên - Phó Giám đốc Sở Công Thương; đồng chí Lê Thanh Thủy - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại; đồng chí Nguyễn Văn Phương - Phó Giám đốc Chi nhánh Công ty Cổ phần Trung Tín tại Thái Nguyên.

Chương trình "Điểm bán hàng Việt Nam" đặt tại Siêu thị T’Mart được xây dựng trên cơ sở toàn bộ hạ tầng, hàng hóa của Chi nhánh Công ty Cổ phần Trung Tín; Trung tâm

Xúc tiến Thương mại hướng dẫn, hỗ trợ tuyên truyền quảng bá thông qua các kênh thông tin đại chúng, tuyên truyền lưu động, Báo Thái Nguyên, Truyền hình Thái Nguyên...

Sau khi chứng kiến lễ ký kết bàn giao, lãnh đạo Sở Công Thương đã đề nghị Công ty Cổ phần Trung Tín thực hiện đúng theo biên bản nghiệm thu và bàn giao, ngày 09/11/2015 như: Duy trì điểm bán hàng Việt liên tục trong suốt quá trình thực hiện Đề án; mở rộng thu hút khách hàng, tuân thủ quy định về

chất lượng, giá cả hàng hóa (hàng Việt Nam, có nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác rõ ràng, đảm bảo tiêu chuẩn, giá bán theo niêm yết...).

Trong thời gian tới Trung tâm Xúc tiến Thương mại Thái Nguyên sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình Điểm bán hàng Việt Nam tại một số điểm trên địa bàn tỉnh. Góp phần giới thiệu, quảng bá sản phẩm trong nước đến tay người tiêu dùng, cũng như nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về hàng Việt./.

Chương trình bàn giao “Điểm bán hàng Việt Nam”

Lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Công ty Cổ

phần Trung Tín ký biên bản bàn giao "Điểm bán hàng Việt

Nam" tại Siêu thị T’Mart.

(Cộng tác viên XTTM)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 7

THÔNG TIN KINH TẾ CỦA TỈNH KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Để tìm kiếm thị

trường đưa và sự hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp Nga với các doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên, từ ngày 8/11 đến ngày 14/11 đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Dương Ngọc Long, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh làm trưởng đoàn đã tham dự Hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư tại Liên bang Nga.

Tham gia đoàn có đại

diện các Sở: Kế hoạch và

Đầu tư, Công Thương, Tài

chính, Văn phòng UBND tỉnh

cùng với đại diện trên 20

doanh nghiệp trên địa bàn

tỉnh.

Đoàn đã có mặt tại thành

phố Saint-Petersburg của Liên

Bang Nga vào sáng ngày

9/11. Đoàn công tác của tỉnh

Thái Nguyên do đồng chí

Dương Ngọc Long, Chủ tịch

UBND tỉnh dẫn đầu đã tham

dự Hội thảo xúc tiến thương

mại và đầu tư với các doanh

nghiệp của Nga. Tại Hội thảo,

trên 30 doanh nghiệp Nga đã

nghe đồng chí Chủ tịch UBND

tỉnh Thái Nguyên giới thiệu

những nét khái quát về Việt

Nam, giới thiệu những tiềm

năng, thế mạnh của tỉnh Thái

Nguyên trong đó đặc biệt

nhấn mạnh đến lĩnh vực tỉnh

đang quan tâm thu hút đầu

tư, các doanh nghiệp tỉnh

Thái Nguyên mong muốn

được hợp tác, mở rộng thị

trường.

Các doanh nghiệp Nga đã bày tỏ sự ấn tượng trước sự phát triển và thành tựu kinh tế, xã hội của Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Các doanh nghiệp Nga cho rằng với những thông tin do đoàn cung cấp và những thông tin có được thông qua các kênh của Chính phủ Nga thì Thái Nguyên đang là vùng đất có nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp Nga hợp tác đầu tư. Trên 30 doanh nghiệp hàng đầu của Nga đã quan tâm đến lĩnh vực: May mặc, du lịch, khoáng sản, thực phẩm, mỹ nghệ, xuất nhập khẩu, xử lý môi trường,…tại Thái Nguyên. Trên cơ sở từng nội dung doanh nghiệp Nga quan tâm, lãnh đạo các Sở, ngành, thành viên đoàn và các doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã trao đổi thẳng

thắn, cởi mở, cung cấp những thông tin chi tiết hai bên quan tâm, đồng thời hai bên cùng bàn giải pháp để sớm có sự hợp tác đầu tư, mang lại lợi ích thiết thực cho hai bên.

Tại hội thảo, đồng chí Dương Ngọc Long, Chủ tịch UBND tỉnh đã mong muốn và cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp Nga sang đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ là cầu nối và tạo điều kiện để các doanh nghiệp của tỉnh Thái Nguyên hợp tác và đầu tư cùng các doanh nghiệp Nga. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã mời các doanh nghiệp Nga sớm sang khảo sát và tìm cơ hội hợp tác cụ thể tại tỉnh Thái Nguyên./.

Đoàn công tác tỉnh Thái Nguyên xúc tiến thương

mại và đầu tư tại Liên bang Nga

Đồng chí Dương Ngọc Long, Chủ tịch UBND tỉnh (người đầu

tiên từ trái sang) cùng chủ trì hội thảo

xúc tiến thương mại và đầu tư tại thành phố Saint-Petersburg của

Liên Bang Nga

(Theo Báo Thái Nguyên)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 8

HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Ngày 10/11/2015, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, Sở Công Thương Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị giới thiệu mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất gỗ ván ép tại Hợp tác xã (HTX) dịch vụ vận tải Chuyên Đức, xóm Đoàn kết, xã Trung Hội, huyện Định Hóa. Đến dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Nghiêm Xuân Nguyên – Phó Giám đốc Sở Công Thương; đồng chí Vũ Thị Thu Hương – Phó chủ tịch Liên minh Hợp tác xã; đồng chí Nguyễn Đình Hùng – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp; đồng chí Nguyễn Tiến Sỹ - Phó trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Định Hóa cùng chuyên viên các Sở, ban, ngành; đại biểu đại diện cho một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đến dự Hội nghị giới thiệu mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất gỗ ván ép.

Theo số liệu báo cáo của Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện, đến nay trên địa bàn huyện Định Hóa có hơn 60 cơ sở chế biến gỗ bóc, răm mảnh và sản xuất gỗ ván ép. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở đều có quy mô nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu. Việc đầu tư công nghệ, kỹ thuật vào chế biến gỗ chủ yếu là tự phát, chưa có định hướng của các cơ quan quản lý Nhà nước, dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn tài nguyên và hiệu quả kinh tế đạt thấp. Trước thực trạng đó, Trung tâm Khuyến

công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp đã phối hợp với HTX dịch vụ vận tải Chuyên Đức (đơn vị đầu tiên đầu tư dây chuyền chế biến gỗ ván ép trên địa bàn huyện Định Hóa) xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất gỗ ván ép với công suất 3.000 m³ sản phẩm/năm. Mô hình được triển khai thực hiện từ quý I/2015, kinh phí hỗ trợ từ Chương trình khuyến công quốc gia là 250 triệu đồng. Đến nay, mô hình đã đi vào sản xuất ổn định, đạt doanh thu gần 10 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 40 lao động địa phương với mức thu nhập ổn định.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nghiêm Xuân Nguyên – Phó Giám đốc Sở Công Thương Thái Nguyên đánh giá cao những kết quả mà HTX Dịch vụ vận tải Chuyên Đức đã đạt được

đồng thời đề nghị Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp tiếp tục tăng cường quảng bá, nhân rộng mô hình giúp các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, hiện đại, tiên tiến vào sản xuất, nhằm phát triển tốt hơn nữa Chương trình hỗ trợ khuyến công quốc gia.

Sau khi nghe báo cáo về những kết quả đạt được của dự án, các đại biểu đã tiến hành tham quan trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm tại xưởng sản xuất của Hợp tác xã. Qua đó Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp nhận định: Mô hình này cho năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các cơ sở sản xuất gỗ ván ép khác trên địa bàn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước...

Hội nghị giới thiệu mô hình trình diễn kỹ thuật

sản xuất gỗ ván ép

Đồng chí Nghiêm Xuân Nguyên – Phó Giám đốc Sở Công Thương

phát biểu chỉ đạo Hội nghị

(Cộng tác viên XTTM)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 9

HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN NGÀNH KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Thực hiện Quyết định số

207/QĐ-CĐCT ngày 10 tháng 8 năm 2015 của Ban Thường vụ Công đoàn Công Thương Việt Nam về Cuộc thi Sáng tạo các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Thái Nguyên tổ chức Cuộc thi “Sáng tạo các giải pháp tiết kiệm năng lượng” năm 2015 trong cán bộ đoàn viên, công nhân viên chức lao động ngành Công Thương tỉnh Thái Nguyên, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nâng cao trách nhiệm của người sử dụng năng lượng; góp phần đảm bảo cung ứng điện ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội, đạt mức tiết kiệm từ 5-8% tổng mức tiêu thụ năng lượng của cả nước.

Sau gần 3 tháng phát động đã có hơn 40 bài dự thi được gửi về; Ban tổ chức đang tiến hành chấm bài, lựa chọn các bài đoạt giải cao gửi dự thi cấp Công đoàn Công Thương Việt Nam và dự kiến sẽ trao giải cho các cá nhân, đơn vị trong thời gian sớm nhất.

Cuộc thi đã góp phần thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cán bộ đoàn viên, công

nhân viên chức lao động ngành Công Thương tỉnh Thái Nguyên, nâng cao trách nhiệm của người sử dụng năng lượng, tạo chuyển biến tích cực, ý thức tiết kiệm năng lượng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Những năm tiếp theo, vấn đề tiết kiệm năng lượng sẽ càng trở nên cấp thiết hơn, bởi đó là trách nhiệm của cơ quan, doanh nghiệp, của chủ doanh nghiệp, của cán bộ đoàn viên, công nhân viên chức lao động và của toàn xã hội . Vì vậy, Công đoàn ngành Công Thương

tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục triển khai nhiều chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tiết kiệm năng lượng trong các cơ quan, doanh nghiệp; bên cạnh đó, Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Thái Nguyên cũng sẽ chỉ đạo các Công đoàn cơ sở phối hợp với Lãnh đạo chuyên môn đồng cấp, thực hiện nhiều biện pháp trong quản lý kỹ thuật và quản lý kinh doanh, kết hợp với đầu tư cải tạo nâng cấp thiết bị, máy móc để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng./.

Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Thái Nguyên tổ chức Cuộc thi “Sáng tạo các giải pháp tiết kiệm

năng lượng” năm 2015

Sau gần 3 tháng phát động có nhiều bài dự thi chất lượng được gửi về; Ban tổ chức đang tiến hành chấm bài, lựa chọn các bài đoạt giải cao gửi dự thi cấp Công đoàn Công Thương

Việt Nam

(Cộng tác viên XTTM)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 10

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Theo thông tin mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thì ngành công nghiệp điện tử đã và đang là lĩnh vực được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm mở rộng đầu tư vào Việt Nam.

Tính đến những tháng cuối năm nay, ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam đã thu hút được khoảng 10 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Các nhà đầu tư công nghiệp điện tử lớn như Samsung, Foxconn, LG, Panasonic, Intel… đều đã đầu tư với lượng vốn lớn tại Việt Nam. Các nhà máy sản xuất điện thoại di động, thiết bị điện tử đang là những lĩnh vực thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Samsung là một trong các nhà đầu tư lớn nhất với 2 nhà máy với mức đầu tư 2,5 tỷ USD tại Bắc Ninh và hơn 2 tỷ USD tại Thái Nguyên. Sau khi nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Thái Nguyên đi vào hoạt động, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng đã tiếp tục đầu tư tại đây với hàng trăm triệu USD vào các lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ kiện điện tử, tạo thành khu sản xuất công nghệ cao, hứa hẹn nhiều thành công cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tiếp theo đó Samsung cũng đã đầu tư khoảng 1 tỷ USD vào khu công nghệ cao của thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng nhà

máy sản xuất hàng điện tử, đưa Samsung trở thành nhà đầu tư công nghiệp điện tử lớn nhất và có tương lai nhất tại Việt Nam.

Với việc tăng mạnh đầu tư FDI, từ năm 2013, tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp điện tử luôn dẫn đầu trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, tổng giá trị xuất khẩu hàng năm đã vượt ngưỡng 30 tỷ USD. Với thị phần và tăng trưởng xuất khẩu, Việt Nam đã là một trong các nước ASEAN có tỷ trọng xuất khẩu hàng điện tử lớn nhất hiện nay, trở thành nước đứng thứ 12 thế giới về xuất khẩu hàng điện tử và đứng thứ 3 ASEAN trong lĩnh vực này.

Tương lai về thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp điện tử của Việt Nam vẫn đang rất rộng mở. Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), vì vậy các nhà đầu tư nước ngoài đã có xu hướng chuyển các nhà máy sản xuất điện tử từ nơi khác sang Việt Nam để tận dụng những ưu đãi về đầu tư. Các quy tắc về xuất xứ của TPP hay AEC cũng sẽ ràng buộc các nhà đầu tư phải đầu tư sâu hơn, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ để tăng tỷ lệ nội địa hoá nhằm tận dụng những ưu đãi và cơ hội để thâm nhập thị trường TPP và

AEC. Đây cũng là một thách thức cho các nhà đầu tư FDI khi đầu tư vào Việt Nam chỉ ở mức độ lắp ráp, gia công, nên sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng quy tắc xuất xứ của TPP và AEC.

Một khó khăn nữa ảnh hưởng đến đầu tư lĩnh vực công nghiệp điện tử đó là các doanh nghiệp sản xuất điện tử của Việt Nam còn rất yếu, chưa thể đáp ứng được yêu cầu cung cấp thiết bị phụ trợ cho các nhà máy FDI. Theo Samsung cho biết, trong số các doanh nghiệp đang cung cấp linh kiện điện tử cho chuỗi sản xuất của Samsung chỉ có khoảng 10% là các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng lại chỉ là phần cung ứng bao bì, in ấn…; không có giá trị cao về giá trị sản phẩm và không tiếp thu được công nghệ tiên tiến, không có sức lan toả tới nền kinh tế. Một thách thức nữa đó là sự cạnh tranh thu hút đầu tư FDI trong lĩnh vực điện tử giữa các quốc gia trong khu vực ngày càng gay gắt, vì vậy sẽ không tránh khỏi việc các nhà đầu tư sẽ dịch chuyển nhà máy đang đặt tại Việt Nam sang đầu tư tại các nước khác để tận dụng những ưu đãi đầu tư, khiến cho việc đầu tư sản xuất hàng điện tử thiếu tính bền vững./.

Cơ hội và thách thức đầu tư vào công nghiệp

điện tử

(Nguồn Báo Thái Nguyên)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 11

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Từ nhiều năm nay, Thái Nguyên đã tập trung đầu tư để phát triển cây chè, phát huy tiềm năng, thế mạnh của cây chè trong cơ cấu phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp của tỉnh, tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển cây chè từ năm 2011 đến nay là trên 122,5 tỷ đồng.

Là một trong những vùng chè trọng điểm của cả nước, Thái Nguyên hiện có trên 21 nghìn ha chè. Xác định là cây trồng mũi nhọn, tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư cho phát triển chè, triển khai nhiều biện pháp để nâng

cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè, xây dựng thương hiệu và hệ thống quản lý từ khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè.

Về phát triển vùng nguyên liệu, hiện diện tích trồng mới và trồng lại bằng các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao bình quân trên 1.000ha/năm. Để bảo đảm chất lượng chè nguyên liệu, tỉnh cũng đã có chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư thâm canh, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP). Đến nay, toàn tỉnh có 41 cơ sở sản xuất chè an toàn được

chứng nhận VietGAP trong đó có 1 cơ sở được chứng nhận GlobalGAP, 1 cơ sở được chứng nhận UTZ với gần 600ha, gần 1.600 hộ tham gia. Về chế biến, chè Thái Nguyên được chế biến bằng 2 phương pháp, thủ công và công nghiệp. 80% sản lượng chè được chế biến bằng phương pháp thủ công truyền thống bằng máy sao tôn quay, máy vò và dây chuyền chế biến quy mô nhỏ tại các hợp tác xã, làng nghề, hộ nông dân; còn lại chế biến công nghiệp tại 34 doanh nghiệp…

Sản phẩm trà Thái Nguyên: Liên kết để phát triển

bền vững

Sản phẩm trà Thái Nguyên được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới và đem lại giá trị

kinh tế cao

(Xem tiếp trang 12)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 12

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

…Về tiêu thụ: Sản phẩm

trà Thái Nguyên được tiêu thụ trên ba thị trường chính là thị trường nội tỉnh, trong nước và xuất khẩu. Mỗi năm Thái Nguyên cung cấp cho thị trường trong nước khoảng 70% sản lượng chè thương phẩm.

Ngoài tiêu thụ trong nước, 30% sản phẩm trà Thái Nguyên đã được xuất khẩu ra thị trường các nước trên thế giới: Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, Anh, Hoa Kỳ và nhiều nước vùng Trung Đông. Qua các kỳ Festival Trà, các sản phẩm và văn hóa Trà Thái Nguyên đã khẳng định thương hiệu “Đệ nhất danh Trà” với du khách trong nước và quốc tế; tăng cường mối quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là phát triển cây chè, sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm trà với các tỉnh bạn, trong khu vực và thị trường quốc tế; khẳng định hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với cây chè và sản phẩm trà. Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến quan tâm đến việc quản lý, bảo vệ và xây dựng thương hiệu chè có thế mạnh trong nước và quốc tế.

Mặc dù vậy, trong chuỗi giá trị sản phẩm trà, việc đầu tư cho khâu chế biến và bảo quản vẫn còn nhiều bất cập. Sự liên kết trong sản xuất và chế biến chè đã được hình thành nhưng việc liên kết giữa các tác nhân liên quan đến chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị ngành chè, từ các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè

chưa chặt chẽ, chủ yếu người trồng chè vẫn tự chế biến, tiêu thụ; sự liên kết giữa doanh nghiệp với người trồng chè chưa nhiều; số hợp tác xã sản xuất và chế biến, tiêu thụ chè hiệu quả chưa cao…

Theo bà Nguyễn Thị Ngà, Chủ tịch Hội Chè tỉnh: Để ngành chè Thái Nguyên phát triển bền vững cần có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, nông dân, hợp tác xã sản xuất chè để phát triển theo chuỗi giá trị. Người dân thông qua Hợp tác xã để góp vốn, góp đất trồng chè với quy mô lớn, đúng quy trình kỹ thuật, bảo đảm chất lượng sản phẩm để cung cấp nguyên liệu chè an toàn cho doanh nghiệp chế biến. Doanh nghiệp cần làm tốt công tác thu mua nguyên liệu với giá hợp lý, chế biến chè với công nghệ cao, bảo đảm chất lượng, có truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm và làm tốt công tác tiếp

cận thị trường tiêu thụ sản phẩm, đồng thời liên kết chặt chẽ với các nhà khoa học, khuyến nông để chuyển giao kỹ thuật và chỉ đạo sản xuất với vùng nguyên liệu. Trong các hình thức liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè cần có sự phân định rõ ràng vai trò, quyền lợi của mỗi bên để giúp người nông dân tăng nguồn thu từ ngành chè một cách bền vững. Thực hiện tốt các chính sách khuyến khích và hỗ trợ liên kết sản xuất và có cơ chế đặc thù đối với doanh nghiệp, nông dân vùng nguyên liệu và các tổ chức khoa học, nhà khoa học để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Để thực hiện tốt các giải pháp trên tỉnh cần xây dựng các mô hình thí điểm liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm xây dựng chính sách hỗ trợ hợp lý để phát triển.

(Theo Báo Thái Nguyên)

Thu hoạch chè tại vùng chè Tân Cương, Thái Nguyên

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 13

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Nằm trong chuỗi các hoạt động của Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ 3, năm 2015, tối 23-11, tại đường H ng Vương (thành phố Thái Nguyên), Sở Công Thương phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hội chợ Thương mại Á - Âu đã tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ Du lịch - Thương mại Thái Nguyên năm 2015.

Đến dự có các đồng chí: Bùi Xuân Hòa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Dương Ngọc Long, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh; Nhữ Văn Tâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Hội chợ; Hoàng Văn Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; đại diện lãnh

đạo một số Sở, ngành liên quan.

Với chủ đề “Tinh hoa trà Việt - Kết nối nhân gian”, Hội chợ đã thu hút trên 200 gian hàng của các tổ chức xúc tiến thương mại và các doanh nghiệp tiêu biểu đến từ 20 tỉnh, thành trong cả nước như: Lạng Sơn, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn… Hội chợ sẽ diễn ra từ ngày 23 đến hết ngày 28/11 nhằm trưng bày, giới thiệu, tôn vinh các sản phẩm tiêu biểu từ cây chè và bản sắc văn hóa của các địa phương tới du khách, người dân trong và ngoài tỉnh cũng như bạn bè quốc tế; đồng thời đây cũng là cầu nối hiệu quả để các doanh nghiệp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, mở rộng giao thương và phát triển thương hiệu, đặc biệt là phát triển sản xuất,

chế biến và tiêu thụ sản phẩm trà. Ngoài ra, Hội chợ cũng sẽ tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch gắn với địa danh các vùng chè nổi tiếng, từ đó góp phần quảng bá, nâng cao giá trị các sản phẩm trà.

Để Hội chợ thành công và đạt được các mục tiêu đã đề ra, đồng chí Nhữ Văn Tâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Hội chợ đề nghị đơn vị tổ chức cùng các Sở, ngành liên quan và các doanh nghiệp tham gia Hội chợ thực hiện nghiêm túc các quy định, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, hàng hóa, tài sản và an ninh trật tự… Các hoạt động diễn ra tại Hội chợ phải đảm bảo đúng theo quy định của Pháp luật hiện hành./.

Khai mạc Hội chợ Du lịch - Thương mại Thái Nguyên

năm 2015

Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các Sở, ngành tham quan một gian hàng tại

Hội chợ

(Theo Báo Thái Nguyên)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 14

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Ngày 13/11/2015, tại xóm 6,

xã Phúc Thuận, thị xã Phổ Yên tổ chức Lễ đón Bằng công nhận và cắt băng khánh thành cổng làng nghề chè truyền thống. Đến dự lễ công nhận có đại diện Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên, lãnh đạo Thị Ủy, Ủy ban Nhân dân (UBND) thị xã Phổ Yên, lãnh đạo xã Phúc Thuận và đông đảo bà con nhân dân trong xóm.

Hiện nay xóm 6 có 97 hộ sinh sống với 360 nhân khẩu, trong đó có 75 hộ tham gia làm nghề trồng và chế biến chè búp khô với 168 lao động, sản xuất thâm canh trên diện tích 22 ha chè. Cùng với mở rộng diện tích cây chè, nhân dân trong xóm còn tích cực chuyển đổi diện tích trồng chè hạt sang trồng chè cành giống mới cho năng suất cao. Thu nhập bình quân lao động khoảng 3.100.000 đồng/người/tháng. Hàng năm sản xuất ra khoảng 81 tấn chè khô, giúp đời sống của người dân ngày càng được cải thiện.

Từ năm 2010 đến nay, có 10 làng nghề trồng và chế biến chè truyền thống của xã Phúc Thuận được UBND tỉnh công

nhận. Đây là nguồn khích lệ những người trồng chè tiếp cận với điều kiện tốt hơn về giống, khoa học kỹ thuật và cơ chế đầu tư hạ tầng nông thôn của tỉnh nhằm xây dựng sản phẩm chè có thương hiệu, hướng tới thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước.

Tại buổi Lễ công nhận làng nghề chè truyền thống, các đại

biểu và nhân dân xóm 6 xã Phúc Thuận đã cùng cắt băng khánh thành cổng làng nghề. Đây là công trình được sự hỗ trợ của các cấp các ngành và sự đóng góp xây dựng của bà con nhân dân trong xóm./.

Xóm Đội Cấn đón bằng công nhận làng nghề chè

truyền thống

Trong năm 2015 UBND tỉnh Thái Nguyên đã có quyết định công nhận 5 làng nghề và 23 làng nghề truyền thống trên địa bàn 7 huyện, thành, thị, gồm: 6 làng nghề thuộc thành phố Thái Nguyên; 2 làng nghề thuộc thị xã Phổ Yên và 20 làng nghề thuộc các huyện: Định Hóa, Phú Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình. Trong đó có 27 làng nghề làm chè (gồm 5 làng nghề chè, 22 làng nghề chè truyền thống), chỉ có 1 làng nghề khác ngành chè là Làng nghề truyền thống sản xuất và chế biến tương nếp xã Úc Kỳ (Phú Bình). Tên gọi của các làng nghề, làng nghề truyền thống được đặt theo chính thương hiệu gắn với địa danh của vùng có làng nghề. Như vậy, tính cả 28 làng nghề được xét công nhận đợt này, đến nay toàn tỉnh đang có 162 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận.

(Cộng tác viên XTTM)

Các đại biểu và nhân dân xóm 6 xã Phúc Thuận đã cùng cắt

băng khánh thành cổng làng nghề

(Theo Báo Thái Nguyên)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 15

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Không ít doanh nghiệp

(DN) vừa và nhỏ Việt Nam đã thành công trong việc xuất khẩu (XK) hàng hóa nhờ thương mại điện tử (TMĐT). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều DN chưa quan tâm đúng mức tới phương thức XK này.

Nhiều rào cản Tại hội thảo “Nâng cao

năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam qua thương mại điện tử nhằm đón bắt cơ hội từ FTA Việt Nam-EU 2015” vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - cho biết: TMĐT hỗ trợ đắc lực cho DN tìm kiếm thị trường và mở rộng XK, đặc biệt trong bối cảnh

Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Dù vậy, rào cản lớn nhất đối với DN chính là độ tin cậy của đối tác trên Sàn TMĐT. Phần lớn DN Việt vẫn có thói quen “mua bán trao tay” nên thường xuyên sử dụng phương thức kết nối trực tiếp.

Theo bà Dương Tú Anh- Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủ công mỹ nghệ Hoa Lư, nhờ các website TMĐT (alibaba.com, ebay.com...), công ty đã có được lượng khách hàng ổn định từ các nước phát triển như: Mỹ, Nhật Bản, EU... “Thời gian đầu khi mới tham gia TMĐT, nhiều đối tác yêu cầu gửi báo giá nhưng sau đó… không thấy hồi âm. Cho rằng do báo giá quá cao

nên công ty đã hạ giá sản phẩm. Tuy nhiên, tình hình vẫn không biến chuyển. Một thời gian sau, nhận ra nguyên nhân mấu chốt không phải ở giá thành mà chính là ở hồ sơ DN chưa tốt” - bà Dương Tú Anh chia sẻ!

Khảo sát của Bộ Công Thương cho thấy: Hiện nay, nhiều DN đã tiếp cận với TMĐT nhưng cũng không ít DN chưa thực sự quan tâm đúng mức tới phương thức kinh doanh này. Thậm chí, có DN xây dựng Sàn TMĐT, website để kinh doanh… nhưng do không được đầu tư, đổi mới, nhiều website kinh doanh của DN đã nhanh chóng bị đóng cửa…

Xuất khẩu hàng hóa qua thương mại điện tử: Doanh nghiệp chưa chủ động

(Xem tiếp trang 16)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 16

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

…Nâng cao năng lực cạnh tranh

Ông Trần Thanh Hải cho rằng, bên cạnh cơ hội do hội nhập mang lại, DN trong nước cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt từ những DN nước ngoài. Vì vậy, một trong các giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh là ứng dụng TMĐT để tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.

Đồng tình với quan điểm trên, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế

Trung ương – nhấn mạnh: TMĐT đóng vai trò rất quan trọng cho xuất nhập khẩu. Hiện nay, giao dịch B2B (DN với DN), trao đổi thông tin, thanh toán, nộp thuế, quảng cáo... được thực hiện nhiều trong môi trường internet với chi phí thấp. Việc tham gia sàn giao dịch TMĐT B2B sẽ giúp DN tận dụng tối đa lợi thế của các FTA thông qua TMĐT. Đây là sân chơi lớn cho DN sáng tạo, năng động, đổi mới. Cũng theo ông Doanh, TMĐT ở Việt Nam được dự báo có thể đạt 1,3 tỷ

USD trong năm 2015, tạo ra cơ hội lớn cho DN.

Bên cạnh đó, nhằm tập trung đẩy mạnh XK, Bộ Công Thương đang tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp để hỗ trợ cho hoạt động XK của DN, trong đó có XK trực tuyến thông qua TMĐT. Theo đó, Bộ tiếp tục xây dựng chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho DN thực hiện TMĐT; thông tin, tuyên truyền về những lợi ích của TMĐT; cách thức tham gia TMĐT, giao dịch… giúp DN kinh doanh thành công./.

DN cần có chiến lược tham gia TMĐT nhằm giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu thị trường, xây dựng quan hệ trực tuyến với khách hàng… tiến tới tìm kiếm đối tác, mở rộng cơ hội XK.

(Theo Báo Công Thương)

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa có công văn hỏa tốc gửi các doanh

nghiệp kinh doanh xăng dầu yêu cầu điều chỉnh giá bán. Theo đó, từ 15h chiều

ngày 18/11/2015, xăng RON 92 giảm giá từ 17.230 xuống tối đa 17.054 đồng/lít,

tức giảm gần 200 đồng/lít.

Giá bán lẻ xăng E5 cũng giảm gần 200 đồng từ 16.730 đồng/lít không vượt quá 16.559

đồng. Giá dầu diesel giữ nguyên so với hiện hành, trong khi dầu mazut giảm 83 đồng/kg, còn

dầu hỏa tăng 124 đồng/lít.

Trong chu kỳ 15 ngày gần nhất, giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm. Giá xăng thành

phẩm RON 92 trung bình nửa tháng qua tại Singapore còn hơn 57 USD/thùng, thấp hơn mức

58,1 USD của bình quân chu kỳ trước.

Với giá xăng nhập trung bình nêu trên, giá xăng RON 92 cơ sở vào khoảng 16.870

đồng/lít. Như vậy, so với giá bán lẻ cho dân 17.230 đồng/lít hiện nay, giá cơ sở đang thấp hơn

350 đồng.

Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng trải qua 6 lần tăng, 9 lần giảm và thấp hơn so với giai

đoạn cuối năm 2014 là 650 đồng/lít. Tại lần điều chỉnh gần nhất cách đây 15 ngày, các mặt

hàng xăng RON 92 và RON 95 đều giảm giá 770 đồng, về 17.230 đồng và 17.930 đồng/lít.

Xăng E5 được giảm tới 880 đồng về 16.730 đồng/lít./.

Ngày 18/11/2015: Giá xăng giảm gần 200 đồng/lít

(Theo Báo Thể thao Văn hóa)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 17

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP

KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Nếu Dự án Luật Sửa

đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế được thông qua tại kỳ họp Quốc hội lần này, nhiều doanh nghiệp sẽ được xóa nợ thuế để thúc đẩy thực hiện kế hoạch cổ phần hóa, giao, bán, khoán, sắp xếp lại. Dự kiến số thuế được xóa lên tới 1.300 tỷ đồng...

Thông tin được Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế Bộ Tài chính Phạm Đình Thi đưa ra tại cuộc họp báo chuyên đề do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 20/10...

Miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho hộ khó khăn

Dự thảo Bổ sung Điều 61 Luật Quản lý thuế (QLT) quy định miễn nộp thuế đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất (SDĐ) phi nông nghiệp còn phải nộp hàng

năm dưới 50.000 đồng. Theo quy định hiện hành, thu đối với thuế SDĐ phi nông nghiệp đối tượng hộ gia đình, người nộp thuế có mức nộp dưới 50.000 đồng/năm rất lớn, như theo số liệu thống kê năm 2014 có 12,6 triệu hộ gia đình có số thuế SDĐ phi nông nghiệp phải nộp từ 50.000 đồng trở xuống với tổng số thuế trong toàn quốc 159,6 tỉ đồng; trong đó cơ bản là những hộ còn nhiều khó khăn…

Thúc đẩy tái cơ cấu: Doanh nghiệp nhà nước được xóa nợ 1.300 tỷ đồng

(Xem tiếp trang 18)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 18

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

…“Việc bổ sung Điều 61 Luật QLT quy định miễn nộp thuế đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế SDĐ phi nông nghiệp còn phải nộp hàng năm dưới 50.000 đồng cũng công bằng hơn khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, tham gia các hiệp định FTA đã cam kết thực hiện miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có giá trị thuế phải nộp 50.000 đồng/tờ khai hải quan; đồng thời giảm thủ tục hành chính kê khai, nộp thuế, tạo điều kiện cho cơ quan thuế tập trung lực lượng để quản lý có hiệu quả các nguồn thu ngân sách, đấu tranh chống thất thu, chống chuyển giá tốt hơn; đồng thời cũng phù hợp với qui định hiện hành chỉ thực hiện thu thuế (giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân) đối với hộ kinh doanh có doanh thu 100 triệu đồng/năm trở lên, khi đó hộ kinh doanh phải nộp tối thiểu là 1,5 triệu đồng/năm, tương đương 125.000 đồng/ tháng...”- Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế Phạm Đình Thi giải thích.

Nợ thuế đối với doanh nghiệp nhà nước: Không xóa cũng không thu được

Dự thảo xác định việc xóa nợ thuế đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là để góp phần thúc đẩy thực hiện kế hoạch cổ phần hóa (CPH); giao, bán, khoán, sắp xếp lại. Cụ thể, đối tượng DNNN được xóa nợ thuế: Thứ nhất là DNNN thuộc danh sách sắp xếp lại hoặc chuyển đổi sở hữu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà hiện có số nợ thuế

lớn hơn hoặc bằng số lỗ lũy kế của DNNN thì được xem xét xóa nợ thuế ở mức để giá trị thực tế vốn nhà nước tại DN đủ điều kiện để thực hiện sắp xếp lại DNNN tại thời điểm thực hiện chuyển đổi, sắp xếp lại;

Thứ hai là DNNN đã thực hiện CPH hoặc chuyển đổi sở hữu mà khi xác định giá trị DN để CPH, giao, bán, khoán, cho thuê cơ quan có thẩm quyền chưa xác định số thuế nợ trong giá trị của DN và pháp nhân mới không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt này;

Thứ ba, DNNN đã có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh mà nguồn tài chính còn lại không đủ để thanh toán nợ thuế theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trả lời câu hỏi: “Liệu có công bằng không khi các DNNN làm ăn thua lỗ lại được xóa nợ thuế?”, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế Phạm Đình Thi cho biết đây là vấn đề đã

trình xin ý kiến, bởi nếu không xóa thì tiền phạt chậm nộp cũng không thu được, thực tế các DN này đã dừng hoạt động, phá sản cũng không được... Ông Thi cũng cho biết, theo báo cáo đánh giá tác động, số thuế xóa này xấp xỉ khoảng 1.300 tỷ đồng.

Về tỷ lệ tính tiền chậm nộp, thay vì mức hiện hành 0,05%/ngày đối với số tiền thuế chậm nộp (tương ứng với 18,25%/năm), Dự thảo đã điều chỉnh tỷ lệ tính tiền chậm nộp thuế chỉ còn 0,03%/ngày (khoảng 10,95%/năm).

Ông Thi cũng cho biết, Dự án Luật này dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2015) và thông qua tại một kỳ họp. Do những nội dung quy định tại Dự thảo Luật đều là những giải pháp cấp bách, vì vậy Chính phủ đã đề nghị hiệu lực thi hành của Dự án Luật là từ ngày 01/01/2016, trừ những điều khoản có quy định hiệu lực cụ thể./.

Nợ thuế đối với doanh nghiệp nhà nước: Không xóa cũng

không thu được

(Theo Báo Pháp luật)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 19

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Sau 7 năm tăng

trưởng liên tiếp, năm 2015, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản của Việt Nam đối mặt với nguy cơ suy giảm. Nguyên nhân chính do hàng xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô, công nghệ chế biến thấp.

Bà Lê Thị Bích Thu – Phó Trưởng phòng Chế biến bảo quản nông sản, Cục chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT) - cho biết: Việt Nam có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu lọt vào top đầu thế giới như: Cà phê, gạo, chè, tiêu, điều... Tuy nhiên, hàng nông sản chủ yếu xuất thô nên giá trị chưa cao.

Nguyên nhân của tình trạng trên do doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đầu tư công nghệ, dây chuyền máy móc hiện đại để chế biến sâu. Thống kê của Cục chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối cho thấy: Cả nước có khoảng 600 cơ sở chế biến gạo quy mô công nghiệp; 260 cơ sở chế biến chè; 276 cơ sở và nhà máy chế biến cà phê; 465 nhà máy chế biến hạt điều; 18 nhà máy chế biến hồ tiêu... nhưng chủ yếu là sơ chế đơn giản. Một số ít (chủ yếu là doanh nghiệp có yếu tố đầu tư nước ngoài) sử dụng dây chuyền chế biến sâu.

Ông Lê Xuân Hảo – chuyên gia Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) - chỉ rõ:

Việc chế biến sâu ở Việt Nam còn yếu kém, khó cạnh tranh vì công nghệ, thiết bị lạc hậu, không đồng bộ, thiếu nhân lực lành nghề; khó kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo ông Nguyễn Trọng Thừa – nguyên Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối - con đường duy nhất gia tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu là đầu tư máy móc hiện đại, ứng dụng công nghệ cao trong chế biến. Cùng quan điểm này, ông Bùi Vương Anh - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Italia - cho rằng, rào cản lớn nhất khiến sản phẩm nông sản của Việt Nam khó tiếp cận thị trường nước ngoài chính là chất lượng. Dù có đẩy mạnh xúc tiến thương mại nhưng nếu sản phẩm

hàng hóa chất lượng kém không sớm thì muộn cũng sẽ bị loại ra khỏi “cuộc chơi”.

Để thực hiện mục tiêu gia tăng giá trị hàng nông sản, bà Lê Thị Bích Thu khuyến cáo: Phải triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như: Tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất - chế biến – tiêu thụ; chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng, đi kèm nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm, hạ giá thành sản phẩm; giảm tổn thất sau thu hoạch; nâng cao hiệu quả sử dụng phế phụ phẩm và phát triển công nghiệp hỗ trợ; đẩy mạnh xúc tiến thương mại thị trường và thực hiện các giải pháp về khoa học công nghệ./.

Nâng cao giá trị cho hàng nông sản xuất khẩu

Áp dụng công nghệ cao trong bảo quản, chế biến thì giá trị

của hàng nông sản Việt Nam sẽ tăng từ 20 – 50%

(Theo Báo Công Thương)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 20

THỊ TRƯỜNG GIÁ CẢ TI N TỆ TRONG NƯ C THẾ GI I

Tháng 11/2015, giá một số loại thực phẩm giảm, Nhà nước điều chỉnh giảm giá xăng dầu 2

lần… nên tính chung chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn tỉnh giảm 0,05% so với tháng trước, tăng

0,27% so với cùng kỳ và tăng 0,37% so với tháng 12 năm 2014. Tính chung 11 tháng năm

2015, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,27% so với cùng kỳ.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,35% so với tháng trước, tăng 0,29% so với cùng

kỳ và tăng 0,09% so với tháng 12/2014: Chỉ số giá lương thực tăng 0,06% so với tháng trước,

giảm 2,51% so với cùng kỳ và giảm 3,02% so với tháng 12/2014; chỉ số giá thực phẩm giảm

0,5% so với tháng trước, tăng 0,76% so với cùng kỳ và tăng 0,65% so với tháng 12/2014.

Nhóm đồ uống và thuốc lá ổn định so với tháng trước nhưng tăng 2,57% so với cùng kỳ và

tăng 1,75% so với tháng 12/2014.

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,04% so với tháng trước, nhưng tăng 4,88% so

với cùng kỳ và tăng 2,32% so với tháng 12/2014.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,11% so với tháng trước, tăng 0,71% so với cùng

kỳ và tăng 2,65% so với tháng 12/2014.

Nhóm thiết bị đồ dùng gia đình giảm 0,03% so với tháng trước, tăng 1,51% so với cùng kỳ

và tăng 1,47% so với tháng 12/2014.

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế ổn định so với tháng trước nhưng tăng 1,02% so với cùng kỳ

và tăng 1,02% so với tháng 12/2014.

Nhóm giao thông giảm 0,41% so với tháng trước, nhưng giảm 11,34% so với cùng kỳ và

giảm 8,42% so với tháng 12/2014.

Bưu chính viễn thông ổn định so với tháng trước nhưng tăng 1,1% so với cùng kỳ và giảm

0,45% so với tháng 12/2014.

Nhóm giáo dục tăng 2,62% so với tháng trước, tăng 3,64% so với cùng kỳ và tăng 3,62%

so với tháng 12/2014.

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch ổn định so với tháng trước, tăng 1,97% so với cùng kỳ,

tăng 1,91% so với tháng 12/2014.

Vàng, ngoại tệ: Trong tháng 11/2015 chỉ số giá vàng tăng 0,29% so với tháng trước,

nhưng giảm 0,7% so với cùng kỳ và giảm 0,77% so với tháng 12/2014; Chỉ số giá USD giảm

0,51% so với tháng trước nhưng tăng 4,91% so cùng kỳ và tăng 4,65% so với tháng 12/2014.

Diễn biến thị trường, giá cả tỉnh Thái

Nguyên tháng 11 năm 2015

(Theo Phòng Kế hoạch – Tài chính)