13
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRA CỨU TÀI LIỆU 1. Giới thiệu chung Phân hệ tra cứu tài liệu (OPAC) là một cổng nối giúp cộng đồng bạn đọc và thư viện giao tiếp với nhau được tiện lợi và hiệu quả. Phân hệ này có thể được tích hợp trên mạng Intranet/Internet để tạo ra một môi trường phục vụ bạn đọc tra cứu và sử dụng thông tin do thư viện cung cấp vào mọi lúc và tại mọi nơi. Tính năng tra cứu liên thư vịên theo giao thức Z39.50 giúp thư viện có thể kết nối khai thác, chia sẻ tài nguyên và dịch vụ của mình với các thư viện khác không chỉ trong nước mà còn có thể ở bất cứ nơi nào trên mạng Internet. Khả năng tìm kiếm mạnh hỗ trợ đa ngữ theo bảng mã và phông chữ UNICODE và các ký tự đại diện nhóm (wildcard character). Người dùng có thể tra cứu đồng thời trên tổ hợp nhiều thuộc tính của ấn phẩm theo các mẫu dựng sẵn hoặc tự chọn với các toán tử logic kết hợp. Phân hệ tra cứu tài liệu còn giúp thư viện mang tới cho cộng đồng bạn đọc không chỉ những ấn phẩm ở dạng truyền thống, mà còn cả những ấn phẩm ở dạng điện tử (các văn bản, sách điện tử, phim, hình ảnh, bản đồ, âm thanh....). Đặc biệt khả năng tìm kiếm toàn văn trên nhiều format dữ liệu văn bản khác nhau (Word, Excel, PDF, Rich Text Format, HTM, text , epub, prc, chm, mobi,...) và hỗ trợ mọi bảng mã tiếng Việt thông dụng sẽ giúp cho việc khai thác các dữ liệu số hóa hoặc các ấn phẩm điện tử rất dễ dàng. Khả năng tích hợp dữ liệu biên mục và dữ liệu số, hỗ trợ tìm kiếm trên mọi trường biên mục, không phân biệt hoa thường, cách gõ dấu, có gõ dấu hay không gõ dấu,…đánh dấu highlight cụm từ tìm kiếm,trắc lọc và tìm trong tập kết quả thu hẹp phạm vi tìm kiếm trên các trường biên mục: danh mục, phân loại DDC, UDC, LC, NLM, BBK,.. từ khóa có kiểm soát, từ khóa không kiểm soát, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, loại tài liệu,… đồng thời tìm kiếm liên thư viện thông qua việc truy nhập Z39.50. Các tính năng hỗ trợ bạn đọc như đặt mượn, giữ chỗ, gia hạn ấn phẩm, xem các thông tin về tình trạng cá nhân cũng như khả năng cho phép bạn đọc tự định ra các lĩnh vực quan tâm để tiếp nhận các thông báo sách mới phù hợp làm cho phân hệ trở thành một trang Web cá biệt cho từng bạn đọc. Đây cũng là nơi thư viện có thể điều tra và thống kê được những lĩnh vực mà bạn đọc quan tâm cũng như nhận các ý kiến phản hồi từ phía bạn đọc.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRA CỨU TÀI LIỆU

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRA CỨU TÀI LIỆU

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

TRA CỨU TÀI LIỆU

1. Giới thiệu chung

Phân hệ tra cứu tài liệu (OPAC) là một cổng nối giúp cộng đồng bạn đọc và thư viện giao tiếp với

nhau được tiện lợi và hiệu quả. Phân hệ này có thể được tích hợp trên mạng Intranet/Internet để

tạo ra một môi trường phục vụ bạn đọc tra cứu và sử dụng thông tin do thư viện cung cấp vào mọi

lúc và tại mọi nơi. Tính năng tra cứu liên thư vịên theo giao thức Z39.50 giúp thư viện có thể kết

nối khai thác, chia sẻ tài nguyên và dịch vụ của mình với các thư viện khác không chỉ trong nước

mà còn có thể ở bất cứ nơi nào trên mạng Internet.

Khả năng tìm kiếm mạnh hỗ trợ đa ngữ theo bảng mã và phông chữ UNICODE và các ký tự đại

diện nhóm (wildcard character). Người dùng có thể tra cứu đồng thời trên tổ hợp nhiều thuộc tính

của ấn phẩm theo các mẫu dựng sẵn hoặc tự chọn với các toán tử logic kết hợp.

Phân hệ tra cứu tài liệu còn giúp thư viện mang tới cho cộng đồng bạn đọc không chỉ những ấn

phẩm ở dạng truyền thống, mà còn cả những ấn phẩm ở dạng điện tử (các văn bản, sách điện tử,

phim, hình ảnh, bản đồ, âm thanh....). Đặc biệt khả năng tìm kiếm toàn văn trên nhiều format dữ

liệu văn bản khác nhau (Word, Excel, PDF, Rich Text Format, HTM, text, epub, prc, chm, mobi,...)

và hỗ trợ mọi bảng mã tiếng Việt thông dụng sẽ giúp cho việc khai thác các dữ liệu số hóa hoặc các

ấn phẩm điện tử rất dễ dàng.

Khả năng tích hợp dữ liệu biên mục và dữ liệu số, hỗ trợ tìm kiếm trên mọi trường biên mục, không

phân biệt hoa thường, cách gõ dấu, có gõ dấu hay không gõ dấu,…đánh dấu highlight cụm từ tìm

kiếm,trắc lọc và tìm trong tập kết quả thu hẹp phạm vi tìm kiếm trên các trường biên mục: danh

mục, phân loại DDC, UDC, LC, NLM, BBK,.. từ khóa có kiểm soát, từ khóa không kiểm soát, tác

giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, loại tài liệu,… đồng thời tìm kiếm liên thư viện thông qua việc

truy nhập Z39.50.

Các tính năng hỗ trợ bạn đọc như đặt mượn, giữ chỗ, gia hạn ấn phẩm, xem các thông tin về tình

trạng cá nhân cũng như khả năng cho phép bạn đọc tự định ra các lĩnh vực quan tâm để tiếp nhận

các thông báo sách mới phù hợp làm cho phân hệ trở thành một trang Web cá biệt cho từng bạn

đọc.

Đây cũng là nơi thư viện có thể điều tra và thống kê được những lĩnh vực mà bạn đọc quan tâm

cũng như nhận các ý kiến phản hồi từ phía bạn đọc.

Page 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRA CỨU TÀI LIỆU

Hướng dẫn sử dụng – tra cứu tài liệu

Trang: 2 / 13

2. Giới thiệu giao diện

Đối với bất kì một phần mềm thư viện nào, việc giúp bạn đọc cũng như thủ thư có thể tra cứu nhanh

được cuốn sách mà họ muốn là rất cần thiết. Phân hệ tìm kiếm sẽ trợ giúp bạn đọc trong vấn đề này.

Hình 1: Giao diện trang chủ OPAC

2.1 Mạng thư viện điển tử - thư viện số liên thư viện Tp. Hồ Chí Minh

Bạn đọc click vào địa chỉ: http://tracuu.thuvientphcm.gov.vn/ .Trang liên kết Thư viện Khoa Học

Tổng Hợp Tp. Hồ Chí Minh với các thư viện Quận/Huyện.

Hình 2: Giao diện mạng liên thư viện

Bạn đọc rà chuột và chọn một thư viện liên kết để vào trang tra cứu khai thác tài nguyên và dịch vụ

của thư viện.

Page 3: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRA CỨU TÀI LIỆU

Hướng dẫn sử dụng – tra cứu tài liệu

Trang: 3 / 13

Hoặc bạn đọc có thể click vào biểu tượng liên thư viện ngay trang chủ OPAC để chọn lại thư viện

muốn khai thác tài nguyên và dịch vụ.

Hình 2a: Liên kết liên thư viện

2.2 Trang chủ

Trang chủ phân hệ OPAC báo cho bạn đọc biết được các ấn phẩm mới được nhập về thư viện trong

một khoảng thời gian nào đó, xem nhanh được bộ sưu tập nổi bật,...

Cho phép bạn đọc truy cập tài liệu sách điện tử, hình ảnh, âm thanh, phim ảnh, báo in/tạp chí điện

tử, liên kết đến các website hữu ích liên quan,…

Giao diện con cho bạn đọc tìm kiếm tài liệu theo danh mục tài liệu (khung phân loại DDC) như:

Tổng quát, triết học và tâm lý học, tôn giáo, khoa học xã hội, ngôn ngữ, khoa học tự nhiên và toán

học, công nghệ, nghệ thuật, văn học, địa lý và lịch sử.

Hình 3: Giao diện trang chủ

Page 4: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRA CỨU TÀI LIỆU

Hướng dẫn sử dụng – tra cứu tài liệu

Trang: 4 / 13

2.3 Duyệt theo đề mục

Bạn đọc có thể tìm kiếm nhanh tài liệu bằng cách tìm duyệt theo các đề mục: Bộ sưu tập, danh mục,

tiêu đề đề mục, nhan đề, tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản.

Từ thanh menu bạn có thể chọn Duyệt theo đề mục (Bộ sưu tập, danh mục, tiêu đề đề mục, nhan

đề, tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản, từ khóa, dạng tài liệu, tài liệu điện tử).

Ví dụ: Bạn chọn Duyệt theo Tiêu đề đề mục

Hình 4: Giao diện thông tin chọn duyệt đề mục

Kết quả duyệt theo tiêu đề đề mục

Hình 5: Giao diện thông tin duyệt đề mục theo tiêu đề đề mục

Page 5: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRA CỨU TÀI LIỆU

Hướng dẫn sử dụng – tra cứu tài liệu

Trang: 5 / 13

Trong cửa sổ duyệt đề mục, bạn có thể tìm kiếm theo các ký tự hoặc gõ tìm cụm từ. Ví dụ: có thể

tìm lọc lại kết quả trong danh sách đề mục tiêu đề đề mục từ “tai chinh” (Lưu ý: hệ thống không

phân biệt cách gõ có dấu, không dấu, chữ hoa, chữ thường,…). Kết quả hiển thị:

Hình 6: Giao diện lọc tìm kiếm tập kết quả tiêu đề đề mục

Tương tự người dung có thể tìm duyệt theo bộ sưu tập, danh mục, nhan đề, tác giả, năm xuất bản,

nhà xuất bản, từ khóa, dạng tài liệu, tài liệu điện tử.

Hình 7: Giao diện duyệt đề mục theo bộ sưu tập

Page 6: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRA CỨU TÀI LIỆU

Hướng dẫn sử dụng – tra cứu tài liệu

Trang: 6 / 13

Hình 8: Giao diện duyệt đề mục theo từ khóa

2.2 Website hưu ích

Để xem thông tin Website hữu ích, bạn có thể chọn Cây thư mục Website hữu ích

Kết quả sẽ hiện ra tất cả các Website liên kết đến các trang web hữu ích: tổ chức chính phủ, cơ quan

nhà nước, tổ chức chính trị,…

Hình 9: Giao diện thông tin các website hưu ích

Page 7: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRA CỨU TÀI LIỆU

Hướng dẫn sử dụng – tra cứu tài liệu

Trang: 7 / 13

Bạn đọc có thể lọc tìm lại các trang website hữu ích bằng cách chọn menu xổ xuống theo các nhóm:

Tổ chức chính phủ, cơ quan nhà nước, tổ chức quốc tế, tổ chức chính trị – xã hội,…

3. Tìm kiếm dư liệu

3.1 Tìm kiếm trên mọi tư liệu

Đây là chức năng tra cứu chung cho tất cả các loại tài liệu khác nhau. Màn hình tìm kiếm nằm ngay

trên thanh menu.

Hình 10: Giao diện tìm kiếm mọi tư liệu

Cách sử dụng:

Bạn đọc nhập bất kỳ cụm từ tìm kiếm vào ô nhập "Tìm kiếm tài liệu ở đây”. Sau đó nhấn

nút enter hoặc click chọn biểu tượng kính hiển vi nằm ngay cạnh bên phải ô nhập. Mặc định

là toàn bộ sẽ tìm kiếm trên tất cả dạng tài liệu (sách, luận án , luận văn, báo/tạp chí,…), bạn

đọc có thể click vào biểu tượng mũi tên chỉ xuống để chọn dạng tài liệu khác.

Chú ý:

Cụm từ nhập vào, hệ thống tra tìm trên tất cả các trường biên mục MARC và phi MARC, tìm kiếm

toàn văn và không phân biệt chữ hoa hoặc chữ thường, không phân biệt cách gõ dấu tiếng việt,

không phân biệt gõ tiếng việt có dấu hoặc chữ tiếng việt không dấu.

Ví dụ: Bạn đọc muốn tìm cụm từ “Kế toán”, bạn đọc có thể nhập: “Kế toán”, “kế toán”, “KẾ

TOÁN”, “ke toan”,… kết quả trả về như nhau:

Hình 11: Giao diện kết quả tìm kiếm

Page 8: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRA CỨU TÀI LIỆU

Hướng dẫn sử dụng – tra cứu tài liệu

Trang: 8 / 13

Phía bên trái là tập tất cả danh mục theo chủ đề, dạng tài liệu (sách in, sách điện tử,..),số phân loại,

nhà xuất bản, năm xuất bản, tác giả, từ khóa có kiểm soát (subject heading), từ khóa không kiểm

soát (keyword),… liên quan đến cụm từ tìm kiếm nhập vào. Và hệ thống cho phép người dung click

chọn để thu hẹp kết quả phạm vi tìm kiếm.

Ví dụ: người dung nhập cụm từ tìm kiếm “ke toan”, tập kết quả trả về là 1694 biểu ghi (xem hình

trên), muốn lọc thêm điều kiện tác giả, click chọn Tác giả Phan Đức Dũng

Tập kết quả trả về con lại 51 biểu ghi.

Hình 12: Giao diện kết quả tìm kiếm – lọc thêm điều kiện tác giả

Người dung có thể thu hẹp kết quả tìm kiếm nhiều hơn như click chọn các mục: từ khóa, tiêu đề đề

mục, năm xuất bản,… hoặc có thể hủy bỏ các điều kiện lọc bằng các click chọn biểu tượng dấu

chéo khoan tron màu đỏ.

Người dung có thể thu hẹp phạm vi tìm kiếm trong tập kết quả, có thể gõ cụm từ tìm kiếm vào ô

“Nhập thông tin tìm kiếm trong tập kết quả của bạn ở đây” để lọc kết quả.

Ví dụ: tìm kiếm từ “tai chinh”, người dung muốn tìm kiếm để lọc lại trong tập kết quả từ “ke toan”,

gõ vào ô lọc, kết quả tìm kiếm hiển thị:

Page 9: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRA CỨU TÀI LIỆU

Hướng dẫn sử dụng – tra cứu tài liệu

Trang: 9 / 13

Hình 13: Giao diện kết quả tìm kiếm – lọc tìm trong tập kết quả với cụm từ tìm kiếm

Bạn đọc có thể nhận lại tập kết quả trước đó bằng cách click chọn từ khóa tương ứng.

Phía bên phải là thông tin về dữ liệu biên mục và danh sách những cuốn sách đọc giả đã chọn.

Người dung có thể xem chi tiết dữ liệu biên mục hoặc xem chi tiết tài liệu điện tử.

Người dung xem nhiều dạng dữ liệu biên mục và dữ liệu điện tử:

Xem dạng chi tiết: Phía trên là thông tin biên mục chi tiết, phía dưới là thông tin chi tiết về bản tài

liệu được phân kho, trạng thái (bận, rỗi, mất,…)

Page 10: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRA CỨU TÀI LIỆU

Hướng dẫn sử dụng – tra cứu tài liệu

Trang: 10 / 13

Hình 14: Giao diện chi tiết biểu ghi biên mục – xem dạng ISBD

Xem dạng MARC

Hình 15: Giao diện chi tiết biểu ghi biên mục – xem dạng MARC

Page 11: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRA CỨU TÀI LIỆU

Hướng dẫn sử dụng – tra cứu tài liệu

Trang: 11 / 13

Người dung có thể click chọn biểu tượng trái tim bên dưới sách để đưa vào danh sách chọn. Sau đó

bạn đọc có thể xem lại danh sách bằng cách lick vào biểu tượng danh sách yêu thích trên thanh

menu.

Hình 16: Giao diện liên kết danh sách yêu thích

và có thể xuất ra các dạng file (word, pdf), gửi email hoặc là in danh sách.

Hình 17: Giao diện chi tiết danh sách yêu thích

3.2 Dư liệu điện tử

Bạn đọc click vào biểu tượng hoặc Cây thư mục Kho tài liệu số để vào tra cứu và khai thác

đọc tài liệu số.

Hình 18: Giao diện liên kết đến kho tài liệu số

Page 12: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRA CỨU TÀI LIỆU

Hướng dẫn sử dụng – tra cứu tài liệu

Trang: 12 / 13

3.3 Tìm kiếm (nâng cao và Z39.50)

Tìm kiếm nâng cao

Ngoài ra người dung con có thể tìm kiếm nâng cao bằng cách kết hợp các điều kiện chặt chẽ với

nhau thông qua các toán tử logíc (AND,OR, NOT) nhằm tìm ra kết quả một cách chính xác.

Bạn đọc có thể tìm kiếm trên phạm vi nhiều thư viện cơ sở thành viên, giới hạn phạm vi các loại tài

liệu, năm xuất bản,…

Hình 19: Giao diện tìm kiếm nâng cao

Z39.50

Qua chức năng này, ngoài các tài liệu có trong thư viện bạn đọc có thể tra cứu những thông tin về

ấn phẩm tại những thư viện khác có hỗ trợ giao thức Z39.50

Giao diện của chức năng này được chia làm hai phần:

Thông tin về máy chủ Z39.50: bao gồm tên máy chủ, cổng dịch vụ và tên cơ sở dữ liệu tìm kiếm (có

thể lấy từ danh sách sẵn có )

Điều kiện tìm kiếm: Cách nhập điều kiện xem phần Tìm nâng cao trong dữ liệu thư mục

Nhấn nút “Tìm kiếm” để xem kết quả.

Nhấn nút “Làm lại” để bắt đầu quá trình tìm kiếm khác.

Page 13: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRA CỨU TÀI LIỆU

Hướng dẫn sử dụng – tra cứu tài liệu

Trang: 13 / 13

Hình 20: Giao diện tìm kiếm Z39.50

Kết quả trả về, bạn đọc có thể click chọn định dạng file iso2709 để tải về.

Hình 21: Giao diện kết quả tìm kiếm Z39.50