156
Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) 1 UBND TỈNH LÀO CAI - BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ - NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––– BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai - Giai đoạn 2 (2010 - 2015) Nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) ––––––––––––––––– Lào Cai, tháng 10/2009

Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

1

UBND TỈNH LÀO CAI - BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ - NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

––––––––––––––

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai - Giai đoạn 2 (2010 - 2015)

Nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB)

–––––––––––––––––

Lào Cai, tháng 10/2009

Page 2: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

2

Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc

giai đoạn 2 (2010 - 2015)

Báo cáo nghiên cứu khả thi

Dự án giảm nghèo tỉnh Lào Cai - Giai đoạn 2010 - 2015

Nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB)

–––––––––––––––––

Lào Cai, tháng 10/2009

UBND Tỉnh Lào Cai Ngân hàng Thế giới (WB)

Page 3: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

3

MỞ ĐẦU

Lào Cai, là một tỉnh nằm ở biên giới phía Bắc của Việt Nam, trong những năm

vừa qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc của tỉnh đã có nhiều cố gắng,

phấn đấu vươn lên phát huy những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên khoáng

sản; khắc phục những hạn chế, khó khăn phát triển toàn diện kinh tế, xã hội và bảo vệ môi

trường sinh thái.

Kinh tế Lào Cai có tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng

tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Trình độ phát triển xã hội ngày một nâng cao

ở hầu hết các lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hóa, công tác xoá đói giảm nghèo. Đời sống

nhân dân được cải thiện đáng kể, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ổn định. Tuy

nhiên, Lào Cai vẫn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước. Để Lào Cai nhanh chóng

thoát khỏi danh sách tỉnh nghèo, có trình độ phát triển của vùng trung du miền núi Bắc Bộ

là thách thức và đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân Lào Cai phải phấn đấu vươn lên.

Lào Cai vẫn còn là một tỉnh nghèo, nguồn lực đầu tư cho phát triển còn hạn chế.

Chính vì vậy mặc dù kinh tế tăng trưởng cao nhưng chưa vững chắc. Thu nhập bình quân

đầu người còn thấp, năm 2007 đạt 9,62 triệu đồng/người/năm tương đương 549

USD/người/năm, bằng 47% mức bình quân cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, còn tới

26,33% cao hơn tỷ lệ hộ nghèo trong khu vực. Đời sống một bộ phận dân cư vùng cao,

vùng đặc biệt khó khăn còn rất nhiều khó khăn. Số hộ cận nghèo và có nguy cơ tái nghèo

còn nhiều và luôn là vấn đề bức xúc do "ranh giới" giữa nghèo và thoát nghèo rất mong

manh.

Thu ngân sách hạn hẹp, chỉ đáp ứng khoảng 30% tổng chi, tỷ lệ huy động GDP vào

ngân sách thấp. Quy mô sản xuất của các ngành nhỏ bé, chi phí sản xuất cao, chất lượng

sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường đặt ra những thách thức lớn đối với các

doanh nghiệp của tỉnh khi hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy đã được

đầu tư, song vẫn còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.

Do ở miền núi, địa hình bị chia cắt phức tạp, hay xảy ra thiên tai, lũ quét nên các

công trình cơ sở hạ tầng nhanh xuống cấp. Mặt khác, do địa hình phức tạp, giao thông đi

lại khó khăn, dân cư không tập trung, do đó hiệu quả đầu tư bị hạn chế.

Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, trong quy hoạch phát

triển kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 - 2015 và đến năm 2020 đã chỉ rõ

việc tăng trưởng kinh tế phải gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Phát triển sản xuất

phải gắn với thị trường tiêu thụ, tạo ra được các khâu đột phá để đưa nền kinh tế phát

triển nhanh hơn, từng bước khắc phục nguy cơ tụt hậu so với cả nước.

Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực.

Khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thuận

lợi, đảm bảo yêu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống

vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tiếp tục thực hiện xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm

cho người lao động. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (CPRGS) cũng đã xác

định một trong những nguyên nhân của đói nghèo đó là việc khó tiếp cận được với các

dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác do kết cấu hạ tầng ở các vùng sâu, vùng

Page 4: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

4

xa, vùng đói nghèo còn thiếu và yếu kém. Việc tiếp cận đến các vùng này còn hết sức khó

khăn. Vốn đầu tư của Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu, đóng góp nguồn lực của

nhân dân còn hạn chế, chủ yếu là bằng lao động. Chính vì vậy, một trong những

giải pháp chủ yếu thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo

(CPRGS) để phát triển các ngành, lĩnh vực đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và xóa đói

giảm nghèo và tạo cơ hội cho người nghèo tăng thu nhập, đó là việc phát triển cơ sở hạ

tầng để tạo cơ hội cho các xã nghèo, vùng nghèo, người nghèo tiếp cận với các dịch vụ

công.

Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) được xây dựng dựa trên

cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả và thành tựu đã đạt được của Dự án Giảm nghèo

tỉnh Lào Cai giai đoạn 1 (2002 - 2007) sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hang Thế giới

(WB); đồng thời việc xây dựng Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào

Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) được tiến hành xây dựng dựa trên các cơ sở pháp lý sau:

- Căn cứ Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ về việc

Ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức.

- Căn cứ Văn bản số 1096/TTTg-QHQT ngày 03/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ

về việc chủ trương tiếp nhận dự án do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ.

- Căn cứ Công văn số 3205/BKH-KTNN ngày 07/5/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu

tư về việc hướng dẫn xây dựng Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo các tỉnh

Miền núi phía Bắc giai đoạn 2 (2010- 2015).

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 -

2015) được xây dựng với các nội dung chủ yếu sau:

Page 5: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

5

CHƢƠNG I

BÁO CÁO TÓM TẮT DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH LÀO CAI

GIAI ĐOẠN 2 (2010 - 2015).

I. MÔ TẢ VỀ DỰ ÁN, CƠ QUAN ĐỀ XUẤT, CƠ QUAN THỰC HIỆN, CƠ QUAN

VẬN HÀNH DỰ ÁN.

I.1- THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN.

1. Tên dự án: Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2 (2010 - 2015).

2. Mã ngành:

3. Tên nhà tài trợ: Ngân hàng thế giới (WB)

4. Cơ quan đề xuất dự án: Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lào Cai.

5. Tên các cơ quan chủ quản dự án

1. UBND tỉnh Lào Cai

Địa chỉ liên lạc: Số 268 Đường Hoàng Liên -

TP Lào Cai - tỉnh Lào Cai.

Số điện thoại / Fax: .............

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai

Địa chỉ liên lạc: Số 266 Đường Hoàng Liên -

P. Kim Lân - TP Lào Cai - tỉnh Lào Cai

Số điện thoại / Fax:

020.3840430/ 020.3841567

6. Chủ dự án dự kiến:

1. UBND tỉnh Lào Cai

Địa chỉ liên lạc: Số 268 Đường Hoàng Liên -

TP Lào Cai - tỉnh Lào Cai.

Số điện thoại /Fax:

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai

Địa chỉ liên lạc: Số 266 Đường Hoàng Liên -

P. Kim Lân - TP Lào Cai - tỉnh Lào Cai

Số điện thoại / Fax:

020.3840430/ 020.3841567

3. UBND các huyện Bát Xát, Sa Pa, Mường

Khương, Văn Bàn

4. UBND 45 xã thuộc dự án

7. Thời gian dự kiến thực hiện dự án: 2010-2015

Page 6: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

6

8. Địa điểm thực hiện dự án: 45 xã thuộc 04 huyện: Bát Xát, Sa Pa, Mường

Khương, Văn Bàn của tỉnh Lào Cai.

9. Tổng vốn dự án: 22,6 triệu USD (tương đương với 384,21 triệu VND).

Trong đó: Vốn vay ODA: 20 triệu USD, vốn đối ứng: 2,6 triệu USD.

10. Hình thức cung cấp ODA: Vay ưu đãi

I.2. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN:

1- Mục tiêu tổng quát:

Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) trước hết nhằm kế thừa

và phát huy những thành tựu và kết quả đạt được của quá trình thực hiên Dự án Giảm

nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 1 (2002 -2007). Các hoạt động của Dự án Giảm nghèo tỉnh

Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) được tập vào các lĩnh vực đầu tư: Cơ sở hạ tầng phát

triển kinh tế huyện, phát triển sản xuất, liên kết thị trường sản xuất; đầu tư các tiểu dự án

nhỏ cải thiện cơ sở hạ tầng thôn bản, cải thiện sản xuất, hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ, đào tạo

tập huấn tăng cường năng lực, nâng cao kiến thức cho cán bộ, kiến thức khoa học kỹ

thuật, ngành nghề nhân dân vùng dự án.

Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 (2010 - 2015) với mục tiêu tổng quát là Nhằm giúp

cải thiện đời sống, tăng thêm các cơ hội việc làm, tăng thêm thu nhập và đa dạng hoá sản

phẩm nông - lâm nghiệp, ngành nghề và thị trường sản phẩm cho nhân dân các dân tộc và

đồng bào nghèo, người dân tộc thiểu số ở các xã và huyện khó khăn của 04 huyện, 45 xã

trong vùng dự án của tỉnh Lào Cai; Góp phần phát triển sinh kế cho người dân trong

vùng, tạo thêm các dịch vụ thị trường, y tế, văn hoá, giáo dục và điều quan trọng nhất là

giúp cho người dân trong vùng dự án thoát nghèo, giảm nghèo một cách bền vững.

2- Mục tiêu cụ thể của dự án:

- Hỗ trợ các hoạt động sinh kế, hỗ trợ cơ sở hạ tầng trực tiếp cho người nghèo, hộ

nghèo, thôn bản nghèo, xã nghèo thuộc vùng dự án. Phấn đấu đến năm 2015 số hộ nghèo

trong vùng dự án giảm xuống còn khoảng 10% theo tiêu chí hiện nay; góp phần giảm tỷ lệ

hộ nghèo chung của toàn tỉnh xuống dưới 10% vào năm 2015 theo quy hoạch phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Góp phần tăng thu nhập bình quân cho các hộ thuộc vùng dự án và của tỉnh từ

10,6 triệu đồng/năm lên 15 triệu đồng/năm vào năm 2015.

- Trong giai đoạn đầu (18 tháng) của dự án sẽ đầu tư nâng cấp 06 công trình đường

giao thông nông thôn với qui mô là 23,3 km, tạo điều kiện giao thông đi lại thuận lợi và

trao đổi hàng hoá cho nhân dân của các xã dự án.

- Nâng cấp 08 công trình thuỷ lợi, phục vụ tưới tiêu cho 214 ha ruộng nước canh

tác của người dân các xã thực hiện dự án.

Page 7: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

7

- Nâng cấp, sửa chữa và làm mới 03 công trình cấp nước sinh hoạt, cung cấp nước

sinh hoạt cho 124 hộ dân của các xã thực hiện dự án.

- Hoạt động khác của dự án được lồng ghép hoàn toàn vào kế hoạch 5 năm (2010 -

2015) của các xã, các huyện vùng dự án, qua đó cùng với các nguồn vốn đầu tư trên địa

bàn góp phần giảm nghèo bền vững cho nhân dân trong vùng.

* Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai được thiết kế xây dựng theo hướng rất mở đó

là: Các hoạt động của dự án chỉ lập cho kế hoạch 18 tháng đầu, các hoạt động của

những năm tiếp theo được lập theo kế hoạch hàng năm; đây là lần đầu tiên có một dự án

với mục tiêu giảm nghèo được áp dụng hướng tiếp cận mới này. Chính điều này sẽ giúp

cho các hoạt động đề xuất của người dân vùng dự án được cụ thể hơn, sát thực với thực

tế nhu cầu về sinh kế, hạ tầng và đời sống của nhân dân.

* Dự án hướng tới các mục tiêu cụ thể khác như:

- Đầu tư làm mới các công trình hạ tầng tại thôn bản, tại xã theo nguyện vọng đề

xuất và thực tế tại địa phương để phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần

giảm nghèo bền vững.

- Hỗ trợ các thông tin về thị trường, liên kết thị trường, hỗ trợ sản xuất dịch vụ cho

nhân dân vùng dự án. Tạo môi trường phát triển kinh tế đa dạng và cạnh tranh hơn để đáp

ứng nhu cầu thiết yếu trong sản xuất, nông - lâm, tiểu thủ công nghiệp của các xã, huyện

thuộc vùng dự án.

- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động là người địa phương để họ vừa có thu

nhập vừa nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc vận hành, duy tu bảo dưỡng các

công trình trên địa bàn thôn xã dự án.

- ưu tiên hướng các hoạt động của dự án theo đề xuất của phụ nữ, hướng tới việc

phụ nữ được tham gia nhiều hơn, được hưởng lợi trực tiếp nhiều hơn đối với các hoạt

động dự án. Các hoạt động tập trung vào sinh kế cho phụ nữ, ưu tiên đầu tư các tiểu dự án

do phụ nữ đề xuất đã giúp cho chị em phụ nữ (hầu hết là người dân tộc thiểu số) được

hưởng lợi, được trực tiếp tham gia các nhóm mô hình sản xuất, các hoạt động đào tậo, tập

huấn kỹ năng sống, kỹ thuật canh tác, nâng cao tay nghề, xoá mù chữ,....

- Các hoạt động và cách dự án tiếp cận các hoạt động sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn

cho nhóm cộng đồng các dân tộc thiểu số trong nhóm người người, hộ nghèo, vùng nghèo

của dự án.

- Các hoạt động đào tạo được thực hiện trên cơ sở nhu cầu đào tạo của người dân

địa phương là chủ yếu; được tập trung từ việc đào tạo lập kế hoạch, tiếp cận với kiến thức

khoa học kỹ thuật, sản xuất, đời sống, phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

- Số thôn bản được cải thiện điều kiện sống từ những đầu tư của dự án: Với 03 hợp

phần của dự án, đặc biệt là hợp phần Ngân sách Phát triển xã với các tiểu dự án được đầu

tư phù hợp với quy mô thôn, bản theo đề xuất của người dân; có tổng số 432/432 thôn bản

Page 8: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

8

thuộc 45 xã của 04 huyện: Bát Xát, Sa Pa, Mường Khương, Văn Bàn (chiếm 100% số

thôn bản) được hưởng lợi từ các hoạt đồng đầu tư của dự án.

- Các hoạt động đầu tư trong Hợp phần Ngân sách Phát triển xã được phân cấp cho

xã làm chủ đầu tư, qua quá trình thực hiện giai đoạn 1 của dự án cũng như 5 năm tiếp theo

thực hiện Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) có thể khẳng định

100% số xã (45/45 xã) của 04 huyện dự án sẽ làm chủ đầu tư hiệu quả hợp phần Ngân

sách Phát triển xã.

3. Các hợp phần của Dự án:

Nội dung các hợp phần của Dự án Giản nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 -

2015) gồm các hợp phần sau:

* Hợp phần 1: Phát triển kinh tế huyện.

Nguồn vốn phân bổ cho hợp phần này trên nguyên tắc là 50% tổng nguồn vốn vay

của Ngân hàng Thế giới (WB) của toàn dự án.

Mục tiêu của hợp phần này là cung cấp vốn đầu tư hỗ trợ cho việc lập và thực hiện

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, xã; cải thiện sinh kế người dân thông

qua xây dựng mới hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế nhằm phục vụ sản xuất và phát

triển kinh tế đa dạng, tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập; đảm bảo thành quả xây

dựng được vận hành tốt và bền vững; đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tại

các xã, huyện vùng cao.

Hợp phần này sẽ tập trung đầu tư vào các hoạt động sinh kế, lồng ghép để giảm

thiểu rủi ro/thiên tai, giúp các huyện/xã dự án nhận ra tiềm năng sản xuất của họ và tạo

thuận lợi cho việc định hướng thị trường và kết nối với thị trường.

Hợp phần này gồm 2 tiểu hợp phần:

Tiểu hợp phần 1.1: Đầu tư phát triển kinh tế huyện, và

Tiểu hợp phần 1.2: Đa dạng hoá các cơ hội liên kết thị trường và hỗ trợ sáng kiến

kinh doanh.

* Hợp phần 2: Ngân sách Phát triển xã.

Nguồn vốn phân bổ cho hợp phần này trên nguyên tắc là 35% tổng nguồn vốn vay

của Ngân hàng Thế giới (WB) của toàn dự án. Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ 100%

vốn cho thực hiện hợp phần này (gồm chi phí quản lý, chi phí khảo sát thiết kế, chi phí

trực tiếp cho các tiểu dự án).

Hợp phần Ngân sách phát triển xã này sẽ tiếp tục cho sự thành công của Dự án

giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 1 (2002 - 2007). Một trong những đặc điểm đặc trưng

Page 9: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

9

và đổi mới của dự án là sẽ chú trọng nhiều hơn đến các hoạt động cải thiện sinh kế và ưu

tiên hơn cho nhu cầu đề xuất của phụ nữ.

Hợp phần Ngân sách phát triển xã sẽ thực hiện phân cấp triệt để cho cấp Xã làm

chủ đầu tư các hoạt động trên địa bàn, bao gồm: xây mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp

thôn bản, các hoạt động hỗ trợ sinh kế và hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ sản xuất nông

nghiệp,...nhằm cải thiện mức sống một cách bền vững. Người dân địa phương được trực

tiếp tham gia vào các quá trình từ việc đề xuất hoạt động, ra quyết định, tổ chức triển

khai thực hiện (đấu thầu, thi công/thực thi, thanh quyết toán,...), giám sát, quản lý và sử

dụng một cách công khai và dân chủ.

Hợp phần này bao gồm những tiểu hợp phần sau:

Tiểu hợp phần 2.1: Cải thiện cơ sở hạ tầng thôn bản,

Tiểu hợp phần 2.2: Hỗ trợ Sinh kế và Dịch vụ sản xuất và

Tiểu hợp phần 2.3: Hỗ trợ các hoạt động phát triển KTXH của phụ nữ.

* Hợp phần 3: Tăng cường năng lực.

Nguồn vốn phân bổ cho hợp phần này trên nguyên tắc là 7,5% tổng nguồn vốn vay

của Ngân hàng Thế giới (WB) của toàn dự án. Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ 100%

vốn cho thực hiện hợp phần này.

Mục tiêu của hợp phần này là nâng cao năng lực của chính quyền địa phương, các

bên liên quan và cộng đồng trong việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa

phương, quản lý, triển khai, giám sát và duy trì các chương trình cải thiện sinh kế tại địa

phương, kế hoạch đối phó với rủi ro thiên tai và đào tạo nghề cho người dân của vùng dự

án.

Hợp phần này bao gồm những tiểu hợp phần sau:

Tiểu hợp phần 3.1: Lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Tiểu hợp phần 3.2: Đào tạo cán bộ cấp huyện.

Tiểu hợp phần 3.3: Đào tạo cán bộ xã và thôn bản.

Tiểu hợp phần 3.4: Đào tạo kỹ năng nghề.

Tiểu hợp phần 3.5: Bảo vệ tài sản hộ gia đình và tài sản công.

*Hợp phần 4: Quản lý dự án - Giám sát và đánh giá.

Nguồn vốn phân bổ cho hợp phần này trên nguyên tắc là 7,5% tổng nguồn vốn vay

của Ngân hàng Thế giới (WB) của toàn dự án.

Page 10: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

10

Hợp phần này nhằm đảm bảo việc quản lý dự án được năng suất và hiệu quả thông

qua thúc đẩy việc triển khai, điều phối, trao đổi kinh nghiệm và các nỗ lực nâng cao chất

lượng. Hợp phần này sẽ bao gồm việc giám sát và đánh giá, truyền thông và thông tin và

kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập, điều phối và hướng dẫn chung, cung cấp các thiết

bị cần thiết và quản lý thực hiện cho Ban QLDA các cấp.

4. Các cơ quan chịu trách nhiệm.

- Chủ quản đầu tư: UBND tỉnh Lào Cai.

- Chủ đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, UBND các huyện Bát Xát, Sa

Pa, Mường Khương, Văn Bàn và UBND 45 xã vùng dự án.

- Cơ quan thực hiện: BQLDA tỉnh Lào Cai (PPMU) trực thuộc Sở Kế hoạch và

Đầu tư; BQLDA huyện (DPMU) trực thuộc UBND các huyện và Ban Phát triển các xã

(CDB) thuộc UBND xã.

5. Các thông tin tóm tắt về dân tộc thiểu số, tình trạng đói nghèo trong vùng

dự án.

Tại vùng dự án thuộc Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015),

với tổng dân số là khoảng 121.461 người, trong đó dân tộc Kinh chỉ chiếm khoảng 3,52%

còn lại là 96,48% là người các dân tộc thiểu số (số liệu tổng hợp từ các xã, huyện vùng

dự án), các nhóm dân tộc thiểu số chủ yếu là: Dân tộc Mông chiếm 47,47%, dân tộc Dao

chiếm 24,64%, dân tộc Tày chiếm 11% và các dân tộc khác.

Mỗi dân tộc thiểu số trong vùng dự án của tỉnh Lào Cai đều có những phong tục,

tập quán trong sản xuất, trong sinh hoạt đặc trưng riêng. Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

giai đoạn 1 (2010 - 2015) cũng đã có tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về nội dung này

và chỉ ra sự phong phú và đa dạng trong các nét văn hóa của từng dân tộc sinh sống ở các

địa phương thuộc vùng dự án.

Đây cũng là một đặc điểm rất quan trọng cần lưu ý trong quá trình thiết kế dự án

và thực hiện các hoạt động đầu tư, nhằm xóa đói giảm nghèo cho vùng mà các cấp, các

ngành và bên liên quan cần đặc biệt quan tâm. Thiết kế Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2

(2010 - 2015) cũng xem xét và đưa vào các yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự tham gia có

hiệu quả của các nhóm dân tộc thiểu số trong vùng dự án, đúc rút các bài học và khuyến

nghị từ nghiên cứu chuyên sâu của Ngân hàng Thế giới (WB) và từ Báo cáo Phân tích xã

hội Quốc gia về Dân tộc và Phát triển.

* Tình trạng đói nghèo và các nguyên nhân đói nghèo:

Có thể khẳng định các dân tộc vùng miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Lào Cai

nói riêng thuộc vào những cộng đồng nghèo nhất trong cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo tại vùng

dự án rất cao. Nhiều xã có tỷ lệ đói nghèo lên đến trên 60% (ví dụ như xã Tả Thàng, xã

Page 11: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

11

Tả Ngải Chồ, xã Tả Gia Khâu huyện Mường Khương; xã Y tý, xã Dền Thàng, xã Ngải

Thầu huyện Bát Xát; xã Nậm Tha, xã Nậm Chày, xã Nậm Xé huyện Văn Bàn; xã Hầu

Thào, xã Tả Phìn huyện Sa Pa.

Tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm 100% số hộ nghèo tại các xã. Đời

sống của đồng bào, đặc biệt là tại các xã biên giới xa xôi và rẻo cao còn rất khó khăn và

có mức độ cải thiện cuộc sống chậm hơn nhiều so với người Kinh sinh sống trong cùng

khu vực. Mặc dù trong những năm vừa qua, được sự quan tâm của Nhà nước đầu tư về

lĩnh vực xoá đói giảm nghèo đạt được những thành tựu quan trọng, tuy nhiên nhóm cộng

đồng các dân tộc thiểu số vẫn là nhóm có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.

* Các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đói nghèo được tóm tắt như dưới đây:

Người dân tộc thiểu số có sự hạn chế về vốn vật chất (đất đai, tiền vốn, tín dụng)

hơn người Kinh; có ít vốn kiến thức về xã hội như y tế, giáo dục và việc tiếp cận với các

dịch vụ xã hội còn hạn chế, do chủ yếu sinh sống tại các vùng núi xa xôi, hẻo lánh, cách

trở cho nên khả năng tiếp cận với môi trường bên ngoài còn nhiều hạn chế và yếu tố này

được xác định như một trong những nguyên nhân chính của đói nghèo.

Người dân tộc thiểu số có thể gặp nhiều rảo cản do ngôn ngữ khác biệt với tiếng

phổ thông cho nên rất bị hạn chế trong việc nghe, đọc, hiểu các chính sách của Chính

phủ, đặc biệt là các chương trình giảm nghèo do đó hưởng lợi của họ có thể thấp hơn so

với người Kinh.

Khả năng tiếp cận bình đẳng các loại hình dịch vụ xã hội và thị trường đa dạng của

người dân tộc thiểu số cũng phần nào kém hơn so với các nhóm dân tộc đa số. Một số

định kiến của người Kinh về người dân tộc thiểu số tuy không quá phổ biến hiện nay

nhưng cũng đã trở thành các định kiến tiêu cực và phần nào làm ảnh hưởng tiêu cực tới nỗ

lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, do đặc điểm địa hình phức tạp, độ

dốc lớn cho nên các tác động của thời tiết (như lũ quét, lũ ống, rét đậm, rét hại, hạn hán,

v.v...) đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của đồng bào và rất dễ làm tái

nghèo nhiều hộ gia đình, thậm chí cả một thôn bản hoặc một vài xã sau thiên tai.

Báo cáo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) của Ngân hàng Thế giới (WB) đã

chỉ ra một số phát hiện quan trọng được tóm tắt, chọn lọc như sau:

- Giáo dục: Tỷ lệ trẻ bỏ học ở người dân tộc thiểu số còn cao, người dân tộc thiểu

số có xu hướng đi học muộn hơn; Giáo dục mầm mon ở những vùng dân tộc thiểu số còn

chưa được quan tâm đúng mức; thiếu giáo dục song ngữ cho đồng bào là người dân tộc

thiểu số. Các loại phí trong giáo dục là một trở ngại lớn đối với tiếp cận giáo dục ở người

dân tộc thiểu số; có ít giáo viên người dân tộc và điều kiện giao thông tới trường của trẻ

nhỏ có nhiều khó khăn.

Page 12: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

12

- Giao thông, đi lại: Người dân tộc ít khi ra khỏi địa bàn họ sinh sống hơn so với

người Kinh, ít khi đi tới các thị trấn của huyện nơi họ sinh sống và dĩ nhiên là càng ít tới

các thị xã, thành phố lân cận, do ít di chuyển hơn nên đã ảnh hưởng tới khả năng quan sát

và học hỏi ý tưởng mới của họ.

- Tín dụng và dịch vụ tài chính: chưa có một chính sách tín dụng ưu đãi riêng cho

người dân tộc thiểu số và họ dễ bị tổn thương về tài chính hơn đối với những khoản vay

nặng lãi từ thị trường không chính thức.

- Tiếp cận với đất đai, nông nghiệp và lâm nghiệp: Người dân tộc thiểu số tiếp tục

bị phụ thuộc vào việc canh tác nương rẫy; có tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp thấp hơn do đó

có năng suất canh tác thấp hơn; vùng dân tộc thiểu số có diện tích rừng lớn nhưng lại có ít

hộ gia đình dân tộc thiểu số có sinh kế ổn định từ lâm nghiệp; công tác giao đất, giao rừng

nói chung dường như chưa thực sự mang lại tác động lớn tới thu nhập của người dân tộc

thiểu số; tình trạng thiếu đất đang có phần gia tăng tại một số vùng dân tộc thiểu số.

- Tiếp cận thị trường, thương mại và hoạt động phi nông nghiệp: Phụ nữ dân tộc

thiểu số ít tham gia thị trường hơn so với người Kinh; người dân tộc thiểu số bán nhiều

mặt hàng có giá trị thấp hơn so với ngoài chợ; người dân tộc thiểu số thiếu quy trình chế

biến tạo nên giá trị gia tăng lớn hơn và thiếu các mối liên kết chuỗi giá trị cho sản phẩm

của họ; buôn bán nhỏ lẻ, kể cả ở cấp thôn bản cũng do các nhóm người không phải là

người dân tộc thiểu số chiếm ưu thế và tỷ lệ của người dân tộc thiểu số đại diện trong lĩnh

vực phi nông nghiệp thấp.

- Quan niệm, định kiến chưa đúng về người dân tộc thiểu số: Có một số lượng

người Kinh còn có quan niệm, định kiến chưa đúng về người dân tộc thiểu số và điều này

đã góp phần làm tăng mối mặc cảm của họ và phần nào làm giảm đi nỗ lực vươn lên của

họ.

* Vấn đề giới và phụ nữ: Thông tin từ báo cáo đánh giá của Ngân hàng Thế giới

(WB) và các tài liệu khác cho thấy rằng bên cạnh những lợi ích mà phụ nữ và nam giới

cùng được hưởng từ thành quả về phát triển kinh tế và xã hội, hạ tầng và sản xuất nông

nghiệp, vẫn còn bằng chứng cho thấy có sự tồn tại dai dẳng về bất bình đẳng giới tại

vùng Miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng.

Quy tắc văn hóa tại vùng này tiếp tục đặt phụ nữ người dân tộc thiểu số vào vị trí

thứ yếu trong gia đình, trong cộng đồng và tiếng nói của họ trong gia đình, cộng đồng

nhiều khi chưa được xem trọng. Theo đó, phụ nữ tiếp tục phải chịu thiệt thòi trong mọi

lĩnh vực, từ tiếp cận các dịch vụ khuyến nông cho tới y tế, giáo dục, nguồn lực để sản

xuất....

Page 13: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

13

Tình trạng thất học trong phụ nữ dân tộc thiểu số đã và đang cản trở họ tham gia

vào các hoạt động xã hội nói chung cũng như các hoạt động phát triển kinh tế xã hội do

Chính phủ/ các nhà tài trợ đầu tư. Nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số không có cơ hội đi học

và không biết đọc, biết viết tiếng Kinh, điều này cản trở họ tham gia tích cực hơn nữa vào

các cơ hội phát triển kinh tế mới có từ nền kinh tế thị trường.

Phụ nữ người dân tộc thiểu số, đặc biệt là tại các thôn bản xa xôi ít có cơ hội tham

gia vào các cuộc họp của cộng đồng và điều này cản trở họ tiếp xúc với xã hội và các cơ

hội được nói lên tiếng nói, nói lên các nhu cầu của chính mình. Tuy nhiên, Báo cáo đánh

giá của Ngân hàng Thế giới (WB) và rất nhiều thông tin từ thực tiễn khác cũng cho thấy

đã có nhiều bằng chứng cho thấy nếu trao cơ hội, vốn và hỗ trợ về kiến thức, phụ nữ dân

tộc thiểu số có thể cải thiện được cuộc sống của mình thông qua các hoạt động sinh kế.

Đây cũng là vấn đề mà Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

sẽ phải quan tâm trong quá trình thiết kế dự án. Thêm nữa, kinh nghiệm từ Dự án Giảm

nghèo giai đoạn 1 (2002 - 2007) cũng cho thấy, các nhu cầu và ưu tiên của phụ nữ chưa

được quan tâm một cách đầy đủ, đặc biệt là trong các mô hình nông nghiệp là các hoạt

động dễ thu hút sự tham gia của phụ nữ nhất. Xuất phát từ thực tế này, Dự án Giảm nghèo

tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) sẽ được thiết kế dựa trên cơ sở cần phải có sự ưu

tiên nhiều hơn nữa, có sự hỗ trợ đặc biệt hơn đối với phụ nữ trong vùng dự án, đưa họ

„vào cuộc‟ mạnh hơn nữa thông qua các hoạt động dự án (về tổ chức, thể chế thì Phó

Ban phát triển xã phải là Hội trưởng Hội Phụ nữ xã, dành hẳn một tiểu hợp phần trong

Hợp phần Ngân sách Phát triển xã để đáp ứng những ưu tiên đề xuất của phụ nữ, có ít

nhất một đại diện của thôn bản là nữ trong Ban Phát triển xã và việc tham vấn đối với phụ

nữ phải được chú trọng, quan tâm hơn...) nhằm góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ

và cải thiện cuộc sống vật chất, văn hóa, tinh thần của họ.

* Kết luận chung:

Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2007 của các nhà tài trợ, nghèo đói ngày càng

tập trung vào các nhóm dân tộc thiểu số. Với các thông tin cơ bản trên đây có thể cho

thấy đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng Miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Lào Cai nói

riêng hiện vẫn đang rất khó khăn trong phát triển sinh kế và đời sống; khó khăn trong

việc tiếp cận kỹ thuật mới, tín dụng, bị ảnh hưởng rất lớn từ hậu quả của thiên tai, khả

năng tiếp cận tới thị trường thấp, bên cạch việc có rào cản về ngôn ngữ, chữ viết, định

kiến, v.v...

Chính phủ và các nhà tài trợ sẽ phải tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt cho các

cộng đồng DTTS trong vùng dự án để nhanh chóng giúp họ thoát nghèo, cải thiện đời

sống và tình trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ dân tộc thiểu số. Căn cứ vào các

đánh giá nêu trên, Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai 2 (2010 - 2015) đã xác định cách thức

Page 14: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

14

tiếp cận và phân bổ nguồn lực đầu tư phù hợp để góp phần quan trọng vào giải quyết đói

nghèo tại vùng dự án (mà chủ yếu là người dân tộc thiểu số). Tinh thần chung để thiết kế

dự án là phải đảm bảo rằng các hoạt động của dự án phù hợp với tập quán canh tác, nếp

sống văn hóa của địa phương, các tài liệu bằng chữ viết cần giảm tới mức tối thiểu và

thay vào đó là các hình ảnh và sách âm thanh, các cán bộ dự án, cán bộ Hướng dẫn viên

Cộng đồng (CF) người Kinh phải được đào tạo để xóa bỏ đi các định kiến về người dân

tộc thiểu số.

Tóm lại: Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) sẽ áp dụng một

cách tiếp cận mở hơn trong đó đặc biệt chú trọng nhiều hơn tới vai trò, sự tham gia của

cộng đồng người dân tộc thiểu số, của phụ nữ, tiếp tục phát huy các thành công, các bài

học của Dự án Giảm nghèo giai đoạn 1; đặc biệt trong việc thực hiện hợp phần Ngân sách

Phát triển xã với sự tham gia rất hiệu quả của cộng đồng tại 434 thôn bản thuộc 45 xã của

vùng dự án.

II- LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN.

Lịch trình thời gian thực hiện dự án là 5 năm 2010 - 2015, được phân kỳ đầu tư

như sau:

- Năm 2010: Thực hiện các hoạt động đào tạo về lập kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội địa phương, đào tạo về quản lý dự án cho cán bộ quản lý dự án các cấp; triển khai

công tác chỉ định thầu tư vấn khảo sát thiết kế các công trình thuộc hợp phần 1.1 Phát

triển kinh tế huyện trong kế hoạch thực hiện 18 tháng của dự án; các hoạt động về công

tác quản lý dự án.

- Năm 2011: Thực hiện các hoạt động đào tạo, đấu thầu tư vấn, xây lắp các công

trình thuộc kế hoạch 18 tháng của hợp phần Phát triển kinh tế huyện. Chuẩn bị triển khai

việc lập kế hoạch chi tiết cho năm tiếp theo của tiểu hợp phần Đa dạng hoá các cơ hội liên

kết thị trường, sáng kiến kinh doanh; lập kế hoạch cho hợp phần Ngân sách Phát triển xã

năm 2012, lập kế hoạch cho các hoạt động đào tạo của hợp phần Đào tạo, tăng cường

năng lực; các hoạt động về công tác quản lý dự án.

- Năm 2012: Tiếp tục thực hiện các hoạt động đào tạo, đấu thầu tư vấn, xây lắp,

hàng hoá, đa dạng hoá các cơ hội liên kết thị trường; thực hiện hợp phần NSPTX, QLDA;

đánh giá giữa kỳ .....

- Năm 2013: Tiếp tục thực hiện các hoạt động đào tạo, đấu thầu tư vấn, xây lắp,

hàng hoá, đa dạng hoá các cơ hội liên kết thị trường; thực hiện hợp phần NSPTX, QLDA;

công tác thanh quyết toán, kiểm toán, giám sát, đánh giá các hoạt động dự án .....

- Năm 2014: Tiếp tục thực hiện các hoạt động đào tạo, đấu thầu tư vấn, xây lắp,

hàng hoá, đa dạng hoá các cơ hội liên kết thị trường; thực hiện hợp phần NSPTX, QLDA;

công tác thanh quyết toán, kiểm toán, giám sát, đánh giá các hoạt động dự án .....

Page 15: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

15

- Năm 2015: Chủ yếu tập trung vào việc thanh, quyết toán toàn bộ các hợp phần dự

án, quyết toán dự án, đánh giá cuối kỳ và tổng kết dự án.

III- ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN.

Dự án giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) được đầu tư trên địa bàn

434 thôn bản, 45 xã thuộc 04 huyện:

- Huyện Bát Xát, 14 xã: Nậm Chạc, Ngải Thầu, Pa Cheo, Nậm Pung, Bản Xèo,

Trung Lèng Hồ, Tòng Sành, Y Tý, Phìn Ngan, Trịnh Tường, Dền Thàng, Sảng Ma Sáo, A

Lù, Dền Sáng.

- Huyện Sa Pa 09 xã: Lao Chải, Nậm Sài, Tả Phìn, Thanh Kim, Tả Van, Hầu Thào,

Trung Trải, Sử Pán, Bản Phùng.

- Huyện Mường Khương 12 xã: Tung Chung Phố, Tả Ngải Chồ, Pha Long, Dìn

Chin, Tả Gia Khâu, Nấm Lư, Lùng Khấu Nhin, Cao Sơn, La Pán Tẩn, Tả Thàng, Thanh

Bình, Nậm Chảy.

- Huyện Văn Bàn 10 xã: Nậm Xé, Nậm Xây, Nậm Chày, Làng Giàng, Chiềng Ken,

Nậm Tha, Liêm Phú, Tân Thượng, Sơn Thuỷ, Dương Quỳ.

IV. NGUỒN TÀI CHÍNH CHO DỰ ÁN.

Tổng vốn đầu tư cho toàn Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 -

2015) là 383.931 triệu VND, tương đương với 22,60 triệu USD. (tỷ giá quy đổi tạm tính

1 USD = 17.000 VND).

Trong đó nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) là 340.000 triệu đồng,

tương đương 20 triệu USD; vốn đối ứng từ ngân sách Nhà nước là 43.931 triệu đồng,

tương đương 2,60 triệu USD.

- Đối với vốn ODA vay của Ngân hàng Thế giới (WB): Thực hiện theo cơ chế Nhà

nước cấp phát từ ngân sách trung ương, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.

- Đối với vốn đối ứng: vốn đối ứng bằng tiền (thực hiện theo cơ chế ngân sách

Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho các tỉnh theo Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày

12/9/2006 và Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg ngày 05/02/2008 của Thủ tướng Chính

phủ) và đối ứng bằng hiện vật (đóng góp của cộng đồng bằng nguyên vật liệu địa phương

và công lao động, không dùng hình thức đóng góp bằng tiền đối với vùng nghèo, hộ

nghèo).

Page 16: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

16

CHƢƠNG II

BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN.

I. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH CẤP BÁCH CỦA DỰ ÁN.

I.1. Môi trƣờng vĩ mô và chính sách phát triển kinh tế của tỉnh.

1 - Bối cảnh chung của tỉnh Lào Cai.

1.1- Điều kiện tự nhiên:

* Về vị trí địa lý:

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc,

cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345km theo đường bộ. Phía Đông giáp tỉnh Hà

Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân

Nam - Trung Quốc (Trung Quốc) với 203 km đường biên giới. Diện tích tự nhiên của tỉnh

là 638.389,59 ha, chiếm 1,93% diện tích cả nước, đứng thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước

về diện tích. Trong điều kiện liên kết kinh tế phát triển mạnh và trở thành xu thế phát triển

không thể đảo ngược được của thế giới, đặc biệt ở khu vực Đông Á, vị thế Lào Cai trở

nên vô cùng quan trọng, tạo cho tỉnh những tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội

và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Là một nút giao thông quan trọng, một bàn đạp cho Hai hành lang, một vành đai

kinh tế trên cơ sở phát triển giao thương với các tỉnh phía Tây Nam ổcung Quốc), các

tỉnh, thành phố trong cả nước theo tuyến hành lang. Hơn nữa, khi hành lang kinh tế Côn

Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đi vào hoạt động thì Trung Quốc sẽ thâm nhập vào

ASEAN qua tuyến hành lang này.

Từ Côn Minh - Thủ phủ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nếu đi bằng đường sắt qua

Lào Cai ra cảng biển Hải Phòng chỉ dài 854 km, trong khi tuyến đường sắt nội địa ngắn

nhất đi ra cảng Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) cũng dài hơn 1.800 km.

Tuyến đường Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng cũng là tuyến ngắn nhất trong

vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu quá cảnh từ Vân Nam (Trung Quốc) đi Việt Nam tới

các nước thứ ba. Do đó, Trung Quốc hết sức coi trọng tuyến huyết mạch của vùng Tây

Nam (Trung Quốc) qua cửa khẩu Lào Cai và cảng Hải Phòng. Đây là cửa ngõ gần nhất để

miền Tây (Trung Quốc) mở rộng trao đổi thương mại với khu vực và các nước khác.

- Là một cửa ngõ quan trọng nối dài thị trường Việt Nam với thị trường Tây Nam

(Trung Quốc), hiện đang phát triển rầm rộ trong chiến lược Đại khai phá miền Tây (Trung

Quốc); với cả Tiểu vùng Mê Kông mở rộng mà hệ thống đường xuyên Á đang hình thành

cùng với nhiều kế hoạch hợp tác phát triển Tiểu vùng mới đã được Hội nghị cấp cao Lần

thứ hai của Chương trình hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) ngày 5/7/2005 tại

Côn Minh khẳng định. Nói cách khác, Lào Cai trở thành cửa khẩu trung chuyển trên hành

lang kinh tế Côn Minh - Hải Phòng, nơi hội tụ hay một trung tâm kinh tế mở hoặc thành

một cầu nối kinh tế Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Tiểu vùng Mê Kông mở

rộng, Việt Nam với thị trường tự do ASEAN - Trung Quốc.

- Phát triển thành phố cửa khẩu quốc tế để phát triển Lào Cai trở thành “đầu tầu”

kinh tế của vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ (TDMNBB), kết nối hiệu quả với vùng kinh

Page 17: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

17

tế trọng điểm Bắc Bộ (KTTĐBB). Nói cách khác, Lào Cai trở thành cầu nối kinh tế quan

trọng giữa vùng KTTĐBB với vùng kinh tế Tây Nam (Trung Quốc) nói chung, tỉnh Vân

Nam (Trung Quốc) nói riêng.

- Lào Cai có điều kiện thuận lợi, dễ dàng liên kết với các tỉnh trong vùng

TDMNBB và vùng KTTĐBB trong tuyến hợp tác với Trung Quốc thông qua việc khai

thác vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, hợp tác kinh tế với Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế

Lào Cai, cùng tham gia khai thác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải

Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hải Phòng.

Như vậy, vị trí địa lý của Lào Cai không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển

kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng cho tỉnh mà nó còn có vai trò rất quan trọng

đối với cả vùng TDMNBB và cả nước. Lào Cai hoàn toàn có khả năng trở thành nơi hội

tụ, là đầu mối kinh tế quan trọng của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc; vai

trò đầu tầu, thúc đẩy kinh tế các tỉnh lân cận, và các tỉnh lân cận này tạo thành vùng kinh

tế vành đai, có tác động bổ trợ cho vùng kinh tế động lực, hình thành thể chế kinh tế liên

hoàn toàn vùng.

* Về địa hình:

Lào Cai có địa hình phức tạp, địa hình chia cắt mạnh, độ phân tầng lớn hình thành

giữa hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy núi Con Voi cùng có hướng Tây

Bắc - Đông Nam nằm phía Đông và phía Tây tạo ra các vùng đất thấp trung bình giữa hai

dãy núi. Ngoài ra, địa bàn tỉnh còn có nhiều núi nhỏ phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra

những tiểu vùng khí hậu khác nhau. Địa hình chia cắt, độ phân tầng lớn nên phân đai cao

thấp khá rõ rệt, trong đó độ cao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh.

Đặc điểm địa hình trên tạo lợi thế cho Lào Cai trong phát triển các loại hình du lịch

như thám hiểm, leo núi, du lịch sinh thái. Địa hình dốc kết hợp với mạng lưới sông, suối

dày đặc sẽ là tiềm năng của Lào Cai trong phát triển thuỷ điện nhỏ và vừa. Tuy nhiên, địa

hình phân tầng lớn, chia cắt cũng đặt ra thách thức không nhỏ đối với tỉnh trong phát triển

cơ sở hạ tầng như giao thông, mạng lưới điện, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập

trung...

* Về tài nguyên đất đai:

Tổng diện tÝch tự nhiªn 638.389,59 ha, trong ®ã:

+ Đất n«ng - l©m nghiệp 375.030,63 ha, chiếm 58,74 % diện tÝch tự nhiªn, trong ®ã:

- §Êt n«ng nghiÖp: 78.855,69 ha - §Êt l©m nghiÖp: 296.174,94 ha + §Êt phi n«ng nghiÖp lµ 30.677,37 ha, chiÕm 4,81% diÖn tÝch tù nhiªn. + §Êt ch­a sö dông lµ 232.681,59 ha chiÕm 36,44% diÖn tÝch tù nhiªn.

* Tài nguyên nước:

Lào Cai có hệ thống sông suối được phân bố khá đều với 2 con sông lớn chảy qua

là sông Hồng (130 km chảy qua tỉnh) và sông Chảy. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có

hàng nghìn sông, suối, trong đó có 107 sông, suối dài từ 10 km trở lên.

Page 18: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

18

Sông Hồng không những có vai trò quan trọng trong phát triển giao thương bằng

đường thuỷ giữa Lào Cai - đầu mối của Việt Nam với Vân Nam - đầu mối quan trọng của

miền Tây (Trung Quốc), mà nó còn tạo ra tiềm năng phát triển du lịch đường sông. Với

lợi thế có cửa khẩu trên sông Hồng cho phép Lào Cai đảm nhận các hoạt động dịch vụ

xuất nhập cảnh khách du lịch sông Hồng. Tuy nhiên, trong những năm qua sự phối hợp

giữa các tỉnh, thành phố nằm trong lưu vực với Lào Cai chưa chặt chẽ và hiệu quả nên

tiềm năng du lịch trên sông Hồng trong tuyến hành lang kinh tế Đông Tây của các nước

trong Tiểu vùng sông Mê Kông chưa được khai thác, phát triển.

Hệ thống sông, suối dày với địa hình dốc tạo ra lợi thế cho Lào Cai trong phát triển

thuỷ điện nhỏ và vừa. Theo quy hoạch phát triển công nghiệp, đến năm 2020, Lào Cai có

trên 110 điểm có thể xây dựng thuỷ điện với tổng công suất lên đến 1.100 MW.

Nguồn nước ngầm của tỉnh khá dồi dào, trữ lượng ước tính 30 triệu m3, trữ lượng

động khoảng 4.448 triệu m3 với chất lượng khá tốt. Ngoài ra, Lào Cai còn có bốn nguồn

nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 400C và nguồn nước siêu nhạt (Sa Pa), hiện

chưa được khai thác, sử dụng. Đây sẽ là tiềm năng lớn để phát triển du lịch.

* Tài nguyên rừng:

Lào Cai có diện tích rừng là 286.044,35 ha, chiếm 44,97% diện tích tự nhiên toàn

tỉnh và chiếm 2,36% diện tích rừng cả nước; trong đó, diện tích rừng tự nhiên: 235.170,35

ha và 50.847 ha rừng trồng.

Thực vật rừng phong phú cả về số lượng loài và tính đa dạng, điển hình của thực

vật. Riêng khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên đã thống kê có 2.847 loài thực vật thuộc

1.064 chi, 229 họ, 6 ngành, trong đó có nhiều loại quý hiếm như: Lát Hoa, Thiết Sam,

Đinh, Nghiến, Pơ Mu...Động vật rừng có 442 loài chim, thú, bò sát,.... trong đó, thú có 84

loài thuộc 28 họ, 9 bộ; chim có 251 loài thuộc 41 họ, 14 bộ; bò sát có 73 loài thuộc 12 họ.

Diện tích rừng lớn, thảm thực vật phong phú và sự đa dạng các loại động vật là lợi

thế của tỉnh trong phát triển công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản; du lịch.

* Tài nguyên khoáng sản:

Lào Cai là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, trữ lượng lớn và có tính

đại diện về chủng loại của cả nước. Đến nay đã phát hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với

trên 30 loại khoáng sản, trong đó có một số mỏ khoáng sản đã được thăm dò, đánh giá trữ

lượng, chất lượng, cụ thể:

- Quặng sắt: Phân bố ở Quý Xa bên bờ phải sông Hồng (xã Sơn Thuỷ, Văn Bàn) có

trữ lượng địa chất: 120 triệu tấn, trữ lượng khai thác: 98 triệu tấn, hàm lượng sắt trong

quặng là 53%.

Hiện trạng cơ sở hạ tầng ngoài mỏ không thuận lợi đòi hỏi vốn đầu tư lớn, mặt

khác năng lực vận chuyển của tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai còn hạn chế (không quá

500 ngàn tấn/ngày mỗi chiều) làm hạn chế hiệu quả và quy mô khai thác mỏ. Nếu sử dụng

quặng trong nước mỏ nằm quá xa khu gang thép Thái Nguyên thì chi phí vận chuyển lớn.

Page 19: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

19

- Quặng đồng: Lào Cai có 2 mỏ đồng Sinh Quyền và Tả Phời. Mỏ đồng Sinh

Quyền (dài 60 km từ suối Lũng Pô tới TP Lào Cai) có trữ lượng địa chất: 53,5 triệu tấn,

hàm lượng đồng trong quặng trung bình 1,03%. Đây là mỏ đa kim, ngoài đồng còn thu

hồi được: vàng (trữ lượng: 34,7 tấn); đất hiếm (trữ lượng: 333.134 tấn); lưu huỳnh (trữ

lượng: 843.100 tấn); bạc (trữ lượng: 25 tấn). Đây là mỏ đồng lớn nhất ở Việt Nam, có thể

khai thác lộ thiên.

- Apatit: Nguồn cung cấp nguyên liệu duy nhất cho công nghiệp sản xuất phân

lân. Hiện tại, giá thành quặng còn cao do chi phí trong tuyển quặng cao, đòi hỏi công

nghiệp khai thác, tuyển quặng apatit của tỉnh cần đổi mới thiết bị như: sử dụng thuốc

tuyển có tính năng tuyển chọn lọc cao.

- Đá vôi và sét xi măng: Trữ lượng khoảng 2 triệu tấn dùng làm nguyên liệu sản

xuất xi măng. Sản phẩm xi măng này chất lượng không cao.

- Sét gạch, ngói: Mỏ sét (Giang Đông) với trữ lượng 1,5 triệu tấn đáp ứng nhu cầu

nguyên liệu cho các nhà máy gạch, ngói. Các mỏ sét đều nằm lộ thiên, khai thác dễ dàng.

- Cao lin: Mỏ cao lin (Sơn Mãn) trữ lượng khoảng 400 ngàn tấn, dùng cho công

nghiệp sản xuất sứ dân dụng. Trong những năm tới cần đưa công nghệ tuyển hiện đại để

tận dụng phụ gia cho công nghiệp giấy.

- Fenspat: Đã phát hiện một số mỏ nhỏ cách thành phố Lào Cai khoảng 8 km

(huyện Văn Bàn), trữ lượng: 5 triệu tấn, dùng làm men sứ, thuỷ tinh.

Ngoài ra, Lào Cai còn có một số mỏ quặng có giá trị kinh tế cao như quặng

Đôlomit (mỏ Cốc San) dùng làm vật liệu chịu lửa mác thấp, làm phụ gia cho luyện kim

đen; quặng Grafit: mỏ Nậm Thi có trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, hàm lượng các bon

nghèo 8-20%, dùng làm bôi trơn, đúc, làm ruột bút chì.

Như vậy, Lào Cai có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, quý hiếm với trữ

lượng lớn. Đây là sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Lào Cai

phát triển các ngành công nghiệp như: Luyện kim, hoá chất, phân bón, vật liệu xây

dựng….Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của tỉnh còn chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ nên

năng suất và hiệu quả trong khai thác, chế biến khoáng sản chưa cao. Mặt khác, sự phát

triển ngành công nghiệp này có giới hạn và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh

thái, trong khi Lào Cai có lợi thế rất lớn về phát triển du lịch (Sa Pa). Điều này đặt ra cho

tỉnh cần có cơ chế, chính sách nhằm giảm thiểu tác động của công nghiệp khai thác, chế

biến khoáng sản đến môi trường sinh thái.

1.2- Điều kiện kinh tế xã hội:

- Tổng số huyện, thành phố : 09 huyện, thành phố, 164 xã phường, thị trấn.

- Tổng số dân năm 2008 là 589.375 người, trong đó chia ra nam: 294.375 người,

nữ: 295.000 người; các dân tộc chính gồm:

+ Dân tộc Kinh chiếm 35.9%.

+ Dân tộc Mông chiếm khoảng 22%.

+ Dân tộc Tày chiếm 15,9%.

Page 20: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

20

+ Dân tộc Dao chiếm 13,9%.

+ Dân tộc Dáy chiếm 4,9%.

+ Còn lại là các nhóm, ngành dân tộc khác.

- Tổng số hộ năm 2008 là 124.305, chia ra :

+ Số hộ sống ở vùng thành thị là 20.400 hộ.

+ Số hộ sống vùng nông thôn là 103.905 hộ.

- Tổng số hộ nghèo (số liệu năm 2008) là 29.000 hộ, chiếm 23,33% tổng số hộ

trong toàn tỉnh. Trong đó :

+ Hộ nghèo khu vực thành thị là 7.250 hộ chiếm 4,9% tổng số hộ nghèo trong toàn

tỉnh.

+ Hộ nghèo khu vực nông thôn là 21.750 hộ chiếm 18,4% tổng số hộ nghèo trong

toàn tỉnh.

- Số hộ nghèo là nhóm các dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh chiếm 69,9% tổng số hộ

nghèo trong toàn tỉnh.

- Tổng số lao động trong độ tuổi là 332.000 người; chia ra :

+ Nam: 160.000 người.

+ Nữ : 172.000 người.

+ Lao động nông nghiệp là 249.000 người, chiếm 75% số lao động trong độ tuổi

toàn tỉnh. Lao động phi nông nghiệp là 83.000 người, chiếm 25% số lao động trong độ

tuổi.

- Tổng sản lượng lương thực qui thọc năm 2008 là 199.770 tấn ; bình quân lương

thực đầu người 332 kg/người/năm.

- Thu nhập GDP của toàn tỉnh Lào Cai năm 2008 là 6.362 tỷ đồng ; cơ cấu GDP

như sau :

+ Công nghiệp là 30,09%.

+ Dịch vụ là 35%.

+ Nông nghiệp là 34%.

- GDP bình quân đầu người năm 2007 của tỉnh là 9,62 triệu đồng/người, năm 2008

là 10,8 triệu đồng/người.

- Cơ sở hạ tầng nông thôn:

+ Tổng số km đường giao thông nông thôn đến năm 2008 là 4.524 km (đường liên

xã, đường xã thôn và đường liên thôn bản.

+ Tổng số chợ nông thôn là 44 chợ với tổng diện tích khoảng 60.000 m2.

Page 21: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

21

+ Tổng số công trình thuỷ lợi đến năm 2008 là 620 công trình, đảm bảo nước tuới

cho khoảng 75% diện tích tuới tiêu.

+ Tổng số hộ sử dụng nước sạch năm 2007 là 95.293 hộ, năm 2008 là 98.750 hộ,

chiếm 79% tổng số hộ trong toàn tỉnh.

+ Tổng số trường học phổ thông các cấp và cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và

dạy nghề: Trường cao đẳng : 01 trường, Trung cấp 03 trường, dạy nghề 11 trường.

Trường THPT là 27 trường, trung học cơ sở là 195 trường, tiểu học 237 trường, mầm non

là 181 trường. Tổng diện tích được xây dựng khoảng 460.171 m2 trường học; tỷ lệ huy

động học sinh trong độ tuổi đến trường 98,9%.

+ Trạm y tế được đầu tư xây dựng 164/164 trạm y tế xã, phường, thị trấn với diện

tích khoảng 41.000 m2 xây dựng ; tổng số 2.255 giường bệnh, số xã đạt chuẩn quốc gia

về y tế đạt 43% (71 xã); số bác sỹ đạt 5,8 người/vạn dân. Bình quân 1 xã có 05 cán bộ y

tế.

+ Tổng số trạm truyền hình là 89 trạm, tỷ lệ số hộ dân được xem truyền hình là

73%. Tổng số trạm phát thanh là 117 trạm, tỷ lệ số hộ được nghe đài tiếng nói Việt Nam

là 93%.

+ Tổng số điểm bưu điện huyện, thành phố là 09, số điểm bưu điện văn hoá xã là

112 điểm.

+ Tổng số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh traon các lĩnh vực của tỉnh

Lào Cai năm 2006 là 776 doanh nghiệp, năm 2007 là 929 doanh nghiệp và năm 2008 là

1.154 doanh nghiệp.

Số liệu thống kê: Tổng hợp số liệu chính kinh tế vĩ mô của tỉnh Lào Cai.

(Có kèm biểu chi tiết tại phụ biểu số 01)

Mục lục Đơn vị 2006 2007 2008

Dân số 1000 người 565,785 576,945 589,375

Trong đó: Dân tộc thiểu số 1000 người 367,761 375,015 382,505

Tổng diện tích tự nhiên 1000 ha 638,389 638,389 638,389

Tổng số hộ 1000 hộ 118,823 121,205 124,305

Trong đó hộ nông thôn 1000 hộ 100,230 101,857 103,905

% hộ nghèo chung % 31,33 26,33 23,3

% hộ nghèo nông thôn % 25,06 21,06 18,40

Tổng sản lượng lương thực 1000 tấn 189,00 200,00 199,77

Bình quân lương thực/đầu người Kg/người 334 346 332

Tổng số lao động 1000 người 316 324 332

Trong đó LĐ nông nghiệp 1000 người 237 243 249

Tỷ lệ thất nghiệp % 4,27 4,35 4,51

Lao động nữ 1000 người 154,840 171,962 165,366

GDP Tỷ VND 5.039 5.662 6.362

Page 22: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

22

Trong đó: Công nghiệp % 29,4 30,1 30,09

Dịch vụ 37,8 37,4 35

Nông nghiệp 32,7 32,5 34

GDP bình quân đầu người Triệu

đồng/người

8,56 9,62 10,8

Giao thông nông thôn km 3.383 3.845 4.524

Chợ nông thôn Chợ 41 43 44

Thủy lợi nhỏ CT 609 617 620

Hộ sử dụng nước sạch Hộ 92.244 95.293 98.750

Trường học M2 406.561 427.959 460.171

Trạm y tế M2 41.000 41.000 41.000

Doanh nghiệp đang hoạt động DN 776 929 1.154

1.3 - Bối cảnh và các vấn đề kinh tế vĩ mô:

* Vai trò, vị trí của Lào Cai đối với vùng núi phía Bắc và cả nước.

- Là “cửa ngõ”, “trung tâm” đối với vùng TDMNBB và cả nước trong hoạt động

giao lưu ngoại thương và phát triển kinh tế cửa khẩu. Vai trò này được minh chứng như

sau:

Thứ nhất, Lào Cai là cầu nối của hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải

Phòng. Không có cửa khẩu Lào Cai mở cửa thì không thể xây dựng tuyến hành lang kinh

tế đó, cũng không thể xây dựng hệ thống mở cửa lớn hơn.

Thứ hai, Lào Cai thắt chặt thị trường Việt Nam và Đông Nam Á với thị trường

Vân Nam (Trung Quốc) thành một tổ hợp hữu cơ gồm hai hệ thống thị trường lớn, thành

con đường nhanh nhất để trao đổi, phân bổ và phân bổ lại các yếu tố sản xuất và tài

nguyên.

- Vai trò “cửa ngõ” và nơi hợp tác buôn bán và chuyển giao khoa học, kỹ thuật, thu

hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc và các nước ASEAN, trở thành nơi tập

kết và phân tán hàng hoá xuất nhập khẩu, là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất - kinh

doanh, trao đổi hàng hoá.

- Vai trò trở thành “cực phát triển” du lịch, du lịch Sa Pa sẽ trở thành một điểm du

lịch không thể thiếu đối với du khách trong nước và quốc tế. Sự phát triển du lịch của Lào

Cai sẽ làm tăng sức hấp dẫn các tour du lịch của vùng trung du miền núi Bắc bộ và cả

nước. Hơn nữa, Lào Cai cũng là “điểm đầu” của tuyến du lịch sông Hồng hiện đang được

quan tâm đầu tư phát triển.

- Lợi thế về kinh tế cửa khẩu và có nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng, quý

hiếm sẽ tạo điều kiện cho Lào Cai trở thành “hạt nhân”, “trung tâm” chuyển giao khoa

học - công nghệ cho phát triển công nghiệp của vùng trung du miền núi Bắc bộ lan toả

phát triển công nghiệp với các tỉnh khác trong vùng trung du miền núi Bắc bộ và cả nước.

Tựu chung, Lào Cai có cùng một vị trí đặc thù để có thể trở thành “cực tăng

trưởng”, “hạt nhân tăng trưởng”, phát huy hiệu ứng tích tụ và lan toả, thúc đẩy các khu

Page 23: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

23

vực xung quanh phát triển. Để nhanh chóng phát huy vai trò, lợi thế, đóng góp vào sự

phát triển chung của vùng trung du miền núi Bắc bộ và cả nước thì Lào Cai cần phát huy

tối đa 4 vai trò chủ yếu: liên kết, trao đổi, dịch vụ và lan toả.

* Quan điểm định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai giai

đoạn 2010 - 2015 và đến 2020.

+ Quan điểm chủ đạo đối với phát triển kinh tế - xã hội.

- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đi liền với chất lượng tăng trưởng và tiến

bộ công bằng xã hội, giảm bớt sự chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư và

giữa các vùng trong tỉnh. Thực hiện tốt hơn các chính sách dân tộc, chính sách xoá đói

giảm nghèo, chính sách cho các vùng biên giới khó khăn trên địa bàn tỉnh.

- Đặt sự phát triển của Lào Cai trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế,

trong sự hợp tác chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong cả nước, gắn với vùng TDMNBB,

trong quá trình đổi mới của đất nước để phát triển kinh tế có chất lượng cao hơn.

- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái; không làm tổn

hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và củng cố an ninh quốc phòng, củng cố

hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.

* Mục tiêu phát triển.

+ Mục tiêu tổng quát:

- Giai đoạn 2010-2015: Đây là giai đoạn mà tất cả thực lực cạnh tranh của nền kinh

tế tỉnh tăng lên một cách toàn diện, kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao đi liền với nâng cao

chất lượng tăng trưởng. Các lĩnh vực kinh tế then chốt như công nghiệp khai thác, chế

biến khoáng sản, kinh tế cửa khẩu, du lịch trên đà phát triển với gia tốc lớn trở thành “đầu

tầu” để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động, kinh tế. Đến năm 2015, Lào Cai sẽ hình

thành một kết cấu ngành nghề kết hợp hài hoà giữa các ngành truyền thống và hiện đại có

sức cạnh tranh mạnh và nền kinh tế “cất cánh”.

- Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của vùng

TDMNBB và vào loại khá của cả nước; thành phố Lào Cai trở thành trung tâm kinh tế

lớn, đô thị hiện đại của tuyến hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng,

địa bàn quan trọng về hợp tác quốc tế và giao lưu kinh tế với Trung Quốc và quốc tế của

Vùng và cả nước; các vấn đề văn hoá - xã hội được giải quyết tốt, môi trường tự nhiên

được bảo vệ, trận tự, an toàn xã hội được bảo đảm, chính trị ổn định, bảo vệ vững chắc

chủ quyền quốc gia.

+ Mục tiêu phát triển cụ thể:

1 - Mục tiêu tăng trưởng kinh tế:

- Đến năm 2010, phấn đấu GDP/người đạt 13 triệu đồng, bằng 67,9% so với mức

trung bình của cả nước; đến năm 2015, GDP/người đạt 31,8 triệu đồng, bằng 103,8% so

với mức bình quân của cả nước; và đến 2020 GDP/người đạt 63,1 triệu đồng, bằng

119,9% mức bình quân của cả nước.

Page 24: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

24

- Để đạt được mục tiêu về GDP/người, nhịp độ tăng trưởng bình quân GDP phải

đạt 13%/năm; 14,5%/năm; và 12,5%/năm ở từng giai đoạn phát triển.

- Để đạt mục tiêu tăng trưởng tổng GDP của nền kinh tế như trên thì tốc độ tăng

trưởng GDP của từng khu vực phải phấn đấu:

+ Tăng trưởng VA bình quân khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 6,2%/năm;

5,0%/năm; và 4,0%/năm ở từng giai đoạn phát triển;

+ Tốc độ tăng trưởng VA bình quân khu vực công nghiệp-xây dựng đạt

20,7%/năm; 16,5%năm; và 13,0%/năm ở từng giai đoạn phát triển;

+ Tốc độ tăng truởng VA bình quân khu vực dịch vụ đạt 13,0%/năm; 18,1%/năm;

và 14,8%%/năm ở từng giai đoạn phát triển.

- Với tốc độ tăng trưởng VA của từng khu vực như vậy thì cơ cấu của nền kinh tế:

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản - Công nghiệp-xây dựng - Dịch vụ sẽ là: Đến năm 2010:

27,9 - 34,1 - 38,0; đến năm 2015: 16,3 - 40,1 - 43,6; và đến năm 2020: 9,7 - 40,7 - 49,6.

2 - Mục tiêu xã hội:

- Giai đoạn 2006-2010, phấn đấu tỉ lệ giảm sinh mỗi năm 0,4%o; tỷ lệ tăng dân số

tự nhiên đạt 1,4%/năm; giai đoạn 2011-2020 tăng bình quân 1,3%/năm; đến năm 2020

dân số của tỉnh đạt 703,6 ngàn người.

- Tốc độ tăng tỷ lệ dân số đô thị bình quân 8,2%/năm; 8,4%/năm; và 8,0%/năm ở

từng giai đoạn phát triển. Tỷ lệ dân số đô thị tăng từ 20% năm 2005 lên 27,5% năm 2010,

đạt 38,9% năm 2015 và đạt 53,6% năm 2020.

- Phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ lệ nghèo theo chuẩn mới còn dưới 20%; phấn

đấu đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%; đến năm 2020 cơ bản không còn tỷ lệ hộ

đói nghèo.

- Giai đoạn 2006-2010, phấn đấu tạo việc làm mới bình quân mỗi năm cho khoảng

9,5 ngàn người; giai đoạn 2011-2020 phấn đấu tạo việc làm mới bình quân mỗi năm cho

khoảng 5,5 ngàn người.

- Đến năm 2010, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 36%; đến năm 2015

tỷ lệ này đạt trên 55%; đến năm 2020 tỷ lệ này đạt trên 75%.

- Đến năm 2010, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 26%; đến năm 2015

giảm còn 20%; đến năm 2020 giảm còn 15%. Đến năm 2010 số lần khám bệnh bình quân

đạt trên 2 lần/người/năm.

- Công tác an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

3 – Mục tiêu về môi trường:

- Môi trường được giữ vững, không còn tình trạng ô nhiễm ở các khu (điểm) công

nghiệp, các khu kinh tế, đô thị.

- Đến năm 2010, phấn đấu tỷ lệ che phủ của rừng là 48%; đến năm 2015 và 2020,

tỷ lệ này là 55% và 60%.

Page 25: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

25

- Đến năm 2010, phấn đấu 100% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch; trên

75% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch; đến năm 2015 và 2020 phấn đấu 85% và

98% dân số nông thôn được dùng nước sạch.

- Đến năm 2010, 100% các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung;

trên 75% chất thải rắn được thu gom xử lý; cơ bản chất thải y tế được xử lý; đến năm

2015 và 2020 phấn đấu 90% và 100% chất thải rắn được thu gom và xử lý.

- Bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh

học, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn và tôn tạo.

2 - Bối cảnh chung của vùng dự án:

2.1- Phạm vi vùng dự án:

Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2014) được thực hiện tại địa

bàn 45 xã, 432 thôn bản của 4 huyện là Bát Xát, Sa Pa, Mường Khương, Văn Bàn.

STT Danh mục xã Số thôn

bản

Dân số Số hộ Hộ đói ngèo

(2008)

Ghi

chú

Số hộ %/TS

Vùng dự án 432 120.871 22.093 9.904 44,83

I Huyện Bát Xát 128 34.162 6.406 2.671 41,7

1 Xã Nậm Chạc 11 2102 380 119 31

2 Xã Ngải thầu 6 1675 316 184 58

3 Xã Pa Cheo 7 2231 491 302 62

4 Xã Nậm Pung 5 1511 274 88 32

5 Xã Bản Xèo 7 1842 387 112 29

6 Xã Trung Lèng Hồ 5 1956 341 117 34,3

7 Xã Tòng Sành 7 1468 239 76 31,8

8 Xã Y Tý 15 4203 742 330 44,4

9 Xã Phìn Ngan 14 2056 416 157 38

10 Xã Trịnh Tường 21 5373 1049 361 34

11 Xã Dền Thàng 9 3303 470 250 53

12 Xã Sảng Ma Sáo 8 3298 634 311 49

13 Xã A Lù 8 1936 333 127 38

14 Xã Dền Sáng 5 1859 334 137 41

II Huyện Mường

Khương

148 33.039 6.178 3.353 54,27

1 Xã Tung Chung Phố 17 3900 840 419 49,8

2 Xã Tả Ngải Chồ 11 2426 448 240 53,6

Page 26: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

26

3 Xã Pha Long 16 3097 563 262 46,5

4 Xã Dìn Chin 14 3241 578 378 65,3

5 Xã Tả Gia Khâu 12 2154 371 239 64,4

6 Xã Nấm Lư 14 2865 563 322 57,1

7 Xã Lùng Khấu Nhin 12 2728 547 298 54,4

8 Xã Cao Sơn 9 2671 472 266 56,4

9 Xã La Pán Tẩn 9 2488 440 225 51,1

10 Xã Tả Thàng 9 2247 355 239 67,3

11 Xã Thanh Bình 11 2909 577 314 54

12 Xã Nậm Chảy 14 2313 424 151 36

III Huyện Văn Bàn 109 31.646 5.874 2.404 41

1 Xã Nậm Xé 3 932 164 80 49

2 Xã Nậm Chày 8 2442 375 172 46

3 Xã Làng Giàng 11 3715 691 289 42

4 Xã Chiềng Ken 15 4770 898 362 40

5 Xã Nậm Xây 8 2302 327 112 34

6 Xã Nậm Tha 7 2446 383 203 53

7 Xã Liêm Phú 12 3485 680 295 43

8 Xã Tân Thượng 14 3458 727 267 37

9 Xã Sơn Thuỷ 14 2821 602 256 43

10 Xã Dương Quỳ 17 5275 1027 368 36

IV Huyện Sa Pa 47 22.024 3.635 1476 40,6

1 Xã Lao Chải 5 3152 512 206 40,2

2 Xã Nậm Sài 5 1668 304 103 33,8

3 Xã Tả Phìn 6 2704 451 193 42,7

4 Xã Thanh Kim 3 1659 247 89 36

5 Xã Tả Van 7 3152 547 228 41,6

6 Xã Hầu Thào 4 2458 398 176 44,2

7 Xã Trung Trải 7 3379 533 213 39,9

8 Xã Sử Pán 4 2254 405 169 41,7

9 Xã Bản Phùng 6 1598 238 99 41,5

Page 27: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

27

45 xã 432 thôn bản

2.2 Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội vùng dự án:

a. Điều kiện tự nhiên:

- Các xã tham gia dự án giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) đều là

các xã thuộc vùng núi, vùng sâu vùng xa của tỉnh với điều kiện địa hình rừng núi cao, bị

chia cắt mạnh và có sự phân tầng rõ rệt về đất đai, khí hậu.

- Tổng diện tích tự nhiên 45 xã thuộc vùng dự án 229.933,37,99 ha; trong đó:

+ Diện tích đất nông nghiệp là 18.231 ha, chiếm 5,65% diện tích đất tự nhiên toàn

dự án và chỉ chiếm 23% diện tích đất nông nghiệp trong toàn tỉnh.

+ Diện tích đất lâm nghiệp là 121.275 ha, chiếm 52,5 diện tích đất vùng dự án và

chiếm 41% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh.

+ Đất chuyên dùng 4.519 ha, chiếm 2,07% diện tích đất vùng dự án.

+ Đất ở 767 ha, chiếm 0,33% diện tích đất vùng dự án.

+ Đất chưa sử dụng 85.141 ha, chiếm 37% diện tích đất vùng dự án và chiếm

13,45 diện tích đất chưa sử dụng toàn tỉnh.

b. Điều kiện kinh tế xã hội:

- Tổng số xã 45 xã, 432 thôn bản, của 4 huyện là Bát Xát, Sa Pa, Mường Khương,

Văn Bàn. Đây là số xã cón gặp nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế -

xã hội và đều là những xã có tỷ lệ nghèo cao nhất trong số xã của từng huyện dự án.

- Tổng số dân là 120.871 người, trong đó: Nam 59.936 người, nữ là 60.935 người.

Dân tộc Mông là 57.663 người chiếm 47,47%; dân tộc Dao 24.940 người, chiếm 20,5%;

dân tộc Tày 13.374 người chiếm 11% và các dân tộc khác (số liệu năm 2008).

- Tổng số hộ là 22.093 hộ, trong đó số hộ nghèo là 9.904 hộ, chiếm 44,83%. Hầu

hết số hộ nghèo đều là các hộ người dân tộc thiểu số

- Tổng số lao động trong độ tuổi là 56.703 người, chiếm 47% tổng dân số toàn dự

án; trong đó lao động là nam 28.707 người, nữ 27.966 người. Lao động chủ yếu là trong

lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

- Tổng sản lượng lương thực qui thóc năm 2008 đạt 52.665 tấn, lương thực bình

quân đầu người là 433 kg/người/năm

- Tổng GDP của các huyện thuộc vùng dự án năm 2008 ước đạt 668,62 tỷ đồng;

trong đó:

+ Công nghiệp và xây dựng: 102,09 tỷ đồng.

+ Nông nghiệp: 515,11 tỷ đồng.

+ Dịch vụ thương mại: 69,42 tỷ đồng.

Page 28: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

28

- Thu nhập bình quân đầu người của các huyện dự án chỉ đạt 520.000

đồng/người/tháng; chỉ bằng 57,4% thu nhập đầu người bình quân trong toàn tỉnh.

- Cơ sở hạ tầng vùng dự án:

+ Đường giao thông huyện xã, liên xã là 1.113 km.

+ Đường xã thôn là 940,5 km.

+ Đường liên thôn bản là 863,3 km.

+ Đường dân sinh là 37.152 km.

- Cầu các loại là 96 chiếc, chiều dài 3.191m.

- Chợ là 21 công trình, diện tích 31.832 m2.

- Thuỷ lợi 314 công trình, tuới tiêu cho 5.286 ha.

- Nước sinh hoạt 429 công trình, cung cấp nước cho 13.709 hộ.

- Số hộ sử dụng điện lưới là 11.319 hộ, thuỷ điện nhỏ là 2.671 hộ.

- Tổng số trường học các loại là 225 trường, tổng diện tích khoảng 438.165 m2. Tỷ

lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 98%

- Trạm truyền thanh 10 trạm.

- Số gia đình sử dụng điện thoại là 7.193.

- Số diện tích nhà văn hoá, thư viện là 18.351 m2.

- Số diện tích trạm y tế xã là 45 trạm y tế xã qui mô 47.725 m2.

- Số điểm bưu điện văn hoá xã là 41 điểm.

- Chưa có các doanh nghiệp trên địa bàn, chỉ có 1 số cơ sở sản xuất nhỏ, hợp tác xã

sản xuất kinh doanh tổng hợp trên địa bàn các xã vùng dự án.

(Có phụ lục số 02, 03, 04, 05 vùng dự án kèm theo)

2.3 Căn cứ đề xuất dự án:

* Cơ sở pháp lý để xây dựng dự án:

- Căn cứ Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ về việc

Ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức.

- Căn cứ Văn bản số 1096/TTTg-QHQT ngày 03/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ

về việc chủ trương tiếp nhận dự án do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ.

- Căn cứ Công văn số 3205/BKH-KTNN ngày 07/5/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu

tư về việc hướng dẫn xây dựng Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo các tỉnh

Miền núi phía Bắc giai đoạn 2 (2010- 2015).

* Căn cứ từ nhu cầu cần thiết ở địa phương:

- Mong muốn và đề xuất của người dân vùng dự án thông qua các cuộc tham vấn

cộng đồng.

Page 29: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

29

- Dựa trên những thế mạnh và tiềm năng của tỉnh, của vùng dựa án, những tiềm

năng lợi thế tự nhiên, nguồn nhân lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo

bền vững.

- Căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai từ năm 2010 - 2015 và

đến năm 2020.

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế:

- Đến năm 2010, phấn đấu GDP/người đạt 13 triệu đồng, bằng 67,9% so với mức

trung bình của cả nước; đến năm 2015, GDP/người đạt 31,8 triệu đồng, bằng 103,8% so

với mức bình quân của cả nước; và đến 2020 GDP/người đạt 63,1 triệu đồng, bằng

119,9% mức bình quân của cả nước.

- Để đạt được mục tiêu về GDP/người, nhịp độ tăng trưởng bình quân GDP phải

đạt 13%/năm; 14,5%/năm; và 12,5%/năm ở từng giai đoạn phát triển.

- Để đạt mục tiêu tăng trưởng tổng GDP của nền kinh tế như trên thì tốc độ tăng

trưởng GDP của từng khu vực phải phấn đấu:

+ Tăng trưởng VA bình quân khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 6,2%/năm;

5,0%/năm; và 4,0%/năm ở từng giai đoạn phát triển;

+ Tốc độ tăng trưởng VA bình quân khu vực công nghiệp-xây dựng đạt

20,7%/năm; 16,5%năm; và 13,0%/năm ở từng giai đoạn phát triển;

+ Tốc độ tăng truởng VA bình quân khu vực dịch vụ đạt 13,0%/năm; 18,1%/năm;

và 14,8%%/năm ở từng giai đoạn phát triển.

- Với tốc độ tăng trưởng VA của từng khu vực như vậy thì cơ cấu của nền kinh tế:

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản - Công nghiệp-xây dựng - Dịch vụ sẽ là: Đến năm 2010:

27,9 - 34,1 - 38,0; đến năm 2015: 16,3 - 40,1 - 43,6; và đến năm 2020: 9,7 - 40,7 - 49,6.

Mục tiêu xã hội:

- Giai đoạn 2006-2010, phấn đấu tỉ lệ giảm sinh mỗi năm 0,4%o; tỷ lệ tăng dân số

tự nhiên đạt 1,4%/năm; giai đoạn 2011-2020 tăng bình quân 1,3%/năm; đến năm 2020

dân số của tỉnh đạt 703,6 ngàn người.

- Tốc độ tăng tỷ lệ dân số đô thị bình quân 8,2%/năm; 8,4%/năm; và 8,0%/năm ở

từng giai đoạn phát triển. Tỷ lệ dân số đô thị tăng từ 20% năm 2005 lên 27,5% năm 2010,

đạt 38,9% năm 2015 và đạt 53,6% năm 2020.

- Phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ lệ nghèo theo chuẩn mới còn dưới 20%; phấn

đấu đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%; đến năm 2020 cơ bản không còn tỷ lệ hộ

đói nghèo.

- Giai đoạn 2006-2010, phấn đấu tạo việc làm mới bình quân mỗi năm cho khoảng

9,5 ngàn người; giai đoạn 2011-2020 phấn đấu tạo việc làm mới bình quân mỗi năm cho

khoảng 5,5 ngàn người.

Page 30: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

30

- Đến năm 2010, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 36%; đến năm 2015

tỷ lệ này đạt trên 55%; đến năm 2020 tỷ lệ này đạt trên 75%.

- Đến năm 2010, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 26%; đến năm 2015

giảm còn 20%; đến năm 2020 giảm còn 15%. Đến năm 2010 số lần khám bệnh bình quân

đạt trên 2 lần/người/năm.

- Công tác an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

* Mục tiêu về môi trường:

- Môi trường được giữ vững, không còn tình trạng ô nhiễm ở các khu (điểm) công

nghiệp, các khu kinh tế, đô thị.

- Đến năm 2010, phấn đấu tỷ lệ che phủ của rừng là 48%; đến năm 2015 và 2020,

tỷ lệ này là 55% và 60%.

- Đến năm 2010, phấn đấu 100% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch; trên

75% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch; đến năm 2015 và 2020 phấn đấu 85% và

98% dân số nông thôn được dùng nước sạch.

- Đến năm 2010, 100% các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung;

trên 75% chất thải rắn được thu gom xử lý; cơ bản chất thải y tế được xử lý; đến năm

2015 và 2020 phấn đấu 90% và 100% chất thải rắn được thu gom và xử lý.

- Bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh

học, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn và tôn tạo.

* Kết quả Dự án Giảm nghèo giai đoạn 1:

- Đối với Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015), việc đấnh giá

những thành tựu, kết quả của Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 1 (2002 - 2007)

là hết sức quan trọng. Sau 5 năm thực hiện Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 1

(2002 - 2007) đã có:

+ 154 công trình đường giao thông với 497,12 km được đầu tư làm mới và nâng

cấp.

+ 21 công trình chợ nông thôn với 8.089 m2 được đầu tư và đưa vào sử dụng.

+ 107 công trình thuỷ lợi, tuới cho 3.283 ha được đầu tư nâng cấp, sửa chữa và làm

mới.

+ 84 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cấp nước cho 5.094 hộ.

+ Đầu tư 1.150 mô hình nông nghiệp với 19.941 hộ hưởng lợi.

+ Thực hiện 05 đề tài nghiên cứu nông nghiệp.

+ Đầu tư 214 trường học, lớp học cắm bản với 302 phòng học, diện tích 39.689

m2, trang bị bàn ghế, thiết bị dạy học cho các điểm trường được đầu tư.

+ Xây dựng 03 phòng khám đa khoa khu vực, diện tích 945 m2 để phục vụ việc

chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho nhân dân.

Page 31: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

31

+ Đào tạo 817 cán bộ y tế gồm y tá điều dưỡng, y sỹ, dược tá, nhân viên y tế thôn

bản và bà đỡ dân gian.

+ Cung cấp 3.472 túi thuốc thôn bản cho các thôn bản vùng dự án.

+ Đầu tư 5.040 tiểu dự án thuộc hợp phần Ngân sách Phát triển xã.

Tổng nguồn vốn giải ngân của Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 1 (2002 -

2007) là 585.701 triệu đồng, trong đó nguồn vốn Ngân hàng Thế giới (WB) là 522.270

triệu đồng, nguồn vốn đối ứng là 63.431 triệu đồng; tương đương với 33,5 triệu USD.

(Hiện trạng các công trình đầu tư giai đoạn 1 - Theo phụ biểu số 05)

Các kết quả thực hiện dự án đã góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế

- xã hội của tỉnh, nâng cao đời sống nhân dân, cải thiện các điều kiện về cơ sở hạ tầng,

các dịch vụ y tế, văn hoá, xã hội; tăng cường tính công khai, minh bạch và công tác tuyên

truyền, phổ biến thông tin rộng rãi của dự án. Đặc biệt việc đầu tư Hợp phần Ngân sách

Phát triển xã của giai đoạn 1 đã thực sự trở thành một cuộc “Tổng duyệt” về trình độ năng

lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở, đặc biệt là cấp xã. Đây là 1 trong những thành tựu rất quan

trọng để cho địa phương, chính quyền cơ sở tiếp nhận các nguồn lực đầu tư, thực hiện

việc phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền cơ sở trong thời gian tiếp theo.

II. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN.

1. Mục tiêu tổng quát:

1.1 Mục tiêu tổng quát:

Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) trước hết nhằm kế thừa

và phát huy những thành tựu và kết quả đạt được của quá trình thực hiên Dự án Giảm

nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 1 (2002 -2007). Các hoạt động của Dự án Giảm nghèo tỉnh

Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) được tập vào các lĩnh vực đầu tư: Cơ sở hạ tầng phát

triển kinh tế huyện, phát triển sản xuất, liên kết thị trường sản xuất; đầu tư các tiểu dự án

nhỏ cải thiện cơ sở hạ tầng thôn bản, cải thiện sản xuất, hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ, đào tạo

tập huấn tăng cường năng lực, nâng cao kiến thức cho cán bộ, kiến thức khoa học kỹ

thuật, ngành nghề nhân dân vùng dự án.

Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 (2010 - 2015) với mục tiêu tổng quát là: Nhằm giúp

cải thiện đời sống, tăng thêm các cơ hội việc làm, tăng thêm thu nhập và đa dạng hoá sản

phẩm nông - lâm nghiệp, ngành nghề và thị trường sản phẩm cho nhân dân các dân tộc và

đồng bào nghèo, người dân tộc thiểu số ở các xã và huyện khó khăn của 04 huyện, 45 xã

trong vùng dự án của tỉnh Lào Cai; Góp phần phát triển sinh kế cho người dân trong

vùng, tạo thêm các dịch vụ thị trường, y tế, văn hoá, giáo dục và điều quan trọng nhất là

giúp cho người dân trong vùng dự án thoát nghèo, giảm nghèo một cách bền vững.

Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp xã

thông qua việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân dân vùng dự án để đảm bảo việc phân

cấp quản lý cho cơ sở.

Page 32: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

32

1.2- Mục tiêu cụ thể của dự án:

- Hỗ trợ các hoạt động sinh kế, hỗ trợ cơ sở hạ tầng trực tiếp cho người nghèo, hộ

nghèo, thôn bản nghèo, xã nghèo thuộc vùng dự án. Phấn đấu đến năm 2015 số hộ nghèo

trong vùng dự án giảm xuống còn khoảng 10% theo tiêu chí hiện nay; góp phần giảm tỷ lệ

hộ nghèo chung của toàn tỉnh xuống dưới 10% vào năm 2015 theo quy hoạch phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Góp phần tăng thu nhập bình quân cho các hộ thuộc vùng dự án và của tỉnh từ

10,6 triệu đồng/năm lên 15 triệu đồng/năm vào năm 2015.

- Trong giai đoạn đầu (18 tháng) của dự án sẽ đầu tư nâng cấp 06 công trình đường

giao thông nông thôn với qui mô là 23,3 km, tạo điều kiện giao thông đi lại thuận lợi và

trao đổi hàng hoá cho nhân dân của các xã dự án.

- Nâng cấp 08 công trình thuỷ lợi, phục vụ tưới tiêu cho 214 ha ruộng nước canh

tác của người dân các xã thực hiện dự án.

- Nâng cấp, sửa chữa và làm mới 03 công trình cấp nước sinh hoạt, cung cấp nước

sinh hoạt cho 124 hộ dân của các xã thực hiện dự án.

- Hoạt động khác của dự án được lồng ghép hoàn toàn vào kế hoạch 5 năm (2010 -

2015) của các xã, các huyện vùng dự án, qua đó cùng với các nguồn vốn đầu tư trên địa

bàn góp phần giảm nghèo bền vững cho nhân dân trong vùng.

* Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai được thiết kế xây dựng theo hướng rất mở đó

là: Các hoạt động của dự án chỉ lập cho kế hoạch 18 tháng đầu, các hoạt động của

những năm tiếp theo được lập theo kế hoạch hàng năm; đây là lần đầu tiên có một dự án

với mục tiêu giảm nghèo được áp dụng hướng tiếp cận mới này. Chính điều này sẽ giúp

cho các hoạt động đề xuất của người dân vùng dự án được cụ thể hơn, sát thực với thực

tế nhu cầu về sinh kế, hạ tầng và đời sống của nhân dân.

* Dự án hướng tới các mục tiêu cụ thể khác như:

- Đầu tư làm mới các công trình hạ tầng tại thôn bản, tại xã theo nguyện vọng đề

xuất và thực tế tại địa phương để phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần

giảm nghèo bền vững.

- Hỗ trợ các thông tin về thị trường, liên kết thị trường, hỗ trợ sản xuất dịch vụ cho

nhân dân vùng dự án. Tạo môi trường phát triển kinh tế đa dạng và cạnh tranh hơn để đáp

ứng nhu cầu thiết yếu trong sản xuất, nông - lâm, tiểu thủ công nghiệp của các xã, huyện

thuộc vùng dự án.

- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động là người địa phương để họ vừa có thu

nhập vừa nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc vận hành, duy tu bảo dưỡng các

công trình trên địa bàn thôn xã dự án.

- ưu tiên hướng các hoạt động của dự án theo đề xuất của phụ nữ, hướng tới việc

phụ nữ được tham gia nhiều hơn, được hưởng lợi trực tiếp nhiều hơn đối với các hoạt

Page 33: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

33

động dự án. Các hoạt động tập trung vào sinh kế cho phụ nữ, ưu tiên đầu tư các tiểu dự án

do phụ nữ đề xuất đã giúp cho chị em phụ nữ (hầu hết là người dân tộc thiểu số) được

hưởng lợi, được trực tiếp tham gia các nhóm mô hình sản xuất, các hoạt động đào tậo, tập

huấn kỹ năng sống, kỹ thuật canh tác, nâng cao tay nghề, xoá mù chữ, chăm sóc sức khoẻ

....

- Các hoạt động và cách dự án tiếp cận các hoạt động sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn

cho nhóm cộng đồng các dân tộc thiểu số trong nhóm người người, hộ nghèo, vùng nghèo

của dự án.

- Các hoạt động đào tạo được thực hiện trên cơ sở nhu cầu đào tạo của người dân

địa phương là chủ yếu; được tập trung từ việc đào tạo lập kế hoạch, tiếp cận với kiến thức

khoa học kỹ thuật, sản xuất, đời sống, phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

- Số thôn bản được cải thiện điều kiện sống từ những đầu tư của dự án: Với 03 hợp

phần của dự án, đặc biệt là hợp phần Ngân sách Phát triển xã với các tiểu dự án được đầu

tư phù hợp với quy mô thôn, bản theo đề xuất của người dân; có tổng số 432/432 thôn bản

thuộc 45 xã của 04 huyện: Bát Xát, Sa Pa, Mường Khương, Văn Bàn (chiếm 100% số

thôn bản) được hưởng lợi từ các hoạt đồng đầu tư của dự án.

- Các hoạt động đầu tư trong Hợp phần Ngân sách Phát triển xã được phân cấp cho

xã làm chủ đầu tư, qua quá trình thực hiện giai đoạn 1 của dự án cũng như 5 năm tiếp theo

thực hiện Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) có thể khẳng định

100% số xã (45/45 xã) của 04 huyện dự án sẽ làm chủ đầu tư hiệu quả hợp phần Ngân

sách Phát triển xã.

III. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT DỰ ÁN ĐỐI VỚI NHÀ TÀI TRỢ.

III.1- Tính phù hợp của mục tiêu dự án với chính sách và định hƣớng của

Ngân hàng Thế giới (WB):

Trong khi các nhà tài trợ khác như ADB, JICA, cộng đồng EU cùng rất nhiều nhà

tài trợ khác đang nỗ lực rất cao để hỗ trợ Việt Nam thì Ngân hàng Thế giới (WB) đã phối

hợp với Việt Nam thực hiện thành công Chiến lược hỗ trợ quốc gia (CAS) giai đoạn 2003

- 2006 và đang thực hiện Chiến lược hợp tác quốc gia (CPS) giai đoạn 2007- 2011.

Chiến lược hỗ trợ quốc gia (CAS) giai đoạn 2003 - 2006 đã đóng góp rất tốt cho

Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau và cùng với các nguồn tài trợ của các nhà tài trợ

khác góp phần làm cho GDP tăng trưởng ổn định trong cả giai đoạn, bất chấp nhiều khó

khăn. Chiến lược hợp tác quốc gia (CPS) giai đoạn 2007-2011 được chuẩn bị trên tinh

thần có sự liên kết chặt chẽ với Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 10

(2006 - 2010) và định hướng tới 2020 cho giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu thu nhập cá nhân đầu người vào năm 2010

đạt 1.000 USD/ người/ năm.

Page 34: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

34

Có 4 lĩnh vực chính (pillar) của CPS (cũng chính là các lĩnh vực chính của Kế

hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ 10 của Việt Nam):

1- Cải thiện môi trường kinh doanh.

2- Tăng cường các vấn đề xã hội (strengthen social inclusion).

3- Tăng cường quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

4- Cải thiện quản trị nhà nước.

Bảng 1- dưới đây so sánh các mục tiêu cụ thể của dự án với các hỗ trợ của NHTG

cho bốn lĩnh vực chính nêu trên và dựa vào các so sánh thì có thể kết luận là các mục tiêu

của Dự án giai đoạn 2 là phù hợp với chinh sách và định hướng ưu tiên của Ngân hàng

Thế giới trong giai đoạn 2007-2011

Bảng 1. So sánh mục tiêu của dự án với chính sách hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới

Chính sách hỗ trợ của

NHTG

Mục tiêu của Dự án Đánh giá tính

phù hợp của

(2) với (1)

(1) (2) (3)

Hỗ trợ lĩnh vực 1: Cải thiện môi

trƣờng kinh doanh, Hỗ trợ cho lĩnh

vực này sẽ bao gồm việc chuyển đổi

trọng tâm từ “thiết kế” sang “thực

hiện” chương trình cải cách chính

sách. Hỗ trợ sẽ tập trung vào cải cách

hệ thống ngân hàng và phát triển

ngành tài chính, tăng cường tính cạnh

tranh cùng với hội nhập toàn diện vào

nền kinh tế thế giới, một sân chơi có

nhiều cấp độ hơn, tạo nền tảng tốt hơn

cho việc tăng trưởng dựa vào tri thức,

và tăng cường tính cạnh tranh trong

nông nghiệp, và tăng cường việc cung

cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng hiệu quả

và đáng tin cậy hơn. Hầu hết các

khoản tín dụng IDA sẽ hỗ trợ chính

sách, thể chế và cơ sở hạ tầng cho thời

kỳ quá độ đang diễn ra ở Việt Nam,

trong đó các khoản tín dụng hỗ giảm

nghèo hàng năm đóng vai trò đặc biệt

quan trọng

(Có thêm một số nội dung ở đây)

Tăng cường các cơ hội sinh kế của người dân

nghèo ở nông thôn và các dân tộc thiểu số tại

các xã, huyện khó khăn thuộc khu vực miền núi

phía Bắc. Cụ thể là:

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản phục

vụ phát triển KTXH, tạo việc làm, tăng thu

nhập, cải thiện đời sống thông qua các hoạt

động phát triển sản xuất nông nghiệp và phi

nông nghiệp, giảm tỷ lệ hộ nghèo, đảm bảo

môi trường sinh thái.

Tăng cường hoạt động dân chủ ở cơ sở;

trao quyền và phân cấp quản lý cho cấp xã;

Tiếp cận, kiểm soát nguồn lực tài chính và

quản lý tốt có hiệu quả nguồn ngân sách

cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo.

Nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp, đặc

biệt là cấp xã về công tác lập kế hoạch phát

triển kinh tế xã hội và năng lực quản lý đầu

tư; đồng thời nâng cao nhận thức của cộng

đồng về quản lý, vận hành, bảo trì các công

trình tại địa phương nhằm đảm bảo tính bền

vững, hiệu quả lâu dài của các công trình

cơ sở hạ tầng.

Mục tiêu này hoàn

toàn phù hợp với

Lĩnh vực 1, 2

Mục tiêu này hoàn

toàn phù hợp với

Lĩnh vực 1, 2, 3 Hỗ trợ lĩnh vực 2: Tăng cƣờng các

Page 35: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

35

Chính sách hỗ trợ của

NHTG

Mục tiêu của Dự án Đánh giá tính

phù hợp của

(2) với (1)

vấn đề xã hội. Các ưu tiên hỗ trợ đối

với Nhóm Ngân hàng bao gồm: (a)

hiểu biết rõ hơn về nghèo đói và thí

điểm các công cụ mới để tiếp cận

người nghèo; (b) lồng ghép các vấn đề

giới xuyên suốt các nội dung đầu từ và

đưa những người tàn tật tham gia vào

quá trình phát triển; (c) tăng cường tiếp

cận các dịch vụ cơ sở hạ tầng cơ bản,

có chất lượng cho người dân nghèo ở

vùng nông thôn; (d) tăng cường tiếp

cận các dịch vụ y tế và giáo dục phù

hợp với khả năng chi trả của người

dân; (e) có sự tham gia và trao quyền

cho người dân tộc thiểu số trong các

quá trình phát triển; (f) cải thiện các

chính sách và cơ sở hạ tầng đáp ứng

các nhu cầu của ngời dân nghèo và dân

nhập cư ở đô thị; (g) giảm khả năng dễ

bị ảnh hưởng bởi những cú sốc có hại

bao gồm những nguy cơ về khí hậu, tự

nhiên và bệnh tật. Một số hoạt động

mục tiêu như Vận hành Chính sách

Phát triển mới để tăng cường chương

trình giảm nghèo mục tiêu của Chính

phủ trong đó tập trung đặc biệt vào

người dân tộc thiểu số - sẽ được bắt

đầukhởi xướng.

Mục tiêu này hoàn

toàn phù hợp với

Lĩnh vực 2, 4

Hỗ trợ lĩnh vực 3: Tăng cƣờng quản

lý tài nguyên và môi trƣờng. Sinh kế

của người dân nghèo ở Việt Nam phụ

thuộc quá nhiều vào các nguồn tài

nguyên thiên nhiên. Các vấn đề quan

trọng cần giải quyết là tăng cường hỗ

trợ sinh kế và các lợi ích về môi trường

của các nguồn tài nguyên thiên nhiên

đối với cộng đồng. Hỗ trợ của ngân

hàng sẽ tập trung vào phạm vi các

thách thức liên quan đến quản lý đất,

rừng, nguồn nước và quản lý lưu vực

sông tổng hợp

Page 36: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

36

Chính sách hỗ trợ của

NHTG

Mục tiêu của Dự án Đánh giá tính

phù hợp của

(2) với (1)

Hỗ trợ lĩnh vực 4: Cải thiện quản lý.

Tập trung cải thiện quản lý tài chính

công, thông tin và minh bạch với trọng

tâm chống tham nhũng; và cải thiện việc

lập kế hoạch cho các mục tiêu phát triển

sử dụng nhiều hơn các phương pháp tiếp

cận có sự tham gia và yêu cầu cao hơn về

trách nhiệm giải trình của các cơ quan

cung cấp dịch vụ.

Các quan hệ đối tác với các nhà tài trợ

khác sẽ đóng vai trò chính trong việc tạo

ra các tiến triển trong lĩnh vực quản lý.

III.2- Lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ về công nghệ, kinh nghiệm

quản lý, tƣ vấn chính sách thuộc lĩnh vực đƣợc tài trợ.

Quan hệ hỗ trợ lâu dài của Ngân hàng Thế giới (WB) đối với công tác xóa đói

giảm nghèo tại Việt Nam có yếu tố rất quan trọng. Hơn 15 năm qua, Ngân hang Thế giới

(WB) đã có những hỗ trợ quan trọng cho công tác xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam và

mới đây đã cam kết với chính phủ Việt Nam một chương trình hợp tác mở rộng trong

lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Tất cả những dự án liên quan tới nông nghiệp do IDA cho vay vốn đều nhằm vào

mục đích giảm nghèo và tăng trưởng toàn diện cũng như hướng tới thị trường. Do đó,

Ngân hang thế giới (WB) đã trở thành một trong những đối tác chủ yếu của Chính phủ

Việt Nam trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo và tạo nên liên minh chiến lược với các bên

tham gia khác: Gồm các cơ quan của Liên Hợp Quốc, chủ yếu là FAO, WHO, UNDP và

UNICEF, các cơ quan hợp tác song phương và đa phương (như ADB), cùng các tổ chức

phi chính phủ.

Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) của Ngân hàng Thế giới (WB) hiện là một trong

các nhà tài trợ lớn nhất cho phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam hiện nay. Các

dự án do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ thời gian qua trong lĩnh vực nông nghiệp và

phát triển nông thôn đã góp phần quan trọng vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo và tăng

trưởng của Việt Nam.

Page 37: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

37

Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc Giai đoạn 1 đã thực sự đem lại sự

thay đổi lớn đối với 6 tỉnh Miền núi phía Bắc cùng với một loạt các dự án đang được

triển khai như dự án Đa dạng hóa nông nghiệp thực hiện ở 12 tỉnh cùng với việc thực

hiện và chú trọng hơn đến việc hình thành các liên kết thị trường trong dự án Cạnh tranh

nông nghiệp tại Miền Trung và Tây Nguyên (hiện đang trong quá trình triển khai thực

hiện). Các hoạt động tài trợ này, bên cạnh các chương trình phát triển cụ thể hơn của

Ngân hang Thế giới (WB) về đường giao thông nông thôn và cơ sở hạ tầng khác, sẽ hình

thành một nền tảng vững chắc để Ngân hàng Thế giới (WB) tiếp tục hỗ trợ lĩnh vực nông

nghiệp đang thu hút nhiều công ăn việc làm nhất ở Việt Nam. Dự án Giảm nghèo các tỉnh

Miền núi phía Bắc giai đoạn 2 (2010 - 2015) đã được đưa vào chiến lược hợp tác giữa

Ngân hang Thế giới (WB) và Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2007 - 2010.

Kinh nghiệm và Hiểu biết Quốc tế của Ngân hang Thế giới (WB): Những kinh

nghiệm từ các dự án tương tự được tài trợ bởi Ngân hang thế giới (WB) trong khu vực

Đông Nam Á (ví dụ như tại Indonesia) và đặc biệt là tại Trung Quốc, Ấn Độ đã giúp ích

rất nhiều cho quá trình chuẩn bị dự án, ngoài ra, kinh nghiệm từ các Dự án Giai đoạn 1,

ba dự án giao thông nông thôn 1, 2, 3 của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cũng

có những giá trị rất lớn về kinh nghiệm và thủ tục thực hiện.

Dự án Giảm nghèo Giai đoạn 2 này cũng sẽ có các đóng góp trực tiếp vào mục

tiêu thứ ba và thứ tư trong Chiến lược Đối tác quốc gia của Ngân hàng Thế giới với Việt

Nam (CPS) nhằm nâng cao công tác quản lý môi trường và các nguồn tài nguyên thiên

nhiên của quốc gia thông qua các biện pháp thúc đẩy hoạt động canh tác bền vững và

nhằm cải thiện công tác quản lý thông qua đối thoại hợp tác về mặt chính sách và đánh

giá các nhu cầu chiến lược của Chính phủ và khối tư nhân.

IV- SỰ PHÙ HỢP VÀ CÁC ĐÓNG GÓP VÀO CHIẾN LƢỢC QUỐC GIA, QUY

HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH LÀO CAI..

* Quan điểm chủ đạo đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai trong giai

đoạn 2010 - 2015 và đến năm 2020:

- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đi liền với chất lượng tăng trưởng và tiến

bộ công bằng xã hội, giảm bớt sự chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư và

giữa các vùng trong tỉnh. Thực hiện tốt hơn các chính sách dân tộc, chính sách xoá đói

giảm nghèo, chính sách cho các vùng biên giới khó khăn trên địa bàn tỉnh.

- Đặt sự phát triển của Lào Cai trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế,

trong sự hợp tác chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong cả nước, gắn với vùng trung du

miền núi bắc bộ, trong quá trình đổi mới của đất nước để phát triển kinh tế có chất lượng

cao hơn.

- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái; không làm tổn

hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên.

Page 38: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

38

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và củng cố an ninh quốc phòng, củng cố

hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.

* Sự đóng góp của Dự án giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) đối

với chiến lược chung của tỉnh và của quốc gia:

Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, trong quy hoạch phát

triển kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 - 2015 và đến năm 2020 đã chỉ rõ

việc tăng trưởng kinh tế phải gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Phát triển sản xuất

phải gắn với thị trường tiêu thụ, tạo ra được các khâu đột phá để đưa nền kinh tế phát

triển nhanh hơn, từng bước khắc phục nguy cơ tụt hậu so với cả nước.

Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực.

Khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thuận

lợi, đảm bảo yêu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống

vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tiếp tục thực hiện xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm

cho người lao động. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (CPRGS) cũng đã xác

định một trong những nguyên nhân của đói nghèo đó là việc khó tiếp cận được với các

dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác do kết cấu hạ tầng ở các vùng sâu, vùng

xa, vùng đói nghèo còn thiếu và yếu kém. Việc tiếp cận đến các vùng này còn hết sức khó

khăn. Vốn đầu tư của Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu, đóng góp nguồn lực của

nhân dân còn hạn chế, chủ yếu là bằng lao động. Chính vì vậy, một trong những

giải pháp chủ yếu thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo

(CPRGS) để phát triển các ngành, lĩnh vực đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và xóa đói

giảm nghèo và tạo cơ hội cho người nghèo tăng thu nhập, đó là việc phát triển cơ sở hạ

tầng để tạo cơ hội cho các xã nghèo, vùng nghèo, người nghèo tiếp cận với các dịch vụ

công

Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai Giai đoạn 2 (2010 - 2015) nhằm mục tiêu giúp cải

thiện các cơ hội sản xuất, thu nhập, việc làm và thị trường cho đồng bào nghèo và đồng

bào dân tộc thiểu số ở các xã và huyện khó khăn của tỉnh, góp phần phát triển sinh kế và

giảm nghèo bền vững. Như vậy mục tiêu chung của Dự án phù hợp với Chiến lược toàn

diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo chung của tỉnh Lào Cai và cả nước, quy hoạch

và các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; việc thực hiện thành công dự án chắc

chắn sẽ mang lại những đóng góp quan trọng trong việc đạt được mục tiêu tăng trưởng và

giảm nghèo của cả nước nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng.

* Các nội dung cụ thể hơn được trình bày dưới đây:

- Quan hệ của dự án với chiến lược quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Dự án được thiết kế phù hợp với Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm

nghèo, là một phần của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2010 - 2015 của từng

huyện, tỉnh dự án cho nên có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết và không tách rời khỏi

chiến lược phát triển chung của cả nước và từng địa phương cụ thể. Dự án sẽ đóng góp

Page 39: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

39

chung vào sự phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương và vùng dự án thông qua các

can thiệp mang tính chọn lọc, có sự lồng nghép và có tính mới, sáng tạo của mình.

- Dự án đề cập và can thiệp cụ thể vào các vấn đề chủ yếu liên quan tới phát triển,

cụ thể là can thiệp nhằm giảm nghèo hướng tới người dân tộc thiếu số và có sự quan tâm

đặc biệt tới phụ nữ, phát triển sản xuất, nâng cao nhận thức cộng đồng và tăng cường

năng lực cho các hệ thống chính quyền, nâng cao trách nhiệm giải trình của các cấp, minh

bạch, chống tham nhũng, phân cấp quản lý và tham vấn và phát triển toàn diện (thông qua

việc lồng nghép với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2010 - 2015). Các vấn đề

cụ thể dự án đề cập tới và sự can thiệp hoàn toàn phù hợp với chính sách phát triển của

Chính phủ Việt Nam.

- Tương tự như các dự án đầu tư cho các vùng khó khăn, Dự án Giảm nghèo tỉnh

Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) được hưởng một số ưu đãi từ các chính sách phát triển

kinh tế vĩ mô và vi mô của Chính phủ nói chung. ngoài ra tại mỗi địa phương có thể có

các ưu đãi riêng biệt.

* Thông tin về các chính sách có liên quan tới dự án được tổng hợp như dưới đây:

- Chính sách thuế: Về cơ bản không có nhiều khác biệt, ưu đãi, tuy nhiên tùy theo

điều kiện cụ thể của từng địa phương, UBND tỉnh có thể xem xét có ưu đãi thuế (bao gồm

cả thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp - nếu thành lập doanh nghiệp)

đối với một số hoạt động sinh kế, phát triển kinh tế, sản xuất, thu mua nông thổ sản....

thuộc các hợp phần Phát triển kinh tế huyện, đa dạng hoá các.

- Trợ cấp - hỗ trợ: Dự án sẽ có trợ cấp cho một số đối tượng là phụ nữ, người già

có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ cho người dân, thanh niên đi học nghề và đào tạo bổ sung

thêm sau khi đã học nghề. Các hợp phần liên quan là Hợpk phần Ngân sách Phát triển xã

và Hợp phần đào tạo, tăng cường năng lực. Dự án cũng sẽ có các hỗ trợ vốn ban đầu

không hoàn lại cho các hoạt động phát triển sinh kế, kết nối thị trường và chuỗi giá trị,

sáng kiến kinh doanh... cho các nhóm hộ nghèo thuộc tiểu hợp phần Đa dạng hoá các cơ

hội liên kết thị trường của dự án.

- Các chính sách liên quan tới lãi suất vay ngân hàng: Dự án sẽ hỗ trợ cho các

nhóm cùng sở thích tiếp cận với nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng trong và sau khi đã

thực hiện thành công các hoạt động mở đầu. Trong khi đó, vốn từ các ngân hàng chính

sách xã hội và ngân hàng thương mại vẫn sẵn sàng cung cấp cho các nhóm cùng sở thích,

hộ gia đình có nhu cầu với lãi suất ưu đãi.

V- LIÊN HỆ VỚI CÁC DỰ ÁN LIÊN QUAN KHÁC.

V.1- Các chƣơng trình, dự án trên địa bàn:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang và sẽ có nhiều chương trình, dự án của

các nhà tài trợ, của Chính phủ Việt Nam; danh mục các chương trình dự án được nêu tại

Page 40: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

40

phụ biểu số 05.a trong Báo cáo Nghiên cứu khả thi của tỉnh, tuy nhiên một số dự án có

liên quan chặt chẽ tới Dự án Giai đoạn 2 này được liệt kê trong bảng dưới đây.

* Bảng tóm tắt một số chương trình, dự án vừa kết thúc, đang thực hiện và

chuẩn bị thực hiện tại vùng dự án:

T

T

Tên dự

án

Nhà tài trợ Mô tả tóm tắt nội dung Dự án, chƣơng

trình/ hoặc nội dung gắn với Dự án Giai

đoạn 2 đang đề xuất

Chủ đầu

Vốn ĐT

(Tr.đồng)

Thời

gian

thực

hiện

I Ngân sách Nhà nƣớc

1 Chương

trình 135-

II

Chính phủ

và các nhà

tài trợ

Đầu tư hạ tầng, phát triển sản xuất theo

hướng gắn với thị trường, nâng cao năng

lực cán bộ các cấp

UBND

các

huyện, xã

thuộc

chương

trình

110.000 2006-

2010

2 Chương

trình hỗ

trợ 61

huyện

nghèo

(Nghị

quyết

30a)

Chính phủ

(và một số

Tổng công

ty Nhà

nước cùng

tham gia)

Hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp bền

vững theo hướng sản xuất hàng hóa, khai

thác tốt các thế mạnh của địa phương, xây

dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế phù hợp với

từng huyện....

UBND

huyện

Bắc Hà,

Si Ma

Cai,

Mường

Khương

900.000 2009-

2020

3 Chương

trình

nước sạch

và VSMT

NSNN Bảo đảm chương trình phát triển bền vững

gắn với chiến lược tăng trưởng, xoá đói

giảm nghèo; xây dựng các công trình nước

sạch, vệ sinh MT, giảm thiểu ô nhiễm môi

trường ....

UBND

các huyện

trong tỉnh

700.000 2006-

2015

4 Chương

trình

trung tâm

cụm xã

NSNN Đầu tư cơ sở hạ tầng các trung tâm cụm xã,

hỗ trợ cơ sở vật chất góp phần giảm

nghèo......

UBND

các huyện

trong tỉnh

80.000 2005-

2010

5 Chương

trình sắp

xếp, bố

trí dân cư

NSNN Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản

xuất, hỗ trợ đời sống cho các hộ dân ...

UBND

các huyện

trong tỉnh

40.000 2005 -

2010

6 Chương

trình phát

NSNN Đầu tư hỗ trợ cơ sở vật chất ngành nghề,

làng nghề cho hộ dân, nhóm hộ, hợp tác xã,

UBND

các huyện

18.000 2005-

2010

Page 41: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

41

T

T

Tên dự

án

Nhà tài trợ Mô tả tóm tắt nội dung Dự án, chƣơng

trình/ hoặc nội dung gắn với Dự án Giai

đoạn 2 đang đề xuất

Chủ đầu

Vốn ĐT

(Tr.đồng)

Thời

gian

thực

hiện

triển các

làng

nghề,

ngành

nghề

doanh nghiệp và tổ chức ngành nghề để

phát triển sản xuất ngành nghề trong tỉnh

7 Chương

trình kiên

cố hoá

kênh

mương

NSNN Đầu tư kiên cố hoá các công trình thuỷ lợi,

hồ đập đảm bảo tuới tiêu và phục vụ sản

xuất, sinh hoạt của nhân dân

UBND

các huyện

105.000 2005-

2010

II Vốn nƣớc ngoài

* Vốn ODA

1 Chương

trình cơ

sở hạ

tầng nông

thôn

JBIC - Nhật Đầu tư nâng cấp đường giao thông, công

trình thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt phụ vụ

tuới tiêu, sinh hoạt cho khu vực nôgn thôn

khó khăn; hỗ trợ giảm nghèo bền vững

UBND

các huyện

trong tỉnh

87.000 2009-

2014

2 Dự án

năng

lượng

nông thôn

RE2-WB Đầu tư lưới điện hạ áp cho khu vực nông

thôn của tỉnh để phục vụ sản xuất và sinh

hoạt cho nhân dân

UBND

các huyện

22.000 2007-

2010

3 Chương

trình hỗ

trợ ngành

Nông

nghiệp

Phát triển

nông thôn

tỉnh Lào

Cai

DANIDA-

Damark

Hỗ trợ ngành nông nghiệp nông thôn của

tỉnh tại 03 huyện Bắc Hà, Si Ma Cai,

Mường Khương

Sở

NNPTNT

tỉnh

84.000 2007-

2012

4 Chương

trình hỗ

trựo cải

cách hành

chính tỉnh

Lào Cai

DANIDA-

Damark

Hỗ trợ cải cách hành chính các cấp trong

tỉnh

Sở Nội

vụ tỉnh

Lào Cai

27.000 2007-

2012

5 Dự án hạ

tầng nông

AFD (Cơ

quan Phát

Đầu tư làm mới và nâng cấp đường giao

thông nông thôn và cải tạo nâng cấp thị

UBND

tỉnh Lào

528.000 2009-

2013

Page 42: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

42

T

T

Tên dự

án

Nhà tài trợ Mô tả tóm tắt nội dung Dự án, chƣơng

trình/ hoặc nội dung gắn với Dự án Giai

đoạn 2 đang đề xuất

Chủ đầu

Vốn ĐT

(Tr.đồng)

Thời

gian

thực

hiện

thôn tỉnh

Lào Cai

triển Pháp) trấn Sa Pa, các hoạt động du lịch sinh thái,

tăng cường năng lực vườn Quốc gia Hoàng

Liên (tổng số tiền 22 triệu EUR)

Cai

6 Dự án

Giảm

nghèo

tỉnh Lào

Cai giai

đoạn 1

WB Đầu tư cơ sở hạ tầng nôgn thôn, tăng cường

năng lực, xoá đói giảm nghèo tại 108 xã

vùng dự án của tỉnh Lào Cai

UBND

các

huyện, xã

dự án

600.000 2002-

2007

7 Dự án

phủ sóng

PTTH

tỉnh Lào

Cai

Hàn Quốc Đầu tư nâng cấp đài PTTH tỉnh, nâng cao tỷ

lệ phủ sóng phát thanh, truyền hình phục vụ

người dân trong tỉnh

Đài

PTTH

tỉnh

120.000 2009-

2012

* Vốn NGO (xem chi tiết tại biểu số 05.a)

* Đánh giá chung: Các Chương trình dự án đã, đang và sẽ triển khai trên địa bàn

tỉnh trong những năm vừa qua nhìn chung đã, đang và sẽ có tác động rất đáng kể tới đói

nghèo, cụ thể là tỷ lệ nghèo chung của tỉnh Lào Cai mỗi năm khoảng 3% (giai đoạn 2006

- 2010) riêng năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Lào Cai giảm xuống còn 23,3%, tuy

nhiên vùng dự án vẫn còn rất cao là 44,59%. Nguồn lực đầu tư trong giai đoạn từ năm

2000 - 2010 và đến năm 2005 bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước khoảng 5.913 tỷ

VND; nguồn vốn ODA là khoảng 1.468 tỷ VND (chưa tính nguồn vốn NGO trên địa

bàn). Các số liệu trên cho thấy tính cấp thiết và sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, nhà tài

trợ song phương, đa phương đối với mục tiêu giảm nghèo và giảm nghèo bền vững của

tỉnh Lào Cai.

Tuy vậy, do nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực giảm nghèo của tỉnh Lào Cai là rất lớn,

chính vì vậy rất cần có thêm nhiều nguồn lực đầu tư khác nhau để đảm bảo mục tiêu này,

do vậy việc đầu tư Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai Giai đoạn 2 (2010 - 2015) là rất cần

thiết. Để đảm bảo tránh đầu tư chồng chéo và có sự lồng ghép tối đa đối với các chương

trình, dự án khác trên địa bàn đầu tư, toàn bộ hoạt động đầu tư trong Dự án Giảm nghèo

tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) sẽ được lồng ghép vào Kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội 5 năm (2010 - 2015) và trở thành một bộ phận không thể tách rời của Kế hoạch

Page 43: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

43

5 năm của các xã, huyện thuộc dự án và của tỉnh Lào Cai. Với mục tiêu hỗ trợ cho giảm

nghèo và phát triển bền vững, Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

sẽ đặc biệt chú trọng tới việc xác định và thực thi các cách làm tốt nhất, làm cơ sở cũng

như bài học để các dự án tiếp theo trên địa bàn vùng dự án, địa bàn tỉnh nói riêng và

trong cả nước nói chung để tham khảo và học tập.

V.2- Lồng ghép các nguồn vốn:

Tất cả các chương trình dự án đã và đang thực hiện cũng như Dự án Giảm nghèo

tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) đều có mối quan hệ, hỗ trợ và tác động lẫn nhau

cùng với mục tiêu chung nhưng được lồng ghép trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

của địa phương; đảm bảo phù hợp với qui hoạch địa phương, qui hoạch vùng và không

trùng lắp giữa các dự án.

Các nguồn lực đầu tư được tập trung đầu tư theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh

tế - xã hội và quy hoạch ngành, lĩnh vực được duyệt và cùng thực hiện theo mục tiêu

chung là phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo; Hiện tại tỉnh Lào Cai đang và sẽ

tập trung đầu tư các lĩnh vực: cơ sở hạ tầng vùng nông thôn; đầu tư phát triển sản xuất

nông, lâm, ngư nghiệp; hỗ trợ nâng cao về năng lực và đời sống người nông dân.

Một số nguồn vốn được đầu tư nhiều nội dung, trong đó có những nội dung, đối

tượng đầu tư giống nhau, ví dụ: Vốn Nghị quyết 37, Chương trình 135, Quyết định 120

của Chính phủ đều cùng được bố trí đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy

lợi, cấp nước cấp điện, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa cộng đồng, chợ; hỗ trợ phát

triển sản xuất nông, lâm nghiệp; Trong những nguồn vốn này có thể dùng một nguồn làm

chủ đạo, kết hợp một số nguồn vốn khác đầu tư từng lĩnh vực cụ thể.

Mỗi nguồn vốn đầu tư có các mục tiêu cụ thể, đối tượng thụ hưởng khác nhau, dẫn

đến nội dung được đầu tư, địa điểm đầu tư cũng có khác nhau, đặc biệt là các chương

trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu khác.

Cơ chế mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và tỷ lệ đối ứng của ngân sách địa

phương, nhân dân đóng góp cũng khác và Đầu mối (cơ quan) tổ chức thực hiện, quản lý

khác nhau. Chính vì vậy việc lồng ghép các nguồn vốn là một yêu cầu rất quan trọng, nhất

là đối với dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015).

* Lồng ghép vốn đầu tư: Lồng ghép các nguồn vốn đầu tư là việc bố trí nhiều

nguồn vốn để thực hiện một mục tiêu, một lĩnh vực đầu tư (giao thông, thủy lợi, giáo dục,

y tế... hay lĩnh vực chung là giảm nghèo) hay một địa bàn theo không gian địa lý.

Mục đích của việc lồng ghép là nhằm hoàn thành các mục tiêu theo kế hoạch giao

với thời gian ngắn nhất và tiêu tốn nguồn lực ít nhất, giảm đầu mối quản lý.

* Điều kiện để lồng ghép vốn đầu tư: Trên địa bàn phải được quy hoạch theo giai

đoạn cho từng lĩnh vực đầu tư, nhất là việc xác định các mục tiêu chính, nhu cầu đầu tư

chủ yếu trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương.

Page 44: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

44

Biết được các chương trình, dự án về mục tiêu, nhiệm vụ, nguồn lực, phương thức

tổ chức thực hiện và đối tượng đầu tư và thời hạn thực hiện nhất định. Trong đó các bộ

phận cấu thành giữa các chương trình, dự án, phải có những phần trùng hợp, tương tự,

hoặc chương trình, dự án này chỉ là một phần việc của một chương trình, công việc khác

cùng đang và sẽ được triển khai, hoặc các chương trình, dự án đều nhằm giải quyết

mục tiêu cuối cùng thì có thể phối hợp trong một sự điều hành chung để thực hiện

tính đồng bộ nhằm giải quyết mục tiêu, kế hoạch đề ra.

* Yêu cầu của lồng ghép vốn đầu tư: Đảm bảo các quy định của Trung ương về

cơ chế quản lý đầu tư; không làm suy giảm tính độc lập và sự vận động đặc thù của từng

loại chương trình, dự án; Tránh các hoạt động trùng lặp hoặc phân tán.

Vì thế cho nên đối với thiết kế của Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2

(2010 - 2015) đặt ra là các hoạt động do người dân đề xuất phải được đặt trong khung kế

hoạch chung của vùng dự án và trong khuôn khổ việc lồng ghép các nguồn vốn để thực

hiện mục tiêu chung là giảm nghèo một cách bền vững.

V.3- Mối liên hệ với các dự án và các biện pháp trƣớc đây đã đƣợc các nhà tài

trợ thực hiện:

a)- Đánh giá tổng quan:

Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) có mối liên hệ chặt chẽ

và hữu cơ với Dự án giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 1 (2002 - 2007) và các dự án,

chương trình khác. Đầu tiên phải khẳng định rằng Dự án Giai đoạn 2 được kế thừa rất

lớn từ Dự án giai đoạn 1, bao gồm nhưng không giới hạn từ kinh nghiệm, bộ máy quản

lý, nguồn nhân lực, thủ tục, các tiểu dự án đã đầu tư, các bài học kinh nghiệm (thành

công và chưa thành công).

Các chương trình, dự án khác (bao gồm cả Dự án giai đoạn 1) đã và đang đầu tư

vào phát triển giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, giáo dục, y tế, tăng cường năng lực.

Cách tiếp cận chủ yếu được áp dụng từ trước tới nay khi đầu tư tại cấp huyện và xã là

đầu tư trên quan điểm đầu tư chủ yếu vào hạ tầng xã hội trên cơ sở „gắn với nhu cầu thực

tế của cộng đồng”, yếu tố “gắn với thị trường, với thế mạnh của từng địa phương‟ gần

đây mới được nêu lên trong chương trình 135 giai đoạn 2; chương trình 30a (61 huyện

nghèo) nhưng kết quả cụ thể thực hiện chủ trương này tại chương trình 135 giai đoạn 2

cần có thêm thời gian mới khẳng định được trong khi chương trình 30a (61 huyện nghèo)

thực ra mới chỉ bắt đầu.

Một vấn đề nữa là nguồn vốn đầu tư của hai chương trình này vẫn còn rất khiêm

tốn cho nên tác động của các can thiệp (cho dù là với các ý tưởng mới hơn) sẽ chưa thể

có sức nặng lớn đối với vùng dự án, cần có thêm các khoản đầu tư, can thiệp khác để đạt

được các mục tiêu phát triển chung.

Page 45: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

45

Về phương pháp tiếp cận áp dụng để lựa chọn các hoạt động dự án, chưuơng trình

135 giai đoạn 2 áp dụng phương pháp tiếp cận là các hoạt động dự án của năm nào thì

được xác định trong quá trình lập kế hoạch của năm đó, trong khi Dự án giảm nghèo giai

đoạn 1 (2002 - 2007) và hầu hết các dự án khác trên địa bàn thì lại xác định ngay gần như

toàn bộ các hoạt động dự án từ khi thiết kế dự án (trừ hợp phần Ngân sách Phát triển xã

lập kế hoạch theo năm) và đưa vào Báo cáo nghiên cứu khả thi.

b)- Đánh giá theo một số chủ đề:

- Về “độ bao phủ” trên các lĩnh vực chính liên quan tới giảm nghèo: Nếu thống

kê thêm một số dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục (ở cấp độ tiểu học và trung học cơ sở)

của Ngân hàng thế giới (WB), ADB, EU, một số nhà tài trợ khác (ví dụ như SIDA) và

của Chính phủ thì có thể nói các chương trình, dự án hiện đã tham gia với nỗ lực rất lớn,

nguồn lực rất đáng kể và quan trọng vào các lĩnh vực cơ bản cần hỗ trợ để giảm nghèo,

tuy nhiên do nhu cầu quá lớn của vùng Miền núi phía Bắc cho nên chưa thể vươn tới

được tất cả các khía cạnh của nghèo đói như mong đợi. Cụ thể: Các dự án về điện nông

thôn, các dự án về đường giao thông, các dự án về y tế, giáo dục, các dự án thuỷ lợi, nước

sinh hoạt vệ sinh môi trường, các dự án hỗ trợ sản xuất nông - lâm nghiệp, ngành nghề,

tăng cường năng lực cho các cấp, tín dụng nông thôn với lãi suất ưu đãi cho người nghèo.

- Về quy mô vốn đầu tư trung bình cho mỗi xã tại vùng dự án: Tổng vốn đầu tư

trung bình cho một xã trong vùng dự án từ các chương trình, dự án hiện nay còn ở mức

rất thấp. Rất khó lượng hóa được nhu cầu về vốn đầu tư trung bình cần thiết cho một xã

tại vùng Miền núi phía Bắc tại thời điểm hiện nay là bao nhiêu để có thể giảm các hộ

nghèo xuống dưới mức 10 % do có sự khác biệt về điều kiện địa hình, tài nguyên thiên

nhiên, các yếu tố tự nhiên- khí hậu- thiên tai, tình trạng đói nghèo, dân tộc, các khoản đầu

tư đã nhận được từ trước tới nay.... nhưng kết quả tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và

ước tính của tư vấn cho thấy nhu cầu đầu tư có thể lên tới ít nhất là 5 tỷ đồng/xã/năm,

hoặc cao hơn nhiều đối với các xã xa xôi. Các thông tin có được từ các chương trình dự

án trong Báo cáo này cho thấy hiện trong giai đoạn 2006 - 2010, bình quân mỗi xã thuộc

vùng dự án tỉnh Lào Cai, nguồn vốn hàng năm trung bình vào khoảng 3,5 tỷ đồng/năm; so

với nhu cầu cần phải đầu tư thì hiện nay còn có sự thiếu hụt rất lớn.

- Về phương pháp tiếp cận trong giảm nghèo: Về phương pháp tiếp cận nói chung

vẫn theo cách truyền thống, đó là Chính phủ đang cố gắng cung cấp hạ tầng cơ bản, tạo

điều kiện nâng cao khả năng tiếp cận của người nghèo vùng dự án với thị trường nhưng

chưa có những sáng kiến hay, cách làm mới (cho dù là có thể có chứa đựng những rủi ro

nhất định), còn thiếu sự quan tâm thực sự tới tính bền vững của công trình, hoạt động dự

án thông qua bảo trì vận hành, ứng dụng tốt cũng như làm thế nào để ứng phó với các tác

động của biến đổi khí hậu (sinh mạng người dân, tài sản công, cá nhân, các giá trị văn hóa

Page 46: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

46

vật thể và phi vật thể), hoặc làm thế nào để có thể tận dụng được các thế mạnh của từng

địa phương về tài nguyên thiên nhiên, con người, văn hóa.... trong các hoạt động giảm

nghèo và phát triển sinh kế gắn kết với thị trường.

- Về “chiều sâu” của các khoản đầu tư trong từng lĩnh vực: Đây là một vấn đề rất

khó đánh giá, phân tích nếu không có một nghiên cứu chuyên sâu trong từng lĩnh vực, tuy

nhiên, có thể đánh giá sơ bộ như sau:

Các công trình đầu tư hạ tầng cần phải chứng minh được một cách thuyết phục

rằng khoản đầu tư sẽ mang lại sự phát triển kinh tế tốt hơn cho địa phương (huyện, xã,

thôn bản) mà không chỉ khẳng định một cách chung chung hoặc mang tính chất dự báo.

Đầu tư cho sản xuất nông nghiệp từ các chương trình 135, chương trình 30a (61

huyện nghèo), chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp của DANIDA và thậm chí trong

Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai (giai đoạn 1) còn mang nặng tính trợ cấp mà chưa thực

sự là đầu tư phát triển (có nghĩa là phải tính tới yếu tố chi phí- lợi ích, tính bền vững và

tương lai)

Người dân (đặc biệt là người dân tộc thiểu số vùng cao) chưa được hướng dẫn, hỗ

trợ theo chiều sâu trong việc làm thế nào để tận dụng các hạ tầng cơ bản đã và đang được

đầu tư một cách tối ưu nhất (ví dụ đường giao thông đã được cải thiện, hay thông tin

internet đã tới tận trung tâm xã hay một số thôn bản), sử dụng nguồn lực, tài nguyên mà

họ sở hữu/ quản lý một cách tối ưu nhất..vv...để sản phẩm, sản vật địa phương được đưa

ra thị trường một cách tối ưu nhất, có tỷ suất giá trị thặng dư thương mại cao nhất trong

từng đồng doanh thu có được từ trao đổi trên thị trường.

Tóm lại: Cho dù là đã và hiện đang có nhiều khoản đầu tư khác nhau trên địa bàn

các tỉnh dự án trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng vẫn cần có đầu tư mang tính chất

mới và theo chiều sâu vào khu vực dự án cũng như bổ trợ cho các khoản đầu tư này.

Ngoài ra, cần có những khoản đầu tư với cơ chế đầu tư mang tính linh hoạt cao để có thể

áp dụng thí điểm một số cách làm mới, nếu thành công sẽ có thể áp dụng trên diện rộng

toàn quốc. Trong quá trình đầu tư sẽ cần phải xem xét thận trọng yếu tố “tránh trùng lắp”

và có sự lồng ghép với các chương trình, dự án khác cũng như với kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội dài hạn của từng địa phương. Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2

(2010 - 2015) được thiết kế và thực hiện để đáp ứng các yêu cầu thực tế đặt ra nêu trên.

c)- Các bài học kinh nghiệm của Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn1

(2002 - 2007):

Các bài học kinh nghiệm của Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 1(2002 -

2007) được tổng hợp trong Báo cáo đánh giá cuối kỳ (PCR) và được sử dụng như một

phần quan trọng trong quá trình thiết kế Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2

Page 47: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

47

(2010 - 2015). Các bài học tốt được phát huy, các bài học chưa tốt cũng được quan tâm để

tránh lặp lại một cách đáng tiếc. Có tổng số 15 bài học từ Dự án Giảm nghèo giai đoạn 1

(2002 - 2007), các bài học được chọn lọc để áp dụng vào Dự án giai đoạn 2 bao gồm:

- Phân cấp mạnh mẽ cho các cấp tại địa phương; phải có sự điều phối và chỉ đạo

tốt tại tất cả các cấp và phải có một hệ thống quản lý dự án được thiết lập tại các cấp liên

quan. Tuy nhiên trong giai đoạn 2, vai trò của Ban Quản lý dự án Trung ương giảm đi và

thay bằng Ban Điều phối mà thôi.

- Công tác đấu thầu tại Giai đoạn 1 được thực hiện tương đối tốt, trong Giai đoạn 2

tiếp tục phát huy hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng nhưng một số biện

pháp đảm bảo tính minh bạch và sự tham gia trong đấu thầu được tăng cường.

- Các đơn vị liên quan tới dự án cũng được tham gia và các khóa đào tạo về thủ tục

thực hiện dự án; công tác truyền thông được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là truyền thông

bằng hình ảnh và tiếng địa phương.

- Phụ nữ được tạo cơ hội nhiều hơn (chủ trì hẳn một tiểu hợp phần, tham gia lãnh

đạo Ban Phát triển xã.....) sau khi rút kinh nghiệm từ giai đoạn 1 về sự tham gia còn hạn

chế, đặc biệt là các mô hình nông nghiệp.

- Hệ thống quản lý thông tin (MIS) sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả trong giai đoạn 2

nhưng sẽ được đơn giản hơn.

- Công tác lập kế hoạch được cải thiện và dự án giai đoạn 2 sẽ áp dụng phương

pháp tiếp cận linh hoạt hơn trong giai đoạn 1 là không xác định trước toàn bộ các hoạt

động dự án một lần ngay từ lúc thiết kế dự án.

d)- Đánh giá về các mối liên hệ riêng biệt của Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2

(2010 - 2015) với Chương trình 135:

Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đonạ 2 (2010 - 2015) sẽ có mối liên hệ rất

chặt chẽ với Chương trình 135 giai đoạn II. Mối liên hệ được thể hiện ở các nội dung cơ

bản sau đây:

- Chương trình 135 giai đoạn II sẽ kết thúc vào cuối năm 2010, các bài học kinh

nghiệm rút ra từ Chương trình này sẽ rất có ích đối với Dự án Giảm nghèo Giai đoạn 2.

Nếu như Chương trình 135 giai đoạn II sẽ tiếp tục thực hiện Giai đoạn III thì cả hai sẽ tiếp

tục là các phần không tách rời của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015.

Ngoài ra, sẽ nảy sinh ra hai vấn đề liên kết chiến lược ở đây, đó là:

* Những gì đã và đang được làm tốt ở Chương trình 135 giai đoạn II thì có nên tiếp

tục được làm ở Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 hay không? (ví dụ do thiếu vốn đầu tư nên

mới làm ở quy mô hẹp, nay cần mở rộng hơn, hoặc có chiều sâu hơn chẳng hạn).

* Sẽ có thể có những khoản đầu tư có tính chất lồng ghép của Dự án Giảm nghèo

giai đoạn 2 với các khoản đầu tư đã và đang thực hiện của Chương trình 135 giai đoạn II.

Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 không nên tiếp tục làm những gì mà Chương trình 135 giai

Page 48: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

48

đoạn II đã và đang làm mà chỉ nên tập trung vào những khoản đầu tư mới mà Chương

trình 135 chưa làm được hoặc không thể làm được (ví dụ bị hạn chế về cơ chế tài chính

hay thủ tục đầu tư). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc đầu tư lồng ghép là khả thi tuy

nhiên cần chú trọng đặc biệt tới tính kết nối của các hoạt động, kể cả hoạt động hạ tầng

cũng như các hoạt động đầu tư phát triển chuỗi giá trị trong nông nghiệp và tiểu thủ công

nghiệp địa phương. Biện pháp cụ thể để đảm bảo lồng ghép giữa Dự án Giảm nghèo giai

đoạn 2 và Chương trình 135 giai đoạn III (dự kiến sẽ được đầu tư) là:

- Đảng bộ, Chính quyền Nhân dân các cấp, từ cấp tỉnh, huyện, xã phải thống nhất

chú trọng đưa vấn đề lồng ghép các Chương trình, dự án trên địa bàn, bao gồm cả Dự án

Giảm nghèo giai đoạn 2 và Chương trình 135 giai đoạn III vào Nghị quyết hàng năm và

có sự giám sát trong quá trình thực hiện.

- UBND huyện có văn bản hướng dẫn cụ thể cho các Ban QLDA của các Chương

trình, dự án trên địa bàn, bao gồm Ban QLDA của Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 và Ban

QLDA của Chương trình 135 trong việc phối kết hợp với nhau để lồng ghép các hoạt

động dự án trong các dự án.

- Khâu lập kế hoạch từ tất cả các cấp phải tính đến tổng thể các nhu cầu và các

nguồn lực hiện có từ các chương trình để đảm bảo cách tiếp cận cộng lực.

- Thúc đẩy các hoạt động trao đổi kinh nghiệm và học hỏi theo chiều ngang giữa

các cấp thực hiện và quản lý theo từng chủ đề cùng quan tâm (ví dụ phân cấp quản lý, đấu

thầu có sự tham gia, giám sát và đánh giá có sự tham gia, giám sát cộng đồng, tiếp cận thị

trường, v.v...)

đ)- Mối liên hệ của dự án với việc lồng ghép Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5

năm 2010 - 2015:

Các hoạt động đầu tư thuộc Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 (2010 - 2015) sẽ phải là

một phần không tách rời của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2010 - 2015,

được lồng ghép cùng với các chương trình, dự án khác được đầu tư trên địa bàn. Do yếu

tố này cho nên quá trình lập kế hoạch hàng năm của Dự án sẽ phải được gắn với quá trình

lập kế hoạch ngân sách năm của Chính phủ (bắt đầu từ tháng 6, 7 hàng năm), qua đó, hoạt

động đào tạo nâng cao năng lực lập kế hoạch sẽ được bao gồm trong hoạt động của Dự án

này. Dự án cũng sẽ thúc đẩy các mối quan hệ trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với các tổ

chức phi chinh phủ có cách làm hay để có thể áp dụng vào vùng dự án nếu thấy phù hợp.

Có thể khẳng định rằng: Các mục tiêu của Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai

đoạn 2 (2010 - 2015) sẽ không thể thành công nếu như không có sự gắn kết chặt chẽ với

các nguồn lực đầu tư, các Chương trình, dự án khác nhau trên cơ sở kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội 5 năm của địa phương giai đoạn 2010 - 2015.

Page 49: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

49

VI- CHỨNG MINH SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƢ DỰ ÁN.

VI.1- Môi trƣờng chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc và của tỉnh trong phát triển

kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững:

* Môi trường chính sách vĩ mô của Nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội,

giảm nghèo bền vững:

Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện

đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát

triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Thành tựu xoá đói giảm

nghèo trong những năm qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công

bằng xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa

vững chắc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, đặc

biệt là ở những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo cũng đã xác định một

trong những nguyên nhân của đói nghèo đó là việc khó tiếp cận được với các dịch vụ y tế,

giáo dục và các dịch vụ xã hội khác do kết cấu hạ tầng ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đói

nghèo còn thiếu và yếu kém. Việc tiếp cận đến các vùng này còn hết sức khó khăn; vốn

đầu tư của Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu, đóng góp nguồn lực của nhân dân còn

hạn chế, chủ yếu là bằng lao động. Chính vì vậy, một trong những giải pháp chủ yếu thực

hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo để phát triển các ngành,

lĩnh vực đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và xóa đói giảm nghèo và tạo cơ hội cho người

nghèo tăng thu nhập, đó là việc tạo cơ hội cho các xã nghèo, vùng nghèo, người nghèo

tiếp cận với các dịch vụ công và thị trường.

* Môi trường chính sách và các giải phát tổng thể phát triển kinh tế xã hội,

giảm nghèo bền vững của tỉnh Lào Cai:

Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, trong quy hoạch phát

triển kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 - 2015 và đến năm 2020 đã chỉ rõ

việc tăng trưởng kinh tế phải gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Phát triển sản xuất

phải gắn với thị trường tiêu thụ, tạo ra được các khâu đột phá để đưa nền kinh tế phát

triển nhanh hơn, từng bước khắc phục nguy cơ tụt hậu so với cả nước.

Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực.

Khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thuận

lợi, đảm bảo yêu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội.

Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tiếp tục thực

hiện xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động. Giữ vững ổn định chính trị và

trật tự an toàn xã hội.

Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (CPRGS) cũng đã xác

định một trong những nguyên nhân của đói nghèo đó là việc khó tiếp cận được với các

Page 50: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

50

dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác do kết cấu hạ tầng ở các vùng sâu, vùng

xa, vùng đói nghèo còn thiếu và yếu kém. Việc tiếp cận đến các vùng này còn hết sức khó

khăn. Vốn đầu tư của Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu, đóng góp nguồn lực của

nhân dân còn hạn chế, chủ yếu là bằng lao động. Chính vì vậy, một trong những

giải pháp chủ yếu thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo,

để phát triển các ngành, lĩnh vực đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và xóa đói giảm nghèo

và tạo cơ hội cho người nghèo tăng thu nhập, đó là việc phát triển cơ sở hạ tầng để tạo cơ

hội cho các xã nghèo, vùng nghèo, người nghèo tiếp cận với các dịch vụ công; tiếp cận

với thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo giá trị hàng hoá cho sản phẩm của người dân

thông qua sự hỗ trợ của Nhà nước và doanh nghiệp cùng với các thành phần kinh tế khác

trong xã hội.

Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai Giai đoạn 2 (2010 - 2015) nhằm mục tiêu giúp cải

thiện các cơ hội sản xuất, thu nhập, việc làm và thị trường cho đồng bào nghèo và đồng

bào dân tộc thiểu số ở các xã và huyện khó khăn của tỉnh Lào Cai, góp phần phát triển

sinh kế và giảm nghèo bền vững. Mục tiêu chung của Dự án phù hợp với Chiến lược toàn

diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo chung của tỉnh Lào Cai và cả nước; phù hợp

với quy hoạch và các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; việc thực hiện thành

công dự án chắc chắn sẽ mang lại những đóng góp quan trọng trong việc đạt được mục

tiêu tăng trưởng và giảm nghèo của cả nước nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng.

Tóm lại: Về môi trường chính sách vĩ mô của quốc gia, của tỉnh Lào Cai là những

yếu tố hoàn toàn thuận lợi để thực hiện Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010

- 2015).

VI.2- Tình hình kinh tế - xã hội, thực trạng đói nghèo vùng dự án:

Các xã tham gia Dự án giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) đều là

các xã thuộc vùng núi, vùng sâu vùng xa của tỉnh với điều kiện địa hình rừng núi cao, bị

chia cắt mạnh và có sự phân tầng rõ rệt về đất đai, khí hậu.

Tổng diện tích tự nhiên 45 xã thuộc vùng dự án 229.933.37 ha; trong đó: Diện tích

đất nông nghiệp là 18.231 ha, chiếm 5,65% diện tích đất tự nhiên toàn dự án và chỉ chiếm

23% diện tích đất nông nghiệp trong toàn tỉnh. Diện tích đất lâm nghiệp là 121.275 ha,

chiếm 52,5 diện tích đất vùng dự án và chiếm 41% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh. Đất

chuyên dùng 4.519 ha, chiếm 2,07% diện tích đất vùng dự án. Đất ở 767 ha, chiếm 0,33%

diện tích đất vùng dự án. Đất chưa sử dụng 85.141 ha, chiếm 37% diện tích đất vùng dự

án và chiếm 13,45 diện tích đất chưa sử dụng toàn tỉnh.

Tổng số xã 45 xã, 432 thôn bản, của 4 huyện là Bát Xát, Sa Pa, Mường Khương,

Văn Bàn. Đây là số xã cón gặp nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế -

xã hội và đều là những xã có tỷ lệ nghèo cao nhất trong số xã của từng huyện dự án. Tổng

số dân là 120.871 người, trong đó: Nam 59.936 người, nữ là 60.935 người. Dân tộc Mông

là 57.663 người chiếm 47,47%; dân tộc Dao 24.940 người, chiếm 20,5%; dân tộc Tày

13.374 người chiếm 11% và các dân tộc khác. Tổng số hộ là 22.093 hộ, trong đó số hộ

Page 51: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

51

nghèo là 9.904 hộ, chiếm 44,83%, hầu hết số hộ nghèo đều là các hộ người dân tộc thiểu

số.

Điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trong vùng dự án còn hết sức khó khăn; về

giáo dục mặc dù đã được các chương trình của chính phủ, các nhà tài trợ quốc tế quan tâm

đầu tư những vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu; cơ sở vật chất trường học vẫn còn 35% là

phòng học tạm. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân còn nhiều hạn chế; trạm y tế xa với

trên 50% chưa có đủ số phòng chuyên môn, phòng làm việc, phòng điều trị; số cán bộ bác

sỹ, y sỹ còn thiếu nhiều so với nhu cầu. Hệ thống đường giao thông nông thôn còn chưa

được đầu tư nhất là hệ thống đường xã thôn, đường liên thôn; chủ yếu là đường dân sinh,

đường mòn mùa mưa lũ đi lai rất khó khăn; nhiều công trình trên đường như cống, rãnh

chưa được đầu tư nên việc giao thương, đi lại trao đổi hàng hoá, vận chuyển sản phẩm

nông lâm nghiệp cho nhân dân còn hết sức khó khăn.

Hệ thống các công trình thuỷ lợi, nước sinh hoạt tuy được nhà nước quan tâm đầu

tư rất lớn trong những năm gần đây song vẫn còn thiếu hoặc cần phải sửa chữa, nâng cấp,

gia cố để đáp ứng nhu cầu nước tuới cho sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân.

Mặt khác chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (CPRGS)

cũng đã xác định một trong những nguyên nhân của đói nghèo đó là việc khó tiếp cận

được với các dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác do kết cấu hạ tầng ở các

vùng sâu, vùng xa, vùng đói nghèo còn thiếu và yếu kém. Việc tiếp cận đến các vùng này

còn hết sức khó khăn; vốn đầu tư của Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu, đóng góp

nguồn lực của nhân dân còn hạn chế, chủ yếu là bằng lao động.

Chính vì vậy, một trong những giải pháp chủ yếu thực hiện Chiến lược toàn diện

về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo để phát triển các ngành, lĩnh vực đảm bảo sự tăng

trưởng bền vững và xóa đói giảm nghèo và tạo cơ hội cho người nghèo tăng thu nhập, đó

là việc phát triển cơ sở hạ tầng để tạo cơ hội cho các xã nghèo, vùng nghèo, người nghèo

tiếp cận với các dịch vụ công. Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện được

Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ rất tích cực.

Các yếu tố đưa ra về mục tiêu phát triển của tỉnh nhằm thu hẹp khoảng cách phát

triển của các vùng khó khăn và tụt hậu, nâng cao mức sống của các cộng đồng dân tộc

thiểu số; nhận thức rõ sự công bằng về giới và sự tiến bộ của phụ nữ; người nghèo có thể

tiếp cận và trả tiền được các dịch vụ xã hội cơ bản; giảm nhẹ, khắc phục ảnh hưởng của

thiên tai, củng cố và phát triển môi trường bền vững. Những vấn đề này được nhấn mạnh

trong toàn bộ chương trình hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (WB).

VI.3- Nguồn lực đầu tƣ trong vùng dự án (đã đang và sẽ triển khai trên địa

bàn vùng dự án):

Hiện nay trên địa bàn 45 xã của vùng dự án đã có một số dự án và chương trình

của Chính phủ cũng như của một số nhà tài trợ quốc tế đã và đang thực hiện trên địa bàn,

góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần. Song nguồn lực đầu tư,

hỗ trợ ít, nhu cầu đầu tư lại lớn, nên tình hình kinh tế - xã hội tại vùng dự án chưa có sự

chuyển biến mạnh.

Page 52: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

52

- Về nội lực, nhìn chung những năm gần đây nguồn thu ngân sách trên địa bàn tuy

cao song tỷ lệ bội chi so với nguồn thu ngân sách vẫn còn cao, chi ngân sách vẫn phải

cân đối từ ngân sách trung ương (gần 60%); đây là khó khăn chung của các tỉnh thuộc

vùng dự án, nếu chỉ dựa vào nội lực thì không đủu nguồn lực đầu tư để đảm bảo các mục

tiêu phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững.

- Nhu cầu vốn đầu tư cho các xã vùng dự án của tỉnh Lào Cai là rất lớn (chỉ tính

riêng theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2010 - 2015, bình quân mỗi xã cần

khoảng 30 tỷ đồng/5năm để đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội). Tuy nhiên ngay trong

giai đoạn 2006 - 2010, bình quân mỗi xã được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau

mới đạt khoảng 3,2 tỷ đồng, như vậy nguồn lực đầu tư cho các xã còn thiếu rất nhiều.

- Nguồn lực đầu tư bằng các nguồn vốn ODA trên địa bàn các xã dự án : Các dự

án sử dụng nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh như vốn của Ngân hàng Thế giới (WB),

Ngân hàng Châu Á (ADB), vốn JBIC, vốn của Cơ quan Phát triển Phát (AFD) vv.. còn

hạn chế; chủ yếu tập trung vào đầu tư hạ tầng nông thôn mà chưa chú trọng vào đầu tư

phát triển sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường. Đặc biệt gần như toàn bộ các dự án đầu

tư từ vốn vay Ngân hang Thế giới (WB) đều tập trung cho hạ tầng cơ sở: điện, đường,

trường, trạm, thủy lợi. Kể cả những dự án của ngành giáo dục thì tỷ trọng hạ tầng trong

đó cũng rất lớn.

Gần đây các nhà tài trợ và Chính phủ đã quan tâm tới vấn đề phát triển sản xuất và

thị trường cũng như phát huy thế mạnh của từng địa phương, tuy nhiên, các nỗ lực này

còn chỉ mới ở mức độ hạn chế.

Chương trình 135- giai đoạn II tuy có đầu tư cho phát triển sản xuất nhưng kết quả

cần phải có thời gian để khẳng định và nguồn lực đầu tư là khá hạn chế. Chương trình

30a thì mới chỉ được khởi động từ cuối năm 2008 và nguồn lực cũng còn hạn chế, chưa

chính thức trở thành một chương trình dài hạn, có chiều sâu và đầu tư dàn trải, được

nhận định khá tham vọng cho nhiều lĩnh vực khác nhau (ví dụ bao gồm xóa nhà dột nát,

trồng rừng, đào tạo và xuất khẩu lao động nông thôn....). Ngoài ra, có một số chương

trình đầu tư của các tổ chức phi chính phủ dạy nghề cho nông dân, dạy cách làm du lịch...

nhưng vẫn ở quy mô quá nhỏ, mức độ tác động thấp do chưa có vốn để thực hiện trên

quy mô lớn hơn, diện tác động rộng hơn.

Tóm lại: Việc thiếu các nguồn lực đầu tư và đầu tư chỉ tập trung vào một số lĩnh

vực, chưa bao phủ một cách toàn diện và hỗ trợ có chiều sâu các hoạt động giúp phát

triển sinh kế của người dân vùng dự án chính vì vậy rất cần thiết phải có các can thiệp

khác từ bên ngoài nhằm lồng ghép với các chương trình đã và đang có trên địa bàn cũng

như đưa những ý tưởng mới hơn nữa để phát triển sinh kế của người dân, góp phần vào

Page 53: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

53

Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo, và quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội cuat tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 - 2015 và đến năm 2020, thì việc đầu tư

Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) bằng nguồn vốn hỗ trợ phát

triển chính thức của Ngân hàng Thế giới (WB) với mục tiêu tập trung vào các hoạt động

nhằm giúp cải thiện các cơ hội sản xuất, thu nhập, việc làm và thị trường góp phần phát

triển sinh kế và giảm nghèo bền vững cho đồng bào nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số ở

các xã và huyện khó khăn của các tỉnh vùng dự án, là hết sức quan trọng và cần thiết.

CHƢƠNG III

MÔ TẢ THIẾT KẾ DỰ ÁN, CÁC NGUỒN LỰC, CÁC KẾT QUẢ

I. NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA LẬP KẾ HOẠCH VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN.

1. Nguyên tắc chung:

8. Các nguyên tắc chung áp dụng trong quá trình thiết kế dự án, lập kế hoạch và triển

khai dự án là:

- Nhằm vào việc hỗ trợ sinh kế nông thôn cho người nghèo, hộ nghèo vùng cao,

vùng dân tộc thiểu số.

- Xây dựng dự án dựa trên các điểm mạnh và các bài học từ Dự án Giảm nghèo

tỉnh Lào Cai giai đoạn 1 (2002 - 2007).

- Thiết kế đơn giản nhưng đảm bảo liên kết chặt chẽ giữa các tiểu dự án.

- Tăng mức độ phân cấp quản lý đầu tư cho cấp xã.

- Lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cũng như với

các chương trình và dự án khác, tránh thất thoát lãng phí hoặc chồng chéo. Phân bổ và

điều chỉnh vốn một cách linh hoạt trên cơ sở hiệu quả trong quá trình hoạt động của dự

án.

- Công khai, minh bạch, người dân được tham gia, tham vấn toàn diện trong tất cả

các khâu lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, hoạt động và sử dụng các khoản đầu tư của dự

án.

- Đảm bảo tuân thủ các qui định về quản lý đấu thầu mua sắm, quản lý tài chính và

chính sách an toàn môi trường, xã hội của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới

(WB).

- Đảm bảo tính bền vững, thực hiện tốt công việc duy tu và bảo dưỡng và áp dụng

các biện pháp giảm thiểu rủi ro với tài sản công và tài sản của người dân.

Page 54: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

54

- Các hoạt động, các tiểu dự án phải có tính mới so với các hoạt động giảm nghèo

trên địa bàn và phải nhằm vào việc phát triển sinh kế bền vững cho người dân.

- Dự án sẽ cung cấp một danh sách các hoạt động dự án không hợp lệ (không được

tài trợ) và một danh sách các hoạt động có thể được tài trợ nhưng danh sách này chỉ để

tham khảo và có thể được bổ sung thêm một cách không giới hạn. Nguyên tắc cần tuân

thủ là: Chỉ có các hoạt động thuộc danh sách không hợp lệ là không được đầu tư.

- Nâng cao năng lực cho các bên liên quan trong quá trình thực hiện dự án.

- Một trong những điểm mới rất quan trọng đó là: Áp dụng việc phân bổ lại vốn

đầu tư vào giai đoạn giữa kỳ dựa trên kết quả chuẩn bị và thực hiện dự án.

2- Nguyên tắc lựa chọn xã tham gia dự án và phân bổ vốn:

* Nguyên tắc chọn xã tham gia dự án trong tỉnh dự án:

Các xã, huyện được lựa chọn vào vùng dự án của Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

giai đoạn 2 (2010 - 2015) là những xã có tỷ lệ hộ đói nghèo cao so với các huyện xã trong

tỉnh, hầu hết đều là các xã vùng cao, vùng sâu vùng xa và rất khó khăn của tỉnh Lào Cai.

Quy trình lựa chọn được thực hiện như sau:

1- Sau khi có Thông báo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư về danh sách các tỉnh tham

gia Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc giai đoạn 2 (2010 - 2015); Tỉnh tiến

hành lựa chọn các huyện, xã tham gia dự án trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Kế hoạch &

Đầu tư và căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương.

2- Việc lựa chọn các huyện, xã tham gia dự án được UBND tỉnh Lào Cai rất quan

tâm, chỉ đạo trực tiếp. Để lựa chọn các xã, lựa chọn các huyện tham gia dự án; vào thời

điểm lựa chọn các huyện tham gia dự án, số liệu thống kê về số hộ đói nghèo cuối năm

2007, như sau:

Stt Danh mục huyện Số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo Ghi chú

1 Huyện Mường Khương 9.653 4.827 50%

2 Huyện Sa Pa 8.428 2.498 30%

3 Huyện Văn Bàn 14.326 4.347 30%

4 Huyện Bát Xát 13.376 3.908 30%

5 Huyện Bắc Hà 10.300 4.744 46%

6 Huyện Si Ma Cai 5.219 2.633 50%

7 Huyện Bảo Yên 15.956 3.148 20%

8 Huyện Bảo Thắng 24.083 5.082 21%

9 TP Lào Cai 23.364 947 4%

Việc lựa chọn: Căn cứ thứ nhất vào tỷ lệ hộ nghèo, tiếp theo đến các điều kiện đầu

tư hỗ trợ của Nhà nước theo các chương trình, dự án trên địa bàn toàn tỉnh phù hợp chính

sách của Nhà nước đối với đồng bào vùng cao.

Tỉnh Lào Cai đã lựa chọn các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao từ 30% trở lên tham gia

dự án (gồm 04 huyện: Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn, Mường Khương) được UBND tỉnh Lào

Cai, UBND các huyện thống nhất đưa vào thực hiện dự án. Riêng 02 huyện Si Ma Cai,

Page 55: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

55

Bắc Hà là huyện có tỷ lệ hộ nghèo khá cao nhưng không đưa vào dự án với lý do: 02

huyện này đã được Chính phủ, Tỉnh tập trung đầu tư một số Chương trình, dự án lớn như:

Nghị quyết 30a, Chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tương

tự như hỗ trợ Sinh kế của Dự án Giảm nghèo)... và các chương trình, dự án khác trên địa

bàn.

3- Việc lựa chọn xã tham gia dự án trên cơ sở ưu tiên những xã có tỷ lệ hộ nghèo

cao trên 30% (theo số liệu thống kê cuối năm 2007).

- Huyện Sa Pa 09 xã/18 xã, thị trấn: Lựa chọn 09 xã có tỷ lệ đói nghèo từ 33% trở

lên (xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất trong số 09 xã là xã Nậm Sài 33,8%).

- Huyện Bát Xát 14/23 xã, thị trấn: Lựa chọn 14 xã có tỷ lệ đói nghèo từ 23% trở

lên (xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất trong số 14 xã là xã Tòng Sành 31,8%).

- Huyện Văn Bàn 10/23 xã, thị trấn: Lựa chọn 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 33% trở

lên (xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất trong số 10 xã lựa chọn là xã Nậm Xây 33,6%).

- Huyện Mường Khương 12/16 xã: Lựa chọn 12 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 36% trở

lên (xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất trong số 12 xã lựa chọn là xã Nậm Chảy 36%).

4- Ngoài căn cứ chính là tỷ lệ hộ nghèo như trên, thì việc lựa chọn trên đã được

các ngành, các huyện, các xã thảo luận, thống nhất dựa trên việc phân tích, tính toán các

yếu tố khác như: Điều kiện cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế - xã hội, dân tộc thiểu số, trình

độ quản lý cán bộ cơ sở, khoảnng cách tới trung tâm kinh tế - chính trị vv.. việc lựa chọn

này là hoàn toàn công khai, minh bạch và phù hợp với nguyện vọng tha thiết của nhân

dân vùng dự án nói riêng và nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai nói chung, góp phần xoá

đói giảm nghèo một cách bền vững.

5- Tổng số xã được lựa chọn tham gia dự án là 45 xã/4 huyện, được UBND tỉnh

Lào Cai phê duyệt trong Đề cương Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 gửi Bộ Kế

hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới (WB) vào ngày 31/3/2009. Số xã, huyện được chọn

là cơ sở chính để xây dựng Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

giai đoạn 2 (2010 - 2015) để phê duyệt.

* Nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư cho các huyện, xã thuộc dự án:

Tổng vốn đầu tư của Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) là 20 triệu USD, tương đương với khoảng

340 tỷ VND (Tỷ giá tạm tính 1 USD = 17.000 VND).

Phân bổ vốn dựa vào mục tiêu và tiêu chí chính của dự án đó là căn cứ vào số hộ

nghèo trên địa bàn để phân bổ vốn cho các xã, huyện và các hợp phần của dự án.

Tổng số tiền 340 tỷ VND/9.904 hộ nghèo = 34,27 triệu VND (số tiền 1 hộ nghèo);

số tiền này là cơ sở để tính nguồn vốn đầu tư cho xã, huyện trên nguyên tắc phân bổ cho

các hợp phần như sau:

- Hợp phần 1 - Phát triển kinh tế huyện = 50% tổng nguồn vốn vay.

- Hợp phần 2 - Ngân sách phát triển xã = 35% tổng nguồn vốn vay.

- Hợp phần 3 - Đào tạo tăng cường năng lực = 7,5% tổng nguồn vốn vay.

Page 56: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

56

- Hợp phần 4 - Quản lý dự án = 7,5% tổng nguồn vốn vay.

(Có phụ biểu chi tiết số 06a kèm theo)

3- Căn cứ đề xuất dự án:

+ Căn cứ vào việc triển khai tham vấn cộng đồng:

Việc đề xuất hoạt động dự án cần căn cứ vào ý kiến tham gia của người dân thông

qua các cuộc họp thôn bản. Các công trình, hoạt động phải được xuất phát từ những đề

xuất của cộng đồng hưởng lợi, khi chính những người dân được tham gia vào dự án được

nói lên nguyện vọng của mình, họ hiểu những lợi ích của việc đầu tư mang lại cho chính

họ thì việc xây dựng quản lý giám sát dự án mới đạt hiệu quả cao nhất với mức chi phí

thấp nhất và hơn nữa giúp cho nâng cao nhận thức, năng lực của cộng đồng hưởng lợi,

đảm bảo tính bền vững của dự án trong quá trình xây dựng và thực hiện.

9. Để người dân có đủ thông tin tham gia ý kiến một cách sát thực cho việc lựa chọn

các công trình này, cần cung cấp các thông tin cần thiết và tư vấn của UBND xã, các đoàn

thể (tư vấn, phân tích nhưng không làm thay). Người dân vùng dự án được tham vấn đầy

đủ, tự nguyện và cung cấp thông tin về dự án trước khi dự án được triển khai. Những

thông tin tối thiểu là:

- Mục tiêu, phạm vi của các tiểu dự án trong hợp phần.

- Kinh phí cho từng xã của tiểu hợp phần.

- Khái toán giá thành xây dựng đối với các công trình khác nhau.

- Thời gian hoàn thành dự kiến của các công trình khác nhau.

+ Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo:

- Cần xem xét tiểu dự án, hoạt động định đề xuất của dự án có đóng góp trực tiếp

và hiệu quả cho sinh kế của người dân địa phương hay không; có ý nghĩa thiết thực đối

với người dân hay không. Tác động đến đời sống của nhân dân như thế nào (qui mô ảnh

hưởng, số người hưởng lợi từ dự án mang lại). Những chuyển biến về điều kiện kinh tế

chính sách, thể chế, phương pháp tiếp cận (từ cơ sở theo qui chế dân chủ cơ sở).

- Trong quá trình lựa chọn công trình, cần so sánh các đóng góp và hiệu quả dự

kiến khác nhau của các công trình khác nhau đối với vấn đề tạo việc làm và tăng thu nhập

của người dân địa phương.

- Đề xuất các hoạt động của dự án cần căn cứ vào Kế hoạch phát triển kinh têế- xã

hội hàng năm và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2010 - 2015); khi lập kế

hoạch 18 tháng, kế hoạch cho các năm tiếp theo.

- Vấn đề lồng ghép giữa các chương trình của chính phủ như: Chưuơng trình 135

giai đoạn II, Nghị quyết 30a, các chương trình dự án từ nguồn ngân sách Nhà nước khác

Page 57: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

57

cần được lồng ghép ở đây để đạt được những mục tiêu chung về phát triển cơ sở hạ tầng

được đặt ra trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên.

+ Rút kinh nghiệm và phát huy các bài học tốt từ Dự án Giảm nghèo giai đoạn 1

(2002 - 2007):

- Một căn cứ quan trọng để đề xuất dự án là việc rút kinh nghiệm và phát huy các

bài học tốt có được trong quá trình thực hiện Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 1

(2002 - 2007) như:

Trong quá trình thiết kế dự án, lập kế hoạch hàng năm sẽ phải đánh giá các công

trình đã được xây dựng của dự án ở giai đoạn 1, tính bền vững của công trình trong điều

kiện tự nhiên và khí hậu của địa phương. Đồng thời, xác định nhu cầu nâng cấp, làm tiếp

hoặc xây các công trình mới ở địa phương cụ thể của mình. Xác định những loại công

trình cụ thể (kể cả vị trí, qui mô, kết cấu v.v…) ở địa phương có khả năng có độ bền vững

cao.

Việc đánh giá này cũng giúp làm cơ sở sử dụng quỹ Vận hành và Bảo trì (chiếm

6.5% tổng vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng). Các hoạt động khác (phi hạ tầng), cơ chế tổ

chức thực hiện.... cũng phải được đánh giá cụ thể để xem xét các tác động, tính bền vững

theo điều kiện cụ thể của từng địa phương để rút kinh nghiệm trong việc đề xuất các hoạt

động của Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015).

+ Tiềm năng chưa được khai thác:

Các tiềm năng chưa được khai thác tại địa bàn vùng dự án sẽ cần phải được khai

thác (hoặc phối hợp khai thác) và phát huy trong quá trình thực hiện Dự án Giảm nghèo

tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015), đó là:

- Thế mạnh của từng xã, huyện về tài nguyên thiên nhiên (tiềm năng du lịch,

khoáng sản, cây trồng, vật nuôi đặc sản...).

- Thế mạnh về nguồn nhân lực, lao động tại chỗ ….

- Thế mạnh về vị trí địa lý của từng địa phương.

- Sự hợp tác với khối tư nhân (doanh nghiệp hoặc cá nhân...) với Nhà nước trong

việc thông tin, quảng bá, thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người dân vùng dự án.

+ Vấn đề giảm nhẹ thiên tai:

Đề xuất dự án cần tính đến khả năng công trình bị ảnh hưởng bởi thiên tai để lựa

chọn loại công trình, vị trí và kết cấu phù hợp. Các công trình cần được tiểu chuẩn hoá và

kiên cố hoá về xây mới và nâng cấp các công trình đường, cầu, cống, cống qua đường ở

những vùng địa hình cụ thể để đảm bảo chất lượng các công trình sau này.

Page 58: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

58

Ở mỗi xã dự án, trước khi lựa chọn loại công trình, cần thực hiện việc xác định loại

thiên tai, tần xuất và mức độ tàn phá của các thiên tai; xác định các khu vực hay xảy ra

thiên tai; đánh giá việc sử dụng đất và đánh giá khả năng chịu đựng của các công trình hạ

tầng đối với các loại thiên tai xác định ở trên.

Cần khảo sát đánh giá các công trình hiện có để nhận biết các đặc điểm dễ bị tổn

thương của công trình trước khi thiên tai xảy ra.

- Khi thiết kế các công trình đặc biệt là đường giao thông, công trình thủy lợi sẽ

phải cân nhắc nhiều phương án khác nhau, trong đó lựa chọn phương án ít thiệt hại nhất

trong trường hợp thiên tai xảy ra. Đồng thời có phương án khắc phục thiệt hại một cách

nhanh nhất.

Tóm lại: Đối với Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015), ngay

từ khi có đầy đủ các cơ sở pháp lý cần thiết; tỉnh đã triển khai phổ biến mục tiêu, nội dung

và các yêu cầu của dự án đến tận các xã thực hiện dự án. Ban QLDA tỉnh đã thực hiện

công tác này từ tháng 5 đến tháng 7/2009.

Công tác lập kế hoạch cho các hoạt động của kế hoạch 18 tháng và nội dung các

hợp phần của dự án đều được phổ biến rộng rãi tại cộng đồng, tổ chức họp thôn bản để

lựa chọn các hoạt động nằm trong thiết kế của dự án.

Người dân được tham gia đầy đủ trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện, giám sát

và sử dụng các khoản đầu tư của dự án; tất cả các công trình, các tiểu dự án, các nội dung

đào tạo tập huấn, các hoạt động khác của dự án. Đảm bảo sự minh bạch, công khai, dân

chủ trong quản lý dự án, tránh thất thoát, lãng phí, chồng chéo.

Đảm bảo tuân thủ các qui định về quản lý đấu thầu mua sắm, quản lý tài chính và

chính sách an toàn môi trường, xã hội của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới

(WB).

II. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN.

Tổng vốn đầu tư cho toàn Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 -

2014) là 383.931 triệu VND, tương đương với 22,60 triệu USD (tỷ giá quy đổi tạm tính 1

USD = 17.500 VND); trong đó nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) là 340.000

triệu đồng, tương đương 20 triệu USD ; vốn đối ứng từ ngân sách Nhà nước là 43.931

triệu đồng, tương đương 2,60 triệu USD.

* Nội dung các hợp phần của Dự án Giản nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 -

2015) gồm các hợp phần sau:

A- Hợp phần 1 - Phát triển kinh tế huyện.

Tổng vốn đầu tư 187.009 triệu đồng, chiếm 48,67% tổng vốn dự án; trong đó

nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) là 169.953 triệu đồng (chiếm 50% nguồn vốn

vay của Ngân hàng Thế giới WB), nguồn vốn đối ứng là 17.056 triệu đồng, đầu tư cho

các tiểu hợp phần sau:

Page 59: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

59

1- Tiểu hợp phần 1.1 - Đầu tư phát triển kinh tế:

- Tổng vốn đầu tư cho tiểu hợp phần này là 168.293 triệu đồng, chiếm 90% vốn

đầu tư của hợp phần; trong đó vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) là 152.928 triệu

đồng, vốn đối ứng là 15.365 triệu đồng.

- Các hoạt động đầu tư của tiểu hợp phần này là: Nâng cấp đường giao thông, nâng

cấp xây dựng mới các công trình thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt, nâng cấp chợ, khai hoang

ruộng bậc thang, cung cấp nguồn năng lượng tái sinh, quỹ vận hành bảo trì... và cơ sở hạ

tầng khác theo nhu cầu đề xuất của người dân vùng dự án.

2- Tiểu hợp phần 1.2 - Đa dạng hoá các cơ hội liên kết thị trường và hỗ trợ

sáng kiến kinh doanh:

- Tổng vốn đầu tư 18.761 triệu đồng, trong đó vốn vay của Ngân hàng Thế giới

(WB) là 17.025 triệu đồng, vốn đối ứng 1.691 triệu đồng.

- Các hoạt động đầu tư của tiểu hợp phần này là: Hỗ trợ các ngành nghề truyền

thống, hỗ trợ các hoạt động du lịch cộng đồng, hỗ trợ chuỗi giá trị sản phẩm sản xuất, liên

kết thị trường và các ý tưởng mới trong sản xuất, kinh doanh đối với người dân vùng dự

án.

B- Hợp phần 2 - Ngân sách Phát triển xã.

- Tổng vốn đầu tư Hợp phần Ngân sách Phát triển xã là 118.974 triệu đồng, trong

đó nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) là 118.974 triệu đồng, chiếm 35% tổng

số vốn vay của WB toàn dự án và chiếm 31 % tổng vốn toàn dự án (bao gồm đối ứng và

vốn vay WB). Đầu tư các tiểu dự án theo 3 tiểu hợp phần chính như sau:

1- Tiểu hợp phần 2.1 - Cải thiện cơ sở hạ tầng thôn bản :

- Vốn đầu tư cho tiểu hợp phần này là 59.465 triệu đồng, chiếm 50% tổng vốn đầu

tư của hợp phần.

- Các hoạt động đề xuất được tập trung đầu tư sử chữa, nâng cấp, xây dựng mới cơ

sở hạ tầng các thôn bản như cầu, cống, sửa chữa thuỷ lợi, cấp nước ....

2- Tiểu hợp phần 2.1 - Hỗ trợ các hoạt động sinh kế và dịch vụ sản xuất:

- Vốn đầu tư cho tiểu hợp phần này là 35.669 triệu đồng, chiếm 30% tổng vốn đầu

tư của hợp phần.

- Các hoạt động đề xuất được tập trung vào các lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp,

sơ chế, chế biến nhỏ, hỗ trợ kiến thức khoa học kỹ thuật, dịch vụ sản xuất của người dân.

3- Tiểu hợp phần 2.3 - ưu tiên các đề xuất của phụ nữ :

- Vốn đầu tư cho tiểu hợp phần này là 23.840 triệu đồng, chiếm 20% tổng vốn đầu

tư của hợp phần.

Page 60: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

60

- Các hoạt động đề xuất được tập trung cho các ưu tiên đề xuất của phụ nữ như:

Xoá mù chữ, kiến thức kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp, ngành gnhề, kiến thức quản lý

kinh tế gia đình, các nhóm sở thích .....

C- Hợp phần 3 - Đào tạo tăng cƣờng năng lực.

- Tổng vốn đầu tư Hợp phần Đào tạo tăng cường năng lực là 25.495 triệu đồng,

trong đó nguồn vốn vay WB là 25.495 triệu đồng (100% vốn WB) chiếm 7,5 % tổng vốn

vay của Ngân hàng Thế giới (WB) toàn dự án.

- Các hoạt động đào tạo được tập trung theo các chủ đề: Đào tạo lập kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội, đào tạo cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã; tập huấn cán bộ xã, thôn bản,

đào tạo tập huấn kỹ năng nghề, dịch vụ, chuyển giao khoa học kỹ thuật...; đào tạo về bảo

vệ an toàn tài sản cho cộng đồng và hộ gia đình giảm nhẹ rủi ro thiên thai.

D- Hợp phần 4 - Quản lý dự án tỉnh - huyện.

- Tổng vốn đầu tư 52.453 triệu đồng, trong đó nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế

giới (WB) 25.578 triệu đồng (chiếm 7,5% nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới WB),

vốn đối ứng 26.875 triệu đồng; chiếm 13,72% tổng vốn toàn dự án.

- Các hoạt động của hợp phần này gồm: Hỗ trợ quản lý dự án cấp tỉnh, huyện, kinh

phí đối ứng mua sắm xe ô tô, xe máy. Trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác thực

hiện dự án; đánh giá, giám sát và kinh phí hỗ trựo các nhiệm vụ khác.

D- Tiến độ thực hiện dự án.

Thời gian thực hiện dự án là 5 năm 2010 - 2015.

III- KHUÔN KHỔ SỰ THAM GIA DỰ ÁN.

Trong quá trình chuẩn bị và thiết kế Dự án giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2

(2010 - 2015), Ban chuẩn bị dự án của tỉnh Lào Cai đã trực tiếp tiến hành tham vấn rộng

rãi các cộng đồng hưởng lợi trong vùng dự án với các chi tiết, cụ thể các công việc:

- Cung cấp cho cán bộ cấp huyện, xã dự án những văn bản có liên quan đến việc

chuẩn bị thực hiện, nội dung hướng dẫn chuẩn bị dự án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các

văn bản của tỉnh về Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015).

- Tổ chức buổi tập huấn, thảo luận các nộ dung của Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào

Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) với cán bộ huyện, xã vùng dự án.

- Tiến hành tổ chức các cuộc họp thôn bản lựa chọn các đề xuất của dự án.

(Có biên bản họp của 01 thôn kèm theo để minh chứng)

Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) được xây dựng và tuân

thủ nguyên tắc chung là:

Page 61: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

61

- Dự án sẽ đảm bảo rằng người dân trong vùng dự án phải được cung cấp đầy đủ

các thông tin cơ bản về nội dung dự án (bao gồm nhưng không giới hạn các thông tin sau:

Mục tiêu dự án, các hợp phần, tiểu hợp phần dự án, các nguyên tắc chủ yếu để đề xuất và

lựa chọn tiểu dự án; khung chính sách đền bù và phục hồi cuộc sống của những người bị

ảnh hưởng bởi dự án,.....

- Dự án sẽ đảm bảo rằng người dân trong vùng dự án được tham vấn đầy đủ trong

quá trình thiết kế và thực hiện dự án với các phương tiện và cách thức tham vấn hiệu quả

nhất, đặc biệt đối với đồng bào người dân tộc thiểu số. Ngôn ngữ và cách thức truyền thông

phải được lựa chọn một cách phù hợp nhất để có thể mang lại hiệu quả cao nhất tới người

dân (ví dụ như sách bằng âm thanh và bằng tiếng địa phương).

- Dự án sẽ đảm bảo rằng Ban giám sát xã sẽ hoạt động hiệu quả và đóng góp thiết

thực vào quá trình giám sát việc thực hiện các tiếu dự án.

- Dự án sẽ đảm bảo rằng người dân trong vùng dự án, đặc biệt là phụ nữ được tham

gia lao động và được trả công để thực hiện các hoạt động dự án, đặc biệt trong các hoạt

động xây dựng cần tới lao động thủ công. Phụ nữ phải được trả công ngang bằng với nam

giới và nên được ưu tiên hơn trong việc lựa chọn công việc phù hợp với sức khỏe của mình.

- Dự án sẽ đảm bảo rằng bất kỳ các ý kiến khuyến nghị, bình luận, góp ý và khiếu

nại (nếu có) từ người dân (và/hoặc) bất kỳ một tổ chức nào đó phải được dự án nhanh

chóng xử lý và phản hồi lại cho người dân/ tổ chức một cách thỏa đáng về nội dung và công

khai, minh bạch trong cách thức xử lý.

- Dự án sẽ đảm bảo rằng các ban, ngành liên quan tới dự án (căn cứ vào chức năng

của từng cơ quan theo quy định hiện hành của Chính phủ) từ cấp trung ương, tỉnh, huyện,

xã sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin về dự án và được tham gia vào quá trình thiết kế và

thực hiện dự án theo đúng chức năng của từng đơn vị.

Một số vấn đề cụ thể về sự tham gia theo chu kỳ dự án.

Chu kỳ dự án Một số vấn đề cụ thể về sự tham gia

Lập kế hoạch và lựa

chọn các tiểu dự án

- Người dân phải được tham vấn thông qua các cuộc họp thôn, họp xã (có biên bản với

đầy đủ chữ ký của đại diện cộng đồng). Thông tin về dự án phải được cung cấp cho

người dân theo nhiều cách thức khác nhau trước và trong các cuộc họp thôn bản. Tại

các vùng có người dân tộc thiểu số mà không hiểu rõ tiếng phổ thông, các cuộc họp

phải có phiên dịch và/hoặc thực hiện bằng tiếng địa phương. Phụ nữ phải được ưu tiên

tham gia các cuộc họp và được khuyến khích nêu ra các ý kiến của mình

- Danh sách các tiểu dự án được lựa chọn phải được thông tin công khai và các tiểu dự

án do người dân đề xuất mà không được lựa chọn cũng phải được thông tin công khai

cùng lý do không được lựa chọn (tóm tắt)

Page 62: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

62

Danh sách các hộ được bình bầu và chọn tham gia các tiểu dự án sinh kế theo nhóm hộ

và các hộ được nhận hỗ trợ mang tính khẩn thiết (cứu đói, rét) phải được công bố công

khai

Kế hoạch hàng năm của xã sau khi được duyệt cũng phải được công khai

Danh mục các tiểu dự án của Ngân sách Phát triển xã sau khi được thẩm định và giao

kế hoạch từ huyện cũng phải được công khai.

- Khuyến khích sử dụng sách âm thanh, sách hình ảnh.

Thực hiện các hoạt

động dự án

Thông tin về các cơ hội việc làm thông tin trao thầu (theo phương pháp có sự tham gia của

cộng đồng) phải được treo công khai tại UBND xã, nhà hội họp của thôn bản, khuyến khích

sử dụng sách âm thanh, sách hình ảnh bằng tiếng dân tộc;

Người dân, đặc biệt là phụ nữ được trao các cơ hội để lao động cho dự án và được trả công.

Giám sát các hoạt

động dự án

Ban giám sát xã được thành lập, được đào tạo và hoạt động thường xuyên

Nghiệm thu- Bàn giao

tiểu dự án

Đại diện (các đại diện) cộng đồng người hưởng lợi phải được tham gia vào các cuộc họp

nghiệm thu, bàn giao tiểu dự án

Bảo trì- vận hành (tiểu

dự án hạ tầng)

Cộng đồng được tổ chức để tham gia vào các hoạt động bảo trì, vận hành công trình cấp xã

và thôn bản

Đánh giá tác động dự

án

Người dân và các ban ngành liên quan phải được tham vấn đầy đủ

* Chi tiết hướng dẫn thực hiện sẽ được trình bày trong Sổ tay PIM.

IV. ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƢ CỦA DỰ ÁN.

Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) được đầu tư trên địa bàn

434 thôn bản, 45 xã thuộc 04 huyện là Bát Xát, Sa Pa, Mường Khương và Văn Bàn.

V. CHI TIẾT CÁC HỢP PHẦN CỦA DỰ ÁN.

Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) được thiết kế với các

hợp phần như sau :

A- Hợp phần 1 - Phát triển kinh tế huyện (50% tổng vốn vay WB).

A.1 - Cơ cấu vốn:

Tổng vốn đầu tư 187.009 triệu đồng, chiếm 50% tổng vốn dự án; trong đó nguồn

vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) là 169.953 triệu đồng, nguồn vốn đối ứng là 17.056

triệu đồng.

A.2 - Mô tả chung về hợp phần:

Mục tiêu của Hợp phần này là cung cấp hỗ trợ đầu tư cho các Kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội của các huyện, tập trung vào cơ sở hạ tầng sản xuất và kinh tế để tạo việc

làm và thu nhập. Ngoài ra, hợp phần này còn thúc đẩy việc đa dạng hoá sinh kế của người

nghèo thông qua việc tăng cường tiếp cận thị trường và đổi mới kinh doanh. Một điểm

Page 63: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

63

mới là 6.5 % tổng vốn của tiểu hợp phần 1.1 - Phat striển kinh tế huyện này sẽ được dành

ra để lập Quỹ bảo trì- vận hành. Quỹ này được đặt ở xã và được giao cho Ban Phát triển

xã trực tiếp quản lý và sử dụng; các hoạt động đề xuất được thực hiện theo kế hoạch hàng

năm.

Hợp phần phát triển kinh tế huyện gồm 02 tiểu hợp phần sau:

1- Tiểu hợp phần 1.1 - Phát triển kinh tế huyện:

+ Tổng vốn đầu tư tiểu hợp phần 1.1 - Phát triển kinh tế huyện là 168.293 triệu

đồng, chiếm 90% vốn đầu tư của hợp phần; trong đó vốn vay của Ngân hàng Thế giới

(WB) là 152.928 triệu đồng, vốn đối ứng là 15.365 triệu đồng (trong đó đầu tư cho giao

thông nông thôn không quá 35 % tổng vốn vay của Ngân hàng Thế giới phân bổ cho tiểu

hợp phần).

+ Các hoạt động đầu tư của tiểu hợp phần này là: Dự án sẽ đầu tư vào các tiểu dự

án cơ sở hạ tầng sản xuất và kinh tế ở quy mô vừa và nhỏ phù hợp với kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội huyện, xã trong giai đoạn 2010-2015.

Các công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư trong tiểu hợp phần này sẽ mang lại lợi

ích trực tiếp cho các xã dự án, tuy nhiên với các hoạt động đầu tư quy mô lớn hơn nên

các huyện sẽ là chủ đầu tư. Ưu tiên sẽ dành cho các công trình cơ sở hạ tầng trực tiếp tạo

việc làm cho người dân địa phương trong quá trình xây dựng và vận hành, tạo ra môi

trường cho phát triển kinh doanh ở địa phương.

Các tiểu dự án ưu tiên sẽ giúp nâng cao trực tiếp khả năng sản xuất, thu nhập và

tạo việc làm tại chỗ. Danh mục các tiểu dự án sẽ do người dân lựa chọn trực tiếp trên cơ

sở họp thôn bản lựa chọn. Các công trình được dự án đầu tư phải có các biện pháp giảm

thiểu rủi ro thiên tai trong thiết kế công trình.

Việc xác định các tiểu dự án sẽ được bắt đầu ở cấp xã và là một phần trong toàn bộ

quy trình lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng ở xã ngay từ khi bắt đầu thực hiện

dự án. Cán bộ Ban QLDA các cấp, các hướng dẫn viên cộng đồng (CF) sẽ hỗ trợ quá trình

này. Ban Phát triển xã sẽ trình lên Ban QLDA huyện, UBND huyện danh mục đề xuất các

tiểu dự án ưu tiên, các tiểu dự án này đã được đề xuất trong kế hoạch nhưng không nằm

trong Hợp phần Ngân sách phát triển xã.

Ban QLDA huyện sẽ tổng hợp các đề xuất của tất cả các xã và lựa chọn các đầu tư

ưu tiên phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện; sau khi UBND huyện

xem xét danh mục thì Ban QLDA huyện sẽ trình danh mục đề xuất lên Ban QLDA tỉnh để

xem xét. Ban QLDA tỉnh sẽ làm việc với Sở Kế hoạch - Đầu tư và các ban ngành liên

quan của tỉnh để đưa các đề xuất, các danh mục trong chỉ tiêu kế hoạch năm của huyện,

xã dự án. Sau đó, Kế hoạch này sẽ được thông báo công khai cho các xã liên quan.

- Chủ đầu tư là Ban QLDA các cấp (tỉnh, huyện, xã) có trách nhiệm lập thiết kế chi

tiết (bao gồm cả tổ chức, bố trí các xã dự án tổ chức thực hiện công tác Vận hành và Bảo

Page 64: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

64

trì) và thực hiện. Các công trình đã hoàn thành sẽ được bàn giao cho các xã hưởng lợi để

vận hành và bảo trì.

- Dự án sẽ cấp vốn vận hành và bảo trì công trình cho xã để đảm bảo tính bền vững

của các tiểu dự án với tổng giá trị là 6,5 % tổng vốn đầu tư cho tiểu hợp phần 1.1 - Phát

triển kinh tế huyện.

2- Tiểu hợp phần 1.2 - Đa dạng hoá các cơ hội liên kết thị trường và hỗ trợ sáng

kiến kinh doanh:

+ Tổng vốn đầu tư 18.761 triệu đồng, trong đó vốn vay của Ngân hàng Thế giới

(WB) là 17.025 triệu đồng (chiếm 10% tổng vốn vay của hợp phần), vốn đối ứng 1.691

triệu đồng.

- Các hoạt động đầu tư của tiểu hợp phần này là: Hỗ trợ các huyện, xã dự án xác

định và thúc đẩy các sản phẩm hoặc các dịch vụ mới để giúp người nghèo, hộ nghèo đa

dạng hóa các nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất trên địa bàn mình sinh sống. Dự án sẽ

hỗ trợ ở Tiểu hợp phần này trong các lĩnh vực:

1- Nghiên cứu và phân tích (bao gồm phân tích chuỗi giá trị) để xác định các sản

phẩm, các dịch vụ mới và đưa ra các biện pháp để tạo môi trường thuận lợi trong sản xuất

kinh doanh.

2- Hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ mới theo hướng thúc đẩy sản phẩm

hàng hóa đặc thù và thế mạnh của địa phương.

3- Tài trợ và tổ chức cho các cuộc thi để thúc đẩy các ý tưởng kinh doanh mới phù

hợp với người dân nghèo ở vùng nông thôn, tăng cường sự liên kết qua lại cho các vùng

nông thôn nghèo.

4- Hỗ trợ các hoạt động có thế mạnh của địa phương như: Du lịch cộng đồng, chế

biến, tiêu thụ sản phẩm của người dân địa phương.

A.3 - Tóm tắt cơ chế thực hiện hợp phần:

* Tiểu hợp phần 1.1- Phát triển kinh tế huyện:

- Chủ đầu tư: Chủ quản đầu tư các hoạt động của hợp phần là UBND các cấp tỉnh,

huyện thuộc dự án; Ban QLDA tỉnh, Ban QLDA huyện làm chủ đầu tư thoe uỷ quyền của

chủ quản đầu tư theo phân cấp và kế hoạch giao hàng năm.

- Chủ đầu tư lựa chọn tư vấn KSTK theo quy định để lập TKKTTC và dự toán các

công trình.

- Thẩm định phê duyệt thiết kế - kỹ thuật thi công và dự toán công trình do tổ thẩm

định được thành lập ở các cấp thẩm định và trình duyệt.

Page 65: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

65

- Đấu thầu mua sắm: Các nhà thầu sẽ được lựa chọn theo thủ tục cạnh tranh và

được trao hợp đồng để thực hiện các công trình trong tiểu hợp phần. Phương pháp đấu

thầu chủ yếu áp dụng đối với các công trình xây dựng sẽ là đấu thầu cạnh tranh trong

nước (NCB) và chào giá cạnh tranh (shopping).

Các nhà thầu sẽ phải cam kết trong hồ sơ dự thầu của mình về việc sẽ sử dụng tối

đa lao động tại địa phương cho các công việc thủ công, đơn giản (simple labor intensive

works) cho dù là yếu tố này không là một tiêu chí để lựa chọn nhà thầu.

* Đối với hoạt động đề xuất thực hiện việc sửa chữa, vận hành bảo trì các công

trình trên địa bàn xã (6,5% vốn hợp phần 1.1); mặc dù sẽ giao cho xã làm chủ đầu tư song

về trình tự thực hiện sẽ áp dụng như hợp phần Ngân sách phát triển xã (huyện thẩm định

dự toán, xã tổ chức đấu thầu thực hiện và quyết toán huyện phê duyệt). Sau khi kết thúc

dự án, số vốn còn lại chưa sử dụng hết sẽ do UBND xã quản lý để tiếp tục tổ chức thực

hiện sửa chữa, vận hành bảo trì các công trình tại xã (trường hợp vốn chưa thực hiện hết)

và được bổ sung vào nguồn vốn chi ngân sách địa phương hàng năm.

* Tiểu hợp phần 1.2 - Đa dạng hoá các cơ hội liên kết thị trường và hỗ trợ sáng

kiến kinh doanh:

Các nghiên cứu và phân tích sẽ do các viện nghiên cứu, các công ty có năng lực

thực hiện có phối hợp chặt chẽ với Ban QLDA huyện và các bộ phận liên quan của

UBND huyện. Ban QLDA tỉnh sẽ chuẩn bị các điều khoản giao việc với sự hỗ trợ về kỹ

thuật của Ban điều phối Trung ương và Ngân hàng Thế giới (WB). Các nghiên cứu và

phân tích này sẽ bao trùm luôn cả phạm vi của tiểu hợp phần 2.2 để các xã dự án có thể sử

dụng kết quả nghiên cứu.

Các đại diện phù hợp của khu vực kinh tế tư nhân được xác định là những người có

nguồn thông tin để tham khảo và sẽ được tham vấn trong quá trình nghiên cứu. Trong lĩnh

vực hỗ trợ thứ hai, dự án sẽ khuyến khích các nhóm hộ cùng sở thích hoặc các hợp tác xã

bắt đầu tham gia vào kinh doanh thông qua việc hỗ trợ tập huấn về định hướng kinh

doanh và hỗ trợ tiếp cận với các nguồn tín dụng.

Với lĩnh vực hỗ trợ thứ ba (ý tưởng, sáng kiến kinh doanh), dự án sẽ tài trợ cho

Cuộc thi Sáng kiến kinh doanh được tổ chức hàng năm ở các huyện. Các doanh nghiệp

nhỏ, các hợp tác xã, các nhóm hộ sẽ được mời tham gia và đề xuất các ý tưởng kinh

doanh mới. Các đề xuất sẽ do một ban Giám khảo ở từng tỉnh kiểm tra, đánh giá theo các

tiêu chí chính bao gồm các tác động đối với các hộ nghèo và tính bền vững. Dự án sẽ tài

trợ cho các đề xuất thắng cuộc, cũng như tạo cơ hội tiếp cận tới các nguồn tài chính và

chuyên môn kỹ thuật phù hợp. Chi tiết thủ tục thực hiện tiểu hợp phần này sẽ được hướng

dẫn chi tiết trong PIM.

Page 66: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

66

- Xây dựng phương án, dự toán do Ban QLDA huyện thuê tư vấn hoặc tự xây

dựng, kinh phí bố trí bằng nguồn vốn đối ứng.

- Ban QLDA huyện trình UBND huyện phê duyệt phương án, dự toán các đề xuất

của hợp phần.

- Tổ chức đấu thầu mua sắm do Ban QLDA huyện thực hiện; Ban Phát triển xã,

các hộ dân tham gia cùng phối hợp để thực hiện (sổ tay PIM). (huyện làm chủ đầu tư tiểu

hợp phần này).

B- Hợp phần 2 - Ngân sách Phát triển xã (35% tổng vốn vay WB).

B.1 - Cơ cấu vốn:

Tổng vốn đầu tư 118.974 triệu đồng, chiếm 35% tổng vốn vay của Ngân hàng Thế

giới (WB), trong đó nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) là 118.974 triệu đồng;

riêng nguồn vốn đối ứng để thực hiện công tác thẩm định dự toán, thẩm tra báo cáo quyết

toán được bố trí sau bằng nguồn vốn trong hợp phần quản lý dự án.

B.2 - Mô tả chung về hợp phần:

Hợp phần NSPTX này là sự mở rộng thành công của Hợp phần Ngân sách PTX

trong Dự án giai đoạn 1 như một trong những điểm đặc trưng và đổi mới của dự án. Tăng

vốn đầu tư cho hợp phần này sẽ duy trì được động lực trong cho việc tăng cường năng lực

cho các xã và các cộng đồng địa phương để họ có thể trực tiếp quản lý các hoạt động đầu

tư quy mô nhỏ (các xã là các chủ đầu tư) và các hoạt động phát triển trong phạm vi địa

phương.

Tập trung vào các hoạt động liên quan đến sinh kế và các mục tiêu theo nhu cầu

của phụ nữ sẽ được ưu tiên. Các tiểu dự án sẽ được chọn lựa thông qua quá trình lập kế

hoạch có sự tham gia dưới sự chỉ đạo của Ban Phát triển xã cùng với hỗ trợ của các

Hướng dẫn viên cộng đồng (CF).

Hoạt động lập kế hoạch sẽ được thực hiện hàng năm, và Ban Phát triển xã sẽ trình

danh sách đề xuất các tiểu dự án được chọn của từng năm lên Ban QLDA huyện thẩm

định và sau đó trình lên UBND huyện phê duyệt.

Hợp phần này bao gồm 03 tiểu hợp phần sau:

* Tiểu hợp phần 2.1: Cải thiện cơ sở hạ tầng thôn bản:

Tổng vốn của tiểu hợp phần là 59.465 triệu đồng, chiếm 50% vốn của hợp phần

NSPTX. Tiểu hợp phần này sẽ đầu tư xây mới và nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng

thôn bản (như đường thôn bản và liên thôn bản, các cây cầu nhỏ, cải thiện hệ thống thuỷ

lợi và hệ thống cấp nước quy mô nhỏ ..). Danh sách các tiểu dự án không hợp lệ („danh

sách loại trừ‟) sẽ được đưa ra để hướng dẫn các xã trong quá trình lựa chọn hoạt động (sổ

tay PIM). Mức đầu tư tối đa là 100 triệu đồng cho mỗi tiểu dự án.

Page 67: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

67

* Tiểu hợp phần 2.2: Hỗ trợ các hoạt động sinh kế và dịch vụ sản xuất:

Tổng vốn của tiểu hợp phần là 35.669 triệu đồng, chiếm 30% vốn của hợp phần

NSPTX. Tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ các nhóm hộ nghèo có cùng sở thích khởi động các

hoạt động sản xuất nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp) và các cơ sở

sản xuất kinh doanh nhỏ (như nghề thủ công nghiệp và kinh doanh bán lẻ tại xã).

Hỗ trợ của Dự án sẽ tập trung vào 4 lĩnh vực chính: (1) thành lập và tăng cường

năng lực cho các nhóm (bao gồm đào tạo về định hướng kinh doanh cơ bản và ghi chép

quản lý sổ sách); (2) xác định các hoạt động sinh kế phù hợp; (3) tạo điều kiện thuận lợi

cho các thành phần tiếp cận các hỗ trợ kỹ thuật; và (4) hỗ trợ vay tín dụng của các tổ

chức. Ngoài ra, hình thức trợ cấp có thể được xem xét cho các trường hợp rất cấp bách

đối với các đối tượng là phụ nữ là chủ hộ, người già neo đơn.

* Tiểu hợp phần 2.3: Hỗ trợ hoạt động phát triển KTXH của phụ nữ:

Tổng vốn của tiểu hợp phần này là 23.840 triệu đồng, chiếm 20% tổng vốn của

hợp phần NSPTX. Tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ các hoạt động do các nhóm phụ nữ trong

thôn bản lựa chọn cụ thể để cải thiện tình hình kinh tế và xã hội của họ. Tiểu hợp

phần cũng sẽ hỗ trợ các hoạt động theo hình thức bảo trợ xã hội, như cung cấp thức ăn

cho trẻ em các gia đình nghèo, nếu được phụ nữ xác định thì được ưu tiên nhất. Việc phụ

nữ xác định và lập kế hoạch các tiểu dự án sẽ được thực hiện như một phần trong quy

trình lập kế hoạch của xã.

B.3 - Tóm tắt cơ chế thực hiện hợp phần:

* Tiểu hợp phần 2.1:

- Giao xã làm chủ đầu tư các tiểu dự án, trình tự và thủ tục thực hiện sẽ được quy

định chi tiết trong sổ tay hướng dẫn thực hiện hợp phần NSPTX (PIM). Nguồn vốn của

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ thanh toán các chi phí như: Tư vấn KSTK, lập dự toán tiểu

dự án; kinh phí xây lắp, mua sắm, tư vấn thực hiện; chi phí quản lý tiểu dự án. Các chi phí

khác như thẩm định, thẩm tra báo cáo quyết toán sẽ được thanh toán bằng nguồn vốn đối

ứng từ ngân sách. Riêng quyết toán vốn đầu tư, những năm đầu thực hiện vẫn do UBND

huyện phê duyệt.

- Dự án sẽ chi trả kinh phí thuê tuyển cán bộ hướng dẫn viên cộng đồng (CF) để

giúp cho Ban QLDA huyện, đặc biệt là Ban Phát triển xã thực hiện hợp phần NSPTX cho

các xã dự án.

- Các công trình hạ tầng với các quy mô vốn đầu tư khác nhau sẽ chủ yếu do các

nhóm thợ tại thôn bản, xã hoặc các xã lân cận thực hiện. Cần lưu ý rằng Dự án không

khuyến khích xã thuê các công ty xây dựng thi công các công trình này trừ trường hợp các

nhóm thợ tại địa phương không có khả năng hoặc không sẵn sàng để thi công. Thủ tục

đấu thầu dựa vào cộng đồng sẽ được áp dụng với thủ tục như của Dự án giai đoạn 1 với

một số bước sẽ được xem xét để đơn giản hóa hơn nhưng vẫn phải đảm bảo tính công

Page 68: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

68

khai và minh bạch. Việc giám sát sẽ do Ban PTX, cộng đồng giám sát là chủ yếu và phải

đảm bảo các yêu cầu về chất lượng công trình xây dựng theo các quy định hiện hành của

Chính phủ.

* Tiểu hợp phần 2.2:

- Cơ chế thực hiện như ở tiểu hợp phần 2.1; tuy nhiên cần lưu ý rằng: Các cán bộ

(CF) sẽ hỗ trợ Ban PTX và các nhóm cùng sở thích trong công tác lập kế hoạch và làm

các thủ tục cần thiết để thực hiện tiểu hợp phần này. Do không phải tất cả cộng đồng dân

cư đều nhận được sự hỗ trợ của dự án, nên việc chọn lựa những hộ được hưởng lợi phải

được được thực hiện một cách minh bạch và Ban PTX sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.

- Các tiêu chí để lựa chọn hộ gia đình tham gia thực hiện tiểu dự án sẽ được cụ thể

hóa trong Sổ tay PIM, trong đó các hộ nghèo sẽ là thành phần chủ chốt. - Việc chọn

lựa các hoạt động sinh kế phù hợp với người nghèo và điều kiện của địa phương phản ánh

quyết định của những người hưởng lợi có xem xét đến các yếu tố khác nhau như nhu cầu

và cơ hội tiếp cận thị trường. Do kinh nghiệm về các loại hoạt động sinh kế của các thành

phần chính tham gia dự án còn hạn chế nên tiểu hợp phần này sẽ được thử nghiệm ở một

số huyện được lựa chọn trước khi xây dựng các phương thức cụ thể và có thể ứng dụng

cho việc nhân rộng các hoạt động trên quy mô rộng hơn.

- Các kết quả nghiên cứu từ tiểu hợp hợp 1.2 sẽ được cán bộ (CF) phổ biến tại các

xã dự án để hỗ trợ người dân hình thành các ý tưởng kinh doanh, sản xuất. Cán bộ (CF) sẽ

được cung cấp đào tạo đặc biệt do tư vấn của Ban điều phối trung ương chủ trì thiết kế

căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng tỉnh, kết quả nghiên cứu nêu trên và các yếu tổ liên

quan khác. Đào tạo này đặc biệt ở chỗ là cung cấp, huấn luyệ các các kỹ năng hỗ trợ

người dân xác định ra các hoạt động sinh kế và tổ chức thực hiện và sẽ được làm điểm tại

một số xã dự án với sự tham gia của các các bộ (CF) và các hộ gia đình nhằm rút kinh

nghiệm thực tiễn.

* Tiểu hợp phần 2.3:

- Cơ chế thực hiện như ở tiểu hợp phần 2.1; tuy nhiên tại các xã thì Hội Phụ nữ xã

đóng vai trò chủ đạo trong việc xác định và thực hiện các hoạt động thuộc tiểu hợp phần

này. Cán bộ (CF) sẽ hỗ trợ cho Hội Phụ nữ trong việc lập kế hoạch thực hiện, dự toán chi

phí, tổ chức thực hiện, tuyên truyền phố biến kết quả và thanh quyết toán chi phí.

- Hội Phụ nữ sẽ được toàn quyền quyết định việc thực hiện tiểu hợp phần này trên

cơ sở các thảo luận và tham vấn công khai, rộng rãi với toàn thể chị em phụ nữ từ cấp

thôn bản trở lên. Hội Phụ nữ có thể tự mình tổ chức thêm các cuộc họp của Hội tại từng

thôn bản để tuyên truyền thông tin về sự hỗ trợ của dự án, nội dung của tiểu hợp phần và

lựa chọn các hoạt động phù hợp cũng như người hưởng lợi và những người thực hiện.

Cán bộ (CF) sẽ hỗ trợ toàn diện cho Hội Phụ nữ trong các công việc này.

C- Hợp phần 3 - Đào tạo tăng cƣờng năng lực (7,5% tổng vốn vay WB).

Page 69: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

69

C.1 - Cơ cấu vốn:

Tổng vốn đầu tư 24.495 triệu đồng, chiếm 7,5% tổng vốn vay của Ngân hàng Thế

giới (WB), trong đó nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) là 24.495 triệu đồng; riêng

nguồn vốn đối ứng để thực hiện công tác thẩm định dự toán, thẩm tra báo cáo quyết toán

được bố trí sau bằng nguồn vốn trong hợp phần quản lý dự án.

C.2 - Mô tả chung về hợp phần:

Hợp phần này nhằm mục đích nâng cao năng lực của chính quyền địa phương và

cộng đồng trong việc lập kế hoạch, quản lý, thực hiện, giám sát, và duy trì các hoạt động

liên quan đến dự án. Ngoài ra, hợp phần này sẽ xúc tiến việc tăng cường năng lực cho

những người hưởng lợi của dự án thông qua việc phát triển các kỹ năng và bảo vệ tài sản

không bị hư hỏng do thiên tai và các rủi ro khác.

Hợp phần này bao gồm 5 tiểu hợp phần sau:

* Tiểu hợp phần 3.1: Hỗ trợ công tác lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm.

- Tổng vốn tiểu hợp phần là 2.228 triệu đồng, chiếm 8,73% vốn của hợp phần.

- Hoạt động đào tạo của tiểu hợp phần tập trung vào việc tăng cường chất lượng

của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 -2015 trong các lĩnh vực giảm

nghèo ở khu vực nông thôn, ở cấp tỉnh và huyện. Cụ thể hơn, Dự án sẽ hỗ trợ các huyện

cải thiện các kế hoạch và việc phân bổ nguồn lực bằng cách sử dụng phương pháp tiếp

cận từ dưới lên, bắt đầu cộng đồng, từ cấp xã. Các hỗ trợ của dự án bao gồm việc hỗ trợ

các hoạt động tập huấn, hội thảo, tham vấn, lập kế hoạch hàng năm ở cấp xã làm cơ sở

cho lập kế hoạch của huyện và các hoạt động khác nhau như hội thảo, tham vấn ở cấp

huyện, đánh giá và xếp thứ tự ưu tiên các danh mục hoạt động.

* Tiểu hợp phần 3.2: Đào tạo cán bộ huyện.

- Tổng vốn tiểu hợp phần là 560 triệu đồng, chiếm 2,19% vốn của hợp phần.

- Các hoạt động đào tạo tập trung cho cán bộ của Ban QLDA huyện, các phòng

ban có liên quan sẽ được tập huấn về phương thức thực hiện dự án và lập kế hoạch chi

tiết. Các trung tâm dạy nghề của tỉnh sẽ là cơ quan đào tạo. Dự án sẽ tổ chức đào tạo lần

đầu vào năm thứ nhất sau đó tổ chức các lớp bồi dưỡng 6 tháng một lần.

* Tiểu hợp phần 3.3: Đào tạo cán bộ xã và thôn bản.

- Vốn đào tạo cho tiểu hợp phần này nằm trong khoản chưa phân bổ.

- Dự án sẽ cung cấp đào tạo cho các thành viên các Ban Phát triển xã từ khi bắt đầu

thực hiện dự án. Các lớp bồi dưỡng sẽ được tổ chức theo từng lớp ngắn hạn (tối đa 3

ngày) và nhắc lại 6 tháng một lần. Các cơ sở đào tạo tại tỉnh là một bộ phận của Ban

QLDA tỉnh sẽ tổ chức đào tạo trên cơ sở các mô hình đào tạo chung được do Ban Điều

phối trung ương xây dựng.

Page 70: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

70

- Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án (PIM) sẽ được sử dụng như một tài liệu tham

khảo chính.

* Tiểu hợp phần 3.4: Đào tạo các kỹ năng liên quan đến việc làm.

- Vốn đào tạo cho tiểu hợp phần này nằm trong khoản chưa phân bổ.

- Dự án sẽ hỗ trợ cho các thanh niên, lao động của các hộ nghèo trong các xã dự án

có được các kỹ năng để tăng cơ hội việc làm. Dự án sẽ hỗ trợ tiền học phí tại các trung

tâm dạy nghề có chất lượng hoặc chi phí học nghề trong các cơ sở kinh doanh tư nhân

phù hợp. Việc chọn lựa người hưởng lợi sẽ được thực hiện một cách minh bạch tại các

thôn và xã và Ban Phát triển xã sẽ đưa ra quyết định thông qua cuối cùng. Ưu tiên con em

các hộ nghèo sao cho ít nhất 80% số thanh niên trong xã được chọn đi học nghề phải là

con em của các hộ nghèo. Số thanh niên được chọn đi học nghề sẽ được tham ván kỹ để

đảm bảo học nghề và hỗ trợ sau học nghề hiệu quả, tìm được việc làm và tạo được thu

nhập.

* Tiểu hợp phần 3.5: Bảo vệ tài sản hộ gia đình và tài sản công .

- Vốn đào tạo cho tiểu hợp phần này nằm trong khoản chưa phân bổ.

- Dự án sẽ hỗ trợ các xã các tổ chức tập huấn và các hoạt động thông tin giáo dục

và truyền thông, nhằm nâng cao nhận thức cho người dân địa phương về các khả năng rủi

ro và các biện pháp giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện lập phương án kế hoạch của thôn

bản, xã để đối phó với thiên tai và giảm rủi ro.

C.3 - Tóm tắt cơ chế thực hiện hợp phần:

- Các hoạt động thuộc hợp phần này được phân thành hai nhóm, nhóm thứ nhất là

các hoạt động có thể xác định được ngay và được thực hiện trong 18 tháng đầu tiên (tiểu

hợp 3.1 và 3.2) nhóm thứ hai là các hoạt động sẽ được xác định sau và thực hiện trong

thời gian còn lại của dự án (khoảng 42 tháng).

- Quy trình thực hiện các hoạt động thuộc hợp phần này được triển khai theo hai

giai đoạn với các bước chủ yếu như sau:

BƯỚC 1: Xác định nhu cầu tăng cường năng lực cho 18 tháng đầu tiên trong quá

trình thiết kế dự án;

BƯỚC 2: Thực hiện các hoạt động tăng cường năng lực cho 18 tháng đầu tiên

BƯỚC 3: Đánh giá kết quả việc thực hiện 18 tháng đầu tiên và Xác định nhu cầu

tăng cường năng lực cho Giai đoạn 2 với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tư vấn và do Ban

ĐPDATW chủ trì, phối hợp với các tỉnh, huyện, xã.

BƯỚC 4: Thiết kế chương trình tăng cường năng lực 42 tháng còn lại (do tư vấn

chủ trì, phối hợp với các tỉnh, huyện, xã dự án)

Page 71: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

71

BƯỚC 5: Thực hiện các hoạt động tăng cường năng lực cho 42 tháng còn lại (chủ

yếu do các tỉnh thực hiện, trừ một số hoạt động chung cho toàn dự án do Ban ĐPDATW

thực hiện)

BƯỚC 6: Đánh giá kết quả thực hiện 42 tháng còn lại và cả đời dự án, tổng kết các

thành tựu đạt được và rút ra các bài học kinh nghiệm.

Các trường đào tạo chuyên nghiệp tại các tỉnh, đặc biệt là các trường đã tham gia

vào Dự án giai đoạn 1 sẽ tiếp tục thực hiện một số hoạt động đào tạo thuộc tiểu hợp phần

3.2, 3.3 và có thể một số ít hoạt động thuộc tiểu hợp phần 3.1 theo hình thức tự là. Các

hoạt động đào tạo, tăng cường năng lực còn lại sẽ được Ban QLDA tỉnh thuê các tư vấn

cá nhân hoặc các trường đào tạo nghề theo từng chuyên ngành cụ thể thực hiện với thủ tục

sẽ được chi tiết trong Sổ tay PIM. Các hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên và

một số đối tượng khác (nếu có) sẽ theo hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt cho học viên và

chuyển thẳng tiền học phí vào tài khoản của cơ sở đào tạo sau khi đã có quyết định nhập

học.

Cụ thể hơn, với tiểu hợp phần 3.4, các vấn đề như tiêu chí lựa chọn, các chủ đề cần

tập trung, làm thế nào để xác định được cơ sở đào tạo phù hợp, sự liên hệ với hệ thống

giáo dục hiện nay (ví dụ như chứng chỉ, bằng cấp....) sẽ được tập trung giải quyết cụ thể

trong khoảng 18 tháng đầu tiên của dự án.

Tương tự như trên, cơ chế thực hiện tiểu hợp phần 3.5, bao gồm nhưng không giới

hạn ở việc xác định các nội dung tập huấn, mục tiêu cụ thể của từng khóa đào tạo, lựa

chọn các thành phần tham gia tập huấn, nội dung giáo trình, tổ chức đào tạo....

D- Hợp phần 4 - Quản lý dự án - Giám sát và đánh gía (7,5% tổng vốn vay

WB).

D.1 - Cơ cấu vốn:

Tổng vốn đầu tư 52.453 triệu đồng, trong đó nguồn vốn vay Ngân hàng thế giới

(WB) là 25.578 triệu đồng (chiếm 7,5% tổng vốn vay), vốn đối ứng là 26.875 triệu đồng

để hỗ trợ quản lý dự án, giám sát, đánh giá.

D.2 - Mô tả chung về hợp phần:

Trong hợp phần này, dự án sẽ sử dụng biện pháp khác nhau để đảm bảo thực hiện

và quản lý dự án hiệu quả. Các hoạt động chủ yếu là hoạt động điều phối, tham gia vào

diễn đàn chính sách, quản lý dự án, giám sát và đánh giá, truyền thông và thông tin, hỗ trợ

trang thiết bị phục vụ trực tiếp công tác hoạt động dự án như được mô tả dưới đây.

Hợp phần sẽ hỗ trợ thành lập, cung cấp thiết bị và duy trì hoạt động cho các Ban

QLDA ở các cấp tỉnh, huyện, xã.

Các hướng dẫn viên cộng đồng (CF) sẽ được lựa chọn theo thủ tục tuyển chọn tư

vấn và được hợp đồng thuê làm việc như cán bộ của các Ban QLDA huyện. Một cán bộ

Page 72: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

72

CF sẽ phụ trách từ 01 đến 02 xã thuộc các huyện dự án; tổng cộng sẽ có 23 cán bộ

Hướng dẫn viên cộng đồng (CF).

Việc Giám sát và đánh giá dự án (M&E) sẽ được xây dựng trên cơ sở thực tiễn tốt

của Dự án giai đoạn 1, kết hợp với Hệ thống thông tin quản lý (MIS) để theo dõi các đầu

ra và đánh giá độc lập các tác động. Các biện pháp phòng ngừa các hành động gian lận và

sử dụng vốn đầu tư sai mục đích sẽ được đảm bảo tuân thủ theo Kế hoạch hành động

chống tham nhũng và quản lý (GAAP).

Dự án sẽ nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông và phổ biến thông tin ở tất cả

các cấp để đảm bảo sự minh bạch và sự tham gia của các bên liên quan đến dự án. Dự án

đặc biệt chú ý tới việc phổ biến thông tin tại cấp xã bởi có nhiều người dân tộc thiểu số,

đặc biệt là phụ nữ không biết tiếng Kinh. Dự án sẽ phải dịch thuật hoặc truyền đạt bằng

âm thanh tất cả những thông tin liên quan đến dự án khi cần thiết.

D.3 - Các nội dung hoạt động:

- Các hoạt động của công tác quản lý dự án cấp tỉnh, huyện, xã bao gồm: Kinh phí

hoạt động, lương, chi hoạt động khác để thực hiện dự án.

- Mua sắm trang thiết bị văn phòng, nâng cấp cơ sở làm việc, kinh phí đối ứng để

mua sắm phương tiện đi lại để thực hiện dự án.

- Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện các hoạt động dự án, đào tạo, trao đổi kinh

nghiệm, quản lý hợp đồng, giám sát, đánh giá và báo cáo theo định kỳ.

- Tư vấn hỗ trợ thực hiện hợp phần Ngân sách phát triển xã; hỗ trựo xã trong các

giai đoạn thực hiện, lương cho cán bộ (CF); kinh phí đối ứng cho các hoạt động khác.

- Thực hiện công tác giám sát, đánh giá, kiểm toán cho các hoạt động của dự án.

D.4 - Tóm tắt cơ chế thực hiện:

- Ban Điều phối trung ương với sự trợ giúp của tư vấn, chịu trách nhiệm hướng dẫn

về thủ tục thực hiện dự án cho các tỉnh dự án, đấu thầu mua sắm các dịch vụ tư vấn, dịch

vụ giám sát - đánh giá theo quá trình và kiểm toán chung cho toàn dự án theo thủ tục của

Ngân hàng Thế giới (WB).

- Ban QLDA tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn về thủ tục thực hiện dự án cho các

Ban QLDA huyện, các Ban QLDA huyện chịu trách nhiệm hướng dẫn cho các Ban Phát

triển xã.

- Ban QLDA tỉnh sẽ chỉ làm chủ đầu tư một số ít hoạt động dự án thuộc hợp phần

1.1 và Hợp phần 4; Hợp phần 1 sẽ chủ yếu do Ban QLDA huyện làm chủ đầu tư trong khi

hợp phần Ngân sách Phát triển xã sẽ do Ban Phát triển xã làm chủ đầu tư toàn bộ.

Page 73: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

73

- Toàn bộ thiết bị đi lại trong dự án, các cuộc tham quan học tập nước ngoài sẽ do

Ban Điều phối trung ương tổ chức mua sắm, thực hiện chung cho toàn dự án theo thủ tục

đấu thầu của Ngân hàng Thế giới. Thiết bị văn phòng của các Ban QLDA tỉnh, huyện do

các Ban tự tổ chức mua sắm.

(Có phụ biểu chi tiết số 06b, 07, 08 kèm theo)

VI. PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN ÁP DỤNG TRONG VIỆC LỰA CHỌN CÁC

HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN, TÓM TẮT QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH.

1- Các nguyên tắc cơ bản để lựa chọn các hoạt động dự án.

Do nguồn lực dành cho Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 là hạn hẹp và quý giá,

chính vì vậy, nhằm đảm bảo các hoạt động dự án được đề xuất sẽ là các hoạt động tối ưu

nhất phục vụ cho mục tiêu của Dự án, cần phải có một số nguyên tắc chung làm cơ sở

cho việc lựa chọn các hoạt động dự án.

Do các hoạt động dự án sẽ được xác định ở 4 cấp độ khác nhau nếu phân loại theo

Chủ đầu tư, đó là ở cấp Trung ương, tỉnh, huyện và xã.

- Nguyên tắc chung thứ nhất là ai là chủ đầu tư hoạt động dự án nào thì có trách

nhiệm chủ trì để tham vấn với cộng đồng hưởng lợi và các bên có liên quan để lựa chọn,

đề xuất (identify and propose) các hoạt động dự án đó và có trách nhiệm làm đầu mối,

hoặc chủ trì trong việc lồng ghép với các chương trình, dự án khác trên địa bàn.

- Nguyên tắc chung thứ hai là nguyên tắc có sự tham vấn cộng đồng đầy đủ đối

với hoạt động dự án, trừ một số hoạt động có tính chất thường xuyên, mang tính chất

quản lý và nhất thiết phải có trong một dự án truyền thống.

- Nguyên tắc chung thứ ba là các hoạt động dự án, đặc biệt các hoạt động sinh kế

phải được lựa chọn theo một số tiêu chí nhất định và quy trình thống nhất, sẽ được hướng

dẫn chi tiết trong Sổ tay hướng dân thực hiện dự án (PIM).

2- Phƣơng pháp tiếp cận trong việc lựa chọn các hoạt động dự án.

Các hoạt động dự án có thể được lựa chọn theo các cách tiếp cận khác nhau, đó là

lựa chọn theo quá trình và lựa chọn ngay một lần toàn bộ các hoạt động dự án (tiểu dự

án) khi thiết kế dự án.

- Cách tiếp cận thứ nhất (theo quá trình đầu tư) có lợi thế là đáp ứng tốt nhất được

với các thay đổi nhanh chóng của kinh tế xã hội của địa phương, vùng dự án cũng như

của cả nước, sát thực với nhu cầu đầu tư (vốn dĩ thay đổi nhanh chóng theo thời gian).

Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng có nhược điểm là có thể dẫn tới chậm trễ của quá trình

thực hiện dự án trong giai đoạn đầu tiên của dự án khi mà bộ máy dự án chưa vào

Page 74: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

74

guồng, các hỗ trợ kỹ thuật còn chưa sẵn sàng và các tiểu dự án chưa được lựa chọn thì

chưa thể đầu tư được.

- Cách tiếp cận thứ hai tuy có lợi thế là ngay sau khi khởi động dự án có thể tiến

hành các hoạt động dự án được ngay, có thể sẽ có ít chậm trễ hơn nhưng cũng có bất lợi

là với các hoạt động dự án đã được xác định cho các năm thứ 3, đến những năm cuối của

dự án, tính „đáp ứng với các nhu cầu thực tế” sẽ thấp đi rất nhiều do yếu tố thời gian, việc

thay đổi, thay thế các hoạt động này cũng sẽ khá khó khăn, thậm chí không thể do nhiều

vấn đề, trong đó có vấn đề “cam kết của các cấp chính quyền với người dân”. Điều này

có thể dẫn tới hiệu quả đầu tư thấp, lãng phí nguồn lực, đầu tư chồng chéo....

Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là Dự án Giai đoạn 2 cần phải lựa chọn một cách tiếp

cận phù hợp, linh hoạt để tận dụng tối đa ưu điểm, tránh các nhược điểm của hai cách

tiếp cận nêu trên. Cách tiếp cận được lựa chọn sẽ là sự phối hợp linh hoạt hai cách tiếp

cận nêu trên:

* Các hoạt động dự án có tính chất thường xuyên, mang tính quản lý, hành chính, đào tạo

thực sự cần thiết sẽ được xác định ngay trong quá trình thiết kế dự án;

* Một số không nhiều hoạt động dự án tại thực địa sẽ được xác định ngay trong quá trình

thiết kế dự án cho 18 tháng đầu tiên, tuy nhiên các hoạt động này không có nghĩa là sẽ cố

định mà có thể được linh hoạt thay đổi trong quá trình đầu tư, nếu cần thiết.

* Hầu hết các hoạt động dự án sẽ được lựa chọn theo quá trình, thông qua chu trình lập kế

hoạch 5 năm và hàng năm của địa phương. Kế hoạch hoạt động từng năm của dự án sẽ

được trích ra từ kế hoạch 5 năm của từng huyện dự án.

Với phương pháp tiếp cận nên trên, quy trình lập kế hoạch của Dự án sẽ như sau:

3- Kế hoạch hoạt động năm 2010 (6 tháng cuối năm từ 7/2010).

Các hoạt động dự án sẽ được lựa chọn ngay trong quá trình thiết kế dự án đồng

thời với quá trình lập kế hoạch năm 2010 của Chính phủ (quá trình này bắt đầu từ tháng

6-7/2009) và là một phần không tách rời của kế hoạch năm 2010. Kế hoạch năm 2010 Dự

án giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) chi có các hoạt động đào tạo cho

cán bộ QLDA các cấp, mua sắm trang thiết bị văn phòng, công tác tư vấn khảo sát thiết

kế (nguồn vốn đối ứng) cho 17 công trình thuộc kế hoạch 18 tháng và kinh phí hoạt động

Ban QLDA các cấp.

4- Kế hoạch hoạt động năm 2011.

Các hoạt động năm 2011 gồm: Đào tạo về lập kế hoạch các cấp, các hoạt động

mua sắm hàng hoá, xây lắp các công trình; lập kế hoạch cho năm tiếp theo (tất cả các hợp

Page 75: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

75

phần phải được thực thi sau năm 2001), tuyển dụng cán bộ Hướng dẫn viên cộng đồng

(CF) và các hoạt động quản lý dự án.

5- Kế hoạch hoạt động năm 2012, 2013, 2014 và năm 2015.

Các hoạt động dự án sẽ được đề xuất theo từng năm phản ánh vào kế hoạch hàng

năm của mỗi năm, việc lập kế hoạch dựa trên cơ sở lập kế hoạch có sự tham gia của cộng

đồng tại cấp xã và thôn bản. Các hoạt động này sẽ là một phần không tách rời của Kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2010 - 2015 của các xã, các huyện dự án và phù

hợp với định hướng kế hoạch chung của tỉnh.

VII. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH QUI MÔ VÀ KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƢ CHO CÁC

HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN.

- Do Dự án Giai đoạn 2 này là một dự án đầu tư gồm nhiều tiểu dự án khác nhau

với quy mô khác nhau và không chỉ có các tiểu dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời

thủ tục lập Báo cáo khả thi cũng áp dụng thủ tục được quy định tại Nghị định số

12/2009/NĐ-CP ban hành ngày 10/2/2009 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

cho nên Báo cáo nghiên cứu khả thì này sẽ không bao gồm thiết kế cơ sở. Tuy nhiên, khả

năng có các tiểu dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc Dự án phải lập thiết kế cơ sở hầu

như không xảy ra.

- Căn cứ thực tế hiện trạng công trình sử dụng các phương pháp tính toán kinh tế -

kỹ thuật hợp lý để xác định quy mô, khái toán vốn đầu tư (VD: Tiêu chuẩn đường cấp A -

GTNT, Đập bê tông, kênh BT …….)

Các công trình cơ sở hạ tầng của dự án đều là các công trình nhỏ lẻ, qui mô nhỏ ở

các thôn, bản vùng cao, vùng sâu vùng xa, địa hình hiểm trở; vì vậy căn cứ vào qui mô và

khái toán vốn đầu tư tại Báo cáo Nghiên cứu khả thi được duyệt thì tiến hành ngay thiết

kế kỹ thuật thi công - lập dự toán chi tiết để triển khai xây dựng công trình (thực hiện như

Dự án Giảm nghèo giai đoạn 1).

VIII. KẾ HOẠCH GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ TÁI ĐỊNH CƢ.

- Dự án dự kiến đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ phục vụ sản xuất và sinh

kế ở cấp thôn bản, xã và liên xã. Các công trình này có thể yêu cầu thu hồi đất và tài sản

trên đất.

- Mục tiêu chung là giảm thiểu tối đa việc thu hồi đất và tài sản trên đất của người dân.

- Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết phải thu hồi đất và ảnh hưởng đến tài sản,

dự án sẽ thực hiện bồi thường và tái định cư theo quy định của Ngân hàng Thế giới

- Dự án sẽ lập một Khung Chính sách về Đền bù và Tái định cư dựa theo nguyên

tắc của Ngân hàng Thế giới (WB) và các qui định của Chính phủ Việt Nam. Theo đó, các

tỉnh sẽ lập các Kế hoạch Đền bù và Tái định cư cho các tiểu dự án có thu hồi đất và tài

sản của người dân và tổ chức dựa trên Kế hoạch hàng năm của dự án.

1- Các nguyên tắc chủ yếu trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư của

Dự án như sau:

Page 76: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

76

- Được đưa lên hàng đầu là đảm bảo chính sách an toàn, giảm thiểu tác động xã hội

cũng như bảo tồn di sản, văn hóa khi triển khai Dự án.

- Hạn chế tối đa việc thu hồi đất và tái định cư;

- Các kế hoạch thu hồi đất phải được thực hiện với sự tham vấn của những người

bị ảnh hưởng bởi dự án;

- Các thủ tục, thể chế sẽ được áp dụng để đảm bảo việc xây dựng, lập kế hoạch,

tham vấn và thực hiện dự án có hiệu quả và đúng thời hạn;

- Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá vào báo các quá trình thực hiện thường

xuyên;

- Cần công khai mọi thông tin. Những người bị ảnh hưởng bởi dự án sẽ được thông

báo về khung chính sách tại các cuộc họp cộng đồng. Mỗi hộ bị ảnh hưởng sẽ được thông

báo về quyền lợi của họ và các khả năng lựa chọn đền bù.

+ Quy định của Ngân hàng thế giới về giải phóng mặt bằng và tái định cư.

- Chính sách an toàn môi trường, tái định cư - WB - 2002.

- Sổ tay hoạt động về Tái định cư bắt buộc của Ngân hàng thế giới (OP/BP 4.12).

+ Quy định của Nhà nước Việt Nam về giải phóng mặt bằng và tái định cư.

- Luật số Đất đai 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai.(điểm đ

khoản 1, điểm b khoản 2 điều 36; khoản 3 điều 42; khoản 2 điều 48; khoản 1, 2, 3, 4 điều

80; điều 81; điều 130; điều 145; điều 163; điều 164; điều 184 bị bãi bỏ bởi NĐ số

84/2007/NĐ-CP.

- Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 hướng dẫn thực hiện một số

điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật

Đất đai.

- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá các

loại đất

- Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều

của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá đất;

- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 quy định bổ sung về việc cấp

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự,

thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về

đất đai.

- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02/07/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị

định số 84/2007/NĐ-CP về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,

thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước

thu hồi đất đai.

- Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 hướng dẫn

thực hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về

đất đai.

- Quyết định 512/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư liên tịch

số 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và

Môi trường hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày

25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

Page 77: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

77

đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

- Công văn 721/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết vướng mắc

trong công tác giải phóng mặt bằng.

- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư khi Nhà nước thu hồi đất.(khoản 6, 8 điều 8; điều 41;,42; 47; 49; đoạn 2 khoản 2 điều

50 bị bãi bỏ bởi Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007)

- Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02/08/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số

116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số

197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi

Nhà nước thu hồi đất.

- Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định

số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

khi Nhà nước thu hồi đất.

2- Kế hoạch Đền bù và Tái định cư.

Dựa trên Khung Chính sách về Đền bù và Tái định cư do Ngân hàng Thế giới WB)

và của tỉnh ; tỉnh sẽ lập Kế hoạch Đền bù và Tái định cư cho các tiểu dự án có thu hồi đất

và tài sản của người dân và tổ chức dựa trên Kế hoạch năm.

- Khung giá đền bù: Khung giá đền bù dựa trên Bảng giá đất hàng năm do UBND

Tỉnh ban hành

- Căn cứ pháp lý cho việc đền bù đất đai:

+ Luật đất đai năm 2003.

+ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp

xác định giá đất và khung giá các loại đất.

+ Nghị định 123/2007NĐ-CP ngày 27/7/NĐ-CP của chính phủ về sửa đổi, bổ sung

một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ số

188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ.

+ Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài Chính về hướng

dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ.

+ Các quy định của UBND tỉnh Lào Cai ban hành.

3- Giám sát độc lập việc thực hiện đền bù đất, tài sản và phục hồi cuộc sống của

những người bị ảnh hưởng bởi dự án.

Một đơn vị tư vấn độc lập giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tái định cư theo thủ tục

của Ngân hàng Thế giới (WB) hoặc (ADB) sẽ được Ban Điều phối trung ương thuê tuyển

để thực hiện giám sát độc lập việc thực hiện đền bù đất, tài sản và phục hồi cuộc sống

của những người bị ảnh hưởng bởi dự án. Đơn vị tư vấn sẽ được tuyển chọn vào đầu

năm 2011 và dự kiến sẽ bắt đầu làm việc vào tháng 4/20011 và thực hiện giám sát theo

chu kỳ 6 tháng/ lần với tổng số khoảng 9 đợt giám sát trên toàn bộ 6 tỉnh dự án trong cả

đời dự án. Dịch vụ tư vấn này sẽ được kết hợp với các dịch vụ giám sát khác thành một

dịch vụ tư vấn „Giám sát- đánh giá độc lập theo quá trình‟ chung cho toàn dự án.

Page 78: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

78

IX - TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƢỜNG.

Dự án sẽ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng qui mô nhỏ phục vụ sản xuất như

đường giao thông, cầu, công trình thủy lợi, nước sạch, chợ… Các tiểu dự án có thể có

những tác động ở mức độ nhỏ về môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành.

Dự án sẽ không làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, khu bảo tồn thiên

nhiên, vườn quốc gia cũng như môi trường sống của người dân trong khu vực dự án. Dự

án sẽ tuân thủ tất cả các qui định về bảo vệ môi trường của Chính phủ Việt Nam cũng như

các chính sách đảm bảo an toàn của Ngân hàng Thế giới (WB).

1- Các Quy định của Ngân hàng thế giới (WB).

- Chính sách an toàn môi trường, tái định cư - WB - 2002.

- Sổ tay hoạt động về đánh giá môi trường của Ngân hàng thế giới OP/BP 4.01

- Sổ tay hoạt động về sinh cư tự nhiên của Ngân hàng thế giới OP/BP 4.04

- Sổ tay hoạt động về rừng của Ngân hàng thế giới OP/BP4.36

- Quy trình đánh giá môi trường và xã hội – IFC - 2009

2- Các Quy định của Nhà nước Việt Nam.

- Luật số 52/2005/ QH11 ngày 29/11/2005 bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 về việc quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. (sửa đổi bởi Nghị định số

21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008)

- Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 quy định việc bảo vệ môi trường

trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch,

kế hoạch, chương trình và các dự án phát triển.

Thông tư 06/2007/TT - BKH ngày 27 tháng 8 năm 2006 hướng dẫn thực hiện nghị

định 140/2006/NĐ-CP

- Nghị định số 59/2007/ NĐ-CP ngày 03/05/2007 về quản lý chất thải rắn.

- Nghị định số 21/2008/ NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều

của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn

thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo

vệ môi trường.

- Thông tư 06/2007/TT-BKH ngày 27/8/2007 hướng dẫn thực hiện nghị định

140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong

các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế

hoạch, chương trình và dự án phát triển

Page 79: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

79

- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 hướng dẫn về đánh giá môi

trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

3. Lập Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) và thực hiện giám sát độc lập việc

thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường.

Một số hoạt động xây dựng công trình hạ tầng và sản xuất hàng hóa, chế biến sản

phẩm nông nghiệp (nếu có) sẽ phải lập và thực hiện quản lý môi trường (EMP) nhằm

giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường và một đơn vị tư vấn độc lập có kinh

nghiệm về môi trường sẽ được thuê tuyển theo các thủ tục của NHTG để giám sát độc lập

việc thực hiện các EMP theo chu kỳ 6 tháng/ lần. Hướng dẫn chi tiết về các vấn đề này sẽ

được trình bày trong Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (PIM). Dịch vụ tư vấn này sẽ

được kết hợp với các dịch vụ tư vấn giám sát độc lập khác trong dự án trong một gói thầu

chung gọi là „Giám sát- đánh giá độc lập theo quá trình”.

CHƢƠNG IV

TỔNG MỨC ĐẦU TƢ, CƠ CẤU NGUỒN VỐN, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

I. BẢNG TỔNG HỢP CHUNG.

Đơn vị tính: triệu đồng/và qui đổi 1000 USD

Tổng số

WB

Đối ứng

Tổng số Ngân sách

ĐP

Dân góp bằng hiện

vật (quy đổi thành

tiền)

VNĐ 383.931 340.000 43.931 43.931

USD 22.600 20.000 2.600 2.600

Ghi chú: Các tính toán cụ thể sẽ được giải trình đối với các hạng mục công trình

trong thiết kế cụ thể cũng như trong các gói thầu.

II. BẢNG TỔNG HỢP DỰ KIẾN ĐẦU TƢ THEO HỢP PHẦN.

Đơn vị tính triệu VNĐ

Hạng mục

Tổng số

WB

Đối ứng

Tổng số Ngân sách

ĐP

Dân góp bằng hiện

vật (quy đổi thành

tiền)

Hợp phần 1 187.009 169.953 17.056 17.056

Tiểu HP1.1 168.293 152.928 15.365 15.365

Page 80: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

80

Tiểu HP1.2 18.716 17.025 1.691 1.691

Hợp phần 2 118.974 118.974

Tiểu HP2.1 59.465 59.465

Tiểu HP2.2 36.669 35.669

Tiểu HP..3 23.840 23.840

Hợp phần 3 25.495 25.495

Tiểu HP3.1 2.228 2.228

Tiểu HP3.2 560 560

* Chưa phân bổ HP3

22.707 22.707

Tiểu HP3.3

Tiểu HP3.4

Tiểu HP3.5

Hợp phần 4 52.453 25.578 26.875 26.875

Tổng số 383.931 340.000 43.931 43.931

III. DỰ KIẾN PHÂN KỲ ĐẦU TƢ THEO TỪNG NĂM.

Đơn vị tính triệu đồng

TT Hợp phần 2010 2011 Chưa phân bổ 2012 - 2015 Tổng số

1 Hợp phần 1 0 10.220 176.789 187.009

2 Hợp phần 2 0 0 118.974 118.974

3 Hợp phần 3 280 2.508 22.707 25.945

4 Hợp phần 4 6.550 7.575 38.328 52.453

Tổng số 6.830 20.303 356.798 383.931

CHƢƠNG V

QUẢN LÝ THỰC HIỆN VÀ VẬN HÀNH DỰ ÁN.

Page 81: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

81

I. CÁC DỮ LIỆU CHÍNH VỀ CƠ QUAN THỰC HIỆN DỰ ÁN.

1. Thể chế: Các văn bản pháp lý chính là cơ sở để thực hiện dự án.

+ Văn bản về sử dụng vốn ODA:

- Nghị định số 131/2006/ND-CP ngày09/11/2006 Ban hành quy chế quản lý và sử

dụng nguồn hỗ trợ chính thức.

- Thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

hướng dẫn quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ chính thức.

- Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn quy

chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức.

+ Văn bản về quản lý xây dựng:

- Luật Xây dựng ban hành ngày 26 /11/2003

- Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 “Quản lý dự án đầu tư xây dựng

công trình”

- Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 “Sửa đổi, bổ sung một số điều của

Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”

- Thông tư 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 “Hướng dẫn một số nội dung về:

lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ

chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP

ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006”

- Quyết định số 24-QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai ban hành ngày 5/6/2007

“Quy định một số điểm về quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng và quản lý quản lý

chất lượng công trình trên địa bàn tỉnh Lào Cai”.

- Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/4/2009 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn

điều chỉnh dự toán xây dựng công trình”

- Bộ đơn giá XDCB được UBND tỉnh Lào Cai ban hành, cập nhật.

+ Văn bản về đấu thầu, mua sắm:

Công tác đấu thầu được tiến hành theo quy chế của Việt Nam và của ngân hàng thế

giới WB hồ sơ mời thầu và hợp đồng sẽ theo Ngân hàng Thế giới (WB).

- Luật Đấu thầu ban hành ngày 29/11/2005

- Sổ tay Hướng dẫn quy chế đấu thầu mua sắm bằng vốn vay IBRD và tín dụng

IDA ngày 01/5/2004 ("Sách xanh" và "Sách tím").

- Sổ tay Hướng dẫn đấu thầu mua sắm riêng cho dự án.

- Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành

Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;

Page 82: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

82

+ Văn bản về rút vốn và giải ngân và công tác quản lý tài chính:

Tuân thủ theo các điều kiện của Thỏa ước tín dụng ký với Ngân hàng Thế giới và

và các thủ tục giải ngân rút vốn theo quy định trong nước.

- Thông tư số 87/2004/TT- BTC của Bộ Tài Chính ngày 10/8/2004 Hướng dẫn

quản lý việc rút vốn đối với các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA;

- Thông tư số 82/2007 TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 12/7/2007 Hướng dẫn chế

độ quản lý tài chính đối với viện trợ không hoàn lại;

- Quyết định 214/2000/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ngày 28/12/2000 “Ban hành

chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư”;

- Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 “Quy định về quản lý chi phí đầu tư

xây dựng công trình”.

+ Văn bản về giám sát, đánh giá:

a. Giám sát về kỹ thuật chuyên ngành

- Các quy định có liên quan tới giám sát kỹ thuật chuyên ngành trong Luật Xây dựng.

- Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng

công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 về việc sửa đổi bổ

sung Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004.

b. Giám sát từ bên ngoài

- Giám sát độc lập được thuê để thực hiện các đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ hoặc đánh

giá tác động dự án;

- Giám sát của nhà tài trợ, của các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Kế hoạch và

Đầu tư, Bộ Tài chính;

- Giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp của tỉnh Lào Cai.

c. Giám sát của cộng đồng

- Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/4/2005 về Quy

chế giám sát cộng đồng

- Thông tư liên tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Bộ Tài chính-Bộ Kế hoạch và Đầu

tư số 04/2006 hướng dẫn thực hiện quyết định số 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính

phủ về Quy chế giám sát cộng đồng.

+ Văn bản về quyết toán vốn đầu tư:

- Thông tư 33/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 - Hướng dẫn quyết toán dự án hoàn

thành thuộc vốn nhà nước.

- Thông tư 98/2007/TT-BTC ngày 09/08/2007 - sửa đổi Thông tư 33/2007/TT-BTC.

Page 83: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

83

2. Tổ chức:

+ Sơ đồ tổ chức từ cấp tỉnh đến huyện và xã:

- Quyết định thành lập Ban chỉ đạo, Ban QLDA các cấp gồm Ban QLDA Tỉnh

(PPMU), BQLDA huyện (DPMU) và Ban PTX theo luật tổ chức.

- UBND tỉnh ra QĐ thành lập đối với BQLDA cấp tỉnh, cấp huyện: bao gồm các

bộ phận như: Giám đốc (Trưởng ban), điều phối viên (Phó giám đốc), đấu thầu mua sắm,

kế toán, giám sát kỹ thuật, cán bộ về NSPTX, tổng hợp - thông tin quản lý (MIS) … và

mối quan hệ giữa các thành viên trong ban quản lý.

- UBND huyện ra QĐ thành lập đối với Ban phát triển xã: bao gồm Chủ tịch xã

(hoặc phó chủ tịch xã) làm trưởng ban, phó ban là Chủ tịch Hội phụ nữ xã và các thành

viên trong ban như cán bộ kế toán xã, địa chính, phụ nữ…

3. Nghiệp vụ và tài chính:

- Các cán bộ được lựa chọn và tuyển dụng làm việc cho dự án phải có trình độ

chuyên môn theo các lĩnh vực được phân công và có nhiệt huyết trong lĩnh vực giảm

nghèo và phải được tham gia các khóa đào tạo về quản lý dự án, biết sử dụng thành thạo

máy tính (đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, kế toán, đấu thầu mua sắm, chính sách an toàn xã

hội và môi trường, NSPTX ...). Vì vậy, sẽ là rất tốt nếu huy động được những người đã

từng tham gia Dự án Giảm nghèo giai đoạn 1 vào bộ máy tổ chức thực hiện Dự án này.

- Phải bố trí đầy đủ như kế toán trưởng, các kế toán viên và thủ quỹ. Các cán bộ

phải có năng lực theo luật kế toán

+ Tài chính: Bố trí đầy đủ, kịp thời vốn đối ứng cho Dự án, tạo điều kiện tốt nhất

cho việc giải ngân.

II. QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN.

1. Tổ chức quản lý thực hiện (bộ máy):

- Công tác tổ chức quản lý dự án được thành lập ngay khi Dự án được đưa vào

triển khai thực hiện, bao gồm: Ban chỉ đạo, Ban QLDA tỉnh, các Ban QLDA huyện và

các Ban Phát triển xã.

- UBND tỉnh ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo, Ban QLDA tỉnh, và các Ban

QLDA huyện.

* Ban chỉ đạo dự án (cấp tỉnh):

+ Vai trò, trách nhiệm:

- Chỉ đạo điều hành chung toán bộ Dự án, giám sát và điều phối việc thực hiện Dự

án. Thúc đẩy sự hợp tác giữa các cơ quan (nhà tài trợ và chính quyền địa phương).

- Kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án và giải quyết các vướng mắc khi Ban QLDA

báo cáo và xin ý kiến. Tham mưu cho UBND tỉnh ra các quy định (nếu cần) để đảm bảo

Dự án được triển khai thực hiện đúng theo kế hoạch, tiến độ, đúng các chính sách và quy

định của pháp luật Việt Nam và qui định của Nhà tài trợ.

+ Nhân sự: Một Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Kế hoạch

và Đầu tư làm Phó ban thường trực, Giám đốc các sở ban ngành có liên quan: Sở Xây

Page 84: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

84

dựng, Giao thông vận tải, Tài chính, Giáo dục, Y Tế, Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng, và Chủ tịch (phó

Chủ tịch) UBND các huyện trong vùng dự án là thành viên.

* Ban QLDA tỉnh (PPMU): Thuộc Sở KH&ĐT

+ Vai trò, trách nhiệm:

- Trực tiếp quản lý, điều hành thực hiện các hoạt động của dự án.

- Lập và tổng hợp kế hoạch hàng năm; điều phối, quản lý các hoạt động thực hiện

dự án trên cơ sở kế hoạch của huyện, xã.

- Quản lý các nguồn vốn (ODA và đối ứng) của Dự án (quản lý tài chính chung).

- Làm chủ đầu tư một số hợp phần: tư vấn đào tạo, mua sắm hàng hoá, tư vấn

KSTK, kiểm toán … và các gói thầu xây lắp có yêu cầu kỹ thuật cao, địa hình phức tạp

…..

- Theo dõi, quản lý về tổ chức của các Ban QLDA huyện, Ban PTX.

- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, đào tạo cho cán bộ, các Ban QLDA huyện, Ban

PTX về: Trình tự thực hiện dự án, quy trình đấu thầu, quản lý quá trình thực hiện hợp

đồng, quản lý chất lượng và kỹ thuật trong các hợp đồng xây lắp, cơ cấu giải ngân, quy

trình kiểm toán, thanh quyết toán, vận hành, duy tu bảo dưỡng ...

- Hướng dẫn, hỗ trợ các Ban QLDA huyện, Ban PTX trong quá trình triển khai

thực hiện Dự án cho tất cả các khâu: lập và trình duyệt kế hoạch; tuyển chọn nhà thầu tư

vấn (nếu cần); thẩm định, trình duyệt hồ sơ; tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu thực hiện;

thương thảo ký kết hợp đồng; giám sát việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu; nghiệm thu,

bàn giao, kiểm toán, thanh quyết toán; báo cáo ….

- Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của Dự án theo định kỳ.

- Là đầu mối liên hệ với Nhà tài trợ, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài Chính, UBND tỉnh, các

đơn vị có liên quan, các huyện, các xã về tất cả các vấn đề của dự án.

+ Nhân sự: Ban QLDA tỉnh bao gồm: Trưởng ban (do Giám đốc Sở kiêm nhiệm

hoặc do một phó giám đốc Sở chuyên trách), 1 phó ban (trường hợp trưởng ban kiêm

nhiệm), 1 điều phối viên, bộ phận đấu thầu mua sắm - tổng hợp (4 - 6 người: Trưởng bộ

phận, các cán bộ đấu thầu, tổng hợp, chính sách an toàn - môi trường, NSPTX, đào tạo,

sinh kế …), bộ phận kỹ thuật (5 - 6 người), bộ phận kế toán - hành chính (4 - 5 người: 1

kế toán trưởng, các kế toán viên, 1 văn thư - thủ quỹ và 1 lái xe). Dự kiến Ban QLDA tỉnh

gồm 10 - 12 người. Cán bộ của trường đào tạo của tỉnh sẽ tham gia Ban QLDA tỉnh để

theo dõi công tác đào tạo.

* Các Ban QLDA huyện (DPMU - 4 ban):

Mỗi huyện trong vùng dự án thành lập một Ban QLDA huyện (gọi tắt là Ban

huyện) đặt tại phòng Tài chính - Kế hoạch, trực thuộc UBND huyện sẽ có từ 11- 12

người (không tính cán bộ CF).

+ Vai trò, trách nhiệm:

Page 85: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

85

- Cũng như đối với Ban QLDA tỉnh (gọi tắt là Ban tỉnh), mỗi Ban huyện được

phân công làm chủ đầu tư một số tiểu dự án trên địa bàn huyện mình.

- Phối hợp với Ban tỉnh, đơn vị tư vấn KSTK của Dự án, Hội đồng đền bù giải

phóng mặt bằng của huuyện và chính quyền địa phương trong việc GPĐB cho những

công trình trên địa bàn huyện (không phân biệt chủ đầu tư là Ban tỉnh hay Ban huyện).

- Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban có liên quan: Phòng Kế hoạch - Tài chính,

Phòng Công thương, Phòng Nông nghiệp, Phòng Giáo dục, Phòng Y tế, Ban QLDA

XDCB huyện, …

- Cùng với Ban tỉnh, Ban huyện có trách nhiệm trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ các xã, các

Ban PTX, các cán bộ cấp xã trong quá trình thực hiện các khâu của Dự án, như là: lập kế

hoạch (có sự tham gia đóng góp của người dân), trình tự và nội dung các công việc cần

phải thực hiện khi được phân công làm chủ đầu tư các tiểu dự án trên địa bàn xã. Khi có ý

kiến từ phía người dân mà Ban PTX không giải quyết nổi, Ban huyện phải trực tiếp tham

gia họp dân, giải thích cho dân, lắng nghe và xử lý các ý kiến đóng góp của họ để biết

được mong muốn, sự quan tâm của họ. Trường hợp nhân dân có ý kiến khác với Dự án

khả thi, khác với kế hoạch mà thiết thực, hiệu quả, nằm trong khuôn khổ của Dự án thì

Ban huyện có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo lên Ban QLDA tỉnh.

- Quản lý, hướng dẫn các cán bộ thuộc các Ban PTX, các hướng dẫn viên cộng

đồng trong quá trình thực hiện dự án. Phối hợp chặt chẽ với cơ sở để đảm bảo nắm chắc,

xử lý tốt nhất mọi hoạt động của Dự án trên địa bàn huyện.

- Lập kế hoạch dự án toàn huyện trên cơ sở hoạt động của Ban huyện và của các

ban PTX xã. Duy trì chế độ họp giữa ban huyện với các ban PTX và các hướng dẫn viên

cộng đồng để tăng cường trao đổi, hướng dẫn triển khai dự án đảm bảo đúng theo tiến độ.

- Ban huyện là đầu mối báo cáo tình hình hoạt động của Dự án trên địa bàn toàn

huyện cho Ban tỉnh cũng như các đơn vị chức năng khác.

+ Nhân sự: Ban huyện bao gồm: Trưởng ban (do Trưởng phòng KH-TC kiêm

nhiệm hoặc do một phó phòng chuyên trách), 1 phó ban (trường hợp trưởng ban kiêm

nhiệm), bộ phận đấu thầu - tổng hợp, bộ phận kỹ thuật, bộ phận kế toán - hành chính. Số

lượng cán bộ của ban huyện phụ thuộc và số xã trong vùng dự án trên địa bàn huyện.

Các cán bộ đã tham gia DAGN giai đoạn 1 (tại các ban huyện), hiện cơ bản đã

được tuyển chọn vào công tác tại các phòng ban của huyện. Vì vậy, UBND huyện nên bố

trí số cán bộ đã từng tham gia GĐ1 về để tham gia tiếp GĐ 2. Đặc biệt là các cán bộ mua

sắm đấu thầu, cán bộ tổng hợp (MIS), các bộ NSPTX, MHNN … vì những cán bộ này đã

từng nắm rất chắc hoạt động của Dự án GĐ1 cũng như địa bàn cơ sở.

* Các Ban Phát triển xã (CDB):

Mỗi xã thành lập 1 Ban Phát triển xã trực thuộc UBND xã; gồm Chủ tịch hay Phó

chủ tịch UBND xã hoặc Chủ tịch HĐND làm Trưởng ban, Hội trưởng Hội phụ nữ làm

Phó ban (điều kiện bắt buộc), các thành viên bao gồm: kế toán xã, cán bộ địa chính, các

Page 86: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

86

trưởng thôn có công trình đầu tư hoặc có uy tín, đại diện các đoàn thể của xã: Hội Nông

dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, …

Ban PTX có trách nhiệm:

- Quản lý các tiểu dự án do xã (UBND xã) làm chủ đầu tư;

- Vận hành, duy tu những công trình trên địa bàn xã (do ban tỉnh, ban huyện và do

xã làm chủ đầu tư) sau khi đã thi công xong.

- Kết hợp với cán bộ ban tỉnh, ban huyện, các hướng dẫn viên công đồng tham gia

các công tác khác liên quan đến dự án trên địa bàn xã như: thống kê đề bù, lập kế hoạch

từ thôn bản, giám sát việc thực hiện dự án, chính sách an toàn, vệ sinh môi trường, ….

Ban Giám sát xã: bao gồm đại diện Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các tổ

chức xã hội và người dân…

Đối với các xã dự án tham gia chương trình 135 hoặc các chương trình dự án khác

thì nên kết hợp Ban Phát triển và Ban Giám sát xã lồng ghép vào các ban quản lý, ban

giám sát các chương trình dự án đó.

* Hướng dẫn viên cộng đồng: Dự kiến đến cuối năm 2010, sang đầu năm 2011 sẽ

tuyển các Hướng dẫn viên cộng đồng hỗ trợ cho Dự án (23 cán bộ/45 xã dự án).

- Nhiệm vụ của hướng dẫn viên cộng đồng là hướng dẫn, hỗ trợ các Ban PTX

trong việc quản lý các tiểu dự án do xã làm chủ đầu tư; đặc biệt là hỗ trợ trực tiếp cho các

cán bộ chuyên môn của ban PTX trong từng khâu cụ thể trong quá trình quản lý tiểu dự

án. Tăng cường năng lực cho cán bộ xã.

- Ngoài ra, cùng với Ban PTX, Ban huyện tham gia vào các công việc khác của Dự

án: thống kê đền bù, lập kế hoạch, tổng hợp lấy ý kiến người dân, …. giám sát các hoạt

động của Dự án trên địa bàn (kể cả các gói thầu do Ban QLDA tỉnh, Ban QLDA huyện là

chủ đầu tư).

- Báo cáo kết quả công việc đầy đủ, đúng định kỳ với ban huyện.

- Dự kiến mỗi cán bộ hướng dẫn viên cộng đồng sẽ phụ trách 2 đến 3 xã.

* Tổ thẩm định Dự án:

Tổ thẩm định Dự án được UBND tỉnh ra quyết định thành lập cùng thời điểm với

hệ thống quản lý dự án; ở cấp huyện do UBND huyện thành lập để thẩm định cho toàn bộ

các gói thầu do Ban QLDA tỉnh, huyện làm chủ đầu tư.

- Thẩm định dự toán và nhiệm vụ: đối với các gói thầu tư vấn (đào tạo, KSTK,

Giám sát, kiểm toán, tư vấn đánh giá dự án …).

- Thẩm định kinh phí và quy mô…. đối với các gói thầu hàng hoá.

- Thẩm định dự toán và hồ sơ thiết kế cho các gói thầu xây lắp.

- Thẩm định kế hoạch đấu thầu; kết quả đấu thầu.

- Kết hợp với Ban QLDA tỉnh xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện

dự án, thẩm định trình UBND tỉnh.

Page 87: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

87

Tổ Thẩm định dự án do một Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư làm tổ trưởng,

các thành viên của tổ gồm đại diện của các Sở, ngành có liên quan: Kế hoạch Đầu tư, Tài

chính, Kho bạc, Ngân hàng, Xây dựng, Giao thông, Giáo dục, Y Tế, Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn, Văn hoá - Thể thao và Du lịch, … Tương tự như vậy tại cấp huyện là các

phòng ban có liên quan.

2. Vai trò của nhà tài trợ:

Giai đoạn 2 sẽ chỉ có một nhà tài trợ là Ngân hàng Thế giới (WB); với vai trò là

nhà tài trợ, Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ có trách nhiệm:

- Đảm bảo rằng các thủ tục, chính sách, quy định của Ngân hàng thế giới đã được

thống nhất áp dụng trong dự án như sẽ được quy định trong Hiệp định tài trợ (FA) sẽ

được Bên Vay tuân thủ.

- Cung cấp các hướng dẫn cần thiết cho Bên Vay (cụ thể là các cơ quan thực hiện

dự án) về các thủ tục của Ngân hàng thế giới (như đấu thầu mua sắm, giải ngân, các

chính sách an toàn về môi trường và xã hội...).

- Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ có các đoàn giám sát thực hiện dự án 6 tháng/ lần,

tham gia đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc dự án.

- Một lần nữ khẳng định Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ không tài trợ

(misprocurement) cho các hoạt động không tuân thủ theo đúng thủ tục của Ngân hàng

Thế giới.

3. Vai trò của các đơn vị khác:

* Vai trò của nhà thầu:

Thực hiện theo nhiệm vụ cụ thể được ghi trong hồ sơ mời thầu, Bố trí các cán bộ

được tuyển chọn phù hợp để thực hiện theo điều khoản hợp đồng.

Nhóm cộng đồng đấu thầu thực hiện hợp phần ngân sánh phát triển xã theo nhiệm

vụ cụ thể được ghi trong hồ sơ mời thầu, tuyển chọn nhân lực và tay nghề phù hợp để

thực hiện theo hợp đồng.

* Vai trò của các tổ chức giám sát thực hiện dự án:

- Các cơ quan: HĐND các cấp, các ban giám sát cấp huyện, cấp xã, tư vấn giám sát

dự án, chính quyền các cấp tại địa phương, các tổ chức thanh tra, kiểm toán và người dân

đều có quyền tham gia giám sát mọi hoạt động của dự án.

- Trong khi lập DAKT cũng như trong quá trình triển khai thực hiện Dự án, Ban

QLDA các cấp cần luôn tiến hành công bố công khai mọi hoạt động và lấy ý kiến tham

vấn rộng rãi để đưa ra các quyết định hỗ trợ dự án thực hiện thành công.

4. Cơ chế phối hợp thực hiện:

- Ban Điều phối trung ương sẽ tổ chức các cuộc họp để thực hiện chức năng điều

phối các đơn vị có liên quan phải tham gia tích cực vào các hoạt động của Dự án. Các

Page 88: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

88

cuộc họp sẽ được tổ chức 6 tháng một lần, lần lượt tại các tỉnh dự án với sự tham gia của

Ban chỉ đạo tỉnh dự án và các Giám đốc dự án cùng các cán bộ có liên quan tại cấp Trung

ương, tỉnh, huyện và một số xã dự án.

- Cơ chế phối hợp hoạt động giữa Bộ KH&ĐT và UBND các tỉnh sẽ được mô tả

chi tiết trong Sổ tay hướng dẫn thực hiện (PIM), theo như nội dung chỉ đạo của Thủ

tướng Chính phủ tại công văn 1096/TTg-QHQT ngày 03/7/2009.

- Các Ban QLDA tỉnh, huyện, Ban Phát triển xã sẽ có sự phối hợp chặt chẽ trong

việc lập kế hoạch mua sắm, kế hoạch đào tạo và các hoạt động khác theo yêu cầu của Dự

án. Cứ 2 tháng một lần, Ban QLDA tỉnh sẽ tổ chức một cuộc họp tại văn phòng Ban

QLDA tỉnh với sự tham gia của Ban QLDA tỉnh, các Ban QLDA huyện và các Ban Phát

triển xã để kiểm điểm tình hình thực hiện dự án trong tháng vừa qua, giải quyết các vấn

đề khúc mắc cũng như đúc rút kinh nghiệm để triển khai công việc của tháng tiếp theo.

- Ngoài ra, Ban QLDA tỉnh sẽ tiến hành các cuộc họp giao ban hàng quý với các

lãnh đạo chủ chốt của các Ban QLDA huyện, Ban Phát triển xã, họp đánh giá giữa kỳ và

trước khi kết thúc dự án để kiểm điểm tình hình thực hiện Dự án và tìm giải pháp xử lý

các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Dự án. Hợp phần tham gia họp giao

ban sẽ bao gồm đại diện của các Sở, ban ngành có liên quan trong tỉnh.

- Trong quá trình triển khai dự án các Sở có liên quan ở cấp tỉnh (Sở Tài chính, Sở

Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Thương mại và Công nghiệp, Sở NN&PTNT...) có

trách nhiệm trợ giúp kỹ thuật cho Ban QLDA tỉnh, cho các huyện và cho các xã trong

những khâu như: thiết kế, mua sắm và thực hiện các tiểu dự án, và các hoạt động đào tạo.

Sở Tài chính và Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện có vai trò quan trọng trong việc phê

duyệt dự toán một số hoạt động dự án cho nên trong các khóa đào tạo của Dự án, sẽ bố trí

cán bộ chuyên trách của Sở Tài chính, phòng Tài chính tham gia để hiểu được các nội

dung và nguyên tắc của dự án cũng như thủ tục của Ngân hàng Thế giới (WB) áp dụng

cho Dự án.

- Cơ chế phối hợp của các Ban QLDA tỉnh, Ban Điều phối trung ương với các bộ

phận tác nghiệp (ví dụ giải ngân, đấu thầu....) của Ngân hàng thế giới cũng rất quan trọng

và cần được ưu tiên. Đối với các hoạt động, vấn đề có tính chất chung cho toàn dự án,

Ban Điều phối trung ương sẽ là đầu mối liên hệ với Ngân hàng Thế giới còn các vấn đề

khác, ví dụ đấu thầu mua sắm và giải ngân, các tỉnh sẽ làm việc trực tiếp với Ngân hàng

Thế giới mà không cần thông qua Ban Điều phối trung ương.

(Sơ đồ tổ chức dự án)

Page 89: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

89

Bộ Kế hoạch và

Đầu tƣ

Ngân hàng thế

giới (WB)

Ban chỉ đạo dự án

tỉnh

UBND tỉnh Lào Cai

UBND huyện dự án

Sở Kế hoạch và

Đầu tƣ tỉnh

Ban QLDA tỉnh

Ban QLDA các

huyện dự án

UBND các xã dự

án

Ban Phát triển các

xã dự án

Các thôn bản của vùng dự án

Page 90: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

90

III. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH.

1.Xây dựng kế hoạch tài chính.

Kế hoạch tài chính dự án là một phần của Kế hoạch dự án hàng năm. Kế hoạch

này phải phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành của Việt Nam, cam kết giữa Chính

phủ Việt Nam và các nhà tài trợ nước ngoài trong việc thực hiện chương trình ODA. Chủ

dự án sẽ có toàn trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn vốn nước ngoài và nguồn vốn đối

ứng theo mục đích và hiệu quả. Kế hoạch tài chính được lập phù hợp với các hướng dẫn

trong Thông tư 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007.

Nguồn vốn, theo kế hoạch sẽ được phân bổ dựa trên nội dung công trình và danh

mục cấp phát vốn nhà nước phù hợp với tiến độ và năng lực thực hiện các dự án ODA.

Kế hoạch tài chính sẽ đáp ứng đủ với nhu cầu thực tế của dự án trong năm kế hoạch. Kế

hoạch tài chính bao gồm kế hoạch về nguồn vốn vay của WB và nguồn vốn đối ứng..

+ Trình tự thưc hiện :

- Căn cứ vào kế hoạnh thực hiện hàng năm, kế hoạnh đấu thầu hàng năm và khối

lượng thực hiện hoàn thành của các tiểu dự án các xã lập kế hoạnh thanh toán và chi tiêu

tài chính của ban phát triển xã gửi cho Ban QLDA huyện.

- Ban QLDA huyện xây dựng kế hoạch tài chính của ban huyện và tổng hợp kế

hoạch tài chính các xã thành kế hoạnh tài chính dự án huyện gửi Ban QLDA tỉnh.

Ban QLDA tỉnh xây dựng kế hoạch tài chính của ban tỉnh và tổng hợp kế hoạch tài

chính các huyện thành kế hoạnh tài chính dự án tỉnh gửi Ban QLDA trung ương, Bộ tài

chính và ngân hàng thế giới WB

2.Tài khoản ngân hàng và nguồn vốn.

a-Tài khoản ngân hàng: Ban QLDA tỉnh Lào Cai mở một tài khoản tại Ngân hàng nông nghiệp PTNT Lào

Cai để tiếp nhận và sử dụng vốn vay của WB gồm tài khoản ngoại tệ và đồng Việt Nam.

Ban QLDA các huyện mở một tài khoản tại Ngân hàng nông nghiệp PTNT các

huyện để tiếp nhận và sử dụng vốn vay của WB tiền đồng Việt nam.

Ban phát triển các xã mở một tài khoản tại ngân hàng nông nghiệp PTNT các

huyện để tiếp nhận và sử dụng vốn vay của WB tiền đồng Việt nam.

b- Tài khoản kho bạc :

Ban QLDA tỉnh thuộc Sở KH&ĐT sẽ mở một tài khoản VND tại Kho Bạc tỉnh

Lào Cai để nhận và sử dụng vốn đối ứng.

Page 91: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

91

Ban QLDA các huyện sẽ mở một tài khoản VND tại Kho Bạc các huyện để nhận

và sử dụng vốn đối ứng.

Ban phát triển các xã sẽ mở một tài khoản VND tại Kho Bạc các huyện để nhận

và sử dụng vốn đối ứng.

Tương tự tại Ngân hàng Nông tỉnh, huyện các tài khoản của Ban tỉnh, Ban QLDA

huyện, các Ban PTX cũng được mở tiếp nhận nguồn vốn vay (WB).

3- Chế độ kế toán:

Chế độ kế toán áp dụng là chế độ Kế toán của chủ đầu tư do Bộ Tài chính ban

hành năm 2000 kèm theo các văn bản sửa đổi, bổ sung. Các thủ tục kế toán chi tiết sẽ

được trình bày trong Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án, phần kiểm soát nội bộ.

Nhà thầu/ nhà tư vấn

Ban PTX

Ban QLDA

Huyện

Ban QLDA Tỉnh

Kho bạc nhà nước

Tỉnh

Ngân hàng

NN&PTNT tỉnh

Kho bạc nhà

nước huyện

Ngân hàng NN&PTNT

huyện

Page 92: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

92

Quy trình kiểm soát nội bộ sẽ được xây dựng. Cơ cấu tổ chức và hệ thống kế toán

sẽ sẽ quy định rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân liên quan đến quản lý tài chính và kế toán.

Thông tin về quy trình kiểm soát nội bộ được trình bày cụ thể trong Sổ tây hướng dẫn

thực hiện dự án.

4- Kiểm toán độc lập.

Kiểm toán độc lập được thực hiện hàng năm do một công ty kiểm toán độc lập

được Ban QLDA trung ương tuyển chọn để kiểm toán tất cả các hợp phần của dự án. Thủ

tục tuyển chọn cơ quan kiểm toán phù hợp với quy trình đề xuất trong Sổ tay hướng dẫn

thực hiện dự án được ngân hàng thế giói chấp nhận và Bộ kế hoạnh & Đầu tư phê duyệt.

Báo cáo kiểm toán của năm nay phải được gửi cho WB và Bộ Tài chính chậm nhất vào

ngày 30/6 của năm tiếp theo.

5-Thủ tục giải ngân.

* Tạm ứng vốn (dự kiến tương đương 1 triệu USD)

Sau khi Hiệp định vốn vay có hiệu lực, Bộ Tài chính sẽ ứng trước vốn vào tài

khoản của BQLDA tỉnh sô tiền tương đương 1 triệu USD. Ban QLDA tỉnh thuộc Sở KH

& ĐT cùng với huyện, xã sẽ lập và trình kế hoạch tài chính sử dụng nguồn vốn của WB

và nguồn vốn đối ưng từ ngân sách. Kế hoạch tài chính phải được trình lên Ban quản lý

dự án trung ương , Bộ Tài chính và ngân hàng thế giới WB. Đây là cơ sở để Bộ Tài

Chính tạm ứng vốn.

Đơn rút vốn lần đầu gồm: Thư yêu cầu rút vốn lần đầu đính kèm kế hoạch sử dụng

tài chính chi tiết hàng năm và dự kiến quá trình thực hiện mỗi công việc (ví dụ giải phóng

mặt bằng, mua sắm đấu thầu, ngày ký hợp đồng và thanh toán), tên và chi tiết tài khoản

ngân hàng của BQLDA tỉnh nhận vốn.

Bộ Tài chính sẽ thực hiện các thủ tục yêu cầu WB tạm ứng vốn vào tài khoản

BQLDA tỉnh thuộc Sở KH&ĐT sau khi xem xét và chấp nhận đơn rút vốn và các tài liệu

có liên quan từ Ban QLDA tỉnh Lào Cai.

6- Kiểm soát thanh toán phần vốn cấp phát.

Kho Bạc Nhà Nước tỉnh Lào Cai, kho bạc các huyện dự án chịu trách nhiệm kiểm

soát chi theo quy định hiện hành đối với các chi tiêu trong phạm vi dự án cả phần vốn

vay và vốn đối ứng. Kiểm soát là kiểm soát trước, có nghĩa là các Ban QLDA chỉ được

thanh toán cho nhà thầu sau khi Kho bạc đã làm thủ tục kiểm soát chi.

Sau khi nhận được khối lượng công việc được nghiệm thu, yêu cầu thanh toán và

các tài liệu có liên quan khác từ nhà thầu, Ban QLDA tỉnh , huyện và ban phát triển xã

cùng với Kho Bạc Nhà nước tỉnh và huyện sẽ tiến hành kiểm tra quá trình thanh toán.

Sau khi nhận được xác nhận biên lai thanh toán từ Kho Bạc, các BQLDA sẽ thanh toán

cho các nhà thầu hoặc nhà cung cấp dịch vụ. BQLDA tỉnh, huyện và ban phát triển xã

Page 93: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

93

thanh toán cho các nhà thầu trực tiếp từ tài khoản ngân hàng sau khi nộp yêu cầu thanh

toán đính kèm các tài liệu có liên quan.

IV. QUẢN LÝ ĐẤU THẦU.

Việc tuyển chọn tư vấn và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ tư vấn, xây lắp công trình

liên quan nhiều thủ tục khác nhau về quy mô và đặc điểm. Nhìn chung, thủ tục đấu thầu

của dự án sẽ được tiến hành phù hợp với Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày

29/11/2005 và Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ hướng dẫn

thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Trong khuôn

khổ dự án, Ban QLDA tỉnh, Ban QLDA huyện, Ban phát triển xã sẽ tổ chức mua sắm tất

các gói thầu cho các hợp phần và tiểu dự án được được phân cấp làm chủ đầu tư từ nguồn

vốn vay của WB và vốn đối ứng từ ngân sách . Quy trình đấu thầu được tiến hành trong

khuôn khổ dự án cần phải đáp ứng các yêu cầu tổng thể sau: Kinh tế và hiệu quả; các nhà

thầu/tư vấn hợp lệ sẽ có cơ hội cạnh tranh; minh bạch. Khuyến khích hợp đồng trong

nước và ngành sản xuất và tư vấn trong nước.

1- Quy định chung:

- Thủ tục mua sắm đấu thầu của Dự án được áp dụng theo thủ tục hiện hành của

Ngân hàng Thế giới (WB) và có thể được Ngân hàng Thế giới thay đổi theo thời gian.

Tuy nhiên Ban Điều phối trung ương, Ban QLDA tỉnh, Ban QLDA huyện, Ban Phát triển

xã vẫn phải tuân thủ theo các quy định về trình duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả đánh giá

thầu, lựa chọn nhà thầu và trình duyệt hợp đồng (nếu đấu thầu quốc tế) theo các quy định

hiện hành của Chính phủ Việt Nam được quy định tại Luật đấu thầu và các văn bản

hướng dẫn thực hiện do Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ ban hành.

- Kế hoạch đấu thầu tổng thể 18 tháng đầu tiên của Dự án sẽ phải được Ngân hàng

Thế giới (WB) xem xét trước và thông qua trong quá trình thẩm định Dự án. Hàng năm

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ kiểm tra trước Kế hoạch đấu thầu hàng năm của từng tỉnh

Dự án, từng hợp phần của dự án. Nếu sử dụng nguồn vốn đối ứng, phía Ngân hàng Thế

giới (WB) khuyến khích các tỉnh dự án gửi Ngân hàng Thế giới xem xét và cho ý kiến về

các nội dung đấu thầu mua sắm.

- Trong quá trình chuẩn bị kế hoạch mua sắm đấu thầu, các ngưỡng mua sắm đấu

thầu dưới đây sẽ được áp dụng để lập kế hoạch nhưng có thể sẽ được sửa đổi trong quá

trình thẩm định dự án và đàm phán Hiệp định tín dụng với Ngân hàng thế giới (WB):

* Các ngưỡng để áp dụng các phương pháp đấu thầu mua sắm khác nhau: Xây

lắp và Hàng hoá.

Loại hình ICB NCB Chào giá Chỉ định thầu Mua sắm có sự

tham gia của

Page 94: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

94

cộng đồng

Xây lắp công

trình

≥ 3 triệu USD ≥ 100.000 USD,

< 3 triệu USD

< 100.000 USD theo từng

trường hợp đặc

biệt

các hợp đồng

thuộc NS PTX

Mua sắm hàng

hóa

≥ 300.000 USD ≥ 50.000 USD;

< 300.000 USD

< 50.000 USD theo từng

trường hợp đặc

biệt

các hợp đồng

thuộc NS PTX

* Các ngưỡng để áp dụng các phương pháp đấu thầu mua sắm khác nhau: Dịch

vụ tư vấn.

Phương

pháp tuyển

chọn

QCBS QBS FBS LCS CQS SSS IS

Ngưỡng áp

dụng

(USD)

≥ 100.000 không áp

dụng vào

dự án này

tuyển kiểm

toán dự án

áp dụng

vào các hợp

đồng tuyển

chọn tư vấn

thiết kế

công trình

< 100.000 trường hợp

đặc biệt

tùy theo

trường hợp

cụ thể

(QCBS= Tuyển chọn dựa trên chất lượng và chi phí; QBS= Tuyển chọn dựa trên chất lượng;

FBS= Tuyển chọn dựa trên nguồn ngân sách cố định; LCS= tuyển chọn dựa trên chi phí thấp

nhất; CQS= tuyển chọn dựa trên năng lực tư vấn; SSS= Tuyển chọn từ một nguồn duy nhất; IS=

tuyển chọn tư vấn cá nhân)

* Các văn bản pháp lý liên quan đến việc đấu thầu gồm:

- Hiệp định tín dụng.

- Các hướng dẫn hiện hành của Ngân hàng Thế giới (WB) về tuyển chọn tư vấn,

mua sắm hàng hóa và xây lắp công trình.

- Luật đấu thầu của Việt Nam và các văn bản hướng dẫn dưới Luật của Chính phủ

và các cơ quan thuộc Chính phủ.

- Kế hoạch mua sắm và kế hoạch thực hiện dự án đã được cấp có thẩm quyền phê

duyệt.

2- Tổ chức thể chế và trách nhiệm mua sắm.

- Tại Ban Điều phối trung ương và tại mỗi Ban QLDA tỉnh, huyện, Ban Phát triển

xã sẽ có một bộ phận phụ trách về đấu thầu mua sắm. Bộ phận này được thành lập theo

quyết định của từng Giám đốc Ban Điều phối trung ương, Ban QLDA tỉnh, huyện, Ban

Phát triển xã. Thành phần của bộ phận này bao gồm các cán bộ có năng lực, kinh nghiệm

và được đào tạo về thủ tục đấu thầu mua sắm của Ngân hàng thế giới và của Việt Nam;

Page 95: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

95

có thể bao gồm cả các cán bộ làm việc chuyên trách trong từng Ban cũng như cán bộ làm

việc kiêm nhiệm từ các Ban, ngành khác nhưng có kiến thức chuyên môn phù hợp và đã

được qua đào tạo, thực tiễn về đấu thầu. Tránh việc đưa vào bộ phận này các cán bộ chỉ

cho đủ thành phần dẫn tới hiệu quả của công tác đầu thầu giảm và có thể làm phức tạp,

chậm trễ quá trình đấu thầu.

- Ban Điều phối trung ương chịu trách nhiệm đấu thầu quốc tế để tuyển chọn tư

vấn thực hiện gói thầu “tư vấn hỗ trợ thực hiện dự án”, gói thầu “giám sát - đánh giá độc

lập theo quá trình”, tuyển chọn công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán dự án

hàng năm, gói thầu kiểm toán công tác đấu thầu, các dịch vụ tư vấn khác trong dự án,

mua sắm phương tiện đi lại cho toàn bộ dự án và các thiết bị văn phòng cho Ban Điều

phối trung ương và các mua sắm khác trong quá trình hoạt động. Ban Điều phối trung

ương cũng tiến hành tuyển chọn các nhà thầu thực hiện các khoá đào tạo, hội thảo, tham

quan học tập trong nước và quốc tế cho toàn dự án mà Ban Điều phối trung ương chủ trì

thực hiện.

- Các Ban QLDA tỉnh sẽ tổ chức lập kế hoạch đấu thầu chung toàn dự án và của

Ban QLDA tỉnh về công tác đấu thầu mua sắm đối với các hoạt động sau: Các dịch vụ tư

vấn thiết kế, xây lắp, mua sắm cho các hoạt động do Ban QLDA tỉnh làm chủ đầu tư.; các

hoạt động tư vấn, đào tạo...

- Các Ban QLDA huyện sẽ tổ chức lập kế hoạch đấu thầu chung cho các xã dự án,

kế hoạch đấu thầu mua sắm đối với các hoạt động do Ban QLDA huyện trực tiếp quản lý.

- Các Ban PT xã sẽ tổ chức lập kế hoạch đấu thầu, thực hiện việc đấu thầu mua

sắm đối với các hoạt động do xã làm chủ đầu tư.

3- Kế hoạch đấu thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu.

* Lập kế hoạch đấu thầu mua sắm:

- Để dự án có thể triển khai ngay từ 7/2010, Dự án giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai

đoạn 2 (2010 - 2015) đã xây dựng kế hoạch đấu thầu trong 18 tháng đầu tiên (đảm bảo

phù hợp với kế hoạch hoạt động năm 2010 và 2011) và trình cho Ngân hàng Thế giới xem

xét trước. Hàng năm, Ban QLDA tỉnh và các Ban QLDA huyện phải cập nhật kế hoạch

đấu thầu mua sắm hàng năm hoặc mỗi khi cần thiết nhưng luôn đảm bảo kế hoạch cho 18

tháng tiếp theo của quá trình thực hiện dự án.

- Ban QLDA tỉnh Lào Cai chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch đấu thầu mua sắm

tổng thể của dự án trong phạm vi tỉnh, trình Ngân hàng thế giới (WB) thông qua và

UBND tỉnh phê duyệt, phù hợp với kế hoạch chung của toàn dự án.

Page 96: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

96

- Các Ban QLDA huyện và Ban Phát triển xã chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch

đấu thầu, mua sắm hàng năm của đơn vị mình, trình Ban QLDA tỉnh để tổng hợp chung.

- Các mục trong kế hoạch mua sắm được gộp thành các hạng mục hàng hoá, công

trình xây lắp và dịch vụ tư vấn. Trong mỗi hạng mục, việc chia các gói thầu phải dựa trên

nguyên tắc kinh tế và hiệu quả trong thực hiện và bàn giao hàng hoá, công trình xây lắp

và dịch vụ. Không được chia nhỏ các gói thầu theo ý chủ quan để chọn các phương pháp

mua sắm đơn giản hơn theo các ngưỡng về giá trị gói thầu.

- Biểu mẫu để lập kế hoạch đấu thầu sẽ thống nhất áp dụng chung mẫu chuẩn của

Ngân hàng Thế giới (WB), sẽ được cung cấp trong Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án

(PIM).

* Phê duyệt kết quả đấu thầu mua sắm của Ngân hàng Thế giới (WB):

- Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ áp dụng thủ tục xem xét trước (prior review) đối với

hầu hết các hợp đồng mua sắm hàng hoá và xây lắp bất kỳ theo thủ tục mua sắm Đấu thầu

cạnh tranh quốc tế hay đấu thầu cạnh tranh trong nước. Đối với các hợp đồng mua sắm

hàng hoá theo hình thức chào giá cạnh tranh đối với hàng hoá và xây lắp (nếu có), Ngân

hàng Thế giới (WB) sẽ tiến hành xem xét trước một số hợp đồng đầu tiên, nếu thấy rằng

đã thực hiện tốt thì các hợp đồng sau đó sẽ được xem xét sau (post review).

- Ngân hàng Thế giới sẽ xem xét trước đối với một số các hợp đồng tuyển chọn tư

vấn, các hợp đồng tuyển chọn tư vấn thiết kế công trình hạ tầng và tư vấn giám sát thi

công xây dựng- về cơ bản không áp dụng xem xét trước.

- Ngân hàng thế giới (WB) xem xét sau thông qua các đoàn giám sát của Ngân

hàng thế giới, đơn vị tư vấn được thuê làm dịch vụ kiểm toán công tác đấu thấu và kết

hợp với kết quả của các đoàn kiểm toán độc lập.

* Các hợp đồng sẽ áp dụng thủ tục xem xét trước của Ngân hàng thế giới (WB)

trong 18 tháng đầu (2010 - 2011):

STT Tên hợp đồng/ mô tả tóm tắt Ban QLDA tỉnh Ban QLDA các

huyện

Ghi chú

A Dịch vụ tư vấn 1 - -

B Các hợp đồng xây lắp công trình 1 1

C Các hợp đồng mua sắm trang

thiết bị

1

Page 97: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

97

* Phê duyệt kết quả đấu thầu mua sắm của Nhà nước:

- UBND tỉnh Lào Cai sẽ phê duyệt kế hoạch đấu thầu tổng thể của Ban QLDA

tỉnh, phê duyệt hoặc có thể ủy quyền cho Ban QLDA tỉnh phê duyệt kết quả đấu thầu mua

sắm do Ban QLDA tỉnh thực hiện theo phân cấp.

- UBND các huyện dự án sẽ phê duyệt kế hoạch đấu thầu tổng thể của Ban QLDA

huyện, phê duyệt hoặc có thể ủy quyền cho Ban QLDA huyện phê duyệt kết quả đấu thầu

mua sắm do Ban QLDA huyện thực hiện theo phân cấp.

- UBND các xã dự án sẽ phê duyệt kế hoạch đấu thầu tổng thể của Ban Phát triển

xã, phê duyệt hoặc có thể ủy quyền cho Ban Phát triển xã phê duyệt kết quả đấu thầu mua

sắm do Ban Phát triển xã thực hiện.

* Về trách nhiệm hướng dẫn thủ tục:

- Ban Điều phối trung ương với sự hỗ trợ của tư vấn có chuyên môn về đấu thầu

mua sắm có trách nhiệm cung cấp các hướng dẫn cần thiết cho Ban QLDA tỉnh Lào Cai

về thủ tục đấu thầu mua sắm củaaigan hàng Thế giới (WB), đảm bảo tuân thủ các quy

định về mua sắm cho dự án của Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam.

- Ban QLDA tỉnh Lào Cai có trách nhiệm cung cấp các hướng dẫn cần thiết cho

các Ban QLDA huyện về thủ tục đấu thầu mua sắm của Ngân hàng Thế giới, đảm bảo

tuân thủ các quy định về mua sắm cho dự án của Ngân hàng Thế giới (WB) và Chính phủ

Việt Nam. Kiểm tra các kết quả đấu thầu mua sắm của các huyện, xã dự án.

- Các Ban QLDA huyện có trách nhiệm cung cấp các hướng dẫn cần thiết cho các

Ban Phát triển xã về thủ tục đấu thầu mua sắm của Ngân hàng Thế giới đối với hợp phần

Ngân sách phát triển xã, đảm bảo tuân thủ các quy định về mua sắm cho dự án của Ngân

hàng Thế giới (WB) và Chính phủ Việt Nam.

4- Quản lý hợp đồng.

- Mỗi đơn vị điều phối, quản lý dự án sẽ thiết lập hồ sơ dạng file mềm và tài liệu

bản cứng để quản lý các hợp đồng kinh tế từ khi bắt đầu đấu thầu cho tới khi hoàn thành

hợp đồng và bàn giao sản phẩm. Hồ sơ sẽ được quản lý theo trình tự thời gian và các

bước thực hiện hợp đồng kinh tế và sẽ được lưu trữ một cách an toàn, theo đúng quy định

về lưu trữ hồ sơ hiện hành của Chính phủ Việt Nam.

- Các hợp đồng kinh tế trong phạm vi dự án sẽ được quản lý theo hướng dẫn của

Ngân hàng thế giới và thủ tục hiện hành của Việt Nam về quản lý hợp đồng kinh tế.

- Các hướng dẫn này sẽ được cụ thể hóa trong Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án

(PIM).

Page 98: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

98

V- VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ.

Do dự án bao gồm rất nhiều các tiểu dự án độc lập hoặc có sự liên kết tương đối

với nhau cho nên “vận hành và bảo dưỡng dự án” ở đây được hiểu là vận hành và bảo

dưỡng (O&M) các tiểu dự án hạ tầng trong dự án.

1- Cơ quan chịu trách nhiệm vận hành và bảo dƣỡng các tiểu dự án:

- Cơ quan/đơn vị chịu trách nhiệm về vận hành và bảo dưỡng từng tiểu dự án phải

được Ban QLDA tỉnh, huyện, Ban PT xã xác định và khẳng định rõ trong Kế hoạch hàng

năm trên cơ sở nguyên tắc chung là chủ đầu tư của tiểu dự án nào thì phải có trách nhiệm

xác định, bố trí đơn vị vận hành và bảo trì cho tiểu dự án đó.

- Chi tiết hướng dẫn việc lựa chọn (hoặc thành lập mới) đơn vị vận hành và bảo trì

tiểu dự án được hướng dẫn cụ thể trong Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (PIM), nhưng

về nguyên tắc, xã sẽ đảm nhận vai trò này trong suốt đời dự án và sau khi dự án kết thúc.

2- Quy trình bàn giao từ đơn vị thực hiện sang đơn vị vận hành và bảo dƣỡng

tiểu dự án:

* Đối với các tiểu dự án xây dựng cơ sở hạ tầng: Từng tiểu dự án, sau khi hoàn

thành công tác thi công sẽ được tổ chức bàn giao „tay ba‟ giữa: Chủ đầu tư, Nhà thầu thi

công công trình và Đơn vị vận hành công trình. Tùy theo tính chất của từng công trình mà

Đơn vị vận hành công trình sẽ được lựa chọn hoặc thành lập. Sổ tay (PIM) sẽ cung cấp

hướng dẫn cụ thể về O&M, bao gồm cả thủ tục sử dụng nguồn ngân sách dành cho O&M

như thế nào tại từng cấp khác nhau.

* Đối với các tiểu dự án, các hoạt động phi hạ tầng: Sổ tay (PIM) sẽ xây dựng và

hướng dẫn thủ tục vận hành từng loại hình tiểu dự án (nếu cần thiết và có thể) tùy theo

tính chất của từng loại hình tiểu dự án. Việc bảo dưỡng sẽ không áp dụng đối với các tiểu

dự án không phải là công trình hạ tầng.

3- Thành lập và sử dụng Quỹ Bảo trì- Vận hành.

- Mỗi xã dự án sẽ có một Quỹ bảo trì vận hành, tổng giá trị Quỹ này chiếm khoảng

6,5 % nguồn vốn đầu tư của Ngân hàng thế giới (WB) cho toàn bộ các hoạt động xây

dựng công trình hạ tầng của dự án (hợp phần 1).

- Cơ chế vận hành quỹ sẽ được biên soạn trong Sổ tay (PIM). Một số nguyên tắc

cơ bản để làm cơ sở thiết kế quỹ này như sau:

+ Vốn quỹ của từng xã: Vốn Bảo trì vận hành của một xã dự án được tính bằng 6,5

% tổng vốn Ngân hàng thế giới đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng dự án đầu tư cho

xã đó (đây là nguyên tắc, trong quá trình thực thi sẽ điều chỉnh). Tỷ lệ tài trợ của Ngân

Page 99: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

99

hàng Thế giới là 100 % vốn đầu tư cho Quỹ, tuy nhiên một số chi phí khác như thậm

định, thâm tra báo cáo quyết toán vẫn phỉ chi bằng nguồn vốn đối ứng của ngân sách.

+ Ban Phát triển xã sẽ quản lý và vận hành quỹ, khi dự án kết thúc, UBND xã sẽ

tiếp nhận quỹ và tiếp tục tổ chức vận hành quỹ (nếu vẫn còn ngân sách chưa sử dụng hết -

Tức là khoản vốn vay sẽ được chuyển thành nguồn vốn ngân sách Nhà nước chi cho ngân

sách địa phương).

+ Ngân sách của Quỹ chỉ được sử dụng cho hai mục đích duy nhất là vận hành và

bảo trì mà không được sử dụng vào mục đích đầu tư, tín dụng hay bất kỳ mục đích nào

khác.

+ Mục đích và đối tượng sử dụng quỹ: Chi phí cho công tác bảo trì - vận hành các

công trình hạ tầng trên địa bàn được các cấp thẩm quyền giao cho xã quản lý và khai thác,

trong đó bao gồm các công trình được Dự án Giai đoạn 1 và Giai đoạn 2 đầu tư và các

công trình hạ tầng khác trên địa bàn.

- Hoạt động, kinh phí vận hành bảo trì sẽ là một phần của kế hoạch hàng năm của

xã dự án và sẽ được giải ngân dần theo tiến độ. Các hoạt động bảo trì vận hành được lập

kế hoạch với sự tham gia của cộng đồng.

- Quỹ được quyền tiếp nhận các đóng góp của các chương trình, dự án, các cơ

quan, tổ chức khác nhưng chỉ phục vụ duy nhất cho mục đích bảo trì - vận hành.

VI- KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÕNG CHỐNG THAM NHŨNG.

1- Nâng cao nhận thức, tăng tính minh bạch và công khai, tăng cƣờng cam

kết của các bên tham gia dự án.

a - Nâng cao nhận thức và năng lực:

Hai điều kiện tiên quyết của một khuôn khổ quản lý nhà nước, minh bạch và phòng

chống tham nhũng có hiệu quả chính là nhận thức của tất cả các bên liên quan tham gia

dự án và năng lực phù hợp của để thực hiện .

b- Tăng minh bạch, công khai:

Việc công khai thông tin của dự án cho các bên liên quan, công khai thông tin liêm

minh về các quan chức và các đối tác hợp đồng, cũng như tiếp cận thông tin công bằng.

c- Tăng cường cam kết của các bên tham gia:

Nội dung này là nền tảng quan trọng trong đó các Chủ dự án và các đối tác tham

gia dự án sẽ áp dụng và cam kết những tiêu chuẩn đạo đức nghiệp vụ, biện pháp kiểm soát

các bên tham gia của dự án, đảm bảo thực hiện công bằng , minh bạnh.

2- Tăng cƣờng các biện pháp kiểm soát qui trình trong suốt giai đoạn của dự

án.

Kế hoạch kiểm soát qui trình trong suốt giai đoạn của dự án là “vấn đề cần thiết”

của các giai đoạn/ qui trình khác nhau trong suốt thời hạn của dự án.

Page 100: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

100

Cột thứ nhất trình bày 4 giai đoạn chính trong dự án: lập kế hoạch, thiết kế, đấu

thầu mua sắm và thực hiện. Những khu vực rủi ro chính trong giai đoạn thực hiện là quản

lý tài chính, chất lượng đầu ra và bảo vệ xã hội/ môi trường. Với từng giai đoạn, đều có

những rủi ro về quản lý nhà nước điển hình được trình bày tại cột thứ 2 và các biện pháp

giảm thiểu rủi ro được xây dựng để giải quyết (ở Cột 3). Những can thiệp giảm rủi ro

trong này có bao gồm can thiệp tăng cường các biện pháp kiểm soát trực tiếp qui trình.

3- Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát và thực thi. a- Tăng cường các biện pháp kiểm soát:

Qui trình sẽ được hỗ trợ bởi các biện pháp kiểm soát kiểm tra, giam sát, gồm (i)

đánh giá độc lập và (ii) cơ chế báo cáo và xử lý khiếu nại đáng tin cậy. Những nội dung

này sẽ được đồng hành với một hệ thống thực thi, các hành động sửa chữa và thưởng,

phạt.

b- Đánh giá/ Kiểm toán độc lập:

Chức năng này gồm các cơ chế hiệu quả cho kiểm toán/ đánh giá khách quan của

bên thứ 3 về những phương diện thanh liêm trong các giao dịch của dự án (thông qua

kiểm toán độc lập các hợp đồng và thông qua xã hội dân sự bao gồm những ý kiến phản

hồi về các quyết định và công tác thực hiện dự án. cho biết các biện pháp của ông đã

chứng minh được tính hiệu quả trong giảm thiểu các rủi ro quản lý nhà nước. Phạm vi và

mức độ đánh giá độc lập sẽ phụ thuộc vào mức độ và khu vực có rủi ro.

c- Cơ chế báo cáo và Khiếu nại:

Phần này gồm các cơ chế và phác đồ báo cáo mật về các biểu hiện, khiếu nại hành

động tham nhũng, quản lý hồ sơ lưu, xử lý công bằng, theo dõi kiểm tra và tính bảo mật.

d- Thực thi, chỉnh sửa và khen thưởng:

Những biện pháp xử lý và khen thưởng phù hợp, công bằng và có tính chất điều

chỉnh, sửa chữa đối với những bằng chứng xác thực về hành vi tham nhũng sẽ thuộc trách

nhiệm của Giám đốc dự án, các Chủ dự án hoặc cấp có thẩm quyền tương đương, và phải

được báo cáo đúng đắn.

4- Quản lý Kế hoạch phòng chống tham nhũng cấp dự án.

a- Cách thức thực hiện kế hoạch:

Nguồn lực cần thiết, nguồn vốn, ngày hoàn thành và trách nhiệm thực hiện.

b- Rủi ro còn lại:

Cuối cùng, sau khi đã xem xét các biện pháp và hành động giảm thiểu rủi ro trong

bảng sau , những rủi ro còn lại (sau giảm thiểu) cho từng giai đoạn của dự án trình bày tại

bảng sau sẽ được đánh giá. Những rủi ro này sẽ được đưa vào phần đánh giá rủi ro chung

cho Dự án .

5- Từ Khuôn khổ đến Kế hoạch.

- Kế hoạch Quản lý nhà nước, minh bạch và phòng chống tham nhũng đã được

xây dựng cho dự án Phát triển Giao thông khu vực Đồng bằng Bắc Bộ căn cứ trên khuôn

khổ nêu trên. Bảng 1.2 trình bày những nét chính của kế hoạch này. Chi tiết của Kế

hoạch được trình bày trong Kế hoạch thực hiện Dự án .

- Các hành động xử lý/can thiệp gắn liền với nâng cao nhận thức, minh bạch và

công khai, tăng cường tính liêm minh không liên quan đến rủi ro cụ thể song có tác dụng

trong công tác tăng cường khuôn khổ quản lý dự án nói chung. Tương tự như vậy, với

Page 101: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

101

bảng trong đó chức năng kiểm tra, giám sát và thi hành quyết liệt hơn cũng sẽ giúp tăng

cường khuôn khổ quản lý nhà nước nói chung. Do vậy, trọng tâm của kế hoạch là các

biện pháp giảm thiểu rủi ro cũng như công tác quản lý các biện pháp này.

- Bên vay vốn sẽ tổ chức hội thảo trước ngày có hiệu lực để giới thiệu kế hoạch với

các bên tham gia, xã hội dân sự và điều chỉnh kế hoạch nếu cần. Kế hoạch sẽ là một phần

trong Kế hoạch Thực hiện dự án, sẽ do Bên vay vốn áp dụng trước ngày hiệu lực của vốn

Tín dụng cho vay.

Bảng 1

(I) Nâng cao Nhận thức, tính Minh bạch và Công khai, tăng cƣờng cam kết của

các đơn vị tham gia

Đề tài/Chủ đề Biện pháp can thiệp/ giảm thiểu

rủi ro

Cơ quan thực

hiện

Mốc thời gian

1. Nhận thức và

năng lực

Quản lý minh

bạch và kế hoạch

chống tham

nhũng; tất cả các

bên tham gia đều

có nhận thức về

các điều khoản, và

có năng lực phù

hợp để thực hiện.

1. Tuyên chuyền tập huấn của

các Ban về phòng chống tham

nhũng, gồm : định nghĩa về

tham nhũng, thờ ơ/lãng phí;

chính sách và quy chế phòng

chống tham nhũng

2. Tiến hành Tuyên chuyền tập

huấn đào tạo và tư vấn về

phòng chống tham nhũng cho

các cơ quan tham gia dự án,

gồm cán bộ dự án, các cán bộ

của tỉnh , huyện , xã tham gia

dự án, những đơn vị ký hợp

đồng với dự án .

3. Cập nhật thường xuyên dựa

trên thông tin phản hồi của các

bên tham gia dự án .

1. PMU-WB-

PPMU

2. PMU-WB-

PPMU

3. PMU-WB-

PPMU

1. Trong vòng 6 tháng kể

từ ngày ký Hiệp Định.

2. Tối thiểu 2 lần trong

Năm 1 và 1 lần mỗi năm

tiếp theo.

3. Trong thời gian thực

hiện dự án

2. Minh bạch và

công khai

Công khai thông

tin dự án cho các

bên tham gia, dự

án được quản lý

một cách minh

bạch và công

bằng, có điều kiện

tiếp cận thông tin

công bằng, công

khai thông tin về

tính liêm minh của

các công chức và

các bên tham gia

hợp đồng.

1. Thiết lập và đưa vào hoạt

động các phương tiện thông

tin về dự án i) Trang thông

tin điện tử dự án, kết nối với

trang điện tử của tỉnh ; ii) Lựa

chọn hình thức thông tin qua

các ấn phẩm phát hành cho tất

cả các cơ quan liên quan tham

gia dự án ; và iii) các phương

tiện thông tin đại chúng..

2. Đưa các thông tin cơ bản về

dự án (Phạm vi, chi phí và tổ

chức (Tài liệu thẩm định dự

án, Hiệp định, Kế hoạch thực

hiện Dự án, cán bộ dự án…);

Các tài liệu và sổ sách lưu trữ

có thể công khai (Kế hoạch tái

định cư, Kế hoạch đấu thầu,

…); Ngân sách hàng dự án

hàng năm và nguồn vốn của

1. PMU-WB-

PPMU

2. PMU-WB -

PPMU

1. Trước khi Dự án đi vào

thực hiện .

2. Được cập nhập liên tục

trong hàng tháng hàng

quý.

3. Vào ngày mùng 10

mỗi tháng

Page 102: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

102

Dự án, các chính sách dự án

(Hướng dẫn của NHTG về

Đấu thầu, tài chính, Giải ngân,

bảo vệ Môi trường và Xã hội

và Chống tham nhũng; Các

chính sách có thể áp dụng của

dự án; cơ chế khiếu nại và báo

cáo) – và cập nhật thường

xuyên .

3. Cập nhật tiến độ Dự án hàng

tháng (tình hình đấu thầu và

giải ngân; giám sát và đánh

giá kết quả thực hiện; tình

hình thực hiện tái định cư;

hàng quý công bố Báo cáo tài

chính giữa kỳ và báo cáo tài

chính năm đã được kiểm toán .

4. Thu thập và xuất bản tài liệu

Công khai liêm minh của bên

tham gia (Thông tin về công

khai Nhà nước của các lãnh

đạo dự án; Thông tin tham

khảo và địa chỉ liên lạc của

mỗi đơn vị tham gia hợp đồng

với Dự án).

3. PMU-WB-

PPMU

4. PMU-WB-

PPMU

4. Trong vòng 4 tháng

sau khi Dự án có hiệu lực

3. Cam kết và Trách

nhiệm liêm minh

của các bên tham

gia

Chủ đầu tư và các

bên tham gia hợp

đồng áp dụng và

cam kết thực hiện

tiêu chuẩn đạo

đức nghề nghiệp,

biện pháp kiểm

soát liêm minh

của dự án, thực

hiện công bằng và

báo cáo các

trường hợp xử lý.

1. Chuẩn bị cam kết tiêu chuẩn

đạo đức và tính minh bạch dự

án cho các cán bộ Dự án.

2. Chuẩn bị và thông qua các tài

liệu về tham nhũng và tính

minh bạch để đưa vào tài liệu

dự án một cánh phù hợp.

3. Lấy các thông tin có giá trị

hiệu lực về Chuẩn bị tính

minh bạch và tiêu chuẩn đạo

đức trong dự án từ các lãnh

đạo chủ chốt đến cán bộ trong

Dự án sau khi hoàn thành

khóa tập huấn tuyên chuyền

4. Thông báo cho Nhà thầu và

Tư vấn của Dự án về các yêu

cầu của KHPCTN trước khi

ký hợp đồng.

1. UBND các

cấp

2. PMU-WB -

PPMU

3. PMU-WB-

PPMU

4. PMU-WB-

PPMU

1. Là một phần việc trong

quá trình thực hiện dự án.

2. Là một phần việc trong

quá trình thực hiện dự án.

3. Trong vòng 4 tháng

sau khi Dự án có hiệu lực

4. Vào thời điểm đàm

phán hợp đồng, và thể

hiện trong các tài liệu mời

thầu/ đấu thầu

(II) Tăng cƣờng các biện pháp kiểm soát quy trình Những biện pháp này sẽ đƣợc hỗ trợ bởi các biện pháp tăng cƣờng kiểm tra, giám sát và thực thi

trong Mô đun III ở bên dƣới

Giảm thiểu Thông đồng/Tham nhũng/Gian lận trong quá trình Lập kế hoạch Dự án

Page 103: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

103

Giai đoạn Rủi ro Các biện pháp giảm thiểu Độ rủi ro Cơ quan

thực hiện

Mốc

thời

gian

Lập kế

hoạch Dự án

Dự án không tuân

theo các kế hoạch

phát triển kinh tế xã

hội hoặc các tiêu chí

hiệu quả kinh tế

Công bố tất cả các quyết

định liên quan đến lựa

chọn đầu tư, phạm vi, chi

phí, người hưởng lợi, các

giải pháp thay thế, chính

sách tái định cư, bảo vệ

môi trường

Thấp PMU-WB-

PPMU

Trong

suốt

thời

gian dự

án

Giảm thiểu Thông đồng/Tham nhũng/Gian lận trong quá trình Thiết kế Kỹ thuật

Giai đoạn Rủi ro Các biện pháp giảm

thiểu

Độ rủi ro Cơ quan

thực hiện

Mốc thời

gian

Thiết kế Chi phí lạm

phát (giá

và/hoặc khối

lượng)

Thiết kế theo

tiêu chuẩn cao

hơn cầu thiết

Xác minh độc lập

thiết kế

Trung

bình

PPMU-

DPMU-CDB

và các phòng

ban liên

quan

Trong

suốt thời

gian dự án

Giảm thiểu Thông đồng/Tham nhũng/Gian lận trong hoạt động Đấu thầu

Giai đoạn Rủi ro Các biện pháp giảm

thiểu

Độ rủi ro Cơ quan thực

hiện

Mốc thời

gian

1. Kế

hoạch đấu

thầu

Chia thành các gói

thầu nhỏ để có thể sử

dụng phương pháp

đấu thầu ít cạnh tranh

hơn hoặc tránh bị xét

duyệt bắt buộc.

Kết hợp các yêu

cầu đấu thầu nhỏ

thành những gói

thầu lớn hơn một

cách hợp lý để có

thể sử dụng các

phương pháp đấu

thầu cạnh trạnh

hơn.

Khi xác định

phương pháp đầu

thầu, ưu tiên sử

dụng phương

pháp đầu thầu

cạnh tranh thích

hợp.

Gửi kế hoạch đấu

thầu hàng năm để

Ngân hàng xem

xét và phê duyệt

trước khi mời

thầu theo kế

hoạch đó

Kế hoạch đấu

thầu đã được phê

Thấp PPMU-DPMU-

CDB / Được thể

chế hoá trong

Kế hoạch thực

hiện Dự án

thẩm định trong

kế hoạch đấu

thầu

Trong suốt

thời gian

dự án

Page 104: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

104

duyệt phải được

thông báo quảng

cáo rông rãi trên

phương tiện

thông tin đai

chúng khi mời

thầu

2. Mời

thầu Che đậy thông tin,

không quảng cáo

hoặc đưa ra đủ các

thông tin về nội dung,

chi tiết và qui mô cho

các nhà thầu liên

quan

Giảm tính cạnh tranh

trong quá trình đấu

thầu

Đấu thầu (quảng

cáo, phát hành tài

liệu thầu, mở

thầu, thành viên

Ban xét thầu và

đề xuất đơn vị

trúng thầu) Hồ sơ

mời thầu bao

gồm cảnh báo về

hình thức xử lý

đối với thông

đồng, gian lận và

tham nhũng.

Không hạn chế

bán hoặc phát

hành tài liệu đấu

thầu cho tới

trước khi hết hạn

nộp hồ sơ đấu

thầu và bất cứ ai

trả tiền mua hồ

sơ đấu thầu đều

được quyền mua.

Trong các quảng

cáo/Mời thầu,

thêm một câu nêu

rõ tên và địa chỉ

liên lạc của cán

bộ cao cấp hơn

để những người

muốn tham gia

đấu thầu có thể

liên lạc trong

trường hợp gặp

khó khăn khi

mua tài liệu đấu

thầu.

Không yêu cầu

đăng ký tiền thầu

hoặc sơ tuyển

Nhà thầu

Trung bình PPMU-DPMU-

CDB

Trong suốt

thời gian

dự án

3. Tài

liệu đấu

thầu

Chỉ một số nhà

thầu biết giá dự tính.

Quảng cáo mời

thầu đưa ra các tiêu

chí kỹ thuật/tiêu

chuẩn chỉ có lợi cho

một số nhà thầu

Đưa vào hồ sơ

mời thầu một

điều khoản yêu

cầu các nhà thầu

không được dính

dáng đến thông

đồng/ tham

Trung bình PPMU-DPMU-

CDB / Được thể

chế hoá trong

Kế hoạch thực

hiện Dự án

Trong suốt

thời gian

dự án

Page 105: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

105

không cạnh tranh. nhũng/gian lận.

Tiêu chí sau đánh

giá cần được qui

định rõ ràng

trong tài liệu mơì

thầu.

Đưa vào hồ sơ

mời thầu một

điều khoản cho

phép các nhà

thầu khiếu nại/

kháng cáo.

Đảm bảo rằng

các hồ sơ mời

thầu có các điều

khoản cập nhật

về thông đồng,

gian lận, tham

nhũng và hình

thức xử lý.

4. Nộp

hồ sơ thầu

và mở

thầu

Kéo dài thời hạn nộp

thầu , hoặc đọc và ghi

lại các thông tin sai

trong quá trình mở

thầu có lợi cho một

số nhà thầu được ưu

đãi

Tất cả các hồ sơ

thầu nộp trước

khi đóng thầu

đều được chấp

nhận, mở và đánh

giá.

Tất cả các hồ sơ

thầu phải được

mở ra ngay sau

khi đóng thầu với

sự có mặt của các

đại diện nhà thầu

và những người

dân địa phương

hưởng lợi từ dự

án muốn tham dự

mở thầu.

Trong quá trình

mở thầu, tên nhà

thầu, giá thầu và

đề xuất giảm giá,

đọc to và ghi

chép lại khi có

hay không có thư

đảm bảo thầu.

Đại diện người

hưởng lợi trong

cộng đồng được

phép tham dự mở

thầu

Tất cả những

người tham dự sẽ

ký vào biên bản

mở thầu, bao

Trung bình PPMU-DPMU-

CDB / Được thể

chế hoá trong

Kế hoạch thực

hiện Dự án

Trong suốt

thời gian

dự án

Page 106: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

106

gồm mọi thành

viên trong ban

mở thầu và đại

diện các nhà

thầu, dại diện

cộng đồng, và

sau đó sẽ được

sao gửi ngay cho

tất cả các nhà

thầu đã nộp hồ sơ

thầu và những

người đại diện

cho cộng đồng

tham dự mở thầu.

Một bản sao biên

bản mở thầu có

đủ các chữ ký sẽ

được dán ở nơi

công cộng dễ

thấy ngay sau khi

mở thầu cho tới 1

tháng sau khi

công bố đơn vị

trúng thầu.

5. Đánh

giá thầu Khả năng đánh giá

kém của các thành

viên Ban xét thầu sẽ

dẫn đến việc lựa chọn

nhà thầu không đủ

năng lực.

Xây dựng tiêu chí lựa

chọn có lợi cho một

số nhà thầu và tư vấn

Thành viên của ban

xét thầu có quan hệ

họ hàng hoặc tài

chính với các nhà

thầu.

Qui trình bị trì hoãn

dẫn đến sai sót trong

giá trị hiệu lực của

đơn dự thầu.

Qui định thành

phần ban xét thầu

về mặt chuyên

môn kỹ thuật và

số lượng thành

viên ban xét thầu.

Trong Báo cáo

xét thầu cần có

một phần luận

điểm về câu kết

thông đồng/ tham

nhũng/gian lận.

Nếu có phát hiện

thấy những chỉ số

này, ban xét thầu

có nghĩa vụ phải

kèm theo báo cáo

những bản sao

của những thành

phần thể hiện

thông đồng, cấu

kết đã nêu lấy từ

các đơn dự thầu

và chuyển báo

cáo cho cơ quan

cấp thẩm quyên

cao hơn trong dự

án để thẩm định.

Ban đánh giá

thầu cần nêu rõ

trong công văn

Đáng kể Các BQLDA

tỉnh ,huyện, xã/

Được thể chế

hoá trong Kế

hoạch thực hiện

Dự án

Trong suốt

thời gian

dự án

Page 107: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

107

đề nghị xem

xét/phê duyệt

đơn vị trúng thầu

rằng với khả

năng tốt nhất của

mình, ban xét

thầu không thấy

có dấu hiệu thông

đồng/tham

nhũng/gian lận

trong các hồ sơ

thầu. Nếu thấy

dấu hiệu, ban xét

thầu phải ghi

chép vào báo cáo

xét thầu và đề

xuất với chủ dự

án hình thức xử

lý đối với những

dấu hiệu vi

phạm.

Các thành viên

ban xét thầu phải

xác nhận mình

không có liên

quan với bất cứ

nhà thầu nào và

đã thực hiện công

việc xét thầu theo

đúng những tiêu

chí xét thầu đã

được xác lập

trước đó. Bất cứ

thành viên nào

của ban xét thầu

có liên quan với

một nhà thầu về

tài chính hoặc

kinh doanh hoặc

có quan hệ họ

hàng cho đến đời

thứ ba, sẽ phải

công bố mối

quan hệ trước khi

bắt đầu xét thầu

và rời khỏi ban

xét thầu. Nếu

thành viên đó

không làm như

vậy sẽ bị xử phạt

hành chính, như

quy định trong

Kế hoạch thực

hiện Dự án .

6. Trúng

thầu Rủi ro nhà thầu trung

thấu bị yêu cầu phải

Thông tin Trúng

thầu (bao gồm cả

Trung bình BQLDA

tỉnh/huyện,xã

Trong suốt

thời gian

Page 108: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

108

đưa tiền cắt xén lại

trong quá trình trong

các cuộc Thương

thảo

thông tin về tên

các nhà thầu

không trúng và lý

do bị loại) phải

được công bố

được đăng ở nơi

công cộng mọi

người dễ tiếp cận

Được thể chế

hoá trong Kế

hoạch thực hiện

Dự án

dự án

7. Cơ chế

tiếp nhận

và giải

quyết các

khiếu nại

của Nhà

thầu

Cơ chế không hoạt

động đúng

Trì hoãn trong việc

giải quyết các khiếu

nại dẫn đến chậm trễ

tiến độ đấu thầu

Trong tài liệu đấu

thầu, xây dựng

một cơ chế tiếp

nhận và giải

quyết khiếu nại

của các nhà thầu

mà không phải

ngừng quá trình

đấu thầu.

Trung bình UBND tỉnh,

huyện

Theo yêu

cầu

Giảm thiểu Thông đồng/Tham nhũng/Gian lận trong quá trình Thực hiện

Mục Rủi ro Các biện pháp

giảm thiểu Độ rủi ro Cơ quan thực

hiện

Mốc thời

gian

Quản lý Tài

chính

Khiếu nại sai

Biển thủ quỹ

Sử dụng tài

sản sai

Hệ thống báo cáo

và kế toán tích

hợp: Dự án có

hệ thống kế toán

vi tính hoá cho

phép nhập kế

toán đơn đối với

thông tin giao

dịch của Dự án

và chỉ có duy

nhất một bộ các

báo cáo tài chính

,

Kiểm soát nội bộ

đạt yêu cầu :

duy trì các tiêu

chuẩn cao đối

với kiểm soát nội

bộ và các nhân

viên có năng lực.

Quy trình kiểm

toán nội bộ đạt

yêu cầu: Chủ dự

án thực hiện quy

trình kiểm toán

nội bộ và báo cáo

thường xuyên

cho các cơ quan

chủ quản ( Ủy

ban Nhân dân

tỉnh, huyện) để

Trung bình PPMU-DPMU-

CDB

Trước

khi Dự

án có

hiệu lực

Trong

thời

gian dự

án

Trong

thời

gian dự

án

Trong

thời

gian dự

án

Trong

thời

gian dự

án

Page 109: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

109

theo dõi kết quả

và thực hiện

những bước tiếp

theo.

Quy trình báo

cáo: Báo cáo tài

chính giữa kỳ

theo yêu cầu của

NHTG có những

chỉ số nêu bật

những điểm

không nhất quán

mâu thuẫn giữa

tiến độ về tài

chính và tiến độ

thực hiện dự án.

Công bố các Báo

cáo tài chính

giữa kỳ và Báo

cáo Tài chính

năm.

Kiểm toán kỹ

thuật: Kiểm toán

kỹ thuật chú

trọng trách

nhiệm giải trình

đối với việc sử

dụng vốn, có

kiểm toán cả tiến

độ thực hiện, đấu

thầu và bảo vệ

môi trường.

Chất lượng

thực hiện Chất lượng

công trình

và/hoặc dịch vụ

kém

Định nghĩa rõ,

có liên hệ, vai

trò của các chủ

dự án , các

quản lý dự án

(Ban Quản lý

dự án tỉnh,

huyện , xã) và

tư vấn giám

sát trong quá

trình thực hiện

dự án.

Kiểm toán kỹ

thuật độc lập

Trung bình

các ngành, phòng

,ban,ban Quản lý

dự án tỉnh ,

huyện xã

Trong

suốt thời

gian dự

án

Minh bạch

trong đền bù

tái định cư

Việc đền bù

không đúng với

vị trí và phần

đất ban đầu dẫn

đến thất thoát

ngân sách nhà

nước và bất

công trong đền

Công bố kế

hoạch và

khung chính

sách tái định

Công bố cơ

chế đền bù và

Thấp

Các UBND

tỉnh/huyện ,xã

ban Quản lý dự

án tỉnh , huyện

Vào thời

gian dự

án có

hiệu lực

Khi hoàn

thành các

Page 110: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

110

bù khiếu nại

Xây dựng cơ

chế cho phép

người hưởng

lợi tham gia

vào quá trình

giám sát thanh

toán đền bù

Thành lập các

ban tái định cư

ở tất cả các

huyện bị ảnh

hưởng bởi dự

án.

hợp đồng

thiết kế

xây dựng

chi tiết

Giảm thiểu tác

động môi

trường

Không theo kế

hoạch quản lý

môi trường trong

quá trình thực

hiện

Công bố kế

hoạch quản lý

môi trường

cho những

người hưởng

lợi và các cộng

đồng bị ảnh

hưởng bởi dự

án

Nâng cao nhận

thức cho các

nhà thầu và tư

vấn giám sát

về các điều

kiện của Kế

hoạch quản lý

môi trường

Chủ đầu tư sử

dụng những

cán bộ có

chuyên môn

để đảm bảo

thực hiện đúng

kế hoạch.

Thấp Ban giải phóng

đền bù huyện ,xã

/Các ban Quản lý

dự án

Trong

suốt thời

gian dự

án

(III) Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát và thực thi

Đề tài/Chủ

đề

Biện pháp can thiệp/ giảm thiểu rủi ro Trách nhiệm Mốc thời

gian

Thực hiện kiểm toán/Đánh giá

Kiểm toán

Thực hiện

hợp nhất do

tư vấn độc lập

tiến hành

Kiểm toán thực hiện độc lập nhằm đặc biệt chú ý

đến những hành động thông đồng/tham nhũng/gian

lận.

Phạm vi Kiểm toán có các phương diện kỹ thuật và

tài khoá ở tất cả các giai đoạn của dự án/của hợp

đồng: lập kế hoạch, thiết kế, đấu thầu, thực hiện (bao

gồm quản lý tài chính, chất lượng và công tác bảo vệ

môi trường và xã hội)

Các BQLDA

/Tư vấn độc lập

Trong suốt

thời gian dự

án

Page 111: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

111

Giám sát bởi những ngƣời hƣởng lợi

Người hưởng

lợi trực tiếp

tham gia

Khuyến khích đại diện người hưởng lợi từ dự án

tham gia các hoạt động giám sát và tham dự mở thầu

Dự án hỗ trợ người dân địa phương tham gia giám

sát các hạng mục dự án theo Nghị định

120/2006/ND-CP và Pháp lệnh số 34/2007/PL-

UBTVQH11

Các BQLDA

tỉnh, huyện, xã

Trong suốt

thời gian dự

án

Cơ chế Báo cáo và Giải quyết Khiếu nại

Cơ chế giải

quyết khiếu

nại

Thiết lập các cơ chế và thủ tục đối với báo cáo mật

về các biểu hiện, khiếu nại hành động tham nhũng,

quản lý hồ sơ lưu, xử lý công bằng, theo dõi kiểm tra

và tính bảo mật.

Các khóa tập huấn tuyên chuyền dành cho các bên

tham gia để nâng cao nhận thức và năng lực sẽ đưa

ra các chỉ dẫn và địa chỉ liên lạc cho việc khiếu nại

và tiếp nhận phản hồi.

UBNDTỉnh,

huyện, Xã

Trong

suốt thời

gian dự

án

Ngân hàng Thế giới giám sát và hỗ trợ

1. Tham vấn

với NHTG Cán bộ dự án có thể tham vấn với nhân viên NHTG

bất cứ khi nào

Đối với những hợp đồng phải được NHTG xét duyệt

trước khi tiến hành, tài liệu liên quan đến hình thức

Dự án sẽ xử lý các hoạt động thông đồng/tham

nhũng/gian lận cũng phải được gửi trước kèm với

hợp đồng. Đối với những hợp đồng thuộc dạng soát

lại sau, Dự án cần lưu trữ những tài liệu nói trên.

Cán bộ dự án

/Các BQLDA

/NHTG

Trong suốt

thời gian dự

án

2. Xét duyệt

bởi NHTG Việc xét duyệt trước và xét lại của NHTG nhằm chú

ý đặc biệt đến các hành động liên quan đến thông

đồng/tham nhũng/gian lận.

NHTG Trong suốt

thời gian dự

án

3. Theo dõi

bởi Ngân

hàng thế giới

Ngân hàng thế giới theo dõi kiểm tra một cách có hệ

thống về các vụ việc vi phạm và các vấn đề về liêm

minh với các biện pháp chỉnh sửa phù hợp

NHTG Trong suốt

thời gian dự

án

Hỗ trợ của các lãnh đạo tỉnh , huyện tham gia Dự án

1. Hỗ trợ của

lãnh đạo tỉnh

huyện tham

gia dự án là

rất cần thiết

cho sự thành

công của kế

hoạch

Quyết định kịp thời của lãnh đạo trong việc xác định

hành động thông đồng/tham nhũng/gian lận

Theo dõi kiểm tra do Bên vay thực hiện đối với các

sự vụ vi phạm và các vấn đề về liêm minh với các

biện pháp chỉnh sửa phù hợp.

UBND tỉnh,

huyện

Trong suốt

thời gian dự

án

2. Biện pháp

xử lý thưởng,

phạt và Sửa

chữa

Kế hoạch thực hiện Dự án cần bao gồm các thủ tục

cho toàn dự án về xác định, báo cáo và xử lý thông

đồng/ tham nhũng/ gian lận, trong đó có qui định rõ

trách nhiệm ở từng cấp/ từng đơn vị và phản ánh rõ

hình thức giám sát cần thiết để giảm thiểu những rủi

ro xảy ra thông đồng/ tham nhũng/ gian lận.

Kế hoạch thực hiện Dự án cần có một điều khoản

PMU–W -PPMU

Đến trước

thời hạn

hiệu lực

Page 112: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

112

liên quan đến hình thức xử phạt/ đối với cácBQLDA

và các Nhà thầu tham gia việc thông đồng/tham

nhũng/gian lận

Thông báo trên trang thông tin điện tử của Bộ

KH&ĐT /bản tin đấu thầu và báo địa phương tất cả

các hình thức xử lý đối với các nhà thầu thông đồng

trong vòng hai tuần sau khi xác định sự việc.

PMU–W/Các

BQLDA tỉnh,

huyện, xã

Bộ

KH&ĐT/UBND

tỉnh, huyện

Trong suốt

thời gian dự

án

Trong suốt

thời gian dự

án

CHƢƠNG VI

CÁC KẾT QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN.

I. CƠ CHẾ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN.

1. Các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu suất hoạt động (dự kiến sau khi kết thúc dự án).

- Hiệu suất hoạt động của dự án đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các

mục tiêu của dự án theo đúng tiến độ đề ra. Trong trường hợp cụ thể này, với các nguồn

lực (nhân lực, tài chính) đã được xác định, bộ máy tổ chức thực hiện dự án cần phải đảm

bảo hiệu suất hoạt động ở mức cao nhất và theo đó, phải có các chỉ tiêu cụ thể để đo

lường.

- Các chỉ tiêu cụ thể được xác định để đo lường và đánh giá hiệu suất hoạt động

của hệ thống. Hệ thống MIS sẽ là một công cụ quan trọng để ghi chép, cập nhật các thông

tin liên quan tới hiệu suất hoạt động của hệ thống, làm cơ sở cho các phân tích, đánh giá.

- Hiệu suất hoạt động của hệ thống về cơ bản sẽ được thiết lập và đo lường dựa

trên các nội dung cơ bản như sau tại 4 cấp quản lý là cấp tỉnh, huyện và cấp xã. Cụ thể:

+ Đầu tư làm mới, nâng cấp sửa chữa bao nhiêu công trình hạ tầng, bao nhiêu hộ

hưởng lợi trực tiếp.....

+ Đầu tư các hoạt động sinh kế là bao nhiêu tiểu dự án, người hưởng lợi ... hiểu

quả mang lại như thế nào.

+ Có bao nhiêu tiểu dự án của hợp phần Ngân sách Phát triển xã được đầu tư,

người hưởng lợi... mang lại hiệu quả kinh tế .....

+ Tạo môi trường phát triển kinh tế đa dạng và cạnh tranh hơn để đáp ứng nhu cầu

thiết yếu trong sản xuất, nông - lâm, tiểu thủ công nghiệp của các xã, huyện thuộc vùng

dự án như thế nào.

+ Số việc làm dự kiến được tăng thêm từ các hoạt động của dự án mỗi năm là bao

nhiêu.

+ Số thôn bản được cải thiện điều kiện sống từ những đầu tư của dự án là bao

nhiêu, ở mức độ như thế nào.

Page 113: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

113

+ Các hoạt động tập trung vào sinh kế cho phụ nữ, ưu tiên đầu tư các tiểu dự án do

phụ nữ đề xuất đã giúp cho bao nhiêu …. số chị em phụ nữ (hầu hết là người dân tộc thiểu

số) được hưởng lợi, được trực tiếp tham gia các nhóm mô hình sản xuất, các hoạt động

đào tậo, tập huấn kỹ năng sống, kỹ thuật canh tác, nâng cao tay nghề, xoá mũ chữ, chăm

sóc sức khoẻ ....

+ Các hoạt động đầu tư trong Hợp phần Ngân sách Phát triển xã được phân cấp

cho xã làm chủ đầu tư, qua quá trình thực hiện giai đoạn 1 của dự án cũng như 5 năm tiếp

theo thực hiện Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2014) có thể khẳng

định ……% số xã sẽ làm chủ đầu tư hiệu quả hợp phần Ngân sách Phát triển xã.

+ Hoạt động dự án được lồng ghép hoàn toàn vào kế hoạch 5 năm (2010 - 2015)

của các xã, các huyện vùng dự án, qua đó cùng với các nguồn vốn đầu tư khác trên địa

bàn góp phần giảm nghèo bền vững cho nhân dân trong vùng như thế nào.

2. Các điều kiện cam kết chính trong dự án.

a. Điều kiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án

- Tỉnh thành lập Ban chuẩn bị dự án. Đối với những tỉnh tham gia giai đoạn 1, tỉnh

cam kết duy trì những cán bộ chủ chốt, đã được đào tạo và có nhiêề kinh nghiệm thực

hiện dự án giai đoạn 1, bao gồm: kế toán trưởng, cán bộ mua sắm đấu thầu, cán bộ Ngân

sách Phát triển xã, cán bộ chính sách an toàn.

- Tỉnh cam kết bố trí đủ vốn đối ứng cho công tác chuẩn bị dự án.

- Báo cáo điều tra thông tin cơ bản.

- Việc chuẩn bị Báo cáo khả thi phải đảm bảo đúng tiến độ quy định.

b. Điều kiện trong giai đoạn thực hiện dự án

- Quá trình lựa chọn đề xuất thực hiện phải đảm bảo tất cả các hoạt động đều có sự

tham gia của người dân, đặc biệt quan tâm đến nhu cầu của người dân nghèo, nhóm người

dễ bị tổn thương.

- Tỉnh cam kết bố trí đủ vốn đối ứng theo đúng tiến độ thực hiện dự án.

- Việc thực hiện thu hồi đất và tài sản trên đất, đền bù và tái định cư phải tuân thủ các

quy định của Ngân hàng Thế giới.

3. Cơ chế đánh giá dự án:

- Đánh giá thường xuyên: 2 lần/năm Ngân hàng Thế giới và các Bộ, ngành TW sẽ

phối hợp tổ chức các đoàn giám sát định kỳ.

- Đánh giá giữa kỳ

- Đánh giá kết thúc dự án

Page 114: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

114

4. Chế độ báo cáo:

- Đối với các cơ quan Chính phủ: Chế độ báo cáo của dự án tuân thủ theo các quy

định trong Quyết định số 803/2007/QĐ-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

về Chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA.

- Các báo tình hình thực hiện theo quy định của UBND tỉnh về việc thực hiện dự

án; các báo cáo theo hệ thống quản lý ngành, báo cáo của các Ban QLDA trực thuộc.

- Đối với nhà tài trợ: Báo cáo tiến độ định kỳ 6 tháng một lần.

II. SUẤT ĐẦU TƢ CỦA DỰ ÁN:

1. Suất đầu tƣ.

Phân tích chi phí trong dự án của các công trình, các hoạt động đầu tư trong Dự án

Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2014):

+ Cơ sở tính toán suất đầu tư:

- Căn cứ qui mô và hiện trạng các công trình, các hạng mục và các hoạt động đầu

tư sau khi đã trực tiếp khảo tại địa bàn.

- Căn cứ suất đầu tư của các công trình, các hoạt động tương tự của các chương

trình dự án tương tự đã và đang triển khai trên địa bàn dự án.

- Căn cứ các tiêu chuẩn, định mức và các chế độ chính sách hiện hành đang thực

hiện trên địa bàn dự án.

+ Suất đầu tư các hoạt động của dự án:

- Công trình đường giao thông: suất đầu tư cho 1 km đường giao thông chung của

dự án là 427 triệu đồng/km (chủ yếu là rải cấp phối mặt, thoát nước ngang, dọc).

- Công trình thuỷ lợi: Suất đầu tư chung của dự án là 45 triệu/1ha.

- Công trình cấp nước sinh hoạt: Suất đầu tư chung toàn dự án là 9,5 triệu đồng/hộ.

- Đào tạo cán bộ các khoá, suất đầu tư tính chung cho các khoá đào tạo, tập huấn

ngắn hạn của dự án là khoảng 0,3 triệu đồng/1người/1ngày.

* Suất đầu tư này được tính toán trên cơ sở quy mô khái toán cho các hoạt động

của kế hoạch 18 tháng (2010 - 2011).

+ Kế hoạch tài chính sơ bộ:

- Kế hoạch tài chính cho toàn bộ dự án được lập theo chương trình hành động, kế

hoạch thực hiện của toàn bộ dới dự án (2010 - 2015). Trước khi tiến hành khởi động dự

án, Ban QLDA sẽ lập chương trình, kế hoạch tổng thể của toàn bộ dự án gửi Bộ Kế hoạch

và Đầu tư, các bộ ngành có liên quan và cho nhà tài trợ là Ngân hàng Thế giới (WB).

- Kế hoạch tài chính hàng năm được lập cùng với kế hoạch thực hiện trong năm kế

hoạch (thông thường vào những tháng cuối của năm kế hoạch để thực hiện cho năm tiếp

Page 115: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

115

theo). Kế hoạch tài chính được lập chi tiết, cụ thể cho các hoạt động của dự án, chi tiết

các nguồn vốn …. và được gửi cho các bộ ngành có liên quan, Ngân hàng Thế giới (WB)

xem xét.

- Trong các kế hoạch phải giải trình cụ thể các nguồn vốn, phương án huy động các

nguồn vốn để thực hiện các hoạt động của dự án.

2. Lợi ích kinh tế:

Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2014) được thực hiện trên địa

bàn 45 xã, của 04 huyện Bát Xát, Sa Pa, Mường Khương, Văn Bàn; địa bàn các xã đều là

vùng cao, vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Thu nhập

bình quân đầu người thấp (chỉ bằng một nửa) so với bình quân chung của tỉnh, tỷ lệ hộ

nghèo cao (44,95% so với 23,33% của tỉnh), các điều kiện về cơ sở hạ tầng còn gặp nhiều

khó khăn ..

Dự án Giai đoạn 2 là loại dự án đầu tư mang tính xã hội, bao gồm rất nhiều các

hoạt động nhỏ với tính chất đầu tư, loại hình đầu tư, lĩnh vực đầu tư, quy mô đầu tư....

khác nhau cho nên việc phân tích hiệu quả kinh tế theo cách thức truyền thống của ngành

kinh tế là không khả thi do nhiều yếu tố nhằm tính ra được các lợi ích không thể lượng

hóa được hoặc chỉ có thể lượng hóa được một phần.

Chính vì vậy, một phân tích kinh tế do Ngân hàng Thế giới (WB) đã được thực

hiện tại vùng dự án dựa trên một số giả định về kinh tế dựa trên một số thông tin đã có thể

khẳng định về phạm vi đầu tư, lĩnh vực đầu tư... cũng như các thông tin về giá cả, mức

sống.... thu thập tại vùng dự án trên cơ sở chọn mẫu. Các bước để phân tích kinh tế đã

được thực hiện như sau:

- Xác định mục tiêu của dự án và các nhân tố kinh tế căn bản (economic rationale).

- Dự báo nhu cầu hiệu quả (forcast economic effects) của đầu ra dự án.

- Đề xuất và lựa chọn thiết kế với chi phí thấp nhất (least cost) thỏa mãn yêu cầu

“hiệu quả- chi phí” nhất mà vẫn đáp ứng các mục tiêu của dự án.

- Đánh giá xem lợi ích ròng từ dự án (project net benefits) có thể bền vững trong

suốt vòng đời dự án hay không.

- Kiểm tra, đánh giá các rủi ro gắn liền với dự án.

- Xem xét các tác động của dự án phân bổ lên người hưởng lợi, đặc biệt là người

nghèo và liệt kê các tác động không lượng hóa được mà có thể tác động tới thiết kế dự án

và quyết định đầu tư.

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI.

1. MỤC TIÊU

Page 116: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

116

Mục tiêu của việc đánh giá tác động kinh tế - xã hội của Dự án là nghiên cứu, xác

định tất cả các tác động có thể xảy ra (tác động có lợi và tác động có hại) khi thực hiện dự

án, xác định những người có liên quan (người tham gia thực hiện dự án và người hưởng

lợi) và tìm hiểu mối quan tâm của họ, xác định, đánh giá các vấn đề khác có thể tác động

đến quá trình lập kế hoạch và thực hiện dự án. Việc nghiên cứu các tác động này sẽ có tác

dụng để phân tích tìm hiểu, đưa ra các biện pháp phù hợp để tạo thuận lợi nhất cho quá

trình thực hiện dự án.

2. PHÂN TÍCH CHI TIẾT TÁC ĐỘNG CỦA TỪNG HỢP PHẦN.

2.1 Hợp phần Phát triển kinh tế huyện

2.1.1 Tiểu hợp phần Phát triển cơ sở hạ tầng

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng gồm có: đường giao thông, thuỷ lợi, cấp nước sinh

hoạt, chợ nông thôn.

* Các tác động từ đường GTNT

Tác

động

đối

với

Tác động tích cực Khó khăn / tác động tiêu

cực

Giải pháp/ Thể

chế đảm bảo kết

quả

Người

dân

- Đường giao thông được xây dựng mới

hoặc được đầu tư nâng cấp sẽ tạo điều

kiện đi lại dễ dàng hơn, giảm thời gian,

giảm chi phí vận chuyển.

- Tăng cường năng lực cho người dân

khi họ trực tiếp được tham gia và được

hưởng lợi từ Dự án.

- Tăng thu nhập cho người dân khi họ

tham gia vào thi công và duy tu bảo

dưỡng đường.

- Đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi

- Mở rộng quy mô trồng trọt

- Dinh dưỡng của các hộ gia đình được

cải thiện khi thu nhập của người dân

tăng và sản lượng nông nghiệp tăng

Các vấn đề trong quá trình xây

dựng:

- Khói bụi, chảy dầu và các chất

thải xây dựng ảnh hưởng đến đi

lại, ảnh hưởng tới hoạt động sử

dụng nước sinh hoạt, nước sản

xuất, chăn nuôi, trồng trọt.

- Đất đổ thải làm ảnh hưởng đến

diện tích canh tác của nhân dân.

- Diện tích ruộng bậc thang bị ảnh

hưởng khi đào đường và đổ đất

thải.

Tăng cường sự giám

sát của người dân,

của các cơ quan có

chức năng trong quá

trình thi công (về các

cam kết đảm bảo an

toàn vệ sinh môi

trường, chất lượng

và tiến độ thi công,

…)

Thôn

bản

- Nâng cao năng suất sản lượng cây

trồng, chăn nuôi gia súc. Có điều kiện

lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi có

giá trị kinh tế cao và kỹ thuật nuôi trồng.

- Nâng cao số lượng, chất lượng và

chủng loại hàng thủ công mỹ nghệ

- Tăng thu nhập từ bán hàng, dịch vụ (du

lịch …)

- Tăng số trường hợp tai nạn giao

thông do các phương tiện tăng tốc

độ sau khi đường xá được cải thiện

- Hệ thống tưới tiêu bị ảnh hưởng

- Việc nâng cấp đường sá sẽ ảnh

hưởng tới các rãnh dẫn nước tưới

tiêu cắt ngang mặt đường

- Những ống nước chạy trên cao

có thể bị ảnh hưởng trong quá

trình xây dựng.

- Người dân sử dụng nước suối

chảy dọc theo các tuyến bị ảnh

hưởng.

- Giáo dục cho

người dân (đặc biệt

là thanh niên) về an

toàn giao thông.

- Duy tu, bảo dưỡng

đường thường xuyên

Page 117: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

117

Vùng

Dự án

- Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường,

giao lưu trao đổi giữa các vùng.

- Khi cạnh tranh mạnh hơn, giá cả hàng

hoá sẽ giảm xuống. Sản lượng tăng, giá

cả dịch vụ giảm dẫn đến tăng thu nhập.

- Cải thiện sinh kế: Tạo thêm công ăn

việc làm cho người lao động. Tăng thu

nhập, các dịch vụ khác phát triển

- Tăng giá trị tài sản: đất nông nghiệp,

vườn cây, ao cá, nhà cửa …

- Tăng khả năng lây lan các bệnh

truyền nhiễm giữa công nhân xây

dựng với nhau trong các lán, trại

(hầu hết công nhân đến từ thành

thị), trong đó có có thể có cả

những bệnh truyền nhiễm nguy

hiểm như AIDS.

- Khả năng phát sinh, lan truyền

bệnh tật khi giao thông đến các

vùng nông thôn thuận lợi hơn

- Đề nghị trong phê

duyệt dự án, hoặc

chính quyền xã,

đoàn thể tác động để

nhà thầu nhường lại

phần công việc thủ

công đơn giản,

không đòi hỏi kỹ

thuật cao cho người

dân địa phương thực

hiện (tạo thu nhập

cho họ).

- Có chiến lược phát

triển kinh tế, tận

dụng tối đa lợi thế từ

giao thông đem lại.

- Tuyên truyền, giáo

dục nâng cao ý thức

tự bảo vệ sức khoẻ

cho người dân

* Các tác động từ công trình thuỷ lợi.

Tác

động

đối với

Tác động tích cực Khó khăn / tác động tiêu

cực

Giải pháp/ Thể chế

đảm bảo kết quả

Người

dân

- Chủ động hơn trong quá trình

trồng trọt, giảm sự lệ thuộc vào

thiên nhiên.

- Đa dạng vật nuôi cây trồng.

Chăn nuôi phát triển do các sản

phẩm từ trồng trọt phát triển. Lựa

chọn được loại cây trồng, vật nuôi

có giá trị kinh tế cao. Nâng cao

năng suất cây trồng, đặc biệt là lúa

nước. Tăng mùa vụ sản suất. Mở

rộng diện tích sản xuất. Tăng sản

lượng.

- Tăng cường năng lực cho người

dân khi họ trực tiếp được tham gia

và được hưởng lợi từ Dự án

- Khói bụi, chảy dầu và các chất

thải xây dựng ảnh hưởng đến

môi trường, ảnh hưởng tới hoạt

động sử dụng nước sinh hoạt,

chăn nuôi, trồng trọt của người

dân.

- Các hoạt động, các sản phẩm

đổ thải trong quá trình xây

dựng làm ảnh hưởng đến hoạt

động canh tác của nhân dân.

- Tăng cường sự giám sát

của người dân trong quá

trình xây dựng (về các cam

kết đảm bảo an toàn môi

trường, chất lượng và tiến

độ thi công).

Thôn

bản

- Tạo thêm công ăn việc làm cho

người lao động

- Tăng thu nhập từ bán sản phẩn

nông nghiệp

- Có thể bị trẻ em hoặc súc vật

(trâu bò ngựa) phá hỏng các

giằng kênh

- Người dân vứt rác làm ảnh

hưởng tới dòng chảy của công

trình.

- Khi xây dựng hệ thông mương

dẫn nước, rất có thể làm ảnh

hưởng tới việc lấy nước của

một số người dân dọc tuyến

mương (nếu tư vấn không khảo

sát và thống kê đầy đủ để bố trí

các cống tiểu câu hợp lý).

Người dân có thể tự ý phá

mương để lấy nước vào ruộng

của họ.

- Trong các buổi họp thôn

cần phải quán triệt sâu sắc

đến từng người dân, từng

hộ gia đình về ý thức bảo

vệ công trình.

- Tuyên truyền để họ hiểu

được giá trị thiết thực, tầm

quan trọng của công trình

và mức độ ảnh hưởng đến

việc sản xuất nông nghiệp

của chính gia đình họ nếu

công trình bị phá huỷ.

- Các hộ gia đình cần giáo

dục ý thức cho con cháu họ

trong việc giữ gìn bảo vệ

các công trình công cộng.

Page 118: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

118

- Tăng khả năng lây lan các

bệnh truyền nhiễm giữa công

nhân xây dựng với nhau trong

các lán, trại hoặc thậm chí lây

lan sang cộng đồng (hầu hết

công nhân đến từ thành thị),

trong đó có có thể có cả những

bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

như AIDS.

- Lập ra qui định chung,

mọi người, mọi nhà đều có

trách nhiệm duy tu, bảo

dưỡng cho công trình

Vùng

Dự án

- Cải thiện sinh kế cho người dân

- Thay đổi tích cực bộ mặt phát

triển nông nghiệp

- Hệ thống tưới tiêu bị ảnh

hưởng

- Khả năng phát sinh, lan truyền

bệnh tật khi môi trường nước bị

ảnh hưởng

Trong bước phê duyệt dự

án, phần công việc đơn

giản, không đòi hỏi kỹ

thuật cao được giao cho

người dân địa phương thực

hiện (tạo công ăn việc làm

và tăng thu nhập cho họ).

* Các tác động từ công trình cấp nước.

Tác

động

đối

với

Tác động tích cực Khó khăn / tác động tiêu

cực

Giải pháp/ Thể

chế đảm bảo kết

quả

Người

dân

(được

nâng

cao chất

lượng

cuộc

sống)

- Người dân được sử dụng nước sạch

trong ăn uống và sinh hoạt.

- Rèn luyện thói quen giữ vệ sinh

trong ăn uống, sinh hoạt, giữ vệ sinh

cá nhân và cộng đồng.

- Giảm các nguy cơ truyền bệnh tật do

nguồn nước.

- Khói bụi, chảy dầu và các chất

thải xây dựng ảnh hưởng đến

môi trường, ảnh hưởng tới

nguồn nước của người dân.

- Trong thời gian thi công công

trình nước sạch thì những người

dân sinh sống trong khu vực

phải tìm, dẫn và lấy nước sinh

hoạt, nước sản xuất từ nguồn

khác.

- Tăng cường sự giám

sát của người dân trong

quá trình xây dựng (về

các cam kết đảm bảo an

toàn môi trường, chất

lượng và tiến độ thi

công).

Thôn

bản

- Dinh dưỡng của các hộ gia đình

được cải thiện hơn, khoa học hơn

- Vấn đề vệ sinh môi trường sống, vệ

sinh trong chăn nuôi cũng được cải

thiện.

- Chăm sóc sức khoẻ, tăng cường kiến

thức vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ. Đặc

biệt là người già, phụ nữ và trẻ em.

- Có thể bị trẻ em hoặc súc vật

(trâu bò ngựa) phá hỏng các

van, hố ga, bể chứa.

- Người dân vứt rác làm bẩn

nguồn nước, làm tắc dòng chảy.

- Nếu nguồn nước bị nhiễm bẩn

thì nguy cơ và diện tích lan

truyền sẽ rất lớn. Số người và

tài sản bị ảnh hưởng rất cao.

- Hệ thống tưới tiêu bị ảnh

hưởng: nguồn nước bị chia sẻ

với nguồn nước giành cho trồng

cấy (đặc biệt là vào mùa khô).

- Trong các buổi họp

thôn, sinh hoạt cộng

đồng phải quán triệt sâu

sắc đến từng người dân,

từng hộ gia đình về ý

thức bảo vệ công trình

nước sạch.

- Tuyên truyền để họ

hiểu được giá trị thiết

thực, tầm quan trọng

của công trình và mức

độ ảnh hưởng đến cuộc

sống của chính họ nếu

công trình bị phá huỷ.

Các hộ gia đình cần

giáo dục ý thức giữ gìn

vệ sinh chung cho con

cháu họ.

- Tại thôn bản, nơi có

công trình cần phải lập

ra qui định chung, mọi

người, mọi nhà đều có

trách nhiệm giữ gìn,

Page 119: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

119

bảo vệ.

- Thường xuyên kiểm

tra, dọn dẹp, làm vệ

sinh cho công trình

Vùng

Dự án

- Nâng cao ý thức vệ sinh cho người

dân.

- Chăn nuôi phát triển. Người dân có

điều kiện chăn nuôi mang tính chất

sản xuất hàng hoá thay vì chăn nuôi

nhỏ lẻ, tự phát như trước.

- Đa dạng hoá vật nuôi.

- Tăng thu nhập.

- Tăng khả năng lây lan các

bệnh truyền nhiễm giữa công

nhân xây dựng với nhau trong

các lán, trại hoặc thậm chí lây

lan sang cộng đồng (hầu hết

công nhân đến từ thành thị),

trong đó có có thể có cả những

bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

như AIDS.

- Khả năng phát sinh, lan truyền

bệnh tật khi môi trường nước bị

ảnh hưởng.

- Phần công việc đơn

giản, không đòi hỏi kỹ

thuật cao được giao cho

người dân địa phương

thực hiện (tạo công ăn

việc làm và tăng thu

nhập cho họ).

- Lập chương trình tập

huấn hướng dẫn bà con

cách sử dụng và bảo vệ

công trình an toàn, hiệu

quả.

* Các tác động từ công trình chợ nông thôn

Tác

động

đối với

Tác động tích cực Khó khăn / tác động tiêu

cực

Giải pháp/ Thể chế

đảm bảo kết quả

Người

dân

- Chợ là nơi thu nhận thông tin

cũng như các dự báo về nhu cầu

hàng hoá và giá cả.

- Người dân sẽ trực tiếp bán các

sản phẩm của họ làm ra và mua

về những thứ họ cần đồng thời

cũng nắm bắt được nhu cầu thị

trường để điều chỉnh kế hoạch

sản xuất của mình (gia đình hoặc

nhóm hộ) cho phù hợp và hiệu

quả kinh tế hơn

- Người dân có thể thông qua

chợ để thu thập thông tin để từ

đó giới thiệu về sản phẩm do

chính mình làm ra và tìm đầu ra

cho chúng một cách ổn định và

kinh tế nhất.

- Trẻ em có thể bị lây nhiễm bệnh

do ăn uống phải thực phẩm thiếu

an toàn được bán tại chợ.

- Kẻ xấu, kẻ cơ hội, tư thương có

thể lợi dụng để ép giá đối với bà

con nông dân, mua rẻ bán đắt cho

bà con

- Quản lý trẻ nhỏ, nhất là

trong những ngày diễn ra

phiên chợ. Lựa chọn thức

ăn đủ tiêu chuẩn chất lượng

cho chúng.

- Tăng cường cập nhật

thông tin nhiều chiều về thị

trường, về các loại hàng

hoá, sản phẩm cụ thể và

thiết yếu cho cuộc sống.

Thôn bản

- Tăng thu nhập cho người dân

từ buôn bán, trao đổi hàng hoá,

dịch vụ

- Các sản làm ra được đem bán

hoặc trao đổi đem đến cho cuộc

sống của người dân được đầy đủ

hơn (các nhu cầu thiết yếu của

cuộc sống được đáp ứng), thu

nhập được cải thiện.

- Người dân đỡ vất vả hơn, trong

mua bán trao đổi hàng hoá, và có

điều kiện tốt hơn để mua được

hàng hoá đạt chất lượng với giá

- Vấn đề giữ gìn vệ sinh chợ rất

đáng được lưu tâm vì những ngày

không họp chơ, trẻ con và súc vật

có thể đến chơi trong khu vực chợ

và xả chất thải, rác bẩn gây ô

nhiễm.

- Rác thải từ hoạt động của chợ

gây ô nhiễm môi trường.

- Dễ phát sinh, lan truyền bệnh

tật, nhất là các bệnh lây qua

đường ăn uống, nguồn nước

- Trong các buổi họp thôn,

sinh hoạt cộng đồng, vấn

đề giữ vệ sinh chợ nói

riêng, công trình công cộng

nói chung phải được nêu ra

và quán triệt sâu sắc đến

từng người dân, từng hộ gia

đình. Các hộ gia đình cần

giáo dục ý thức giữ gìn vệ

sinh chung cho con cháu

họ.

- Tại thôn bản, nơi có công

trình cần phải lập ra qui

Page 120: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

120

cả hợp lý hơn. định chung, mọi người,

mọi nhà đều có trách nhiệm

giữ gìn, bảo vệ.

- Thường xuyên tổ chức

dọn dẹp, làm vệ sinh.

Vùng Dự

án

- Giảm nghèo. Cải thiện sinh kế

người dân, nâng cao khả năng

tiếp cận thị trường

- Nâng cao năng lực trao đổi, tìm

kiếm và xử lý thông tin thị

trường cho người dân.

- Giao lưu văn hoá: Chợ không

chỉ thuần tuý là nơi diễn ra hoạt

động mua bán, trao đổi hàng hoá

mà còn là nơi diễn ra một cách

sinh động và thực tế nhất các

hoạt động văn hoá của đồng bào

địa phương. Thu hút du lịch.

Chính quyền hoặc các tổ

chức đoàn thể cần phải

giúp đỡ người dân, đặc biệt

là bà con dân tộc thiểu số

trong việc mua bán hàng

hoá, giới thiệu và bán sản

phẩm của mình. Tránh bị tư

thương lợi dụng, ép giá trục

lợi.

2.1.2 Tiểu hợp phần Đa dạng hóa các cơ hội liên kết thị trƣờng.

* Các tác động từ đầu tư hỗ trợ làng nghề truyền thống, hỗ trợ kết nối thị

trường...

Tác

động

đối với

Tác động tích cực Khó khăn / tác

động tiêu cực

Giải pháp/ Thể chế

đảm bảo kết quả

Những

hộ

nghèo

- Tạo công ăn việc làm, tận dụng được thời

gian nông nhàn, tạo thu nhập cho người dân.

- Nâng cao số lượng, chất lượng và chủng loại

hàng hoá (đặc biệt các hàng thủ công mỹ

nghệ), đặc sản địa phương.

- Tăng cường năng lực cho người dân: người

dân được trực tiếp tham gia các hoạt động từ tổ

chức sản xuất đến chiến lược giới thiệu, quảng

bá và tiêu thụ sản phẩm. Qua đó họ sẽ tự điều

chỉnh được chất lượng, số lượng và chủng loại

sản phẩm của mình phong phú hơn, đạt hiệu

quả kinh tế cao hơn.

- Người dân có điều kiện tăng cường giao lưu,

trao đổi rộng rãi không chỉ kinh tế mà cả văn

hoá, giáo dục … với cộng đồng, với xã hội.

- Tăng thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình,

cải thiện đời sống.

- Kinh tế phát triển

dẫn đến thông tin

phát triển, trong đó

có thể có những tác

động không mong

muốn như thanh thiếu

niên, trẻ em ham

chơi, xa rời phong tục

truyền thống, đua đòi

theo lối sống thành

thị không phù hợp

với thuần phong mỹ

tục của dân tộc, cộng

đồng.

- Các tệ nạn xã hội

theo về gia đình, thôn

bản.

Thôn

bản

nghèo

- Tạo không khí làm việc theo nhóm hộ, cộng

đồng. Qui mô này giúp tăng hiệu quả kinh tế,

tăng cường sự gắn kết cộng đồng, tăng tính tổ

chức, kỷ luật cũng như tinh thần sẻ chia, tương

trợ trong cộng đồng.

- Bộ mặt thôn bản sẽ được thay đổi: kinh tế

phát triển, đời sống người dân được nâng lên,

nhân dân đoàn kết, gắn bó. Từ đó giúp cho

từng người dân nói riêng và cả cộng đồng nói

chung có được sự tự tin trong cuộc sống và

niềm tin vào tương lai.

- Có điều kiện để phát triển giáo dục cho trẻ

em.

- Dễ phát sinh, lây

lan các tệ nạn xã hội,

các bệnh tuyền nhiễm

trong cộng đồng.

- Văn hoá truyền

thống có thể bị ảnh

hưởng, mai một.

- Thường xuyên kiểm tra,

giám sát con trẻ. Tăng

cường sự kết hợp gữa nhà

trường và gia đình trong

việc nuôi dạy trẻ em.

- Thường xuyên tổ chức các

buổi họp thôn, sinh hoạt

cộng đồng với nhiều nội

dung phong phú và thiết

thực như trao đổi kinh

nghiệm sản xuất, phát triển

kinh tế, kinh nghiệm nuôi

dạy con cái, trao đổi văn

Page 121: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

121

- Nhân dân có điều kiện để tiếp cận được với

các dịch vụ: Văn hoá, y tế, …

hoá văn nghệ, phổ biến các

thông tin, kiến thức về chủ

trương chính sách của Nhà

nước có liên quan trực tiếp

tới cộng đồng, thôn bản …

hoặc các gương tốt trong lao

động sản xuất, làm giàu …

- Phổ biến và nhân rộng các

mô hình đã đạt hiệu quả

cao. Rút bài học kinh

nghiệm và điều chỉnh các

mô hình hiện tại

Vùng

Dự án

- Giảm tỉ lệ đói nghèo, tăng cường tinh thần tự

chủ, tự giác trong cuộc sống nói chung, trong

công cuộc xoá đói giảm nghèo nói riêng cho

người dân. Giúp người dân có kiến thức làm

chủ tương lai, làm chủ cuộc sống của họ.

- Thay đổi bộ mặt toàn vùng.

- Đời sống nhân dân được nâng cao về mọi

mặt: kinh tế, xã hội, văn hoá, tiếp cận và sử

dụng các dịch vụ. Trẻ em được chăm sóc tốt

hơn, toàn diện và chu đáo hơn.

- Có điều kiện thu hút du lịch cũng như thu hút

đầu tư.

- Sự du nhập của

những cái mới một

cách ồ ạt và thiếu

kiểm soát, ngăn chặn

rất có thể làm đảo lộn

hoặc mất đi các nét

đẹp, các truyền thống

vốn có của dân tộc,

đặc biệt trong lĩnh

vực văn hoá.

- Sự phát triển về sản

xuất theo lối hàng

hoá cũng có thể làm

mất dần đi lối sản

xuất tuy nhỏ lẻ nhưng

mang tính truyền

thống, đặc trưng và

riêng biệt.

- Chính quyền địa phương

phải đặc biệt quan tâm và

kiểm soát tới vấn đề giự gìn

bản sắc văn hoá của địa

phương đồng thời tạo nên

những nét đặc trưng để từ

đó có thể thu hút đầu tư

hoặc du lịch.

- Chính quyền cũng như các

tổ chức, các hội, đoàn thể

tích cực thu thập và xử lý

thông tin để đem đến cho bà

con những nguồn tin chính

xác, bổ ích. Giúp bà con

định hướng và có chiến lược

sản xuất hiệu quả.

- Đề nghị UBND tỉnh giao

cho Trung tâm xúc tiến đầu

tư của tỉnh tìm hiểu, giới

thiệu tiềm năng vùng dự án,

đề xuất kêu gọi đầu tư và sử

dụng một phần kinh phí của

Dự án để đầu tư vào hợp

phần này.

2.2 Hợp phần Ngân sách phát triển xã.

Với các tiểu hợp phần: Cải thiện cơ sở hạ tầng nâng thôn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh

qui mô nhỏ và hỗ trợ hoạt động phát triển kinh tế xã hội theo nhu cầu của Phụ nữ.

2.2.1 Tiểu hợp phần cải thiện cơ sở hạ tầng thôn bản.

Page 122: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

122

Đầu tư mới, nâng cấp về cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn bản (đường, cầu, cống,

thuỷ lợi nhỏ, nước sinh hoạt, sửa chữa lớp học), duy tu bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các các

công trình công cộng tại thôn bản.

Tác

động

đối với

Tác động tích cực Khó khăn / tác

động tiêu cực

Giải pháp/ Thể

chế đảm bảo kết

quả

Những

hộ

nghèo

- Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

- Tăng cường năng lực cho người dân: người dân được

trực tiếp tham gia tất cả các khâu: lựa chọn danh mục

đầu tư, trình tự quản lý, thi công, giám sát và vận hành

sử dụng.

- Phát triển kinh tế hộ gia đình, cải thiện đời sống.

- Tổ chức các

nhóm hộ, trực

tiếp đảm nhận thi

công các tiểu dự

án, có sự hướng

dẫn đắc lực từ

ban PTX và các

hướng dẫn viên

cộng đồng

Thôn

bản

nghèo

- Tạo không khí làm việc theo nhóm hộ, cộng đồng. Qui

mô này giúp tăng hiệu quả kinh tế, tăng cường sự gắn

kết cộng đồng.

- Nâng cao năng lực, tay nghề cho người dân.

- Thay đổi bộ mặt thôn bản.

- Tận dụng được lao động nông nhàn, tăng thu nhập. Có

điều kiện để phát triển kinh tế hộ gia đình, tiếp cận được

với các dịch vụ: Văn hoá, y tế, giáo dục …

- Chất lượng thi

công cần phải được

giám sát, kiểm tra

thường xuyên.

- Các cán bộ của

Dự án, cán bộ xã

tập huấn, hướng

dẫn, tư vấn, giúp

đỡ cho phụ nữ.

- Có thể tổ chức

ở dạng hộ cá thể

hoặc nhóm hộ

(tuỳ theo tình

hình cụ thể).

- Thường xuyên

tổ chức họp thôn,

trao đổi rút kinh

nghiệm. - Phổ biến và

nhân rộng các mô

hình đã đạt hiệu

quả cao. Rút bài

học kinh nghiệm

và điều chỉnh các

mô hình hiện tại.

Page 123: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

123

Vùng

Dự án

- Giảm nghèo.

- Thay đổi bộ mặt toàn vùng: cơ sở hạ tầng được nâng

cấp cải tạo vì hợp phần NSPTX được đề xuất từ chính

người dân tại thôn bản nên nó là những nhu cầu thiết

thực, mang đến những hiệu quả trực tiếp cho cuộc sống

người dân.

- Nhân dân được tham gia tất cả các giai đoạn từ lựa

chọn danh mục đầu tư, lập kế hoạch đến thi công và sử

dụng, vận hành chính các tiểu hợp phần đó, nên họ sẽ

làm hết mình trong khi thi công cũng như trong khi duy

tu, vận hành.

- Đời sống nhân dân được nâng cao về mọi mặt: thu

nhập tăng, kinh tế gia đình phát triển, nâng cao năng

lực.

- Tăng cường tinh thần chủ động trong cuộc sống nói

chung, trong công cuộc xoá đói giảm nghèo nói riêng

cho người dân. Giúp họ có kiến thức làm chủ tương lai,

làm chủ cuộc sống của họ.

- Tăng cường năng lực cho xã, đặc biệt trong các khâu:

lập dự án, lập kế hoạch và quản lý, làm chủ đầu tư.

- Khó khăn trong

việc lựa chọn nhóm

hộ tham gia, rất có

thể xảy ra sự lựa

chọn theo cảm tính

của chủ đầu tư.

- Xảy ra tranh chấp,

mâu thuẫn nếu

quyền lợi của người

dân không được giải

quyết công bằng.

- Tổ chức nhiều lớp

tập huấn để hướng

dẫn cụ thể cho người

dân về trình tự và

phương pháp thực

hiện các tiểu dự án.

- Tỉnh, huyện và các

cơ quan chức năng

có trách nhiệm phối

hợp thống nhất lập ra

qui chế riêng cho

hợp phần NSPTX

với những ưu đãi

cho các hộ nghèo

của vùng dự án, giúp

họ được trực tiếp

tham gia thực hiện

các tiểu dự án tại

thôn xã mình. Ví dụ:

giảm bớt một số thủ

tục hành chính, giấy

tờ trong tất cả các

khâu trình duyệt dự

toán thiết kế, lựa

chọn nhóm hộ thi

công, thủ tục hoàn

công, giải ngân,

thanh quyết toán …

tạo điều kiện tối đa

cho các hộ nghèo,

nhóm hộ được tham

gia.

- Ban QLDA huyện,

ban PTX, các hướng

dẫn viên cộng đồng

có trách nhiệm theo

dõi sát sao và hướng

dẫn giúp đỡ đắc lực

cho các nhóm hộ,

giúp các xã lựa chọn

đúng đối tượng tham

gia (ưu tiên các hộ

nghèo).

2.2.2 Tiểu hợp phần hỗ trợ sinh kế và dịch vụ sản xuất và hỗ trợ các hoạt động

phát triển kinh tế xã hội theo nhu cầu của Phụ nữ.

Hỗ trợ sản xuất, kinh doanh nhỏ: hỗ trợ các các hoạt động sản xuất nông lâm ngư

nghiệp của hộ và nhóm hộ, lựa chọn các dịch vụ khuyến nông theo nhu cầu của người

dân, hỗ trợ một phần nhỏ vốn cho hộ nghèo để sản xuất và buôn bán nhỏ tại địa phương;

hỗ trựo về kiến thức quản lý kinh tế gia đình chi chị em phụ nữ.

Hỗ trợ hoạt động phát triển kinh tế xã hội của các nhóm phụ nữ có nhu cầu và tự

thực hiện như: lập kế hoạch và điều phối của Hội phụ nữ xã, hoạt động kinh doanh nhỏ

Page 124: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

124

của phụ nữ. Trợ giúp các lớp học xoá mù chữ cho chị em, cho các hộ gia đình nghèo

(giúp quần áo, chăn màn, gạo, sách vở... cho các cháu nhỏ đến lớp học...).

Tác

động

đối với

Tác động tích cực Khó khăn / tác

động tiêu cực

Giải pháp/ Thể

chế đảm bảo

kết quả

Phụ nữ

(đặc biệt

là phụ

nữ

nghèo)

- Tạo việc làm, tạo thu nhập cho phụ nữ nghèo.

- Tăng cường vai trò, vị thế của người phụ nữ trong

gia đình cũng như trong xã hội. Giúp họ chủ động, tự

tin hơn trong cuộc sống.

- Tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hội nâng cao kiến

thức, kinh nghiệm làm kinh tế, …

- Phát triển kinh tế hộ gia đình, cải thiện đời sống.

- Phụ nữ sẽ bị giảm thời

gian dành cho những

hoạt động thường nhật

tại gia đình

- Thường xuyên

trao đổi kinh

nghiệm với các chị

em khác để đúc rút

, học hỏi kinh

nghiệm, đạt được

kết quả cao nhất.

Thôn

bản

nghèo

- Phụ nữ được sáng tạo và tự khẳng định vai trò của

mình trong gia đình cũng như trong cộng đồng.

- Giúp phụ nữ tự tin hơn, có cơ hội phát triển nâng

cao, phát huy năng lực.

- Giảm sức lao động nặng nhọc.

- Tăng thu nhập. Phát triển kinh tế hộ gia đình, có

điều kiện tiếp cận được với các dịch vụ thiết yếu của

cuộc sống.

- Có thể sự phát triển

kinh tế sẽ kéo người

phụ nữ xa rời với các

thói quen, các phong

tục cũ, thời gian chăm

sóc gia đình giảm.

- Thiếu vốn, thiếu kinh

nghiệm.

- Thường xuyên tổ

chức họp thôn,

trao đổi rút kinh

nghiệm.

- Phổ biến và nhân

rộng các mô hình

đã đạt hiệu quả

cao. Rút bài học

kinh nghiệm và

điều chỉnh các mô

hình hiện tại.

Phụ nữ

trong

vùng Dự

án

- Giảm nghèo. Tăng thu nhập. Phát triển kinh tế.

- Phát triển phụ nữ. Nâng cao vai trò vị thế của người

phụ nữ trong gia đình và xã hội, chủ động trong cuộc

sống, trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, có kiến

thức làm chủ tương lai, làm chủ cuộc sống.

- Nghề truyền thống, hộ kinh doanh, thị trường phát

triển, thay đổi diện mạo kinh tế nông thôn

- Khó khăn trong việc

lựa chọn nhóm hộ tham

gia, rất có thể xảy ra sự

lựa chọn theo cảm tính

của chủ đầu tư.

- Xảy ra tranh chấp,

mâu thuẫn nếu quyền

lợi của người dân

không được giải quyết

công bằng.

- Kinh tế thôn bản phát

triển có thể kéo theo

các tiêu cực phát sinh

như lây lan bệnh tật, tệ

nạn xã hội …

- Việc bầu chọn đối

tượng được hỗ trợ

phải được tiến

hành công khai,

dân chủ, đúng tiêu

chí, mục tiêu của

dự án đó là ưu tiên

giúp đỡ những phụ

nữ nghèo, hộ

nghèo.

- Các cán bộ dự án

cầnt tích cực, nhiệt

tình và tâm huyết

trong việc hướng

dẫn, hỗ trợ cho chị

em.

- Cần có sự hỗ trợ

về kinh phí từ địa

phương, từ dự án.

- Xác định rõ các

nguy cơ có thể xảy

đến và hết sức đề

phòng, kiểm soát

chúng.

2.3 Hợp phần Đào tạo tăng cƣờng năng lực.

Page 125: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

125

- Đối tượng của hợp phần đào tạo tăng cường năng lực là rất nhiều, rất đa dạng: Cán

bộ Ban QLDA các cấp, các cán bộ hỗ trợ dự án (tài chính, kho bạc, ngân hàng, thẩm định

….), cán bộ Ban PTX, cán bộ hướng dẫn viên cộng đồng, cán bộ xã, người dân trong

vùng dự án, phụ nữ, ...

- Lĩnh vực đào tạo cũng đa dạng, tuỳ thuộc vào đối tượng đào tạo. Đối với cán bộ

Dự án và các cán bộ hỗ trợ dự án chủ yếu được đào tạo để tăng cường năng lực để lập kế

hoạch, quản lý dự án, giám sát thực hiện dự án. Đối với cán bộ xã thôn, người dân, phụ

nữ chủ yếu được đào tạo về kỹ năng nghề, quản lý khai thác các công trình hạ tầng tại địa

bàn, và các kỹ năng bảo vệ thiên tai, bảo vệ cuộc sống của chính mình. …

Tác

động

đối với

Tác động tích cực

Khó khăn /

tác động tiêu

cực

Giải pháp/ Thể

chế đảm bảo kết

quả

Các cán

bộ dự án

cấp tỉnh,

cấp

huyện

- Bổ trợ, trang bị kiến thức về quản lý dự án, trình tự thực

hiện dự án, và các kiến thức pháp luật cần thiết khác.

- Trao đổi để tăng cường hiểu biết cũng như cách giải

quyết các tình huống cụ thể mắc phải trong quá trình thực

hiện dự án, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm hoặc để phổ

biến tại các lớp tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ xã thôn

và người dân.

Tốn thời gian

- Lựa chọn đúng, đủ

các cán bộ cho phù

hợp với lĩnh vực đào

tạo

- Tổ chức lớp học

nghiêm túc, hiệu quả

Cán bộ

xã thôn

- Trang bị kiến thức về lập dự án, quản lý dự án, trình tự

các bước thực hiện dự án, tổ chức quản lý, giám sát, triển

khai thực hiện.

- Trực tiếp làm chủ đầu tư các tiểu hạng mục tại địa bàn.

- Tăng cường kiến thức.

Tốn thời gian,

ảnh hưởng tới

công việc.

- Tổ chức, bố trí lịch

các lớp tập huấn hợp

lý, không nên tập

huấn một nội dung

trước quá lâu so với

khi nó được triển

khai thực hiện.

- Có chế độ bồi

dưỡng phù hợp, bù

đắp phần nào thu

nhập cho cán bộ

trong thời gian họ

học tập.

Page 126: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

126

Người

dân, phụ

nữ

nghèo

- Được trang bị, tăng cường kiến thức tổng thể về dự án,

các khâu trong thực hiện dự án, kiến thức về phát triển

kinh tế, …

- Sử dụng các kiến thức được học ứng dụng trong sản

xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, nâng cao mức sống, cải

thiện sinh kế.

- Tham gia giám sát các dự án được thực hiện tại địa bàn.

- Tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện dự án (danh

mục, trình tự đầu tư, đối tượng được hỗ trợ, giúp đỡ, …)

đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo phù hợp và thiết thực.

- Tốn thời gian

(đào tạo cho bà

con, đòi hỏi cần

nhiều thời gian,

cần nhiều ví dụ

minh chứng, dẫn

chứng)

- Ảnh hưởng tới

thu nhập, ảnh

hưởng các công

việc thường nhật.

- Cán bộ đào tạo phải

là người có tâm

huyết, có nhiệt tình

và kiên trì. Hướng

dẫn bà con chu đáo,

cẩn thận và tìm được

nhiều ví dụ dễ hiểu,

dễ áp dụng.

- Các kiến thức đào

tạo hướng dẫn bà con

phải đảm bảo đạt

được là thiết thực,

hiệu quả, đúng mục

tiêu. Đảm bảo bà con

thực sự nắm bắt được

sau khi học tập và có

thể áp dụng tốt nó

vào quá trình thực

hiện.

- Kiến nghị có chế độ

bồi dưỡng cho người

đi học để đảm bảo

thu nhập không nhỏ

hơn thu nhập của

những ngày đi làm

bình thường giúp họ

trang trải cuộc sống

2.4 Hợp phần Quản lý dự án, theo dõi giám sát đánh giá.

Tác

động

đối với

Tác động tích cực Khó khăn / tác động

tiêu cực

Giải pháp/ Thể

chế đảm bảo kết

quả

Cán bộ

tỉnh,

huyện

- Nhanh chóng nắm bắt được và thực hiện tốt nhiệm

vụ vì đa số cán bộ tỉnh, huyện đều có trình độ, được

trang bị kiến thức tốt, chuyên môn đa dạng, phù

hợp, có điều kiện để tiếp cận với các nguồn thông

tin cần thiết, cập nhật và kịp thời. Dễ dàng trao đổi

học hỏi kinh nghiệm được từ các cán bộ đã từng

thực hiện dự án trước, từ các Dự án khác hoặc từ các

tỉnh khác….

-

- Khối lượng công việc

lớn, một cán bộ có thể

phải theo dõi nhiều mảng,

nhiều lĩnh vực khác nhau,

địa bàn phân tán (nhất là

các cán bộ phụ trách quản

lý về tổng hợp, đào tạo,

chính sách an toàn,

NSPTX…)

- Bố trí số người hợp

lý đế có thể đảm

nhận được khối

lượng công việc.

- Trang bị đủ các

phương tiện thiết bị

phục vụ công tác cho

cán bộ.

- Có chế độ đãi ngộ

phù hợp cho cán bộ,

đặc biệt là những cán

bộ có thành tích tốt.

- Phân công công

việc cụ thể, khao

Page 127: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

127

học, xong vẫn cần

đào tạo, phổ biến để

các cán bộ đều có

thể nắm được nhiều

lĩnh vực, có thể hỗ

trợ nhau trong quá

trình thực hiện, đặc

biệt là công tác tổng

hợp.

- Tổ chức các buổi

đào tạo, tập huấn,

hội thảo, trao đổi

một cách hiệu quả.

- Tăng cường sự

giám sát từ nhiều

phía: giám sát của dự

án (thông qua tư vấn

giám sát đánh giá,

kiểm toán độc lập),

giám sát của chính

quyền địa phương,

và giám sát cộng

đồng trong suốt quá

trình thực hiện dự

án.

Cán bộ

xã thôn

và nhân

dân

- Được trang bị kiến thức về quản lý dự án, kiến

thức về giám sát, đánh giá dự án.

- Tạo vốn kiến thức, kinh nghiệm để thực hiện quản

lý các dự án khác đầu tư trên địa bàn.

- Điều kiện để tiếp cận

thông tin thường hạn chế

và chậm.

- Năng lực cán bộ có hạn

và đa số cán bộ dự án ở

cấp xã thôn là cán bộ

kiêm nhiệm nên rất vất

vả.

- Tập huấn, trang bị

đủ các các kiến thức

về quản lý, thực hiện

và giám sát dự án.

- Mọi hoạt động của

dự án trên địa bàn

đều phải được công

khai, đảm bảo người

dân được biết, được

tham gia ý kiến và

được giám sát quá

trình thực hiện

3. KẾT LUẬN.

Việc đánh giá các tác động của Dự án là nghiên cứu, phân tích mọi mặt để có thể

đưa ra biện pháp, cơ chế tốt nhất nhằm thực hiện Dự án đạt mục tiêu cuối cùng là giúp

giảm nghèo bền vững cho nhân dân các xã trong vùng dự án, nâng cao đời sống nhân dân

và tạo điều kiện cho họ có những kiến thức để nắm bắt cơ hội tự phát triển, tự vươn lên

làm giàu.

Các kết quả chủ yếu của Dự án:

* Hợp phần Phát triển kinh tế huyện:

- Sinh kế nông thôn được cải thiện thông qua cơ sở hạ tầng sản xuất được nâng cấp

và quản lý bền vững. Điều kiện kinh tế đa dạng, môi trường kinh doanh phản ứng nhanh

về mặt xã hội và mang tính cạnh tranh cao.

* Hợp phần Ngân sách phát triển xã:

Page 128: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

128

- Điều kiện sống và điều kiện sản xuất ở nông thôn được cải thiện thông qua cơ sở

hạ tầng qui mô nhỏ mới và quản lý bền vững.

- Thu nhập hộ gia đình tăng lên thông qua các hoạt động doanh nghiệp nhỏ và sản

xuất, khuyến khích các cơ hội sinh kế.

- Vị thế, vai trò và hạnh phúc của người phụ nữ dân tộc thiểu số được cải thiện thông

qua hỗ trợ có mục tiêu để khuyến khích các cơ hội sinh kế và học tập.

* Hợp phần Đào tạo, tăng cƣờng năng lực:

- Năng lực của các cơ quan quản lý, các cán bộ dự án và của cộng đồng được cải

thiện để thực hiện và hỗ trợ các dự án trên địa bàn.

- Kỹ năng và cơ hội liên quan đến việc làm của thanh niên và người lao động nông

thôn được cải thiện thông qua hỗ trợ dạy nghề.

- Chủ động hơn, giảm bớt, tránh được rủi ro kinh tế do môi trường mang tới.

* Hợp phần Quản lý dự án, theo dõi, giám sát và đánh giá:

- Quản lý dự án hiệu quả, minh bạch và có trách nhiệm

IV- ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG.

Sau những chuyến đi tìm hiểu thực tế, nghiên cứu tài liệu có sẵn và các dự án đang

được thực hiện ở Lào Cai, chúng tôi đưa ra ý kiến đánh giá về các tác động tiềm năng đối

với dự án Giảm nghèo Lào Cai. Các ý kiến đánh giá này chủ yếu tập chung vào các tác

động xuất hiện trong giai đoạn tiền xây dựng, giai đoạn xây dựng. Các phần tiếp theo tiếp

tục trình bày sâu hơn về những tác động đồng thời đưa ra các biện pháp giảm thiểu cho

mỗi giai đoạn dự án. . Những tác động được trình bày trong Bảng đánh giá môi trƣờng.

Những tác động tiềm tàng gồm tính hợp lệ của các cơ hội, quy mô và phạm vi địa

lý của tác động. Tiếp theo đó chúng tôi sẽ trình bày các tác động và biện pháp giảm thiểu

trong Chương trình quản lý môi trường và xã hội. Phần này gồm kết hoạch quản lý môi

trường, các chương trình phát triển đề xuất đối với những bên có liên quan, các phương

án đền bù và kế thực giám sát thực hiện. Ngoài ra, trong phần này cũng để cập đến các

phương thức giúp thực hiện các kế hoạch giám sát và quản lý môi trường; cơ chế tổ chức,

nhu cầu đào tạo, các chính sách, hệ thống quản lý, kế hoạch mua sắm đấu thầu và chi phí

thực hiện dự án.

1. Giai đoạn tiền xây dựng/thiết kế chi tiết.

Giai đoạn tiền xây dựng phải thực hiện nghiên cứu bổ sung, yêu cầu cấp phép và

các công việc khác có liên quan đến giai đoạn thiết kế kỹ thuật chi tiết. Thông tin thu

thập từ các hoạt động trên sẽ được sử dụng làm đầu vào thiết kế để đảm bảo giảm thiếu

những tác động có thể xẩy ra.

Page 129: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

129

Tóm tắt các tác động môi trƣờng tiềm năng và các biện pháp giảm thiểu tác

động trong giai đoạn tiền xây dựng.

Tác động Các biện pháp tăng cường giảm thiểu

Tiểu hợp phần cơ sở hạ

tầng đề xuất phải lập Báo

cáo đánh giá tác động môi

trường

Cam kết bảo vệ môi trường đối với các tiểu dự án cơ sở hạ tầng tại mỗi huyện sau

đó sẽ được trình lên UBND huyện đánh giá và phê duyệt;

Xác định các khu vực có

nguy cơ cao xảy ra tỉnh

trạng xói mòn và sụt lở đất

Lập báo cáo đánh giá địa chất đối với các vị trí nhạy cảm nền dịa chất yếu dốc,

đánh giá tính ổn định và tiềm ẩn cấu tạo;

Đánh giá địa chất chi tiết và nghiên cứu đánh giá địa mạo, đánh giá chính xác vị

trí, phạm vi mức độ của trầm tích;

1.1 .Yêu cầu về cơ sở luật.

Luật Bảo vệ môi trường (số 52/2005/QH11), Nghị định số 80/2006/ND-CP hướng

dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT hướng dẫn lập

Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường và Báo cáo đánh giá

môi trường chiến lược yêu cầu thực hiện đánh giá môi trường đối với các dự án trong

phạm vi quốc gia. Cục Bảo vệ môi trường Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường

là cơ quan hỗ trợ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc đánh giá vấn đề bảo

vệ môi trường trong đó bao gồm cả quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường đối

với tất cả các dự án đã đang và sẽ được thực hiện ở Việt Nam.

Như đã trình bày ở trên ba báo cáo đánh giá môi trường có thể phải được đệ trình

chờ phê duyệt là: Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Báo cáo đánh giá tác động

môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường và Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

đối với các dự án vẫn đang trong giai đoạn quy hoạch tổng thể. Đối với các dự án lớn

đang thực hiện nghiên cứu khả thi cần phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường,

còn những dự án nhỏ hơn ít ảnh hưởng đến môi trường, không gây ra ô nhiễm môi trường

nào nghiêm trọng hoặc không liên quan đến vấn đề đền bù tái định cư đối với nhiều hộ

gia đình thì chỉ cần lập bản Cam kết bảo vệ môi trường. Trong luật Bảo vệ môi trường có

một danh sách phân loại các dự án đã, đang và sẽ thực hiện . Nghi định số 80/2006/ND-

CP cũng đã chỉ rõ thành phần của Hội đồng đánh giá các báo cáo môi trường.

Theo như quy định trong Nghị định số 80/2006/ND-CP và Thông tư số

08/2006/TT-BTNMT, các hợp phần đề xuất trong phạm vi dự án giảm nghèo Lào Cai đã

tham vấn Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai và Phòng Bảo vệ Môi trường để xác

định dự án được phân loại như thế nào và đối với mỗi loại dự án trong giai đoạn thiết kế

kỹ thuật phải nộp những loại báo cáo nào. Sau khi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi

trường và Phòng bảo vệ môi trường, trong phạm vi Dự án Giảm nghèo Lào Cai tư vấn

phải đáp ứng những yêu cầu sau trước khi bước vào giai đoạn thực hiện dự án:

Page 130: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

130

- Theo như Điều số 24 trong Nghị định 80/2006/ND-CP, tư vấn phải lập Bản cam kết

bảo vệ môi trường đối với các tiểu dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh huyện

gồm cả xây dựng đường, cầu và đập tràn, thuỷ lợi..... Bản cam kết bảo vệ môi trường sau

đó sẽ được nộp lên UBND huyện hoặc sở tài nguyên môi trường xem xét;

Lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường và Bản cam kết bảo vệ môi trường theo tiểu

hợp phần như đã trình bày trên đều dựa trên hưỡng dẫn của thông tư số 80/2006/TT-

BTNMT. Việc lập các báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với hợp phần trong

chương trình phải phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ môi trường trước khi thực hiện

dự án.

1.2. Đánh giá địa kỹ thuật và địa chất công trình.

Đánh giá địa kỹ thuật và địa chất phải được thực hiện tại mỗi khu vực dự án trong

thời gian thiết kế kỹ thuật chi tiết. Những kiến nghị sau xác định nguy cơ tiềm ẩn đối với

những khu vực có độ lún và khả năng sụt lở đất cao. .

Tóm lại, những kiến nghị được đề xuất thực hiện:

- Đánh giá chi tiết địa chất đối với công trình xây dựng trong khu vực dốc và đánh giá

tính ổn định của độ dốc;

- Đánh giá chi tiết địa kỹ thuật và địa chất đối với các công trình kỹ thuật của vật chất

cấu tạo (ví dụ: xác định khả năng chống đỡ, đặc tính kỹ thuật của các lớp cấu tạo đất sét).

Kết quả đánh giá sẽ được dùng làm yếu tố đầu vào cho thiết kế chi tiết đối với các tiểu dự

án cơ sở hạ tầng.

2. Giai đoạn xây dựng.

Thông qua tìm hiểu các hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Lào Cai như nâng

cấp đường giao thông, xây dựng cầu, thuỷ lợi... chúng tôi đã hiểu thêm về cách thức thực

hiện dự án xây dựng của các nhà thầu trên địa bàn tỉnh từ đó xác định được tác động môi

trường của các công trình dự án đề xuất. Một số vấn đề trọng tâm đó được xác định như

sau:

Tập kết vật liệu xây dựng như cát, sỏi và đất thải có thể làm ảnh hưởng đến khu vực

đất nông nghiệp và thảm thực vật dọc theo triền núi;

Nếu không thực hiện kế hoạch quản lý giao thông sẽ gây nên tình trạng ách tắc giao

thông;

Thiếu các biển báo và chỉ dẫn đường để hướng dẫn cho những người điều khiển mô tô

giảm nguy cơ xảy ra tai nạn; Thiếu quy trình thực hiện an toàn lao động làm tăng rủi ro

tiềm ẩn đối với công nhân và người đi đường và dân xung quanh khu vưc công trường.

Chúng tôi cũng đã tìm hiểu một số dự án có áp dụng các biện pháp kiểm soát để giảm

thiểu ảnh hưởng đối với môi trường trong quá trình xây dựng. Những vấn đề tiếp theo đề

cập đến tác động tiềm năng đối với các tiểu dự án. Sau phần trình bày về các tác động

Page 131: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

131

chúng tôi đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động trên.

Bảng 2: Tóm tắt các tác động tiềm ẩn và đề xuất các biện pháp giảm thiểu trong quá

trình xây dựng

Tác động Các biện pháp giảm thiểu/tăng cường

Xói mòn đất do dọn

quang các thảm thực

vật, công việc đào

đắp đất và độ rung

lớn

Vạch tuyến chính xác đối với những nơi đổ đất và tập kết vật liệu xây dựng

Lắp đặt lưới ngăn xói lở đất, lưới thép ngăn đất, vật liệu xây dựng rơi vãi ra các khu vực

lân cận, các bể lắng phù xa v.v

Xây dựng mương thoát nước khi cần để làm chuyển hướng dòng chảy xa khỏi triền dốc,

nguồn nước, nơi đổ đất và tập kết vật liệu xây dựng.

Ô nhiễm đất ở những

tập kết nhiên liệu

máy trong khu vực

công trường

Phân định rõ khu vực tập kết nhiên liệu

Ngăn chặn tràn nhiên liệu bất ngờ

Tập huấn cho công nhân các biện pháp xử lý tình huống tràn xăng, dầu và các vật liệu

xây dựng bị ô nhiễm

Lấn vào đất của dân Hạn chế xây dựng lán trại, nơi đỗ xe và tập kết vật liệu ở vùng biên dự án

Nếu cần thì xây hàng rào phân cách để đảm bảo các hoạt động xây dựng chỉ diễn ra

trong khu vực vùng dự án.

Xác định đường biên của khu vực dự án

Tăng cường khai

thác đá và cát làm

nguyên vật liệu xây

dựng

Vật liệu xây dựng sẽ chỉ được phép khai thác từ những mỏ đá/cát đã được cấp phép/phê

duyệt

Lượng phù sa trên

các dòng chảy tăng Sử dụng triệt để các biện pháp để giảm thiểu phù sa

Dùng đất đào lên không sử dụng để chôn lấp các bãi rác, đổ thêm cho các vườn cây hoặc

làm vật liệu đắp đất.

Hạn chế chiều cao đối với các đống vật liệu tối đa là 2 m

Cọ rửa lốp xe tải và máy xây dựng để làm sạch hết đất bẩn trước khi ra khỏi khu vực xây

dựng

Ảnh hưởng đến thảm

thực vật và đất ở

Khi cần phải xây dựng hàng rào trong khu vực dự án để hạn chế các hoạt động ở khu

vực biên

Những nơi chứa vật liệu phải có mái che

Ngăn chặn vật liệu rơi vãi ra ngoài

Lắp đặt lưới ngăn xói lở đất, lưới thép ngăn đất và vật liệu xây dựng rơi vãi ra ngoài, bể

lắng phù sa v.v.

Tăng lượng phù sa

chảy ra các con sông Lắp đặt lưới chống xói mòn đất, lưới thép ngăn đất và vật liệu xây dựng rơi vãi ra bên

ngoài khu vực xây dựng, các bể lắng phù sa v.v

Dùng đất để lấp bãi rác, đổ thêm vào các vườn hoặc dùng làm nguyên liệu cho các hoạt

động đắp đất

Xây dựng các mương dẫn nước thải để chuyển hướng dòng chảy ra khỏi khu vực triền

Page 132: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

132

Tác động Các biện pháp giảm thiểu/tăng cường

dốc, nguồn nước và các khu vực đổ đất và tập kết vật liệu.

Làm tắc hệ thống

dẫn nước như các

kênh dẫn nước và

thoát nước

Lắp đặt lưới chống xói mòn đất, lưới thép ngăn đất và các vật liệu khác rơi vãi ra khỏi

khu vực xây dựng và các bể lắng phù sa v.v

Sử dụng đất để chôn lấp các bãi rác, đổ đất thêm vào các vườn cây hoặc dùng làm vật

liệu để đắp đất;

Xây dựng kênh thoát nước để làm lệch hướng dòng chảy xa sườn núi, nguồn nước và

nơi đổ đất và nơi tập kết vật liệu xây dựng

Nạo vét đất ở các mương thoát nước dẫn nước

Thay đổi chất lượng

nước Lắp đặt lưới ngăn xói mòn, lưới thép ngăn đất và nguyên vật liệu rơi vãi ra ngoài khu

vực xây dựng, các bể lắng phù sa v.v

Sử dụng đất chôn lấp rác, đổ thêm đất vào vườn và dùng làm vật liệu cho hoạt động đắp

đất.

Xây dựng mương thoát nước xa khỏi khu vực sườn dốc, nguồn nước và những nơi đổ

đất và nơi tập kết vật liệu

Đất và vật liệu xây

dựng làm ô nhiễm

nước

Lắp đặt mạng lưới thép để ngăn vật liệu và đất rơi vãi ra ngoài khu vực xây dựng, các bể

lắng phù sa.

Xây mương dẫn nước thải xa khỏi khu vực triền dốc, nguồn nước và nơi đổ đất và tập

kết vật liệu

Phân rõ vị trí tập kết nhiên liệu máy

Ngăn chặn tràn dầu

Tập huấn cho công nhân các biện pháp xử lý tình huống tràn nhiên liệu và các sản phẩm

xây dựng bị ô nhiễm

Tăng các vũng nước

và úng lụt

Những nơi trũng nước có thể tạo thành vũng cần phải có mái che

Xây dựng các mương dẫn nước để chuyển hướng dòng chảy ra xa khỏi khu vực sườn

núi, nguồn nước và nơi đổ đất và tập kết vật liệu xây dựng

Tăng lượng bụi Lắp đặt các lưới quanh khu vực xây dựng để giảm lượng bụi ra xung quanh

Trong mùa khô thường xuyên phun nước giảm lượng bụi

Nơi đổ đất và nơi tập kết vật liệu cần phải có mái che

Giữ các thảm thực vật trong vùng biên của dự án như là khu vực đệm giữa khu dân cư

và khu xây dựng

Những người công nhân xây dựng phải đeo mặt nạ phòng hộ

Tăng lượng khí thải

xe cộ Thường xuyên bảo dưỡng xe để đảm bảo khí thải ra là trong mức độ cho phép

Nên lắp thêm bộ phận giảm âm thích hợp cho xe để giảm thiểu lượng bịu thải ra.

Tăng tiếng ồn Lắp đặt lưới quanh khu vực dự án để giảm độ ồn

Duy trì các thảm thực vật trong vùng biên của dự án coi đây như là vùng đệm giữa khu

vực dân cư và khu vực xây dựng

Page 133: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

133

Tác động Các biện pháp giảm thiểu/tăng cường

Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân

Nên có kế hoạch thực hiện các công việc gây nhiều tiếng ồn trong những ngày nghi đặc

biệt đối với những khu vực nhạy cảm như trường học, nhà thờ, bệnh viện v.v

Dọn quang thảm

thực vật và đốn chặt

cây

Chỉ thực hiện dọn quang các thảm thực vật khi thực sự cần thiết

Phải trồng cây thay thế cho những cây bị chặt

Phá đất nông nghiệp Xác định những khu vực trồng cây nông nghiệp dọc theo chỉ giới

Thu lượm các loại

cây hoang dã và các

loại phong lan

Cấm công nhân tìm và lấy các loại cây hoang dã và phong lan

Ở khu vực xây dựng phải đặt các biển cảnh báo cấm lấy các loại cây hoang dã và phong

lan

Lây nhiễm mối và

các loài ký sinh khác Các cây sau khi bị đốn, chặt phải được xử lý để tránh mối xông

Các loài động thực

vật hoang dã bị xáo

trộn/biến mất

Cấm săn bắn các loài động thực vật hoang dã trong khu vực

Trong khu vực xây dựng phải đặt biển báo cấm săn các loài động thực vật hoang dã

Các loài thuỷ sinh

biến mất Lắp đặt lưới thép xung quanh các khu vực xây dưng và các bể lắng phù sa.

Xây dựng hệ thống thoát nước để chuyển hướng dòng chảy ra xa khỏi khu vực sườn núi,

nguồn nước và những nơi tập kết vật liệu và đổ đất

Xác định rõ ranh giới đối với khu vực tập kết xăng dầu

Có sẵn các vật dụng xử lý tràn nhiên liệu bất ngờ

Rủi ro đối với công

nhân xây dựng Thực hiện chặt chẽ quy định về an toàn lao động đối với công nhân

Thuê những người có kinh nghiệm điều khiển máy xây dựng

Không được phép sử dụng rượu trong khu vực công trường hoặc trong thời gian giải lao

Phải có ít nhất hai cán bộ được đào tạo về y tế trong khu vực công trường

Phải có một bệnh xá trong khu công trường thực hiện các công việc xây dựng quan trọng

hoặc những tủ cứu thương đối với khu thực hiện các công việc xây dựng đơn giản hơn.

Luôn có xe cứu thương chờ sẵn trong trường hợp tai nạn không may cần phải bác sỹ

điều trị

Thực hành sơ cứu trong trường hợp khẩn cấp

Thực hiện các chiến dịch giao dục sức khoẻ cho công nhân

Tăng các bệnh về

đường hô hấp đối với

các công nhân

Lán trại của công nhân phải đảm bảo thông thoáng

Giảm thiểu đốt gỗ, than để nấu ăn

Tăng số người mắc

các bệnh truyền

nhiễm

Đậy các bể chứa nước để ngăn ngừa sự sinh sản của bọ gậy và muỗi

Khơi thông các rãnh thoát nước để giảm thiểu sự sinh sản của ruồi trong khu lán trại của

công nhân

Tăng nguy cơ xảy ra

tai nạn dọc theo các

đường vào và khu

Lái xe phải tuân thủ nghiêm luật giao thông

Công nhân lái máy cũng phải tuân thủ nghiêm luật giao thông

Page 134: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

134

Tác động Các biện pháp giảm thiểu/tăng cường

vực công trường xây

dựng

Tăng lượng rác thải

trong đó có cả rác

thải xây dựng

Vật liệu xây dựng dùng rồi có thể được tái chế hoặc sử dụng lại cho các công trình xây

dựng khác hoặc bán lại

Phải thu gom và xử lý rác thải xây dựng thừa tại những bãi rác đã được phê duyệt

Phải tiến hành phân loại rác trong khu công trường

Ở một số nơi trong khu công trường phải đặt các thùng rác

Thu gom và xử lý rác trong khu công trường thường xuyên theo đúng hướng dẫn.

Rác thải độc hại Phải có thùng đựng rác thải độc hại riêng

Thu gom và xử lý rác thải độc hại theo đúng quy định và hướng dẫn hiện hành

Tăng lưu lượng giao

thông dọc theo các

tuyến đường vào và

trong khu vực xây

dựng

Có kế hoạch quản lý giao thông

Lên kế hoạch xây dựng để đảm bảo các hoạt động xây dựng được thực hiện ngoài những

ngày cao điểm

Vận chuyển hàng hoá vật liệu ngoài giờ cao điểm

Dựng biển báo trong khu vực công trường đang thi công để người điều khiển phương

tiện chủ động tìm các đường khác

Thông báo cho người dân trong khu vực trước khi thi công ở các tuyến đường đông

người qua lại hoặc những cụm dân cư đông đúc.

Ảnh hưởng đến các

công trình ngầm Xác định các công trình ngầm đưa vào kế hoạch thi công Cần phải thông báo trước cho

những công nhân sẽ thi công trên những khu vực có công trình ngầm về tình trạng của

khu vực

2.1 Môi trƣờng đất.

Xây dựng lán trại, khu vực đậu xe, tập kết nguyên vật liệu xây dựng được thực

hiện trước khi bắt đầu công việc xây dựng. Điều này liên quan đến việc phát quang cây

cối ở khu vực xung quanh dẫn đến làm tăng khả năng xói lở đất trong tương lai. Tập kết

các nguyên vật liệu độc hại như xăng dầu, đổ đất ở những nơi không đúng quy định có

thể làm ô nhiễm đất nếu như không thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Tuy

nhiên, các hoạt động xây dựng đối với các tiểu dự án khác nhau trong dự án có thể xâm

phạm đến các khu vực đất thuộc sở hữu cá nhân có thể làm ảnh hưởng đến việc sử dụng

hiệu quả đất hiện tại cũng như tương lai.

Xây dựng các các tiểu dự án khác khác nhau sẽ yêu cầu các loại vật liệu như cát

sỏi có sẵn trong vùng dự án. Trong tỉnh có sẵn một số các mỏ đá và cát. Do vậy, trong

quá trình xây dựng các hoạt động khai thác đá và cát sẽ tăng lên làm ảnh hưởng trực tiếp

đến cuộc sống của người dân cư trong khu vực. Một số vấn đề được xác định trong khu

vực khai thác đá và cát là chưa có các biện pháp quản lý môi trường nhằm hạn chế các

Page 135: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

135

tác động trực tiếp đến môi trường và thiếu quy định về đảm bảo an toàn lao động. Trong

các chuyến nghiên cứu thực địa, chúng tôi nhận thấy các công nhân khai thác đá không

được trang bị các thiết bị bảo hộ lao động. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn

đối với các công nhân này.

Các công việc đào đắp đất, vận chuyển đất, cắt dốc (ở một số khu vực) và cán

nguyên vật liệu thừa có thể làm tăng bùn trên bề mặt khu mà các biện pháp kiểm soát

không được áp dụng hoặc không được thực hiện. Phù sa đặc có thể ảnh hưởng ngay đến

các khu vực xung quanh đặc biệt là những khu vực đất nông nghiệp, ở 4 huyện này đất

chủ yếu là đất nông nghiệp. Các phương tiện hạng nặng khi đi lại với độ rung lớn sẽ làm

long đất tiềm ẩn nguy cơ sụt lún đất ở khu vực dọc theo triền núi hoặc ở những khu vực

dễ bị sụt lở.

Để giảm thiểu các tác động ảnh hưởng đến môi trường đất do các hoạt động xây

dựng gây ra, cần phải thực hiện một hoặc một số biện pháp giảm thiểu trước khi khởi

công xây dựng công trình như sau:

1) Phải lập thiết kế chi tiết trước để giảm lượng đất không sử dụng. Đào đất rồi

dùng đất làm vật liệu để lấp/đắp ở những nơi khác sẽ là biện pháp thích hợp để giảm

thiểu lượng đất thừa. Đất đào lên nếu không sử dụng cần phải tập hợp và đổ ở một chỗ

thích hợp. Đất này cũng có thể chuyển cho các hộ gia đình sử dụng làm nguyên liệu đắp

nền nhà hoặc sử dụng vào các công việc tương tự khác. Ngoài ra, đất này cũng có thể đổ

vào các vườn cây. Phải yêu cầu các nhà thầu đảm bảo không còn đất thừa trong khu vực

xây dựng khi hoạt động thi công đã hoàn tất. Đối với các công trình thi công, các công

việc thu dọn này phải thực hiện xong trước khi hoàn thành công việc xây dựng.

2) Có thể rút ngắn thời gian xây dựng ban đầu bằng cách huy động nhiều nhà thầu

cùng một lúc. Thực hiện kế hoạch thích hợp đối với hoạt động xây dựng để đảm bảo

giảm thiểu tác động. Sau đó tiếp tục thực hiện các hoạt động xây dựng khác để đảm bảo

rằng các tác động sẽ được giảm thiểu. Việc xây dựng được đề xuất thực hiện trong bất kỳ

thời gian nào có thể của mùa khô.

3) Những khu vực trống xa sườn dốc, nguồn nước và khu dân cư nên được tận

dụng làm nơi tập kết vật liệu xây dựng hoặc làm nơi đổ đất tạm thời. Tại những vị trí này

nên làm lán để chứa vật liệu thích hợp. Cần phải lắp đặt thêm lưới ngăn đất, vật liệu từ

khu vực thi công rơi vãi ra bên ngoài, bể lắng phù sa để trong những ngày mưa, đất và

vật liệu xây dựng không làm ô nhiễm đất

4) Độ cao của các lán này không nên vượt quá 2 m để tránh vật liệu tràn ra ngoài.

Xây dựng mái che cho các lán này để mưa gió không làm bay (tràn) vật liệu. Các tấm

nhựa hay nhựa đường là những vật liệu thích hợp nhất dùng để làm mái che cho các lán

như thế này.

Page 136: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

136

5) Cần thiết phải xây dựng hoặc lắp đặt các biện pháp bảo vệ đối với những khu

vực dốc hoặc những khu vực có nguy cơ xói lở cao. Cần phải lắp đặt các lưới ngăn xói

mòn đất hoặc những bể lắng phù sa. Các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật khác như lắp đặt các

tấm lưới thép ngăn đất và vật liệu xây dựng rơi vãi ra các khu vực xung quanh cũng cần

phải được thực hiện để giảm để giảm thiểu xói mòn. Các cấu trúc hỗ trợ có thể cần phải

xây dựng dọc theo ta luy có độ dốc lớn.

6) Lốp xe và thiết bị sẽ cần sử dụng cho quá trình xây dựng cần phải được cọ rửa

sạch trước khi ra khỏi công trường thi công để đảm bảo đất bẩn không bị đưa ra những

nơi khác.

7) Cần phải đào thêm một số rãnh thoát nước thải tạm thời không để nước đọng

thành vũng trong khu vực công trường. Các kênh thoát nước này nên đặt xa khu vực

nguồn nước, đất nông nghiệp đặc biệt là các ruộng bậc thang.

8) Vật liệu đá chỉ được khai thác từ các khu vực đã được cấp phép. Các khu vực

được cấp phép khai thác đá phải được đánh giá tác động và có sự phê chuẩn trước khi

tiến hành khai thác tuân thủ theo đúng hướng dẫn trong Luật Bảo vệ môi trường. Điều

này đảm bảo các biện pháp kiểm soát sẽ được thực hiện trong khu vực khai thác đá để

giảm thiểu tác động đối với cộng đồng địa phương.

9) Hoạt động xây dựng sẽ được thực hiện có áp dụng các tiêu chuẩn an toàn lao

động sao cho phù hợp với Luật Xây dựng của Việt Nam

10) Việc xác định chiều dài của đường biên dự án sẽ thực hiện trong giai đoạn

thiết kế chi tiết. Sau đó, khu vực thực hiện tiểu dự án sẽ được rào lại để đảm bảo quá

trình xây dựng không xâm phạm vào đất tư. Lán trại của công nhân, nơi đậu xe, khu tập

kết vật liệu xây dựng chỉ được xây dựng trong khu vực dự án hoặc ở những nơi đã được

phê duyệt.

2.3- Nƣớc.

Các hoạt động xây dựng có thể làm tăng lượng phù sa ở các sông suối làm ảnh

hưởng đến chất lượng nước nếu như không áp dụng các biện pháp kiểm soát kịp thời

nghiêm ngặt. Nếu thiếu các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng, không có bãi đổ đất,

bãi tập kết vật liệu thích hợp, không có nơi xử lý rác, nhiên liệu (xăng, dầu) và các

nguyên liệu khác thì rác thải có thể làm tắc dòng chảy gây nên hiện tượng ngập úng ở

trong khu vực dự án đồng thời làm tăng lượng phù sa cho các dòng chảy. Nếu như trong

giai đoạn thiết kế chi tiết nếu chúng ta không tính đến tác động này thì các dòng chảy sẽ

bị ảnh hưởng. Các kênh thoát nước và dẫn nước dọc theo tuyến đường cũng có thể bị tắc

gây nên những vũng nước trong vùng dự án. Nước xung quanh khu vực dự án cũng có

khả năng bị nhiễm bẩn từ các loại nhiên liệu sử dụng trong quá trình xây dựng như xăng,

dầu, phù sa, đất v.v Điều tương tự đối với các kênh dẫn nước đi qua khu vực dự án.

Page 137: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

137

Ngoài ra nước thải sinh hoạt từ các khu vực lán trại của công nhân thải ra cũng có

nguy cơ làm tăng ô nhiễm nguồn nước ở các khu vực gần đó.

Ngoài những biện pháp giảm thiểu được xác định để giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn

nước do vận chuyển đất đến các khu vực nguồn nước, đối với việc xây dựng các công

trình cần bổ sung một số biện pháp như:

Thiết kế chi tiết công trình phù hợp với các dòng chảy tự nhiên. Trong thiết kế phải

tính đến trường hợp mưa lớn nếu không khi lưu lượng nước tăng lên sẽ xảy ra hiện tượng

ngập úng cục bộ. Tương tự đối với thiết kế ở những đoạn có kênh dẫn nước chảy qua

hoặc chảy song song trong khu vực dự án.

Cần phải xây dựng các rãnh thoát nước trong khu vực dự án đặc biệt là những bãi tập

kết vật liệu, bãi đổ đất.

Trong khu vực dự án nên có các nhà vệ sinh chuyên dụng cho các khu vực công

trường. Phải thường xuyên có những xe thu gom phân từ các nhà vệ sinh này đưa về xử lý

tại các nơi xử lý nước thải theo quy định. Không được phép để nước thải từ khu vệ sinh

sinh chảy ra các dòng chảy và các nguồn nước cạnh đó.

2.4- Không khí, tiếng ồn và độ rung.

Hoạt động xe cộ và vận chuyển các thiết bị hạng nặng trong khu vực dự án sẽ làm

tăng lượng bụi và tăng tiếng ồn. Tiếng ồn dù có tăng nhưng không được vượt quá mức độ

cho phép đã được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 5949-1995 “ Mức độ tiếng ồn tối đa

cho phép cho khu vực công cộng và khu vực dân cư” và tiêu chuẩn TCVN 5948-1999 “

Mức độ tiếng ồn tối đa cho phép đối với các loại xe lưu thông trên đường”. Loại tác động

này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn đối với dân cư, động thực vật hoang dã trong vùng

dự án. Nhưng đây lại là tác động lâu dài đối với những người công nhân nếu như họ

không có thiết bị bảo hộ lao động.

Chất thải từ các phương tiện giao thông tăng lên là điều chắc chắn nhưng điều

kiện tự nhiên của khu vực cũng cho phép tán xạ các chất thải từ các loại phương tiện trên.

Vận chuyển nguyên vật liệu từ các mỏ đá và nơi cung cấp đến khu vực dự án có thể làm

tăng lượng bụi trên tuyến đường.

Mặc dù những tác động trên chỉ là các tác động tạm thời và diễn ra trong thời gian ngắn

nhưng các nhà thầu cũng nên thực hiện những biện pháp giảm thiểu sau:

Lên sẵn kế hoạch xây dựng để đối phó được với các vấn đề có thể xảy ra trong khu

vực dự án. Khi thi công gần những nơi nhạy cảm như trường học, bệnh viện, hộ gia đình,

các điểm du lịch nhà thầu cần phải lên kế hoạch thực hiện vào những ngày nghỉ như

những ngày cuối tuần. Phổ biến thông tin cho các khu vực này để họ tự bố trí kế hoạch

không làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của họ

Page 138: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

138

Các phương tiện vận tải sử dụng trong khu vực xây dựng nên lắp thêm bộ phận giảm

tiếng ồn và phải tuân thủ theo đúng quy định của Việt nam về chất thải xe cộ dựa trên tiêu

chuẩn số 6438:2001 “Hạn chế lượng khí thải thoát ra từ các phương tiện lưu thông trên

đường”

Cần phải phun nước thường xuyên ở một số khu vực để giảm bụi. Tuy nhiên, công

việc này chỉ nên thực hiện khi thật cần thiết và không nên làm công việc quá thường

xuyên, nếu không sẽ làm tăng lượng bùn trong khu vực dự án đặc biệt là những khu vực

trồng cây nông nghiệp và thảm thực vật.

Bãi đổ đất và tập kết nguyên vật liệu tạm thời phải có mái che để tránh trường hợp khi

có gió bịu tung lên.

Công nhân phải có thiết bị bảo hộ lao động cần thiết đúng theo hướng dẫn về an toàn

lao động đã được phê chuẩn. Các thiết bị bảo hộ lao động gồm mũ cứng, kính an toàn,

giày và găng tay bảo hộ. Yêu cầu những người lái xe tải phải căng bạt để che các vật liệu

họ chở.

Khu vực dự án phải được che chắn cẩn thận để đảm bảo bịu và tiếng ồn không làm

ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Khi cần thiết nên lập các vùng đệm thực vật để giảm

tiếng ồn và bụi.

2.5- Hệ sinh thái thuỷ sinh và đất.

Khi xây dựng một số thảm thực vật sẽ phải phát quang lấy chỗ chứa nguyên vật

liệu xây dựng, đỗ xe và lám lán trại cho công nhân. Hầu hết các thảm thực vật trong khu

vực dự án gồm cỏ, bụi cây và các cây thuộc họ dương xỉ. Tuy nhiên, cũng có một số cây

to cần phải chặt để lấy chỗ xây dựng. Ngoài ra, hệ sinh thái cũng có thể bị ảnh hưởng do

khả năng công nhân trong công trường đi lượm các loại phong lan rừng và các loại cây

khác về trồng trang trí.

Đất trồng trọt cũng bị ảnh hưởng những khu đất này nằm trong hoặc thuộc rìa

ngoài ngay cạnh khu vực phụ cận của vùng dự án hoặc nằm dọc theo chỉ giới . Cây và

thảm thực vật bị chặt cần có biện pháp xử lý kịp thời nếu không để lâu sẽ bị mối xông

làm lan sang nhiều cây khác.

Sói lở đất gây ra bởi đổ đất không hợp lý hoặc do có các phương tiện vận tải

thường xuyên hoạt động ở những khu vực ta luy có độ dốc lớn làm ảnh hưởng đến các

thảm thực vật, khu vực trồng cây nông nghiệp gần khu vực công trường. Các kênh dẫn

nước dọc theo các tuyến đường có thể bị tắc do đất và các loại vật liệu xây dựng sẽ làm

ảnh hưởng đến yêu cầu về nước tưới đối với mùa màng. Hơn nữa, hệ thống kênh dẫn

nước của địa phương là sử dụng các máng nước bằng tre bắc ngang qua đường nên khi

xây dựng các nhà thấu phải hết sức chú ý. Nhiên liệu như xăng, dầu sử dụng cho các

Page 139: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

139

phương tiện vận tải nếu không được cất trữ hợp lý sẽ làm ô nhiễm các dòng chảy gần đó

sẽ làm ảnh hưởng đến mùa màng và các thảm thực vật dọc theo ta luy. Tác động này

cũng ảnh hưởng đến các loài thuỷ sinh sống trong khu vực,

Tiếng ồn và độ rung xuất hiện trong quá trình xây dựng có thể làm ảnh hưởng các

loài hoang dã. Nhưng điều này kéo dài không lâu hơn nữa các loài ở đây chủ yếu là cáo,

côn trùng, các loại bướm và một số loại khác, khá phổ biến. Tuy nhiên, cũng không thể

tránh khỏi trường hợp công nhân trong các lán trại có thể săn bắt các loài này làm thức ăn

vì thế cũng có những tác động đối với số lượng loài trong vùng dự án.

Để giảm thiểu tác động trên đối với khu vực đất nông nghiệp, cộng đồng dân cư

sống ở những vùng phụ cận, loài hoang dã và các loài thuỷ sinh, chúng ta cần thực hiện

những biện pháp giảm thiểu sau:

Hạn chế phát quang những thảm thực vật, chỉ thực hiện các hoạt động này khi thực

sự cần thiết. Các loại cây bụi đã bị phát quang phải đem ủ thành phân hoặc chuyển

sang/xử lý ở những khu vực bãi rác để tránh mối mọt lây lan sang khu vực phụ cận.

Không được đốt cây phát. Việc phát quang các thảm thực vật và chặt cây sẽ phải tuân thủ

theo các quy định trong luật.

Những khu vực dự án có cây nhỏ thì nhổ các cây đó lên rồi mang sang các khu vực

khác thích hợp hơn để trồng.

Trồng cây thay thế cho các cây đã bị chặt và hoạt động này phải tuân theo quy định

của UBND huyện.

Đối với các công trình thi công những tác động chỉ diễn ra trong thời gian gian

ngắn và không cần thiết phải lắp đặt những lưới ngăn sói lở đất ở những nơi có kênh dẫn

nước chảy qua. Khi hoàn thành công việc xây dựng, thì phải khơi thông lại các kênh dẫn

nước để đảm bảo dòng chảy không bị gián đoạn và không xảy ra tình trạng lũ lụt. Trong

giai đoạn thiết kế chi tiết nếu cần phải đưa các biện pháp giảm thiểu đối với các kênh dẫn

nước. Hiện tại không có kênh dẫn nước nào cần phải tránh ảnh hưởng đến yêu cầu dẫn

nước đến các ruộng lúa.

Khi xây dựng cần phải chú ý đến hệ thống dẫn nước tự tạo của bà con dân tộc. Cần

thiết phải gia cố lại các hệ thống này trước khi tiến hành xây dựng công trình để tránh làm

cản trở dòng chảy.

Các biện pháp cần phải thực hiện để tránh xói lở ở những khu vực có độ dốc lớn đã

được trình bày ở trên. Đất và các nguyên liệu khác cần đổ xa những nơi có ta luy cao.

Hơn nữa, các loại rác xây dựng không được tái sử dụng thì phải được vận chuyển đến xử

lý ở những nơi thích hợp.

Các loài hoang dã tạm thời biến mất trong thời gian xây dựng là điều không tránh

Page 140: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

140

khỏi nhưng sau đó chúng lại quay trở lại nơi sinh sống khi không còn hoạt động xây

dựng. Tuy nhiên, nhà thầu và công nhân cần phải thông báo rộng rãi để bà con không

phép săn bắt các loài hoang dã theo đúng quy định số 551LN/KL Bộ Lâm nghiệp.

Trong vùng dự án cần gắn các biển cấm công nhân săn bắt và thu lượm các loại cây,

con hoang dã.

2.6- An toàn lao động.

Hoạt động xây dựng mang lại khá nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với công nhân. Khí thải

từ máy móc xây dựng có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người công nhân. Gỗ, than

dùng để nấu ăn ở các lán trại nhân cũng làm tăng lượng khói và khí thải. Lán trại nếu

không thoáng gió và hợp vệ sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân. Các

nguyên nhân trên làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh về đường hô hấp cho các công nhân.

Ngoài ra, nước thải từ các khu lán trại của họ ứ đọng lại thành vũng, đây sẽ là môi trường

lý tưởng cho bọ gậy, muỗi và các côn trùng khác sinh trưởng.

Bệnh lây lan, các bệnh truyền nhiễm cũng có thể gia tăng trong thời gian xây

dựng. Vì các loại máy xây dựng tăng lên trong khu vực dự án nên nguy cơ xẩy ra tai nạn

trên các tuyến đường này là rất lớn nếu những biện pháp an toàn thích hợ không được áp

dụng. Làm việc trên khu vực ta luy dốc đứng rất nguy hiểm có thể gây trượt ngã chết

người vì khu vực thực hiện dự án là khu vực rất trơn dốc. Ngoài ra việc sử dụng các thiết

bị lao đông thủ công như búa, xẻng và cuốc v.v càng làm tăng nguy cơ gây tai nạn đặc

biệt là đối với những công nhân có kỹ năng kinh nghiệm thao tác với các công việc xây

dựng bằng tay.

Các biện pháp giảm thiểu để giải quyết những tác động trên bao gồm:

Thực hiện các biện pháp an toàn lao động trong suốt giai đoạn xây dựng dự án.

Không chỉ áp dụng các biện pháp an toàn cho riêng công nhân mà còn cả những người có

liên quan, trang bị cho họ các thiết bị bảo hộ cá nhân.

Công nhân chỉ được dựng lán trại khu vực dự án hoặc trong khu vực đã được cho

phép. Những vị trí này phải xa những khu vực nhạy cảm như ta luy dốc, nguồn nước. Lán

trại, khu đỗ xe công trường và nơi tập kết nguyên vật liệu không được phép ở gần khu

vực đất ở nếu chưa được phép của chủ nhà.

Nhà thầu nên thuê những công nhân lái máy có nhiều kinh nghiệm để giảm thiểu

rủi ro gây tai nạn.

Những khu vực xây dựng cần có phương án điều trị khẩn cấp bao gồm nhưng

không hạn chế như sau:

- Có ít nhất 1 người biết sơ cứu trong khu vực dự án trong bất kỳ thời gian nào;

Page 141: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

141

Xác định được bệnh viện hoặc trạm xá gần nhất trong trường hợp phải sơ cứu các

vết thương nặng

Khả năng phải có xe trong trường hợp cứu thương khẩn cấp

Nhà thầu không được phép sử dụng rượu chè trong khu vực dự án thậm chí cả

trong các lán trại của công nhân để giảm thiểu tai nạn.

Thực hiện chương trình giáo dục chăm sóc sức khoẻ vệ sinh cá nhân cho những

công nhân để giảm nguy cơ mắc bệnh trong khu lán trại công nhân. Có chiến dịch phổ

biến thông tin thậm chí cả phổ biến thông tin về các bệnh lây nhiêm như bệnh lấy qua

đường tình dục HIV/AIDS.

2.7- Sức khoẻ cộng đồng.

Nếu không vệ sinh các khu lán trại sẽ ứ đọng nước trở thành nơi sinh sản của các

loại bọ gậy, muỗi ruồi.

Do có nhiều phương tiện máy móc lưu thông trên đường hơn trước nên các loại

thải từ các loại cộ, mức độ tiếng ồn tăng lên. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến sức

khoẻ của những người sống quanh khu vực xây dựng. Tăng lượng khí thải từ các loại

phương tiện giao thông dọc theo các tuyến đường trong khu vực dự án do việc vận

chuyển và bốc dỡ vật liệu xây. Tuy nhiên, tình trạng này không đáng kể và diễn ra trong

thời gian ngắn vì điều kiện tự nhiên ở khu vực này cho phép tán xạ các loại khí thải ngay

lập tức. Nhưng lượng xe cộ tăng lên sẽ dẫn đến việc tăng tình trạng xảy ra tai nạn dọc

theo các tuyến đường dẫn vào khu vực xây dựng. Thiếu các biển cảnh báo lái xe khu vực

công trường đang thi công cũng có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn ở những khúc

ngoặt.

Những biện pháp cần áp dụng để giảm thiểu các tác động trên đối với sức khoẻ cộng

đồng.

Dọn dẹp sạch sẽ công trường thi công đặc biệt là những khu vực có nước tù đọng

và nơi tập kết vật liệu xây dựng tạm thời để giảm thiểu các ảnh hưởng đến những khu vực

xung quanh và cộng đồng. Thu gom và xử lý các loại rác thải phát sinh trong quá trình

xây dựng đảm bảo vệ sinh cho khu vực.

Các loại phương tiện được sử dụng gồm các thiết bị thi công sẽ phải tuân theo

hướng dẫn quy định về khí thải như trong quy định số TCVN 6438:2001

Lái xe, công nhân lái máy yêu cầu phải có giấy phép lái xe hợp lệ để tránh tình

trạng gây rai nạn và khi đi qua những tuyến đường đang thi công họ phải tuân thủ theo

đúng luật giao thông đường bộ đặc biệt là những khu vực có mật độ dân cư cao và khu

vực xây dựng. Hoạt động giám sát thi công sẽ phải do người có kinh nghiệm thực hiện để

Page 142: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

142

giảm tai nạn xảy ra trong quá trình thi công.

Phải gắn biển cảnh báo những người điều khiển mô tô và người dân trong khu vực

về công trường đang thi công. Vấn đề này phải được thực hiện nghiêm ngặt trong khu

vực. Phải bổ sung những biển bảo cần thiết khi có công nhân làm việc trong các đoạn cua

nguy hiểm, hoặc những nơi ta luy dốc đứng hoặc những nơi có nguy cơ xảy ra sụt lở đất.

2.8- Rác thải rắn và rác thải độc hại.

Trong quá trình xây dựng không thể tránh khỏi việc xuất hiện rác thải.

Do sử dụng các máy móc xây dựng nên phải có nơi dự trữ nhiên liệu như dầu mở vì các

thiết bị này khó có thể vận hành nếu chỉ nạp nhiên liệu đơn thuần. Các bãi dự trữ xăng

dầu không thích hợp có thể làm ô nhiểm nguồn nước và đất ảnh hưởng đến những người

sử dụng nguồn nước đó.

Nhà thầu nên thực hiện hệ thống quản lý trong công trường xây dựng. Hệ thống

quản lý rác phải phù hợp với yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường và hướng dẫn thực

hiện.

Quản lý rác thải rắn là một trong những yêu cầu đối với nhà thầu để giải quyết vấn

đề rác thải do ở những khu lán trại của công nhân. Nên đặt các thùng rác trong các khu

vực gần nơi lán trại của các công nhân xây dựng để giảm hoạt động xử lý rác không thích

hợp. Những loại rác thải này phải thường xuyên được thu gom và xử lý. Đối với các công

nhân, họ nên được thông báo về quy định này trước khi tiến hành công việc xây dựng.

Khu vực để nhiên liệu thích hợp trong công trường gần khu vực lán trại của công

nhân. Điều này bao gồm những chất ô nhiễm bình xăng dầu. Nên có những bình đựng

nhiên liệu di động, những bình bằng nhựa to sẽ thích hợp hơn trong trường hợp này.

Hơn nữa, nơi tập kết rác thải và rác thải độc hại tạm thời trong khu vực dự án phải

xa những nơi nguồn nước và kênh dẫn nước để tránh làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn

nước. Những bình chứa xăng dầu, nơi đỗ xe và các máy móc xây dựng nên được đặt xa

những khu vực ta luy có độ dốc cao để tránh xảy ra tai nạn bất ngờ.

Các nhà thầu phải hiểu biết cách thức trình tự để xử lý trong tình huống tràn nhiên

liệu, và phải có vật liệu chống tràn cần thiết. Công nhân xây dựng sẽ phải được tập huấn

về các cách thức xử lý khi xảy ra tình huống. Các nhà thầu không được phép để đất bị ô

nhiễm do tràn nhiên liệu. Trong trường hợp, đất bị nhiễm bẫn, thì số đất đó phải được thu

gom và xử lý ở khu xử lý rác thải độc hại. Nhà thầu đồng thời phải có trách nhiệm

thông báo trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường, chủ tịch UBND huyện/xã biết về

sự cố tràn nhiên liệu ảnh hưởng đến nguồn nước để họ có thông báo với bà con nhằm

giảm thiểu ảnh hưởng đến cộng đồng sử dụng nước.

Page 143: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

143

2.9- Giao thông.

Các công trình xây dựng thuộc các tiểu dự án cơ sở hạ tầng tế có thể làm tăng lưu

lượng giao thông trong khu vực dư nếu như không có kế hoạch quản lý giao thông hay

lịch trình xây dựng. Điều này có thể dẫn đến ách tắc giao thông và tăng lượng nhiên liệu

phải sử dụng khi điều khiển xe qua các tuyến đường này. Giao thương hàng hoá, dịch vụ

cũng bị ảnh hưởng do thời gian vận chuyển tăng lên. Các hoạt động thương mại của các

cơ sở kinh doanh đóng trong địa bàn cũng bị ảnh hưởng.

Tai nạn có thể nguy cơ xẩy ra nếu như không lắp các biển báo trong khu vực phụ

cận. Hơn nữa, vấn đề ách tắc giao thông sẽ làm tăng tiếng ồn và khí thải do số lượng lớn

xe bị ách lại trên đường tăng lên. Điều này gây nên những phiền toái cho những khu vực

nhạy cảm trong khu vực xây dựng.

Ách tắc giao thông dọc theo các khu vực sẽ được giảm thiểu nếu áp dụng kế hoạch

xây dựng hợp lý. Các hoạt động xây dựng nên được thực hiện vào các ngày nghỉ.

Kế hoạch quản lý giao thông cần phải được áp dụng tính đến cả trường hợp tìm con

đường thay thế khi có thể. Nên thông báo kế hoạch quản lý giao thông cũng như kế hoạch

xây dựng cho các hộ dân trong khu vực để họ chủ động lên kế hoạch cho họ trong suốt

thời gian thi công xây dựng. Lắp đặt thêm các biển chỉ dẫn cho người điều khiển mô tô về

khu vực công trường đang thi công để họ chủ động phòng tránh tai nạn. Những vấn đề

này cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ đặc biệt là những chỗ ngoặt

nguy hiểm.

2.10- Những công trình ngầm.

Một số công trình ngầm có thể bị ảnh hưởng do công việc đào đắp đất khi thực

hiện các công trình như đường ống nước, các đường nước thải Điều này có thể làm cho

những người dân sống ở khu vực này không thoải mái vì làm ảnh hưởng đến cuộc sống

thường nhật của họ.

Trong giai đoạn thiết kế chi tiết, tư vấn cần xác định vị trí của các công trình ngầm

trên rồi sau đó vẽ lại thành bản đồ xây dựng. Công việc này giúp họ tránh làm ảnh hưởng

đến các công trình ngầm và gây ra những điều phiền toái cho công đồng.

2.11- Những khu vực khảo cổ có giá trị.

Không xác định được những khu vực khảo cổ mà bị ảnh hưởng bởi dự án. Trong

một số tuyến đường giao thông nông thôn những khu vực này không bị ảnh hưởng bởi dự

án. Vườn Quốc Gia Hoàng Liên cũng là một vị trí gần khu vực dự án nhưng không có

hoạt động xây dựng nào được thực hiện tại khu vực này.

Page 144: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

144

3- Thực hiện chƣơng trình quản lý môi trƣờng và xã hội.

Chương trình quản lý môi trường và xã hội:

Chương trình quản lý môi trường và xã hội được trình bày trong phần tiếp theo

đây. Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội riêng đối với mỗi tiểu dự án được xây dựng

trong thời gian thiết kế chi tiêt dựa trên kiến nghị được trình bày trong đây. Chương trình

quản lý môi trường và xã hội sẽ do nhà thầu xây dựng và nhóm cộng đồng thực hiện. Ban

quản lý dự án tỉnh và các ban quản lý sẽ thực hiện giám sát và đánh giá thực hiện chương

trình quản lý môi trường và xã hội. Ban quản lý dự án tỉnh sẽ chịu trách nhiệm báo cáo

lên UBND tỉnh, BQLDA Trung ương và Ngân hàng thế giới WB

3.1 -Tóm tắt tác động và biện pháp giảm thiểu.

Các biện pháp giảm thiểu/ bày tóm tắt các tác động xác định đối với mỗi giai đoạn

của dự án, các biện pháp giảm thiểu, trách nhiệm và kế hoạch thực hiện, chi phí và bảo

hành. Trong giai đoạn tiền xây dựng, giai đoạn thiết kế chi tiết đối với tất cả các tiểu dự

án được thực hiện.

Bảng 3: Kế hoạch quản lý môi trường dự án giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn II tiền

xây dựng và thiết kế kỹ thuật chi tiết.

Các hoạt động của dự án và

tác động

Các biện

pháp giảm

thiểu/tăng

cường

Khung

thể chế

Kế

hoạch

thực

hiện

Khái

toán Luật

Yêu cầu lập Cam kết bảo vệ môi

trường đối với hợp phần xây dựng

cơ sở hạ tàng kinh tế của dự án

Lập Cam kết

bảo vệ môi

trường trình

lên UBND

huyện xem xét

và phê duyệt

Nhà thầu

thiết kế

chi tiết

Giaiđoạn

thiết kế

chi tiết

Luật Bảo vệ môi

trường số

52/2005/QH11

Nghị định số

80/2006/ ND-CP

Thông tư số

08/2006/TT-BTNMT

Những khu vực dự án có nguy cơ

xẩy ra sụt lún

Thực hiện

đánh giá địa

kỹ thuật và

địa chất chi

tiết

Nhà thầu

thiết kế

chi tiết

Giaiđoạn

thiết kế

chi tiết

Luật Bảo vệ môi

trường số

52/2005/QH11

Nghị định số

80/2006/ ND-CP

Thông tư số

08/2006/TT-BTNMT

Page 145: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

145

Các hoạt động của dự án và

tác động

Các biện

pháp giảm

thiểu/tăng

cường

Khung

thể chế

Kế

hoạch

thực

hiện

Khái

toán Luật

Yêu cầu lập Cam kết bảo vệ môi

trường đối với hợp phần xây dựng

cơ sở hạ tàng kinh tế của dự án

Lập Cam kết

bảo vệ môi

trường trình

lên UBND

huyện xem xét

và phê duyệt

Nhà thầu

thiết kế

chi tiết

Giaiđoạn

thiết kế

chi tiết

Luật Bảo vệ môi

trường số

52/2005/QH11

Nghị định số

80/2006/ ND-CP

Thông tư số

08/2006/TT-BTNMT

Những khu vực dự án có nguy cơ

xẩy ra sụt lún

Thực hiện

đánh giá địa

kỹ thuật và

địa chất chi

tiết

Nhà thầu

thiết kế

chi tiết

Giaiđoạn

thiết kế

chi tiết

Luật Bảo vệ môi

trường số

52/2005/QH11

Nghị định số

80/2006/ ND-

CPThông tư số

08/2006/TT-BTNMT

3.2- Thể chế tổ chức thực hiện.

UBND tỉnh sẽ là cơ qua chủ quản của toàn dự án. Các Sở ban ngành và Ban quản

lý dự án tỉnh. Tại mỗi huyện sẽ thiết lập các Ban quản lý dự án huyện và ban phát triển

xã. Các cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm giám sát các tư vấn, nhà thầu thực hiện thiết kế

chi tiết và xây dựng các hợp phần khác nhau của dự án.

- Ban quản lý dự án tỉnh Lào Cai: Ban quản lý dự án tỉnh Lào Cai được thành

lập hỗ trợ cơ quan chủ quan thực hiện dự án. Ban quản lý dự án tỉnh sẽ là đơn vị thực

hiện dự án. Ban quản lý dự án tỉnh là cơ quan nhà nước thực hiện kiểm tra các dự án đầu

tư của tỉnh Họ cũng sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm về dự án xây dựng năng lực cho các

cán bộ trong tỉnh Lào Cai.

- Ban quản lý dự án huyện: Các ban quản lý dự án huyện sẽ được thành lập tại 4

huyện tham gia dự án giảm nghèo tỉnh Lào Cai. Các Ban quản lý dự án huyện sẽ thuộc

UBND huyện. Họ chịu trách nhiệm thực hiện Chương trình quản lý môi trường và xã hội

tại huyện của họ.

Ban Quản lý dự án huyện cũng có trách nhiệm giám sát các tư vấn để đảm bảo

các biện pháp giảm thiểu cần thiết sẽ được đưa vào trong thiết kế chi tiết và những biện

pháp giảm thiểu này sẽ được thực hiện trong quá trình xây dựng.

- Ban phát triển xã: Các ban phát triển xã sẽ được thành lập tại các xã tham gia

dự án giảm nghèo tỉnh Lào Cai. Các Ban quản lý dự án xã sẽ thuộc UBND xã. Họ chịu

trách nhiệm thực hiện Chương trình quản lý môi trường và xã hội tại xã của họ.

Page 146: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

146

Ban Quản lý dự án xã cũng có trách nhiệm giám sát các tư vấn để đảm bảo các biện pháp

giảm thiểu cần thiết sẽ được đưa vào trong thiết kế chi tiết và những biện pháp giảm thiểu

này sẽ được thực hiện trong quá trình xây dựng.

- Tƣ vấn thiết kế: Tư vấn giúp đỡ cho các BQLDA các cấp trong thiết kế kỹ

thuật chi tiết và nếu cần thiết giám sát xây dựng cho các tiểu dự án. Tư vấn do các Ban

quản lý dự án quản lý trong thời gian lập thiết kế Ngoài ra tư vấn cũng có trách nhiệm

làm các công việc khác nếu được yêu cầu như đánh giá tác dộng môi trường xã hội và

chuẩn bị giấy phép sẽ yêu cầu kết thức giai đoạn thiết kế chi tiết dự án. Tư vấn đảm bảo

những kiến nghị đối với đánh giá tác động phù hợp với thiết kế chi tiêt cuối cùng của dự

án. Nếu tư vấn cũng thực hiện giám sát thi công thì họ phải đảm bảo các biện pháp giảm

thiểu trong đánh giá tác động sau đó sẽ được các nhà thầu thực hiện, đặc biệt là những tác

động liên quan đến giám sát văn hoá, đền bù tái định cư.

- Nhà thầu và nhóm cộng đồng: Nhà thầu và nhóm cộng đồng chịu trách nhiệm

thực hiện các biện pháp giảm thiểu được chỉ ra trong báo cáo đánh giá tác động môi

trường và xã hội. Nhà thầu và nhóm cộng đồng ,trong một phần hợp đồng của họ. sẽ phải

đảm bảo các biện pháp giảm thiểu phù hợp với chi phí xây dựng và những biện pháp cần

thiết sẽ được thực hiện trong suốt giai đoạn xây dựng cho đến khi hết dự án nếu cần thiết.

- Nâng cao năng lực: Nâng cao năng lực là một phần của dự án đặc biệt trong lĩnh

vực đánh giá môi trường dự án và đánh giá quy trình thực hiện các biện pháp bảo vệ môi

trường và giảm thiểu tác động của nhà thầu. Nâng cao năng lực cũng bao gồm cả hiểu biết

về vai trò của các cơ quan khác nhau trong quá trình thực hiện dự án. Hợp phần nâng cao

năng lực sẽ do các cơ quan ban ngành và các bên có liên quan đến dự án thực hiện. Thực

hiện nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý và cộng đồng sẽ là phương tiện hữu hiệu

để giảm thiểu các tác động môi trường nếu như không thể loại bỏ hoàn toàn. Nâng cao

năng lực cũng tạo điều kiện cho cộng đồng đánh giá được những tác động khác có thể có

trong giai đoạn thiết kế và thi công công trình.

Hợp phần nâng cao năng lực bao gồm các khía cạnh thể chế, giám sát. Tiếp theo

yêu cầu tập huấn cho cộng đồng. Trong quá trình thực hiện dự án cũng có thể xác định

thêm các yêu cầu đào tạo khác.

3.3- Đảm bảo chính sách.

Thực hiện dự án từ khâu thiết kế, xây dựng, vận hành bảo dưỡng đến khi phá dỡ

công trình sẽ phài phù hợp với các văn bản hướng dẫn, quy định, quyết định và các tiêu

chuẩn đang được áp dụng.

3.4- Chƣơng trình đánh giá môi trƣờng và xã hội.

Chương trình đánh giá môi trường và xã hội sẽ được đưa vào trong báo cáo nghiên

cứu tác động môi trường. Chương trình sẽ bao gồm các thông số cần thiết để giám sát

trong giai đoạn thi công, vận hành và bảo dưỡng. Một số thông số cần phải chú ý trong

Page 147: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

147

quá trình giám sát môi trường là chất lượng nước, chất lượng không khí, tiếng ồn, thực

vật, an toàn sức khỏe lao động, sức khỏe cộng động, tái định cư, đền bù đất đai và phát

triển xã hội.

3.5- Các chƣơng trình giáo dục phổ biến thông tin kiến thức.

Nếu có yêu cầu, sẽ phải thực hiện các chương trình giáo dục phổ biến thông tin

trong suốt quá trình thực hiện dự án. Chương trình giáo dục phổ biến thông tin áp dụng

cho các công nhân và những người liên quan đến thực hiện dự án gồm dân cư sống trong

khu vực, khách du lịch, những người điều khiển xe mô tô và những người có liên quan

khác. Chương trình giáo dục phổ biến thông tin cũng sẽ được thực hiện để cung cấp

thông tin cho những cộng đồng bị ảnh hưởng.

Các phương pháp phổ biến thông tin:

Cho các cá nhân (tham vấn/thảo luận với cá nhân, thăm các hộ gia đình, phát các

ấn phẩm như tờ rơi v.v)

Cho nhóm (tổ chức hội thảo, các cuộc hợp tập trung vào thảo luận nhóm và các

hoạt động tương tự)

Đa số (các chương trình phổ biến thông tin qua các phương tiện thông tin đại

chúng như đài, ti vi và các panô áp phích)

Các thông tin được đưa ra trong các chương trình phố biến thông tin cho cộng

đồng sẽ bao gồm việc mô tả các hoạt động thực hiện trong cộng đồng, các tác động có

thể xẩy ra trong cộng đồng và đề xuất biện pháp và kế hoạch hành động để giảm thiểu

những tác động trên. Đồng thời trong chương trình phổ biến thông tin cho cộng đồng

thông tin liên lạc chi tiết với Ban quản lý dự án tỉnh, ban quản lý dự án huyện, ban phát

triển xã và các nhà thầu cũng nên được đưa vào để người dân có thể gửi các câu hỏi, thắc

mắc khi cần.

3.6 Kế hoạch mua sắm đấu thầu.

Kế hoạch mua sắm đầu thầu sẽ được thực hiện theo như đề xuất về mua sắm đấu

thầu. Như đã trình bày, các biện pháp giám sát an toàn là một trong những nhiệm vụ của

các Ban quản lý dự án tỉnh, huyện xã và các cơ quan khác được thành lập để thực hiện

một phần dự án.

Các kế hoạch quản lý xã hội và môi trường được chỉ ra trong báo cáo là một phần

việc của tư vấn thiết kế. Các tư vấn thiết kế đảm bảo chính sách an toàn xã hội môi

trường cụ thể đối với mỗi hợp phần của dự án đều được xem xét và trình bày trong đánh

giá tác động môi trường trong mỗi hợp phần, cho mỗi tiểu dự án. Hơn nữa, tư vấn thiết

kế kết đồng thời phải biết kết hợp những phát hiện của họ để giảm thiểu nếu như không

loại bỏ hoàn toàn các tác động tiêu cực đối với môi trường và cộng động trong quá trình

Page 148: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

148

thi công, vận hành bảo dưỡng . Họ cũng là người giám sát thực hiện các biện pháp kiểm

soát nếu như họ tham gia quản lý dự án trong quá trình thi công.

Các kế hoạch quản lý môi trường và xã hội sẽ được thiết kế cho mỗi hợp phần của

dự án đồng thời đính kèm với hợp đồng của các nhà thầu như là các điều khoản thực

hiện.

3.7- Kinh phí thực hiện các biện pháp kiểm soát môi trƣờng và xã hội.

Chi phí thực hiện các biện pháp kiểm soát môi trường và xã hội trong giai đoạn

thiết kế đã có trong tổng chi phí thực hiện thiết kế chi tiết. Trong giai đoạn thực hiện

dự án, các tác động cụ thể đối với môi trường và xã hội và các biện pháp giảm thiểu cho

từng hợp phần của dự án đã được xác định và đưa vào trong chi phí thiết kế để thực hiện

dự án.

V- CÁC VẤN ĐỀ CÓ KHÁC CẦN THẢO LUẬN.

Hiện nay còn có một số sự khác biệt trong chính sách an toàn về tái định cư của

Việt Nam với Ngân hàng Thế giới (WB) mà nổi lên nhất là vấn đề “giá thay thế”. Việc

xác định giá thay thế của tài sản, đất đai tương đương với „giá trị trường‟ theo yêu cầu

của NHTG là một vấn đề có thể gây tranh cãi giữa các bên có liên quan do đơn giá để áp

dụng đền bù đất đai và tài sản chiếm dụng bởi dự án là đơn giá do UBND tỉnh dự án ban

hành hàng năm và có thể không sát với giá cả thị trường. Vấn đề thứ hai là có thể trong

một xã dự án thì có dự án tiến hành đền bù, có dự án không đền bù hoặc tổ chức „vận

động hiến tặng”, dễ gây ra tâm lý so bì của người dân. Các biện pháp cụ thể và thiết thực

đã được đưa ra trong „Khung Chính sách Đền bù và Khôi phục cuộc sống cho những

người bị ảnh hưởng bởi Dự án‟ để giải quyết các vấn đề này một cách triệt để từ phía

Ngân hàng Thế giới cũng như Chính phủ Việt Nam.

Có quan điểm cho rằng các tỉnh miền núi phía Bắc nhu cầu phát triển cơ sở hạ

tầng là cấp thiết, góp phần phát triển kinh tế xã hội trong tỉnh, huyện và xã, do vậy có xu

hướng nâng tỷ trọng phân bổ vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều hơn. Vấn đề này phù

hợp với nguyện vọng của các địa phương tham gia dự án. Quan điểm khác lại cho rằng,

dự án Cơ sở hạ tầng miền núi phía Bắc, do ADB tài trợ đang hình thành và các dự án

Phát triển giao thông nông thôn, Chương trình 135, Chương trình hỗ trợ nhanh giảm

nghèo bền vững với 61 huyện nghèo (theo Nghị quyết 30A của Chính Phủ) đã, đang và

sẽ là nguồn vốn lớn giúp cho các tỉnh để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

Mặt khác, ý tưởng xuyên suốt của Dự án Giai đoạn 2 là phát triển cơ sở hạ tầng

để hỗ trợ sản xuất, góp phần tạo sinh kế cho người dân nên việc phát triển cơ sở hạ tầng

nông thôn của dự án, đặc biệt đối với hợp phần ngân sách phát triển ở các xã cần có sự

Page 149: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

149

lồng ghép giữa các tiểu dự án với tỷ lệ thích hợp, phần còn lại tập trung cho các hoạt

động giúp phát triển sinh kế.

Có quan điểm cho rằng hoạt động đào tạo đối với các tỉnh mới nên có sự tham gia

của các Trường Trung học dạy nghề như Dự án Giai đoạn 1. Có quan điểm cho rằng dù

cả tỉnh lần đầu tham gia dự án lẫn tỉnh đã tham gia Dự án Giai đoạn 1 thì các hoạt động

đào tạo của dự án nên được thực hiện thông qua việc thuê tuyển các tư vấn độc lập, hoặc

các Trung tâm Dịch vụ thuộc các trường Trung học dạy nghề (đây là đơn vị độc lập, có

tài khoản và con dấu riêng) để thực hiện.

Có quan điểm cho rằng việc hỗ trợ của dự án theo trực tiếp tới các hộ gia đình trên

cơ sở lựa chọn các hộ nghèo nhất trong xã, song quan điểm khác lại cho rằng nên hỗ trợ

cộng đồng. Sự phù hợp giữa hưởng lợi cộng đồng và hưởng lợi của hộ gia đình cần được

xem xét căn cứ vào điều kiện thực tế của từng xã.

Có quan điểm cho rằng 100% vốn của dự án là vốn phi tín dụng, trong khi thực

hiện các hoạt động nhằm nâng cao khả năng sinh kế của người dân sẽ có nhiều hộ gia

đình sẽ có nhu cầu vay vốn tín dụng, liệu rằng thiết kế dự án có phù hợp không ? Có quan

điểm cho rằng hầu hết các hộ dân trong vùng dự án là hộ nghèo nếu họ có nhu cầu vay

vốn tín dụng thì có thể vay vốn tại ngân hàng chính sách với lãi suất thấp, một số ít hộ

dân có nhu cầu vay vốn với lãi suất thương mai, những hộ này có thể vay tại Ngân hàng

NN và PTNT từ nguồn vốn của Dự án Tài chính Nông thôn 3 do NHTG tài trợ.

Tóm lại, tuy có một số vấn đề có thể gây tranh cãi, tuy nhiên từng vấn đề đều có

câu trả lời thỏa đáng làm thỏa mãn các bên liên quan và như vậy, không có vấn đề nào

nêu trên có thể trở thành cản trở đối với quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án.

VI. TÍNH BỀN VỮNG CỦA DỰ ÁN.

- Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) được thiết kế dựa trên

cơ sở các nhu cầu và đề xuất của chính người dân trong vùng dự án, người dân được tự đề

xuất, tự tham gia vào tất cả các quá trình thực hiện các công trình dự án chính vì vậy có

thể khẳng định được tính bền vững của các công trình; việc lựa chọn các nhu cầu đầu tư

về sinh kế được tự bản thân người dân, các hộ, nhóm hộ đề xuất, chỉ có chính họ mới hiểu

về các điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất vv.. có như vậy các hỗ trợ đầu tư về sinh kế,

thị trường mới đảm bảo tính bền vững và lâu dài, giúp người dân giảm nghèo một cách

bền vững.

- Có ba vấn đề liên quan đến tính bền vững của thiết kế dự án này, đó là: (1) vận

hành và bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng; (2) khả năng tồn tại lâu dài của các hoạt

động sinh kế của người dân sau khi các dự án không còn nữa, và; (3) việc áp dụng các kỹ

thuật mới, các kiến thức mới của người dân sau các lớp tập huấn, đào tạo.

Page 150: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

150

+ Quan điểm về công tác bảo dưỡng cơ sở hạ tầng nông thôn thường xuyên và

định kỳ đang dần dần thay đổi, nhưng cần nâng cao thêm nhận thức về những lợi ích của

hoạt động bảo dưỡng cho các cấp có thẩm quyền phân bổ các nguồn lực hạn chế của tỉnh.

Mặc dù, hiện nay Việt Nam đang thoát ra khỏi giai đoạn phục hồi nâng cấp cơ sở hạ tầng

cơ bản, nhiều cấp chính quyền, cơ quan vẫn còn chưa nhận thức được rõ sự cần thiết

phải sử dụng các nguồn kinh phí thường xuyên và đáng kể cho công tác duy tu bảo

dưỡng. Khi nhận thức dần thay đổi và giá trị của công tác bảo dưỡng được hiểu rõ, vướng

mắc này sẽ không còn lớn nữa. Kinh nghiệm từ các dự án cơ sở hạ tầng như các Dự án

Giao thông nông thôn từ 1 tới 3 do Ngân hàng Thế giới tài trợ và Dự án Ngành Cơ sở hạ

tầng nông thôn (ADB), Dự án Khắc phục Thiên tai năm 2005 và Cơ sở hạ tầng nông thôn

tổng hợp các tỉnh miền Trung (ADB), CT 135-II cho thấy đã đạt được một số kết quả ban

đầu trong lĩnh vực này. Đặc biệt, việc cam kết của Chính phủ “Phân bổ 6 % vốn của tiểu

hợp phần 1.1 để thiết lập quỹ bảo hành và bảo trì công trình” sẽ góp phần cho dự án đảm

bảo tính bền vững của dự án. Dự án sẽ có sự quan tâm đặc biệt tới việc làm thế nào để

có thể sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực “6,5 %‟ này sau khi Dự án kết thúc, cùng với thời

điểm các công trình bắt đầu đi vào thời kỳ xuống cấp nhanh hơn (sau khoảng > 5 năm từ

khi đưa vào sử dụng).

+ Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2014) được thực hiện ở 4

huyện đã tham gia giai đoạn 1. Chính vì vậy, Dự án Giai đoạn 2 sẽ kế thừa những kết quả

của Dự án Giai đoạn 1. Sự khác biệt lớn nhất của Dự án Giai đoạn 2 so với Dự án Giai

đoạn 1, cũng như Chương trình 135, Chương trình hỗ trợ nhanh giảm nghèo bền vững

với 61 huyện nghèo là nội dung về “Đa dạng hóa các cơ hội liên kết thị trường” và

“Ngân sách phát triển xã”. Song các xã tham gia dự án đã thực hiện và có kinh nghiệm

triển khai các dự án thuộc Chương trình 135; các xã đã và sẽ hiểu được về chuỗi giá trị “

sản xuất - vận chuyển - chế biến - vận chuyển - tiêu thụ (bán buôn, bán lẻ)”, đặc biệt các

hoạt động tạo sinh kế cho người dân sẽ thực hiện trong dự án là do người dân đề xuất

trong cuộc họp giữa chính quyền xã, thôn bản với người dân. Những đề xuất của dân xuất

phát từ nhu cầu thực tế, phù hợp với tập quán của dân và điều kiện tự nhiên kinh tế - xã

hội của thôn, bản. Với phương thức thực hiện của dự án sẽ giảm bớt rủi ro của dự án, góp

phần đảm bảo sự bền vững và nhân rộng khi Dự án kết thúc.

+ Đã từ lâu có nhiều mối quan ngại về hiệu quả của các khóa đào tạo, tập huấn

cho nông dân trong việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là tại vùng

cao. Một nhóm giải pháp được đề ra trong Dự án Giai đoạn 2 là xây dựng các Modul cho

các lớp tập huấn; các tài liệu sẽ được dịch ra tiếng dân tộc; sử dụng theo phương pháp “

sách bằng âm thanh” để giảng trong các lớp tập huấn hoặc đọc trên phương tiện thông tin

đại chúng; sử dụng lựa chọn các đơn vi/ cá nhân có trình độ và kinh nghiệm giảng cho

Page 151: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

151

các lớp tập huấn thông qua đấu thầu; chủ đề các lớp tập huấn dựa trên nhu cầu thực tế của

người dân, thôn bản và xã; lớp tập huấn kết hợp giữa lý thuyết và thực tế (cần tay chỉ

việc), trong thời gian 1-2 ngày, sau thời gian 3 tháng sẽ tổ chức tập huấn để nhắc lạị…sẽ

giúp cho người dân có thể tiếp thu được kiến thức và áp dụng trong thực tế sản xuất và

trong phương thức sinh kế bền vững.

- Công tác quản lý và vận hành, bảo trì sau khi dự án hoàn thành có vai trò rất quan

trọng để đảm bảo sử dụng có hiệu quả và bền vũng các công trình của dự án; cộng đồng

người hưởng lợi sẽ tham gia trực tiếp vào việc vận hành, duy tu, bảo dưỡng thông qua nội

qui hoặc qui ước để đảm bảo sử dụng công trình được lâu dài.

- Xã hội hoá nguồn kinh phí vận hành, bảo trì, có thể bằng nhiều hình thức khác

nhau; nhà nước, nhân dân, công lao động để có kinh phí thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng

các công trình.

- Nâng cao nhận thức của người dân thông qua tuyên truyền, phổ biến về lợi ích

người dân được hưởng lợi của các công trình, qua đó ý thức giữ gìn và bảo quản được

nâng cao; mặt khác cần công khai minh bạch các vấn đề về tài chính, lợi ích để người dân

nhận thức và dần thay đổi hành vi ứng xử của mình với công trình được hưởng lợi.

VII. KHUNG LÔ GÍCH.

Tóm lƣợc thiết kế dự án:

Các chỉ số có thể

đo lƣờng kết quả

thực hiện có thể

kiểm chứng

Cơ chế theo dõi

Những giả

thiết và rủi

ro

Dự án được thiết kế với 4 hợp phần.

1- Hợp phần phát triển kinh tế huyện.

2- Hợp phần NSPTX.

3- Hợp phần đào tạo TCNL.

4- Hợp phần QLDA.

Thời gian thực hiện

2010 - 2015.

Các đoàn Kiểm tra

giám sát của Bộ

KHĐT, Ngân hàng

Thế giới (WB), chỉ

đạo của UBND tỉnh,

UBND các huyện và

UBND các xã dự án

về việc chuẩn bị dự

án

Chỉ xảy ra rủi ro

khi xây dựng dự

án không thực

hiện theo hướng

dẫn của các cấp

có thẩm quyền;

không bám sát

hiện trạng và nhu

cầu đề xuất của

người dân (có

thể khẳng định là

điều này không

xảy ra)

Mục tiêu tổng thể: Tập trung vào các hoạt động

nhằm giúp cải thiện các cơ hội sản xuất, thu nhập,

việc làm và thị trường cho đồng bào nghèo và

đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã và huyện khó

khăn vùng miền núi phía Bắc góp phần phát triển

sinh kế bền vững và giảm nghèo

Đánh giá hiệu quả

của dự án của Ngân

hang thế giới (WB),

Bộ KHĐT, tư vấn

độc lập đánh giá …

Đánh giá hiệu quả

của chủ đầu tư.

Đánh giá hiệu quả

của giám sát độc lập,

Các rủi ro có thể

xẩy ra khi việc

thực hiện dự án

không tuân thủ

kế hoạch đã lập.

Các biến động

lớn vì thị truờng,

giá cả ..

Các rủi ro về

Page 152: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

152

giám sát thường kỳ,

giám sát của các tổ

chức chức đoàn thể -

xã hội…..

Các báo cáo tình hình

thực hiện của các cấp

thực hiện dự án.

thiên tai, dịch

hoạ khác …

Mục tiêu cụ thể:

Hỗ trợ đầu tư để phát triển kinh tế nông thôn theo

kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm của xã và

huyện, tỉnh.

Tạo môi trường phát triển kinh tế đa dạng và cạnh

tranh hơn để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã và

huyện.

Các thôn bản được cải thiện điều kiện sống sau

khi kết thúc dự án.

Tăng giá trị gia tăng từ các hoạt động đa dạng hóa

thu nhập cho các hộ nghèo thông qua các hoạt

động sản xuất và kinh doanh.

Chất lượng cuộc sống và vị thế của phụ nữ dân

tộc thiểu số được nâng cao thông qua các hoạt

động hỗ trợ để tạo cơ hội đảm bảo sinh kế và cơ

hội học tập thực hành.

Tăng khả năng làm chủ đầu tư của các xã từ các

hoạt động tăng cường năng lực cho các cấp đặc

biệt cấp xã, thôn.

Giảm tỷ lệ các hộ nghèo các xã, huyện đến năm

2015 dưới 10% .

Kế hoạch, chương

trình hành động

chung của toàn dự án

(2010 - 2015).

Các kế hoạch thực

hiện hàng năm.

Các báo cáo tình hình

thực hiện của các cấp

quản lý dự án.

Báo cáo giám sát

đánh giá hang năm

của tư vấn độc lập.

Các rủi ro có thể

xẩy ra khi việc

thực hiện dự án

không tuân thủ

kế hoạch đã lập.

Các biến động

lớn vì thị truờng,

giá cả ..

Các rủi ro về

thiên tai, dịch

hoạ khác …

Nội dung của dự án

Hợp phần 1: Phát triển kinh tế huyện.

* Mục tiêu của hợp phần:

Sinh kế nông thôn cấp huyện được cải thiện thông

qua xây dựng mới hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng

nhằm phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế đa

dạng, tăng việc làm và nâng cao thu nhập. Đảm

bảo thành quả xây dựng được vận hành tốt và bền

vững. Đáp ứng hơn các nhu cầu phát triển kinh tế

xã hội tại các xã và huyện vùng cao.

* Vốn đầu tư: 187.009 triệu đồng chiếm 50% tổng

vốn dự án

Thời gian thực hiện

2010 - 2015.

Cơ chế theo dõi

Kế hoạch giao hàng

năm.

Kế hoạch đấu thầu

mua sắm, kế hoạch

giải ngân được duyệt

WB phê duyệt.

Các văn bản khác về

kế hoạch.

Các báo cáo thường

niên, báo cáo tháng,

quí, 6 tháng, tổng kết

năm.

Báo cáo giám sát

đánh giá.

Dự án không

tuân theo các kế

hoạch phát triển

kinh tế xã hội

hoặc các tiêu chí

hiệu quả kinh tế.

Chi phí tăng bất

thường (đột

biến).

Gian lận, tham

nhũng.

Những rủi ro bất

khả kháng khác

..

Nội dung của dự án

Hợp phần 2: Ngân sách phát triển xã.

* Mục tiêu của hợp phần:

- Điều kiện sinh sống và sản xuất của các thôn

bản được cải thiện nhờ nâng cấp hoặc xây mới

các cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ.

- Cơ hội sinh kế của các hộ gia đình được cải

thiện, đa dạng hơn. Sản xuất nông, lâm, ngư

Thời gian thực hiện

2011 - 2015.

Cơ chế theo dõi

Kế hoạch giao hàng

năm.

Kế hoạch đấu thầu

mua sắm, kế hoạch

giải ngân được duyệt

WB phê duyệt.

Các văn bản khác về

Dự án không

tuân theo các kế

hoạch phát triển

kinh tế xã hội

hoặc các tiêu chí

hiệu quả kinh tế.

Chi phí tăng bất

thường (đột

Page 153: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

153

nghiệp của các xã được phát triển bền vững thông

qua việc xã tự lựa chọn các dịch vụ khuyến nông,

khuyến công, công nghệ chế biến, thú y,... phù

hợp với nhu cầu địa phương; từng bước giúp

người dân tiếp cận các nguồn hỗ trợ kỹ thuật và

tín dụng khác.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống và vị thế của

phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số thông

qua các hoạt động hỗ trợ theo nhu cầu ưu tiên của

phụ nữ.

- Tiếp tục thực hiện phân cấp cho xã làm chủ đầu

tư thực sự nhằm tăng trách nhiệm quản lý các

nguồn lực của xã

* Vốn đầu tư hợp phần Ngân sách phát triển xã

118.974 triệu đồng chiếm 35% tổng vốn WB dự

án.

- Tiểu HP 2.1: Nâng cấp cơ sở hạ tầng thôn bản

- Tiểu HP 2.2: Hỗ trợ các hoạt động sinh kế và

dịch vụ sản xuất

- Tiểu HP 2.3: Hỗ trợ hoạt động phát triển kinh tế

xã hội theo nhu cầu của phụ nữ phần.

kế hoạch.

Các báo cáo thường

niên, báo cáo tháng,

quí, 6 tháng, tổng kết

năm.

Báo cáo giám sát

đánh giá.

biến).

Gian lận, tham

nhũng.

Những rủi ro bất

khả kháng khác

..

Nội dung của dự án

Hợp phần 3: Tăng cường năng lực.

* Mục tiêu của hợp phần:

- Tập huấn cho đội ngũ quản lý dự án tỉnh, huyện,

xã về các lĩnh vực chuyên môn như lập kế hoạch

có sự tham gia của người dân, đấu thầu mua sắm,

chính sách an toàn …

- Tập huấn cho cán bộ xã, huyện có kỹ năng lập

kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và chủ động

xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho

địa phương mình.

- Tập huấn cho cán bộ xã thôn về các chuyên đề

NSPTX, kỹ năng nghề nghiệp,về phương pháp

phòng chống thiên tai, đào tạo nghề cho nông dân

vùng nghèo.

Dự án được thực hiện theo phương pháp tiếp cận

từ dưới lên và “vừa làm vừa học”, phương pháp

đào tạo đơn giản, dễ hiểu “Cầm tay chỉ việc” kết

hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành.

Nội dung các khoá đào tạo phải phù hợp với từng

đối tượng và trình độ học viên.

* Vốn đầu tư Hợp phần đào tạo Tăng cường năng

lực: 25.495 triệu đồng chiếm 7,5% tổng vốn dự

án:

- Tiểu HP 3.1: Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã

hội.

- Tiểu HP 3.2: Tập huấn cho cán bộ xã, thôn bản -

Tiểu HP 3.3: Đào tạo cho cán bộ quản lý cấp tỉnh,

- Tiểu HP 3.4: Tập huấn kỹ năng và dạy nghề

- Tiểu HP 3.5: Lập kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên

Thời gian thực hiện

2010 - 2015.

Cơ chế theo dõi

Kế hoạch giao hàng

năm.

Kế hoạch đấu thầu,

kế hoạch giải ngân

được duyệt WB phê

duyệt.

Các văn bản khác về

kế hoạch.

Các báo cáo thường

niên, báo cáo tháng,

quí, 6 tháng, tổng kết

năm.

Báo cáo giám sát

đánh giá về công tác

đào tạo.

Dự án không

tuân theo nhu

cầu kế hoạch đã

lập về đào tạo.

Không huy động

được đối tượng

đào tạo.

Chi phí tăng bất

thường (đột

biến).

Những rủi ro bất

khả kháng khác

..

Page 154: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

154

tai, bảo vệ tài sản cho cộng đồng và người dân

Nội dung của dự án

Hợp phần 4: Quản lý dự án

* Mục tiêu hợp phần:

- Hệ thống quản lý hiệu quả và hiệu suất cao, cán

bộ có tinh thần trách nhiệm, kinh nghiệm công

tác, công khai minh bạch và thu hút người dân

tham gia.

- Thăm quan, trao đổi thông tin, đóng góp chung

vào diễn đàn xây dựng chính sách quốc gia

* Hợp phần Quản lý dự án, giám sát và đánh giá

vốn đầu tư 52.733 triệu đồng.

- Mua sắm trang thiết bị văn phòng hỗ trợ QLDA

các cấp.

- Phương tiện đi lại hỗ trợ QLDA các cấp.

- Giám sát, kiểm toán, đánh giá.

- Các hoạt động khác.

Thời gian thực hiện

2010 - 2015.

Cơ chế theo dõi

Kế hoạch giao hàng

năm.

Kế hoạch đấu thầu,

kế hoạch giải ngân

được duyệt WB phê

duyệt.

Các văn bản khác về

kế hoạch.

Các báo cáo thường

niên, báo cáo tháng,

quí, 6 tháng, tổng kết

năm.

Báo cáo giám sát

đánh giá.

Trên đây là nội dung của Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào

Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015). Dự án được xây dựng trên cơ sở các hướng dẫn của Bộ Kế

hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới (WB), sự phối hợp chặt chẽ giữa tư vấn và Ban

chuẩn bị dự án cấp tỉnh, cấp huyện và UBND các xã. Dự án xây dựng mang tính khả thi

và có tác động lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân trong vùng dự án nói

riêng và của tỉnh Lào Cai nói chung, góp phần giảm nghèo bền vững cho nhân dân.

Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới (WB) và các bên có liên

quan sớm xem xét để dự án đi vào thực hiện đạt kết quả tốt./.

Page 155: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

155

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

(Từ trang 5 đến trang 6).

CHƢƠNG I

BÁO CÁO TÓM TẮT DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH LÀO CAI

GIAI ĐOẠN 2 (2010 - 2014).

I. MÔ TẢ VỀ DỰ ÁN, CƠ QUAN ĐỀ XUẤT, CƠ QUAN THỰC HIỆN, CƠ QUAN

VẬN HÀNH DỰ ÁN. (Trang 7 đến trang 13).

II. LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN. (Trang 12 đến trang 13).

III. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN. (Trang 14 đến trang 14).

IV. NGUỒN TÀI CHÍNH CHO DỰ ÁN. (Trang 14 đến trang 14).

CHƢƠNG II

BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN.

I. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH CẤP BÁCH CỦA DỰ ÁN.

(Trang 15 đến trang 33).

II. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN. (Trang 33 đến trang 36).

III. SỰ PHÙ HỢP VÀ CÁC ĐÓNG GÓP VÀO CHIẾN LƢỢC QUỐC GIA.

(Trang 36 đến trang 37).

IV. LIÊN HỆ VỚI CÁC DỰ ÁN LIÊN QUAN KHÁC. (Trang 37 đến trang 38).

V. CHỨNG MINH SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƢ DỰ ÁN.

(Trang 38 đến trang 40).

CHƢƠNG III

MÔ TẢ DỰ ÁN THIẾT KẾ, CÁC NGUỒN LỰC, CÁC KẾT QUẢ.

I. NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA LẬP KẾ HOẠCH VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN.

(Trang 41 đến trang 41).

II. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN. (Trang 41 đến trang 44).

III. PHẠM VI ĐẦU TƢ CỦA DỰ ÁN. (Trang 44 đến trang 46).

IV. CÁC HỢP PHẦN CỦA DỰ ÁN. (Trang 47 đến trang 53).

V. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH QUI MÔ VÀ KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƢ CHO CÁC HOẠT

ĐỘNG CỦA DỰ ÁN. (Trang 53 đến trang 54).

VI. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN VÀ DỰ THẢO KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU 18 THÁNG.

(Trang 54 đến trang 56).

VII. KẾ HOẠCH GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ TÁI ĐỊNH CƢ.

(Trang 56 đến trang 57).

VIII- MÔI TRƢỜNG. (Trang 57 đến trang 58).

Page 156: Hướng dẫn xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thigiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

156

CHƢƠNG IV

TỔNG MỨC ĐẦU TƢ, CƠ CẤU NGUỒN VỐN, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH.

I. BẢNG TỔNG HỢP CHUNG. (Trang 58 đến trang 58).

II. BẢNG TỔNG HỢP DỰ KIẾN ĐẦU TƢ THEO HỢP PHẦN.

(Trang 58 đến trang 59).

III. DỰ KIẾN PHÂN KỲ ĐẦU TƢ THEO TỪNG NĂM. (Trang 59 đến trang 60).

CHƢƠNG V

QUẢN LÝ THỰC HIỆN VÀ VẬN HÀNH DỰ ÁN.

I. CÁC DỮ LIỆU CHÍNH VỀ CƠ QUAN THỰC HIỆN DỰ ÁN.

(Trang 61 đến trang 63).

II. QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN. (Trang 64 đến trang 69).

III. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH. (Trang 70 đến trang 73).

IV. QUẢN LÝ ĐẤU THẦU. (Trang 73 đến trang 76).

V- KẾ HOẠCH PHÕNG CHỐNG THAM NHŨNG. (Trang 76 đến trang 91).

CHƢƠNG VI

CÁC KẾT QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN.

I. CƠ CHẾ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN.

(Trang 91 đến trang 94).

II. SUẤT ĐẦU TƢ CỦA DỰ ÁN. (Trang 94 đến trang 97).

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI. (Trang 97 đến trang 112).

IV- ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG. (Trang 113 đến trang 133).

V. TÍNH BỀN VỮNG CỦA DỰ ÁN. (Trang 133 đến trang 137).

VI. KHUNG LÔ GÍCH. (Trang 137 đến trang 143).

CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Số liệu kinh tế vĩ mô của tỉnh.

Phụ lục 2: Hiện trạng đất đai và tình hình sản xuất nông nghiệp vùng dự án.

Phụ lục 3: Hiện trạng cơ sở hạ tầng vùng dự án.

Phụ lục 4: Số hộ, số dân, lao động năm 2008 trong vùng dự án.

Phụ lục 5: Đánh giá hiện trạng các công trình CSHT đã đầu tư giai đoạn 1

Phụ lục 6: Chi tiết các hoạt động đề xuất của dự án 2010 - 2014.

Phụ lục 7: Dự kiến các hoạt động đào tạo, hỗ trợ năm 2010.

Phụ lục 8: Kế hoạch năm 2010 - 2011.

Phụ lục 9: Kế hoạch đấu thầu 18 tháng (2010 - 2011)

Phụ lục 10: Các biểu số liệu về các xã dự án và đề xuất của xã.

Phụ lục: Các biểu mẫu của 45 xã dự án.