226
i LỜI CẢM ƠN Lời cảm ơn đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng PGS.TS. Nghiêm Sỹ Thương, TS Nguyễn Văn Nghiến giảng viên Viện Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Những người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án, sự khuyến khích, động viên của thầy đã giúp tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án. Tiếp theo, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo của Viện Kinh tế và Quản lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội và các thầy cô giáo của Đại học Kinh tế quốc dân, những người đã giảng dạy, phản biện chuyên đề, luận án, giúp tôi có định hướng rõ ràng hơn trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ và hỗ trợ của các thầy cô, cán bộ Viện Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đối với tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã hỗ trợ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn ! Nghiên cứu sinh NGUYỄN KHÁNH TƯỜNG

i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/13/quan-ly-nha... · 2018. 7. 13. · ) * + * X ,- . / 0 $ 1 2 3 $ 2 4 5 6 0 $ 6 $ 7 8 9 : Y X X 1 Z 1 [ \ ]^ +_ ` 1 a S Sbc

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

  • i

    LỜI CẢM ƠN

    Lời cảm ơn đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng PGS.TS. Nghiêm SỹThương, TS Nguyễn Văn Nghiến giảng viên Viện Kinh tế và Quản lý, Trường Đạihọc Bách Khoa Hà Nội. Những người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thờigian thực hiện luận án, sự khuyến khích, động viên của thầy đã giúp tôi vượt quanhững khó khăn trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án.

    Tiếp theo, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo của ViệnKinh tế và Quản lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội và các thầy cô giáo của Đại họcKinh tế quốc dân, những người đã giảng dạy, phản biện chuyên đề, luận án, giúp tôicó định hướng rõ ràng hơn trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án.

    Tôi xin gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ và hỗ trợ của các thầy cô, cán bộ Viện Đàotạo sau đại học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đối với tôi trong quá trình họctập và thực hiện luận án.

    Xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã hỗ trợ, động viên tôi trong suốtthời gian thực hiện và hoàn thành luận án.

    Xin chân thành cảm ơn !

    Nghiên cứu sinh

    NGUYỄN KHÁNH TƯỜNG

  • ii

    LỜI CAM ĐOAN

    Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các sốliệu, tài liệu, kết quả được nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõràng, không trùng lắp hay sao chép bất cứ công trình khoa học nào đã công bố. Các kếtluận khoa học trong luận án là kết quả quá trình nghiên cứu của riêng tôi.

    Nghiên cứu sinh

    NGUYỄN KHÁNH TƯỜNG

  • iii

    MỤC LỤCLỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. iLỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... iiMỤC LỤC..................................................................................................................iiiDANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................viDANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................viiDANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................... ixPHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐIVỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƯ THỤC....................... 61.1 HỆ THỐNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TƯ THỤC VÀ CÁCNHÂN TỐ TÁC ĐỘNG...........................................................................................61.1.1 Sự hình thành và phát triển hệ thống trường đại học cao đẳng tư thục......61.1.2. Vị trí và đặc điểm của đại học, cao đẳng tư thục trong hệ thống giáo dụccủa một quốc gia.................................................................................................141.1.3 Các nhân tố tác động đến hệ thống trường đại học cao đẳng tư thục.......20

    1.2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAOĐẲNG TƯ THỤC.................................................................................................. 241.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với hệ thống trường đại học cao đẳng. 241.2.2 Đặc điểm quản lý nhà nước đối với hệ thống trường đại học cao đẳng tưthục......................................................................................................................261.2.3 Nội dung cơ bản quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học caođẳng tư thục.........................................................................................................271.2.4 Các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước đối với hệ thống trường đạihọc cao đẳng tư thục........................................................................................... 331.2.5 Các mô hình quản lý nhà nước về giáo dục đại học cao đẳng..................36

    1.3 XU HƯỚNG VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHUVỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƯ THỰC........................................381.3.1 Xu hướng phát triển khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục trên thếgiới...................................................................................................................... 381.3.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hệ thống trường đại học cao đẳng tưthục ở một số nước..............................................................................................431.3.3 Bài học kinh nghiệm trong vai trò quản lý nhà nước đối với khu vực giáodục đại học cao đẳng tư thục tại Việt Nam........................................................ 58

    1.4 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................. 611.5 TỔNG KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................64

    Chương 2: CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

  • iv

    KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƯ THỤC Ở VIỆT NAM....652.1. THỰC TRẠNG KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƯ THỤCTẠI VIỆT NAM..................................................................................................... 652.1.1 Quá trình hình thành và phát triển khu vực giáo dục đại học cao đẳng tưthục......................................................................................................................652.1.2. Thực trạng của khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục.................... 77

    2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤCĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƯ THỤC TẠI VIỆT NAM.......................................... 922.2.1. Về công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển khu vực giáo dục đại học caođẳng tư thục.........................................................................................................922.2.2. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho các trường đại học cao đẳngtư thục................................................................................................................. 962.2.3... Cơ chế chính sách đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục tạiViệt Nam...........................................................................................................1082.2.4 Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm định chất lượng của nhànước về hoạt động của khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục................ 115

    2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰCGIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƯ THỤC................................................1202.3.1 Những thành tựu và kết quả đạt được..................................................... 1202.3.2. Những vấn đề tồn tại cần tháo gỡ...........................................................121

    2.4 TỔNG KẾT CHƯƠNG 2...............................................................................123Chương 3: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰCGIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƯ THỤC Ở VIỆT NAM...................... 1253.1 VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN HỆTHỐNG ĐẠI HỌC-CAO ĐẲNG TƯ THỤC TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020VÀ TẦM NHÌN 2030.......................................................................................... 1253.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện vai trò quản lý của nhà nước đối với khu vựcgiáo dục đại học cao đẳng tư thục.................................................................... 1253.1.2. Các nguyên tắc hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hệ thống đại học caođẳng tư thục.......................................................................................................1343.1.3 Đổi mới nhận thức về vai trò và địa vị pháp lý của trường đại học-caođẳng tư thục.......................................................................................................1363.1.4. Đổi mới nhận thức về vai trò của thị trường định hướng XHCN đối vớikhu vực đại học cao đẳng tư thục.....................................................................138

    3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰCGIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƯ THỤC TẠI VIỆT NAM................... 1393.2.1. Hoàn thiện hệ thống thể chế quy phạm pháp luật phục vụ quản lý nhà

  • v

    nước đối với các trường đại học cao đẳng tư thục...........................................1393.2.2. Đổi mới mô hình quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học caođẳng tư thục.......................................................................................................1483.2.3. Phân định chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản lý nhàtrường, chức năng cung cấp dịch vụ giáo dục..................................................1543.2.4. Hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác đào tạo, công tác giảng viên vàcông tác tài chính.............................................................................................. 1573.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động của khu vựcgiáo dục đại học cao đẳng tư thục.................................................................... 167

    3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN THÀNH CÔNG CÁC GIẢIPHÁP.................................................................................................................... 1743.3.1. Kiến nghị đối với Quốc hội và Chính phủ............................................. 1743.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo............................................1793.3.3. Kiến nghị đối với các trường đại học cao đẳng tư thục.........................180

    3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................181KẾT LUẬN............................................................................................................. 182DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 184PHỤ LỤC

  • vi

    DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    Từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh

    BGT-ĐTCĐBCCĐDLCĐTT

    Bộ Giáo dục và Đào tạoCao đẳng bán côngCao đẳng dân lậpCao đẳng tư thục

    ĐH-CĐCL Đại học cao đẳng công lậpĐH-CĐDL Đại học cao đẳng dân lậpĐH-CĐNCL Đại học cao đẳng ngoài công lậpGATS Hiệp định chung về thương mại

    trong lĩnh vực dịch vụGeneral Agreementon Trade in Services

    GDĐH-CĐ Giáo dục đại học cao đẳngGDĐHCĐTT Giáo dục đại học cao đẳng tư thụcHDI Chỉ số phát triển con người Human Development

    IndexHĐQT Hội đồng quản trịHTĐHCĐTT Hệ thống đại học cao đẳng tư thụcHTGDĐH-CĐ Hệ thống giáo dục đại học cao đẳngICT Công nghệ thông tin và truyền

    thôngInformation Technologyand Communications

    IMF Quỹ tiền tệ quốc tế InternationalMonetary Fund

    KĐCLGD Kiểm định chất lượng giáo dụcKTTT Kinh tế thị trườngNSNN Ngân sách Nhà nướcQLNN Quản lý Nhà nướcTHPT Trung học phổ thôngVCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp

    Việt NamVietnam Chamber ofCommerce and Industry

    WTO Tổ chức thương mại thế giới World TradeOrganization

    XHH GD Xã hội hóa giáo dục

  • vii

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Số thứ tự Tên bảng Trang

    Bảng 1.1 Xây dựng chiến lược quy hoạch hệ thống các trường ĐH-CĐ............ 28

    Bảng 1.2 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật...........................................29

    Bảng 1.3 Cơ chế chính sách đối với khu vực GDĐHCĐTT................................30

    Bảng 1.4 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với khu vực GDĐHCĐTT.......31

    Bảng 1.5 Mô hình quản lý trường.........................................................................46

    Bảng 1.6 Các chỉ tiêu sử dụng cho đánh giá và xếp hạng đại học do các nhóm

    truyền thông thực hiện............................................................................ 50

    Bảng 1.7 Phân loại cách tuyển sinh đại học trên thế giới.....................................57

    Bảng 2.1 Số liệu thống kê giáo dục đại học cao đẳng..........................................67

    Bảng 2.2 Đặc điểm quản lý nhà nước về GDĐH-CĐ trước và sau đổi mới........69

    Bảng 2.3 Một số nội dung quản lý của trường ĐH-CĐTT có thẩm quyền

    quyết định.............................................................................................. 70

    Bảng 2.4 Quản lý nhà nước về giáo dục đại học-cao đẳng tư thục......................71

    Bảng 2.5 Số lượng các trường ĐH-CĐ từ năm 1981 đến 2011........................... 77

    Bảng 2.6 Cơ cấu loại hình trường ngoài công lập Việt Nam (2008)................... 79

    Bảng 2.7 Giảng viên các trường đại học, cao đẳng.............................................. 82

    Bảng 2.8 Trình độ giảng viên của một số trường đại học, cao đẳng ngoài

    công lập năm học 2011 - 2012.............................................................. 83

    Bảng 2.9 Thống kê ngành nghề đào tạo từ 1998 đến 2008.................................. 84

    Bảng 2.10 Thống kê nhóm ngành nghề đào tạo năm 2011-2012...........................85

    Bảng 2.11 Diện tích thuê, mượn của một số trường đại học dân lập và tư thục... 87

    Bảng 2.12 Kinh phí đầu tư cho giáo dục và đào tạo của Việt Nam so với một

    số nước...................................................................................................88

    Bảng 2.13 Bảng tổng hợp số lượng trường đại học, cao đẳng năm 2012.............. 94

    Bảng 2.14 Mạng lưới đại học, cao đẳng NCL theo vùng, lãnh thổ năm 2012...... 94

    Bảng 2.15 Công tác quy hoạch hệ thống ĐH-CĐ.................................................. 96

  • viii

    Bảng 2.16 Kết quả khảo sát về tổ chức bộ máy đối với đại học-cao đẳng tư

    thục.......................................................................................................100

    Bảng 2.17 Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học cao đẳng................................. 102

    Bảng 2.18 Khảo sát công tác tuyển sinh ĐH-CĐ................................................. 104

    Bảng 2.19 Chi ngân sách nhà nước cho GD&ĐT và giáo dục đại học................107

    Bảng 2.20 Tỷ lệ sinh viên trường công lập và trường ngoài công lập.................109

    Bảng 2.21 Tỷ lệ dân số, diện tích, GDP, số sinh viên, trường đại học, cao

    đẳng và cán bộ giảng viên mỗi vùng so với cả nước năm 2005........110

    Bảng 2.22 Vai trò của nhà nước trong kiểm tra giám sát.....................................116

    Bảng 2.23 Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học.................................................119

    Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu phát triển giáo dục đại học cao đẳng Việt Nam đến

    năm 2020..............................................................................................132

    Bảng 3.2 Thống kê mô tả một số chỉ tiêu cần dự báo........................................ 133

    Bảng 3.3 Kết quả dự báo số lượng sinh viên ngoài công lập đến năm 2020

    và tầm nhìn 2030................................................................................. 134

    Bảng 3.4 Đổi mới về quản lý nhà nước trong giáo ĐH-CĐ...............................137

    Bảng 3.5 Đổi mới hệ thống đại học, cao đẳng tư thục....................................... 142

    Bảng 3.6 Tầm nhìn về quản lý giáo dục đại học................................................ 153

    Bảng 3.7 Đổi mới về tổ chức quản lý giáo dục ĐH-CĐTT............................... 156

    Bảng 3.8 Kết quả dự báo số lượng giảng viên ngoài công lập đến năm 2020...162

  • ix

    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Số thứ tự Tên hình Trang

    Hình 1.1. Sơ đồ đào tạo nhân lực tại Việt Nam...................................................... 6

    Hình 1.2 Hệ thống giáo dục Đại học – Cao đẳng của Việt Nam.........................14

    Hình 1.3. Ảnh hưởng của những thay đổi trong nhu cầu về các dịch vụ giáo

    dục..........................................................................................................19

    Hình 1.4 Quản lý nhà nước với hệ thống các trường tư thục...............................32

    Hình 2.1 Số lượng sinh viên đại học cao đẳng qua các năm............................... 68

    Hình 2.2. Số trường ĐH-CĐ giai đoạn 1981-2011............................................... 78

    Hình 2.3 Cơ cấu các trường ĐH-CĐ năm 2008...................................................79

    Hình 2.4 Tổng số giảng viên giai đoạn 2000-2011..............................................82

    Hình 2.5 Thống kê nhóm ngành nghề đào tạo......................................................85

    Hình 2.6 Cơ cấu tổ chức trường ĐH tư thục tại Việt Nam.................................. 90

    Hình 2.7 Cơ cấu các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập........................... 95

    Hình 2.8 Thống kê số trường ĐH-CĐ giai đoạn 2000-2007............................... 97

    Hình 2.9 Thống kê số trường ĐH-CĐ giai đoạn 2008-2011............................... 98

    Hình 2.10 Số lượng và phân loại sinh viên cao đẳng theo loại hình 2001-2011.......109

    Hình 2.11 Số lượng và phân loại sinh viên đại học theo loại hình 2001-2011... 109

    Hình 2.12 Số lượng và phân loại giảng viên theo giới tính 2000-2007.............. 111

    Hình 2.13 Số lượng và phân loại giảng viên theo giới tính 2008-2011.............. 111

    Hình 2.14 Quy trình quản lý và kiểm định chất lượng........................................ 118

    Hình 3.1 Xu hướng vận động của một số chỉ tiêu cần dự báo ..........................133

    Hình 3.2 Sơ đồ mô hình quản lý nhà nước đối với khu vực GDĐHCĐTT.......149

  • 1

    PHẦN MỞ ĐẦU1. Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung nghiên cứuĐối với bất kỳ nền kinh tế thị trường nào, khu vực tư nhân đóng vai trò không

    thể thiếu và ngày càng quan trọng vì nó cho phép phát huy hết mọi nguồn lực trongxã hội, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồnlực của xã hội và do đó tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững trong bối cảnhnguồn lực là hữu hạn.

    Sự tham gia của khu vực tư nhân diễn ra không chỉ trong phạm vi các hoạtđộng sản xuất kinh doanh đơn thuần mà còn lan truyền sang các hoạt động khác nhưan ninh, văn hóa-nghệ thuật và giáo dục. Ở các quốc gia trên thế giới, trong hệthống giáo dục và đào tạo từ lâu đã ra đời, tồn tại và phát triển một hệ thống cáctrường đại học cao đẳng tư thục, khu vực này đã đóng góp to lớn vào quá trình pháttriển của cả hệ thống đại học cao đẳng và trở thành một trong các nguồn cung cấpnhân lực có trình độ cao cho nền kinh tế.

    Ở Việt Nam hệ thống các trường đại học cao đẳng ngoài công lập được hìnhthành và phát triển từ những năm 1990 và đã có những đóng góp rất quan trọng chosự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà. Thực hiện chủ trương xã hội hóa sự nghiệpgiáo dục của Đảng và Nhà nước, ngành giáo dục và đào tạo đã sớm triển khai đadạng hóa các loại hình trường như bán công, dân lập, tư thục ở các cấp học và trìnhđộ đào tạo (gọi chung là cơ sở GD-ĐT ngoài công lập) nhằm đáp ứng nâng cao dântrí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, tạo điều kiện và cơ hội học tập và học tập suốt đời cho mọi người dân.Các cơ sở GD-ĐT ngoài công lập cùng song song hoạt động với các cơ sở GD-ĐTcông lập và có nghĩa vụ, quyền lợi bình đẳng như nhau.

    Tuy nhiên ngoài những thành tựu có thể thấy khu vực này còn nhiều khiếmkhuyết, chưa hoàn toàn đáp ứng được những kỳ vọng của xã hội. Hệ thống Giáodục & đào tạo đại học cao đẳng ngoài công lập trong đó có khu vực giáo dục đạihọc cao đẳng tư thục nói (GDĐHCĐTT) chưa bắt kịp được sự phát triển của nềnkinh tế, nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Nhiều trường có quy mô nhỏ, lĩnhvực đào tạo hẹp (chủ yếu là các ngành đào tạo về quản trị kinh doanh, tin học, ngoạingữ), nhiều trường còn hoạt động một cách tạm bợ với cơ sở vật chất - kỹ thuậtnghèo nàn, đội ngũ giáo viên cơ hữu mỏng dẫn đến chất lượng đào tạo chưa đạtchuẩn. Một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến hệ quảtrên chính là công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống này.

    Mặc dù được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các bộ ngành có liên quan.Nhưng nhiều nhà quản lý và các chuyên gia đều nhận thấy công tác quản lý nhànước đối với khu vực GDĐHCĐTT vẫn còn nhiều bất cập khiến cho hoạt động của

  • 2

    khu vực này chưa tương xứng với mong muốn của Chính phủ, cộng đồng và củangười dân. Xuất phát từ thực tiễn này, đề tài “Quản lý nhà nước đối với khu vựcgiáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam” đã được hình thành với mục tiêu:phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhànước đối với khu vực GDĐHCĐTT ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đạt được mục tiêu này, nội dung nghiêncứu chính của đề tài bao gồm:

    - Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản đối với hệ thống giáo dục đại học cao đẳng tưtrong một quốc gia. Nghiên cứu kinh nghiệm của thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm.

    - Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với khu vực GDĐHCĐTT ởViệt Nam, các nhân tố mức độ ảnh hưởng của chúng đến hoạt động của khu vựcnày trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

    - Kiến nghị một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối vớikhu vực GDĐHCĐTT để khu vực này có thể hoạt động xứng đáng với kỳ vọng củaxã hội, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

    Với những nội dung nghiên cứu trên, đề tài “Quản lý nhà nước đối với khuvực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam” là một công trình nghiên cứucấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa giáodục của Đảng và Nhà nước.

    Thông qua việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nhànước và đề xuất được giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước, kết quả nghiên cứucủa đề tài có thể đóng góp một phần cho các nhà hoạch định chiến lược, các nhàhoạch định chính sách giáo dục đại học trong việc xây dựng quy hoạch phát triểnkhu vực GDĐHCĐTT ở nước ta, ban hành các chính sách và văn bản pháp lý cóliên quan cho sự hoạt động nhịp nhàng của khu vực này, trên cơ sở đó giám sát hiệuquả hoạt động của toàn khu vực.

    Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là một đóng góp hữu ích cho các trường trongkhu vực GDĐHCĐTT để xây dựng và hoàn thiện quy chế hoạt động cho trường đạihọc, cao đẳng tư thục. Xây dựng mô hình phù hợp cho các trường đại học, cao đẳng tưthục phù hợp với từng ngành nghề đào tạo.

    2. Mục đích nghiên cứuNghiên cứu và thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà

    nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục hiện nay ở Việt Nam. Phântích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước ở lĩnh vực này, nhận diện nhữngđiểm mạnh, điểm yếu để tìm ra nguyên nhân trên cơ sở đó có những giải pháp đềxuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại họccao đẳng tư thục.

  • 3

    3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu* Đối tượng nghiên cứu: Dưới góc độ của chuyên ngành kinh tế học, luận án

    nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với khu vực giáo dục đại học caođẳng ngoài công lập nói chung và tư thục nói riêng về công tác quản lý nhà nướctrên toàn lãnh thổ Việt Nam.

    * Phạm vi nghiên cứu:- Về không gian: Luận án nghiên cứu trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam nhưng

    được đặt trong bối cảnh chung của quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dụcvà đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN và hội nhập quốc tế.

    - Thời gian nghiên cứu khảo sát thực trạng từ khi hình thành khu vực giáo dụcđại học cao đẳng tư ở nước ta (giai đoạn1988 - 2012). Tính toán dự báo giai đoạn2014 - 2020 và tầm nhìn 2030 để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lýnhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam.

    - Luận án nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến hoạt động của các trường tưthục trong cả nước.

    4. Phương pháp luận nghiên cứuĐể thực hiện được các nhiệm vụ đề ra, phương pháp luận nghiên cứu có thể

    được mô hình hóa như sau:

    Nghiên cứulý thuyết

    Xây dựngtổng quan về

    quản lý nhà nướcđối với HTĐHCĐTT

    Nghiên cứutại thực tiễn

    Thu thập thông tin vềthực trạng quản lý nhà

    nước đối vớiHTĐHCĐTT ở VN

    Phân tích, đánh giátrên cơ sở đối chiếulý luận và thực tiễn

    Nhận dạng điểm mạnh, điểm yếu,cơ hội và thách thức

    của quản lý nhà nước đối vớiHTĐHCĐTT tại Việt Nam

    Đề xuất giải pháp hoàn thiệnQLNN đối với HTĐHCĐTT ở

    Việt Nam

  • 4

    Trong quá trình nghiên cứu, luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiêncứu như phương pháp phân tích thống kê suy diễn, phương pháp tổng hợp quynạp, phương pháp đối chiếu so sánh, các phương pháp kiểm định của thống kêhọc, hỗ trợ xử lý số liệu thông qua phần mềm EVIEWS 6.0 để tìm ra được cácquan hệ tương tác ảnh hưởng của các nhân tố đến quản lý nhà nước trong lĩnhvực đào tạo đối với khu vực đại học cao đẳng ngoài công lập (tư thục). Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát các nhà quản lý trong và ngoài

    ngành giáo dục như: Bộ GD&ĐT, các trường đại học cao đẳng công lập, dân lập, tưthục, UBND các tỉnh thành phố, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp có sử dụnglao động trong phạm vi cả nước. Sau đó sử dụng những công thức trong thống kêmô tả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS để tính toán một số chỉ tiêu nhằm tìm ranhững điểm chung của các nhà quản lý trong công tác quản lý nhà nước đối với khuvực GDĐHCĐTT.

    5. Bố cục của luận án

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, hình vẽ, và danh mụctài liệu tham khảo; nội dung của luận án gồm 3 chương:

    - Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với khu vực giáodục đại học cao đẳng tư thục

    - Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại họccao đẳng tư thục ở Việt Nam

    - Chương 3: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại họccao đẳng tư thục ở Việt Nam.

    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận ánLuận án đã có những đóng góp nhất định về ý nghĩa khoa học và thực tiễn về

    quản lý nhà nước đối với khu vực GDĐHCĐTT. Để từ đó giúp cho các nhà quản lýgiáo dục, các nhà hoạch định chính sách có thể tham khảo nhằm đưa ra những quyếtsách quản lý tốt hơn trong thời gian tới.

    Ý nghĩa khoa học của luận án:

    Thứ nhất: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ, bổ sung thêm vàohệ thống cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học caođẳng tư thục.

    Thứ hai: Sử dụng các phương pháp thống kê với sự hỗ trợ của phần mềnSPSS để tính toán kết quả khảo sát, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước đối vớikhu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục.

  • 5

    Thứ ba: Xây dựng hàm hồi quy bằng phương pháp OLS với sự hỗ trợ củaphần mềm EVIEWS 6.0 để tính toán một chỉ tiêu chủ yếu, kết hợp với kết quả khảosát làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp.

    Ý nghĩa thực tiễn của luận án:

    Thứ nhất: Đánh giá thực trạng tình hình hoạt động của khu vực giáo dục tưthục. Chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quảnlý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục.

    Thứ hai: Xây dựng mô hình quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đạihọc cao đẳng tư thục mang đặc thù của Việt Nam, có tham khảo mô hình của một sốquốc gia phát triển trên thế giới.

    Thứ ba: Đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về giáo dục đạihọc, cao đẳng tư thục trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủnghĩa. Có những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống này ở nước ta trong thờigian tới.

  • 6

    CHƯƠNG 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐIVỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƯ THỤC

    1.1 HỆ THỐNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TƯ THỤC VÀ CÁC NHÂN TỐTÁC ĐỘNG

    1.1.1 Sự hình thành và phát triển hệ thống trường đại học cao đẳng tư thục1.1.1.1 Khái niệm Trường Đại học tư thục

    Bất kỳ quốc gia nào cũng cần có nguồn nhân lực được đào tạo để thực hiệncác kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu mọi mặt ngày càngcao của người dân. Hệ thống giáo dục quốc gia được hình thành nhằm đào tạo, huấnluyện và cung cấp cho xã hội các chuyên gia, nhà quản lý và thợ lành nghề cho cácngành và các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

    Xét theo bậc đào tạo, hệ thống giáo dục quốc gia bao gồm từ giáo dục mầmnon, giáo dục tiểu học, trung học đến giáo dục đại học - cao đẳng và dạy nghề. Nhìnchung một cách chính thống, hệ thống giáo dục ban đầu được hình thành và vậnhành bởi các chính phủ. Tuy nhiên, mầm mống ban đầu của hệ thống giáo dục nàylà giáo dục tư nhân tự phát, trong các gia đình, các cộng đồng nhỏ. Điều này xuấtphát từ yêu cầu sống còn của cuộc đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn và pháttriển của con người.

    Hình 1.1. Sơ đồ đào tạo nhân lực tại Việt Nam

    NHÂN LỰC ĐƯỢC ĐÀO TẠO

    Giáo dục đại học và cao đẳng Giáo dục nghề

    Giáo dục trung học cơ sở và phổ thông

    Giáo dục tiểu học

    Giáo dục mầm non

    NGƯỜI HỌC

  • 7

    Cùng với sự ra đời của nhà nước và sự phát triển của kinh tế xã hội, nhu cầunhân lực ngày càng cao cả về mặt số lượng và chất lượng, giáo dục tư nhân tự phátkhông còn thích hợp và nhà nước cần phải nhận lãnh trách nhiệm hình thành và vậnhành hệ thống giáo dục quốc gia để đáp ứng nhu cầu này. Tuy nhiên do nguồn lựccủa các chính phủ là hữu hạn và nhu cầu nhân lực lại rất lớn nên sự tham gia chínhthức của khu vực tư nhân là một tất yếu khách quan, kết quả là hệ thống giáo dụcquốc gia ngày nay được quản lý bởi chính phủ nhưng bao gồm cả khu vực nhà nướcvà cả khu vực tư nhân.

    Trên thế giới hiện nay, căn cứ vào tiêu chí quyền sở hữu, sự góp vốn và vai tròcủa các sáng lập viên, người ta chia các trường đại học trên thế giới thành ba loại:trường đại học công lập, trường đại học tư thục và trường đại học do các tổ chức tôngiáo thành lập và quản lý. Tại các quốc gia khác nhau, tùy thuộc điều kiện kinh tế,xã hội và lịch sử của mỗi nước, tầm quan trọng của mỗi loại trường này trong hệthống đào tạo quốc gia là rất khác nhau. Tại nhiều quốc gia Châu Âu như Áo, Đức,Pháp, Thụy Sỹ hay Anh Quốc, các trường đại học tổng hợp hầu hết là công lập,song được hưởng một chế độ tự trị, tự quản rất cao. Ngược lại, ở Hàn Quốc, NhậtBản hay Hoa Kỳ, các trường đại học tư thục chiếm vai trò và tỷ trọng lớn hơn,nhiều trường đại học tư thục trong các quốc gia này có chất lượng hàng đầu thế giới.Ở Hoa Kỳ, Châu Mỹ La tinh, và Philipines có những trường đại học được thành lậpvà quản lý bởi các tổ chức tôn giáo. Ở các quốc gia khác, trong đó có cả các quốcgia đang phát triển, từ gần ba thập kỷ nay người ta đã cho phép thành lập các trườngđại học tư thục.

    Ở nước ta, trường đại học tư thục là cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thốnggiáo dục quốc gia, do cá nhân hoặc một nhóm cá nhân là công dân Việt Nam xinphép thành lập và tự đầu tư. Trường đại học tư thục có tư cách pháp nhân, có condấu và được mở tài khoản tại các ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước để giao dịch.Trường đại học tư thục bình đẳng với trường đại học công lập, bán công, dân lập vềnhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường, của giảng viên và người học trong việc thựchiện mục tiêu, nội dung, chương trình, tổ chức quá trình đào tạo, bao gồm tuyểnsinh, dạy và học, thi, kiểm tra công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ.

    Theo quan điểm của Đảng và nhà nước được quy định trong văn bản quyphạm pháp luật có nêu “Trường đại học tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xãhội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sởvật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn huy động từ ngoài nguồn ngânsách Nhà nước”. [49, tr.1]

    Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, trường tư thục là trường do cá nhân,nhóm cá nhân, tổ chức kinh tế xã hội đầu tư xây dựng và nuôi dưỡng nó để hoạt

  • 8

    động, nếu làm tường minh, tài sản của một trường tư thục thường thuộc nhiều dạngsở hữu như: sở hữu tư nhân, sở hữu của cả cộng đồng nhà trường, sở hữu nhà nước(nếu có), ví dụ như là sở hữu tài sản do nhà nước đầu tư qua các chương trình xâydựng phòng thí nghiệm chuyên đề…

    Ở các nước, các trường đại học tư thục lại chia thành hai loại, trường đại họctư thục vì lợi nhuận - được tổ chức và hoạt động không khác các công ty đối vốn vàcác trường đại học tư thục phi lợi nhuận, không được tổ chức như các công ty cổphần. Tại các quốc gia có hệ thống đào tạo đại học tiên tiến như Hoa Kỳ, các trườngđại học tư thục tuy được tổ chức và có tên gọi như các công ty, song là các công tyhay tổ chức bất vụ lợi, không vì mục đích lợi nhuận, không được chia lãi, vì thếtrong điều lệ các trường tư thục loại đó không có khái niệm cổ đông, không chia cổtức cho người góp vốn như tại các công ty cổ phần. Sở dĩ có điều đó bởi pháp luậtcác quốc gia này chia công ty thành hai loại, có những công ty vì lợi nhuận (doanhnghiệp) và những công ty bất vụ lợi, hoạt động không vì lợi nhuận. Cách thức tổchức và chế độ thuế áp dụng cho hai loại công ty này rất khác nhau.

    Như vậy, từ các quan điểm và thông tin trên, một cách chung nhất có thể hiểu:“Trường đại học tư thục là cơ sở đào tạo do các tổ chức hay cá nhân đứng ra thànhlập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất với nguồn kinh phí được huy động từ nhiềunguồn khác nhau, hoạt động trong khuôn khổ luật pháp, nhằm đào tạo nhân lực chonhu cầu của xã hội với mục tiêu lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận”.

    1.1.1.2 Các đặc điểm nổi bật của trường tư thục

    Khái niệm về trường tư thục thường được sử dụng một cách lỏng lẻo, các nhànghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các nhà giáo dục cũng như người dânđôi khi sử dụng khái niệm này một cách không đồng nhất. Tuy nhiên, nhìn chung,chúng ta có thể phân biệt khái niệm trường tư và trường công theo các tiêu chí sauđây: (1) Quyền sở hữu (Vốn bằng tiền và bằng hiện vật ban đầu khi thành lậptrường); (2) Nguồn kinh phí hỗ trợ từ Nhà nước (Có hay không có sự hỗ trợ về vốncủa nhà nước); (3) Vì mục tiêu lợi nhuận hay phi lợi nhuận; và (4) Địa vị pháp lý(theo văn bản pháp lý nào) và tư cách pháp nhân. Phần sau đây sẽ làm rõ hơn cáctiêu chí này.

    (1) Quyền sở hữu

    Chúng ta đều biết rằng cốt lõi của kinh tế thị trường là quyền sở hữu. Quyềnđược hưởng trực tiếp lợi tức từ vốn đầu tư sẽ thúc đẩy việc đầu tư vào các nhà máyhay cơ sở kinh doanh thương mại hoặc trường học, bệnh viện. Quyền được hưởngthành quả lao động của bản thân sẽ thúc đẩy thị trường lao động và phân phối lợinhuận. Quyền chuyển nhượng tài sản là điều cần thiết cho việc sử dụng có hiệu quả

  • 9

    các nguồn lực. Chỉ có thông qua sự chuyển nhượng này mọi loại quyền sở hữu mớicó thể đạt được giá trị sử dụng cao nhất của nó.

    Cơ sở pháp luật cho các loại hình khác nhau của quyền sở hữu bắt nguồn từHiến pháp. Hiến pháp của các quốc gia trên thế giới từ lâu đã thừa nhận quyền sởhữu tư nhân trên mọi phương diện của đời sống xã hội. Ở nước ta trước năm 1992,Hiến pháp chỉ quy định hai thành phần cơ bản trong nền kinh tế quốc dân: (1) Kinhtế quốc doanh đại diện cho quyền sở hữu toàn dân, và (2) Kinh tế tập thể. Thời đó,cùng tồn tại với thành phần kinh tế tập thể là các hoạt động hạn chế của thành phầnkinh tế tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Mộtbước ngoặt đã diễn ra trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, tháng 4/1992Quốc hội nước ta đã thông qua Hiến pháp mới cho phép quyền sở hữu tư nhân,đồng thời tăng cường sự bảo hộ của nhà nước đối với sở hữu đó. Hiến pháp đã xáclập ba hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước), sở hữu tập thểvà sở hữu tư nhân.

    Trên thực tế, quyền sở hữu tư nhân đối với các cơ sở dạy nghề đã bắt đầu rấtlâu trước khi sửa đổi Hiến pháp 1992. Bằng chứng của hoạt động dạy nghề tư nhânlà từ nhiều năm trước đó hàng loạt cơ sở dạy nghề đã ra đời và hoạt động tại thànhphố Hồ Chí Minh (khoảng hơn 200 cơ sở dạy nghề), Hà Nội, và Đà Nẵng. Mặc dùvậy, cơ sở pháp luật rõ ràng cho quyền sở hữu và quyền chuyển nhượng tài sản tưnhân vẫn chưa được khẳng định và thiết lập một cách rõ ràng. Điều này là cực kỳquan trọng vì:

    - Thứ nhất: Sự công nhận chính thức của cơ quan luật pháp là tín hiệu cho cácchủ cơ sở dạy nghề và đầu tư tư nhân biết rằng hoạt động kinh tế thông qua phươngpháp dạy nghề được chính thức thừa nhận.

    - Thứ hai: Trên cơ sở của sự thừa nhận chính thức này, các cá nhân, tập thểmuốn thành lập trường tư trong GDĐH-CĐ có thể dựa vào sự bảo vệ của luật phápđối với các hoạt động giáo dục đào tạo.

    (2) Nguồn kinh phí hỗ trợ từ nhà nước

    Thông thường các nước chỉ quy định hai hình thức sở hữu cơ bản là sở hữunhà nước và sở hữu tư nhân. Tuy nhiên, do sự cần thiết phải phục hồi và củng cốcác quyền sở hữu tư nhân nên quyền sở hữu tư nhân đã được mở rộng có thể là mộthộ gia đình, một tổ chức xã hội, một tổ chức tôn giáo, một tổ chức đoàn thể. Cũngtừ đó, tương ứng với hai hình thức sở hữu cơ bản này, trong giáo dục có hai kháiniệm trường công và trường tư.

    Trường công được hỗ trợ hàng năm từ nguồn kinh phí của nhà nước, còn đốivới trường tư việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách hầu như không có, nếu có chỉ thôngqua các dự án, các chương trình theo đơn đặt hàng của nhà nước.

  • 10

    Sự cần thiết của loại hình trường công, hay nói cách khác, sự cần thiết tài trợcủa xã hội dưới danh nghĩa nhà nước đối với giáo dục đào tạo, xuất phát từ các đặctính quan trọng sau đây của giáo dục trong nền kinh tế thị trường:

    - Đặc tính phương tiện sản xuất có tính chất vô hình. Trong giáo dục đào tạophương tiện sản xuất có tính vô hình, chứ không phải hàng hóa dùng thỏa mãn nhucầu tiêu dùng. Điều này buộc người được giáo dục đào tạo phải có ý thức đầu tư.

    - Đặc tính của hàng hóa chung (hàng hóa công cộng) hay lợi ích tỏa ra. Lợiích của giáo dục đào tạo không chỉ thu gọn vào thỏa mãn nhu cầu trực tiếp củangười được giáo dục đào tạo, mà còn thỏa mãn lợi ích của toàn xã hội hay ít nhấtmột số người khác kể cả những người không muốn được giáo dục đào tạo (khôngchịu đi học).

    - Đặc tính không thể tăng năng suất lao động của người làm thầy giáo nhưtăng năng suất lao động sản xuất các loại hàng hóa thông thường khác.

    Tuy nhiên, sự cần thiết của loại hình trường tư, tức là sự tham gia của khu vựctư nhân trong giáo dục đào tạo cũng là một tất yếu khách quan vì:

    - Nhà nước không thể có đủ mọi nguồn lực để trực tiếp đảm đương việc cungcấp tất cả các hàng hóa công cộng (trong đó có giáo dục đào tạo), trong khi khu vựctư nhân lại có sẵn những nguồn lực nhất định cần được khai thác.

    - Ngoài ra, mức độ hiệu quả của khu vực tư nhân trong nhiều trường hợpđược coi là cao do các động lực cá nhân về lợi nhuận, danh tiếng cũng như lòng tựtrọng, và cả ý thức tuân thủ pháp luật [37].

    (3) Trường tư vì lợi nhuận và phi lợi nhuận

    Trong nền kinh tế thị trường, trường tư là một thực thể trên thị trường, nó phảiđầu tư vốn và tài sản để hoạt động giáo dục đào tạo nhằm mục đích sinh lợi. Vì vậyđiều kiện cơ bản đầu tiên của việc thành lập trường tư là người hay tập thể lậptrường tư phải có tài sản. Tài sản đưa vào để lập trường tư có thể là: (1) Vốn bằngtiền; (2) Tài sản bằng hiện vật dùng để đầu tư ban đầu khi lập trường. Đương nhiêncác tài sản đó phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đứng ra lập trường tư.Như vậy với tư cách là một người kinh doanh, người lập trường tư phải đầu tư mộtsố tài sản, thuê mướn, sử dụng sức lao động để tiến hành hoạt động giáo dục đào tạo,đồng thời thực hiện việc thu học phí nhằm thu hồi vốn đã đầu tư, trang trải các chiphí đào tạo và có lãi.

    Tuy nhiên trên thực tế nhiều khi mục tiêu của đầu tư giáo dục không hẳn làsinh lợi. Nhiều cá nhân, đặc biệt là các hiệp hội, thành lập trường tư không nhằmmục đích “kiếm lời” mà nhằm mục đích nhân đạo, với mong muốn đơn thuần làtruyền thụ sự giáo dục cho mọi người. Đối với các loại hình trường tư không kinhdoanh này, thông thường người ta thêm thuật ngữ “phi lợi nhuận” (non-profit) hoặc“không vụ lợi” (not-for-profit). Đương nhiên không vụ lợi không có nghĩa là không

  • 11

    có lợi nhuận. Loại hình trường tư này hoạt động không lấy mục tiêu lợi nhuận làmtrọng và số chênh lệch giữa toàn bộ nguồn thu trừ đi chi phí cần thiết của giáo dụcđào tạo, được nhập vào “quỹ hội” (quỹ chung của trường). Toàn bộ quỹ này chỉdùng để phát triển giáo dục đào tạo của trường mà thôi [37].

    Một cách tiếp cận khác để phân biệt trường công và trường tư là dựa vào cáchtính thuế thu nhập. Nếu một trường do một người hoặc một gia đình thành lập vàthu lợi, thì nó giống như một doanh nghiệp tư nhân, nếu một trường do một nhómngười thành lập và thu lợi thì đây chính là một công ty trách nhiệm hữu hạn. Theochính sách Nhà nước thì loại trường theo đuổi mục tiêu lợi nhuận phải nộp thuế thunhập doanh nghiệp trước khi chia lãi cho nhà đầu tư. Loại thứ hai là loại trường philợi nhuận, loại trường này "lợi nhuận" nếu có không phân phối cho người góp vốn,mà được dùng để tái đầu tư mở rộng giáo dục đào tạo. Và theo chính sách Nhà nướcthì loại trường này không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

    (4) Địa vị pháp lý của trường tư thụcĐH-CĐTT ở bất cứ một quốc gia nào cũng là một chủ thể pháp luật độc lập.

    Muốn tham gia vào các quan hệ xã hội, trường phải có một địa vị pháp lý nhấtđịnh để xác định ranh giới của nó trong mối quan hệ với các chủ thể pháp luậtkhác. “Địa vị pháp lý của một chủ thể pháp luật là tổng thể các quyền và nghĩavụ pháp lý của chủ thể, qua đó xác lập cũng như giới hạn khả năng của chủ thểtrong hoạt động của mình”.

    Như vậy, địa vị pháp lý của một chủ thể pháp luật chính là “áo khoác pháp lý”cho nó, giúp khách hàng, đối tác của chủ thể đó nhận dạng được mình sẽ, đang quanhệ với loại chủ thể nào, quyền, nghĩa vụ của chủ thể đó ra sao để rồi họ quyết địnhcó tiếp tục có quan hệ với chủ thể đó hay không. Việc thiết kế một “áo khoác pháplý” cho tất cả các chủ thể pháp luật trong đó có ĐH-CĐTT khi họ tham gia vàoquan hệ pháp luật là hết sức cần thiết.

    “Áo khoác pháp lý” của trường đại học cho phép sinh viên, đối tượng quantrọng nhất của bất cứ một trường đại học nào biết được nơi mà họ sắp ghi danh cóquy chế pháp lý thế như nào, đây là cơ sở đào tạo vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận;quyền lợi của họ được bảo vệ ra sao; để từ đó họ có thể lựa chọn cơ sở đào tạo thíchhợp. Tương tự như vậy, đối với bản thân những người chủ sở hữu của ĐH-CĐTT,họ cũng cần biết nếu theo mô hình lợi nhuận hay phi lợi nhuận thì trường đại họccủa họ có những lợi thế hoặc bất lợi gì. Đối với các cơ quan quản lý hay đối tác củatrường tư thục, việc biết đại học này khoác “áo khoác pháp lý” nào cũng rất cầnthiết. Nếu là mô hình phi lợi nhuận thì chính sách thuế của Nhà nước sẽ khác vớimô hình lợi nhuận ở chỗ nào? Nếu là mô hình lợi nhuận thì cơ chế kiểm soát tàichính, cơ chế kiểm toán có khác gì không so với mô hình phi lợi nhuận? Cơ chế vay

  • 12

    vốn của các ngân hàng có khác hay không đối với hai mô hình này…

    Địa vị pháp lý của các trường ĐH-CĐTT bao gồm tất cả những quy định củapháp luật về quyền và nghĩa vụ của trường. Đây là vấn đề rộng được quy định ởnhiều văn bản pháp luật khác nhau. Các nghiên cứu cho thấy địa vị pháp lý củatrường ĐH-CĐTT thể hiện ở hai mặt cơ bản sau:

    - Trường ĐH-CĐTT có địa vị pháp lý như trường đại học công lập. Tronghệ thống giáo dục của một quốc gia ĐH-CĐTT là một thành viên có tư cách phápnhân, có con dấu và được mở tài khoản tại các ngân hàng, kho bạc nhà nước.Trường có địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, nghĩa vụ và quyền lợi như cáctrường đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân. Điều này khẳng đinhtrường ĐH-CĐTT có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như các trường đại học công lập.Những quy định đó thể hiện chính sách công bằng, bình đẳng trước pháp luật, Nhànước khuyến khích và bảo hộ những quyền và lợi ích hợp pháp của các trường tưthục, đề cao tính tự chủ nhưng phải tuân thủ pháp luật, nhằm tạo điều kiện chotrường ĐH-CĐTT phát triển, phát huy vai trò trong sự nghiệp xã hội hóa.

    - Trường ĐH-CĐTT có địa vị pháp lý của một công ty cổ phần. TrườngĐHTT do các cá nhân, tổ chức thành lập, đầu tư xây dựng cơ cở vật chất và bảođảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước; hoạt động theo nguyêntắc tự nguyện góp vốn, tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi, thực hiện các quyđịnh của pháp luật về chế độ kế toán, thống kê, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.Từ đó cho thấy trường ĐH-CĐTT có địa vị pháp lý như là một doanh nghiệp, cóhình thức tổ chức và hoạt động giống công ty cổ phần.

    Vấn đề đặt ra ở đây là nếu xác định là một doanh nghiệp thì mục đích làkinh doanh sinh lợi, theo Khoản 1, Điều 4 Luật doanh nghiệp: Kinh doanh làviệc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầutư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trườngnhằm mục đích sinh lợi. Trong điều kiện kinh tế thị trường và chủ trương xã hộihóa giáo dục chúng ta cần chấp nhận việc cho phép trường ĐH-CĐTT hoạt độngtheo mục đích sinh lợi. Khi các tư nhân bỏ tiền vào đầu tư trong lĩnh vực giáodục, thì họ phải thu được hưởng lợi từ đầu tư đó. Vấn đề là Nhà nước sẽ quản lýchặt chẽ về nội dung, chất lượng, chương trình đào tạo, những trường ĐH-CĐTTkhông đáp ứng được yêu cầu chất lượng và giá cả cạnh tranh (học phí) thì sẽ bịxã hội đào thải theo quy luật thị trường.

    1.1.1.2 Tính tất yếu của sự hình thành và phát triển khu vực giáo dục đạihọc cao đẳng tư thục

    Có thể nói sự hình thành và phát triển của khu vực GDĐHCĐTT tại Việt Namcũng như hầu thế các quốc gia khác trên thế giới là một thực tế tất yếu nhằm phát

  • 13

    huy tối đa mọi nguồn lực trong xã hội, giảm bớt gánh nặng về ngân sách nhà nướccho GDĐT để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đối với nguồn nhân lựcvà thỏa mãn nhu cầu được đào tạo của người học để tìm kiếm việc làm trên thịtrường lao động.

    Với số lượng sinh viên đại học và cao đẳng là rất lớn, hầu như không có quốcgia nào trên thế giới đủ ngân sách để bao cấp hoàn toàn cho giáo dục và đào tạo,nên việc huy động các nguồn kinh phí ngoài nhà nước cho GDĐH-CĐ trở thành chủtrương phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới, và công cuộc tư nhân hóa GDĐH-CĐ đã phản ánh xu hướng đó.

    Thực tế chỉ rõ rằng các cơ sở đào tạo tư nhân có năng lực tiềm tàng to lớn đểgóp phần hiện thực hóa các mục tiêu nhiệm vụ của nhà nước giao cho họ. Các cơ sởtư thục có thể tăng nguồn lực cho giáo dục bằng cách huy động các đóng góp tưnhân (kể cả người học) bổ sung thêm cho nguồn tài chính do nhà nước cung cấp.Các cơ sở này có thể tăng cường tính đa dạng cho cả hệ thống và vì vậy tăng khảnăng lựa chọn và đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Ngoài ra, khu vựcGDĐHCĐTT còn có khả năng thích ứng tương đối nhanh với những thay đổi và dođó tăng cường tính đáp ứng của toàn bộ hệ thống. Nghiên cứu của ngân hàng thếgiới cũng chỉ ra rằng các HTĐH-CĐ tư là nguồn bổ sung quan trọng cho HTĐH-CĐ công, có thể đáp ứng những nhu cầu của sinh viên và người thuê nhân công mộtcách có hiệu quả và mềm dẻo.

    Như vậy cả HTĐH-CĐ ngoài công lập và công lập đều cung cấp học vấn đạihọc, nghề nghiệp cho người học và người sử dụng, nhưng mỗi khu vực thực hiệnmột số công việc có sự khác biệt nhất định và việc đáp ứng nhu cầu người học,người sử dụng cũng có sự khác biệt. Sự xuất hiện và phát triển của khu vực tư thụctrong hệ thống giáo dục nhằm bổ trợ những khiếm khuyết cho khu vực công lập. Vềmặt kinh tế xã hội, đóng góp của khu vực tư thục giúp xã hội đạt được bốn mục tiêusau đây:

    - Giảm bớt gánh nặng cho công quỹ, giải phóng nguồn lực để phát triển sốlượng hay nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo.

    - Tăng cường hiệu quả trong các trường công lập bằng cách khuyến khích ýthức về phí tổn và sử dụng tốt hơn các nguồn lực.

    - Tăng cường trách nhiệm của các cơ sở đào tạo bằng các mối liên kết hệthống giáo dục ĐH-CĐ với các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ….

    - Tăng tính công bằng vì những người được hưởng giáo dục phải đóng gópvào những chi phí đó.

  • 14

    1.1.2. Vị trí và đặc điểm của đại học, cao đẳng tư thục trong hệ thốnggiáo dục của một quốc gia

    1.1.2.1. Vị trí của ĐH-CĐTT trong hệ thống giáo dục

    Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có hệ thống giáo dục tư nhân tồn tạisong song với hệ thống giáo dục công lập. Nhưng do sự khác biệt về chế độ chínhtrị, chính sách của nhà nước, và mức quan tâm của cộng đồng xã hội nên vị trí củahệ thống giáo dục tư thục trong tổng thể hệ thống giáo dục quốc gia sẽ có sự khácnhau nhất định. Ở các quốc gia thuộc Trung Đông và một số quốc gia ở Châu Á, hệthống đại học tư đã phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực đào tạo nghề. Đối vớiNhật và Hàn Quốc, sự phát triển gần đây của hệ thống giáo dục đại học chủ yếunằm ở khu vực tư nhân. Ba Lan cũng là một ví dụ điển hình ở Châu Âu về sự pháttriển hệ thống đại học tư.

    Nguồn: Tác giả phục vụ cho nghiên cứu

    Hình 1.2 Hệ thống giáo dục Đại học – Cao đẳng của Việt Nam

    Ở nước ta hiện nay, hệ thống giáo dục đại học cao đẳng cũng bao gồm cáctrường công và trường tư. Điểm khác biệt là trong quá trình chuyển đổi từ nền kinhtế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường là thời gian đầu, nhà nước đãcho phép tồn tại các loại hình trường công lập và ngoài công lập, tuy nhiên, hiệnnay đang tiến dần đến mô hình chỉ gồm hai loại hình trường là công lập và tư thụcđể phù hợp với xu hướng chung ở các nước.

    1.1.2.2. Đặc điểm khu vực GDĐHCĐTT

    Hệ thống đại học cao đẳng tư thục là một bộ phận của hệ thống giáo dục ĐH-CĐ, nó là bậc học đào tạo đội ngũ lao động lành nghề, bao gồm các nhà khoa

    Hệ thống giáo dụcĐại học – Cao đẳng

    TrườngĐH-CĐ Trựcthuộc BộGDĐT

    TrườngĐH-CĐ,Học việnngành

    TrườngĐH-CĐ

    cộng đồng

    Cơ sở giáo dục ĐH –CĐ công lập

    Cơ sở giáo dục ĐH –CĐ ngoài công lập

    Trường

    ĐH-CĐ

    dân lập

    TrườngĐH-CĐ tư

    thục

    Các trườngĐH-CĐbán công

    Đại họcquốc gia –Đại họcvùng

  • 15

    học, các chuyên gia, kỹ sư và những cán bộ chuyên môn kỹ thuật ở các trìnhđộ khác nhau. Giáo dục không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và vì vậy,không trực tiếp tạo ra các sản phẩm vật chất. Tuy nhiên, theo phân công lao độngxã hội, GĐĐH-CĐ là nơi duy nhất có đủ điều kiện và đủ khả năng cung cấp nguồnnhân lực kỹ thuật chất lượng và trình độ chuyên môn cao cho nền kinh tế, làm giatăng giá trị cho mỗi cá nhân thông qua việc trang bị cho họ tài khéo léo, sự hiểubiết để làm ra nhiều của cải vật chất hơn cho bản thân và cho xã hội, gắn liền vớisự bảo đảm quyền được sống và được làm việc với năng suất lao động cao hơncủa mỗi người. Có thể tổng kết một số đặc điểm chính của hệ thống giáo dục đạihọc - cao đẳng tư thục như sau.

    Chức năng của giáo dục đại học - cao đẳng. GĐĐH-CĐ có ba chức năng quantrọng. Trước hết, nó bảo tồn các nền văn hóa và tri thức nhân loại, tái tạo hoặcphản biện ý thức hệ chi phối của quốc gia. Thứ hai, lựa chọn những người ưu túgiới thiệu cho xã hội và cuối cùng là sáng tạo ra kho tàng tri thức mới. GĐĐH-CĐ không chỉ cải thiện những lựa chọn cá nhân sẵn có cho tất cả mọi người, màcòn tạo ra một lực lượng lao động có năng lực sáng tạo, biết chắt lọc và ápdụng các tri thức thu được từ kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học vàosản xuất và đời sống, góp phần làm tăng năng suất lao động và nâng cao mức sốngcho toàn bộ các thành viên trong xã hội, góp phần xóa bỏ khoảng cách thu nhậpgiữa người giàu và người nghèo thông qua việc trang bị cho người học những trithức và kỹ năng cần thiết để làm việc.

    Giáo dục đại học - cao đẳng với tư cách là phương tiện. GĐĐH-CĐ nóichung và khu vực GDĐHCĐTT nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng cho sựphồn thịnh của một nền kinh tế hiện đại, đó là nền “kinh tế tri thức”, nó ngàycàng có ý nghĩa quyết định đến sự thịnh vượng của nhân loại trong tương lai [17,tr.227-237]; là phương tiện phát triển riêng của mỗi cá nhân, phương tiện xâydựng nền văn hóa, chia sẻ truyền thống và cung cấp sức mạnh cho xã hội nóichung. Là một phương tiện tích lũy tài sản và khả năng cạnh tranh của cá nhânvà xã hội.

    Lợi ích lan tỏa hay lợi ích tràn xã hội của giáo dục đại học-cao đẳng. Một đặctrưng riêng có của sản phẩm dịch vụ GDĐH-CĐ là lợi ích lan tỏa (hay còn gọi là lợiích tràn xã hội) không chỉ bản thân cho người học mà cho cả cộng đồng, do vậy khuvực GDĐHCĐTT cũng không loại trừ hiệu ứng đó. Bởi vì những sản phẩm dịch vụGDĐH-CĐ với trình độ cao này có thể sẽ đem lại những thành tựu khoa học côngnghệ vượt bậc, đưa năng suất lao động tăng cao một cách đột biến hoặc tạo ranhững sản phẩm tiêu dùng có hàm lượng chất xám cao. Ngoài ra, loại sản phẩm củadịch vụ này là những người công dân có ích với chính mình, có trách nhiệm vớigia đình, xã hội và quốc gia. Những sản phẩm như vậy được gọi là loại hàng hóa

  • 16

    có ngoại biên thuận. Nó không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn cho cảxã hội và lợi ích xã hội luôn luôn lớn hơn lợi ích cá nhân. Tổng lợi ích xã hội sẽtăng lên nếu như loại sản phẩm này được sản xuất nhiều hơn. Đối với các lợi íchcủa xã hội có được từ giáo dục đại học, ngoài cá nhân và gia đình, xã hội phải nhậnđược những lợi ích này. Rất khó để xác định, định lượng và tính toán những lợi íchđó. Do đó có rất nhiều tranh luận và sự phỏng đoán về việc chúng có tồn tại khôngvà tại sao chúng tồn tại trong giáo dục đại học [1, tr 86]

    Giáo dục đại học - cao đẳng với tư cách là một quan hệ sản xuất xã hội.GĐĐH-CĐ nói chung và khu vực GDĐHCĐTT nói riêng có nội dung của quan hệsản xuất xã hội, bởi vì giá cả dịch vụ này trong KTTT không hoàn toàn phản ánh sựkhan hiếm mà nó phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

    - Trước hết, cung và cầu của nó thường phụ thuộc vào sự khác biệt về mứclương hay thu nhập (giữa người có và không có văn bằng đại học).

    - Tiếp theo là khả năng thành công trong việc tìm kiếm công ăn việc làmtrong khu vực công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, thương mại hoặc một loại dịchvụ nào đó (tỷ lệ thất nghiệp của người có hoặc không có văn bằng đại học).

    - Sau nữa là các chi phí trực tiếp liên quan đến giáo dục (chẳng hạn như họcphí và lệ phí).

    - Cuối cùng là chi phí cơ hội hay chi phí gián tiếp liên quan đến giáo dục(số tiền người sinh viên có thể thu được nếu không đi học).

    Giáo dục đại học - cao đẳng với tư cách là một hàng hóa đặc biệt. GĐĐH-CĐnói chung và khu vực GDĐHCĐTT nói riêng còn là một loại hàng hóa đặc biệt vìcó những đặc tính của hàng hóa (lợi ích xã hội lớn hơn lợi ích cá nhân, có tính bềnvững đi theo suốt cuộc đời con người và người mua cuối cùng cũng là người tiêuthụ). Trong KTTT có thể xảy ra các tình huống sau: (1) Vì mục tiêu lợi nhuậnngắn hạn, một số cơ sở đào tạo có thể cung cấp những người tốt nghiệp thiếu chấtlượng; (2) KTTT có thể sẽ làm cho một bộ phận người trở lên nghèo hơn nênkhông có khả năng chi trả học phí, mặc đù có năng lực học tập. Cho dù trường hợpnào đi nữa xảy ra, để vừa hạn chế các tổn phí giao dịch trong thị trường lao độngdo chất lượng đào tạo thấp, vừa bảo đảm cơ hội học tập đại học ngang nhaucho mọi cá nhân trong xã hội, hệ thống giáo dục phải có sự can thiệp của nhànước. Nói khác đi, xét dưới ý niệm công bằng xã hội, sản phẩm giáo dục là mộthàng hóa mà chính phủ phải can thiệp mạnh mẽ vào thị trường thông qua các biệnpháp như: Tài trợ trực tiếp cho đào tạo, nghiên cứu khoa học; khuyến khích tư nhân(kể cả tư nhân nước ngoài) đầu tư phát triển GĐĐH-CĐ, nhất là đưới hình thứckhông vụ lợi và điều tiết chất lượng kể cả lĩnh vực công cũng như tư.

    Giáo dục đại học - cao đẳng với tư cách là một dịch vụ. Trong nền KTTT,GĐĐH-CĐ nói chung và GDĐH-CĐ tư thục nói riêng được thực hiện dưới hình thức

  • 17

    cung cấp sức lao động của các giáo sư, giảng viên cho người học và người học mualao động của người dạy bằng phí, học phí, hoặc đóng thuế để nhà nước trả công, trảlương cho họ. Dưới góc độ phân công lao động xã hội trong nền sản xuất hàng hóa,loại lao động giảng dạy của các giáo sư, giảng viên không sản xuất ra tư bản. TheoK.Marx, đó là loại lao động phi sản xuất và khi trao đổi, nó được mua-bán như mộtdịch vụ và hàng hoá thông thường. Như vậy, sản phẩm GĐĐH-CĐ là một loại dịchvụ và nó có đầy đủ tính chất kinh tế như các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ khác.Thị trường dịch vụ GĐĐH-CĐ có một số ưu điểm chính sau:

    - Một là, cơ chế thị trường làm cho dịch vụ GĐĐH-CĐ đáp ứng tốt hơn nhucầu của phát triển kinh tế - xã hội. Sự ra đời của thị trường dịch vụ GĐĐH-CĐ từngbước giảm bớt sự tham gia trực tiếp của chính phủ trong hoạt động điều hànhtrường đại học; chuyển quyền ra quyết định từ bộ, trường và khoa sang sinh viên vàgia đình; gắn kết các trường đại học với nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệpthông qua cơ chế đặt hàng đào tạo, thành lập trường đại học trong các công ty lớnhay lập các công ty dịch vụ hoặc kinh doanh bên trong trường đại học, đồng thờicác giáo sư, giảng viên đại học có thể làm việc bán thời gian ở các doanh nghiệp...

    - Hai là, cơ chế thị trường làm cho hệ thống giáo dục có khả năng thích nghivà sáng tạo hơn. Một phần tài chính đại học được chia sẻ từ cha mẹ sinh viên hoặcsinh viên những người được hưởng lợi cuối cùng của loại hình dịch vụ này.

    Tuy nhiên, bên cạnh đó, thị trường dịch vụ sản phẩm GĐĐH-CĐ cũng đầyrẫy những rủi ro và bất trắc. Nó có thể làm xói mòn trách nhiệm xã hội, văn hóa vàcác mục tiêu của nó. Vì nó chỉ đáp ứng các lợi ích và chi phí mà thực tế xuất hiệntrong quan hệ cung - cầu của người mua và người bán nên trong ngắn hạn, với việctập trung vào hướng nghiệp và nghiên cứu ứng dụng, nó có thể phá hỏng cácmục tiêu và giá trị của giáo dục tự do và những tìm tòi lý thuyết cơ bản. Cơ chếgiá trong thị trường dịch vụ GĐĐH-CĐ có thể dễ bị bóp méo.

    Các loại hình dịch vụ giáo dục đại học - cao đẳng. Mong đợi của chúng ta cóthực tế với các loại hình dịch vụ mà giáo dục đại học cần cung cấp không, tất nhiênlà đúng. Một nền công nghiệp có thể sản xuất ra bất cứ loại hình dịch vụ hỗn hợpnào mà xã hội chúng ta muốn sản xuất. Vấn đề kinh tế quan trọng có liên quan đếnviệc các cơ sở đào tạo này đáp ứng mong muốn và nhu cầu của xã hội về dịch vụnày như thế nào. Phân tích kinh tế đưa ra câu hỏi là cơ cấu hiện tại của các trườngđại học cho phép họ đáp ứng các yêu cầu xã hội như thế nào. Nhìn chung, thông quahệ thống kinh tế, người sử dụng đăng ký nhu cầu hàng hóa dịch vụ của họ theo cáchmà họ sử dụng khả năng mua hàng của họ. Những nhà cung cấp dịch vụ phản ứnglại các mức giá. Đây không phải là cách mà sự kết hợp giữa các chương trình do cáctrường đại học và cao đẳng cung cấp được xác định.

  • 18

    Các trường đại học và cao đẳng ít khi hoặc không sử dụng hệ thống giá hoặccác lực lượng thị trường trong việc xác định những chương trình mà họ sẽ cung cấp.Họ thường cố gắng cung cấp những gì họ cho rằng xã hội có nhu cầu – kinh doanh,cơ khí, tin học, v.v…Tất nhiên, mong muốn của sinh viên và gia đình họ phải đượcxem xét; nếu không sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ nhập học. Ngoài ra, những đề nghị củacơ quan lập pháp cũng rất quan trọng. Cơ quan này có thế cắt các khoản hỗ trợ đểmở rộng những chương trình mà đa số các thành viên không thông qua. Trong cáctrường tư, những nhà tài trợ chính có ảnh hưởng tới việc lựa chọn chương trình, tuynhiên, lợi ích của sinh viên và gia đình có con theo học được coi là quan trọng nhất,vì đó chính là nguồn thu chủ yếu của nhà trường [1, tr.98].

    Hệ thống giá trị bỏ qua hoàn toàn hoặc không được tính đến trong việc xácđịnh những ưu tiên của chương trình vì hầu hết các trường đại học và cao đẳng ápdụng mức giá (học phí) giống nhau đối với tất cả sinh viên, bất kể là chương trình gì.Những người quản lý và các khoa trong trường đại học và cao đẳng, nhà lập pháp,và bản thân sinh viên tin rằng đây chính là cách hợp lý để vận hành hệ thống. Tuynhiên một sự phản ánh nhỏ sẽ bộc lộ sự thiếu hiệu quả của nó.

    Sự khác biệt về giá dựa trên sự khác biệt trong nhu cầu ví dụ xét haichương trình đào tạo đại học, quản trị kinh doanh và nông nghiệp. Giả sử ban đầusinh viên có nhu cầu về chương trình nông nghiệp được thể hiện bằng Da1Da1 trongHình 1.3. Chi phí cho một người một năm bao gồm tất cả các chi phí trừ các chi phívô hình đối với sinh viên cho một năm của chương trình. Đường cầu cho chươngtrình nông nghiệp sẽ dốc xuống dưới về phía bên phải giống như hầu hết các đườngcầu – giá của chương trình càng thấp, thì sinh viên sẽ có nhu cầu nhiều năm hơn.Đường cung Sa1Sa1 của chương trình nông nghiệp sẽ dốc lên trên về bên phải.Trường đại học thu được càng nhiều tiền một năm từ việc bán các chương trình, thìhọ càng thu hút được nhiều nguồn lực hơn và sử dụng để mở rộng chương trình.Đường cầu Db1Db1, và đường cung Sb1Sb1, đối với chương trình quản trị kinh doanhvề mặt lý thuyết giống như đối với chương trình nông nghiệp. Bây giờ tạm bỏ quađường Db2 Db2. Giả sử rằng do một sự trùng lắp, thì đường cung và đường cầu banđầu cho cả hai chương trình có các mức giá giống nhau; đó là Pa1 tương đương vớiPb1. Mức độ của chương trình lần lượt là sa1 và sb1.

    Bây giờ, để nhu cầu sinh viên trong chương trình quản trị kinh doanh tăngngang bằng với chương trình nông nghiệp, đường cầu quản trị kinh doanh di chuyểntới Db2Db2, và đường cầu nông nghiệp di chuyển tới Da2Da2. Những tác động củaviệc duy trì giá cân bằng cho hai chương trình là gì? Tại mức giá Pb1, các trường đạihọc không thể mở rộng chương trình quản trị kinh doanh và không có khả năng chitrả các chi phí để làm như vậy. Việc thiếu cán bộ và cơ sở vật chất để giảng dạyquản trị kinh doanh sẽ xảy ra. Các lớp học sẽ lớn hơn và phòng học sẽ chật chội hơn.

  • 19

    Chất lượng giáo dục sẽ bị giảm. Trong chương trình nông nghiệp, tại mức giá Pa1quy mô lớp học sẽ giảm xuống và các cơ sở vật chất sẽ ít bị sử dụng tối đa hơn. Cósự dư thừa về cán bộ và thiết bị giảng dạy. Việc thiếu hoặc thừa những loại hình nàylà phổ biến trong các trường đại học và cao đẳng hiện nay. Chúng thể hiện sự thiếuhiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ giáo dục do nhà trường không để hệ thốngđánh giá phân chia các nguồn lực một cách có hiệu quả.

    Hình 1.3. Ảnh hưởng của những thay đổi trong nhu cầu về các dịch vụ giáo dục

    (Da1 Da1 và Sa1 Sa1 là đường cầu và đường cung ban đầu theo năm giáo dụcnông nghiệp, ngược lại trong chương trình quản trị kinh doanh chúng là Db1 Db1 vàSb1 Sb1. Bây giờ, giả định rằng nhu cầu cho quản trị kinh doanh tăng từ Db2 Db2 vànhu cầu cho nông nghiệp giảm xuống Da2Da2. Duy trì các chi phí hữu hình (học phívà lệ phí) tại điểm Pb1 và Pa1 dẫn tới sự dư thừa của khả năng giáo dục nông nghiệpvà sự thiếu của khả năng giáo dục quản trị kinh doanh. Nếu để học phí và lệ phí củachương trình quản trị kinh doanh tăng tới pb2 và của nông nghiệp giảm xuống pa2 sẽlàm tăng hiệu quả mà cả hai được sử dụng.) [1, tr.99]

    Nếu các trường đại học sử dụng mức giá khác nhau cho các chương trình khácnhau, họ có thể tăng cả hiệu quả và trách nhiệm đối với khách hàng. Hãy để học phívà chi phí trong quản trị kinh doanh tăng lên mức pb2. Phần doanh thu tăng thêm đạtđược để mở rộng đến sb2, có tính đến nhu cầu tăng lên. Sự tăng giá cũng giúp giảmáp lực vào cơ sở vật chất bằng cách giảm tỷ lệ nhập học từ sb3 xuống sb2.Bây giờ đểhọc phí và lệ phí của môn nông nghiệp giảm xuống Pa3, các trường đại học đượckhuyến khích cắt giảm một số chương trình trở về điểm sa2, tại điểm này mới chỉ đủchi trả các khoản kinh phí. Ngoài ra, việc giảm giá trong nông nghiệp từ Pa1 xuốngPa2 sẽ tăng tỷ lệ nhập học từ sa3 lên sa2. [1, Tr.100]

    Để làm cho những phân tích kinh tế trước đây tổng quan hơn, giả định rằng

  • 20

    trong trường đại học nhu cầu về một chương trình mới tăng lên, ví dụ nghiên cứusinh thái học. Chi phí cung cấp số năm của chương trình có thể được xác định vàđường cung sau đó có thể gặp đường cầu. Mức giá cân bằng sẽ phản ánh chi phí củachương trình đối với sinh viên. Nó cũng tạo ra khả năng chương trình chính xác màkhông xảy ra dư thừa hoặc thiếu hụt. Qua đó cho thấy các loại hình dịch vụ giáo dụctương đối đa dạng và phong phú.

    1.1.3 Các nhân tố tác động đến hệ thống trường đại học cao đẳng tư thục

    1.1.3.1 Nhân tố về môi trường kinh tế xã hội

    Các cơ sở đào tạo dù công hay tư đều phải chịu tác động ở những mức độ khácnhau từ các yếu tố môi trường kinh tế xã hội như trạng thái và tốc độ tăng trưởngcủa nền kinh tế, nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp, nhu cầu và khả năng chitrả của người học, truyền thống hiếu học, và sự hội nhập quốc tế và quá trình toàncầu hóa. Các cơ sở đào tạo đều cần tới các yếu tố đầu vào cơ bản đó là trường lớp,phòng học, xưởng thực tập, máy móc, thiết bị và tài liệu giáo trình…. Đối với cáccơ sở đào tạo công lập, phần lớn các yếu tố này được Nhà nước cung cấp, còn cáccơ sở đào tạo tư thường phụ thuộc vào sự tự thân vận động và vào chính những nhàcung cấp các yếu tố này trong nền kinh tế.

    Một yếu tố quan trọng từ môi trường kinh tế đó là sự sẵn có, chất lượng vàgiá cả của lao động. Nếu một nền kinh tế, nguồn lao động chung chưa được đàotạo dồi dào, trong khi đó nguồn lao động được đào tạo lại khan hiếm, điều này sẽlàm tăng nhu cầu đào tạo đối với hệ thống ĐH-CĐ nói chung, trong đó có cáctrường ĐH-CĐTT.

    Giá cả lao động cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng về mặt kinh tế đối với cơsở đào tạo tư thục. Những khoản tiền lương tương đối cao đối với đội ngũ cán bộgiảng dạy và quản lý có thể sẽ gây khó khăn cho các cơ sở đào tạo tư thục vì nó đẩymức học phí lên cao. Trong khi đó nhiều loại cung ứng về GD-ĐT ở khu vực cônglập sẽ được thực hiện với mức học phí thấp hơn (vì một phần được nhà nước trợ cấp).Những yếu tố đầu vào đối với một cơ sở đào tạo (như lao động, vật liệu và vốn)chịu ảnh hưởng một cách rõ ràng bởi những thay đổi về mức giá tổng quát trongnền kinh tế. Nếu giá cả tăng mạnh sẽ gây sự hỗn loạn trong môi trường kinh tế ở cảđầu vào và đầu ra. Lạm phát có thể làm sụp đổ các cơ sở đào tạo tư thục vì nó sẽlàm tăng giá cả các yếu tố đầu vào như chi phí về lao động, vật liệu và các vật dụngkhác. Các cơ sở đào tạo tư nhân không thể điều chỉnh kịp mức học phí với đà lạmphát, hơn nữa, thông thường học phí đã được thỏa thuận từ trước giữa cơ sở đào tạovà người học cho nên lúc này học phí sẽ không trang trải được các chi phí về laođộng, vật liệu… để duy trì đào tạo.

    Phân tích dưới góc độ kinh tế, các trường ĐH-CĐ ít khi hoặc không sử dụng

  • 21

    hệ thống giá (học phí, lệ phí) hoặc các lực lượng thị trường trong việc xác địnhnhững chương trình mà nhà trường sẽ cung cấp. Các trường thường cố gắng cungcấp những gì mà họ cho rằng xã hội có nhu cầu như kinh doanh, xây dựng, cơ khí,tin học … đồng thời mong muốn của sinh viên và gia đình cũng phải được xem xét,nếu không sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ nhập học của sinh viên. Trong các trường tư thục,những nhà tài trợ chính có ảnh hưởng tới việc lựa chọn chương trình. Tuy nhiên lợiích của người học được coi là quan trọng nhất [1, tr.101].

    Sự hội nhập quốc tế và quá trình toàn cầu hóa là một trong những nhân tốthúc đẩy mạnh mẽ quá trình hình thành và phát triển giáo dục đại học ở nước ta. Dotoàn cầu hóa có năng lực và quy mô chưa từng có, nhà nước và các doanh nghiệp cóthể sử dụng những phương thức rộng rãi hơn, nhanh hơn và rẻ hơn trước đây khitiếp xúc với bên ngoài. Xu thế hội nhập sẽ thúc đẩy nguồn nhân lực, vốn, hàng hóa,khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin chảy vào Việt Nam ngày càng nhanh hơn,điều này dẫn đến môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nướccàng quyết liệt hơn. Để có được và duy trì một vị trí có ưu thế tương đối trong sựbiến đổi không ngừng này, không một nước nào không tích cực tìm kiếm một địabàn có lợi cho mình, nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia. Dưới những ảnh hưởngđan xen cả bên trong và bên ngoài, giáo dục đại học với vai trò gánh vác tráchnhiệm khai sáng, truyền bá tri thức và bồi dưỡng, giáo dục nhân tài tự nhiên cũngtrở thành một lợi khí lớn trong toàn cầu hóa.

    1.1.3.2 Nhân tố về môi trường chính trị, pháp luật và chính sách phát triểngiáo dục ĐH-CĐ tư thục

    Môi trường chính trị và pháp luật bao gồm các luật lệ, các quy tắc và nhữnghoạt động của các cơ quan nhà nước, tất cả chúng có ảnh hưởng tới các cơ sở đàotạo tư thục. Nhận thức, thái độ và hành động của các nhà lãnh đạo chính trị và nhànước, các nhà lập pháp sẽ thay đổi cùng với sự thăng trầm của những nhu cầu vàniềm tin xã hội. Nhiều nhà chính trị ủng hộ việc phát triển khu vực tư thục trongGDĐH-CĐ đã hoàn toàn chuyển hướng khi có nguy cơ các trường tư bị đóng cửa,khi nhân dân kêu ca phàn nàn về học phí cao, về chất lượng GD-ĐT thấp của khuvực tư thục.

    Nhà nước có ảnh hưởng thực sự tới mọi khía cạnh của cuộc sống và tới mọi cơsở đào tạo tư thục. Nhà nước ở đây cùng lúc đóng 2 vai trò chính, một mặt thúc đẩy,mặt khác vừa hạn chế hoạt động của khu vực tư thục. Chẳng hạn Nhà nước thúc đẩyGD-ĐT tư thục bằng cách khuyến khích việc mở rộng và phát triển GD-ĐT, bằngviệc hỗ trợ, trợ cấp kinh phí cho các cơ sở đào tạo tư thục, bằng cách miễn thuế,bằng cách hỗ trợ giáo viên thuộc biên chế nhà nước, bằng cách hình thành cáckhoản cho vay với lãi suất ưu đãi. Bằng cách hạn chế việc mở rộng quy mô ở

  • 22

    khu vực