165
ĐẠI HC HUTRƢỜNG ĐẠI HC KHOA HC NGUYN THQUNH TRANG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THC VT HC, SINH LÝ, HÓA SINH VÀ NHÂN GING IN VITRO MT SGING SEN (Nelumbo nucifera Gaertn.) TRNG THA THIÊN HULUN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Huế, 2020

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI H C KHOA H C

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC,

SINH LÝ, HÓA SINH VÀ NHÂN GIỐNG IN VITRO

MỘT SỐ GIỐNG SEN (Nelumbo nucifera Gaertn.)

TRỒNG Ở THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Huế, 2020

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC,

SINH LÝ, HÓA SINH VÀ NHÂN GIỐNG IN VITRO

MỘT SỐ GIỐNG SEN (Nelumbo nucifera Gaertn.)

TRỒNG Ở THỪA THIÊN HUẾ

N n : SINH LÝ HỌC THỰC VẬT

M số 94.20.112

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

N ƣời ƣớng dẫn khoa học:

1. PGS. TS. HOÀNG THỊ KIM HỒNG

2. PGS. TS. VÕ THỊ MAI HƢƠNG

Huế, 2020

i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc

nhất đến PGS.TS. Hoàng Thị Kim Hồng và PGS. TS. Võ Thị Mai Hương, những

người Thầy đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi trong suốt quá

trình thực hiện luận án và cả trong cuộc sống hàng ngày.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa

Thiên Huế và Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) đã hỗ trợ kinh phí cho tôi

thực hiện đề tài luận án.

Xin được bày tỏ lòng biết ơn tới cán bộ giảng viên của Khoa Sinh học, Trường

Đại học Khoa học, Đại học Huế; Các phòng thí nghiệm của Bộ môn Sinh học Ứng

dụng thuộc Khoa Sinh học, Đại học Huế; phòng thí nghiệm Phân tích, Viện Công

nghệ Sinh học, Đại học Huế; phòng thí nghiệm Thực vật học, Khoa Sinh học,

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi

trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, Ban đào tạo Sau đại học của Đại

học Huế, Ban chủ nhiệm Khoa Sinh học và phòng Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại

học Khoa học; Ban Giám hiệu; Ban chủ nhiệm, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư

phạm, Đại học Huế đã có nhiều giúp đỡ quý báu, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi

hoàn thành luận án.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô giáo, các anh chị em đồng

nghiệp, các anh chị em học viên, sinh viên đã động viên, quan tâm và giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình làm luận án. Đặc biệt cảm ơn các tác giả có tên trong các bài

báo khoa học đã công bố đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hành các thí

nghiệm của luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn đến tập thể, cá nhân, bà con nông dân tại Thành

phố Huế, các huyện Phong Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc, Hương Thủy -

Tỉnh Thừa Thiên Huế và các anh chị tại Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã

ii

hợp tác giúp đỡ và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm quý báu, cung cấp các mẫu giống

sen trong quá trình thực hiện đề tài.

Để có thể hoàn thành tốt luận án này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình

Chú Hùng, Chú Đóa - những hộ dân trồng sen đã luôn sát cánh bên tôi và không

ngừng hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài mặc dù có rất nhiều khó

khăn và trở ngại.

Dù có khó khăn hay thất bại và đôi lúc nản lòng, gia đình luôn là điểm tựa

vững chắc giúp tôi vượt qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân

trong gia đình tôi đã luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên khích lệ, tiếp thêm sức mạnh

và nghị lực để tôi hoàn thiện công trình nghiên cứu này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Nguyễn Thị Quỳnh Trang

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án: “Nghiên cứu đặc điểm thực vật học, sinh lý, hóa sinh

và nhân giống in vitro một số giống sen (Nelumbo Nucifera Gaertn.) trồng ở Thừa

Thiên Huế” là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Hoàng

Thị Kim Hồng và PGS. TS. Võ Thị Mai Hương. Luận án được hỗ trợ kinh phí của đề

tài khoa học cấp Tỉnh: “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen giống sen địa

phương tại Thừa Thiên Huế, mã số TTH.2017.KC.02 do PGS. TS. Hoàng Thị Kim

Hồng chủ trì và Chương trình học bổng đào tạo tiến sĩ trong nước của Quỹ Đổi mới

sáng tạo Vingroup (VINIF). Tôi xin cam đoan những kết quả và số liệu trong luận án

này hoàn toàn trung thực, khách quan, nghiêm túc và chưa từng được công bố trong

bất kỳ công trình khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Thừa Thiên Huế, tháng 02 năm 2021

Tác giả

Nguyễn Thị Quỳnh Trang

iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

2,4-D : 2,4-D dichlorophenoxy acetic acid

ABTS : 2,2′-azinobis-3-ethylbenzothiazoline-6-sulfonic acid

AFLP : Amplified Fragment Length Polymorphism

Đa hình độ dài nhân bản chọn lọc

BA : N6-Benzyl adenin

BAP : Benzyl amino purine

Chl

cs

: Chlorophyll

: Cộng sự

DPPH : 2,2 - Diphenyl - 1 – picrylhydrazyl

ĐHST : Điều hòa sinh trưởng

IAA : 1H-indole-3-acetic acid

IBA : 1H-indole-3-butyric acid

ISSR : Inter-Simple Sequence Repeats - Chuỗi lặp lại đơn giản giữa

KIN : Kinetin

KTST : Kích thích sinh trưởng

MS : Murashige và Skoog

N. : Nelumbo

N. lutea : Nelumbo lutea

N. nucifera : Nelumbo nucifera

NAA : α-aphthaleneacetic aid

NOA

NSLT

: Naphthoxyacetic acid

: Năng suất lý thuyết

ONOO-

: Peroxynitrite

RAPD

: Randomly Amplified Polymorphic DNA - DNA đa hình được

nhân bản ngẫu nhiên

SSR : Simple Sequence Repeats - Kỹ thuật chuỗi lặp lại đơn giản

TDZ : Thidiazuron

v

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ........................................... iv

MỤC LỤC .................................................................................................................. v

PHỤ LỤC ............................................................................................................... viii

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ ix

DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. xi

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................. 2

2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................ 2

2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 3

3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................... 3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................... 3

4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3

4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4

5. Những đóng góp mới của đề tài .......................................................................... 4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 5

1.1. Tổng quan chung về cây sen ............................................................................ 5

1.1.1. Nguồn gốc cây sen ................................................................................... 5

1.1.2. Phân loại và phân bố cây sen.................................................................... 6

1.1.3. Đặc điểm thực vật học cơ bản của cây sen ............................................... 7

1.1.4. Giá trị của cây sen .................................................................................... 8

1.2. Tình hình nghiên cứu về cây sen trên thế giới và ở Việt Nam ...................... 13

1.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật học, phân loại, bảo tồn và đa dạng di

truyền cây sen ................................................................................................... 13

1.2.2. Nghiên cứu về sinh trưởng - phát triển của cây sen ............................... 17

1.2.3. Nghiên cứu về thành phần hóa học và vai trò dược liệu của cây sen .... 18

1.2.4. Nghiên cứu nhân giống cây sen ............................................................. 22

vi

1.2.5. Một số nghiên cứu khác về cây sen ........................................................ 22

1.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sen .............................................................. 23

1.3.1. Giống ...................................................................................................... 23

1.3.2. Các phương pháp nhân giống cây sen .................................................... 23

1.3.3. Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của

cây sen .............................................................................................................. 25

1.3.4. Kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, quản lý sâu bệnh hại .............................. 27

1.4. Nuôi cấy mô tế bào thực vật .......................................................................... 28

1.4.1. Đặc điểm chung của nhân giống in vitro ................................................ 28

1.4.2. Cơ sở khoa học của nhân giống in vitro ................................................. 28

1.4.3. Tầm quan trọng và ứng dụng của nuôi cấy mô và tế bào thực vật ......... 30

1.4.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật nhân giống vô tính in vitro ....... 30

1.4.5. Tình hình nghiên cứu nhân giống in vitro cây sen trên thế giới và Việt Nam .... 33

CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 35

2.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 35

2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 35

2.2.1. Điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ cây sen, xây

dựng sơ đồ phân bố các mẫu giống sen ở Thừa Thiên Huế ............................. 35

2.2.2. Nghiên cứu đa dạng di truyền các mẫu giống sen dựa vào kiểu hình -

Đánh giá nguồn vật liệu khởi đầu..................................................................... 35

2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm thực vật học của một số giống sen ở Thừa Thiên Huế .... 35

2.2.4. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý của một số giống sen ở Thừa Thiên Huế ..... 36

2.2.5. Nghiên cứu đặc điểm hóa sinh hạt sen của một số giống sen ở Thừa

Thiên Huế ......................................................................................................... 36

2.2.6. Nhân giống in vitro một số giống sen địa phương được chọn lọc ......... 36

2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 36

2.3.1. Phương pháp điều tra tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm từ cây

sen, xây dựng sơ đồ phân bố các mẫu giống sen ở Thừa Thiên Huế ............... 36

2.3.2. Phương pháp phân tích đa dạng di truyền các mẫu giống sen dựa vào

kiểu hình ........................................................................................................... 37

2.3.3. Phương pháp thu thập các giống sen - tạo nguồn nguyên liệu ............... 38

2.3.4. Phương pháp đánh giá đặc điểm thực vật học, sinh lý và hóa sinh của

một số giống sen trồng ở Thừa Thiên Huế ....................................................... 40

vii

2.3.5. Phương pháp nghiên cứu nhân giống in vitro một số giống sen địa phương .. 51

2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 52

C ƣơn 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 53

3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ các giống sen ở Thừa Thiên Huế .................. 53

3.1.1. Địa điểm trồng sen và thành phần các giống sen trồng tại Thừa Thiên Huế 53

3.1.2. Diện tích và cơ cấu các giống sen hiện trồng ở Thừa Thiên Huế .......... 55

3.1.3. Phương thức canh tác cây sen tại các điểm điều tra ............................... 57

3.1.4. Các sản phẩm từ cây sen và giá trị kinh tế ............................................. 60

3.1.5. Xây dựng sơ đồ phân bố các giống sen ở Thừa Thiên Huế ................... 61

3.2. Đánh giá đa dạng di truyền của các mẫu giống sen dựa vào kiểu hình ......... 63

3.3. Đánh giá một số đặc điểm thực vật học của các giống sen ở Thừa Thiên

Huế ........................................................................................................................ 66

3.3.1. Đặc điểm hình thái của các giống sen .................................................... 66

3.3.2. Cấu tạo giải phẫu rễ, thân rễ, lá của các giống sen ................................ 85

3.4. Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý của các giống sen ................................... 94

3.4.1. Thời gian sinh trưởng ............................................................................. 94

3.4.2. Động thái tăng trưởng của lá .................................................................. 96

3.4.3. Động thái tăng trưởng đường kính gương sen ..................................... 100

3.4.4. Khối lượng tươi, khối lượng khô, cường độ tích lũy chất khô ở lá của

các giống sen qua các giai đoạn sinh trưởng .................................................. 100

3.4.5. Hàm lượng chlorophyll của các giống sen ........................................... 103

3.4.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống sen .......... 105

3.5. Nghiên cứu một số thành phần hóa sinh trong hạt của các giống sen ......... 108

3.5.1. Hàm lượng các thành phần dinh dưỡng ............................................... 108

3.5.2. Hàm lượng một số nguyên tố khoáng .................................................. 110

3.5.3. Hoạt độ enzyme catalase và Hàm lượng vitamin C ............................. 111

3.5.4. Thành phần các hoạt chất trong cao chiết hạt sen ................................ 112

3.5.5. Các chỉ tiêu liên quan đến độ bở, độ dẻo của hạt sen ........................... 116

3.5.6. Đánh giá khả năng kháng oxy hóa trong dịch chiết và cao chiết thô từ

hạt sen khô ...................................................................................................... 118

3.6. Bước Đầu Nghiên cứu nhân giống in vitro một số giống sen địa phương

được chọn lọc ...................................................................................................... 121

3.6.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử trùng ................................... 121

viii

3.6.2. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng tái sinh chồi ................................. 123

3.6.3. Khảo sát khả năng nhân chồi ................................................................ 125

3.6.4. Ảnh hưởng của IBA và α-NAA đến khả năng tạo rễ ........................... 132

1. Kết luận ........................................................................................................... 135

2. Đề nghị ............................................................................................................ 136

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............. 137

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 138

PHỤ LỤC

ix

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Giá trị dinh dưỡng trong 100 g củ sen và hạt sen ....................................... 9

Bảng 2.1. Độ bền gel được phân loại theo chiều dài gel theo quy định ................... 49

Bảng 3.1. Thành phần các giống sen tại 66 địa điểm trồng sen được điều tra ở Thừa

Thiên Huế, năm 2017-2018 ................................................................... 53

Bảng 3.2. Diện tích trồng sen của các khu vực điều tra ở Thừa Thiên Huế ............. 55

năm 2017-2018 .......................................................................................................... 55

Bảng 3.3. Phương thức canh tác cây sen tại các khu vực điều tra ở Thừa Thiên Huế ..... 58

Bảng 3.4. Giá trị kinh tế và thời gian xuất hiện sản phẩm từ sen địa phương .......... 60

Bảng 3.5. Giá trị kinh tế và thời gian xuất hiện sản phẩm từ Sen Cao Sản .............. 61

Bảng 3.6. Đặc điểm hình thái thân, lá, rễ của các giống sen .................................... 68

Bảng 3.7. Tính trạng số lượng về thân lá của các giống sen ..................................... 70

Bảng 3.8. Tính trạng và trạng thái biểu hiện nụ hoa và hoa của các giống sen ........ 72

Bảng 3.9. Tính trạng số lượng về cánh hoa của các giống sen ................................. 75

Bảng 3.10. Đặc điểm nhị hoa của các giống sen ....................................................... 76

Bảng 3.11. Tính trạng số lượng về nhị hoa và bao phấn của các giống sen ............. 77

Bảng 3.12. Đặc điểm gương, hạt của các giống sen ................................................. 78

Bảng 3.13. Tính trạng số lượng về gương và hạt của các giống sen ........................ 81

Bảng 3.14. Kích thước thành phần cấu tạo chính của rễ các giống sen .................... 85

Bảng 3.15. Kích thước biểu bì và trụ của thân rễ các giống sen ............................... 88

Bảng 3.16. Kích thước biểu bì và mô đồng hóa của phiến lá các giống sen ........... 90

Bảng 3.17. Số lượng khí khổng trên 1 mm2 diện tích bề mặt trên lá của các giống

sen .......................................................................................................... 93

Bảng 3.18. Thời gian hoàn thành giai đoạn sinh trưởng (ngày) của các giống sen ....... 95

Bảng 3.19. Động thái tăng trưởng đường kính lá trãi (cm) của các giống sen qua các

thời gian theo dõi ................................................................................... 96

Bảng 3.20. Động thái tăng trưởng đường kính của lá dù (cm) của các giống sen qua

các thời gian theo dõi ............................................................................ 98

x

Bảng 3.21. Động thái tăng trưởng chiều cao cuống lá dù (cm) của các giống sen qua

các thời gian theo dõi ............................................................................ 99

Bảng 3.22. Động thái tăng trưởng đường kính gương (cm) của các giống sen qua

các thời kỳ theo dõi ............................................................................. 100

Bảng 3.23. Khối lượng tươi, khối lượng khô, cường độ tích lũy chất khô ở lá của

các giống sen qua các giai đoạn sinh trưởng ....................................... 101

Bảng 3.24. Hàm lượng Chl (mg/g) của lá các giống sen qua các giai đoạn sinh

trưởng .................................................................................................. 103

Bảng 3.25. Các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất hạt của các giống sen .. 106

Bảng 3.26. Hàm lượng của một số thành phần dinh dưỡng cơ bản (g/100g) trong hạt

sen khô ................................................................................................. 109

Bảng 3.27. Hàm lượng một số nguyên tố khoáng (mg/100g) trong hạt sen khô .... 110

Bảng 3.28. Hàm lượng của vitamin C và hoạt độ enzyme catalase trong 100 g hạt

sen khô ................................................................................................. 112

Bảng 3.29. Thành phần các hoạt chất trong cao chiết của hạt sen các giống sen ... 114

Bảng 3.30. Hàm lượng amylose (g) trong 100 g hạt sen khô ................................. 116

Bảng 3.31. Đánh giá độ bền gel và độ trở hồ ở các giống sen ................................ 117

Bảng 3.32. Tỷ lệ % hoạt tính bắt gốc tự do DPPH của dịch chiết hạt sen trong dung

môi methanol 70%............................................................................... 118

Bảng 3.33. Giá trị IC50 của dịch chiết từ hạt sen trong dung môi methanol 70%... 119

Bảng 3.34. Tỷ lệ % hoạt tính bắt gốc tự do DPPH của cao chiết hạt sen trong dung

môi methanol 70%............................................................................... 119

Bảng 3.35. Giá trị IC50 của cao chiết từ hạt sen trong dung môi methanol 70% .... 120

Bảng 3.36. Ảnh hưởng của thời gian khử trùng mẫu bằng HgCl2 0,1% ................. 122

Bảng 3.37. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng tái sinh chồi và cụm chồi ............. 124

Bảng 3.38. Ảnh hưởng của BAP và KIN đến khả năng nhân chồi ......................... 126

Bảng 3.39. Ảnh hưởng của BAP phối hợp α-NAA đến khả năng nhân chồi ......... 129

Bảng 3.40. Ảnh hưởng của BAP và nước dừa đến khả năng nhân chồi ................. 131

Bảng 3.41. Ảnh hưởng của IBA và α-NAA đến khả năng tạo rễ ........................... 133

xi

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Gương sen chứa hạt (a) và tim sen tách ra từ hạt (b) dùng làm vật liệu cho

khởi đầu thí nghiệm nhân giống in vitro ................................................. 35

Hình 2.2. Sơ đồ địa điểm thu mẫu các giống sen được lựa chọn .............................. 39

Hình 3.1. Các giống sen ở Thừa Thiên Huế (theo đặc điểm hình thái hoa đặc trưng

và xuất xứ) .............................................................................................. 54

Hình 3.2. Diện tích trồng sen tại 66 điểm ở Thừa Thiên Huế năm 2017-2018 ........ 56

Hình 3.3. Diện tích trồng các giống sen địa phương và Sen Cao Sản ở Thừa Thiên

Huế .......................................................................................................... 57

Hình 3.4. Tỷ lệ (%) diện tích các loại địa hình trồng sen tại 66 địa điểm điều tra ở

Thừa thiên Huế năm 2017-2018 ............................................................. 59

Hình 3.5. Loại hình trồng sen.................................................................................... 60

Hình 3.6. Các sản phẩm từ cây sen ........................................................................... 61

Hình 3.7. Sơ đồ phân bố 66 mẫu giống sen ở Thừa Thiên Huế năm 2017-2018 ..... 62

Hình 3.8. Sơ đồ hình cây về mối quan hệ di truyền của 66 mẫu giống sen dựa vào

kiểu hình với 17 tính trạng hình thái ....................................................... 64

Hình 3.9. Hình dạng lá của các giống sen ở Thừa Thiên Huế .................................. 69

Hình 3.10. Gai trên cuống lá một số giống sen ......................................................... 70

Hình 3.11. Hình dạng và màu sắc nụ hoa của một số giống sen .............................. 73

Hình 3.12. Một số hình ảnh về kiểu hoa, màu sắc hoa, hình dạng cánh hoa của các

giống sen ................................................................................................. 74

Hình 3.13. Nhị hoa bình thường của một số giống sen ............................................. 76

Hình 3.14. Bề mặt gương sen, vị trí đính hạt và cách sắp xếp hạt trên gương sen ... 79

Hình 3.15. Hình dạng hạt sen của một số giống sen ................................................. 80

Hình 3.16. Màu sắc bên trong vỏ hạt sen của một số giống sen ............................... 80

Hình 3.17. Đặc điểm hình thái của giống Sen Cao Sản ............................................ 82

Hình 3.18. Đặc điểm hình thái giống Sen Hồng Phú Mộng ..................................... 83

Hình 3.19. Đặc đểm hình thái giống Sen Hồng Gia Long ........................................ 83

Hình 3.20. Đặc điểm hình thái giống Sen Đỏ Ợt ...................................................... 84

xii

Hình 3.21. Đặc điểm hình thái giống Sen Trắng Trẹt Lõm ...................................... 84

Hình 3.22. Đặc điểm hình thái giống Sen Trắng Trẹt Lồi ........................................ 85

Hình 3.23. Cấu tạo giải phẫu rễ của 6 giống sen nghiên cứu .................................... 86

Hình 3.24. Cấu tạo giải phẫu hệ mạch dẫn của rễ 6 giống sen nghiên cứu .............. 87

Hình 3.25. Cấu tạo giải phẩu thân rễ của một số giống sen nghiên cứu ................... 89

Hình 3.26. Cấu tạo giải phẫu phiến lá của 6 giống sen nghiên cứu .......................... 91

Hình 3.27. Cấu tạo giải phẫu cuống lá của 6 giống sen nghiên cứu ......................... 92

Hình 3.28. Tinh thể calcium oxalate trong cuống lá Sen Hồng Phú Mộng (a), Sen

Đỏ Ợt (b) và các tế bào gai ở Sen Hồng Phú Mộng (c) .......................... 92

Hình 3.29. Đặc điểm giải phẫu bề mặt trên lá dù (a), lá trãi (b), hình ảnh khí khổng

ở trạng thái mở (c) và bề mặt dưới lá sen (d) ......................................... 93

Hình 3.30. Sơ đồ chung về quá trình sinh trưởng của các giống sen trồng ở Thừa

Thiên Huế ............................................................................................... 96

Hình 3.31. Mẫu sau khi khử trùng được cấy lên môi trường MS để theo dõi tỷ lệ

mẫu nhiễm, tỷ lệ mẫu chết và tỷ lệ mẫu sống sót ................................. 123

Hình 3.32. Mẫu giống Sen Trắng Trẹt Lõm nuôi cấy tái sinh chồi in vitro trên các

môi trường MS cơ bản bổ sung BAP ở các nồng độ khác nhau ở 5 tuần

sau cấy ................................................................................................... 124

Hình 3.33. Mẫu giống Sen Đỏ Ợt nuôi cấy tái sinh chồi in vitro trên các môi trường

MS cơ bản bổ sung BAP ở các nồng độ khác nhau ở 5 tuần sau cấy ... 125

Hình 3.34. Cụm chồi hình thành trên môi trường MS bổ sung 1,0 mg/L (a) và 0,5

mg/L BAP (b) sau 5 tuần nuôi cấy ....................................................... 128

Hình 3.35. Hình ảnh cụm chồi giống Sen Trắng Trẹt Lõm sinh trưởng trên môi

trường MS bổ sung phối hợp BAP và α-NAA sau 5 tuần nuôi cấy ..... 130

Hình 3.36. Hình ảnh cụm chồi giống Sen Đỏ Ợt sinh trưởng trên môi trường MS bổ

sung phối hợp BAP (0,5; 1,5 mg/L) và α-NAA (0,1 mg/L) sau 5 tuần

nuôi cấy ................................................................................................. 130

Hình 3.37. Hình ảnh cụm chồi giống Sen Trắng Trẹt Lõm sinh trưởng trên môi

trường 1,0 mg/L BAP bổ sung nước dừa ở các nồng độ khác nhau sau 5

tuần nuôi cấy: a. 5%; b. 10%; c. 15%; d. 20% ..................................... 132

xiii

Hình 3.38. Hình ảnh cụm chồi giống Sen Đỏ Ợt sinh trưởng trên môi trường 0,5

mg/L BAP bổ sung nước dừa ở các nồng độ khác nhau sau 5 tuần nuôi

cấy: ........................................................................................................ 132

Hình 3.39. Mẫu nuôi cấy tạo rễ giống Sen Trắng Trẹt Lõm trên môi trường MS có

bổ sung 1,0 mg/L IBA và 0,5 mg/L α-NAA sau 5 tuần nuôi cấy ......... 133

Hình 3.40. Mẫu nuôi cấy tạo rễ giống Sen Đỏ Ợt trên môi trường MS có bổ 0,5

mg/L α-NAA ......................................................................................... 134

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Cây sen (Nelumbo nucifera Gaertn.) là loại cây thủy sinh được con người

trồng và sử dụng từ rất lâu đời trên thế giới [57]. Ở nước ta sen được trồng phổ biến

ở nhiều làng quê Việt Nam trong các ao, hồ, đồng ruộng, thậm chí có thể sinh

trưởng, phát triển tốt ngay cả trong điều kiện đất trũng, nước ngập sâu mà các cây

trồng khác không thể tồn tại được. Trong văn hóa Việt Nam, sen không chỉ là loài

hoa đẹp mà còn là biểu tượng văn hóa trong tâm thức người Việt, là biểu tượng của

nhân cách người Việt. Đây cũng là loài hoa hội tụ đủ trong mình những ý nghĩa

nhân sinh cao quý, ý nghĩa triết học, ý nghĩa âm dương ngũ hành và sự vươn dậy

mạnh mẽ như dân tộc Việt Nam. Chính vì thế, hoa sen đang được Bộ Văn hóa, thể

thao và du lịch xem xét để công nhận là Quốc hoa Việt Nam [13].

Cây sen có nhiều giá trị quan trọng và được sử dụng vào nhiều lĩnh vực khác

nhau trong cuộc sống của con người như làm cảnh, làm thực phẩm và làm thuốc

[112]. Điều đặc biệt là hầu như tất cả các bộ phận của cây sen đều có giá trị sử dụng.

Từ phiến lá, cuống lá, nụ, hoa, hạt đến ngó sen, củ sen đều có thể dùng để chế biến

các món ăn, thức uống ngon và bổ dưỡng. Hạt sen và củ sen là những thực phẩm quý,

giàu dinh dưỡng, chứa nhiều nguyên tố vi lượng, các vitamin, chất xơ… giúp tăng

cường sức khỏe cho con người. Dịch chiết các bộ phận khác nhau của cây sen có giá

trị quan trọng trong việc chống oxy hóa, chống ung thư, chống virus, chống béo phì,

trầm cảm, tiêu chảy, tim mạch, tăng huyết áp và mất ngủ [57], [69]. Riêng hoa sen

còn được sử dụng trong nhiều lễ hội ở các nước châu Á, là biểu tượng của sự tinh

khiết, thiêng liêng và bất tử của nhiều nền văn hóa trong nhiều thế kỷ [89].

Năm 2011, theo thống kê sơ bộ toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích trên

200 ha được đưa vào trồng sen. Đa số các giống sen đều cho vẻ đẹp quyến rũ và

hương vị rất đặc biệt mà các giống sen ở nơi khác không có được, kể cả sen Hà

Nội hay Đồng Tháp [120]. Có nhiều giống sen được trồng ở Thừa Thiên Huế như

sen trắng và sen hồng. Trong đó, sen trắng là giống sen địa phương cổ - một loại

sen có ý nghĩa sâu sắc gắn liền với hệ thống ao hồ các khu Di tích Huế [18]. Đặc

biệt, Thừa Thiên Huế - một trong những trung tâm phật giáo lớn của Việt Nam với

hàng trăm ngôi chùa cổ kính trầm mặc - giá trị cây sen không chỉ dừng lại ở ý

2

nghĩa vật chất mà còn nhiều ý nghĩa về mặt tinh thần. Bên cạnh đó, chúng còn tạo

nên vẻ đẹp, hài hòa, mềm mại, vẻ duyên dáng đặc biệt cho các công trình kiến trúc

truyền thống của Thừa Thiên Huế.

Tuy nhiên, hiện nay các giống sen có các đặc tính quý đang suy giảm một

cách nghiêm trọng và đứng trước nguy cơ mất dần theo thời gian. Hiện trạng trên

do nhiều nguyên nhân như tác động của thời tiết khắc nghiệt, ô nhiễm môi trường

nước cùng với phương thức tự để giống, lối canh tác theo kinh nghiệm dân gian, tự

phát của người dân. Đồng thời, những năm gần đây, người trồng sen ở Thừa Thiên

Huế chủ yếu trồng các giống Sen Cao Sản chuyên cho hạt có năng suất cao, các

giống sen địa phương ít được chú ý khai thác. Trong thực tế, tại các hồ trồng sen

các giống sen được trồng lẫn với nhau. Hiện tượng này dẫn đến tình trạng nhầm lẫn

và đánh đồng giữa các giống sen.

Ở Thừa Thiên Huế việc nghiên cứu về cây sen chưa nhiều, chủ yếu tập trung

vào các lĩnh vực thực phẩm và dược liệu dùng làm thuốc, thực phẩm chức năng

thông thường. Công tác thu thập, bảo tồn, đánh giá tập đoàn sen dựa vào sự phân

bố, đặc điểm sinh học đặc trưng của giống và nhân giống cây sen bằng kỹ thuật

nuôi cấy mô tế bào vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nghiên cứu tập đoàn sen ở

Thừa Thiên Huế nhằm cung cấp đầy đủ các dữ liệu quản lý, dữ liệu mô tả, đánh giá

đặc điểm thực vật học, đặc điểm sinh lý, hóa sinh, năng suất và chất lượng của các

giống sen là việc làm tất yếu, cấp bách phục vụ công tác bảo tồn và khai thác tài

nguyên hoa sen trong nền kinh tế hiện nay.

Xuất phát từ những cơ sở trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đặc

điểm thực vật học, sinh lý, hóa sinh và nhân giống in vitro một số giống sen

(Nelumbo nucifera Gaertn.) trồng ở Thừa Thiên Huế”. Nghiên cứu này nhằm

cung cấp cơ sở dữ liệu về đặc điểm sinh học của các giống sen và nhân giống in

vitro một số giống sen có giá trị, làm cơ sở cho việc khai thác, bảo tồn và phát

triển cây sen ở Thừa Thiên Huế.

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Mục tiêu chung

Xác định được đặc điểm thực vật học, sinh lý, hóa sinh và nhân giống in

vitro một số giống sen chính trồng tại Thừa Thiên Huế để làm cơ sở cho việc bảo

tồn nguồn gen cây sen và phát triển cây sen có hiệu quả tại Thừa Thiên Huế.

3

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được thực trạng sản xuất cây sen và xây dựng sơ đồ phân bố của

các mẫu giống sen trồng ở Thừa Thiên Huế.

- Đánh giá được đa dạng di truyền dựa vào kiểu hình của các mẫu giống sen

trồng ở Thừa Thiên Huế nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc xác định các giống

sen hiện có.

- Đánh giá được đặc điểm thực vật học (bao gồm cả hình thái bên trong và bên

ngoài) của các giống sen phục vụ cho công tác nhận diện và phân biệt các giống sen.

- Cung cấp được các cơ sở dữ liệu về đặc điểm sinh lý (đặc điểm sinh trưởng,

phát triển, năng suất) và hóa sinh của một số giống sen chính ở Thừa Thiên Huế.

- Nghiên cứu nhân giống in vitro một số giống sen địa phương - Làm cơ sở

cho việc bảo tồn cây sen ở Thừa Thiên Huế.

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Ý n ĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp dẫn liệu khoa học mới có tính hệ

thống và có giá trị về mức độ đa dạng di truyền hình thái, đặc điểm thực vật học,

sinh lý, hóa sinh của các giống sen trồng chính tại Thừa Thiên Huế.

Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu, đào tạo, bảo tồn

và phát triển nguồn gen cây sen ở Thừa Thiên Huế nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

3.2. Ý n ĩa t ực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đem ra những gợi ý cho các nhà chọn tạo

giống cây sen cần dựa vào như là một công cụ để phân biệt, nhận diện và đánh giá

các giống sen bao gồm đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh lý, đặc điểm hóa sinh.

Đề tài đã giới thiệu cho sản xuất 6 giống sen với 5 giống sen địa phương và 1

giống sen nhập. Trong đó có 2 giống sen địa phương triển vọng cần bảo tồn, khai

thác và phát triển là giống Sen Trắng Trẹt Lõm và giống Sen Đỏ Ợt.

Đề tài đã giới thiệu các kết quả nghiên cứu bước đầu trong nhân giống in vitro

cây sen - Đây là một hướng nghiên cứu có tiềm năng ứng dụng trong nhân giống thực

vật, nhằm góp phần vào công tác bảo tồn các giống sen quý ở Thừa Thiên Huế.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Các giống sen (Nelumbo nucifera Gaertn. (N. nucifera Gaertn.)) hiện đang

được trồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

4

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ cây sen, xây dựng sơ đồ phân bố và

đánh giá đa dạng di truyền dựa vào kiểu hình của các mẫu giống sen trồng ở Thừa

Thiên Huế. Các nội dung nghiên cứu này được tiến hành tại Thành phố Huế và một

số huyện của Thừa Thiên Huế: Phong Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Phú Vang,

Hương Thủy.

Nghiên cứu đặc điểm thực vật học, sinh lý, hóa sinh và xác định các giống sen

địa phương triển vọng. Từ đó, nghiên cứu nhân giống in vitro một số giống sen được

chọn lọc nhằm cung cấp cơ sở cho việc bảo tồn nguồn gen cây sen ở Thừa Thiên

Huế. Các nghiên cứu này được thực hiện tại đồng ruộng và các phòng thí nghiệm

Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế và Viện Công nghệ sinh học,

Đại học Huế.

Thời gian thực hiện luận án từ tháng 05/2017 đến tháng 05/2020.

5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài đã xác định được tập đoàn 66 mẫu giống sen thuộc 6 giống sen chính

hiện đang được trồng ở Thừa Thiên Huế (gồm 1 giống sen nhập và 5 giống sen địa

phương) với đầy đủ dữ liệu về phân bố, dữ liệu mô tả là nguồn vật liệu di truyền quý

phục vụ công tác bảo tồn và khai thác sử dụng nguồn gen cây sen ở Thừa Thiên Huế.

Đề tài đã đánh giá được đa dạng di truyền dựa vào một số kiểu hình của 66

mẫu giống sen. Từ đó, cung cấp cơ sở khoa học đáng tin cậy cho việc xác định các

giống sen trồng chính ở Thừa Thiên Huế.

Đề tài đã đánh giá được đầy đủ các đặc điểm thực vật học, sinh lý và hóa sinh của

6 giống sen chính tại Thừa Thiên Huế như đặc điểm hình thái, đặc điểm giải phẫu; đặc

điểm sinh trưởng và phát triển; năng suất và chất lượng hạt. Những kết quả nghiên cứu

này đã bổ sung các dẫn liệu khoa học mới, có giá trị phục vụ cho công tác bảo tồn và

khai thác hợp lý nguồn gen cây sen ở Thừa Thiên Huế.

Đề tài đã giới thiệu được 2 giống sen địa phương với nhiều đặc tính quý về màu

sắc hoa, năng suất, chất lượng hạt, có tiềm năng trong sản xuất và lợi thế thị trường là

giống Sen Trắng Trẹt Lõm và giống sen Đỏ Ợt để bảo tồn, khai thác và phát triển.

Đề tài đã bước đầu nghiên cứu thành công việc nhân giống in vitro hai giống

sen quý là Sen Trắng Trẹt Lõm và Sen Đỏ Ợt từ tim sen. Kết quả này góp phần bảo

tồn và phục tráng các giống sen quý đang bị thoái hóa tại Thừa Thiên Huế.

5

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÂY SEN

1.1.1. Nguồn gốc cây sen

Cây sen (N. nucifera Gaertn.) là loại cây thủy sinh đa niên có nguồn gốc từ

các nước châu Á nhiệt đới, xuất phát từ Ấn Độ, sau đó được đưa đến Trung Quốc,

Nhật Bản, vùng Bắc châu Úc và nhiều nước khác [24], [100], [106]. Ngày nay, cây

sen được trồng phổ biến tại Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc… [72], [94]. Đồng thời,

các sản phẩm từ cây sen cũng được tiêu thụ mạnh khắp châu Á [22].

Cây sen là một trong những loại cây xuất hiện sớm nhất [33], được trồng

cách đây 2000 năm bởi người Ai Cập cổ đại qua việc trồng hoa sen trắng (lily nước)

trong ao và đầm lầy [37], [94]. Đầu tiên, hoa sen được biết đến bởi hóa thạch đã tồn

tại trong khoảng 65,5 triệu năm đến 145,5 triệu năm tại thời điểm Trái Đất lạnh và

khô dần. Về sau, cây sen được tìm thấy ngày càng nhiều từ Iran ở phía Tây sang

Nhật Bản ở phía Đông và ở Kashmir, Ấn Độ, Queensland, Úc về phía Bắc và phía

Nam [54].

Năm 1972, các nhà khảo cổ của Trung Quốc đã tìm thấy hóa thạch của hạt sen

5.000 tuổi ở tỉnh Vân Nam. Năm 1973, hạt sen 7.000 tuổi khác được tìm thấy ở tỉnh

Chekiang. Một lượng lớn hạt sen được tìm thấy ở tỉnh Shan-tung, Liaoning và ngoại

thành phía Tây Bắc Kinh trong suốt giai đoạn 1923-1951 có niên đại trên 1.000 năm.

Shen Miller và cs (1995) phát hiện hạt sen N. nucifera Gaertn. với 1228 tuổi trong

các hồ cổ đại của tỉnh Putatien, Liaoning vẫn còn khả năng nẩy mầm, một kỷ lục về

sức sống bền lâu nhất được ghi nhận từ trước tới nay [54]. Hạt sen tìm thấy ở Đông

Bắc Trung Quốc nằm trong vùng nhiệt độ thấp được phủ một lớp bùn, hạt vẫn duy trì

được sức sống sau hơn 600 năm [107].

Các nhà khảo cổ Nhật Bản cũng tìm thấy những hạt sen đã bị đốt cháy trong hồ

cổ sâu 6 m tại Chiba có niên đại 1.200 năm. Điều này khiến người ta tin rằng một số

giống sen có nguồn gốc từ Nhật Bản nhưng các giống sen lấy củ thì xuất phát từ Trung

Quốc. Nhiều giống sen của Trung Quốc khi du nhập sang Nhật Bản một thời gian thì

mang tên Nhật như Taihakubasu, Benitenjo, Kunshikobasu, Sakurabasu và

Tenjinkubasu [72]. Ngày nay, các quẩn thể sen dạng hoang dại vẫn được tìm thấy dễ

dàng tại các nước châu Á và châu Mỹ [22].

6

1.1.2. Phân loại và phân bố cây sen

Theo Takhtajan, Hooker, Heywood thì bộ Sen (Nelumbonales) chỉ có 1 họ Sen

(Nelumbonaceace) với chi Sen (Nelumbo) và có 2 loài gần nhau là N. lutea Willd và N.

nucifera Gaertn. [54], [97]. Hai loài sen này khác biệt nhau bởi một số đặc điểm hình

thái như kích cỡ cây, hình dạng lá, hình dạng và màu sắc cánh hoa [57].

Loài N. nucifera Gaertn. phân bố ở châu Á và châu Đại Dương, từ Nga đến

Úc. Bởi vì nó được trồng rộng khắp ở Trung Quốc, nên Trung Quốc trở thành nơi

phân bố tự nhiên của loài N. nucifera. N. nucifera có nhiều tên gọi khác nhau. Bên

cạnh tên sen, sen thiêng nó còn được gọi là sen Đông Ấn Độ, sen Ai Cập, sen Ấn

Độ, hoa sen Phương Đông, Lily nước. Có khoảng 60 tên gọi khác nhau dành cho

loài này ở Trung Quốc [97]. Loài N. nucifera có hoa màu hồng, đỏ hay trắng, thân

dày, cao và nhiều gai, củ phát triển ở đáy ruộng hoặc ao, lá gần tròn có đường kính

lớn. Cây non có khả năng thích nghi trong nước sâu rất nhanh. Một chu kỳ sống của

cây sen thường chưa tới 12 tháng, thông thường cây sen cần phải mất từ 4-6 tháng

để hình thành lá, nụ, hoa, hạt, củ, trưởng thành trước khi bước sang giai đoạn ngừng

sinh trưởng của cây và được trồng làm sen cảnh, sen lấy củ và sen lấy hạt [107].

Loài N. lutea Willd phân bố ở Bắc và Nam Mỹ, mở rộng ra phía Nam

Columbia [97]. Loài này có hoa màu vàng, còn gọi là sen Mỹ hay sen vàng [77],

[85]. Loài N. lutea Willd hình thành ở tầng nước nông rồi phát triển ra vùng nước

sâu hơn, mực nước thích hợp từ 0,6-2,0 m. Thời gian nở hoa từ tháng 6-9, hoa có

đường kính từ 7,6-20,0 cm, kéo dài 3-4 ngày. Ở châu Mỹ, môi trường sống của cây

sen trong tự nhiên đã và đang bị phá hủy nên những quần thể sen của loài N. lutea

Willd đã giảm đáng kể về diện tích, chúng đã được đưa vào danh sách loài có nguy

cơ tuyệt chủng ở New Jersey, Pennsylvania và bị đe dọa ở Michigan, Delawar [85].

Ngoài hai loài nói trên, các loại sen khác ngày nay đều là những loài sen lai

ghép nhân tạo. Theo kết quả nghiên cứu của Orozco-obando (2009), hầu hết các

giống sen được lai tạo ra giữa loài N. lutea với N. nucifera là các giống sen được

trồng để làm cảnh [77].

Ngoài ra, tùy vào mục đích sử dụng của từng giống sen, các nhà khoa học

Trung Quốc đã phân loại cây sen thành 3 nhóm: nhóm sen lấy củ, nhóm sen lấy hạt,

nhóm sen lấy hoa [22].

7

Theo Phạm Hoàng Hộ, Hoàng Thị Sản, Đặng Thị Sy, Võ Văn Chi, Trần

Hợp, Lê Khả Kế và Vũ Văn Chuyên thì ở Việt Nam cây sen chỉ có một chi Sen với

một loài là N. nucifera Gaernt. [2].

Ở Việt Nam, cây sen được phân bố rộng suốt từ Bắc vào Nam như Bắc Ninh,

Bắc Giang, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế và khu vực Đồng bằng

sông Cửu Long (như Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Long An…). Trước đây,

cây sen chủ yếu mọc hoang dại ở điều kiện tự nhiên, nhưng hiện nay nhiều nơi sen

là cây trồng mang lại nhiều giá trị về mặt vật chất và tinh thần [13].

1.1.3. Đặc điểm thực vật học cơ bản của cây sen

Cây sen thuộc họ Nelumbonaceae, lớp hai lá mầm, số nhiễm sắc thể 2n=16

[79]. Cây sen gồm thân rễ, lá, hoa, gương và hạt [8], [94].

Rễ: mỗi đốt của than rễ sen có khoảng 20-50 rễ. Khi còn non, rễ thường có

màu trắng kem và có một ít lông hút. Khi trưởng thành rễ có chiều dài 15 cm và

chuyển sang màu nâu [72], [73].

Thân rễ (còn gọi là củ): Thân rễ sen có hình dạng giống như cái xúc xích, có

màu trắng kem xen lẫn màu nâu. Thân rễ được hình thành từ một đoạn rễ, thường

có 3-4 lóng, dài 60-90 cm, lóng cuối có đường kính 4-6 cm, dài 10-15 cm. Lóng thứ

hai to nhất, đường kính 5-10 cm, dài 10-12 cm. Lóng thứ nhất ngắn khoảng 5-10 cm

và mang thân mới. Cấu tạo của thân rễ thường xốp để không khí thông suốt chiều

dài của củ sen [22], [72].

Lá: lá sen thường lớn, hơi tròn có đường kính 20-100 cm màu xanh xám,

xanh đậm. Gân lá xuất phát từ tâm nơi cuống lá tỏa đều ra mép lá. Lá đầu tiên nảy

mầm từ hạt có màu xanh hơi ửng đỏ, nhỏ yếu ớt và phiến lá cuốn vào trong (lá bút),

sau đó lá này bung ra trong nước (lá trãi). Lá thứ hai nổi trên mặt nước nhưng thân

vẫn yếu, những lá tiếp theo vươn khỏi mặt nước (lá dù). Dưới kính hiển vi điện tử

quan sát thấy trên bề mặt lá sen có cấu trúc đặc biệt đẩy nước và đẩy bụi làm cho lá

sen luôn luôn sạch sẽ [22]. Người ta đã có những ứng dụng dựa trên đặc điểm cấu

trúc của bề mặt lá sen trong thực tiễn được gọi lá “Hiệu ứng lá sen”. Hiệu ứng này

được ứng dụng trong chế tạo vật liệu tự làm sạch và không dính nước thường để

ngoài trời [22].

Cuống lá: còn được gọi là cọng sen thường xốp, đường kính và chiều cao thay

đổi tùy tuổi cây. Khi còn non, cuống lá nhỏ, mềm và xốp và khi lớn thì cứng lại và có

8

nhiều gai. Những giống sen có cọng láng thường không thích hợp để cho củ. Ngoài ra,

phần non nhất của cọng lá sen mới mọc, lá vẫn còn cuốn lại thành một vòng, nằm sát

gốc của cây sen còn được gọi là ngó sen. Ngó sen có màu trắng sữa, xốp, giòn, bên

trong có nhiều ống dọc nhỏ, nhựa dính sờ vào cảm giác mát lạnh [22].

Hoa: mầm hoa vươn ra vào mùa xuân, đối xứng hoàn toàn và có đường kính

8-20 cm. Hoa thường có 4-6 đài hoa màu xanh hay đỏ. Cánh hoa có màu biến thiên

từ trắng, tím, cam, đỏ; cánh hoa hình elip, mỗi bông có khoảng 12-20 cánh hoa,

càng vào phía trong kích thước cánh hoa càng nhỏ dần và sắp xếp theo đường xoắn

ốc hay xếp tỏa tròn. Có những giống cánh mang 2 màu, trắng với hồng hoặc hồng

với tím. Bên trong cánh hoa có nhiều nhị màu vàng, có hơn 200 nhị. Mỗi nhị hoa có

2 bao phấn hai ô, nứt theo một kẻ dọc. Trung đới mọc dài ra thành một phần phụ

màu trắng gọi là gạo sen có hương thơm; bộ nhụy gồm nhiều lá noãn rời nằm xếp

vòng trên một đế hoa hình nón ngược gọi là gương sen [39], [72].

Gương sen: Gương sen được đính vào phần cuối cùng của cuống hoa nằm

phía trong cánh sen. Gương sen có những lỗ nhỏ chứa các lá noãn. Mỗi lá noãn có

1-2 noãn nhưng sau chỉ có 1 noãn phát triển thành quả - chính là hạt sen [22].

Hạt sen: Hạt sen nằm hoàn toàn bên trong gương sen [85]. Hạt sen trưởng

thành có dạng quả bế với núm nhọn, phần trước mỏng và cứng, có màu lục, phần

giữa chứa tinh bột màu trắng ngà và trong cùng là tâm (tim) sen, hạt sen lép chỉ

chứa nước và không khí, chính hai yếu tố này quyết định đến sức sống của hạt sen

[90]. Khi còn non và trưởng thành vỏ hạt sen có màu xanh, khi già vỏ hạt chuyển

màu nâu rồi sang màu đen, vỏ hạt khô cứng lại gọi là sen lão. Hạt sen có hình ô

van hoặc hình cầu, có chiều dài từ 1,2-1,8 cm, đường kính khoảng 0,8-1,4 cm và

trọng lượng khoảng 1,1-1,4 g [113]. Tâm sen chứa 2 chồi mầm màu xanh do có

chứa chlorophyll, giúp cây có thể quang hợp ngay khi vừa mới nảy mầm [22].

1.1.4. Giá trị của cây sen

1.1.4.1. Giá trị dinh dưỡng

Các bộ phận của cây sen như hạt, ngó, củ được sử dụng nhiều trong lĩnh

vực thực phẩm do chứa nhiều chất dinh dưỡng bổ ích, chúng bao gồm protein,

lipid, glucid, các chất khoáng (Ca, Fe, P, Na, K, Mg, Zn), tro, cellulose, vitamin

(B1, B2, C) và nhiều amino acid không thay thế, rất cần thiết cho con người [79],

9

[86]. Hạt sen có hàm lượng glucid, protein khá cao, ít chất béo, hàm lượng Ca cao

cần thiết cho phát triển xương, giúp lưu thông máu và chất dịch trong cơ thể [22].

Giá trị dinh dưỡng của củ sen và hạt sen được trình bày ở bảng 1.1 [72].

Bản 1.1. Giá trị dinh dưỡng trong 100 g củ sen và hạt sen

Thành phần Củ Hạt

Muối Tƣơi Luộc Tƣơi

Nước (g) 81,2 81,0 67,7 13,0

Năng lượng (Kcal) 66,0 68,0 121,0 335,0

Năng lượng (Kj) 276,0 285,0 506,0 1402,0

Protein (g) 2,1 1,8 8,1 17,1

Chất béo (g) 0,0 0,0 0,2 1,9

Đường (g) 15,1 15,8 21,1 62,0

Chất xơ dễ tiêu (g) 0,6 0,6 1,4 1,9

Calcium (Ca) (mg) 18,0 17,6 95,0 190,0

Phosphorus (P) (mg) 60,0 55,0 220,0 650,0

Iron (Fe) (mg) 0,6 0,5 1,8 3,1

Sodium (Na) (mg) 28,0 19,0 2,0 250,0

Potassium (K) (mg) 470,0 350,0 420,0 1100,0

Vitamin B1 (mg) 0,09 0,07 0,19 0,26

Vitamin B2 (mg) 0,02 0,01 0,08 0,10

Niacin (mg) 0,2 0,2 1,16 2,1

Vitamin C (mg) 55,0 37,0 0,0 0,0

(Nguồn: Nguyen, 2001a) [72]

1.1.4.2. Giá trị y học

Điều thú vị là tất cả các bộ phận của cây sen đều được sử dụng làm thuốc thảo

dược thuộc nhóm an thần theo danh mục vị thuốc ban hành kèm quyết định số

03/2005/QĐ-BYT ngày 24 tháng 1 năm 2005 của Bộ Y tế [22].

Theo danh y Lê Hữu Trác, nhờ hấp thụ được thanh khí và hương thơm của đất

trời nên toàn bộ các bộ phận của cây sen đều được sử dụng làm các bài thuốc cổ

truyền rất hiệu nghiệm [80].

Lá sen có tính hàn, lợi tiểu và cầm máu. Lá được sử dụng để điều trị các bệnh

như tiêu chảy, say nắng, sốt cao, trĩ, tiểu gắt và bệnh phong. Lá sen được sử dụng

10

phổ biến ở Nhật Bản và Trung Quốc để thanh nhiệt trong mùa nắng và chống béo

phì [22]. Trong giảm cân, qua thí nghiệm trên chuột cho thấy nước trích từ lá sen

hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng, nhất là chất béo và carbohydrate, kích thích biến

dưỡng chất béo, tăng cường tiêu thụ [76]. Ở Hàn Quốc còn dùng lá sen và hoa sen

để sản xuất rượu chứa các hoạt chất chống oxy hóa, làm giảm stress, chống nguy cơ

mắc bệnh mãn tính [53]. Trong lá sen còn chứa hợp chất nuciferin có tác dụng giải

thắt co cơ trơn, ức chế thần kinh trung ương, chống viêm, giảm đau, chống ho,

kháng serotonin và có hoạt tính phong bế thụ thể adrenergic. Ngoài ra, nuciferin có

tác dụng tăng cường quá trình ức chế các tế bào thần kinh vùng vỏ não cảm giác

[16], [17]. Những năm gần đây, các chất chống oxy hóa, chống virus [50], chống

béo phì [76], chống các bệnh về tim mạch, hạ đường huyết [69] và hoạt động

lipolytic [75] của lá sen đã được báo cáo và thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm.

Nhiều báo cáo cũng chỉ ra trong lá sen rất giàu flavonoid và alkaloid, một số chúng

đã được phân lập [50], [68], [75]. Đến nay, 10 flavonoid đã được phân lập từ lá sen

[75]. Flavonoid, là một loại hợp chất phenolic, đã thu hút sự chú ý rộng rãi vì hoạt

động chống oxy hóa mạnh mẽ và khả năng làm giảm sự hình thành các gốc tự do

của nó [119].

Hoa sen được nấu uống điều trị các bệnh về tim mạch, co thắt vùng bụng và

cầm máu do trong hoa có chứa các hợp chất alkaloid. Cuống hoa được dùng trong

các bệnh viêm loét dạ dày, rối loạn kinh nguyệt [53]. Nhị hoa giúp củng cố chức

năng của thận và đặc biệt hữu ích trong điều trị các rối loạn tình dục nam và nữ.

Tại Ấn Độ, mật của những con ong hút mật hoa sen được coi là một loại thuốc bổ

để điều trị các rối loạn về mắt [22], [53]. Các nghiên cứu về các hoạt tính sinh học

của hoa sen cũng đã chỉ ra hoa sen có tác dụng trong việc hạ đường huyết [69].

Trong dịch chiết cánh hoa, nhị hoa với ether và nước cất cho thấy sự có mặt của

flavonoid gồm các chất quercetin, luteo, iso-quercetin và glucoluteolin có hoạt

tính chống oxy hóa mạnh mẽ [48]. Các glycoside nelumboroside A,

nelumboroside B, isorhamnetin glycoside và isorhamnetin rutinoside được phân

lập từ nhị hoa sen N. nucifera cho thấy hoạt động chống oxy hóa mạnh mẽ trong

các xét nghiệm với DPPH và ONOO- [45], [46]. Yunyupju, một loại rượu được

làm từ hoa và lá sen, đã được báo cáo là có hoạt động chống oxy hóa, với giá trị

IC50 là 1,07 ± 0,04 μg [53].

11

Hạt sen có chứa nhiều dược chất thuộc nhóm alkaloid (lotusine, demethylcoclaurine,

isoliensinine, neferine, nornuciferin, pronuciferine, methylcorypalline, norarmepavine,

neferine) và flavonoid. Hạt có tác dụng giảm huyết áp nhờ chất neferine, liensinine

và benzylissoquinoline dimer; hạ nhịp tim với dược chất methylcorypalline, giảm

cholesterol trong máu cắt cơn nôn hay làm dịu phản ứng co giật của hệ thống tiêu

hóa và tử cung do có demethylcoclaurin. Trong hạt sen chứa chất procyanidin là

chất chống oxy hóa mạnh, kích thích hoạt tính của enzyme lipooxygenase là

enzyme phân hủy mô mỡ trong cơ thể, làm chậm tiến trình lão hóa và ngăn ngừa

ung thư [33]. Hàm lượng cao của superoxide dismutase (SOD) trong hạt sen giúp

chống lão hóa, sửa chữa các tổn thương của tế bào, các hãng mỹ phẩm sử dụng ly

trích các chất trong hạt sen để sản xuất kem chống lão hóa da [5], [22]. Trong Đông

y, người ta dùng hạt sen để điều trị viêm ruột, tiêu chảy mãn tính, tăng tiết dịch và

khí hư, nó có tác dụng giảm đau, đặc biệt hiệu quả trong điều trị bệnh mất ngủ. Hạt

sen còn có tác dụng như một loại thuốc bổ lá lách; làm vị thuốc chống trầm cảm và

ức chế viêm được sử dụng ở nhiều nước châu Á [27].

Tâm sen rất giàu các hợp chất alkaloid, flavonoid và một số nguyên tố khoáng

gồm Zn, Fe, Ca, Mg [27]. Tâm sen có tác dụng an thần, trị mất ngủ, sốt cao, căng

thẳng thần kinh, bồn chồn, cao huyết áp [22]. Ngoài ra, nghiên cứu của Chen và cs

(2020) còn cho thấy chiết xuất lianzixin và neferine từ tâm sen có tác dụng chống

lại các tổn thương do tác hại của caffeine gây ra ở tế bào u thực bào. Nghiên cứu

này đã đặt nền móng cho việc tìm ra các giá trị y học mới của lianzixin [31].

Gương sen chứa protein, carbohydrate và mang lượng nhỏ alkaloid

nelumbine, sử dụng để cầm máu, trị lo âu, sốt rét, tim đập nhanh [69].

Củ sen là loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất và được sử dụng làm thực

phẩm bổ dưỡng đặc biệt là cho trẻ em và người lớn tuổi [95]. Dịch chiết xuất từ củ

sen còn có khả năng lợi tiểu, điều trị tâm thần, chống tiêu chảy, hạ đường huyết,

chống béo phì, hạ sốt và chống viêm [112], có hoạt tính chống oxy hóa và điều hòa

hệ miễn dịch của cơ thể [24]. Hơn nữa, trong nghiên cứu mới nhất của Yoo và cs

(2020) đã chỉ ra vai trò to lớn của củ sen lên men trong việc điều trị bệnh viêm loét

dạ dày do rượu gây ra. Đây là một căn bệnh phổ biến trên toàn cầu, và là một trong

những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày [110].

12

1.1.4.3. Giá trị văn hóa

Cây sen là biểu tượng của sự thịnh vượng, thiêng liêng và bất tử của nhiều nền

văn hóa khác nhau trong nhiều thế kỷ. Hàng ngàn năm trước, hoa sen là biểu tượng

chính của nhiều tôn giáo ở châu Á, đặc biệt trong đạo Phật và đạo Hindu [22].

Hình ảnh hoa sen được sử dụng ở khắp mọi nơi, từ các danh lam thắng cảnh

đến các chi tiết điêu khắc, in ấn,…Ở New Delhi, Ấn Độ, có hẳn một ngôi đền được

thiết kế theo hình một hoa sen. Ở Macau, Trung Quốc cho đến đài tưởng niệm, hay

bia mộ ở Việt Nam, những họa tiết trang trí hay những điêu khắc trên đá trên gỗ,

người ta đều bắt gặp hình ảnh của hoa sen.

Hình tượng hoa sen không chỉ xuất hiện ở các công trình kiến trúc mà còn ăn

sâu vào trong đời sống tâm linh của mỗi con người. Đặc biệt là người theo Phật

giáo, hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni nhân từ ngồi trên bông sen hồng thanh khiết

luôn muốn nhắc nhở con người sống phải biết hướng thiện. Trong huyền thoại Ấn

Độ, hoa sen còn tượng trưng cho khả năng sáng tạo và sự hồi sinh. Theo văn minh

Ai Cập: sen tượng trưng cho mặt trời, cho sáng tạo và hồi sinh. Một văn bản thời

Trung cổ đã miêu tả người phụ nữ như một bông sen [20].

Trong quan niệm của người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói

riêng, sen là loài duy nhất hội tụ đầy đủ những ý nghĩa triết học - nhân sinh cao

quý, là ý nghĩa về âm dương ngũ hành và sức sống mãnh liệt, ý chí quật cường của

dân tộc. Hoa sen cũng gắn liền với ca dao, tục ngữ ở Việt Nam. Trong tâm thức

người Việt, hoa sen còn là biểu trưng cho sự thanh cao, trong sạch, cho tính chất

"gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn", truyền đời đời cho các thế hệ sau này.

Các hãng hàng không, áo dài, các lễ hội luôn lấy hoa sen để làm điểm nhấn tạo

nên dấu ấn cho mỗi du khách. Điển hình là lễ hội Festival Huế được tổ chức 2 năm

một lần, với nhiều hoạt động quảng bá hình ảnh thành phố Huế nói chung và hình

ảnh sen địa phương nói riêng đã thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm. Chính vì

sen là một loại hoa đẹp và mang nhiều ý nghĩa về mặt tinh thần nên ngày nay sen

được chọn là cây trồng tại các thành phố du lịch, các khu di tích nhằm tạo môi

trường cảnh quan, thu hút khách du lịch.

1.1.4.5. Trong các lĩnh vực khác

Các sản phẩm từ cây sen còn được dùng làm nguyên liệu trong ngành thời

trang và mỹ phẩm cao cấp. Cuống lá của cây sen có thể sản xuất ra tơ sen làm vải

13

lụa chất lượng cao. Sản phẩm may mặc thủ công được làm từ tơ sen rất được ưa

chuộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp nhiều lần so với các sản phẩm cùng

loại làm từ nguyên liệu sợi khác [127]. Hoa sen ngoài giá trị thẩm mỹ còn được

dùng sản xuất nước hoa có hương thơm quyến rũ và kem trị lão hóa da [61]. Đặc

biệt ở Thừa Thiên Huế, lá sen còn được sử dụng để làm nón lá, tạo nên dấu ấn riêng

cho du khách [122].

Cây sen còn có tiềm năng sử dụng cao trong xử lý nước thải loại bỏ các hợp chất

gây ô nhiễm và kim loại nặng [49], [96]. Nó có thể phát triển trong điều kiện nước biến

thiên và cường độ ánh sáng thấp [65]. Các nghiên cứu khác nhau cho thấy việc sử dụng

thành công cây sen để chống lại sự phú dưỡng của nước. Lá trãi của cây sen làm giảm

ánh sáng mặt trời xuống phần dưới của nước. Điều này ngăn chặn sự phát triển

của tảo ở hệ thống thủy sinh và do đó, hàm lượng oxy cao hơn tới 20% so với các hệ

thống thực vật thủy sinh khác [49]. Cây sen có khả năng đồng hóa một lượng P cao

hơn các loại thực vật thủy sinh hiện đang được sử dụng để xử lý nước (như lục

bình). Nó cũng đồng hóa N và tạo ra một môi trường sống cho sự phát triển của vi

khuẩn có lợi trong nước. Thông qua cây sen có thể được loại bỏ một cách hiệu quả các

kim loại nặng rhizofiltration - bao gồm asen, coper và cadmium trong nước [65].

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY SEN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật học, phân loại, bảo tồn v đa dạng di

truyền cây sen

Trên thế giới, những nghiên cứu về cây sen chủ yếu chú trọng đến các lĩnh vực

phân loại thực vật học, đặc điểm hình thái, dược liệu và đa dạng di truyền của cây

sen. Các kết quả nghiên cứu này được công bố nhiều trên tạp chí chuyên ngành của

thế giới. Những nghiên cứu này đã góp phần phân loại sen, xác định cấu trúc quần

thể, sự tiến hóa của các mẫu giống sen, làm cơ sở cho việc xây dựng tạo lập, khai

thác và phát triển tập đoàn sen có giá trị.

Công tác điều tra, thu thập, bảo tồn nguồn gen cây sen trên thế giới gần đây đã

được quan tâm nghiên cứu. Theo Tian (2008) có khoảng hơn 1.500 mẫu giống sen

các loại được tư liệu hóa và bảo tồn tại Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Mỹ

[97]. Tại Trung Quốc có khoảng 600-800 giống sen các loại. Năm 2002, vườn Quốc

gia về cây thủy sinh tại Vũ Hán đã thực hiện bảo tồn chuyển chỗ tập đoàn sen gồm

572 mẫu giống được thu thập từ 153 huyện của 18 tỉnh ở Trung Quốc [37]. Viện

14

nghiên cứu Thực vật quốc gia của Ấn Độ đã lưu giữ tập đoàn gồm 60 mẫu giống sen.

Trong đó: 35 giống sen bản địa được thu thập từ 8 bang: Bihar, Karnataka, Madhya

Pradesh, Maharastra, Orissa, Tamil Nadu, Uttar Pradesh và Tây Bengal và 3 vùng của

Ấn Độ gồm Chandigarh, New Delhi và Pondichery; 25 giống sen nhập nội từ Úc,

Brazil, Đức, Thái Lan, Anh và Mỹ [35]. Nhật Bản cũng đang lưu giữ tập đoàn sen

khá phong phú với 625 giống sen cảnh. Trường Đại học Auburn, Mỹ đã thu thập và

đánh giá 160 mẫu giống sen khác nhau có nguồn gốc từ Trung Quốc và các nước

khác. Tại vườn thực vật Hoàng gia Anh, Kew bảo tồn cây sen bằng gieo hạt và tách

cây con đã được áp dụng thành công [13].

Trong những năm gần đây các tác giả Nguyen (2001b) [73], Gou (2009, 2010)

[37], [38], [39] đã đánh giá đa dạng di truyền dựa vào các tính trạng hình thái nông

học và tương quan di truyền của cây sen. Kết quả cho thấy giữa các nhóm sen lấy củ,

lấy hoa và lấy hạt có sự khác biệt về một số tính trạng đặc trưng. Đồng thời, cũng dựa

vào sự khác biệt về đặc điểm nông sinh học, Guo (2009) đã phân nhóm 572 mẫu

giống sen trong tập đoàn được bảo tồn tại Vườn Quốc gia về thực vật thủy sinh ở tỉnh

Hồ Bắc ra 310 giống sen lấy củ, 229 giống sen lấy hoa và 33 giống sen lấy hạt [37].

Năm 2010, Guo tiếp tục dựa vào 19 tính trạng hình thái của 40 mẫu giống sen tại

Vườn Quốc gia Trung Quốc về cây thủy sinh đã xác định được mối tương quan giữa

các tính trạng kiểu hình [39]. Ngoài ra, các tác giả Vogle và Fhadacek đã tiến hành

giải phẫu, phân tích chức năng và đặc điểm sinh học của cây sen N. nucifera làm cơ

sở để đánh giá lại quan niệm sinh thái học các cơ quan của cây sen [101], [102]. Năm

2019, Zhu và cs đã đi sâu giải thích cơ chế hình thành cánh màu hoa vàng ở loài sen

N. nucifera thông qua các con đường chuyển hóa flavonoid. Điều này góp phần rất

quan trọng trong việc nhân giống các giống sen cảnh [118].

Bên cạnh việc đánh giá đa dạng về hình thái, đặc điểm sinh học đặc trưng

của giống, các chỉ thị phân tử như RAPD, ISSR, SSR, AFLP, SRAP cũng đã được

tác giả Gou và cs (2005, 2007) [36], [40]; Li và cs (2010) [56], Fu và cs (2011)

[34], Hu và cs (2012) [43]; Zheng và cs (2015) [117], Mekbib và cs (2020) [64]…

sử dụng để nghiên cứu về kiểu gen ở cây sen. Trong đó, việc sử dụng chỉ thị phân

tử RADP đã phân loại được 29 giống sen lấy hoa (gồm cả hai loài N. nucifera

Gaertn. và N. lutea Wild) thành hai phân nhóm chính là nhóm có hoa lớn và nhóm

có hoa nhỏ; không có sự khác biệt di truyền rõ rệt giữa giống thuộc loài N.lutea và

15

các giống sen thuộc loài N. nucefira [36]. Đồng thời, xác định mối tương quan

giữa kiểu hình và kiểu gen của 65 nguồn gen hoa sen thuộc chi Nelumbo, được thu

thập chủ yếu ở Trung Quốc thành 4 nhóm, mỗi nhóm lại chia làm 2 phân nhóm

phụ [40]. Chỉ thị RAPD và dấu chuẩn ISSR đã được tác giả Li (2010) sử dụng để

đánh giá mối quan hệ di truyền của 87 giống sen, trong đó có 70 giống sen cảnh

của Trung Quốc, 7 giống sen Thái Lan hoang dại, 2 giống sen Mỹ và 8 dòng lai

giữa loài N. nucifera và loài N. lutea [56]. Yang và cs (2012) đã đánh giá 43 mẫu

giống sen bằng cách sử dụng 38 cặp mồi SSR và 16 cặp mồi SRAP nhằm xác định

mối quan hệ di truyền giữa N. nucifera và N. lutea cũng như mối quan hệ di truyền

giữa các nhóm giống sen lấy hoa, sen lấy hạt và sen lấy củ [108]. Sự đa dạng kiểu

gen và chọn lọc di truyền giữa 3 nhóm giống sen này cũng được làm sáng tỏ trong

nghiên cứu mới nhất của Li và cs (2020). Kết qủa nghiên cứu đã chỉ ra, giống sen

lấy hoa có sự khác biệt nhất về bộ gen và một tập hợp gen thuần hóa so với hai

giống sen còn lại [55]. Salaemae và cs (2017), đã sử dụng chỉ thị SSR cùng với

đánh giá hình thái hoa sau thu hoạch để phân biệt hai giống sen Sattabongkot và

Saddhabutra của loài N. nucifera ở Thái Lan. Nghiên cứu này cung cấp cơ sở để

phân loại các giống sen Thái Lan và là một kỹ thuật hữu ích cho việc định lượng

chất lượng hoa sau thu hoạch của các giống sen [84]. Nghiên cứu mức độ mức độ

đa dạng di truyền kiểu gen của các giống sen ở các vị trí địa lý với các kiểu sinh thái

khác nhau đã được tiến hành bởi Mekbib và cs (2020). Các tác giả đã sử dụng chỉ

thị SSR để đánh giá sự đa dạng của 15 quần thể sen nhiệt đới được thu mẫu từ Thái

Lan, Ấn độ và Úc. Kết quả chỉ ra những quần thể này thể hiện sự biến đổi di truyền

khác nhau dựa trên điều kiện địa lý. Có thể khẳng định rằng các quần thể được tìm

thấy ở mỗi quốc gia là duy nhất. Từ đó, các tác giả cũng đề xuất các biện pháp bảo

tồn bổ sung bên cạnh các phương pháp sẵn có để khai thác và sử dụng loài cây

trồng quan trọng về kinh tế này [64].

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về đặc điểm sinh học và đa dạng di truyền của

cây sen cũng được chú trọng nghiên cứu trong những năm gần đây. Năm 2011-

2012, Hoàng Thị Nga và cs đã tiến hành nghiên cứu điều tra thu thập nguồn gen cây

sen (N. nucifera Gaertn.) ở đồng bằng Sông Hồng. Kết quả đã thu thập được 18

nguồn gen cây sen tại 4 tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Hà Nội. Mô tả và đánh

giá bước đầu cho thấy: các nguồn gen hoa sen khá đa dạng về tên gọi và các đặc

16

điểm nông sinh học của giống [14]. Năm 2012-2013, Nguyễn Thị Thúy Hằng tiếp

tục đánh giá đặc điểm nông sinh học của sen Tây Hồ - một giống Sen Bách Diệp,

nổi tiếng với bông to, thơm đậm, gạo sen màu trắng to mẩy chuyên dùng để ướp chè

ở Hà Nội [5]. Tại Đồng Tháp, Trương Thị Nga và cs (2012) cũng tiến hành nghiên

cứu đặc điểm nông sinh học và môi trường sống của một số thực vật thủy sinh tại

Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, trong đó có đối tượng cây sen.

Nghiên cứu đã chỉ ra sự thích nghi của sen (N. nucifera Gaertn.) đặc thù trong môi

trường chịu ngập, chịu phèn [15]. Năm 2008, Nguyễn Phước Tuyên xuất bản giáo

trình “Kỹ thuật trồng sen” đã hệ thống một cách khái quát và đầy đủ về nguồn gốc

cây sen, khu vực phân bố và khai thác nguồn sen trong nước, các đặc điểm nông

sinh học của cây sen tại các khu vực canh tác [22].

Gần đây nhất, tác giả Hoàng Thị Nga (2016) đã hoàn thành luận án tiến sĩ

với đề tài: “Nghiên cứu đa dạng nguồn gen cây sen (N. nucifera Gaertn.) phục vụ

công tác bảo tồn và chọn tạo giống”. Trong đề tài này tác giả thống kê có 21

nguồn gen cây sen đang được trồng với diện tích 365 ha tại 5 tỉnh ở Việt Nam

(Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương và Hưng Yên). Đồng thời tác giả còn mô

tả đặc điểm nông sinh học của 3 giống sen: lấy hoa, lấy hạt và lấy củ. Kết quả cho

thấy giữa 42 mẫu giống sen có sự biến động lớn về đặc điểm hình thái nông học

và có sự khác biệt di truyền khá cao giữa các giống về kiểu hình. Bên cạnh đó, đề

tài còn đi sâu đánh giá đa dạng mối quan hệ di truyền giữa 42 mẫu giống sen N.

nucifera Gaertn. được thu thập tại các vùng khác nhau ở Việt Nam thông qua việc

sử dụng chỉ thị phân tử SSR [13].

Tại Thừa Thiên Huế, việc nghiên cứu về cây sen chưa nhiều. Lê Công Sơn và

cs - Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã hoàn thành đề án “Bảo tồn, lưu trữ

giống sen trắng phục vụ tôn tạo cảnh quan hồ Thái Dịch khu vực Đại nội”. Nhóm

tác giả này đã sưu tầm các giống sen trắng quý hiếm từ trong dân và lựa chọn được

giống Sen Trắng Trẹt để trồng thí điểm tại hồ Thái Dịch và hồ Điện, đồng thời loại

sen này cũng được trồng thử nghiệm trên cạn vào năm 2008. Quá trình triển khai,

có lúc thất bại (năm 2010, 2012) nhưng từ năm 2015 đến nay, do xử lý được môi

trường nước nên việc trồng sen trắng đã thành công. Từ nguồn giống sen này, kết

hợp với xử lý đáy hồ và môi trường nước ở các hồ di tích, Trung tâm Bảo tồn di tích

Cố đô Huế đã ươm trồng lại giống sen trắng với tỉ lệ sống lên tới 60-70% [18].

17

Thành công này đã mở ra nhiều triển vọng trong việc lựa chọn và nhân giống một

số giống sen địa phương có giá trị trong thời gian tới. Mặc dù hiện nay tại Thừa

Thiên Huế có nhiều giống sen đang được trồng chung với nhau nhưng chưa có

nghiên cứu nào giúp phân biệt và nhận diện chúng. Đồng thời cũng có rất ít nghiên

cứu xác định được sự phân bố cũng như đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển,

năng suất các giống sen nhằm phục vụ cho việc bảo tồn và phát triển cây sen hiện

nay. Do đó, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật học, sinh lý, hóa

sinh và nhân giống in vitro một số giống sen (N. nucifera Gaertn.) trồng ở Thừa

Thiên Huế” ở thời điểm này là hết sức cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

1.2.2. Nghiên cứu về sin trƣởng - phát triển của cây sen

Một số nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển của cây sen cũng được tiến

hành ở nhiều nơi trên thế giới. Năm 2008, Tian ở trường Đại học Auburn, Mỹ đã

nghiên cứu một cách hệ thống về ảnh hưởng của các yếu tố như lượng đất trong

thùng, phân bón, thời gian trồng lên sự sinh trưởng và sản phẩm của cây sen trồng

trong các thùng đựng hàng (container). Kết quả chỉ ra rằng, khối lượng đất chứa ảnh

hưởng đến EC, pH, chỉ số tăng trưởng của cây và hàm lượng dinh dưỡng của cây.

Mức đất 1/4 và 1/2 (so với thể tích thùng) là hiệu quả hơn so với mức đất 3/4 để sản

xuất sen trong các thùng chứa [97].

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy lượng phân bón ảnh hưởng lớn đến sự sinh

trưởng cũng như chế độ dinh dưỡng của cây. Khối lượng thân mầm, số lượng mầm,

sự kéo dài của các đốt thân và số lượng lá trãi trong các thùng chứa 29 L tăng tuyến

tính với tỷ lệ phân bón. Phân bón không ảnh hưởng đến chiều cao cây và số lượng

hoa. Bón phân cũng làm tăng N, P và K và giảm hàm lượng Ca trong lá non [97].

Thời gian trồng cũng ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây sen. Theo Tian

(2008), thời gian tốt nhất để trồng cây sen ở Mỹ là vào tháng 3 và tháng 4, trồng

vào tháng 5 cây sen phát triển kém nhất. Thời gian trồng không ảnh hưởng đến số

lượng hoa nhưng lại ảnh hưởng đến chiều cao của hoa [97].

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng và độ cao đến sinh

trưởng của cây sen cũng được nghiên cứu bởi các tác giả Masuda và cs (2006),

Slocum và Robinson (1996), các kết quả cho thấy cây sen yêu cầu ít nhất 6 tháng

với nhiệt độ lớn hơn 15oC nhưng sự phát triển tối đa của củ ở nhiệt độ trên 20

oC,

nhiệt độ cao hơn thúc đẩy sự phát triển của nhánh củ và sự phát triển của hoa. Ngày

dài thúc đẩy sự phát triển của củ và sự hình thành lá dù, ngược lại ngày ngắn sẽ

18

ngăn cản sự kéo dài của củ và sự hình thành các lá dù [5]. Loại thùng trồng sen

cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sen, nên trồng sen tốt nhất

trong các thùng chứa hình cầu thay vì hình vuông, hoặc có thể trồng trong các bể

chứa bằng bê tông [35].

Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh như nước, đất, nhiệt độ, ánh

sáng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cũng được tiến hành một

cách có hệ thống bởi Warner Orozco-Obando và cs (2009) tại trường Đại học

Auburn, Alabama, Mỹ [77].

Ở Việt Nam, nghiên cứu về sự sinh trưởng và phát triển của các giống sen còn

ít được tập trung nghiên cứu. Năm 2016, Hoàng Thị Nga và cs đã nghiên cứu khả

năng sinh trưởng và phát triển, năng suất của một số giống sen lấy hạt và lấy hoa

triển vọng ở Hoài Đức, Hà Nội. Kết quả cho thấy 3 giống sen lấy hoa có thời gian

sinh trưởng từ 205-215 ngày, năng suất hoa từ 58.000-64.000 hoa/ha, 3 giống sen

lấy hạt có thời gian sinh trưởng ngắn hơn với 195-208 ngày, năng suất hạt sen đạt

3,10-4,32 tấn/ha [13]. Lê Công Sơn và cs (2008) đã đánh giá khả năng sinh trưởng,

phát triển và năng suất của giống sen trắng tại hai địa điểm là hồ Thái Dịch thuộc

Đại nội Huế và hồ Điện - tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả chỉ ra rằng, giống sen trắng

trồng tại hồ Thái Dịch có khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh và cho năng suất

cao hơn so với trồng ở Hồ Điện [18]. Ở Thừa Thiên Huế, nội dung nghiên cứu này

vẫn còn mang tính nhỏ lẻ và chưa được chú trọng. Do đó, đề tài luận án được thực

hiện có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.

1.2.3. Nghiên cứu về thành phần hóa học v vai trò dƣợc liệu của cây sen

Các nghiên cứu về mặt dược liệu của cây sen trên thế giới đã được nghiên cứu

từ rất sớm. Ở Phương Đông cách đây 1500 năm cây sen được sử dụng như một loại

thảo dược. Tất cả các bộ phần của cây sen đều được các nhà y học cổ truyền nghiên

cứu, phát hiện khả năng chữa bệnh và sử dụng có hiệu quả.

Năm 2002, Hu và cs đã nghiên cứu khả năng chống oxy hóa của các phần

khác nhau của thân rễ cây sen. Kết quả cho thấy có sự khác biệt đáng kể về hàm

lượng phenolic tổng hợp và hoạt tính chống oxy hóa giữa các bộ phận khác nhau

của thân rễ sen như sau: vỏ già của thân rễ > vỏ non thân rễ > phần thịt thân rễ sen

già > phần thịt thân rễ sen non [44].

19

Ling và cs (2005) ở Trung Quốc đã tách chiết, mô tả và xác định hoạt tính

chống oxy hóa của oligomeric procyanidin từ gương sen, công trình này cho thấy từ

những phần không thể ăn được của sen cũng có thể làm dược liệu [58].

Zhao và cs (2017) cũng chỉ ra khả năng chống ung thư tế bào ruột kết ở dịch

chiết nhị hoa sen trong dung môi ethanol [115]. Năm 2020, tác giả này tiếp tục

nghiên cứu vai trò của thân cây sen (còn gọi là cọng lá sen). Kết qủa chỉ ra dịch

chiết thân cây sen với nước có tác dụng mạnh mẽ trong việc làm giảm các triệu

chứng trầm cảm về hành vi học tập và ghi nhớ ở chuột. Kết quả nghiên cứu này đã

cung cấp cơ sở cho việc ứng dụng tiềm năng của thân cây sen như là một tác nhân

chống bệnh trầm cảm [116].

Vai trò dược liệu trong lá sen cũng được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên

cứu. Mukherjee và cs (2009) đã chỉ ra rằng dịch chiết lá sen trong dung môi ethanol

và methanol rất giàu alkaloid như nuciferine, liensinine, neferine và isoliensinine

[69]. Hàm lượng flavonoid trong lá và hoa sen cũng được tác giả Zhu và cs (2015)

nghiên cứu và chỉ ra có 14 flavonoid, trong đó có 4 loại được xác định từ lá sen là

quercetin 3-O-rhamnopyranosyl-(1→2)-glucopyranoside, quercetin 3-O-

arabinoside, diosmetin 7-O-hexose và isorhamnetin 3-O-arabinopyranosyl-(1→2)-

glucopyranoside. Các xét nghiệm sinh học tiếp theo cho thấy các flavonoid từ lá sen

có hoạt tính chống oxy hóa mạnh và thể hiện được tiềm năng rất tốt. Do đó, có thể

sử dụng lá sen như là thực phẩm bổ sung hoặc dược phẩm để cải thiện sức khoẻ con

người [119]. Kim và cs (2019) còn cho thấy việc bổ sung lá sen có thể cải thiện các

đặc tính chức năng và hoạt tính chống oxy hóa của sữa chua - một loại sữa lên men

được tiêu thụ rộng khắp trên toàn thế giới. Sở dĩ như vậy là do trong lá sen có chứa

nhiều hợp chất phenolic [51].

Năm 2019, Manogaran và cs tiếp tục khẳng định vai trò của neferine và

isoliensinine từ các phần khác nhau của cây sen N. nucifera trong điều trị ung thư

đại trực tràng [62]. Jarmkom và cs (2019), cũng xác định hàm lượng phenolic tổng

số và khả năng bắt gốc tự do của 3 bộ phận thân, lá và hoa của 3 giống sen N.

nucifera khác nhau được thu tại Thái Lan. Kết quả cho thấy hàm lượng phenolic trái

ngược với hoạt động chống oxy hóa. Nghiên cứu này đã tạo cơ sở để khám phá sâu

hơn về thành phần chống oxy hóa trong cây sen [47].

20

Đặc biệt, hạt sen được khai thác và sử dụng nhiều nhất trong các bộ phận của

cây sen cả về mặt thực phẩm và dược liệu. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế

giới đã khẳng định hạt sen có nhiều hoạt tính sinh học mạnh mẽ như hoạt tính

chống oxy hóa [69], [79], [94], bảo vệ gan [93], chống đông máu [81], chống viêm

[67], chống vô sinh, chống loạn nhịp tim, chống xơ hóa [106], hoạt tính chống độc

tố, kháng khuẩn và ức chế men urease [88], chống ung thư [100] và hoạt tính tăng

cường nhận thức, bảo vệ thần kinh [32], [52]. Trong những năm gần đây, các

nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như vai trò dược liệu trong hạt sen ngày

càng được tập trung nghiên cứu. Abdelhamid và cs (2015) đã báo cáo trong hạt sen

ở Nga có 38 thành phần hóa học, trong đó có 12 hợp chất có hoạt tính sinh học điều

trị các bệnh lý quan trọng ở người [23]. Shahnaz và cs (2016) đã phân tích thành

phần hóa học của tinh dầu chiết xuất từ hạt sen N. nucifera bằng GC-MS đã cho

thấy sự hiện diện của 39 hợp chất bao gồm 20,8% acid béo keto với hàm lượng

methyl ester cao của acid palmitic (13,59%) và methyl ester của acid 9-oxo-

nonanoic (11,89 %) [88]. Ryu G. và cs (2017) đã xác định được đồng thời 4 hợp

chất có trong tim sen N. nucifera trong vòng 30 phút đầu tiên bao gồm neferine,

1,2,3,4-tetrahydro-1-[(4-hydroxyphenyl)methyl]-2-methyl-7-isoquinolinol, 1-

hydroxy-2-methylpropene và 3-(prop-1-enyl)benzene-1,2,4,5-tetrol [83].

Ruvanthika và cs (2017) đã cho thấy dịch chiết hạt sen trong ethanol rất giàu các

hợp chất thứ cấp như các tannin, saponin, quinon, terpenoid, phenols, steroid và

alkaloid [82]. Ngoài ra, nghiên cứu so sánh hoạt tính sinh học và thành phần dinh

dưỡng trong hạt và củ sen ở các vùng trồng thuộc các nước khác nhau gồm Việt

Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc cũng được tiến hành bởi Zhao và cs

(2014). Kết quả phân tích cho thấy chiết xuất ethanol của hạt sen từ Việt Nam

(Thành phố Hồ Chí Minh), thân rễ sen khô từ Hàn Quốc (Siheung) và thân rễ sen

khô từ Nhật Bản (Nigata) có hàm lượng flavonoid lớn nhất. Astragaline, rutin,

isoquercetin, nuciferine, dauricine, isoliensinine và neferine đã được xác định lần

đầu tiên trong thân rễ sen ở nghiên cứu này [114].

Gần đây, nghiên cứu của Chen và cs (2019) cho thấy vỏ hạt sen - một sản

phẩm phụ của quá trình sản xuất hạt sen, thường bị loại bỏ như một chất thải - có

hoạt tính bắt các gốc tự do DPPH, ABTS và khử Fe mạnh mẽ cũng như có tiềm

năng ức chế lớn đối với α-amylase. Hoạt tính này có được là do sự có mặt của

21

phenolic, flavonoid tổng số và tannin cô đặc ở nồng độ cao trong dịch chiết vỏ hạt

sen với ethanol 80% [30].

Bên cạnh các nghiên cứu khẳng định vai trò dược liệu của các bộ phận của cây

sen, thì mới đây nhất nghiên cứu của Yen và cs (2020) đã đem ra những cảnh báo

khi sử dụng tim sen đặc biệt là các vận động viên trong thời gian thi đấu. Do trong

tim sen có chứa higenamine với nồng độ cao. Theo quy định từ 2017, higenamine

đã được cơ quan chống Dopping thế giới (WADA) thêm vào danh sách cấm sử

dụng cho các vận động viên thể thao. Do đó, các vận động viên nên tránh tiêu thụ

các sản phẩm tiêu thụ từ tim sen và các sản phẩm thảo dược khác ở giai đoạn trong

và ngoài cuộc thi đấu [109].

Ở Việt Nam, ngoài các tài liệu cổ và kinh nghiệm dân gian ghi chép được về

các bài thuốc hay từ sen, ngày nay các công trình nghiên cứu của Đỗ Tất Lợi [11],

Phạm Hoàng Hộ [7], Võ Văn Chi [2]… xác định được một số thành phần hóa học

trong cây sen và các tác giả này cũng khẳng định khả năng chữa bệnh của các bộ

phận như: tim, lá, hạt, gương…của cây sen.

Năm 2000, Nguyễn Thị Nhung và cs đã nghiên cứu thành phần hóa học và tác

dụng sinh học trong một số bộ phận của cây sen gồm lá, tim và gương sen. Bằng

chứng hóa học cho thấy trong cả 3 bộ phận đều có chứa alkaloid, flavonoid, tannin,

saponin, acid hữu cơ, đường tự do, carotene, steroid, chất béo trong đó alkaloid và

flavonoid là thành phần chính. Các nguyên tố hóa học có trong lá sen, tâm sen và

gương sen lần lượt là 16/46 nguyên tố, 21/46 nguyên tố, 20/46 nguyên tố. Đồng

thời, tác giả cũng ứng dụng thăm dò ảnh hưởng của nuciferin lên điện tim và điện

não thỏ đã mang lại hiệu quả bước đầu trong nghiên cứu trị liệu của y học cổ truyền

Việt Nam [17].

Năm 2011, Đỗ Châu Minh Vĩnh Thọ và cs đã công bố về thành phần alkaloid

của tâm sen và phân lập alkaloid chính trong sen ở các tỉnh phía Nam để dùng làm

chất chuẩn cho tiêu chuẩn hoá các dược liệu cũng như góp phần bổ sung cơ sở dữ

liệu về thành phần hóa học cho cây Sen Việt Nam [21]. Ngoài ra, Hoàng Thị Tuyết

Nhung (2012) cũng đã xây dựng thành công qui trình chiết xuất, phân lập, tinh chế

hợp chất tự nhiên nuciferin - thành phần chính của alkaloid trong lá cây sen đạt độ

tinh khiết trên 95% để sử dụng làm nguyên liệu thiết lập chất chuẩn đối chiếu trong

kiểm nghiệm thuốc [16].

22

Cho đến nay nghiên cứu về thành phần hóa học, thành phần dinh dưỡng và

khả năng chống oxy hóa trong hạt của các giống sen ở Thừa Thiên Huế vẫn chưa

được tiến hành. Do đó, nghiên cứu toàn diện về cây sen đặc biệt là vấn đề chất

lượng là một việc làm cần thiết nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc định hướng

khai thác và sử dụng các giống sen hiện nay.

1.2.4. Nghiên cứu nhân giống cây sen

Việc nhân giống cây sen cũng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Cây sen được trồng từ nguồn giống được nhân theo các phương pháp nhân giống

thông thường như trồng từ củ sen, ngó sen, hạt sen hoặc từ nuôi cấy mô tế bào.

Năm 2007, Nguyễn Phước Tuyên đã giới thiệu phương pháp nhân giống sen

từ hạt sen bằng cách loại bỏ vỏ hạt, đem ủ ở nhiệt độ 25-30oC trong môi trường cát

bảo hòa nước đã được khử trùng nhằm tránh bị nhiễm nấm bệnh [22].

Nguyễn Phước Tuyên (2007) cũng cho rằng để trồng sen từ ngó sen cần sử dụng

ngó sen có 2 đốt hoàn chỉnh, mang chồi đỉnh đặt vào trong bùn sâu 15-20 cm. Sau khi

trồng 1 tuần không nên đổ nước để cho ngó sen cố định trong bùn, xúc tiến nảy chồi.

Khi mới mọc lá nhỏ, cuống dài, mềm nổi lên trên mặt nước. Tùy theo lá nổi và độ dài

cuống lá mà đổ nước. Từ khi trồng đến khi ra hoa mất khoảng 110 ngày [22].

Nghiên cứu nhân giống cây sen bằng nuôi cấy mô tế bào trên thế giới và

Viêt Nam còn chưa được chú trọng. Nội dung này sẽ được trình bày cụ thể ở

phần sau (mục 1.4.5).

1.2.5. Một số nghiên cứu khác về cây sen

Liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, Thongtha và cs (2014) đã nghiên

cứu sử dụng cây sen N. nucifera Gaertn. để loại bỏ thành công P từ nước thải sinh

hoạt [96]. Mishra và cs (2009) cũng cho thấy cây sen có khả năng loại bỏ các chất

gây ô nhiễm từ nước thải nuôi trồng thủy sản tốt nhất và có thể thay thế hệ thống xử

lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản [65]. Nghiên cứu này là một bước tiến quan

trọng trong việc xử lí các chất thải độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời

sống của con người. Năm 2019, Painuly và cs đã chỉ ra hiệu quả của bột củ sen

trong việc hấp thụ Arsenic (As) ra khỏi dung dịch nước ở những vùng nông thôn

nghèo về kinh tế-xã hội tại Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu này khẳng định có thể sử

23

dụng bột củ sen như là một chất hấp thụ sinh học hiệu quả, tiết kiệm chi phí và an

toàn với môi trường [78].

Dựa vào đặc tính không thấm nước của lá sen, Luis và cs (2019) đã nghiên

cứu thành công việc chế tạo các màng film chức năng có chất oxy hóa, kháng khuẩn

và có khả năng phân hủy sinh học để thay thế cho nhựa truyền thống trong việc bao

bọc thực phẩm [59].

1.3. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SEN

1.3.1. Giống

Tùy vào mục đích sử dụng của từng giống sen, các nhà khoa học Trung Quốc đã

phân loại cây sen thành 3 nhóm: nhóm sen lấy củ, nhóm sen lấy hạt, nhóm sen lấy hoa.

Có giống có 2 hoặc cả 3 đặc tính trên nhưng được xếp loại theo đặc tính có ưu thế nhất.

Giống sen cho củ: thường có phần rễ có 3-4 đoạn kéo dài thành từng đoạn giống

khoanh xúc xích để các chất dinh dưỡng tích lũy khi điều kiện phù hợp, kích thước mỗi

đoạn dài khoảng 10-20 cm và rộng khoảng 7-10 cm [72]. Giống cho củ có năng suất củ

rất cao và chất lượng củ tốt nhưng không hoặc có rất ít hoa, thường là hoa màu trắng.

Giống sen cho hoa: có hoa to, nhiều màu sắc. Hoa có một, hai hay nhiều tầng

cánh, có giống có đến 1000 cánh. Màu sắc hoa đa dạng, gồm có màu trắng, hồng,

vàng, tím, đỏ hoặc hai màu trên một cánh. Nhóm sen cho hoa cũng có gương nhưng

hạt nhỏ và năng suất thấp. Tuy nhiên những người trồng sen lấy củ cũng có nguồn

thu nhập cao từ khai thác hoa sen và gương sen [72].

Giống sen cho hạt: cho nhiều hoa với tỷ lệ hạt chắc cao. Hạt lớn, có hương vị

thơm ngon. Giống thường chỉ có một tầng cánh, màu đỏ, rễ thường mãnh và không

có củ. Giống cho hạt rất ít được sản xuất trên thế giới, đó là lý do giống sen lấy hạt

tại Đồng Tháp ở Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao. Thường những nông dân Úc

sản xuất hạt chủ yếu để làm giống, nhưng cũng gặp sự cạnh tranh quyết liệt từ các

nguồn gốc nhập khẩu [22].

1.3.2. Các p ƣơn p áp n ân iống cây sen

1.3.2.1. Nhân giống bằng củ/thân rễ

Đây là phương pháp thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng nhất nhằm giữ được

các đặc tính của cây giống ban đầu. Nguồn củ giống được lấy từ vụ trước hoặc

những hồ sen chuyên sản xuất giống [72]. Củ giống có ít nhất 2 lóng, cắt ngang

đoạn cuối vùi vào đất ẩm sâu 5 cm tạo góc nghiêng 15o. Củ sen càng lớn càng cho

cây mạnh. Điều cần chú ý là củ sen có thời gian nghỉ sâu nên không thể trồng ngay

24

sau khi vừa thu hoạch. Phải mất ít nhất 3 tháng củ mới có thể nảy mầm, nếu trồng

ngay phải xử lý bằng nước nóng.

Trong kỹ thuật trồng bằng thân rễ, người ta dùng phương pháp tách cây để

nhân giống. Tại Đồng Tháp, phần lớn sen trồng bằng cách tách ngó từ bụi sen đem

cấy với mật độ hàng cách hàng 2,5-3 m, cây cách cây 2-2,5 m. Kỹ thuật này cho

phép bắt đầu thu hoạch gương sau 4 tháng [22].

1.3.2.2. Nhân giống bằng hạt sen giống

Hạt sen được ghi nhận giữ kỷ lục về sức sống, hạt có thể tồn trữ được đến

1500 năm. Nguyên nhân là do hạt khô cứng, vỏ hạt không thấm nước [90]. Do đó,

trong nhân giống bằng hạt phải tiến hành loại bỏ vỏ hạt, đem ủ ở nhiệt độ 25-30oC

trong môi trường cát bảo hòa nước đã được khử trùng nhằm tránh bị nhiễm nấm

bệnh. Vì bản thân tâm sen có diệp lục nên nó nảy mầm không cần ánh sáng trong 10

ngày [22].

Các nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt lớn về quá trình tăng trưởng

giữa cây trồng từ hạt và cây trồng từ thân củ. Tuy nhiên, cây trồng từ hạt cần ít nhất

2 năm để có thể sinh trưởng và phát triển hoa. Mặc dù nhân giống bằng hạt có thể

cho một lượng giống lớn trong một thời gian ngắn, tiết kiệm công lao động và hạn

chế sâu bệnh nhưng nhân giống bằng hạt sẽ không giữ được đặc tính mong muốn

ban đầu của giống sen do tỷ lệ thụ phấn chéo cao. Do đó biện pháp này chủ yếu

được sử dụng trong các chương trình nghiên cứu tạo giống mới [22], [74]. Trong

thực tế trồng trọt, người dân thường áp dụng trồng sen bằng thân hơn so với trồng

từ hạt do nhân giống từ thân rễ mới nhanh cho thu hoạch.

1.3.2.3. Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô

Đây là biện pháp nhân giống có triển vọng trong tương lai theo hướng khai

thác công nghiệp, khai thác những giống sen tốt chuyên cho hạt hoặc cho củ.

Biện pháp cấy mô sẽ cho ra một lượng cây giống lớn đồng nhất, sạch sâu bệnh,

giúp người trồng khai thác tối đa diện tích canh tác và hạ giá thành mua cây

giống, hạt giống [72].

Bất lợi của biện pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào là kỹ thuật sản xuất

giống sạch bệnh là rất khó. Bản chất của môi trường cấy, cũng như nguồn carbon cần

thiết để quang hợp trong ống nghiệm khác với điều kiện tự nhiên. Môi trường cấy có

25

triển vọng hiện nay là sử dụng hợp lý hormone BA và NAA liên kết với TDZ. Tuy

nhiên môi trường này cần được khảo sát kỹ hơn. Hơn nữa việc chăm sóc cây khi

chuyển ra khỏi ống nghiệm nhằm giúp cây thích nghi với điều kiện tự nhiên bên ngoài

chưa có quy trình cụ thể [22]. Do đó, nghiên cứu nhân giống in vitro cây sen là một

việc làm cần thiết, cấp bách đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay.

1.3.3. Các yếu tố ngoại cảnh ản ƣởn đến sự sin trƣởng và phát triển của

cây sen

1.3.3.1. Đất và chất dinh dưỡng

Để cho cây sen phát triển và thu hoạch thuận lợi, đất cần có một số tính chất

nhất định. Cấu trúc đất mặt phải mịn để tránh củ bị trầy xước. Trong môi trường

nước, khi đánh bùn, tác động của trọng lực làm cho những hạt đất có kích thước lớn

nằm dưới, hạt nhỏ nằm lên trên, góp phần làm củ không bị biến dạng. Đất thịt pha

sét phù hợp cho củ sen nhất.

Khi lựa chọn đất trồng sen, cần chọn giữa sử dụng đất tại chỗ hay vận chuyển

đất thích hợp từ nơi khác đến. Các loại đất không thích hợp cho cây sen bao gồm

đất sét và đất cát [99]. Slocum và Robinson (1996) đề xuất nên sử dụng loại đất có

trọng lực nặng để khi trồng cây hoặc củ giống sẽ không bị nổi lên mặt nước. Miller

và cs (2002) đã cho hạt sen hàng trăm năm tuổi nảy mầm được trong hỗn hợp đất

sét và đất mùn với tỷ lệ 3:1 [90].

Phân hữu cơ phù hợp là phân chuồng ủ với các chất độn với tỷ lệ N/C cao đã

hoai mục, nó giúp cho đất giữ được các chất dinh dưỡng, cấu trúc đất tơi xốp và

giúp đất ngấm nước nhẹ. Các thử nghiệm vể ảnh hưởng của đất tại Trạm tư vấn và

nghiên cứu làm vườn của Gosford đã cho thấy kích thước hạt đất và tính thấm có

ảnh hưởng đến phẩm chất củ [72], [74]. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy, cây

sen thích đất đai màu mỡ. Đáy hồ hoặc đáy ao chứa một lượng lớn chất hữu cơ là

phù hợp nhất [107].

Phân hữu cơ phải bón khi đất khô, tốt nhất là trước khi trồng. Nếu củ giống đã

hết thời gian ngủ nghỉ thì phân hữu cơ nên bón trên mặt hơn là trộn vào đất, nhiệt

độ cao từ phân hữu cơ sẽ kích thích sen nảy mầm.

1.3.3.2. Yêu cầu về nước

Chất lượng nước đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển

của cây sen. Nhiệt độ thích hợp và nước phải trong, càng ít tạp chất càng tốt. Ở

26

nhiều nước ven biển, nước là một trong những yếu tố giới hạn đối với việc trồng

sen, ngay cả nước có mưa biến đổi theo mùa [72]. Các yếu tố của nước ảnh hưởng

đến việc canh tác cây sen bao gồm:

pH: pH nước biến động lớn từ 5,5-8,0 ở các khu vực trồng sen thuộc các nước

châu Á. Sen có khả năng thích nghi tốt với sự biến động của pH đất. pH thích hợp

nhất là 6,0-6,5. Hiện nay các thí nghiệm đang được tiến hành để xác định việc ảnh

hưởng của pH đến sự sinh trưởng của cây sen [72].

Bên cạnh đó, cây sen cũng có thể chịu được nồng độ muối nhất định. Nồng độ

muối được thể hiện qua độ dẫn diện (EC), cây sen chịu được EC từ 2,8-3,1 mS/cm1.

Lá non bắt đầu bị vàng khi EC 3,2-3,5 mS/cm, tăng trưởng ngừng lại [22].

Độ sâu của nước: mặc dù sen là cây thủy sinh, nhưng mỗi giống sen có một

nhu cầu nước khác nhau. Các giống sen lấy củ có nhu cầu nước lớn hơn so với các

giống sen lấy hoa và lấy hạt. Độ sâu thích hợp nhất cho cây sen là 20 cm, tuy nhiên

mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau của cây sen yêu cầu về độ sâu của

nước là khác nhau. Khi mới trồng, yêu cầu mực nước chỉ cần 5 cm. Khi mọc lá trãi,

mực nước có thể tăng dần và khi lá đứng xuất hiện, độ sâu của nước phải được nâng

lên 30-60 cm tùy vào từng giống và vào cuối vụ mực nước nên thấp hơn khoảng 5

cm. Điều đáng lưu ý khi trồng sen vào mùa hè cần tăng mực nước trong ruộng hơn

nhưng không vượt quá 1,5 m [77]. Điều chỉnh độ sâu của nước có thể được sử dụng

để khắc phục mầm bệnh và việc hình thành củ, cũng như khống chế nhiệt độ của

nước [72], [73].

1.3.3.3. Thời tiết

Cây sen cần nhiệt độ ấm của vùng nhiệt đới, bình quân là 25oC. Sen không

tăng trưởng ở vùng bị sương giá do nó rất nhạy cảm với nhiệt độ lạnh. Tuy nhiên củ

sen có đặc tính ngủ nghỉ qua đông nhằm giúp sen tồn tại. Do đó, thời vụ trồng sen

cần bố trí trong mùa nắng, ngày dài. Việc phân hóa củ bị kích thích khi gặp ánh

sáng giảm và nhiệt độ thấp. Ở Nhật Bản và Bắc Trung Quốc, người dân còn bảo vệ

sen khỏi bị gió và mưa đá [22].

27

1.3.4. Kỹ thuật trồng trọt, c ăm sóc, quản lý sâu bệnh hại

Mùa vụ trồng

Mùa vụ có ảnh hưởng lớn sự sinh trưởng và phát triển của loài sen. Ở Việt

Nam, tùy vào điều kiện thời tiết mà sen được trồng thành một vụ hay hai vụ. Ở

miền Bắc, sen được trồng vào giữa mùa xuân (tháng 3-4); ở các tỉnh phía Nam

trồng vào mùa mưa [13]. Tại Đồng Tháp, sen được trồng vào hai vụ chính: vụ đông

xuân trồng vào tháng 12 đến tháng 1 dương lịch, còn vụ hè thu trồng vào tháng 5

đến tháng 6 dương lịch.

Ở Thừa Thiên Huế, cây sen phát triển tốt nhất vào mùa hè, do đó thời vụ trồng

được bắt đầu từ tháng giêng và thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 9, các mùa còn lại

sen chỉ phát triển đến giai đoạn lá trãi rồi chết do lụt và lạnh kéo dài [18].

Đặt hom (trồng cây con)

Cây con hay còn gọi là hom giống được đặt theo hàng, hàng cách hàng 2-3 m,

cây cách cây 1,2-3 m, cách bờ hồ từ 1-2 m. Khoảng cách này thay đổi tùy theo

giống và điều kiện canh tác [22].

Phân bón

Lượng phân bón phụ thuộc vào diện tích đất, lá sen ở các giai đoạn tăng

trưởng khác nhau. Lượng dinh dưỡng bị ảnh hưởng bởi các loại đất và các biện

pháp canh tác trước đó. Phân tích đất sẽ phát hiện các dưỡng chất bị thiếu, dư thừa,

pH và các chỉ dẫn cần thiết. Tuy nhiên, người trồng thường quan sát màu sắc lá và

kinh nghiệm thực tế để đem ra biện pháp bón phân thích hợp.

Theo Nguyễn Phước Tuyên, lượng phân bón cho 1 ha biến động trong khoảng

200-400 kg N, 40-200 kg P, 250-500 kg K, 100-150 kg Ca, 60-100 kg Mg. Phân

bón được chia làm 4-5 đợt [22].

Quản lý sâu bệnh hại

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sen thì sâu bệnh có khả năng

gây bệnh ở tất cả các giai đoạn và đều ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây

sen. Rất khó đưa ra một khuyến cáo đầy đủ về chế độ phun nông dược hoặc hoàn

toàn không sử dụng thuốc đối với cây sen trong một giai đoạn nhất định. Định

hướng phần trừ dịch hại đối với cây sen là xác định ngưỡng kinh tế để tránh gây

28

thất thu trong từng thời kỳ, cần cân nhắc trong việc phun một loại thuốc đặc hiệu

khi dịch hại xuất hiện.

Sâu hại: Đối tượng gây hại sen quan trọng nhất ở châu Á là sâu xanh Heliothis

sp. Sâu kháng thuốc rất nhanh vì vậy cần phun ở giai đoạn sớm bằng thuốc Bacillus

thuringiensis. Có thể sử dụng những thuốc có gốc carparyl, pyrethoid và rotenon.

Ngoài sâu xanh, nhiều loại côn trùng chích hút cũng tấn công sen gây thiệt hại đáng

kể như nhện đỏ, bướm sâu vẽ bùa [22].

Bệnh hại: Ở cây sen thường gặp các bệnh hại phổ biến như bệnh đốm phấn,

bệnh thối thân, bệnh thối củ. Bệnh thường bộc phát khi nhiệt độ cao, ít mưa. Nếu

ruộng bị bệnh thì trong mùa tới chọn loại cây trồng khác để canh tác [22].

1.4. NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT

1.4.1. Đặc điểm chung của nhân giống in vitro

Nhân giống in vitro (in vitro propagation) còn gọi là vi nhân giống

(micropropagation) được sử dụng đặc biệt cho việc ứng dụng các kỹ thuật nuôi cấy

mô để nhân giống thực vật, bắt đầu bằng nhiều bộ phận khác nhau của thực vật có

kích thước nhỏ, sinh trưởng ở điều kiện vô trùng trong các ống nghiệm hoặc trong

các loại bình nuôi cấy khác. Trong thực tế, các nhà vi nhân giống dùng thuật ngữ

nhân giống in vitro và nuôi cấy mô thay đổi cho nhau để chỉ mọi phương thức nhân

giống thực vật trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo, ở điều kiện vô trùng gồm [1]:

- Nuôi cấy cây non và cây trưởng thành.

- Nuôi cấy cơ quan: rễ, thân, lá, hoa.

- Nuôi cấy phôi: phôi non và phôi trưởng thành.

- Nuôi cấy mô sẹo (callus).

- Nuôi cấy tế bào đơn (huyền phù tế bào).

- Nuôi cấy tế bào trần (protoplast).

1.4.2. Cơ sở oa ọc của n ân iốn in vitro

1.4.2.1. Tính toàn năng của tế bào

Haberlandt (1902) là người đầu tiên đề xướng ra phương pháp nuôi cấy tế bào

thực vật để chứng minh cho tính toàn năng của tế bào. Theo ông mỗi một tế bào bất

kỳ của một cơ thể sinh vật đa bào đều có khả năng tiềm tàng để phát triển thành một

cá thể hoàn chỉnh. Như vậy mỗi tế bào riêng rẽ của một cơ thể đa bào đều chứa đầy

đủ toàn bộ lượng thông tin di truyền cần thiết của cả sinh vật đó và nếu gặp điều

29

kiện thích hợp thì mỗi tế bào có thể phát triển thành một cơ thể sinh vật hoàn chỉnh.

Hơn 50 năm sau, các nhà thực nghiệm về nuôi cấy mô và tế bào thực vật mới đạt

được thành tựu chứng minh cho khả năng tồn tại và phát triển độc lập của tế bào.

Tính toàn năng của tế bào thực vật đã được từng bước chứng minh. Nổi bật là các

công trình: Miller và Skoog (1953) tạo được rễ từ mảnh mô cắt từ thân cây thuốc lá,

Reinert và Steward (1958) đã tạo được phôi và cây cà rốt hoàn chỉnh từ tế bào đơn

nuôi cấy trong dung dịch, Cocking (1960) tách được tế bào trần và Takebe (1971)

tái sinh được cây hoàn chỉnh từ nuôi cấy tế bào trần của lá cây thuốc lá. Kỹ thuật

tạo dòng (cloning) các tế bào đơn được phân lập trong điều kiện in vitro đã chứng

minh một thực tế rằng các tế bào soma, dưới các điều kiện thích hợp, có thể phân

hóa để phát triển thành một cơ thể thực vật hoàn chỉnh. Sự phát triển của một cơ thể

trưởng thành từ tế bào đơn (hợp tử) là kết quả của sự hợp nhất sự phân chia và phân

hóa tế bào. Để biểu hiện tính toàn năng, các tế bào phân hóa đầu tiên trải qua giai

đoạn phản phân hóa (dedifferentiation) và sau đó là giai đoạn tái phân hóa

(redifferentiation). Tính toàn năng của tế bào là cơ sở khoa học của phương pháp

nuôi cấy mô tế bào thực vật [1].

1.4.2.2. Phân hoá và phản phân hoá tế bào

Cơ thể thực vật trưởng thành là một chỉnh thể thống nhất bao gồm nhiều cơ

quan chức năng khác nhau, được hình thành từ nhiều loại tế bào khác nhau. Tuy

nhiên, tất cả các loại tế bào đó đều bắt nguồn từ tế bào phôi sinh.

Sự phân hoá tế bào là sự chuyển các tế bào phôi sinh (là những tế bào chưa

mang các chức năng riêng biệt) thành các tế bào của mô chuyên hoá, đảm nhận các

chức năng khác nhau của cơ thể.

Quá trình phân hoá của tế bào:

Tế bào phôi sinh→ Tế bào dãn→Tế bào phân hoá có chức năng riêng biệt.

Tuy nhiên, sau khi tế bào phân hoá thành các tế bào chức năng, chúng không

hoàn toàn mất đi khả năng phân chia của mình. Trong trường hợp cần thiết, điều

kiện thích hợp chúng có thể trở về dạng tế bào phôi sinh và phân chia mạnh mẽ. Đó

là quá trình phản phân hoá tế bào.

Tế bào chuyên hoá (mô) →Tế bào phôi sinh.

Như vậy, kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào thực vật xét cho cùng là kỹ thuật điều

khiển sự phát sinh hình thái của tế bào thực vật (khi nuôi cấy tách rời trong điều

30

kiện nhân tạo và vô trùng). Đây là một điểm rất quan trọng vì trên cơ sở đơn vị mô,

tế bào, các nhà sinh vật học thực hiện kỹ thuật tiên tiến cho việc chọn, cải thiện và

cả lai tạo giống cây trồng [1].

1.4.3. Tầm quan trọng và ứng dụng của nuôi cấy mô và tế bào thực vật

Hiện nay, từ những thành tựu của công nghệ sinh học trong nuôi cấy mô tế

bào, nuôi cấy hạt phấn và chuyển gen có thể ứng dụng rất nhiều vào lĩnh vực trồng

trọt, như:

- Nhân giống vô tính các giống cây quý: từ một mẫu nuôi cấy người ta có thể tạo

ra hàng triệu cây con như nhau nếu đủ thời gian cấy chuyển. Tuy nhiên, hệ số cấy

chuyển phụ thuộc tùy giống, càng cấy chuyển nhiều lần càng tạo ra nhiều biến dị [19].

- Làm sạch bệnh để phục tráng giống bằng nuôi cấy đỉnh sinh trưởng

(meristerm): để phục tráng những giống cây quý đã nhiễm virus người ta có thể

nuôi cấy đỉnh sinh trưởng để nhân nhanh. Qua một số lần nuôi cấy theo kiểu này sẽ

tạo ra được những cây hoàn toàn sạch bệnh từ cây đã nhiễm virus [19].

- Tạo giống mới: sử dụng các kỹ thuật để tạo ra các giống mới hoặc làm các

giống bất thụ trở nên hữu thụ. Ví dụ nuôi cấy bao phấn và hạt phấn để tạo những

cây đơn bội từ bao phấn hoặc hạt phấn, sau đó lưỡng bội hóa và tạo thành đồng hợp

tử; nuôi cấy phôi in vitro giúp khắc phục hiện tượng lai xa; kỹ thuật dung nạp tế bào

trần (protoplast) đã tạo được cây lai từ hai giống khác nhau khá xa về mặt di truyền;

đặc biệt tạo giống cây trồng mới bằng kĩ thuật chuyển gen. Trên cơ sở xác định

được tính trạng quý do gen quy định, người ta có thể chuyển những gen đó vào

những cây trồng khác với mong muốn tạo được những giống mới mang đặc tính

mong muốn [19].

1.4.4. Những yếu tố ản ƣởn đến kỹ thuật nhân giống vô tính in vitro

1.4.4.1. ai t của môi t ường dinh dưỡng trong nuôi cấy in vitro tế bào thực vật

Thành phần môi trường dinh dưỡng quyết định đến sự tăng trưởng, phát triển

hình thái của tế bào thực vật trong nuôi cấy mô tế bào. Tùy theo loài, từng bộ phận,

mục đích nuôi cấy và từng giai đoạn phân hóa của mẫu vật mà có thành phần môi

trường thích hợp. Các thành phần cơ bản có trong môi trường nuôi cấy mô tế bào

thực vật gồm các chất: các nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng, nguồn carbon

và các loại đường, các chất hữu cơ như vitamin, amino acid, nước dừa, dịch chiết

31

mộng lúa mì, nấm men; than hoạt tính, các chất kháng sinh và các chất điều hòa

sinh trưởng, các chất làm rắn môi trường [9].

1.4.4.2. Điều kiện nuôi cấy

Điều kiện vật lí trong quá trình nuôi cấy như trạng thái môi trường, ánh sáng,

độ pH, nhiệt độ, ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và sự phát sinh hình thái của

cây trong nuôi cấy mô.

Trạng thái môi trường: Có hai loại môi trường thường được sử dụng trong

nuôi cấy mô tế bào thực vật là môi trường đặc và môi trường dạng lỏng.

Môi trường đặc: được bổ sung agar. Agar xuất phát từ rong biển, được sử

dụng như là chất keo trong hầu hết môi trường dinh dưỡng [9]. Nồng độ agar

thường sử dụng trong nuôi cấy mô là 8-10% agar [19].

Môi trường lỏng: Sử dụng cho các mục đích nuôi cấy khác nhau, môi trường

nhân nhanh, nuôi cấy protoplast, dung dịch nuôi cấy huyền phù...

pH: Tế bào và mô thực vật đòi hỏi pH tối ưu cho sinh trưởng và phát triển

trong nuôi cấy. pH từ 5,7-5,8 thích hợp để duy trì sự hòa tan các chất khoáng trong

môi trường MS (Murashige và Skoog). Nếu môi trường MS được sử dụng ở dạng

lỏng thì có thể chỉnh pH 5,0, môi trường cấy huyền phù có pH thấp phần nào giảm

bớt tình trạng nhiễm. Nếu pH thấp (pH < 4,5) hoặc cao (pH > 7,0) đều ức chế sinh

trưởng, phát triển của cây trong nuôi cấy mô [1].

Ánh sáng: Ánh sáng tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của thực vật do

ảnh hưởng của quang kỳ, sự quang hợp và quang phát sinh hình thái. Thông thường

điều kiện tốt nhất cho sự sinh trưởng của hầu hết các loại cây từ 16-18 giờ chiếu

sáng mỗi ngày [1]. Chất lượng ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cây in vitro vì ánh

sáng đỏ có ảnh hưởng đến những biến đổi sinh lý trên cây như ra hoa, chế độ dinh

dưỡng và những hiện tượng khác như tăng sinh chồi in vitro bằng cách xử lý cây mẹ

với ánh sáng đỏ [19].

Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng sâu sắc đến sinh trưởng và phát triển cây in

vitro qua những tiến trình sinh lý như hô hấp hay hình thành tế bào và cơ quan [19].

Phòng nuôi có nhiệt độ 15-30oC tùy theo mẫu cấy và mục đích của thí nghiệm.

Nhiệt độ phải được phân bố đều trong toàn phòng nuôi [1].

32

1.4.4.3. ai t của các chất điều h a sinh t ưởng trong nuôi cấy in vitro tế bào

thực vật

Bên cạnh các chất cung cấp dinh dưỡng cho mô nuôi cấy, việc bổ sung một

hoặc nhiều chất điều hòa sinh trưởng (ĐHST) như auxin, cytokinin và giberellin là

rất cần thiết để kích thích sự sinh trưởng, phát triển và phân hoá cơ quan, cung cấp

sức sống tốt cho mô và các tổ chức. Tuy vậy, yêu cầu đối với những chất này thay

đổi tuỳ theo loài thực vật và hàm lượng chất ĐHST nội sinh của chúng. Các chất

ĐHST thực vật được chia thành các nhóm chính sau đây [1].

- Auxin

Đặc điểm chung của các auxin là phân chia tế bào. Các hormone thuộc nhóm

này có các hoạt tính như tăng trưởng chiều dài thân, lóng, tính hướng (hướng sáng,

hướng đất), tính ưu thế ngọn, tạo rễ và phân hóa mạch dẫn [1]. Trong nuôi cấy mô

thực vật, auxin thường được sử dụng để kích thích phân chia tế bào, biệt hóa rễ,

hình thành mô callus, kìm hãm sự phát triển chồi và tạo ra các rễ phụ [19].

Môi trường nuôi cấy thường được bổ sung các nhóm auxin khác nhau như:

1H-indole-3-acetic acid (IAA), 1-naphthaleneacetic acid (α-NAA), 1H-indole-3-

butyric acid (IBA), 2,4-diChlorophenoxy acetic acid (2,4-D) và naphthoxyacetic

acid (NOA). IAA là auxin tự nhiên có trong mô thực vật, còn lại là các auxin nhân

tạo. Thông thường các auxin nhân tạo có hoạt tính mạnh hơn do đặc điểm phân tử

của chúng nên các enzyme oxy hóa auxin không có tác dụng. Trong số các auxin thì

IBA và α-NAA thường được sử dụng trong môi trường tạo rễ và phối hợp với

cytokinin cho môi trường ra chồi [9].

- Cytokinin

Các cytokinin là dẫn xuất của adenine, đây là những hormone liên quan chủ

yếu đến sự phân chia tế bào, sự thay đổi ưu thế ngọn và phân hóa chồi trong nuôi

cấy mô. Các loại cytokinin thường được dùng trong nuôi cấy bao gồm: 6-

furfurilaminopurin-C10H9N5O (KIN), Benzylaminopurin (BA, BAP), Thidiazuron

(TDZ), Zeatin. Các cytokinin thường được hòa tan trong NaOH và HCl loãng [9].

Tỷ lệ auxin/cytokinin rất quan trọng đối với sự phát sinh hình thái trong các hệ

thống nuôi cấy. Đối với sự phát sinh phôi (embryogenesis), để tạo callus và rễ cần

có tỷ lệ auxin/cytokinin cao, trong khi ở trường hợp ngược lại sẽ dẫn đến sự sinh

sản chồi và chồi nách [9].

33

1.4.5. Tình hình nghiên cứu nhân giống in vitro cây sen trên thế giới và Việt Nam

Cây sen được trồng và canh tác bằng các phương pháp nhân giống thông

thường như trồng từ củ sen, ngó sen, hạt sen hoặc từ nuôi cấy mô tế bào. Tuy nhiên

hiện nay trong sản xuất chủ yếu trồng cây sen từ ngó sen - là các thân rễ sen có chồi

mầm. Nhân giống cây sen bằng nuôi cấy mô tế bào trên thế giới còn chưa được chú

trọng nghiên cứu nhiều. Có thể chỉ ra một số công trình tiêu biểu:

Arunyanar và cs (2008), sử dụng chồi rễ ngầm nghiên cứu tạo mô sẹo và tạo phôi

soma của hoa sen. Chồi được cấy trên môi trường MS bổ sung 4 μM 2,4-D và 1 μM BA

phát triển mô sẹo tốt nhất. Mô sẹo được cấy trên môi trường MS bổ sung 6 μM 2,4-D và

1 μM BA tăng trưởng tốt nhất cho tái sinh phôi soma. Ở môi trường MS bổ sung 2 μM

2,4-D và 0,5 μM BA tỷ lệ tái sinh phôi soma từ mô sẹo đạt cao nhất là 33% [25].

Shou và cs (2008) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh

trưởng (KTST) thực vật, kích thước mẫu vật, thời điểm thu mẫu, nhiệt độ (20oC,

25oC và 30°C) và thời gian chiếu sáng đến sự hình thành và sinh trưởng của chồi in

vitro của cây sen (N. nucifera Gaertn.). Sự hình thành chồi bị ảnh hưởng rất lớn bởi

các chất KTST, kích thước mẫu vật và thời điểm thu mẫu. Số lượng chồi cao nhất

được phát sinh từ các chồi búp trên môi trường MS chứa 4,44 μM BAP và 0,54 μM

NAA. Các thí nghiệm sử dụng chồi (bud) của cây có một lá trãi và một lá bút, được

thu vào mùa xuân đã cho kết quả đáng kể về tạo chồi. Nhiệt độ thích hợp nhất đối

với sự tạo chồi trong quá trình nuôi cấy này là 25°C [91].

Nghiên cứu nhân giống cây sen từ đỉnh sinh trưởng lấy từ chồi của thân rễ

đang sinh trưởng và phôi 1 tuần tuổi (tim sen) cũng được nghiên cứu bởi Yu và cs

(2015). Các tác giả này kết luận rằng môi trường MS có bổ sung 2,22 μM 6-BA,

sau 4 tuần nuôi cấy mẫu tái sinh chồi và cụm chồi tốt nhất với 21,33 chồi và cho

tỷ lệ tạo rễ 100% với môi trường MS có bố sung 0,54 μM NAA và 30 g/L sucrose.

Cây con được đưa ra trồng thích nghi vào chậu với đất được bổ sung 2 g/L

KMnO4, sau đó cây phát triển và cho ra lá tốt hơn ở bên trong nhà kính, với tỉ lệ

sống sót đạt 97,33% [111].

Mahmad và cs (2015) đã nghiên cứu một cách toàn diện về nhân giống in vitro

cây sen từ hạt chưa trưởng thành - chồi mầm màu vàng (yellow plumule) ở gương

sen. Kết quả chỉ ra rằng, việc sử dụng hai lớp môi trường MS (in double - layered

MS media) bao gồm lớp MS rắn có bổ sung 0,5 mg/L BAP và 1,5 mg/L NAA và

34

một lớp môi trường MS lỏng phía trên theo tỷ lệ 2:1 là tối ưu đối với sự nhân chồi

của cây sen in vitro. Đồng thời việc sử dụng hai lớp môi trường MS còn giúp kéo

dài thời gian nuôi cấy lên 20 tuần. Bên cạnh đó, tác giả còn chỉ ra khoảng cách

chiếu sáng tốt nhất đến sự tái sinh in vitro cây sen là 200 nm từ nguồn ánh sáng

1000 lux cho chiều cao chồi cao nhất (16,67 ± 0,23 mm) và số lượng chồi trên mỗi

mẫu lớn nhất (16,67 ± 0,23) [60].

Tại Việt Nam, nghiên cứu về nhân giống cây sen (N. nucifera Gaertn.) bằng

phương pháp nuôi cấy mô lần đầu tiên được thực hiện bởi Phạm Văn Lộc và cs

(2017). Các tác giả đã khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự tăng sinh chồi và

tạo rễ in vitro cây sen (N. nucifera Gaertn.). Kết quả cho thấy, môi trường hai lớp với

tỷ lệ rắn: lỏng theo thể tích 1:2, trong đó thành phần môi trường lỏng MS bổ sung

NAA 1,5 mg/L kết hợp với BA 0,5 mg/L, saccharose 30 g/L, thành phần môi trường

rắn ½MS bổ sung NAA 1,5 mg/L, BA 0,5 mg/L, saccharose 30 g/L, agar 8,5 g/L giúp

chồi tăng sinh tốt. Môi trường ½MS bổ sung 0,5 mg/L NAA kích thích chồi tạo rễ

[10]. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở nghiên cứu nhân nhanh chồi và tạo rễ in vitro

cây sen, việc nghiên cứu về quá trình huấn luyện thích nghi và đem cây con hoàn

chỉnh ra trồng trong nhà kính hay ngoài tự nhiên vẫn chưa được tiến hành.

Việc nhân giống cây sen tại Thừa Thiên Huế từ trước đến nay chủ yếu là từ

ngó và củ sen. Phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố ngoại cảnh như

thời tiết, chất lượng nguồn nước và phương pháp bảo quản giống. Trong khi đó,

nhân giống sen bằng phương pháp nuôi cấy mô là phương pháp nhân giống có triển

vọng trong tương lai theo hướng sản xuất công nghiệp, khai thác những giống sen

tốt chuyên cho hạt hoặc cho củ [22], [72]. Đồng thời, nhân giống bằng kỹ thuật nuôi

cấy mô tế bào sẽ có nhiều ưu điểm như hệ số nhân giống cao, cây giống đồng đều,

sức sinh trưởng cao và sạch bệnh [111].

Hiện nay nguồn cây giống sen trồng ở Thừa Thiên Huế nói chung và sen

trắng nói riêng còn ít và việc phát triển chúng trồng trên một diện rộng còn hạn

chế, do vậy cần tập trung ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào để nhân nhanh

giống cây in vitro, tạo nguồn nguyên liệu thúc đẩy và phát triển các giống sen.

Đồng thời, cần phải xây dựng tập đoàn các giống sen được trồng ở Thừa Thiên

Huế với đầy đủ các dữ liệu quản lý, dữ liệu mô tả, đánh giá để làm cơ sở cho việc

bảo tồn, khai thác tài nguyên nguồn gen giống cây sen địa phương.

35

CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

- Nguồn vật liệu được sử dụng trong nghiên cứu đặc điểm thực vật học, sinh lý

và hóa sinh là 6 giống sen được lựa chọn từ 66 mẫu giống sen bao gồm: 5 giống sen

địa phương: Sen Hồng Phú Mộng, Sen Hồng Gia Long, Sen Đỏ Ợt (Sen Đỏ Vinh

Thanh), Sen Trắng Trẹt Lõm, Sen Trắng Trẹt Lồi và 1 giống sen nhập có nguồn gốc từ

Đồng Tháp là Sen Cao Sản.

- Nguồn vật liệu sử dụng trong nghiên cứu nhân giống in vitro là hạt sen tươi

khoảng 23-25 ngày tuổi của hai giống Sen Trắng Trẹt Lõm và Sen Đỏ Ợt (Hình 2.1).

Hình 2.1. Gương sen chứa hạt (a) và tim sen tách ra từ hạt (b) dùng làm vật liệu cho

khởi đầu thí nghiệm nhân giống in vitro

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ cây sen, xây

dựn sơ đồ phân bố các mẫu giống sen ở Thừa Thiên Huế

- Điều tra tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm từ cây sen tại các khu vực

trồng sen thuộc thành phố Huế và một số huyện của Thừa Thiên Huế.

- Phân loại sơ bộ các giống sen (giống cây trồng) ở Thừa Thiên Huế căn cứ

vào nguồn gốc, các đặc điểm hình thái và sinh thái tại các khu vực trồng sen.

- Xây dựng sơ đồ phân bố các mẫu giống sen được trồng ở Thừa Thiên Huế.

2.2.2. Nghiên cứu đa dạng di truyền các mẫu giống sen dựa vào kiểu hình -

Đánh giá nguồn vật liệu khởi đầu

2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm thực vật học của một số giống sen ở Thừa Thiên Huế

- Mô tả đặc điểm đặc điểm hình thái của các giống sen bao gồm các tính trạng

hình thái và tính trạng số lượng các bộ phận rễ, thân, lá, hoa, gương, hạt.

- Phân tích đặc điểm giải phẫu các bộ phận rễ, thân rễ, lá.

a b

36

2.2.4. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý của một số giống sen ở Thừa Thiên Huế

- Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống sen qua các giai

đoạn khác nhau.

- Đánh giá cường độ tích lũy chất khô, khối lượng tươi và khối lượng khô của lá,

hàm lượng chlorophyll ở lá của các giống sen các giai đoạn khác nhau.

- Đánh giá các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất hạt sen.

2.2.5. Nghiên cứu đặc điểm hóa sinh hạt sen của một số giống sen ở Thừa

Thiên Huế

- Xác định hàm lượng một số thành phần dinh dưỡng trong hạt sen: protein,

đường khử, lipid, hàm lượng các nguyên tố khoáng chính Ca, P, K.

- Xác định hàm lượng vitamin C, hoạt độ enzyme catalase.

- Đánh giá một số chỉ tiêu liên quan đến độ bở và độ dẻo của hạt sen: độ bền

gel, độ trở hồ, hàm lượng amylose.

- Xác định thành phần các hoạt chất trong cao chiết hạt sen.

- Đánh giá khả năng chống oxy hóa của hạt sen.

2.2.6. Nhân giống in vitro một số giống sen địa p ƣơn đƣợc chọn lọc

- Khử trùng mẫu và thăm dò điều kiện khử trùng tối ưu

- Nuôi cấy mẫu ban đầu và tối ưu hóa môi trường tạo chồi

- Nghiên cứu môi trường nhân nhanh tối ưu để nâng cao số chồi

- Nghiên cứu môi trường tạo rễ và tái sinh cây in vitro

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. P ƣơn p áp điều tra tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm từ cây

sen, xây dựn sơ đồ phân bố các mẫu giống sen ở Thừa Thiên Huế

2.3.1.1. Điều tra hiện trạng sản xuất và tiêu thụ cây sen

Số liệu thứ cấp: Thu thập thông tin thứ cấp về khí tượng nông nghiệp, đất đai

và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các điểm điều tra từ các phòng, ban ngành

liên quan như sở, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố, các

huyện, Trung tâm khuyến nông, các phòng thống kê,...Đồng thời tham khảo số liệu

trên sách báo, các trang web và các báo cáo khoa học có liên quan.

Số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu sơ cấp được tiến hành bằng phương pháp

điều tra nhanh nông thôn cùng tham gia (PRA) bằng phỏng vấn trực tiếp các hộ

37

trồng sen thông qua phiếu điều tra; quan sát thực tế và khảo sát tại các điểm tiêu thụ

sản phẩm cây sen.

- Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra về tình hình sản xuất và tiêu thụ các

sản phẩm từ cây sen được xây dựng gồm 3 phần: thông tin chung, thông tin về tình

hình sản xuất và thông tin về tình hình tiêu thụ các sản phẩm từ cây sen với 40

thông số khác nhau (Phụ lục 1) [13].

- Đối tượng điều tra: Đội tôn tạo cảnh quan, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô

Huế, Ủy ban nhân dân và Trung tâm khuyến nông thành phố Huế, thị xã Hương

Trà, các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Phong Điền và Hương Thủy; các hộ dân chuyên

trồng sen, người bán buôn, bán lẻ các sản phẩm từ cây sen.

- Tiêu chí điều tra: số hộ trồng sen, tên các giống sen hiện đang được trồng,

nguồn gốc các giống sen, diện tích trồng sen, biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây sen,

các loại sản phẩm được khai thác từ cây sen, giá thị trường từng loại sản phẩm được

tiêu thụ.

- Tổng số có 200 hộ nông dân đã được phỏng vấn (Phụ lục 2).

- Thời gian điều tra: từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018.

2.3.1.2. Phương pháp xây dựng sơ đồ phân bố các mẫu giống sen được trồng ở

Thừa Thiên Huế

- Sử dụng phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic

Information System) để xây dựng sơ đồ phân bố. Các vị trí phân bố giống sen được

thu thập thông qua điều tra khảo sát thực địa và lấy điểm định vị GPS theo hệ quy

chiếu, hệ tọa độ VN-2000.

- Sử dụng máy GPS cầm tay Oregon 550 (Garmin, Mỹ) để thu thập dữ liệu

các vị trí phân bố và hình ảnh của các giống sen. Dữ liệu đã thu thập được xuất

và nhập vào cơ sở dữ liệu bản đồ số tỉnh Thừa Thiên Huế dựa trên phần mềm

ArcGIS Desktop. Từ đó, xây dựng cơ sở dữ liệu và chiết xuất ra sơ đồ phân bố

giống sen ở Thừa Thiên Huế.

2.3.2. P ƣơn p áp p ân tíc đa dạng di truyền các mẫu giống sen dựa vào

kiểu hình

- Lựa chọn và tập hợp số liệu: 17 tính trạng hình thái có tính di truyền ổn định,

đặc trưng cho 66 mẫu giống sen được lựa chọn để đưa vào xử lý thống kê. Các tính

trạng bao gồm: Kích cỡ cây, màu lá non, màu lá trưởng thành, gai trên cuống lá, vị

38

trí của hoa, màu sắc nụ hoa, hình dạng nụ, màu sắc hoa (1-2 ngày đầu sau khi nở),

màu sắc hoa (3-4 ngày sau khi nở), hình dạng hoa, màu sắc gân ở mặt ngoài cánh

hoa, hình dạng gương khi gần chín, bề mặt trên của gương sen, cách sắp xếp hạt

trên gương sen, vị trí đính hạt trên gương sen, hình dạng hạt sen, màu sắc bên trong

lớp vỏ hạt sen tươi (phụ lục 6).

- Số liệu mô tả 17 tính trạng hình thái được xử lý bằng phần mềm NTSYSpc

2.1. Phân tích mối quan hệ di truyền giữa các mẫu giống căn cứ trên cây phân phân

nhóm và hệ số tương đồng di truyền qua bảng ma trận về hệ số tương đồng [13].

2.3.3. P ƣơn p áp t u t ập các giống sen - tạo nguồn nguyên liệu

Dựa vào kết quả điều tra, hình thái cơ bản đặc trưng của giống và kết quả phân

tích đa dạng di truyền bằng chỉ thị hình thái chúng tôi xác định được 6 giống sen

(giống cây trồng) đang được trồng ở Thừa Thiên Huế: Sen Cao Sản, Sen Hồng Phú

Mộng, Sen Đỏ Ợt, Sen Trắng Trẹt Lõm, Sen Trắng Trẹt Lồi, Sen Hồng Gia Long.

Trên cơ sở sơ đồ phân bố các mẫu giống sen, chúng tôi thu thập 6 giống sen trên để

tiến hành thí nghiệm đánh giá các chỉ tiêu tiếp theo.

- Lựa chọn các giống sen: Các mẫu giống sen được thu thập ngay trên ruộng

của các hộ nông dân dưới dạng cây con. Cây giống phải đạt các tiêu chí như sau:

+ Giống sen hiện đang được trồng ở Thừa Thiên Huế.

+ Thu thập cây con ở giai đoạn lá trang: mỗi cây con gồm 2-3 lá trang. Cây

giống còn nguyên vẹn, không bị dập nát, không bị gãy cọng hoặc gãy thân mầm

(ngó sen). Kích thước cây con trung bình: dài cuống lá (90-100 cm), phiến lá rộng

30-40 cm, thân rễ to, mập mạp, dài 40-50 cm.

+ Số lượng mẫu giống: số lượng cây giống của mỗi giống thu thập tùy thuộc

vào chất lượng và số lượng mẫu giống hiện có tại các hộ được điều tra phỏng vấn,

thông thường 20 cây/giống.

- Thu mẫu giống: Sơ đồ địa điểm thu thập các giống sen lựa chọn được trình

bày ở hình 2.2. Trong đó, giống Sen Hồng Phú Mộng được thu mẫu tại Kim Long,

hai giống Sen Trắng Trẹt Lõm, Sen Trắng Trẹt Lồi được thu mẫu tại hồ Tịnh Tâm ở

thành phố Huế; giống Sen Hồng Gia Long được thu mẫu tại hồ lăng Gia Long -

Hương Trà, giống Sen Đỏ Ợt được thu mẫu tại Vinh Thanh - Phú Vang và giống

Sen Cao Sản được thu mẫu tại Phong Hiền - Phong Điền.

39

Hình 2.2. Sơ đồ địa điểm thu mẫu các giống sen được lựa chọn

40

2.3.4. P ƣơn p áp đán iá đặc điểm thực vật học, sinh lý và hóa sinh của

một số giống sen trồng ở Thừa Thiên Huế

2.3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm trồng 6 giống sen (Sen Cao Sản, Sen Hồng Phú Mộng, Sen Hồng Gia

Long, Sen Đỏ Ợt, Sen Trắng Trẹt Lõm, Sen Trắng Trẹt Lồi), được bố trí theo phương

pháp đánh giá nguồn gen của Viện Tài nguyên di truyền thực vật quốc tế (IPGRI,

2001) [13]. Các giống được bố trí trồng tuần tự, không nhắc lại (nhằm hạn chế sự tạp

giao của các giống). Chia khu vực thí nghiệm thành 6 ô lớn, diện tích mỗi ô là 80 m2.

Mỗi ô trồng một giống. Giữa các ô thí nghiệm được cách ly bởi các tấm bê tông đặt sâu

dưới bùn 50 cm để tránh hiện tượng lẫn giống. Xung quanh có khung lưới chắn bảo vệ.

Tổng diện tích ô thí nghiệm 500 m2. Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ sau:

- Các biện pháp kỹ thuật

Chuẩn bị đất: đất trũng được làm sạch cỏ, phay đất kỹ để tạo bùn. Bón vôi và

phun thuốc diệt ốc trong ruộng trước lúc trồng sen Để mực nước trong ruộng khi

trồng sen khoảng 20-40 cm [22].

Chuẩn bị giống: bụi sen con đã được thu thập theo tiêu chuẩn cây giống.

Trong thời kì đầu mới trồng, tiến hành theo dõi thường xuyên để thay thế các bụi

cây bị chết (nếu có).

Khoảng cách trồng: 2 m x 2 m/cây.

Thời vụ trồng sen: trồng vào vụ xuân từ tháng 02/2018 đến tháng 09/2018.

Quy trình kỹ thuật: theo quy trình sản xuất mà nông dân xã Hương Sơ, Thành

phố Huế, Thừa thiên Huế đang thực hiện.

Địa điểm bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm trồng 6 giống sen được bố trí tại khu

ruộng Hương Sơ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

41

2.3.4.2. Phương pháp đánh giá đặc điểm thực vật học của một số giống sen

Phương pháp đánh giá đặc điểm đặc điểm hình thái

- Đặc điểm hình thái của các giống sen được xác định bằng phương pháp mô

tả, đánh giá với 50 chỉ tiêu được xây dựng theo tiêu chuẩn đánh giá của Hiệp hội

sen Quốc tế IWGS (International Waterlily and Water Gardening Societ) trên cơ sở

các tài liệu trong và ngoài nước về cây sen hiện có [98] (Phụ lục 3).

- Đánh giá các chỉ tiêu về các tính trạng số lượng được xác định bằng phương

pháp đo, đếm thường quy trong nghiên cứu sinh lý thực vật. Mỗi chỉ tiêu được đo

đếm, quan sát trên 5, 15, 30 cá thể tùy tính trạng và lấy giá trị trung bình, bao gồm:

Chiều cao cây (cm): Tiến hành đo chiều cao cuống lá dù từ mặt bùn đến phần

tiếp giáp cuống và lá ở giai đoạn trưởng thành.

Đường kính lá trãi và lá dù (cm): Đo khoảng cách tại vị trí to nhất của lá.

Đường kính hoa nở (cm): đo đường kính hoa vào thời điểm 8-10 giờ sáng ở

ngày thứ hai sau khi hoa nở.

Kích thước cánh hoa (cm): đo chiều dài, chiều rộng cánh hoa của những cánh

to nhất ở mỗi hoa. Chiều dài cánh hoa: đo khoảng cách giữa 2 đầu mút của cánh.

Chiều rộng cánh hoa: đo khoảng cách tại vị trí to nhất của chiều rộng cánh.

Số cánh hoa: đếm số lượng cánh/hoa.

Đường kính gương sen (cm): đo ở vị trí rộng nhất trên bề mặt gương sen vào

giai đoạn gương sen chè (giai đoạn thu hoạch hạt sen tươi trưởng thành).

Kích cỡ hạt (cm): Chiều dài hạt: đo từ đầu mút bên này tới phía đầu mút bên

kia của hạt sen. Chiều rộng hạt: đo ở vị trí bề ngang rộng nhất của hạt.

Phương pháp đánh giá đặc điểm cấu tạo giải phẫu bên trong

- Nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo giải phẫu các cơ quan sinh dưỡng rễ, thân

rễ, lá của các giống sen theo phương pháp cắt nhuộm điển hình của Barykina và

Kramina (2006) [26]. Mẫu được cắt mỏng bằng dao lam, nhuộm kép và làm tiêu

bản tạm thời theo thứ tự các bước sau: Ngâm mẫu cắt vào dung dịch Javen trong

15-20 phút để tẩy sạch nội chất của tế bào, rửa sạch bằng nước cất (rửa ít nhất 3-5

lần). Trung hòa mẫu bằng dung dịch acetic acid 1% sau đó rửa lại với nước. Nhuộm

xanh bằng dung dịch xanh methylene loãng (1/1000-1/10.000 trong nước cất)

khoảng 10 giây, rửa sạch bằng nước cất (ít nhất 3-5 lần). Tiếp theo nhuộm đỏ bằng

dung dịch đỏ carmin trong 20-30 phút, rửa lại bằng nước cất (ít nhất 3-5 lần). Lên

kính bằng nước cất để quan sát, phân tích.

42

- Phương pháp hiển vi: Quan sát phân tích và chụp ảnh mẫu trên kính hiển vi

quang học có gắn máy ảnh (Microscope, 29AX, Đức). Sử dụng trắc vi vật kính và

trắc vi thị kính để đo kích thước theo phương pháp của Hajiboland (2012) [42].

Tính trị số mỗi khoảng trên thước đo thị kính:

+ Đặt thước đo vật kính lên bản kính, điều chỉnh để thấy rõ vạch. Lắp thước

đo thị kính sao cho 2 thước nằm song song gần trùng nhau. Điều chỉnh cho mỗi

vạch của thước đo vật kính rồi tìm vạch thứ 2 tương tự.

+ Đếm số vạch trên trắc vi thị kính (a vạch) và số vạch trên trắc vi vật kính (b

vạch). Xác định trị số khoảng cách (d) trên thước đo thị kính bằng thước đo vật kính

theo công thức: d =

Trong đó: 10 là trị số của một khoảng cách trên thước đo vật kính = 10 µm.

+ Kết quả sau khi tính:

Khoảng cách một vạch ở vật kính 4 (a = 2, b = 5): 0,0250 = 25 µm.

Khoảng cách một vạch ở vật kính 10 (a = 5, b = 5): 0,0100 = 10 µm.

Khoảng cách một vạch ở vật kính 40 (a = 20, b = 5): 0,0025 = 2,5 µm.

- Đo kích thước tiêu bản:

+ Bỏ trắc vi vật kính ra đưa tiêu bản cần đo lên kính.

+ Điều chỉnh tiêu bản cho trắc vi thị kính nằm đúng chiều vật cần đo.

+ Đếm số vạch tương ứng với vật cần đo, kích thước của vật được tính theo

công thức: D = n × d

Trong đó: D là kích thước thật của vật cần đo

n là số vạch trên trắc vi thị kinh đếm được

d là trị số khoảng cách một vạch ở vật kính tương ứng.

Tiến hành đo với số lần n = 20.

- Phương pháp thu mẫu: Các mẫu thân rễ, lá, rễ được thu trong giai đoạn cây

trưởng thành, bắt đầu ra hoa, có cùng độ tuổi để đảm bảo tính chính xác và đồng bộ

khi nghiên cứu so sánh.

2.3.4.3. Phương pháp đánh giá đặc điểm sinh lý của một số giống sen

- Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây sen

Tiến hành theo dõi số ngày từ lúc bắt đầu trồng đến các mốc sinh trưởng và

phát triển: ra lá trãi đầu tiên, lá dù đầu tiên, nụ hoa đầu tiên, hoa nở đầu tiên, hoa

tàn, thu hoạch gương sen và sen tàn (lá khô).

43

- Động thái tăng trưởng của lá

Đường kính lá (cm): theo dõi đường kính của lá trãi và lá dù. Đo 7 ngày 1 lần,

bắt đầu đo từ thời điểm xuất hiện lá trãi, lá dù đầu tiên (đo 15 lá/giống) cho đến khi

lá ngừng hoặc tăng trưởng rất ít.

Chiều cao của cuống lá (cm): đo 7 ngày 1 lần, bắt đầu đo từ thời điểm xuất

hiện lá dù đầu tiên (đo 15 lá/giống) cho đến khi lá ngừng hoặc tăng trưởng rất ít.

- Khối lượng tươi và khối lượng khô của lá (g/lá)

Tiến hành cân khối lượng tươi của lá (phiến lá) của lá trãi giai đoạn lá trãi

trưởng thành (49 ngày sau trồng), lá dù ở giai đoạn lá dù trưởng thành (98 ngày sau

trồng) và lá dù ở giai đoạn tạo hạt (140 ngày sau trồng). Sau khi cân khối lượng tươi

đem sấy khô mẫu ở nhiệt độ 105oC đến khối lượng không đổi, sau đó tiến hành cân

khối lượng khô của lá. Mỗi giống đo lặp lại 3 lần.

- Hàm lượng chlorophyll (Chl)

Xác định hàm lượng Chl trong lá của các giống sen vào 3 giai đoạn: lá trãi

trưởng thành (49 ngày sau trồng), lá dù trưởng thành (98 ngày sau trồng) và giai

đoạn tạo hạt (140 ngày sau trồng). Mỗi giống lặp lại 3 lần.

Hàm lượng Chl trong lá được xác định theo phương pháp của Najar và cs

(2018) [71]. Sử dụng 1,5 g lá tươi nghiền với 10 mL dung dịch acetone 80%, ly tâm

mẫu ở 1.000 vòng trong 15 phút và thu lấy dịch nổi phía trên. Dung dịch chiết được

phân tích quang phổ ở bước sóng 663 nm và 645 nm. Hàm lượng Chla và Chlb

(mg/g) được tính theo công thức sau:

Chlorophyll a = 12,7 x (A663) – 2,69 x (A645)

Chlorophyll b = 22,9 x (A645) – 4,68 x (A663)

Trong đó: A645 = bước sóng hấp thụ dung dịch ở 645 nm;

A663 = bước sóng hấp thụ dung dịch ở 663 nm.

- Cường độ tích lũy chất khô của lá

Xác định cường độ tích lũy chất khô của lá các giống sen vào 3 giai đoạn: lá trãi

trưởng thành (49 ngày sau trồng), lá dù trưởng thành (98 ngày sau trồng) và giai đoạn

tạo hạt (140 ngày sau trồng). Mỗi giống lặp lại 3 lần. Xác định theo công thức của

Kidda, Vest và Briggs [3].

Cường độ tích lũy chất khô = W2 – W1

(mg/dm2 lá/ngày)

½ (S1 + S2) × T

44

Trong đó: W1, W2 là khối lượng khô tuyệt đối bình quân của 1 cây ở thời

kỳ lấy mẫu lần thứ 1, 2.

S1, S2 là diện tích tương ứng với W1, W2 (Diện tích lá được xác

định bằng phương pháp cân bản cắt)

T là số ngày giữa 2 lần lấy mẫu

- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Các yếu tố cấu thành năng suất hạt: Số gương/10 m2; số hạt/gương, số hạt

chắc/gương; tỷ lệ hạt chắc/gương (%), khối lượng 100 hạt (g), năng suất hạt/10 m2

(kg/10 m2)

Năng suất lý thuyết (NSLT) (tấn/ha): được tính theo công thức

NSLT (tấn/ha) = Số gương/10m

2 x số hạt chắc/gương x P100 hạt (g) x 10.000 m

2

1000.000 x 1000

Tất cả các chỉ tiêu đều được lặp lại ít nhất 5 lần.

2.3.4.4. Phương pháp đánh giá các đặc điểm hóa sinh của hạt một số giống sen

- Phương pháp thu mẫu

Tiến hành thu hạt sen khoảng 23-25 ngày tuổi, chọn các hạt chắc, không bị sâu

bệnh. Mẫu thu về bỏ vỏ, bỏ tim rồi sấy khô ở 50oC đến trọng lượng không đổi,

nghiền thành bột mịn và bảo quản trong các lọ thủy tinh kín, có hút ẩm.

- Xác định một số thành phần hóa sinh trong hạt sen

+ H m lƣợn protein: Hàm lượng protein được xác định theo phương pháp

Bradford [12] bằng cách đo hấp thụ quang (OD) của dịch chiết protein trên máy quang

phổ ở bước sóng 595 nm và tính toán hàm lượng protein theo đường chuẩn albumin

huyết thanh bò (nồng độ từ 5-50 mg/mL). Phương trình đường chuẩn có dạng:

y = 0,0057x + 0,2519 (R2 = 0,9899)

Trong đó: y: giá trị OD

x: hàm lượng protein có trong mẫu đem đo

+ H m lƣợng lipid: Hàm lượng lipid được xác định theo phương pháp

Soxhlet [12]. Cân chính xác 2 g hạt sen khô đã được nghiền nhỏ, sau đó mẫu được

gói vào giấy lọc (đã được sấy khô đến khối lượng không đổi) và tách chiết lipid trên

hệ thống Soxhlet. Sau khi chiết mẫu bằng ether ethanol, mẫu được để bay hơi hết

dung môi, sấy khô đến khối lượng không đổi. Hàm lượng lipid trong hạt sen khô

được tính theo công thức:

45

X = (a-b)

x 100 c

Trong đó: X - hàm lượng lipid (%).

a - khối lượng gói mẫu trước khi chiết rút (g).

b - khối lượng gói mẫu sau khi chiết rút (g).

c - khối lượng mẫu chiết rút (g).

+ H m lƣợn đƣờng khử: Hàm lượng đường khử được xác định theo

phương pháp Bertrand [12]. Cân 2 g hạt sen khô đã xay mịn cho vào cối sứ, nghiền

với 50 mL nước cất nóng (khoảng 80oC). Chuyển toàn bộ hỗn hợp vào bình định

mức có dung tích 250 mL. Đem đun cách thủy 5 phút. Sau đó lấy ra, để nguội đến

nhiệt độ phòng, khử tạp chất bằng chì acetate. Cho vào dung dịch lọc một ít HCl rồi

đun cách thủy khoảng 3 phút. Dung dịch này được dùng để tiến hành định lượng.

Tiến hành định lượng: Cho vào bình tam giác 250 mL: 10 mL thuốc thử Fehling

A, 10 mL dung dịch Fehling B và 5 mL dung dịch cần định lượng. Đun sôi khoảng 3

phút, kết tủa đỏ xuất hiện trong bình.

Lấy bình ra để nguội. Hòa tan kết tủa Cu2O vào bình tam giác bằng 15 mL

dung dịch Fe2(SO4)3 trong H2SO4. Chuẩn độ dung dịch thu được bằng KMnO4 0,1 N

cho đến khi xuất hiện màu hồng nhạt bền trong 20-30 giây. Từ lượng KMnO4 0,1 N

dùng để chuẩn độ, tra bảng để suy ra lượng đường có trong mẫu phân tích. Song

song làm thí nghiệm đối chứng bằng cách thay dung dịch đường bằng nước cất.

* Tính kết quả:

Cứ 1 mL KMnO4 tương đương với 6,36 mg Cu, khối lượng Cu có trong dung

dịch phân tích (g1) là: g1 =Vc×6,36.

Trong đó Vc là số mL KMnO4 dùng để chuẩn độ.

Từ g1 tra bảng định lượng sẽ xác định được khối lượng đường khử (mg) có

trong dung dịch mẫu phân tích, đổi mg thành gam (g2).

Hàm lượng đường khử có trong dung dịch nghiên cứu là:

X = [ g2×V×100]/Vp×g

Trong đó: V - số mL dung dịch mẫu pha loãng (50 mL).

Vp - số mL dung dịch mẫu đem phân tích (5 mL).

g - số gam mẫu đem phân tích (2 g).

46

+ Hàm lượng Ca: Hàm lượng ca được xác định theo phương pháp chuẩn độ

bằng KMNO4 [12]. Cân 1 g mẫu cho vào bình định mức 10 mL với 6 mL HCl đặc.

Đun sôi trên nồi cách thủy khoảng 8-9 giờ, nhấc bình ra và để nguội, thêm nước cất

đến vạch định mức, lắc đều và lọc vào bình khác. Lấy 2 ống ly tâm thể tích 15 mL,

cho vào mỗi ống 4 mL dịch lọc, 3 mL dung dịch (NH4)2C2O4 bão hòa và 1-2 giọt

methyl đỏ. Trung hòa hỗn hợp bằng dung dịch amoniac. Để yên các ống li tâm

trong khoảng 10-12 giờ để muối CaC2O4 kết tủa và lắng hoàn toàn. Li tâm và gạn

bỏ lớp nước, rửa kết tủa bằng 4 mL nước, li tâm. Bỏ lớp nước. Cho thêm 2 mL

H2SO4 5% và đun nóng trên nồi cách thuỷ trong 5 phút, trong quá trình đó H2C2O4

được giải phóng, làm nguội dung dịch.

Chuẩn độ bằng KMnO4 0,1 N cho đến khi xuất hiện màu hồng nhạt. 1 mL

KMnO4 tương ứng với 0,2 mg Ca. Hàm lựợng Ca được tính như sau:

Ca2+

(mg%) = (V x 0,2 x 100)/0,4

Trong đó: V - Thể tích KMnO4 0,01 N dùng để chuẩn độ.

0,2 mg tương ứng với 1 mL KMnO4.

0,4 - khối lượng mẫu lấy phân tích (1 g mẫu pha trong 10 mL

và lấy 4 mL để phản ứng).

+ Hàm lượng K: Hàm lượng K được xác định theo phương pháp chuẩn độ

bằng KMNO4 [12].

Vô cơ hóa mẫu: Thủy phân bằng acid (theo phương pháp Grinsburg).

Lấy 20 mL dung dịch vô cơ hóa cho vào cốc rồi trung hòa bằng NaOH 5% đến

biến đổi màu đỏ methyl. Cô khô cách thủy còn 1-2 mL, cho vào 1 mL thuốc thử

Na3[Co(NO2)6] ngay lúc còn nóng, khi đó sẽ xuất hiện kết tủa vàng NaK2[Co(NO2)6].

Lấy cốc ra khỏi nồi cách thủy. Cho vào 5 mL CH3COOH 10%. Khuấy đều bằng đũa

thủy tinh rồi lọc bằng phễu lọc. Rửa kết tủa 3-4 lần đến khi nước lọc trong. Chuyển

kết tủa vào cốc lớn với 50 mL KMnO4 0,02N nóng. Tiếp tục dùng nước cất rửa kết

tủa. Khuấy đều cho tan, thêm 5-10 mL H2SO4 (1:7) và đun nóng nhẹ. Chuẩn độ dung

dịch nóng bằng oxalic acid 0,02N đến mất màu.

* Tính kết quả: Cứ 1 mL KMnO4 đã chuẩn độ tiêu thụ trong phản ứng oxy hóa

kết tủa tương ứng 0,171 mg K2O.

+ Hàm lượng P: Hàm lượng P được xác định theo TCVN 8940:2011 [126].

Vô cơ hóa mẫu (theo phương pháp Grinsburg). Xây dựng đường chuẩn:

47

Chuẩn bị 7 bình định mức 50 mL. Lần lượt cho vào bình định mức theo thứ tự

các thể tích dung dịch P chuẩn theo các nồng độ (0; 0,5; 1,5; 2; 2,5; 3; 3,5 mg/L) và

thêm dung dịch H2SO4 2M cho đến vạch mức.

Lấy 5-10 mL dịch vô cơ hóa cho vào bình định mức 50 mL. Trung hòa

dịch bằng NH4OH 10% theo sự đổi màu của chỉ thị phenolphtalein. Thêm nước

cất vào hơn nửa bình. Cho thêm 5 mL hỗn hợp sunfomolypdic, sau đó cho nước

đến vạch định mức, lắc đều. Cho tiếp 2 mL ascorbic acid, đảo đều. So màu ở

bước sóng 720 nm.

* Tính kết quả: Dựa vào đồ thị chuẩn (y = 0,0684x + 0,02; R = 0,9624) suy ra

hàm lượng P có trong mẫu thử, từ đó tính toán để suy ra hàm lượng trong 100 g.

+ Hoạt độ của enzyme catalase: Hoạt độ của enzyme catalase được xác

định theo phương pháp chuẩn độ bằng KMnO4 [12]. Cân 5 g hạt sen khô đã xay

mịn nghiền trong cối sứ với 0,3 g CaCO3, sau đó thêm 20 mL nước cất, nghiền

lại cẩn thận tạo thành dung dịch đồng thể, cho vào bình định mức 50 mL và dẫn

đến vạch mức. Lắc đều hỗn hợp sau 30 phút đem lọc. Lấy 2 bình nón 100 mL,

cho vào mỗi bình 20 mL dịch lọc. Đun sôi bình kiểm tra 2-3 phút để làm mất

hoạt tính enzyme, làm nguội bình. Thêm vào mỗi bình 20 mL nước cất và 3 mL

dung dịch H2O2 1%, để ở nhiệt độ phòng 30 phút, cho thêm 4 mL dung dịch

H2SO4 10% và chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,1N cho đến khi xuất hiện

màu hồng nhạt bền trong 1 phút.

* Tính kết quả:

Công thức tính hoạt độ catalase như sau:

Trong đó: X- là hoạt độ catalase tính theo mg H2O2 của 1 g nguyên liệu bị phân giải.

a- Số mL dung dịch KMnO4 0,1 N dùng để chuẩn độ bình kiểm tra.

b- Số mL dung dịch KMnO4 0,1 N dùng để chuẩn độ bình thí nghiệm.

f- Hệ số chỉnh lí KMnO4 0,1N (1).

1,7- số mg H2O2 tương ứng với 1mL KMnO4 0,1 N.

w- khối lượng nguyên liệu mẫu dò (g).

+ H m lƣợn vitamin C: Hàm lượng vitamin C được xác định theo phương

pháp chuẩn độ với DPIP (2,6 dichlorophenol indophenol) [12]. Cân 2 g nguyên liệu

cho vào cối sứ và 10 mL HCl 2%, nghiền nhỏ, chiết lấy nước trong sang cốc thủy

48

tinh. Cho thêm 10 mL HCl 2%, vào cối sứ, tiếp tục nghiền và chiết như trên. Lặp lại

lần thứ 3 thì kết thúc quá trình chiết rút. Dùng 10 mL HCl 2% tráng lại cối chày sứ

rồi chuyển toàn bộ dịch chiết và dịch tráng sang bình định mức 50 mL. Dùng nước

cất dẫn đến mức của bình. Để bình định mức trong bóng tối khoảng 10 phút cho

lượng ascorbic acid trong nguyên liệu được hòa tan hoàn toàn, lọc lấy dịch trong.

Lấy 10 mL dịch lọc cho vào bình nón, thêm vào đó 10 giọt tinh bột 0,5%, lắc nhẹ.

Dùng dung dịch I2 chuẩn độ cho đến khi xuất hiện màu xanh lam thì kết thúc quá

trình chuẩn độ.

Hàm lượng vitamin C có trong nguyên liệu được tính theo công thức:

X= (Vi x V x 0,00088 x 100)/Vf x w

Trong đó: X (%): Hàm lượng vitamin C có trong nguyên liệu (2 g).

Vi: Số ml dung dịch I2 0,01N dùng để chuẩn độ.

Vf: Số ml dung dịch mẫu đem phân tích (10 mL).

V: Dung dịch mẫu pha loãng (50 mL).

+ H m lƣợng amylose: Hàm lượng amylose được xác định theo TCVN 5716-

2:2008 [125].

Chuẩn bị dung dịch trắng. Xây dựng đường chuẩn amylose: được tiến hành

với các thang nồng độ 10%; 20%; 40%; 60%; 80%; 100%.

Cân 100 mg ± 0,5 mg mẫu thử cho vào bình nón 100 mL. Dùng pipette thêm

cẩn thận 1mL ethanol vào phần mẫu thử này để làm trôi những phần mẫu còn bám

trên thành bình. Lắc nhẹ để làm ướt hoàn toàn mẫu. Dùng pipette lấy 9,0 mL dung

dịch NaOH 1 mol/L cho vào bình nón và trộn đều. Gia nhiệt hỗn hợp trên nồi cách

thủy trong 10 phút để phân tán tinh bột. Để nguội đến nhiệt độ phòng rồi chuyển

toàn bộ vào bình định mức 100 mL. Thêm nước đến vạch và trộn mạnh. Dùng

pipette lấy 5,0 mL dung dịch thử cho vào bình định mức có chứa khoảng 50 mL

nước. Dùng pipette thêm 1,0 mL acetic acid (CH3COOH 1 mol/L) và trộn. Sau đó

thêm 2,0 mL dung dịch iode, thêm nước đến vạch và trộn. Giữ yên 10 phút. Dùng

máy quang phổ để đo độ hấp thụ ở bước sóng 720 nm dựa vào dung dịch trắng. Có

thể đo tại bước sóng 620 nm hoặc 680 nm.

Hàm lượng amylose, tính theo phần trăm chất khô, thu được theo độ hấp thụ

trên đường chuẩn phù hợp với TCVN 6661-1.

49

+ Độ bền gel: độ bền gel được xác định theo TCVN 424-2000 [123]. Chuẩn

bị mẫu thử. Cân mỗi giống 100 mg cho vào ống nghiệm và đánh dấu. Cho vào mỗi

ống nghiệm 0,2 mL dung dịch thymol blue 0,03% trong ethanol 95% và lắc đều

(ethanol 95% để cản trở sự vón cục của bột ở nhiệt độ hóa hồ, còn thymol blue tạo

màu cho bột để thuận tiện khi đọc kết quả). Dùng pipette thêm tiếp 2 mL dung dịch

KOH 0,2 mol/L và trộn đều. Đem các ống nghiệm đun cách thủy trong 8 phút. Lấy

ống nghiệm ra khỏi nồi cách thủy và lắc đều, rồi làm nguội ở nhiệt độ phòng trong

khoảng 5 phút sau đó làm lạnh trong nước đá khoảng 20 phút. Sau khi làm lạnh, đặt

các ống nghiệm trên mặt phẳng nằm ngang rồi đọc chiều dài gel.

Bảng 2.1. Độ bền gel được phân loại theo chiều dài gel theo quy định

Độ bền gel Chiều dài gel (mm)

Mềm Từ 61 đến 100

Trung bình Từ 41 đến 60

Cứng Từ 26 đến 40

+ Độ trở ồ: Độ trở hồ được xác định theo TCVN 5715:1993 [124].

Xác định độ phân hủy kiềm của mẫu thử. Lấy mỗi giống sen 5 hạt nguyên.

Bỏ 5 hạt đặt vào đĩa petri, sắp xếp cho các hạt không chạm vào nhau. Cho vào mỗi

hộp 20 mL dung dịch KOH 1,7%. Đậy hộp lại và để ở 30oC trong 23 giờ. Đánh giá

độ phân hủy kiềm: sau thời gian ủ ấm, lấy hộp nhựa ra và quan sát bằng mắt về hình

dạng, mức độ kiềm phân hủy của từng hạt sen trong mẫu thử và dựa vào mẫu chuẩn

với thang điểm 1-7. Điểm phân hủy kiềm của mẫu thử là giá trị trung bình của sáu

điểm tích riêng cho từng hạt và kết quả cuối cùng là trị số trung bình của hai lần xác

định song song.

Hình dạng và mức độ phân hủy của hạt sen được đánh giá bằng mắt sau khi ủ

ấm dựa trên thang điểm sau: Điểm 1: Hạt không bị phân hủy; Điểm 2: Hạt bị trương

lên; Điểm 3: Hạt bị trương lên, vành keo không hoàn thiện và hẹp; Điểm 4: Hạt bị

trương lên, vành keo hoàn chỉnh và rộng; Điểm 5: Hạt bị nứt ra hoặc vỡ thành

những mẩu nhỏ, vành keo hoàn chỉnh và rộng; Điểm 6: Hạt bị phân tán, hòa tan với

vành keo; Điểm 7: Hạt bị phân tán và trộn lẫn hoàn toàn. (*): Vành keo rất hẹp;

(**): Vành keo hẹp

50

- Xác định thành phần hoạt chất trong cao chiết hạt sen

+ Chuẩn bị cao chiết: Cao chiết hạt sen được thực hiện theo mô tả của

Abdelhamid và cs (2015) [23]. có sửa đổi cho phù hợp với điều kiện nghiên cứu.

Cân chính xác 100 g bột hạt sen cho vào bình tam giác có thể tích 1 L chứa

500 mL methanol 70%, lắc đều và ngâm trong vòng 24 giờ. Chiết dịch lọc và lọc

qua giấy lọc. Tiến hành lặp lại 3 lần để chiết kiệt các hoạt chất trong hạt sen. Dịch

lọc sau đó được cô cao bằng máy cô quay. Sử dụng 0,1 mg cao chiết để xác định

thành phần hoạt chất của hạt sen.

+ Xác định thành phần hoạt chất trong cao chiết hạt sen: xác định bằng

phương pháp phân tích khối phổ GC-MS tại Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ

phẩm, thực phẩm Thừa Thiên Huế.

- Xác định khả năng chống oxy hóa của hạt sen

Đánh giá khả năng chống oxy hóa của dịch chiết và cao chiết hạt sen bằng

phương pháp DPPH theo Vuong và cs (2013) [103].

Cách tiến hành:

- Chuẩn bị dung dịch DPPH 0,2 mM pha trong methanol 70%, sử dụng ngay.

- Chuẩn bị mẫu thử: mẫu thử chính là mẫu dịch chiết thô hay mẫu hòa tan từ

cao chiết được pha loãng thành các nồng độ khác nhau từ 1:5, 1:10, 1:20, 1:40,

1:80, tương ứng với 30, 15, 7,5, 3,75, 1,875 mg/mL (đối với dịch chiết) và 2, 1, 0,5,

0,25, 0,0125 mg cao chiết/mL. Dung dịch ascorbic acid nồng độ 1 mg/mL pha

loãng thành các nồng độ khác nhau: 1, 1: 0,5, 1: 0,25, 1:0,125, 1:0,1.

- Lần lượt cho vào ống nghiệm 1 mL mẫu thử ở mỗi độ pha loãng và bổ sung

thêm 1 mL DPPH 0,2 mM, lắc đều, để yên trong tối 30 phút, sau đó đo mật độ hấp thụ

quang ở bước sóng 517 nm bằng máy quang phổ UV-Vis (U-2900, Hitachi, Nhật

Bản). Chất đối chiếu ascorbic acid cũng được tiến hành tương tự.

Tính kết quả: phần trăm bắt gốc tự do DPPH được tính theo công thức:

x100

Trong đó:

ODm: mật độ quang mẫu thí nghiệm sau khi đã trừ blank (không có DPPH)

ODc: mật độ quang mẫu trắng sau khi đã trừ blank (không có DPPH)

51

Xây dựng đường chuẩn với phần trăm ức chế DPPH thu được ở các nồng độ khác

nhau. Từ đó, tính giá trị IC50 (nồng độ cao chiết; dịch chiết hay ascorbic acid mà tại đó

ức chế 50% DPPH) dựa vào phương trình đường chuẩn (y = ax + b với y = 50% để tìm

x (x là IC50 cần tìm)) [63].

2.3.5. P ƣơn p áp nghiên cứu nhân giống in vitro một số giống sen địa p ƣơn

2.3.5.1. Lựa chọn các giống sen nghiên cứu nhân giống in vitro

Giống sen lựa chọn để nhân giống in vitro: là những giống sen đã được trồng

lâu năm, gắn liền với địa phương; màu sắc hoa đẹp, năng suất hạt cao, chất lượng

hạt sen tốt, sản phẩm khai thác từ cây sen phong phú và đa dạng. Trong 6 giống sen

thí nghiệm, chúng tôi chọn ra 2 giống sen đáp ứng các tiêu chí trên là giống Sen

Trắng Trẹt Lõm và giống Sen Đỏ Ợt.

2.3.5.2. Điều kiện và môi t ường nuôi cấy

Môi trường nuôi cấy là môi trường cơ bản MS (Murashige và Skoog, 1962) có

30 g/L sucrose và 8 g/L agar [70]. (Phụ lục 11), bổ sung riêng lẻ hoặc tổ hợp các chất

kích thích sinh trưởng thuộc nhóm auxin và cytokinin với nồng độ khác nhau tùy

từng thí nghiệm. pH của môi trường được điều chỉnh đến 5,8 (bằng HCl 1M hoặc

NaOH 1M) trước khi khử trùng ở 121oC, 1 atm trong 15 phút.

Các thí nghiệm được tiến hành ở điều kiện nhiệt độ 25 ± 2oC, cường độ ánh

sáng khoảng 2.000 lux và thời gian chiếu sáng là 10-12 giờ/ngày.

2.3.5.3. Khử trùng mẫu và thăm d điều kiện khử trùng tối ưu

Hạt sen tươi (23-25 ngày tuổi) của các giống sen nghiên cứu được bóc bỏ lớp

vỏ bên ngoài thu lấy phần hạt sen có chứa tim sen bên trong. Rửa mẫu bằng xà

phòng loãng 3 lần, mỗi lần 5 phút, tiếp theo rửa dưới vòi nước chảy cho sạch, rửa

tiếp bằng nước cất vô trùng 3 lần rồi đem vào phòng cấy để tiếp tục khử trùng.

Trong tủ cấy, mẫu được khử trùng sơ bộ bằng cồn 70% trong 30 giây. Tiếp tục khử

trùng bằng HgCl2 0,1% từ 6-17 phút để xác định thời gian khử trùng mẫu thích hợp.

Mẫu hạt được rửa sạch lại bằng nước cất vô trùng 4-5 lần, dùng dụng cụ cấy vô

trùng tách đôi phần hạt theo chiều dọc để thu tim sen. Sau đó mẫu tim sen được cấy

lên môi trường MS cơ bản có 8 g/L agar, 30 g/L sucrose để đánh giá khả năng khử

trùng sau 4 tuần nuôi cấy.

52

Hiệu quả của thời gian khử trùng được đánh giá thông qua tỷ lệ mẫu nhiễm, tỷ

lệ mẫu chết và tỷ lệ mẫu sống không nhiễm sau 4 tuần theo dõi. Ở mỗi công thức

quan sát 30 mẫu.

2.3.5.3. Nuôi cấy mẫu ban đầu - Nghiên cứu tái sinh chồi

Mẫu tim sen sau khi tách được cấy lên môi trường MS cơ bản có 8 g/L agar,

30 g/L sucrose và BAP ở nồng độ khác nhau trong khoảng 0,0-2,0 mg/L để nuôi

cấy và thăm dò khả năng tái sinh chồi của chúng. Số liệu nghiên cứu được đánh giá

sau 5 tuần nuôi cấy.

Ở mỗi công thức quan sát 30 mẫu, đánh giá số lượng chồi, số lá/cụm chồi bằng

phương pháp đếm và dùng thước để đo chiều cao chồi (cm).

2.3.5.4. Nhân nhanh chồi in vitro

Các chồi (0,5-1,0 cm) thu được từ giai đoạn nuôi cấy khởi đầu được cấy lên

môi trường MS cơ bản, có 8 g/L agar, 30 g/L sucrose và bổ sung riêng lẻ BAP (0,5-

2,0 mg/L), KIN (0,0-2,0 mg/L) để thăm dò khả năng tạo cụm chồi. Số liệu nghiên

cứu được đánh giá sau 5 tuần nuôi cấy.

Lựa chọn môi trường MS cơ bản có bổ sung nồng độ BAP hoặc KIN có số chồi

tốt nhất ở trên, khảo sát với nồng độ α-NAA (0,1; 0,5 mg/L) và nồng độ nước dừa

thay đổi (5-20%). Số liệu được đánh giá sau 5 tuần nuôi cấy.

Ở mỗi công thức theo dõi 30 mẫu, đánh giá số lượng chồi, số lá/cụm chổi, tỷ lệ

tạo chồi (%) bằng phương pháp đếm và dùng thước để đo chiều cao chồi (cm).

2.3.5.5. Tạo rễ

Các chồi in vitro thu được từ giai đoạn nhân chồi sẽ được tách ra tành từng

cụm chồi nhỏ và chuyển lên môi trường cơ bản MS có 8 g/L agar, 30 g/L sucrose bổ

sung riêng lẻ và kết hợp giữa IBA (0,1; 0,5 mg/L) và α-NAA (0,5 mg/L) để thăm dò

khả năng tạo rễ và phát triển thành cây con hoàn chỉnh. Số liệu nghiên cứu được

đánh giá sau 5 tuần nuôi cấy.

Ở mỗi công thức theo dõi 30 mẫu, đánh giá số lượng rễ/mẫu, tỷ lệ tạo rễ bằng

phương pháp đếm và dùng thước để đo chiều dài rễ (cm).

2.3.6. P ƣơn p áp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng chương

trình thống kê trong Excel 2010 và phương pháp phân tích Duncan‟s test (p<0,05)

bằng chương trình SPSS (ver. 20.0).

Dữ liệu kiểu hình được xử lý và phân tích bằng phần mềm NTSYSpc 2.1.

53

C ƣơn 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁC GIỐNG SEN Ở THỪA

THIÊN HUẾ

3.1.1. Địa điểm trồng sen và thành phần các giống sen trồng tại Thừa Thiên Huế

Qua dữ liệu điều tra về tình hình sản xuất cây sen ở Thừa Thiên Huế trong

năm 2017-2018 cho thấy toàn tỉnh có 66 địa điểm trồng sen thuộc thành phố Huế và

các vùng phụ cận: Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc. Kết

quả về tên giống và số địa điểm trồng các giống sen được trình bày ở bảng 3.1 (Số

liệu về ký hiệu mẫu, tên mẫu và các địa điểm cụ thể được trình bày ở Phụ lục 4).

Bản 3.1. Thành phần các giống sen tại 66 địa điểm trồng sen được điều tra ở Thừa

Thiên Huế, năm 2017-2018

STT Tên giống sen* Số địa điểm

trồng sen

Tỷ lệ (%) sự xuất hiện các

giống sen

1 Sen Cao Sản 35 53,03

2 Sen Hồng Phú Mộng 5 7,57

3 Sen Hồng Gia Long 1 1,52

4 Sen Đỏ Ợt 8 12,12

5 Sen Trắng Trẹt Lõm 14 21,21

6 Sen Trắng Trẹt Lồi 3 4,55

Ghí chú: *Tên gọi theo người dân, các tổ chức tham gia phỏng vấn và đặc

điểm hình thái đặc trưng của giống

Kết quả bảng 3.1 cho thấy, 66 mẫu giống sen thu thập tại các địa điểm điều tra

ở Thừa Thiên Huế năm 2017-2018 thuộc 6 giống có tên gọi khác nhau. Tên của các

giống sen này khá phong phú và thường được người trồng sen đặt cho dựa vào các

đặc điểm hình thái khác biệt rõ rệt và dễ nhận biết của giống sen (Phụ lục 5) hay

dựa vào nguồn gốc xuất xứ của chúng.

Sáu giống sen ở Thừa Thiên Huế gồm 2 nhóm sen chính (Hình 3.1). Nhóm 1

là giống sen nhập, có nguồn gốc từ Đồng Tháp - là loại sen chuyên cho hạt, có sản

lượng hạt và hiệu quả kinh tế cao - nên được người trồng sen gọi là Sen Cao Sản.

Kết quả bảng 3.1 cho thấy, giống Sen Cao Sản phân bố ở hầu hết các khu vực điều

tra với 35 địa điểm trên tổng số 66 địa điểm trồng sen toàn tỉnh, chiếm 53,03%.

Nhóm 2 là nhóm sen được trồng 60-70 năm tại các vùng chuyên trồng sen của Thừa

54

Thiên Huế, người dân khai thác, bảo tồn, lưu giữ và nhân giống bằng phương pháp

truyền thống để trồng từ năm này sang năm khác tại địa phương và có tên gọi gắn

liền với tên của các vùng trồng sen nổi tiếng của Thừa Thiên Huế (theo PRA).

Chúng tôi xếp các giống sen này vào nhóm sen địa phương, bao gồm sen trắng và

sen hồng. Trong đó nhóm sen trắng có 2 giống là Sen Trắng Trẹt Lõm và Sen Trắng

Trẹt Lồi. Theo Lê Công Sơn (2008), trước đây ở Thừa Thiên Huế có 4 giống sen

trắng, đó là Sen Trắng Trẹt Lõm, Sen Trắng Trẹt Lồi, Sen Trắng Bộp và Sen Trắng

Mặt Nhăn. Tuy nhiên hiện nay, 2 giống Sen Trắng Bộp và Sen Trắng Mặt Nhăn hầu

như không còn thấy xuất hiện ở Thừa Thiên Huế [18].

Nhóm sen hồng có 3 giống là Sen Hồng Phú Mộng, Sen Hồng Vinh Thanh

(hay Sen Đỏ Ợt, Đỏ Vinh Thanh - trong báo cáo này chúng tôi thống nhất gọi tên

giống sen này là giống Sen Đỏ Ợt) và Sen Hồng Gia Long. Nhóm sen địa phương

có sự phân bố trong toàn tỉnh chiếm tỷ lệ thấp từ 1,52-21,21%.

Hình 3.1. Các giống sen ở Thừa Thiên Huế (theo đặc điểm hình thái hoa đặc

trưng và xuất xứ)

55

3.1.2. Diện tíc v cơ cấu các giống sen hiện trồng ở Thừa Thiên Huế

Kết quả đạt được trong quá trình điều tra sự phân bố giống và diện tích trồng sen

ở Thừa Thiên Huế trong năm 2017-2018 được trình bày ở bảng 3.2, hình 3.2 và 3.3.

Bảng 3.2. Diện tích trồng sen của các khu vực điều tra ở Thừa Thiên Huế

năm 2017-2018

STT Khu vực điều tra Tên giống sen

Diện

tích

(ha)

Tổng

diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

1 Khu vực bên trong

Đại Nội, thành

phố Huế (2 giống)

Sen Trắng Trẹt Lõm 4,49 4,57 1,34

Sen Cao Sản 0,08

2 Thành phố Huế

(ngoài khu vực

Đại Nội)

(5 giống)

Sen Trắng Trẹt Lõm 7,03 19,90 5,84

Sen Trắng Trẹt Lồi 0,05

Sen Hồng Phú Mộng 0,05

Sen Đỏ Ợt 0,50

Sen Cao Sản 12,27

3 P on Điền

(2 giống)

Sen Hồng Phú Mộng 28,50 196,70 57,66

Sen Cao Sản 168,20

4 Hƣơn Tr

(4 giống)

Sen Trắng Trẹt Lồi

Sen Trắng Trẹt Lõm

0,13

1,00

41,60 12,20

Sen Hồng Gia Long 0,97

Sen Cao Sản 39,50

5 Hƣơn T ủy

(1 giống)

Sen Đỏ Ợt 0,15 0,15 0,04

6 Phú Vang

(1 giống)

Sen Đỏ Ợt 64,20 64,20 18,82

7 Phú Lộc

(1 giống)

Sen Cao Sản 14,00 14,00 4,10

Tổng diện tích 341,12 341,12 100

56

Từ kết quả ở bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy tổng diện tích trồng sen tại 66 địa

điểm điều tra ở Thừa Thiên Huế trong năm 2017-2018 là 341,12 ha. Trong đó,

huyện Phong Điền có diện tích trồng sen lớn nhất với 196,70 ha chiếm 57,66% diện

tích trồng sen toàn tỉnh, tiếp theo lần lượt là huyện Phú Vang, Hương Trà, thành

phố Huế (bao gồm cả khu vực bên trong Đại Nội) và Phú Lộc. Huyện Hương Thủy

có diện tích thấp nhất với 0,15 ha, chiếm 0,04%.

Tổng diện tích sen đƣợc

trồng ở Thừa Thiên

Huế năm 2017-2018

341,12 ha

Hình 3.2. Diện tích trồng sen tại 66 điểm ở Thừa Thiên Huế năm 2017-2018

Tổng diện tích trồng các giống sen địa phương ở 66 địa điểm điều tra là

107,07 ha chiếm 31,39%, chủ yếu được trồng tập trung ở các hồ thuộc khu vực Đại

Nội và khu vực nội thành thành phố Huế và lăng Gia Long, bởi đây là khu vực gắn

liền với quần thể di tích của Thừa Thiên Huế. Việc trồng sen ở các địa điểm này

không chỉ đem lại các giá trị kinh tế mà còn gắn liền với giá trị văn hóa, di sản.

Trong đó diện tích trồng giống Sen Đỏ Ợt là lớn nhất, đạt 64,85 ha, trồng tập trung

chủ yếu ở khu vực Hương Thủy, Phú Vang và một số ít ở bên ngoài Đại Nội, tiếp

đến là giống Sen Hồng Phú Mộng với diện tích trong toàn tỉnh đạt 28,55 ha, được

trồng rãi rác ở các vùng thuộc địa bàn thành phố Huế và huyện Phong Điền. Sen

Trắng Trẹt Lõm có diện tích 12,52 ha được trồng tập trung ở các hồ thuộc khu vực

Đại Nội và khu vực nội thành thành phố Huế. Sen Hồng Gia Long chỉ tìm thấy ở hồ

lăng Gia Long với diện tích là 0,97 ha. Diện tích trồng Sen Trắng Trẹt Lồi là thấp

nhất, chỉ đạt 0,18 ha (Hình 3.3).

57

Tổng diện tích Sen Cao Sản đạt 234,05 ha, chiếm 68,61% diện tích trồng sen

toàn tỉnh và được trồng phổ biến ở cả 5 khu vực điều tra, tập trung chủ yếu ở các

vùng phụ cận như Phong Điền, Hương Trà, Phú Lộc (Hình 3.3).

Hình 3.3. Diện tích trồng các giống sen địa phương và Sen Cao Sản ở Thừa Thiên Huế

3.1.3. P ƣơn t ức canh tác cây sen tại các điểm điều tra

Kết quả điều tra về phương thức canh tác cây sen ở Thừa Thiên Huế được

trình bày ở bảng 3.3. Kết quả từ bảng 3.3 cho thấy:

- Về phương thức để giống: người dân chủ yếu để giống cho vụ sau bằng 2

nguồn vật liệu chính là cây giống và củ giống. Từ năm thứ hai, tùy vào thực tế cây

giống tại các hồ mà có các cách trồng khác nhau. Tại các huyện Phong Điền, Hương

Trà, Phú Lộc, Phú Vang người dân trồng mới lại từ các nguồn giống mua tại Thừa

Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Trị, Đồng Tháp. Riêng khu vực Đại Nội,

các giống sen được thu thập tại các điểm lưu trữ giống như Hồ Điện ở phường Thủy

Biều hay Văn Thánh ở Hương Trà. Khu vực thành phố Huế, Phú Vang thì được bảo

quản giống tại hồ dưới dạng củ sen và vào năm sau các củ sen này sẽ tự mọc lại

thành cây mới, người dân sẽ tách cây con để trồng ở các vị trí trong hồ sao cho đảm

bảo về mật độ, cho năng suất ổn định.

- Về thời vụ trồng: đa số sen được trồng vào vụ xuân, bắt đầu từ giữa tháng 1

đến đầu tháng 4 âm lịch.

- Về phân bón: tại các hồ, bàu chuyên trồng sen thì phân bón ít được sử dụng

vì do mực nước sâu, diện tích canh tác rộng. Tuy nhiên, tại các ruộng được cải tạo

để trồng sen đặc biệt là giống Sen Cao Sản thì người dân sử dụng phân bón NPK

tổng hợp và được chia làm 3 thời kỳ bón: trước lúc trồng, 1 tháng sau trồng và trước

lúc ra hoa.

58

Bảng 3.3. Phương thức canh tác cây sen tại các khu vực điều tra ở Thừa Thiên Huế

STT Địa điểm Vật liệu

trồng sen Từ năm t ứ 2

Mô hình trồng

sen

Loại địa

hình trồng

sen

Phân bón Vệ sin đồng

ruộng

Thời gian

trồng (âm

lịch)

1 Đại Nội –

thành phố Huế Cây giống Trồng lại

Thuần loại, kết

hợp nuôi cá

Hồ nước sâu,

đất hỗn hợp

NPK tổng

hợp

Có, vệ sinh

lòng hồ, xử lý

tầng đáy, đắp

đập ngăn nước

Tháng 2 - 3

2

Thành phố

Huế

(Bên ngoài khu

vực Đại nội)

Cây giống, củ

sen giống

Mọc tự nhiên,

Trồng bổ sung

Luân - xen canh,

thuần loại, kết hợp

nuôi cá

Hồ nước sâu,

ruộng sâu, đất

hỗn hợp

Không Không Tháng 1 - 4

3 P on Điền Cây giống Trồng mới Luân - xen canh,

kết hợp nuôi cá

Ruộng sâu,

đất bùn

NPK tổng

hợp Có Tháng 2 - 3

4 Hƣơn Tr Cây giống Trồng mới Kết hợp nuôi cá

Bàu làng, Hồ

nước sâu,

ruộng sâu, đất

thịt

NPK tổng

hợp Có Tháng 1 - 2

5 Phú Vang Củ giống, cây

giống

Mọc tự nhiên,

trồng bổ sung

Thuần loại, kết

hợp nuôi cá

Ruộng cạn,

đất cát

NPK tổng

hợp Có Tháng 2 - 3

6 Phú Lộc Cây giống Trồng mới Kết hợp nuôi cá Ruộng sâu NPK tổng

hợp Có, xử lý ốc Tháng 2- 3

59

- Về đặc điểm địa hình trồng sen: Trong tổng số 341,12 ha trồng sen toàn tỉnh,

diện tích sen trồng trên đất ruộng là 314,77 ha, đạt 92,28%. Loại địa hình này chủ

yếu tập trung ở các huyện Phong Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc. Tại Khu

vực Đại nội và thành phố Huế, sen được trồng chủ yếu trong các hồ chuyên trồng

sen với diện tích 26,35 ha, đạt 7,72% (Hình 3.4). Đất trồng sen bao gồm các loại

như đất hỗn hợp, đất thịt, đất cát tùy thuộc vào vị trí địa lý của từng vùng trồng sen.

Hình 3.4. Tỷ lệ (%) diện tích các loại địa hình trồng sen tại 66 địa điểm điều tra ở

Thừa thiên Huế năm 2017-2018

Hầu như tất cả các giống sen địa phương đều được trồng ở các hồ chuyên

trồng sen, còn giống Sen Cao Sản thì chỉ một số ít được trồng ở các hồ thuộc thành

phố Huế, đa phần chúng được trồng trên các ruộng thuộc khu vực phụ cận bao gồm

thị xã Hương Trà, huyện Phú Lộc, Phú Vang, Phong Điền. Theo điều tra, Sen Cao

Sản rất dễ trồng, có khả năng chống chịu cao, thích nghi với lối canh tác trên đồng

ruộng và cho năng suất cao hơn các giống sen địa phương. Bên cạnh đó, các trạm

khuyến nông cũng khuyến khích và hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho người dân tận

dụng những diện tích mặt nước, ao hồ bỏ hoang sang trồng Sen Cao Sản lấy hạt

hoặc triển khai các mô hình trồng Sen Cao Sản kết hợp với nuôi cá để tăng thêm

nguồn thu nhập. Tất cả các yếu tố này dẫn đến hiện trạng tăng nhanh diện tích trồng

Sen Cao Sản ở Thừa Thiên Huế, Sen Cao Sản dần dần lấn át các giống sen địa

phương và chiếm lĩnh thị trường.

- Loại hình trồng sen: hiện nay ở Thừa Thiên Huế có 3 mô hình chính: chỉ

trồng 1 loại duy nhất (thuần loại) như trồng sen trong hồ hoặc trong ruộng (hình

3.5a, b), trồng sen luân canh với rau muống (hình 3.5d), trồng sen kết hợp nuôi cá

60

(hình 3.5c). Riêng loại hình trồng sen kết hợp với nuôi cá nước ngọt là hình thức

phổ biến ở các huyện Phong Điền, Hương Trà, Phú Lộc. Mô hình này đã góp phần

tăng thêm thu nhập cho người trồng sen.

Hình 3.5. Loại hình trồng sen

a. Sen trồng ruộng, thuần loại b. Sen trồng hồ, thuần loại

c. Trồng sen kết hợp nuôi cá d. Luân canh

3.1.4. Các sản phẩm từ cây sen và giá trị kinh tế

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, các sản phẩm được khai thác bán ra thị trường từ

cây sen ở các giống địa phương rất đa dạng như hoa sen, lá sen, hạt sen, tim sen, củ

sen .... Có thể nói, không bộ phận nào của cây sen là không được sử dụng (Hình

3.6).

Bản 3.4. Giá trị kinh tế và thời gian xuất hiện sản phẩm từ sen địa phương

STT Các sản phẩm từ sen

Giá bán

(Ngàn Việt Nam

đồng)

Thời gian xuất hiện

của sản phẩm

1 Gương sen xanh 30-40/10 gương 3 tháng (Tháng 4-7)

2 Hạt sen chè chưa bóc vỏ 50-60/kg 3 tháng (Tháng 4-7)

3 Hạt sen chè đã bóc vỏ 180-200/kg 3 tháng (Tháng 4-7)

4 Hạt sen khô 300-350/kg Quanh năm

5 Hoa sen 50-70/10 hoa 3 tháng (Tháng 4-7)

6 Lá sen tươi 15-20/10 lá 4 tháng (Tháng 4-8)

Lá sen khô 300/kg Quanh năm

7 Củ sen 35-40/kg 2 tháng (Tháng 8-9)

8 Ngó sen 150-180/kg 3 tháng (Tháng 4-7)

9 Tâm sen 250-300/kg Quanh năm

10 Cuống lá 30- 50/10 kg 3 tháng (Tháng 6-9)

61

Riêng đối với giống Sen Cao Sản (Bảng 3.5), người dân ở Thừa Thiên Huế chỉ

trồng để khai thác hạt, với giá thấp hơn nhiều so với sen địa phương (35.000-40.000

đồng/kg). Hoa Sen Cao Sản cũng được dùng để bán tuy nhiên ít được người dân ưa

chuộng, do độ bền không cao và có giá bán thấp, dao động từ 20.000-25.000

đồng/10 hoa.

Bản 3.5. Giá trị kinh tế và thời gian xuất hiện sản phẩm từ Sen Cao Sản

STT Các sản phẩm từ

cây sen

Giá bán

(Ngàn Việt Nam đồng)

Thời gian xuất

hiện của sản phẩm

1 Hạt sen chè chưa bóc vỏ 35- 40/kg 3 tháng (Tháng 4-7)

2 Hạt sen chè đã bóc vỏ 60- 70/kg 3 tháng (Tháng 4-7)

3 Hoa sen 20- 25/10 hoa 3 tháng (Tháng 4-7)

Thời gian xuất hiện các sản phẩm từ cây sen kéo dài từ 3-4 tháng hoặc quanh năm

tùy vào từng loại sản phẩm (Hình 3.6). Chính điều này đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm

cho người trồng sen và các hộ, các cơ sở kinh doanh sen trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

Hình 3.6. Các sản phẩm từ cây sen

a. Hạt sen chưa bóc vỏ b. Củ sen c. Gương sen d. Hoa sen

e. Hạt sen bóc vỏ f. Tâm (tim) sen g. Hạt sen khô h. Lá sen

3.1.5. Xây dựn sơ đồ phân bố các giống sen ở Thừa Thiên Huế

Dựa trên kết quả thu được từ việc điều tra các địa điểm trồng sen và các giống

sen hiện đang được trồng theo thông tin chi tiết đã trình bày ở bảng 3.1 và phụ lục

4, chúng tôi thiết lập sơ đồ phân bố các giống sen ở 66 địa điểm điều tra ở Thừa

Thiên Huế trong năm 2017-2018 theo hình 3.7.

62

Hình 3.7. Sơ đồ phân bố 66 mẫu giống sen ở Thừa Thiên Huế năm 2017-2018

63

3.2. ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA CÁC MẪU GIỐNG SEN DỰA

VÀO KIỂU HÌNH

Để cung cấp cơ sở khoa học cho việc thu thập một số giống sen nhằm tiến

hành các thí nghiệm tiếp theo, chúng tôi đánh giá sự khác biệt di truyền dựa vào

một số kiểu hình của 66 mẫu giống sen (ký hiệu mẫu được trình bày ở phụ lục 4).

Số liệu đánh giá 17 tính trạng hình thái đặc trưng (Phụ lục 6) cho 66 mẫu giống

được thống kê và xử lý phân tích UPGMA bằng phần mềm NTSYSpc 2.1. Từ đó,

xây dựng cây phân loại thể hiện mối quan hệ di truyền giữa các mẫu giống sen dựa

trên sự so sánh 17 tính trạng hình thái (Hình 3.8) và ma trận thể hiện hệ số tương

đồng di truyền (Phụ lục 7).

Bảng hệ số tương đồng di truyền (Phụ lục 7) về mặt hình thái của các mẫu

giống sen cho thấy hệ số tương đồng di truyền biến động từ 0,40-1,00. Như vậy dựa

trên chỉ thị hình thái mức độ đa dạng của các mẫu giống sen nghiên cứu là không

cao với độ khác biệt di truyền giữa các mẫu giống đạt từ 0-60%.

Hệ số tương đồng di truyền về mặt hình thái của các mẫu giống sen thấp nhất

là 0,40 và cao nhất là 1,00. Sơ đồ hình cây cho thấy, ở mức tương đồng di truyền

0,40 thì 66 mẫu giống sen đã được phân tách thành 2 nhóm chính theo đặc điểm của

màu sắc hoa, gồm nhóm có hoa màu trắng (nhóm I) và nhóm có hoa màu hồng

(nhóm II).

Nhóm I gồm có 17 mẫu giống (ST01-ST17). Đặc điểm chung của nhóm này

là lá non có màu xanh lá mạ, gai trên cuống lá ít, nụ hoa màu xanh non, hoa có màu

trắng, cánh hoa uốn lượn, hạt hình elip và sắc tố bên trong vỏ hạt màu trắng. Những

đặc điểm này khác biệt hoàn toàn so với nhóm hoa màu hồng (nhóm II). Ở mức

tương đồng di truyền 0,79 nhóm I tiếp tục được phân thành 2 nhóm phụ Ia và Ib

khác nhau.

Nhóm phụ Ia gồm 14 mẫu giống (ST01-ST14), nhóm phụ Ib gồm 3 mẫu

giống (ST15-ST17). Đặc điểm khác nhau của hai nhóm này thể hiện qua hình dạng

nụ hoa và hình dạng gương sen. Trong khi nhóm phụ Ia có nụ hoa hình bầu dục dài

chóp nhọn và gương sen phẳng từ lúc còn non đến lục trưởng thành, hạt sen nhô ra

ngoài gương sen một phần thì nhóm phụ Ib có nụ hoa hình bầu dục tròn chóp nhọn

và gương sen phẳng lúc còn non nhưng lồi ra dạng cái ô lúc trưởng thành, hạt sen

nằm gọn trong gương sen. Chính vì đặc điểm hình dạng của gương sen mà 2 nhóm

này có tên gọi là giống Sen Trắng Trẹt Lõm và giống Sen Trắng Trẹt Lồi.

64

Hình 3.8. Sơ đồ hình cây về mối quan hệ di truyền của 66 mẫu giống sen dựa vào kiểu hình với 17 tính trạng hình thái

65

Nhóm II gồm 49 mẫu giống. Đặc điểm chung của nhóm này là đều có hoa

màu hồng, cánh hoa hình bát, hình dạng gương sen lúc gần chín đều có dạng cái ô

với hạt sen nhô ra một phần ngoài gương sen. Tại mức tương đồng 0,638, nhóm 35

mẫu giống Sen Cao Sản phân tách riêng biệt so với các mẫu giống còn lại tạo thành

2 nhóm phụ là nhóm IIa và nhóm IIb.

Nhóm IIa gồm 35 mẫu giống (SH01-SH35) đều có chung tên gọi là giống Sen

Cao Sản. Đặc điểm chung của nhóm này là có lá non màu tím, nụ hoa màu tím, hoa có

màu hồng tím đều màu và giữ nguyên màu hồng tím cho đến lúc tàn, hạt sen hình cầu,

sắc tố bên trong vỏ hạt biểu hiện hồng nhẹ ở chóp, toàn bộ phần còn lại là màu trắng.

Nhóm IIb gồm 14 mẫu giống (SH36-SH49), đều là những giống sen hồng

trồng lâu năm tại địa phương với các đặc điểm chung là có kích cỡ cây to, lá non

màu xanh pha hồng, nụ hoa màu tím đỏ, hạt sen hình bầu dục với sắc tố bên trong

vỏ hạt có màu hồng đậm, khác biệt hoàn toàn so với 35 mẫu giống thuộc nhóm IIa.

Trong 14 mẫu giống này, theo đặc điểm màu sắc lá trưởng thành và màu sắc hoa, lại

được chia thành 2 nhóm phụ IIb1 và IIb2 với mức tương đồng di truyền là 0,83.

Trong đó, nhóm IIb1 gồm 13 mẫu giống (SH36-SH48), là những mẫu giống có lá

trưởng thành màu xanh, hoa có màu hồng đậm lúc mới nở và nhạt dần đến lúc hoa

tàn. Riêng mẫu giống SH49 tách riêng ra thành 1 nhóm IIb2 với lá trưởng thành màu

xanh đậm, hoa có màu hồng tím đậm từ lúc nở cho đến lúc tàn. Ở mức tương đồng

di truyền 0,92 nhóm IIb1 được tiếp tục phân thành 2 nhóm bao gồm nhóm IIb1.1 có 5

giống (SH35-SH40, có chung tên gọi là Sen Hồng Phú Mộng) với đặc điểm hoa có

màu hồng đậm ở đầu chóp hoa, nhạt dần xuống phía dưới và toàn bộ cánh hoa

chuyển thành màu hồng nhạt đến khi hoa tàn và nhóm IIb1.2 có 8 mẫu giống với đặc

điểm hoa có màu hồng đậm hơi ngả sang đỏ (hồng đỏ) ở 1-2 ngày sau nở và màu

hồng đỏ nhạt dần cho đến 3-4 ngày sau thì toàn bộ cánh hoa chuyển sang màu trắng,

chỉ còn phơn phớt hồng ở đầu chóp cánh hoa. Chính vì lý do này mà nhóm này đều

có chung tên gọi là giống Sen Đỏ Ợt.

Khi so sánh hệ số tương đồng di truyền giữa các nhóm mẫu giống sen có cùng tên

gọi nhưng được thu thập từ các địa điểm khác nhau đều có hệ số tương đồng di truyền

dao động từ 0,98-1,00. Như vậy, mặc dù được thu từ các khu vực khác nhau nhưng các

mẫu giống sen trong cùng một nhóm vẫn có quan hệ di truyền tương đồng nhau rất cao,

hầu như không có sự sai khác ở các mẫu giống trong nhóm có cùng tên gọi.

66

Qua phân tích mối quan hệ di truyền dựa vào 17 tính trạng hình thái cho thấy:

Các mẫu giống sen trong tập đoàn sen ở Thừa Thiên Huế phân tách thành các nhóm

có đặc điểm hình thái chính tương đồng (màu sắc lá non, màu sắc hoa, hình dạng

nụ, gương, hạt…) của giống hơn là sự phân bố địa lý của chúng. Kết quả đánh giá

di truyền 66 mẫu giống sen bằng chỉ thị hình thái chỉ ra hệ số tương đồng di truyền

thấp nhất là 0,40 và cao nhất là 1,00 đồng thời không có sự trùng lặp về các nhóm

mẫu giống. Ở mức tương đồng di truyền 0,92, 66 mẫu giống sen điều tra ở Thừa

Thiên Huế được phân thành 6 nhóm ở một số tính trạng hình thái đặc trưng bao

gồm: nhóm 1 (gồm 14 mẫu giống Sen Trắng Trẹt Lõm: ST01-ST14), nhóm 2 (gồm

3 mẫu giống Sen Trắng Trẹt Lồi: ST15-ST17), nhóm 3 (35 mẫu giống Sen Cao Sản:

SH01-SH35), nhóm 4 (gồm 5 mẫu giống Sen Hồng Phú Mộng: SH36-SH40), nhóm

5 (8 mẫu giống Sen Đỏ Ợt: SH41-SH48) và nhóm 6 (01 mẫu giống Sen Hồng Gia

Long: SH49). Đây có thể xem là một trong những cơ sở khoa học ban đầu để nhận

biết giống trong công tác bảo tồn và chọn lọc các giống sen tại Thừa Thiên Huế.

Dựa vào kết quả điều tra, hình thái cơ bản đặc trưng của giống và kết quả phân

tích đa dạng di truyền dựa vào chỉ thị hình thái chúng tôi xác định được 6 giống sen

(giống cây trồng) đang được trồng ở Thừa Thiên Huế: Sen Cao Sản, Sen Hồng Phú

Mộng, Sen Đỏ Ợt, Sen Trắng Trẹt Lõm, Sen Trắng Trẹt Lồi, Sen Hồng Gia Long.

Kết hợp với cơ sở sơ đồ phân bố các mẫu giống sen, chúng tôi thu thập 6 giống sen

trên để trồng tại Hương Sơ, thành phố Huế (theo phương pháp được trình bày ở mục

2.3.4.1) nhằm tiến hành thí nghiệm đánh giá các chỉ tiêu tiếp theo.

3.3. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CÁC GIỐNG

SEN Ở THỪA THIÊN HUẾ

3.3.1. Đặc điểm hình thái của các giống sen

Các tính trạng của cây sen được đánh giá ở các giai đoạn sinh trưởng và phát

triển khác nhau. Nếu tính trạng nào có biểu hiện càng nhiều các trạng thái khác

nhau thì càng thể hiện sự đa dạng cao. Khi nghiên cứu đặc điểm hình thái của 6

giống sen cho thấy đa số mỗi đặc điểm được thể hiện ở nhiều trạng thái khác nhau.

Đây có thể là cơ sở ban đầu để nhận biết và phân biệt các giống sen hiện đang được

trồng ở Thừa Thiên Huế, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và

chọn lọc các giống sen có triển vọng.

67

3.3.1.1. Đặc điểm thân, lá, rễ

Đặc điểm hình thái thân, lá của cây có tính ổn định di truyền cao, dựa vào điều

này giúp cho các nhà chọn giống dễ nhận biết và định hướng đúng đắn trong việc

chọn lọc theo từng mục đích khác nhau. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái

thân, lá, rễ được thống kê theo 10 đặc tính trình bày ở bảng 3.6.

+ Kích cỡ cây: đây là tính trạng thể hiện sức sinh trưởng của giống. Số liệu

thống kê cho thấy 6 giống sen chỉ biểu hiện ở 3 nhóm kích cỡ cây: cây to, cây

trung bình và cây trung bình - nhỏ. Trong đó, giống Sen Hồng Gia Long, Sen

Hồng Phú Mộng, Sen Đỏ Ợt thuộc nhóm cây to có kích thước cây từ 1,5-2 m, còn

Sen Cao Sản và giống Sen Trắng Trẹt Lồi thuộc nhóm cây trung bình có kích

thước khoảng từ 1-1,5 m. Riêng giống Sen Trắng Trẹt Lõm có kích thước khoảng

0,5-1 m, thuộc nhóm cây có kích thước trung bình - nhỏ. Không có mẫu sen nào

có kích thước cây nhỏ và cây rất nhỏ.

+ Màu sắc rễ: rễ non của các giống sen đều có màu trắng, rễ già có màu nâu.

+ Hình dạng lá mới: tất cả các giống khảo sát đều thuộc nhóm có lá gần tròn,

và đây cũng là đặc điểm chung của các giống sen Việt Nam.

+ Màu lá non: biểu hiện ở 3 trạng thái màu tím, xanh pha hồng và xanh lá mạ.

3 giống Sen Hồng Phú Mộng, Sen Đỏ Ợt, Sen Hồng Gia Long biểu hiện lá màu

xanh pha hồng (Hình 3.9b). Gống Sen Cao Sản có lá non màu tím (Hình 3.9a), còn

hai giống Sen Trắng Trẹt Lồi và Trắng Trẹt Lõm đều có màu xanh lá mạ (Hình

3.9c). Mặc dù ở giai đoạn lá non, màu sắc lá đa dạng nhưng đến giai đoạn lá trưởng

thành đều có màu xanh nhạt rồi đậm dần ở phiến lá mặt trên, còn phiến lá mặt dưới

có màu hồng thẫm hoặc nâu.

+ Bề mặt lá: 6 giống sen nghiên cứu đều thuộc nhóm cây có bề mặt lá trên

nhẵn, còn bề mặt dưới lá hơi ráp (Hình 3.9).

+ Số gai t ên cuống: Gai thường có màu xanh hoặc màu nâu. Các giống Sen

Hồng Gia Long, Sen Hồng Phú Mộng, Sen Đỏ Ợt có rất nhiều gai (Hình 3.10a),

giống Sen Cao Sản có số gai trên cuống khá nhiều (Hình 3.10b), hai giống Sen

Trắng Trẹt Lõm và Trắng Trẹt Lồi có số gai ít hơn các giống khác (Hình 3.10c).

68

Bản 3.6. Đặc điểm hình thái thân, lá, rễ của các giống sen

STT Đặc điểm và các trạng thái

biểu iện

Sen

Cao

Sản

Sen

Hồng

Phú

Mộng

Sen

Hồng

Gia

Long

Sen

Đỏ

Ợt

Sen

Trắng

Trẹt

Lõm

Sen

Trắng

Trẹt

Lồi

1 Kích cỡ cây

To - x x x - -

Trung bình x - - - - x

Trung bình - nhỏ - - - - x -

Nhỏ - - - - - -

Rất nhỏ - - - - - -

2 Màu sắc rễ non Trắng x x x x x x

3 Hình dạng lá

mới

Gần tròn x x x x x x

4 Màu sắc lá mới

Tím x - - - - -

Xanh pha hồng - x x x - -

Xanh lá mạ - - - - x x

5 Màu lá trưởng

thành

Xanh x x - x x x

Xanh đậm - - x - - -

6 Bề mặt lá

Mặt trên nhẵn

bóng

x x x x x x

Mặt dưới hơi ráp x x x x x x

7 Gai trên cuống

Ít - - - - x x

Nhiều x - - - - -

Rất nhiều - x x x - -

8 Kiểu lá

Lá dù dạng hình

phễu

x x x x x x

Lá trãi dạng

phẳng

x x x x x x

Chú thích: Kích cỡ cây: To: 1,5-2 m; Trung bình: 1-1,5 m; Trung bình - nhỏ: 0,5-1 m; nhỏ 20-

50 cm; Rất nhỏ: < 20 cm. Kí hiệu “x” là có đặc điểm, kí hiệu “-” là không có đặc điểm.

69

+ Kiểu lá: Các giống sen có kiểu lá tương tự nhau và có 2 loại lá gồm lá trãi

và lá dù; lá trãi có kiểu lá hình trải phẳng (Hình 3.9d), còn lá dù có dạng hình phễu

(Hình 3.9e). Theo sự phân loại đó, lá trãi là lá khi mọc nằm trải trên mặt nước với

cuống lá có độ cong và mềm dẻo giúp lá có thể dao động khi mặt nước động, hệ gân

lá có thể quan sát rõ ràng nhưng gân lá ở mặt dưới phiến lá nổi, còn mặt trên lại

bằng phẳng, gai ở cuống lá trãi nhiều hơn cuống lá dù. Ngược lại, đối với lá dù,

cuống lá dày cứng, cùng với hệ gân lá phát triển mạnh, mặt trên và dưới của phiến

lá có gân lá nổi, tất cả các yếu tố này nhằm giúp cây sen đứng thẳng (Hình 3.9f).

Hình 3.9. Hình dạng lá của các giống sen ở Thừa Thiên Huế

Qua kết quả đánh giá đặc điểm thân, lá và rễ của các giống sen cho thấy, các

đặc tính như màu sắc rễ non; hình dạng lá mới; bề mặt trên lá; bề mặt dưới lá; kiểu

lá không có sự sai khác giữa 6 giống sen nghiên cứu. Qua đây cho thấy tính ổn định

di truyền cao của các giống sen khi được đánh giá dựa trên những đặc tính này. Các

đặc tính như: kích cỡ cây, màu lá non, màu lá trưởng thành và gai trên cuống lá có

sự biến động khác nhau giữa 6 giống sen. Dựa vào các đặc tính này giúp cho các

a. Lá non màu tím

(Sen Cao Sản)

b. Lá non màu xanh

pha hồng (Sen Đỏ

Ợt)

c. Lá non màu xanh lá

mạ (Sen Trắng Trẹt

Lõm)

e. Lá dù hình phễu

(Sen Đỏ Ợt)

d. Lá trải phẳng f. Gân ở mặt sau lá dù

(Sen Hồng Phú Mộng)

70

nhà chọn giống dễ nhận biết và định hướng đúng đắn trong việc chọn lọc theo từng

mục đích khác nhau.

Hình 3.10. Gai trên cuống lá một số giống sen

Tiến hành đo đường kính lá trãi, đường kính lá dù, chiều cao và đường kính

cuống lá dù của các giống sen nghiên cứu vào giai đoạn trưởng thành. Kết quả được

trình bày ở bảng 3.7. Qua bảng 3.7 cho thấy:

Bản 3.7. Tính trạng số lượng về thân lá của các giống sen

C ỉ tiêu

Giống sen

Đƣờn

kính lá

trãi (cm)

Đƣờn

kính lá dù

(cm)

C iều cao

cuốn lá dù

(cm)

Đƣờn

ín cuốn

lá dù (cm)

Sen Cao Sản 53,73c 60,97

e 81,80

b 1,13

cd

Sen Hồn P ú Mộn 58,20b 68,93

b 71,53

c 1,20

bc

Sen Hồn Gia Lon 54,20c 66,07

c 91,07

a 1,29

ab

Sen Đỏ Ợt 62,00a 81,00

a 91,47

a 1,38

a

Sen Trắn Trẹt Lõm 63,60a 52,62

f 52,11

d 1,11

cd

Sen Trắn Trẹt Lồi 58,31b 63,39

d 83,05

b 1,05

e

Chú thích: Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột chỉ ra sự sai khác có ý

nghĩa thống kê của trung bình mẫu với p<0,05 (Duncan’s test). Chú thích này dùng

chung cho tất cả các bảng (ngoại trừ bảng 3.23, 3.24)

Đường kính lá trãi: Giữa các giống sen không có sự chênh lệch lớn, dao động

từ 53,73-63,60 cm, trung bình đạt 58,34 cm. Trong đó, thấp nhất là Sen Cao Sản với

53,73 cm và sai khác có ý nghĩa so với các giống sen còn lại.

a. Gai trên cuống lá rất nhiều

(Sen Hồng Phú Mộng)

b. Gai trên cuống lá

nhiều (Sen Cao Sản)

c. Gai trên cuống lá ít

(Sen Trắng Trẹt Lồi)

71

Đường kính lá dù: So với lá trãi thì lá dù của 6 giống sen nghiên cứu có kích

thước lớn hơn, đạt từ 52,62-81,00 cm, trung bình đạt 65,49 cm. Trong đó, giống Sen

Đỏ Ợt có đường kính lá dù lớn nhất với 81 cm và thấp nhất là giống Sen Trắng Trẹt

Lõm với 52,62 cm.

Chiều cao cuống lá dù: Trong các giống nghiên cứu thì Sen Trắng Trẹt Lõm

có chiều cao cuống lá dù nhỏ nhất chỉ đạt 52,11 cm. Các giống còn lại có chiều cao

cuống lá dù lớn với 81,80-91,47 cm, lớn nhất là Sen Đỏ Ợt (91,47 cm) và Sen Hồng

Gia Long (91,07 cm).

Đường kính cuống lá dù: Đường kính cuống lá dù trung bình đạt từ 1,05-1,38 cm.

Các giống Sen Hồng Phú Mộng, Gia Long và Đỏ Ợt vẫn là nhóm sen có đường kính lá

dù lớn nhất trong 3 giống, tiếp đến là Sen Cao Sản và thấp nhất là 2 giống sen trắng.

Như vậy, qua kết quả phân tích tính trạng số lượng về đặc điểm thân lá 6

giống sen, có thể thấy rằng: các giống có chiều cao cuống lá dù lớn thuộc về 2

giống sen là Sen Đỏ Ợt và Sen Hồng Gia Long. Đây cũng là những giống sen có

kích cỡ cây to, có thể được trồng để khai thác cuống lá cho sản xuất giấy và tơ sen.

Các giống sen hồng địa phương như Sen Đỏ Ợt, Sen Hồng Gia Long, Sen Hồng Phú

Mộng có đường kính lá dù lớn, đây chính là lý do mà các giống sen này được khai

thác lá để làm nón hiện nay ở Thừa Thiên Huế. Giống Sen Cao Sản và 2 giống sen

trắng đều nằm trong nhóm có kích thước các tính trạng trung bình và nhỏ phù hợp

với sự phân loại kích cỡ cây trước đó.

3.3.1.2. Đặc điểm nụ hoa và hoa của các giống sen

Kết quả mô tả, đánh giá về tính trạng và trạng thái biểu hiện nụ hoa và hoa của

các giống sen ở Thừa Thiên Huế được trình bày ở bảng 3.8 và bảng 3.9, hình 3.11

và hình 3.12.

Chiều cao của hoa: Chiều cao hoa được biểu hiện ở hai mức độ khác nhau so

với chiều cao của lá dù: ở phía trên lá và ngay trên lá. Trong đó, các giống sen địa

phương đều có hoa cao hơn hẳn chiều cao của lá. Đây là những giống sen vừa được

khai thác lấy hạt và lấy hoa. Có thể đây là một trong những tính trạng đặc trưng cho

các giống được sử dụng lấy hoa - có chiều cao của hoa cao hơn chiều cao của lá,

nhằm khoe sắc hoa. Giống Sen Cao Sản có chiều cao hoa thấp hơn, vị trí của hoa

chỉ ngay trên lá - đây là đặc điểm đặc trưng của giống sen lấy hạt [13].

72

Bản 3.8. Tính trạng và trạng thái biểu hiện nụ hoa và hoa của các giống sen

S

T

T

Tính trạng và trạng thái biểu hiện

Sen

Cao

Sản

Sen

Hồng

Phú

Mộng

Sen

Hồng

Gia

Long

Sen

Đỏ

Ợt

Sen

Trắng

Trẹt

Lõm

Sen

Trắng

Trẹt

Lồi

1 Chiều cao

hoa

Trên lá - x x x x x

Ngay trên lá x - - - - -

2 Màu sắc

nụ

Tím x - - - - -

Tím đỏ - x x x - -

Xanh non - - - - x x

3 Hình dạng

nụ

Bầu dục tròn chóp nhọn - - - - - x

Bầu dục dài chóp nhọn x x x x x -

4

Màu sắc

hoa

Trắng - - - - x x

Hồng đậm ở chóp, phần

dưới đế hoa màu trắng - x - x - -

Hồng tím đậm ở chóp,

phần dưới đế hoa màu

trắng

- - x - - -

Hồng tím x - - - - -

5 Kiểu hoa Cánh đơn x x x x x x

6 Hình dạng

hoa

Cánh uốn lượn - - - - x x

Hình bát cong lõm ở phần

giữa cánh hoa theo chiều

dọc, cánh chồng nhau

x x x x - -

7 Hình dạng

cánh hoa Trứng ngược x x x x x x

8

Mức độ

biểu hiện

gân ở mặt

ngoài

cánh hoa

Rõ ràng x x x x x x

9

Màu sắc

gân ở mặt

ngoài

cánh hoa

Trắng - - - - x x

Hồng nhạt nửa phía trên,

nửa phía dưới có màu

trắng

x x x x - -

Chú thích: Kí hiệu “x” là có đặc điểm, kí hiệu “-” là không có đặc điểm.

Màu sắc nụ hoa và hoa: Thông qua bảng kết quả, chúng ta có thể dễ dàng nhận

biết các loài hoa này qua màu sắc. Hai giống sen trắng đều có màu xanh non lúc còn

là nụ hoa (Hình 3.11c, d) nhưng đến khi hoa nở cánh hoa trắng muốt xếp chồng lên

73

nhau (Hình 3.12e). Có thể phân biệt 2 giống sen trắng này dựa vào hình dạng nụ

hoa: Sen Trắng Trẹt Lõm có nụ hoa bầu dục dài chóp nhọn (Hình 3.11c), trong khi

đó nụ hoa giống Sen Trắng Trẹt Lồi bầu và ngắn hơn (Hình 3.11d).

Các giống sen hồng đều có hoa màu hồng tuy nhiên phần cánh hoa biểu hiện

độ đậm nhạt về màu sắc là khác khau. Sen Hồng Phú Mộng, Sen Hồng Gia Long và

Sen Đỏ Ợt đều có nụ hoa hình bầu dục dài chóp nhọn, màu tím đỏ (Hình 3.11b) và

khi hoa nở thì có màu hồng ở hầu hết cánh hoa, phần cánh hoa dính với đế có màu

trắng. Tuy nhiên, Sen Hồng Phú Mộng có màu hồng đậm ở đầu chóp và nhạt dần

xuống dưới, màu hồng đậm hơn lúc mới nở, sau đó nhạt dần (Hình 3.12f), còn Sen

Hồng Gia Long thì có màu hồng tím đậm và giữ nguyên màu sắc cho đến lúc tàn

(Hình 3.12b). Đối với Sen Đỏ Ợt thì lúc đầu khi hoa mới nở có màu hồng đậm hơi

ngả sang đỏ (Hình 3.12c), sau đó màu hồng nhạt dần và chỉ còn có màu hồng ở đầu

chóp hoa, còn lại hầu hết cánh hoa chuyển thành màu trắng vào ngày thứ 4, 5 sau

khi hoa nở (Hình 3.12d). Đó là lý do mà giống sen này có tên gọi là Sen Đỏ Ợt.

Riêng Sen Cao Sản có nụ hoa màu tím đậm (Hình 3.11a), cánh hoa màu hồng tím,

không thay đổi màu sắc hoa từ lúc nở đến khi tàn (Hình 3.12a).

Hình 3.11. Hình dạng và màu sắc nụ hoa của một số giống sen

Hình dạng và kiểu hoa: Tất cả 6 giống sen ở Thừa Thiên Huế đều có kiểu hoa

cánh đơn với một lớp cánh hoa to và cánh hoa có hình trứng ngược (Hình 3.12).

Riêng hình dạng hoa quan sát lúc 8-10 giờ sáng ở ngày thứ 2 khi hoa nở biểu hiện 2

a. Bầu dục dài

chóp nhọn,

màu tím

(Sen Cao Sản)

b. Bầu dục dài

chóp nhọn,

màu tím đỏ

(Sen Đỏ Ợt)

c. Bầu dục dài

chóp nhọn, màu

xanh non (Sen

Trắng Trẹt Lõm)

d. Bầu dục tròn

chóp nhọn, màu

xanh non (Sen

Trắng Trẹt Lồi)

74

tính trạng. 4 giống sen hồng đều có cánh hoa hình bát cong lõm ở phần giữa cánh

hoa theo chiều dọc, cánh chồng nhau. Trong khi đó, 2 giống sen trắng có cánh hoa

hình uốn lượn. Các cánh hoa của tất cả 6 mẫu giống sen nghiên cứu đều có gân nổi

rất rõ ở mặt ngoài cánh hoa. Hai giống sen trắng thì có gân màu trắng hoàn toàn,

còn các giống sen hồng thì nửa phía dưới phần gốc cánh hoa có gân màu trắng, còn

nửa phía trên của cánh hoa có màu hồng nhạt.

Hình 3.12. Một số hình ảnh về kiểu hoa, màu sắc hoa, hình dạng cánh hoa của các

giống sen

Như vậy, các đặc điểm về nụ hoa và hoa đều thể hiện mức độ đa dạng cao ở hầu

hết các tính trạng, trong đó tính trạng màu sắc hoa thể hiện mức độ đa dạng cao nhất

(biểu hiện ở 4 cấp độ khác nhau). 2 giống sen trắng có nụ hoa màu xanh non nở ra hoa

a. Màu hồng tím, cánh đơn,

hình bát (Sen Cao Sản)

b. Màu hồng tím đậm,

cánh đơn, hình bát

(Sen Hồng Gia Long)

c. Màu hồng đậm (đỏ),

cánh đơn, hình bát (Sen

Đỏ Ợt, 1-2 ngày đầu)

d. Màu hồng đầu chóp,

cánh hoa màu trắng (Sen

Đỏ Ợt 3-4 ngày sau)

e. Hoa màu trắng, cánh

đơn, cánh hoa uốn lượn

(Sen Trắng Trẹt Lõm)

f. Hoa màu hồng đậm ở trên,

nhạt dần xuống phía dưới,

cánh đơn, cánh hoa hình bát

(Sen Hồng Phú Mộng)

75

màu trắng, 4 giống sen hồng có nụ hoa màu tím/tím đỏ nở ra hoa màu hồng với độ đậm

nhạt khác nhau.

Bản 3.9. Tính trạng số lượng về cánh hoa của các giống sen

Chỉ tiêu

Giống

Đƣờng

kính hoa

nở (cm)

Số cánh

hoa

Chiều

dài cánh

hoa (cm)

Chiều

rộng cánh

hoa (cm)

Tỷ lệ

dài/rộng

cánh hoa

Sen Cao Sản 17,73b 17,27

b 10,15

c 5,79

de 1,81

a

Sen Hồn P ú Mộn 15,75c 14,47

c 11,61

b 6,69

c 1,74

ab

Sen Hồn Gia Lon 14,73c 19,80

a 10,52

c 7,79

a 1,35

d

Sen Đỏ Ợt 21,04a 15,00

c 12,31

a 7,23

b 1,70

ab

Sen Trắn Trẹt Lõm 11,29d 13,07

c 9,23

d 6,03

d 1,53

c

Sen Trắn Trẹt Lồi 11,70d 13,67

c 8,71

d 5,39

e 1,62

bc

Sáu giống sen được trồng ở Thừa Thiên Huế đều thuộc loại hoa cánh đơn,

nên chỉ có một lớp cánh hoa to. Số cánh/hoa ở các giống dao động từ 13,07-19,80

cánh, trung bình đạt 15,55 cánh. Trong đó, giống Sen Hồng Gia Long có số cánh

nhiều nhất với 19,80 cánh, tiếp theo là giống Sen Cao Sản với 17,27 cánh. Hai

giống Sen Hồng Phú Mộng và Đỏ Ợt có số cánh xấp xỉ bằng nhau khoảng 15

cánh/hoa. Riêng 2 giống Sen Trắng Trẹt Lõm và Trắng Trẹt Lồi có số cánh/hoa ít

nhất, khoảng 13 cánh.

Tiến hành đo đường kính hoa vào ngày thứ 2 sau khi hoa nở, kết quả bảng

3.9 cho thấy có sự chênh lệch lớn về đường kính hoa giữa các giống, đạt kích thước

lớn nhất là Sen Đỏ Ợt với 21,04 cm. Đây cũng là giống sen có chiều dài cánh hoa

lớn nhất, đạt 12,31 cm. Các giống sen có đường kính hoa thấp nhất là 2 giống sen

trắng, đạt khoảng 11 cm, cũng là giống có kích thước chiều dài cánh hoa bé nhất

(lần lượt đạt 9,23 cm và 8,71 cm). Như vậy, có thể thấy chiều dài cánh hoa tương

ứng với đường kính của hoa.

Tỷ lệ chiều dài/chiều rộng cánh hoa của các giống sen dao động từ 1,53-1,81

lần. Nhìn chung, chiều dài và chiều rộng cánh hoa tỷ lệ thuận với kích cỡ của cánh

hoa. Nhóm có kích cỡ cánh hoa lớn là nhóm Sen Đỏ Ợt, Sen Cao Sản, Sen Hồng

Phú Mộng. Hai giống sen trắng có kích cỡ cánh hoa nhỏ.

76

3.3.1.3. Đặc điểm nhị hoa của các giống sen

Bảng 3.10. Đặc điểm nhị hoa của các giống sen

STT Tín trạn v các trạn t ái

biểu iện

Sen

Cao

Sản

Sen

Hồng

Phú

Mộng

Sen

Hồng

Gia

Long

Sen

Đỏ

Ợt

Sen

Trắng

Trẹt

Lõm

Sen

Trắng

Trẹt

Lồi

1 Hình dạng nhị hoa Bình thường x x x x x x

2 Màu sắc chỉ nhị Trắng x x x x x x

3 Màu sắc bao phấn Vàng x x x x x x

4 Màu sắc phần phụ

nhị hoa (gạo sen) Trắng x x x x x x

Nhị hoa có cấu tạo bình thường là điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ phấn

và kết hạt ở cây sen. Một số giống sen khác có nhị hoa dạng một phần cánh hoa như

giống sen Tây Hồ ở Hà Nội, là giống sen chỉ cho hoa, không tạo hạt [13]. Kết quả

bảng 3.10 cho thấy cả 6 giống sen nghiên cứu đều có biểu hiện nhị hoa bình thường

(Hình 3.13). Đây là đặc điểm điển hình của giống sen lấy hạt. Ở Thừa Thiên Huế,

người trồng sen chủ yếu để khai thác hạt (theo PRA). Ngoài ra, các tính trạng màu

sắc chỉ nhị, hạt phấn và phần phụ của nhị hoa (gạo sen) mang đặc trưng của loài nên

không biểu hiện sự sai khác giữa các giống.

Hình 3.13. Nhị hoa bình thường của một số giống sen

a. Sen Cao Sản b. Sen Trắng Trẹt Lồi

77

Bản 3.11. Tính trạng số lượng về nhị hoa và bao phấn của các giống sen

Chỉ tiêu

Giống

Số lƣợng nhị

hoa

Chiều dài nhị

hoa (cm)

Chiều dài bao

phấn (cm)

Sen Cao Sản 361,67a 1,47

c 1,51

e

Sen Hồn P ú Mộn 282,00d 1,60

b 2,03

a

Sen Hồn Gia Lon 257,00e 1,41

d 1,93

b

Sen Đỏ Ợt 320,67b 1,79

a 1,84

c

Sen Trắn Trẹt Lõm 291,66c 1,59

b 1,63

d

Sen Trắn Trẹt Lồi 147,00f 1,39

d 1,93

b

Số lượng nhị hoa nhiều hay ít ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn của hoa. Số

lượng nhị hoa giữa các giống dao động từ 147-361,67 nhị/hoa. Trong đó, Sen Cao

Sản là giống sen có số lượng nhị hoa lớn nhất đạt 361,67 nhị, tiếp theo là các giống

Sen Đỏ Ợt (320,67 nhị), Sen Trắng Trẹt Lõm (291,66 nhị), Sen Hồng Phú Mộng (282

nhị/hoa), Sen Hồng Gia Long (257 nhị/hoa) và thấp nhất là Sen Trắng Trẹt Lồi (147

nhị/hoa), đây cũng chính là giống có khả năng kết hạt rất ít.

Chỉ nhị của các giống sen có màu trắng đính các bao phấn mang các hạt phấn

màu vàng, trên cùng là phần phụ nhị có dạng hình hạt gạo thường được gọi là gạo

sen. Chiều dài chỉ nhị và chiều dài bao phấn ở 6 giống sen có kích thước lần lượt từ

1,39-1,79 cm và 1,51-2,03 cm.

Qua phân tích tính trạng số lượng về hoa, cánh hoa và nhị hoa, chúng tôi nhận

thấy các giống sen đều thể hiện sự đa dạng cao. Do đó có thể dựa vào các đặc điểm

này để phân biệt các giống sen. Đặc biệt Sen Cao Sản thể hiện sự sai khác so với

các giống sen khác ở hầu hết các tính trạng. Do đó, hoa Sen Cao Sản khác biệt dễ

nhận biết so với các giống sen còn lại.

3.3.1.4. Đặc điểm gương, hạt của các giống sen

Kết quả mô tả, đánh giá về gương, hạt sen của các giống nghiên cứu được

trình bày ở bảng 3.12, bảng 3.13 và hình 3.14 đến hình 3.16.

Từ bảng 3.12 nhận thấy, gương sen của các giống sen hồng và giống Sen Trắng

Trẹt Lồi đều có bề mặt gương phẳng lúc còn non và lúc gần chín, mặt gương hơi

78

cong ra phía ngoài hình dạng cái ô (Hình 3.14a). Riêng giống Sen Cao Sản có gương

lồi hẳn ra phía trước. Trong khi đó giống Sen Trắng Trẹt Lõm thì gương sen vẫn

phẳng từ lúc non đến lúc gần chín (Hình 3.14b). Tính trạng gương sen là một tính

trạng đặc trưng để nhận biết và phân biệt hai giống sen trắng này được dễ dàng hơn.

Bản 3.12. Đặc điểm gương, hạt của các giống sen

STT Tính trạng và trạng thái

biểu hiện

Sen Cao

Sản

Sen

Hồng

Phú

Mộng

Sen

Hồng

Gia

Long

Sen

Đỏ

Ợt

Sen

Trắng

Trẹt

Lõm

Sen

Trắng

Trẹt

Lồi

1

Hình dạng

gương sen khi

gần chín

Hình ô x x x x - x

Hình bát - - - - x -

2 Bề mặt trên

của gương sen

Phẳng - - - - x

Lồi x x x x - x

3 Đường viền

gương

Liền x x x x x x

Gợn sóng - - - - - -

4

Số lượng hạt

trên gương

sen

Nhiều x x x - -

Bình thường - - - - x -

Ít - - x - - x

5

Vị trí đính hạt

trên gương

sen

Nằm gọn ở

gương sen - - - - - x

Một phần

nhô ra ngoài

gương sen

x x x x x -

6

Rụng hay

không rụng

nhị khi gương

chín

Rụng x x x x x x

Không rụng

-

- - - - -

7 Gân trên bề

mặt hạt sen Rõ ràng x x x x x x

8 Hình dạng hạt

Hình cầu x - - - - -

Hình bầu dục - x x x - -

Hình elip - - - - x x

9 Bề mặt hạt Sáng x x x x x x

10 Màu sắc bên trong vỏ hạt

Hồng

nhạt đầu

mút hạt,

trắng

phía sau

Hồng

đậm

Hồng

đậm

Hồng

đậm

Trắng

ngà

Trắng

ngà

Chú thích: Kí hiệu “x” là có đặc điểm, kí hiệu “-” là không có đặc điểm.

79

Cách sắp xếp hạt trên gương sen (số lượng hạt) thể hiện 3 mức độ. Giống Sen

Cao Sản, giống Sen Hồng Phú Mộng và giống Sen Đỏ Ợt là các giống có số lượng

hạt trên gương sen nhiều (Hình 3.14a). Giống Sen Trắng Trẹt Lõm có số lượng hạt

trên gương bình thường (Hình 3.14b). Riêng 2 giống Sen Trắng Trẹt Lồi và Sen

Hồng Gia Long đều thuộc vào nhóm có số lượng hạt trên gương ít (Hình 3.14c).

Hình dạng hạt sen ở 6 giống sen nghiên cứu biểu hiện ở cả 3 loại dạng hạt. Hai

giống Sen trắng có hạt hình elip với kích thước hạt nhỏ (Hình 3.15a). Các giống Sen

Hồng Phú Mộng, Sen Đỏ Ợt, Sen Hồng Gia Long đều có hạt dạng hình bầu dục

(Hình 3.15b). Riêng giống Sen Cao Sản có hạt dạng hình cầu (Hình 3.15c).

Khi bóc tách lớp vỏ ngoài của hạt sen tươi, lớp sắc tố ở mặt trong của vỏ 2

giống sen trắng có màu trắng ngà (Hình 3.16a), giống Sen Hồng Phú Mộng, giống

Sen Đỏ Ợt và Sen Hồng Gia Long có màu hồng đậm đều màu (Hình 3.16b). Riêng

giống Sen Cao Sản thì bên trong vỏ hạt có màu hồng nhạt đầu mút hạt, trắng dần ra

phía sau (Hình 3.16c). Đây là một đặc điểm giúp chúng ta có thể phân biệt hạt (sen

tươi) của các giống sen dễ dàng. Tuy nhiên, hạt sen lão (sen khô) không thể phân

biệt được do sắc tố bị mất màu.

Hai tính trạng đường viền gương sen và bề mặt hạt sen không thể hiện sự khác

nhau giữa các giống. Tất cả các giống nghiên cứu đều có bề mặt hạt sen sáng và

đường viền gương sen liền.

Hình 3.14. Bề mặt gương sen, vị trí đính hạt và cách sắp xếp hạt trên gương sen

a. Bề mặt gương nhô lên, số

lượng hạt trên gương nhiều

(Sen Cao Sản)

b. Bề mặt gương phẳng, số

lượng hạt trên gương bình

thường (Sen Trắng Trẹt Lõm)

c. Bề mặt gương nhô lên, số

lượng hạt trên gương ít (Sen

Hồng Gia Long)

80

Hình 3.15. Hình dạng hạt sen của một số giống sen

Hình 3.16. Màu sắc bên trong vỏ hạt sen của một số giống sen

Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Nga (2016), trong 42 mẫu giống sen thu thập

ở 6 tỉnh phía Bắc có 41 mẫu giống có sự hình thành gương và hạt sen còn mẫu

giống sen Nhật Bản tuy có hình thành gương nhưng có kích thước nhỏ và không có

sự hình thành hạt sen [13]. Ngược lại, tất cả 6 giống sen trồng ở Thừa Thiên Huế

đều có sự hình thành gương sen và hạt sen. Kết quả đánh giá về kích thước gương

sen, hạt sen lúc thu hoạch được trình bày ở bảng 3.13. Từ bảng 3.13 cho thấy:

Đường kính gương sen: Các giống sen có kích thước gương từ 9,23-13,12 cm,

trung bình đạt 10,73 cm. Các giống sen hồng đều có kích thước gương lớn và khác biệt

có ý nghĩa so với 2 giống sen trắng. Trong đó, Sen Hồng Phú Mộng có kích thước

gương lớn nhất (13,12 cm), tiếp đến là Sen Cao Sản (11,52 cm) và Sen Đỏ Ợt (11,39

cm), thấp nhất là Sen Hồng Gia Long, đạt 9,85 cm. Hai giống sen trắng có kích thước

gương nhỏ nhất trong 6 giống sen đạt khoảng 9,23 cm và không có sự sai khác giữa 2

giống. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Hoàng Thị Nga và cs khi kết luận

nhóm sen lấy hạt có đường kính gương sen trung bình khoảng 9,4-12,7 cm [13].

a. Màu trắng

(Sen Trắng Trẹt

Lõm)

b. Màu hồng đậm

(Sen Đỏ Ợt)

c. Màu hồng nhạt đầu chóp,

trắng dần ra phía sau

(Sen Cao Sản)

a. Hạt sen hình elip

(Sen Trắng Trẹt Lõm)

b. Hạt sen hình elip (Sen

Hồng Phú Mộng)

c. Hạt sen hình cầu

(Sen Cao Sản)

81

Bản 3.13. Tính trạng số lượng về gương và hạt của các giống sen

Chỉ tiêu

Giống

Đƣờn ín ƣơn

sen (cm)

Chiều dài hạt

(cm)

Chiều rộng

hạt (cm)

Sen Cao Sản 11,52b 2,12

b 1,63

a

Sen Hồn P ú Mộn 13,12a 2,05

bc 1,37

b

Sen Hồn Gia Lon 9,85c 2,43

a 1,55

a

Sen Đỏ Ợt 11,39b 2,38

a 1,21

c

Sen Trắn Trẹt Lõm 9,24d 1,74

d 1,09

d

Sen Trắn Trẹt Lồi 9,23d 1,97

c 1,31

b

Kích thước hạt sen: Đo kích thước hạt sen vào giai đoạn thu hạt sen chè (sen tươi),

chúng tôi nhận thấy tương tự như kích thước gương sen, các giống sen hồng cũng có

chiều dài và chiều rộng hạt lớn hơn nhiều so với hạt sen của các giống sen trắng.

Tóm lại: Qua kết quả đánh giá đặc điểm hình thái của 6 giống sen nghiên cứu

cho thấy, cả 6 giống sen đều không khác nhau ở một số tính trạng như màu sắc rễ,

hình dạng lá mới, kiểu lá, bề mặt lá, kiểu hoa, hình dạng cánh hoa, đặc điểm nhị

hoa, đường viền gương sen, bề mặt hạt sen. Điều này cho thấy tính ổn định di

truyền cao của các giống sen ở các đặc tính này.

Các đặc tính còn lại bao gồm kích cỡ cây, màu sắc lá mới, màu lá trưởng

thành, gai trên cuống lá, chiều cao hoa, màu sắc nụ hoa, hình dạng hoa, hình dạng

gương sen, bề mặt trên của gương sen, số lượng hạt trên gương sen, vị trí đính hạt

trên gương sen, hình dạng hạt, màu sắc bên trong vỏ hạt sen tươi thể hiện sự sai

khác giữa 6 giống sen, đặc biệt là giữa các giống sen hồng với các giống sen trắng.

Đây chính là các dấu hiệu để phân biệt giữa 6 giống sen này. Có thể tóm tắt đặc

điểm hình thái và dấu hiệu nhận biết 6 giống sen nghiên cứu như sau:

Giống Sen Cao Sản: kích cỡ cây trung bình, lá non màu tím, nụ hoa bầu dục dài

chóp nhọn, màu tím; hoa màu hồng tím, đều màu, không thay đổi màu sắc cho đến

khi hoa tàn, gương sen lồi hình cái ô; hạt hình cầu; số lượng hạt trên gương sen nhiều;

sắc tố bên trong vỏ hạt màu hồng nhẹ ở chóp, trắng dần ra phía sau (Hình 3.17).

Giống Sen Hồng Phú Mộng: Kích cỡ cây to; lá non có màu xanh pha hồng, nụ

hoa bầu dục dài chóp nhọn, màu tím đỏ, hoa có màu hồng đậm ở chóp, nhạt dần

82

xuống phía dưới, màu hồng nhạt dần đến khi hoa tàn, gương sen lồi; hạt hình bầu

dục, sắc tố bên trong vỏ hạt có màu hồng đậm (Hình 3.18).

Giống Sen Hồng Gia Long: Kích cỡ cây to; lá non màu xanh pha hồng, nụ hoa

bầu dục dài chóp nhọn, màu tím đỏ, hoa màu hồng tím, đậm màu, không thay đổi

màu sắc khi hoa tàn, gương sen lồi, hạt hình bầu dục; sắc tố bên trong vỏ hạt có

màu hồng đậm (Hình 3.19).

Giống Sen Đỏ Ợt: Kích cỡ cây to; lá non màu xanh pha hồng, nụ hoa bầu dục

dài chóp nhọn, màu tím đỏ; hoa màu hồng đậm hơi ngả sang đỏ, màu hồng của hoa

nhạt dần và đến ngày 4-5 thì chuyển sang màu trắng, chỉ còn phơn phớt hồng ở đầu

chóp cánh hoa; gương sen lồi; hạt hình bầu dục; sắc tố bên trong vỏ hạt có màu

hồng đậm (Hình 3.20).

Giống Sen Trắng Trẹt Lõm: Kích cỡ cây trung bình - nhỏ; lá non màu xanh;

nụ hoa bầu dục dài chóp nhọn, màu xanh non; hoa màu trắng; gương sen bằng; hạt

sen hình elip, sắc tố bên trong vỏ hạt có màu trắng (Hình 3.21).

Giống Sen Trắng Trẹt Lồi: Kích cỡ cây trung bình; lá non màu xanh; nụ hoa

bầu dục tròn chóp nhọn, màu xanh non; hoa màu trắng; gương sen lồi; hạt sen hình

elip, sắc tố bên trong vỏ hạt có màu trắng (Hình 3.22).

Hình 3.17. Đặc điểm hình thái của giống Sen Cao Sản

83

Hình 3.18. Đặc điểm hình thái của giống Sen Hồng Phú Mộng

Hình 3.19. Đặc đểm hình thái của giống Sen Hồng Gia Long

84

Hình 3.20. Đặc điểm hình thái của giống Sen Đỏ Ợt

Hình 3.21. Đặc điểm hình thái của giống Sen Trắng Trẹt Lõm

85

Hình 3.22. Đặc điểm hình thái của giống Sen Trắng Trẹt Lồi

3.3.2. Cấu tạo giải phẫu rễ, thân rễ, lá của các giống sen

3.3.2.1. Cấu tạo giải phẫu rễ

Kết quả nghiên cứu về giải phẫu rễ 6 giống sen được trình bày ở bảng 3.14,

hình 3.23 và hình 3.24.

Bản 3.14. Kích thước thành phần cấu tạo chính của rễ các giống sen

Giống Biểu bì Vỏ Trụ

(µm) % BK (µm) % BK (µm) % BK SLMG ĐKM (µm)

Sen Cao Sản 101,00bc

7,90a 921,80

d 72,06

d 256,00

e 20,03

c 20,30

a 10,34

c

Sen Hồng Phú Mộng 124,00a 7,39

b 1256,40

c 74,92

c 296,50

c 17,69

d 19,10

b 13,61

a

Sen Hồng Gia Long 117,50a 6,82

c 1314,50

b 76,34

b 290,00

d 16,84

e 20,60

a 12,43

b

Sen Đỏ Ợt 103,00bc

8,14a 854,50

e 67,45

f 309,00

a 24,41

a 20,70

a 12,63

ab

Sen Trắng Trẹt Lõm 106,50b 5,91

d 1392,70

a 77,29

a 302,50

b 16,80

e 18,30

c 11,88

b

Sen Trắng Trẹt Lồi 97,50c 8,29

a 836,40

e 71,11

e 242,30

f 20,60

b 19,10

b 10,69

c

Chú thích: : Giá trị trung bình; BK: Bán kính; SLMG: Số lượng mạch gỗ; ĐKM:

Đường kính mạch

86

Kết quả từ bảng 3.14 và hình 3.23 cho thấy rễ cây có thiết diện tròn, tỷ lệ giữa

phần trụ/vỏ nhỏ. Biểu bì rễ gồm 2 lớp tế bào hình chữ nhật, có độ dày trung bình từ

97,50-124,09 μm, chiếm 5,91-8,29% bán kính của rễ. Trong đó, biểu bì ở giống Sen

Hồng Phú Mộng (124,0 μm) là lớn nhất, nhỏ nhất là ở giống Sen Trắng Trẹt Lồi

(97,5 μm).

Dưới lớp tế bào biểu bì là lớp tế bào mô mềm vỏ rễ xốp, dày bao quanh trụ,

sắp xếp tạo nên rất nhiều khoảng trống gian bào giúp rễ chứa khí và hô hấp một

cách dễ dàng trong môi trường thiếu khí. Trong lớp vỏ có các tế bào vách dày,

tròn cạnh xếp thành vòng liên tục giúp tăng tính chống chịu của rễ (Hình 3.23).

Kích thước phần vỏ rễ ở các giống Sen Hồng Phú Mộng, hồng Gia Long và Sen

Trắng Trẹt Lõm là khá lớn dao động từ 1256,4-1392,7 μm, chiếm 74,92-77,29%

bán kính vỏ, các giống sen còn lại gồm Sen Cao Sản, Sen Đỏ Ợt và Sen Trắng

Trẹt Lồi có kích thước nhỏ hơn với 836,4-921,8 μm, chiếm 67,45-72,02% bán

kính vỏ. Sự sai khác này là có ý nghĩa về mặt thống kê.

Hình 3.23. Cấu tạo giải phẫu rễ của 6 giống sen nghiên cứu

(Bb: biểu bì; mmv: mô mềm vỏ, T: trụ; Rb: Rễ bên, Kk: khoang khí, Vr: võ rễ)

Trong đó: a. Sen Cao Sản; b. Sen Hồng Gia Long; c. Sen Hồng Phú Mộng;

d. Sen Đỏ Ợt; e. Sen Trắng Trẹt Lõm; f. Sen Trắng Trẹt Lồi

87

Bao quanh phần trụ là lớp trụ bì gồm các tế bào hình chữ nhật hẹp, dài, các bó

xylem và phloem xếp xen kẽ nhau tạo thành bó mạch xuyên tâm (Hình 3.24). Kích

thước phần trụ của các giống sen khá tương đồng, dao động trong khoảng 242,30-

309 μm, chiếm 16,80-24,41% bán kính rễ, đạt cao nhất là Sen Đỏ Ợt với 309 μm,

thấp nhất vẫn là Sen Trắng Trẹt Lồi với 242,3 μm, chiếm 20,6% bán kính rễ. Mặc

dù kích thước của phần trụ nhỏ hơn rất nhiều nhiều so với phần vỏ, nhưng phần trụ

có chứa nhiều tế bào hóa gỗ tạo lõi cứng chắc giúp rễ sen đâm sâu, lan rộng và bám

chắc vào bùn. Đây là một đặc điểm thích nghi của thực vật thủy sinh.

Số lượng mạch gỗ ít, dao động từ 18,3-20,7 mạch/mm2, cao nhất là Sen Đỏ Ợt

(20,7 mạch/mm2); kích thước lòng mạch từ 10,34-12,44 μm, lớn nhất là ở Sen Hồng

Phú Mộng đạt 13,61 µm, nhỏ nhất là giống Sen Cao Sản đạt 10,34 µm. Do cây sen

sống trong môi trường nước, yêu cầu về dẫn truyền nước không quan trọng, không

mất nước qua sự thoát hơi nước nên số lượng mạch gỗ ít.

Hình 3.24. Cấu tạo giải phẫu hệ mạch dẫn của rễ 6 giống sen nghiên cứu

Trong đó: a. Sen Cao Sản; b. Sen Hồng Gia Long; c. Sen Hồng Phú Mộng;

d. Sen Đỏ Ợt; e. Sen Trắng Trẹt Lõm; f. Sen Trắng Trẹt Lồi; bm: bó mạch

88

3.3.2.2. Cấu tạo giải phẫu thân rễ

Kết quả cấu tạo giải phẫu thân rễ của các giống sen nghiên cứu được trình bày

ở bảng 3.15, hình 3.25.

Bảng 3.15. Kích thước biểu bì và trụ của thân rễ các giống sen

Giống

Biểu bì Trụ

(µm) %BK (µm) %BK

Sen Cao Sản 120,40c 2,87

b 4077,50

b 97,13

b

Sen Hồng Phú Mộng 120,70bc

3,06a 3830,00

cd 96,94

c

Sen Hồng Gia Long 121,80ab

2,77c 4280,00

a 97,23

a

Sen Đỏ Ợt 120,20c 3,10

a 3762,50

d 96,90

c

Sen Trắng Trẹt Lõm 122,80a 3,05

a 3907,50

c 97,00

c

Sen Trắng Trẹt Lồi 119,70c 2,83

c 4122,50

b 97,18

ab

Chú thích: - : Giá trị trung bình; BK: Bán kính

Từ kết quả về giải phẫu cho thấy bên ngoài thân rễ là lớp tế bào biểu bì hình

chữ nhật, kích thước nhỏ. Kích thước lớp biểu bì của các giống sen nghiên cứu

mỏng, có độ lớn tương đồng nhau khoảng 119,70-122,80 μm, chiếm 2,77-3,10%

bán kính của thân rễ (Bảng 3.15). Tiếp đến là mô dày góc và mô mềm gồm các tế

bào hình đa giác, kích thước không đều, vách mỏng, chứa nhiều hạt tinh bột có

chức năng dự trữ chất dinh dưỡng.

Phần trụ của 6 giống sen gồm các tế bào mô mềm cạnh tròn xếp sát nhau và

một vài mạch gỗ nằm rải rác, có các khoảng trống lớn là nơi chứa khí và vận

chuyển khí liên thông với hệ thống ống dẫn khí trong cơ thể, giúp cho thân rễ sen

vẫn trao đổi được khí với môi trường ngoài (Hình 3.25). Số lượng mạch gỗ ít, kích

thước lòng mạch lớn, đây là đặc điểm thích nghi của thực vật sống ở nước. Kích

thước phần trụ có sự chênh lệch lớn giữa 6 giống, cao nhất là ở Sen Hồng Gia Long

với 4280 μm chiếm 97,20%, thấp nhất là giống Sen Đỏ Ợt đạt 3762,50 μm, chiếm

96,90% (Bảng 3.15).

89

Hình 3.25. Cấu tạo giải phẩu thân rễ của 6 giống sen nghiên cứu

Các hạt tinh bột trong tế bào thân rễ Sen Hồng Phú Mộng (a) và Sen Trắng Trẹt Lõm

(b), Phần trụ thân rễ sen Sen Cao Sản (c), Sen Hồng Gia Long (d), Sen Hồng Phú

Mộng (e), Sen Đỏ Ợt (f); (Kk: khoang khí, pl: phloem, xl: xylem, htb: hạt tinh bột)

3.3.2.3. Cấu tạo giải phẫu lá

Kết quả nghiên cứu về cấu tạo giải phẫu của lá các giống sen gồm phiến lá và

cuống lá được trình bày ở bảng 3.16, hình 3.26, hình 3.27 và hình 3.28.

P iến lá Kết quả bảng 3.16 và hình 3.26 cho thấy biểu bì trên ở phiến lá

của các giống sen có phủ lớp cutin dày, kích thước đạt từ 113-126 μm, chiếm

8,83-11,1% độ dày của lá, không có sự sai khác lớn giữa các giống; biểu bì dưới

có kích thước nhỏ hơn với 66-68 μm, chiếm 4,62-6,72% độ dày của lá, lớn nhất

là Sen Trắng Trẹt Lõm (6,72%), thấp nhất là Sen Cao Sản (4,62%). Do lá sen sắp

xếp song song với mặt phẳng ngang nên lá sen luôn tiếp xúc trực tiếp với ánh

sáng. Lớp cutin dày giúp hạn chế sự đốt nóng vào mùa khô, khi có nhiệt độ cao.

Ngoài ra, khi quan sát bề mặt trên của lá sen nhận thấy có vô số các “bướu” nhỏ,

được bao phủ bởi một lớp sáp mỏng (Hình 3.26). Khi nước mưa rơi xuống,

những giọt nước chỉ tiếp xúc với bề mặt lá ở một vài điểm rất nhỏ, giọt nước sẽ

lăn đi, cuốn theo cát bụi bẩn. Chính vì vậy, lá sen luôn luôn sạch sẽ [22].

90

Bản 3.16. Kích thước biểu bì và mô đồng hóa của phiến lá các giống sen

Giống

Biểu bì trên Mô đồng hóa Biểu bì dƣới

(µm) %BK

(µm) %BK

(µm) %BK

Sen Cao Sản 126a 8,83

bc 1238

a 86,55

a 66

a 4,62

c

Sen Hồng Phú Mộng 119ab

9,09bc

1125b 85,87

ab 66

a 5,04

b

Sen Hồng Gia Long 121a 8,67

bc 1207

a 86,45

a 68

a 4,87

bc

Sen Đỏ Ợt 122a 8,61

c 1228

a 86,52

a 69

a 4,86

bc

Sen Trắng Trẹt Lõm 113b 11,1

6a 832

c 82,12

c 68

a 6,72

a

Sen Trắng Trẹt Lồi 124a 9,24

b 1151

b 85,69

b 68

a 5,07

b

Chú thích: - : Giá trị trung bình; - BK: Bán kính

Giữa hai lớp biểu bì là lớp tế bào mô đồng hóa có độ dày chênh lệch khá lớn

giữa 6 giống, dao động từ 832-1238 μm, chiếm 82,12-86,55% độ dày của lá, trong

đó Sen Cao Sản có độ dày mô đồng hóa cao nhất với 1238 μm và thấp nhất là Sen

Trắng Trẹt Lõm với 832 μm (Bảng 3.16). Kích thước mô đồng hóa dày để tăng

cường quang hợp và nâng đỡ của lá.

Mô đồng hóa được phân thành mô dậu và mô xốp. Mô dậu chỉ phân bố ở mặt

trên của lá, gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp song song và gần sát với nhau chứa

nhiều diệp lục đảm nhận chức năng quang hợp. Mô xốp gồm những tế bào có kích

thước không đồng đều, xếp với nhau tạo thành những khoảng trống gian bào lớn,

nhằm chứa khí đồng thời giảm nhẹ trọng lượng, nâng đỡ lá nổi trên mặt nước

(Hình 3.26).

Các đặc điểm cấu tạo chính của phiến lá cho thấy cây sen là loại cây thủy sinh

thích nghi cao với môi trường sống nhiều ánh sáng (ưa sáng), có khả năng chịu

nóng. Do đó, cây sen được trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới, nắng nhiều, ánh sáng

mạnh - là cây trồng cho sản lượng hạt cao. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của

Nguyễn Thị Thu Hà (2020) khi kết luận đặc điểm thích nghi của cây ưa sáng là

phiến lá có sự phân hóa thành mô dậu và mô xốp, có tầng cutin dày và lớp sáp bao

phủ trên bề mặt lá [4].

91

Hình 3.26. Cấu tạo giải phẫu phiến lá của 6 giống sen nghiên cứu

Trong đó: a. Sen Cao Sản; b. Sen Hồng Gia Long; c. Sen Hồng Phú Mộng; d. Sen

Đỏ Ợt; e. Sen Trắng Trẹt Lõm; f. Sen Trắng Trẹt Lồi;

(md: mô dậu, mx: mô xốp, Bb: biểu bì)

Cuống lá: Từ kết quả thu được cho thấy về các thành phần và đặc điểm cấu tạo

cuống lá của 6 giống sen là tương đồng nhau. Cuống lá có thiết diện tròn. Ngoài cùng

là lớp biểu bì dày lên tạo thành các gai của cuống, có tác dụng bảo vệ lá, tinh thể

calcium oxalate hình sao phân bố trong mô mềm nhằm tăng tính cơ học cho cuống lá

(Hình 3.28). Bên trong cuống có nhiều khoang trống lớn chứa khí, tạo thành hệ thống

khoang khí lớn ăn thông với gân lá, phiến lá và với khí khổng. Hệ thống bó mạch của

sen rất phát triển, các bó mạch phía ngoài có kích thước nhỏ, các bó mạch phía trong

có kích thước lớn hơn (Hình 3.27). Nghiên cứu của Volge (2004) cũng cho thấy ở cây

sen có một hệ thống dẫn khí đặc biệt bắt đầu từ khí khổng ở lá đi đến thân, rễ và từ rễ

lên đến các phần xanh của cây và cuối cùng kết thúc ở trung tâm lá hay còn gọi là

“rốn” lá [101]. Với đặc điểm là loài sống trong môi trường nước, nhiều phần của cơ

thể ngập trong nước đòi hỏi cây phải thích nghi với môi trường thiếu khí. Do đó sự có

mặt của hệ thống khoang khí lớn ở cuống lá đã giúp tất cả các bộ phận của cây có thể

hô hấp và trao đổi khí với môi trường bên ngoài thông qua sự liên kết với nhau và với

khí khổng ở bề mặt lá. Đồng thời giúp cơ thể sen xốp nhẹ, đảm bảo tính mềm dẻo và

cứng chắc giúp đưa lá nổi lên khỏi mặt nước.

92

Hình 3.27. Cấu tạo giải phẫu cuống lá của 6 giống sen nghiên cứu

Trong đó: a. Sen Cao Sản; b. Sen Hồng Gia Long; c. Sen Hồng Phú Mộng;

d. Sen Đỏ Ợt; e. Sen Trắng Trẹt Lõm; f. Sen Trắng Trẹt Lồi

Hình 3.28. Tinh thể calcium oxalate trong cuống lá Sen Hồng Phú Mộng (a),

Sen Đỏ Ợt (b) và các tế bào gai ở Sen Hồng Phú Mộng (c)

3.3.2.4. Đặc điểm khí khổng ở lá

Kết quả bảng 3.17 cho thấy số lượng khí khổng trên 1mm2 diện tích bề mặt

trên lá của 6 giống sen dao động trong khoảng từ 58,0-68,0 (ở lá dù) và 44,0-62,7 (ở

lá trãi). Sen Cao Sản và Sen Đỏ Ợt có số lượng khí khổng ở lá dù và lá trãi không

khác biệt đáng kể trong khi đó ở các giống Sen Hồng Gia Long, Sen Hồng Phú

Mộng, Sen Trắng Trẹt Lồi và Sen Trắng Trẹt Lõm luôn có số lượng khí khổng ở lá

93

dù cao hơn so với lá trãi. Số lượng khí khổng trên 1mm2 ở lá của 6 giống sen nghiên

cứu ở Thừa Thiên Huế cũng tương tự như báo cáo của Vogel (2004) khi kết luận

tùy vào kích cỡ của lá sen mà số lượng khí khổng có thể lên đến 8.000-9.000 trên

mỗi lá (khoảng 60 khí khổng/mm2) [101].

Bảng 3.17. Số lượng khí khổng trên 1 mm2 diện tích bề mặt trên lá của các giống sen

Giống sen Số lƣợng khí khổng ở

lá dù

Số lƣợng khí khổng

ở lá trãi

Sen Cao Sản 66,7a 62,7

a

Sen Hồn P ú Mộn 59,3b 45,3

c

Sen Hồn Gia Lon 68,0a 44,0

c

Sen Đỏ Ợt 60,7b 62,0

a

Sen Trắn Trẹt Lõm 58,0b 56,7

b

Sen Trắn Trẹt Lồi 59,3b 48,0

c

Ngoài ra, khi quan sát đặc điểm giải phẫu bề mặt trên và bề mặt dưới lá dù và

lá trãi của các giống sen có thể thấy rõ khí khổng chỉ phân bố ở mặt trên (Hình

3.29a, b, c) mà không có ở mặt dưới lá do mặt dưới lá thường tiếp xúc với nước

(Hình 3.29d). Đặc điểm phân bố này nhằm giúp cây sen thích nghi với điều kiện

sống ở nước, tăng hiệu quả thoát hơi nước và trao đổi khí với môi trường. Như

vậy, có thể thấy rằng những cây sen có đặc điểm khác với các loài thực vật khác

về sự phân bố của khí khổng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của

Vogel (2004) [101].

Hình 3.29. Đặc điểm giải phẫu bề mặt trên lá dù (a), lá trãi (b), hình ảnh khí khổng

ở trạng thái mở (c) và bề mặt dưới lá sen (d)

94

Như vậy, kết quả nghiên cứu về đặc điểm giải phẫu rễ, thân rễ, lá của các

giống sen nghiên cứu cho thấy sự thích nghi cao độ của cây sen đối với môi trường

nước. Đồng thời, các đặc điểm cấu tạo phiến lá cho thấy cây sen là loại cây thủy sinh

ưa sáng, chịu nóng, thích nghi với vùng nhiệt đới nắng nhiều và ánh sáng mạnh. So

sánh giữa 6 giống sen, các thành phần cấu tạo thân rễ, rễ và lá là tương đồng nhau.

Chủ yếu sự sai khác được biểu thị ở kích thước và tỉ lệ phần trăm của các thành phần:

số lượng mạch gỗ, kích thước lòng mạch, số lượng khí khổng, độ dày của lớp biểu bì,

lớp vỏ, lớp trụ…Điều này có thể là do đặc điểm của giống quy định.

Nghiên cứu đặc điểm thực vật học với các đặc trưng liên quan đến sinh thái

học là một việc làm hết sức cần thiết làm cơ sở cho các nghiên cứu sinh lý, hóa sinh

và nhân giống cây sen có hiệu quả.

3.4. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ CỦA CÁC GIỐNG SEN

3.4.1. Thời gian sin trƣởng

Xác định thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống sen từ lúc trồng đến

lúc lá khô. Kết quả được trình bày ở bảng 3.18.

Kết quả bảng 3.18 cho thấy, thời gian từ lúc trồng đến ra lá trãi đầu tiên của 6

giống sen dao động từ 5-11 ngày. Trong đó, các giống Sen Cao Sản, Sen Hồng Phú

Mộng và Sen Đỏ Ợt có thời gian ra lá trãi đầu tiên ngắn nhất khoảng 5-6 ngày. Điều đó

chứng tỏ các giống sen này có khả năng thích nghi tốt và có tốc độ sinh trưởng nhanh

hơn so với các giống sen còn lại (có thời gian ra lá trãi là 11 ngày sau trồng). Sau 26-45

ngày, cây bắt đầu ra lá dù; từ giai đoạn này, cây sen sinh trưởng mạnh, chuẩn bị ra nụ

hoa. Trong đó các giống Sen Cao Sản, Sen Đỏ Ợt có thời gian ra lá dù ngắn nhất với 26

ngày, tiếp đến là giống Sen Hồng Gia Long với 39 ngày, 2 giống sen trắng có thời gian

lâu nhất với 44-45 ngày. Đây là giai đoạn bắt đầu hình thành nụ hoa.

Thời gian từ lúc trồng đến lúc xuất hiện nụ hoa đầu tiên của các giống sen dao

động từ 30-52 ngày và sau 46-61 ngày hoa đầu tiên sẽ nở, trung bình là 53,16 ngày.

Trong đó giống Sen Đỏ Ợt có thời gian sớm nhất với 46 ngày, tiếp đến là các giống

Sen Hồng Gia Long và Hồng Phú Mộng có thời gian là 48-49 ngày và kéo dài 55

ngày đối với giống Sen Cao Sản. Hai giống sen trắng có thời gian xuất hiện nụ hoa

và hoa nở lâu nhất và tương đương nhau, lần lượt từ 51-52 ngày và 60-61 ngày.

Thời gian từ lúc hình thành lá dù đến khi ra nụ hoa đầu tiên của 6 giống dao động từ

2-7 ngày và 10-16 ngày sau hoa sẽ nở to.

95

Bản 3.18. Thời gian hoàn thành giai đoạn sinh trưởng (ngày) của các giống sen

Giống sen

Từ trồn đến…. (ngày)

trãi

đầu

tiên

đầu

tiên

Nụ

hoa

đầu

tiên

Hoa

nở

đầu

tiên

Thu

hoạch

ƣơn

sen lần 1

Kết thúc

ra hoa

(hoa

tàn)

khô

Sen Cao Sản 6 34 41 55 72 145 157

Sen Hồng Phú Mộng 5 27 32 48 71 132 153

Sen Hồng Gia Long 11 37 39 49 81 135 154

Sen Đỏ Ợt 5 26 30 46 70 131 152

Sen Trắng Trẹt Lõm 11 45 52 61 87 148 171

Sen Trắng Trẹt Lồi 11 44 51 60 85 145 169

Thời gian từ trồng đến kết thúc ra hoa của các giống sen kéo dài từ 131-148

ngày. Giai đoạn ra hoa của cây sen kéo dài khoảng 84-90 ngày, trong đó giống Sen

Cao Sản và Sen Trắng Trẹt Lõm có thời gian ra hoa trong khoảng 3 tháng với 90

ngày. Đây là đặc điểm đặc trưng của giống sen lấy hạt.

Thời gian thu gương lần 1 giữa các giống sen dao động từ 71-87 ngày và kéo dài

trong vòng 73-87 ngày. Trong đó, các giống Sen Cao Sản, Sen Trắng Trẹt Lõm có thời

gian thu gương lâu nhất, trong gần 3 tháng (85-87 ngày). Đây là một trong những yếu

tố góp phần quyết định số gương, từ đó ảnh hưởng đến năng suất hạt thu được.

Thời gian sinh trưởng của các giống sen được tính từ lúc trồng đến khi lá khô

hoàn toàn (sen tàn). Thời gian từ trồng đến khi sen tàn trung bình của các giống là

159,3 ngày, dao động từ 152-171 ngày. Có 3 giống có thời gian sinh trưởng dài nhất

là Sen Cao Sản (157 ngày), Sen Trắng Trẹt Lồi (169 ngày), Sen Trắng Trẹt Lõm (171

ngày). Ba giống còn lại có thời gian sinh trưởng ngắn hơn dao động từ 152-154 ngày.

Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Nga, các giống sen được trồng tại Hoài Đức

- Hà Nội năm 2014 có thời gian từ trồng đến khi sen tàn kéo dài từ 193-208 ngày, lâu

hơn các giống sen này trồng ở Thừa Thiên Huế khoảng 1 tháng. Tuy nhiên thời gian

từ khi hoa nở đến kết thúc hoa sớm hơn với 63-70 ngày [13]. Điều đó cho thấy các

giống sen trồng trong điều kiện tự nhiên của Thừa Thiên Huế có khả năng sinh

trưởng tốt với thời gian xuất hiện của hoa nhanh hơn (53,16 ngày) và thời gian kéo

dài của hoa lâu hơn (84-90 ngày). Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới năng

suất hạt thu được của các giống sen này tại Thừa Thiên Huế cao hơn.

Có thể tóm tắt thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn khác nhau của các

giống sen trồng ở Thừa Thiên Huế ở hình 3.30.

96

Hình 3.30. Sơ đồ chung về quá trình sinh trưởng của các giống sen

trồng ở Thừa Thiên Huế

1. Lá trãi đầu tiên 2. Lá dù đầu tiên 3. Nụ hoa đầu tiên 4. Hoa nở đầu tiên

5. Kết thúc ra hoa 6, 7. Hoa tàn 8. Hình thành củ sen 9. Cây con

3.4.2. Động thái tăn trƣởng của lá

3.4.2.1. Động thái tăng t ưởng lá trãi

Bắt đầu dấu hiệu của một quá trình sinh trưởng và phát triển là giai đoạn hình

thành lá trãi. Việc xác định động thái tăng trưởng lá trãi ở cây sen phản ánh khả năng

sinh trưởng của cây ở giai đoạn đầu và là cơ sở cho giai đoạn tiếp theo - giai đoạn lá

dù. Để xác định sự tăng trưởng của lá trãi, chúng tôi tiến hành đo đường kính lá trãi của

các giống sen từ lúc bắt đầu xuất hiện lá trãi (lá trải ra trên mặt nước), cách 7 ngày đo 1

lần đến lúc lá ngừng sinh trưởng (42 ngày) và thu được kết quả ở bảng 3.19.

Bản 3.19. Động thái tăng trưởng đường kính lá trãi (cm) của các giống sen qua các

thời gian theo dõi

Ngày

Giống 0

* 7 14 21 28 35 42

Sen Cao Sản 12,73c

20,78c

30,97c

38,63bc

44,06c

52,30d

53,73c

Sen Hồng Phú Mộng 15,66b

22,36b

28,87d

37,90c

45,22c

57,67b

58,20b

Sen Hồng Gia Long 13,47c

22,02bc

33,84b

47,21a 49,83

b 53,30

d 54,20

c

Sen Đỏ Ợt 17,87a

25,15a

37,20a

47,13a 56,33

a 61,33

a 62,00

a

Sen Trắng Trẹt Lõm 16,15b

24,02a

33,99b

40,13b

54,95a

61,24a

63,60a

Sen Trắng Trẹt Lồi 12,13c

22,40b

31,47c

46,98a

49,00b

56,13c

58,31b

Chú thích: *Thời điểm bắt đầu xuất hiện lá trãi

1 2 3 4 5 6 7 8

9

6-11ngày

26-45 ngày

30-52 ngày

49-61 ngày

132-148 ngày

152-171 ngày

97

Nhìn chung đường kính lá trãi của các giống sen tăng dần theo thời gian và

tăng nhanh nhất vào các thời điểm 7 và 14 ngày, các mốc thời gian tiếp theo tăng

chậm hơn và từ 35 đến 42 ngày thì đường kính lá trãi tăng rất ít, trung bình tăng

khoảng 1-2 cm/7 ngày, đạt kích thước tối đa, lá thối rữa dần và bắt đầu giai đoạn

phát triển của lá dù.

Ở thời điểm mới xuất hiện lá trãi, giống Sen Trắng Trẹt Lồi, giống Sen Cao

Sản và giống Sen Hồng Gia Long là các giống có đường kính lá trãi thấp nhất, đạt

12,13-13,47 cm, Sen Đỏ Ợt là giống có kích thước lá trãi lớn nhất với 17,87 cm.

Đến 42 ngày sau, kích thước lá trãi của các giống sen hầu như đạt tối đa dao động

từ 53,73-63,60 cm, nhỏ nhất vẫn là các giống Sen Cao Sản (53,73 cm), Sen Hồng Gia

Long (54,20 cm), tiếp đến là giống Sen Hồng Phú Mộng (58,20 cm) và Sen Trắng Trẹt

Lồi (58,31 cm), Sen Đỏ Ợt và Sen Trắng Trẹt Lõm có kích thước lá trãi lớn nhất lần

lượt đạt 62,00 và 63,60 cm. Lúc này, lá sen gần như che phủ hết mặt nước.

Theo Nguyễn Công Sơn và cs (2008) độ che phủ mặt nước phụ thuộc vào hai

yếu tố là tốc độ sinh trưởng của cây và kích thước lá, mật độ che phủ càng lớn càng

thể hiện cây sinh trưởng, phát triển tốt [18]. Qua đó, có thể nhận thấy giống Sen Đỏ

Ợt và Sen Trắng Trẹt Lõm là những giống có khả năng thích nghi cao với môi

trường mới và có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nhất so với các giống sen

khác ở giai đoạn lá trãi.

3.4.2.2. Động thái tăng t ưởng lá dù

Sau khi lá trãi che phủ hầu hết diện tích mặt nước thì cây bắt đầu ra lá dù.

Kích thước lá dù to, đạt kích thước đặc trưng cho loài. Lá dù rất quan trọng thể hiện

sức sinh trưởng và khả năng ra hoa của cây sen; hoa nhiều hay ít phụ thuộc rất lớn

vào lá dù này [18]. Để xác định sự tăng trưởng của lá dù, chúng tôi tiến hành đo

đường kính lá dù của các giống sen từ lúc bắt đầu hình thành lá dù đến khi kích

thước lá dù đạt tối đa, lá có dấu hiệu xoăn lại (gọi là lá tía tô), ngừng sinh trưởng

(42 ngày) và thu được kết quả ở bảng 3.20.

Kết quả bảng 3.20 cho thấy, đường kính lá dù ở 6 giống sen tăng lên một cách

rõ rệt qua các mốc thời gian theo dõi, tăng mạnh nhất vào thời điểm 7 ngày đạt

26,31-43,33 cm, tăng thêm 10-22 cm so với lúc mới hình thành. Đến các thời điểm

28, 35 và 42 ngày sự tăng trưởng đường kính lá dù chậm lại, trung bình mỗi tuần

tăng 1,31-7,04 cm và đạt kích thước lớn nhất là 52,63-81 cm vào 42 ngày. Giống

98

Sen Cao Sản có đường kính lá dù nhỏ nhất trong các giống sen hồng, đạt 60,97 cm,

tiếp đến là giống Sen Hồng Gia Long (66,07 cm), Sen Hồng Phú Mộng (68,93 cm)

và lớn vượt trội là Sen Đỏ Ợt, đạt 81 cm vào thời điểm 42 ngày.

Bản 3.20. Động thái tăng trưởng đường kính của lá dù (cm) của các giống sen qua

các thời gian theo dõi

Ngày

Giống 0

* 7 14 21 28 35 42

Sen Cao Sản 15,17c

34,17b

43,53c

49,53c

52,89e

57,13e

60,97e

Sen Hồng Phú Mộng 18,40b 43,33

a 51,80

a 57,13

b 62,20

b 65,20

b 68,93

b

Sen Hồng Gia Long 20,67a

42,33a 50,90

a 57,03

b 58,53

c 63,33

c 66,07

c

Sen Đỏ Ợt 18,33b

35,00b

48,00b 59,47

a 67,27

a 74,31

a 81,00

a

Sen Trắng Trẹt Lõm 15,05c

31,43c

39,00d

44,54e

50,00f

51,31f

52,63f

Sen Trắng Trẹt Lồi 16,45c

26,31d

38,21d

46,43d

54,63d

59,85d

63,39d

Chú thích: *Thời điểm bắt đầu xuất hiện lá dù

Trong 2 giống sen trắng, mặc dù ở những ngày đầu (từ lúc mới hình thành đến

14 ngày sau trồng), đường kính lá dù của giống Sen Trắng Trẹt Lồi tăng chậm so

với giống Sen Trắng Trẹt Lõm, trung bình mỗi tuần tăng 5,54-9,86 cm nhưng bắt

đầu vào ngày thứ 21, 28 và 35 thì tốc độ tăng trưởng lá dù mạnh hơn và đạt kích

thước tối đa 63,39 cm vào 42 ngày. Giống Sen Trắng Trẹt Lõm có kích thước lá dù

nhỏ nhất đạt 52,63 cm. Đây cũng là giống có kích cỡ cây trung bình - nhỏ, nhỏ nhất

trong 6 giống sen.

Hiện nay, lá dù của cây sen (còn được gọi là lá sen) đang trở thành một sản

phẩm được ưa chuộng. Ở Thừa Thiên Huế, lá dù được sử dụng để làm cảnh, trang trí,

gói xôi, hấp thức ăn, chế biến trà, làm nón…Với kích thước lớn lá Sen Đỏ Ợt, Sen

Hồng Phú Mộng đang được các cơ sở làm nón ở Thừa Thiên Huế thu mua với số

lượng lớn và giá thành cao (2000 đồng/lá) đã mở ra hướng khai thác mới có triển

vọng, nâng cao hiệu quả sử dụng của cây sen. Điều đặc biệt, để chế biến trà từ lá sen,

theo kinh nghiệm dân gian, chỉ có những giống sen địa phương mới có hương vị

thơm ngon để chế biến thành trà lá sen đặc trưng của Thừa Thiên Huế (theo PRA).

3.4.2.3. Động thái tăng t ưởng về chiều cao cuống lá dù

Sen là loại cây trồng có thân ngầm trong đất nên theo dõi đặc tính sinh trưởng

của cây sen chủ yếu dựa vào sinh trưởng của lá và cuống lá. Do đó, chiều cao của

cây được đánh giá thông qua chiều cao của cuống lá dù. Để xác định sự tăng trưởng

99

của cuống lá dù, chúng tôi tiến hành đo chiều cao cuống lá song song với thời điểm

đo đường kính lá dù trong 42 ngày và thu được kết quả ở bảng 3.21.

Bản 3.21. Động thái tăng trưởng chiều cao cuống lá dù (cm) của các giống sen qua

các thời gian theo dõi

Ngày

Giống 0

* 7 14 21 28 35 42

Sen Cao Sản 20,97e 34,27

c 44,03

c 48,17e 51,93

e 60,47

d 81,80

b

Sen Hồng Phú Mộng 33,27a 40,07

a 47,07

ab 56,13

c 62,87

c 69,07

c 71,53

c

Sen Hồng Gia Long 32,53b 40,80

a 44,53

c 51,93

d 55,23

d 77,00

b 91,07

a

Sen Đỏ Ợt 24,00d 31,50

d 46,25

b 59,50

b 70,04

b 80,95

a 91,47

a

Sen Trắng Trẹt Lõm 18,51f

26,59e 33,61

d 42,44

f 47,15

f 50,21

e 52,11

d

Sen Trắng Trẹt Lồi 26,09c 36,53

b 47,70

a 62,43

a 72,43

a 80,86

a 83,03

b

Chú thích: *Thời điểm bắt đầu xuất hiện lá dù.

Qua 42 ngày theo dõi, chiều cao cuống lá dù của các giống sen tăng mạnh từ

18,51-91,47 cm. Trong đó, giống Sen Trắng Trẹt Lõm có chiều cao cây thấp nhất

với 52,11 cm, tiếp đến là giống Sen Hồng Phú Mộng (71,53 cm). Giống Sen Cao

Sản và Sen Trắng Trẹt Lồi có chiều cao cuống lá tương đương nhau, đạt 81,80-

83,03 cm, không có sự sai khác có ý nghĩa giữa hai giống sen này. Giống Sen Đỏ

Ợt và Sen Hồng Gia Long có chiều cao cuống lá dù lớn nhất trong 6 giống nghiên

cứu, đạt 91,07-91,47 cm. Mặc dù giống Sen Cao Sản có chiều cao vào thời điểm

42 ngày thấp hơn một số giống sen hồng, tuy nhiên động thái tăng trưởng chiều

cao cuống lá dù qua các mốc thời gian theo dõi rất lớn, tăng 60,83 cm so với thời

điểm lá dù mới xuất hiện. Trong khi đó, các giống sen còn lại có động thái tăng

trưởng từ 33,60-58,54 cm. Điều đó, chứng tỏ Sen Cao Sản là giống sen có khả

năng sinh trưởng tốt trong điều kiện tự nhiên ở Thừa Thiên Huế.

Trước đây cuống lá dù thường không được sử dụng nhưng hiện nay

cuống lá cũng được tận dụng để lấy tơ dệt vải và sản xuất giấy. Nghệ nhân

Phan Thị Thuận ở Hà Nội đã thành công trong việc dệt lụa bằng tơ sen, tạo

ra các sản phẩm có giá trị kinh tế và giá trị nghệ thuật cao [127]. Do đó, việc

xác định chiều cao cuống lá dù không chỉ đánh giá khả năng sinh trưởng của

cây sen mà còn là một trong những chỉ tiêu góp phần quyết định sản lượng

tơ sen được khai thác từ cuống lá.

100

3.4.3. Động thái tăn trƣởn đƣờn ín ƣơn sen

Chúng tôi đã tiến hành theo dõi động thái tăng trưởng đường kính gương sen

từ khi hoa bắt đầu tàn đến lúc thu hoạch sen chè và thu được kết quả ở bảng 3.22.

Bản 3.22. Động thái tăng trưởng đường kính gương (cm) của các giống sen qua

các thời kỳ theo dõi

Ngày

Giống 0

* 7 14 Thu hoạch

Sen Cao Sản 4,33b 6,37

b 8,93

a 11,52

b

Sen Hồng Phú Mộng 4,49b 6,42

b 7,83

c 13,12

a

Sen Hồng Gia Long 4,60b 5,81

c 7,47

d 9,85

c

Sen Đỏ Ợt 4,50b 6,53

b 8,50

b 11,39

b

Sen Trắng Trẹt Lõm 2,90c 4,61

d 5,77

e 9,24

d

Sen Trắng Trẹt Lồi 5,51a 7,15

a 8,20

b 9,23

d

Chú thích: * Thời điểm hoa bắt đầu tàn.

Số liệu theo dõi ở bảng 3.22 cho thấy đường kính gương sen các giống sen

hồng khá lớn, ngay khi hoa tàn thì đường kính gương sen đạt 4,33-4,60 cm và trung

bình 7 ngày tăng khoảng 1,21-2,89 cm, đạt kích thước lớn nhất là 9,85-13,12 cm

vào lúc thu hoạch (23-25 ngày sau khi hoa tàn). Trong đó, giống Sen Hồng Phú

Mộng có kích thước gương sen lớn nhất đạt 13,12 cm, tiếp đến là Sen Cao Sản

(11,52 cm) và Sen Đỏ Ợt (11,39 cm), thấp nhất là Sen Hồng Gia Long đạt 9,85 cm.

Hai giống sen trắng có kích thước gương sen tương đương nhau, đạt 2,90-9,24

cm từ lúc hình thành gương đến lúc thu hoạch. Đây cũng là hai giống có kích thước

gương nhỏ nhất trong 6 giống sen trồng ở Thừa Thiên Huế.

3.4.4. Khối lƣợn tƣơi, khối lƣợn ô, cƣờn độ tíc lũy c ất khô ở lá của các

giống sen qua các iai đoạn sin trƣởng

Sự sinh trưởng và phát triển của cây sen gồm ba giai đoạn đó là giai đoạn lá

trãi, giai đoạn lá dù và giai đoạn tạo hạt. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu

sinh lý của cây sen bằng cách xác định khối lượng tươi (P tươi), khối lượng khô (P

khô) và cường độ tích lũy chất khô (I tích lũy chất khô) của lá ở 3 giai đoạn trên.

Kết quả được trình bày ở bảng 3.23.

Giai đoạn lá t ãi t ưởng thành

Khối lượng tươi lá trãi của các giống sen có sự biến động lớn. Cao nhất là

giống Sen Cao Sản với 51,37 g/lá, tiếp đến là các giống Sen Hồng Gia Long, Đỏ Ợt

101

và Hồng Phú Mộng có khối lượng tươi của lá dao động 40,24-48,20 g/lá và sự sai

khác giữa các giống sen này ít có ý nghĩa thống kê. Hai giống sen trắng có khối

lượng tươi của lá trãi trưởng thành thấp nhất với 21,97-28,76 g, thấp hơn nhiều so

với các giống sen hồng. Kết quả này tương ứng với kích thước lá trãi đo được ở các

giống sen trước đó.

Kết quả xác định khối lượng khô cho thấy, 2 giống Sen Hồng Phú Mộng và

Sen Đỏ Ợt cho kết quả đạt cao nhất và tương đương nhau với 19,26-19,82 g/lá, đây

cũng là 2 giống có cường độ tích lũy chất khô cao nhất đạt 0,282-0,330

g/dm2xngày. Các giống sen còn lại có khối lượng khô của lá trãi không có sự sai

khác đáng kể, dao động từ 9,11-11,84 g/lá. Cường độ tích lũy chất khô của các

giống này đạt từ 0,065-0,105 g/dm2xngày, trong đó thấp nhất là giống Sen Hồng

Gia Long và giống Sen Cao Sản. Cường độ tích lũy chất khô cho ta biết khối lượng

khô thực tế tích lũy được của một đơn vị diện tích lá trong một thời gian nhất định.

Việc tăng khối lượng chất khô của cây là một biểu hiện của sự sinh trưởng.

Bảng 3.23. Khối lượng tươi, khối lượng khô, cường độ tích lũy chất khô ở lá của

các giống sen qua các giai đoạn sinh trưởng

Giai

đoạn Chỉ tiêu

Sen

Cao

Sản

Sen

Hồng

Phú

Mộng

Sen

Hồng

Gia

Long

Sen

Đỏ Ợt

Sen

Trắng

Trẹt

Lõm

Sen

Trắng

Trẹt Lồi

Lá trãi

trƣởng

thành

P tươi (g) 51,37a 40,24

c 48,20

b 43,46

bc 21,97

e 28,76

d

P khô (g) 11,84b 19,82

a 9,27

cd 19,26

a 9,11

d 10,68

bc

I tích lũy chất khô

(g/dm2xngày)

0,086d 0,282

b 0,065

d 0,330

a 0,184

c 0,105

d

Lá dù

trƣởng

thành

P tươi (g) 40,47d 53,94

b 52,88

b 80,95

a 46,32

c 45,98

c

P khô (g) 10,75e 32,46

b 20,18

c 42,39

a 15,28

d 11,96

e

I tích lũy chất khô

(g/dm2xngày)

0,020c 0,020

c 0,010

c 0,10

a 0,067

b 0,013

c

Tạo hạt

P tươi (g) 47,56c 61,66

b 39,60

d 75,74

a 43,13

cd 47,86

c

P khô (g) 18,72cd

27,09b 15,72

de 31,79

a 19,93

c 13,84

e

I tích lũy chất khô

(g/dm2xngày)

0,037c 0,027

c 0,040

c 0,413

a 0,023

c 0,107

b

Chú thích: Các chữ cái khác nhau trên cùng một hàng chỉ ra sự sai khác có ý

nghĩa thống kê của trung bình mẫu với p<0,05 (Duncan’s test).

102

Giai đoạn lá dù t ưởng thành

Ở giai đoạn lá dù trưởng thành, khối lượng tươi, khối lượng khô, cường độ

tích lũy chất khô có sự thay đổi so với giai đoạn lá trãi. Giống Sen Đỏ Ợt là giống

có khối lượng tươi (80,95 g/lá), khối lượng khô (42,39 g/lá) và cường độ tích lũy

chất khô (0,10 g/dm2xngày) đều đạt cao nhất trong 6 giống. Đây cũng là giống sen

có kích thước lá dù lớn nhất vào giai đoạn lá dù trưởng thành. Điều này chứng tỏ,

giống Sen Đỏ Ợt là giống có khả năng sinh trưởng mạnh nhất trong 6 giống sen

được trồng ở Thừa Thiên Huế. Tiếp theo là giống Sen Hồng Phú Mộng, Hồng Gia

Long, các giống sen trắng cho kết quả tương đương nhau về khối lượng tươi

(45,98-53,94 g), khối lượng khô (11,96-32,46 g/lá) và cường độ tích lũy chất khô

(0,018-0,067 g/dm2xngày); giống Sen Cao Sản là giống cho kết quả nghiên cứu

thấp nhất trong 6 giống về phần lớn các chỉ tiêu nghiên cứu.

Giai đoạn tạo hạt

Ở giai đoạn tạo hạt, khối lượng tươi, khối lượng khô và cường độ tích lũy

chất khô trung bình của lá dù giống Sen Đỏ Ợt vẫn đạt giá trị cao nhất và sai khác

có ý nghĩa so với các giống còn lại, lần lượt đạt 75,74 g, 31,79 g và 0,413

g/dm2xngày. Các giống Sen Hồng Phú Mộng, Sen Trắng Trẹt Lồi, Sen Trắng Trẹt

Lõm, Sen Cao Sản và Sen Hồng Gia Long dao động từ 39,60-47,86 g/lá đối với

khối lượng tươi, 13,84-27,09 g/lá đối với khối lượng khô và 0,023-0,107

g/dm2xngày đối với cường độ tích lũy chất khô. Trong đó, các giống Sen Cao Sản,

Sen Hồng Phú Mộng và Sen Trắng Trẹt Lõm không có sự sai khác nhau có ý

nghĩa ở hầu hết các chỉ tiêu nghiên cứu.

Qua phân tích trên, nhận thấy ở giai đoạn lá trãi trưởng thành, các chỉ tiêu sinh

lý về khối lượng tươi, khối lượng khô của giống Sen Cao Sản có kết quả cao hơn so

với các giống sen còn lại, tuy nhiên vào giai đoạn lá dù và giai đoạn tạo hạt, khối

lượng tươi, khối lượng khô của lá dù giống Sen Đỏ Ợt lại lớn hơn. Ngoài ra, khi so

sánh các chỉ tiêu sinh lý của các giống qua 3 giai đoạn theo dõi, cường độ tích lũy

chất khô có sự giảm mạnh khi đến giai đoạn lá dù và tăng lên lại vào giai đoạn tạo

hạt, vì ở giai đoạn này cây tập trung chất dinh dưỡng để phát triển các bộ phận như

hoa, gương, hạt và củ.

103

3.4.5. H m lƣợng chlorophyll của các giống sen

Cây sen là một loại thực vật thủy sinh, có các giai đoạn phát triển đặc biệt so với

thực vật có hoa ở trên cạn. Quá trình sinh trưởng của lá được chia làm ba giai đoạn lá

trãi - lá nằm trên bề mặt nước và giai đoạn lá dù - là giai đoạn lá vượt lên trên mặt

nước (với sự tồn tại của hai loại lá là lá dù và lá trãi) và giai đoạn tạo hạt với sự tồn

tại của lá dù, lá trãi lúc này hầu như đã bị phân hủy. Các nghiên cứu trước đây cho

thấy, cấu tạo của bộ máy quang hợp ở thực vật khác nhau trong phạm vi tiếp xúc với

môi trường nước [66].

Trong bộ máy quang hợp thì hệ sắc tố của thực vật là nhân tố duy nhất có khả

năng hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và biến năng lượng hấp thụ ấy thành dạng

năng lượng hóa học được thực hiện trong quá trình quang hợp. Vì vậy, hiệu suất

quang hợp liên quan mật thiết với hàm lượng các dạng sắc tố trong cây, đặc biệt là

hàm lượng Chl [87]. Trong đó, Chla và Chlb đóng vai trò là các điểm tiếp nhận ánh

sáng trong quá trình quang hợp. Kết quả nghiên cứu về hàm lượng Chl của các giống

sen qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển được trình bày ở bảng 3.24.

Bản 3.24. Hàm lượng Chl (mg/g) của lá các giống sen qua các giai đoạn sinh trưởng

Giai

đoạn Chỉ tiêu

Sen

Cao

Sản

Sen

Hồng

Phú

Mộng

Sen

Hồng

Gia

Long

Sen Đỏ

Ợt

Sen

Trắng

Trẹt

Lõm

Sen

Trắng

Trẹt

Lồi

Lá trãi

trƣởng

thành

Chla 0,196f 0,506

c 0,230

e 0,814

a 0,619

b 0,443

d

Chlb 0,079e 0,210

b 0,094

d 0,291

a 0,214

b 0,175

c

Chla/Chlb 2,51b 2,41

b 2,45

b 2,80

a 2,90

a 2,54

b

Lá dù

trƣởng

thành

Chla 0,152f 0,479

c 0,264

e 0,620

a 0,580

b 0,283

d

Chlb 0,056f 0,195

c 0,103

d 0,255

a 0,224

b 0,105

d

Chla/Chlb 2,72a 2,45

b 2,57

ab 2,43

b 2,59

ab 2,70

b

Tạo hạt

Chla 0,599c 0,747

b 0,474

e 0,891

a 0,619

c 0,535

d

Chlb 0,225c 0,306

b 0,184

d 0,353

a 0,214

c 0,217

c

Chla/Chlb 2,67b 2,45

c 2,58

bc 2,53

bc 2,89

a 2,47

bc

Chú thích: Các chữ cái khác nhau trên cùng một hàng chỉ ra sự sai khác có ý

nghĩa thống kê của trung bình mẫu với p<0,05 (Duncan’s test).

104

Giai đoạn lá trãi trưởng thành: hạt hoặc củ sen nảy mầm ở dưới nước và sau

đó phát triển các lá trãi, phía trên bề mặt lá tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt

trời, mặt dưới tiếp xúc với nước. Do đó, lá trãi có khả năng thích nghi cao với

cường độ ánh sáng mặt trời trực tiếp, đồng thời có khả năng chịu được bóng râm.

Đây là cơ quan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện quá trình

quang hợp, là nguồn cung cấp carbon chính cho quá trình sinh trưởng, phát triển

của cây sen ở giai đoạn này [105]. Ở giai đoạn lá trãi, hàm lượng Chla dao động từ

0,196-0,814 mg/g lá, trong đó đạt cao nhất là giống Sen Đỏ Ợt với 0,814 mg/g lá,

tiếp đến là giống Sen Trắng Trẹt Lõm (0,619 mg/g lá), giống Sen Hồng Phú Mộng

(0,506 mg/g lá), giống Sen Trắng Trẹt Lồi (0,443 mg/g lá), giống Sen Hồng Gia

Long (0,230 mg/g lá) và thấp nhất là Sen Cao Sản (0,197 mg/g lá). Ở giai đoạn

này, hàm lượng Chlb có sự biến động giữa các giống, dao động từ 0,079-0,291

mg/g lá, trong đó đạt cao nhất vẫn là giống Sen Đỏ Ợt (0,291 mg/g lá) và thấp

nhất là giống Sen Cao Sản (0,079 mg/g lá).

Giai đoạn lá dù trưởng thành: hàm lượng Chla và Chlb đo được trong lá dù

của 6 giống sen dao động từ 0,152-0,620 mg/g lá (Chla) và 0,056-0,255 mg/lá

(Chlb). Trong đó, đạt cao nhất vẫn là giống Sen Đỏ Ợt về cả hàm lượng Chla và

Chlb, đây cũng là giống có khối lượng tươi, khối lượng khô và cường độ tích lũy

chất khô cao nhất trong các giống sen nghiên cứu ở giai đoạn này. Chính điều đó

đã thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển mạnh về cơ quan dinh dưỡng dẫn đến kích

thước lá dù và chiều cao cây ở giống Sen Đỏ Ợt cao hơn so với các giống sen

khác. Ngoài ra, kết quả bảng 3.24 cho thấy, hàm lượng Chla trong lá dù trưởng

thành thấp hơn so với trong lá trãi trưởng thành và khác biệt nhau có ý nghĩa

thống kê giữa các giống. Sỡ dĩ như vậy là do ở giai đoạn lá dù trưởng thành,

chúng tôi chỉ xác định hàm lượng Chla và Chlb ở lá dù mặc dù trong giai đoạn này

thì các lá trãi vẫn đóng vai trò quan trọng trong chuỗi vận chuyển điện tử của

quang hợp trong suốt thời gian cả hai loại lá này được phát triển đầy đủ [105]. Sự

hiện diện của khí khổng ở bề mặt trên của lá tạo điều kiện cho việc sử dụng CO2

một cách liên tục, thúc đẩy quá trình quang hợp. Riêng giống Sen Cao Sản đều có

hàm lượng Chla và Chb thấp nhất trong 6 giống, đây cũng là giống có khối lượng

tươi, khối lượng khô và cường độ tích lũy chất khô thấp nhất so với các giống sen

khác ở giai đoạn lá dù trưởng thành.

105

Ở giai đoạn tạo hạt: chúng tôi cũng tiến hành đo hàm lượng Chla và Chlb

trong giai đoạn này ở lá dù. Lúc này các lá trãi đã bị phân hủy, chỉ còn lá dù thực

hiện chức năng quang hợp chính của cây. Hàm lượng Chla và Chlb đo được ở giai

đoạn này cao nhất trong ba giai đoạn nghiên cứu. Bởi đây là lúc cây sen bước vào

quá trình hình thành gương, tạo hạt và củ nên đòi hỏi một lượng chất hữu cơ lớn.

Giá trị Chla ở các giống sen đạt từ 0,535-0,891 mg/g lá, Chb đạt từ 0,184-0,306

mg/g lá. Trong đó, giống có hàm lượng Chla và Chlb lớn nhất là giống Sen Đỏ Ợt,

tiếp đến là giống Sen Hồng Phú Mộng, Sen Trắng Trẹt Lõm, Sen Cao Sản và Sen

Trắng Trẹt Lồi, thấp nhất là Sen Hồng Gia Long.

Tỷ lệ Chla/Chb của các giống sen ở cả 3 giai đoạn nghiên cứu đều có giá trị

dao động từ 2,41 đến 2,90 mg/lá.

3.4.6. Năn suất và các yếu tố cấu t n năn suất của các giống sen

Năng suất của cây sen do nhiều yếu tố quyết định: số gương/m2, số hạt hữu

hiệu/gương, khối lượng trung bình 100 hạt (Bảng 3.25). Đối với người trồng sen vì

mục đích kinh tế thì mật độ hoa và gương là rất quan trọng, nó thể hiện được năng

suất của cây sen cũng như mức lợi nhuận đạt được trong một vụ mùa.

Số gương/10 m2: số gương/10 m

2 có sự chênh lệch khá lớn giữa 6 giống, biến

động từ 41,60-101,60 gương/10m2. Trong đó, giống Sen Trắng Trẹt Lõm có số

gương/10 m2 lớn nhất với 101,60 gương, tiếp đến là giống Cao Sản (75,60 gương),

Sen Đỏ Ợt và Sen Hồng Phú Mộng cũng có số lượng gương/10 m2 khá lớn lần lượt

đạt 61,40 và 54,40 gương. Hai giống Sen Hồng Gia Long và Sen Trắng Trẹt Lồi có

số gương/10m2 thấp nhất, chỉ đạt 41,60 và 45,40 gương. Đây cũng là những giống

cho năng suất hạt thấp nhất trong 6 giống nghiên cứu.

Tỷ lệ hạt chắc/gương: tỷ lệ hạt chắc/gương có vai trò quyết định đến năng suất

hạt. Tỷ lệ hạt chắc/gương phụ thuộc vào tổng số hạt và số hạt chắc/gương của mỗi

giống. Tổng số hạt/gương có sự chênh lệch không đáng kể giữa các giống sen, dao

động từ 28,27-36,43 hạt/gương. Tuy nhiên, số hạt chắc/gương có sự sai khác có ý

nghĩa thống kê giữa các giống, đạt từ 9,83-29,87 hạt, trong đó giống Sen Cao Sản có

số hạt chắc/gương lớn nhất, dẫn đến đây cũng là giống có tỷ lệ hạt chắc/gương cao

nhất trong 6 giống, đạt 82,56%, tiếp đến là giống Sen Hồng Phú Mộng với 27,03 hạt

chắc/gương, đạt tỷ lệ 74,15%. Giống Sen Trắng Trẹt Lõm và giống Sen Đỏ Ợt cũng

là các giống có tỷ lệ hạt chắc/gương lớn, lần lượt đạt 66,39% và 65,52%. Tiếp đến là

106

giống Sen Trắng Trẹt Lồi (60,71%) và thấp nhất là giống Sen Hồng Gia Long với tỷ

lệ hạt chắc/gương chỉ đạt 35%. Trong thực tế khi điều tra, đây là giống sen chủ yếu

được trồng tại khu vực lăng Gia Long để trang trí, làm cảnh, ít được khai thác hạt, do

số gương và số hạt chắc/gương thu được không đáng kể.

Bản 3.25. Các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất hạt của các giống sen

Giống

Số

ƣơn /

10 m2

Số hạt/

ƣơn

Số hạt

chắc/

ƣơn

Tỷ lệ hạt

chắc/ ƣơn

sen (%)

Khối

lƣợng

100 hạt

(g)

NSLT

hạt sen

(kg/10m2)

NSLT

hạt sen

(tấn/ha)

Sen Cao Sản 75,60b 36,20

a 29,87

a 82,56

a 202,60

d 4,57

a 4,57

a

Sen Hồng

Phú Mộng 54,40

d 36,43

a 27,03

b 74,15

b 220,00

b 3,24

d 3,24

d

Sen Hồng

Gia Long 41,60

e 28,27

c 9,83

e 35,00

e 210,46

c 0,86

f 0,86

f

Sen Đỏ Ợt 61,40c 33,40

b 21,83

c 65,52

c 262,20

a 3,52

c 3,52

c

Sen Trắng

Trẹt Lõm 101,60

a 29,13

c 19,07

d 66,39

c 196,00

e 3,80

b 3,80

b

Sen Trắng

Trẹt Lồi 45,40

e 34,20

b 20,53

cd 60,71

d 198,60

e 1,85

e 1,85

e

Khối lượng 100 hạt (g): khối lượng 100 hạt của 6 giống sen dao động từ

196,00-262,20 g. Trong đó, các giống sen hồng có khối lượng 100 hạt cao hơn

các giống sen trắng, cao nhất là giống Sen Đỏ Ợt với 262,20 g, tiếp đến là giống

Sen Hồng Phú Mộng đạt 220 g và Sen Hồng Gia Long đạt 210,46 g, giống Sen

Cao Sản cũng có khối lượng 100 hạt khá cao với 202,60 g. Điểm đặc trưng dễ

nhận biết của các giống sen trắng là hạt có hình elip, kích thước hạt nhỏ. Chính

vì vậy, khối lượng 100 hạt của 2 giống này thấp nhất trong 6 giống thí nghiệm,

đạt từ 196,00-198,60 g.

Năng suất lý thuyết hạt (tấn/ha): cây sen trồng ở Thừa Thiên Huế với nhiều

mục đích khác nhau. Tuy nhiên, với người chuyên trồng sen thì năng suất hạt là

mục tiêu đầu tiên. Trong 6 giống sen nghiên cứu, giống Sen Cao Sản là giống có

mật độ gương/10 m2 cao với 75,60 gương, tỷ lệ hạt chắc trên gương rất lớn đạt

82,56%. Chính những yếu tố này đã dẫn đến năng suất hạt thu được từ giống Sen

Cao Sản rất cao, đạt 4,57 tấn/ha. Do năng suất hạt cao hơn rất nhiều so với các

giống sen khác ở địa phương nên giống sen này được trồng nhiều ở Thừa Thiên

107

Huế. Ngoài ra, Sen Cao Sản là giống sen rất dễ trồng, có khả năng chống chịu cao

và thích nghi với lối canh tác trên đồng ruộng nên diện tích trồng Sen Cao Sản tăng

nhanh và chiếm lĩnh thị trường trong thời gian gần đây.

Trong các giống sen trồng lâu năm ở Thừa Thiên Huế, giống Sen Trắng Trẹt Lõm

mặc dù có khối lượng 100 hạt sen không lớn, chỉ đạt 196 g nhưng mật độ gương/10 m2

rất lớn, lớn nhất trong 6 giống (101,60 gương/10 m2). Đây cũng là giống có thời gian

thu gương kéo dài liên tục trong hơn 3 tháng. Chính vì thế, giống Sen Trắng Trẹt Lõm

là giống cho năng suất khá cao, xếp thứ 2 sau Sen Cao Sản với 3,80 tấn/ha. Đối với

người trồng sen vì lợi ích kinh tế, thì Sen Trắng Trẹt Lõm là giống sen được ưu tiên lựa

chọn vì vừa có thể khai thác hoa và hạt với giá thành rất cao. Hạt sen trắng nổi tiếng

với hương vị thơm ngon mà các giống sen khác không có được.

Năng suất hai giống Sen Đỏ Ợt và Hồng Phú Mộng lần lượt đạt 3,52 và 3,24

tấn/ha. Trong đó giống Sen Đỏ Ợt biểu hiện nhiều ưu thế vượt trội như có năng suất

cao nhất trong các giống sen hồng địa phương, màu sắc hoa đẹp, đặc trưng riêng và

được trồng để khai thác hạt, hoa và các sản phẩm khác như lá sen để làm nón lá,

cuống sen để sản xuất giấy, tơ dệt vải, hoa để ướp trà…Đây chính là lý do mà giống

sen này được lựa chọn để đề xuất bảo tồn và phát triển ở Thừa Thiên Huế.

Hai giống sen có năng suất thấp nhất trong 6 giống là giống Sen Trắng Trẹt

Lồi (1,85 tấn/ha) và Sen Hồng Gia Long (0,86 tấn/ha). Đây là hai giống sen chủ yếu

được trồng tại các khu di tích nhằm tạo cảnh quan, ít được trồng vì mục đích kinh tế

vì năng suất hạt thấp.

Từ kết quả đánh giá năng suất và chỉ tiêu cấu thành năng suất của 6 giống sen

nghiên cứu. Nhận thấy các giống Sen Cao Sản, Sen Trắng Trẹt Lõm, Sen Đỏ Ợt,

Sen Hồng Phú Mộng có tỷ lệ hạt chắc/gương sen dao động từ 65,52-82,56%, năng

suất hạt sen đạt từ 3,24-4,57 tấn/ha tương ứng với kết quả đạt được ở các giống sen

lấy hạt trong nghiên cứu của Hoàng Thị Nga (2016). Trong đó, giống Sen Cao Sản

Đồng Tháp trồng tại Thừa Thiên Huế đạt năng suất rất cao (4,57 tấn/ha), tương

đương với năng suất thu được ở giống sen Bát xanh (4,32 tấn/ha) và cao hơn hẳn so

với giống này khi được trồng tại Hà Nội (1,1 -2,6 kg/10 m2) [13]. Qua đó có thể

nhận thấy rằng giống Sen Cao Sản trồng trong điều kiện tự nhiên Thừa Thiên Huế

có năng suất hạt rất cao và là giống sen triển vọng cho việc khai thác hạt phục vụ

sản xuất.

108

Theo Nguyễn (2001a) [72] và Nguyễn Phước Tuyên (2007) [22], các nhóm

sen lấy hạt có số hạt trên gương sen nhiều với tỷ lệ hạt chắc cao còn các nhóm sen

lấy hoa cũng có sự hình thành gương tuy nhiên số hạt trên gương sen ít, tỷ lệ hạt

chắc trên gương sen thấp. Đối chiếu với sự phân loại đó, 6 giống sen trồng ở Thừa

Thiên Huế, đa phần là giống sen lấy hạt, chỉ có giống Sen Hồng Gia Long có thể

thuộc vào nhóm sen lấy hoa với tỷ lệ hạt chắc/gương sen chỉ đạt 35%, năng suất hạt

đạt 0,86 tấn/ha, thấp nhất trong 6 giống sen nghiên cứu và có đặc điểm hình thái

tương đồng như hoa to, màu sắc đẹp, sự kết hạt trên gương sen rất ít.

Như vậy, từ các kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng

suất của 6 giống sen trồng chính ở Thừa Thiên Huế, nhận thấy giống Sen Trắng Trẹt

Lõm và Sen Đỏ Ợt là 2 giống sen địa phương có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt,

năng suất hạt sen thu được rất cao (chỉ đứng sau Sen Cao Sản) và là những giống sen

có nhiều triển vọng trong sản xuất và khai thác tại Thừa Thiên Huế hiện nay.

3.5. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA SINH TRONG HẠT CỦA

CÁC GIỐNG SEN

Hầu như tất cả các bộ phận cây sen đều có giá trị sử dụng. Tuy nhiên với

người trồng sen vì mục đích kinh tế thì năng suất và chất lượng hạt sen là được

quan tâm hơn cả. Hơn nữa, hạt sen trồng ở Thừa Thiên Huế nổi tiếng vì hương vị

thơm ngon rất đặc biệt mà các giống sen ở nơi khác không có được, kể cả sen Hà

Nội hay Đồng Tháp. Hạt sen khi chín dẻo và bở, có hương thơm và vị rất đậm đà.

Nhờ đó hạt sen ở Thừa Thiên Huế được nhiều nơi trong nước biết đến như là một

sản phẩm du lịch nổi tiếng [120], [121]. Chính vì những lý do đó nên chúng tôi tiến

hành xác định một số thành phần hóa sinh trong hạt sen nhằm đánh giá chất lượng

các giống sen nghiên cứu. Từ đó, góp phần định hướng trong việc khai thác và phát

triển các giống sen khác nhau ở địa phương.

3.5.1. H m lƣợng các thành phần dinh dƣỡng

Hạt sen có giá trị dinh dưỡng rất cao. Mặc dù các giống và môi trường sống

khác nhau có thể ảnh hưởng đến giá trị về hàm lượng các chất dinh dưỡng, nhưng

nhìn chung các loại thành phần dinh dưỡng chính, hiệu quả dinh dưỡng và đặc điểm

sinh lý của chúng về cơ bản là giống nhau [104]. Hạt sen không chỉ giàu protein,

đường khử, lipid mà còn chứa một lượng lớn các vi lượng như Ca, Fe, P, các

vitamin [41], [106]. Kết quả nghiên cứu về hàm lượng các thành phần dinh dưỡng

chính của hạt các giống sen nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.26.

109

Hàm lượng protein của hạt sen cao hơn đáng kể so với nhiều loại lương thực

chính hàng ngày bao gồm lúa mì, gạo và ngô. Do đó, nó có tiềm năng được sử dụng

như một nguồn protein thực vật mới [113]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các giống sen

được trồng ở Thừa Thiên Huế có hàm lượng protein trong hạt khá cao đạt từ 7,00-9,41

g/100 g, tương đương với kết quả thu được trong nghiên cứu của Hoàng Thị Nga năm

2016 với lượng protein trong hạt sen đạt 8,98-9,39 g/100 g [13]. Điều đó chứng tỏ, sen

trồng ở Thừa Thiên Huế cho giá trị về mặt dinh dưỡng rất cao. Trong đó, các giống sen

địa phương đạt giá trị từ 7,90-9,41 g/100 g, tương ứng cao hơn giống Sen Cao Sản từ

12,86-34,43%, 2 giống sen trắng cho kết quả tương đương nhau và cao nhất trong 6

giống sen nghiên cứu. Hàm lượng protein cao càng làm tăng giá trị dinh dưỡng quan

trọng của hạt sen. Bên cạnh đóng góp vào chế độ ăn kiêng, protein còn được xem như

là một hợp chất hóa học sữa chữa và thay thế các tế bào bị bào mòn, xây dựng cấu trúc

cơ thể, hình thành protein máu và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể [92].

Bản 3.26. Hàm lượng của một số thành phần dinh dưỡng cơ bản (g/100g) trong

hạt sen khô

Chỉ tiêu

Giống Protein Lipid Đƣờng khử

Sen Cao Sản 7,00e

5,39a 6,29

d

Sen Hồng Phú Mộng 8,21c 3,33

c 8,71

a

Sen Hồng Gia Long 7,90d

2,21d 7,09

c

Sen Đỏ Ợt 8,69b

2,59d 8,17

b

Sen Trắng Trẹt Lõm 9,41a

4,55b 7,14

c

Sen Trắng Trẹt Lồi 9,15a

3,70c 6,98

c

Hàm lượng lipid trong 100 g hạt sen khô có sự sai khác đáng kể giữa các giống sen

nghiên cứu, biến động từ 2,21-5,39 g. Trong đó, giống Sen Cao Sản đạt giá trị cao nhất

với 5,39 g/100 g, thấp nhất là giống Sen Hồng Gia Long với 2,21 g/100 g. Trong nghiên

cứu của Sridhar và Bhat (2007) đã chỉ ra có 3,68% lipid/100 g hạt sen [94]. Các nghiên

cứu khác cũng cho thấy hàm lượng lipid trong hạt sen đạt 3,22 g/100 g [86] và 2,05

g/100g [92]. Như vậy, hạt sen trồng ở Thừa Thiên Huế có hàm lượng lipid tương đương

hoặc cao hơn so với các báo cáo trước đó.

Đường đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, cung cấp đến 60% năng lượng của

cơ thể sống. Trong các giống sen nghiên cứu thì giống Sen Cao Sản có hàm lượng

đường khử thấp nhất với 6,29 g/100 g, các giống sen còn lại đạt 6,98-8,71 g/100 g,

110

tương ứng cao hơn từ 10,97-38,47%. Trong đó, giống Sen Hồng Phú Mộng có hàm

lượng đường cao nhất đạt 8,71 g/100 g, tiếp đến là giống Sen Đỏ Ợt (8,17 g/100 g), và

các giống sen còn lại cho giá trị tương đương nhau đạt từ 6,98-7,09 g/100 g.

Từ những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi nhận thấy hạt sen ở Thừa Thiên

Huế có giá trị dinh dưỡng cao và có thể sử dụng như là một nguồn cung cấp protein,

đường khử, lipid quan trọng trong việc chế biến các loại thực phẩm khác nhau.

Đồng thời, khi so sánh giữa các giống sen nghiên cứu, nhận thấy có sự khác biệt về

hàm lượng dinh dưỡng. Ngoài hàm lượng lipid, hạt sen của giống Cao Sản luôn có

giá trị thấp hơn các giống sen địa phương về hàm lượng protein, đường khử. Chứng

tỏ, giá trị dinh dưỡng trong hạt sen của các giống sen địa phương cao hơn nhiều so

với giống Sen Cao sản. Đây là một trong những nguyên nhân tạo nên thương hiệu

của “sen Huế” rất được ưa chuộng hiện nay.

3.5.2. H m lƣợng một số nguyên tố khoáng

Hạt sen rất giàu các nguyên tố khoáng, trong đó K, Ca và P là các nguyên tố chiếm

hàm lượng cao nhất [72]. Các nguyên tố khoáng rất cần thiết và đóng vai trò rất quan

trọng đối với sức khỏe con người [113]. Hàm lượng các nguyên tố khoáng chính trong

hạt sen của một số giống sen trồng ở Thừa Thiên Huế được trình bày ở bảng 3.27.

Kết quả bảng 3.27 cho thấy, hàm lượng các nguyên tố khoáng ở hạt sen của các

giống sen địa phương cao hơn so với giống Sen Cao Sản ở hầu hết các chỉ tiêu. Hàm

lượng K có sự biến động lớn giữa các giống sen nghiên cứu, dao động từ 283,33-850

mg/100 g. Trong đó, giống Sen Trắng Trẹt Lõm cho kết quả cao nhất (890 mg/100 g),

tiếp đến là giống Sen Hồng Phú Mộng (850 mg/100 g) và thấp nhất là giống Sen

Hồng Gia Long với 283,33 mg/100 g.

Bản 3.27. Hàm lượng một số nguyên tố khoáng (mg/100 g) trong hạt sen khô

Chỉ tiêu

Giống K Ca P

Sen Cao Sản 580,00e 33,33

e 198,67

e

Sen Hồng Phú Mộng 850,00b 56,67

a 665,67

b

Sen Hồng Gia Long 283,33f 43,33

d 462,67

d

Sen Đỏ Ợt 726,67c 51,67

b 459,00

d

Sen Trắng Trẹt Lõm 890,00a 60,67

a 705,00

a

Sen Trắng Trẹt Lồi 663,33d 61,33

a 555,67

c

111

K và Ca là các nguyên tố rất cần thiết cho các hoạt động chức năng ở người,

đặc biệt Ca là yếu tố chính trong việc tạo xương. Hạt sen rất giàu protein, đây chính

là yếu tố thúc đẩy việc hấp thụ Ca [113]. Hàm lượng Ca trong hạt ở các giống sen

nghiên cứu đạt từ 33,33-61,33 mg/100 g, trong đó 2 giống sen trắng cho kết quả cao

nhất so với các giống sen còn lại với 60,67-61,33 mg, tiếp đến là giống Sen Hồng

Phú Mộng (56,67 mg) và Sen Đỏ Ợt (60,67 mg), thấp nhất là giống Sen Cao Sản

(33,33 mg/100 g). Kết quả này là cao hơn rất nhiều so với báo cáo của Shukla

(29,42 mg/100 g) và Indrayan (22%/100 g), Mani và cs (25%/100 g) [92].

Tương tự Ca, hàm lượng P trong các giống sen địa phương cũng cho kết quả

cao hơn nhiều so với giống Sen Cao Sản, đạt kết quả cao nhất vẫn là giống Sen

Trắng Trẹt Lõm với 705 mg/100 g, thấp nhất là giống Sen Cao Sản với 198,67

mg/100 g. So với Guo và cs khi nghiên cứu trên hạt sen ở Trung Quốc có hàm

lượng P đạt 299,73 mg/kg [41] thì các giống sen địa phương có hàm lượng cao hơn

rất nhiều với 459-705 mg/100 g.

Khi so sánh với hàm lượng các nguyên tố K, Ca và P trong hạt sen với một số

loại hạt như đậu nành là tương đương (trong 100 g hạt đậu nành có hàm lượng các

nguyên tố Ca, P và K lần lượt là 277 mg, 704 mg và 1500 mg) và cao hơn nhiều so

với hạt đậu (Phaseolus vulgaris) (trong 100 g hạt đậu có hàm lượng các nguyên tố

Ca, P và K lần lượt là 28 mg, 71 mg và 285 mg) [29]. Sự có mặt của các nguyên tố

khoáng trong hạt sen có thể cung cấp chứng cứ khoa học cho việc sử dụng hạt sen

trong y học cổ truyền điều trị các rối loạn về chuyển hóa [92].

3.5.3. Hoạt độ enzyme catalase và H m lƣợng vitamin C

Catalase là chất xúc tác sinh học rất quan trọng vì nó đẩy mạnh tốc độ phản

ứng. Nó có khả năng ức chế phân giải của tế bào thần kinh, apoptosis, quá trình

viêm, lão hóa và một loạt các khối u, hỗ trợ phân phối thuốc nội bào và sử dụng

trong định lượng cholesterol. Với tác dụng quan trọng như vậy, nó cũng đóng vai

trò trong chống oxy hóa của cơ thể sống.

Kết quả bảng 3.28 cho thấy, hoạt độ enzyme catalase trong hạt của các giống sen

dao động từ 0,25-0,42 U/mg protein. Trong đó giống Sen Hồng Phú Mộng và Đỏ Ợt đạt

giá trị cao nhất với 0,41-0,42 U/mg protein. Các giống còn lại có giá trị tương đương

nhau và không có sự sai khác về ý nghĩa thống kê, đạt từ 0,25-0,26 U/mg protein.

112

Bản 3.28. Hàm lượng của vitamin C và hoạt độ enzyme catalase trong 100 g hạt

sen khô

Chỉ tiêu

Giống

Catalase

(U/mg protein) Vitamin C (%)

Sen Cao Sản 0,26b 0,011

c

Sen Hồng Phú Mộng 0,41a 0,033

ab

Sen Hồng Gia Long 0,26b 0,031

ab

Sen Đỏ Ợt 0,42a 0,039

a

Sen Trắng Trẹt Lõm 0,25b 0,026

b

Sen Trắng Trẹt Lồi 0,25b 0,022

bc

Vitamin C còn là một yếu tố đóng vai trò chống oxy hóa quan trọng trong hạt

sen. Các giống sen trồng ở Thừa Thiên Huế đều có vitamin C, tuy nhiên giá trị thu

được rất thấp, dao động từ 0,011-0,039%. Trong đó, giống Sen Cao Sản có hàm

lượng thấp hơn các giống sen còn lại.

Dựa vào kết quả phân tích trên chúng tôi nhận thấy hạt sen của các giống đều có

enzyme catalase và vitamin C - chất liên quan đến khả năng chống oxy hóa của cơ thể

sống, cũng chính vì vậy hạt sen đã được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y

và thu lại những kết quả tích cực. Mặc dù hàm lượng vitamic C và hoạt độ enzyme

catalase của hạt khá thấp nhưng so sánh cũng nhận thấy rằng có những biến đổi về

hàm lượng cũng như hoạt độ giữa các giống sen, trong đó hạt sen khô của Sen Cao

Sản đều có giá trị thấp hơn so với các giống sen địa phương.

3.5.4. Thành phần các hoạt chất trong cao chiết hạt sen

Để nghiên cứu thành phần các hoạt chất trong cao chiết hạt sen, chúng tôi tiến

hành chiết hạt sen trong dung môi methanol 70%. Dịch lọc sau đó được cô cao bằng

máy cô quay. Phân tích thành phần hoạt chất của cao chiết hạt sen bằng phương

pháp phân tích khối phổ GC-MS thu được kết quả ở bảng 3.29.

Qua kết quả phân tích đã xác định được sự hiện diện của 27 hợp chất khác

nhau trong cao chiết của cả 6 giống sen nghiên cứu. Trong đó, giống Sen Hồng Phú

Mộng và Sen Đỏ Ợt có 20 hợp chất, giống Sen Hồng Gia Long và Sen Cao Sản đều

có 19 hợp chất và giống Sen Trắng Trẹt Lõm có 18 hợp chất, giống Sen Trắng Trẹt

Lồi có 17 hợp chất (tên các hợp chất và sắc ký đồ GC-MS cao chiết hạt sen trong

dung môi methanol của các giống sen được trình bày chi tiết ở Phụ lục 9).

113

Khi xét về thành phần hợp chất có trong hạt của các giống sen, nhận thấy có

14 hợp chất phổ biến nhất ở cả 6 giống sen với tỷ lệ tương đối cao, bao gồm:

furaneol, thymin, diethylnitroamine, 3,5dihydroxyl-2-methyl-5,6-dihydropyran-4-

one, 5-oxymethylfurfurole, methyl-alpha-D-galactopyranoside, methyl palmitate,

palmitic acid, methyl linoleate, methyl oleate, methyl linolelaidate, alpha-

monopalmitin, plastochromanot, delta-5-esgosterol. Ngoài ra mỗi giống khác nhau

sẽ có thêm một số chất khác nhau, như Sen Đỏ Ợt có thêm 6 hợp chất: butylated

hydroxyl, beta-monopalmitin, gamma-tocophenol, olealdehyde, caprylic acid,

arachidic acid, trong đó 2 hợp chất caprylic acid, arachidic acid đều là những hợp

chất không xuất hiện ở các giống sen còn lại. Hai giống sen trắng xuất hiện một số

hợp chất mới như: aceto veratrone, cholest-5-en-3-ol.

Các thành phần hoạt chất được xác định từ cao chiết hạt sen trong dung môi

methanol thuộc các nhóm hóa học khác nhau. Thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất là

methyl-alpha-D-galactopyranoside, diện tích xuất hiện chiếm tỷ lệ từ 66,86-

78,69% ở tất cả các giống sen, trong đó đạt kết quả cao nhất là giống Sen Hồng

Phú Mộng (78,69%), tiếp đến là các giống Sen Hồng Gia Long (77,17%), giống

Sen Cao Sản (75,21%), hai giống sen trắng có kết quả tương đương nhau (71,57-

71,60%) và thấp nhất là giống Sen Đỏ Ợt (66,86%). Đây là một dẫn xuất của

monosacarite có nhóm thế methyl ở vị trí dị thường, có nhiều vai trò trong cấu tạo

và chức năng đối với cơ thể sống. Đồng thời hợp chất này còn góp phần tạo độ

ngọt, độ thơm, độ dẻo cho thực phẩm.

Trong 27 hợp chất có mặt ở 6 giống sen nghiên cứu, có một số hợp chất đã

được xác định hoạt tính sinh học trong các nghiên cứu trước đây. Cụ thể, hợp chất 4-

stigmastadiene-3-one là một steroid có khả năng kháng khuẩn [82], stigmast-5-en-3-

ol-(3á,24s) có khả năng chống béo phì [23] và palmitic acid là một acid béo có nhiều

vai trò quan trọng với cơ thể người [86]. Ngoài ra, có nhiều hợp chất mới xuất hiện

trong nghiên cứu của chúng tôi mà chưa được công bố trong các báo cáo khác như:

furaneol, diethylnitroamine, 3,5dihydroxyl-2-methyl-5,6-dihydropyran-4-one… Sự

có mặt của nhiều hợp chất hóa học trong hạt sen từ kết quả nghiên cứu của chúng

tôi góp phần khẳng định vai trò dược liệu của hạt sen ở trong lĩnh vực y học. Xác

định hoạt tính sinh học và phân lập các hợp chất trên là một việc làm rất cần thiết

trong các nghiên cứu tiếp theo.

114

Bản 3.29. Thành phần các hoạt chất trong cao chiết của hạt sen các giống sen

S

T

T

Hợp chất

Sen Cao Sản Sen Hồng Phú

Mộng

Sen Hồng Gia

Long Sen Đỏ Ợt

Sen Trắng Trẹt

Lõm

Sen Trắng Trẹt

Lồi

Thời

gian

lưu

(phút)

%

Diện

tích

Thời

gian

lưu

(phút)

% Diện

tích

Thời

gian

lưu

(phút)

% Diện

tích

Thời

gian

lưu

(phút)

% Diện

tích

Thời

gian

lưu

(phút)

% Diện

tích

Thời

gian

lưu

(phút)

% Diện

tích

1 Furaneol 6,308 0,20 6,287 0,24 6,361 0,44 6,335 0,27 6,311 0,43 6,294 0,53

2 Thymin 6,648 0,72 6,623 0,46 6,657 0,39 6,614 0,21 6,633 0,62 6,638 1,44

3 Diethylnitroamine 7,374 0,13 7,357 0,11 7,411 0,23 7,396 0,15 7,366 0,15 7,370 0,42

4 3,5dihydroxyl-2-methyl-

5,6-dihydropyran-4-one

7,550 0,87 7,539 0,56 7,579 1,02 7,568 1,06 7,545 0,66 7,554 0,42

5 5-oxymethylfurfurole 8,810 3,56 8,771 2,60 8,827 4,75 8,794 0,78 8,779 3,50 8,805 11,04

6 butylated

hydroxylanisole

13,080 0,49 13,081 0,29 13,082 0,31 13,079 0,41 - - - -

7 methyl-alpha-D-

galactopyranoside

15,281 75,27 15,030 78,69 15,112 77,17 14,839 66,86 14,865 71,60 14,765 71,57

8 methyl palmitate 17,076 0,59 17,082 1,18 17,077 0,80 17,075 0,17 17,080 1,81 17,072 1,09

9 palmitic acid 17,486 3,76 17,483 2,92 17,489 3,41 17,504 7,41 17,493 4,58 17,451 2,22

10 methyl linoleate 18,695 1,23 18,702 2,69 18,697 1,61 18,693 0,49 18,700 3,16 18,692 1,97

11 methyl oleate 18,757 0,42 18,764 0,84 18,759 0,44 18,758 0,13 18,763 1,05 18,757 0,67

12 methyl linolelaidate 19,144 8,53 19,129 5,20 19,136 5,80 19,175 13,44 19,143 7,69 19,083 2,69

13 lyoleoyl Chloride 19,185 1,15 - - 19,179 0,76 - - - - - -

115

S

T

T

Hợp chất

Sen Cao Sản Sen Hồng Phú

Mộng

Sen Hồng Gia

Long Sen Đỏ Ợt

Sen Trắng Trẹt

Lõm

Sen Trắng Trẹt

Lồi

Thời

gian

lưu

(phút)

%

Diện

tích

Thời

gian

lưu

(phút)

% Diện

tích

Thời

gian

lưu

(phút)

% Diện

tích

Thời

gian

lưu

(phút)

% Diện

tích

Thời

gian

lưu

(phút)

% Diện

tích

Thời

gian

lưu

(phút)

% Diện

tích

14 alpha-monopalmitin 22,476 0,80 22,478 0,37 22,478 0,79 22,485 1,55 22,480 0,83 22,470 0,75

15 beta-monopalmitin 24,795 0,89 - - 24,796 0,71 24,842 4,26 24,802 0,97 24,784 0,68

16 4-stingmasten-3-one 31,430 0,44 31,513 0,69 31,478 0,38 - - - - - -

17 gamma-tocophenol 33,569 0,09 - - 33,586 0,07 33,593 0,12 - - - -

18 Plastochromanol 38,316 0,40 38,336 0,25 38,333 0,47 38,340 0,41 38,336 0,53 38,291 0,24

19 delta-5-esgosterol 40,108 0,46 40,150 0,29 40,148 0,45 40,154 0,48 40,156 0,57 40,100 0,35

20 2,3-Diethylnitrosamine - - 8,619 0,04 - - - - - - - -

21 Olealdehyde - - 19,173 0,74 - - 19,217 1,62 19,186 1,29 19,133 0,69

22 stigmast-5en-3ol (3beta) - - 22,865 1,40 - - - - - - 19,133 0,69

23 beta-monolinolein - - 24,799 0,44 - - - - - - - -

24 caprylic acid

monoethanol amide

- - - - - - 20,701 0,09 - - - -

25 arachidic acid - - - - - - 21,087 0,07 - - - -

26 aceto veratrone - - - - - - - - 13,081 0,37 13,075 0,87

27 cholest-5-en-3-ol - - - - - - - - 35,399 0,19 - -

Ghi chú: "-": không xuất hiện, % Diện tích: tính theo diện tích peak sắc kí.

116

3.5.5. Các chỉ tiêu liên quan đến độ bở, độ dẻo của hạt sen

3.5.5.1. Hàm lượng amylose

Amylose là chất tạo cấu trúc quan trọng, chất kết dính nước, chất ổn định nhũ

tương và tác nhân tạo gel trong công nghiệp và thực phẩm. Độ nở, khả năng hấp thụ

nước và tính kháng đối với sự phân hủy của các hạt ngũ cốc trong khi nấu có liên

quan trực tiếp đến tỷ lệ amylose/amylopectin của tinh bột. Tính mềm và dẻo của các

hạt ngũ cốc sau khi chín có tương quan nghịch với hàm lượng amylose [6].

Bảng 3.30. Hàm lượng amylose (g) trong 100 g hạt sen khô

Chỉ tiêu

Giống Amylose

Sen Cao Sản 7,70bc

Sen Hồng Phú Mộng 8,28b

Sen Hồng Gia Long 8,97a

Sen Đỏ Ợt 7,39cd

Sen Trắng Trẹt Lõm 9,15a

Sen Trắng Trẹt Lồi 6,98d

Hàm lượng amylose ở các giống sen nghiên cứu dao động từ 6,98-9,15 g/100

g. Trong đó, hai giống có hàm lượng amylose cao nhất là Sen Trắng Trẹt Lõm (9,15

g/100 g) và Sen Hồng Gia Long (8,97 g/100 g) và sai khác có ý nghĩa so với các

giống sen còn lại. Các giống sen còn lại cho kết quả thấp hơn và ít có sự sai khác

giữa chúng. Như vậy, theo lý thuyết thì hạt sen sau khi nấu chín của giống Sen

Trắng Trẹt Lõm và Sen Hồng Gia Long sẽ cho độ bở cao và ít mềm dẻo hơn so với

các giống còn lại.

Hàm lượng amylose trong hạt của 6 giống sen nghiên cứu là khác biệt so với

hạt của 4 giống sen ở Thái Lan với hàm lượng amylose dao động từ 21,27-24,08%

và các loại bột khác đã được báo cáo: 17% đối với bột sắn, 28% với bột ngô, 28,5

và 19,8% tương ứng với khoai mỡ và khoai mì, 27,2% cho lúa mì, 25,3% và 19,2%

đối với khoai tây và gạo, 30% với khoai mỡ [92]. Sự khác biệt trong hàm lượng

amylose có thể là do giống, vùng trồng trọt và môi trường sống.

117

3.5.5.2. Độ bền gel và độ trở hồ

Độ bền gel (còn được gọi là độ trải gel) và độ trở hồ cũng góp phần tham gia

vào phẩm chất của hạt sen. Đây là các thông số liên quan đến xu hướng cứng hạt

sau khi nấu chín cũng như độ bở và độ dẻo của hạt ngũ cốc. Kết quả xác định độ

bền gel và độ trở hồ được trình bày ở bảng 3.31.

Bản 3.31. Đánh giá độ bền gel và độ trở hồ ở các giống sen

Chỉ tiêu

Giống sen

Độ bền gel Độ trở hồ

Kích thước

gel (mm) Đánh giá

Điểm theo thang

điểm chuẩn

Sen Cao Sản 152, 67d Gel rất mềm 2

Sen Hồng Phú Mộng 162,33b Gel rất mềm 3**

Sen Hồng Gia Long 157,00c Gel rất mềm 3*

Sen Đỏ Ợt 150,00e Gel rất mềm 3**

Sen Trắng Trẹt Lõm 138,67f Gel rất mềm 3

Sen Trắng Trẹt Lồi 169,33a Gel rất mềm 3

Đối chiếu với bảng phân loại độ bền gel có thể nhận thấy kích thước gel của

các giống sen nghiên cứu khá lớn từ 150 đến 162,33 mm, nằm ngoài khoảng so với

các chỉ tiêu gel [123], do đó chúng tôi xếp chúng vào dạng gel rất mềm. Kích thước

gel của hạt sen nghiên cứu cao hơn nhiều so với kích thước gel của hạt lúa đã được

công bố [6].

Xét về độ trở hồ, không nhận thấy sự khác biệt rõ rệt giữa các giống. Hầu hết cả 6

giống sen đều cho hạt có độ trở hồ khá cao. Trong đó, cao nhất là các giống Sen Hồng

Phú Mộng, Sen Đỏ Ợt và Sen Hồng Gia Long, tiếp đến là các giống sen trắng và thấp

nhất là giống Sen Cao Sản với đặc điểm hạt chưa có biến đổi rõ rệt (hạt phồng lên).

Kết quả về độ bền gel và độ trở hồ cho thấy khả năng bị cứng sau khi để nguội

của hạt sen ở các giống sen nghiên cứu là rất thấp. Nghiên cứu về độ bền gel và độ trở

hồ chủ yếu được tiến hành với hạt gạo nhằm góp phần phân chia các nhóm gạo cứng,

gạo mềm. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện trên đối tượng hạt sen

ở các chỉ tiêu này.

118

3.5.6. Đán iá ả năn án oxy óa trong dịch chiết và cao chiết thô từ hạt

sen khô

3.5.6.1. Đánh giá khả năng kháng oxy hóa trong dịch chiết hạt sen

Dịch chiết hạt sen được pha loãng thành các tỷ lệ khác nhau. Các độ pha loãng

được khảo sát từ 1/5-1/80. Theo sự tăng dần của hệ số pha loãng thì hoạt tính bắt gốc

tự do DPPH cũng giảm theo. Chứng tỏ, khả năng kháng oxy hóa tỷ lệ thuận theo

chiều tăng dần hàm lượng hạt sen. Với dịch chiết có độ pha loãng 5 lần (hàm lượng

hạt sen 30 mg/mL) cho tỷ lệ % bắt gốc tự do cao nhất chiếm 58,42-89,15 % (Bảng

3.32). Trong đó, tỷ lệ % bắt gốc tự do cao nhất thu dược ở giống Sen Trắng Trẹt Lồi

và thấp nhất là giống Sen Đỏ Ợt.

Bản 3.32. Tỷ lệ % hoạt tính bắt gốc tự do DPPH của dịch chiết hạt sen trong dung

môi methanol 70%

Tỷ lệ

pha

loãng

Nồn độ

dịch

chiết

(mg/mL)

% Hoạt tính gốc tự do (%SC)

Sen

Cao

Sản

Sen

Hồng

Phú

Mộng

Sen

Hồng

Gia

Long

Sen Đỏ

Ợt

Sen

Trắng

Trẹt

Lõm

Sen

Trắng

Trẹt

Lồi

1:5 30 87,32a 85,75

a 88,51

a 58,42

a 85,98

a 89,15

a

1:10 15 66,53b 66,36

b 63,79

b 50,06

b 62,21

b 62,82

b

1:20 7,5 42,24c 41,76

c 46,60

c 44,51

c 38,93

c 47,73

c

1:40 3,75 31,59d 29,37

d 30,95

d 43,16

d 30,76

d 41,12

d

1:80 1,875 26,69e 24,31

e 28,99

e 41,79

e 30,23

e 39,95

e

Phương trình hồi quy tuyến tính có được từ dịch chiết hạt sen của 6 giống sen

được thể hiện phụ lục 10 (Hình 1). Các phương trình hồi quy có hệ số tương quan khá

cao, dao động từ 0,95 đến 0,99, điều này chứng tỏ có khoảng 95% đến 99% số liệu

thực nghiệm có thể giải thích bằng phương trình hồi quy. Do đó có thể sử dụng các

phương trình hồi quy này để tính giá trị IC50 của các dịch chiết thô.

119

Bảng 3.33. Giá trị IC50 của dịch chiết từ hạt sen trong dung môi methanol 70%

Giống Đơn vị R2 IC50

Sen Cao Sản

mg chiết chuất/mL

0,964 11,23c

Sen Hồng Phú Mộng 0,952 11,85b

Sen Hồng Gia Long 0,975 10,80d

Sen Đỏ Ợt 0,996 15,67a

Sen Trắng Trẹt Lõm 0,980 11,81b

Sen Trắng Trẹt Lồi 0,998 8,20e

Ascorbic acid μg/mL 0,963 3,20f

Kết quả bảng 3.33 cho thấy, để khử 50% gốc tự do của dịch chiết thì cần từ

8,20-15,67 (mg/mL) hạt sen, thấp hơn nhiều so với ascorbic acid (3,2 μg/mL).

Trong đó, giống Sen Trắng Trẹt Lồi có giá trị IC50 thấp nhất với 8,20 mg/mL,

chứng tỏ khả năng chống oxy hóa của giống này là cao nhất, tiếp đến là giống

Sen Hồng Gia Long và giống Sen Cao Sản, 2 giống Sen Hồng Phú Mộng và Sen

Trắng Trẹt Lõm có khả năng chống oxy hóa như nhau và thấp nhất là giống Sen

Đỏ Ợt với 15,67 mg/mL hạt sen mới khử được 50% gốc tự do.

3.4.6.2. Đánh giá khả năng kháng oxy hóa có t ong cao chiết hạt sen

Từ dịch chiết thu được, chúng tôi tiếp tục cô cao dịch chiết trên hệ thống cô

quay chân không để thu được cao chiết rồi tiến hành xác định khả năng kháng

oxy hóa của cao với phương pháp như đã trình bày ở trên. Kết quả được trình

bày ở bảng 3.34.

Bản 3.34. Tỷ lệ % hoạt tính bắt gốc tự do DPPH của cao chiết hạt sen trong dung

môi methanol 70%

Tỷ lệ

pha

loãng

Nồn độ

dịch chiết

(mg cao

chiết/mL)

% Hoạt tính gốc tự do (%SC)

Sen

Cao

Sản

Sen

Hồng

Phú

Mộng

Sen

Hồng

Gia

Long

Sen Đỏ

Ợt

Sen

Trắng

Trẹt

Lõm

Sen

Trắng

Trẹt

Lồi

1:5 2 77,59a 77,97

a 76,30

a 62,97

a 76,43

a 77,97

a

1:10 1 45,99b 51,44

b 54,20

b 47,50

b 51,34

b 61,74

b

1:20 0,5 30,23c 38,32

c 36,39

c 33,97

c 37,30

c 41,61

c

1:40 0,25 19,95d 22,15

d 27,74

d 30,25

d 27,84

d 31,52

d

1:80 0,125 9,86e 19,61

e 22,34

e 22,59

e 25,67

e 26,91

e

120

Tương tự với dịch chiết hạt sen, theo sự tăng dần của hệ số pha loãng thì hoạt

tính bắt gốc tự do DPPH cũng giảm theo. Chứng tỏ, khả năng chống oxy hóa tỷ lệ

thuận theo chiều tăng dần hàm lượng cao chiết hạt sen. Với cao chiết có độ pha

loãng 5 lần (hàm lượng cao chiết hạt sen 2 mg/mL) cho tỷ lệ % bắt gốc tự do cao

nhất chiếm 62,97-77,97 % (Bảng 3.34, Phụ lục 10 - Hình 2). Trong đó, tỷ lệ % bắt

gốc tự do cao nhất vẫn thu được ở giống Sen Trắng Trẹt Lồi và thấp nhất là giống

Sen Đỏ Ợt. Từ đó dẫn đến khả năng bắt gốc tự do của giống Sen Trắng Trẹt Lồi ở

mức 50% cũng cao nhất với IC50 đạt 0,85 mg cao chiết/mL, tiếp đến là các giống

Sen Hồng Phú Mộng và Sen Hồng Gia Long, thấp nhất vẫn là giống Sen Đỏ Ợt với

IC50 đạt 1,286 mg cao chiết/mL. Giống Sen Cao Sản có khả năng bắt gốc tự do

trung bình với IC50 đạt 1,16 mg cao chiết/mL. So với ascorbic acid (3,2 μg/mL), cao

chiết hạt sen có khả năng bắt gốc tự do thấp hơn từ 265-401 lần (Bảng 3.35).

Bản 3.35. Giá trị IC50 của cao chiết từ hạt sen trong dung môi methanol 70%

Giống Đơn vị R2 IC50

Sen Cao Sản

mg cao

chiết/mL

0,988 1,160b

Sen Hồng Phú Mộng 0,978 1,036c

Sen Hồng Gia Long 0,988 1,006d

Sen Đỏ Ợt 0,971 1,286a

Sen Trắng Trẹt Lõm 0,996 1,005d

Sen Trắng Trẹt Lồi 0,953 0,850e

Acid ascorbic μg/mL 0,963 3,200f

So với dịch chiết, cao chiết cho giá trị khử gốc tự do cao hơn. Sở dĩ như

vậy là do cao chiết trải qua quá trình cô cao, loại bỏ một số tạp chất nên khả năng

ảnh hưởng của tạp chất đến hoạt tính bắt gốc tự do giảm.

Về hoạt tính chống oxy hóa của hạt sen đã được nhiều tác giả trên thế giới

nghiên cứu và khẳng định [69], [79], [88], [94]. Hạt sen được chiết xuất trong

methanol, ethanol và hydro alcoholic có hoạt động bắt gốc tự do mạnh mẽ. Sohn

(2003) đã cho rằng dịch chiết hạt sen trong ethanol có hiệu quả tẩy sạch các gốc tự

do ở 6,49 μg/mL [93]. Theo Rai và cs (2006), dịch chiết hạt sen trong hydro

alcoholic có hoạt động bắt gốc tự do mạnh mẽ với giá trị IC50 là 6,12 ± 0,41 μg /mL

trong xét nghiệm DPPH và 84,86 ± 3,56 μg/mL trong xét nghiệm oxit nitric. Những

121

giá trị này thấp hơn rutin, một chất chuẩn bắt các gốc tự do với giá trị IC50 là 152,17

± 5,01 μg/mL [69]. Những nghiên cứu này được tiến hành trên việc xác định hoạt

tính chống oxy hóa của các hợp chất thứ cấp được phân lập từ hạt sen như

polyphenol, alkaloid, flavonoid do đó kết quả IC50 thu được thấp hơn nhiều (điều đó

có nghĩa là khả năng chống oxy hóa cao hơn) so với kết quả nghiên cứu của chúng

tôi. Tuy nhiên, kết quả thu được trong nghiên cứu của chúng tôi là đối với dịch chiết

và cao chiết thô nhằm đánh giá khả năng chống oxy hóa có trong hạt sen không qua

việc tách chiết và phân lập các hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa. Điều này có ý

nghĩa quan trọng trong thực tiễn cuộc sống.

Qua phân tích các chỉ tiêu hóa sinh, chúng tôi nhận thấy các giống sen địa

phương đều cho kết quả cao hơn giống Sen Cao Sản ở hầu hết các chỉ tiêu nghiên

cứu. Trong đó, giống Sen Trắng Trẹt Lõm là giống có thành phần chất lượng nổi

trội hơn cả trong 6 giống sen trồng ở Thừa Thiên Huế.

3.6. BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO MỘT SỐ GIỐNG

SEN ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC CHỌN LỌC

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về đặc điểm thực vật học, sinh lý và hóa sinh

của 6 giống sen hiện đang được trồng ở Thừa Thiên Huế. Chúng tôi nhận thấy

trong các giống sen địa phương, giống Sen Trắng Trẹt Lõm là giống sen được

trồng lâu năm và đặc trưng của tỉnh Thừa Thiên Huế, rất được người dân ưa

chuộng. Giống sen này cho năng suất hạt rất cao với 3,80 tấn/ha và chất lượng hạt

cao hơn các giống sen địa phương khác về hầu hết các chỉ tiêu nghiên cứu. Giống

Sen Đỏ Ợt là một giống sen hồng địa phương có nhiều ưu điểm nổi trội như màu

sắc hoa đẹp, tốc độ sinh trưởng phát triển mạnh so với các giống sen còn lại, năng

suất hạt thu được rất cao với 3,52 tấn/ha. Các sản phẩm khai thác từ giống sen này

rất phong phú và đa dạng. Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi lựa chọn hai

giống Sen Trắng Trẹt Lõm và giống Sen Đỏ Ợt để nghiên cứu nhân giống in vitro

nhằm góp phần lưu trữ, bảo tồn các giống sen địa phương hiện nay.

3.6.1. Nghiên cứu ản ƣởng của thời gian khử trùng

Phương thức vô trùng mẫu cấy phổ biến nhất hiện nay thường sử dụng các hóa

chất có hoạt tính diệt khuẩn như: calcium hypochlorite, sodium hypochlorite, nước

bromine, H2O2, HgCl2. Dung dịch HgCl2 được đánh giá là có hiệu quả diệt khuẩn

tốt và thường được sử dụng ở nồng độ 0,1%.

122

Trong thí nghiệm này, chúng tôi sử dụng HgCl2 0,1% để khử trùng mẫu vật.

Sau khi đã vô trùng, hạt sen được tách ra để lấy tim sen có mang chồi sau đó cấy

vào môi trường dinh dưỡng MS để thăm dò khả năng sống sót của mẫu. Hiệu quả

của thời gian khử trùng được đánh giá thông qua tỷ lệ mẫu nhiễm, tỷ lệ mẫu chết và

tỷ lệ mẫu sống không nhiễm sau 4 tuần theo dõi.

Bản 3.36. Ảnh hưởng của thời gian khử trùng mẫu bằng HgCl2 0,1%

Giống sen Thời gian khử trùng

bằng HgCl2 (phút)

Tỷ lệ mẫu

nhiễm (%)

Tỷ lệ mẫu

chết (%)

Tỷ lệ mẫu

sống (%)

Sen Trắng

Trẹt Lõm

6 74,29 0 25,71

7 51,06 0 48,94

9 38,78 0 61,22

11 33,33 0 66,67

13 27,08 0 72,92

15 22,50 0 77,50

16 10,00 4,00 86,00

17 8,75 12,50 78,75

Sen Đỏ Ợt

6 65,71 0 34,29

7 48,57 0 51,43

9 39,58 0 60,42

11 34,04 0 65,96

13 30,00 0 70,00

15 25,00 0 75,00

16 10,00 2,00 88,00

17 6,67 16,66 76,67

Kết quả thăm dò thời gian khử trùng tối ưu trong nhân giống hạt Sen Trắng

Trẹt Lõm và Sen Đỏ Ợt được trình bày ở bảng 3.36 và hình 3.31. Từ kết quả thu

được cho thấy thời gian khử trùng bằng dung dịch HgCl2 0,1% ảnh hưởng rất lớn

đến tỷ lệ mẫu sống của hạt. Ở cả hai giống nghiên cứu, khi tăng thời gian khử trùng

từ 6 đến 15 phút thì tỷ lệ mẫu sống tăng từ 25,71% đến 77,50%; tỷ lệ mẫu nhiễm

giảm dần từ 74,29-22,50%, đặc biệt là tất cả các mẫu nuôi cấy đều không bị chết.

Tiếp tục tăng thời gian khử trùng lên 16 phút và 17 phút thì số mẫu nhiễm giảm, tỷ

lệ mẫu sống đạt được cao từ 78,75-86,00% (giống Sen Trắng Trẹt Lõm) và 76,67-

123

88,00% (giống Sen Đỏ Ợt), tuy nhiên bắt đầu xuất hiện mẫu chết với tỷ lệ 4-12,5%

(giống Sen Trắng Trẹt Lõm) và 2,00-16,66% (giống Sen Đỏ Ợt).

Nhìn chung, so với các thời gian thăm dò khác, thì việc khử trùng mẫu hạt

bằng HgCl2 trong 16 phút cho kết quả tốt nhất, tỷ lệ mẫu nhiễm giảm mạnh với 10%

và tỷ lệ mẫu chết thấp chỉ 2-4%, tỷ lệ mẫu sống tăng lên đạt 86-88%. Do đó, chúng

tôi kết luận khử trùng mẫu nuôi cấy với cồn 70% trong 30 giây và khử trùng tiếp

với HgCl2 0,1% trong 16 phút là bước khử trùng thích hợp nhất trong nhân giống in

vitro giống Sen Trắng Trẹt Lõm và giống Sen Đỏ Ợt từ hạt sen tươi.

Hình 3.31. Mẫu sau khi khử trùng được cấy lên môi trường MS để theo dõi tỷ lệ

mẫu nhiễm, tỷ lệ mẫu chết và tỷ lệ mẫu sống sót

3.6.2. Ản ƣởng của BAP đến khả năn tái sin c ồi

Mẫu tim sen sau khi tách ra từ hạt đã khử trùng được cấy lên môi trường MS

cơ bản có 8 g/L agar, 30 g/L sucrose và bổ sung BAP ở các nồng độ khác nhau

trong khoảng 0,0-2,0 mg/L để thăm dò khả năng tái sinh chồi và cụm chồi của mẫu.

Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.37, hình 3.32 và 3.33.

Sau 5 tuần, mẫu nuôi cấy của cả hai giống sen trên các môi trường MS cơ bản

có bổ sung BAP từ 0,5-2,0 mg/L đều có khả năng cảm ứng tái sinh chồi khá tốt, một

số môi trường còn có khả năng tạo cụm chồi, nhưng số chồi trên mỗi mẫu còn rất ít,

dao động từ 1,33-2,3 chồi/cụm chồi (đối với giống Sen Trắng Trẹt Lõm) và từ 1,23-

124

1,43 chồi/cụm chồi (đối với giống Sen Đỏ Ợt), số chồi trên mỗi mẫu giảm dần khi

tăng nồng độ BAP. Trong khi đó, ở môi trường MS cơ bản có khả năng tạo chồi và

cụm chồi cao nhất lần lượt là 3,0 chồi/mẫu (Sen Trắng Trẹt Lõm) và 2,53 chồi/mẫu

(Sen Đỏ Ợt) và sai khác có ý nghĩa so với các công thức còn lại.

Bản 3.37. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng tái sinh chồi và cụm chồi

Giống sen

Môi trƣờng

MS bổ sung

BAP (mg/L)

Số

chồi

Chiều

cao chồi

(cm)

Số lá/cụm

chồi

Tỷ lệ

tạo chồi

(%)

Sen Trắng

Trẹt Lõm

0,0 3,00a 1,43

a 6,13

a 100

0,5 2,30b 1,25

b 4,87

b 100

1,0 1,47c 1,35

a 4,47

b 100

1,5 1,37c 1,14

b 5,07

b 100

2,0 1,33c 1,10

b 5,20

ab 100

Sen Đỏ Ợt

0,0 2,53a

1,65a

5,87a

100

0,5 1,43b

1,00b

4,20b

100

1,0 1,23b

0,90bc

3,43c

100

1,5 1,30b

0,75cd

3,37c

100

2,0 1,23b

0,67d

3,20c

100

Hình 3.32. Mẫu giống Sen Trắng Trẹt Lõm nuôi cấy tái sinh chồi in vitro trên các

môi trường MS cơ bản bổ sung BAP ở các nồng độ khác nhau ở 5 tuần sau cấy

(a). BAP 0 mg/L; (b). BAP 0,5 mg/L; (c). BAP 1,0 mg/L; (d). BAP 1,5 mg/L;

(e). BAP 2,0 mg/L

125

Theo dõi chiều cao chồi và số lá/cụm chồi, các mẫu nuôi cấy của 2 giống sen

có chiều cao chồi đạt từ 0,67-1,65 cm/chồi và có số lá/cụm chồi dao động từ 3,2-

6,13 lá. Trong đó, công thức MS không bổ sung BAP đều cho chiều cao chồi và số

lá/chồi cao nhất ở cả 2 giống với kết quả lần lượt là 1,43 cm/chồi, 6,13 lá/cụm chồi

đối với giống Sen Trắng Trẹt Lõm và 1,65 cm/chồi, 5,87 lá/cụm chồi đối với giống

Sen Đỏ Ợt, chồi khỏe, đồng đều và có màu xanh đậm.

Hình 3.33. Mẫu giống Sen Đỏ Ợt nuôi cấy tái sinh chồi in vitro trên các môi

trường MS cơ bản bổ sung BAP ở các nồng độ khác nhau ở 5 tuần sau cấy

(a). BAP 0 mg/L; (b). BAP 0,5 mg/L; (c). BAP 1,0 mg/L; (d). BAP 1,5 mg/L;

(e). BAP 2,0 mg/L

Như vậy, môi trường MS cơ bản là môi trường thích hợp nhất để tái sinh

chồi ở cả 2 giống sen nghiên cứu. Kết quả này cũng phù hợp với báo cáo của Yu và

cs (2015) khi nuôi cấy tái sinh chồi từ tim sen [111].

3.6.3. Khảo sát khả năn nhân chồi

3.6.3.1. Ảnh hưởng của BAP và KIN đến khả năng nhân chồi

Trong nhóm chất cytokinin, BAP và KIN là các chất thường được sử dụng

trong lĩnh vực nuôi cấy mô tế bào giai đoạn nhân nhanh vì chúng có vai trò thúc đẩy

sự phân hóa chồi của mẫu nuôi cấy, quyết định số chồi và chất lượng chồi hình

thành. Các chồi được tạo thành ở thí nghiệm trên được tách ra và cấy chuyển sang

các môi trường nhân chồi để tạo ra số lượng chồi nhiều có chất lượng tốt, làm tăng

hiệu quả của quy trình nhân giống in vitro. Nghiên cứu ảnh hưởng riêng lẻ của BAP

(0,0-2,0 mg/L) và KIN (0,0-2,0 mg/L) đến khả năng nhân chồi và sự sinh trưởng

của chồi ở cả 2 giống Sen Trắng Trẹt Lõm và Sen Đỏ Ợt. Sau 5 tuần nuôi cấy thu

được kết quả trình bày ở bảng 3.38.

126

Bản 3.38. Ảnh hưởng của BAP và KIN đến khả năng nhân chồi

Giống

sen

Nồng

độ

(mg/L)

BAP KIN

Số

chồi

Chiều cao

chồi/mẫu

(cm)

Số

lá/cụm

chồi

Tỷ lệ phát

sinh chồi

(%)

Trạng thái

chồi

Số

chồi

Chiều cao

chồi/mẫu

(cm)

Số lá/cụm

chồi

Tỷ lệ

phát sinh

chồi (%)

Trạng thái

chồi

Sen

Trắng

Trẹt

Lõm

0,0 2,33c 1,08

c 2,53

c 73,33 Kém 2,33

d 1,08

b 2,53

c 81,25 Kém

0,5 3,87b 1,24

bc 3,07

b 78,26 Trung bình 3,53

a 1,30

a 4,23

a 81,81 Tốt

1,0 12,20a 1,75

a 8,33

a 100 Tốt 3,10

b 1,28

a 3,37

b 85,19 Trung bình

1,5 2,53c 1,18

b 2,77

bc 81,25 Tốt 2,63

bcd 1,08

b 2,67

c 85,71 Tốt

2,0 2,40c 1,23

bc 2,97

b 93,75 Tốt 2,73

bc 1,19

ab 2,83

c 90,00 Tốt

Sen

Đỏ Ợt

0,00 2,73c

0,96b

3,37b

100 Trung bình 2,50ab

0,96a

3,37a

86,67 Tốt

0,50 5,10a

1,56a

4,50a 100 Tốt 3,07

a 0,90

ab 1,83

b 93,33 Trung bình

1, 00 3,90b

0,89b

2,43c

100 Tốt 1,87b

0,73bc

1,47b

76,67 Trung bình

1,50 3,57bc

1,17b

2,37c

100 Tốt 2,13b

1,03a

1,67b

83,33 Tốt

2,00 3,23bc

1,03b

2,63bc

96,67 Tốt 2,57ab

0,69c

2,00b

83,33 Tốt

Chú thích: - Kém: Chồi gầy, lá xanh nhạt; Trung bình: chồi mập, lá xanh nhạt; Tốt: chồi mập, lá xanh đậm

127

Số liệu bảng 3.38 cho thấy, ở cả 2 giống, các công thức có bổ sung BAP và

KIN đều cho tỷ lệ phát sinh chồi cao hơn đối chứng (MS), đạt từ 81,25-100% so

với công thức đối chứng chỉ đạt 73,33%.

Trong trường hợp bổ sung BAP thì ở giống Sen Trắng Trẹt Lõm số chồi

tăng lên cùng với sự tăng nồng độ từ 0,5-1,0 mg/L, số chồi cao nhất đạt 12,20

chồi/mẫu ở môi trường MS bổ sung 1,0 mg/L BAP, đây cũng là công thức có khả

năng sinh trưởng của chồi tốt nhất với chiều cao chồi đạt 1,75 cm/chồi và số

lá/cụm chồi đạt 8,33 lá và trạng thái chồi cũng đạt loại tốt. Tiếp tục tăng nồng độ

BAP lên 1,5-2,0 mg/L thì số lượng chồi giảm mạnh từ 2,53-2,40 chồi/cụm chồi,

đồng thời chiều cao/chồi và số lá/cụm chồi cũng giảm, chỉ đạt 1,18-1,23 cm/chồi

và 2,77-2,97 lá/cụm chồi.

Đối với giống Sen Đỏ Ợt số chồi trên mẫu, chiều cao chồi và số lá/cụm chồi

đạt mức cao nhất lần lượt là 5,10 chồi/mẫu; 1,56 cm và 4,50 lá ở môi trường bổ

sung 0,5 mg/L BAP, chồi phát triển tốt, thân mập, khỏe, lá màu xanh đậm.

Tương tự giống Sen Trắng Trẹt Lõm, khi tiếp tục tăng nồng độ BAP từ 1,00 đến

2,0 mg/L thì khả năng nhân chồi giảm, đồng thời chiều cao trung bình của chồi

cũng giảm. Điều này có thể là do nồng độ BAP cao đã ức chế khả năng nhân

nhanh chồi của mẫu.

Trong trường hợp bổ sung KIN, đối với cả 2 giống sen thì số chồi tăng lên ở

nồng độ 0,5 mg/L với 3,53 chồi/mẫu (giống Sen Trắng Trẹt Lõm) và 3,07

chồi/mẫu (giống Sen Đỏ Ợt) sau đó giảm dần xuống khi nồng độ tăng từ 1,0-2,0

mg/L. Khả năng sinh trưởng của chồi ở giống Sen Trắng Trẹt Lõm cũng tăng

theo quy luật, tăng lên đến nồng độ 0,5 mg/L với 1,30 cm/chồi và 4,23 lá/cụm

chồi, sau đó giảm xuống 1,08 cm/chồi và 2,67 lá/cụm chồi. Riêng đối với giống

Sen Đỏ Ợt thì hầu hết các công thức có bổ KIN đều cho chiều cao chồi và số

lá/cụm chồi thấp hơn so với đối chứng. Tất cả công thức bổ sung KIN đều có

trạng thái chồi từ mức trung bình đến tốt.

Như vậy, BAP là hợp chất cytokinine có tác dụng tốt tới khả năng nhân

nhanh chồi trong nhân giống in vitro cây sen. Nồng độ BAP bổ sung vào môi

trường nhân nhanh chồi in vitro phù hợp nhất đối với giống Sen Trắng Trẹt Lõm

là 1,0 mg/L BAP (12,20 chồi/mẫu) và đối với giống Sen Đỏ Ợt là 0,5 mg/L BAP

(5,10 chồi/mẫu) (Hình 3.34). Kết quả này là cao hơn so với một số báo cáo khác.

Buathong và cs đã cho rằng môi trường MS bổ sung 50μM 6-BA đã tạo ra

128

8,67±0,77 chồi từ mô sẹo bắt nguồn từ chồi đỉnh của cây sen sau 8 tuần nuôi cấy

[28]. Theo kết quả nghiên cứu của Shou và cs (2008), môi trường tốt nhất trong

việc nhân nhanh chồi sen in vitro là môi trường MS bổ sung 4,44 μM BA và 0,54

μM NAA với 3,5±0,05 chồi sau 4 tuần nuôi cấy, như vậy tỷ lệ tạo chồi vẫn thấp

[91]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi vẫn thấp hơn so với kết quả

nghiên cứu của Yu và cs (2015) với 21,33 chồi/mẫu trên môi trường MS bổ sung

2,22 μm 6-BA sau 4 tuần nuôi cấy [111].

Hình 3.34. Cụm chồi hình thành trên môi trường MS bổ sung 1,0 mg/L (a) và 0,5

mg/L BAP (b) sau 5 tuần nuôi cấy

a. Giống Sen Trắng Trẹt Lõm b. Giống Sen Đỏ Ợt

3.6.3.2. Ảnh hưởng của BAP phối hợp α-NAA đến khả năng nhân chồi

Kết quả nghiên cứu thăm dò ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ 0,0-2,0

mg/L phối hợp với α-NAA nồng độ 0,1 và 0,5 mg/L đến khả năng nhân chồi của

2 giống Sen Trắng Trẹt Lõm và Sen Đỏ Ợt sau 5 tuần nuôi cấy được trình bày ở

bảng 3.39 và hình 3.35, hình 3.36.

Kết quả ở bảng 3.39 cho thấy việc bổ sung phối hợp giữa BAP với α-NAA

làm giảm sự tạo chồi ở cả 2 giống sen, số chồi ở các công thức đạt từ 0,67-4,40

chồi/mẫu (Sen Trắng Trẹt Lõm) và 1,00-3,60 chồi/mẫu (Sen Đỏ Ợt), thấp hơn rất

nhiều so với công thức MS bổ sung 1,0 mg/L BAP (12,20 chồi/mẫu) đối với

giống Sen Trắng Trẹt Lõm và công thức MS bổ sung 0,5 mg/L BAP (5,10

chồi/mẫu) đối với Sen Đỏ Ợt, thậm chí có tổ hợp còn cho số chồi thấp hơn đối

chứng. Chỉ tiêu chiều cao cây và số lá/cụm chồi đều giảm đáng kể so với các

mẫu nuôi cấy trên môi trường chỉ bổ sung riêng lẻ BAP. Nghiên cứu trước đây

của một số tác giả cho thấy cytokinin rất quan trọng trong sự nhân chồi. Chen và

129

Gao đã cho rằng sự phân chia tế bào và khả năng biệt hóa được thúc đẩy do sự

kết hợp giữa 6-BA và auxin ở cây hoa Thanh xà (Plumbago auriculata) [111].

Nhưng trong nghiên cứu này, việc bổ sung BAP phối hợp với α-NAA đã giảm

tác dụng kích thích của BAP đến sự tạo cụm chồi. Điều này có thể là do α-NAA

đã kìm hãm tác dụng tích cực của BAP lên sự tạo cụm chồi trong một số loài.

Dabauza và cs cũng đã báo cáo rằng 6-BA có thể đã thúc đẩy sự tạo chồi với tỷ lệ

cao nhưng khi bổ sung thêm NAA đã dẫn đến giảm sự hình thành chồi so với

môi trường không có NAA ở cây dưa đắng (Citrullus colocynthis (L.) Schrad)

[111]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu

của Yu và cs (2015) trên đối tượng cây sen [111].

Bản 3.39. Ảnh hưởng của BAP phối hợp α-NAA đến khả năng nhân chồi

Giống

sen

BAP

(mg/L)

α-NAA

(mg/L)

Số

chồi/mẫu

Chiều cao

chồi/mẫu (cm)

Số lá/cụm

chồi

Tỷ lệ phát

sinh chồi (%)

Sen

Trắng

Trẹt

Lõm

0,5 0,1 0,67

f 0,41

f 0,80

f 62,50

0,5 1,73d 1,44

b 2,47

c 100,00

1,0 0,1 3,27

b 1,20

c 5,47

b 73,73

0,5 2,30c 1,06

cd 1,33

ef 90,00

1,5 0,1 4,40

a 1,81

a 7,13

a 94,44

0,5 1,60de

1,47b 1,93

d 76,92

2,0 0,1 1,27

e 0,76

e 1,13

ef 75,00

0,5 1,33e 0,83

de 1,47

de 53,14

Sen Đỏ

Ợt

0,5 0,1 3,60

a 1,22

a 3,03

a 96,67

0,5 2,30b

1,03ab

2,87ab

93,33

1,0 0,1 1,00

d 0,94

b 2,40

bc 76,67

0,5 1,53c

0,98b

2,17c

83,33

1,5 0,1 2,00

bc 0,67

cd 2,00

c 86,67

0,5 1,53c

0,60d

1,03d

76,67

2,0 0,1 1,77

c 0,55

d 1,40

d 76,67

0,5 1,83c 0,83

bc 0,97

d 80,00

130

Hình 3.35. Hình ảnh cụm chồi giống Sen Trắng Trẹt Lõm sinh trưởng trên môi

trường MS bổ sung phối hợp BAP và α-NAA sau 5 tuần nuôi cấy

a. BAP (1,0 mg/L) và α-NAA (0,1 mg/L)

b. BAP (1,5 mg/L) và α-NAA (0,1 mg/L)

Hình 3.36. Hình ảnh cụm chồi giống Sen Đỏ Ợt sinh trưởng trên môi trường MS

bổ sung phối hợp BAP (0,5; 1,5 mg/L) và α-NAA (0,1 mg/L) sau 5 tuần nuôi cấy

a. BAP (0,5 mg/L) và α-NAA (0,1 mg/L)

b. BAP (1,5 mg/L) và α-NAA (0,1 mg/L)

3.6.3.3. Ảnh hưởng của BAP và nước dừa đến khả năng nhân chồi

Nghiên cứu khả năng nhân nhanh tạo cụm chồi in vitro nuôi cấy trên môi

trường MS bổ sung 1,0 mg/L BAP (đối với Sen Trắng Trẹt Lõm) và 0,5 mg/L

BAP (đối với Sen Đỏ Ợt) với nước dừa tươi ở các nồng độ từ 5% đến 20%. Kết

quả được trình bày ở bảng 3.40, hình 3.37 và hình 3.38.

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của BAP (1,0 mg/L) bổ sung nước dừa ở các

nồng độ (0,5%, 10%, 15%, 20%) đến khả năng nhân chồi của cây sen, chúng tôi

nhận thấy các công thức có bổ sung nước dừa có số chồi/mẫu giảm dần theo sự

tăng dần nồng độ phần trăm nước dừa.

131

Bản 3.40. Ảnh hưởng của BAP và nước dừa đến khả năng nhân chồi

Giống

sen

BAP

(mg/L)

Nƣớc

dừa (%)

Số

chồi/mẫu

Chiều cao

chồi/mẫu

(cm)

Số

lá/cụm

chồi

Tỷ lệ phát

sinh chồi

(%)

Sen

Trắng

Trẹt

Lõm

1,0 0 12,20a 1,75

a 8,33

a 100,00

1,0 5 4,80b 1,37

b 3,07

b 93,18

1,0 10 3,50c 1,19

c 1,77

d 81,81

1,0 15 3,20cd

0,90d 1,57

d 92,31

1,0 20 2,73d 1,26

bc 2,43

c 90,57

Sen

Đỏ Ợt

0,5 0 5,10a

1,56a

4,50a

100,00

0,5 5 4,07b

1,13b

3,43b

90,00

0,5 10 1,93c

0,68c

1,07c

60,00

0,5 15 2,37c

0,77c

1,70c

66,67

0,5 20 1,90c

0,66c

1,67c

56,67

Ở giống Sen Trắng Trẹt Lõm, công thức MS bổ sung 1,0 mg/L BAP và 5%

nước dừa cho số chồi/mẫu đạt 4,80 chồi và công thức bổ sung 10-20% nước dừa

có số chồi/mẫu đạt từ 2,73-3,50 chồi. Tuy nhiên, khi so sánh với môi trường MS

chỉ bổ sung 1,0 mg/L BAP thì các công thức này đều có khả năng nhân chồi thấp

và sự tăng trưởng chiều cao của chồi và số lá/cụm chồi cũng thấp hơn với 0,96-

1,26 cm/chồi và 1,57-3,07 lá/cụm chồi. Trong khi đó, công thức MS bổ sung 1,0

mg/L BAP cho số chồi đạt 12,20 chồi/mẫu và chồi cao 1,75 cm với 8,33 lá/cụm

chồi, đồng thời đây cũng là công thức có tỷ lệ phát sinh chồi là 100%.

Ở giống Sen Đỏ Ợt, trong khi công thức MS bổ sung 0,5 mg/L BAP cho số

chồi đạt 5,10 chồi/mẫu với chiều cao chồi đạt 1,56 cm và số lá/cụm chồi đạt 4,50

lá thì các công thức bổ sung thêm nước dừa từ 5-10% cho số chồi giảm dần từ

4,07-1,90 chồi/mẫu và chiều cao chồi, số lá/cụm chồi cũng thấp hơn nhiều chỉ

đạt 0,66-1,13 cm/chồi và 1,07-3,43 lá/cụm chồi.

Từ kết quả trên cho thấy với nồng độ 0,5 mg/L BAP (giống Sen Đỏ Ợt)

và 1,0 mg/L BAP (giống Sen Trắng Trẹt Lõm) bổ sung vào môi trường nuôi

cấy cho tỷ lệ nhân chồi tốt mà không cần thiết bổ sung thêm nước dừa. Nồng

132

độ nước dừa càng tăng càng làm ức chế khả năng nhân chồi của mẫu các

giống sen nuôi cấy.

Hình 3.37. Hình ảnh cụm chồi giống Sen Trắng Trẹt Lõm sinh trưởng trên môi

trường 1,0 mg/L BAP bổ sung nước dừa ở các nồng độ khác nhau sau 5 tuần nuôi

cấy: a. 5%; b. 10%; c. 15%; d. 20%

Hình 3.38. Hình ảnh cụm chồi giống Sen Đỏ Ợt sinh trưởng trên môi trường 0,5

mg/L BAP bổ sung nước dừa ở các nồng độ khác nhau sau 5 tuần nuôi cấy:

a. 5%; b. 10%; c. 15%; d. 20%

3.6.4. Ản ƣởng của IBA và α-NAA đến khả năn tạo rễ

Trong nuôi cấy mô thực vật, auxin thường được sử dụng để kích thích phân

chia tế bào, biệt hóa rễ, hình thành mô callus, kìm hãm sự phát triển chồi và tạo

ra các rễ phụ [19]. Trong số các auxin thì IBA và α-NAA thường được sử dụng

trong môi trường tạo rễ [9].

Trong nghiên cứu này, môi trường MS được bổ sung riêng lẻ và phối hợp

giữa IBA ở các nồng độ (0,5; 1,0 mg/L) và α-NAA (0,5 mg/L) để thăm dò khả

năng tạo rễ và phát triển thành cây con hoàn chỉnh của 2 giống sen. Kết quả thu

được sau 5 tuần nuôi cấy được trình bày ở bảng 3.41, hình 3.39 và 3.40.

133

Bản 3.41. Ảnh hưởng của IBA và α-NAA đến khả năng tạo rễ

Giống

sen

IBA

(mg/L)

α-NAA

(mg/L)

Số rễ/mẫu Chiều dài

rễ/mẫu (cm)

Tỷ lệ tạo rễ

(%)

Sen

Trắng

Trẹt

Lõm

0,5 0 0,73d 0,55

a 28,57

1,0 0 3,00c 1,57

d 58,33

0 0,5 6,00b 5,67

a 72,22

0,5 0,5 3,40c 2,20

c 75,54

1,0 0,5 8,90a 2,87

b 78,57

Sen Đỏ

Ợt

0,5 0 12,30b

1,36abc

100

1,0 0 15,83ab

1,17c

96,67

0 0,5 18,17a

1,64a

100

0,5 0,5 11,67b

1,08c

100

1,0 0,5 14,63ab

1,41ab

96,67

Đối với giống Sen Trắng Trẹt Lõm, trên môi trường chỉ bổ sung IBA mà

không bổ sung α-NAA cho tỷ lệ tạo rễ thấp (đạt 28,57% ở công thức 0,5 mg/L và

58,33% ở công thức 1,0 mg/L). Khi chỉ tác động riêng lẻ α-NAA và phối hợp

giữa IBA và α-NAA, tỷ lệ tạo rễ tăng mạnh (đạt 72,22-78,57%), với 6,0 rễ/mẫu ở

môi trường α-NAA (0,5 mg/L) và cao nhất ở môi trường IBA (1,0 mg/L) kết hợp

với α-NAA (0,5 mg/L) với 8,90 rễ/mẫu.

Hình 3.39. Mẫu nuôi cấy tạo rễ giống Sen Trắng Trẹt Lõm trên môi trường MS

có bổ sung 1,0 mg/L IBA và 0,5 mg/L α-NAA sau 5 tuần nuôi cấy

Đối với giống Sen Đỏ Ợt tỷ lệ tạo rễ đạt rất cao ở tất cả các môi trường

nghiên cứu, đạt từ 96,67-100% với số rễ từ 12,30-18,17 rễ/mẫu. Trong đó,

công thức chỉ bổ sung α-NAA (0,5 mg/L) cho số lượng rễ cao nhất với 18,17

rễ/mẫu.

134

Kết quả nghiên cứu ở hai giống sen cho thấy việc bổ sung riêng lẻ α-

NAA hoặc sự kết hợp giữa IBA và α-NAA dường như thúc đẩy sự hình

thành rễ hơn là chỉ sử dụng IBA riêng lẻ. Điều này tương tự như báo cáo

của Yu và cs (2015) [111]. Tác dụng của α-NAA cũng được khẳng định

trong báo cáo của Phạm Văn Lộc và cs (2017) khi chỉ ra tỷ lệ tạo rễ của cây

sen in vitro trên môi trường ½ MS và 0,5 mg/L α-NAA là 100% [10]. Kết

quả này phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi trên giống Sen Đỏ Ợt và cao

hơn so với giống Sen Trắng Trẹt Lõm.

Hình 3.40. Mẫu nuôi cấy tạo rễ giống Sen Đỏ Ợt trên môi trường MS có bổ 0,5

mg/L α-NAA

Từ các kết quả thu được, có thể kết luận rằng môi trường MS bổ sung phối

hợp giữa IBA (1,0 mg/L) và α-NAA (0,5 mg/L) thích hợp nhất đối với Sen Trắng

Trẹt Lõm và môi trường MS chỉ bổ sung α-NAA (0,5 mg/L) là thích thích hợp

nhất đối với Sen Đỏ Ợt cho quá trình tạo rễ trong nhân giống in vitro.

Như vậy, có thể rút ra kết quả nhân giống in vitro giống Sen Trắng Lõm và

giống Sen Đỏ Ợt như sau:

Mẫu hạt sen khoảng 23-25 ngày tuổi được khử trùng bằng HgCl2 0,1%

trong 16 phút cho hiệu quả khử trùng tốt, tỷ lệ mẫu sống sót cao (86-88%).

Môi trường thích hợp cho tái sinh chồi in vitro của cả 2 giống sen là môi

trường MS có 30 g/L sucrose, 8 g/L agar không cần bổ sung chất ĐHST.

Môi trường thích hợp cho quá trình nhân nhanh và tạo cụm chồi in vitro là

môi trường MS cơ bản bổ sung 1,0 mg/L BAP (đối với giống Sen Trắng Trẹt

Lõm) và 0,5 mg/L BAP (đối với giống Sen Đỏ Ợt).

Môi trường MS bổ sung IBA 1,0 mg/L và 0,5 mg/L α-NAA (giống Sen

Trắng Trẹt Lõm) và 0,5 mg/L α-NAA (giống Sen Đỏ Ợt) cho tỷ lệ ra rễ cao

nhất, chất lượng rễ tốt.

135

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. KẾT LUẬN

1. Năm 2017-2018, tỉnh Thừa Thiên Huế có 66 địa điểm trồng sen với tổng

diện tích là 341,12 ha. Tập đoàn 66 mẫu giống sen được phân thành 2 nhóm là

nhóm sen nhập (giống Sen Cao Sản) và nhóm sen địa phương (gồm 5 giống là

Sen Hồng Phú Mộng, Sen Hồng Gia Long, Sen Đỏ Ợt, Sen Trắng Trẹt Lõm, Sen

Trắng Trẹt Lồi). Giống Sen Cao Sản có diện tích lớn nhất với 234,05 ha chiếm

68,61% diện tích trồng sen toàn tỉnh, các giống sen còn lại có diện tích 107,07 ha

chiếm 31,39%.

2. Có sự khác biệt di truyền giữa các mẫu giống sen về kiểu hình. Hệ số

tương đồng di truyền của 66 mẫu giống dao động từ 0,40-1,00. Tập đoàn 66 mẫu

giống sen được phân thành 6 nhóm khác biệt nhau ở một số tính trạng hình thái

đặc trưng.

3. Giữa 6 giống sen có sự biến động lớn về đặc điểm hình thái bên ngoài.

Đa số các tính trạng nghiên cứu biểu hiện sự đa dạng cao giữa các giống, có thể

sử dụng làm cơ sở cho việc nhận diện các giống sen ở Thừa Thiên Huế.

4. Các giống sen trồng ở Thừa Thiên Huế có thời gian sinh trưởng từ 152-

171 ngày. Các chỉ tiêu sinh lý bao gồm khối lượng tươi, khối lượng khô và cường

độ tích lũy chất khô, hàm lượng sắc tố của lá đã phản ánh được quá trình sinh

trưởng, phát triển của các giống sen. Giống Sen Đỏ Ợt là giống có kết quả cao

nhất về hầu hết các chỉ tiêu nghiên cứu.

5. Năng suất lý thuyết hạt sen của 6 giống đạt từ 0,86-4,57 tấn/ha, tỷ lệ hạt

chắc chiếm 35-82,56%. Giống Sen Cao Sản có năng suất cao nhất với 4,57 tấn/ha

tiếp đến là giống Sen Trắng Trẹt Lõm đạt 3,80 tấn/ha, giống Sen Đỏ Ợt đạt 3,52

tấn/ha, giống Sen Hồng Phú Mộng đạt 3,24 tấn/ha, thấp nhất là giống Sen Trắng

Trẹt Lồi và giống Sen Hồng Gia Long với 1,85 và 0,86 tấn/ha.

6. Đã xác định được thành phần hóa sinh trong hạt của 6 giống sen. Các

giống sen địa phương thường cho kết quả cao hơn giống Sen Cao Sản ở hầu hết

các chỉ tiêu nghiên cứu. Hai giống Sen Trắng là những giống cho kết quả tốt nhất

về thành phần chất lượng và khả năng kháng oxy hóa.

136

7. Đề tài đã xác định được 2 giống sen địa phương có giá trị về màu sắc hoa,

năng suất, chất lượng và có tiềm năng trong sản xuất là giống Sen Trắng Trẹt Lõm

và Sen Đỏ Ợt để bảo tồn, khai thác và phát triển.

8. Bước đầu nghiên cứu thành công việc nhân giống in vitro 2 giống Sen

Trắng Trẹt Lõm và Sen Đỏ Ợt từ tim sen bao gồm xác định thời gian khử trùng,

môi trường thích hợp để tái sinh chồi, nhân chồi, tạo rễ và phát triển thành cây

sen in vitro hoàn chỉnh.

2. ĐỀ NGHỊ

- Nên sử dụng hiệu quả nguồn giống sen tại Thừa Thiên Huế theo các định

hướng sau: Giống Sen Cao Sản nên được trồng ở qui mô đồng ruộng để kinh

doanh hạt sen. Các giống Sen Trắng Trẹt Lõm, Sen Đỏ Ợt và Sen Hồng Phú

Mộng có nhiều đặc điểm vượt trội nên được sản xuất trên qui mô lớn để tạo vùng

nguyên liệu nhằm kinh doanh, chế biến và phát triển thành các dòng sản phẩm

sen chủ lực ở Thừa Thiên Huế. Sen Trắng Trẹt Lồi và Sen Hồng Gia Long có sản

lượng hạt không cao nhưng có hoa đẹp, do vậy nên ưu tiên trồng 2 giống sen này

nhằm bảo tồn và phát triển gắn với du lịch sinh thái, tôn tạo cảnh quan ở các khu

di tích và hồ ở các lăng tẩm ở Thừa Thiên Huế.

- Tiếp tục nghiên cứu cải thiện hơn nữa quá trình tạo rễ ở giống Sen Trắng

Trẹt Lõm, hoàn thiện giai đoạn đưa cây sen in vitro của 2 giống Sen Trắng Trẹt

Lõm và Sen Đỏ Ợt trong giai đoạn vườn ươm và trồng ngoài thực tiễn nhằm tạo

ra lượng lớn cây trồng sạch bệnh và đồng đều về độ tuổi phục vụ cho việc bảo

tồn in vitro, đồng thời phát triển và sử dụng bền vững 2 giống sen này ở Thừa

Thiên Huế.

137

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Hoàng Thị Kim Hồng, Võ Thị Mai Hương

(2017). Điều tra thực trạng sản xuất cây sen (Nelumbo nucifera Gaertn.) ở tỉnh

Thừa Thiên Huế. Hội thảo khoa học Sinh lý thực vật toàn quốc lần 2 (Sinh lý

thực vật ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao). 1(1): 121-130.

2. Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Đặng Thanh Long, Hoàng Thị Kim Hồng (2018).

Nghiên cứu nhân giống in vitro giống Sen Trắng Trẹt Lõm Huế. Hội nghị

Công nghệ sinh học toàn quốc lần thứ 2, 1267-1274.

3. Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Hoàng Thị Kim Hồng, Võ Thị Mai Hương, Bùi

Ninh, Ngô Quý Thảo Ngọc (2018). Đặc điểm hình thái và khả năng sinh

trưởng, phát triển, năng suất của giống Sen Cao Sản trồng tại Thừa Thiên Huế.

Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên, 1(127): 192-202.

4. Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Hoàng Thị Kim Hồng, Đặng Thanh Long, Trần

Thị Hương Giang, Trần Thị Mỹ Loan (2018). Nghiên cứu xây dựng sơ đồ

phân bố các giống sen (Nelumbo nucifera Gaertn.) ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tạp chí Khoa học và công nghệ Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế,

13(2):165-176.

5. Nguyen Thi Quynh Trang, Trương Thi Hieu Thao, Hoang Thi Kim Hong

(2019). Study on the anatomical morphology of Lotus varieties (Nelumbo

nucifera Gaertn.) in Viet Nam. Plant cell Biotechnology and Molecular

Biology, 20(3&4):95-105.

6. Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Đặng Thanh Long, Võ Thị Mai Hương, Hoàng

Thị Kim Hồng (2019). Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các giống sen

(Nelumbo nucifera Gaertn.) trồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Nông

nghiệp và phát triển nông thôn, 13: 46-54.

7. Nguyen Thi Quynh Trang, Hoang Thi Kim Hong, Vo Thi Mai Huong, Dang

Thanh Long (2020). In vitro propagation of red lotus (Nelumbo nucifera

Gaertn) - an aquatic edible plant in Vietnam. Agriculture Science Digest,

10.18805/ag.D-257 (Online First Article).

138

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Ngô Xuân Bình (2010). Nuôi cấy mô tế ào thực vật cơ sở và ứng dụng. Nxb

Khoa học và kỹ thuật.

2. Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999). Cây cỏ có ích ở Việt Nam. Tập 2, Nxb Giáo

dục, TP Hồ Chí Minh

3. Crodzinxki A.M - Crodzinxki D.M (1981). Sách tra cứu tóm tắt sinh lý học

thực vật (Nguyễn Ngọc Tân, Nguyễn Đình Huy dịch). Nxb Mir Maxcova -

Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Phương Dung (2020). Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu

thích nghi của một số loài thực vật ưa sáng và ưa bóng thu thập tại thái

nguyên, TNU Journal of Science and Technology. 225(01): 177-182.

5. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2013). Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của sen

Tây Hồ ((Nelumbo nucifera Gaertn.). Luận văn thạc sĩ, Viện Khoa học Nông

nghiệp Việt Nam.

6. Hoàng Thị Kim Hồng, Nguyễn Đình Cường, Phạm Thị Thanh Mai (2011).

Đánh giá phẩm chất gạo của một số giống lúa kháng rầy nâu ở Thừa Thiên

Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 64: 10-4.

7. Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ

Chí Minh.

8. Trần Việt Hưng, Phan Đức Bình (2004). Cây sen trong y học. Tạp chí Sức

khoẻ và Đời sống, 251-252: 28-29.

9. Nguyễn Hoàng Lộc (2011). Giáo trình Nuôi cấy mô và tế bào thực vật, Nxb

Đại học Huế.

10. Phạm Văn Lộc, Nguyễn Vương Vũ, Trần Bảo Quốc (2017). Khảo sát ảnh

hưởng của một số yếu tố đến sự tăng sinh chồi và tạo rễ in vitro cây sen

(Nelumbo nucifera Gaertn.). Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường Đại

học công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, 1-6.

11. Đỗ Tất Lợi (1991). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nxb Y học, Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Mùi (2001). Thực hành Hóa sinh học. Nxb Khoa học và Kỹ

thuật, Hà Nội.

139

13. Hoàng Thị Nga (2016). Nghiên cứu đa dạng nguồn gen cây sen (Nelumbo

nucifera Gaertn.) phục vụ công tác bảo tồn và chọn tạo giống. Luận án Tiến

sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

14. Hoàng Thị Nga, Nguyễn Phùng Hà, Lê Văn Tú, Nguyễn Thị Thúy Hằng

(2012). Kết quả điều tra và thu thập nguồn gien cây sen (Nelumbo nucifera

Gaertn.) ở đồng bằng sông Hồng năm 2011-2012, Tạp chí Nông nghiệp và

phát triển nông thôn, 126-130.

15. Trương Thị Nga và Võ Như Thủy (2012). Đặc điểm sinh học và môi

trường sống của sen (Nelumbo nucifera), súng (Nymphaea pubescens), rau

tràng (Nymphoides indica) tại vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam

Nông - Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 23A:

294-301.

16. Hoàng Thị Tuyết Nhung (2012). Nghiên cứu chiết xuất và tinh chế conessin,

kaempferol, nuciferin từ dược liệu làm chất chuẩn trong kiểm nghiệm thuốc.

Luận án Tiến sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, 238 trang.

17. Nguyễn Thị Nhung, Phạm Thanh Kỳ, Phó Đức Thuận (2000). Tác dụng của

nuciferin chiết từ lá sen lên điện tim và điện não. Tạp chí Dược học, 13-18.

18. Lê Công Sơn (2008). Bảo tồn lưu giữ giống Sen trắng phục vụ tôn tạo cảnh

quan cho hồ Thái Dịch khu vực Đại Nội Huế. Báo cáo nghiệm thu đề án tại

Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế.

19. Nguyễn Đức Thành (2000). Nuôi cấy mô tế bào thực vật nghiên cứu và ứng

dụng. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Trần Văn Thành (2003). Hoa văn hoa sen trong Mĩ thuật nửa đầu thời kì phong

kiến ở Việt Nam. Luận văn trường đại học mỹ thuật công nghiệp Hà Nội.

21. Đỗ Châu Minh Vĩnh Thọ, Nguyễn Đức Tuấn, Trần Hùng (2011). Nghiên cứu

thành phần alkaloid trong tâm sen (Nelumbo nucifera Gaertn.). Tạp chí Y học

thành phố Hồ Chí Minh, 15(1): 1-6.

22. Nguyễn Phước Tuyên (2007). Kỹ thuật trồng sen. Nxb Nông nghiệp, Thành

phố Hồ Chí Minh, 23 trang.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

23. Abdelhamid M.S., Kondratenko E. I., Natalya A. L. (2015). GC-MS analysis of

phytocomponents in the ethanolic extract of Nelumbo nucifera seeds from

Russia. Journal of Applied Pharmaceutical Science, 5(04): 115-118.

140

24. Ahmed H., Hakani G., Aslam M., Khatian N. (2019). A review of the important

pharmacological activities of Nelumbo nucifera: A prodigious rhizome.

International Journal of Biomedical and Advance Research, 10(01): 1-7, DOI:

https://doi.org/10.7439/ijbar.

25. Arunyanart S., Chaitrayagun M. (2008). Induction of somatic embryogenesis

in lotus (Nelumbo nucifera). Scientia Horticulturae, 15: 411- 412.

26. Barykina R.P., Kramina T.E. (2006). A comparative morphological and

anatomical study of the model legume Lotus japonicus and related species.

Wulfenia, 13: 33-56.

27. Bi Y., Yang G., Li H., Zhang G., Guo Z. (2006). Characterization of the

chemical composition of Lotus plumele oil. Journal of Agricultural and food

chemistry, 1-6.

28. Buathong R., Saetiew K., Phansiri S., Parinthawong N., Arunyanart S.,

(2013). Tissue culture and transformation of the antisense DFR gene into

lotus (Nelumbo nucifera Gaertn.) through particle bombardment, Scientia

Horticulturae, 161: 216-222.

29. Butnariua M., Butub A. (2014). Chemical Composition of Vegetables and

their Products. Handbook of Food Chemistry. DOI 10.1007/978-3-642-

41609-5_17-1.

30. Chen H., Sun K., Yang Z., Guo X., Wei S. (2019). Identification of

Antioxidant and Anti-α-amylase Components in Lotus (Nelumbo nucifera,

Gaertn.) Seed Epicarp. Applied Biochemistry and Biotechnology, 187: 677-

690. https://doi.org/10.1007/s12010-018-2844-x.

31. Chen J., Tang M., Liu M., Jiang Y., Liu B., Liu S. (2020). Neferine and

lianzixin extracts have protective effects on undifferentiated caffeine-

damaged PC12 cells. BMC Complementary Medicine and Therapies, 20(76):

1-9; https://doi.org/10.1186/s12906-020-2872-2.

32. Cheng A.K., SunHwang C.H. (2018). Protective effect of Nelumbo

nucifera extracts on beta amyloid protein induced apoptosis in PC12

cells, in vitro model of Alzheimer's disease. Journal of Food and Drug

Analysis, 26(1): 172-181.

141

33. Dhanarasu S., Hazimi A. (2013). Phytochemistry, Pharmacological and

Therapeutic applications of Nelumbo nucifera. Asian Journal of

Phytomedicine and Clinical Research, 1(2): 123 - 136.

34. Fu J., Xiang Q., Zeng X., Yang M., Wang Y., Liu Y. (2011). Assessment of

the Genetic Diversity and Population Structure of Lotus Cultivars Grown in

China by Amplified Fragment Length Polymorphism. Journal of the

American Society for Horticultural Science, 136(5): 339-349.

35. Goel A., Sharma S., Sharga A. (2001). The conservation of the diversity of

Nelumbo (Lotus) at the National Botanical Research Institute, Lucknow

(India). Botanic Gardens Conservation International, 3(6): 1-4.

36. Guo H.B, Li S.M., Ke W.D. (2005). Genetic diversity and phylogenetic

relationship of flower-lotus cultivars (Nelumbo) by RAPD markers. Wuhan

Botanical Research Journal, 23(5): 417-421.

37. Guo H.B. (2009). Cultivation of lotus (Nelumbo nucifera Gaertn. ssp.

nucifera) and its utilization in China. Genetic Resources and Crop Evolution,

56(3): 323-330.

38. Guo H.B., Ke W.D., Li S.M. (2010a). Genetic variability and

interrelationshis among morphologica and agronomical characteristics in 156

rhizome lotus (Nelumbo nucifera Gaertn.ssp.nucifia) germplasm. Journal

Wuhan of Botancial Research, 28: 126-136.

39. Guo H.B., Ke W.D., Li S.M. (2010b). Morphologica diversity of flower lotus

(Nelumbo nucifera Gaertn.ssp.nucifia) germplasm. Bulletin of Botancial

Research, 30: 70-80.

40. Guo H.B., Peng S.M., Ke W.D. (2007). Genetic diversity of Nelumbo

accessions revealed by RAPD. Genetic Resources and Crop Evolution

Journal, 56(33): 741-748.

41. Guo Z.B., Xu L.B., Chi W.W., Jia X.Z. And Zeng S.X (2015). Nutrient

composition and in vitro glycemic index of lotus seeds harvested at different

stages of maturation. Current topics in nutraceutical research, 13(4): 249-258.

42. Hajiboland R., Farhanghi F., Aliasgharpour M. (2012). Morphological and

anatomical modifications in leaf, stem and roots of four plant species under

boron deficiency conditions. Anales de Biología, 34: 15-29.

142

43. Hu J., Pan L., Liu H., Wang S., Wu Z., Ke W., Ding Y. (2012). Comparative

analysis of genetic diversity in sacred lotus (Nelumbo nucifera Gaertn.) using

AFLP and SSR markers. Molecular biology Report, 39(4): 3637-4700.

44. Hu M., Leif H.S. (2002). Antioxidative capacity of rhizome extract and rhizome

knot extract of edible lotus (Nelumbo nucifera). Food chemistry, 76: 327-333.

45. Hwang D., Charchoghlyan H., Lee J. S., Kim M. (2015). Bioactive compounds and

antioxidant activities of the Korean lotus leaf (Nelumbo nucifera) condiment:

volatile and nonvolatile metabolite profiling during fermentation. International

Journal of Food Science & Technology, 50: 1988-1995.

46. Hyun S.K., Jung Y.J., Chung H.Y., Jung H.A., Choi J.S. (2006).

Isorhamnetin glycosides with free radical and ONOO scavenging activities

from the stamens of Nelumbo nucifera. Archives of Pharmacal Research, 29:

287-292.

47. Jarmkom K., Wisidsri N., Eakwaropas P., Khobjai W. (2019). Total Phenolic

Content and Free Radical Scavenging Activity of Nelumbo nucifera Gaertn.

Apllied Mechanics and Materials. 886: 52-55.

doi:10.4028/www.scientific.net/AMM.886.52.

48. Jung H.A., Kim J. E., Chung H. Y., Choi J. S. (2003). Antioxidant principles

of Nelumbo nucifera stamens. Archives of Pharmacal Research, 26: 279-285.

49. Kanabkaew T. and Puetpaiboon U. (2004). Aquatic plants for domestic

wastewater treatment: Lotus (Nelumbo nucifera) and Hydrilla (Hydrilla

verticillata) systems. Songklanakarin Journal of Science and Technology,

26(5): 749-756.

50. Kashiwada, Y., Aoshima A., Ikeshiro Y., Chen Y.P., Furukawa H. Itoigawa

M., Fujioka T., Mihashi K., Cosentino L.M., Morris-Natschke S.L., et al

(2005). Anti-HIV benzylisoquinoline alkaloids and flavonoids from the

leaves of Nelumbo nucifera, and structure-activity correlations with related

alkaloids. Bioorganic & Medicinal Chemistry, 13:443-448.

51. Kim D.H., Cho W.Y., Yeon S.J., Choi S.H., Lee C.H. (2019). Effects of

Lotus (Nelumbo nucifera) Leaf on Quality and Antioxidant Activity of

Yogurt during Refrigerated Storage. Food Science of Animal Resources,

39(5): 792-803, DOI https://doi.org/10.5851/kosfa.2019.e69.

143

52. Kim E.S., Weon J.B., Yun B.R., Lee J., Eom M.R., Oh K.H., JeMa C.

(2014). Cognitive Enhancing and Neuroprotective Effect of the Embryo of

the Nelumbo nucifera Seed. Evidence-Based Complementary and Alternative

Medicine, 1-9

53. Ku-Lee H., Mun-Choi Y., Ouk-Noh D., Joo-Suh H. (2005). Antioxidant

effect of Korean traditional Lotus liquor (Yunyupju). International Journal of

Food Science & Technology, 40: 709-787.

54. Li Y., Smith T., Svetlana P., Yang J., Jin J., Li C. (2014). Paleobiogeography

of the lotus plant (Nelumbonaceae: Nelumbo) and its bearing on the

paleoclimatic changes. Palaeogeography, Palaeoclimatology,

Palaeoecology, 399: 284-293

55. Li Y., Zhu F.L., Zheng X.W., Hu M.L., Dong C., Diao Y., Wang Y.W, Ke-

Qiang Xie K.Q., Hu Z.L. (2020). Comparative population genomics reveals

genetic divergence and selection in lotus, Nelumbo nucifera. BMC Genomics

, 21(146): 1-13; https://doi.org/10.1186/s12864-019-6376-8.

56. Li Z. (2010). Genetic diversity and classification of Nelumbo germplasm of

different origins by RAPD and ISSR analysis. Scientia Horticulturae

Journal, 125(4): 724-732.

57. Lin Z., Zhang C., Cao D., Damaris R.N., Yang P. (2019). The Latest Studies

on Lotus (Nelumbo nucifera)-an Emerging Horticultural Model Plant.

International Journal of Molecular Sciences, 20(3680): 1-13;

doi:10.3390/ijms20153680.

58. Ling Z.Q., Xie B.J., Yang E.L. (2005). Isolation, characterization and

determination of antioxidative activity of oligomeric procyanidins from the

Seedpod of Nelumbo nucifera Gaertn. Journal of Agricultural and Food

Chemistry, 53(7): 2441-2445.

59. Luís A., Domingues F., Ramos A. (2019). Production of Hydrophobic Zein-

Based Films Bioinspired by The Lotus Leaf Surface: Characterization and

Bioactive Properties. Microorganisms, 7(267): 1-17;

doi:10.3390/microorganisms7080267.

60. Mahmad N., Taha M. R. ,

Othman R.,

Saleh A., Hasbullah A. N.,

Elias H.

(2014). Effects of NAA and BAP, Double-Layered Media, and Light

Distance on In Vitro Regeneration of Nelumbo nucifera Gaertn. (Lotus), an

Aquatic Edible Plant, Scientific World Journal, 1-8.

144

61. Mahmood T., Akhtar N., and Moldovan C. (2013). A comparison of the

effects of topical green tea and lotus on facial sebumcontrol in healthy

humans. Hippokratia, 17(1): 64-67.

62. Manogaran P., Beeraka N.M., Huang C.Y., Padma V.V. (2019). Neferine

and isoliensinine from Nelumbo nucifera induced reactive oxygen species

(ROS)-mediated apoptosis in colorectal cancer HCT-15 cells. African

Journal of Pharmacy and Pharmacology. 13(8): 90-99. doi:

10.5897/AJPP2019.5036.

63. Marxen K., Heinrich K., Lippemeier S., Hintze R., Ruser A., Hansen U. P.

(2007). Determination of DPPH radical oxidation caused by methanolic

extracts of some microalgal species by linear regression analysis of

spectrophotometric measurements. Sensors, (7): 2080-2095.

64. Mekbib Y., Huang S.X., Ngarega B.K., Li Z.Z., Shi T., Ou K.F., Liang Y.T.,

Chen J.M., Yang X.Y. (2020). The level of genetic diversity and

differentiation of tropical lotus, Nelumbo nucifera Gaertn. (Nelumbonaceae)

from Australia, India, and Thailand. Botanical studies, 1-14.

https://doi.org/10.1186/s40529-020-00293-3.

65. Mishra V. (2009). Accumulation of Cadmium and Copper from Aqueous

Solutions using Indian Lotus (Nelumbo nucifera), AMBIO: A Journal of the

Human Environment, 38(2): 110-112.

66. Misra M., Misra A.N. (2010). Changes in photosynthetic quantum yield of

developing Chloroplasts in lotus (Nelumbo nucifera Gaertn.) leaf during

vegetative, bud and flowering stages. African Journal of Plant Science, 4(6):

179-182, Available online at http://www.academicjournals.org/AJPS

67. Moon S.W., Ahn C.B., Oh Y., Je Y.J. (2019). Lotus (Nelumbo nucifera) seed

protein isolate exerts anti-inflammatory and antioxidant effects in LPS-

stimulated RAW264.7 macrophages via inhibiting NF-κB and MAPK

pathways, and upregulating catalase activity. International Journal of

Biological Macromolecules, 134: 791-797.

68. Mukherjee K., Balasuramanian R., Saha K., Saha B., Pal M. (1996). A

review on Nelumbo nucifera Gaertn.. Ancient Science of life, 15: 268-276.

145

69. Mukherjee K., Mukherjee D., Maji A., Rai S., Heinrich M. (2009). The

sacred lotus (Nelumbo nucifera) - Phytochemical and therapeutic profile.

Journal of Pharmacy and Pharmacology, 61: 407-422.

70. Murashige T., Skoog F. (1962). A revised medium for rapid growth and

bioassays with tobacco tissue cultures. Physiology Plant, 15: 473-497.

71. Najar R., Aydi S., Sassi-Aydi S., Zarai A., Abdelly C. (2018). Effect of salt

stress on photosynthesis and Chlorophyll fluorescence in Medicago

truncatula. Plant Biosystems - An International Journal Dealing with all

Aspects of Plant Biology, 1-11.

72. Nguyen Q. (2001a). Lotus for export to Asia: An agronomic and

physiological study. RIRDC Publication, 32: 50 pages.

73. Nguyen Q. (2001b). Agronomic and physiological studies on Lotus for

export to Asia (Project DAN-125A). In: Shaping the future, Access to Asian

foods, Department of Natural Resources & Environment and Rural Industries

Research and Development Corporation, Australia, Issue 8.

74. Nguyen Q., Hicks D. (2004). Lotus in the new crop industries. Department of

Natural Resources & Environment and Rural Industries Research and

Development Corporation. Sidney, Australia. 78-84.

75. Ohkoshi E., Miyazaki H., Shindo K., Watanabe H., Yoshida, A., Yajima, H.

(2007). Constituents from the leaves of Nelumbo nucifera stimulate lipolysis

in the white adipose tissue of mice. Planta Medica, 73: 1255-1259.

76. Ono Y., Hattori E., Fukaya Y., Imai S., Ohizumi Y. (2006). Anti-obesity

effect of Nelumbo nucifera leaves extract in mice and rats. Journal of

Ethnopharmacology,106: 238-244.

77. Orozco-Obando W.S., Tilt K., Fischman B. (2009). Cultivation of Lotus

(Nelumbo nucifera and Nelumbo lutea) - Advances in Soil and Fertility

Management. Water Gardeners International online Journal, 24(4): 7-14.

78. Painuly A.S., Gupta R., Vats S. (2019). Bio-accumulation of Arsenic (III)

Using Nelumbo Nucifera Gaertn. Journal of Health & Pollution, 9(23): 1-8.

79. Pal I., Dey P. (2015). A Review on Lotus (Nelumbo nucifera) Seed.

International Journal of Science and Research, 4(7): 1659-1665.

80. Pham Huu Dien, Ta Thi Nhan, Nguyen Thi Thuy Duong, Ha Thi Binh (2010).

Studyng chemical constituents of Nelumbo nucifera plant cultivated in Ha Noi.

Ho Chi Minh University of Education, Juornal of Science, 24: 21-25.

146

81. Rajput M.A., Khan R.A., Zafar S., Riaz A., Ikram R. (2019). Assessment of

anti-coagulant activity of Nelumbo nucifera fruit. Pakistan Journal of

Pharmaceutical Sciences, 32(6): 2561-2564.

82. Ruvanthika P. N., Manikandan S., Lalitha S. (2017). A comp comparative

study on phytochemical screening of arerical parts of Nelumbo nucifera

Gaertn. by gá chromatographic mass spectrometry. Indian Journal of

Pharmaceutical Sciences, 8(5): 2258-2266.

83. Ryu G., Weon J.B., Yang W.S., Ma C.J. (2017). Simultaneous Determination

of Four Compounds in a Nelumbo nucifera Seed Embryo by HPLC-DAD.

Journal of Spectroscopy, 1-6.

84. Salaemae N., Takeda S., Kubo N., Kaewsuksaeng S. (2017). Molecular

phylogeny and postharvest morphology of petals in two major Nelumbo

nucifera cultivars in Thailand. Agriculture and Natural Resources, 45-52.

85. Sayre J. (2004). Propagation protocol for American Lotus (Nelumbo lutea

Willd.). Native plants Journa, 1: 14-17.

86. Shad M., Nawaz H., SiddiQue F., Zahra J., Mush T. A. (2013). Nutritional

and functional characterization of seed kernel of lotus (nelumbo nucifera):

application of response surface methodology. Food Science and Technology

Research, 19(2): 163-172.

87. Shah S.H., Houborg R., McCabe M.F. (2017). Response of Chlorophyll,

Carotenoid and SPAD-502 Measurement to Salinity and Nutrient Stress in

Wheat (Triticum aestivum L.). Agronomy, 7(61): 1-20.

88. Shahnaz, Khan H., Ali F., Khan N.M., Shah A., Rahman S.U. (2016). GC-MS

Analysis of Fixed Oil from Nelumbo nucifera Gaertn. Seeds: Evaluation of

Antimicrobial, Antileishmanial and Urease Inhibitory Activities. Journal of

the Chemical Society of Pakistan, 38(06): 1168-1173.

89. Sheikh S. (2014). Ethno-medicinal uses and pharmacological activities of lotus

(Nelumbo nucifera). Journal of Medicinal Plants Studies, 2(6): 42-46.

90. Shen-Miller J., William J., Harbottle G., Cao R., Ouyang S., Zhou K.,

Southon J., Liu G. (2002). Long-living lotus: Germination and soil

irradiation of centuries old fruits, and cultivation, growth and phenotypic

abnormalities of offspring. American Journal of Botany, 89(92): 236-247.

147

91. Shou S., Miao L., Zai W., Huang X., Guo P.D. (2008). Factors influencing

shoot multiplication of lotus (Nelumbo nucifera). Biologia Plantarum,

52(3): 529-532

92. Shukla K., Chaturvedi N. (2015). Investigation on Preliminary

Phytochemical and Proximate Analysis of Nelumbo nucifera Gaertn Seeds.

International jouranal of pharmaceutacl research, 4(2): 36-43.

93. Sohn D.H., Kim Y.C., Oh S.H., Park E.J., Li X., Lee B.H. (2003).

Hepatoprotective and free radical scavenging effects of Nelumbo nucifera.

Phytomedicine, 10: 165-169.

94. Sridhar K.R., Bhat R. (2007). Lotus - A potential nutraceutical source.

Journal of Agricultural Technology, 3(1): 143-155.

95. Sruthi A., Panjikkaran S.T., Aneena E.R., Pathrose B., Mathew D. (2019).

Insights into the composition of lotus rhizome. Journal of Pharmacognosy

and Phytochemistry, 8(3): 3550-3555.

96. Thongtha S., Teamkao P., Boonapatcharoen N., Tripetchkul

S., Techkarnjararuk S., Thiravetyan P. (2014). Phosphorus removal from

domestic wastewater by Nelumbo nucifera Gaertn. and Cyperus alternifolius

L. Journal of Environmental Management, 137: 54-60.

97. Tian D. (2008). Container production and post-harvest handling of lotus

(Nelumbo) and Micropropagation of herbaceous peony (Paeonia). Ph. D.

Dissertation, aubern University, Department of Horticulture. 292 pp.

98. Tian D. (2010). Application to Register a Cultivar of Nelumbo. International

Waterlily and Water Gardening Society, 1-8.

99. Tian D., Tilt K., Woods F., Sibley J., Dane F. (2005). Effects of soil level

and fertilization on performance of container Lotus. Proceedings 52th

Annual Research Conference, Southern Nursery Association, Atlanta,

Georgia. 138-142.

100. Tungmunnithum D., Pinthong D., Hano

C. (2018). Flavonoids from Nelumbo

nucifera Gaertn., a Medicinal Plant: Uses in Traditional Medicine,

Phytochemistry and Pharmacological Activities. Medicines, 5(4): 1-13.

101. Vogel S. (2004). Contributions to the functional anatomy and biology of

Nelumbo nucifera (Nelumbonaceae), I. Pathways of air circulation. Plant

Systematics and Evolution, 249: 9-25.

148

102. Vogel S., Hadacek F. (2004). Contributions to the functional anatomy and

biology of Nelumbo nucifera (Nelumbonaceae), III. An ecological

reappraisal of floral organs. Plant Systematics and Evolution, 249: 173-

189. DOI 10.1007/s00606-004-0203-6.

103. Vuong V. Q., Sathira H., Paul D. R., Michael B., Phoebe A. P., Chistopher

J. S. (2013). Effect of extraction conditions on total phenolic compounds

and antioxidant activities of Carica papaya leaf aqueous extracts. Journal

of Herbal Medicine, 3(3): 104-111.

104. Wang J., Zhang G. (2010). The yield and chemical composion of lotus seed

on different culture conditions. Hubei Journal of Traditional Chinese

Medicine, 32: 75-76.

105. Woitke M., Hartung W., Gimmler H., Heilmeier H. (2004). Chlorophyll

fluorescence of submerged and floating leaves of the aquatic resurrection

plant Chamaegigas intrepidus. Functional Plant Biology, 31: 53-62.

106. Wu Y.B., Zheng L., Yi J., Wu J., Tan C., Chen T., Wu J., Wong K. (2011).

A comparative study on antioxidant activity of ten different parts of

Nelumbo nucifera Gaertn. Journal of Pharmacy and Pharmacology. 5(22):

2454-2461.

107. Xueming H. (1987). Lotus of China. Wuhan Botanical Institute.

108. Yang M., Han Y., Xu L., Zhao J., Liu Y. (2012). Comparative analysis of

genetic diversity of lotus (Nelumbo) using SSR and SRAP markers. Scienta

horticulturare, 142: 185-195.

109. Yen C.C., Tung C.W., Chang C.W., Tsai C.C., Hsu M.C., Wu Y.T. (2020).

Potential Risk of Higenamine Misuse in Sports: Evaluation of Lotus

Plumule Extract Products and a Human Study. Nutrients, 12(285): 1-17;

doi:10.3390/nu12020285.

110. Yoo J.H., Park E.J., Kim S.H., Lee H.J. (2020). Gastroprotective Efects of

Fermented Lotus Root against Ethanol/HCl-Induced Gastric Mucosal Acute

Toxicity in Rats. Nutrients, 12(808): 1-13; doi:10.3390/nu12030808.

111. Yu X., Sheng J., Zhao L., Diao Y., Zheng X., Keqiang Xie, Mingquan Zhou

M., Hu Z. (2015). In vitro plant regeneration of lotus (Nelumbo nucifera).

Open Life Sciences, 10: 142-146

149

112. Zaidi A., Srivastava A.K., Ahmad S. (2020). Nutritional And Therapeutic

Importance Of Nelumbo Nucifera (Sacred Lotus). Era’s Journal of medical

research, 6(2): 98-102.

113. Zhang Y., Lu X., Zeng S., Huang X., Guo Z., Zheng Y., Tian Y., Zheng B.

(2015). Nutritional composition, physiological functions and processing of

lotus (Nelumbo nucifera Gaertn.) seeds: a review. Phytochemistry Reviews,

14(3): 321-334

114. Zhao X., Shen J., Chang K. J., Kim S.H. (2014). Comparative Analysis of

Antioxidant Activity and Functional Components of the Ethanol Extract of

Lotus (Nelumbo nucifera) from Various Growing Regions. Journal of

Agricultural and Food Chemistry, 62(26): 6227-6235.

115. Zhao X., Feng X., Wang C., Peng D., Zhu K., Song J.L. (2017). Anticancer

activity of Nelumbo nucifera stamen extract in human colon cancer HCT-

116 cells in vitro. Oncology Letters,13(3): 1470-1478.

116. Zhao Y.N., Cao Y.F., Zhang Y.H., Lu Y., Ping X., Qin S.K., Liu S.N., Chu

L., Sun G.Q., Pei L. (2020). Nelumbo nucifera Gaertn Stems (Hegeng)

Improved Depression Behavior in CUMS Mice by Regulating NCAM and

GAP-43 Expression. Hindawi Evidence-Based Complementary and

Alternative Medicine, 1-14. https://doi.org/10.1155/2020/3056954.

117. Zheng X.F., Y.N. You, Diao Y., Zheng X.W., Xie K.Q., Zhou M.Q., Hu

Z.L., Wang Y.W. (2015). Development and characterization of genic-SSR

markers from different Asia lotus (Nelumbo nucifera) types by RNA-seq.

Genetics and molecular research, 14(3): 11171-11184.

118. Zhu H.H., Yang J.X., Xiao C.H., Mao T.Y., Zhang J., Zhang H.Y. (2019).

Differences in flavonoid pathway metabolites and transcripts affect yellow

petal colouration in the aquatic plant Nelumbo nucifera. BMC Plant

Biology, 19(277): 1-18, https://doi.org/10.1186/s12870-019-1886-8.

119. Zhu M., Wu W., Jiao L., Yang P., Guo M. (2015). Analysis of Flavonoids in

Lotus (Nelumbo nucifera) Leaves and Their Antioxidant Activity Using

Macroporous Resin Chromatography Coupled with LC-MS/MS and

Antioxidant Biochemical Assays. Molecules, 20: 10553-10565.

150

TÀI LIỆU TỪ TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

120. Đức Phương (2011). Sen Huế đã trở lại. http://nld.com.vn/dia-phuong/sen-

hue-da-tro-lai-2011062412545346.htm

121. Đức Phương (2016). Trồng sen cho hiệu quả kinh tế cao.

http://dantocmiennui.vn/kinh-nghiem-lam-an/trong-sen-cho-hieu-qua-kinh-

te-cao/82220.html

122. Lan Phương (2019), Nón lá sen - Một sản phẩm thủ công độc đáo ở xứ Huế,

https://vovworld.vn/vi-VN/xa-hoi-doi-song/non-la-sen-mot-san-pham-thu-

cong-doc-dao-o-xu-hue-763414.vov.

123. TCVN 424-2000 (2000). Gạo - Phương pháp xác định độ bền gel. [Online].

Available from: URL:https://vanbanphapluat.co/10tcn-424-2000-gao-

phương-phap-xac-dinh-do-ben-gel.

124. TCVN 5715:1993 (1993). Gạo - Phương pháp xác định nhiệt độ hóa hồ qua

độ phân hủy kiềm. [Online]. Available from: URL:

https://vanbanphapluat.co/tcvn5715-1993-gao-phương-phap-xac-dinh-

nhiet-do-hoa-ho-qua.

125. TCVN 5716-2:2008. (2008). Gạo - Xác định hàm lượng Amylose –Phần 2:

Phương pháp thường xuyên. [Online]. Available from: URL:

https://vanbanphapluat.co/5716-2-2008-gao-xac-dinh-ham-luong-amyloza-

phan-2-phương-phap-thuong-xuyen.

126. TCVN 8940:2011. (2011). Xác định phospho tổng số - Phương pháp so màu.

[Online]. Available from: URL: https://vanbanphapluat.co/tcvn-8940-2011-

chat-luong-dat-xac-dinh-phospho-tong-so-phương-phap-so-mau.

127. Dương Đình Tường (2017). Ngạc nhiên với người khiến hoa sen phải „nhả‟

ra lụa là gấm vóc mỏng hơn cả tơ trời. https://nongnghiep.vn/ngac-nhien-

voi-nguoi-khien-hoa-sen-phai-nha-ra-lua-la-gam-voc-mong-hon-ca-to-troi-

post222488.html.