59
ĐẠI HC HUTRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC ------------------------------- Lê Tiến Công TCHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1885 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SChuyên ngành: Lịch sVit Nam Mã số: 62 22 03 13 Huế, 2015

ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

-------------------------------

Lê Tiến Công

TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG

BẢO VỆ VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG

DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1885

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 62 22 03 13

Huế, 2015

Page 2: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

Công trình được hoàn thành tại khoa Lịch sử,

Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Bang

PGS.TS. Nguyễn Văn Đăng

Phản biện 1: PGS.TS. Tôn Nữ Quỳnh Trân, Trung tâm

nghiên cứu đô thị TP HCM

Phản biện 2: PGS.TS. Trần Đức Cường, Viện Hàn lâm

KHXH Việt Nam

Phản biện 2: PGS.TS. Lưu Trang, Trường Đại học Sư Phạm,

ĐH Đà Nẵng

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học

Huế họp tại: số 3, đường Lê Lợi, TP Huế.

Vào hồi…….ngày….. tháng…… năm 2015

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện trường Đại học Khoa học,

Đại học Huế và Thư viện Quốc gia.

Page 3: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

I. Báo cáo khoa học

1. Lê Tiến Công (2006), “Thông tin liên lạc trong việc bảo vệ

biển dưới thời Gia Long, Minh Mạng”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử

(366), tháng 10. ISSN 08667497.

2. Lê Tiến Công (2007), “Vị thế của biển trong cái nhìn của các

vua Nguyễn”, Xưa & Nay, (275,276). ISSN 868-331X.

3. Lê Tiến Công (2008), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời

Nguyễn sơ”, tham luận tại hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3,

Hà Nội.

4. Lê Tiến Công (2012), “Những cuộc đụng độ của nhà Nguyễn

với phương Tây tại Đà Nẵng trước năm 1858”, Tạp chí Nghiên cứu

Lịch sử Xứ Quảng, số 1.

5. Lê Tiến Công (2012), “Ví trí chiến lược Nam Trung bộ trong

cái nhìn an ninh biển đầu triều Nguyễn”, Tạp chí Huế Xưa & Nay,

số 10. ISSN 1859-2163.

6. Lê Tiến Công (2012), “Những người Việt lưu lạc trong cuộc

chiến với Hà Lan năm 1644”, Tạp chí Huế Xưa & Nay, 12. ISSN

1859-2163.

7. Lê Tiến Công (2012) “Tổ chức phòng thủ vùng biển Miền

Trung dưới triều Nguyễn”, Hội thảo khoa học Biển Đông - hợp tác

và phát triển, Học viện chính trị Quốc gia, Khu vực III.

Page 4: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

8. Lê Tiến Công (2013), “Biến cố trên Côn Đảo đầu thế kỷ

XIII”, Tạp chí Huế Xưa & Nay, số 2/ 2013. ISSN 1859-2163.

9. Lê Tiến Công (2013), “Tổ chức phòng thủ vùng biển Miền

Trung đầu triều Nguyễn”, Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển, số 1

(99). ISSN. 1859-0152.

10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời

Nguyễn Sơ”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 6. ISSN 1859-

1388.

11. Lê Tiến Công (2013), “Tìm thấy tư liệu quý về công tác tuần tra vùng

biển tại Cù Lao Chàm- Tân Hiệp, Hội An”, Tạp chí Huế Xưa & Nay, số 119.

ISSN 1859-2163.

12. Lê Tiến Công (2013), “Hệ thống phòng thủ cảng biển miền

Trung trong cuộc kháng chiến chóng ngoại xâm dưới triều Nguyễn

(1858-1883)”, Hội thảo khoa học Triều Nguyễn với công cuộc bảo

vệ biển đảo tổ quốc vào thế kỷ XIX do Hội KHLS tỉnh Thừa Thiên

Huế tổ chức. Đã xuất bản trong sách: Đỗ Bang chủ biên (2014),

Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo tổ quốc thế kỷ XIX,

NXB Đà Nẵng.

13. Lê Tiến Công (2014), “Việc bố phòng tại các cửa biển miền

Trung trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1858-1883)”, Tạp

chí Xưa & Nay, số 448, tháng 6. ISSN 868-331X

14. Lê Tiến Công (2014), “Về công tác vẽ bản đồ, thăm dò

đường biển và vận tải công trên biển dưới triều Nguyễn”, Tạp chí

Nghiên cứu & phát triển, số 3 (110). ISSN. 1859-0152.

15. Lê Tiến Công (2014), “Triều Nguyễn với công tác cứu hộ,

cứu nạn tại v ng iển miền Trung”. Tạp chí KHXH&NV, sở

KHCN Nghệ An, số tháng 7.

II. Đề tài nghiên cứu khoa học

Page 5: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

Tham gia đề tài: Tổ chức và hoạt động bảo vệ biển đảo Việt

Nam thời Nguyễn giai đoạn 1802-1885. Đề tài khoa học Nafoted

do PGS.TS. Đỗ Bang chủ nhiệm, thời gian thực hiện: 2012-2014.

Page 6: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Vùng biển Việt Nam dài rộng, có vị trí đặc biệt quan trọng đối

với kinh kế xã hội và an ninh quốc phòng. Hiện nay, trong điều kiện

hội nhập quốc tế, vùng biển và hải đảo được Đảng, Nhà nước đặc

biệt quan tâm. Đó là, kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh với phát

triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn lãnh thổ, nhằm bảo đảm vững

chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia,

trong đó có vùng biển và hải đảo.

Từ trong lịch sử, các triều đại quân chủ Việt Nam luôn coi

trọng vị trí chiến lược của biển đảo. Vào đầu thế kỷ XIX, để đối phó

với âm mưu xâm lược từ bên ngoài triều Nguyễn vừa phải quan tâm

bảo vệ biên giới trên đất liền, vừa phải quan tâm đến công tác phòng

thủ quốc gia từ phía biển. Mặc dù triều Nguyễn không thành công

trong công cuộc chống ngoại xâm vào nửa sau thế kỷ XIX nhưng

những nỗ lực trong bảo vệ đất nước mà triều đại này đã làm vẫn là bài

học kinh nghiệm quý cho hậu thế trong xây dựng và bảo vệ vùng biển,

bảo vệ đất nước. Đặc biệt, nó còn có ý nghĩa lớn hơn trong giai đoạn

hiện nay, khi Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn dần trên

Biển Đông, không phải từ các nước xa lạ mà chính từ nước láng giềng.

Vùng biển luôn có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ tổ quốc. Bảo vệ vững chắc và xây dựng vùng biển đảo giàu

mạnh, kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế xã

hội trên từng địa bàn lãnh thổ góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền,

thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Nghiên cứu truyền

Page 7: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

thống quốc phòng, an ninh nói chung, bảo vệ biển nói riêng dưới

triều Nguyễn sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn nữa những vấn đề lịch sử

và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong truyền thống giữ

nước. Chính vì những lý do trên, việc nghiên cứu việc tổ chức và

hoạt động bảo vệ quốc gia trên biển, trực tiếp là hệ thống phòng thủ

vùng biển dưới triều Nguyễn có ý nghĩa thời sự, khoa học và thực

tiễn trong giai đoạn hiện nay.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở trong nước

Những năm đầu thế kỷ XX, tạp chí Những người bạn cố đô Huế

có một số bài viết giới thiệu các tư liệu liên quan đến quá trình xâm

nhập của phương Tây vào Việt Nam. Giai đoạn trước năm 1975 đáng

chú ý nhất là Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa trên tập san Sử Địa

số 29 năm 1975 với các bài viết giá trị cung cấp nhiều tư liệu và luận

cứ khoa học khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa được người Việt khẳng

định chủ quyền từ nhiều thế kỷ trước. Sau 1975, việc nghiên cứu chú

trọng nhiều về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa, lịch

sử thủy quân và lịch sử chống ngoại xâm. Đáng chú ý là các sách trắng

về Hoàng Sa, Trường Sa vừa cung cấp tư liệu, vừa phân tích tính pháp

lý về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.

Năm 1995, đề tài cấp Quốc gia về lịch sử chủ quyền của Việt Nam

ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Nguyễn Quang Ngọc làm chủ

nhiệm được thực hiện thành công với nhiều đóng góp trong tiến trình

nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa đặc biệt ở góc độ bản đồ, tài liệu thư

tịch cổ trong nước và tư liệu phương Tây. Năm 2003, Nguyễn Nhã bảo vệ

luận án Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường

Page 8: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

Sa và Hoàng Sa. Luận án chứng minh quá trình chiếm hữu thực sự, hoà

bình và thực thi liên tục của các nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch

sử tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bên cạnh đó có một số đề tài liên quan như: Đề tài Hệ thống công

trình phòng thủ miền Trung dưới triều Nguyễn (1802-1885) do Đỗ Bang

làm chủ nhiệm. Đề tài Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam với huyện

đảo Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng do Trần Đức Anh Sơn làm chủ

nhiệm... Từ đầu năm 2012 đến cuối năm 2014, Hội Khoa học Lịch sử

Thừa Thiên Huế chủ trì thực hiện đề tài khoa học “Tổ chức và hoạt

động bảo vệ biển đảo Việt Nam dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802-

1885”. Đề tài do Đỗ Bang làm chủ nhiệm, mã số IV4-2011.10, thuộc

quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ quốc gia (Nafosted). Ở đề tài

trên chúng tôi thực hiện các nội dung: “Hệ thống các công trình

phòng thủ ở các cửa biển miền Trung dưới triều Nguyễn”, “Chống

ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền biển đảo”, “Cứu hộ, cứu nạn”. Bên

cạnh đó, chúng tôi tham gia viết các phần chống cướp biển (phần

miền Trung), vẽ bản đồ, vận tải biển, kiểm soát tàu thuyền.

Những năm gần đây có nhiều cuốn sách liên quan đến Biển Đông

được xuất bản của của một số tác giả như Nguyễn Nhã, Đinh Kim Phúc,

Nguyễn Văn Kim, Trần Công Trục, Vũ Hữu San, Nguyễn Q. Thắng,

Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Ngọc Trường... Điểm nổi bật của các công

trình trên là tiếp tục công bố những tài liệu, bản đồ và phân tích cơ sở pháp

lý của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Bên cạnh đó

còn có một số cuốn sách có liên quan trực tiếp đến đề tài như Tuyển tập

các Châu ản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai

quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Ủy ban Biên giới Quốc gia). Một số tư

Page 9: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa,

Trường Sa và các v ng iển của Việt Nam ở Biển Đông (Viện nghiên cứu

Hán Nôm). Tháng 5.2014, sách Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ

biển đảo tổ quốc thế kỷ XIX do Đỗ Bang chủ biên là cuốn sách mới

nhất có liên quan trực tiếp đến đề tài. Cuốn sách cung cấp cho người

đọc cái nhìn khách quan về Triều Nguyễn – với tư cách là triều đại

quản lý lãnh thổ, lãnh hải rộng lớn. Cũng trong cuốn sách này, chúng

tôi có thực hiện phần “Hệ thống phòng thủ cảng biển miền Trung

trong cuộc kháng chiến chóng ngoại xâm dưới triều Nguyễn (1858-

1883)”. Tháng 9.2014, Trần Đức Anh Sơn (đứng tên và chủ biên) công

bố 3 cuốn sách về thuyền chiến và tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa góp phần

vào thành tựu nghiên cứu về biển đảo Việt Nam.

Các tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Lịch sử Quân sự, Xưa & Nay,

Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu & Phát Triển, Huế xưa &

nay,… trong những năm qua đã đăng nhiều bài viết liên quan đến

Hoàng Sa – Trường Sa cũng như các nội dung liên quan đến đến đề

tài. Ngoài ra còn phải kể đến một số luận án, luận văn nghiên cứu về

công tác phòng thủ và hoạt động chống ngoại xâm dưới triều Nguyễn

của các tác giả Lưu Trang, Lưu Anh Rô, Lê Thị Toán, Lê Tiến Công,

Bùi Gia Khánh, Đinh Thị Hải Đường…

2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài

Các học giả phương Tây có nghiên cứu về lịch sử chủ quyền

Biển Đông phải kể đến Marwyn S. Samyels, Tranh chấp Biển Đông,

Methuen. Monique Chemillier- Gendreau, Chủ quyền trên hai quần

đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Braice M. Claget, Những yêu sách và

đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vựa ãi ngầm Tư

Page 10: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

Chính và Thanh Long trong Biển Đông. Philippe Devillers, Nước Pháp

và người An Nam, bạn hay th ?… Liên quan đến về quá trình ứng phó

của vua đầu triều Nguyễn đối với âm mưu xâm lược của phương Tây

phải kể đến các luận án tiến sĩ của Trương Bá Cần, Cao Huy Thuần,

Y. Tsuboi… Nếu như các học giả phương Tây có những nghiên cứu

khách quan về lịch sử chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng

Sa, Trường Sa thì các học giả Trung Quốc lại ngụy biện trong các

công trình của họ. Tiêu biểu trong các nghiên cứu của Trung Quốc là

cuốn sách của Hàn Chấn Hoa có tựa đề Ngã quốc Nam Hải chư đảo

sử liệu hối iên. Tuy nhiên nghiên cứu của họ bị các nhà nghiên cứu

Việt Nam bác bỏ bằng các tư liệu trong và ngoài nước. Đặc biệt hơn,

các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng chỉ ra trong các sử liệu của Trung

Quốc không đề cập đến quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà các nhà

nước quân chủ Việt Nam đã chiếm hữu.

Như vậy, nghiên cứu về Biển Đông mà đặc biệt là chủ quyền

của Việt Nam trên Biển Đông là chủ đề không mới. Tuy nhiên, các

nghiên cứu tập trung nhiều về vấn đề lịch sử xác lập và thực thi chủ

quyền của Việt Nam trên Biển Đông, trong khi những nghiên cứu về

vấn đề bảo vệ vùng biển chưa được quan tâm đúng mức như: hệ

thống phòng thủ, công tác tuần tra, kiểm soát vùng biển, chống cướp

biển, cứu hộ cứu nạn, vận tải công,… đều là những hoạt động thường

xuyên, liên tục trong suốt giai đoạn độc lập của nhà Nguyễn.

Trên cơ sở kế thừa, phát triển từ kết quả nghiên cứu luận văn

thạc sĩ của tác giả bảo vệ năm 2006, chúng tôi mở rộng về thời gian

nghiên cứu cũng như hệ thống và cập nhật những tư liệu, kết quả

nghiên cứu mới nhất để thực hiện luận án tiến sĩ. Quá trình nghiên

Page 11: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

cứu luận án cũng là quá trình tác giả tham gia thực hiện đề tài khoa

học mã số IV4-2011.10. Tác giả là người tham gia viết các phần liên

quan trực tiếp đến hệ thống phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển

miền Trung. Luận án cũng là sản phẩn đào tạo thuộc đề tài khoa học

nói trên. Trong luận án chúng tôi bổ sung nhiều tư liệu điền dã là các văn

bản Hán Nôm, bằng sắc thủy quân, các văn bia, đặc biệt là các Châu ản

triều Nguyễn chưa từng được công bố để nghiên cứu nhằm bổ sung, góp

phần nghiên cứu về lịch sử bảo vệ biển đảo dưới triều Nguyễn.

3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu về việc tổ chức và các hoạt động bảo vệ vùng biển

miền Trung của triều Nguyễn nhằm thấy được một cách cụ thể và

khái quát những thành công và hạn chế về công cuộc bảo vệ vùng

biển cũng là bảo vệ quốc gia đương thời. Nhiệm vụ của luận án là

nêu và phân tích các chính sách, biện pháp của triều Nguyễn trong

việc thực hiện phòng thủ và bảo vệ vùng biển. Nghiên cứu, đánh giá

hệ thống phòng thủ vùng biển miền Trung trong mối tương quan với

nhiệm vụ phòng thủ đất nước dưới triều Nguyễn. Nghiên cứu về cách

thức tổ chức, huấn luyện và trang bị của thủy quân; các hoạt động

bảo vệ và thực thi chủ quyền vùng biển, bao gồm chống ngoại xâm,

chống cướp biển, tuần tra kiểm soát vùng biển, cứu hộ cứu nạn. Luận

án cũng nghiên cứu việc tổ chức bảo vệ và thực thi chủ quyền trên

quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa dưới triều Nguyễn, nhằm thấy được

tính liên tục và quyết tâm khẳng định chủ quyền của các vua triều

Nguyễn trên hai quần đảo này...

Page 12: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng của đề tài là nghiên cứu toàn bộ công cuộc tổ chức

phòng thủ và những hoạt động bảo vệ vùng biển ở miền Trung Việt

Nam dưới triều Nguyễn, được thể hiện bằng những chủ trương, cơ

chế tổ chức cũng như những hoạt động cụ thể, sinh động đương thời.

Đề tài giới hạn trong phạm vi không gian vùng biển các tỉnh miền

Trung Việt Nam đương thời, bao gồm tất cả vùng biển, bờ biển, cửa

biển, hải đảo, chú trọng đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thời gian nghiên cứu trong đề tài từ năm 1802 đến năm 1885, đây là

giai đoạn từ khi triều Nguyễn thành lập đến sự kiện Kinh đô thất thủ,

đất nước rơi vào tay thực dân Pháp.

5. NGUỒN TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU

Nguồn tư liệu quan trọng nhất là các tư liệu gốc liên quan trực

tiếp đến triều Nguyễn. Đặc biệt nguồn tư liệu quan trọng được chúng

tôi khai thác là Châu ản triều Nguyễn. Nhiều Châu ản triều

Nguyễn được chúng tôi sử dụng trong luận án là những tư liệu quý

chưa từng được công bố. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tham khảo một

số công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước gồm các nhóm tài liệu

như: các báo cáo kết quả công trình nghiên cứu khoa học, sách chuyên

khảo, các luận án, luận văn, các bài báo khoa học được công bố trên

các tạp chí chuyên ngành, các tham luận hội thảo quốc gia và quốc tế.

Một nguồn tài liệu quan trọng khác là các tư liệu điền dã của tác giả tại

miền Trung. Đó là các văn bản Hán Nôm (chưa công bố) gồm các sắc,

bằng, chế, báo cáo của thủy quân; các văn bia, tài liệu địa chí địa

phương. Bên cạnh đó, tác giả xác định vị trí, đo vẽ một số di tích còn

lại trên thực tế nhằm bổ sung và củng cố các luận chứng trong luận án.

Page 13: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài này tác giả sử dụng phương pháp duy vật

lịch sử và phương pháp lôgic để nghiên cứu. Chúng tôi áp dụng kết

hợp các phương pháp nghiên cứu liên ngành: Khảo cổ học, bản đồ,

thống kê, so sánh,…

7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Luận án là kết quả của một quá trình nghiên cứu có tính hệ

thống của tác giả, được hoàn thiện và bổ sung bằng các tư liệu mới

phát hiện, đặc biệt là các tư liệu điền dã, bao gồm các văn bia, văn

bản Hán Nôm như: sắc phong, bằng, chế, báo cáo… liên quan đến

thủy binh triều Nguyễn. Bên cạnh tư liệu điền dã, tác giả cũng đã

khai thác các tư liệu Châu ản triều Nguyễn liên quan đến đề tài,

nhiều tài liệu châu bản sử dụng trong luận án chưa được công bố.

Đóng góp mới của luận án là cung cấp những tư liệu mới, có hệ thống,

khách quan liên quan đến chủ đề bảo vệ đất nước và vùng biển Miền

Trung dưới triều Nguyễn.

Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về

công cuộc tổ chức và bảo vệ biển đảo tại miền Trung dưới triều

Nguyễn. Tác giả đã nghiên cứu và làm rõ những nỗ lực bảo vệ chủ

quyền, an ninh vùng biển của nhà Nguyễn. Luận án chỉ ra những cơ

sở tác động đến việc tổ chức phòng thủ. Quá trình xây dựng và thiết

lập hệ thống phòng thủ, lực lượng, phương tiện phòng thủ. Các hoạt

động thực thi chủ quyền vùng biển… được nêu và phân tích những

mặt tích cực, hạn chế của các hoạt động này. Thông qua kết quá

nghiên cứu về công cuộc bảo vệ biển, bảo vệ đất nước dưới triều

Page 14: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

Nguyễn, luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học có thể tham khảo

trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay.

8. BỐ CỤC LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục,

nội dung luận án được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở tác động đến việc tổ chức phòng thủ và hoạt động

bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885

Chương 2: Tổ chức phòng thủ vùng biển miền Trung dưới triều

Nguyễn giai đoạn 1802-1885

Chương 3: Hoạt động bảo vệ và thực thi chủ quyền vùng biển

miền Trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885

Chương 1

CƠ SỞ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TỔ CHỨC PHÒNG THỦ

VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG

DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1885

1.1. VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐẢO MIỀN TRUNG

Vùng biển miền Trung có vị trí quan trọng trong tổng thể biển

đảo Việt Nam, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với

nhiều đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm

soát và làm chủ vùng biển. Với vị trí quan trọng của nó, từ trong lịch

sử, vùng biển đã được cha ông chú ý khai thác và bảo vệ, thực thi chủ

quyền lãnh thổ như là một phần máu thịt của quốc gia Đại Việt.

1.2. TRUYỀN THỐNG BẢO VỆ VÀ THỰC THI CHỦ QUYỀN

BIỂN ĐẢO TẠI MIỀN TRUNG TRƯỚC TRIỀU NGUYỄN

Page 15: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

1.2.1. Truyền thống bảo vệ biển

Dưới thời chúa Nguyễn, tài liệu ghi nhận những chiến công

trong việc bảo vệ vùng biển đảo, chống lại sự đe dọa của các thế lực

bên ngoài. Tiêu biểu là năm 1559, tàu Tây Ban Nha đã bị lực lượng

phòng hải của chúa Nguyễn đuổi ra khỏi vùng biển. Giữa thế kỷ

XVII, thủy quân chúa Nguyễn cũng giành thắng lợi trong cuộc đụng

độ với tàu Hà Han tại vùng biển miền Trung. Đầu thế kỷ XVIII, quân

chúa Nguyễn đã đẩy lui quân Anh muốn xâm chiếm Côn Đảo. Dưới

thời Tây Sơn, tuy thời gian tồn tại không dài nhưng triều đại này rất

chú trọng là tăng cường thủy quân theo hướng quân thủy biển. Như

vậy mặc dù có sự quan tâm khác nhau nhưng các triều đại trong lịch

sử Việt Nam luôn chú ý đến phòng thủ ở các cửa biển, vùng biển

chiến lược. Bên cạnh hệ thống phòng thủ là việc thường xuyên trang

bị thuyền chiến, vũ khí sẵn sàng thực thi chủ quyền khi cần thiết.

1.2.2. Bảo vệ và khai thác nguồn lợi trên quần đảo Hoàng Sa –

Trường Sa trước triều Nguyễn

Đồng thời với quá trình Nam tiến của dân tộc, các chúa

Nguyễn đã tiếp tục quản lý các quần đảo ngoài khơi. Đây là hai quần

đảo nằm xa bờ, không phải là dải cát ven biển miền Trung kéo dài từ

cửa Nhật Lệ (Quang Bình) tới Tư Dung (Thừa Thiên Huế) thường

được gọi là “Đại Trường Sa”, “Tiểu Trường Sa”. Điều này được các

nhà hàng hải phương Tây ghi chép và luôn xem các quần đảo giữa

Biển Đông có quan hệ hữu cơ với vùng bờ biển Đàng Trong. Trong

sách Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán, người Trung Quốc sang

Đàng Trong năm 1695 có đoạn miêu tả về Vạn Lý Trường Sa thuộc

sự quản lý của chúa Nguyễn. Ở Việt Nam, những tư liệu được chép

Page 16: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

trước thế kỷ XIX hầu hết có những nội dung tương đồng, trong đó

sách Phủ iên tạp lục của Lê Quý Đôn viết vào năm 1776 có thể xem

là đầy đủ nhất. Sách Đại Việt sử ký tục iên hay về sau là Đại Nam

thực lục tiền iên, Đại Nam nhất thống chí căn bản không khác ghi

chép của Lê Quý Đôn. Nhiều văn bản hiện còn lưu trữ trong dân gian

ở huyện đảo Lý Sơn cũng bổ sung thêm tư liệu về việc quản lý và

khai thác tại Hoàng Sa...

Có thể nói việc quản lý và khai thác quần đảo Hoàng Sa,

Trường Sa trước thế kỷ XIX đã được ghi chép trong các thư tịch

trong và ngoài nước. Các tư liệu đều khẳng định từ đầu thế kỷ XVII,

chúa Nguyễn đã quản lý và khai thác tại đây. Đây là công việc do nhà

nước quản lý và đội Hoàng Sa, Bắc Hải thực thi nhiệm vụ. Hàng năm

vào lúc thuận gió, từ tháng 3 đến tháng 8 họ lại ra biển để làm nhiệm

vụ của Nhà nước giao phó. Họ đã xác định được tại đây có hơn 130

bãi cát và hải trình đi tới các hòn đảo như thế nào. Bên cạnh đó, họ tổ

chức thu lượm hóa vật, sản vật đem về phủ Phú Xuân giao nộp. Hoạt

động này diễn ra thường xuyên, được duy trì dưới thời Tây Sơn và

được kế tục, nâng cao hơn dưới triều Nguyễn.

1.3. BỐI CẢNH CẢNH LỊCH SỬ DƯỚI TRIỀU

NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1885

Vào đầu thế kỷ XIX, khi triều Nguyễn thành lập thì bối cảnh

thế giới đang có bước chuyển biến mạnh mẽ. Đây là thời đại của các

nước tư bản ráo riết tranh giành thị trường và xâm lược thuộc địa.

Nhiều nước phương Đông lần lượt bị thôn tính, điều đó trực tiếp đe

dọa đến chủ quyền của các quốc gia phương Đông, trong đó có Việt

Nam. Các vua Nguyễn đã luôn coi phương Tây có những đe dọa tiềm

Page 17: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

tàng đối với an ninh và rối loạn tư tưởng thống trị là Nho giáo. Trong

bối cảnh đó các vua Nguyễn nhận thấy những nguy cơ tiềm ẩn buộc

phải thực thi một số chính sách về quốc phòng, an ninh nói chung,

phòng thủ biển nói riêng nhưng nhìn chung không đủ để vươn tới tầm

khoa học kỹ thuật của thời đại.

1.4. BIỂN ĐẢO MIỀN TRUNG TRONG TẦM NHÌN QUỐC

PHÒNG - AN NINH DƯỚI TRIỀU NGUYỄN

Cơ sở cho việc triều nguyễn tổ chức phòng thủ vùng biển miền

Trung có sự kết thừa từ truyền thống hướng biển từ các triều đại trước.

Các vua từ Gia Long tới Tự Đức đều phải chăm lo xây dựng và củng

cố chính quyền, phát triển kinh tế xã hội lại phải đặc biệt quan tâm đến

an ninh quốc phòng, bảo vệ đất nước. Nghiên cứu về cái nhìn hướng

biển của các vua Nguyễn, chúng tôi nhận thấy quan điểm về biển của

các vua đầu triều Nguyễn không chỉ thể hiện sâu sắc qua những phát

biểu trong các buổi nghị sự, những chỉ dụ mà còn được thể hiện qua

những đánh giá xác thực về tầm quan trọng của biển cả. Cái nhìn về an

ninh quốc phòng vùng biển miền Trung còn được thể hiện qua hệ

thống phòng thủ, thủy quân hay tổ chức thực thi chủ quyền trên vùng

biển đảo... Tất cả những điều đó là cơ sở để vua Nguyễn thực thi một

số biện pháp trong tổ chức phòng thủ vùng biển miền Trung, vừa bảo

vệ vùng biển, vừa trực tiếp bảo vệ cho Kinh đô của mình.

Page 18: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

CHƯƠNG 2:

TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG

DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1885

2.1. HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH PHÒNG THỦ VÙNG BIỂN

Từ việc đánh giá cao vị thế quan trọng của vùng biển và hải

đảo miền Trung nên suốt một dải miềm Trung từ bắc vào nam nhà

Nguyễn đều cho đặt các cơ sở phòng thủ vùng biển, là các thành đồn,

tấn sở trong đó ưu tiên đặc biệt cho cửa Thuận An, Đà Nẵng. Các

tỉnh duyên hải “không đâu không lập pháo đài”. Điều đáng lưu ý là

mỗi khi Đà Nẵng hữu sự thì các vua Nguyễn đều tỏ ra vô cùng lo

lắng và tăng cường bố phòng cửa Thuận An. Nhìn chung dưới triều

Nguyễn đứng trước nguy cơ bị tấn công từ phía biển, nhà nước đã

cho xây dựng tại các cảng biển miền Trung một hệ thống các công

trình phòng thủ khá kiên cố. Tùy theo mức độ quan trọng để bố trí

lực lượng tại các cửa biển. Các công trình phòng thủ vùng biển nói

trên được xây dựng vào thời bình, về sau, với cuộc kháng chiến

chống xâm lược, hệ thống này được tiếp tục tăng cường theo hướng

chú trọng các cửa biển quan trọng. Cho đến nay, những di tích đáng

kể của hệ thống phòng thủ cửa biển là di tích Thành Trấn Hải, Hải

Vân Quan và thành Điện Hải. Cũng qua khảo sát tại Hải Vân Quan,

chúng tôi xác định vị trí đặt cửa ải này không phải là chỗ “hiểm yếu”

nhất mà là chỗ dễ quan sát xuống cửa biển Đà Nẵng nhất.

2.3. TỔ CHỨC, HUẤN LUYỆN THỦY QUÂN

2.3.1. Tổ chức thủy quân

Page 19: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

Quân thủy thời Nguyễn gồm bộ phận đóng ở kinh và các tỉnh.

Thủy quân đóng ở Kinh đô gọi là Thủy sư kinh kỳ. Vào đầu thời Gia

Long, lực lượng thủy quân có 5 doanh, gồm các doanh Nội thủy,

Tiền thủy, Tả thủy, Hữu thủy, Hậu thủy. Thời Minh Mạng chia đặt lại

làm 3 doanh là Trung, Tả, Hữu. Mỗi doanh 5 vệ, mỗi vệ 10 đội. Thủy

quân ở các tỉnh đến năm 1827 dưới thời Minh Mạng cho đổi là vệ, chịu

sự chỉ huy trực tiếp của Đề đốc hoặc Lãnh binh (tỉnh lớn), Lãnh binh

hoặc Phó lãnh binh (tỉnh nhỏ). Ở các tỉnh, tùy theo vị trí mà quân số

và biên chế có khác nhau. Các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú

Yên, Khánh Hòa, Quảng Trị, Quảng Bình đều chỉ có 1 vệ (khoảng

500 người). Các tỉnh Quảng Nam, Bình Thuận, Thanh Hóa đều có 2

vệ, riêng Nghệ An có 4 vệ. Cần lưu ý rằng quân số tại cửa biển Đà

Nẵng là quân chính qui của triều đình được chia đóng luân phiên thay

đổi tại đây. Quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có tiếp cận các tài

liệu chữ Hán hiện lưu giữ ở địa phương chưa từng được công bố cho

thấy rất nhiều các tư liệu trong dân gian về các dòng họ có truyền

thống bám biển, giữ biển được nhà nước trọng dụng vào việc công.

Những tư liệu phát hiện tại địa phương đã bổ sung những tư liệu quý

vào chính sử triều Nguyễn về công tác bảo vệ biển và tính cộng đồng

giữ biển dưới triều đại này.

2.3.2. Huấn luyện thủy quân

Công tác huấn luyện của thủy quân dưới thời Nguyễn chủ yếu

là các cuộc diễn tập tại các cửa biển. Bên cạnh đó, nhà Nguyễn cũng

kết hợp giữa việc diễn tập với công tác tuần tra hay vận tải. Vua

Minh Mạng từng khẳng định: khi đưa thủy quân ra biển là một việc

mà có 3 điều lợi, vừa giúp vận tải, tuần tra – thao diễn, vừa quen

Page 20: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

đường biển. Trên biển, thủy quân thao diễn cách bắn đại bác vào mô

hình thuyền giả định. Đó là cách diễn tập theo mô hình tĩnh, chủ động

tạo đích bắn phá trong các cuộc tập luyện. Về chiến thuật, hiện nay

chúng ta không tìm thấy những tài liệu riêng biệt nói về chiến thuật

dụng binh, trong đó về thủy binh và cách bố trí thuyền chiến mỗi lúc

xung trận mặc dù từ khi Nguyễn Ánh còn ở Gia Định, thủy quân của

ông đã biết sử dụng chiến thuật hàng hải.

2.3. THUYỀN CHIẾN, VŨ KHÍ VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC

2.3.1. Thuyền chiến của thủy quân

Thuyền chiến dưới triều Nguyễn có nhiều loại nhưng đáng chú ý

và chiếm số lượng nhiều là thuyền bọc đồng. Theo thống kê của

chúng tôi, trong các năm từ năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đến năm

Tự Đức thứ 4 (1852), có 43 lần đóng thuyền bọc đồng nhiều dây.

Trong đó, thuyền đồng được đóng nhiều nhất dưới thời Minh Mạng

(29 chiếc). Thiệu Trị chỉ cho đóng 10 chiếc, nhưng trong đó có

những chiếc rất lớn với chiều dài lên tới 8, 9 trượng. Cũng cần lưu ý

rằng thuyền đồng không chỉ được đóng ở kinh mà còn được đóng ở

các tỉnh sẵn có vật liệu tốt để đóng thuyền. Thuyền công hay thuyền

tuần dương thời Nguyễn đều mang nặng yếu tố quân thuyền do đặc

điểm cần triển khai nhanh, phối hợp chiến đấu khi cần thiết. Bên

cạnh thuyền bọc đồng là thuyền máy hơi nước. Tuy có những khó

khăn trong việc đóng tàu hơi nước nhưng dưới thời Minh Mạng đã

cho đóng được 3 chiếc tàu hơi nước là Yên Phi, Vân Phi, Vụ Phi.

Thiệu Trị cho mua một thuyền máy hơi nước mới rất lớn là Điện Phi.

Ngoài tàu chiến do nhà nước đóng hàng năm để trang bị cho thủy

quân thì các địa phương cũng được khuyến khích đóng các thuyền

Page 21: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

nhanh nhẹ, có thể huy động vào việc quân khi cần. Các Châu ản

triều Nguyễn chúng tôi đã tiếp cận và công bố trong luận án góp phần

chứng minh vai trò quan trọng của thuyền chiến các địa phương.

2.4.2. Vũ khí của thủy quân

Vũ khí được trang bị cho các thành đồn tại các cửa biển quan

trọng nhất là súng thần công. Nguồn cung cấp vũ khí cho thủy quân

là công xưởng nhà nước và đặt mua tại nước ngoài. Số lượng súng

đạn được sản xuất tại công xưởng chủ yếu là súng thần công. Các

loại vũ khí phân phát trong phòng thủ cửa biển, tùy theo mức độ và

thời điểm mà đặt nhiều hay ít, trong đó bố trí nhiều nhất tại Thuận

An và Đà Nẵng. Bên cạnh đó các thuyền đi tuần tra, công vụ nước

ngoài đều có mang theo súng. Vũ khí trên các pháo đài thường được

nhắm vào các vị trí phòng thủ để cho bắn thử để biết được sức mạnh

cũng như hiệu quả tại chỗ. Đối với các thuyền quân kiêm vận tải trong

nước đều có mang theo vũ khí để tự vệ, đặc biệt là chống bọn cướp

biển. Bên cạnh các loại súng, dưới triều Minh Mang còn chế ra ống

phun lửa dùng để phòng ngự, đánh đồn giặc, phóng xuống thuyền giặc.

2.4.3. Thông tin liên lạc trong bảo vệ v ng iển

Để đảm bảo nắm bắt nhanh chóng tình hình trên biển, cửa biển

nhà Nguyễn đã cho thực thi nhiều biện pháp như xây dựng các đài

phong hỏa, chạy ngựa trạm hay các vọng lâu, kỳ lâu. Tùy theo tình

hình hiệu quả cụ thể mà triển khai ứng dụng hay thoái triệt chỉ sau

một thời gian ngắn. Bên cạnh đó, các công cụ hỗ trợ thông tin là các

hiệu cờ, hiệu súng được qui định thống nhất đối với các trường hợp

cụ thể. Hỗ trợ cho việc nhận biết, nhà Nguyễn đã cho sử dụng phổ

biến kính Thiên lý, được ca ngợi là hỗ trợ đắc lực tại các cửa biển,

Page 22: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

nhất là mỗi khi đi tuần tiễu đều phải sử dụng. Đó là những sáng kiến

quan trọng trong điều kiện kỹ thuật lý bấy giờ đáp ứng được một

phần công tác thông tin trong bảo vệ biển. Tuy nhiên trên thực thế,

khi nghiên cứu các tài liệu từ Châu bản triều Nguyễn cho thấy nhiều

báo cáo bằng văn bản của các quan tấn thủ gửi về triều đình về tất cả

các diễn biến diễn ra tại cửa biển, điều đó cho thấy các báo cáo chính

thức và quan trọng nhất là báo cáo chạy trạm và đó chính là phương

tiện hữu hiệu nhất. Bên cạnh đó là hệ thống thuyền buôn và thuyền

đánh cá của các địa phương cũng tham gia tích cực vào việc thông

báo tin tức trên biển.

Chương 3:

HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÀ THỰC THI CHỦ QUYỀN

VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG DƯỚI TRIỀU NGUYỄN

GIAI ĐOẠN 1802-1885

3.1. HOẠT ĐỘNG TUẦN TRA, KIỂM SOÁT VÙNG BIỂN

VÀ THỰC THI CHỦ QUYỀN TRÊN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA –

TRƯỜNG SA

3.1.1. Hoạt động tuần tra, kiểm soát v ng biển

Tuần tra kiểm soát là hoạt động quan trọng trong bảo vệ và thực

thi chủ quyền vùng biển. Mục đích của tuần tra mặt biển được vua

Minh Mạng chỉ rõ là một việc mà có đến ba điều lợi là làm quen

đường biển, thao luyện thủy quân và phòng trừ cướp biển. Một trong

những cái lợi trực tiếp nữa là bảo vệ vận tải biển, vốn được sử dụng rất

nhiều trong việc vận chuyển sản vật và vật liệu ở các địa phương về

Page 23: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

Kinh đô. Trên thực tế, hoạt động tuần tra được thực hiện thường xuyên

nhưng chú trọng nhiều nhất vào khoảng tháng 3 đến tháng 7. Đây là

những tháng thuận lợi cho việc vận tải đưởng thủy và đây cũng chính

là thời điểm có nhiều cướp biển. Việc tuần tra, kiểm soát vùng biển nói

chung được giao cho đội quân chính qui, song ở các địa phương

thường được giao quyền chủ động. Các tỉnh lấy dân địa phương (dân

ngoại tịch) rồi lập thành các đội tuần tra. Những qui định về việc kiểm

soát tại cửa biển, nhất là đối với người phương Tây là rất chặt chẽ vì

vua Nguyễn đã ý thức rất rõ nguy cơ đe dọa từ bên ngoài.

3.1.2.Tổ chức bảo vệ và thực thi chủ quyền trên quần đảo

Hoàng Sa – Trường Sa

Sau khi thành lập triều Nguyễn, Gia Long đã tiếp tục truyền

thống của các triều đại trước trong việc quản lý Hoàng Sa - Trường

Sa. Các vua nối nghiệp đều tiếp tục công việc khai thác và bảo vệ

Hoàng Sa, Trường Sa, coi đây là hải cương quan trọng hiểm yếu về

phía biển. Dưới triều Nguyễn việc quản lý và khai thác tại Hoàng Sa,

Trường Sa được thực hiện thường xuyên và liên tục. Đặc biệt triều

Nguyễn đã tích hợp hoạt động của nhà nước với địa phương, của

thủy quân, dân binh và dân phu để quản lý và khai thác tại hai quần

đảo này. Hàng năm cứ tháng 3 đến tháng 6 nhà nước lại cử các đoàn

công vụ tại Hoàng Sa. Công việc chủ yếu là đo đạc, cắm mốc, vẽ bản

đồ, khai thác sản vật, cứu hộ… Điều đặc biệt là những thông tin về

quá trình khai thác tại Hoàng Sa nói trên có sự ghi nhận trong các bản

đồ của người nước ngoài. Ở trong mước, thể hiện rõ nhất trong sách

Đại Nam thực lục chính iên và từ tài liệu Châu ản triều Nguyễn,

đây là là văn bản hành chính đặc biệt của Nguyễn chứng minh quá

Page 24: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

trình chiếm hữu liên tục tại quần đảo quan trọng này của triều

Nguyễn mà không có bất kỳ một sự tranh chấp nào đối với các thế

lực bên ngoài.

3.2. HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG CƯỚP BIỂN

Cướp biển có nguồn gốc, xuất thân khá phức tạp là một trong

những lý do làm cho công tác phòng chống gặp rất nhiều khó khăn.

Bọn cướp biển chủ yếu là chặn cướp thuyền công vận tải, thuyền

buôn và thuyền đánh cá của ngư dân. Thời gian hoạt động của thuyền

vận tải, thuyền buôn cũng chính là thời điểm thuận lợi cho thuyền

cướp biển ra tay cướp hại. Công tác tuần tra thường xuyên đem đến

nhiều hiệu quả trong việc giữ yên mặt biển. Hầu hết những lần đụng

độ với cướp biển thì phần thắng vẫn thuộc về thủy quân nhà Nguyễn.

Nhìn chung, nhà Nguyễn đã cố gắng và có nhiều biện pháp phòng

chống cướp biển. Nạn cướp biển phần nào được giải quyết song ở

một mức độ nào đó vẫn chưa thể triệt để, cướp biển vẫn là mối đe

doạ lớn về an ninh trong vùng biển.

3.3. CÔNG TÁC CỨU HỘ, CỨU NẠN

Dưới thời Nguyễn nhà nước đã có nhiều hoạt động cứu hộ cứu

nạn trên vùng biển do mình quản lý. Rất nhiều thuyền công sai,

thuyền nước ngoài, thuyền binh, thuyền buôn gặp nạn trên vùng biển

miền Trung đã được cứu giúp. Sách Thực lục ghi chép khá nhiều việc

cứu hộ, cứu nạn. Hội điển có chép một số trường hợp cứu hộ điển

hình và đặc biệt trong Châu ản triều Nguyễn chúng tôi nhận thấy có

rất nhiều Châu bản nói về công tác cứu hộ các tàu thuyền gặp nạn tại

các cửa biển và vùng biển do nhà Nguyễn quản lý. Tựu trung không

phân biệt là thuyền công hay thuyền tư, thuyền trong nước hay

Page 25: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

thuyền nước ngoài đều được quan tâm ứng cứu kịp thời. Tùy vào các

trường hợp cụ thể, có thể có những chuẩn cấp đặc biệt cho các thuyền

công sai của nước ngoài gặp nạn trên vùng biển Việt Nam. Nhìn

chung, đây là một trong những hoạt động nhân đạo thường xuyên và

hiệu quả tại các cửa biển. Các đồn biển ngoài nhiệm vụ quan sát,

phòng thủ còn làm nhiệm vụ cứu nạn thuyền công giặp gió, tìm kiếm

tàu thuyền, người gặp nạn. Cứu hộ cứu nạn là hoạt động có nhiều đóng

góp, hỗ trợ rất nhiều cho tàu thuyền gặp nạn. Nhà Nguyễn đã làm rất

tốt hoạt động nhân đạo này.

3.4. CHỐNG NGOẠI XÂM, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN

Tháng 9 năm 1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng xâm

lược Việt Nam và nhanh chóng giành thế áp đảo. Tuy nhiên quân

Pháp không thể tiến sâu vào nội địa do sự kháng cự quyết liệt của

quan quân nhà Nguyễn. Đến tháng 3.1860 chúng đốt phá rồi kéo đi,

kết thúc chiến trận Đà Nẵng mà không đạt được mục đích. Ngay sau

biến cố Đà Nẵng năm 1858, bên cạnh việc phái quân sĩ tập trung tại

chiến trường Đà Nẵng thì các cửa biển khác cũng tiếp tục được tăng

cường phòng bị, trong đó đặc biệt quan tâm đến Thuận An. Tháng 8

năm 1883, Pháp quyết định tấn công Thuận An, quân nhà Nguyễn

thất bại sau 3 ngày bị pháo kích. Ngày 21.8.1883, quân Pháp chiếm

Thuận An. Các pháo đài ở Thuận An vốn là công sức, tâm huyết của

vua quan nhà Nguyễn, biểu tượng của lòng tự tôn, sức mạnh phòng

thủ phải giao lại cho Pháp quản lý. Trong cuộc kháng chiến chống

ngoại xâm thủy quân không thể hiện được vai trò bảo vệ đất nước từ

phía biển. Mặc dù có rất nhiều cố gắng trong việc tổ chức bố phòng,

kháng chiến chống ngoại xâm, vua quan nhà Nguyễn đã chống đỡ

Page 26: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

được cuộc tấn công vào Đà Nẵng, khiến chúng phải rút lui sau 18

tháng không thu được kết quả, tuy thế, nỗ lực cuối cùng đã bị khuất

phục bằng tàu lớn và đại bác.

KẾT LUẬN

Sau khi thành lập triều Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX, vua Gia

Long đã chọn Phú Xuân để đóng đô, lợi dụng địa thế hiểm yếu của

núi sông, cửa biển miền Trung để xây dựng hệ thống phòng thủ. Đây

là nơi hội tụ của các yếu tố phòng thủ tự nhiên, có các cửa biển chiến

lược có thể trông cậy để xây dựng lực lượng phòng thủ chống lại kẻ

thù, đặc biệt là sự đe dọa từ các tàu chiến phương Tây. Các vua triều

Nguyễn cũng rất quan tâm tới các đảo chiến lược, trong con mắt của

các vua Nguyễn, vị thế của biển, đảo được đánh giá rất cao, thể hiện

cái nhìn hướng biển đúng đắn. Đó là cơ sở để các vua Nguyễn tổ

chức và tiến hành các hoạt động bảo vệ vùng biển.

1. Từ việc đánh giá cao vị thế quan trọng của vùng biển và hải

đảo nên các tỉnh miền Trung, nhà Nguyễn đều cho đặt các cơ sở

phòng thủ vùng biển, trong đó ưu tiên đặc biệt cho cửa Thuận An, Đà

Nẵng. Các tỉnh duyên hải “không đâu không lập pháo đài”. Trong

thời bình cũng như trong thời chiến, tùy vào bối cảnh cụ thể nhưng

luôn quan tâm tới công tác bố phòng. Việc phòng thủ vùng biển ở các

địa phương hầu hết Nhà nước đều giao quyền chủ động tác chiến cho

địa phương, trong đó Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo. Các cửa biển nhỏ

thì giao cho dân trong vùng phụ giữ, tùy theo mức độ quan trọng của

cửa biển mà tăng cường hay thoái triệt lực lượng tại tấn sở. Việc tổ

chức phòng thủ đất nước, trong đó chú trọng vùng biển và các cửa

Page 27: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

biển chiến lược bằng hệ thống thành đồn, tấn sở là lựa chọn đúng đắn

của các vua triều Nguyễn. Hệ thống này vừa phòng thủ vùng biển

vừa trực tiếp bảo vệ Kinh đô.

2. Trong tổ chức lực lượng và hoạt động bảo vệ vùng biển, bên

cạnh phát triển lực lượng thủy quân ở kinh đô và các địa phương,

triều Nguyễn cũng đặc biệt quan tâm đến phương tiện chiến đấu đặc

trưng là thuyền chiến, vũ khí các loại cùng hệ thống thông tin liên

lạc. Ngoài nhiều kiểu loại thuyền chiến mới, tiêu biểu là thuyền bọc

đồng, thuyền máy hơi nước - đây là những thuyền chiến đa dụng vừa

làm công tác tuần tra, diễn tập vừa tham gia vận tải. Bên cạnh đó còn

có thuyền của các địa phương, thuyền đánh cá cũng được huy động

khi cần thiết. Bên cạnh lực lượng chính của nhà nước, triều Nguyễn

đã dựa rất nhiều vào lực lượng địa phương đặc biệt là ngư dân. Đây

có thể xem là thành công của triều Nguyễn. Chính lực lượng địa

phương và các ngư dân là chủ nhân thực sự của vùng biển. Họ khai

thác, đánh bắt cá trên biển hàng ngày, rất thông thạo đường biển và là

“tai mắt” của Nhà nước trong việc nắm bắt thông tin trên biển. Tuy

nhiên tổ chức lực lượng và vũ khí của lực lượng chuyên trách này không

đủ mạnh, điều đó được thể hiện rõ nhất trong các cuộc đụng độ với tàu

chiến phương Tây.

3. Triều Nguyễn đã nhìn nhận và đánh giá cao vùng biển và hải

đảo chiến lược. Coi vùng biển và hải đảo là phần lãnh thổ đặc biệt

quan trọng trong an ninh quốc phòng và kinh tế xã hội từ đó thực thi

đồng loạt nhiều chính sách bảo vệ biển. Nối tiếp truyền thống của các

triều đại trước, triều Nguyễn đã tiếp tục quản lý và khai thác tại

Hoàng Sa – Trường Sa. Đặc biệt dưới triều Nguyễn đã tích hợp hoạt

động của Nhà nước với địa phương, của thủy quân, dân binh và dân

Page 28: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

phu để quản lý và khai thác tại hai quần đảo này. Lịch sử khai thác và

thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và

Hoàng Sa với tư cách Nhà nước muộn nhất là từ đầu thế kỷ XVII và

được phát triển liên tục vào các thế kỷ tiếp theo. Được nâng tầm quản

lý từ thấp đến cao, càng về sau càng chặt chẽ. Các nhật ký hành trình,

bản đồ của người phương Tây vẽ đều khẳng định Paracel (Hoàng Sa)

và Pratley (Trường Sa) là thuộc sự quản lý của vương quốc An Nam.

So với các triều đại quân chủ khác, triều Nguyễn là triều đại thực thi

mạnh mẽ nhất chủ quyền của quốc gia trên quần đảo Hoàng Sa -

Trường Sa.

4. Dưới triều Nguyễn các hoạt động chủ yếu trong việc bảo vệ

và thực thi chủ quyền vùng biển là thường xuyên tuần tra kiểm soát,

chống cướp biển, cứu hộ cứu nạn và chống ngoại xâm - bảo vệ chủ

quyền. Trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tại các cửa biển

miền Trung, phải ghi nhận những nỗ lực của vua quan nhà Nguyễn,

nhất là thời kỳ đầu tại chiến trường Đà Nẵng. Điều đáng lưu ý nhất là

hệ thống phòng thủ vùng biển, lực lượng thủy quân cùng tàu chiến

của triều Nguyễn không phát huy được tác dụng như mong muốn

trong cuộc kháng chiến. Triều Nguyễn đã có nhiều nỗ lực trong xây

dựng hệ thống phòng thủ và lực lượng thủy quân nhưng không thể

chống lại một kẻ thù mới với phương tiện kỹ thuật vượt trội, chiến

thuật tấn công vừa mạnh về quân sự vừa khôn khéo về ngoại giao đã

dần làm khuất phục vua tôi nhà Nguyễn. Thất bại đó cũng là bài học

lớn cho thế hệ sau trong việc trang bị vũ khí, tổ chức lực lượng và

chiến lược phòng bị đất nước từ phía biển.

Các hoạt động tuần tra kiểm soát, phòng chống cướp biển và

cứu hộ cứu nạn trên biển là những hoạt động thường xuyên, có mối

Page 29: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

quan hệ mật thiết, hỗ trợ và bổ sung làm tăng hiệu quả quản lý vùng

biển dưới triều Nguyễn. Đó đều là các hoạt động nhằm bảo vệ trật tự

trị an và hoạt động kinh tế, trực tiếp là hỗ trợ vận tải công và thuyền

buôn, thuyền đánh cá. Triều Nguyễn đã thực thi kết hợp chính sách

bảo vệ và khai thác vùng biển trong nhiều hoạt động, trong đó đặc

biệt gắn kết giữa nhiệm vụ tuần tra vì an ninh quốc phòng, chống

cướp biển với hoạt động hỗ trợ vận tải công, cứu hộ cứu nạn. Nhiều

chính sách hỗ trợ, động viên ngư dân tham gia các hoạt động của nhà

nước, trong đó có hoạt động tuần thám tại quần đảo Hoàng Sa và

Trường Sa. Đó là sự kết hợp nhiệm vụ an ninh quốc phòng và kinh tế

biển đảo. Nhìn chung triều Nguyễn đã có nhiều nỗ lực trong các hoạt

động trên nhằm thể hiện chủ quyền quốc gia, giữ yên vùng biển và

chống lại các mối đe dọa thường xuyên từ các thế lực bên ngoài. Với

những hạn chế về phương tiện và lực lượng, việc quản lý một vùng

biển dài rộng, thường xuyên có gió bão là những nguyên nhân chủ

yếu làm hạn chế công tác thực thi chủ quyền trên biển. Bên cạnh đó,

về sau do phải tập trung cho cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nên

công tác tuần tra, kiểm soát an ninh vùng biển cũng gặp nhiều hạn

chế.

5. Qua việc nghiên cứu phòng thủ và bảo vệ vùng biển miền

Trung dưới triều Nguyễn cho thấy ảnh hưởng của sức mạnh trên biển

và hệ thống phòng thủ có ý nghĩa rất lớn đối với chủ quyền dân tộc.

Đó cũng là một trong những yếu tố quyết định đối với một cuộc

chiến tranh chống ngoại xâm của một quốc gia có bờ biển dài rộng và

quan trọng như Việt Nam. Thiên nhiên đã ban cho đất nước ta điều

kiện tự nhiên thuận lợi, vùng biển dài rộng, nhiều đảo và quần đảo

chiến lược có vị trí địa lý đặc biệt, án ngữ đồng thời có thể kiểm soát

Page 30: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

được đường giao thông trên biển Đông chính là những giá trị quan

trọng để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế và an ninh biển đảo.

Trong bối cảnh ngày nay, tăng cường hệ thống phòng thủ và sẵn sàng

chiến đấu là cực kỳ cần thiết. Việt Nam cần có chiến lược huy động sức

mạnh tổng hợp của toàn dân tộc nhằm khai thác, làm chủ và bảo vệ được

vùng biển của mình.

Page 31: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn
Page 32: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

HUE UNIVERSITY

HUE UNIVERSITY OF SCIENCES

-------------------------------

LE TIEN CONG

THE DEFENCE AND PROTECTIVE ACTIVITIES

OF THE SEA IN THE CENTRAL OF

VIETNAM UNDER NGUYEN DYNASTY 1802-1885

THE SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

ON HISTORY

Major: History of Vietnam

Code: 62.22.03.13

Hue city, 2015

Page 33: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

The work was completed at the Department of

History, University of Sciences, Hue University

The scientific supervisor: 1. Prof. Do Bang, Ph.D

2. Prof. Nguyen Van Dang, Ph.D

Reviewer 1: Prof. Ton Nu Quynh Tran, Ph.D

Reviewer 2: Prof. Tran Duc Cuong, Ph.D

Reviewer 3: Prof. Luu Trang, Ph.D

The thesis was defended at the Council of thesis assessment of

Hue University

Council held at: No. 3, Le Loi street, Hue city, Thua Thien Hue

province, at …. a.m on …./…./2015.

Thesis can be further referred at the Library of the University of

Sciences, Hue University and National Library.

Page 34: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

THESIS-RELATED PUBLICATIONS THE STUDIES

OF AUTHOR DISCLOSURE RELATING TO HAVE

I. Scientific Report

1. Le Tien Cong (2006), “The Communication in the defense of

the sea territories under Gia Long, Minh Menh Kings”,

Historical Research Journal (366). ISSN 08667497.

2. Le Tien Cong (2007), “Position of the sea in the sight of the

king Nguyen”, Journal Past and Present, (275,276). ISSN 868-

331X.

3. Le Tien Cong (2008), “Patrolling and controlling the sea in

the early of Nguyen period: 1802-1858, ”, International

Conference III Vietnam, Hanoi.

4. Le Tien Cong (2012), “The clash of the Nguyen with the

West in Danang before 1858”, Historical Research Journal for

Xu Quang (1).

5. Le Tien Cong (2012), “The strategic position of southern central

coastal area and the sea security view from the Nguyen”, Hue journal

then and now (10). ISSN 1859-2163.

6. Le Tien Cong (2012), “Fighting against the dutch at the

middle of XVIITh

century and the fate of Vietnamese

prisoners”, Hue journal then and now (12). ISSN 1859-2163.

7. Le Tien Cong (2012) “Defensive measures of the territorial

waters of central Vietnam in the early years of the Nguyen

dynasty”, Scientific Conference the South China Sea -

Cooperation and Development, National Institute of Politics,

Region III.

8. Le Tien Cong (2013), “About an event in Côn Đảo island at the

beginning of xviiith

century”, Hue journal then and now (2). ISSN

1859-2163.

9. Le Tien Cong (2013), “Defensive measures of the territorial

waters of central Vietnam in the early years of the Nguyen

Page 35: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

dynasty”, Journal of Research & Development, 1 (99). ISSN.

1859-0152.

10. Le Tien Cong (2013), “Patrolling and controlling the sea in

the early of Nguyen period”, Journal of Science, Hue

University (6), ISSN 1859-1388.

11. Le Tien Cong (2013), “Found materials quarter of patrolling the

waters Cu Lao Cham, Tan Hiep, Hoi An”, Hue journal then and

now, (119). ISSN 1859-2163.

12. Le Tien Cong (2013), “Defense system in Central seaport in

the war against the invaders under the Nguyen Dynasty (1858-

1883)”, Scientific Conference: Nguyen Dynasty with the

protected island nation in the nineteenth century, by the

scientific history of Thua Thien Hue Province. Do Bang

(2014), With the Nguyen Dynasty protected island nation of the

nineteenth century, The publisher Da Nang.

13. Le Tien Cong (2014), “Defensive measures of the territorial

waters of central Vietnam of the Nguyen dynasty (1858-

1883)”, Journal Past and Present (448). ISSN 868-331X.

14. Le Tien Cong (2014), “Map drawing, sea route survey and

state transport under the Nguyễn Dynasty”, Journal of

Research & Development, (110). ISSN. 1859-0152.

15. Le Tien Cong (2014), “The Nguyen dynasty in the rescue

mission at the centre seaside”. Journal of Social Sciences and

Humanities science and technology Nghe An (7).

II. Research topic

Join in scientific topics: The defense and the protection of the

marine Vietnam under the Nguyen Dynasty 1802-1885, funds

scientific research and national technology (Nafosted). Prof. Do

Bang, Ph.D, director of research, research on how to accept the

grassroots level in 2014

Page 36: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

1

PREFACE

1. RATIONALE OF THE RESEARCH

Thesis comes to important positions of the sea: Coastal

Vietnam is located is particularly important for economic

development and national security. Currently, in terms of

international integration, seas and islands are the Communist Party of

Vietnam special attention. That is, incorporating defense, security

and economic development - social in each geographical territory, to

ensure the independence, sovereignty, unity and territorial integrity

of the country, including with the sea and islands. From the history,

the imperial dynasty Vietnam always attaches importance to the

strategic location of the island. In the early nineteenth century, to deal

with the invasion plot, while preserving the Nguyen Dynasty border

on land, just pay attention to the work of defending the country from

the coast. Although the dynasty did not succeed in the fight against

the enemy in the second half of the nineteenth century, but the efforts

in protecting the country that this dynasty has remained precious

lessons for posterity in building and protecting waters, protect the

country. In particular, it has a greater significance in the current

period, while Vietnam is facing growing challenges in the South

China Sea from its neighbors. The sea has always had an important

position in the construction and defense of the homeland. Protecting

and building strong prosperous island waters, incorporating defense,

security and socio-economic development in each geographical

territory will help protect the independence, sovereignty, unity and

Page 37: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

2

integrity territory of the country. Traditional studies of defense and

security in general, in particular marine protected under the Nguyen

dynasty would contribute to further clarify the issues and history

from which to draw lessons in traditional water retention. Because of

these reasons, the study of the organization and operation of national

protected coast, direct sea defense system under the Nguyen Dynasty

are more significant in the current period.

2. LITERATURE REVIEW

2.1. Historical research on domestic issues

The early years of the twentieth century, magazine Friends of

Hue (BAVH) has introduced a number of articles related to material

processes of Western intrusion into Vietnam. The period before 1975

is most notable special issue features research on Hoang Sa and

Truong Sa Journal of History and Geography of 29 in 1975 with the

article provides valuable material and scientific arguments asserted

Hoang Sa, Truong Sa is the Vietnamese sovereignty from many

centuries ago. After 1975, the research emphasis on the sovereignty of

Vietnam in the Paracel Islands, Spratly Islands, naval history and the

history of resisting foreign aggression. Notably, the white of the

Paracel Islands, Spratly Islands, provide documentation, legal

sovereignty of Vietnam on two Paracel Islands, Spratly Islands.

In 1995, Nguyen Quang Ngoc successful acceptance National

theses on "Historical sovereignty of Vietnam in two Paracels and

Spratlys". Contributions in the research process on the Paracels, Spratlys

especially in terms of maps, documents and bibliographic material stock in

Western countries. In 2003, Nguyen Nha, thesis "The establishment of the

Page 38: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

3

sovereignty of Vietnam in the Spratly Islands and Paracel Islands". The

thesis proves the real possessor, peace and continuous implementation of

the State of Vietnam through the historical period in both the Paracels and

Spratlys. A number of scientific projects have been implemented: "The

system works central defense under the Nguyen Dynasty (1802-1885)" by

Do Bang as chairman. “Font threads materials on Vietnam's sovereignty

over Hoang Sa district”, by Tran Duc Anh Son Chairman ...

From early 2012 to late 2014, History of Science Society Hue

charge of implementing the scientific project "Organization and island

protection Vietnam under the Nguyen Dynasty from 1802 to 1885

period." Hence by topic as chairman, IV4-2011.10 code, NAFOSTED of

funds. Stay on topic I made the content: "The system of defensive

structures in the central inlet under the Nguyen Dynasty," "Anti-foreign

aggression, defend the sovereignty of islands", "Rescue, Rescue" . In

addition, I participated in writing the anti-piracy (central part), mapping,

marine transport, control vessels.

In recent years many books related to the South China Sea was

published by a number of authors such as Nguyen Nha, Dinh Kim Phuc,

Nguyen Van Kim, Tran Cong Truc, Vu Huu San, Nguyen Q. Thang,

Nguyen Dinh Dau, Nguyen Ngoc Truong ... Notably, the works on the

continued publication of the document, map and analyze the legal basis of

Vietnam on two Paracel Islands – Spratlys. Besides, there are some books

that are directly related to topics such as "A collection of CHAU BAN

enforcement Nguyen Dynasty of Vietnam's sovereignty over the islands

Paracels and Spratlys (National Boundary Commission )”. Some of the

Page 39: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

4

materials Nom sovereignty of Vietnam for two Paracels, Spratlys and the

waters of Vietnam in the South China Sea (Nom Research Institute).

May 5.2014, the probability "Of the Nguyen Dynasty to protect

the island nation of the nineteenth century" Hence by the editor are

published. Here is the latest book directly relevant to the topic.

The book gives the reader an objective view of the Nguyen

Dynasty - Dynasty as territory management, vast territorial waters.

Also in this book, I have done the "defense system in Central seaport

in the war against the invaders under the Nguyen Dynasty (1858-

1883)". May 9.2014, Tran Duc Anh Son (independent authors and

editors) published three books on warships and materials Hoang Sa,

Truong Sa contributed to the research achievements of Vietnam island.

The Research Journal History, Military History, Then & Now,

Southeast Asian Studies, Research & Development, Hue then and

now ... over the years has published many articles related to Hoang

Sa - Changsha as well as content related to the topic. Also not to

mention some of the thesis, dissertation research work and active

defense against foreign invaders under the dynasty of autho: Luu

Trang, Luu Anh Ro, Le Thi Toan, Le Tien Cong, Bui Gia Khanh,

Dinh Thi Hai Duong...

2.2. Historical research Vietnam maritime issue abroad

The Western scholars have studied the history of the South

China Sea sovereignty to mention Marwyn S. Samyels, South China

Sea dispute, Methuen. Monique Chemillier- Gendreau, Sovereignty

over two Paracels and Spratlys, Braice M. Claget, and opposition

Page 40: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

5

claims of Vietnam and China in the bowl and rocks From The Dragon in

the Sea. Philippe Devillers, France and Annam, friend or foe? ...

Concerning the process of responding to the first dynasty of

kings to plot invasion of the West not to mention the doctoral thesis

of Cecilia Need, Cao Huy Thuan, Y. Tsuboi ...

If Western scholars have objective research on the history of

Vietnam's sovereignty over Hoang Sa, Truong Sa, the Chinese

scholar fallacy in their works. Typically in the study of China's Han

Chan Hoa book titled "Historic South Sea Islands). However, their

study the researchers Vietnam rejected by the domestic and foreign

material. More specifically, the researchers pointed out in Vietnam

and the historic Chinese not to mention the Paracels, Spratlys which

the monarchy Vietnam was possessed.

Thus, the study of the South China Sea, especially the

sovereignty of Vietnam in the South China Sea is not a new topic.

However, the study focuses on the issue of history to establish and

enforce Vietnam's sovereignty over the South China Sea, while the

research on the issue of marine protected areas has not been properly

concerned as system defense patrols, controlled waters, anti-piracy,

rescue, public transport, ... are all regular activities, continuously

during the period independent of the Nguyen Dynasty.

On the basis of inheriting and developing the research results

of my master's thesis, defended in 2006, we extended the study

period as well as the system and update the materials, research results

The latest to implement a doctoral thesis. Thesis research process as

well as the author participated in scientific topics IV4-2011.10 code.

Page 41: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

6

Authors who participated in writing the section directly related to the

defense and protection activities central coast. The thesis is also the

training component of scientific topics above. In the thesis we

complement many documents are text field Nom, with navy color,

the epitaph, especially the Asian version dynasty has never been

announced for additional research to contribute research on the

history of the island marine protected under the Nguyen Dynasty.

Thus, the study of the South China Sea, especially Vietnam's

sovereignty over the South China Sea is not a new topic. However,

the study focuses on the issue of history to establish and enforce

Vietnam's sovereignty over the South China Sea, while the research

on the issue of marine protected areas has not been properly

concerned as system defense patrols, controlled waters, anti-piracy,

rescue, public transport, ... are all regular activities, continuously

during the period independent of the Nguyen Dynasty.

On the basis of inheriting and developing the research results

of the master thesis I defend in 2006, I have extended the study

period as well as the system and update the materials, new research

results to perform doctoral thesis. The research process is luctac

thesis author participated in scientific topics IV4-2011.10 code. I

wrote the part directly related to the defense and protection activities

central coast. The thesis is also the training component of scientific

topics above. In this thesis, I much additional material from my new

collection, which is the document Nom, naval documents, the epitaph

(chisel on stone), especially the Asian version has never been

published. The purpose of this document is to study your order,

Page 42: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

7

complement and contribute to research on the history of the island

marine protected under the Nguyen Dynasty.

3. RESEARCH OBJECTIVES

The study of the organization and the protection of the central

coast dynasty with the aim to see a specific and generalized successes

and limitations of the protection of waters as well as national defense

contemporary. The task of the thesis is outlined and analyzed the

policies and measures of the Nguyen Dynasty in the implementation

of defense and protection of waters. Research and evaluation system

central coast defense in relation to the task of defending the country

under the Nguyen Dynasty. Research on how to organize, train and

equip the navy; the protection and enforcement of sovereign waters,

including against foreign aggression, anti-piracy, sea patrol, rescue.

The thesis also examines the organization of the protection and

enforcement of sovereignty over the Paracel Islands, Spratly Nguyen

dynasty, to see continuity and determination to assert the sovereignty

of the king of the Nguyen dynasty on the two islands. ..

4. OBJECT AND SCOPE OF RESEARCH

Topic of the thesis is to study the entire defense and protection

of waters in central Vietnam under the Nguyen Dynasty, is

represented by the policy, manner, as well as specific activities,

students contemporary work. Topic limited space within the waters

of Vietnam Central provinces: the sea, the coast, estuaries, islands,

focus on two Paracels and Spratlys Time study in subjects from 1802

to 1885, this is the period when the Nguyen Dynasty established the

fact the capital fell, the country was the French invasion.

Page 43: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

8

5. SOURCES OF DOCUMENTATIONs

The most important resource is the original material directly

related to the Nguyen Dynasty. Especially important resources we

exploit the "Châu bản". Many materials we use in the thesis is the

material you have never been published (no one knows).

Besides, we also refer to a number of research works of the

author go ahead: report of the results of scientific studies,

monographs, dissertations, theses, scientific articles was published in

professional journals, conference presentations national and

international. Other important sources are the documents found in the

author himself People (document collector).

6. METHODOLODY OF THE RESEARCH

As a thesis belonged to the History Speciality, we employed

the logical and historical approaches with the application of

dialectical materialism and historical materialism. In addition, we

also applied other specialized methods of history science as

synchronic approach, diachronic methods, fieldtrip and other ones.

7. CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

The thesis is the result of a process of working and researching

carefully by the author, completed and supplemented with lastest

materials, especially the countryside documentation, including the

inscriptions and texts written in Han Nom such as: honours,

certificates, reports, ect which is related to the marine army of The

Nguyen dynasty.

In addition, the author also studied and used the imperial

records of the Nguyen dynasty which is related to the topic, and

Page 44: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

9

many of them have not been published before. The new contribution

of the thesis is to provide new documentations systematically and

objectively related to the theme defending the country and the central

coast under the management of the Nguyen dynasty.

The thesis is the first one which is researched comprehensively

and fully the organization and protection of the central islands under

the management of the Nguyen Dynasty. The author has studied and

clarified the efforts to protect the sovereignty and security of the

Nguyen dynasty. Nguyen Dynasty continued to manage and

exploited at Hoang Sa – Truong Sa (Paracel Islands - Spratly

Islands). Especially, Nguyen Dynasty intergrated the activities of the

State with of the locals; of the navial force, of militias and coolies to

manage and exploit at the archipelagos. It was elevatedly managed

from low to high, more and more tightly. Compared with other

dynasties, Nguyen Dynasty conducted sovereinty of Vietnam

towards Hoang Sa – Truong Sa in the strongest manner.

The thesis also points out the factors affecting the organization

of the defence, the process of developing and establishing the

systems, forces and means of the defence.

Moreover, the thesis also points out and analyzes the positive

aspects and the limitation of enforcing the sovereinge in the coastal

area. Thanks to the study of protecting the sea and our country under

the Nguyen Dynasty, the thesis also provides a very useful and

valuable scientific data in building and defending our country

recently.

8. COMPOSITION OF THE THESIS

Page 45: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

10

The thesis has composition as below:

Chapter 1: Basis for nguyen kings to organize and carry out the

activities defence the sea 1802 - 1885

Chapter 2: The defence of the sea in the central of Vietnam

under Nguyen Dynasty 1802-1885

Chapter 3: Protective activities of the sea in the central of

Vietnam under Nguyen Dynasty 1802-1885

Chapter 1

BASIS FOR NGUYEN KINGS TO ORGANIZE

AND CARRY OUT THE ACTIVITIES DEFENCE THE SEA

1802 - 1885

1.1. THE STRATEGIC LOCATION ISLANDS CENTRAL

COAST

Central region has an important position in the whole island of

Vietnam, of which 2 Paracels and Spratly islands, large and small,

near and offshore, composed of protection, control and owned

waters. With its important position, from the history, the sea was

exploited his father's attention and protection, enforcement of

territorial sovereignty as a nation flesh of Vietnam.

1.2. TRADITIONAL HOME PROTECTION RIGHTS AND

ENFORCEMENT IN THE CENTRAL COAST REGION BEFORE

NGUYEN DYNASTY

1.2.1. Traditional marine protected areas

Page 46: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

11

The plot of Trinh Lords to yield land for the Dutch

reinforcement to occupy Dang Trong (Southern region) was defeated.

In the struggle between the Nguyen’s army in Dang Trong and the

Dutch, the Nguyen won the final victory that prevented their nation

from the colonial invasion. In the time of Nguyen Lords, there were

many marine victories including the confirmation of their sovereignty

over Côn Đảo Island. However, the development and date of that

event has not been finalized yet. The official historical documents of

the Nguyen recorded that the event happened in 1703 and the victory

was made by Nguyen Lord and Truong Phuc Phan, meanwhile

documents of the others proved that it happened at night of February

3, 1705.

Tay Son Dynasty, time does not exist very long but this

dynasty focus is to enhance Navy. Thus, despite the different

interests but the dynasty in the history of Vietnam always pay

attention to defense in the estuary, sea strategy. Besides defense

system is often equipped warships, weapons ready to execute all

necessary rights.

1.2.2. Protection and exploitation of resources on the Paracels,

Spratlys before the Nguyen Dynasty

At the same time the process of nation south (Nam Tien),

Nguyen Lords has continued to manage the offshore islands. These

two islands located offshore, not the central coastal strip of sand

stretching from the mouth of Nhat Le (Quang Binh) to Tu Dung (Hue) is

often called the “Đại Trường Sa”, “Tiểu Trường Sa”. Western

Page 47: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

12

navigators were recorded and always see the South China Sea between

the islands have close ties with the government of the Nguyen.

In the book " Hải ngoại kỷ sự " author's Thich Đai San, the

Chinese government has described in paragraph "Vạn Lý Trường Sa

" under the management of the Nguyen Lords.

In Vietnam, the material was written before the nineteenth

century, most have similar content, including books "Phu Bien Tap

Luc" Le Quy Don author wrote in 1776 can be considered complete

information the most. Book Đại Việt sử ký tục biên hay về sau là Đại

Nam thực lục tiền biên, Đại Nam nhất thống chí content like notes of

Le Quy Don. materials are stored in the people in the district of Ly

Son Island also talk about the management and exploitation in Hoang

Sa ... The materials were confirmed since the beginning of the

seventeenth century, Lord Nguyen has managed and exploited here.

This work is managed by the State and Paracel team, the North Sea to

perform their duties. Every year from March to August them back out

to sea duty entrusted by the State. They were determined to be here

more than 130 sand and sea to the islands like. Besides, they take the

animal organization brought about the Phu Xuan delivered. This

activity takes place regularly, be maintained under the Tay Son and

successor, more advanced under the Nguyen Dynasty.

1.3. HISTORICAL CONTEXT NGUYEN DYNASTY

PERIOD 1802 - 1885

In the early nineteenth century, the Nguyen dynasty founded

the world scene shifts are strong. This is the era of imperialist

countries invaded the colony. Many Asian countries are in turn was

Page 48: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

13

conquered and became the colony. Things that make very interested

dynasty. Nguyen has always regarded the West there are potential

threats to the independence of their country. Nguyen noticed the

potential risk should have implemented a number of policies on

defense and security in general, in particular sea defenses but

generally not enough to reach the level of science and technology of

the times.

1.4. VIEW OF THE SEA KING OF NGUYEN

In the early 19th century, after the reunification, in order to

manage the whole country, Gia Long King chose Phu Xuan as the

capital, taking advantages of the craggy terrain of mountains, rivers

and estuaries in Central to establish a defence. Nguyen Kings also

paid attention to the strategic islands. In Nguyen Kings’ eyes, the

position of the sea and the islands is highly appreciated, reflecting the

right view of the sea. It is the basis for Nguyen Kings to organize and

carry out the activities defence the sea.

Under the Nguyen, the Central coastal area including 12

provinces were administratively classified as the Left subordinate

region (to Hue Capital) at the South of the capital and seen as an

important area in the eyes of premier Nguyen kings. Being a long

coastal line and a vast area of sea and islands in the Eastern Sea,

Central coastal area occupies a strategic position in the national

defense. The outlook and defensive activities in this area under the

Nguyen are introduced in this paper as documentary proof.

The King Tu Duc from Gia Long to have to take care of building

and strengthening the government, economic and social development

Page 49: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

14

to pay special attention to national security, national defense. Research

on overlooking the sea of the Nguyen emperors, we found sea views

on the first dynasty of kings not only deeply through the speech in the

meeting agenda, the only example which is also reflected through

authentic assessment of the importance of the sea. Vision of national

security central coast is also reflected through the defense, naval or

organizations implement sovereignty over the archipelago ... All the

things that are the basis for the King Nguyen enforcement some

measures of organizational defensive central coast, and protect the

waters, both directly protect their capital city.

Chapter 2

THE DEFENCE OF THE SEA IN THE ENTRAL OF

VIETNAM UNDER NGUYEN DYNASTY 1802-1885

2.1. SYSTEM OF REGIONAL MARINE DEFENSE WORKS

From the high appreciation of the important position to the sea

and the islands, in Central Provincies, Nguyen Kings established

coastal defence bases, priority for Thuan An, Danang estuaries.

Coastal Provincies had “a bastion for each”. In peacetime as well as

wartime, depending on specific contexts, the defence is always

conducted. Local coastal defence was assigned to locals to actively

combat, the State kept the leading role. The small estuaries were

assigned to the locals; the important estuaries were supported from

the sodiers. The country defence, among of which focusing on the sea

and strategic estuaries was the right choice of Nguyen Kings. It both

defenced the sea and the capital directly.

Page 50: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

15

2.3. NAVY NGUYEN DYNASTY

2.3.1. The organization Navy

Navy dynasty includes parts played in the capital and the

provinces. Navy stationed in the capital called "Thủy sư kinh kỳ".

The reign of King Gia Long, the navy has 5 groups, including: Nội

thủy, Tiền thủy, Tả thủy, Hữu thủy, Hậu thủy. Minh Mang is divided

into 3 groups to Trung, Tả, Hữu. Each group divided into five small

groups called "Vệ". Vệ has 10 teams of 500 people. Navy in the

province until 1827 was renamed the "Vệ". depending on the position

on defense so important naval troops stationed in the different

provinces. Quang Ngai, Binh Dinh, Phu Yen, Khanh Hoa, Quang Tri,

Quang Binh have only one Vệ (about 500 people). The province of

Quang Nam, Binh Thuan Thanh Hoa are 2 Vệ, Nghe An individual 4.

Navy stationed in Da Nang is the estuary of the imperial army was

divided alternate play here. The article introduces 20 documentations

and texts that relate to Nguyen dynasty's naval and war-boat. the

article introduces transcriptions and translation literally, and the first

analyse of comparing with the Nguyen dynasty historical documents

that contribute to supply articles and awareness about naval and

equip weapon under the Nguyen dynasty.

2.3.2. Navy Training

The training of the Navy under the Nguyen Dynasty mainly

exercises in waters and islands. Besides, the Nguyen also combine

exercises with patrol or transport. King Minh Mang once confirmed

when making naval sea is something that has 3 good thing, helps

transport, patrol, both familiar paths on the sea. On the sea, the Navy

Page 51: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

16

shooting in model boats author. It is modeled after a rehearsal, actively

creating landing bombardment during exercise. Tactically, currently

we do not see a separate document about using infantry tactics.

Although since Nguyen Anh in Gia Dinh, he said the navy's use of the

maritime strategy.

2.3. BOAT WAR, WEAPONS AND COMMUNICATION

2.3.1. Boat war

Nguyen dynasty warships have many types but noticeable and

occupy more is the amount of copper boat. Our statistics in the years

since the 4th of Minh Mang (1823) till Tu Duc (1852), 43 times the

copper Nguyen wrong boat. In particular, the boat shall be closed

most under Minh Mang (29 units). Thieu Tri played only 10 units,

but in which there are very large with a length of up to 8, 9 staff.

Copper boat not only plays in the capital but also be played in the

province have good material for boats. Boat state or patrol boats were

heavily Nguyen Dynasty military elements. Esides copper boat steam

boat there. Minh Mang had to play 3 steamship Yên Phi, Vân Phi, Vụ

Phi. Thieu Tri buy a new boat very large steam engine is Điện Phi.

Also warships annual state close to equip the local corps are also

encouraged to play the fast boat light, can be mobilized into the army

when needed. The Châu Bản of us have access to and published in

the thesis contributes to demonstrate the important role of the local

boat war…

2.4.2. Weapons of the Navy

Weapons of the Navy fitted to the fort at the estuary is the most

important cannon. Supply weapons for the navy is the workshop of

Page 52: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

17

state of foreign vamua. The number of guns were manufactured in

factories mainly gun "Thần Công". The distribution of weapons in

defense inlet, depending on the level and timing that put more or less,

most of which layout at Thuan An and Da Nang. Besides the patrol

boat, the foreign service are carrying guns. Weapons on the fortress is

often directed at the defensive position for the shot to try to know the

strength and effectiveness in place. For the military-cum-boat

transport which are carrying weapons for self-defense, especially

against the pirates. Besides the guns, Ming Mang was invented fire

nozzle for defense or burn enemy ships sailing.

2.4.3. The Communication in the defense of the sea territories

Facing up to the threat of Western colonialism, especially as

the Westerners pushed forwards their surveys in forms of trading and

missionaries, to prepare for their invasion, based on experiences of

the former dynasties king Gia Long, king Minh Menh, Thieu Tri, Tu

Duc considered the defense of the sea territories as extreme important

duty. A system of the ramparts, military posts, fortress was built

along the coast, particularly in some strategic sites. At the same time

an communication system was established such as "Hoa phong fort"

(alarm fort by fire), “postoffice”, pitching the pennants and putting it

on the gazebo (gazebo for looking far away), shooting the signal,

glass of thousand miles, merchant ships and fishing-board at sea... in

the local zones. Due to the effect of these kinds of alarm systems,

some specific kinds may be changed. There was the kind which was

hardly set up and not yet being used for a long time and but had to

change like "Hoa phong fort", pitching the pennants.

Page 53: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

18

Chapter 3:

PROTECTIVE ACTIVITIES OF THE SEA IN THE CENTRAL

OF VIETNAM UNDER NGUYEN DYNASTY 1802-1885

3.1. PATROLLING AND CONTROLLING THE SEA OF

CENTRAL AND SOVEREIGNTY OF ENFORCEMENT IN

VIETNAM PARACELS, SPRATLYS

3.1.1. Patrolling and controlling the sea of central

Knowing the importance of sea with national defense

and security especially in the threatening of western invading,

Nguyen dynasty have implement many methods for defence in

which patrolling, controlling, and putting in force the right of

sea sovereignty was the most important. These methods have

had many effects at that time in keeping the peace in the

island and sea region. Hence, my aim of this paper is further

researching into patrolling and controlling the Sea of central

Vietnam of Nguyen period. Patrol activity is important in

protecting and enforcing sovereign waters. The purpose of patrolling

the sea: is acquainted sea. Navy training and kill pirates. One of the

more immediate benefit is to protect shipping, which is used heavily in

transportation and material commodities in the locality of the capital.

Be carried out regularly but is most interested in about March to July.

The patrols, controlled waters is generally assigned to the main army.

usually assigned local autonomy. These rules control in estuaries,

Page 54: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

19

especially for Westerners (alien) is very tight for fear of being attacked

from the sea.

In order to have a thorough grasp of sea route to meet with the

demand of economic development and national security, the Nguyễn

kings took practical measures in restricted technical conditions, such

as the work of drawing maps or setting up landmarks in the waters

and estuaries., state boats were dispatched to remote areas and islands

to “survey sea route” or set up landmarks. They all served the target

of affirming the sovereignty over the waters of the country. In

addition, there were regular sea transport activities of both merchant

ships and state ships in the waters every year to convey goods and

rice from the North and the South to the capital city, combining the

tasks of transport and patrol of the protected waters.

3.1.2. Exercise of the right of people Vietnam in the Paracels,

Spratlys

Nguyen Dynasty continued to manage and exploited at Hoang

Sa – Truong Sa (Paracel Islands - Spratly Islands). Especially,

Nguyen Dynasty intergrated the activities of the State with of the

locals; of the navial force, of militias and coolies to manage and

exploit at the archipelagos. History of exploiting and conducting

sovereinty of Vietnam towards Hoang Sa – Truong Sa as the State

latest in the early 17th century and continually developped in the next

centuries. It was elevatedly managed from low to high, more and

more tightly. Compared with other dynasties, Nguyen Dynasty

conducted sovereinty of Vietnam towards Hoang Sa – Truong Sa in

the strongest manner.

Page 55: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

20

3.2. PREVENTING AND FIGHTING AGAINST PIRATES

UNDER THE NGUYEN DYNASTY

Pirates are the major scare of navigators. Under the Nguyen

Dynasty, the main threat of the sea security was pirates. The state

vessels, merchant ships or fishing boats were targeted by pirates. The

complicated members, large number, independent and well-organized

operation, rich-armed force in dealing with the patrol ships were

among the factors helped them survive. Therefore, preventing and

fighting against pirates were paid much attention by Nguyen

emperors and regularly carried out; nevertheless it could not be

exterminated but limited.

3.3. THE NGUYEN DYNASTY IN THE RESCUE MISSION

AT THE CENTRE SEASIDE

There are many public servant boat, abroad boat, warship,

merchant ship that met an accident due to going out to sea would

meet the difficulties that enable to estimate. Under the Nguyen

Dynasty, the States had lot of activities in the rescue mission in our

territorial. This important mission showed in many documents. In

any case, They did not distinguish the public or private boat,

domestic or abroad boat that all to be rescued intime. Depend on the

particular cases, it may be have special standard for public servant

boats that get accident on the Vietnam territorial. In general, this is

one of the regular and effective humanity activities at the seaports.

3.4. AGAINST FOREIGN AGGRESSION, DEFEND THE

SOVEREIGNTY

Page 56: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

21

September 1858 the French invaded Vietnam fire and quickly

gained dominance. But the French can not be carried further inland

by the fierce resistance of the Nguyen Dynasty army. By May 3.1860

and pulled them arson, ending the battle Danang without achieving

goals. Shortly after the incident Da Nang in 1858, besides focusing

dispatched troops on the battlefield, the seaport of Danang also

continue to strengthen preparedness, with special attention to Thuan

An. August 1883, France decided to attack Thuan An, Nguyen

Dynasty military defeat after 3 days of shelling. On 21.08.1883, the

French occupied Thuan An. The fort at Thuan An effort is capital, the

heart of the king of the Nguyen Dynasty, the symbol of pride,

strength defense must return to France management. In the war

against the invaders Corps can not play the role of protecting the

country from the sea. Although there are many efforts in the

organization announced room, resistance against foreign invaders, the

king of the Nguyen Dynasty was fending off attacks on Danang,

causing them to withdraw after 18 months not get results, but world,

efforts were finally subdued by large ships and cannons.

CONCLUSIONS

In the early 19th century, after the reunification, in order to

manage the whole country, Gia Long King chose Phu Xuan as the

capital, taking advantages of the craggy terrain of mountains, rivers

and estuaries in Central to establish a defence. Nguyen Kings also

paid attention to the strategic islands. In Nguyen Kings’ eyes, the

position of the sea and the islands is highly appreciated, reflecting the

Page 57: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

22

right view of the sea. It is the basis for Nguyen Kings to organize and

carry out the activities defence the sea.

1. From the high appreciation of the important position to the

sea and the islands, in Central Provincies, Nguyen Kings established

coastal defence bases, priority for Thuan An, Danang estuaries.

Coastal Provincies had “a bastion for each”. In peacetime as well as

wartime, depending on specific contexts, the defence is always

conducted. Local coastal defence was assigned to locals to actively

combat, the State kept the leading role. The small estuaries were

assigned to the locals; the important estuaries were supported from

the sodiers. The country defence, among of which focusing on the sea

and strategic estuaries was the right choice of Nguyen Kings. It both

defenced the sea and the capital directly.

2. In organizing forces and activities, beside the navial force,

Nguyen Kings especially concentrated on fighting means such as

gunboats, weapons and communications system. Many kinds of new

gunboats, typically bronze-covering ones and engine-steamed ones,

conducted patrols, rehearsals and conveyance. Local boats and fishing

boats were mobilized when necessary. Apart from the main force of

the State, Nguyen Kings were dependent on many local forces,

especially fishermen.This was considered as the success of Nguyen

Dynasty. Local forces and fishermen were the real owners of the sea.

3. Nguyen Dynasty recognized and highly appreciated the sea

and the strategic islands. Considering the sea and the strategic islands

as a part of especially important territory in national security and

socioeconomic, Nguyen Dynasty conducted many policies defence

Page 58: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

23

the sea. Succeeding former dynasties. Nguyen Dynasty continued to

manage and exploited at Hoang Sa – Truong Sa (Paracel Islands -

Spratly Islands). Especially, Nguyen Dynasty intergrated the

activities of the State with of the locals; of the navial force, of

militias and coolies to manage and exploit at the archipelagos.

History of exploiting and conducting sovereinty of Vietnam towards

Hoang Sa – Truong Sa as the State latest in the early 17th century and

continually developped in the next centuries. It was elevatedly

managed from low to high, more and more tightly. Compared with

other dynasties, Nguyen Dynasty conducted sovereinty of Vietnam

towards Hoang Sa – Truong Sa in the strongest manner.

4. Under Nguyen Dynasty, the main activities defence the sea

was reacting against foreign aggression, pirates; patrolling; salvaging

and rescuing. In the resistance against foreign aggression at the

Central estuaries, the efforts of Nguyen Kings and mandarins was

recored, especially the beginning period at Danang battlefield.

However, these efforts were not strong enough to deal with a

completely new enemy who had better weapons and wise foreign

affairs. Gradually, Nguyen Kings and his people had been submitted.

That failure was a big lesson for the next generations in equipping

weapons, organizing forces and strategies defence the country from

the sea. The activities such as reacting against pirates; patrolling;

salvaging and rescuing on the sea happened frequently. They had

close supporting. Relationship that helped inhance the effect of

managing the sea under Nguyen Dynasty. These aimed at keeping

security and economic activities, directly aiding public transports,

Page 59: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vn › sdh › attachments › article › 1024 › TOMTATLU… · 10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn

24

merchant boats and fishing boats. Nguyen Dynasty incorporately

conducted the policy of protecting and exploiting the sea in many

activities, among of which the incorporation between patrolling for

nationl security, reacting against pirates with public transporting,

salvaging and rescuing. Among many policies supporting and

encouraging fishermen to join State activities, there was cruising

activity at Hoang Sa (Paracel). It was a combination of duty between

national security and sea-islands economy. In general, Nguyen

Dynasty had many efforts to react against frequent threats from

external forces. Due to the limitation of means of transports and

forces, the management of such often-stormed and long-large sea was

the main reason restricting the conducting sovereignity on the sea.

5. The research on defence and protecting the sea in Central

Vietnam under Nguyen Dynasty shows the influence of strength on

the sea and the defence system is meaningful to national

sovereignity. It is one of the decisive elements towards a war

resistance against foreign aggression of a country having such

important and long-large sea as Vietnam. The nature has given

Vietnam many advantages like long-large sea, plenty of strategic

islands and archipelagos that can help control the arterial traffic on

East Sea. This is an important value to set up strategy of developping

sea-islands economy and security.

Today, Vietnam should have strategy mobilizing synergy of all

Vietnamese people to exploit, control and protect our sea.