44
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA NGUYỄN HIẾU NGHĨA NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TRUYỀN NHIỆT-TRUYỀN CHẤT TRONG BÌNH HẤP THỤ CỦA MÁY LẠNH HẤP THỤ NH3-H2O LOẠI LIÊN TỤC PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kỹ thuật nhiệt Mã số chuyên ngành: 62520115 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2017

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH …€¦ · coefficients in horizontal tube falling film NH3-H2O absorber, 2017 International Conference on

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN HIẾU NGHĨA

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TRUYỀN NHIỆT-TRUYỀN

CHẤT TRONG BÌNH HẤP THỤ CỦA MÁY LẠNH HẤP

THỤ NH3-H2O LOẠI LIÊN TỤC PHÙ HỢP VỚI

ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kỹ thuật nhiệt

Mã số chuyên ngành: 62520115

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2017

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Bách Khoa –

ĐHQG-HCM

Người hướng dẫn khoa học 1: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. HOÀNG AN QUỐC

Phản biện độc lập 1:

Phản biện độc lập 2:

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại

............................................................................................................

............................................................................................................

vào lúc giờ ngày tháng năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

- Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp. HCM

- Thư viện Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Q. A. Hoang, H. C. Le and N. H. Nguyen, Evaluation of heat and mass transfer

coefficients in horizontal tube falling film NH3-H2O absorber, 2017

International Conference on System Science and Engineering (ICSSE), Ho Chi

Minh City, Vietnam, 2017, IEEE Xplore, pp. 636-641.

2. Nguyễn Hiếu Nghĩa, Lê Chí Hiệp, Hoàng An Quốc, Phân tích lý thuyết và thực

nghiệm xác định nhiệt độ phát sinh tối ưu của máy lạnh hấp thụ NH3-H2O sản

xuất nước đá, Tạp chí Phát triển khoa học công nghệ - Đại học quốc gia TP.

HCM, số k1, 2017, Tr. 45-52.

3. Nguyễn Hiếu Nghĩa, Lê Chí Hiệp, Hoàng An Quốc, Nghiên cứu thực nghiệm

hoạt động của máy lạnh hấp thụ NH3-H2O loại liên tục, Tạp chí Năng lượng

nhiệt, số 133, 01/2017, Tr. 9-14.

4. N. H. Nguyen, H. C. Le and Q. A. Hoang, Studying optimal generator

temperature of single effect NH3-H2O absorption refrigeration machine for ice-

making, 2016 International Conference on Cogeneration, Small Power Plants and

District Energy (ICUE), Bangkok, 2016, IEEE Xplore, pp. 1-7.

5. N. H. Nguyen, H. C. Le and Q. A. Hoang, Evaluating suitable intake NH3-H2O

solution concentration of absorption system for ice-making, 2016 3rd

International Conference on Green Technology and Sustainable Development,

GTSD 2016 - Kaohsiung, Taiwan, pp. 274-280.

6. Nghia-Hieu Nguyen, Hiep-Chi Le, Quoc-An Hoang, Simulation of absorption

process of the falling film on the horizontal round tube of NH3-H2O pair working

fluid, Tạp chí Cơ khí Việt Nam, pp. 116-124, 08/2016.

7. Nguyễn Hiếu Nghĩa, Lê Chí Hiệp, Mô phỏng số quá trình hấp thụ của màng chảy

lên ống tròn nằm ngang của cặp lưu chất NH3-H2O, Tạp chí Năng lượng nhiệt,

số 125, Tr. 20-24, 09/2015.

8. Nghia-Hieu Nguyen, Hiep-Chi Le, Quoc-An Hoang, Parameters affecting

analysis to the absorption process of the falling film on the horizontal round tube

of pair working fluid NH3-H2O, Proc. of the 4rd international conference on

sustainable energy, Innovation for a Green Future, Ho Chi Minh City, Vietnam,

2015, pp. 63-71.

9. Nghia-Hieu Nguyen, Hiep-Chi Le, Quoc-An Hoang, Evaluating optimal

temperature of single effect NH3-H2O absorption system for ice-making. Proc. of

the 4rd international conference on sustainable energy, Innovation for a Green

Future, Ho Chi Minh City, Vietnam, 2015, pp.71-78.

10. Nghia-Hieu Nguyen, Hiep-Chi Le, Modeling Single Effect NH3-H2O Absorption

Refrigeration System, Proc. of the 3rd international conference on sustainable

energy, the RISE towards a Green Future, Ho Chi Minh City, Vietnam, 2013, pp.

147-153.

11. Nguyễn Hiếu Nghĩa, Lê Chí Hiệp, Phân tích hiệu suất của máy lạnh hấp thụ

ammonia-nước theo điều kiện tại Tp. Hồ Chí Minh, Tạp chí Cơ khí Việt Nam, số

03, 2013, Tr. 38-46.

12. Nguyễn Hiếu Nghĩa, Nghiên cứu chế tạo máy lạnh hấp thụ loại liên tục để sản

xuất nước đá theo điều kiện tại Việt Nam, Đề tài cấp trường, mã số

IUH.KNL01/16, 2016.

1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

Tổng quan về nghiên cứu máy lạnh hấp thụ

Tổng quan về nghiên cứu bộ hấp thụ kiểu màng chảy

Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố

Lý do chọn đề tài

1.4.1 Tầm quan trọng của bộ hấp thụ

Bình hấp thụ của hệ thống lạnh hấp thụ được biết đến như là thành phần quan

trọng nhất của hệ thống về mặt hiệu suất và chi phí [71]. Diện tích truyền nhiệt

của bộ hấp thụ chiếm khoảng 40% tổng diện tích truyền nhiệt của hệ thống [48].

Chi phí chế tạo hệ thống sẽ giảm đáng kể nếu như diện tích truyền nhiệt của bộ

hấp thụ có thể được giảm bớt bằng cách nâng cao hiệu quả truyền nhiệt-truyền

chất trong bộ hấp thụ.

Bình hấp thụ dạng bọt có hệ số truyền chất khá cao nhờ sự phân phối những bọt

hơi nhỏ làm cho diện tích bề mặt truyền chất được gia tăng [73]. Khó khăn của

bình hấp thụ dạng bọt là tốc độ truyền nhiệt phía dung dịch thấp, kết cấu phức

tạp và chế tạo khó khăn do đòi hỏi công nghệ cao.

Hình 1.1 Các bộ hấp thụ dạng bọt chính

2

Bình hấp thụ dạng màng lỏng thì ổn định khi hoạt động và có hệ số truyền nhiệt

cao nên có thể giảm kích thước bề mặt giải nhiệt [72]. Khó khăn của bình hấp

thụ dạng màng là sự phân phối không đều dung dịch loãng, bề mặt giải nhiệt

không ướt đều, bề mặt giải nhiệt đứng bị chảy dầy. Các vấn đề trên làm cho trở

lực truyền chất-truyền nhiệt tăng ở phía dung dịch.

Hình 1.2 Các bộ hấp thụ dạng màng chính

3

Bộ hấp thụ kiểu màng như hình 1.2f được chọn lựa vì có kết cấu đơn giản, hiệu

suất truyền nhiệt tốt, có thể chế tạo được theo điều kiện công nghệ hiện có tại

Việt Nam mà không cần phải nhập khẩu dây chuyền sản xuất mới.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Từ thực tế về dải năng suất sản xuất nước đá hiện có trên thị trường và khả năng

đáp ứng của bơm dung dịch, NCS đã đề xuất ứng dụng cho máy lạnh hấp thụ có

dải năng suất lạnh trung bình từ 30 ÷ 60kW, năng suất làm đá từ 5 ÷ 10tấn/ngày

(khoảng 200kg/mẻ). Đối với dải năng suất lạnh này, năng suất của bình hấp thụ

tương ứng ở trong khoảng từ 52 ÷ 104kW.

Việc nghiên cứu quá trình truyền nhiệt-truyền chất của quá trình hấp thụ trong

bộ hấp thụ để nâng cao hiệu quả thiết bị được thực hiện kết hợp giữa phương

pháp lý thuyết mô phỏng và thực nghiệm kiểm tra. Trong khuôn khổ của luận án

này, NCS đã chế tạo hoàn chỉnh một máy lạnh hấp thụ NH3-H2O có năng suất

lạnh trong khoảng từ 1kW đến 3kW, bình hấp thụ được tập trung nghiên cứu có

kết cấu kiểu màng, dung dịch NH3-H2O chảy trên chùm ống song song có đường

kính 9,6 mm được bố trí nằm ngang.

1.4.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Luận án trình bày các nghiên cứu về quá trình truyền nhiệt và truyền chất trong

bình hấp thụ của máy lạnh hấp thụ NH3-H2O. Trong luận án này, cấu tạo của

bình hấp thụ được lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện công nghệ sẵn có ở

trong nước và đáp ứng nhu cầu sản xuất nước đá thường gặp trong thực tế.

Để thực hiện các nghiên cứu nêu trên, NCS Nguyễn Hiếu Nghĩa đã chế tạo toàn

bộ máy lạnh hấp thụ NH3-H2O cấp nhiệt bằng điện trở với mục đích thiết lập các

chế độ hoạt động ổn định đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu dưới góc độ thực

nghiệm. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã được đánh giá/so sánh với các

kết quả tính toán từ chương trình mô phỏng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực

nghiệm còn được dùng để xác định chế độ hoạt động phù hợp cho toàn bộ hệ

thống theo điều kiện môi trường tại Việt Nam. Nội dung nghiên cứu tiếp cận với

4

các chỉ tiêu về chất lượng của thế giới, đồng thời bám sát tính thực tiễn của Việt

Nam.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

1. Phân tích lý thuyết nhiệt động của máy lạnh hấp thụ kết hợp với thực

nghiệm đo đạc trên mô hình thực tế cho mục đích sản xuất nước đá.

2. Xác định nồng độ dung dịch NH3-H2O nạp phù hợp với điều kiện vận

hành và nhiệt độ bay hơi yêu cầu.

3. Công bố được kết quả hoạt động của máy lạnh hấp thụ sử dụng cặp môi

chất NH3-H2O làm việc liên tục để sản xuất nước đá có phạm vi năng

suất nhỏ theo kết cấu phù hợp với điều kiện công nghệ chế tạo và vận

hành tại Việt Nam.

4. Thiết lập được mối tương quan của nhiệt độ phát sinh tối ưu theo nhiệt

độ bay hơi của môi chất lạnh trong bộ bay hơi, ngưng tụ của môi chất

lạnh trong bình ngưng tụ, hấp thụ của dung dịch ra khỏi bộ hấp thụ.

5. Bộ hấp thụ này được gắn cùng với các bộ phận khác của một hệ thống

lạnh để có những điều kiện hoạt động thực. Việc xác định các thông số

ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ trong bộ hấp thụ kiểu màng được thực

hiện trong phạm vi còn đảm bảo cho máy lạnh hấp thụ hoạt động ổn

định.

6. Thiết lập mối quan hệ truyền nhiệt-truyền chất trong bình hấp thụ của

máy lạnh hấp thụ NH3-H2O loại liên tục.

Kết luận

Từ những ưu điểm và tồn tại của các nghiên cứu trước, NCS nhắm đến ý nghĩa

khoa học và thực tiễn:

- Từ thực tế về dải năng suất sản xuất nước đá hiện có trên thị trường và khả

năng đáp ứng của bơm dung dịch, NCS nhắm đến đề xuất ứng dụng cho máy

lạnh hấp thụ có dải năng suất lạnh trung bình từ 30 ÷ 60kW, năng suất làm

5

đá từ 5 ÷ 10tấn/ngày (khoảng 200kg/mẻ). Đối với dải năng suất lạnh này,

bình hấp thụ có dải năng suất tương ứng từ 52 ÷ 104kW được xác định.

- Các kết quả nghiên cứu có thể được dùng để tham khảo khi thiết kế, chế tạo

và vận hành máy lạnh hấp thụ trong điều kiện Việt Nam.

NCS xác định mục đích và đối tượng nghiên cứu:

- Việc nghiên cứu quá trình truyền nhiệt-truyền chất của quá trình hấp thụ

trong bộ hấp thụ để nâng cao hiệu quả thiết bị được thực hiện kết hợp giữa

phương pháp lý thuyết mô phỏng và thực nghiệm kiểm tra. Trong khuôn khổ

của luận án này, bình hấp thụ được tập trung nghiên cứu là bình hấp thụ kiểu

màng với dung dịch NH3-H2O chảy trên chùm ống song song nằm ngang, có

đường kính ống giải nhiệt kiểm tra 9,6mm, tương ứng với năng suất lạnh

trong khoảng từ 1kW đến 3kW.

- Bình hấp thụ này được gắn cùng với các bộ phận khác để tạo nên một máy

lạnh hấp thụ hoàn chỉnh hoạt động theo điều kiện môi trường tại Việt Nam

trong phạm vi nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh trong bộ bay hơi, ngưng tụ

của môi chất lạnh trong bình ngưng tụ, hấp thụ của dung dịch ra khỏi bình

hấp thụ, phát sinh của dung dịch trong bình phát sinh để thực hiện thí nghiệm.

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT HẤP THỤ KIỂU MÀNG CHẢY

Chu trình lạnh hấp thụ

Bộ hấp thụ kiểu màng chảy

2.2.1 Các ảnh hưởng đến hiệu quả truyền nhiệt-truyền chất

Các ảnh hưởng bao gồm kết cấu; chế độ chảy của dung dịch loãng vào các ống

giải nhiệt; lưu lượng, nồng độ, và nhiệt độ dung dịch loãng đến từ bình phát sinh;

hơi NH3 đến từ bình bay hơi; và nước giải nhiệt.

6

2.2.2 Mô hình và phương pháp thí nghiệm

2.2.2.1 Mô hình thí nghiệm

1) Dung dịch loãng và hơi NH3 ngược chiều. Ống giải nhiệt có đường kính

Φ9,6mm bước dọc tối ưu là 20mm; bước ngang 13mm.

2) Diện tích mặt tiếp xúc lỏng hơi lớn do dung dịch loãng nhiễu và lan rộng

trên các ống giải nhiệt.

3) Để tăng sự phân phối đồng đều của dòng dung dịch loãng bằng cách

khoan lỗ Φ1,2mm thẳng hàng; bước lỗ 4mm.

2.2.2.2 Phương pháp thí nghiệm

2.2.3 Phương pháp giải

Bộ hấp thụ chùm ống nằm ngang gồm 180 ống có đường kính ngoài là 9,6mm.

Mỗi ống dài 18cm. Các ống được bố trí song song thành 30 hàng ống. Hàng ống

trên đỉnh và hàng ống ở đáy lần lượt là hàng ống phân phối dung dịch loãng và

Bảng 2.1 Ảnh hưởng lưu lượng dung dịch

Do(mm) Г[kg/(m.s)] Dòng hơi Nước

giải

nhiệt

P(bar) Kết quả

9,6 0,001;

0,005;

0,008;

0,0113;

0,015.

Tùy

thuộc vào

lưu lượng

dung

dịch

loãng

tw = 28 ÷

38oC và

mw = 8 ÷

18l/m

1,5 ÷

2,5

Nhiệt độ dung dịch loãng

vào và đặc ra khỏi bộ hấp

thụ. Nồng độ dung dịch ra.

αf[W/(m2.K]; k[W/(m2.K];

q(W/m2); h(m/s);

mf[kg/(m2.s)].

7

hàng ống phân phối hơi. Các hàng ống giải nhiệt nằm ở giữa được chia thành 8

pass nước [4, 4, 4, 4, 3, 3, 3, 3

(hàng ống)]. Các giả thuyết:

1. Dòng loãng phân bố đều.

2. Dòng dung dịch loãng chảy

tầng, ổn định.

3. Dòng hơi phân bố đều.

4. Nhiệt độ chùm ống giải

nhiệt ổn định.

5. Áp suất trong bình đồng

nhất.

6. Bộ hấp thụ đoạn nhiệt.

7. Nhiệt độ vách ống như nhau trên từng ống đơn.

Từ các giả thuyết trên, mô vật lý 3 chiều trên trở thành 2 chiều được trình bày

như hình 2.2. Dung dịch loãng được

đưa vào tại đỉnh ống, rồi chảy xuống

quanh ống thành màng. Hơi NH3

được hấp thụ vào mặt tiếp xúc của

màng dung dịch. Quá trình hấp thụ

sinh nhiệt. Nhiệt truyền nhiệt qua

vách ống vào nước giải nhiệt và

được nước giải nhiệt chảy trong ống

ngang mang đi. Hướng của dòng

dung dịch chảy dọc theo chu vi ống theo tọa độ x. Bề dày màng dung dịch hướng

từ tâm ống ra theo hướng y. Vị trí của bất kỳ điểm nào trên màng dung dịch đều

xác định được theo các tọa độ 𝜃, y tương ứng.

Hình 2.1 Hình chiếu cạnh của bộ hấp thụ

Hình 2.2 Mô hình vật lý 2 chiều

8

Kết luận

Trong chương 2, NCS trình bày các phân tích cơ sở lý thuyết của chu trình lạnh

hấp thụ và bộ hấp thụ kiểu màng chảy bao gồm:

- Các phương trình cơ bản về thông số nhiệt động của môi chất lạnh NH3 và

của dung dịch NH3-H2O;

- Các phân tích về các ảnh hưởng đến hiệu quả truyền nhiệt-truyền chất của

quá trình hấp thụ;

- Xác định được cấu tạo của bình hấp thụ nghiên cứu và phương pháp giải;

- Định hướng phát triển mô hình toán cho bình hấp thụ kiểu màng chảy trên

chùm ống tròn nằm ngang từ mô hình toán của phần tử thể tích ống kiểm tra;

- Đơn giản hoá phần tử thể tích ống thành mô hình vật lý 2 chiều.

Chọn ống giải nhiệt có đường kính 9,6mm; mật độ phân phối dung dịch loãng

thấp để có được chế độ nhỏ giọt vào ống.

9

CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG HỆ THỐNG VÀ BỘ HẤP

THỤ

Mô phỏng hệ thống

3.1.1 Mô hình toán của hệ thống

3.1.2 Lưu đồ màng của hệ thống

Thông số đầu vào: Nhập các

thông số đầu vào theo điều kiện

nhiệt độ hoạt động của từng bộ

phận: bay hơi, ngưng tụ, hấp

thụ, phát sinh (-20oC < te < 0oC,

28oC < tc < 40oC, 25oC < ta <

40oC, 90oC < tg < 130oC). Năng

suất nhiệt cấp vào bình phát

sinh Qg(kW).

Thuật toán: Tính toán tất cả các

điểm trạng thái.

Dữ liệu đầu ra: Năng suất lạnh

Qe(kW), năng suất bộ ngưng tụ

Qg(kW), năng suất bộ hấp thụ Qa(kW), hệ số hiệu suất nhiệt của máy (COP) và

hiệu suất làm lạnh (COPu). Nồng độ dung dịch đặc Cs, nồng độ dung dịch loãng

Cw, hệ số hồi lưu λ.

Hình 3.1 Lưu đồ thuật toán mô phỏng máy

lạnh hấp thụ NH3-H2O

10

3.1.3 Kết quả mô phỏng

Nhiệt độ dung dịch trong bộ

phát sinh tăng làm cho COP tăng

rất nhanh và đạt cực đại. Nếu

tiếp tục tăng nhiệt độ phát sinh

thì COP giảm. Nhiệt độ bay hơi

càng thấp, hệ thống có nhiệt độ

phát sinh khởi động càng cao,

thì COP cực đại càng thấp. Theo

hình 3.2, tc = 33oC; ta =34oC,

nhiệt độ phát sinh tối ưu đạt

được tg_opt = [97, 106, 111, 116, 122](oC) tương ứng với hệ số hiệu suất nhiệt tối

ưu COPopt = [0,51; 0,476; 0,46; 0,446; 0,433] khi nhiệt độ bay hơi lần lượt là te =

[-5, -11, -14, -17, -20](oC).

Từ mô phỏng sự thay đổi hệ số hiệu suất, nhiệt độ bay hơi yêu cầu là -19oC, nhiệt

độ ngưng tụ và nhiệt độ hấp thụ lần lượt là 33oC và 34oC, nhiệt độ phát sinh là

120oC thì hệ số hiệu suất của máy lạnh hấp thụ sẽ đạt cực đại.

Từ mô phỏng hệ thống tại COP cực đại, nồng độ dung dịch loãng tìm được là

Cws = 0,267; nồng độ dung dịch đậm đặc tìm được là Css = 0,365. Nồng độ dung

dịch hoạt động trung bình trong máy lạnh là 0,316. Vùng dung dịch nạp được

định hướng trong phạm vi 0,295 tới 0,325. Các thí nghiệm để xác định nồng độ

dung dịch nạp phù hợp sẽ được thực hiện trong phạm vi này.

Hình 3.2 COP và nhiệt độ phát sinh tại

các nhiệt độ bay hơi theo mô phỏng

11

Mô phỏng bộ hấp thụ

3.2.1 Mô phỏng phần tử thể tích ống

3.2.1.1 Mô hình toán của phần tử

Các phương trình liên tục, phương trình động lượng, phương trình năng lượng,

phương trình truyền chất của lớp màng dung dịch chảy trên chùm ống được mô

tả 2 chiều [70], [66], [45], [67], [89], [47], [51], [68], [81], [5], [90], [91].

3.2.1.2 Lưu đồ màng của phần tử

Thông số đầu vào: Độ phân

phối dung dịch Г, bán kính

ngoài ống giải nhiệt ro, hệ số

khuếch tán nhiệt aq, hệ số

khuếch tán chất D và nhiệt độ

dung dịch loãng vào Tws_in;

nồng độ dung dịch loãng vào

Cws_in.

Thuật toán: Chu trình tính sẽ

bắt đầu để đi tìm bề dày lớp

màng, các thành phần tốc độ,

nhiệt độ và nồng độ của tất cả

các điểm của lưới của phần tử

ống kiểm tra.

Dữ liệu đầu ra: bề dày lớp

màng δ, vận tốc theo chiều

màng chảy u, vận tốc vuông

góc với màng chảy v, nồng độ

lớp màng C, nhiệt độ lớp màng

T, hệ số truyền chất hm, hệ số

truyền nhiệt k, dòng chất hấp thụ mf, dòng nhiệt hấp thụ qf.

Hình 3.3 Lưu đồ thuật toán cho phần tử thể

tích ống

12

3.2.2 Mô phỏng bộ hấp thụ

3.2.2.1 Mô hình toán của chùm ống

Các ống ngang

được bố trí thành

các mặt thẳng đứng

với nước giải nhiệt

chảy theo từng pass

qua lại trong các

ống như ở hình 3.4.

Các giả thuyết cho

bộ hấp thụ:

1) Từng ống hấp thụ được chia thành các phần tử ống kiểm tra bằng nhau;

2) Nhiệt độ vách của phần tử ống kiểm tra là không đổi;

3) Màng dung dịch phân bố đồng đều dọc theo phần tử ống kiểm tra;

4) Bộ ống đoạn nhiệt với môi trường xung quanh.

Kết hợp các phương trình của dòng màng và các phương trình dòng nước giải

nhiệt chảy trong ống để giải cho từng phần tử ống kiểm tra. Nếu ống thứ n được

chia thành k phần tử. Sau khi có các kết quả hội tụ của một ống, màng dịch sẽ

chuyển động xuống ống phía dưới tiếp theo. Màng dung dịch rời phần tử ống

kiểm tra thứ 1 của ống thứ n đi vào phần tử ống kiểm tra thứ k của ống n+1 với

cùng phân bố nhiệt độ và nồng độ khi rời khỏi phần tử ống kiểm tra phía trên n.

Tương tự như vậy, màng dung dịch rời phần tử ống kiểm tra thứ 2 của ống n vào

phần tử ống kiểm tra k-1 của ống n-1. Quá trình tính này được thực hiện cho đến

khi tất cả các ống trong cùng một cột được tính.

3.2.2.2 Lưu đồ màng của chùm ống

Hình 3.4 Sơ đồ dòng nước giải nhiệt

13

Thông số đầu vào: Số

phần tử kiểm tra của mỗi

ống giải nhiệt k. Nhiệt độ,

lưu lượng, nồng độ dung

dịch loãng vào và ra khỏi

bộ hấp thụ đo được. Nhiệt

độ nước giải nhiệt vào và

ra khỏi bộ hấp thụ đo

được.

Thuật toán: Nhiệt độ

nước giải nhiệt vào bộ

hấp thụ đo được là nhiệt

độ nước vào phần tử ống

đầu tiên. Dự đoán nhiệt

độ ra khỏi phần tử ống

đầu tiên. Nhiệt độ nước

vào phần tử ống thứ 2

chính là nhiệt độ nước ra

của phần tử ống kiểm tra

liền kề trước đó. Các tính

toán được tuần tự tính cho các phần tử ống kiểm tra cho đến khi phần tử ống

kiểm tra cuối cùng của ống đạt được.

Nhiệt độ của nước giải nhiệt vào phần tử ống kiểm tra cuối cùng của ống trên

cũng chính là nhiệt độ ra của phần tử ống kiểm tra đầu tiên của ống dưới kế tiếp.

Các tính toán được tuần tự tính cho các ống phía trên cho đến khi ống trên cùng

của cột ống trong bộ hấp thụ đạt được.

Dữ liệu đầu ra: Nhiệt độ, lưu lượng, nồng độ dung dịch đặc ra, và năng suất của

bộ hấp thụ. Hệ số truyền nhiệt và hệ số truyền chất.

Hình 3.5 Lưu đồ thuật toán cho bộ hấp thụ

14

3.2.3 Kết quả mô phỏng

3.2.3.1 Phần tử kiểm tra

Các hình sau thể hiện các đặc tính động học của màng dung dịch và hiện tượng

truyền nhiệt-truyền chất kết hợp khi dòng dòng hơi NH3 được hấp thụ vào dòng

dung dịch loãng để trở thành dung dịch có nồng độ cao hơn.

Hình 3.6 & 3.7 là phân phối ba chiều của thành phần vận tốc tiếp tuyến dòng

chảy u và thành phần vận tốc vuông góc dòng chảy v. Theo toạ độ không thứ

nguyên ε, màng lỏng đang rơi vào ống nên vận tốc u = 0; nhưng vận tốc v lớn

mang dấu âm vì ngược chiều trục η. Khi đã tạo thành màng trên ống thì thành

phần u xuất hiện và lớn dần, đạt cực đại tại ¼ ống (umax = 0,0504m/s), sau đó

giảm dần và u = 0 khi chảy ra khỏi ống. Theo trục η, Phân bố vận tốc của thành

phần u = 0 tại vách ống, tăng dần, và đạt cực đại cục bộ tại mặt tiếp xúc lỏng hơi.

Ngược lại với u, Thành phần v sau khi vào ống sẽ giảm rất mạnh, sau đó lại tăng

mạnh lúc ra khỏi ống.

Hình 3.6 Vận tốc u (m/s)

Hình 3.7 Vận tốc v (m/s)

15

Hình 3.8 & 3.9 là phân phối ba chiều của trường nồng độ (C), và trường nhiệt độ

(T) trong miền khảo sát là màng dung dịch. Nồng độ của dung dịch loãng khi

chưa vào ống được xem như chưa có hiện tượng hấp thụ nên nồng độ vẫn bằng

nồng độ vào. Nhiệt độ tại mặt tiếp xúc bão hoà theo nồng độ dung dịch, tại vách

ống bằng nhiệt độ vách. Khi hiện tượng hấp thụ xuất hiện thì nồng độ của mặt

tiếp xúc lỏng hơi tăng dần theo trục ε rồi khuếch tán vào phía vách ống theo trục

η. Sự hấp thụ này phát sinh nhiệt làm cho nhiệt độ mặt tiếp xúc lỏng-hơi tăng

theo trục ε. Do chênh nhiệt độ giữa mặt tiếp xúc và vách ống, nhiệt lượng truyền

vào phía vách theo truc η.

Nồng độ trung bình của lớp màng sau khi ra khỏi ống C = 0,3637; tăng 0,0687.

Nhiệt độ trung bình của lớp màng vào ống là 317,6K (44,5oC), Nhiệt độ trung

bình của lớp màng sau khi ra khỏi ống T = 304,843K (31,7oC), giảm 12,8oC.

Nhiệt độ của mặt tiếp xúc lỏng-hơi vào ống là 332K (58oC), Nhiệt độ của mặt

tiếp xúc lỏng-hơi sau khi ra khỏi ống T = 306,5K (33,4oC), giảm 24,7oC. Chênh

nhiệt độ của mặt tiếp xúc lỏng-hơi khi ra khỏi ống so với nhiệt độ vách ống là

3,4oC.

Lưu lượng khối lượng phân phối thay đổi Γ= 0,001; 0,005; 0,008; 0,0113;

0,0146; 0,03[kg/(m.s)]. Các hình 3.10 tới 3.15 và bảng 3.1 thể hiện sự thay đổi

Hình 3.8 Trường nồng độ, C

Hình 3.9 Trường nhiệt độ, T (K)

16

bề dày, vận tốc trung bình cục bộ, nồng độ trung bình cục bộ, nhiệt độ trung bình

cục bộ, hệ số truyền nhiệt lớp màng, hệ số truyền nhiệt, hệ số truyền chất của lớp

màng dung dịch.

Khi lưu lưu lượng giảm thì bề dày lớp màng giảm (hình 3.10), vận tốc tiếp tuyến

dòng chảy u giảm (hình 3.11). Tại ¼ ống theo chiều dòng chảy bề dày lớp màng

đạt cực tiểu, vận tốc lớp màng đạt cực đại.

Khi lưu lượng dung dịch tăng thì nồng độ trung bình cục bộ lớp màng giảm (hình

3.12), nhiệt độ trung bình cục bộ tăng (hình 3.13).

Hình 3.10 Độ dày lớp màng, δ (m)

Hình 3.11 Vận tốc cục bộ trung

bình, ual (m/s)

Hình 3.12 Nồng độ cục bộ trung

bình, Cal

Hình 3.13 Nhiệt độ cục bộ trung

bình, Tal (K)

17

Hình 3.14 trình bày hệ số truyền nhiệt từ mặt tiếp xúc lỏng-hơi vào nước giải

nhiệt chảy trong ống k theo trục ε (x). Các hệ số này tăng ở ¼ đầu của ống và

giảm dần ở ¼ sau cho thấy tốc độ hấp thụ giảm khi hệ số truyền nhiệt giảm. Lưu

lượng dung dịch tăng thì hệ số truyền nhiệt tăng mạnh.

Hình 3.15 trình bày sự thay đổi của hệ số truyền chất theo trục ε (x). Hệ số truyền

chất cao tại vị trí khi dòng dung dịch loãng vừa tiếp xúc với ống; sau đó giảm

nhanh rồi khá phẳng trước khi ra khỏi ống. Khi lưu lượng dung dịch tăng thì hệ

số truyền chất tăng. Nhưng khi tăng lưu lượng dung dịch khá lớn Γ =

0,0146kg/(m.s) trở lên thì hệ số truyền chất tăng rất ít.

Hình 3.14 Hệ số truyền nhiệt

tổng, k [W/(m2 K)]

Hình 3.15 Hệ số truyền chất của

lớp màng, hm (m/s)

Bảng 3.1 Ảnh hưởng lưu lượng dung dịch

Γ[kg/(m.s)] Cal_o Tal_o(K) αiw[W/(m2.K)]

1.0e+03

k[W/(m2.K)]

1.0e+03

hm(m/s)

1.0e-04

0.001 0,3690 303,9 0,7826 0,6578 0,1060

0.005 0,3636 304,8 1,0093 0,8221 0,1304

0.008 0,3589 305,7 1,2060 0,9567 0,1455

0.0113 0,3543 306,5 1,4010 1,0806 0,1600

0.0146 0,3495 307,4 1,6081 1,2068 0,1683

0.03 0,3297 311,1 2,5984 1,7169 0,1816

18

Nhiệt độ vách ống giải nhiệt thay đổi Tw = 311,15; 309,15; 307,15; 305,15;

303,15; 301,15(K).

Khi nhiệt độ nước giải nhiệt giảm thì nồng độ trung bình cục bộ lớp màng tăng

(hình 3.16), nhiệt độ trung bình cục bộ giảm (hình 3.17).

Theo bảng 3.2, nhiệt độ nước giải nhiệt giảm thì nồng độ trung bình lớp màng ra

khỏi ống tăng, nhiệt độ trung bình lớp màng ra khỏi ống giảm. Nhiệt độ nước

giải nhiệt giảm 1oC thì hệ số truyền nhiệt lớp màng tăng 1,2% và hệ số truyền

nhiệt 0,8%; hệ số truyền chất tăng khá 2,7%.

Hình 3.16 Nồng độ cục bộ trung

bình, Cal

Hình 3.17 Nhiệt độ trung bình cục

bộ, T (K)

Bảng 3.2 Ảnh hưởng nhiệt độ nước giải nhiệt

Twall(K) Cal_o Tal_i/Tal_o(K) αiw[W/(m2.K

)] 1.0e+03

k[W/(m2.K)

] 1.0e+03

hm(m/s)

1.0e-04

311,15 0,3298 321,6/315,0 1,4409 1,1165 0,1443

309,15 0,3325 320,6/313,5 1,4823 1,1407 0,1570

307,15 0,3382 319,6/311,4 1,5283 1,1657 0,1693

305,15 0,3440 318,6/309,4 1,5703 1,1878 0,1804

303,15 0,3497 317,6/307,4 1,6070 1,2062 0,1901

301,15 0,3554 316,6/305,4 1,6424 1,2233 0,1989

19

Nồng độ dung dịch vào ống giải nhiệt thay đổi C = 0,28; 0,29; 0,3; 0,31. Các

hình 3.23, 3.24 thể hiện biến đổi của hệ số truyền nhiệt, hệ số truyền chất.

Bảng 3.3 thể hiện sự thay đổi bề dày, vận tốc trung bình cục bộ, nồng độ trung

bình cục bộ, nhiệt độ trung bình cục bộ, hệ số truyền nhiệt, hệ số truyền chất của

lớp màng dung dịch khi thay đổi nồng độ dung dịch.

Theo bảng 3.3, khi giảm nồng độ dung dịch loãng sẽ làm tăng hệ số truyền nhiệt

và hệ số truyền chất tăng mạnh. Nồng độ dung dịch giảm 1% thì hệ số truyền

nhiệt tăng 4,13%, hệ số truyền chất tăng 3,96%.

Hình 3.18 Hệ số truyền nhiệt, k

[W/(m2.K)]

Hình 3.19 Hệ số truyền chất, hm

(m/s)

Bảng 3.3 Ảnh hưởng nhiệt độ nước giải nhiệt

C Cal_o Tal_o(K) αiw[W/(m2.K)]

1.0e+03

k[W/(m2K)]

1.0e+03

hm(m/s)

1.0e-04

0,31 0,3670 303,4 0,9697 0,7825 0,1247

0,30 0,3636 304,8 1,0093 0,8221 0,1304

0,29 0,3569 305,2 1,2060 0,8614 0,1361

0,28 0,3523 306,0 1,4010 0,9001 0,1417

20

3.2.3.2 Bộ hấp thụ kiểu màng chảy

Kết cấu của bộ hấp thụ là các hàng ống giải nhiệt được xếp thành 28 hàng song

song mỗi hàng ống có diện tích là A1 = π.Do.l.n = π.0,0096.0,18.6 = 0,0326m2.

Bộ giải nhiệt này có 8 pass nước [4, 4, 4, 4, 3, 3, 3, 3(hàng ống)].

Các đồ thị sau mô tả quá trình truyền nhiệt–truyền chất trong bộ hấp thụ. Các giá

trị điển hình khi máy lạnh hấp thụ vận hành ở chế độ sản xuất nước đá có lưu

lượng dung dịch loãng là 0,0171kg/s hoặc độ phân phối dung dịch Г =

0,008kg/(m.s); nồng độ dung dịch loãng vào bộ hấp thụ Cal = 29%; nhiệt độ nước

giải nhiệt vào và ra lần lượt là 31oC và 34,2oC.

Hình 3.20 và 3.21 trình bày sự thay đổi của nhiệt độ trung bình của màng dung

dịch chảy xuống từ đỉnh của bộ hấp thụ (hàng ống thứ 28) xuống đáy của bộ hấp

thụ. Trong khi nhiệt độ nước giải nhiệt chảy ngược chiều từ dưới lên. Hệ số

truyền nhiệt hầu như không đổi k = 1043W/(m2.K). Dòng nhiệt hấp thụ giảm dần

từ trên xuống từ 13881 xuống 6225W/m2 và đạt trung bình là qf = 9017W/m2.

Nhiệt độ dung dịch giảm nhanh ở phía đỉnh bộ hấp thụ, sau đó giảm chậm dần

khi xuống đáy bộ hấp thụ do độ chênh nhiệt độ của dung dịch và của nước giải

nhiệt giảm dần. Dòng dung dịch hấp thụ hơi sinh nhiệt. Nhiệt lượng này sẽ được

dòng nước giải nhiệt ngược chiều mang đi nên nhiệt độ của dòng nước giải nhiệt

tăng.

Hình 3.20 Sự biến đổi nhiệt độ và hệ

số truyền nhiệt tổng trong bộ hấp thụ

Hình 3.21 Sự biến đổi nhiệt độ và

dòng nhiệt trong bộ hấp thụ

21

Hình 3.22 và 3.23 trình bày sự thay đổi của nhiệt độ trung bình của màng dung

dịch chảy xuống từ đỉnh của bộ hấp. Hệ số truyền chất hầu như không đổi hm =

1,68665*10^-5m/s. Dòng chất được hấp thụ giảm dần từ trên xuống từ 0,01023

xuống 0,00927kg/(m2.s) và đạt trung bình là mf = 0,00962kg/(m2.s).

Theo mô phỏng, nồng độ dung dịch

loãng vào là 29% và ra là 33,4%.

Nồng độ dung dịch đặc ra chưa đạt

nồng độ bảo hoà 35,4%. Nhiệt độ

dung dịch ra khỏi bình hấp thụ

47oC.

Kết luận

Trong chương 3, NCS đã mô phỏng

được hoạt động của máy lạnh hấp

thụ và mô phỏng được quá trình

truyền nhiệt-truyền chất trong bộ hấp thụ bao gồm:

- Phát triển mô hình toán và viết lưu đồ thuật toán cho sơ đồ thiết kế máy lạnh

hấp thụ.

Hình 3.22 Sự biến đổi nhiệt độ và

hệ số truyền chất trong bộ hấp thụ

Hình 3.23 Sự biến đổi nhiệt độ và

dòng chất hấp thụ trong bộ hấp thụ

Hình 3.24 Sự biến đổi nhiệt độ và

nồng độ dung dịch

22

- Định hướng nồng độ nạp dung dịch trong phạm vi 29,5 ÷ 32,5% từ các nồng

độ dung dịch loãng là Cws = 26,7%, đậm đặc là Css = 36,5% và trung bình

trong máy lạnh là 31,6%.

- Tính toán thiết kế các bộ phận của máy lạnh hấp thụ chế tạo sao cho máy có

thể hoạt động ổn định và đảm bảo được một số thí nghiệm cho bình hấp thụ.

- Phát triển mô hình toán và viết lưu đồ thuật toán cho phần tử thể tích ống

kiểm tra.

- Thể hiện được các đặc tính động học bao gồm vận tốc màng dung dịch (u,

v), độ dày lớp màng (δ) và ảnh hưởng của lưu lượng dung dịch.

- Thể hiện được hiện tượng truyền nhiệt- truyền chất kết hợp khi dòng hơi

NH3 được hấp thụ vào dòng dung dịch NH3-H2O loãng để trở thành dung

dịch NH3-H2O có nồng độ cao hơn bao gồm trường nồng độ (C), trường nhiệt

độ (T).

- Xác định được các ảnh hưởng của lưu lượng dung dịch, nhiệt độ nước giải

nhiệt, và nồng độ dung dịch lên hệ số truyền nhiệt và hệ số truyền chất của

dung dịch.

- Phát triển mô hình toán và viết lưu đồ thuật toán cho bình hấp thụ.

- Thể hiện được các đồ thị mô tả quá trình truyền nhiệt–truyền chất trong bình

hấp thụ bao gồm các sự biến đổi của hệ số truyền nhiệt, dòng nhiệt, hệ số

truyền chất, dòng chất hấp thụ, và nồng độ dung dịch.

23

CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

Xây dựng mô hình thực nghiệm

Các thí nghiệm được tiến hành đo

đạc, thu thập số liệu tức thời tự

động trong nhiều ngày. Các số

liệu nhận từ 24 dụng cụ đo bao

gồm 14 dụng cụ đo nhiệt độ (độ

chính xác 0,5oC), 4 dụng cụ đo áp

suất (độ chính xác 0,5%), 5 dụng

cụ đo lưu lượng dòng lỏng (xuất

xứ Hubacontrol (Thụy sỹ) sai số

0,25%), 01 dụng cụ đo lưu lượng

dòng hơi (phạm vi từ 0 tới 200l/m

độ chính xác +/-3%) tại tất cả các điểm nút cần thiết đưa về tủ nhận dữ liệu bao gồm

bộ chuyển đổi tín hiệu thành tín hiệu điện 4…20mA; bộ độc dữ liệu cảm biến

(PCOE) đưa về Bộ lưu dữ liệu trung tâm (PCO compact) sau đó chuyển vào máy

tính thể hiện giá trị tức thời của hệ thống và lưu trữ liên tục ở dạng file.

Hình 4.1 Bố trí dụng cụ đo

24

Kết quả thí nghiệm

Trong quá trình vận hành máy

lạnh hấp thụ, khi nhiệt độ nước

muối tNaCl cao hơn -3oC thì lưu

lượng dòng hơi NH3 theo thực

nghiệm vào bình hấp thụ ổn

định cao. Sau đó, dòng hơi

NH3 theo thực nghiệm giảm

dần và cắt dòng hơi NH3 theo

lý thuyết tính toán khi nhiệt độ

nước muối khoảng -13oC.

Cuối cùng, dòng hơi NH3 theo

thực nghiệm tiếp tục giảm và đạt ổn định thấp từ -17oC. Do nhiệt độ nước muối

lúc đầu cao, nhiệt cấp cho dòng hơi rất mạnh làm cho dòng hơi từ bộ bay hơi

nhanh chóng bay hơi và đi vào bình hấp thụ liên tục. Khi nhiệt độ nước muối

giảm thì sự cấp nhiệt cho dòng hơi NH3 yếu dần nên lưu lượng dòng hơi NH3

theo thực nghiệm vào bình hấp thụ cũng giảm theo.

Nếu máy lạnh hấp thụ vận hành sản xuất nước đá liên tục thì nước muối sẽ nhận

nhiệt từ nước làm đá liên tục, rồi cấp nhiệt cho dòng hơi NH3 bay hơi ở nhiệt độ

nước muối khoảng -10 ÷ -15oC thì lưu lượng dòng hơi NH3 theo thực nghiệm sẽ

gần bằng dòng hơi NH3 theo lý thuyết tính toán. Bởi vì lý thuyết tính toán không

tính tới sự bay hơi mạnh hay yếu của dòng hơi từ bộ bay hơi do sự cấp nhiệt của

môi trường cần hạ nhiệt.

Hình 4.2 Biến đổi nhiệt độ và lưu lượng

dòng hơi

25

Lưu lượng dòng dung

dịch loãng theo lý thuyết

lớn hơn dòng dung dịch

loãng thực nghiệm. Lưu

lượng dòng dung dịch

đặc theo lý thuyết nhỏ

hơn dòng dung dịch đặc

thực nghiệm. Sai số

trung bình khoảng 13%.

Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch nạp

Để máy lạnh hấp thụ hoạt động đạt hiệu suất cực đại theo điều kiện vận hành,

nồng độ dung dịch nạp vào phải phù hợp. Phân tích thực nghiệm của máy lạnh

hấp thụ NH3-H2O loại liên tục có năng suất cấp nhiệt 3,76kW làm lạnh dung dịch

nước muối 23% từ nhiệt độ môi trường 30°C xuống -18°C. Máy lạnh được điều

khiển hoạt động theo các lưu lượng khác nhau của dòng dung dịch NH3-H2O

loãng cấp và dòng hơi NH3 vào bộ hấp thụ để tìm COP cực đại khi sự hoạt động

ổn định. Nồng độ khối lượng dung dịch nạp trong phạm vi từ 29,5 tới 32,5% đã

được xác định ở mục 3.1.3. Hệ số hiệu suất của máy lạnh hấp thụ COP và hiệu

suất làm lạnh nước muối COPu của máy được tính theo dữ liệu được ghi lại bằng

hệ thống thu dữ liệu máy tính suốt thời gian thí nghiệm.

Dữ liệu kết quả của các thí nghiệm được tính khi máy lạnh hấp thụ đã khởi động

xong và hoạt động ổn định cho đến khi nhiệt độ dung dịch nước muối 93kg xuống

thấp nhất khoảng -20°C. Trong 14 thí nghiệm này, lưu lượng nước giải nhiệt

tổng, qua bộ hấp thụ, bình ngưng, và ống chiết tách lần lượt là V20 = 25l/m; V21

= 16,5l/m; V22 = 8l/m; Vct = 0,8l/m được cố định.

Hình 4.3 Biến đổi của nhiệt độ và lưu lượng dung

dịch

26

Các thông số hoạt động của máy lạnh hấp thụ trong 14 thí nghiệm được tổng hợp

trong bảng 4.1.

Theo bảng 4.1, nồng độ khối lượng dung dịch NH3-H2O nạp trong phạm vi từ

29,5% đến 32,5%. Các đồ thị biểu diễn mối quan hệ của COP và COPu với nhiệt

Bảng 4.1 COP/COPu của các thí nghiệm

Exp. Ci,

(%)

V8 / V13/

V2, (l/m)

20

>tNaCl

≥ 10,

(oC)

10

>tNaCl

≥ 0,

(oC)

0

>tNaCl

≥ -10

(oC)

-10

>tNaCl

≥ tlim (

oC)

20

>tNaCl≥

tlim,

(oC)

Note

1 29,5 1,39/81,72/

1,36

0,393/

0,169

0,406/

0,134

0,406/

0,17

0,405/

0,237

0,403/

0,178

tlim =-17 oC; V8 low and V13

high. (4/08/2016)

2 29,5 0,65/92,21/ 1,11

0,453/ 0,26

0,447/ 0,216

0,432/ 0,13

x 0,444/

0,202

tlim =-9 oC; V8 very low and V13 very high. (6/08/2016)

3 29,5 0,53/86,43/ 0,08

0,431/ 0,22

0,427/ 0,195

0,423/ 0,162

0,422/ 0,088

0,425/

0,166

tlim =-14 oC; V8 very low and V13 high. (10/08/2016)

4 30 0,54/ 83,28/ 11,9

0,45/ 0,228

0,449/ 0,179

0,438/ 0,144

0,425/ 0,113

0,441/

0,167

tlim =-16 oC; V8 very low and V13 high. (11/08/2016)

5 30 1,12/

73,63/ 1,37

0,43/

0,263

0,43/

0,248

0,419/

0,18

0,408/

0,126

0,421/

0,204

tlim =-17 oC; V8 low and V13

low. (31/07/2016)

6 30 0,94/

84,47/ 1,35

0,445/

0,246

0,434/

0,204

0,421/

0,202

0,416/

0,193

0,429/

0,21

tlim =-17,5 oC; V8 low and

V13 high. (28/07/2016)

7 31 1,1/ 79,3/ 1,31

0,432/ 0,263

0,421/ 0,21

0,415/ 0,201

0,404/ 0,228

0,418/

0,21

tlim =-18 oC; V8 low and V13 low. (14/07/2016)

8 31 0,81/ 97,32/ 1,33

0,452/ 0,298

0,445/ 0,26

0,428/ 0,12

x 0,442/

0,226

tlim =-8 oC; V8 low and V13 very high. (15/07/2016)

9 31 2,27/ 72,9/ 2,65

0,412/ 0,308

0,399/ 0,238

0,393/ 0,212

0,389/ 0,102

0,398/

0,215

tlim =-17,5 oC; V8 high and V13 low. (19/07/2016)

10 31 0,78/

77,75/ 1,21

0,438/

0,34

0,444/

0,321

0,437/

0,289

0,425/

0,097

0,436/

0,262

tlim =-18 oC; V8 medium

and V13 suitable medium.

(23/07/2016)

11 31 1,83 / 96,8 / 2,1

0,434/ 0,307

0,426/ 0,272

0,424/ 0,204

0,412/ 0,149

0,424/ 0,233

tlim =-15 oC; V8 medium and V13 high. (25/07/2016)

12 32,5 0,99/ 66/ 1,2

0,429/ 0,173

0,426/ 0,131

0,413/ 0,102

x 0,423/

0,135

tlim =-7 oC; V8 low and V13 very low. (12/08/2016)

13 32,5 2,13/ 61,86/ 2,3

0,329/ 0,156

0,314/ 0,106

0,318/ 0,091

x 0,32/

0,119

tlim =-6 oC; V8 high and V13 very low. (13/08/2016)

14

32

1,81/65,3/

1,91

0,369/

0,22

0,368/

0,161

0,364/

0,155

0,358/

0,071

0,365/

0,154

tlim =-14 oC; V8 high and

V13 very low. (17/08/2016)

27

độ, nồng độ theo thời gian của 14 thí nghiệm để tìm nồng độ nạp phù hợp nhất

của dung dịch NH3-H2O theo điều kiện nhiệt độ nước giải nhiệt tc(oC), ta(

oC); và

theo nhiệt độ bay hơi yêu cầu te(oC).

Theo TN10, hiệu suất nhiệt của máy lạnh hấp thụ COP = 0,436 và hiệu suất làm

lạnh nước muối COPu = 0,262 đạt cao nhất; nhiệt độ nước muối giới hạn tlim = -

18oC. Nồng độ dung dịch nạp là Ci = 31% là phù hợp. Hình 4.4 và 4.5 trình bày

lần lượt hiệu suất nhiệt của máy lạnh hấp thụ COP và hiệu suất làm lạnh nước

muối COPu của TN7 và TN10.

Để có chế độ vận hành ổn định, nguồn

nhiệt phải đáp ứng cho dung dịch NH3-

H2O sôi ở nhiệt độ ổn định theo điều kiện

môi trường giải nhiệt, nhiệt độ làm lạnh

yêu cầu, và năng suất lạnh gọi là nhiệt độ

vận hành phù hợp.

Nhiệt độ trung bình của hơi NH3 rời khỏi

bình phát sinh t5 theo các thí nghiệm từ 1,

6, 10, 13, 14 lần lượt là 123,2; 118,2; 116,6; 107,7; 103,7(°C). Nhiệt độ của hơi

NH3 rời khỏi bình phát sinh t5 theo thí nghiệm từ 1 tăng nhiều nhất và lớn nhất

Hình 4.4 Nhiệt độ, COP theo thí

nghiệm 7

Hình 4.5 Nhiệt độ, COP theo thí

nghiệm 10

Hình 4.6 Nhiệt độ hơi NH3 ra

khỏi bình phát sinh (t5)

28

là do năng suất lạnh sử dụng đang được điều chỉnh ở chế độ thấp hơn năng suất

nhiệt cấp vào. Ở thí nghiệm 10, dòng hơi NH3 và dòng dung dịch lỏng phù hợp

và vừa đủ so với năng suất nhiệt cấp vào của bình phát sinh nên hệ số hiệu suất

của máy lạnh COP = 0,436 và hệ số hiệu suất làm nước đá COPu = 0,262 đều đạt

cao nhất.

Ảnh hưởng của lưu lượng dung dịch loãng đến từ bình phát sinh

Ảnh hưởng của lưu lượng dòng hơi đến từ bộ bay hơi

Ảnh hưởng của nước giải nhiệt

Kết luận

Trong chương 4, NCS xây dựng một quy trình hoàn thiện từ cách bố trí dụng cụ

đo trên máy lạnh hấp thụ, cách thu thập dữ liệu, cách xác định các kết quả ổn

định. Các kết quả đo được phân tích để kiểm tra hiệu suất của máy lạnh hấp thụ

theo điều kiện hoạt động ổn định nhằm:

- Đảm bảo máy lạnh hấp thụ đang hoạt động đúng theo thiết kế ban đầu.

- Đưa các thông số đo đạc tại các điểm nút vào chương trình mô phỏng để xác

định hiệu suất của máy lạnh hấp thụ COP và hiệu suất làm lạnh nước muối

COPu.

- Xác định được nồng độ dung dịch NH3-H2O nạp phù hợp đạt được theo các

thí nghiệm là 31% với hiệu suất của máy lạnh hấp thụ COP = 0,436 và hiệu

suất làm lạnh nước muối COPu= 0,262. Nhiệt độ trung bình của hơi NH3 rời

khỏi bình phát sinh là t5 = 116,5°C. Nồng độ trung bình của dung dịch loãng

và dung dịch đặc lần lượt là 29,14% và 34,11% theo TN10.

- Xác định được các ảnh hưởng của lưu lượng dòng hơi vào bình hấp thụ, nhiệt

độ nước giải nhiệt đến hiệu quả hoạt động của máy lạnh hấp thụ bằng thực

nghiệm.

Máy lạnh hấp thụ được kiểm tra theo ứng dụng nhiệt độ thấp bằng cách hạ dung

dịch nước muối xuống -19oC. Các kết quả đo được sử dụng để đánh giá độ sai

29

lệch của các mô phỏng lý thuyết. Cùng lúc đó, các kết quả đo tạo thành cơ sở dữ

liệu sử dụng cho việc phát triển mô hình sau này. Những dữ liệu định lượng sẽ

được thảo luận ở chương tiếp theo dựa trên các phân tích lý thuyết kết hợp với

thực nghiệm.

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Chu trình lạnh hấp thụ

5.1.1 Nhiệt độ vận hành hệ thống

Sự thay đổi hệ số hiệu suất nhiệt theo nhiệt độ vận hành dung dịch NH3-H2O

trong bình phát sinh với nhiệt độ bay hơi môi chất lạnh NH3 trong bộ bay hơi,

nhiệt độ ngưng tụ môi chất lạnh NH3 trong bộ ngưng tụ, nhiệt độ dung dịch NH3-

H2O ra khỏi bộ hấp thụ.

Nhiệt độ bay hơi càng thấp thì nhiệt độ

phát sinh khởi động càng cao, COP cực

đại càng thấp. Theo hình 5.1, tc = 32oC; ta

= 33oC. Nhiệt độ phát sinh tối ưu đạt được

tg_opt = [97, 107, 112, 117, 123](oC) tương

ứng với hệ số hiệu suất nhiệt tối ưu COPopt

= [0,5291; 0,4931; 0,4763; 0,46; 0,4456]

khi nhiệt độ bay hơi lần lượt là te = [-5, -

11, -14, -17, -20](oC). Nhiệt độ bay hơi

của môi chất lạnh NH3 giảm 1oC thì COP

giảm 1,1%.

Hình 5.1 COP và nhiệt độ phát sinh

tại các nhiệt độ bay hơi

30

Nhiệt độ ngưng tụ càng thấp, hệ thống có

nhiệt độ phát sinh khởi động càng thấp, thì

COP cực đại càng cao. Theo hình 5.2, te =

-16oC; ta = 33oC. Nhiệt độ phát sinh tối ưu

đạt được tg_opt = [111; 113; 116; 118;

121](oC) tương ứng với hệ số hiệu suất

nhiệt tối ưu COPopt = [0,4768; 0,4711;

0,4654; 0,46; 0,4545] khi nhiệt độ ngưng

tụ hơi NH3 lần lượt là tc = [28; 30; 32; 34;

36](oC). Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất

giảm 1oC thì COP tăng 0,63%.

Nhiệt độ hấp thụ càng thấp, hệ thống

có nhiệt độ phát sinh khởi động càng

thấp, thì COP cực đại càng cao. Theo

hình 5.3, tc = 32oC; ta = -16oC. Nhiệt

độ phát sinh tối ưu đạt được tg_opt =

[109; 111; 114; 116; 119](oC) tương

ứng với hệ số hiệu suất nhiệt tối ưu

COPopt = [0,4771; 0,4714; 0,4665;

0,4606; 0,4554] khi nhiệt độ hấp thụ

của dung dịch NH3-H2O đậm đặc ra khỏi bộ hấp thụ lần lượt là ta = [28; 30; 32;

34; 36](oC). Nhiệt độ hấp thụ dung dịch ra khỏi bộ hấp thụ giảm 1oC thì COP

tăng 0,44%.

Hình 5.3 COP và nhiệt độ phát sinh

tại các nhiệt độ hấp thụ

Hình 5.2 COP và nhiệt độ phát

sinh tại các nhiệt độ ngưng tụ

31

5.1.2 Đánh giá độ sai lệch so với các kết quả thực nghiệm

Theo hình 5.4, hệ số hiệu suất

máy lạnh đang khảo sát khi dung

dịch nước muối được làm lạnh từ

-10oC đến -19oC. Đoạn biểu diễn

COPtheory khi nhiệt độ nước muối

từ nhiệt độ môi trường 30oC tới -

10oC (đường COPtheory không liên

tục) không phải là đoạn kiểm tra.

Đoạn biểu diễn COPtheory khi

nhiệt độ dung dịch nước muối từ

-10oC tới -19oC (đường COPtheory liên tục), COPtheory = 0,43 so với thực nghiệm

COPExp = 0,425, sai số trung bình là 1,2%. Sai số giữa COPtheory và COPExp khi

tNaCl = 30oC ÷ -10oC lớn vì đây là giai đoạn theo lý thuyết máy lạnh hấp thụ làm

việc ở chế độ nhiệt độ làm lạnh cao thì COP lớn trong khi COPExp có được từ chế

độ nhiệt độ làm lạnh thấp (chế độ làm nước đá). COPtheory giảm xuống dần khi

nhiệt độ nước muối giảm và phù hợp với COPExp khi tNaCl = -10oC ÷ -19oC.

Các kết quả dữ liệu mô phỏng máy lạnh hấp thụ NH3-H2O một cấp trong phạm

vi làm nước đá đã được so sánh với các mô phỏng từ nhiều bài báo khoa học

khác trên thế giới như so sánh với [4], sai số là 2% và đường đặc tính COP gần

như trùng nhau. So với [6] thì sai số là 7%. Tương tự, các đồ thị mô phỏng phù

hợp với các tài liệu [78], [92], [93], [85], [86]; mặc dù điều kiện mô phỏng khác

nhau và phạm vi ảnh hưởng nhiệt độ của các bộ phận trong hệ thống cũng không

hoàn toàn tương đương nhưng các kết quả mô phỏng đều tương đồng cho thấy

các kết quả của chương trình là hoàn toàn hợp lý. Độ sai lệch của kết quả mô

Hình 5.4 So sánh COP theo lý thuyết

tính toán và thí nghiệm

32

phỏng máy lạnh hấp thụ NH3-H2O so với các kết quả thực nghiệm được xác định

thông qua hệ số hiệu suất nhiệt của hệ thống (COP).

5.1.3 Nhiệt độ phát sinh tối ưu

Mối tương quan của nhiệt độ phát sinh tối ưu theo nhiệt độ ngưng tụ, hấp thụ,

bay hơi của các bộ phận trong hệ thống được thiết lập bằng phương pháp hồi quy

đa thức. Phương trình được ứng dụng trong phạm vi của nhiệt độ bay hơi của

môi chất lạnh trong bộ bay hơi, ngưng tụ của môi chất lạnh trong bình ngưng tụ,

hấp thụ của dung dịch ra khỏi bộ hấp thụ, phát sinh của dung dịch trong bình

phát sinh lần lượt là (-20oC < te < -10oC, 30oC < tc < 35oC, 30oC < ta < 38oC, 95oC

< tg < 125oC).

tg = 12,6796 – 3,0104*te + 3,0812*tc + 0,0350*te*tc – 0,0103*te^2 – 0,0216*tc^2

(5.1)

tg = 237,3176 + 18,9164*te – 6,0848*tc – 5,9778*ta – 0,6652*te*tc – 0,6449*te*ta

+ 0,2696*tc*ta + 0,0206*te*tc*ta – 0,0103*te^2 – 0,0216*tc^2 – 0,0184*ta^2

(5.2)

Ví dụ: tg, opt = f(te, tc ,ta ) = f(-18, 35, 35)= 123,76 oC.

Bộ hấp thụ kiểu màng chảy

5.2.1 Các ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ của màng chảy

Mối quan hệ của hệ số truyền nhiệt k[W/(m2.K)]; hệ số truyền chất hm(m/s) trong

quá trình hấp thụ với: (i) nồng độ dung dịch Cal trong khoảng từ 28% đến 31%,

(ii) mật độ phân phối dung dịch theo chiều dài Г trong khoảng từ 0,001[kg/(m.s)]

đến 0,03[kg/(m.s)] và (iii) nhiệt độ nước giải nhiệt T trong khoảng từ 301K đến

311K được khảo sát.

33

Nhiệt độ nước giải nhiệt giảm 1oC thì

hệ số truyền nhiệt tăng 0,87%, hệ số

truyền chất tăng 2,72%. Độ phân phối

dung dịch giảm thì hệ số truyền nhiệt

giảm, hệ số truyền chất giảm theo

mong muốn thực tế.

Nồng độ dung dịch giảm 1% thì hệ số

truyền nhiệt tăng 4,13%, hệ số truyền

chất tăng 3,96%. Độ phân phối dung

dịch giảm thì hệ số truyền nhiệt giảm,

hệ số truyền chất giảm theo mong

muốn thực tế.

Độ phân phối dung dịch giảm 1% thì

hệ số truyền nhiệt giảm 1,78%, hệ số

truyền chất giảm 0,77%. Nồng độ dung

dịch giảm thì hệ số truyền nhiệt tăng, hệ

số truyền chất tăng theo mong muốn

thực tế.

Hình 5.5 k và hm theo nhiệt độ

nước giải nhiệt

Hình 5.6 k và hm theo nồng độ dung

dịch

Hình 5.7 k và hm theo độ phân

phối dung dịch

34

5.2.2 Mối quan hệ của quá trình truyền nhiệt-truyền chất

Mối quan hệ của hệ số truyền nhiệt k[W/(m2.K)]; hệ số truyền chất hm(m/s) trong

quá trình hấp thụ với: (i) nồng độ dung dịch Cal trong khoảng từ 28% đến 31%,

(ii) mật độ phân phối dung dịch theo chiều dài Г trong khoảng từ 0,001[kg/(m.s)]

đến 0,03[kg/(m.s)] và (iii) nhiệt độ nước giải nhiệt T trong khoảng từ 301K đến

311K được thiết lập như sau:

k = A + B.ω + C.Г + D.Twall + E.ω.Г – F.ω.Twall + G.Г.Twall + H.ω.Г.Twall + E.ω^2

+ G.Г^2 + K.Twall^2 (5.3)

hm = A + B.ω + C.Г + D.Twall + E.ω.Г – F.ω.Twall + G.Г.Twall + H.ω.Г.Twall +

E.ω^2 + G.Г^2 + K.Twall^2 (5.4)

5.2.3 Đánh giá độ sai lệch so với các kết quả thực nghiệm

Theo hình 5.8, dữ liệu đầu vào bao gồm nhiệt độ ngưng tụ của hơi NH3 (tc =

34,5oC), nhiệt độ hấp thụ của dung dịch NH3-H2O đậm đặc rời khỏi bộ hấp thụ

(ta = 36,6oC), nhiệt độ bay hơi của NH3 trong bộ bay hơi (te = -19oC), năng suất

điện cấp vào Psupply = 3,76kW, nhiệt độ phát sinh của dung dịch trong bình phát

sinh tg = 120oC.

35

Theo tính toán hệ thống, năng suất nhiệt của bộ hấp thụ Qa_compute = 3,299 kW.

Hệ số truyền nhiệt là hàm số của mối

quan hệ của hệ số truyền nhiệt k = f(C;

Г; T) = f(0,308; 0,008; 306,3) =

0,951kW/(m2K). Diện tích bề mặt ống

giải nhiệt của bộ hấp thụ Fa =

π.0,01.(6.0,18.28) = 0,95m2. Nhưng

khi chảy xuống diện tích dính ướt bị

thu hẹp và không đều dần nên diện

tích bề mặt ống giải nhiệt thực là

0,69m2. Nhiệt dung riêng của dòng hơi NH3 Cp_ammo = 2,72kJ/(kg.K). Hệ số phân

phối phụ thuộc vào lưu lượng dung dịch loãng cấp vào ϕГ= 0,6. Theo kết quả mô

phỏng ở hình 5.9 có Qa_sim = 3,620kW.

Sai số giữa tính toán hệ thống Qa_compute so với kết quả thực nghiệm Qa_meas là 1%.

Sai số giữa kết quả mô phỏng Qa_sim so với kết quả thực nghiệm Qa_meas là 10,3%.

Hình 5.8 Giá trị các điểm trạng thái đo được

Hình 5.9 Biến đổi của nhiệt độ và

tải nhiệt bộ hấp thụ

36

Hệ số truyền chất hm từ phương trình hồi quy được sử dụng như giá trị trung bình

để tính cho diện tích truyền nhiệt và truyền chất. Hệ số truyền chất theo phương

trình của mối quan hệ của hệ số truyền chất hm = f(C; Г; T) = f(0,308; 0,009234;

306,3) = 1,611*10^-5m/s.

Theo Sangsoo Lee và cộng sự [7] tìm được hệ số truyền nhiệt k = f(C; Г; P) =

f(0,25; 0,008; 2,5) = 0,88kW/(m2.K) và hệ số truyền chất hm = f(C; Г; P) = f(0,25;

0,008; 2,5) = 1,65*10^-5m/s.

Kết luận

Trong chương 5, những mô phỏng tìm được cho bình hấp thụ cũng như cho cả

máy lạnh hấp thụ được so sánh với các kết quả thực nghiệm. Bên cạnh đó, hệ số

truyền nhiệt và hệ số truyền chất của nghiên cứu này còn được so sánh với các

nghiên cứu khác đều cho thấy sự phù hợp như sau:

Bảng 5.1 Hệ số truyền nhiệt và truyền chất từ những nghiên cứu khác

Phân

tích

Hệ số truyền

nhiệt tổng

k[W/(m2.K)]

Hệ số truyền chất

hm(m/s)

Ghi chú

[1] 545 ÷ 940

Do = 1,575mm; Di = 1,168mm. m = 0,0151 ÷ 0,0266(kg/s); t = 52°C, 81°C; C =

28 ÷ 35(%).

[2] 540 ÷ 1160

Do = 1,575mm; Di = 1,168mm

Г = 0,00138 ÷ 0,005[kg/(m.s)]

[3] 571 ÷ 831

2,1944*10^-5 ÷

3,2222*10^-5

Do = 15,88; 12,7; 9,52(mm).

Sim. Г = 0,008 ÷ 0.05[kg/(m.s)] Exp. Г = 0,0143 ÷ 0,0303[kg/(m.s)]

[5]

852 mf = 0,01453kg/(m2.s)

mf = 0,01847kg/(m2.s)

m = 0,0095 ÷ 0,0191(kg/s); t = 39,8 ÷ 49,7(K);

C = 39,6%.

[7]

753 ÷ 1853 0,55*10^-5 ÷

3,31*10^-5

Do = 9,5mm

Nghiên

cứu này

807,6 ÷

1359,9

1,461*10^-5 ÷

1,867*10^-5

Cin = 30%; Tw = 306,3K; Г = 0,005 ÷

0,015[kg/(m.s)]

37

- Các đường cong hiệu suất của máy lạnh hấp thụ thể hiện trong phạm vi khảo

sát của nhiệt độ bay hơi từ -20oC đến -5oC, nhiệt độ ngưng tụ từ 28oC đến

36oC, nhiệt độ hấp thụ từ 28oC đến 36oC; COP của hệ thống giảm 1,1% khi

nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh giảm 1oC; COP của hệ thống tăng 0,63%

và 0,44% khi lần lượt nhiệt độ ngưng tụ của môi chất giảm 1oC và nhiệt độ

hấp thụ dung dịch ra khỏi bình hấp thụ giảm 1oC.

- Mối tương quan của nhiệt độ phát sinh tối ưu theo nhiệt độ bay hơi của môi

chất lạnh trong bộ bay hơi trong khoảng từ -20oC đến -10oC, nhiệt độ ngưng

tụ của môi chất lạnh trong bình ngưng tụ trong khoảng từ 30oC đến 35oC,

nhiệt độ hấp thụ của dung dịch ra khỏi bình hấp thụ trong khoảng từ 30oC

đến 38oC được thiết lập.

- Sai số giữa tính toán hệ thống Qa_compute so với kết quả thực nghiệm Qa_meas

là 1%. Sai số giữa kết quả mô phỏng (từ mối quan hệ của hệ số truyền nhiệt

k) Qa_sim so với kết quả thực nghiệm Qa_meas là 10,36%.

- Mật độ phân phối dung dịch 1 giảm (%) thì hệ số truyền nhiệt giảm 1,78%,

hệ số truyền chất giảm 0,77%. Nhiệt độ nước giải nhiệt giảm 1oC thì hệ số

truyền nhiệt tăng ít 0,87%, hệ số truyền chất tăng khá 2,72%. Nồng độ dung

dịch giảm 1% thì hệ số truyền nhiệt tăng 4,13%, hệ số truyền chất tăng

3,96%.

- Mối quan hệ của hệ số truyền nhiệt k[W/(m2.K)] (5.3) và hệ số truyền chất

hm(m/s) (5.4) của quá trình hấp thụ với: (i) nồng độ dung dịch Cal trong

khoảng từ 28% đến 31%, (ii) mật độ phân phối dung dịch theo chiều dài Г

trong khoảng từ 0,001[kg/(m.s)] đến 0,03[kg/(m.s)] và (iii) nhiệt độ nước

giải nhiệt T trong khoảng từ 301K đến 311K được thiết lập.

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Máy lạnh hấp thụ

38

1. Chương trình mô phỏng máy lạnh hấp thụ được khẳng định là phù hợp với

mô hình thực về mặt thiết kế và vận hành.

2. Ở chế độ sản xuất nước đá, hiệu suất của máy lạnh hấp thụ giảm mạnh theo

nhiệt độ bay hơi khi nhiệt độ nước muối giảm tNaCl = -16°C trở xuống.

3. Nồng độ dung dịch NH3-H2O nạp phù hợp đạt được theo các thí nghiệm là

31% với hiệu suất của máy lạnh hấp thụ COP = 0,436 và hiệu suất làm lạnh

nước muối COPu = 0,262.

4. Trong phạm vi khảo sát của nhiệt độ bay hơi từ -20oC đến -5oC, nhiệt độ

ngưng tụ từ 28oC đến 36oC, nhiệt độ hấp thụ từ 28oC đến 36oC; COP của hệ

thống giảm 1,1% khi nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh giảm 1oC; COP của

hệ thống tăng 0,63% và 0,44% khi lần lượt nhiệt độ ngưng tụ của môi chất

giảm 1oC và nhiệt độ hấp thụ dung dịch ra khỏi bình hấp thụ giảm 1oC.

5. Mối tương quan của nhiệt độ phát sinh tối ưu theo nhiệt độ bay hơi của môi

chất lạnh trong bộ bay hơi trong khoảng từ -20oC đến -10oC, nhiệt độ ngưng

tụ của môi chất lạnh trong bình ngưng tụ trong khoảng từ 30oC đến 35oC,

nhiệt độ hấp thụ của dung dịch ra khỏi bình hấp thụ trong khoảng từ 30oC

đến 38oC được thiết lập.

Bộ hấp thụ kiểu màng

1. Lưu lượng khối lượng phân bố Γ = 0,005kg/(m.s). Thành phần vận tốc u xuất

hiện và lớn dần, đạt cực đại tại ¼ ống (umax = 0,0504m/s) lúc này thành phần

vận tốc v nhỏ nhất và bề dày lớp màng đạt cực tiểu δmin = 0,0096*10^-3m

theo chiều dòng chảy. Nồng độ trung bình của lớp màng sau khi ra khỏi ống

C = 0,3637; tăng 0,0687. Nhiệt độ trung bình của lớp màng sau khi ra khỏi

ống T = 304K (31oC), giảm 12,8oC. Nhiệt độ của mặt tiếp xúc lỏng-hơi sau

39

khi ra khỏi ống T = 306,54K (33,4oC), giảm 25,6oC. Chênh nhiệt độ của mặt

tiếp xúc lỏng hơi khi ra khỏi ống so với nhiệt độ vách ống là 3,4oC. Hệ số

truyền nhiệt của lớp màng αiw = 744W/(m2.K), và hệ số truyền nhiệt từ mặt

tiếp xúc lỏng-hơi vào nước giải nhiệt chảy trong ống k = 640W/(m2K). Hệ số

truyền chất trung bình hm = 1,4699*10^-5m/s theo trục ε (x).

Trong phạm vi của: nồng độ dung dịch Cal = 28 ÷ 31(%); Độ phân phối dung

dịch theo chiều dài Г = 0,005 ÷ 0,015[kg/(m.s)]; Nhiệt độ nước giải nhiệt tw = 28

÷ 38(oC).

2. Khi lưu lượng dung dịch tăng thì nồng độ trung bình cục bộ lớp màng giảm,

nhiệt độ trung bình cục bộ tăng. Hệ số truyền nhiệt tăng mạnh, hệ số truyền

chất tăng nhưng khi tăng lưu lượng dung dịch khá lớn Γ = 0,0146kg/(m.s)

trở lên thì hệ số truyền chất tăng rất ít.

3. Khi tăng lưu lượng dung dịch loãng sẽ làm tăng hệ số truyền nhiệt đáng kể,

hệ số truyền chất tăng nhẹ. Mật độ phân phối dung dịch giảm 1% thì hệ số

truyền nhiệt giảm 1,78%, hệ số truyền chất giảm 0,77%.

4. Nhiệt độ nước giải nhiệt giảm thì nồng độ trung bình lớp màng ra khỏi ống

tăng, nhiệt độ trung bình lớp màng ra khỏi ống giảm. Nhiệt độ nước giải

nhiệt giảm 1oC thì hệ số truyền nhiệt tăng ít 0,87%, hệ số truyền chất tăng

khá 2,72%.

5. Khi giảm nồng độ dung dịch loãng sẽ làm tăng hệ số truyền nhiệt và hệ số

truyền chất tăng mạnh. Nồng độ dung dịch giảm 1% thì hệ số truyền nhiệt

tăng 4,13%, hệ số truyền chất tăng 3,96%.

40

6. Mối quan hệ của hệ số truyền nhiệt k[W/(m2.K)] (5.3) và hệ số truyền chất

hm(m/s) (5.4) của quá trình hấp thụ với: (i) nồng độ dung dịch Cal trong

khoảng từ 28% đến 31%, (ii) mật độ phân phối dung dịch theo chiều dài Г

trong khoảng từ 0,001[kg/(m.s)] đến 0,03[kg/(m.s)] và (iii) nhiệt độ nước

giải nhiệt T trong khoảng từ 301K đến 311K được thiết lập.

Kiến nghị

1. Nghiên cứu tận dụng các nguồn nhiệt thải, nguồn năng lượng tái tạo như đốt

than, cũi cấp nhiệt cho máy lạnh hấp thụ phục vụ mục đích làm lạnh ở các

khu vực khác nhau trên toàn quốc.

2. Các nghiên cứu nâng cao hiệu quả truyền nhiệt và truyền chất thường thực

hiện cho các bình hấp thụ bình hấp thụ dạng màng lỏng, dạng bọt, và dạng

màng lỏng và dạng bọt kết hợp. Các bình hấp thụ này được gắn cùng với các

bộ phận khác của một hệ thống lạnh để có những điều kiện hoạt động thực

cần được tiếp tục nghiên cứu mở rộng.

3. Việc xác định các thông số ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ trong bình hấp

thụ dạng màng và dạng bọt kết hợp cần được tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu.

Bảng 6.1 Các ảnh hưởng đến k và hm

Biến k[W/(m2.K)] hm(m/s)

Г giảm 1% giảm 1,78% giảm 0,77%

tw giảm 1oC tăng 0,87% tăng 2,72%

C giảm 1% tăng 4,13% tăng 3,96%