207
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2017

dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA

Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2017

Page 2: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA

Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 9 14 01 14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. TRẦN THỊ TUYẾT OANH

2. TS. MAI CÔNG KHANH

THÁI NGUYÊN - 2017

Page 3: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu là

khách quan trung thực, kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được công bố

trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả

Trƣơng Đức Cƣờng

Page 4: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

ii

LỜI CẢM ƠN

Vớ i nhữ ng tình cả m chân thành và tấ m lòng biế t ơ n sâu

sắ c nhấ t, tôi xin cả m ơ n PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh và TS. Mai Công

Khanh, những người thầy, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo,

hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học sư phạm - Đại học

Thái Nguyên; Quí Thầy giáo, Cô giáo, các Nhà khoa học đã giảng dạy, giúp đỡ tôi

trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Trường Đại học Văn hóa Thành phố

Hồ Chí Minh và các cơ sở giáo dục Đại học, khoa chuyên môn đào tạo cử nhân Quản

lý văn hóa trên cả nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập, nghiên cứu và

hoàn thành luận án..

Luận án được hoàn thiện cũng nhờ có sự giúp đỡ, động viên về tinh thần, vật

chất của gia đình, người thân, bạn bè đồng nghiệp, tôi xin cảm ơn!

Dù đ ã rấ t cố gắ ng, song luậ n án chắ c chắ n không tránh

khỏ i nhữ ng thiế u sót, rấ t mong nhậ n đ ư ợ c ý kiế n đ óng góp,

chỉ dẫ n từ các Thầ y, Cô, Qúy vị và các bạ n.

Thái Nguyên, ngày 22 tháng 12 năm 2017

Tác giả luận án

Trương Đức Cường

Page 5: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii

MỤC LỤC ................................................................................................................. iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU ................................................ iv

DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.................................................................................... vi

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1

2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2

3. Khách thể và đối tượng ...................................................................................... 3

4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 3

6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................. 4

8. Các luận điểm bảo vệ ......................................................................................... 6

9. Đóng góp của luận án ......................................................................................... 6

10. Cấu trúc của luận án ........................................................................................... 7

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN

NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG

NHU CẦU XÃ HỘI ........................................................................................ 8

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 8

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ......................................................... 8

1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................... 14

1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài ................................................................... 20

1.2.1. Đào tạo ........................................................................................................... 20

1.2.2. Quản lý đào tạo .............................................................................................. 20

1.2.3. Ngành quản lý văn hóa ................................................................................... 21

1.2.4. Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội ..................................................................... 25

1.3. Đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa đáp ứng nhu cầu xã hội ................. 28

Page 6: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

iv

1.3.1. Đặc trưng của đào tạo cử nhân ngành QLVH .................................................... 28

1.3.2. Các thành tố của quá trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa ........................... 31

1.3.3. Mối quan hệ giữa đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa và nhu cầu xã hội .... 33

1.4. Những vấn đề về quản lý đào tạo ngành QLVH đáp ứng nhu cầu xã hội ..... 34

1.4.1. Mô hình CIPO và khả năng ứng dụng trong quản lý đào tạo ngành

QLVH đáp ứng nhu cầu xã hội ...................................................................... 35

1.4.2. Nội dung quản lý đào tạo ngành QLVH theo mô hình CIPO ......................... 40

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý đào tạo cử nhân Quản lý văn hóa đáp

ứng nhu cầu xã hội ......................................................................................... 50

1.5.1. Các yếu tố chủ quan ....................................................................................... 50

1.5.2. Các yếu tố khách quan ................................................................................... 54

Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 58

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH

QUẢN LÝ VĂN HÓA Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG NHU

CẦU XÃ HỘI ................................................................................................ 59

2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng ........................................................................... 59

2.1.1. Mục đích khảo sát .......................................................................................... 59

2.1.2. Đối tượng, qui mô khảo sát ............................................................................ 60

2.1.3. Phương pháp khảo sát .................................................................................... 60

2.1.4. Nội dung, tiến trình khảo sát .......................................................................... 61

2.1.5. Cách thức xử lý dữ liệu khảo sát .................................................................... 62

2.2. Khái quát về đào tạo cử nhân ngành QLVH ở trường đại học ...................... 62

2.2.1. Khái quát về qui mô phát triển ngành QLVH ở một số trường đại học ......... 62

2.2.2. Qui mô đào tạo ............................................................................................... 64

2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của ngành QLVH ........................................................ 64

2.3. Thực trạng đào tạo ngành QLVH ở các trường đại học đáp ứng nhu cầu

xã hội .............................................................................................................. 66

2.3.1. Nhận thức về đào tạo cử nhân ngành QLVH ................................................. 66

2.3.2. Thực trạng công tác tuyển sinh ...................................................................... 66

2.3.3. Thực trạng chương trình đào tạo cử nhân ngành QLVH ............................... 67

Page 7: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

v

2.3.4. Thực trạng về tổ chức đào tạo ........................................................................ 70

2.3.5. Thực trạng đánh giá kết quả đào tạo .............................................................. 72

2.3.6. Các điều kiện đảm bảo đào tạo cử nhân ngành QLVH .................................. 73

2.3.7. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo ngành QLVH ........................ 79

2.4. Thực trạng quản lý đào tạo ngành QLVH đáp ứng nhu cầu xã hội ............... 83

2.4.1. Thực trạng quản lý đầu vào ............................................................................ 83

2.4.2. Thực trạng quản lý quá trình đào tạo ............................................................. 86

2.4.3. Thực trạng quản lý kết quả đầu ra .................................................................. 94

2.4.4. Quản lý môi trường đào tạo ........................................................................... 98

2.4.5. Những khó khăn trong quản lý đào tạo .......................................................... 99

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH ở

trường đại học............................................................................................... 102

2.5.1. Những ưu điểm ............................................................................................. 102

2.5.2. Những hạn chế.............................................................................................. 103

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế............................................................................. 104

Kết luận chương 2 ................................................................................................... 105

Chƣơng 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH

QUẢN LÝ VĂN HÓA Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG NHU

CẦU XÃ HỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .................................. 107

3.1. Định hướng để xây dựng các giải pháp ........................................................ 107

3.1.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về đào tạo cử nhân ngành

QLVH ở trường đại học hiện nay................................................................. 107

3.1.2. Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam đến năm 2020 ............................ 107

3.1.3. Quan điểm đào tạo ngành Quản lý văn hóa của Việt Nam .......................... 108

3.2. Nguyên tắc để đề xuất các giải pháp ............................................................ 108

3.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu ................................................................................. 109

3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn đồng bộ, hệ thống ................................................... 109

3.2.3. Đảm bảo tính gắn kết giữa đào tạo và sử dụng kết quả đào tạo ................... 110

3.2.4. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển .............................................................. 110

Page 8: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

vi

3.3. Giải pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa ở trường đại

học đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay .................................. 110

3.3.1. Tổ chức đánh giá nhu cầu xã hội và xác định chuẩn đầu ra ngành Quản

lý văn hóa ở trường đại học .......................................................................... 110

3.3.2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và khả

năng thích ứng với yêu cầu xã hội cho ĐNGV ngành quản lý văn hóa ....... 114

3.3.3. Phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngành QLVH đáp ứng nhu cầu

xã hội ............................................................................................................ 121

3.3.4. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ đào tạo phù

hợp với thực tiễn nhà trường và bối cảnh xã hôi ......................................... 127

3.3.5. Xây dựng cơ chế liên kết đào tạo giữa ngành QLVH và đơn vị sử dụng

nguồn nhân lực được đào tạo ....................................................................... 129

3.3.6. Thiết lập thông tin giữa đào tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo ................ 133

3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, tính cấp thiết và tính khả thi của các

giải pháp ....................................................................................................... 136

3.4.1. Mối quan hệ giữa các giải pháp ................................................................... 136

3.4.2. Đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp ............................. 137

3.5. Thử nghiệm giải pháp .................................................................................. 141

3.5.1. Khái quát về thử nghiệm .............................................................................. 141

3.5.2. Kết quả thử nghiệm ...................................................................................... 144

Kết luận chương 3 ................................................................................................... 153

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 154

1. Kết luận ............................................................................................................... 154

2. Khuyến nghị ........................................................................................................ 155

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ......................................... 155

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 158

PHỤ LỤC

Page 9: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BGH Ban giám hiệu

CBGV Cán bộ giảng viên

CBQL Cán bộ quản lý

CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNTT Công nghệ thông tin

CSVC Cơ sở vật chất

ĐHVH Đại học văn hóa

ĐNGV Đội ngũ giảng viên

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

GDĐH Giáo dục đại học

GV Giảng viên

HSSV Học sinh sinh viên

KHCN Khoa học công nghệ

NCXH Nhu cầu xã hội

QLGD Quản lý giáo dục

QLVH Quản lý văn hóa

QLVH, NT Quản lý văn hóa nghệ thuật

STT Sau thử nghiệm

TTN Trước thử nghệm

TB Trung bình

TC Tín chỉ

THPT Trung học phổ thông

UBND Ủy ban nhân dân

VHNT Văn hóa nghệ thuật

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Page 10: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thống kê đối tượng khảo sát thực trạng .............................................. 61

Bảng 2.2. Qui mô đào tạo cử nhân đại học hệ chính qui ngành QLVH .............. 64

Bảng 2.3. Nhận thức về tầm quan trọng của các hoạt động đào tạo .................... 66

Bảng 2.4. Quản lý phương thức tuyển sinh ngành QLVH ..................................... 67

Bảng 2.5. Nội dung chuyên ngành Quản lý hoạt động văn hóa xã hội ............... 67

Bảng 2.7. Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ĐNGV ....................................... 70

Bảng 2.8. Tổ chức dạy học trong đào tạo cử nhân QLVH .................................. 71

Bảng 2.9. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học ................................ 71

Bảng 2.10. Đánh giá kết quả học tập sinh viên ngành QLVH .............................. 72

Bảng 2.11. Đánh giá hoạt động bồi dưỡng nâng cao chất lượng ĐNGV .............. 75

Bảng 2.12. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo ngành QLVH ................. 77

Bảng 2.13. Đánh giá về hoạt động quản lý học tập và quản lý sinh viên .............. 78

Bảng 2.14. Các yếu tố ảnh hưởng của đến đào tạo ngành QLVH ......................... 80

Bảng 2.15. Đánh giá về năng lực tự học của người học ........................................ 81

Bảng 2.16. Chương trình đào tạo cử nhân ngành QLVH ........................................ 81

Bảng 2.17. Thiết lập và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường và cơ sở tuyển

dụng nhân lực ngành QLVH ................................................................. 82

Bảng 2.18. Phân chia lớp/nhóm sau tuyển sinh ....................................................... 83

Bảng 2.19. Trình độ ĐNGV cơ hữu thuộc cơ sở GDĐH đào tạo ngành QLVH ... 85

Bảng 2.20. Nội dung chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng ........................ 86

Bảng 2.21. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu đào tạo cử nhân ngành QLVH .......... 87

Bảng 2.22. Đánh giá về quản lý phát triển nội dung chương trình đào tạo ............... 89

Bảng 2.23. Tiến hành điều chỉnh chương trình đào tạo ........................................... 90

Bảng 2.24. Phát triển chương trình đào tạo ............................................................. 90

Bảng 2.25. Đánh giá việc thực hiện qui chế đào tạo của ĐNGV ............................. 91

Bảng 2.26. Đánh giá phương pháp dạy học của ĐNGV .......................................... 92

Bảng 2.27. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo ................................. 93

Bảng 2.28. Ý kiến đánh giá về kết quả học tập sinh viên ...................................... 94

Bảng 2.29. Công tác quản lý tư vấn, giới thiệu việc làm cho sinh viên ngành QLVH .... 95

Bảng 2.30. Đánh giá mức độ phối hợp giữa nhà trường và cơ sở tuyển dụng

trong quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH ......................................... 96

Page 11: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

vi

Bảng 2.31. Đổi mới phương pháp ở cơ sở GDĐH đào tạo cử nhân QLVH ........... 97

Bảng 2.32. Đánh giá các phương pháp dạy học của GV đào tạo ngành QLVH ... 98

Bảng 2.33. Đánh giá lượng kiến thức trong chương trình đào tạo ........................... 99

Bảng 2.34. Đánh giá những khó khăn trong việc quản lý đào tạo ngành QLVH ..... 99

Bảng 2.35. Đánh giá mức độ hạn chế của đội ngũ CBQL ngành QLVH ............... 100

Bảng 2.36. Nguyên nhân dẫn đến năng lực tự học của sinh viên QLVH chưa tốt ... 101

Bảng 3.1. Khung năng lực GV ngành QLVH ................................................... 115

Bảng 3.2. Đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp ................................... 138

Bảng 3.3. Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp ....................................... 139

Bảng 3.4. Nâng cao kỹ năng thực hiện NVSP của ĐNGV................................ 145

Bảng 3.5. Tổng hợp ý kiến đánh giá thử nghiệm sự phù hợp của việc Tổ chức bồi

dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho ĐNGV .................. 146

Bảng 3.6. Hiệu quả nâng cao kỹ năng thực hiện nghiệp vụ sư phạm ĐNGV ... 146

Bảng 3.7. Hiệu quả bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học .......... 147

Bảng 3.8. Hiệu quả tổ chức thâm nhập thực tế ở cơ sở ..................................... 147

Bảng 3.9. Hiệu quả Bồi dưỡng, nâng cao trình độ tin học ................................ 148

Bảng 3.10. Tổng hợp ý kiến đánh giá thử nghiệm Thiết lập thông tin giữa đào

tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo .................................................. 149

Bảng 3.11. Thiết lập quản lý thông tin sinh viên sau khi tốt nghiệp và vấn đề

việc làm ngành QLVH ...................................................................... 150

Bảng 3.12. Đánh giá chất lượng hoạt động sinh viên đã tốt nghiệp ngành QLVH ..... 151

Bảng 3.13. Đánh giá hiệu quả hoạt động sinh viên đã tốt nghiệp ngành QLVH ...... 151

Bảng 3.14. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Trung tâm thực nghiệm và Việc làm ... 151

Page 12: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1. Hoạt động đào tạo theo mô hình CIPO .................................................... 36

Sơ đồ 3.1. Quy trình phát triển CTĐT khép kín .................................................... 122

Sơ đồ 3.2. Qui trình thiết kế nội dung chương trình ĐT theo module nghề nghiệp ...... 124

Sơ dồ 3.3. Phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội ....................... 126

Sơ đồ 3.4. Quản lý trang thiết bị dạy học phục vụ đào tạo cử nhân QLVH ........... 127

Sơ đồ 3.5. Mối liên hệ giữa các giải pháp ............................................................... 137

Page 13: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thế giới đương đại đang được tái cấu trúc từ chỗ phát triển chủ yếu dựa

vào nguồn lực hữu hình phi nhân tạo sang nguồn lực vô hình nhân tạo. Đặc trưng

cơ bản của nền kinh tế mới này là kinh tế tri thức. Tri thức trở thành yếu tố quan

trọng nhất quyết định chất lượng tăng trưởng và phát triển. Trong nguồn lực con

người, nguồn lực của ngành quản lý văn hóa được xem là một thành phần cấu

thành của nguồn nhân lực, có tiềm năng chuyển hóa thành vốn con người trong

nguồn nhân lực nói chung.

Ở Việt Nam mặc dù những năm gần đây, nguồn nhân lực này đã có những

khởi sắc mới, những nhân tố mới khẳng định được vị trí của mình trước thương

trường xong mới chỉ dừng lại bằng sự "chấp nhận" của xã hội chứ chưa đáp ứng

được với nhu cầu xã hội và sự cạnh tranh bình đẳng trong hoạt động đào tạo. Do đó

kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp chưa đáp ứng được với yêu

cầu thực tiễn. Sự phát triển ấy không có tính bền vững, không phù hợp với nền kinh

tế thị trường và hội nhập quốc tế. Một bộ phận không nhỏ thiếu tính kế thừa liên thế

hệ, thiếu vốn sống, chưa được qui nạp kiến thức văn hóa, lịch sử, tri thức khoa học

và thiếu năng lực thực tiễn, các phẩm chất cần có của người làm công tác quản lý

văn hóa. Trước sự phát triển đó, ngành quản lý văn hóa trở nên cấp bách vì sự phát

triển nguồn nhân lực theo chủ trương của Đảng, Nhà nước ta là "nâng cao dân trí,

đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài". Ngành quản lý văn hóa cần được nhận diện

và xử lý một cách thấu đáo, đó chính là giải quyết các mối quan hệ giữa nâng cao

dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Lĩnh vực có tính đặc thù, ngành

quản lý văn hóa hướng tới phát triển con người một cách toàn diện về Đức - Trí -

Thể - Mỹ. Với những đặc trưng của ngành dựa trên những chuẩn mực nhất định là

công việc khó khăn, cần có thời gian nghiên cứu về nguồn lực, đòi hỏi sự phối hợp

liên ngành của các nhà khoa học, các chuyên gia giàu kinh nghiệm khi tiếp cận với

các ngành khoa học như: khoa học quản lý (Management Study), văn hóa học

(Culturology), nghệ thuật học biểu diễn (School Performing Arts), tri thức học

(Knowlege Study), kinh tế học giáo dục (Ecocnomics of Education)... còn rất mới

đối với Việt Nam.

Đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa đã có trên 40 năm. Nguồn nhân lực

này, được sử dụng chủ yếu trong ngành văn hóa từ trung ương đến cơ sở, một số ít

là cán bộ hoạt động phong trào của các đoàn thể chính trị xã hội, một số khác được

Page 14: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

2

các doanh nghiệp có hoạt động, sản xuất kinh doanh dịch vụ văn hóa. Đội ngũ này

đã được bổ sung vào các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp góp phần nâng cao số

lượng, chất lượng nguồn nhân lực tham gia vào công tác quản lý các hoạt động văn

hóa nghệ thuật trong cả nước. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, trước đòi hỏi nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ

CNH - HĐH và hội nhập quốc tế với những biến động phức tạp của thế giới thì cơ

hội và thức thách đan xen, đòi hỏi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Để chủ

động và thích nghi với bối cảnh phải đổi mới căn bản việc quản lý hoạt động đào

tạo cử nhân quản lý văn hóa ở trường đại học từ mục tiêu, nội dung chương trình,

phương pháp và cơ chế quản lý đào tạo.

Mục tiêu, nội dung, chương trình, cách thức tổ chức đào tạo cử nhân quản lý

văn hóa ở Việt Nam nói chung và ở trường đại học nói riêng vừa chậm được hiện

đại, lại thiếu đồng bộ giữa các lĩnh vực. Các chính sách đào tạo chưa thể chế hóa

bằng hoạch định chính sách, thể hiện giữa các lĩnh vực đào tạo, từ nội dung chương

trình đến phương pháp; giữa hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo. Các cơ sở đào

tạo cử nhân ngành QLVH chưa có chính sách đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo

đối với người dạy và người học dẫn tới chương trình đào tạo còn mang tính hàn lâm

chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu xã hội, từ người học và năng lực cần có của

người học. Nhà trường chưa có những chính sách quản lý tốt đầu vào, quá trình đào

tạo và đánh giá sản phẩm đầu ra theo hướng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng và sự hài

lòng của khách hàng.

Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài "Quản lý đào tạo cử nhân ngành quản lý

văn hóa ở trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay" là vấn

đề khoa học có ý nghĩa thực tiễn cấp bách, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho

các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa

trong trường đại học.

2. Mục đích nghiên cứu

Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động đào tạo cử

nhân ngành QLVH ở các trường đại học, xác định các giải pháp quản lý đào tạo đáp

ứng yêu cầu xã hội, nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo ngành QLVH ở

trường đại học, góp phần đảm bảo nguồn nhân lực cho ngành văn hóa đáp ứng được

nhu cầu của các cơ sở sử dụng nguồn nhân lực.

Page 15: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

3

3. Khách thể và đối tƣợng

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa ở các trường đại học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa đáp ứng nhu cầu xã hội.

4. Giả thuyết khoa học

Đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa của nước ta trong những năm qua đã

đáp ứng được phần nào yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của của đất nước. Tuy

nhiên, trước yêu cầu đổi mới trong tiến trình hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay,

đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa còn bộc lộ không ít những bất cập. Nếu xác

định được các giải pháp quản lý đào tạo ngành QLVH ở các trường đại học dựa

theo mô hình CIPO và thực hiện chúng một cách khoa học phù hợp với điều kiện

kinh tế xã hội thì sẽ nâng cao được chất lượng, hiệu quả đào tạo cử nhân ngành

quản lý văn hóa, góp phần vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cả nước.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa ở

trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội.

5.2. Khảo sát thực tiễn công tác quản lý đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa ở

các trường đại học.

5.3. Phân tích, đánh giá công tác quản lý đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa ở

các trường đại học.

5.4 Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động quản lý đào tạo cử nhân

ngành Quản lý văn hóa ở trường đại học.

6. Phạm vi nghiên cứu

Nội dung: Nghiên cứu quản lý đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa dựa

vào mô hình CIPO

Giới hạn về khách thể khảo sát: Quá trình nghiên cứu thực tiễn được tiến

hành ở cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên các trường Đại học Văn hóa thành phố

Hồ Chí Minh, Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Thanh Hóa. Số liệu khảo sát từ năm 2011 đến 2016.

Page 16: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

4

7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận

- Tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu quản lý đào tạo cử nhân quản lý văn hóa như

một hệ thống trong đó bao gồm các thành tố cùng với các mối quan hệ như: mối quan

hệ giữa nhu cầu xã hội về cán bộ quản lý văn hóa được đào tạo với mục tiêu chương

trình đào tạo, nội dung đào tạo, cách thức tổ chức đào tạo, sản phẩm đào tạo cùng với

cơ chế quản lý hoạt động đào tạo cử nhân quản lý văn hóa và các điều kiện đảm bảo

chất lượng đào tạo của nhà trường, cơ sở giáo dục đại học. Nghiên cứu quản lý đào

tạo cử nhân quản lý văn hóa trong mối quan hệ giữa phân tích môi trường, đầu vào,

quá trình đào tạo và sản phẩm đầu ra của quá trình đào tạo.

- Tiếp cận năng lực: Việc tiếp cận theo năng lực cho phép đánh giá đào tạo

ngành quản lý văn hóa so với những năng lực cần có của ngành quản lý văn hóa

Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, từ đó có giải pháp nâng cao chất lượng

đào tạo ngành quản lý văn hóa trong thời kỳ hội nhập.

- Tiếp cận thực tiễn: Để nghiên cứu đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý

đào tạo cử nhân ngành QLVH, tìm hiểu các qui định, quá trình quản lý hoạt động

đào tạo cử nhân ngành QLVH đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay.

- Tiếp cận CIPO: mô hình có những lợi thế, dễ vận dụng để đo đầu vào, đầu

ra, kiểm soát quá trình và phân tích bối cảnh trong đào tạo cử nhân ngành QLVH ở

trường đại học.

- Tiếp cận qui luật cung cầu: Vận dụng quy luật cung - cầu nhằm xác định

năng lực đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học đào tạo cử nhân ngành QLVH với

nhu cầu xã hội. Từ đó chuyển dịch đào tạo theo cách tiếp cận nguồn cung sang tiếp

cận nguồn cung cầu, lấy mục tiêu đầu ra làm đích hướng tới, xác định ngành nghề

và các kỹ năng cần thiết cho người học để sau khi tốt nghiệp có thể thực hiện được

yêu cầu về vị trí công việc và có khả năng tìm việc làm. Hướng tiếp cận này, để

thực hiện việc điều chỉnh, xem xét các mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng một

cách lành mạnh và hợp lý.

- Tiếp cận nguồn nhân lực: Chính là cơ sở để thiết kế, thực hiện các hoạt

động và chiến lược quản lý nguồn nhân lực trong đào tạo cử nhân ngành quản lý

văn hóa. Mục tiêu là phân tích, tổng hợp các cách tiếp cận về nguồn nhân lực của

Page 17: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

5

của một tổ chức, đó là các quan điểm nguồn nhân lực hành vi, nguồn nhân lực tiềm

năng (vốn con người), nguồn nhân lực tri thức và nguồn nhân lực mối quan hệ.

Cách phân loại này dựa trên đặc điểm, bản chất của nguồn nhân lực.

7.2. Phương pháp nghiên cứu

* Các phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa tài liệu, văn bản, sách, báo… các quan

điểm lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; phân tích các tài liệu lý luận về giáo dục học,

tâm lý học và định hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước để xây dựng cơ sở lý

luận quản lý các hoạt động đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa ở các trường đại học đáp

ứng yêu cầu đào tạo theo nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay.

* Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi phương pháp này được thực hiện thông qua hệ

thống phiếu hỏi và phỏng vấn, quan sát để thu thập thông tin, phân tích các dữ liệu thực tiễn về

quản lý các hoạt động đào tạo cử nhân quản lý văn hóa ở các trường đại học đáp ứng nhu cầu

xã hội.

- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của các nhà quản lý, các nghệ sỹ - nhà sư phạm

ở các nhà trường về những vấn đề mà đề tài quan tâm nhằm tổng kết kinh nghiệm thực tiễn

trong công tác quản lý giáo viên nhà trường, đồng thời có những đánh giá về các giải pháp,

khuyến nghị giải pháp quản lý, thu thập và xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và

tham khảo ý kiến các chuyên gia thuộc một số lĩnh vực quản lý văn hóa nghệ thuật, khoa học,

kinh tế, xã hội, giáo dục...

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: phương pháp này nhằm tổng kết kinh nghiệm về

quản lý các hoạt động đào tạo cử nhân quản lý văn hóa ở các trường đại học đáp ứng nhu cầu

xã hội, nhằm thu thập tư liệu thực tiễn về biện pháp quản lý đào tạo ở một số trường đại học

trong nước và quốc tế.

- Phương pháp thực nghiệm: để đánh giá hiệu quả, sự phù hợp, tính khả thi và tính

thực tiễn, chứng minh cho giả thuyết khoa học đã đề ra cho đào tạo cử nhân ngành QLVH ở

nước ta trong giai đoạn hiện nay.

7.3. Phương pháp sử dụng toán thống kê

Phương pháp này dùng để xử lý các tài liệu đã thu thập được từ các phương pháp

nghiên cứu như quan sát, điều tra hay thử nghiệm làm cho các kết quả nghiên cứu trở nên

chính xác, đảm bảo độ tin cậy.

Page 18: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

6

8. Các luận điểm bảo vệ

Chất lượng nguồn nhân lực ngành QLVH, không chỉ phụ thuộc vào các thành tố của

quá trình đào tạo cũng như hoạt động quản lý đào tạo của trường đại học, mà còn phụ thuộc

vào sự gắn kết giữa đào tạo và nhu cầu của xã hội đối với nguồn nhân lực được đào tạo.

Mô hình CIPO là mô hình vừa nâng cao được chất lượng đào tạo đồng thời đảm bảo

cho quá trình đào tạo sát hợp với bối cảnh của thực tiễn, giúp nhà quản lý thực hiện việc quản

lý xuyên suốt quá trình, đầu vào, bối cảnh và đầu ra. Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý

đào tạo cử nhân ngành QLVH ở các trường đại học là phù hợp với thực tiễn ngành đào tạo.

Quản lý đào tạo cử nhân QLVH dựa vào mô hình CIPO sẽ mang lại hiệu quả nếu xây

dựng và triển khai các giải pháp tập trung vào xác định nhu cầu đào tạo, phát triển chương

trình đào tạo và thiết lập thông tin giữa đào tạo và sử dụng nhân lực được đào tạo từ các trường

đại học.

9. Đóng góp của luận án

- Về lý luận:

+ Xác định được các yếu tố cơ bản đặc trưng cho quản lý hoạt động đào tạo

cử nhân ngành quản lý văn hóa ở trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội.

+ Luận cứ cho việc áp dụng mô hình CIPO trong quản lý các hoạt động đào

tạo cử nhân quản lý văn hóa ở các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Về thực tiễn:

+ Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đào tạo cử nhân văn hóa ở các trường đại học,

chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân, làm cơ sở thực tiễn cho hoạt động quản lý đào tạo nói

chung, ngành quản lý văn hóa nói riêng.

+ Đề xuất được giải pháp quản lý hoạt động đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa ở

các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân

lực cho ngành văn hóa theo hướng ứng dụng, phù hợp với sự đổi mới quản lý giáo dục đại học

trong điều kiện hiện nay

+ Kết quả nghiên cứu lý luận có thể làm tài liệu tham khảo cho những nghiên

cứu về quản lý đào tạo ngành quản lý văn hóa và là tài liệu cho cán bộ quản lý các cấp,

giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên nghiên cứu về quản lý đào tạo

ngành quản lý văn hóa theo hướng ứng dụng.

+ Kết quả nghiên cứu thực tiễn là những bài học kinh nghiệm quí giá trong

việc tổ chức hoạt động đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa ở trường đại học,

đáp ứng nhu cầu xã hội; Các giải pháp của luận án là những chỉ dẫn cụ thể để cán bộ

Page 19: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

7

quản lý giáo dục các cấp, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên vận

dụng trong các trường đại học có đào tạo ngành quản lý văn hóa.

+ Đối với các nhà quản lý ở địa phương, luận án cung cấp căn cứ luận để

hoạch định chính sách góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho

ngành văn hóa.

10. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận

án gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa

ở các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội.

Chương 2: Thực trạng quản lý đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa theo

hướng đáp ứng nhu cầu xã hội trong các trường đại học.

Chương 3: Giải pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa ở các

trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Page 20: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

8

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN LÝ

VĂN HÓA Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Quản lý đào tạo ở các trường đại học được một số nhà nghiên cứu nước

ngoài tiếp cận và kinh nghiệm của một số nước gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng của

các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và nhu cầu người học theo những cách tiếp

cận, đánh giá ở nhiều mức độ, công trình nghiên cứu khoa học rất khác nhau, có thể

tổng hợp thành các nhóm vấn đề chính liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề

tài này:

- Các nghiên cứu về quản lý đào tạo

Quản lý đào tạo là hoạt động thiết yếu có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo

đảm và nâng cao chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục nói chung và các

trường đại học nói riêng. Quản lý đào tạo cũng giống như quản lý các hoạt động

khác đều phải tuân thủ những nguyên lý chung, các chức năng chung của quản lý

như: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, điều hành phối hợp và kiểm tra kiểm soát.

Việc nghiên cứu các nguyên lý quản lý nói chung đã có rất nhiều các công trình

nghiên cứu các nguyên lý quản lý nói chung ở nhiều công trình nghiên cứu khác

nhau ngoài nước do các nhà lý luận quốc tế nghiên cứu, có thể kể đến: Frederich

Wiliam Taylor (1856-1915), Robert J. Marzano, Koontz và O Donnell (Mỹ); Henri

Fayol (1841-1925), Pháp; Feter F. Drucker (Áo); Max Weber (1864-1920), Đức;...

công trình tiêu biểu như:

Tác giả Robert J. Marzano (2007), viết cuốn sách “The Art and Science of

Teaching: A Comprehensive Framework for Effective Instruction” (Nghệ thuật và

Khoa học giảng dạy: Một khuôn khổ toàn diện cho hướng dẫn hiệu quả), nghiên cứu

chiến lược lớp học dựa trên khoa học và nghiên cứu. Nhưng vấn đề là sử dụng tri

thức khoa học và kết quả nghiên cứu đó như thế nào. Robert J. Marzano trình bày

một mô hình để đảm bảo chất lượng giảng dạy cân bằng dựa vào nghiên cứu trên dữ

liệu với việc hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của từng người học. Các nhà giáo

dục phải kiểm tra tất cả các thành phần của quá trình giảng dạy để giúp giảng viên

kiểm tra và phát triển kiến thức và kỹ năng của họ, để họ có thể đạt được phản ứng

tổng hợp năng động, là kết quả của nghệ thuật và khoa học trong giảng dạy để mang

lại thành tích học tập tốt hơn cho người học. Trong tác phẩm “The Art and Science of

Page 21: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

9

Teaching: A Comprehensive Framework for Effective Instruction” này, Robert J.

Marzano còn trình bày một mô hình để đảm bảo chất lượng giảng dạy dựa trên việc

hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của từng người học. Những kinh nghiệm và sự

hiểu biết chuyên môn chắc chắn sẽ giúp giảng viên kiểm tra và phát triển kiến thức và

kỹ năng của họ, để họ có thể tổng hợp được năng lực, sáng tạo để tạo ra thành tích

đặc biệt trong giảng dạy và đào tạo được các học viên xuất sắc [90].

"Những thách thức của quản lý trong thế kỷ thứ XXI", tác giả Feter F.

Drucker (2003), là một trong những cuốn sách đột phá về các giả định trong quản

lý. Cuốn sách đề cập một cách thẳng thắn, logic và sâu sắc tới các vấn đề quản lý

vượt qua tầm nhìn của hiện tại, đưa ra những đề tài nóng bỏng của ngày mai. Cuốn

sách không hẳn đưa ra các giải pháp cho tương lai mà tập trung đưa ra các vấn đề

thực tế và đặt ra những câu hỏi nhằm giải quyết vấn đề đó. Sáu chương sách, tác giả

đã đem lại cho chúng ta một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ vào xã hội tương lai, đồng

thời đưa ra được một loạt các khái niệm mới với tầm quan trọng không thể chối cãi.

Cuốn sách có những ý tưởng mới, mang tính cách mạng và có tầm nhìn về

các vấn đề quản lý trong tương lai, đưa ra một khái niệm rất mới: “nửa cuộc đời còn

lại”. Theo phân tích của ông, lần đầu tiên trong lịch sử loài người các cá nhân có thể

sống lâu hơn các tổ chức nơi họ làm việc. Điều này sẽ dẫn đến một thách thức hoàn

toàn mới mẻ: Bạn sẽ làm gì trong nửa cuộc đời còn lại của mình? Những mô hình

đổi mới, tầm quan trọng của xây dựng chiến lược, người dẫn đầu sự thay đổi, những

thách thức của thông tin, năng suất lao động của tri thức và tự quản lý bản thân. Đây

là những vấn đề nóng bỏng, thách thức của công tác quản lý trong tương lai [86].

Mark Mason (2005), on the In Ternational Forum on Việt Nam Education

“Higher Education Reform and International Integration” - Mark Mason trong Diễn

đàn quốc tế về giáo dục Việt Nam với chủ đề: “Đổi mới giáo dục đại học và hội

nhập quốc tế” [87], đưa ra “Chiến lược và giải pháp dành cho giáo dục đại học chất

lượng và tính cạnh tranh toàn cầu”, tham luận gồm hai phần:

Một là viện dẫn nghiên cứu về những nhân tố được chứng minh làm tăng

hiệu quả học tập nhất là để bảo vệ cho luận điểm của tôi là chất lượng giáo viên và

chất lượng giảng dạy là công cụ hữu hiệu nhất đảm bảo chất lượng giáo dục đại học.

Hai là nghiên cứu về thuyết phức hợp và đổi mới giáo dục để bảo vệ luận

điểm của tôi rằng các nguồn lực nên tập trung vào số lượng hạn chế của cơ sở giáo

dục đại học chất lượng cao làm động lực cải cách chất lượng được duy trì tốt hơn.

Page 22: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

10

Từ đó đưa ra kết luận về những vấn đề như: 1) Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm

đổi mới giáo dục đại học từ các nước khác; 2) Việt Nam nên rút ra điều gì từ quá

trình quốc tế hóa giáo dục đại học; 3) Đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam nên tập

trung ưu tiên gì; 4) Chính phủ nên đóng vai trò như thế nào trong quá trình đổi mới.

Thực chất vấn đề được giải quyết chính là: đòn bẩy thay đổi quan trọng là chất

lượng giáo viên và chất lượng giảng dạy trong giáo dục đại học và các nguồn lực nên

tập trung vào tuyển chọn và duy trì đội ngũ tốt nhất và đào tạo đội ngũ vì mục tiêu

này và nguồn lực chỉ nên tập trung vào số lượng hạn chế các cơ sở giáo dục chất

lượng cao để động lực cải cách chất lượng được duy trì tốt hơn [87, tr.209].

UNESCO và ILO hai tổ chức quốc tế khuyến khích và tạo điều kiện cho việc

phát triển và ứng dụng các module trong đào tạo. Tại hội nghị quốc tế về module tại

Bangkok (1977) và Paris (1985), các khuyến cáo của UNESCO về sự cẩn thiết triển

khai áp dụng module trong đào tạo đã được đặc biệt chú ý. Tại Paris, các chuyên gia

cho rằng, sử dụng module "là thích hợp và cần thiết trong mọi đối tượng đào tạo,

đặc biệt cho giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và trong việc phổ biến kỹ thuật mới",

đồng thời khuyến cáo các nước đang phát triển khi đầu tư tổng thể cho giáo dục còn

hạn chế thì nên quan tâm tới việc đào tạo theo module. Cùng với mục tiêu nhằm

khuyến khích việc áp dụng module trong giáo dục và đào tạo, cụ thể hơn, trong việc

đào tạo giáo viên, các hội nghị khu vực họp tại Malina (5/1975) và tại Bangkok

(12/1977) đã đề cập đến "việc phát triển các module phục vụ cho các chương trình

cơ bản của đào tạo giáo viên".

ILO đã xây dựng cho mình một hệ thống đào tạo theo module hoàn chỉnh,

các quan điểm về đào tạo theo nhóm module về cơ bản không khác với những quan

điểm trên tuy nhiên, do chức năng quốc tế, ILO đặt nhiệm vụ "quốc tế hóa" về các

module đào tạo và hình thành một ngân hàng gồm 764 đơn nguyên học tập, nhưng

cũng chỉ được có 5 lĩnh vực nghề [84]. ILO cho rằng một nghề nào đó đều được thể

hiện qua các chuẩn kỹ năng nghề, dù nghề đó được xem xét ở bất kỳ quốc gia nào.

Sự khác biệt của các chuẩn này không lớn và chúng được đặc trưng bởi hệ thống

mục tiêu đào tạo (Aims and Objectives) và các kỹ năng thực hiện (Performance

Skills). Chính các chuẩn này là cơ sở để xây dựng các module, đơn vị trung tâm

trong các cấu trúc hệ thống đào tạo theo module của ILO.

Như vậy có thể khái quát chung quan điểm quản lý của các học giả quốc tế

chính là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến với đối

tượng quản lý trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức đạt được mục tiêu đề ra. Hay nói

Page 23: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

11

một cách khác, quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng việc thực

hiện các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

- Các nghiên cứu về văn hóa

Công trình đáng lưu ý trong lĩnh vực văn hóa, phải nói tới tác giả Chris

Barker [79], Study Theoretical and Practical Culture (Nghiên cứu Văn hóa lý thuyết

và thực hành), một công trình nghiên cứu công phu, chia làm 3 phần:

Phần 1: Văn hóa và nghiên cứu văn hóa là những hệ thống khái niệm, những

dải trí tuệ, vấn đề trung tâm trong nghiên cứu văn hóa và phương pháp luận, được

đúc kết từ thực tiễn và kinh nghiệm của các học giả được tác giả trình bày thấu đáo.

Trong đó đáng lưu ý nhất là văn hóa và hệ tư tưởng; văn hóa ý nghĩa tri thức: bước

ngoặt ngôn ngữ; sinh học và văn hóa những vấn đề được thuyết giản hóa luận và

tính phức tạp được cắt nghĩa bởi tính khoa học và khả năng tiến hóa. Khẳng định

vai trò của con người, chủ thể văn hóa.

Phần 2: Bối cảnh thay đổi của nghiên cứu văn hóa chủ yếu khám phá về thế

giới mới trong lính vực kinh tế, công nghệ, giai cấp xã hội, toàn cầu hóa; những chủ

thể của thời kỳ hiện đại, tri thức hiện đại và hậu hiện đại, nền văn hóa hậu hiện đại.

Phần 3: Bàn luận, viện dẫn và lý giải các vấn đề về tính chủ thể và bản sắc;

sắc tộc chủng tộc và dân tộc; tình dục, tính cụ thể và sự thể hiện. Trong đó tình dục,

giới tính và bản sắc; những cơ thể được đinh giới, đàn ông và nam tính; sự thể hiện

và văn hóa truyền thống được luận giải kỹ lưỡng. Ngoài ra truyền hình và phương

tiện truyền thông kỹ thuật số cũng được dành một thời lượng đáng kể; những vấn đề

về không gian văn hóa, chính trị văn hóa và chính sách văn hóa là những nghiên

cứu sâu về sự phát triển của văn hóa trong sự pha trộn của những mối quan tâm lý

thuyết, thực hành nghiên cứu tập trung vào văn hóa, ngôn ngữ và bản sắc.

Công trình được đánh giá là một công trình tốt nhất trong lĩnh vực văn hóa

trong giai đoạn hiện nay. Cuốn sánh viết công phu, rành mạch, đầy đủ với nhiều

thông tin thuyết phục cung cấp cho người đọc những quan điểm hữu ích về lĩnh vực

văn hóa.

- Nghiên cứu ứng dụng mô hình CIPO

Zhang Jinbao (2009), nghiên cứu mô hình CIPO (Context, Input, Process,

Output/outcome). Mô hình được ứng dụng và sử dụng trong nhiều ngành nghề khác

nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là ứng dụng trong giáo dục nghề nghiệp. Tính khả

dụng được học giả Zhang Jinbao dùng trong “Khung đánh giá đối với việc sử dụng

ICT (I: information; C: communications; T: technology) công nghệ thông tin và

Page 24: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

12

truyền thông trong giáo dục: theo mô hình CIPO [95]. Tác giả báo cáo chuẩn bị

công ước AECT 2009 - Louisville, Kentucky về thông tin và truyền thông được áp

dụng rộng rãi ở Trung Quốc. Nghiên cứu đặt lên CIPO mô hình sử dụng công nghệ

thông tin trong giáo dục với các tài liệu tham khảo cho hai ý tưởng cốt lõi của CIPP

mô hình, một trong số đó là giới thiệu các mục tiêu vào lĩnh vực thẩm định và đánh

giá các mục tiêu hiện tại của mình trước khi quá trình của ngữ cảnh đánh giá, trong

khi đó được nhấn mạnh trong việc đánh giá toàn bộ quá trình. Dựa vào đó, các

nghiên cứu tiếp tục phát triển nó thành một khung phân tích và đánh giá các công

nghệ thông tin trong giáo dục. Để phát triển công nghệ thông tin trong giáo dục

phân tích khuôn khổ dựa trên CIPO mô hình từ các mô hình sáu yếu tố của công

nghệ thông tin trong giáo dục. Tuy nhiên, tác giả tin tưởng vững chắc rằng khuôn

khổ phân tích với bối cảnh chung của phát triển informationization như là điểm

khởi đầu quan trọng, "phần cứng", "phần mềm" và "ware tiềm năng" như các yếu tố

đầu vào, bốn khía cạnh của việc thúc đẩy "quá trình ứng dụng" như quá trình và

thực hiện "cải cách trên ba cấp độ" là đầu ra phản ánh bởi các khung phân tích và

đánh giá được trình bày trong đề tài này, sẽ mang lại nguồn cảm hứng mới cho các

nhà giáo dục của ICT trong giáo dục như các nhà hoạch định chính sách, các nhà

nghiên cứu, hỗ trợ viên, học viên, IT các nhà sản xuất, sẽ cung cấp hướng dẫn quan

trọng cho việc thúc đẩy hiện đại hóa giáo dục của Trung Quốc [95].

- Các nghiên cứu về quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội

Cộng hòa liên bang Đức: thì đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội có thể hiểu theo

hai cách: một là các trường cao đẳng, đại học phải đào tạo đúng ngành nghề mà xã

hội có nhu cầu và không đào tạo thừa, vì như thế là gây lãng phí, nhưng đâu là

ngành nghề mà xã hội đang cần và cần bao nhiêu? hai là có thể hiểu đáp ứng nhu

cầu xã hội là trình độ người học khi tốt nghiệp phải đáp ứng với mong đợi của

người sử dụng [35, tr.24].

Điểm khó ở đây là yêu cầu về kỹ năng, tay nghề của các tổ chức, doanh

nghiệp khác nhau. Nếu đào tạo cho các tổ chức thì về kỹ năng nghề nghiệp cần có

cho hoạt động quản lý nhà nước hay sự nghiệp. Đào tạo cho doanh nghiệp thì phải

cụ thể là doanh nghiệp cần gì và ở trình độ nào vì trong hoạt động doanh nghiệp có

nhiều loại nghề nghiệp và trình độ tay nghề cũng rất khác nhau.

Do đó, nhà trường phải xác định đào tạo được những yêu cầu chung nào,

chừng mực nào, phần còn lại do nhà sử dụng yêu cầu. Mặt khác, sinh viên là yếu tố

thứ ba mang tính quyết định. Nếu sinh viên xác định được từ nhu cầu xã hội, nhu

Page 25: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

13

cầu nơi họ sẽ làm việc sau này thì bản thân họ sẽ tích cực rèn luyện thông qua quá

trình đào tạo và tự đào tạo để nhằm thỏa mãn yêu cầu người sử dụng lao động. Do

đó ngay từ ban đầu họ định hướng phân loại đối tượng đào tạo, công tác tư vấn

nghề nghiệp tại Đức được xem là khâu quan trọng nhất trong quá trình học tập của

đối tượng tham gia vào quá trình đào tạo, nhất là đào tạo nghề. Vậy để thực hiện

theo tiêu chí "đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội" các hiệp hội dạy nghề tại Đức đưa ra

nhiều biện pháp, cần nhiều nguồn lực, hoạch định những chính sách, chủ trương chỉ

đạo mang tầm vĩ mô cần có sự hợp tác của các tổ chức, doanh nghiệp và sinh viên

với nhà trường. Qua nghiên cứu áp dụng mô hình đào tạo "kép" với hình thức liên

kết với các doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho họ bằng chính cơ sở vật chất

kỹ thuật, thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp trên nền tảng kiến thức được nhà

trường trang bị và tay nghề được nhà máy huấn luyện.

Tại Thụy Điển, chương trình đào tạo công nhân được cấu trúc theo trình tự

và nội dung cơ bản của qui trình công nghệ ở xí nghiệp. Mỗi nội dung cơ bản được

thể hiện qua các module đào tạo, trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và

thực hành nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Điều đặc biệt đáng lưu ý

là việc kết thúc một hay nhiều module phụ thuộc vào nguyện vọng của người học

với sự thỏa thuận của doanh nghiệp và có sự ảnh hưởng đến quyền lợi: mức lương

và thu nhập của một công nhân vì nó là "một chỉ số nói lên trình độ và mức độ toàn

tâm và sẵn sàng vì công việc" của người công nhân [35, tr.25].

Kinh nghiệm của Mỹ: "nguồn nhân lực là trọng tâm của mọi sự phát triển"

cho nên để giữ vị trí siêu cường về kinh tế và khoa học - công nghệ, chiến lược

nguồn nhân lực tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực và thu hút nhân tài. Trong đào

tạo nguồn nhân lực, đã xây dựng một hệ thống giáo dục với hai đặc trưng là tính đại

chúng và tính khai phóng, hệ thống giáo dục Mỹ đặc biệt coi trọng giáo dục đại học,

ở Mỹ có 4200 trường đại học, cao đẳng đảm bảo cho mọi người dân có nhu cầu đều

tham gia vào các chương trình đào tạo cao đẳng, đại học. Hệ thống các trường cao

đẳng, đại học cộng đồng phát triển mạnh đảm bảo tính đại chúng trong giáo dục đại

học hướng vào đào tạo kỹ năng làm việc cho người lao động. Tính cạnh tranh giữa

các trường đại học là rất khốc liệt, để khẳng định thương hiệu của mình chính là

bằng chất lượng giảng dạy. Nếu sinh viên vào được các trường đại học danh tiếng

và học giỏi, thì cơ hội tìm kiếm việc làm rất thuận lợi. Cùng với việc đầu tư nhiều

tiền của ngân sách nhà nước còn huy động được nhiều nguồn lực khác trong xã hội

vào công tác đào tạo nguồn nhân lực. Các công ty ở Mỹ rất chú ý phát triển nguồn

Page 26: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

14

nhân lực, đào tạo nhân công. Năm 1992, chi phí đào tạo là 210 tỷ USD; năm 1995

chi phí đó lên tới 600 tỷ USD, Năm 2000 là trên 800 tỷ USD và đến nay lên tới

1.000 tỷ USD [60, tr.50].

Nhật Bản hệ thống giáo dục cao đẳng, đại học cũng như trường đào tạo

chuyên ngành có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Các cơ sở giáo

dục phải tuân thủ theo qui định của Bộ giáo dục. Nhằm huy động các nguồn lực đầu

tư cho giáo dục, Chính phủ Nhật khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự

hình thành hệ thống giáo dục đào tạo trong các công ty, doanh nghiệp. Mặt khác

Nhật cũng coi trọng việc học tập, tiếp thu các kinh nghiệm, thành tựu về đào tạo

nguồn nhân lực của các quốc gia phát triển khác, việc cử người đi học tập nước

ngoài được nhà nước chú trọng, khuyến khích, với nhiều nguồn kinh phí khác nhau,

sử dụng kinh phí của nhà nước, người đi học của chủ sử dụng lao động, đối tác

nước ngoài khác [60, tr.51].

Ở nhiều nước khác trong khu vực Châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan,

Philipin... cũng đã áp dụng modunle trong đào tạo để đáp ứng nhu cầu cho người

học và nhu cầu cho tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động; qua một số công trình

nghiên cứu ở nước ngoài chứng tỏ những kinh nghiệm và bài học thực tế là rất cần

phải đào tạo theo hướng "cung và cầu" đáp ứng nhu cầu xã hội.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Nhóm 1: Các nghiên cứu về quản lý đào tạo

"Lý luận đại cương về quản lý", của Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ

Lộc (1996), công trình nghiên cứu những vấn đề cơ bản của quản lý nói chung,

trong đó đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu chức năng quản lý [14, tr.8].

"Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường" của Đặng quốc Bảo

(2007), bàn về vai trò của nhà trường trong việc thực hiện sứ mệnh của nền giáo

dục trong đời sống kinh tế xã hội; nội dung quản lý nhà trường theo luật Giáo dục;

tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà trường Việt Nam; kế hoạch phát triển của nhà trường;

quản lý tài chính; quản lý cơ sở vật chất trong nhà trường; công tác thanh tra, kiểm

tra trong nhà trường; thông tin trong quản lý nhà trường; hiệu quả đào tạo trong nhà

trường; vai trò của hiệu trưởng trong quản lý nhà trường [4].

"Quản lý chất lượng giáo dục đại học" của Phạm Thành Nghị (2000), đã

cung cấp những thông tin thiết thực về các vấn đề liên quan đến kinh nghiệm quản

lý chất lượng trong giáo dục đại học thế giới và đưa ra các khuyến nghị áp dụng hệ

thống đảm bảo chất lượng vào giáo dục đại học ở Việt Nam [47].

Page 27: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

15

"Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học" của Nguyễn Đức Chính

(2002). Đây là công trình nghiên cứu cấp nhà nước, đã tập trung phân tích cơ sở lý

luận khoa học về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Công trình

đưa ra bộ tiêu chí đánh giá chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng trong các

trường đại học; cách thức tiến hành và qui trình kiểm định chất lượng của các nước

có nên giáo dục đại học tiên tiến [15].

"Giáo dục Việt Nam - đổi mới và phát triển hiện đại hóa" của các nhà nghiên

cứu Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2007) thu thập và phân tích

những tài liệu về giáo dục của Việt Nam trong giai đoạn 1986 -2004, những điều kiện

đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục Việt Nam [34].

Trịnh Ngọc Thạch (2008): "Hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân

lực chất lượng cao trong các trường đại học ở Việt Nam" đã trình bày rõ cơ sở lý

luận và kinh nghiệm quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giáo dục

đại học ở một số quốc gia; phân tích một số mô hình đào tạo nguồn nhân lực chất

lượng cao ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình quản lý đào

tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học ở Việt Nam [59].

Nhóm 2: Nghiên cứu về quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội

Nghiên cứu về đào tạo gắn với nhu cầu xã hội có một số công trình như:

Hoàn thiện đào tạo nghề tại xí nghiệp, báo cáo tổng kết đề tài Bộ Giáo dục, mã số

B91-38-07 của Trần Khánh Đức, Nguyễn Thị Mỹ Lộc; mở rộng hình thức dạy nghề

trong doanh nghiệp của Nguyễn Thị Minh Hiền; đào tạo nghề gắn giữa nhà trường

và doanh nghiệp của Nguyễn Thị Minh Nguyệt; một số giải pháp về đào tạo nghề

đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp của Mạc Văn Tiến. Những công trình này mới chỉ đề

cập đến sự cần thiết phải đào tạo theo hướng cầu để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp

trong cơ chế thị trường đồng thời cũng đã nêu ra một số ý tưởng, một số giải pháp

để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp mà chưa đề ra vấn đề cốt lõi là đổi mới mục

tiêu, nội dung và chương trình đào tạo cũng như tổ chức quá trình đào tạo để thích

ứng với đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội.

Luận án tiến sỹ của Phan Chính Thức "Những giải pháp phát triển đào tạo

nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH" [62], đề cập đến những

biện pháp vĩ mô trong đào tạo nghề như xây dựng chiến lược và chính sách đào tạo

nghề trong thời kỳ CNH, HĐH; Luận án "Phương pháp đào tạo nghề gắn với thị

trường lao động ở Việt Nam" của Đặng Văn Thành [61], lại chỉ đề cập đến phương

Page 28: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

16

pháp đào tạo nghề gắn với thị trường lao động nói chung, chưa bàn về các nhóm

nghề nghiệp có tính chất đặc thù, nhóm nghề có tính chất chuyên biệt.

Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, được Bộ Giáo dục và Đào tạo khởi xướng

học giả Bành Tiến Long, đánh giá: “Đào tạo theo nhu cầu xã hội ở Việt Nam - thực

trạng và giải pháp” [45], nhằm tìm sự động bộ giữa nhà trường với thị trường lao

động và đưa ra một số một số định hướng và các giải pháp về đào tạo theo nhu cầu

xã hội như:

- Thành lập cơ quan dự báo nhu cầu xã hội.

- Xây dựng cơ chế chính sách năng động để thực hiện đào tạo theo nhu cầu

xã hội.

- Tăng cường cơ chế hợp tác giữa nhà trường và nhà tuyển dụng.

- Phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý.

- Xây dựng danh mục nghề và các tiêu chuẩn nghề nghiệp.

- Kiểm định và đánh giá năng lực nghề nghiệp.

Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo quốc gia ở hai khu vực

Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh "Sinh viên với đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu

doanh nghiệp" [8], đã đi đến kết luận: “đào tạo theo nhu cầu xã hội cần một tam

giác” gồm sinh viên, nhà trường, doanh nghiệp cấu thành, mới có thể đáp ứng được

đào tạo theo nhu cầu xã hội. Từ đó tới nay, nhiều cơ sở GDĐH đã tổ chức các hội

thảo về đào tạo theo nhu cầu nhu cầu xã hội như: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn, Đại học Quốc gia Hà nội và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh... các cuộc hội

thảo đó đã chỉ ra sự yếu kém của sinh viên hiện nay về kỹ năng, về thực hành và

đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội phải bắt đầu từ nhận thức.

Như vậy, đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội đang là vấn đề bức thiết ở nước ta

hiện nay, đang cần có giải pháp cụ thể cho từng ngành từng lĩnh vực, đòi hỏi các

nghiên cứu ứng dụng có tính khả thi để giải quyết vấn đề nêu trên.

Nhóm 3: Nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo ngành quản lý văn hóa

Khi nghiên cứu về vấn đề này, có rất nhiều công trình nghiên cứu dưới các

góc cạnh khác nhau, từ bậc đào tạo trung cấp đến cao đẳng và đại học. Tiêu biểu

luận án tiến sỹ của Vũ Dương Dũng, nghiên cứu về "Phát triển đội ngũ giảng viên

Múa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế " [21], cắt nghĩa một cách rõ ràng

về luận cứ khoa học giáo dục trong hoạt động đào tạo nghệ thuật múa ở nước ta

hiện nay, đánh giá thực trạng và bảy giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả

đào tạo nghệ thuật múa của Việt Nam. Những giải pháp này là thành phần của một

Page 29: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

17

hệ thống nhất, quan hệ hữu cơ với nhau, tương tác lẫn nhau, bổ sung cho nhau trong

công tác phát triển ĐNGV. Trong những giải pháp đó, việc xây dựng khung năng

lực nghề nghiệp GV múa là giải pháp giữ vai trò tiền đề, làm cơ sở, căn cứ cho các

giải pháp khác. Bởi vì, khung năng lực nghề nghiệp là căn cứ để quy hoạch, tuyển

dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, đãi ngộ ĐNGV. Giải pháp đào tạo, bồi

dưỡng nâng cao trình độ GV là giải pháp then chốt, quyết định chất lượng ĐNGV,

bởi vì thông qua đào tạo, bồi dưỡng tri thức của GV mới được gia tăng một cách

toàn diện, hệ thống, có chủ đích và đạt được khung năng lực nghề nghiệp GV. Các

giải pháp còn lại sẽ là cơ sở để thực hiện công tác phát triển ĐNGV múa hiệu quả

và khả thi; Nguyễn Thị Bích Lợi nghiên cứu "Luận cứ khoa học của phát triển đào

tạo sư phạm nghệ thuật đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở nước ta" [44], đã góp

phần hoàn thiện cơ sở lý luận về giáo dục toàn diện học sinh phổ thông và phát triển

giáo viên sư phạm nghệ thuật; phân tích đánh giá thực trạng đào tạo giáo viên nghệ

thuật trong các trường đại học, cao đẳng sư phạm trên toàn quốc; đưa ra phương

hướng và tám giải pháp về đổi mới tư duy, phát triển chiến lược, tăng cường mạng

lưới và các điều kiện khác nhằm phát triển đào tạo giáo viên nghệ thuật đáp ứng yêu

cầu đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng

đào tạo giáo viên sư phạm nghệ thuật trên phạm vi toàn quốc.

Về các diễn đàn khoa học mang tính chất định hướng. Từ năm 1998 đến nay

đã có nhiều cuộc hội thảo qui mô toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ

chức nhằm định hướng phát triển công tác đào tạo và bàn về những vấn đề liên quan

đến hoạt động đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật. Hội thảo lần thứ nhất

được tổ chức tại trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội (tháng 8/1998). Hội thảo lần

thứ hai được tổ chức tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật thành phố Hồ Chí

Minh (tháng 11/2000). Hội thảo lần thứ ba được tổ chức tại trường Trung học Văn

hóa Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế (tháng 3/2002). Hội thảo lần thứ tư được tổ chức

tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh (tháng 11/2005).

Hội thảo lần thứ năm tại Đà Lạt (tháng 6/2010). Hội thảo lần thứ 6 tại Thừa Thiên -

Huế (tháng 4/2012) và hội thảo lần thứ 7 tại thành phố Hồ Chí Minh (tháng 7/2016)

với chủ đề: “Nâng cao chất lượng đào tạo văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du

lịch theo hướng chuẩn quốc gia và khu vực”.

Tại các cuộc hội thảo lần thứ 7 này, đã có nhiều học giả đề cập đến việc tổ

chức, đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý đào tạo của các trường văn hóa nghệ

thuật. Các học giả đã đi vào từng lĩnh vực riêng lẻ của hoạt động quản lý công tác

Page 30: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

18

đào tạo, học giả Ngô Văn Thành (Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) [12,

tr.20], đánh giá: đến nay cả nước chỉ còn vài nhạc viện lớn vẫn kiên trì duy trì việc

đào tạo tài năng ở một số môn nghệ thuật nhất định. Hầu hết quy mô đào tạo âm

nhạc chuyên nghiệp bị thu hẹp dần, chỉ còn được duy trì một cách “đối phó”, khiến

cho chất lượng nguồn nhân lực cũng suy giảm dần. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo

cũng rất lúng túng khi bị chi phối bởi cơ chế thị trường, hoặc “bất đắc dĩ” chạy theo

cơ chế thị trường, không có cơ chế tự chủ rõ ràng để có thể mạnh dạn xây dựng

những khung chương trình theo chuẩn quốc tế. Hầu hết các đơn vị không thể kiểm

định được chất lượng đào tạo và gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định những

tiêu chí chuẩn về nội dung, quy trình, phương pháp và mục đích của quá trình đào

tạo; Trần Thanh Hiệp (trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội) [12, tr.24], cho

rằng: "đào tạo nhân lực điện ảnh truyền hình có khả năng hội nhập quốc tế, hướng

tới chuẩn quốc tế thực tế là nhu cầu sống còn của sự phát triển điện ảnh dân tộc hiện

nay. Tuy nhiên, nhìn vào một số chương trình đào tạo nhân lực điện ảnh hiện nay

vẫn còn nhiều bất cập, nhiều chương trình khi giới thiệu với bạn bè quốc tế họ

không hiểu. Bởi trong chương trình đào tạo có môn học cũng được và không học

cũng không sao. Có môn học mang tính bổ túc, đáng lý ra kiến thức đó phải có

trước khi vào đại học hoặc là môn ngoại khóa. Có môn học ví như khi chiếc ghế gỗ

kê cho sinh viên cao lên, nhưng khi sinh viên ra trường, ghế một đằng, người một

nẻo, chiều cao cử nhân nghệ thuật vẫn thế. Các môn học giáo dục chuyên nghiệp

thời lượng ít… Do đó, cần phải có đổi mới chương trình đào tạo cho ngành này";

Nguyễn Xuân Tiên (trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh) [12, tr.68]

đưa ra quan điểm về đào tạo: Muốn đào tạo nhân lực cho ngành văn hóa thể thao và

du lịch, mỗi trường cần khai thác thế mạnh của mình để tập trung đào tạo theo

hướng tốt nhất, mỗi trường có thể hình thành xưởng sản xuất, cơ sở thực hành cụ

thể cho sinh viên, tăng kĩ năng và hoạt động thực tế cho sinh viên trước khi ra

trường. Đội ngũ giảng viên cũng cần phải có tiêu chuẩn nhưng nếu cứ quy định chỉ

có giáo sư, tiến sỹ mới được giảng dạy thì rất khó có đủ nguồn giảng viên. Thực tế,

có những người có tay nghề giỏi nếu được giảng dạy cũng sẽ cho ra những sinh

viên tốt. Ngoài ra, các trường đào tạo cần xây dựng chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra

chặt chẽ thì mới có thể kết nối với doanh nghiệp, sinh viên mới không lo thất

nghiệp; Nguyễn Văn Cương (trường Đại học Văn hóa Hà Nội) với tham luận

"Những vấn đề đặt ra từ thực tế công tác tuyển sinh và tốt nghiệp của trường Đại

học Văn hóa Hà Nội" [12, tr.101], đánh giá thực trạng công tác tuyển sinh năng

Page 31: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

19

khiếu văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2006 - 2016 trong bảng so sánh chất lượng

tuyển sinh năm 2006 thì tỷ lệ 8 người chọn 1 người, đến 2011 chỉ có 2 người chọn 1

người và năm 2014 thì chỉ có 1,2 người chọn 1 người, đến nay không còn sự canh

tranh trong tuyển sinh nữa. Như vậy đào tạo theo đặc thù năng khiếu văn hóa nghệ

thuật ngay từ chất lượng đầu vào đã không có sự cạnh tranh như mong muốn thì

chất lượng đào tạo chắc sẽ không cao. Từ thực trang đó, tác giả đã đưa ra năm giải

pháp nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo gồm có: đề xuất phương án tự chủ trong

công tác tuyển sinh của khối văn hóa nghệ thuật; xây dựng qui chế về chế độ hỗ trợ

sinh viên ngành học văn hóa nghệ thuật; xây dựng đề án tổ chức đào tạo theo địa

chỉ; đào tạo liên thông trong khối văn hóa nghệ thuật và đề nghị được nhà nước hỗ

trợ kinh phí cho đào tạo ngành văn hóa nghệ thuật, tác giả cho là ngành đặc thù;

Lâm Nhân (trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh) với tham luận “Đào

tạo sau đại học ngành QLVH theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp - thời cơ và

thách thức” [12, tr.30] đánh giá chương trình đào tạo: Ngay sau khi có thông tư 15

của Bộ GD&ĐT, khoa sau đại học đã tiến hành biên soạn lại chương trình đào tạo

thạc sỹ ngành QLVH theo định hướng nghiên cứu 2 năm, thời lượng 60 tín chỉ; 3

học kỳ đầu là các môn cơ sở ngành, học kỳ 3 tổ chức bảo vệ đề cương nghiên cứu,

phân công GV hướng dẫn. Học viên có thời gian 12 tháng để hoàn thành luận văn.

Trong quá trình đào tạo, có đan xen thực tế đánh giá các hoạt động văn hóa tại cơ

sở. Phần giảng dạy, kết hợp mời chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước giảng

dạy về lý thuyết, kỹ năng, phương pháp nghiên cứu cho các học viên. Tạo điều kiện

cho học viên tham gia nghiên cứu khoa học, đề án, dự án về lĩnh vực VHNT của các

cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế - xã hội và doanh nghiệp.

Đánh giá chung: Phần tổng quan đã nghiên cứu những nhóm vấn đề về quán

lý nói chung và quản lý đào tạo ngành quản lý văn hóa nói riêng, mô hình đào tạo

và đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Những vấn đề nghiên cứu của các tác giả nước

ngoài và trong nước, là những kinh nghiệm quí báu, dẫn đường cho việc nghiên

cứu vấn đề về quản lý đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa ở trường đại học. Bên

cạnh đó, một số diễn đàn khoa học cấp Bộ được tổ chức, nhiều học giả đề cập đến

việc nâng cao chất lượng đào tạo, bằng một số biện pháp nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực cho ngành văn hóa. Nhưng mới chỉ dừng lại ở việc nhận định, đánh

giá vấn đề còn bất cập, một số biện pháp được đề xuất chỉ mang tính chất tình thế,

mà chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về quản lý hoạt động đào tạo cử nhân ngành

quản lý văn hóa ở trường Đại học.

Page 32: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

20

1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài

1.2.1. Đào tạo

- Theo UNESCO, đào tạo là những hoạt động tập trung vào kiến thức, kỹ

năng và thái độ của một ngành nghề đòi hỏi đòi hỏi hoặc là để cải tiến công việc

hoặc nhiệm vụ đang thực hiện gần đây [92].

- Theo Trần Kim Dung, "Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm

giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của

mình. Đó là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc

của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao

động để thực hiện nhiệm vụ lao động hiệu quả hơn" [20].

- Theo Nguyễn Minh Đường, "Đào tạo là một quá trình hoạt động có mục

đích, có tổ chức, nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các kiến thức, kỹ năng,

thái độ để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời

hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả" [29].

Từ điển Việt Nam trên trang Web Wikipedia định nghĩa: Đào tạo là quá trình

tác động đến con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức,

kỹ năng, kỹ xảo... một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc

sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào

việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người [96].

Như vậy, khái niệm tác giả sử dụng trong luận án: đào tạo là hoạt động

truyền thụ kiến thức, huấn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ nhằm giúp người học

chiếm lĩnh được một năng lực nghề nghiệp hoặc một năng lực liên quan đến những

mặt khác của cuộc sống, được tổ chức và quản lý với nhiều cấp độ khác nhau nhằm

thực hiện có hiệu quả mục đích và các mục tiêu đào tạo phù hợp với từng giai đoạn

phát triển của tổ chức cũng như của xã hội.

1.2.2. Quản lý đào tạo

Quản lý đào tạo trong nhà trường có nội dung hẹp hơn so với quản lý giáo

dục, nhưng tương đồng với quản lý giáo dục theo nghĩa hẹp. Tức là quản lý giáo

dục có trường lớp, có chương trình, có người dạy và người học xác định diễn ra

trong nhà trường cụ thể.

Quản lý đào tạo rộng hơn so với quản lý dạy - học. Quản lý dạy - học là nội

dung trọng tâm của quản lý đào tạo, song quản lý đào tạo trong nhà trường còn bao

gồm nhiều các yếu tố khác như: quản lý yếu tố đầu vào, yếu tố đầu ra; quản lý đào

Page 33: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

21

tạo trong nhà trường có quan hệ chặt chẽ và chịu sự tác động của quản lý nhà nước

về đào tạo.

Có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý đào tạo, theo tác giả: Quản lý đào

tạo là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý

có đào tạo, qua các phương thức, phương tiện, các khâu ở các cấp độ khác nhau

cũng như qui trình đào tạo nhằm đạt được mục tiêu đặt ra. Mục tiêu của quản lý

đào tạo trước hết và trên hết là chất lượng đào tạo toàn diện với các tiêu chuẩn về

nhận thức, năng lực và phẩm chất theo yêu cầu của chuẩn đầu ra hay mục tiêu đào

tạo đã được xác định cho từng ngành, từng hệ đào tạo.

1.2.3. Ngành quản lý văn hóa

Bắt đầu từ những năm 1970, các tổ chức liên chính phủ gồm có: Liên hợp

quốc, UNESCO và Liên minh Châu Âu, có những hoạt động quốc tế nhằm đề cao

vai trò của văn hóa trong phát triển. Hội nghi liên Chính phủ về "Chính sách văn

hóa vì sự phát triển" tổ chức tại Stockholm (Thụy Điển) vào tháng 3/1978 là cột

mốc quan trọng đánh dấu về sự hợp tác quốc tế về nghiên cứu chính sách văn hóa

quốc gia. Hội nghị nhất trí đưa ra 5 mục tiêu trong chính sách văn hóa vì sự phát

triển gồm: thứ nhất, đưa chính sách văn hóa trở thành một trong những thành tố cấu

thành trong chính sách phát triển chung của quốc gia. Trong mục tiêu này, người ta

nhấn mạnh đến việc sử dụng văn hóa để để giải quyết các thách thức trong quá trình

đô thị hóa, toàn cầu hóa và những thay đổi công nghệ; thứ hai, chính sách văn hóa

phải thúc đẩy sức sáng tạo, bảo đảm tính đa dạng và sự tham gia bình đẳng của tất

cả mọi người trong quá trình sáng tạo, phổ biến và hưởng thụ văn hóa; thứ ba, xây

dựng hệ thống chính sách nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật

thể và phi vật thể, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa và du lịch văn hóa; thứ

tư, xây dựng hệ thống chính sách văn hóa nhằm thúc đẩy sự đa dạng văn hóa và

ngôn ngữ trong một xã hội thông tin toàn cầu; đảm bảo sự phát triển văn hóa và

ngôn ngữ các dân tộc thiểu số và đảm bảo vai trò của truyền thông trong việc góp

phần xây dựng, phổ biến và phát triển văn hóa; thứ năm, các Chính phủ cam kết

tăng cường các nguồn lực về con người và tài chính cho văn hóa [31, tr.11].

Có thể nói, những mục tiêu cơ bản trên đây là những quan điểm chung được

các nước đồng tình chấp thuận trong quá trình nghiên cứu, vận dụng để xây dựng và

hoàn thiện chính sách QLVH của mỗi quốc gia.

Page 34: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

22

1.2.3.1. Khái niệm văn hóa

Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa. Hệ thống lý

thuyết về văn hóa cũng vô cùng đa dạng với nhiều trường phái và học thuyết khác nhau.

- Nhà nhân học Anh, E.B Tylor (Anh), định nghĩa về văn hóa như một đối

tượng nghiên cứu khoa học trong công trình "văn hóa nguyên thủy" xuất bản tại

London, năm 1871, cho rằng: văn hóa gồm tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín

ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực, thói quen

mà con người đạt được trong xã hội [31, tr.17].

- Văn hóa học Mác-xít, đặc biệt là văn hóa học Xô viết đã kế thừa những

quan điểm tiến bộ trong văn hóa học phương Tây vào các thập kỷ 60 - 80 của thế kỷ

XX, dựa trên cơ sở của chủ nghĩa biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các nhà

khoa học thuộc trường phái này đã có nhiều công trình nghiên cứu sâu sắc và toàn

diện về văn hóa với ba hướng tiếp cận chủ yếu: một là hướng tiếp cận giá trị xem

xét văn hóa như tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần đã và đang được con

người sáng tạo ra khác với tự nhiên; hai là hướng tiếp cận nhân cách xem văn hóa

như một phạm trù, một thuộc tính của nhân cách. Văn hóa hướng vào việc phát triển

những năng lực người, bộc lộ trình độ phát triển của con người; ba là hướng tiếp

cận hoạt động lại khẳng định hoạt động chứ không phải là những giá trị được coi là

yếu tố cơ bản của văn hóa [31, tr.20].

Ngoài những trường phái lý thuyết để khuôn định nội hàm khái niệm văn

hóa, chúng ta còn thấy nhiều cách giải thích khác nhau về khái niệm này. Một trong

những khái niệm thường được đề cập nhiều nhất ở nước ta là khái niệm của Hồ Chí

Minh về văn hóa: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loại người mới

sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,

văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các

phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa" [42,

t.3, tr.458].

UNESCO đã đưa ra định nghĩa: "Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt

động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại. Qua

các thế kỷ, hoạt động đó hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị

hiếu, những yếu tố xác định đặc tính riêng của dân tộc" [31, tr.21].

Như vậy, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa, để tránh sa đà vào

tranh luận, khái niệm văn hóa được hiểu theo hai cách như sau:

Page 35: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

23

Theo nghĩa rộng văn hóa bao gồm 8 lĩnh vực (NQTW 5 năm 1998 của Đảng

đã nêu) gồm có: các lĩnh vực giáo dục, khoa học, tín ngưỡng tôn giáo, pháp luật, tư

tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa nghệ thuật.

Theo nghĩa hẹp, văn hóa bao gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà

nước của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch gồm quản lý nhà nước về văn hóa, quản

lý sự nghiệp văn hóa.

Theo tác giả, Văn hóa chính là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do

loài người sáng tạo ra, trong quá khứ và hiện tại để phục vụ sự tồn tại, phát triển

xã hội và là tấm căn cước để nhận diện dân tộc này với dân tộc khác. Bản chất của

văn hóa là sự sáng tạo nên hệ thống giá trị, tinh hoa của con người, phục vụ cho

con người. Về mặt thực tiễn, văn hóa thể hiện trong toàn bộ hoạt động sống của

con người, từ hoạt động sản xuất vật chất đến hoạt động tinh thần, phản ánh kiểu

lựa chọn sáng tạo của cá nhân và cộng đồng.

1.2.3.2. Quản lý văn hóa

Theo cách hiểu thông thường, QLVH là công việc của Nhà nước được thực

hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện

các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, đồng thời nhằm phát triển

kinh tế, xã hội của từng địa phương nói riêng, cả nước nói chung.

Quản lý văn hóa còn được hiểu là sự tác động chủ quan bằng nhiều hình

thức, phương pháp của chủ thể quản lý (các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, các

cơ cấu dân sự, các cá nhân được trao quyền và trách nhiệm quản lý) đối với khách

thể (là mọi thành tố tham gia và làm nên đời sống văn hóa) nhằm đạt được mục tiêu

mong muốn (bảo đảm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, nâng cao vị thế quốc

gia, cải thiện chất lượng sống của người dân...) [31, tr.21].

QLVH bao gồm:

- Xác lập hệ quan điểm chủ đạo (hệ tư tưởng chính trị, kinh tế, xã hội, đạo

đức...), những nguyên tắc cơ bản xây dựng và phát triển văn hóa là cơ sở của việc

xác lập nội dung và phương thức QLVH (thể hiện trong Hiến pháp, các văn kiện

chính thức của Đảng, chiến lược phát triển văn hóa của Chính phủ).

- Bộ máy tổ chức, cán bộ thực hiện chức năng QLVH từ Trung ương đến địa

phương và theo các lĩnh vực.

- Cơ chế phối hợp liên ngành (Ban, Bộ, ngành, đoàn thể, cơ cấu dân sự...).

- Hệ thống pháp luật (Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư, Chỉ

thị, Văn bản hướng dẫn, Qui chế, Qui tắc, Qui định...).

Page 36: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

24

- Hệ thống chính sách trên từng lĩnh vực (lối sống, nếp sống, văn học - nghệ

thuật, di sản văn hóa, văn hóa dân tộc...) và theo địa bàn lãnh thổ (trung ương - địa

phương, đô thị - nông thôn, đồng bằng - miền núi, trong nước - ngoài nước...). Cần

lưu ý đến tầm quan trọng của các chính sách đầu tư phát triển các nguồn lực (đặc

biệt là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực) và phương tiện cho văn hóa.

- Công tác giám sát kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.

Đối với quản lý văn hóa Việt Nam, có tính chất đặc thù theo cơ chế: đảng

lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ (đảng lãnh đạo bằng chủ trương,

đường lối; nhà nước quản lý bằng chính sách, pháp luật; nhân dân làm chủ thông

qua dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra). Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa Việt Nam, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đảng vì vậy theo tác giả: Quản lý

văn hóa Việt Nam chính là việc thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà

nước có thẩm quyền, đến với toàn thể đời sống văn hóa và hoạt động văn hóa nhằm

đạt được mục tiêu xây dưng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân

tộc, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát

triển kinh tế xã hội.

1.2.3.3. Ngành khoa học Quản lý văn hóa

Là một ngành đào tạo chuyên môn về lĩnh vực QLVH (trước đây gọi là ngành

văn hóa quần chúng), mã số 52220342 theo thông tư số 14/2010 TT-BGDĐT ngày

27/04/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [10], Ngành QLVH đáp ứng nhu cầu nguồn

nhân lực trong hoạt động văn hóa trên phạm vi cả nước. Bao gồm: Quản lý nhà nước về

lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thông tin tuyên truyền, quảng bá, xuất bản, dịch vụ văn

hóa công cộng, thiết chế văn hóa (do chính phủ qui đinh) và tổ chức các hoạt động của

sự nghiệp văn hóa như: đào tạo bồi dưỡng, sáng tác, biểu diễn, quản lý tốt tài sản, cơ sở

vật chất và các phương tiện chuyên dùng, kinh doanh các dịch vụ văn hóa nhằm nâng

cao mức hưởng thụ của nhân dân.

Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học dựa vào ba tiêu chí cơ bản sau:

- Ngành QLVH là ngành khoa học thực hành;

- Chương trình đào tạo phải chuẩn hóa;

- Gắn liền với công nghệ thông tin và trang thiết bị hiện đại.

Ngành khoa học thực hành trong chương trình đào tạo phải đảm bảo: kiến

thức đại cương (phần lý luận chính trị; khoa học xã hội - nhân văn - nghệ thuật) và

kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (cơ sở ngành; kiến thức ngành và chuyên ngành).

Page 37: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

25

Chương trình đào tạo phải chuẩn hóa. Trước hết phải chuẩn hóa các thuật

ngữ trong các môn học của ngành đào tạo QLVH, sử dụng những thuật ngữ QLVH

tiếng Việt chuẩn hóa sang tiếng Anh tương đương để đảm bảo tính khoa học. Trong

quá trình thiết kế các môn học cần cân đối lại các môn học cho phù hợp, đảm bảo

cho người học tích lũy được kiến thức thức cơ bản của ngành học với phương châm

"đa năng nhất chuyên" (biết nhiều nghề giỏi một nghề), thuộc phần kiến thức cơ sở

ngành, kiến thức ngành, kiến thức chuyên ngành phải hợp lý, có tính liên thông với

nhau, bổ trợ cho nhau, tránh trùng lặp. Đồng thời nên tạo cho người học có thể học

được ngành có tính chuyên sâu, phù hợp với sở trường, năng lực và năng khiếu của

từng sinh viên.

Chương trình đào tạo gắn liền với công nghệ thông tin và vận hành sử dụng

các phương tiện kỹ thuật hiện đại, QLVH là một ngành khoa học gắn liền với công

nghệ thông tin và phương tiện tiện ích của thiết bị công nghệ hiện đại như: sử dụng

có hiệu quả mạng Internet; tính năng máy vi tính; website; thiết bị điện tử (âm nhạc,

ánh sáng, âm thanh, hình ảnh, thiết bị sân khấu, truyền thông đa phương tiện…bằng

công nghệ mới)

Theo tác giả: Ngành khoa học Quản lý văn hóa là ngành vận dụng được

chương trình đào tạo đảm bảo kiến thức đại cương và kiến thức giáo dục chuyên

nghiệp, đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, bởi tính khoa

học thực hành, yêu cầu chuẩn đầu ra và gắn liền với công nghệ thông tin, trang

thiết bị hiện đại theo xu thế phát triển của xã hội.

1.2.4. Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội

1.2.4.1. Lý thuyết cung cầu

Qui luật cung cầu: thường gặp trong kinh tế học, là mối quan hệ trao đổi.

Cầu của hàng hóa hay dịch vụ mô tả số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu

dùng sẽ mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể, trong điều kiện

các yếu tố khác không đổi. Ngược lại cung của một hàng hóa hoặc dịch vụ là lượng

hàng hóa hay dịch vụ người sản xuất sẽ cung ứng ở các mức giá khác nhau tại một

thời điểm cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi [96].

Khi giá một mặt hàng tăng lên thì lượng cung mặt hàng đó cũng tăng lên

(trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) và ngược lại. Nguyên lý cung - cầu, hay

quy luật cung cầu, cho rằng thông qua sự điều chỉnh của thị trường, một mức giá

cân bằng (còn gọi là mức giá thị trường) và một lượng giao dịch hàng cân bằng sẽ

được xác định. Mức giá và lượng hàng đó tương ứng với giao điểm của đường cung

và đường cầu. Trạng thái cân bằng của một mặt hàng như thế gọi là cân bằng bộ

Page 38: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

26

phận. Khi đạt trạng thái cân bằng của cùng lúc tất cả các mặt hàng, kinh tế học gọi

đó là cân bằng tổng thể hay cân bằng chung. Ở trạng thái cân bằng, sẽ không có dư

cung (lượng cung lớn hơn lượng cầu) hay dư cầu (lượng cầu lớn hơn lượng cung).

Áp dụng qui luật cung cầu trong quản lý đào tạo ngành QLVH thì nguồn

cung ở đây chính là cơ sở GDĐH, cung cấp sản phẩm sau đào tạo, sản phẩm này

được cạnh tranh tranh bình đẳng sẽ tạo ra thị trường. Nguồn cầu, chính là cơ quan

sử dụng nguồn nhân lực ngành QLVH bao gồm cơ quan nhà nước, lực lượng vũ

trang, doanh nghiệp và cá nhân có sử dụng lao động ngành QLVH. Giữa cung và

cầu có mối quan hệ mất thiết với nhau, tác động lẫn nhau cùng phát triển.

1.2.4.2. Nhu cầu xã hội về đào tạo

Hiện nay, khái niệm nhu cầu xã hội còn nhiều tranh luận và chưa đi đến

thống nhất. Có quan điểm cho rằng đào tạo theo nhu cầu xã hội gồm: đào tạo theo

yêu cầu của nhà nước, các địa phương, nhu cầu của người sử dụng lao động, nhu

cầu của người học và cả nhu cầu của phụ huynh học sinh. Song cũng có quan điểm

cho rằng, đào tạo theo nhu cầu là phương thức tổ chức đào tạo ngắn hạn, đào tạo

đáp ứng ngay nhu cầu trước mắt. Cũng có quan điểm khác cho rằng nhu cầu cầu xã

hội là nhu cầu của người học. Khách hàng quan trọng nhất của nhà trường là người

học, có người học nhà trường mới tồn tại. Hiện nay, có rất nhiều người muốn đi

học, nhất là học đại học nên phải mở rộng hình thức, loại hình đào tạo, xây dựng

thêm hệ thống các trường đại học, để đáp ứng nhu cầu xã hội.

Theo tác giả: Nhu cầu xã hội là sự thỏa mãn nhu cầu nào đó của cá nhân,

gia đình và xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài về lĩnh vực

mà họ quan tâm, mong muốn.

1.2.4.3. Yêu cầu xã hội

Khái niệm yêu cầu xã hội, xét một mặt nào đó nó cũng đồng nghĩa với nhu

cầu xã hội. Nhưng yêu cầu xã hội nghĩa hẹp hơn chính là vấn đề cụ thể mà cuộc

sống - xã hội đặt ra trong một thời điểm nào đó, đòi hỏi cần được đáp ứng ngay giải

quyết tức thì đến tận gốc yêu cầu đó, chính là đáp ứng yêu cầu xã hội.

- Người học là khách hàng trực tiếp hưởng thụ dịch vụ giáo dục do cơ sở đào

tạo mang lại.

Nhu cầu của người học là có được những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề

nghiệp cần thiết để phát triền năng lực, nhân cách cá nhân, có cơ hội tìm kiếm việc

làm. Do vậy, nhu cầu này phụ thuộc phần lớn vào chất lượng và số lượng chỗ trống

việc làm của từng cơ quan, doanh nghiệp.

Page 39: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

27

Theo tác giả: Yêu cầu xã hội đồng nghĩa với nhu cầu xã hội là sự thỏa mãn

nhu cầu của cá nhân, gia đình và xã hội (địa phương, cơ quan nhà nước, các tổ

chức chính trị xã hội…) nhằm thỏa mãn nhu cầu cụ thể nào đó về lĩnh vực đào tạo

mà họ, mong muốn.

1.2.4.4. Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hôi

Để đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, các cơ sở đào tạo phải trả lời các câu hỏi

đào tạo ai, đào tạo cái gì, đào tạo theo nội dung nào? theo phương thức nào? đào tạo

để làm gì? phục vụ ai? quản lý đào tạo như thế nào để đáp ứng nhu cầu xã hội?

Đào tạo cái gì, xưa nay theo cách tiếp cận của nhà trường truyền thống thì

nhà trường thường đào tạo "cái mà mình có", cho nên sản phẩm đào tạo không thể

đáp ứng được với nhu cầu xã hội, mà cần xác định lại phương châm, nội dung đào

tạo phải làm như thế nào để đáp ứng được nhu cầu của từng loại khách hàng.

Khách hàng có nhiều loại như đã nêu trên, có những khách hàng như nhà

nước hoặc những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, kinh doanh thì đòi hỏi sản phẩm

đào tạo cũng rất khác nhau, yêu cầu về chất lượng cũng rất khác nhau đòi hỏi đào

tạo dài hạn chuyên sâu một ngành, nghề diện rộng hoặc một ngành đào tạo chuyên

sâu. Tuy nhiên cũng có những khách hàng như các doanh nghiệp địa phương, khách

hàng chỉ yêu cầu đào tạo ngắn hạn theo một nghề diện hẹp hay một nghề xã hội. Do

vậy, nội dung chương trình đào tạo phải rất đa dạng, linh hoạt không thể rập khuôn,

cứng nhắc, theo một chương trình đã định. Để làm được điều này, chương trình đào

tạo phải được thiết kế theo module, học phần tích hợp và liên thông giữa các trình

độ và điều quan trọng là phải xây dựng được chuẩn đầu ra của các chương trình đào

tạo theo chuẩn nghề nghiệp của sản xuất thì mới có thể đào tạo đáp ứng yêu cầu của

xã hội.

Đào tạo như thế nào, đề cập đến việc tổ chức quá trình đào tạo, tạo mọi cơ

hội cho người học có thể tiếp cận được với môi trường sản xuất thực tế của nhà

nước và các doanh nghiệp, dạy học gắn lý thuyết với thực hành và cải tiến phương

pháp dạy học, ứng dụng các công nghệ dạy học hiện đại, đặc biệt là công nghệ

thông tin trong dạy học để phát huy tính tích cực và chủ động của người học.

Đào tạo bao nhiêu, bên cạnh việc dự báo nhu cầu nguồn lực kinh tế, cần có

biện pháp thu thập và cập nhật thông tin về nhu cầu đào tạo của xã hội về số lượng,

cơ cấu ngành nghề cũng như trình độ đào tạo.

Như vậy, muốn tìm được câu trả lời chuẩn xác phải xác định được nhu cầu

về đào tạo nhân lực của xã hội, hay nói chính xác nhu cầu xã hội sẽ là cái mốc để

Page 40: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

28

giáo dục đào tạo nói chung và nhà trường nói riêng điều chỉnh kế hoạch đào tạo và

tuyển sinh hàng năm cho phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Theo tác giả: Đào tạo theo nhu cầu xã hội là hoạt động đào tạo được xác

định về số lượng, mục tiêu, nội dung chương trình dựa vào nhu cầu và yêu cầu của

xã hội đồng thời được tổ chức đào tạo sao cho sản phẩm đầu ra tạo được sự hài

lòng đối với người học, xã hội và cơ quan sử dụng lao động.

1.3. Đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa đáp ứng nhu cầu xã hội

1.3.1. Đặc trưng của đào tạo cử nhân ngành QLVH

Ngành Quản lý văn hóa, là ngành đào tạo thuộc nhóm khoa học xã hội với sự

liên kết liên ngành, ngoài phần kiến thức đại cương theo qui định chung, thì cơ sở

ngành, kiến thức ngành và chuyên ngành được thiết kế một cách họp lý (trong đó có

một số chuyên ngành thuộc nhóm nghệ thuật có tính đặc thù như: âm nhạc, sân

khấu, mỹ thuật, múa, điện ảnh, tổ chức sự kiện... rất cần được quan tâm).

i) Mục tiêu đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa

Sau khi tốt nghiệp cử nhân quản lý văn hóa, người học phải đạt được các

mục tiêu sau đây:

Nắm vững và vận dụng được những kiến thức cơ bản về văn hóa - nghệ

thuật; có trình độ lý luận và năng lực quản lý, tổ chức, điều hành được các hoạt

động văn hóa - nghệ thuật trong cơ quan, tổ chức thuộc khu vực nhà nước và ngoài

nhà nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá

trình hội nhập quốc tế [68, tr.8].

ii) Nội dung chương trình đào tạo cử nhân quản lý văn hóa

Nội dung chương trình đào tạo gồm các khối kiến thức: Đặc trưng cơ sở

ngành, kiến thức chuyên ngành, nội dung gồm phần tự chọn và phần bắt buộc.

(1) Đặc trưng cơ sở ngành [68, tr.10]

- Là những học phần trang bị cho người học những kiến thức lý luận cơ bản về

vị trí, vai trò, bản chất, đặc điểm, hệ thống khái niệm và phân loại các loại hình nghệ

thuật (7 loại hình nghệ thuật), lược trình phát triển, những trường phái nghệ thuật của

thế giới và Việt Nam, phân loại các thành tố văn hóa và vùng văn hóa Việt Nam; kiến

thức nội hàm về khoa học quản lý, các chức năng cơ bản của tổ chức ảnh hưởng đến

việc thực hiện các chức năng quản lý; kiến thức chung về quản lý văn hóa như chức

năng, nhiệm vụ, yêu cầu của hoạt động quản lý văn hóa.

- Kiến thức cơ bản về tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam; sự hình thành hệ

thống pháp luật văn hóa ở Việt Nam, một số văn bản pháp luật của Việt Nam và

Page 41: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

29

quốc tế liên quan đến quản lý hoạt động văn hóa, công tác thanh tra, kiểm tra và xử

lý vi phạm hành chính trong văn hóa.

- Vấn đề gia đình trong hoạt động văn hóa, những nguyên lý, lịch sử phát

triển và xu hướng biến đổi của gia đình, những giá trị chuẩn mực trong văn hóa gia

đình Việt Nam truyền thống, những vấn đề đặt ra trong cho gia đình hiện nay.

(2) Đặc trưng kiến thức ngành [68, tr.12]

- Là phần kiến thức quan trọng, tiền đề cho việc thực hiện nhiệm vụ đối với

mỗi cử nhân văn hóa, bao gồm: chính sách văn hóa, kinh tế học văn hóa, công

nghiệp văn hóa, marketing văn hóa nghệ thuật, văn hóa cộng đồng, quản lý thiết chế

văn hóa, di sản văn hóa, tổ chức quản lý các sự kiện văn hóa. Trang bị những kiến

thức cơ bản về chính sách văn hóa, nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật, vai trò, đặc

điểm, cấu trúc, mối quan hệ, cơ bản của chính sách văn hóa đối với nguồn nhân lực

và các mô hình chính sách của văn hóa thế giới. Các mô hình phổ biến, đặc điểm,

hạn chế và quá trình phát triển của chính sách văn hóa, nguồn nhân lực qua các giai

đoạn lịch sử, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam.

- Nhóm kiến thức về kinh tế học và kinh tế học văn hóa, mối quan hệ tương

tác của kinh tế với văn hóa, hoạt động văn hóa nghệ thuật trong nền kinh tế thị

trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam; quy trình sáng tạo và phân phối các

sản phẩm văn hóa; đặc điểm và vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa; bối cảnh

và xu hướng phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa; chính sách phát triển

các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam và thế giới. Đặc điểm, chức năng,

nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nhân sự của thiết chế văn hóa (nhà văn hóa, câu lạc bộ,

bảo tàng, thư viện, khu vui chơi giải trí...) các hình thức, phương pháp, kỹ năng xây

dựng, phát triển tổ chức hoạt động, quản lý văn hóa cộng đồng; tổ chức, quản lý các

các sự kiện văn hóa, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện.

(3) Đặc trưng chuyên ngành [68, tr.15]

* Chuyên ngành Quản lý hoạt động văn hóa xã hội

Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản có liên quan đến quản lý văn

hóa như: nghiên cứu khoa học và thực hiện kỹ năng nghiên cứu khoa học về văn

hóa; quản trị hành chính văn phòng và các kỹ năng nghiệp vụ về quản lý hành chính

văn phòng, xây dựng ban hành văn bản, quản lý văn bản và kỹ năng thực hiện công

tác lễ tân hội nghị, công tác lưu trữ hồ sơ tài liệu; xây dựng và quản lý dự án văn

hóa nghệ thuật, qui trình thiết kế, triển khai thực hiện và đánh giá các kế hoạch, dự

án văn hóa nghệ thuật. Song song với kiến thức quản lý thì chuyên ngành còn trang

bị cho người học những kiến thức về: công tác tuyên truyền bằng ngôn ngữ nói

Page 42: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

30

(tuyên truyền miệng), tuyên truyền cổ động trực quan, phương pháp tổ chức, quản

lý, thực hiện các chương trình tuyên truyền miệng và hoạt động sáng tác cổ động

trực quan, tuyên truyền bằng các loại hình nghệ thuật và tuyên truyền qua các

phương tiện truyền thông; quy trình tổ chức sự kiện; phương pháp lập kế hoạch,

nghiên cứu sự kiện; cấu trúc, nguyên tắc và các thủ pháp xây dựng chương trình,

thiết kế không gian sự kiện. Xác định giá trị của sự kiện, phân loại tài trợ và tổ chức

sản xuất chương trình, sụ kiện.

* Chuyên ngành Tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật

Trang bị cho người học một thời lượng kiến thức chuyên môn có tính chuyên

về ngành về âm nhạc, mỹ thuật, múa bao gồm: đặc điểm, hình thức, thể loại và đặc

tính của nhạc hát, nhạc đàn; nắm vững nguyên tắc và quy trình sáng tác, biểu diễn,

dàn dựng tác phẩm âm nhạc. Thực hành một số kỹ thuật cơ bản để rèn luyện kỹ

năng, phân tích, đánh giá tác phẩm âm nhạc, mỹ thuật, múa. Vận dụng các kiến

thức, kỹ năng vào việc tổ chức, quản lý các chương trình văn hóa nghệ thuật. Ngoài

ra còn trang bị cho người học về phương pháp, cách thức diễn xuất của diễn viên,

những đặc điểm về phong cách diễn xuất múa, sân khấu, điện ảnh, truyền hình.

Thực hành kỹ thuật cơ bản về tiếng nói và hình thể của diễn viên trên sân khấu,

phân tích, đánh giá kỹ thuật diễn xuất của diễn viên. Vận dụng các kiến thức, kỹ

năng trên vào việc hướng dẫn, chỉ đạo diễn xuất cho diễn viên, người dẫn chương

trình, người tham dự với các vai trò khác nhau trên sân khấu trong các chương trình

văn hóa nghệ thuật.

Trang bị những kiến thức cơ bản về nghệ thuật biên kịch, phân biệt các thể

loại kịch bản và đặc điểm của kịch bản chương trình văn hóa nghệ thuật; nguyên tắc

viết kịch bản chương trình văn hóa nghệ thuật; các thành tố cấu thành nên chương

trình văn hóa nghệ thuật; phương pháp tư duy khoa học, tư duy hình tượng, chu trình

tư duy và những kỹ thuật xây dựng đề cương chương trình, kịch bản chương trình.

Vận dụng những kiến thức trên vào việc sáng tác kịch bản chương trình văn hóa nghệ

thuật. Đồng thời tiếp cận kiến thức về nghệ thuật đạo diễn, phân biệt các hình thức

đạo diễn và xác định được mối tương quan giữa đạo diễn sân khấu với đạo diễn sự

kiện văn hóa và chương trình nghệ thuật, các thủ pháp đạo diễn với các đơn nguyên

của nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật tạo hình, kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, điện

ảnh… thực hiện kế hoạch của người đạo diễn với các bộ phận có liên quan, đạo

diễn, dàn dựng các chương trình văn hóa nghệ thuật.

(4) Đặc trưng phần tự chọn [68, tr.16]

Page 43: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

31

Để phát huy sở trường, năng lực, khả năng, năng khiếu của người học. Do đó

trong quá trình đào tạo, các nhà trường đã tạo cho người học phần tự chọn, dể người

học chủ động phát huy được khả năng riêng biệt của bản thân. Phần tự chọn được

thể hiện từ cơ sở ngành, kiến thức ngành và chuyên ngành: phần cơ sở ngành, người

học được chọn 4/6 tín chỉ của 3 học phần: pháp luật về văn hóa, văn hóa nông thôn, văn

hóa đô thị để phù hợp với điều kiện công tác sau khi tốt nghiệp, phần này cũng là đã đáp

ứng được yêu cầu của người học đối với cơ sở ngành; phần kiến thức ngành: cũng có

4/6 tín chỉ của 3 học phần, người học có thể chọn 2 trong 3 học phần gồm có: xã hội

học văn hóa, xã hội học gia đình, giáo dục nghệ thuật để học, sao cho phù hợp với

điều kiện công tác sau khi tốt nghiệp, phần này cũng là đã đáp ứng được yêu cầu

của người học đối với kiến thức ngành; phần chuyên ngành chia làm 2: người học

được chọn nhiều hơn có 8/12 tín chỉ của 4 học phần đối với chuyên ngành “Quản lý

hoạt động văn hóa xã hội” và 8 học phần đối với chuyên ngành “Tổ chức hoạt động

văn hóa nghệ thuật”, khi đó người học sẽ được bộc lộ khả năng vốn có của mình,

phù hợp với sở trường và năng khiếu

iii) Phương thức đào tạo

Phương thức đào tạo theo niên chế hoặc theo học chế tín chỉ, tuy nhiên hoạt

động đào tạo phải được tổ chức theo hướng tăng cường thực hành, trải nghiệm thực

tế của người học.

iv) Đánh giá kết quả đào tạo cử nhân Quản lý văn hóa

Đánh giá kết quả đào tạo cử nhân Quản lý văn hóa phải dựa trên năng lực

của cán bộ quản lý văn hóa đã hành nghề hay chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo. Các lực lượng đánh giá bao gồm giảng viên, nhà quản lý và người sử dụng lao

động đánh giá. Hình thức và phương pháp đánh giá cần phải được đa dạng hóa và

phối hợp nhiều hình thức, phương pháp đánh giá, coi trọng đánh giá năng lực thực

hành, năng lực làm việc của sinh viên tốt nghiệp. Tiêu chuẩn đánh giá dựa trên

chuẩn đầu ra xây dựng nội dung và tiêu chí đánh giá và cụ thể hóa theo các thang đo

kết quả đạt được ở sinh viên.

1.3.2. Các thành tố của quá trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa

* Quá trình đào tạo nói chung đều bao quát các thành tố như:

- Mục tiêu đào tạo (đào tạo nhằm mục đích gì);

- Đối tượng đào tạo (đào tạo ai);

- Chủ thể đào tạo (ai đào tạo);

- Nội dung chương trình đào tạo (đào tạo cái gì);

- Phương thức đào tạo (đào tạo bằng cách nào);

- Điều kiện phục vụ đào tạo.

Page 44: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

32

Những vấn đề nêu trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, chi phối lẫn nhau,

phụ thuộc nhau và là điều kiện cho nhau. Chúng không tồn tại riêng lẻ mà kết hợp

với nhau, cùng vận động trong một chỉnh thể thống nhất, cùng tồn tại và chỉ tồn tại

trong một hệ thống đưa người học từ trạng thái chưa đạt mục tiêu đến đạt mục tiêu

ngày càng tốt hơn.

Trong các yếu tố cơ bản của hoạt động đào tạo, yếu tố mục tiêu qui định các

chuẩn mực phải đạt được, những yếu tố cơ bản còn lại của hoạt động đào tạo hợp

thành các điều kiện, các phương tiện để thực hiện các chuẩn đó. Tính hiện thực, tính

khả thi của mục tiêu đào tạo được đo bằng số lượng và chất lượng của năm yếu tố

còn lại có phù hợp với mục tiêu đào tạo hay không. Trong các yếu tố cấu thành khả

năng biến mục tiêu đào tạo thành hiện thực thì có hai yếu tố cơ bản nhất là yếu tố

dạy (chủ thể đào tạo) và yếu tố học (đối tượng đào tạo), chúng tạo ra động lực của

sự đào tạo, giáo dục, dạy học. Các yếu tố khác, phát huy tác dụng trong chừng mực

được sử dụng thông qua người dạy và người học. Trong hai yếu tố người dạy và

người học thì sự đam mê của người thày trong việc dạy và tính tự giác của người

học trong việc học là điều kiện then chốt quyết định chất lượng đào tạo. Tính tự

giác và sự đam mê này, một phần là do bản thân người dạy và người học tự tạo ra

cho mình, nhưng một phần không kém quan trọng là được tạo ra gián tiếp hay trực

tiếp bởi tính chất và đặc điểm của xã hội trong đó họ sống và dạy hay học nói chung

và các chính sách xã hội có liên quan.

Hoạt động đào tạo là công việc dạy học diễn ra theo qui trình: mô hình với

các lớp học theo một chương trình chung nhất loạt cho mọi người (mô hình theo

niên chế và mô hình cấu trúc theo module), sinh viên có thể lựa chọn chương trình

học riêng cho phù hợp với khả năng và điều kiện bản thân (học chế tín chỉ). Ở Việt

Nam, đã và đang mở rộng mô hình này và đã thu được những kết quả khả quan. Mô

hình này có những đặc trưng:

- Cho phép người học đạt được văn bằng đại học qua việc tích lũy các tri

thức giáo dục khác nhau được đo lường bằng một đơn vị xác định (tín chỉ);

- Học chế tín chỉ đòi hỏi nội dung chương trình được cấu trúc thành các

module, được giảng dạy trọn vẹn cần phân bố đều trong các học kỳ;

- Việc đánh giá kết quả học tập được thực hiện thường xuyên, dựa vào sự

đánh giá đối với các môn học tích lũy để cấp bằng tốt nghiệp;

- Học chế tín chỉ thường sử dụng phương pháp dạy phát huy tính tích cực chủ

động của người học, đòi hỏi người học phải chủ động tự nghiên cứu bài học dưới sự

Page 45: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

33

hướng dẫn của giáo viên hơn là việc tiếp thu thụ động các kiến thức được người

thầy truyền thụ trên lớp;

Hệ thống học chế tín chỉ còn tạo ra khả năng đạt hiệu quả cao về mặt quản lý

và giảm giá thành đào tạo.

1.3.3. Mối quan hệ giữa đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa và nhu cầu xã hội

1.3.3.1. Nhu cầu xã hội đặt ra cho đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa

* Yêu cầu chung đào tạo cử nhân quản lý văn hóa

Đào tạo cử nhân khoa học ngành Quản lý văn hóa, có kiến thức cơ bản về

văn hóa - nghệ thuật; có trình độ lý luận và năng lực quản lý, tổ chức, điều hành

các hoạt động văn hóa - nghệ thuật trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước,

đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội

nhập quốc tế.

* Yêu cầu cụ thể đào tạo cử nhân quản lý văn hóa

- Yêu cầu về kiến thức:

+ Hiểu biết đầy đủ các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin; đường lối

cách mạng, đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ

Chí Minh; có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội nhân văn và nghệ thuật;

+ Nắm vững kiến thức về khoa học quản lý trong lĩnh vực văn hóa - xã hội -

nghệ thuật.

- Yêu cầu kỹ năng:

+ Kỹ năng quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật;

+ Kỹ năng nghiên cứu đề xuất các dự án văn hóa;

+ Kỹ năng giao tiếp;

+ Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập;

+ Kỹ năng sinh hoạt cộng đồng;

+ Kỹ năng thuyết trình;

+ Kỹ năng quan hệ công chúng.

- Yêu cầu thái độ:

+ Có tư tưởng chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với đường lối lãnh

đạo của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh những quy định và pháp luật của nhà nước

đối với các hoạt động văn hóa nghệ thuật;

+ Có phẩm chất đạo đức tốt và nếp sống văn hóa, lành mạnh;

Page 46: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

34

+ Có lòng yêu nghề, có thái độ tích cực trong việc tự học, tự bồi dưỡng kiến

thức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có tinh thần trách nhiệm và tác

phong làm việc khoa học trong tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa nghệ

thuật; biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của cộng đồng xã hội;

+ Có đủ sức khỏe để học tập, công tác và lao động theo quy định của Bộ

Giáo dục và Đào tạo.

* Yêu cầu vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Cán bộ, chuyên viên phụ trách công tác văn hóa xã hội trong hệ thống: Tổ

chức chính quyền các cấp (UBND các cấp); các tổ chức đoàn thể - chính trị, xã hội,

nghề nghiệp: Mặt trận tổ quốc, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân,…;

- Cán bộ, chuyên viên quản lý và tổ chức các hoạt động chuyên môn nghiệp

vụ trong lĩnh vực VHNT tại: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Phòng Văn hóa;

Trung tâm văn hóa (Nhà Văn hóa); Câu lạc bộ; các cơ sở đào tạo; các tổ chức chính

trị xã hội nghề nghiệp, lực lượng vũ trang và doanh nghiệp…

- Chuyên gia tổ chức sự kiện tại các công ty truyền thông, quảng cáo, sự kiện.

1.3.3.2. Yêu cầu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội

Giữa đào tạo và nhu cầu xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ lẫn

nhau để cùng phát triển. Trong cơ chế thị trường hiện nay, đào tạo sẽ không thể tách

rời nhu cầu cầu xã hội, được thể hiện:

- Sản phẩm đào tạo đáp ứng với đòi hỏi của cơ quan nhà nước, tổ chức chính

trị- xã hội, doanh nghiệp, nhu cầu người học và mong muốn của gia đình người học.

- Sản phẩm đào tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng của các địa phương, vùng miền

và khu vực. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thị trường, sản phẩm đào tạo đã

có sự cạnh tranh bởi được coi là “hàng hóa đặc biệt” nên bình đẳng trước thương

trường, theo qui luật cung - cầu và lựa chọn của khách hàng cho nên qui luật đào

thải đã xuất hiện. Để đáp ứng nhu cầu xã hội, điều kiện tiên quyết là nâng cao chất

lượng sản phẩm đào tạo.

- Trong sự phát triển của xã hội thì nguồn nhân lực trở trở thành nhu cầu. Do đó

việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo theo hướng tiếp cận năng

lực, tăng cường ứng dụng đáp ứng trực tiếp với nhu cầu xã hội là việc làm cần thiết.

1.4. Những vấn đề về quản lý đào tạo ngành QLVH đáp ứng nhu cầu xã hội

Page 47: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

35

1.4.1. Mô hình CIPO và khả năng ứng dụng trong quản lý đào tạo ngành QLVH

đáp ứng nhu cầu xã hội

1.4.1.1. Một vài mô hình quản lý đào tạo trong giáo dục đại học

* Tiếp cận quản lý dựa vào nhà trường (SBM)

Xuất hiện như một tất yếu nhằm thu hút và tạo điều kiện cho mọi người,

trong đó có người dạy và người học được tham gia một cách dân chủ vào việc quản

lý và quyết định những vấn đề liên quan đến nhà trường. Nó được nhiều nước trên

thế giới áp dụng và có những tên gọi khác nhau như: nhà trường tự quản (Self

managing school - SMS); quản lý nhà trường tại địa phương (Local management),

quản lý lấy nhà trường làm trung tâm (School - centered management),...

Quản lý dựa vào nhà trường có hai tính chất cơ bản:

- Tăng quyền tự chủ cho nhà trường đối với ngân sách, nhân sự và chương

trình dạy học.

- Trường học là đơn vị cơ sở có quyền ra quyết đinh, giải quyết các vấn đề

nảy sinh ngay tại chỗ với sự tham gia của đông đảo các thành viên trong nhà trường

và những người có liên quan.

Quản lý giáo dục lấy nhà trường làm cơ sở là phương hướng cải tiến QLGD

theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các

chủ thể quản lý bên trong nhà trường, trao cho họ quyền hạn và trách nhiệm rộng rãi

hơn để thực hiện nguyên tắc giải quyết vấn đề tại chỗ. Cách tiếp cận này đòi hỏi cán bộ

quản lý trường học phải có năng lực ra quyết định phù hợp với quyền tự chủ về nhân

sự và tài chính; đòi hỏi đội ngũ nhà giáo năng lực làm việc tập thể, giải quyết vấn đề,

hoạch định kế hoạch để phát triển, đòi hỏi tập thể giáo viên, cán bộ nhân viên trong nhà

trường năng lực đóng góp và tham gia vào công tác quản lý với lượng thời gian đáng

kể và cơ chế phối hợp. Mặt khác cũng giảm bớt tính chỉ đạo một chiều của cơ quan

quản lý cấp trên, tăng cường khuyến khích động viên tạo điều kiện cho nhà trường phát

huy vai trò chủ động sáng tạo trong quản lý điều hành.

Thực chất quản lý dựa vào nhà trường là sự phân quyền (có tác giả gọi lả tản

quyền), tạo điều kiện cho các thành viên trong nhà trường và cộng đồng tự quyết định

vận mệnh của nhà trường. Đây là vấn đề liên quan đến mật thiết đến dân chủ, thực hiện

quyền làm chủ của người dân trong việc tham gia xây dựng giáo dục [53, tr.166].

* Tiếp cận quản lý theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể

Page 48: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

36

Hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo được tiến hành ngay từ đầu và kiểm

soát toàn bộ quá trình, nhà quản lý quan tâm đến phòng ngừa các yếu tố rủi ro và

giám sát chất lượng đào tạo, làm tốt ngay từ khâu tuyển sinh, tổ chức quá trình đào

tạo và đánh giá kết quả đầu ra. Triết lý cơ bản của quan điểm quản lý đào tạo theo

tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể là coi trọng khách hàng, cam kết chất lượng,

cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng đào tạo.

* Tiếp cận quản lý theo mục tiêu (MBO)

Quản lý theo mục tiêu là huy động mọi biện pháp, mọi cách thức để đạt tới

mục tiêu đã xác định. Việc quản lý này, cho phép cấp dưới cũng như từng thành

viên của tổ chức có thể đo lường được kết quả công việc của họ trong khi thực hiện

cũng như khi làm xong công việc, trên cơ sở đó cấp dưới làm tốt được việc tự kiểm

tra và tự điều chỉnh trong quá trình thực hiện mục tiêu.

1.4.1.2. Mô hình CIPO

Mô hình đào tạo được mô tả theo sơ đồ CIPO, diễn tả như sau [45, tr.65]:

Sơ đồ 1.1. Hoạt động đào tạo theo mô hình CIPO

- Đầu vào (I - Input) của đào tạo bao gồm: tuyển sinh, giáo viên, chương

trình đào tạo, CSVC trang thiết bị dạy học, đó là những điều kiện đảm bảo chất

Đầu vào (Input)

-Tuyển sinh

- Giáo viên

- Tài chính

- C.T đào tạo

- CSVC, TBDH

Quátrình (Process)

- Mục tiêu; - Đối tượng;

- Chủ thể; - Nội dung;

- Phương thức ĐT;

- Điều kiện phục vụ ĐT.

Quá trình đào tạo

Đầu ra

(Output/Outcome)

*SV tốt nghiệp:

- Thỏa mãn nhu cầu

học tập của cá nhân

- Đáp ứng nhu cầu XH

Bối cảnh (Context)

- Chính trị, kinh tế, xã hội

- Luật pháp (Luật GD, Luật CCVC...)

- Tiến bộ KHCN

- Hội nhập quốc tế, đối tác cạnh tranh...

- Mối quan hệ với doanh nghiệp

- Đầu tư cho giáo dục & đào tạo,...

Page 49: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

37

lượng đào tạo. Nếu không có những điều kiện đảm bảo chất lượng đạt mức yêu cầu

tối thiểu thì không thể đào tạo có chất lượng, do vậy để đảm bảo chất lượng đào tạo

trước hết cần quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng.

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo xã hội, chương trình đào tạo có ý nghĩa quyết

định. Nếu mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo không phù hợp với yêu cầu

người sử dụng lao động thì mọi điều kiện đảm bảo chất lượng khác cũng trở thành

vô nghĩa vì mọi điều kiện khác cũng chỉ nhằm mục đích là thực hiện được mục tiêu

và nội dung chương trình đào tạo.

Do vậy, chương trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu xã hội cần được xây

dựng trên cơ sở để người học cần học những gì mà bản thân họ và xã hội cần, nhằm

có cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, quản lý đầu vào cũng

cần quan tâm đến quản lý quá trình tuyển sinh, hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp

cho học sinh phổ thông, nguồn tuyển sinh của các trường đại học.

- Quá trình (P - Process) bao gồm: Quá tổ chức quá trình đào tạo và quá

trình dạy học. Những thành tố có tác động đến quá trình dạy học bao gồm việc thực

hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học, phương pháp dạy của giảng viên,

phương pháp học của sinh viên và các phương tiện kỹ thuật dạy học,... do vậy quản

lý quá trình dạy học bao gồm quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương

trình và kế hoạch dạy học; quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học; quản lý việc

học của sinh viên; quản lý việc sử dụng các phương tiện dạy học.

Để đào tạo đáp ứng được yêu cầu của xã hội, quá trình dạy học phải bám sát

các hoạt động thực tiễn, cần tạo cho sinh viên có cơ hội được học tập và thực hành

trong môi trường phù hợp với công việc sau này của người học để người học có

điều kiện tiếp cận với môi trường, điều kiện làm việc (thực tập dạy nghề, sân khấu

biểu diễn, xưởng vẽ và những nơi thực hiện kỹ năng nghề nghiệp khác) và sưu tầm

nghiên cứu khoa học... điều kiện đó không nhà trường nào có được. Mặt khác đối

với ngành QLVH cách rèn nghề nghiệp cho sinh viên không có cách nào rèn luyện

tốt bằng môi trường thực tiễn, rèn luyện cho người học bản lĩnh, phong cách, đạo

đức, tác phong nghề nghiệp. Do đó nhiều cơ sở đào tạo VHNT đã thành lập các

trung tâm thực hành, thử nghiệm hoặc thực nghiệm,...

- Đầu ra (O - Output/outcome): là năng lực nghề nghiệp của sinh viên sau

khi tốt nghiệp để thỏa mãn nhu cầu cá nhân người học và của các đơn vị sử dụng

lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của đất nước.

Quản lý đầu ra bao gồm: quản lý thi và xét cấp chứng chỉ hoặc văn bằng tốt nghiệp;

Page 50: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

38

quản lý tư vấn và hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm; quản lý thông tin phản hồi từ

đơn vị sử dụng lao động; quản lý thông tin phản hồi từ sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Điều quan trọng của đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội là đánh giá kết quả phải

căn cứ vào tiêu chuẩn của cơ quan đơn vị sử dụng lao động, chứ không thể đánh giá

theo mục tiêu chủ quan do các cơ quan quản lý giáo dục hoặc nhà trường tự đặt ra.

- Bối cảnh (C - Context): những yếu tố của bối cảnh bao gồm có kinh tế,

chính trị, xã hội như quá trình CNH, HĐH đất nước, dân số và việc làm, mức sống

của dân cư trong vùng và địa phương, thể chế giáo dục và luật pháp như: Luật giáo

dục, Luật công chức viên chức, Luật hành chính và các qui chế đào tạo; tiến bộ

khoa học công nghệ mà các cơ quan, đơn vị đang sử dụng và những tiến bộ mới sẽ

áp dụng trong tương lai của công nghệ dạy học và phương pháp dạy học; những xu

thế phát triển của đào tạo nghệ thuật và hội nhập quốc tế, đối tác hợp tác và cạnh

tranh; đầu tư cho hoạt động nghệ thuật của nhà nước, của các dự án và các tổ chức

quốc tế. những yếu tố nêu trên của bối cảnh cần được quan tâm trong quản lý hoạt

động đào tạo VHNT.

Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, cần quan tâm đến đặc điểm kinh tế - xã hội và

sự phát triển của các ngành, địa phương, những xu thế mới theo nhu cầu xã hội trong

quá trình vận động và phát triển của xã hội. Như vậy, mô hình quản lý CIPO thể hiện

các thành tố hợp thành của quá trình đào tạo của nhà trường và mối quan hệ với các cơ

quan đơn vị sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo. Có thể thấy quá trình đào tạo và thị

trường lao động có mối quan hệ chặt chẽ và cũng phụ thuộc vào chất lượng, hiệu quả

đào tạo. Do vậy, rất cần thiết phải quản lý tất cả mọi yếu tố của quá trình đào tạo từ đầu

vào, quá trình, bối cảnh đến đầu ra để nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu người học,

nhu cầu xã hội, cũng như nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường.

1.4.2.3. Khả năng ứng dụng mô hình CIPO vào quản lý đào tạo ngành QLVH

Mô hình CIPO thể hiện được các thành tố hợp thành của quá trình đào tạo

ngành QLVH. Mô hình này, có thể áp dụng được cho tất cả các cơ sở GDĐH đào

tạo ngành QLVH ở nước ta hiện nay.

Bảng 1. Ma trận quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH theo mô hình CIPO

TT

Các

nội dung

quản lý

theo CIPO

Các chức năng quản lý

Lập

kế hoạch

Tổ chức

thực hiện

Chỉ đạo/

Lãnh đạo

Kiểm tra/

Giám sát

1 Quản lý đầu vào

Page 51: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

39

TT

Các

nội dung

quản lý

theo CIPO

Các chức năng quản lý

Lập

kế hoạch

Tổ chức

thực hiện

Chỉ đạo/

Lãnh đạo

Kiểm tra/

Giám sát

1.1 Quản lý công

tác tư vấn

hướng nghiệp

và tuyển sinh

học ngành

QLVH

Kế hoạch hóa

công tác tư

vấn hướng

nghiệp và

tuyển sinh học

ngành QLVH

Tổ chức công

tác tư vấn

hướng nghiệp

và tuyển sinh

học ngành

QLVH

Chỉ đạo công tác

tư vấn hướng

nghiệp và tuyển

sinh học ngành

QLVH

Kiểm tra công

tác tư vấn

hướng nghiệp

và tuyển sinh

học ngành

QLVH

1.2 Quản lý phát

triển CTĐT

ngành QLVH

Lập kế hoạch

phát triển

CTĐT ngành

QLVH

Tổ chức phát

triển CTĐT

ngành QLVH

Chỉ đạo phát

triển CTĐT

ngành QLVH

Kiểm tra công

tác phát triển

CTĐT ngành

QLVH

1.3 Quản lý các

điều kiện bảo

đảm chất

lượng đáp

ứng yêu cầu

của ngành

QLVH

- Lập kế hoạch

tuyển dụng, bồi

dưỡng ĐNGV

- Lập KH cải

thiện trang

thiết bị dạy học

- Tổ chức tuyển

dụng, bồi

dưỡng ĐNGV

- Tổ chức cải

thiện trang thiết

bị dạy học

- Chỉ đạo công

tác tuyển dụng,

bồi dưỡng

ĐNGV

- Chỉ đạo cải

thiện trang thiết

bị dạy học

- Kiểm tra

công tác tuyển

dụng, bồi

dưỡng ĐNGV

- Kiểm tra việc

cải thiện trang

thiết bị dạy học

2 Quản lý quá trình

Quản lý quá

trình dạy học

ngành QLVH

Lập kế hoạch

dạy học nghề,

đánh giá kết quả

dạy học ngành

QLVH

Tổ chức quá

trình dạy học

và đánh giá

kết quả ngành

QLVH

Chỉ đạo hoạt

động dạy học

và đánh giá kết

quả dạy học

ngành QLVH

Kiểm tra quá

trình dạy học và

đánh giá kết quả

dạy học ngành

QLVH

3 Quản lý đầu ra

3.1 Quản lý công

tác đánh giá

kết quả đầu ra

ngành QLVH

Lập kế hoạch

đánh giá kết

quả đầu ra

ngành QLVH

Tổ chức đánh

giá kết quả

đầu ra ngành

QLVH

Chỉ đạo công

tác đánh giá kết

quả đầu ra

ngành QLVH

Kiểm tra công tác

đánh giá kết quả

đầu ra ngành

QLVH

3.2 Quản lý cấp

văn bằng,

chứng chỉ

ngành QLVH

Lập kế hoạch

cấp văn bằng,

chứng chỉ

ngành QLVH

Tổ chức cấp

văn bằng,

chứng chỉ

ngành QLVH

Chỉ đạo công tác

cấp văn bằng,

chứng chỉ ngành

QLVH

Kiểm tra công tác

cấp văn bằng,

chứng chỉ ngành

QLVH

3.3 Quản lý thông Lập kế hoạch Tổ chức thu Chỉ đạo công tác Kiểm tra công tác

Page 52: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

40

TT

Các

nội dung

quản lý

theo CIPO

Các chức năng quản lý

Lập

kế hoạch

Tổ chức

thực hiện

Chỉ đạo/

Lãnh đạo

Kiểm tra/

Giám sát

tin đầu ra thu nhận và xử

lý thông tin đa

chiều về đầu ra

ngành QLVH

nhận và xử lý

thông tin đa

chiều về đầu ra

ngành QLVH

thu nhận và xử

lý thông tin đa

chiều về đầu ra

ngành QLVH

thu nhận và xử lý

thông tin đa chiều

về đầu ra ngành

QLVH

4 Thích ứng

với tác động

của bối cảnh

đến QLĐT

Lập kế hoạch

chủ động thích

ứng với những

tác động của

bối cảnh

Tổ chức

phương án

thích ứng với

những tác động

của bối cảnh

Chỉ đạo sẵn

sàng thích ứng

với những tác

động của bối

cảnh

Kiểm tra hoạt

động thích ứng

với những tác

động của bối

cảnh

1.4.2. Nội dung quản lý đào tạo ngành QLVH theo mô hình CIPO

1.4.2.1. Phân tích bối cảnh

- Chính trị, kinh tế, xã hội có nhiều thay đổi, hội nhập quốc tế và khu vực

ngày càng được mở rộng đòi hỏi cần phải có cán bộ quản lý văn hóa có tính chuyên

nghiệp đáp ứng với yêu cầu thực tế về giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong nước

và quốc tế.

- Luật Giáo dục đại học, Luật giáo dục đã được sửa đổi có những vấn đề quy

định mới về văn hóa và hội nhập quốc tế trong giáo dục đào tạo.

- Tiến bộ KHCN trong nước và thế giới tạo ra sự liên kết học hỏi, giao thoa

về văn hóa, khoa học công nghệ giữa các nước, vấn đề sở hữu trí tuệ đặt ra, vấn đề

bản quyền, vấn đề chuyển giao khoa học công nghệ đòi hỏi phải có cán bộ quản lý

văn hóa chuyên nghiệp.

- Hội nhập quốc tế, đối tác cạnh tranh đặt ra cho văn hóa và quản lý văn hóa

của Việt Nam nhiều cơ may và thách thức, vì vậy cán bộ quản lý văn hóa phải năng

động, sáng tạo, nhạy bén với tình hình mới và diễn biến mới của xã hội để thích ứng

và đổi mới quản lý. Do đó chương trình đào tạo cử nhân QLVH phải được xây dựng

theo hướng mở, linh hoạt, cập nhật thường xuyên kiến thức, kỹ năng mới về quản lý

văn hóa và hoạt động văn hóa. Chương trình phải được xây dựng dựa trên hồ sơ

năng lực và chuẩn đầu ra của người được đào tạo.

- Mối quan hệ với doanh nghiệp: trong phát triển kinh tế thị trường hội nhập

quốc tế và khu vực, vấn đề liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đặt

ra nhiều vấn đề mới trong giao thoa văn hóa vùng miền, khu vực, quốc tế vì vậy cán

bộ quản lý văn hóa cần phải được đào tạo năng lực quản lý để thích ứng với những

Page 53: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

41

yêu cầu mới. Từ đó đặt ra cho nhà quản lý về phát triển chương trình đào tạo cử

nhân quản lý văn hóa phải hướng tới hội nhập, liên kết đào tạo, mở rộng học hỏi các

chương trình tiên tiến trên thế giới để thích ứng với yêu cầu mới.

- Đầu tư cho giáo dục & đào tạo của nhà nước đang chuyển dần sang hướng

tự chủ, tự chịu trách nhiệm vì vậy cơ sở đào tạo, nhà quản lý cần phải tự chủ trong

phát triển chương trình đào tạo cử nhân QLVH và tự chủ về nguồn lực đào tạo theo

hướng đảm bảo chất lượng đào tạo.

1.4.2.2. Quản lý đầu vào của hoạt động đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa

Quản lý công tác tuyển sinh: đảm bảo chất lượng đầu vào theo mục tiêu và

tiêu chuẩn xác định nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo trình độ cử nhân QLVH cho

cơ sở đào tạo sao cho người được tuyển vào học vừa đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ

năng về văn hóa đồng thời đáp ứng yêu cầu về năng lực đặc thù.

Quản lý đội ngũ giảng viên: đảm bảo đủ về số lượng giảng viên/sinh viên;

đáp ứng yêu cầu về cơ cấu trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và chất lượng giảng

viên trực tiếp giảng dạy và quản lý đào tạo.

Chương trình đào tạo: được xây dựng dựa trên nhu cầu xã hội và huy động

được nhà tuyển dụng, cựu sinh viên tham gia xây dựng chương trình. Chương trình

đào tạo bao hàm nội dung, kiến thức người học cần để đạt chuẩn đầu ra đáp ứng yêu

cầu của nhà tuyển dụng, được thiết kế theo hướng tiếp cận năng lực, tăng thời lượng

thực hành, trải nghiệm để sinh viên có thể hành nghề ngay sau khi tốt nghiệp.

Chương trình đào tạo được cải tiến, phát triển thường xuyên, hàng năm luôn được

cập nhật kiến thức, kỹ năng mới.

Quản lý CSVC, TBDH phục vụ đào tạo cử nhân QLVH phải đáp ứng yêu

cầu dạy và học, đặc biệt là yêu cầu về thực hành, rèn luyện kỹ năng hành nghề cho

sinh viên: phòng múa, phòng đàn, phòng học đa phương tiện, phòng ghi âm, ghi

hình, xưởng vẽ, trường quay… phục vụ cho quản lý hoạt động VHNT.

Quản lý tài chính: tài chính phải được xác định cung cấp đủ cho quá trình

đào tạo từ khâu làm chương trình đến khâu tổ chức quá trình đào tạo và đánh giá kết

quả đào tạo.

1.4.2.3. Quản lý quá trình đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa

* Quản lý mục tiêu đào tạo

Yếu tố quyết định quá trình đào tạo là quản lý chương trình đào tạo, phương

thức đào tạo, quản lý người dạy và quản lý người học.

Page 54: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

42

Mục tiêu chung của giáo dục, đào tạo được qui định trong luật giáo dục Việt

Nam: "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có

đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc

lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và

năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mục tiêu giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có

ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực hành nghề nghiệp tương xứng

với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng với yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

[33, tr.269].

Mục tiêu đào tạo đại học bao gồm:

Một là, người học tốt nghiệp một ngành học cụ thể, để đảm nhiệm một vị

trí, công việc nhất định trong xã hội, đây là mô hình của nhà sử dụng. Người học

tốt nghiệp một bậc học, ngành học được giao một hay vài công việc công việc ở

một hay vài vị trí nhất định trong rất nhiều công việc và vị trí hoạt động của xã

hội. Mô hình sử dụng có thể rất chuyên đối với các ngành đại học, rất rộng đối với

ngành học phổ thông, sâu đối với đại học, phổ cập nhiều hay ít đối với các ngành

học khác.

Hai là, để làm tốt vị trí, công việc đó, người học cần được trang bị những

kiến thức, kỹ năng là mô hình của người lao động. Đây là phần trung tâm trong mục

tiêu đào tạo, đòi hỏi người học khi tốt nghiệp phải có những hiểu biết, kỹ năng và

phẩm chất để đảm nhiệm những công việc ở những vị trí mà họ được giao. Nếu như

đòi hỏi đó người học đáp ứng một cách rõ ràng và cụ thể thì mục tiêu đã đáp ứng

được với công tác đào tạo. Như vậy công tác kiểm định chất lượng giáo dục sẽ có

căn cứ để kiểm tra, đánh giá chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo.

Quản lý mục tiêu đào tạo trong nhà trường bao gồm: mục tiêu đào tạo chung;

mục tiêu đào tạo của từng ngành, từng hệ, từng khóa đào tạo và mục tiêu riêng của

từng môn học. Các mục tiêu này có quan hệ chặt chẽ với nhau và tạo thành một hệ

thống mục tiêu hoặc mạng lưới các mục tiêu. Xác định được mục tiêu đào tạo chính

là xác định mô hình của sản phẩm đào tạo của nhà trường cũng như của từng ngành.

Có thể nói quản lý mục tiêu đào tạo suy cho cùng là việc thực thi một cách có ý

thức mục tiêu đào tạo đã đề ra, biến mục tiêu thành hiện thực.

Mục tiêu của chương trình đào tạo cử nhân ngành QLVH biết vận dụng kiến

thức, kỹ năng về VHNT trong hoạt động chuyên môn, có trình độ lý luận và năng

Page 55: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

43

lực quản lý, tổ chức, điều hành được các hoạt động VHNT trong các cơ quan nhà

nước, các tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang và danh nghiệp, đáp ứng nhu

cầu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Quản lý mục tiêu của đào tạo cử nhân ngành QLVH là quản lý được hệ thống

các mục tiêu của chương trình và các mục tiêu thành phần của từng môn học, việc

đạt chuẩn các mục tiêu đề ra ở người học như thế nào và các điều kiện hỗ trợ để đạt

được mục tiêu đào tạo. Vì vậy nhà quản lý cần yêu cầu giảng viên giảng dạy môn

học phải cụ thể hóa mục tiêu của từng môn học trong đề cương chi tiết môn học và

trong nội dung giảng dạy, công cụ nội dung đánh giá môn học, đồng thời có cơ chế

giám sát việc thực hiện mục tiêu của chương trình đào tạo và mục tiêu của từng

môn học.

* Quản lý nội dung đào tạo

Quản lý nội dung đào tạo là trọng tâm của quản lý quá trình đào tạo. Quản lý

tốt nội dung đào tạo sẽ góp phần tích cực thực hiện mục tiêu đào tạo, là cơ sở cho

quản lý người dạy, quản lý người học và trang thiết bị phục vụ cho quá trình đào

tạo. Nội dung đào tạo được thể hiện cụ thể trong chương trình đào tạo theo các bậc

học, ngành/nghề đào tạo cụ thể. Chương trình giáo dục nghề nghiệp thể hiện tại

điều 35, Luật Giáo dục (2009): "Mục tiêu giáo dục nghề nghiệp; quy định chuẩn

kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục nghề nghiệp, phương

pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học,

ngành nghề, trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm yêu cầu liên thông

với các chương trình giáo dục khác” [57, tr.9], bao gồm:

- Xây dựng kế hoạch đào tạo: Mục tiêu của một chương trình đào tạo phải

gắn với mục tiêu của khóa học, của ngành đào tạo; mục tiêu về kiến thức, kỹ năng

và thái độ nghề nghiệp của cán bộ QLVH trong bối cảnh hiện nay, mục tiêu về kỹ

năng và thái độ xã hội và mục tiêu về năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

QLVH trong cơ quan, tổ chức xã hôi. Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu đào tạo sẽ

tiến hành xác định các khối kiến thức: kiến thức chung, kiến thức cơ bản, kiến thức

cơ sở và kiến thức chuyên ngành cần thiết phải trang bị cho người học ở trình độ cử

nhân ngành QLVH. Cuối cùng là thiết kế các môn học tương ứng với các khối kiến

thức, trong đó có môn học bắt buộc, môn học tự chọn.

Tổ chức thực hiện nội dung đào tạo cử nhân quản lý văn hóa: là việc phân bổ

chương trình đào tạo, bố trí giảng dạy các môn học, theo năm, theo học kỳ hay nói

một cách khác là việc xây dựng lịch trình đào tạo và tổ chức thực hiện chương trình

đào tạo theo thời gian và địa điểm thích hợp. Chương trình, lịch trình đào tạo phải

Page 56: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

44

công khai đến từng giảng viên và người học vào đầu năm học và được thực hiện

nhất quán trong toàn bộ khóa học.

Quản lý nội dung đào tạo bao gồm: giờ học của sinh viên viên theo tín chỉ đã

xây dựng như giờ học lý thuyết, giờ làm việc nhóm, giờ tự luyện tập, thực hành các

kỹ năng nghề nghiệp đạo diễn, dàn dựng múa, xây dựng kịch bản; tổ chức hội diễn;

tuyên truyền phổ biến các hoạt động văn hóa; thuyết trình, thể hiện tác phẩm hội

họa, thẩm mỹ, tổ chức, tham gia các dự án văn hóa; giờ tự nghiên cứu và trải

nghiệm nghề nghiệp...

- Điều hành nội dung là bước quan trọng đảm bảo cho việc triển khai thực

hiện chương trình một cách trôi chảy, đúng qui trình, đúng tiến độ và có chất lượng.

Để nội dung được vận hành tốt trước hết phải có sự phân công, phân cấp hợp lý về

chức năng nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp (trường, khoa, tổ bộ

môn), giữa các đơn vị chức năng với đơn vị đào tạo và các bộ phận phục vụ. Việc

xây dựng và duy trì kỷ cương làm việc, giảng dạy và học tập nghiêm túc có tính

chuyên nghiệp, cũng như tạo dựng một môi trường làm việc nhân văn, mang tính

sáng tạo sẽ có ý nghĩa rất lớn, tạo động lực cho đội ngũ CBGV trong việc thực hiện

có hiệu quả chương trình đào tạo.

- Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh nội dung: là công việc cần thiết để đảm

bảo chương trình được vận hành một cách trôi chảy, theo đúng kế hoạch đồng thời

cập nhật, đổi mới chương trình phù hợp với nhu cầu của xã hội và nhà sử dụng,

cũng như người học [37].

* Quản lý phương pháp đào tạo

Phương thức đào tạo là cách thức thực hiện để tiến hành phương pháp.

Phương thức đào tạo có mối quan hệ chặt chẽ với mục tiêu đào tạo và chương trình

đào tạo trong đó mục tiêu và chương trình đào tạo quyết định phương thức đào tạo.

Việc lựa chọn phương thức đào tạo phải phù hợp với chương trình đào tạo, góp

phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo.

Có thể hiểu phương thức đào tạo hay phương pháp đào tạo là một hệ thống

gồm một hay nhiều qui tắc có tác dụng hướng dẫn một loại hành động cụ thể nào đó

để đạt được mục đích đã định. Nói đến phương thức là phải nói tới một phương

thức hành động cụ thể tương ứng và cách thức đạt tới mục đích (hay mục tiêu) của

hành động đó [43, tr.165].

Quản lý phương thức đào tạo bao gồm: xác định phương thức đào tạo phù

hợp với nội dung và mục tiêu đào tạo; tổ chức triển khai phương thức đào tạo được

Page 57: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

45

lựa chọn; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện; điều chỉnh, đổi mới, phối hợp, kết

hợp và tích hợp để thực hiện mục tiêu đào tạo.

Quá trình dạy và học là nội dung trọng tâm của quá trình đào tạo cho nên

quản lý phương thức đào tạo được thể hiện tập trung ở quản lý phương pháp dạy và

phương pháp học, tổ chức điều phối quá trình dạy học vì dạy và học là hai mặt gắn

liền nhau của hoạt động đào tạo.

* Phương pháp dạy học là cách thức tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên

và cách thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh, trong quan hệ đó phương pháp

dạy quyết định, điều khiển phương pháp học, phương pháp học tập của sinh viên là

cơ sở để lựa chọn phương pháp dạy. Tuy nhiên, kết quả học tập được quyết định

trực tiếp bởi phương pháp học tập của sinh viên.

Như vậy, phương pháp dạy học là sự kết hợp hữu cơ, biện chứng giữa

phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học của sinh viên, phương pháp

dạy đóng vai trò chủ đạo, phương pháp học có tính chất độc lập tương đối, chịu sự

chi phối của phương pháp dạy song nó cũng ảnh hưởng trở lại với phương pháp

dạy. [38, tr.204].

Để lựa chọn phương pháp dạy phù hợp ở bậc đại học cần tuân thủ các

nguyên tắc cơ bản sau:

+ Lựa chọn phương pháp dạy học phải phù hợp với mục tiêu dạy học;

+ Lựa chọn phương pháp dạy học phải phù hợp với đặc điểm của nội dung dạy học;

+ Lựa chọn phương pháp dạy học phải phù hợp với hình thức tổ chức dạy học;

+ Lựa chọn phương pháp dạy học phải phù hợp với hình thức và mức độ

kiểm tra đánh giá;

+ Lựa chọn phương pháp dạy học phải trên quan điểm kết hợp các phương

pháp để tận dụng thế mạnh và các phương pháp sao cho lấy ưu điểm của phương

pháp này để hạn chế những nhược điểm của phương pháp kia.

Hiện nay các trường đại học đều rất quan tâm và tích cực thực hiện đổi mới

phương pháp giảng dạy. Các phương pháp nói chung đều hướng vào việc phát huy

tính tích cực của người học. Có thể đưa ra những phương pháp cụ thể của M.A.

Danilov, B.P.Go Expov phân loại theo nhiệm vụ cơ bản của lý luận dạy học như sau

[47, tr.205]: Các phương pháp truyền thụ kiến thức; phương pháp hình thành kĩ

năng, kĩ xảo; phương pháp ứng dụng tri thức; phương pháp hoạt động sáng tạo;

phương pháp củng cố; phương pháp kiểm tra.

Page 58: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

46

Cho đến nay, phương pháp giảng dạy ở nhiều trường đại học là sự tích hợp

của các phương pháp được áp dụng rộng rãi như:

Phương pháp diễn giải tích cực.

Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề/nghiên cứu tình huống.

Phương pháp seminar - thảo luận.

Phương pháp dự án.

Phương pháp khai thác vai trò của phương tiện thiết bị dạy học hiện đại.

* Phương pháp học là phương pháp đối với người học nhưng lại là nội

dung giáo dục đối với người dạy. Tuy phương pháp học ở đại học khác nhiều so

với phương pháp học ở các trường phổ thông, phương pháp học của người lớn

khác phương pháp học của học sinh nhưng cũng có yêu cầu và nguyên tắc giống

nhau đó là:

- Phương pháp học phải được xây dựng trên cơ sở người học nắm vững được

mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ học tập của mình. Cụ thể là người học phải nắm

được mục tiêu đào tạo, kế hoạch học tập của ngành mà mình theo học, nắm được

qui chế học tập và thi cử của trường mình, nắm được chương trình học tập của từng

năm học.

- Phương pháp học phải được xây dựng trên cơ sở người học nắm được các

phương tiện và điều kiện học tập mà nhà trường có thể đào tạo cho mình như: thư

viện, thiết bị phương tiện kỹ thuật, sử dụng nhạc cụ, sân khấu, sàn tập, xưởng vẽ,

máy vi tính... hiểu được chức năng của các phòng ban, trung tâm trong nhà trường.

- Phương pháp học phải được xây dựng trên một số nguyên tắc và kinh

nghiệm về kế hoạch hóa thời gian làm việc, về lao động sáng tạo, nghỉ ngơi, cách

đọc sách, cách ghi chép, cách tập luyện để tích lũy kiến thức và để dễ tìm lại những

kiến thức đó khi cần thiết và cách vận dụng kiến thức khi thực hành.

* Quản lý giảng viên

Đối với giảng viên ngành QLVH, ngoài những yêu cầu chung như tri thức,

đạo đức, sức khỏe, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, vẫn cần có những tố chất

khác như sự tâm huyết, trình độ chuyên môn sâu (giỏi nghề). Là điều kiện quan

trọng để nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, cần phải biết khai thác đội ngũ

này sao cho họ phát huy được năng lực, kinh nghiệm, "xả thân vì sự nghiệp" thì còn

phụ thuộc vào năng lực quản lý và lãnh đạo của nhà trường, vào nghệ thuật dùng

người của CBQL. Quản lý tốt đội ngũ giảng viên sẽ làm cho chương trình và lịch

trình đào tạo được vận hành một cách thông suốt, chất lượng giáo trình, bài giảng sẽ

Page 59: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

47

được nâng cao, phương pháp giảng dạy sẽ được đổi mới và trang thiết bị phục vụ

giảng dạy sẽ được khai thác một cách hiệu quả. Nội dung bao gồm:

- Qui hoạch đội ngũ

Căn cứ vào mục tiêu, chương trình đào tạo, nhà quản lý phải có qui hoạch

đội ngũ mà đặc biệt là ĐNGV cơ hữu để họ đảm nhiệm công việc giảng dạy trước

mắt cũng như lâu dài. Qui hoạch phải làm rõ được yêu cầu về số lượng, cơ cấu, chất

lượng và trình độ đội ngũ CBGV cho phù hợp với chiến lược phát triển và nhiệm vụ

của nhà trường trong từng giai đoạn.

- Tổ chức tuyển dụng

Công tác tuyển dụng cán bộ phải được tuân thủ nguyên tắc “việc tìm người”

chứ không phải “người tìm việc”. Điều đó có nghĩa phải căn cứ vào yêu cầu của

công việc, vào đòi hỏi thực tế của nhà trường để xác định nhu cầu tuyển dụng

CBGV. Dựa trên cơ sở mô tả phân tích một cách cụ thể số lượng môn học, thời

lượng giảng dạy, điều kiện và phương pháp giảng dạy để lên kế hoạch tuyển dụng.

Ngoài ra người tuyển dụng phải thực hiện nguyên tắc, qui trình tuyển dụng và các

phương pháp tuyển dụng. Nhà trường ban hành cơ chế, chính sách hợp lý và có chế

độ đãi ngộ xứng đáng để thu hút nhân tài.

- Sử dụng và điều phối nguồn nhân lực

Để phát huy tối đa nguồn nhân lực đã có, công tác điều phối phân công giảng

dạy cho ĐNGV đảm bảo nguyên tắc đúng ngành, đúng nghề, phù hợp với sở trường

năng lực của giảng viên. Thời lượng được phân công giảng dạy cũng tuân thủ qui

định chung, phù hợp với năng lực điều kiện của nhà trường và của giảng viên.

Ngoài ra phải đảm bảo có thời gian nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác.

Nhà trường cần có chính sách khuyến khích động viên, tạo môi trường làm viêc để

ĐNGV nhiệt tình, sáng tạo, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Kiểm tra, giám sát và đánh giá

Việc kiểm tra, giám sát để đánh giá chính xác mức độ hoàn thành nhiệm vụ của

CBGV cần đảm bảo khách quan vô tư, đúng người đúng việc. Nên kết hợp nhiều kênh,

nhiều hình thức, phương pháp đánh giá trong đó, cần chú trọng đánh giá từ người học

đối với người dạy, từ phía nhà sử dụng đối với nhà lãnh đạo.

Để nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ nhà giáo, đáp ứng với những đổi

mới của nhà trường về chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo... nhằm góp

phần nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường phải thường xuyên chú ý tới công tác

đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đặc biệt là ĐNGV.

Page 60: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

48

* Quản lý sinh viên

Sinh viên vừa là yếu tố đầu vào vừa là sản phẩm đầu ra của quá trình đào tạo.

Chất lượng đào tạo được đánh giá bằng chất lượng đầu ra của sinh viên, chất lượng

này phụ thuộc vào đầu vào của quá trình đào tạo vì vậy quản lý sinh viên không chỉ

là quản lý quá trình học tập mà còn là quản lý công tác tuyển sinh và quản lý sinh

viên sau khi tốt nghiệp (quá trình đang tìm kiếm việc làm và sau khi có việc làm).

Có thể xem xét quản lý sinh viên theo các nội dung sau:

Một là: quản lý công tác tuyển sinh bao gồm lập kế hoạch về công tác tuyển

sinh; tổ chức chỉ đạo công tác tuyển sinh và tổng kết đánh giá công tác tuyển sinh.

Mục đích của công tác tuyển sinh là lựa chọn được những sinh viên có năng lực, có

phẩm chất, có sức khỏe đáp ứng nhu cầu tuyển chọn của nhà trường, trên cơ sở các

qui định chung của nhà nước, cơ sở đào tạo. Căn cứ vào đối tượng, hình thức và

phương pháp đào tạo để lựa chọn cách thức tổ chức tuyển sinh cho phù hợp.

Hai là, quản lý quá trình học tập, rèn luyện: đây là nội dung chủ yếu của

công tác quản lý sinh viên và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đào tạo. Quản lý sinh

viên chính là quản lý giờ trên lớp, giờ tự học và quản lý nghiên cứu khoa học cũng

như các hoạt động xã hội. Hình thức tổ chức quản lý sinh viên phải phù hợp với đặc

điểm của sinh viên, loại hình đào tạo, chương trình, lịch trình và phương thức tổ

chức. Nhưng dù bằng hình thức nào thì người học phải được đặt ở vị trí trung tâm

của quá trình đào tạo vì họ là khách hàng phải được chăm sóc hơn là bị quản lý. Để

quản lý tốt sinh viên cần phải có sự phân công, phân cấp một cách hợp lý giữa nhà

trường với khoa và bộ môn; giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể; giữa phòng

chức năng và với các đơn vị đào tạo; giữa giảng viên với công tác chủ nhiệm và tư

vấn học tập; tăng cường tính chủ động, tích cực, tự giác và khả năng tự quản của

sinh viên trong các hoạt động.

Ba là, theo dõi sinh viên sau khi tốt nghiệp: khi các doanh nghiệp quan tâm

đến việc tiếp thị, bán sản phẩm của họ đến người tiêu dùng, thì các cơ sở GDĐH lại

chỉ quan tâm đến sinh viên trong quá trình đào tạo. Rất ít cơ sở đào tạo quan tâm

đến sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường, quá trình tìm kiếm việc làm và ít không

coi trọng đến sự trưởng thành của sinh viên. Việc theo dõi sản phẩm sau đào tạo

giúp nhà trường đánh giá quá trình đổi mới đào tạo và quản lý đào tạo phù hợp với

sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc theo dõi sinh viên sau khi ra trường cần

được quan tâm, điều này sẽ góp phần tăng thương hiệu và uy tín cho nhà trường, tạo

Page 61: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

49

cơ hội để cựu sinh viên có điều kiện tham gia đóng góp vật chất và tinh thần việc

xây dựng và phát triển nhà trường.

* Quản lý cơ sở vật chất - trang thiết bị, phương tiện phục vụ đào tạo

Bao gồm có hai phần gián tiếp và trực tiếp:

Gián tiếp về CSVC - trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật gồm có: chỗ ăn, ở,

phương tiện đi lại, nơi chữa bệnh, nơi nghỉ ngơi vui chơi giải trí...

CSVC - trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật trực tiếp bao gồm: các phòng chức

năng (phòng học lý thuyết, phòng học thực hành, phòng tập, xưởng vẽ, sân khấu,

phòng thí nghiệm, phòng đọc, phòng trưng bày, nhà hát...) các thiết bị dạy học (thiết bị

nghe, nhìn, thiết bị học ngoại ngữ, tin học, thiết bị chuyên dùng âm thanh, ánh sáng,

nhạc cụ, đạo cụ, trang phục biểu diễn...), giáo trình chuyên khảo, tham khảo...

Mục đích quản lý CSVC - trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật: nhằm nâng

cao chất lượng thực hành, thực tập và biểu diễn, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho

người học; nâng cao tính trực quan trong giảng dạy, trong mối quan hệ biện chứng

với yêu cầu trừu tượng hóa, mô hình hóa; giảm nhẹ lao động của thày trò; mở rộng

khả năng học cho nhiều người; đồng thời tạo điều kiện để cá biệt hóa việc giáo dục,

phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng sinh viên.

Nội dung của quản lý CSVC, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật bao gồm:

xây dựng kế hoạch tổng thể về nhu cầu sử dụng CSVC, trang thiết bị, phương tiện

phục phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu và làm việc của nhà

trường trong từng giai đoạn; tổ chức việc xây dựng, sửa chữa, mua sắm theo kế

hoạch; chỉ đạo khai thác sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết bị, phương tiện kỹ

thuật phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của

nhà trường.

1.4.2.4. Quản lý sản phẩm đầu ra

Sản phẩm đầu ra của ngành quản lý văn hóa là năng lực nghề nghiệp của sinh

viên sau khi tốt nghiệp để thỏa mãn nhu cầu cá nhân người học và của các đơn vị sử

dụng lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của đất

nước. Quản lý đầu ra bao gồm: quản lý thi và xét cấp chứng chỉ hoặc văn bằng tốt

nghiệp; quản lý tư vấn và hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm; quản lý thông tin phản

hồi từ đơn vị sử dụng lao động; quản lý thông tin phản hồi từ sinh viên sau khi tốt

nghiệp. Để đạt được công việc nêu trên hàng năm nhà trường và khoa chuyên môn

phải tiến hành khảo sát thị trường lao động để đánh giá mức độ thích ứng nghề của

Page 62: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

50

sinh viên tốt nghiệp và sự hài lòng của nhà tuyển dụng đối với sinh viên chuyên

ngành đào tạo.

Hàng năm Nhà trường với cơ quan tuyển dụng lao động tham gia đánh giá

kết quả sinh viên tốt nghiệp, việc đánh giá sinh viên tốt nghiệp phải căn cứ vào tiêu

chuẩn của cơ quan đơn vị sử dụng lao động, chứ không thể đánh giá theo mục tiêu

chủ quan do các cơ quan quản lý giáo dục hoặc nhà trường tự đặt ra. Dựa trên kết

quả đánh giá nhà trường có những biện pháp cải tiến, đổi mới quản lý đào tạo nhằm

nâng cao chất lượng.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý đào tạo cử nhân Quản lý văn hóa đáp

ứng nhu cầu xã hội

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Năng lực quản lý của cán bộ quản lý các cấp

i) Năng lực quản lý của Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng

Năng lực quản lý của Hiệu trưởng là kết quả phức hợp của tri thức, kỹ năng

thực hiện hiệu quả của người lãnh đạo quản lý nhà trường. Chức năng, nhiệm vụ và

quyền hạn được qui định cụ thể tại điều 20, Luật Giáo dục đại học 2012 và điều 11,

Điều lệ trường đại học năm 2014 [66].

- Chức năng lập kế hoạch: là quá trình ấn định những nhiệm vụ, những mục

tiêu và phương pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ. Lập kế hoạch

là phương pháp tiếp cận hợp lý để đạt những mục tiêu định trước, là chức năng cơ

bản nhất trong các chức năng quản lý vì nó gắn liền với việc lựa chọn chương trình

hành động trong tương lai. Kế hoạch là văn bản trong đó xác định mục tiêu, mục

đích của một tổ chức và những con đường, các biện pháp, cách thức để đạt được

mục tiêu, mục đích đó. Do đó để xây dựng bản kế hoạch mang tính khả thi đòi hỏi

người Hiệu trưởng cần xác định được trường của mình đang ở đâu trên cơ sở phân

tích những mặt mạnh, mặt yếu, thời cơ, thách thức các nguyên nhân chủ quan,

khách quan để từ đó xác định, hình thành mục tiêu đối với tổ chức. Hiệu trưởng khi

lập kế hoạch đòi hỏi phải nắm chắc thông tin với tư duy dự báo tốt và sự tham gia

dân chủ của mọi thành viên bởi họ là người làm cho kế hoạch được thực hiện. Hiệu

trưởng cần đảm bảo rằng với những nguồn lực hiện tại của nhà trường sẽ hoàn

thành được mục tiêu đề ra trên cơ sở của sự cố gắng, phấn đấu của tập thể nhà

trường. Trong quá trình thực hiện, Hiệu trưởng xác định tầm nhìn để ưu tiên thực

hiện trước làm tiền đề cho các hoạt khác.

- Chức năng tổ chức: người Hiệu trưởng nắm rõ được tính cách và trạng

thái tâm lý của từng bộ phận trong nhà trường hay nói một cách khác là phải hiểu

được cán bộ của mình quản lý từ đó có sự sắp xếp, bố trí một cách hợp lý giữa các

Page 63: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

51

cá nhân, các bộ phận nhằm phát huy tối đa sức mạnh tập thể cũng như sức mạnh

của từng cá nhân họ khi thực hiện nhiệm vụ được phân công một cách có chất lượng

và hiệu quả.

- Chức năng chỉ đạo: là quá trình tác động, liên kết các thành viên trong tổ

chức, tập hợp, động viên họ hoàn thành những công việc nhất định để đạt được mục

tiêu của tổ chức. Do đó Hiệu trưởng cần phải có sự quan tâm trong chỉ đạo thực

hiện công việc, thường xuyên theo dõi, giám sát việc thực hiện công việc của các cá

nhân, tổ chức nhằm có những uốn nắn, sửa chữa, chỉnh lý cũng như động viên, khen

thưởng kịp thời những cá nhân tập thể hoàn thành tốt công việc được phân công.

- Chức năng kiểm tra: là một khâu quan trọng thể hiện rõ năng lực quản lý

của hiệu trưởng. Để hoàn thành chức năng lãnh đạo, hiệu trưởng cần phải thực hiện

chức năng kiểm tra của quá trình quản lý. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như

không lãnh đạo. Để thực hiện kiểm tra đánh đánh giá trong quá trình lập kế hoạch

cần xác định cụ thể các chuẩn hay yêu cầu mức độ hoàn thành của từng công việc

cụ thể trên cơ sở đó giúp cho việc kiểm tra đánh giá được tiến hành thuận lợi cũng

như làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh các hoạt động trong việc thực hiện công việc.

Các chức năng của quản lý có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một chu

trình quản lý. Chu trình quản lý bao gồm bốn giai đoạn với sự tham gia của hai yếu

tố quan trọng thông tin và quyết định. Trong đó thông tin có vai trò là huyết mạch

của hoạt động quản lý đồng thời cũng là tiền đề của một quá trình quản lý tiếp theo.

Chức năng nhiệm vụ của các Phó hiệu trưởng được qui định tại điều 12, điều

lệ Trường đại học năm 2014. Nhiệm vụ cụ thể do hiệu trưởng phân công trong từng

lĩnh vực cụ thể giúp hiệu trưởng quản lý các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học, quản lý

đào tạo và công tác sinh viên [66]. Năng lực của các phó hiệu trưởng góp phần

không nhỏ trong việc khảng định chất lượng đào tạo và thương hiệu một cơ sở

GDĐH nhất là đối với ngành đào tạo đặc thù như ngành QLVH.

ii) Năng lực quản lý của phòng Đào tạo và các phòng chức năng

Để tổ chức được quá trình đào tạo thì vai trò của phòng đào tạo và các đơn vị

chức năng trong cơ sở GDĐH là rất quan trọng, năng lực quản lý sẽ tạo nên kết quả

chung, thương hiệu của mỗi nhà trường, các nội dung thực hiện bao gồm:

- Nội dung, chương trình đào tạo, tài liệu giáo trình, trang thiết bị, phương

tiện dạy và học, thực hành, thực tập, thể nghiệm, thực nghiệm.

- Tổ chức quản lý các khâu, qui trình công tác của giảng viên và sinh viên

theo đúng quy chế đào tạo và các quy định khác do nhà nước ban hành.

- Tổ chức thực hiện quy trình lên lớp, tuân thủ đúng hồ sơ lên lớp của giảng viên.

Page 64: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

52

- Tổ chức thi tuyển sinh, thi hết học phần, học kỳ, thi tốt nghiệp và thi lại

đảm bảo đúng quy trình, quy chế đào tạo của Bộ GD&ĐT, Bộ VHTT&DL, tăng

cường quản lý sinh viên ở tất cả các khâu trong quá trình đào tạo.

- Tổ chức chấm bài và xét lên lớp, xét kết quả thi tốt nghiệp đúng điều lệ quy

chế, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trung thực, chính xác, khách quan và

công bằng.

- Thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp, nắm bắt tình hình chất lượng giảng

dạy đối với giảng viên và học tập của sinh viên.

- Phòng Đào tạo phối, kết hợp với phòng Công tác sinh viên, phòng Thanh

tra Kiểm định chất lượng giáo dục theo dõi chặt chẽ tình hình chấp hành thời gian

lên và xuống lớp đối với giảng viên.

- Tổ chức học tập ngoại khoá, hội thảo các chuyên đề về phương pháp giảng

dạy đối với giảng viên, có kế hoạch bồi dưỡng ĐNGV.

- Theo dõi tình hình chấp hành kỷ luật đối với sinh viên về việc chấp hành

nội quy, quy chế và việc thực hiện các cam kết về phòng chống các tệ nạn xã hội ở

học đường.

- Thường xuyên phát động phong trào thi đua trong CBGV, nhân viên, SV,

tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho ĐNGV, sinh viên chủ động

nắm vững chủ trương của đảng, chính sách pháp luật nhà nước.

Như vậy, năng lực quản lý của phòng đào tạo và các phòng liên quan là một

vấn đề không nhỏ tác động đến chất lượng đào tạo, ngoài ra còn phụ thuộc vào

nhiều yếu tố khác nên cần phải có sự quan tâm đúng mực của các cấp, các ngành và

phát huy khả năng, điều kiện của trường, CBQL, ĐNGV, SV và cả cộng đồng.

iii) Năng lực quản lý của Khoa chuyên môn

Khoa là đơn vị chuyên môn thuộc cơ sở GDDH, có các nhiệm vụ cụ thể

được qui đinh 15 điều lệ trường đại học thực hiện các nhiệm vụ cơ bản đó là:

- Quản lý tốt ĐNGV, người lao động khác và người học thuộc khoa theo

phân cấp của hiệu trưởng;

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo, nghiên

cứu khoa học và hợp tác quốc tế theo kế hoạch chung của trường: xây dựng chương

trình đào tạo của ngành QLVH và các chuyên ngành được trường giao nhiệm vụ; tổ

chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học liên quan bảo đảm tính thống nhất, tổ

chức phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo

trình theo định hướng phát triển của nhà trường; tổ chức nghiên cứu, cải tiến

phương pháp giảng dạy, học tập; xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra,

Page 65: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

53

đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của SV, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học

theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.

Việc phát triển chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy phải thực hiện

theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [66];

- Xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV, ngành nghề đào tạo và cơ sở vật chất

phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, tăng cường điều kiện bảo đảm chất

lượng đào tạo;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư

tưởng, đạo đức, lối sống cho GV, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo,

bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV và người lao động

khác thuộc khoa;

- Tổ chức đánh giá CBQL, GV, nghiên cứu viên trong khoa và tham gia đánh

giá cán bộ quản lý trong trường theo quy định của nhà trường.

1.5.1.2. Năng lực thực hiện chương trình đào tạo của giảng viên và tính tích cực

học tập của sinh viên

i) Năng lực thực hiện chương trình đào tạo của giảng viên

Giảng viên, là thành phần quyết định để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào

tạo ngành QLVH, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của

nhà trường. Thực hiện quá trình đào tạo, ngoài những điều kiện như chương trình,

giáo trình, CSVC, trang thiết bị, phương tiện, tài chính và nguồn tuyển sinh... Nếu

không có ĐNGV thì không thể tổ chức đào tạo được. Cho nên ĐNGV sẽ là yếu tố

quyết định cho sự tồn tại, cũng như chất lượng của cơ sở GDĐH.

Trong quá trình đổi mới, ĐNGV đã nhạy bén và thích ứng với những tình

huống, sự biến đổi phức tạp của giáo dục trong từng địa phương, khu vực. Kỹ năng

sư phạm đã được nâng cao, phương pháp giảng dạy đã được đổi mới, nhiều cơ sở

GDĐH đã thay đổi cách dạy theo hướng “dạy cho người học biết cách học” thay thế

cho việc “dạy kiến thức cho người học”; chú trọng việc giáo dục nhân cách, giáo dục

kĩ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống cho người học, bước đầu đã đáp ứng được với nhu

cầu xã hội. Tuy nhiên ngành QLVH lại bộc lộ những mặt hẫng hụt về ĐNGV đó là:

số nhà giáo cốt cán, đầu ngành còn quá ít, trong khi công tác đào tạo, bồi dưỡng, bổ

sung chưa đáp ứng được thực tế; khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ và tin học

còn chiếm tỷ lệ thấp, ảnh hưởng nhất định tới việc khai thác tài liệu nước ngoài và

nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, tình trạng hụt hẫng, với qui mô đào tạo như hiện

nay thì các cơ sở GDĐH đào tạo cử nhân ngành QLVH chưa bảo đảm qui định tỉ lệ

giảng viên/sinh viên (31 sinh viên/1 giảng viên; cá biệt có những môn học bình

quân 80 - 100 sinh viên/1 giảng viên). Ở một số cơ sở GDĐH sử dụng ĐNGV thỉnh

Page 66: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

54

giảng với giáo viên ở các trường công lập hoặc giáo viên đã nghỉ hưu, khiến cho

tính ổn định trong các cơ sở giáo dục không bảo đảm, ảnh hưởng không tốt đến chất

lượng giáo dục.

ii) Tính tích cực học tập của sinh viên

Phát huy tính tích cực học tập của SV sẽ là hiện thực hóa được quá trình đào

tạo, góp phần đánh giá đúng chất lượng đào tạo cho nên các cơ sở GDĐH. Tính tích

cực học tập của SV nhằm chuyển vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ

đối tượng tiếp nhận tri thức, sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả

học tập.

Biểu hiện tính tích cực học tập của SV chính là chú ý, tự giác học tập và rèn

luyện, hăng hái tham gia vào mọi hoạt động học tập, hoàn thành tốt nhiệm vụ học

tập ghi nhớ những điều đã được học tập, hiểu bài và có thể trình bày nội dung bài

học theo cách riêng của mình; biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn,

có phương pháp học tập, nghiên cứu, luôn tạo được hứng thú trong học tập sáng tạo,

luôn có ý chí và quyết tâm vượt khó trong học tập.

Tính tích cực của SV được đo bằng mức độ tích cực học tập bao gồm: tinh

thần tự giác, thực hiện nhiệm vụ học tập theo yêu cầu tối đa một cách thường xuyên

liên tục, kiên trì vượt khó ngày một tăng lên.

Như vậy, muốn phát huy tính tích cực học tập của SV thì cần phải tăng

cường nâng cao nhận thức trong SV, đòi hỏi phải có một quá trình lâu dài, toàn diện

có sự phối hợp giữa giáo dục nhà trường và xã hội.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

i) Cơ chế quản lý đào tạo của nhà trường

Cơ chế quản lý đào tạo là hệ thống các qui tắc, biện pháp, cách thức tổ chức

và quản lý nhằm duy trì, phát triển toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân trong đó có

cơ chế quản lý nhà nước và cơ chế quản lý của nội bộ các cơ sở đào tạo.

Cơ chế quản lý của nhà nước bao gồm: luật pháp, chiến lược, chính sách,

công cụ để quản lý toàn bộ hệ thống giáo dục. Khác với cơ chế quản lý tập trung,

nhà nước can thiệp trực tiếp vào cơ sở đào tạo, khi chuyển sang cơ chế thị trường,

nhà nước chủ yếu quản lý vĩ mô, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các

cơ sở đào tạo, giao cho cơ sở đào tạo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước nhà

nước và xã hội.

Luật giáo dục qui định tại điều 2: "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt

Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp,

trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng

Page 67: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

55

nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc" và điều 3, qui định tính chất giáo dục là: "Nền giáo dục Việt

Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy

chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng" [57, tr.1].

Luật giáo dục đại học, qui định tại điều 5 về mục tiêu là: "Đào tạo nhân lực,

nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri

thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc

phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo

đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát

triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức

khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường

làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân" [57, tr.3].

ii). Môi trường và bối cảnh xã hội

* Yếu tố kinh tế

Giáo dục và đào tạo có vai trò hết sức quan trọng thúc đẩy sự phát triển của

nền kinh tế, song sự phát triển của giáo dục lại chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố

kinh tế. Các yếu tố này tác động đến hoạt động đào tạo bao gồm: trình độ phát triển

của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập bình quân trên đầu

người, suy thoái, lạm phát, thất nghiệp...

Thực tế cho thấy: mức độ đầu tư cho giáo dục đào tạo cao hay thấp tùy thuộc

vào trình độ phát triển của nền kinh tế; nhu cầu đào tạo nhiều hay ít, tùy thuộc vào

qui mô kinh tế, mức sống và thu nhập bình quân; khả năng tìm kiếm việc làm sau

khi được đào tạo, tùy thuộc vào khả năng thu hút nhân lực của nền kinh tế, của các

nhà sử dụng lao động. Kinh tế tác động đến đào tạo theo hai chiều hướng tích cực

và tiêu cực. Tác động tích cực sẽ tạo ra cơ hội, tạo đà cho sự tăng trưởng và phát

triển, còn tác động tiêu cực sẽ tạo ra những cản trở, đe dọa kìm hãm sự phát triển và

át sẽ có những rủi ro đối với quá trình đào tạo. Vì vậy trong những chức năng quan

trọng của quản lý đào tạo là phải tận dụng tốt nhất những cơ hội và hạn chế đến

mức thấp nhất những rủi ro do tác động của yếu tố kinh tế.

* Yếu tố chính trị, pháp luật

Yếu tố này bao gồm các quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà

nước, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu hướng chính trị, ngoại giao của Chính

phủ, những diễn biến chính trị trong nước và trên thế giới. Sự tác động của môi

trường chính trị, pháp luật đến công tác giáo dục nó biểu hiện như sau:

Khi pháp luật đưa ra những qui định cho phép hoặc không cho phép hoặc

những ràng buộc đòi hỏi các tổ chức đào tạo phải tuân thủ. Vấn đề đặt ra đối với các

Page 68: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

56

tổ chức đào tạo lại phải hiểu rõ tinh thần nội dung và chấp hành, thực hiện tốt các

qui định của pháp luật.

Đảng và Nhà nước có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô nên giáo dục đào

tạo, thông qua hệ thống chính sách của nhà nước, sự hoàn thiện chỉnh sửa bổ sung

cho phù hợp với sự phát triển của thời đại. Trong mối quan hệ với giáo dục và đào

tạo, Chính phủ vừa đảm bảo cho giáo dục vận hành theo qui luật của sự phất triển,

vừa kiểm soát, vừa khuyến khích, hỗ trợ, ngăn cấm vừa đóng vai trò sử dụng các

sản phẩm của giáo dục đào tạo và các thông tin dịch vụ công cộng khác.

Các biến động của môi trường chính trị pháp luật sẽ tạo ra những cơ hội và

thách thức đồng thời có những rủi ro cho các cơ sở đào tạo. Xu thế hòa bình hợp tác,

hội nhập quốc tế đòi hỏi các trường đại học phải đổi mới chương trình đào tạo,

phương thức, phương pháp đào tạo theo hướng hiện đại hóa và phù hợp với thực tiễn

ở Việt Nam.

* Các yếu tố văn hóa, xã hội

Bao gồm các chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực và giá trị này được

chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể, sự tác động của

các yếu tố văn hóa đến hoạt động đào tạo thường có tính dài hạn, tinh tế hơn so với

các yếu tố khác. Những hiểu biết về mặt văn hóa - xã hội sẽ là cơ sở rất quan trọng

cho các nhà quản lý trong quá trình quản trị chiến lược ở các tổ chức đào tạo. Các

khía cạnh hình thành môi trường văn hóa có thể ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục

đào tạo như: những quan niệm về đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, niềm tin, lý

tưởng, vấn đề dân trí, những quan tâm và ưu tiên của xã hội, trình độ nhận thức và

học vấn chung của xã hội.

* Yếu tố khoa học, công nghệ

Khoa học công nghệ, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo nhất là

thời kỳ của khoa học công nghệ. Việc ứng dụng những thành tựu của khoa học công

nghệ, kinh tế tri thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi để từng bức đổi mới nội dung,

phương pháp đào tạo, hiện đại hóa thiết bị phục vụ đào tạo, qua đó đóng góp cho sự

đảm bảo chất lượng đào tạo, làm cho việc giải quyết các nhiệm vụ quản lý đào tạo

được dễ dàng hơn, sản phẩm đào tạo sẽ ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu xã hội.

iii). Cơ sở vật chất tài chính phục vụ đào tạo

Cơ sở vật chất, tài chính phục vụ đào tạo trong cơ sở GDĐH, yếu tố quan

trọng nhằm bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Nhà trường phải đảm bảo có hệ thống phòng học, phòng học đa năng, sân

khấu biểu diễn, sàn tập, nhà xưởng và trang thiết bị máy móc, phương tiện hiện đại

để tổ chức thực nghiệm, đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu khoa học của sinh

Page 69: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

57

viên; thư viện hiện đại, xưởng thực hành, phòng rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ, cơ

sở thực hành, sân vận động, nhà thi đấu đa năng phục vụ thiết thực nhằm nâng cao

tay nghề, kĩ năng nghề nghiệp cho hoạt động dạy và học cho SV.

Nguồn tài chính phục vụ đào tạo của cơ sở GDĐH được nhà nước đảm bảo,

ngoài ra cần đẩy mạnh xã hội hoá, đầu tư nguồn tài chính cho đào tạo ngành QLVH,

khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ, lựa chọn các dự

án đầu tư cho đào tạo ngành QLVH.

Như vậy, yếu tố khách quan là những thành phần rất quan trọng, tác động

trực tiếp đến quá trình quản lý đào tạo. Nếu có cơ chế quản lý đào tạo tốt, sẽ tạo cho

môi trường và bối cảnh thực hiện được chức năng xã hội về đào tạo nguồn nhân lực

và cơ sở vật chất, tài chính là lực tương hỗ góp phần quan trọng vào quá trình đó.

Page 70: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

58

Kết luận chƣơng 1

Việc đổi mới quản lý đào tạo là việc làm cần thiết cho tất cả các nhà trường

nói chung và cơ sở GDĐH nói riêng nhất là trong điều kiện hiện nay. Chính vì vậy,

chương 1 của luận án, tác giả tập trung đi sâu tìm hiểu và phân tích kinh nghiệm

quản lý đào tạo của các học giả nước ngoài, cũng như trong nước; hệ thống hóa một

số các khái niệm có tính chất công cụ liên quan đến đề tài đó là: quản lý đào tạo cử

nhân ngành QLVH, các mô hình đào tạo, đặc trưng quản lý đào tạo ngành QLVH

theo nhu cầu xã hội, vận dụng mô hình quản lý CIPO đối với đào tạo cử nhân ngành

QLVH là cơ sở lý luận cơ bản, cần thiết cho việc tổ chức triền khai đánh giá thực

trạng ở phần 2.

Ngành QLVH, những năm qua đã có những đổi mới cơ bản về mục tiêu, nội

dung chương trình và phương pháp đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy

nhiên cách thức thực hiện chưa đồng bộ và cũng chưa có mô hình đào tạo phù hợp.

Việc vận dụng mô hình trong quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH, các cơ sở

GDĐH đã vận dụng linh hoạt mô hình quản lý sao cho phù hợp với điều kiện thực

tiễn của nhà trường do đó các mô hình rất khác nhau. Điều đó cũng là vấn đề mà

các chuyên gia, nhà QLGD quan tâm, để tìm ra những giải pháp chung phù hợp,

vận dụng cho đào tạo ngành QLVH.

Quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH, phải bao quát được các chức năng:

kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá thông qua quản lý đầu vào đầu ra,

quá trình và bối cảnh. Hướng tới phù hợp với đặc điểm đối tượng, nhằm đáp ứng tốt

nhất lợi ích của người học, nhà sử dụng lao động và các bên có liên quan gọi chung

là nhu cầu xã hội. Về cơ bản phần lý luận là công cụ soi sáng, định hướng cho thực

tiễn trong việc thực hiện các nguyên tắc trong quản lý đào tạo. Đây chính là chìa

khóa cho quản lý đào tạo nói chung và ngành QLVH nói riêng để đáp ứng nhu cầu

xã hội.

Các vấn đề lý luận được trình bày và phân tích ở chương 1 như: đặc trưng

của đào tạo ngành QLVH; mối quan hệ giữa quản lý đào tạo ngành QLVH và nhu

cầu xã hội; quản lý đào tạo ngành QLVH theo mô hình CIPO và các yếu tố ảnh

hưởng tới quản lý đào tạo ngành QLVH đáp ứng nhu cầu xã hội của nước ta trong

điều kiện hiện nay là cơ sở lý luận cơ bản cần thiết giúp cho việc tổ chức triển khai

đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu ở chương 2 và chương 3.

Page 71: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

59

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH

QUẢN LÝ VĂN HÓA Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng

Từ năm 1980 bậc cử nhân ngành QLVH (hay còn gọi là văn hóa quần chúng)

bắt đầu được đào tạo ở Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Đến 2005 Trường Đại học

văn hóa TP Hồ Chí Minh được Bộ GD & ĐT, Bộ VH, TT & DL cho phép đào tạo

khóa đầu tiên tại khu vực phía Nam. Sau đó, do nhu cầu phát triển Trường Đại học

Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã mở mã ngành và bắt đầu đào tạo từ

năm 2010. Cho đến nay, nhiều cơ sở GDĐH đã tổ chức đào tạo bậc cử nhân đại học

ngành QLVH như Đại học Nội Vụ, Đại học Vinh, Đại học Sư phạm Nghệ thuật

Trung ương, Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội... các cơ sở GDĐH đào tạo theo

chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, kinh phí đào tạo được nhà nước đảm bảo, cho nên chưa

có tính chủ động trong tìm nguồn đào tạo và chưa chủ động liên kết với các cơ

quan, doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo. Khi Luật Giáo dục đào tạo

ra đời, nhiều cơ sở GDĐH đã chủ động tìm nguồn, mở mã ngành đào tạo nhằm thu

hút nguồn tuyển tuyển sinh bước đầu đã có sự cạnh tranh nhưng chưa đến mức khốc

liệt mà vẫn theo nếp cũ của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp,

CBQL và GV thuộc các cơ sở đào tạo ngành QLVH rơi vào tình trạng chủ quan,

luôn quan tâm đến chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm được nhà nước giao, kinh phí nhà

nước đảm bảo, tổ chức đào tạo theo khung chương trình do nhà nước ban hành, đối

với sinh viên tốt nghiệp được nhà nước phân công việc làm. Đến những năm 2010

trở đi, nhà nước thực hiện tinh giảm biên chế một cách quyết liệt, đầu ra ngành

QLVH bắt đâu khó khăn, sự chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung, sang cơ chế thị

trường, thì đào tạo theo nhu cầu xã hôi và nhu cầu người học xuất hiện. Do vậy,

quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH phải chuyển đổi theo nhu cầu xã hội, phù hợp

với qui luật phát triển của cơ chế thị trường.

Để đánh giá thực trạng đào tạo Ngành QLVH ở các trường đại học giai đoạn

2011 - 2016, tác giả đã khảo sát cán bộ quản lý, giảng viên trực tiếp giảng dạy, cán

bộ sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo và sinh viên đang học ngành QLVH ở một

số địa phương. Nội dung tập trung vào chương trình đào tạo, các điều kiện đảm bảo

chất lượng đào tạo ngành QLVH đối với nguồn nhân lực quốc gia.

2.1.1. Mục đích khảo sát

Mục đích thu nhận thông tin làm cơ sở đánh giá thực trạng công tác đào tạo

và quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH theo nhu cầu xã hội ở các cơ sở GDĐH

Page 72: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

60

đại diện cho các vùng: miền Bắc (Hà Nội); miền Trung (Thanh Hóa); miền Nam

(TP Hồ Chí Minh).

2.1.2. Đối tượng, qui mô khảo sát

Khảo sát giảng viên trực tiếp giảng dạy ngành QLVH, cán bộ quản lý từ

cấp bộ môn/khoa các phòng, trung tâm chức năng thuộc cơ sở GDĐH có đào tạo

ngành QLVH gồm: Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; Trường Đại học Văn hóa,

Thể Thao và Du lịch Thanh Hóa, Trường Đại học Văn hóa TP Hồ Chí Minh; đội

ngũ cán bộ quản lý sử dụng lao động sau đào tạo một số tỉnh Lào Cai, Tuyên

Quang, Thanh Hóa, Ninh Thuận, Đồng Nai, Cần Thơ và Cà Mau và SV đang học

ngành QLVH của hai trường ĐHVH Hà Nội và ĐHVH TP Hồ Chí Minh.

2.1.3. Phương pháp khảo sát

Để có cái nhìn tổng quát, tác giả phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu hỏi

các nhà khoa học các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức đào tạo, thực

hành và thực nghiệm trong ngành QLVH ở trong cũng như ngoài trường đại học.

Cụ thể là:

- Đối với các cơ sở giáo dục đại học: tác giả phát phiếu hỏi 64 cán bộ quản lý

các cơ sở GDĐH từ cấp phó/trưởng bộ môn/khoa/phòng/trung tâm và các bộ phận

chức năng đến Hiệu trưởng; đội ngũ giảng viên: 72 giảng viên trực tiếp tham gia

giảng dạy ngành QLVH của các cơ sở GDĐH.

- Đối với cơ quan sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo: tác giả tiến hành dùng

phiếu hỏi, chọn mẫu các đơn vị sử dụng nhân lực sau đào tạo (56 cán bộ quản lý)

các cơ sở sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo đại điện cho Bắc, Trung, Nam.

- Đối với người học: tác giả dùng phiếu hỏi 240 sinh viên đang học ngành

QLVH của hai trường Đại học Văn hóa Hà Nội và Đại học thành phố Hồ Chí Minh.

(phụ lục 01 -04).

- Khảo sát thực tế, trao đổi trực tiếp và phát phiếu điều tra để hỏi thực trạng

cơ sở sử dụng nguồn nhân lực ngành QLVH tại các cơ quan, đơn vị đại diện cho

các vùng miền trên phạm vi cả nước. Với những đánh giá của các nhà quản lý sử

dụng nguồn nhân lực về một số vấn đề như: chất lượng đào tạo, các yêu cầu cơ bản

của cán bộ làm công tác QLVH ở các cơ quan, đơn vị, địa phương. Từ đó, đánh giá

được chất lượng sản phẩm sau đào tạo của các cơ sở GDĐH đào tạo cử nhân ngành

QLVH, so với yêu cầu thực tế. Từ đó đề ra những giải pháp phù hợp với quá trình

đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Page 73: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

61

Bảng 2.1. Thống kê đối tƣợng khảo sát thực trạng

Phân loại

Đối tƣợng

Tổng số Cán bộ QL

sử dụng LĐ

CBQL

GDĐH Giảng viên

Sinh

viên

Giới tính Nam 26 30 40 91 187

Nữ 30 34 32 149 245

Tổng số

56 64 72 240 432

Số phiếu có được kết quả đánh giá, tác giả đã đưa vào tổng hợp, phân tích số

liệu đó là những căn cứ khoa học, đáng tin cậy đánh giá được thực trạng đào tạo cử

nhân ngành QLVH trong giai đoạn 2011 - 2016.

2.1.4. Nội dung, tiến trình khảo sát

- Nội dung: khảo sát thực tế, trao đổi trực tiếp, phát phiếu điều tra và thực

trạng đào tạo cử nhân ngành QLVH theo nhu cầu xã hội theo sáu nhóm nội dung:

1) Quản lý công tác tuyển sinh; 2) Quản lý chương trình đào tạo; 3) Quản lý hoạt

động dạy học; 4) Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá trong quá trình đào tạo; 5)

Quản lý các điều kiện phục vụ đào tạo; 6) Quản lý kết quả đầu ra của quá trình đào

tạo tại các cơ sở đào tạo với cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên tham gia trực

tiếp vào quá trình đào tạo cử nhân ngành QLVH;

- Tiến trình khảo sát: trên cơ sở nội dung quản lý đào tạo và các vấn đề liên

quan đến quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH theo nhu cầu xã hội, tác giả đã thiết

kế mẫu phiếu dành cho từng đối tượng khác nhau:

+ Mẫu phiếu phụ lục 1 dùng để hỏi cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo cử nhân

ngành QLVH gồm có Ban giám hiệu, trưởng/phó các khoa phòng chức năng,

trưởng/phó bộ môn, trung tâm, các đơn vị trực thuộc cơ sở GDĐH đào tạo cử nhân

ngành QLVH.

+ Mẫu phiếu phụ lục 2 dùng để hỏi giảng viên đang trực tiếp giảng dạy ở các

cơ sở GDĐH đào tạo cử nhân ngành QLVH

+ Mẫu phiếu phụ lục 3 dùng để hỏi sinh viên đang học cử nhân ngành

QLVH thuộc các cơ sở GDĐH đào tạo cử nhân ngành QLVH.

+ Mẫu phiếu phụ lục 4 dùng để hỏi cán bộ quản lý các cơ sở sử dụng nguồn

nhân lực sau đào tạo cử nhân ngành QLVH ở các địa phương đại diện cho vùng,

miền trên phạm vi cả nước.

Mỗi đối tượng, tác giả sử dụng các mẫu câu hỏi, nội dung phù hợp với đối

tượng hỏi, tập trung vào quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH, nhằm đánh giá thực

Page 74: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

62

trạng của vấn đề đang được nghiên cứu một cách rõ ràng, mạch lạc. Mẫu phiếu điều

tra tại phụ lục 1, 2, 3, 4.

Thời gian khảo sát từ tháng 11/2015 đến tháng 7/2016.

2.1.5. Cách thức xử lý dữ liệu khảo sát

Căn cứ vào những nội dung cần khảo sát, tác giả phát phiếu, nội dung khảo

sát cho các đối tượng, thu hồi phiếu, rà soát phân loại phiếu hợp lệ để xử lý số liệu.

Căn cứ vào kết quả khảo sát, tác giả phân tích dữ liệu trên cơ sở kết quả thu

được, sử dụng một số kết quả liên quan đến vấn đề cần điều tra theo dự kiến của

luận án; các câu hỏi và kết quả khác chỉ mang tính chất tham khảo và khẳng định

thêm kết quả nhận định của luận án.

Kết quả khảo sát được xử lý thông qua phần mềm SPSS 20, sử dụng thang

đo Likert và phân tích giá trị trung bình (Mean) đo mức độ đánh giá. Có hai mức độ

đánh giá: cao nhất là 5, thấp nhất là 1 (5 = rất cần thiết/rất khả thi; 4 = cần thiết/khả

thi; 3 = tương đối cần thiết/tương đối khả thi; 2 = ít cần thiết/ít khả thi/; 1 = không

cần thiết/không khả thi) và cao nhất là 3, thấp nhất là 1; (3 = rất thường xuyên/ rất

hiệu quả; 2 = thường xuyên/ hiệu quả; 1 = không thường xuyên/ không hiệu quả).

2.2. Khái quát về đào tạo cử nhân ngành QLVH ở trƣờng đại học

2.2.1. Khái quát về qui mô phát triển ngành QLVH ở một số trường đại học

Trải qua hơn bốn thập kỷ, ngành QLVH có những tên gọi khác nhau như văn

hóa quần chúng hay văn hoá đại chúng. Nhưng mục tiêu, nội dung chương trình đào

tạo cơ bản không thay đổi, cơ bản thực hiện theo chương trình khung của Bộ

GD&ĐT. Trong quá trình phát triển, nguồn nhân lực ngành QLVH đã được nhà

nước đầu tư cho nên đem lại kết quả khả quan trong hoạt động đào tạo; tạo ra những

lớp thế hệ có chuyên môn, biết cách tổ chức, quản lý các hoạt động VHNT, góp

phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bước đầu đáp ứng được nhu cầu của xã

hội và người học.

Thực tế đã đặt ra cho các cơ sở GDĐH, tạo được những bước chuyển biến

mạnh mẽ để nâng cao chất lượng đào tạo, tiếp tục lĩnh hội kiến thức chuyên môn,

tiếp thu tri thức mới, thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao năng

lực thực hành, đầu tư nghiên cứu khoa học đưa vào ứng dụng thử nghiệm, thực

nghiệm từ thực tiễn. Mặt khác cũng đưa ra những chiến lược cụ thể và những giải

pháp thích hợp nhằm tạo được sự hấp dẫn trong đào tạo cử nhân ngành QLVH, đáp

ứng nhu cầu xã hội.

- Trường Đại học Văn hóa Hà Nội: Khoa Quản lý văn hoá nghệ thuật là đơn vị

đào tạo ngành QLVH, một trong những khoa được thành lập sớm nhất của Trường Đại

Page 75: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

63

học Văn hoá Hà Nội. Năm 1959 khi mới thành lập, nhà trường đã thành lập khoa văn

hoá quần chúng. Khoa đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ văn hoá quần chúng có

trình độ sơ cấp, trung cấp và sau này là trình độ đại học cho các thiết chế văn hoá trong

cả nước. Trải qua hơn 50 năm trưởng thành và phát triển, qua nhiều lần thay đổi mục

tiêu, chương trình đào tạo và tên gọi nhưng khoa Quản lý Văn hoá Nghệ thuật (hiện

nay) luôn là đơn vị có qui mô giảng viên và sinh viên lớn nhất trong trường (gồm cả hệ

đào tạo chính qui và hệ vừa làm vừa học) và cũng là khoa có nhiều chuyên ngành đào

tạo phong phú, đạt nhiều thành tích nổi bật trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và hoạt

động xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực văn hoá của đất nước.

Từ khi thành lập đến nay, Khoa Quản lý Văn hóa Nghệ thuật đã đào tạo cho xã hội

hàng chục ngàn cán bộ văn hóa quần chúng trước đây và cán bộ QLVH ngày nay.

Nhiều sinh viên tốt nghiệp đã và đang giữ các vị trí lãnh đạo, chuyên môn chủ chốt tại

các cơ quan đơn vị, tổ chức hoạt động VHNT ở Trung ương và địa phương.

- Trường Đại học Văn hoá Tp. Hồ Chí Minh: Được thành lập năm 1977 với

tên ban đầu là khoa Văn hóa Quần chúng, sau đó đổi tên thành khoa Quản lý Văn

hóa, hiện nay là Khoa Quản lý Văn hóa Nghệ thuật. Qua 5 lần thay đổi nhiệm vụ,

trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ thấp đến cao, đạt được nhiều thành tích đáng

kể đánh dấu sự đổi mới, trưởng thành của một khoa chủ đạo trong trường, đào tạo

nghề đặc thù trong lĩnh vực VHNT. Đào tạo được hàng chục ngàn cán bộ văn hóa

từ trình độ trung cấp đến đại học, bổ sung cho các đơn vị hoạt động trong và ngoài

ngành văn hóa các tỉnh, thành phố phía Nam, góp phần xây dựng “nền văn hoá Việt

nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Góp nhiều thành tích trong sự nghiệp đổi

mới GD&ĐT và đã được nhà nước trao tặng nhiều phẩn thưởng cao quí. Đó không

chỉ là nguồn cổ vũ, động viên toàn thể cán bộ giảng viên khoa QLVH - NT mà còn

là tiền đề, chứng tỏ tiềm năng để phát triển ngành QLVH trong giai đoạn mới.

- Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa: Với bề dày

truyền thống hơn 47 năm xây dựng và phát triển, Khoa Văn hóa Thông tin đã nhiều

lần đổi tên, cho tới nay khoa đã đào tạo được hàng ngàn cán bộ làm công tác văn

hóa quần chúng thuộc nhóm ngành QLVH cho tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh lân cận.

Khoa đào tạo từ bậc trung cấp đến bậc đại học, được xã hội ghi nhận và đánh giá

cao. Số được đào tạo hầu hết đều có việc làm và thu nhập ổn định. Học sinh, sinh

viên nhanh thích ứng được với nhu cầu đòi hỏi của xã hội, với phương châm “đa

năng nhất chuyên” khoa đã đào tạo được nhiều thế hệ HSSV có chất lượng hiện

đang công tác ở hầu hết các cơ quan, đoàn thể và doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Một số HSSV đạt được giải cao trong các hội thi do Bộ VHTT&DL, Bộ GD&ĐT ,

Page 76: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

64

các trường chuyên nghiệp khối VHNT toàn quốc, giọng hát hay trên sóng truyền

hình; triển lãm mỹ thuật cấp tỉnh, khu vực, quốc gia. Chất lượng đào tạo đáp ứng

được với thực tế phát triển KT-XH của tỉnh và yêu cầu của xã hội.

2.2.2. Qui mô đào tạo

Qui mô đào tạo của các cơ sở GDĐH được biểu hiện với các số liệu cụ thể

dưới đây cho thấy: qui mô đào tạo có chiều hướng tăng lên, năm nay cao hơn năm

trước, điều đó cho thấy nhu cầu xã hội về đào tạo cử nhân ngành QLVH vẫn có

tiềm năng. Tuy nhiên lại bất cập với những điều kiện khác như cơ sở vật chất, trang

thiết bị, phương tiện, đội ngũ giảng viên không tăng. Sản phẩm đầu ra (SV sau tốt

nghiệp) chưa có sự liên hệ với nhà trường, người học sau tốt nghiệp chưa được

đánh giá một cách cụ thể khách quan. Do đó việc kiểm định chất lượng về qui mô

đào tạo theo nhu cầu xã hội chưa được đánh giá.

Bảng 2.2. Qui mô đào tạo cử nhân đại học hệ chính qui ngành QLVH

STT Qui mô đào tạo từ năm học

2010 - 2015

2010-

2011

2011-

2012

2012-

2013

2013-

2014

2014-

2015

1 Trường ĐHVH Hà Nội 285 399 302 351 473

2 Trường ĐHVH TP HCM 109 174 134 212 178

3 Trường ĐH VHTT&DL T.H 0 70 200 350 380

Cộng 394 643 635 913 1031

(Nguồn do phòng ĐT trường ĐHVH HN, ĐHVH TP Hồ Chí Minh và website

trường ĐHVHTT&DL TH cung cấp tháng 10 năm 2016)

2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của ngành QLVH

- Chức năng: Là đơn vị sự nghiệp, trực thuộc Bộ VHTT&DL, Bộ GD&ĐT

và UBND tỉnh cùng cấp, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực bậc đại

học, sau đại học và trình độ thấp hơn về các ngành được cơ quan quản lý nhà nước

có thẩm quyền cho phép; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh

vực khoa học xã hội - nhân văn và nghiệp vụ văn hóa, thông tin, du lịch nhằm nâng

cao chất lượng đào tạo.

- Nhiệm vụ:

1. Trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc UBND tỉnh cùng

cấp các chương trình, đề án phát triển trường, kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa

học dài hạn, hàng năm và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

2. Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực theo đúng mục tiêu, chương trình đào tạo

các ngành được phép đào tạo ở bậc đại học, sau đại học và trình độ thấp hơn theo

phương thức chính quy, không chính quy; đào tạo văn bằng hai, đào tạo liên thông

Page 77: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

65

từ các bậc thấp hơn lên đại học và bồi dưỡng nghiệp vụ theo chỉ tiêu phân bổ của

nhà nước và nhu cầu của xã hội.

3. Xây dựng chương trình giáo dục, kế hoạch giảng dạy và học tập cho các

ngành đào tạo của Trường trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào

tạo ban hành; tổ chức biên soạn, duyệt và phát hành giáo trình, đề cương bài giảng,

tài liệu tham khảo và các ấn phẩm khoa học khác nhằm phục vụ hoạt động đào tạo,

nghiên cứu khoa học của Trường theo quy định của pháp luật.

4. Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu được

duyệt; tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ

theo quy định của pháp luật.

5. Tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai, ứng dụng tiến bộ

khoa học công nghệ và kết quả nghiên cứu, gắn nghiên cứu khoa học với công tác

đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

6. Xây dựng trang điện tử (Website) riêng, quản lý và cung cấp các nguồn

thông tin khoa học của Trường, tham gia vào hệ thống thông tin chung của các

trường đại học, các bộ, ngành có liên quan.

7. Hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo, tổ chức nghiên cứu khoa học trong

nước và nước ngoài nhằm phát triển sự nghiệp đào tạo và nâng cao chất lượng đào

tạo theo quy định của pháp luật.

8. Xây dựng quy hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ công chức, viên chức;

phát hiện, bồi dưỡng nhân tài trong đội ngũ viên chức và người học.

9. Cải tiến công tác quản lý, hoàn thiện bộ máy tổ chức của trường theo

hướng tinh giản, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả; thực hiện các nội dung cải cách

hành chính theo chương trình, kế hoạch của Bộ chủ quản và của địa phương.

10. Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng đào tạo

của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

11. Tổ chức các hoạt động dịch vụ khoa học và đào tạo phù hợp với chức

năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật.

12. Xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và

số lượng người làm việc của Trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý tổ

chức bộ máy, nhân sự, thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức, viên

chức, người lao động và người học thuộc phạm vi quản lý của Trường theo quy

định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ GD&ĐT, Bộ VHTT&DL và UBND

tỉnh cùng cấp.

Page 78: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

66

13. Quản lý, sử dụng đất, tài chính, tài sản và ngân sách được phân bổ và các

nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác được quy định trong Điều lệ Trường Đại học

và được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Bộ VHTT&DL và UBND tỉnh cùng cấp giao cho.

2.3. Thực trạng đào tạo ngành QLVH ở các trƣờng đại học đáp ứng nhu cầu

xã hội

2.3.1. Nhận thức về đào tạo cử nhân ngành QLVH

Qua khảo sát bằng phiếu hỏi 64 cán bộ quản lý nhà trường; 56 phiếu hỏi nhà

quản lý sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo; 72 phiếu hỏi giảng viên, sử dụng

thang đo Likert, kết quả thu được ở bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3. Nhận thức về tầm quan trọng của các hoạt động đào tạo

STT Các tiêu chí đánh giá Mức đánh giá

Xếp

hạng 5 4 3 2 1

1 Tuyển sinh đáp ứng được với qui mô đào

tạo và sự phát triển của nhà trường 24 64 68 32 4 3,38 1

2 Nội dung chương trình đào tạo phù hợp 16 66 69 36 4 3,29 2

3 Hệ thống đánh giá đảm bảo chất lượng phù hợp 12 59 75 38 8 3,15 3

4 Kết quả đầu ra đáp ứng được sự mong đợi

của các bên có liên quan 15 53 66 44 14 3,05 4

Kết quả khảo sát: Tuyển sinh đáp ứng được với qui mô đào tạo và sự phát

triển của nhà trường, có điểm TB là 3,38 xếp hạng ở mức 1; nội dung chương trình

đào tạo, có điểm số 3,29 xếp ở mức 2; Hệ thống đánh giá đảm bảo chất lượng phù

hợp, điểm TB 3,15 xếp ở mức 3; Kết quả đầu ra đáp ứng được sự mong đợi của các

bên có liên quan, điểm số TB 3,05 xếp ở mức 4. Thực trạng này cho thấy: CBQL và

GV nhận thức được qui mô đào tạo đối với các cơ sở GDĐH là đảm bảo, phù hợp

với điều kiện phát triển của nhà trường và xã hội. Như vậy, chất lượng đào tạo hiện

nay vẫn có thể chấp nhận ở mức độ duy trì đối với cơ sở GDĐH, đáp ứng được với

nguồn nhân lực quốc gia theo chỉ tiêu kế hoạch, điều này cho thấy sự ảnh hưởng sâu

sắc của thời kỳ kế hoạch hóa quan liêu bao cấp, cơ sở GDĐH hoạt động mà không

quan tâm đến nhu cầu của xã hội. Vì chưa đáp ứng được với nhu cầu người học;

nhu cầu của bên sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo và sự mong đợi của các bên có

liên quan xếp thứ 4. Đó là những căn cứ để tiếp tục hoàn thiện chương trình đào tạo

nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.

2.3.2. Thực trạng công tác tuyển sinh

Đánh giá thực trạng công tác tuyển sinh đào tạo cử nhân ngành QLVH, tác

giả tiến hành khảo sát 64 CBQL thuộc các cơ sở GDĐH, kết quả khảo sát bảng 2.4

cho thấy:

Page 79: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

67

Việc quản lý phương thức tuyển sinh hiện nay đối với đào tạo cử nhân ngành

QLVH, có nhiều hình thức: Phương thức xét tuyển các môn thi văn hóa và tổ chức

thi các môn năng khiếu liên quan đến chuyên ngành đào tạo, có tỷ lệ 92,2% xếp

hạng 1; xét tuyển trên hồ sơ tuyển sinh, tỷ lệ 82,8% xếp thứ 2; phương thức xét

tuyển và qui định điểm sàn các môn văn hóa (dựa trên kết quả môn học ở THPT và

tổ chức thi các môn năng khiếu) xếp thứ 3 tỷ lệ 46,9% và tổ chức thi thực hành các

môn năng khiếu, chấm loại trực tiếp, không tính các môn văn hóa có 25% xếp thứ 4.

Theo CBQL đánh giá công tác tuyển sinh hiện nay của ngành QLVH thì hai phương

thức tuyển sinh kết hợp xét tuyển các môn thi văn hóa và tổ chức thi các môn năng

khiếu liên quan đến chuyên ngành đào tạo và xét tuyển trên hồ sơ tuyển sinh là

phương thức thường sử dụng đối với ngành QLVH.

Bảng 2.4. Quản lý phƣơng thức tuyển sinh ngành QLVH

Phƣơng thức tuyển sinh ngành QLVH Số

lƣợng

Tỷ lệ

%

Thứ

bậc

Xét tuyển trên hồ sơ tuyển sinh 53 82,8 2

Xét tuyển các môn thi văn hóa và tổ chức thi các

môn năng khiếu liên quan đến chuyên ngành đào tạo 59 92,2 1

Xét tuyển và qui định điểm sàn các môn văn hóa

(dựa trên kết quả môn học ở THPT và tổ chức thi

các môn năng khiếu)

30 46,9 3

Tổ chức thi thực hành các môn năng khiếu, chấm

loại trực tiếp, không tính các môn VH 16 25,0 4

Tổng cộng 158 246,9

2.3.3. Thực trạng chương trình đào tạo cử nhân ngành QLVH

Hiện nay, mỗi cơ sở GDĐH đều chủ động xây dựng chương trình đào tạo

riêng trên cơ sở khung chương trình do Bộ GD&ĐT qui định, do đó để phù hợp với

đặc điểm, thế mạnh của nhà trường, phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình

cơ sở GDĐH xây dựng trên cơ sở chú trọng tới qui cách, hướng tới mục tiêu đào

tạo, mà chưa chú trọng tới nhu cầu xã hội và nhu cầu người học. Dưới đây là một

số chuyên ngành trong chương trình đào tạo, đang được áp dụng trong đào tạo

ngành QLVH ở một số trường đại học:

Bảng 2.5. Nội dung chuyên ngành Quản lý hoạt động văn hóa xã hội

Kiến thức Cơ sở

Ngành

Kiến thức Ngành Kiến thức Chuyên

Ngành

Học phần thay

thế khóa luận

56 Tín chỉ (26 C.S ngành, 27 K.T ngành) 42 Tín chỉ (28 CN; 6 TT; 8 thay thế)

Page 80: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

68

Bắt buộc: 22 TC

1. Mỹ thuật học đại

cương (2)

2. Âm nhạc học đại

cương (2)

3. Sân khấu học đại

cương (2)

4. Múa đại cương

5. Điện ảnh đại cương

(2)

6. Khoa học quản lý

và Quản lý văn

hóa (3)

7. Văn hóa dân gian

Việt Nam (2)

8. Tín ngưỡng và

Tôn giáo Việt

Nam (2)

9. Quản lý nhà nước về

văn hóa (2)

10. Văn hóa gia đình (3)

Bắt buộc: 23 TC

1. Chính sách văn hóa

(2);

2. Kinh tế học văn hóa

(2);

3. Công nghiệp văn

hóa (2);

4. Marketing văn hóa

nghệ thuật (3);

5. Quản lý nguồn

nhân lực trong các tổ

chức VHNT (2);

6. Xây dựng văn hóa

cộng đồng (3);

7. Quản lý các thiết chế

văn hóa (4)

8. Quản lý sự kiện - lễ

hội (3)

9. Quản lý Di sản văn

hóa (2)

Bắt buộc: 20 TC

1. Phương pháp

nghiên cứu khoa học

về văn hóa (2);

2. Quản trị văn phòng

(3);

3. Xây dựng và Quản

lý dự án văn hóa (3);

4. Phương pháp tuyên

truyền phần 1 (3);

5. Phương pháp tuyên

truyền phần 2 (3);

6. Phương pháp tổ

chức đội nhóm câu lạc

bộ (2)

8. Tổ chức sự kiện (4)

Thực tập & làm

khóa luận hoặc

học các môn thay

thế khóa luận tốt

nghiệp: 14 TC

- Thực tập giữa

khóa: 2 TC

- Thực tập cuối

khóa: 4 TC

Đƣợc chọn: 8/12

TC

1. Văn hóa đại

chúng (2)

2. Địa chí văn

hóa (2)

3. Văn hóa Việt

Nam trong bối

cảnh toàn cầu hóa

(2)

4. Văn hóa giải trí

(2)

5. Quan hệ công

chúng (2)

6. Đờn ca tài tử

Nam bộ (2)

Tự chọn: 4/6 TC

1. Pháp luật về văn

hóa: 2

2. Văn hóa nông

thôn: 2

3.Văn hóa đô thị: 2

Tự chọn: 4/6 tín chỉ

1. Xã hội học văn hóa

(2)

2. Xã hội học gia đình

(2)

3. Giáo dục nghệ thuật

(2)

Tự chọn: 8/12 TC

1. Phương pháp tổ chức

sinh hoạt tập thể:2

2. Thanh nhạc: 4

3. Chất liệu múa: 4

4. Lễ nghi truyền thống

và hiện đại: 2

- Chuyên ngành Quản lý hoạt động văn hóa xã hội: Mục tiêu chương trình đào

tạo để người học nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học xã hội nhân văn, nghệ

thuật và quản lý văn hóa; có tinh thần trách nhiệm trong tổ chức các hoạt động văn

hóa xã hội. Rèn luyện được kỹ năng quản lý, điều hành các hoạt động văn hóa xã

hội. Đồng thời có kỹ năng nghiên cứu đề xuất các dự án văn hóa [68].

- Chuyên ngành Tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật: Mục tiêu để người

học nắm vững kiến thức cơ bản về quản lý các hoạt động văn hóa nghệ thuật; có

lòng yêu nghề, có thái độ tích cực trong việc tự học, tự bồi dưỡng kiến thức để nâng

cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có tinh thần trách nhiệm và tác phong làm việc

khoa học trong tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa nghệ thuật; biết kết hợp

hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của cộng đồng xã hội [68].

Bảng 2.6. Nội dung chuyên ngành Tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật

Page 81: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

69

Kiến thức Cơ sở

Ngành

Kiến thức Ngành Kiến thức Chuyên

Ngành

HP thay thế

làm khóa luận

56 Tín chỉ (26 cơ sở ngành, 27 kiến thức

ngành)

42 Tín chỉ (28 chuyên ngành; 6 thực tập;

8 thay thế làm khóa luận)

Bắt buộc: 22 TC

11. Mỹ thuật học đại

cương (2)

12. Âm nhạc học

đại cương (2)

13. Sân khấu học

đại cương (2)

14. Múa đại cương

15. Điện ảnh đại cương

(2)

16. Khoa học

quản lý và Quản lý

văn hóa (3)

17. Văn hóa dân

gian Việt Nam (2)

18. Tín ngưỡng

và Tôn giáo Việt

Nam (2)

19. Quản lý nhà nước về

văn hóa (2)

20. Văn hóa gia đình (3)

Bắt buộc: 23 TC

3. Chính sách văn hóa

(2);

4. Kinh tế học văn hóa

(2);

3. Công nghiệp văn

hóa (2);

4. Marketing văn hóa

nghệ thuật (3);

5. Quản lý nguồn

nhân lực trong các tổ

chức VHNT (2);

6. Xây dựng văn hóa

cộng đồng (3);

7. Quản lý các thiết

chế văn hóa (4)

8. Quản lý sự kiện - lễ

hội

9. Quản lý Di sản văn

hóa (2)

Bắt buộc: 20 TC

1. Thường thức âm nhạc

(3)

2. Nghệ thuật diễn xuất

(3)

3. Sáng tác múa (3)

4. Thiết kế mỹ thuật (3)

5. Viết kịch bản chương

trình văn hóa nghệ thuật

(3)

6.Đạo diễn chương trình

văn hóa nghệ thuật(5)

Thực tập & làm

khóa luận hoặc

học các môn thay

thế khóa luận tốt

nghiệp: 14 TC

- Thực tập giữa

khóa: 2 TC

- Thực tập cuối

khóa: 4 TC Đƣợc chọn: 8/12

TC

1. Văn hóa đại

chúng (2)

2. Địa chí văn hóa

(2)

3. Văn hóa Việt

Nam trong bối

cảnh toàn cầu hóa

(2)

4. Văn hóa giải trí

(2)

5. Quan hệ công

chúng (2)

6. Đờn ca tài tử

Nam bộ (2)

Tự chọn: 8/24 TC

1. Thanh nhạc (4)

2. Kỹ thuật biểu diễn (4)

3. Chất liệu múa (4)

4. Đồ họa vi tính (4)

5. Kỹ thuật chụp ảnh(2)

6. Kỹ thuật quay phim

(2)

7. Truyền thông đa

phương tiện (2)

8. Dẫn chương trình (2)

Tự chọn: 4/6 TC

1. Pháp luật về văn

hóa: 2

2. Văn hóa nông

thôn: 2

3.Văn hóa đô thị: 2

Tự chọn: 4/6 tín chỉ

1. Xã hội học văn hóa

(2)

2. Xã hội học gia đình

(2)

3. Giáo dục nghệ thuật

(2)

Điểm chung nhất của chương trình đào tạo là các học phần của kiến thức đại

cương theo qui định (40 TC) chưa bao gồm: Anh văn đại cương (nộp chứng chỉ

TOEIC ≥ 450); Tin học văn phòng (nộp chứng chỉ tin học cơ bản tương đương trình

độ A); Giáo dục quốc phòng - an ninh (nộp chứng chỉ); Giáo dục thể chất (nộp

chứng chỉ); kiến thức giáo dục chuyên nghiệp có 53 TC học chung theo qui định

của ngành QLVH gồm có: cơ sở ngành (26 TC) và kiến thức ngành (27 TC) đây là

những học phần có tính chất nền tảng, tạo nên sự khác biệt giữa ngành QLVH và

các ngành khác.

Điểm riêng biệt của từng chuyên ngành, sẽ khác nhau ở phần kiến thức

chuyên ngành (28 TC):

Page 82: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

70

- Chuyên ngành Quản lý hoạt động văn hóa xã hội: đi sâu vào các phương

pháp quản lý gồm có: Phương pháp nghiên cứu khoa học về văn hóa; Quản trị văn

phòng; Xây dựng và Quản lý dự án văn hóa; Phương pháp tuyên truyền; Phương

pháp tổ chức đội nhóm câu lạc bộ; Tổ chức sự kiện và dành cho 8/12 TC tự chọn có

tính chất đào tạo kỹ năng cụ thể như: Phương pháp tổ chức sinh hoạt tập thể; Thanh

nhạc; Chất liệu múa; Lễ nghi truyền thống và hiện đại.

- Chuyên ngành Tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật: đi sâu vào các kỹ

năng cụ thể như: Thường thức âm nhạc; Nghệ thuật diễn xuất; Sáng tác múa; Thiết

kế mỹ thuật; Viết kịch bản chương trình văn hóa nghệ thuật; Đạo diễn chương trình

văn hóa nghệ thuật. Phần tự chọn dành 8/24 TC tự chọn có tính chất chuyên sâu bổ

trợ cho chuyên ngành và cũng để cho người học phát huy sở trường, năng khiếu

nghệ thuật cụ thể như: Thanh nhạc; Kỹ thuật biểu diễn; Chất liệu múa; Đồ họa vi

tính; Kỹ thuật chụp ảnh; Kỹ thuật quay phim; Truyền thông đa phương tiện và Dẫn

chương trình.

2.3.4. Thực trạng về tổ chức đào tạo

- Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ĐNGV: Kết quả khảo sát qua phiếu

hỏi ý kiến 136 phiếu hợp lệ của 64 CBQL và 72 GV ngành QLVH, bảng 2.8 cho

thấy: có 51,6% GV đảm bảo thực hiện đầy đủ kế hoạch lên lớp, kiểm tra đánh giá

và NCKH theo qui định; 25,8% Tổ chức dự giờ thăm lớp và các hoạt động chuyên

môn theo định kỳ; 22,6% Thường xuyên đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng

giảng dạy.

Bảng 2.7. Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ĐNGV

Nội dung Số

lƣợng

Tỷ lệ

%

Đảm bảo thực hiện đầy đủ kế hoạch lên lớp, kiểm tra đánh giá và

NCKH theo qui định 70 51,6

Tổ chức dự giờ thăm lớp và các hoạt động chuyên môn theo định kỳ 35 25,8

Thường xuyên đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy 31 22,6

Tổng cộng 136 100%

- Tổ chức dạy học: Tổ chức dạy học sử dụng trong thường dùng trong đào

tạo cử nhân ngành QLVH bảng 2.8 cho thấy:

Sử dụng phương pháp truyền thống thuyết trình, đang được sử dụng cao, xếp

hạng 2 chiếm 81,2% trong quá trình dạy học; phương pháp đàm thoại (thảo luận) cũng

thường được sử dụng chiếm tới 50% xếp hạng 6; trực quan và phân tích (hình vẽ, mô

hình, hình ảnh, thị phạm, hình mẫu, video clip…) đã được sử dụng 78,1% xếp hạng 3;

nêu vấn đề 62,5%, xếp hạng 4; mô phỏng 31,2%, xếp hạng 7; trắc nghiệm 50% xếp

hạng 6; seminar 56,2% xếp hạng 5; làm việc nhóm có 100%, xếp hạng 1. Kết quả trên

cho thấy việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên là chưa nhiều, tỷ lệ giữa

Page 83: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

71

các phương pháp chênh lệch quá lớn như làm việc nhóm 100% xếp hạng 1, so với

phương pháp mô phỏng 31,2% xếp hạng 7. Cho nên việc đổi mới phương pháp trong

GDĐH là việc làm rất cần thiết và phải tiến hành đồng bộ, rút ngắn sự chênh lệch

khoảng cách giữa các phương pháp.

Bảng 2.8. Tổ chức dạy học trong đào tạo cử nhân QLVH

Quản lý phƣơng pháp dạy học của giảng viên Số lƣợng Tỷ lệ % Xếp hạng

Thuyết trình 58 81,2 2

Đàm thoại (thảo luận) 36 50,0 6

Trực quan và phân tích 56 78,1 3

Nêu vấn đề 45 62,5 4

Mô phỏng 22 31,2 7

Trắc nghiệm 36 50,0 6

Seminar 40 56,2 5

Làm việc nhóm 72 100,0 1

Tổng cộng 365 409,2

- Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo: Ngành QLVH là ngành đào tạo cần có cơ

sở vật chất tối thiểu phục vụ đào tạo nhiều hơn các khoa, bộ môn khác. Yêu cầu

chuyên môn, cần có các phòng học chuyên dùng, phòng học đa chức năng (nghe,

nhìn), sàn tập, sân khấu biểu diễn, xưởng vẽ, trường quay... do đó việc đầu tư này là

khá tốn kém. Từ lâu các cơ sở GDĐH chưa thực sự quan tâm tới việc đầu tư cơ sở

vật chất, trang thiệt bị và phương tiện. Một số cơ sở do được nâng cấp từ trường cao

đẳng lên trường đại học cho nên cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ

đào tạo rất kém. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo và quyền lợi

của người học.

Bảng 2.9. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phƣơng tiện dạy học

S

TT Nội dung đánh giá

Mức đánh giá

Xếp

hạng 1 2 3

1 Phòng dạy học tích hợp 38 232 162 2,29 4

2 Phòng học lý thuyết, chuyên môn (chuyên dụng) 79 210 143 2,15 7

3 Sàn tập/phòng học thực hành lớn 22 160 251 2,53 9

4 Sân khấu biểu diễn/phòng thực hành chuyên môn 95 148 188 2,22 6

5 Phương tiện dạy học lý thuyết 124 258 50 1,82 1

6 Phương tiện thực hành/trang thiết bị kỹ thuật… 38 184 210 2,40 8

Page 84: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

72

7 Phương tiện đồ dùng dạy học 60 246 127 2,15 3

8 Tài liệu, giáo trình 160 191 81 1,82 2

9 Các thiết bị, phương tiện, đồ dùng khác 160 191 81 2,17 5

Xét về thứ bậc qua phiếu điều tra 64 CBQL, 72 GV và 240 SV, đánh giá cơ sở

vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học đào tạo QLVH, tác giả dùng thang đo

Likert (cao nhất là 3 thấp nhất là 1: 3 = Đầy đủ, 2 = tương đối đầy đủ, 1 = không đủ).

Kết quả cho thấy: xếp hạng 1 là phương tiện dạy học lý thuyết có điểm số TB

cao nhất là 1,82; xếp hạng 2 là tài liệu và giáo trình, số điểm TB 1,82; phương tiện dạy

học lý thuyết, xếp hạng 3 có điểm số TB là 2,15; phòng dạy học tích hợp xếp hạng 4,

có điểm số TB là 2,29; các phương tiện đồ dùng khác, xếp hạng 5 điểm TB là 2,17; sân

khấu biểu diễn/phòng thực hành chuyên ngành xếp hạng 6 điểm TB là 2,22; phòng học

lý thuyết, chuyên môn (chuyên dụng) xếp hạng 7 điểm TB là 2,15; phương tiện thực

hành/trang thiết bị kỹ thuật, máy móc, xếp hạng 8 điểm TB là 2,40; sàn tập/phòng học

thực hành lớn, xếp hạng 9 điểm TB là 2,53.

Như vậy, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học ngành QLVH còn

rất thiếu xếp hạng 1 là phương tiện dạy học lý thuyết; hạng 2 là tài liệu giáo trình; hạng

3 là phương tiện đồ dùng dạy học trong khi đó ngành đào tạo có tính chất thực hành thì

rất cần sàn tập/phòng học thực hành lớn, xếp hạng 9; phương tiện thực hành/trang

thiết bị kỹ thuật máy móc, xếp hạng 8 và phòng học lý thuyết, chuyên môn (chuyên

dụng) xếp hạng 7 bậc sau cùng thứ yếu. Kết quả này, thể hiện tính chuyên nghiệp

trong đào tạo ngành QLVH còn rất yếu, nhất là trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật

thực hành và đồ dùng dạy học tiếp tục cần phải được đầu tư, mới đáp ứng được nhu

cầu của ngành khoa học thực hành.

2.3.5. Thực trạng đánh giá kết quả đào tạo

Để đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong việc đào tạo cử nhân ngành

QLVH, tác giả tiến hành khảo sát 72 GV cho thấy:

Kết quả học tập của sinh viên bảng 2.10 cho thấy: kết quả kiểm tra tích hợp

của học phần 81,9%; kết quả các bài thi/kiểm tra hết học phần 79,2%; kết quả bài

thi/kiểm tra thường xuyên và giữa học phần có 76,4%; kết quả thi/kiểm tra giữa lý

thuyết và thực hành có 69,4%; kết quả trên cho thấy sự đánh giá theo cách làm này là

đạt yêu cầu, có sự chênh lệch trong giới hạn cho phép. Điều đó chứng tỏ cách đánh giá

này là phù hợp.

Bảng 2.10. Đánh giá kết quả học tập sinh viên ngành QLVH

Đánh giá kết quả học tập sinh viên Số lƣợng Tỷ lệ %

Page 85: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

73

Kết quả bài thi/kiểm tra thường xuyên và giữa học phần 55 76,4

Kết quả bài thi/kiểm tra hết học phần 57 79,2

Kết quả thi/kiểm tra giữa lý thuyết và thực hành 50 69,4

Kết quả kiểm tra tích hợp của học phần 59 81,9

Tổng cộng 221 306,9

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong đào tạo cử nhân ngành QLVH, là

sự tổng hợp: dựa trên kết quả các bài thi/bài kiểm tra kiến thức lý thuyết và các bài

thi/kiểm tra thực hành kỹ năng kết hợp với kết quả đánh giá thái độ trong quá trình

học tập và kết quả đánh giá bài thi/kiểm tra tích hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ.

Cách thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành QLVH do nhà trường qui định

thống nhất trong chương trình đào tạo (đề cương môn học) trên cơ sở giảng viên tự

lựa chọn và thông qua bộ môn/ khoa và được nhà trường qui định trên cơ sở xây

dựng qui trình, kế hoạch đánh giá kết quả tùy theo đặc thù của môn học.

2.3.6. Các điều kiện đảm bảo đào tạo cử nhân ngành QLVH

- Công tác tuyển sinh

Mỗi năm, các cơ sở giáo dục đại học tuyển sinh từ 70 - 473 sinh viên đào

tạo ngành QLVH (bảng 2.2). Từ năm 2010 - 2012 một số cơ sở GDĐH tổ chức

tuyển sinh bằng hình thức thi ba môn trong đó có hai môn thi văn hóa (ngữ văn và

lịch sử) và một môn thi tuyển năng khiếu nghệ thuật qua các vòng thi. Tùy từng cơ

sở đào tạo tổ chức thi 1 vòng hay 2 vòng (sơ tuyển và chung tuyển). Năm 2013 trở

đi, một số cơ sở đã mở rộng cách tuyển sinh như kết hợp xét tuyển và thi tuyển.

Xét tuyển lấy kết quả điểm thi của kỳ thi quốc gia của các môn học thuộc khối A,

C kết hợp với thi năng khiếu khối R, cho nên tạo điều kiện thuận lợi cho người

học có cơ hội lựa chọn đăng ký tuyển sinh, số lượng sinh viên trúng tuyển năm

nay cao hơn năm trước.

Các môn thi tuyển đầu vào trong ngành QLVH, thực hiện thi tuyển năng

khiếu chủ yếu là các ngành đào tạo: quản lý hoạt động âm nhạc, quản lý hoạt động

mỹ thuật và quảng cáo, quản lý hoạt động sân khấu, tổ chức sự kiện, dẫn chương

trình và tổ chức các hoạt động VHNT... Các hình thức thi thực hành, là một trong

những hình thức đánh giá theo sở trường, năng lực, khả năng chuyên môn của từng

cá nhân thí sinh dự thi, từ đó nhận biết được năng lực thực hiện để sau khi trúng

tuyển sẽ đào tạo có tính chuyên sâu. Tuy nhiên cách đánh giá năng lực người học

trong đào tạo cử nhân ngành QLVH ban đầu chỉ mang tính tương đối, không xác

định được thực sự năng lực thực hành của thí sinh dự thi trong thời điểm đó bởi vì

các môn thi năng khiếu mà thí sinh đăng ký dự thi không được học trong chương

trình THPT, tức là trong chương trình phổ thông hiện nay chưa có các môn học

Page 86: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

74

chuyên sâu về âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, tổ chức sự kiện và tổ chức các hoạt

động văn hóa nghệ thuật. Do vậy, ngoài năng khiếu bẩm sinh cộng với sự đam mê

và yêu thích nghệ thuật, thí sinh đăng ký dự thi các ngành âm nhạc, mỹ thuật, sân

khấu, tổ chức sự kiện... cũng như các ngành đào tạo khác của khối VHNT phải tìm

hiểu, tự học và tìm cách tiếp cận để tích lũy đủ kiến thức sẽ mới có thể dự thi đại

học. Thí sinh còn gặp một số những khó khăn khác như cùng thi tuyển các môn

năng khiếu, nhưng tiêu chí chấm thi của mỗi cơ sở GDĐH có những tiêu chí riêng,

cách thi tuyển riêng, không có sự thống nhất.

Trong những năm gần đây, để đảm bảo chất lượng GDĐH, Bộ GD&ĐT đã

giảm chỉ tiêu đào tạo chính qui hàng năm từ 5 - 12% so với những năm trước đây,

tính qui mô đào tạo dựa vào đội ngũ giảng viên cơ hữu, cơ sở vật chất trang thiết bị,

phân hạng trường cho nên ngành QLVH có xu hướng giảm chỉ tiêu tuyển sinh và

một số cơ sở GDĐH tuyển sinh không đủ chỉ tiêu.

- Chương trình đào tạo

Hiện nay, mỗi cơ sở đào tạo đều có chương trình đào tạo cử nhân ngành

QLVH riêng, được xây dựng phù hợp với đặc điểm của cơ sở GDĐH. Mục tiêu, nội

dung chương trình được xây dựng trên cơ sở chú trọng tới quy cách, khả năng của

cơ sở đào tạo theo mục tiêu chung, mà chưa quan tâm tới kỹ năng nghề nghiệp theo

nhu cầu người học, nhà sử dụng nhân lực, cũng như nhu cầu xã hội. Để đánh giá

thực trạng về chương trình đào tạo hiện nay, tác giả sử dụng phiếu hỏi chuyên gia

QLGD và chuyên gia ngành VH cho thấy: các chương trình đào tạo cử nhân ngành

QLVH hiện nay đã thực hiện theo học chế tín chỉ nhưng chưa thoát ly được niên

chế và hình thức đào tạo bán niên chế vẫn được duy trì, có tính chất định tính, chưa

hoàn toàn tiếp cận theo khả năng người học với năng lực thực hiện.

+ Nội dung chương trình: do đặc thù của từng ngành học, việc thiết kế nội

dung chương trình và chuyên ngành đào tạo ở các cơ sở GDĐH rất khác nhau. Do

đó, kế hoạch giảng dậy cử nhân ngành QLVH là khá phức tạp đối với các môn học

chuyên ngành. Việc sắp xếp thời khóa biểu, chia nhóm, sử dụng các phương pháp

giảng dạy, làm việc nhóm, làm việc cá nhân, phân công giảng viên phù hợp với

năng lực sinh viên và giảng viên cũng là những khó khăn. Việc chuyển đổi phương

thức đào tạo đã tạo được những điều kiện thuận lợi cho giảng viên nhưng chưa đồng

bộ, một số học phần đào tạo theo học chế tín chỉ nhưng bản chất vẫn là đào tạo theo

niên chế vì giáo trình, ĐNGV chưa đáp ứng; chưa kịp thay đổi phương pháp, cách

thức cho phù hợp với đào tạo tín chỉ.

Page 87: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

75

+ Đánh giá chương trình: Việc đánh giá chương trình đào tạo là rất cần

thiết, giúp cho nhà quản lý nắm bắt được những phản hồi về nội dung kiến thức,

chương trình đã phù hợp hay chưa để có sự điều chỉnh cho phù hợp với từng chuyên

ngành đào tạo. Công tác đánh giá chương trình hiện nay còn gặp nhiều khó khăn và

chưa trở thành hoạt động thường niên, các cơ sở GDĐH chưa có tiêu chí đánh giá

cụ thể từng môn học giúp nhà quản lý có thể nắm bắt được những bất cập của

chương trình đào tạo so với yêu cầu thực tế.

- Đội ngũ giảng viên

Cơ sở GDĐH đào tạo cử nhân ngành QLVH hiện nay còn rất thiếu đồng bộ.

Xuất phát điểm không đều, được nâng cấp từ trường cao đẳng, cho nên để thực hiện

nhiệm vụ đào tạo, nhiều năm qua đội ngũ này vẫn chưa đạt chuẩn. Qua khảo sát

bằng phương pháp thu thập thông tin của các cơ sở GDĐH, những thông tin thu

thập được, tác giả khái quát một số nét chính như sau:

Có bề dày truyền thống trong đào tạo ngành QLVH, trường ĐHVH Hà Nội,

đang đào tạo từ bậc cao đẳng, đại học và sau đại học (cả trình độ thạc sỹ và tiến sỹ)

nhưng việc chuẩn hóa chuẩn hóa đội ngũ vẫn chưa hoàn chỉnh vì sự chuyển giao

thế hệ và đội ngũ biến động. Nguyên nhân do tình trạng giảng viên dự nguồn đang

tiếp tục chuẩn hóa; trường ĐHVH thành phố Hồ Chí Minh, hơn 20 năm đào tạo cử

nhân ngành QLVH ở bậc cao đẳng, đại học. Đến 2012 đã được Bộ GD&ĐT cho

phép đào tạo sau đại học ngành QLVH (trình độ thạc sỹ), hiện đang tiếp tục hoàn

thiện hồ sơ để đào tạo trình độ tiến sỹ nhưng trong khoa chuyên môn vẫn còn giảng

viên chưa đạt chuẩn; trường ĐHVHTT&DL Thanh Hóa, được nâng cấp năm 2011,

từ 2012 tổ chức đào tạo cử nhân ngành QLVH. Trình độ ĐNGV đạt chuẩn nhưng

chuyên môn không đều, vì khoa Nghiệp vụ Văn hóa xã hội (trước đây) được nâng

cấp thành khoa Văn hóa - Thông tin, GV có chuyên ngành đào tạo đa dạng như:

ngôn ngữ, ngữ văn, lịch sử, toán, vật lý, CNTT... cho nên việc đào tạo lại ĐNGV là

việc cần làm ngay. ĐNGV hiện có thuộc ngành QLVH rất ít, ngành gần với QLVH

như văn hóa học, âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu và điện ảnh lại tương đối nhiều. Do

đó công việc đào tạo, bồi dưỡng sẽ là điều kiện thuận lợi để chuẩn hóa ĐNGV.

- Nâng cao trình độ giảng viên

Đánh giá về chất lượng hoạt động phát triển chất lượng đội ngũ giảng viên,

tác giả dùng thang đo Likert.

Bảng 2.11. Đánh giá hoạt động bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng ĐNGV

S

TT Các tiêu chí đánh giá

Mức đánh giá

Xếp

hạng 1 2 3 4 5

Page 88: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

76

1 Hội giảng các cấp từ bộ môn trở nên 0 6 29 21 8 2,54 8

2 Bồi dưỡng lý thuyết chuyên môn 0 8 29 21 6 2,63 6

3 Bồi dưỡng thực hành chuyên môn 3 12 29 18 3 2,94 5

4 Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp 2 22 28 8 5 3,31 3

5 Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm 2 19 21 20 2 3,40 2

6 Bồi dưỡng lý luận chính trị 2 19 21 20 3 3,01 4

7 Bồi dưỡng phương pháp NCKH 2 25 24 7 7 3,41 1

8 Bồi dưỡng ngoại ngữ/tin học 0 10 32 6 16 2,57 7

Kết quả khảo sát 64 CBQL ở bảng 2.7 cho thấy số người được hỏi đánh giá về

chất lượng hoạt động phát triển chất lượng đội ngũ giảng viên về bồi dưỡng phương

pháp nghiên cứu khoa học, xếp hạng 1 có tỷ lệ trung bình chung cao nhất 3,41; bồi

dưỡng nghiệp vụ sư phạm, có tỷ lệ 3,40% xếp hạng 2; trong khi hội giảng từ cấp bộ

môn trở nên, xếp hạng 8 thấp nhất có tỷ lệ trung bình 2,54%; sau đó là bồi dưỡng ngoại

ngữ/tin học, có tỷ lệ trung bình 2,57% xếp hạng 7, bồi dưỡng lý thuyết chuyên môn,

thực hành chuyên môn xếp hạng 6 và 5 có tỷ lệ trung bình từ 2,63% đến 2,94%.

Như vậy, để nâng cao trình độ ĐNGV hiện có, các cơ sở GDĐH vẫn cần tạo

môi trường cho ĐNGV có điều kiện tham gia các hoạt động như: tổ chức hội giảng

từ cấp bộ môn trở nên đến việc tham gia các cuộc thi nâng cao tay nghề, bồi dưỡng

chuyên môn nghiệp vụ một mặt để chuẩn hóa đội ngũ theo qui định hiện hành, mặt

khác còn nâng cao chất lượng ĐNGV nhằm hoàn thiện việc đào tạo, bồi dưỡng đội

ngũ nhà giáo, từng bước nâng cao trình độ, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ

cấu, vững vàng về tư tưởng chính trị, mẫu mực về phẩm chất, đạo đức, lối sống là

việc làm cần thiết của mỗi nhà trường trong giai đoạn hiện nay, cạnh tranh để phát

triển và hội nhập quốc tế.

- Cơ sở vật chất

Ngành QLVH là ngành đào tạo cần có cơ sở vật chất tối thiểu phục vụ đào

tạo nhiều hơn các khoa, bộ môn khác. Phải có các phòng học chuyên dùng, phòng

học đa chức năng (nghe, nhìn), sàn tập, sân khấu biểu diễn, xưởng vẽ, trường

quay... do đó việc đầu tư này là khá tốn kém. Từ lâu các cơ sở GDĐH chưa thực sự

quan tâm tới việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiệt bị và phương tiện, một số cơ sở

do được nâng cấp từ trường cao đẳng lên trường đại học cho nên cơ sở vật chất,

trang thiết bị, phương tiện phục vụ đào tạo rất kém. Điều này ảnh hưởng trực tiếp

đến chất lượng và quyền lợi của người học.

Xét về thứ bậc qua phiếu điều tra 240 SV, đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị,

phương tiện phục vụ đào tạo ngành QLVH, tác giả dùng thang đo Likert, kết quả cho

thấy:

Page 89: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

77

Xếp hạng 1 là phương tiện dạy học lý thuyết có điểm số TB cao nhất là 1,82%;

xếp hạng 2 là tài liệu và giáo trình, số điểm TB 1,82%; phương tiện dạy học lý thuyết,

xếp hạng 3 có điểm số TB là 2,15%; phòng dạy học tích hợp xếp hạng 4, có điểm số

TB là 2,29%; các phương tiện đồ dùng khác, xếp hạng 5 điểm TB là 2,17%; sân khấu

biểu diễn/phòng thực hành chuyên ngành xếp hạng 6 điểm TB là 2,22%; phòng học lý

thuyết, chuyên môn (chuyên dụng) xếp hạng 7 điểm TB là 2,15%; phương tiện thực

hành/trang thiết bị kỹ thuật, máy móc, xếp hạng 8 điểm TB là 2,4%; sàn tập/phòng học

thực hành lớn, xếp hạng 9 điểm TB là 2,53%.

Bảng 2.12. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo ngành QLVH

S

TT Nội dung đánh giá

Mức đánh giá (%) (%)

Xếp

hạng 1 2 3

1 Phòng dạy học tích hợp 8,80 53,7 37,5 2,29 4

2 Phòng học lý thuyết, chuyên môn (chuyên dụng) 18,3 48,61 33,1 2,15 7

3 Sàn tập/phòng học thực hành lớn 5,09 37,04 58,1 2,53 9

4 Sân khấu biểu diễn/phòng thực hành chuyên môn 22,0 34,26 43,5 2,22 6

5 Phương tiện dạy học lý thuyết 28,7 59,72 11,6 1,82 1

6 Phương tiện thực hành/trang thiết bị kỹ thuật… 8,8 42,59 48,6 2,40 8

7 Phương tiện đồ dùng dạy học 13,9 56,94 29,4 2,15 3

8 Tài liệu, giáo trình 37,0 44,21 18,7 1,82 2

9 Các thiết bị, phương tiện, đồ dùng khác 37,0 44,21 18,7 2,17 5

Từ kết quả trên cho thấy: cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học

đào tạo ngành QLVH còn rất thiếu xếp hạng 1 là phương tiện dạy học lý thuyết, hạng 2

là tài liệu giáo trình, hạng 3 là phương tiện đồ dùng dạy học trong khi đó ngành đào tạo

khoa học thực hành thì sàn tập/phòng học thực hành lớn, xếp hạng 9, phương tiện

thực hành/trang thiết bị kỹ thuật, máy móc, xếp hạng 8 và phòng học lý thuyết,

chuyên môn (chuyên dụng) xếp hạng 7 lại xếp vào bậc sau cùng thứ yếu. Như vậy

đã thể hiện ngay tính chuyên nghiệp trong đào tạo ngành QLVH còn rất yếu nhất là

trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật thực hành, phương tiện đồ dùng dạy học tiếp

tục cần phải được đầu tư, đáp ứng là ngành khoa học thực hành.

- Công tác sinh viên

Sinh viên vừa là yếu tố đầu vào vừa là sản phẩm đầu ra của quá trình đào

tạo. Chất lượng đào tạo được đánh giá bằng chất lượng đầu ra của sinh viên, chất

lượng này phụ thuộc vào chất lượng đầu vào của quá trình đào tạo vì vậy quản lý

Page 90: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

78

sinh viên không chỉ là quản lý quá trình học tập mà còn là quản lý công tác tuyển

sinh. Có thể xem xét việc quản lý sinh viên theo các nội dung:

Một là, tổ chức chỉ đạo công tác tuyển sinh và đánh giá công tác tuyển sinh.

Mục đích của công tác này là lựa chọn được những sinh viên có năng lực, có phẩm

chất, có sức khỏe đáp ứng nhu cầu tuyển chọn của nhà trường, trên cơ sở các qui

định chung của nhà nước, vào đối tượng, hình thức và phương pháp đào tạo để lựa

chọn cách thức tổ chức tuyển sinh cho phù hợp;

Hai là, quản lý quá trình học tập, rèn luyện đây là nội dung chủ yếu của công

tác quản lý sinh viên và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đào tạo. Quản lý sinh viên

chính là quản lý giờ trên lớp, giờ tự học và nghiên cứu khoa học cũng như các hoạt

động xã hội khác theo các tổ chức chính trị - xã hội.

Như vậy, xét về lý luận và thực tiễn đào tạo cử nhân ngành QLVH gắn với

nhu cầu xã hội thì vấn đề quan trọng nhất chính là sinh viên vừa là đối tượng, cũng

chính là khách hàng của cơ sở GDĐH.

Đánh giá chất lượng hoạt động quản lý học tập và quản lý sinh viên, qua

phiếu điều tra 64 CBQL, 72 GV tác giả sử dụng thang đo Likert cho thấy:

Bảng 2.13. Đánh giá về hoạt động quản lý học tập và quản lý sinh viên

S

TT Nội dung quản lý

Mức đánh giá

Xếp

hạng 5 4 3 2 1

1 Hoạt động học tập, rèn luyện trong

giờ học lý thuyết trên lớp 4 34 92 6 0 3,26 1

2 Hoạt động học tập, rèn luyện trong

giờ học thực hành trên lớp 2 30 80 24 0 3,07 2

3

Hoạt động học tập, rèn luyện trong

giờ học thực hành, thực tập, biểu

diễn tại nơi sinh viên thực tập

2 10 102 16 6 2,90 4

4 Hoạt động học tập, rèn luyện trong

các buổi tham quan, thực tế 0 28 86 22 0 3,04 3

5 Hoạt động học tập, rèn luyện ngoại

khóa, đoàn thể… ngoài nhà trường 2 14 86 34 0 2,88 5

6 Phối hợp nhà trường - gia đình - địa

phương trong quản lý sinh viên 2 30 50 44 10 2,78 6

Hoạt động học tập rèn luyện trong giờ học lý thuyết trên lớp ở mức độ cao

nhất, xếp hạng 1, có điểm TB 3,26; Hoạt động học tập, rèn luyện trong giờ học thực

hành trên lớp, xếp hạng 2 điểm TB 3,07; Hoạt động học tập, rèn luyện ở trong các

buổi tham quan thực tế, xếp hạng 3 có điểm TB 3,04; Hoạt động học tập, rèn luyện

Page 91: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

79

trong giờ học thực hành thực tập và biểu diễn tại nơi sinh viên thực tập, xếp hạng 4

có điểm TB 2,90; Hoạt động học tập, rèn luyện ngoại khóa, đoàn thể… ngoài nhà

trường, xếp hạng 5 điểm có TB 2,88; Sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - địa

phương trong quản lý sinh viên, xếp hạng 6 thấp nhất, có điểm TB 2,78.

Từ kết quả trên cho thấy việc học lý thuyết và thực hành trong nhà trường đối

với SV được đánh giá tốt, nhưng khi đi thực tập, hoạt động thực tế lại rất bình

thường. Điều đó chứng tỏ việc vận dụng giữ lý thuyết và thực hành là việc cần quan

tâm hơn, là sự phối hợp trong việc quản lý sinh viên thuộc các cơ quan, đoàn thể

chính trị xã hội mà trực tiếp là nhà trường - gia đình - địa phương đối với việc giáo

dục và rèn luyện sinh viên.

2.3.7. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo ngành QLVH

Đã tồn tại trong thời kỳ dài của kế hoạch hóa quan liêu bao cấp, cho đến nay

các cơ sở GDĐH công lập vẫn được nhà nước đảm bảo. Điều này được đánh giá

thông qua phiếu hỏi 64 CBQL và 72 giảng viên đánh giá mức độ ảnh hưởng của

những yếu tố liên quan đến đào tạo ngành QLVH, tác giả dùng thang đo Likert đo

mức độ, kết quả cụ thể như sau:

Cơ chế tự chủ toàn diện về tài chính và tự chịu trách nhiệm về chất lượng đào

tạo, xếp hạng 1 có điểm TB 2,48; Sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược, qui

hoạch và phát triển trường đại học phù hợp với sự phát triển của ngành VH và các

địa phương giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn 2030, xếp hạng 2 có điểm TB 2,47;

Chế độ chính sách rõ ràng minh bạch, tạo diều kiện để CBGV có được thu nhập ổn

định, có chính sách thu hút phù hợp, xếp hạng 3 điểm TB đạt 2,44; Sứ mạng, tầm

nhìn, mục tiêu chiến lược, qui hoạch và phát triển trường đại học đáp ứng với nhu

cầu xã hội và người học, xếp hạng 4 điểm số TB 2,43; Hội nhập với thế giới là điều

kiện tốt để nâng cao chất lượng đào tạo (sử dụng đội ngũ chuyên gia, công nghệ

mới), xếp hạng 5 điểm số TB 2,42; Ngành đào tạo thiếu hấp dẫn, xếp hạng 6 điểm

số TB 2,40; Môi trường làm việc thân thiện, điều kiện làm việc tốt, luôn phát huy

được tính tự chủ sáng tạo của mọi người, xếp hạng 6 điểm số TB 2,38; Năng lực

chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng thích ứng của ĐNGV, xếp hạng 7 điểm số TB

2,38; Nhà nước đầu tư kinh phí đào tạo nhân lực ngành VH ở từng khu vực/địa

phương, xếp hạng 8 điểm số TB 2,29; Nhà nước đầu tư kinh phí đào tạo nhân lực,

xếp hạng 9 điểm số TB 2,28; Chậm thay đổi công nghệ/ngành nghề mới, xếp hạng

10 điểm số TB 2,28; Nguồn tuyển sinh dần cạn kiệt, xếp hạng 11 điểm số TB 2,13;

Có sự cạnh tranh của sản phẩm đào tạo, xếp hạng 12 điểm số TB 2,06.

Page 92: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

80

Bảng 2.14. Các yếu tố ảnh hƣởng của đến đào tạo ngành QLVH

TT Các yếu tố ảnh hƣởng

Mức độ

ảnh hƣởng Xếp

hạng Nhiều Vừa Ít

1

Sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược và

phát triển trường đại học phù hợp với sự

phát triển của ngành VH và các địa phương

giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn 2030

66 68 2 2,47 2

2

Sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược, qui

hoạch và phát triển trường đại học đáp ứng

với nhu cầu xã hội và người học

64 66 6 2,43 4

3

Môi trường làm việc thân thiện, điều kiện

làm việc tốt, luôn phát huy được tính tự chủ

sáng tạo của mọi người

52 84 0 2,38 7

4

Chế độ chính sách rõ ràng minh bạch, tạo

diều kiện để CBGV có được thu nhập ổn

định, có chính sách thu hút phù hợp

62 72 2 2,44 3

5 Nhà nước đầu tư kinh phí đào tạo nhân lực

ngành VH ở từng khu vực/địa phương 62 52 22 2,29 9

6

Hội nhập với thế giới là điều kiện tốt để

nâng cao chất lượng đào tạo (sử dụng đội

ngũ chuyên gia, công nghệ mới)

71 51 14 2,42 5

7 Có sự cạnh tranh của sản phẩm đào tạo 34 76 26 2,06 12

8 Cơ chế tự chủ toàn diện về tài chính và tự chịu

trách nhiệm về chất lượng đào tạo 72 58 6 2,48 1

9 Nguồn tuyển sinh dần cạn kiệt 38 78 20 2,13 11

10 Ngành đào tạo thiếu hấp dẫn 64 62 10 2,40 6

11 Chậm thay đổi công nghệ/ngành nghề mới 58 58 20 2,28 10

12 Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và khả

năng thích ứng của ĐNGV 72 44 20 2,38 8

- Năng lực học tập của sinh viên trong quá trình đào tạo

Đánh giá về năng lực tự học của sinh viên, số sinh viên được hỏi đánh giá về

năng lực tự học của bản thân, kết quả bảng 2.15 như sau: Về thái độ, tác phong

nghề nghiệp, xếp thứ 1 có điểm số TB 3,84; kiến thức, có điểm số trung bình chung

Page 93: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

81

3,28 xếp hạng 2; kỹ năng nghề nghiệp, sinh viên được hỏi đánh giá thấp nhất 3,21

xếp hạng 3.

Bảng 2.15. Đánh giá về năng lực tự học của ngƣời học

STT Các tiêu chí đánh giá

Mức đánh giá

Xếp

hạng Rất

tốt Tốt

Trung

bình Yếu Kém

1 Kiến thức 2 96 136 4 2 3,28 2

2 Kỹ năng nghề nghiệp 4 66 151 15 4 3,21 3

3 Thái độ, tác phong nghề nghiệp 25 162 47 2 4 3,84 1

Quá trình học tập các khối kiến thức trong chương trình đào tạo cử nhân ngành

QLVH việc tổ chức học tập thực tế không còn phù hợp đối với người học, có tới

67,5% số sinh viên được hỏi khẳng định lý thuyết quá nhiều, chuyên môn, bài tập

thực hành quá ít; Các bài tập theo kỹ năng nghề quá đơn giản, luyện tập nhiều,

không cần thiết có 35,8%; Các bài tập kỹ năng nghề khó, phức tạp, không đủ thời

gian, không đủ công cụ học tập, có 16,7%; Tất cả các bài đã học đều phù hợp, chỉ

có 7,1%. Thực trạng lý thuyết nhiều, trong khi thực hành chuyên môn và bài tập

thực hành quá ít và các bài tập theo kỹ năng nghề quá đơn giản, luyện tập nhiều,

không cần thiết được người học đánh giá ở một số cơ sở đào tạo ngành QLVH.

Bảng 2.16. Chƣơng trình đào tạo cử nhân ngành QLVH

Nội dung chƣơng trình đào tạo Số

lƣợng

Tỷ lệ

%

Lý thuyết quá nhiều, chuyên môn, bài tập thực hành quá ít 162 67,5

Các bài tập theo kỹ năng nghề quá đơn giản, luyện tập nhiều,

không cần thiết 86 35,8

Các bài tập kỹ năng nghề khó, phức tạp, không đủ thời gian,

không đủ công cụ học tập 40 16,7

Tất cả các bài đã học đều phù hợp 17 7,1

Tổng cộng 305 127,1

- Việc dạy của giảng viên trong quá trình đào tạo

Đánh giá mức độ hạn chế của đội ngũ CBQL đào tạo cử nhân ngành QLVH,

sử dụng phiếu hỏi 64 CBQL và 72 GV trực tiếp tham gia giảng dậy ngành QLVH,

tác giả sử dụng thang đo Likert để đo mức độ đánh giá, bảng 2.17 cho thấy:

Số người được hỏi đánh giá chưa có phương pháp xây dựng mối quan hệ, có

78,5% xếp hạng 1; chưa hiểu rõ lợi ích và tầm nhìn quan trọng của mối quan hệ,

xếp hạng 2 tỷ lệ 61,3%; đánh giá cơ chế làm việc không phù hợp với hai bên và

Page 94: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

82

chưa có cơ chế ưu đãi của nhà nước cho các cơ sở tuyển dụng tham gia quá trình

đào tạo có 46,8% xếp thứ 3; Những nội dung khác chưa thực sự được các bên quan

tâm như: nhà trường không sẵn sàng phối hợp, có tỷ lệ thấp nhất 2,7% xếp thứ 7; cơ

sở tuyển dụng không sẵn sang tham gia có 18,3% xếp hạng 6; khó xây dựng được

các nội dung phối hợp thỏa mãn lợi ích của nhà trường và cơ sở tuyển dụng có

29,6% xếp hạng 5; và cơ chế làm việc không phù hợp với hai bên có 16,7% xếp

hạng 3. Sự chênh lệch giữa hạng 1 có điểm số TB là 78,5% và hạng 7 có điểm số

TB là 2,7% sự chênh lệch quá lớn.

Bảng 2.17. Thiết lập và phát triển mối quan hệ giữa nhà trƣờng và cơ sở

tuyển dụng nhân lực ngành QLVH

Thiết lập và phát triển mối quan hệ giữa nhà trƣờng và cơ sở

tuyển dụng nhân lực ngành QLVH

Số

lƣợng

Tỷ lệ

(%)

Xếp

hạng

Chưa hiểu rõ lợi ích và tầm nhìn quan trọng của mối quan hệ 114 61,3 2

Nhà trường không sẵn sàng phối hợp 5 2,7 7

Chưa có phương pháp xây dựng mối quan hệ 146 78,5 1

Khó xây dựng được các nội dung phối hợp thỏa mãn lợi ích của

nhà trường và cơ sở tuyển dụng 55 29,6 5

Cơ sở tuyển dụng không sẵn sang tham gia 34 18,3 6

Cơ chế làm việc không phù hợp với hai bên 87 46,8 3

Chưa có cơ chế ưu đãi của nhà nước cho các cơ sở tuyển dụng

tham gia quá trình đào tạo 84 45,2 4

Tổng 525 282,3

Từ việc khảo sát này, các cơ sở GDĐH cần có phương án khắc phục thì việc

thiết lập và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với các cơ sở tuyển dụng cử nhân

ngành QLVH vì nó rất quan trọng, sẽ tác động trực tiếp đến kết quả đào tạo, không cải

thiện được mối quan hệ này sẽ là những khó khăn thách thức đối với cơ sở đào tạo,

không có kết quả cho đầu ra, nhà trường không có điều kiện tái đầu tư và SV không có

nơi thực tập, thực tế và việc làm.

Như vậy, những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực được

phân tích ở trên cộng với năng lực tự học của sinh viên; việc dạy của giảng viên

trong khối lượng kiến thức của chương trình đào tạo và việc thiết lập và phát triển

mối quan hệ giữa nhà trường với các cơ sở tuyển dụng, là những yếu tố ảnh hưởng

sâu sắc tới môi trường đào tạo. Mặt khác sự ảnh hưởng của chế độ kế hoạch hóa,

Page 95: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

83

quan liêu bao cấp kéo dài chính là con dao hai lưỡi, bộc lộ những mặt tích cực là

nguồn nhân lực quốc gia đã được phát triển một cách nhanh chóng nhưng mặt trái là

sự yếu kém của các cơ sở các cơ sở GDĐH công lập, thường trông chờ ỷ lại, chưa

có sự đổi mới, chưa coi người học là khách hàng, các điều kiện đảm bảo cho người

học và quản lý người học, đã ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển và cho đến nay,

không còn phù hợp nữa.

2.4. Thực trạng quản lý đào tạo ngành QLVH đáp ứng nhu cầu xã hội

2.4.1. Thực trạng quản lý đầu vào

- Quản lý sau tuyển sinh

Phân chia lớp/nhóm sau tuyển sinh, 64 CBQL bảng 2.18 cho biết nhà

trường tiến hành: chia lớp trên cơ sở số lượng sinh viên trong một lớp/nhóm theo

giới hạn qui định và tương đối đồng đều có 75%; chia lớp căn cứ trên kết quả thi

tuyển đại học đầu vào là 31,3%; chia lớp trên cơ sở phân loại thông qua một kỳ

khảo sát theo năng lực do trường tổ chức 25%; chia lớp dựa vào kết quả tốt

nghiệp THTP có 6,3%.

Bảng 2.18. Phân chia lớp/nhóm sau tuyển sinh

Nội dung Phân chia lớp/nhóm sau tuyển sinh Số

lƣợng

Tỷ lệ

(%)

Xếp

hạng

Chia lớp dựa vào kết quả tốt nghiệp THTP 4 6,3 4

Chia lớp căn cứ trên kết quả thi tuyển đại học đầu vào 20 31,3 2

Chia lớp trên cơ sở phân loại thông qua một kỳ khảo

sát theo năng lực do trường tổ chức 16 25,0 3

Phân chia lớp trên cơ sở số lượng sinh viên trong một

lớp/nhóm theo giới hạn qui định và tương đối đồng đều 48 75,0 1

Tổng cộng 88 137,6

Qua kết quả khảo sát như trên cho thấy, công tác tuyển sinh hiện nay đối với

ngành QLVH bước đầu đáp ứng được với nhu cầu người học đối với một số chuyên

ngành: quản lý văn hóa, quản lý hoạt động văn hóa - xã hội, chính sách văn hóa và

quản lý xã hôi, quản lý nhà nước về gia đình. Nhưng đối với các chuyên ngành có

chuyên môn sâu như quản lý hoạt động âm nhạc, quản lý hoạt động sân khấu, quản

lý hoạt động mỹ thuật, đạo diễn sự kiện, dẫn chương trình và tổ chức sự kiện, tổ

Page 96: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

84

chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, biểu diễn âm nhạc, biên đạo múa đại

chúng… thì nhất thiết phải thi năng khiếu.

Việc thi tuyển năng khiếu như hiện nay không phân loại được chính xác chất

lượng đầu vào vì còn phụ thuộc vào xét tuyển văn hóa. Do đó xét tuyển các môn thi

văn hóa và tổ chức thi các môn năng khiếu liên quan đến chuyên ngành đào tạo là

việc phải thực hiện trong công tác tuyển sinh, để xác định đầu vào của chuyên

ngành đào tạo một cách khách quan thì điểm năng khiếu phải có hệ số 2, phần thi

năng khiếu cũng cần có ít nhất hai vòng thi để phân loại; công tác dự báo, phân tích

nhu cầu, khảo sát nhu cầu lao động các cơ sở GDĐH cũng cần được quan tâm vì

hiện nay, nhiều cơ sở GDĐH chưa từng khảo sát, dự báo, phân tích nhu cầu. Thực

trạng này là những điểm yếu trong công tác quản lý đầu vào của ngành QLVH theo

nhu cầu xã hội.

- Quản lý giảng viên

Trong những năm gần đây, đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo cử nhân ngành

QLVH ở các cơ sở GDĐH đã được bổ sung, chất lượng đội ngũ được nâng lên, thể

hiện rõ nhất là học vị tiến sỹ, thạc sỹ được bổ sung thường xuyên và được trẻ hóa. Đội

ngũ giảng viên hiện có trình độ không đều, giảng viên có học hàm, học vị chỉ tập trung

ở một số cơ sở GDĐH lớn như: ĐHVH Hà Nôi, cái nôi đào tạo của ngành QLVH của

cả nước. Hiện có 15 GV cơ hữu, trong đó có 02 phó giáo sư chiếm 15%; 04 tiến sỹ

chiếm 28,5%; 06 giảng viên chính chiếm 40%. Cơ bản 100% GV đạt chuẩn có trình độ

thạc sỹ trở lên. Trong khi đó, trường ĐHVH TP Hồ Chí Minh hiện có 20 GV cơ hữu

chỉ có 01 Phó Giáo sư chiếm 5,0%, 03 tiến sỹ chiếm 15%, 02 giảng viên chính chiếm

10%. Chỉ có 85% GV đạt chuẩn. Trường ĐHVHTT&DL Thanh Hóa hiện có 36 GV cơ

hữu trong đó có 03 phó giáo sư và 08 tiến sỹ, 100% GV đạt chuẩn. Nhưng GV có trình

độ chuyên môn sâu, với tư cách là chuyên gia của các cơ sở GDĐH hiện còn quá ít;

GV thuộc các chuyên ngành sâu như sáng tác âm nhạc, đạo diễn sân khấu, biên đạo

múa, họa sỹ thiết kế, phê bình lý luận nghệ thuật hiện là giảng viên cơ hữu rất ít, lại

biên chế hành chính ở các khoa/bộ môn khác; nhiều cơ sở không có GV chuyên ngành

sâu mà phải sử dụng ĐNGV thỉnh giảng. Mặt khác những GV có uy tín trong đào tạo

ngành QLVH có chuyên môn, có kinh nghiệm ngày một có xu hướng giảm (do tuổi

cao hoặc chuyển công tác) cho nên nguồn nhân lực được huy động cho đào tạo cử nhân

ngành QLVH hiện nay còn rất bất cập, không có nguồn nhân lực chất lượng cao. Một

thực trạng kéo dài trong nhiều năm, ĐNGV chưa đạt chuẩn về trình độ vẫn còn tồn tại

Page 97: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

85

ở một số cơ sở GDĐH, nên vẫn còn tình trạng trình độ đại học dạy đại học. Trong khi

khoa chuyên môn có những giảng viên trình độ cao lại không thuộc nhóm ngành

VHNT mà lại có chuyên ngành khác xa với ngành QLVH như ngôn ngữ, lịch sử, toán,

vật lý, CNTT... Một số ít khác là những sinh viên xuất sắc được giữ lại trường (giảng

viên dự nguồn). Số giảng viên này mới được trang bị hoàn toàn về lý thuyết trong nhà

trường chưa có hoạt động giảng dạy và kinh nghiệm thực tiễn cho nên chất lượng giảng

dạy chất lượng chưa cao.

Bảng 2.19. Trình độ ĐNGV cơ hữu thuộc cơ sở GDĐH đào tạo ngành QLVH

STT Tên trƣờng Tổng số PGS Tiến sỹ GVC Th.sỹ ĐH Khác

1 Trường ĐHVH Hà Nội 15 02 04 06 11 0 0

2 Trường ĐHVH TP. HCM 20 01 03 02 12 3 2

3 Trường ĐH VHTT&DL TH 36 03 08 04 28 0 0

Cộng 71 06 15 12 51 3 2

(Nguồn do phòng TCCB trường ĐHVH HN, ĐHVH TP Hồ Chí Minh và website trường

ĐHVHTT&DL TH cung cấp tháng 08 năm 2016)

- Quản lý chương trình đào tạo

Mục tiêu chương trình đào tạo để người học nắm vững kiến thức cơ bản về

khoa học xã hội nhân văn, nghệ thuật; vận dụng được kiến thức vào kỹ năng tổ chức

hoạt động và quản lý các hoạt động văn hóa nghệ thuật; có trách nhiệm với xã hội

trong việc quản lý các hoạt động văn hóa đảm bảo an toàn và lành mạnh; rèn luyện

được kỹ năng quản lý, điều hành các hoạt động văn hóa xã hội; nghiên cứu đề xuất

các dự án đề án, chương trình mục tiêu về văn hóa.

Cơ sở GDĐH xây dựng chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng, chuẩn

đầu ra của chương trình đào tạo thể hiện: phần kiến thức cơ sở và kiến thức giáo

dục chuyên nghiệp. Do đặc trưng của ngành QLVH cho nên phần kiến thức giáo

dục chuyên nghiệp được điều chỉnh theo hướng nhu cầu xã hội (cá nhân, nhà sử

dụng lao động và doanh nghiệp), nên kỹ năng nghề nghiệp rất cần được quan tâm.

Phần kiến thức ngành và chuyên ngành được điều chỉnh bổ sung theo hướng tăng,

bổ sung thêm thời lượng và các học phần có tính chuyên sâu; tăng cường thực hành

nghề nghiệp; gắn đào tạo với sử dụng và hướng tới đào tạo theo địa chỉ hoặc theo

đơn đặt hàng của nhà sử dụng lao động. Thực sự coi sản phẩm đào tạo là hàng hóa

do thị trường lựa chọn

Page 98: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

86

Bảng 2.20. Nội dung chƣơng trình đào tạo theo hƣớng ứng dụng

Kiến thức Cơ sở

Ngành

Kiến thức Ngành Kiến thức Chuyên

Ngành

Học phần thay

thế khóa luận

50 Tín chỉ (30 lý thuyết, 20 thực hành

thực tập 14,3%)

50 Tín chỉ (36TC chuyên ngành, 6 TC

thực tập, 8 TC thay thế làm khóa luận)

Bắt buộc: 22 TC

1. Văn hóa dân gian

Việt Nam: 2

2. Lý luận văn hóa: 2

3. Văn hóa gia đình: 2

4. Đại cương nghệ thuật

thị giác: 2

5. Đại cương nghệ thuật

trình diễn:2

6. Đại cương nghệ thuật

văn chương: 2

7. Kinh tế học văn

hóa: 2

8. Công nghiệp văn

hóa: 2

9. Khoa học quản lý:2

10. Quản lý nhà nước về

văn hóa: 2

Bắt buộc: 23 TC

1. Chính sách văn hóa: 2

2. Phát triển văn hóa

cộng đồng: 2

3. Xây dựng và Quản

lý dự án văn hóa: 2

4. Marketing văn hóa

nghệ thuật: 3

5. Kỹ thuật soạn thảo văn

bản quản lý: 2

6. Phương pháp nghiên

cứu khoa học văn hóa

nghệ thuật: 2

7. Quản lý các thiết chế

văn hóa: 3

8. Quản lý sự kiện - lễ

hội: 2

9. Quản lý hoạt động

nghệ thuật: 2

10. Quản lý hoạt động

quảng cáo: 2

11. Quản lý dịch vụ

văn hóa: 2

Bắt buộc: 20 TC

1. Đồ họa vi tính: 4

2. Trang trí cổ động

trực quan: 4

3. Tổ chức hoạt động

triển lãm: 3

4. Tổ chức biểu diễn

chương trình nghệ

thuật: 4

5. Tổ chức liên hoan,

hội thi, hội diễn: 4

6. Tổ chức hoạt động

Đội - Nhóm - Câu lạc

bộ: 3

7. Biên tập tin và phát

thanh viên: 3

8. Biên tập và Dàn

dựng chương trình

tuyên truyền cổ động:

5

Thực tập & làm

khóa luận hoặc

học các môn thay

thế khóa luận tốt

nghiệp: 14 TC

- Thực tập giữa

khóa: 2 TC

- Thực tập cuối

khóa: 4 TC

Đƣợc chọn: 8/16

1. Văn hóa đại

chúng (2)

2. Văn hóa đô thị

(2)

3. Văn hóa ẩm

thực (2)

4. Văn hóa giải trí

(2)

5. Đờn ca tài tử

Nam Bộ (2)

6. Nghệ thuật sân

khấu Cải lương

(2)

7. Giáo dục nghệ

thuật (2)

8. Quan hệ công

chúng (2)

Tự chọn: 8/20 TC

1. Thanh nhạc: 4

2. Chất liệu múa: 4

3. Nghệ thuật diễn

xuất: 4

4. Kỹ thuật chụp ảnh: 2

5. Kỹ thuật quay phim:

2

6. Kỹ thuật dựng Clip: 2

7. Kỹ năng sinh hoạt tập

thể: 2

Tự chọn: 2/8 TC

1. Các lý thuyết văn

hóa: 2

2. Cơ sở văn hóa của

nghệ thuật: 2

3. Văn hóa Việt

Nam trong bối cảnh

toàn cầu hóa: 2

4. Pháp luật văn

hóa: 2

Tự chọn: 4/8 tín chỉ

1. Xã hội học văn hóa: 2

(Chọn 1 và 2)

2. Xã hội học gia đình: 2

3. Phương pháp điều tra

xã hội học: 2 (Chọn 3 và

4)

4. Nghệ thuật thuyết

trình: 2

2.4.2. Thực trạng quản lý quá trình đào tạo

2.4.2.1. Quản lý viêc thực hiện mục tiêu, chương trình đào tạo

Page 99: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

87

- Quản lý mục tiêu đào tạo

Là những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của chất lượng đào tạo và

đảm bảo sản phẩm đào tạo của nhà trường đáp ứng với nhu cầu xã hội. Để đánh giá

thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo của các cơ sở GDĐH ngành QLVH, tác giả tiến

hành khảo sát 64 CBQL, 72 GV kết quả bảng 2.21 cho thấy: Đảm bảo cho người

học hiểu biết được những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội nhân văn và nghệ

thuật, có tỷ lệ 64% xếp hạng 1; đảm bảo cho người học vận dụng được kiến thức cơ

bản (lý thuyết) chuyên môn vào hoạt động thực tiễn, có tỷ lệ 46,3% xếp hạng 2; vận

dụng được kỹ năng, tổ chức quản lý, điều hành các hoạt động VHNT, có tỷ lệ

38,2% xếp hạng 3; vận dụng kiến thức để thực hiện kỹ năng thuyết trình, giao tiếp,

quan hệ công chúng, làm việc nhóm, làm việc độc lập, có tỷ lệ 30,1% xếp hạng 4;

nghiên cứu, đề xuất các dự án văn hóa, chương trình mục tiêu về văn hóa ở địa

phương và khu vực, có tỷ lệ 26,5% xếp hạng 5; người học cụ thể hóa được các

chương trình phát triển văn hóa trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế, có tỷ lệ

21,3% xếp hạng 6.

Bảng 2.21. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu đào tạo cử nhân ngành QLVH

Quản lý mục tiêu đào tạo Số

lƣợng

Tỷ lệ

(%)

Xếp

hạng

Đảm bảo cho người học hiểu biết được những kiến thức cơ bản

về khoa học xã hội nhân văn và nghệ thuật 87 64,0 1

Đảm bảo cho người học vận dụng được kiến thức cơ bản (lý

thuyết) chuyên môn vào hoạt động thực tiễn 63 46,3 2

Người học cụ thể hóa được các chương trình phát triển văn hóa

trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế. 29 21,3 6

Vận dụng được kỹ năng, tổ chức quản lý, điều hành các hoạt

động VHNT 52 38,2 3

Nghiên cứu, đề xuất các dự án văn hóa, chương trình mục tiêu về

văn hóa ở địa phương và khu vực 36 26,5 5

Vận dụng kiến thức để thực hiện kỹ năng thuyết trình, giao tiếp,

quan hệ công chúng,làm việc nhóm, làm việc độc lập 41 30,1 4

Tổng cộng 308 226,4

Từ kết quả trên cho thấy cơ sở GDĐH hiện nay, chỉ quan tâm đạt tới mục

tiêu đào tạo kiến thức cơ bản khoa học xã hội nhân văn và nghệ thuật, mà chưa quan

Page 100: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

88

tâm tới kỹ năng nghiên cứu đề xuất các dự án văn hóa và các kỹ năng khác như:

giao tiếp, làm việc nhóm, quan hệ công chúng, khả năng thuyết trình, sinh hoạt cộng

đồng, làm việc độc lập. Đây chính là điểm yếu của công tác đào tạo ngành QLVH

đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Quản lý chương trình đào tạo

Phát triển chương trình đào tạo là một trong những yếu tố góp phần tạo nên

thành công của chất lượng đào tạo và sản phẩm đào tạo. Đánh giá thực trạng phát

triển chương trình đào tạo của các cơ sở GDĐH, qua khảo sát 64 CBQL và 72 GV

đang trực tiếp giảng dạy bằng phiếu hỏi bảng 2.22 cho thấy:

Cơ sở GDĐH thực hiện việc: Quản lý thực hiện chương trình giáo dục đảm

bảo đủ khối lượng kiến thức toàn khóa ngành QLVH thể hiện bằng các modunle,

điểm số TB 39,7% xếp hạng 1; quản lý chuyên môn ngành QLVH từ tổ/bộ

môn/khoa/các bộ phận chức năng, theo chương trình giáo dục chuyên nghiệp đã

được phê duyệt, có điểm số 3,16% xếp hạng 2; quản lý các hoạt động thực tập, thực

tế, dã ngoại gắn học tập với thực hành nghề của ngành QLVH, có điểm số 23,5%

xếp hạng 3; quản lý phương pháp, cách thức nghiên cứu giải quyết vấn đề và viết

tiểu luận, khóa luận, có điểm số 19,1% xếp hạng 4; tăng cường quản lý và tổ chức

thực hiện chương trình đào tạo ngành QLVH đảm bảo kiến thức giáo dục đại

cương, có điểm số 15,4% xếp hạng 5; quản lý đào tạo kỹ năng mềm: kỹ năng giao

tiếp; làm việc nhóm và làm việc độc lập; sinh hoạt cộng đồng; thuyết trình; điều

khiển, dàn dựng, biên tập, dẫn dắt chương trình, có điểm số 11,8% xếp hạng 6.

Quản lý việc phát triển chương trình đào tạo bắt đầu từ công tác lập kế hoạch

quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, tổ chức thực hiện kế hoạch một

cách đầy đủ, qui trình chi tiết công khai, có phân cấp quản lý từ bộ môn, khoa

chuyên môn đến BGH và các bộ phận liên quan, tổ chức thực hiện nghiêm túc, có

điều chỉnh kịp thời khi cần thiết. Việc quản lý việc thực hiện điểu chỉnh kế hoạch dạy

học đã lập kế hoạch, tiến độ năm học đối với từng lớp, khóa; theo tiến độ năm học

đối với từng giảng viên.

Page 101: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

89

Bảng 2.22. Đánh giá về quản lý phát triển nội dung chƣơng trình đào tạo

Tiêu chí Số

lƣợng

Tỷ lệ

%

Xếp

hạng

Quản lý thực hiện chương trình giáo dục đảm bảo đủ khối lượng kiến

thức toàn khóa ngành QLVH thể hiện bằng các modunle 54 39,7 1

Tăng cường quản lý và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo ngành

QLVH đảm bảo kiến thức giáo dục đại cương 21 15,4 5

Quản lý chuyên môn ngành QLVH từ: tổ/bộ môn/khoa/các bộ phận chức

năng, theo chương trình giáo dục chuyên nghiệp đã được phê duyệt 43 31,6 2

Quản lý các hoạt động thực tập, thực tế, dã ngoại gắn học tập với thực

hành nghề của ngành QLVH 32 23,5 3

Quản lý đào tạo kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp; làm việc nhóm và làm

việc độc lập; sinh hoạt cộng đồng; thuyết trình; điều khiển, dàn dựng,

biên tập, dẫn dắt chương trình…

16 11,8 6

Quản lý phương pháp, cách thức nghiên cứu giải quyết vấn đề và viết

tiểu luận, khóa luận 26 19,1 4

Tổng cộng 192 141,1

Kết quả khảo sát nêu trên cho thấy: việc chỉ đạo quản lý phát triển chương

trình đào tạo ở các cơ sở GDĐH còn chưa thống nhất có khi do BGH chủ trì, có khi

do khoa chuyên môn chủ động thực hiện theo kế hoạch, nhưng cũng có khi cán bộ

giảng dậy đề xuất trực tiếp từng môn học. Đây xem là những điểm yếu của công tác

quản lý phát triển chương trình và cũng là những điểm còn bất cập trong quản lý

đào tạo cử nhân ngành QLVH theo nhu cầu xã hội.

- Phát triển chương trình đào tạo ngành QLVH

Cơ sở tiến hành điều chỉnh chương trình đào tạo, kết quả bảng 2.23 cho thấy:

việc điều chỉnh chương trình theo đề xuất trực tiếp của bộ môn/khoa là 75%, xếp thứ

1; theo yêu cầu đổi mới của GDĐT 68,7%, xếp thứ 2; theo đòi hỏi đầu ra của thị

trường lao động có 57,8%, xếp thứ 3; theo đề xuất của cơ sở tuyển dụng có 53,1 %, xếp

thứ 4; dựa vào các điều kiện đáp ứng của nhà trường có 35,9%, xếp thứ 5. Kết quả này

cho thấy việc điều chỉnh chương trình chỉ tiến hành dựa vào đề xuất trực tiếp của bộ

môn/khoa, thực hiện một cách chủ quan theo điều kiện thực có của cơ sở GDĐH,

chưa quan tâm đến đề xuất trực tiếp của cơ sở tuyển dụng sử dụng nguồn nhân lực sau

đào tạo.

Page 102: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

90

Bảng 2.23. Tiến hành điều chỉnh chƣơng trình đào tạo

Điều chỉnh chƣơng trình đào tạo Số

lƣợng

Tỷ lệ

%

Các điều kiện đáp ứng của nhà trường (giảng viên, CSVC, trang

thiết bị..) 23 35,9

Đòi hỏi đầu ra của thị trường lao động 37 57,1

Những yêu cầu đổi mới trong giáo dục và đào tạo 44 68,7

Sự đề xuất trực tiếp của các cơ sở tuyển dụng 34 53,1

Sự đề xuất trực tiếp của bộ môn/khoa 48 75,0

Tổng cộng 186 290,8

Kết quả từ phiếu điều tra từ nhà QLGD và ĐNGV bảng 2.24 cho thấy: Việc

phát triển và điều chỉnh chương trình đào tạo: khoa chuyên môn chủ trì theo quyết

định của hiệu trưởng có 44,8%, xếp thứ 1; thành lập hội đồng do BGH chủ trì có

39,7%, xếp thứ 2; cán bộ giảng dậy đề xuất trực tiếp từng bộ môn học, khối kiến

thức và trình BGH ra quyết định thay thế từng môn học, khối kiến thức sau mỗi kỳ

giảng dậy là 15,5%, xếp thứ 3. Qua đó cho thấy việc phát triển chương trình đào tạo

của các cơ sở GDĐH được điều chỉnh thường xuyên do khoa chuyên môn chủ trì,

theo quyết định của hiệu trưởng là đúng qui trình, cập nhật được thông tin, điều

chỉnh kịp thời cho nên trước mắt đáp ứng được với mục tiêu đề ra.

Bảng 2.24. Phát triển chƣơng trình đào tạo

Nội dung Phát triển chƣơng trình đào tạo Số

lƣợng

Tỷ lệ

(%)

Thành lập hội đồng độc lập do BGH chủ trì 54 39,70

Giao cho Khoa chủ quản, chủ trì theo quyết định và kế hoạch hàng năm 61 44,80

Cán bộ giảng dậy đề xuất trực tiếp từng bộ môn học, khối kiến thức

và trình BGH ra quyết định thay thế từng môn học, khối kiến thức

sau mỗi kỳ giảng dậy

21 15,50

Tổng 136 100%

2.4.2.2. Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên

- Quản lý hoạt động dạy học của giảng viên

Đánh giá việc thực hiện nội qui, qui chế đào tạo của ĐNGV, sử dụng thang đo

Likert để đo mức độ đánh giá ĐNGV cho thấy:

Việc chấp hành nội qui, qui chế đào tạo của đội ngũ GV, được thể hiện trong

bảng 2.25 như sau: Thực hiện đảm bảo thời lượng lên lớp, qui trình thực hành,

Page 103: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

91

semina, hướng dẫn và sửa chữa bài tập, bài kiểm tra, có điểm trung bình chung 3,22

xếp hạng 1; chấp hành nội qui, qui chế đào tạo của Bộ GDĐT và của cơ sở GDĐH,

điểm trung bình chung 3,18 xếp hạng 2; đánh giá kết quả học tập của sinh viên đảm

bảo tính khoa học, khách quan, công bằng, điểm trung bình chung 3,17 xếp hạng 3;

trong khi đó, hướng dẫn kiến tập, thực tập, khóa luận tốt nghiệp, nghiên cứu khoa

học cho SV lại có điểm trung bình chung 3,09 xếp hạng 6 và thực hiện đảm bảo giờ

nghiên cứu khoa học theo qui định, điểm trung bình chung 2,86 xếp hạng 7. Điều đó

chứng tỏ hầu hết GV chỉ chú ý chấp hành tốt nội qui, qui chế chung để thực hiện

nghiêm túc việc dạy học mà chưa chú ý đến việc nghiên cứu khoa học, hướng dẫn

thực tập, kiến tập, khóa luận tốt nghiệp. Đây là điểm yếu trong hoạt động dạy học

của GV cần khắc phục vì hai nhiệm vụ song song tồn tại mà giảng viên cần phải

quan tâm đó là: giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Bảng 2.25. Đánh giá việc thực hiện qui chế đào tạo của ĐNGV

S

TT

Đánh giá việc thực hiện qui chế đào tạo

của ngành QLVH

Mức độ đánh giá

Xếp

hạng 1 2 3 4 5

1 Chấp hành qui chế đào tạo của Bộ

GDĐT và của cơ sở GDĐH 0 14 32 11 7 3,18 2

2

Thực hiện đảm bảo thời lượng lên lớp,

qui trình thực hành, semina, hướng dẫn

và sửa chữa bài tập, bài kiểm tra

5 11 20 21 7 3,22 1

3 Thực hiện đảm bảo giờ nghiên cứu khoa

học theo qui định 11 16 16 14 7 2,86 7

4

Chuẩn bị đầy đủ giáo trình, giáo án,

dụng cụ giảng dạy và tài liệu tham khảo

cho SV

0 16 28 16 4 3,11 5

5 Làm tốt công tác cố vấn học tập (chủ

nhiệm lớp) 2 16 25 14 7 3,14 4

6 Hướng dẫn kiến tập, thực tập, khóa luận

tốt nghiệp, nghiên cứu khoa học cho SV 2 11 36 9 6 3,09 6

7

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên

đảm bảo tính khoa học, khách quan,

công bằng

0 11 34 18 2 3,17 3

- Quản lý đánh giá đội ngũ giảng viên

Việc đánh giá phương pháp dạy học của ĐNGV, ý kiến đánh giá của 64 CBQL

bảng 2.26 thì: phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng đánh giá là 69,1%, xếp hạng 1;

Bộ môn/khoa chuyên môn đánh giá 55,9%, xếp hạng 2; phòng Đào tạo 25%, xếp

Page 104: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

92

hạng 3; Không tổ chức đánh giá phương pháp dạy học 10,3%, xếp hạng 4; Một bộ

phận chuyên trách thuộc BGH đánh giá 4,4%, xếp hạng 5. Theo kết quả đánh giá

này cho thấy, đã có cơ sở để ghi nhận chất lượng đội ngũ do phòng khảo thí và đảm

bảo chất lượng thực hiện. Nhưng nên chăng, rất cần thiết phải có sự phối hợp và

đồng bộ giữa khoa chuyên môn, phòng đào tạo, ý kiến phản hồi từ sinh viên và

đánh giá của đơn vị tuyển dụng hoặc cần phải tăng cường các bộ phận chuyên trách

thuộc BGH đánh giá chất lượng GV thì mới khách quan. Nâng cao trình độ giảng

viên và đổi mới phương pháp dạy học cần phải thực hiện thường xuyên. Đây là sơ

sở căn bản nhất trong việc nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành QLVH trong

giai đoạn hiện nay.

Bảng 2.26. Đánh giá phƣơng pháp dạy học của ĐNGV

Thực hiện đánh giá phƣơng pháp dạy học

của giảng viên

Số

lƣợng

Tỷ lệ

(%)

Xếp

hạng

Phòng đào tạo 34 25,0 3

Các Bộ môn/Khoa chuyên môn 76 55,9 2

Phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng 94 69,1 1

Một bộ phận chuyên trách thuộc BGH 6 4,4 5

Không tổ chức đánh giá phương pháp dạy học 14 10,3 4

Tổng cộng 224 164,7%

- Đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý đào tạo

Kết quả khảo sát từ phiếu hỏi bảng 2.27 cho thấy: Mức độ thường xuyên sử

dụng CNTT: xếp thời khóa biểu và lịch thi, xếp ở hạng 1 có điểm TB chung là 2,15;

quản lý học phí, học bổng, xếp ở hạng 2 có điểm TB chung là 2,13; quản lý hồ sơ

sinh viên, xếp ở hạng 3 có điểm TB chung là 2,12; tổ chức và quản lý thi, xếp ở

hạng 4 có điểm TB chung là 2,10; đăng ký học và thi, xếp ở hạng 5 có điểm TB

chung là 2,04; quản lý tốt nghiệp, xếp ở hạng 6 có điểm TB chung là 2,03; quản lý

dạy học, xếp ở hạng 7 có điểm TB chung là 2,01; lập kế hoạch đào tạo, xếp ở hạng

8 có điểm TB chung là 2,00; quản lý đề tài khoa học, xếp ở hạng 9 có điểm TB

chung là 1,79; portal cung cấp hỗ trợ tra cứu, xếp ở hạng 10 có điểm TB chung là

1,78; quản lý giảng đường, xếp ở hạng 11 có điểm TB chung là 1,75;.

Mức độ hiệu quả sử dụng CNTT: tổ chức và quản lý thi, xếp ở hạng 1 có điểm

TB chung là 2,03; đăng ký học và thi, xếp ở hạng 2 có điểm TB chung là 2,01; quản

lý hồ sơ sinh viên, xếp ở hạng 3 có điểm TB chung là 1,99; Quản lý tốt nghiệp, xếp ở

hạng 4 có điểm TB chung là 1,97; quản lý dạy học, xếp ở hạng 5 có điểm TB chung

Page 105: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

93

là 1,94; xếp thời khóa biểu và lịch thi, ở hạng 6 có điểm TB chung là 1,93; quản lý

học phí, học bổng, xếp ở hạng 7 có điểm TB chung là 1,91; lập kế hoạch đào tạo, xếp

ở hạng 8 có điểm TB chung là 1,90; quản lý giảng đường, xếp ở hạng 9 có điểm TB

chung là 1,84; quản lý đề tài khoa học, xếp ở hạng 10 có điểm TB chung là 1,79;

portal cung cấp hỗ trợ tra cứu, xếp ở hạng 11 có điểm TB chung là 1,66.

Kết quả khảo sát cho thấy việc yếu kém trong khai thác, sử dụng CNTT thông

qua cổng thông tin (Portal) mức độ chưa thường xuyên, chưa hiệu quả xếp hạng 10 và

11; tiếp đó là quản lý đề tài khoa học chỉ đứng trên một bậc xếp ở hạng 9 và hạng 10;

lập kế hoạch đào tạo đứng liền kề ở bậc 8 cả mức độ thường xuyên và hiệu quả. Trong

khi đứng thứ 1 ở mức độ thường xuyên là: xếp thời khóa biểu và lịch thi; mức độ hiệu

quả là tổ chức và quản lý thi; đứng ở hạng 2 về mức độ thường xuyên là quản lý học

phí, học học bổng; mức độ hiệu quả là đăng ký học và thi; quản lý hồ sơ sinh viên xếp

hạng 3 cả mức độ thường xuyên và hiệu quả. Như vậy, việc ứng dụng CNTT trong đào

tạo ngành QLVH là rất cần thiết cần phát huy tính thường xuyên và phát huy hiệu quả

thì một mặt tiếp tục đầu tư CSVC, nâng cấp CNTT, đầu tư chuyên môn cho đội ngũ

giảng viên, cán bộ kỹ thuật nhưng mặt khác cần chú trọng đến ứng dụng CNTT trong

sử dụng và khai thác dữ liệu, trong quản lý khoa học và thực hiện kế hoạch đào tạo

nhằm phát huy hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong QLGD góp phần nâng cao chất

lượng và hiệu quả quản lý đối với mỗi cơ sở GDĐH.

Bảng 2.27. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo

S

TT Các nội dung

Mức độ sử dụng

Mức độ hiệu quả

Rất th.

xuyên

thường

xuyên

Không

Th.

xuyên

Rất

hiệu

quả

Tương

đối hiệu

quả

Ko

hiệu

quả

1 Lập kế hoạch đào tạo 18 100 18 2,00 11 101 24 1,90

2 Xếp thời khóa biểu và lịch thi 32 92 13 2,15 6 114 16 1,93

3 Đăng ký học và thi 20 102 14 2,04 10 118 8 2,01

4 Quản lý hồ sơ sinh viên 28 96 12 2,12 6 122 8 1,99

5 Tổ chức và quản lý thi 26 98 12 2,10 10 120 61 2,03

6 Quản lý học phí, học bổng 28 98 10 2,13 6 112 18 1,91

7 Quản lý tốt nghiệp 24 92 20 2,03 6 120 10 1,97

8 Quản lý đề tài khoa học 6 96 34 1,79 10 88 38 1,79

9 Quản lý dạy học 22 94 20 2,01 6 116 14 1,94

10 Quản lý giảng đường 10 82 44 1,75 0 114 22 1,84

11 Portal cung cấp hỗ trợ tra cứu 12 82 42 1,78 2 86 48 1,66

Page 106: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

94

2.4.2.3. Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả

Trong bất cứ cơ sở GDĐH nào và loại hình đào tạo gì, việc kiểm tra đánh giá

kết quả trong đào tạo luôn giữ vai trò quan trọng và quyết định đến việc kiểm chứng

chất lượng đầu ra đối với sinh viên.

Cách thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành QLVH được ĐNGV

thực hiện bảng 2.28 đánh giá như sau:

Bảng 2.28. Ý kiến đánh giá về kết quả học tập sinh viên

Nội dung đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành QLVH Số

lƣợng

Tỷ lệ

%

Xếp

hạng

Được thống nhất trong chương trình đào tạo (đề cương môn học) 29 45,3 1

Không qui định, do giảng viên tự lựa chọn 10 15,6 5

Do giảng viên tự lựa chọn và thông qua Bộ môn/ Khoa 13 20,3 4

Được cụ thể hóa trong ngân hàng đề thi của trường 15 23,4 3

Được nhà trường qui định trên cơ sở xây dựng qui trình, kế hoạch

đánh giá kết quả tùy theo đặc thù của môn học 22 34,4 2

Tổng cộng 89 139,0

Được thống nhất trong chương trình đào tạo (đề cương môn học) có 45,3%

xếp hạng 1; được nhà trường qui định qui định trên cơ sở xây dựng qui trình, kế

hoạch đánh giá kết quả tùy theo đặc thù của môn học có 34,4%, xếp hạng 2; được

cụ thể hóa trong ngân hàng đề thi của nhà trường có 23,4%, xếp hạng 3; do giảng

viên lựa chọn và thông qua bộ môn/khoa có 20,3%, xếp hạng 4; không qui định, do

giảng viên tự lựa chọn có 15,6%, xếp hạng 5.

Như vậy, việc quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên còn rất phiến

diện, được thống nhất trong chương trình đào tạo nhưng chưa có bộ phận chuyên

trách hoặc do phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng chịu trách nhiệm hoặc bộ phận

chuyên trách trực thuộc BGH quản lý. Do đó chưa thật sự khách quan về đánh giá

đảm bảo chất lượng.

2.4.3. Thực trạng quản lý kết quả đầu ra

Đánh giá kết quả đầu ra luôn được các cơ sở GDĐH quan tâm, coi đó là một

khâu quan trọng của quá trình đào tạo. Có thể nói hiệu quả đào tạo của một nhà trường

được đánh giá trên cơ sở sản phẩm đào tạo được thị trường chấp nhận. Hay nói một

Page 107: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

95

cách dễ hiểu chính là người học sau khi tốt nghiệp tìm kiếm được việc làm đúng với

ngành nghề đào tạo.

Kết quả từ 64 CBQL cơ sở GDĐH và 56 CBQL cơ sở sử dụng nguồn nhân lực

sau đào tạo cử nhân ngành QLVH, công tác quản lý tư vấn, giới thiệu việc làm cho sinh

viên ngành QLVH sau khi tốt nghiệp:

Bảng 2.29. Công tác quản lý tƣ vấn, giới thiệu việc làm cho sinh viên ngành QLVH

Công tác quản lý tƣ vấn, giới thiệu việc làm cho sinh

viên ngành QLVH sau khi tốt nghiệp

Tổng

số

Tỷ lệ

(%)

Xếp

hạng

Phòng Công tác học sinh - sinh viên 98 86,0 1

Khoa chuyên môn 53 46,5 2

Bộ phận chuyên trách thuộc BGH 6 5,3 5

Trung tâm hướng nghiệp và giới thiệu việc làm 19 16,7 3

Không thực hiện việc này 12 10,5 4

Tổng cộng 188 164,9

Kết quả phiếu hỏi có 86% cho rằng công tác quản lý tư vấn, giới thiệu việc làm

cho sinh viên ngành QLVH sau khi tốt nghiệp, nhà trường giao cho Phòng Công tác

sinh viên; có 46,5% ý kiến là do khoa chuyên môn; 16,7% cho rằng Trung tâm

hướng nghiệp và giới thiệu việc làm của trường; 10,5% cho là không thực hiện tư

vấn giới thiệu việc làm; 5,3% đánh giá do Bộ phận chuyên trách thuộc BGH. Như

vậy công tác quản lý tư vấn, giới thiệu việc làm ngành QLVH chưa thực sự được

quan tâm, dẫn đến việc tư vấn giới thiệu việc làm sau đào tạo ngành QLVH chưa được

quản lý do đó để đào tạo theo nhu cầu xã hội đạt hiệu quả thì rất cần thiết phải tăng

cường quản lý công tác tư vấn và giới thiệu việc làm.

Đánh giá mức độ phối hợp giữa nhà trường và cơ sở tuyển dụng trong tổ chức

và quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH, tác giả sử dụng 56 phiếu hỏi CBQL cơ sở sử

dụng nguồn nhân lực sau đào tạo và 64 CBQL nhà trường, dùng thang đo Likert kết

quả cụ thể xếp từ cao xuống thấp cụ thể là:

Page 108: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

96

Bảng 2.30. Đánh giá mức độ phối hợp giữa nhà trƣờng và cơ sở tuyển dụng

trong quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH

S

TT Nội dung và hình thức phối hợp

Mức độ phối hợp

Thứ

bậc Thường

xuyên

Đôi

khi

Chưa

thường

xuyên

1 Cơ sở tuyển dụng cung cấp thông tin cho

nhà trường về nhu cầu tuyển dụng lao động 2 54 64 2,52 3

2 Cơ sở đào tạo cung cấp thông tin cho nhà

tuyển dụng về sinh viên sắp tốt nghiệp 7 48 65 2,48 4

3 Chuyên gia của cơ sở tuyển dụng tham gia

giảng dậy và hướng dẫn thực tập cho sinh viên 9 54 57 2,41 5

4 Cơ sở tuyển dụng tạo điều kiện cho sinh

viên, tham quan, thực tập, thực hành 4 39 77 2,62 1

5 Cơ sở tuyển dụng hỗ trợ về cơ sở vật chất,

trang thiết bị, phương tiện cho cơ sở đào tạo 9 57 54 2,38 6

6 Cơ sở tuyển dụng hỗ trợ kinh phí đào tạo 30 85 5 1,80 11

7 Cơ sở tuyển dụng tham gia xây dựng hoặc

điều chỉnh chương trình đào tạo 8 82 30 2,18 10

8 Cơ sở tuyển dụng tham gia đánh giá kết quả

đầu ra của sinh viên 10 72 38 2,24 9

9 Chuyên gia của cơ sở tuyển dụng tham gia

tư vấn sinh viên tốt nghiệp tại cơ sở đào tạo 10 64 46 2,31 8

10 CBQL của cơ sở đào tạo tìm hiểu nhu cầu sử

dụng lao động sau đào tạo 3 43 74 2,58 2

11

Các cơ sở có nhu cầu tuyển dụng lao động

ngành QLVH cử chuyên gia đến cơ sở đào

tạo bồi dưỡng phát triền nghề nghiệp

13 57 50 2,32 7

Cơ sở tuyển dụng tạo điều kiện cho sinh viên, tham quan, thực tập, thực

hành, có 2,62 xếp hạng 1; CBQL của cơ sở đào tạo tìm hiểu nhu cầu sử dụng lao

động của đơn vị sử dụng lao động sau đào tạo, có điểm TB xếp hạng 2; Cơ sở tuyển

dụng cung cấp thông tin cho nhà trường về nhu cầu tuyển dụng và cách tuyển lao

động, có điểm TB 2,52, xếp hạng 3; Cơ sở đào tạo cung cấp thông tin cho nhà tuyển

dụng về SV sắp tốt nghiệp có điểm TB 2,48, xếp hạng 4; sự tham gia của Chuyên

gia của cơ sở tuyển dụng tham gia giảng dậy và hướng dẫn thực tập cho sinh viên

có điểm TB 2,41 xếp hạng 5; cơ sở tuyển dụng hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết

Page 109: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

97

bị, phương tiện và kinh phí đào tạo cho cơ sở đào tạo có điểm TB 2,38, xếp hạng 6;

Các cơ sở có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực QLVH cử chuyên gia đến cơ sở

đào tạo bồi dưỡng phát triền nghề nghiệp, điểm TB 2,32 xếp hạng 7; Chuyên gia

của cơ sở tuyển dụng tham gia tư vấn và tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp tại cơ sở

đào tạo, có điểm TB 2,31, xếp hạng 8; Cơ sở tuyển dụng tham gia đánh giá kết quả

đầu ra của sinh viên, điểm TB 2,24, xếp hạng 9; Xây dựng hoặc điều chỉnh chương

trình đào tạo điểm TB 2,18, xếp hạng 10; Cơ sở tuyển dụng hỗ trợ kinh phí đào tạo

có điểm TB 1,80%, xếp hạng 11. Kết quả này cho thấy sự phối hợp giữa cơ sở sử

dụng nhân lực ngành QLVH và cơ sở đào tạo chưa hiệu quả, cơ sở đào tạo chưa

tranh thủ được sự ủng hộ về vật chất (kinh phí), cũng chưa tham gia xây dựng hoặc

điều chỉnh chương trình đào tạo. Do đó đào tạo chưa gắn được với nhu cầu sử dụng

của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và xã hội.

Để cải thiện phương pháp và cách làm việc cơ sở GDĐH đào tạo cử nhân

ngành QLVH, theo đánh giá của CBQL và GV thì rất cần thiết phải đổi mới phương

pháp và cách làm việc sao cho hiệu quả, thể hiện bảng 2.31:

Bảng 2.31. Đổi mới phƣơng pháp ở cơ sở GDĐH đào tạo cử nhân QLVH

Đổi mới phƣơng pháp cách làm việc cơ sở GDĐH Số

lƣợng

Tỷ lệ

(%)

Xếp

hạng

Bắt đầu bằng việc đào tạo lại đội ngũ giảng viên có

đào tạo cử nhân ngành QLVH 77 56,6 3

Đổi mới công tác quản lý, luân chuyển cán bộ định kỳ 56 41,2 6

Đổi mới công tác xây dựng chương trình, giáo trình

tiếp cận mục tiêu, năng lực 89 65,4 1

Xây dựng kỷ cương trong thi cử, đổi mới hình thức,

qui trình kiểm tra đánh giá 61 44,9 4

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục

vụ đào tạo cử nhân ngành QLVH 83 61,0 2

Xã hội hóa trong đào tạo cử nhân ngành QLVH 59 43,4 5

Tổng cộng 425 312,5

Bắt đầu từ việc: Đổi mới công tác xây dựng chương trình, giáo trình tiếp cận

mục tiêu, năng lực, có 65,4% xếp hạng 1; tiếp đó là đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết

bị, phương tiện phục vụ đào tạo cử nhân ngành QLVH, có 61%, xếp hạng 2; cần

phải bắt đầu bằng việc đào tạo lại đội ngũ giảng viên có đào tạo cử nhân ngành

QLVH, có 56,6% xếp hạng 3; xây dựng kỷ cương trong thi cử, đổi mới hình thức,

qui trình kiểm tra đánh giá, có 44,9% xếp hạng 4; xã hội hóa trong đào tạo cử ngành

Page 110: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

98

QLVH, tỷ lệ 43,4%, xếp hạng 5 và đổi mới công tác quản lý, luân chuyển cán bộ

theo định kỳ, có 41,2%, xếp hạng 6. Như vậy các điều kiện đảm bảo cho việc đào tạo

ngành QLVH là rất quan trọng, phải có sự đồng bộ ở tất cả nội dung chứ không

riêng chất lượng đội ngũ hay phụ thuộc vào cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương

tiện hoặc phụ thuộc vào chương trình giáo trình, tài liệu tham khảo.

2.4.4. Quản lý môi trường đào tạo

Đánh giá các phương pháp dạy học của giảng viên trong đào tạo ngành QLVH

có 68,4% người được hỏi đánh giá do phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng thực

hiện; 55,9% phiếu đánh giá đối với các cơ sở GDĐH là do các bộ môn/ khoa chuyên

môn thực hiện; các bộ phận khác tham gia rất ít như phòng đào tạo chỉ có 25%, hoặc

bộ phận chuyên trách thuộc BGH chỉ có 3,7%.

Bảng 2.32. Đánh giá các phƣơng pháp dạy học của GV đào tạo ngành QLVH

Bộ phận thực hiện đánh giá PPDH của Giảng viên Số

lƣợng

Tỷ lệ

(%)

Xếp

hạng

Phòng đào tạo 34 25,0 3

Các Bộ môn/Khoa chuyên môn 76 55,9 2

Phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng 93 68,4 1

Một bộ phận chuyên trách thuộc BGH 5 3,7 5

Không tổ chức đánh giá phương pháp dạy học 14 10,3 4

Tổng cộng 112 163,3

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong đào tạo cử nhân ngành QLVH, là

sự tổng hợp: dựa trên kết quả các bài thi/bài kiểm tra kiến thức lý thuyết và các bài

thi/kiểm tra thực hành kỹ năng, kết hợp với kết quả đánh giá thái độ trong quá trình

học tập và kết quả đánh giá bài thi/kiểm tra tích hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ.

Cách thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành QLVH do nhà trường qui định

thống nhất trong chương trình đào tạo (đề cương môn học) trên cơ sở giảng viên tự

lựa chọn và thông qua bộ môn/ khoa và được nhà trường qui định trên cơ sở xây

dựng qui trình, kế hoạch đánh giá kết quả tùy theo đặc thù của môn học.

Đánh giá về khối kiến thức trong chương trình đào tạo cử nhân ngành QLVH

theo nhu cầu xã hội, 240 sinh viên được hỏi đánh giá: Học riêng lý thuyết, sau đó đi

thực tế, thực tập chuyên môn ở các cơ sở văn hóa để thực hành nghề, có tới 50,4%

đánh giá, xếp hạng 1; học lý thuyết và thực hành dạy tích hợp theo từng bài cụ thể,

có 33,8% xếp hạng 2; học riêng lý thuyết trên giảng đường, sau đó thực hành tại

phòng học chuyên dùng hoặc sân khấu biểu diễn, xếp hạng 3 có 23,8% phiếu đánh

giá và học chuyên lý thuyết, thực hành chưa nhiều có 9,6% xếp thứ 4.

Page 111: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

99

Bảng 2.33. Đánh giá lƣợng kiến thức trong chƣơng trình đào tạo

Nội dung kiến thức chƣơng trình đào tạo ngành QLVH Số lƣợng Tỷ lệ

(%)

Học riêng lý thuyết trên giảng đường, sau đó thực hành tại

phòng học chuyên dùng hoặc sân khấu biểu diễn 57 23,8

Lý thuyết và thực hành dạy tích hợp theo từng bài cụ thể 81 33,8

Học riêng lý thuyết, sau đó đi thực tế, thực tập chuyên môn ở

các cơ sở văn hóa để thực hành nghề 121 50,4

Chuyên lý thuyết, thực hành chưa nhiều 23 9,6

Tổng cộng 282 117,6

2.4.5. Những khó khăn trong quản lý đào tạo

Đánh giá những khó khăn hiện nay, tạo ra những rào cản cho việc quản lý đào

tạo cử nhân ngành QLVH. Bảng 2.34 cho thấy:

Bảng 2.34. Đánh giá những khó khăn trong việc quản lý đào tạo ngành QLVH

Khó khăn trong quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH Số

lƣợng

Tỷ lệ

(%)

Tuyển sinh không đủ số lượng 64 47,1

Đầu vào sinh viên trình độ quá yếu 70 51,5

Nghề đang đào tạo không có sức hấp dẫn 68 50,0

Nội dung chương trình đào tạo không sát thực tế, ít cập nhật kiến thức,

công nghệ mới 68 50,0

Đội ngũ giảng viên thiếu về số lượng, yếu về năng lực 76 55,9

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện thiếu và lạc hậu 118 86,8

Thời gian đào tạo quá dài 28 20,6

Sinh viên ít được tiếp xúc với thực tế công việc 114 83,8

Phối hợp giữa nhà trường và cơ sở tuyển dụng còn yếu 122 89,7

Ít hoặc không tham gia các hội chợ việc làm, tư vấn hướng nghiệp,

tuyển sinh 104 76,5

Ít hoặc không có thông tin về thị trường lao động, việc làm 98 72,1

Nguồn kinh phí của nhà trường cho đào tạo ngành QLVH còn eo hẹp

(ngân sách nhà nước, học phí, hỗ trợ của các nhà tài trợ, vốn vay…) 102 75,0

Tổng cộng 1032 759

Xếp ở hạng 1 là phối hợp giữa nhà trường và cơ sở tuyển dụng còn yếu có

89,7%; tiếp đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện thiếu và lạc hậu, xếp ở

hạng 2 có 86,8%; xếp ở hạng 3 có 83,8% đánh giá sinh viên ít được tiếp xúc với thực

tế công việc; ít hoặc không tham gia các hội chợ việc làm, tư vấn hướng nghiệp,

tuyển sinh, xếp thứ 4, có 76,5%; nguồn kinh phí của nhà trường cho đào tạo ngành

QLVH còn eo hẹp chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, học phí, hỗ trợ của các nhà

Page 112: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

100

tài trợ, vốn vay, xếp thứ 5, có 75%; Ít hoặc không có thông tin về thị trường lao

động, việc làm, có 72,1%, xếp thứ 6; Đội ngũ giảng viên thiếu về số lượng, yếu về

năng lực, có 55,9%, xếp thứ 7; tiêu chí đầu vào sinh viên trình độ quá yếu, có

51,5%, xếp thứ 8; 2 tiêu chí: nghề đang đào tạo không có sức hấp dẫn và nội dung

chương trình đào tạo không sát thực tế, ít cập nhật kiến thức, công nghệ mới, cùng

có tỷ lệ 50%, xếp thứ 9; tuyển sinh không đủ số lượng, xếp thứ 10 tỷ lệ 47,1%; thời

gian đào tạo quá dài, chỉ có 20,6% xếp thứ 11.

- Năng lực cán bộ quản lý, ĐNGV:

Bảng 2.35. Đánh giá mức độ hạn chế của đội ngũ CBQL ngành QLVH

S

TT Các tiêu chí đánh giá

Mức đánh giá

Xếp

hạng 5 4 3 2 1

1 Lập kế hoạch, tiến độ giảng dạy 0 34 60 34 8 2,89 12

2

Thực hiện qui trình quản lý đào tạo theo

học chế tín chỉ đã được điều chỉnh theo

nhu cầu xã hội

0 22 76 30 8 2,84 11

3 Quản lý mục tiêu, chương trình đào tạo

theo chuẩn đầu ra và nhu cầu xã hội 0 23 64 42 8 2,75 8

4

Quản lý thực hiện kế hoạch và các hoạt

động dậy học theo chuẩn đầu ra và nhu

cầu xã hội

0 19 68 38 11 2,70 6

5

Quản lý các điều kiện đảm bảo chất

lượng đào tạo (GV, CSVC, trang thiết

bị, phương tiện dạy học)

23 34 34 30 15 2,59 5

6 Quản lý đánh giá kết quả học tập, tốt

nghiệp, cấp văn bằng chứng chỉ 4 34 53 30 15 2,31 2

7 Quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và

cơ sở tuyển dụng 0 15 76 38 8 2,72 7

8 Quản lý các dữ liệu sau tốt nghiệp 0 15 72 42 8 2,03 1

9 Báo cáo thống kê dữ liệu đào tạo theo

nhu cầu xã hội 23 76 19 15 23 2,48 4

10 Ứng dụng các phần mềm hỗ trợ trên

máy tính quản lý đào tạo 0 30 68 23 15 2,39 3

11

Vận dụng văn bản pháp qui và xử lý các

tình huống phát sinh trong quản lý đào

tạo theo học chế tín chỉ

11 23 42 45 15 2,78 9

12

Chủ động đề xuất các giải pháp, phương

án hợp lý trong quản lý đào tạo theo học

chế tín chỉ

0 23 72 38 4 2,83 10

Page 113: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

101

Số người được hỏi đánh giá về mức độ hạn chế của CBQL trong đào tạo cử

nhân ngành QLVH được xếp thứ tự từ số điểm cao nhất đến thấp nhất thì: yếu nhất là

quản lý các dữ liệu sau tốt nghiệp và báo cáo thống kê dữ liệu đào tạo theo nhu cầu

xã hội, có điểm TB là 2,03 xếp thứ 1; sau đó đến quản lý đánh giá kết quả học tập,

tốt nghiệp, cấp văn bằng chứng chỉ, có điểm TB là 2,31 xếp thứ 2; ứng dụng các

phần mềm hỗ trợ trên máy tính quản lý đào tạo có điểm TB là 2,39 xếp thứ 3; báo

cáo thống kê dữ liệu đào tạo theo nhu cầu xã hội có điểm TB là 2,48 xếp thứ 4;

quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo (GV, CSVC, trang thiết bị,

phương tiện dạy học) có điểm TB là 2,59 xếp thứ 5; quản lý thực hiện kế hoạch và

các hoạt động dậy học theo chuẩn đầu ra và nhu cầu xã hội, có điểm TB là 2,70 xếp

thứ 6; quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cơ sở tuyển dụng, có điểm TB là

2,72 xếp thứ 7; quản lý mục tiêu, chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra và nhu cầu

xã hội, có điểm TB là 2,75 xếp thứ 8; vận dụng văn bản pháp qui và xử lý các tình

huống phát sinh trong quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ, có điểm TB là 2,78 xếp

thứ 9; chủ động đề xuất các giải pháp, phương án hợp lý trong quản lý đào tạo theo

học chế tín chỉ, điểm số 2,83 xếp thứ 10; thực hiện qui trình quản lý đào tạo theo

học chế tín chỉ đã được điều chỉnh theo nhu cầu xã hội, điểm số 2,84 xếp 11; đánh

giá việc lập kế hoạch, tiến độ giảng dạy, điểm số 2,89 xếp 12.

- Năng lực sinh viên:

Đánh giá năng lực tự học của sinh viên ngành QLVH, tác giả sử dụng phiếu hỏi

dành cho 240 sinh viên. Bảng đánh giá 2.36 cho thấy: Ý thức tự học tự rèn luyện của

sinh viên chưa tốt có tới 65,4%, xếp hạng 1; Do không đủ CSVC, thiết bị, phương

tiện cho sinh viên rèn luyện kỹ năng ngoài giờ có 55,8% đánh giá, xếp hạng 2;

26,7% số sinh được hỏi cho rằng: Do giáo viên chưa có phương pháp dạy học phù

hợp xếp hạng 3; Giảng viên không kiểm tra, giám sát quá trình tự học, tỷ lệ 17,5%

xếp hạng 4; Hệ thống thư viện, mạng, giáo trình tài liệu tham khảo chưa đáp ứng

được với yêu cầu người học có 15,8% xếp hạng 5.

Bảng 2.36. Nguyên nhân dẫn đến năng lực tự học của sinh viên QLVH chƣa tốt

Nội dung đánh giá năng lực tự học của sinh viên ngành QLVH Số lƣợng Tỷ lệ

(%)

Do giáo viên chưa có phương pháp dạy học phù hợp 64 26,7

Giảng viên không kiểm tra, giám sát quá trình tự học 42 17,5

Hệ thống thư viện, mạng, giáo trình tài liệu tham khảo chưa đáp ứng

được với yêu cầu người học 38 15,8

Do ý thức tự học tự rèn luyện của sinh viên chưa tốt 157 65,4

Do không đủ CSVC, thiết bị, phương tiện cho sinh viên rèn luyện kỹ

năng ngoài giờ 134 55,8

Tổng cộng 435 181,2%

Page 114: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

102

Từ kết quả trên cho thấy, việc tăng cường phối hợp giữa nhà trường và cơ sở

tuyển dụng trong thời gian qua là một đòi hỏi chính đáng; việc nâng cấp cơ sở vật

chất, trang thiết bị, phương tiện vừa thiếu vừa lạc hậu là những yêu cầu bức thiết;

cần có biện pháp để sinh viên được tiếp xúc với thực tế công việc đấy là nhu cầu

cần thiết; việc tham gia các hội chợ việc làm, tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh là

công việc cần được các cơ sở GDĐH quan tâm. Vì lâu nay ngành QLVH đào tạo

theo kế hoạch của nhà nước cho nên dường như ít hoặc không tham gia hội chợ việc

làm, tư vấn hướng nghiệp.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH ở

trƣờng đại học

2.5.1. Những ưu điểm

Qua kết quả điều tra và phân tích thực trạng công tác quản lý đào tạo cử nhân

ngành QLVH theo nhu cầu xã hội có một số ưu điểm sau đây:

- Nhìn chung các cơ sở GDĐH đều chú trọng đến quản lý đào tạo theo qui

định của Bộ GD&ĐT, Bộ VHTT&DL và UBND tỉnh; quan tâm xây dựng qui hoạch

và phát triển đào tạo riêng của từng trường trên cơ sở gắn qui hoạch, phát triển

chung nguồn nhân lực quốc gia, khu vực và của từng địa phương. Các cơ sở GDĐH

có những đóng góp không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

chung của cả nước. Với sự phát triển, tính từ năm học 2010 - 2011 đến năm học

2014 - 2015, hàng năm chỉ tiêu đào tạo tăng từ 10 - 15% cử nhân văn hóa; qui mô,

cơ cấu ngành nghề và chất lượng đào tạo được nâng lên rõ rệt. Ý thức được trách

nhiệm trong việc xây dựng chiến lược và tổ chức thực hiện qui hoạch phát triển theo

từng giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã đang được triển khai và

thực hiện có hiệu quả. Chế độ chính sách đối với ĐNGV trong tuyển dụng, đào tạo,

luân chuyển đã được thực hiện thường xuyên, tranh thủ được các nguồn kinh phí từ

trung ương, địa phương, các dự án và sự hỗ trợ giúp đỡ từ các cơ sở GDĐH quốc tế.

Các cơ sở GDĐH đã rất quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng những hạt nhân, tạo

điều kiện cho ĐNGV có cơ hội được đào tạo và đào tạo lại ở trong và ngoài nước.

- Công tác quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH đã có những chuyển biến

tích cực về đổi mới công tác tuyển sinh sử dụng tổng hợp hai phương pháp xét

tuyển và thi tuyển, sử dụng phần mền CNTT trong quản lý đào tạo;

- Quản lý xây dựng chương trình và thực thi chương trình, các cơ sở GDĐH

chú trọng tới việc thực hiện theo mục tiêu, tổ chức chỉnh sửa bổ sung chương trình

đào tạo cho phù hợp với sư phát triển của nhà trường, của đất nước đáp ứng được

với nhu cầu xã hội;

Page 115: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

103

- Công tác quản lý tổ chức dạy và học, đã xây dựng kế hoạch cụ thể, thực hiện

theo dõi phân công đơn vị trực thuộc kiểm soát theo chức năng về: kế hoạch giảng

dạy, phương pháp dạy học, công tác kiểm tra đánh giá;

- Quản lý các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo cử nhân ngành QLVH, cơ

sở GDĐH khắc phục được những khó khăn về CSVC, trang thiết bị kỹ thuật, để

hoàn thành nhiệm vụ đào tạo. Chú trọng nâng cao trình độ ĐNGV; tạo điều kiện

cho SV chủ động tích cực việc học, rèn luyện kỹ năng, thực hành chuyên môn;

- Thông qua sự chủ động và tích cực của các cơ sở GDĐH với các địa

phương trên cả nước được hình thành và ngày càng được nâng cao. Chất lượng đào

tạo nguồn nhân lực nói chung và ngành QLVH nói riêng bước đầu đáp ứng được

với sự đòi hỏi của xã hội và thị trường lao động.

2.5.2. Những hạn chế

- Quản lý công tác tuyển sinh: công tác tư vấn hướng nghiệp còn nhiều hạn

chế, phần lớn các cơ sở GDĐH không phối hợp chặt chẽ với các cơ sở giáo dục phổ

thông để tổ chức tư vấn tuyển sinh. Những mặt bất bình đẳng trong tuyển sinh vì

những chuyên ngành hẹp đòi hỏi năng khiếu, nhưng xét tuyển thì chỉ cần đủ điểm

sàn dẫn đến chất lượng đầu vào có sự chênh lệch. Tiêu chí tuyển sinh, nội dung thi

tuyển rất khác nhau. Công tác tổ chức tuyển sinh chưa khoa học.

- Quản lý quá trình đào tạo: phần lớn các cơ sở GDĐH không có nhiều đổi

mới về chương trình đào tạo, ít hiệu chỉnh. Khi thực thi chương trình, chỉ quan tâm

đến mục tiêu đề ra trong chương trình, thực hiện theo qui định, hoàn thành chương

trình theo kế hoạch, nội dung chưa tiếp cận được năng lực người học theo yêu cầu

của nghề nghiệp, lượng kiến thức trong chương trình đào tạo cao hơn đòi hỏi ngoài

thực tế. Chưa có sự tham gia tư vấn của nhà tuyển dụng trong việc xây dựng và hiệu

chỉnh chương trình đào tạo. Nội dung chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết,

nhẹ về thực hành, trong khi đó hoạt động thực tiễn ngành QLVH đòi hỏi cán bộ “đa

năng nhất chuyên” tức là biết nhiều nghề, giỏi một nghề, cần kỹ năng thực hành.

- Quản lý đầu ra: đào tạo cử nhân ngành QLVH thực hiện theo kế hoạch, tuy

nhiên chưa có sự sát sao trong thực hành. Năng lực tự học của sinh viên còn thụ

động, chưa có ý thức tự giác; việc quản lý việc tự học còn lỏng lẻo, SV chưa thực

sự ý thức được việc tự học, rèn luyện bài tập trước khi lên lớp. Phương pháp dạy

học của GV chưa thực sự đổi mới một cách toàn diện, làm theo cố hữu của niên chế,

sử dụng thuyết trình áp đặt; SV thụ động tiếp cận tri thức. Công tác kiểm tra đánh

giá kết quả học tập của SV xây dựng chưa theo qui trình cụ thể, chưa có bộ phận

chuyên trách theo dõi, đánh giá chất lượng SV ra trường, nhà tuyển dụng chưa có

Page 116: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

104

cơ chế phối hợp chặt chẽ trong các khâu của quá trình đào tạo, nhất là thông tin

phản hồi về chất lượng đào tạo cử nhân ngành QLVH.

- Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo: là những yếu tố quan

trọng góp phần khẳng định chất lượng, trong khi CSVC, trang thiết bị, phương

tiện giảng dạy lại rất thiếu cho việc thực hành nghề nghiệp. Đối với việc thực

hành, cơ sở sử dụng lao động và cơ sở GDĐH lại chưa có sự phối hợp chặt chẽ,

chưa tham gia trực tiếp trong các hoạt động thực hành nghề. Giữa học trong

trường và làm việc thực tế là hai quá trình khác nhau, hiệu quả đào tạo không tốt

sẽ tạo ra những khó khăn cho cơ sở sử dụng lao động, phải đầu tư thời gian và

kinh phí đào tạo lại mới đáp ứng được với yêu cầu sử dụng.

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

- Một số cơ sở GDĐH chưa quan tâm đúng mức đến công tác qui hoạch phát

triển đội ngũ CBQL, ĐNGV đáp ứng nhu cầu xã hội trong nền kinh tế thị trường, hội

nhập quốc tế, phát triển đào tạo chưa thực sự gắn với công tác xây dựng qui hoạch phát

triển đội ngũ CBQL, ĐNGV, chưa thực sự gắn kết với các nguồn lực.

- Công tác giáo dục, thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vai trò,

trách nhiệm, tầm quan trọng của công tác quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH đáp

ứng nhu cầu xã hội ở các cơ sở GDĐH còn chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức.

- Năng lực của CBQL, ĐNGV còn hạn chế, chưa được chuẩn hóa nên ảnh

hưởng đến chất lượng tổ chức thực hiện phát triển qui hoạch ĐNGV.

- Mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL và GV ngành

QLVH còn mỏng, phân bố không đều, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đào

tạo ngành QLVH trong xu thế hội nhập.

- Chương trình đào tạo còn chưa hợp lý, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành

nên trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành của SV sau tốt nghiệp chưa đáp ứng

được với yêu cầu của nhà tuyển dụng.

- Mối quan hệ hợp tác giữa các cơ sở GDĐH và các cơ quan tổ chức, doanh

nghiệp chưa thực sự gắn kết. Một số cơ sở GDĐH đào tạo ngành QLVH chưa thực

sự đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực của các các địa phương và quốc gia.

CBQL, ĐNGV chưa có nhận thức đúng trong xây dựng mối quan hệ với cơ sở sử

dụng nguồn nhân lực sau đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Hệ thống chính sách về đào tạo còn nhiều bất cập với sử dụng, tuyển dụng,

bồi dưỡng ĐNGV, chính sách đãi ngộ, tôn vinh chưa đồng bộ, chậm sửa đổi, chưa

có chính sách đặc thù nghề nghiệp nên chưa tạo được động lực cho phát triển

ĐNGV. Hiện nay, chưa có chính sách thu hút GV có trình độ chuyên môn cao, giỏi

nghề, có kinh nghiệm, có nhiều thành tích trong đào tạo lĩnh vực VHNT.

Page 117: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

105

Kết luận chƣơng 2

Căn cứ kết quả điều tra của quá trình khảo sát cho thấy thực trạng công tác

đào tạo và quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH theo nhu cầu xã hội tác giả nhận

thấy có một số vấn đề như sau:

Cùng với sự phát triển của xã hội, chất lượng đào tạo cử nhân ngành QLVH

đã có những chuyển biến tích cực. Trong quá trình khảo sát tác giả nhận thấy một số

vấn đề đang tồn tại, những điểm yếu chưa được quan tâm, đánh giá đúng mức để có

giải pháp khắc phục. Phần lớn các cơ sở GDĐH chỉ đưa ra những nhận định, đánh

giá chủ quan không dựa trên số liệu cụ thể để so sánh và khẳng định tính khoa học

nên chất lượng đầu ra của người học chỉ được các cơ sở sử dụng đánh giá trung

bình và khá, chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của từng địa phương

đơn vị, của tiến bộ KHCN...

Quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH theo nhu cầu xã hội trong các cơ sở

GDĐH chưa thực sự đổi mới và với cách thức quản lý hiện tại vẫn còn những

khuyết điểm mà các cơ sở GDĐH tự coi là đặc thù nên chưa có biện pháp tháo gỡ

khó khăn gây ảnh hưởng chung đến toàn bộ sự vận hành của hệ thống khối ngành

VHNT. Quản lý đầu vào trong khối ngành VHNT nói chung và ngành QLVH nói

riêng đang gặp những khó khăn nhất định. Công tác tuyển sinh có dấu hiệu giảm sút

về số lượng, do các cơ sở GDĐH không thật sự quan tâm đến việc đánh giá chất

lượng đầu vào tuyển sinh mà chú trọng đến hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh đã được

phê duyệt.

Việc tổ chức định kỳ điều chỉnh bổ sung chương trình đào tạo cũng được

quan tâm chỉ đạo nhưng chưa đi vào chu trình, qui trình, định kỳ cụ thể và đặc biệt

là phần lớn việc tổ chức vẫn mang tính một chiều do cơ sở GDĐH tự thực hiện, tự

công bố, không có sự tham gia của nhà tuyển dụng dẫn đến chương trình đào tạo

vẫn còn khoảng cách khá lớn so với thực tiễn. Cho tới nay Bộ GD&ĐT cũng chưa

có bộ chuẩn đánh giá chương trình mà các cơ sở GDĐH tự thực hiện đánh giá theo

tiêu chí của đơn vị đưa ra.

Việc quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đã được quan tâm chỉ đạo

nhưng vẫn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào hướng đến chất lượng hoạt động

quản lý dẫn đến khả năng đáp ứng theo nhu cầu xã hội chưa đạt được như mong

muốn. Đội ngũ GV và CBQL còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có khả năng theo kịp sự thay

Page 118: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

106

đổi về mặt hình thức tổ chức, phương pháp thực hiện khi triển khai quản lý đào tạo

theo nhu cầu xã hội nhất là trong bối cảnh đổi mới giáo dục Việt Nam. Trong khi cơ

sở vất chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ đào tạo cử nhân ngành QLVH chưa

đáp ứng về mặt số lượng và công nghệ hiện đại mới do đó tạo ra những khó khăn

trong việc triển khai hoạt động dạy học.

Đánh giá đúng thực trạng là nhiệm vụ của chương 2 sẽ là tiền đề đặt ra

những biện pháp cụ thể, cần giải quyết trong từng nhóm vấn đề như: quản lý đầu

vào, quản lý quá trình dạy học, quản lý đầu ra và khả năng thích ứng với bối cảnh

của các yếu tố tác động đến quá trình đào tạo cử nhân ngành QLVH trong tương lai.

Page 119: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

107

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA

Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. Định hƣớng để xây dựng các giải pháp

3.1.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về đào tạo cử nhân ngành QLVH

ở trường đại học hiện nay

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của đảng xác định: “Đẩy

mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao

hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém

phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Tạo

được nền tảng để đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta

cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” [24].

Nhà nước cụ thể chủ trương của Đảng bằng các chiến lược. Cụ thể: Đề án

“Xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020” và

đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật

giai đoạn 2011 - 2020”. Việc xây dựng đội ngũ tri thức là nhiệm vụ đặc biệt quan

trọng, làm cho đội ngũ cán bộ thực sự có đủ đức, đủ sức, đủ tài, giữ vai trò nòng cốt

cho sự phát triển [63]. Tập trung vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo;

đổi mới tư duy đào tạo, tạo bước chuyển biến mang tính đột phá theo hướng phát

triển; đổi mới cơ chế quản lý trong đào tạo văn hóa nghệ thuật mang tính hợp lý và

hiệu quả, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong đào tạo VHNT.

3.1.2. Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam đến năm 2020

Để có được nền kinh tế tri thức vào năm 2020, chủ trương của Đảng coi

trọng giáo dục, coi đây là chìa khóa của sự nghiệp CNH,HĐH đất nước. Nghị quyết

số 04 “Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo” đã xác định bốn quan

điểm chỉ đạo đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đó là: “Cùng với khoa học và

công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là điều

kiện cơ bản đảm bảo và thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ

đất nước; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; phát triển giáo dục nhằm

nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có

kiến thức văn hoá, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, mở rộng quy mô, chú trọng

nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, gắn học với hành, tài với đức; giáo dục phải

vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của

thời đại; đa dạng hoá các hình thức đào tạo, thực hiện công bằng xã hội trong giáo

dục”. Kế thừa chủ trương đó, chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 quan điểm

chỉ đạo phát triển giáo dục với 4 nội dung cơ bản [65]:

Page 120: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

108

1. Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của

Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý

của Nhà nước, nâng cao vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị, kinh tế, xã hội

trong phát triển giáo dục. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.

2. Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, tiên tiến, hiện đại, xã

hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục.

3. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại

hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển giáo dục gắn với phát triển khoa học và

công nghệ, tập trung vào nâng cao chất lượng, đặc biệt chất lượng giáo dục đạo đức,

lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành.

4. Hội nhập quốc tế sâu, rộng về giáo dục trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản

sắc dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa. Mở rộng giao lưu

hợp tác với các nền giáo dục trên thế giới, nhất là với các nền giáo dục tiên tiến hiện

đại; phát hiện và khai thác kịp thời các cơ hội thu hút nguồn lực có chất lượng [70].

3.1.3. Quan điểm đào tạo ngành Quản lý văn hóa của Việt Nam

Là một ngành khoa học, đào tạo chuyên môn về ngành QLVH, đáp ứng nhu

cầu nguồn nhân lực trong hoạt động văn hóa trên phạm vi cả nước gồm có: quản lý

nhà nước về lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thông tin tuyên truyền, quảng bá, xuất

bản, dịch vụ văn hóa công cộng, thiết chế văn hóa và tổ chức các hoạt động thuộc sự

nghiệp văn hóa (đào tạo bồi dưỡng, sáng tác, biểu diễn, quản lý tốt tài sản, cơ sở vật

chất và các phương tiện chuyên dùng, kinh doanh các dịch vụ văn hóa) nhằm nâng

cao mức hưởng thụ của nhân dân và hội nhập quốc tế [68, tr.1].

Đào tạo cử nhân ngành QLVH của Việt Nam có những khác biệt cần được

các cơ sở GDĐH đào tạo cử nhân ngành QLVH nhận thức và triển khai đồng bộ.

Với mục tiêu đổi mới giáo dục theo hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội, các nhà

trường quan tâm đến công tác tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh, có phương pháp

tuyên truyền thông tin kịp thời đến học sinh phổ thông và sự kết nối chặt chẽ với

các trường phổ thông trong công tác tư vấn hướng nghiệp, lựa chọn ngành nghề.

Việc phát hiện để đào tạo năng khiếu, sẽ phù hợp với sự thay đổi khi các cấp tạo ở

trình độ cao hơn, học sinh sẽ có cơ hội lựa chọn học năng khiếu nghệ thuật bao gồm

cả chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp và không chuyên ở trình độ cử nhân và ngành

QLVH sẽ đáp ứng được nhu cầu của người học cũng như nhu cầu xã hội.

3.2. Nguyên tắc để đề xuất các giải pháp

Từ cơ sở lý luận và thực trạng được trình bày ở chương 1 và chương 2, cho

thấy việc vận dụng các biện pháp quản lý hiện đại, phù hợp là rất cần thiết. Việc

nghiên cứu, lựa chọn các giải pháp quản lý đào cử nhân ngành QLVH theo nhu cầu

Page 121: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

109

xã hội cần đảm bảo các nguyên tắc của: tính mục tiêu; tính thực tiễn đồng bộ hệ

thống; tính gắn kết giữa đào tạo và sử dụng và tính kế thừa và phát triển.

3.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Xuất phát từ mục tiêu đào tạo theo yêu cầu xã hội cho nên việc đào tạo cử

nhân khoa học ngành QLVH, có kiến thức cơ bản về văn hóa - nghệ thuật; có trình

độ lý luận và năng lực quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa - nghệ

thuật trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng và

phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.

3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn đồng bộ, hệ thống

Một qui trình đào tạo gồm có các khâu: đầu vào, quá trình, bối cảnh và đầu

ra. Các khâu thuộc qui trình đào tạo có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó đầu

ra chi phối các khâu còn lại, là thành quả của quá trình đào tạo. Do đó cần xác định

rõ đặc điểm của sản phẩm đào tạo, sản phẩm đó được xác định bởi nhu cầu xã hội,

của nhà sử dụng lao động và của người học. Căn cứ vào đặc điểm của sản phẩm

như vị trí công việc, các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, đạo đức, phẩm

chất chính trị… để thiết kế công nghệ đào tạo và quản lý phù hợp. Công tác quản lý

đào tạo bao gồm: chương trình và học liệu; đội ngũ giảng viên; CSVC, trang thiết

bị, phương tiện; tài chính và hệ thống quản lý. Các thành tố này phải hướng vào

đáp ứng yêu cầu sản phẩm đầu ra và phải tương thích nhau. Có thể nói, xây dựng,

quản lý tốt nội dung và chương trình đào tạo là điều kiện tiên quyết đảm bảo thành

công cho công tác đào tạo. Nhìn vào nội dung chương trình đào tạo người ta có thể

hình dung được đặc điểm của sản phẩm đào tạo, tính phù hợp của sản phẩm đào tạo

với thị trường lao động, với nhu cầu của các nhà sử dụng. Khi có được chương

trình đào tạo và nội dung đào tạo chuẩn thì ĐNGV là thành tố then chốt quyết định

sự thành công của quá trình đào tạo. Căn cứ vào nội dung yêu cầu của chương trình

đào tạo, GV phải chủ động cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng và phẩm chất

nghề nghiệp mà nhà sử dụng cần chứ không phải dựa vào những kiến thức có sẵn

và ý muốn chủ quan của GV. Ngoài ra tổ chức và quản lý một quá trình đào tạo

ngành QLVH không thể không tính đến điều kiện CSVC, trang thiết bị phương tiện

và nguồn lực tài chính thích hợp, không thể có chất lượng đào tạo tốt nếu CSVC

trang thiết bị thiếu thốn và nguồn tài chính hạn hẹp.

Sản phẩm đào tạo ngành QLVH, có đặc thù so với sản phẩm của các có sở

GDĐH khác vì vậy công tác quản lý đào tạo phải rất linh hoạt và luôn sáng tạo,

cầm phải lấy người học làm trung tâm, phát huy tối đa năng lực, sở trường, khả

năng vốn có của người học. Giảng viên ngành QLVH luôn phải thích nghi với

người học, biết vận dụng lý thuyết và thực hành, biết khơi gợi sự sáng tạo của

người học trong từng modune. Phải coi sự thành công của người học chính là nâng

cao được chất lượng đào tạo và khẳng định thương hiệu, uy tín của nhà trường.

Page 122: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

110

3.2.3. Đảm bảo tính gắn kết giữa đào tạo và sử dụng kết quả đào tạo

Quản lý đào tạo là phải góp phần tạo ra những sản phẩm đào tạo có chất

lượng phù hợp với nhu cầu xã hội, đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động và

nhà sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo. Sản phẩm có chất lượng khi đạt được

những chuẩn mực được qui định từ trước, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội. Các

chuẩn mực này được cơ sở GDĐH xác định theo yêu cầu của khách hàng (nhà sử

dụng, người học và các bên có liên quan). Sản phẩm dịch vụ được coi là có chất

lượng khi chúng phù hợp với những tuyên bố sứ mạng và kết quả đạt được của mục

tiêu trong phạm vi các chuẩn mực được chấp nhận công khai. Đối với đào tạo, phải

coi trọng công tác quản lý chất lượng trong đó cần quan tâm đến: quản lý đầu vào,

quá trình đào tạo, bối cảnh và đầu ra hay nói một cách khác là các khâu của quá

trình đào tạo. Đồng thời những điều kiện đảm bảo cho quá trình đào tạo như

chương trình đào tạo và NCKH, cán bộ quản lý, ĐNGV, CSVC trang thiết bị

phương tiện, công tác quản lý SV… mục tiêu để nâng cao chất lượng đào tạo.

3.2.4. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Từ mục tiêu đào tạo theo yêu cầu xã hội cho nên việc đào tạo cử nhân ngành

QLVH, cần có kiến thức, trình độ lý luận và năng lực quản lý, tổ chức, điều hành.

Cho nên các giải pháp đề ra cần phải có khả năng vận dụng và thích nghi được với

môi trường văn hóa trên phạm vi cả nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển

nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Hiện nay các cơ sở GDĐH

chưa có cơ chế và thước đo để đánh giá một cách toàn diện, chính xác chất lượng

đào tạo. Giải pháp đề ra chính là chìa khóa để các cơ sở GDĐH xây dựng bộ tiêu

chí đánh giá sao cho cụ thể và thiết thực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân

ngành QLVH.

3.3. Giải pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa ở trƣờng đại

học đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay

3.3.1. Tổ chức đánh giá nhu cầu xã hội và xác định chuẩn đầu ra ngành Quản lý

văn hóa ở trường đại học

3.3.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Tổ chức đánh giá nhu cầu xã hội và xác định chuẩn đầu ra ngành QLVH,

nhằm bảo đảm hoạt động quản lý đào tạo đáp ứng được sự mong đợi của các bên có

liên quan (cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang, doanh

nghiệp và cá nhân) được triển khai đồng bộ, công khai có cách quản lý phù hợp và

hiệu quả. Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành QLVH ở từng địa

phương, khu vực và trong phạm vi cả nước.

Page 123: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

111

3.3.1.2. Nội dung của giải pháp

1 - Tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu xã hội và xác định chuẩn đầu ra cho

đào tạo ngành QLVH thuộc các đơn vị sử dụng lao động ở các cơ quan nhà nước,

các tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp nhà nước, tư

nhân và học sinh phổ thông gồm những nội dung sau:

- Điều tra khảo sát nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực ngành QLVH tại các DN

để có định hướng xác định nhu cầu tuyển sinh và chuyển dịch cơ cấu ngành nghề

đào tạo. Gửi phiếu khảo sát nhu cầu đến các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị

xã hội, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân; tổ chức diễn đàn

trao đổi, tọa đàm, hội thảo với các đơn vị sử dụng lao động 2 lần/năm. Phỏng vấn

trực tiếp người sử dụng lao động, cử cán bộ đi tham quan học hỏi kinh nghiệm của

các đơn vị đào tạo khác. Bên cạnh đó việc tổ chức quảng bá, giới thiệu về hình ảnh,

quy mô, ngành nghề đào tạo tới các cơ sở giáo dục để xác định nhu cầu học tập.

- Phân loại nhóm đối tượng để có kế hoạch đào tạo sao cho đem lại hiệu quả

và chất lượng, điều chỉnh chương trình trên cơ sở những yêu cầu về kiến thức, kỹ

năng, phẩm chất người học cần phải có sau khi ra trường; xác định mục tiêu đào

tạo, nội dung, cơ cấu tỷ lệ lý thuyết, thực hành phù hợp với yêu cầu thực tế. Để đáp

ứng nhanh và kịp thời nhu cầu thị trường, nhà trường quyết định việc lựa chọn

chuyên ngành đào tạo.

- Áp dụng phương pháp dạy học hiện đại (nêu vấn đề, tăng cường thực hành

vận dụng kiến thức chuyên môn vào hoạt động thực tiễn, làm bài tập cá nhân và

nhóm); tạo cho SV làm quen với các phương pháp NCKH. Nâng cấp CSVC, thiết bị

dạy học theo hướng ứng dụng, chuẩn hoá, hiện đại hoá đáp ứng yêu cầu đào tạo

toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Thường xuyên tổ chức

hội giảng, hội thi, tổ chức các sự kiện để GV và SV trau rồi rèn luyện kỹ năng,

nghiệp vụ.

- Đầu tư trang thiết bị dạy học, công trình phụ trợ như: nhà đa năng, sân khấu

biểu diễn, sàn tập, phòng học chuyên dụng, xưởng vẽ, trường quay, thư viện…cần

cải tạo nâng cấp phòng học hiện có đáp ứng quy mô đào tạo. Tập trung xây dựng uy

tín và thương hiệu; đào tạo chuẩn trình độ và xúc tiến việc liên kết với các cơ sở đào

tạo nước ngoài.

- Khuyến khích các đơn vị chuyên môn (trung tâm, khoa/tổ bộ môn) đẩy

mạnh quan hệ hợp tác đào tạo với cá nhân, đơn vị ngoài trường, theo nguyên tắc

“Tôn trọng, bình đẳng đôi bên cùng có lợi”, không làm ảnh hưởng đến uy tín, danh

Page 124: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

112

dự và hoạt động nhà trường. Tiếp tục nhờ các chuyên gia cộng tác với trường thực

hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

2 - Xác định các chuẩn đầu ra ngành QLVH, đáp ứng nhu cầu xã hội bao

gồm các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo dựa trên sứ mạng, tầm nhìn chiến

lược phát triển của nhà trường và khoa chính là khung tham chiếu cho đảm bảo chất

lượng chương trình đào tạo cụ thể:

1) Chuẩn kiến thức chung (giáo dục đại cương)

+ Nắm vững kiến thức giáo dục đại cương, bao gồm các nguyên lí cơ bản của

chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của đảng Cộng sản Việt Nam, tư

tưởng Hồ Chí Minh; có chứng chỉ giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng;

+ Có kiến thức cơ bản về khoa học quản lí, văn hóa, nghệ thuật và xã hội;

+ Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của đảng và pháp luật của

nhà nước về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, đặc biệt là lĩnh vực quản lí có tính chất

chuyên sâu trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật;

+ Có kiến thức tin học ứng dụng cơ bản tương đương trình độ A;

+ Có trình độ ngoại ngữ (B1 khung châu Âu).

2) Chuẩn kỹ năng

+ Có kĩ năng quản lí, nghiên cứu đề xuất chính sách văn hóa;

+ Có kĩ năng điều hành các tổ chức quản lí và hoạt động văn hóa, nghệ thuật;

kĩ năng dân vận;

+ Hiểu và có thể sử dụng được các phương tiện kĩ thuật trong việc quản lí, tổ

chức hoạt động văn hóa (nhạc cụ, kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, máy ảnh, máy quay

camera, máy ghi âm, projector...), có khả năng khai thác và sử dụng thông tin trên

mạng internet;

+ Có kĩ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích

ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.

3) Chuẩn thái độ

+ Có ý thức trách nhiệm công dân, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn,

có ý thức kỉ luật và tác phong công nghiệp;

+ Có tinh thần tự giác, năng động, sáng tạo, khả năng liên kết nghiên cứu

khoa học, nắm vững đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong

lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật;

+ Say mê nghiên cứu và có ý thức bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử - văn

hóa; thường xuyên cập nhật kiến thức, đổi mới phương pháp nghiên cứu;

+ Có ý thức tìm tòi, phổ biến giá trị văn hóa, nghệ thuật trong cộng đồng.

Page 125: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

113

4) Vị trí và khả năng công tác sau tốt nghiệp

+ Cán bộ trong các cơ quan quản lí thiết chế văn hóa ở cơ sở như: thư viện,

bảo tàng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phòng Văn hóa - Thông tin, các cơ quan

báo chí...; các cơ quan quản lí nhà nước về văn hóa;

+ Nghiên cứu và giảng dạy (nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm) ngành

Văn hóa, Quản lí văn hóa tại các cơ sở đào tạo và các cơ quan văn hóa - thông tin;

+ Cán bộ trong các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội có nhu cầu

sử dụng nguồn nhân lực am hiểu kiến thức về văn hóa, nghệ thuật.

5) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau tốt nghiệp

Tiếp tục học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ trong lĩnh vực chuyên sâu

về khoa học quản lí, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và các lĩnh vực có liên quan khác.

3.3.1.3. Tổ chức thực hiện

* Lập kế hoạch

Lập kế hoạch tổng thể hoạt động đánh giá nhu cầu xã hội và xác định chuẩn

đầu ra cho đào tạo ngành QLVH, làm cơ sở để cụ thể hóa bằng các kế hoạch chi tiết

cho từng nhóm công việc, từng thời điểm, từng đối tượng khác nhau bảo đảm hoạt

động đánh giá nhu cầu xã hội và xác định chuẩn đầu ra cho đào tạo ngành QLVH

được triển khai liên tục trong mọi lúc, mọi nơi trong phạm vi cho phép. Tận dụng hệ

thống “thông tin đầu ra” và các kênh thông tin khác để thiết lập danh mục các nguồn

tuyển sinh có thể tiếp cận các chuyên ngành đào tạo như: Quản lý hoạt động âm

nhạc, mỹ thuật, tổ chức sự kiện, lễ hội, dẫn chương trình và tổ chức các hoạt động

văn hóa, nghệ thuật…). Các quy trình trên đây, cũng là cơ sở để giúp cho cơ sở đào

tạo phân loại đầu vào của người học một cách tối ưu, chia nhóm, phân chia lớp... phù

hợp góp phần thực hiện quá trình đào tạo cử nhân ngành QLVH thành công.

Như vậy, khi lập kế hoạch cần kế thừa các giá trị có sẵn, phát triển kế hoạch

đánh giá nhu cầu xã hội và xác định chuẩn đầu ra như một sự chỉ dẫn tổng thể để lập

kế hoạch cho đào tạo cử nhân ngành QLVH.

* Triển khai thực hiện

Thành lập hội đồng đánh giá nhu cầu xã hội và xác định chuẩn đầu ra cho

ngành QLVH, trưởng ban là đại diện BGH, ủy viên thường trực là trưởng phòng

đào tạo, thành viên là lãnh đạo đại diện các khoa quản lý ngành đào tạo. Bên cạnh

đó, nhà trường cần mời các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ

chức, cá nhân có sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo cùng phối hợp thực hiện.

Trong hội đồng này có thể hình thành các tiểu ban chuyên môn phụ thuộc vào từng

nhóm đối tượng, vùng miền, khu vực.

Page 126: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

114

* Chỉ đạo thực hiện

Chủ thể quản lý của giải pháp này là hiệu trưởng/phó hiệu trưởng cơ sở

GDĐH, trưởng/phó phòng đào tạo và có sự phối hợp của các trưởng/phó khoa

chuyên môn. Chỉ đạo triển khai kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và các cơ sở

tuyển dụng.

Tổ chức các hội thảo, hội nghị, tọa đàm, trao đổi để chỉ đạo định hướng cách

thức triển khai tuyển sinh cũng như tư vấn các hình thức tuyển sinh, kênh tuyển

sinh phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng thời điểm.

* Kiểm tra, đánh giá

Triển khai công tác đánh giá nhu cầu xã hội và xác định chuẩn đầu ra cho đào

tạo ngành QLVH có những đặc trưng, cần chú ý. Vì vậy, hoạt động kiểm tra, đánh giá

phải bảo đảm tính liên tục, thường xuyên với những báo cáo kết quả đánh giá chi tiết

cả về chất và lượng cùng các yêu tố tác động ảnh hưởng đến trong quá trình triển khai

tương ứng với từng giai đoạn, từng đối tượng, nguồn đầu vào...nhằm kịp thời có những

điều chỉnh trong kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đạt mục tiêu và hiệu quả.

3.3.1.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp

- Nhà nước cần có quy định và cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích

các cơ sở tuyển dụng (cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp) tham gia vào quá trình đào

tạo của các trường đào tạo cử nhân ngành QLVH. Sự liên kết sẽ đạt được hiệu quả

cao khi cơ sở tuyển dụng và nhà trường có sự phối hợp trong việc đặt hàng đào tạo

và ngược lại là cung ứng lao động có chất lượng cao.

- Hoạt động quản lý của giải pháp được cụ thể bằng văn bản, thực hiện thống

nhất trong toàn trường và khoa/bộ môn giảng dạy cử nhân ngành QLVH; có phương

pháp thống nhất và chủ động để thực hiện các yêu cầu của nhà tuyển dụng.

- Có đội ngũ CBQL vận hành được hệ thống máy tính, các phần mềm hỗ trợ

quản lý nội bộ và quản lý trực tuyến trên mạng Internet. Đầu tư trang thiết bị,

ĐNGV, CBQL đủ năng lực để triển khai công tác đánh giá nhu cầu xã hội và xác

định chuẩn đầu ra cho đào tạo ngành QLVH.

- Hàng năm phải có nguồn kinh phí nhất định dành cho đánh giá nhu cầu xã

hội và xác định chuẩn đầu ra cho ngành đào tạo QLVH.

3.3.2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng

thích ứng với yêu cầu xã hội cho ĐNGV ngành quản lý văn hóa

3.3.2.1. Mục tiêu của giải pháp

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng

thích ứng với yêu cầu xã hội cho ĐNGV nhằm xây dựng ĐNGV trong tương lai đảm

Page 127: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

115

bảo về chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo, đáp ứng

nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ngành QLVH giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn

đến năm 2030 để bổ sung bố trí, sử dụng hợp lý và trẻ hóa ĐNGV.

3.3.2.2. Nội dung của giải pháp

1- Xây dựng khung năng lực GV ngành QLVH:

Bảng 3.1. Khung năng lực GV ngành QLVH

NĂNG

LỰC

TIÊU

CHUẨN TIÊU CHÍ CHỈ BÁO THỰC HIỆN

NĂNG

LỰC

BẢN

Tiêu chuẩn

1:

Phẩm chất

chính trị

đạo đức, lối

sống

Tiêu chí 1:

Phẩm chất

chính trị

Chấp hành đường lối chủ trương của đảng, chính

sách pháp luật nhà nước; giữ vững bản lĩnh

chính trị; thực hiện nghĩa vụ công dân

Tiêu chí 2:

Đạo đức

nghề nghiệp

Chấp hành Luật giáo dục đại học, điều lệ, quy

chế đào tạo; yêu ngành yêu nghề, gắn bó với

nghề dạy học; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy

tín của nhà giáo; trung thực, lành mạnh, giản dị,

chân thành luôn là tấm gương cho SV noi theo.

Tiêu chí 3:

Ứng xử

Thương yêu tôn trọng, giúp đỡ SV; đoàn kết hợp

tác, cởi mở, chân thành với đồng nghiệp

Tiêu chí 4:

Lối sống

Văn minh lịch sự, giản dị, mẫu mực, lành mạnh,

khoa học, hiện đại, hòa đồng

Tiêu chí 5:

Kỹ năng

giao tiếp

Biết lắng nghe, thuyết phục, diễn giải, hùng

biện, phân tích, nhận định, đánh giá, điều chỉnh

hành vi giao tiếp

Tiêu chuẩn

2:

Năng lực

tìm hiểu và

nhận diện

Tiêu chí 6:

Khả năng

tìm hiểu đối

tƣợng

Có phương pháp thu thập và xử lý, sử dụng

thông tin trong giáo dục; nắm bắt thông tin

chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của địạ

phương và đất nước

Tiêu chí 7:

Nhận diện

bối cảnh và

yếu tố tác

động

Nắm bắt được những thuận lợi khó khăn chung

trong sự phát triển nhà trường và những thay đổi

trong ngành nghề và khả năng thích ứng khi tiếp

cận khoa học công nghệ trong xu thế hội nhập

thế giới

NĂNG

LỰC

CHUYÊN

MÔN

Tiêu chuẩn

3:

Năng lực

thẩm mỹ

Tiêu chí 8:

Khả năng

nhân thức

hƣớng dẫn,

định hƣớng

Nắm vững và cập nhật kiến thức cơ bản, kiến

thức chuyên ngành và kiên thức liên ngành; có

khả năng thị phạm, phân tích và hướng dẫn, định

hướng, giao nhiệm vụ, kiểm tra, giám sát, nhận

xét, đánh giá

Tiêu chí 9:

Xác đinh

Có kiến thức liên ngành (triết học, mỹ học, nghệ

thuật học, văn hóa học, lịch sử, văn hóa… để

Page 128: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

116

NĂNG

LỰC

TIÊU

CHUẨN TIÊU CHÍ CHỈ BÁO THỰC HIỆN

đƣợc các

chuẩn mực

của VH

phân tích đánh giá tác phẩm nghệ thuật, có quan

điểm riêng trên cơ sở nhận thức đúng đắn về về

lĩnh vực VHNT

Tiêu chí 10:

Có năng lực

sáng tạo

Có khả năng sáng tạo, hướng dẫn SV thực hiện

sáng tạo, tạo ra những sản phẩm văn học nghệ

thuật có giá trị,

Tiêu chuẩn

4:

Năng lực

Sƣ phạm

Tiêu chí 11:

Khả năng

XD và thực

hiện KH

dạy học

Có khả năng xây dựng đề cương học phần, giáo

trình, tài liệu chuyên khảo, sách giáo khoa phục

vụ giảng dạy theo mục tiêu đào tạo, đảm bảo

kiến thức chuẩn đầu ra, chuẩn nghề nghiệp theo

chương trình môn học và quản lý hồ sơ dạy học

Tiêu chí 12:

Kỹ năng

giảng dạy

Xây dựng và phát triển chương trình môn; xây

dựng kế hoạch dạy học; vận dụng linh hoạt các

hình thức tổ chức, nguyên tắc dạy học; sáng tạo

trong sử dụng các phương pháp dạy học; hướng

dẫn sinh viên tự học, nghiên cứu khoa học; sử

dụng các phương tiện dạy học hiệu quả; ứng

dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong

dạy học; xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh

trong quá trình dạy học; kiểm tra đánh giá kết

quả học tập và rèn luyện của sinh viên; thực hiện

điều chỉnh bổ sung kế hoạch dạy học

Tiêu chí 12:

Kỹ năng

kiểm tra

đánh giá

Thiết kế tiêu chí, công cụ kiểm tra đánh giá; tổ

chức hoạt động kiểm tra đánh giá; có kiến thức,

kỹ năng chuyên môn đánh giá

Tiêu chuẩn

5:

Năng lực

nghiên cứu

Tiêu chí 13:

Kỹ năng sƣu

tầm nghiên

cứu khoa

học

Sưu tầm, nghiên cứu các đề tài nghiên cứu về

lính vực VHNT; thực hiện các đề tài nghiên cứu

khoa học các cấp; viết sách, giáo trình, tài liệu

tham khảo phục vụ giảng dạy; viết bài NCKH

đăng tải trên báo khoa học, các tạp chí chuyên

ngành trong và ngoài nước

Tiêu chí 14:

Ứng dụng

nghiên cứu

khoa học

vào thực tiễn

Tham dự các hội thảo khoa học trong nước và

quốc tế; trao đổi, hợp tác nghiên cứu khoa học

với các cơ quan nghiên cứu khoa học trong nước

và quốc tế; rèn luyện phương pháp làm việc độc

lập trong NCKH và hội thảo quốc tế; ứng dụng

kết quả nghiên cứu vào giảng dạy

Page 129: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

117

NĂNG

LỰC

TIÊU

CHUẨN TIÊU CHÍ CHỈ BÁO THỰC HIỆN

Tiêu chuẩn

6:

Năng lực

hoạt động

thực tiễn

Tiêu chí 15:

Định hƣớng

giáo dục qua

môn học

- Có khả năng định hướng cho SV phát triển các

phẩm chất như: lòng nhân ái, sự khoan dung, tự

tin, các năng lực thẩm mỹ, giao tiếp, hợp tác,

cảm thụ và thực hành nghệ thuật;

- Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng tình

cảm, thái độ qua việc giảng dạy học phần;

- Định hướng thẩm mỹ, hứng thú cho SV khi

tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật

Tiêu chí 16:

Kỹ năng

hƣớng dẫn

các hoạt

động thực tế,

ngoại khóa

- Có khả năng hướng dẫn SV trải nghiệm thực tế

qua hoạt động dã ngoại, thực tập, thực tế gắn

học tập với thực hành để tổ chức các hoạt động

VHNT, sáng tác biểu diễn, quảng bá nghệ thuật,

sản xuất chương trình, dàn dựng, tổ chức, sản

xuất sự kiện

Tiêu chí 17:

Kỹ năng

đánh giá

Vận dụng tốt các nguyên tắc đánh giá kết quả

rèn luyện trong thực tiễn giáo dục một cách kịp

thời, chính xác, khách quan, công bằng

Tiêu chí 18:

Kỹ năng ghi

chép tổng

hợp

Có phương pháp quan sát, tổng hợp, tóm tắt, ghi

chép, đúc rút kinh nghiệm, cải tiến, dự báo hoạt

động giảng dạy từ thực tiễn

NĂNG

LỰC

QUẢN

Tiêu chuẩn

7:

Năng lực

quản lý

trong

phạm vi

nhà trƣờng

Tiêu chí 19:

Nhận diện

bối cảnh nhà

trƣờng và xã

hội

Nắm được các chiến lược, mục tiêu, kế hoạch

của nhà trường. Có khả năng cụ thể hóa được

chiến lược, mục tiêu, kế hoạch thành hiện thực;

khắc phục được tồn tại khó khăn trong quá trình

giảng dạy và giáo dục

Tiêu chí 20:

Khả năng đề

xuất các

giải pháp

Có sáng kiến, kinh nghiệm và biện pháp đề xuất

các giải pháp phù hợp với bối cảnh xã hội và

nhà trường

Tiêu chí 21:

Khả năng

thực hiện

CT ĐT

Đảm bảo thực hiện chương trình đào tạo đạt

chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng theo đúng

chương trình đào tạo, học phần được phê duyệt

Tiêu chí 22:

Khả năng

quản lý lớp

Có khả năng tổ chức, quản lý lớp học; phân

nhóm theo sở trường năng lực để SV phát huy

triệt để khả năng học tập ngành QLVH

Page 130: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

118

NĂNG

LỰC

TIÊU

CHUẨN TIÊU CHÍ CHỈ BÁO THỰC HIỆN

Tiêu chí 23:

Khả năng tổ

chức, quản

lý hoạt động

chuyên môn

Có khả năng nắm bắt, quản lý các hoạt động

chuyên môn của khoa và nhà trường trên cơ sở

thực hiện theo chức năng quản lý và yêu cầu của

tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ của người

giảng viên

Tiêu chuẩn

8:

Năng lực tổ

chức hoạt

động xã hội

Tiêu chí 24:

Khả năng

phối hợp với

tổ chức xã

hội và cộng

đồng

- Tham gia hoạt động với các chính trị xã hội, tổ

chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục vì

cộng đồng;

- Tổ chức các hoạt động VHNT hướng về cơ sở,

hướng về cộng đồng;

- Phối hợp với các tổ chức CT - XH và địa

phương tạo động lực, hướng nghiệp cho SV

Tiêu chí 25:

Khả năng

tham gia

Có trách nhiệm với cộng đồng xã hội, tham gia

các hoạt động chính trị xã hội, VHNT vì cộng

đồng, xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh

2- Khảo sát nhu cầu đào tạo bồi dưỡng

3- Xây dựng nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng:

- Mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

ngắn hạn, có tính chuyên sâu, những chuyên đề mới hấp dẫn do những chuyên gia

giàu kinh nghiệm, tâm huyết giỏi nghề thực hiện. Đồng thời căn cứ vào kết quả

khảo sát, theo lộ trình cử giảng viên có năng lực chuyên môn, thành thạo ngoại ngữ

được đào tạo chuyên sâu ở trong và ngoài nước về lĩnh vực/ngành nghề mà GV có

sở trường năng lực, nhằm phát huy triệt để khả năng của từng GV và tạo được điểm

nhấn trong đào tạo ngành QLVH.

- Định kỳ tổ chức hội thi, hội giảng từ cấp bộ môn/khoa/trường và cấp cao

hơn để ĐNGV có cơ hội, có điều kiện tham gia, thông qua đó cá nhân từng GV tự

nâng cao được trình độ, nghiệp vụ cho bản thân.

- Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ

sở GDĐH có đào tạo ngành QLVH. Xây dựng kế hoạch phối hợp với các nhà tuyển

dụng trong nghiên cứu khoa học (NCKH) ứng dụng và chuyển giao công nghệ về

lĩnh vực VHNT, thông qua hoạt động NCKH, GV có điều kiện tiếp cận với tư duy

khoa học, vận dụng năng lực nghiên cứu vào giảng dạy. Đây là lĩnh vực đặc thù nên

việc xây dựng kế hoạch năm học cần có những chỉ tiêu cụ thể để GV có điều kiện

tiếp cận và chủ động thực hiện. Các vấn đề về văn hóa bao gồm: đạo đức, lối sống,

phong tục tập quán, cưới xin, ma chay, lễ hội, tiếp biến văn hóa, sưu tầm văn hóa

Page 131: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

119

vật thể, phi vật thể và những hoạt động VHNT khác trong giai đoạn hiện nay rất cần

được nghiên cứu.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý, định mức lao động, NCKH, chính sách ưu đãi

nhà giáo. Tham mưu ban hành chính sách thu hút, động viên GV có trình độ chuyên

môn cao có học hàm, học vị, danh hiệu… về trường công tác. Bên cạnh đó chính

sách xã hội như chế độ khám chữa bênh, thăm quan nghỉ mát và các khoản thu nhập

khác ngoài lương được hưởng theo thu nhập tăng thêm cần được điều chỉnh phù

hợp và kịp thời.

4- Tổ chức đánh giá kết quả đào tạo đào tạo bồi dưỡng

3.3.2.3. Cách thực hiện

- Khoa chuyên môn, cần điều tra khảo sát, phân tích đặc điểm của khoa

chuyên môn và nhà trường, trong điều kiện hoàn cảnh, thực trạng khả năng của

ĐNGV của khoa hiện có để xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV đến năm 2020 tầm

nhìn đến 2030, trong từng năm học phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành

QLVH, yêu cầu phát triển KT-XH của từng khu vực và cả nước. Dự báo phát triển

ĐNGV đến năm 2020, định hướng năm 2030 về số lượng, cơ cấu và chất lượng đáp

ứng nhu cầu đào tạo nhân lực của ngành QLVH.

- Khoa chuyên môn, xây dựng kế hoạch tổng thể, đưa mục tiêu, chương trình

hành động để thực hiện. Tham mưu cho BGH nhà trường một kế hoạch tổng thể ở tầm

vĩ mô để đào tạo, bồi dưỡng phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu (đặc biệt đối với giảng

viên có trình độ chuyên môn sâu ở từng lĩnh vực nghề nghiệp đạt đẳng cấp của khu vực

các nước ASEAN), bồi dưỡng những giáo viên nòng cốt (đi đầu trong các ngành nghề

trọng điểm xã hội đang cần) cho quá trình đào tạo, bồi dưỡng phát triển ĐNGV.

- Khoa chuyên môn đóng vai trò tham mưu cho BGH, phối hợp với phòng tổ

chức cán bộ, phòng đào tạo và các khoa/bộ môn có liên quan xây dựng nội dung

chương trình kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho từng cá nhân trong bộ môn/khoa cho

phù hợp với mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ đào tạo nhân lực của nhà trường. Căn

cứ vào định hướng phát triển ĐNGV của trường đến năm 2020, định hướng cho

từng năm học. Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng đơn vị xem xét đánh giá về

năng lực của từng GV, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thích hợp. Kế hoạch của các

đơn vị cần cụ thể về nội dung, hình thức và thời gian thực hiện. Đồng thời hướng

dẫn cho GV xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng cụ thể, thiết thực với điều kiện

hiện có và nhu cầu của bản thân GV nhưng phải đảm bảo nguyên tắc và đạt được

những chỉ tiêu đã định ra trong từng giai đoạn phát triển chung của nhà trường.

- Khoa chuyên môn, căn cứ vào kết quả đăng ký đào tạo, bồi dưỡng của từng

GV đã đăng ký, từ đó xây dựng kế hoạch tổng thể về: đào tạo lại, bồi dưỡng phát

triển, luân chuyển ĐNGV của khoa. Lập dự toán kinh phí và các điều kiện đảm bảo

để phát triển ĐNGV theo lộ trình đã định (trình BGH phê duyệt) kế hoạch thực hiện.

Page 132: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

120

- Tổ chức thực hiện kế hoạch: BGH căn cứ vào kế hoạch phát triển ĐNGV

đã được thống nhất trong nhà trường, tiến hành tổ chức triển khai căn cứ vào việc

kiểm tra, đánh giá thực trạng ĐNGV, BGH quyết định công tác đào tạo lại, bồi

dưỡng nâng cao trình độ giảng viên kịp thời và thích hợp. Đảm bảo kế hoạch tổng

thể phát triển ĐNGV nhà trường phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành QLVH

đến năm 2020 định hướng đến năm 2030. Từ đó nhà trường có kế hoạch đầu tư

nguồn lực đầu tư cho khoa chuyên môn cụ thể trong từng nội dung, từng năm học

để làm cơ sở cho việc quản lý, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh đảm bảo thực hiện

có hiệu quả các chỉ tiêu phát triển nâng cao trình độ chuyên môn ĐNGV đáp ứng

đào tạo theo nhu cầu xã hội của từng khu vực. Tạo điều kiện để ĐNGV chưa đạt

chuẩn về trình độ chuyên môn được đi đào tạo trong và ngoài nước.

3.3.2.4. Điều kiện thực hiện

Để quản lý và phát triển ĐNGV của ngành QLVH đến năm 2020, tầm nhìn

đến 2030 khả thi cần đảm bảo các điều kiện sau:

- Đánh giá đúng thực trạng ĐNGV nhà trường, dự báo nhu cầu phát triển

ĐNGV, căn cứ vào nhiệm vụ đào tạo, qui mô phát triển nhà trường, nhu cầu đào tạo

nhân lực của ngành QLVH để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn, trung hạn và

kế hoạch ngắn hạn cho phù hợp.

- Dân chủ hóa trong xây dựng, hoạch định chiến lược phát triển ĐNGV.

Nâng cao ý thức trách nhiệm trong các cấp quản lý ĐNGV, xác định nhu cầu, hình

thức đào tạo bồi dưỡng ĐNGV đảm bảo phù hợp và khả thi.

- Nhà trường phải có hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực GV, có chính sách

về đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ ĐNGV

Ngành QLVH là ngành đào tạo thuộc nhóm khoa học xã hội với sự liên kết

liên ngành, đòi hỏi ĐNGV phải có trình độ chuyên sâu cả về cơ sở ngành, kiến thức

ngành và chuyên ngành. Chuyên ngành thuộc nhóm nghệ thuật có tính đặc thù như:

âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, múa, tổ chức sự kiện...rất cần được quan tâm, là yêu

cầu đặt ra cho công tác quản lý và nâng cao trình độ ĐNGV. Muốn đáp ứng được

với nhu cầu xã hội thì cần có một hệ thống biện pháp mang tính đồng bộ. ĐNGV

quyết định chất lượng và thương hiệu của cơ sở GDĐH do đó cần phải đầu tư để

nâng cao trình độ mọi mặt. Đối với ĐNGV ngành QLVH ngoài năng lực chuyên

môn, kinh nghiệm giảng dạy như những giảng viên khác thì lại rất cần những giảng

viên/nhà giáo tâm huyết yêu nghề, có trình độ chuyên môn sâu và thành thạo kỹ

năng, kỹ xảo. Là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng ĐNGV. Quản lý tốt

ĐNGV sẽ làm cho chương trình đào tạo được vận hành một cách thông suốt, chất

lượng giáo trình, bài giảng sẽ được nâng cao, phương pháp giảng dạy sẽ được đổi

mới và trang thiết bị phục vụ giảng dạy sẽ được khai thác một cách hiệu quả.

Page 133: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

121

3.3.3. Phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngành QLVH đáp ứng nhu cầu

xã hội

3.3.3.1. Mục tiêu giải pháp

Chương trình đào tạo là yếu tố có tính quyết định việc đào tạo đáp ứng yêu

cầu xã hội, tức là nhà trường phải đào tạo “cái” mà xã hội cần, không phải đào tạo

“cái” nhà trường có. Bởi vậy, quản lý và hoàn thiện chương trình đào tạo là một

trong những biện pháp thiết yếu, đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội

trong giai đoạn hiện nay. Mục tiêu quản lý phát triển hoàn thiện, cấu trúc lại

chương trình đào tạo đồng thời áp dụng đánh giá kết quả học tập của SV theo chuẩn

đầu ra nhằm thỏa mãn được nhu cầu thị trường lao động nói chung và của ngành

QLVH nói riêng.

3.3.3.2. Nội dung giải pháp

Thực hiện qui trình 5 khâu, theo vòng tròn khép kín, phát triển chương trình

đào tạo bao gồm:

1) Phân tích bối cảnh và nhu cầu đào tạo: Chương trình đào tạo phải phù hợp

với thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ,

truyền thống văn hoá, yêu cầu chuyên môn và nhu cầu nhân lực của thị trường lao

động để làm cơ sở thiết kế.

2) Xác định mục đích chung và mục tiêu cụ thể: Tức là xác định cái đích

hướng tới của quá trình giáo dục - đào tạo nhằm hình thành và phát triển nhân cách

con người, những đức tính nghề nghiệp.

3) Thiết kế chương trình đào tạo: Tức là quá trình xây dựng nội dung, kế

hoạch đào tạo, các yêu cầu và điều kiện bảo đảm nhằm thực hiện chương trình đào

tạo. Cụ thể: đối với cử nhân ngành QLVH, cấu trúc chương trình đào tạo theo

module nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội: về nội dung, chương trình đào tạo

theo học chế tín chỉ phù hợp với yêu cầu ngành văn hóa và thị trường lao động.

4) Thực thi chương trình đào tạo: Đưa chương trình đào tạo vào thử nghiệm

và thực hiện.

5) Đánh giá chương trình đào tạo: Việc đánh giá chương trình cần được thực

hiện trên cơ sở kết quả thử nghiệm và lấy ý kiến rộng rãi các nhà khoa học, chuyên

gia giáo dục, đội ngũ giảng viên, sinh viên hoặc phụ huynh sinh viên và người sử

dụng lao động.

6) Các bên liên quan đã được hiểu, đó chính là những nhóm người hay cá

nhân có mối quan tâm về đào tạo hoặc là những người hưởng lợi từ việc phát triển

chương trình đào tạo. Các bên liên quan có thể khác nhau tùy thuộc vào từng ngành

học hay nhóm ngành học cụ thể. Tuy nhiên, cơ sở GDĐH cần phát huy hơn nữa vai

Page 134: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

122

trò của 5 nhóm sau: Nhóm công tác phát triển chương trình đào tạo; giảng viên; cán

bộ quản lý; sinh viên và nhà tuyển dụng, người sử dụng lao động (cơ quan nhà

nước, tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang) hoặc doanh nghiệp.

:

Sơ đồ 3.1. Quy trình phát triển CTĐT khép kín (Nguyễn Vũ Bích Hiền, 2012)

3.3.3.3. Cách thực hiện giải pháp

- Hoàn thiện mục tiêu đào tạo cử nhân ngành QLVH đáp ứng nhu cầu xã hội

Mục tiêu của các cơ sở GDĐH là đào tạo người học sau khi tốt nghiệp đáp ứng

được yêu cầu của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhà sử dụng lao động đồng thời

người học có cơ hội tìm được việc làm phù hợp. Mục tiêu đào tạo cử nhân ngành

QLVH không chỉ phản ánh trình độ phát triển, tiến bộ của KHCN được áp dụng trong

hoạt động VHNT mà còn phụ thuộc vào việc phân công lao động của từng cơ quan,

đơn vị, doanh nghiệp có nghĩa là phụ thuộc vào trình độ chuyên môn nghề nghiệp của

người lao động tại vị trí mà họ đảm nhận. Từ đó đòi hỏi nhà quản lý có cách nhìn

nhận khách quan, thực tiễn. Những quy định của ngành nghề về yêu cầu cần đạt được

đối với cử nhân ngành QLVH, đó là: những năng lực mà người làm nghề VHNT phải

có để tham gia vào quá trình quản lý, tổ chức và hoạt động VHNT.

Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu xã hội, mục tiêu của chương trình đào tạo phải

tiến tới chuẩn nghề nghiệp để sinh viên sau khi tốt nghiệp có năng lực thực hiện

được công việc theo những qui định mà các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp yêu cầu.

Có cơ hội tìm kiếm được việc làm, tự tạo việc làm. Thực hiện mục tiêu này chính là

giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu đào tạo và chuẩn nghề nghiệp. Mối quan hệ

này được thể hiện ở hình 3.1.

Các bên

liên

quan

5.Đánh

giá

CTĐT

4. Thực

hiện

CTĐT

3. Thiết

kế

CTĐT

1. Phân

tích tình

hình

2. Xác

định

mục tiêu

Page 135: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

123

Các cơ sở GDĐH cần xác định được yêu cầu của cơ quan, đơn vị, doanh

nghiệp về trình độ kỹ năng và chuyên môn cần đào tạo, từ đó xây dựng chương

trình đào tạo phù hợp cho chuẩn đầu ra. Đầu ra này phải căn cứ vào chuẩn nghề

nghiệp đối với các cơ sở tuyển dụng chứ không phải do các cơ sở GDĐH đề ra. Vì

vậy, chương trình đào tạo cũng phải thường xuyên được điều chỉnh bổ sung, cải

tiến và cập nhật với sự phát triển của xã hội và khoa học công nghệ. Việc quản lý

và hoàn thiện mục tiêu đào tạo cần phải hướng tới quản lý một chuẩn nhất định đó

là đầu ra (khả năng hành nghề của người học sau tốt nghiệp) chương trình đào tạo

sao cho phù hợp với chuẩn nghề nghiệp để đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Quản lý

hoàn thiện mục tiêu đào tạo, cần thực hiện các công việc sau đây:

+ Thứ nhất: xây dựng chuẩn đầu ra cho từng module của chương trình đào tạo;

+ Thứ hai: xây dựng chuẩn đầu ra cho từng chuyên ngành đào tạo.

Để thực hiện được điều này các cơ sở GDĐH cần liên kết chặt chẽ với các cơ

quan, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động sau đào tạo để thiết kế mục tiêu đào tạo

theo chuẩn đầu ra, chuẩn nghề nghiệp mà cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần sử dụng.

- Cấu trúc chương trình đào tạo cử nhân ngành QLVH theo module đáp ứng

nhu cầu xã hội

Lựa chọn sắp xếp chương trình khung thành các module:

Hiện nay các cơ sở GDĐH đang tổ chức đào tạo cử nhân ngành QLVH theo

chương trình khung đào tạo cũ (theo niên chế) kết hợp với module (tín chỉ) nên

phần nào chưa phù hợp với nhu cầu của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người

học. Vì sự chuyển đổi đòi hỏi phải có lộ trình, có thời gian và với đặc thù một số

ngành nghệ thuật như âm nhạc, mỹ thuật, tổ chức sự kiện… sẽ không thể đáp ứng

được ngay so với yêu cầu của các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp bởi vậy dẫn đến

lãng phí thời gian đào tạo và đào tạo không hiệu quả. Vì vậy các các cơ sở GDĐH,

cần căn cứ vào chương trình khung của Bộ GD&ĐT ban hành, liên hệ chặt chẽ với

các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để cấu trúc lại chương trình đào tạo theo các

module ngành nghề mang tính chuyên biệt do đó cần vận dụng tính mềm dẻo, linh

hoạt, liên thông theo học chế tín chỉ mới đáp ứng được với nhu cầu xã hội và thị

trường lao động.

Việc phát triển, thay đổi kết cấu chương trình theo module ngành nghề nó sẽ

tạo ra những khoá đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng cá nhân, yêu cầu của cơ

quan, đơn vị, doanh nghiệp, thoả mãn nhu cầu đào tạo của ngành văn hóa và của

địa phương. Bởi vậy việc tập hợp các module nghề có tính lô gic liên thông. Tích

lũy, hợp lý sẽ đạt được mục tiêu đào tạo của chương trình đào tạo. Cấu trúc lại

Page 136: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

124

chương trình khung đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hôi và thị trường lao động cần

thực hiện gồm các bước sau đây:

Thứ nhất: Phân tích nhu cầu tuyển dụng, chuyên ngành trong đào tạo cử

nhân ngành QLVH

Hiện nay các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong ngành văn hóa và hoạt

động văn hóa xã hội sử dụng một số chuyên ngành thuộc ngành QLVH như đạo

diễn sự kiện, biên đạo múa đại chúng, quản lý hoạt động âm nhạc, quản lý mỹ thuật

và quảng cáo... Vì vậy để đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, việc quan

trọng là các có sở GDĐH cần phải khảo sát, phân tích và đánh giá nhu cầu của các

cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về trình độ kỹ năng chuyên môn ở từng vị trí công

tác mà họ đang cần nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng để đào tạo cho phù

hợp với từng vị trí việc làm.

Thứ hai: Thiết kế chương trình khung đào tạo theo module phục vụ cho đào

tạo cử nhân Ngành QLVH

Phân tích chương trình khung của Bộ GD&ĐT ban hành, đối chiếu với các

nghề mà các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đang sử dụng, cần thiết kế lại chương

trình khung thành tập hợp các module nghề nghiệp tương ứng với các nghề theo

nhu cầu xã hội. Chương trình khung đào tạo sẽ được cấu trúc có tính liên thông

theo học chế tín chỉ, đáp ứng yêu cầu đào tạo cử nhân ngành QLVH theo qui định

hiện hành của nhà nước.

Module là một bộ phận của chương trình khung, nó được thiết kế trọn vẹn

gồm mục tiêu đầu vào và đầu ra, nội dung đào tạo được đánh giá theo năng lực đầu

ra. Căn cứ vào việc xây dựng mục tiêu đào tạo theo chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu

xã hội. Do vậy nội dung chương trình đào tạo của module được thiết kế tích hợp

bao gồm cả (lý thuyết và thực hành) để thực hiện từng công việc nghề nghiệp. Do

vậy nội dung chương trình module nghề phải hết sức rõ ràng, lý thuyết và thực

hành tương đương nhau đủ để SV biết được phương pháp và quy trình thực hiện

các công việc của nghề nghiệp.

Qui trình thiết kế nội dung chương trình đào tạo các module được thực hiện

theo các bước sau đây: (hình 3.2)

Sơ đồ 3.2. Qui trình thiết kế nội dung chƣơng trình ĐT theo module nghề nghiệp

Một là: Lựa chọn những nội dung chương trình khung phù hợp với module

nghề nghiệp

Lựa chọn

nội dung

phù hợp

module

Tinh giản

nội dung

Cập nhật

nội dung

Phát triển

CT

Đào tạo

Đánh giá

kết quả

học tập

Page 137: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

125

Lựa chọn những nội dung đã được thiết kế của chương trình khung nên

nhiều nội dung của module nghề nghiệp đã có trong chương trình khung, để không

phải biên soạn lại, cần lựa chọn những nội dung đã có sẵn và bổ sung thêm những

nội dung mà thực tiễn đang cần.

Hai là: Tinh giản nội dung

Chương trình khung hiện nay đang quá nặng về lý thuyết và nhẹ về thực

hành. Nhiều nội dung được cấu trúc theo môn học nên nhiều kiến thức không cần

thiết. Cần tinh giảm sao cho trong một module nghề nghiệp phần thực hành chiếm

50% phần lý thuyết chiếm 50%.

Ba là: Cập nhật nội dung

Nội dung chương trình khung đào tạo được xây dựng theo một chuẩn qui

định của nhà nước, trong khi đó khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng như quản lý,

tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thường cập nhật nhanh

hơn. Vì vậy, phải cập nhật kịp thời những công nghệ mới vào nội dung chương

trình đào tạo module nghề nghiệp để phù hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh

nghiệp. Đó là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cơ sở GDĐH thực hành,

phải thường xuyên quan tâm đến việc phát triển chương trình đào tạo theo module

nghề nghiệp và cập nhật công nghệ mới.

Bốn là: Phát triển chương trình đào tạo

Trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay phát triển không ngừng, KHCN đang có

những bước phát triển vượt bậc, nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội luôn thay đổi. Việc

nghiên cứu, cập nhật và phát triển chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội là hết

sức cần thiết. Điều này đòi hỏi cơ sở GDĐH thực hiện các công việc sau đây:

- Cơ sở GDĐH mỗi năm đánh giá chương trình đào tạo hiện hành so với

những gì mà nhu cầu xã hội cần;

- Cập nhật các tiến bộ KHCN mới trong quản lý, tổ chức và hoạt động;

- Sàng lọc những môn học không còn phù hợp với nhu cầu xã hội;

- Phát triển và bổ sung các Module, môn học mới theo yêu cầu của các cơ

quan, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo;

- Để thành công trong cấu trúc chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

Đòi hỏi sự tham gia quyết liệt của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc xây

dựng mục tiêu, cấu trúc nội dung chương trình đào tạo (người sử dụng lao động

hiểu rõ là họ cần gì ở người lao động) và (phải đào tạo như thế nào để đáp ứng

được nhu cầu của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp).

Page 138: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

126

Năm là: áp dụng phương pháp đánh giá kết quả học tập của SV theo chuẩn

đầu ra

Việc đánh giá kết quả học tập cần được đánh giá theo tiếp cận đầu ra, đánh

giá những năng lực mà người học cần phải có để có thể hoàn thành mọi công việc

của nghề nghiệp đạt chuẩn mà ngành đó yêu cầu. Vì vậy, phương pháp dạy học

cũng cần được thay đổi theo hướng từ dạy theo nội dung các môn học với các bài

lý thuyết và các bài thực hành riêng biệt sang dạy học theo hướng tích hợp

(module) để hình thành kiến thức và năng lực thực hiện từng công việc của nghề

nghiệp một cách thành thạo chuyên sâu. Việc chuyển sang phương thức đánh giá

này sẽ làm thay đổi quan niệm, không cần quan tâm tới người học ở đâu, học như

thế nào, miễn đáp ứng được công việc đã lựa chọn sẽ được công nhận và cấp chứng

chỉ, văn bằng để được hành nghề và tích lũy theo học chế tín chỉ, học lên cao theo

qui định của nhà nước.

Sơ dồ 3.3. Phát triển chƣơng trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội

3.3.3.4. Điều kiện thực hiện

- Cán bộ, giáo viên trong cơ sở GDĐH cần có nhận thức đúng đắn sâu sắc về

sự cần thiết và tầm quan trọng của đào tạo theo module, đáp ứng yêu cầu xã hội và

cho người học.

- Cơ sở GDĐH có chiến lược phát triển, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

ở trong nước và nước ngoài để hoàn thiện chương trình đào tạo theo module.

- Cơ sở GDĐH tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phương tiện, trang thiết bị

kỹ thuật để phục vụ đào tạo theo module.

- Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm tham gia xác định

mục tiêu đầu ra, xây dựng nội dung chương trình đào tạo theo module.

Quản lý, hoàn thiện

chƣơng trình đào tạo

đáp ứng nhu cầu xã hội

Quản lý phát triển

mục tiêu đào tạo theo

chuẩn đầu ra

Đánh giá kết quả học tập

theo chuẩn đầu ra

Quản lý và phát triển

nội dung và cấu trúc

chƣơng trình đào tạo

theo Modunle

Page 139: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

127

- Kinh phí để thực hiện: cần xã hội hóa (một phần của nhà nước, một phần tự chủ

của có sở GDĐH và đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và cá nhân).

3.3.4. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ đào tạo phù

hợp với thực tiễn nhà trường và bối cảnh xã hôi

3.3.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Đảm bảo chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội đối với ngành QLVH thì

các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện phục vụ dạy - học, nhất là

trong dạy học thực hành là điều kiện cần và đủ đáp ứng về số lượng và mức độ hiện

đại phục vụ đào tạo là điều kiện tiên quyết để thực hiện giải pháp.

3.3.4.2. Nội dung của giải pháp

Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện dạy học

đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng và mức độ hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu đào

tạo cử nhân ngành QLVH. Chú trọng đến việc phát triển các phòng học đa năng,

sàn tập, sân khấu, xưởng vẽ, trường quay… phục vụ dạy học tích hợp (lý thuyết và

thực hành), tăng số lượng phòng thực hành, chuyên ngành để tổ chức dạy học các

học phần theo tiếp cận năng lực thực hiện đúng hình thức và yêu cầu đặt ra. Thực

hiện cách thức quản lý và cung ứng vật tư, nguyên vật liệu phục vụ đào tạo một

cách có hệ thống, theo quy trình và tin học hóa. Vì vậy, cần có một chu trình quản

lý CSVC, trang thiết bị và phương tiện dạy học.

Xác đinh yêu cầu về trang thiết bị dạy - học trong đào tạo cử nhân ngành

QLVH theo nhu cầu xã hội (qua nhu cầu môn học, module, chƣơng trình)

Khảo sát hiện trạng trang thiết bi dạy học theo năng lực

thực hiện

Đầu tƣ nâng cấp trang thiết bi, phƣơng tiện dạy học theo năng lực

thực hiện

Dạy học theo phân cấp quản lý

Quản lý danh mục và quản lý sử dụng trang thiết bị phƣơng tiện

Bảo trì, bảo dƣỡng, sửa chữa theo định kỳ, thƣờng xuyên theo

qui trình và hƣớng dẫn sử dụng thiết bị

Sơ đồ 3.4. Quản lý trang thiết bị dạy học phục vụ đào tạo cử nhân QLVH

Page 140: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

128

3.3.4.3. Tổ chức thực hiện

* Lập kế hoạch

Để đáp ứng điều kiện về CSVC, trang thiết bị dạy học trong đào tạo cử nhân

ngành QLVH, việc lập kế hoạch điều chỉnh các hạng mục của cơ sở vật chất và đầu

tư trang thiết bị dạy học cần được bộ phận quản trị phụ trách trên cơ sở định hướng

phát triển chung của nhà trường, nhu cầu của các bộ phận trong nhà trường. Ngoài

ra, khi xây dựng kế hoạch, các yếu tố như vốn đầu tư, thời gian thực hiện, hạng

mục và mức độ ưu tiên,... cần được quan tâm để bảo đảm tính hài hòa và đáp ứng

đúng yêu cầu về chất và lượng phục vụ dạy - học. Kế hoạch phải thể hiện rõ các nội

dung về khảo sát hiện trạng; đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị dạy học; định kỳ

báo cáo về tinh hình và hiệu quả sử dụng; về kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa

các trang thiết bị dạy học...

* Triển khai thực hiện

Căn cứ vào các kế hoạch đáp ứng điều kiện bảo đảm chất lượng dạy học

trong đào tạo cử nhân ngành QLVH, bộ phận chức năng được giao nhiệm vụ chịu

trách nhiệm chủ trì tổ chức và phối hợp thực hiện với đầy đủ các khâu từ chuẩn bị

các điều kiện cần thiết, tiến hành triển khai kế hoạch và tổng kết.

Trong đầu tư CSVC, trang thiết bị và phương tiện dạy học cần căn cứ vào

các tiêu chuẩn quy định đối với diện tích, không gian, môi trường các khu vực phục

vụ dạy học và phát triển năng lực, hỗ trợ học tập, rèn luyện...của SV, để có cơ sở

đầu tư trang thiết bị; phải xây dựng được “danh mục thiết bị dạy trong đào tạo cử

nhân ngành QLVH”; xây dựng “bảng định mức trang thiết bị dạy học đối với từng

module, bài học” mà mỗi SV cần phải có để hoàn thành các năng lực thực hiện. Tổ

chức các hội đồng đánh giá hiện trạng trang thiết bị với các quy trình, tiêu chí đánh

giá rõ ràng. Tổ chức ký hợp đồng cung cấp, mua sắm trang thiết bị. Tổ chức tập

huấn hướng dẫn sử dụng, ký bàn giao trang thiết bị cho bộ phận sử dụng. Tổ chức

nhóm bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa theo định kỳ và thường xuyên các trang thiết bị

dạy học theo đúng quy định của nhà sản xuất và nhu cầu của bộ phận sử dụng.

* Chỉ đạo thực hiện

Chỉ đạo triển khai kế hoạch phối hợp với nhà tuyển dụng trong hỗ trợ trang

thiết bị, vật tư, vật liệu, kinh phí... cho đào tạo cử nhân ngành QLVH theo nhu cầu

xã hội. Đây chính là cơ sở để cơ sở đào tạo có cơ hội tiếp nhận những gói tài trợ

phục vụ đào tạo (bằng trang thiết bị, máy móc,...) rất thông dụng và hiện đại; đồng

thời, có thể giúp các nhà tuyển dụng tận dụng cơ hội quảng bá hình ảnh và sản

phẩm của mình ngay từ khi đào tạo nhân lực.

Page 141: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

129

Việc Nâng cao chất lượng trang thiết bị dạy học trong đào tạo cử nhân

ngành QLVH, đã quy định chi tiết trong chương trình đào tạo. Vì vậy, khi chương

trình đào tạo thay đổi thì các yêu cầu về trang thiết bị dạy học cũng thay đổi theo,

thậm chí, có thể thay đổi đến cả quy hoạch tổng thể của cơ sở đào tạo. Vì vậy, việc

quản lý cơ sở vật chất (đất đai, nhà xưởng...) cũng cần có sự chỉ đạo thống nhất và

điều chinh kịp thời quy hoạch tổng thể khi thực sự cần thiết để tạo bước đột phá.

* Kiểm tra, đánh giá

Việc kiểm tra, giám sát và đánh giá các điều kiện bảo đảm chất lượng đáp

ứng yêu cầu của trong đào tạo cử nhân ngành QLVH theo nhu cầu xã hội phải thực

hiện trên cơ sở kế hoạch định kỳ tháng/quý/năm; phải có quy trình thống nhất,

hướng dẫn đánh giá với các tiêu chí rõ ràng, tiêu chuẩn định tính và định lượng đầy

đủ, tránh hình thức, chung chung. Muốn vậy, phải tổ chức xây dựng bộ quy trình

quản lý với căn cứ từ các điều kiện tổ chức đào tạo theo nhu cầu xã hội về cơ sở vật

chất và trang thiết bị dạy học.

Theo kế hoạch, các đoàn kiểm tra, giám sát phải tiến hành công việc đúng

thời gian, quy trình và có biên bản đánh giá đầy đủ, chính xác.

3.3.4.4. Điều kiện để thực hiện

Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện: cần có đủ

phòng học đa năng phục vụ dạy học, thiết kế, lắp đặt thiết bị nghe nhìn đồng bộ.

Nhà trường tạo không gian thực hiện dạy học các module năng lực thực hiện trong

đào tạo cử nhân ngành QLVH như thực tế hoạt động ở cơ sở để người học có thể

phát huy tối đa năng lực thực có của bản thân trong quá trình học tập.

Cần phải tiếp tục nâng cao trình độ ứng dụng CNTT, để tiến tới việc tin học

hóa các hoạt động quản lý, thay vì thực hiện thủ công trên giấy tờ. Khi nhà trường

đào tạo theo nhu cầu xã hội, việc phân công GV; quản trị và phân cấp trang thiết bị,

cơ sở vật chất... phải được lập kế hoạch theo module môn học căn cứ vào nguyện

vọng, nhịp độ, năng lực của SV; đây một quá trình linh hoạt có thể điều chỉnh

thường xuyên thay vì sự khuôn mẫu cứng nhắc của đào tạo truyền thống trước kia.

3.3.5. Xây dựng cơ chế liên kết đào tạo giữa ngành QLVH và đơn vị sử dụng

nguồn nhân lực được đào tạo

3.3.5.1. Mục tiêu giải pháp

Quản lý và xây dựng mối liên kết đào tạo giữa ngành QLVH (cơ sở GDĐH)

và cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong bối cảnh điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay

ở nước ta, để thực hiện có hiệu quả đào tạo cử nhân ngành QLVH theo nhu cầu xã

hôi và gắn với thị trường lao động, cũng như yêu cầu của các có quan, đơn vị,

doanh nghiệp. Tăng cường được nguồn lực và các điều kiện bảo đảm chất lượng

Page 142: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

130

cho nhà trường và xã hội chính là nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo cử nhân

ngành QLVH trong cơ chế thị trường theo định hướng XHCN.

3.3.5.2. Nội dung giải pháp

- Quản lý xây dựng cơ chế chính sách đảm bảo mối liên kết đào tạo giữa cơ

sở GDĐH ngành QLVH với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

- Quản lý các hoạt động liên kết đào tạo đảm bảo sự thống nhất giữa cơ sở

GDĐH với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Việc thực hiện quản lý hoạt động ký kết

thỏa thuận hợp tác giữa cơ sở GDĐH ngành QLVH với các cơ quan, đơn vị, doanh

nghiệp gồm các nội dung:

+ Liên kết trong đào tạo ngành QLVH: tổ chức thực tế thực nghiệm, nhận SV

thực tập tốt nghiệp, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV.

+ Liên kết giữa cơ sở GDĐH với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong xây

dựng nội dung, chương trình đào tạo ngành QLVH.

+ Liên kết trong trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, tham gia tổ chức, quản lý

các hoạt động VHNT nhằm nâng cao trình độ và kiến thức thực tế cho ĐNGV.

+ Liên kết việc NCKH và chuyển giao công nghệ.

+ Liên kết đào tạo ngành QLVH theo địa chỉ, theo hợp đồng đặt hàng đào tạo

giữa cơ sở GDĐH ngành QLVH và cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm đảm bảo

người học ngành QLVH sau khi kết thúc khóa học có việc làm.

- Quản lý hoạt động đánh giá chất lượng đào tạo và rút kinh nghiệm của việc

thực hiện liên kết đào tạo thông qua quá trình đánh giá kết quả đầu ra của sản phẩm

đào tạo.

3.3.5.3. Cách thực hiện

* Thự c hiệ n liên kế t đ ào tạ o củ a nhà trư ờ ng vớ i cơ quan,

đ ơ n vị , doanh nghiệ p

Liên kết đào tạo giữa nhà trường và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đây là

mối quan hệ qua lại hai chiều đôi bên cùng có lợi.

- Về phía nhà trường: Cập nhật nắm bắt thông tin, nhu cầu đào tạo của cơ

quan, đơn vị, doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tuyển sinh hàng năm

cho phù hợp với nhu cầu của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm nâng cao,

hiệu quả đào tạo ngành QLVH hiện nay. Kịp thời nắm bắt thông tin về tiến bộ kỹ

thuật và công nghệ mà các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đang sử dụng để kịp thời

điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo sao cho phù hợp sự phát triển khoa học kỹ

Page 143: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

131

thuật tiên tiến với nhu cầu xã hội và thị trường lao động. Tranh thủ tăng cường được

các nguồn lực phục vụ cho đào tạo: như các NSND, NSUT, nghệ nhân, nghệ sỹ, các

nhà tổ chức, quản lý và hoạt động VHNT có nhiều kinh nghiệm tham gia vào quá

trình giảng dạy và hướng dẫn thực tế cho sinh viên, tranh thủ khai thác cơ sở vật

chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ đào tạo hiện đại của các cơ quan, đơn vị,

doanh nghiệp mà trường không thể có để giảng dạy.

- Về phía các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp: có được nguồn nhân lực có

chất lượng vững vàng trong hoạt động nghề nghiệp, có điều kiện tiếp cận được với

kỹ thuật và công nghệ hiện đại, đáp ứng với yêu cầu của cơ quan, đơn vị và doanh

nghiệp. Đủ số lượng và phù hợp với cơ cấu ngành nghề, trình độ để phát triển của

các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Đòi hỏi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hết

sức lỗ lực hợp tác, có quyền lợi và nghĩa vụ tham gia vào công tác đào tạo ngành

QLVH hiện nay.

* Thực hiện liên kết đào tạo trên cơ sở hai bên cùng có lợi

Trong bối cảnh hiện nay các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ở nước ta đang

tham gia vào quá trình đào tạo theo hình thức hai bên cùng có lợi dựa trên cơ sở tự

nguyện. Cho đến nay chưa có quy định nào về sự liên kết đào tạo gắn cơ quan, đơn

vị, doanh nghiệp với cơ sở GDĐH. Vì vậy, sự gắn kết này phụ thuộc chủ yếu vào

nhận thức của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về tầm quan trọng của đào tạo cử

nhân ngành QLVH hiện nay. Mặt khác, ở nước ta hiện nay tỷ lệ SV tốt nghiệp đại

học không tìm được việc làm còn tương đối nhiều cho nên các cơ quan, đơn vị,

doanh nghiệp không khó khăn trong việc tuyển dụng lao động vì vậy các cơ quan,

đơn vị, doanh nghiệp không quan tâm nhiều đến công tác đào tạo một ngành cụ thể.

Do đó việc liên kết gắn nhà trường với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần phải

hết sức linh hoạt mềm dẻo sao cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần chọn

những cơ sở GDĐH để đặt hàng đào tạo theo địa chỉ phù hợp với công tác đào tạo

nhân lực theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động.

- Liên kết đào tạo gắn cơ sở GDĐH với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp

Mô hình liên kết đào tạo gắn trường đào tạo nghề với các cơ quan, đơn vị,

doanh nghiệp được thực hiện: các cơ sở GDĐH thưc hiện đào tạo dài hạn 4 năm

theo đơn đặt hàng của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Vì vậy trong quá trình

thực hiện đào tạo cần phải hết sức linh hoạt, mềm dẻo cho từng đối tượng đào tạo

để đáp ứng với mục tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội và thị trường lao động.

- Xây dựng cơ chế liên kết đào tạo giữa cơ sở GDĐH và cơ quan, đơn vị,

doanh nghiệp

Page 144: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

132

Mô hình liên kết đào tạo được vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường. Tuỳ

thuộc vào điều kiện cụ thể của từng cơ sở GDĐH và từng cơ quan, đơn vị, doanh

nghiệp để xây dựng cơ chế liên kết cho phù hợp.

Trong thực tế cơ chế này cần được xây dựng trên các nguyên tắc cơ bản sau đây:

+ Thứ nhất: Dựa trên tinh thần tự nguyện, hợp tác cùng có lợi;

+ Thứ hai: Đảm bảo yêu cầu mềm dẻo, linh hoạt trong việc liên kết đào tạo

giữa nhà trường với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp;

+ Thứ ba: Thực hiện đúng tiến độ của từng khoá học đã được hai bên thống

nhất theo kế hoạch;

+ Thứ tư: Thực hiện tốt các điều kiện liên kết đào tạo để mang lại chất lượng

và hiệu quả theo mục tiêu đề ra;

+ Thứ năm: Trao đổi thường xuyên trong quá trình thực hiện liên kết đào tạo.

- Quản lý và triển khai các khóa liên kết đào tạo gắn cơ sở GDĐH và cơ

quan, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo

Để thực hiện liên kết đào tạo gắn nhà trường với cơ quan, đơn vị, doanh

nghiệp, hai bên cần có sự bàn bạc và thoả thuận cùng nhau đề xây dựng kế hoạch

chung cho việc thực hiện mỗi khoá đào tạo. Kế hoạch này cần quy định rõ thời

gian, địa điểm thực hiện, số lượng SV của mỗi khoá học, quyền hạn trách nhiệm

của mỗi bên về đào tạo liên kết và các điều kiện cơ sở vật chất, con người... để đảm

bảo chất lượng đào tạo.

- Quả n lý đ ánh giá kế t quả đ ầ u ra và rút kinh nghiệ m

thự c hiệ n khoá đ ào tạ o

Sau khi kết thúc mỗi khóa liên kết đào tạo, nhà trường và đơn vị liên kết

cùng nhau phối hợp đánh giá kết quả học tập của SV, đồng thời cùng trao đổi đánh

giá kết quả của khoá đào tạo để rút ra mặt mạnh, mặt yếu trong quá trình đào tạo,

khắc phục những tồn tại cho các khoá đào tạo sau được tốt hơn.

- Quản lý việc giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp

Sau khi kết thúc mỗi khoá đào tạo, đa số SV được các cơ quan, đơn vị,

doanh nghiệp tham gia đào tạo liên kết tuyển dụng ngay. Số còn lại, nhà trường cần

tư vấn và giới thiệu việc làm cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khác để SV có

cơ hội tìm kiếm việc làm, hoặc tự hành nghề theo đúng chuyên môn được đào tạo.

3.3.5.4. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện biện pháp này đạt hiệu quả nhà trường và cơ quan, đơn vị,

doanh nghiệp cần có sự đồng thuận trong việc liên kết đào tạo gắn sản phẩm đào tạo

Page 145: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

133

của nhà trường với việc sử dụng lao động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Việc tiến hành liên kết đào tạo gắn nhà trường với cơ quan, đơn vị, doanh

nghiệp phải được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện, hai bên cùng chung lợi ích.

Chiều dài xuyên suốt liên kết đào tạo gắn nhà trường với cơ quan, đơn vị,

doanh nghiệp phải hết sức mềm dẻo linh hoạt để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.

3.3.6. Thiết lập thông tin giữa đào tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo

3.3.6.1. Mục tiêu của giải pháp

- Đào tạo theo nhu cầu xã hội, là xác định được hướng đầu ra là một hoạt

động rất hữu ích, đảm bảo quyền lợi cho người học. Công việc này, cần sự phối hợp

giữa cơ sở đào tạo, các nhà tuyển dụng và các tổ chức có liên quan cùng quản lý

thông tin đầu ra nhằm:

+ Khắc phục vấn đề ít quan tâm đến thông tin phản hồi của SV sau khi ra

trường trong nhiều năm nay của các cơ sở đào tạo, một số trường có bộ phận

chuyên trách nhưng việc thực hiện chỉ mang tính hình thức, không có kết quả số

liệu phản hồi thực tế;

+ Giúp cho tiêu chí trong chuẩn đầu ra sát với chuẩn nghề nghiệp, khẳng

định giá trị đầu ra theo nhu cầu xã hội, từ đó quảng bá thương hiệu, hình, ảnh của cơ

sở GDĐH và của ngành QLVH. Góp phần duy trì và phát triển bền vững mối quan

hệ giữa nhà trường và nhà tuyển dụng, hình thành được hệ thống thông tin đầu ra

của ngành QLVH có sự phối hợp của các nhà tuyển dụng, việc quản lý các thông

tin, dữ liệu mang tính khách quan, chân thực đánh giá chính xác hơn chất lượng đào

tạo và hiệu quả đào tạo, từ đó nhà trường có những điều chỉnh kịp thời trong quá

trình đào tạo; đồng thời góp phần xác định nhu cầu đầu vào.

- Thiết lập hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người học sau tốt nghiệp để

tạo niềm tin đối với SV chuẩn bị tốt nghiệp và SV đã tốt nghiệp có mối liên hệ, tìm

hiểu môi trường làm việc khi cần thiết, từ đó cũng tạo được niềm tin cho người học.

3.3.6.2. Nội dung của giải pháp

- Thiết lập một hệ thống quản lý thông tin trong đào tạo cử nhân ngành

QLVH và ứng dụng các phương tiện quản lý hiện đại, bằng công nghệ thông tin bảo

đảm một quy trình thống nhất, thông tin được cập nhật kịp thời phục vụ cho công

tác quản lý hệ thống dữ liệu và phục vụ tiện lợi cho việc tra cứu thông tin.

- Tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông

qua các phương tiện thông tin hoặc trung tâm giới thiệu việc làm) để đảm bảo cho

SV ngành QLVH có được việc làm như mong muốn (đúng ngành nghề, phù hợp

trình độ, đáp ứng được thu nhập và một số điều kiện cá nhân khác).

Page 146: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

134

3.3.6.3. Cách thực hiện

- Xây dựng kế hoạch phối hợp với nhà tuyển dụng, nhà quản trị mạng xây

dựng mạng lưới thông tin đầu ra và giới thiệu việc làm cho SV ngành QLVH. Xây

dựng phần mềm quản lý thông tin của sinh viên tốt nghiệp (trình độ, năng lực, nhận

xét về năng lực học tập của nhà trường về sinh viên...) bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

- Phối hợp thường xuyên với các cơ sở tuyển dụng trong lĩnh vực VHNT để

có thể cập nhật được những thông tin liên quan đến nhu cầu tuyển dụng, nhu cầu

nhân lực của các cơ quan có chuyên môn liên quan và ngược lại các nhà tuyển dụng

có thể truy cập thông tin của SV để lựa chọn tuyển dụng.

- Nhà trường cần tạo lập mối quan hệ với các cơ quan phân bổ chỉ tiêu biên

chế công chức, viên chức, hàng năm để làm cơ sở cho công tác quản lý tư vấn, giới

thiệu việc làm cho người học sau tốt nghiệp. Cơ sở đào tạo phải có hệ thống tiếp

nhận, quản lý có hệ thống những thông tin phản hồi từ nhà tuyển dụng, các cơ quan

về những vấn đề liên quan đến quá trình đào tạo của cơ sở GDĐH. Như vậy, hồ sơ

của người học sẽ tiếp tục được nối tiếp và phát triển sau tốt nghiệp; khắc phục được

điểm yếu trong quản lý đào tạo như hiện nay về thông tin sau tốt nghiệp.

* Lập kế hoạch

Kế hoạch tổng thể trong quản lý thông tin đầu ra rất quan trọng, bởi vì nó có

tác động trực tiếp đến đầu ra của người học. Tận dụng hệ thống kết nối thông tin với

tất cả các nguồn, kênh thông tin khác nhau (từ cơ sở đào tạo, SV, người học đã tốt

nghiệp, người sử dụng lao động, cơ quan quản lý phân bổ chỉ tiêu, từ các yếu tố tác

động của bối cảnh...) để hình thành được một bản kế hoạch tổng thể xuyên suốt

trong cả năm, cả học kỳ bảo đảm quá trình kết nối thông tin liên tục và thực sự hiệu

quả. Việc chuẩn bị sẵn các biểu mẫu và cách thức, phương tiện để tiếp nhận thông

tin một cách thuận lợi, dễ dàng (đặc biệt cho các đối tác tham gia) có vai trò lớn để

đạt mục tiêu với hiệu quả cao.

* Cách thức tiến hành

Ký kết các biên bản ghi nhớ với các nhà tuyển dụng, các kênh thông tin trong

lĩnh vực đào tạo của ngành văn hóa và các địa phương để thống nhất cách phối hợp,

phương thức cung cấp thông tin đào tạo, thông tin tuyển dụng và thị trường việc làm.

Thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện kết nối thông tin đa chiều về đầu

ra của đào tạo cử nhân ngành QLVH, qua đó tổ chức và quản lý công tác tư vấn,

giới thiệu việc làm cho người học sau tốt nghiệp.

Thành lập Trung thực nghiệm và giới thiệu việc làm trực thuộc Ban Giám

hiệu với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, địa điểm làm việc, trang thiết

bị phục vụ công việc... Trung tâm này với mục tiêu kết nối thông tin đa chiều từ

nhiều nguồn khác nhau để cung cấp thông tin cho lãnh đạo nhà trường trong chỉ

Page 147: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

135

đạo, điều hành các hoạt động thực nghiệm và giới thiệu việc làm của nhà trường;

đồng thời hỗ trợ thông tin việc làm cho người học sau tốt nghiệp và tạo ra những lợi

nhuận để hỗ trợ cho các hoạt động của đơn vị.

Xây dựng hệ thống văn bản các quy định, quy trình kèm biểu mẫu thống nhất

phục vụ công tác quản lý. Trên cơ sở, đầu tư xây dựng một hệ thống thông tin việc

làm và thị trường việc làm trên mạng Internet và hệ thống SMS qua điện thoại di

động với một phần mềm quản lý phù hợp và hiệu quả; bảo đảm giao diện dễ sử

dụng với mọi người và phục vụ có hiệu quả trong việc thống kê, phân tích và xử lý

cơ sở dữ liệu khi cần thiết.

Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, hội chợ thông tin tư vấn nghề nghiệp

và giới thiệu việc làm, các chuyến khảo sát thực tế tại các khu vực trọng điểm thực

hiện điều tra để có được nguồn thông tin, dữ liệu phong phú cung cấp cho hệ thống

quản lý thông tin đầu ra trong đào tạo cử nhân ngành QLVH.

Tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên

các kiến thức, kỹ năng phục vụ trong quản lý thông tin đầu ra và trực tiếp tư vấn

hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho SV và nhà tuyển dụng.

* Chỉ đạo thực hiện:

Nhà trường chỉ đạo bộ phận chức năng có trách nhiệm tham mưu thành lập

các Trung tâm để bảo đảm hệ thống thông tin về vị trí việc làm của cử nhân ngành

QLVH được vận hành liên tục, các dữ liệu đa dạng, phong phú, bảo đảm tính hệ

thống, tính linh hoạt và tính năng động để kết nối thông tin đa chiều thực sự hiệu

quả. Nhưng cần chú ý đến việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, thông tin viên,

cộng tác viên và tăng cường đầu tư trang thiết bị (hệ thống máy tính, phần mềm)

hiện đại đáp ứng yêu cầu công việc. Chủ thể quản lý của giải pháp này là hiệu

trưởng/phó hiệu trưởng cơ sở GDĐH, trưởng/phó phòng đào tạo hoặc giám đốc/phó

giám đốc trung tâm công nghệ thông tin, trung tâm thực nghiệm và giới thiệu việc

làm trực thuộc nhà trường.

* Kiểm tra, đánh giá:

Thực hiện kiểm tra, đánh giá công tác thông tin đa chiều phục vụ cho nguồn

việc làm của cử nhân ngành QLVH theo quy định, quy trình, biểu mẫu phù hợp, chính

xác. Việc kiểm tra, đánh giá hệ thống kỹ thuật (máy tính, cổng thông tin điện tử,...) có

thể sử dụng phần mềm thống kê, quản lý thông tin tương thích với các số liệu báo cáo

định kỳ hoặc có thể truy xuất bất kỳ thời điểm nào. Báo cáo liên quan đến nhân sự (đội

ngũ tham gia quản lý, cộng tác viên...) và những kết quả đạt được thực hiện định kỳ

kèm theo cùng với việc đánh giá hiệu quả vận hành của hệ thống thông tin đa chiều.

3.3.6.4. Điều kiện để thực hiện

Page 148: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

136

Để thực hiện được giải pháp, cơ sở GDĐH cần phải có hệ thống văn bản có tính

pháp quy đầy đủ, rõ ràng, minh bạch và công khai; bộ máy tổ chức ổn định, bộ quy

trình quản lý tối ưu, trang thiết bị CNTT đủ hiện đại để phục vụ công tác quản lý.

Đội ngũ CBQL dữ liệu thông tin và tư vấn tuyển sinh, giới thiệu việc làm đủ

mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ và linh hoạt, năng động trong công tác; vừa có thể

kết nối và phân tích thông tin đa chiều, vừa có thể tư vấn trực tuyến thông qua các

phương tiện hỗ trợ, hoặc tư vấn trực tiếp với người có nhu cầu tìm hiểu thông tin, tư

vấn và giới thiệu việc làm.

3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

3.4.1. Mối quan hệ giữa các giải pháp

Trong 6 giải pháp được đề xuất, có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại

với nhau nhằm giải quyết việc quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH đáp ứng yêu

cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, giải pháp 1 “Tổ chức đánh giá nhu

cầu xã hội và xác định chuẩn đầu ra ngành Quản lý văn hóa ở trường đại học”

nhằm định hướng cho học sinh THPT, TCCN cách chọn nghề nghiệp trong tương

lai đúng với sở trường, năng lực khả năng của học sinh. Đồng thời trả lời câu hỏi

làm thế nào để tuyển sinh được sinh viên vào học ngành QLVH đáp ứng nhu cầu xã

hội của các cơ sở GDĐH trong cơ chế thị trường hiện nay việc xác định nhu cầu

đào tạo là hết sức quan trọng được coi là xuất phát điểm của đào tạo theo nhu cầu xã

hội. Vì vậy, giải pháp này là tiền đề để cơ sở GDĐH giữ vũng qui mô đào tạo. Giải

pháp sẽ khắc phục được nguyên nhân của nhiều cơ sở đào tạo tuyển sinh không đủ

chỉ tiêu, mặc dù đã tổ chức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng,

mạng Internet, Website…mà chưa có hiệu quả. Giải pháp 2 “Tổ chức bồi dưỡng

nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng thích ứng với yêu cầu xã hội

cho ĐNGV ngành quản lý văn hóa” và giải pháp 3 “Phát triển chương trình đào

tạo cử nhân ngành QLVH đáp ứng nhu cầu xã hội” sẽ là mối liên kết giữa các giải

pháp vì nếu giữ vững và mở rộng qui mô đào tạo theo nhu cầu xã hội thì buộc phải

thay đổi chương trình đào tạo và đã thay đổi chương trình thì yếu tố con người mà

cụ thể là ĐNGV được coi là cái gốc của việc giữ vững và nâng cao chất lượng đào

tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội. Nếu như giải pháp 1 là tiền đề, thì giải pháp 2 mang

tính chất quyết định; giải pháp 3 là cơ sở; giải pháp 4“Nâng cao chất lượng CSVC

và phương tiện phục vụ đào tạo phù hợp với thực tiễn nhà trường và bối cảnh xã

hôi”, giải pháp 5 “Xây dựng cơ chế liên kết đào tạo giữa ngành QLVH và đơn vị sử

dụng nguồn nhân lực sau đào tạo”, giải pháp 6“Thiết lập thông tin giữa đào tạo và

sử dụng nhân lực sau đào tạo” là điều kiện. Các giải pháp này có mối quan hệ biện

Page 149: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

137

chứng với nhau, hỗ trợ lẫn nhau và ràng buộc lẫn nhau. Nếu thiếu một trong những

giải pháp thì việc đào tạo cử nhân ngành QLVH đáp ứng yêu cầu xã hội trong giai

đoạn hiện nay sẽ khó có thể thực hiện được một cách có chất lượng và hiệu quả.

Sơ đồ 3.5. Mối liên hệ giữa các giải pháp

3.4.2. Đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

Thông qua việc lấy ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia, cán bộ quản lý

và giảng viên có kinh nghiệm trong hoạt động đào tạo ngành QLVH, mục đích đánh

giá tính cấp thiết, tính khả thi, tính hợp lý của giải pháp đề xuất trong luận án.

* Các bước thực hiện

Tác giả sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp

chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. Ứng với

mỗi giải pháp được đo bằng thang đo Likert: từ 1 đến 5 (nhỏ nhất là 1 lớn nhất là 5).

5 = rất cấp thiết (RCT)/rất khả thi (RKT);

4 = cấp thiết (CT)/khả thi (KT);

3 = tương đối cấp thiết (TĐCT)/tương đối khả thi (TĐKT);

2 = ít cấp thiết (ICT)/ít khả thi (IKT);

Tổ chức đánh giá nhu cầu xã hôi và xác định chuẩn đầu ra

ngành QLVH ở trƣờng đại học

Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao năng lực chuyên môn và khả năng

thích ứng với yêu cầu xã hội cho ĐNGV ngành QLVH

trực tiếp giảng dạy ngành QLVH

Phát triển chƣơng trình đào tạo cử nhân ngành QLVH

Nâng cao chất lƣợng CSVC và phƣơng tiện phục vụ đào tạo

phù hợp với thực tiễn nhà trƣờng và bối cảnh xã hôi

Xây dựng cơ chế liên kết đào tạo giữa ngành QLVH và đơn vị

sử dụng nguồn nhân lực đƣợc đào tạo

Thiết lập thông tin giữa đào tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo

Page 150: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

138

1= không cấp thiết (KCT)/không khả thi (KKT).

* Đối tượng thực hiện

Tác giả triển khai thực hiện các nội dung trên trong địa bàn một số cơ sở

GDĐH thuộc khu vực phía bắc (trường ĐHVH HN); khu vực phía nam (trường

ĐHVH TPHCM). Đối tượng là CBQL, GV cơ hữu đang trực tiếp đào tạo cử nhân

ngành QLVH. Xử lý kết quả thực hiện: sau khi thu được phiếu điều tra, chon phiếu

hợp lệ để xử lý theo tỷ lệ % kết quả thể hiện ở bảng 3.1 dưới đây:

* Kết quả thực hiện đánh giá về mức độ cấp thiết của các giải pháp

- Kết quả đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp thông qua 61 phiếu hỏi

chuyên gia - nhà khoa học (12), CBQL (22) và giảng viên (27), nhìn chung các giải

pháp đưa ra là phù hợp với mức độ cấp thiết, qua thang đo Likert được sắp xếp theo

thứ tự bảng 3.2 như sau:

Giải pháp 1: Tổ chức đánh giá nhu cầu xã hội và xác định chuẩn đầu ra ngành

QLVH ở trường đại học, có điểm trung bình chung 4,49 xếp hạng 1; giải pháp 3:

Phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngành QLVH đáp ứng nhu cầu xã hội, có

điểm trung bình chung 4,25 xếp hạng 2; giải pháp 6: Thiết lập thông tin giữa đào

tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo, có điểm trung bình chung 4,06 xếp hạng 3; giải

pháp 4: Nâng cao chất lượng CSVC và phương tiện phục vụ đào tạo phù hợp với

thực tiễn nhà trường và bối cảnh xã hôi, có điểm trung bình chung 3,85 xếp hạng 4;

giải pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và khả

năng thích ứng với yêu cầu xã hội cho ĐNGV ngành QLVH, có điểm trung bình

chung 3,72 xếp hạng 5; giải pháp 5: Xây dựng cơ chế liên kết đào tạo giữa ngành

QLVH và đơn vị sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo, có điểm trung bình chung

3,52 xếp hạng 6.

Bảng 3.2. Đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp

Giải pháp Mức độ cấp thiết

Thứ

bậc 5 4 3 2 1

Giải pháp 1: Tổ chức đánh giá nhu cầu xã

hội và xác định chuẩn đầu ra ngành QLVH

ở trường đại học

34 23 3 1 0 4,49 1

Page 151: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

139

Giải pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao

năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và khả

năng thích ứng với yêu cầu xã hội cho

ĐNGV ngành quản lý văn hóa

5 36 18 2 0 3,72 5

Giải pháp 3: Phát triển chương trình đào

tạo cử nhân ngành QLVH đáp ứng nhu cầu

xã hội

21 35 4 1 0 4,25 2

Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng CSVC

và phương tiện phục vụ đào tạo phù hợp

với thực tiễn nhà trường và bối cảnh xã hôi

9 35 16 1 0 3,85 4

Giải pháp 5: Xây dựng cơ chế liên kết đào

tạo giữa ngành QLVH và đơn vị sử dụng

nguồn nhân lực được đào tạo

10 19 27 5 1 3,52 6

Giải pháp 6: Thiết lập thông tin giữa đào

tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo 22 24 12 3 0 4,06 3

Thông qua việc lấy ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia, cán bộ quản lý

và giảng viên có kinh nghiệm trong hoạt động đào tạo ngành QLVH nhằm mục

đích kiểm chứng tính cần thiết, có tính hợp lý của giải pháp được đề xuất trong luận

án. Cụ thể, kiểm chứng tính cấp thiết mang ý nghĩa thực tiễn của giải pháp Tổ chức

đánh giá nhu cầu xã hội và xác định chuẩn đầu ra ngành QLVH ở trường đại học,

sau đó là Phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngành QLVH đáp ứng nhu cầu

xã hội và Thiết lập thông tin giữa đào tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo, được

xếp theo thứ tự từ thứ nhất đến thứ ba, đây là những khâu quan trọng trong quá

trình đào tạo.

* Kết quả thực hiện về mức độ khả thi của các giải pháp

Bảng 3.3. Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp

Biện pháp Mức độ khả thi

Thứ

bậc 5 4 3 2 1

Tổ chức đánh giá nhu cầu xã hội và xác

định chuẩn đầu ra ngành QLVH ở trường

đại học

19 30 10 3 0 4,06 2

Page 152: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

140

Giải pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao

năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và khả

năng thích ứng với yêu cầu xã hội cho

ĐNGV ngành quản lý văn hóa

10 25 21 5 0 3,67 4

Giải pháp 3: Phát triển chương trình đào tạo

cử nhân ngành QLVH đáp ứng nhu cầu xã hội 11 31 15 4 0 3,82 3

Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng CSVC và

phương tiện phục vụ đào tạo phù hợp với

thực tiễn nhà trường và bối cảnh xã hôi

6 34 16 4 1 3,66 5

Giải pháp 5: Xây dựng cơ chế liên kết đào

tạo giữa ngành QLVH và đơn vị sử dụng

nguồn nhân lực được đào tạo

7 24 27 3 1 3,53 6

Giải pháp 6: Thiết lập thông tin giữa đào

tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo 25 26 10 1 0 4,22 1

Kết quả bảng 3.3 cho thấy giải pháp 6: Thiết lập thông tin giữa đào tạo và sử

dụng nhân lực sau đào tạo, có điểm trung bình chung 4,22 xếp hạng 1; giải pháp 1:

Tổ chức đánh giá nhu cầu xã hội và xác định chuẩn đầu ra ngành QLVH ở trường

đại học, có điểm trung bình chung 4,06 xếp hạng 2; giải pháp 3: Phát triển chương

trình đào tạo cử nhân ngành QLVH đáp ứng nhu cầu xã hội, có điểm trung bình

chung 3,82 xếp hạng 3; giải pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên

môn, nghiệp vụ và khả năng thích ứng với yêu cầu xã hội cho ĐNGV ngành QLVH,

có điểm trung bình chung 3,67 xếp hạng 4; giải pháp 4: Nâng cao chất lượng CSVC

và phương tiện phục vụ đào tạo phù hợp với thực tiễn nhà trường và bối cảnh xã

hội, có điểm trung bình chung 3,66 xếp hạng 5; giải pháp 5: Xây dựng cơ chế liên

kết đào tạo giữa ngành QLVH và đơn vị sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo, có

điểm trung bình chung 3,53 xếp hạng 6.

Từ việc đánh giá kết quả của các chuyên gia - nhà khoa học, cán bộ quản lý và

giảng viên có kinh nghiệm trong hoạt động đào tạo ngành QLVH nhằm mục đích

kiểm chứng tính khả thi có thể áp dụng của giải pháp được đề xuất trong luận án. Cụ

thể, thực hiện tính khả thi, tính thực tiễn của giải pháp Thiết lập thông tin giữa đào

tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo tiếp đến Tổ chức đánh giá nhu cầu xã hội và

xác định chuẩn đầu ra ngành QLVH ở trường đại học và Phát triển chương trình

đào tạo cử nhân ngành QLVH đáp ứng nhu cầu xã hội được thay nhau xếp thứ tự từ

một đến ba. Như vậy trong 6 giải pháp được đề xuất thì mức độ cấp thiết và mức độ

khả thi được đánh giá cao. Chẳng hạn giải pháp 1 Tổ chức đánh giá nhu cầu xã hội

và xác định chuẩn đầu ra ngành QLVH ở trường đại học, có điểm trung bình chung

4,47 xếp hạng 1 ở tính cấp thiết nhưng tính khả thi cũng được xếp hạng 1; giải pháp

Page 153: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

141

6 Thiết lập thông tin giữa đào tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo, chỉ có điểm

trung bình chung 4,22; giải pháp 3 Phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngành

QLVH đáp ứng nhu cầu xã hội, có điểm trung bình chung 4,25 xếp hạng 2 ở tính cấp

thiết thì giải pháp 1 Tổ chức đánh giá nhu cầu xã hội và xác định chuẩn đầu ra

ngành QLVH ở trường đại học, có điểm trung bình chung 4,06 xếp hạng 2 ở tính khả

thi; biện pháp 6 Thiết lập thông tin giữa đào tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo, có

điểm trung bình chung 4,06 xếp hạng 3, ở tính cấp thiết thì giải pháp 3 Phát triển

chương trình đào tạo cử nhân ngành QLVH đáp ứng nhu cầu xã hội, có điểm trung

bình chung 3,82 xếp hạng 3 ở tính khả thi… Tuy nhiên, tính khả thi của giải pháp

được đánh giá thấp hơn tính cấp thiết. Qua đó cho thấy sự khó khăn hơn trong việc

triển khai thực hiện các giải pháp. Để thực hiện thành công các giải pháp đã đề xuất,

thì rất cần có sự phối hợp đồng bộ các bộ phận chức năng, sự quyết tâm của nhà

trường, sự cộng tác, giúp đỡ tạo điều kiện giữa các bên có liên quan thì các giải pháp

này mới trở thành hiện thực.

3.5. Thử nghiệm giải pháp

3.5.1. Khái quát về thử nghiệm

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất các

giải pháp quản lý đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học ngành QLVH đáp ứng nhu

cầu xã hội. Tác giả đã tiến hành thử nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các

giải pháp và chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài. Trong

đề tài đã đề xuất 6 giải pháp quản lý đào tạo ngành QLVH đáp ứng nhu cầu xã hội.

Vì nhiều lý do khách quan và thời gian nghiên cứu có hạn cho nên tác giả không

thể tiến hành thử nghiệm được tất cả các giải pháp, mà chỉ tiến hành 2 giải pháp đó

là giải pháp 2 “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

khả năng thích ứng với yêu cầu xã hội cho ĐNGV ngành QLVH” và giải pháp 6

“Thiết lập thông tin giữa đào tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo”. Đây là những

giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành QLVH đáp ứng nhu

cầu xã hội, một đòi hỏi tất yếu của các cơ sở GDĐH trong giai đoạn hiện nay.

3.5.1.1 . Mục đích thử nghiệm

- Đánh giá sự phù hợp và tính khả thi, sự cần thiết và tính hiệu quả của việc

triển khai áp dụng giải pháp nhằm minh chứng cho giả thuyết khoa học đã đề ra,

kiểm chứng tính khả thi, tính thực tiễn của giải pháp.

- Trên cơ sở triển khai việc tổ chức nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp

vụ cho ĐNGV ngành QLVH, nhằm đánh giá hiệu quả của việc đã triển khai thực

hiện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng tiêu chí và thang đo đánh

giá mức độ chuyển biến từ đó có căn cứ xây dựng tiêu chuẩn năng lực chuyên môn

Page 154: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

142

nghiệp vụ ĐNGV hiệu quả, nâng cao chất lượng ĐNGV có đào tạo ngành QLVH ở

trường đại học.

3.5.1.2. Đối tượng thử nghiệm

- Đội ngũ giảng viên ngành QLVH, trường ĐHVH TP Hồ Chí Minh;

- SV đã tốt nghiệp ngành QLVH thuộc các khóa tốt nghiệp từ năm 2013 đến

2016 gồm có các lớp: Đại học QLVH khóa 3 (ĐHQLVH3); Đại học QLVH khóa 4

(ĐHQLVH4); Quản lý hoạt động Sân khấu khóa 5 (QLHĐSK5); Đại học QLVH

khóa 5 (ĐHQLVH5); Quản lý hoạt động âm nhạc khóa 5 (QLHĐAN5) Đại học

QLVH khóa 6 (ĐHQLVH k6);

- Trung tâm thực nghiệm và giới thiệu việc làm thuộc trường ĐHVH TP Hồ

Chí Minh.

3.5.1.3. Địa bàn thử nghiệm

- Thử nghiệm tại: Trường Đại học Văn hóa TP Hồ Chí Minh, địa chỉ: Số 51

Đường Quốc Hương, Phường Thảo Điền, Quận 2, TP Hồ Chí Minh.

- Thời gian thực nghiệm từ tháng 3/2015 đến 12/2016.

3.5.1.4. Nội dung, tiến trình thử nghiệm

i) Biện pháp: “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

và khả năng thích ứng với yêu cầu xã hội cho ĐNGV ngành QLVH”

- Tổ chức nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV ngành

QLVH thuộc trường Đại học Văn hóa TP Hồ Chí Minh gồm có:

+ Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

+ Bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học;

+ Tổ chức cho giảng viên đi cơ sở để thu nạp và vận dụng kiến thức thực tế;

+ Bồi dưỡng, nâng cao trình độ tin học

Để thực hiện những nội dung nêu trên, sau khi thuyết phục và thống nhất

trong Đảng ủy, Ban giám hiệu và cán bộ chủ chốt. Nhà trường chính thức thành lập

ban tổ chức thành phần gồm có ban giám hiệu, thủ trưởng các đơn vị chức năng và

bộ phận tham mưu giúp việc triển khai qua các bước:

Bước 1: Khảo sát năng lực thực tế của ĐNGV qua lý lịch tự thuật về trình độ

chuyên môn nghiệp vụ, lập danh sách số lượng cần được nâng cao trình độ, chất

lượng, tuổi đời, giới tính, trình độ chuyên môn… để có căn cứ tổ chức việc thực

hiện các nội dung nêu trên.

Bước 2: Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn,

nghiệp vụ cho ĐNGV (số lượng, thời gian, địa điểm, cơ sở liên kết, kinh phí, điều

kiện CSVC và các điều kiện khác để nghị ban giám hiệu phê duyệt).

Page 155: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

143

Bước 3: Chuẩn bị từng nội dung, chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực

chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV.

Bước 4: Thực hiện chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ ĐNGV theo

kế hoạch.

Bước 5: Kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm.

ii) Biện pháp: “Thiết lập thông tin giữa đào tạo và sử dụng nhân lực sau

đào tạo”

- Triển khai các hoạt động thiết lập thông tin đào tạo ngành QLVH từ năm

2013 đến 2016. - Đánh giá hoạt động thực tế của sinh viên sau tốt nghiệp trong các

cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và ngoài xã hội từ năm 2013 đến 2016.

- Phổ biến, làm rõ các nội dung và các bước tiến hành tới tất cả CBGV

ngành QLVH và các bộ phận tham gia hoạt động thử nghiệm.

- Gửi tài liệu, biểu mẫu hướng dẫn thực hiện các hoạt động theo nội dung

quy trình tới các bộ phận và người thực hiện.

- Giám sát quá trình thử nghiệm để những người thực hiện không bỏ sót nội

dung và các bước của qui trình thử nghiệm.

Sau khi kết thúc các hoạt động thử nghiệm, các nhóm tham gia báo cáo kết

quả thực hiện quy trình và các yêu cầu trong nhiệm vụ đã giao.

Đo lường kết quả thử nghiệm các hoạt động thông qua phiếu hỏi thăm dò ý kiến

của CBQL, GV ngành QLVH và ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh lực VHNT.

Triển khai các bước cụ thể: Tác giả tiến hành thử nghiệm, lấy ý kiến nhà

quản lý thông qua phiếu hỏi, nghiên cứu các văn bản nhà nước đã ban hành về tổ

chức quản lý các hoạt động, cơ sở đào tạo thử nghiệm biện pháp và thống nhất quy

trình triển khai hoạt động thiết lập thông tin giữa đào tạo và sử dụng nhân lực sau

đào tạo ngành QLVH.

Chuẩn bị các điều kiện để thử nghiệm: Để khẳng định cho tính pháp lý cho

việc thử nghiệm biện pháp 6, tác giả tiến hành các thủ tục:

- Trình Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch thiết lập thông tin giữa đào tạo và sử

dụng nhân lực sau đào tạo ngành QLVH.

- Tổ chức họp triển khai các hoạt động thử nghiệm, thành phần gồm: Đại

diện BGH phụ trách CTSV, phòng đào tạo, phòng CTSV, phòng khảo thí và kiểm

định chất lượng, phòng quản trị, Khoa QLVH, NT và Trung tâm Thực nghiệm, giới

thiệu việc làm. Cuộc họp nhằm làm cho cán bộ quản lý hiểu rõ mục đích, nắm vững

nội dung qui trình, cách thức thực hiện và dự kiến ban chỉ đạo và các bộ phận chức

năng thiết lập thông tin giữa đào tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo ngành QLVH.

Page 156: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

144

- Tham mưu để Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban chỉ đạo và các bộ

phận chức năng gồm: bộ phận quản trị mạng và website, bộ phận thường trực kết

nối với các địa phương sử dụng nhân lực sau đào tạo ngành QLVH. Qui trình gồm:

Bước 1: Thiết lập cơ sở dữ liệu về thông tin đào tạo và sử dụng nhân lực sau

đào tạo ngành QLVH qua hệ thống mạng Internet và trang website riêng của ngành

QLVH và bộ phận thường trực kết nối với các địa phương, xác định được yêu cầu,

sự cần thiết thực hiện biện pháp đến xác định nhiện vụ, kế hoạch thực hiện. Nhận

định rõ mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và đơn vị sử dụng nhân lực sau đào tạo. Lập

kế hoạch chi tiết về sự liên kết, kế hoạch phối hợp.

Bước 2: Cập nhật dữ liệu trên cơ sở thực tiễn, đánh giá đầu vào, quá trình,

đầu ra và bối cảnh thực hiện, những nảy sinh trong quá trình đào tạo, số lượng, chất

lượng tốt nghiệp, địa chỉ đầu ra (nơi tiếp nhận)

Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia. Tổ chức hội nghị/hội thảo chuyên đề ở cấp

bộ môn/khoa giữa đơn vị đào tạo và đơn vị sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo

ngành QLVH, để chỉnh lý bổ sung chương trình đào tạo, qui trình quản lý, phương

pháp kiểm tra đánh giá cho phù hợp với nhu cầu xã hội.

Bước 4: Tiếp thu ý kiến từ hội nghị/hội thảo và các tài liệu tham khảo có liên

quan để xem xét đánh giá chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo ngành QLVH, để

chỉnh lý bổ sung chương trình đào tạo, qui trình quản lý, phương pháp kiểm tra

đánh giá cho phù hợp với nhu cầu xã hội.

Bước 5: Hoàn thiện thiết lập cơ sở dữ liệu về thông tin đào tạo và sử dụng

nhân lực sau đào tạo ngành QLVH, được thông tin rộng rãi công khai trên hệ thống

mạng Internet và trang website của nhà trường, tạp chí khoa học và các phương tiện

thông tin.

3.5.1.5. Tiêu chí và thang đo

- Kết quả bồi dưỡng thể hiện:

+ Kết quả bài kiểm tra bồi dưỡng nâng cao trình độ, thang đo bằng bài kiểm

tra, điểm số từ 0 đến 10.

+ Ý kiến của giảng viên về việc nâng cao kỹ năng và năng lực quản lý cho

bản than thang đo bằng bảng hỏi.

- Hiệu quả về thiết lập thông tin giữa đào tạo, sử dụng nhân lực sau đào tạo:

+ Các thông tin thu được đầy đủ về sinh viên tốt nghiệp; thang đo: các số

liệu thống kê về sinh viên tốt nghiệp.

+ Ý kiến của nhà sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo về hệ thống thông tin;

thang đo bằng bảng hỏi.

3.5.2. Kết quả thử nghiệm

3.5.2.1. Tiêu chí và thang đo

Page 157: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

145

i) Biện pháp: “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp

vụ và khả năng thích ứng với yêu cầu xã hội cho ĐNGV ngành QLVH”

- Nâng cao kỹ năng thực hiện nghiệp vụ sư phạm của ĐNGV ngành QLVH

bao gồm: chuẩn bị đề cương bài giảng, phương pháp thực hiện qui trình lên lớp cả

lý thuyết và thực hành, đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện dậy học

và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV.

Bảng 3.4. Nâng cao kỹ năng thực hiện NVSP của ĐNGV

TT Nội dung Số

lƣợng

Kết quả học tập

X.sắc Giỏi Khá T.bình

1 Nâng cao kỹ năng thực hiện

nghiệp vụ sư phạm của ĐNGV

TTN 18 0 0 0 0

STN 18 3 14 1 0

2 Bồi dưỡng nâng cao năng lực

nghiên cứu khoa học cho ĐNGV

TTN 18 0 0 0 0

STN 18 5 8 2 1

3 Nâng cao trình độ thực tiễn ở

cơ sở cho ĐNGV

TTN 18 0 0 0 0

STN 18 2 5 10 3

4 Nâng cao trình độ tin học TTN 18 3 3 4 10

STN 18 5 6 9 0

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho ĐNGV: mời chuyên

gia trực tiếp triển khai thông qua hội nghị chuyên đề. Tiếp đó, GV phải thực hiện bài

tập bằng cách viết bài nghiên cứu khoa học (thấp nhất 01 bài báo, cao nhất là đề tài

NCKH). Bài báo hay đề tài phải giải thích rõ được mục đích nghiên cứu, đối tượng

nghiên cứu, cách triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu và các phương pháp nghiên

cứu sử dụng trong đề tài, cách sử lý dữ liệu, cách tra cứu tài liệu…

- Tổ chức đi thâm nhập, nâng cao trình độ thực tiễn ở cơ sở cho ĐNGV:

thực hiện định kỳ 1 năm/lần cho giảng viên đăng ký nơi thực tế, nhằm tích lũy, trao

dồi khả năng chuyên môn, ứng dụng chuyên môn vào thực tiễn, thời gian 10 - 15

ngày, địa điểm do giảng viên tự chọn, nội dung gắn với chuyên môn và môn học do

giảng viên đảm nhận.

- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ tin học: việc mở lớp do khoa QLVH, NT

phối hợp với tổ tin học nhà trường thực hiện. Nhằm tạo điều kiện cho giảng viên

ngành QLVH sử dụng thành thạo CNTT, biết ứng dụng CNTT vào môn học mà

giảng viên đang đảm nhận, thực hiện có hiệu quả ứng dụng những thiết bị nghe,

nhìn, thiết bị phương tiện hiện đại: âm thanh, ánh sáng, sân khấu, trường quay,

xưởng vẽ ở không gian lập thể (không gian 3 chiều).

Page 158: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

146

Cách đánh giá: thông qua bài kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo bồi dưỡng (đối

với lớp nghiệp vụ sư phạm sư phạm); bài thu hoạch đối với bồi dưỡng nâng cao năng

lực nghiên cứu khoa học; báo cáo thu hoạch hoạt động thực tiễn và chứng chỉ được

cấp (có phân xếp loại) thông qua khóa đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học.

3.5.2.2. Kết quả thu được

i) Giải pháp: “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

và khả năng thích ứng với yêu cầu xã hội cho ĐNGV ngành quản lý văn hóa”

Kết quả thử nghiệm thông qua cách đánh giá, thông qua 32 phiếu hỏi CBQL,

ĐNGV ứng với từng nội dung của việc ấp dụng giải pháp 2 “Tổ chức bồi dưỡng

nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho ĐNGV và khả năng thích ứng với

yêu cầu xã hội” được đánh giá theo 4 nội dung bảng 3.7, tác giả sử dụng thang đo

Likert sự phù hợp ở 5 mức độ (thấp nhất là 1 cao nhất là 5; mức 1 = ít phù hợp; 2 =

chưa phù hợp; 3 = tương đối phù hợp; 4 = phù hợp; 5 = rất phù hợp).

Bảng 3.5. Tổng hợp ý kiến đánh giá thử nghiệm sự phù hợp của việc

Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho ĐNGV

Nội dung đánh giá Mức đánh giá (%)

Mức 5 Mức 4 Mức 3 Mức 2 Mức 1

Nâng cao kỹ năng thực

hiện nghiệp vụ sư phạm

của ĐNGV

TTN 7 6 13 6 0

STN 11 10 7 4 0

Nâng cao năng lực

NCKH cho ĐNGV

TTN 4 7 15 6 0

STN 9 8 12 3 0

Nâng cao trình độ thực

tiễn ở cơ sở cho ĐNGV

TTN 8 7 13 5 0

STN 10 9 11 2 0

Nâng cao trình độ tin

học cho ĐNGV

TTN 9 8 9 7 0

STN 12 10 7 4 0

So sánh mức đánh giá sau khi áp dụng thử nghiệm giải pháp trước khi thử

nghiệm (TTN) với sau khi thử nghiệm (STN) cho thấy 4 nội dung thử nghiệm đều

được đánh giá theo hướng tích cực ở mức 4 (phù hợp) và mức 5 (rất phù hợp) cụ thể:

Nội dung 1 “Nâng cao kỹ năng thực hiện nghiệp vụ sư phạm của ĐNGV”,

tiêu chí này sau thử nghiệm được đánh giá là phù hợp và rất phù hợp 97,41%. Sở dĩ

được đánh giá cao nhất bởi trước thử nghiệm thì hầu hết GV ngành QLVH chưa

qua lớp đào tạo kỹ năng thực hiện nghiệp vụ sư phạm nào. Đây là tiêu chí bắt buộc

nên được GV thực hiện nghiêm túc, đảm bảo chất lượng.

Bảng 3.6. Hiệu quả nâng cao kỹ năng thực hiện nghiệp vụ sƣ phạm ĐNGV

STT Các tiêu chí đánh giá Mức đánh giá (%)

Xếp

hạng 5 4 3 2 1

Page 159: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

147

1 Nâng cao kỹ năng thuyết trình 3 3 6 2 3 2,96 6

2 Nâng cao kỹ năng thực hành 3 4 6 3 3 3,05 5

3 Nâng cao năng lực ĐH tích hợp 7 5 4 1 1 3,84 1

4 Nâng cao kỹ năng sử dụng TBDH 3 4 5 4 2 3,11 4

5 Nâng cao kỹ năng seminar 5 5 6 1 1 3,74 2

6 Nâng cao kỹ năng tra cứu tài liệu,

dữ liệu, giáo trình, sách giáo khoa 6 5 5 2 1 3,67 3

Nội dung 2 “Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho ĐNGV”, đây là

một trong những nội dung rất cần được quan tâm, chất lượng ĐNGV không chỉ có

giảng dạy mà nhiệm vụ thứ hai không kém phần quan trọng đó là nghiên cứu khoa

học, mức độ trước thử nghiệm ở nội dung này rất thấp được đánh giá ở mức độ

trung bình khá, sau khi thử nghiệm mức độ rất phù hợp và phù hợp đã tăng lên

66,52% nhưng mức độ ít phù hợp và chưa phù hợp vẫn còn tỷ lệ khá cao 19,12%.

Do đó ngành QLVH vẫn cần phải tăng cường nâng cao kỹ năng nghiên cứu khoa

học cho ĐNGV đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của ngành.

Bảng 3.7. Hiệu quả bồi dƣỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học

STT Các tiêu chí đánh giá Mức đánh giá (%)

Xếp

hạng 5 4 3 2 1

1 Nâng cao kỹ năng viết báo, tạp chí 10 4 3 1 0 4,28 1

2 Nâng cao kỹ năng viết đề án 6 5 5 1 1 3,89 2

3 Nâng cao kỹ năng viết dự án 8 4 3 2 1 3,84 3

4 Nâng cao kỹ năng biên soạn giáo

trình, tài liệu chuyên khảo 2 4 8 3 0 3,30 4

Nội dung 3 “Nâng cao trình độ thực tiễn ở cơ sở cho ĐNGV”, hoạt động thử

nghiệm đánh giá chất lượng hoạt động thực tiễn được đánh giá mức phù hợp và rất phù

hợp có 55,88%. Nội dung này được đánh giá là trung bình khá do việc đi thâm nhập

thực tế của ĐNGV còn rất ít, ngoài việc thực hiện định kỳ 1 năm/lần do GV đăng ký

địa điểm và nội dung gắn với chuyên môn và môn học, thì việc tăng cường cử GV

hướng dẫn kiến tập thực tập cho SV là rất cần thiết. Mặt khác cần tăng cường những

đợt sưu tầm, nghiên cứu khoa học theo nhóm đối với các hoạt động văn hóa đã đang

tồn tại và phát triển trong xã hội, đó là những trải nghiệm quí giá giúp cho ĐNGV có

thêm kinh nghiệm bổ trợ cho việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Bảng 3.8. Hiệu quả tổ chức thâm nhập thực tế ở cơ sở

TT Các tiêu chí đánh giá Mức đánh giá (%)

Xếp

hạng 5 4 3 2 1

1 Nâng cao kỹ năng quản lý chuyên môn 9 2 4 2 1 3,87 1

Page 160: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

148

2 Kỹ năng tổ chức hoạt động lễ hội 4 4 8 2 0 3,57 5

3 Kỹ năng tổ chức các hoạt động VHNT 6 4 5 2 0 3,80 2

4 Năng lực quản lý các hoạt động VHNT 6 5 5 2 1 3,74 3

5 Năng lực quản lý thiết chế văn hóa 5 5 6 1 0 3,63 4

6 Năng lực tham mưu về quản lý, tổ chức

các hoạt động VHNT 5 4 7 3 0 3,56 6

Nội dung 4 “Nâng cao trình độ tin học cho ĐNGV” sau khi thử nghiệm được

đánh giá là phù hợp là rất phù hợp chiếm đến 58,82%. Nội dung này được đánh giá

mức độ trung bình với 2 lý do: thứ nhất trước thử nghiệm ĐNGV đã ít nhiều được

cập nhật với CNTT, đã từng sử dụng thiết bị, CNTT nhưng mức độ ứng dụng chưa

cao; thứ hai thời gian bồi dưỡng, nâng cao trình độ tin học rất ít, đây là kỹ năng

thực hành do đó ĐNGV chưa có ngay được kỹ năng, kỹ sảo thao tác công nghệ. Nội

dung này, vừa rất thiết thực và rất hiệu quả, cung cấp được nhiều kỹ năng mới giúp

cho ĐNGV sử dụng, khai thác có hiệu quả các trang thiết bị, phương tiện hiện có

nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Như vậy nội dung này

vẫn tiếp tục được quan tâm trong thời gian tới.

Bảng 3.9. Hiệu quả Bồi dƣỡng, nâng cao trình độ tin học

STT Các tiêu chí đánh giá Mức đánh giá (%)

Xếp

hạng 5 4 3 2 1

1 Ứng dụng CNTT trong quản lý bảo

quản dữ liệu và NCKH 8 2 5 3 0

3,88 1

2 Khai thác và sử dụng CNTT qua

trang Website và Internet 6 5 5 2 1 3,74 2

3 Khai thác và sử dụng hiệu ứng âm

thanh, hình ảnh 6 4 4 2 1 3,68 3

4 Vận dụng sử dụng điều khiển thiết bị

nghe nhìn qua máy vi tính 4 4 8 2 0 3,57 4

ii) Giải pháp: “Thiết lập thông tin giữa đào tạo và sử dụng nhân lực sau

đào tạo”

Kết quả thử nghiệm và đối chiếu kết quả của việc áp dụng giải pháp 6 “Thiết

lập thông tin giữa đào tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo” được đánh giá theo 4

nội dung ở bảng 3.4.

So sánh mức đánh giá sau khi đã áp dụng thực nghiệm (STN) với trước

khi thực nghiệm giải pháp (TTN) thông qua 61 phiếu hỏi CBQL sử dụng nhân

lực sau đào tạo, CBQL nhà trường, ĐNGV, dùng thang đo Liker từ 1 đến 5 (nhỏ

Page 161: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

149

nhất là 1 lớn nhất là 5), cho thấy tất cả các nội dung đều được đánh giá theo hướng

tích cực đạt ở mức 4 và mức 5 ở mức cao hơn cụ thể:

Bảng 3.10. Tổng hợp ý kiến đánh giá thử nghiệm

Thiết lập thông tin giữa đào tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo

Nội dung đánh giá Mức đánh giá

5 4 3 2 1

Triển khai các hoạt động thiết lập quản lý

thông tin sinh viên tốt nghiệp và việc làm

ngành QLVH sau khi tốt nghiệp

TTN 9 12 22 12 7

STN 16 20 13 7 4

Đánh giá chất lượng sinh viên sau khi tốt

nghiệp, xác định được nhu cầu xã hội đối

với đào tạo cử nhân ngành QLVH

TTN 8 13 28 6 5

STN 13 16 22 5 4

Hoạt động thực tế của sinh viên sau tốt

nghiệp làm việc trong các cơ quan, đơn vị,

doanh nghiệp và ngoài xã hội

TTN 10 13 24 9 5

STN 16 18 21 4 3

Đánh giá vai trò của Trung tâm Thực

nghiệm và Việc làm trong việc theo dõi

sinh viên sau tốt nghiệp

TTN 11 14 17 10 9

STN 17 19 13 7 5

Nội dung 1 “Triển khai các hoạt động thiết lập quản lý thông tin sinh viên

tốt nghiệp và việc làm ngành QLVH sau khi tốt nghiệp” sau khi thực nghiệm được

đánh giá là phù hợp là rất phù hợp chiếm đến 58,82%. Tiêu chí này được đánh giá

cao bởi vì trước thử nghiệm chưa triển khai hoạt động này nên khi triển khai cho

thấy rất thiết thực, cung cấp được những thông tin quan trọng về việc làm và thu

nhập giúp cho công tác quản lý đào tạo được thuận lợi hơn, nắm bắt được nhu cầu

đòi hỏi của xã hội.

Page 162: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

150

Bảng 3.11. Thiết lập quản lý thông tin sinh viên sau khi tốt nghiệp và

vấn đề việc làm ngành QLVH

Nội dung 1 Tổng

số

Thông tin việc làm Thu nhập

Địa chỉ liên hệ Đúng

CM

Khác

CM

Chưa có

việc làm

Trên

3.trVNĐ

Dưới

3.trVNĐ

Lớp ĐH

QLVH K3 28 16 07 01 18 06

Ban liên lạc lớp

QLVH3

Ban liên lạc: Trưởng ban liên lạc Nguyễn Thanh Hải ĐT: 0976634770 và 0942408779

Email: [email protected]

Lớp ĐH

QLVH K4 35 29 09 12 36 05

Ban liên lạc lớp

QLVH4

Ban liên lạc: Trưởng ban liên lạc Nguyễn Trọng Quyền ĐT: 01687404789;

Email: [email protected]

Lớp ĐH

QLVH K5 43 27 12 04 39 04

Ban liên lạc lớp

QLVH5

Ban liên lạc: Trưởng ban liên lạc Đoàn Khắc Huy ĐT: 0935114877

Email: [email protected]

Lớp QLHĐ

AN K5 30 25 05 02 27 05

Ban liên lạc lớp

AN 5 TP Hồ

Chí Minh

Ban liên lạc: Trưởng ban liên lạc Trần Mạnh Huỳnh ĐT: 01685903171

Email: [email protected]; Facebook: Âmnhạc5nhàcười

Lớp QLHĐ

SK K6 14 01 06 07 10 04

lớp SK 6 TP Hồ

Chí Minh

Ban liên lạc: Trưởng ban liên lạc Huỳnh Thanh Khởi ĐT: 01695671303

Email: [email protected]; Facebook: lopquanlyhdsk6

Lớp ĐH

QLVH K6 57 23 18 15 45 12

Ban liên lạc lớp

QLVH6 sg

Ban liên lạc: Trưởng ban liên lạc Nguyễn Thái Hòa ĐT: 0904947304

Email: [email protected]

Nội dung 2 “Đánh giá chất lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp, xác định được

nhu cầu đòi hỏi của xã hội đối với công tác đào tạo cử nhân ngành QLVH”, đây là

một trong những nội dung mới của các cơ sở GDĐH, chất lượng sản phẩm đầu ra, ít

khi được đánh giá, mà chỉ khi tổ chức thực nghiệm, mới được đánh giá được chất

lượng sản phẩm đầu ra, sự phù hợp là rất phù hợp chỉ có 48,53%. Nội dung này

được đánh giá ở mức độ trung bình khá do đó nhà trường cần phải nghiên cứu, tham

khảo để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp trong chương trình đào tạo cho phù hợp với

sự đòi hỏi của xã hội và nhà sử dụng lao động.

Page 163: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

151

Bảng 3.12. Đánh giá chất lƣợng hoạt động sinh viên đã tốt nghiệp ngành QLVH

Nội dung 2 Tổng

số

Kết quả làm việc (%)

Ghi chú Tốt Khá

TB

khá

Trung

bình

Yếu

kém

Lớp ĐH QLVH K4 41 18 13 08 03 0 Chọn mẫu

Nội dung 3 “Hoạt động thực tế của sinh viên đã tốt nghiệp trong các cơ

quan, đơn vị, doanh nghiệp và ngoài xã hội”, hoạt động thực nghiệm đánh giá chất

lượng sản phẩm đầu ra, sự được đánh giá mức phù hợp và rất phù hợp có 55,88%.

Nội dung này được đánh giá là trung bình khá do nhà sử dụng lao động đánh giá,

mang tính khách quan, do đó nhà trường cần phải nâng cao năng lực thực hành từ

việc điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp với sự đòi hỏi của xã hội và nhà

sử dụng lao động. Nội dung này cũng đã cung cấp những thông tin quan trọng, giúp

cho nhà quản lý có thêm thông tin trong quản lý đào tạo gắn với điều kiện thực tế,

phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Bảng 3.13. Đánh giá hiệu quả hoạt động sinh viên đã tốt nghiệp ngành QLVH

Nội dung 3

Tổng

số

Hiệu quả làm việc (%)

Ghi chú Tốt Khá TB

khá

Trung

bình

Yếu

kém

Lớp ĐH QLVH K4 41 16 10 11 04 0 Chọn mẫu

Nội dung 4 “Đánh giá vai trò của Trung tâm Thực nghiệm và Việc làm,

trong việc theo dõi sinh viên tốt nghiệp và giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi

tốt nghiệp” sau khi thực nghiệm được đánh giá là phù hợp là rất phù hợp 58,82%.

Nội dung này được đánh giá trung bình bởi vì trước thử nghiệm chưa có Trung tâm

Thực nghiệm và giới thiệu việc làm. Khi Trung tâm được thành lập và đi vào hoạt

động thì công tác thực nghiệm được triển khai, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên

có nơi thực tập, giảng viên cũng được thực tế nhiều hơn nhưng kết quả thu được

mới chỉ là bước đầu. Thông tin sinh viên sau tốt nghiệp đã có dữ liệu riêng trong

thông tin quản lý chung, vừa rất thiết thực và rất hiệu quả, cung cấp được những

thông tin quan trọng giúp cho công tác quản lý sinh viên được thuận lợi hơn.

Bảng 3.14. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Trung tâm thực nghiệm và Việc làm

Nội dung 4

Mức độ phù hợp (%)

Rất

phù hợp

Phù

hợp

T.đối

phù hợp

Ít

phù hợp

Không

phù hợp

Trung tâm thực nghiệm và

Việc làm 42 18 15 20 05

Page 164: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

152

* Đánh giá chung

Quá trình tổ chức thử nghiệm được triển khai và nghiên cứu một cách

nghiêm túc. Các nhà khoa học, cán bộ quản lý, ĐNGV và các nhà quản lý sử dụng

nguồn nhân lực sau đào tạo đã triển khai thực hiện kế hoạch một cách triệt để. Điều

đó chứng tỏ những vấn đề đặt ra được nhiều người quan tâm, hưởng ứng và đồng

tình với việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo ngành QLVH trong giai đoạn

hiện nay. Trong khi triển khai thực hiện, quan sát và trao đổi với các bộ phận chức

năng trong hoạt động thử nghiệm kết hợp với các ý kiến đầy trách nhiệm và tâm

huyết qua ý kiến trả lời trong bảng hỏi cho thấy: việc thử nghiệm các giải pháp đã

làm thay đổi suy nghĩ và cách thức làm việc, góp phần làm thay đổi tư duy quản lý,

phong cách làm việc theo qui trình, từng công đoạn. Sản phẩm của quá trình thử

nghiệm đã được ghi nhận.

3.5.2.3. Kết luận về áp dụng thử nghiệm giải pháp

Thông qua cách đánh giá kết quả thử nghiệm cho thấy sự cần thiết và hiệu

quả của việc áp dụng biện pháp 2 “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên

môn, nghiệp vụ và khả năng thích ứng với yêu cầu xã hội cho ĐNGV ngành quản lý

văn hóa” và biện pháp 6 “Thiết lập thông tin giữa đào tạo và sử dụng nhân lực sau

đào tạo” với một qui trình sự logic của biện pháp sẽ góp phần nâng cao chất lượng

quản lý ĐNGV cũng như quá trình quản lý nguồn nhân lực sau đào tạo của các cơ

sở GDĐH đào tạo ngành QLVH.

Trên cơ sở các quy trình được đề xuất trong biện pháp, sẽ tạo điều kiện

thuận lợi, thống nhất trong việc quản lý điều hành ĐNGV, CBQL có cơ sở nắm bắt,

chủ động trong công việc quản lý điều hành ĐNGV và có những thông tin cần thiết

trong việc hoạch đinh qui mô đào phù hợp với sự phát triển của nhà trường và đáp

ứng nhu cầu xã hội, tránh được sự bị động trong quản lý từ đó tạo được tư duy và

phong cách làm việc khoa học, hợp lý nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động quản lý

và điều hành.

Các biện pháp và quy trình được tác giả đề xuất là phù hợp với chức năng

nhiệm vụ của GV và CBQL, đáp ứng với nhu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Tính

khả thi của các giải pháp có thể áp dụng được trong quản lý đào tạo ngành QLVH ở

tất cả các cơ sở GDĐH có đào tạo ngành QLVH trong cả nước.

Page 165: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

153

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận đã được trình bày ở chương 1, thực trạng ở

chương 2, tác giả đề xuất 6 biện pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH ở

trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội bao gồm: Tổ chức đánh giá nhu cầu xã hội

và tư vấn tuyển sinh trong đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa; Tổ chức bồi

dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng thích ứng với yêu cầu xã

hội cho ĐNGV ngành quản lý văn hóa; Hoàn thiện chương trình đào tạo cử nhân

ngành QLVH theo nhu cầu xã hội; Thiết lập các điều kiện về cơ sở vật chất và

phương tiện phục vụ đào tạo phù hợp với thực tiễn nhà trường và bối cảnh xã hôi;

Xây dựng cơ chế liên kết đào tạo giữa ngành QLVH và đơn vị sử dụng nguồn nhân

lực được đào tạo và Thiết lập thông tin giữa đào tạo và sử dụng nhân lực sau đào

tạo. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau tạo thành

một hệ thống giải pháp thống nhất.

Để minh chứng cho tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã được

đề xuất cũng như tính đúng đắn của giả thuyết khoa học, thông qua kết quả lấy ý

kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học phần lớn đều phù hợp với thực tiễn, có

tính cấp thiết và tính khả thi. Bên cạnh đó, còn có một số ý kiến băn khoăn về tính

khả thi của một số biện pháp đã đề xuất. Các chuyên gia cho rằng để thực hiện triệt

để các biện pháp thì cần phải có quyết tâm chính trị, sự thống nhất nhất lãnh đạo,

chỉ đạo và sự quyết tâm của Hiệu trưởng và các đơn vị trực thuộc trong hệ thống

quản lý của cơ sở GDĐH trong việc cụ thể hóa các nhiệm vụ.

Kết quả thử nghiệm biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên

môn, nghiệp vụ và khả năng thích ứng với yêu cầu xã hội cho ĐNGV ngành quản lý

văn hóa” và “Thiết lập thông tin giữa đào tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo” ở

Trường Đại học Văn hóa TP Hồ Chí Minh là các biện pháp cơ bản, nếu được thực

hiện một cách có hiệu quả thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, giảm được

tỷ lệ sinh viên không có việc làm hoặc làm trái nghề trong đào tạo ngành QLVH, là

cơ sở để thực hiện các biện pháp khác, đáp ứng nhu cầu xã hội. Kết quả thử nghiệm

một lần nữa khẳng định sự phù hợp của các biện pháp và chứng minh được giả

thuyết khoa học luận án đã đề ra.

Page 166: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

154

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu và được triển khai trong 3 chương tác giả nhận thấy,

các nội dung nghiên cứu trong luận án phù hợp với mục tiêu đề ra; các nhiệm vụ

nghiên cứu đã được triển khai đầy đủ và đến nay cơ bản đã hoàn thành. Trên cơ sở

đó, tác giả rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu như sau:

- Luận án đã thực hiện nghiên cứu có hệ thống, làm sáng tỏ một số vấn đề về

lý luận quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH ở trường đại học, các công trình

nghiên cứu của một số nước trên thế giới và Việt Nam từ đó tìm ra được cách thức

chung nhất cho việc quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH ở Việt nam đáp ứng nhu

cầu xã hội.

- Các nội dung quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH ở trường đại học đáp

ứng nhu cầu xã hội, theo cách áp dụng mô hình CIPO bao gồm đầu vào, đầu ra, quá

trình và ngữ cảnh là phù hợp với đặc thù của ngành QLVH để các cơ sở GDĐH đào

tạo ngành QLVH có thể áp dụng được.

- Từ kết quả điều tra đánh giá được thực trạng về quản lý đào tạo cử nhân

ngành QLVH đáp ứng nhu cầu xã hội có một số vấn đề cần lưu ý:

Cơ sở GDĐH chưa thực sự quan tâm đến quản lý tư vấn tuyển sinh (đầu

vào); thông tin quản lý sau đào tạo và vấn đề việc làm của sinh viên (đầu ra); đổi

mới toàn diện nội dung, phương pháp, chương trình đào tạo cho phù hợp với điều

kiện hiện nay (quá trình); sự thích ứng với điều kiện kinh tế xã hội, đổi mới giáo

dục của Việt Nam (bối cảnh).

Chưa thực sự tiếp cận với năng lực thực hiện trong quá trình đào tạo cử nhân

ngành QLVH, vẫn nặng về lý thuyết, nhẹ kỹ năng thực hành. Sự chuyển đổi hình

thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ mới chỉ là bước đầu nên còn nhiều bất

cập trong quá trình quản lý.

- Qua tổng hợp và phân tích kết quả điều tra khảo sát, luận án đã chỉ ra

những nguyên nhân yếu kém đó là:

Phương thức lãnh đạo của CBQL chưa thực sự đổi mới, chỉ đạo thực hiện

chưa quyết liệt, công tác thanh tra kiểm tra còn mang tính hình thức, kiểm định

đánh giá chất lượng còn có những mặt hạn chế, chưa cập nhật thông tin.

Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa được quan tâm đúng mức

với tính đặc thù của ngành đào tạo dẫn đến chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo cử

nhân ngành QLVH đáp ứng nhu cầu xã hội.

Page 167: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

155

Năng lực của đội ngũ CBQL và giảng viên còn hạn chế, việc qui hoạch đào

tạo bồi dưỡng đội ngũ chưa được thực hiện thường xuyên liên tục. Việc nâng cao

trình độ mọi mặt cho VBQL và giảng viên còn bộc lộ nhiều bất cập và đến nay vẫn

tiếp tục tháo gỡ.

- Luận án đề xuất 6 biện pháp trên cơ sở từ lý luận và thực trạng của cơ sở

GDĐH, nhằm khắc phục những điểm còn yếu kém, nâng cao chất lượng đào tạo và

hiệu quả quản lý gồm:

Một là: Tổ chức đánh giá nhu cầu xã hội và xác định chuẩn đầu ra ngành

QLVH ở trường đại học;

Hai là: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và khả

năng thích ứng với yêu cầu xã hội cho ĐNGV ngành quản lý văn hóa;

Ba là: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngành QLVH đáp ứng nhu

cầu xã hội;

Bốn là: Nâng cao chất lượng CSVC và phương tiện phục vụ đào tạo phù

hợp với thực tiễn nhà trường và bối cảnh xã hôi;

Năm là: Xây dựng cơ chế liên kết đào tạo giữa ngành QLVH và đơn vị sử

dụng nguồn nhân lực được đào tạo;

Sáu là: Thiết lập thông tin giữa đào tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo.

Kết quả lấy ý kiến của các chuyên gia cho thấy các biện pháp đều phù hợp

với thực tiễn, đều có tính cấp thiết và khả thi cao. Kết quả thử nghiệm một số biện

pháp ở Trường Đại học Văn hóa TP Hồ Chí Minh cho thấy việc áp dụng các biện

pháp đã tạo thuận lợi cho việc quản lý, hình thành tư duy và phong cách làm việc

mang tính chuẩn mực, khảng định tính phù hợp với cơ chế và qui trình quản lý góp

phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý, có thể áp dụng cho cơ sở có đào tạo

cử nhân ngành QLVH. Đồng thời cũng chứng minh được giả thuyết khoa học của

luận án.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

- Mở rộng hành lang tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện cho các cơ sở

GDĐH thuộc nhóm ngành VHNT, giao cho các trường tự chủ xây dựng chương

trình đào tạo, phương án tuyển sinh, phương thức đào tạo trên cơ sở qui định của

Luật giáo dục, nhưng đảm bảo có tính linh hoạt, mềm dẻo để thuận lợi cho việc đào

tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Hỗ trợ giải quyết việc làm cho người học sau đào tạo bằng cơ chế chính

sách như: khuyến khích, hỗ trợ hoặc có chế tài cho các nhà tuyển dụng trong việc

Page 168: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

156

sử dụng nguồn nhân lực về ngành QLVH. Đầu tư thực hiện các đề án, dự án,

chương trình, xác định rõ nhu cầu sử dụng nhân lực ngành QLVH ứng với từng giai

đoạn phát triển nhân lực của các địa phương, các vùng miền trong phạm vi cả nước.

- Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, GV và CSVC, trang

thiết bị, phương tiện cho các cơ sở GDĐH, đảm bảo các điều kiện cần thiết và hiện

đại cho việc đào tạo cử nhân ngành QLVH xứng tầm quốc gia và khu vực ASEAN.

2.2. Đối với các cơ sở GDĐH đào tạo ngành QLVH

Nâng cao năng lực quản lý và đổi mới tư duy nhằm đảm bảo quyền lợi cho

người học chính là nâng cao chất lượng đào tạo, được thực hiện một cách đồng bộ,

thông suốt ngay từ đầu vào, quá trình, bối cảnh và đầu ra.

Cần đầu tư thỏa đáng vào việc nghiên cứu chương trình tổng thể và kế hoạch

triển khai từng bước trong lộ trình thực hiện quản lý đào tạo, hệ thống văn bản liên

quan, tiếp tục điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống văn bản làm cơ sở pháp lý cho việc

tổ chức và quản lý đào tạo ngành QLVH, đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Nghiên cứu triển khai các biện pháp quản lý đào tạo ngành QLVH đáp ứng

nhu cầu xã hội đã được đề xuất trong luận án để từng bước nâng cao chất lượng đào

tạo và hiệu quả quản lý. Xây dựng qui trình quản lý, biểu mẫu theo dõi đánh giá,

kiểm tra thống nhất để quá trình tổ chức, quản lý, tổ chức thực hiện được đồng bộ.

Tăng cường tổ chức các hội thảo chuyên đề về đổi mới quản lý, sử dụng

nguồn nhân lực sau đào tạo ngành QLVH trên phạm vi cả nước, từ đó sẽ có được

những thông tin hữu ích của các chuyên gia, nhà sử dụng lao động về nguồn nhân

lực đã, đang và sẽ được đào tạo trong cơ sở GDĐH, làm căn cứ cho việc điều chỉnh

chương trình cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Tăng cường liên kết, hợp tác toàn diện, trao đổi thông tin giữa các cơ sở

GDĐH có đào tạo cử nhân ngành QLVH để giảm bớt khoảng cách về chất lượng

giữa các trường và các khu vực. Tạo ra sự thống nhất trong cách thức tuyển sinh,

đánh giá năng lực thực hiện, chuẩn đầu ra giữa các cơ sở đào tạo.

Page 169: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

157

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Trương Đức Cường (2016), “Đào tạo cử nhân đại học ngành Quản lý văn hóa

của Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã

hội”, Tạp chí Giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 07/2016, tr. 99 - 101.

2. Trương Đức Cường (2016), “Đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa theo

nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Khoa học quản lý giáo

dục của Trường cán bộ quản lý giáo dục TP Hồ Chí Minh, số 02 (11) 09/2016,

tr. 21 - 25.

3. Trương Đức Cường (2017), “Phát triển đội ngũ giảng viên ngành Quản lý văn

hóa ở trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội”, Tạp chí Khoa học giáo dục của

Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 138 - tháng 3/2017, tr. 81 - 86.

4. Trương Đức Cường, Phan Văn Tú (2017), “Phát triển đội ngũ giảng viên Khoa

Quản lý văn hóa trường đại học văn hóa TP Hồ Chí Minh”, Tạp chí Văn hóa

và nguồn lực, số 10 (2)/2017, tr. 74 - 81.

5. Phan Văn Tú và Trương Đức Cường (2017), “Giải pháp phát triển nguồn

nhân lực ngành quản lý văn hóa thuộc các cơ sở giáo dục đại học, đào

tạo đáp ứng nhu cầu xã hội”, Tạp chí của Trường Đại học Văn hóa Hà

Nội, số 20 – tháng 6/2017, tr. 85 - 90.

Page 170: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

158

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Quốc Anh (2005), Một số kinh nghiệm cải cách giáo dục đại học ở

Trung Quốc, Thông tin tư liệu chuyên đề số 3, tháng 10, viện thông tin khoa

học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

2. Nguyễn Duy Bắc (2008), Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây

dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Từ điển bách khoa và

Viện Văn hóa, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (2003), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo (2007), Tổng quan về tổ chức quản lý, Đại học Huế.

5. Trần Văn Bính (2006), Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Điều lệ trường đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục - đào tạo (2007), Hệ thống văn bản pháp luật mới về Giáo dục -

đào tạo, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Sinh viên với đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội,

nhu cầu doanh nghiệp, Hội thảo khoa học, TP Hồ Chí Minh.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Một số vấn đề về giáo dục Đại học, Tài liệu

tham khảo phục vụ kỳ thi nâng ngạch giảng viên lên giảng viên chính (Tập 2),

Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư ban hành danh mục giáo dục, đào

tạo cấp IV trình độ cao đẳng, đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2011), Đề án đổi mới và nâng cao chất

lượng đào tạo các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011 - 2020, Nxb Văn

hóa thông tin, Hà Nội.

12. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2016), Nâng cao chất lượng đào tạo văn

hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch theo hướng chuẩn quốc gia và khu

vực, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

13. Chính phủ (2005), Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại

học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, (NQ14, ngày 02/11/2005 của Chính phủ)

14. Đặng Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về quản lý,

Đại học sư phạm, Trường cán bộ và quản lý GD & ĐT, Hà Nội.

Page 171: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

159

15. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học,

Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

16. Phạm Đức Chính, Nguyễn Tiến Dũng (2014), Giáo dục Đại học Việt Nam góc

nhìn từ lý thuyết kinh tế - tài chính hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

17. Nguyễn Khắc Chương (2003), Công tác đào tạo đại học, cao đẳng và ngành

nghề để phát triển nguồn nhân lực ở nước ta, Tạp chí lý luận chính trị, Đảng

cộng sản Việt Nam, Hà Nội.

18. Nguyễn Kiên Cường và nhóm dịch giả (2004), Phương pháp lãnh đạo quản lý

nhà trường hiệu quả, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Nguyễn Như Diệm (1999), Truyền thống và hiện đại trong văn hóa, Trung tâm

khoa học và nhân văn quốc gia, Hà Nội.

20. Trần Kim Dung (2005), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê, Hà Nội.

21. Vũ Dương Dũng (2016), Phát triển đội ngũ giảng viên Múa ở Việt Nam

trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.

22. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện lần thứ 5 Ban chấp hành Trung

ương khóa IX về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình

hình mới, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,

Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XI, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Trần Khánh Đức (2002), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực

theo ISO & TQT, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27. Trần Khánh Đức (2009), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

28. Phạm Duy Đức (2009), Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020,

những vấn đề phương pháp luận, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Nguyễn Minh Đường (2004), Đào tạo nhân lực trong cơ chế thị trường, Tạp

chí Thông tin Khoa học Giáo dục, số 111, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam,

Hà Nội.

30. Lê Văn Giang (2001), Những vấn đề lý luận cơ bản của khoa học giáo dục,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 172: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

160

31. Phan Hồng Giang, Bùi Hoài Sơn (2014), Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến

trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Vũ Minh Giang (1998), Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong

chiến lược phát triển giáo dục hiện nay của Việt Nam, Tài liệu viện nghiên

cứu KHGD, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

33. Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Vǎn Tảo, Bùi Hiền (2001), Từ

điển Giáo dục học, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

34. Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2007), Giáo dục Việt Nam đổi

mới và phát triển hiện đại hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

35. Nguyễn Thị Hằng (2012), Quản lý đào tạo ở các trường dạy nghề theo hướng

đáp ứng nhu cầu xã hội, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.

36. Trần Thị Ngọc Hạnh (2009), Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo

của trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Trà Vinh, Luận văn Thạc sĩ,

Hà Nội.

37. Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục,

Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

38. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách

giáo khoa, Nxb ĐH Sư phạm, Hà Nội.

39. Hà Sỹ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học, Nxb Hà Nội.

40. Đỗ Văn Khang (2001), Nghệ thuật học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

41. Trần Kiểm (2010), Khoa học tổ chức và quản lý trong giáo dục, Nxb Đại học

sư phạm, Hà Nội.

42. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003) Lý luận đại cương về quản lý, Đại học sư phạm,

Trường Cán bộ và quản lý GD & ĐT, Hà Nội.

44. Nguyễn Thị Bích Lợi (2013), Luận cứ khoa học của phát triển đào tạo sư

phạm nghệ thuật đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở nước ta, Luận án Tiến

sĩ, Hà Nội.

45. Bành Tiến Long (2007), Đào tạo theo nhu cầu xã hội ở Việt Nam - thực trạng

và giải pháp, Tạp chí khoa học giáo dục, số 17 tháng 02, Viện khoa học giáo

dục Việt Nam, Hà Nội.

46. Mac và Ph.Ăngghen, (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng giáo dục đại học, Nxb Đại học

Quốc gia, Hà Nội.

Page 173: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

161

48. Nhiều tác giả (2004), Đổi mới giáo dục Đại học ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo,

Nxb Giáo dục. www.khcnmt-bvhttdl.vn163

49. Nhiều tác giả (2006), Văn hóa thời hội nhập, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.

50. Nhiều tác giả (2014), Đào tạo, nghiên cứu văn hóa ứng dụng với thực tiễn

hoạt động văn hóa khu vực phía Nam, Kỷ yếu hội thảo, Đại học quốc gia, TP

Hồ Chí Minh.

51. Nhiều tác giả (2014), Đổi mới công tác đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển

kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, Kỷ yếu hội thảo, Đại học Văn hóa, TP Hồ

Chí Minh.

52. Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Đánh giá và đo lường kết quả học tập, Nxb Đại học

sư phạm, Hà Nội.

53. Trần Thị Tuyết Oanh - Phạm Khắc Cương - Phạm Viết Vượng - Bùi Minh

Hiền - Nguyễn Ngọc Bảo - Bùi Văn Quân (2008), Giáo dục học, Nxb Đại học

sư phạm, Hà Nội.

54. Hoàng Phê (2017), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hồng Đức-Văn Lang, Hà Nội.

55. Vũ Văn Phúc - Nguyễn Duy Hùng (2012), Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng

yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

56. Phạm Hồng Quang (2012), Một số vấn đề cơ bản về nghiên cứu khoa học giáo

dục, Tài liệu giảng dạy, Đại học sự phạm Thái Nguyên.

57. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Giáo dục,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

58. Trần Hữu San (2012), Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung

cấp Văn hoá, Nghệ thuật & Du lịch Lào Cai, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.

59. Trịnh Ngọc Thạch (2008), Hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực

chất lượng cao trong các Trường đại học Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.

60. Trịnh Xuân Thắng (2014), Kinh nghiệm đào tạo nhân lực của một số quốc gia

trên thế giới và bài học tham khảo cho Việt Nam, Hội thảo khoa học trường

Đại học văn hóa, TP Hồ Chí Minh.

61. Đặng văn Thành (2009), Phương pháp đào tạo nghề gắn với thị trường lao

động ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.

62. Phan Chính Thức (2003), Những giải pháp phát triển đào tạo nghề đáp ứng

nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.

Page 174: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

162

63. Thủ tướng Chính phủ (2010), Đề án “Xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn

hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020”, ban hành kèm theo quyết đinh số

958/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

64. Thủ tướng Chính phủ (2011), Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo

của các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011-2020”, ban hành kèm theo

quyết đinh số 1243/QĐ-TTg ngày 25/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

65. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển

giáo dục 2011 - 2020”, ban hành kèm theo quyết đinh số 711/QĐ-TTg ngày

13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

66. Thủ tướng Chính phủ (2014), Điều lệ trường đại học, ban hành tại quyết định

số 70/2014/QĐ-TTg, ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

67. Nguyễn Thị Tính (2014), Giáo trình lý luận chung về quản lý và quản lý giáo

dục, Đại học sư phạm, Thái Nguyên.

68. Trường Đại học Văn hóa Tp Hồ Chí Minh (2014), Chương trình đào tạo, Ban

hành kèm theo Quyết định số 232/QĐ-ĐHVH HCM ngày 14/4/2014 của Hiệu

trưởng, trường ĐHCH TP HCM.

69. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2011), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

70. Nguyễn Thị Hồng Vân (2011), Quản lý hoạt động đào tạo ở Học viện Chính

trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay, Luận án Tiến

sĩ, Hà Nội.

71. Hoàng Vinh (1997), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta,

Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

72. Phạm Viết Vượng (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học

quốc gia, Hà Nội.

73. Nguyễn Như Ý - Nguyễn Văn Khang - Vũ Quang Hào - Phạm Xuân Thành

(2013), Đại từ điển tiếng việt, Nxb Đại học quốc gia, Tp.Hồ Chí Minh.

Tài liệu tiếng Anh

74. Argyris, C. E and D.A. Schon (1996), Organization learning II: theory,

method and practice. Addison Wesley.

75. Andrew Smith (1998), Training and development in Australia, Butterworth,

New SouthWales, Sydney, Australia.

76. Argyris, C. E and D.A. Schon (1996), Organization learning II: theory,

method and practice. Addison Wesley - Tổ chức việc học II: lý thuyết, phương

pháp và thực tiễn, Nxb Addison Wesley (Mỹ).

Page 175: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

163

77. Bruce Markenzie (1995), Designing and Competency - Based Training

Curriculum, Homesglen College TAFE. Australia.

78. Bush. T (2008), From Management to Leadership, Semantic or Meaningful

Change? Journal: Education Management Administration & Leadership, ISSN

1741- 1432, SAGE Publications (London, Los Angeles, New Delhi and Singapore).

79. Chris Barker (2011), Study Theoretical and Practical Culture.

80. David E. Lynch, Tony Yeigh (2013), Teacher Education in Australia:

Investigations in programming, Practicum and Partnership, Lulu.com Press

81. European Commission (2012), Labour Market Development in Europe 2012,

Luxembourg: Publications Office of the European Union

82. Galbraith, J. (1977), Organization Design, Reading, M.A: Addison - Wesley.

83. Harold Koontz, Cyril O Donnell, Heinz Weihrich (1992), Curriculum

Subparts Problems.

84. ILO (1994), Community - based training for Employment and income generation,

Aguide for Decision Makers, Vocationnal Training Systems managememt

Banch, Internationnal Labour Office, Geneva.

85. Margaret P. Ron G. and Rosalind L (1997), Educational Management: strategy,

quality, and resources, Open university press.

86. Peter. Drucker (2003), The best practices of the XXM of the management of,

National value, Hà Nội.

87. Mark Mason (2005), Strategic and the solution for the education of a quality

of education and the entire tranh, In Ternational Forum on Việt Nam

Education “Higher Education Reform and International Integration”.

88. R.Noonan, Ed. D, Ph.D. Senior Consultant (1995), Human Resoures Development:

Paradigms, Policies and Practices, Helsinki.

89. Rena Foy (1968), The World of Education, printed in the United States of America.

90. Robert J. Marzano (2007), The Art and Science of Teaching: A

Comprehensive Framework for Effective Instruction.

91. Senge. P. M (1990), The fifth discipline: The art and practice of the learning

organization, London, Century Business.

92. Việt Nam National Mekong Committee (2003), Human Resources

Development, HDR Plan Formulation Guidelines.

Page 176: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

164

93. Wang Han Di (1995), Economic development of Singapore with Confucian

culture, Fujian shifan daxue xu chao, N.Z.

94. Whetten, D-A. and Cameron, K.s (1995), Developing Management Skills,

3rd

ed, Harper Collins, New York, NY.

95. Zhang Jinbao (2009), Evaluation Framework for the Use of ICT in

Education: CIPO Model, Prepare for 2009 AECT Convention Louisville,

Kentucky, School of Educational Technology Beijing Normal University.

Mạng điện tử

96. http://vi.Wikipedia.org/wiki/.

Page 177: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

Phụ lục 1

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN CÁN BỘ QUẢN LÝ

(Thực trạng đào tạo cử nhân ngành QLVH ở trường đại học)

Kính gửi quý Ông (Bà)!

Để góp phần nâng cao chất lượng quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH ở trường

đại học đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay, xin quý Ông (Bà) vui lòng cho

biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách đánh dấu X vào cột và dòng phù hợp

với ý kiến của Ông (Bà) ở từng câu hỏi. Ý kiến của Ông (Bà) sẽ chỉ được dùng với mục

đích nghiên cứu khoa học, ngoài ra không có mục đích nào khác.

Câu hỏi 1. Xin Ông (bà) hãy đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố sau, trong đào tạo

ngành QLVH?

Stt Nội dung đánh giá

Mức đánh giá

Quan

trọng

Bình

thường

Không

quan trọng

1 Đầu vào (tuyển sinh, ĐNGV, tài chính, chương trình ĐT,

CSVC, TBDH, giáo trình)

2 Quá trình dạy học (dạy của GV học của SV)

3 Đầu ra (thỏa mãn nhu cầu học tập của cá nhân, đáp ứng nhu

cầu xã hội)

4 Bối cảnh (chính trị, pháp luật, KHCN, Đối thủ cạnh tranh,

mối quan hệ với ĐV sử dụng LĐ, đầu tư cho GD)

Câu hỏi 2. Xin Ông (bà) hãy đánh giá hiệu quả của các yếu tố sau trong đào tạo ngành QLVH?

Stt Nội dung đánh giá

Mức đánh giá

Hiệu

quả

Ít hiệu

quả

Không

hiệu quả

1 Đầu vào (tuyển sinh, ĐNGV, tài chính, chương trình ĐT,

CSVC, TBDH, giáo trình)

2 Quá trình dạy học (dạy của GV học của SV)

3 Đầu ra (thỏa mãn nhu cầu học tập của cá nhân, đáp ứng

nhu cầu xã hội)

4 Bối cảnh (chính trị, pháp luật, KHCN, Đối thủ cạnh tranh,

mối quan hệ với ĐV sử dụng LĐ, đầu tư cho GD)

Câu 3. Ông (Bà) đánh giá mức độ phù hợp của mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo cử

nhân ngành QLVH so với nhu cầu xã hội

Stt Các tiêu chí đánh giá

Mức đánh giá

Thấp Tương

đối thấp

Trung

bình

Tương

đối cao

Cao

1 Về kiến thức

2 Về kỹ năng nghề nghiệp

3 Về thái độ, tác phong nghề nghiệp

Page 178: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

Câu hỏi 4. Ông (bà) hãy đánh giá hiệu quả quản lý đào tạo ngành QLVH theo nhu cầu xã hội?

(thấp nhất là 1 và cao nhất là 5)

Stt Các tiêu chí đánh giá Mức đánh giá

1 2 3 4 5

1 Công tác tuyển sinh

2 Tuyển sinh đáp ứng được với qui mô đào tạo và sự phát

triển của nhà trường

3 Nội dung chương trình đào tạo

4 Chương trình đào tạo đảm bảo chuẩn đầu ra

5 Tổ chức day học đảm bảo chương trình ĐT

6 Việc học tập của sinh viên

7 Các điều kiện đảm bảo đào tạo ngành QLVH (ĐNGV,

CSVC thiết bị phương tiện, giáo trình…)

8 Hệ thống đánh giá đảm bảo chất lượng phù hợp

9 Kết quả đầu ra đáp ứng được sự mong đợi của các bên

có liên quan

10 Khác (xin ghi cụ thể)

Câu 5. Cơ sở tiến hành điều chỉnh chương trình đào tạo của nhà trường là gì?

1) Theo các điều kiện đáp ứng của nhà trường (giảng viên, CSVC, trang thiết bị…) 2) Theo đòi hỏi đầu ra của thị trường lao động

3) Theo những yêu cầu đổi mới trong giáo dục và đào tạo

4) Theo sự đề xuất trực tiếp của các cơ sở tuyển dụng

5) Theo sự đề xuất trực tiếp của bộ môn/khoa

6) Khác (xin ghi cụ thể)

Câu 6. Xin Ông (Bà) cho biết việc tuyển dụng giảng viên mới của nhà trường hiện nay được

thực hiện như thế nào?

1) Bộ môn/Khoa đề xuất trên cơ sở nhu cầu và dự báo phát triển của ngành đào tạo 2) Thông báo tuyển dụng và tổ chức thi tuyển đánh giá chuyên môn, kỹ năng ngành nghề

và sự hiểu biết về ngành, trình độ tin học, ngoại ngữ

3) Không thông báo tuyển dụng rộng rãi, chỉ tiếp nhận theo giới thiệu và tổ chức bồi

dưỡng các kỹ năng cần thiết sau tuyển dụng

4) Khác (xin ghi cụ thể)

Câu 7. Ông (Bà) đánh giá hiệu quả các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

ngành QLVH? (thấp nhất là 1 và điểm tối đa là 5)

Page 179: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

Stt Các tiêu chí đánh giá Mức đánh giá

1 2 3 4 5

1 Hội giảng các cấp từ bộ môn trở nên

2 Bồi dưỡng lý thuyết chuyên môn

3 Bồi dưỡng thực hành chuyên môn

4 Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp

5 Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

6 Bồi dưỡng lý luận chính trị

7 Bồi dưỡng phương pháp NCKH

8 Bồi dưỡng ngoại ngữ/tin học

9 Khác (xin ghi cụ thể)

Câu 8. Ông (Bà) đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện nay của nhà

trường phục vụ đào tạo cử nhân ngành QLVH theo nhu cầu xã hội?

Stt Nội dung đánh giá

Mức đánh giá

Đủ Tương

đối đủ

Thiếu

1 Phòng dạy học tích hợp

2 Phòng học lý thuyết, chuyên môn (chuyên dụng)

3 Sàn tập/phòng học thực hành lớn

4 Sân khấu biểu diễn/phòng thực hành chuyên ngành

5 Phương tiện dậy học lý thuyết

6 Phương tiện thực hành/trang thiết bị kỹ thuật, máy móc

7 Phương tiện đồ dung dạy học

8 Tài liệu, giáo trình

9 Các thiết bị, phương tiện, đồ dùng khác

Câu 9. Việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học cho đào tạo cử nhân

ngành QLVH được thực hiện như thế nào?

1) Thực hiện thường xuyên hàng năm trên cơ sở lưu lượng người học

2) Thực hiện thường xuyên hàng năm trên cơ sở thay đổi về chương trình đào tạo

3) Thực hiện thường xuyên hàng năm trên cơ sở thay đổi về công nghệ

4) Thực hiện khi có nguồn vốn nhà nước

5) Thực hiện khi cần đáp ứng cục bộ theo nhu cầu tuyển dụng của nhà tuyển dụng

Page 180: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

Câu 10. Đánh giá của Ông (Bà) về chất lượng quản lý hoạt động học tập của sinh viên nhà

trường hiện nay?

Stt Nội dung quản lý

Mức đánh giá

Rất

tốt Tốt Khá

T.

bình

Yếu

Kém

1 Hoạt động học tập, rèn luyện trong giờ học lý

thuyết trên lớp

2 Hoạt động học tập, rèn luyện trong giờ học

thực hành trên lớp

3

Hoạt động học tập, rèn luyện trong giờ học

thực hành, thực tập, biểu diễn tại nơi sinh viên

thực tập

4 Hoạt động học tập, rèn luyện trong các buổi

tham quan, thực tế

5 Hoạt động học tập, rèn luyện ngoại khóa, đoàn

thể… ngoài nhà trường

6 Phối hợp nhà trường - gia đình - địa phương

trong quản lý sinh viên

Câu 11. Ông (Bà) cho biết mức độ ảnh hưởng của những yếu tố sau trong đào tạo ngành QLVH?

Stt Các yếu tố ảnh hƣởng

Mức độ ảnh hưởng

Nhiều Vừa

phải Ít

1

Sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược, qui hoạch và phát triển

trường đại học phù hợp với sự phát triển của ngành VH và các

địa phương giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn 2030

2 Sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược, qui hoạch và phát triển

trường đại học đáp ứng với nhu cầu xã hội và người học

3 Môi trường làm việc thân thiện, điều kiện làm việc tốt, luôn phát

huy được tính tự chủ sáng tạo của mọi người

4 Chế độ chính sách rõ ràng minh bạch, tạo diều kiện để CBGV có

được thu nhập ổn định, có chính sách thu hút phù hợp

5 Nhà nước đầu tư kinh phí đào tạo nhân lực ngành VH ở từng khu

vực/địa phương

6 Hội nhập với thế giới là điều kiện tốt để nâng cao chất lượng đào

tạo (sử dụng đội ngũ chuyên gia, công nghệ mới)

7 Có sự cạnh tranh của sản phẩm đào tạo

Page 181: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

Stt Các yếu tố ảnh hƣởng

Mức độ ảnh hưởng

Nhiều Vừa

phải Ít

8 Cơ chế tự chủ toàn diện về tài chính và tự chịu trách nhiệm về

chất lượng đào tạo

9 Nguồn tuyển sinh dần cạn kiệt

10 Ngành đào tạo thiếu hấp dẫn

11 Chậm thay đổi công nghệ/ngành nghề mới

12 Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng thích ứng của

ĐNGV

Câu 12. Công tác tuyển sinh ngành QLVH đang thực hiện theo hình thức nào?

1) Xét tuyển trên hồ sơ tuyển sinh 2) Xét tuyển các môn thi văn hóa và tổ chức thi các môn năng khiếu liên quan đến chuyên

ngành đào tạo

3) Xét tuyển và qui định điểm sàn các môn văn hóa (dựa trên kết quả môn học ở THPT và

tổ chức thi các môn năng khiếu)

4) Tổ chức thi thực hành các môn năng khiếu, chấm loại trực tiếp, không tính các môn VH

5) Khác (xin ghi cụ thể)

Câu 13. Khi phân chia lớp/nhóm sau tuyển sinh, nhà trường tiến hành như thế nào?

1) Chia lớp dựa vào kết quả tốt nghiệp THTP

2) Chia lớp căn cứ trên kết quả thi tuyển đại học đầu vào

3) Chia lớp trên cơ sở phân loại thông qua một kỳ khảo sát theo năng lực do trường tổ chức

4) Phân chia lớp trên cơ sở số lượng sinh viên trong một lớp/nhóm theo giới hạn qui định

và tương đối đồng đều

5) Khác (xin ghi cụ thể)

Câu 14. Việc quản lý thực hiện mục tiêu đào tạo ngành QLVH được thể hiện như thế nào?

1) Mục tiêu đào tạo đảm bảo kiến thức cơ bản về khoa học xã hội nhân văn và nghệ thuật

2) Trình độ đào tạo gồm lý luận, năng lực quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động VHNT

3) Cụ thể hóa mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản

sắc dân tộc và hội nhập quốc tế

4) Đáp ứng được kỹ năng quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động VHNT

5) Tạo được kỹ năng nghiên cứu, đề xuất các dự án văn hóa để tổ chức các hoạt động VHNT

Page 182: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

6) Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quan hệ công chúng, khả năng thuyết trình,

sinh hoạt cộng đồng, làm việc độc lập

7) Khác (xin ghi cụ thể) Câu 15. Việc quản lý nội dung chương trình đào tạo ngành QLVH được thực hiện như thế nào?

1) Quản lý thực hiện chương trình giáo dục đảm bảo đủ khối lượng kiến thức toàn khóa thể

hiện bằng các modune 2) Tăng cường quản lý hoạt động đào tạo của các bộ môn, khoa, bộ phận chức năng, quản

lý chương trình giáo dục cơ bản (đại cương)

3) Các bộ phận chức năng, quản lý chương trình giáo dục kiến thức cơ sở ngành đảm bảo

đúng, đủ

4) Tổ chức quản lý chương trình giáo dục kiến thức ngành đảm bảo đúng, đủ, khoa học

5) Tổ chức đào tạo kỹ năng mềm

6) Nâng cao hiệu lực quản lý chương trình giáo dục ngành QLVH đảm bảo đúng, đủ, khoa

học và hiện đại

7) Khác (xin ghi cụ thể) Câu 16. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH thực

hiện như thế nào?

STT Các nội dung

Mức độ sử dụng Hiệu quả

Rất

thường

xuyên

thường

xuyên

Không

thường

xuyên

Rất

hiệu

quả

Tương

đối

hiệu

quả

Không

hiệu

quả

1 Lập kế hoạch đào tạo

2 Xếp thời khóa biểu, lịch thi

3 Đăng ký học, thi

4 Quản lý (hồ sơ) sinh viên

5 Tổ chức và quản lý thi

6 Quản lý học phí, học bổng

7 Quản lý tốt nghiệp

8 Quản lý đề tài khoa học

9 Quản lý giảng dạy

10 Quản lý giảng đường

11 Portal cung cấp hỗ trợ tra cứu

Page 183: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

Câu 17. Quản lý công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho sinh viên ngành QLVH sau khi tốt

nghiệp được nhà trường giao cho bộ phận nào?

1) Phòng Công tác học sinh - sinh viên

2) Khoa chuyên môn

3) Bộ phận chuyên trách thuộc BGH

4) Trung tâm hướng nghiệp và giới thiệu việc làm của trường

5) Không thực hiện việc này

Câu 18. Ông (Bà) hãy đánh giá mức độ phối hợp giữa nhà trường và cơ sở tuyển dụng trong

tổ chức và quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH?

Stt Nội dung và hình thức phối hợp

Mức độ phối hợp

Chưa Đôi

khi

Thường

xuyên

1 Cơ sở tuyển dụng cung cấp thông tin cho nhà trường về

nhu cầu tuyển dụng và cách tuyển lao động

2 Cơ sở đào tạo cung cấp thông tin cho nhà tuyển dụng về

sinh viên sắp tốt nghiệp

3 Chuyên gia của cơ sở tuyển dụng tham gia giảng dậy và

hướng dẫn thực tập cho sinh viên

4 Cơ sở tuyển dụng tạo điều kiện cho sinh viên, tham quan,

thực tập, thực hành

5 Cơ sở tuyển dụng hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị,

phương tiện cho cơ sở đào tạo

6 Cơ sở tuyển dụng hỗ trợ kinh phí đào tạo

7 Cơ sở tuyển dụng tham gia xây dựng hoặc điều chỉnh

chương trình đào tạo

8 Cơ sở tuyển dụng tham gia đánh giá kết quả đầu ra của

sinh viên

9 Chuyên gia của cơ sở tuyển dụng tham gia tư vấn và

tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp tại cơ sở đào tạo

10 CBQL của cơ sở đào tạo tìm hiểu nhu cầu sử dụng lao

động của đơn vị sử dụng lao động sau đào tạo

11 Các cơ sở có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực QLVH

cử chuyên gia đến cơ sở đào tạo bồi dưỡng phát triền

nghề nghiệp

12 Khác (xin ghi cụ thể)

Page 184: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

Câu 19. Xin Ông (Bà) cho biết những khó khăn trong việc thiết lập và phát triển mối quan

hệ giữa nhà trường với các cơ sở tuyển dụng cử nhân ngành QLVH?

1) Chưa hiểu rõ lợi ích và tầm nhìn quan trọng của mối quan hệ

2) Nhà trường không sẵn sàng phối hợp

3) Chưa có phương pháp xây dựng mối quan hệ

4) Khó xây dựng được các nội dung phối hợp thỏa mãn lợi ích của nhà trường và cơ sở

tuyển dụng

5) Cơ sở tuyển dụng không sẵn sang tham gia

6) Cơ chế làm việc không phù hợp với hai bên

7) Chưa có cơ chế ưu đãi của nhà nước cho các cơ sở tuyển dụng tham gia quá trình ĐT

8) Khó khăn khác (xin ghi cụ thể)

Câu 20. Xin Ông (Bà) cho biết để đào tạo cử nhân ngành QLVH đạt hiệu quả, đáp ứng nhu

cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần phải:

1) Bắt đầu bằng việc đào tạo lại đội ngũ giảng viên có đào tạo cử nhân ngành QLVH

2) Đổi mới trong công tác quản lý, luân chuyển cán bộ theo định kỳ

3) Đổi mới công tác xây dựng chương trình, giáo trình tiếp cận mục tiêu, năng lực

4) Xây dựng kỷ cương trong thi cử, đổi mới hình thức, qui trình kiểm tra đánh giá

5) Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ đào tạo cử nhân ngành QLVH

6) Xã hội hóa trong đào tạo cử nhân ngành QLVH

7) Ý kiến khác (xin ghi cụ thể)

Câu 21. Việc đánh giá các phương pháp dạy học của giảng viên trong đào tạo ngành QLVH

do bộ phận nào thực hiện?

1) Phòng đào tạo

2) Các Bộ môn/Khoa chuyên môn

3) Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng

4) Một bộ phận chuyên trách thuộc BGH

5) Không tổ chức đánh giá phương pháp dạy học Câu 22. Các căn cứ để đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong việc đào tạo cử nhân

ngành QLVH là gì?

1) Kết quả các bài thi/kiểm tra kiến thức lý thuyết

2) Kết quả các bài thi/kiểm tra thực hành kỹ năng

3) Kết quả đánh giá thái độ trong quá trình học tập

4) Kết quả đánh giá bài thi/kiểm tra tích hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ

5) Khác (xin ghi cụ thể) Câu 23. Cách thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành QLVH được nhà trường qui

định như thế nào?

1) Được thống nhất trong chương trình đào tạo (đề cương môn học)

2) Không qui định, do giảng viên tự lựa chọn

Page 185: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

3) Do giảng viên tự lựa chọn và thông qua Bộ môn/ Khoa

4) Được cụ thể hóa trong ngân hàng đề thi của trường

5) Được nhà trường qui định trên cơ sở xây dựng qui trình, kế hoạch đánh giá kết quả tùy

theo đặc thù của môn học

Câu 24. Ông (Bà) hãy đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo cử nhân ngành

QLVH? (mức 1 là thấp nhất, 5 là cao nhất)

Stt Các tiêu chí đánh giá Mức đánh giá

1 2 3 4 5

1 Lập kế hoạch, tiến độ giảng dạy

2 Thực hiện qui trình quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ

đã được điều chỉnh theo nhu cầu xã hội

3 Quản lý mục tiêu, chương trình đào tạo theo chuẩn đầu

ra và nhu cầu xã hội

4 Quản lý thực hiện kế hoạch và các hoạt động dậy học

theo chuẩn đầu ra và nhu cầu xã hội

5 Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo (GV,

CSVC, trang thiết bị, phương tiện dạy học)

6 Quản lý đánh giá kết quả học tập, tốt nghiệp, cấp văn

bằng chứng chỉ

7 Quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cơ sở tuyển dụng

8 Quản lý các dữ liệu sau tốt nghiệp

9 Báo cáo thống kê dữ liệu đào tạo theo nhu cầu xã hội

10 Ứng dụng các phần mềm hỗ trợ trên máy tính quản lý

đào tạo

11 Vận dụng văn bản pháp qui và xử lý các tình huống

phát sinh trong quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ

12 Chủ động đề xuất các giải pháp, phương án hợp lý

trong quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ

13 Khác (xin ghi cụ thể)

Câu 25. Xin Ông (Bà) cho biết những khó khăn hiện nay tạo ra những rào cản cho việc nâng

cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành QLVH?

1) Tuyển sinh không đủ số lượng

2) Đầu vào sinh viên trình độ quá yếu

3) Nghề đang đào tạo không có sức hấp dẫn

4) Nội dung chương trình đào tạo không sát thực tế, ít cập nhật kiến thức, công nghệ mới

5) Đội ngũ giảng viên thiếu về số lượng, yếu về năng lực

6) Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện thiếu và lạc hậu

Page 186: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

7) Thời gian đào tạo quá dài

8) Sinh viên ít được tiếp xúc với thực tế công việc

9) Phối hợp giữa nhà trường và cơ sở tuyển dụng còn yếu

10) Ít hoặc không tham gia các hội chợ việc làm, tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh 11) Ít hoặc không có thông tin về thị trường lao động, việc làm

12) Nguồn kinh phí của nhà trường cho đào tạo ngành QLVH còn eo hẹp (ngân sách nhà

nước, học phí, hỗ trợ của các nhà tài trợ, vốn vay…)

13) Khó khăn khác (xin ghi cụ thể)

Xin Ôn (bà) cho biết thông tin cá nhân:

1. Họ và Tên: (có thể không trả lời)

2. Đơn vị công tác:………………………………………………………………

3. Chức vụ đảm nhiệm: Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng

Trưởng/Phó khoa Tổ trưởng bộ môn

4. Trình độ đào tạo: Tiến sỹ Thạc sỹ Cử nhân

5. Thâm niên công tác:…..…. năm

Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quí Ông (Bà)!

Page 187: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

Phụ lục 2

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

(Thực trạng đào tạo cử nhân ngành QLVH ở trường đại học)

Kính gửi quý Thày (Cô)!

Để góp phần nâng cao chất lượng quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH ở trường

đại học đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay, xin quý Thày (Cô) vui lòng cho

biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách đánh dấu X vào cột và dòng phù hợp

với ý kiến của Thày (Cô) ở từng câu hỏi. Ý kiến của Thày (Cô) sẽ chỉ được dùng với mục

đích nghiên cứu khoa học, ngoài ra không có mục đích nào khác.

Câu hỏi 1. Xin Thày (Cô) hãy đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố sau, trong đào tạo

ngành QLVH?

Stt Nội dung đánh giá

Mức đánh giá

Quan

trọng

Bình

thường

Không

quan

trọng

1 Đầu vào (tuyển sinh, ĐNGV, tài chính, chương trình

ĐT, CSVC, TBDH, giáo trình)

2 Quá trình dạy học (dạy của GV học của SV)

3 Đầu ra (thỏa mãn nhu cầu học tập của cá nhân, đáp ứng

nhu cầu xã hội)

4 Bối cảnh (chính trị, pháp luật, KHCN, Đối thủ cạnh

tranh, mối quan hệ với ĐV sử dụng LĐ, đầu tư cho GD)

Câu hỏi 2. Xin Thày (Cô) hãy đánh giá hiệu quả của các yếu tố sau trong đào tạo ngành QLVH?

Stt Nội dung đánh giá

Mức đánh giá

Hiệu

quả

Ít hiệu

quả

Không

hiệu quả

1 Đầu vào (tuyển sinh, ĐNGV, tài chính, chương trình

ĐT, CSVC, TBDH, giáo trình)

2 Quá trình dạy học (dạy của GV học của SV)

3 Đầu ra (thỏa mãn nhu cầu học tập của cá nhân, đáp ứng

nhu cầu xã hội)

4 Bối cảnh (chính trị, pháp luật, KHCN, Đối thủ cạnh

tranh, mối quan hệ với ĐV sử dụng LĐ, đầu tư cho GD)

Page 188: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

Câu 3. Thày (Cô) hãy đánh giá mức độ phù hợp của mục tiêu, nội dung chương trình đào

tạo cử nhân ngành QLVH so với nhu cầu xã hội

Stt Các tiêu chí đánh giá

Mức đánh giá

Thấp Tương

đối thấp

Trung

bình

Tương

đối cao Cao

1 Về kiến thức

2 Về kỹ năng nghề nghiệp

3 Về thái độ, tác phong nghề nghiệp

Câu hỏi 4. Thày (cô) hãy đánh giá hiệu quả quản lý đào tạo ngành QLVH theo nhu cầu xã

hội? (thấp nhất là 1 và cao nhất là 5)

Stt Các tiêu chí đánh giá Mức đánh giá

1 2 3 4 5

1 Công tác tuyển sinh

2 Tuyển sinh đáp ứng được với qui mô đào tạo và sự phát

triển của nhà trường

3 Nội dung chương trình đào tạo

4 Chương trình đào tạo đảm bảo chuẩn đầu ra

5 Tổ chức day học đảm bảo chương trình ĐT

6 Việc học tập của sinh viên

7 Các điều kiện đảm bảo đào tạo ngành QLVH (ĐNGV,

CSVC thiết bị phương tiện, giáo trình…)

8 Hệ thống đánh giá đảm bảo chất lượng phù hợp

9 Kết quả đầu ra đáp ứng được sự mong đợi của các bên

có liên quan

10 Khác (xin ghi cụ thể)

Câu 5. Đối với công tác đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn (bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề…)

dành cho giảng viên khoa QLVH-NT, việc xây dựng mục tiêu được thực hiện như thế nào?

1) Do giảng viên xây dựng thực hiện theo qui trình từ xác định nhu cầu, phân tích nghề,

phân tích công việc… đến chương trình là các khối kiến thức hoàn chỉnh

2) Có sự tham gia trực tiếp của các giảng viên, chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo

3) Sử dụng nguyên bản một số kiến thức, môn học trong chương trình đào tạo chính qui

hiện hành

4) Sử dụng nguyên bản chương trình đào tạo do cơ sở tuyển dụng cung cấp

Page 189: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

Câu 6. Điểm yếu của giảng viên khi giảng dạy các môn học cử nhân ngành QLVH là gì?

1) Lý thuyết nghề không tốt 2) Kỹ năng giảng dậy không đáp ứng được sự phát triển thực tế nghề

3) Sử dụng phương pháp dạy học không phù hợp với chương trình, tích hợp lý thuyết với

thực hành

4) Không phân loại được sinh viên trong quá trình dạy học

5) Không xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của hoạt động tự học cho sinh viên

6) Không theo dõi có hệ thống sự biến đổi nhận thức, tay nghề, thái độ của từng người học

trong quá trình dạy - học

7) Không thực hiện giảng dạy và quản lý sinh viên theo năng lực của từng người học 8) Thói quen dạy học theo phương thức “một chiều”, người học hoàn toàn bị động

9) Năng lực xây dựng, phát triển chương trình đào tạo ngành QLVH yếu

10) Năng lực biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ dạy - học yếu 11) Chậm cập nhật và sử dụng tiến bộ của KHCN

12) Năng lực dạy học tích hợp chuyên ngành QLVH kém 13) Khác (xin ghi cụ thể)

Câu 7. Đánh giá mức độ thực hiện nội qui, qui chế đào tạo của GV? (thấp nhất là 1 và điểm

tối đa là 5)

Stt Các tiêu chí đánh giá

Mức đánh giá

1 2 3 4 5

1 Chấp hành tốt nội qui, qui chế đào tạo của Bộ GDĐT

và của cơ sở GDĐH

2 Thực hiện đảm bảo thời lượng lên lớp, qui trình thực

hành, semina, hướng dẫn và sửa chữa bài tập, bài kiểm

tra

3 Thực hiện đảm bảo giờ nghiên cứu khoa học theo qui

định

4 Chuẩn bị đầy đủ giáo trình, giáo án, dụng cụ giảng dạy

và tài liệu tham khảo cho SV

5 Làm tốt công tác cố vấn học tập (chủ nhiệm lớp)

6 Hướng dẫn kiến tập, thực tập, khóa luận tốt nghiệp,

nghiên cứu khoa học cho SV

7 Đánh giá kết quả học tập của sinh viên đảm bảo tính

khoa học, khách quan, công bằng

8 Khác (xin ghi cụ thể)

Page 190: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

Câu 8. Thày (Cô) đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện nay của nhà

trường phục vụ đào tạo cử nhân ngành QLVH theo nhu cầu xã hội?

Stt Nội dung đánh giá

Mức đánh giá

Đủ Tương

đối đủ

Thiếu

1 Phòng dạy học tích hợp

2 Phòng học lý thuyết, chuyên môn (chuyên dụng)

3 Sàn tập/phòng học thực hành lớn

4 Sân khấu biểu diễn/phòng thực hành chuyên ngành

5 Phương tiện dậy học lý thuyết

6 Phương tiện thực hành/trang thiết bị kỹ thuật, máy móc

7 Phương tiện đồ dung dạy học

8 Tài liệu, giáo trình

9 Các thiết bị, phương tiện, đồ dùng khác

Câu 9. Đánh giá của Thày (Cô) về chất lượng quản lý hoạt động học tập của sinh viên nhà

trường hiện nay?

Stt Nội dung quản lý

Mức đánh giá

Rất

tốt Tốt Khá

Trung

bình

Yếu

Kém

1 Hoạt động học tập, rèn luyện trong giờ học lý

thuyết trên lớp

2 Hoạt động học tập, rèn luyện trong giờ học thực

hành trên lớp

3 Hoạt động học tập, rèn luyện trong giờ học thực

hành, thực tập, biểu diễn tại nơi sinh viên thực tập

4 Hoạt động học tập, rèn luyện trong các buổi tham

quan, thực tế

5 Hoạt động học tập, rèn luyện ngoại khóa, đoàn

thể… tại trường

6 Phối hợp nhà trường - gia đình - địa phương trong

quản lý sinh viên

Page 191: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

Câu 10. Thày (Cô) cho biết mức độ ảnh hưởng của những yếu tố sau trong đào tạo cử nhân

ngành QLVH?

Stt Các yếu tố ảnh hƣởng

Mức độ ảnh hưởng

Nhiều Vừa

phải Ít

1

Sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược, qui hoạch và phát triển

trường đại học phù hợp với sự phát triển của ngành VH và các địa

phương giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn 2030

2 Sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược, qui hoạch và phát triển

trường đại học đáp ứng với nhu cầu xã hội và người học

3 Môi trường làm việc thân thiện, điều kiện làm việc tốt, luôn phát

huy được tính tự chủ sáng tạo của mọi người

4 Chế độ chính sách rõ ràng minh bạch, tạo diều kiện để CBGV có

được thu nhập ổn định, có chính sách thu hút phù hợp

5 Nhà nước đầu tư kinh phí đào tạo nhân lực ngành VH ở từng khu

vực/địa phương

6 Hội nhập với thế giới là điều kiện tốt để nâng cao chất lượng đào

tạo (sử dụng đội ngũ chuyên gia, công nghệ mới)

7 Có sự cạnh tranh của sản phẩm đào tạo

8 Cơ chế tự chủ toàn diện về tài chính và tự chịu trách nhiệm về

chất lượng đào tạo

9 Nguồn tuyển sinh dần cạn kiệt

10 Ngành đào tạo thiếu hấp dẫn

11 Chậm thay đổi công nghệ/ngành nghề mới

12 Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng thích ứng của ĐNGV

Câu 11. Việc quản lý thực hiện mục tiêu đào tạo ngành QLVH được thể hiện như thế nào?

1) Mục tiêu đào tạo đảm bảo kiến thức cơ bản về khoa học xã hội nhân văn và nghệ thuật 2) Trình độ đào tạo gồm lý luận, năng lực quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động VHNT

3) Cụ thể hóa mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản

sắc dân tộc và hội nhập quốc tế

4) Đáp ứng được kỹ năng quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động VHNT

5) Tạo được kỹ năng nghiên cứu, đề xuất các dự án văn hóa để tổ chức các hoạt động

VHNT

6) Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quan hệ công chúng, khả năng thuyết trình,

sinh hoạt cộng đồng, làm việc độc lập

Page 192: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

7) Khác (xin ghi cụ thể) Câu 12. Việc quản lý nội dung chương trình đào tạo ngành QLVH được thực hiện như thế nào?

1) Quản lý thực hiện chương trình giáo dục đảm bảo đủ khối lượng kiến thức toàn khóa thể

hiện bằng các modune 2) Tăng cường quản lý hoạt động đào tạo của các bộ môn, khoa, bộ phận chức năng, quản

lý chương trình giáo dục cơ bản (đại cương)

3) Các bộ phận chức năng, quản lý chương trình giáo dục kiến thức cơ sở ngành đảm bảo

đúng, đủ

4) Tổ chức quản lý chương trình giáo dục kiến thức ngành đảm bảo đúng, đủ, khoa học

5) Tổ chức đào tạo kỹ năng mềm

6) Nâng cao hiệu lực quản lý chương trình giáo dục ngành QLVH đảm bảo đúng, đủ, khoa

học và hiện đại

7) Khác (xin ghi cụ thể) Câu 13. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH thực

hiện như thế nào?

Stt Các nội dung

Mức độ sử dụng Hiệu quả

Rất

thường

xuyên

thường

xuyên

Không

thường

xuyên

Rất

hiệu

quả

Tương

đối

hiệu

quả

Không

hiệu

quả

1 Lập kế hoạch đào tạo

2 Xếp thời khóa biểu, lịch thi

3 Đăng ký học, thi

4 Quản lý (hồ sơ) sinh viên

5 Tổ chức và quản lý thi

6 Quản lý học phí, học bổng

7 Quản lý tốt nghiệp

8 Quản lý đề tài khoa học

9 Quản lý giảng dạy

10 Quản lý giảng đường

11 Portal cung cấp hỗ trợ tra cứu

Page 193: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

Câu 14. Thày (Cô) hãy đánh giá mức độ phối hợp giữa nhà trường và cơ sở tuyển dụng trong

tổ chức và quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH?

Stt Nội dung và hình thức phối hợp

Mức độ phối hợp

Chưa Đôi

khi

Thường

xuyên

1 Cơ sở tuyển dụng cung cấp thông tin cho nhà trường về

nhu cầu tuyển dụng và cách tuyển lao động

2 Cơ sở đào tạo cung cấp thông tin cho nhà tuyển dụng về

sinh viên sắp tốt nghiệp

3 Chuyên gia của cơ sở tuyển dụng tham gia giảng dậy và

hướng dẫn thực tập cho sinh viên

4 Cơ sở tuyển dụng tạo điều kiện cho sinh viên, tham quan,

thực tập, thực hành

5 Cơ sở tuyển dụng hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị,

phương tiện cho cơ sở đào tạo

6 Cơ sở tuyển dụng hỗ trợ kinh phí đào tạo

7 Cơ sở tuyển dụng tham gia xây dựng hoặc điều chỉnh

chương trình đào tạo

8 Cơ sở tuyển dụng tham gia đánh giá kết quả đầu ra của

sinh viên

9 Chuyên gia của cơ sở tuyển dụng tham gia tư vấn và

tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp tại cơ sở đào tạo

10 CBQL của cơ sở đào tạo tìm hiểu nhu cầu sử dụng lao

động của đơn vị sử dụng lao động sau đào tạo

11 Các cơ sở có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực QLVH

cử chuyên gia đến cơ sở đào tạo bồi dưỡng phát triền

nghề nghiệp

12 Khác (xin ghi cụ thể)

Câu 15. Xin Thày (Cô) cho biết những khó khăn trong việc thiết lập và phát triển mối quan hệ

giữa nhà trường với các cơ sở tuyển dụng cử nhân ngành QLVH?

1) Chưa hiểu rõ lợi ích và tầm nhìn quan trọng của mối quan hệ

2) Nhà trường không sẵn sàng phối hợp

3) Chưa có phương pháp xây dựng mối quan hệ 4) Khó xây dựng được các nội dung phối hợp thỏa mãn lợi ích của nhà trường và cơ sở

tuyển dụng 5) Cơ sở tuyển dụng không sẵn sang tham gia

Page 194: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

6) Cơ chế làm việc không phù hợp với hai bên 7) Chưa có cơ chế ưu đãi của nhà nước cho các cơ sở tuyển dụng tham gia quá trình ĐT 8) Khó khăn khác (xin ghi cụ thể)

Câu 16. Việc đánh giá các phương pháp dạy học của giảng viên trong đào tạo ngành QLVH

do bộ phận nào thực hiện?

1) Phòng đào tạo 2) Các Bộ môn/Khoa chuyên môn

3) Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng 4) Một bộ phận chuyên trách thuộc BGH

5) Không tổ chức đánh giá phương pháp dạy học Câu 17. Thày (Cô) cho biết các phương pháp dạy học thường dung trong đào tạo cử nhân

ngành QLVH?

1) Thuyết trình 2) Đàm thoại

3) Trực quan và phân tích (hình vẽ, mô hình, hình ảnh, thị phạm, hình mẫu, video clip…)

4) Nêu vấn đề

5) Mô phỏng

6) Thực hành theo bài qui định của các cơ sở tuyển dụng

7) Trắc nghiệm 8) Seminar

9) Làm việc nhóm

10) Phương pháp khác (xin ghi cụ thể)

Câu 18. Các hình thức đánh giá kết quả học tập cử nhân ngành QLVH mà Thày (Cô)

thường sử dụng là:

1) Tự luận 2) Vấn đáp

3) Bài tập thực hành bằng kỹ năng nghề nghiệp

4) Bài tập lớn

5) Trắc nghiệm khách quan

6) Kết hợp một số hình thức khác nhau

Câu 19. Các căn cứ để đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong việc đào tạo cử nhân

ngành QLVH là gì?

1) Kết quả các bài thi/kiểm tra kiến thức lý thuyết

2) Kết quả các bài thi/kiểm tra thực hành kỹ năng

3) Kết quả đánh giá thái độ trong quá trình học tập 4) Kết quả đánh giá bài thi/kiểm tra tích hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ

Page 195: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

5) Khác (xin ghi cụ thể) Câu 20. Xin Thày (Cô) cho biết những khó khăn hiện nay tạo ra những rào cản cho việc nâng

cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành QLVH?

1) Tuyển sinh không đủ số lượng 2) Đầu vào sinh viên trình độ quá yếu

3) Nghề đang đào tạo không có sức hấp dẫn 4) Nội dung chương trình đào tạo không sát thực tế, ít cập nhật kiến thức, công nghệ mới 5) Đội ngũ giảng viên thiếu về số lượng, yếu về năng lực

6) Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện thiếu và lạc hậu 7) Thời gian đào tạo quá dài 8) Sinh viên ít được tiếp xúc với thực tế công việc 9) Phối hợp giữa nhà trường và cơ sở tuyển dụng còn yếu 10) Ít hoặc không tham gia các hội chợ việc làm, tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh 11) Ít hoặc không có thông tin về thị trường lao động, việc làm 12) Nguồn kinh phí của nhà trường cho đào tạo ngành QLVH còn eo hẹp (ngân sách nhà

nước, học phí, hỗ trợ của các nhà tài trợ, vốn vay…) 13) Khó khăn khác (xin ghi cụ thể)

Xin cho biết một số thông tin cá nhân:

1. Họ và Tên: (có thể không trả lời)

2. Trình độ chuyên môn……………… Chuyên ngành :………………………..

3. Chức vụ, đơn vị công tác:………………………………………………………

4. Trình độ đào tạo: Tiến sỹ Thạc sỹ Cử nhân

5. Thâm niên công tác:…..…. năm

Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quí Thày (Cô)!

Page 196: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

Phụ lục 3

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN SINH VIÊN

(Thực trạng đào tạo cử nhân ngành QLVH ở trường đại học)

Kính gửi các Anh/Chị sinh viên!

Để góp phần nâng cao chất lượng quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH ở trường

đại học đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay, xin Anh/Chị vui lòng cho biết ý

kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách đánh dấu X vào cột và dòng phù hợp với ý

kiến của Anh/Chị ở từng câu hỏi. Ý kiến của các Anh/Chị chỉ được dùng với mục đích

nghiên cứu khoa học, ngoài ra không có mục đích nào khác.

Câu 1. Anh/Chị đánh giá về các tiêu chí đáp ứng đối với nhu cầu người học trong đào tạo

ngành QLVH theo nhu cầu xã hội như thế nào? (thấp nhất là 1 và điểm tối đa là 5)

Stt Các tiêu chí đánh giá Mức đánh giá

1 2 3 4 5

1 Chương trình đào tạo linh hoạt, phù hợp

2 Qui mô đào tạo phù hợp với sự phát triển của nhà trường

3 Điều kiện phục vụ đào tạo đáp ứng (ĐNGV, CSVC - trang

thiết bị, phương tiện dạy học, công tác quản lý SV…)

4 Phù hợp với bối cảnh điều kiện nhà trường, gia đình và

xã hội

5 Hệ thống đánh giá đảm bảo chất lượng phù hợp

6 Khác (xin ghi cụ thể)

Câu 2. Đánh giá của Anh/Chị về năng lực tự học của bản thân?

Stt Các tiêu chí đánh giá Mức đánh giá

Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt

1 Về kiến thức

2 Về kỹ năng nghề nghiệp

3 Về thái độ, tác phong nghề nghiệp

Page 197: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

Câu 3. Anh/Chị hãy đánh giá khả năng đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy

học hiện nay của nhà trường phục vụ đào tạo cử nhân ngành QLVH theo nhu cầu xã hội?

Stt Nội dung đánh giá

Mức đánh giá

Đủ Tương

đối đủ

Thiếu

1 Phòng dạy học tích hợp

2 Phòng học lý thuyết, chuyên môn (chuyên dụng)

3 Sàn tập/phòng học thực hành lớn

4 Sân khấu biểu diễn/phòng thực hành chuyên ngành

5 Phương tiện dậy học lý thuyết

6 Phương tiện thực hành/trang thiết bị kỹ thuật, máy móc

7 Phương tiện đồ dung dạy học

8 Tài liệu, giáo trình

9 Các thiết bị, phương tiện, đồ dùng khác

Câu 4. Nhà trường tổ chức giảng dạy các khối kiến thức trong chương trình đào tạo cử nhân

ngành QLVH như thế nào?

1) Học riêng lý thuyết trên giảng đường, sau đó thực hành tại phòng học chuyên dùng hoặc

sân khấu biểu diễn 2) Lý thuyết và thực hành dạy tích hợp theo từng bài cụ thể

3) Học riêng lý thuyết, sau đó đi thực tế, thực tập chuyên môn ở các cơ sở văn hóa để thực

hành nghề

4) Chuyên lý thuyết, thực hành chưa nhiều

5) Khác (xin ghi cụ thể) Câu 5. Nếu dạy học tách riêng lý thuyết và thực hành thì năng lực thực hành của sinh viên

ngành QLVH có đảm bảo đúng theo mục tiêu đào tạo không?

1) Đảm bảo đúng theo chương trình đào tạo đối với từng người học 2) Không đảm bảo do lớp/nhóm quá đông hoặc rất ít sinh viên

3) Không đảm bảo vì điều kiện CSVC, trang thiết bị, phương tiện, vật tư… 4) Khác (xin ghi cụ thể) Câu 6. Theo Anh/Chị nguyên nhân dẫn đến năng lực tự học của sinh viên ngành QLVH không

tốt là:

1) Do giáo viên chưa có phương pháp dạy học phù hợp 2) Do giáo viên không kiểm tra, giám sát quá trình tự học

3) Hệ thống thư viện, mạng, giáo trình tài liệu tham khảo chưa đáp ứng được với yêu cầu 4) Do ý thức tự học tự rèn luyện của sinh viên chưa tốt 5) Do không đủ CSVC, thiết bị, phương tiện cho sinh viên rèn luyện kỹ năng ngoài giờ

Page 198: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

6) Khác (xin ghi cụ thể) Câu 7. Quá trình học tập các khối kiến thức trong chương trình đào tạo cử nhân ngành QLVH,

theo Anh/Chị việc tổ chức học tập thực tế có phù hợp không?

1) Lý thuyết quá nhiều, chuyên môn, bài tập thực hành quá ít 2) Các bài tập theo kỹ năng nghề quá đơn giản, luyện tập nhiều, không cần thiết

3) Các bài tập kỹ năng nghề khó, phức tạp, không đủ thời gian, không đủ công cụ học tập 4) Tất cả các bài đã học đều phù hợp

5) Khác (xin ghi cụ thể) Câu 8. Sau khi đã học xong một số những môn học chuyên ngành QLVH, Anh/Chị tự nhận

thấy bản thân có những khả năng gì?

1) Trình bày được những kiến thức lý thuyết cơ bản nhất 2) Không có khả năng trình bày những kiến thức lý thuyết khó

3) Thực hiện được một số kỹ năng ở mức độ trung bình 4) Thực hiện được một số kỹ năng ở mức độ khá 5) Thực hiện được một số kỹ năng ở mức độ giỏi/xuất sắc 6) Chỉ có khả năng thực hiện kỹ năng ở mức độ đơn giản 7) Không hiểu gì lý thuyết và không thực hiện được kỹ năng thực hành

8) Có khả năng hoàn thành trọn vẹn năng lực của ngành QLVH theo chuẩn nghề nghiệp Xin vui lòng điền một số thông tin cá nhân:

1. Họ và Tên: (có thể không trả lời)……………………………………………….

2. Giới tính: Nam Nữ

3. Lớp……………… Chuyên ngành :……………………………………….

4. Trƣờng:………………………………………………………………………….

Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị!

Page 199: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

Phụ lục 4

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN CÁN BỘ QUẢN LÝ SỬ DỤNG

NHÂN LỰC SAU ĐÀO TẠO NGÀNH QLVH

(Thực trạng đào tạo cử nhân ngành QLVH ở trường đại học)

Kính gửi quý Ông (Bà)!

Để có cơ sở đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH ở

trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay, xin quý Ông (Bà) vui

lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách đánh dấu X vào cột và dòng

phù hợp với ý kiến của Ông (Bà) ở từng câu hỏi. Ý kiến của Ông (Bà) sẽ chỉ được dùng với

mục đích nghiên cứu khoa học, ngoài ra không có mục đích nào khác.

Câu hỏi 1. Nhận thức của Ông/Bà về đào tạo ngành QLVH theo nhu cầu xã hội như thế nào?

(thấp nhất là 1 và điểm tối đa là 5)

Stt Các tiêu chí đánh giá Mức đánh giá

1 2 3 4 5

1 Công tác tuyển sinh

2 Tuyển sinh đáp ứng được với qui mô đào tạo và sự phát

triển của nhà trường

3 Nội dung chương trình đào tạo

4 Chương trình đào tạo đảm bảo chuẩn đầu ra

5 Tổ chức day học đảm bảo chương trình ĐT

6 Việc học tập của sinh viên

7 Các điều kiện đảm bảo đào tạo ngành QLVH (ĐNGV,

CSVC thiết bị phương tiện, giáo trình…)

8 Hệ thống đánh giá đảm bảo chất lượng phù hợp

9 Kết quả đầu ra đáp ứng được sự mong đợi của các bên

có liên quan

10 Khác (xin ghi cụ thể)

Câu 2. Ông (Bà) hãy đánh giá mức độ phù hợp của mục tiêu, nội dung chương trình đào

tạo cử nhân ngành QLVH so với nhu cầu xã hội

Stt Các tiêu chí đánh giá

Mức đánh giá

Thấp Tương

đối thấp

Trung

bình

Tương

đối cao Cao

1 Về kiến thức

2 Về kỹ năng nghề nghiệp

3 Về thái độ, tác phong nghề nghiệp

Page 200: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

Câu 3. Năng lực nghề nghiệp của sinh viên QLVH sau khi ra trường có đạt được yêu cầu của

cơ sở tuyển dụng hay không? Có Không Ý kiến khác

Câu 4. Ông (Bà) hãy đánh giá mức độ phối hợp giữa nhà trường và cơ sở tuyển dụng trong tổ

chức và quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH?

Stt Nội dung và hình thức phối hợp

Mức độ phối hợp

Chưa Đôi

khi

Thường

xuyên

1 Cơ sở tuyển dụng cung cấp thông tin cho nhà trường về

nhu cầu tuyển dụng và cách tuyển lao động

2 Cơ sở đào tạo cung cấp thông tin cho nhà tuyển dụng về

sinh viên sắp tốt nghiệp

3 Chuyên gia của cơ sở tuyển dụng tham gia giảng dậy và

hướng dẫn thực tập cho sinh viên

4 Cơ sở tuyển dụng tạo điều kiện cho sinh viên, tham quan,

thực tập, thực hành

5 Cơ sở tuyển dụng hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị,

phương tiện cho cơ sở đào tạo

6 Cơ sở tuyển dụng hỗ trợ kinh phí đào tạo

7 Cơ sở tuyển dụng tham gia xây dựng hoặc điều chỉnh

chương trình đào tạo

8 Cơ sở tuyển dụng tham gia đánh giá kết quả đầu ra của

sinh viên

9 Chuyên gia của cơ sở tuyển dụng tham gia tư vấn và

tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp tại cơ sở đào tạo

10 CBQL của cơ sở đào tạo tìm hiểu nhu cầu sử dụng lao

động của đơn vị sử dụng lao động sau đào tạo

11 Các cơ sở có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực QLVH

cử chuyên gia đến cơ sở đào tạo bồi dưỡng phát triền

nghề nghiệp

12 Khác (xin ghi cụ thể)

Page 201: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

Câu 5. Đánh giá của Ông (Bà) trong quá trình quản lý, tuyển dụng cử nhân ngành QLVH

là gì?

Stt Nội dung quản lý

Mức đánh giá

Rất

khó

khăn

Khó

khăn

Trung

bình

Ít khó

khăn

Rất

tốt

1 Môi trường làm việc khác nhiều so với môi trường

học tập nên sinh viên ngành QLVH chưa đáp ứng

ngay được với công việc

2 Kiến thức kỹ năng ít so với thực tiễn hoạt động

3 Khó khăn do không có CSVC, trang thiết bị,

phương tiện hoạt động

4 Khó khăn do quan hệ và hợp tác khi làm việc

5 Đòi hỏi ý thức tác phong làm việc chưa đạt yêu cầu

6 Khó khăn khác (xin ghi cụ thể)

Câu 6. Xin Ông (Bà) cho biết những khó khăn trong việc thiết lập và phát triển mối quan hệ

giữa nhà trường với các cơ sở tuyển dụng cử nhân ngành QLVH?

1) Chưa hiểu rõ lợi ích và tầm nhìn quan trọng của mối quan hệ

2) Nhà trường không sẵn sàng phối hợp

3) Chưa có phương pháp xây dựng mối quan hệ 4) Khó xây dựng được các nội dung phối hợp thỏa mãn lợi ích của nhà trường và cơ sở

tuyển dụng 5) Cơ sở tuyển dụng không sẵn sang tham gia 6) Cơ chế làm việc không phù hợp với hai bên 7) Chưa có cơ chế ưu đãi của nhà nước cho các cơ sở tuyển dụng tham gia quá trình ĐT 8) Khó khăn khác (xin ghi cụ thể) Câu 7. Ông (Bà) đánh giá mức độ cần thiết đối với những yêu cầu cơ bản của sinh viên

ngành QLVH được cơ sở tuyển dụng quan tâm?

Stt Nội dung quản lý

Mức đánh giá

Rất

cần

thiết

Cần

thiết

Bình

thường

Ít cần

thiết

Không

cần

thiết

1 Kiến thức chuyên môn

2 Kỹ năng thực hành nghề nghiệp

3 Thái độ tốt đối với công việc (ý thức tổ chức kỷ

luật, đạo đức nghề nghiệp, đam mê, yêu nghề)

Page 202: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

Stt Nội dung quản lý

Mức đánh giá

Rất

cần

thiết

Cần

thiết

Bình

thường

Ít cần

thiết

Không

cần

thiết

4 Khả năng tổ chức và làm việc nhóm

5 Khả năng độc lập và sáng tạo trong công việc

6 Khả năng thích nghi với môi trường làm việc

7 Kỹ năng giao tiếp

8 Khả năng ngoại ngữ đáp ứng được với yêu cầu

công việc và giao tiếp

9 Trình độ tin học đáp ứng được với yêu cầu đơn vị

10 Khả năng tổ chức các hoạt động tập thế/kiêm

nhiệm một số công việc khác

11 Khác (xin ghi cụ thể)

Xin vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân:

1. Họ và Tên: (có thể không trả lời)

2. Trình độ chuyên môn:………………………………………………………….

3. Ngành/Chuyên ngành :………………………………………………………….

4. Chức vụ/Đơn vị công tác:………………………………………………………

Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quí Ông (Bà)!

Page 203: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

Phụ lục 5

PHIẾU KHẢO NGHIỆM BIỆN PHÁP

DÀNH CHO CHUYÊN GIA NHÀ KHOA HỌC, CBQL VÀ GV

Kính gửi quý Thầy (Cô)!

Để có cơ sở đánh giá về các biện pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH

ở trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay, xin quý Thầy

(Cô) vui lòng trả lời các câu hỏi sau trong phiếu khảo nghiệm giải pháp bằng cách

đánh dấu X vào cột và dòng phù hợp với ý kiến của Thầy (Cô) ở từng câu hỏi. Ý

kiến của Thầy (Cô) chỉ nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, ngoài ra không có

mục đích nào khác!

Tác giả sử dụng thang đo Likert: từ 1 đến 5 (nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 5)

- Mức 1: Không cấp thiết (KCT)/không khả thi (KKT);

- Mức 2: It cấp thiết (ICT)/ít khả thi (IKT);

- Mức 3: Tương đối cấp thiết (TĐCT)/tương đối khả thi (TĐKT);

- Mức 4: Cấp thiết (CT)/khả thi (KT);

- Mức 5: Rất cấp thiết (RCT)/rất khả thi (RKT);

Biện pháp Mức độ cấp thiết (%)

1 2 3 4 5

Giải pháp 1: Tổ chức đánh giá nhu cầu xã hội và xác định

chuẩn đầu ra ngành Quản lý văn hóa ở trường đại học

Giải pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên

môn, nghiệp vụ và khả năng thích ứng với yêu cầu xã hội

cho ĐNGV ngành quản lý văn hóa

Giải pháp 3: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngành

QLVH đáp ứng nhu cầu xã hội

Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng CSVC và phương tiện

phục vụ đào tạo phù hợp với thực tiễn nhà trường và bối

cảnh xã hôi

Giải pháp 5: Xây dựng cơ chế liên kết đào tạo giữa ngành

QLVH và đơn vị sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo

Giải pháp 6: Thiết lập thông tin giữa đào tạo và sử dụng

nhân lực sau đào tạo

Page 204: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

Xin vui lòng quí Thầy (Cô) cho biết một số thông tin cá nhân:

1. Họ và Tên: (có thể không trả lời)

2.Trình độ chuyên môn:…………………………………………………………..............

3. Chức vụ:…………………………………………………………………………………

4. Đơn vị công tác:…………………………………………………………………………

Xin trân trọng cảm ơn quí Thầy (Cô)!

Page 205: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

Phụ lục 6

PHIẾU THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP

DÀNH CHO CBQL VÀ GIẢNG VIÊN TRỰC TIẾP GIẢNG DẠY

Kính gửi quý Thầy (Cô)!

Để có cơ sở đánh giá về các biện pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH ở

trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay, xin quý Thầy (Cô)

vui lòng trả lời các câu hỏi sau trong phiếu khảo nghiệm giải pháp bằng cách đánh

dấu X vào cột và dòng phù hợp với ý kiến của Thầy (Cô) ở từng câu hỏi. Ý kiến của

Thầy (Cô) chỉ nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, ngoài ra không có mục đích

nào khác!

Tác giả sử dụng thang đo Likert: từ 1 đến 5 (nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 5)

- Mức 1: Không phù hợp/không tốt/không quan trọng;

- Mức 2: Chưa phù hợp/chưa tốt/ít quan trọng;

- Mức 3: Tương đối phù hợp/tương đối tốt/tương đối quan trọng;

- Mức 4: Phù hợp/tốt/quan trọng;

- Mức 5: Rất phù hợp/rất tốt/rất quan trọng

Biện pháp: “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho

ĐNGV và khả năng thích ứng với yêu cầu xã hội”

Nội dung đánh giá Mức đánh giá (%)

Mức 5 Mức 4 Mức 3 Mức 2 Mức 1

Nâng cao kỹ năng thực hiện

nghiệp vụ sư phạm của ĐNGV

TTN

STN

Bồi dưỡng nâng cao năng lực

nghiên cứu khoa học cho ĐNGV

TTN

STN

Nâng cao trình độ thực tiễn ở cơ

sở cho ĐNGV

TTN

STN

Nâng cao trình độ tin học TTN

STN

Xin vui lòng quí Thầy (Cô) cho biết một số thông tin cá nhân:

1. Họ và Tên: (có thể không trả lời)

2.Trình độ chuyên môn:…………………………………………………………..............

3. Chức vụ:…………………………………………………………………………………

4. Đơn vị công tác:…………………………………………………………………………

Xin trân trọng cảm ơn quí Thầy (Cô)!

Page 206: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

Phụ lục 7 PHIẾU THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP

DÀNH CHO CBQL VÀ GIẢNG VIÊN TRỰC TIẾP GIẢNG DẠY

Kính gửi quý Thầy (Cô)!

Đ ể có cơ sở đ ánh giá về các biệ n pháp quả n lý đ ào tạ o

cử nhân ngành QLVH ở trư ờ ng đ ạ i họ c đ áp ứ ng nhu cầ u xã

hộ i trong giai đ oạ n hiệ n nay, xin quý Thầ y (Cô) vui lòng trả lờ i

các câu hỏ i sau trong phiế u khả o nghiệ m giả i pháp bằ ng cách đ ánh

dấ u X vào cộ t và dòng phù hợ p vớ i ý kiế n củ a Thầ y (Cô) ở

từ ng câu hỏ i. Ý kiế n củ a Thầ y (Cô) chỉ nhằ m mụ c đ ích nghiên

cứ u khoa họ c, ngoài ra không có mụ c đ ích nào khác!

Tác giả sử dụng thang đo Likert: từ 1 đến 5 (nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 5)

- Mức 1: Không phù hợp/không tốt/không quan trọng;

- Mức 2: Chưa phù hợp/chưa tốt/ít quan trọng;

- Mức 3: Tương đối phù hợp/tương đối tốt/tương đối quan trọng;

- Mức 4: Phù hợp/tốt/quan trọng;

- Mức 5: Rất phù hợp/rất tốt/rất quan trọng

Biện pháp: “Thiết lập thông tin giữa đào tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo”

Nội dung đánh giá

Mức đánh giá (%)

Mức

1

Mức

2

Mức

3

Mức

4

Mức

5

Triển khai các hoạt động thiết lập quản lý

thông tin sinh viên tốt nghiệp và việc làm

ngành QLVH sau khi tốt nghiệp

TTN 7

STN 4

Đánh giá chất lượng sinh viên sau khi tốt

nghiệp, xác định được nhu cầu xã hội đối

với công tác đào tạo ngành QLVH

TTN 5

STN 4

Hoạt động thực tế của sinh viên sau tốt

nghiệp làm việc trong các cơ quan, đơn

vị, doanh nghiệp và ngoài xã hội

TTN 5

STN 3

Đánh giá vai trò của Trung tâm Thực

nghiệm và Việc làm trong việc theo dõi

sinh viên sau tốt nghiệp

TTN 9

STN 5

Xin vui lòng quí Thầy (Cô) cho biết một số thông tin cá nhân:

Page 207: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_01/truong-duc-cuong_luan-an.pdf · ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG ĐỨC CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO

1. Họ và Tên: (có thể không trả lời)

2.Trình độ chuyên môn:…………………………………………………………..............

3. Chức vụ:…………………………………………………………………………………

4. Đơn vị công tác:…………………………………………………………………………

Xin trân trọng cảm ơn quí Thầy (Cô)!