12
Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền Tây Nam Bộ Văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ là một trong những lĩnh vực thể hiện đậm nét đặc trưng văn hoá của từng dân tộc, từng khu vực hay nhỏ hẹp hơn là của từng miền. Bởi lẽ, văn hoá giao tiếp của từng dân tộc, từng khu vực, từng miền ấy chính là sản phẩm của một khối chủ thể thống nhất, được sinh ra trong quá trình khối chủ thể ấy tương tác với môi trường và được lưu giữ lại những đặc trưng của nó trong suốt một thời gian lâu dài. Có thể nói rằng, văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ là một trong những bộ phận mang dấu ấn của văn hoá một cách đậm nét nhất. Ở Việt Nam, người Việt đã cộng cư với nhiều tộc người thiểu số bản địa và ngoại lai, trong đó, khối người Việt ở miền Tây Nam Bộ trong quá trình Nam tiến và định hình văn hoá đã gắn chặt vận mệnh lịch sử của mình với cộng đồng người Hoa và Khmer. Mặt khác, với một tâm thức của những con người đi mở cõi đứng trước một miền đất mới mẻ, những tầng lớp tiên dân này đã trở thành những con người mới, và chính họ sẽ là chủ nhân trên miền đất Tây Nam Bộ này. Là một tầng lớp con người mới, sống ở trên dải đất mới, họ đã hình thành cho mình những nét văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ khác biệt rất nhiều với những vùng miền khác, tuy rằng họ vẫn lưu giữ lại những vốn liếng ngôn từ và phong cách giao tiếp vốn xuất phát từ cái nôi đã sản sinh ra nó: vùng văn hoá Bắc Bộ. Có thể nói rằng, văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ của người Việt miền Tây Nam Bộ như là một bộ mặt mới trong văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ truyền thống của người Việt. Trong bài viết này, chúng tôi chú trọng đến một khía cạnh nhỏ của văn hoá giao tiếp của người Việt miền Tây Nam Bộ: cách sử dụng đại từ xưng hô. 1. Theo chúng tôi, cách sử dụng đại từ xưng hô của người Việt miền Tây Nam Bộ chủ yếu được hình thành trên những yếu tố sau: 1. lối xưng hô trong cơ tầng văn hoá truyền thống; 2. điều kiện tự nhiên miền Tây Nam Bộ; 3. lối xưng hô của các tộc người thiểu số bản địa hoặc di cư, trong đó, yếu tố Hoa là đậm nét nhất. 1 / 12

Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền ... · khối người Việt ở miền Tây Nam Bộ trong quá trình Nam tiến và định hình

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền ... · khối người Việt ở miền Tây Nam Bộ trong quá trình Nam tiến và định hình

Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền Tây Nam Bộ

Văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ là một trong những lĩnh vực thể hiện đậm nét đặc trưngvăn hoá của từng dân tộc, từng khu vực hay nhỏ hẹp hơn là của từng miền. Bởi lẽ, văn hoá giaotiếp của từng dân tộc, từng khu vực, từng miền ấy chính là sản phẩm của một khối chủ thểthống nhất, được sinh ra trong quá trình khối chủ thể ấy tương tác với môi trường và được lưu giữlại những đặc trưng của nó trong suốt một thời gian lâu dài. Có thể nói rằng, văn hoá giao tiếpvà nghệ thuật ngôn từ là một trong những bộ phận mang dấu ấn của văn hoá một cách đậm nétnhất.

Ở Việt Nam, người Việt đã cộng cư với nhiều tộc người thiểu số bản địa và ngoại lai, trong đó,khối người Việt ở miền Tây Nam Bộ trong quá trình Nam tiến và định hình văn hoá đã gắn chặtvận mệnh lịch sử của mình với cộng đồng người Hoa và Khmer. Mặt khác, với một tâm thứccủa những con người đi mở cõi đứng trước một miền đất mới mẻ, những tầng lớp tiên dân này đãtrở thành những con người mới, và chính họ sẽ là chủ nhân trên miền đất Tây Nam Bộ này. Làmột tầng lớp con người mới, sống ở trên dải đất mới, họ đã hình thành cho mình những nét vănhoá giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ khác biệt rất nhiều với những vùng miền khác, tuy rằng họvẫn lưu giữ lại những vốn liếng ngôn từ và phong cách giao tiếp vốn xuất phát từ cái nôi đã sảnsinh ra nó: vùng văn hoá Bắc Bộ. Có thể nói rằng, văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ củangười Việt miền Tây Nam Bộ như là một bộ mặt mới trong văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ngôntừ truyền thống của người Việt.

Trong bài viết này, chúng tôi chú trọng đến một khía cạnh nhỏ của văn hoá giao tiếp của ngườiViệt miền Tây Nam Bộ: cách sử dụng đại từ xưng hô.

1. Theo chúng tôi, cách sử dụng đại từ xưng hô của người Việt miền Tây Nam Bộ chủ yếu đượchình thành trên những yếu tố sau: 1. lối xưng hô trong cơ tầng văn hoá truyền thống; 2. điềukiện tự nhiên miền Tây Nam Bộ; 3. lối xưng hô của các tộc người thiểu số bản địa hoặc di cư,trong đó, yếu tố Hoa là đậm nét nhất.

1 / 12

Page 2: Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền ... · khối người Việt ở miền Tây Nam Bộ trong quá trình Nam tiến và định hình

Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền Tây Nam Bộ

Ảnh hưởng từ lối xưng hô truyền thống của người Việt

Trong môi trường làm nông nghiệp có lịch sử lâu đời, con người cần tranh thủ sự hỗ trợ củangười khác nên người Việt Bắc Bộ thường xuyên trau chuốt lời ăn tiếng nói của mình. Đối với họ,

“ăn có nhai, nói có nghĩ”, “lời nói chẳng mấttiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” .Chính vì vậy, người Việt thường có lối “xưng khiêm, hô tôn”, tức tự hạ thấp mình và nâng ngườikhác lên cao.

Khi hai người cùng trang lứa gặp nhau, người ta thường tự xưng làem và gọi đối phương là anh /chị .Khi đã quen biết và thân thiết nhau, người ta thường sử dụng cặp đại từ tớ –  cậu, hoặc mình – cậu. Ở những người đàn ông trung niên, cặp đại từ em – báclại được sử dụng như một phương thức thể hiện lòng kính trọng của bản thân với đối phương.Trong gia đình, khi em trai hay em gái lập gia đình, người làm anh hay chị sẽ thể hiện sự tôntrọng của mình đối với em rể hoặc em dâu bằng cách tự xưng là anh/ chịhoặc tôivà gọi là dượng(đối với em rể), thím(anh đối với em dâu), mợ(chị đối với em dâu); thậm chí, khi đã lập gia đình, em út trong nhà cũng được nâng vị trí lêncao bằng cách gọi là chú(anh đối với em trai), cậu(chị đối với em trai), cô(anh đối với em gái) hay dì

2 / 12

Page 3: Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền ... · khối người Việt ở miền Tây Nam Bộ trong quá trình Nam tiến và định hình

Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền Tây Nam Bộ

(chị đối với em gái).

Khi vào vùng đất Tây Nam Bộ sinh cơ lập nghiệp, con người nơi đây vẫn luôn giữ gìn lại mộthình ảnh của một người “cũ” ở nơi chôn nhau cắt rốn, do vậy, lối xưng hô kiểu “xưng khiêm hôtôn” này vẫn được sử phổ biến, nhất là ở những vùng nông thôn với kiểu xưng hô. Lối xưng hônày được xem là một trong những chuẩn mực để đánh giá tính lịch sự, nền nếp của một người,nhất là người phụ nữ đã có chồng (“ngôn” là một trong tứ đức của người phụ nữ: công, ngôn,dung, hạnh).

Ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên miền Tây Nam Bộ

Ở vùng châu thổ Bắc Bộ, người Việt đã sinh sống và canh tác đất phù sa từ hàng ngàn nămtrước công nguyên, vì vậy, nơi đây đất hẹp người đông, từ xưa đã hình thành một khu vực làmnông nghiệp khép kín.

Trong khi đó, ở miền Tây Nam Bộ, người Việt di cư đã làm chủ trên những mảnh đất màu mỡđược bồi đắp từ hệ thống sông Cửu Long, dân cư lại thưa thớt, vì thế mà hình thành những làngxã mang tính mở. Sống trong vùng đất ít tính cạnh tranh như thế, con người trở nên sống thậtvới bản thân hơn và sống thật với người khác hơn. Do vậy, tuy lối “xưng khiêm hô tôn” vẫn đượcxem là tiêu chuẩn của một con người có giáo dục, nhưng ở nơi đây vẫn rất phổ biến lối xưng hô tao – mày. Cặp đại từ xưng hô này không chỉ dành riêng cho những người thân thiết cùng trang lứa, mànó còn xuất hiện trong trường hợp người trên (tiền bối) nói với người dưới (hậu bối). Ngược lại,những người dưới có thể xưng là tui (tức tôi) đối với những người trên. Lối xưng hô này có thể được xem như là sản phẩm của điều kiệnsống thuận lợi, mỗi người đều có thể nhấn mạnh đến cái tôi cá nhân của mình và ý thức đượcvai trò xã hội của mình. Mặt khác, lối xưng hô mởnày (tức dùng cho nhiều trường hợp) một phần cũng đã phản ánh thái độ phóng khoáng, bìnhđẳng như chính thiên nhiên nơi đây đã có.

Ảnh hưởng từ lối xưng hô của tộc người Hoa

3 / 12

Page 4: Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền ... · khối người Việt ở miền Tây Nam Bộ trong quá trình Nam tiến và định hình

Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền Tây Nam Bộ

Trên chiều dài lịch sử, người Hoa sống trên lãnh thổ Trung Quốc đại lục và cảng đã tích luỹmột kho tàng văn hoá vô cùng đặc sắc và lâu dài và có một khả năng lan toả văn hoá một cáchmãnh liệt. Do vậy, nhóm người Minh hương trong quá trình di cư sang miền Nam Việt Nam đãtạo nên một cuộc tiếp xúc văn hoá sâu đậm với người Việt. Một trong dấu đó chính là việc sửdụng các đại từ xưng hô trong cuộc sống thường nhật. Trong đó, khu vực các tỉnh Sóc Trăng,An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Tiền Giang… vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích của quá trình tiếpxúc văn hoá này.

2. Xuất phát từ những yếu tố trên, đại từ xưng hô của người Việt miền Tây Nam Bộ trở nên vừaquen vừa lạ đối với những người Việt trên các vùng miền khác. Những điểm tương đồng và khácbiệt đó đã tạo nên những đặc trưng riêng trong cách sử dụng đại từ xưng hô của người Việt miềnTây Nam Bộ.

2.1. Tính trọng tình, trọng mối quan hệ

Nếu ở Bắc Bộ, nền văn hoá nông nghiệp lúa nước lâu đời đã khiến cư dân nơi đây chú trọngđến việc sử dụng các đại từ xưng hô sao cho khéo léo, văn nhã, vận dụng tối đa lối xưng khiêmhô tôn, do vậy, đối với người đồng đẳng, người ta thường xưng em gọi bác hoặc xưng tớ gọi cậu, cha mẹ gọi con cái đã trưởng thành (bao gồm cả con rể và con dâu) theo cấu trúc anh / chị + thứ bậc, như anh cả, chị tư... Đồng thời, do thuyết chính danh theo học thuyết Nho giáo đã bám rễ vững chắc trong lòngvăn hoá Bắc Bộ nên người ta thường gọi đối phương theo chức danh, cách gọi này tương tự nhưcách gọi của người Trung Quốc, Hàn Quốc. Chúng ta có thể bắt gặp kiểu gọi như: cậu cử, ông tú, ông nghè, ông ký…

4 / 12

Page 5: Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền ... · khối người Việt ở miền Tây Nam Bộ trong quá trình Nam tiến và định hình

Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền Tây Nam Bộ

Ở Tây Nam Bộ, cách xưng hô của người Việt mang đậm tính xem trọng mối quan hệ hơn (nhấtlà mối quan hệ theo huyết thống), ít mang tính khách sáo, xã giao. Trong cách xưng hô chênhlệch một cấp bậc với người ngoài, người ta thường xưng là con mà không phải hoặc ít khi là cháu ,vì theo mối quan hệ huyết thống, con có huyết thống gần hơn so với cháu. Thậm chí, người Việtmiền Tây Nam Bộ còn hỏi thứ bậc để khi xưng hô sẽ tăng thêm mối quan hệ huyết thống, như:dì hai, chú tư… Nếu đã biết thứ bậc mà chỉ gọi duy nhất một đại từ xưng hô như dì, chú, bác…thì cũng chưa được xem là đúng chất Tây Nam Bộ. Trong quyển Folk culture of the Viet people in Southern Vietnam(Văn hoá dân gian người Việt ở Nam Bộ) có viết: “Đối với nữ lớn hơn mình một cấp, để thể hiệntình cảm thân mật và kính trọng, thì thường gọi bằng dì hoặc dì haivà tự xưng là con, cháuhoặc tuiđều được” [Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh 1992: 240].

Giữa những người đồng đẳng, thay vì xưng em gọi bác, người Việt miền Tây Nam Bộ đã kéomối quan hệ lại gần hơn bằng cách xưng emhoặc tuivà gọi anh / chị + thứ bậc, như anh hai, chị ba. Thậm chí, đối với trường hợp chênh lệch hai cấp bậc, người ta còn xưng convà gọi ngoại(cho lẫn ông và bà). Kiểu xưng hô này khiến người ta cảm thấy giữa những người xa lạ được kếtnối lại với nhau, trở thành thành viên trong gia đình. Điều này có thể xuất phát từ điều kiện sốngcủa người Việt nơi đây: khi vào Nam khai phá, lúc ấy đất rộng người thưa, con người cảm thấycô đơn và hụt hẫng vì phải lìa xa quê cha đất tổ, trong khi “nơi đây xứ sở lạ lùng, con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng kinh”, thì nhu cầu được quan tâm, chia sẻ bằng tình cảm chân thật lại trở nên vô cùng bức thiết. Dovậy, không còn xuất phát từ việc lấy lòng nhau trong không gian sống chật hẹp như ở vùng châu

5 / 12

Page 6: Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền ... · khối người Việt ở miền Tây Nam Bộ trong quá trình Nam tiến và định hình

Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền Tây Nam Bộ

thổ Bắc Bộ, việc xưng hô bằng đại từ chỉ mối quan hệ gia đình (theo huyết thống) trở thành mộtchuẩn tắc chung cho các thế hệ sau ở nơi đây.

2.2. Tính hào sảng

Trên thực tế, người Việt miền Tây Nam Bộ vốn xuất thân từ thành phần nông dân phiêu tán,những tù khổ sai, những trí thức bất mãn trước thời cuộc, những binh lính đào ngũ… của vùngNgũ Quảng đã dám rũ bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình, “trước mặt họ là biển cả, sau lưng họlà chế độ phong kiến đang xua đuổi” [Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường 1990: 30].Do vậy, họ không cần phải sống chỉ theo lề thói truyền thống, mà họ còn dám sống với ý nghĩcủa mình. Ở nơi đây, họ có thể sống vì lý lẽ, vì bản thân, sống để làm giàu, sống để hưởng thụnhững thú vui ngắn ngủi trong đời. Chính vì thế, họ sẵn sàng vứt bỏ những tập quán phức tạpkhông phù hợp, những sự khéo léo giả tạo, sự cam chịu trước khó khăn, mà thay vào đó là sựgiản dị, sòng phẳng, chân thật…

Trong lối xưng hô, người Việt miền Tây Nam Bộ cũng thể hiện bản chất của khách “tứ chiếnggiang hồ” này. Một trong những từ được người Tây Nam Bộ sử dụng nhiều nhất chính là tôi(ngôi số 1) và ông / bà(ngôi thứ 2). Ở Bắc Bộ và Trung Bộ và cả Đông Nam Bộ, cấp trên được gọi thân mật là sếpvà bản thân tự xưng là emthì ở Tây Nam Bộ, chất dân chủ, không phân ngôi thứ và chất sòng phẳng sẵn có của người dânnơi đây đã khiến chữ sếpbị biến dạng để trở thành chữ síp, thậm chí còn thay bằng đại ca. Đặc biệt, chữ tôivốn được sử dụng ở ngôi thứ nhất một cách hạn chế hay có chút nghiêm trang trong hầu hết cáctrường hợp ở Bắc Bộ và Trung Bộ, khi đi vào Nam Bộ và nhất là Tây Nam Bộ thì nó đã bị thaythế bằng biến thể của nó là tui. “Trong ca dao nói chung, đại từ tôi, vốn mang tính chỉ định cá thể cao, ít xuất hiện. Thế nhưng, trong ca dao Đồng bằng sôngCửu Long lại có nhiều mô hình xưng hô mà ngôi thứ nhất lại mạnh dạn dùng

6 / 12

Page 7: Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền ... · khối người Việt ở miền Tây Nam Bộ trong quá trình Nam tiến và định hình

Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền Tây Nam Bộ

tui” [Nguyễn Văn Nở 2000].

Có thể nói rằng, với lối sống giản dị, phóng khoáng và có chút ngang tàng của người Việt miềnTây Nam Bộ, những cặp đại từ xưng hô mang tính trang nghiêm hay tỏ ý kính trọng đối phươngmột cách khách sáo đã trở nên khập khiễng, ngượng nghịu. Đối với những trường hợp đó, ngườita thường tạo ra những biến thể bằng cách thay đổi nguyên âm theo quy luật chung (đổi nguyênâm rộng thành nguyên âm hẹp, như ê → i, ô → u, a → ơ, như cơm nếp → cơm níp, thối → thúi,mai → mơi ) [Nguyễn Kim Thản1984: 142]; thay đổi thanh điệu (thay thanh một [không dấu], thanh hai [huyền], thanh sáu[nặng] thành thanh ba, tức thanh hỏi). Vì vậy, ngoài cặp đại từ xưng hô em – síp, em – đại ca, tui – ông / bà, đối với đại từ xưng hô ngôi thứ ba là ông ấy / bà ấy / anh ấy / chị ấy / cậu ấy, em ấy…, người ta còn đơn giản hoá cách gọi này bằng cách giản lược từ chỉ ngôi thứ ba là “ấy”, đồngthời, thay thanh điệu thành thanh thứ ba, tức là hiện tượng hỏi hoáđại từ ngôi thứ ba: ổng / bả / ảnh / chỉ / cẩu / ẻm… Thậm chí, chúng ta còn có thể bắt gặp hiệntượng gộp ba âm tiết lại thành một âm tiết bằng cách hỏi hoáđối với âm tiết giữa và tắc thanh hầuđối với âm tiết đầu tiên: thằng cha ấy → chả, con mẹ ấy → mẻ. Đây là hiện tượng sử dụng đại từ xưng hô tương đối phổ biến trong dân gian người Việt miềnTây Nam Bộ, dù rằng đây bị xem là cách thể hiện sự bất kính tột độ trong văn hoá giao tiếpcủa người Việt Bắc Bộ và Trung Bộ.

2.3. Tính trọng họ ngoại

Trong văn hoá vùng Bắc Bộ và Trung Bộ, do cư dân nơi đây độc tôn Nho giáo trong thời gianlâu dài (thời kỳ nhà Lê – Bắc Bộ và nhà Nguyễn – Trung Bộ) nên quan niệm trọng nam khinh nữluôn được đề cao. Người con trai là trụ cột của gia đình, và vì thế, dòng họ nội chiếm ưu thếhơn.

7 / 12

Page 8: Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền ... · khối người Việt ở miền Tây Nam Bộ trong quá trình Nam tiến và định hình

Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền Tây Nam Bộ

Từ thế kỷ XVII trở đi, người Việt ở Bắc Bộ và Trung Bộ (đa số là cư dân ở Quảng Ngãi) đã bắtđầu sinh cơ lập nghiệp vùng đất nay là Nam Bộ. Với hành trang chỉ là bản thân cùng với cácdụng cụ gia đình, những di dân này vứt bỏ lại nơi quê cha đất tổ của mình những ràng buộc,những câu nệ, khuôn phép… không hợp với bản chất của những con người nghèo khổ, hèn mọnnày. Chính vì thế, những luân lý và quan niệm của Nho giáo dần dần bị nhạt dần theo quá trìnhNam tiến, trong đó có quan niệm trọng nam khinh nữ. Có thể nói rằng, những người đàn bà didân này thật sự đã tìm lại được quyền sống và mưu cầu hạnh phúc của mình chỉ khi họ sẵnsàng sát cánh bên những người đàn ông, cùng trải qua những gian khó ở vùng đất mới. Thậmchí, người đàn bà còn chiếm ưu thế nhiều hơn đàn ông, họ trở thành biểu tượng của sự trungtrinh, đảm đang và có cá tính, trong khi người đàn ông lại ít được đề cao (đàn ông Trung Bộ vàBắc Bộ vốn chủ yếu được đề cao qua sức học và khả năng làm quan, trong khi Nam Bộ lại làvùng đất xem nhẹ danh phận). Do vậy, để thể hiện sự kính trọng trong khi xưng hô, người Việtmiền Tây Nam Bộ thường tránh dùng những từ xưng hô chỉ bên dòng họ nội.

Do vậy, đối với phụ nữ lớn hơn một cấp, người cấp dưới tự xưng là con và gọi dì hay dì hai màkhông phải là xưng cháugọi cônhư trong cách giao tiếp của người Trung Bộ hay Bắc Bộ. Đối với phụ nữ lớn hơn hai cấp, ngườicấp dưới tự xưng là convà gọi là bà ngoạihay nói tắt là ngoại. “Không gọi là bà nội vì như thế là không kính trọng [Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa,Nguyễn Quang Vinh 1992: 240]. Đối với đàn ông lớn hơn hai cấp, người ta cũng xưng congọi ngoạihoặc ông, nhất thiết không gọi là nộihay ông nội, vì cách gọi cha nội, ông nội tương tự như cách gọi ông tướng, ông Trời con, chúng hàm nghĩa sự khinh bạc, xem thường hay có ý trêu đùa. “Những cách gọi cha, bà nội,ông nội, ông cố nội, bà cố nội đối với những người không xứng với những cách xưng hô ấy thìchỉ có nghĩa là coi thường họ, hoặc không có thiện cảm, thậm chí ác cảm đối với họ mà thôi”

8 / 12

Page 9: Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền ... · khối người Việt ở miền Tây Nam Bộ trong quá trình Nam tiến và định hình

Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền Tây Nam Bộ

[Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh 1992: 241].

Trong khi đó, để gọi người đàn ông lớn hơn một cấp, người ta thường gọi là chú hay bác màkhông gọi là cậu. Điều này tưởng chừng như mâu thuẫn với nguyên tắc chung nhưng có thể được lý giải như sau:người phụ nữ chủ về tình cảm, do vậy, cần nhấn mạnh đến vai trò của họ ngoại để dẫn dắt tìnhcảm trong quan hệ xã giao được tự nhiên hơn; người đàn ông lớn hơn hai cấp (hàm nghĩa làngười già), mang tính âm, thiên về tình cảm hơn sức mạnh và lý trí, do vậy, việc gọi ông ngoạihay ngoạicũng có ý nghĩa tương tự; trong khi người đàn ông chỉ lớn hơn một cấp (hàm nghĩa là người trẻ),mang tính dương, thiên về sức mạnh và lý trí hơn tình cảm, do vậy, việc gọi cậuđối với người không có quan hệ huyết thống lại là một điều kiêng kỵ, vì nó hàm nghĩa châmbiếm, coi thường.

2.4. Tính dung hợp văn hoá

Miền Tây Nam Bộ là vùng đất của sự cộng sinh từ những nhóm người khác nhau, trong đó, chủthể quan trọng nhất chính là người Việt từ miền Trung Bộ và Bắc Bộ. Bên cạnh người Việt di cư,người Pháp và Mỹ trong quá trình tiếp xúc văn hoá cũng để lại những đặc trưng riêng, như cáchgọi ba (từ chữ papa), má (từ chữ mama) thay cho cách gọi truyền thống là cha, mẹ hay thầy, u. Người Khmer bản địa và đoàn người Hoa vượt biển lưu trú tại vùng viễn Tây Việt Nam cũng đểlại dấu ấn văn hoá riêng. Trong số những tộc người thiểu số ấy, người Hoa gốc Quảng Đông,Triều Châu và Phúc Kiến có tác động mạnh mẽ hơn cả đến văn hoá người Việt.

Cách sử dụng đại từ xưng hô ngôi thứ hai như chế (chị [gái]), hia (anh [trai]), tía (cha, đại từnày đặc biệt đã trở thành một đại từ thay thế cho tuyệt đại đa số các trường hợp gọi chahay bố, baở miền Tây Nam Bộ trong thế kỷ XX, và hiện nay vẫn còn được sử dụng phổ biến ở các tỉnh cónhiều người Hoa sinh sống hoặc gần với khu vực có người Hoa sinh sống, như Bạc Liêu, SócTrăng, Cà Mau),

9 / 12

Page 10: Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền ... · khối người Việt ở miền Tây Nam Bộ trong quá trình Nam tiến và định hình

Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền Tây Nam Bộ

ní (bạn), ý(dì), tài có(anh) và cặp đại từ xưng hô ngôi số một và số hai là qua (tôi, ta đối với trường hợp là trưởng bối) – bậu(mình, em, nàng), đã trở thành một trong những đặc trưng để nhận định mức độ thâm nhập vàgắn kết của văn hoá Trung Hoa trong lòng văn hoá Việt Nam. Đặc biệt, nếu chế,hia, tía, ní, ý, tài cóchỉ phổ biến ở các tỉnh viễn Tây của đất nước là Sóc Trăng và Bạc Liêu, thì cặp đại từ xưng hô

qua – bậuđã vượt không gian và lan toả rộng rãi khắp cả miền Tây Nam Bộ, nó cũng được sử dụng kháphổ biến ở Đông Nam Bộ và một ít ở Trung Bộ.

Theo Bình Nguyên Lộc, cặp đại từ này có lẽ xuất phát từ tiếng Mạ, theo Nguyên Nguyên thì cólẽ nó xuất phát từ tiếng Mường, nhưng theo Lê Ngọc Trụ thì cách giải thích cho rằng cặp đại từnày xuất phát từ tiếng Triều Châu là có lẽ dễ chấp nhận hơn cả. Trong bài viết của mình, PhanTấn Tài tán thành quan điểm này và cho rằng: Nếu “qua” đã là “tôi” từ âm Triều Châu thì “bậu”cũng rất có thể do âm Triều Châu mà ra. Tuy Bình Nguyên Lộc có đưa ra gốc từ tiếng Mạnhưng sau khi bàn luận với người Triều Châu, thì được biết trong tiếng Triều Châu có tiếng„pa_u“ hay „pấu“ hay “bô” (giọng đọc khác nhau tùy vùng: Bạc Liêu, Nam Vang, Sài Gòn) là vợ,hoặc đàn bà […] Từ pa_u (pấu, bô) này chỉ khi ghép vào một chữ nữa mới phân rõ ngôi thứ như„cha pấu“, „cha pa_u“, “chao bô” (=vợ tôi) „deo pa_u“ (= vợ yêu) như ta dùng Hán Việt “tệ phụ,tệ nội, hiền phụ, hiền thê ...”. Từ ngữ ghép của chữ pau (pấu, bô) chỉ có ý nghĩa rất bìnhthường” [Phan Tấn Tài 2010].

Ngay từ đầu thế kỷ XIX, người Việt miền Tây Nam Bộ đã sử dụng cặp đại từ xưng hô này, cuốithế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cặp đại từ này đã thay thế cho các cặp đại từ khác trong hầu hết cáctrường hợp. Có khi người ta còn dùng những biến thể khác để sử dụng trong những tình huốngkhác nhau: qua – bậu, qua – em… Cặp đại từ xưng hô mang đặc trưng của tính dung hợp sẵncó của người Việt này đã đi sâu vào các hình thức nghệ thuật như văn chương, cải lương, kịchnói hay ca khúc mang âm hưởng dân gian Tây Nam Bộ:

10 / 12

Page 11: Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền ... · khối người Việt ở miền Tây Nam Bộ trong quá trình Nam tiến và định hình

Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền Tây Nam Bộ

“Bậu sang phà Rạch Miễu

Qua lẽo đẽo theo sau

Đội bóng trăng trên đầu

Tưởng như áo cô dâu…”

(Ca khúc Phải lòng con gái Bến Tre – Thơ: Phan Huy Tấn, lời: Luân Hoán)

Đặc biệt, trong văn học dân gian, cặp đại từ này chiếm một số lượng đáng kể: 79 từ bậu và 28từ qua xuất hiện trong 925 câu ca dao của Tây Nam Bộ được sưu tầm ở trang webe-cadao.com, chiếm đến 11.56%. “Ngoài cách sử dụng những cặp từ xưng hô thường thấy trongca dao nói chung, chúng ta còn thấy những cách nói riêng mang đậm tính địa phương và phảnánh lời ăn, cách nói, nếp nghĩ của cư dân vùng cực Nam của Tổ quốc. Nổi bật nhất là cặp từxưng hô “qua- bậu” và những biến thể của cặp xưng hô này” [Nguyễn Văn Nở 2000].

3. Lời ăn tiếng nói là một lĩnh vực gắn liền với lối suy nghĩ của con người. Ở miền Tây Nam Bộ,cách sử dụng các đại từ xưng hô phần nào cũng thể hiện được tính cách, hoàn cảnh sống củangười Việt. Đó là một lớp từ được gói ghém lại từ nơi nó được sinh ra và được mang đến miềnđất mới bằng những con người mang tâm thức mới. Do đó, một mặt nó vẫn thể hiện đầy đủ tínhchất chung của lối xưng hô truyền thống, một mặt lại được thay đổi để phù hợp hơn trong hoàncảnh tồn tại ở miền đất Tây Nam.

Trần Duy Khương

Khoa Ngữ văn, ĐH Thủ Dầu Một

11 / 12

Page 12: Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền ... · khối người Việt ở miền Tây Nam Bộ trong quá trình Nam tiến và định hình

Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền Tây Nam Bộ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường 1990: Văn hoá & cư dân đồng bằng sôngCửu Long . NXB Khoa học Xã hội 2. Nguyễn Kim Thản 1984: “Về tiếng nói vùng đồng bằng sông Cửu Long”. In trong Lê AnhTrà 1984: Mấy đặcđiểm văn hoá đồng bằng sông Cửu Long(cb). NXB Viện Văn hoá 3. Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh 1992: Folk culture of the Vietpeople in Southern Vietnam. – Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội 4. Nguyễn Văn Nở. Cách xưng hô trong ca dao trữ tình đồng bằng sông Cửu Long. In trongKỷ yếu học ngữ Trẻ 2000

http://www.ctu.edu.vn/colleges/education/bmnv/nvno.html9.html

1. Phan Tấn Tài 2010: Qua và bậu trong văn thơ miền Nam

http://ucchau.ndclnh.com/index.php?option=com_content&view=article&id=555 :qua-va-bu-trong-vn-th-min-nam&catid=17:bien-kho&Itemid=6

12 / 12