22
Sáng kiên kinh nghiệm môn: Thể dục SangKienKinhNghiem.org Tổng Hợp Hơn 1000 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Chuẩn SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A Tên đề tài: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG GIỜ HỌC CHẠY BỀN CỦA HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A”. Giáo viên thực hiện: PHẠM THỊ BÍCH Lĩnh vực nghiên cứu : - Quản lý giáo dục :…………… - Phương pháp dạy học bộ môn : Thể dục Người thực hiện: Phạm Thị Bích Trang 1

I - WordPress.com · Web viewGiáo dục thể chất cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường phổ thông, có nhiệm vụ trang bị kiến thức

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: I - WordPress.com · Web viewGiáo dục thể chất cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường phổ thông, có nhiệm vụ trang bị kiến thức

Sáng kiên kinh nghiệm môn: Thể dục

SangKienKinhNghiem.orgTổng Hợp Hơn 1000 Sáng Kiến Kinh Nghiệm ChuẩnSỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI

TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A

Tên đề tài:

“PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG GIỜ HỌC CHẠY BỀN CỦA HỌC SINH LỚP 10

TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A”.

Giáo viên thực hiện: PHẠM THỊ BÍCHLĩnh vực nghiên cứu :- Quản lý giáo dục :……………

- Phương pháp dạy học bộ môn : Thể dục

- Lĩnh vực khác : ………………

Có đính kèm:Các sản phẩm không thể hiện trong bảng in SKKN

Người thực hiện: Phạm Thị Bích Trang 1

Page 2: I - WordPress.com · Web viewGiáo dục thể chất cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường phổ thông, có nhiệm vụ trang bị kiến thức

Sáng kiên kinh nghiệm môn: Thể dục

Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác

SƠ YẾU LÝ LỊCH KHOA HỌC

I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN1. Họ và tên: PHẠM THỊ BÍCH2. Ngày tháng năm sinh: 17/04/19743. Nam, nữ: Nữ4. Địa chỉ: Tổ 2, Khu phố 4 - TT Trảng Bom - Đồng Nai.5. Điện thoại : 0613866198 ( CQ), (0613924782: NR).

DĐ: 0902079740.6. FAX: E-mail:7. Chức vụ: Giáo viên8. Đơn vị công tác: Trường THPT Thống nhất A- Trảng Bom - Đồng Nai

II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:- Học vị( hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất): Ñaïi hoïc TDTW I- Năm nhận bằng: 2007- Chuyên nghành đào tạo: Giáo dục thể chất.

III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC: + Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: + Số năm có kinh nghiệm : 16 + Các sáng kiến kinh nghiệm có trong 5 năm gần đây:

1. Năm 2006 – 2007: “Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh nam lớp 10”.

2. Năm 2007 – 2008 : “Nghiên cứu sự phát triển thể lực của học sinh lớp 10 trường THPT Thống Nhất A , tỉnh Đồng Nai ”.

Người thực hiện: Phạm Thị Bích Trang 2

NAÊM HOÏC: 2011 - 2012

Page 3: I - WordPress.com · Web viewGiáo dục thể chất cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường phổ thông, có nhiệm vụ trang bị kiến thức

Sáng kiên kinh nghiệm môn: Thể dục

I. PHẦN MỞ ĐẦU

Những năm gần đây, tình hình kinh tế – chính trị – xã hội của nước ta đã ổn định

và đang có bước phát triển đáng kể về mọi mặt, tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt

các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế – chính trị – xã hội đã đề ra. Tiếp tục quán triệt, cụ

thể hoá các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước mà điển hình là

chỉ thị 36-CT/TW ngày 20/03/1994 của ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản

Việt Nam “ phát triển thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng trong chính sách

phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước ta nhằm bồi dưỡng nhân tố con

người”. Vì thế, kế hoạch của bộ giáo dục – đào tạo về công tác giáo dục thể chất

trường học trong giai đoạn mới là tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết

những tồn tại hiện nay về chất lượng giáo dục.

Giáo dục thể chất cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường phổ

thông, có nhiệm vụ trang bị kiến thức khoa học và các kĩ năng, kĩ xảo vận động cho

học sinh nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo của con người Việt Nam phát triển toàn

diện. Giáo dục thể chất tạo cho các em học sinh lòng hăng say học tập, lao động, giữ

gìn vệ sinh, khắc phục bệnh tật ……

Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông thì điền kinh là một bộ môn cơ bản

rất phong phú và đa dạng gồm nhiều phân môn khác nhau như: chạy, nhảy, ném,

………. Là nền tảng phát triển các tố chất thể lực làm cơ sở cho các môn thể thao

khác. Trong quá trình dạy học bộ môn Thể dục tôi nhận thấy trong khi hướng dẫn

học sinh luyện tập sức bền , các em học sinh còn chưa phát huy hết tính tự giác, tích

cực trong tập luyện rèn sức bền. Việc luyện tập rèn sức bền có một ý nghĩa rất quan

trọng trong đời sống vì nếu không có sức bền con người vừa mới làm việc, học tập

đã cảm thấy mệt mỏi rất nhanh, như vậy sẽ không bao giờ làm được việc gì có kết

Người thực hiện: Phạm Thị Bích Trang 3

Page 4: I - WordPress.com · Web viewGiáo dục thể chất cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường phổ thông, có nhiệm vụ trang bị kiến thức

Sáng kiên kinh nghiệm môn: Thể dục

quả cao. Sức bền là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi khi học tập, lao động hay

luyện tập thể dục thể thao kéo dài, vì vậy nó có một vị trí vô cùng quan trọng đối với

các em học sinh ở lứa tuổi THPT... Rèn luyện để có sức bền sẽ là cơ sở thuận lợi

để các em học tập tốt các môn học khác. Thế nhưng kĩ năng rèn luyện sức bền của

học sinh còn rất hạn chế do các em không chịu khó tập luyện, các em chưa hiểu được

tầm quan trọng khi học tập, rèn luyện sức bền. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và

thực tiễn nêu trên, tôi mạnh dạn suy nghĩ viết chuyên đề “Phát huy tính tích cực, tự

giác trong giờ học chạy bền của học sinh lớp 10 trường THPT Thống Nhất A”.

Với mục đích nhằm góp phần giúp các em học sinh hiểu được vị trí và tầm quan

trọng khi rèn luyện có được sức bền để từ đó các em càng hứng thú, tự giác tích cực

hơn khi học tập rèn luyện sức bền, làm cơ sở thuận lợi cho quá trình học tập của các

em.

II.THỰC TRẠNG

1. Về phía nhà trường:

1.1. Thuận lợi:

- Nhà trường đã tạo điều kiện phân thời khoá biểu các tiết học thể dục vào các tiết

đầu (1 ,2, 3,4)của buổi sáng: khí hậu mát mẻ rất thích hợp cho việc tập luyện của

các em Tài liệu và nguồn sách tham khảo tương đối đầy đủ.

- Được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên

môn.

1.2 . Khó khăn:

- Sân bãi tập luyện chưa đảm bảo mặt sân không bằng phẳng rất khó khăn cho

việc tham gia tập luyện, khí hậu vòng quanh sân trường không trong lành, ít bóng

râm

- Một số dụng cụ trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy bộ môn chất lượng còn

chưa cao.

2.Về phía giáo viên:

2.1. Thuận lợi:

Người thực hiện: Phạm Thị Bích Trang 4

Page 5: I - WordPress.com · Web viewGiáo dục thể chất cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường phổ thông, có nhiệm vụ trang bị kiến thức

Sáng kiên kinh nghiệm môn: Thể dục

- Luôn nhiệt tình trong giảng dạy, có tinh thần cầu tiến.

- Luôn nghiên cứu kĩ các kiến thức, kĩ năng và các phương pháp phát triển sức

bền.

- Được tham gia học tập các lớp học bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.

1.2 . Khó khăn:

Trong một tiết học có nhiều nội dung nên việc sử dụng phương pháp mới vào

trong giảng dạy còn hạn chế. Thời gian dành cho nội dung chạy bền không nhiều do

vậy việc phân nhóm tập luyện và hướng dẫn cụ thể cho từng em là rất khó.

3. Về phía học sinh:

3.1.Thuận lợi:

- Đa số các em có nhận thức đúng yêu cầu của bộ môn, tham gia tập luyện

nghiêm túc, tương đối tích cực.

3.2.Khó khăn:

Phần lớn học sinh có kĩ năng học tập và rèn luyện sức bền còn rất hạn chế. các

em chưa hiểu được lợi ích và tác dụng của sức bền trong đời sống cũng như

trong quá trình học tập của các em. Cho nên các em thường không chịu khó

tập luyện và không phát huy được tính tự giác tích cực khi học tập rèn sức bền

Còn tồn tại một số học sinh chưa có ý thức trong học tập. Chưa để ý tới việc

tập luyện các nội dung mà giáo viên giao về nhà.

4. Điều tra cơ bản

Bước vào năm học tôi đã điều tra tình hình học tập và rèn luyện sức bền của học

sinh 4 lớp: 10A2,10A3, 10A4, 10A9, với tổng số học sinh là 133 em. * Kết quả như sau :Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu

133 HS SL % SL % SL % SL %

25 18,8 30 22,5 38 28,6 40 30,1

5. Khái quát về nội dung nghiên cứu

Người thực hiện: Phạm Thị Bích Trang 5

Page 6: I - WordPress.com · Web viewGiáo dục thể chất cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường phổ thông, có nhiệm vụ trang bị kiến thức

Sáng kiên kinh nghiệm môn: Thể dục

Khi học tập rèn luyện sức bền đa số học sinh không chịu khó luyện tập hoặc

luyện tập không được tích cực, không tự giác. Các em chưa hiểu được vị trí và tầm

quan trọng của sức bền trong đời sống và học tập của các em. Vì vậy vấn đề đặt ra là

“Phát huy tính tích cực, tự giác trong giờ học chạy bền của học sinh lớp 10

trường THPT Thống Nhất A” là rất cần thiết. Muốn có được sức bền thì cần tập

những gì. Động tác bổ trợ nào ? Vì thế ta cần chỉ rõ cho học sinh luyện tập những gì

và luyện tập như thế nào? Trong học tập rèn luyện sức bền đối với các em học sinh

THPT khi giảng dạy giáo viên cần cho học sinh tiếp cận những ví dụ cụ thể gần gũi

trong đời sống , gợi mở cho học sinh biết được một số nguyên tắc và hình thức,

phương pháp tập luyện phát triển sức bền để các em vận dụng một cách đa dạng. Tuy

nhiên, tập luyện phát triển sức bền cũng có một số điểm khó, đó là phải tập luyện

thường xuyên hết sức kiên trì.

Tập sức bền là một thách thức lớn về ý chí, đòi hỏi mỗi học sinh phải có sự quyết

tâm cao để vượt qua chính mình. Cần phải tập luyện có kế hoạch, vì vậy giáo viên

cần chỉ dẫn, giúp đỡ cho mỗi em học sinh tự xây dựng cho mình một kế hoạch tập

luyện hợp lí.

Ví dụ : tập ngày nào, giờ nào, tập ở đâu?, định chạy những ngày đầu khoảng bao

nhiêu mét?.......

Các yếu tố tạo nên sức bền gồm có : năng lực của tuần hoàn , hệ hô hấp và cơ

khớp, khả năng duy trì hưng phấn của hệ thần kinh, sự tiết kiệm năng lượng và

nguồn dự trữ năng lượng của cơ thể, sự phối hợp giữa các chức năng sinh lý cơ thể,

kĩ thuật động tác và ý chí.

Từ các điều kiện nêu trên thông qua quá trình dạy học giáo viên cần làm cho

học sinh hiểu được muốn có được sức bền các em cần phải tập luyện thường xuyên,

kiên trì, tuyệt đối không nóng vội , phải biết chạy một cách nhịp nhàng kết hợp với

thở khi chạy, chạy trên quãng đường và thời gian phù hợp với sức khoẻ của mình.

Đặc biệt sau khi chạy xong giáo viên hướng dẫn cho các em thực hiện một số động

tác thả lỏng để cơ thể trở về trạng thái bình thường.

Người thực hiện: Phạm Thị Bích Trang 6

Page 7: I - WordPress.com · Web viewGiáo dục thể chất cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường phổ thông, có nhiệm vụ trang bị kiến thức

Sáng kiên kinh nghiệm môn: Thể dục

III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH

Để phát huy tính tự giác tích cực của học sinh khi học tập rèn luyện sức bền giáo

viên cần chú ý:

1. Về lý thuyết

Cần làm cho các em học sinh hiểu được vị trí, tầm quan trọng, lợi ích và tác

dụng khi các em tham gia học tập rèn luyện sức bền. Đưa ra những ví dụ cụ

thể trong thực tiễn đời sống hàng ngày để các em học sinh tiếp thu và khắc sâu

kiến thức đã học một cách tốt hơn.

VD: Khi tham gia học tập rèn luyện có được sức bền sẽ giúp các em ngồi học

hoặc tham gia làm bất cứ một công việc gì sẽ lâu mệt mỏi hơn, nó còn giúp cho

các em phòng tránh được một số bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn và hô hấp; đặc

biệt là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống bệnh béo phì.

Giúp cho các em tăng trưởng được chiều cao và nâng cao được sự phối hợp nhịp

nhàng của các cơ quan nội tạng …..

Giáo viên cần giảng giải cho các em biết được một số nguyên tắc khi học tập

rèn luyện sức bền để tránh những ảnh hưởng xấu cho các em sau khi tập luyện

VD: - Phải tập phù hợp với sức khoẻ của mỗi người.

- Phải tập luyện thường xuyên hàng ngày hoặc 3-4 lần/tuần một cách kiên

trì, không nóng vội , Phải làm các động tác hồi tĩnh sau tập .v.v

Giáo viên nên phân tích thật kĩ những biểu hiện thường gặp trong khi luyện

tập rèn sức bền như: hiện tượng chuột rút, hiện tượng cực điểm, choáng , ngất,

đau sóc…..hướng dẫn học sinh cách khắc phục những hiện tượng đó.

2.Về bài tập:

Trước khi bước vào học tập rèn luyện sức bền giáo viên cần nhắc lại một số

kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học (kĩ thuật bước chạy, cách thở trong khi

chạy,cách đo mạch trước và sau vận động …….) nêu những yêu cầu đòi hỏi

học sinh cần biết sâu hơn và cần luyện tập một cách nghiêm túc, tích cực mới

hoàn thành được.

Người thực hiện: Phạm Thị Bích Trang 7

Page 8: I - WordPress.com · Web viewGiáo dục thể chất cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường phổ thông, có nhiệm vụ trang bị kiến thức

Sáng kiên kinh nghiệm môn: Thể dục

Khi cho học sinh tập luyện giáo viên cần tập trung vào rèn luyện cho các em kĩ

thuật bước chạy, cách thở trong khi chạy , cách phân phối sức khi chạy, các

động tác hồi tĩnh sau chạy và cách đo mạch ……..

Ví dụ : Hướng dẫn học sinh cụ thể cách tự đếm mạch ở 1 trong 4 vị trí: cổ tay,

thái dương, ở cổ, ở ngực. Cách đánh giá hiệu quả bài tập như sau quá trình tập

luyện mà mạch đập vẫn thấp thì chưa tạo được những biến đổi có ích cho sức

khoẻ của người tập. Ngược lại sau buổi tập mạch quá cao lại có thể có tác dụng

đối với cơ thể theo hướng khác (Thậm chí có thể gây nguy hiểm) - thấp:dưới

120 lần/ phút,trung bình từ 120-150lần/phút; cao từ 151-180 lần/phút; rất cao từ

181-240 lần/phút.

Giáo viên nên tổ chức cho các em luyện tập dưới nhiều hình thức khác nhau để

học sinh hứng thú học tập một cách tích cực và đạt hiệu quả cao hơn.

Giáo viên cần rèn luyện cho học sinh chạy đúng kĩ thuật , xử lí hợp lí các tình

huống gặp phải trong khi chạy.

Giáo viên cần tăng cường giáo dục cho học sinh ý chí vượt khó trong tập

luyện.

Giới thiệu cụ thể một số phương pháp, hình thức học tập và rèn luyện sức bền, một

số động tác bổ trợ kĩ thuật , những kiến thức có liên quan phù hợp với lứa tuổi, giới

tính và sức khoẻ của các em .

Ví dụ :

Tập sức bền bằng các trò chơi vận động như :chạy dích dắc tiếp sức, chạy

vượt chướng ngại vật tiếp sức hoặc một số bài tập như: nhảy dây bền ( tính

thời gian), tâng cầu tối đa, tập chạy phối hợp với thở “ hai lần hít vào hai lần

thở ra”………………

Kết hợp chạy với đi bộ hoặc rút ngắn dần cự li hoặc thời gian đi bộ để

tăng cự li hoặc thời gian chạy.

Tập sức bền bằng đi bộ hoặc chạy trên địa hình tự nhiên theo sức khoẻ từ

300 m nâng dần lên hoặc theo thời gian từ 3 phút nâng dần lên .

Người thực hiện: Phạm Thị Bích Trang 8

Page 9: I - WordPress.com · Web viewGiáo dục thể chất cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường phổ thông, có nhiệm vụ trang bị kiến thức

Sáng kiên kinh nghiệm môn: Thể dục

Tập sức bền bằng các môn có tác dụng rèn sức bền như: đi bộ, chạy cự li

trung bình, chạy cự li dài, cũng có thể tập các môn bóng đá, bóng rổ, cầu

lông.

Giáo viên nên phối hợp giảng dạy trên lớp với hướng dẫn học sinh tập luyện

ngoài giờ vì muốn rèn luyện có được bền cần phải luyện tập thường xuyên,

nhiều lần mới có kết quả. Nhưng thời gian nội khoá rất ít, do đó ngoài việc tập

luyện ở trên lớp ra giáo viên cần hướng dẫn cho các em học sinh phải chú ý

việc tập luyện thêm ở nhà. Thông thường tập 3- 4lần/ tuần một cách kiên trì,

không nóng vội và GV nên hướng dẫn cụ thể địa điểm tập luyện phải có

không khí trong lành ( không có hoặc ít khói, bụi và các mùi xú uế độc hại ….)

có thể chạy tại chỗ hoặc chạy vòng quanh một địa điểm nào đó ..

Cho học sinh tập luyện phù hợp với sức khoẻ và tuân thủ đúng các nguyên tắc

trong tập luyện phát triển sức bền .

Ví dụ:

Đối với học sinh lớp 10 có sức khoẻ bình thường cần chạy nhẹ nhàng liên

tục 6 phút hoặc chạy hết 500 m trở lên mới có tác dụng rèn luyện sức bền.

Trong một giờ học, sức bền phải tập sau các nội dung khác và được bố trí ở

cuối phần cơ bản.

Tập chạy xong không dừng lại đột ngột , mà cần thực hiện một số động tác

hồi tĩnh trong vài phút. Hồi tĩnh sau buổi tập tốt vừa làm tiêu biến mệt mỏi,

vừa tạo cảm giác khoan khoái dễ chịu.

Đối với các em không đạt tiêu chuẩn kiểm tra sức bền ở phần điều tra cơ bản

ban đầu thường là những em lười biếng tập luyện và những em bị béo phì giáo

viên cần làm cho các em thấu hiểu sâu hơn nữa về lợi ích và tầm quan trọng

khi các em tham gia học tập rèn luyện sức bền. Giáo viên nên đưa ra một số

bài tập và cự li chạy phù hợp với sức khoẻ các em, tránh gây cho các em tâm lí

sợ chạy.

Ví dụ : Giáo viên có thể phân tích riêng cho các em hiểu được khi các em tham

Người thực hiện: Phạm Thị Bích Trang 9

Page 10: I - WordPress.com · Web viewGiáo dục thể chất cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường phổ thông, có nhiệm vụ trang bị kiến thức

Sáng kiên kinh nghiệm môn: Thể dục

gia tập luyện cơ thể các em đã có sức bền thì có thể phòng tránh được một số

bệnh về tuần hoàn, hô hấp, giảm nguy cơ béo phì nhanh chóng hơn ( tập thường

xuyên sẽ giúp cho cơ thể tiêu hao số năng lượng thừa, không thể tích thành mỡ).

Khi tập luyện ở trên lớp, giáo viên nên chia lớp theo nhóm sức khoẻ, giới tính

để tập luyện .

Ví dụ : - Chia các em nam thành 3 nhóm:

Nhóm 1 : Gồm các em nam vượt trội với lớp về thể hình , thể lực và các

em có thể lực trung bình nhưng thể hình tốt.

Nhóm 2 : Gồm các em nam có thể hình và thể lực trung bình.

Nhóm 3 : Gồm các em nam có thể lực, thể hình kém và các em có thể lực

trung bình nhưng thể hình kém.

- Các em nữ được chia theo 2 nhóm:

Nhóm 1 : Gồm các em có thể lực và thể hình vượt trội.

Nhóm 2 : Gồm các em còn lại.

Cũng có thể cho nhóm 1 của nữ tập như nhóm 2 của nam và nhóm 2 của nữ tập

như nhóm 3 của nam. Khi tập chạy bền, nên hướng dẫn cho học sinh chạy theo từng

đôi có thể lực, tầm vóc tương đương và chạy đều chân. Do chú ý chạy đều, HS tập

luyện hưng phấn hơn, ít nghĩ tới mệt mỏi hơn.

Riêng đối một số học sinh có sức khoẻ và thể lực yếu, giáo viên có thể xếp

những học sinh này theo tổ, nhóm riêng để tập sức bền theo một kế hoạch đặc biệt có

kết hợp chặt chẽ với theo dõi sức khoẻ . Khi kiểm tra chạy bền những học sinh này,

giáo viên nên quy định thời gian hay cự li chạy thích hợp và cho thang điểm theo

thang điểm riêng (chủ yếu đánh giá sự cố gắng của các em). Riêng với một số học

sinh có xác nhận của bác sĩ không được tập luyện TDTT hoặc không được tập chạy

thì giáo viên không nên cho chạy.

IV.KẾT QUẢ:

-Qua một thời gian áp dụng những giải pháp trên tôi nhận thấy:

Các em học sinh đã không sợ khi phải chạy, đã có sự tự giác, tích cực trong quá

Người thực hiện: Phạm Thị Bích Trang 10

Page 11: I - WordPress.com · Web viewGiáo dục thể chất cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường phổ thông, có nhiệm vụ trang bị kiến thức

Sáng kiên kinh nghiệm môn: Thể dục

trình chạy, đã biết phối hợp tốt giữa thở, đánh tay và bước chạy của chân. Đa số học

sinh đã biết phân phối sức trong chạy, chạy hết quãng đường mà giáo viên quy định

và biết tự giác làm các động tác hồi tĩnh sau chạy.

+Các em tập yếu đã có ý thức hơn trong tập luyện ở lớp và ở nhà. Kết quả các em đạt

được tương đối tốt qua kiểm tra.

Sau đây là tỉ lệ học tập rèn luyện sức bền sau khi áp dụng sáng kiến

Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu

133 HS SL % SL % SL % SL %

36 27,1 63 47,4 28 21 6 4,5

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

- Xác định đúng mục tiêu tập luyện.

- Lựa chọn được những học sinh có năng khiếu về môn Chạy bền.

- Tập luyện từ thấp đến cao, từ dễ đến khó.Đảm bảo sự nghiêm túc.

- Mỗi học sinh phải có ý thức kỷ luật cao, có tinh thần rèn luyện để nâng cao thành

tích.

- Tránh gây ức chế trong tập luyện.

- Tránh tập luyện quá sức ảnh hưởng đến sức khoẻ học tập của các em.

VI.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

1. Kết luận:

Tóm lại, nhờ áp dụng các biện pháp nêu trên nên việc phát huy tính tự giác, tích

cực trong tập luyện của học sinh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các em đã phần

nào hiểu được tác dụng của sức bền trong đời sống sinh hoạt, học tập hàng ngày; đã

biết cách tự tập luyện và hồi tĩnh sau tập . Riêng bản thân tôi nhận thấy việc phát huy

tính tự giác, tích cực trong tập luyện sức bền của học sinh là việc làm cần phải duy trì

thường xuyên.Vì đây là vấn đề cơ bản ban đầu nếu các em học sinh hứng thú tập

luyện, phát huy tốt được tính tự giác, tích cực khi học tập rèn luyện sức bền sẽ đạt

được kết quả tốt và sẽ làm cơ sở thuận lợi thúc đẩy các em học tập được tốt hơn các

môn học khác.

Người thực hiện: Phạm Thị Bích Trang 11

Page 12: I - WordPress.com · Web viewGiáo dục thể chất cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường phổ thông, có nhiệm vụ trang bị kiến thức

Sáng kiên kinh nghiệm môn: Thể dục

Trong quá trình giảng dạy tôi đã rút ra được kinh nghiệm này để nhằm phát huy

được tính tích cực của học sinh khi học tập rèn luyện sức bền.

2. Kiến nghị:

Để đảm bảo công tác giáo dục thể chất cho học sinh đòi hỏi phải tăng cường

các thiết bị dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy của thầy cô và của việc tập luyện của

trò theo hướng:

- Thường xuyên cải tạo và nâng cấp các sân tập.

- Tiến tới xây dựng hoàn thiện sân tập để đảm bảo tập luyện ở nhiều môn thể thao

thúc đẩy sự phát triển các tố chất thể lực cho học sinh.

Đề tài này đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi hạn chế thiếu sót, rất

mong quý thầy cô góp ý, bổ sung để cho tôi có thể hoàn thiện đề tài và các biện

pháp mới hay hơn, sát thực hơn với thực tiễn địa phương và từng đối tượng học sinh,

để góp phần xây dựng con người phát triển một cách toàn diện. Đồng thời đưa sáng

kiến của tôi áp dụng cho HS toàn trường THPT Thống Nhất A và học sinh THPT

nói chung để giờ học thể dục đạt kết quả cao hơn đồng thời góp phần vào công cuộc

xây dựng và phát triển toàn diện cho học sinh.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trảng Bom, ngày 10 tháng 05 năm 2012

Người thực hiện

Phạm Thị Bích

Người thực hiện: Phạm Thị Bích Trang 12

Page 13: I - WordPress.com · Web viewGiáo dục thể chất cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường phổ thông, có nhiệm vụ trang bị kiến thức

Sáng kiên kinh nghiệm môn: Thể dục

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Bửu – Dương nghiệp Chí : Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao,

Sở TDTT Thành Phố Hồ Chí Minh ,1983

2. Trịnh Trung Hiếu : Phương pháp giảng dạy thể thao trong nhà trường ,NXB

TDTT, Hà Nội ,1994

3. Nguyễn Mậu Loan : Tâm lí học Thể dục thể thao , NXB giáo dục ,1999

4. Sách giáo khoa 10,11,12

5. Nguyễn Toán : Cơ sở Lý luận và phương pháp đào tạo vận động viên ,NXB

TDTT Hà nội ,1998

Người thực hiện: Phạm Thị Bích Trang 13

Page 14: I - WordPress.com · Web viewGiáo dục thể chất cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường phổ thông, có nhiệm vụ trang bị kiến thức

Sáng kiên kinh nghiệm môn: Thể dục

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI

TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài: “PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC ,TỰ GIÁC TRONG HỌC CHẠY BỀN

CỦA HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A”

ĐỒNG NAI: 2012

Người thực hiện: Phạm Thị Bích Trang 14

Page 15: I - WordPress.com · Web viewGiáo dục thể chất cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường phổ thông, có nhiệm vụ trang bị kiến thức

Sáng kiên kinh nghiệm môn: Thể dục

Người thực hiện: Phạm Thị Bích Trang 15